vÕ thỊ tuyẾt hoa - trang chủ | hcmahcma.vn/uploads/2016/11/4/la vo thi tuyet hoa.pdfquan hỆ...

193
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VÕ THỊ TUYẾT HOA Quan hÖ gi÷a ph¸t triÓn kinh tÕ n«ng th«n vµ b¶o vÖ m«i trêng ë tØnh ®ång th¸p LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2016

Upload: others

Post on 02-Sep-2019

6 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

VÕ THỊ TUYẾT HOA

Quan hÖ gi÷a ph¸t triÓn kinh tÕ n«ng th«n

vµ b¶o vÖ m«i tr­êng ë tØnh ®ång th¸p

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2016

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

VÕ THỊ TUYẾT HOA

Quan hÖ gi÷a ph¸t triÓn kinh tÕ n«ng th«n

vµ b¶o vÖ m«i tr­êng ë tØnh ®ång th¸p

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Mã số: 62 31 01 02

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM THỊ TÚY

HÀ NỘI - 2016

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình

nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả

nêu trong luận án là trung thực có nguồn gốc

rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy

định.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Võ Thị Tuyết Hoa

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN C ỨU LIÊN QUAN ĐẾN

QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔ NG THÔ N VÀ

BẢO VỆ MÔ I TRƯỜ NG 6

1.1. Các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài và tổ chức

quốc tế liên quan đến đề tài 6

1.2. Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước có liên quan

đến đề tài 10

1.3. Một số nhận xét rút ra từ những công trình nghiên cứu liên quan đến

đề tài và những vấn đề đặt ra cho hướng nghiên cứu tiếp theo 25

Chương 2: C Ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ Q UAN HỆ GIỮA PHÁT

TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 29

2.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về quan hệ giữa phát triển kinh tế nông

thôn và bảo vệ môi trường 29

2.2. Thực chất và các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ giữa phát triển kinh

tế nông thôn và bảo vệ môi trường 39

2.3. Một số kinh nghiệm phát triển kinh tế nông thôn gắn với bảo vệ môi

trường và bài học cho Đồng Tháp 55

Chương 3: THỰC TRẠNG QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ

NÔNG THÔN VÀ BẢO VỆ MÔ I TRƯỜNG Ở TỈNH ĐỒNG

THÁP GIAI ĐO ẠN 2010 – 2015 66

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp ảnh hưởng

đến phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường 66

3.2. Thực trạng quan hệ giữa phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi

trường ở Đồng Tháp giai đoạn 2010-2015 75

3.3. Những vấn đề đặt ra cần xử lý để giải quyết hài hòa quan hệ giữa

phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường ở tỉnh Đồng Tháp 102

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT HÀI

HÒA Q UAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔ N

VÀ BẢO VỆ MÔ I TRƯỜNG Ở TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM

2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025 109

4.1. Dự báo xu hướng phát triển kinh tế nông thôn và các vấn đề môi

trường phát sinh ở tỉnh Đồng Tháp thời gian tới 109

4.2. Phương hướng giải quyết hài hòa quan hệ giữa phát triển kinh tế

nông thôn và bảo vệ môi trường ở tỉnh Đồng Tháp 117

4.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết hài hòa quan hệ giữa phát

triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường ở tỉnh Đồng Tháp

trong giai đoạn đến năm 2025 122

KẾT LUẬN 145

DANH MỤC CÁC CÔ NG TRÌNH ĐÃ CÔ NG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN

Q UAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 147

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 148

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH Biến đổi khí hậu

BVMT Bảo vệ môi trường

BVTV Bảo vệ thực vật

CCN Cụm công nghiệp

CĐHĐ Cánh đồng hiện đại

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CTR Chất thải rắn

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

HTX Hợp tác xã

KCN Khu công nghiệp

KHCN Khoa học công nghệ

KTNT Kinh tế nông thôn

NN, NT Nông nghiệp, nông thôn

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TN&MT Tài nguyên và môi trường

TNTN Tài nguyên thiên nhiên

UBND Ủy ban nhân dân

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Trang

Bảng 3.1: Tình hình sản xuất nông nghiệp Đồng Tháp giai đoạn

2010-2015 76

Bảng 3.2: Tình hình nuôi trồng thủy sản tỉnh Đồng Tháp giai

đoạn 2010 – 2015 76

Bảng 3.3: Diễn biến ngành chăn nuôi tỉnh Đồng Tháp giai đoạn

2010 – 2015 77

Bảng 3.4: Kinh phí sự nghiệp môi trường được phân bổ qua các năm 83

Bảng 3.5: Tình hình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật

trên địa bàn tỉnh năm 2014 90

Bảng 3.6: Kết quả phân tích chất lượng nước thải hộ chăn nuôi

heo (sau bể biogas) năm 2013 92

Bảng 3.7: Kết quả phân tích chất lượng nước thải ao cá công

nghiệp tỉnh Đồng Tháp tháng 11/2013 94

Bảng 3.8: Kết quả phân tích nước thải từ các làng nghề tháng

10/2014 96

Bảng 3.9: Thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 98

Bảng 4.1: Diện tích ngập theo các kịch bản nước biển dâng

không tính đến yếu tố môi trường cực đoan của tỉnh 112

Biểu đồ 3.1: Diện tích và năng suất lúa trên cánh đồng hiện đại (cánh

đồng mẫu lớn, cánh đồng liên kết) qua các năm 85

Biểu đồ 3.2: Mức độ cập nhật, theo dõi thông tin liên quan đến BVMT

trong phát triển KTNT của các chủ thể sản xuất ở nông

thôn 103

Biểu đồ 3.3: Mức độ tham gia hoạt động liên quan đến BVMT trong

phát triển KTNT 104

Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ đánh giá về nguyên nhân chế độ xử phạt còn bất

cập dẫn đến ô nhiễm môi trường trong phát triển KTNT 107

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Kinh tế nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá,

hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để

phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh,

quốc phòng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh

thái của đất nước.

Kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường luôn có quan hệ mật thiết với nhau.

KTNT tác động trực tiếp đến vấn đề BVM T và ngược lại khi môi trường được bảo

vệ hay bị ô nhiễm cũng sẽ có tác động trực tiếp đến sự phát triển KTNT. Trong sản

xuất nông nghiệp, tình trạng ô nhiễm môi trường, trong ngắn hạn, chúng ta khó có

thể đánh giá được cũng như không nhìn thấy được những tác hại của nó. Đồng thời,

người nông dân vì lợi ích trước mắt là để gia tăng về sản lượng thì họ sử dụng tuỳ

tiện thuốc kích thích sinh trưởng hoặc sử dụng quá mức TNTN,... Về lâu dài, hậu

quả là không thể tính toán được do càng ngày môi trường tự nhiên sẽ càng bị nguy

hại trầm trọng hơn; hạn hán, lũ lụt, thời tiết thất thường không có khả năng dự

báo,... Lúc đó, KTNT mà đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng

một cách trực tiếp: năng xuất sẽ giảm, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi sẽ ngày

càng gia tăng, khó đối phó và kiểm soát,… Những hậu quả này, người trực tiếp

gánh chịu sẽ cũng là nông dân - những người trực tiếp tham gia sản xuất.

Đồng Tháp nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là một trong ba

tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười có nền nông nghiệp phát triển, là vựa lúa lớn thứ ba

của Việt Nam, và trong giai đoạn phát triển vừa qua, KTNT của tỉnh đã có được

những sự phát triển đáng kể, tuy nhiên trong quá trình phát triển đó, vấn đề BVM T

sinh thái chưa được quan tâm thỏa đáng.

Trong nông nghiệp nông thôn, việc sử dụng phân bón và thuốc BVTV đã

để lại một lượng dư không nhỏ trong môi trường, do cây trồng không hấp thụ

nên đã tác động đến hệ sinh thái nông nghiệp cũng như gây ô nhiễm môi trường

và có thể gây đột biến gen đối với một số loại cây trồng. Ngoài ra, lượng chất

2

thải từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm;… chưa được thu gom,

xử lý, xả thẳng ra môi trường cũng gây ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm và

gây mùi khó chịu làm cho hệ sinh thái ở Đồng Tháp biến động và có chiều

hướng ngày một xấu đi, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, môi trường sống và

sức khỏe của con người; việc phát triển nhanh nuôi thủy sản ở các cồn, bãi ven

sông Tiền, sông Hậu và sự tăng trưởng về diện tích lẫn sản lượng trong nuôi

trồng thủy sản nước ngọt làm gia tăng ô nhiễm nước mặt do nước thải từ các ao

cá không được xử lý.

Trong phát triển công nghiệp nông thôn, do sự phân bố chưa hợp lý ở một số

nơi đã tạo nên nhiều điểm nóng về môi trường, điển hình như khu A của KCN Sa

Đéc, KCN Trần Quốc Toản,... và việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong các lĩnh

vực sản xuất kinh doanh còn thấp, dẫn đến thải ra môi trường một lượng chất thải

khá lớn gây ô nhiễm môi trường vì đa phần các công trình xử lý môi trường ở các

khu vực này chưa được đầu tư xây dựng hiệu quả; Ô nhiễm môi trường ở các làng

nghề ngày càng gia tăng vì trình độ công nghệ sản xuất lạc hậu, thủ công, làng nghề

phân bố rải rác, thiếu tập trung như làng nghề bột kết hợp với chăn nuôi, làng nghề

sản xuất gạch,...

Đồng thời, môi trường nông thôn đang bị xuống cấp, tỷ lệ hộ dân được sử

dụng nước sạch còn thấp; việc quản lý, xây dựng và vận hành các bãi chôn lấp rác

thải hầu hết chưa tuân thủ các quy định hiện hành dẫn đến ô nhiễm nước, không

khí, nước rò rỉ, thẩm thấu gây ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, các loại

khí độc hại bốc lên gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Thực tế cho thấy nếu phát triển KTNT mà chỉ chú trọng đến lợi ích trước mắt

thì sẽ phát triển không bền vững và còn tác động xấu đến vấn đề BVMT. Khi môi

trường không được bảo vệ và bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến phát triển KTNT. Vậy,

làm thế nào để có thể cân bằng được giữa phát triển KTNT và BVMT?

Để đánh giá đúng và giải quyết tốt vấn đề phát triển KTNT và BVMT nhằm

phát triển NN, NT bền vững ở địa phương tỉnh Đồng Tháp, đề tài "Quan hệ giữa

phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường ở tỉnh Đồng Tháp" được lựa

chọn làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị.

3

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận án là phân tích, luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về

quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT; đánh giá hiện trạng quan hệ giữa phát

triển KTNT và BVMT ở tỉnh Đồng Tháp. Từ đó, đề xuất các định hướng và giải

pháp nhằm giải quyết tốt mối quan hệ này, phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế

- xã hội của tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, phân tích và làm rõ quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT; chỉ

rõ các nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết phải giải quyết hài hòa mối quan hệ này;

tìm hiểu kinh nghiệm phát triển KTNT gắn với BVMT ở một số nước và một số địa

phương trong nước, từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cho Đồng Tháp trong

giải quyết mối quan hệ này;

Thứ hai, khái quát tình hình phát triển KTNT của tỉnh Đồng Tháp; phân tích

thực trạng quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT ở tỉnh Đồng Tháp giai đoạn

2010-2015 và rút ra những vấn đề cần giải quyết trong quan hệ giữa phát triển

KTNT và BVMT ở tỉnh Đồng Tháp;

Thứ ba, đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu để giải quyết hài hòa

quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT ở tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới nhằm

phát triển nông thôn một cách bền vững và có hiệu quả trong điều kiện ứng phó với

BĐKH và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án

Luận án tập trung nghiên cứu tác động qua lại giữa phát triển KTNT và

BVMT, dựa vào tư liệu thực tiễn ở một tỉnh là Đồng Tháp.

3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án

+ Phạm vi về nội dung: Kinh tế nông thôn bao gồm các lĩnh vực như nông

nghiệp, công nghiệp nông thôn và dịch vụ nông thôn. Tuy nhiên, luận án không

nghiên cứu toàn diện các lĩnh vực của KTNT mà chỉ lựa chọn những lĩnh vực có

liên quan trực tiếp đến BVM T, chủ yếu là lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp

4

nông thôn, cụ thể: về nông nghiệp sẽ nghiên cứu về nông-lâm-ngư nghiệp; về công

nghiệp ở nông thôn sẽ tập trung nghiên cứu về công nghiệp chế biến và làng nghề

nông thôn. Về BVMT, luận án không nghiên cứu môi trường chung chung mà chủ

yếu nghiên cứu BVMT sinh thái.

+ Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu quan hệ giữa phát triển KTNT

và BVMT và nghiên cứu cụ thể trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

+ Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu quan hệ giữa KTNT và BVM T

ở tỉnh Đồng Tháp từ năm 2010 đến năm 2015, các giải pháp đưa ra cho thời kỳ đến

năm 2025.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin;

các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; kế thừa

một cách có chọn lọc các công trình nghiên cứu có liên quan đến NN, NT, môi

trường và BVMT.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:

+ Phương pháp trừu tượng hóa khoa học là phương pháp chủ yếu của Kinh tế

chính trị được tác giả sử dụng trong luận án ở các phần như: Xác định đối tượng,

phạm vi nghiên cứu; chương 1; chương 2; chương 3 để gạt bỏ những vấn đề riêng

lẻ, những biểu hiện ngẫu nhiên nhằm tìm ra bản chất của vấn đề nghiên cứu.

+ Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng trong việc thu thập,

xử lý, phân tích các số liệu thống kê để xem xét các mối quan hệ giữa các mặt, các

yếu tố, các mối quan hệ tác động có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến vấn đề nghiên

cứu. Đối với đề tài này, nguồn số liệu thống kê được thu thập chủ yếu từ cơ quan

quản lý các cấp của tỉnh như: Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

(NN&PTNT), Sở Công Thương, Sở TN&MT và một số sở, ngành, huyện và cơ sở.

+ Phương pháp phân tích - tổng hợp: Từ những số liệu và tài liệu đã được xử lý,

luận án sử dụng phương pháp này để phân tích, tổng hợp các kết quả phân tích, các đánh

giá riêng lẻ để tìm ra mối quan hệ nhân quả, xu hướng phát triển của đối tượng nghiên

cứu trong tương lai, từ đó đề xuất những giải pháp thích hợp và có hiệu quả.

5

+ Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: thông tin được tác giả thu thập bằng

cách phát phiếu phỏng vấn dưới dạng bảng hỏi cho nhiều đối tượng từ cán bộ ở các

Sở, Ban, Ngành đến các cán bộ ở cơ sở và đặc biệt là các chủ thể sản xuất ở nông

thôn nhằm nắm tình hình thực tiễn một cách trực tiếp.

Ngoài ra, luận án chú trọng sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

và tổng kết thực tiễn; phương pháp hệ thống và so sánh.

5. Đóng góp mới của luận án

- Về lý luận:

+ Phân tích và làm rõ hơn những vấn đề về sự cần thiết và thực chất của

quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT;

+ Hệ thống và phân tích những kinh nghiệm về phát triển KTNT gắn với

BVMT của một số quốc gia trên thế giới và của một số địa phương trong nước (có

điều kiện tự nhiên tương đồng với địa bàn nghiên cứu của luận án), qua đó rút ra

những bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đồng Tháp.

- Về thực tiễn:

+ Phân tích ảnh hưởng qua lại (tích cực và tiêu cực) giữa phát triển KTNT

và BVMT ở tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010-2015; rút ra những vấn đề cần giải

quyết trong quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT ở tỉnh Đồng Tháp.

+ Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu để giải quyết hài hòa

quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT ở tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới nhằm

phát triển KTNT của tỉnh Đồng Tháp nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung một cách

bền vững.

6. Kết cấu luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính

của luận án được kết cấu thành 4 chương, 12 tiết.

6

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ

NÔNG THÔN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1.1. C ÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA C ÁC TÁC GIẢ NƯỚC NGO ÀI

VÀ TỔ C HỨC QUỐC TẾ LIÊN Q UAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1.1. Những bàn luận về vai trò của nông nghiệp, mối quan hệ giữa con

người với giới tự nhiên

- Bộ Tư bản của C.Mác và Ph.Ăngghen là một tác phẩm đồ sộ nghiên cứu

về kinh tế, trong đó, ở Tập 25 phần II [53], đã đề cập đến vai trò của nông

nghiệp trong phần thứ sáu về sự chuyển hóa của lợi nhuận siêu ngạch thành địa

tô. C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định vai trò của sản xuất nông nghiệp là cơ

sở của mọi xã hội. "Năng suất lao động nông nghiệp vượt quá nhu cầu cá nhân

của người lao động là cơ sở của mọi xã hội" [53, tr.490]. Năng suất lao động

nông nghiệp là cái cơ sở tự nhiên không phải chỉ riêng cho lao động thặng dư

trong lĩnh vực của bản thân ngành nông nghiệp mà còn là cái cơ sở tự nhiên để

biến tất cả các ngành lao động khác thành những ngành độc lập và do đó, là cái

cơ sở tự nhiên cho giá trị thặng dư được tạo ra trong các ngành đó. Bất cứ giá trị

thặng dư nào cũng thế, cả tương đối lẫn tuyệt đối, đều dựa vào một năng suất lao

động nhất định nào đó. Năng suất lao động ấy, mức năng suất ấy được dùng làm

điểm xuất phát phải có trước hết là trong lao động nông nghiệp [53, tr.490-491].

Đồng thời, ở Tập 23, trong chương XXIV của phần thứ bảy về quá trình tích lũy

ban đầu, khi nghiên cứu về ảnh hưởng ngược lại của cuộc cách mạng nông

nghiệp đối với công nghiệp, C.Mác cũng khẳng định trong nông nghiệp, mặc dù

số người cày cấy ruộng đất có giảm đi, ruộng đất vẫn mang lại số sản phẩm như

trước hay nhiều hơn trước vì sự cải tiến các phương pháp canh tác, sự hiệp tác

rộng lớn hơn, sự tích tụ các tư liệu sản xuất và công nhân làm thuê trong nông

nghiệp phải làm việc căng thẳng hơn [52, tr.1036].

- Trong tác phẩm "Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844", C.Mác cho

rằng: "Con người trực tiếp là thực thể tự nhiên… với tư cách là thực thể tự nhiên,

7

hơn nữa lại là thực thể tự nhiên sống" [50, tr.233] và "con người không chỉ là

thực thể tự nhiên, nó là thực thể tự nhiên có tính chất người, nghĩa là thực thể tồn

tại cho bản thân mình và do đó là thực thể loài" [50, tr.234]. Đặc biệt, giới tự

nhiên - cụ thể là cái giới tự nhiên trong chừng mực bản thân nó không phải là

thân thể của con người - là thân thể vô cơ của con người. Con người sống bằng

giới tự nhiên. Như thế nghĩa là giới tự nhiên là thân thể của con người, thân thể

mà với nó con người phải ở lại trong quá trình thường xuyên giao tiếp để tồn tại

[50, tr.135]. Qua đó có thể thấy, C.Mác đã đề cập đến mối quan hệ giữa con người

và môi trường tự nhiên, con người sống và tồn tại phải dựa vào tự nhiên, môi

trường. Vì thế, con người không thể tách khỏi giới tự nhiên. C.Mác còn chỉ rõ, đời

sống của con người không những được duy trì nhờ vào giới tự nhiên mà giới tự

nhiên còn là nguồn gốc của đời sống con người. Do đó, mọi tác động lên giới tự

nhiên - môi trường đều có nghĩa là tác động đến thân thể con người. Con người làm

tổn hại giới tự nhiên nghĩa là làm tổn hại chính bản thân mình [50, tr.180].

- Tác phẩm "Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn

thành người" của Ph.Ăngghen [51, tr.641-658], đã cho chúng ta thấy quan điểm của

ông về quan hệ giữa lao động sản xuất và môi trường tự nhiên. Với một tác phẩm

nhỏ nhưng đã để lại cho chúng ta những bài học rất lớn và có ý nghĩa thiết thực.

Trong tác phẩm, Ph.Ăngghen gọi môi trường tự nhiên là giới tự nhiên và nhấn

mạnh đến vai trò của giới tự nhiên đối với con người. Để tiến hành lao động, con

người không thể không nhờ đến môi trường tự nhiên. "Lao động bắt đầu cùng với

việc chế tạo ra công cụ" [51, tr.648]. Công cụ đầu tiên là những công cụ săn bắt,

đánh cá đến những công cụ hiện đại sau này cũng từ giới tự nhiên. Từ đó, con người

ngày càng thống trị giới tự nhiên và "bắt giới tự nhiên phải phục vụ những mục đích

của mình" [51, tr.654]. Ông cho rằng việc cải tạo tự nhiên để phục vụ con người là

một tiến bộ xã hội nhưng nếu không theo quy luật thì sẽ bị tự nhiên trả thù, gây

những tác dụng phá hủy tất cả những kết quả đầu tiên.

Có thể thấy, con người là một cơ thể phức tạp nhất mà giới tự nhiên sản sinh

ra được và con người cũng tác động trở lại tự nhiên, cải biến tự nhiên. Trong giới tự

nhiên, không có cái gì xảy ra một cách đơn độc, hiện tượng này tác động đến hiện

tượng khác và ngược lại. Ông cho rằng, chúng ta cũng không nên quá tự hào về những

8

thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên. Bởi vì cứ mỗi lần ta đạt được một thắng

lợi, là mỗi lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta. Mỗi một thắng lợi, trước hết là đem lại

cho chúng ta những kết quả mà chúng ta hằng mong muốn, nhưng đến lượt thứ hai,

lượt thứ ba, thì nó lại gây ra những tác dụng hoàn toàn khác hẳn, không lường trước

được, những tác dụng thường hay phá hủy tất cả những kết quả đầu tiên đó… Vì thế,

không thể thống trị giới tự nhiên như kẻ xâm lược mà phải nhận thức được quy luật của

giới tự nhiên và có thể sử dụng những quy luật đó một cách chính xác.

Ph.Ăngghen cũng khẳng định, chúng ta cần quan tâm cả lợi ích gần và hậu

quả xã hội, những hậu quả tự nhiên xa xôi của hoạt động sản xuất để có thể chi phối

và điều tiết được những hậu quả đó. Đồng thời, muốn tiến hành sự điều tiết ấy cho

tốt thì không chỉ đơn thuần dựa vào nhận thức mà "cần phải có sự chuyển biến hoàn

toàn trong phương thức sản xuất đã tồn tại cho đến nay và trong chế độ xã hội hiện

tại" [51, tr.657]. Bởi vì, tất cả các phương thức sản xuất cũ chỉ nhằm đạt được

những hiệu quả có ích gần nhất và trực tiếp nhất mà không chú ý đến những hậu

quả xa, sau này mới xuất hiện. Điển hình những nhà tư bản riêng lẻ sản xuất và trao

đổi chỉ để thu lợi nhuận trước mắt đã dẫn đến hậu quả sau này: cạn kiệt tài nguyên,

khủng hoảng kinh tế.

Qua nghiên cứu quan điểm của C.M ác và Ph.Ăngghen về vai trò của nông

nghiệp, mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên, nhiều vấn đề được rút ra

trong giải quyết quan hệ giữa phát triển kinh tế nói chung và KTNT nói riêng với

môi trường sinh thái:

Thứ nhất, nông nghiệp nói riêng, KTNT nói chung có vị trí, vai trò quan

trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Năng suất lao động trong phát triển KTNT có

thể ngày càng tăng nếu biết hợp tác sản xuất với quy mô lớn và cải tiến phương

pháp canh tác trong sản xuất nông nghiệp.

Thứ hai, con người cũng là một thực thể tự nhiên và giới tự nhiên là thành phần

môi trường đặc biệt quan trọng trong đời sống của con người, nó bao quanh con người.

Vì thế, chúng ta không nên đối lập giữa con người và môi trường tự nhiên.

Thứ ba, trong quan hệ giữa con người và giới tự nhiên, con người cần nắm

vững quy luật tự nhiên để chinh phục nó một cách hài hòa nhất, đừng tác động vào

tự nhiên một cách thô bạo. Con người phải BVMT tự nhiên; áp dụng những tiến bộ

9

khoa học, công nghệ vào việc BVMT theo hướng đáp ứng yêu cầu của hiện tại và

tính đến yếu tố lợi ích lâu dài. Nếu vì lợi ích trước mắt mà tác động xấu đến giới tự

nhiên - môi trường, thì tất yếu con người sẽ chịu sự tác động ngược trở lại, phải

gánh chịu hậu quả nặng nề từ sự "trả thù" của môi trường tự nhiên.

Đây là những nghiên cứu rất bổ ích mà nghiên cứu sinh có thể tham khảo

trong quá trình thực hiện luận án.

1.1.2. Những bàn luận về mô hình phát triển nông nghiệp nhằm hướng

tới thích ứng với các mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường

- Tác giả Andy Hall và Kumuda Dorai với nghiên cứu "The greening of

agriculture - agricultural innovation and sustainable growth" (Nông nghiệp xanh -

Đổi mới và phát triển nông nghiệp bền vững) [112] đã đề cập về vai trò của nông

nghiệp trong một thời đại với những thách thức về môi trường và nhu cầu mới đang

đặt ra là trong phát triển nông nghiệp phải bảo vệ đa dạng sinh học, giảm nhẹ

BĐKH,… Tác giả cho rằng công nghệ là một yếu tố quan trọng trong việc hình

thành các tiêu chí xanh trong nông nghiệp. Sự thay đổi kỹ thuật liên quan đến vấn

đề thâm canh trong nông nghiệp sẽ có những thách thức về môi trường, nhưng nó

cũng sẽ là một yếu tố chính của chiến lược để giải quyết những vấn đề phát triển

bền vững. Thay đổi công nghệ là động lực chính đằng sau tăng năng suất nông

nghiệp trên toàn thế giới. Đồng thời, các tổ chức xã hội và thị trường là lực lượng

lớn trong việc thúc đẩy nền nông nghiệp xanh. Sự hợp tác giữa khu vực công và tư

nhân đang là vấn đề quan trọng trong việc theo đuổi một chương trình nông nghiệp

xanh. Cần học hỏi phát triển nền nông nghiệp xanh từ nhiều nước và quốc tế hóa

chuỗi giá trị nông nghiệp.

- Trong báo cáo của Candice Stevens (Cựu Cố vấn Phát triển bền vững

OECD) về "Agriculture and Green Growth" (Nông nghiệp và tăng trưởng xanh)

[113], ông đã nêu về tầm quan trọng của tăng trưởng xanh cho khu vực nông nghiệp

và những cân nhắc quan trọng trong việc giải quyết những thách thức về môi trường

trong nông nghiệp. Ông cho rằng sự xuất hiện của các khái niệm về tăng trưởng

xanh đánh dấu một sự thay đổi trong sự tiến bộ kinh tế, một cách tiếp cận trong đó

nhấn mạnh sự phát triển bền vững với môi trường. Nếu như trong mô hình kinh tế

truyền thống, BVMT có xu hướng như là một gánh nặng kinh tế hoặc làm chậm sự

10

tăng trưởng thì ở các mô hình tăng trưởng xanh luôn đề cao vấn đề bảo vệ và bảo

tồn tài nguyên môi trường trong phát triển kinh tế của quốc gia và toàn cầu. Tương

lai kinh tế tăng trưởng sẽ suy giảm nếu các mô hình tăng trưởng xanh không được

đặt đúng chỗ. Bên cạnh đó, việc thực hiện tăng trưởng xanh phụ thuộc vào chính

sách dài hạn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và BVMT. Các cơ quan chính phủ và

doanh nghiệp nên tham gia vào việc thực hiện chính sách tăng trưởng xanh. Đồng

thời, ở các nước đang phát triển cần đặt mục tiêu chính của việc phát triển sao cho

không gây gánh nặng quá mức về khả năng chịu đựng của môi trường.

- Raymond Auerbach, Gunnar Rundgren and Nadia El-Hage Scialabba với

nghiên cứu về "Organic agriculture: African experiences in resilience and sustainabilit"

(Nông nghiệp hữu cơ: Kinh nghiệm châu Phi trong sự phục hồi và bền vững) [111]

cho thấy, nông nghiệp hữu cơ có thể có lợi cho nền kinh tế và hệ sinh thái ở châu

Phi, nơi đói và suy thoái dai dẳng tồn tại. Thực hành nông nghiệp hữu cơ sẽ làm

tăng năng suất, đảm bảo an ninh lương thực, cung cấp khả năng phục hồi trong thời

gian khắc nghiệt như hạn hán và mưa lớn. Nghiên cứu tập trung vào các nội dung

như: lồng ghép nông nghiệp hữu cơ vào chương trình nghị sự phát triển châu Phi;

các hệ thống chăn nuôi dựa vào cộng đồng kết hợp quản lý trên phạm vi toàn diện;

tăng cường sự phát triển sinh thái; kiến thức về hộ sản xuất nhỏ;… Kinh nghiệm

nghiên cứu cho thấy khi quay về phương thức canh tác tự nhiên truyền thống, nông

dân sẽ không phải tốn tiền mua thuốc và phân hóa học, đồng thời có thể đa dạng

hóa mùa vụ và canh tác theo hướng bền vững. Hơn nữa, nếu nông sản được chứng

nhận là thực phẩm hữu cơ, người trồng có thể xuất khẩu với giá cao hơn nông sản

bình thường.

Các mô hình phát triển nông nghiệp theo hướng gắn với BVM T như: nông

nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ sẽ là những giải pháp hữu hiệu để giải quyết hài

hòa quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển

NN, NT bền vững. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích mà luận án quan tâm.

1.2. C ÁC C ÔNG TRÌNH NGHIÊN C ỨU C ỦA CÁC TÁC GIẢ TRONG

NƯỚC C Ó LIÊN Q UAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Nông nghiệp, nông thôn và môi trường là những vấn đề lớn được Đảng và

Nhà nước quan tâm. Vì vậy, trên lĩnh vực này đã có nhiều cơ quan, nhiều tổ chức và

11

nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và có nhiều công trình liên quan được

công bố. Nhìn chung, các công trình tập trung vào hai hướng chính. Một là, bàn về

NN, NT hay BVMT; Hai là, bàn về phát triển NN, NT bền vững trong đó có đề cập

đến tác động qua lại giữa phát triển KTNT và BVM T. Sau đây là tổng quan tình

hình nghiên cứu trên các hướng đó.

1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến nông nghiệp, nông

thôn và bảo bệ môi trường

Cuốn: "Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay" của

Đoàn Xuân Thủy và các cộng sự [95] đã phân tích, đánh giá mức độ phù hợp của

các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở nước ta thời gian qua so với yêu cầu

của thông lệ quốc tế, đặc biệt là các quy định của WTO và đề xuất các giải pháp để

vừa tiếp tục hoàn thiện các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo hướng phù

hợp với các cam kết quốc tế, vừa thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp hiện đại, tạo

cơ sở bền vững cho giải quyết vấn đề nông dân và nông thôn trong thời gian tới.

Cuốn: "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam - Hôm nay và mai sau"

của Đặng Kim Sơn [87] đã nêu bật thực trạng các vấn đề nông nghiệp, nông dân,

nông thôn với những thành tựu cũng như những khó khăn vướng mắc còn tồn tại; từ

đó, đề xuất những định hướng và kiến nghị chính sách nhằm đưa nông nghiệp, nông

dân, nông thôn ngày càng phát triển. Trong đề xuất định hướng, tác giả đã đề cập

mô hình phát triển công nghiệp hóa trước đây, các nước thường chấp nhận việc huy

động cao độ nguồn tài nguyên từ nông nghiệp; Trong giai đoạn đầu của quá trình

CNH đều tập trung vào mục tiêu kinh tế, môi trường bị đặt xuống vị trí thứ yếu nên

đã dẫn đến những thách thức mới của quá trình CNH: bần cùng hóa nông dân, vắt

kiệt tài nguyên nông thôn, môi trường đã bị phá đến mức giới hạn; Bên cạnh đó,

cũng có những cơ hội: KHCN phát triển nhanh, vốn đầu tư linh động và dồi dào, thị

trường mở rộng, trình độ dân trí tăng,… Từ đó, quan điểm phát triển mới hiện nay

với mục tiêu của sự nghiệp phát triển NN, NT là nâng cao đời sống vật chất, tinh

thần của cư dân nông thôn thông qua phát triển bền vững nền sản xuất hàng hóa lớn

có hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, xây dựng nông thôn mới văn minh, kinh tế

phát triển, chính trị dân chủ, kết cấu hạ tầng hiện đại, môi trường sinh thái cân bằng,

bản sắc dân tộc phong phú.

12

Cuốn: "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông nghiệp, nông thôn

trong thời kỳ mới" của Lê Quang Phi [62] chủ yếu đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng

trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH NN, NT ở nước ta và nêu một số kinh nghiệm

Đảng lãnh đạo sự nghiệp CNH, HĐH NN, NT. Trong đó, tác giả đã khẳng định, đối

với mọi quốc gia, khai thác nguồn lực, tiềm năng to lớn trong khu vực này, đẩy

mạnh phát triển nông nghiệp, KTNT luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng

trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đối với các quốc gia đi lên từ nền

kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra kinh nghiệm xây

dựng, phát triển nền kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy dù

công nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân khác có được coi trọng bao nhiêu nhưng

nông nghiệp còn lạc hậu, thì sự lạc hậu ấy sẽ dẫn đến những thiệt hại lớn cho toàn

bộ nền kinh tế quốc dân, sớm hay muộn cũng buộc xã hội phải khắc phục, có như

vậy mới đảm bảo cho sự phát triển bình thường của nền kinh tế đất nước.

Cuốn: "Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về m ôi trường" của Nguyễn Thị

Thơm, An Như Hải [92], đã khái quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu lực

quản lý nhà nước về môi trường; quan tâm phân tích kinh nghiệm của một số quốc

gia như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapor, M alaysia, Phillipin về sử dụng chế tài

xử phạt vi phạm pháp luật BVM T, xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà

nước về môi trường, sử dụng biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức

và huy động cộng đồng tham gia và BVMT để rút ra bài học cho Việt Nam; từ đó,

đề xuất một số giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách BVMT, tăng

cường chế tài xử phạt vi phạm pháp luật BVMT, hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ

máy quản lý nhà nước về môi trường các cấp,… nhằm nâng cao hiệu lực quản lý

nhà nước về môi trường ở Việt Nam trong thời gian tới.

Bài: "Thực trạng và các giải pháp chủ động ứng phó với BĐKH; đẩy mạnh

công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường" của Trần Quốc Toản [96, tr.7-26] đã nhìn

nhận tổng quát về công tác ứng phó với BĐKH và bảo vệ tài nguyên, môi trường để

đưa ra những vấn đề lớn đang đặt ra và các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, thực hiện

đồng bộ giữa các lĩnh vực và nhiệm vụ, giải pháp riêng cho từng lĩnh vực ứng phó

với BĐKH, BVMT và tài nguyên.

13

Cuốn: "Một số vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường trong bối cảnh

BĐKH ở nước ta" của Nguyễn Danh Sơn [88, tr.131-154] đã tập trung chỉ ra một số

nhận thức mới về BVMT: tăng trưởng xanh, kinh tế xanh, xã hội cacbon thấp, chất

lượng tăng trưởng xanh, an ninh môi trường, an ninh sinh thái,…; định nghĩa về vốn

tự nhiên là đất đai, không khí, nước, các sinh vật sống trong sinh quyển cung cấp

cho con người các hàng hóa và dịch vụ hệ sinh thái cần thiết để tồn tại và khẳng

định, phát triển với tính chất xanh không thay thế cho phát triển bền vững mà là một

cách thức thực hiện PTBV trong đó nhấn mạnh nhiều hơn đến khía cạnh TN&MT.

Cuốn: "Những tác động của yếu tố văn hóa - xã hội trong quản lý nhà nước

đối với tài nguyên, môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa" của

Hoàng Hữu Bình và các cộng sự [9] đã tập trung phân tích những tác động tích cực

và tiêu cực của một số yếu tố van hóa - xã hội trong quản lý nhà nước đối với tài

nguyên, môi trường trong quá trình CNH, HĐH đất nước, theo 5 hướng chủ yếu: tác

động của văn hóa vùng và văn hóa tộc người, tác động của tôn giáo và tín ngưỡng,

tác động của tri thức dân gian, tác động của đói nghèo và công cuộc xóa đói giảm

nghèo, tác động của di dân. Trong quá trình phân tích các tác động của từng thành

tố, cuốn sách cũng đã đề cập đến một số khía cạnh như: mức độ tác động, tác động

trực tiếp hay gián tiếp, biểu hiện của sự tác động và từ đó đề xuất các giải pháp đổi

mới quản lý nhà nước đối với tài nguyên, môi trường trong quá trình CNH, HĐH từ

góc nhìn văn hóa - xã hội.

Cuốn: "Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân trong điều kiện

hội nhập WTO" của Vũ Văn Phúc, Trần Thị Minh Châu [65], đã đi sâu phân tích cơ

sở lý luận, kinh nghiệm thực tiễn và thực trạng chính sách hỗ trợ nông dân của N hà

nước trong điều kiện hội nhập WTO ở Việt Nam; từ đó, đánh giá tác động của các

chính sách và đề xuất một số giải pháp đổi mới chính sách để giúp nông dân Việt

Nam vững bước tiến vào thị trường thế giới.

Cuốn: "Nông dân dựa vào đâu?" của Trung tâm tri thức doanh nghiệp quốc

tế [101] đã đề cập cụ thể những vấn đề thiết thực đối với sự phát triển nông nghiệp

và nâng cao đời sống của nông dân, đặc biệt ở vùng ĐBSCL; phân tích những khó

khăn, thách thức trong nông nghiệp và đời sống của người nông dân, hạn chế của

khu vực nông thôn như: ngành nông nghiệp thường xuyên gắn với "thiên tai, mất

14

mùa, dịch bệnh", vấn đề đất đai, "đầu vào" và "đầu ra",…; đồng thời, đưa ra những

định hướng để giải quyết các hạn chế và khó khăn đó trong tình hình mới.

Cuốn: "Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển nông nghiệp

Việt Nam" của Nguyễn Từ và các cộng sự [105], đã đề cập đến những vấn đề khái

quát về hội nhập kinh tế quốc tế, các hiêp định thương mại khu vực và toàn cầu liên

quan đến nông nghiệp nói chung, ngành nông nghiệp Việt Nam nói riêng; nêu lên

những ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển nông nghiệp Việt Nam

thời gian qua; đồng thời, trong đánh giá nguyên nhân của những yếu kém, hạn chế

của ngành nông nghiệp nước ta trong hội nhập, tác giả đã đề cập một trong những

nguyên nhân là: thiên tai, dịch bệnh tăng nhưng năng lực phòng chống, giảm nhẹ

thiên tai còn hạn chế nên gây ảnh hưởng trên diện rộng và thiệt hại lớn cho nền kinh

tế, trong đó thiệt hại đến nông nghiệp, nông dân chiếm tỷ lệ đáng kể. Tác giả cũng

cho rằng do đặc điểm của nông nghiệp gắn liền với cây trồng, vật nuôi, đất đai, khí

hậu, thời tiết nên mang tính chất vùng rất lớn, vì thế, sự chỉ đạo của Nhà nước phải

phù hợp với đặc điểm của từng vùng nông nghiệp. Từ đó, tác giả đã nêu lên quan

điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nền nông nghiệp Việt Nam trong thời

gian tới.

Cuốn: "Quan hệ quốc tế về môi trường" của Trần Thanh Lâm [45], đã khái

quát về các khái niệm liên quan đến quan hệ quốc tế về môi trường, chính sách môi

trường ở một số nước trên thế giới; phân tích về phát triển kinh tế và môi trường;

môi trường toàn cầu và các hiệp định, công ước quốc tế về môi trường.

Cuốn: "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta" của Hoàng Ngọc Hòa [32], đã nghiên cứu, tổng

kết và làm sáng tỏ những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tìm ra nguyên nhân của những thành công và

hạn chế nhằm đề xuất những kiến nghị và giải pháp tiếp tục đưa nông nghiệp, nông

dân, nông thôn Việt Nam phát triển lên trình độ mới.

Đề tài: "Phát triển kinh tế nông thôn tỉnh Quảng Bình trong quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa" của Nguyễn Cao Chương [24] đã khái quát cơ sở lý luận

và thực tiễn về phát triển KTNT; phân tích thực trạng phát triển KTNT tỉnh Quảng

15

Bình trong 5 năm (2006-2010); Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển

KTNT ở Quảng Bình trong thời gian tới dưới góc độ quản lý kinh tế.

Đề tài: "Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc

Ninh" của Nguyễn Văn Hùng [39], dưới góc độ Kinh tế chính trị, tác giả đã tập

trung nghiên cứu lý luận, thực tiễn xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế-

xã hội, trong đó, tập trung làm rõ mối quan hệ giữa xây dựng nông thôn mới với

phát triển kinh tế xã hội. Từ đó, phân tích thực trạng xây dựng nông thôn mới trong

phát triển kinh tế-xã hội ở Bắc Ninh giai đoạn 2010-2015 và đề ra phương hướng,

giải pháp cho giai đoạn đến năm 2020.

Đề tài: "Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn,

tỉnh Ninh Bình" của Trần Hồng Quảng [67] trên cơ sở làm rõ lý luận và thực tiễn về

KTNT trong xây dựng nông thôn mới, tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng

KTNT trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình; từ đó, đề

xuất giải pháp phát triển KTNT trong xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao đời

sống vật chất, tinh thần của nhân dân, xây dựng nông thôn mới hiệu quả ở huyện

Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến quan hệ giữa phát

triển phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường

Cuốn: "Phát triển nông thôn bền vững. Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm

thế giới" của Trần Ngọc Ngoạn và các cộng sự [58], đã nghiên cứu về lịch sử phát

triển NN, NT với các nền nông nghiệp tương ứng với trình độ sản xuất của nó từ

săn bắt, đánh cá đến nông nghiệp công nghiệp hóa, nông nghiệp hữu cơ, nông

nghiệp sinh thái và nông nghiệp phát triển bền vững; đề cập đến thách thức trong sự

phát triển nông thôn như các thách thức về xã hội, thể chế, đô thị hóa,… trong đó,

nhấn mạnh đến thách thức về sinh thái, môi trường và tính không bền vững trong

phát triển; tiếp cận đến phát triển nông thôn bền vững trên 3 trụ cột chính là PTBV

KTNT, PTBV xã hội nông thôn, tăng cường bảo vệ và quản lý môi trường thiên

nhiên và đề cập đến phát triển thể chế bền vững với tác động của thể chế, vai trò

tham gia của người dân, cộng đồng và các nhóm, hội; quan tâm đến tìm kiếm kinh

nghiệm ở một số nước Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Canada, Isarel trong việc ứng

16

dụng các phương pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn như quản lý nguồn gen,

lâm nghiệp, sử dụng tài nguyên nước, tài nguyên đất, phát triển nông nghiệp hữu

cơ, vai trò tham gia của người dân.

Cuốn: "Quản lý rừng và đất rừng bền vững ở Việt Nam: Một số phân tích và

gợi ý chính sách" của Trần Đại Nghĩa và các cộng sự [57], đã tập trung nghiên cứu

và phân tích sâu hiện trạng và các vấn đề quản lý rừng và đất lâm nghiệp theo 3

khía cạnh: xã hội, kinh tế và môi trường; qua đó, khuyến nghị các giải pháp chính

sách để quản lý rừng và đất lâm nghiệp hiệu quả, bền vững hơn. Các tác giả đã đưa

ra những dẫn chứng thực tiễn để xây dựng khung pháp lý cho việc quản lý rừng và

đất lâm nghiệp bền vững và phát triển một nền kinh tế dựa vào rừng tại Việt Nam.

Cuốn: "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Từ lý luận

đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay" của Phạm Ngọc Dũng [28], đã tiếp cận CNH,

HĐH NN, NT dưới góc độ phát triển bền vững. Tác giả đã nêu ra những vấn đề lý

luận CNH, HĐH NN, NT trong phát triển bền vững; đánh giá thực trạng và nguyên

nhân nảy sinh vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc trong thực hiện CNH, HĐH NN. NT ở

hiện nay và đưa ra các giải pháp hợp lý có tính thực tiễn cao góp phần khắc phục

tình hình kinh tế xã hội bức xức ở nông thôn Việt Nam trong phát triển bền vững.

Tác giả đã nhấn mạnh đến hai nhân tố quan trọng nhất chi phối đến khả năng khắc

phục, phát triển kinh tế, xã hội bền vững ở nông thôn là cơ chế chất lượng cao với

các luật chơi gồm những thể lệ có tính cách pháp lý hoặc những chủ trương, chính

sách, những quy định của nhà nước làm nền tảng cho hoạt động của các tác nhân

trong nền kinh tế và bình đẳng trong phân phối thu nhập. Khi đề cập đến những vấn

đề kinh tế, xã hội bức xúc nảy sinh trong thực hiện CNH ở nông thôn Việt Nam, tác

giả đã chú ý đến vấn đề môi trường nông thôn bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng

với mức độ ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuât nông nghiệp, KCN, khu

chế xuất, CCN tập trung và ô nhiễm môi trường ở các làng nghề. Từ đó, đưa ra một

số giải pháp khắc phục ô nhiễm và BVM T như: bồi thường thiệt hại cho các vùng bị

thiệt hại theo luật định; phối hợp liên vùng trong khắc phục tình trạng ô nhiễm môi

trường; lồng ghép quy hoạch sử dụng đất với các yếu tố BVM T; xây dựng hương

ước BVM T góp phần thúc đẩy nhân dân địa phương tích cực xây dựng thôn, xóm

17

ngày càng khang trang, xanh-sạch-đẹp; phát triển nguồn nhân lực của ngành tài

nguyên môi trường; tăng cường quản lý nhà nước về đất đai và môi trường;…

Cuốn: "Quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên đất đai ứng phó với biến đổi

khí hậu" của Nguyễn Đình Bồng và các cộng sự [13], đã nêu lên khái quát chung về

tài nguyên đất đai, BĐKH và quản lý, sử dụng đất đai ứng phó với BĐKH trên toàn

thế giới; tập trung phân tích thực trạng sử dụng đất ở Việt Nam, BĐKH và nguy cơ

thoái hóa đất để từ đó đưa ra các giải pháp quản quản lý bền vững tài nguyên đất đai

ứng phó với BĐKH. Một trong những giải pháp mà tác giả quan tâm là Sử dụng

nông nghiệp bền vững với chính sách bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp, vì

ruộng đất nông nghiệp (đặc biệt là đất lúa nước) khi đã chuyển sang các mục đích

khác (xây dựng, giao thông, công nghiệp…) thì không thể chuyển ngược trở lại làm

đất nông nghiệp nên cần hạn chế tối đa quá trình chuyển mục đích sử dụng đất nông

nghiệp để bảo đảm sản xuất nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực; tập trung

ruộng đất; sử dụng đất phát triển nông thôn bền vững với việc quy hoạch, xây dựng

nông thôn mới phải gắn quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực sản xuất, khu

dân cư với quy hoạch sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ trên cơ sở quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững dựa trên ba trụ

cột: kinh tế - xã hội - môi trường.

Sách chuyên khảo: "Phát triển bền vững hàng nông sản xuất khẩu của Việt

Nam trong điều kiện hiện nay" của Ngô Thị Tuyết Mai và các cộng sự [54], đã nêu

bật các vấn đề:

Thứ nhất, cơ sở lý luận về PTBV và sự cần thiết phải PTBV hàng nông sản

xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện hiện nay; trong đó, tác giả đã đề cập đến

các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững hàng nông sản xuất khẩu về mặt môi

trường như mức độ cải thiện môi trường nhờ hoạt động xuất khẩu, mức độ đa dạng

hóa sinh học ở khu vực sản xuất và chế biến hàng nông sản xuất khẩu, mức đóng

góp của hàng nông sản xuất khẩu vào kinh phí BVMT; đồng thời, nhận định các

nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững hàng nông sản xuất khẩu gồm: nguồn

lực tự nhiên (tính chất sinh học, điều kiện đất đai thổ nhưỡng và thời tiết, khí hậu);

kỹ thuật sản xuất, công nghệ chế biến và bảo quản; phong tục tập quán của người

tiêu dùng và các chính sách hỗ trợ và quy định của nhà nước.

18

Thứ hai, phân tích thực trạng PTBV hàng nông sản xuất khẩu của VN trong

điều kiện hiện nay. Tác giả đã nhấn mạnh đến vấn đề BVM T như: duy trì và cải

thiện tài nguyên đa dạng sinh học; giữ gìn môi trường sinh thái và khằng định nhờ

lợi ích thu được từ xuất khẩu các sản phẩm sạch, có giá trị gia tăng cao đã góp phần

bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học; áp lực cạnh tranh trên thị trường hàng nông

sản xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải đầu tư đổi mới công nghệ và áp dụng

phương thức canh tác, chế biến thân thiện với môi trường; xuất khẩu góp phần tạo

thêm kinh phí để phục hồi và tái tạo môi trường.

Thứ ba, đề xuất giải pháp PTBV hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam

trong điều kiện hiện nay với giải pháp đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển hàng nông

sản xuất khẩu với BVM T sinh thái. Tác giả nhấn mạnh, do hệ thống pháp luật BVM T

còn nhiều chổ bất hợp lý, mức độ xử phạt không thích đáng và nghiêm minh, không

đủ răn đe đã cản trở công tác quản lý và bức xúc trong toàn xã hội; một bộ phận cán

bộ chính quyền các cấp chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức về PTBV và

BVMT đã buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong công tác kiểm tra, giám sát về

môi trường. Vì thế, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về BVM T phục vụ cho mục

tiêu PTBV của đất nước; xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về hàng nông sản

xuất khẩu theo hướng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế; đẩy mạnh công tác tuyên

truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, thanh

tra, giám sát và tăng cường hợp tác quốc tế về BVM T.

Cuốn: "Một số vấn đề về ô nhiễm và suy thoái đất đai ở Việt Nam hiện nay"

của Nguyễn Quốc Hùng [38], đã phân tích một số nhận biết về ô nhiễm và suy thoái

môi trường đất; quan hệ của ô nhiễm và suy thoái đất đai với thiên nhiên, đặc biệt là

trong mối quan hệ với hiện tượng BĐKH toàn cầu hiện nay mà Việt Nam là một

trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Từ đó, tác giả đi sâu nghiên cứu

thực trạng ô nhiễm và suy thoái đất đai với quá trình phát triển kinh tế-xã hội; tìm

hiểu nguyên nhân gây ra ô nhiễm và suy thoái đất đai từ các ngành nông nghiệp,

công nghiệp, trong quá trình phát triển làng nghề, ô nhiễm do rác thải và ảnh hưởng

từ những chính sách trong quản lý và quy hoạch đất đai.

Cuốn: "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế

mới giai đoạn 2011-2020" của Nguyễn Thị Tố Quyên và các cộng sự [69], đã khái

19

quát lý luận và đánh giá thực tiễn nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam để

chỉ ra những vấn đề tồn tại cũng như xu hướng phát triển của nông nghiệp, nông

dân, nông thôn Việt Nam trong mô hình tăng trưởng kinh tế mời giai đoạn 2011-

2020. Trong đó, tập thể tác giả đã nhấn mạnh đến ô nhiễm môi trường trong nông

nghiệp và nông thôn đang ở mức báo động gây ảnh hưởng đến cả cảnh quan cũng

như đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của hàng chục triệu người dân nông thôn; việc xử

lý chất thải, lạm dụng thuốc BVTV cũng như rác thải sinh hoạt… làm cho nguồn

nước, không khí bị ô nhiễm; hệ thống nước sạch và vệ sinh ở nông thôn rất yếu,

thiếu về số lượng và kém về chất lượng; đa số người dân sống ở nông thôn, đặc biệt

là vùng núi, vùng sâu, vùng xa chưa có đươc sử dụng nguồn nước sạch; đây là

những lý do dẫn đến người dân và vật nuôi,… ở vùng nông thôn thường xuyên phải

đối mặt với nhiều loại dịch bệnh. Từ đó, đề xuất một số chính sách nhằm giải quyết

những vấn đề tồn tại đang đặt ra trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn như: phân

bổ nguồn lực, nâng cao thu nhập cho người nông dân, thay đổi tư duy và cách thức

thực hiện khuyến nông, chính sách xã hội đối với nông dân, nâng cao năng lực của

hệ thống chính quyền nông thôn,...

Cuốn: "Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá

trình công nghiệp hóa" của Đặng Kim Sơn [86], trên cơ sở tổng hợp, phân tích vấn

đề NN, NT, nông dân trong quá trình CNH ở nhiều nước trên thế giới, tác giả đã

liên hệ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam những vấn đề mang tính lý luận và thực

tiễn như: vai trò của nông nghiệp trong CNH; vấn đề cơ cấu sản xuất; giải quyết

những vấn đề về đất đai, lao động, môi trường,… trong CNH đất nước. Tác giả cho

rằng phát triển nông nghiệp là tiền đề khởi động công nghiệp hóa và đưa những số

liệu chứng minh trong lịch sử phát triển thế giới, việc tăng năng suất nông nghiệp

đủ mức tạo ra thặng dư nông phẩm đã đóng góp để đầu tư phát triển công nghiệp,

ngay cả trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa ở Tây Âu, M ỹ, Nhật Bản và sau này là

Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc. Tác giả cũng đề cập trong NN, NT Việt Nam đã

xuất hiện một số nghịch lý và mâu thuẫn: tài nguyên (đất, nước, lao động,…) vừa

thiếu vừa lãng phí; sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp và cạnh tranh kém; phát

triển nông thôn chưa vững bền. Từ đó, đi vào đặt vấn đề: NN, NT, nông dân Việt

Nam ngày mai sẽ ra sao? và dự báo tình hình theo hướng nếu Việt Nam tiếp tục

20

phát triển theo xu thế hiện nay thì ở nông thôn, cuộc sống vật chất có thể cao hơn

nhưng vẫn kém xa đô thị, tệ nạn xã hội và hủ tục tăng, ô nhiễm môi trường, văn hóa

dân tộc bị xoái mòn.

Sách chuyên khảo: "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Vấn đề và giải pháp" của Lê Quốc Lý và các cộng sự [49], đã tập trung vào một số

nội dung chính: cách thức tiếp cận mới về CNH, HĐH NN, NT trên cơ sở thực tiễn

sinh động của nền nông nghiệp Việt Nam; các vấn đề đặt ra đối với chính sách nông

nghiệp, cơ cấu công - nông nghiệp trong nền kinh tế, vấn đề quy hoạch các vùng

phát triển kinh tế, những chuyển hóa xã hội và đô thị hóa do tiến trình CNH, HĐH

nông thôn trên các mặt như kinh tế, chính trị, xã hội, nhận thức, tư duy, thói

quen,…; đánh giá những mặt được và chưa được của CNH, HĐH NN, NT trong

thời gian qua và kiến giải những vấn đề cần thay đổi trong nhận thức, chính sách,

chủ trương và giải pháp đẩy mạnh CNH, HĐH NN, NT trong điều kiện mới; nhận

thức mới về quan hệ sản xuất mới do CNH, HĐH NN, NT đưa đến, tìm những triết

lý phát triển mới đối với NN, NT Việt Nam hiện nay và tương lai. Trong đó, tác giả

đã nhấn mạnh đến tính bền vững trong đẩy mạnh CNH, HĐH NN, NT và khẳng

định đối với NN, NT thì môi trường sinh thái không chỉ là điều kiện sản xuất cơ bản

của chính mình mà còn là điều kiện phát triển cho các lĩnh vực khác (cung cấp

không gian, tạo "lá phổi" cho nhịp sống kinh tế-xã hội, cho công nghiệp hóa, đô thị

hóa,…) và phân tích môi trường NN, NT nước ta hiện được đánh giá là đang bị ô

nhiễm, suy thoái các thành phần môi trường (đất, nước, đa dạng sinh học) mà

nguyên nhân quan trọng của tình trạng này là việc tăng cường ráo riết quá trình hóa

học hóa (sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV,…); cơ giới hóa (sử dụng máy

móc, kỹ thuật lạc hậu, phân tán) trong sản xuất nông nghiệp và chế biến, chế tác

công nghiệp (làng nghề, khu, CCN) ở nông thôn.

