journal of vietnam agricultural science and technologyvaas.org.vn/upload/documents/so 5-2017/so...

108
1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology NĂM THỨ MƯỜI HAI SỐ 5 NĂM 2017 TỔNG BIÊN TẬP Editor in chief GS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤT PHÓ TỔNG BIÊN TẬP Deputy Editor GS.TS. BÙI CHÍ BỬU TS. TRẦN DANH SỬU TS. NGUYỄN THẾ YÊN THƯỜNG TRỰC S. PHẠM THỊ XUÂN - THƯ KÝ TÒA SOẠN - TRỊ SỰ Ban ông tin Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Vĩnh Quỳnh, anh Trì, Hà Nội Điện thoại: (024) 36490503; (024) 36490504; 0949940399 Fax: (024) 38613937; Website: http//www.vaas.org.vn Email: [email protected]; [email protected] ISSN: 1859 - 1558 Giấy phép xuất bản số: 1250/GP - BTTTT Bộ ông tin và Truyền thông cấp ngày 08 tháng 8 năm 2011 MỤC LỤC 1. Nguyễn Văn Toàn, Đặng Văn ư, Phùng Lệ Quyên, Đỗ ị Việt Hà, Lê ị Xuyến. Kết quả nghiên cứu chọn tạo dòng chè LCT1 2. Hà Minh Loan, Trần Danh Sửu, Trần ị u Hoài. Kết quả phục tráng giống lúa Khẩu Ký tại Tân Uyên, Lai Châu 3. Bùi ế Khuynh, Đinh ái Hoàng, Nguyễn ị anh Hải, Phạm ị Xuân. Đánh giá một số dòng lạc triển vọng nhập nội từ Trung Quốc tại Gia Lâm, Hà Nội 4. Phan Quốc Hiển, Phạm Xuân Liêm. Kết quả đánh giá một số giống bông có triển vọng tại vùng sản xuất bông miền núi phía Bắc 5. Lưu Quang Huy, Bùi ị u Huyền, Vũ Đăng Toàn, Hà Minh Loan, Trần Danh Sửu, Phạm ị Xuân. Đánh giá tính ổn định và khả năng thích nghi của một số giống đậu xanh tại vùng Bắc Trung bộ 6. Lưu Quang Huy, Bùi ị u Huyền, Nguyễn ị Lan Hoa, Hà Minh Loan, Trần Danh Sửu, Phạm ị Xuân. Đánh giá đa dạng di truyền một số nguồn gen đậu xanh bằng chỉ thị DArT 7. Phan ị ảo. Ảnh hưởng của liều lượng N, P, K đến một số chỉ tiêu hóa sinh, sinh trưởng, năng suất của cây dừa xiêm (Cocos nucifera L.) trồng tại Cát Hiệp, Phù Cát, Bình Định 8. Phạm ị Như Nguyệt. Ảnh hưởng của liều lượng N, K đến một số chỉ tiêu hóa sinh, sinh trưởng, năng suất của cây điều (Anacardium occidentale L.) trồng tại Cát Hanh, Phù Cát, Bình Định 9. Nguyễn Đức Dũng, Nguyễn Xuân Lai, Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Duy Phương, Nguyễn Đình ông, Vũ Đình Hoàn, Trần Công Khanh, Lâm Văn Hà. Ảnh hưởng của phân khoáng sử dụng qua nước tưới đến năng suất và chất lượng điều tại vùng Đông Nam bộ 10. Nguyễn Duy Phương, Trần Đức Toàn, Nguyễn ị Ngọc Mai, Nguyễn Văn Trường, Lương ị Loan, Alexey Scherbakove. Vai trò của phân kali đến năng suất và chất lượng vải thiều huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang 3 7 13 18 23 26 31 36 40 45

Upload: others

Post on 08-Sep-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

1

TẠP CHÍKHOA HỌC CÔNG NGHỆNÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

NĂM THỨ MƯỜI HAI

SỐ 5 NĂM 2017

TỔNG BIÊN TẬPEditor in chief

GS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤT

PHÓ TỔNG BIÊN TẬPDeputy Editor

GS.TS. BÙI CHÍ BỬUTS. TRẦN DANH SỬU

TS. NGUYỄN THẾ YÊN

THƯỜNG TRỰCThS. PHẠM THỊ XUÂN - THƯ KÝ

TÒA SOẠN - TRỊ SỰBan Thông tin

Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội

Điện thoại: (024) 36490503; (024) 36490504; 0949940399

Fax: (024) 38613937;Website: http//www.vaas.org.vn

Email: [email protected];[email protected]

ISSN: 1859 - 1558Giấy phép xuất bản số:

1250/GP - BTTTTBộ Thông tin và Truyền thôngcấp ngày 08 tháng 8 năm 2011

MỤC LỤC1. Nguyễn Văn Toàn, Đặng Văn Thư, Phùng Lệ Quyên,

Đỗ Thị Việt Hà, Lê Thị Xuyến. Kết quả nghiên cứu chọn tạo dòng chè LCT1

2. Hà Minh Loan, Trần Danh Sửu, Trần Thị Thu Hoài. Kết quả phục tráng giống lúa Khẩu Ký tại Tân Uyên, Lai Châu

3. Bùi Thế Khuynh, Đinh Thái Hoàng, Nguyễn Thị Thanh Hải, Phạm Thị Xuân. Đánh giá một số dòng lạc triển vọng nhập nội từ Trung Quốc tại Gia Lâm, Hà Nội

4. Phan Quốc Hiển, Phạm Xuân Liêm. Kết quả đánh giá một số giống bông có triển vọng tại vùng sản xuất bông miền núi phía Bắc

5. Lưu Quang Huy, Bùi Thị Thu Huyền, Vũ Đăng Toàn, Hà Minh Loan, Trần Danh Sửu, Phạm Thị Xuân. Đánh giá tính ổn định và khả năng thích nghi của một số giống đậu xanh tại vùng Bắc Trung bộ

6. Lưu Quang Huy, Bùi Thị Thu Huyền, Nguyễn Thị Lan Hoa, Hà Minh Loan, Trần Danh Sửu, Phạm Thị Xuân. Đánh giá đa dạng di truyền một số nguồn gen đậu xanh bằng chỉ thị DArT

7. Phan Thị Thảo. Ảnh hưởng của liều lượng N, P, K đến một số chỉ tiêu hóa sinh, sinh trưởng, năng suất của cây dừa xiêm (Cocos nucifera L.) trồng tại Cát Hiệp, Phù Cát, Bình Định

8. Phạm Thị Như Nguyệt. Ảnh hưởng của liều lượng N, K đến một số chỉ tiêu hóa sinh, sinh trưởng, năng suất của cây điều (Anacardium occidentale L.) trồng tại Cát Hanh, Phù Cát, Bình Định

9. Nguyễn Đức Dũng, Nguyễn Xuân Lai, Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Duy Phương, Nguyễn Đình Thông, Vũ Đình Hoàn, Trần Công Khanh, Lâm Văn Hà. Ảnh hưởng của phân khoáng sử dụng qua nước tưới đến năng suất và chất lượng điều tại vùng Đông Nam bộ

10. Nguyễn Duy Phương, Trần Đức Toàn, Nguyễn Thị Ngọc Mai, Nguyễn Văn Trường, Lương Thị Loan, Alexey Scherbakove. Vai trò của phân kali đến năng suất và chất lượng vải thiều huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

3

7

13

18

23

26

31

36

40

45

Page 2: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

2

TẠP CHÍKHOA HỌC CÔNG NGHỆNÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

NĂM THỨ MƯỜI HAI

SỐ 5 NĂM 2017

TỔNG BIÊN TẬPEditor in chief

GS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤT

PHÓ TỔNG BIÊN TẬPDeputy Editor

GS.TS. BÙI CHÍ BỬUTS. TRẦN DANH SỬU

TS. NGUYỄN THẾ YÊN

THƯỜNG TRỰCThS. PHẠM THỊ XUÂN - THƯ KÝ

TÒA SOẠN - TRỊ SỰBan Thông tin

Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội

Điện thoại: (024) 36490503; (024) 36490504; 0949940399

Fax: (024) 38613937;Website: http//www.vaas.org.vn

Email: [email protected];[email protected]

ISSN: 1859 - 1558Giấy phép xuất bản số:

1250/GP - BTTTTBộ Thông tin và Truyền thôngcấp ngày 08 tháng 8 năm 2011

11. Trình Công Tư, Trần Văn Toản. Nghiên cứu xác định mật độ và phân bón thích hợp cho giống ngô lai chuyển gen NK67Bt/GT trên đất nâu đỏ bazan thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

12. Lê Thị Nghiêm, Nguyễn Phước Trung, Nguyễn Phương, Dương Thị Hoàng Vân, Phan Công Nhân, Võ Tú Hòa. Ảnh hưởng của giống, khoảng cách trồng đến năng suất ngô sinh khối trên vùng đất nhiễm phèn tại Thành phố Hồ Chí Minh

13. Đồng Huy Giới, Dương Thị Mến. Nghiên cứu sử dụng chế phẩm Nano trong nuôi cấy mô cây hoa hồng cổ Sapa (Rosa gallica L.)

