vaas.org.vnvaas.org.vn/upload/documents/so 11-2017/so 11-2017.pdf1 tẠp chÍ khoa hỌc cÔng...

112
1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology NĂM THỨ MƯỜI HAI SỐ 11 NĂM 2017 TỔNG BIÊN TẬP Editor in chief GS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤT PHÓ TỔNG BIÊN TẬP Deputy Editor GS.TS. BÙI CHÍ BỬU TS. TRẦN DANH SỬU TS. NGUYỄN THẾ YÊN THƯỜNG TRỰC S. PHẠM THỊ XUÂN - THƯ KÝ TÒA SOẠN - TRỊ SỰ Ban ông tin Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Vĩnh Quỳnh, anh Trì, Hà Nội Điện thoại: (024) 36490503; (024) 36490504; 0949940399 Fax: (024) 38613937; Website: http//www.vaas.org.vn Email: [email protected]; [email protected]; [email protected] ISSN: 1859 - 1558 Giấy phép xuất bản số: 1250/GP - BTTTT Bộ ông tin và Truyền thông cấp ngày 08 tháng 8 năm 2011 MỤC LỤC 1. Trịnh Đức Toàn, Nguyễn Đức Anh, Phạm ế Cường, Võ Văn Trung, Nguyễn ị Hằng, Nguyễn Xuân Hoàng. Kết quả nghiên cứu tuyển chọn một số giống ngô lai thích hợp cho vùng đất dốc tại huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An 2. Phan ị anh, Lưu ị Trâm, Trần Duy Việt, Nguyễn ị Hồng Ngát. Kết quả tuyển chọn giống lạc thích hợp cho vùng Bắc Trung bộ 3. Vũ Duy Tuấn, Vương Huy Minh, Nguyễn Tiến Trường, Trần Trung Kiên. Đánh giá tính ổn định của một số tổ hợp ngô lai triển vọng qua ba thời vụ khác nhau tại Phú ọ 4. Hoàng Trọng Vinh, Lê Quốc anh, Hà ăng Long, Nguyễn Việt Hà. Nghiên cứu xác định mật độ trồng, liều lượng phân bón thích hợp cho sản xuất ngô Đông bằng phương pháp làm đất tối thiểu và che phủ rơm rạ ở Đồng bằng sông Hồng 5. Nguyễn anh Phương. Ảnh hưởng của mật độ trồng tới khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và hàm lượng tinh bột sắn ở tỉnh Đắk Nông 6. Lê Khả Tường, Nguyễn Trọng Dũng, Nguyễn ị Doan. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến sinh trưởng và năng suất của giống vừng VĐ11 trong vụ Hè u tại Nghệ An 7. Lê Khả Tường, Nguyễn Hoàng Yến, Nguyễn Trọng Dũng. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến năng suất và hiệu quả kinh tế của giống lạc đỏ Điện Biên tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên 8. Nguyễn Văn Chương, Võ Văn Quang, Võ Như Cầm, Trần Hu Yết, Phạm ị Ngng, Nguyễn Tường Vân, Nguyễn Hoài Châu. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân nano vi lượng bón lá đến năng suất đậu tương tại Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long 9. Võ ị Tuyết, Phạm ị Sâm, Nguyễn ị Trâm, Lê Văn Trường. Ảnh hưởng của phân bón qua lá và GA3 iên Nông đến chất lượng quả của giống bưởi hồng Quang Tiến 10. Trịnh Đức Toàn, Võ Văn Trung, Phạm ế Cường, Trần ị Duyên, Lê ị ơm. Kết quả xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp cây lạc, sắn và ngô đạt năng suất cao tại Quảng Trị năm 2016 - 2017 11. Phạm Duy Trình, Phạm Văn Linh, Bùi Văn Hùng, Trần ị Duyên, Nguyễn Quang Huy. Kết quả xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp, áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lạc tại Nghệ An 3 7 11 17 23 28 32 36 41 46 51

Upload: others

Post on 22-Jan-2020

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

1

TẠP CHÍKHOA HỌC CÔNG NGHỆNÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

NĂM THỨ MƯỜI HAI

SỐ 11 NĂM 2017

TỔNG BIÊN TẬPEditor in chief

GS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤT

PHÓ TỔNG BIÊN TẬPDeputy Editor

GS.TS. BÙI CHÍ BỬUTS. TRẦN DANH SỬU

TS. NGUYỄN THẾ YÊN

THƯỜNG TRỰCThS. PHẠM THỊ XUÂN - THƯ KÝ

TÒA SOẠN - TRỊ SỰBan Thông tin

Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội

Điện thoại: (024) 36490503; (024) 36490504; 0949940399

Fax: (024) 38613937;Website: http//www.vaas.org.vnEmail: [email protected]; [email protected];

[email protected]

ISSN: 1859 - 1558Giấy phép xuất bản số:

1250/GP - BTTTTBộ Thông tin và Truyền thôngcấp ngày 08 tháng 8 năm 2011

MỤC LỤC1. Trịnh Đức Toàn, Nguyễn Đức Anh, Phạm Thế Cường,

Võ Văn Trung, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Xuân Hoàng. Kết quả nghiên cứu tuyển chọn một số giống ngô lai thích hợp cho vùng đất dốc tại huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

2. Phan Thị Thanh, Lưu Thị Trâm, Trần Duy Việt, Nguyễn Thị Hồng Ngát. Kết quả tuyển chọn giống lạc thích hợp cho vùng Bắc Trung bộ

3. Vũ Duy Tuấn, Vương Huy Minh, Nguyễn Tiến Trường, Trần Trung Kiên. Đánh giá tính ổn định của một số tổ hợp ngô lai triển vọng qua ba thời vụ khác nhau tại Phú Thọ

4. Hoàng Trọng Vinh, Lê Quốc Thanh, Hà Thăng Long, Nguyễn Việt Hà. Nghiên cứu xác định mật độ trồng, liều lượng phân bón thích hợp cho sản xuất ngô Đông bằng phương pháp làm đất tối thiểu và che phủ rơm rạ ở Đồng bằng sông Hồng

5. Nguyễn Thanh Phương. Ảnh hưởng của mật độ trồng tới khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và hàm lượng tinh bột sắn ở tỉnh Đắk Nông

6. Lê Khả Tường, Nguyễn Trọng Dũng, Nguyễn Thị Doan. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến sinh trưởng và năng suất của giống vừng VĐ11 trong vụ Hè Thu tại Nghệ An

7. Lê Khả Tường, Nguyễn Hoàng Yến, Nguyễn Trọng Dũng. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến năng suất và hiệu quả kinh tế của giống lạc đỏ Điện Biên tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên

8. Nguyễn Văn Chương, Võ Văn Quang, Võ Như Cầm, Trần Hưu Yết, Phạm Thị Ngưng, Nguyễn Tường Vân, Nguyễn Hoài Châu. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân nano vi lượng bón lá đến năng suất đậu tương tại Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long

9. Võ Thị Tuyết, Phạm Thị Sâm, Nguyễn Thị Trâm, Lê Văn Trường. Ảnh hưởng của phân bón qua lá và GA3 Thiên Nông đến chất lượng quả của giống bưởi hồng Quang Tiến

10. Trịnh Đức Toàn, Võ Văn Trung, Phạm Thế Cường, Trần Thị Duyên, Lê Thị Thơm. Kết quả xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp cây lạc, sắn và ngô đạt năng suất cao tại Quảng Trị năm 2016 - 2017

11. Phạm Duy Trình, Phạm Văn Linh, Bùi Văn Hùng, Trần Thị Duyên, Nguyễn Quang Huy. Kết quả xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp, áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lạc tại Nghệ An

3

7

11

17

23

28

32

36

41

46

51

Page 2: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

2

TẠP CHÍKHOA HỌC CÔNG NGHỆNÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

NĂM THỨ MƯỜI HAI

SỐ 11 NĂM 2017

TỔNG BIÊN TẬPEditor in chief

GS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤT

PHÓ TỔNG BIÊN TẬPDeputy Editor

GS.TS. BÙI CHÍ BỬUTS. TRẦN DANH SỬU

TS. NGUYỄN THẾ YÊN

THƯỜNG TRỰCThS. PHẠM THỊ XUÂN - THƯ KÝ

TÒA SOẠN - TRỊ SỰBan Thông tin

Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội

Điện thoại: (024) 36490503; (024) 36490504; 0949940399

Fax: (024) 38613937;Website: http//www.vaas.org.vnEmail: [email protected]; [email protected];

[email protected]

ISSN: 1859 - 1558Giấy phép xuất bản số:

1250/GP - BTTTTBộ Thông tin và Truyền thôngcấp ngày 08 tháng 8 năm 2011

12. Bùi Văn Hùng, Lê Thị Thơm, Đào Thị Minh Hiền, Trần Thị Tâm, Phạm Duy Trình, Trịnh Đức Toàn. Đánh giá các tổ hợp ngô lai ở Nghệ An

13. Nguyễn Văn Phường, Hà Thị Hồng, Nguyễn Thị Thanh Tâm, Hoàng Tuyển Phương. Nghiên cứu xác định cây trồng thích hợp trồng xen canh với mía trên chân đất bãi tại huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An

14. Đoàn Nhân Ái, Thái Thị Thanh Trà. Đánh giá các đặc điểm sinh trưởng và phát triển của giống cam V2 tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế

15. Nguyễn Văn Tạo, Lê Quốc Thanh, Đặng Ngọc Hạ, Lương Văn Vàng, Vũ Ngọc Quý, Lê Văn Vượng, Nguyễn Xuân Sinh, Trần Trung Kiên, Vũ Hồng Tráng, Lò Thị Ngọc Minh. Kết quả nghiên cứu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho sản xuất ngô tại Mai Sơn - Sơn La năm 2015 và 2016

16. Phạm Mỹ Dung, Phạm Công Hoạt, Phạm Thị Tâm, Lê Huy Hàm. khảo sát điều kiện nuôi cấy chủng vi khuẩn tái tổ hợp E. coli BL21- pET22b(+) -gelE sinh gelatinase

17. Nguyễn Xuân Cảnh, Lê Hoàng Anh, Cấn Thị Mai Hương. Xác định điều kiện nuôi cấy của chủng xạ khuẩn Streptomyces variegatus NN1 nhằm nâng cao hiệu quả kháng nấm Aspergillus flavus gây bệnh trên cam quýt

18. Lý Ngọc Thanh Xuân, Lê Phước Toàn, Tất Anh Thư, Lê Văn Dang, Ngô Ngọc Hưng. Hiệu quả của vi khuẩn nội sinh thực vật lên năng suất khoai mỡ tím trồng trên đất phèn

19. Nguyễn Xuân Cảnh, Nguyễn Thị Diệu Hương, Trần Đông Anh. Phân lập, xác định và nghiên cứu đặc điểm của nấm mốc xanh gây bệnh trên nấm linh chi

20. Phạm Văn Linh, Trần Thị Quỳnh Nga, Trần Đình Hợp, Mai Sỹ Cường, Giáp Thị Luân. Đánh giá một số tính chất đất đỏ bazan cho vùng trồng cây cam tại Phủ Quỳ, tỉnh Nghệ An

21. Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Thị Kim Dư. So sánh hiệu lực của một số thuốc sát trùng đối với phòng chống bệnh bủng đường ruột và bệnh bại huyết tằm dâu ở Việt Nam

22. Lê Công Hùng, Lê Khả Tường, Nguyễn Tuấn Điệp. Ảnh hưởng của độ sâu trồng đến sinh trưởng và năng suất giống nghệ vàng N8 tại Thanh Hóa và Bắc Giang

23. Nguyễn Văn Tuất, Nguyễn Trọng Khanh, Phan Quốc Gia, Phạm Văn Tính. Kết quả đánh giá và thử nghiệm đồng ruộng các giống đậu tương tại Mô-dăm-bích

56

59

63

67

72

76

81

86

91

99

104

107

Page 3: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

3

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀNghệ An là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung

bộ, có diện tích đồi núi lớn (khoảng 1.368.690 ha), chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Ngô được coi là một trong những cây trồng chủ lực, giải quyết vấn đề lương thực cho con người và phục vụ chăn nuôi, góp phần xóa đói giảm nghèo đặc biệt là ở vùng miền núi (Viện KHKTNN Bắc Trung bộ, 2011). Tuy nhiên, trong khi diện tích trồng ngô trên đất dốc chiếm gần 30% toàn tỉnh thì năng suất ngô ở đây chỉ đạt 35 - 40 tạ/ha, thấp hơn nhiều so với các vùng đồng bằng (60 - 70 tạ/ha). Đây là hệ quả của việc thiếu giống và kỹ thuật canh tác chưa thích hợp với vùng đất dốc (Nguyễn Văn Phú, 2002).

Mặc dù, thời gian qua địa phương đã chú trọng đầu tư đổi mới giống và kỹ thuật thâm canh nên đã có sự tăng trưởng năng suất và sản lượng ngô trong toàn tỉnh nói chung và các huyện miền núi nói riêng. Tuy nhiên, tính đến năm 2015 sản lượng ngô trên vùng đất dốc của Nghệ An mới chỉ đạt hơn 85.000 tấn, thấp hơn nhiều so với các vùng miền khác, cụ thể là vùng trung du và miền núi phía Bắc gần 2 triệu tấn (Tổng cục Thống kê, 2017). Vì vậy, để giải quyết vấn đề trên thì việc xác định được giống ngô có tiềm năng năng suất cao, chống chịu tốt, phù hợp với điều kiện canh tác trên đất dốc sẽ là vấn đề cấp thiết cho sản xuất ngô ở vùng miền núi Nghệ An.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu - Vật liệu: Gồm 22 giống ngô lai, trong đó sử dụng

giống B06 và C919 làm đối chứng. Giống đối chứng trong mô hình trình diễn là DK6919.

2.2. Phương pháp nghiên cứu- Thí nghiệm tuyển chọn các giống ngô lai được

bố trí theo tuần tự, 2 lần nhắc lại. Diện tích ô 126 m2 (30 m ˟ 4,2 m). Khoảng cách giữa các lần nhắc lại là 1,5 m. Các giống được gieo liên tiếp nhau 6 hàng/ô. Các chỉ tiêu theo dõi được thực hiện ở 2 hàng giữa của ô. Diện tích ô lấy mẫu thí nghiệm là 42 m2.

- Mô hình trình diễn được bố trí hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 19 cm. Diện tích ô lấy mẫu mô hình là 5,1 m2.

- Các thí nghiệm và mô hình được triển khai trên vùng đất nghèo dinh dưỡng có độ dốc từ 20 - 30o thuộc xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

- Quy trình kỹ thuật được áp dụng theo Quy chuẩn khảo nghiệm QCVN 01-66: 2011/BNNPTNT (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011).

- Phương pháp tính hiệu quả kinh tế: Thu nhập thuần: Tổng thu nhập _ tổng chi phí, trong đó: Tổng thu nhập = Năng suất ˟ giá bán; Tổng chi phí vật chất: chi phí vật tư, giống, thuốc BVTV, công lao động (Phạm Chí Thành, 1996).

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu- Thời gian: Vụ Xuân 2015, vụ Xuân 2016.- Địa điểm: Xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh

Nghệ An.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả khảo nghiệm các giống ngô lai triển vọng

3.1.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của các giống ngô thí nghiệm

Kết quả bảng 1 cho thấy: Nhìn chung, TGST của các giống ngô trong vụ Xuân 2015 - 2016 trên vùng

1 Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung bộ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI THÍCH HỢP CHO VÙNG ĐẤT DỐC TẠI HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN

Trịnh Đức Toàn1, Nguyễn Đức Anh1, Phạm Thế Cường1, Võ Văn Trung1, Nguyễn Thị Hằng1, Nguyễn Xuân Hoàng1

TÓM TẮTTừ năm 2015 đến năm 2016, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung bộ (Viện KHKTNN Bắc Trung

bộ) đã tiến hành nghiên cứu tuyển chọn một số giống ngô lai thích hợp trên vùng đất dốc tại huyện Anh Sơn - tỉnh Nghệ An. Kết quả đã tuyển chọn được giống ngô lai VS71 cho năng suất cao nhất qua các năm (63,46 - 64,69 tạ/ha), chịu hạn tốt và chống chịu khá với một số sâu bệnh hại chính như sâu đục thân, bệnh khô vằn. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn giống ngô VS71 trong vụ Xuân 2017 cho năng suất đạt 67,25 tạ/ha, cao hơn 10,44 tạ/ha so với giống đối chứng DK6919 (56,81 tạ/ha), hiệu quả kinh tế tăng thêm 7,7 triệu đồng/ha.

Tư khóa: Ngô lai, đất dốc, tuyển chọn

Page 4: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

4

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

đất dốc của huyện Anh Sơn, Nghệ An chênh lệc nhau không đáng kể, dao động từ 116 - 122 ngày. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các giống

thay đổi tùy theo điều kiện thời tiết của từng vụ, từng năm. Trạng thái cây và trạng thái bắp của các giống đạt mức tốt đến trung bình (điểm 2 - 3).

3.1.2. Khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh và một số sâu bệnh hại chính của các giống ngô thí nghiệm

Kết quả theo dõi về khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và một số sâu bệnh hại chính của các giống ngô thí nghiệm trong vụ Xuân năm 2015 - 2016 (Bảng 2), cho thấy: VS71, HN45 và P4119 là những giống có khả năng chống đổ rễ khá nhất (tỷ lệ đổ rễ dưới 5%). Một số giống ngô có khả năng chịu hạn tốt nhất ở cả 2 vụ là VS71 và LVN61 (điểm 2). Các giống đều bị sâu đục thân và bệnh khô vằn gây hại ở mức độ nhẹ, trong đó VS71 bị gây hại thấp nhất ở cả 2 vụ (Bảng 2).

3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống ngô thí nghiệm

Khối lượng bắp tươi/ô của các giống thí nghiệm trong vụ Xuân 2015 dao động từ 35 - 50,6 kg/ô và từ 30,5 - 51 kg/ô trong vụ Xuân 2016. Trong tất cả các giống tham gia thí nghiệm ở cả 2 vụ thì VS71 là giống có khối lượng bắp/ô cao nhất (50,6 - 51 kg/ô), tiếp đến là giống P4199 (48,1 - 49,3 kg/ô), cao hơn hẳn so với 2 giống đối chứng B06 (36,3 kg) và C919 (35,6 kg). Tuy nhiên, NK4300 lại có tỷ lệ hạt/bắp cao nhất ở vụ Xuân 2015 (83,50%) và cao nhất ở vụ Xuân 2016 là A380 (78,95%) (Bảng 3).

Bảng 1. Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của các giống ngô thí nghiệm

(Nguồn: Báo cáo kết quả năm 2017 tại Anh Sơn, Nghệ An. Viện KHKTNN Bắc Trung bộ)

TT Giống

TGST(ngày)

Chiều cao cây (cm)

Chiều cao đóng bắp (cm)

Tr. thái cây (điểm)

Tr. thái bắp (điểm)

VụXuân2015

VụXuân2016

VụXuân2015

VụXuân2016

VụXuân2015

VụXuân2016

VụXuân2015

VụXuân2016

VụXuân2015

VụXuân2016

1 VS71 117 121 205,9 198,7 79,0 69,5 2,0 2 2,0 22 LVN66 119 117 198,0 164,5 74,7 57,2 2,5 3 2,5 33 30Y87 120 - 208,4 - 83,1 - 2,5 - 3,0 -4 HN45 118 - 184,2 - 68,8 - 3,0 - 3,0 -5 LVN152 120 - 180,2 - 76,5 - 3,0 - 3,0 -6 DK9901 117 - 215,7 - 93,4 - 2,5 - 3,0 -7 LVN146 116 - 206,4 - 85,5 - 3,0 - 3,0 -8 LVN102 117 - 194,3 - 77,1 - 2,5 - 2,5 -9 DK6818 119 - 213,3 - 80,2 - 2,5 - 2,0 -

10 B265 121 - 213,6 - 96,8 - 2,5 - 2,0 -11 LVN14 117 - 194,7 - 79,6 - 2,5 - 2,5 -12 NK4300 117 - 224,6 - 97,3 - 3,0 - 3,0 -13 LVN61 117 116 182,1 146,8 66,5 42,4 2,5 4 3,0 314 P4199 117 121 214,2 184,2 95,5 63,7 2,0 2 2,0 215 NK7328 117 - 220,2 - 87,1 - 3,0 - 2,5 -16 NK6654 118 120 215,7 168,4 72,2 54,2 2,5 3 2,0 317 B06 (đ/c) 118 - 186,0 - 76,6 - 2,5 - 2,5 -18 NK6326 - 118 - 157,8 - 49,3 - 3 - 319 VN5885 - 119 - 156,3 - 45,1 - 3 - 320 A380 - 121 - 174,3 - 59,8 - 3 - 221 PSC474 - 122 - 174,4 - 62,5 - 2 - 222 C919 (đ/c) - 119 - 168,5 - 57,4 - 3 - 3

Page 5: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

5

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Bảng 2. Khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh hại chính của các giống ngô trong vụ Xuân 2015 - 2016

(Nguồn: Báo cáo kết quả năm 2017 tại Anh Sơn, Nghệ An. Viện KHKTNN Bắc Trung bộ)

TT Giống Đổ rễ (%) Chịu hạn (điểm) Đục thân (điểm) Khô vằn (%)2015 2016 2015 2016 2015 2016 2015 2016

1 VS71 3,6 2,5 2 2 1 1 6,8 5,42 LVN66 16,0 5,4 2 3 2 2 16 163 30Y87 6,8 3 3 5,44 HN45 3,6 3 3 165 LVN152 5,4 2 3 5,46 DK9901 6,8 2 1 167 LVN146 5,4 3 3 168 LVN102 6,8 3 3 6,89 DK6818 5,4 2 3 16

10 B265 6,8 3 3 5,411 LVN14 5,4 2 3 16,012 NK4300 6,8 2 2 5,413 LVN61 5,4 5,4 2 2 3 3 16 1614 P4199 3,6 3,6 3 3 2 2 6,8 1615 NK7328 6,8 3 3 1616 NK6654 5,4 16,0 3 3 2 2 6,8 6,817 B06 (đ/c) 6,8 2 2 6,818 NK6326 6,8 3 2 6,819 VN5885 5,4 4 3 5,420 A380 5,4 3 2 1621 PSC474 6,8 3 2 5,822 C919 (đ/c) 5,4 3 2 16

Bảng 3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô trên vùng đất dốc tại huyện Anh Sơn - Nghệ An vụ Xuân 2015 - 2016

(Nguồn: Báo cáo kết quả năm 2017 tại Anh Sơn, Nghệ An. Viện KHKTNN Bắc Trung bộ)

TT Giống Khối lượng ô (kg) Ẩm độ hạt (%) Tỉ lệ hạt/bắp (%) Năng suất (tạ/ha)2015 2016 2015 2016 2015 2016 2015 2016

1 VS71 50,6 51,0 32,80 29,1 80,25 76,92 63,46 64,692 LVN66 40,1 34,7 29,31 29,7 69,07 67,65 45,53 38,383 30Y87 46,0 - 29,55 - 77,85 - 58,67 -4 HN45 43,4 - 30,15 - 73,16 - 51,58 -5 LVN152 47,0 - 28,75 - 73,03 - 56,87 -6 DK9901 45,5 - 28,70 - 76,49 - 57,71 -7 LVN146 37,2 - 28,6 - 75,97 - 46,93 -8 LVN102 39,3 - 27,95 - 80,00 - 52,68 -9 DK6818 47,0 - 29,95 - 79,45 - 60,83 -

10 B265 40,3 - 28,83 - 80,98 - 54,01 -11 LVN14 35,0 - 30,27 - 76,69 - 43,53 -12 NK4300 46,5 - 33,35 - 83,50 - 60,18 -13 LVN61 45,0 30,5 31,65 30,7 81,12 71,82 58,02 35,3014 P4199 49,3 48,1 28,83 28,7 78,98 76,36 64,45 60,9015 NK7328 42,3 - 29,31 - 82,07 - 57,07 -16 NK6654 42,2 48,3 27,95 32,6 80,00 71,60 56,57 54,2117 B06 (đ/c) 36,3 - 33,10 - 78,09 - 44,10 -18 NK6326 - 32,5 - 32,4 - 75,00 - 38,3219 VN5885 - 38,2 - 28,7 - 71,05 - 45,0120 A380 - 40,3 - 29,9 - 78,95 - 51,8721 PSC474 - 41,1 - 29,3 - 71,43 - 48,2722 C919 (đ/c) - 35,6 - 30,4 - 75,00 - 43,22

Page 6: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

6

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Kết quả theo dõi năng suất cuối cùng cho thấy P4199 cho năng suất cao nhất ở vụ Xuân 2015 (64,45 tạ/ha), tiếp đến là VS71 (63,46 tạ/ha). Ngược lại, năng suất cao nhất ở vụ Xuân 2016 là VS71 (64,69 tạ/ha), tiếp đến là P4199 (60,90 tạ/ha), cao hơn hẳn so với giống đối chứng. Các giống còn lại chênh lệch so với đối chứng không đáng kể.

3.2. Đánh giá kết quả xây dựng mô hình trình diễn giống ngô triển vọng trên đất dốc tại huyện Anh Sơn - Nghệ An, vụ Xuân 2017

3.2.1. Đánh giá về năng suất của các giống trong mô hình

Nhìn chung, giống ngô VS71 trong mô hình có khối lượng bắp/ô và tỷ lệ hạt/bắp cao hơn hẳn so với giống DK6919 sản xuất đại trà, tương ứng

5,22 kg/ô và 78,85%. Năng suất giống ngô VS71 trong mô hình đạt 67,25 tạ/ha, cao hơn hẳn so với giống đối chứng sản xuất đại trà (56,81 tạ/ha). Hiệu quả tăng so với đối chứng từ 18,38% (Bảng 4).

3.2.2. Đánh giá về hiệu quả kinh tếĐánh giá về hiệu quả kinh tế trong việc sản xuất

ngô trên đất dốc tại huyện Anh Sơn, Nghệ An ở bảng 5 cho thấy: Trong cùng điều kiện sản xuất, đầu tư và chăm sóc giống nhau nhưng giống ngô VS71 cho năng suất cao nên tổng thu đạt 47,075 triệu đồng/ha, cao hơn hơn giống đối chứng 7,308 triệu đồng/ha. Mặt khác, giá giống của VS71 thấp hơn nên tổng chi cho sản xuất thấp hơn khoảng 400.000 đồng/ha. Do đó, sản xuất giống ngô VS71 cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với giống ngô đối chứng DK6919 là 7,708 triệu đồng/ha (Bảng 5).

Bảng 5. Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất giống ngô VS71 trên đất dốc

ĐVT: 1.000 đồng/ha

(Nguồn: Báo cáo kết quả năm 2017 tại Anh Sơn, Nghệ An. Viện KHKTNN Bắc Trung bộ)

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luậnKết quả vụ Xuân 2015 - 2016 đã tuyển chọn được

02 giống ngô lai thích hợp cho vùng đất đốc của huyện Anh Sơn, Nghệ An là VS71 và P4199. Đây là 02 giống ngô lai sinh trưởng, phát triển tốt, khả năng chịu hạn và chống chịu sâu bệnh hại chính khá, năng suất cao (giống VS71 đạt 63,46 - 64,69 tạ/ha, giống P4199 đạt 60,90 - 64,45 tạ/ha).

Kết quả xây dựng mô hình thâm canh cho giống ngô VS71 trên đất dốc tại Anh Sơn cho thấy đây là giống ngô sinh trưởng, phát triển tốt, chống chịu sâu bệnh và chịu hạn tốt, năng suất cao (67,25 tạ/ha), cao hơn so với giống đối chứng sản xuất đại trà (56,81 tạ/ha), hiệu quả tăng 18,38%, lợi nhuận thu lại tăng thêm 7,708 triệu đồng/ha.

4.2. Đề nghị- Tiếp tục mở rộng sản xuất giống ngô VS71

trên vùng đất dốc tại các huyện miền núi thuộc tỉnh Nghệ An.

- Địa phương cần có cơ chế chính sách hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất ngô trên đất dốc ở các vùng miền núi thuộc tỉnh.

Bảng 4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ngô

(Nguồn: Báo cáo kết quả năm 2017 tại Anh Sơn, Nghệ An. Viện KHKTNN Bắc Trung bộ)

GiốngCác chỉ tiêu VS71 DK6919 (đ/c) Hiệu quả tăng so với

đối chứng (%)P bắp/ô (kg/5,1 m2) 5,22 4,03Độ ẩm hạt (%) 28,89 28,8Tỷ lệ hạt/bắp (%) 78,85 77,9Năng suất TT (tạ/ha) 67,25 56,81 18,38

TT GiốngCác chỉ tiêu VS71 DK6919

(đ/c)I Tổng chi 32.008 32.4081 Vật tư 20.008 20.408

Giống 2.000 2.400Phân vi sinh 7.500 7.500Đạm Ure 4.528 4.528Lân Super 2.380 2.380Kali Clorua 2.100 2.100Thuốc trừ cỏ, BVTV 1.500 1.500

2 Thuê máy, công lao động phổ thông 12.000 12.000

II Tổng thu 47.075 39.767Giá bán 700 700Năng suất (tạ/ha) 67,25 56,81Lãi thuần (= II – I) 15.067 7.359Chênh lệch   7.708

Page 7: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

7

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

TÀI LIỆU THAM KHẢOBộ Nông Nghiệp và PTNT, 2011. QCVN 01-66: 2011/

BNNPTNT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống ngô.

Nguyễn Văn Phú, 2002. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài tuyển chọn bộ giống ngô thích hợp các mùa vụ ở các vùng trong tỉnh Nghệ An. Trung tâm KHKTNN&PTNT Nghệ An.

Phạm Chí Thành, 1996. Hệ thống nông nghiệp. NXB Nông nghiệp. Hà Nội.

Viện KHKTNN Bắc Trung bộ, 2011. Báo cáo kết quả tuyển chọn giống ngô ngắn ngày thích hợp với vùng Bắc Trung bộ giai đoạn 2009 - 2011.

Tổng cục Thống kê, 2017. Sản lượng ngô phân theo địa phương, truy cập ngày 13/9/2017. Địa chỉ: http://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=717.

Selection of hybrid maize varieties for sloping land in Anh Son district, Nghe An province

Trinh Duc Toan, Nguyen Duc Anh, Pham The Cuong, Vo Van Trung, Nguyen Thi Hang, Nguyen Xuan Hoang

AbstractThe study on selection of hybrid maize varieties for sloping land in Anh Son district, Nghe An province was conducted by the Agricultural Science Institute of Northern Central Vietnam (ASINCV) during 2015 - 2016. The result showed that the highest yield over 2 years (63.46 - 64.69 quintals/ha) was recorded at VS71 hybrid maize variety with good drought tolerance and resistance to major insect and diseases. The result of the demonstration of VS71 maize variety in spring crop yielded 67.25 quintals/ha with 10.44 quintals/ha higher than that of the control variety DK6919 (56.81 quintals/ha). The added profit increased by 7.7 million VND/ha.Keywords: Hybrid maize, sloping land, selection

Ngày nhận bài: 15/9/2017Ngày phản biện: 1/10/2017

Người phản biện: TS. Nguyễn Xuân ThắngNgày duyệt đăng: 10/11/2017

1 Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung bộ

I. ĐẶT VẤN ĐỀCây lạc (Arachis Hypogaea L.) là cây trồng trọng

điểm của vùng Bắc Trung bộ và là cây trồng truyền thống của nông dân trong vùng. Lạc là mặt hàng nông sản xuất khẩu đem lại lợi nhuận cao mà chưa cây trồng ngắn ngày nào có thể thay thế. Vì vậy, các

tỉnh vùng Bắc Trung bộ được coi là nơi có tỷ trọng đóng góp lớn về diện tích và sản lượng lạc so với các vùng khác trên toàn quốc. Mặc dù trên thực tế cây lạc đã được các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ quan tâm, xác định là cây trồng kinh tế trọng điểm nhưng năng suất lạc trung bình trên toàn vùng

KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN GIỐNG LẠC THÍCH HỢP CHO VÙNG BẮC TRUNG BỘ

Phan Thị Thanh1, Lưu Thị Trâm1, Trần Duy Việt1, Nguyễn Thị Hồng Ngát1

TÓM TẮT Kết quả tuyển chọn các giống lạc có triển vọng, bao gồm Q2, V79, G26, L20, TK10, R02, R03, Q1, Q3 và L14 (đ/c)

cho thấy các giống đều có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm trung ngày (110 - 115 ngày), năng suất trung bình đạt từ 3,45 - 4,75 tấn/ha. Các giống lạc đều có khả năng chống chịu sâu bệnh khá. Trong đó, giống lạc Q2 là giống thể hiện nhiều mặt ưu điểm nhất như thân tán gọn (có thể tăng mật độ), chiều cao cây trung bình đạt 35,0 - 40,0 cm, quả to trung bình, hạt có vỏ lụa màu trắng hồng, thích hợp cho tiêu dùng và xuất khẩu; số quả 2 hạt chiếm trên 85%. Giống lạc Q2 có khả năng chống chịu với các loại sâu bệnh hại chính (sâu xanh, sâu khoang và bệnh héo xanh vi khuẩn). Giống lạc Q2 có năng suất cao, chất lượng tốt (năng suất trung bình đạt 45,0 - 47,5 tạ/ha vụ Xuân), cao hơn hẳn đối chứng L14 từ 15 - 20%. Giống lạc Q2 có khối lượng 100 quả 170 g, khối lượng 100 hạt 68 g và tỉ lệ nhân khá cao, trên 75%. Giống Q2 thích nghi với điều kiện sinh thái vùng Bắc Trung bộ.

Tư khóa: Giống lạc Q2, tuyển chọn, năng suất, kháng

Page 8: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

8

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

TT Tên giống Nguồn gốc Ghi chú1 L20 Viện KHKTNN Bắc Trung bộ2 V79 Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Đậu đỗ3 TK10 Viện Bảo vệ Thực vật4 L14 (đ/c) Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Đậu đỗ5 Q2 Trung Quốc 6 G26 Trung Quốc

(Đã được đánh giá tập đoàn từ năm 2010 - 2014 tại Viện KHKTNN Bắc Trung bộ; các giống này có tính ổn định về mặt di truyền)

7 R02 Trung Quốc8 R03 Trung Quốc9 Q1 Trung Quốc

10 Q3 Trung Quốc

trong những năm qua vẫn ở mức thấp và không ổn định qua các năm.

Những năm gần đây, với sự ra đời và phát triển của các giống lạc mới L14, L17, L27, L23, MD7..., nhiều vùng lạc thâm canh như huyện Diễn Châu - tỉnh Nghệ An (2015), huyện Lộc Hà - tỉnh Hà Tĩnh (2015), huyện Cam Lộ - tỉnh Quảng Trị (2016), đã đạt năng suất trên 4,0 tấn/ha trên quy mô 10 - 50 ha (Phan Thị Thanh, 2015). Đặc biệt tại Diễn Châu - Nghệ An, nơi có trình độ thâm canh cao trên một số giống (Sen lai, L14), năng suất bình quân toàn huyện năm 2016 đã đạt 3,2 tấn/ha (Phòng Nông nghiệp huyện Diễn Châu, 2016). Mặc dù, các giống lạc mới năng suất rất cao nhưng vẫn còn nhược điểm là quả to, vỏ hơi dày và dễ nảy mầm trong hạt khi chín sinh lý gặp điều kiện lũ tiểu mãn. Do vậy, việc nghiên cứu

chọn tạo giống lạc năng suất cao, chất lượng tốt và khắc phục được các nhược điểm trên là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Xuất phát từ yêu cầu trên “Nghiên cứu tuyển chọn giống lạc năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với vùng sinh thái Bắc Trung bộ” là việc làm thường xuyên được tiến hành.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứuBộ giống lạc đưa vào khảo nghiệm gồm 9 giống

là Q2, V79, G26, L20, TK10, R02, R03, Q1, Q3 và giống đối chứng L14, là những giống lạc có triển vọng, năng suất cao và được đánh giá tập đoàn 3 - 4 năm tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung bộ.

2.2. Phương pháp nghiên cứu - Thí nghiệm đồng ruộng (theo Phạm Chí

Thành, 1998). Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh RCB, 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm là 10 m2. Mật độ gieo 40 cây/m2.

Phân bón (tính trên 1 ha): 15 tấn phân chuồng + 1000 kg NP K (3 - 9 - 6) + Vôi bột: 500 kg/ha (Phạm Văn Chương và ctv., 2009).

- Phương pháp theo dõi áp dụng theo quy chuẩn QCVN 01-57: 2011/BNNPTNT.

- Số liệu thống kê được xử lý theo chương trình IRRISTAT và phần mềm Excel.

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứuNghiên cứu được thực hiện vào vụ Xuân 2015

và 2016 tại xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc và Viện KHKTNN Bắc Trung bộ - xã Nghi Kim, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khả năng sinh trưởng và phát triển của các giốngThời gian từ gieo đến ra hoa của các giống dao

động từ 34 - 37 ngày, chiều cao cây nhìn chung các giống có chiều cao trung bình đạt 33,5 - 45,2 cm, thời gian sinh trưởng trung bình các giống từ 110 - 115 ngày (tương tự giống đối chứng) (Bảng 1).

3.2. Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống

Kết quả qua 2 năm khảo nghiệm các giống có triển vọng tại Nghệ An (Bảng 2) cho thấy:

- Số quả chắc/cây dao động từ 8,2 - 12,5 quả/cây, giống có số quả chắc/cây cao nhất là giống Q2 và L20 (tương ứng 12,5 và 11,6 quả).

- Khối lượng 100 quả: Các giống tham gia khảo nghiệm đều có kính thước quả trung bình, khối lượng quả dao động 160,0 - 175,6 g. Giống có khối lượng quả cao nhất là G26 (175,6 g), tiếp đó đến Q3

Page 9: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

9

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Bảng 1. Khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống tham gia thí nghiệm

TT Tên Giống Gieo - ra hoa (ngày)

Chiều cao cây (cm)

Chiều dài cành (cm)

Số cành cấp 1/cây

Gieo - thu hoạch (ngày)

1 Q2 35 37,5 40,5 4,5 1102 V79 34 29,0 35,7 4,0 1103 G26 37 32,2 34,0 4,4 1104 L20 35 45,8 45,2 4,2 1105 TK10 36 30,8 35,2 4,2 1156 R02 36 28,6 32,6 4,1 1157 R03 37 29,0 33,5 4,2 1158 Q1 35 30,2 35,0 4,2 1159 Q3 36 34,0 38,1 4,4 115

10 L14 (đ/c) 35 31,5 36,7 4,4 115

(172,0 g), nhưng các giống này có eo sâu quả không đồng đều, vỏ quả hơi dày. Giống Q2 có KL 100 quả là 170,0 g. Các giống còn lại dao động từ 160,0 - 168 g.

- Khối lượng 100 hạt: Yếu tố này quyết định đến chất lượng của giống. Giống có khối lượng 100 hạt dao động từ 59,5 - 67,9 g. Các giống khảo nghiệm đều có khối lượng 100 hạt cao hơn đối chứng (L14), cao nhất là giống lạc Q2 đạt 67,9 g.

- Tỷ lệ nhân: Các giống khảo nghiệm đều có tỷ lệ nhân đạt trên 70%, cao nhất là giống lạc Q2 và giống L20, đạt tương ứng 75,6 và 75,0%.

- Năng suất thực thu: Kết quả qua 2 năm khảo nghiệm cho thấy vụ Xuân các giống có năng suất dao động từ 3,45 - 4,75 tấn/ha, giống có năng suất cao và ổn định ở mức có ý nghĩa là giống lạc Q2, đạt 4,67 - 4,75 tấn/ha; L20 đạt 4,52 - 4,66 tấn/ha; giống đối chứng L14 đạt 3,6 - 3,8 tấn/ha); các giống còn lại năng suất đạt từ 3,50 - 4,00 tấn/ha. Qua quan sát, đánh giá trong 2 năm thì giống lạc L20 và giống Q2 là những giống có tính ngủ nghỉ tươi cao hơn các giống cùng tham gia thí nghiệm (Bảng 2).

Bảng 2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống lạc tham gia thí nghiệm vụ Xuân năm 2015 và 2016 tại Nghệ An

Ghi chú: KL: khối lượng; NSTT: năng suất thực thu.

TT Tên giống Số quả chắc/cây

KL 100 quả (g)

KL 100 hạt (g)

Tỷ lệ nhân (%)

NSTT (tấn/ha) 2015

NSTT(tấn/ha) 2016

1 Q2 12,5 170,0 67,9 75,6 4,75 4,672 V79 9,0 170,5 64,0 73,6 3,54 3,593 G26 10,2 175,6 66,8 73,8 3,83 4,094 L20 11,6 168,0 65,5 75,0 4,66 4,525 TK10 8,4 160,0 64,2 74,0 3,78 3,456 R02 8,2 169,5 63,5 72,5 3,70 3,577 R03 8,5 168,8 66,0 74,6 3,97 3,868 Q1 8,9 169,2 64,6 72,2 3,82 3,789 Q3 9,0 172,0 64,8 73,4 3,85 3,74

10 L14 (đ/c) 9,1 160,1 59,5 70,2 3,82 3,67LSD0,05 5,2 4,3CV (%) 7,5 5,7

3.3. Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh hại của các giống

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3 cho thấy khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của các giống lạc đối với

sâu cuốn lá, sâu xanh và sâu khoang và bệnh chết ẻo, bệnh đốm đen tương đối khá. Đặc biệt, các giống có khả năng chống chịu tốt nhất là giống Q2, L20 và TK10 (mức độ nhiễm đạt từ 1 - 3 điểm).

Page 10: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

10

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Bảng 3. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lạc tham gia thí nghiệm

Ghi chú: Đánh giá sâu bệnh hại theo thang điểm từ 1 - 9 điểm

TT Chỉ tiêuTên giống

Sâu cuốn lá(Điểm 1 - 9)

Sâu xanh(Điểm 1-9)

Sâu khoang(Điểm 1-9)

Bệnh héo xanh (%)

Bệnh đốm đen (điểm tư 1-9)

1 Q2 3 1 3 0 32 V79 3 3 3 1 33 G26 3 3 3 1 34 L20 3 3 3 1 35 TK10 5 3 5 0 36 R02 3 1 1 1 37 R03 5 3 3 3 58 Q1 5 5 5 3 39 Q3 5 5 5 3 3

10 L14 (đ/c) 5 3 5 3 5

IV. KẾT LUẬN Kết quả khảo nghiệm xác định được giống lạc Q2

là giống lạc có triển vọng thích nghi với vùng sinh thái Bắc Trung bộ. Giống lạc Q2 thuộc dạng hình thực vật Spanish, có khả năng thâm canh, lá có màu xanh đậm, quả to trung bình, hạt có vỏ lụa màu trắng hồng, hạt đẹp thích nghi tiêu dùng và xuất khẩu, tỷ lệ 2 hạt chiếm trên 85%. Q2 có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm trung bình, vụ Xuân 115 ngày. Giống lạc Q2 có khả năng chống chịu sâu bệnh khá với các loại sâu bệnh chính hại lạc.

Giống Q2 có năng suất cao trung bình đạt 4,50 - 4,75 tấn/ha, cao hơn hẳn đối chứng (L14) từ 15 - 20%. Khối lượng 100 quả là 170 g, khối lượng 100 hạt 68 g và tỉ lệ nhân khá cao (trên 75%). Cho đến nay giống lạc Q2 đã mở rộng được 5 ha tại Nghi Lộc - Nghệ An.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011. QCVN

01-57: 2011/BNNPTNT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống lạc.

Phạm Văn Chương, Phan Thị Thanh, Lê Văn Trường, 2009. Đề tài: Nghiên cứu xác định các giải pháp kỹ thuật đồng bộ sản xuất lạc xuân đạt 5 tấn/ ha ở diện tích 5 ha trở lên, Nghệ An năm 2008 - 2009.

Phạm Chí Thành, 1998. Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

Phan Thị Thanh, Trần Duy Việt, 2015, Dự án “Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất lạc đạt năng suất cao tại Hà Tĩnh”, năm 2015.

Phan Thị Thanh, Lưu Thị Trâm, Trần Duy Việt, 2014. Đánh giá tập đoàn các giống lạc có triển vọng tại Viện KHKTNN Bắc Trung bộ năm 2010 - 2014.

Phòng Nông nghiệp huyện Diễn Châu, 2016. Báo cáo tổng kết năng suất lạc vụ Xuân 2016. Hội nghị sản xuất vụ Xuân 2017, Diễn Châu tháng 1/2017.

Selection of potential peanut varieties for the North Central regionPhan Thi Thanh, Luu Thi Tram,

Tran Duy Viet, Nguyen Thi Hong Ngat AbstractThe evaluation of 9 peanut varieties, including V79, G26, L20, TK10, R02, R03, Q1, Q3 and 1 control variety L14 showed that all studied varieties had medium growth duration (110 - 115 days), average yield from 3.45 - 4.75 tons/ha and good resistance to pests and diseases. Among studied varieties, Q2 variety had good characteristics such as Spanish plant type; average height at 35 - 40 cm; fruits were medium; seed coat color was white - purple; the ratio of two seeds was over 85%. Q2 had average growth duration from 115 - 120 days in Spring and 100 days in Autumn. The average yield of Q2 reached 4.5 - 4.7 tons/ha and was 15 - 20% higher than that of control variety L14. The weight of 100 pods was 170 g and the weight of 100 seeds was 68 g and the ratio of seeds was over 75%. Q2 variety was resistant to major pests and diseases and adaptable to eco-condition of the North Central region.Keywords: Peanut varieties Q2, evaluation, yield, resistance

Ngày nhận bài: 16/9/2017Ngày phản biện: 10/10/2017

Người phản biện: TS. Nguyễn Thị ChinhNgày duyệt đăng: 10/11/2017

Page 11: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

11

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀNhững ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu và hội

nhập quốc tế đang tác động rất lớn đến ngành sản xuất ngô Việt Nam trong những năm gần đây. Năm 2014, diện tích ngô nước ta đạt 1,18 triệu ha, năng suất 4,48 tấn/ha và sản lượng là 5,28 triệu tấn. Năm 2016 diện tích ngô giảm xuống 1,15 triệu ha (Tổng cục Thống kê, 2016). Biến đổi khí hậu gây ra các hiện tượng thời tiết bất thuận, không tuân theo quy luật, gây ra khó khăn trong việc lựa chọn giống, kỹ thuật canh tác và thời vụ phù hợp để đạt hiệu quả sản xuất cao. Hội nhập quốc tế và đặc biệt là giá các sản phẩm từ chăn nuôi xuống thấp ảnh hưởng rất lớn đến giá ngô hạt sản xuất trong nước. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến diện tích gieo trồng ngô trong những năm gần đây giảm. Trước những khó khăn đó, ngoài việc nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật nhằm hạ giá thành sản xuất thì việc tạo ra các giống ngô có năng suất cao, chất lượng tốt, ổn định trong nhiều vùng, nhiều vụ là rất quan trọng. Để có thông tin về khả năng của giống trước khi đưa ra phục vụ sản xuất thì việc đánh giá tính ổn định của giống qua các thời vụ khác nhau là rất cần thiết. Từ kết quả này có thể đưa ra các khuyến cáo và tư vấn cho người sản xuất sử dụng giống nào trong điều kiện nào là phù hợp và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Với mục tiêu này, thí nghiệm đánh giá 15 tổ hợp lai (THL) triển vọng đã thực hiện tại Phú Thọ trong vụ Xuân 2016, Thu Đông 2016 và Xuân 2017.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứuVật liệu nghiên cứu gồm 15 tổ hợp lai được ký

hiệu từ VN1 đến VN15 và 2 đối chứng là giống ngô lai thương mại NK67 và NK7328 của công ty Syngenta Việt Nam.

2.2. Phương pháp nghiên cứu- Thí nghiệm đánh giá một số đặc điểm nông học

chính và tính ổn định về năng suất của các giống.Các giống được gieo 4 hàng/công thức, lặp lại 3

lần; mỗi hàng dài 4 m; hàng cách hàng 65 cm, cây cách cây 25 cm.

- Theo dõi, đánh giá theo Quy chuẩn Việt Nam: QCVN 01-56:2011/BNNPTNT.

- Phân tích ổn định bằng chương trình Di truyền số lượng của Eberhart và Russel (1966), Nguyền Đình Hiền (1999), Nguyễn Đình Hiền và Lê Quý Kha (2007).

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp lai

Kết quả theo dõi trong bảng 1 cho thấy, vụ Xuân 2016 do nhiệt độ thấp và thiếu ánh sáng nên thời gian từ gieo đến trỗ cờ của các tổ hợp lai (THL) là khá dài, biến động từ 68 ngày đến 75 ngày; thời gian từ gieo đến chín biến động từ 114 ngày đến 120 ngày. Vụ Thu Đông 2016, các THL có TGST qua các giai đoạn đều ngắn hơn so với vụ Xuân, các THL dài ngày trong vụ Xuân thì cũng dài ngày trong vụ Thu Đông. Kết quả theo dõi thời gian sinh trưởng của các THL trong vụ Xuân 2017 cho những nhận xét tương tự trong vụ Xuân 2016. Như vậy có thể thấy các THL trong thí nghiệm có sự ổn định về thời gian sinh trưởng qua các thời vụ.

1 Viện Nghiên cứu Ngô; 2 Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

ĐÁNH GIÁ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ LAI TRIỂN VỌNG QUA BA THỜI VỤ KHÁC NHAU TẠI PHÚ THỌ

Vũ Duy Tuấn1, Vương Huy Minh1,

Nguyễn Tiến Trường1, Trần Trung Kiên2

TÓM TẮTQua đánh giá tính ổn định về năng suất của 15 tổ hợp lai triển vọng trong 3 vụ tại Phú Thọ đã bước đầu lựa chọn

được các tổ hợp lai VN1, VN5, VN15 vừa ổn định vừa có năng suất trung bình cao (VN1 đạt 83,5 tạ/ha; VN5 đạt 89,8 tạ/ha và VN15 đạt 85,8 tạ/ha). Các tổ hợp lai này có thể trồng trong các thời vụ khác nhau. Tổ hợp lai VN2 có năng suất trung bình cao (91,1 tạ/ha), tuy nhiên chỉ số ổn định chưa cao nên phù hợp với điều kiện môi trường tốt (ở vụ Xuân). Kết quả bước đầu cho nhà chọn giống một số nhận xét quan trọng trước khi thực hiện các bước khảo nghiệm sản xuất.

Tư khóa: Giống ngô, ổn định, môi trường tốt

Page 12: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

12

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Theo dõi chiều cao cây và độ cao đóng bắp của các THL (Bảng 2) cho thấy: Các THL có chiều cao cây trung bình, biến động từ 174,9 cm đến 237,3 cm (Xuân 2016), từ 178,7 cm đến 241,2 cm (Thu Đông 2016) và từ 177,5 cm đến 238,2 cm (Xuân 2017); chiều cao cây của các THL có độ đồng đều khá cao trong cả 3 vụ, thể hiện ở chỉ số CV(%) chỉ biến động từ 3,5% đến 8,2%. Các THL có độ cao đóng bắp trung bình, thường bằng 45% - 55% so với chiều cao cây, có sự đồng đều khá cao về chỉ tiêu độ cao đóng bắp - thể hiện ở chỉ số CV(%) về chỉ tiêu này đều nhỏ hơn 10%. Kết quả theo dõi trên cũng cho thấy, chiều cao cây có sự ổn định tương đối trong các thời vụ khác nhau, không thấy có sự khác biệt nhiều trong mỗi THL ở các thời vụ (Bảng 2).

3.2. Các yếu tố cấu thành năng suất của các THL Kết quả theo dõi trong bảng 3 cho thấy: Chiều dài

bắp của các THL có sự thay đổi giữa các THL khác nhau và trong 1 THL giữa các thời vụ khác nhau. Vụ

Xuân 2016, chiều dài bắp của các THL biến động từ 17,1 cm đến 19,7 cm; Vụ Thu Đông 2016 từ 14,1 cm đến 18,4 cm; Vụ Xuân 2017 từ 17,5 cm đến 19,9 cm, kết quả này cho thấy chiều dài bắp của các THL trong Vụ Xuân có xu hướng dài hơn trong vụ Thu Đông. Từ bảng 3 cũng cho thấy trong cả 3 vụ, độ đồng đều về chiều dài bắp của các THL (trong mỗi THL) là khá cao, chỉ số CV(%) về chiều dài bắp chỉ từ 4,1% - 5,9%. Trong cả 3 vụ, tất các các THL đều có bắp dài hơn NK7328 và tương đương NK67.

Theo dõi chỉ tiêu đường kính bắp cho thấy, hầu hết các THL đều có đường kính bắp trung bình khá, biến động từ 4,0 cm đến 5,0 cm (Xuân 2016); 4,1 cm đến 5,0 cm (Thu Đông 2016) và từ 4,3 cm đến 4,9 cm (Xuân 2017). Trong mỗi THL có sự đồng đều cao về chỉ tiêu đường kính bắp (chỉ số CV thấp); Các THL VN1, VN2, VN3 VN5 và NK67 có sự ổn định cao về cả chỉ tiêu chiều dài và đường kính bắp trong cả 3 vụ (Bảng 3).

Bảng 1. Thời gian sinh trưởng của các THL Đơn vị tính: Ngày

Ghi chú: TGST: Thời gian sinh trưởng

GiốngVụ Xuân 2016 Vụ Thu Đông 2016 Vụ Xuân 2017

Gieo - Trỗ TGST Gieo - Trỗ TGST Gieo - Trỗ TGST

VN1 70 115 55 108 68 115

VN2 68 114 54 106 68 115

VN3 72 116 56 108 70 117

VN4 74 119 59 110 71 120

VN5 69 115 55 107 69 115

VN6 70 118 58 111 69 118

VN7 71 119 57 109 72 118

VN8 70 118 56 108 70 117

VN9 69 117 54 108 69 118

VN10 69 117 55 107 68 116

VN11 74 120 58 105 72 120

VN12 75 120 59 107 73 119

VN13 72 119 57 108 72 119

VN14 70 118 57 109 70 120

VN15 68 116 55 110 69 117

NK67 73 118 57 108 71 117

NK7328 71 118 56 108 70 119

Page 13: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

13

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Bảng 2. Đặc tính hình thái của các tổ hợp lai và 2 giống đối chứng trong 3 vụ thí nghiệm tại Phú Thọ

Đơn vị tính: cm

GiốngVụ Xuân 2016 Vụ Thu Đông 2016 Vụ Xuân 2017

Cao cây CV(%) Cao

bắp CV(%) Cao cây CV(%) Cao

bắp CV(%) Cao cây CV(%) Cao

bắp CV(%)

VN1 237,3 5,2 100,8 3,9 241,2 4,1 120,5 5,3 238,2 6,2 107,2 5,9VN2 232,9 4,3 99,0 5,4 231,8 5,8 109,4 6,4 232,4 5,1 104,6 5,5VN3 223,8 5,1 92,1 4,5 226,9 4,5 98,3 4,8 225,3 4,9 101,4 6,0VN4 221,9 4,7 94,3 6,7 197,3 6,4 85,5 6,9 209,6 5,9 94,3 7,2VN5 225,7 5,9 95,9 4,6 238,1 4,3 117,2 5,5 231,9 7,5 104,4 5,1VN6 198,9 6,5 84,5 5,9 205,7 5,9 93,0 6,1 204,6 6,8 92,1 4,5VN7 233,3 4,0 112,1 7,0 228,6 5,5 99,1 7,5 215,3 7,7 96,9 5,0VN8 223,0 7,2 94,8 6,5 226,7 6,7 98,2 7,8 224,8 5,7 101,2 4,9VN9 212,9 6,4 90,5 5,8 214,7 4,4 93,1 6,7 213,8 4,2 96,2 5,6

VN10 233,5 5,5 109,2 6,1 234,1 7,2 101,4 5,6 233,8 4,9 105,2 6,4VN11 223,1 7,7 94,8 5,5 227,3 7,8 98,5 8,3 218,7 5,6 98,4 7,2VN12 232,3 6,8 110,7 5,3 240,5 6,9 104,2 4,5 222,3 6,3 100,0 8,1VN13 174,9 8,0 74,3 6,8 178,7 8,2 77,4 6,9 177,5 5,5 79,9 6,6VN14 227,1 4,9 96,5 7,5 230,6 5,7 111,7 5,6 221,2 6,1 99,5 5,3VN15 225,5 4,8 95,9 8,2 229,5 6,6 99,4 6,3 218,9 5,2 98,5 6,7NK67 221,3 3,5 94,0 4,4 229,1 5,3 102,3 5,9 225,2 5,4 101,3 5,6

NK7328 215,1 4,6 91,4 5,2 223,3 5,6 96,8 6,2 219,2 4,9 98,7 4,8

Bảng 3. Hình thái bắp của các THLĐơn vị tính: cm

Ghi chú: DB: chiều dài bắp; DKB: đường kính bắp

GiốngVụ Xuân 2016 Vụ Thu Đông 2016 Vụ Xuân 2017

DB CV(%) DKB CV(%) DB CV(%) DKB CV(%) DB CV(%) DKB CV(%)VN1 17,2 4,2 4,6 4,5 17,3 4,6 4,8 4,5 17,5 5,5 4,6 4,9VN2 18,8 5,8 4,5 4,8 18,4 4,8 4,8 4,7 19,2 4,8 4,8 4,7VN3 19,7 5,2 5,0 4,2 18,8 4,8 4,6 4,4 19,4 4,8 4,8 4,9VN4 17,9 5,6 4,4 5,0 15,7 4,4 4,5 4,3 17,9 5,8 4,7 4,9VN5 19,4 5,3 4,8 4,1 18,8 4,4 5,0 5,2 18,9 5,8 4,9 5,2VN6 17,7 4,4 4,2 4,7 17,3 5,7 4,1 4,7 17,7 5,5 4,8 5,7VN7 17,7 5,8 4,2 4,3 17,3 5,8 4,3 5,9 17,7 5,1 4,4 4,6VN8 18,4 4,1 4,2 4,2 18,2 5,9 4,5 4,1 19,5 4,2 4,4 4,4VN9 17,3 5,2 4,2 4,6 15,5 5,5 4,2 4,5 16,8 4,5 4,7 5,2

VN10 19,0 5,8 4,5 4,4 15,6 5,7 4,5 4,9 19,9 5,2 4,6 4,7VN11 17,1 5,7 4,6 4,4 15,2 5,2 4,3 5,0 17,0 4,3 4,4 5,9VN12 17,9 4,9 4,6 4,9 15,8 4,3 4,6 4,6 17,8 4,7 4,3 5,6VN13 17,6 4,8 4,0 4,7 17,1 5,2 4,5 4,8 18,3 4,9 4,6 5,1VN14 17,1 4,5 4,6 4,6 17,1 4,8 4,3 5,4 18,3 4,9 4,3 4,8VN15 17,5 4,9 4,3 4,9 14,8 4,1 4,5 4,3 17,8 4,7 4,8 5,0NK67 19,7 4,3 4,7 5,0 18,3 5,4 4,7 4,5 18,4 5,0 4,8 4,7

NK7328 17,1 4,3 4,7 4,9 14,6 4,7 4,8 4,2 17,4 4,5 4,5 5,7

Page 14: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

14

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

3.3. Một số đặc tính chống chịu của các THLKết quả theo dõi một số đặc tính chống chịu của

các THL ở giai đoạn sau thụ phấn 25 ngày thể hiện ở bảng 4.

- Về đặc tính chống đổ rễ: Hầu hết các THL đều có khả năng chống đổ rễ khá tốt trong cả 2 thời vụ Xuân và vụ Thu Đông, chỉ một số THL có bị nghiêng nhẹ ở các vụ Xuân (điểm 2), tuy nhiên mức độ ảnh hưởng là không lớn.

- Về mức độ bị hại do sâu đục thân: Sâu đục thân hại ngô ở mức độ khác nhau, tuy nhiên qua theo dõi cho thấy, trong cả 3 vụ thí nghiệm, mức độ bị hại là không cao, chỉ điểm 1 - 2 ở tất cả các THL, điều này

là do khả năng của giống và công tác bảo vệ thực vật được thực hiện tốt.

- Bệnh khô vằn cũng không gây ảnh hưởng nhiều đến các THL, mức độ bị hại chỉ biến động ở điểm 1 và 2 trong cả 3 vụ thí nghiệm trên tất cả các THL.

- Bệnh đốm lá gây hại trên hầu hết các THL ở tất cả các vụ thí nghiệm với mức độ khác nhau, biến động từ điểm 2 đến điểm 4, tuy nhiên vào thời điểm theo dõi, ngô đã bắt đầu vào giai đoạn chín nên những THL bị hại ở điểm 2 và 3 cũng không ảnh hưởng nhiều đến năng suất. Trong toàn thí nghiệm chỉ có 1 THL bị điểm 4 ở thời điểm theo dõi.

3.4. Kết quả theo dõi năng suất của các THLVụ Xuân 2016 và Xuân 2017 là hai vụ ngô khá

thuận lợi nên cây ngô sinh trưởng và phát triển tốt. Vụ Thu Đông 2016 điều kiện thí nghiệm khó khăn hơn do mưa đầu vụ kéo dài, giai đoạn sau không lạnh nhưng nhiệt độ thấp và ít nắng nên ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của cây ngô tại Phú Thọ (Bảng 5).

Kết quả đánh giá năng suất của các tổ hợp lai trình bày ở bảng 1 cho thấy:

- Vụ Xuân 2016, năng suất trung bình các tổ hợp lai (THL) biến động từ 50,9 tạ/ha đến 90,7 tạ/ha. Tổ

hợp lai VN2 có năng suất 90,7 tạ/ha cao hơn 2 giống đối chứng NK67 (74,9 tạ/ha) và NK7328 (80,5 tạ/ha) ở mức tin cậy 95%. Các tổ hợp lai VN12, VN14, VN8 có năng suất thấp hơn 2 giống đối chứng. Các THL còn lại có năng suất tương đương 2 giống đối chứng ở mức tin cậy 95%. Năng suất của các THL qua các lần nhắc khá đồng đều thể hiện qua chỉ số biến động (CV% = 6,6%).

Vụ Thu Đông 2016, thí nghiệm thực hiện gặp thời tiết bất thuận (mưa nhiều đầu vụ, hạn cuối vụ) hầu hết các THL có năng suất thấp hơn vụ Xuân 2016. Năng suất của các THL dao động từ 51,8 đến 92,3 tạ/ha.