Cuốn: "Nhà nước Việt Nam với vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông nghiệp, nông thôn" của Lê Thị Thanh Hà [30],

đã làm rõ lý luận về vai trò của Nhà nước đối với việc BVM T; nghiên cứu thực

trạng BVMT của Nhà nước Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH NN, NT; chỉ ra

những vấn đề đang đặt ra, những tác động tiêu cực của CNH, HĐH NN, NT đến

môi trường Việt Nam hiện nay như: tác động của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế

21

NN, NT (sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV; chuyển nền nông nghiệp độc

canh sang nền nông nghiệp đa canh; chuyển đổi cơ cấu kinh tế; tiến hành điện khí

hóa), tác động của quá trình đô thị hóa nông thôn, tác động của việc phát triển các

làng nghề, tác động của việc khai thác khoáng sản và xây dựng các khu vui chơi,

giải trí; từ đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước

đối với việc BVMT trong quá trình CNH, HĐH NN, NT ở nước ta hiện nay như:

hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật BVM T, hoàn thiện bộ máy QLNN về BVM T

các cấp và xây dựng đội ngũ cán bộ BVMT đáp ứng yêu cầu mới, đẩy mạnh xã hội

hóa và phát triển dịch vụ công trong việc BVMT cũng như tăng cường giáo dục ý

thức, trách nhiệm BVM T cho nhân dân và đẩy mạnh đầu tư cho nhiệm vụ BVM T

của quốc gia.

Sách tham khảo: ''Tài nguyên thiên nhiên môi trường với tăng trưởng và

phát triển bền vững ở Việt Nam'' của Trần Văn Chử [25], tập trung trình bày mối

quan hệ giữa khai thác, sử dụng TNTN, BVM T với phát triển kinh tế; nêu một số

điều kiện và nguyên tắc kết hợp khai thác, sử dụng TNTN, BVMT với PTBV ở

nước ta.

Cuốn: ''Vấn đề môi trường trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã

hội theo hướng bền vững ở Việt Nam'' của Hà Huy Thành, Lê Cao Đoàn và các

cộng sự [89], đã tập trung đánh giá những tác động của môi trường đến sự phát triển

xã hội và quản lý sự phát triển xã hội ở nước ta trong thời kỳ đổi mới vừa qua, trên

cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý phát triển xã hội trong mối quan hệ với sự

biến đổi môi trường ở nước ta đến năm 2020.

Cuốn: ''Nông nghiệp Việt Nam trong phát triển bền vững'' của Nguyễn Từ

[104], đã cho thấy rõ những vấn đề về PTBV; vai trò, tác động của nông nghiệp

trong PTBV; thực trạng phát triển nông nghiệp ở nước ta và sự tác động của nó đối

với PTBV, trong đó nhấn mạnh những hạn chế, yếu kém trong phát triển nông

nghiệp ảnh hưởng tiêu cực đến PTBV ở nước ta như: tài nguyên suy giảm, môi

trường ô nhiễm, nông nghiệp tăng trưởng thiếu bền vững, phân hóa giàu nghèo và

sự chênh lệch về trình độ và cơ hội phát triển giữa các tầng lớp dân cư gia tăng,…

Từ đó, đưa ra những giải pháp phát triển nông nghiệp gắn với mục tiêu PTBV ở

Việt Nam, đặc biệt quan tâm đến các giải pháp: tiếp tục khẳng định tầm quan trọng

22

đặc biệt của NN, NT trong chiến lược PTBV về kinh tế, chính trị-xã hội và tài

nguyên, môi trường sinh thái của nước ta; đưa nhanh tiến bộ khoa học, công nghệ

vào sản xuất nông nghiệp trước tiên phải dựa vào tiến bộ về sinh học và sinh thái

học làm trung tâm,…

Cuốn: ''Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam'' của Vũ Văn Nâm [56],

đã có góc nhìn về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Việt Nam trên cơ

sở đưa ra những lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững; phân tích

thực trạng phát triển nông nghiệp theo xu hướng bền vững ở nước ta với những

chuyển biến trong PTBV nền nông nghiệp theo xu hướng bền vững (đảm bảo giữ

vững được nhịp độ tăng trưởng ổn định và có hiệu quả trong thời gian dài; giải

quyết các vấn đề về mặt xã hội nảy sinh trong khu vực NN, NT; từng bước xây

dựng một nền nông nghiệp theo hướng phát triển sạch, môi trường tự nhiên được

bảo vệ, hình thành các vùng nông nghiệp sinh thái) và hạn chế trong phát triển nền

nông nghiệp theo xu hướng bền vững (việc lạm dụng hóa chất trong sản xuất nông

nghiệp đang làm ô nhiễm và suy kiện các nguồn TNTN và một số vấn đề đặt ra); từ

đó, đưa ra phương hướng và giải pháp để phát triển nông nghiệp theo xu hướng bền

vững ở nước ta.

Cuốn: ''Bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển chăn nuôi bền vững'' của

Nguyễn Thiện và các cộng sự [93], đã quan tâm phân tích về mối quan hệ giữa môi

trường sinh thái với đời sống sinh vật; tìm ra nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

sinh thái trong chăn nuôi; nghiên cứu BVMT sinh thái và thành tựu công nghệ sinh

học trong chăn nuôi và đề xuất những giải pháp BVMT và phát triển chăn nuôi như:

BVMT bằng tạo khí sinh học (biogas), sử dụng công nghệ vi sinh vật hữu hiệu

(EM) trong chăn nuôi, xử lý nước, phát triển chăn nuôi bền vững bằng cách sử dụng

rơm, cỏ phụ phế phẩm công nông nghiệp;…

Cuốn: ''Môi trường và phát triển bền vững'' của Lê Văn Khoa và các cộng sự

[43], đã phân tích những thách thức về môi trường trên thế giới, hiện trạng những

vấn đề môi trường bức xúc ở nông thôn Việt Nam, tác động của toàn cầu hóa và hội

nhập kinh tế quốc tế đền môi trường; những tác động tiêu cực của BĐKH đến môi

trường nông nghiệp, sa mạc hóa, thích ứng với BĐKH ở Việt Nam và quản lý thiên

23

tai vì sự PTBV ở Việt Nam; nhận định các mối quan hệ: giữa con người và môi

trường, giữa dân số - môi trường và phát triển, giữa môi trường và phát triển kinh

tế, giữa đô thị hóa và môi trường, giữa công nghiệp hóa - môi trường và phát triển;

khái quát về PTBV và Kế hoạch quốc gia về BVMT và PTBV ở Việt Nam.

Bài viết: "Nông nghiệp Việt Nam: những thách thức và một số định hướng

cho phát triển bền vững" của Đỗ Kim Chung và Kim Thị Dung [23, tr.28-36], đã

nêu một số thành tựu và thách thức trong phát triển nông nghiệp ở nước ta, từ đó,

đưa ra định hướng cho phát triển nông nghiệp bền vững, trong đó nhấn mạnh việc

gắn phát triển nông nghiệp với BVMT.

Bài viết: "Phát triển nông nghiệp bền vững: Lý luận và thực tiễn" của Vũ

Trọng Bình [11, tr.37-45], đã giới thiệu về phát triển nông nghiệp bền vững, các

tiếp cận chiến lược trong phát triển nông nghiệp bền vững và trình bày tóm tắt một

số chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững của một số quốc gia cũng như thực

tiễn phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam.

Bài viết: "Để nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững" của Hoàng Thị

Chỉnh [19, tr.11-19], đã giới thiệu khái quát một nền nông nghiệp PTBV; nêu thực

trạng phát triển NN Việt Nam theo hướng bền vững ở ba mặt: kinh tế, xã hội, môi

trường (về mặt môi trường, tác giả nhận định, đây có thể là khâu yếu nhất của nông

nghiệp và nông thôn Việt Nam trong mục tiêu hướng đến PTBV); khẳng định nông

nghiệp và nông thôn Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức, đe dọa sự phát

triển bền vững do nhiều nguyên nhân và đưa ra giải pháp để nông nghiệp Việt Nam

PTBV như: nhận thức đầy đủ vai trò của nông nghiệp, tăng cường đầu tư cho nông

nghiệp, thay đổi cách làm quy hoạch, khắc phục sản xuất nhỏ, manh mún, đầu tư

thật mạnh cho việc nâng cấp kết cấu hạ tầng ở nông thôn; nâng cao trình độ chuyên

môn, sự hiểu biết về thị trường thế giới cho người lao động; nâng cao ý thức của

người nông dân trong việc BVMT.

Bài viết: "Tăng trưởng kinh tế và sự phát triển bền vững nông nghiệp và

nông thôn" của Vũ Trọng Hồng [33, tr.12-14], đã nhấn mạnh đến đặc thù của nền

nông nghiệp Việt Nam; bàn về sự phát triển bền vững NN, NT; trong đó, tác giả đã

nhấn mạnh đến vai trò của nông nghiệp là đảm bảo bền vững môi trường, nhà nước

cần có luật riêng để giải quyết hài hòa giữa phát triển nông nghiệp và BVMT.

24

Bài viết: "Phát triển bền vững môi trường NN, NT trong quá trình hội nhập"

của Lê Văn Khoa và Nguyễn Đình Đáp [42, tr.15-17], đã nêu tác động của quá trình

hội nhập đối với các vần đề môi trường trong NN, NT ở 2 mặt tích cực và tiêu cực,

từ đó, đưa ra các giải pháp để hướng tới nền nông nghiệp và nông thôn bền vững.

Bài viết: "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và BVMT trong phát triển bền vững

ở nước ta hiện nay" của Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Thị M ỹ Trang [73, tr. 27-30] đã

nghiên cứu về tác động của CNH, HĐH đến môi trường và khẳng định nếu không

quan tâm ngay từ đầu đến BVMT thì tăng trưởng kinh tế không thể có tốc độ cao và

chỉ có thể thực hiện trong thời gian không lâu, khó thực hiện PTBV; tác giả đã đặt

vấn đề trong việc giải quyết một cách thỏa đáng giữa CNH, HĐH và BVM T chỉ có

thể thực hiện khi giải quyết một cách đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế và

lợi ích môi trường để đưa ra giải pháp để giải quyết một cách hài hòa mối quan hệ

giữa CNH, HĐH và BVMT trong PTBV ở nước ta.

Bài viết: "Bảo vệ TN&MT, góp phần phát triển bền vững ở Việt Nam" của

Doãn Công Khánh [41, tr.26-29] đã phân tích thực trạng PTBV ở Việt Nam, nhìn từ

góc độ bảo vệ TN&M T, từ đó, đưa ra một số giải pháp bảo vệ TN&MT nhằm

PTBV ở Việt Nam và giảm thiểu tác động, ảnh hưởng xấu của tăng trưởng kinh tế

tới môi trường.

Bài viết: "Phát triển nông nghiệp sạch - Hướng đi mới trong xây dựng nông

thôn mới" của Huy Tuấn [106, tr.20-24], đã phân tích đặc thù của ngành nông

nghiệp là sử dụng tuyệt đại bộ phận tài nguyên quốc gia và sử dụng các biện pháp

canh tác có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến việc bảo vệ và tái tạo môi trường

sống của con người nhưng thời gian qua, mặc dù nông nghiệp có phát triển nhưng

chưa "sạch". Từ đó, tác giả phân tích các cách thức sản xuất hướng đến nền nông

nghiệp sạch và góp phần xây dựng nông thôn mới.

Bài viết: "Nông nghiệp Việt Nam hướng tới phát triển bền vững" của Đỗ

Kim Chung và Kim Thị Dung [22], nêu lên những thành tựu và thách thức trong

phát triển nông nghiệp, trong đó, nhấn mạnh đến tăng trưởng nông nghiệp của Việt

Nam thời gian qua chủ yếu dựa trên thâm dụng TNTN; BĐKH đã và đang diễn ra,

ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp nước ta; đưa ra định hướng phát triển nông nghiệp

25

bền vững với chú trọng việc quán triệt tư duy nền kinh tế xanh trong phát triển nông

nghiệp cùng với thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh trong nông nghiệp.

Bài viết: "Bảo vệ m ôi trường ở nông thôn Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa'' của Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch hội bảo vệ thiên

nhiên và môi trường Việt Nam [72, tr.245-274] đã khẳng định BVMT nông thôn là

nhiệm vụ quan trọng; bên cạnh nêu những thành công bước đầu trong BVMT nông

thôn, tác giả cũng nêu thách thức chính đối với việc BVMT nông thôn Việt Nam hiện

nay, trong đó, nhấn mạnh hiện trạng môi trường nông thôn xuống cấp với việc sử

dụng phân bón không đúng cách, đúng liều gây ô nhiễm môi trường, việc tồn đọng

thuốc BVTV trong rau, củ và thuốc BVTV nhập lậu, ô nhiễm làng nghề,…; chỉ ra

nhận thức của cộng đồng nông thôn về môi trường còn thấp, còn bất cập về tổ chức

và đội ngũ quản lý môi trường nông thôn, các quy định pháp luật BVM T nông thôn

còn thiếu; từ đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm trong BVM T nông thôn.

1.3. MỘT SỐ NHẬN XÉT RÚT RA TỪ NHỮNG C ÔNG TRÌNH NGHIÊN

CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO HƯỚNG

NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

1.3.1. Một số nhận xét rút ra từ những công trình nghiên cứu liên quan

đến đề tài

Là một đất nước nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo, nên chủ đề NN, NT và

phát triển KTNT ở Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền,

các bộ, ban, ngành, nhiều nhà khoa học và nhiều cơ sở nghiên cứu trong và ngoài

nước. Đồng thời, BĐKH cùng với ô nhiễm môi trường đang là thách thức lớn mang

tính toàn cầu nên các vấn đề về BVMT, phát triển bền vững cũng được bàn luận ở

nhiều khía cạnh khác nhau. Những kết quả nghiên cứu ở các phương diện tiếp cận

khác nhau đã góp phần làm sáng tỏ tương đối toàn diện và có hệ thống những vấn

đề lý luận và thực tiễn về phát triển KTNT và BVMT, tuy nhiên, vẫn còn những

"khoảng trống" nhất định. Cụ thể:

- Trên phương diện lý luận

Các công trình đã có những cố gắng chỉ ra khái niệm, vai trò của NN, NT; có

các công trình nghiên cứu đặc biệt đề cập đến đặc điểm của NN và NT có liên quan

26

đến yếu tố thời tiết, môi trường,…; có các công trình khẳng định NN, NT bền vững

cần phải bảo đảm sự phát triển kinh tế có hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường

được bảo vệ.

Đồng thời, các nghiên cứu khác nhau đã đưa ra quan niệm về môi trường,

nhận thức về BVM T và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Các tác giả đề cập

đến nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường mà một trong các nguyên nhân đó

có sự ảnh hưởng từ phát triển NN, NT. Cũng có tác giả đã đưa ra nhận thức chung

về quản lý nhà nước về môi trường và một số vấn đề lý luận về hiệu lực quản lý nhà

nước về môi trường.

Bên cạnh đó, nhiều công trình đã quan tâm hệ thống hóa các kinh nghiệm ở

các nước về nâng cao năng suất trong nông nghiệp; phát triển nông nghiệp xanh,

sạch gắn với BVMT; CNH, HĐH NN, NT để làm tiền đề rút ra những kinh nghiệm

thiết thực cho phát triển NT bền vững; CNH, HĐH NN, NT bền vững ở Việt Nam.

Tuy nhiên, chưa có công trình nào đề cập một cách tổng thể các nhân tố ảnh

hưởng trực diện đến phát triển KTNT trong mối quan hệ với BVM T; sự cần thiết phải

đảm bảo mối quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT; cũng như chưa phân tích một

cách khái quát, căn bản thực chất quan hệ giữa phát triển KTNT với BVMT.

- Ở góc độ thực tiễn

Các nghiên cứu đã tiếp cận phân tích, đánh giá thực trạng phát triển NN, NT,

KTNT ở những giác độ tiếp cận khác nhau. Trong mỗi nghiên cứu tùy thuộc đối

tượng, mục tiêu nghiên cứu đã có những đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến những

ảnh hưởng hay tác động của phát triển kinh tế NN, NT đến môi trường và ngược lại,

nhưng cơ bản là tiếp cận một cách đơn lẻ ở từng phương diện hoặc phát triển KTNT

tác động tới BVMT hoặc môi trường có những tác động nhất định đến phát triển

KTNT hoặc quan hệ này được nghiên cứu ở phạm vi chung của quốc gia dưới góc

độ phát triển bền vững.

Từ những phân tích đánh giá thực trạng, các tác giả của các nghiên cứu nêu

trên cũng đã đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm phát triển kinh tế NN, NT trên cơ

sở phù hợp với điều kiện thực tiễn cụ thể tại những thời điểm xác định. Đồng thời,

để phát triển NN, NT gắn với BVMT theo hướng PTBV, nhiều tác giả đã đưa ra

27

nhiều giải pháp, có giải pháp mang tính chung nhất về quản lý nhà nước, xây dựng

kết cấu hạ tầng, dự báo và phòng chống thiên tai, áp dụng công nghệ hiện đại… và

có những giải pháp ở từng khía cạnh như BVM T trong chăn nuôi, sử dụng bền vững

tài nguyên đất,…

Nhưng có thể thấy, chưa có công trình nào nghiên cứu thực trạng mối quan

hệ giữa phát triển KTNT và BVM T với tư cách là đối tượng nghiên cứu trực tiếp để

phân tích sự ảnh hưởng qua lại giữa phát triển KTNT và BVMT ở 2 mặt tích cực và

tiêu cực, nhằm có những nhìn nhận tổng thể về thực tiễn giải quyết mối quan hệ này

tại một địa phương cấp tỉnh, từ đó, tìm ra những giải pháp nhằm giải quyết một cách

hài hòa mối quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT trong bối cảnh CNH, HĐH

đất nước nói chung, CNH, HĐH NN, NT và xây dựng nông thôn mới nói riêng.

1.3.2. Những vấn đề đặt ra cho hướng nghiên cứu tiếp theo

Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đã được công bố

mà tác giả và người hướng dẫn khoa học biết, một mặt, tác giả tiếp tục kế thừa một

cách phù hợp những kết quả của các nghiên cứu đó; đồng thời, tập trung nghiên cứu

vào những "khoảng trống" của vấn đề còn bỏ ngỏ hoăc đề cập một cách chưa toàn

diện trong các nghiên cứu đã công bố và đó sẽ là những hướng nghiên cứu của luận

án, cụ thể là những vấn đề sau:

- Hướng nghiên cứu của luận án trên phương diện lý luận

+ Luận án này tập trung hệ thống hóa và làm rõ sự cần thiết phải giải quyết

hài hòa quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT.

+ Xác định một cách cụ thể thực chất mối quan hệ giữa KTNT và BVM T

dưới góc độ phương pháp luận nghiên cứu của kinh tế chính trị học.

- Hướng nghiên cứu của luận án ở giác độ thực tiễn

+ Phân tích những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của Tỉnh

Đồng Tháp và tập trung nhận diện những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến quan

hệ giữa phát triển KTNT và BVM T ở tỉnh Đồng Tháp.

+ Trên cơ sở những thông tin, số liệu thực tế về thực trạng phát triển KTNT

ở tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010-2015 để đánh giá ảnh hưởng qua lại ở hai mặt tích

cực và tiêu cực giữa phát triển KTNT và BVMT ở tỉnh Đồng Tháp. Từ đó, chỉ ra

28

những vấn đề đặt ra cho Đồng Tháp trong việc giải quyết mối quan hệ giữa phát

triển KTNT và BVMT ở tỉnh Đồng Tháp.

+ Đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết hài

hòa quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT ở tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới.

Nhìn chung, trong thời gian qua đã có các công trình nghiên cứu của các tác

giả và các tổ chức trong và ngoài nước về NN, NT, BVMT và phát triển NN, NT

bền vững ở nhiều góc độ khác nhau; tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu

một cách có hệ thống về quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT ở cấp tỉnh dưới

góc độ kinh tế chính trị học. Đây chính là những gợi mở để nghiên cứu sinh chọn đề

tài luận án nghiên cứu mà không trùng với công trình khoa học và luận án nào đã

công bố.

29

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUAN HỆ GIỮA

PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUAN HỆ GIỮA PHÁT

TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔ N VÀ BẢO VỆ MÔ I TRƯỜ NG

2.1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến quan hệ giữa phát triển

kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường

2.1.1.1. Kinh tế nông thôn và phát triển kinh tế nông thôn

Có nhiều cách hiểu khác nhau về nông thôn, các cách hiểu này thường thay

đổi theo thời gian để phù hợp hơn trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, ở từng giai

đoạn phát triển nhất định của mỗi quốc gia.

Từ lâu, nông thôn được hiểu là một khu vực mà ở đó các cộng đồng chủ yếu

là nông dân sinh sống và làm việc, nơi đất rộng, người thưa và sản xuất phụ thuộc

vào thiên nhiên nhưng chứa đựng nhiều truyền thống tốt đẹp và phong tục tập quán

mang đậm bản sắc thôn làng.

Nông thôn có thể hiểu ngắn gọn hơn, đó là một địa bàn, lãnh thổ mà ở đó là

nơi sinh tồn của người nông dân và sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, gắn

liền với diện tích đất đai rộng lớn.

Nông thôn còn được hiểu theo cách phân biệt với đô thị, bởi trình độ phát

triển kinh tế-xã hội ở nông thôn thường thấp kém hơn. Điều này thể hiện rõ trong cơ

cấu xã hội và trong lối sống của cư dân nông thôn. Ở nông thôn, hoạt động lao động

kém đa dạng, tính thuần nhất về xã hội và về nghề nghiệp cao hơn so với đô thị.

Nông thôn và đô thị hợp lại thành chỉnh thể xã hội và lãnh thổ (không gian) của cơ

cấu xã hội.

Như vậy, nông thôn được nhận thức là một hệ thống xã hội, một cộng đồng

nhỏ với những đặc trưng riêng biệt, trong đó cũng có đầy đủ các yếu tố kinh tế,

chính trị, văn hóa, xã hội,... có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nông thôn có những

đặc trưng cơ bản sau:

- Về giai cấp và tầng lớp xã hội: Nông thôn có đặc trưng chủ yếu là nông

30

dân, ngoài ra, ở từng xã hội còn có các giai cấp, tầng lớp như địa chủ, phú nông,

nhóm thợ thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ, v.v...;

- Về lĩnh vực sản xuất: Đặc trưng rõ nét nhất của nông thôn là sản xuất nông

nghiệp, ngoài ra, còn có thể kể đến cấu trúc phi nông nghiệp bao gồm: dịch vụ, tiểu

thủ công nghiệp. Đây là những lĩnh vực có vai trò rất lớn đối với lĩnh vực sản xuất

nông nghiệp;

- Về lối sống, văn hóa cộng đồng: Nông thôn thường rất đặc trưng với lối

sống văn hóa của cộng đồng làng xã.

Ở Việt Nam, có quan niệm, nông thôn là một xã hội, là môi trường sống của

người nông dân, nơi diễn ra các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội với nhiều nét đặc

thù và nói gọn lại: đó không phải là đô thị (về không gian sống, về cấu trúc và tổ

chức xã hội, về quan hệ con người và sinh kế) nhưng cũng không hoàn toàn đối lập

với đô thị (nhất là về văn hóa) [65, tr.52].

Chúng ta có thể thống nhất khái niệm nông thôn theo quy định tại Thông tư

số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ NN&PTNT, cụ thể: "Nông thôn

là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được

quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã".

Kinh tế nông thôn là một phức hợp những nhân tố cấu thành của lực

lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nông - lâm - ngư nghiệp, cùng

với các ngành thủ công nghiệp truyền thống, các ngành tiểu - thủ công

nghiệp, công nghiệp chế biến và phục vụ nông nghiệp, các ngành thương

nghiệp và dịch vụ...tất cả có quan hệ hữu cơ với nhau trong kinh tế vùng,

lãnh thổ và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân [36, tr. 475].

Từ đó, có thể thấy, KTNT là một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa

bàn nông thôn. KTNT vừa mang những đặc trưng chung của nền kinh tế về lực

lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về cơ chế kinh tế... vừa có những đặc điểm

riêng gắn liền với đặc thù khu vực NN, NT. Kinh tế nông thôn chủ yếu dựa trên cơ

sở nông nghiệp để phát triển nhưng là một sự phát triển tổng hợp, đa ngành nghề

với những biến đổi quan trọng trong phân công lao động xã hội ngay tại khu vực

nông thôn, do đó, tạo ra những lực lượng sản xuất mới mà nền nông nghiệp truyền

31

thống trước đây chưa từng biết đến. Kinh tế nông thôn trước hết có nông nghiệp và

có công nghiệp gắn với nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến; ngoài ra, còn

có các loại hình dịch vụ như: khoa học công nghệ (KHCN), tín dụng, tư vấn, thương

nghiệp,… cùng với hạ tầng cơ sở nông thôn sẽ là những bộ phận hợp thành quan

trọng. Sự phát triển mạnh mẽ và hợp lý của các bộ phận này sẽ biểu hiện trình độ

phát triển của KTNT.

Phát triển kinh tế là làm tăng lên về quy mô sản xuất, tăng thêm giá trị sản

lượng của cải vật chất, dịch vụ. Đồng thời, phát triển kinh tế phải là sự biến đổi tích

cực về cơ cấu kinh tế, tạo một cơ cấu kinh tế hợp lý có khả năng khai thác nguồn

lực trong nước và ngoài nước và sự tác động của tăng trưởng kinh tế làm thay đổi

cơ cấu xã hội, cải thiện đời sống dân cư, giảm bớt đói nghèo, rút ngắn khoảng cách

giữa các tầng lớp dân cư, bảo đảm công bằng xã hội.

Vì thế, theo quan niệm của luận án, phát triển KTNT là một quá trình phát

triển về mọi mặt của nền kinh tế ở nông thôn bao gồm sự tăng tiến về số lượng các

hàng hóa và dịch vụ, sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội và đảm bảo cho người dân

ở nông thôn có cuộc sống tốt đẹp, thịnh vượng hơn.

Theo đó, nội dung chủ yếu của phát triển KTNT được thể hiện như sau:

Thứ nhất, phát triển KTNT cả về quy mô và sản lượng. Quy mô và sản lượng

KTNT về tổng thể là quy mô và sản lượng của nông nghiệp nông thôn, công nghiệp

nông thôn và dịch vụ nông thôn.

Thứ hai, phát triển KTNT là quá trình chuyển dịch cơ cấu KTNT theo hướng

phù hợp và hiệu quả.

Chuyển dịch cơ cấu KTNT là một nội dung yêu cầu đặc biệt quan trọng

trong quá trình phát triển KTNT bởi vì cơ cấu KTNT hợp lý chính là điều kiện để

phát huy tiềm năng trong quá trình khai thác các nguồn lực ở nông thôn.

Chuyển dịch cơ cấu KTNT theo hướng phù hợp và hiệu quả không chỉ đơn

thuần là thay đổi vị trí các ngành kinh tế ở nông thôn mà quan trọng hơn là sự thay

đổi cả về lượng và chất trong nội bộ cơ cấu ngành (nông nghiệp - công nghiệp -

dịch vụ). Việc chuyển dịch cơ cấu phải dựa trên một cơ cấu hiện có, từ đó cải tạo cơ

cấu cũ, chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện, phù hợp với sự

32

phát triển của KHCN và lực lượng sản xuất. Đồng thời, cơ cấu KTNT phải chuyển

dịch theo hướng đa dạng hoá và định hướng theo thị trường.

Thứ ba, phát triển KTNT nhằm cải thiện mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội

nông thôn ngày càng hiện đại gắn với BVMT.

Phát triển KTNT phải dựa trên cơ sở nâng cao mức sống của người dân trên cả

khía cạnh kinh tế, xã hội lẫn môi trường. Con người phải được đặt ở vị trí trung tâm

và được hưởng lợi trước tiên từ những thành quả của quá trình phát triển KTNT.

2.1.1.2. Môi trường và bảo vệ môi trường

Môi trường là một phạm trù rộng, được định nghĩa theo nhiều cách khác

nhau, nên cho đến hiện nay chưa có một quan niệm thống nhất về phạm trù này.

Chẳng hạn, theo tác giả S.V. Kalesnik môi trường được quan niệm như sau:

"M ôi trường (môi trường địa lý) chỉ là một bộ phận của trái đất bao quanh con

người, mà ở một thời điểm nhất định xã hội loài người có quan hệ một cách gần gũi

nhất với đời sống và hoạt động sản xuất của con người" [74, tr.209-210].

Theo tuyên ngôn của UNESCO năm 1981: Môi trường là toàn bộ các hệ

thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con

người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các TNTN hoặc nhân tạo

nhằm thoả mãn các nhu cầu của con người.

Theo báo cáo môi trường toàn cầu năm 2001: M ôi trường là những vật thể vật

lý và sinh học bao quanh loài người. Giữa loài người và môi trường có mối quan hệ

chặt chẽ đến mức mà sự phân biệt giữa cá thể con người với môi trường bị xoá nhoà.

Cũng có những tác giả đưa ra định nghĩa ngắn gọn hơn, chẳng hạn như

R.G.Sharme (1988) đưa ra một định nghĩa: Môi trường là tất cả những gì bao quanh

con người.

Theo khoản 1, Điều 3, Luật BVMT của Việt Nam: "Môi trường là hệ thống

các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển

của con người và sinh vật".

Để có môi trường sinh tồn tốt, con người cần BVM T. "Hoạt động bảo vệ môi

trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường;

ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi

33

trường; khai thác, sử dụng hợp lý TNTN nhằm giữ môi trường trong lành" - Theo

khoản 3, Điều 3 Luật BVM T.

Qua khái lược các quan niệm khác nhau về phạm trù môi trường, luận án

đồng quan điểm với Luật BVMT. Tuy nhiên, dưới góc độ nghiên cứu của luận án

trong quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT, luận án chỉ nhìn nhận về môi

trường dưới phương diện là môi trường sinh thái bao gồm các nhân tố thiên nhiên

như vật lý, hoá học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng chịu

sự tác động của con người; Đó là, ánh sáng mặt trời, núi, sông, biển, không khí,

động, thực vật, đất, nước...

Bảo vệ môi trường phải được thực hiện dưới nhiều cấp độ khác nhau. Ở cấp

độ cá nhân, môi trường ảnh hưởng đến bất cứ con người nào. Mỗi cá nhân có thể có

những hành vi thân thiện với môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Do đó, BVM T phải được coi là công việc thường xuyên của mỗi cá nhân. Ở cấp độ

cộng đồng, dù tồn tại dưới hình thức nào, gắn kết với nhau bằng yếu tố nào, các

cộng đồng đều phải có trách nhiệm BVM T. Ở cấp độ địa phương được hiểu là trách

nhiệm BVMT của các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội và toàn thể dân cư được

phân bổ theo địa giới hành chính là cấp xã, huyện, tỉnh. Vì thế, dưới góc độ nghiên

cứu của luận án, BVMT là những hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp của con người,

từ từng cá nhân đơn lẻ đến các tổ chức, tập thể và cộng đồng, nhằm khai thác nguồn

tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý; ứng phó với biến đổi khí hậu và giữ gìn

môi trường sinh thái sạch và trong lành; duy trì cân bằng sinh thái trên cơ sở sản

xuất sạch, áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường vì sự phát triển bền vững.

Trong Điều 4, Luật BVMT đã đưa ra các nguyên tắc BVM T:

1. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ

chức, hộ gia đình và cá nhân.

2. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã

hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng

sinh học, ứng phó với BĐKH để bảo đảm quyền mọi người được sống

trong môi trường trong lành.

3. Bảo vệ môi trường phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên,

giảm thiểu chất thải.

34

4. Bảo vệ môi trường quốc gia gắn liền với BVMT khu vực và toàn cầu;

BVM T bảo đảm không phương hại chủ quyền, an ninh quốc gia.

5. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn

hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

6. Hoạt động BVM T phải được tiến hành thường xuyên và ưu tiên phòng

ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường.

7. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng thành phần môi trường, được

hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho BVMT.

8. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi

trường phải khắc phục, bồi thường thiệt hại và trách nhiệm khác theo quy

định của pháp luật [68, tr.3].

Ngày nay, các hoạt động kinh tế-xã hội diễn ra trên quy mô rộng lớn với lực

lượng sản xuất phát triển trong phạm vi toàn cầu đã đưa đến những biến đổi lớn về

môi trường sống. Toàn bộ các hoạt động kinh tế-xã hội này dựa vào khai thác

TNTN để tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người, làm cho cuộc sống

tốt đẹp hơn, phong phú hơn cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, chính sự khai

thác đó đã làm cho tài nguyên suy giảm, cạn kiệt; đồng thời, chất thải sinh hoạt và

công nghiệp do con người tạo ra đã tác động xấu đến môi trường sinh thái. Sự vận

động kinh tế - xã hội nêu trên đã và đang tạo nhiều phương diện tác động đến môi

trường, xong xét tổng thể, có thể khái quát một số nhân tố cơ bản tác động đến

BVMT như sau:

Một, gia tăng dân số và nhận thức của con người về BVMT còn hạn chế.

Hai, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hóa nhanh chóng tạo nên những tác

động nhiều mặt đến BVMT.

Ba, quy hoạch và sử dụng bất hợp lý các nguồn tài nguyên nhất là tài nguyên

đất, tài nguyên nước và lạm dụng các sản phẩm hóa chất... đã và đang ảnh hưởng

nghiêm trọng đến BVM T.

Bốn, các điều kiện đảm bảo cho xử lý chất thải bị hạn chế làm cho môi

trường không được bảo vệ.

2.1.2. Quan hệ giữa phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường

Quan hệ nói lên sự phụ thuộc lẫn nhau của các yếu tố trong một hệ thống nhất

35

định. Vì thế, dưới góc độ nghiên cứu của luận án, quan hệ giữa phát triển KTNT và

BVMT là mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau giữa phát triển KTNT và

BVMT trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực, không thể bỏ qua hay hy sinh mặt này mà

chỉ chú trọng đến mặt kia nhằm hướng đến phát triển kinh tế nông thôn bền vững.

Kinh tế nông thôn và BVM T đều có vai trò nhất định trong phát triển kinh tế

- xã hội và luôn có ảnh hưởng qua lại hai chiều ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực.

Một mặt, KTNT phát triển sẽ tạo cơ sở vật chất cho sự phát triển kinh tế, xã hội và

BVMT ở nông thôn; đồng thời, phát triển NN, NT bền vững sẽ gắn với BVM T.

Trong phát triển, KTNT cũng đã ảnh hưởng đến công tác BVM T, có khi góp phần

BVMT nhưng cũng có khi gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, khu vực NN, NT là

khu vực phải chịu tác động từ yếu tố BVMT. Khi môi trường được bảo vệ hay bị ô

nhiễm cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế nói chung và K TNT nói

riêng. Bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển KTNT, nếu môi trường được

bảo vệ tốt sẽ thúc đẩy KTNT ngày càng phát triển, nếu môi trường bị ô nhiễm sẽ

kìm hãm quá trình phát triển KTNT. Vì thế, KTNT và BVM T luôn có mối quan hệ

phụ thuộc nhau.

Kinh tế nông thôn có liên quan trực tiếp tới các điều kiện tài nguyên, môi

trường và BVMT. Trong quá trình sản xuất và đời sống, nông dân xả các chất thải

vào môi trường. Đồng thời với quá trình đó, môi trường không ngừng phân huỷ,

trung hoà các chất thải dưới tác động của các vi sinh vật và các yếu tố khác. Khi

lượng chất thải lớn hơn khả năng hấp thụ của môi trường, thì chất lượng môi trường

sẽ giảm, môi trường sẽ có thể bị ô nhiễm. Mặc dù, trong thời đại mới có nhiều phát

minh, sáng chế, ứng dụng các thành tựu KHCN tiên tiến trong sản xuất, song chưa

bao giờ và không bao giờ đạt được hiệu suất 100%. Chính phế thải sinh hoạt và phế

thải sản xuất là tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường.

Bảo vệ môi trường cũng có vai trò nhất định trong phát triển KTNT. Khi môi

trường được bảo vệ sẽ là một trong những điều kiện để thúc đẩy KTNT phát triển.

BVMT là bảo vệ không gian sinh tồn con người nói chung, nông dân nói riêng;

BVMT là bảo vệ nơi chứa đựng và cung cấp các nguồn tài nguyên, làm thành các

nguồn lực cần thiết cho quá trình phát triển KTNT. BVM T để hạn chế tác động của

36

các chất phế thải do sản xuất nông nghiệp, công nghiệp nông thôn tạo ra. M ôi

trường có vai trò vô cùng quan trọng; vì vậy, cần phải tạo ra sự hoà hợp với môi

trường trong quá trình sản xuất và sinh tồn của con người. Nếu không có sự phù

hợp, thì có nghĩa là con người đang tự huỷ diệt mình. Do vậy, con người cần giữ gìn

và bảo vệ, cải thiện môi trường. Nếu làm được như vậy, chính là con người đang

bảo vệ, cải thiện cuộc sống của chính mình.

Mặt khác, khu vực NN, NT là khu vực có trình độ dân trí thấp; trình độ khoa

học-kỹ thuật còn lạc hậu; nhận thức của nông dân còn hạn chế nên đã ảnh hưởng

đến quá trình BVMT. Đó là, sự ô nhiễm của nguồn nước, sự suy thoái của đất nông

nghiệp do lạm dụng hoá chất; diện tích rừng giảm do chặt phá để lấy đất trồng cây

công nghiệp, sự cạn kiệt của các nguồn lợi thuỷ sản do khai thác quá mức với

những phương tiện đánh bắt mang tính huỷ diệt,... Hậu quả của những vấn đề trên

đang tác động trực tiếp tới toàn bộ khu vực NN, NT: diện tích đất hoang hoá, rừng

trọc ngày càng tăng, sản lượng đánh bắt thuỷ hải sản gần bờ có xu hướng giảm,...

Chính vì vậy, trong quan hệ phát triển KTNT và BVMT sinh thái cần thiết

phải được giải quyết hài hòa nhằm phát huy các mặt tích cực và giảm thiểu các mặt

tiêu cực nhằm hướng đến PTBV. Bảo vệ tài nguyên môi trường chính là bảo vệ sự

phát triển bền vững NN, NT. Trong các nguồn lực sản xuất chỉ có duy nhất KHCN

là có vai trò vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa có khả năng khắc phục những tác

hại do phát triển KTNT tác động đến môi trường, bảo đảm phát triển NN, NT một

cách bền vững. Do vậy, để vừa phát triển KTNT vừa bảo vệ được môi trường thì

cần phải lấy ứng dụng KHCN làm động lực và nền tảng. Trong quá trình phát triển

KTNT cần tích cực nghiên cứu những ứng dụng KHCN sản xuất không gây hại đến

môi trường; khai thác một cách hợp lý, sử dụng tiết kiệm TNTN hữu hạn, không thể

tái tạo được; Đồng thời, cũng cần đầu tư nghiên cứu ứng dụng công nghệ sạch vào

quá trình chế biến, kiểm soát chất thải, sử dụng phân hoá học trong quá trình phát

triển nông nghiệp.

2.1.3. Sự cần thiết phải giải quyết hài hòa quan hệ giữa phát triển kinh

tế nông thôn và bảo vệ môi trường

Quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT là quan hệ qua lại, tác động tương

37

hỗ. Theo đó, cùng với sự phát triển của con người thì tác động của phát triển kinh tế

nói chung, phát triển KTNT nói riêng đến môi trường ngày càng mạnh mẽ, làm cho

môi trường chịu nhiều tổn thất và có những phản ứng trở lại làm giảm quá trình

phát triển KTNT, gây nên nhiều hậu quả mà chính con người phải gánh chịu. Vì

thế, để góp phần phát triển KTNT một cách hiệu quả và bền vững cần giải quyết tốt

quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT. Có thể thấy sự cần thiết này trên các

phương diện sau:

Thứ nhất, giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ

môi trường là nhằm đảm bảo hài hòa quan hệ giữa con người với tự nhiên trong

phát triển kinh tế, xã hội.

Con người với bản chất tự nhiên của mình là một sinh thể, là một sản phẩm

nội tại của tự nhiên, được sinh ra, tồn tại và phát triển trong giới tự nhiên, hay môi

trường tự nhiên. Bởi vậy với tính cách là một sinh thể của tự nhiên, nếu tách ra khỏi

môi trường tự nhiên, sự sống con người sẽ chấm dứt, con người sẽ chết. Điều này,

hàm nghĩa, tự nhiên là một nền tảng của sự sống con người, do vậy nói đến phát

triển kinh tế, xã hội, thì trước hết phải nói đến việc duy trì BVM T tự nhiên, tức

BVMT sống, xét cho cùng là bảo vệ chính ngay sự sống của con người.

Trong sự tồn tại của mình, con người dần tách khỏi giới tự nhiên và xác lập

nên xã hội. Sự phát triển của xã hội đã dần tạo lập thành một hệ thống với các quy

luật vận động thích ứng của mình. Trong hệ thống này con người là hạt nhân, là tế

bào của xã hội, bởi vậy sự phát triển của con người là trên nền tảng phát triển của xã

hội, và sự phát triển của xã hội là nhằm vào phát triển con người. Như vậy, con

người tồn tại và phát triển chịu sự chi phối của hai hệ thống: H ệ thống tự nhiên và

hệ thống xã hội; nếu tách khỏi môi trường tự nhiên, con người sinh thể sẽ chết; nếu

tách khỏi xã hội, con người xã hội cũng sẽ chết. Nói khác đi, phát triển xã hội là

trên cơ sở duy trì môi trường sống của con người, do đó, phát triển xã hội là phải

hòa hợp với môi trường tự nhiên, thích hợp với tự nhiên.

Đồng thời, con người bước vào lịch sử của mình với những lợi ích và theo

đuổi những lợi ích, đó là lợi ích kinh tế, là lợi ích xã hội. Sự phát triển của kinh tế,

xã hội chính là nhằm gia tăng lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội. Nhưng xét đến cùng,

38

trong tổng thể những lợi ích của con người không có lợi ích kinh tế, xã hội nào lớn

hơn lợi ích được hưởng dụng những giá trị từ môi trường sống hay môi trường sinh

tồn. Điều này hàm nghĩa, mọi sự phát triển kinh tế, xã hội trước hết và cơ bản đều

được đặt dưới lợi ích sinh tồn, lợi ích sống, lợi ích môi trường. Bởi vậy, mọi sự vi

phạm quy luật tự nhiên, làm tổn thương đến môi trường, hủy hoại nền tảng sống của

con người, thì dù các lợi ích kinh tế, xã hội lớn tới đâu, rốt cuộc đều sẽ sụp đổ và do

đó, đều trở nên vô nghĩa.

Thứ hai, giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ

môi trường là nhằm thực hiện định hướng chiến lược phát triển bền vững.

Vấn đề phát triển bền vững đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu

của toàn nhân loại. Trên nhiều diễn đàn và văn kiện của cộng đồng quốc tế cũng

như trong các chính sách, chương trình hành động của các quốc gia đều đề cập đến

phát triển bền vững. Bởi, các nước có tăng trưởng kinh tế nhưng lại không cùng

nhịp với tiến bộ và phát triển xã hội và đôi khi ngược chiều với phát triển xã hội.

Tăng trưởng kinh tế nhưng không có tiến bộ và công bằng xã hội; tăng trưởng kinh

tế theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa, dẫn tới làm méo mó nông thôn; tăng

trưởng kinh tế nhưng thu nhập của người lao động không tăng; tăng trưởng kinh tế

nhưng văn hóa, đạo đức bị suy đồi; tăng trưởng kinh tế lại làm dãn cách hơn sự

phân hóa giàu nghèo trong xã hội, dẫn tới sự bất ổn trong xã hội và điều này đã trở

thành một trong những vấn đề nóng bỏng ở nhiều quốc gia. Mặt khác, kinh tế càng

tăng trưởng thì tình trạng khan hiếm các loại nguyên liệu, năng lượng do sự cạn kiệt

các nguồn tài nguyên không tái tạo được ngày càng tăng thêm, môi trường thiên

nhiên càng bị hủy hoại, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, dẫn tới sự trả thù của thiên

nhiên gây ra những thiên tai vô cùng thảm khốc. Vậy nên, hơn bao giờ hết, xu

hướng phát triển bền vững để có sự điều tiết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với

bảo đảm bình ổn xã hội và BVMT đang trở thành yêu cầu bức thiết đối với toàn thế

giới. Đồng thời, để phát triển bền vững thì một trong những vấn đề cần giải quyết là

phải phát triển hài hòa giữa kinh tế và môi trường.

Thứ ba, đặc thù của khu vực nông nghiệp, nông thôn có liên quan trực tiếp đến

môi trường nên phát triển kinh tế nông thôn cần đặt trong quan hệ với bảo vệ môi trường

39

Nông nghiệp, nông thôn là khu vực có liên quan trực tiếp tới các điều kiện tài

nguyên môi trường. Cụ thể, quá trình sản xuất nông nghiệp liên quan trực tiếp tới

các nguồn tài nguyên như đất, nước, rừng, thuỷ hải sản,... Ngay từ đầu với nền nông

nghiệp gắn liền với săn bắt, đánh cá, hái lượm,... đã gắn liền với tài nguyên, môi

trường. Khi phát triển lên nền nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi với các giống

cây, con ban đầu cũng từ các loài hoang dại trong tự nhiên và dần được con người

chăm sóc, chọn lọc, thuần dưỡng; Khi nông nghiệp dần phát triển, những thành tựu

khoa học kỹ thuật dần áp dụng như: chọn lọc các giống mới, phân bón hóa học,

thuốc bảo vệ thực vật, chăn nuôi trong trang trại,... Cho đến hiện nay, nông nghiệp,

nông thôn vẫn gắn liền với môi trường đất, nước, không khí ánh sáng,... vì với

những thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại, những cách thức sản xuất khác

nhau càng gắn sản xuất nông nghiệp với môi trường tự nhiên. Điển hình, nông

nghiệp hữu cơ với những thành tựu lấy phụ phẩm nông nghiệp và chất thải chăn

nuôi của các sinh vật làm phân bón thay cho phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực

vật; nông nghiệp sinh thái vận dụng nguyên lý, mối quan hệ tương sinh, tương khắc

giữa các loài thực vật trong hệ thống sinh thái để tận dụng tối đa nhiệt độ, ánh sáng

và tiết kiệm nước;...

Vì thế, nếu môi trường không được bảo vệ thì những tầng đất phía trên sẽ

mất dần và rất lâu sau mới có thể hình thành lại được; đất, nước, không khí bị ô

nhiễm, rừng bị tàn phá làm độ mặn của đất tăng cao; hệ sinh thái bị tổn hại sẽ mất

cân bằng, các loài thực vật và vật nuôi mất đi tính đa dạng di truyền gây khó khăn

cho thế hệ sau trong quá trình duy trì sự phát triển nói chung và phát triển nông

nghiệp, nông thôn nói riêng. Do đó, cần thiết phải đặt phát triển kinh tế nông thôn

trong quan hệ với bảo vệ môi trường để duy trì sự phát triển hiệu quả cả cho hiện tại

và tương lai.

2.2. THỰC C HẤT VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞ NG ĐẾN QUAN HỆ GIỮA

PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔ N VÀ BẢO VỆ MÔ I TRƯỜNG

2.2.1. Thực chất mối quan hệ giữa phát triển kinh tế nông thôn và bảo

vệ môi trường

2.2.1.1. Ảnh hưởng của phát triển kinh tế nông thôn đến bảo vệ môi trường

Phát triển KTNT ảnh hưởng đến BVMT ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực.

40

Nếu KTNT được PTBV sẽ góp phần BVM T, ngược lại, sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt

động BVMT.

* Ảnh hưởng tích cực

Trong qua trình phát triển KTNT, xét ở góc độ tổng thể, khi KTNT phát triển

sẽ góp phần đầu tư cho BVM T và tạo điều kiện BVMT một cách bền vững. Xét ở

một số góc độ cụ thể, nếu trong phát triển KTNT, các cách thức sản xuất được sử

dụng theo hướng thân thiện với môi trường; những thành tựu công nghệ hiện đại

được ứng dụng theo hướng xanh, sạch thì sẽ góp phần BVMT.

- Kinh tế nông thôn phát triển tạo nguồn lực và điều kiện thực hiện các yêu

cầu bảo vệ môi trường

Theo Luật BVM T, có thể thấy các nguồn lực cơ bản BVMT gồm: nguồn tài

chính (ngân sách nhà nước, phí BVM T, quỹ BVM T,...), KHCN, nguồn nhân lực,...

Khi kinh tế nói chung, KTNT nói riêng phát triển sẽ góp phần tạo ra các nguồn lực

cần thiết BVMT. Khi KTNT phát triển sẽ có những đóng góp vào ngân sách nhà

nước để đầu tư cho công tác BVM T; sẽ góp phần nghiên cứu và ứng dụng công

nghệ thân thiện với môi trường, ứng dụng công nghệ xử lý chất thải nhằm giảm

thiểu ô nhiễm, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, người dân sống ở nông thôn

sẽ là nguồn lực chủ yếu thực hiện công tác BVMT. Đây sẽ là những nguồn lực và

đồng thời là điều kiện để thực hiện các yêu cầu BVMT. Mặt khác, khi KTNT phát

triển, việc đầu tư bảo vệ và tái tạo rừng cũng được quan tâm đúng mức.

Khi KTNT phát triển thì việc đầu tư cho công tác BVMT càng lớn. Phát triển

KTNT hiện vẫn được coi là vấn đề then chốt, quyết định sự thành công của quá

trình phát triển kinh tế-xã hội của nhiều quốc gia. Đặc biệt với Việt Nam, một nước

có nền sản xuất nông nghiệp làm nền tảng, sự đóng góp của NN, NT vào sự phát

triển chung càng to lớn. Thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn khẳng định tầm

vóc to lớn và hệ trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chính vì vậy, Đảng ta

luôn đặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vị trí chiến lược quan trọng hàng đầu,

coi đó là cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế-xã hội bền vững. Vì thế, phát triển

KTNT là một quá trình tất yếu nhằm tạo nguồn lực để góp phần phát triển bền vững

kinh tế nói chung và BVM T nói riêng. Đồng thời, với các chủ thể sản xuất chủ yếu

41

trong khu vực KTNT là nông dân và doanh nghiệp, cũng cho thấy, khi KTNT càng

phát triển thì việc đầu tư cho công tác BVMT càng lớn. Nông dân và doanh nghiệp

khi sản xuất gắn được BVMT và đạt được hiệu quả sản xuất cao thì nhận thức về

công tác BVMT ngày càng được nâng lên, khi đó, quá trình tái đầu tư cho KTNT

với những ứng dụng KHCN hiện đại đã gắn với BVMT nên đã góp phần vào công

tác BVMT ngày càng hiệu quả.

Kinh tế nông thôn phát triển sẽ tăng các điều kiện góp phần BVMT bền

vững. Khi KTNT phát triển theo hướng hiệu quả cùng với những chủ trương phát

triển đúng đắn sẽ tạo điều kiện để thực hiện yêu cầu BVMT. Theo Quyết định số

800/QĐ-TTg, ngày 04-6-2010, của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình

Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 cũng đưa ra

mục tiêu xây dựng nông thôn mới với nhiều nội dung cần thực hiện trong đó có nội

dung tiếp tục thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh

môi trường nông thôn; xây dựng các công trình BVM T nông thôn trên địa bàn xã,

thôn theo quy hoạch gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong

thôn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; cải tạo, xây dựng

các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở các công trình công

cộng… (ứng với tiêu chí số 17 về môi trường trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây

dựng nông thôn mới). Việc thực hiện Chương trình M ục tiêu quốc gia về xây dựng

nông thôn mới đó đã thúc đẩy KTNT ngày càng phát triển hơn; đồng thời, công tác

BVMT cũng được quan tâm hơn. Vì thế, với việc phát triển KTNT, xây dựng nông

thôn mới đã tạo điều kiện góp phần BVM T.

Bên cạnh đó, khi KTNT phát triển thì rừng cũng được phát triển. Như chúng

ta đã biết, trái đất là ngôi nhà chung rộng lớn mang trong mình sự phong phú và đa

dạng của các loài cây cối, động vật và các sinh vật khác. Rừng là một trong những

nơi lưu giữ lớn nhất sự đa dạng sinh học ở trên cạn. Rừng có hai chức năng cơ bản:

cung cấp lâm sản cho con người và BVMT, điều hoà nước, khí hậu. Vì thế, khi rừng

phát triển sẽ là điều kiện quan trọng BVMT.

Nếu trong quá trình phát triển KTNT mà làm suy giảm và tàn phá rừng sẽ

ảnh hưởng đến việc BVM T. Trong vài thập kỷ trở lại đây, rừng đã bị tàn phá

42

nghiêm trọng, rừng bị tàn phá sẽ làm mất đi lớp đất che phủ bảo vệ bề mặt đất, gây

ra xói mòn đất làm cho môi trường đất bị suy thoái. Tình trạng đốt phá rừng đã thải

ra nhiều khí độc hại làm thay đổi đáng kể thành phần khí quyển. Tình trạng phá

rừng để canh tác làm rừng bị tàn phá, giảm lượng nước ngầm và gây ra tình trạng

hạn hán, lũ lụt nghiêm trọng. Hơn nữa, mất rừng còn làm tăng lượng khí thải điôxít

cácbon và làm giảm khả năng hấp thụ khí này từ khí quyển gây nên hiện tượng ô

nhiễm môi trường không khí và môi trường nước không được gìn giữ và bảo vệ. Diện

tích rừng trên thế giới cũng ngày càng bị suy giảm mà nguyên nhân chủ yếu của sự

suy giảm diện tích rừng là việc khai thác gỗ vì mục đích thương mại, khai phá rừng

lấy đất làm nông nghiệp do dân số tăng lên. Suy giảm diện tích rừng đã làm giảm

lượng mưa trên toàn cầu cũng như ở các nước vùng xích đạo, làm mất đi lớp đất che

phủ bảo vệ bề mặt đất, gây ra xói mòn đất. Mất rừng làm giảm lượng nước ngầm và

gây ra tình trạng hạn hán, lũ lụt nghiêm trọng. Hơn nữa, mất rừng có làm tăng lượng

khí thải điôxít cácbon và làm giảm khả năng hấp thụ khí này từ khí quyển.

- Kinh tế nông thôn phát triển với các mô hình và cách thức sản xuất thân

thiện với môi trường sẽ tạo tiền đề vững chắc cho bảo vệ môi trường.

Trong KTNT, sản xuất được thực hiện dưới nhiều mô hình và cách thức sản

xuất khác nhau. Có thể kể đến một số hình thức như: mô hình sản xuất hợp tác (hợp

tác xã, trang trại, tổ hợp tác), mô hình sản xuất hộ gia đình, mô hình liên kết sản

xuất,... Hiện nay, mô hình liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp cả quốc doanh

và tư doanh với hợp tác xã, với hộ nông dân đang được khuyến khích và hình thành

rất nhiều. Cụ thể, doanh nghiệp lo đầu tư vốn, cung cấp giống tốt, kỹ thuật, vật tư

cho sản xuất nông nghiệp, tiến hành chế biến và tiêu thụ hầu hết các sản phẩm làm

ra; hộ nông dân góp ruộng và ngày công lao động; sản phẩm làm ra được doanh

nghiệp thu mua chế biến và tiêu thụ. Hiệu quả của liên kết là sản phẩm làm ra có

khối lượng lớn, được chế biến và tiêu thụ với chất lượng cũng được nâng lên. Trên

cơ sở các mô hình và cách thức sản xuất thân thiện với môi trường trong quá trình

phát triển kinh tế nông thôn phát triển sẽ tạo tiền đề vững chắc cho BVMT. Cụ thể:

Trong lĩnh vực trồng trọt nếu phát triển một cách hợp lý theo hướng thâm

canh, hình thành các vùng nông nghiệp sinh thái với sản phẩm sạch, chất lượng cao

43

sẽ góp phần làm tăng độ mầu mỡ của đất đai, giữ gìn và BVMT đất. Trong lĩnh vực

chăn nuôi phát triển với xu hướng tạo điều kiện cung cấp nguồn phân bón hữu cơ

quan trọng cho ngành trồng trọt, bồi dưỡng đất, tăng độ phì nhiêu của đất sẽ giúp

bảo vệ được môi trường đất.