14. Lê Quý Kha, Nguyễn Tiến Dũng. Kết quả các mô hình ứng dụng chế phẩm phân bón nano và Bioplant Flora trong sản xuất lúa gạo sạch, an toàn tại Đồng bằng sông Cửu Long

15. Bùi Thị Thu Hương, Đồng Huy Giới, Phí Thị Cẩm Miện, Trần Hiền Linh, Trịnh Khắc Quang. Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến mô tế bào cây chuối Ngự in vitro

16. Nguyễn Đình Trung, Trần Trọng Phương. Ứng dụng phần mềm QH software tích hợp dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính trong công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

17. Cao Lệ Quyên, Phạm Thu Hằng, Phạm Xuân Hội. Xác định số lượng bản copy và thể đồng hợp tử ở cây lúa chuyển gen OsNAC1 bằng kỹ thuật PCR định lượng thời gian thực

18. Đỗ Trọng Thăng, Trần Minh Tiến, Phùng Thị Mỹ Hạnh. Sử dụng đồng vị bền 15N xác định hiệu lực phân bón đạm cho cải bắp (Brassica oleracea) trên đất xám và phù sa

19. Bùi Hải An, Lê Thị Mỹ Hảo, Nguyễn Dân Trí, Nguyễn Thị Thoa. Đánh giá chất lượng đất làm cơ sở định hướng sản xuất nông nghiệp tại huyện Ứng Hòa, Hà Nội

20. Vũ Thị Hồng Hạnh, Trần Minh Tiến, Vũ Mạnh Quyết. Mối quan hệ giữa tính chất đất và hình thái, chất lượng quả nhãn lồng Hưng Yên

21. Bùi Kim Đồng, Trịnh Văn Tuấn. Tác động của bảo hộ chỉ dẫn địa lý đến phát triển sản xuất hàng hóa của cam Cao Phong tỉnh Hòa Bình

49

53

59

65

72

77

83

88

93

98

103

Page 3: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

3

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

1 Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc

I. ĐẶT VẤN ĐỀViệt Nam là nước xuất khẩu chè lớn thứ 5 thế

giới (sau Kenya, Srilanka, Trung Quốc, Ấn Độ), sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là các dạng chè đen (OTC, Orthodox), chè xanh (chè xanh tự nhiên, chè hương nhài), chè Olong… Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, chè Việt Nam đang có giá xuất khẩu thấp nhất, chỉ bằng 60 - 70% giá chè thế giới, thị trường lại chưa ổn định(Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2017).Từ năm 2010 trở lại đây, diện tích và sản lượng chè trên cả nước liên tục tăng. Năm 2015, tổng diện tích trồng chè đạt 134,7 nghìn ha tăng 1,6% so với năm 2014. Tổng sản lượng đạt trên 1,0 triệu tấn chè búp tươi, tương ứng với năng suất bình quân đạt 8,6 tấn/ha. Kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 213,133 triệu USD với sản lượng ước đạt 124.799 tấn chè khô (Tổng cục Thống kê, 2015). Giá chè xuất khẩu năm 2015 đạt 1.710 - 1.720 USD/ tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2014 và thấp hơn so với giá bán chè bình quân của thế giới hiện nay đạt 2.200 USD/tấn (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2017). Nguyên nhân chính do chất lượng chè Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của thế giới. Bởi vậy trong những năm gần đây để nâng cao chất lượng chè của Việt Nam, ngành chè xác định nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh công tác chọn tạo giống chè và gắn các giống chè với từng loại hình sản phẩm.

Chọn tạo giống chè có nhiều phương pháp khác nhau như: Lai tạo, chọn lọc tập đoàn, nhập nội giống, xử lý đột biến..., trong đó chọn tạo giống bằng phương pháp lai tạo là phương pháp chọn giống chủ yếu và mang lại hiệu quả cao do có thể định hướng và xác định giống bố mẹ trong quá trình lai tạo. Dòng LCT1 được chọn tạo bằng phương pháp lai hữu tính từ năm 1988 đến nay.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu- Dòng chè LCT1: Được chọn tạo từ tổ hợp lai

năm 1988 giữa mẹ là giống Shan Cù Dề Phùng, bố là giống Trung du xanh. Năm 1989 gieo hạt lai trong vườn ươm; năm 1990 trồng cây lai ra vườn đánh giá tập đoàn (khoảng cách: 0,4m ˟ 1,4m, mật độ 1,8 vạn cây/ha); Kết quả đánh giá sơ bộ (1990 - 1996) chọn được 7 cá thể triển vọng; Đánh giá chính thức (1996 - 1998) chọn được dòng chè đặt tên LCT1. Năm 1998 tiến hành nhân vô tính thành dòng LCT1 để bố trí khảo nghiệm cơ bản. Năm 2002, tiến hành khảo nghiệm sản xuất tại xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ với diện tích 5.000m2. Năm 2002, bố trí khảo nghiệm tại các vùng sinh thái khác huyện Phù Ninh - Phú Thọ và huyện Đại Từ- Thái Nguyên. Năm 2013 - 2015, tiếp tục mở rộng khảo nghiệm tại huyện Tân Sơn - Phú Thọ và huyện Định Hóa - Thái Nguyên. Qua đánh giá, khảo nghiệm dòng chè LCT1 có khả năng sinh trưởng tốt, năng suất ở tuổi 17 đạt 19,96 tấn/ha, chất lượng chè xanh, chè đen tốt đặc biệt chất lượng chè xanh khá cao với điểm thử nếm đạt 17,5 điểm, bên cạnh đó dòng chè LCT1 có khả năng chống chịu điều kiện bất lợi (hạn, sâu bệnh) tốt.

- Giống Trung Du Xanh (TDX): Là giống chè Trung du bản địa, được thu thập vào vườn tập đoàn năm 1918, có năng suất trung bình, khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi tốt.

- Giống LDP1: Được tạo ra từ tổ hợp lai giữa cây mẹ Đại Bạch Trà (Trung Quốc) và cây bố PH1 (Ấn Độ), có năng suất cao. Được công nhận giống quốc gia năm 2007.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu- Thời gian nghiên cứu: 1998 - 2016.- Địa điểm nghiên cứu: Phú Thọ và Thái Nguyên.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO DÒNG CHÈ LCT1Nguyễn Văn Toàn1, Đặng Văn Thư1,

Phùng Lệ Quyên1, Đỗ Thị Việt Hà1, Lê Thị Xuyến1

TÓM TẮTBằng phương pháp lai hữu tính, năm1988 Viện nghiên cứu Chè đã tiến hành tổ hợp lai đơn giữa mẹ là giống chè

Shan Cù Dề Phùng, bố là giống Trung du xanh, qua quá trình chọn lọc cá thể và khảo nghiệm cơ bản đã chọn lọc được dòng LCT1có một số đặc điểm như sau: Thân có độ phân cành trung bình, góc độ phân cành rộng, khối lượng búp tôm 3 lá 1,08g; Cây sinh trưởng khỏe, năng suất cao ở mật độ 1,8 vạn cây/ha; Trồng chè cành tuổi 17 đạt 19,96 tấn/ha; Chất lượng chế biến chè xanh và chè đen tốt, đặc biệt là sản phẩm chè xanh đạt 17,5 điểm với hương thơm đặc trưng, vị đậm dịu, có hậu, hàm lượng axit amin đạt 2,6%, hàm lượng đường đạt 3% và có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.

Từ khóa: LCT1, lai hữu tính, chọn giống, chè xanh, chè đen

Page 4: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

4

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

2.3. Nội dung và phương pháp

2.3.1. Nội dung nghiên cứu- Đánh giá đặc điểm hình thái thực vật học của

các dòng/giống chè.- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của

các dòng/giống chè.- Đánh giá năng suất búp của các dòng/giống chè.- Đánh giá chất lượng của các dòng/giống chè.- Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh của các

dòng/giống chè.

2.3.2. Phương pháp nghiên cứuThí nghiệm gồm 3 công thức bố trí treo khối ngẫu

nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại, mỗi ô thí nghiệm gồm có 4 hàng mỗi hàng 20 cây, khoảng cách cây - cây: 0,4 m, hàng - hàng: 1,4 m, diện tích ô thí nghiệm: 45 m2.

- Phân bón:Giai đoạn kiến thiết cơ bản 1999 - 2002, phân

bón: Tuổi 1: 40 kg N+ 30 kg P2O5+ 30 kg K2O/ ha; tuổi 2: 60 kg N+ 30 kg P2O5+ 40 kg K2O/ ha, kết hợp 15- 20 tấn phân hữu cơ/ha; tuổi 3:80 kg N+ 40 kg P2O5+ 60 kg K2O/ ha), bón 2 lần/ năm vào các thời điểm tháng 2 và tháng 5.