Bảng 4. Mức độ chống chịu của các THL

Ghi chú: Đổ rễ (điểm); SĐT: sâu dục thân (điểm); KV: khô vằn (điểm); ĐL: bệnh đốm lá (điểm)

GiốngVụ Xuân 2016 Vụ Thu Đông 2016 Vụ Xuân 2017

Đổ rễ SĐT KV ĐL Đổ rễ SĐT KV ĐL Đổ rễ SĐT KV ĐLVN1 1 1 1 2 1 2 1 2 2 1 2 2VN2 1 1 1 2 1 1 1 2 1 1 1 2VN3 1 1 1 2 1 1 1 2 1 1 1 2VN4 2 1 1 2 1 1 1 2 2 2 2 2VN5 1 1 1 2 1 1 1 2 1 1 1 2VN6 2 2 2 3 2 2 2 3 1 2 2 3VN7 1 1 1 3 2 2 1 3 1 1 1 4VN8 1 2 1 3 2 1 1 3 1 2 2 3VN9 2 2 1 2 2 1 1 3 2 2 2 2

VN10 1 2 2 3 2 1 2 3 1 2 2 3VN11 1 2 2 3 1 1 2 3 1 2 2 4VN12 1 1 2 3 1 1 2 3 1 1 2 3VN13 2 2 2 3 1 1 2 3 2 2 2 3VN14 1 2 2 3 2 2 2 3 1 2 2 3VN15 1 1 1 2 1 1 1 3 1 1 1 2NK67 2 2 2 2 2 2 2 3 1 2 2 2

NK7328 1 2 2 3 2 1 2 3 1 2 2 3

Page 15: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

15

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Bảng 5. Năng suất các THL trong 3 vụ thí nghiệmĐơn vị: tạ/ha

Ghi chú: Đ/C: Giống đối chứng; CV%: Độ biến động; LSD: Sai số chuẩn

GiốngVụ Xuân 2016 Vụ Thu Đông 2016 Vụ Xuân 2017 Trung

bìnhLần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3VN1 78,3 85,6 82,4 80,2 81,6 88,4 89,0 77,7 88,3 83,5VN2 88,7 92,1 91,3 90,3 89,0 86,8 96,4 90,2 95,1 91,2VN3 77,3 73,4 66,5 82,2 71,8 78,5 87,5 82,6 92,1 79,1VN4 72,0 63,8 73,6 65,6 51,2 70,1 65,4 75,7 71,0 67,6VN5 85,8 89,5 87,2 94,5 91,1 91,3 86,7 92,1 90,0 89,8VN6 72,4 69,8 87,0 62,5 76,5 65,6 64,4 55,5 62,8 68,5VN7 73,7 81,3 84,1 72,6 79,4 68,2 75,1 82,1 84,6 77,9VN8 48,9 52,1 51,7 50,0 49,7 55,7 56,0 62,8 64,5 54,6VN9 73,7 72,1 64,5 66,6 55,5 65,7 50,9 50,1 59,8 62,1

VN10 67,2 70,8 78,0 74,5 64,6 60,4 67,7 77,6 71,0 70,2VN11 65,6 71,3 74,6 82,4 79,0 70,5 66,1 72,2 63,6 71,7VN12 72,8 64,4 60,2 62,7 50,5 50,3 66,6 58,7 56,5 60,3VN13 78,9 86,0 92,5 65,9 69,1 76,5 64,7 73,8 71,2 75,4VN14 59,9 64,1 65,3 60,4 53,5 53,5 52,8 60,6 58,2 58,7VN15 83,3 86,2 86,7 86,5 81,9 85,7 89,2 85,8 86,9 85,8

NK67 (Đ/C 1) 80,2 74,8 69,7 76,6 84,3 81,2 85,2 77,5 79,7 78,8NK7328 (Đ/C 2) 82,4 76,5 82,6 80,0 70,4 82,4 87,1 82,0 85,6 81,0

CV (%) 6,6 7,7 6,1 7,0LSD0,05 8,2 9,2 7,5 8,6

Tổ hợp lai VN5 có năng suất 92,3 tạ/ha cao hơn 2 giống đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các tổ hợp lai VN2, VN15, VN1, VN3, VN11, VN7, VN13 có năng suất tương đương 2 giống đối chứng. VN8 có năng suất thấp nhất 51,8 tạ/ha.

Trong vụ Xuân 2017, năng suất các THL dao động

từ 53,6 - 93,9 tạ/ha với độ đồng đều khá cao (CV% = 6,1%). Tổ hợp lai VN2 có năng suất 93,9 tạ/ha cao hơn năng suất của 2 giống đối chứng NK7328 (84,9) tạ/ha) và NK67 (80,8 tạ/ha) ở mức tin cậy 95%. Các tổ hợp lai VN5, VN3, VN15 có năng suất cao hơn đối chứng NK67 và tương đương với NK7328.

Tuy nhiên, đánh giá tổng thể cho thấy, các THL có năng suất khá ổn định qua các lần nhắc, kết quả này cho thấy thí nghiệm đã được triển khai tốt, đất đai và các điều kiện thí nghiệm khác khá đồng đều đảm bảo tính chính xác của thí nghiệm. Qua đánh giá năng suất của các THL trong 3 vụ (Xuân 2016 - Thu Đông 2016 - Xuân 2017) cho thấy một số tổ hợp lai có năng suất cao, đồng đều giữa các lần nhắc như VN15, VN5, VN2 cho năng suất cao trong cả 3 vụ thí nghiệm ở mức tin cậy 95%. Bước đầu cho thấy có 2 THL VN2 và VN5 là năng suất khá ổn định (Bảng 6).

3.5. Đánh giá ổn định năng suất của các tổ hợp laiDựa trên kết quả xử lý thống kê (Bảng 6) cho

thấy, điều kiện thí nghiệm (thời tiết, khí hậu, đất đai…) của các vụ Xuân tốt hơn vụ Thu Đông (chỉ số môi trường các vụ Xuân lần lượt là 1,265 và 0,4; vụ

Thu Đông là -1,665). Có thể thấy cùng 1 giống thì năng suất trong các vụ Xuân có xu hướng cao hơn vụ Thu Đông.

Tính ổn định của các THL qua các thời vụ khác nhau: Để đánh giá tính ổn định của giống, ngoài việc theo dõi, quan sát và thu thập số liệu thực tế trên thí nghiệm còn có một phương pháp đánh giá chính xác hơn, đưa ra nhận xét chi tiết hơn cho các giống ở các vùng và thời vụ khác nhau bằng kết quả từ phân tích ổn định theo chương trình Di truyền số lượng (Nguyễn Đình Hiền, 1999) và phân tích số liệu theo phương pháp của Nguyễn Đình Hiền và Lê Quý Kha (2007). Đánh giá tính ổn định năng suất của giống lai theo mô hình của Ebehart & Russell (1966). Một giống được coi là ổn định qua các vụ nếu có hệ số hồi quy tiến tới 1 (hay HSHQ-1 nhỏ) và độ lệch hồi quy (S2d) nhỏ nhất trong số các THL cùng tham gia thí nghiệm (Bảng 7).

Page 16: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

16

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Bảng 6. Ước lượng năng suất theo hồi qui

Chú thích: HSHQ: Hệ số hồi quy; Đ/C: Giống đối chứng

THL Trung bình (tạ/ha) HSHQ

Giá trị trung bình i của tưng vụ (tạ/ha)Xuân 2016 Thu Đông 2016 Xuân 2017

1,265 -1,665 0,400VN1 83,5 -0,222 83,220 83,869 83,411VN2 91,2 1,017 92,387 89,406 91,507VN3 79,1 -0,550 78,405 80,015 78,880VN4 67,6 2,835 71,186 62,880 68,734VN5 89,8 -1,578 87,804 92,427 89,169VN6 68,5 1,644 70,580 65,762 69,158VN7 77,9 2,394 80,928 73,914 78,858VN8 54,6 0,570 55,321 53,651 54,828VN9 62,1 1,299 63,743 59,938 62,620

VN10 70,2 2,030 72,767 66,821 71,012VN11 71,7 -2,781 68,183 76,330 70,588VN12 60,3 3,693 64,970 54,153 61,777VN13 75,4 4,218 80,734 68,378 77,087VN14 58,7 2,161 61,433 55,102 59,565VN15 85,8 0,425 86,337 85,093 85,970

NK67 (Đ/C 1) 78,8 -1,610 76,764 81,480 78,156NK7328 (Đ/C 2) 81,0 1,454 82,839 78,580 81,582

Căn cứ vào bảng 7 có thể đưa ra các nhận xét sau: Các THL VN1, VN3, VN5, VN8, VN11, VN15 và NK67 có hệ số tương quan gần bằng 1 hay chỉ

số HSTQ – 1 nhỏ; Các tổ hợp lai VN3, VN6, VN8, VN9, VN13 có chỉ số S2d cao và có dấu (*) ở cột thứ 8.

Bảng 7. Bảng tóm tắt để lựa chọn tính ổn định của giống

Ghi chú: NSTB: Năng suất trung bình; Đ/C: Giống đối chứng

THL NSTB (tạ/ha)

Kiểm định hệ số hồi quy Kiểm định độ lệch hồi quyHSHQ-1 Ttn P S2D Ttn P

1 2 3 4 5 6 7 8VN1 83,5 -1,222 1,301 0,790 -4,388 0,477 0,503VN2 91,2 0,017 0,012 0,505 0,685 1,082 0,701VN3 79,1 -1,550 0,308 0,599 106,586 13,711 1.000*VN4 67,6 1,835 1,579 0,818 -2,264 0,730 0,603VN5 89,8 -2,578 10,110 0.969* -8,091 0,035 0,154VN6 68,5 0,644 0,132 0,543 99,622 12,880 1.000*VN7 77,9 1,394 1,353 0,796 -3,577 0,573 0,545VN8 54,6 -0,430 0,116 0,537 53,923 7,430 0.994*VN9 62,1 0,299 0,056 0,517 120,470 15,366 1.000*

VN10 70,2 1,030 1,600 0,820 -6,510 0,224 0,358VN11 71,7 -3,781 1,945 0,846 8,734 2,042 0,851VN12 60,3 2,693 3,869 0,915 -6,191 0,262 0,385VN13 75,4 3,218 0,757 0,707 73,431 9,757 0.998*VN14 58,7 1,161 0,831 0,721 0,470 1,056 0,695VN15 85,8 -0,575 0,731 0,702 -5,584 0,334 0,429

NK67 (Đ/C 1) 78,8 -2,610 1,670 0,826 2,688 1,321 0,751NK7328 (Đ/C 2) 81,0 0,454 0,231 0,576 9,056 2,080 0,855

Page 17: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

17

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Một giống được cho là ổn định khi đồng thời có hệ số tương quan gần bằng 1 (hay HSHQ _ 1 nhỏ) và chỉ số S2d thấp. Như vậy có thể thấy các tổ hợp lai VN1, VN5, VN15 gần đạt các yêu cầu trên.

Tổ hợp lai VN2 có năng suất trung bình cao, hệ số hồi quy (HSHQ) lớn nên phù hợp với điều kiện môi trường cao (các vụ Xuân).

IV. KẾT LUẬNQua đánh giá 3 vụ thí nghiệm cho thấy:- Năng suất trung bình của 15 giống thí nghiệm

trong cả 3 vụ đạt khá cao, tuy nhiên sự ổn định chỉ được biểu hiện trong các tổ hợp lai VN1, VN5, VN15.

- Tổ hợp lai VN15, VN5 có năng suất ổn định và cao hơn 2 giống đối chứng qua 3 vụ thí nghiệm ở mức tin cậy (LSD = 0,05). Tổ hợp lai VN5 có năng suất cao hơn 2 giống đối chứng và ổn định trong vụ Thu Đông 2016. Tổ hợp lai VN2 có năng suất cao

hơn 2 giống đối chứng trong các vụ Xuân.

TÀI LIỆU THAM KHẢOBộ Nông nghiệp và PTNT, 2011. QCVN 01-56: 2011/

BNNPTNT. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô.

Nguyễn Đình Hiền, 1999. Chuơng trình phầm mềm Di truyền số luợng. Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội.

Nguyễn Đình Hiền, Lê Quý Kha, 2007. Các tham số ổn định trong chọn giống cây trồng. Đại Học Nông nghiệp Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật nông nghiệp, tập V, số 1-2007.

Tổng cục Thống kê, 2016. Niên giám thống kê. Số liệu thống kê Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thuỷ sản. NXB Thống kê.

Eberhart, S.A and Russel, W.A, 1966. Stability parameters for comparing varieties. Crop Sci 6: 36-40.

Stability of promising maize hybrid combinations over three different seasons in Phu Tho province

Vu Duy Tuan, Vuong Huy Minh,Nguyen Tien Truong, Tran Trung Kien

AbstractFive hybrid combinations, including VN1, VN2, VN3, VN5 and NK67 with stable and high average yield (from 81.86 to 92.4 quintal/ha) were selected by yield stability assessment of 15 promising hybrid combinations in three seasons in Phu Tho province. These hybrid combinations could be planted in all seasons. VN7, VN12, VN13 and VN15 hybrid combinations had high average yield (from 78.3 to 83.0 quintals/ha), however, their stability index was not high, so that they are suitable in good environmental conditions (in Spring season). These initial results are important information for breeders before implementing production test.Keywords: Maize, stability, good environment

Ngày nhận bài: 20/9/2017Ngày phản biện: 28/9/2017

Người phản biện: TS. Đặng Ngọc HạNgày duyệt đăng: 10/11/2017

1 Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông - VAAS2 Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS)

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MẬT ĐỘ TRỒNG, LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN THÍCH HỢP CHO SẢN XUẤT NGÔ ĐÔNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP LÀM ĐẤT

TỐI THIỂU VÀ CHE PHỦ RƠM RẠ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNGHoàng Trọng Vinh1, Lê Quốc Thanh2,

Hà Thăng Long1, Nguyễn Việt Hà1

TÓM TẮTNghiên cứu xác định mật độ trồng và liều lượng phân bón có ý nghĩa quyết định đến năng suất và hiệu quả trong

sản xuất ngô Đông ở Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH). Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu được thực hiện tại 2 điểm là Hà Nội và Vĩnh Phúc trong vụ Đông 2015 và 2016. Kết quả nghiên đã xác định được mật độ 60.000 cây/ha (70 ˟ 24 cm) và mức phân bón: 180 kg N - 80 kg P2O5 - 100 kg K2O/ha thích hợp cho sản xuất ngô Đông bằng phương pháp làm đất tối thiểu và che phủ rơm rạ ở ĐBSH đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Tư khóa: Ngô Đông, mật độ, liều lượng phân bón, làm đất tối thiểu, che phủ, Đồng bằng sông Hồng

Page 18: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

18

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀCây ngô Đông trên chân đất hai lúa có một vị trí

quan trọng trong cơ cấu cây vụ Đông ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Trong những năm gần đây sản xuất ngô Đông trên đất 2 lúa ở Đồng bằng sông Hồng giảm mạnh cả về diện tích và hiệu quả kinh tế. Theo thống kê năm 2014 diện tích ngô Đông ở vùng ĐBSH đạt 49,3 nghìn ha, năng suất trung bình đạt 48,0 tạ/ha (Niên giám thống kê, 2014). Hiện nay một số giải pháp đã được nghiên cứu nhằm giảm chi phí, tăng năng suất, hiệu quả kinh tế sản xuất ngô đông như: sử dụng giống ngô mới, kỹ thuật làm đất tối thiểu và che phủ rơm rạ. Tuy nhiên sản xuất ngô Đông trên đất 2 vụ lúa ở Đồng bằng sông Hồng còn gặp một số hạn chế là: mật độ trồng ngô ở hầu hết các địa phương còn thấp chỉ từ 4,5 - 5,0 vạn cây/ha; kỹ thuật bón phân chưa hợp lý để phát huy hết tiềm năng, năng suất của giống ngô. Trong khi mật độ trồng và liều lượng phân bón có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng năng suất cho ngô (Phan Xuân Hào, 2007; Nguyễn Văn Bộ, 2007). Nghiên cứu này nhằm xác định được mật độ trồng và liều lượng phân bón phù hợp cho cây ngô vụ Đông ở ĐBSH giúp giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu- Giống ngô NK4300 (Hà Nội), DK8868 (Vĩnh

Phúc); Phân đơn (đạm, lân, kali); phân hữu cơ vi sinh và thuốc bảo vệ thực vật.

2.2. Phương pháp nghiên cứu- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ô lớn, ô nhỏ

(Split plot): phân bón (ô lớn) 3 mức: P1 (120 kg N: 70 kg P2O5: 60 kg K20/ha), P2 (150 kg N: 80 kgP2O5: 80 kg K20/ha) và P3 (180 kg N: 90 kg P2O5: 100 kg K20/ha) + nền (1 tấn phân HCVS); Mật độ (ô nhỏ) 4 mức: M1 (55.000 cây/ha), M2 (60.000 cây/ha), M3 (60.000 cây/ha) và M4 (65.000 cây/ha). Diện tích ô thí nghiệm là 14 m2/ô nhỏ (5 ˟ 2,8 m). Thí nghiệm nhắc lại 3 lần (Nguyễn Huy Hoàng và ctv., 2014).

- Các chỉ tiêu theo dõi: Theo hướng dẫn của CIMMYT (1986) và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô (QCVN 01-56:2011/BNNPTNT).

- Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel và phần mềm thống kê STATISTIX 8.2.

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứuNghiên cứu được thực hiện trong vụ Đông 2015

và vụ Đông 2016 tại: xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội và xã Xuân Phú, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng và liều lượng phân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của các giống ngô tại Vĩnh Phúc và Hà Nội trong vụ Đông 2015 và 2016

Kết quả theo dõi về ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của các giống ngô trong thí nghiệm được trình bày ở bảng 1.

Số liệu bảng 1 cho thấy lượng phân bón và mật độ khác nhau ít ảnh hưởng đến tổng thời gian sinh trưởng của cây ngô trong các công thức thí nghiệm. Do thời tiết vụ Đông 2016 thuận lợi hơn nên thời gian sinh trưởng của cây ngô ngắn hơn so với trong vụ Đông 2015 từ 3 - 5 ngày. Mật độ trồng và liều lượng phân bón khác nhau có ảnh hưởng đến chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của cây ngô trong thí nghiệm ở cả 2 vụ Đông 2015 và 2016. Mật độ càng cao thì chiều cao cây và vị trí đóng bắp càng cao. Ở mật độ 6,5 vạn cây/ha cây ngô có chiều cao cao hơn hẳn so với ở mật độ 5,5 vạn cây/ha. Tỷ lệ giữa chiều cao đóng bắp với chiều cao cây có liên quan đến khả năng chống đổ của cây ngô.

3.2. Khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh hại chính của các giống ngô trong thí nghiệm

Số liệu bảng 2 cho thấy các giống ngô trong thí nghiệm đều có khả năng chống đổ tốt (điểm 1). Khi mật độ tăng, lượng phân bón giảm thì mức độ nhiễm sâu bệnh nặng hơn. Trong thí nghiệm không thấy xuất hiện bệnh gỉ sắt ở các giống ngô.

3.4. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng và liều lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô tại Hà Nội và Vĩnh Phúc

Số liệu trình bày ở bảng 3 cho thấy công thức có năng suất thực thu cao nhất là P3M3 (mức phân bón 180 kg N: 90 kgP2O5: 100 kg K20/ha và mật độ 60.000 cây/ha) đạt 71,4 (tạ/ha) ở vụ Đông năm 2015 và 72,8 (tạ/ha) ở vụ Đông năm 2016. Công thức có năng suất thực thu thấp nhất đạt 50,4 (tạ/ha) ở vụ Đông năm 2015 và 51,6 (tạ/ha) ở vụ Đông năm 2016 là P1M1 (mức phân bón 120 kg N: 70 kg P2O5: 60 kg K2O/ha và mật độ 50.000 cây/ha.

Page 19: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

19

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Bảng 1. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng và liều lượng phân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của giống ngô DK 8868 tại Vĩnh Phúc và NK4300 tại Hà Nội

VụMức phân bón

Mật độ

TGST (ngày) Chiều cao cây cuối cùng (cm)

Chiều cao đóng bắp (cm)

Tỷ lệ CCĐB/cao cây (%)

NK4300 DK8868 NK4300 DK8868 NK4300 DK8868 NK4300 DK8868

Đông 2015

P1

M1 118 120 178,5 205,4 75,5 90,2 42,3 43,91M2 117 118 180,0 207,8 77,4 91,3 43,0 43,93M3 115 118 182,6 206,9 80,4 92,4 44,0 44,65M4 115 119 188,2 208,9 83,5 94,7 45,7 45,33

P2

M1 120 118 179,8 207,6 76,2 93,3 43,5 46,10M2 117 119 180,5 206,5 78,5 95,2 44,8 46,40M3 116 120 182,4 208,5 80,3 95,4 44,0 45,75M4 116 120 185,1 211,6 82,6 96,6 44,6 45,65

P3

M1 118 120 178,6 209,8 78,0 97,6 42,3 46,52M2 116 120 180,0 210,3 79,1 96,8 44,0 46,02M3 115 117 186,5 218,9 82,4 98,8 44,2 45,13M4 115 117 188,3 219,5 83,9 97,3 47,6 44,32

Đông 2016

P1M1 113 115 188,2 207,5 80,3 92,5 42,7 44,58M2 113 116 190,5 206,3 80,6 93,5 42,4 45,32M3 112 115 192,5 207,0 85,6 93,4 44,5 45,8M4 110 116 198,5 210,5 86,0 96,4 44,9 45,85

P2M1 113 115 186,3 212,2 81,2 97,3 43,6 45,16M2 111 116 189,7 213,0 82,1 96,2 43,3 45,16M3 110 115 191,2 214,2 84,8 97,5 44,3 46,2M4 112 116 192,4 213,4 90,2 98,6 46,9 44,81

P3

M1 112 118 183,5 215,6 79,6 96,6 41,8 44,80M2 111 118 190,9 214,5 82,6 98,8 43,3 46,06M3 110 116 194,0 216,0 86,9 103,8 44,8 48,06M4 113 115 198,5 217,7 89,6 102,3 45,1 46,99

Bảng 2. Khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh hại chính của giống ngô DK 8868 tại Vĩnh Phúc và NK 4300 tại Hà Nội

VụMức phân bón

Mật độĐổ rễ

(điểm 1 -5)Sâu đục thân

(điểm 1-5)Sâu đục bắp (điểm 1-5)

Khô vằn (điểm 1-5)

NK4300 DK8868 NK4300 DK8868 NK4300 DK8868 NK4300 DK8868

Đông 2015

P1

M1 1 1 1 1 0 0 1 0M2 1 1 1 1 0 0 1 0M3 1 1 2 2 1 1 1 2M4 1 1 2 2 1 2 2 2

P2M1 1 1 1 1 0 1 1 0M2 1 1 1 1 0 1 1 0M3 1 1 1 2 1 2 2 1M4 1 2 2 2 1 2 1 1

P3M1 1 1 1 0 0 0 1 0M2 1 1 1 0 0 0 1 0M3 1 1 1 0 0 0 1 1M4 1 1 1 1 1 1 1 1

Đông 2016

P1M1 1 1 1 1 1 0 1 0M2 1 1 1 1 0 0 1 0M3 1 1 2 2 2 1 2 1M4 1 1 2 2 2 2 2 2

P2M1 1 1 1 0 0 0 1 0M2 1 1 1 0 0 1 1 1M3 1 1 1 1 1 1 2 1M4 1 2 2 2 2 2 2 2

P3M1 1 1 1 0 1 0 1 0M2 1 1 1 0 0 0 1 0M3 1 1 1 0 0 0 1 0M4 1 1 1 1 1 1 1 2

Page 20: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

20

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Bảng 3. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng và liều lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô DK 8868 tại Vĩnh Phúc

VụMức phân bón

Mật độSố bắp/

cây (bắp)

Chiều dài bắp

(cm)

Đường kính bắp

(cm)

Số hàng hạt/bắp (hàng)

Số hạt/hàng (hạt)

P 1000 hạt (g)

NSTT (tạ/ha)

Đông 2015

P1

M1 1,04 18,7 3,9 13,5 32,8 292 50,40c

M2 1,03 18,2 3,8 13,1 32,6 287 52,10c

M3 1,02 17,9 3,8 12,8 32,4 283 53,90c

M4 1,00 17,6 3,7 12,5 32,1 280 54,80c

P2

M1 1,06 18,9 4,2 14,3 33,7 295 56,4bc

M2 1,04 18,5 4,2 14,0 33,4 291 60,7bc

M3 1,03 18,0 4,1 13,5 33,2 286 63,4b

M4 1,03 17,2 3,9 13,1 33,0 282 65,4ab

P3

M1 1,08 18,1 4,1 14,8 34,2 300 66,1ab

M2 1,07 18,6 4,1 14,5 33,8 297 68,4ab

M3 1,06 19,1 4,3 14,2 33,6 294 71,4a

M4 1,03 17,6 3,8 13,8 33,2 285 69,9ab

CV (%) 3,1 3,5 4,2 1,9 3,7 2,5 7,2LSD(0,05)PB 0,03 2,23 3,25 0,42 0,68 10,93 4,28LSD(0,05)MĐ 0,03 2,34 3,33 0,25 1,21 7,04 4,37

LSD(0,05)PB&MĐ 0,05 1,56 3,52 0,43 2,09 12,19 7,56

Đông 2016

P1

M1 1,06 19,5 4,2 13,6 32,9 290 51,6c

M2 1,04 18,8 4,3 13,3 32,7 288 53,8c

M3 1,02 18,3 4,0 13,0 32,4 284 54,9c

M4 1,00 18,3 3,9 12,8 32,1 281 56,3c

P2

M1 1,07 19,2 4,3 14,2 33,8 295 56,7c

M2 1,05 18,9 4,3 13,9 33,5 291 61,1bc

M3 1,03 17,8 4,2 13,6 33,2 286 63,9b

M4 1,02 17,5 4,0 13,3 32,9 282 65,5b

P3

M1 1,09 18,4 4,5 14,8 34,6 300 67,5ab

M2 1,07 18,9 4,3 14,6 34,4 297 70,1ab

M3 1,05 18,3 4,3 14,4 34,2 293 72,8a

M4 1,02 17,7 3,9 13,7 33,6 285 69,5ab

CV (%) 2,9 3,1 4,3 1,8 3,5 1,6 6,7LSD(0,05)PB 0,03 2,25 3,34 0,42 0,71 7,51 4,06LSD(0,05)MĐ 0,03 2,37 3,54 0,25 1,16 4,54 4,13

LSD(0,05)PB&MĐ 0,05 2,22 3,56 0,43 2,02 7,87 7,15

Kết quả trình bày ở bảng 4 cho thấy công thức có năng suất thực thu cao nhất là P3M3 (mức phân bón 180 kgN: 90 kg P2O5: 100 kg K2O/ha và mật độ 60.000 cây/ha) đạt 64,7 (tạ/ha) ở vụ Đông năm 2015 và 67,4 (tạ/ha) ở vụ Đông năm 2016. Công thức có năng suất thực thu thấp nhất đạt 49,1 (tạ/ha) ở vụ Đông năm 2015 và 51,2 (tạ/ha) ở vụ Đông năm 2016 là P1M1 (mức phân bón 120 kgN: 70 kg P2O5: 60 kg

K2O/ha và mật độ 50.000 cây/ha).Số liệu bảng 3, bảng 4 cho thấy các yếu tố cấu

thành năng suất và năng suất tăng khi cùng mật độ nhưng tăng mức phân bón. Mức phân bón P3M3 (180 kg N: 90 kg P2O5: 100 kg K2O/ha và mật độ 60.000) cho năng suất thực thu cao nhất ở cả 2 vụ đối với 2 giống ngô DK8868 và NK4300 tại Vĩnh Phúc và Hà Nội.

Page 21: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

21

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Bảng 4. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng và liều lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô NK4300 tại Hà Nội

Địa điểm Mức phân bón Mật độ

Số bắp/cây

(bắp)

Chiều dài bắp

(cm)

Đường kính bắp

(cm)

Số hàng hạt/bắp (hàng)

Số hạt/hàng (hạt)

P 1000 hạt (g)

NSTT (tạ/ha)

Đông 2015

P1

M1 1,05 16,6 4,7 13,1 32,8 290 49,1c

M2 1,03 15,5 4,5 12,8 32,6 288 51,0c

M3 1,02 15.0 4,4 12,6 32,1 282 52,4bc

M4 1,01 14,4 4,0 12,4 32,0 275 53,7bc

P2

M1 1,06 16,8 4,5 13,5 33,6 294 52,9bc

M2 1,04 16,0 4,3 13,4 33,0 291 57,4b

M3 1,03 16,0 4,2 13,1 32,5 284 59,8ab

M4 1,03 15,4 4,1 12,5 32,3 280 60,6ab

P3

M1 1,09 16,9 4,1 13,6 33,7 298 59,9ab

M2 1,07 14,5 4,6 13,3 33,4 294 61,4ab

M3 1,06 16,3 4,8 13,2 33,2 290 64,7a

M4 1,02 15,5 4,0 12,7 32,1 278 60,1ab

CV (%) 2,2 2,45 3,5 2,2 1,8 3,5 6,1LSD(0,05)PB 0,02 1,64 2,86 0,02 0,36 0,65 4,92LSD(0,05)MĐ 0,02 1,39 2,36 0,02 0,23 0,13 4,41

LSD(0,05)PB&MĐ 0,04 1,02 2,58 0,04 0,4 1,96 7,64

Đông 2016

P1

M1 1,04 17,3 4,9 13,2 34,2 291 51,2b

M2 1,02 16,0 4,6 13,1 33,5 289 53,4b

M3 1,02 15.6 4,4 12,8 33,1 282 54,8b

M4 1,00 15,2 4,1 12,6 32,6 279 55,9b

P2

M1 1,05 16,6 4,8 13,6 34,3 293 53,7b

M2 1,03 16,5 4,5 13,4 34,0 290 58,4b

M3 1,02 16,3 4,4 13,3 33,4 285 62,0ab

M4 1,02 15,7 4,2 13,1 32,6 281 63,8ab

P3

M1 1,08 17,0 4,7 13,5 34,9 299 61,4ab

M2 1,06 14,9 4,3 13,2 34,7 293 62,5ab

M3 1,05 16,7 4,6 13,5 34,0 291 67,4a

M4 1,02 15,9 4,3 13,1 33,1 276 63,4ab

CV (%) 3,2 2,75 3,77 3,2 2,6 3,5 7,3LSD(0,05)PB 0,04 1,66 2,29 0,04 0,52 0,71 6,14LSD(0,05)MĐ 0,03 1,74 2,44 0,03 0,33 1,16 5,5

LSD(0,05)PB&MĐ 0,06 1,32 2,62 0,06 0,58 2,02 9,53

3.5. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm trong vụ Đông 2015 và vụ Đông 2016 tại Vĩnh Phúc

Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm đối với giống ngô DK8868 và NK4300 tại Hà Nội và Vĩnh Phúc trong vụ Đông

2015 và 2016 được trình bày tại bảng 5 và bảng 6.Số liệu bảng 5 và bảng 6 cho thấy ở cả 2 vụ Đông

công thức thí nghiệm P3M3 (lượng phân bón 1 tấn phân HCVS + 180 kg N+ 90 kg P2O5+ 100 kg K20/ha/vụ và mật độ trồng 60.000 cây/ha) cho hiệu quả kinh tế cao nhất.

Page 22: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

22

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận- Trong vụ Đông 2015 công thức thí nghiệm

P3M3 (180 kg N: 90 kg P2O5: 100 kg K2O + 1 tấn phân HCVS/ha/vụ và mật độ 60.000 cây/ha) thích

hợp nhất đối với giống ngô DK8868 và NK4300, cho năng suất thực thu và hiệu quả kinh tế cao nhất, đạt 71,4 tạ/ha ở giống DK8868 và 64,7 tạ/ha ở giống NK4300. Hiệu quả kinh tế cao nhất so với các công thức khác, đạt 16.229.500 đồng (ở giống DK8868) và 12.544.500 đồng (ở giống NK4300).

Bảng 5. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm trên giống ngô DK8868 tại Vĩnh Phúc trong 2 vụ Đông 2015 và 2016

ĐVT: đồng

Bảng 6. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm trên giống ngô NK4300 tại Hà Nội trong 2 vụ Đông 2015 - 2016

ĐVT: đồng

Chỉ tiêuCông thức

Tổng chi/ha Tổng thu/ha Lãi/ha

Đông 2015 Đông 2016 Đông 2015 Đông 2016 Đông 2015 Đông 2016

P1M1 19.131.000 18.831.000 27.720.000 28.380.000 8.589.000 9.549.000

P1M2 20.231.000 19.931.000 28.655.000 29.535.000 8.424.000 9.604.000

P1M3 21.331.000 21.031.000 29.645.000 30.195.000 8.314.000 9.164.000

P1M4 22.431.000 22.131.000 30.140.000 30.965.000 7.709.000 8.834.000

P2M1 20.239.500 19.939.500 31.075.000 31.240.000 10.835.500 11.300.500

P2M2 21.339.500 21.039.500 33.385.000 33.550.000 12.045.500 12.510.500

P2M3 22.439.500 22.139.500 34.870.000 35.090.000 12.430.500 12.950.500

P2M4 23.539.500 23.239.500 35.915.000 35.970.000 12.375.500 12.730.500

P3M1 20.840.500 20.540.500 36.080.000 36.850.000 15.239.500 16.309.500

P3M2 21.940.500 21.640.500 37.675.000 38.610.000 15.734.500 16.969.500

P3M3 23.040.500 22.740.500 39.270.000 39.985.000 16.229.500 17.244.500

P3M4 24.140.500 23.840.500 38.445.000 38.280.000 14.304.500 14.439.500

Chỉ tiêuCông thức

Tổng chi/ha Tổng thu/ha Lãi/ha

Đông 2015 Đông 2016 Đông 2015 Đông 2016 Đông 2015 Đông 2016

P1M1 19.131.000 18.831.000 28.765.000 30.030.000 9.634.000 11.199.000

P1M2 20.231.000 19.931.000 30.415.000 31.240.000 10.184.000 11.309.000

P1M3 21.331.000 21.031.000 31.185.000 32.175.000 9.854.000 11.144.000

P1M4 22.431.000 22.131.000 31.515.000 32.780.000 9.084.000 10.649.000

P2M1 20.239.500 19.939.500 31.075.000 31.570.000 10.835.500 11.630.500

P2M2 21.339.500 21.039.500 32.395.000 32.945.000 11.055.500 11.905.500

P2M3 22.439.500 22.139.500 32.945.000 34.100.000 10.505.500 11.960.500

P2M4 23.539.500 23.239.500 33.275.000 34.760.000 9.735.500 11.520.500

P3M1 20.840.500 20.540.500 32.725.000 33.495.000 11.884.500 12.954.500

P3M2 21.940.500 21.640.500 33.825.000 34.430.000 11.884.500 12.789.500

P3M3 23.040.500 22.740.500 35.585.000 37.015.000 12.544.500 14.274.500

P3M4 24.140.500 23.840.500 33.055.000 34.925.000 8.914.500 11.084.500

Page 23: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

23

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

- Trong vụ Đông 2016 công thức thí nghiệm P3M3 (180 kg N: 90 kg P2O5: 100 kg K2O + 1 tấn phân HCVS/ha/vụ và mật độ 60.000 cây/ha) thích hợp nhất đối với giống ngô DK8868 và NK4300; cho năng suất thực thu và hiệu quả kinh tế cao nhất (đạt 72,7 tạ/ha ở giống DK8868và 67,3 tạ/ha ở giống NK4300. Hiệu quả kinh tế cao nhất so với các công thức khác, đạt 17.244.500 đồng (ở giống DK8868) và 14.274.500 đồng (ở giống NK4300).

4.2. Đề nghịKhuyến cáo nông dân sản xuất ngô Đông bằng

phương pháp làm đất tối thiểu ở vùng Đồng bằng sông Hồng áp dụng mức phân bón 1 tấn phân HCVS+ 180 kg N+ 90 kg P2O5+ 100 kg K2O/ha/vụ và mật độ trồng 60.000 cây/ha để cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢOBộ Nông nghiệp và PTNT, 2011. QCVN 01-56:2011/

BNNPTNT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô.

Nguyễn Văn Bộ, 2007. Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng. NXB Nông nghiệp. Hà Nội.

Phan Xuân Hào, 2007. Vấn đề mật độ trồng và khoảng cách trồng ngô. Tạp chí NN&PTNT, Tập 16, tr. 9 - 14.

Nguyễn Huy Hoàng (chủ biên), Nguyễn Đình Hiền, Lê Quốc Thanh, 2014. Thiết kế, thi công thí nghiệm, xử lý số liệu và phân tích kết quả trong nghiên cứu nông nghiệp. NXB khoa học và kỹ thuật. Hà Nội.

Tổng cục Thống kê, 2017. Sản lượng lương thực cả nước năm 2014, truy cập ngày 15/10/2017. Địa chỉ: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=436&idmid=3.

Identification of planting density and fertilizer doses for winter maize production by applying minimum tillage

and straw mulching in Red River DeltaHoang Trong Vinh, Le Quoc Thanh,

Ha Thang Long, Nguyen Viet Ha

AbstractPlanting density and fertilizer doses play an important role in increase of yield and efficiency of Winter maize production in Red River Delta. This study was conducted in Hanoi and Vinh Phuc in Winter 2015 and Winter 2016. The results showed that planting density of 60,000 plants per ha (70 ˟ 24 cm) and fertilizer doses of (180 kg N - 80 kg P2O5 - 100 kg K2O/ha) gave the highest yield and efficiency for maize production in Red River Delta.Keywords: Winter maize, planting density, fertilizer dose, minimum tillage, Red River Delta

Ngày nhận bài: 16/10/2017Ngày phản biện: 21/10/2017

Người phản biện: TS. Đặng Ngọc HạNgày duyệt đăng: 10/11/2017

1 Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ (ASISOV)

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG TỚI KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ HÀM LƯỢNG TINH BỘT SẮN Ở TỈNH ĐẮK NÔNG

Nguyễn Thanh Phương1

TÓM TẮTNghiên cứu xác định mật độ trồng tốt nhất để sắn sinh trưởng, phát triển cho năng suất và chất lượng cao. Thí

nghiệm về mật độ trồng sắn gồm 5 công thức được bố trí trong 2 năm (2014 và 2015) tại huyện Krông Nô, Đắk Song, Đắk Glong tỉnh Đăk Nông. Kết quả thí nghiệm cho thấy, mật độ trồng thích hợp nhất là trồng 12.500 cây/ha cho năng suất vượt trội đạt 28,18 tấn/ha, tăng 14% so với trồng 10.000 cây/ha và có khả năng thích ứng cao và mức ổn định về năng suất, hàm lượng tinh bột đạt 26,3%; Ngoài ra có thể trồng ở mật độ 14.000 cây/ha ở những nơi trồng thuần, đất xấu, dốc và năng suất đạt 27,38 tấn/ha.

Tư khóa: Huyện Krông Nô, Đắk Song, Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, sắn, mật độ trồng

Page 24: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

24

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀĐắk Nông là tỉnh có diện tích trồng sắn khá lớn

ở vùng Tây Nguyên, tuy nhiên, diện tích sắn những năm qua có biến động bất thường, không ổn định. Năm 2015, diện tích sắn giảm còn 18.420 ha, năng suất 15,81 tấn/ha, sản lượng 291,2 ngàn tấn và năm 2016, diện tích giảm còn 15.543 ha, sản lượng đạt 312.724 tấn. Trong năm 2017, kế hoạch trồng 16.950 ha với sản lượng ước tính đạt 266.990 tấn (Sở Nông nghiệp và PTNT Đắk Nông, 2016). Kết quả điều tra hiện trạng sản xuất sắn trong 3 năm (2011 - 2013), năng suất từ 19,38 - 22,70 tấn/ha (mật độ trồng 10.000 - 11.000 cây/ha), năng suất sắn chưa tương xứng với tiềm năng đất đai, khí hậu của tỉnh (Nguyễn Thanh Phương, 2014). Kết quả nghiên cứu mật độ từ năm 2009 - 2011 tại tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận cho thấy trên vùng đất đồi mật độ trồng thích hợp là 12.000 cây/ha, năng suất đạt 26,65 tấn/ha (Nguyễn Thanh Phương, 2012). Tại Khánh Hòa, khoảng cách trồng hợp lý đối với cây sắn ở huyện Khánh Vĩnh là hàng cách hàng từ 80 - 100 cm và cây cách cây từ 80 - 100 cm (Phạm Vũ Bảo, 2015). Để có sắn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy hoạt động hiệu quả thì yêu cầu cấp thiết là ngoài việc xác định các giống sắn, thời vụ, phân bón cần phải xác định mật độ trồng thích hợp ở các chân đất và tiểu vùng khác nhau nhằm đảm bảo năng suất cao và hàm lượng tinh bột khá (xấp xỉ 26%) đạt yêu cầu cần có của sắn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến sắn.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu Giống sắn KM98-7 là giống sắn công nghiệp

chủ lực phổ biến hiện nay ở tỉnh Đắk Nông. Phân bón bao gồm phân đạm Urê (46% N), phân lân Văn Điển (16% P2O5), phân Kali Clorua (60% K2O). Đất thí nghiệm là đất nâu đỏ (Ferrasols) phát triển trên đá bazan tỉnh Đắk Nông.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệmCác thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên

hoàn chỉnh (RCDB), 3 lần lặp lại, diện tích ô cơ sở 32 m2, nền bón cho 1 ha là 60 kg N + 40 kg P2O5 + 60 kg K2O + 1.000 kg phân hữu cơ vi sinh, 5 công thức thí nghiệm gồm CT1: 8.333 cây/ha (1 m ˟ 1,2 m; 26 cây/ô); CT2 (Đ/c): 10.000 cây/ha (1 m ˟ 1 m; 32 cây/ô); CT3: 12.500 cây/ha (1 m ˟ 0,8 m; 40 cây/ô); CT4: 14.000 cây/ha (1 m ˟ 0,7 m; 44 cây/ô); CT5: 15.625 cây/ha (0,8 m ˟ 0,8 m; 50 cây/ô).

2.2.2. Phương pháp đánh giá và chỉ tiêu theo dõi - Các chỉ tiêu đánh giá theo Quy chuẩn quốc

gia QCVN 01-61:2011 (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011).

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của người nông dân để tiến hành các thí nghiệm.

- Phân tích hàm lượng tinh bột theo TCVN 9935-2013 (Bộ Khoa học & Công nghệ, 2013).

2.2.3. Phương pháp xử lý só liệuXử lý số liệu thống kê sinh học bằng phần mềm

IRRISTAT 5.0 và Excel.

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứuNghiên cứu được thực hiện tại các xã Nâm N’Đir,

Tân Thành (Krông Nô), Trường Xuân (Đắk Song), Đắk Ha (Đắk Glong) trong 2 năm 2014 và 2015, đất dốc từ 10 - 200.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng tới sinh trưởng, phát triển và một số yếu tố cấu thành năng suất của cây sắn

Tiến hành triển khai thí nghiệm trong 2 năm tại 3 huyện đại diện cho từng tiểu vùng sinh thái tỉnh Đắk Nông, số liệu về ảnh hưởng của thời vụ trồng sắn tới sinh trưởng, phát triển được trình bày ở bảng 1 và 2.

Kết quả theo dõi cho thấy, năm 2014, CT1 và CT2 có số cây thu hoạch trong ô đạt > 90%, CT5 cho số cây thu hoạch trong ô thấp nhất (68 - 72%). Khối lượng củ trung bình từ 2,72 - 3,02 kg. Năng suất lý thuyết của các công thức từ 23,74 - 32,89 tấn/ha, trong đó CT3 cao nhất (31,07 - 32,89 tấn/ha) và vượt hơn CT2 (Đ/c) từ 15,2 - 16,2% (Bảng 1). Năm 2015, CT1 và CT2 (Đ/c) cũng cho số cây thu hoạch trong ô cao > 90%. Khối lượng củ trung bình từ 2,55 - 3,28 kg. Trong đó, cao nhất ở CT1 tại huyện Đắk Song đạt 3,28 kg. Năng suất lý thuyết của các công thức từ 25,06 - 32,54 tấn/ha, trong đó CT3 cao nhất (30,88 - 32,54 tấn/ha) và vượt hơn CT2 (Đ/c) từ 11,5 - 19,4% (Bảng 2).

3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng tới tình hình sâu bệnh hại cây sắn

Qua 2 năm thí nghiệm, tiến hành theo dõi 6 đối tượng sâu bệnh hại chính gồm sùng, mối đục hom, đốm nâu lá, khô đọt, thối củ, rễ, Phytopthora và chổi rồng. Kết quả cho thấy bệnh đốm nâu lá có tỷ lệ nhiễm bệnh cao, tập trung chủ yếu ở Đắk Song và Đắk Glong. Còn lại, đối với các loại sâu bệnh khác, tỷ lệ nhiễm bệnh ở mức thấp, không gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trong ô thí nghiệm (Bảng 3).

Page 25: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

25

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Bảng 1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và các yếu tố cấu thành năng suất sắn tại các điểm thí nghiệm năm 2014

Chỉ tiêu Địa điểm CT1 CT2 (Đ/c) CT3 CT4 CT5

Chiều cao cây (cm)

Đắk Song 272,3 292,9 280,1 272,3 269,1

Đắk GLong 286,3 278,6 279,3 275,3 277,6

Krông Nô 277,5 279,5 276,7 281,2 281,7

Số cây thu hoạch/ô (cây)

Đắk Song 26,7 31,3 34,3 36,3 35,0

Đắk GLong 24,3 29,0 35,0 34,3 34,0

Krông Nô 26,7 29,7 34,3 36,0 36,0

Số củ/khóm

Đắk Song 4,87 5,07 4,60 4,27 4,53

Đắk GLong 5,13 5,47 5,47 4,60 4,13

Krông Nô 5,27 5,73 5,00 5,47 4,73

Khối lượng củ (kg)

Đắk Song 3,01 2,89 3,07 2,80 2,83

Đắk GLong 3,13 2,97 2,88 2,79 2,72

Krông Nô 3,02 3,04 2,90 2,79 2,76

Năng suất lý thuyết (tấn/ha)

Đắk Song 25,13 28,30 32,89 31,88 30,88

Đắk GLong 23,74 26,98 31,47 30,00 28,94

Krông Nô 25,15 28,22 31,07 31,28 30,99

Bảng 2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và các yếu tố cấu thành năng suất của cây sắn tại các điểm thí nghiệm năm 2015

Chỉ tiêu Địa điểm CT1 CT2 (Đ/c) CT3 CT4 CT5

Chiều cao cây (cm)

Đắk Song 288,0 286,7 276,7 275,3 288,8

Đắk GLong 284,3 287,9 242,7 273,3 265,7

Krông Nô 277,0 279,5 277,1 295,5 208,5

Số cây thu hoạch/ô (cây)

Đắk Song 24,8 29,3 34,3 36,7 38,7

Đắk GLong 25,6 28,3 32,3 36,3 36,0

Krông Nô 25,7 30,0 37,3 37,0 35,0

Số củ/khóm

Đắk Song 4,66 5,47 5,33 4,27 3,93

Đắk GLong 5,48 5,53 5,40 5,40 5,13

Krông Nô 4,87 5,07 4,67 6,07 6,20

Khối lượng củ (kg)

Đắk Song 3,28 3,19 2,87 2,70 2,55

Đắk GLong 3,16 2,92 3,10 2,56 2,56

Krông Nô 3,13 2,96 2,78 2,61 2,65

Năng suất lý thuyết (tấn/ha)

Đắk Song 25,33 29,20 30,88 30,95 30,74

Đắk GLong 25,34 25,86 31,30 29,06 28,71

Krông Nô 25,06 27,75 32,54 29,83 28,92

Page 26: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

26

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

3.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng tới năng suất và tỷ lệ tinh bột sắn

Số liệu về ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất cây sắn qua 2 năm 2014 và 2015 được trình bày ở bảng 4 cho thấy năm 2014 tại huyện Đăk Song các mật độ trồng 12.500 cây/ha; 14.000 cây/ha và 15.625 cây/ha cho năng suất cao và sai khác có ý nghĩa ở mức 95% với mật độ trồng 8.333 cây/ha. Giữa các mật độ còn lại không có sự sai khác. Mật độ trồng 12.500 cây/ha cho năng suất cao nhất, đạt 28,61 tấn/ha. Tại huyện Đắk Glong, mật độ trồng 12.500 cây/ha cho năng suất cao nhất đạt 27,86 tấn/ha và sai khác có ý nghĩa ở mức 95% với mật độ trồng 8.333 cây/ha và 10.000 cây/ha. Giữa mật độ trồng 12.500 cây/ha với các mật độ còn lại không có sự sai khác. Tại huyện Krông Nô, mật độ trồng 12.500 cây/ha và 14.000 cây/ha

cho năng suất cao và sai khác có ý nghĩa ở mức 95% với 8.333 cây/ha. Giữa mật độ trồng 12.500 cây/ha và 14.000 cây/ha với các mật độ còn lại không có sự sai khác. Mật độ trồng 12.500 cây/ha cho năng suất cao nhất 28,39 tấn/ha.

Năm 2015, tại Đắk Song, mật độ trồng 12.500 cây/ha và 14.000 cây/ha cho năng suất cao và sai khác có ý nghĩa ở mức 95% với mật độ 8.333 cây/ha và 10.000 cây/ha. Mật độ trồng 12.500 cây/ha cho năng suất cao nhất đạt 28,38 tấn/ha. Tại Đắk Glong, mật độ 12.500 cây/ha cho năng suất cao đạt 27,72 tấn/ha và sai khác có ý nghĩa ở mức 95% với mật độ 8.333 cây/ha và 10.000 cây/ha. Giữa mật độ 12.500 cây/ha với các công thức còn lại không có sự sai khác. Tại Krông Nô, năng suất ở mật độ trồng 12.500 cây/ha đạt cao nhất (28,10 tấn/ha).

Bảng 3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ gây hại của một số sâu bệnh hại sắn tại các điểm thí nghiệm (bình quân trong 2 năm 2014 - 2015)

Chỉ tiêu Địa điểm CT1 CT2 (Đ/c) CT3 CT4 CT5

Sùng, mối đục hom (%)Đắk Song 3,1 0 0 21,9 9,4Đắk GLong 0 9,4 6,3 0 0Krông Nô 0 0 6,3 0 6,3

Đốm nâu lá (%)Đắk Song 31,3 37,5 28,1 9,4 6,3Đắk GLong 18,8 25,0 9,4 31,3 15,6Krông Nô 9,4 59,4 3,1 12,5 21,9

Khô đọt (%)Đắk Song 3,1 15,6 0 15,6 15,6Đắk GLong 0 3,1 0 0 15,6Krông Nô 0 0 0 0 0

Bệnh thối củ, rễ (%)Đắk Song 0 9,4 6,3 9,4 0Đắk GLong 0 12,5 0 0 0Krông Nô 0 12,5 3,1 0 9,4

Bệnh Phytopthora (%)Đắk Song 0 0 0 0 9,4Đắk GLong 3,1 0 0 0 0Krông Nô 0 3,1 0 0 0

Bảng 4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất sắn tại các điểm thí nghiệm trong 2 năm 2014 và 2015

Chỉ tiêu Địa điểm CT1 CT2 (Đ/c) CT3 CT4 CT5  CV(%) LSD0,05

Năng suất thực thu năm 2014 (tấn/ha)

Đắk Song 22,68 25,10 28,61 27,80 27,68 8,5 4,09Đắk GLong 21,17 24,25 27,86 27,06 25,94 7,7 3,55Krông Nô 22,72 25,15 28,39 28,04 27,96 8,1 3,88

Bình quân   22,19 24,83 28,29 27,63 27,19

Năng suất thực thu năm 2015 (tấn/ha)

Đắk Song 22,86 24,98 28,38 28,09 27,74 6,3 3,00Đắk GLong 21,85 23,98 27,72 26,06 26,24 8,6 3,94Krông Nô 22,53 24,86 28,10 27,21 26,24 7,4 3,47

Bình quân   22,41 24,61 28,07 27,12 26,74    

Page 27: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

27

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Hàm lượng tinh bột của củ sắn tươi ở CT1; CT2 (Đ/c); CT3 bình quân tại các điểm thí nghiệm là cao

và đạt từ 26,3 - 26,7%, mật độ càng tăng thì tỷ lệ tinh bột có giảm (Bảng 5).

Bảng 5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ tinh bột sắn tại các điểm thí nghiệm trong 2 năm 2014 và 2015

Như vậy, qua 2 năm thí nghiệm mật độ trồng sắn tại 3 huyện Đắk Song, Đắk Glong và Krông Nô xác định mật độ trồng 12.500 cây/ha cho năng suất cao nhất đạt 28,07 - 28,29 tấn/ha, tiếp theo là các mật độ trồng 14.000 cây/ha và 15.625 cây/ha. Kết quả này trùng với nghiên cứu của Nguyễn Đình Tiến (2007) tại vùng đất An Khê - Gia Lai: Năng suất đạt 24,78 tấn/ha với mật độ 10.000 cây/ ha, 25,05 tấn/ha với mật độ 12.000 cây/ha và nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương (2009 - 2011) tại vùng Duyên hải Nam Trung bộ: Trên vùng đất đồi mật độ trồng thích hợp là 12.000 cây/ha năng suất đạt 26,65 tấn/ha, vượt hơn 21% so với trồng mật độ 10.000 cây/ha.

Qua 2 năm triển khai thí nghiệm, với mức đầu tư từ 18.876.600 - 20.335.000 đồng/ha, lãi ròng của các công thức từ 7.750.100 - 14.235.300 đồng/ha. Trong đó, CT1 trồng với mật độ 8.333 cây/ha cho năng suất và lãi ròng thấp nhất từ 7.750.100 - 8.018.100 đồng/ha, tỷ suất lợi nhuận đạt 0,41 lần. CT3 trồng mật độ 12.500 cây/ha cho năng suất cao và lãi ròng cao nhất từ 13.968.700 - 14.235.300 đồng/ha, tỷ suất lợi nhuận đạt 0,72 lần. Tiếp đến là công thức CT4 trồng mật độ 14.000 cây/ha cho lãi ròng từ 12.532.700 - 13.147.300 đồng, tỷ suất lợi nhuận đạt 0,66 lần (Hình 1).

Hình 1. Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm mật độ trồng sắn tại Đắk Nông năm 2014 và 2015

3.4. Khả năng thích ứng và mức độ ổn định năng suất của các thí nghiệm mật độ trồng tại Đắk Nông

Khả năng thích ứng của các mật độ thí nghiệm với điều kiện ngoại cảnh về năng suất các mật độ trồng 8.333 cây/ha; 10.000 cây/ha và 12.500 cây/ha có tính thích ứng với các điều kiện bất lợi vì chỉ số hồi quy bi < 1; không có mật độ nào ổn định về năng suất cao, các mật độ còn lại cho năng suất ổn định, tương quan tuyến tính giữa kiểu gen và môi trường, vì S2di < 1 (Bảng 6). Các mật độ trồng 8.333 cây/ha; 14.000 cây/ha và 15.625 cây/ha có tính ổn định về năng suất thấp hơn so với trồng 10.000 cây/ha và 12.500 cây/ha.

Như vậy, mật độ trồng 12.500 cây/ha cho năng suất vượt trội đạt 28,18 tấn/ha, tăng 14% so với đối chứng và có khả năng thích ứng cao và mức ổn định về năng suất.

Bảng 6. Năng suất và chỉ số thích ứng (bi), chỉ số ổn định (S2di) của các mật độ trồng sắn qua 2 năm

(2014 và 2015) tại Krông Nô, Đắk Song và Đắk Glong

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luậnMật độ trồng thích hợp nhất là trồng 12.500

cây/ha cho năng suất vượt trội đạt 28,18 tấn/ha, tăng 14% so với trồng 10.000 cây/ha, có khả năng thích

Công thức Tỷ lệ tinh bột năm 2014 (%) Tỷ lệ tinh bột năm 2015 (%) 

Bình quânĐắk Song Đắk Glong Krông Nô Đắk Song Đắk Glong Krông Nô

CT1 25,9 27,0 26,0 27,1 26,9 27,1 26,7CT2 (Đ/c) 25,8 26,8 25,8 26,5 26,7 26,9 26,4CT3 25,8 26,8 25,7 26,4 26,6 26,8 26,3CT4 25,3 25,8 25,4 25,7 25,8 26,6 25,8CT5 25,1 25,3 25,3 25,4 25,5 26,3 25,5

Công thức

Năng suất bình

quân (tấn/ha)

Năng suất so với

đối chứng (%)

Hệ số hồi quy

(bi)

Độ lệch hồi quy (S2di)

CT1 22,30 90,2 0,97 0,10CT2 (Đ/c) 24,72 100,0 0,92 0,06

CT3 28,18 114,0 0,54 0,01CT4 27,38 110,8 1,162 0,12CT5 26,97 109,1 1,403 0,14

25,000

20,000

15,000

10,000

5,000

-CT1 CT2 CT3 CT4 CT5

Tổng chiLãi ròng 2014Lãi ròng 2015

Page 28: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

28

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

ứng cao và mức ổn định về năng suất, tỷ lệ tinh bột 26,3%; ngoài ra có thể trồng ở mật độ 14.000 cây/ha ở những nơi trồng thuần, đất xấu, dốc và năng suất đạt 27,38 tấn/ha.

4.2. Đề nghịĐề nghị cần có thêm các thí nghiệm về mật độ

trồng cho các giống sắn dài, trung và ngắn ngày để đánh giá hiệu quả của các giống sắn thích hợp nhất đối với tỉnh Đắk Nông.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Phạm Vũ Bảo, 2015. Xây dựng các biện pháp kỹ thuật

canh tác giống sắn cao sản tại Khánh Vĩnh - tỉnh Khánh Hòa. Báo cáo Tổng kết đề tài, 81 trang.

Bộ Khoa học và Công nghệ, 2013. TCVN 9935:2013. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F18 Đường, mật ong và sản phẩm tinh bột.

Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011. QCVN 01-61:2011/BNNPTNT. Quy chuẩn quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống sắn.

Nguyễn Thanh Phương, 2012. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật canh tác tổng hợp đối với cây sắn theo hướng hiệu quả và bền vững trên đất cát biển và đất đồi gò ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ. Báo cáo Khoa học tổng kết đề tài, 130 trang.

Nguyễn Thanh Phương, 2014. Điều tra khảo sát thực trạng sản xuất sắn tại Đắk Nông. Báo cáo chuyên đề.

Sở Nông nghiệp và PTNT Đắk Nông, 2016. Báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2016 và triển khai kế hoạch 2017.

Nguyễn Đình Tiến, 2007. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu góp phần nâng cao năng suất sắn ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Luận án Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp, Hà Nội, 2007.

Effect of cassava planting density on growth, development, yield and starch content in Dak Nong province

Nguyen Thanh Phuong AbstractResearch aims to identify the best planting density for cassava growth, development with high yield and good quality. The experiments of cassava planting density included 5 treatments: CT1: 8,333 plants/ha; CT2 (control): 10,000 plants/ha; CT3: 12,500 plants/ha; CT4: 14,000 plants/ha; CT5: 15,625 plants/ha; the experiments were conducted in two years (2014 and 2015) in Krong No, Dak Song and Dak Glong districts. Results indicated that the most appropriate planting density was 12,500 plants/ha and obtained the superior yield of 28.18 tons/ha, increased by 14% as compared to that of the control and had high adaptation and yield stability; starch content reached 26.3%. In addition, the planting density of 14,000 plants/ha could be suitable for cassava monoculture in poor and slope soils, and the yield was recorded at 27.38 tons/ha.Keywords: Krong No district, Dak Song district, Dak Glong district, Dak Nong province, cassava, planting density

Ngày nhận bài: 02/9/2017Ngày phản biện: 10/9/2017

Người phản biện: TS. Trịnh Văn MỵNgày duyệt đăng: 11/10/2017

1 Trung tâm Tài nguyên thực vật

ẢNH HƯỞNG CỦA VẬT LIỆU CHE PHỦ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG VỪNG VĐ11 TRONG VỤ HÈ THU TẠI NGHỆ AN

Lê Khả Tường1, Nguyễn Trọng Dũng1, Nguyễn Thị Doan1

TÓM TẮTCác vật liệu che phủ khác nhau đã làm giảm nhiệt độ và tăng độ ẩm đất trong điều kiện vụ Hè Thu ở Nghệ An.

Trong đó, nhiệt độ giảm mạnh nhất thuộc về lớp màng nilon đen, tiếp đến là nilon trắng và dây lạc. Sử dụng vật liệu che phủ cho giống vừng VĐ11 tại Nghệ An đã kéo dài thời gian sinh trưởng (TGST), làm tăng chiều cao cây và số đốt/thân, làm tăng năng suất từ 26,7 - 32,4% trên đất cát biển, từ 27,7 - 33,0% trên đất thịt nhẹ, trong đó mức độ tăng của che phủ nilon đen > nilon trắng > dây lạc. Che phủ bằng nilon đen cho hiệu quả kinh tế cao nhất với lãi thuần tăng 1,56 lần, tiếp theo là nilon trắng với 1,45 lần và dây lạc với 1,42 lần so với đối chứng.

Tư khóa: Che phủ, độ ẩm, hè thu, lãi thuần, nhiệt độ, vừng

Page 29: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

29

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀNghệ An là một tỉnh có quy mô sản xuất vừng

lớn nhất cả nước với trên 10.000 ha/năm, chiếm 30% diện tích và gần 40% sản lượng vừng cả nước (Lê Khả Tường, 2009). Tại đây, vừng được trồng chủ yếu trên đất cát biển và đất thịt nhẹ vùng đồng bằng. Vừng là một trong ba cây trồng quan trọng trong hệ thống luân canh lạc Xuân, vừng Hè và rau màu vụ Đông (Chi cục Trồng trọt và BVTV Nghệ An, 2016). Do đó sản xuất vừng luôn tạo ra một nguồn thu nhập quan trọng cho nông dân tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu nói chung, BĐKH ở Việt Nam và Nghệ An nói riêng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống cây trồng, trong đó có cây vừng (Trần Thị Hạnh Trang, 2011). BĐKH gây ra nắng nóng và hạn hán kéo dài từ gieo trồng đến hình thành hạt ở các tháng 6, 7, 8; mưa nhiều gây ngập úng ở cuối vụ, tập quán gieo vãi không lên luống, không có quy trình canh tác tiên tiến đã khiến cho cây vừng sinh trưởng kém ở đầu thời vụ, bệnh héo xanh phát triển mạnh ở giai đoạn cuối vụ (Lê Khả Tường và Nguyễn Trọng Dũng, 2013). Đây là những yếu tố hạn chế căn bản làm giảm năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của sản xuất vừng ở Nghệ An trong những năm gần đây. Điều kiện sản xuất bất thuận trong những năm qua đã gây ra một tổn thất nghiêm trọng trong sản xuất vừng ở Nghệ An, ước tính khoảng 4000 tấn/năm, tương ứng khoảng 100 tỷ đồng mỗi năm đã bị thất thu do BĐKH, kết quả là hàng nghìn hộ nông dân phải bỏ hoang vụ Hè Thu hoặc chuyển đổi sang những cây trồng khác kém hiệu quả. Do đó các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng biện pháp canh tác mới thích ứng với BĐKH ở Nghệ An là một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứuSử dụng giống vừng triển vọng VĐ11 đã được Bộ

Nông nghiệp và PTNT công nhận sản xuất thử cho các tỉnh Bắc Trung bộ theo Quyết định số 83/QĐ-TT-CCN, ngày 7/3/2013 (Cục Trồng trọt, 2013). Các vật liệu khác gồm dây lạc tươi, các loại nilon, phân đạm urê, phân lân super, phân KCL, phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh (HCVS).

2.2. Phương pháp nghiên cứuThí nghiệm gồm 4 công thức, 3 lần lặp, bố trí khối

ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD), diện tích ô = 50 m 2,

tiến hành tại hai địa bàn đất cát biển và đất thịt nhẹ. Các công thức được bố trí như sau: (i) không che phủ (ĐC); (ii) che phủ dây lạc tươi 15 tấn/ha; (iii) che phủ nilon đen 110 kg/ha và (iv) che phủ nilon trắng 100 kg/ha.