Trong sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi lại có mối quan hệ mật

thiết với nhau. Một mặt, chăn nuôi cung cấp cho trồng trọt nguồn phân bón hữu cơ

dồi dào có tác dụng bồi bổ dinh dưỡng cho đất, góp phần cải tạo đất bạc màu, tái tạo

hệ vi sinh vật và bảo vệ cân bằng sinh thái. Mặt khác, còn cung cấp cho trồng trọt sức

kéo canh tác và vận chuyển. Ngược lại, trồng trọt lại là nguồn cung cấp thức ăn dồi

dào cho chăn nuôi. Chăn nuôi càng phát triển, nguồn phân bón hữu cơ cho trồng trọt

càng nhiều, và do đó nguồn phân bón hữu cơ bồi bổ cho đất càng nhiều, kéo theo đó

độ phì nhiêu của đất ngày càng tăng và môi trường đất được gìn giữ và bảo vệ.

Phát triển ngư nghiệp hợp lý cũng tạo điều kiện để BVM T nước, và hệ sinh

thái. Phát triển ngư nghiệp hợp lý trên cả phương diện khai thác hải sản và chăn

nuôi thủy sản đều có tác động tới BVMT nước và hệ sinh thái. Nếu khai thác hợp lý

sẽ tạo điều kiện cho hệ sinh thái dưới biển phát triển và bảo vệ được nguồn nước

biển trong sạch. Trong chăn nuôi thủy sản nếu biết sử dụng hợp lý công nghệ sinh

học, không lạm dụng quá mức hóa chất sẽ tạo điều kiện BVMT nước cũng như giữ

gìn và bảo vệ được hệ sinh thái. Vì vậy, phát triển ngư nghiệp hợp lý trên cả hai

phương diện khai thác hải sản và chăn nuôi thủy sản một cách khoa học, một mặt sẽ

tạo điều để BVMT nước, giữ gìn và bảo vệ được hệ sinh thái; mặt khác tạo công ăn

việc làm cho người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Phát triển lâm nghiệp lý theo hướng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc sẽ tạo

điều kiện làm tăng độ che phủ bảo vệ bề mặt đất, giúp bảo vệ được nguồn nước

ngầm, tăng khả năng hấp thụ khí thải điôxít và cácbon, do đó ngăn chặn được nạn

lũ, lụt là nguyên nhân chính gây nên tình trạng làm xói mòn đất, rửa trôi đất, làm

trong sạch môi trường không khí. Vì vậy, rừng được che phủ, bảo vệ, phát triển lâm

nghiệp một cách hợp lý, một mặt sẽ bảo vệ được môi trường đất, môi trường nước,

môi trường không khí; mặt khác, sẽ làm tăng trưởng kinh tế lâm nghiệp, góp phần

xóa đói giảm nghèo cho người dân làm lâm nghiệp.

Nông nghiệp, nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển bền

44

vững của môi trường vì sản xuất nông nghiệp gắn trực tiếp với môi trường tự nhiên:

đất đai, rừng, biển, thủy sản. Vì thế, trong quá trình phát triển KTNT cần tìm những

giải pháp thích hợp, những cách thức sản xuất và mô hình mới thân thiện với môi

trường để duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường.

- Kinh tế nông thôn phát triển với những thành tựu khoa học công nghệ hiện

đại được ứng dụng sẽ góp phần bảo vệ môi trường (công nghệ xanh, sạch,...).

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay, một mặt là

hiện đại hóa phương cách sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất thích ứng với

sản xuất mang tính thời vụ. Mặt khác, là quá trình hiện đại hóa kỹ thuật sản xuất

nông nghiệp. Hiện đại hóa phương thức sản xuất nông nghiệp còn là chuyển nông

nghiệp từ sản xuất cá thể phân tán và tách rời sang sản xuất mang tính xã hội quy

mô lớn có sự phân công và hiệp tác. Với điều kiện khoa học và công nghệ hiện nay,

quá trình phát triển KTNT phải dựa vào kỹ thuật hiện đại, sử dụng máy móc có thể

điều chỉnh, kiểm tra, gia công và tự động. Từ đó cho thấy, quá trình ứng dụng

KHCN vào phát triển KTNT là xu thế tất yếu.

Trong phát triển KTNT nếu được ứng dụng những thành tựu KHCN hiện đại

sẽ làm cho năng suất, chất lượng sản xuất tăng lên; chi phí, nhân công giảm xuống;

việc sử dụng kỹ thuật và trang bị tiên tiến, sẽ hướng đến nền nông nghiệp sạch, hiện

đại, môi trường được bảo vệ; đồng thời, những công nghệ mới được ứng dụng sẽ

hướng đến nâng cao sức sống cho cây trồng, vật nuôi và sử dụng hiệu quả cao nhất

nguồn tài nguyên hiện có, góp phần giữ gìn, tái tạo tài nguyên; bên cạnh đó, những

kỹ thuật, máy móc hiện đại được ứng dụng sẽ giảm thiểu các khí thải có hại ra môi

trường. Từ đó, từng bước tác động đến các chủ thể sản xuất thay đổi nhận thức theo

hướng sản xuất gắn với BVMT.

Một số tiến bộ khoa học - công nghệ tiên tiến được tích cực ứng dụng trong

quá trình phát triển KTNT. Một số ứng dụng trong quản lý sản xuất, quản lý dịch

bệnh động vật phát huy hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển và được ứng dụng

rộng rãi ở nhiều lĩnh vực như: áp dụng các quy trình sản xuất "3 giảm, 3 tăng", "1

phải 5 giảm", xây dựng nhà lưới, nhà màng, sử dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm

trong sản xuất, nghiên cứu quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) cho một số

45

loại cây trồng;… Ngoài ra, không chỉ công nghệ sinh học mà cơ giới hóa cũng được

áp dụng rộng rãi vào sản xuất. Tỷ lệ sử dụng máy móc vào các công việc như làm đất,

tưới tiêu, tuốt lúa ngày càng tăng; công nghệ sau thu hoạch, công nghiệp chế biến sản

phẩm nông nghiệp cũng được phát triển mạnh. Nhiều đơn vị chế biến nông sản phẩm

đã sử dụng công nghệ và trang thiết bị hiện đại trong sản xuất; đồng thời, liên kết với

nông dân thực hiện sản xuất "trọn gói", theo quy trình từ nuôi trồng đến chế biến và

xuất khẩu. Kết quả của quá trình đó đã góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH ngành nông

nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, tạo thêm nhiều việc làm và cải thiện đời

sống của người lao động ở nông thôn; đồng thời, đã góp phần BVM T.

Bên cạnh đó, phần lớn KCN mới ở nông thôn, do được đầu tư công nghệ

hiện đại, hệ thống xử lý khí thải đồng bộ trước khi xả thải ra môi trường, nên môi

trường không khí tại các KCN này đã được cải thiện một cách rõ rệt.

* Ảnh hưởng tiêu cực

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, phát triển KTNT cũng ảnh hưởng tiêu

cực đến BVMT. Vì nếu KTNT phát triển nhưng chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế

trước mắt và sử dụng những công nghệ, kỹ thuật lạc hậu sẽ gây ô nhiễm môi trường

nghiêm trọng. Xét trên từng phương diện cụ thể như sau:

- Trong phát triển kinh tế nông thôn nếu chỉ chú trọng lợi ích trước mắt trên

cơ sở duy trì các mô hình sản xuất lạc hậu là cội nguồn của ô nhiễm môi trường.

Trước đây, phát triển nền nông nghiệp theo lối truyền thống trình độ kỹ thuật

thấp kém, phương thức canh tác thủ công và áp dụng phương pháp quảng canh là chủ

yếu, do đó, khai thác đất đai thường bừa bãi, không có tổ chức và thiếu khoa học đã

gây nên hiện tượng đất bạc mầu và phá vỡ sự cân bằng của môi trường sinh thái.

Ngày nay, phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, tăng vụ, nhưng nếu

quá lạm dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp sẽ làm cho môi trường sinh thái

bị ô nhiễm nghiêm trọng và hậu quả của vấn đề ô nhiễm, lạm dụng hoá chất trong

sản xuất nông nghiệp không thể phát hiện ra trong thời gian ngắn nhưng hậu quả mà

nó để lại là rất lâu dài.

Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT ở nước ta, lượng phân bón hoá học sử

dụng trong nông nghiệp, ngày càng tăng cả về số lượng và chủng loại. Việc bón

46

phân hoá học, sử dụng các loại thuốc BVTV không hợp lý cũng làm suy thoái môi

trường đất và gây nhiễm độc các lớp đất đang canh tác. Phân bón rất đa dạng về

chủng loại như phân hoá học, phân hữu cơ, phân vi sinh, phân trung lượng, phân vi

lượng với chất lượng khó kiểm soát.

Theo đánh giá của Cục Quản lý chất thải và cải thiện môi trường - Tổng cục

Môi trường thì ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất BVTV đang là một vấn đề

môi trường hết sức nghiêm trọng. Đây là những hợp chất hữu cơ độc hại đứng đầu

danh sách 12 loại độc chất nguy hiểm, tồn tại rất bền trong môi trường nên rất khó

để phân hủy sinh học; Trong đó, chủ yếu lại là các loại hóa chất thuộc nhóm POPs

như: DDT, 666, Aldrin... Việc xử lý dứt điểm ô nhiễm môi trường do tồn lưu thuốc

BVTV là vấn đề vô cùng phức tạp. Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có một báo

cáo chính thức đánh giá về những hậu quả do tồn lưu thuốc BVTV gây ra đối với

sức khỏe con người và động, thực vật. Vì vậy, người dân và cả chính quyền sở tại ở

ngay tại những điểm ô nhiễm vẫn không nhận thức được hết sự tác động nguy hại

lâu dài của nó. Bởi vậy, tình trạng sống chung với hóa chất độc hại vẫn diễn ra hàng

ngày ở những vùng bị ô nhiễm.

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện

môi trường giai đoạn 2012-2015, Bộ TN&MT cùng các địa phương mới xử lý được

60 điểm tồn lưu hóa chất BVTV bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tổng kinh phí được hỗ

trợ từ ngân sách Trung ương đạt gần 250 tỷ đồng. Khi đánh giá về các điểm ô

nhiễm tồn lưu hóa chất BVTV, một chuyên gia nghiên cứu đã cho rằng việc xử lý

các loại hóa chất BVTV tồn lưu còn lưu trữ ở trong kho tương đối đơn giản; song

việc cải tạo và phục hồi các khu vực bị ô nhiễm lại rất phức tạp và tốn kém. Chẳng

hạn xử lý 1kg hóa chất tồn lưu chỉ cần 2 USD, nhưng phải cần tới 20 USD để xử lý

1kg hóa chất nếu bị rò rỉ vào vùng đất bề mặt; khi 1kg hóa chất bị thấm xuống tầng

đất dưới cần tới 200 USD để xử lý, còn 1 kg hóa chất đã ngấm xuống nguồn nước

ngầm thì sẽ phải sử dụng tới 2.000 USD để xử lý [110].

- Kinh tế nông thôn phát triển với kỹ thuật lạc hậu, không ứng dụng các công

nghệ xử lý chất thải trong sản xuất sẽ ảnh hưởng đến việc BVMT.

Nếu phát triển KTNT với công nghệ lạc hậu và hệ thống xử lý chất thải chưa

47

được quan tâm đầy đủ sẽ không kiểm soát được ô nhiễm môi trường. Do nhận thức

và vốn đầu tư của các chủ thể sản xuất còn hạn chế, sản xuất bằng phương pháp thủ

công, bán cơ giới, công nghệ lạc hậu và nhất là chạy theo lợi nhuận, ý thức chấp

hành luật pháp chưa cao nên các chủ thể sản xuất ít quan tâm đến công tác BVM T,

để lại nhiều hậu quả xấu đến môi trường. Có thể thấy, trong quá trình phát triển

KTNT, môi trường ở các KCN và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng vì

đang sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa được đầu tư hệ thống xử lý khí

thải mà xả thải trực tiếp ra môi trường.

Hoặc trong vận hành thực tế cho thấy công tác quy hoạch các KCN, CCN

hiện tại không tuân theo quy hoạch thống nhất, một số nơi thiếu cơ sở khoa học do

chưa được giải quyết đồng bộ giữa đầu tư kết cấu hạ tầng và BVM T. Nhiều KCN

vừa thu hút đầu tư, vừa xây dựng kết cấu hạ tầng không tuân thủ thiết kế dự án đầu

tư dẫn đến không xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung, cũng như việc đầu tư

cho hệ thống thoát nước còn manh mún, chắp vá, không hiệu quả. Hầu hết các địa

phương đều có KCN riêng với các chức năng giống nhau, tạo ra sự cạnh tranh

không cần thiết, nhất là tình trạng nhiều KCN giảm mức đầu tư vào kết cấu hạ tầng

kỹ thuật bao gồm hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, việc lựa chọn địa

điểm cho KCN thường không tuân thủ theo những quy định liên quan. Quy trình

thiết kế và thực hiện các quy hoạch phát triển công nghiệp có nhiều đơn vị cùng

tham gia, nhưng lại thiếu sự điều phối chung và chịu trách nhiệm đến cùng.

Hiện nay, ngành nghề của các làng nghề phát triển rất đa dạng và nhiều biến

động, tập trung vào chế biến nông sản, thực phẩm, giết mổ, dệt nhuộm, thủ công mỹ

nghệ, tái chế kim loại, chất thải và vật liệu xây dựng… Bên cạnh mặt tích cực thì

hoạt động sản xuất làng nghề cũng đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, tài

nguyên, cảnh quan nông thôn và sức khỏe cộng đồng. Phần lớn làng nghề đều áp

dụng các công nghệ cũ, lạc hậu dẫn đến tiêu hao nhiều nguyên, vật liệu và năng

lượng. Các chất thải từ làng nghề chưa được xử lý và thải trực tiếp vào môi trường.

Quy mô sản xuất tại các làng nghề nhỏ, phân tán, manh mún. Tài chính và vốn đầu

tư thấp, sản xuất tự phát, không có quy hoạch, kế hoạch lâu dài, khó huy động tài

chính và vốn đầu tư lớn nên khó khăn trong đổi mới kỹ thuật và sản phẩm, không

muốn và không thể đầu tư cho xử lý môi trường.

48

2.2.1.2. Ảnh hưởng của hoạt động bảo vệ môi trường đến phát triển kinh

tế nông thôn

Bảo vệ môi trường cũng ảnh hưởng đến phát triển KTNT trên cả hai mặt tích

cực và tiêu cực. Môi trường được bảo vệ sẽ góp phần làm tăng năng suất, hiệu quả

trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nông

thôn và phát triển KTNT bền vững. Môi trường không được bảo vệ sẽ gây ra những

hiểm họa về môi trường (thoái hóa đất, ô nhiễm nước, cạn kiệt các nguồn TNTN...)

và BĐKH, từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng, phát triển các hoạt động kinh

tế ở khu vực nông thôn

* Ảnh hưởng tích cực

Môi trường sinh thái là một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển

KTNT vì khu vực nông nghiệp, nông thôn luôn gắn liền với yếu tố TNTN và môi

trường. Thực tế cho thấy, ở đâu khí hậu thuận lợi, nguồn nước đảm bảo, rừng được

bảo vệ, đất màu mỡ,... thì sẽ góp phần cho sản xuất ở nơi đó được duy trì hiệu quả

và chất lượng cuộc sống của người dân cũng được đảm bảo hơn. Ở khu vực NN,

NT cũng không ngoại lệ. Môi trường được bảo vệ sẽ tạo ra tiền đề, điều kiện cho sự

phát triển KTNT bền vững.

Trong quá trình sản xuất, người sản xuất nếu luôn chú trọng đến BVMT như:

gieo trồng các giống cây kháng sâu bệnh; bảo đảm yêu cầu phân bón và nước thích

hợp; sử dụng phân, thuốc đúng mục đích và đúng kỹ thuật; xử lý các chất thải trong

chăn nuôi và nước thải trong nuôi trồng thủy sản một cách triệt để để có thể bảo vệ

môi trường đất, nước,… thì đồng thời cũng sẽ mang lại hiệu quả tốt, bảo vệ và tăng

năng suất sản xuất. Vì thế, khi người nông dân có kiến thức về BVM T sẽ có thể

không những ngăn ngừa hoặc hạn chế tác hại của việc sản xuất có thể gây ra đối với

cây trồng, vật nuôi, người tiêu dùng và chính bản thân người sản xuất mà còn có thể

tăng năng suất và chất lượng trong sản xuất. Chẳng hạn, hoạt động ứng dụng công

nghệ sinh học đã giúp đa dạng hóa giống cây trồng, vật nuôi; xử lý chất thải

BVMT; góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cho sản phẩm nông nghiệp.

Mặt khác, chất lượng môi trường và chất lượng cuộc sống của con người có

mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Bất kỳ một người nào sinh ra và lớn lên đều chịu

những tác động của môi trường, được gọi là môi trường sống. Sự tác động của môi

49

trường đến cuộc sống con người là rất lớn, đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe. Như

chúng ta đã biết, nơi nào có điều kiện môi trường tự nhiên thuận lợi, trong lành… sẽ

có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của con người, con người mắc ít bệnh tật hơn.

Bên cạnh đó, con người được sống trong môi trường tích cực, lành mạnh cũng sẽ

góp phần cho đời sống tinh thần được nâng cao. Khi con người có nhận thức cao,

đời sống được đảm bảo thì ý thức của người dân về BVMT cũng tốt hơn. Do đó,

chất lượng môi trường cũng được cải thiện.

* Ảnh hưởng tiêu cực

Bầu khí quyển trái đất là cái nôi, là môi trường sống của con người. Nhưng

quá trình phát triển kinh tế và đốt phá rừng đã thải ra nhiều khí độc hại làm thay đổi

đáng kể thành phần khí quyển. Sự thay đổi chủ yếu nhất của bầu khí quyển trái đất

là thay đổi cân bằng nhiệt lượng, sự tăng nhiệt độ khí quyển và BĐKH ngày càng

rõ. Nhiệt độ trung bình của toàn cầu đã tăng lên 0,50C từ cuối thế kỷ thứ XIX.

Người ta dự đoán vào cuối thế kỷ thứ XXI, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên thêm từ 0,50C

đến 10C. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trái đất nóng lên là do các chất khí thải

gây hiệu ứng nhà kính. Những khí này bao gồm điôxít cácbon (CO2) từ nhiên liệu rắn

và đốt phá rừng, khí mêtan (CH4) từ quá trình canh tác lúa, vật nuôi và từ các bãi chất

thải; chất Clorofluorocarcbon (viết tắt là CFC) và các khí khác. M ặc dù việc thải chất

CFC hiện nay đã bị ngăn cấm và hạn chế nhưng việc thải các chất khí mêtan, điôxít

cacbon vẫn tiếp tục tăng lên bởi các chất khí này có liên quan trực tiếp đến các hoạt

động sản xuất của con người như nông nghiệp, công nghiệp.

Biến đổi khí hậu với nhiệt độ khí quyển nóng dần lên đã và sẽ gây ra cho loài

người nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tác động trước hết là những thảm họa về thời

tiết: hạn hán, bão lụt ngày càng tăng và khốc liệt hơn. Thực tế cho thấy nhiều cơn

bão lớn với sức tàn phá khủng khiếp đã xảy ra ở nhiều vùng; nắng nóng đã xảy ra ở

rất nhiều nơi làm nhiều người chết như ở Mỹ, Ấn Độ; Nhiệt độ tăng làm tan băng ở

Bắc cực dẫn đến mực nước biển và đại dương tăng lên; đất đai ở những vùng thấp

ven biển sẽ bị chìm trong nước.

Trong những năm gần đây, tầng ôzôn trong khí quyển - tầng khí bảo vệ cho

sự an toàn của trái đất khỏi tia cực tím và nhiệt độ của mặt trời - đã giảm đi 40-50%,

lỗ hổng tầng ôzôn ngày càng lớn và hậu quả của nó là làm tăng bệnh ung thư da của

50

con người. Không khí đã và đang ngày càng bị ô nhiễm, điều này đã dẫn đến tình

trạng mưa axít gây tác hại đến sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ

con người. Không khí ấm dần lên kích thích sự phát triển trên diện rộng của các loại

côn trùng và bệnh tật nguy hiểm với con người. Điều này cũng tác động lớn đến cây

trồng, khiến cho một số cây lương thực giảm năng suất.

Như vậy, có thể thấy sự BĐKH do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường có tác

động nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, đời sống và sức khoẻ của con người và

đang tác động mạnh tới phát triển KTNT. Bởi lẽ, NN, NT có liên quan trực tiếp tới

các điều kiện môi trường. Do đó, hậu quả của ô nhiễm môi trường đang tác động

trực tiếp ngay tới toàn bộ khu vực NN, NT, làm cho diện tích đất hoang hoá, bạc

mầu, rừng trọc có diện tích ngày càng tăng cũng có nghĩa là diện tích đất canh tác

nông nghiệp giảm. Với những ảnh hưởng tổng thể nêu trên, thì những ảnh hưởng cụ

thể đến NN, NT trên các phương diện như sau:

- Ảnh hưởng đối với các hoạt động kinh tế

Với những hiểm họa thiên tai như: hạn hán, lũ lụt, những vấn đề ô nhiễm nguồn

nước, đất,… đang làm giảm những nỗ lực của người dân trong phát triển NN, NT.

Tình trạng ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước là nguyên

nhân quan trọng đang đe dọa nuôi trồng thủy sản: gây chết, làm giảm trọng lượng cá

thể, giảm năng suất, phá vỡ cấu trúc quần thể, biến đổi gen, hủy hoại nơi cư trú và

môi trường sống của các loài sinh vật. Nước thải có hàm lượng dinh dưỡng cao đã

gây các hiện tượng "nở hoa nước" ở các đầm, hồ gây nguy hại cho môi trường sống

của nhiều loài sinh vật thủy sinh. Hiện tượng phú dưỡng, thiếu oxy hòa tan trong

nước thường xảy ra ở các đầm hồ, chịu ảnh hưởng của các nguồn nước thải.

Ngoài ra, môi trường đất bị ô nhiễm nặng nề bởi ảnh hưởng của CTR cũng

dẫn đến tình trạn đất bạc màu, độ phì giảm cũng làm giảm năng suất cây trồng.

Bênh cạnh đó, do bụi hấp thụ các tia sóng ngắn của mặt trời, ngăn cản quá trình

quang hợp của cây trồng làm cho cây trồng không phát triển và nảy mầm được do

đó làm giảm năng suất rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp.

- Ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt

Hiện nay, nạn thiếu nước cho các nhu cầu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp,

51

thiếu nước sinh hoạt của dân cư ở một số nơi trên thế giới đang là vấn đề nghiêm

trọng. Khoảng 20% dân số thế giới ở 30 quốc gia đang bị thiếu nước và tỷ lệ này sẽ

tăng lên đến 30% dân số thế giới tại 50 quốc gia vào năm 2025. Gắn liền với tình

trạng thiếu nước sạch là tình trạnh ô nhiễm nước và các nguồn nước. Đây là một vấn

đề của tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước nghèo đang phát triển.

Ô nhiễm nước đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với đời

sống và sức khoẻ của con người. Nước bẩn gây ra bệnh truyền nhiễm cho con người

qua đường ăn uống từ các vi sinh vật sống nhờ nước như bệnh tiêu chảy, bệnh giun

sán, sốt rét, đau mắt hột,... Vì thế, nhiều tổ chức quốc tế đã lên tiếng kêu gọi bảo vệ

và giữ gìn nguồn nước ngọt hiện có của con người. Đặc biệt là việc chống ô nhiễm

các nguồn nước, cung cấp nước sạch và các điều kiện vệ sinh an toàn cho dân cư

nhằm hạn chế tình trạng tử vong và nhiễm bệnh của con người. Vấn đề này lại càng

cấp bách hơn đối với các nước đang phát triển.

2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ giữa phát triển kinh tế nông

thôn và bảo vệ môi trường

Có những nhân tố khác nhau ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quan hệ

giữa phát triển KTNT và BVMT, song tựu chung các nhân tố đó bao gồm: Quản lý

nhà nước trong phát triển KTNT và BVMT; Nhận thức và trách nhiệm của các chủ

thể tham gia phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường và điều kiện tự

nhiên, kinh tế, xã hội.

2.2.2.1. Quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ

môi trường

Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan

nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, trên tất cả các

mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước có tính cưỡng chế

đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì, ổn

định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng thống nhất

của Nhà nước. Chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan nhà nước (cán bộ, công

chức có thẩm quyền phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao) [9, tr.23].

Quản lý nhà nước đối với phát triển KTNT và BVMT là một quá trình, trong

đó, Nhà nước sử dụng các cách thức, công cụ, phương tiện khác nhau, vận dụng

52

những quy luật vận động khác nhau của thế giới vật chất, tác động đến các hoạt động

của con người nhằm làm hài hòa quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT với mục

đích phát triển KTNT bền vững, hướng đến thõa mãn nhu cầu và đảm bảo chất lượng

của đời sống người dân nói chung và người dân ở khu vực nông thôn nói riêng.

Hoạt động quản lý nhà nước trong phát triển KTNT và BVM T có thể kể đến

như: hoạt động bảo vệ sản xuất, thúc đẩy tiêu dùng (quản lý chất lượng vật tư, vệ

sinh an toàn nông sản, phòng chống thiên tai, quản lý rủi ro, xúc tiến thương mại,

dự báo thị trường,...); xây dựng quy hoạch, đề xuất chính sách, nghiên cứu chiến

lược, tạo môi trường dài hạn cho các thành phần kinh tế; tổ chức bộ máy quản lý;

đầu tư phát triển, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế; kiểm tra, giám sát, xử lý

những vấn đề nảy sinh;...

Quản lý nhà nước trong phát triển KTNT và BVMT là hoạt động mang tính

lâu dài, thường xuyên và liên tục chứ không mang tính nhất thời. Trong quá trình

đó, mục đích của quản lý nhà nước là nhằm làm hài hòa mối quan hệ giữa phát triển

KTNT và BVM T, tức là vừa phát triển KTNT, vừa phải BVM T. Tăng cường năng

lực quản lý nhà nước đối với BVMT trong phát triển KTNT từ Trung ương đến địa

phương là việc làm cấp bách, là điều kiện tiên quyết có ảnh hưởng lớn đến phát

triển NN, NT bền vững.

Trong quản lý nhà nước đối với phát triển KTNT nếu gắn được với BVM T

thì môi trường mới được bảo vệ tốt. M uốn vậy, trong cách thức, công cụ, phương

tiện nhà nước sử dụng để phát triển KTNT phải đều hướng đến BVMT; trong quy

hoạch phát triển KTNT phải tính đến yếu tố BVM T; trong việc đề ra các chính sách

hỗ trợ phát triển KTNT phải gắn với BVMT; nhận thức của bộ máy quản lý phải

hướng đến BVM T; đầu tư phát triển KTNT phải hướng đến BVMT; thường xuyên

kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý những vấn đề nảy sinh trong quá

trình phát triển KTNT và BVM T... Còn ngược lại, trong quá trình quản lý, cách

thức, công cụ, phương tiện nhà nước sử dụng chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế mà

bỏ qua vấn đề môi trường; chỉ đầu tư, quy hoạch và hỗ trợ để phát triển KTNT mà

không tính đến yếu tố BVMT thì sẽ dẫn đến hậu quả môi trường bị ô nhiễm và

KTNT sẽ phát triển không bền vững.

Để quản lý nhà nước đảm bảo mối quan hệ giữa phát triển KTNT và BVM T

53

cần phối hợp nhiều phương pháp. Hiện nay, phương pháp giáo dục tư tưởng, đạo

đức được nổi lên hàng đầu và phải được làm thường xuyên, liên tục. Phương pháp

tổ chức là hết sức quan trọng, có tính khẩn cấp. Phương pháp kinh tế là cơ bản, là

động lực thúc đẩy mọi hoạt động quản lý nhà nước. Phương pháp hành chính là rất

cần thiết được sử dụng một cách đúng đắn.

2.2.3.2. Nhận thức và trách nhiệm của các chủ thể tham gia phát triển

kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường

Tham gia trong phát triển KTNT và BVMT chính là con người nói chung, là

toàn thể xã hội loài người; trong đó, một số chủ thể chính có thể kể đến bao gồm:

nông dân, doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nước.

Trong lịch sử phát triển xã hội loài người, con người đã trải qua nhiều giai

đoạn, bắt đầu từ cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, dần dần khi nông

nghiệp xuất hiện cùng với những tiến bộ về khoa học và công nghệ, tác động của

con người vào thế giới tự nhiên ngày càng mạnh mẽ. Trên thế giới, từ lâu đã hình

thành hai kiểu ứng xử với thiên nhiên rất khác nhau, từ đó, cũng làm ảnh hưởng đến

hành vi của các chủ thể tham gia phát triển KTNT và BVMT.

Một là, với quan điểm và nhận thức rằng con người chinh phục thiên nhiên

dẫn đến cách ứng xử "con người thống trị thiên nhiên". Với quan điểm này, khi

khoa học kỹ thuật phát triển sẽ làm cho việc khai thác và sử dụng lực lượng tự nhiên

của con người được nhân lên gấp bội. Điều đó đã dẫn đến nhận thức không cần phải

BVMT vì cho rằng ngay cả khi các sinh vật khác trên hành tinh bị hủy diệt, không

còn nữa, con người vẫn có thể tồn tại. Với quan điểm và nhận thức như vậy nên

trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và KTNT nói riêng, các chủ thể ra sức

tàn phá môi trường, không chú trọng BVMT; vì thế, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến

BVMT. Nông dân và doanh nghiệp chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế là chính. Trong

quản lý, nhà nước chỉ chú trọng về mặt số lượng là chủ yếu. Hậu quả, môi trường

ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Hai là, quan niệm "sống thân thiện với môi trường", "hòa hợp với thiên

nhiên". Với quan niệm này sẽ có tác dụng tích cực đến việc BVMT vì con người nói

chung, các chủ thể tham gia vào quá trình phát triển KTNT nói riêng luôn chú trọng

đến BVM T. Nông dân và doanh nghiệp khi nhận thức đầy đủ đối với PTNT và

54

BVMT thì trong từng hành vi hoạt động sản xuất của mình sẽ gắn với BVMT, chú

trọng đến lợi ích lâu dài là chính chứ không chỉ là lợi ích kinh tế trước mắt. Bằng

những công cụ của mình, nhà nước cũng sẽ quản lý theo hướng phát triển gắn với

BVMT. Nhà khoa học sẽ nghiên cứu những công trình khoa học, công nghệ sản

xuất, sản phẩm xanh, sạch, thân thiện với môi trường.

Tuy nhiên, hiện nay, quan điểm thứ nhất dường như đã thắng thế hơn. Cùng

với sự tiến hóa của lịch sử, nền văn minh nông nghiệp truyền thống đã dần thay thế

bằng nền văn minh công nghiệp nhưng cũng từ đó dẫn đến con người khai thác cạn

kiệt nguồn tài nguyên, phá vỡ cân bằng của nhiều hệ sinh thái và gây ô nhiễm môi

trường ngày càng trầm trọng. Với tác động của kinh tế thị trường, lợi ích kinh tế

được xem là trên hết.

Ở Việt Nam, truyền thống ứng xử hòa hợp với thiên nhiên cũng rất đậm nét.

Chúng ta gọi là Tổ quốc là đất nước, nghĩa là từ ngàn xưa, đất và nước đã được tổ

tiên ta coi như là những nhân tố gắn bó máu thịt với cuộc sống. Văn hóa Việt Nam

khuyến khích mọi người sống hòa hợp với thiên nhiên. Các câu ca dao "Sâu cấy lúa,

cạn gieo bông. Chẳng ươm được đỗ thì trồng ngô khoai", "ăn lấy chắc mặc lấy

bền",... hay triết lý sống "điền viên trang trại", "vườn cây, ao cá" đã chứng tỏ truyền

thống sống dựa vào thiên nhiên, BVMT đã được hình thành từ rất lâu. Tuy nhiên,

trong thực tiễn cuộc sống, vì lợi ích trước mắt và lợi ích cá nhân mà con người đã

hủy hoại, gây ô nhiễm môi trường [9, tr.23-24].

Với nhận thức chưa đúng đắn và đầy đủ về tầm quan trọng của công tác

BVMT nói chung và công tác BVMT trong phát triển KTNT nói riêng; đồng thời,

chưa chuyển biến kịp thời trong nhận thức và trách nhiệm hành động cụ thể của các

chủ thể: các cấp, các ngành; từng doanh nghiệp; từng địa phương và từng người sản

xuất đối với việc BVMT trong phát triển KTNT nên chúng ta chưa đảm bảo thực sự

hài hòa giữa phát triển KTNT và BVMT. Ý thức tự giác BVMT chưa trở thành thói

quen trong cách sống, sản xuất của đại bộ phận dân cư nói chung và của các chủ thể

trong trong NN, NT nói riêng.

Các chủ thể gia trực tiếp trong quá trình phát triển KTNT và BVMT mà đặc

biệt là: nông dân và doanh nghiệp cần có ý thức trách nhiệm trong quá trình sản

55

xuất, kinh doanh; phải hướng đến sản xuất xanh, sạch, an toàn và luôn gắn với

BVMT sinh thái.

2.2.3.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

Điều kiện tự nhiên bao gồm: Diện tích, khí hậu, địa hình, địa mạo, sông ngòi,

khoáng sản,... Về kinh tế-xã hội bao gồm: cơ cấu ngành, thành phần kinh tế; lao

động, việc làm, dân cư; giáo dục, ý tế; cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng;...

Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của một nước hay một địa phương sẽ

cho chúng ta có cái nhìn toàn diện, tổng thể về địa phương đó với những lợi thế hay

hạn chế nhất định ở các lĩnh vực hay ngành nghề đối với phát triển nói chung, phát

triển KTNT và BVMT nói riêng.

Mặt khác, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội sẽ tạo ra những thuận lợi và khó

khăn tác động trực tiếp và gián tiếp đến quan hệ giữa phát triển KTNT và BVM T.

Với điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội thuận lợi sẽ thúc đẩy KTNT phát triển

mạnh, từ đó, đầu tư cho BVM T một cách thỏa đáng hơn. Nếu điều kiện tự nhiên và

kinh tế, xã hội không thuận lợi, gây khó khăn cho phát triển KTNT thì tốc độ phát

triển KTNT sẽ chậm lại, năng suất vả chất lượng thấp, lúc đó, vấn đề BVMT cũng

sẽ không được quan tâm.

2.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN GẮN

VỚI BẢO VỆ MÔ I TRƯỜ NG VÀ BÀI HỌC C HO ĐỒNG THÁP

2.3.1. Một số kinh nghiệm phát triển kinh tế nông thôn gắn với bảo vệ

môi trường của nước ngoài

2.3.1.1. Kinh nghiệm của Israel

Israel có diện tích rất nhỏ, khoảng 20.770 km2. Tuy nhiên, Israel lại được

mệnh danh là "thung lũng silicon" của thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp và công

nghệ nước. Điều kiện tự nhiên của Israel không thuận lợi cho canh tác nông nghiệp.

Nước ngọt ở Israel được coi như vàng trắng. Lao động trong nông nghiệp chỉ chiếm

2,5% tổng lực lượng lao động. Thế nhưng, Israel là một trong những nước xuất

khẩu hàng đầu thế giới với khoảng 3 tỷ USD nông sản mỗi năm [10, tr.189]. Đạt

được thành công là nhờ Israel đã phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, phát

triển sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường và cải tạo môi trường. Có thể

thấy một số kinh nghiệm thành công như sau:

56

Thứ nhất, đầu tư mạnh vào khoa học công nghệ là một kinh nghiệm của

Israel trong phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.

Israel là nước có mức đầu tư cho nghiên cứu thuộc loại lớn nhất thế giới với

gần 100 triệu USD mỗi năm, chiếm khoảng 3% tổng sản lượng nông nghiệp quốc

gia [10, tr.190]. Israel có khoảng 10 cơ quan nghiên cứu chuyên tập trung vào

nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và luôn gắn với BVM T để PTBV, cụ

thể một số nhiệm vụ điển hình như: công nghệ tưới nhỏ giọt và tưới bằng nước khử

mặn trong điều kiện 2/3 lãnh thổ là sa mạc; cải tạo đất trồng trọt, bảo vệ chất lượng

và độ màu mỡ của đất, chống ngập lục, hạn hán; nuôi cá nước sạch trong điều kiện

thiếu nước; giảm thiểu hao hụt nông sản qua sử dụng phương pháp kiểm soát côn

trùng và bảo quản sau thu hoạch, sử dụng côn trùng thân thiện với môi trường; nuôi

trồng cây cối, động vật thích ứng tốt với các điều kiện địa lý khác nhau, bảo vệ sức

khỏe vật nuôi chống lại bệnh tật.

Thứ hai, kinh nghiệm về sự phối hợp chặt chẽ giữa 5 nhà: Nhà nước, nhà

khoa học, nông dân, nhà tư vấn và doanh nghiệp.

Trong quan hệ 5 nhà: nhà nước là chủ thể quan trọng nhất chi phối hoạt động

của “4 nhà" còn lại, nhà tư vấn là người tìm hiểu và xây dựng ý tưởng, nhà khoa

học nghiên cứu các ý tưởng để thực hiện tối ưu nhất, nhà doanh nghiệp chịu trách

nhiệm tổ chức thực hiện các ý tưởng và buôn bán trên thị trường, nông dân là người

trực tiếp thực hiện. Nhà khoa học rất gần gũi với đồng ruộng và nhiều trong số họ

cũng chính là nông dân hoặc giữ vai trò tư vấn trực tiếp cho nông dân. Các trung

tâm nông nghiệp lớn, thậm chí cả các "làng nông nghiệp" (từ địa phương là kibbutz)

đều có sự xuất hiện của các phòng nghiên cứu hoặc đại diện của các viện khoa học.

Những giống cây mới hay các nghiên cứu mới về hệ thống nhà kính được thí

nghiệm và áp dụng thử nghiệm với một số nhỏ hộ nông dân bằng nguồn vốn hỗ trợ

của hệ thống tài chính vi mô hoặc từ chính quỹ của viện thí nghiệm, trước khi triển

khai thương mại đại trà. Tại Israel, phần lớn các nhà khoa học nông nghiệp làm cho

chính phủ, có tới hơn 60% các công trình nghiên cứu nông nghiệp là của Cơ quan

nghiên cứu Nông nghiệp hay trung tâm thuộc Bộ NN&PTNT.

Thứ ba, kinh nghiệm thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông

nghiệp, nông thôn bền vững.

57

Chính phủ Israel có những chính sách hỗ trợ như: chính sách phát triển nông

nghiệp công nghệ cao, giảm chi phí nông nghiệp bằng cách khuyến khích chuyên

canh, xây dựng các mô hình sản xuất đặc trưng Kibbutz (làng nông nghiệp) và

Moshav (kiểu hợp tác xã của làng). Israel đã thành công trong xây dựng các mô hình

sản xuất đặc trưng vì nông dân có sự liên kết rất cao và sản xuất tập trung hơn nên đủ

khả năng áp dụng những máy móc hiện đại để có được năng suất cao; các mô hình,

dự án phát triển mới được sự đồng thuận cao và ứng dụng nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Tóm lại, Israel là một quốc gia nhỏ bé, với điều kiện tự nhiên không thuận lợi

cho phát triển NN, NT. Tuy nhiên, Israel đã trở thành một điển hình nông nghiệp của

thế giới cùng những thành công nhất định trong phát triển nông nghiệp, nông thôn

bền vững với các chìa khóa đó là: không ngừng nghiên cứu, đẩy mạnh ứng dụng công

nghệ cao trong nông nghiệp và các ứng dụng KHCN trong phát triển nông nghiệp của

nước này thực hiện đều gắn với BVMT để hướng đến sự PTBV; có sự gắn kết chặt

chẽ giữa 5 nhà và sự hỗ trợ của Chính phủ với những quyết sách táo bạo.

2.3.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam á, với dân số phần lớn

sống ở các vùng nông thôn. Thái Lan có điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội gần giống

như Việt Nam. Việc Thái Lan đang phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực NN, NT theo

hướng gắn với BVM T đang là một bài học kinh nghiệm quý báu đối với Việt Nam.

Sản xuất nông nghiệp của Thái Lan trong mấy thập kỷ qua phát triển tương

đối ổn định vì có những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, đồng thời, cũng do Chính

Phủ đã xây dựng được cho mình một chiến lược phát triển nông nghiệp đúng đắn.

Nội dung của chiến lược bao hàm rất nhiều vấn đề, song tập trung nhất vào việc xây

dựng một nông nghiệp với kỹ nghệ cao và bền vững. Phát triển nông nghiệp hữu cơ

được xem là một hình thức phát triển nông nghiệp gắn với BVMT. Ở Thái Lan, nông

nghiệp hữu cơ không phải là hiện tượng mới. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực công

nghiệp phục vụ nông nghiệp cũng được Chính phủ Thái Lan tập trung phát triển.

Một số chính sách góp phần quan trọng cho phát triển KTNT theo hướng gắn

với BVMT ở Thái Lan có thể tham khảo như:

Thứ nhất, chính sách đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

58

Với mục đích khuyến khích các nhà chế biến và nông dân có hành động

kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng

trong nước và xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan thường xuyên thực hiện chương trình

quảng bá vệ sinh an toàn thực phẩm, phát động chương trình "Năm an toàn thực

phẩm và Thái Lan là bếp ăn của thế giới",... [47]. Bên cạnh đó, Chính phủ thường

xuyên hỗ trợ cho doanh nghiệp cải thiện chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Do

đó, ngày nay, thực phẩm chế biến của Thái Lan được người tiêu dùng ở các thị

trường khó tính như: Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU chấp nhận.

Thứ hai, chính sách cơ cấu lại công nghiệp nông thôn.

Chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các công việc: Cơ cấu lại ngành nghề

phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, xem xét, đánh giá đầy đủ các nguồn tài

nguyên, những kỹ năng truyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và

tiếp thị,… Từ đó, tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông

sản, thủy sản, hải sản phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Công nghiệp chế

biến thực phẩm Thái Lan phát triển mạnh nhờ thực hiện một số chương trình hỗ trợ

như: thực hiện chương trình "Mỗi làng một sản phẩm" (One tambon, One product -

OTOP), tức là mỗi làng làm ra một sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng và có chất lượng

cao; chương trình "Quỹ làng" (Village Fund Progam) nghĩa là mỗi làng sẽ nhận

được một triệu baht từ Chính phủ cho dân làng vay mượn để phát triển kinh tế - xã

hội. Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan có chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhà

máy chế biến và đầu tư trực tiếp vào kết cấu hạ tầng. Với chính sách này, công

nghiệp nông thôn của Thái Lan đã phát triển theo hướng tập trung hơn, hiện đại,

hiệu quả hơn, từ cũng đã góp phần BVM T.

Thứ ba, công tác đào tạo kỹ thuật, nâng cao nhận thức cho người nông dân

được coi trọng.

Nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học mở các khóa học tại chỗ về kỹ thuật

canh tác, chuyển giao công nghệ nhằm thu hút và nâng cao trình độ nguồn nhân lực

nông nghiệp. Bên cạnh đó, trước yêu cầu cấp bách là nâng cao nhận thức cho nông

dân về tầm quan trọng của môi trường sinh thái, nổ lực BVM T sinh thái và sử dụng

bền vững nguồn TNTN cho thế hệ sau, Chính phủ Thái Lan đã phê chuẩn nhiều

chương trình, đề án lớn về sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, bảo tồn và phục hồi

59

nguồn tài nguyên và khu vực sinh thái như khu vực rừng núi. Chính phủ Thái Lan rất

quan tâm tới việc gắn lợi ích của nông dân với việc BVMT tự nhiên.

Các chính sách trên đã tác động không nhỏ đến phát triển KTNT và BVMT ở

Thái Lan, từ sản xuất nông nghiệp nông thôn đến công nghiệp nông thôn đều hướng

đến gắn với BVMT, đặc biệt, với chính sách tác động vào nhận thức của nông dân

có tính hiệu quả lâu dài và mang tính bền vững. Từ đó cho thấy, để phát triển KTNT

gắn với BVM T thì vai trò quản lý của nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Với

những công cụ, chính sách của nhà nước có thể tác động, hỗ trợ đến các chủ thể sản

xuất để sắp xếp, điều chỉnh hướng đến thay đổi hành vi, dần dần hình thành thói

quen và trở thành ý thức BVM T trong quá trình phát triển KTNT.

2.3.1.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Phòng trào làng mới "Saemaulundong" - trong thập niên 70 dưới thời tổng

thống Park Chung Hee, là một phong trào được đánh giá "làm thay đổi diện

mạo" đất nước Hàn Quốc. "Saemaulundong" từ một phong trào ở nông thôn đã lan

ra thành một phong trào đổi mới toàn xã hội Hàn Quốc. Theo báo cáo của một

chuyên gia kinh tế Hàn Quốc, trong vòng 10 năm triển khai "Saemaulundong" từ

1971-1980, tổng kinh phí đầu tư cho các dự án là 3.425 tỷ won (tương đương

khoảng 3 tỷ USD). Trong số đó đóng góp của người dân chiếm phần lớn 49,4%; hỗ

trợ của chính phủ chỉ 27,8%; phần còn lại là các khoản nông dân vay của các tổ

chức tín dụng. Nếu tính cả phần vốn vay, sự đóng góp của người dân là 72,2% [66].

Từ đó cho thấy, sự hỗ trợ của Chính phủ trong giai đoạn đầu là rất quan trọng,

nhưng rõ ràng sự đóng góp của người dân mới quyết định thành công của các dự án.

Đây là những kinh nghiệm có thể tham khảo:

Thứ nhất, Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng một nền NN, NT vững mạnh để

làm động lực góp phần phát triển kinh tế.

Chính phủ Hàn Quốc đóng vai trò cốt yếu trong việc: gia tăng thu nhập cho

người dân nông thôn thông qua các dự án về giao thông, môi trường; phổ biến kiến

thức nông nghiệp để đổi mới tập quán canh tác của nông dân nhằm thay thế triệt để

bằng các phương pháp canh tác tổng hợp; phát triển hệ thống thủy lợi, làm sạch sông

ngòi, đồng ruộng - là các nhân tố quan trọng để tăng sản lượng nông nghiệp.

Hàn Quốc đi theo hướng phát triển NN, NT xanh, sạch và công nghệ cao;

60

thiết lập hệ thống quản lý NN, NT bền vững. Bộ Nông lâm và Thủy sản đã thành

lập một ủy ban phát triển nghề nông trại hữu cơ từ năm 1991, và đã sắp đặt các quy

định quản lý nghề nông trại hữu cơ; Chính phủ Hàn Quốc đã lập nên các kế hoạch

trung và dài hạn cho nông nghiệp bền vững từ tháng 7-1996 và triển khai khung khổ

chính thức cho việc khuyến khích nông nghiệp bền vững; vào tháng 12-1997, Đạo

luật về khuyến khích nông nghiệp bền vững đã được ra đời. Mục đích của đạo luật

này là theo đuổi một nền nông nghiệp thân thiện với môi trường bằng cách đề cao

chức năng BVM T trong sản xuất nông nghiệp, giảm ô nhiễm môi trường và khuyến

khích các chủ trang trại hướng tới nông nghiệp bền vững. Các phương pháp làm

tăng độ màu mỡ đang được khuyến khích áp dụng dựa trên cơ sở các kết quả khảo

sát đất đai để giảm việc sử dụng các loại phân hóa học nhằm bảo vệ đất. Chính phủ

đang mở rộng các nguồn vốn để xây dựng các thiết bị xử lý nhằm tăng tỷ lệ xử lý

rác thải chăn nuôi. Chính phủ Hàn Quốc đã lập kế hoạch xây dựng các dự án cải tạo

đất cho toàn bộ đất trồng trọt ít nhất 6 năm một lần. Để quản lý được chất lượng

nước nông nghiệp, các địa điểm được đo chất lượng nước đã được tăng lên đáng kể.

Thứ hai, sự tham gia của người dân được bắt đầu từ việc dễ và dần lan rộng

thành phong trào đến sự thay đổi từ trong ý thức và hành động.

Ban đầu, phong trào đổi mới nông thôn Hàn Quốc được đưa ra từ những

nội dung nhỏ như: làm mới đường vào thôn xóm; vệ sinh thôn xóm; cải tạo hàng

rào quanh nhà từ tường đất thành tường xây gạch, xi măng;…Thành công của

“Seamaulundong” ở nông thôn còn lan tới các vùng không làm nông nghiệp như

trường học, công sở, thành phố, nhà máy với nhiều lĩnh vực khác nhau. Các

thành phố bắt đầu các dự án chống tham nhũng và xây dựng một đô thị hoàn hảo.

Ba chiến dịch SeamaulUndong bao gồm 3 thành phần: Chiến dịch tinh thần,

chiến dịch cư xử và chiến dịch môi trường; trong đó, chiến dịch môi trường nhấn

mạnh vấn đề vệ sinh khu vực đang sống và làm việc, gìn giữ môi trường đường

phố và phát triển màu xanh ở thành phố cũng như các con sông.

Có thể thấy, từ chủ trương phát triển NN, NT của Hàn Quốc đã cho thấy yếu

tố quan trọng nhất tạo động lực cho phát triển nông thôn là phải phát động được

tinh thần làm chủ, ý chí sáng tạo tự tin và đoàn kết cộng đồng của nông dân. Đồng

61

thời, để phát triên nông nghiệp, nông nghiệp gắn với BVMT cần phát huy vai trò

của nhiều chủ thể: sự hỗ trợ của Nhà nước về vốn đầu tư, phổ biến kiến thức, luật,

khung khổ pháp lý,…; vai trò của chủ thế chính là người nông dân cần nhận thức

đúng, thay đổi tập quán cách thức sản xuất lạc hậu, chủ động, sáng tạo theo tình

hình phát triển, dám nghĩ dám làm.

2.3.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về phát triển

kinh tế nông thôn gắn với bảo vệ môi trường

2.3.2.1. Kinh nghiệm của thành phố Cần Thơ

Cần Thơ là một thành phố mới, nằm ở trung tâm của Đ BSCL, với diện tích

đất canh tác không nhiều, song nơi đây lại có nhiều điều kiện thuận lợi để có thể

nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất nông

nghiệp, từ đó, phát triển NN, NT theo hướng gắn với BVMT, tạo ta một nền nông

nghiệp được xây dựng theo hướng hiện đại kết hợp phát triển mạnh công nghiệp và

dịch vụ ở nông thôn. M ột số nội dung thể học hỏi, cụ thể như sau:

Thứ nhất, chú trọng đầu tư, nghiên cứu ứng dụng những thành tựu khoa học

công nghệ và máy móc hiện đại vào sản xuất nông nghiệp theo hướng gắn với BVMT.

Công tác nghiên cứu ứng dụng những thành tựu KHCN và tiến bộ kỹ thuật

vào sản xuất trong nông nghiệp của thành phố Cần Thơ những năm qua đã được

thực hiện khá tốt, đạt kết quả cao. Giai đoạn 2009-2013, thành phố tích cực triển

khai nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao, với tổng số 46 đề tài KHCN trên các lĩnh

vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản... nhằm tăng năng suất, tăng hiệu quả và chất

lượng sản phẩm gắn với BVM T.

Máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp từng bước được nâng lên cả về

số lượng và chất lượng. Các khâu chủ yếu trong sản xuất lúa (làm đất, bơm tưới,

cày) đã được cơ giới hóa hoàn toàn. Cơ giới hóa trong khâu gieo sạ và bơm tưới

được nâng cao (tổng số máy bơm nước là 44.921 chiếc, tăng 4,6% so với năm 2008;

tổng số máy sạ hàng là 1.741 chiếc, bằng 83,5% so với năm 2008). Tỷ lệ cơ giới

hóa trong khâu thu hoạch đáp ứng 65% diện tích vụ hè thu và 90% diện tích lúa thu

đông (tổng số máy gặt đập liên hợp hiện có 566 máy, tăng 408 máy so với năm

2008). Tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu xử lý sau thu hoạch đáp ứng 52% sản lượng lúa

62

hè thu và 89% sản lượng lúa thu đông (hiện tại toàn thành phố có 1.255 lò sấy lúa,

tăng 847 lò so với năm 2008) [90, tr.9-10].

Thứ hai, ứng dụng các mô hình sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường.

Nông nghiệp thành phố Cần Thơ đã triển khai ứng dụng rộng rãi và thực hiện

có hiệu quả các mô hình như: Mô hình "3 giảm 3 tăng"; Mô hình "gieo sạ đồng loạt,

né rầy"; Mô hình "quản lý rầy nâu bằng chế phẩm sinh học" giúp nông dân thay đổi

tập quán lệ thuộc sử dụng thuốc hóa học trừ sâu rầy bằng chế phẩm sinh học, giảm ô

nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa; M ô hình "Cộng đồng sản

xuất và sử dụng chế phẩm sinh học giảm thiểu nguy cơ thuốc BVTV trong sản xuất

lúa theo hướng GAP" đã góp phần tạo sự chuyển biến của nông dân từ việc sử dụng

thuốc hóa học sang hướng sinh học, phục hồi, duy trì hệ sinh thái ruộng lúa một cách

bền vững trong tương lai, tạo ra vùng sản xuất sản phẩm sạch phục vụ cho người tiêu

dùng trong nước và xuất khẩu. Từ đó, sản phẩm đã được chú trọng về chất lượng và

xây dựng nhiều vùng sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn GAP.

Thứ ba, chú trọng công tác tuyên truyền, vận động đến nông dân - người trực

tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp ở nông thôn - ý thức sản xuất gắn với BVMT.

Ngành nông nghiệp thành phố đã có những tuyên truyền, phổ biến và định

hướng cho bà con nông dân về các mô hình, quy trình, cách thức sản xuất vừa tạo ra

sản phẩm an toàn (sạch) cho giá trị kinh tế cao, vừa BVMT sinh thái duy trì sự ổn

định cho sản xuất nông nghiệp bằng cách: tổ chức Lễ phát động phong trào "Thi

đua áp dụng VietGAP trong sản xuất rau, quả"; Xây dựng nhóm liên kết sản xuất

theo "Mô hình cộng đồng quản lý dịch hại lúa trên cánh đồng một loại giống" với

mục đích xây dựng mô hình sản xuất khép kín, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới

đồng bộ ngay từ khâu làm đất đến thu hoạch, vừa giảm giá thành vừa nâng cao chất

lượng hạt lúa theo hướng an toàn, tăng thu nhập cho nông dân đồng thời hạn chế sử

dụng các sản phẩm hoá học, BVMT; Xây dựng các công trình khí sinh học ở nông

thôn để tiết kiệm nguồn năng lượng công nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường.

2.3.2.2. Kinh nghiệm của Tiền Giang

Tiền Giang là tỉnh giáp với tỉnh Đồng Tháp và là một trong các tỉnh thuộc

vùng ĐBSCL nên có điều kiện tự nhiên tương tự. Tiền Giang là vùng đất giàu phù

63

sa, thích hợp cho việc sản xuất lúa, cây ăn trái, nuôi thủy sản chất lượng cao. Trên

địa bàn tỉnh hiện đã có 4 cơ quan của Bộ NN&PTNT hoạt động rất hiệu quả là

Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản

nước ngọt Nam bộ, Trung tâm BVTV phía nam và Trường cao đẳng nông nghiệp

Nam bộ. Đây là điều kiện thuận lợi để triển khai các hoạt động sản xuất nông

nghiệp trên địa bàn phục vụ đắc lực cho phát triển KTNT.