Giai đoạn kinh doanh: 2002 - 2006 bón phân NPK: Bón 4 lần/năm vào các thời điểm tháng 2, 5, 7, 9 với lượng bón là (150 kg N + 80 kg P2O5 + 100 kg K2O)/ha. Từ năm 2006 đến 2016 mức bón phân theo năng suất chè với mức bón 35 N/ tấn sản phẩm. Phân hữu cơ 25 - 30 tấn/ha bón vào thời điểm sau đốn từ tháng 12 đến tháng 1.

- Kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch các dòng/giống chè theo quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc thu hoạch chè, quản lý cây chè tổng hợp, Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành năm 2006 (Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Tạo, 2006).

- Các chỉ tiêu theo dõi: Đặc điểm hình thái: Màu sắc lá, dài lá, rộng lá, diện tích lá, số đôi gân lá, mầu sắc búp, mức độ lông tuyết….vv. Về sinh trưởng: Cao cây, rộng tán. Về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất, các chỉ tiêu về chất lượng. Cảm quan chè xanh, chè đen, chỉ tiêu sinh hóa: tanin, CHT, axit amin, đường, Cathechin, các chỉ tiêu về sâu bệnh hại: rầy xanh, cánh tơ, bọ xít muỗi, nhện đỏ theo các phương pháp thông dụng nghiên cứu về chè (Vũ Thị Thư và ctv., 2001, Corporate Author, 1997, The Tea Research Institute of Sri Lanka, 2003).

- Các số liệu được xử lý bằng chương trình IRRISTAT 5.0 và Excel.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬNHình thái lá của các giống chè là một đặc điểm

để phân biệt giữa các giống, đánh giá một số chỉ tiêu định tính và định lượng giúp nhà chọn giống có thể phân biệt giữa các giống chè với nhau. Qua bảng số liệu thấy rằng về chiều dài lá TDX cao hơn so với LCT1, LDP1 ở mức sai khác có ý nghĩa lần lượt đạt 11,03 cm, 9,30 cm và 9,40 cm, chiều rộng lá TDX lớn hơn LCT1 và LDP1 đạt 5,20 cm; 4,12 cm và 4,80 cm. Hệ số chiều dài/chiều rộng là chỉ tiêu căn cứ xác định hình dạng lá, hệ số d/r< 2,5 (hình trứng), 2,5 -3 hình thuôn, > 3 thuôn mũi mác, như vậy dòng LCT1 và TDX và LDP1 đều có dạng lá hình trứng. Về diện tích lá dòng LCT1 có diện tích lá nhỏ nhất đạt 26,8cm2 và lớn nhất TDX đạt 40,6cm2. Số đôi gân lá trên dòng LCT1 đạt 8,8 đôi, TDX đạt 8,3 đôi, lá trưởng thành trên dòng LCT1, LDP1 đều có màu xanh đậm khác hẳn so với giống TDX có màu xanh sáng.

Qua quan sát cho thấy: - Màu sắc búp non: Dòng LCT1 có màu xanh

đậm khác biệt so với TDX đối chứng có màu xanh

và LDP1 có màu xanh vàng. Màu sắc búp non là chỉ tiêu phân biệt giữa các giống chè.

Tên dòng/giống

Dài(cm)

rộng(cm)

Hệ số dài/rộng

Diện tích(cm2) Số đôi gân Màu sắc

LCT1 9,30b 4,12c 2,3 26,8 (đôi) Xanh đậmTDX 11,03a 5,20a 2,1 40,6 8,3 Xanh sángLDP1 9,40b 4,80b 2,0 31,6 8,4 Xanh đậmLSD.05 0,84 0,35CV% 4,2 3,7

LCT1 TDX LDP1

LDP1 LCT1 TDXTDX LDP1 LCT1

Bảng 1. Đặc điểm hình thái lá các giống chè

Ghi chú: Bảng 1, 2: Trong cùng một cột, các giá trị mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa ở mức α = 0,05.

Page 5: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

5

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

- Mức độ lông tuyết: Mức độ lông tuyết trên tôm dày hay thưa cũng là chỉ tiêu phân loại giống ngoài ra chỉ tiêu này cũng ảnh hưởng đến ngoại hình sản phẩm (Corporate Author, 1997). Bên cạnh đó mức độ lông tuyết trên tôm là đặc điểm hình thái có mối quan hệ đến chất lượng chè, giống chè có lông tuyết nhiều có chất lượng tốt hơn so với giống chè có ít lông tuyết. Trên dòng LCT1 có lông tuyết nhiều và 2 giống đối chứng qua quan sát đều có mức độ lông tuyết ít.

Số liệu bảng 2 cho thấy: Chiều dài búp tôm 2, 3 lá

dòng LCT1 đạt cao nhất 5,32 cm - 10,74 cm và thấp nhất trên giống LDP1 đạt 3,54 - 6,54 cm.

Theo dõi đường kính gốc búp tôm 2 lá, 3 lá cho thấy: 2 dòng LCT1 và TDX có đường kính gốc búp tương đương nhau và nhỏ nhất trên giống LDP1 đạt 0,15 - 0,18 cm.

Khối lượng búp tôm 2 lá trên dòng LCT1 đạt 0,63 g cao hơn so với LDP1 (0,31 g) và thấp hơn TDX đạt 0,79 g. Khối lượng búp tôm 3 lá dòng LCT1 (1,08 g) tương đương với TDX (1,25 g) và cao hơn so với LDP1 chỉ đạt 0,73 g (Bảng 2).

Tên dòng/ giống

Màu sắc búp

Mức độ lông tuyết

Chiều dài búp (cm)

Đường kính gốc búp (cm)

Khối lượng búp (g/búp)

Tôm 2 lá Tôm 3 lá Tôm 2 lá Tôm 3 lá Tôm 2 lá Tôm 3 láLCT1 Xanh đậm Nhiều 5,32a 10,74a 0,20 0,23 0,63b 1,08aTDX Xanh Ít 4,42b 6,70b 0,19 0,24 0,79a 1,25aLDP1 Xanh vàng Ít 3,54c 6,54b 0,15 0,18 0,31c 0,73bLSD.05 0,35 0,77 0,11 0,19CV% 3,9 4,8 5,9 7,8

Bảng 2. Đặc điểm hình thái búp chè

Tên dòng/ giống

Cao cây(cm)

Rộng tán(cm)

Đườngkính thân

(mm)

Góc độphân cành

Độ cao phân cành

Tỷ lệ sống(%)

LCT1 76,8 84,3 2,61 46,7 4,6 95,7TDX 71,4 70,6 2,35 44,3 4,8 92,8LDP1 77,5 76,5 2,57 47,6 5,2 94,2LSD.05 9,5 8,1CV% 6,3 5,5

Bảng 3. Sinh trưởng của các dòng/ giống chè (tuổi 3)

Cao cây, rộng tán, đường kính thân là các chỉ tiêu phản ánh sức sinh trưởng của các giống chè, qua theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng ở tuổi 3 của các giống nghiên cứu chúng tôi thấy rằng chiều cao cây trên dòng LCT1 đạt 76,8 cm tương đương so với 2 giống đối chứng TDX và LDP1. Chiều rộng tán LCT1 lớn nhất đạt 84,3 cm, 2 giống đối chứng LDP1 và TDX ở mức tương đương nhau lần lượt đạt 76,5 cm và 70,6 cm. Đường kính thân trên dòng LCT1

đạt 2,61 cm và cao hơn TDX và LDP1 chỉ đạt 2,35- 2,57 cm. Góc độ phân cành là chỉ tiêu xác định mức độ phân cành của một giống chè rộng hay hẹp, qua bảng số liệu cho thấy dòng LCT1 và LDP1 có góc độ phân cành rộng hơn TDX đạt 44,30. Tỷ lệ sống trên dòng LCT1 đạt cao nhất (95,7%) và thấp nhất TDX chỉ đạt 92,8%. Độ cao phân cành cao nhất trên giống LDP1 là 5,2 cm, LCT1 và TDX tương đương nhau 4,6 - 4,8 cm.

Qua bảng số liệu (bảng 4) cho thấy dòng LCT1 có chiều rộng tán đạt 1,51 m tương đương với chiều rộng tán của LDP1 1,57 m, thấp nhất trên giống TDX chỉ đạt 1,25 m.

Về mật độ búp trên dòng LCT1 đạt 356,5 búp/m2/lứa thấp hơn so với LDP1 (400,3 búp/m2/lứa) và cao hơn TDX chỉ đạt 256,4 búp/m2/lứa).

Khối lượng búp cũng là chỉ tiêu có liên quan đến

năng suất của các giống chè, tuy nhiên khối lượng búp lớn không có lợi cho ngọai hình sản phẩm chè khi chế biến, khối lượng búp dòng LCT1 (0,83 g/búp) ở mức trung bình giữa 2 giống đối chứng cao hơn so với LDP1 (0,65 g/búp) và thấp hơn TDX(1,06 g/búp).