Xác định độ ẩm đất và nhiệt đất sau 10 ngày không mưa, không tưới nước bằng máy cầm tay Shinwa 72716 của Nhật. Tiến hành đo vào thời điểm 12 - 15 h bằng cách cắm đầu dò ngập sâu vào đất từ 15 - 25 cm sau đó điều chỉnh các nốt chức năng và đọc kết quả. Đánh giá đặc điểm nông sinh học theo form mô tả của Trung tâm Tài nguyên thực vật trên cây vừng.

Kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc theo quy trình canh tác giống vừng VĐ11, mật độ 30 vạn cây/ha, phân bón: 1 tấn phân HCVS + 46 kg N + 60 P2O5 + 50 K2O; Đánh giá tổng giá trị thu nhập theo công thức GR =YP. Trong đó GR là tổng giá trị thu nhập, Y là năng suất, P là giá bán. Tổng chi phí lưu động theo công thức TVC = MC+ LC + EC + CI. Trong đó TVC là tổng chi phí lưu động, MC là chi phí vật tư, LC là chi phí lao động, EC là chi phí năng lượng, CI là lãi suất vốn đầu tư. Tính lợi nhuận theo công thức P = GR – TVC.

Số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê trên Excel và IRRISTAT 5.0

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Các thí nghiệm thực

hiện trong vụ Hè Thu, từ 2016 - 2017; trong đó năm 2016 bố trí gieo trồng ngày 28/5; năm 2017 gieo trồng ngày 2/6.

- Địa điểm nghiên cứu: Trên đất cát biển và đất thịt nhẹ đại diện cho các vùng trồng vừng ở Nghệ An. Trong đó đất cát biển tiến hành tại xã Diễn Hùng, đất thị nhẹ thực hiện tại xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến nhiệt độ và độ ẩm đất

Trên thế giới các nhà khoa học đã ghi nhận rằng tác dụng chính của các vật liệu che phủ là tạo ra một lớp màng có khả năng duy trì các yếu tố môi trường đất phù hợp với nhu cầu sinh trưởng của cây trồng (Fazeli et al., 2007).

Kết quả nghiên cứu cho thấy các lớp màng này đã làm giảm khoảng 50C khi áp dụng các vật liệu che phủ trong điều kiện vụ Hè Thu ở Nghệ An. Trong đó nhiệt độ giảm mạnh nhất thuộc về lớp màng nilon đen với 270C, tiếp đến là nilon trắng với 280C và dây lạc với 290C. Trong điều kiện không che phủ, sự bốc thoát hơi nước diễn ra mạnh trên đất cát biển và đất thịt nhẹ, tương ứng với độ ẩm đất 65 và 68%, trong khi ở điều kiện có che phủ độ ẩm đất được duy trì trong phạm vi 75 - 76 % trên đất cát biển và 77 - 78%

Page 30: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

30

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

trên đất thịt nhẹ. Như vậy các vật liệu che phủ đã làm tăng độ ẩm đất lên 10 - 11% trên đất cát biển và 9 - 10% trên đất thịt nhẹ (Bảng 1).

Bảng 1. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến nhiệt độ và độ ẩm đất trồng vừng tại Nghệ An, 2016 - 2017

3.2. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến sinh trưởng của giống VĐ11

Nhờ tác dụng của lớp màng, nhiệt độ và ẩm độ đất được duy trì ở mức bình thường, phù hợp với nhu cầu sinh trưởng của cây vừng. Đây chính là điều kiện căn bản, góp phần kéo dài TGST, duy trì tốc độ tăng trưởng chiều cao cây và số đốt/thân. Kết quả nghiên cứu cho thấy các lớp màng che phủ đã kéo dài TGST khoảng 5 ngày trên đất cát biển và từ 3 - 4 ngày trên đất thịt nhẹ, làm tăng trưởng chiều cao cây từ 2,1 - 6,0 cm và số đốt/thân từ 3,0 - 3,5 đốt trên đất cát biển; làm tăng trưởng chiều cao cây từ 2,1 - 7,0 cm và số đốt/cây từ 3,0 - 5,5 đốt trên đất thịt nhẹ. Trong đó lớp màng nilon đen có tác dụng tăng trưởng cao nhất đến chiều cao cây và số đốt/thân, tiếp theo là nilon trắng và dây lạc (Bảng 2).

3.3. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến các yếu tố cấu thành năng suất

Vật liệu che phủ đã ảnh hưởng một cách rõ nét đến hàng loạt các quá trình sinh học (TGST, cao cây, số đốt) và phi sinh học (nhiệt và ẩm độ đất). Đây chính là cơ sở khoa học làm thay đổi căn bản giá trị của các yếu tố cấu thành năng suất ở cây vừng. Kết quả nghiên cứu cụ thể cho thấy sử dụng vật liệu che phủ đã làm tăng 3,3 - 4,4 quả/cây trên đất cát biển và

tăng 5,1 - 6,2 quả/cây trên đất thịt nhẹ. Tuy nhiên sử dụng vật liệu che phủ không làm tăng rõ nét đối với số hạt/quả và khối lượng nghìn hạt. Đặc biệt các loại vật liệu che phủ đã làm tăng năng suất 0,28 - 0,34 tấn/ha trên đất cát biển; và tăng 0,31 - 0,37 tấn/ha trên đất thịt nhẹ. Như vậy sử dụng các vật liệu che phủ đã tạo ra sự khác biệt và làm tăng năng suất một cách có ý nghĩa so với không che phủ trên cả hai loại đất cát biển và đất thịt nhẹ ở Nghệ An (Bảng 3).

Bảng 2. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến sinh trưởng của giống vừng VĐ11 tại Nghệ An, 2016 - 2017

Vật liệu che phủĐất cát biển Đất thịt nhẹ

TGST (ngày)

Cao cây (cm)

Số đốt/thân

TGST (ngày)

Cao cây (cm)

Số đốt/thân

Không che phủ (ĐC) 80 64,4 18,0 82 67,4 19,0Che phủ dây lạc tươi 85 66,5 21,0 86 69,5 22,0Che phủ Nilon đen 85 70,4 23,5 85 74,4 24,5

Che phủ Nilon trắng 85 70,2 22,0 85 73,2 22,5

Chỉ tiêu Công thức Đất cát biển

Đất thịt nhẹ

Nhiệt độ đất (0C)

Không che phủ (ĐC) 35 33Che phủ dây lạc tươi 29 27Che phủ Nilon đen 27 27Che phủ Nilon trắng 28 28

Độ ẩm đất (%)

Không che phủ 65 68Che phủ dây lạc tươi 75 77Che phủ Nilon đen 77 78Che phủ Nilon trắng 76 77

Bảng 3. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống vừng VĐ11 tại Nghệ An, 2017

Công thứcĐất cát biển Đất thịt nhẹ

Quả/cây Hạt/quả KL1000 hạt (g)

NSTT (tấn/ha) Quả/cây Hat/quả KL1000

hạt (g)NSTT

(tấn/ha)Không che phủ (ĐC) 25,2 69,2 2,0 1,05 25,4 70,2 2,1 1,12Che phủ dây lạc tươi 28,5 71,0 2,2 1,33 30,5 71,2 2,2 1,43Che phủ Nilon đen 29,6 71,1 2,2 1,39 31,6 71,8 2,2 1,49

Che phủ Nilon trắng 29,0 71,0 2,2 1,37 30,6 71,4 2,2 1,46CV (%) 5,0 13,3LSD0,05 0,12 0,29

Page 31: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

31

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

3.4. Hiệu quả áp dụng các loại vật liệu che phủ trong sản xuất vưng

Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế giống vừng VĐ11 trên đất cát biển cho thấy năng suất thực thu (NSTT), tổng thu nhập và lãi thuần cao hơn đáng kể so với đối chứng, tương ứng với 1,33 tấn/ha, 50,54 triệu đồng/ha và 17,05 triệu đồng/ha khi áp dụng che phủ dây lạc tươi; 1,39 tấn/ha, 52,82 triệu đồng/ha và 18,84 triệu đồng/ha khi áp dụng che phủ

bằng nilon đen; 1,37 tấn/ha, 52,06 triệu đồng/ha và 17,55 triệu đồng/ha khi áp dụng che phủ bằng nilon trắng. Như vậy áp dụng các vật liệu che phủ khác nhau đã cho những kết quả khác nhau, trong đó che phủ bằng nilon đen cho hiệu quả cao nhất với lãi thuần tăng 1,56 lần, tiếp theo là che phủ bằng nilon trắng làm tăng lãi thuần 1,46 lần và cuối cùng là dây lạc tươi với lãi thuần tăng 1,42 lần so với đối chứng không che phủ (Bảng 4).

Bảng 4. Hiệu quả kinh tế sản xuất vừng VĐ11 trên đất cát biển Nghệ An, 2017

Ghi chú: Định mức chi cho 1 ha: Làm đất: 15 công ˟ 150.000 đ/công; Giống: 7 kg ˟ 50.000 đ/kg; công lao động (trồng - thu hoạch): 112 công ˟ 150.000 đ/công; phân hữu cơ Sông Gianh: 1.000 kg ˟ 5.000 đ/kg; phân urê: 100 kg ˟ 8.000 đ/kg; phân lân supper: 350 kg ˟ 4.000 đ/kg; phân KCl: 100 kg ˟ 8.500 đ/kg; dây lạc tươi 15 tấn ˟ 100.000 đ/tấn; nilon trắng: 25.000 đ/kg ˟ 100 kg; nilon đen: 18.000 đ/kg ˟ 110 kg; công che phủ: 27 công ˟ 150.000 đ/công.

Yếu tố kinh tếCông thức che phủ

Không che (ĐC) Dây lạc Nilon đen Nilon trắngLàm đất (triệu đồng/ha) 2,25 2,25 2,25 2,25Giống (triệu đồng/ha) 0,35 0,35 0,35 0,35Công LĐ(triệu đồng/ha) 16,80 20,85 20,85 20,85Vật tư, phân bón (triệu đồng/ha) 8,05 9,55 10,03 10,55Cộng chi (triệu đồng/ha) 27,45 33,00 33,48 34,00Lãi suất (3 th ˟ 0,5%/th) 0,41 0,49 0,50 0,51Tổng chi (triệu đồng/ha) 27,86 33,49 33,98 34,51NSTT (tấn/ha) 1,05 1,33 1,39 1,37Giá bán (nghìn đồng/kg) 38,00 38,00 38,00 38,00Tổng thu nhập (triệu đồng/ha) 39,90 50,54 52,82 52,06Lãi thuần (triệu đồng/ha) 12,04 17,05 18,84 17,55Lãi thuần tăng so ĐC (lần) 0 1,42 1,56 1,46

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận Sử dụng dây lạc, nilon đen và nilon trắng làm

vật liệu che phủ sản xuất vừng đã làm giảm nhiệt độ và làm tăng độ ẩm đất trong điều kiện vụ Hè Thu ở Nghệ An. Trong đó nhiệt độ giảm mạnh nhất thuộc về lớp màng nilon đen, tiếp đến là nilon trắng và dây lạc.

Sử dụng các vật liệu che phủ khác nhau cho giống vừng VĐ11 tại Nghệ An đã kéo dài TGST, làm tăng chiều cao cây và số đốt/thân, làm tăng năng suất từ 26,7 - 32,4% trên đất cát biển và từ 27,7 - 33,0% trên đất thịt nhẹ, trong đó mức độ tăng của che phủ nilon đen > nilon trắng > dây lạc.

Che phủ bằng nilon đen cho hiệu quả kinh tế cao nhất với lãi thuần tăng 1,56 lần, tiếp theo là nilon trắng tăng 1,45 lần và dây lạc tăng 1,42 lần so với đối chứng.

4.2. Đề nghịÁp dụng các vật liệu che phủ nilon đen, trắng và

dây lạc tùy điều kiện mỗi vùng để sản xuất giống vừng VĐ11 trong vụ Hè Thu tại Nghệ An và các địa bàn tương tự.

TÀI LIỆU THAM KHẢOChi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Nghệ An, 2016.

Báo cáo công tác trồng trọt, bảo vệ thực vật năm 2016, kế hoạch công tác năm 2017, Sở NN&PTNT Nghệ An, số 267/BC-TT&BVTV, ngày 20/12/2016, tr. 5-11.

Cục Trồng trọt, 2013. Quyết định số 83/QĐ-TT-CCN ngày 07/3/2013 về việc công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.

Trần Thị Hạnh Trang, 2011. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến một số hoạt động kinh tế vùng ven biển tỉnh Nghệ An; Đề xuất giải pháp ứng phó. Luận văn Thạc Sĩ. Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, tr. 23-28.

Page 32: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

32

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀLạc là cây công nghiệp lấy dầu ngắn ngày thích

ứng rộng với nhiều vùng sinh thái ở các nước nhiệt đới (Gupta et al., 1998). Ở nước ta, giống lạc đỏ Điện Biên được trồng phổ biến tại các huyện thuộc tỉnh Điện Biên với đặc điểm nông sinh học chính là có khả năng chịu hạn, chịu sâu bệnh, sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất, chất lượng cao trong điều kiện thổ

nhưỡng khí hậu tỉnh Điện Biên và các vùng phụ cận. Vì vậy, giống lạc đỏ Điện Biên hiện đang được nhiều địa phương tỉnh Điện Biên thực hiện mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác trên vùng đất dốc. Tuy nhiên, tập quán canh tác không áp dụng phân lân hoặc áp dụng với mức tối thiểu là yếu tố hạn chế lớn nhất đã và đang làm giảm khả năng sinh trưởng và năng suất cây lạc trong vùng (Nguyễn Thị Lý, 2011).

1 Trung tâm Tài nguyên thực vật, 2 Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên

ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN LÂN ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA GIỐNG LẠC ĐỎ ĐIỆN BIÊN

TẠI HUYỆN TUẦN GIÁO, TỈNH ĐIỆN BIÊNLê Khả Tường1, Nguyễn Hoàng Yến2, Nguyễn Trọng Dũng1

TÓM TẮTNghiên cứu, thử nghiệm phân lân trên vùng đất dốc huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đã ghi nhận các mức phân

lân khác nhau làm ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh trưởng của giống lạc đỏ Điện Biên. Sự tăng lên của liều lượng phân lân trong phạm vi 30 - 60 kg P2O5/ha có xu hướng đồng biến với các yếu tố cấu thành năng suất, đạt giá trị cực đại về năng suất thực thu với 2,90 tấn/ha năm 2016 và 3,27 tấn/ha năm 2017 khi bón ở mức 60 kg P2O5/ha. Áp dụng chế độ phân bón 1 tấn phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh (HCVS) + 300 kg vôi bột + 30 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O đạt lãi thuần và lợi nhuận tăng cao nhất so với đối chứng, tương ứng với 25 triệu đồng/ha và 2,6 lần trong năm 2016; 36,8 triệu đồng/ha và 2,8 lần trong năm 2017.

Tư khóa: Lạc đỏ, phân lân, liều lượng, Tuần Giáo, Điện Biên

Lê Khả Tường, 2009. Nghiên cứu tuyển chọn giống vừng chịu hạn phù hợp cho tỉnh Nghệ An. Thuyết minh Dự án ADB - Bộ NN & PTNT. Hà Nội, tr. 32.

Lê Khả Tường và Nguyễn Trọng Dũng, 2013. Báo cáo kết quả nghiên cứu và khảo nghiệm giống vừng VĐ11. Tuyển tập kết quả nghiên cứu khoa học

năm 2013. Trung tâm Tài nguyên thực vật, Hà Nội, tr. 35-37.

F. Fazeli, M. Ghorbanli and V. Niknam, 2007. Effect of drought on biomass, protein content, lipid peroxidation and antioxidant enzymes in two sesame cultivars. Biologia Plantarum, 51 (1): 98-103.

Effect of mulching materials on growth and yield of new sesame variety VD11 in Summer - Autumn crop season in nghe An province

Le Kha Tuong, Nguyen Trong Dung, Nguyen Thi DoanAbstractThe different mulching materials lowered temperature and increased soil moisture in Summer – Autumn crop season in Nghe An province. The temperature decreased the most when mulching by the black nylon, followed by the white nylon and by the groundnut plants. By using mulch materials, the growth duration of sesame variety VD11 was prolonged; the plant height and the number of node/stems were increased; the yield increased by 26.7 to 32.4% on sandy soil and by 27.7 to 33.0% on light soil compared to that of the control and the yield decreased by following range of black nylon > white nylon > groundnut plants. The most economical efficiency was observed by mulching black nylon with an increase in net profit of 1.56 times, followed by white nylon with 1.45 times and groudnut plants with 1.42 times compared to the control.Keywords: Mulching materials, yield, profit, sesame, Summer - Autumn crop season, Nghe An

Ngày nhận bài: 12/10/2017Ngày phản biện: 17/10/2017

Người phản biện: TS. Nguyễn Thị ChinhNgày duyệt đăng: 10/11/2017

Page 33: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

33

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Đặc biệt sự phong hóa của đất đồi núi kết hợp với sự gia tăng của các phương thức canh tác truyền thống lạc hậu là nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng xói mòn nguồn gen và làm thất thoát nguồn dinh dưỡng trong đất. Trong đó các yếu tố phốt pho, kali, can xi và ma nhê đang bị thất thoát với mức độ cao nhất (Đỗ Ánh, 2002). Đây chính là nguyên nhân của sự nghèo hóa phốt pho và nhiều yếu tố dinh dưỡng khác trong đất trồng lạc ở Điện Biên. Trên cơ sở đó, các hoạt động nghiên cứu thử nghiệm về liều lượng phân lân cho giống lạc đỏ Điện Biên đã được thực hiện với sự hỗ trợ của đề tài cấp nhà nước do Trung tâm Tài nguyên thực vật chủ trì trong giai đoạn 2014 - 2017 tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu - Giống lạc đỏ Điện Biên nguyên chủng do Trung

tâm Tài nguyên thực vật cung cấp.- Phân đạm Urê (46% N), phân lân Lâm Thao

(Super lân 18% P2O5), phân Kaliclorua (60% K2O), phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh (HCVS) với thành phần: Hữu cơ: ≥ 15%; P2O5 ≥ 1,5%; humic ≥ 2%; độ ẩm ≤ 30%; Ca ≥ 1%; Mg ≥0,5%; S ≥ 0,2%, vi sinh vật Aspergillus.sp 1 ˟ 106 CFU/g; Azotobacter 1 ˟ 106 CFU/g; Bacillus 1 ˟ 106 CFU/g (Tổng Công ty sông Gianh, 2014).

2.2. Phương pháp nghiên cứu- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân lân

đến sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế của giống lạc đỏ Điện Biên với 6 công thức: (i) 1 tấn phân HCVS + 300 kg vôi bột + 30 kg N + 60 kg K2O = nền (đối chứng), (ii) nền + 30 kg P2O5, (iii) nền + 45 kg P2O5, (iv) nền + 60 kg P2O5, (v) nền + 75 kg P2O5, (vi) nền + 90 kg P2O5. Thí nghiệm tiến hành ngày 01 tháng 2 năm 2016 và ngày 5 tháng 2 năm 2017, mật độ trồng 35 vạn khóm/ha, khoảng cách hàng 30 - 35 cm, cây cách cây 8 - 10 cm, gieo 1 hạt/hốc.

- Kỹ thuật chăm sóc và thu thập số liệu theo hướng dẫn của Trung tâm Tài nguyên thực vật năm 2012.

- Các chỉ tiêu nghiên cứu khác áp dụng theo quy chuẩn Việt Nam (QCVN).

- Xác định lãi ròng theo công thức: NP = GR – VTC

Trong đó NP là lãi ròng, GR là tổng giá trị thu nhập, VTC là tổng chi phí đầu tư.

- Số liệu được xử lý theo chương trình Excel và IRRISTAT 5.0.

2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứuThí nghiệm được tiến hành tại xã Quài Nưa,

huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên trong 2 năm, từ 2016 - 2017.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến sinh trưởng, phát triển cây lạc

Phốt pho là một thành phần quan trọng trong các hoạt chất sinh học xúc tiến sự hình thành mầm hoa, đẻ nhánh, phân cành, ra hoa, đậu quả, phát triển bộ rễ, ảnh hưởng đến sự vận chuyển dinh dưỡng về hạt đối với cây lạc (Maity et al., 2003). Đặc biệt trong điều kiện đất dốc cùng với sự phong hóa diễn ra với tốc độ cao thì sự xói mòn phốt pho và các yếu tố dinh dưỡng khác càng trở nên mãnh liệt hơn trên vùng đất dốc (Patel, M.S. and Patil, R.G., 1990). Vì vậy, việc bón bổ sung phân lân là một giải pháp căn bản để cân bằng dinh dưỡng, ổn định năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế, thực hiện phát triển sản xuất cây lạc một cách bền vững ở vùng cao Điện Biên. Theo đó, các mức phân lân khác nhau đã được nghiên cứu trên giống lạc đỏ Điện Biên tại xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên trong 2 năm, từ 2016 và 2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy liều lượng phân lân khác nhau đã ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh trưởng của giống lạc đỏ Điện Biên. Sự tăng lên của liều lượng phân lân trong phạm vi từ 30 - 75 kg P2O5/ha có xu hướng tỷ lệ thuận với khả năng sinh trưởng cao cây, số cành cấp 1, số lượng nốt sần hữu hiệu, tổng số hoa và TGST. Đặc biệt liều lượng phân lân tăng đã làm tăng đáng kể số cành cấp 1 với giá trị cao nhất ở công thức nền + 75 kg P2O5

đạt 8,2 cành/cây. Điều này được lý giải bởi mật độ trong thí nghiệm được bố trí với 35 cây/m2 là mật độ hơi thấp so với nhiều giống nhưng phù hợp với khả năng phân cành mạnh của giống lạc đỏ Điện Biên. Tuy nhiên, liều lượng phân lân tiếp tục tăng lên với 90 kg P2O5/ha đã không làm gia tăng các chỉ tiêu sinh trưởng này. Do đó sử dụng phân lân với mức 75 kg P2O5/ha được xem là liều lượng thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của giống lạc đỏ Điện Biên tại huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên (Bảng 1).

Page 34: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

34

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Bảng 1. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến đặc điểm nông sinh học của giống lạc đỏ Điện Biên tại xã Quài Nưa, Tuần Giáo, Điện Biên, vụ Xuân 2016 - 2017

Ghi chú: Số liệu trung bình 2 vụ Xuân (2016 - 2017).

Công thức Chiều cao cây (cm)

Số cành cấp 1

(cành)

Nốt sần hưu hiệu qua các thời kỳ (cái)

Tổng số hoa/cây

(cái)

Ngày gieo đến hoa (ngày)

TGST(ngày)

Làm quả Thu hoạchNền (đối chứng) 43,7 4,8 46,6 5,8 43,5 45 115Nền + 30 kg P2O5 47,3 6,3 75,7 12,0 45,8 48 118Nền + 45 kg P2O5 50,0 7,2 94,7 15,4 52,0 50 120Nền + 60 kg P2O5 54,2 7,9 116,5 22,6 59,9 51 121Nền + 75 kg P2O5 55,6 8,2 123,0 25,7 58,7 53 123Nền + 90 kg P2O5 55,5 8,0 120,7 23,0 54,4 52 122

3.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến các yếu tố năng suất cây lạc

Ảnh hưởng của liều lượng phân lân lên khả năng sinh trưởng, phát triển của giống lạc đỏ Điện Biên là điều kiện căn bản tác động đến các yếu tố cấu thành năng suất. Kết quả nghiên cứu trong 2 vụ Xuân 2016 - 2017 cho thấy sự tăng lên của liều lượng phân lân trong phạm vi từ 30 - 60 kg P2O5/ha có xu hướng đồng biến với các yếu tố cấu thành năng suất. Trong đó, vụ Xuân 2016 đạt giá trị cực đại về số quả chắc/cây, khối lượng 100 quả, tỷ lệ

nhân, năng suất lý thuyết (NSLT) và năng suất thực thu (NSTT) khi bón ở mức 60 kg P2O5/ha, tương ứng với 14,8 quả/cây, 67,4 g/100 quả, 71,3%, 3,49 tấn/ha và 2,90 tấn/ha. Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy áp dụng liều lượng phân lân ở mức cao hơn từ 75 - 90 kg P2O5/ha đã không làm tăng giá trị các yếu tố cấu thành năng suất. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất trong vụ Xuân năm 2017 cũng nhận được các kết quả tương tự trong vụ Xuân năm 2016 (Bảng 2).

Bảng 2. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống lạc đỏ Điện Biên tại xã Quài Nưa, Tuần Giáo, Điện Biên, 2016 - 2017

Công thức Số quả chắc/cây (quả)

Khối lượng 100 quả chắc (g)

Tỉ lệ nhân/quả (%)

NSLT(tấn/ha)

NSTT(tấn/ha)

Vụ Xuân 2016 Nền (đối chứng) 10,9 62,1 68,5 2,37 2,05Nền + 30 kg P2O5 11,4 62,4 69,4 2,49 2,23Nền + 45 kg P2O5 12,7 64,8 70,1 2,88 2,46Nền + 60 kg P2O5 14,8 67,4 71,3 3,49 2,90Nền + 75 kg P2O5 14,7 67,0 71,0 34,5 2,86Nền + 90 kg P2O5 13,6 66,7 70,1 3,17 2,63CV (%) 11,8 13,6 9,6 14,2LSD

0,05 1,7 3,6 3,0 0,32Vụ Xuân 2017 Nền (đối chứng) 11,2 63,1 69,2 24,7 21,2Nền + 30 kg P2O5 12,2 63,6 70,1 26,9 23,1Nền + 45 kg P2O5 13,6 66,1 70,8 31,5 27,1Nền + 60 kg P2O5 15,8 68,7 72,0 38,0 32,7Nền + 75 kg P2O5 15,7 68,3 71,2 37,5 32,2Nền + 90 kg P2O5 14,5 68,7 70,9 34,9 30,0CV (%) 8,9 12,7 9,8 12,5LSD0,05 2,3 3,8 3,3 3,8

Ghi chú: Nền = 1 tấn phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh (HCVSSG) + 300 kg vôi bột + 30 kg N + 60 kg K2O = đối chứng

Page 35: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

35

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

3.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến hiệu quả kinh tế cây lạc

Trên cơ sở tổng hợp các khoản chi phí sản xuất, năng suất quả khô và đơn giá sản phẩm, hiệu quả kinh tế của các mức phân bón tiến hành trong 2 vụ Xuân, từ 2016 - 2017 đã được thống kê trên bảng 3. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong vụ Xuân 2016, tổng chi phí giữa các công thức phân bón biến động trong phạm vi từ 37,7 - 43,7 triệu đồng/ha, tổng thu nhập đạt từ 47,1 - 66,7 triệu đồng/ha, giá bán đồng nhất giữa các công thức là 23 nghìn đồng/kg, lãi thuần đạt giá trị cao nhất với 25 triệu đồng/ha,

tăng 2,6 lần so với đối chứng khi bón với liều lượng 1 tấn phân HCVS + 300 kg vôi bột + 30 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O (công thức 4). Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế các mức phân bón khác nhau trong năm 2017 cũng nhận được kết quả tương tự, trong đó công thức 4 tiếp tục đạt năng suất, lãi thuần và lợi nhuận tăng so với ĐC cao nhất, tương ứng với 3,27 tấn/ha, 36,8 triệu đồng/ha và 2,8 lần. Như vậy hiệu quả kinh tế cao nhất của việc bón phân lân cho giống lạc đỏ Điện Biên thuộc về công thức 4 với 1 tấn phân HCVS + 300 kg vôi bột + 30 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O (Bảng 3).

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận- Liều lượng phân lân khác nhau đã ảnh hưởng

đáng kể đến khả năng sinh trưởng của giống lạc đỏ Điện Biên, trong đó sử dụng với liều lượng 75 kg P2O5/ha là thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của giống lạc đỏ Điện Biên tại huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên.

- Sự tăng lên của liều lượng phân lân trong phạm vi 30 - 60 kg P2O5/ha có xu hướng đồng biến với các yếu tố cấu thành năng suất, đạt giá trị cực đại về

năng suất thực thu với 2,90 tấn/ha năm 2016 và 3,27 tấn/ha năm 2017 khi bón ở mức 60 kg P2O5/ha.

- Áp dụng chế độ phân bón 1 tấn phân HCVS + 300 kg vôi bột + 30 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O đã đạt lãi thuần và lợi nhuận tăng cao nhất so với đối chứng, tương ứng với 25 triệu đồng/ha và 2,6 lần trong năm 2016; 36,8 triệu đồng/ha và 2,8 lần trong năm 2017.

4.2. Đề nghịÁp dụng chế độ phân bón 1 tấn phân HCVS +

300 kg vôi bột + 30 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O

Bảng 3. Hiệu quả kinh tế của các liều lượng phân lân áp dụng cho giống lạc đỏ Điện Biên tại xã Quài Nưa, Tuần Giáo, Điện Biên, 2016 - 2017

Ghi chú: Các khoản chi cho 1 ha: Làm đất, lên luống 56 công ˟ 150.000 đ/công; Giống: 200 kg/ha ˟ 25.000 đ/kg; công lao động gieo trồng thu hoạch, phơi sấy: 110 công ˟ 150.000 đ/công; công phát sinh do sử dụng phân lân gồm bón phân, thu hoạch, phơi sấy cho các công thức 2, 3, 4, 5 và 6: tương ứng với 10, 15, 20, 25 và 30 công/ha ˟ 150.000 đ/công; phân hữu cơ Sông Gianh: 1.000 kg ˟ 5.000 đ/kg; phân urê: 70 kg ˟ 8.000 đ/kg; phân lân supper: 3.000 đ/kg; phân KCL: 110 kg ˟ 8.500 đ/kg; vôi bột: 300 kg ˟ 1.000 đ/kg; thuốc BVTV: 1 triệu đồng.

Yếu tố kinh tếCông thức

1 2 3 4 5 6Vụ Xuân 2016   

Tổng chi phí (triệu đồng/ha) 37,7 39,7 40,6 41,7 42,6 3,7Tổng thu nhập (triệu đồng/ha) 47,1 51,3 56,6 66,7 65,8 60,5Năng suất (tạ/ha) 20,5 22,3 24,6 29,0 28,6 26,3Giá bán (nghìn đồng/kg) 23 23 23 23 23 23Lãi thuần (triệu đồng/ha) 9,4 11,6 16,0 25,0 23,2 16,8Lợi nhuận tăng so ĐC (lần) 1 1,2 1,7 2,6 2,5 1,8

Vụ Xuân 2017Tổng chi phí (triệu đồng/ha) 37,7 39,7 40,6 41,7 42,6 43,7Tổng thu nhập (triệu đồng/ha) 50,8 55,4 65,0 78,5 77,3 72,0Năng suất (tấn/ha) 21,2 23,1 27,1 32,7 32,2 30,0Giá bán (nghìn đồng/kg) 24 24 24 24 24 24Lãi thuần (triệu đồng/ha) 13,1 15,7 24,4 36,8 34,7 28,3Lợi nhuận tăng so ĐC (lần) 1 1,2 1,9 2,8 2,6 2,2

Page 36: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

36

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

trong sản xuất giống lạc đỏ Điện Biên tại các địa phương thuộc huyện Tuần Giáo và các vùng có điều kiện tương tự.

TÀI LIỆU THAM KHẢOĐỗ Ánh, 2002. Độ phì nhiêu của đất và dinh dưỡng cây

trồng. NXB Nông Nghiệp. Hà Nội, tr. 45-48.Nguyễn Thị Lý, 2011. Nghiên cứu phát triển nguồn gen

lạc chịu hạn cho vùng trung du và miền núi phía Bắc. Thuyết minh đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, Bộ Khoa học Công nghệ, Hà Nội, tr. 7-8.

Tổng Công ty sông Gianh, 2014. Phân hữu cơ vi sinh sông Gianh, ngày truy cập 20/6/2017. Địa chỉ: http://songgianh.com.vn/san-pham-143/phan-bon-goc-155/phan-huu-co-vi-sinh-156/phan-huu-co-vi-sinh-song-gianh-135-2.html.

Gupta, K.C., Intodia, S.K. and Jain, G.L., 1998. Effect of rhizobium, PGR and phosphorus on yield and yield attributes of groundnut (Arachis hypogaea). Anuals of Agricultural Research, 19(4): 486-487.

Maity, S.K., Giri, Gajendra, 2003. Influence of phosphorus and sulphur fertilization on productivity and oil yield of groundnut (Arachis hypogaea) and sunflower (Helianthus annus) in intercropping with simultaneous and staggered planting. Indian Journal of Agronomy, 48 (4), 267-270.

Patel, M.S. and Patil, R.G., 1990. Effect of different levels of phosphorus and zinc on yield and nutrient uptake of groundnut and maize (fooder). Research Journal. Gujarat Agricultural University, 16 (1): 63-66.

Effects of phosphate doses on yield and economic efficiency of Dien Bien red groundnut variety in Tuan Giao district, Dien Bien province

Le Kha Tuong, Nguyen Hoang Yen, Nguyen Trong DungAbtractStudy on phosphate fertilizer in Tuan Giao district, Dien Bien Province showed that different phosphate doses affected significantly the growth of Dien Bien’s red groundnut variety. The applying dose of 75 kg P2O5/ha was most suitable for the growth and development. The increase of P fertilizer doses in the range of 30 - 60 kg P2O5/ha positively correlated with the yield components and reached a maximum yield of 2.9 tons/ha in 2016 and 3.27 tons/ha in 2017 when applying 60 kg P2O5/ha. The highest net profit was obtained in comparison with the control (equivalent to 25 million VND/ha and 2.6 times in 2016; VND 36.8 million/ha and 2.8 times in 2017) when applying 1 ton of Song Gianh micro-organic fertilizer + 300 kg of lime powder + 30 kg N + 60 kg of P2O5 + 60 kg K2O.Keywords: Red groundnut, phosphorus doses, Tuan Giao district, Dien Bien province

Ngày nhận bài: 12/10/2017Ngày phản biện: 17/10/2017

Người phản biện: TS. Nguyễn Thị ChinhNgày duyệt đăng: 10/11/2017

1 Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc,2 Viện Công nghệ Môi trường

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN NANO VI LƯỢNG BÓN LÁ ĐẾNNĂNG SUẤT ĐẬU TƯƠNG TẠI ĐÔNG NAM BỘ VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Văn Chương1, Võ Văn Quang1, Võ Như Cầm1, Trần Hữu Yết1, Phạm Thị Ngừng1,

Nguyễn Tường Vân2, Nguyễn Hoài Châu2

TÓM TẮTNghiên cứu ảnh hưởng của phân nano vi lượng bón lá đến năng suất của đậu tương đã được thực hiện tại Đông

Nam bộ (Đồng Nai), vụ Hè Thu 2017 và Đồng bằng sông Cửu Long (Vĩnh Long), vụ Xuân Hè 2017. Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 11 công thức với 3 lần nhắc lại trên giống đậu tương HLĐN 29. Kết quả: Tại Đồng Nai, phun phân nano vi lượng DT A213, DT A312 và DT A313 cho năng suất đậu tương cao, lần lượt là 23,2 tạ/ha; 22,6 tạ/ha; 23,6 tạ/ha, cao hơn đối chứng phun rong biển 10,48%; 7,62%; 12,38%, cao hơn đối chứng phun nước là 18,97%; 15,90% và 21,03% có ý nghĩa, theo thứ tự. Tại Vĩnh Long, phun phân nano vi lượng DT A212, DT A213 và DT A313 cho năng suất đậu tương cao lần lượt là 26,07 tạ/ha; 25,97 tạ/ha; 25,21 tạ/ha, cao hơn đối chứng phun rong biển 10%; 9%; 6%, cao hơn đối chứng phun nước là 26%; 25%; và 21% có ý nghĩa, theo thứ tự. DT A213 và DT A313 là hai nghiệm thức có triển vọng ứng dụng sản xuất đậu tương để cải thiện năng suất.

Tư khóa: Phân nano, phân nano vi lượng bón qua lá, phân bón lá đậu tương

Page 37: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

37

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀĐậu tương là cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao

được các nhà khoa học xếp vào một trong những “thực phẩm chức năng” và đóng vai trò thiết yếu để nâng cao tiêu chuẩn thực phẩm cho con người ở những nước đang phát triển trong tình trạng thiếu hụt protêin (Chaudhary, 1985). Năm 2015, diện tích đậu tương Việt Nam chỉ đạt 100,8 ngàn ha, năng suất 1,45 tấn/ha, sản lượng 146,4 ngàn tấn; so với năm 2010 diện tích giảm gần 97 ngàn ha, sản lượng giảm 152,6 ngàn tấn (Tổng cục Thống kê, 2016).

Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, hằng năm Việt Nam phải nhập một khối lượng rất lớn nguyên liệu để chế biến dầu thực vật, thức ăn gia súc, dự báo nhập khẩu sẽ có khả năng chạm đỉnh 5,2 triệu tấn vào năm 2017 (Người đồng hành, 2016). Do đó, đậu tương là một trong những cây trồng được Bộ Nông nghiệp và PTNT lựa chọn để thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020 (Văn phòng Thủ tướng, 2013). Để sản xuất đậu tương có hiệu quả, góp phần cải thiện năng suất, mở rộng sản xuất, ngoài yếu tố giống thì sử dụng phân bón hợp lý là vấn đề cần quan tâm. Hiện nay ngoài phân

đa lượng thông dụng bón vào đất, người dân cũng sử dụng nhiều loại phân bón lá để khai thác năng suất. Trong thời gian gần đây, công nghệ nano ra đời đã góp phần thúc đẩy một số lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp. Một số công trình nghiên cứu về Nano của Viện Công nghệ Môi trường bắt đầu có những tín hiệu đáng tin cậy (Quoc Buu Ngo et al., 2014), trong đó, phân vi lượng thế hệ mới dưới dạng các hạt nano Fe, Cu, Co, đã cho sản lượng cao, giảm chi phí đầu vào đáng kể (Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ, 2016). Nghiên cứu này là một tiểu hợp phần của Dự án “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp” thực hiện nhằm mục đích xác định được chủng loại, liều lượng của các chế phẩm nano phun qua lá đậu tương để sản xuất có hiệu quả.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu- Giống đậu tương HLĐN 29.- Phân nano vi lượng bón lá: Gồm 09 nghiệm

thức, được trồng so sánh với phân bón lá Rong biển - đối chứng 1 và nước - đối chứng 2 (Bảng 1).

Bảng 1. Nghiệm thức và thành phần nano áp dụng

TT Nghiệm thức Thành phần Phun lần1 (mg vi lượng/ha)

Phun lần 2 (mg vi lượng/ha)

1 DT A111 N, P2O5, K2O, Fe, Cu, Co, Zn, Mn, B, Mo, Se, GA3, Nano Chitosan, axit amin và Lyposome.

200 6002 DT A112 400 12003 DT A113 1000 30004 DT A211 N, P2O5, K2O, Fe, Cu, Co, Zn, Mn,

B, Mo, Se, GA3, Nano Chitosan, axit amin, và Lyposome

200 6005 DT A212 400 12006 DT A213 1000 30007 DT A311 P2O5, K2O, Fe, Cu, Co, Zn, Mn, B, Mo,

Se, nano Ag, SiO2, Chitosan, axit amin. Ca, S, Mg

200 3008 DT A312 400 6009 DT A313 1000 1500

10 Phun Rong biển (Đ/c1)

Dung dịch theo tập quán sử dụng của vùng ĐBSCL - -

11 Nước (Đ/c2) - - -

2.2. Phương pháp nghiên cứu-Bố trí thí nghiệm: Các thí nghiệm được bố trí

theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm tại Vĩnh Long 50 m2 (10 m ˟ 5 m), vụ Xuân Hè 2017, gieo sạ với lượng giống 80 kg/ha. Diện tích ô thí nghiệm tại Đồng Nai 18 m2 (4,5 m ˟ 4 m), vụ Hè Thu 2017, gieo trồng với mật độ 400.000 cây/ha (40 cây/m2).

Phân bón sử dụng công thức 40 N - 60 P2O5 - 60 K2O, tương đương 87kg Urea + 375 kg super lân và 100 kg KCl trên ha. Bón thúc toàn bộ phân lân, bón lót

lần 1 vào 15 ngày sau mọc ½ N + ½ K2O; bón thúc lần 2 vào 25 ngày sau mọc mọc ½ N + ½ K2O. Phân bón lá nano được phun 2 lần/chu kỳ, lần 1 vào 15 ngày sau mọc; lần 2 vào 25 ngày sau mọc.

- Chỉ tiêu theo dõi: Chỉ tiêu về sinh trưởng, khả năng chống chịu sâu bệnh hại, tính chống đổ ngã, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.

- Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý thống kê qua trắc nghiệm LSD và Duncan, phân hạng nghiệm thức bằng phần mềm SAS 9.1.

Page 38: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

38

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứuNghiên cứu được thực hiện tại Vĩnh Long vụ

Xuân Hè 2017 và Đồng Nai vụ Hè Thu 2017.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN3.1. Ảnh hưởng của phân nano vi lượng bón qua lá đến sinh trưởng của đậu tương

Về tình hình sinh trưởng, qua 2 địa điểm cho thấy: Hầu hết các nghiệm thức có xử lý nano, biểu hiện sinh trưởng khỏe, thời gian ra hoa và thời gian sinh trưởng (TGST) trên cùng 1 địa điểm ít chênh lệch, do được canh tác trong mùa mưa, nên TGST của đậu tương tại Đồng Nai, dài hơn Vĩnh Long từ 3 - 5 ngày (Bảng 2).

Tại Vĩnh Long, đậu tương được gieo sạ trong vụ Xuân Hè, luân canh trên đất lúa Đông Xuân đã thu

hoạch. Ở giai đoạn hình thành quả, mặc dù bị ngập từ 3 - 5 cm trong 1 ngày nhưng cây trồng vẫn sinh trưởng bình thường. Chiều cao cây và số cành cấp 1 khác biệt rất có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức. Chiều cao cây cao nhất khi phun phân nano vi lượng DT 212 (66,5 cm), DT 213 (65,2 cm), DT 313 (61,9 cm) và thấp nhất ở nghiệm thức phun nước (56,3 cm) và phun rong biển (58,5 cm). Số cành cấp 1 biến động từ 0,7 - 2,2 cành/cây.Tại Đồng Nai, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thời tiết phù hợp sinh trưởng phát triển, do đó, tác động của phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển (chiều cao cây, số cành cấp 1) so với phun nước lã chưa thật sự rõ ràng. Chiều cao cây biến động từ 60,7 - 75,5 cm, số cành cấp 1 biến động từ 2,7 - 3,7 cành, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Bảng 3).

Bảng 3. Ảnh hưởng của phân nano vi lượng bón qua lá đến sinh trưởng, phát triểncủa đậu tương

Ghi chú: Bảng 2, 5: ns: trong cùng một cột, sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê, *: Trong cùng một cột, các số liệu có chung mẫu tự thì khác biệt không có ý nghĩa ở 0,01 < p < 0,05; **: Trong cùng một cột, các số liệu có chung mẫu tự thì khác biệt không có ý nghĩa ở p < 0,01.

Bảng 2. Ảnh hưởng của phân nano vi lượng bón lá đến thời gian sinh trưởng của đậu tương

Ghi chú: Bảng 2, 3, 4, 5: ĐN - Đồng Nai, VL - Vĩnh Long.

TT Công thức thí nghiệm

Biểu hiện sinh trưởng Ngày ra hoa (ngày sau mọc)

Thời gian sinh trưởng (ngày)

ĐN VL ĐN VL ĐN VL1 DT A111 Khỏe Khỏe 28 28 90 852 DT A112 Khỏe Khỏe 29 28 90 853 DT A113 Khỏe Khỏe 30 28 92 854 DT A211 Khỏe Khỏe 30 28 92 855 DT A212 Khỏe Khỏe 30 28 92 856 DT A213 Khỏe Khỏe 28 28 90 857 DT A311 Khỏe Khỏe 28 28 90 858 DT A312 Khỏe Khỏe 28 28 90 859 DT A313 Khỏe Khỏe 28 28 90 85

10 Rong biển (Đ/c1) Khỏe Khỏe 28 28 90 8511 Nước (Đ/c2) TB Trung bình 28 29 90 82

TT Công thức thí nghiệm

Chiều cao cây (cm) Chiều cao đóng quả (cm) Số cành cấp 1ĐN VL ĐN VL ĐN VL

1 DT A111 67,0 57,9cd 10,9 11,7a-c 3,3 0,9c

2 DT A112 74,9 59,0cd 12,1 11,7a-c 3,0 1,3bc

3 DT A113 72,7 58,9cd 10,4 11,5b-d 2,8 1,3bc

4 DT A211 70,1 60,4b-d 9,5 12,2ab 2,9 1,0c

5 DT A212 72,4 66,5a 11,1 12,8ab 3,3 2,2a

6 DT A213 75,5 65,2ab 11,3 12,9a 3,1 2,1ab

7 DT A311 67,7 57,9cd 13,3 11,7a-c 3,7 1,1c

8 DT A312 73,5 58,1cd 12,4 11,8a-c 3,1 1,4a-c

9 DT A313 71,6 61,9a-c 12,1 12,2ab 3,4 1,5a-c

10 Rong biển (Đ/c1) 68,0 58,5cd 11,8 10,7cd 3,5 2,0ab

11 Nước (Đ/c2) 60,7 56,3cd 11,7 10,2d 2,7 0,7c

CV (%) 7,02 7,02 14,2 6,70 18,0 25,57Prob ns ** ns * ns **

Page 39: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

39

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

3.2. Ảnh hưởng của phân nano vi lượng bón qua lá đến tính chống chịu của đậu tương

Sâu bệnh hại là yếu tố làm giảm đáng kể đến năng suất đậu tương nếu không phòng trừ kịp thời. Đậu tương mẫn cảm với sâu bệnh hại ở giai đoạn ra hoa, tạo quả và hình thành hạt. Thí nghiệm được chăm sóc tốt, phun phòng trừ sâu bệnh đúng thời kỳ nên giảm đáng kể mức độ gây hại của các loại sâu bệnh.

Ở Đồng Nai, tỷ lệ lá bị sâu xanh hại biến động từ 9,4 - 12,0 % và tỷ lệ quả bị sâu đục quả gây hại

từ 5,7 - 7,2 %, bệnh đốm nâu gây hại nhẹ đến trung bình, Tính tách quả thấp, đổ ngã nhẹ (< 25% số cây bị đổ ngã). Ở Vĩnh Long, tỷ lệ lá bị sâu xanh hại nhẹ, biến động từ 3,33 - 8,0 % và tỷ lệ quả bị sâu đục quả gây hại thấp từ 1,0 - 4,33 %. Bệnh đốm nâu gây hại nhẹ, gần như toàn bộ số quả không tách vỏ ở thời điểm thu hoạch. Hầu hết các nghiệm thức đều đứng thẳng. Riêng nghiệm thức DT A312, DT A313, có tỷ lệ đổ ngã nhẹ (< 25%) và nghiệm thức phun rong biển đổ ngã trung bình (25 - 50%).

Bảng 4. Ảnh hưởng của phân nano vi lượng bón qua lá đến tính chống chịu của đậu tương

3.3. Ảnh hưởng của phân nano vi lượng bón qua lá đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất đậu tương

Đối với cây đậu tương, số quả chắc/cây, tỷ lệ quả 3 hạt và khối lượng 100 hạt có tính quyết định đến năng suất. Kết quả bảng 5 cho thấy, tổng số quả trên cây đậu tương giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Tại Vĩnh Long, số quả chắc/cây cao nhất ở khi phun DT A212, DT A213 (lần lượt là 33,9 quả, 33,5 quả/cây), khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại, nghiệm thức phun nước có số quả chắc/cây thấp nhất (28,7 quả/cây). Tỷ lệ quả 1 hạt có sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê, biến động từ 3,01 - 17,34%, trong đó, tỷ lệ quả 1 hạt/cây cao nhất ở ô phun nước. Tỷ lệ quả 3 hạt có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, biến động từ 31,1 - 40,7%. Khối lượng 100 hạt biến động từ 16,87 - 18,13 g, trong đó, khối lượng 100 hạt cao nhất khi phun DT 212, khối lượng 100 hạt thấp nhất ở nhiệm thức Đ/c 2 (Bảng 5).

Tại Đồng Nai, số quả chắc/cây biến động từ 29,5 - 31,7 quả, khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm

thức. Tỷ lệ quả 1 hạt biến động từ 5,6 - 16,1%, khác biệt rất có ý nghĩa, tỷ lệ quả 1 hạt/cây cao nhất ở ô phun nước. Tỷ lệ quả 3 hạt biến động từ 47,1 - 54,1%, khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Khối lượng 100 hạt của các khác biệt có ý nghĩa, trong đó DT A313 có khối lượng 100 hạt lớn nhất (16,8 g), khác biệt rất có ý nghĩa với 2 đối chứng, các nghiệm thức có khối lượng 100 hạt nhỏ là phun nước lã (15,4 g), DT A311 (15,5 g) và DT A211 (15,6 g).

Xét về năng suất (Bảng 6), cho thấy: Tại Đồng Nai, năng suất đậu tương ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nghiệm thức cho năng suất cao là DT A213 (23,2 tạ/ha), DT A312 (22,6 tạ/ha) và DT A313 (23,6 tạ/ha), cao hơn đối chứng phun rong biển lần lượt là 10%, 7%, 12% và cao hơn đối chứng phun nước lần lượt là 19%, 16%, 21%, có ý nghĩa. Tại Vĩnh Long, năng suất đậu tương ở các nghiệm thức biến động từ 20,76 - 26,07 tạ/ha, khác biệt có ý nghĩa thống kê. Khi phun DT A212, DT A213, DT A313 cho đậu tương,năng suất cao nhất lần lượt là 26,07 tạ/ha; 25,97 tạ/ha và 25,21 tạ/ha, cao hơn đối chứng phun rong biển 10%, 9% và 6%, cao hơn đối chứng phun nước là 26%, 25% và 21%, theo thứ tự.

TT Công thức thí nghiệm

Tỷ lệ lá bị sâu xanh hại (%)

Tỷ lệ quả bị sâu đục quả

hại (%)

Bệnh đốm Nâu(cấp)

Tínhtách quả

(điểm 1-5)

Tínhchống đổ

(điểm 1-5)ĐN VL ĐN VL ĐN VL ĐN VL ĐN VL

1 DT A111 10,3 3,33 7,0 1,33 5 3 2 1 2,3 12 DT A112 11,2 4,33 6,0 3,00 3 3 2 1 1,7 13 DT A113 12,0 4,67 5,9 1,33 3 3 2 1 2,3 14 DT A211 11,5 6,00 7,2 3,33 3 3 2 1 3,0 15 DT A212 10,8 3,00 6,9 1,33 3 3 2 1 2,0 16 DT A213 10,6 4,67 5,8 2,00 3 3 2 1 1,7 17 DT A311 9,2 5,33 6,0 2,67 5 3 2 1 2,3 18 DT A312 10,2 5,33 6,4 3,33 5 3 2 1 2,0 29 DT A313 9,4 4,00 6,7 1,00 3 3 2 1 2,3 2

10 Rong biển (Đ/c 1) 10,1 7,33 5,9 4,33 5 3 2 1 2,7 311 Nước (Đ/c 2) 9,8 8,00 5,7 4,33 5 3 2 1 2,7 1

Page 40: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

40

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

IV. KẾT LUẬN- Phun phân bón lá nano vi lượng cho đậu tương

có tác dụng tốt đến sinh trưởng, phát triển và tính chống chịu.

- Các nghiệm thức DT A212, DT A213, DT A312 và DT A313 là những nghiệm thức tốt, có triển vọng ứng dụng. Tại Đồng Nai, vụ Hè Thu 2017, phun phân nano vi lượng DT A213, DT A312 và DT A313 cho năng suất đậu tương cao lần lượt là 23,2 tạ/ha; 22,6 tạ/ha và 23,6 tạ/ha, cao hơn đối chứng phun rong

biển 10%; 7%; 12%, cao hơn đối chứng phun nước 19%, 16% và 21% theo thứ tự. Tại Vĩnh Long, vụ Xuân Hè 2017, phun phân nano vi lượng DT A212, DT A213 và DT A313 cho năng suất đậu tương cao lần lượt là 26,07 tạ/ha; 25,97 tạ/ha; 25,21 tạ/ha, cao hơn đối chứng phun rong biển 10%; 9%; 6%, hơn đối chứng phun nước 26%, 25% và 21% theo thứ tự.

Có thể lựa chọn nghiệm thức DT A213 và DT A313 làm phân bón lá sử dụng chung cho 2 tỉnh hoặc các tỉnh có điều kiện tương tự Đồng Nai và Vĩnh Long.

Bảng 5. Ảnh hưởng của phân nano vi lượng bón qua lá đến các yếu tố cấu thành năng suất

Bảng 6. Ảnh hưởng của phân nano vi lượng bón qua lá đến năng suất đậu tương

Ghi chú: *: Trong cùng một cột, các số liệu có chung mẫu kí tự thì sự khác biệt không có ý nghĩa ở 0,01 < p < 0,05.

Nghiệm thứcTổng số quả Số quả chắc Tỷ lệ quả 1 hạt

(%)Tỷ lệ quả 3 hạt (%)

Khối lượng100 hạt (g)

ĐN VL ĐN VL ĐN VL ĐN VL ĐN VLDT A111 31,5 29,9 30,0 29,8cd 11,9b 7,04bc 47,1 37,0 15,7bc 17,47a-c

DT A112 31,9 31,0 29,8 31,0cd 8,3bc 7,72bc 50,1 36,8 15,9a-c 17,67ab

DT A113 31,3 31,7 29,7 31,7a-c 9,0bc 6,74bc 53,5 35,0 16,3a-c 17,87ab

DT A211 31,3 31,2 29,5 31,2b-d 10,4bc 6,21bc 47,5 35,7 15,6c 17,37bc

DT A212 31,7 33,9 30,0 33,9a 9,3bc 3,93bc 52,3 40,7 16,4a-c 18,13a

DT A213 32,8 33,5 31,7 33,5ab 7,2bc 3,01c 52,6 39,7 16,7ab 17,77ab

DT A311 31,8 31,9 29,9 31,9a-c 10,2bc 6,88bc 49,3 31,1 15,5c 17,30bc

DT A312 32,0 31,4 30,8 31,4bc 6,8c 5,54bc 52,4 34,3 16,4a-c 17,43a-c

DT A313 32,7 32,1 31,7 32,1a-c 5,6c 4,77bc 54,1 35,4 16,8a 17,67ab

Rong biển 32,0 31,6 30,3 31,0cd 9,3bc 8,63b 50,9 39,8 16,0abc 17,37bc

Nước 32,9 30,5 31,1 28,7d 16,1a 17,34a 47,2 31,2 15,4c 16,87c

CV (%) 11,5 4,32 12,9 4,66 27,2 33,65 13,5 10,67 3,4 1,77Prob ns ns ns * ** ** ns ns * **

TT Công thức thí nghiệm

Tại Đồng Nai Tại Vĩnh LongNăng suất

(tạ/ha)So đ/c 1

(%)So đ/c 2

(%)Năng suất

(tạ/ha)So đ/c 1

(%)So đ/c 2

(%)1 DT A111 20,1b 96 103 21,26d 90 1022 DT A112 20,8ab 99 106 22,68b-d 96 1093 DT A113 21,9ab 104 112 23,22a-d 98 1124 DT A211 19,8b 94 101 22,60cd 95 1095 DT A212 21,7ab 103 111 26,07a 110 1266 DT A213 23,2a 110 119 25,97ab 109 1257 DT A311 19,9b 95 102 22,13cd 93 1078 DT A312 22,6ab 107 116 23,83a-d 100 1159 DT A313 23,6a 112 121 25,21a-c 106 121

10 Rong biển (Đc1) 21,0ab 100 108 23,73a-d 100 11411 Nước (Đc2) 19,5b 93 100 20,76d 87 100

CV (%) 7,4 8,39Prob * *

Page 41: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

41

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

TÀI LIỆU THAM KHẢONgười đồng hành, 2016. Việt Nam sẽ trở thành một

trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới, truy cập ngày 10/12/2017. http://cafef.vn/search/nhap-khau-dau-tuong.chn

Tổng cục Thống kê, 2017. Niên giám thống kê 2016. Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội.

Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ, 2016. Chuyên đề “Xu hướng ứng dụng công nghệ nano trong canh tác cây trồng và thủy sản. Trong Hội nghị phân tích xu hướng công nghệ. TP. Hồ Chí Minh, tháng 10/2016.

Văn phòng Thủ tướng, 2013. Số 899/QĐ-TTg, Quyết định Phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp

theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ngày 10/6/2013.

Chaudhary A., 1985. Constraints of provinces explanding area under non-conventional oi seeds. Proceedings of Nation seminar on oil seed research and development in Pakistan, held in Islamabad on May 7-9,29-37.

Quoc Buu Ngo, Trong Hien Dao, Hoai Chau Nguyen, Xuan Tin Tran, Tuong Van Nguyen, Thuy Duong Khuu, Thi Ha Huynh, 2014. Effects of nanocrystalline powders (Fe, Co, and Cu) on the germination, growth, crop yield and product quality of Soybean (DT-51). Advances in Natural Sciences: Nanoscience and Nanotechnology 5: 015-016.

Effect of nano-micronutrient foliar-fertilizers on yield of soybean grown in the Southeast and Mekong Delta regions

Chuong Nguyen Van, Quang Vo Van, Cam Vo Nhu,Yet Tran Huu, Ngung Pham Thi,

Tuong Van Nguyen, Hoai Chau NguyenAbstractThe experiment study on effect of nano- micronutrient foliar-fertilizers on yield of soybean was conducted in the Southeast (Dong Nai) in Summer-Autumn 2017 and in the Mekong Delta (Vinh Long) in Spring-Summer 2017. Eleven treatments from 9 different types of nano- micronutrient foliar-fertilizers and 2 controls were designed in randomized complete block (RCBD) with 3 replications. In Dong Nai province, DT A213, DT A312 and DT A313 nano-fertilizers foliar had the highest yields (23.2 quintals/ha, 22.6 quintals/ha, 23.6 quintals/ha, respectively) and higher than that of Rong bien control by 10%, 7%; 12% and by 19%, 16%; 21% in comparison with water control. In Vinh Long province, DT A212, DT A213, DT A313 nano-fertilizers foliar spray had the highest yield (26.07 quintals/ha, 25.97 quintals/ha, 25.21 quintals/ha, respectively) and higher than that of Rong bien control by 10%; 9%; 6% and by 26%; 25%; 21% in comparison with water control. The treatment of DT A213 and DT A313 was a promising one which can be applied to Dong Nai and Mekong Delta provinces or other locations with similar conditions.Keywords: Nano fertilizer, nano-micronutrient fertilizers foliar, soybean foliar

Ngày nhận bài: 9/10/2017Ngày phản biện: 20/10/2017

Người phản biện: TS. Trần VinhNgày duyệt đăng: 10/11/2017

1 Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung bộ

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN QUA LÁ VÀ GA3 THIÊN NÔNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG QUẢ CỦA GIỐNG BƯỞI HỒNG QUANG TIẾN

Võ Thị Tuyết1, Phạm Thị Sâm1, Nguyễn Thị Trâm1, Lê Văn Trường1

TÓM TẮT Phun bổ sung phân bón lá Yogen 16 (5 - 7 - 44) hoặc phân bón lá Đầu trâu 902 (17 - 21 - 21) cho cây bưởi Hồng

Quang Tiến ở thời kỳ thu hoạch năm thứ 7 - 8 vào 3 đợt trong tháng 8, mỗi đợt cách nhau 10 ngày, đã làm tăng độ Brix trong quả đạt 10,34 - 10,47%, tăng 0,69 - 0,82% so với công thức đối chứng (9,65%). Sử dụng chế phẩm kích phát tố GA3 Thiên Nông nồng độ 90 - 110 ppm phun vào 3 thời điểm (nụ, hoa rộ và tàn hoa) có tác dụng làm giảm 47,18 - 55,13% số hạt và 50,52 - 58,01% khối lượng hạt trong quả so với công thức không phun (69,87 hạt, 23,28 gam).

Tư khóa: Bưởi Hồng Quang Tiến, GA3 Thiên Nông, phân bón lá

Page 42: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

42

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀGiống bưởi Hồng Quang Tiến được Trung tâm

Nghiên cứu cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung bộ (Viện KHKTNN Bắc Trung bộ) tuyển chọn và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới, cho sản xuất thử theo quyết định số 106/QĐ-TT-CCN ngày 12 tháng 4 năm 2012. Đây là giống có năng suất cao, chất lượng tốt rất thích hợp cho vùng gò đồi. Giống sinh trưởng khỏe, năng suất cao, ổn định đạt 22 - 25 tấn/ha/năm. Chất lượng tốt, thịt quả mịn, ăn giòn, ngọt và đặc biệt là không có vị the, đắng trong và sau khi ăn. Hiệu quả kinh tế cao 250 - 300 triệu đồng/ha/năm. Bưởi Hồng Quang Tiến ít bị sâu bệnh phá hại, có khả năng chịu hạn. Tuy nhiên, giống còn hạn chế là số hạt/quả còn nhiều (70 - 80 hạt/quả), quả có vị ngọt thanh (độ brix từ 9,0 - 9,5%). Do đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của giống bưởi.

Các giống bưởi nổi tiếng ở nước ta gồm: Bưởi Phúc Trạch, bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn, bưởi đỏ Mê Linh, bưởi Thanh Trà, bưởi Biên Hòa, bưởi Năm roi và bưởi đường lá cam (Ngô Hồng Bình và ctv., 2005).

Xử lý GA3 Trung Quốc nồng độ 70 - 100 ppm trên bưởi Thanh Trà vào 3 thời điểm: trước khi nở hoa 5 - 7 ngày, khi hoa rộ và phun lần cuối sau khi tàn hoa đã làm giảm 100% số hạt trên quả (Đỗ Đình Ca và ctv., 2010).

Ảnh hưởng của việc phun GA3 đến sinh trưởng và phát triển của giống bưởi Diễn: Áp dụng bốn lần phun ở các giai đoạn trước khi hoa nở 10 ngày, khi hoa nở rộ, sau khi hoa nở 10 ngày và rụng quả sinh lý lần 1 ở nồng độ 50 ppm sẽ cho tỷ lệ đậu quả cao nhất, cao hơn đối chứng (phun nước lã) đến gần 4 lần (Nguyễn Hữu Thọ, 2015).

Xuất phát từ lý do trên, tiến hành sử dụng kích phát tố GA3 Thiên Nông và bổ sung một số loại phân bón nhằm xác định được chủng loại, liều lượng tối ưu để nâng cao chất lượng cho giống bưởi Hồng Quang Tiến.

II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu- Giống bưởi Hồng Quang Tiến có tuổi cây từ 10

- 11 năm tuổi (thu hoạch năm thứ 7 - 8).- GA3 Thiên Nông tinh thể dạng bột do Công

ty Hóa phẩm Thiên Nông sản xuất, thành phần:

Gibberellic Acid GA3: 1,0%. Các loại phân bón: Đạm, lân, kali, phân bón qua lá Yogen 16 (thành phần chính gồm: Đạm (N): 5,0%; Lân (P2O5): 7,0%; Kali (K2O): 44,0%, phn bón Đầu trâu 902 (thành phần chính gồm: Đạm (N): 17,0%; Lân (P2O5): 21,0%; Kali (K2O): 21,0%).