Đồng thời, nhờ những điều kiện thuận lợi, tỉnh Tiền Giang đã và đang thực

hiện một số quy trình phát triển KTNT thành công, được đánh giá hiệu quả, đó là:

Quy trình GlobalGAP trên cây Vú Sữa Lò Rèn ở Vĩnh Kim - Châu Thành, gạo xuất

khẩu ở M ỹ Thành Nam - Cai Lậy, Vietgap trên cây Khóm, đã và đang mở rộng triển

khai áp dụng cho cây Thanh Long ở Chợ Gạo, cây Xoài Cát Hoà Lộc ở Cái Bè, một

số vùng lúa chất lượng cao ở Cai Lậy và G ò Công Tây, v.v... bước đầu đã mang lại

nhiều kết quả khả quan. Quy trình nuôi cá Tra theo tiêu chuẩn SQF 1000CM ở Hoà

Hưng đã được Công ty SGS cấp chứng chỉ chứng nhận và ngành cũng đang xúc tiến

việc mở rộng ứng dụng nuôi các sản phẩm chủ lực khác như tôm Sú, Nghêu. Đây là

những quy trình nhằm đảm bảo việc không ngừng nâng cao chất lượng, vệ sinh an

toàn nông, thủy sản hàng hoá, đảm bảo sản phẩm làm ra ngày càng có uy tín cao

trên thị trường cả trong và ngoài nước, mà còn đáp ứng việc truy xuất nguồn gốc

sản phẩm khi có yêu cầu.

Trong giai đoạn 2008-2013, Ngành Nông nghiệp của tỉnh đã triển khai thực

hiện Chương trình lúa gạo, Chương trình phát triển vườn, Chương trình phát triển

chăn nuôi và Chương trình phát triển thủy sản. Hình thành các vùng chuyên canh

các loại cây, con là thế mạnh của tỉnh và tăng cường ứng dụng những tiến bộ khoa

học kỹ thuật vào trong sản xuất, thu hoạch và bảo quản, nhất là triển khai các mô

hình đạt chuẩn GlobalGAP, VietGAP (lúa và một số cây ăn trái đặc sản); chăn nuôi

phát triển theo hướng trang trại, nuôi công nghiệp, công tác phòng ngừa các dịch

bệnh trên gia súc, gia cầm mang lại hiệu quả thiết thực; phát triển thủy sản theo

hướng hình thành các vùng sản xuất giống, vùng nuôi tập trung, thâm canh tăng

năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu chế biến, xuất khẩu. Việc tăng

cường đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp phát huy tác dụng tốt

64

như các công trình thủy lợi đầu mối, ô bao, cống đập ngăn lũ bảo vệ vườn cây ăn

trái,... nhằm đảm bảo nguồn nước cho sản xuất, cải tạo phèn, mặn đã góp phần quan

trọng vào sự nghiệp phát triển KTNT gắn với BVM T.

2.3.3. Bài học rút ra cho Đồng Tháp trong giải quyết quan hệ giữa phát

triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và kinh

nghiệm của một số địa phương trong nước cho thấy, mỗi quốc gia/mỗi địa phương

khác nhau, tùy thuộc vào tiềm năng, lợi thế đều lựa chọn cho mình những cách thức

bảo vệ, cải thiện môi trường riêng trong quá trình phát triển KTNT phù hợp với

điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng quốc gia/địa phương. Từ những kinh

nghiệm của một số quốc gia và địa phương điển hình, có thể rút ra một số kinh

nghiệm chủ yếu có thể áp dụng cho Đồng Tháp trong giải quyết tốt mối quan hệ

giữa phát triển KTNT và BVM T như sau:

Thứ nhất, cần chú trọng vai trò quản lý của Nhà nước trong việc phát triển

KTNT và BVMT.

- Thực hiện lồng ghép đồng thời hai mục tiêu vừa phát triển KTNT vừa phải

BVMT, không thể hy sinh mục tiêu này để thực hiện mục tiêu kia hoặc ngược lại.

Phát triển KTNT phải gắn với BVM T và môi trường trong sạch sẽ thúc đẩy phát

triển KTNT.

- Thường xuyên kiểm tra và tiến hành quan trắc môi trường trong phát triển

KTNT để xử lý đúng lúc theo từng mức độ ô nhiễm môi trường một cách kịp thời.

Thứ hai, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng trình độ cho cán bộ các ngành, địa

phương nhằm nâng cao nhận thức về công tác BVM T trong phát triển sản xuất;

đồng thời, nâng cao ý thức BVM T cho cả cả hệ thống chính trị, cộng đồng dân cư

và đặc biệt là nông dân và doanh nghiệp.

Thứ ba, xây dựng những khu sản xuất tập trung để tập trung đủ vốn, kỹ

thuật, và nhân lực có trình độ nhằm đảm bảo vừa phát triển KTNT vừa xử lý môi

trường hiệu quả như: xây dựng, phát triển HTX, các trang trại, các KCN hiện đại...

Thứ tư, trong quá trình phát triển KTNT cần chú trọng áp dụng những thành

tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất như công nghệ sinh học, công

65

nghệ sản xuất sạch,... nhằm nâng cao năng suất, chất lượng mà vẫn bảo vệ được môi

trường sinh thái. Chú ý lựa chọn những giống cây, giống con có chất lượng cao, có

sức kháng bệnh mạnh để giảm mức độ sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, các

chất kích thích gây hại đến môi trường. Xây dựng các mô hình sản xuất sạch theo

tiêu chuẩn quốc tế như GAP. Global G.A.P (sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn

quốc tế) là một khái niệm bắt nguồn từ châu Âu từ năm 1997, sau này phổ biến trên

toàn thế giới. Chứng nhận đạt chuẩn Global G.A.P (gọi tắt là GAP) được coi là một

tấm vé thông hành đưa nông sản thâm nhập vào mọi thị trường. Tại Việt Nam, đã có

những mô hình nông sản đầu tiên được chứng nhận đạt chuẩn GAP và tìm được chỗ

đứng trên thế giới. Từ đó có thể hình thành cho người nông dân thói quen sản xuất

sạch, an toàn vừa thu được lợi nhuận cao vừa bảo vệ được môi trường.

Thứ năm, đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn mà

đặc biệt là hệ thống thủy lợi, đê bao,...Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, một hệ

thống kết cấu hạ tầng vững chắc sẽ là cơ sở và điều kiện vật chất quan trọng bảo

đảm có thể phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại và bền vững.

66

Chương 3

THỰC TRẠNG QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH ĐỒ NG THÁP ẢNH

HƯỞ NG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔ NG THÔ N VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp ảnh hưởng đến phát triển

kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường

- Vị trí địa lý

Đồng Tháp là 1 trong 13 tỉnh thuộc ĐBSCL, nơi đầu nguồn sông Tiền chảy

qua biên giới vào Việt Nam. Địa giới của Tỉnh được phân chia 2 phần rõ rệt là vùng

Đồng Tháp Mười và vùng đất phù sa nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Diện tích tự

nhiên của tỉnh là 3.374,08 km2, chiếm 8,17% diện tích vùng ĐBSCL. Phía Bắc giáp

tỉnh PreyVeng - Campuhia, đường biên giới dài 48,7 km. Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh

Long và thành phố Cần Thơ. Phía Tây giáp tỉnh An Giang. Phía Đông giáp tỉnh

Long An và tỉnh Tiền Giang [Xem phụ lục 1].

Đồng Tháp có lợi thế nhờ vào vị trí nằm sát thượng lưu sông Tiền với các

tuyến giao thông thủy bộ từ biên giới Việt Nam - Campuchia ra biển, tạo điều kiện

thuận lợi về kinh tế đối ngoại hướng ra các nước Đông Nam Á và là cửa ngõ của

vùng tứ giác Long Xuyên hướng về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với vị trí địa

lý kết hợp với điều kiện tự nhiên đặc thù (phần lớn diện tích thuộc vùng Đồng Tháp

Mười, thủy vực rộng và đa dạng), hiện nay Đồng Tháp được xem như một tỉnh sản

xuất nông - ngư nghiệp là chủ yếu với các thế mạnh về kinh tế lúa, kinh tế thủy sản;

còn có nguồn nước ngọt dồi dào và các vùng bảo tồn sinh thái rừng ngập đặc thù.

Đặc biệt, biên giới với Campuchia tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hoạt

động thương mại. Từ đó, Đồng Tháp có thể mở rộng thị trường, giao lưu kinh tế

nhằm phát triển KTNT. Đồng thời, với vị trí địa lý của Đ ồng Tháp không nằm trong

trục giao thông chính quốc lộ 1A từ thành phố Hồ Chí M inh đi Campuchia nên này

có thể giúp tỉnh có điều kiện cách ly, phòng chống dịch bệnh thuận lợi và tạo nên

môi trừờng sinh thái cảnh quan đặc sắc.

67

- Tình hình khí hậu

Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu chung của vùng ĐBSCL với các đặc

điểm chung: nền nhiệt dồi dào, biên độ nhiệt ngày đêm và giữa các mùa nhỏ; các

chỉ tiêu khí hậu (số giờ nắng, lượng mưa, gió, bốc hơi, ẩm độ không khí,…) thuộc

loại trung bình ở ĐBSCL. Lượng mưa trung bình năm ở Đồng Tháp là 1.682-2.005

mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm đến 90-92% lượng mưa năm và tập

trung vào các tháng 9-10 (30-40%), trong mùa mưa thường có thời gian khô hạn

(hạn Bà Chằn) vào khoảng cuối tháng 7 đến đầu tháng 8. Điều kiện khí hậu hài hòa

tạo điều kiện rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

- Tài nguyên đất đai

Trong số 4 loại đất chính ở Đồng Tháp, có 2 nhóm đất chính là nhóm đất phù

sa và nhóm đất phèn với tổng diện tích 266.580 ha (chiếm 90.35% diện tích); phần

diện tích còn lại thuộc nhóm đất xám (gần 10% diện tích) thuộc vùng không ngập lũ

và phần rất nhỏ diện tích đất cát. Đối với vùng ngập sâu, có tới 60,13% diện tích

nhóm đất phù sa và 59.93% nhóm đất phèn tập trung ở vùng này. Do nằm ở vùng

ngập sâu, có hệ thống thủy lợi phát triển và hệ thống đê bao kiểm soát lũ nên rất thích

hợp cho phát triển nông nghiệp, nhất là lúa với việc gieo trồng 2-3 vụ trong năm.

- Tài nguyên nước

Đồng Tháp nằm ở đầu nguồn sông Cửu Long với hai nhánh chính chảy qua

là sông Tiền và sông Hậu có tổng chiều dài khoảng 150 km, cùng với những con

sông lớn như sông Sở Thượng và sông Sở Hạ và hệ thống hàng ngàn kênh rạch lớn

nhỏ với tổng chiều dài dòng chảy là 6.273 km, mật độ trung bình 1,86 km sông/km2,

là nguồn tài nguyên nước dồi dào cho phát triển nông nghiệp của tỉnh, đặc biệt là

sản xuất lúa và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản mùa lũ. Bên cạnh việc tưới tiêu phục

vụ sản xuất, sông rạch nhiều còn là hệ thống giao thông thủy rất quan trọng gắn việc

sản xuất, vận chuyển, sinh hoạt trong tỉnh với địa phương ĐBSCL.

Các dòng chảy chính bao gồm: Hệ thống các kênh rạch ngang chuyển nước

từ sông Tiền vào vùng Đồng Tháp Mười (như kênh Trung ương, kênh Đồng Tiến,

kênh Nguyễn Văn Tiếp A...). góp phần quan trọng trong việc cấp và thoát nước ở

các huyện phía Bắc sông Tiền. Những tuyến kênh ở phía Nam sông Tiền (như kênh

Lấp Vò, kênh M ương Khai - Đốc Phủ Hiền...) nối sông Tiền và sông Hậu cũng là

68

hệ thống giao thông đường thủy quan trọng và là nguồn nước tưới phục vụ sản xuất

nông nghiệp các huyện phía N am tỉnh.

Đồng Tháp nằm ở vùng đất trũng Đồng Tháp Mười và có lũ thường xuyên.

Lũ giúp tăng độ phì của đất và cung cấp nguồn thủy sản. Hàng năm lũ về sớm hơn

so với địa phương khu vùng ĐBSCL, mức độ ngập sâu hơn và thời gian ngập cũng

kéo dài hơn. Hơn hai thập kỷ qua, người dân Đồng Tháp đã rút ra được nhiều kinh

nghiệm để "sống chung với lũ", cùng với những đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi

nên đã giảm bớt những ảnh hưởng do chế độ ngập lũ gây ra. Hệ thống đê bao kiểm

soát lũ cũng được quan tâm và đầu tư thích đáng đã góp phần giảm bớt những thiệt

hại do lũ gây ra; đồng thời, nông dân có thể khai thác được nhiều lợi thế từ mùa

nước lũ để tăng năng suất và sản lượng trong sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung, Tỉnh Đồng Tháp có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi với

khí hậu hài hòa; đất đai màu mỡ; nguồn nước dồi dào, phong phú, hàm lượng phù

sa cao;... rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp chuyên canh với quy mô lớn, chất

lượng đồng nhất và tạo nền tảng nguyên liệu phát triển các ngành công nghiệp chế

biến và thương mại dịch vụ. Tuy nhiên, lượng mưa phân hoá theo mùa đã gây ra

hạn hán và ngập úng ở một số thời điểm trong năm; vào mùa khô, nguồn nước

thượng nguồn về ít, mực nước thấp so với mặt đất tự nhiên, gặp nắng nóng, đất bị

oxy hoá mạnh vừa làm nghèo dưỡng chất trong đất vừa dễ sinh phèn vào đầu mùa

mưa. Do chịu tác động của thủy triều nên trên các kênh rạch sinh ra nhiều nước và

nhiễm phèn tràn lan. Ngược lại với mùa khô, vào mùa lũ, lưu lượng nước từ thượng

nguồn về lớn gây ngập lụt trên phạm vi rộng. Lũ với chế độ ngày càng phức tạp, có

ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống canh tác, bảo vệ kết cấu hạ tầng, cấp nước sạch và

sạt lở. Lũ lụt hàng năm không những gây thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản của

nhân dân mà còn là trở ngại cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung; phát triển NN,

NT và BVMT nói riêng.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp ảnh hưởng đến phát

triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường

Mặc dù trong điều kiện, tình hình còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng tỉnh

Đồng Tháp đã đạt được những kết quả đáng kể, mục tiêu Kế hoạch 5 năm 2011-

2015 đã được hoàn thành cơ bản. Sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khả quan,

69

hướng theo nguyên tắc hợp tác - liên kết - thị trường, nâng cao chất lượng, hiệu quả

và tăng thu nhập cho nông dân, các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ phát huy

hiệu quả. Sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu

quả, khôi phục dần tăng trưởng. Hoạt động thương mại - dịch vụ, du lịch có nhiều

chuyển biến tích cực, mở rộng thị phần trong và ngoài nước. Lĩnh vực văn hóa - xã

hội được thực hiện tốt; công tác an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng chính

sách, hộ nghèo được quan tâm thực hiện. Hình ảnh địa phương được cải thiện đáng

kể, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) duy trì ở tốp tốt. Quan hệ đối ngoại có

bước phát triển mới. Quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ...

góp phần thực hiện hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu Kế hoạch, đảm bảo cho kinh tế -

xã hội ổn định và phát triển. Cụ thể:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm 2011-2015 theo giá năm

1994 ước đạt 9,5%/năm (KH đạt từ 13%/năm trở lên) [Xem phụ lục 2]. GRDP bình

quân đầu người ước đạt 13,4 triệu đồng (1.212 USD), gấp 1,55 lần năm 2010 (theo

giá thực tế ước đạt 32,2 triệu đồng, tương đương 1.498 USD, gấp 1,59 lần năm

2010). Tính theo giá năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm

2011-2015 ước đạt 6,88%/năm. GRDP bình quân đầu người ước đạt 25,2 triệu

đồng, tương đương 1.293 USD.

Cơ cấu kinh tế của Tỉnh có chuyển dịch tích cực, tỷ trọng Nông lâm Thủy

sản - Công nghiệp - Dịch vụ trong GDP thay đổi từ 64,1% - 11,3% - 24,5% năm

2001 sang 37,9% - 28,5% - 33,6% năm 2011 (theo giá 1994). Chuyển đổi cơ cấu

chủ yếu nhờ vào tăng trưởng ấn tượng của ngành công nghiệp - xây dựng ở mức

bình quân 19,4%/năm [Xem phụ lục 3].

Dân số Đồng Tháp tăng chậm, từ khoảng 1,58 triệu người lên năm 2000 lên

1,68 triệu người năm 2015 [Xem phụ lục 4]. Tốc độ tăng dân số tự nhiên giảm khá

nhanh trong thời gian qua và thấp hơn nhiều so với các tỉnh khác trong vùng. Chất

lượng dân số được cải thiện đáng kể và đang ở giai đoạn cơ cấu dân số vàng (có

trên 02 người trong độ tuổi lao động/01 người trong độ tuổi phụ thuộc). Dân số trẻ

tạo sức ép mở rộng việc làm cho lực lượng lao động mới khá lớn.

Hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân mở rộng. Mạng lưới khám chữa

bệnh và hệ thống y tế được đầu tư nâng cấp, hoạt động có hiệu quả, chất lượng phục

70

vụ người bệnh tăng. Y tế cơ sở đã phủ kín tất cả các xã, phường trong toàn tỉnh và

từng bước hoàn thiện mạng lưới nhân viên sức khỏe cộng đồng. Hệ thống dược

trong tỉnh đã từng bước đi vào CNH, HĐH, mạng lưới phân phối thuốc đáp ứng yêu

cầu về các loại thuốc thiết yếu cho nhân dân trong tỉnh. Đến năm 2015, trên toàn

tỉnh có 15 bệnh viện, 8 phòng khám đa khoa khu vực, 1 viện điều dưỡng và 144

trạm y tế phường xã; có 6,1 bác sĩ và 24 giường bệnh/1 vạn dân, tỷ lệ trẻ em dưới

05 tuổi bị SDD giảm còn 14,4%, có 95% trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm chủng miễn

dịch đầy đủ; có 60% dân số tham gia BHYT [27].

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo có sự phát triển đáng kể, thu hẹp dần khoảng

cách giữa các địa bàn trong và ngoài tỉnh; năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo

viên các ngành học, cấp học từng bước đáp ứng theo yêu cầu đổi mới giáo dục.

Công tác dạy nghề bước đầu được gắn kết với nhu cầu thực tế của địa phương,

doanh nghiệp; hệ thống cơ sở dạy nghề cấp huyện, thị xã được bố trí hợp lý hơn, đã

thực hiện sáp nhập cơ sở dạy nghề với cơ sở giáo dục thường xuyên. Hiện nay,

ngoài trường Trung cấp nghề Giao thông Vận tải, có 03 trường Trung cấp nghề-

Giáo dục thường xuyên theo khu vực và 07 Trung tâm dạy nghề - Giáo dục thường

xuyên; Thành lập các Trung tâm Văn hoá - Học tập cộng đồng ở cấp xã, tạo thuận

lợi cho hoạt động dạy nghề của cơ sở. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được

đầu tư theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hóa; nhà công vụ giáo viên, ký túc xá sinh

viên được đầu tư, góp phần phục vụ tốt công tác dạy và học. Đến nay, toàn Tỉnh có

138/683 trường học đạt chuẩn quốc gia, 02 trường Trung học phổ thông chuyên

(Nguyễn Quang Diêu và Nguyễn Đình Chiểu), 02 khu Ký túc xá sinh viên 6 tầng.

Mạng lưới các cơ sở đào tạo được nâng cấp, xây dựng theo quy hoạch, tạo thuận lợi

cho công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát

triển của tỉnh. Toàn tỉnh có 01 trường đại học, 03 trường cao đẳng, 04 trường trung

cấp nghề, hàng năm có trên 23.000 sinh viên, học viên theo học. Đến năm 2015, tỷ

lệ lao động qua đào tạo ước đạt 55,5%, trong đó qua đào tạo nghề 40%; tỷ lệ sinh

viên trên một vạn dân của tỉnh ước đạt trên 185 sinh viên [27].

Công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo được quan tâm thực hiện, thông

qua giải pháp lồng ghép các chương trình, dự án phát triển, gắn với chương trình

quốc gia giải quyết việc làm, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ của các

71

tổ chức, cá nhân... đã tạo thêm điều kiện thuận lợi cho các đối tượng chính sách xã

hội, hộ nghèo, đối tượng gia đình chính sách, người có công vượt qua khó khăn, ổn

định cuộc sống. Trong giai đoạn 2010 - 2015, tạo việc làm cho 166.100 lao động,

giảm tỷ lệ hộ nghèo 2,13%/năm, hỗ trợ 11.144 căn nhà cho hộ nghèo, xây dựng

4.155 căn nhà tình nghĩa, huy động Quỹ đền ơn đáp nghĩa 38,9 tỷ đồng, có 123.824

lượt đối tượng bảo trợ xã hội được trợ cấp tại cộng đồng, có trên 43.000 đối tượng

đang hưởng trợ cấp thường xuyên… [107, tr.34 và tổng hợp của tác giả].

Với điều kiện kinh tế - xã hội nêu trên đã ảnh hưởng nhiều mặt đến phát triển

KTNT và BVMT:

Trong phát triển KTNT, do nằm trong hoàn cảnh chung cả nước nên tăng

trưởng kinh tế của Tỉnh chưa bền vững, tăng trưởng của tất cả các ngành đều có xu

hướng giảm kể từ năm 2008, đặc biệt đối với ngành công nghiệp - xây dựng và nông

nghiệp; mặt khác, khi kinh tế phát triển đã dẫn đến phân công lại lao động xã hội và

chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu

GDP là tăng tỷ trọng lao động công nghiệp - xây dựng và dịch vụ và giảm tỷ trọng

lao động nông - lâm - ngư nghiệp. Tuy nhiên, dân cư phân bố không đều, trình độ dân

trí ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn còn hạn chế; bên cạnh đó, xuất khẩu gạo và

thủy sản của Đồng Tháp thấp hơn rất nhiều so với các tỉnh trong khu vực.

Trong công tác BVMT, kinh tế - xã hội phát triển đã gây ra áp lực về môi

trường như: môi trường ở một số thị xã, thị trấn, làng nghề và cụm, tuyến dân cư bị

ô nhiễm nặng; khối lượng chất thải ngày càng gia tăng; TNTN trong nhiều trường

hợp bị khai thác quá mức; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch ở

nhiều nơi không bảo đảm; tỷ lệ hộ dân được dùng nước sạch trong tỉnh còn thấp.

3.1.3. Thuận lợi và khó khăn trong giải quyết hài hòa quan hệ giữa phát

triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường ở tỉnh Đồng Tháp

- Thuận lợi

Thời gian qua, trong quy hoạch NN&PTNT luôn được điều chỉnh phù hợp

với điều kiện hàng năm có lũ và thích ứng với BĐKH đến năm 2020. Hàng năm,

tỉnh luôn tăng cường các hoạt động và tổng hợp kế hoạch thực hiện Chương trình

phòng chống giảm nhẹ thiên tai thích ứng với BĐKH, đặc biệt là vào mùa mưa bão;

thường xuyên kiểm tra tình hình sản xuất nông nghiệp, các công trình và khu vực

72

sạt lở ở nông thôn để chuẩn bị lực lượng và đối phó khi có sự cố. Đồng Tháp luôn

quan tâm triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

Đồng thời, xây dựng Kế hoạch hành động quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với

BĐKH cho lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020.

Mặt khác, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường nói chung được

tăng cường như Chi cục BVMT được thành lập; lực lượng cảnh sát môi trường

được hình thành và hoạt động có hiệu quả; các điều kiện cơ bản, thiết yếu làm tiền

đề, tạo thế và lực cho công tác BVMT thời gian tới đã được đáp ứng; nhiều vụ việc

lớn, nhiều vấn đề môi trường bức xúc, kéo dài được giải quyết dứt điểm. Các giải

pháp BVMT trong các dự án phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong phát triển

NN, NT nói riêng đã được quan tâm đầu tư thực hiện. Một số mô hình, cơ sở sản

xuất xanh, sạch; mô hình kinh tế sinh thái;… được quan tâm đầu tư, khuyến khích

phát triển và nhân rộng. Các ngành, lĩnh vực đã huy động được nhiều nguồn lực, sự

hỗ trợ của quốc tế và từng bước chủ động bảo vệ, cải thiện môi trường và ứng phó

với biến đối khí hậu. Hoạt động kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về môi trường đã

được triển khai một cách thường xuyên, liên tục.

Đồng thời, công tác phối hợp của các Sở, ban, ngành, Đoàn thể để triển khai

các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về BVMT được thực hiện thường

xuyên, liên tục. Cụ thể: tổ chức các lớp tập huấn, tổ chức lễ ra quân hưởng ứng các

chiến dịch, các sự kiện về môi trường; tổ chức các cuộc thi về BVM T, xây dựng mô

hình cộng đồng tham gia BVMT... phát sóng trên Đài Phát thanh - Truyền hình

thông qua chuyên mục "M ôi trường và Cuộc sống". Đồng thời; tiếp thu ý kiến của

cộng đồng thông qua đường dây nóng về môi trường, chọn lọc các nội dung, ghi

nhận thực tế và phản ánh qua tiểu mục "Hộp thư môi trường". Phản ánh về công tác

BVMT, tình hình ô nhiễm môi trường hiện nay và các hành vi vi phạm pháp luật về

BVMT lồng ghép trên chuyên mục "Vì An ninh Tổ quốc".

Bênh cạnh đó, nhận thức trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các

ban ngành, đoàn thể về BVM T đã được nâng lên một cách rõ rệt. Mặt khác, công

tác chỉ đạo, tổ chức và hoạt động BVMT đã chú trọng hơn; phong trào BVMT trong

nhân dân phát triển tích cực, nhận thức của nhân dân về công tác BVM T được nâng

73

lên một bước. Đặc biệt là người dân ở những vùng nông thôn cũng đã nhận thức

được vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác BVM T.

- Khó khăn

Thứ nhất, thói quen trong sản xuất của người dân địa phương.

Đặc trưng của người nông dân sống phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều.

Trong sản xuất, người nông dân phụ thuộc vào nhiều hiện tượng của tự nhiên như

trời, đất, nắng, mưa... Bởi vậy mà họ rất tôn trọng, hòa thuận với tự nhiên và phụ

thuộc vào nó. Sống phụ thuộc vào tự nhiên làm người nông dân dễ trở nên rụt rè,

thụ động. Tuy trong quá trình sinh sống của mình, nông dân đã tích luỹ được những

kinh nghiệm hết sức phong phú trong sản xuất nhưng đó là hệ thống tri thức thu

được bằng con đường kinh nghiệm nên đôi khi còn chủ quan, cảm tính và trở thành

thói quen khi được duy trì lâu ngày.

Ở Đồng Tháp, khu vực nông thôn có đa số các hộ sản xuất với quy mô nhỏ lẻ

dưới quy mô hộ gia đình nên trong các lĩnh vực sản xuất, mặc dù có sự chuyển biến

áp dụng các mô hình sản xuất xanh, sạch, nhưng vẫn còn sản xuất chủ yếu theo thói

quen. Trong trồng trọt, người dân vẫn áp dụng theo thói quen cũ trong sử dụng phân

bón và thuốc BVTV với suy nghĩ "bón phân càng nhiều thì cây càng tốt" thế nên

lượng phân bón hóa học đổ xuống đất ngày càng nhiều. Thói quen sử dụng hóa chất

khi sản xuất nông nghiệp trong nhiều năm qua đã khiến một bộ phận người sản xuất

không đủ kiên định để bỏ thói quen đó và hướng tới nền nông nghiệp an toàn.

Trong chăn nuôi, cách thức nuôi vẫn được thiết kế theo mô hình truyền thống, xả

thải trực tiếp ra đất, sông như nuôi heo, nuôi vịt chạy đồng vẫn được duy trì. Thói

quen trong chăn nuôi của các hộ nông dân đã làm cho môi trường bị ô nhiễm rất rõ.

Trong hơn 600 hộ chăn nuôi heo nhưng chỉ có 100 hộ có hộ có sử dụng túi biogas,

còn lại không sử dụng hầm biogas hay có hộ có sử dụng túi biogas nhưng chuồng

trại lại phía sau và trong nhà ở [Xem phụ lục 5].

Có hộ gia đình chỉ chăn nuôi 1- 2 con trâu, bò nên không có chuồng trại mà

nuôi sát bên nhà. Gà, vịt chủ yếu nuôi chăn thả. Người nuôi không chú trọng đến

vấn đề xử lý chất thải nên toàn bộ chất thải được thải trực tiếp ra ngoài sông, rạch

và gây ô nhiễm môi trường xung quanh [Xem phụ lục 6].

Trong nuôi trồng thủy sản, các ao nuôi vẫn được thiết kế theo mô hình truyền

74

thống. Ở các làng nghề, nhiều năm qua, làng nghề sản xuất gạch ngói xã An Hiệp,

huyện Châu Thành hay làng bột kết hợp chăn nuôi heo xã Tân Phú Đông, thành phố

Sa Đéc là những "điểm đen" về ô nhiễm môi trường vì sản xuất theo kiểu cổ truyền.

Thứ hai, tác động của cơ chế thị trường.

Dưới tác động của cơ chế thị trường, mục đích hoạt động của các doanh

nghiệp là lợi nhuận tối đa, vì vậy họ có thể lạm dụng tài nguyên của xã hội, gây ô

nhiễm môi trường. Ở Đồng Tháp cũng không nằm ngoài tác động này. Các doanh

nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt mà chưa quan

tâm đến lợi ích lâu dài. Vì thế, trong các quyết định sản xuất của họ cũng quan tâm

đến năng suất, lời - lỗ mà ít quan tâm đến tác hại của quá trình sản xuất đó đến môi

trường như thế nào.

Thứ ba, cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập.

Hiện nay, trong hệ thống pháp luật có khá nhiều các văn bản liên quan đến

môi trường có thể kể đến như: Luật BVMT, Luật Đa dạng sinh học, Luật Tài

nguyên nước, Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ và phát triển rừng…. Bên cạnh đó,

Việt Nam cũng tham gia vào các Công ước quốc tế về BVM T tiêu biểu như: Công

ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (RAMSAR), Công ước

về buôn bán quốc tế các loài động thực vật nguy cấp (CITES), Công ước khung của

Liên Hợp Quốc về BĐKH… Thế nhưng, những văn bản, chính sách này vẫn còn

nhiều hạn chế như văn bản luật còn thiếu, chưa cụ thể, chưa phù hợp với thực tế,

bộc lộ những bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện, hiệu lực thi hành thấp,

một số văn bản còn chưa được ban hành hoặc đã ban hành nhưng không sát với

thực tế, thiếu tính khả thi, khó áp dụng thực tế.

Thứ tư, đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường NN, NT còn hạn chế.

Tỉnh chưa có đủ kinh phí để xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường,

đặc biệt là ở các làng nghề cũng như việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa, khắc

phục ảnh hưởng do thiên tai gây ra. Sự phối hợp giữa các sở, ngành và các địa

phương trong việc xây dựng kế hoạch và phân bổ ngân sách Nhà nước cho công tác

BVMT hàng năm chưa được thường xuyên, chặt chẽ nên vấn đề ưu tiên, lựa chọn

đúng việc, đúng nguồn nhằm thực hiện nhiệm vụ BVMT trong phát triển NN, NT

75

vẫn còn hạn chế. Việc bố trí kinh phí, đầu tư xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc

biệt là các khu, CCN còn quá ít. Các doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư kinh phí

cho công tác BVMT.

3.2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG

THÔN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2010-2015

3.2.1. Hiện trạng phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường ở

tỉnh Đồng Tháp

3.2.1.1. Hiện trạng phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Đồng Tháp giai

đoạn 2010-2015

* Phát triển nông nghiệp nông thôn của Tỉnh

Nông nghiệp của Tỉnh thời gian qua đã phát huy được các tiềm năng, lợi thế

tự nhiên và đạt được nhiều kết quả tích cực.

Lĩnh vực quan trọng mà tỉnh đã thực hiện đạt hiệu quả cao là nông - lâm -

thủy sản đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng 7,49%/năm, đóng góp quan trọng

vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, trong đó sản lượng lương thực đạt kết quả vượt

trội so với chỉ tiêu hàng năm, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu

cho cả nước.

Hàng năm, sản lượng lúa đạt trên 3,1 triệu tấn, sản lượng trái cây đạt trên

175 ngàn tấn, diện tích cây hoa kiểng ước đạt 600 ha (vào năm 2015), sản lượng thịt

hơi đạt trên 47 ngàn tấn, sản lượng thủy sản nuôi đạt trên 430 ngàn tấn...; liên kết

tiêu thụ lúa qua hợp đồng năm 2014 đạt trên 8.200 ha; giá trị tăng thêm của toàn

ngành hàng năm đạt trên 6.660 tỷ đồng (theo giá 1994), tăng bình quân 4,0%/năm;

thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2015 ước đạt 23,11 triệu

đồng, bằng 1,83 lần năm 2010 (toàn tỉnh ước đạt 24,07 triệu đồng, bằng 1,75 lần

năm 2010) [85, tr.37]. Các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp được các

cấp, các ngành hướng dẫn và tạo điều kiện cho người sản xuất, doanh nghiệp được

thụ hưởng đầy đủ theo quy định.

Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2014 tăng gấp đôi so với năm 2010. Sản

lượng và năng suất lúa tăng đều qua các năm. Sản lượng khoai lang, lạc năm 2014

tăng so với năm 2010.

76

Bảng 3.1: Tình hình sản xuất nông nghiệp Đồng Tháp giai đoạn 2010-2015

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Giá trị sản xuất nông

nghiệp theo giá hiện

hành phân theo

ngành kinh tế (triệu

đồng)

21.709.648 25.877.040 28.011.844 29.436.276 3.540.000

34.587.831

Sản lượng lúa (tấn) 2.806.294 3.100.187 3.051.763 3.326.946 3.310.000 3.384.417

Sản lượng ngô (tấn) 25.011 31.636 33.440 39.017 42.390 35.338

Sản lượng khoai

lang (tấn) 24.041 39.522 58.261 68.620 71.103 87.619

Sản lượng mía (tấn) 11.065 8.444 7.624 4.214 4.572 4.223

Sản lượng lạc (tấn) 423 908 668 1.016 1.578 692

Sản lượng đậu tương

(tấn) 9.756 4.539 3.435 1.761 2.106 619

Nguồn: [27] và tổng hợp của tác giả.

Với địa hình sông nước, thủy sản được coi là thế mạnh thứ hai sau cây lúa,

nghề nuôi thủy sản phát triển rộng khắp trên địa bàn, trong đó chủ lực là cá tra, cá

ba sa, tôm càng xanh. Đây là một tiềm năng lớn để phát triển thành vùng nuôi trồng

thủy sản trọng điểm.

Giá trị sản xuất thủy sản năm 2014 tăng 1,2 lần so với năm 2010. Sản lượng

nuôi trồng năm 2014 tăng 1,36 lần so với năm 2010; sản lượng cá nuôi năm 2014

tăng 1,36 lần so với năm 2010 và sản lượng tôm giảm so với năm 2010.

Bảng 3.2: Tình hình nuôi trồng thủy sản tỉnh Đồng Tháp

giai đoạn 2010 - 2015

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Giá trị sản xuất thủy sản theo giá

so sánh 2010 (t riệu đồng) 7.862.054 8.505.184 9.440.256 9.467.426

9.586.52

7 9.797.300

Diện tích nuôi trồng thủy sản (ha) 5.458 5.492 5.915 5.927 7.558 5.809

Sản lượng khai thác (tấn) 14.205 15.256 14.316 15.322 16.636 16.607

Sản lượng nuôi trồng (tấn) 331.373 376.818 440.213 451.838 474.500 469.015

Sản lượng cá nuôi (tấn) 336.927 382.949 446.044 458.654 458.000 476.663

Sản lượng tôm (tấn) 1.776 1.953 1.956 1.602 1.500 1.459

Nguồn: [27] và tổng hợp của tác giả.

77

So sánh năm 2014 với năm 2010, ngành chăn nuôi phát triển không đáng kể,

sản lượng chăn nuôi qua các năm thay đổi không nhiều.

Bảng 3.3: Diễn biến ngành chăn nuôi tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010 - 2015

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Trâu (con) 1.770 2.134 2.366 2.494 2.695 2.566

Bò (con) 20.457 18.156 19.000 22.626 28.606 36.157

Lợn (con) 272.598 274.112 274.510 252.623 300.000 242.931

Dê, cừu (con) 2.463 2.560 2.783 3.485 3.975 6.688

Gia cầm (con) 5.605.270 5.692.350 5.754.796 5.219.060 6.122.350 4.820.340

Nguồn: [27] và tổng hợp của tác giả.

Khoa học công nghệ đã được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp

ở Đồng Tháp, trong đó cơ giới hoá trong sản xuất lúa những năm qua được chú

trọng phát triển mạnh. Hiện nay, toàn tỉnh có 1.553 máy gặt đập liên hợp và 942 lò

sấy với diện tích thu hoạch bằng máy đạt tỷ lệ 75%, nông dân đã giảm chi phí trên

816 tỷ đồng (thu hoạch bằng máy bình quân 2.000.000 đồng/ha, thu hoạch bằng tay

4.200.000 đồng/ha), ngoài ra còn giảm lượng lúa thất thoát khâu sau thu hoạch trên

77 ngàn tấn/năm (bình quân giảm 2,5%) và góp phần tăng chất lượng lúa gạo [99].

Trong giai đoạn 2010-2014, trong nông nghiệp của Tỉnh cũng đã chú trọng ứng

dụng công nghệ sinh học, chọn tạo giống nhằm tạo ra các giống cây trồng vật nuôi,

thủy sản có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện của địa phương.

* Phát triển công nghiệp và làng nghề nông thôn của Tỉnh

Công nghiệp nông thôn là một bộ phận của kết cấu ngành công nghiệp, bao

gồm các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tồn tại ở nông thôn, gắn

bó mật thiết với sản xuất nông nghiệp và kinh tế - xã hội ở nông thôn. Đồng Tháp là

một tỉnh nông nghiệp nên hầu như công nghiệp của Tỉnh chủ yếu là phục vụ cho

sản xuất nông nghiệp.

Tỉnh Đồng Tháp đã có 03 KCN đang hoạt động. Các loại hình sản xuất hoạt

động tại các KCN trong tỉnh Đồng Tháp hiện nay chủ yếu là chế biến thủy sản và

sản xuất thức ăn chăn nuôi; ngoài ra, có các lĩnh vực khác như: chế biến lương thực,

thực phẩm, thực phẩm đóng hộp...

78

Đồng Tháp có 215 doanh nghiệp chế biến nông sản, đứng thứ 4 về số lượng

trong vùng ĐBSCL; trong đó, có đến 148 doanh nghiệp (chiếm 68,8%) hoạt động

trong lĩnh vực lau bóng, xay xát gạo; chế biến thủy sản có 20 doanh nghiệp (chiếm

9,5%); sản xuất thức ăn gia súc (bột cá) có 31 doanh nghiệp (chiếm 14,4%) [75].

Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lúa gạo chủ yếu tập trung ở vùng ven sông

Tiền, sông Hậu (như Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành nơi kết nối với hệ thống giao

thông thủy vận chuyển gạo lên TP. HCM ). Một số lượng khác các doanh nghiệp chế

biến lúa gạo tập trung ở khu vực thành phố và thị xã của tỉnh, nơi hệ thống giao

thông khá phát triển và là đầu mối đi tỉnh, khu vực trong vùng ĐBSCL.

Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn gia súc và chế biến thủy sản có xu

hướng phát triển gắn với các KCN trong thời gian gần đây. Một phần do chính

sách thu hút đầu tư của tỉnh đã tạo điều kiện thông thoáng, phần khác do đặc điểm

sản xuất kinh doanh cho nên các doanh nghiệp này có xu hứớng tập trung tại các

KCN để giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh và nâng cao khả

năng xử lý môi trường.

Năm 2014, có 11 sản phẩm công nghiệp được UBND Tỉnh quyết định công

nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, góp phần thúc đẩy ngành

nông nghiệp phát triển, tăng năng suất lao động, tạo dần diện mạo mới cho sản xuất

nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững.

Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như vị trí địa lý, đặc điểm tự

nhiên, mật độ phân bố dân cư, điều kiện xã hội và truyền thống lịch sử, sự phân bố

và phát triển làng nghề giữa các địa phương của Tỉnh là không đồng đều, thông

thường tập trung vào những khu vực nông thôn đông dân cư nhưng ít đất sản xuất

nông nghiệp, nhiều lao động dư thừa lúc nông nhàn. Các làng nghề trong Tỉnh chủ

yếu tập trung ở các huyện phía Nam sông Tiền như: Lấp Vò, Lai Vung, Châu

Thành và Thành phố Sa Đéc, hoạt động làng nghề trên địa bàn Tỉnh có thể chia

thành các nhóm chính:

- Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi: đây là làng nghề

phát triển với số lượng lớn, phân bố khá đều trong Tỉnh, phần nhiều sử dụng lao

động lúc nông nhàn, không yêu cầu trình độ cao, hình thức sản xuất thủ công và gần

79

như ít thay đổi về quy trình sản xuất so với thời điểm khi hình thành nghề. Phần lớn

các làng chế biến lương thực, thực phẩm của Tỉnh là các làng nghề thủ công truyền

thống nổi tiếng như nấu rượu, làm nem, hủ tiếu... với nguyên liệu chính là gạo, ngô,

khoai, sắn, đậu và thường gắn với hoạt động chăn nuôi ở quy mô gia đình điển hình

như làng nghề truyền thống sản xuất bột chăn nuôi heo ở xã Tân Phú Đông, thành

phố Sa Đ éc; xã Tân Phú Trung, Tân Bình, huyện Châu Thành...

- Làng nghề dệt chiếu, dệt choàng, đan lát lục bình, đan võng, đan lưới, đan

bội...: nhiều làng nghề có từ lâu đời, có các sản phẩm mang tính lịch sử, văn hóa, mang

đậm nét địa phương. Những sản phẩm như chiếu, từ lục bình, cói... không chỉ là những

sản phẩm có giá trị mà còn là những tác phẩm nghệ thuật được đánh giá cao.

- Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng: hình thành từ hàng trăm năm nay,

tập trung ở vùng có khả năng cung cấp nguyên liệu cơ bản cho hoạt động xây dựng.

Lao động gần như thủ công hoàn toàn, quy trình công nghệ thô sơ, tỉ lệ cơ khí hóa

thấp, ít thay đổi. Khi đời sống được nâng cao, nhu cầu về xây dựng nhà cửa, công

trình ngày càng tăng, hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng phát triển nhanh và tràn

lan ở các vùng nông thôn. Điển hình như CCN sản xuất gạch ngói xã An Hiệp,

huyện Châu Thành; xã Tân Quy Tây, Thành phố Sa Đéc.

- Các nhóm ngành khác: Bao gồm các làng nghề chế tạo nông cụ thô sơ như

cày bừa, cuốc xẻng, liềm hái, mộc gia dụng, đóng thuyền, làm quạt giấy, dây thừng,

đan vó, đan lưới, làm lưỡi câu… Những làng nghề nhóm này xuất hiện từ lâu, sản

phẩm phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của địa phương. Lao động

phần lớn là thủ công với số lượng và chất lượng ổn định. Điển hình như Làng nghề

truyền thống đóng xuồng ghe ở ấp Long Hòa, xã Long Hậu; Làng nghề đan Lờ, Lợp

ở ấp Long Bình, xã Hòa Long huyện Lai Vung …

* Phát triển dịch vụ nông thôn của tỉnh

Dịch vụ trong KTNT bao gồm các dịch vụ cung ứng phục vụ cho sản xuất và

dịch vụ xã hội nông thôn. Những năm gần đây cùng với quá trình phát triển của

KTNT, nhiều loại hình dịch vụ mới mang đậm nét của nền kinh tế thị trường đã

hình thành, phát triển như các hoạt động dịch vụ tài chính, bảo hiểm, bưu chính viễn

thông, du lịch, kinh doanh bất động sản, tư vấn tin học, pháp lý.

80

Ở Đồng Tháp, dịch vụ trong KTNT chủ yếu là các dịch vụ phục vụ cho sản

xuất nông nghiệp là chính và các dịch vụ này được thực hiện dưới nhiều hình thức,

trong đó HTX là loại hình tổ chức cung cấp dịch vụ chủ yếu cho phát triển KTNT

[Xem phụ lục 7].

Hiện nay, toàn tỉnh có 205 HTX (tăng 4,2%), với trên 56.800 thành viên

(tăng 4,3%), vốn điều lệ trên 159 tỷ đồng (tăng 12,8%) và vốn hoạt động trên 719,7

tỷ đồng (tăng 37%) so với cuối năm 2010. Từ đầu năm 2010 đến nay, số HTX được

thành lập mới là 39 HTX (bình quân hàng năm thành lập mới 9 HTX) và giải thể 22

HTX do ngừng hoạt động, yếu kém và không hoạt động. Các HTX hoạt động trên

các lĩnh vực như: nông nghiệp (170 HTX), vận tải (8 HTX), tiểu thủ công nghiệp (6

HTX), xây dựng (1 HTX), thương mại (2 HTX), môi trường (1 HTX) [46].

Đối với Đồng Tháp thế mạnh là sản xuất nông nghiệp, tiềm năng trong nông

nghiệp rất lớn nên đa số các H TX nông nghiệp hoạt động chủ yếu là dịch vụ tưới tiêu.

Đồng thời, có một số mô hình mới trong phát triển HTX là tổ chức hoạt động đa

ngành nghề để phục vụ tốt đầu vào, đầu ra sản xuất của nông dân, điển hình như HTX

nông nghiệp Tân Cường, HTX nông nghiệp Tân Bình, HTX nông nghiệp Tân Phú

Đông… và những HTX mới thành lập cũng định hướng là hoạt động đa ngành nghề.

Ngoài ra, các HTX nông nghiệp đã và đang phát triển cánh đồng liên kết để

liên kết với doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Có 5 HTX liên kết với

doanh nghiệp để tiêu thụ xoài, nhãn, cá, heo như: HTX cá điêu hồng Bình Thạnh

liên kết với các doanh nghiệp, chợ đầu mối ở thành phố Hồ Chí Minh để tiêu thụ cá

điêu hồng; HTX nhãn Châu Thành liên kết với doanh nghiệp Út Hiện tiêu thụ nhãn

và gần đây có thêm thị trường từ M ỹ; HTX Thuận Phong liên kết với cơ sở muối

Dũng Ớt tiêu thụ ớt; HTX chăn nuôi heo Phú Bình liên kết với Công ty Visan tiêu

thụ heo thịt; HTX xoài M ỹ Xương liên kết với các doanh nghiệp ở Hà N ội, thành

phố Hồ Chí Minh tiêu thụ xoài….

3.2.1.2. Hiện trạng bảo vệ môi trường ở tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010-2015

Công tác BVMT ở Đồng Tháp trong thời gian qua được quan tâm thực hiện

và đã đạt được những kết quả quan trọng.

Về nhận thức các cấp ủy chính quyền, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp

nhân dân đã có sự chuyển biến tích cực. Các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm

81

đúng mức trong công tác chỉ đạo, xử lý các vấn đề về môi trường; cơ bản giải quyết

các điểm nóng về ô nhiễm môi trường. Công tác tuyên truyền về BVM T được triển

khai sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và quần chúng, các doanh nghiệp, cơ sở sản

xuất kinh doanh, từ đó góp phần làm chuyển biến về nhận thức của nhân dân và

doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận trong xã hội về công tác BVMT.

Tỉnh đã xây dựng Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2020; có kế

hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn các vùng đất ngập nước và các khu du lịch

sinh thái, các loài động vật nguy cấp, các nguồn gen quý hiếm cũng được ưu tiên

quan tâm bảo vệ. Trong năm 2012, Vườn quốc gia Tràm Chim đã được công nhận

là khu Ramsar thứ 4 của Việt Nam và thứ 2000 của thế giới. Tỷ lệ che phủ rừng

cũng được duy trì và có kế hoạch phục hồi, phát triển hàng năm; Xây dựng và triển

khai Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng trên địa bàn tỉnh

Đồng Tháp; qua đó hình thành ý thức chủ động ứng phó với BĐKH và ý thức tự

giác bảo vệ tài nguyên, môi trường trong nhân dân. Khuyến khích nhân dân có thói

quen tiêu dùng thân thiện với môi trường; tổ chức phổ biến kinh nghiệm, xây dựng

năng lực, kỹ năng phòng tránh thiên tai, thích ứng với BĐKH. Các cấp, các ngành

đã đẩy mạnh thực hiện các chương trình tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, nghiên cứu,

ứng dụng đổi mới công nghệ trong các ngành, lĩnh vực, đời sống dân sinh, phát

triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh các biện pháp kỹ thuật canh tác nông nghiệp bền

vững nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp. Triển khai các

quy hoạch, p hương án, công nghệ quản lý, xử lý chất thải và tái sử dụng nước thải.

Thay đổi phương thức canh tác nông nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất nông

nghiệp xanh, bảo đảm phát triển bền vững, an ninh lương thực và giảm nghèo.

Việc huy động các nguồn lực cho công tác BVMT được tập trung thực hiện.

Công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong BVM T được đẩy

mạnh. Công tác xã hội hóa hoạt động BVMT được các địa phương thực hiện đạt

những kết quả đáng khích lệ, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng trạm nước

sạch, đầu tư hệ thống xử lý chất thải bảo đảm tiêu chuẩn về môi trường. Đồng thời,

Tỉnh đã tranh thủ sự hỗ trợ kinh phí, các nguồn vốn vay ODA từ Ngân hàng Thế

giới, Chính phủ Na Uy và các tổ chức quốc tế đầu tư cho công tác xử lý ô nhiễm

82

môi trường, xử lý nước thải, nước sạch và vệ sinh môi trường. Công tác quản lý và

thu các loại phí BVMT đã được thực hiện theo đúng pháp luật và được Cục Thuế

Tỉnh theo dõi chặt chẽ.

Tuy nhiên, hoạt động BVMT ở Tỉnh vẫn còn những mặt hạn chế nhất định.

Cụ thể:

Ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp nông thôn ngày càng nghiêm trọng.

Việc chăn nuôi gia súc gia cầm ở hộ gia đình vùng nông thôn còn chưa có ý thức

tiết kiệm nguồn nước trong việc vệ sinh chuồng trại, chưa có hệ thống xử lý chất

thải, nước thải, phần lớn cho vào ao hồ, bể tự hoại để thấm vào đất dễ gây ô nhiễm

môi trường nguồn nước ngầm. Việc nuôi các lồng, bè cá trực tiếp trên các dòng

nước mặt sông rạch đã làm ô nhiễm nguồn nước do thức ăn của cá dư thừa, cản trở

lưu thông trên các dòng chảy trên mặt. Việc sử dụng các loại thuốc BVTV, thuốc

trừ sâu không theo quy định đã dẫn đến dư lượng thuốc trừ sâu cao, làm ô nhiễm

trực tiếp nguồn nước mặt, đất và gián tiếp đến nguồn nước dưới đất.

Ô nhiễm môi trường trong phát triển công nghiệp nông thôn cũng gia tăng do

việc gia tăng nhiều nhà máy, xí nghiệp từ quy mô nhỏ hộ gia đình đến quy mô lớn

dẫn đến nhu cầu về nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt cho một số lượng lớn

công nhân từ nhiều vùng khác nhau tập trung về ngày càng tăng. Đặc biệt ở các khu

vực chưa có hệ thống cấp nước, mật độ khai thác nước dưới đất một cách tự phát

gia tăng nhanh, dẫn đến không thể kiểm soát được. Việc xả nước thải sản xuất từ

các nhà máy, khu chế xuất KCN chưa được xử lý vào sông rạch, ao hồ gây ô nhiễm

nước mặt, nước dưới đất. Thậm chí có nơi còn cho nước thải chảy tràn trên mặt đất

để tự thấm xuống đất hoặc đào các hố dưới đất để xả nước thải không qua các hệ

thống lắng lọc... gây ô nhiễm nguồn nước và đất.

3.2.2. Thực trạng ảnh hưởng của phát triển kinh tế nông thôn đến bảo

vệ môi trường

3.2.2.1. Ảnh hưởng tích cực

* Kinh tế nông thôn phát triển góp phần đầu tư bảo vệ môi trường ở Đồng Tháp.

Nhìn chung, KTNT của tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010-2015 đã có những

bước phát triển khả quan. Với những thành quả đạt được trong phát triển KTNT đã

góp phần vào việc BVMT của Tỉnh trên các phương diện như:

83

Một, khi KTNT phát triển sẽ thêm tạo nguồn lực vật chất để đầu tư cho công

tác BVMT xét trên quy mô chung và trong từng hộ gia đình, từng cơ sở sản xuất.

Khi KTNT phát triển sẽ góp phần vào việc tăng ngân sách nhà nước, từ đó,

việc đầu tư để cho công tác BVMT cũng sẽ được nâng lên.

Giá trị sản xuất nông nghiệp của Tỉnh có xu hướng tăng và đóng góp gần

50% cơ cấu GDP của Tỉnh qua các năm. Từ đóng góp đó, hàng năm, Tỉnh dành 1%

tổng chi ngân sách để chi cho công tác BVM T và kinh phí này có tăng qua các năm.

Việc bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường được tăng đều hàng năm, tùy theo

nhiệm vụ và tình hình thực tế để cân đối, bố trí và sử dụng cho từng nhiệm vụ khác

nhau như: tuyên truyền giáo dục về BVMT; công tác thanh tra kiểm tra, hậu thẩm

định ĐTM; chi xử lý ô nhiễm, sự cố môi trường, chi thực hiện các dự án, đề tài; chi

dự hội nghị, hội thảo, tập huấn… Tổng kinh phí sự nghiệp môi trường đã phân bổ

qua các năm như bảng 3.4.

Bảng 3.4: Kinh phí sự nghiệp môi trường được phân bổ qua các năm

STT Đơn vị Kinh phí sự nghiệp môi trường (triệu đồng)

2010 2011 2012 2013 2014

I. Cấp Tỉnh

1 Sở TN & MT 9.343 5.245 6.000 6.500 6.500

II. Cấp Huyện, Thị, Thành phố

1 H. Hồng Ngự 762 1.175,47 952 101,439 390

2 TX. Hồng Ngự 500 662,740 750 593,390 781

3 H. Tân Hồng 616 1.346,262 1.350 1.350 1.350

4 H.Tam Nông 120 1.113 1.530 947,700 1.490

5 H.Thanh Bình - 567 461 614,053 932

6 H.Tháp Mười 1.000 1.622,860 1.837 1.685,5 2.090

7 H.Cao Lãnh 1.278 372,268 474,098 2.025 2.025

8 TP. Cao Lãnh 140 457,588 500 19.835,585 10.100

9 H. Lấp Vò - 1.800 2.100 3.503 1.713,38

10 H. Lai Vung 307 333,993 258.474 459,791 630

11 TP. Sa Đéc 450 7.465,144 10.669,568 11.900 8.840

12 H. Châu Thành 856 553 1.000 1.112,387 1.590

Cộng 15.372 22.714,325 27.882,14 50.627,845 58.431,38

Nguồn: [85].

