về miền sông hậu - namkyluctinh.com1].pdfanh tình-nguyện cho lấy xe nhà làm...

9
-1- Vmin sông Hu Ký-sca VINH-LAN Hình-nh: Đỗ Thanh Vân, Phan Tn Tài Tôi gc người Tin-giang, ông xã tôi người Hu-giang nhưng anh cũng không biết nhiu vcác tnh lân-cn ngoài nơi chôn nhau ct rún. Vì thế mà chúng tôi có ý-nghĩ đang khi sc-khe còn cho phép thì cùng nhau làm mt chuyến ”vmin Tây” để thăm-viếng sông-ngòi kinh-rch và nhng cây ci ca rng-rú min Nam, chnếu không có lsut đời smãi bt-rt là „chnghe, chđọc, chcoi hình, mà chưa hthy tn mt“ mt vùng đặc-sc ca đồng-bng sông Cu-Long ta. Quyết-định xong là mi th-tc giy tđược lo ngay cho chuyn lên đường. Mt bn hc cũ hin là đại-din cho hãng Đức Sàigòn, nghe chương-trình hát “bài tình-ca đất phương Nam” ca chúng tôi thích quá nên đòi tháp-tùng, quý hơn na là anh tình-nguyn cho ly xe nhà làm phương-tin di-chuyn và rngười bn thân là tài-xế đường xa chuyên-nghip làm hướng-dn-viên luôn. Bn chúng tôi đồng-ý vi nhau l-trình Sàigòn - CnThơ – (ngang SócTrăng) - BcLiêu – CàMau – NămCăn - MitTh- RchGiá - PhúQuc - (vngang VàmCng - SaĐéc) - Sàigòn. Tôi ngi băng sau vi cái máy hình trong tay, chp tt cnhng cnh chy qua bên mt và trái. Rt thường là khi thy cái gì va ý thì xe đã vù mt cái, nó đã nm sau lưng, thnh-thong thy kp cnh qua kiếng trước, nhưng phi canh máy sao cho kiếng chiếu hu, đầu người lái xe, vai bn và bxe không lt vào khung nh. Bao nhiêu thđó tôi phi làm trong nháy mt, mà kh-năng vmáy-móc ca tôi rt có gii-hn, không klà cái máy nh chthuc hng trung-bình, nên ít khi được thành-công như ý mun. Tuy-nhiên, nhng gì còn li mà tôi đem ra đây, chmt stiêu-biu trong hơn 600 tm “tm coi được” ca riêng chuyến đi ny, slà nhng hình-nh được chp trung-thc, có tính-cách tình-cmay-ri nhiu hơn là có ssp-xếp hay đắn-đo la chn khi bm máy. Tôi hy-vng chúng scho được mt n-tượng vsinh-hot địa- phương và phn-nh được phn nào nếp sng ca người dân min Nam trong hin- ti, cho du rng đây chlà mt nếp sng qua cái thoáng nhìn bên ngoài, chlà mt vài khía-cnh trong trăm, ngàn khía cnh; còn phn ni-dung ca nó, tôi xin nhường cho mi người phán-đoán sau khi xem hết lot bài ny. Đây là mt bài ký-snng bng hình hơn bng li, nên nhng dòng chkèm theo chcó mc-đích gii-thích thôi. I - CN-THƠ Chúng tôi khi-hành tSàigòn và trm đầu tiên ca chúng tôi là Cn-Thơ, nhưng tôi sbt đầu quang-cnh sau khi ra khi vòng đai Sàigòn, tđon đường đi hướng Trung-Lương - M-Tho. Mt hình nh đã làm tôi chú-ý ngay là nhng quán cà-phê võng ven đường. Thot nhìn tôi đã nghĩ ngay đến nhng quán võng ... ôm dc theo các cánh rng cao-su mà tôi có dp thy và ghi ngay vào máy nh ca 10 năm vtrước. Nhưng không, đây là nhng quán võng nm dưới nhng cây trng cá có tàng rng đan kết vào nhau như nhng mái hiên bng lá cây sng hay nhng cây ga rm bóng mát đứng san-sát vào nhau. Nhng quán ny gn như đặc-bit là dành cho người đi xe gn máy đường trường có nơi nghmt. Hchcn vào ung mt ly cà-phê là được phép nm trên võng đánh mt gic cho khe ri thc dy tiếp-tc lên đường.