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Bố trí thí nghiệm- Thí nghiệm 1: Xác định liều lượng phân bón

thích hợp để nâng cao chất lượng quả gồm 5 công thức (CT):

+ Công thức 1 (CT1- đ/c): Bón phân vô cơ theo quy trình (1.750 g đạm ure, 2.250 g Supe Lân, 1.090 g KCl/cây)

+ Công thức 2 (CT2): CT1 + bón thêm 10% KCl/cây).

+ Công thức 3 (CT3): CT1 + bón thêm 30% KCl/cây.

+ Công thức 4 (CT4): CT1 + Phun Yogen 16 (7 - 5 - 44).

+ Công thức 5 (CT5): CT1 + Phun phân bón Đầu trâu 902. Nồng độ: 1,25%.

Thí nghiệm được bố trí mỗi công thức 3 lần nhắc lại, số cây theo dõi: 5 cây/lần nhắc, 5 công thức. Số cây thí nghiệm = 75 cây. Diện tích: 0,18 ha.

- Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 Thiên Nông đến số hạt/quả gồm 4 công thức (CT):

+ Công thức 1(CT 1- đ/c): Không phun GA3. + Công thức 2 (CT 2): Phun GA3 nồng độ 90 ppm. + Công thức 3 (CT 3): Phun GA3 nồng độ 110 ppm.+ Công thức 4 (CT4): Phun GA3 nồng độ 130 ppm.Thí nghiệm được bố trí mỗi công thức 3 lần nhắc

lại, số cây theo dõi: 6 cây/lần nhắc 4 công thức. Số cây thí nghiệm 72 cây; diện tích: 0,18 ha.

2.2.2. Phương pháp thực hiện- Thí nghiệm 1: Phân Kali Clorua được chia làm

2 lần bón bổ sung, mỗi đợt 50% lượng bón trên, bón vào đợt bón thứ 2 và 3 trong năm (tháng 6 và đầu tháng 8). Phun phân bón qua lá Yogen 16 và phun phân bón Đầu trâu 902 vào tháng 8, phun 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 10 ngày. Phun Yogen 16, phân bón Đầu trâu 902 theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Thí nghiệm 2: Dung dịch GA3 được phun vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều khi trời râm mát (không phun vào thời điểm trên cây còn nước hoặc trời sắp mưa). Phun đều trên tán cây vào 3 thời điểm:

Page 43: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

43

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Lần 1: Khi xuất hiện nụ đều; Lần 2: Khi hoa rộ (sau phun lần thứ nhất: 7 - 10 ngày); Lần 3: Phun khi tàn hoa (sau phun lần thứ 2: 7 - 10 ngày).

- Tính hiệu quả kinh tế: Tổng thu/ha/năm – Tổng chi phí/ha/năm.

2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi Các chỉ tiêu theo dõi gồm: Các chỉ tiêu về sinh

lý quả: Được cân, đo 30 quả. Lấy trị số bình quân: Khối lượng quả (kg), số múi, khối lượng hạt (g), số hạt/quả; Các chỉ tiêu về sinh hoá quả: Hàm lượng Axid (%), hàm lượng Vitamin C (mg/100 g), hàm lượng nước (%), độ Brix (%); Theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất: Số quả thực thu/cây, khối lượng quả (kg/cây), năng suất quả (kg/cây), năng suất (tấn/ha).

2.2.4. Xử lý số liệuCác số liệu xử lý theo chương trình IRRISTAT

4.0 và Excel.

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứuCác thí nghiệm được tiến hành từ tháng 1/2015

đến tháng 12/2016 tại phường Quang Tiến, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng phân bón lá và GA3 Thiên Nông đến chất lượng quả bưởi Hồng Quang Tiến

Kết quả bảng 1 cho thấy: Việc bón bổ sung phân kaly và phun phân bón lá (Thí nghiệm 1) chưa thấy ảnh hưởng rõ ràng đến các chỉ tiêu về khối lượng quả, số múi, số hạt/quả.

Phun kính phát tố GA3 Thiên Nông ở các nồng độ khác nhau và bao nụ hoa (Thí nghiệm 2) bước đầu không làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu như: Khối lượng quả, số múi/quả và tỷ lệ phần ăn được của giống bưởi Hồng Quang Tiến. Tuy nhiên, đã có ảnh hưởng rõ ràng trong việc làm giảm số hạt và khối lượng hạt/quả. Giảm tốt nhất ở công thức 3 (phun GA3 Thiên Nông ở nồng độ 110 ppm) giảm 55,13% số hạt/quả, tiếp đến là công thức 2 (phun GA3 Thiên Nông ở nồng độ 90 ppm) giảm 47,18% số hạt/quả so với đối chứng, sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95%. Công thức đối chứng có số hạt, khối lượng hạt/quả cao (69,87 hạt, 23,28 gam).

Bảng 1. Một số chỉ tiêu lý tính quả trên các công thức thí nghiệm

Ghi chú: * là mức tính có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%; Ttn: Độ lệch chuẩn

Thí nghiệm Công

thức

Khối lượng

quả (kg)

Số múi/quả Số hạt/quả Khối lượng hạt/quả (g) Tỷ lệ phần

ăn được (%)

Tổng số múi

Số múi lép

Hạt Ttn

Giảm so với

đ/c (%)Gam Ttn

Giảm so với đ/c

(%)

1

CT1 (đ/c) 1,25 16,41 2,34 75,20 0,00 0,00 22,42 0,00 0,00 59,53

CT2 1,25 16,65 1,55 71,85 4,20 4,45 19,03 14,4 15,12 59,80CT3 1,25 15,92 2,11 75,05 0,12 0,20 23,53 3,55 -4,95 59,66CT4 1,25 16,36 2,12 72,79 2,95 3,20 23,23 3,34 -3,61 59,73CT5 1,31 16,42 2,21 74,29 0,86 1,21 26,06 11,23 -16,24 59,63

2

CT1 (đ/c) 1,24 16,22 2,25 69,87 0,00 0,00- 23,28 0,00 0,00 58,94

CT2 1,24 15,65 2,18 36,90* 50,50 47,18 11,52* 60,33 50,52 58,97CT3 1,25 15,55 2,15 31,35* 67,12 55,13 9,87* 74,63 57,62 59,35CT4 1,22 15,67 2,22 37,54 52,05 46,27 9,78* 74,32 58,01 59,27

Kết quả bảng 2 cho thấy: Bổ sung phân bón kali và phun phân bón lá không làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu như: hàm lượng axit, hàm lượng nước, vitamin C, màu sắc vỏ quả, thịt quả bưởi Hồng Quang Tiến. Tuy nhiên, đã có tác dụng làm tăng độ brix trong quả, biến động tăng từ 0,08 - 0,82%, trong đó, công

thức 4, công thức 5 độ Brix đạt cao 10,34 - 10,47% cao hơn công thức đối chứng từ 0,69 - 0,82%.

Phun thuốc GA3 Thiên Nông bước đầu không làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh hóa, màu sắc thịt quả bưởi Hồng Quang Tiến.

Page 44: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

44

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

3.2. Ảnh hưởng của phân bón lá và GA3 Thiên Nông đến năng suất và hiệu quả của bưởi Hồng Quang Tiến

Kết quả bảng 3 cho thấy: Năng suất và tổng giá trị thu hoạch giữa các công thức đạt tương đương nhau. Năng suất đạt từ 25,25 - 25,56 tấn/ha và tổng giá trị

thu được từ 661,65 - 670,88 triệu đồng/ha. Công thức 2, công thức 4 và công thức 5, hiệu cao kinh tế đạt cao hơn đối chứng từ 1,51 - 6,71 triệu đồng/ha, tương đương tăng 0,25 - 1,12%, đạt cao nhất là công thức 5.

Bảng 2. Một số chỉ tiêu sinh hóa và màu sắc vỏ, tép quả bưởi Hồng Quang Tiến trên các công thức

Bảng 3. Năng suất và hiệu quả kinh tế trên các công thức bổ sung phân bón

Ghi chú: L1: loại 1; L2: loại 2; L3: loại 3. Giá bán bình quân: Quả loại 1: 27,20 triệu đồng/tấn; Quả loại 2: 25,40 triệu đồng/tấn; Quả loại 3: 13,45 triệu đồng/tấn.

Chỉ tiêuThí nghiệm 1 Thí nghiệm 2

CT1(đ/c) CT2 CT3 CT4 CT5 CT1

(đ/c) CT2 CT3 CT4

Độ Brix (%)

Số đo 9,65 9,73 9,81 10,47 9,86 9,86 9,86 9,89 9,86

Tăng giảm so với đ/c 0,00 0,08 0,17 0,82 0,69 0,00 0,00 0,00 - 0,03

HL axit (%) 0,54 0,52 0,54 0,51 0,52 0,53 0,51 0,52 0,51HL nước (%) 89,82 89,88 89,95 89,06 89,96 89,58 89,67 89,68 89,72

HL Vitamin C (mg/100g) 39,61 39,47 39,54 39,89 39,79 39,69 39,72 39,78 39,66Màu sắc thịt quả Màu hồng Màu hồng

Màu sắc vỏ quả khi chín Xanh vàng Xanh vàng

Kết quả bảng 4 cho thấy: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống bưởi Hồng Quang Tiến trên các công thức đạt tương đương nhau. Năng suất đạt từ 26,77 tấn/ha ở công thức 1 đến 27,25 tấn/ha

ở công thức 2.Hiệu quả kinh tế ở các công thức phun thuốc GA3

Thiên Nông đạt tương đương công thức đối chứng, biến động từ 652,35 - 655,27 triệu đồng/ha.

Công thức

Phân loại quả

Năng suất/ha (tấn) Tổng thu/ha (triệu đồng) Tổng chi

(triệu đồng/ha)

Chênh lệnh thu-chi/ha

Theo phân

loại quảTổng Phân

loại Tổng Triệu đồng

Tăng giảm so với Đ/c

Triệu đồng %

CT1(Đ/c)

L1 13,74 373,73L2 11,06 25,32 280,92 661,65 64,23 597,42 0,00 0,00L3 0,52 6,99

CT2L1 16,29 443,09L2 8,47 25,25 215,14 664,95 66,02 598,93 +1,51 +0,25L3 0,50 6,73

CT3L1 14,15 384,88L2 10,66 25,28 270,76 661,97 67,11 594,86 -2,56 -0,43L3 0,47 6,32

CT4L1 14,94 406,37L2 10,09 25,50 256,29 668,98 66,78 602,20 +4,78 +0,80L3 0,47 6,32

CT5L1 15,15 412,08L2 9,94 25,56 252,48 670,88 66,75 604,13 +6,71 +1,12L3 0,47 6,32

Page 45: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

45

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Bảng 4. Năng suất và hiệu quả kinh tế trên các công thức phun GA3

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luậnPhun bổ sung phân bón lá Yogen 16 (5 - 7 - 44)

hoặc phân bón lá Đầu trâu 902 (17 - 21 - 21) cho cây bưởi Hồng Quang Tiến ở thời kỳ thu hoạch năm thứ 7 - 8 vào 3 đợt trong tháng 8, mỗi đợt cách nhau 10 ngày, đã làm tăng độ Brix trong quả đạt 10,34 - 10,47%, tăng 0,69 - 0,82% so với công thức đối chứng (9,65%). Sử dụng chế phẩm kích phát tố GA3 Thiên Nông nồng độ 90 - 110 ppm phun vào 3 thời điểm (nụ, hoa rộ và tàn hoa) có tác dụng làm giảm 47,18 - 55,13% số hạt và 50,52 - 58,01% khối lượng hạt trong quả so với công thức không phun GA3 (69,87 hạt, 23,28 gam).

4.2. Đề nghịKhuyến cáo sử dụng phân bón lá Yogen 16 (5 - 7 -

44) hoặc phân bón lá Đầu trâu 902 để phun bổ sung cho cây bưởi đang cho quả và sử dụng kích phát tố GA3 Thiên Nông nồng độ 90 - 110 ppm phun vào 3 thời điểm cây ra nụ, hoa nở rộ và lúc hoa tàn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Ngô Hồng Bình, 2005. Kỹ thuật trồng một số cây ăn

quả vùng duyên hải miền Trung. Nhà xuất bản nông nghiệp, trang 161 -164.

Đỗ Đình Ca, Vũ Việt Hưng, 2010. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất bưởi Thanh Trà. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đặc san kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Viện Nghiên cứu Rau quả.

Lý Gia Cầu, 1993. Kỹ thuật trồng bưởi năng suất cao nổi tiếng của Trung Quốc. Nxb Khoa học kỹ thuật Quảng Tây, trang 44, Tài liệu dịch của Nguyễn Văn Tôn.

Nguyễn Hưu Thọ, 2015. Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại tỉnh Thái Nguyên. Luận văn tiến sỹ, trang 137.

Võ Thị Tuyết, Phạm Thị Sâm, Nguyễn Thị Trâm, Bùi Thị Cam, 2012. Kết quả nghiên cứu và khảo nghiệm giống bưởi Hồng Quang Tiến. Thông tin Khoa học công nghệ tỉnh Nghệ An, số 6/2012, trang 26-31.

Chỉ tiêu CT1 (đ/c) CT2 CT3 CT4Số quả/cây 54,42 54,92 54,45 56,03

Khối lượng/quả (kg) 1,23 1,24 1,25 1,22Sản lượng/cây (kg) 66,93 68,13 68,09 68,08

Năng suất/ha

Tấn 26,77 27,25 27,24 27,23LSD 0,05 3,94CV (%) 19,54

Tăng giảm so với đ/c (%) 1,80 1,75 1,73Tổng thu (triệu đồng/ha) 724,13 737,16 736,77 736,64Tổng chi (triệu đồng/ha) 74,24 81,89 83,09 84,29

Chênh lệnh thu _ chi

Triệu đồng/ha 649,89 655,27 653,68 652,35

Tăng giảm so với đ/c (%)

Triệu đồng/ha 0,00 5,38 3,79 2,46% 0,00 0,83 0,58 0,38

Effect of foliar fertilizer and Thien Nong GA3 on the quality of Hong Quang Tien pomelo fruit

Vo Thi Tuyet , Phạm Thi Sam, Nguyen Thi Tram, Le Van TruongAbstractApplication of additional foliar fertilizer Yogen 16 (5 - 7 - 44) or foliar fertilizer Dau Trau 902 (17-21-21) to the pomelo variety Hong Quang Tien after 7 - 8 year old harvesting and spraying 3 times in August with 10 days interval could increase Brix index to 10.34 - 10.47% with 0.69 - 0.82% higher than that of the control (9.65%). Using GA3 Thien nong product with concentration of 90 - 110 ppm at 3 growth stages (budding, full of flower, flower finishing) could reduce 47.18-55.13% of seed number and 50.52 - 58.01% seed weight in comparison to that of the control.Keywords: Hong Quang Tien pomelo, Thien Nong GA3, foliar fertilizer

Ngày nhận bài: 17/9/2017Ngày phản biện: 6/10/2017

Người phản biện: PGS.TS. Lê Như KiểuNgày duyệt đăng: 10/11/2017

Page 46: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

46

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀLà một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ, Quảng

Trị có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt cao, chế độ ánh sáng và mưa dồi dào, thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng nông nghiệp, trong đó cây lạc, sắn và ngô là 3 loại cây trồng chủ lực có tính hàng hóa trên trị trường. Hiện nay năng suất các loại cây trồng này trên địa bàn tỉnh Quảng Trị còn khá thấp, năng suất lạc, sắn và ngô mới chỉ đạt bình quân 1,8 tấn/ha, 1,6 tấn/ha và 2,61 tấn/ha tương ứng. Năng suất thấp là do nhiều yếu tố, trong đó yếu tố về giống và kỹ thuật thâm canh là chủ yếu. Trình độ thâm canh của người nông dân còn thấp: sử dụng giống cũ, năng suất thấp, chất lượng kém; kỹ thuật bón phân chưa đủ và không cân đối; phòng trừ sâu bệnh hại chưa tốt, tập quán canh tác lạc hậu, ít đầu tư thâm canh, chưa ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất,… do đó chưa tận dụng hết tiềm năng và lợi thế của vùng để sản xuất thâm canh tăng năng suất và chất lượng giống cây trồng (Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị, 2016).

Xuất phát từ thực tế nêu trên, “Chương trình Hạnh phúc” của KOICA tại Viêt Nam đã được giới thiệu thực hiện ở Quảng Trị thông qua dự án KOPIA Việt Nam để giới thiệu các tiến bộ kỹ thuật mới của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, trong đó có Viện KHKTNN Bắc Trung bộ đã tiến hành lựa chọn 03 cây trồng chính là cây lạc, sắn và ngô để xây dựng mô hình góp phần nâng cao năng suất, chất lượng giống cây trồng và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương tại tỉnh Quảng Trị.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu- Giống lạc: L14, L27, L20. - Giống sắn KM94, giống đậu xanh DX-208. - Giống ngô CS71 và NK7328.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp triển khai mô hình- Tổ chức hội nghị chuyên gia lựa chọn cây trồng

tiềm năng và công nghệ phù hợp để xây dựng mô hình. Lựa chọn điểm và các hộ dân đáp ứng được các tiêu chí để xây dựng mô hình và theo mục tiêu của dự án. Trong quá trình triển khai mô hình thường xuyên có các cán bộ kỹ thuật của Viện giám sát, chỉ đạo và hướng dẫn người dân. Gắn với các hoạt động xây dựng mô hình là các hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả thực hiện mô hình và nhân rộng mô hình, các lớp tập huấn đào tạo cho cán bộ địa phương để nhân rộng các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất.

- Đối với cây lạc: Ứng dụng quy trình công nghệ sản xuất lạc đạt 5,0 tấn/ha của Viện KHKTNN Bắc Trung bộ. Quy trình công nghệ gồm: Giống mới năng suất cao, kỹ thuật làm đất, mật độ thích hợp, che phủ ni lông, bón phân cân đối, chế phẩm sinh học, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, tưới tiêu hợp lý, công nghệ sau thu hoạch (Phạm Văn Chương và ctv., 2010).

- Đối với cây ngô: Ứng dụng quy trình công nghệ sản xuất thâm canh ngô đạt năng suất cao của Viện KHKTNN Bắc Trung bộ. Quy trình gồm: Giống mới năng suất cao, kỹ thuật làm đất, mật độ thích hợp, bón phân cân đối, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, tưới tiêu hợp lý, công nghệ sau thu hoạch.

- Đối với cây sắn: Ứng dụng công nghệ canh tác sắn bền vững cho các tỉnh phía Bắc của Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có củ - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm. Quy trình kỹ thuật này được Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật cho phép áp dụng cho các tỉnh phía Bắc Việt Nam theo Quyết định số 104/QĐ-TT-CLT ngày 27/4/20110 (Lê Quốc Doanh và ctv., 2005).

1 Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung bộ

KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH THÂM CANH TỔNG HỢP CÂY LẠC, SẮN VÀ NGÔ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO TẠI QUẢNG TRỊ NĂM 2016 - 2017

Trịnh Đức Toàn1, Võ Văn Trung1, Phạm Thế Cường1, Trần Thị Duyên1, Lê Thị Thơm1

TÓM TẮTNăm 2016 - 2017, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung bộ (Viện KHKTNN Bắc Trung bộ) đã tiến

hành lựa chọn và xây dựng mô hình thâm canh đạt năng suất cao cho cây lạc, cây sắn và cây ngô thuộc “Chương trình Hạnh phúc” của KOICA tại Quảng Trị. Kết quả các mô hình đều cho năng suất cao hơn hẳn so với sản xuất đại trà của địa phương, mô hình thâm canh lạc đạt năng suất từ 3,42 - 3,73 tấn/ha (tăng từ 53,98 - 68,02%), lợi nhuận đạt từ 21,05 - 21,80 triệu đồng/ha; mô hình sắn trồng xen đậu xanh đạt 36,8 tấn/ha (tăng 26,03%), lợi nhuận tăng thêm 8,473 triệu đồng/ha; mô hình ngô đạt năng suất 6,64 - 6,74 tấn/ha (tăng từ 69,24 - 71,64 %), lợi nhuận từ 11 - 12 triệu đồng/ha.

Tư khóa: Mô hình, Quảng Trị, thâm canh, cây lạc, sắn, ngô

Page 47: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

47

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Đây là các quy trình công nghệ ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, đồng bộ trong sản xuất kết hợp với kiến thức bản địa để xây dựng mô hình thâm canh đạt năng suất cao, bền vững.

Quy mô: Mô hình lạc là 3 ha/vụ và 4 ha đối với mô hình ngô.

2.2.2. Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế của các mô hình

Dựa vào phương pháp hạch toán tài chính tổng quát để phân tích:

RAVC = GR – TVCTrong đó: RAVC (Return above variable cost)

là lợi nhuận; GR (Gross Return) là tổng thu nhập thuần = năng suất ˟ giá bán trung bình. TVC (Total variable cost) là tổng chi phí khả biến = chi phí vật tư + chi phí lao động + chi phí năng lượng.

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu- Thời gian thực hiện mô hình: Vụ Xuân 2016 và

Xuân 2017. - Địa điểm: Huyện Cam Lộ và huyện Vĩnh Linh,

tỉnh Quảng Trị.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả xây dựng mô hình thâm canh cây lạc và cây sắn năm 2016 tại huyện Cam Lộ - Quảng Trị

3.1.1. Đánh giá về năng suất của các giống lạc trong mô hình

Kết quả số liệu bảng 1 cho thấy: Số quả chắc/cây của các giống lạc trong mô hình chênh lệch nhau không đáng kể, cao hơn giống đối chứng và dao động trong khoảng 11 - 12 quả/cây. Năng suất của các giống lạc trong mô hình dao động từ 3,42 - 3,74 tấn/ha, cao hơn so với đối chứng từ 53,98 - 68,02%.

3.1.2. Đánh giá về hiệu quả kinh tế của mô hình lạcĐánh giá hiệu quả kinh tế giữa mô hình sản xuất

thâm canh lạc so với mô hình sản xuất đại trà của bà con nông dân cho thấy: Việc áp dụng đúng theo

quy trình kỹ thuật thâm canh, mức đầu tư cao hơn sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất đại trà, lợi nhuận thu lại đạt 21,8 triệu đồng/ha (Bảng 2).

Bảng 1. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc của mô hìnhso với sản xuất đại trà (đ/c) vụ Xuân 2016 tại huyện Cam Lộ - Quảng Trị

Bảng 2. Hiệu quả kinh tế mô hình thâm canh sản xuất lạc so với mô hình sản xuất đại trà vụ Xuân 2016 tại Cam Lộ - Quảng Trị (tính cho 01 ha)

Chỉ tiêuGiống

Số quả chắc/cây Cây/m2 P 100 quả

(g)NSTT

(tấn/ha)Tăng so với

đ/c (%)

L27 12 42 152 3,74 68,02L14 11 42 155 3,42 53,98

L14 (đ/c) 8 35 - 38 150 2,22 -

TT Khoản mục Đơn vị tính

Đơn giá(đồng)

Mô hình thâm canh Mô hình đại tràSố

lượngThành tiền

(đồng)Số

lượngThành tiền

(đồng)I Tổng chi (1 +2) 54.500.000 42.400.0001 Vật liệu 34.500.000 22.400.000

Phân chuồng Tấn 800.000 15 12.000.000 10 8.000.000Phân NPK 3:9:6 Kg 6.000 1.000 6.000.000 800 4.800.000Nilông Kg 45.000 100 4.500.000 - -Giống Kg 40.000 220 8.800.000 200 8.000.000Chế phẩm sinh học Ha 1.200.000 1 1.200.000 - -Thuốc BVTV Ha 1.000.000 1 1.000.000 1 1.000.000Vôi bột Kg 2.000 500 1.000.000 300 600.000

2 Công lao động PT Công 20.000.000 20.000.0003 Năng suất Tấn 3,58 2,22II Tổng thu Tấn 2.500.000 3,58 89.475.000 2,22 55.575.0001 Lãi thuần (II _ I) 34.975.000 13.175.0002 Lãi trong mô hình so với ngoài MH 21.800.000

Page 48: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

48

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

3.1.3. Đánh giá về năng suất của mô hình sắn trồng xen đậu xanh

Kết quả số liệu bảng 3 cho thấy các chỉ tiêu về số củ/cây, khối lượng trung bình củ/cây của sắn trồng xen cao hơn hẳn so với sắn trồng thuần, do đó năng suất

thực thu của mô hình sắn trồng xen đạt 36,8 tấn/ha, cao hơn hẳn so với sắn trồng thuần (29,2 tấn/ha). Tỷ lệ tinh bột giữa 2 mô hình chênh lệch nhau không đáng kể.

3.1.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sắn xen đậu xanh

Kết quả bảng 4 cho thấy: Mô hình sắn trồng đậu xanh được đầu tư với chi phí ban đầu cao hơn sắn trồng thuần và áp dụng đúng theo quy trình kỹ thuật, do đó năng suất đạt được cao hơn. Mặt khác,

ngoài thu nhập từ cây sắn, người dân còn có thêm thu nhập từ cây trồng xen (đậu xanh), do đó lợi nhuận thu được đạt 27,269 triệu đồng/ha, cao hơn so với sản xuất sắn trồng thuần khoảng 8,473 triệu đồng/ha.

Bảng 3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của mô hình sắn xen đậu xanh so với sắn trồng thuần vụ Xuân 2016 tại Cam Lộ - Quảng Trị

Bảng 4. Hoạch toán hiệu quả kinh tế của mô hình sắn sản xuất đại trà với mô hình sắn xen đậu xanh vụ Xuân 2016 tại Cam Lộ - Quảng Trị (tính cho 01 ha)

TT Giống Mật độ(hom) Số củ/cây

Khối lượng TB củ/cây

(kg)

NSTT (tấn/ha)

Tỷ lệ tinh bột

(%)

Tăng so với đối chứng

(%)1 KM94 xen đậu xanh 12.000 7,7 4,11 36,8 25,9 26,032 KM94 trồng thuần 12.000 5,8 3,24 29,2 24,7 -3 Đậu xanh ĐX 208 2,85

Hạng mục Sắn xen đậu xanh Sắn trồng thuần

Chi phí sản xuất Đơn giá(1.000 đ) Số lượng Thành tiền

(1.000 đ) Số lượng Thành tiền(1.000 đ)

1 2 3 4 5 61. Chi cây sắn     24.991   18.764Giống (hom) 0,7 2.000 1.400 2.000 1.400Cày đất (khoán) 1.200 1 1.200 1 1.200Công lao động PT 180 42 7.560 40 7.200Thu hoạch (khoán) 170 36,8 6.256 29,2 4.964Phân chuồng (kg) 0,5 8.000 4.000 0 0Đạm, Lân, Kali, vôi bột 4.575 4.0002. Chi cây trồng xen     6.980  0 0Công lao động phổ thông 29 180 5.220 - -Giống 7 50 350 - -Đạm, Lân, Kali 1.250 - -Thuốc BVTV 8 5 40 - -Công phun thuốc 120 - -Tổng chi (A)   31.971 0  18.764Thu nhập sản phẩm từ cây sắn (tấn) 36,8 47.840 29,2 37.960

Thu nhập từ cây trồng xen (tấn) 0,285 11.400 0 0Tổng thu (B)   59.240   37.960

Lãi thuần = B _ A   27.269   19.196

Page 49: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

49

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Bảng 5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lạc vụ Xuân 2017 tại Vĩnh Linh - Quảng Trị

Bảng 6. Hiệu quả kinh tế mô hình thâm canh sản xuất lạc so với mô hình sản xuất đại trà vụ Xuân 2017 tại Vĩnh Linh - Quảng Trị (tính cho 01 ha)

3.2. Kết quả xây dựng mô hình thâm canh cây lạc và cây ngô năm 2017 tại huyện Vĩnh Linh - Quảng Trị

3.2.1. Đánh giá về năng suất của các giống lạc trong mô hình

Kết quả bảng 5 cho thấy: Số quả chắc/cây của

giống lạc L20 trong mô hình đạt 12 quả/cây, cao hơn hẳn so với giống địa phương sản xuất đại trà (8 quả/cây). Khối lượng 100 quả, 100 hạt và tỷ lệ nhân của giống lạc L20 đều cao hơn giống đối chứng địa phương. Năng suất thực thu của giống lạc L20 đạt 3,54 tấn/ha, cao hơn so với giống đối chứng từ 62,35%.

Chỉ tiêuGiống

Số quả chắc/cây

P 100 quả (g)

P 100 hạt (g)

Tỷ lệ nhân (%)

NSTT(tấn/ha)

Tăng so với đ/c (%)

L20 12 157 60 70 3,54 62,35

Địa phương (đ/c) 8 133 51 67 2,19 -

3.2.2. Đánh giá về hiệu quả kinh tế của mô hình lạcĐánh giá hiệu quả kinh tế giữa mô hình sản xuất

thâm canh lạc đạt năng suất cao với mô hình sản xuất đại trà của bà con nông dân cho thấy: Năng suất

lạc trong mô hình tăng từ 62,35%. Kết quả phân tích cho thấy nếu đầu tư theo mô hình sản xuất thâm canh (Bảng 6) thì lợi nhuận thu lại sẽ tăng thêm khoảng 21,05 triệu đồng/ha.

TTKhoản mục

Đơn giá(đồng)

Mô hình thâm canh Mô hình đại trà

Số lượng Thành tiền (đồng) Số lượng Thành tiền

(đồng)

I Tổng chi (1 + 2) 55.300.000 42.400.000

1 Vật liệu 35.300.000 22.400.000

Phân chuồng (tấn) 800.000 15 12.000.000 10 8.000.000

Phân NPK (kg) 6.000 1.000 6.000.000 800 4.800.000

Nilông (kg) 45.000 100 4.500.000 - -

Giống (kg) 40.000 240 9.600.000 200 8.000.000

Chế phẩm sinh học (ha) 1.200.000 1 1.200.000 - -

Thuốc BVTV (ha) 1.000.000 1 1.000.000 1 1.000.000

Vôi bột (kg) 2.000 500 1.000.000 300 600.000

2 Công lao động PT 20.000.000 20.000.000

3 Năng suất (tấn) 3,54 2,19

II Tổng thu 2.500.000 3,54 88.400.000 2,19 54.450.000

1 Lãi thuần (II _ I) 33.100.000 12.050.000

2 Lãi trong MH so với ngoài MH 21.050.000

3.2.3. Đánh giá về năng suất của các giống ngô trong mô hình

Các giống ngô trong mô hình có số hàng hạt/bắp và số hạt/hàng cao hơn so với giống đối chứng, tương ứng đạt từ 14,2 - 14,6 hàng hạt/bắp và 29 - 30

hạt/hàng, giống đối chứng chỉ đạt 12,2 hàng hạt và 25 hạt/hàng tương ứng. Năng suất thực thu của các giống ngô trong mô hình dao động từ 6,641 - 6,735 tấn/ha, cao hơn so với giống đối chứng từ 69,24 - 71,64% (Bảng 7).

Page 50: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

50

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

3.2.4. Đánh giá về hiệu quả kinh tế của mô hình ngôKết quả đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình

thâm canh ngô so với mô hình sản xuất đại trà của bà con cho thấy việc áp dụng đúng theo quy trình kỹ thuật và mức đầu tư thâm canh hợp lý sẽ cho

năng suất cao hơn và hiệu quả kinh tế cao hơn, lợi nhuận thu được theo mô hình thâm canh tăng thêm từ 8 - 9 triệu đồng/ha so với mô hình sản xuất đại trà (Bảng 8).

Bảng 8. Hiệu quả kinh tế mô hình thâm canh sản xuất ngô so với mô hình sản xuất đại trà vụ Xuân 2017 tại Vĩnh Linh - Quảng Trị (tính cho 01 ha)

TT GiốngNội dung

Giống ngô mô hình Giống đối chứngCS71 NK7328 LVN10

I Tổng chi 31.525.000 31.525.000 27.400.0001 Vật tư 21.525.000 21.525.000 17.400.000

Giống 3.125.000 3.125.000 2.250.000Phân vi sinh 6.250.000 6.250.000 3.000.000Đạm, Lân, Kali 7.650.000 7.650.000 7.650.000Thuốc BVTV 4.500.000 4.500.000 4.500.000

2 Công lao động phổ thông 10.000.000 10.000.000 10.000.000II Tổng thu 47.145.000 46.487.000 30.968.0001 Đơn giá (đồng) 700.000 700.000 700.0002 Năng suất (tấn/ha) 6,74 6,64 4,42

III Lãi thuần 15.620.000 14.962.000 3.568.0000IV Chênh lệch so với đối chứng 12.052.000 11.394.000 - 

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luậnKết quả các mô hình thâm canh tổng hợp đều cho

năng suất cao hơn hẳn so với sản xuất đại trà. Năm 2016 tại huyện Cam Lộ, năng suất lạc đạt 3,42 - 3,74 tấn/ha (tăng từ 53,98 - 68,02%), lợi nhuận đạt 21,80 triệu đồng/ha; năng suất sắn trồng xen đậu xanh đạt 36,8 tấn/ha (tăng 26,03%) và lợi nhuận đạt 27,269 triệu đồng/ha. Năm 2017 tại huyện Vĩnh Linh, năng suất lạc đạt 3,54 tấn/ha (tăng 62,35%), lợi nhuận đạt 21,05 triệu đồng/ha; năng suất ngô đạt từ 6,64 - 6,74 tấn/ha (tăng từ 69,24 - 71,64%), lợi nhuận đạt từ 11 - 12 triệu đồng/ha.

4.2. Đề nghị- Tiếp tục chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới

trong sản xuất nông nghiệp đến người dân ở các vùng miền khác nhau của tỉnh Quảng Trị nói riêng

và vùng Bắc Trung bộ nói chung, khuyến khích người dân áp dụng kỹ thuật thâm canh tổng hợp trong sản xuất, thay đổi tập quán canh tác cũ nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.

- Cần có các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân áp dụng TBKT mới vào sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Phạm văn Chương, Phan Thị Thanh, Lê văn Trường

và cs., 2010. Kết quả nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật đồng bộ để sản xuất lạc xuân đạt 5 tấn/ha.

Lê Quốc Doanh, Hà Đình Tuấn, Andre Chanbanne, 2005. Canh tác đất dốc bền vững. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội.

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị, 2016. Báo cáo tình hình sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2014 - 2015.

Bảng 7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô vụ Xuân 2017 tại Vĩnh Linh - Quảng Trị

Chỉ tiêuGiống

Hàng hạt/bắp(hàng)

Số hạt/hàng(hạt)

NSTT(tấn/ha)

Tăng so với đối chứng (%)

CS71 14,6 30 6,735 71,64NK7328 14,2 29 6,641 69,24LVN10 (đ/c) 12,2 25 3,924 -

Page 51: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

51

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung bộ, 2016. Báo cáo kết quả năm 2016 của dự án: “Phát triển và phổ biến tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp ở các vùng triển khai dự án Chương trình Hạnh phúc của KOICA tại Lào Cai và Quảng Trị”. Hội thảo đầu bờ giới thiệu TBKT mới tại huyện Cam Lộ, Quảng Trị.

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung bộ, 2017. Báo cáo kết quả năm 2017 của dự án: “Phát triển và phổ biến tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp ở các vùng triển khai dự án Chương trình Hạnh phúc của KOICA tại Lào Cai và Quảng Trị”. Hội thảo đầu bờ giới thiệu TBKT mới tại huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị.

Results on building demonstration pilot of intensive cultivation of high yielding groundnut, cassava and maize varieties in Quang Tri province from 2016 to 2017

Trinh Duc Toan, Vo Van Trung, Pham The Cuong, Tran Thi Duyen, Le Thi Thom

AbstractThe project “Agricultural technology development and dissemination in Lao Cai and Quang Tri under KOICA Happiness Programs” was carried out by ASINCV in Quang Tri province from 2016 to 2017. The project selected potential crop and built demonstration pilot of intensive cultivation for groundnut, cassava and maize in Cam Lo and Vinh Linh districts of Quang Tri province. The results showed that the yield of crop varieties in the demonstration pilot was higher than that in the traditional cultivation farm. The groundnut intensive cultivation model yielded from 3.42 to 3.74 tons per hectare (increased by 53.98 - 68.02%), profit increased by 21.05 - 21.80 million VND/ha; the yield of cassava intercropping with mung bean reached 36.8 tons/ha (increased by 26.03%), adding profit increased by 8.4473 million VND/ha; the yield of maize was 6.64 - 6.74 tons per hectare (increased by 69.24 to 71.64%), and the profit increased by 11 - 12 million VND/ha. Key words: Demonstration pilot, Quang Tri, groundnut, cassava and maize varieties, intensive cultivation

Ngày nhận bài: 21/9/2017Ngày phản biện: 2/11/2017

Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Huy HoàngNgày duyệt đăng: 10/11/2017

1 Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung bộ

KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH THÂM CANH TỔNG HỢP, ÁP DỤNG CƠ GIỚI HÓA TRONG SẢN XUẤT LẠC TẠI NGHỆ AN

Phạm Duy Trình1, Phạm Văn Linh1, Bùi Văn Hùng1, Trần Thị Duyên1, Nguyễn Quang Huy1

TÓM TẮTÁp dụng cơ giới hóa (CGH) vào một số khâu trong sản xuất lạc, đồng thời áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật

về giống (giống lạc L26), kỹ thuật canh tác... đã làm tăng năng suất lạc đạt 42,7 tạ/ha, tăng so với sản xuất đối chứng từ 16,9 - 28,2%. Hiệu quả kinh tế của mô hình đạt 50,18 triệu đồng/ha, tăng 70% so với sử dụng cùng giống lạc L26 và tăng gấp 2,5 lần so với giống địa phương. Đưa cơ giới hóa vào trong sản xuất đã làm giải phóng sức lao động, giảm chi phí nhân công trên 30%, góp phần thay đổi tập quán canh tác theo hướng sản xuất cánh đồng mẫu lớn, tập trung hàng hóa, tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong thời gian tới.

Tư khóa: Cơ giới hóa, kỹ thuật thâm canh, cây lạc, Nghệ An

I. ĐẶT VẤN ĐỀHiện nay, trên thế giới đã phát triển nhiều kỹ

thuật, công nghệ giúp cơ giới hóa phần lớn quá trình sản xuất lạc của nông dân. Áp dụng CGH các khâu cho phép giảm đến 80% công lao động, 50 - 70% chi phí sản xuất, nâng cao được hiệu quả kinh tế cho người nông dân (Sao Mai, 2016). Ở Việt

Nam, việc CGH trong sản xuất lạc đã được áp dụng, tuy nhiên chỉ trong phạm vi hẹp và chưa thực sự mang lại hiệu quả.

Để đẩy mạnh áp dụng CGH sản xuất nông nghiệp, tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 CGH khâu làm đất đạt 95%, khâu gieo

Page 52: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

52

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

trồng đạt 70 - 75 %, khâu chăm sóc 60 - 80%, khâu thu hoạch đạt 80 - 95% đối với các loại cây lúa, mía, ngô, sắn, lạc (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2015).

Nghệ An là tỉnh có diện tích trồng lạc lớn nhất cả nước. Diện tích gieo trồng lạc hàng năm đạt khoảng 24.000 ha (trong đó diện tích vụ Xuân chiếm 20.000 ha), năng suất đạt khoảng 20,3 tạ/ha. Sản lượng lạc hàng năm đạt trên 55.000 tấn, trong đó xuất khẩu khoảng 7.000 tấn - 10.000 tấn (Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An, 2015).

Theo điều tra khảo sát thực tế, việc áp dụng cơ giới hóa các khâu sản xuất lạc trên địa bàn thực tế chỉ đạt khoảng 30%, chủ yếu tập trung ở các khâu làm đất, lên luống (đạt tỷ lệ 80 - 95%) và một số ít ở khâu chăm sóc (sử dụng máy phun thuốc). Một số hộ nông dân có sử dụng công cụ tự chế dùng để bứt củ lạc, tuy nhiên hiệu quả không cao, tỷ lệ lẫn tạp chất và nứt vỏ củ nhiều. Do đó việc sản xuất lạc hiện nay đang sử dụng nhân công lao động thủ công là chính, làm tăng chi phí sản xuất. Mặt khác, ngày càng nhiều khu công nghiệp mọc lên, thu hút nhiều nhân công lao động vùng nông thôn dẫn đến tình trạng thiếu nhân công lao động trong sản xuất nông nghiệp.

Xuất phát từ thực tế trên, nhằm khuyến cáo rộng rãi và phát huy hơn nữa hiệu quả sản xuất lạc thông qua việc xây dựng các mô hình áp dụng đồng bộ quy trình thâm canh tổng hợp kết hợp cơ giới lên 70% trong các khâu sản xuất, vụ Xuân 2017, mô hình sản xuất thâm canh lạc áp dụng CGH các khâu làm đất, gieo trồng, thu hoạch, khâu bứt củ lạc đã được xây dựng tại xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu- Giống lạc L26.- Giống lạc địa phương Sen thắt.- Máy làm đất và lên luống.- Máy gieo lạc 1 hàng: MGL-1, khoảng cách giữa

các hạt có thể điều chỉnh: nhỏ nhất là 9 cm và khoảng cách lớn nhất là 30 cm, năng suất: 500 - 600 m2/giờ.

- Máy thu hoạch lạc: MTL-1000, năng suất: 2.000 - 2.500 m2/giờ.

- Máy bứt củ lạc: MBL-1000, năng suất: 1000 - 1500 m2/giờ, tỷ lệ vỡ củ < 3%, tỷ lệ tạp chất < 2%.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong mô hình- Mô hình thâm canh được áp dụng đồng bộ tổng

hợp các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác: Mô hình ứng dụng kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung bộ (Viện KHKTNN Bắc Trung bộ) về quy trình sản xuất lạc xuân đạt 5 tấn/ha (Phạm Văn Chương và ctv., 2008), quy trình kỹ thuật che phủ nilon cho lạc của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, cùng với kinh nghiệm của bà con về thời vụ gieo trồng, chăm sóc..., đồng thời sử dụng phương thức phòng chống sâu bệnh tổng hợp (IPM) và áp dụng các khâu cơ giới hóa (làm đất, lên luống, gieo trồng, thu hoạch và bứt củ lạc) bằng các máy trên.

+ Lượng phân bón cho 1 ha: 15 tấn phân chuồng (hoặc 1,5 tấn phân HCVS) + 80 kg Đạm Ure + 600 kg Lân Super + 200 kg Kali Clorua + 500 kg vôi bột (hoặc 15 tấn phân chuồng + 1.000 kg NPK 3-9-6 + 225 kg Lân super + 500 kg vôi bột.)

+ Phương pháp bón: Trước khi làm đất lần cuối, rải đều 70% lượng vôi, toàn bộ đạm urê, lân, kali (hoặc NPK 3-9-6) và phân hữu cơ vi sinh trên ruộng. Máy tiến hành làm đất đồng thời trộn đều lượng phân bón trên ruộng, sau đó tiến hành lên luống. 30% lượng vôi còn lại bón đều khi kết thúc thời kỳ ra hoa rộ.

2.2.2. Kỹ thuật áp dụng ngoài mô hìnhÁp dụng theo phương thức canh tác đại trà của

dân trong vùng. Lượng phân bón cho 1 ha như sau: 10 tấn phân chuồng + 600 kg NPK 3-9-6 + 500 kg vôi bột trong sản xuất thâm canh lạc. Cách bón: 70% vôi bột được rải đều trong quá trình làm đất, 30% còn lại bón lúc lạc ra hoa. Trước khi làm đất đợt cuối, tiến hành bón toàn bộ phân chuồng và NPK 3-9-6 rải đều trên ruộng.

2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi Các chỉ tiêu theo dõi gồm: Thời gian từ gieo đến

mọc, thời gian từ gieo đến ra hoa, sâu bệnh gây hại, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất. Tính hiệu quả kinh tế so sánh giữa hai mô hình.

Phương pháp theo dõi: Dựa theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại trên cây lạc, đậu tương (QCVN 01-168:2014/BNNPTNT) và Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của lạc (QCVN 01-57:2011/BNNPTNT).

Phương pháp lấy mẫu mô hình: Theo phương pháp lấy mẫu 5 điểm trên 2 đường chéo, mỗi điểm 1 m2. Dùng khung gỗ cố định có diện tích 1 m2 để lấy toàn bộ số cây trong khung, tính năng suất trung bình sau đó quy đổi theo diện tích thực.

Page 53: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

53

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệuSố liệu được xử lý theo phương pháp thống kê

sinh học sử dụng các phần mềm vi tính Excel và IRRISTAT 5.0.

2.3. Thời gian, địa điểm và quy mô áp dụngMô hình được áp dụng trong vụ Xuân 2017 tại xã

Diễn Thịnh - huyện Diễn Châu - Nghệ An với diện tích 20 ha.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả xây dựng mô hình thâm canh, áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lạc

Kết quả bảng 1 cho thấy việc áp dụng công cụ gieo MGL-1 trong khâu gieo trồng đảm bảo đúng mật độ

và độ sâu lấp hạt lạc đồng đều nên thời gian từ gieo đến mọc ngắn và tập trung (6 - 7 ngày). Trong khi đó, lạc ngoài mô hình gieo trồng bằng thủ công nên khoảng cách giữa hai hốc không đều dẫn đến mật độ không đảm bảo, mặt khác việc gieo và lấp đất bằng thủ công thì độ sâu lấp hạt lạc không đều do đó thời gian từ gieo đến mọc kéo dài (7 - 9 ngày).

Chỉ tiêu thời gian ra hoa rộ ngắn hay dài ảnh hưởng đến tỷ lệ quả chắc của cây lạc sau này. Qua bảng trên ta thấy, nhờ áp dụng cơ giới hóa trong khâu gieo trồng đã làm thời gian từ gieo đến mọc ngắn và tập trung, dẫn đến thời gian ra hoa rộ của cây lạc trong mô hình tập trung hơn, chỉ kéo dài từ 4 - 6 ngày. Trong khi đó cây lạc ngoài mô hình có thời gian ra hoa rộ kéo dài hơn, từ 7 - 10 ngày (Bảng 2).

Giống lạc (L26) ở mô hình thâm canh, áp dụng cơ giới hóa và mô hình đối chứng đều bị sâu xanh và bệnh đốm lá gây hại ở mức độ nhẹ. Nhờ việc áp dụng đồng bộ các kỹ thuật canh tác (sử dụng phân bón hợp lý, áp dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất kỹ, kỹ thuật xử lý đất trước khi gieo trồng, sử dụng

giống đạt tiêu chuẩn, chế độ phòng trừ sâu bệnh kịp thời …) đã làm giảm mức độ nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn đối với cây lạc trong mô hình (điểm 1), trong khi đó lạc ngoài mô hình nhiễm ở mức độ điểm 2.

Bảng 1. Ảnh hưởng của cơ giới hóa đến thời gian mọc mầm và ra hoa rộ

Bảng 2. Tình hình nhiễm sâu bệnh hại

Bảng 3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

GiốngMô hình thâm canh, áp dụng CGH Mô hình đối chứng

Ngày gieo - mọc (ngày)

Thời gian ra hoa rộ (ngày)

Ngày gieo - mọc (ngày)

Thời gian ra hoa rộ (ngày)

L26 6 - 7 4 - 6 7 - 9 7 - 10

GiốngMô hình thâm canh, áp dụng CGH Mô hình đối chứng

Sâu xanh Sâu cuốn lá

Đốm nâu(1-9)

Héo xanh (1-9) Sâu xanh Sâu

khoangĐốm nâu

(1-9)Héo xanh

(1-9)

L26 Nhiễm nhẹ

Nhiễm nhẹ 1 1 Nhiễm

nhẹNhiễm

nhẹ 1 2

Kết quả ở bảng 3 cho thấy: Cùng một giống lạc L26, mô hình thâm canh, áp dụng cơ giới hóa có số quả chắc/cây (10,8 quả/cây) cao hơn so với mô hình đối chứng của dân (9,58 quả/cây). Mô hình lạc thâm canh, áp dụng cơ giới hóa đảm bảo được mật độ, thời

gian ra hoa rộ tập trung, cây sinh trưởng phát triển khỏe, nhiễm ít sâu bệnh nên năng suất thực thu đạt 42,7 tạ/ha, mô hình thâm canh đối chứng của dân đạt 36,5 tạ/ha (đối với giống L26) và đạt 33,3 tạ/ha (đối với giống địa phương Sen thắt). Như vậy, nhờ

Công thức Số quả chắc/ cây (quả)

KL100 quả (gam)

NSLT 4(tạ/ha)

NSTT (tạ/ha)

Tăng so với đối chứng

(%)Mô hình thâm canh, áp dụng CGH L26 10,80 168,09 72,6 42,7 16,9 - 28,2

Mô hình đối chứngL26 9,58 167,30 64,1 36,5 -Sen thắt 9,70 152,60 59,2 33,3 -

Page 54: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

54

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

áp dụng đồng bộ các kỹ thuật, sử dụng phân bón cân đối hợp lý, áp dụng cơ giới trong các khâu làm đất, gieo trồng và chăm sóc đã làm cho năng suất lạc trong mô hình tăng cao hơn so với đối chứng (lạc L26) là 16,9% và kết hợp với việc sử dụng giống mới (L26), năng suất lạc trong mô hình tăng cao hơn so với giống cũ địa phương (Sen thắt) là 28,2%.

3.2. Hiệu quả kinh tế của mô hìnhNhờ áp dụng cơ giới hóa vào một số khâu (làm

đất, gieo trồng, phun thuốc, thu hoạch và bứt củ lạc) trong sản xuất lạc kết hợp với biện pháp thâm canh tổng hợp bao gồm giống mới (L26), sử dụng

phân bón cân đối hợp lý, quản lý dinh dưỡng tổng hợp ICM,… đã làm tăng năng suất và giảm chi phí nhân công (trên 30%). So sánh cùng giống lạc L26, lợi nhuận thu được trong mô hình là 50,18 triệu/ha, ngoài mô hình là 28,68 triệu/ha (tính theo giá bình quân năm là 25.000 đồng/kg), hiệu quả kinh tế tăng trên 70%. Nếu kết hợp với việc sử dụng giống mới (L26) so với giống địa phương (Sen thắt) cộng với phương thức canh tác đại trà của dân thì hiệu quả kinh tế của mô hình tăng gấp 2,5 lần (tính theo giá bình quân năm là 25.000 đồng/kg), lợi nhuận ngoài mô hình chỉ đạt 20,6 triệu đồng/ha (Bảng 4).

Bảng 4. Tính hiệu quả kinh tế của mô hình (cho 1 ha)

TT Hạng mục Đơn giá

Mô hình thâm canh, áp dụng CGH Mô hình đối chứng

Số lượng (kg)

Thành tiền (đồng)

Số lượng (kg)

Thành tiền (đồng)

A Tổng chi (A) 56.570.000 62.570.000

1 Giống 40.000 240 9.600.000 200 8.000.000

2 Vật tư (Nilon, phân bón, thuốc BVTV...) 15.970.000 13.370.000

3 Thuê khoán, nhân công 31.000.000 41.200.000

- Làm đất (khoán) 200.000 20 4.000.000 20 4.000.000

- Gieo trồng 180.000 5.000.000 40 7.200.000

- Phun thuốc (bình) 20.000 60 1.200.000 60 1.200.000

- Làm cỏ 180.000 30 5.400.000 30 5.400.000

- Thu hoạch, bứt củ 180.000 10.000.000 100 18.000.000

- Phơi 180.000 30 5.400.000 30 5.400.000

B Tổng thu (B)

1 Tính theo giá thực tế (20.000 đ/kg)

- Giống L26 4.270 85.400.000 3.650 73.000.000

- Sen thắt - - 3.330 66.600.000

2 Tính theo giá bình quân năm (25.000 đ/kg)

- Giống L26 4.270 106.750.000 3.650 91.250.000

- Sen thắt - - 3.330 83.250.000

C Lãi thuần (C)

1 Tính theo giá thực tế

- Giống L26 28.830.000 10.430.000

- Sen thắt - - 4.030.000

2 Tính theo giá bình quân năm

- Giống L26 50.180.000 28.680.000

- Sen thắt - - 20.680.000

Page 55: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

55

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận- Kết quả xây dựng mô hình thâm canh lạc, áp

dụng cơ giới hóa đồng thời sử dụng giống mới (giống lạc L26) đã làm tăng năng suất lạc đạt 42,7 tạ/ha, mô hình sản xuất của dân đạt 36,5 tạ/ha (đối với giống L26) và đối với giống địa phương (Sen thắt) đạt 33,3 tạ/ha. Năng suất lạc trong mô hình tăng 16,9 - 28,2%.

- Hiệu quả kinh tế của mô hình đạt 50,18 triệu đồng/ha, ngoài mô hình đạt 28,68 triệu đồng/ha, tăng trên 70% (đối với giống L26) và tăng gấp 2,5 lần đối với giống sản xuất đại trà của dân.

- Áp dụng cơ giới hóa (công cụ gieo lạc MGL-1, máy thu hoạch lạc MTL-1000 và máy bứt củ lạc MBL-1000) vào một số khâu trong sản xuất lạc đã làm giảm chi phí nhân công trên 30%, tương đương khoảng 56 công lao động/ha.

4.2. Đề nghị- Đề nghị tiếp tục xây dựng mô hình trình diễn

tại các điểm khác nhau trong những năm tiếp theo để làm cơ sở khoa học, thực tiễn cho việc khuyến cáo người dân tiến tới áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong tất cả các khâu sản xuất lạc theo hướng tập trung hàng hóa nhằm tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong thời gian tới.

- Các hộ nông dân phải đồng thuận, thống nhất trong việc phá bỏ ranh giới giữa các thửa nhỏ để hình thành các thửa lớn, tạo thuận lợi cho máy móc làm việc. Tiến tới áp dụng mô hình sản xuất cánh đồng mẫu lớn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Phạm Văn Chương và ctv., 2008. Nghiên cứu mô hình

sản xuất lạc xuân đạt 5 tấn/ha trên diện tích 5 ha trở lên. Thông tin KH&CN Nghệ An, 4/2008, tr 5.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011. QCVN 01-57:2011/BNNPTNT. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng giống lạc.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2014. QCVN 01-168:2014/BNNPTNT. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại trên cây lạc, đậu tương.

Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An, 2015. Nghị quyết ngày 10 tháng 7 năm 2015 về quy hoạch phát triển sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015. Quyết định số 364/QĐ/BNN-CB ngày 08 tháng 09 năm 2015 về việc phê duyệt đề án đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Sao Mai, 2016. Cơ giới hóa sản xuất lạc cao sản, truy cập ngày 16/8/2017. Địa chỉ: http://nongnghiep.vn/co-gioi-hoa-san-xuat-lac-cao-san-post166590.html.

Building of demonstration pilot for intensive cultivation of peanut by applying mechanization in Nghe An

Pham Duy Trinh, Pham Van Linh, Bui Van Hung, Tran Thi Duyen, Nguyen Quang Huy

AbstractApplying mechanization (Seedling equipment MGL-1, harvesting machine MTL-1000 and peanut seed separator MBL-1000) into some stages of peanut production combined with advance techniques made the yield of peanut variety (L26) reaching 4270 kg/ha, increased by 16.9% to 28.2% in comparison to that of the control. The total income was recorded at 50.18 million VND/ha, increased by 70% in comparison to that of the same variety L26 and by 2.5 times compared with local varieties when applying traditional cultivation technique. Application of mechanization in peanut production could decrease labor cost in more than 30% and free labour sources, contributing to changes of farming habit toward big farm, massive production and motivating the re-structure of agriculture in future.Keywords: Mechanization, intensive cultivation, peanut, Nghe An province

Ngày nhận bài: 18/9/2017Ngày phản biện: 29/10/2017

Người phản biện: TS. Nguyễn Thị ChinhNgày duyệt đăng: 10/11/2017

Page 56: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

56

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀỞ nước ta, ngô là cây trồng thứ hai sau lúa. Tuy

nhiên, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu hơn bảy triệu tấn gạo thì với ngô lại phải nhập khẩu. Mục tiêu mở rộng diện tích ngô để đạt sản lượng 8,5 triệu tấn hiện còn nhiều khó khăn (Minh Phú, 2015).

Đối với tỉnh Nghệ An năm 2014 diện tích ngô của tỉnh là 55.700 ha, năng suất bình quân đạt 34,6 tạ/ha. Tỉnh Nghệ An phê duyệt đề án phát triển sản xuất cây ngô giai đoạn 2015 - 2020 là đến năm 2020 diện tích gieo trồng ngô đạt khoảng 60.000 ha, tập trung thâm canh, sử dụng giống ngô có năng suất cao, ngô biến đổi gen để nâng cao năng suất, hạn chế sâu bệnh, phấn đấu đạt năng suất bình quân 43 tạ/ha, sản lượng 258.000 - 270.000 tấn (Ủy Ban nhân dân tỉnh Nghệ An, 2015). Diện tích ngô trên đất 2 lúa sẽ mở rộng lên 8.000 ha tại các chân ruộng không bị ngập úng ở các huyện đồng bằng và miền núi thấp. Riêng 22.000 ha ngô sẽ bố trí trên đất bãi bồi, đất đồi vệ tại các huyện miền núi và các xã miền núi ở các huyện đồng bằng và diện tích đất màu vùng ven biển, vùng bãi ven sông (Sao Mai, 2013).

Như vậy, để đáp ứng mục tiêu của tỉnh đề ra đòi hỏi áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nâng cao năng suất và sản lượng ngô ở Nghệ An. Một trong những tiến bộ đó phải nói đến là công nghệ tạo ra những giống mới cho năng suất cao, chất lượng và thích nghi vùng sinh thái tỉnh Nghệ An.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu Gồm 440 tổ hợp lai của Viện Nghiên cứu Ngô;

3 giống ngô đang được trồng phổ biến tại Nghệ An là: CP 999, DK 9901 và NK 67 làm giống đối chứng. Trong phạm vi báo cáo này chỉ rút ra 10 tổ hợp lai có ưu việt nhất so với các giống đối chứng.

2.2. Phương pháp nghiên cứu- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo

kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) (Tô Cẩm Tú và ctv.,1999).

- Kỹ thuật canh tác: Áp dụng Quy chuẩn khảo kiểm nghiệm giống ngô QCVN 01-56: 2011/BN-NPTNT.

- Các chỉ tiêu theo dõi: Theo dõi thời gian sinh trưởng, phát triển, đặc điểm hình thái cây, khả năng chống chịu sâu bệnh hại chính, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất (QCVN 01-56: 2011/BN-NPTNT).

+ Năng suất thực thu (NSTT) (tạ/ha): Được tính theo công thức sau:

Y = ˟ ˟ ˟FW100

100 _ MC100 _ RC

10.000S

P1 _ P2P1

Trong đó: FW là trọng lượng ô (kg); MC là ẩm độ hạt khi thu hoạch; RC là ẩm độ tiêu chuẩn (14%); S (là diện tích ô thí nghiệm ) = (Dài hàng + khoảng cách cây)˟ rộng hàng˟ số hàng /ô; P1 là trọng lượng mẫu (g); P2 là trọng lượng lõi.

- Số liệu thu thập được xử lý trên máy vi tính bằng phần mềm IRRISTAT 5.0 và Excel.

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứuThí nghiệm được triển khai trong vụ Đông năm

2015 tại Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung bộ.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬNThời gian từ gieo đến tung phấn của các tổ hợp

lai biến động từ 54 - 60 ngày; trong đó tổ hợp lai THL393 có thời gian từ gieo đến tung phấn ngắn nhất, 54 ngày (Bảng 1).

Kết quả ở bảng 1 cũng cho thấy thời gian từ gieo đến phun râu của các tổ hợp lai biến động từ (56 - 62 ngày).

1 Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung bộ

ĐÁNH GIÁ CÁC TỔ HỢP NGÔ LAI Ở NGHỆ ANBùi Văn Hùng1, Lê Thị Thơm1, Đào Thị Minh Hiền1, Trần Thị Tâm1, Phạm Duy Trình1, Trịnh Đức Toàn1

TÓM TẮTKết quả đánh giá các tổ hợp ngô lai đã chọn ra được 08 tổ hợp lai có triển vọng, cho năng suất từ 11 tấn/ha đến

11,4 tấn/ha; cao hơn trung bình giữa các giống đối chứng là 3,2 tấn/ha. Các giống có khả năng chống chịu một số sâu bệnh tốt và thời gian sinh trưởng tương đương các giống đối chứng, biến động từ 105 ngày đến 109 ngày, phù hợp với điều kiện sinh thái tỉnh Nghệ An.

Tư khóa: Tổ hợp ngô lai, đánh giá, năng suất, Nghệ An

Page 57: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

57

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Thời gian sinh trưởng của của các tổ hợp lai biến động không lớn (104 - 109 ngày). Tổ hợp lai THL172 có thời gian sinh trưởng dài nhất (109 ngày).

Chiều cao cây của các tổ hợp lai biến động từ (146,5 - 205 cm). Các tổ hợp lai THL57, THL122, THL172 có chiều cao cây cao hơn ba giống đối chứng. Các tổ hợp lai còn lại có chiều cao cây thấp

hơn ba giống đối chứng.Chiều cao đóng bắp của các tổ hợp lai biến động

từ (51,3 - 107,0 cm). Các tổ hợp lai THL172 và THL295 có chiều cao đóng bắp lần lượt là (107 cm) và (91,8 cm), cao hơn ba giống đối chứng. Các tổ hợp lai còn lại có chiều cao đóng bắp thấp hơn ba giống đối chứng.

Bệnh khô vằn xuất hiện và gây hại hai tổ hợp lai THL395, THL398 (0,9%) nặng hơn ba giống đối chứng. Các tổ hợp lai còn lại bị bệnh khô vằn gây hại nhẹ hơn ba giống đối chứng, nhẹ nhất là các tổ hợp lai THL292, THL295, THL89 (0,1%) (Bảng 2).

Bảng 2. Khả năng chống chịu một số sâu bệnh và đổ rễ của các tổ hợp lai

Bệnh đốm lá nhiễm nhẹ ở hai tổ hợp lai THL395 và THL398 (điểm 2). Các tổ hợp lai còn lại bị bệnh đốm lá nhiễm rất nhẹ (điểm 1) hơn ba giống đối chứng. Các tổ hợp lai còn lại bị bệnh khô vằn gây hại nhẹ hơn ba giống đối chứng, chỉ biến động từ (0,1 - 0,4%).

Sâu đục thân gây hại nặng nhất ở tổ hợp lai THL395 (điểm 2). Các tổ hợp lai còn lại bị sâu đục thân gây hại nhẹ (điểm 1).

Khả năng bị đổ rễ: Các tổ hợp lai có khả năng bị đổ rễ thấp hơn ba giống đối chứng, chỉ biến động từ (0,5 - 1,2%).

Chiều dài bắp của tổ hợp lai THL398 và THL57 tương ứng là 13,6 cm và 13,8 cm, ngắn hơn hai giống đối chứng DK9901 (14,2 cm) và CP999 (13,9 cm). Các tổ hợp lai còn lại có chiều dài bắp dài hơn ba giống đối chứng, dài nhất là tổ hợp lai THL295 (15,8 cm) (Bảng 3).

Đường kính bắp của tổ hợp lai THL398 (3,1 cm) và THL295 (3,2 cm) có đường kính bắp nhỏ hơn ba giống đối chứng. Các tổ hợp lai còn lại có đường kính bắp lớn hơn ba giống đối chứng, lớn nhất là tổ hợp lai THL395 (4,1 cm).