Năng suất thực thu của dòng LCT1 tuổi 17 đạt 19,96 tấn/ha ở mức tương đương so với LDP1 (20,32 tấn/ha) và cao hơn TDX chỉ đạt 14,62 tấn/ha.

Page 6: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

6

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

IV. KẾT LUẬN- Dòng chè LCT1 có độ phân cành trung bình

(4,6 cm), góc độ phân cành rộng 46,70. Lá trưởng thành có hình trứng (D/R= 2,26), diện tích lá trung bình 26,82 cm2, có từ 8- 9 đôi gân lá, lá có mầu xanh

đậm. Búp chè tôm 3 lá có mầu xanh đậm, mức độ lông tuyết nhiều, chiều dài búp tôm 3 lá 10,74 cm, đường kính gốc búp tôm 3 lá 0,23 cm, khối lượng búp tôm 3 lá 1,08 g.

Tên giốngThành phần sinh hóa Thử nếm cảm quan

(điểm)Tanin

(%)Đường khử

(%)Chất hoà tan (%)

Axit amin (%)

Catechin(mg/g CK) Chè xanh Chè đen

LCT1 31,8 2,7 43,0 2,60 151,8 17,5 16,8TDX 32,6 2,0 44,0 2,16 151,1 16,6 16,1LDP1 31,3 2,8 41,8 1,81 154,4 16,4 15,7

Tên dòng/ giống

Rầy xanh (con/ khay)

Bọ cánh tơ( con/búp)

Nhện đỏ(con/lá)

Bọ xít muỗi(% búp bị hại)

LCT1 3,85 1,76 1,58 10,87TDX 2,28 1,54 0,95 17,88LDP1 9,27 1,11 0,58 17,61LSD.05 0,48 0,2 0,35 0,49CV% 4,7 6,9 6,5 3,6

Bảng 4. Một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất dòng/ giống chè tuổi 17

Bảng 5. Kết quả nghiên cứu về chất lượng dòng/giống chè

Bảng 6. Tình hình sâu bệnh hại chính của các giống chè nghiên cứu

Tên giống Rộng tán(m)

Mật độ búp(Búp/m2)

Khối lượng búp (g)

Năng suất lý thuyết(tấn/ha)

Năng suất thực thu (tấn/ha)

NS% so đ/c

TDX LDP1LCT1 1,51 356,5 0,83 22,52 19,96 136,5 98,2TDX 1,25 256,4 1,06 17,12 14,62LDP1 1,57 410,3 0,65 21,10 20,32LSD.05 0,16 38,7 0,23 1,38CV% 6,5 6,2 4,7 5,4

Qua bảng 5 cho thấy hàm lượng Tanin trên dòng LCT1 31,8% cao hơn so với LDP1 và thấp hơn TDX; hàm lượng đường đạt 2,7% tương đương so với LDP1 và cao hơn TDX; axit amin cao hơn so với

2 giống đối chứng đạt 2,6%. Chất lượng chè xanh và chè đen cao hơn hẳn so với 2 giống đối chứng đạt 17,5 điểm đối với chè xanh và 16,8 điểm đối với chè đen.

Ghi chú: Phân tích tại Phòng Phân tích đất và Chất lượng nông sản, Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc.

Nghiên cứu tình hình sâu bệnh: Qua theo dõi trên 4 loại sâu hại chính rầy xanh, cánh tơ, nhện đỏ, bọ xít muỗi kết quả qua bảng 6 cho thấy: Đối với rầy xanh dòng LCT1 bị hại ở mức trung gian giữa 2 giống đối chứng TDX và LDP1 và năng nhất trên giống LDP1 9,27 con/ khay, cánh tơ, nhện đỏ trên dòng LCT1 bị hại năng hơn TDX và LDP1, tuy nhiên

vẫn dưới ngưỡng phòng trừ. Bọ xít muỗi TDX và LDP1 vị hại ở mức tương đương nhau và ít nhất trên dòng LCT1 10,87%. Như vây qua đánh giá mức độ nhiễm sâu hại, dòng LCT1 có khả năng chống chịu tốt với các loại sâu hại chính, bị hại ở mức độ nhẹ chưa phải phòng trừ.

Page 7: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

7

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

- Dòng LCT1 có khả năng sinh trưởng khỏe, năng suất cao ở tuổi 17 đạt 19,96 tấn/ha tương đương với năng suất của giống LDP1 và cao hơn TDX đối chứng 36,5%. Nguyên liệu búp chè LCT1 có khả năng chế biến chè xanh và chè đen chất lượng khá đặc biệt đối với chè xanh với điểm thử nếm chè xanh đạt 17,5 điểm, chè đen đạt 16,8 điểm.

- Dòng LCT1 có khả năng chống chịu sâu bệnh khá bị hại các loại sâu hại chính: Rầy xanh, cánh tơ, bọ xít muỗi ở mức độ nhẹ.

TÀI LIỆU THAM KHẢOBộ Nông nghiệp và PTNT, 2017. Tài liệu Hội nghị trực

tuyến tháng 3/2017 - năm cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2001. Quyết định số 18/2001-QĐ-BNN về việc “Ban hành tiêu chuẩn nganh”, truy cập ngày 19/2/2017. Địa chỉ https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Quyet-dinh-18-2001-QD-BNN-tieu-chuan-nganh-10TCN-446-2001-10-TCN-447-2001-8056.aspx.

Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Tạo, 2006. Quản lý cây chè tổng hợp. Lần xuất bản thứ 1. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Nguyễn Văn Tạo, 1998. Các phương pháp quan trắc thí nghiệm đồng ruộng chè, Tuyển tập các công trình nghiên cứu về Chè (1988 - 1997). NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tổng cục Thống kê, 2015. Niêm giám thống kê. Nhà xuất bản Thống kê. Truy cập ngày 19/2/2016. Địa chỉ http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=403&id-mid=&ItemID=14277.

Vũ Thị Thư, Đoàn Hùng Tiến, 2001. Các hợp chất hoá học có trong chè và một số phương pháp phân tích thông dụng trong sản xuất chè ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Corporate Author: International Plant Genetic Resources Institute (IPGRI), 1997. Descriptors for Tea (Camellia Sinensis). Rome, Italy.

The Tea Research Institute of Sri Lanka, 2003. Twentieth Century Tea Research in Sri Lanka, Ceylon Printers Ltd, Colombo, Sri Lanka.

Breeding and selection of new tea line LCT1 Nguyen Van Toan, Dang Van Thu,

Phung Le Quyen, Do Thi Viet Ha, Le Thi XuyenAbstractNew tea line LCT1 was selected from sexual cross of a combination of Shan tea variety Cu De Phung (♂) and green Trung du variety TDX (♀) by the Tea Research Institute from 1988 after series of individual selection process and basic testing with following characteristics: Average capacity of branching with a wide angle; strong development; high yield. Weight of a 3-leaves bud was around 1.08 g and the yield reached 19.96 tones/ha at the age of 17 years old. LCT1 had high quality for both black and green tea processing, especially, for green tea as its score reached 17.5 points with specific fragrance, pleasant and long lasting taste, amino acid content reached 2.6%, 3% sugar and high capacity of disease resistance.Key words: LCT1, sexual cross, crop selection, green tea, black tea

Ngày nhận bài: 18/5/2017Người phản biện: TS. Nguyễn Văn Tạo

Ngày phản biện: 23/5/2017Ngày duyệt đăng: 29/5/2017

1 Trung tâm Tài nguyên thực vật; 2 Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

KẾT QUẢ PHỤC TRÁNG GIỐNG LÚA KHẨU KÝ TẠI TÂN UYÊN, LAI CHÂU

Hà Minh Loan1, Trần Danh Sửu2, Trần Thị Thu Hoài1

TÓM TẮTGiống lúa Khẩu Ký là giống lúa nương, hiện được gieo trồng ở huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. Quá trình phục

tráng giống lúa Khẩu Ký được thực hiện từ năm 2011 đến năm 2013. Kết quả theo dõi và đánh giá trên đồng ruộng của 300 dòng Khẩu Ký đã chọn được 165 dòng (có thời gian trỗ và chín cùng ngày) dùng cho việc đánh giá các tính trạng chính trong phòng. Từ 165 dòng (G0) sau khi đánh giá các tính trạng trong phòng đã chọn được 53 dòng có cùng TGST 142 ngày, cùng thời gian trỗ, có sự đồng đều về các yếu tố cấu thành năng suất. Từ 53 dòng (G1) tiếp tục

Page 8: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

8

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀỞ Việt Nam, từ lâu gạo nương vẫn được xem là

gạo đặc sản truyền thống, nhiều phong tục văn hóa lâu đời của người dân vùng núi gắn liền với việc canh tác và sử dụng lúa nương (Nguyễn Thị Quỳnh, 2004). Lúa nương được trồng ở vụ mùa, trong điều kiện nước trời nên năng suất thường thấp nhưng chất lượng cao, cơm ngon, dẻo và thơm. Gạo lúa nương có chất lượng cao được ưa chuộng và thường có giá gấp 2 - 3 lần gạo thường. Việc khai thác phát triển các giống lúa nương chất lượng cao nhằm mở rộng vùng sản xuất lúa đang là vấn đề được quan tâm (Trần Danh Sửu, 2015).