Upload: others

Post on 05-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Về miền sông Hậu - namkyluctinh.com1].pdfanh tình-nguyện cho lấy xe nhà làm phương-tiện di-chuyển và rủ người bạn thân là tài-xế đường xa chuyên-nghiệp

-1-

Về miền sông Hậu Ký-sự của VINH-LAN

Hình-ảnh: Đỗ Thanh Vân, Phan Tấn Tài

Tôi gốc người Tiền-giang, ông xã tôi người Hậu-giang nhưng anh cũng không biết nhiều về các tỉnh lân-cận ngoài nơi chôn nhau cắt rún. Vì thế mà chúng tôi có ý-nghĩ là đang khi sức-khỏe còn cho phép thì cùng nhau làm một chuyến ”về miền Tây” để thăm-viếng sông-ngòi kinh-rạch và những cây cối của rừng-rú miền Nam, chớ nếu không có lẽ suốt đời sẽ mãi bứt-rứt là „chỉ nghe, chỉ đọc, chỉ coi hình, mà chưa hề thấy tận mắt“ một vùng đặc-sắc của đồng-bằng sông Cửu-Long ta. Quyết-định xong là mọi thủ-tục giấy tờ được lo ngay cho chuyện lên đường.

Một bạn học cũ hiện là đại-diện cho hãng Đức ở Sàigòn, nghe chương-trình hát “bài tình-ca đất phương Nam” của chúng tôi thích quá nên đòi tháp-tùng, quý hơn nữa là anh tình-nguyện cho lấy xe nhà làm phương-tiện di-chuyển và rủ người bạn thân là tài-xế đường xa chuyên-nghiệp làm hướng-dẫn-viên luôn. Bốn chúng tôi đồng-ý với nhau lộ-trình Sàigòn - CầnThơ – (ngang SócTrăng) - BạcLiêu – CàMau – NămCăn - MiệtThứ - RạchGiá - PhúQuốc - (về ngang VàmCống - SaĐéc) - Sàigòn.

Tôi ngồi băng sau với cái máy hình trong tay, chụp tất cả những cảnh chạy qua bên mặt và trái. Rất thường là khi thấy cái gì vừa ý thì xe đã vù một cái, nó đã nằm sau lưng, thỉnh-thoảng thấy kịp cảnh qua kiếng trước, nhưng phải canh máy sao cho kiếng chiếu hậu, đầu người lái xe, vai bạn và bệ xe không lọt vào khung ảnh. Bao nhiêu thứ đó tôi phải làm trong nháy mắt, mà khả-năng về máy-móc của tôi rất có giới-hạn, không kể là cái máy ảnh chỉ thuộc hạng trung-bình, nên ít khi được thành-công như ý muốn. Tuy-nhiên, những gì còn lại mà tôi đem ra đây, chỉ một số tiêu-biểu trong hơn 600 tấm “tạm coi được” của riêng chuyến đi nầy, sẽ là những hình-ảnh được chụp trung-thực, có tính-cách tình-cờ may-rủi nhiều hơn là có sự sắp-xếp hay đắn-đo lựa chọn khi bấm máy. Tôi hy-vọng chúng sẽ cho được một ấn-tượng về sinh-hoạt địa-phương và phản-ảnh được phần nào nếp sống của người dân miền Nam trong hiện-tại, cho dẫu rằng đây chỉ là một nếp sống qua cái thoáng nhìn bên ngoài, chỉ là một vài khía-cạnh trong trăm, ngàn khía cạnh; còn phần nội-dung của nó, tôi xin nhường cho mỗi người phán-đoán sau khi xem hết loạt bài nầy.

Đây là một bài ký-sự nặng bằng hình hơn bằng lời, nên những dòng chữ kèm theo chỉ có mục-đích giải-thích thôi.

I - CẦN-THƠ

Chúng tôi khởi-hành từ Sàigòn và trạm đầu tiên của chúng tôi là Cần-Thơ, nhưng tôi sẽ bắt đầu quang-cảnh sau khi ra khỏi vòng đai Sàigòn, từ đoạn đường đi hướng Trung-Lương - Mỹ-Tho.

Một hình ảnh đã làm tôi chú-ý ngay là những quán cà-phê võng ven đường. Thoạt nhìn tôi đã nghĩ ngay đến những quán võng ... ôm ở dọc theo các cánh rừng cao-su mà tôi có dịp thấy và ghi ngay vào máy ảnh của 10 năm về trước. Nhưng không, đây là những quán võng nằm dưới những cây trứng cá có tàng rộng đan kết vào nhau như những mái hiên bằng lá cây sống hay những cây gừa rậm bóng mát đứng san-sát vào nhau. Những quán nầy gần như đặc-biệt là dành cho người đi xe gắn máy đường trường có nơi nghỉ mệt. Họ chỉ cần vào uống một ly cà-phê là được phép nằm trên võng đánh một giấc cho khỏe rồi thức dậy tiếp-tục lên đường.