84

Đồng thời, khi các cơ sở sản xuất và các hộ gia đình được cải thiện đời sống

và tăng thu nhập thì cách thức sản xuất hiện đại sẽ được ứng dụng nhiều hơn và

việc đầu tư cho những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới sẽ được chú

trọng hơn. Từ đó, trong sản xuất sẽ hạn chế được những tác động đến môi trường,

giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Hai, khi KTNT phát triển mà đặc biệt chú trọng đến bảo vệ, phát triển rừng

sẽ đảm bảo được yêu cầu BVM T bền vững

Hiện tại, diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh ổn định, diện tích rừng được đầu

tư phát triển theo các chương trình dự án với mục tiêu bảo tồn sinh thái vùng Đồng

Tháp Mười, do đó phong trào trồng gây rừng được coi trọng.

Hiện Đồng Tháp có 15.577,2 ha đất lâm nghiệp, trong đó diện tích có rừng là

8.974,9 ha và 6.602,3 rừng theo qui hoạch lâm nghiệp. Rừng được phân loại như

sau: rừng đặc dụng 3.088,6 ha (Vườn quốc gia Tràm Chim, Khu di tích Xẻo Quýt

và Gò Tháp), rừng phòng hộ 1.266,6 ha và rừng sản xuất 4.619,6 ha [82].

Với kết quả đó, một mặt đã tác động mạnh tới BVMT ở Đồng Tháp như: tạo

độ che phủ cản lũ, chắn sóng, chắn gió phòng hộ cho nông nghiệp, chống sạt lỡ, bảo

vệ công trình hạ tầng, tạo môi trường sống cho các loài động vật hoang dã, bảo tồn

các gen và sinh cảnh tự nhiên (đa dạng sinh học) tạo cảnh quan thu hút khách tham

quan du lịch; mặt khác, vừa phục vụ phát triển kinh tế lâm nghiệp phục vụ đời sống

của người dân và phục vụ quốc phòng.

* Kinh tế nông thôn ở Đồng Tháp đã phát triển với các mô hình và cách thức

sản xuất thân thiện, có ảnh hưởng tích cực với môi trường và BVMT.

Thời gian qua, trong phát triển KTNT, Tỉnh đã cho áp dụng một số mô hình

sản xuất tích cực, hợp lý, gắn với việc BVM T. Các mô hình chủ yếu dưới hình thức

liên kết và hộ gia đình. Cụ thể một số mô hình chủ yếu bao gồm:

- Mô hình Cánh đồng sản xuất lúa theo hướng hiện đại được thực hiện dưới

hình thức liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp.

Cánh đồng sản xuất lúa theo hướng hiện đại với mục đích hướng nông dân

vào sản xuất hàng hóa tập trung qui mô lớn, giá thành hạ và tạo ra sản phẩm chất

lượng, an toàn phục vụ người tiêu dùng và xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao.

85

Phát huy lợi thế từ các mô hình ban đầu là "Giảm giá thành sản xuất lúa", M ô

hình "Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa", Mô hình "3 giảm - 3

tăng , Mô hình "1 phải - 5 giảm, Mô hình "Ứng dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật

vào sản xuất lúa", M ô hình "Cánh đồng mẫu sản xuất lúa chất lượng cao", Đồng Tháp

đã thực hiện cánh đồng sản xuất lúa theo hướng hiện đại và đã đạt nhiều kết qủa khả

quan. Diện tích và số hộ tham gia tăng lên theo từng năm, trình độ nhận thức và kỹ

thuật sản xuất của xã viên HTX đã được nâng cao, việc áp dụng cơ giới vào đồng

ruộng từng bước được hiện đại hóa, năng suất, sản lượng và chất lượng lúa gạo ngày

càng được nâng lên, sản xuất mang lại hiệu quả cao [Xem phụ lục 8].

6.236.1

23.9

6.8

17.127

6.8

41.5

7.1

83.5

7.2

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

2010 2011 2012 2013 2014

Diện tích (nghìn ha)

Năng suất (tấn/ha)

Biểu đồ 3.1: Diện tích và năng suất lúa trên cánh đồng hiện đại

(cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng liên kết) qua các năm

Nguồn: [102, 103] và tổng hợp của tác giả.

Năm 2012, CĐHĐ được thống nhất tên gọi chung là "Cánh đồng liên kết".

Nông dân trong cánh đồng sử dụng từ 1 - 3 giống, diện tích sạ hàng tăng, xuống

giống tập trung đồng loạt né rầy, nông dân sử dụng phân đạm giảm, bón phân cân

đối NPK, cơ giới hóa từ khâu làm đất đến thu hoạch và sau thu hoạch, hướng dẫn

nông dân thực hiện ghi chép Sổ tay tình hình sản xuất lúa theo VietGAP. Đến nay,

theo thông tin từ Sở NN & PTNT, cánh đồng liên kết được thực hiện với diện tích

tăng lên khoảng hơn 85.569 ha.

Khi thực hiện cánh đồng liên kết, nông dân liên kết với nhau trong sản xuất

86

lúa trên qui mô lớn, ứng dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất từ khâu

làm đất, gieo sạ, bón phân, phun thuốc BVTV, thu hoạch và sau thu hoạch đều áp

dụng bằng cơ giới hóa, sử dụng từ 1-3 giống lúa/cánh đồng tạo ra vùng nguyên liệu

sản xuất lúa hàng hóa tập trung, chất lượng lúa gạo ngày càng được nâng cao và

đồng nhất, tạo mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp tiêu thụ lúa gạo được

thuận lợi. Kết quả thực hiện mô hình cho thấy, lượng giống gieo sạ bình quân 110,8

kg/ha, tiết kiệm bình quân 22,8kg/ha, tiết kiệm chi phi giống bình quân 162.800

đồng/ha. Phân bón giảm bình quân 9,1 kg N/ha tương đương với 19,7 kg ure/ha,

tương đương 149.500 đồng/ha. Số tiền tiết kiệm được trong một vụ cả cánh đồng

55,329 triệu đồng. Giảm thuốc BVTV bình quân 956.715 đồng/ha. Giá thành sản

xuất trong cánh đồng 2.379 đ/kg, thấp hơn sản xuất bình thường 339,2 đ/kg. Lợi

nhuận bình quân trong cánh đồng 19,74 triệu đồng/ha, lợi nhuận tăng so với sản

xuất bình thường 2,446 triệu đ/ha [78].

Trong mô hình, với việc ứng dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật vào sản

xuất sẽ giúp giảm được lượng phân, thuốc dư thừa, xả thải ra môi trường nên có thể

gắn được với công tác BVMT.

Bên cạnh đó, các mô hình khác vẫn được các hộ sản xuất thực hiện như:

+ Mô hình quản lý rầy nâu bằng biện pháp sinh học kết hợp công nghệ

sinh thái.

Để bảo vệ năng suất lúa, nông dân đã xem thuốc BVTV là giải pháp hàng

đầu để phòng trừ các đối tượng dịch hại, dẫn đến hiện tượng sâu hại ngày càng tăng

tính kháng thuốc nên nông dân càng sử dụng phân bón, thuốc BVTV với liều lượng

nhiều hơn. Mô hình quản lý rầy nâu bằng biện pháp sinh học kết hợp công nghệ

sinh thái là biện pháp gieo trồng hoa các loại như sao nháy, cúc mặt trời, hướng

dương,…trên bờ ruộng nhằm thu hút thiên địch để khống chế côn trùng gây hại.

Thiên địch sẽ tấn công các loài sâu rầy hại lúa, giúp nông dân ít hoặc không sử dụng

thuốc BVTV trừ sâu rầy trong sản xuất.

Năm 2012, mô hình được thực hiện ở các huyện Lấp Vò, Cao Lãnh, Tam

Nông và Tháp Mười của Tỉnh với hơn 40ha [17]. Năm 2013, tổng diện tích thực

hiện mô hình ở các Huyện tăng lên khoảng 130 ha [18].

87

Đây là một tiến bộ kỹ thuật đã được Bộ NN&PTNT công nhận là một giải

pháp công nghệ theo xu hướng chung của thế giới về việc nghiên cứu ứng dụng

giảm thiểu sử dụng phân, thuốc nhằm hạn chế các tác động xấu đến môi trường.

+ Mô hình "3 giảm 3 tăng" là trong sản xuất lúa phải giảm lượng giống gieo

sạ, lượng thuốc trừ sâu bệnh và lượng phân đạm; đồng thời, 3 tăng tức là tăng năng

suất lúa, chất lượng lúa và hiệu quả kinh tế. Mô hình "1 phải 5 giảm" là phải sử

dụng giống lúa xác nhận, giảm lượng giống gieo sạ, thuốc BVTV, phân đạm (N),

nước (tiết kiệm nước) và giảm thất thoát sau thu hoạch. Với việc áp dụng các mô

hình này sẽ vừa tiết kiệm được chi phí trong sản xuất, vừa dễ dàng kiểm soát dịch

hại. Nhờ thế, năng suất trong sản xuất cũng tăng lên, giá thành sản xuất giảm, giảm

tác động xấu đến môi trường và thu nhập của nông dân từ đó cũng tăng theo, góp

phần cải thiện cuộc sống. Năm 2014, các mô hình này được áp dụng trên tổng diện

tích khoảng 100 ha với 76 hộ. Nông dân tham gia mô hình được tập huấn theo qui

trình sản xuất giảm phát thải khí nhà kín, sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu

quả,... Năng suất trong mô hình đạt 6,5 tấn/ha cao hơn ngoài mô hình 300 kg/ha; giá

thành sản xuất 2.785 đồng/kg lúa thấp hơn sản xuất bình thường 705 đồng/kg, lợi

nhuận trong mô hình 15,4 triệu đồng/ha cao hơn sản xuất bình thường 6,6 triệu

đồng/ha [100].

Khi thực hiện mô hình, ngoài việc nâng cao được hiệu quả sản xuất, việc sản

xuất của nông dân đã gắn được với việc BVMT vì đã tiết kiệm được nước và giảm

được các chất thải gây ô nhiễm môi trường từ việc hạn chế phân, thuốc.

- Mô hình chăn nuôi heo đảm bảo vệ sinh môi trường.

Hiện nay, phương thức chăn nuôi heo của bà con nông dân ở Tỉnh vẫn còn

mang tính nhỏ lẻ. Bằng nguồn vốn của Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia, Trung

tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp đã đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi heo chăn

nuôi heo đảm bảo vệ sinh môi trường.

Các mô hình được thực hiện dưới dạng: chăn nuôi heo sinh sản hướng nạc

đảm bảo vệ sinh môi trường, sử dụng thiết bị Ozone. Ngoài ra các hộ còn xây dựng

hệ thống hầm biogas. Hầm biogas được thiết kế tuỳ theo diện tích đất của các hộ

chăn nuôi, có thể làm dạng vòm hoặc túi nilon treo. Trước đây, nông dân thường

88

thải phân, nước ra quanh khu vực nhà hoặc thải xuống ruộng nên rất hôi thối, ô

nhiễm môi trường sống của nhân dân. Việc sử dụng hầm biogas đã giải quyết khâu

chất thải của việc nuôi heo, không còn ô nhiễm như trước đây, môi trường chăn

nuôi đã được cải thiện đáng kể. Ngoài việc xử lý chất thải, việc xây dựng hầm

biogas còn cung cấp cho các hộ chăn nuôi lượng khí gas để đun nấu hàng ngày, tiết

kiệm một khoản đáng kể cho người sử dụng.

Từ năm 2011, thực hiện mô hình chăn nuôi heo sinh sản hướng nạc đảm bảo

vệ sinh môi trường sử dụng thiết bị Ozone, triển khai tại huyện Lấp Vò, số lượng 50

con heo nái sinh sản và 02 thiết bị ozone. Trên cơ sở các mô hình heo sinh sản mỗi

năm sẽ cung cấp hơn 1.000 heo con thương phẩm tỉ lệ nạc cao trên địa bàn của

Tỉnh. Đến nay, tổng số heo nái được đưa vào mô hình đã hơn 100 con. Năm 2012,

thực hiện mô hình chăn nuôi heo thịt sử dụng đệm lót sinh học, triển khai tại huyện

Lai Vung và thị xã Sa Đéc, số lượng 90 con heo thịt [99].

Mô hình đã giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn

nuôi. Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo giúp cải thiện tốt môi trường

chăn nuôi, không gây ô nhiễm môi trường, không có mùi hôi, heo phát triển tốt trên

nền đệm lót sinh học. Mô hình phù hợp điều kiện thực tế của địa phương, giảm chi

phí, giảm ô nhiễm môi trường nên được lãnh đạo địa phương và nông dân tích cực

hưởng ứng.

- Mô hình nuôi vịt an toàn sinh học.

Năm 2011-2015 thực hiện dự án Phát triển chăn nuôi vịt an toàn sinh học với

quy mô 22.900 con trên địa bàn các huyện trong Tỉnh [99]. Mô hình đã giúp hộ

chăn nuôi nắm bắt kiến thức về nuôi vịt an toàn sinh học, nâng cao được nhận thức

trong việc BVM T, đảm bảo được sức khỏe cộng đồng. Mô hình có khả năng nhân

rộng trong thời gian tới, nuôi theo qui trình tập trung sẽ thuận lợi cho việc chăm sóc

nuôi dưỡng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, kiểm soát dịch bệnh, phát hiện

kịp thời những con vịt bệnh để cách ly theo dõi và có hướng điều trị kịp thời, tránh

để lây lan cho toàn đàn, từ đó, giảm đáng kể áp lực dịch bệnh và hướng đến giảm

đến mức tối đa nuôi vịt chạy đồng truyền thống dễ lây lan dịch bệnh. Người dân áp

dụng tốt và đồng bộ các biện pháp an toàn sinh học sẽ bảo vệ được đàn vật nuôi và

sức khỏe cộng đồng.

89

- Nuôi cá tra trong ao theo quy trình GAP

Trước tình hình thế giới quan tâm đến an toàn vệ sinh thực phẩm và BVM T,

trong giai đoạn 2011- 2015, Tỉnh đã thực hiện mô hình nuôi cá tra trong ao theo quy

trình GAP với quy mô 3,5 ha ở huyện Lai Vung và Châu Thành. Khi áp dụng mô

hình, năng suất đã đạt 265,5 tấn/ha, lợi nhuận khoảng 1.516 triệu đồng/ha [99].

Với hiệu quả cao nên mô hình đã tiếp tục được thực hiện để nông hộ đạt

chứng nhận VietGAP. Mô hình có thể giúp được người nuôi cá tra thấy được lợi ích,

thay đổi được nhận thức và tham gia thực hiện nuôi cá có trách nhiệm nên cung cấp

sản phẩm truy xuất được nguồn gốc và góp phần BVMT. Qua các lớp tập huấn và mô

hình trình diễn từng bước tác động đến nhận thức của người nuôi và người dân quanh

vùng, tập cho người nuôi quen dần với sổ sách ghi chép và am hiểu về VietGAP.

Tóm lại, nhờ áp dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp tích cực trong lĩnh

vực trồng trọt và chăn nuôi, một mặt đã tác động tích cực tới việc BVMT, hạn chế

được bệnh dịch trong sản xuất nông nghiệp ở Đồng Tháp, mặt khác nâng cao năng

suất, chất lượng cây trồng vật nuôi nên toàn tỉnh đã đạt được hiệu quả cao trong

phát triển KTNT.

3.2.1.2. Ảnh hưởng tiêu cực

* Ảnh hưởng tiêu cực từ cách thức tổ chức sản xuất lạc hậu trong KTNT

đến BVMT.

Kinh tế nông thôn phát triển trên cơ sở duy trì các cách thức sản xuất lạc hậu

sẽ là cội nguồn của việc gây ô nhiễm môi trường. Trong nông nghiệp của Tỉnh, sản

xuất chủ yếu theo truyền thống dưới dạng hộ gia đình nên người sản xuất đã lạm

dụng các loại phân bón, thuốc BVTV và các chất kích thích sinh trưởng để tăng

năng suất, sản lượng cây trồng; việc xử lý các chất thải trong chăn nuôi và nước thải

trong nuôi trồng thủy sản chưa triệt để đã và đang làm gia tăng mức độ ô nhiễm môi

trường, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cộng đồng cũng như sự phát triển bền vững của

ngành nông nghiệp. Trong công nghiệp, cách thức sản xuất của các cơ sở sản xuất

cũng chưa chú trọng đến vấn đề BVM T mà chỉ nghĩ đến lợi ích kinh tế là chính.

Theo thống kê của Sở NN&PTNT, hàng năm, nông dân trong tỉnh sử dụng

hơn 500 nghìn tấn phân bón và hàng trăm tấn thuốc BVTV các loại, cùng các chất

kích thích sinh trưởng có nguồn gốc hoá học. Việc lạm dụng nhiều thuốc BVTV,

90

chất kích thích sinh trưởng, phân bón hoá học không đúng quy trình đã tác động

không tốt đến các vi sinh vật, các thiên địch có ích trong môi trường, đồng thời làm

phát triển thêm các sinh vật có hại và giảm đa dạng sinh vật có ích trong thiên nhiên,

làm giảm độ phì nhiêu của đất trồng. Mặt khác, sau khi sử dụng, các loại hoá chất này

một phần bị ôxy hoá thành dạng khí bay lên, một phần được cây trồng hấp thụ vào

nông sản, còn một lượng lớn được rửa trôi theo nguồn nước chảy vào kênh mương,

ao, hồ và trầm tích ở đáy sông, ngòi. Đó là chưa kể đến số lượng lớn các loại chai, lọ,

bao bì thuốc BVTV vốn là loại rác thải nguy hại nhưng hầu hết không được thu gom,

xử lý mà bị vứt vương vãi trên đồng ruộng, kênh mương là nguồn ô nhiễm khá

nghiêm trọng. Nước thải từ hoạt động canh tác sẽ phân tán và hầu như không thể

kiểm soát nên đây là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Theo khuyến cáo của Viện Lúa ĐBSCL, phân bón sử dụng cho vụ đông

xuân: 100-120 kg N/ha, vụ hè thu, xuân hè là 80-100 kg N/ha nhưng việc sử dụng

phân bón hiện nay đã cao hơn mức khuyến cáo, tạo ra sự lãng phí và gây ảnh hưởng

đến môi trường.

Bảng 3.5. Tình hình sử dụng phân bón, thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh năm 2014

Vụ Sử dụng phân bón Sử dụng thuốc

BVTV

Sử dụng hỗn

hợp thuốc BVTV

Vụ

Đông

Xuân

- Tổng lượng phân bón sử dụng trong suốt vụ

trung bình 406 kg/ha phân thương phẩm,

tương đương với 103 N - 58,5 P2O5 - 50,3 K2O

/ha. Trong đó:

+ Phân Urea: sử dụng trung bình 157,1 kg/ha;

+ DAP: Trung bình 94,9 kg/ha;

+ Kali (KCl): Trung bình 69,6 kg/ha;

+ NPK 16-16-8 (13S): Trung bình 44,4 kg/ha;

+ NPK 20-20-15 (-7): Trung bình 34,8 kg/ha;

+ Super lân: Trung bình 5,1 kg/ha/vụ;

+ Phân khác (chuyên dùng, hữu cơ vi sinh):

Trung bình 1,3 kg/ha.

- Trung bình nông dân bón 3,6 lần/vụ, số lần

bón nhiều nhất là 4 lần/vụ, thấp nhất 3 lần/vụ.

- Tổng số lần phun

thuốc BVTV trung

bình 6,3 lần/vụ:

+ Thuốc cỏ: 1,2

lần/vụ

+ Thuốc trừ ốc: 0,4

lần/vụ

+ Thuốc sâu: 2,6

lần/vụ

+ Thuốc bệnh: 3,7

lần/vụ.

+ Phun 1 loại

thuốc/lần phun:

3,2 lần/vụ.

+ Hỗn hợp 2 loại:

2,3 lần/vụ

+ Hỗn hợp 3 loại:

0,6 lần/vụ

+ Trên 3 loại: 0,1

lần/vụ.

91

Vụ Hè

Thu

- Lượng phân bón sử dụng trong vụ trung bình

424,5 kg/ha phân thương phẩm, tương đương với

109,5 N - 62,5 P2O5 - 51,1 K2O /ha. Trong đó:

+ Phân Urea: sử dụng trung bình 167,2 kg/ha;

+ DAP: Trung bình 103,3 kg/ha;

+ Kali (KCl): Trung bình 70,8 kg/ha;

+ NPK 16-16-8 (13S): Trung bình 33,2 kg/ha;

+ NPK 20-20-15 (-7): Trung bình 45,7 kg/ha;

+ Super lân: Trung bình 4,2 kg/ha/vụ;

+ Phân khác (chuyên dùng, hữu cơ vi sinh):

Trung bình 0,1 kg/ha.

- Trung bình 3,7 lần/vụ, số lần bón nhiều nhất

4,2 lần/vụ, thấp nhất 3,1 lần/vụ.

- Tổng số lần phun

thuốc BVV trung

bình 6 lần/vụ.

+ Thuốc cỏ: 1,3

lần/vụ

+ Thuốc trừ ốc: 0,2

lần/vụ

+ Thuốc sâu: 2,4

lần/vụ

+ Thuốc bệnh: 3,7

lần/vụ.

+ Phun 1 loại

thuốc/lần phun:

2,8 lần/vụ

+ Hỗn hợp 2 loại:

2,2 lần/vụ

+ Hỗn hợp 3 loại:

0,8 lần/vụ

+ Trên 3 loại: 0,2

lần/vụ.

Vụ Thu

Đông

- Lượng phân bón sử dụng trong vụ trung bình

420,8 kg/ha phân thương phẩm, tương đương

với lượng phân nguyên chất: 104,7 N - 62

P2O5 - 48,2 K2O /ha. Trong đó:

+ Phân Urea: sử dụng trung bình 151,7 kg/ha;

+ DAP: Trung bình 93,2 kg/ha;

+ Kali (KCl): Trung bình 63,7 kg/ha;

+ NPK 16-16-8 (13S): Trung bình 42,1 kg/ha;

+ NPK 20-20-15 (-7): Trung bình 60,2 kg/ha;

+ Super lân: Trung bình 8,5 kg/ha/vụ;

+ Phân khác (chuyên dùng, hữu cơ vi sinh):

Trung bình 1,5 kg/ha.

- Trung bình 3,8 lần/vụ, số lần bón nhiều nhất

là 4,5 lần/vụ (LVung), thấp nhất 3,1 lần/vụ

(Sa Đéc).

- Số lần phun thuốc

BVTV trung bình

6,5 lần/vụ.

+ Thuốc cỏ: 1,3

lần/vụ

+ Thuốc trừ ốc: 0,3

lần/vụ

+ Thuốc sâu: 2,3

lần/vụ

+ Thuốc bệnh: 3,5

lần/vụ.

+ Phun 1 loại

thuốc/lần phun:

3,7 lần/vụ

+ Hỗn hợp 2 loại:

2,1 lần/vụ

+ Hỗn hợp 3 loại:

0,6 lần/vụ

+ Trên 3 loại: 0,1

lần/vụ.

Nguồn: [85].

Vì số lượng lớn nông dược tích lũy trong đất, đặc biệt là các thuốc có chứa các

nguyên tố như chì, asen, thủy ngân... có độc tính lớn, thời gian lưu lại trong đất dài

(10-30 năm), những loại nông dược này có thể được cây trồng hấp thu, tích trong quả

và lá sau đó đi vào cơ thể người và động vật qua thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Sự tích lũy cao các hóa chất trong phân bón cũng gây hại cho môi trường đất về mặt

cơ, lý tính. Khi bón nhiều phân hóa học làm đất trở nên chặt hơn, độ trương co kém,

kết cấu vững chắc, không tơi xốp mà nông dân gọi là đất trở nên "chai cứng", tính

thoáng khí kém hơn, vi sinh vật ít đi vì hóa chất hủy diệt vi sinh vật.

92

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, chăn nuôi gia súc, gia cầm của Tỉnh

cũng đã phát triển mạnh với số hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng tăng. Cùng

với việc phát triển chăn nuôi hộ gia đình thì ô nhiễm môi trường cũng ngày càng

tăng, ngành chăn nuôi đã và đang gây ra những vấn đề môi trường nghiêm trọng

như thoái hoá đất, ô nhiễm nước và mất đa dạng sinh học.

Hầu hết chuồng trại chăn nuôi gia súc lại kiêm kho chứa phân nên đàn gia

súc chậm lớn và có dịch bệnh làm thiệt hại cho các hộ chăn nuôi, nhất là cúm gia

cầm, bệnh lở mồm long móng… Đây là một trong những nguyên nhân và hậu quả

của vấn đề vệ sinh môi trường ở nông thôn hiện nay.

Theo thống kê của Trường Đại học Cần Thơ, mỗi ngày 1 con trâu, bò

trưởng thành có thể thải ra 10 - 15 kg phân và nước tiểu. Đối với heo, lượng xả

thải mỗi ngày khoảng 2 kg/con. Các loại gia cầm như gà, vịt cũng xả ra lượng

chất thải mỗi ngày 0,2 kg/con. Toàn tỉnh, trong năm 2013, có khoảng 25.120 con

trâu, bò, 252.623 con heo và 5.219.060 con gia cầm hàng ngày thải ra môi

trường với lượng CTR (phân) trên 1.925,86 tấn/ngày [85]. Lượng CTR này một

phần nhỏ được ủ làm phân bón, còn lại phần lớn được thải trực tiếp ra môi

trường đất. Vào mùa lũ chúng sẽ được cuốn trôi vào môi trường nước gây ảnh

hưởng đến chất lượng môi trường.

Bảng 3.6: Kết quả phân tích chất lượng nước thải hộ chăn nuôi heo

(sau bể biogas) năm 2013

Vị trí pH BOD

(mg/l)

COD

(mg/l)

TSS

(mg/l)

N-

NH4+

(mg/l)

N-

tổng

(mg/l)

P-tổng

(mg/l)

Sunfua

(mg/l)

Dầu mỡ

khoáng

(mg/l)

Coliform

(MPN/100ml)

Hộ Lê Văn

Dũng, xã Tân

Phú Đông, thành

phố Sa Đéc

7,27 124 188 195 22,42 35,59 11,30 0,536 0,146 14,4 x 104

Hộ Ngô Minh

hởi xã Tân Phú

Trung, huyện

Châu Thành

6,89 276 511 347 0,14 22,4 58,7 0,682 0,241 34,6 x 103

QCVN

40:2011/BTNMT

Cột A

6 - 9 30 75 50 5 20 4 0,2 5 3x103

Nguồn: [85].

93

Bảng trên cho thấy, nước thải từ hộ chăn nuôi heo mặc dù đã xử lý sơ bộ

bằng hầm ủ biogas nhưng chứa hàm lượng BOD, COD, TSS khá lớn. Hầu hết các

chỉ tiêu trong nước thải đều không đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A tất cả các

thông số, điển hình như: BOD vượt từ 4,13 - 9,2 lần; TSS vượt hơn từ 3,9 - 6,94

lần; đặc biệt Coliforms vượt từ 11,53 - 48 lần [85].

Ngoài ra, nghề nuôi vịt chạy đồng cũng là một nguy cơ gây ô nhiễm cao. Mô

hình nuôi vịt chạy đồng mặc dù có hiệu quả cao, tận dụng được nguồn thức ăn tự

nhiên nhưng chất thải do nuôi vịt làm ô nhiễm nặng nguồn nước sinh hoạt, nhất là

vào mùa nước cạn. Trong những năm gần đây, dịch cúm gia cầm có thể tái phát cho

nên hình thức nuôi vịt đàn đang là mối nguy hại đe dọa đến nguồn nước và lây lan

dịch bệnh cho vật nuôi và con người.

Đồng Tháp là một trong những địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản

lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, cùng với thành quả đó thì hoạt động nuôi trồng thủy

sản cũng đã gây ra nhiều tác hại cho môi trường nước như: từ phù sa lắng đọng

trong ao nuôi, phần dư thừa của thức ăn nuôi, chất thải ao nuôi, nước thải ao nuôi...

được thải trực tiếp ra môi trường. Hoạt động nuôi trồng thủy sản đang là nguồn gây

ô nhiễm môi trường cục bộ trên các sông, kênh, rạch trên địa bàn Tỉnh.

Có thể thấy, tại những khu vực nuôi trồng thủy sản, nguồn gây ô nhiễm

chính là bùn phù sa lắng đọng trong ao nuôi thải ra hàng năm trong quá trình vệ

sinh và nạo vét ao. Ngoài ra, thành phần thức ăn nuôi trồng thuỷ sản chỉ có 17%

trọng lượng khô của thức ăn được chuyển thành sinh khối, phần còn lại được thải ra

môi trường dưới dạng phân và chất hữu cơ dư thừa thối rữa. Một vấn đề quan trọng

là chất thải ao nuôi công nghiệp, đây là nguồn có thể gây ô nhiễm môi trường và

dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi trường nước. Vấn đề xử lý nguồn bùn thải,

chất thải nuôi trồng thuỷ sản còn rất hạn chế chưa đáp ứng các yêu cầu quy chuẩn

môi trường quy định. Ngoài ra, nuôi trồng thủy sản sử dụng và xả thải một lượng

lớn nước trao đổi là 20 - 30% trữ lượng ao trong ngày. Năm 2013, với diện tích

nuôi 5.927 ha, nhu cầu nước trao đổi sẽ trên 9,12 tỷ m3/năm [85]. Nước thải từ hoạt

động nuôi trồng thủy sản thường không được kiểm soát, không được xử lý (hoặc chỉ

thông qua quá trình lắng sơ bộ), thải trực tiếp ra môi trường, gây tác động đáng kể

đến chất lượng nước mặt. Với các sự cố tôm, cá chết do bệnh xảy ra, không kiểm

s.oát tốt đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước mặt.

94

Bảng 3.7: Kết quả phân tích chất lượng nước thải ao cá

công nghiệp tỉnh Đồng Tháp tháng 11/2013

Địa điểm

Chỉ tiêu phân tích

pH BO D5

(mg/l)

C OD

(mg/l)

DO

( mg/l

TSS

Mg/l

N-

NH4+

(m g/l)

NO3-

(m g/l)

NO2-

(mg/l)

H2S

(mg/l)

Coliforms

MPN/100m l

Vùng nuôi Cty Hùng

Cá - TT Tràm Chim 6,87 24 41 4,63 80 1,03 7,30 0,12 0,068 15x10

3

Vùng nuôi TT Giống -

H.Cao Lãnh 8,11 30 45 4,80 94 2,19 5,76 0,499 0,065 36x103

Trang trại thủy sản Thái

Dương - H. Tháp Mười 8,13 28 46 5,07 92 0,98 7,08 0,447 0,054 64x103

Vùng nuôi Cty Hoàng

Long - Tam Nông 6,83 32 53 4,92 72 0,98 6,20 0,46 0,136 43x10

3

Vùng nuôi Cty Vĩnh

Hoàn - Tân Thuận

Đông

7,12 28 55 4,85 48 2,80 6,47 0,51 0,172 20x103

Vùng nuôi Cty

Cadovimex - Gáo Giồng 8,24 36 84 5,69 120 3,11 8,16 0,66 0,194 72x10

3

Q CVN 40:2011/

BTNMT Cột A 6 -9 30 75 - 50 5 - - - 3x103

Nguồn: [85].

Nước thải từ các vùng nuôi thủy sản tập trung chứa hàm lượng hữu cơ cao,

trong đó các chỉ tiêu TSS, đặc biệt là Coliforms trong nước thải đều vượt QCVN

40:2011/BTNMT, cột A rất nhiều lần.

Hậu quả của việc nuôi trồng thủy sản nhưng chưa có biện pháp xử lý môi

trường đã làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước ở các sông, rạch, ảnh hưởng đến nguồn

nước cung cấp cho hàng triệu dân cư trong vùng. Lượng nước thải trong các ao nuôi

chứa nhiều chất dư thừa, chất thải, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây

hại có điều kiện hình thành và phát triển, có khả năng phá vỡ hệ sinh thái của vùng,

gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước cho cộng đồng dân cư xung quanh.

Ngoài ra, thuốc và hóa chất xử lý, phòng trị bệnh cá trong quá trình nuôi cũng tạo

nguồn ô nhiễm không nhỏ cho môi trường.

95

* Ảnh hưởng của việc ứng dụng KHCN lạc hậu và sản xuất không gắn với xây

dựng hệ thống công nghệ xử lý chất thải trong phát triển KTNT ở Đồng Tháp đến BVMT.

Các cơ sở sản xuất của Tỉnh dần được tập trung vào trong các Khu, CCN

nhằm mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và năng lượng, khoanh vùng sản xuất công

nghiệp, tập trung nguồn thải, nâng cao hiệu quả sử dụng TNTN và năng lượng, hiệu

quả xử lý nguồn thải ô nhiễm và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng ô nhiễm môi trường

trong các khu dân cư xung quanh; đồng thời, giảm chi phí đầu tư cho hệ thống xử lý,

giảm chi phí xử lý môi trường trên một đơn vị chất thải; bên cạnh đó, công tác quản

lý môi trường đối với các cơ sở sản xuất trong KCN, CCN cũng được thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, hiện nay, chỉ có một số CCN như: CCN Cần Lố (huyện Cao

Lãnh), CCN Vàm Cống (huyện Lấp Vò) và CCN Cái Tàu Hạ (huyện Châu Thành)

đã triển khai xây dựng và đi vào vận hành khu xử lý nước thải tập trung. Các CCN

còn lại chưa có khu xử lý nước thải tập trung. Vì thế, với sự phát triển các KCN và

CCN trên địa bàn Tỉnh trong thời gian qua cũng đã và đang gây sức ép, bộc lộ

những thách thức không nhỏ đến môi trường. Cụ thể như:

+ Tại nhiều KCN, CCN chất lượng nước thải sau xử lý thường chưa ổn định

và đôi lúc chưa đạt quy chuẩn môi trường theo quy định. Phần lớn các KCN, CCN

phát triển sản xuất mang tính đa ngành, đa lĩnh vực, tính phức tạp về môi trường

cao, do vậy, công tác xây dựng, thẩm định và giám sát môi trường ở các cơ sở sản

xuất nói riêng và hoạt động của các KCN, CCN nói chung rất khó khăn nên chất

lượng công trình và công nghệ xử lý nước thải chưa được đồng bộ.

+ Nguồn thải từ các KCN, CCN rất lớn nhưng chỉ có một số KCN, CCN đã

hoàn thành việc xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung nên lượng nước thải của

các KCN, CCN vẫn được thải ra ngoài với lượng cao và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

+ Hệ thống xử lý khí thải của các cơ sở sản xuất còn hạn chế, sơ sài, phần

lớn chỉ mang tính hình thức đối phó.

+ Quá trình thu gom và vận chuyển CTR công nghiệp, CTR nguy hại đa

phần do trực tiếp từng công ty, doanh nghiệp trong KCN, CCN thực hiện nhưng

nhiều công ty, doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc công tác phân loại CTR.

Chất thải rắn công nghiệp còn bị đổ lẫn với rác thải sinh hoạt và vận chuyển chưa

đúng quy định. Các KCN, CCN trên địa bàn Tỉnh chưa có khu vực lưu giữ tạm thời

chất thải nguy hại từ các công ty, doanh nghiệp trong KCN, CCN theo quy định.

Ngoài ra, các cơ sở sản xuất ngoài các KCN, CCN thì nằm xen kẽ trong khu

96

dân cư hầu hết chưa có hệ thống xử lý nước thải hay xử lý không đạt tiêu chuẩn.

Các nhà máy xí nghiệp này chỉ tiến hành xử lý nước thải sơ bộ rồi thải thẳng ra

ngoài nên gây ô nhiễm môi trường

Hiện nay, trên địa bàn Tỉnh có hơn 100 làng nghề, tuy nhiên chỉ có 44 làng

nghề được Tỉnh công nhận, còn lại là làng nghề tự phát. Trong số 44 làng nghề

được công nhận có: 7 làng nghề sản xuất bột nuôi heo, 11 làng nghề dệt chiếu, 01

làng nghề trồng hoa kiểng và phần còn lại là đan lát lục bình, đan mê bồ, lờ lợp,

đóng xuồng… [76]. Các làng nghề đang đối mặt với nhiều thách thức về vấn đề ô

nhiễm môi trường vì đa số các hộ sản xuất làng nghề có quy mô nhỏ, tự phát, sản

xuất xen lẫn khu dân cư đã gây nhiều bất cập trong công tác BVMT, thu gom và xử

lý chất thải. Các hộ dân, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, lại không có đủ kinh phí để đầu tư

các hệ thống xử lý chất thải đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành. Công tác BVM T

làng nghề còn nhiều hạn chế. Trên thực tế, nhiều làng nghề sản xuất bột kết hợp

chăn nuôi heo, sản xuất gạch ngói, sơ chế bọc nilon... gây ô nhiễm môi trường, ảnh

hưởng đến cộng đồng dân cư và gây bức xức trong nhân dân.

Bảng 3.8: Kết quả phân tích nước thải từ các làng nghề tháng 10/2014

Stt C hỉ tiêu Đơn vị

Giá trị Q CVN

40:2011/BTNMT cột A

Làng nghề Tân Phú Trung

Làng nghề dệt chiếu xã Định Yên, Lấp Vò

1 pH(*) - 4,44 6,56 6 - 9

2 Màu Pt/Co 17,5 16,5 50

3 Nhiệt OC - 20,60 40

4 BOD5 mg/l 365 26 30

5 COD(*) mg/l 599 48 75

6 TSS(*) mg/l 215 84 50

7 Tổng Nitơ mg/l 2,8 1,5 20

8 Tổng Phospho mg/l 4,5 2,2 4

9 Clo mg/l 2,4 - 500

10 Amoni mg/l 23 - 5

11 Dầu mỡ khoáng mg/l - 1,25 5

12 Sunfua mg/l 0,14 - 0,2

13 Xianua mg/l KPH - 0,07

14 Cr6+ mg/l - KPH 0,05

15 Cr3+ mg/l - KPH 0,2

16 Cu mg/l - 0,11 2

17 Clo dư mg/l - 1,14 1

18 Coliform MPN/100ml 9.600 7.500 3.000

Nguồn: [85].

97

Nước thải của làng nghề sản xuất bột vượt tiêu chuẩn cho phép [Xem phụ lục

9] rất nhiều lần, nước thải làng dệt chiếu có độ màu cao. Cụ thể như:

+ Nước thải làng nghề Tân Phú Trung hầu như không đạt QCVN

40:2011/BTNMT, cột A ở các thông số BOD (vượt 12,1 lần), COD (vượt 8 lần),

TSS (vượt 4,3 lần), Amoni (vượt 4,6 lần) [85].

+ Nước thải làng nghề dệt chiếu xã Định Yên, huyện Lấp Vò vượt QCVN

40:2011/BTNMT, cột A ở các thông số TSS (vượt 1,68 lần), Clo dư (vượt 1,14 lần)

và Coliform (vượt 2,5 lần) [85].

3.2.3. Thực trạng ảnh hưởng của hoạt động bảo vệ môi trường đến phát

triển kinh tế nông thôn

3.2.3.1. Ảnh hưởng tích cực

Hoạt động BVMT của Tỉnh thời gian quan đã được quan tâm với những

thành quả nhất định. Từ những thành quả đó đã ảnh hưởng tích cực đến quá trình

phát triển KTNT. Cụ thể:

Trong việc xử lý nước thải, do được quan tâm đầu tư thỏa đáng nên có nhiều

mô hình ứng dụng thành công trong xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản. Đối với

CTR, tỉnh đã triển khai dự án nhà máy xử lý rác thải ở TX.Hồng Ngự, huyện Cao

Lãnh. Trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học

thực hiện đạt kết quả cao như mô hình xử lý chất thải nuôi heo bằng hầm ủ biogas,

mỗi năm có trên 100 dự án được hỗ trợ của Chính phủ H à Lan, Cộng hòa Liên bang

Đức cho công tác BVMT. Tỉnh đã thực hiện đề án áp dụng công nghệ không nung,

từng bước chấm dứt việc sản xuất gạch đất sét nung thủ công, hiện đã có một nhà

máy chế biến gạch, bê tông nhẹ không nung ở KCN Sa Đéc. M ột số doanh nghiệp

như: Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty đa Quốc gia IDI đã nghiên cứu và sản

xuất, tái chế phụ phẩm mở cá tra thành dầu thực phẩm, sản xuất diesel sinh học từ

mỡ cá tra, chiết xuất collagen từ da cá tra để sử dụng trong thực phẩm, dinh dưỡng,

dược phẩm và mỹ phẩm, nghiên cứu thành công việc xử lý bùn thải từ hệ thống xử

lý nước thải thành phân vi sinh phục vụ nông nghiệp.

Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường tại các khu, CCN, làng nghề, bãi

rác từng bước được kiểm soát và ngăn chặn kịp thời. Kiểm soát tốt tình hình ô

nhiễm môi trường do chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tại các khu nuôi tập trung.

98

Hoạt động BVMT được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Tính đến

nay, tỷ lệ rác thải được thu gom khảng 55%. Việc cung cấp nước sạch cho nhân dân

được đặc biệt quan tâm, đến nay, có khoảng 83,5% hộ dân sử dụng nước hợp vệ

sinh, tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước đạt 95,54% [85].

Công tác quản lý, thu các loại phí trên địa bàn Tỉnh đã đi vào nề nếp ổn định

và được thực hiện đúng theo các văn bản quy phạm pháp luật, Cục thuế Tỉnh được

UBND Tỉnh phân công theo dõi nguồn thu này.

Bảng 3.9: Thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Loại phí Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Phí nước thải sinh

hoạt 3.101 3.874 4.400 5.674 6.051

Phí nước thải công

nghiệp 146,514 55,431 61,898 135,577 650,825

Thuế tài nguyên 1.592 2.962 10.829 8.658 9.115

Phí BVMT

khoáng sản 19,959 17,642 17,596 16,481 18,189

Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Đồng Tháp.

Tuy khoản thu ngân sách này không lớn nhưng các năm qua, địa phương đã

chi sử dụng đúng mục đích cho công tác: BVMT, đầu tư mới, nạo vét cống rãnh,

duy tu bão dưỡng hệ thống thoát nước...

3.2.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực

Ô nhiễm môi trường đang trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến phát triển

KTNT. Ô nhiễm môi trường do sản xuất nông nghiệp gây ra đang trực tiếp tác động

ngược đến sản xuất và đời sống của người dân nông thôn. Đồng thời, ô nhiễm môi

trường là một trong những nguyên nhân dẫn đến BĐKH và đã gây ra các hiểm họa

môi trường, từ đó cũng gián tiếp ảnh hưởng đến phát triển KTNT.

* Ô nhiễm môi trường trực tiếp ảnh hưởng đến phát triển KTNT.

Với việc nuôi thủy sản ngày càng phát triển nhưng việc xử lý chất thải trong

chăn nuôi không được nhiều hộ nuôi chú trọng nên đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm

rất nghiêm trọng. Trên tuyến đường thuộc ấp Thượng, xã Thường Thới Tiền, Huyện

Hồng Ngự, Đồng Tháp có hàng chục ao, hầm nuôi cá lóc nhưng hệ thống xử lý chất

99

thải hầu hết đều không có. Chính vì thế, mùi hôi từ nước thải của những ao hầm

này đã bóc lên và người đi đường chỉ đi ngang qua cũng dễ nhìn thấy được. Tình

trạng này kéo dài qua nhiều tháng, người dân sống lân cận đã có phản ánh nhưng

các chủ ao nuôi thì cứ tiếp tục nuôi và xả chất thải. Đến cuối năm 2013, ô nhiễm

nghiêm trọng đã xảy ra ở 3 hộ nông dân (Nguyễn Hữu Hạnh, Trần thị Lan, Lê Văn

Hùng) với 15 ha lúa và bắp bị chết hàng loạt. Chính quyền Xã Thường Thới Tiền đã

can thiệp và tìm ra nguyên nhân lúa và bắp chết do nước thải từ việc nuôi cá lóc làm

cho đất bị nhiễm độc hữu cơ [Xem phụ lục 10].

Mặt khác, nhiều bệnh tật phát sinh do ô nhiễm bụi, khói thải, khí độc từ hoạt

động sản xuất nông nghiệp; lò gạch ở An Hiệp, An Hòa, Tân Khánh Đông; các

Khu, CCN và làng nghề đặc biệt là làng nghề sản xuất bột kết hợp với chăn nuôi

heo với thành phần chất thải chứa cả 3 loại: CTR (bả thải tinh bột, phân ủ); khí thải

(CO2, NH3, CH4, H2S, mercaptan…) và nước thải. Phần lớn, các chất thải này

không được xử lý triệt để, kết quả là mùi hôi, khí độc hại đã tác hại trực tiếp đến hô

hấp của người dân. Bên cạnh đó, các chất thải rắn (bã thải tinh bột , phân chăn nuôi)

là nguyên nhân gây ra các dịch bệnh về đường ruột và các chất độc hại trong nước

thải gây rát bỏng, ngứa da.

* Ô nhiễm môi trường gián tiếp ảnh hưởng đến phát triển KTNT.

Khi môi trường bị ô nhiễm dẫn đến BĐKH ngày càng rõ nét. BĐKH đã và

đang diễn ra trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp thể hiện rõ nhất là mùa khô đến sớm và

không có mưa nghịch mùa như những năm trước; mùa mưa đến chậm hơn và lượng

mưa phân phối không đều giữa các vùng. Từ BĐKH đã gây ra các hiểm họa môi

trường trong phát triển KTNT như:

- Lũ lụt: Số lần lũ xuất hiện ngày càng nhiều, biến động về lũ ngày càng

lớn hơn.

- Các hiện tượng thời tiết cực đoan (giông lốc, sấm sét) xảy ra thường xuyên

hơn. Theo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh

Đồng Tháp, giai đoạn từ năm 2010-2015, tình hình khí hậu có nhiều biến đổi, diễn

biến phức tạp, khó lường; bão, sấm sét, mưa giông, lốc xoáy luôn tìm ẩn những

nguy cơ và có khả năng xảy ra bất cứ lúc nào.

100

- Hạn hán xuất hiện ở ĐBSCL và Đồng Tháp vào mùa khô, kiệt (từ tháng 12-

4 năm sau, do lượng mưa trung bình tháng ít 0- 40mm). Hạn hán kết hợp với thủy

triều, địa hình thấp nên mặn xâm nhập sâu vào ĐBSCL. Trước đây, ở Đồng Tháp

xâm nhập mặn diễn ra ít (do nằm cách xa Biển Đông) nhưng hiện nay, do mùa khô

kéo dài, nước biển dâng, sử dụng nước quá mức… nên mặn xâm nhập và ảnh

hưởng tới Đồng Tháp thông qua sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây (độ mặn 4‰ có

thể xâm nhập tới Hiệp Hòa cách Biển Đông 149km) rồi theo các kênh, rạch xâm

nhập sâu vào Đồng Tháp.

Theo các nghiên cứu được Bộ Y tế công bố trong thời gian gần đây, có sự

liên quan mật thiết giữa một số dịch bệnh phát hiện trên người và các tác động của

BĐKH. Trong đó, nổi cộm là các bệnh truyền nhiễm, thiếu chất dinh dưỡng, căng

thẳng do nhiệt độ tăng cao… Trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, trong giai đoạn 2010 -

2015, số lượng người mắc bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng do ô nhiễm vệ sinh

môi trường ngày càng tăng cao. Ngoài ra, việc nguồn nước bị ô nhiễm, nhiệt độ

tăng, lượng mưa thay đổi, lũ lụt thất thường… tạo điều kiện cho vi trùng, vi khuẩn

phát triển, muỗi gia tăng khiến cho bệnh sốt xuất huyết, sốt rét cũng tăng cao. Việc

ô nhiễm nguồn nước khiến cho dịch bệnh đường tiêu hóa bùng phát. Ô nhiễm khí

hậu, khói bụi khiến cho các bệnh về phổi như lao, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,

hen suyễn không ngừng tăng.

Đồng thời, lũ lụt xảy ra thường xuyên khiến ngành nông nghiệp và nông dân

luôn đối mặt với nhiều rủi ro và thiệt hại lớn. Những biến động của yếu tố nhiệt ẩm

và khí hậu thời tiết khác cũng khiến năng suất, sản lượng và sức đề kháng của cây

trồng kém; tạo môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển, gây ra

nhiều loại dịch bệnh cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt, lũ lớn vào năm 2011, theo thống

kê của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Tháp đã

gây thiệt hại: 23 người chết, 7000 km đường bị nước tràn qua gây sạt lở, hư mặt

đường, 24 cầu cống bị phá hủy, 2000 ha lúa Thu Đông (vụ 3) bị mất trắng… thiệt

hại kinh tế trên 300 tỷ đồng [4].

Vào mùa lũ, nhiều hộ gia đình đã bị mất trắng hoặc phải thu hoạch ép vụ Hè

Thu làm giảm năng suất, đến vụ sau không còn giống để sản xuất. Vườn cây ăn trái

101

bị ngập, mất trắng, sau 2-3 năm mới cho sản phẩm. Đồng thời, những năm lũ rút

chậm làm thời vụ xuống giống vụ Đông Xuân bị trễ, ảnh hưởng đến thời vụ sản

xuất cả năm. Khi lũ ngập sâu, các ao nuôi thủy sản không có khả năng bảo vệ bị mất

trắng; đời sống của người dân nghèo trong vùng lũ rất khó khăn, chủ yếu là những

ngư dân sống bằng nghề câu, lưới do nước lớn, dòng chảy mạnh thường xảy ra sóng

to, gió lớn làm trôi các phương tiện làm ăn sinh sống khiến cho đời sống của họ

càng thêm khó khăn. Vật nuôi phải bán rẻ chạy lũ gây khó khăn cho cuộc sống của

người dân, chủ yếu là những người dân nghèo sống ở vùng sâu của tỉnh. Ngoài ra,

lũ còn làm chết một số lượng đáng kể trâu bò, heo, gia cầm…

Lũ lụt không chỉ gây thiệt hại mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Nước bẩn

trong mùa lũ là môi trường phát sinh và lây truyền dịch bệnh nhất là bệnh ngoài da,

bệnh về mắt, đường tiêu hóa, viêm đường hô hấp cấp, thương hàn, lỵ, bệnh phụ

khoa, sốt thương hàn, sốt xuất huyết… Ngoài ra, lũ lụt xảy ra khiến cho nguồn nước

sinh hoạt của dân cư không được đảm bảo vệ sinh. Các nhà vệ sinh, chuồng trại

chăn nuôi gia súc, gia cầm bị ngập sâu trong nước; xác chết động - thực vật; rác bẩn

và chất thải sinh hoạt của con người, động - thực vật từ các khu vực đầu nguồn theo

nước lũ tràn về… pha trộn vào nguồn nước mặt gây ô nhiễm trầm trọng. Việc sử

dụng nguồn nước này cho ăn uống, sinh hoạt sẽ dẫn đến các bệnh ngoài da, bệnh

tiêu hóa, thậm chí sẽ gây ra dịch bệnh…

Bên cạnh đó, khi lũ tràn về, dòng nước lũ thường mang theo nhiều sinh vật

ngoại lai đến. Điển hình là cây mai dương, sinh sản mạnh từ các hạt phân tán trong

môi trường nước vào mùa lũ. Loài này phát triển mạnh và nhanh. Đây là loài sinh

vật có hại đối với hệ sinh thái, cần phải được tiêu diệt nhằm đảm bảo sự phát triển

bền vững của VQG và các vùng phụ cận. Bên cạnh sự xâm lấn của cây mai dương,

loài ốc bươu vàng cũng đang phát triển mạnh gây nguy hại cho cây trồng. Hiện nay,

tuy các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh cùng với các chuyên gia đã đưa ra rất nhiều

biện pháp xử lý, tiêu diệt cây mai dương như: làm cỏ bằng tay, phun xịt thuốc trừ

cỏ, nuôi thả dê để ăn trụi loại cây cỏ dại này hay trồng nấm mèo từ nguyên liệu là

bột cây mai dương nhưng đến nay vẫn chưa mang lại hiệu quả đáng kể.

Trong các năm 2010, 2011, 2012 vừa qua, dịch bệnh heo tai xanh đã xảy ra

102

và bùng phát mạnh tại tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh lân cận trong vùng ĐBSCL vào

khoảng từ tháng 7 đến tháng 11, đây cũng chính là thời điểm tập trung của các đợt

mưa bão và nước lũ trong năm. Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm tăng từ

3-5% giai đoạn 2010-2014 [85] và các bệnh thường xảy ra trên gia súc là bệnh dịch

tả, phó thương hàn, tụ huyết trùng và lở mồm long móng; trên gia cầm là bệnh dịch

tả, tụ huyết trùng (vịt) và cúm gia cầm chủng độc lực cao (H5N1) vào mùa mưa lũ.

3.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN XỬ LÝ ĐỂ GIẢI QUYẾT HÀI HÒ A

QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ BẢO VỆ MÔI

TRƯỜ NG Ở TỈNH ĐỒ NG THÁP

3.3.1. Tồn tại mâu thuẫn về lợi ích giữa phát triển kinh tế nông thôn và

bảo vệ môi trường

Có thể thấy, tăng trưởng và phát triển KTNT là điều kiện để thực hiện phát

triển kinh tế-xã hội và BVMT nhưng nếu chú trọng quá mức đến tăng trưởng và

phát triển KTNT mà không chú trọng BVMT ngay từ đầu thì khi môi trường bị ô

nhiễm sẽ tác động trở lại theo hướng tiêu cực đối với quá trình phát triển KTNT. Vì

thế, vấn đề rất lớn đặt ra trong giải quyết quan hệ giữa phát triển KTNT và BVM T

là vấn đề về lợi ích: lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường; lợi ích cá nhân và lợi ích

xã hội; lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài.

Ở Đồng Tháp, trong chủ trương phát triển của Tỉnh thời gian qua đã chú

trọng phát triển KTNT gắn với BVMT nhưng do nhận thức của một số cán bộ, địa

phương và các chủ thể sản xuất về vấn đề BVMT trong phát triển KTNT thời gian

qua còn hạn chế. Vì thế, trong thực hiện mục tiêu phát triển KTNT và BVMT còn

mâu thuẫn nhất định.

Thứ nhất, mâu thuẫn trong việc để đạt được lợi ích BVM T trong chủ trương

của nhà nước phải hy sinh lợi ích kinh tế của các chủ sản xuất.

Mục tiêu quản lý của nhà nước nhằm hướng đến lợi ích chung của địa

phương, vừa phát triển KTNT vừa BVM T sinh thái. Tuy nhiên trong quá trình thực

hiện, vì mục tiêu chung BVM T có thể làm thương tổn đến lợi ích của chủ thể sản

xuất. Điển hình, trong phát triển làng nghề, nhiều làng nghề tự phát, có từ lâu đời,

sản xuất xen lẫn trong khu dân cư và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhưng

103

chủ trương xóa bỏ các làng nghề ngay lập tức thì rất khó khăn vì thu nhập chủ yếu

của các hộ gia đình là từ nghề mình đang có. Vì thế, nảy sinh mâu thuẫn về lợi ích

BVMT chung với lợi ích kinh tế của từng chủ thể sản xuất.

Thứ hai, mâu thuẫn giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài.

Theo điều tra của tác giả đối với 86 chủ thể sản xuất, 90 cán bộ cơ sở và 64

cán bộ ở các Sở, Ban, Ngành đều cho rằng cách thức sản xuất chủ yếu của nông dân

ở địa phương hiện nay với quy mô nhỏ dưới dạng hộ gia đình là chính nên chỉ chú

trọng lợi ích trước mắt, ngại thay đổi vẫn còn duy trì thói quen sản xuất nhỏ lẻ,

manh mún. Người dân vẫn thường xuyên sử dụng hoá chất quá liều lượng gây ô

nhiễm môi truờng trầm trọng. Vì thế, các nguy cơ thiên tai, dịch bệnh trên cây

trồng, vật nuôi vẫn chưa được kiểm soát hiệu quả. Khi tác giả yêu cầu đánh giá về

mức độ gây tổn hại trong phát triển KTNT đến môi trường ở địa phương như thế

nào, đa số các đối tượng khảo sát (62/86 chủ thể sản xuất, 60/90 cán bộ cơ sở, 51/64

cán bộ ở các Sở, Ban, Ngành) nhận định việc lạm dụng phân, thuốc trong sản xuất

nông nghiệp ở địa phương hiện nay là rất nguy hại. [Xem thêm phụ lục 11,12,13]

Bên cạnh đó, hiện nay với sự đa dạng của các phương tiện thông tin đại

chúng và sự phổ biến của internet nên đa số người dân nông thôn có điều kiện cập

nhật, theo dõi thông tin liên quan đến BVM T trong phát triển KTNT ở địa phương

[Xem thêm phụ lục 12].