Trong số các giống lúa nương ở vùng núi phía Bắc thì giống lúa Khẩu Ký có chất lượng tốt, được người dân ưa chuộng. Giống lúa Khẩu Ký hiện được gieo trồng ở huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. Theo người dân kể lại, giống lúa này đầu tiên được người dân có tên là Ký gieo trồng nên được đặt tên là “Khẩu Ký”. Đây là giống lúa tẻ, cơm ngon. Giống lúa Khẩu Ký có đặc điểm: Khóm to, cây cứng, bản lá rộng, dài ngày. Bông to, dài, số hạt/bông từ 180 - 250 hạt. Hạt gạo dài, gạo trong. Giống lúa này có khả năng chống chịu được các loại sâu bệnh như đạo ôn, bạc lá… Thời vụ gieo cấy vào cuối tháng 5 đầu tháng 6. Tuy nhiên, hiện nay giống lúa Khẩu Ký lẫn tạp nhiều nên năng suất và chất lượng đều giảm. Việc chọn lọc, phục tráng giống lúa Khẩu Ký nhằm nâng cao năng suất, chất lượng gạo phục vụ nhu cầu sản xuất gạo chất lượng cao là rất cần thiết.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứuGiống lúa Khẩu Ký đang được trồng trong sản

xuất tại huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Xây dựng phiếu điều tra và bảng mô tả giốngPhiếu điều tra và Bảng mô tả giống được xây

dựng trên cơ sở các tài liệu sau: Tiêu chuẩn ngành về Lúa thuần - Qui trình kỹ thuật sản xuất hạt giống (10TCN 395: 2006); Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống lúa (QCVN 01-65: 2011/BNNPTNT); Hệ thống đánh giá tiêu chuẩn cây lúa của IRRI (IRRI, 1996); Kết quả điều tra, mô tả, đánh giá các đặc điểm của giống.

2.2.2. Phương pháp điều tra- Lựa chọn 30 hộ gia đình của xã Nậm Sỏ, huyện

Tân Uyên, tỉnh Lai Châu để phỏng vấn về các đặc điểm của giống lúa Khẩu Ký.

- Cán bộ điều tra tiến hành phỏng vấn người dân và cùng mô tả, đánh giá các đặc điểm giống lúa theo phiếu điều tra.

2.2.3. Phương pháp phục tráng giốngPhục tráng giống được tiến hành theo Tiêu chuẩn

ngành về Lúa thuần - Qui trình kỹ thuật sản xuất hạt giống (10TCN 395: 2006)

2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Xã Trung Đồng, xã

Nậm Sỏ và thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.

- Thời gian nghiên cứu: Vụ Mùa các năm 2011 - 2013.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều tra, đánh giá bổ sung đặc điểm giống lúa Khẩu Ký

Đã tiến hành điều tra tại 30 hộ gia đình tại xã Nậm Sỏ, Tân Uyên, Lai Châu. Trong số 30 người đại diện hộ được phỏng vấn có 15 người là nam giới và 15 người nữ giới; độ tuổi từ 30 đến 62.

Kết quả điều tra, đánh giá các tính trạng hình thái của giống Khẩu Ký cho thấy trong số 30 tính trạng thì có 13 tính trạng được cả 30 hộ nông dân đánh giá giống nhau (đạt 100%). Các tính trạng còn lại (17 tính trạng) được xác định dựa trên mức biểu hiện nhiều nhất (tỷ lệ cao nhất) và tỷ lệ này dao động từ 66,7% - 83,3% số người được hỏi (Bảng 1).

Biểu hiện của 30 tính trạng ở giống Khẩu Ký như sau:

- 13 tính trạng được đánh giá giống nhau (100% số người trả lời giống nhau) gồm: Màu bẹ lá (xanh), gối lá (có), thìa lìa (có), hình dạng thìa lìa (xẻ), màu sắc thìa lìa (xanh), chiều dài phiến lá (dài), màu vòi nhụy (trắng), màu mỏ hạt (vàng), râu trên bông (không có râu), mức độ gié thứ cấp (ít), thoát cổ bông (trỗ thoát) và thời gian sinh trưởng (dài ngày).

- 17 tính trạng đánh giá khác nhau gồm: Mức độ xanh của lá (xanh nhạt), lông phiến lá (trung bình), tai lá (có), độ dày lá (trung bình), góc thân (nửa

đánh giá và chọn được 10 dòng để so sánh và nhân dòng. Từ 10 dòng (G2), chọn lọc được 6 dòng đạt tiêu chuẩn để hỗn dòng và 310 kg giống lúa Khẩu Ký được xác nhận đạt tiêu chuẩn hạt giống siêu nguyên chủng.

Từ khóa: Lúa nương, giống lúa Khẩu Ký, phục tráng, hạt giống được xác nhận

Page 9: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

9

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Hình 1. Sơ đồ phục tráng giống lúa Khẩu Ký

3

Vụ thứ 1 (G

Vụ �ứ 2 (G

Chọn 53 dòng

Vụ thứ 3 (G

Chọn 10 dòng

)

)

1)

2

0Ruộng vật liệu ban đầu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

300

Hạt giống siêu nguyên chủng

(hỗn 6 dòng)

đứng), chiều rộng lá (trung bình), trạng thái phiến lá (nửa thẳng), thời gian từ gieo đến trỗ (khoảng 110 - 120 ngày), màu sắc vỏ trấu (vàng), chiều cao thân (trung bình), số bông/cây (trung bình), chiều dài trục chính của bông (trung bình), trạng thái trục chính của bông (đứng), phân bố râu trên bông (không có), trạng thái của bông (đứng và nửa đứng), phân gié thứ cấp (có), hương thơm (không thơm).

3.2. Kết quả phục tráng giống lúa Khẩu Ký

3.2.1. Đánh giá và chọn lọc vật liệu khởi đầu (G0) của giống lúa Khẩu Ký

Kết quả theo dõi và đánh giá trên đồng ruộng của 300 dòng được đánh dấu của giống lúa Khẩu Ký đã chọn được 165 dòng (có thời gian trỗ và chín cùng ngày) dùng cho việc đánh giá các tính trạng chính trong phòng. Tham số thống kê của một số tính trạng chính của 165 dòng Khẩu Ký được trình bày ở bảng 2.

- Các dòng Khẩu Ký được chọn, đều trỗ và chín cùng ngày, thời gian trỗ của các dòng là 112 và thời gian chín là 142 ngày.

- Chiều dài bông trung bình của 165 dòng là 23,7 cm, bông ngắn nhất là 21 cm và dài nhất là 26,3 cm. Độ lệch chuẩn của tính trạng này là 1cm và phạm vi để lựa chọn các dòng đạt yêu cầu về chiều dài bông từ 22,7 cm - 24,7 cm.

- Chiều cao thân trung bình là 110cm, dòng có chiều cao thân thấp nhất là 97 cm và dài nhất là

125 cm. Các dòng được lựa chọn có chiều cao thân từ 104,1 - 115,9 cm.

- Số bông/cây trung bình là 6,1 bông, thấp nhất là 3 bông và cao nhất là 11 bông. Các dòng có từ 5-7 bông/khóm được xem xét, lựa chọn.

- Khối lượng 1000 hạt thóc dao động từ 27,7 g đến 36,4 g và trung bình là 34,3 g. Phạm vi lựa chọn các dòng đối với tính trạng này từ 33,1 – 35,5 g.

- Năng suất cây trung bình là 15,9 g, thấp nhất là 8,6 g và cao nhất đạt 29,1 g. Các dòng có năng suất cây từ 12 g đến 19,7 g sẽ được chọn cho vụ sau.

Dựa trên số liệu đánh giá của 6 tính trạng nói trên đã chọn được 53 dòng trên tổng số 165 dòng đạt yêu cầu. Các dòng này được giữ lại phục vụ cho việc đánh giá và chọn lọc thế hệ G1.

3.2.2. Kết quả đánh giá và chọn lọc thế hệ G1 của giống lúa Khẩu Ký

Kết quả đánh giá và tham số thống kê của một số tính trạng chính của 53 dòng lúa Khẩu Ký được trình bày ở bảng 3. Việc đánh giá và chọn lọc được thực hiện như đối với các dòng G0. Các tính trạng được đánh giá bao gồm chiều cao thân, chiều dài bông, số bông/cây, khối lượng 1000 hạt và năng suất thực thu.

Trên cơ sở các số liệu theo dõi đánh giá các tính trạng chính của 53 dòng G1 đã chọn được 10 dòng của giống lúa Khẩu Ký để phục vụ cho đánh giá thế hệ G2.