Khối lượng bắp của tổ hợp lai THL398 (141,1 gam) thấp hơn hai giống đối chứng DK9901 (147,0 gam)

Bảng 1. Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của các tổ hợp lai

TT Tên tổ hợp laiThời gian sinh trưởng (ngày) Chiều cao

cây (cm)Chiều cao

đóng bắp (cm)Tung phấn Phun râu Chín sinh lý1 THL57 55 57 105 202,6 73,02 THL89 58 59 106 186,0 66,03 THL122 55 56 105 205,0 89,04 THL172 59 61 109 205,0 107,05 THL194 58 59 105 162,2 69,06 THL292 59 59 107 182,0 83,07 THL295 56 58 104 186,8 91,88 THL393 54 56 105 165,0 67,69 THL395 60 61 105 170,6 52,1

10 THL398 58 59 105 146,5 51,311 CP999 58 59 106 191,8 90,512 DK9901 58 60 105 197,4 93,713 NK67 59 62 105 196,6 91,6

TT Tên tổ hợp lai

Khô vằn (%)

Đốm lá

(điểm)

Đục thân

(điểm)

Đổ rễ(%)

1 THL57 0,3 1 1 1,22 THL89 0,1 1 1 0,73 THL122 0,4 1 1 0,54 THL172 0,1 1 1 0,85 THL194 0,3 1 1 0,36 THL292 0,1 1 1 0,67 THL295 0,1 1 1 0,58 THL393 0,2 1 1 0,89 THL395 0,9 2 2 1,2

10 THL398 0,9 2 1 0,511 CP999 0,6 1 1 1,412 DK9901 0,5 1 1 1,313 NK67 0,5 1 1 1,4

Page 58: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

58

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

và NK67 (146,8 gam). Các tổ hợp lai còn lại có khối lượng bắp cao hơn ba giống đối chứng, cao nhất là tổ hợp lai THL172 (264,8 gam).

Bảng 3. Chiều dài bắp, đường kính bắp và khối lượng bắp của các tổ hợp lai

TT Tên tổ hợp lai

Chiều dài bắp

(cm)

Đường kính bắp

(cm)

Khối lượng bắp

(gam)1 THL57 13,8 3,8 260,42 THL89 15,0 3,7 258,63 THL122 14,9 3,7 250,44 THL172 14,8 4,0 264,85 THL194 14,8 3,8 256,46 THL292 15,5 3,9 248,47 THL295 15,8 3,2 262,48 THL393 15,5 3,5 253,89 THL395 15,0 4,1 159,0

10 THL398 13,6 3,1 141,411 CP999 13,9 3,4 131,812 DK9901 14,2 3,5 147,013 NK67 13,5 3,5 146,8

Số hàng hạt trên bắp của tổ hợp lai THL398 là 12,0 hàng, bằng giống đối chứng NK67 (12,0 hàng). Các tổ hợp lai còn lại có số hàng hạt trên bắp cao hơn ba giống đối chứng, cao nhất là tổ hợp lai THL295 (15,2 hàng) (Bảng 4).

Số hạt trên hàng của tổ hợp lai THL395 (22 hạt) thấp nhất, thấp hơn 3 giống đối chứng. Tổ hợp lai THL398 có số hạt trên hàng (27,2 hạt) thấp hơn hai giống đối chứng CP999 (28,2 hạt) và NK67 (27,6 hạt). Các tổ hợp lai còn lại có số hạt trên hàng cao hơn ba giống đối chứng, cao nhất là tổ hợp lai THL172 (35,6 hạt).

Khối lượng 1000 hạt của hai tổ hợp lai THL395 (125,2 gam) và THL398 (111,6 gam) thấp hơn ba giống đối chứng. Các tổ hợp lai còn lại có khối lượng 1000 hạt cao hơn ba giống đối chứng, cao nhất là tổ hợp lai THL172 (213,0 gam).

Năng suất thực thu của hai tổ hợp lai THL395 (6,7 tấn/ha) và THL398 (6,0 tấn/ha) thấp hơn ba giống đối chứng. Các tổ hợp lai còn lại có năng suất thực thu cao hơn năng suất đối chứng.

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận- Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai biến

động không lớn từ 105 - 109 ngày, tương đương với ba giống đối chứng; phù hợp với điều kiện sinh thái ở Nghệ An.

- Các tổ hợp lai có khả năng chống chịu một số sâu bệnh tương đương các giống đối chứng.

- Năng suất thực thu của các tổ hợp lai được đưa vào khảo sát có nhiều giống cho năng suất cao; trong đó có 08 tổ hợp lai đạt năng suất từ 11 tấn/ha đến 11,4 tấn/ha, cao hơn hẳn các giống đối chứng và

Bảng 4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp lai

TT Tên dòng Số hàng hạt/bắp (hàng)

Số hạt/hàng (hạt)

Khối lượng 1000 hạt (gam)

Năng suất thực thu (tấn/ha)

1 THL57 14,8 34,8 208,6 11,22 THL89 13,6 33,6 210,4 11,33 THL122 14,4 34,8 204,0 11,04 THL172 13,2 35,6 213,2 11,45 THL194 14,4 34,8 210,4 11,36 THL292 13,6 35,2 205,4 11,07 THL295 15,2 34,8 210,8 11,38 THL393 14,4 34,6 206,5 11,19 THL395 12,8 22,0 125,2 6,7

10 THL398 12,0 27,2 111,6 6,011 CP999 11,2 28,2 137,0 7,412 DK9901 10,8 24,2 145,0 7,813 NK67 12,0 27,6 161,4 8,7

Page 59: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

59

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

phù hợp với điều kiện sinh thái ở Nghệ An. Các tổ hợp lai được lựa chọn là: THL57, THL89, THL122, THL172, THL194, THL292, THL295, THL393.

4.2. Đề nghịTiếp tục khảo nghiệm, đánh giá, chọn lọc trong

các vụ tiếp theo để có kết luận chính xác hơn, đồng thời khảo nghiệm trên diện rộng 08 tổ hợp lai triển vọng trên để sớm đưa vào sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢOBộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2011.

QCVN 01-56: 2011/BNNPTNT. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô.

Sao Mai, 2013. Phát triển mô hình thâm canh ngô Đông

trên đất hai lúa, ngày truy cập: 29/4/2017. Địa chỉ: http://nongnghiep.vn/giai-phap-sx-vu-dong-o-ng-he-an-post113659.html.

Minh Phú, 2015. Khó khăn trong việc nâng sản lượng và diện tích trồng ngô, ngày truy cập: 2/7/2017. Địa chỉ: http://www.nhandan.com.vn/kinhte/item/25698402-kho-khan-trong-viec-nang-san-luong-va-dien-tich-trong-ngo.html.

Tô Cẩm Tú, Trần Văn Diễn, Nguyễn Đình Hiền, Phạm Chí Thành, 1999. Thiết kế và phân tích thí nghiệm (Quy hoạch hoá thực nghiệm). NXB Khoa học kỹ thuật. Hà Nội.

Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, 2015. Quyết định số 4655/QĐ-UBND 13 tháng 10 năm 2015 phê duyệt đề án phát triển sản xuất cây ngô tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 - 2020.

Evaluation of hybrid maize combinations in Nghe An provinceBui Van Hung, Le Thi Thom, Đao Thi Minh Hien, Tran Thị Tam, Pham Duy Trinh, Trinh Duc Toan

AbstractEight promising hybrid maize combinations with average yield of 11.0 - 11.4 tons/ha were selected and their average yield was higher than that of the controls by 3.2 tons/ha were selected. These hybrid maize varieties were resistant to main pests and diseases, their growth duration was similar to that of the controls with 105 - 109 days and they were suitable for Nghe An cultivation condition.Keywords: Hybrid maize combinations, evaluation, yield, Nghe An province

Ngày nhận bài: 18/9/2017Ngày phản biện: 3/10/2017

Người phản biện: TS. Nguyễn Xuân ThắngNgày duyệt đăng: 10/11/2017

1 Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung bộ2 Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến Nông - VAAS

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CÂY TRỒNG THÍCH HỢP TRỒNG XEN CANH VỚI MÍA TRÊN CHÂN ĐẤT BÃI TẠI HUYỆN NGHĨA ĐÀN, NGHỆ AN

Nguyễn Văn Phường1, Hà Thị Hồng1, Nguyễn Thị Thanh Tâm1, Hoàng Tuyển Phương2

TÓM TẮTTrong năm 2016 - 2017, Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả - Cây Công nghiệp Phủ Quỳ đã tiến hành thí nghiệm

các loại giống cây trồng xen với mía trên chân đất bãi tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Kết quả nghiên cứu cho thấy trên giống mía ROC22 với các cây trồng xen lạc L26, L23, đậu tương ĐT26, đậu xanh ĐX14, các cây trồng trong mô hình đều sinh trưởng và phát triển tốt, nhiễm sâu bệnh ở mức độ nhẹ. Năng suất các cây trồng xen đạt từ 7,5 - 17,33 tạ/ha, năng suất mía đạt 68,09 - 75,5 tấn/ha. Việc trồng xen các cây họ đậu đã làm tăng thu nhập từ 8,08 - 31,54 triệu đồng/ha so với trồng thuần. Bên cạnh đó các cây trồng xen còn có tác dụng to lớn trong vai trò bổ sung nguồn dinh dưỡng và cải tạo đất (phân xanh, đạm).

Tư khóa: Cây trồng xen canh mía, mía nguyên liệu, đất bãi, Nghệ An

I. ĐẶT VẤN ĐỀMía là một trong những cây trồng quan trọng và

mang ý nghĩa chiến lược trong sản xuất nông nghiệp

của tỉnh Nghệ An. Trong những năm gần đây diện tích trồng mía của tỉnh biến động từ 20.000 ha - 30.000 ha. Năm 2015, toàn tỉnh Nghệ An trồng được

Page 60: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

60

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

26.700 ha mía nguyên liệu, năng suất bình quân toàn tỉnh đạt 58,4 tấn/ha, thấp hơn năng suất mía bình quân cả nước (đạt 64,5 tấn/ha) (Cục Thống kê Nghệ An, 2016).

Trong những năm gần đây, ngành sản xuất mía đường trên địa bàn tỉnh đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Trong đó những vấn đề nổi cộm gồm: Sâu bệnh hại ngày một gia tăng; diện tích, năng suất, chất lượng mía có dấu hiệu chững lại; giá thành mía thấp; sản xuất mía bấp bênh, thiếu ổn định. Bài toán phát triển bền vững vùng mía nguyên liệu được đặt ra như một thách thách thức đòi hỏi sự vào cuộc của nhiều cấp, bộ, ngành và chính quyền địa phương. Xuất phát từ thực tiễn trên, nhằm góp phần ổn định và nâng cao năng suất, chất lượng mía theo thời gian, giảm tỷ lệ sâu bệnh hại, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích cho người dân trồng mía tại vùng nguyên liệu, đề tài: “Nghiên cứu xác định giống cây trồng thích hợp cho trồng xen canh với mía trên chân đất bãi tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An” được thực hiện.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu- Giống mía ROC 22.- Cây trồng xen: Lạc L26, L23; đậu tương ĐT26;

đậu xanh ĐX14.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm- Thí nghiệm được được bố trí theo kiểu ô lớn

không lặp lại trên chân đất bãi tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Diện tích mỗ ô thí nghiệm 300 m2.

- Thí nghiệm được tiến hành trên mía trồng mới (năm thứ nhất).

- Quy mô: 300 m2/ô ˟ 4 ô = 1200 m2

2.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm- Đối với cây mía: Theo quy chuẩn QCVN 01-

131:2013/BNNPTNT. - Đối với cây lạc: Theo quy chuẩn QCVN 01-

57:2011/BNNPTNT. - Đối với cây đậu tương: Theo quy chuẩn QCVN

01-58:2011/BNNPTNT. - Đối với cây đậu xanh: Theo quy chuẩn QCVN

01-62 : 2011/BNNPTNT.

2.2.3. Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tếĐánh giá hiệu quả kinh tế (HQKT) theo tỷ suất

lợi nhuận biên của CIMMYT. Sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận MBCR (Marginal Benefit Cost Ratio), để so sánh, đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất mía mới (luân canh bắt buột) và mô hình sản xuất mía cũ (luân canh truyền thống). Hệ số MBCR tính theo phư ơng pháp CIMMYT, 1988:

MBCR =Tổng thu mô hình mới - Tổng thu mô hình cũTổng chi mô hình mới - Tổng chi mô hình cũ

Nếu chỉ tiêu: MBCR < 1,5 trung bình; MBCR = 1,5-2, khá; MBCR > 2,0 cao (tốt).

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu- Nhập và xử lý số liệu bằng chương trình Excel.- Xử lý thống kê số liệu bằng chương trình

IRRISTAT 5.0.

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trong vụ Xuân năm

2016 tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Sinh trưởng, phát triển và năng suất của các cây trồng xen với mía

Số liệu bảng 1 cho thấy: Do thời tiết thuận lợi nên thời gian mọc mầm của các loại cây trồng xen khá ngắn từ 4 đến 10 ngày, tỷ lệ nảy mầm cao trên 90%, đạt từ 90,7% đến 91,5%. Thời gian từ mọc - ra hoa của các giống lạc là 32 ngày, của các giống đậu là 37 ngày.

Trong vụ Xuân các giống lạc trồng xen với mía đều sinh trưởng và phát triển tốt. Thời gian sinh trưởng dao động từ 120 - 125 ngày, chiều cao cây từ 50,5 - 53,7 cm, tỷ lệ phân cành cao (cành cấp 1: 5,25 - 5,75 cành, cành cấp 2: 2,0 - 2,5 cành). Giống đậu tương ĐT26 và giống đậu xanh ĐX14 có thời gian mọc và thời gian sinh trưởng đều ngắn hơn 2 giống lạc. Thời gian mọc mầm của cây đậu tương là 7 ngày, thời gian mọc mầm của đậu xanh là 4 ngày, thời gian sinh trưởng của cây đậu tương là 95 ngày, thời gian sinh trưởng của cây đậu xanh ĐX14 là 65 ngày.

Các giống đậu có chiều cao từ 56,2 cm đến 56,8 cm, tỷ lệ phân cành của 2 giống đậu thấp (giống đậu tương ĐT26: 2,8 cành, ĐX14: 2,56 cành). Sự sinh trưởng thân lá tốt, phân cành khá của các cây trồng xen đã hạn chế được cỏ dại giữa hai hàng mía trong suốt thời kỳ mía chưa giao tán, tạo điều kiện cho mía sinh trưởng tốt.

Page 61: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

61

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Bảng 1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu, lạc xen mía trên chân đất ruộng tại Nghĩa Đàn, Nghệ An vụ Xuân năm 2016

Bảng 2. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính của một số giống đậu, lạc trồng xen mía trên chân đất ruộng tại Nghĩa Đàn, Nghệ An vụ Xuân năm 2016

Bảng 3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của một số giống đậu, lạc trồng xen mía trên chân đất ruộng tại Nghĩa Đàn, Nghệ An vụ Xuân năm 2016

Chỉ tiêu

Công thức

Thời gian mọc

(ngày)

Tỷ lệ mọc (%)

Thời gian tư mọc--ra hoa (ngày)

Thời gian sinh

trưởng(ngày)

Chiều cao cây

(cm)

Số cành C1/cây(cành)

Số cành cấp 2/cây

(cành)

Lạc L23 10 91,5 32 120 50,5 5,25 2,0Lạc L26 10 90,7 32 125 53,7 5,75 2,5Đậu tương ĐT26 7 91,5 37 95 56,2 2,8 -Đậu xanh ĐX14 4 90,5 37 65 56,8 2,6 -

Số liệu bảng 2 cho thấy các giống lạc tham gia thí nghiệm đều có tỷ lệ nhiễm nhẹ với một số bệnh hại chính như héo xanh (điểm 1 - 3), bệnh đốm nâu (điểm 3 - 5), bệnh rỉ sắt (điểm 3 - 5); mức độ sâu hại đều ở mức nhẹ (5,0 - 15,8%).

Các giống đậu tương nhiễm nhẹ các bệnh đốm nâu (điểm 1 - 3), bệnh rỉ sắt (điểm 1 - 3). Giống đậu xanh nhiễm bệnh héo xanh, héo rũ ở mức độ trung bình (3 - 5). Các giống đậu đều bị sâu ăn lá và sâu cuốn lá hại nhẹ (10 - 15%).

Số liệu bảng 3 cho thấy: Trong điều kiện vụ Xuân 2016 các giống lạc tham gia thí nghiệm có số quả chắc/cây đạt từ 17,5 - 17,8 quả/cây. Năng suất thực thu của các giống đạt 1,68 - 1,73 tấn/ha. Trong đó

năng suất giống lạc L26 cho năng suất cao hơn giống lạc L23 0,5 tấn/ha. Hai giống đậu có năng suất thực thu khá, giống đậu tương ĐT26 là 0,82 tấn/ha, giống đậu xanh ĐX14 là 0,75 tấn/ha.

Chỉ tiêu

Công thức

Bệnh hại Sâu hạiHéo xanh/

héo rũ (cấp 1-9)

Đốm nâu(cấp 1-9)

Rỉ sắt(cấp 1-9)

Sâu ăn lá (%)

Sâu đụcquả (%)

Sâu cuốn lá(%)

Lạc L23 1-3 3-5 3-5 10,5 - 10,7Lạc L26 1-3 3-5 3-5 15,2 - 10,3Đậu tương ĐT26 1 1-3 1-3 15,8 4,2 15,5Đậu xanh ĐX14 3-5 1-3 1 10,5 1,6 5,0

3.2. Sinh trưởng, phát triển và năng suất mía trong các công thức thí nghiệm.

Qua bảng 4, ta thấy các công thức thí nghiệm có thời gian từ trồng đến kết thúc đẻ nhánh như nhau 105 ngày. Chiều cao cây mía ở thời điểm thu hoạch cây trồng xen có sự khác nhau giữa các công thức thí

nghiệm, chiều cao cây đạt cao nhất ở công thức trồng xen lạc L26 đạt 110,5 cm và công thức trồng xen lạc L23 chiều cao cây đạt 108,8 cm. Mật độ mía (cây/m2) giữa các công thức thí nghiệm tương đương nhau đạt từ 6,74 - 6,84 cây/m2.

Chỉ tiêu

Giống

Tổng số quả/cây

(quả)

Số quả chắc/cây

(quả)

Số hạt/quả(hạt)

KL100quả(g)

Khối lượng100 hạt

(g)

NSTT(tấn/h)

Lạc L23 18,5 17,5 - 162,3 64,3 1,68Lạc L26 18,7 17,8 - 174,3 75,3 1,73Đậu tương ĐT26 31,8 26,6 - - 16,7 0,82Đậu xanh Đ14 12,3 - 11,8 - 5,9 0,75

Page 62: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

62

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Bảng 4. Chiều cao cây và mật độ cây mía khi thu hoạch các cây trồng xen trên chân đất ruộng

tại Nghĩa Đàn, Nghệ An vụ Xuân năm 2016

Kết quả bảng 5 cho thấy: Việc trồng xen các cây hộ đậu không ảnh hưởng đến các loại sâu, bệnh hại đối với cây mía. Ở tất cả các công thức cây mía đều sinh trưởng tốt, bị rệp gây hại ở mức độ nhẹ (+), không bị nhiễm các loại sâu bệnh nguy hiểm như chồi cỏ, sâu đục thân và bệnh than…

Bảng 5. Tình hình sâu bệnh hại mía trong điều kiện trồng xen đậu, lạc trên chân đất ruộng tại Nghĩa Đàn,

Nghệ An vụ Xuân năm 2016

Số liệu bảng 6 cho thấy cây mía trồng xen sinh trưởng tốt, chiều cao cây trên 2,78 m, đường kính gốc và đường kính thân trên 2,6 cm. Số cây hữu hiệu/m2 cao đạt từ 5,61 đến 6,78 cây/m2.

Năng suất thực thu mía đạt từ 68,09 tấn/ha đến 75,5 tấn/ha. Cây mía trồng thuần có năng suất thực thu thấp hơn, chỉ đạt 64,91 tạ/ha. Năng suất mía của công thức trồng xen lạc L26 đạt cao nhất đạt 75,5 tấn/ha, tăng so với đối chứng 16,31%.

Công thức

Chỉ tiêu theo dõiThời gian

tư trồng đến kết thúc đẻ

nhánh (ngày)

Chiều cao cây

mía (cm)

Mật độ cây

(cây/m2)

Trồng thuần (Đ/c) 105 80,8 6,76Xen đậu xanh 105 88,0 6,75Xen đậu tương 105 90,5 6,74Xen lạc L23 105 108,8 6,82Xen lạc L26 105 110,5 6,84

3.3. Hiệu quả kinh tế của việc trồng xen các cây trồng với mía

Qua bảng 7 cho thấy công thức mía trồng thuần cho năng suất thực thu thấp nhất chỉ đạt 64,91 tấn/ha, lãi thuần chỉ đạt 0,16 triệu đồng/ha. Hiệu quả kinh tế của công thức mía trồng xen đậu xanh và mía trồng

xen đậu tương tương đương nhau đạt 8,28 - 8,88 triệu đồng/ha, tỷ suất lợi nhuận (MBCR) đạt 1,76 đến 1,80, đạt ở mức khá. Hai công thức mía trồng xen lạc L23 và L26 cho hiệu quả kinh tế cao hơn, đạt từ 25,76 - 31,54 triệu đồng/ha, tỷ suất lợi nhuận đạt từ 2,26 - 2,4, đạt ở mức tốt.

Chỉ tiêu

Công thứcRệp

Sâu đục thân

Chồi cỏ

Bệnh than

Trồng thuần (Đ/c) + 0 0 0Xen đậu xanh + 0 0 0Xen đậu tương + 0 0 0Xen lạc L23 + 0 0 0Xen lạc L26 + 0 0 0

Bảng 6. Yếu tố cấu thành NS và năng suất của cây mía trong điều kiện trồng xen đậu, lạc trên chân đất ruộng tại Nghĩa Đàn, Nghệ An vụ Xuân năm 2016

Bảng 7. Hiệu quả kinh tế của cây mía trong điều kiện trồng xen đậu, lạc trên chân đất ruộng tại Nghĩa Đàn, Nghệ An vụ Xuân năm 2016

Ghi chú: Giá mía 1.800 đ/kg; mía nguyên liệu 980 đ/kg, đậu tương giống: 30.000 đ/kg; đậu tương thương phẩm 18.000 đ/kg; lạc giống: 40.000 đ/kg; lạc thương phẩm: 25.000 đ/kg; đậu xanh giống: 40.000 đ/kg, đậu xanh thương phẩm: 22.000 đ/kg; giá phân bón: đạm 12.000 đ/kg; lân: 4000 đ/kg; kali: 15.000 đ/kg; công lao động: 100.000 đ/công, NPK: 4000 đ/kg; MBCR: tỷ suất lợi nhuận.

Chỉ tiêuCông thức

ĐK. Gốc (cm)

ĐK. Thân (cm)

Số cây hưu hiệu/m2

P cây(kg)

NS thực thu (tấn/ha)

Tăng so với trồng thuần (%)

Trồng thuần (Đ/c) 2,61 2,61 5,92 1,29 64,91 -Xen đậu xanh 2,61 2,61 6,21 1,29 68,09 4,90Xen đậu tương 2,69 2,67 6,25 1,30 69,06 6,40Xen lạc L23 2,67 2,64 6,23 1,30 68,84 6,05Xen lạc L26 2,68 2,65 6,78 1,31 75,50 16,31

 Công thức NS mía (tấn/ha)

NS cây trồng xen (tấn/ha)

Tổng thu (tr.đ)

Tổng chi (tr.đ)

Lãi thuần (tr.đ) MBCR (#)

Trồng thuần (Đ/c) 64,91 - 63,61 63,45 0,16 -Xen đậu xanh 68,09 7,5 83,23 74,35 8,88 1,80Xen đậu tương 69,06 8,2 82,44 74,15 8,29 1,76Xen lạc L23 68,84 16,8 109,54 83,78 25,76 2,26Xen lạc L26 75,5 17,3 117,32 85,78 31,54 2,40

Page 63: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

63

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận- Các cây trồng xen với mía thích hợp là cây

họ đậu (lạc, đậu xanh, đậu tương). Việc trồng xen không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, sâu bệnh và năng suất mía.

- Các công thức trồng xen cho hiệu quả kinh tế cao hơn công thức mía trồng thuần. Lãi thuần đạt từ 8,29 - 31,54 triệu đồng. Công thức trồng xen lạc mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, đạt từ 25,76 - 31,54 triệu đồng/ha, tỷ suất lợi nhuận (MBCR) đạt từ 2,26 đến 2,4, đạt ở mức tốt. Trong đó công thức mía trồng xen lạc L26 mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, đạt 31,54 triệu đồng/ha.

4.2. Đề nghịTừng bước mở rộng các kết quả nghiên cứu tại

các vùng mía nguyên liệu của tỉnh Nghệ An trong những năm tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2013. QCVN 01-131:2013/

BNNPTNT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống mía.

Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011. QCVN 01-57:2011/BNNPTNT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lạc.

Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011. QCVN 01-58:2011/BNNPTNT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu tương.

Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011. QCVN 01-62:2011/BNNPTNT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu xanh.

Cục Thống kê Nghệ An, 2016. Niên giám thống kê Nghệ An 2015. NXB Nghệ An.

Identification of crops for intercropping with sugarcane in sandy soil in Nghia Dan district, Nghe An province

Nguyen Van Phuong, Ha Thi Hong, Nguyen Thi Thanh Tam, Hoang Tuyen Phuong

AbstractThe experiment on various crops intercropping with sugarcanes on sandy soil in Nghia Dan district, Nghe An province was carried out by Phu Quy Industrial and Fruit trees Research Center during the period of 2016 - 2017. The result showed that crops including groundnut varieties L26, L23; soybean variety DT26 and mung bean variety DX14 grew and developed well when intercropping with sugarcane variety ROC22. The average yield of intercropping varieties varied from 7.5 - 17.33 quintals/ha and the yield of sugarcane was 68.09 - 75.5 tons/ha. The farmer income increased from 8.08 mill. VND to 31.54 mill. VND per ha compared to sugarcane monocropping. In addition, intercropping crops also provide supplementary nutrients and improve soil quality (green manure, protein). Keywords: Intercropped sugarcane, raw sugarcane, sandy soil, Nghe An province

Ngày nhận bài: 20/9/2017Ngày phản biện: 29/9/2017

Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Huy HoàngNgày duyệt đăng: 10/11/2017

1 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Huế, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung bộ

ĐÁNH GIÁ CÁC ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG CAM V2 TẠI HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ

Đoàn Nhân Ái1, Thái Thị Thanh Trà1

TÓM TẮTCây cam ở Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã từng là loại cây rất có giá trị kinh tế, tuy nhiên sau một thời gian

trồng do giống bị thoái hóa, sâu bệnh hại nên năng suất và chất lượng giảm rõ rệt. Để góp phần cải tạo vùng trồng cam tại Nam Đông, giống cam mới V2 đã được trồng thử trong khuôn khổ dự án xây dựng mô hình thâm canh, được thực hiện từ năm 2011 - 2013 và 2014 - 2016 (2 pha). Kết quả sau 5 năm trồng, chiều cao cây trung bình đạt từ 3,2 - 3,5 m, đường kính gốc 7,3 - 7,6 cm và đường kính tán 2,6 - 3,1 m. Năng suất năm thứ 4,5 đạt từ 10,75 - 12,5 tấn/ha; trọng lượng quả và mẫu mã quả cam V2 được trồng ở Nam Đông cũng tương đương với trọng lượng và mẫu

Page 64: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

64

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cam Valencia 2 (V2) là giống mới được Viện Di

truyền Nông nghiệp chọn từ nguồn nhập nội và đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận và cho phép sản xuất kinh doanh năm 2006.

Cho đến nay, cam V2 được phát triển ở một số tỉnh như Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Nội và Nghệ An. Ở Nghệ An, cam V2 đã được sản xuất thử nghiệm từ năm 1999 - 2004 ở Phủ Quỳ - Nghĩa Đàn. Kết quả đến năm thứ 5 sau khi trồng, cam V2 cho năng suất 17,8 tấn/ha; 3,3 hạt/quả, chất lượng ngon ngọt (Đỗ Năng Vịnh và Hà Thị Thúy, 2005).

Nam Đông là một huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên - Huế, nằm trong thung lũng hẹp của các dãy núi Truồi, Bạch Mã và chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đất đai phù hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây cam (Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế, 2005). Bên cạnh đó, nghề làm vườn đã được phát triển ở Nam Đông từ ngày người dân đến định cư nơi đây từ các vùng đã có truyền thống làm vườn. Từ trước năm 2000 diện tích trồng cam trên 100 ha, chiếm khoảng 20% diện tích vườn toàn huyện, tập trung ở các xã Hương Phú, Hương Hòa, Hương Giang… với giống chủ lực là cam Sài Gòn, ngoài ra còn có giống cam Xã Đoài, Vân Du (cùng dạng với cam Valencia), cam Chấp, cam Voi. Năng suất bình quân chung của các giống cam khoảng từ 15 - 17 tấn/ha, doanh thu khoảng 80 - 90 triệu đồng/ha. Điều này chứng tỏ cây cam phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội ở huyện Nam Đông. Tuy nhiên, từ sau năm 2005 diện tích các vườn cam ở Nam Đông ngày càng giảm và sản lượng ngày càng thấp, diện tích cam chỉ còn khoảng 35 ha, năng suất bình quân rất thấp (5 - 9 tấn/ha). Do đó, việc phục hồi và phát triển các vườn cam ở Nam Đông là rất cần thiết. Từ năm 2011 - 2016, mô hình trồng và thâm canh cam V2 đã được xây dựng ở huyện Nam Đông, nhằm góp phần cải tạo vùng trồng cam này.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu Giống cam Valencia 2, do Viện Di truyền Nông

nghiệp chọn từ tập đoàn giống nhập nội. Cây cam ghép V2 được trồng với mật độ 500 cây/ha.

2.2. Phương pháp nghiên cứu Theo dõi trực tiếp trên mô hình như là một thí

nghiệm đồng ruộng với các nhóm chỉ tiêu như sau: - Khả năng sinh trưởng: Chiều cao cây (cm), đường

kính gốc (cm), đường kính tán (cm), sự phát sinh các đợt lộc. Theo dõi 30 cây, nhắc 3 lần, 10 cây/mỗi lần nhắc. Các chỉ tiêu này được đo 2 lần/năm vào tháng 4 và tháng 10.

- Sự ra hoa, đậu quả: Thời kỳ phân hóa hoa, thời kỳ nở hoa, rụng trái sinh lý, trái phát triển, trái chín và thời gian thu hoạch. Theo dõi 15 cây (3 lần nhắc, 5 cây/lần nhắc), từ những cành đã theo dõi sự nở hoa. Đếm số quả non vừa hình thành trên cành và cứ 5 ngày đếm 1 lần số quả rụng đi cho đến khi không còn rụng quả nữa. Cứ 10 ngày đo đường kính quả 1 lần. Bắt đầu đo từ thời điểm hết rụng quả sinh lý đến khi độ lớn không đổi, tiếp tục theo dõi thời gian từ khi quả dừng phát triển cho đến khi chín (thu hoạch).

- Năng suất và chất lượng cam: Theo dõi năng suất thực thu của 1 ha cam; trọng lượng quả, số hạt trên quả, tỷ lệ phần ăn được, tỷ lệ nước, độ Brix %.

- Tình hình sâu bệnh hại cam V2: Điều tra sâu bệnh hại theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-119: 2012/BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại trên cây ăn quả có múi.

- Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được thu thập bằng phương pháp thống kê sinh học và xử lý bằng các chương trình Excel và Statistic 9.0.

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứuNghiên cứu được thực hiện từ năm 2011 - 2016

tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Một số yếu tố khí tượng trong thời gian xây dựng mô hình

Số liệu bảng 1 cho thấy nhiệt độ trung bình nhiều năm ở Nam Đông là 24,6 oC, nhiệt độ trung bình các tháng biến động từ 20,2oC đến 28,1oC; lượng mưa/ tháng từ 47 mm lên 1.020 mm, tổng lượng mưa cả năm 3.516 mm và độ ẩm tương đối của không khí trung bình tháng 86%. Nhìn chung điều kiện thời tiết phù hợp cho cây cam sinh trưởng phát triển, nhất là vào tháng 2 và tháng 3, nhiệt độ vừa phải

mã quả ở các vùng như Nghệ An, Hà Nội, Phú Thọ... Cam V2 chín muộn hơn các loại cam hiện đang được trồng ở Nam Đông. Kết quả nghiên cứu trên là cơ sở khoa học để đánh giá cam V2 thích ứng với điều kiện đất đai và khí hậu của Nam Đông.

Tư khóa: Cam V2, đánh giá, đặc điểm, sinh trưởng, phát triển, Nam Đông, Thừa Thiên - Huế

Page 65: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

65

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

(21 - 24oC), kèm theo lượng mưa thấp chỉ 40 - 52 mm/tháng, nhưng độ ẩm không khí vẫn đạt 85 - 88%, phù hợp với sự ra hoa và đậu quả (theo Chang and Petersen, 2003 yêu cầu nhiệt độ thích hợp cho cây cam nói chung từ 20 - 28oC). Tuy nhiên lượng mưa vượt mức yêu cầu của cây cam và phân bố không đều, tập trung vào 4 tháng cuối năm, vì vậy có thể

làm cho cam V2 bị rụng quả vì đây là giống chín muộn (từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau), ảnh hưởng đến năng suất, Mặt khác, lượng mưa nhiều kết hợp ẩm độ cao tạo điều kiện cho bệnh hại phát triển và gây khó khăn cho khâu thu hoạch, vận chuyển. (Chomchalow, 2004).

Bảng 1. Một số yếu tố khí tượng (trung bình tháng và năm) trung bình nhiều năm ở huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế

Ghi chú: T: nhiệt độ. R: lượng mưa. U: ẩm độ không khí tương đối (Nguồn: Trạm Khí tượng Thủy văn, Thừa Thiên-Huế).

Bảng 2. Sinh trưởng của cây cam V2 trồng tại huyện Nam Đông, tỉnh thừa thiên Huế và Phủ Quỳ, Nghệ An

3.2. Khả năng sinh trưởng và phát triển của cây cam V2 tại Nam Đông

3.2.1. Tình hình sinh trưởngBảng 2 cho thấy tốc độ sinh trưởng của cam V2

được trồng ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên -

Huế sau 5 năm phát triển tương đương với cam V2 được trồng ở Phù Quỳ, Nghệ An. Như vậy cam V2 cũng chứng tỏ có sức sống tốt ở Nam Đông, Thừa Thiên Huế và có triển vọng phát triển như ở các vùng Phủ Quỳ, tỉnh Nghệ An và một số vùng khác.

Yếu tốTháng Trung

bình1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12T (0C) 20,3 20,8 23,9 26,0 27,5 28,1 27,8 27,6 26,0 24,5 22,7 20,2 24,6R (mm) 93 52 47 96 213 242 172 192 433 1020 700 256 3.516U (%) 89 88 85 82 81 80 79 82 87 90 92 92 86

3.2.2. Tình hình phát triển Bảng 3 cho thấy ở tuổi nhỏ, cây cam V2 có 4 đợt

lộc phát sinh trong năm, tương ứng các mùa xuân, hè, thu và đông trong đó lộc xuân và lộc thu phát sinh tập trung, thời gian chỉ kéo dài 15 - 20 ngày, lộc đông và lộc hè có thời gian phát sinh kéo dài từ 30 - 45 ngày gây khó khăn cho công tác phòng trừ sâu bệnh hại. Căn cứ vào các đợt lộc để có thể tác động các biện pháp kỹ thuật để bảo vệ và bồi dưỡng lộc cây.

Bảng 3. Các đợt lộc của cam V2 phát sinh ở Nam Đông

Kết quả bảng 4 cho thấy thời điểm bắt đầu bật mầm hoa đến lúc kết thúc của cam V2 là 27 ngày. Thời kỳ ra hoa và đậu trái: Cam V2 ra hoa 02 đợt và kéo dài đến 27 ngày; thời gian ra hoa mỗi đợt từ 9 - 12 ngày. Thời gian này tương đối phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đỗ Năng Vịnh và Hà Thị Thúy (2005) ở các điểm khảo nghiệm cam V2 tại Phủ Quỳ - Nghệ An, Văn Giang - Hưng Yên và Yên Bình - Yên Bái (31 - 34 ngày).

Thời kỳ phát triển trái của cam V2 kéo dài 204 ngày, dài hơn cam địa phương từ 25 - 35 ngày, có lẽ đây cũng là một lý do kéo dài thời gian thu hoạch của cam V2. Cam V2 chín muộn hơn các loại cam hiện đang được trồng ở Thừa Thiên-Huế, vì vậy có giá bán cao hơn các loại cam khác và có thể trồng để rải vụ thu hoạch.

Cam V2 trồng tại huyện Nam Đông Cam V2 trồng tại Nghệ An

Chiều cao (cm)

Đường kính gốc (cm)

Đường kính tán (cm)

Chiều cao (cm)

Đường kính gốc (cm)

Đường kính tán (cm)

318 ± 38 6,84 ± 1,21 279,98 ± 35,93 227 ± 2,04 7,5 ± 0,06 232 ± 2,21

TT Lộc Thời gian(Bắt đầu-Kết thúc)

Số ngày(ngày)

1 Lộc Xuân 30/01 đến 15/02 15

2 Lộc Hè 15/06 đến 30/07 45

3 Lộc Thu 25/08 đến 15/09 20

4 Lộc Đông 05/10 đến 05/11 30

Page 66: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

66

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Bảng 4. Các thời kỳ ra hoa, đậu quả và thời gian thu hoạch của cam V2

3.2.3. Năng suất và chất lượng cam V2- Năng suất: Năm thứ 4 đạt từ 10,75 - 12,5 tấn/ha,

tương đương với kết quả thu được tại Nghĩa Đàn, Nghệ An năm 1999 - 2004 (Đỗ Năng Vịnh và Hà Thị Thúy, 2005).

- Chất lượng: Cam V2 chỉ mới được trồng thử nghiệm tại Nam Đông từ năm 2011 nên chỉ mới cho quả 2 vụ, vì vậy mà chất lượng quả chưa ổn định.

Tuy nhiên về khối lượng quả (242 g/quả), ít hạt (3,3 hạt/quả)) và mẫu mã quả cam V2 được trồng ở Nam Đông cũng tương đương với trọng lượng và mẫu mã quả ở các vùng như Nghệ An, Hà Nội, Phú Thọ… đã thử nghiệm trước đây (Đỗ Năng Vịnh và ctv.).

3.3.4. Tình hình sâu bệnh hại Kết quả ở bảng 5 cho thấy, cam V2 trồng tại Nam

Đông có hai đối tượng gây hại rất phổ biến là sâu vẽ bùa và bệnh Greening. Đối với sâu vẽ bùa, công tác phòng trừ được theo dõi và hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, người trồng tiến hành phun thuốc kịp thời nên sự gây hại không đáng kể. Đối với bệnh Greening, cây giống đã được Viện Di truyền NN Việt Nam làm sạch bệnh Greening qua công nghệ vi ghép. Tuy nhiên, sau khi trồng ở Nam Đông một thời gian, cây cam V2 đã bị nhiễm bệnh. Có thể bị lây bệnh từ nguồn cây cam nhiễm bệnh sẵn có ở địa phương mà người dân vẫn duy trì, không chịu hủy bỏ; trong khi đây là mắt xích quan trọng cần phải cắt bỏ trong chu kỳ bệnh. Mặc dù chưa gây hại nặng, chưa làm giảm năng suất, chất lượng trái hoặc chưa có trường hợp cây chết do Greening trên cam V2 nhưng cũng cần đặc biệt quan tâm vì đây là đối tượng dịch hại cực kỳ nguy hiểm.

TT Các thời kỳ

Cam V2Thời gian

(Bắt đầu - Kết thúc)

Số ngày

(ngày)1 Thời kỳ bật mầm hoa 25/01 - 21/02 27

2 Thời kỳ nở hoa: Đợt 1 Đợt 2

18/02 - 02/03 08/03 - 17/03 27

3 Thời kỳ rụng trái sinh lý 21/02 - 25/04 63

4 Thời kỳ trái phát triển 10/04 - 30/10 2045 Thời kỳ trái chín 10/10 - 25/11 45

6 Thời gian thu hoạch 05/11 - 05/02 > 90 ngày

Bảng 5. Tổng hợp thành phần sâu, bệnh hại cam V2 ở huyện Nam Đông trong các năm theo dõi

Ghi chú: (+): Ít phổ biến; (++): Phổ biến; (+++): Rất phổ biến.

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận- Bước đầu cho thấy cam V2 sinh trưởng và phát

triển tốt ở điều kiện sinh thái ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Chiều cao cây đạt trung bình từ khoảng 2,6 - 2,9 m, đường kính gốc đạt trung bình từ khoảng 6,8 - 7,2 cm, đường kính tán của cây đạt trung bình từ 2,6 - 3,12 m.

- Cam V2 ra hoa 2 đợt và thời gian ra hoa kéo dài 27 ngày. Thời kỳ phát triển trái kéo dài gần 7 tháng. Cam V2 chín muộn (10/10 - 25/11). Thời gian thu hoạch cam V2 kéo dài trên 90 ngày, từ đầu tháng 11 đến tháng 2 năm sau.

- Năng suất cam V2 năm thứ 5 đạt từ 10,75 - 12,5 tấn/ha.

- Chất lượng: Trái cam V2 to và nặng (242 g/trái), ít hạt (3,3 hạt/trái).

TT Tên sâu bệnh Tên khoa học Bộ phận bị hại

Mức độ phổ biến

Tháng cao điểm

I Sâu hại1 Sâu vẽ bùa Phyllocnistis citrella Stainton Lá non +++ 3,7,9 và 122 Sâu đục cành Nadezhdiella cantori(Hope) Cành + 3-53 Rệp sáp mềm Planococcus citri Risso Lá, quả + 3,4 và 9,104 Bọ xít xanh Nezara viridula Linnaeus Lá, quả + 3-85 Sâu bướm phượng Papilio (Princeps) demoleus L. Lá ++ 3,7 và 10II Bệnh hại1 Bệnh chảy gôm Phytophthora spp Cành ++ 6-92 Bệnh vàng lá Greening Candidatus Liberibacter asiaticus Lá, cành, quả +++ 1-6

Page 67: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

67

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

- Tình hình sâu bệnh hại: Có 5 loài sâu hại và 2 loài bệnh hại xuất hiện, trong đó sâu vẽ bùa, sâu bướm phượng, bệnh chảy gôm, bệnh vàng lá Greening là những đối tượng gây hại chính và thường xuyên. Tuy nhiên, mức độ gây hại vẫn chưa ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

4.2. Đề nghị Tiếp tục theo dõi tình hình sinh trưởng, sâu bệnh

hại, năng suất và chất lượng cam V2 trong những năm tiếp theo để có kết luận về tính thích ứng của cam V2 đối với vùng Nam Đông nói riêng và các vùng có điều kiện sinh thái tương tự nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2012. QCVN 01-119:2012/

BNNPTNT. Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại trên cây ăn quả có múi.

Thái Thị Thanh Trà, Đoàn Nhân Ái, Trần Thị Thu Huyền, 2013. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để cải tạo vùng trồng cam ở huyện Nam Đông bằng giống cam Valencia 2 (V2). Báo cáo khoa học kết quả dự án Khoa học công nghệ cấp tỉnh. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Huế. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ủy ban nhân dân tỉnh Thưa Thiên - Huế, 2005. Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần tự nhiên. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội.

Đỗ Năng Vịnh, Hà Thị Thúy, 2005. Kết quả khảo nghiệm và sản xuất thử giống cam muộn V2. Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học. Viện Di truyền Nông nghiệp - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 

Chang, W., Petersen, J., 2003. Citrus Production. FFTC. Taiwan.

Chomchalow, N., 2004. Fruit of Vietnam. Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO).

Evaluation of growth and development characteristics of introduced orange variety V2 in Nam Dong district, Thua Thien - Hue province

Doan Nhan Ai, Thai Thi Thanh TraAbstractOrange has been considered as a valuable crop in Nam Dong district, Thua Thien Hue province, but degraded in terms of low yield and quality because of pest, diseases and unsuitably applied technologies. To improve the growing situation, newly screened orange cultivar namely V2 was introduced and cultivated in Nam Dong district under the project of establishment of orange intensive cultivation pilot from 2011. The result was recorded after 5 years of project implementation showed that V2 orange variety had good growth presented by proper tree height (3.2 - 3.5 m), stem diameter (7.3 - 7.6 cm) and reasonable canopy (2.6 - 3.1 m in diameter). Its yield ranged from 10.75 - 12.5 tons/ha, equivalent to that as grown in Nghe An, Hanoi, Phu Tho... The studied result provides a scientific basis for evaluation of V2 adaptability to climate and soil condition of Nam Dong.Keywords: V2 orange, evaluation, characteristics, growth, development, Nam Dong, Thua Thien - Hue

Ngày nhận bài: 15/9/2017Ngày phản biện: 6/10/2017

Người phản biện: GS.TS. Vũ Mạnh HảiNgày duyệt đăng: 10/11/2017

1 Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam; 2 Viện Nghiên cứu Ngô3 Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên4 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông Lâm nghiệp Tây Bắc

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CHO SẢN XUẤT NGÔ TẠI MAI SƠN - SƠN LA NĂM 2015 VÀ 2016

Nguyễn Văn Tạo1, Lê Quốc Thanh1 , Đặng Ngọc Hạ2

Lương Văn Vàng2, Vũ Ngọc Quý2, Lê Văn Vượng2, Nguyễn Xuân Sinh2, Trần Trung Kiên3,

Vũ Hồng Tráng4, Lò Thị Ngọc Minh4

TÓM TẮTKết quả điều tra trên ruộng trồng ngô ở khu vực huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La năm 2015 và 2016 cho thấy có sự

hiện diện đầy đủ các đối tượng dịch hại trên cây ngô gồm cỏ dại, sâu và bệnh hại. Sau hai vụ thử nghiệm các loại thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu và thuốc trừ bệnh hại trên cây ngô cho thấy thuốc mang hoạt chất Atrazine có tác dụng

Page 68: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

68

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là nước có điều kiện khí hậu nhiệt đới

nóng ẩm vì vậy thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng rất thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng. Hiện nay, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ sâu bệnh hại và cỏ dại trên cây trồng trong đó có cây ngô vẫn là một biện pháp quan trọng và chủ yếu (Vũ Ngọc Quý, 2015). Vì vậy, việc xác định hiệu lực của các loại thuốc đối với các đối tượng gây hại và ảnh hưởng của chúng đến cây ngô nhằm lựa chọn và khuyến cáo sử dụng các thuốc có hiệu quả trong sản xuất là rất cần thiết. Bài báo này cung cấp

các kết quả đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật trên ruộng ngô được thực hiện tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La trong vụ Hè Thu năm 2015 và 2016 (Viện Nghiên cứu Ngô, 2015, 2016).

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu- Giống ngô DK9901 và LVN146. - Thuốc bảo vệ thực vật: 14 loại thuốc, trong đó: 5

loại thuốc trừ cỏ, 5 loại thuốc trừ sâu và 4 loại thuốc trừ bệnh hại, chi tiết tên từng loại thuốc trình bày trong bảng 1.

2.2. Phương pháp nghiên cứuCác nghiên cứu được bố trí theo QCVN

01-1:2009/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu và nhện hại cây (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2009) và QCVN 01-146:2013/BNNPTNT- Quy chuẩn quốc gia về khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các loại thuốc phòng trừ bệnh thán thư, đốm lá trên cây trồng (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2013).

2.2.1. Phương pháp thiết kế thí nghiệm- Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu chia băng

(Strip plot). Gồm 3 băng, mỗi băng là một lần nhắc lại được bố trí theo số công thức thí nghiệm (số loại thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh) và đối chứng (không phun thuốc) trong từng năm, mỗi công thức gieo 6 hàng ngô với chiều dài 5 m, rộng 0,7 m.

- Thí nghiệm thử nghiệm thuốc trừ cỏ được phun

diệt trừ cao nhất với cỏ 2 lá mầm, thuốc mang hoạt chất Simazine có tác dụng diệt trừ cao nhất với cỏ một lá mầm. Các thuốc có hoạt chất Chlorpyrifos ethyl có tác dụng trừ sâu thấp hơn thuốc có hoạt chất Abamectin, Fenitrothion và Acetamprid. Các thuốc có hoạt chất Cholorothanotil có tác dụng trừ bệnh hại trên ngô cao hơn nhóm thuốc có hoạt chất Carbendazim và Thiram.

Tư khóa: Bệnh hại, cỏ dại, dịch hại, ngô, sâu hại, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh

Bảng 1. Các loại thuốc BVTV sử dụng trong thí nghiệm

TTTên thuốc

Hoạt chất Đối tượng phòng trư2015 2016

I Thuốc trừ cỏ1 Atraannong 800WP Atraannong 800WP

Atrazine

Cỏ dại trên ngô2 Maizine 80WP3 Butanul 62ND Butanul 62ND Butachlor4 Sagomizin 50 EC Simazine5 Gorop 500EC AcetochloII Thuốc trừ sâu1 Pyrinex 20EC Pyrinex 20EC Chlorpyrifos Ethyl

Sâu cắn nõn, sâu đục bắp, sâu đục thân hại

ngô

2 Sagothion 50EC Fenitrothion3 Vetsexmex 80WP Acetamprid4 Nerestoxin 40WP

Abamectin5 Azimex 20EC

III Thuốc trừ bệnh1 Prothiram 80WP Prothiram 80WP Thiram

Bệnh đốm lá nhỏ, khô vằn

2 Vicarben 50 BTN Vicarben 50 BTN Carbendazim3 Chionil 750WPC

Cholorothanotil4 Daconil 75 WP

Page 69: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

69

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

3 lần, lần 1 phun sau khi gieo và trước khi ngô mọc, các lần phun thứ 2, 3 vòi phun được lắp phễu định hướng chỉ phun dung dịch nước thuốc vào rãnh, tránh tuyệt đối không phun vào hàng ngô, đối chứng phun nước lã.

- Thí nghiệm thuốc trừ sâu và bệnh được phun khi cây đã mọc và có dịch hại đang phát triển mạnh, các ô đối chứng phun nước lã.

2.2.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu- Phương pháp điều tra về cỏ dại: Mỗi ô 100 m2,

điều tra theo 5 điểm chéo góc mỗi điểm 1 m2, tất cả các loại cỏ được phân loại và ghi chép lại. Điều tra trước khi phun 1 ngày và sau khi phun thuốc 3, 5, 7 ngày trên mỗi công thức thí nghiệm, kết quả phân loại cỏ được lập theo bảng.

- Phương pháp điều tra về sâu hại: Mỗi ô 100 m2, điều tra mật độ sâu sống của từng loài theo 5 điểm chéo góc mỗi điểm 10 cây. Theo dõi trước phun thuốc 1 ngày, sau phun 3, 5, 7 ngày trên mỗi công thức thí nghiệm.

- Phương pháp điều tra về bệnh hại: Mỗi ô 100 m2, điều tra tỷ lệ từng loại bệnh theo 5 điểm chéo góc mỗi điểm 10 cây. Theo dõi trước phun thuốc 1 ngày, sau phun 3, 5, 7 ngày trên mỗi công thức thí nghiệm.

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu- Hiệu lực thuốc được tính theo công thức của

Helderson - Tilton.

H% = ˟ 100Ta CbTb Ca

Trong đó: Ta: số sâu sống/chỉ số bệnh ở ô phun thuốc sau khi phun thuốc; Tb: số sâu sống/chỉ số bệnh ở ô thí nghiệm trước khi phun thuốc; Ca: số sâu sống/chỉ số bệnh ở ô đối chứng sau khi phun thuốc; Cb: số sâu sống/chỉ số bênh ở ô đối chứng trước khi phun thuốc.

- Công thức tính chỉ số bệnh cho n cây theo dõi:

Tỷ lệ bệnh (%) = ˟ 100Số lá bị bệnh

Tống số lá điều tra5n5 + 4n4 + 3n3+ 2n2 + n1

5 NChỉ số bệnh (%) = ˟ 100

Trong đó: n1: số lá bị bệnh ở cấp 1 với ≤ 5% diện tích lá; n2: số lá bị bệnh ở cấp 2 với > 5 - 10% diện tích lá; n3: số lá bị bệnh ở cấp 3 với > 10 - 20% diện tích lá; n4: số lá bị bệnh ở cấp 4 với > 20 - 30% diện tích lá; n5: số lá bị bệnh ở cấp 5 với > 30% diện tích lá; N: tổng số lá điều tra.

- Đối với cỏ dại: Hiệu lực thuốc được tính theo công thức của Helderson - Tilton

H% = ˟ 100Ta CbTb Ca

Trong đó: Ta: số bụi cỏ hoặc (cây con) trong ô trước khi phun thuốc; Tb: số bụi cỏ hoặc cây con còn sống sau khi phun thuốc; Ca: số bụi cỏ hoặc (cây con) trong ô đối chứng sau khi phun thuốc; Cb: số bụi cỏ hoặc cây con ở ô đối chứng trước khi phun thuốc.

- Số liệu được tính toán trên máy vi tính theo chương trình Excel.

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Vụ Hè Thu năm 2015 tại Thị trấn Hát Lót, Mai

Sơn, Sơn La. - Vụ Hè Thu năm 2016 tại Xã Cò Nòi, Mai Sơn,

Sơn La.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả thử nghiệm thuốc trư cỏKết quả bảng 2 cho thấy: Đối với nhóm cỏ 2 lá

mầm thì nhóm thuốc có hoạt chất Atrazine (Atra annong 800WP, Maizine 80WP ) đạt hiệu lực trừ cỏ cao nhất, trung bình sau 5 ngày phun đạt từ 82,1 - 89,9%, thấp nhất là thuốc có hoạt chất Butachlo (Butanul 60EC), trung bình đạt từ 75,4 - 80,5%. Đối với nhóm cỏ 1 lá mầm thì nhóm thuốc có hoạt chất Simazine (Sagomizin 50EC) đạt hiệu lực diệt trừ cao nhất ( 87,3%), thấp nhất là thuốc có hoạt chất Atrazine (Atra annong 800WP, Maizine 80WP ), trung bình đạt từ 70,4 - 75,5%.

Như vậy, trên ruộng ngô nếu cỏ 2 lá mầm xuất hiện nhiều nên dùng các loại thuốc trừ cỏ có hoạt chất Atrazine, nếu cỏ 1 lá mầm nhiều thì nên sử dụng loại thuốc có hoạt chất Simazine, loại thuốc thuộc nhóm hoạt chất Butachlo sử dụng trừ cỏ tốt trong cả hai trường hợp trên (cả cỏ 1 lá mầm và 2 lá mầm).

3.2. Kết quả thử nghiệm thuốc trư sâu hại ngô tại Mai Sơn - Sơn La

Số liệu thu được ở bảng 3 cho thấy: Loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm có hoạt chất Abamectin (Nezesfozin 10ND, Azimex 20EC) có tác dụng trừ sâu cao nhất với hiệu lực trừ sâu sau 5 ngày phun đạt từ 75,3 - 79,2%, tiếp theo là nhóm có hoạt chất Fenitrothion (Sagothion 50EC) và Acetamprid (Vetsexmex 80WP) với hiệu lực trừ sâu đạt từ 73,3 - 78,6% và thấp nhất là nhóm thuốc có hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl (71,5 - 78,3%). Sự chênh lệch về hiệu lực trừ sâu của các loại thuốc mang 4 loại hoạt chất trên không lớn vì vậy có thể sử dụng trong phòng chống sâu hại ngô tại Sơn La.

Page 70: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

70

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Bảng 2. Hiệu lực trừ cỏ dại của các loại thuốc trừ cỏ vụ Hè Thu 2015 và 2016 tại Mai Sơn, Sơn La

Bảng 3. Hiệu lực của các loại thuốc trừ sâu trong vụ Hè Thu 2015 và 2016 tại Mai Sơn, Sơn La

TT Tên thuốc Năm thí nghiệm

Nồng độ phun (%)

Mật độ cỏ trước phun

(cây, bụi cỏ/m2)

Hiệu lực thuốc (%)

3NSP 5NSP 7NSP

I Nhóm cỏ 2 lá mầm

1 Atra annong 800WP 2015 0,3 15,3 84,0 89,9 90,62016 0,3 14,7 81,3 82,1 79,7

2 Maizine 80WP 2016 0,3 15,0 82,8 83,8 84,4

3 Butanul 60EC 2015 0,3 14,6 74,5 80,5 81,52016 0,3 14,0 76,0 75,4 75,2

4 Sagomizin 50EC 2015 0,3 13,7 76,7 82,5 83,75 Gorop 500EC 2016 0,3 14,7 80,0 78,3 77,2

Đối chứng 2015 15,42016 14,8

CV (%) 2015 5,07 5,59 6,042016 4,11 3,89 4,66

II Nhóm cỏ 1 lá mầm

1 Atra annong 800WP 2015 0,3 22,0 72,5 75,5 76,52016 0,3 20,3 71,6 70,9 70,6

2 Maizine 80WP 2016 0,3 19,7 71,2 70,4 71,2

3 Butanul 60EC 2015 0,3 21,7 70,5 81,5 85,52016 0,3 18,3 74,0 73,6 72,6

4 Sagomizin 50EC 2015 0,3 18,5 79,6 87,3 91,75 Gorop 500EC 2016 0,3 19,0 75,8 78,6 77,6

Đối chứng 2015 22,32016 20,0

CV (%) 2015 4,03 5,17 5,922016 4,57 4,63 4,68

TT Tên thuốc Năm thí nghiệm

Nồng độ (%)

Mật độ trước phun

(con/m2)

Hiệu lực thuốc (%)

3NSP 5NSP 7NSP

I Hiệu lực phòng trừ đối với sâu ăn lá và cắn nõn ngô

1 Pyrinex 20EC 2015 0,2 2,1 70,8 73,5 52,52016 0,2 2,3 77,9 78,3 76,8

2 Sagothion 50EC 2015 0,2 3,6 74,1 78,6 61,03 Vetsexmex 80WP 2016 0,2 3,5 77,3 78,3 76,34 Nezesfozin 10ND 2015 0,2 3,4 77,5 79,2 60,35 Azimex 20EC 2016 0,2 3,1 72,6 77,3 74,3

Đối chứng 2015 2,62016 3,6

CV (%) 2015 4,10 2,99 18,522016 3,13 1,06 11,02

II Hiệu lực phòng trừ đối với sâu đục thân, đục bắp ngô

1 Pyrinex 20EC 2015 0,2 2,5 68,8 71,5 50,52016 0,2 3,3 73,9 74,3 72,9

2 Sagothion 50EC 2015 0,2 2,6 72,1 77,6 59,03 Vetsexmex 80WP 2016 0,2 3,5 71,3 73,3 70,34 Nezesfozin 10ND 2015 0,2 3,7 75,5 77,2 58,35 Azimex 20EC 2016 0,2 3,4 70,6 75,3 72,3

Đối chứng 2015 3,02016 3,5

CV (%) 2015 4,02 3,56 8,632016 3,20 4,67 5,67

Page 71: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

71

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Bảng 4. Hiệu lực của các loại thuốc trừ bệnh hại ngô vụ Hè Thu năm 2015 và 2016 tại Mai Sơn , Sơn La

3.3. Kết quả thử nghiệm thuốc trư bệnh hại ngô vụ Hè Thu 2015 - 2016

Tất cả các loại thuốc đều có hiệu lực phòng trừ bệnh thấp chỉ khoảng 50%, trong đó, các thuốc thuộc nhóm có hoạt chất Cholorothanotil (Chionil 750WP, Daconil 75 WP) có tác dụng trừ bệnh cao nhất với hiệu lực trừ bệnh sau 5 ngày phun đạt từ 46,2 - 51,6% và thấp nhất là nhóm thuốc có hoạt chất Thiram (Prothiram 80WP) với hiệu lực trừ bệnh đạt từ 44,7 - 51,4%. Kết quả nghiên cứu trên cũng trùng hợp với kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu áp dụng áp dụng quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) trên ngô lai” (Viện Nghiên cứu Ngô, 2010) và kết quả nghiên cứu phần bảo vệ thực vật của đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống ngô cho vùng thâm canh” giai đọan 2011 - 2015 (Viện Nghiên cứu Ngô, 2015).

IV. KẾT LUẬN - Đối với cỏ 2 lá mầm, thuốc có hoạt chất Atrazine

có hiệu quả diệt trừ cao nhất (82,1 - 89,9%) . Đối với cỏ 1 lá mầm, thuốc có hoạt chất Simazine có hiệu

quả diệt trừ cao nhất (87,3%). Nếu cỏ 2 lá mầm xuất hiện nhiều nên dùng các loại thuốc trừ cỏ có hoạt chất nhóm Atrazine, nếu cỏ 1 lá mầm nhiều thì nên sử dụng loại thuốc trừ cỏ hoạt chất Simazine.

- Loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm có hoạt chất Abamectin có tác dụng trừ sâu cao nhất (75,3 - 79,2%).

- Các thuốc chứa hoạt chất Cholorothanotil có hiệu quả phòng trừ bệnh cao nhất (46,2 - 51,6%), các loại thuốc mang hoạt chất Carbendazim không nên sử dụng (theo Quyết định số 03/QĐ/BNN-BVTV ngày 3/1/2017) vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu thuốc trừ bệnh cho ngô có nhóm hoạt chất khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢOBộ Nông nghiệp và PTNT, 2009. QC 01-1:2009/

BNNPTNT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu và nhện hại cây.

Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2013. QCVN 01-146:2013/BNNPTNT Quy chuẩn quốc gia về khảo nghiệm

TT Tên thuốc Năm thí nghiệm

Nồng độ phun (%)

Tỷ lệ bệnh trước phun (%)

Hiệu lực thuốc (%)

3NSP 5NSP 7NSPI Hiệu lực phòng trừ bệnh đốm lá của các loại thuốc thử nghiệm

1 Prothiram 80WP2015 0,2 4,5 40,3 51,4 54,42016 0,2 5,6 39,7 50,1 53,4

2 Vicarben 50 BTN2015 0,2 4,7 38,0 46,8 50,72016 0,2 5,4 37,6 46,2 50,2

3 Chionil 750WP 2015 0,2 4,9 39,1 49,2 52,14 Daconil 75 WP 2016 0,2 5,1 38,9 46,2 49,9

Đối chứng2015 4,62016 5,7

CV (%)2015 3,05 4,03 2,632016 3,78 3,67 3,15

II Hiệu lực phòng trừ bệnh khô vằn của các loại thuốc thử nghiệm

1 Prothiram 80WP2015 0,2 2,3 40,0 45,1 47,52016 0,2 3,1 38,9 44,7 46,5

2 Vicarben 50 BTN2015 0,2 2,8 44,5 50,2 53,42016 0,2 3,0 42,5 48,0 52,8

3 Chionil 750WP 2015 0,2 2,4 45,1 51,6 55,64 Daconil 75 WP 2016 0,2 2,9 43,9 49,3 54,9

Đối chứng2015 2,72016 3,1

CV (%)2015 4,25 2,85 4,522016 3,16 3,06 6,02

Page 72: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

72

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀGelatinase là một loại protease đa dạng, một

endopeptidase ngoại bào hoặc metalloproteinase có

khả năng thủy phân gelatin và các chất khác các hợp chất như pheromone, collagen, casein và fibrinogen (Makinen et al., 1989, 1994). Gelatinase được sử

trên đồng ruông hiệu lực của các loại thuốc phòng trừ bệnh thán thư, đốm lá.