Page 2: Về miền sông Hậu - namkyluctinh.com1].pdfanh tình-nguyện cho lấy xe nhà làm phương-tiện di-chuyển và rủ người bạn thân là tài-xế đường xa chuyên-nghiệp

-2-

Quán cà-phê võng dưới tàng cây trứng cá Quán cà-phê võng dưới tàng cây gừa

Cây trứng cá thì ai cũng cũng biết nhưng cây gừa là cây gì? Khi về tới Sàigòn ông xã tôi cứ nhắc đến cây gừa, muốn tìm cho ra cây gừa, thì gần như mươì lần như một, anh bị “sửa lưng” khi nhẹ-nhàng khi thẳng-thừng rằng, ở đây không có “cây gừa” mà chỉ có “cây dừa”! Nhưng chúng tôi vẫn nhứt định đi tìm, và oái-oăm thay, không người Sàigòn nào tưởng-tượng ra được là trong vườn Tao-Đàn giữa lòng thủ-đô Sàigòn có một cây gừa già-cỗi, oai-vệ đứng sừng-sững “thi gan cùng tuế-nguyệt” hằng bao nhiêu năm rồi. Tôi lập-tức chụp hình cây gừa ngay để làm “bằng-chứng”! Có đáng buồn chăng khi người xa xứ 50 năm rành về cây cối trong xứ hơn cả người còn sống tại xứ?

Cây gừa trong vườn Tao-Đàn

Đoạn đường Sàigòn – Trung-Lương mà ngày trước có những cánh đồng xanh mướt mạ non hay đầy lúa vàng óng-ả nối-tiếp nhau “chạy” theo xe, đã có bộ mặt khác từ mấy mươi năm nay rồi, nhưng có lẽ nó còn tiếp-tục thay đổi vì công-cuộc xây-cất hẳn còn lâu mới chấm dứt.

Chuẩn-bị xây-cất Một cánh đồng trên đường Sàigòn-TrungLương

Page 3: Về miền sông Hậu - namkyluctinh.com1].pdfanh tình-nguyện cho lấy xe nhà làm phương-tiện di-chuyển và rủ người bạn thân là tài-xế đường xa chuyên-nghiệp

-3-

Chẳng mấy chốc tới cầu Mỹ-Thuận. Hình-dạng cây cầu tân-kỳ hiện-đại nầy cũng giống như các cây cầu cùng loại như cầu Phú-Mỹ ở quận 7 Sàigòn, cầu Rạch-Miễu, cầu Cần-Thơ, có khác nhau chăng là chiều dài, chiều rộng, chiều cao và vài chi-tiết cần-thiết. Thú-thật, khi xem lại những hình chụp khi đã lên cầu, nếu không đọc số hình và nhận-diện những cảnh trước và sau đó thì tôi không thể nào phân biệt được cầu nào với cầu nào. Thế nên, tôi sẽ chỉ đưa lên đây một tấm của cầu Mỹ-Thuận thôi, để gọi là “đại-diện”.

Cầu Mỹ-Thuận

Chúng tôi đã tới Cần-Thơ. Vì một rủi-ro kỹ-thuật mà tôi bị mất vài đoạn hình trong đó có một số cảnh dọc đường đi và thành-phố Cần-Thơ khi mới tới, nên đành phải kể từ ngày thứ nhì.

Chợ Cần-Thơ, mặt trước Chợ Cần-Thơ, mặt bờ sông

Ngày hôm sau chúng tôi đi chợ-nổi Cái-Răng. Chợ nhóm từ 5-7 giờ, tức là muốn đi xem chợ đúng cao-điểm thì phải thức dậy 4 giờ sáng. Đường đi còn rất dài nên chúng tôi phải nghĩ đến sức-khỏe trước và cùng nhau quyết-định ngủ cho thẳng giấc rồi “đi chợ” sau khi ăn sáng. Chúng tôi bao một chiếc đò máy nhỏ cho 2 tiếng đi-về.