Page 10: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

10

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Bảng 1. Các đặc điểm hình thái của giống Khẩu KýTT Tính trạng Biểu hiện Tỷ lệ (%) Thang điểm đánh giá1 Màu bẹ lá (lá dưới cùng) Xanh -1 100 Xanh -1; Tím nhạt - 2; Sọc tím - 3; Tím -4

2 Mức độ xanh của lá Xanh nhạt -1 70 Xanh nhạt -1; xanh - 2; xanh đậm -3; tím đỉnh lá -4; tím mép lá-5; có đốm tím -6; tím -7.

3 Lông phiến lá Trung bình -5 66,7 Không có hoặc rất ít -1; ít -3; Trung bình -5; Nhiều- 7; Rất nhiều-9

4 Tai lá (lông) Có -9 83,3 Không có -1; có -95 Gối lá (cổ lá) Có -9 100 Không có -1; có -96 Thìa lìa Có -9 100 Không có-1; Có -97 Hình dạng của thìa lìa Xẻ- 3 100 Tù (chóp cụt)- 1; Nhọn – 2; Xẻ- 38 Mầu sắc của thìa lìa Xanh -1 100 Xanh -1; Tím nhạt -2; Có sọc tím- 3, Tím-49 Độ dầy lá Trung bình -5 73,3 Mỏng-3; Trung bình -5; Dầy- 7

10 Góc thân (thế cây) Đứng (<30 độ) -1 86,7 Đứng (<30 độ)- 1; Nửa đứng (45 độ) -3;

Mở (60 độ) -5; Xoè (>60 độ)- 7

11 Chiều dài phiến lá Dài: (35,1-45cm) -7 100 Ngắn: (< 25cm) – 3; Trung bình: (25,0-35cm)

-5; Dài: (35,1-45cm) -7

12 Chiều rộng phiến lá Trung bình: (1,5-2,5cm) -5 66,7 Hẹp: (<1cm) – 3; Trung bình: (1-2cm) -5;

Rộng: (> 2cm) - 7

13 Trạng thái phiến lá đòng Nửa thẳng -3 83,3 Thẳng -1; Nửa thẳng -3; Ngang -5; Gục xuống -7

14 Thời gian trỗ (ngày) 110-120 50 (số ngày từ gieo đến 50% số cây có bông trỗ)

15 Màu sắc vòi nhụy Trắng -1 100 Trắng -1; Xanh nhạt -2; Vàng-3; Tím nhạt- 4; Tím- 5

16 Màu sắc vỏ trấu Vàng -1 73,3 Vàng -1; Vàng cam- 2; Vàng đốm -3; Nâu đỏ-4; Nâu -5; Tím đậm-6

17 Màu sắc mỏ hạt Vàng -1 100 Vàng -1; Đỏ-2; Tím- 3; Nâu- 4

18 Chiều cao thân (cm) (không tính bông)

Cao (110-120cm)-7 80

Rất thấp (<80cm) -1; Thấp (80-89cm)-3; Trung bình (90- 109cm)-5; Cao (110-120cm)-7; Rất cao (>120cm)-9

19 Số bông trên cây Trung bình-5 86,7 Ít -3; Trung bình-5; Nhiều-7

20 Chiều dài trục chính của bông (cm)

Ngắn (20-25cm)-3 73,3

Rất ngắn (<20cm)-1; Ngắn (20-25cm)-3; Trung bình (26-30 cm)-5, Dài (31-35cm)-7; Rất dài (>35cm)-9

21 Trạng thái trục chính của bông Đứng-1 66,7 Đứng-1; Ngang-3; Võng-5; Gục xuống-7

22 Râu trên bông Không có- 1 100 Không có- 1; Có-9

23 Sự phân bố của râu trên bông Không có - Có ít ở đỉnh bông- 1; Có tới giữa bông -2;

Có ở toàn bộ bông-3

24 Trạng thái của bông Đứng-nửa đứng-3 66,7 Đứng-1; Đứng-nửa đứng-3; Nửa đứng-5;

Nửa đứng-xoè-7; Xoè-925 Gié thứ cấp của bông Có-9 83,3 Không có- 1; Có-9

26 Mức độ gié thứ cấp của bông Ít - 1 100 Ít - 1; Nhiều -2; Rất nhiều-3

27 Thoát cổ bông Thoát-5 100 Thoát một phần-3; Thoát-5; Thoát hoàn toàn-7

28 Thời gian chín (số ngày từ gieo đến 85% số hạt chín)

Muộn (140-150 ngày) - 7 100

Rất sớm (<100 ngày) - 1; Sớm (100 -115 ngày) – 3;Trung bình (116-130ngày) -5; Muộn (>130 ngày) - 7

29 Màu sắc hạt gạo lật Trắng-1 100Trắng-1; Nâu nhạt-2; Có đốm nâu-3; Nâu xẫm-4; Hơi đỏ-5; Đỏ-6; Có đốm tím-7; Tím -8; Tím xẫm-9

30 Hương thơm Không thơm-0 73,3 Không thơm-0; Thơm ít- 1; Thơm -2

Page 11: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

11

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Bảng 2. Tham số thống kê một số tính trạng chính của 165 dòng G0 giống lúa Khẩu Ký vụ Mùa năm 2011

Tham sốTính trạng Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch

chuẩn Phạm vi chọn

Thời gian trỗ (ngày) 112 112 112 0 112 112Thời gian chín (ngày) 142 142 142 0 142 142Chiều dài bông (cm) 21,0 26,3 23,7 1,0 22,7 24,7Chiều cao thân (cm) 97,0 125,0 110,0 5,9 104,1 115,9Số bông/cây 3,0 11,0 6,1 1,4 4,7 7,5KL1000 hạt (gam) 27,7 36,4 34,3 1,2 33,1 35,5Năng suất (gam/cây) 8,6 29,1 15,9 3,9 12,0 19,7

3.2.3. Đánh giá và chọn lọc thế hệ G2 của giống lúa Khẩu Ký

Lượng hạt giống của mỗi dòng thu được ở vụ trước (2012) được chia làm hai phần: Phần nhỏ (khoảng 1/3 - 1/4) để dự phòng, phần còn lại được gieo cấy trên ruộng so sánh và ruộng nhân dòng ở vụ Mùa năm 2013.

Kết quả đánh giá và tham số thống kê của một số tính trạng chính của 10 dòng G2 lúa Khẩu Ký được trình bày ở bảng 4. Thời gian sinh trưởng của 10 dòng G2 của giống lúa Khẩu Ký là 143 ngày.

Chiều cao thân trung bình của là 120,4 cm, dòng có chiều cao thân thấp nhất là 117cm và cao nhất là 127 cm. Trong số 10 dòng thì dòng có chiều cao thân lớn nhất (dòng LC52) và dòng có chiều cao thấp nhất (dòng LC124) không đáp ứng yêu cầu và được loại bỏ.

Chiều dài bông dao động từ 23,5 - 27,5 cm và trung bình là 25,5 cm. Dòng LC52 có chiều dài bông dài nhất (27,5 cm) và dòng LC53 có chiều dài bông ngắn nhất (23,5 cm) cũng loại bỏ.

Khối lượng 1000 hạt thóc dao động từ 32,1-33,9 g và trung bình là 33 g. Năng suất thực thu trung bình

đạt 0,49 kg/m2, cao nhất 0,557 kg/m2 (55,7 tạ/ha).Trong quá trình đánh giá trên đồng ruộng, dòng

mang mã số LC135 đã bị loại bỏ do sự đồng đều không cao. Kết hợp giữa đánh giá trong phòng và đánh giá trên đồng ruộng đã chọn được 6 trong số 10 dòng. Hạt giống ở ruộng nhân dòng và ruộng thí nghiệm của 6 dòng đạt yêu cầu (ký hiệu LC12, LC68, LC98, LC139, LC167 và LC191) được hỗn thành hạt giống siêu nguyên chủng. Kết quả, đã tạo ra được 310 kg siêu nguyên chủng của giống lúa Khẩu Ký.

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luậnÁp dụng Tiêu chuẩn ngành 10TCN 395: 2006

(Lúa thuần - Quy trình kỹ thuật sản xuất hạt giống) đã phục tráng thành công giống lúa Khẩu Ký với sự đồng đều cao và sản xuất được 310 kg hạt giống siêu nguyên chủng.

4.2. Đề nghịTiếp tục nhân giống nguyên chủng, xác nhận của

giống lúa Khẩu Ký đáp ứng yêu cầu sản xuất lúa chất lượng cao tại Lai Châu.