Vũ Ngọc Quý, 2016. Một số kết quả nghiên cứu về kỹ thuật canh tác trong sản xuất ngô ở Việt Nam. Kỷ yếu kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ cây ngô 2011- 2016. NXB Nông nghiệp.

Viện Nghiên cứu Ngô, 2010. Nghiên cứu áp dụng quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) trên ngô lai. Báo cáo tổng kết Đề tài“Nghiên cứu áp dụng quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) trên ngô lai”. Hà Nội, 2010.

Viện Nghiên cứu Ngô, 2015. Nghiên cứu chọn tạo

giống ngô cho vùng thâm canh. Báo cáo tổng kết Đề tài “Nghiên cứu Chọn tạo giống ngô cho vùng Thâm canh” giai đoạn 2011 - 2015.

Viện Nghiên cứu Ngô, 2015. Nghiên cứu xây dựng gói kỹ thuật nâng cao năng suất và hiệu quả của sản xuất ngô ở các tỉnh phía Bắc. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài năm 2015.

Viện Nghiên cứu Ngô, 2016. Nghiên cứu xây dựng gói kỹ thuật nâng cao năng suất và hiệu quả của sản xuất ngô ở các tỉnh phía Bắc. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài năm 2016.

Study on pesticide utilization for maize production in Mai Son district, Son La province in 2015 and 2016

Nguyen Van Tao, Le Quoc Thanh, Dang Ngoc Ha, Luong VanVang,Vu Ngoc Quy, Le Van Vuong,

Nguyen Xuan Sinh,Tran Trung Kien, Vu Hong Trang, LoThi Ngoc Minh

AbstractThe results of survey on maize cultivating area in Maison district, Sonla province, Viet Nam in 2015 and 2016 showed the presence of full target pests on maize including insect pest, weeds and diseases. The chemicals containing Atrazin as active ingredient was the most effective herbicide to control dicot weeds after two growing seasons of pesticide and herbicide testing. The herbicide containing Simazine as active ingredient was the most effective to control monocot weeds. Among four active ingredients including Ethyl Chlorpyrifos, Acetamprid, Abamectin and Fenitrothion, the Ethyl Chlorpyrifos was not as much effective as the others. Among the acive ingredient group Cholorothanotil, Carbendazim and Thiram, Cholorothanotil was more effective than others. Keywords: Disease herbicide, pest, insect, insecticides, maize, weed

Ngày nhận bài: 6/9/2017Ngày phản biện: 14/9/2017

Người phản biện: TS. Nguyễn Thị ThủyNgày duyệt đăng: 10/11/2017

1 Viện Nông nghiệp và Tài nguyên, Trường Đại học Vinh2 Khoa Công nghệ Sinh học, Viện Đại học Mở Hà Nội 3 Bộ Khoa học và Công nghệ; 4 Viện Di truyền Nông nghiệp

KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY CHỦNG VI KHUẨN TÁI TỔ HỢP E. coli BL21- pET22b(+) -gelE SINH GELATINASE

Phạm Mỹ Dung1, Phạm Công Hoạt2, Phạm Thị Tâm3, Lê Huy Hàm4

TÓM TẮTNghiên cứu khảo sát các nguồn các bon, ni tơ, nhiệt độ, pH, thời gian nuôi cấy được tiến hành để đánh giá ảnh

hưởng của một số điều kiện nuôi cấy đến khả năng sinh trưởng và sinh tổng hợp gelatinase của chủng E. coli BL21- pET22b(+) -gelE. Kết quả cho thấy nguồn ni tơ và các bon bổ sung vào môi trường tăng sinh chủng tái tổ hợp là E. coli BL21- pET22b(+) -gelE, yeast extract hoặc pepton 1% + glucose 1%. Đồng thời, nuôi cấy ở điều kiện nhiệt độ 30 ÷ 37oC, pH 7 ÷ 8 là phù hợp cho chủng tái tổ hợp này. Thời gian nuôi cấy phù hợp để tăng sinh vi khuẩn tái tổ hợp E. coli BL21- pET22b(+) -gelE là 24 giờ.

Tư khóa: Gelatinase, vi khuẩn tái tổ hợp, E. coli

Page 73: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

73

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

dụng rộng rãi không chỉ trong ngành công nghiệp hóa chất và y tế mà còn trong lĩnh vực thực phẩm và khoa học sinh học cơ bản (Hisano et al., 1989).

Gelatinase là một loại enzyme do vi sinh vật sản sinh ra, có hoạt tính thủy phân gelatin thành các hợp chất của nó như polypeptide, peptide và axit amin. Có thể tách chiết enzyme này từ các chủng vi khuẩn như Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus Clostridium perfringens, Marcescens Serratia, Baccilus, Enterococus faecalis… (Shanmugasundaram et al., 2012). Hơn thế, sử dụng các chủng E.coli trong biểu hiện collagenase, gelatinase tái tổ hợp không gây bệnh, dễ dàng xử lý và sự hiểu biết về quá trình lên men của chủng này, dẫn đến năng suất biểu hiện cao gấp nhiều lần so với chủng tự nhiên ( Hesse et al., 1995; Paulina Ducka et al., 2009).

Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu sử dụng về gelatinase trong y học, công nghiệp chế biến rất lớn, do vậy việc nghiên cứu tạo ra chủng vi sinh vật tái tổ hợp sinh gelatinase là cần thiết. Hơn thế, khi có chủng vi sinh vật tái tổ hợp rồi thì việc nghiên cứu điều kiện nuôi cấy thích hợp cho chúng là rất quan trọng góp phần mang lại hiệu quả thu nhận enzyme cao hơn.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứuChủng vi khuẩn tái tổ hợp E. coli BL21- pET22b(+)

-gelE từ Viện Đại học Mở Hà Nội.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nuôi cấy vi khuẩnChủng vi khuẩn tái tổ hợp E. coli BL21- pET22b(+)

-gelE được nuôi cấy tăng sinh trong môi trường LB có thành phần gồm: 10 g tryptone, 10 g yeast extract, 10 g NaCl, ampicillin 100 µg/ml, pH = 7.

2.2.2. Phương pháp xác định hoạt tính của gelatinasePhương pháp định tính (Ball, 1997): Hoạt tính

enzyme của các chủng vi khuẩn được xác định bằng cách đo kích thước vòng phân giải (D - d) (mm), trong đó, (D) là đường kính vòng phân giải, (d) là đường kính lỗ thạch. Hiệu số (D - d) của chủng vi khuẩn nào càng lớn thể hiện hoạt tính enzyme geratinase do chủng vi khuẩn đó sinh ra càng mạnh.

Phương pháp định lượng (Tran and Nagano, 2002): 0,3 ml gelatin 0,2%, 0,2 ml Tris-HCl 150 mM, pH 7,5), 12 mM CaCl2, 0,1ml gelatinase. Hỗn hợp được ủ ở 30˚C trong 30 phút. Phản ứng enzyme được dừng bằng 0,6 ml HCl 0,1 N. Hoạt lực của gelatinase được tính bằng số µmol leucine tạo ra trong dịch lọc trong 1 phút/ml. Hỗn hợp tương tự nhưng không chứa gelatin được sử dụng làm mẫu đối chứng.

2.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần môi trường nuôi cấy lên khả năng sinh trưởng và tổng hợp gelatinase của chủng tái tổ hợp E. coli BL21- pET22b(+) -gelE

Để xác định nguồn nito và các bon phù hợp cho quá trình sinh tổng hợp gelatinase, các loại cơ chất được lựa chọn, bao gồm: 10 g/L glucose, lactose, sucrose và 10 g/L peptone, yeast extract, urea, ammonium chloride và ammonium sulphate.

2.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy lên khả năng sinh trưởng và tổng hợp gelatinase của chủng tái tổ hợp E. coli BL21- pET22b(+) -gelE

Chủng vi khuẩn tái tổ hợp E. coli BL21- pET22b(+) -gelE được nuôi cấy trong môi trường LB có thành phần gồm: 10 g tryptone, 10 g yeast extract, 10 g peptone, 10 g NaCl, ampicillin 100 µg/ml; pH = 7; ở các nhiệt độ là 28oC, 30oC và 37oC.

2.2.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của pH nuôi cấy lên khả năng sinh trưởng và tổng hợp gelatinase của chủng tái tổ hợp E. coli BL21- pET22b(+) -gelE

Chủng vi khuẩn tái tổ hợp E. coli BL21- pET22b(+) -gelE được nuôi cấy trong môi trường LB có thành phần gồm: 10 g tryptone, 10 g yeast extract, 10 g peptone, 10 g NaCl, ampicillin 100 µg/ml, nhiệt độ 37oC với các mức pH = 6; 7 và 8.

2.2.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy lên khả năng sinh trưởng và tổng hợp gelatinase của chủng tái tổ hợp E. coli BL21- pET22b(+) -gelE

Chủng vi khuẩn tái tổ hợp E. coli BL21- pET22b(+) -gelE được nuôi cấy tăng sinh trong môi trường LB có thành phần gồm: 10 g Tryptone, 10g yeast extract, 10 g peptone, 10 g NaCl, ampicillin 100 µg/ml, pH = 7. Thời gian tăng sinh chủng biểu hiện trong 24 giờ ở nhiệt độ 37oC.

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian: Từ tháng 11/2015 đến 08/2016.- Địa điểm: Phòng thí nghiệm công nghệ sinh

học - Khoa Công nghệ sinh học - Viện Đại học Mở Hà Nội.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy lên sinh trưởng của chủng tái tổ hợp E. coli BL21- pET22b(+) -gelE và sinh tổng hợp gelatinase

3.1.1. Nguồn các bonKết quả ở hình 1 cho thấy các nguồn các bon

khác nhau ảnh hưởng đến sinh trưởng của chủng E. coli BL21- pET22b(+) -gelE cũng như khả năng sinh gelatinase. Cụ thể, với nguồn các bon là glucose cho mật độ sinh khối OD620 và hoạt độ gelatinase cao

Page 74: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

74

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

nhất (2,57 và 8,12 mm), tiếp đến là nguồn Sacrose đạt 2,23 và 7,33 mm, thấp nhất là nguồn Lactose đạt 0,79 và 1,34 mm. Kiểm định Duncan cho thấy sự sai khác giữa các nguồn các bon khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê đối với sự sinh trưởng và hoạt tính gelatinase của chủng E. coli BL21- pET22b(+) -gelE (p < 0,05).

Hình 1. Khả năng sử dụng nguồn các bon khác nhau của chủng E. coli BL21- pET22b(+) -gelE

3.1.2. Ảnh hưởng của nguồn Ni tơKết quả khảo sát ảnh hưởng của nguồn ni tơ

đến sự sinh trưởng và sinh tổng hợp gelatinase của chủng tái tổ hợp thu được ở bảng 1 cho thấy: Nguồn ni tơ là pepton cho mật độ sinh khối và hoạt độ gelatinase cao nhất là 3,18 và 0,65 UI/ml; tiếp đến là yeast extract đạt 3,17 và 0,49 UI/ml, sau đó là NH4Cl, NH4(SO2)4 lần lượt là 1,23 và 0,34 UI/ml; 1,25 và 0,42 UI/ml; thấp nhất là Urea đạt 0,41 và 0,18 U/ml. Khi tiếp hành phép kiểm định Duncan cho thấy với mật độ sinh khối (OD600nm) từ nguồn ni tơ là pepton có sai khác có ý nghĩa với các nguồn ni tơ khác (p < 0,05) và không sai khác với nguồn ni tơ là yeast extract (p > 0,05). Vì vậy, điều này nói rằng có thể sử dụng nguồn ni tơ là pepton hoặc yeast extract để nuôi cấy chủng tái tổ hợp này.

3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy lên khả năng sinh trưởng và tổng hợp gelatinase của chủng tái tổ hợp E. coli BL21- pET22b(+) -gelE

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng của chủng E. coli BL21- pET22b(+) -gelE được thể hiện ở bảng 2 cho thấy: chủng tái tổ hợp sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 30oC và 37oC đạt mật độ sinh khối 2,30 và 2,98, còn ở nhiệt độ 22oC đạt 1,97 và thấp nhất là 0,85 ở nhiệt độ 45oC (p < 0,05). Kết quả kiểm định Duncan cho thấy mật độ sinh khối giữa nhiệt độ 30oC và 37oC không có sự sai khác (p > 0,05). Như vậy, nhiệt độ 30 -37oC thích hợp cho sinh trưởng của chủng tái tổ hợp.

Bảng 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và sinh tổng hợp gelatinase của chủng tái tổ hợp

Chú thích: Bảng 2, 3: Số liệu trong cùng một cột có ký hiệu chữ mũ khác nhau thì thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bên cạnh đó, hoạt độ gelatinase của chủng tái tổ hợp thu được cho thấy: với điều kiện nhiệt độ nuôi cấy là 30oC, 370C, hoạt tính gelatinase của chủng tái tổ hợp lần lượt là 0,55 U/ml; 0,61 U/ml. Khi tăng nhiệt độ lên 450C hay giảm nhiệt độ xuống còn 22oC thì hoạt tính phân giải gelatin của chủng tái tổ hợp giảm đi rõ rệt. Cụ thể, ở nhiệt độ 22oC đạt 0,42 UI/ml và nhiệt độ 45oC đạt 0,24 UI/ml. Khi kiểm định Duncan cho thấy sự sai khác hoạt độ gelatinase giữa nhiệt độ 30oC, 37oC là không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05). Ngược lại, giữa nhiệt độ 30oC, 37oC với 22oC và 45oC có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về hoạt độ gelatinase (p < 0,05). Theo Shanmugasundaram và cộng tác viên (2012), B. subtilis nuôi cấy ở nhiệt độ 35oC có khả năng sinh gelatinase cao nhất.

3.3. Ảnh hưởng của yếu tố pH lên khả năng sinh trưởng và tổng hợp gelatinase của chủng tái tổ hợp E. coli BL21- pET22b(+) -gelE

Để xác định khả năng sinh tổng hợp gelatinase trong môi trường có pH thích hợp, chủng E. coli BL21- pET22b(+) -gelE được nuôi trên môi trường LB có có bổ sung gelatin và lactose (10 gelatin,

Bảng 1. Khả năng sử dụng nguồn ni tơ khác nhau của chủng E. coli BL21- pET22b(+) -gelE

Ghi chú: Số liệu trong cùng một hàng có ký hiệu chữ mũ khác nhau thì thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Thông sốNi tơ

Yeast extract Peptone NH4Cl NH4(SO2)4 UreaMật độ sinh khối

(OD600nm) 3,17 ± 0,03c 3,18 ± 0,01c 1,23 ± 0,008b 1,25 ± 0,14b 0,41 ± 0,01a

Hoạt độ gelatinase (UI/ml) 0,49 ± 0,012d 0,65 ± 0,017e 0,34 ± 0,006c 0,42 ± 0,006b 0,18 ± 0,005a

Nhiệt độ (oC)

Sinh trưởng OD600nm

Hoạt tính gelatinase (U/ml)

22oC 1,97 ± 0,083b 0,42 ± 0,012b

30oC 2,30 ± 0,100c 0,55 ± 0,017c

37oC 2,98 ± 0,100c 0,61 ± 0,021c

45oC 0,85 ± 0,100a 0,24 ± 0,058a

Page 75: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

75

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

10 g yeast extract, 1,5 g anhydrous K2HPO4, 5 mL 1M MgSO4, lactose 10 g) với độ pH bằng 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 điều chỉnh bằng HCl 1N hoặc NaOH 1N.

Bảng 3. Ảnh hưởng của pH đến sự sinh trưởng và sinh tổng hợp gelatinase của chủng tái tổ hợp

Từ kết quả thu được ở bảng 3 cho thấy: sự sinh trưởng của chủng tái tổ hợp đạt tốt nhất ở mức pH7, tiếp đến lần lượt là pH8, pH9, pH6, pH5, pH4 và pH10 với giá trị mật độ sinh khối đo được là 2,89; 2,68; 2,38; 2,26; 1,97; 1,52 và 1,46. Sự sai khác mật độ sinh khối vi khuẩn ở các mức pH có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05). Tương tự, đối với khả năng sinh gelatinae của chủng tái tổ hợp cũng đạt cao nhất ở pH7, tiếp đến lần lượt là pH8, pH9, pH6, pH5, pH4 và pH10 (p < 0,05). Tuy nhiên, không có sự sai khác ý nghĩa về hoạt độ gelatinase của chủng tái tổ hợp ở mức pH7 và pH8 (p>0,05). Patrícia và cộng tác viên (2010) nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến hoạt tính gelatinase cho thấy phạm vi pH rộng với độ pH tối ưu là 8. Điều này nói lên rằng, có thể nuôi chủng tái tổ hợp trong điều kiện pH 7 ÷ 8 sẽ cho hoạt độ gelatinase là cao nhất (0,62 UI/ml và 0,59 UI/ml).

3.4. Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy lên khả năng sinh trưởng và tổng hợp gelatinase của chủng tái tổ hợp E. coli BL21- pET22b(+) -gelE

Vi khuẩn E. coli BL21- pET22b(+) -gelE được tăng sinh trong 3 bình nuôi cấy trong 48 giờ, sau 12 giờ bắt đầu đo mật độ sinh khối đồng thời kiểm tra hoạt độ gelatinase được sinh ra, sau đó cứ cách 6 giờ kiểm tra một lần. Kết quả thu được ở hình 2.

Kết quả thu được ở hình 2 cho thấy mật độ sinh khối vi khuẩn bắt đầu đạt đến mức cực đại sau hơn 24 giờ nuôi cấy, sau đó giảm dần. Bên cạnh đó, hoạt độ gelatinase xác định được ở các mốc thời gian biểu hiện khác nhau là khác nhau. Cụ thể, sau khoảng từ 12 giờ đến 24 giờ nuôi cấy hoạt độ gelatinase tăng lên theo tỷ lệ thuận với mật độ sinh khối vi khuẩn tái tổ hợp. Nhưng sau 30 giờ thì hoạt độ gelatinase bắt đầu giảm dần. Điều này, có thể nói lên rằng việc sản sinh ra gelatinase liên quan đến sinh khối vi khuẩn sinh tổng hợp ra nó.

Hình 2. Sự ảnh hưởng của thời gian đến khả năng sinh tổng hợp gelatinase của chủng E. coli

BL21- pET22b(+) -gelE

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận- Nguồn ni tơ và các bon bổ sung vào môi trường

tăng sinh chủng tái tổ hợp là E. coli BL21- pET22b(+) -gelE là yeast extract hoặc pepton 1% + glucose 1%. Nuôi cấy ở điều kiện nhiệt độ 30 ÷ 37oC, pH 7 ÷ 8 là phù hợp cho chủng tái tổ hợp này.

- Thời gian nuôi cấy phù hợp để tăng sinh vi khuẩn tái tổ hợp E. coli BL21- pET22b(+) -gelE là 24 giờ.

4.2. Kiến nghịTiếp tục nghiên cứu các điều kiện tăng sinh

chủng biểu hiện để thu được gelatinase có hoạt tính cao nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢOBall, A. S., 1997. Bacterial Cell Culture (Essential Data).

John Wiley & Sons Ltd. UK, p.64.Hisano T, Abe S, Wakashiro M, Kimura A, Murata

K, 1989. Isolation and properties of a collagenase with caseinolytic activity from a Pseudomonas sp. J Fermen Bioeng, 68 (6): 399-403.

Hesse F, Burtscher H, Popp F, Ambrosious D, 1995. Recombinant enzymes for istet isolation: purification of collagenase from Clostridium histolyticum and cloning/expression of the gene. Transplant Proc 27: 3287-3289.

Makinen P, Clewell F, Makinen KK., 1989. Purification and substrate specificity of a strongly hydrophobic extracellular metalloendopeptidase (“gelatinase”) from Streptococcus faecalis (strain OG1-10). J. Biol. Chem 1989, 264: 3325-3334.

Makinen P, Makinen KK, 1994. The Enterococcus faecalis extracellular metalloendopeptidase (EC 3.4.24.30; coccolysin) inactivates human endothelin

pH OD600nm Hoạt độ gelatinase (U/ml)4 1,52 ± 0,028b 0,19 ± 0,058a

5 1,97 ± 0,037c 0,32 ± 0,040b

6 2,26 ± 0,022d 0,43 ± 0,058c

7 2,89 ± 0,010g 0,62 ± 0,058e

8 2,68 ± 0,050f 0,59 ± 0,032e

9 2,38 ± 0,008e 0,38 ± 0,029d

10 1,46 ± 0,028a 0,18 ± 0,058a

Page 76: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

76

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

at bonds involving hydrophobic amino acid residues. Biochem. Biophys, 200: 981-985.

Patrícia Domingues Pires-Bouças, Erika Izumi, Luciana Furlaneto-Maia, Leonardo Sturion and Sérgio Suzart, 2010. Effects of environmental and nutritional factors ongelatinolytic activity by Enterococcus faecalis strainsisolated from clinical sources. African Journal of Microbiology Research Vol. 4 (10), p 969-976.

Paulina Ducka, Ulrich Eckhard, Esther Schönauer, Stefan Kofler, Gerhard Gottschalk, Hans Brandstetter, Dorota Nüss, 2009. A universal

strategy for high-yield production of soluble and functional clostridial collagenases in E. coli. Appl Microbiol Biotechnol (2009) 83: 1055-1065.

Shanmugasundaram Senthil Balan, Rajendiran Nethaji, Sudalayandi Sankar, Singaram Jayalakshmi, 2012. Production of gelatinase enzyme from Bacillus spp isolated from the sediment sample of Porto Novo Coastal sites. Asian Pacific Journal of Tropical Biomedicine, S1811-S1816.

Tran LH, Nagano H., 2002. Isolation and Characteristics of Bacillus subtilis CN2 and its Collagenase Production. J. of Food Science 2002, 67(3): 1184-1187.

Survey on culture conditions of recombinant bacteria E. coli BL21- pET22b(+) -gelE synthesizing gelatinase

Pham My Dung, Pham Cong Hoat, Pham Thi Tam, Le Huy Ham

AbstractThe investigation of carbon, nitrogen sources, temperature, pH and culture time was conducted to evaluate the effects of culture conditions on growth and gelatinase biosynthesis of E. coli BL21- pET22b(+)-gelE strain. The results showed that: Nitrogen, carbon sources supplemented to the recombinant breeding medium were E. coli BL21- pET22b(+)-gelE, yeast extract or peptone 1% + glucose 1%. Simultaneously, the suitable culture condition for this recombinant strain was at 30 ÷ 37 oC and pH = 7 ÷ 8. The appropriate culture time for recombinant bacteria E. coli BL21- pET22b(+) -gelE was in 24 hours.Keywords: Gelatinase, recombinat bacteria, E. coli

Ngày nhận bài: 14/10/2017Ngày phản biện: 20/10/2017

Người phản biện: TS. Nguyễn Thanh HảiNgày duyệt đăng: 10/11/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀCác loại quả thuộc chi cam quýt là một trong

những mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trong nước đồng thời cũng là nhóm quả xuất khẩu chủ lực do

giá trị dinh dưỡng cao, cây thích nghi tốt với hầu hết các khu vực sinh thái của nước ta (Hoàng Ngọc Thuận, 2004). Vấn đề là trong tất các các giai đoạn sinh trưởng và phát triển, cam quýt rất dễ bị hại do

1 Khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY CỦA CHỦNG XẠ KHUẨN Streptomyces variegatus NN1 NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHÁNG NẤM

Aspergillus flavus GÂY BỆNH TRÊN CAM QUÝTNguyễn Xuân Cảnh1, Lê Hoàng Anh1, Cấn Thị Mai Hương1

TÓM TẮTNghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu xác định điều kiện nuôi cấy thích hợp của chủng xạ khuẩn

Streptomyces variegatus NN1 nhằm nâng cao hiệu quả kháng nấm Aspergillus flavus gây bệnh trên cam quýt. Các thí nghiệm được thiết kế và thực hiện tập trung vào nghiên cứu đánh giá khả năng sinh chất kháng nấm trong các điều kiện lên men khác nhau của chủng xạ khuẩn Streptomyces variegatus NN1. Kết quả thu được cho thấy môi trường tối ưu cho sự lên men là môi trường A4-H, thời gian sinh chất kháng nấm nhiều nhất là sau 5 ngày trong điều kiện nuôi lắc 200 vòng/phút, pH 7 - 8, nhiệt độ 30 - 35oC, tỷ lệ thể tích môi trường nuôi/thể tích bình nuôi cấy khoảng 10%. Khi áp dụng các điều kiện trên trong nuôi cấy thu sinh khối chủng xạ khuẩn Streptomyces variegatus NN1 cho thấy cam quýt sau khi được phun dịch xạ khuẩn đã hạn chế được khả năng bị tấn công bởi nấm Aspergillus flavus.

Tư khóa: Aspergillus flavus, Streptomyces variegatus, xạ khuẩn

Page 77: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

77

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

sự tấn công của nấm mốc, đặc biệt ở giai đoạn sau thu hoạch. Để hạn chế thiệt hại do nấm mốc đồng thời kéo dài thời gian bảo quản, cam quýt cần được bảo quản trong điều kiện lạnh. Tuy nhiên một số chủng nấm mốc thuộc chi Aspergillus bao gồm cả Aspergillus flavus có khả năng phát triển ở nhiệt độ thấp nên gây bệnh được trên cả các loại trái cây bảo quản lạnh. Theo một số nghiên cứu đã công bố, hơn 50% hư hại do bệnh mốc xanh trên các quả thuộc chi cam quýt có nguyên nhân từ các chủng Aspergillus flavus (Akhatar et al., 2013).

Trong các tác nhân sinh học thường được dùng để ức chế vi sinh vật gây bệnh, xạ khuẩn là nhóm có nhiều tiềm năng nhất vì tỷ lệ loài có khả năng sinh chất kháng sinh cao. Cho tới nay, có khoảng hơn 8000 chất kháng sinh được biết trên thế giới thì có tới 80% là do xạ khuẩn sinh ra (Dhanasekaran et al., 2012). Trong nghiên cứu sàng lọc và xác định các chủng xạ khuẩn có khả năng kháng nấm mốc A. flavus gây bệnh trên chi cam quýt đã phát hiện được chủng xạ khuẩn Streptomyces variegatus NN1 (NN1) thể hiện hoạt tính tương đối cao. Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu đánh giá các ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy lên khả năng đối kháng nấm A. flavus của chủng xạ khuẩn NN1 và xác định các điều kiện nuôi cấy thích hợp nhằm nâng cao khả năng sinh chất kháng sinh có hoạt tính kháng nấm A. flavus của chủng xạ khuẩn NN1. Từ đó làm cơ sở cho việc phát triển sản xuất chế phẩm sinh học trong bảo quản nông sản sau thu hoạch nói chung và cam quýt nói riêng.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứuChủng nấm A. flavus gây bệnh trên chi cam quýt,

chủng xạ khuẩn Streptomyces variegatus NN1 có hoạt tính kháng A. flavus được phân lập, xác định và bảo quản tại phòng thí nghiệm Khoa Công nghệ Sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường và điều kiện nuôi cấya) Ảnh hưởng của môi trường lên men

Xạ khuẩn được nuôi trong các môi trường: SCA (Tinh bột 10 g; casein 10 g; KH2PO4 0,5 g; MgSO4 0,5 g; NaCl 3 g; nước cất 1000 ml; pH 7,5 - 7,8), A4-H

(Glucose 15 g; bột đậu tương 15 g; NaCl 5 g; CaCO3 1 g; nước cất 1000 ml; pH 7,5 - 7,8), ISP2 (Cao nấm men 4 g; dịch chiết malt 10 g; glucose 4 g; nước cất 1000 ml; pH = 7,3), M1ASW (Tinh bột 15 g; glucose 5 g; pepton 5 g; nước cất 1000 ml; pH 7,5 - 7,8). Hút 5 ml mỗi môi trường vào mỗi ống nghiệm, sau đó nuôi lắc ở 30oC với tốc độ 200 vòng/phút. Sau 3 - 5 ngày dịch nuôi cấy xạ khuẩn được cấy vào đĩa petri chứa môi trường PDA đã được cấy trải nấm, ủ ở 4oC trong 2 giờ, sau đó cho vào tủ nuôi. Đường kính vòng ức chế sinh trưởng của nấm được xác định sau 5 ngày nuôi cấy ở 30oC. Chọn môi trường cho hiệu quả sinh chất kháng nấm cao nhất phục vụ các nghiên cứu tiếp theo.b) Ảnh hưởng của thời gian và trạng thái nuôi cấy

Xạ khuẩn được nuôi 3 ngày trong môi trường nhân giống cấp 1 có thành phần: cao nấm men 10 g, dextrose 10 g, nước cất 1000 ml với pH 6.8. Sau đó hút 10 ml dịch nuôi bổ sung vào 90 ml môi trường lên men thích hợp đã được lựa chọn đựng trong các bình tam giác. Các bình này được nuôi tại 30oC ở hai trạng thái nuôi tĩnh và nuôi lắc 200 vòng/phút, kiểm tra khả năng hoạt tính kháng nấm sau mỗi ngày nuôi cấy theo phương pháp đã mô tả như trên.c) Ảnh hưởng của pH và nhiệt độ

Sau khi xác định được môi trường nuôi cấy, trạng thái nuôi cấy và thời gian nuôi cấy thích hợp, tiến hành nuôi các chủng xạ khuẩn trong các điều kiện pH môi trường ban đầu là: 5, 6, 7, 8, 9, 10; các điều kiện nhiệt độ khác nhau ở 25, 30, 35, 40, 50oC. Sau khoảng thời gian lên men thích hợp, tiến hành kiểm tra hoạt tính kháng nấm của dịch lên men bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch như đã mô tả. d) Ảnh hưởng của độ thông khí

Chủng xạ khuẩn được nuôi trong môi trường thích hợp trong các bình tam giác 250ml với các thể tích dịch nuôi tương ứng với 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40% thể tích bình nuôi, ở trạng thái, nhiệt độ và pH tối ưu. Sau thời gian thích hợp được xác định từ thí nghiệm trước, tiến hành thử hoạt tính kháng nấm bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch.

2.2.2. Đánh giá hiệu quả ức chế nấm Aspergillus flavus của chủng xạ khuẩn NN1 trong điều kiện in vivo

Chủng nấm gây bệnh A. flavus được nuôi trên môi trường thạch PDA trong đĩa petri sau 3 - 4 ngày.

Page 78: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

78

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Lấy phần sợi nấm cho vào 100 ml nước vô trùng. Chủng xạ khuẩn NN1 được nuôi cấy trong các điều kiện đã xác định sau đó ly tâm, thu dịch nuôi cấy, pha loãng dịch này 10 lần bằng nước cất vô trùng.

Quýt thí nghiệm: Chọn những quả còn tươi, không dập, úng, không bị tổn thương lớp vỏ, sau đó tiến hành xịt cồn, ngâm javen trong vòng 5 phút và rửa lại bằng nước cất vô trùng. Các mẫu quýt thí nghiệm được nhúng qua dung dịch nuôi cấy xạ khuẩn đã chuẩn bị, mẫu đối chứng nhúng qua nước cất vô trùng. Tiến hành lây nhiễm nhân tạo nấm gây bệnh cho các mẫu quýt bằng cách phun dịch bào tử lên bề mặt quả, để khô, cho vào túi nilon, duy trì ở 30 - 32oC, quan sát vết bệnh sau 5 - 10 ngày.

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứuNghiên cứu được thực hiện tại phòng thí nghiệm

khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam từ 01/2016 đến 01/2017.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Xác định ảnh hưởng của môi trường và điều kiện nuôi cấy đến khả năng sinh chất kháng nấm

3.1.1. Ảnh hưởng của môi trường lên menChủng xạ khuẩn NN1 được tiến hành nuôi trong

4 môi trường cơ sở là SCA, ISP2, A 4-H và M1ASW. Sau 5 ngày nuôi, hoạt tính kháng nấm của chủng NN1 được xác định bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch. Kết quả cho thấy chủng NN1 đều có hoạt tính kháng nấm khi được nuôi trong cả 4 môi trường lên men cơ sở, nhưng hoạt tính kháng nấm biểu hiện mạnh nhất khi nuôi trong môi trường A4-H với kích thước vòng kháng nấm khoảng 13 mm (Hình 1). Các kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu khi xác định môi trường lên men thích hợp của chủng Streptomyces albogriseolus VD111 (Phạm Thu Trang và ctv. 2014). Căn cứ vào kết quả này, đã sử dụng môi trường A4-H cho các thí nghiệm tiếp theo.

3.1.2. Ảnh hưởng của thời gian và trạng thái nuôi cấyNhằm khảo sát ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy,

chủng xạ khuẩn NN1 được nuôi trong môi trường Gause I lỏng. Sau 3 ngày nuôi, hút 10 ml dịch nuôi bổ sung vào 90 ml môi trường A4-H đựng trong bình tam giác được nuôi ở nhiệt độ 30oC trong cả hai trạng thái tĩnh và lắc 200 vòng/phút, sau đó xác định khả năng kháng nấm. Kết quả cho thấy ở trạng thái nuôi lắc sau 5 ngày nuôi, chủng NN1 có hoạt tính kháng nấm lớn nhất với kích thước vòng kháng nấm là 14 mm, sau đó có sự biến thiên theo chiều hướng giảm dần và vẫn giữ được hoạt tính kháng nấm sau 9 ngày nuôi (Hình 2). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự tương đồng với công bố của

Gulve và Deshmukh (2012). Khi nghiên cứu về hoạt tính kháng sinh của các chủng xạ khuẩn biển các tác giả này đã khẳng định thời gian thu chất kháng sinh của đa số các chủng xạ khuẩn là 4 - 5 ngày. Tuy nhiên, nếu so với thời gian thu chất kháng sinh khi lên men chủng Streptomyces sp. MS-266 Dm4 được nghiên cứu bởi Ababutain (2013) là sau 7 ngày nuôi thì thời gian thu chất kháng nấm từ chủng xạ khuẩn NN1 sớm hơn. Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy khả năng sinh chất kháng nấm của chủng NN1 có sự sai khác khi nuôi cấy ở các trạng thái khác nhau. Chủng NN1 thể hiện hoạt tính kháng nấm mạnh khi nuôi cấy ở môi trường lỏng trong trạng thái lắc (200 vòng/phút).

Hình 1. Ảnh hưởng của môi trường lên men đến khả năng sinh chất kháng nấm của chủng xạ khuẩn NN1

Page 79: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

79

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

3.1.3. Ảnh hưởng của pH và nhiệt độĐộ pH của môi trường không chỉ ảnh hưởng đến

sự sinh trưởng, phát triển của xạ khuẩn mà còn ảnh hưởng tới quá trình sinh tổng hợp chất kháng nấm. Kết quả xác định ảnh hưởng của pH cho thấy trong dải pH từ 5 - 10, chủng NN1 đều có thể sinh trưởng và biểu hiện hoạt tính kháng nấm tương đối mạnh với đường kính vòng kháng nấm từ 9 - 13 mm (Hình 3). Ở pH 7 - 8, thì chủng NN1 biểu hiện khả năng kháng nấm trội hơn hẳn, khi pH môi trường lớn hơn 8 hoạt tính kháng nấm giảm dần. Như vậy có thể thấy chủng xạ khuẩn NN1 sinh trưởng tốt hơn cả là trong điều kiện pH môi trường trung tính đến hơi kiềm. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu đã công bố xạ khuẩn thuộc nhóm vi sinh vật phát triển tốt ở môi trường trung tính hoặc hơi kiềm (Lê Thị Thanh Xuân và Tăng Thị Chính, 2007). Tiếp đó, chủng xạ khuẩn NN1 được nuôi trong môi trường A4-H ở trạng thái lắc 200 vòng/phút, pH 7 ở các mức nhiệt độ khác nhau 25, 30, 35, 40, 45, 50oC. Trong dải nhiệt độ nghiên cứu, chúng tôi nhận

thấy chủng NN1 có khả năng phát triển và sinh chất kháng nấm ở nhiệt độ từ 25 - 35oC; ở 30oC chủng xạ khuẩn có khả năng sinh trưởng và sinh chất kháng nấm mạnh nhất với đường kính vòng kháng nấm tương ứng là 13 mm. Với mức nhiệt 40oC thì chủng NN1 sinh trưởng yếu; ở nhiệt độ 45 - 50oC thì chủng NN1 ngừng sinh trưởng. Đồng thời khi lấy dịch nuôi ở các nhiệt độ thí nghiệm tiến hành ly tâm lạnh ở 4oC, 10.000 vòng/phút trong 10 phút sau đó thu dịch và không ly tâm để thử hoạt tính kháng nấm, chúng tôi thấy đường kính vòng kháng nấm của dịch nuôi không qua ly tâm khá tương đồng kích thước vòng kháng nấm của dịch nuôi qua ly tâm.

Như vậy, để thu được chất kháng nấm với hàm lượng cao cần nuôi chủng NN1 ở 30oC và pH 7. Giá trị pH tối ưu cho khả năng sinh hoạt chất kháng nấm của chủng NN1 bằng giá trị pH thích hợp cho lên men thu hợp chất kháng nấm của chủng Streptomyces sp. KGG32 được nghiên cứu bởi Mustafa (2011) và cao hơn pH 6 khi lên men thu hợp chất kháng nấm của chủng S. rimosus MY02 được nghiên bởi Yu (2008).

Hình 2. Ảnh hưởng của thời gian và điều kiện nuôi cấy đến khả năng sinh chất kháng nấm của chủng xạ khuẩn NN1

Hình 3. Ảnh hưởng của pH và nhiệt độ đến khả năng sinh chất kháng nấm của chủng xạ khuẩn NN1

3.2.4. Ảnh hưởng của độ thông khíChủng xạ khuẩn NN1 được cấy vào môi trường

A4-H, pH 7 đựng trong bình hình tam giác 250 ml

với tỷ lệ dịch nuôi tương ứng là 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40% thể tích bình. Nuôi cấy ở nhiệt độ 30oC, tốc độ lắc 200 vòng/phút, sau 5 ngày nuôi kiểm tra khả

Page 80: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

80

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

năng sinh chất kháng nấm. Kết quả thí nghiệm cho thấy với lượng môi trường lên men chiếm 10% thể tích bình sẽ cho hiệu quả tổng hợp chất kháng nấm cao nhất, vòng kháng nấm là 13 mm. Kết quả này tương ứng với nghiên cứu thu nhận rapamycin của chủng S. hygroscopicus ATCC29253 được nghiên cứu bởi Hamdy (2011). Vì vậy, điều kiện nuôi lắc 200 vòng/phút, thể tích dịch nuôi 10% thể tích bình là điều kiện tốt nhất để nuôi cấy chủng xạ khuẩn NN1.

Hình 4. Ảnh hưởng của thể tích dịch nuôi đến khả năng kháng nấm của chủng NN1

3.3. Đánh giá hiệu quả kháng nấm A. flavus của chủng NN1 trong điều kiện in vivo

Để đánh giá hiệu quả kháng nấm của chủng xạ khuẩn NN1 trong thực tế, các thí nghiệm thử hoạt tính sơ bộ trong điều kiện in vivo đã được tiến hành. Dịch lên men chủng xạ khuẩn được chuẩn bị theo các điều kiện tối ưu đã xác định. Quá trình xử lý và lây nhiễm nhân tạo trên quả quýt được thực hiện như mô tả trong phần phương pháp. Sau 5 ngày lây nhiễm, ở mẫu thí nghiệm không thấy xuất hiện các vết bệnh trong khi đó nấm A. flavus mọc lên rất nhiều trên mẫu đối chứng (Hình 5). Kết quả của thí nghiệm này cho thấy dịch nuôi cấy của chủng xạ khuẩn NN1 có khả năng ức chế sự tấn công của nấm A. flavus. Như vậy có thể nhận thấy việc sự dụng chủng NN1 trong phòng trừ nấm bệnh hại cam quýt là rất có tiềm năng trong sản xuất ở quy mô lớn hơn.

Hình 5. Kết quả khả năng đối kháng nấm bệnh Aspergillus flavus của chủng xạ khuẩn NN1

trực tiếp trên quýt

IV. KẾT LUẬN - Môi trường lên men thích hợp để nâng cao

khả năng kháng nấm bệnh Aspergillus flavus của chủng xạ khuẩn Streptomyces variegatus NN1 là môi trường A4-H. Hoạt tính kháng nấm của chủng NN1 biểu hiện ở ngày nuôi cấy thứ 3 và đạt cực đại sau 5 ngày nuôi trong điều kiện nuôi lắc 200 vòng/phút ở nhiệt độ 30oC và pH 7 chủng NN1. Trong điều kiện nuôi lắc trong bình tam giác, hoạt tính kháng nấm cao nhất khi duy trì thể tích nuôi cấy ở 10% thể tích bình nuôi.

- Dịch nuôi cấy xạ khuẩn trong các điều kiện đã xác định có khả năng ức chế sự phát triển của nấm bệnh Aspergillus flavus trên quả quýt trong điều kiện thí nghiệm in vivo.

TÀI LIỆU THAM KHẢOHoàng Ngọc Thuận, 2004. Kỹ thuật chọn tạo và trồng

cây cam quýt. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội.Phạm Thu Trang, Phạm Thanh Huyền, Lê Gia Hy,

Phí Quyết Tiến, Hồ Tuyên, Nguyễn Văn Giang , Nguyễn Phương Nhuệ, 2014. Đặc điểm sinh học của chủng xạ khuẩn biển VD111 sinh chất kháng nấm. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, 12(8): 1258-1265.

Lê Thị Thanh Xuân, Tăng Thị Chính, 2007. Ảnh hưởng của các điều kiện lên men lên khả năng sinh chất kháng sinh kháng nấm Fusarium oxysporum của hai chủng xạ khuẩn Streptomyces cyaneogriceus HD54 và Streptomyces hygroscopicus HD58. Tạp chí Sinh học, 29(1): 89-94.

Ababutain IM, Aziz ZKA, AL-Meshhen NA, 2013. Optimization of environmental and nutritional conditions to improve growth and antibiotic productions by Streptomyces sp. Isolated from Saudi Arabia Soil. Int. Res. J. Microbiol., 4(8): 179-187.

Akhatar, N., T. Anjum and R. Jabeen, 2013. Isolation and identification of storage fungi from citrus sampled from major growing areas of Punjab, Pakistan. Int. J. Agric. Biol., 15: 1283-1288.

Dhanasekaran D., Thajuddin N., Panneerselvam A., 2012. Applications of Actinobacterial Fungicides in Agriculture and Medicine. Fungicides for Plant and Animal Diseases, pp. 1-27.

Gulve RM, Deshmukh AM, 2012. Antimicrobial activity of the marine actinomycetes. Int Multidisciplin Res J., 2(3): 16-22.

Hamdy, A. A., El-Refai, A. F., Sallam, L. A. R., Osman, M. E., Om Kalthoum, H. K., Mohamed, M. A., 2011. Seed stage manipulation as a tool for improving rapamycin production by Streptomyces hygroscopicus ATCC 29253. Australian Journal of

Thí nghiệm Đối chứng

Page 81: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

81

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Basic and Applied Sciences, 5(2): 1-7.Oskay Mustafa, 2011. Effects of some Environmental

Conditions on Biomass and Antimicrobial Metabolite Production by Streptomyces sp., KGG32. International Journal of Agriculture & Biology, 13: 317-324.

Yu J., Liu Q., Liu X., Sun Q., Yan J., Qi X, Fan S., 2008. Effect of liquid culture requirements on antifungal antibiotic production by Streptomyces rimosus MY02. Bioresour Technol, 99: 2087-2091.

Determination of culture conditions for Streptomyces variegatus NN1 to improve anti-fungal effect on Aspergillus flavus causing disease on Citrus fruits

Nguyen Xuan Canh, Le Hoang Anh, Can Thi Mai HuongAbstractThis study aimed to determine appropriate culture conditions for Streptomyces variegatus NN1 for improving antifungal effect on Aspergillus flavus causing disease on citrus fruits. The experiments were designed and focused on evaluation of producing antibiotics ability of Streptomyces variegatus NN1 under different fermentation conditions. The results showed that the optimal medium for fermentation was A4-H, pH 7 - 8; the best temperature was at 30 - 35oC and the ratio of culture volume/vessel volume was 10%. Then the culture medium was shaken with speed of 200 rpm. The time for Streptomyces variegatus NN1 producing the most antifungal agents was after 5 shacking days. After using above conditions, the inhibition of NN1 strain to A. flavus was tested and it showed a strong antifungal activity. Keywords: Aspergillus flavus, Streptomyces variegatus, Actinomyces

Ngày nhận bài: 9/10/2017Ngày phản biện: 15/10/2017

Người phản biện: TS. Nguyễn Văn GiangNgày duyệt đăng: 10/11/2017

1 Trường Đại học An Giang; 2 Trường Đại học Cần Thơ

HIỆU QUẢ CỦA VI KHUẨN NỘI SINH THỰC VẬT LÊN NĂNG SUẤT KHOAI MỠ TÍM TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÈN

Lý Ngọc Thanh Xuân1, Lê Phước Toàn2, Tất Anh Thư2, Lê Văn Dang2, Ngô Ngọc Hưng2

TÓM TẮTThí nghiệm trong chậu và thí nghiệm đồng ruộng được thực hiện qua hai vụ Xuân Hè và Thu Đông 2015 nhằm

đánh giá ảnh hưởng của chủng vi khuẩn nội sinh kết hợp với các liều lượng phân đạm lên năng suất của khoai mỡ tím trồng trên đất phèn ở Hậu Giang. Cả hai thí nghiệm được bố trí theo thể thức hai nhân tố trong khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm nhân tố (A): các liều lượng phân đạm (0 N, 25 N, 50 N, 75 N) và nhân tố (B): các dòng vi khuẩn (không vi khuẩn, Azospirillum X1, Azospirillum X2) với 4 lần lặp lại. Kết quả cho thấy vi khuẩn Azospirillum X2 đã làm gia tăng đường kính củ và năng suất củ khoai mỡ. Khi bón 75 kg N ha-1 kết hợp chủng vi khuẩn Azospirillum X2 cho năng suất củ khoai mỡ cao hơn so với bón 75 kg N ha-1 không chủng vi khuẩn.

Tư khóa: Cố định đạm, đất phèn, khoai mỡ tím, vi khuẩn nội sinh

I. ĐẶT VẤN ĐỀKhoai mỡ (Dioscorea alata Linn) có giá trị dinh

dưỡng cao nên có thể dùng làm lương thực ở các nước đang phát triển (Olorede et al., 2013). Trong công nghiệp chế biến, khoai mỡ có thể được sấy khô làm món ăn nhanh, làm kem, chế biến thành bột, làm nguyên liệu sản xuất cồn và rượu (O’Sullivan et al., 2008). Hơn thế nữa, khoai mỡ là loài cây lấy củ ít bị sâu hại và thích nghi tốt trên những vùng đất chua phèn nên thích hợp để canh tác ở những vùng

đất trồng lúa không hiệu quả trên đất phèn. Sự canh tác liên tục các loài cây trồng và lạm dụng quá mức phân hóa học có thể làm giảm độ phì nhiêu tự nhiên của đất. Nhiều nghiên cứu cho thấy vi khuẩn nội sinh có vai trò quan trọng đối với cây trồng và được ứng dụng trong sản xuất phân vi sinh, chúng có những đặc tính tốt như có khả năng cố định đạm cho cây trồng, hòa tan lân khó tan giúp cho cây trồng hấp thu tốt chất dinh dưỡng, tổng hợp kích thích tố sinh trưởng IAA, tăng hàm lượng các chất

Page 82: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

82

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

khoáng, tăng khả năng kháng bệnh và giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm môi trường (Siciliano et al., 2001). Khi sử dụng các loài vi sinh vật này sản xuất phân sinh học bón cho cây trồng đã giúp tăng năng suất một cách rất có ý nghĩa. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Văn Dang và cộng tác viên (2016) cho thấy khi chủng vi khuẩn Burkholderia cenocepacia vào cây khoai lang trồng trên đất phèn đã giúp tiết kiệm được 30 kg N/ha. Tuy nhiên, hiệu quả của vi khuẩn cố định đạm phụ thuộc rất nhiều vào tương tác vi khuẩn - cây chủ cũng như điều kiện sinh thái của môi trường. Do đó, đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của chủng vi khuẩn nội sinh kết hợp với các liều lượng phân đạm lên năng suất của khoai mỡ tím trồng trên đất phèn ở Long Mỹ - Hậu Giang.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu- Hom giống khoai mỡ tím dài 5 ˟ 7 cm có nguồn

gốc từ huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.

- Đất sử dụng cho thí nghiệm trong chậu được thu ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Hiện trạng của đất là đất canh tác lúa 3 vụ.

- Chậu thí nghiệm với chiều cao 35cm, rộng 40 cm, trọng lượng đất trên mỗi chậu là 10 kg đất (ẩm độ khoảng 15%).

- Loại phân bón được sử dụng: Urea (46% N), super lân Long Thành (16%  P2O5) và Kali clorua (60% K2O).

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Mô tả thí nghiệmThí nghiệm được thực hiện qua 2 mùa vụ với 2

thí nghiệm. Mùa vụ và nội dung thí nghiệm được trình bày ở bảng 1.

2.2.2. Nghiệm thức thí nghiệm- Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của vi khuẩn cố định

đạm kết hợp với các liều lượng phân đạm lên năng suất khoai mỡ tím vụ Xuân Hè 2015 trồng trong chậu ở nhà lưới Trường Đại học Cẩn Thơ.

Bảng 2. Nghiệm thức thí nghiệm 1 Thí nghiệm thừa số hai nhân tố trong bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên. Trong đó, nhân tố (A): Các liều lượng phân đạm (0 N, 25 N, 50 N, 75 N) và nhân tố (B): các dòng vi khuẩn (không vi khuẩn, Azospirillum X1, Azospirillum X2) với 4 lần lặp lại. Trọng lượng đất cho mỗi chậu là 10 kg đất khô. Các nghiệm thức thí nghiệm được trình bày trong bảng 2.

- Thí nghiệm 2: Đánh giá sử dụng vi khuẩn triển vọng kết hợp với các liều lượng phân đạm lên năng suất khoai mỡ tím vụ Thu Đông 2015 ở Long Mỹ, Hậu Giang.

Thí nghiệm đồng ruộng được bố trí theo thể thức thừa số hai nhân tố trong khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm nhân tố (A): các liều lượng phân đạm (0 N, 25 N, 50 N, 75 N) và nhân tố (B): các dòng vi khuẩn (không vi khuẩn và Azospirillum X2) với 4 lần lặp lại trên diện tích mỗi lô thí nghiệm là 10 m2 (dài 10 m ˟ 1 m), khoảng cách giữa các hom củ là 0,4 m, sau khi

Bảng 1. Mùa vụ và nội dung thí nghiệm

Ghi chú: ĐHCT: Đại học Cần Thơ

STT Mùa vụ Thời gian Nội dung

1 Thí nghiệm trồng trong chậu ở nhà lưới ĐHCT Xuân Hè 2015 15/1/2015 đến

10/7/2015

Ảnh hưởng của chủng vi khuẩn lên khả năng cố định đạm ở 4 liều lượng phân đạm

2Thí nghiệm trong điều kiện ngoài đồng ở Long Mỹ, Hậu Giang

Thu Đông 2015 13/8/2015 đến 08/2/2016

So sánh các liều lượng phân đạm kết hợp chủng vi khuẩn triển vọng

STT Nghiệm thứcNhân tố 1

Lượng N (kg ha-1)Nhân tố 2

Dòng vi khuẩn1 0 Không vi khuẩn2 0 Azospirillum X13 0 Azospirillum X24 25 Không vi khuẩn5 25 Azospirillum X16 25 Azospirillum X27 50 Không vi khuẩn8 50 Azospirillum X19 50 Azospirillum X2

10 75 Không vi khuẩn11 75 Azospirillum X112 75 Azospirillum X2

Page 83: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

83

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

chiều dài dây đạt khoảng 0,6m thì bắt đầu làm giàn cho khoai mỡ. Các nghiệm thức thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.

Bảng 3. Các nghiệm thức thí nghiệm 2

Ghi chú: VKX: dòng vi khuẩn xác định từ thí nghiệm 1

2.2.3. Phương pháp phân lập vi khuẩnCác dòng vi khuẩn Azospirillum X1, Azospirillum

X2 được phân lập từ thân và rễ cây khoai mỡ trồng trên đất phèn ở Hậu Giang trên môi trường LGI. Các dòng vi khuẩn này phát triển tốt trên môi trường không đạm Burk và môi trường có lân khó tan NBRIP và đã được trích DNA và giải trình tự gen (tài liệu chưa công bố).

2.2.4. Phương pháp chủng vi khuẩnHom giống khoai mỡ tím được rửa sạch và khử

trùng bằng nước ấm (54 - 550C) khoảng 40 phút trước khi chủng vi khuẩn. Từng dòng vi khuẩn được tẩm vào các hom giống 3 giờ trước khi trồng. Mỗi lít dung dịch vi khuẩn đạt mật số 109 tế bào/ml.

2.2.5. Công thức và thời gian bón phânCông thức bón phân cho thí nghiệm là: 60 P2O5 -

90 K2O kg ha-1. Thời kỳ và liều lượng phân bón cho cây khoai mỡ tím được thể hiện ở bảng 4.

Bảng 4. Thời kỳ và liều lượng phân bón cho thí nghiệm

Ghi chú: NSKT: ngày sau khi trồng

2.2.6. Thu thập và xử lý số liệu- Phương pháp thu mẫu đất: Mẫu đất được thu

ở độ sâu 0 - 20 cm và 20 - 40 cm để xác định tính chất đất ban đầu của ruộng thí nghiệm. Trên mỗi lô ruộng lấy 5 điểm theo đường chéo góc, trộn đất cẩn thận theo cùng độ sâu để lấy một mẫu đại diện khoảng 500 g cho vào túi nhựa, ghi ký hiệu mẫu (địa điểm, ngày lấy mẫu, độ sâu). Phơi khô mẫu trong không khí rồi nghiền qua rây 2 mm.

- Các chỉ tiêu phân tích đất gồm có: pH, EC được trích bằng nước cất tỉ lệ 1: 2,5 (đất : nước), pH được đo bằng pH kế và EC đo bằng EC kế. Hàm lượng đạm tổng số trong đất được xác định bằng phương pháp Kjeldahl. Lân dễ tiêu (theo phương pháp Bray II), được xác định bằng cách trích đất với HCl 0,1 N + NH4F 0,03 N, tỷ lệ đất nước 1 : 7 sau đó được đo trên máy quang phổ ở bước sóng 880 nm. Sắt tự do (%Fe2O3) được trích đất với oxalate - oxalic acid, xác định Fe trên máy hấp thu nguyên tử. Nhôm hoạt động được trích bằng KCl 1 N, chuẩn độ với NaOH 0,01 N,tạo phức với NaF và chuẩn độ với H2SO4 0,01 N. Thành phần cơ giới được xác định bằng phương pháp ống hút Robinson.

- Chỉ tiêu nông học: Thu hoạch toàn bộ củ trên mỗi nghiệm thức để xác định năng suất củ tươi (tấn/ha), chiều dài củ và đường kính củ (cm).

- Xử lý số liệu và vẽ đồ thị bằng chương trình Microsoft Excel. Phân tích phương sai và phân tích mối tương quan bằng phần mềm SPSS version 16.0; so sánh các giá trị trung bình bằng kiểm định Duncan.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tính chất của đất thí nghiệm trong chậu Đặc tính của đất thí nghiệm trong chậu được thu

ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang vào đầu vụ xuân hè 2015 được trình bày ở bảng 5. Đất của địa điểm thí nghiệm là đất phèn với pH < 5. Lân dễ tiêu (Bray 2) ở tầng mặt được đánh giá ở mức thấp (<20 mg P kg-1) (Horneck et al., 2011). Hàm lượng nhôm trao đổi trong đất >3 meq/100 g sẽ gây độc cho một số cây trồng ngoại trừ một số cây trồng có thể chịu đựng được như: khóm, mía, khoai mì, khoai mỡ... Hàm lượng sắt tự do đánh giá ở mức trung bình đến thấp (Ngô Ngọc Hưng, 2009). Đạm tổng số ở 2 độ sâu 0 - 20 và 20 - 40 cm ở mức thấp (< 0,15%). Đất được sử dụng trong thí nghiệm thuộc nhóm đất sét.

STT Nghiệm thứcNhân tố 1

Lượng N (kg ha-1)Nhân tố 2

Dòng vi khuẩn1 0

Không vi khuẩn VKX 2 03 25

Không vi khuẩn VKX 4 255 50

Không vi khuẩn VKX 6 507 75

Không vi khuẩn VKX 8 75

Thời kỳ bón Lượng phân bónBón lót Bón toàn bộ phân lânBón lần 1 (30 NSKT) Bón 1/3 phân đạm + 1/3 phân kali

Bón lần 2 (60 NSKT) Bón 1/3 phân đạm + 1/3 phân kali

Bón lần 3 (90 NSKT) Bón toàn bộ lượng đạm và kali còn lại

Page 84: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

84

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

3.2. Ảnh hưởng của vi khuẩn cố định đạm kết hợp với các liều lượng phân đạm lên năng suất khoai mỡ tím vụ xuân hè 2015 trồng trong chậu ở nhà lưới

Khi bón phân đạm ở các liều lượng khác nhau kết hợp với chủng vi khuẩn đã làm thay đổi về đường kính và năng suất củ trên chậu (Bảng 6). Vi khuẩn đã cố định được một lượng đạm từ khí trời cung cấp cho khoai mỡ nên khi bón đạm ở liều lượng 50 kg/ha giữa không chủng và có chủng có khác biệt ý nghĩa thống kê về năng suất củ. Trong các dòng vi khuẩn thử nghiệm thì VK2 cho năng suất cao hơn so với dòng vi khuẩn 1. Kết quả đã cho thấy khi bón phân đạm kết hợp với chủng vi khuẩn làm gia tăng năng suất so với không chủng vi khuẩn và làm giảm một lượng phân đạm vô cơ bón cho cây khoai

mỡ. Theo Văn Thị Phương Như và Cao Ngọc Điệp (2014), khi bón 60 kg N ha-1 kết hợp chủng vi khuẩn Azospirillum amazonense SHL70 và Burkholderia kururiensis PHL87 cho thành phần năng suất, năng suất lúa bằng với bón 120 kg N ha-1 và không bổ sung vi khuẩn, hai dòng vi khuẩn đã cung cấp 50% đạm sinh học cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây lúa, cải thiện chất lượng hạt; độ phì của đất trồng lúa ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Một kết quả nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Pha và Trần Đình Giỏi (2016), cho thấy rằng khi sử dụng hai dòng vi khuẩn Serratia marcescens CTB3 và Ideonella sp. CT1N2 trên giống lúa OM 6976 đã làm giảm được khoảng 25 - 50% phân đạm hóa học bón cho cây lúa.

Bảng 5. Tính chất đất đầu vụ xuân hè 2015 của thí nghiệm trong chậu

Bảng 6. Ảnh hưởng chủng vi khuẩn Azospirillum X1; Azospirillum X2 kết hợp với các liều lượng phân đạm lên năng suất khoai mỡ tím vụ Xuân Hè 2015

Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau khác nhau thì có khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1% (**), 5% (*) và ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan

Độ sâu (cm)

pHH2O(1:2,5)

ECmS/cm Nts (%) Pdt

(mgP kg-1)Fe2+

%Fe2O3

Al3+

meq/100gCấp hạt (%)

Sét Thịt Cát

0 – 20 4,10 0,95 0,14 13,0 0,58 3,34 60,1 38,9 1,01

20 – 40 3,20 0,91 0,11 2,90 0,30 2,44 58,6 40,4 1,01

STT Nhân tố 1 lượng đạm (kg ha-1)

Nhân tố 2Dòng vi khuẩn (VK)

Chiều dài củ (cm)

Chiều rộng củ(cm)

Năng suất củ (g/chậu)

1 0 Không vi khuẩn 14,5 4,63b 140c

2 0 Azospirillum X1 12,5 5,13b 296b

3 0 Azospirillum X2 13,8 6,00a 351a

4 25 Không vi khuẩn 14,8 5,25b 301b

5 25 Azospirillum X1 13,3 6,00a 410a

6 25 Azospirillum X2 14,5 5,50b 438a

7 50 Không vi khuẩn 14,5 6,00b 411b

8 50 Azospirillum X1 14,8 5,75b 612b

9 50 Azospirillum X2 15,5 7,38a 825a

10 75 Không vi khuẩn 14,3 6,00b 550b

11 75 Azospirillum X1 15,3 5,50b 542b

12 75 Azospirillum X2 14,5 8,75a 660a

F(N) ns * **

F(VK) ns ** **

F(N*VK) ns ns *

CV (%) 20,7 12,5 18,9

Page 85: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

85

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Bảng 7. Chiều dài củ, đường kính củ khoai mỡ tím vụ Thu Đông 2015 ở Long Mỹ, Hậu Giang

Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau khác nhau thì có khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1% (**), 5% (*) và ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan. KVK: không vi khuẩn; VK2: Azospirillum X2

3.3. Sử dụng vi khuẩn cố định đạm triển vọng Azospirillum X2 kết hợp với các liều lượng phân đạm lên năng suất khoai mỡ tím vụ Thu Đông 2015 ở Long Mỹ, Hậu Giang

Chiều dài củ giữa các nghiệm thức không có khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê (bảng 7), chiều dài củ dao động từ 14,7 - 20,7 cm. Đường kính củ khoai mỡ giữa các nghiệm thức bón đạm có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%, không bón đạm đưa đến đường kính củ khoai mỡ thấp hơn so với bón ở liều lượng 50 và 75 N. Nghiệm thức bón 75 N+VK2 cho năng suất củ khoai mỡ cao khác biệt so với các nghiệm thức còn lại (bảng 7), không bón đạm đưa đến năng suất củ thấp nhất. Kết quả đã cho thấy, khi bón 75 kg N ha-1 chủng vi khuẩn Azospirillum

X2 cho năng suất cao hơn bón 75 kg N ha-1 không chủng vi khuẩn, có thể là do vi khuẩn đã cố định được một lượng đạm sinh học từ không khí cung cấp cho khoai mỡ. Theo Ngô Thanh Phong và Cao Ngọc Điệp (2013), chủng vi khuẩn Burkholderia sp. KG1 cung cấp khoảng 50% đạm sinh học và chủng Pseudomonas sp. BT1 cung cấp được 25% nhu cầu đạm sinh học cho sự phát triển của cây lúa cao sản OM2517. Khi bón 60 N kg ha-1 kết hợp chủng vi khuẩn Burkholderia cenocepacia cho số củ, đường kính củ và năng suất củ khoai lang tương đương với bón 90 kg N ha-1 không chủng vi khuẩn, giúp giảm một lượng 30 kg N ha-1 bón cho khoai lang (Lê Văn Dang và ctv., 2016).

IV. KẾT LUẬN Trong 2 dòng vi khuẩn cố định đạm Azospirillum

X1, Azospirillum X2 được sử dụng cho thí nghiệm trong chậu và ngoài đồng, vi khuẩn Azospirillum X2 đã làm gia tăng đường kính củ và năng suất củ khoai mỡ. Khi bón 75 kg N ha-1 kết hợp chủng vi khuẩn Azospirillum X2 cho năng suất củ khoai mỡ cao hơn so với bón 75 kg N ha-1 không chủng vi khuẩn.