Bến Ninh-Kiều được thiết-kế sang-trọng, sau ngôi chợ “nguy-nga” và quán ăn sang-trọng là vườn hoa đông đầy người đi dạo từ chiều cho đến khuya, cuối vườn cặp bến một chiếc “du-thuyền” với nhà hàng có sân-khấu trình-diễn nhạc sống, cả tân lẫn cổ, cho chuyến dạo đêm trên sông. Nơi bến nầy, khoảng gần chợ, ban ngày mới xôn-xao người bắt mối cho ghe thuyền nhỏ đậu sát bờ sông, có lẽ chỉ ròng cho du-khách thôi.

Đò chúng tôi chạy dài trên sông Cần-Thơ. Qua khỏi chợ thì những dãy nhà sàn xuất-hiện, và như bao giờ, nhà sàn không hề thay đổi cho dù thế-cuộc có đổi thay.

Page 4: Về miền sông Hậu - namkyluctinh.com1].pdfanh tình-nguyện cho lấy xe nhà làm phương-tiện di-chuyển và rủ người bạn thân là tài-xế đường xa chuyên-nghiệp

-4-

Chạy dài trên bờ sông bên tay mặt là những xưởng cưa và những cửa hàng bán vật liệu xây cất được chuyên-chở bằng đường thủy như cừ tràm, tức là cây tràm dùng làm cọc (cừ) đóng thẳng sâu xuống đất để làm vững nền nhà.

Xưởng cưa Cừ tràm

Mất khoảng 45 phút thì tới chợ-nổi Cái-Răng. Tuy lúc đó chợ đã sắp tàn nhưng cảnh buôn bán của chợ tàn vẫn hấp-dẫn như thường. Ghe thương-hồ còn quây-quần ở đó khá đông, trên mỗi ghe có một “bảng hiệu” giới-thiệu món hàng. Đó là một cây sào cao

Page 5: Về miền sông Hậu - namkyluctinh.com1].pdfanh tình-nguyện cho lấy xe nhà làm phương-tiện di-chuyển và rủ người bạn thân là tài-xế đường xa chuyên-nghiệp

-5-

nghều-nghệu cặm trên mũi ghe hay bên hông mui ghe giống như cây nêu, trên đó có treo hàng để bán của ghe ấy như củ sắn, dưa hấu, bắp cải, khoai môn, khoai lang, khóm .....

Khóm

Khoai môn Khoai lang

Dưa hấu Đu đủ

Page 6: Về miền sông Hậu - namkyluctinh.com1].pdfanh tình-nguyện cho lấy xe nhà làm phương-tiện di-chuyển và rủ người bạn thân là tài-xế đường xa chuyên-nghiệp

-6-

Củ sắn Tàu lá là bảng “bán ghe”

Đời sồng trên ghe thương-hồ

Page 7: Về miền sông Hậu - namkyluctinh.com1].pdfanh tình-nguyện cho lấy xe nhà làm phương-tiện di-chuyển và rủ người bạn thân là tài-xế đường xa chuyên-nghiệp

-7-

Đám cưới «nổi» Trạm xăng nổi

Bờ phía trái khúc nầy là vùng thương-mại, có nhà lồng chợ buôn bán chung với chợ-nổi Cái-Răng rất rộn-rịp, đặc-biệt là chợ rau cải nằm sát bờ sông, nhưng khi đi ngược dần trở về Cần-Thơ thì chỉ có nhà ở, vài đoạn mé bên bờ sông còn có nhiều nhà sàn. Gần như mỗi nhà đều có một chiếc xuồng con để “làm chân”, giống như xe đạp hay xe máy trên đường bộ vậy. Có nhà còn rất cẩn-thận, giữ kỹ xuồng dưới mái che bằng tôn tương-tợ như .... carport.

Page 8: Về miền sông Hậu - namkyluctinh.com1].pdfanh tình-nguyện cho lấy xe nhà làm phương-tiện di-chuyển và rủ người bạn thân là tài-xế đường xa chuyên-nghiệp

-8-

Tắm sông

Múc nước sông Ngủ trưa

Trương-Chi??? Dề lục-bình

Page 9: Về miền sông Hậu - namkyluctinh.com1].pdfanh tình-nguyện cho lấy xe nhà làm phương-tiện di-chuyển và rủ người bạn thân là tài-xế đường xa chuyên-nghiệp

-9-

Khách-sạn-nổi Bến Ninh-Kiều

Chúng tôi trở về bến đò, nhìn lại chiếc tàu khách-sạn-nổi đóng bằng gỗ quý với giá phòng rất “vừa phải” (!!!): 400 đô-la/đêm đang đậu ở bến Ninh-Kiều xinh-đẹp......, rồi từ-giã Cần-Thơ.

Chúng tôi đi Bạc-Liêu.

(còn tiếp)