21

45

14

6

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

Thường xuyê n (hàng ngày,hàng tuần)

Bình thư ờng (hàng thá ng) Rất ít (2 tháng trở lên) Hầu như không

Biểu đồ 3.2: Mức độ cập nhật, theo dõi thông tin liên quan đến BVMT

trong phát triển KTNT của các chủ thể sản xuất ở nông thôn

Nguồn: Khảo sát của tác giả.

104

Tuy nhiên, mức độ tham gia hoạt động liên quan đến BVMT trong phát triển

KTNT của các chủ thể sản xuất ở nông thôn vẫn còn hạn chế. Theo số liệu khảo sát

của tác giả, đa số các chủ thể chỉ thỉnh thoảng tham gia các hoạt động như: trồng cây

xanh bóng mát xung quanh nhà, thu gom rác thải, tháo dỡ cầu cá,… hoặc chưa từng

tham gia hoạt động BVMT nào trong phát triển KTNT [Xem thêm Phụ lục 12].

Biểu đồ 3.3: Mức độ tham gia hoạt động liên quan đến BVMT

trong phát triển KTNT

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Một số doanh nghiệp chỉ muốn duy trì doanh thu trước mắt nên ngại đầu tư

các thiết bị công nghệ hiện đại vì lâu thu hồi được vốn; vì thế, vẫn duy trì sử dụng

những công nghệ, kỹ thuật cũ gây hại đến môi trường. Khảo sát cho thấy, một trong

những nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường trong phát triển KTNT thời

gian qua là do chủ thể sản xuất ngại thay đổi thói quen (38/86). Các chủ thể kinh tế

chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế trước mắt trước mắt mà chưa nghĩ nhiều đến lợi ích

kinh tế và môi trường về lâu dài.

Thứ ba, mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội.

Có thể thấy, các chủ thể sản xuất đã ý thức được về vấn đề BVM T. Khi khảo

sát, 70% các chủ thể kinh tế đều thống nhất rất cần thiết BVMT trong phát triển

KTNT ở địa phương. Tuy nhiên, một bộ phận người sản xuất vẫn chưa chú ý nhiều

đến vấn đề an toàn vệ sinh; sản xuất xanh, sạch và BVMT trong quá trình sản xuất.

Theo khảo sát, một bộ phận các chủ thể sản xuất (19/86) chưa biết về các mô hình

sản xuất sạch, an toàn, VietGap hay đã biết nhưng chưa áp dụng (45/86). Đặc biệt là

các doanh nghiệp, mặc dù đã cam kết BVM T trong sản xuất nhưng không thực hiện

4 8%

37% 15%

T hường xuyên T hỉn h t hoảng Chưa t ừng t ham gia

105

đúng cam kết BVM T, gây tác động nghiêm trọng đến môi trường, ảnh hưởng đến

lợi ích chung. Nguyên nhân chính là do điều kiện kinh tế còn khó khăn hay chỉ nghĩ

đến lợi ích kinh tế của bản thân. Cụ thể, một số doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm

môi trường ở Tỉnh, mặc dù đã được nhắc nhỡ nhiều lần nhưng vẫn duy trì hành vi

sản xuất của mình. Hoạt động kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về môi trường của

Tỉnh đã được triển khai một cách thường xuyên, liên tục và các hành vi vi phạm về

môi trường chủ yếu là không thực hiện đúng nội dung trong báo cáo đánh giá tác

động môi trường, bản cam kết BVM T; xả nước thải, khí thải vượt tiêu chuẩn, quy

chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

3.3.2. Quy hoạch phát triển kinh tế nông thôn chưa thực sư gắn với bảo

vệ môi trường

Mặc dù, trong thời gian qua, trong quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp

và nông thôn của Tỉnh được chú ý và điều chỉnh kịp thời để phù hợp và thích ứng

với tình hình BĐKH, phòng chống giảm nhẹ thiên tai và BVM T. Tuy nhiên, trên

thực tế, quy hoạch trên cơ sở phát triển chung các ngành nghề ở nông thôn là chính.

Các chỉ tiêu trong quy hoạch cũng chỉ nhằm hướng đến phát triển về số lượng, năng

suất, mức độ tăng trưởng ở các lĩnh vực như: cơ cấu nông - lâm - thủy sản; sản

lượng lúa, gia súc, gia cầm; diện tích rừng; ....

Đồng thời, trong quá trình triển khai và thực hiện quy hoạch vẫn chưa hợp

lý, còn chồng chéo trong quản lý giữa các cấp, ngành và chưa có sự phân công,

phân cấp rõ ràng để thực hiện quy hoạch phát triển NN, NT gắn với nhiệm vụ

BVMT nông thôn. Trong quy hoạch phát triển các KCN, CCN, các làng nghề ở khu

vực nông thôn chưa được toàn diện theo xu thế phát triển gắn với BVMT. Quy

hoạch phát triển NN, NT và quy hoạch BVMT còn tách rời, chưa có sự gắn kết chặt

chẽ. Chưa chú trọng đến vai trò của nhiều Sở, Ban, Ngành với sự tham gia tham

vấn, góp ý trong phát triển KTNT, BVMT và quy hoạch phát triển KTNT gắn với

BVMT mà chỉ chú trọng đến các cơ quan liên quan trực tiếp như Sở TN&M T, Sở

NN&PTNT. Theo khảo sát của tác giả, 68,8% (44/64 phiếu) cán bộ các Sở, Ban,

Ngành chưa từng tham vấn, góp ý cho việc phát triển KTNT và BVMT ở địa

phương [Xem thêm phụ lục 13].

106

Mặt khác, trong Quy hoạch phát triển NN, NT chưa thể hiện sự liên kết vùng

để giải quyết vấn đề BVMT để phát huy và chia sẻ các kinh nghiệm, công nghệ

mới, mô hình hay về phát triển KTNT gắn với BVMT.

3.3.3. Các nguồn lực để bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế nông

thôn còn hạn chế

Muốn BVMT cần có các nguồn lực như: vốn; khoa học công nghệ và nguồn

nhân lực. Thời gian qua, mặc dù Tỉnh cũng quan tâm BVM T trong phát triển KTNT

nhưng trong quá trình thực hiện còn nhiều hạn chế mà một trong những nguyên

nhân là do các nguồn lực BVMT còn nhiều hạn chế. Có thể thấy ở những vấn đề

như sau:

- Chi phí xử lý ô nhiễm môi trường khá lớn trong khi điều kiện kinh tế còn

hạn hẹp gây khó khăn cho Tỉnh trong việc đầu tư xây dựng các công trình xử lý ô

nhiễm môi trường.

- Một số ngành, dự án có quan tâm đến vấn đề BVM T nhưng khi thực hiện

thì chưa tốt, chưa đầy đủ vì thiếu nguồn nhân lực. Tỉnh vẫn còn thiếu đội ngũ cán

bộ có chuyên môn sâu trong lĩnh vực xây dựng quy hoạch hạ tầng về BVM T với

tầm nhìn dài hạn. Đội ngũ quản lý nhà nước về môi trường (lực lượng làm công tác

thanh tra, kiểm tra, kể cả Chi cục BVM T, Thanh tra môi trường và Cảnh sát môi

trường) còn quá mỏng; đồng thời, năng lực đội ngũ cán bộ cấp huyện, xã còn yếu

trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ về BVMT. Nguồn nhân lực thực

hiện giám sát, quan trắc, cảnh báo ô nhiễm môi trường còn hạn chế cả về số lượng

và chất lượng.

- Các mô hình sản xuất chủ yếu của Tỉnh là dưới dạng hộ gia đình, các cơ sở

sản xuất trong công nghiệp nông thôn cũng không ổn định (thiếu nguyên liệu, thị

trường...) nên không có vốn đầu tư cho vấn đề BVMT và xử lý ô nhiễm môi trường.

Vì thế, một số mô hình sản xuất có hiệu quả trong nông nghiệp và gắn với BVM T

chậm được nhân rộng hoặc một số cơ sở đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải

nhưng không duy trì hoạt động vì chi phí cao.

- Việc ứng dụng các thành tựu KHCN trong công tác BVMT cũng chưa đáp

ứng yêu cầu thực tế. Công tác BVMT chưa thật sự trở thành công tác thường xuyên

107

của các cấp, các ngành nên chưa có sự quan tâm đầu tư thỏa đáng nguồn kinh phí để

ứng dụng KHCN mới trong sản xuất gắn với BVMT; Việc triển khai ứng dụng các

tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế; Việc phát triển mạng lưới sản

xuất và cung ứng giống lúa chất lượng cao, kháng bệnh,…còn thấp rất nhiều so với

yêu cầu nâng cao chất lượng hàng hóa.

3.3.4. Công tác xử lý ô nhiễm môi trường trong phát triển kinh tế nông

thôn còn nhiều bất cập

Theo khảo sát của tác giả đối với các chủ thể kinh tế, cán bộ cơ sở và cán bộ

các Sở, Ban, Ngành đều có nhận định nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi

trường trong phát triển KTNT là do chế độ xử phạt còn nhiều bất cập [Xem thêm

Phụ lục 11, 12, 13].

67%

57%

78%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

Chủ thể sả n s uấ t Cán bộ cơ sở Các Sở, Ban, Ngành

Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ đánh giá về nguyên nhân chế độ xử phạt còn bất cập dẫn đến

ô nhiễm môi trường trong phát triển KTNT

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Việc xử lý hình sự đối với tội phạm môi trường gặp nhiều khó khăn do Luật

hình sự quy định chỉ xử lý hình sự đối với cá nhân, nhưng thực tế thì việc gây ô

nhiễm môi trường lại chủ yếu do các tổ chức. Hoặc quy định tổ chức, cá nhân có

hoạt động tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại lớn cho môi trường thì phải mua bảo hiểm

trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường. Tuy nhiên, trong thực tế, vấn đề

này chưa thực hiện được do chưa có quy định chi tiết các đối tượng nào hoạt động

tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại lớn cho môi trường và không có một Công ty Bảo

hiểm nào bán bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.

108

Việc quy định các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải có khoảng cách

an toàn về môi trường, tuy nhiên vẫn chưa có quy định cụ thể phải cách bao nhiêu

mét cho từng loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Vì khi quy hoạch các dự án

đầu tư đều cách xa khu dân cư, nhưng khi dự án đi vào hoạt động thì sẽ có nhiều

nhà trọ, dịch vụ ăn uống... phát triển theo, lúc đó sẽ nảy sinh các mâu thuẫn về môi

trường làm các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường gặp rất nhiều khó khăn

trong quá trình giải quyết…

Công tác quan trắc môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường còn nhiều hạn

chế như: trang thiết bị quan trắc và phân tích môi trường chưa được đầu tư nhiều;

nguồn nhân lực thực hiện còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Kinh phí dành

cho hoạt động quan trắc môi trường của tỉnh Đồng Tháp còn hạn chế và thiếu so với

nhu cầu đặt ra dẫn đến chưa phát hiện kịp thời tình trạng ô nhiễm, bị động trong xác

định nguyên nhân và đề xuất các giải pháp khắc phục cũng như khả năng cảnh báo

môi trường. Hiện nay, Tỉnh chưa có hệ thống cảnh báo ô nhiễm môi trường cũng

như chưa có hệ thống quan trắc môi trường tự động tại các khu vực đầu nguồn sông

Tiền (giáp với Campuchia) và các khu, CCN.

Diễn biến các hiểm họa môi trường ngày càng mạnh và khó lường. Những

năm gần đây, các hiểm họa môi trường đã vượt qua những hiểu biết hiện tại của con

người, đã xảy ra ngày một thường xuyên hơn, diễn biến phức tạp hơn, gây hậu quả

khó lường.

Công tác ứng phó với các hiểm họa môi trường còn hạn chế. Công tác ứng

phó với các hiểm họa môi trường của Tỉnh chưa có sự phân cấp và hướng dẫn cụ

thể của các văn bản pháp luật trong việc thực hiện công tác phòng, chống và ứng

phó, thích nghi với BĐKH; chưa có cơ chế, chính sách thu hút, ưu đãi, kêu gọi đầu

tư, các dự án đầu tư trọng điểm về ứng phó BĐKH; khuyến khích, hỗ trợ, phát triển

các doanh nghiệp áp dụng công nghệ giảm lượng phát thải khí nhà kính cũng như

huy động vốn từ cộng đồng trong việc phòng chống thiên tai, BĐKH.

109

Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT HÀI HÒA

QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ BẢO VỆ

MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH Đ ỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020,

TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

4.1. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ CÁC

VẤN ĐỀ MÔ I TRƯỜNG PHÁT SINH Ở TỈNH ĐỒ NG THÁP THỜI GIAN TỚ I

4.1.1. Căn cứ dự báo

4.1.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn

Mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020

được cụ thể hóa bằng các quy hoạch, kế hoạch và các đề án phát triển NN, NT của

tỉnh, cụ thể đó là:

* Quy hoạch NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.

Xây dựng nền nông nghiệp của Tỉnh theo hướng hiện đại, tiên tiến với thế

mạnh là cây lúa và thuỷ sản; phát triển hiệu quả, bền vững, nâng cao năng suất, chất

lượng, hạ giá thành sản phẩm, góp phần bảo đảm an ninh lương thực cho cả nước và

là nguồn nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu.

Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp được đổi mới, củng cố, phát triển các

hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn theo hướng hợp tác, mở

rộng quy mô, đổi mới nội dung hoạt động, mở rộng ngành nghề sản xuất kinh

doanh, giải quyết việc làm lao động ở nông thôn. Từng bước hình thành các doanh

nghiệp đầu tư lĩnh vực nông-lâm thủy sản ở nông thôn.

Xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng hiện đại,

gắn với phát triển công nghiệp - đô thị - dịch vụ; đầu tư đồng bộ hệ thống giao

thông, thủy lợi, điện, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục,…công trình cấp nước sạch,

bố trí xắp xếp dân cư nông thôn; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi

phục vụ NN, NT theo hướng đa mục tiêu; cùng với phát triển hệ thống giao thông

nông thôn kết nối thị trấn và trung tâm giao lưu hàng hoá lớn xe tải nặng lưu thông

được, đường đến thị tứ bảo đảm cho xe tải nhẹ lưu thông, đường từ trung tâm xã

110

đến các cụm, tuyến dân cư đi lại được quanh năm. Nâng cao năng lực phòng chống,

giảm nhẹ thiên tai thích ứng với BĐKH, tạo điều kiện cho người dân có cuộc sống

an toàn; từng bước ngăn chặn và khắc phục kịp thời tình trạng ô nhiễm môi trường

ở nông thôn.

Nâng cao trình độ lao động nông nghiệp qua đào tạo, tăng tỷ lệ lao động

trong độ tuổi có công ăn việc làm ổn định; trang bị kiến thức cho nông dân tiếp cận

KHCN mới trong sản xuất nông nghiệp trong xu thế hội nhập; Đẩy mạnh việc ứng

dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ để tăng năng suất lao động nông nghiệp,

góp phần nâng mức sống dân cư nông thôn cao gấp hơn 3 lần so hiện nay.

* Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và tầm

nhìn đến năm 2030 đã nêu mục tiêu đến năm 2030.

- Tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản tương đương với giai đoạn

2016-2020.

- Phát triển đồng bộ các vùng chuyên canh nông nghiệp có các CCN - dịch

vụ trung tâm với kết cấu hạ tầng hiện đại. Hoàn thiện kinh tế hợp tác, trang trại,

doanh nghiệp nông nghiệp, hiệp hội, hoàn chỉnh liên kết dọc theo ngành hàng, kết

nối giữa sản xuất - chế biến - kinh doanh.

- Tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư tư nhân trong và ngoài tỉnh. Phát

triển kinh tế dịch vụ, thương mại, du lịch nông thôn để thu hút lao động nông thôn,

giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống 25% lao động xã hội.

- Hoàn thành cơ bản chương trình xây dựng nông thôn mới. Đảm bảo quy

hoạch dân cư, quy hoạch lãnh thổ nông thôn gắn kết hài hòa với phát triển đô thị,

công nghiệp. Nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn và đảm bảo an ninh dinh

dưỡng ở nông thôn.

- Bảo vệ tài nguyên tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học; thúc đẩy phát triển

nền "nông nghiệp xanh"; cải thiện căn bản năng lực phòng chống thiên tai, dịch

bệnh; nâng cao năng lực quản lý rủi ro để ứng phó với các tác động xấu của BĐKH.

* Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm

2020, mục tiêu phát triển khu vực công nghiệp nông thôn.

Đạt tốc độ tăng trưởng bình quân duy trì ở mức cao và là đầu tàu phát triển

kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Chú trọng thu

111

hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp nông thôn theo hướng đa dạng hóa sản

phẩm, công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, đồng thời chú trọng các ngành,

lĩnh vực Tỉnh có lợi thế về tiềm năng và vị trí địa lý. Tập trung đầu tư các ngành

công nghiệp mũi nhọn là chế biến nông lâm thuỷ sản.

Mở rộng đổi mới các doanh nghiệp hiện có, phát triển công nghệ mới trong

các ngành chế biến nông ngư sản có hiệu quả cao. Tập trung đầu tư phát triển

nhanh, hiệu quả các khu, CCN đã được phê duyệt, gắn liền với xây dựng các công

trình xử lý chất thải, trồng cây xanh, bảo đảm môi trường xanh, sạch, đẹp của các

khu, CCN. Định hướng đến năm 2020, toàn Tỉnh có 8 KCN tập trung và 31 cụm,

tuyến công nghiệp được xây dựng với tổng diện tích đất quy hoạch trên 4.626 ha

(kể cả trong khu kinh tế cửa khẩu).

* Quy hoạch phát triển ngành nghề và làng nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh

Đồng Tháp đến năm 2020.

Xây dựng ngành nghề nông thôn có nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền

vững, bảo vệ môi trường sinh thái, có cơ sở vật chất vững mạnh, cơ cấu kinh tế theo

hướng công nghiệp hóa nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống

của người dân nông thôn, đưa nông thôn tiến lên văn minh hiện đại.

Khôi phục, phát triển các ngành nghề, làng nghề đã có, phát triển thêm ngành

nghề mới phù hợp. Nâng cao hiệu quả sản xuất của ngành nghề TTCN nông thôn,

tạo điều kiện sản xuất ổn định, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đáng kể đời sống

người dân nông thôn - hàng năm thu hút thêm lao động nông thôn vào hoạt động

ngành nghề TTCN nông thôn.

* Phương hướng phát triển kinh tế tập thể của Tỉnh đến năm 2020.

Tập trung củng cố, nâng cao chất lượng các HTX thành viên, chuyển đổi

đăng ký lại hoạt động theo Luật HTX năm 2012; giải thể HTX không hoạt động,

hoạt động hình thức; truyên truyền chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nước về K TTT, nhất là Luật HTX năm 2012; vận động thành lập

HTX ở những nơi người dân có nhu cầu, tự nguyện và đủ điều kiện, gắn việc phát

triển KTTT với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; xây dựng mô

hình HTX tiên tiến gắn với vùng chuyên canh, xây dựng thương hiệu sản phẩm; nâng

112

cao nguồn nhân lực cán bộ quản lý HTX để thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu ngành nông

nghiệp của tỉnh, xây dựng nông thôn mới; HTX phải tiên phong trong xoá đói, giảm

nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của thành viên; góp

phần giữ vững tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn ở địa phương.

4.1.1.2. Kịch bản biến đổi khí hậu

Tầm nhìn đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp BĐKH được dự liệu

như sau: có những thay đổi bất thường về điều kiện khí hậu, hiện tượng ENSO, việc

xâm nhập mặn đi sâu vào nội địa và gây ngập mặn đất nông nghiệp. Mực nước dâng

cao gây ra chế độ ngập mặn và ngập lũ kéo dài. Trong tầm nhìn đến năm 2100, mực

nước biển dâng cao và gây ngập chìm đến 97,64% diện tích đất đai [85].

Nhiệt độ khu vực tỉnh Đồng Tháp có xu hướng tăng dần qua các năm theo tất

cả các giai đoạn. Lượng mưa trung bình năm đều tăng tuy nhiên phân theo từng giai

đoạn các tháng trong năm thì có sự tăng giảm khác nhau qua từng tháng. Lượng mưa

trung bình theo mùa có xu hướng giảm dần so với thời kỳ nền (1990) quá các năm.

Theo Báo cáo Tổng hợp Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH tỉnh Đồng

Tháp cho thấy toàn bộ các huyện của tỉnh đều bị ngập, các huyện bị ngập sâu hơn

các huyện khác là Hồng Ngự, Tam Nông, Cao Lãnh. Ở các kịch bản năm 2050,

2070, 2100 mức ngập ít có sự thay đổi, nhưng độ sâu ngập đã lan ra toàn tỉnh theo

các mốc năm, 2 huyện Hồng Ngự và Lấp Vò vẫn là nơi bị ngập sâu nhất.

Như vậy, kết quả cho thấy nguy cơ tác động xấu do BĐKH trên địa bàn tỉnh

Đồng Tháp trong vòng khoảng 100 năm là khá nghiêm trọng.

Bảng 4.1: Diện tích ngập theo các kịch bản nước biển dâng

không tính đến yếu tố môi trường cực đoan của tỉnh

Năm Mức độ dâng mực nước

biển trung bình (cm)

Tỷ lệ diện tích đất

bị ngập (%)

Diện tích đất bị

ngập (km2)

2020 11 0 0

2030 16 0 0

2050 20 4,21 142,3

2070 27 9,47 319,68

2100 48 18,73 632,15

Nguồn: Báo cáo Tổng hợp Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu

Đồng Tháp đến 2020.

113

4.1.2. Dự báo xu hướng phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Đồng Tháp

thời gian tới

- Phát triển KTNT trong thời gian tới sẽ gắn với quá trình triển khai thực

hiện Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ X và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn

quốc lần thứ XII với nhiều đường lối, chính sách đổi mới nhằm thực hiện nhiệm vụ

tái cơ cấu ngành nông nghiệp, được xác định là tiếp tục nâng cao giá trị gia tăng và

phát triển bền vững dựa trên đổi mới quan hệ sản xuất; đẩy mạnh liên kết giữa sản

xuất và thị trường, ứng dụng KHCN; chuyên môn hóa nông dân, tạo việc làm ổn

định, chuyển dịch lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp; nâng cao thu nhập, đời

sống của dân cư nông thôn; BVMT sinh thái và xây dựng nông thôn mới.

- Biến đổi khí hậu, thời tiết, mưa lũ, hạn hán còn nhiều diễn biến phức tạp nên

trong phát triển KTNT của Tỉnh thời gian tới sẽ còn chịu ảnh hưởng nghiêm trọng;

dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi ngày càng gia tăng; giá cả thị trường bất ổn; nguồn

lực đầu tư cho NN, NT hạn chế... tiếp tục là trở lực đối với quá trình phát triển.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng những

ngành hàng có giá trị, mở rộng quan hệ thị trường các nước Nhật Bản, Hàn Quốc,

Hà Lan …mang lại hiệu quả cao như chăn nuôi, hoa màu, cây ăn trái, hoa kiểng,

tôm càng xanh, cá đồng.

- Quy mô sản xuất nông nghiệp sẽ tăng dưới nhiều hình thức khác nhau, phát

triển mô hình cánh đồng liên kết, sản xuất gắn với tiêu thụ qua hợp đồng, hình

thành các CCN - dịch vụ trung tâm, tập trung hoàn chỉnh hạ tầng phục vụ sản xuất:

lò sấy, kho chứa, công trình bảo quản sau thu hoạch.

- Chương trình xây dựng nông thôn mới phát triển mạnh, 100% số xã cơ bản

đạt tiêu chuẩn. Thu nhập của dân cư nông thôn sẽ được nâng lên đáng kể so với

hiện nay. Dân chủ cơ sở, sự tự chủ của cộng đồng sẽ được phát huy mạnh, từ đó,

huy động sức mạnh toàn xã hội để phát triển nông thôn.

- Sản xuất nông nghiệp sẽ từng bước hiện đại hóa với KHCN, cơ giới hóa

được ứng dụng rộng rãi và áp dụng triệt để tiêu chuẩn GAP trong sản xuất lúa gạo,

cá tra và xoài, đảm bảo an ninh sinh học trong chăn nuôi,

- Nông dân được tăng cường đào tạo, tập huấn từng bước hình thành đội ngũ

nông dân chuyên nghiệp, có kỹ năng sản xuất và quản lý. Đào tạo nghề phi nông

114

nghiệp và chuyển lao động nông thôn ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp được đẩy mạnh.

Các loại hình ngành nghề thu hút nhiều lao động, du lịch nông thôn dần phát triển

và ngày càng đa dạng.

4.1.3. Dự báo về các vấn đề môi trường phát sinh trong tiến trình phát

triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Đồng Tháp giai đoạn đến 2025

Trong thời gian tới, Tỉnh đã chọn các ngành hàng chủ lực để phát triển mạnh,

đó là lúa, thủy sản và chăn nuôi. Vì thế, trong sản xuất nông nghiệp nói chung, sản

xuất lúa nói riêng sẽ có xu hướng khai thác triệt để tài nguyên đất và sử dụng các

loại hóa chất, theo đó sẽ làm thoái hóa đất nhanh chóng hơn. Đồng thời, việc nuôi

trồng thủy sản và chăn nuôi phát triển mạnh mẽ nhưng không chú trọng đến các giải

pháp xử lý các nguồn chất thải, theo đó sẽ là căn nguyên gây ô nhiễm nghiêm trọng

môi trường. Vì vậy, có thể khái quát các vấn nạn ô nhiễm môi trường trong phát

triển KTNT trên các mặt như sau:

Một là, ô nhiễm và suy thoái môi trường đất.

Tài nguyên đất tỉnh Đồng Tháp hiện nay đang dần dần bị thoái hóa do hình

thức sản xuất độc canh trong nông nghiệp. Nhiều vùng trong tỉnh đặc biệt là huyện

Châu Thành, hình thức độc canh cây lúa diễn ra phổ biến, một năm có thể sản xuất

2-3 vụ, điều này đang làm tài nguyên đất ngày càng bị thoái hóa, bạc màu.

Diện tích gieo trồng lúa của tỉnh dự báo sẽ giảm còn 398.000 ha vào năm

2025. Điều này có nghĩa là hình thức thâm canh và độc canh vẫn tiếp tục diễn ra,

kết hợp với việc sử dụng nhiều phân bón hóa học và thuốc BVTV sẽ làm đất bị chai

cứng, tồng lưu các dư lượng thuốc BVTV trong đất làm cho nhiều sinh vật hữu ích

trong đất bị tuyệt chủng, dẫn đến nguy cơ thoái hóa đất.

Quá trình canh tác nông nghiệp về mặt nào đó ảnh hưởng rất lớn đến môi

trường đất. Sau khi thu hoạch xong người nông dân thường đốt đồng nên quá trình

khoáng hóa diễn ra nhanh chóng hơn. Việc sử dụng đơn thuần phân bón hóa học mà

chủ yếu là N , P, K khiến đất ngày càng trở nên bạc màu hơn. Ngoài ra một số huyện

như Lai Vung, Lấp Vò, thị xã Sa Đéc nông dân có tập quán không cày xới đất nhiều

năm làm cho đất chai cứng, tiến trình thoái hóa đất diễn ra nhanh chóng hơn. M ặt

khác, do đất bị ngập nước thường xuyên nên quá trình phát triển phèn tiềm tàng tại

115

các khu vực này diễn ra rất nhanh. Do đó, việc canh tác không hợp lý đã làm cho

đất bị thoái hóa với tốc độ ngày một tăng lên.

Hai là, ô nhiễm môi trường do hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản là loại hình đang phát triển mạnh mẽ trong tỉnh ở thời

điểm hiện tại cũng như trong tương lai, nhưng chưa có giải pháp xử lý nguồn nước

thải, chất thải thích hợp, một số hộ dân vẫn tự ý đào ao nuôi tràn lan không theo quy

hoạch. Vì vậy, nếu không có giải pháp xử lý kịp thời, hợp lý thì nuôi trồng thủy sản

sẽ là vấn đề lớn phát sinh trong thời gian tới.

Mỗi kiểu nuôi trồng thủy sản đều có những vấn đề môi trường khác nhau cần

được quản lý tốt để hỗ trợ cho lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản phát triển. Có thể liệt kê

một số vấn đề môi trường sẽ phát sinh trong nuôi trồng thủy sản ở Đồng Tháp thời

gian tới như sau:

+ Với vùng nuôi quảng canh hay quảng canh cải tiến, ít nhất một chu kỳ đấu

thầu là 5 năm. Vùng nuôi công nghiệp và bán công nghiệp, một chu kỳ là 10 năm.

Nếu thời gian đấu thầu ngắn hơn chu kỳ trên, người nuôi sẽ không chịu đầu tư

BVMT vùng nuôi.

+ Vấn đề chất thải: vùng nuôi thủy sản thường bị ô nhiễm nước thải do thức

ăn thừa, mầm bệnh đi kèm vật nuôi bị chết bệnh, dư lượng thuốc chứa bệnh… Điều

này đặc biệt trầm trọng ở các vùng nuôi công nghiệp.

+ Sự xâm nhập các giống lạ: các giống sinh vật lạ có thể xâm nhập vào vùng

nuôi qua nước tự nhiên (được mang từ những vùng khác nhau trên trái đất đến nhờ

tàu biển) và qua việc nhập giống vật nuôi thiếu kiểm soát chặt chẽ. Nếu có sinh vật

lạ xâm nhập, nhiễu loạn sinh thái có thể diễn ra.

Trong hiện tại, ngành nuôi trồng thủy sản là loại hình sản xuất đang phát

triển mạnh mẽ trong tỉnh, thế nhưng các giải pháp về xử lý nguồn nước thải, bùn

thải chưa phù hợp. Việc tùy tiện đào ao nuôi tràn lan không theo quy hoạch đang

diễn ra mạnh và đang làm ảnh hưởng lớn đến môi trường nước mặt tại khu vực này.

Theo quy hoạch đến năm 2025 thì ngành nuôi trồng thủy sản là một trong những

ngành mũi nhọn của tỉnh với dự kiến đạt khoảng 516.000 tấn cá, 10.000 tấn tôm. Vì

thế, các vấn đề sử dụng không gian nuôi, xử lý chất thải cần phải được chính quyền

116

địa phương quan tâm xem xét vì đây chính là nguồn ô nhiễm trực tiếp đến môi

trường nước mặt của tỉnh. Mặc dù theo quy hoạch phát triển trong tương lai thì hình

thức nuôi thủy sản sẽ phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững, đảm bảo kiểm soát

dịch bệnh, ô nhiễm nguồn nước nhưng sự tác động của các chất bẩn trong ao nuôi

sẽ không khỏi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước mặt.

Ba là, ô nhiễm môi trường do chăn nuôi.

Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi chủ yếu từ phân vật nuôi. Tùy thuộc

vào giống, loài, tuổi, khẩu phần ăn và trọng lượng gia súc mà lượng phân thải ra

một ngày đêm là khác nhau. Với tốc độ tăng trưởng chăn nuôi dự báo thì ước tính

đến năm 2025, lượng chất thải phát sinh hàng ngày là 3.431.675 kg/ngày.

Bên cạnh đó, nuôi vịt chạy đồng cũng gây ô nhiễm nặng đến nguồn nước

mặt, nhất là vào mùa nước kiệt. Trong những năm qua, dịch cúm gia cầm liên tục

xảy ra, do vậy hình thức nuôi vịt đàn đang là mối nguy hại đe dọa ô nhiễm nguồn

nước và lây lan dịch bệnh vì thế cần phải sớm có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Bốn là, hệ lụy của biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu với nhiệt độ tăng, khô hạn, mực nước dâng sẽ làm giảm

năng suất và chất lượng sản phẩm, sẽ đòi hỏi phải thay đổi cơ cấu sản xuất, mùa vụ

và tăng cường áp dụng các loại giống mới thích nghi cao với BĐKH. Những thiệt

hại của ngành nông nghiệp sẽ tăng lên rất nhanh, diện tích đất của tỉnh sẽ bị ngập

sâu kéo dài, làm mất nhiều đất sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng xấu tới nhiều vùng

chuyên canh quan trọng của tỉnh. Điều kiện khí hậu, thời tiết thay đổi sẽ gây ra

nhiều thiệt hại cho các thảm thực vật rừng, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại côn

trùng, dịch bệnh phá hại cây trồng. Nền nhiệt độ cao hơn có thể làm tăng nguy cơ

cháy rừng, suy giảm đa dạng sinh học.

Biến đổi khí hậu dẫn đến mực nước dâng sẽ ảnh hưởng đến phát triển thủy

sản trong phát triển KTNT. Dự trữ các loài thuỷ sản kinh tế sẽ bị giảm sút so với

hiện nay. Tuy nhiên, mực nước biển dâng cao sẽ kéo theo các loài thuỷ sinh từ biển

đi sâu vào nội địa cư trú và phát triển, cũng tạo nên các cơ hội mới về phát triển

nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản của tỉnh, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản nước lợ

nhưng cơ hội này cũng khó có thể cân bằng được với những thiệt hại lớn do việc

suy giảm nghiêm trọng ngành nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt của tỉnh.

117

Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống người dân nông

thôn. Nhiệt độ tăng sẽ tác động rất tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến gia

tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh.

Mất nhà, mất đất canh tác cùng với đói nghèo sẽ làm cho đời sống của người dân,

đặc biệt dân cư nông thôn gặp nhiều khó khăn, mất ổn định trong phân bố dân cư và

chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Mặt khác, dân số, dân cư, nhất là dân cư nghèo ở khu

vực nông thôn, sẽ là những đối tượng dễ bị tổn thương bởi các hiện tượng ENSO,

rủi ro do thiên tai và sự cố môi trường.

Biến đổi khí hậu sẽ gây ra hạn hán và mưa lũ, đây là 2 loại rủi ro thường gặp

nhất; ngoài ra, có thể kể đến lốc xoáy, dông bão, sấm sét... Hạn hán kéo dài cùng

với triều dâng đi vào sâu trong đất liền, gây xâm ngập mặn, thiếu nước tưới tiêu,…

uy hiếp các tuyến đê bao và bờ bao dọc sông. Công tác bảo đảm vệ sinh môi trường,

phòng chống dịch bệnh,... sẽ gặp nhiều khó khăn; những thay đổi bất thường về

điều kiện khí hậu, các hiện tượng ENSO sẽ gây ra nhiều thiệt hại, rủi ro do thiên tai

và sự cố môi trường, do đó sẽ gây nhiều khó khăn cho công tác phòng chống, giảm

thiểu hậu quả do thiên tai, sự cố môi trường.

4.2. PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI Q UYẾT HÀI HÒA Q UAN HỆ GIỮA PHÁT

TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔ N VÀ BẢO VỆ MÔ I TRƯỜNG Ở TỈNH ĐỒNG THÁP

4.2.1. Định hướng của Đảng, Nhà nước và tỉnh Đồng Tháp trong thực

hiện chủ trương phát triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững

4.2.1.1. Định hướng của Đảng và Nhà nước trong thực hiện chủ trương

phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững

Trong quá trình xây dựng đất nước, Đảng và Chính phủ luôn luôn hướng đến

phát triển bền vững nói chung, phát triển bền vững KTNT nói riêng. Chủ trương ấy

luôn luôn được đề cao và ngày càng quyết liệt, thể hiện rõ qua Nghị quyết của các

kỳ đại hội, các quy hoạch và chiến lược phát triển. Có thể khái quát một số định

hướng phát triển bền vững mà Đảng và Nhà nước đã đề ra như:

Thứ nhất, quá trình phát triển KTNT phải đảm bảo tính toàn diện, đáp ứng

được những yêu cầu, mục tiêu đề ra, thể hiện những nội dung cơ bản trong phát

triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn. Phát triển KTNT phải dựa trên

118

việc khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh cũng như các lợi thế so sánh ở

vùng nông thôn để tạo điều kiện phát triển ổn định, bền vững lâu dài.

Thứ hai, phải coi người nông dân là đối tượng, trung tâm của quá trình phát

triển KTNT. Đảm bảo yêu cầu về đời sống vật chất, văn hoá của người dân ngày

càng tăng lên, trước hết là những người tham gia vào quá trình phát triển KTNT

ngày càng được cải thiện.

Thứ ba, phát triển KTNT theo hướng bền vững phải đảm bảo sự hài hoà giữa

phát triển về kinh tế với vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Trong từng giai đoạn

cụ thể, phải có sự kết hợp ba mặt nói trên theo những cách thức khác nhau, nhưng

về bản chất và hoạt động thực tiễn t rong quá trình phát triển KTNT không coi nhẹ

vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường, vì chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau,

không thể tách rời nhau. Quá trình phát triển KTNT phải đặt nó trong mối quan hệ

tổng hòa và tính hệ thống, tính quy luật mới mang lại hiệu quả về sự phát triển ổn

định và bền vững lâu dài.

Thứ tư, phát triển KTNT theo hướng bền vững phải đạt mục tiêu "dân giàu,

nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Phải nâng cao ý thức, tinh thần,

thái độ người dân trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước để

tạo tiền đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông t hôn.

Thứ năm, phát triển KTNT theo hướng bền vững phù hợp với bối cảnh và

yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng phát triển của kinh tế và

thương mại toàn cầu, thích ứng với sự phát triển và phân công hợp tác quốc tế ngày

càng sâu rộng. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các cấp chính quyền địa

phương phải tranh thủ cơ hội và chấp nhận những thách thức ngày càng tăng lên,

coi đó là mục tiêu, động lưc để t húc đẩy KTNT phát triển.

4.2.1.2. Định hướng của tỉnh Đồng Tháp về phát triển kinh tế nông thôn

theo hướng bền vững

Trên cơ sở chủ trương phát triển bền vững nền kinh tế chung, phát triển bền

vững KTNT nói riêng của Đảng và Nhà nước, Tỉnh Đồng Tháp đã cụ thể hóa chủ

trương phát triển bền vững KTNT trên địa bàn tỉnh như sau:

- Phát triển NN, NT toàn diện và tổng hợp tạo bước chuyển đổi cơ cấu kinh

119

tế theo hướng đa dạng, phù hợp, nâng cao chất lượng các ngành trong KTNT gắn

với điều kiện sinh thái môi trường, phù hợp với tính chất thổ nhưỡng, điều kiện thủy

văn. Phát triển công nghiệp chế biến, xuất khẩu trên cơ sở đáp ứng yêu cầu thị

trường và gắn với BVM T.

- Duy trì và bảo vệ đất nông nghiệp; xác định rõ nguyên tắc cụ thể trong qúa

trình chuyển đất nông nghiệp sang các mục đích khác. Bên cạnh đó trong quá trình

khai thác sử dụng đất nông nghiệp cần chú trọng bồi bổ đất, tăng độ phì nhiêu cho

đất gắn liền với các biện pháp bảo vệ đất, cải tạo đất để cho quá trình khai thác sử

dụng đất mang lại hiệu quả cao và bền vững.

- Kết hợp một cách hợp lý giữa các biện pháp sản xuất, canh tác truyền thống

và hiện đại để hạn chế những thiệt hại và hậu quả không lường do quá trình phát

triển KTNT gây ra.

- Khai thác có hiệu quả, hợp lý và lâu dài nguồn TNTN, phù hợp với từng

vùng trong tỉnh; đồng thời phải bảo đảm bền vững về môi trường sinh thái, chủ

động phòng chống thiên tai, bảo vệ sản xuất và đời sống. Phát triển sản xuất nông

nghiệp gắn liền với BVMT, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, hạn chế tối đa việc sử

dụng phân bón, thuốc trừ sâu quá liều, qúa hạn sử dụng và không được phép sử

dụng. Đẩy mạnh các mô hình trồng rau sạch, mô hình canh tác nông nghiệp bền

vững. Bố trí đa dạng hóa cây trồng bằng nhiều mô hình như trồng xen canh, luân

canh nhiều loại cây trồng, vừa cho sản phẩm đa dạng, vừa cải tạo đất chống độc

canh làm thoái hóa đất.

4.2.2. Quan điểm về giải quyết quan hệ giữa phát triển kinh tế nông thôn

và bảo vệ môi trường ở tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn đến 2025

Từ chủ trương phát triển bền vững nói chung, phát triển bền vững KTNT nói

riêng của Đảng, Nhà nước và của Đồng Tháp, luận án cho rằng để giải quyết hài

hòa quan hệ giữa phát triển KTNT và BVM T ở Đồng Tháp trong giai đoạn đến năm

2025 cần quán triệt những quan điểm sau:

4.2.2.1. Bảo vệ môi trường là việc của cả hệ thống chính trị và của toàn dân

Giải quyết hài hòa quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT là công việc của

toàn dân, cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội chứ không của riêng ai. Nếu

120

không nhận thức rõ để giải quyết tốt quan hệ này thì chủ thể chịu thiệt hại và ảnh

hưởng nhiều nhất vẫn là con người, đặc biệt là người nông dân sẽ chịu ảnh hưởng

nặng nề.

Trong toàn bộ hệ thống chính trị và người dân phải nhận thức rõ vai trò của

mình trong phát triển KTNT và BVMT. Chú trọng xây dựng và thực hiện quy ước,

hương ước, cam kết về BVM T và các mô hình tự quản về môi trường của cộng

đồng dân cư ở khu vực nông thôn. Phát triển các phong trào quần chúng ở nông

thôn, vận động nhân dân tích cực tham gia BVMT. Phát hiện và nhân rộng các mô

hình, điển hình tiên tiến trong hoạt động BVMT; gắn nội dung BVM T với phong

trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và Chương trình mục tiêu quốc

gia về xây dựng nông thôn mới với các tiêu chuẩn về môi trường.

4.2.2.2. Trong phát triển kinh tế nông nghiệp hay trong công tác bảo vệ

môi trường đều phải hướng đến mục tiêu phát triển vì con người

Mọi sự phát triển suy đến cùng đều phải hướng tới sự phát triển của con

người và phát triển KTNT hay trong công tác BVMT không phải là ngoại lệ. Trong

phát triển KTNT hay trong công tác BVMT đều phải hướng tới mục tiêu phát triển

vì con người. Bởi lẽ, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực, vừa là yếu tố tham

gia vào quá trình sản xuất, khai thác, cải tạo thiên nhiên tạo ra sản phẩm, hàng hoá,

dịch vụ; vừa là người trực tiếp hưởng thụ những thành quả do lao động của mình

tạo ra. Trong quá trình lao động, con người vừa cải tạo thiên nhiên, vừa cải tạo

chính bản thân mình.

Cơ sở của chiến lược phát triển bền vững mà ngày nay, con người đang

hướng tới - đó là con người có thể nhận thức được quy luật của giới tự nhiên và vận

dụng chúng một cách tự giác, có hiệu quả trong hoạt động thực tiễn, trước hết là

trong hoạt động sản xuất vật chất của mình. Con người được đặt vào trung tâm của

sự phát triển bền vững: phát triển do con người và vì con người trong mối quan hệ

cộng sinh, hài hòa với tự nhiên.

Mục đích của phát triển KTNT là nhằm đảm bảo đời sống của người dân

nông thôn. Khi cuộc sống vật chất được nâng cao, ý thức mới được cải thiện, môi

trường tự nhiên mới được quan tâm đúng mức, từ đó mới có thể xây dựng được

cuộc sống phát triển một cách toàn diện.

121

Trong điều kiện BĐKH đang là vấn đề toàn cầu, để phát triển nói chung,

phát triển NN, NT bền vững nói riêng gắn với BVMT phải chăm lo, phát huy tối đa

nhân tố con người, lấy con người làm trung tâm, nâng cao chất lượng nguồn nhân

lực, thiết thực chăm lo lợi ích cho người dân nông thôn nhằm tạo ra động lực và sức

mạnh tổng hợp; Cần coi phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực

chất lượng cao gắn kết chặt chẽ với phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ là

một trong những đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định để bảo đảm NN, NT phát

triển nhanh, hiệu quả và bền vững; Cần xác định phát triển KTNT không những

phục vụ cho thế hệ hiện tại mà phải có quan điểm "để dành" cho thế hệ tương lai; để

dành bằng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, bằng tri thức KHCN tiên tiến và bằng

chính môi trường thiên nhiên không bị huỷ hoại.

4.2.2.3. Phát triển kinh tế nông thôn gắn với bảo vệ môi trường ở địa

phương phải gắn với chiến lược phát triển bền vững quốc gia và có sự gắn kết

phát triển bền vững kinh tế vùng

Phát triển KTNT và BVMT là một quá trình có ảnh hưởng rộng lớn, sâu sắc

tới các khu vực lân cận. Mỗi một biến đổi của hoạt động sản xuất nông nghiệp (an

ninh lương thực, sâu rầy,...) đều gây ảnh hưởng ngay lập tức hoặc lâu dài với các

khu vực xung quanh và cả nước.Vì thế, phát triển KTNT của mỗi vùng, mỗi địa

phương phải đặt trong mối quan hệ hài hoà với sự phát triển của cộng đồng, của

quốc gia. Chiến lược phát triển kinh tế nói chung và phát triển KTNT gắn với

BVMT nói riêng ở từng địa phương cần gắn với chiến lược phát triển bền vững

quốc gia để hướng đến một mục tiêu phát triển chung của cả nước.

Bên cạnh đó, hiện nay, nhiều vấn đề cấp bách cấp vùng về vấn đề môi trường

đang nổi lên mà từng địa phương không thể giải quyết được một cách hiệu quả như:

BĐKH và xâm nhập mặn ở vùng ĐBSCL; khô hạn và quản lý nguồn nước ở Tây

nguyên; quản lý rừng và sinh thái vùng miền núi phía Bắc; phát triển hạ tầng, quản

lý ô nhiễm và đầu tư ở các vùng kinh tế trọng điểm; phát triển vùng phía tây Miền

Trung. Trước tình hình đó, trong phát triển KTNT và thực hiện công tác BVM T cần

có sự liên kết vùng để có thể giải quyết một cách đồng bộ và hiệu quả nhất.

Phát triển KTNT và BVMT là sự nghiệp lớn của từng quốc gia, từng vùng,

122

từng địa phương và của từng người dân. Tuy nhiên, việc xây dựng và thực hiện

chiến lược phát triển KTNT không phải bằng mọi giá cốt chỉ lấy cái lợi chỉ về địa

phương mình, vì lợi ích trước mắt mà bất chấp những tác hại về môi trường làm ảnh

hưởng cho tất cả mọi người ở địa phương, khu vực khác; Vì thế, cần xác định đặt

lợi ích quốc gia, vùng, ngành, địa phương trong lợi ích của toàn thể cộng đồng nói

chung; thúc đẩy liên kết vùng, tránh hiện tượng các cấp chính quyền địa phương

đều mong muốn "duy trì cơ cấu sản xuất khép kín" hay "phát triển kinh tế khép

kín"; xây dựng và ban hành chiến lược phát triển KTNT gắn với BVMT cho từng

vùng để làm cơ sở cho các địa phương xây dựng chiến lược của mình, thúc đẩy liên

kết vùng trong giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, ứng phó với BĐKH.

Trong gắn kết giữa phát triển KTNT và BVMT ở địa phương với chiến lược

phát triển bền vững quốc gia và có sự liên kết vùng cần có sự thống nhất quản lý

tổng hợp chiến lược, quy hoạch phát triển KTNT và BVMT trên quy mô toàn bộ

nền kinh tế, vùng và liên vùng. Bên cạnh phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng

vùng cần ưu tiên phát triển các vùng kinh tế động lực, tạo sức lôi cuốn, lan tỏa phát

triển đến các địa phương trong vùng và đến các vùng khác; Phải xây dựng và thể

chế hóa được cơ chế điều phối liên kết vùng theo hướng xác định rõ vai trò đầu tàu

và phân công cụ thể trách nhiệm cho từng địa phương trong vùng; đồng thời, khắc

phục tình trạng đầu tư dàn trải, trùng lặp.

4.3. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM G IẢI QUYẾT HÀI HÒ A QUAN

HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở

TỈNH ĐỒ NG THÁP TRONG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025

4.3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm giải quyết hài hòa

quan hệ giữa phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường

Động lực trong quá trình phát triển NN, NT nói chung và đảm bảo phát triển

KTNT gắn với BVMT nói riêng chính là sự đổi mới trong cơ chế, chính sách. Vì

thế, để giải quyết hài hòa các ảnh hưởng từ phát triển KTNT đến BVMT của Tỉnh,

thời gian tới, Tỉnh cần có cơ chế, chính sách phù hợp để tác động nhằm khuyến

khích phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng

tiêu cực của phát triển KTNT đến môi trường. Như vậy, một mặt, cần rà soát, điều

123

chỉnh một số cơ chế, chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

trong thực thi cơ chế chính sách; mặt khác, cần đổi mới cơ chế, chính sách giải

quyết hài hòa lợi ích của các chủ thể sản xuất và cách thức xây dựng, thực hiện quy

hoạch để đảm bảo phát triển KTNT hiệu quả, vừa BVMT của Tỉnh bền vững.

Các giải pháp được cụ thể như sau:

4.3.1.1. Rà soát, chỉnh sửa cơ chế, chính sách phát triển kinh tế nói chung,

phát triển kinh tế nông thôn nói riêng theo hướng gắn liền với cơ chế, chính sách

bảo vệ môi trường

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản pháp luật về môi trường nhằm nâng

cao tính hợp pháp, hợp lý và tính khả thi của các quy phạm pháp luật về môi trường.

Xây dựng chính sách gắn kết trách nhiệm bảo vệ môi trường với phát triển KTNT.

- Rà soát, bổ sung các chính sách, các văn bản pháp quy của tỉnh có liên quan

quản lý về mặt sản xuất an toàn cây trồng và vật nuôi (điều kiện bắt buộc trong

công tác nhân giống, sản xuất và lưu thông phân phối vật tư nông nghiệp, thức ăn

gia súc,…).

- Rà soát và ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn luật trong lĩnh vực

quản lý tài nguyên và BVMT, nâng cao hiệu lực thi hành Luật môi trường, các Luật

đất đai, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật tài nguyên nước và các Luật khác.

- Tổ chức lại hệ thống quản lý ngành nông nghiệp và môi trường sao cho

chức năng quản lý và chức năng thực hiện được tách biệt và được phân công rõ ràng

cho các cấp, các ngành và các hoạt động thực hiện có thể phân công qua đấu thầu.

- Hoàn thiện dự thảo quy định khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước mặt

liên quan đến tỉnh Đồng Tháp.

- Tăng cường cơ chế, chính sách đầu tư hơn nữa cho phát triển kết cấu hạ

tầng phục vụ phát triển KTNT gắn với BVMT một cách khoa học trên các mặt: hệ

thống giao thông, điện, trạm xá, trường học, hệ thống thuỷ nông,…

- Trong cơ chế, chính sách thu hút nhân tài và phát huy nguồn lực cho công

tác BVM T, địa phương cần nhanh chóng xây dựng và ban hành các chính sách ưu

đãi đào tạo sinh viên của tỉnh đang học đại học tại các trường đại học trong cả nước.

Bổ túc nâng cao trình độ cán bộ, tiếp nhận cán bộ khoa học giỏi từ nhiều nguồn

khác nhau có nguyện vọng công tác, cống hiến lâu dài cho địa phương.

124

- Xây dựng, ban hành chính sách xã hội hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế

kể cả trong và ngoài nước tham gia quản lý và BVMT, xử lý ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng, ban hành chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các cơ sở sản

xuất hàng hóa áp dụng công nghệ sản xuất sạch, ít chất thải và cơ sở có những

nghiên cứu nhằm giảm thiểu chất thải sau khi tiêu dùng hàng hóa đó.

- Ngoài việc tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển nông

nghiệp và nông thôn của Trung ương để phát triển KTNT gắn với BVMT, Tỉnh cần

xem xét bổ sung những chính sách mới như:

+ Từng bước nghiên cứu thực hiện chính sách khuyến khích tập trung ruộng

đất để mở rộng quy mô sản xuất.

+ Nghiên cứu đổi mới các chính sách khuyến nông có trọng tâm, trọng điểm,

tập trung vào chuyển giao, hỗ trợ áp dụng công nghệ mới như: ứng dụng giống, kỹ

thuật và mô hình nuôi trồng mới, nông nghiệp công nghệ cao; sản xuất có kiểm soát

môi trường nuôi trồng; cơ giới hoá, tự động hoá một số khâu kỹ thuật; đồng thời tạo

cơ chế để các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp bỏ một phần kinh phí tham

gia khuyến nông và từng bước thực hiện xã hội hoá hoạt động khuyến nông.

+ Nghiên cứu chính sách khuyến lâm như: khuyến khích tập thể, cá nhân

trong việc nhận đất trồng rừng, nhận rừng trồng để bảo vệ. Đồng thời có những

chính sách ưu đãi, vận động các tổ chức trong và ngoài nước, hộ gia đình tham gia

đầu tư nâng cao chất lượng rừng, chuyển dần diện tích rừng kém chất lượng.

4.3.1.2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong thực thi cơ

chế chính sách bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế nói chung, phát triển

kinh tế nông thôn nói riêng

Nhà nước luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và đảm bảo thực

thi các chính sách BVMT trong PTBV nền kinh tế nói chung và khu vực kinh tế

NN, NT nói riêng. Do đó, để làm tốt vai trò quản lý của Nhà nước cần chú ý tới các

biện pháp sau:

- Thường xuyên giám sát, kiểm tra hiệu quả thực hiện cơ chế, chính sách

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể cần đẩy mạnh việc xây dựng phát triển KTNT

của từng địa phương gắn kết chặt chẽ với quy hoạch môi trường, liên kết chặt chẽ

125

các ngành có liên quan. Các kế hoạch đưa ra phải có tính khả thi, công khai để cho

mọi tầng lớp xã hội được biết rõ và các cơ quan chức năng dễ dàng giám sát. M ở

rộng phạm vi giới thiệu, quảng cáo các phương án quy hoạch đã được phê chuẩn,

nghiên cứu xây dựng các dự án ưu tiên.

Hiện nay, có rất nhiều chương trình giám sát BVMT được thực hiện bởi các

Sở, Ban, Ngành như Sở KH&CN, Sở TN&M T, Sở NN&PTNT. Những chương

trình này nên có một số thay đổi về tần suất lấy mẫu, phương pháp phân tích, kiểm

soát chất lượng số liệu, phương thức xử lý số liệu… tốt nhất là chỉ có một cơ quan

đứng ra chịu trách nhiệm chung về chương trình giám sát.

Củng cố lại ban điều hành các dự án trồng rừng của Tỉnh; Thường xuyên

kiểm tra để kịp thời phát hiện các hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi. Hạn chế hiện

tượng cháy rừng do thời t iết khô hạn.

Tăng cường kiểm tra, giáo dục cưỡng bức bằng xử phạt nghiêm mọi hành vi

vi phạm hành chính về vệ sinh môi trường. Xử phạt vi phạm, áp dụng mức phạt,

hình thức phạt phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh.

- Nhà nước có những quy định cụ thể và xử lý nghiêm minh với những vi

phạm về BVMT.

Để ngăn chặn, khắc phục và xử lý hiệu quả những hành vi gây ô nhiễm môi

trường, ngoài các biện pháp tuyên truyền, Nhà nước cần có những quy định, chế độ

xử phạt cụ thể và nghiêm minh. Có như vậy thì vấn đề môi trường nông thôn mới

được cải thiện và bảo vệ hiệu quả.