Bảng 3. Tham số thống kê một số tính trạng chính của 53 dòng G1 giống lúa Khẩu Ký vụ Mùa năm 2012

Tham sốTính trạng Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch

chuẩn Phạm vi chọn

Thời gian trỗ (ngày) 112 112 112 0 112 112Thời gian chín (ngày) 140 140 140 0 140 140Chiều cao thân (cm) 109 121,2 116,6 2,76 113,81 119,34Chiều dài bông (cm) 24,2 27,3 25,8 0,95 24,88 26,78Số bông/cây 4,8 9,2 7,3 1,20 6,10 8,50Khối lượng 1000 hạt (gam) 28,20 36,40 31,7 2,52 29,22 34,26Năng suất (kg/m2) 0,24 0,48 0,34 0,06 0,28 0,40

Page 12: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

12

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

LỜI CẢM ƠNNhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Bộ Khoa

học và Công nghệ đã cấp kinh phí để thực hiện nghiên cứu này trong khuôn khổ nhiệm vụ “Khai thác và phát triển các nguồn gen lúa đặc sản Tan nương, Khẩu mang, Khẩu Ký, Khẩu nẩm pua phục vụ các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006. Lúa thuần-Qui trình kỹ thuật sản xuất hạt giống (Tiêu chuẩn ngành 10TCN 395-2006).

Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011. Quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống lúa (QCVN 01-65: 2011/BNNPTNT).

Nguyễn Thị Quỳnh, 2004. Đánh giá đa dạng di truyền tài nguyên giống lúa địa phương miền Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.

Trần Danh Sửu, 2015. Khai thác và phát triển nguồn gen giống lúa đặc sản Tan nương, Khẩu mang, Khẩu ký, Khảu nẩm pua phục vụ các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu KHCN 2012- 2015.

International Rice Research Institute, 1996. Standard Evaluation System for Rice, Manila, Philippines.

Bảng 4. Một số tính trạng chính của 10 dòng G2 giống lúa Khẩu Ký năm 2013

TT Mã số dòng

Thời gian chín

(ngày)

Chiều cao thân

(cm)

Chiều dài bông

(cm)

Số bông /cây

KL 1000 hạt

(gam)

Năng suất (kg/m2)

Màu sắc gạo lật

Hương thơm

Đạt/không

đạt1 LC12 143 123,2 24,3 7,3 33,9 0,468 trắng không Đạt2 LC52 143 127,0 27,5 5,9 32,9 0,451 trắng không K.đạt3 LC53 143 118,4 23,5 6,6 32,9 0,538 trắng không K.đạt4 LC68 143 117,4 26,0 6,4 32,1 0,439 trắng không Đạt5 LC98 143 121,0 26,3 6,0 33,4 0,468 trắng không Đạt6 LC124 143 117,0 25,9 7,6 32,8 0,526 trắng không K.đạt7 LC135 143 120,2 25,3 6,1 33,4 0,504 trắng không K.đạt8 LC139 143 119,0 24,9 6,2 33,2 0,503 trắng không Đạt9 LC167 143 118,8 26,1 7,2 32,3 0,557 trắng không Đạt

10 LC191 143 120,4 25,5 6,8 33,2 0,447 trắng không Đạt Cao nhất 127,0 27,5 7,6 33,9 0,557 Thấp nhất 117,0 23,5 5,9 32,1 0,439Trung bình 120,2 25,5 6,6 33,0 0,490

Độ lệch chuẩn 3,0 1,1 0,6 0,5 0,041

Purification of Khau Ky rice variety in Tan Uyen district, Lai Chau provinceHa Minh Loan, Tran Danh Suu, Tran Thi Thu Hoai

AbstractKhau Ky is upland rice variety and grown in Tan Uyen district, Lai Chau province. The purification process was carried out from 2011 to 2013. 165 Khau ky rice lines (G0) with the same maturity date were selected based on evaluation and observation on field for seed characterization in the laboratory. 53 of 165 lines were chosen after seed characterizing for next growing season evaluation. 10 lines were selected after characterization and evaluation of 53 Khau ky rice lines (G1) for the following growing season. These 10 lines (G2) were grown and characterized for uniformity and 6 of them were selected. The seeds of these 6 lines were cleaned and mixed and as a result, 310 kg of seeds was obtained and certified by the National Center for variety, crop proproduct quarantine and testing.Key words: Upland rice, Khau Ky rice variety, purification, certified seeds

Ngày nhận bài: 19/5/2017Người phản biện: TS. Phạm Xuân Liêm

Ngày phản biện: 23/5/2017Ngày duyệt đăng: 29/5/2017

Page 13: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

13

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong mười năm trở lại đây sản xuất lạc của Việt

Nam đã đạt thành tựu đáng kể, với tổng diện tích sản xuất lạc dao động từ 210.000 đến 270.000 ha, năng suất ngày càng tăng đạt từ 17,7 đến 21,3 tạ/ha (Faostat, 2014). Tuy nhiên, những năm gần đây diện tích trồng lạc của Việt Nam đang có xu hướng giảm. Yêu cầu cấp thiết để nâng cao diện tích và sản lượng lạc ở Việt Nam là phải có được những giống lạc vừa có năng suất cao trong vụ Xuân đồng thời duy trì được năng suất khá trong vụ Thu (Nguyễn Thanh Hải và Vũ Đình Chính, 2011). Tuy vậy các giống lạc thâm canh hiện nay chủ yếu cho năng suất cao trong vụ Xuân nhưng lại có năng suất rất thấp ở vụ Thu. Nhiệt độ cao (30 - 35oC) trong đầu thời kỳ sinh trưởng của lạc vụ Thu rút ngắn TGST sinh dưỡng, dẫn đến lượng chất khô tích lũy ít, lạc ra hoa sớm, số quả ít hơn so với vụ Xuân. Bên cạnh đó thời kỳ ra hoa, phát triển quả thường bị khô hạn dẫn đến giảm khối lượng của quả và hạt, giảm tỉ lệ quả chắc. Chính vì vậy, việc đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển nhằm đề xuất các dòng, giống lạc có chỉ tiêu nông sinh học và năng suất cao ở vụ Xuân và vụ Thu là rất cần thiết góp phần tăng năng suất và phát triển sản xuất lạc ở Việt Nam.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứuVật liệu thí nghiệm gồm 9 dòng lạc triển vọng

được chọn ra từ tập đoàn lạc do Bộ môn Cây công nghiệp và cây thuốc (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) nhập nội từ Trung Quốc năm 2010, được ký hiệu từ D01 đến D09. Giống đối chứng được sử dụng là L14 là giống được công nhận giống quốc gia năm 2002.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứuNghiên cứu được tiến hành trong điều kiện vụ

Xuân và vụ Thu 2016 tại khu thí nghiệm cây trồngcạn, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Bố trí thí nghiệmThí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu

nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 3 lần nhắc lại.

2.3.2. Chỉ tiêu theo dõi- Các chỉ tiêu về tỷ lệ mọc mầm (%) và TGST

(ngày): Thời gian từ gieo tới ra hoa, thời gian từ gieo tới quả chắc và tổng thời gian sinh trưởng.

- Các chỉ tiêu hình thái: Chiều cao thân chính (cm), chiều dài cành cấp 1 đầu tiên (cm), số cành cấp 1 (cành/cây), tổng số hoa (hoa/cây).

- Các chỉ tiêu sinh lý: Chỉ số diện tích lá, chỉ số diệp lục; tổng khối lượng chất khô tích lũy.

- Các yếu tố cấu thành năng suất: Tổng số quả chắc (quả/cây), khối lượng 100 quả và 100 hạt (g), tỷ lệ hạt/quả (%), năng suất cá thể (g/cây) và năng suất thực thu (tạ/ha).

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệuSố liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê

Cropstat 7.2 và Sigmaplot 12.5.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thời gian sinh trưởng và tỉ lệ mọc mầm của các dòng lạc thí nghiệm

Kết quả thí nghiệm bảng 1 cho thấy, các dòng lạc nghiên cứu đều có tỉ lệ nảy mầm biến động từ 82,1- 96,1% (vụ Xuân) và 87,3 - 91,7% (vụ Thu). Các dòng lạc thí nghiệm có thời gian từ gieo tới hình thành

1 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam2 Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ DÒNG LẠC TRIỂN VỌNG NHẬP NỘI TỪ TRUNG QUỐC TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI

Bùi Thế Khuynh1, Đinh Thái Hoàng1, Nguyễn Thị Thanh Hải1, Phạm Thị Xuân2

TÓM TẮTThí nghiệm được tiến hành vụ Xuân và vụ Thu năm 2016 trên đất Gia Lâm, Hà Nội nhằm đánh giá khả năng

sinh trưởng và năng suất của 09 dòng lạc nhập nội từ Trung Quốc. Kết quả thí nghiệm cho thấy các dòng, giống có thời gian sinh trưởng (TGST) từ 124 đến 133 ngày (vụ Xuân) và từ 106 - 110 ngày (vụ Thu). Các dòng lạc tham gia thí nghiệm có tỷ lệ nảy mầm cao, sinh trưởng, phát triển tốt trong hai thời vụ trồng. Năng suất thực thu biến động từ 22,30 đến 34,40 tạ/ha trong vụ Xuân và từ 14,30 đến 22,60 tạ/ha trong vụ Thu. Cả trong vụ Xuân và vụ Thu, năng suất của 3 dòng D03, D06 và D08 đều cao hơn so với đối chứng.