TÀI LIỆU THAM KHẢOLê Văn Dang, Tất Anh Thư, Lý Ngọc Thanh Xuân, Lê

Phước Toàn, Trần Ngọc Hưu, Ngô Ngọc Hưng, 2016. Ảnh hưởng của vi khuẩn nội sinh thực vật lên năng suất của khoai lang trên đất phèn. Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, số 3+4: 86-91.

Ngô Ngọc Hưng, 2009. Tính chất tự nhiên và những tiến trình làm thay đổi độ phì nhiêu đất đồng bằng sông Cửu Long. NXB Nông nghiệp, 471 trang.

Văn Thị Phương Như,  Cao Ngọc Điệp, 2014. Ảnh hưởng của vi khuẩn Azospirillum amazonense và Burkholderia kururiensis lên sự sinh trưởng và năng suất của lúa cao sản (giống ma lâm 213) trồng trên đất thịt pha cát ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, số 33b, trang 85-96.

Nguyễn Thị Pha và Trần Đình Giỏi, 2016. Khảo sát hiệu quả cố định đạm của hai dòng vi khuẩn Serratia marcescens CTB3 và Ideonella sp. CT1N2 trên giống lúa OM 6976. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 6, trang 39-43.

STT Nhân tố 1 Lượng đạm (kg ha-1)

Nhân tố 2Dòng vi khuẩn (VK)

Chiều dài củ (cm)

Chiều rộng củ (cm)

Năng suất củ (g/chậu)

1 0 N Không vi khuẩn 15,6 7,64b 9,932 0 N Azospirillum X2 20,7 8,70a 9,903 25 N Không vi khuẩn 17,2 8,66b 11,0b

4 25 N Azospirillum X2 20,0 9,13a 14,0a

5 50 N Không vi khuẩn 18,1 9,83 13,9b

6 50 N Azospirillum X2 17,9 10,1 15,2a

7 75 N Không vi khuẩn 14,7 10,7b 15,0b

8 75 N Azospirillum X2 16,6 11,6a 19,3a

F(N) ns ** **F(VK) ns ns **

F(N*VK) ns ns nsCV (%) 19,7 11,8 10,3

Page 86: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

86

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀNấm linh chi (Ganoderma lucidum) biết đến từ

lâu như là một loại dược liệu quý, chúng được sử dụng có hiệu quả trong điều trị viêm phế quản, thấp

khớp và điều trị bổ sung ở bệnh nhân điều trị hóa trị liệu (Liu et al., 2016). Hiện nay, nấm linh chi đang được nuôi trồng phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, năng suất và chất lượng nấm trong

Ngô Thanh Phong, Cao Ngọc Điệp, 2013. Xác định mức độ cố định đạm sinh học của Burkholderia sp. KG1 và Pseudomonas sp. BT1 trên cây lúa cao sản OM2517 trồng ngoài đồng. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 26: 76-81.

Horneck, D.A., D.M. Sullivan, J.S. Owen, and J.M. Hart, 2011. Soil Test Interpretation Guide. EC 1478. Corvallis, OR: Oregon State University Extension Service. pp: 1-12.

Olorede K.O., and Alabi M. A., 2013. Economic Analysis and Modelling of Effects of NPK Fertilizer Levels on Yield of Yam. Mathematical Theory and

Modeling. Vol. 3, No.1.O’Sullivan J.N., Ernest J., 2008. Yam nutrition and soil

fertility management in the Pacific. Australian Centre for International Agricultural Research, Brisbane, 143p.

Siciliano S.D., N. Fortin, A. Mihoc, G. Wisse, S. Labelle, D. Beaumier, D. Oulettette , R. Roy, G.L. Whyte, K.M. Banks, P. Schwab, K. Lee and W.C. Greer., 2001. Selection of specific endophytic bacterial genotypes by plants in response to soil contamination. Applied and Environmental Microbiology 67: 2469-2475.

Effect of endophytic bacteria on purple yam yield on acid sulfate soilsLy Ngoc Thanh Xuan, Le Phuoc Toan,

Tat Anh Thu, Le Van Dang, Ngo Ngoc Hung

AbstractPot and field experiment were conducted in Winter - Spring crop season and Summer - Autumn crop season of 2015 to evaluate effect of endophytic strains combined with nitrogen fertilizer doses on the yield of purple yams grown on acid sulfate soils in Hau Giang. Both experiments were arranged in a completely randomized block consisting of two factors with 4 replications. Factor (A) included nitrogen fertilizer doses (0 N, 25 N, 50 N, 75 N) and factor (B) was bacterial strains (non-bacterial, Azospirillum X1, Azospirillum X2). Results showed that Azospirillum X2 most effectively increased the diameter of purple yam tuber and yield. The treatment of 75 kg N ha-1 combined with Azospirillum X2 got higher yield than that of the treatment of 75 kg N ha-1 without bacteria. Keywords: Acid sulfate soils, endophytic bacteria, nitrogen–fixing capacity (NFC), purple yam

Ngày nhận bài: 15/8/2017Ngày phản biện: 23/8/2017

Người phản biện: TS. Vũ Anh PhápNgày duyệt đăng: 11/10/2017

1 Khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

PHÂN LẬP, XÁC ĐỊNH VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CỦA NẤM MỐC XANH GÂY BỆNH TRÊN NẤM LINH CHI

Nguyễn Xuân Cảnh1, Nguyễn Thị Diệu Hương1, Trần Đông Anh1

TÓM TẮTMốc xanh được biết đến là một trong những tác nhân gây trên nấm linh chi (Ganoderma lucidum) ở cả giai đoạn

ươm sợi cũng như trên các phần khác nhau của quả thể. Từ 40 mẫu nấm linh chi bị nhiễm bệnh đã phân lập được 6 chủng nấm mốc xanh trong đó chủng LC1 có khả năng nhiễm bệnh trên các quả thể linh chi sạch bệnh khi lây nhiễm nhân tạo. Các kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học của chủng LC1 cho thấy chủng này có khả năng sinh enzyme chitinase, khuẩn lạc màu xanh kích thước từ 0,3 - 1,5 cm, hệ sợi phân nhánh, có vách ngăn ngang, sinh sản vô tính bằng bào tử trần hình cầu, mép nhẵn, màu xanh. Nhiệt độ tối ưu cho sự sinh trưởng của chủng LC1 nằm trong khoảng 25 - 30oC và pH tối ưu là 5,5 - 6,5. Qua phân tích các đặc điểm sinh học kết hợp với đặc điểm sinh học phân tử đã xác định chủng LC1 thuộc vào loài Penicillium citrinum.

Tư khóa: Mốc xanh, mấm Linh chi, đặc điểm sinh học

Page 87: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

87

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

nuôi trồng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như dinh dưỡng, ngoại cảnh, kỹ thuật nuôi trồng và đặc biệt là các tác nhân gây bệnh trên. Trong số các tác nhân gây bệnh thì nấm mốc được coi là tác nhân nguy hiểm có thể gây hại cả trong giai đoạn ươm sợi cũng như gây hại trực tiếp trên quả thể nấm. Việc gọi tên bệnh thường được căn cứ vào màu sắc vết bệnh mà nấm mốc gây ra trên nấm linh chi như bệnh mốc xanh, mốc vàng, mốc trắng…; trong số này bệnh mốc xanh được coi là nguy hiểm hơn cả. Năm 2014, tại hai thành phố Jiaohe và Dunhua của Trung Quốc, bệnh mốc xanh đã gây thiệt hại tới 30% trên hai khu vực nuôi trồng nấm linh chi, mỗi khu vực khoảng 2 ha. Nấm mốc xanh có thể gây nhiễm trên hệ sợi nấm, quả thể nấm, làm cho mũ nấm dần bị mục, sợi nấm bị nhiễm bệnh nặng có thể không hình thành quả thể (Lu et al., 2016). Mặc dù bệnh mốc xanh gây ra nhiều tác hại, song ở nước ta hiện nay các nghiên cứu về chủng loại mốc xanh như đặc điểm sinh học, cách phòng và trị chủng mốc này vẫn chưa được quan tâm. Nghiên cứu này nhằm xác định chính xác nấm mốc xanh gây bệnh trên nấm linh chi cũng như nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của nó, từ đó làm tiền đề cho các nghiên cứu về phòng và trị bệnh mốc xanh trên nấm linh chi nuôi trồng.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứuTrong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các mẫu

nấm mốc xanh phân lập được trên các quả thể linh chi nhiễm bệnh thu thập tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp phân lập nấm mốc gây bệnh trên nấm linh chi

Các mẫu nấm linh chi có biểu hiện nhiễm nấm mốc trên quả thể được thu thập tại trại nuôi trồng và được phân lập ngay sau khi thu thập. Dùng dao và que cấy vô trùng cạo bề mặt nấm mốc trên mẫu nấm linh chi nhiễm bệnh, cấy chấm điểm trên môi trường PGA (Dịch chiết từ 200 g khoai tây; 20 g/l Glucose; 20 g/l Agar ; pH 5,6 - 5,8). Nuôi cấy trong tủ ấm ở 30oC, sau 2 - 3 ngày khuẩn lạc sẽ hình thành trên bề mặt đĩa thạch, thu thập và làm thuần các khuẩn lạc đặc trưng có màu xanh hoặc xanh xám.

2.2.2. Phương pháp lây nhiễm nhân tạo chủng nấm mốc gây bệnh trên nấm linh chi

Các chủng nấm mốc xanh đã phân lập được nuôi trên môi trường PGA lỏng trong thời gian 3 - 4 ngày,

dùng dao gây vết thương nhân tạo trên các quả thể nấm linh chi, sau đó phun dịch nấm mốc lên trên. Mẫu đối chứng chỉ xử lý với nước vô trùng. Theo dõi kết quả khả năng lây nhiễm của các chủng thử nghiệm sau 5 ngày lây nhiễm, chọn các chủng có khả năng lây nhiễm nhanh và mạnh cho các nghiên cứu tiếp theo.

2.2.3. Kiểm tra khả năng sinh enzyme chitinase ngoại bào của nấm mốc

Chủng nấm mốc sau khi tuyển chọn được nuôi trên môi trường lỏng, sau 3 ngày hút lấy dịch nuôi, ly tâm 8000 vòng/phút, ở 4oC, trong 10 phút. Hút 50µl dịch trong nhỏ vào các giếng trên môi trường đĩa thạch chứa chitin. Các đĩa này được giữ trong điều kiện 6oC để trong 4 tiếng rồi chuyển qua tủ nuôi ở 30oC trong 12 tiếng. Xác định hoạt tính enzym nhờ vòng phân giải cơ chất quanh giếng thạch (Nguyễn Đức Lượng và ctv., 2004).

2.2.4. Xác định đặc điểm sinh học của chủng nấm mốc đã thu nhận

Hình thái, kích thước khuẩn lạc được quan sát trên môi trường PGA khi nuôi ở 30oC trong 4 ngày. Hình thái hệ sợi, cành bào tử, bào tử được quan sát dưới kính hiển vi quang học ở độ phóng đại 1000 lần (Nguyễn Lân Dũng và ctv., 1998).

Chủng nấm mốc đã thu nhận được nuôi cấy trên môi trường PDA với các điều kiện nuôi cấy khác nhau bao gồm: nhiệt độ (15oC, 20oC, 25oC, 30oC, 35oC, 40oC), pH (4, 5, 6, 7, 8, 9). Quan sát kết quả sau 4 ngày nuôi cấy.

Các đặc điểm sinh học của chủng nấm mốc đã thu nhận đươc so sánh các chủng nấm mốc đã biết trong hệ thống phân loại quốc tế (IPS) (Visagie et al., 2014).

2.2.5. Định danh chủng nấm mốc bằng phương pháp phân tích trình tự ITS

DNA tổng số từ nấm mốc được tách chiết như sau: Cho 600 µl đệm chiết (SDS 10%) vào ống eppendorf đã chuẩn bị sẵn. Dùng chày nhựa nghiền nát sinh khối sợi nấm trong ống eppendorf. Hỗn hợp được trộn đều, đem ủ ở 60°C trong 30 phút, bổ sung thêm 200 µl natri acetate 3M, trộn đều và ly tâm ở 12000 v/phút trong 30 phút ở 4°C. Dịch nổi được chuyển sang một ống eppendorf mới và bổ sung isopropanol, duy trì ở nhiệt độ phòng 5 phút. Sau đó đem ly tâm ở 12000 v/phút, 15 phút, 4°C. Đổ bỏ phần dịch trong nhẹ nhàng, tủa được rửa trong 1000 µl ethanol 70%. Ly tâm ở 10000 v/phút, 10 phút, 4°C, sau đó để khô và bổ sung thêm 50 µl TE.

Page 88: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

88

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Sử dụng cặp mồi có trình tự: 5’- TCCGTAGGTGAACCTGCGG-3’ (ITS1) và 5’- TCCTCCGCTTATTGATATGC - 3’ (ITS4) cho phản ứng PCR khuếch đại vùng bảo thủ của ITS rRNA. Sản phẩm PCR được kiểm tra trên gel agarose 1%, sau đó gửi đi đọc trình tự tại công ty 1stBASE (Singapore). Mức độ tương đồng về trình tự gen được so sánh với các chủng đã công bố trên ngân hàng gen sử dụng công cụ tra cứu Blast. Sử dụng phần mềm MEGA6 để xây dựng cây xác định mối quan hệ di truyền.

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứuNghiên cứu được thực hiện tại phòng thí nghiệm

Khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam từ tháng 6/2016 đến tháng 6/2017.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Phân lập và lây nhiễm nhân tạo chủng nấm mốc trên nấm Linh chi

Từ 40 mẫu nấm linh chi bị nhiễm bệnh, chúng tôi đã phân lập được 6 chủng nấm mốc lần lượt kí hiệu là: LC1; LC2; LC3; LC4; LC5; LC6. Dịch nuôi cấy của 6 chủng này được lây nhiễm các chủng nấm trên linh chi sạch. Kết quả lây nhiễm nhân tạo đã xác định được chủng LC1 là có khả năng nhiễm bệnh mạnh trên nấm linh chi. Sau 3 ngày lây nhiễm bắt đầu xuất hiện sợi nấm mốc mọc trên quả thể, sau 5 ngày lây nhiễm nấm mốc LC1 bắt đầu phát triển mạnh và lan rộng trên các phần của quả thể nấm (hình 1). Các chủng nấm mốc còn lại không gây nhiễm hoặc nhiễm bệnh yếu trên nấm linh chi trong quá trình lây nhiễm nhân tạo. Chủng nấm LC1 được thu nhận để sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo.

Hình 1. Khả năng gây bệnh của chủng nấm mốc LC1 trên nấm linh chi khi lây nhiễm nhân tạo (A. Đối chứng; B. Chủng nấm mốc LC1 nhiễm trên nấm linh chi)

3.2. Xác định khả năng sinh enzyme chitinase của chủng LC1

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra thành tế bào của nấm linh chi được cấu tạo chủ yếu bởi chitin và β-1,3-glucan (Mengjiao Li et al., 2015). Trong nghiên cứu này, tiến hành đánh giá khả năng sinh enzyme phân hủy chitin của chủng nấm mốc LC1. Khi chủng nấm mốc có khả năng sinh enzyme chitinase sẽ có khả năng phân giải chitin thành các cấu trúc mạch ngắn hơn. Các dạng này không phản ứng màu với thuốc thử lugol, do đó sau khi nhỏ thuốc thử lugol sẽ tạo thành vòng sáng. Độ lớn của vòng sáng phản ánh khả năng sinh tổng hợp loại enzyme này. Kết quả khi nhỏ thuốc thử lugol vào đĩa thử hoạt tính đã quan sát thấy vòng sáng xuất hiện (Hình 2).

Kết quả cho thấy chủng nấm mốc LC1 có khả năng sinh enzyme chitinase. Nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Lượng và cộng tác viên (2004) về khả năng sinh tổng hợp

enzyme ngoại bào của các chủng nấm mốc. Đồng thời có thể giả thiết về cơ chế gây bệnh trên nấm linh chi của chủng LC1 là enzyme chitinase do chủng LC1 phá vỡ thành tế bào của nấm linh chi để cho chủng nấm mốc này dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.

Hình 2. Hoạt tính enzyme chitinase chủng nấm mốc LC1

A B

Page 89: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

89

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Hình 3. Đặc điểm hình thái chủng nấm LC1 A. Khuẩn lạc chủng LC trên môi trường PDA sau 4 ngày nuôi cấy; B. Cuống sinh bào tử; C. Bào tử quan sát dưới

kính hiển vi quang học độ phóng đại 1000 lần

3.3. Đặc điểm sinh học của chủng nấm mốc LC1

3.3.1. Đặc điểm hình thái Các đặc điểm về hình thái, hiển vi của khuẩn lạc

và bào tử của nấm mốc đóng vai trò quan trọng trong việc xác định loài. Nghiên cứu này, chủng nấm mốc LC1 được nuôi trên môi trường PDA ở 30oC để quan sát các đặc điểm màu sắc, kích thước, hình dạng của khuẩn lạc. Kết quả cho thấy, chủng LC1 có khuẩn lạc màu xanh, không có vết khứa đồng tâm, phát triển nhanh, dễ phán tán bào tử, nhiều sợi khí sinh, kích thước khuẩn lạc nhỏ từ 0,3 - 1,5 cm. Quan sát dưới

kính hiển vi quang học ở độ phóng đại 1000 lần cho thấy chủng LC1 có hệ sợi phân nhánh, có vách ngăn ngang; sinh sản vô tính nhờ các cuống bào tử phân nhánh với các thể bình cấp 1, 2.. và tận cùng bằng các đính bào tử trần, thể bình kiểu cổ rộng, các chuỗi bào tử trần tụ lại thành dạng cột. Các bào tử hình cầu, mép nhẵn, màu xanh, phát tán dễ dàng trong không khí (Hình 3).

Căn cứ vào các đặc điểm hình thái có thể sơ bộ xác định chủng nấm mốc LC1 thuộc vào chi Penicillin.

3.3.2. Ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy đến sự sinh trưởng và phát triển của chủng LC1

Việc nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy đến chủng LC1 sẽ cung cấp những thông tin quan trọng trong việc phòng chống mốc xanh khi nuôi trồng linh chi. Chủng nấm mốc LC1 được nuôi trên môi trường PDA ở các nhiệt độ và pH khác nhau, tuy nhiên chủng này có khả năng phát triển tốt nhất ở khoảng nhiệt độ 25 - 30oC, thích hợp với pH 5,5 - 6,5. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra nhiệt độ tối ưu cho sự sinh trưởng, phát triển của nấm linh chi nằm trong khoảng 25 - 30oC và pH tối ưu là 4 - 6,5 (Pooja K. and B.M. Sharma, 2014). Như vậy, có thể thấy khoảng nhiệt độ và pH tối ưu cho sự sinh trưởng, phát triển của nấm Linh chi trùng với khoảng nhiệt độ và pH tối ưu cho sự sinh trưởng, phát triển của nấm mốc LC1. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn trong việc phòng chống bệnh mốc xanh trên nấm linh chi nếu chỉ dựa vào việc thay đổi các điều kiện ngoại cảnh khi nuôi trồng.

3.4. Định danh chủng nấm mốc LC1DNA tổng số từ chủng nấm mốc được tách chiết

như đã mô tả trong phần phương pháp. Sử dụng cặp mồi ITS1 và ITS4 để khuếch đại đoạn gen ITS rRNA của chủng LC1 đã được sử dụng, kết quả điện di thu được 1 băng DNA duy nhất có kích thước khoảng

600 bp phù hợp với kích thước lý thuyết có thể đạt được khi nhân bằng đoạn mồi này (Hình 4).

Hình 4. Điện di sản phẩm PCR khuếch đại vùng gen ITS từ chủng nấm mốc LC1

Sản phẩm PCR được tinh sạch và giải trình tự tại công ty 1st BASE (Singapore). Sau khi nhận được trình tự, tiến hành so sánh trình tự thu được với các trình tự khác trên ngân hàng gen nhờ công cụ blast, xây dựng cây phân loại cho chủng LC1 bằng phần mềm MEGA6. Kết quả được thể hiện ở hình 5. Dựa vào cây phân loại này có thể thấy chủng nấm mốc LC1 nằm cùng nhánh với chủng Penicillium

Marker LC1

A C B

Page 90: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

90

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

citrinum NR_121224.1 với giá trị bootstrap là 71. Bên cạnh đó kết quả căn trình tự nucleotide cho thấy mức độ tương đồng của ITS rRNA của hai chủng là 94%. Xét về mặt giá trị tin cậy và mức độ tương đồng thì hai chủng này giống nhau. Ngoài ra các đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hóa đã nghiên cứu, nhận thấy chủng nấm mốc LC1 có nhiều đặc điểm giống với

chủng Penicillium citrinum NR_121224.1 trên ngân hàng gen. Chính vì vậy, kết hợp các đặc điểm sinh học và phương pháp sinh học phân tử, chúng tôi đưa ra kết luận chủng LC1 có quan hệ họ hàng gần gũi với loài Penicillium citrinum và chúng tôi đặt tên cho chủng này là Penicillium citrinum LC1.

IV. KẾT LUẬNĐã phân lập được chủng nấm mốc LC1 có khả

năng gây bệnh mốc xanh cho nấm Linh chi từ 40 mẫu nấm Linh chi bị nhiễm bệnh. Nghiên cứu đặc điểm sinh học cho thấy chủng LC1 có khuẩn lạc màu xanh, kích thước khuẩn lạc nhỏ từ 0,3-1,5cm; hệ sợi phân nhánh, có vách ngăn ngang, sinh sản vô tính bằng bào tử trần hình cầu. Nhiệt độ tối ưu cho sự sinh trưởng nằm trong khoảng 25 - 30oC và pH tối ưu là 5,5 - 6,5. Chủng LC1 có khả năng sinh enzyme chitinase ngoại bào trong môi trường nuôi cấy. Phân tích trình tự đoạn gen ITS rRNA của chủng LC1 cho thấy chủng này có quan hệ họ hàng gần gũi với loài Penicillium citrinum, kết hợp các đặc điểm hình thái và sinh học phân tử xác định chủng nấm mốc LC1 phân lập được thuộc vào loài Penicillium citrinum và được đặt tên cho chủng này là Penicillium citrinum LC1.

LỜI CẢM ƠNNghiên cứu này được hoàn thành với sự tài trợ

kinh phí từ đề tài trọng điểm cấp Học viện Nông nghiệp Việt Nam mã số T2017-12-05TĐ và một phần từ đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học mã số SV2017-12-15MST.

TÀI LIỆU THAM KHẢONguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyền, Phạm Văn

Ty, 1998. Vi sinh vật học. Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội.

Nguyễn Đức Lượng, Cao Cường, Nguyễn Ánh Tuyết, 2004. Công nghệ Enzyme. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

Liu Z., Jie X., Yee H., Ruonan B., Sisi Z., Li L., Yale N., Yan Z., Yuanliang H., Jiaguo L., Yi W., Deyun W., 2016. Activation effect of Ganoderma lucidum polysaccharides liposomes on murine peritoneal macrophages, International Journal of Biological Macromolecules, 82: 973-978.

Hình 5. Cây phân loại dựa trên phân tích trình tự ITS rRNA cho chủng nấm LC1

Page 91: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

91

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Lu B.H., Zuo. B., Liu X.L., Feng J., Wang Z.M., Gao J., 2016. Trichoderma harzianum causing green mold disease on cultivated Ganoderma lucidum in Jilin province, China, Plant Disease, 100(12): 2524.

Mengjiao L., Tianxi C., Tan G., Zhigang M., Ailiang J., Liang S., Ang R., Mingwen Z., 2015. UDP-glucose pyrophosphorylase influences polysaccharide synthesis, cell wall components, and hyphal branching in G. lucidum via regulation of the balance between glucose-1-phosphate and UDP-glucose, Fungal Genetics and Biology, 82: 251-263.

Pooja K. and Sharma B.M., 2014. Studies on different growth parameters of Ganoderma lucidum. International Journal of Science and Technology, 3(4): 1515-1524.

Visagie C.M., Houbraken J., Frisvad J.C., Hong S.B., Klaassen C.H.W., Perrone G., Selfert K.A., Varga J., Yaguchi T., and Samson R.A., 2014. Indentification and nomenclature of the genus Penicillium. Studies in Mycology, 78: 343-371.

Identification and characterization of a green mold causing disease in Lingzhi mushroom

Nguyen Xuan Canh, Nguyen Thi Dieu Huong, Tran Dong Anh AbstractGreen mold is a disease in both the mycelium stage and the cap of Ganoderma lucidum. Initially, 6 mold strains from 40 infected Lingzhi mushroom were isolated. Through artificial infection or re-infection, LC1 strain was identified as the causative pathogen of green mold disease on the Lingzhi mushroom. Study on the biological characteristics of the LC1 showed that LC1 strain was capable of releasing chitinase. Colonies were green, no concentric cuts, aerial hyphae, small size ranged from 0.3 - 1.5 cm. The hyphae of LC1 had cross-sectional partition, bearing conidia (globose in structure, smooth outer surface, green, and spread easily in the air) and asexual reproduction by conidiophore. Optimal temperature for growth of LC1 strain was 25 - 30oC and optimal pH was 5.5 - 6.5. LC1 strain was identifed to belong to Penicillium citrinum species, named Penicillium citrinum by analyzing biological and molecular biology characteristics.Keywords: Green mold (Penicillium citrinum), Lingzhi mushroom (Ganoderma lucidum), biological characteristics

Ngày nhận bài: 10/10/2017Ngày phản biện: 19/10/2017

Người phản biện: TS. Nguyễn Thị Bích ThùyNgày duyệt đăng: 10/11/2017

1 Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung bộ

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TÍNH CHẤT ĐẤT ĐỎ BAZAN CHO VÙNG TRỒNG CÂY CAM TẠI PHỦ QUỲ, TỈNH NGHỆ AN

Phạm Văn Linh1, Trần Thị Quỳnh Nga1, Trần Đình Hợp1, Mai Sỹ Cường1, Giáp Thị Luân1

TÓM TẮTNghiên cứu này tập trung đánh giá độ phì đất thực tế (tính chất đất) của vùng trồng cây cam tại khu vực xã Minh

Hợp, huyện Quỳ Hợp và các xã Nghĩ Long, Nghĩa Hồng, Nghĩa Hiếu và Nghĩa Sơn thuộc huyện Nghĩa Đàn, những khu vực có diện tích lớn, thâm canh cao trong vùng Phủ Quỳ. Qua kết quả phân tích cho thấy về pHKCl của các khu vực hầu hết nhỏ hơn 4,5 được đánh giá chua cho đến đặc biệt chua mà pHKCl thích hợp cho cây có múi là 5,3 - 6,3. Hàm lượng mùn tổng số (OM) trong đất tại các khu vực khá cao có OM > 3,45% phù hợp với yêu cầu cây có múi. Tại các khu vực nghiên cứu, đạm tổng số ở mức thấp và trung bình (nằm trong khoảng 0,09 - 0,22%); kali tổng số ở mức nghèo (nằm trong khoảng 0,03 - 0,77%); kali dễ tiêu hầu hết nghèo (nằm trong khoảng 3,44 - 9,98 mg/100 g đất); lân tổng số hầu như cao (nằm trong khoảng 0,1 - 0,29%) nhưng lân dễ tiêu ở mức rất nghèo đến nghèo lân (nằm trong khoảng 0,7 - 14,63 mg/100 g đất) và đa số mẫu đất tại các khu vực đem đi phân tích đều thiếu Ca2+, Mg2+.

Tư khoá: Tính chất đất, đất trồng cam, vùng Phủ Quỳ, tỉnh Nghệ An

I. ĐẶT VẤN ĐỀPhủ Quỳ là một địa danh thường gọi trước đây,

về địa giới hiện nay, chủ yếu gồm hai huyện Nghĩa

Đàn và Quỳ Hợp, với tổng diện tích là 166.941 ha (trong đó Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa có 72.769 ha, Quỳ Hợp có 94.172 ha). Huyện Nghĩa Đàn và

Page 92: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

92

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An là khu vực trọng điểm vùng Bắc Trung bộ có diện tích trồng cây ăn quả có múi (cam, quýt) lớn và thổ nhưỡng chính là nhóm đất đỏ bazan nên thích hợp cho việc trồng các cây có giá trị kinh tế cao. Nguồn Cam Vinh được trồng chủ yếu trên địa bàn xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An và được sự quản lý bởi nông trường quốc doanh Xuân Thành và Nông trường Quốc doanh 3/2 với diện tích cam được trồng bằng cả 2 giống cam Xã Đoài và V2, tập trung ở các huyện: Quỳ Hợp 1.642 ha, Nghĩa Đàn 425 ha, năng suất cam bình quân chung toàn tỉnh đạt 20 - 25 tấn/ha.

Sau nhiều năm canh tác trên các đối tượng cây trồng khác nhau (cao su, cam, quýt, bưởi) trong đó chủ yếu là cây ăn quả có múi (cam, quýt), nhưng thực tế bà con nông dân cũng như nông trường tại vùng Phủ Quỳ, tỉnh Nghệ An không biết được hiện trạng dinh dưỡng trong đất để có thể điều chỉnh công thức bón phân phù hợp nâng cao chất lượng cũng như năng suất của sản phẩm cam cho vùng và cũng chưa có một công trình nghiên cứu nào đánh giá tính chất đất cho vùng. Từ những lý do trên, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung bộ đã tiến hành thực hiện “Đánh giá một số tính chất đất đỏ Bazan cho vùng trồng cây cam tại Phủ Quỳ, tỉnh Nghệ An”.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứuĐất trồng cây cam vùng Phủ Quỳ.

2.2. Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp lấy mẫu: Mẫu được lấy ở những

khu vực có diện tích lớn, thâm canh cây cam cao trong vùng Phủ Quỳ (được xác định dựa trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất, số liệu thống kê về diện tích đất trồng cam, quýt) trên loại đất chính là đất đỏ Bazan lấy ở tầng canh tác 20 - 30 cm, Cách lấy mẫu ngoài đồng được mô tả theo TCVN 4046-85. Tổng số mẫu thu thập là 55 mẫu trong đó xóm Minh Đình (7 mẫu), xóm Minh Hòa (7 mẫu), xóm Minh Cầu (7 mẫu), xóm Minh Long (8 mẫu), xóm Minh Lợi (8 mẫu) thuộc Xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp và xã Nghĩa Long (4 mẫu), Nghĩa Hồng (4 mẫu), Nghĩa Hiếu (5 mẫu) và Nghĩa Sơn (5 mẫu) thuộc huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm: Các mẫu đất được phân tích theo các TCVN và theo hướng dẫn trong Sổ tay, Phân tích đất, nước, phân bón và cây trồng (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 1998); pHKCl (TCVN 5979:2007); Xác định OM (TCVN

4050:1985); Đạm tổng số (TCVN 6498:1999); Lân tổng số (TCVN 8940:201); Kali tổng số (TCVN 8660:2011); Lân dễ tiêu (TCVN 5256:2009); Kali dễ tiêu (TCVN 8662:2011); xác định Ca2+, Mg2+ (TCVN 8569:2010).

- Phương pháp đánh giá chất lượng đất + Mức thang đánh giá độ pHKCl: Đặc biệt chua

(pHKCl < 3,5); chua nhiều (pHKCl= 3,5 - 4,5); chua (pHKCl= 4,5 - 5,5); ít chua (pHKCl= 5,5 - 6,5) và không chua (pHKCl > 6,5) (Lê Văn Căn, 1968).

+ Mức đánh giá chất hữu cơ trong đất: Theo Agricultural compendium (1989): Rất cao (OM > 6%); cao (OM= 4,3% - 6%); trung bình (OM= 2,1% - 4,2%); thấp (OM= 1% - 2%); rất thấp (OM < 1%) (Trần Văn Chính, 2006).

+ Mức đánh giá hàm lượng đạm tổng số trong đất: Theo Agricultural compendium (1989): Rất cao (NTS> 0,3%); cao (NTS= 0,226% - 0,3%); trung bình (NTS= 0,126% - 0,225%); thấp (NTS= 0,05% - 0,125%); rất thấp (NTS< 0,05%) (Nguyễn Hữu Thành và ctv., 2006).

+ Mức đánh giá hàm lượng lân tổng số trong đất: Theo Lê Văn Căn (1968): Giàu lân (PTS > 0,1%); trung bình (PTS = 0,06% - 0,1%); nghèo lân (PTS < 0,06 (Nguyễn Hữu Thành và ctv., 2006).

+ Mức đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu trong đất: Theo phương pháp Oniani: giàu lân (PDT> 15 mg/100 g đất); trung bình (PDT = 10 - 15 mg/100g đất); nghèo lân (PDT= 5 - 10 mg/100 g đất); rất nghèo lân (PDT< 5 m g/100 g đất) (Trần Văn Chính, 2006).

+ Mức đánh giá hàm lượng Kali tổng số trong đất: Theo Lê Văn Căn (1968): giàu Kali (K2O> 2%); trung bình (K2O= 1 - 2%); nghèo Kali (K2O< 1%) (Nguyễn Hữu Thành và ctv., 2006).

+ Mức đánh giá hàm lượng Kali dễ tiêu trong đất: Theo Lê Văn Căn (1968): giàu Kali (K2O> 15 mg/100g đất); trung bình (K2O= 10 - 15 mg/100 g đất); nghèo Kali (K2O< 10 mg/100 g đất) (Nguyễn Hữu Thành và ctv., 2006).

+ Mức đánh giá Ca2+ và Mg2+ trong đất: Theo Agricultural compendium (1989): rất cao (Ca2+> 20meq/100 g đất, Mg2+> 8 meq/100 g đất ); cao (Ca2+=10-20 meq/100 g đất, Mg2+ = 3 - 8 meq/100 g đất); trung bình (Ca2+= 5 - 10 meq/100 g đất, Mg2+= 1,5 - 3 meq/100 g đất); thấp (Ca2+= 2 - 5 meq/100 g đất, Mg2+= 0,5 - 1,5 meq/100 g đất) rất thấp (Ca2 < 2 meq/100 g đất, Mg2+< 0,5 meq/100 g đất) (Trần Văn Chính, 2006).

- Phương pháp xử lý số liệu: Theo phương pháp thống kê bằng phần mềm Excel.

Page 93: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

93

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứuNghiên cứu được thực hiện từ tháng 1 đến tháng

7 năm 2017 tại các xóm Minh Đình, Minh Hòa, Minh Cầu, Minh Long, Minh Lợi thuộc xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp và xã Nghĩa Long, Nghĩa Hồng, Nghĩa Hiếu và Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả phân tích đấtKết quả phân tích một số chỉ tiêu trong đất tại

Nghĩa Đàn và Quỳ Hợp, Nghệ An thể hiện ở bảng 1 được đánh giá thông qua các biểu đồ hình cột (gồm các hình 1, hình 3, hình 5, hình 7, hình 9, hình 11, hình 13 và hình 15) tại mục 3.2.

Bảng 1. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong đất tại Nghĩa Đàn và Quỳ Hợp, Nghệ An

TT Ký hiệu mẫu pHKCl

OM(%)

NTS(%)

K2OTS(%)

K2ODT(mg/ 100g)

P2O5TS(%)

P2O5DT(mg/ 100g)

Ca2+

(meq/ 100g)Mg2+

(meq/ 100g)Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong đất tại huyện Quỳ Hợp, Nghệ An

1 XMĐ-1 5,70 6,97 0,28 0,29 23,60 0,29 20,88 10,56 1,642 XMĐ-2 4,85 5,48 0,17 0,14 11,05 0,21 8,62 8,96 1,213 XMĐ-3 4,65 4,69 0,14 0,18 5,62 0,11 7,58 7,48 0,934 XMĐ-4 3,92 3,60 0,12 0,18 7,71 0,13 4,52 4,40 0,845 XMĐ-5 4,78 2,34 0,10 0,26 4,51 0,10 14,55 3,02 1,206 XMĐ-6 5,45 2,59 0,11 0,07 14,13 0,18 20,69 3,21 0,797 XMĐ-7 4,46 5,94 0,17 0,67 12,75 0,29 23,08 3,33 0,698 XMH-1 5,97 4,55 0,16 0,08 4,22 0,17 5,37 5,00 8,609 XMH-2 4,35 2,86 0,10 0,19 4,94 0,17 14,27 3,08 0,58

10 XMH-3 3,54 2,17 0,11 0,18 15,66 0,14 7,65 1,88 0,3811 XMH-4 4,50 4,23 0,14 0,06 7,98 0,14 9,96 0,80 4,8012 XMH-5 4,41 3,27 0,10 0,08 5,70 0,14 2,89 0,40 3,6013 XMH-6 5,57 7,62 0,22 0,21 4,76 0,16 14,63 13,24 0,6814 XMH-7 3,47 3,95 0,11 0,10 3,60 0,06 5,69 2,39 0,3315 XMC-1 3,32 3,27 0,11 0,07 7,58 0,17 5,93 1,15 0,2116 XMC-2 5,01 6,14 0,22 0,08 15,00 0,15 11,55 5,36 2,0017 XMC-3 3,56 2,96 0,09 0,07 14,39 0,14 5,49 0,40 3,2018 XMC-4 4,06 4,64 0,11 0,07 8,60 0,09 13,82 2,45 0,5819 XMC-5 4,49 3,13 0,10 0,13 9,98 0,03 12,12 3,21 1,1320 XMC-6 5,56 4,37 0,17 0,40 22,85 0,19 21,46 2,00 8,8021 XMC-7 3,23 4,59 0,10 0,45 3,97 0,05 1,42 0,72 0,0822 XML-1 3,28 5,88 0,16 0,43 11,15 0,08 3,97 1,25 0,1923 XML-2 3,36 1,63 0,11 0,20 3,60 0,06 3,04 0,81 0,0924 XML-3 3,17 6,70 0,18 0,35 4,87 0,07 2,86 0,40 1,2025 XML-4 3,60 5,88 0,15 0,53 11,14 0,06 4,64 1,30 0,2126 XML-5 3,34 7,39 0,18 0,53 10,03 0,14 5,99 1,11 0,1527 XML-6 6,23 4,14 0,13 0,72 13,93 0,11 9,06 2,40 7,8028 XML-7 3,97 4,83 0,14 0,36 6,90 0,15 22,71 2,50 0,2929 XML-8 3,43 4,83 0,14 0,65 3,44 0,04 3,54 1,49 0,1230 XML-1 5,47 3,82 0,13 0,52 21,45 0,07 20,84 3,08 0,7531 XML-2 5,06 3,13 0,14 0,43 22,14 0,14 8,15 0,40 5,2032 XML-3 4,59 3,10 0,09 0,54 4,56 0,07 6,74 2,87 0,5633 XML-4 4,73 3,96 0,13 0,40 9,82 0,14 14,36 0,40 5,2034 XML-5 3,41 5,74 0,13 0,61 12,32 0,08 3,86 2,17 0,3235 XML-6 3,57 3,68 0,13 0,17 5,05 0,15 6,31 0,40 3,2036 XML-7 3,38 4,32 0,14 0,53 5,89 0,10 8,45 1,74 0,2337 XML-8 3,71 4,14 0,14 0,50 7,45 0,20 17,47 1,77 0,17

TB 4,30 4,39 0,14 0,31 9,79 0,13 10,11 2,90 1,84S

(độ lệch chuẩn) 0,891 1,478 0,040 0,205 5,770 0,061 6,467 2,920 2,448

Page 94: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

94

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

3.2. Đánh giá kết quả phân tích và đánh giá đặc điểm tích chất đất vùng trồng cây cam vùng Phủ Quỳ, Nghệ An

3.2.1. Độ chua (pHKCl)Qua kết quả phân tích thể hiện qua hình 1 và hình

2 cho chúng ta thấy: pHKCl tại 37 điểm lấy mẫu gồm 5 xóm (Minh Đình, Minh Hòa, Minh Cầu, Minh Long và Minh Lợi) ở khu vực xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp và 18 điểm lấy mẫu ở huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An: có 21 điểm đất chua nhiều chiếm phần lớn với 38,18% số mẫu (pHKCl= 3,5 - 4,5), có 16 điểm đất chua chiếm tỷ lệ 29,09% số mẫu (pHKCl = 4,5 - 5,5), có 12 điểm đất đặc biệt chua chiếm 21,82% số mẫu (pHKCl < 3,5), có 6 điểm (chiếm 10,91% số mẫu) là đất ít chua (pHKCl = 5,5 - 6,5) và không có điểm nào đất không chua.

Hình 1. Thang đánh giá pHKCl

Hình 2. Tỷ lệ % đánh giá phân loại pHKCl

TT Ký hiệu mẫu pHKCl

OM(%)

NTS(%)

K2OTS(%)

K2ODT(mg/ 100g)

P2O5TS(%)

P2O5DT(mg/ 100g)

Ca2+

(meq/ 100g)Mg2+

(meq/ 100g)

Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong đất tại huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An

1 NĐ-01 3,83 6,01 0,13 0,05 4,22 0,10 14,13 0,40 3,80

2 NĐ-02 3,91 6,83 0,15 0,08 24,20 0,09 13,32 0,40 4,40

3 NĐ-03 5,09 6,22 0,13 0,14 4,59 0,10 6,49 2,11 0,26

4 NĐ-04 3,65 6,46 0,18 0,09 11,38 0,06 4,81 0,40 4,20

5 NĐ-05 3,62 5,38 0,13 0,20 5,37 0,19 20,35 0,80 3,80

6 NĐ-06 3,94 4,88 0,14 0,18 3,48 0,28 22,79 7,18 0,61

7 NĐ-07 4,86 4,00 0,14 0,52 25,96 0,26 20,73 8,66 0,78

8 NĐ-08 4,23 2,19 0,19 0,77 6,54 0,10 2,91 10,03 0,75

9 NĐ-09 5,17 2,53 0,15 0,16 7,75 0,21 8,50 10,75 2,34

10 NĐ-10 5,05 2,53 0,13 0,38 8,88 0,17 4,66 6,99 3,36

11 NĐ-11 4,37 5,87 0,20 0,06 7,54 0,22 11,42 1,60 9,00

12 NĐ-12 3,64 1,25 0,09 0,06 16,08 0,27 14,59 1,76 0,17

13 NĐ-13 5,75 1,58 0,10 0,18 18,32 0,16 14,16 4,34 0,64

14 NĐ-14 5,03 2,46 0,13 0,22 14,10 0,12 6,49 3,89 0,72

15 NĐ-15 4,55 1,45 0,09 0,20 5,42 0,10 5,60 2,05 0,45

16 NĐ-16 3,16 2,05 0,15 0,59 9,08 0,12 0,70 1,61 0,46

17 NĐ-17 3,57 1,52 0,11 0,03 8,50 0,23 10,34 0,73 0,22

18 NĐ-18 3,44 0,71 0,12 0,51 9,33 0,17 2,08 0,70 0,22

TB 4,27 3,55 0,14 0,25 10,60 0,16 10,23 3,58 2,01

S (độ lệch chuẩn) 0,741 2,118 0,031 0,216 6,644 0,069 6,663 3,549 2,351

Bảng 1. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong đất tại Nghĩa Đàn và Quỳ Hợp, Nghệ An (Tiếp)

21,82

38,18

29,09

10,91 0,00 Đặc biệt chuaChua nhiềuChuaít chuakhông chua

pHKCl

Ký hiệu mẫu

pHKCl

Page 95: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

95

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

3.2.2. Hàm lượng mùn tổng số (OM)Qua kết quả phân tích thể hiện qua hình 3 và

hình 4 cho chúng ta thấy hàm lượng mùn tổng số trong đất tại 37 điểm lấy mẫu ở khu vực xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp và 18 điểm lấy mẫu ở huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An: có 23 mẫu mùn trung bình chiếm phần lớn với 41,82% tổng số mẫu, có 16 mẫu mùn cao chiếm 29,09% tổng số mẫu, có 9 mẫu mùn rất cao chiếm 16,36% tổng số mẫu, có 6 mẫu mùn thấp chiếm 10,91% tổng số mẫu và có 1 mẫu mùn rất thấp chiếm 1,82% tổng số mẫu. Yêu cầu của cây ăn quả có múi hàm lượng chất hữu cơ tổng số phải từ 2% trở lên nghĩa là hàm lượng mùn tổng số phải từ 3,45% trở lên.

Như vậy, hàm lượng mùn trong đất ở các điểm của vùng lấy mẫu phân tích có hàm lượng mùn chênh lệch nhau. Nhưng có 34 mẫu có OM> 3,45% chiếm 61,82% tổng số mẫu, cần tiếp tục duy trì những vùng có hàm lượng mùn tương đối cao, những điểm có hàm lượng mùn thấp cần có biện pháp tăng cường mùn và chất hữu cơ trong đất vì biện pháp này giữ vai trò rất quan trọng.

Hình 3. Thang đánh giá hàm lượng mùn tổng số (OM)

Hình 4. Tỷ lệ % đánh giá phân loại

3.2.3. Hàm lượng đạm tổng số (Nts)Theo kết quả phân tích ở hình 5 và hình 6 có thể

nhận thấy hàm lượng đạm tổng số trong đất tại 37 điểm lấy mẫu ở khu vực xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp và 18 điểm lấy mẫu ở huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An: có 35 mẫu chiếm phần lớn 63,64 % tổng số mẫu phân tích có hàm lượng đạm tổng số ở mức trung bình; 19 mẫu chiếm 34,55% mẫu phân tích có hàm

lượng đạm tổng số thấp và 1 mẫu chiếm 1,82% mẫu phân tích có hàm lượng đạm tổng số cao.

Như vậy ta thấy, lượng đạm tổng số trong đất ở các khu vực hầu hết chỉ ở mức thấp đến trung bình nên cần bổ sung thêm đạm trong quá trình chăm sóc cây. Một số loại phân đạm được khuyến cáo dùng vùng đất này như: Đạm Sunfatamon (SA), ngoài ra có thể sử dụng dạng đạm trong phân bón DAP và NPK có tỷ lệ đạm cao, các loại phân bón này đều rất phù hợp với đặc tính thổ nhưỡng vùng, vừa cung cấp dạng đạm cây trồng dễ hấp thụ, vừa có thể cải tạo được độ chua của đất

Hình 5. Thang đánh giá hàm lượng đạm tổng số

Hình 6. Tỷ lệ % đánh giá phân loại

3.2.4. Hàm lượng Lân tổng số và Lân dễ tiêuTheo kết quả phân tích ở hình 7 và hình 8 có thể

nhận thấy hàm lượng lân tổng số trong đất tại 37 điểm lấy mẫu ở khu vực xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp và 18 điểm lấy mẫu ở huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An: có 37 mẫu giàu lân tổng số chiếm phần lớn 62,27 %, có 15 mẫu có hàm lượng lân tổng số trung bình chiếm 27,27% và có 3 mẫu nghèo lân tổng số chỉ chiếm 5,45% tổng số lượng mẫu phân tích.

Hình 7. Thang đánh giá hàm lượng lân tổng số

16,36

29,0941,82

10,91 1,82Rất caoCaoTrung bìnhThấpRất thấp

0,00

1,82

63,64

34,55

0,00

Rất caocaotrung bình thấprất thấp

0,0000

0,0500

0,1000

0,1500

0,2000

0,2500

0,3000

0,3500

XMĐ-1

XMĐ-3

XMĐ-5

XMĐ-7

XMH-2

XMH-4

XMH-6

XMC-1

XMC-3

XMC-5

XMC-7

XML-2

XML-4

XML-6

XML-8

XML-2

XML-4

XML-6

XML-8

NĐ-02

NĐ-04

NĐ-06

NĐ-08

NĐ-10

NĐ-12

NĐ-14

NĐ-16

NĐ-18

%

< 0,06: nghèo lân0,06-0,1: trung bình> 0,1: giàu lân

Hàm lượng mùn tổng số (OM)

Hàm lượng mùn tổng số (OM)

Đạm tổng số

Đạm tổng số

Lân tổng số

Ký hiệu mẫu

Ký hiệu mẫu

Ký hiệu mẫu

Page 96: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

96

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Hình 8. Tỷ lệ % đánh giá phân loại

Theo kết quả phân tích ở hình 9 và hình 10 cho chúng ta thấy hàm lượng lân dễ tiêu trong đất tại 37 điểm lấy mẫu ở khu vực xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp và 18 điểm lấy mẫu ở huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An: có 32 mẫu đất rất nghèo đến nghèo lân dễ tiêu chiếm nhiều nhất 58,18% trong tổng số mẫu phân tích; có 13 mẫu đất hàm lượng lân dễ tiêu ở mức trung bình chiếm 23,64% và 10 mẫu đất giàu lân dễ tiêu chiếm 18,18%.

Hình 9. Thang đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu

Hình 10. Tỷ lệ % đánh giá phân loại

Như vậy ta thấy ở 2 khu vực xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp và huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An chủ yếu giàu lân tổng số nhưng lại nghèo lân dễ tiêu. Do đó song song với việc bón bổ sung lân cho đất cũng cần phải chú ý thực hiện cải tạo độ chua cho đất vì nếu đất quá chua lân trong đất sẽ tồn tại chủ yếu ở dạng kết tủa nhôm sunphat và sắt sunphat, cây trồng không thể hấp thụ được loại phân lân ở dạng này.

Một số loại lân được khuyến cáo dùng cho bà con ở những vùng đất bị chua là: DAP Phú Mỹ, NPK, lân nung chảy, Apatit, Phosphorit.

3.2.5. Hàm lượng Kali tổng số và Kali dễ tiêuTheo kết quả phân tích hàm lượng Kali tổng số

tại các vùng đều rất thấp thể hiện ở hình 11 và hình 12 cho thấy: tất cả các mẫu phân tích đều nghèo kali tổng số chiếm 100% trong tổng số mẫu phân tích.

Hình 11. Thang đánh giá hàm lượng Kali tổng số

Hình 12. Tỷ lệ % đánh giá phân loại

Qua kết quả phân tích hàm lượng Kali dễ tiêu thể hiện ở hình 13 và hình 14 có thể nhận thấy trong đất cũng rất ít kali dễ tiêu, cụ thể: 34 mẫu nghèo kali dễ tiêu, chiếm 61,82%; 11 mẫu ở mức trung bình, chiếm 20% và chỉ có 10 mẫu giàu kali dễ tiêu, chiếm 18,18% tổng số mẫu phân tích.

Hình 13. Thang đánh giá hàm lượng Kali tổng số

Hình 14. Tỷ lệ % đánh giá phân loại

67,27

27,275,45 Giàu lân

Trung bình Nghèo lân

18,18

23,64

32,73

25,45Giàu lân

Trung bình

Nghèo lânRất nghèo lân

Giàu KaliTrung bình Nghèo Kali

0,000,00

100,00

18,18

20,0061,82

Giàu KaliTrung bình Nghèo Kali

mg/

100g

mg/

100g

Lân tổng số

Lân dễ tiêu

Lân dễ tiêu

Kali tổng số

Kali tổng số

Kali dễ tiêu

Kali dễ tiêu

Ký hiệu mẫu

Ký hiệu mẫu

Ký hiệu mẫu

Page 97: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

97

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Như vậy ta thấy lượng kali trong các vùng đất tiến hành lấy mẫu, điều tra và phân tích hầu như không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của cây ở tất cả các giai đoạn phát triển, do đó cần phải bổ sung bằng biện pháp bón phân cho cây. Tùy theo loại đặc điểm thổ nhưỡng của đất mà lựa chọn loại phân bón cho thích hợp và tùy theo giai đoạn phát triển của cây mà có cách bón và liều lượng bón cho hợp lý.

Một số lưu ý khi bón phân kali cho cây: Lượng kali trong đất có liên hệ mật thiết với lượng đạm cây hấp thụ ở dạng NH4

+. Nếu đất thiếu kali nhiều, mà bón phân đạm ở dạng chứa gốc NH4

+ cây sẽ hấp thụ đạm nhiều ở dạng này gây ngộ độc cho cây. Do đó khi bón phân đạm có kết hợp với phân kali cần lựa chọn dạng phân đạm phù hợp. Tuy nhiên cũng cần chú ý đến lượng phân kali, tránh bón thừa gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng quả. Loại phân kali khuyến cáo dùng là: Dạng phân đạm khuyến cáo

dùng là đạm KNO3, vừa cung cấp kali, vừa cung cấp đạm, vừa cải tạo được độ chua của đất. Một số sản phẩm phân bón NPK có hàm lượng kali cao, không gây chua cho đất cũng được khuyến cáo dùng cho vùng đất này.

3.2.6. Hàm lượng cation kiềm trao đổiDựa vào kết quả phân tích thể hiện qua hình 15

và hình 16 chúng ta có thể kết luận: 44 mẫu có hàm lượng Ca2+ rất thấp đến thấp, chiếm 80%; 7 mẫu có hàm lượng Ca2+ ở mức trung bình, chiếm 12,73% và chỉ 4 mẫu với hàm lượng Ca2+

cao, chiếm 7,27%. Còn chỉ tiêu Mg2+ cho thấy 37 mẫu, chiếm 67,28% có tỷ lệ Mg2+ trong đất rất thấp đến thấp; 3 mẫu, chiếm 5,45% có Mg2+ mức độ trung bình; 12 mẫu, chiếm 21,82% là ở mức cao và chỉ có 3 mẫu, chiếm 5,45% ở mức rất cao.

Hình 15. Thang đánh giá cation kiềm trao đổi trong đất

Hình 16. Tỷ lệ % phân loại đánh giá cation kiềm trao đổi trong đất

5,45

21,82

5,45

32,73

34,55Rất caoCaoTrung bình ThấpRất thấp

Như vậy đa số mẫu đất tại xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp và huyện Nghĩa Đàn đều thiếu Ca2+ và Mg2+.

Khuyến cáo có thể bón thêm vôi trong quá trình chăm sóc nhằm bổ sung thêm Ca trong đất và điều chỉnh độ chua của đất.

- Biện pháp cải tạoBón vôi là biện pháp hữu hiệu và đơn giản nhằm

cải tạo độ chua của đất. Căn cứ vào độ chua của đất để quyết định lượng vôi cần bón. Khi bón vôi, dùng vôi xám tốt hơn vôi trắng vì có cả Ca2+ và Mg2+. Một số loại phân bón trung tính hoặc kiềm khuyến cáo bà con dùng như: Đạm sunfatamon [NH4(SO4)2], DAP, KNO3, Ca(NO3)2, lân nung chảy, Apatit, Phosphorit, NH4NO3…

Ca2+≤ 2: rất thấp2-5: thấp5-10: trung bình10-20: cao≥ 20: rất caoMg2+≤ 0,5: rất thấp0,5-1,5: thấp1,5-3: trung bình3-8: cao≥ 8: rất cao

Cation trao đổi

Ca2+ Mg2+

mg/

100g

Ký hiệu mẫu

0,00 7,2712,73

32,73

47,27

Rất caoCaoTrung bình ThấpRất thấp

Page 98: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

98

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận- pHKCl của các khu vực hầu hết nhỏ hơn 5,3

chiếm 85,45% và đánh giá hầu hết chua cho đến đặc biệt chua mà yêu cầu pHKCl đối với cây ăn quả là từ 5,3 - 6,3.

- Hàm lượng mùn tổng số (OM) trong đất tại các khu vực khá chênh lệch nhau, nhưng trong đó có 61,82% tổng số mẫu (OM > 3,45%) cần duy trì độ mùn tại các khu vực này cần tăng cường độ mùn tại các khu vực có OM< 3,45% (yêu cầu đối với cây ăn quả có múi hàm lượng mùn tổng số phải từ 3,45% trở lên).

- Đạm tổng số tại các khu vực hầu hết ở mức thấp và trung bình chiếm 98,18% tổng số mẫu, nên cần bổ sung trong quá trình chăm sóc và bón cân đối hợp lý.

- Lân tổng số tại các khu vực hầu như ở mức cao chiếm 67,27% nhưng Lân dễ tiêu lại ở mức rất nghèo đến nghèo lân chiếm 58,18% nên cần bổ sung trong quá trình chăm sóc và bón cân đối hợp lý.

- Kali tổng số tại các khu vực ở mức nghèo chiếm 100% và Kali dễ tiêu hầu hết nghèo chiếm 61,82% cần bổ sung trong các giai đoạn chăm sóc, bón cân đối và hợp lý.

- Đa số mẫu đất tại các khu vực đem đi phân tích đều thiếu Ca2+, Mg2+ cần bổ sung trong quá trình chăm sóc.

4.2. Đề nghị - Nghiên cứu thêm về ảnh hưởng của các yếu tố

vi lượng, trung lượng ảnh hưởng đến chất lượng đối với cây cam.

- Đây chỉ là kết quả bước đầu nghiên cứu, cần phải nghiên cứu trong các giai đoạn của các năm tiếp theo để có kết luận chính xác hơn.

- Cần nghiên cứu thêm phân tích chất lượng quả để đưa ra được mỗi quan hệ giưa các đặc thù chính của đất với chất lượng cam tại vùng Phủ Quỳ, Nghệ An.

- Cả hai khu vực trên đều có lượng Lân tổng số trong đất cao nhưng lượng lân dễ tiêu thấp, chúng ta có thể nghiên cứu loại chế phẩm sinh học để chuyển từ lân tổng số sang lân dễ tiêu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Văn Căn, 1968. Mức thang đánh giá độ pHKCl. Trong

Giáo trình thổ nhưỡng học, Trần Văn Chính, 2006. NXB Nông nghiệp. Hà Nội, tr 254.

Lê Văn Căn, 1968. Mức đánh giá hàm lượng lân tổng số trong đất. Trong Giáo trình thực tập thổ nhưỡng, Nguyễn Hữu Thành, Trần Thị Lệ Hà, Cao Việt Hà, 2006. NXB Nông nghiệp. Hà Nội, tr 255.

Lê Văn Căn, 1968. Mức đánh giá hàm lượng Kali tổng số trong đất. Trong Giáo trình thực tập thổ nhưỡng, Nguyễn Hữu Thành, Trần Thị Lệ Hà, Cao Việt Hà, 2006. NXB Nông nghiệp. Hà Nội, tr 74.

Lê Văn Căn, 1968. Mức đánh giá hàm lượng Kali dễ tiêu trong đất. Trong Giáo trình thực tập thổ nhưỡng, Nguyễn Hữu Thành, Trần Thị Lệ Hà, Cao Việt Hà, 2006. NXB Nông nghiệp. Hà Nội, tr 77.

Agricultural compendium, 1989. Mức đánh giá chất hữu cơ trong đất. Trong Giáo trình thổ nhưỡng học, Trần Văn Chính, 2006. NXB Nông nghiệp. Hà Nội, tr 255.

Agricultural compendium, 1989. Mức đánh giá hàm lượng đạm tổng số trong đất. Trong Giáo trình thực tập thổ nhưỡng, Nguyễn Hữu Thành, Trần Thị Lệ Hà, Cao Việt Hà, 2006. NXB Nông nghiệp. Hà Nội, tr 62.

Agricultural compendium, 1989. Mức đánh giá Ca2+ và Mg2+ trong đất. Trong Giáo trình thực tập thổ nhưỡng, Nguyễn Hữu Thành, Trần Thị Lệ Hà, Cao Việt Hà, 2006. NXB Nông nghiệp. Hà Nội, tr 257.

Tiêu chuẩn Việt Nam, 1995. TCVN 5297:1995 về chất lượng đất - lấy mẫu - yêu cầu chung.

Tiêu chuẩn Việt Nam, 2005. TCVN 7538-2:2005 (ISO 10381-2:2002) về chất lượng đất - lấy mẫu - phần 2: hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.

Tiêu chuẩn Việt Nam, 1985. TCVN 4046:1985 về đất trồng trọt - phương pháp lấy mẫu.

Tiêu chuẩn Việt Nam, 2007. TCVN 5979:2007 về chất lượng đất – xác định pH.

Tiêu chuẩn Việt Nam, 1985. TCVN 4050:1985 về đất trồng trọt - phương pháp xác định tổng số chất hữu cơ.

Tiêu chuẩn Việt Nam, 1999. TCVN 6498:1999 về chất lượng đất - xác định nitơ tổng - phương pháp kendan (kjeldahl) cải biên.

Tiêu chuẩn Việt Nam, 2011. TCVN 8940:2011 về chất lượng đất - xác định phospho tổng số - phương pháp so màu.

Tiêu chuẩn Việt Nam, 2011. TCVN 8660:2011 về chất lượng đất – phương pháp xác định Kali tổng số.

Tiêu chuẩn Việt Nam, 2009. TCVN 5256:2009 về chất lượng đất – phương pháp xác định hàm lượng phospho dễ tiêu.

Tiêu chuẩn Việt Nam, 2011. TCVN 8662:2011 về chất lượng đất – phương pháp xác định Kali dễ tiêu.

Tiêu chuẩn Việt Nam, 2010. TCVN 8569:2010 về chất lượng đất – phương pháp xác định các cation bazơ trao đổi - phương pháp dùng amoni axetat.

Page 99: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

99

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Evaluation of basal soil fertility for orange growing area in Phu Quy district, Nghe An province

Pham Van Linh, Tran Thi Quynh Nga, Tran Đinh Hop, Mai Sy Cuong, Giap Thi Luan

Abstract This study focused on the actual soil fertility of the citrus growing area in Minh Hop commune, Quy Hop district and key cooperatives (Nghi Long, Nghia Hong, Nghia Hieu and Nghia Son communes) in Nghia Dan district having large, intensive growing areas in Phu Quy. The results showed that pHKCl was less than 5.5 and the soil was almost acidic until very acidic while pHKCl is suitable for citrus varying from 5.5 - 6. The total Organic Matter content (OM) in the soils of the areas was quite high with OM > 3.45% and it was suitable for citrus. In the studied areas, the total nitrogen was low to medium (0.09 - 0.22%); total potassium was poor (0.03 - 0.77%) and easily assimilated potassium was also poor (3.44 - 9.98 mg/100 g soil); the total phosphate was almost high (0.1 - 0.29%) while the easily assimilated phosphate was low (0.7 - 14.63 mg/100 g soil). Ca2+, Mg2+ were insufficient in most of the studied soil samples.Keywords: Soil fertility, citrus growing soil, Phu Quy district - Nghe An province

Ngày nhận bài: 20/9/2017Ngày phản biện: 13/10/2017

Người phản biện: PGS.TS. Phạm Quang HàNgày duyệt đăng: 10/11/2017

1 Trung tâm nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung Ương

SO SÁNH HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ THUỐC SÁT TRÙNG ĐỐI VỚI PHÒNG CHỐNG BỆNH BỦNG ĐƯỜNG RUỘT VÀ BỆNH

BẠI HUYẾT TẰM DÂU Ở VIỆT NAM Nguyễn Thúy Hạnh1, Nguyễn Thị Kim Dư1

TÓM TẮTNghiên cứu này lần đầu tiên so sánh hiệu lực của 4 loại thuốc sát trùng là Clorua vôi, Foocmon, Dichlo Isocyanuric

Acide, Trichlo Isocyanuric Acide đối với phòng chống bệnh bủng đường ruột và bệnh bại huyết tằm dâu ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở độ tin cậy 95% khi cùng nồng độ 2% thì thuốc sát trùng Trichlo Isocyanuric Acide (TCCA) có hiệu quả sát trùng cao nhất, tiếp theo là Foocmon, sau đó là Clorua vôi và Dichlo Isocyanuric Acide (DCCA). Trong điều kiện sử dụng thuốc sát trùng, công thức phun TCCA có tỷ lệ tằm bệnh các loại đã giảm rõ rệt chỉ chiếm 7,63%; tỷ lệ bệnh các loại ở công thức phun Foocmol 2% là 8,74%. 2 công thức phun DCCA 2% và Clorua vôi 2% có tỷ lệ bệnh các loại là tương đương nhau (8,67%, 8,78%). Công thức đối chứng có tỷ lệ bệnh các loại cao nhất chiếm 19,69% (trong đó: tỷ lệ bệnh bủng đường ruột 10,67; tỷ lệ bệnh bại huyết 5,67%; tỷ lệ bệnh khác 3,35%) và tỷ lệ nhộng chết là 9,67%. Đồng thời tỷ lệ vỏ kén khi sử dụng thuốc sát trùng TCCA đạt 16,44% và cao hơn 3 loại thuốc sát trùng còn lại. Cả 2 thí nghiệm đều cho kết quả nhận xét tương tự nhau. Từ các kết quả thu được cho thấy TCCA hoàn toàn có thể sử dụng để thay thế các thuốc thường dùng trong phòng trị bệnh cho tằm dâu.