Trước hết, Nhà nước cần nâng cao vai trò chỉ đạo, điều hành để thực hiện

nghiêm những quy định xử phạt hành vi vi phạm về BVM T; giải quyết kịp thời

những khó khăn, vướng mắc trong thi hành các quy định, luật định về BVMT; đẩy

mạnh công tác xử lý triệt để các hành vi gây ô nhiễm môi trường theo luật định; mặt

khác, cần ngăn chặn triệt để tình trạng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phát

sinh mới trong nông thôn.

Đồng thời, các ngành chức năng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra,

giám sát, có phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng

thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường nhằm phát hiện và xử lý kịp

126

thời những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân… kể cả trong

lĩnh vực NN, NT và người nông dân. Xử lý nghiêm khắc đối với các cơ sở gây ô

nhiễm môi trường nghiêm trọng hoặc các cơ sở chây ỳ, công khai thông tin các

hành vi vi phạm để tạo áp lực dư luận.

Theo thẩm quyền, UBND Tỉnh cần ban hành và cụ thể hóa các văn bản pháp

luật, chính sách, chương trình, quy hoạch, kế hoạch BVMT theo tình hình thực tế

của địa phương để xác định rõ mục tiêu cần đạt tới, yêu cầu bắt buộc của tiêu chí

BVMT ở nông thôn một cách cụ thể và triển khai thực hiện nghiêm túc.

4.3.1.3. Đổi mới cơ chế, chính sách nhằm giải quyết hài hòa lợi ích giữa các

chủ thể trong quan hệ giữa phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường

Mâu thuẫn căn bản trong quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT là mâu

thuẫn thuẫn lợi ích. Chủ thể sản xuất chủ yếu trong phát triển KTNT là nông dân và

doanh nghiệp đều phải hướng đến lợi ích riêng về kinh tế, đây là động lực để phát

triển. Tuy nhiên, nếu lợi ích riêng này ảnh hưởng đến lợi ích chung - công tác

BVMT - thì sẽ không còn là động lực để phát triển mà sẽ cản trở quá trình phát triển

KTNT; khi đó, nảy sinh vấn đề cần giải quyết. Để giải quyết các mâu thuẫn này, ở

Đồng Tháp, cần giải quyết trên nhiều phương diện, nhưng về lâu dài cần giải quyết

kết hợp hài hòa các lợi ích.

Để kết hợp hài hòa các lợi ích, một mặt, Tỉnh cần có những cơ chế, chính

sách riêng khuyến khích các mô hình, cách thức sản xuất, kinh doanh trong phát

triển KTNT theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường và gắn với BVM T.

Tranh thủ từ nhiều nguồn lực kinh tế để tăng cường đầu tư cho công tác BVMT.

Bên cạnh đó, cần có cơ chế, chính sách khen thưởng cụ thể, thiết thực cho những cá

nhân, doanh nghiệp có mô hình và cách thức sản xuất thân thiện với môi trường để

kích thích và tạo động lực cho họ tiếp tục phát triển sản xuất, kinh doanh; đồng thời,

có thể tiếp tục gắn quá trình sản xuất, kinh doanh đó với BVM T. Mặt khác, ngoài

đảm bảo việc thực hiện nghiêm các quy định, chế tài xử phạt gây ô nhiễm môi

trường theo đúng luật, cần khuyến khích các địa phương xây dựng hương ước, cam

kết riêng kèm theo những hình thức xử phạt để đạt được thỏa thuận chung trong

công tác BVMT ở từng làng, xã và phải được áp dụng xử lý nghiêm minh cho các

127

thành viên cam kết khi không thực hiện đúng. Đồng thời, trong quá trình xây dựng

nông thôn mới, khi thực hiện tiêu chí về BVMT, trước hết, cần phải thực hiện đúng

theo phương châm "vì lợi ích chung". Khi lợi ích chung đạt được thì sẽ cho thấy

việc thực hiện lợi ích chung đó là cũng nhằm để bảo vệ cho lợi ích cho từng cá

nhân, từng hộ gia đình nông thôn.

4.3.1.4. Điều chỉnh, đổi mới cách thức xây dựng và thực hiện quy hoạch

phát triển kinh tế nông thôn theo hướng thực sự gắn với bảo vệ môi trường

Ở Đồng Tháp, trong nông nghiệp nông thôn, công tác quy hoạch phát triển

nông nghiệp đã được tiến hành từ lâu nhưng nhìn chung thời gian qua vẫn còn nhiều

hạn chế như: thiếu tính đồng bộ; quy hoạch còn nặng về tổ chức sản xuất chứ chưa

chú ý nhiều đến việc gắn kết sản xuất với BVMT; chỉ đạo thực hiện có nơi, có lúc

còn chưa gắn với quy hoạch; quy hoạch còn chưa được cụ thể hoá nhiều bằng các

dự án để nhanh chóng thực hiện;... Từ đó đã gây nhiều tác động tiêu cực của sản

xuất nông nghiệp đến môi trường. Trước thực tế đó, công tác quy hoạch phát triển

của Tỉnh trong thời gian tới cần quy hoạch phát triển KTNT gắn với BVMT; trong

đó, cần nhấn mạnh và chú trọng cả hai mặt, không hy sinh mặt này để củng cố mặt

kia. Cụ thể:

- Phải căn cứ vào lợi thế của từng vùng để bố trí, quy hoạch cho phù hợp;

đồng thời, cần có sự theo dõi sự biến đổi của các điều kiện khách quan và chủ quan

để kịp thời điều chỉnh quy hoạch phù hợp với t ình hình thực tế.

- Phải có chính sách quy hoạch để thiết lập các vùng chuyên canh dựa trên

lợi thế so sánh của từng huyện, xã; có như vậy mới tạo ra được tính ổn định của

ngành hàng và đào tạo cho nông dân am hiểu về việc sản xuất ra các sản phẩm có

chất lượng, đảm bảo được an toàn vệ sinh và môi trường.

- Quy hoạch phải đảm bảo duy trì và bảo vệ đất nông nghiệp, xác định rõ

nguyên tắc cụ thể trong qúa trình chuyển đất nông nghiệp sang các mục đích khác;

Đồng thời, trong quá trình khai thác sử dụng đất nông nghiệp cần chú trọng bồi bổ

đất, tăng độ phì nhiêu cho đất gắn liền với các biện pháp bảo vệ đất, cải tạo đất để

cho quá trình khai thác sử dụng đất mang lại hiệu quả cao và bền vững. Quy hoạch

phải đảm bảo có thể kết hợp một cách hợp lý giữa các biện pháp canh tác truyền

128

thống và hiện đại để hạn chế những thiệt hại và hậu quả do quá trình sử dụng đất

gây ra. Quy hoạch đất lâm nghiệp nên bố trí ở những vùng đất phèn nặng, vùng

trũng, các khu vực xung yếu để phòng hộ cho các công trình sản xuất, dân sinh,

giao thông, thủy lợi, khu dân cư, bảo vệ hệ gen động vật hoang dã và hệ sinh thái

môi trường.

- Quy hoạch phải đảm bảo phát triển NN, NT toàn diện, khai thác có hiệu

quả, hợp lý và lâu dài nguồn TNTN, phù hợp với từng vùng trong tỉnh; đồng thời

phải bảo đảm bền vững về môi trường sinh thái, chủ động phòng chống thiên tai,

bảo vệ sản xuất và đời sống.

- Trong xu hướng toàn cầu hóa, mở rộng thị trường, hướng đến xuất khẩu,

đặc biệt khi gia nhập TPP - yếu tố môi trường là một trong những yếu tố được quan

tâm nhất, trong quy hoạch phát triển KTNT dài hạn cần cân nhắc kỹ đến các cam

kết quốc tế nhằm đảm bảo phù hợp với những quy chuẩn quốc tế từ nguồn gốc xuất

sứ, số lượng đến thương hiệu sản phẩm, bảo vệ môi trường.

Trong công nghiệp nông thôn, tuy mang những nét đặc thù riêng của vùng

ĐBSCL và điều kiện nội tại của tỉnh Đồng Tháp, nhưng quy hoạch phát triển của

Tỉnh cần phải nằm trong tổng thể phát triển công nghiệp nông thôn của cả nước

cũng như tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Tập trung phát triển các

ngành công nghiệp nông thôn xuất phát từ tiềm năng và lợi thế của tỉnh, trong đó

chú trọng công nghiệp chế biến và chế tạo theo hướng tinh chế trên cơ sở phát

huy nguồn nội lực, gia tăng hiệu quả sản xuất nhằm tạo nền phát triển ổn định;

chú trọng các ngành phục vụ cơ giới hóa, hiện đại hóa nông nghiệp; đồng thời

tích cực thu hút đầu tư ngoại lực làm cơ sở tăng trưởng nhanh và thu hút vốn,

công nghệ để đầu tư các hệ thống xử lý chất thải đồng bộ, hiện đại để trong quá

trình sản xuất của các cơ sở, doanh nghiệp không làm thiệt hại và tổn thương đến

môi trường sinh thái. Quy hoạch phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn cần

gắn với các công trình xử lý chất thải hiện đại, hiệu quả để hạn chế tối đa mức xả

thải gây ô nhiễm ra môi trường.

4.3.2. Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức của các chủ thể tham gia

phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường

Chỉ có nhận thức đúng, suy nghĩ đúng mới hành động đúng và mỗi một hành

129

động nhỏ sẽ góp một phần lớn vào việc hình thành nếp sống, thói quen bảo vệ môi

trường cả trong sản xuất lẫn trong đời sống. Vì thế, để giải quyết hài hòa quan hệ

giữa phát triển KTNT và BVMT cần thiết phải nâng cao nhận thức BVMT của các

chủ thể tham gia phát triển KTNT, đặc biệt là các chủ thể sản xuất trực tiếp. Trong

nâng cao nhận thức cho các chủ thể, biện pháp đầu tiên là phải giáo dục, tuyền

truyền; dần hình thành thói quen sản xuất mới, thân thiện với môi trường và thúc

đẩy xây dựng một nền đạo đức sinh thái trong toàn xã hội.

4.3.2.1. Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các chủ thể

Để nâng cao nhận thức của các chủ thể tham gia phát triển KTNT và BVM T

cần tăng cường giáo dục, tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân nói chung và

nông dân nói riêng trong việc BVMT nhằm khuyến khích các phong trào quần

chúng tham gia BVMT. Theo đó, đối với từng đối tượng cụ thể cần có những giải

pháp cụ thể.

Thứ nhất, giáo dục, tuyên truyền đối với người dân.

- Lồng ghép chương trình giáo dục về BVM T vào tất cả các bậc học trong hệ

thống giáo dục quốc dân, đồng thời triển khai Luật M ôi trường và các văn bản

hướng dẫn thi hành luật đến từng tổ chức quản lý môi trường ở các cấp huyện, xã,

cơ sở sản xuất, gắn việc BVM T vào nội dung xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư

để mọi người hiểu rõ nghĩa vụ, quyền lợi, tự giác chấp hành.

- Tuyên truyền vận động nhân dân, nâng cao nhận thức cộng đồng góp phần

giữ gìn vệ sinh môi trường.

- Tăng cường thông tin tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện đại

chúng (đài phát thanh, truyền hình, báo chí,…); tổ chức các hội thảo khoa học, hội

nghị phổ biến các kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm cải tạo ô nhiễm môi trường và

phòng ngừa ô nhiễm môi trường;…cho các địa phương và toàn thể nhân dân đều

biết để nâng cao trách nhiệm BVMT.

- Cần bổ sung số liệu thực trạng ô nhiễm môi trường nước, không khí, các

đặc trưng trung bình, cao nhất, thấp nhất hàng tháng của các thông số môi trường và

các trạm giám sát môi trường trong niên giám của Tỉnh để thuận tiện cho việc theo

dõi, đánh giá và nhắc nhở nhân dân có trách nhiệm BVMT.

130

- Giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về BVM T cho

cộng đồng dân cư, các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các nhà doanh nghiệp

đồng thời với việc tăng cường các biện pháp quản lý hành chính, cưỡng chế, thực

hiện nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền".

Thứ hai, giáo dục, tuyên truyền đối với nông dân và doanh nghiệp.

- Các công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức nên tập trung vào các lợi ích

mang lại trong việc sử dụng hợp lý thuốc BVTV, phân bón hữu cơ và nâng cao chất

lượng nước sử dụng; phải sử dụng hình thức 4 đúng trong canh tác.

- Tổ chức các lớp huấn luyện người nông dân dùng biện pháp quản lý dịch

hại tổng hợp, một số nhận biết về sinh học sâu bệnh để quản lý đất đai và mùa vụ

tốt hơn. Khuyến khích người dân không nên sử dụng thuốc BVTV bị cấm trên thị

trường và dần dần chuyển đổi việc sử dụng các loại thuốc có đặc tính cao, đã lạc

hậu sang loại thuốc BVTV ít gây nguy hiểm cho môi trường được các nhà quản lý

khuyến khích dùng.

- Tuyên truyền việc xây dựng, nhân rộng các mô hình sản xuất an toàn. Hướng

dẫn, kiểm tra sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, quy trình nuôi trồng tiêu

chuẩn hoá. Nghiên cứu và phổ biến công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp.

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức,

ý thức chấp hành pháp luật BVMT cho doanh nghiệp nhằm tạo sự chuyển biến

trong việc gìn giữ và BVM T.

4.3.2.2. Xây dựng thói quen mới trong sản xuất, kinh doanh

Với lợi ích kinh tế trước mắt và ngại thay đổi nên nhiều chủ thể sản xuất vẫn

duy trì thói quen cũ, sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu theo kinh nghiệm truyền thống, sử

dụng công nghệ lạc hậu trong phát triển KTNT, vì thế, đã không gắn với BVMT và

gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân của thói quen

sản xuất chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt là do mức sống của người dân nông thôn

hiện nay còn thấp, tỷ lệ người nghèo còn cao. Các hộ gia đình, những nông dân

nghèo khó có điều kiện để thực hiện những hoạt động BVMT. Cho nên, cần xây

dựng thói quen sản xuất, kinh doanh mới cho các chủ thể theo hướng vẫn duy trì

phát triển KTNT nhưng đảm bảo BVMT. M uốn vậy, cần:

131

- Gắn việc hình thành thói quen mới với việc tăng trưởng kinh tế, cải thiện

đời sống người dân. Cần đẩy mạnh gia tăng sản xuất và chủ động giảm nghèo

cho người dân để từng bước thay đổi nếp nghĩ cũ chỉ theo đuổi mục tiêu kinh tế

đơn thuần và từng bước phát triển toàn diện, hài hòa. Trong các hình thức hỗ trợ

cho người dân thoát nghèo cần hướng đến nâng cao nhận thức BVM T. Khi cho

vay tín dụng cho các dự án sản xuất kinh doanh, chủ thể sản xuất cần phải đánh

giá tác động môi trường và có các biện pháp khắc phục hiệu quả. Đây sẽ là giải

pháp trực tiếp để dần hình thành thói quen sản xuất gắn với BVMT cho các chủ

thể sản xuất.

- Gắn lợi ích BVM T với lợi ích thiết thực của người dân. Lợi ích là yếu tố

hàng đầu của mọi vấn đề. Khi người dân có lợi ích trong các dự án BVMT thì họ sẽ

có động lực để tham gia BVMT. Do vậy, khi xây dựng dự án, kế hoạch BVMT phải

tính đến lợi ích trực tiếp cho người dân. Khi lợi ích được đảm bảo, người dân sẽ tự

nguyện, tự giác và có trách nhiệm cao khi thực hiện các hoạt động BVMT vì trong

lợi ích của các dự án, kế hoạch đó có lợi ích của cá nhân và gia đình họ.

- Phần quan trọng nhất trong việc xây dựng một thói quen mới là duy trì sự

nhất quán, vì thế, việc sản xuất gắn với BVMT của nông dân và doanh nghiệp được

thực hiện và phải được duy trì liên tục dưới sự giám sát của cả cộng động. Chính

cộng đồng xung quanh sẽ chủ động giám sát, kiểm soát các hoạt động sản xuất để

các chủ thể sản xuất sẽ luôn lồng ghép mục tiêu BVMT vào hoạt động sản xuất kinh

doanh. Trong quá trình giám sát, nếu các chủ thể sản xuất có hành vi vi phạm thì sẽ

trở thành dư luận xã hội. Dư luận xã hội sẽ có vai trò định hướng, điều chỉnh hành

vi gây ô nhiễm môi trường và sẽ là cơ sở để kiến nghị các cơ quan có trách nhiệm

yêu cầu các doanh nghiệp, hộ sản xuất phải tôn trọng quy định BVM T.

4.3.2.3. Hình thành đạo đức sinh thái

Việc gây ô nhiễm môi trường là biểu hiện của hành vi phi đạo đức sinh thái

mà nguyên nhân trực tiếp là do đặt lợi ích trước mắt của mình lên trên hết mà không

nghĩ đến người khác, đến môi trường xung quanh. Vì thế, hình thành đạo đức sinh

thái có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi của con người nhằm nâng

cao ý thức BVMT. Đạo đức sinh thái cũng là biểu hiện của đạo đức xã hội; do đó,

132

để hình thành đạo đức sinh thái phải gắn liền xây dựng đạo đức xã hội; đồng thời,

hình thành đạo đức sinh thái đòi hỏi tính tự giác, tự ý thức rất cao. Vì thế, để hình

thành đạo đức sinh thái cần thực hiện trên cả 2 mặt:

M ột mặt, duy trì các giá trị đạo đức sinh thái truyền thống "sống hài hòa với

thiên nhiên", thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, yêu lao động theo cách "nương nhờ

vào thiên nhiên", "thuận" theo thiên nhiên. Các mô hình sản xuất hài hòa với thiên

nhiên cần tuyên truyền và nhân rộng như mô hình vườn - ao - chuồng, vười - ao -

ruộng, vườn - ao - chuồng - rừng,...Các mô hình BVMT đã có từ trong sản xuất lẫn

trong đời sống sẽ là minh chứng hiệu quả để mọi người ý thức được những hành

động đó là nhằm thu được lợi ích cho bản thân người thực hiện và bảo vệ chính bản

thân mình chứ không phải ai khác.

Mặt khác, xây dựng đạo đức sinh thái mới dựa trên cơ sở hiện đại với mối

quan hệ thực sự hài hoà giữa con người và tự nhiên, đảm bảo mọi hành vi của con

người đối với tự nhiên đều được điều chỉnh bởi những chuẩn mực đạo đức sinh thái

mới. Điều này chỉ có thể có được bằng con đường tuyên truyền, giáo dục dưới tất cả

mọi hình thức: giáo dục về môi trường trong các trường học từ phổ thông cho đến

đại học; giáo dục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo,

truyền thanh, truyền hình,...; giáo dục từ trong gia đình để hình thành như một

truyền thống gia đình, dòng họ;... dần dần cung cấp cho con người những tri thức

sinh thái cần thiết, trên cơ sở đó hình thành nên ý thức sinh thái mới.

4.3.3. Nhóm giải pháp về đổi mới cách tổ chức sản xuất nhằm xử lý hiệu

quả quan hệ giữa phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường

Trong thực tế, việc duy trì cách thức sản xuất cũ với công nghệ, kỹ thuật lạc

hậu đã gây ảnh hưởng tiêu cực trong qua trình phát triển KTNT đến BVMT. Vì thế,

để xử lý hiệu quả quan hệ giữa phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường,

cần đổi mới cách thức tổ chức sản xuất và ứng dụng những thành tựu công nghệ

hiện đại, xanh, sạch, thân thiện với môi trường.

4.3.3.1. Về tổ chức sản xuất

Cần đổi mới cách thức tổ chức sản xuất từ đơn lẻ, quy mô nhỏ dưới dạng hộ

gia đình sang thực hiện liên kết sản xuất và tham gia vào các tổ chức xã hội như Hội

133

nông dân, HTX để hướng đến quy mô sản xuất lớn, chuyên nghiệp, hiện đại, gắn

với BVM T nhằm đảm bảo được lợi ích của từng chủ thể sản xuất và cả lợi ích

chung của toàn xã hội.

Trong liên kết sản xuất, cần thực hiện tốt liên kết 4 nhà - mà chủ yếu là kiên

kết giữa nông dân và doanh nghiệp - nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể phát huy

hết năng lực, hỗ trợ lẫn nhau để phát triển; từ đó, dần hình thành tính chuyên nghiệp

trong sản xuất, kinh doanh của các chủ thể, sản xuất sẽ luôn gắn với BVMT. Cụ thể:

- Người nông dân phải được đào tạo là những nhà nông chuyên nghiệp, sản

xuất chuyên môn hóa với tay nghề cao thì mới đảm bảo tăng chất lượng sản phẩm

và gắn với BVM T.

- Khuyến khích mở rộng quy mô sản xuất để tập trung vốn, KHCN, tiết kiệm

được tài nguyên và xử lý vấn đề môi trường tốt hơn.

- Ưu đãi nông dân trong vùng chuyên canh được công nhận là nông dân giỏi,

các cách thức sản xuất sáng tạo, sử dụng kỹ thuật mới thân thiện với môi trường

như: hỗ trợ tích tụ (tạo điều kiện vay vốn mua đất, trợ cấp tiền thuê đất, hỗ trợ thủ

tục mua bán đất), hỗ trợ tham gia HTX, liên kết với doanh nghiệp (hỗ trợ đầu tư xây

dựng đồng ruộng, được đào tạo kỹ thuật, được ứng trước vật tư, ký kết hợp đồng

tiêu thụ sản phẩm và liên kết doanh nghiệp...).

- Đơn giản thủ tục cấp phép đầu tư và đăng ký hoạt động đối với các doanh

nghiệp chế biến nông sản; ưu đãi cao nhất về tín dụng, thuế, KHCN... cho các

doanh nghiệp; thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển đối tác công - tư với các công ty

nước ngoài nhằm nối kết trực tiếp sản xuất nông nghiệp Đồng Tháp với chuỗi giá trị

toàn cầu;... nhằm nâng cao tính chuyên nghiêp của các doanh nghiệp và đảm bảo

được các tiêu chuẩn BVMT quốc tế.

Bên cạnh đó, phát triển mạnh kinh tế hợp tác kiểu mới để góp phần tăng thu

nhập cho nông dân và hướng đến mục tiêu phát triển theo xu hướng mới theo chuỗi

liên kết sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu về môi

trường. HTX phải do xã viên thực sự làm chủ và làm tốt hơn vai trò phục vụ kinh tế

hộ, cung ứng vật tư nông nghiệp thiết yếu, mua bán xuất khẩu nông sản. Tỉnh cần:

- Hỗ trợ việc thành lập các HTX mới như thông tin, đào tạo, tư vấn kiến thức

134

quản lý, tư vấn xây dựng điều lệ và hỗ trợ hoàn thiện các thủ tục liên quan đến việc

thành lập; Tăng mức kinh phí hỗ trợ trong những năm đầu thành lập;

- Hình thành quỹ bảo lãnh tín dụng cho các HTX vay vốn ưu đãi mua máy

móc, xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất.

- Tuyên truyền, quán triệt việc thực hiện các tiêu chuẩn môi trường trong sản

xuất, kinh doanh đến các HTX và tạo sự thống nhất trong xã viên.

Ngoài ra, phải tổ chức lại Hội nông dân theo "kiểu mới". Hội nông dân phải

thực sự là đoàn thể của dân, lãnh đạo Hội phải do dân bầu, trả lương và hoạt động

bằng phí đóng góp của hội viên. Từ đó, các loại hình dịch vụ quan trọng trong nông

thôn phải do các tổ chức của nông dân và HTX đảm nhiệm.

Mặt khác, cần đổi mới hoạt động khuyến nông ở nông thôn vì khuyến nông

là hoạt động chuyển giao hiệu quả kỹ thuật và cách thức tổ chức sản xuất tiên tiến

cho nông dân giúp nông dân sản xuất hiệu quả và gắn với BVMT. Cụ thể:

+ Ưu tiên khuyến nông để quảng bá cho GAP - là chương trình kiểm tra an

toàn thực phẩm xuyên suốt của dây chuyền sản xuất từ khâu chuẩn bị, canh tác đến

khâu thu hoạch với nhiều yếu tố liên quan đến sản xuất, trong đó có yếu tố môi

trường, các chất hóa học, thuốc BVTV,…

+ Ưu đãi cho các doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp, tiêu thụ nông

sản và thực hiện chuyển giao kỹ thuật hiện đại và giống mới cho nông dân theo

hướng gắn với BVM T.

+ Phối hợp khuyến nông liên ngành, nhất là phối hợp giữa khuyến nông và

khuyến công để phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa ở nông thôn,

người nào giỏi việc nào sẽ đảm nhận công việc đó.

+ Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quản lý hệ thống khuyến nông sao cho tất cả

các xã đều có ít nhất 01 khuyến nông viên hưởng lương từ ngân sách nhà nước có

chuyên môn sâu. Cán bộ khuyến nông phải thường xuyên được đào tạo, tập huấn,

cập nhật thông tin để nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng truyền thông và kiến

thức về BVM T.

4.3.3.2. Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật sản xuất theo hướng xanh, sạch

Những thành tựu công nghệ hiện đại theo hướng xanh, sạch sẽ góp phần

135

giảm thiểu đến mức thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực của phát triển KTNT đến môi

trường nhằm BVMT bền vững. Tỉnh cần:

- Ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học trong tuyển chọn, lai tạo các giống

cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt có khả năng kháng bệnh cao để giảm

lượng phân bón và thuốc BVTV trong sản xuất.

- Ứng dụng các chế phẩm sinh học, sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ nhiều

nguồn nguyên liệu khác nhau như: rơm rạ, xác bả thực vật, bùn đáy ao nuôi thủy

sản, lục bình,…để thay thế một phần phân hóa học, cải tạo đất.

- Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong quy trình canh tác tổng hợp sản

xuất theo tiêu chuẩn ViệtGap để hướng đến sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường.

- Ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật chăn nuôi theo hướng an toàn, vệ sinh

trong các khâu: từ xây dựng chuồng trại, phòng ngừa dịch bệnh, xử lý chất thải,…

- Ứng dụng công nghệ phát triển gạch không nung, hạn chế sản xuất, sử dụng

gạch đất sét nung để đảm bảo lợi ích lâu dài về BVM T, bảo vệ diện tích đất nông

nghiệp khi hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung.

4.3.4. Nhóm giải pháp về các nguồn lực nhằm phục vụ tốt hoạt động bảo

vệ môi trường và xử lý hiệu quả ô nhiễm môi trường trong phát triển kinh tế

nông thôn ở Đồng Tháp

Trong vận hành phát triển kinh tế, xã hội, các chủ thể đều phải tính tới các

nguồn lực thực hiện. Chính vì vậy, để đảm bảo quan hệ giữa phát triển KTNT và

BVMT cũng cần có các nguồn lực. Các nguồn lực đó bao gồm: nguồn nhân lực,

nguồn lực KHCN, vốn đầu tư,... Mỗi nguồn lực đóng một vai trò nhất định, do đó,

vấn đề là làm thế nào để mỗi nguồn lực đóng góp một cách hiệu quả nhất trong đảm

bảo quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT.

4.3.4.1. Giải pháp về nguồn nhân lực

Trong các nguồn lực, nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất, bởi lẽ,

nguồn nhân lực không chỉ là động lực mà còn là điều kiện quan trọng đảm bảo sự

phát triển. Vì vậy, để phát triển KTNT đi đôi với BVM T cần phải nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực. Khi chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên cũng đồng

thời những kiến thức và nhận thức về BVMT cũng sẽ được cải thiện, đặc biệt là

136

người dân nông thôn sẽ nâng dần ý thức BVMT trong phát triển KTNT. Vì vậy,

trong thời gian tới, tỉnh Đồng Tháp cần phải giải quyết tốt các vấn đề sau:

- Đối với đội ngũ cán bộ quản lý.

+ Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao nhận thức BVM T cho các nhà quản lý

của Tỉnh. Đồng thời, tổ chức tự đào tạo bằng cách kết hợp với các nhà khoa học

trong vùng tham gia các đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, địa phương. Mời các

chuyên gia nước ngoài tổ chức các khóa đào tạo chuyên đề.

+ Công tác đào tạo phải chú trọng cân đối tỷ lệ cán bộ chuyên môn về môi

trường, cán bộ quản lý môi trường, cán bộ kiêm nhiệm công tác BVMT ở tất cả các

cấp, các ngành, đặc biệt là cán bộ nông nghiệp.

- Đối với đội ngũ cán bộ chuyên môn.

+ Tiếp tục đào tạo, bổ sung cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở các

lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp, thuỷ lợi, môi trường và các

ngành nghề khác có liên quan. Đồng thời phải củng cố tăng cường cán bộ chuyên

môn nghiệp vụ cho các xã, phường để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và nghiệp vụ

quản lý tại cơ sở là nơi trực tiếp sản xuất.

+ Từng bước nâng cao trình độ kiến thức cho cán bộ nghiệp vụ về chuyên

môn, về phẩm chất chính trị và đạo đức; có chiến lược đào tạo, đào tạo lại để nâng

cao trình độ cán bộ, làm tốt công tác luân chuyển cán bộ, trẻ hoá đội ngũ cán bộ.

Tranh thủ nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế và các nước trong khu vực để cử

cán bộ đi tham quan học tập, tham gia hội nghị, hội thảo ở nước ngoài.

+ Đối với các xã phường, cán bộ phụ trách nông nghiệp cần phải tốt nghiệp đại

học (trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản,...) và phải có nhận thức về vấn đề BVMT trong sản

xuất nông nghiệp, cần thiết xây dựng tổ chức khuyến nông ở xã, ấp, HTX,...

+ Thường xuyên triển khai và cập nhật thông tin các văn bản pháp lý về quản

lý môi trường cho cán bộ phụ trách NN, NT ở địa phương.

+ Triển khai các hướng dẫn, quy định về kiểm soát ô nhiễm, kiểm tra hậu

thẩm định việc thực hiện các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường

đối với các dự án, mô hình phát triển nông nghiệp.

- Đối với nông dân.

Cần tăng cường tập huấn, mở các lớp huấn luyện cho nông dân thông qua chương

137

trình khuyến nông, khuyến ngư, các trung tâm giáo dục cộng đồng để hướng nghiệp,

nâng cao trình độ lao động và nhận thức BVM T trong sản xuất cho nông dân.

Các chỉ tiêu phấn đấu của Tỉnh, đến năm 2025, sẽ đạt được 100% lao động

nông nghiệp được qua các khoá khuyến nông khuyến ngư, 70% lao động được qua

các lớp đào tạo ngắn hạn về kỹ năng nông-ngư nghiệp và thông tin, tuyên truyền

đến ít nhất 70% nông dân hiểu và nắm những quy định trong luật BVMT cần phải

được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả thực sự, không chạy theo thành tích, bề nổi

của chỉ t iêu.

4.3.4.2. Giải pháp về nguồn lực khoa học - công nghệ

Khoa học công nghệ đang được coi là khâu có tính then chốt nhất trong

chiến lược phát triển bền vững NN, NT. Hiện nay, trong điều kiện cách mạng

KHCN thế giới đã và đang đạt được những thành tựu rất lớn trên mọi lĩnh vực và

hoá học, sinh học, năng lượng,… để đấy mạnh phát triển KTNT đi đôi với BVMT,

chúng ta cần có những bước đi thích hợp. Nhằm đạt được mục tiêu đó cần thực hiện

tốt các giải pháp:

- Tăng cường tiềm lực KHCN.

Cần chú ý các vấn đề rộng lớn như: đội ngũ cán bộ KHCN, hệ thống cơ quan

nghiên cứu khoa học, nâng cao kiến thức áp dụng các thành tựu KHCN

+ Việc đào tạo mới đội ngũ cán bộ khoa học của tỉnh cần đẩy mạnh cả về số

lượng và chất lượng.

+ Nâng cao năng lực nghiên cứu ứng dụng khoa học của các cán bộ trong các

ngành nông nghiệp, công nghiệp và môi trường.

+ Thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học, các dự án đầu tư đưa vào áp

dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến, phù hợp với điều kiện của các địa phương

trong tất cả các khâu của quy trình sản xuất.

+ Mở rộng và tăng cường chất lượng công tác thông tin KHCN bằng cách

phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể; làm tốt công tác tuyên truyền phổ

biến tin tức KHCN trong phát triển KTNT và BVMT cho đông đảo cán bộ KHCN

và nhân dân.

- Lựa chọn hình thức chuyển giao tiến bộ KHCN thích hợp cho địa phương

đồng thời thường xuyên có những nghiên cứu tổng kết các mô hình và gương điển

hình tiên tiến về áp dụng thành công những tiến bộ KHCN trong sản xuất và BVMT.

138

+ Thực tiễn cho thấy các công nghệ mới thường là kết quả nghiên cứu từ các

nguồn: rút kinh nghiệm thực tế của người nông dân; kết quả nghiên cứu của các cơ

quan nghiên cứu và các nhà khoa học trong nước; nhập nội từ nước ngoài qua hoạt

động hợp tác hoặc chuyển giao KHCN. Việc đút rút kinh nghiệm từ thực tế của

nông dân để phổ biến rộng rãi là việc làm thường xuyên, thường mang lại hiệu quả

và dễ áp dụng đối với các nông hộ khác. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của các công

nghệ mới ngày càng phụ thuộc vào kết quả nghiên cứu của các cơ quan khoa học và

chuyển giao kết quả nghiên cứu đó bằng những hình thức thích hợp.

+ Tỉnh cần xác định rõ những tiến bộ KHCN, mô hình nào có hiệu quả đã

được kết luận để nhân điển hình và mở rộng phạm vi áp dụng tiến bộ KHCN đó.

Đồng thời, cần phối hợp tốt giữa các cấp, các ngành và phát huy sức mạnh của các

tổ chức quần chúng nhằm dấy lên phong trào học tập và nhân điển hình tiên tiến áp

dụng tiến bộ KHCN trong sản xuất

+ Tận dụng từ nhiều nguồn kinh phí để tổ chức thực hiện nhân rộng các mô

hình và điển hình tiên tiến.

+ Bên cạnh các hình thức tự nguyện, việc bắt buộc áp dụng sản xuất theo

công nghệ sạch không gây ô nhiễm cần được thực hiện đối với một số nơi phát triển

điển hình, trọng điểm của địa phương.

- Nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi các thành tựu về khoa học môi trường,

đặc biệt công nghệ xử lý chất thải, phòng chống khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi

trường, xây dựng các đề án, dự án BVMT.

- Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm của các tổ chức, cá nhân trong và

ngoài địa phương, khu vực; tranh thủ sự tư vấn của các nhà khoa học, các cơ quan chức

năng của các cấp để tiếp thu những thành tựu KHCN hiện đại, chọn lọc và ứng dụng

những KHCN phù hợp với tình hình địa phương theo hướng phát triển bền vững.

- Khuyến khích, hỗ trợ kinh phí, trợ giá, ưu đãi tín dụng, miễn giảm thuế...

cho các hộ nông dân, chủ trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp trong

việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất.

4.3.4.3. Giải pháp về vốn đầu tư

Trước hết, cần đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư đối với lĩnh vực BVM T

trong phát triển KTNT. Các nguồn vốn có thể huy động cho hoạt động BVMT trong

139

phát triển KTNT tại tỉnh Đồng Tháp bao gồm: nguồn vốn từ ngân sách trung ương

hỗ trợ: theo kế hoạch dài hạn, hàng năm; vốn thực hiện các chương trình mục tiêu

quốc gia do Trung ương phân bổ; nguồn vốn từ ngân sách đầu tư phát triển của tỉnh:

theo kế hoạch dài hạn, hàng năm, các chương trình BVM T được phê duyệt; nguồn

vốn từ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; nguồn vốn từ các tổ chức quốc

tế (vốn tài trợ, ODA); nguồn vốn từ quần chúng (đóng góp tự nguyện); nguồn vốn

từ áp dụng các công cụ kinh tế: thu phí môi trường, phí xả thải, thuế xanh, quota ô

nhiễm; vốn vay từ các nguồn khác.

Mặt khác, phải xã hội hóa đầu tư vào lĩnh vực BVMT. Bởi lẽ, BVMT là

quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi tầng lớp nhân dân. Không thể có một tổ chức, cá

nhân nào đứng ngoài hoạt động đó. Do vậy, việc xã hội hoá đầu tư vào công tác

BVMT nếu làm tốt sẽ góp phần tạo phong trào thi đua, tạo động lực lớn, đem lại

hiệu quả tích cực trong việc BVMT. Công tác BVMT mang tính xã hội hóa sâu sắc

nên cần có biện pháp thích hợp lôi cuốn đông đảo các lực lượng tham gia vào công

tác BVMT. Do đó, cần triển khai tốt các hoạt động sau:

- Nghiên cứu ban hành các chính sách và cơ chế huy động thích hợp mọi

nguồn lực trong cộng đồng để BVMT.

- Phát động các phong trào quần chúng tham gia vào công tác BVMT.

- Thành lập quỹ để đầu tư các dự án BVMT trong NN, NT thông qua sự

đóng góp của nhân dân, của các doanh nghiệp, của các nhà tài trợ trong và ngoài

nước, của các tổ chức phi Chính phủ.

Bên cạnh đó, các huyện, thị, thành phố cần lập kế hoạch hàng năm của địa

phương có khoản, mục, kế hoạch về BVMT và mức kinh phí thực hiện tương ứng

để có cơ chế khen thưởng và xử phạt bằng tiền trong công tác BVMT để kích thích

và nghiêm khắc xử phạt đối với những tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường

trong quá trình phát triển KTNT.

Trên cơ sở đó từng bước thành lập quỹ môi trường thông qua đóng góp của

nhân dân, của các doanh nghiệp, của các nhà tài trợ trong và ngoài nước.

4.3.5. Nhóm các giải pháp khác

4.3.5.1. Giải pháp về hợp tác trong khu vực, quốc tế và trong nước

Vấn đề BVM T không phải là vấn đề riêng của một cá nhân, tổ chức hay một

140

địa phương khu vực nào mà là vấn đề chung của cả nước, cả khu vực và toàn thế

giới. Bởi vậy, để giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển KTNT với BVMT trên

địa bàn tỉnh Đồng Tháp cũng cần phải chú ý xây dựng các mối quan hệ hợp tác

trong nước, trong khu vực và quốc tế.

Tỉnh cần phải tôn trọng và thực hiện nghiêm túc các công ước quốc tế mà

nước ta đã ký kết tham gia về vấn đề BVMT; cần có những cơ chế nhằm hạn chế

tác động tiêu cực từ mặt trái của quá trình toàn cầu hoá, đó là kiểm soát được việc

nhập khẩu các giống cây, giống con, các nguồn gen có nguy cơ gây mất cân bằng

sinh thái; ngăn ngừa hữu hiệu việc nhập khẩu các hoá chất nguy hại, không rõ

nguồn gốc; cần tích cực tranh thủ hợp tác quốc tế về đào tạo, học tập kinh nghiệm,

chuyển giao công nghệ, trợ giúp kỹ thuật trong lĩnh vực quản lý môi trường và sản

xuất nông nghiệp sạch.

Trong vùng, ngoài việc xây dựng các chương trình BVMT phù hợp với điều

kiện thực tế của Tỉnh, Đồng Tháp cần hợp tác quản lý thống nhất chất lượng nước

các hệ thống sông trong vùng; hợp tác về đào tạo cán bộ, sinh viên Công nghệ và

Quản lý môi trường; hợp tác phát triển cung cấp thông tin môi trường cho các tỉnh

trong khu vực ĐBSCL.

Ngoài ra, tỉnh cần xây dựng các dự án nghiên cứu khoa học cho phát triển

KTNT đi đôi với BVMT với sự giúp đỡ và đầu tư của các tổ chức quốc tế và cần

đặc biệt ưu tiên các vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học vùng đất ngập nước Vườn Quốc

gia Tràm Chim; BVMT cảnh quan khu du lịch và chống xuống cấp các di tích lịch

sử Gáo Giồng, Xẻo Quýt, Gò Tháp.

Tỉnh cần đặc biệt quan tâm, tạo mọi điều kiện ưu đãi về chính sách, cơ chế

thu hút nhiều nhà đầu tư để nghiên cứu hợp tác, đầu tư và khuyến khích doanh

nghiệp đầu tư vào NN, NT trong nhiều lĩnh vực như: công nghiệp chế biến, máy

móc phục vụ nông nghiệp, thành tựu KHCN mới, nông nghiệp công nghệ cao, kết

cấu hạ tầng nông thôn…

Trước vấn đề BĐKH, ô nhiễm và suy thoái môi trường đã và đang diễn ra,

BVMT cần trở thành một trong những lĩnh vực hợp tác ưu tiên đầu tư. Quan hệ hợp

tác, đầu tư cần được tăng cường thông qua nhiều hoạt động, dự án ở các lĩnh vực

như: phục hồi hệ sinh thái rừng, bảo tồn đa dạng sinh học; nâng cao nhận thức về

BVMT và PTBV,…

141

Trong quá trình kêu gọi hợp tác, đầu tư cho phát triển KTNT cần chú trọng

đến vấn đề BVMT; đồng thời, tăng cường kêu gọi hợp tác, đầu tư trong và ngoài

nước nhằm tăng nguồn lực tài chính cho công tác BVMT trong phát triển KTNT.

Để tăng cường hợp tác, đầu tư, Tỉnh cần tham gia tích cực vào các hoạt động

quốc tế và khu vực về môi trường và NN, NT; thực hiện đầy đủ các Đ iều ước quốc

tế, các cam kết quốc tế, chương trình, dự án về BVMT trong phát triển KTNT phù

hợp với lợi ích quốc gia và địa phương. Tỉnh cần hợp tác chặt chẽ với nước láng

giềng (Campuchia) để giải quyết các vấn đề BVMT liên quốc gia đối với các Huyện

giáp ranh của Tỉnh . Sử dụng hiệu quả các nguồn hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, chủ

động tiếp cận công nghệ mới từ các nước, các tổ chức quốc tế và cá nhân trong

công tác BVMT khu vực nông thôn.

4.3.5.2. Giải pháp nâng cao năng lực quan trắc, phân tích môi trường

Quan trắc môi trường là việc theo dõi thường xuyên chất lượng môi trường

với các trọng tâm, trọng điểm hợp lý nhằm phục vụ cho việc đảm bảo phát triển

KTNT gắn với BVMT. Nâng cao năng lực quan trắc, phân tích môi trường nhằm

cung cấp các đánh giá về chất lượng môi trường, cảnh báo kịp thời các diễn biến bất

thường hay các nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi trường một cách hiệu quả. Do đó,

trong thời gian tới, Tỉnh cần:

- Hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường của tỉnh, đảm bảo cung cấp đầy

đủ thông tin và số liệu tin cậy cho việc đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường.

- Chuẩn hóa các quy trình khảo sát, lấy mẫu, phân tích phòng thí nghiệm

theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế thông qua các hoạt động đào tạo, phối hợp giữa

các phòng thí nghiệm và tham gia mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia, mạng

lưới quan trắc môi trường vùng.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường và quản lý bằng GIS.

- Áp dụng các mô hình hóa môi trường về chất lượng nước, không khí, đất

nhằm tăng cường nguồn thông tin thứ cấp giảm những nỗ lực không cần thiết trong

công tác quan trắc.

- Ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống thông tin địa lý, nhằm

thu thập, hệ thống, phân tích, đánh giá các thông tin về môi trường phục vụ công tác

BVMT, quản lý TNTN.

142

- Tổ chức quan trắc, theo dõi, đánh giá và dự báo thường xuyên diễn biến

hiện trạng môi trường, xác định kịp thời các vấn đề môi trường cấp bách trong phát

triển KTNT nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho công tác BVM T và xây dựng các

chương trình phát triển KTNT phù hợp.

4.3.5.3. Xây dựng các công trình phòng chống, ngăn chặn thiên tai

Để hạn chế những thiệt hại từ tác động của ô nhiễm môi trường, BĐKH đến

phát triển KTNT và đời sống của nhân dân; đồng thời, để nắm rõ tình hình, sự cố do

thiên tai gây nên nhằm ứng phó hiệu quả thì hàng năm Tỉnh cần phải xây dựng

chương trình phòng chống thiên tai trên cơ sở những dự báo để có thể dự đoán trước

được tình hình thiên tai của cả nước và của Đồng Tháp. Như vậy, tỉnh cần có những

biện pháp để phòng, chống thiên tai một cách hiệu quả nhất.

Để chủ động trong công tác phòng, chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả và

giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, Tỉnh cần quan tâm:

- Tập trung xây dựng bờ kè phòng chống sạt lở ở các địa bàn xung yếu như,

đồng thời phải có giải pháp cảnh báo, dự báo kịp thời đến người dân ở những vùng

thường xuyên sạt lỡ, ngập úng.

- Đầu tư các công trình đê bao, thuỷ lợi vững chắc, an toàn.

- Xây dựng các bờ bao chống lũ và các công trình giao thông trong vùng

ngập lũ, cần phải chú ý kết hợp với hệ thống tiêu thoát nước, như vậy khi lũ đến

nước lũ sẽ rút nhanh, tránh tình trạng kéo dài thời gian ngập lụt.

Công tác dự phòng thiên tai phải được tiến hành chủ động và thường xuyên,

đồng thời ứng phó kịp thời để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai

gây ra. Để thực hiện tốt biện pháp này cần có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành

một cách linh hoạt, hiệu quả. Cụ thể:

- Ngành Giao thông, Quân sự, Công an, Y tế phối hợp với các ngành, đoàn

thể có liên quan và UBND các địa phương chủ động phương tiện, nhân lực để có

thể hỗ trợ kịp thời cho nhân dân ở những vùng bị thiên tai.

- Trang bị các phương tiện thông tin hiện đại cho các ngành, các cấp có thể

nhận và truyền thông tin một cách nhanh nhất. Tổ chức mạng lưới thông tin liên lạc

ở cơ sở để thông tin nhanh tình hình khí tượng thuỷ văn và công tác đối phó mỗi khi

có thiên tai.

143

- Thường xuyên nắm bắt thông tin khí tượng thuỷ văn chung của cả nước để

có thể dự báo những thiên tai có thể xảy ra và mức độ ảnh hưởng của nó, từ đó có

kế hoạch thông báo trước cho người dân biết mà chủ động phòng tránh nhằm hạn

chế được những thiệt hại ở mức thấp nhất.

4.3.5.4. Củng cố và hoàn thiện những quy định cụ thể về việc khai thác tài nguyên

Với hệ thống kênh rạch chằng chịt khi lũ về diện tích ngập nước được mở

rộng, nguồn thức ăn tự nhiên phong phú cũng là thời kỳ sinh trưởng và sinh sản của

tất cả loài cá, nhóm cá sông di cư mạnh mẽ lên các đồng, ruộng trủng tìm thức ăn,

sinh sản và nhóm cá đồng di cư tìm nơi thích hợp để sinh sản mang lại nguồn lợi

thủy sản phong phú với sản lượng lớn, cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào cho con

người và giúp cho người nông dân tăng thêm nguồn thu nhập trong mùa nông nhàn,

là sinh kế của nhiều ngư dân nghèo. Nghề đánh bắt thủy sản đem lại nguồn thu nhập

đáng kể cho người dân, đặc biệt với những hộ nghèo không có đất sản xuất, chủ yếu

sống bằng nghề này đã dẫn đến tình trạng khai thác lén lút, khai thác tận thu bằng

những ngư cụ mang tính chất hủy diệt sẽ làm cạn kiệt nguồn lợi.

Thời gian qua, mặc dù, một số chỉ thị, qui định đã được Nhà nước đưa ra để

quản lý khai thác như: Luật Thủy sản ngày 10 tháng 12 năm 2003; Chỉ thị số

01/1998/CT-TTg ngày 02 /01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm

sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc hóa học để khai thác thủy sản; Nghị định

103/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi

phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; Quyết định số 19/2001/QĐ-UB ngày

28/3/2001 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành qui định về bảo vệ và phát

triển nguồn lợi thủy sản trong tỉnh Đồng Tháp… nhưng nguồn lợi thủy sản đã suy

giảm không tái tạo kịp.

Vì thế, khai thác thủy sản nội địa cần được quan tâm đúng mức. Ngoài giáo

dục, tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân thì cần được xử lý nghiêm các

tình trạng khai thác hủy diệt, sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc hóa học, lưới

cước (mành mành) để khai thác thủy sản.

Đồng thời, việc khai thác cát tràn lan là một trong những nguyên nhân chính

dẫn đến sạt lở bờ sông và ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Cho nên, các cơ quan chức năng

144

cần có những biện pháp quản lý, giám sát việc khai thác cát quá quy định. Cần có

những quy định cụ thể về việc khai thác cát sông (thời gian khai thác, trữ lượng khai

thác tối đa…); phải có những biện pháp chế tài thích đáng đối với việc vi phạm này.

4.3.5.5. Tích cực trồng cây, gây rừng để chắn sóng, chắn gió, phòng hộ

Trồng cây, gây rừng có giá trị cả về kinh tế-xã hội và môi trường vì có thể

trực tiếp bảo vệ các công trình kết cấu hạ tầng, tạo địa hình phong phú, cung cấp gỗ

tại chỗ, bảo vệ đê bao chống sạt lỡ để nhân dân được an toàn và an tâm sản xuất;

đồng thời, trồng rừng góp phần ổn định diện tích rừng, duy trì độ che phủ, tạo môi

trường sống, sinh sản và phát triển cho các loài động thực vật.

Vì thế, trong việc trồng cây, gây rừng cần có các biện pháp cụ thể:

- Bố trí trồng cây phân tán ở tất cả các nơi cần thiết như trục giao thông,

cụm, tuyến dân cư, trường học, bệnh viện,... để chống sạt lỡ, bảo vệ kết cấu hạ tầng

và tính mạng, tài sản của nhân dân trong vùng; đồng thời, để góp phần giảm ô

nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất nói chung và sản xuất trong nông nghiệp

nói riêng gây ra.

- Trong quá trình trồng rừng cần chú ý chất lượng nguồn giống ban đầu được

đảm bảo và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; thực hiện đúng quy trình kỹ thuật từ khâu

làm đất cho đến các khâu: trồng, quản lý, chăm sóc, kiểm tra, nghiệm thu và bảo vệ

chặt chẽ.

- Ban chỉ đạo Kế hoạch và phát triển rừng cần phối hợp chặt chẽ với các

Ban, Ngành và địa phương có liên quan, đặc biệt là Ban quản lý Dự án trồng rừng

để giao, nhận và kiểm tra, giám sát, nghiệm thu theo đúng quy định; thực hiện theo

đúng thời vụ và đạt hiệu quả.

- Cần ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư,

phát triển rừng phù hợp; ưu tiên bố trí thực hiện các dự án bảo vệ rừng tại Vườn

Quốc gia Tràm Chim.

145

KẾT LUẬN

Kinh tế nông thôn ngày càng phát triển với những thành tựu nhất định đã

đóng góp vào quá trình tăng trưởng, phát triển chung của nền kinh tế và BVM T

sinh thái. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển KTNT cũng nảy sinh nhiều

thách thức đặt ra trong công tác BVMT. Từ đó, cho thấy rõ tầm quan trọng của

quan hệ giữa phát triển KTNT và BVM T. Đây là mối quan hệ tương hỗ, tác động

qua lại lẫn nhau giữa hai mặt. Trong quan hệ đó, không thể hy sinh mặt này để

phát triển mặt kia mà cần thiết phải giải quyết hài hòa mối quan hệ nhằm phát huy

các mặt tích cực và giảm thiểu các mặt tiêu cực hướng đến phát triển bền vững.

Thực chất của quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT là quan hệ hai chiều

ở hai mặt tích cực và tiêu cực. Trong ảnh hưởng của phát triển KTNT đến BVM T,

nếu phát triển KTNT với các mô hình và cách thức sản xuất hiện đại, xanh, sạch sẽ

góp phần BVMT, ngược lại, với cách thức sản xuất cũ, công nghệ lạc hậu, không có

kỹ thuật xử lý chất thải sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ảnh hưởng của

BVMT đến phát triển KTNT cũng ở hai mặt, khi môi trường được bảo vệ sẽ góp

phần thúc đẩy KTNT ngày càng phát triển theo hướng bền vững; ngược lại, ô nhiễm

môi trường sẽ gây ra những hậu quả khôn lường trong quá trình phát triển KTNT.

Phân tích thực tiễn ở Đồng Tháp giai đoạn 2010 -2015, có thể thấy tác động

qua lại giữa phát triển KTNT và BVMT. Phát triển KTNT của Tỉnh đã chú trọng

gắn với BVMT với việc áp dụng các mô hình sản xuất thân thiện với môi trường

như: mô hình cánh đồng sản xuất lúa theo hướng hiện đại được thực hiện dưới hình

thức liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, mô hình được thực hiện dưới dạng

chăn nuôi heo sinh sản hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi trường, nuôi cá tra trong ao

theo quy trình GAP. Tuy nhiên, với cách thức tổ chức sản xuất lạc hậu, sử dụng

nhiều phân bón, thuốc BVTV; xả thải trực tiếp ra môi trường trong nuôi trồng thủy

sản; ứng dụng KHCN lạc hậu và sản xuất không gắn với xây dựng hệ thống công

nghệ xử lý chất thải ở các KCN, làng nghề nông thôn đã ảnh hưởng tiêu cực đến

BVMT. Đồng thời, với tác động ngược lại của BVMT đến phát triển KTNT, có thể

thấy ở Đồng Tháp, khi môi trường được chú trọng bảo vệ cũng đã góp phần đầu tư

146

và kích thích trở lại để phát triển KTNT hiệu quả và bền vững. Khi môi trường bị ô

nhiễm đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống ở nông thôn như: năng suất,

chất lượng sản xuất giảm sút; nhiều bệnh tật phát sinh do ô nhiễm từ hoạt động sản

xuất và tác động của BĐKH.

Để giải quyết hài hòa quan hệ giữa phát triển KTNT và BVM T ở Đồng Tháp

cần thực hiện đồng bộ nhiều nhóm giải pháp như: nhóm giải pháp về cơ chế, chính

sách để tạo động lực trong quá trình phát triển NN, NT nói chung và đảm bảo phát

triển KTNT gắn với BVM T nói riêng; Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức của

các chủ thể tham gia phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường hình thành

nếp sống, thói quen bảo vệ môi trường cả trong sản xuất lẫn trong đời sống;

Nhóm giải pháp về đổi mới cách tổ chức sản xuất để tạo nên tính chuyên nghiệp của

các chủ thể kinh tế trong phát triển KTNT luôn hướng đến BVM T; Nhóm giải pháp

về các nguồn lực nhằm phục vụ tốt hoạt động BVMT và xử lý hiệu quả ô nhiễm

môi trường trong phát triển KTNT./.

147

DANH MỤC CÁC CÔN G TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Võ Thị Tuyết Hoa (2010), "Tác động của công tác nuôi trồng thuỷ sản đến môi

trường sinh thái tỉnh Đồng Tháp", Tạp chí Kinh tế Sinh thái, (36), tr.57- 64.

2. Võ Thị Tuyết Hoa (2012), "Phát triển nông nghiệp phải gắn với bảo vệ môi

trường", Tạp chí Khoa học và Công nghệ, (1), tr.7-9.

3. Võ Thị Tuyết Hoa (2012), "M ột số vấn đề kinh tế-xã hội bức xúc nảy sinh trong

quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông nghiệp, nông thôn Việt

Nam", Tạp chí Khoa học và Công nghệ, (2), tr.6-8.

4. Võ Thị Tuyết Hoa (2012), "Tác động của phát triển kinh tế nông nghiệp đến môi

trường sinh thái tỉnh Đồng Tháp", Tạp chí Khoa học chính trị, (2), tr.58-63.

5. Võ Thị Tuyết Hoa (2016), "Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến phát triển nông

nghiệp, nông thôn tỉnh Đồng Tháp", Tạp chí Kinh tế và dự báo, (4),

tr.36-38.

6. Võ Thị Tuyết Hoa (2016), "Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở làng nghề

nông thôn Đồng Tháp", Tạp chí Kinh tế và dự báo, (6), tr.75-76.

7. Võ Thị Tuyết Hoa (2016), "Phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường

tỉnh Đồng Tháp", Tạp chí Tài chính, (8), tr.62-63.

8. Võ Thị Tuyết Hoa (2016), "Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển nông nghiệp,

nông thôn gắn với bảo vệ môi trường", Tạp chí Tài chính, (10), tr.63-64.

9. Võ Thị Tuyết Hoa (2016), "Quan hệ giữa phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ

môi trường", Tạp chí châu Á - Thái Bình Dương, (478), tr.83-85.

148

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tiếng Việt

1. ''12 cách người Isarel thay đổi nền nông nghiệp thế giới'', http://khoahoc.tv,

[Truy cập ngày 20/9/2015].

2. Mai Ngọc Anh (Chủ biên) (2013), Tách biệt xã hội về kinh tế đối với nông dân

Việt Nam (sách chuyên khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão & Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Tháp (2011), Kế

hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2010, Đồng Tháp.

4. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão & Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Tháp (2012), Kế

hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2011, Đồng Tháp.

5. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão & Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Tháp (2013), Kế

hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2012, Đồng Tháp.

6. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão & Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Tháp (2014), Kế

hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2013, Đồng Tháp.

7. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão & Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Tháp (2015), Kế

hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2014, Đồng Tháp.

8. "Báo động ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, báo nhân dân điện tử",

http://www.nhandan.com.vn, [Truy cập ngày 22/11/2014].

9. Hoàng Hữu Bình (Chủ biên) (2006), Những tác động của yếu tố văn hóa-xã

hội trong quản lý nhà nước đối với tài nguyên, môi trường trong quá

trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

10. Phạm Thị Thanh Bình (2015), Chính sách phát triển nông nghiệp bền vững

Israel và nhân tố tác động, trong Kỷ yếu Hội thảo Khoa học về Công

nghiệp hóa, hiện đại hóa - đột phá phát triển nông nghiệp bền vững và

xây dựng nông thôn mới, gắn với nâng cao chất lượng hoạt động của hệ

thống chính trị - Từ thực tiễn Hà N am, Bộ Biên tập tạp chí cộng sản và

tỉnh ủy Hà Nam, Hà Nam, tr.189-206.

11. Vũ Trọng Bình (2013), "Phát triển nông nghiệp bền vững: Lý luận và thực

tiễn", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (196), tháng 10/ 2013, tr 37-45.

149

12. Bộ Tài nguyên M ôi trường (2008), Luật bảo vệ môi trường và các văn bản

hướng dẫn thực hiện, Nxb Lao động- xã hội, Hà Nội.

13. Nguyễn Đình Bồng (Chủ biên) (2013), Quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên

đất đai ứng phó với biến đổi khí hậu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn các nước châu Á và Việt Nam

(1997), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp (2012), Báo cáo tổng kết sâu bệnh

hại lúa năm 2012, Đồng Tháp.

16. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp (2013), Báo cáo tổng kết sâu bệnh

hại lúa năm 2013, Đồng Tháp.

17. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp (2012), Báo cáo mô hình công nghệ

sinh thái năm 2012, Đồng Tháp.

18. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp (2013), Báo cáo mô hình công nghệ

sinh thái năm 2013, Đồng Tháp.

19. Hoàng Thị Chỉnh (2010), "Để nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững",

Tạp chí Phát triển kinh tế, (6).

20. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Thế Nghĩa, Đặng Hữu Toàn (đồng chủ

biên)(2002), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, lý luận và thực

tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Chu Tiến Quang, Lê Xuân Đình (2007), "Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong

phát triển nông nghiệp bền vững", http://tapchicongsan.org.vn, [Truy

cập ngày 10/1/2015]

22. Đỗ Kim Chung và Kim Thị Dung (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) (2015),

"Nông nghiệp Việt Nam hướng tới phát triển bền vững",

http://tapchicongsan.org.vn , [Truy cập ngày 25/2/2015].

23. Đỗ Kim Chung, Kim Thị Dung (2013), ''Nông nghiệp Việt Nam - M ột số

thách thức và định hướng cho phát triển bền vững'', Tạp chí Kinh tế và

phát triển, (196), tháng 10/2013, tr. 28-36.

24. Nguyễn Cao Chương (2012), Phát triển kinh tế nông thôn tỉnh Quảng Bình

trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến sĩ kinh tế,

Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

150

25. Trần Văn Chử (2004), Tài nguyên thiên nhiên môi trường với tăng trưởng và

phát triển bền vững ở Việt Nam (Sách tham khảo), Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

26. Cục Thống kê Đồng Tháp (2015), Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp năm

2014, Đồng Tháp.

27. Cục Thống kê Đồng Tháp (2016), Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp năm

2015, Đồng Tháp.

28. Phạm Ngọc Dũng (2012), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông

thôn. Từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

29. Trần Việt Dũng, "Một số chính sách của Chính phủ Thái Lan đối với nông dân

và tham chiếu kinh nghiệm cho Việt N am", http://www.tapchicongsan.org.vn,

[Truy cập ngày 20/1/2016].

30. Lê Thị Thanh Hà (2013), Nhà nước Việt Nam với vấn đề bảo vệ môi trường

trong quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Lê Văn Hải (Chủ biên) (2012), Phí Văn Kỷ, Chính sách, giải pháp thúc đẩy

chuyển dịch lao động nông thôn Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Thành phố

Hồ Chí Minh.

32. Hoàng Ngọc Hòa (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình

đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

33. Vũ Trọng Hồng (2008), "Tăng trưởng kinh tế và sự phát triển bền vững nông

nghiệp và nông thôn", http://www.tapchicongsan.org.vn, [Truy cập ngày

01/1/2014]

34. Lưu Quân Hội - Vương Giai (Người dịch: Trương Gia Quyền) (2012), Môi

trường Trung Quốc, Nxb Truyền bá Ngũ Châu và Nxb Tổng hợp thành

phố Hồ Chí Minh.

35. Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương (2013), Chủ động ứng phó

biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường. Một

số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

151

36. Hội đồng Trung ương (2009), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Khánh Huy (2013), ''Giảm ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp'',

http://www.nhandan.com.vn, [Truy cập ngày 19/2/2013].

38. Nguyễn Quốc Hùng (2010), Một số vấn đề về ô nhiễm và suy thoái đất đai ở

Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Nguyễn Văn Hùng (2015), Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế-xã hội

ở Bắc Ninh, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học Viện Chính trị quốc gia, Hà Nội.

40. Quốc Hưng (2015), Ứng dụng công nghệ cao trong ngành nông nghiệp của

Israel, trong Kỷ yếu Hội thảo Khoa học về Công nghiệp hóa, hiện đại

hóa - đột phá phát triển nông nghiệp bền vững và xây dựng nông thôn

mới, gắn với nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị - Từ

thực tiễn Hà N am, Bộ Biên tập tạp chí cộng sản và tỉnh ủy Hà Nam, Hà

Nam, tr.281-294.

41. Doãn Công Khánh (2013), "Bảo vệ tài nguyên và môi trường, góp phần phát triển

bền vững ở Việt Nam", Tạp chí cộng sản, (82), tháng 10/2013, tr.12-16.

42. Lê Văn Khoa và Nguyễn Đình Đáp (2009), "Phát triển bền vững môi trường

nông nghiệp, nông thôn trong quá trình hội nhập, Tạp chí Tài nguyên và

Môi trường, (2), tr.14-17.

43. Lê Văn Khoa (Chủ biên), (2010), Môi trường và phát triển bền vững, Nxb

Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

44. Phan Thanh Khôi (2009), Những bài học lớn về môi trường từ một tác phẩm

nhỏ của Ph.Ăngghen, trong Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế về Chính

trị và phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc

tế - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Học viện Báo chí và tuyên truyền,

Hà Nội, tr.201-208.

45. Trần Thanh Lâm (2008), Quan hệ quốc tế về môi trường, Nxb Đại học Kinh tế

quốc dân, Hà Nội.

46. Liên minh hợp tác xã Đồng Tháp tỉnh Đồng Tháp (2014), Báo cáo tình hình

kinh tế tập thể, hoạt động Liên minh hợp tác xã tỉnh giai đoạn 2010-2014

và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2015-2020, Đồng Tháp.

152

47. Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (2010), "Thái Lan với chính sách phát triển

công nghiệp nông thôn", http: //iasvn.org [Truy cập ngày 25/7/2015].

48. V.I.Lênin (2006), Toàn tập, Tập 45, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

49. Lê Quốc Lý (Chủ biên) (2012), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,

nông thôn. Vấn đề và giải pháp (Sách chuyên khảo), Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

50. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Tập 42, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

51. C.M ác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

52. C.M ác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

53. C.M ác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Tập 25, Phần II, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

54. Ngô Thị Tuyết Mai (Chủ biên) (2011), Phát triển bền vững hàng nông sản

xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện hiện nay (Sách chuyên khảo),

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

55. "Một nền nông nghiệp thần kỳ", http://www.vacvina.org.vn [Truy cập ngày

25/1/2016].

56. Vũ Văn Nâm (2009), Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam, Nxb Thời

đại, Hà Nội.

57. Trần Đại Nghĩa và các cộng sự (2013), Quản lý rừng và đất rừng bền vững ở

Việt Nam: Một số phân tích và gợi ý chính sách, Trung tâm thông tin

Phát triển Nông nghiệp Nông thôn - AGROINFO, Hà Nội.

58. Trần Ngọc Ngoạn (2008), Phát triển nông thôn bền vững. Những vấn đề lý

luận và kinh nghiệm thế giới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

59. Nguyễn An Ninh (2015), Công nghiệp hóa nông nghiệp ở Israel và những gợi

ý với Việt Nam , trong Kỷ yếu Hội thảo Khoa học về Công nghiệp hóa,

hiện đại hóa - đột phá phát triển nông nghiệp bền vững và xây dựng nông

thôn mới, gắn với nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị -

Từ thực tiễn Hà N am, Bộ Biên tập tạp chí cộng sản và tỉnh ủy Hà Nam,

Hà Nam, tr.223-280.

60. "Nông nghiệp Tiền Giang trong tiến trình hội nhập", http://www.tiengiang.gov.vn,

[Truy cập ngày 22/4/2015].

153

61. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Định hướng chiến lược

phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam),

tháng 8 năm 2004, Hà Nội.

62. Lê Quang Phi (2007), "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,

nông thôn trong thời kỳ mới", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

63. Lê Hồng Phúc (2006), "Tiếp cận về phát triển", Tạp chí kinh tế phát triển, (6),

tr. 27-29.

64. Vũ Văn Phúc (2012), Xây dựng nông thôn mới - Những vấn đề lý luận và thực

tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

65. Vũ Văn Phúc, Trần Thị Minh Châu (Đồng chủ biên) (2010), Chính sách hỗ trợ

của Nhà nước đối với nông dân trong điều kiện hội nhập WTO , Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

66. "Phong trào đổi mới nông thôn Hàn Quốc", http://nongnghiep.vn, [Truy cập

ngày 1/1/2016].

67. Trần Hồng Quảng (2015), Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở

huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính

trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

68. Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

69. Nguyễn Thị Tố Quyên (Chủ biên) (2012), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn

trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011-2020, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

70. Phạm Bình Quyền (2003), Hệ sinh thái nông nghiệp và phát triển bền vững,

Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

71. Nguyễn Văn Re (2014), Tiền giang đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp

theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Bài tham

luận Hội Thảo tái cơ cấu phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông

thôn mới vùng đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Tiền Giang.

72. Nguyễn Ngọc Sinh (2009), Bảo vệ môi trường ở nông thôn Việt Nam trong

quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hội thảo: "Những

vấn đề lý luận và thực tiễn về nông nghiệp, nông dân, nông thôn - Kinh

nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc", Hội đồng lý luận Trung

ương, Khánh Hòa.

154

73. Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Thị Mỹ Trang (2006), "Công nghiệp hóa, hiện đại

hóa và bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững ở nước ta hiện nay",

Tạp chí Khoa giáo, (11), tr. 22-25.

74. S.V.Kalesnik (1970), Các quy lụât địa lý chung của trái đất, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

75. Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp (2010), Quy hoạch phát triển công nghiệp

tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, Đồng Tháp.

76. Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp (2014), Báo cáo kết quả thực hiện Quy hoạch

phát triển ngành nghề và làng nghề tiểu thủ công nghiệp, Đồng Tháp.

77. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp (2008), Quy hoạch

phát triển tôm càng xanh tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, Đồng Tháp.

78. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp (2011), Báo cáo tổng

kết đề án xây dựng cánh đồng sản xuất lúa theo hướng hiện đại tỉnh

Đồng Tháp giai đoạn 2008-2011, Đồng Tháp.

79. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp (2011), Quy hoạch

sắp xếp lại vùng nuôi cá lồng, bè của tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020,

Đồng Tháp.

80. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp (2013), Báo cáo sơ

kết mô hình cánh đồng mẫu lớn và ghi chép sổ tay sản xuất lúa theo

VietGAP Giai đoạn 2011-2013, Đồng Tháp.

81. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp (2014), Quy hoạch

chi tiết nuôi, chế biến cá Tra trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020,

định hướng đến năm 2025, Đồng Tháp.

82. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp (2015), Báo cáo kết

quả thực hiện dự án trồng rừng sản xuất và trồng cây phân tán giai đoạn

2010-2015, Đồng Tháp.

83. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp (2015), Kế hoạch

thực hiện cánh đồng liên kết năm 2015, Đồng Tháp.

84. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp (2008), Quy hoạch phát

triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, Đồng Tháp.

85. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp (2015), Hiện trạng môi trường

tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2015, Đồng Tháp.

155

86. Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông

dân trong quá trình công nghiệp hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

87. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam - Hôm

nay và mai sau, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

88. Nguyễn Danh Sơn (2013), "Một số vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường

trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở nước ta", trong Hội đồng khoa học các

cơ quan đảng trung ương, Chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, đẩy mạnh

công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

89. Hà Huy Thành, Lê Cao Đoàn (Đồng chủ biên) (2011), Vấn đề môi trường

trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội theo hướng bền vững

ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

90. Thành ủy Cần Thơ, Báo cáo Sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW

Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông

nghiệp, nông dân, nông thôn, ngày 12 tháng 8 năm 2013, Cần Thơ.

91. Nguyễn Thị Thơm (2008), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài Khoa

học cấp cơ sở năm 2008, phát triển bền vững về môi trường. Lý luận và

thực tiễn Việt Nam, Chủ nhiệm đề tài, Viện Kinh tế - Học viện Chính trị-

Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

92. Nguyễn Thị Thơm, An Như Hải (Đồng chủ biên) (2011), Nâng cao hiệu lực quản

lý nhà nước về môi trường, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

93. Nguyễn Thiện (Chủ biên), (2004), Bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển

chăn nuôi bền vững, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

94. Trần Văn Thọ (2005), Công nghiệp hóa của thế giới vận dụng vào Việt Nam,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

95. Đoàn Xuân Thủy (Chủ biên) (2011), Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

96. Trần Quốc Toản (2013), Thực trạng và các giải pháp chủ động ứng phó với

biến đổi khí hậu; đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường,

trong Hội đồng khoa học các cơ quan đảng trung ương, Chủ động ứng

phó biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

156

97. Trạm Bảo vệ thực vật Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp (2013), Báo cáo kết quả thực

hiện mô hình quản lý rầy nâu bằng thuốc sinh học kết hợp công nghệ

sinh thái năm 2012, Đồng Tháp.

98. Trung tâm khuyến nông và Kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp (2013), Báo

cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ khuyến nông năm 2013, kế hoạch công

tác khuyến nông năm 2014, Đồng Tháp.

99. Trung tâm khuyến nông và Kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp (2014), Báo cáo

Kết quả hoạt động khoa học công nghệ thực hiện Nghị quyết Trung ương 7

(khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn giai đoạn 2009-2013,

Đồng Tháp.

100. Trung tâm khuyến nông và Kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp (2015), Báo

cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ khuyến nông năm 2014, kế hoạch công

tác khuyến nông năm 2015, Đồng Tháp.

101. Trung tâm tri thức doanh nghiệp quốc tế (2009), Nông dân dựa vào đâu?, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

102. Đinh Đức Trường, Lê Hà Thanh, 2013, Một số vấn đề trong thu hút đầu tư

nước ngoài vào Việt Nam thời kỳ sau khủng hoảng từ góc độ bảo vệ m ôi

trường, Kỷ yếu hội thảo Kinh tế Việt Nam 2012-2013 tái cơ cấu doanh

nghiệp và cân đối kinh tế vĩ mô, tháng 01/2013.

103. Đào Thế Tuấn (2006), "Sự tiến hóa của các lý thuyết phát triển nông thôn",

Tạp chí nghiên cứu kinh tế, (10), tr.19-22.

104. Nguyễn Từ (2004), Nông nghiệp Việt Nam trong phát triển bền vững, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

105. Nguyễn Từ (Chủ biên) (2008), Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với

phát triển nông nghiệp Việt Nam , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

106. Huy Tuấn (2014), "Phát triển nông nghiệp sạch - Hướng đi mới trong xây

dựng nông thôn mới", Tạp chí cộng sản, (94), tr.11-14.

107. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp (2014), Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp

tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Đồng Tháp.

108. Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm

Trung Quốc (Sách tham khảo) (2009), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

157

109. Viện Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2009),

Giáo trình kinh tế phát triển, Nxb Chính trị Hành chính, Hà Nội.

110. Hải Yến, "Thực trạng ô nhiễm hóa chất do thuốc bảo vệ thực vật ở Việt

Nam", http://mtnt.hoinongdan.org.vn, [Truy cập ngày 24/11/2015].

B. Tài liệu tiếng Anh

111. FAO (2013), Organic agriculture: African experiences in resilience and

sustainabilit, FAO Publishing.

112. OECD (2010), The greening of agricultureagricultural innovation and

sustainable growth (Paper prepared for the OECD Synthesis Report on

Agriculture and Green Growth), OECD Publishing.

113. OECD (2011), Agriculture and Green Growth, OECD Publishing.

158

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp

159

Phụ lục 2

Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010 - 2015

[Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp 2015]

9,76

8,027,64

8,60

13,55

6,60

6,07

9,74

5,49 5,64

0

2

4

6

8

10

12

14

16

2011 2012 2013 2014 Ư?c 2015

(%)

Giá 1994 Giá 2010

160

Phụ lục 3

4 0%

4 3%

17%

Nông l âm nghiệp, thủy sản Cô ng n ghiệp v à xây dự ng Dịch vụ

37 %

47%

1 6%

Nôn g lâm nghiệp , t hủy sản Côn g nghi ệp và xây dựng Dịch vụ

Năm 2010 Năm 2011

35%

48%

17%

Nô ng lâm nghiệp , thủy sản Công nghiệp và x ây dựng Dịc h vụ

3 4%

48%

1 8%

Nông lâm nghiệp, t hủy sản Công nghiệp v à x ây dựng Dịch vụ

Năm 2012 Năm 2013

33%

2 4%

33%

Nô ng lâm n ghiệp , thủy sản Côn g ngh iệp và xây dựng D ịch vụ

3 7.15%

22.57%

40.28%

Nông lâm ng hiệp , thủ y sả n Công ng h iệp và xây dựn g D ịch vụ

Năm 2014 Năm 2015

Hình: Cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Tháp qua các năm

[Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp 2015]

161

Phụ lục 4

Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn

Average population by sex and by residence

Tổng Phân theo gới tính Phân theo thành thị, nông thôn

số By sex By residence

Total Nam- Male Nữ-Female Thành thị -

Urban

Nông thôn -

Rural

Người - Persons

2000 1,580,567 775,204 805,363 230,998 1,349,569

2005 1,639,519 809,741 829,778 262,622 1,376,897

2007 1,658,514 827,451 831,063 274,928 1,383,586

2008 1,662,462 829,499 832,963 281,358 1,381,104

2009 1,665,056 830,747 834,309 287,469 1,377,587

2010 1,669,622 832,050 837,572 296,657 1,372,965

2011 1,671,676 832,982 838,694 297,066 1,374,610

2012 1,675,020 834,152 840,868 297,606 1,377,414

2013 1,678,420 835,845 842,575 298,210 1,380,210

2014 1,681,325 837,292 844,033 298,726 1,382,599

2015 1,684,261 838,754 845,507 299,248 1,385,013

Tỷ lệ tăng - Growth rate (%)

2000 100.70 100.70 100.70 101.48 100.56

2005 100.79 101.29 100.31 102.66 100.45

2007 100.11 100.10 100.11 102.33 99.67

2008 100.24 100.25 100.23 102.34 99.82

2009 100.16 100.15 100.16 102.17 99.75

2010 100.27 100.16 100.39 103.20 99.66

2011 100.12 100.11 100.13 100.14 100.12

2012 100.20 100.14 100.26 100.18 100.20

2013 100.20 100.20 100.20 100.20 100.20

2014 100.17 100.17 100.17 100.17 100.17

2015 100.17 100.17 100.17 100.17 100.17

[Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp 2015]

162

Phụ lục 5

Hình: Hộ ông Huỳnh Quốc Vệ, KV3, ấp Trung, xã Thường Thới Tiền,

huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp có sử dụng túi biogas nhưng chuồng heo

ở phía sau, trong nhà

[Tác giả chụp năm 2013]

163

Phụ lục 6

Hình 3.3: Chuồng bò sát nhà của một hộ nông dân

ở xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp

[Tác giả chụp năm 2013]

164

Phụ lục 7

Hình: Dịch vụ tưới tiêu và cung ứng vật tư nông nghiệp của hợp tác xã

Phước Tiền (hợp tác xã hợp nhất từ 4 hợp tác xã, được thực hiện đầu tiên

của tỉnh Đồng Tháp)

[Tác giả chụp năm 2015]

165

Phụ lục 8

Sản lượng lúa giai đoạn 2005 - 2015

ĐVT: Tấn

26064422404824

25443922720248 2650391

2806964

3100187 3051763

3326946 32998943384417

0

500000

1000000

1500000

2000000

2500000

3000000

3500000

4000000

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

[Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp 2015]

166

Phụ lục 9

Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp

TT Thông số Đơn vị Giá trị C

A B 1 Nhiệt độ oC 40 40

2 Màu Pt/Co 50 150 3 pH - 6 đến 9 5,5 đến 9 4 BOD5 (20oC) mg/l 30 50 5 COD mg/l 75 150 6 Chất rắn lơ lửng mg/l 50 100

7 Asen mg/l 0,05 0,1 8 Thuỷ ngân mg/l 0,005 0,01 9 Chì mg/l 0,1 0,5

10 Cadimi mg/l 0,05 0,1 11 Crom (VI) mg/l 0,05 0,1 12 Crom (III) mg/l 0,2 1

13 Đồng mg/l 2 2 14 Kẽm mg/l 3 3 15 Niken mg/l 0,2 0,5 16 Mangan mg/l 0,5 1 17 Sắt mg/l 1 5 18 Tổng xianua mg/l 0,07 0,1 19 Tổng phenol mg/l 0,1 0,5 20 Tổng dầu mỡ khoán g mg/l 5 10 21 Sunfua mg/l 0,2 0,5 22 Florua mg/l 5 10 23 Amoni (t ính theo N) mg/l 5 10 24 Tổng nitơ mg/l 20 40 25 Tổng phốt pho (t ính theo P ) mg/l 4 6 27 Clo dư mg/l 1 2

28 Tổng hoá chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ

mg/l 0,05 0,1

29 Tổng hoá chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ

mg/l 0,3 1

30 Tổng PCB mg/l 0,003 0,01 31 Coliform vi khuẩn/100ml 3000 5000 32 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 0,1 33 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 1,0

Nguồn: Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, số 47/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và môi trường, ngày 28/12/2011.

167

Phụ lục 10

Hình ảnh: Lúa chết hàng loạt vì đất bị nhiễm độc hữu cơ do nước thải từ

việc nuôi cá lóc ở xã Thường Thới Tiền, Huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp

Nguồn: Đài Truyền Thanh huyện Huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp (năm 2013)

168

Phụ lục 11

Tổng hợp phiếu khảo sát (Dành cho cán bộ cơ sở) Tổng số phiếu: 90 phiếu

Xin ông (bà) cho biết ý kiến về những vấn đề dưới đây bằng cách đánh chéo vào ô mà mình lựa chọn:

1. Ông (bà) có thường xuyên cập nhật, theo dõi thông tin liên quan đến bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế nông thôn nói chung và ở địa phương nói riêng không

Thường xuyên (hàng ngày, hàng tuần) 63 70.0%

Bình thường (hàng tháng) 21 23.3%

Rất ít (2 tháng trở lên) 6 6.7%

Hầu như không 0 0

Nếu thường xuyên, đề nghị ông (bà) cho biết các nguồn/kênh thông tin chính nào ông (bà) theo dõi:

Từ các cuộc họp, hội nghị, hội thảo 48 53.3%

Từ các báo cáo, tài liệu chuyên ngành 16 17.8%

Từ các cuộc nói chuyện, trao đổi thông thường 19 21.1%

Từ đài phát thanh, truyền hình địa phương 64 71.1%

Từ báo chí địa phương 20 22.2%

Từ báo chí và truyền hình trung ương 33 36.7%

Từ internet, báo mạng 41 45.6%

2. Mức độ cập nhật, nghiên cứu văn bản về môi trường (đặc biệt là Luật bảo vệ môi trường)

Thường xuyên 39 43.3%

Không thường xuyên 45 50.0%

Rất ít 5 5.6%

Không cập nhật 1 1.1%

3. Theo ông (bà), chất lượng đất nông nghiệp ở địa phương có thay đổi trong thời gian qua?

Có 89 98.9%

Không 1 1.1%

Không biết 0 0

169

Trong 10 năm tới, theo ông (bà) chất lượng đất sẽ thay đổi như thế nào?

Tăng lên 15 16.7%

Giảm xuống 69 76.7%

Không thay đổi 0 0

Không biết 6 6.7%

4. Theo ông (bà), chất lượng nước ở nông thôn có thay đổi trong thời gian qua?

Có 83 92.3%

Không 4 4.4%

Không biết 3 3.3%

Trong 10 năm tới, theo ông (bà) chất lượng nước sẽ thay đổi như thế nào?

Tăng lên 27 30.0%

Giảm xuống 55 61.1%

Không thay đổi 1 1.1%

Không biết 7 7.8%

5. Ông (bà) đánh giá về mức độ gây tổn hại trong phát triển kinh tế nông thôn đến môi trường ở địa phương như thế nào?

Rất nguy hại

Nguy hại

Không nguy hại

Lạm dụng phân, thuốc trong SX nông nghiệp 60 25

Xả thải không qua xử lý trong chăn nuôi 39 40

Xả thải không qua xử lý trong các doanh nghiệp 60 12

Xả thải từ các làng nghề 28 40 1

Xả thải trong nuôi trồng thủy sản 39 37

6. Ông (bà) đánh giá như thế nào về việc thực hiện các hoạt động dưới đây tại địa phương thời gian qua

Hoạt động Tốt Bình thường

Chưa tốt

Quản lý BVMT trong phát triển kinh tế nông thôn 25 38 22

Quy hoạch phát triển NN, NT gắn với BVM T 23 38 22

Kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh trong nuôi thủy sản 23 38 21

Kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh trong chăn nuôi 29 29 25

Kiểm soát chất thải trong nuôi trồng thủy sản 8 33 43

170

Kiểm soát chất thải trong chăn nuôi 12 29 44

Kiểm soát dịch bệnh trên cây trồng 27 35 19

Giám sát hoạt động BVMT của các doanh nghiệp 11 31 39

Kiểm soát thuốc BVTV 10 29 46

Kiểm soát việc lạm dụng phân, thuốc trong SXNN 6 36 43

Trồng cây, gây rừng 14 38 28

Áp dụng công nghệ xanh, sạch, thân thiện với MT 15 43 24

Hỗ trợ đầu tư BVMT trong sản xuất 10 47 26

Phối hợp giữa các ngành cùng giải quyết và quản lý để BVMT trong phát triển KTNT

13 51 21

Thay đổi tập quán và thói quen sản xuất gây ÔNM T 9 39 36

Tuyên tryền vận động người dân BVMT 36 43 8

7. Theo ông (bà), những cơ quan, tổ chức nào dưới đây có trách nhiệm chính đối với việc bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế nông thôn ở địa phương?

Cơ quan, tổ chức có không

Sở TNMT, phòng TNM T 83

Sở NN&PTNT, Phòng Nông nghiệp 72 1

Chi cục BVTV 70 1

Chính quyền địa phương 86

Doanh nghiệp 70 10

Nông dân 72 10

Các tổ chức xã hội (nông dân, phụ nữ, thanh niên,…) 81

8. Theo ông (bà) có cần thiết BVMT trong phát triển kinh tế nông thôn ở địa phương không?

Rất cần thiết 81 90%

Cần thiết 8 8.9%

Không cần thiết 0 0

Không biết 1 1.1%

9. Ông (bà) đã từng tham gia hoạt động nào liên quan đến BVMT trong phát triển kinh tế nông thôn chưa?

Thường xuyên 52 57.8%

Thỉnh thoảng 32 35.6%

Chưa từng tham gia 6 6.6%

171

10. Ông (bà) cho biết những khó khăn, thách thức đối với việc BVMT trong phát triển kinh tế nông thôn ở địa phương?

Có Không

Điều kiện tự nhiên 38 21

Điều kiện kinh tế, xã hội 58 12

Thói quen sản xuất lạc hậu gây ô nhiễm môi trường 84 2

Ý thức BVMT của người dân còn thấp 86 2

Người sản xuất chỉ chú trọng lợi ích trước mắt 81 2

Người dân không quan tâm đến BVMT 66 8

11. Ông (bà) cho biết có vấn đề môi trường cấp bách nào cần ưu tiên giải quyết ở địa phương?

Ô nhiễm do chăn nuôi 53 58.9%

Ô nhiễm do nuôi trồng thủy sản 58 64.4%

Ô nhiễm do phát triển làng nghề 16 17.8%

Ô nhiễm do lạm dụng phân, thuốc trong sản xuất nông nghiệp 72 80.0%

Ô nhiễm do doanh nghiệp xả thải 43 47.8%

12. Theo ông (bà), nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm môi trường trong phát triển KTNT nói chung và ở địa phương nói riêng?

Chủ thể sản xuất ngại thay đổi thói quen 64 71.1%

Chính quyền địa phương chưa quan tâm đến công tác tuyên truyền

10 11.1%

Chính quyền địa phương không kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn

18 20.0%

Kinh tế của người dân còn thấp 35 38.9%

Chưa có cán bộ phụ trách về môi trường ở cấp xã 17 18.9%

Quy hoạch chưa hợp lý 30 33.3%

Phối hợp giữa các ban, ngành chưa hiệu quả 31 34.4%

Công tác dự báo và quan trắc môi trường còn hạn chế 31 34.4%

Cơ chế, chính sách và chế độ xử phạt còn bất cập 67 74.4%

Tác động của cơ chế thị trường 27 30.0%

Khác: Ý thức của người dân còn hạn chế

13. Hiểu biết của ông (bà) về các mô hình sản xuất sạch, an toàn, VietGap?

Đã biết và thực hiện 32 35.6%

Biết nhưng chưa thực hiện 54 60.0%

Chưa biết 4 4.4%

172

14. Theo ông (bà), cách thức sản xuất chủ yếu của nông dân địa phương hiện nay là:

Quy mô lớn, liên kết sản xuất 12 13.3%

Quy mô nhỏ dưới dạng hộ gia đình 78 86.7%

Tham gia HTX 26 28.9%

Trang trại 3 3.3%

Khác:

15. Địa phương ông (bà) có cung cấp thông tin về môi trường và tuyên truyền bảo vệ môi trường đến người dân và doanh nghiệp không?

Có 88 97.8%

Không 2 2.2%

Không biết 0

Nếu có, đề nghị ông (bà) cho biết cách cung cấp thông tin và tuyên truyền

Mời trực tiếp 54 60.0%

Thông qua chương trình khuyến nông 40 44.4%

Trên đài phát thanh 53 58.9%

Thông qua HTX 20 22.2%

Thông qua các tổ chức xã hội (đoàn thanh niên, nông dân, phụ nữ,..)

80 88.9%

Khác:

16. Ông (bà) cho biết BĐKH, ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông thôn không?

Ảnh hưởng nghiêm trọng 49 54.5%

Ảnh hưởng 39 43.3%

Không ảnh hưởng 1 1.1%

Không biết 1 1.1%

Theo ông (bà), thời gian tới mức độ ảnh hưởng của BĐKH và ô nhiễm môi trường đến phát triển KTNT như thế nào?

Ảnh hưởng nghiêm trọng 40 44.4%

Ảnh hưởng 43 47.8%

Không ảnh hưởng 1 1.1%

Không biết 6 6.7% Nếu ảnh hưởng, đề nghị ông (bà) cho biết lý do?

173

17. Địa phương ông (bà) có những biện pháp để chủ động ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai, dịch bệnh do ô nhiễm môi trường gây ra không?

Có 74 82.2%

Không 6 6.7%

Không biết 10 11.1% 18. Địa phương ông (bà) đã có ứng dụng công nghệ xanh, sạch nào vào sản xuất?

Có 24 26.7%

Không 66 73.3% 19. Theo ông (bà), trong thời gian tới, cần có những giải pháp chủ yếu nào và đề xuất gì để BVMT trong phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả?

Quy hoạch phát triển KTNT gắn BVMT 79 87.8%

Nâng cao nhận thức của ngưởi dân trong công tác BVMT 83 92.2%

Ứng dụng công nghệ xanh, sạch 66 73.3%

Thay đổi cách thức sản xuất thân thiện với môi trường 70 77.8%

Phát triển kinh tế cho người dân 64 71.1%

Trồng cây, gây rừng 46 51.1%

Phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, địa phương 62 68.9%

Cơ chế, chính sách phù hợp 61 67.8%

Chế độ xử phạt cao và nghiêm 66 73.3%

Khác: 20. Theo ông (bà), vấn đề biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường có nên đưa vào xem xét, lồng ghép trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế nói chung, kinh tế nông thôn nói riêng ở địa phương không?

Có 83 92.2%

Không 5 5.6%

Không biết 2 2.2%

174

Phụ lục 12

Tổng hợp phiếu khảo sát (Dành cho chủ thể sản xuất ở nông thôn) Tổng số phiếu: 86 phiếu

Lĩnh vực sản xuất Số phiếu Trồng trọt 62 Chăn nuôi 11 Nghề thủ công 5

Nuôi trồng thủy sản 5 Doanh nghiệp 3

Xin ông (bà) cho biết ý kiến về những vấn đề dưới đây bằng cách đánh chéo vào ô mà mình lựa chọn:

1. Ông (bà) có thường xuyên cập nhật, theo dõi thông tin liên quan đến bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế nông thôn nói chung và ở địa phương nói riêng không

Thường xuyên (hàng ngày, hàng tuần) 21 24.4%

Bình thường (hàng tháng) 45 52.3%

Rất ít (2 tháng trở lên) 14 16.3%

Hầu như không 6 7.0%

Nếu thường xuyên, đề nghị ông (bà) cho biết các nguồn/kênh thông tin chính nào ông (bà) theo dõi:

Từ các cuộc họp, hội nghị, hội thảo 22

Từ các báo cáo, tài liệu chuyên ngành 2

Từ các cuộc nói chuyện, trao đổi thông thường 11

Từ đài phát thanh, truyền hình địa phương 58

Từ báo chí địa phương 14

Từ báo chí và truyền hình trung ương 22

Từ internet, báo mạng 31

2. Mức độ cập nhật, nghiên cứu văn bản về môi trường (đặc biệt là Luật bảo vệ môi trường)

Thường xuyên 24 27.9%

Không thường xuyên 36 41.9%

Rất ít 10 11.6%

Không cập nhật 16 18.6%

175

3. Theo ông (bà), chất lượng đất nông nghiệp ở địa phương có thay đổi trong thời gian qua?

Có 63 73.3%

Không 10 11.6%

Không biết 13 15.1%

Trong 10 năm tới, theo ông (bà) chất lượng đất sẽ thay đổi như thế nào?

Tăng lên 7 8.1%

Giảm xuống 63 73.3%

Không thay đổi 12 13.9%

Không biết 4 4.7%

4. Theo ông (bà), chất lượng nước ở nông thôn có thay đổi trong thời gian qua?

Có 73 84.9%

Không 4 4.7%

Không biết 9 10.4%

Trong 10 năm tới, theo ông (bà) chất lượng nước sẽ thay đổi như thế nào?

Tăng lên 20 23.3%

Giảm xuống 53 61.6%

Không thay đổi 2 2.3%

Không biết 11 12.8%

5. Ông (bà) đánh giá về mức độ gây tổn hại trong phát triển kinh tế nông thôn

đến môi trường ở địa phương như thế nào?

Rất nguy

hại

Nguy hại

Không nguy

hại

Lạm dụng phân, thuốc trong SX nông nghiệp 62 17 2

Xả thải không qua xử lý trong chăn nuôi 31 42 2

Xả thải không qua xử lý trong các doanh nghiệp 60 12 1

Xả thải từ các làng nghề 26 37 5

Xả thải trong nuôi trồng thủy sản 34 34 2

176

6. Ông (bà) đánh giá như thế nào về việc thực hiện các hoạt động dưới đây tại địa phương thời gian qua

Hoạt động Tốt Bình thường

Chưa tốt

Quản lý BVMT trong phát triển kinh tế nông thôn 10 56 20

Quy hoạch phát triển NN, NT gắn với BVMT 13 49 20

Kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh trong nuôi thủy sản 14 48 21

Kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh trong chăn nuôi 21 48 14

Kiểm soát chất thải trong nuôi trồng thủy sản 7 46 30

Kiểm soát chất thải trong chăn nuôi 6 45 32

Kiểm soát dịch bệnh trên cây trồng 18 51 18

Giám sát hoạt động BVM T của các doanh nghiệp 7 41 36

Kiểm soát thuốc BVTV 5 40 37

Kiểm soát việc lạm dụng phân, thuốc trong SXNN 6 47 30

Trồng cây, gây rừng 11 50 18

Áp dụng công nghệ xanh, sạch, thân thiện với MT 8 53 20

Hỗ trợ đầu tư BVMT trong sản xuất 8 55 19

Phối hợp giữa các ngành cùng giải quyết và quản lý để BVM T trong phát triển KTNT

8 55 17

Thay đổi tập quán và thói quen sản xuất gây ÔNMT 7 49 24

Tuyên tryền vận động người dân BVMT 20 48 15

7. Theo ông (bà), những cơ quan, tổ chức nào dưới đây có trách nhiệm chính đối với việc bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế nông thôn ở địa phương?

Cơ quan, tổ chức Có không

Sở TNM T, phòng TNMT 78 1

Sở NN&PTNT, Phòng Nông nghiệp 69 1

Chi cục BVTV 64 3

Chính quyền địa phương 78 2

Doanh nghiệp 62 6

Nông dân 61 8

Các tổ chức xã hội (nông dân, phụ nữ, thanh niên,…) 67 3

177

8. Theo ông (bà) có cần thiết BVMT trong phát triển kinh tế nông thôn ở địa

phương không?

Rất cần thiết 70 81.4%

Cần thiết 8 9.3%

Không cần thiết 2 2.3%

Không biết 6 7.0%

9. Ông (bà) đã từng tham gia hoạt động nào liên quan đến BVMT trong phát

triển kinh tế nông thôn chưa?

Thường xuyên 13 15.1%

Thỉnh thoảng 41 47.7%

Chưa từng tham gia 32 37.2%

10. Ông (bà) cho biết những khó khăn, thách thức đối với việc BVMT trong phát

triển kinh tế nông thôn ở địa phương?

Có Không

Điều kiện tự nhiên 41 32

Điều kiện kinh tế, xã hội 58 13

Thói quen sản xuất lạc hậu gây ô nhiễm môi trường 72 9

Ý thức BVMT của người dân còn thấp 78 6

Người sản xuất chỉ chú trọng lợi ích trước mắt 77 6

Người dân không quan tâm đến BVMT 62 14

11. Ông (bà) cho biết có vấn đề môi trường cấp bách nào cần ưu tiên giải quyết ở

địa phương?

Ô nhiễm do chăn nuôi 41 47.7%

Ô nhiễm do nuôi trồng thủy sản 34 39.5%

Ô nhiễm do phát triển làng nghề 12 14.0%

Ô nhiễm do lạm dụng phân, thuốc trong sản xuất nông nghiệp 67 78.0%

Ô nhiễm do doanh nghiệp xả thải 38 44.2%

Khác:

178

12. Theo ông (bà), nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm môi trường trong phát triển KTNT nói chung và ở địa phương nói riêng?

Chủ thể sản xuất ngại thay đổi thói quen 38 44.2%

Chính quyền địa phương chưa quan tâm đến công tác tuyên truyền

21 24.4%

Chính quyền địa phương không kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn

30 34.9%

Kinh tế của người dân còn thấp 32 37.2%

Chưa có cán bộ phụ trách về môi trường ở cấp xã 19 22.1%

Quy hoạch chưa hợp lý 33 38.4%

Phối hợp giữa các ban, ngành chưa hiệu quả 33 38.4%

Công tác dự báo và quan trắc môi trường còn hạn chế 33 38.4%

Cơ chế, chính sách và chế độ xử phạt còn bất cập 49 57.0%

Tác động của cơ chế thị trường 22 25.6%

Khác: Tuyên truyền còn mang tính hình thức, nông dân chỉ biết lợi nhuận trước mắt

13. Hiểu biết của ông (bà) về các mô hình sản xuất sạch, an toàn, VietGap?

Đã biết và thực hiện 20 23.3%

Biết nhưng chưa thực hiện 45 52.3%

Chưa biết 19 22.1%

14. Theo ông (bà), cách thức sản xuất chủ yếu của nông dân địa phương hiện nay là:

Quy mô lớn, liên kết sản xuất 5 5.8%

Quy mô nhỏ dưới dạng hộ gia đình 77 89.5%

Tham gia HTX 16 18.6%

Trang trại 6 6.9%

Khác:

15. Địa phương ông (bà) có cung cấp thông tin về môi trường và tuyên truyền bảo vệ môi trường đến người dân và doanh nghiệp không?

Có 65 75.6%

Không 10 11.6%

Không biết 10 11.6%

179

Nếu có, đề nghị ông (bà) cho biết cách cung cấp thông tin và tuyên truyền

Mời trực tiếp 18 20.9%

Thông qua chương trình khuyến nông 24 27.9%

Trên đài phát thanh 49 57.0%

Thông qua HTX 10 11.6%

Thông qua các tổ chức xã hội (đoàn thanh niên, nông dân, phụ

nữ,..)

39 45.3%

Khác:

16. Ông (bà) cho biết BĐKH, ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng đến phát triển

kinh tế nông thôn không?

Ảnh hưởng nghiêm trọng 48 55.8%

Ảnh hưởng 29 33.7%

Không ảnh hưởng 0

Không biết 8 9.3%

Theo ông (bà), thời gian tới mức độ ảnh hưởng của BĐKH và ô nhiễm môi trường

đến phát triển KTNT như thế nào?

Ảnh hưởng nghiêm trọng 51 59.3%

Ảnh hưởng 25 29.1%

Không ảnh hưởng 1 1.1%

Không biết 10 11.6%

17. Địa phương ông (bà) có những biện pháp để chủ động ứng phó BĐKH và

phòng chống thiên tai, dịch bệnh do ô nhiễm môi trường gây ra không?

Có 45 52.3%

Không 18 20.9%

Không biết 23 26.7%

18. Địa phương ông (bà) đã có ứng dụng công nghệ xanh, sạch nào vào sản

xuất?

Có 24 27.9%

Không 62 72.1%

180

19. Theo ông (bà), trong thời gian tới, cần có những giải pháp chủ yếu nào và đề

xuất gì để BVMT trong phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả?

Quy hoạch phát triển KTNT gắn BVMT 59 68.6%

Nâng cao nhận thức của ngưởi dân trong công tác BVMT 68 79.0%

Ứng dụng công nghệ xanh, sạch 54 62.8%

Thay đổi cách thức sản xuất thân thiện với môi trường 53 61.6%

Phát triển kinh tế cho người dân 34 39.5%

Trồng cây, gây rừng 36 41.9%

Phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, địa phương 53 61.6%

Cơ chế, chính sách phù hợp 45 52.3%

Chế độ xử phạt cao và nghiêm 57 66.3%

Khác:

20. Theo ông (bà), vấn đề biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường có nên đưa vào xem xét, lồng ghép trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế nói chung, kinh tế nông thôn nói riêng ở địa phương không?

Có 70 81.4%

Không 3 3.4%

Không biết 13 15.1%

181

Phụ lục 13 Tổng hợp phiếu khảo sát (Dành cho cán bộ các Sở, Ban, Ngành)

Tổng số phiếu: 64 phiếu

Xin ông (bà) cho biết ý kiến về những vấn đề dưới đây bằng cách đánh chéo vào ô mà mình lựa chọn:

1. Ông (bà) có thường xuyên cập nhật, theo dõi thông tin liên quan đến bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế nông thôn nói chung và ở địa phương nói riêng không

Thường xuyên (hàng ngày, hàng tuần) 34 53.1%

Bình thường (hàng tháng) 27 42.2%

Rất ít (2 tháng trở lên) 3 4.7%

Hầu như không 0 0

Nếu thường xuyên, đề nghị ông (bà) cho biết các nguồn/kênh thông tin chính nào ông (bà) theo dõi:

Từ các cuộc họp, hội nghị, hội thảo 20 31.3%

Từ các báo cáo, tài liệu chuyên ngành 14 21.9%

Từ các cuộc nói chuyện, trao đổi thông thường 12 18.8%

Từ đài phát thanh, truyền hình địa phương 35 54.7%

Từ báo chí địa phương 18 28.1%

Từ báo chí và truyền hình trung ương 22 34.4%

Từ internet, báo mạng 31 84.4%

2. Mức độ cập nhật, nghiên cứu văn bản về môi trường (đặc biệt là Luật bảo vệ môi trường)

Thường xuyên 18 28.1%

Không thường xuyên 39 60.9%

Rất ít 7 11.0%

Không cập nhật 0 0

3. Theo ông (bà), chất lượng đất nông nghiệp ở địa phương có thay đổi trong thời gian qua?

Có 57 89.1%

Không 1 1.6%

Không biết 6 9.3%

182

Trong 10 năm tới, theo ông (bà) chất lượng đất sẽ thay đổi như thế nào?

Tăng lên 7 10.9%

Giảm xuống 52 81.3%

Không thay đổi 1 1.6%

Không biết 4 6.2%

4. Theo ông (bà), chất lượng nước ở nông thôn có thay đổi trong thời gian qua?

Có 61 95.3%

Không 2 3.1%

Không biết 1 1.6%

Trong 10 năm tới, theo ông (bà) chất lượng nước sẽ thay đổi như thế nào?

Tăng lên 11 17.2%

Giảm xuống 46 71.9%

Không thay đổi 3 4.7%

Không biết 4 6.2%

5. Ông (bà) đánh giá về mức độ gây tổn hại trong phát triển kinh tế nông thôn đến môi trường ở địa phương như thế nào?

Rất nguy hại

Nguy hại

Không nguy hại

Lạm dụng phân, thuốc trong SX nông nghiệp 51 9 0

Xả thải không qua xử lý trong chăn nuôi 33 24 0

Xả thải không qua xử lý trong các doanh nghiệp 52 7 0

Xả thải từ các làng nghề 21 32 0

Xả thải trong nuôi trồng thủy sản 33 28 0

6. Ông (bà) đánh giá như thế nào về việc thực hiện các hoạt động dưới đây tại địa phương thời gian qua

Hoạt động Tốt Bình thường

Chưa tốt

Quản lý BVMT trong phát triển kinh tế nông thôn 8 23 28

Quy hoạch phát triển NN, NT gắn với BVM T 15 26 16

Kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh trong nuôi thủy sản 10 28 14

Kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh trong chăn nuôi 11 28 18

Kiểm soát chất thải trong nuôi trồng thủy sản 4 15 28

183

Kiểm soát chất thải trong chăn nuôi 4 19 34

Kiểm soát dịch bệnh trên cây trồng 13 30 14

Giám sát hoạt động BVMT của các doanh nghiệp 4 20 35

Kiểm soát thuốc BVTV 4 16 35

Kiểm soát việc lạm dụng phân, thuốc trong SXNN 4 15 38

Trồng cây, gây rừng 6 25 20

Áp dụng công nghệ xanh, sạch, thân thiện với MT 6 34 18

Hỗ trợ đầu tư BVMT trong sản xuất 7 31 20

Phối hợp giữa các ngành cùng giải quyết và quản lý để BVMT trong phát triển KTNT

6 34 19

Thay đổi tập quán và thói quen sản xuất gây ÔNM T 6 30 26

Tuyên tryền vận động người dân BVMT 16 29 12

7. Theo ông (bà), những cơ quan, tổ chức nào dưới đây có trách nhiệm chính đối với việc bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế nông thôn ở địa phương?

Cơ quan, tổ chức có không

Sở TNMT, phòng TNM T 56 4

Sở NN&PTNT, Phòng Nông nghiệp 53 5

Chi cục BVTV 50 5

Chính quyền địa phương 59 2

Doanh nghiệp 48 6

Nông dân 51 6

Các tổ chức xã hội (nông dân, phụ nữ, thanh niên,…) 55 3 8. Theo ông (bà) có cần thiết BVMT trong phát triển kinh tế nông thôn ở địa phương không?

Rất cần thiết 61 95.3%

Cần thiết 2 3.1%

Không cần thiết 0 0

Không biết 1 1.6% 9. Ông (bà) đã từng tham gia hoạt động nào liên quan đến BVMT trong phát triển kinh tế nông thôn chưa?

Thường xuyên 9 14.1%

Thỉnh thoảng 38 59.4%

Chưa từng tham gia 17 26.5%

184

10. Ông (bà) cho biết những khó khăn, thách thức đối với việc BVMT trong phát triển kinh tế nông thôn ở địa phương?

Có Không

Điều kiện tự nhiên 31 18

Điều kiện kinh tế, xã hội 36 10

Thói quen sản xuất lạc hậu gây ô nhiễm môi trường 55 2

Ý thức BVM T của người dân còn thấp 55 2

Người sản xuất chỉ chú trọng lợi ích trước mắt 55 2

Người dân không quan tâm đến BVMT 48 4

11. Ông (bà) cho biết có vấn đề môi trường cấp bách nào cần ưu tiên giải quyết ở địa phương?

Ô nhiễm do chăn nuôi 34 53.1%

Ô nhiễm do nuôi trồng thủy sản 36 56.2%

Ô nhiễm do phát triển làng nghề 21 32.8%

Ô nhiễm do lạm dụng phân, thuốc trong sản xuất NN 49 76.5%

Ô nhiễm do doanh nghiệp xả thải 49 76.5%

12. Theo ông (bà), nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm môi trường trong phát

triển KTNT nói chung và ở địa phương nói riêng?

Chủ thể sản xuất ngại thay đổi thói quen 35 54.7%

Chính quyền địa phương chưa quan tâm đến công tác tuyên truyền 21 32.8%

Chính quyền địa phương không kiểm soát các hoạt động sản xuất

kinh doanh trên địa bàn

35 54.7%

Kinh tế của người dân còn thấp 24 37.5%

Chưa có cán bộ phụ trách về môi trường ở cấp xã 21 32.8%

Quy hoạch chưa hợp lý 35 54.7%

Phối hợp giữa các ban, ngành chưa hiệu quả 34 53.1%

Công tác dự báo và quan trắc môi trường còn hạn chế 32 50.0%

Cơ chế, chính sách và chế độ xử phạt còn bất cập 50 78.1%

Tác động của cơ chế thị trường 19 29.7%

Khác:

185

13. Hiểu biết của ông (bà) về các mô hình sản xuất sạch, an toàn, VietGap?

Đã biết và thực hiện 26 40.6%

Biết nhưng chưa thực hiện 26 40.6%

Chưa biết 12 18.8%

14. Theo ông (bà), cách thức sản xuất chủ yếu của nông dân địa phương hiện

nay là:

Quy mô lớn, liên kết sản xuất 6 9.4%

Quy mô nhỏ dưới dạng hộ gia đình 52 81.3%

Tham gia HTX 19 29.7%

Trang trại 3 4.6%

Khác:

15. Địa phương ông (bà) có cung cấp thông tin về môi trường và tuyên truyền

bảo vệ môi trường đến người dân và doanh nghiệp không?

Có 40 62.5%

Không 14 21.9%

Không biết 10 15.6%

Nếu có, đề nghị ông (bà) cho biết cách cung cấp thông tin và tuyên truyền

Mời trực tiếp 6 9.4%

Thông qua chương trình khuyến nông 20 31.2%

Trên đài phát thanh 37 57.8%

Thông qua HTX 5 7.8%

Thông qua các tổ chức xã hội (đoàn thanh niên, nông dân,

phụ nữ,..)

19 29.7%

Khác:

16. Ông (bà) cho biết BĐKH, ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng đến phát triển

kinh tế nông thôn không?

Ảnh hưởng nghiêm trọng 46 71.8%

Ảnh hưởng 17 26.6%

Không ảnh hưởng 0

Không biết 1 1.6%

Theo ông (bà), thời gian tới mức độ ảnh hưởng của BĐKH và ô nhiễm môi trường

đến phát triển KTNT như thế nào?

Ảnh hưởng nghiêm trọng 43 67.2%

Ảnh hưởng 16 25.0%

Không ảnh hưởng 0 0

Không biết 5 7.8%

186

Nếu ảnh hưởng, đề nghị ông (bà) cho biết lý do? 17. Địa phương ông (bà) có những biện pháp để chủ động ứng phó BĐKH và

phòng chống thiên tai, dịch bệnh do ô nhiễm môi trường gây ra không?

Có 26 40.6%

Không 15 23.4%

Không biết 23 36.0%

18. Địa phương ông (bà) đã có ứng dụng công nghệ xanh, sạch nào vào sản xuất?

Có 15 23.4%

Không 49 76.6%

19. Theo ông (bà), trong thời gian tới, cần có những giải pháp chủ yếu nào và đề xuất gì để BVMT trong phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả?

Quy hoạch phát triển KTNT gắn BVMT 57 89.1%

Nâng cao nhận thức của ngưởi dân trong công tác BVMT 57 89.1%

Ứng dụng công nghệ xanh, sạch 53 82.8%

Thay đổi cách thức sản xuất thân thiện với môi trường 54 84.4%

Phát triển kinh tế cho người dân 33 51.6%

Trồng cây, gây rừng 35 54.7%

Phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, địa phương 48 75.0%

Cơ chế, chính sách phù hợp 41 64.1%

Chế độ xử phạt cao và nghiêm 50 78.1%

Khác:

20. Theo ông (bà), vấn đề biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường có nên đưa vào xem xét, lồng ghép trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế nói chung,

kinh tế nông thôn nói riêng ở địa phương không?

Có 56 87.5%

Không 2 3.1%

Không biết 6 9.4% 21. Hiện nay, ông (bà) sẽ lựa chọn vấn đề nào ưu tiên nhất trong phát triển kinh

tế và BVMT

Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường 63 98.4%

Phát triển kinh tế trước, BVMT sau 1 1.6%

Phát triển kinh tế, chưa có điều kiện đầu tư BVMT 0 0

Chỉ phát triển kinh tế, không cần BVMT vì ô nhiễm môi trường còn xa

0 0

22. Ông (bà) hoặc cơ quan ông (bà) đã từng tham vấn, góp ý cho việc phát triển

KTNT và BVMT chưa? Đã từng tham gia 20 31.2%

Chưa từng tham gia 44 68.8%