Tư khóa: Thuốc sát trùng TCCA, bệnh bại huyết, bệnh bủng đường ruột

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh hại tằm do virus là bệnh nguy hiểm cấp

tính gây hại lớn nhất đối với hầu hết các vùng trồng dâu nuôi tằm trên thế giới. Mức độ thiệt hại do các bệnh virus gây nên thường chiếm khoảng 40-70%, trong đó gây hại lớn nhất là Bombyxmori Cytoplasmic Polyhydrosis Virus (BmCPV) gây bệnh bủng đường ruột (Nguyễn Huy Trí, 1998). Ngoài ra, bệnh bại huyết do vi khuẩn Bacillus sp thường xuất hiện nhiều ở điều kiện thời tiết nóng ẩm. Bệnh này

ít khi bùng phát thành dịch lớn, tuy nhiên trong quá trình nuôi tằm mà vệ sinh sát trùng không triệt để hoặc sử dụng thuốc diệt khuẩn không an toàn thì bệnh này cũng gây tổn thất lớn đáng kể (Hội tằm học Trung Quốc, 2010).

Để phòng chống lại bệnh hại tằm, từ tr ước tới nay các loại hóa chất thư ờng đư ợc dùng để vệ sinh sát trùng là Lưu huỳnh, Vôi bột, Clorua vôi, Formon (chủ yếu là Foocmol và Clorua vôi). Tuy nhiên, theo Quyết định số 867/1998/QÐ-BYT của Bộ Y tế Việt

Page 100: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

100

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Nam (Bộ Y tế, 1998). Formon đã được đưa vào danh sách thuốc sát trùng không được phép sử dụng do nó có nhiều độc tính ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng. Từ thực trạng đó việc nghiên cứu tạo ra thuốc sát trùng mới có tính năng diệt khuẩn tương đương formon nhưng không độc hại bằng Formon là một nhu cầu rất cần thiết. Hiện nay một số hóa chất chứa gốc Clo đã được sử dụng để khử trùng rộng rãi trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, thủy sản…và cho hiệu quả tốt (Ngô Đại Quang, 2004). Vì vậy trong sản xuất trồng dâu nuôi tằm, việc nghiên cứu lựa chọn một số chất chứa gốc Clo có tính năng khử trùng mạnh, ít độc hại nhằm thay thế dần Formon trong việc vệ sinh sát trùng môi trường nuôi tằm là một nhu cầu cấp thiết.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu- Thuốc sát trùng: Gồm 4 loại thuốc sát trùng

(TST) là: Trichlo Isocyanuric Acide (C3O3N3Cl3 – TCCA), Dichlo Isocyanuric Acide (C3HCl2N3O3 - DCCA); Clorua vôi (Ca(OCl)2); Foocmol (H2CO).

- Giống tằm: Giống tằm đa hệ kén vàng mới chọn tạo VNT1.

- Nguồn vi sinh vật: Vi khuẩn Bombyx mori Bacillus sp và virus Bombyx mori Cytoplasmic polyhydrosis (BmCPV) được lưu giữ tại Phòng vi trùng (Trung tâm Chẩn đoán Quốc gia) và Bộ môn Bệnh tằm (Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương).

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Công thức thí nghiệmQua 3 năm (2014 - 2016) đã thực hiện 2 thí

nghiệm là so sánh hiệu lực của một số thuốc sát trùng thông qua thức ăn và dụng cụ nuôi tằm.

Thí nghiệm 1: So sánh hiệu lực của một số thuốc sát trùng thông qua thức ăn gồm 6 công thức (CT): CT1: 1 ml hỗn hợp bệnh + 9 ml thuốc sát trùng HCHO 2%; CT2: 1ml hỗn hợp bệnh + 9 ml thuốc sát trùng Clorua vôi 2%; CT3: 1 ml hỗn hợp bệnh + 9 ml thuốc sát trùng TCCA 2%; CT4: 1 ml hỗn hợp bệnh + 9 ml thuốc sát trùng DCCA 2%; CT5 (đối chứng): 1 ml hỗn hợp bệnh + 9 ml nước; CT6: Nuôi tằm trên nong sạch bệnh.

Thí nghiệm 2: So sánh hiệu lực của một số thuốc sát trùng thông qua dụng cụ nuôi tằm gồm 6 công thức (CT): CT1: 10 ml hỗn hợp bệnh + 25 ml/10 cm2 thuốc sát trùng HCHO 2%; CT2: 10 ml hỗn hợp

bệnh + 25 ml/10 cm2 thuốc sát trùng Clorua vôi 2%; CT3: 10 ml hỗn hợp bệnh + 25 ml/10 cm2 thuốc sát trùng TCCA 2%; CT4: 10 ml hỗn hợp bệnh + 25 ml/10 cm2 thuốc sát trùng DCCA 2%; CT5 (đối chứng): 1 ml hỗn hợp bệnh + 25 ml/10 cm2 nước; CT6: Nuôi tằm trên nong sạch bệnh (diện tích nong được phun thuốc sát trùng của các công thức là 80 cm2).

2.2.2. Chỉ tiêu theo dõi (dùng chung cho cả 2 thí nghiệm)

Các chỉ tiêu theo dõi: Thời gian phát dục, sức sống tằm, tỷ lệ tằm giảm, tỷ lệ bệnh bủng đường ruột, tỷ lệ bệnh bại huyết, tỷ lệ các bệnh khác, năng suất kén, sức sống nhộng, khối lượng toàn kén, khối lượng vỏ kén, tỷ lệ vỏ kén.

2.2.3. Phương pháp xác định nồng độ thể gây bệnh và lây nhiễm mầm bệnh

- Phương pháp xác định nồng độ thể gây bệnh được tiến hành theo phương pháp của (Ji-PingLiu, 2011). Phương pháp đếm và cách tính toán được áp dụng theo (Yang Da Zhen and Geng Ru Shan, 1992). Nồng độ thể gây bệnh trong thí nghiệm là 107 tế bào/ml (đối với vi khuẩn Bacillus sp.) và 107 đa giác thể/ml (đối với virus BmCPV).

- Phương pháp lây nhiễm tìm hiểu hiệu lực của thuốc sát trùng thông qua thức ăn được kết hợp 2 phương pháp của (G. P. Singh et al, 2005) và (M. Balavenkatasubbaiah et al, 2006). Cụ thể tiến hành như sau:

Pha 1 ml dung dịch bệnh với 9 ml dung dịch hỗn hợp thuốc sát trùng (mỗi loại), bảo quản ở nhiệt độ phòng trong thời gian 40 phút. Sau đó li tâm dung dịch này trong 5 phút (3000 vòng/1 phút), gạn bỏ nước trong, giữ lại phần cặn bệnh ở phía dưới. Tiếp tục cho nước cất vào khuấy đều, li tâm giữ lại phần cặn bệnh (làm liên tục 4 - 5 lần). Lấy phần cặn bệnh cho thêm 1 ml nước cất, phết đều lên lá dâu, để ráo nước, cho tằm tuổi 3 ăn liên tục 2 bữa ngày đầu của tuổi 3, sau đó cho tằm ăn dâu sạch bình thường. Theo dõi triệu chứng lâm sàng của tằm cho đến khi tằm chín.

Phương pháp lây nhiễm tìm hiểu hiệu lực của thuốc sát trùng thông qua dụng cụ nuôi tằm được tiến hành như sau. Phun 10ml dung dịch hỗn hợp bệnh lên nong tằm, để 30 phút sao cho mầm bệnh bám vào nong. Sau đó tiếp tục phun thuốc sát trùng có triển vọng ở các ngưỡng nồng độ 0,5%; 1,0%; 1,5%; 2,0% lên nong với liều lượng lượng 25 ml/10 cm2,

Page 101: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

101

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

dùng nilon bọc kín nong trong 1 giờ rồi để nong khô tự nhiên và tiến hành nuôi tằm bằng dâu sạch bình thường. Theo dõi triệu chứng lâm sàng của tằm cho đến khi tằm chín.

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu Cách tính toán và đánh giá chỉ tiêu theo dõi áp

dụng theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCN 754:2006 (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006) về “Phương pháp phòng chống bệnh vi khuẩn, virus, Nấm hại tằm bằng hoá chất”.

Kết quả và số liệu thu được được xử lý thống kê thông qua phần mềm thống kê Excel.

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứuThí nghiệm được triển khai từ năm 2014 - 2016

tại Trung tâm Nghiên cứu Dâu Tằm tơ Trung ương (thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) - Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. So sánh hiệu lực của một số thuốc sát trùng thông qua lây nhiễm mầm bệnh lên lá dâu

Thực hiện nghiên cứu so sánh hiệu lực của một số thuốc sát trùng từ năm 2014 - 2016 đã thu được kết quả sau. Trong quá trình pha 4 loại thuốc sát trùng cho thấy chỉ có Foocmon, DCCA, TCCA được hoà tan hoàn toàn. Riêng Clorua vôi không được hoà tan hết, vẫn còn 1 phần lắng cặn. Kết quả bảng 1 cho thấy có sự khác nhau rõ rệt giữa các công thức sử dụng thuốc sát trùng ở cùng nồng độ 2% và công thức không sử dụng thuốc sát trùng (công thức đối chứng). Ở độ tin cậy 95% cho thấy, trong 4 loại thuốc sát trùng thí nghiệm thì TCCA có hiệu lực sát trùng đạt hiệu quả tốt hơn 3 loại thuốc sát trùng còn lại. Ở nồng độ TCCA 2% tỷ lệ bệnh bủng đường ruột, tỷ lệ bệnh bại huyết và tỷ lệ nhộng chết đều giảm thấp.

Tỷ lệ tằm bệnh, sức sống tằm và tỷ lệ nhộng chết là các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu lực của thuốc sát trùng. Tỷ lệ tằm bệnh, tỷ lệ nhộng chết nhiều hay ít thể hiện hiệu lực của thuốc sát trùng cao hay thấp. Kết quả thí nghiệm cho thấy thuốc sát trùng khác nhau có hiệu lực khử trùng khác nhau.

Kết quả ở bảng 1 cho thấy, CT4 sử dụng thuốc sát trùng TCCA có tỷ lệ bệnh thấp nhất, tỷ lệ bệnh các loại ở CT4 chỉ chiếm 7,63% (bao gồm: bệnh bủng đường ruột 4,86%; bệnh bại huyết 1,12%; các loại bệnh khác 1,65%). Tỷ lệ tằm bị bệnh ở CT2, CT3 là tương đương nhau và cao hơn tỷ lệ bệnh ở CT1. Riêng CT5 không sử dụng thuốc sát trùng có tằm bị bệnh nhiều nhất, trong đó tỷ lệ bệnh bủng đường ruột chiếm 10,67%; tỷ lệ bệnh bại huyết là 5,67%, tỷ lệ các bệnh khác là 3,35% và tỷ lệ nhộng chết chiếm

9,67%. Điều đó cho thấy hiệu lực khử trùng TCCA là tốt nhất. Đánh giá hiệu lực của 4 loại thuốc sát trùng theo hiệu quả từ cao đến thấp cho thấy: TCCA > Foocmol > DCCA, Clorua vôi.

Bảng 2 thể hiện các chỉ tiêu đánh giá chất lượng kén thí nghiệm. Các chỉ tiêu này có tác dụng bổ trợ, gián tiếp đánh giá hiệu quả của các loại thuốc sát trùng thông qua nuôi tằm.

Trong các chỉ tiêu đánh giá chất lượng kén thì tỷ lệ vỏ kén là chỉ tiêu quan trọng nhất. Ở độ tin cậy 95% cho thấy tỷ lệ vỏ kén ở các công thức có sai khác nhau không đáng kể. Tỷ lệ vỏ kén của công thức thuốc sát trùng TCCA cũng đạt tỷ lệ vỏ kén là 16,44% và cao hơn 3 loại thuốc sát trùng còn lại. Clorua vôi, DCCA và Foocmol có tỷ lệ vỏ kén tương đương nhau.

Bảng 1. Ảnh hưởng của một số thuốc sát trùng đến các chỉ tiêu sinh vật

Chỉ tiêu theo dõi

Tỷ lệ bệnh bủng đường ruột

(%)

Tỷ lệ bệnh bại huyết

(%)

Tỷ lệ các bệnh khác

(%)

Sức sống tằm tuổi

3-5(%)

Năng suất kén/200 tằm tuổi 3-5 (g)

Tỷ lệ nhộng

chết(%)

Foocmol 2% + hỗn hợp bệnh 5,43 1,32 1,99 91,24 285,00 1,17Clorua vôi 2% + Hỗn hợp bệnh 4,95 2,00 1,83 91,00 283,33 4,46DCCA 2% + hỗn hợp bệnh 5,00 1,67 2,00 91,00 278,33 3,49TCCA 2% + hỗn hợp bệnh 4,86 1,12 1,65 92,03 287,66 2,70H2O + hỗn hợp bệnh (Đ/C) 10,67 5,67 3,35 88,50 163,87 9,67Nuôi tằm trên nong sạch bệnh 2,57 1,62 0,59 92,23 310,63 3,17

CV (%) 4,34 3,31 2,47 2,17 17,24 4,78LSD 0,05 1,07 0,25 0,36 0,54 10,59 1,46

Page 102: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

102

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

3.2. So sánh hiệu lực của một số thuốc sát trùng thông qua lây nhiễm mầm bệnh lên dụng cụ nuôi tằm

Thực hiện thí nghiệm so sánh hiệu lực thuốc sát trùng thông qua việc phun mầm bệnh lên dụng cụ nuôi tằm đã thu được kết quả ở bảng 3 và bảng 4.

Bảng 3 là kết quả các chỉ tiêu sinh học cũng cho kết quả tương tự thí nghiệm 1. Công thức phun thuốc sát trùng TCCA có tỷ lệ bệnh thấp nhất (4,44%) và tỷ lệ bệnh ở công thức đối chứng là cao nhất (14,03%).

Kết quả bảng 4 cho thấy chỉ tiêu tỷ lệ vỏ kén giữa các công thức thuốc sát trùng có sai khác nhưng

không nhiều. Tuy nhiên so với đối chứng thì các công thức được sử dụng thuốc sát trùng có tỷ lệ vỏ kén cao hơn. Tỷ lệ vỏ kén của công thức đối chứng chỉ đạt 15,96%. Từ kết quả bảng 3 và bảng 4, đánh giá hiệu quả của thuốc sát trùng từ cao đến thấp cũng cho thấy hiệu lực sát trùng của TCCA > Foocmol > DCCA, Clorua vôi.

Qua 3 năm nghiên cứu đã nhận thấy ở cùng nồng độ 2%, thuốc sát trùng TCCA có hiệu lực tốt hơn 3 loại thuốc sát trùng còn lại đối với phòng chống bệnh bủng đường ruột và bệnh bại huyết.

Bảng 2. Ảnh hưởng của một số thuốc sát trùng đến chất lượng kén Chỉ tiêu theo dõi Khối lượng toàn kén (g) Khối lượng vỏ kén (g) Tỷ lệ vỏ kén (%)

Foocmol 2% + hỗn hợp bệnh 1,47 0,240 16,33Clorua vôi 2% + hỗn hợp bệnh 1,41 0,230 16,31DCCA 2% + hỗn hợp bệnh 1,47 0,240 16,33TCCA 2% + hỗn hợp bệnh 1,46 0,240 16,44H2O + hỗn hợp bệnh (đ/c) 1,45 0,238 16,41Nuôi tằm trên nong sạch bệnh 1,48 0,250 16,89

CV (%) 0,03 0,006 0,22LSD 0,05 0,02 0,005 0,18

Hình 1. Bố trí thí nghiệm (A: Tằm bị bệnh bại huyết; B: Đa giác thể của Virus BmCPV; C: phân lập vi khuẩn Bacillus sp; D: bố trí thí nghiệm)

Bảng 3. Ảnh hưởng của một số thuốc sát trùng đến các chỉ tiêu sinh vật

Chỉ tiêu theo dõiTỷ lệ bệnh

bủng đường ruột (%)

Tỷ lệ bệnh bại huyết

(%)

Sức sống tằm tuổi 3-5 (%)

Năng suất kén/200 tằm tuổi 3-5 (g)

Tỷ lệ nhộng chết

(%)Hỗn hợp bệnh + foocmol 2% 5,47 4,87 89,24 270,07 2,88Hỗn hợp bệnh + Clorua vôi 2% 8,01 5,73 84,00 253,33 6,67Hỗn hợp bệnh + DCCA 2% 6,79 7,17 86,00 255,11 5,79Hỗn hợp bệnh + TCCA 2% 5,44 4,38 90,11 272,66 2,80Hỗn hợp bệnh + H2O (Ð/C) 14,03 10,13 90,50 240,87 9,87Nuôi tằm trên nong sạch bệnh 3,27 4,02 94,73 293,63 2,67

CV (%) 3,71 2,29 3,75 18,53 2,89LSD 0,05 2,97 1,84 3,00 14,83 2,31

Page 103: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

103

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ4.1. Kết luận

Ở cùng ngưỡng nồng độ là 2% thì thuốc sát trùng TCCA có hiệu quả cao nhất đối với bệnh bủng đường ruột và bệnh bại huyết, tiếp theo Foocmon 2%, sau đó là Clorua vôi 2% và DCCA 2%. Công thức đối chứng không sử dụng thuốc sát trùng đã có tỷ lệ bệnh các loại chiếm cao nhất. Cả 2 thí nghiệm đều cho kết quả và nhận xét tương tự.4.2. Đề nghị

Đề nghị sử dụng thuốc sát trùng Trichlo Isocyanuric Acide rộng rãi ở các địa phương sản xuất dâu tằm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006. 10TCN.1-7. Tằm -

Phương pháp phòng chống bệnh vi khuẩn, virus, nấm hại tằm bằng hóa chất.

Bộ Y tế, 1998. Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT ngày 04/04/1998 về việc ban hành “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm”. Địa chỉ: https://thuvienphapluat.vn/...Y.../Quyet-dinh-867-1998-QD-BYT-Danh-muc-tieu-chuan...

Hội Tằm học Trung Quốc, 2010. Hội thảo nghiên cứu khoa học kỹ thuật mô thức nuôi tằm an toàn và kỹ thuật khống chế bệnh hại tằm toàn quốc. Tuyển tập luận văn. 1-45.

Ngô Đại Quang, 2004. Nghiên cứu xây dựng qui trình công nghệ sản xuất Tricloisoxianuric axit (TCCA). Báo cáo khoa học đề tài độc lập cấp Nhà nước.

Nguyễn Huy Trí, 1998. Bệnh và ký sinh trùng tằm dâu. NXB Giáo dục, 37-53.

Balavenkatasubbaiah M., B. Nataraju, S. D. Sharma, T. Selvakumar, K. Chandrasekharan; P. Rao. Sudhakara, 2006. Serichlo, A new Disinfectant in Indian Sericulture. International Journal of Industrial Entomology, 1, 7-14.

Ji Ping Liu, 2011. Hướng dẫn thực nghiệm bệnh tằm học, Đại học Nông nghiệp Hoa Nam. Tư liệu nội bộ phòng thí nghiệm, 1-56.

Singh G. P., Alok. Sahay, D. K. Roy, D . N. Sahay, 2005. Efficacy of Disinfectants against Cytoplasmic Polyhedrosis Virus and Microspordia of Tasas Silkworm, Antheraea mylitta D. International Journal of Industrial Entomology, 10, 69-72.

Yang Da Zhen, Geng Ru Shan, 1992. Bệnh tằm học thực dụng. NXB khoa học kỹ thuật Tứ Xuyên, 29-40.

Bảng 4. Ảnh hưởng của một số thuốc sát trùng đến chất lượng kén Chỉ tiêu theo dõi Khối lượng toàn kén (g) Khối lượng vỏ kén (g) Tỷ lệ vỏ kén (%)

Hỗn hợp bệnh + Foocmol 2% 1,46 0,247 16,92Hỗn hợp bệnh + Clorua vôi 2% 1,45 0,232 16,00Hỗn hợp bệnh + DCCA 2% 1,47 0,244 16,00Hỗn hợp bệnh + TCCA 2% 1,46 0,246 16,85Hỗn hợp bệnh + H2O (đ/c) 1,46 0,233 15,96Nuôi tằm trên nong sạch bệnh 1,50 0,258 17,20

CV (%) 0,02 0,010 0,51LSD 0,05 0,01 0,01 0,41

Comparison of antiseptics in preventing silkworm from Milky and Septicemia diseases in Vietnam

Nguyen Thuy Hanh, Nguyen Thi Kim DuAbstractThis study is the first comparison of four kinds of antiseptics including Calcium Hypochlorid, formalin, Dichlo Isocyanuric Acide, Trichlo Isocyanuric Acide in preventing silkworm from Hemophilia and Septicemia diseases in Vietnam. The results showed that, at the same dose (2%), Trichlo Isocyanuric Acide (TCCA) gave the highest effect (α < 0.05), followed by formalin, Calcium Hypochlorid and Dichlo Isocyanuric Acide (DCCA). In TCCA treatment, diseases decreased significantly to 7.63% and in Formalin 2% was 8.74%. The disease ratio was similar when applying DCCA 2% and Calcium Hypochlorid 2% (8.67% and 8.78%, respectively). The highest ratio of diseases (19.69%) was observed at the control treatment (in which the ratio of Bombyxmori Cytoplasmic Polyhydrosis Virus was 10.67, the ratio of Hemophilia was 5.67%, and the ratio of other diseases was 3.35%) and the incubation ratio was 9.67%. In addition, this group could also increase cocoon shell up to 16.44%, significantly higher than that of the others. The both experiments show the similar result. Thus, it is recommended to use TCCA for replacing other conventional chemicals in prevention of silkworm diseases.Keywords: Trichlo Isocyanuric Acide (TCCA), Silkworm, Milky and Septicemia diseases

Ngày nhận bài: 10/9/2017Ngày phản biện: 23/9/2017

Người phản biện: TS. Đặng Đình ĐànNgày duyệt đăng: 10/11/2017

Page 104: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

104

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀTrên thế giới cây nghệ đã được sử dụng như một

loài cây gia vị, chất bảo quản thực phẩm, chất tạo màu tự nhiên và cũng được coi là mỹ phẩm quan trọng dưới thời Ayurveda, Sidha, Unani và Tây Tạng (Chenchaiah and Biswas, 2002a). Ở Tamil Nadu - Ấn Độ, nghệ đã được sử dụng trong y học cổ truyền hàng ngàn năm như một phương thuốc chữa bệnh dạ dày, gan, làm lành các vết loét nhờ vào tính kháng khuẩn cơ bản của nó (Clinical, 2015). Trong y học Siddha từ sau những năm 1900 TCN, nghệ là thuốc chữa bệnh về da, phổi, tiêu hóa, đau nhức vết thương, bong gân và các rối loạn ở gan (Hatcher et al., 2008). Đặc biệt hoạt chất curcumin trong nghệ tham gia hàng loạt các hiệu ứng sinh học bao gồm chống viêm, chống oxy hóa, hóa trị liệu, kháng sinh, kháng khuẩn, kháng virus đã cho thấy tiềm năng y học to lớn của nó trong tương lai (Goud et al., 1993). Ở Việt Nam cây nghệ vàng được phát triển ở hầu khắp các vùng sinh thái, tuy nhiên hiệu quả kinh tế còn hạn chế do thiếu giống và tiến bộ kỹ thuật. Trong đó độ sâu trồng thích hợp là một trong những yếu tố kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất nghệ. Vị trí đặt hom giống khi trồng có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng hình thành, phát triển bộ rễ, khối lượng củ con, số nhánh khí sinh, sức sống cây con, khả năng chịu hạn và tính chống đổ, từ đó tham gia vào quá trình kiểm soát năng suất và hiệu quả canh tác nghệ (Mishra, 2000).

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứuGiống nghệ vàng triển vọng N8 do Trung tâm Tài

nguyên thực vật nghiên cứu và chọn tạo. Hiện nay

giống N8 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận sản xuất thử tháng 4 năm 2017 (Lê Khả Tường và ctv., 2017).

2.2. Phương pháp nghiên cứuThí nghiệm gồm 5 công thức, trong đó công thức

2 làm đối chứng, bố trí theo RCBD, 3 lần lặp lại. Danh sách các công thức gồm: (1) trồng sâu 10 cm, (2) trồng sâu 15 cm (ĐC), (3) trồng sâu 20 cm, (4) trồng sâu 25 cm và (5) trồng sâu 30 cm. Ô thí nghiệm bằng 20,0 m2, mỗi ô thiết kế 2 hàng theo chiều dài ô, mật độ 5 vạn khóm/ha. Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm chiều cao cây, số nhánh/thân, số lá/cây, khối lượng rễ/cây, tính chịu hạn, tính chống đổ, khối lượng củ/khóm, năng suất lý thuyết (NSLT), năng suất thực thu (NSTT).

Đánh giá khả năng chịu hạn đồng ruộng sau 3 tuần không tưới hoặc không mưa ở giai đoạn sau mọc 100 - 200 ngày. Lấy mẫu 10 cây đại diện/công thức ˟ 3 lần nhắc, xác định số cây bị héo, tính tỷ lệ cây héo/tổng số cây theo dõi, xác định mức chịu hạn từ 1 - 10 điểm, tương ứng với mỗi mức 10% cây héo.

Đánh giá tính chống đổ đồng ruộng theo mức độ cây nghiêng so với mặt đất (phương pháp của PRC) như sau: (i) điểm 1: <10% cây nghiêng >450; (ii) điểm 2: 10-30% cây nghiêng >450; (iii) điểm 3: >30% cây nghiêng 450.

Phân bón cho 1 ha gồm 2,0 tấn phân HCVS + 150 kg N + 200 kg P2O5 + 200 kg K2O. Bón lót 100% phân vi sinh + 100% P2O5 + 1/3 N + 1/3 K2O, bón thúc lần 1 sau mọc 30 ngày gồm 1/3 N + 1/3 K2O kết hợp làm cỏ, xới xáo, vun nhẹ, thúc lần 2 sau trồng 90 ngày gồm 1/3 N + 1/3 K2O kết hợp làm cỏ, xới xáo, vun cao. Số liệu được xử lý trên phần mềm Excel 2010 và chương trình thống kê sinh học IRRISTAT 5.0.

1 Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang; 2 Trung tâm Tài nguyên thực vật

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ SÂU TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG NGHỆ VÀNG N8 TẠI THANH HÓA VÀ BẮC GIANG

Lê Công Hùng1, Lê Khả Tường2, Nguyễn Tuấn Điệp1

TÓM TẮTGiống nghệ vàng triển vọng N8 do Trung tâm Tài nguyên thực vật nghiên cứu và chọn tạo, được Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn công nhận sản xuất thử tháng 4 năm 2017. Trên cơ sở hoàn thiện kỹ thuật canh tác tổng hợp cho giống N8, thí nghiệm nghiên cứu độ sâu trồng từ 10 - 30 cm đã được tiến hành tại Bắc Giang và Thanh Hóa. Kết quả cho thấy độ sâu trồng 20 cm thích hợp nhất cho sự sinh trưởng, phát triển của bộ rễ, số nhánh và số lá/thân trên ở cả hai địa điểm thí nghiệm. Khả năng chịu hạn của giống nghệ triển vọng N8 ở mức cao nhất (điểm1) khi đặt hom giống ở độ sâu từ 20 - 30 cm. Khi độ sâu tăng lên từ 10 cm lên 20 cm đã làm tăng số củ, khối lượng củ và năng suất thực thu (tương ứng với số củ tăng từ 1,3 - 2,6 củ/khóm, khối lượng củ từ 621,0 - 824,0 g/khóm và năng suất thực thu từ 24,6 - 36,4 tấn/ha) tại Bắc Giang và (1,2 - 2,5 củ/khóm, khối lượng củ từ 639,4 - 815,7 g/khóm và năng suất thực thu từ 26,4 - 35,0 tấn/ha) tại Thanh Hóa.

Tư khóa: Độ sâu, hom giống, nghệ, sinh trưởng, năng suất, Bắc Giang, Thanh Hóa

Page 105: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

105

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Hình 1. Ảnh hưởng của độ sâu trồng đến khối lượng rễ của giống nghệ N8 tại Thanh Hóa và Bắc Giang, 2015.

3.3. Ảnh hưởng của độ sâu trồng đến khả năng chịu hạn và chống đổ

Độ sâu trồng có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ cây héo và khả năng chống đổ của giống nghệ triển vọng N8 tại hai tỉnh Bắc Giang và Thanh Hóa. Kết quả nghiên cứu bảng 2 cho thấy khi độ sâu trồng tăng dần từ 10 - 30 cm đã làm giảm dần tỷ lệ cây héo từ 11,2 đến 0% tại Bắc Giang và từ 13,5 đến 0% tại Thanh Hóa. Điều này cho thấy trong môi trường đất trồng nghệ tại hai địa bàn nghiên cứu, độ ẩm đất phân bố không đều giữa các tầng đất và độ ẩm đất tỷ

lệ thuận với độ sâu trồng. Trong phạm vi 20 - 30 cm, khả năng chịu hạn của giống nghệ triển vọng này đạt mức cao nhất (điểm1). Độ sâu trồng tỷ lệ thuận với khả năng chống đổ, khi độ sâu trồng tăng dần từ 10 - 30 cm, tỷ lệ cây đổ giảm dần từ 25,0 xuống 2,2% tại Bắc Giang, từ 45,0 xuống 3,2% tại Thanh Hóa (Bảng 2).

3.4. Ảnh hưởng của độ sâu trồng đến năng suấtĐộ sâu trồng ảnh hưởng đến năng suất và các

yếu tố cấu thành năng suất của giống nghệ thí nghiệm. Kết quả bảng 3 cho thấy, khi độ sâu trồng tăng dần từ 10 cm lên 20 cm đã làm tăng số củ, khối lượng củ, năng suất thực thu và đạt giá trị cao nhất ở độ sâu trồng 20 cm. Tại Bắc Giang, số củ biến động từ 1,3 - 2,6 củ/khóm, khối lượng củ từ 621,0 - 824,0 g/khóm, năng suất thực thu từ 24,6 - 36,4 tấn/ha; còn tại Thanh Hóa số củ biến động từ 1,2 - 2,5 củ/khóm, khối lượng củ từ 621,0 - 824,0 g/khóm và năng suất thực thu từ 26,4 - 35,0 tấn/ha. Khi độ sâu trồng vượt quá 20 cm làm giảm số củ, khối lượng củ và năng suất thực thu. Điều này được lý giải bởi độ sâu của tầng canh tác tăng dần kéo theo sự suy giảm của các thành phần dinh dưỡng và các yếu tố lý hóa học khác.

2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện năm 2015 tại Nông

trường Thạch Quảng - huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa và xã Tuấn Đạo, Sơn Động - Bắc Giang.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của độ sâu trồng đến phát triển bộ rễ và thân lá

Số liệu bảng 1, hình 1 cho thấy, trong một giới hạn nhất định, độ sâu trồng tỷ lệ thuận với khối lượng rễ/khóm, số nhánh/thân và số lá/cây, trong đó

độ sâu trồng 20 cm đạt giá trị cao nhất về các chỉ tiêu này, tương ứng với 74,3 g; 2,11 nhánh và 13,2 lá tại Bắc Giang và 67g; 2,5 nhánh và 13,5 lá tại Thanh Hóa. Điều này được lý giải bởi ở độ sâu 20 cm đã có sự tương tác tốt nhất giữa độ ẩm đất, dinh dưỡng và các yếu tố khác trong môi trường đất. Sự tương tác này đã kích thích khả năng tích lũy vật chất với tốc độ cao nhất về khối lượng rễ, số nhánh và số lá/thân. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ở độ sâu trên 20 cm, độ ẩm đất tốt hơn song nguồn dinh dưỡng thấp hơn đã làm giảm khả năng phát triển bộ rễ cũng như số nhánh và số lá/cây.

Độ sâu trồng(cm)

Sơn Động, Bắc Giang Thạch Thành, Thanh HóaSố nhánh/thân Số lá/cây Số nhánh/thân Số lá/cây

10 1,65 11,4 1,62 12,315 1,82 12,5 1,78 12,520 2,11 13,2 2,50 13,525 2,06 10,6 2,00 10,630 1,75 9,2 2,62 8,1

CV (%) 9,8 10,1 7,5 6,6LSD0,05 0,10 1,31 0,18 1,42

Bảng 1. Ảnh hưởng của độ sâu trồng đến phát triển thân lá giống nghệ triển vọng N8 tại Thanh Hóa và Bắc Giang, 2015

Page 106: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

106

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luậnĐộ sâu trồng 20 cm thích hợp nhất cho sinh

trưởng, phát triển bộ rễ, số nhánh và số lá/thân đối với giống nghệ vàng triển vọng N8 tại hai địa bàn Bắc Giang và Thanh Hóa.

Khả năng chịu hạn của giống nghệ triển vọng N8 ở mức cao nhất (điểm 1) khi đặt hom giống ở độ sâu từ 20 - 30 cm. Độ sâu trồng tỷ lệ thuận với khả năng chống đổ trong phạm vi từ 10 - 30 cm, tương ứng với tỷ lệ cây đổ giảm dần từ 25% xuống 2,2% tại Bắc Giang và từ 45% xuống 3,2% tại Thanh Hóa.

Năng suất giống nghệ N8 đạt cao nhất ở độ sâu trồng 20 cm, tại Bắc Giang cho năng suất 36,4 tấn/ha, ở Thanh Hóa đạt 35,0 tấn/ha.

4.2. Đề nghịÁp dụng kết quả nghiên cứu độ sâu trồng thích

hợp trong công tác phát triển sản xuất giống nghệ vàng N8 tại các tỉnh Thanh Hóa và Bắc Giang.

TÀI LIỆU THAM KHẢOLê Khả Tường, Lê Công Hùng, Phí Đình Nam, Trịnh

Thùy Dương, Lã Tuấn Nghĩa và Lê Văn Quân, 2017. Báo cáo kết quả nghiên cứu và khảo nghiệm giống nghệ vàng N8. Báo cáo công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới - Cục Trồng trọt, Bộ NN & PTNT. Hà Nội, 4/2017, tr. 8-12

Chenchaiah, K.C., Sit, A.K. and Biswas, C.R., 2002a. Evaluation of some annual and perennial intercrops in areca garden under sub-Himalayan Terai region of West Bengal. J. Plantation Crops, 30 (3), 41-43.

Bảng 2. Ảnh hưởng của độ sâu trồng đến khả năng chịu hạn và chống đổ của giống nghệ triển vọng N8 tại Thanh Hóa và Bắc Giang, 2015

Bảng 3. Ảnh hưởng của độ sâu trồng đến yếu tố cấu thành năng suất giống nghệ triển vọng N8 tại Thanh Hóa và Bắc Giang, 2015

Ghi chú điểm đổ: (i) điểm 1: <10% cây nghiêng >450 so với mặt đất; (ii) điểm 2: 10-30% cây nghiêng >450; (iii) điểm 3: >30% cây nghiêng 450.

Độ sâu trồng (cm)

Sơn Động, Bắc Giang Thạch Thành, Thanh Hóa

Chịu hạn Chống đổ Chịu hạn Chống đổ

Tỷ lệ cây héo (%)

Mức chịu hạn (Điểm)

Tỷ lệ cây đổ(%)

Mức chống đổ

(điểm)

Tỷ lệ cây héo (%)

Mức chịu hạn (Điểm)

Tỷ lệ cây đổ(%)

Mức chống đổ

(điểm)

10 11,2 2 25,0 2 13,5 2 45,0 3

15 5,5 1 14,2 2 6,8 1 24,8 2

20 2,0 1 7,3 1 2,5 1 9,0 1

25 1,0 1 3,5 1 1,5 1 5,5 1

30 0 1 2,2 1 0 1 3,2 1

Độ sâu trồng (cm)

Sơn động, Bắc Giang Thạch Thành, Thanh Hóa

Số củ/khóm KLC/khóm (g)

NSTT(tấn/ha) Số củ/khóm KLC/khóm

(g)NSTT

(tấn/ha)

10 1,3 621 24,6 1,2 639,4 26,4

15 1,5 782 31,7 1,7 766,7 33,2

20 2,6 824 36,4 2,5 815,7 35,0

25 2,4 772 33,5 2,1 765,6 32,8

30 1,7 555 28,0 1,5 534,5 23,5

CV (%) 10,0 7,9 9,0 6,1 7,7 9,7

LSD0,05 0,18 39,23 1,16 0,21 36,53 2,08

Page 107: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

107

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Clinical Trials.gov, 2015, Current clinical trials on curcumin. US National Institutes of Health, Clinical Trial Registry, pp.35-38.

Goud V. K, Polasa K, Krishnaswamy K, 1993, Effect of turmeric on xenobiotic metabolising enzymes. Plant Foods Hum Nutr, 44: 87-92.

Hatcher H., Planalp R., Cho J., Torti F. M., Torti S. V., 6/2008, Curcumin: from ancient medicine to current clinical trials. Cell. Mol. Life Sci. 65 (11): 1631-1652. doi:10.1007/s00018-008-7452-4. 

Mishra, M., 2000. Effect of no-mulch production technology and depth of planting on turmeric (Curcuma longa). Indian J. Agric. Sci., 70, 613-615.

Effects of planting depth on growth and yield of turmeric plants in Thanh Hoa and Bac Giang provinces

Le Cong Hung, Le Kha Tuong, Nguyen Tuan DiepAbstractThe promising turmeric variety N8 was selected by Plant Resources Center and was recognized by the Ministry of Agriculture and Rural Development (MARD) for trial production in 2017. Based on the completion of integrated farming techniques for the N8 variety, the experiment on the planting depth from 10 to 30 cm was conducted in Bac Giang and Thanh Hoa provinces. The results showed that the planting depth at 20 cm was the most suitable for developing of branches, leaves and roots. The drought tolerance of N8 varieties was highest (point 1) when putting of seedling at the depth from 20 to 30 cm. When the depth increased from 10 cm to 20 cm, the number and the weight of roots, and the actual yield increased respectively (corresponding to 1.3 - 2.6 roots/cluster, 621 - 824 g/cluster 24.6 - 36.4 tons/ha) in Bac Giang) and (from 1.2-2.5 roots/cluster, 639,4 - 815,7g/cluster, and the actual yield from 26.4 - 35.0 ton/ha) in Thanh Hoa.Keywords: Depth, cuttings, turmeric, yield, Bac Giang province, Thanh Hoa province

Ngày nhận bài: 8/10/2017Ngày phản biện: 14/10/2017

Người phản biện: TS. Trần Danh SửuNgày duyệt đăng: 10/11/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đậu tương là cây trồng quan trọng tại nhiều quốc

gia, trong đó có Mozambique, nước thuộc châu Phi, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây thực phẩm này. Nhu cầu của cây đậu tương ở Mozambique cao, do đó nghiên cứu thử nghiệm các

giống đậu tương có năng suất cao, thích nghi tốt và phù hợp với cơ cấu thời vụ của vùng Zambezia là quan trọng.

Theo dữ liệu của Viện Thống kê Mozambique trong năm 2010, Mozambique là một quốc gia rộng lớn với 10 vùng sinh thái nông nghiệp lớn; từ khí

1 Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam; 2 Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ THỬ NGHIỆM ĐỒNG RUỘNG CÁC GIỐNG ĐẬU TƯƠNG TẠI MÔ-DĂM-BÍCH

Nguyễn Văn Tuất1, Nguyễn Trọng Khanh2, Phan Quốc Gia2, Phạm Văn Tính2

TÓM TẮTBộ giống đậu tương bao gồm 7 giống của Việt Nam và 8 giống địa phương của Mozambique được đánh giá và

thử nghiệm tại tỉnh Zambezia, Mozambique trong 2 năm 2015 2016. Kết quả đã xác định được 3 giống của Việt Nam là ĐT26, ĐT30, ĐT 22, có đặc điểm sinh trưởng hữu hạn, hoa màu trắng, TGST 84 - 88 ngày, chống đổ tốt (cấp 1 - 2/5), chống chịu bệnh gỉ sắt cấp 1 - 2/9, bệnh phấn trắng cấp 1/9, năng suất thực thu 1,86 - 2,30 tấn/ha và 2 giống địa phương của Mozambique là H16, TGX1740-2F, có năng suất cao, thích hợp trồng trong mùa khô tại Zambezia. Kết quả mô hình sản xuất thử nghiệm 4 giống đậu tương của Việt Nam đã khẳng định 2 giống ĐT 30 và ĐT26 cho năng suất cao, tương ứng là 1,93 - 2,07 tấn/ha. Các giống đậu tương này sẽ được tiếp tục thử nghiệm để có thể đưa vào sản xuất đại trà trong thời gian tới.

Tư khóa: Giống đậu tương, thử nghiệm, Mozambique

Page 108: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

108

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

hậu khô cằn ở tỉnh Gaza với lượng mưa hàng năm thấp hơn 500 mm tới khí hậu nhiệt đới ẩm ướt nơi lượng mưa trung bình hàng năm trên 1.800 mm ở các tỉnh Zambezia, Lichinga, Nampula và Tete. Những khu vực có lượng mưa cao có tiềm năng tốt nhất cho nông nghiệp và các khu vực mà tất cả các loại cây trồng phát triển tốt. Mặt khác, trong 12,0 triệu ha đất nông nghiệp và 36,0 triệu ha đất có tiềm năng phát triển nông nghiệp chỉ có 4,53 triệu ha đất thực tế sử dụng cho nông nghiệp, như vậy diện tích đất để phát triển nông nghiệp còn rất lớn.

Tỉnh Zambezia được xem là vùng trọng điểm trong chiến lược phát triển sản xuất các cây lương thực và cây thực phẩm nơi có điều kiện tốt cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp đa dạng, phong phú, quy mô sản xuất với nhiều loại cây trồng có giá trị cao. Zambezia có điều kiện thuận lợi cho sản xuất lúa gạo và một số cây lương thực và cây thực phẩm khác như: điều kiện thời tiết thuận lợi, đất đai phì nhiêu, tài nguyên nước dồi dào và lực lượng lao động trẻ… Đây là những điều kiện quyết định để sản xuất và phát triển nông nghiệp bền vững.

Cây đậu tương [Glycine Max (L) Merrill] vừa là cây công nghiệp, cây thực phẩm và cây cải tạo đất quan trọng bậc nhất trên thế giới. Hạt đậu tương chứa hàm lượng cao về protein (40%) và dầu (20%), năng suất hạt cao, là cây thực phẩm thay thế đạm động vật cho con người và vật nuôi (Ripado, 1995).

Tại Mozambique, việc sản xuất đậu tương bắt đầu từ năm 1997 nhưng đến năm 2007 trình diễn được 1 mô hình sản xuất thích hợp. Gurué (Zambézia) là 1 trong những khu vực đầu tiên gieo đậu tương (Belchion, 2011). Đậu tương được sản xuất tại khu vực miền trung (Zambézia-Gurué/Ruasse, Manica-Sussundenga và Tete-Angónia), miền Bắc (Nampula-Namialo) và miền nam (Maputo-Umbeluzi). Các giống được trồng nhiều nhất tại Mozambique là: TGx 1908-8F, TGx 1904-6F, TGx 1485-1D và TGx 1973-1F (Hungria, 2001).

Năng suất của đậu tương tại Mozambique không chỉ chịu ảnh hưởng các điều kiện về thời tiết còn bị ảnh hưởng với các yêu tố chủ quan (phân bón, kỹ thuật và giống). Việc chọn được giống đậu tương thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và đất đai tại Zambezia là rất quan trọng. Để đạt được năng suất tốt, đầu tiên phải xác định được các giống có triển vọng với vùng canh tác và áp dụng kỹ thuật sản xuất phù hợp. Một trong những hoạt động được đề ra của dự án là giới thiệu các giống đậu tương cùng kỹ thuật canh tác mới và áp dụng vào sản suất. Các giống đậu

tương được lựa chọn thử nghiệm là bộ giống mới nhất của Việt Nam và Mozambique không chỉ cho năng suất cao và tính thích ứng rộng, các giống này còn có thời gian sinh trưởng ngắn hoặc trung bình rất phù hợp trồng tăng vụ né hạn (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 2009).

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu- Thí nghiệm đánh giá giống: Được thực hiện với

15 giống, bao gồm: 07 giống đậu tương Việt Nam (ĐT51, ĐT26, ĐT30, ĐT31, DT84, ĐT22 và Đ2101) và 8 giống Mozambique (Ocepara-4, TGX1740-2F, H7, H10, H16, H17, H19 và 427/5/7) (Trần Đình Long và ctv., 2007; Trần Thị Trường, 2012).

- Mô hình sản xuất thử nghiệm: Tại Trung tâm Muirrua gồm 04 giống đã được đánh giá chọn lọc từ năm 2015 là: ĐT51, ĐT26, ĐT30 và DT84; tại huyện Nicoadala cho giống ĐT51 và ĐT26.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Bố trí thí nghiệm- Thí nghiệm đánh giá giống được bố trí theo

phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RBCD) với 3 nhắc lại, diện tích ô 7 m2, mật độ trồng 30 cây/m2. Lượng phân bón/ha = 10 tấn phân chuồng, 100 kg NPK (12N : 24P2O5 : 12K2O).

- Mô hình sản xuất thử nghiệm đươc bố trí tuần tự, các giống được trồng với mật độ và liều lượng phân bón như thí nghiệm. Diện tích điểm thực hiện tại Trung tâm Muirrua 300 m2, tại vùng Nicuare huyện Nicoadala 1000 m2

.

- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc: Theo Quy chuẩn quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu tương QCVN 01-58: 2011/BNNPTNT.

2.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi- Các đặc điểm hình thái: Dạng hình sinh trưởng,

màu sắc hoa, màu rốn hạt.- Các chỉ tiêu nông sinh hoc: Thời gian từ gieo

đến mọc (ngày): là thời gian từ gieo đến 50% số hạt mọc ; Thời gian ra hoa (ngày): tính từ khi cây bắt đầu ra hoa đến kết thúc ra hoa; Thời gian từ gieo đến chín sinh lý (ngày); Chiều cao cây (cm): đo từ đốt thứ nhất (lá mầm) đến đỉnh sinh trưởng ngọn; Số cành cấp I trên cây; Số đốt trên thân chính.

- Khả năng chống chịu + Đánh giá mức độ nhiễm đối với một số bệnh hại

chính của đậu tương theo thang điểm của AVRDC:

Page 109: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

109

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

Điểm 1: rất kháng, không có vết bệnh; Điểm 3: có khả năng kháng, 1 - 10% vết bệnh xuất hiện trên lá kích thước nhỏ; Điểm 5: có khả năng nhiễm trung bình, 11-50% vết bệnh xuất hiện trên lá; Điểm 7: nhiễm nặng, 51 - 75% vết bệnh xuất hiện trên lá với triệu chứng hoại thư; Điểm 9: 75 - 100% vết bệnh bao phủ đầy lá, hoại thư trầm trọng.

+ Khả năng chống đổ: Ước lượng số cây đổ, tính tỷ lệ phân cấp (theo TCN đậu tương): Điểm 1: tất cả các cây đứng thẳng; Điểm 2: toàn bộ cây nghiêng; Điểm 3: 25 - 50% cây nằm đổ; Điểm 4: 52 - 70% cây bị đổ; Điểm 5: tất cả cây bị đổ.

- Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất + Các yếu tố cấu thành năng suất: Lấy mẫu trước

khi thu hoạch ngẫu nhiên 5 cây trên 1 lần nhắc lại (1ô). Tổng số quả trên cây, quả chắc, quả 1 hạt, quả 3 hạt; Xác định khối lượng 100 hạt (g);

+ Năng suất cá thể: Xác định khối lượng hạt 5 cây mẫu từ đó suy ra.

+ Năng suất lý thuyết (tạ/ha) = năng suất cá thể x mật độ cây.

+ Năng suất thực thu (tạ/ha).

2.2.3. Xử lý số liệu Kết quả thí nghiệm được xử lý bằng phương pháp

thống kê toán học trên phần mềm chương trình Excel và IRRISTAT.

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu- Thời gian thực hiện: Từ tháng 4/2015 - 10/2016,

cụ thể: Thí nghiệm đánh giá, chọn lọc: gieo ngày 26/06/2016; Mô hình thử nghiệm tại Trung tâm Muirrua: gieo ngày 26/06/2016; Mô hình thử nghiệm tại huyện Nicoadala: gieo ngày 10/07/2016.

- Địa điểm nghiên cứu: Tại khu thí nghiệm của Trung tâm thực nghiệm Muirrua và huyện Nicoadala, tỉnh Zambezia.

Huyện Nicoadala (Muirrua), nằm ở phía đông Nam của tỉnh Zambezia, tiếp giáp với huyện Namacura và Mocuba ở phía Bắc; huyện Morumbala, huyện Mopeia ở phía Tây; huyện Inhassune và biển Ấn Độ Dương ở phía Nam. Với diện tích 3.525 km2, khí hậu đặc trưng là nhiệt đới mưa với 2 mùa (mùa mưa và mùa khô), lượng mưa trung bình hàng năm là 1.428 mm chủ yêu tập trung từ tháng 9 đến tháng 4 của năm tiếp theo. Nhiệt độ trung bình là từ 25,6oC. Đất ở đây gồm đất sét đỏ, sâu vừa phải của đồng bằng; đất sét đen của các thung lũng, nơi có các điều kiện giữ nước; đất cát ở đồng bằng hoặc ở thung

lũng. Cơ cấu cây trồng ở vùng đồng bằng có một vụ lúa nước hoặc đậu ăn hạt trồng trong điều kiện mùa mưa trong năm và hai vụ khoai hoặc Ngô, đậu trồng ở vùng đất cao sườn đồi bán sơn địa (MAE, 2005).

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả đánh giá và chọn lọc giống đậu tương

3.1.1. Đánh giá một số đặc điểm hình thái của các giống đậu tương

Bảng 1. Một số đặc điểm hình thái của các dòng tham gia thí nghiệm

Các giống đậu tương Việt Nam và 4 giống Mozambique có dạng hình sinh trưởng hữu hạn, còn 4 giống Mozambique sinh trưởng bán hữu hạn. Các giống sinh trưởng bán hữu hạn thường ít được ưa chuộng do quả hạt không đồng đều. Tất cả 8 giống Mozambique có hoa màu tím và 3 giống Việt Nam có hoa tím là ĐT31, DT84, Đ2101, có 4 giống Việt Nam hoa trắng là ĐT51, ĐT22, ĐT26 và ĐT30. Tất cả 15 giống có hạt màu vàng và rốn hạt màu nâu hoặc nâu đậm (Bảng 1).

3.1.2. Khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống đậu tương

Thời gian từ gieo đến ra hoa của các giống từ 31 - 43 ngày, các giống ra hoa sớm có DT84 (31 ngày), ĐT 22 (36 ngày) và các giống ra hoa muộn có H7, H16 và H17 (43 ngày). Thời gian sinh trưởng của

TT Tên giống Dạng hình sinh trưởng

Màu sắc hoa

Màu rốn hạt

1 ĐT 51 Hữu hạn Trắng Nâu2 ĐT 26 Hữu hạn Trắng Nâu đậm3 ĐT 22 Hữu hạn Trắng Nâu đậm4 ĐT 31 Hữu hạn Tím Nâu5 ĐT 30 Hữu hạn Trắng Nâu6 DT 84 Hữu hạn Tím Nâu7 Đ 2101 Hữu hạn Tím Nâu8 Ocepara-4 Bán hữu hạn Tím Nâu9 TGX1740-2F Hữu hạn Tím Nâu

10 H7 Bán hữu hạn Tím Nâu11 H19 Bán hữu hạn Tím Nâu12 H16 Hữu hạn Tím Nâu đậm13 427/5/7 Hữu hạn Tím Nâu14 H17 Bán hữu hạn Tím Nâu15 H10 Hữu hạn Tím Nâu đậm

Page 110: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

110

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

các giống Việt Nam từ 80 ngày (DT84) đến 92 ngày (ĐT51), của các giống Mozambique từ 87 ngày (427/5/7) đến 98 ngày (H7). Với điều kiện mùa khô tại huyện Nicoadala, tỉnh Zambezia thì các giống

Việt Nam có thời gian sinh trưởng ngắn như DT84, ĐT22, ĐT26 và ĐT30 trồng phù hợp nhằm tránh và né hạn đặc biệt đối với những giai đoạn cây nhạy cảm với điều kiện thiếu nước.

Sinh trưởng, phát triển của các giống đậu tương trong điều kiện mùa khô nên chiều cao cây bị rút ngắn so với mừa mưa. Giống cao cây nhất là H19 (80,2 cm) và thấp nhất như DT84 chỉ đạt 38,4 cm. Số cành/ thân biến động từ 2 - 6 cành/ cây tùy thuộc vào giống, giống phân cành nhiều nhất là H19. Số đốt hữu hiệu trên thân chính biến động từ 9 - 14 đốt, giống H19 có nhiều đốt nhất (Bảng 2).

3.1.3. Khả năng chống chịu của các giống đậu tươngKết quả theo dõi đánh giá ở bảng 3 cho thấy hầu

hết các giống đậu tương Việt Nam đều cứng cây, chống đổ tốt (điểm 1 - 2). Các giống Mozambique đổ nặng nhất ở mức trung bình (điểm 3) như H10, H17 và H19.

Tất cả các giống không bị nhiễm với bệnh phấn trắng và hầu hết không nhiễm hoặc nhiễm nhẹ bệnh gỉ sắt. Giống 427/5/7 nhiễm gỉ sắt nặng nhất ở điểm 3.

Bảng 3. Khả năng chống chịu của các giống đậu tương thí nghiệm

Bảng 2. Thời gian sinh trưởng, phát triển và đặc tính nông học của các giống đậu tương

TT Tên giốngThời giangieo - hoa

(ngày)

Thời gianSinh trưởng

(ngày)

Cao cây(cm)

Sốcành/ cây

Số đốt hưu hiệu /thân chính

1 ĐT51 41 92 44,0 4 92 ĐT26 39 88 53,8 4 103 ĐT22 36 84 52,2 2 104 ĐT31 41 89 59,2 3 115 ĐT30 41 88 64,4 3 116 DT84 31 80 38,4 2 97 Đ2101 37 87 53,2 3 108 Ocepara-4 38 92 57,2 3 109 TGX1740-2F 42 89 67,8 3 11

10 H7 43 98 79,4 5 1111 H19 42 96 80,2 6 1412 H16 43 89 61,8 3 1013 427/5/7 37 87 57,0 3 1014 H17 43 96 74,4 3 1015 H10 42 98 65,6 4 11

TT Tên giống

Chống đổ

(điểm 1-5)

Bệnh gỉ sắt(điểm 1-9)

Bệnh phấn trắng

(điểm 1-9)

1 ĐT51 1 1 12 ĐT26 1 1 13 ĐT22 1 1 14 ĐT31 1 1 15 ĐT30 2 2 16 DT84 1 2 17 Đ2101 1 2 18 Ocepara-4 1 1 19 TGX1740-2F 1 1 1

10 H7 2 2 111 H19 3 2 112 H16 2 2 113 427/5/7 1 3 114 H17 3 1 115 H10 3 1 1

Page 111: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

111

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

3.1.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương

Các giống đậu tương có số quả chắc trên cây nhiều trong điều kiện mùa khô tại Zambezia là ĐT26 (32 quả/cây), H19 (31 quả/cây), 427/5/7 (31 quả/cây), ĐT30 (30 quả/cây) và TGX174-2F (30 quả/cây). Trong đó giống ĐT26 vừa nhiều quả vừa có số quả 3 hạt/cây cao nên khả năng cho năng suất cao nhất (Bảng 4).

Khối lượng 100 hạt của các giống biến động từ 15,3 - 26,4 g. Hầu hết các giống đậu tương Việt Nam có hạt to và màu sắc hạt đẹp hơn giống của Mozambique.

Năng suất của các giống thí nghiệm biến động từ 1,28 - 2,30 tấn/ha, cao nhất là ĐT26 và thấp nhất là 427/5/7.

Đánh giá và chọn lọc xác định được 3 giống Việt Nam có năng suất cao, chống chịu tốt sâu bệnh và thích ứng với điều kiện khí hậu đất đai tại Zambezia trong mùa khô là ĐT26 (2,30 tấn/ha), ĐT30 (2,00 tấn/ha), ĐT22 (1,86 tấn/ha) và 2 giống Mozambique là H16 (1,93 tấn/ha), TGX1740-2F (1,86 tấn/ha). Giống H19 tuy có số quả nhiều nhưng ra hoa chín không tập trung và dài ngày không thích hợp với mùa khô.

3.2. Kết quả xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm cây đậu tương

Mô hình tại Trung tâm Muirrua: Các giống cho năng suất cao như ĐT26 đạt 2,07 tấn/ha, ĐT30 đạt 1,93 tấn/ha và giống ngắn ngày vụ này DT84 đạt

1,00 tấn/ha. Giống ĐT51 không thích hợp vụ này tại Zambezia chỉ đạt đạt 1,5 tấn/ha (Bảng 5).

Mô hình tại Nicuare, huyện Nicoadala: Giống ĐT26 đạt năng suất 1,98 tấn/ha và giống ĐT51 đạt 1,65 tấn/ha.

Bảng 4. Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương

Bảng 5. Kết quả mô hình sản xuất thử nghiệm 4 giống đậu tương của Việt Nam trong năm 2016

TT Tên giống Tổng số quả chắc(quả/cây)

Khối lượng 100 hạt (g)

Năng suất lý thuyết (tấn/ha)

Năng suất thực thu (tấn/ha)

1 ĐT51 20 25,3 1,98 1,572 ĐT26 32 24,8 2,75 2,303 ĐT22 28 17,5 2,38 1,864 ĐT31 24 23,8 2,26 1,725 ĐT30 30 25,6 2,56 2,006 DT84 20 26,4 1,79 1,437 Đ2101 26 20,1 2,23 1,728 Ocepara-4 (đc) 29 16,5 2,18 1,729 TGX1740-2F 30 17,8 2,32 1,86

10 H7 27 16,9 1,75 1,4311 H19 31 17,7 1,92 1,5712 H16 28 18,2 2,41 1,9313 427/5/7 31 15,3 1,67 1,2814 H17 29 17,2 2,30 1,7215 H10 28 16,4 1,80 1,43

CV (%) 5,2LSD0,05 0,12

Tên giốngMô hình tại Trung tâm Thực nghiệm Muirrua Mô hình tại Nicuare Huyện Nicoadala

Diện tích(m2) Năng suất (tấn/ha) Diện tích (m2) Năng suất (tấn/ha)ĐT26 80 2,07 500 1,98ĐT51 80 1,50 500 1,65ĐT30 80 1,93 - -ĐT84 80 1,0 - -Tổng cộng 320 1.000

Page 112: vaas.org.vnvaas.org.vn/Upload/Documents/So 11-2017/So 11-2017.pdf1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

112

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(84)/2017

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận- Xác định được 3 giống đậu tương Việt Nam

(ĐT26, ĐT30, ĐT22) và 2 giống Mozambique (H16 và TGX1740-2F) có năng suất cao thích hợp trồng trong điều kiện mùa khô tại tỉnh Zambezia, Mozambique.

- Xây dựng được 2 mô hình sản xuất thử nghiệm đậu tương tại huyện Nicoadala (1000 m2) và tại Trung tâm Muirrua (320 m2). Năng suất đạt 1,00 - 2,07tấn/ha.

4.2. Đề nghịTiếp tục thử nghiệm các giống đậu tương đã chọn

để có thể đưa vào sản xuất đại trà trong thời gian tới.

LỜI CẢM ƠNNhóm tác giả chân thành cảm ơn dự án “Hợp tác

nghiên cứu, phát triển cây lương thực và cây thực phẩm tại Mô-dăm-bích giai đoạn 2013 - 2017” do Bộ Nông nghiệp và PTNT và Chính phủ Việt nam tài trợ để thực hiện và các cơ quan Mozambique đã hợp tác trong dự án này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011. Quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống đậu tương. QCVN 01-58: 2011/BNNPTNT ban hành tại Thông tư số 48 /2011/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 7 năm 2011.

Trần Đình Long, Trần Thị Trường, Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Thị Chinh, Nguyễn Văn Thắng, Trần Thanh Bình và ctv., 2007. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương ĐT26. Tuyển tập Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp 2006 - 2007. NXB Nông nghiệp.

Trần Thị Trường, 2012. Quy trình Kỹ thuật sản xuất giống đậu tương ĐT51. Tạp chí KH&CN Nông nghiệp VN (VAAS), số 7 (37).

Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 2009. Giới thiệu giống cây trồng và qui trình kỹ thuật mới. NXB Nông nghiệp.

Belchion, L. 2011. Cadeia de valores de soja. Boletim Informativo, Ed. 2, 2011.

Hungria, 2001. Fixação biológica do nitrogénio na cultura da soja. Londrina: EMBRAPA Soja, Textos editores, Volume 1, Maputo Moçambique.

MAE (Ministério da Administração Estatal), 2005. Perfil do Distrito de Nicoadala. Website: http://www.maefp.gov.mz/.

Ripado, M., 1995. A Soja: Variedades, Cultura e Produção. Publicações Euro - América, Lda. Portugal.

Evaluation and field trial of soybean varieties in MozambiqueNguyen Van Tuat, Nguyen Trong Khanh,

Phan Quoc Gia, Pham Van TinhAbstractA soybean collection of 7 Vietnamese and 8 Mozambician varieties was evaluated and tested in Zamberia province of Mozambique during 2015 - 2016. Three Vietnamese promissing varieties namely DT22, DT26, DT30 having short growth duration (84 - 88 days), high yield (1.86 - 2.3 tons/ha), white flower, anti-lodging (at score of 1 - 2); resistant to rust disease with grade of 1-2/9; powdery mildew with grade of 1/9 and 2 Mozambician local varieties namely H16, TGX1740 with high yield, suitable for growing in dry season were indentified. The result of testing pilot of 4 Vietnamese soybean varieties showed that 2 varieties such as DT30 and DT26 had high yield of 1.93 and 2.07, respectively. These 2 varieties need to be tested further for production release.Keywords: Soybean varieties, field trial, Mozambique

Ngày nhận bài: 8/10/2017Ngày phản biện: 19/10/2017

Người phản biện: PGS. TS. Ninh Thị PhípNgày duyệt đăng: 10/11/2017