Từ khóa: Lạc, năng suất, vụ Xuân, vụ Thu

Page 14: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

14

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

quả chắc biến động từ 107 - 112 ngày trong vụ Xuân và 85 - 90 ngày trong vụ Thu, giống đối chứng thời gian từ gieo tới hình thành quả chắc lần lượt là 108 và 85 ngày. Tổng TGST của các dòng lạc thí nghiệm

biến động từ 124 đến 133 ngày (vụ Xuân) và từ 106 - 110 ngày (vụ Thu) trong khi giống đối chứng thời gian sinh trưởng tương ứng là 125 và 107 ngày.

3.2. Các chỉ tiêu hình thái của các dòng lạc thí nghiệm Kết quả ở bảng 2 cho thấy chiều cao thân chính,

chiều dài cành cấp 1 và tổng số hoa trên cây của tất cả dòng, giống trong vụ Xuân đều cao hơn so với vụ Thu. Trong vụ Xuân, hầu hết các dòng đều có chiều cao thân chính bằng và cao hơn so với đối chứng, trừ

dòng D02, D03 và D06. Các dòng D03, D05, D07, D08 và D09 có chiều cao thân chính lớn hơn so với đối chứng. Tổng số hoa trên cây dao động từ 82,4 (dòng D01) đến 103,23 hoa (dòng D03) trong vụ Xuân và từ 54,50 (dòng D07) đến 80,60 hoa (dòng D03) trong vụ Thu.

Bảng 1. Thời gian sinh trưởng và tỷ lệ mọc mầm của các dòng lạc thí nghiệm

Ghi chú: TL mọc: Tỷ lệ mọc mầm; G-RH: Thời gian từ gieo đến ra hoa; G-QC: Thời gian từ gieo đến quả chắc; TGST: Tổng thời gian sinh trưởng.

Dòng/giốngVụ Xuân Vụ Thu

TL mọc G-RH G-QC TGST TL mọc G-RH G-QC TGST(%) (ngày) (ngày) (ngày) (%) (ngày) (ngày) (ngày)

D01 94,3 43 107 124 89,7 27 88 106

D02 82,1 45 109 124 89,0 28 90 107D03 89,2 40 111 133 87,3 28 90 108D04 90,1 44 107 128 87,7 27 87 108D05 88,4 45 108 128 88,7 28 89 109D06 87,4 45 110 130 88,0 26 88 106D07 88.4 46 112 130 88,7 29 89 110D08 96,1 44 107 130 88,3 28 87 108D09 94,7 44 107 125 88,7 28 85 107

L14 (ĐC) 94,3 43 108 125 91,7 28 85 107

Bảng 2. Các chỉ tiêu hình thái cây của các dòng lạc thí nghiệm

Ghi chú: CCTC- Chiều cao thân chính (cm); CDC1- Chiều dài cành cấp 1 đầu tiên (cm); ∑ hoa- tổng số hoa/cây.

Dòng/giốngVụ Xuân Vụ Thu

CCTC CDC1 ∑ hoa CCTC CDC1 ∑ hoa D01 33,96 36,30 82,40 27,39 31,56 56,86D02 29,92 32,48 93,60 24,61 27,70 57,87D03 39,22 40,01 103,23 34,02 36,62 80,60D04 33,92 38,94 83,53 31,18 32,92 57,50D05 37,87 37,12 81,80 34,31 32,48 54,86D06 32,76 33,50 96,43 30,50 28,46 69,53D07 38,65 38,36 85,22 34,08 34,71 54,50D08 39,00 40,02 93,76 35,89 35,65 70,17D09 36,92 38,63 91,10 32,13 33,66 64,73L14 (ĐC) 35,22 37,68 92,37 29,00 31,37 68,47LSD.05 2,33 2,76 6,50 2,13 3,74 5,56CV% 3,9 4,4 4,2 3,1 6,9 5,1

Page 15: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

15

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

3.3. Chỉ số diện tích lá và chỉ số diệp lục của các dòng, giống trong thí nghiệm

Chỉ số diện tích lá của các dòng lạc thí nghiệm tăng dần từ thời kỳ bắt đầu ra hoa và đạt cực đại vào thời kỳ quả chắc (Hình 1). Hầu hết các dòng lạc thí nghiệm có chỉ số diện tích lá cao hơn và tương đương đối chứng, đặc biệt các dòng D03, D04 và D06 có chỉ

số diện tích lá cao hơn có ý nghĩa so với giống đối chứng L14. Chỉ số diện tích lá của các dòng lạc thí nghiệm và giống đối chứng đều nằm trong ngưỡng tối ưu (Misa et al., 1994; Kiniry et al., 2005), đây là cơ sở để xác định các dòng, giống lạc này có tiềm năng năng suất cao.

Hình 1. Chỉ số diện tích lá (LAI) của các dòng, giống tại vụ Xuân (a) và vụ Thu (b)

Bảng 3. Chỉ số SPAD của các dòng, giống lạc thí nghiệm

Dòng/giốngVụ Xuân Vụ Thu

Bắt đầu ra hoa

Sau ra hoa 3 tuần Quả chắc Bắt đầu

ra hoaSau ra hoa

3 tuần Quả chắc

D01 41,83 45,75 39,29 34,85 35,21 36,73D02 41,49 44,47 37,02 35,43 36,20 35,70D03 42,32 46,68 39,27 39,53 39,30 40,39D04 41,33 45,28 38,28 36,89 36,37 39,27D05 42,13 47,15 37,70 36,91 38,40 38,77D06 42,33 45,45 40,77 37,00 39,93 39,82D07 41,42 44,79 38,89 35,38 37,26 39,67D08 43,21 44,14 39,17 40,94 43,22 40,27D09 41,94 45,53 40,15 37,75 40,09 40,19

L14 (ĐC) 40,77 43,01 38,47 37,47 37,71 38,34LSD.05 1,90 1,90 2,41 2,00 2,16 2,93CV% 2,6 2,6 3,1 3,1 3,3 4,3

(a)

Dòng/giống

D01 D02 D03 D04 D05 D06 D07 D08 D09 L14 (Ðc)

LAI (

m2 /m

2 )

0

1

2

3

4

5

6

Bắt đầu ra hoaSau ra hoa 3 tuầnQuả chắc

Bắt đầu ra hoaSau ra hoa 3 tuầnQuả chắc

(b)

Dòng/giống

D01 D02 D03 D04 D05 D06 D07 D08 D09L14 (ÐC)0

1

2

3

4

5

6

Chỉ số diệp lục của các dòng lạc thí nghiệm tăng dần từ thời kỳ bắt đầu ra hoa đến sau ra hoa 3 tuần rồi giảm dần tới khi quả vào chắc (bảng 3). Vào thời kỳ sau ra hoa 3 tuần, chỉ số diệp lục của các dòng lạc biến động từ 43,01 - 47,15 (vụ Xuân) và từ 35,21 - 43,22 (vụ Thu). Các dòng D03, D08 và D09 là những dòng có chỉ số diệp lục cao. Trong

thời kỳ quả chắc, chỉ số diệp lục của các dòng lạc thí nghiệm đều giảm, các dòng D03, D08, D09 vẫn duy trì chỉ số diệp lục cao tương đương giống đối chứng. Singh et al., (2014) cho biết chỉ số diệp lục cao (>40) có thể là một chỉ tiêu hữu ích trong chương trình cải tiến năng suất các giống lạc.

Page 16: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

16

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

(a)

Dòng/giống

D01 D02 D03 D04 D05 D06 D07 D08 D09 L14 (ÐC)

Khố

i lượ

ng ch

ất k

hô (g

/cây

)

0

5

10

15

20

25

30

Bắt đầu ra hoaSau ra hoa 3 tuầnQuả chắc

Bắt đầu ra hoaSau ra hoa 3 tuầnQuả chắc

(b)

Dòng/giống

D01 D02 D03 D04 D05 D06 D07 D08 D09 L14 (ÐC)K

hoi l

uong

chat

kho

(g/c

ây)

0

5

10

15

20

25

30

3.4. Khả năng tích lũy chất khô của các dòng, giống lạc trong thí nghiệm

3.5. Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống lạc trong thí nghiệm

Năng suất lạc là chỉ tiêu được quy định bởi nhiều yếu tố cấu thành như tổng số quả/cây, tỷ lệ quả chắc, tỷ lệ nhân, khối lượng quả và hạt. Trong vụ Xuân,

tổng số quả chắc trên cây của các dòng giống biến động từ 8,52 (D1) đến 11,03 (D03) quả/cây. Số lượng quả chắc trong vụ Thu thấp hơn so với vụ Xuân, đạt thấp nhất tại D08 (5,52) và cao nhất tại D03 (7,66).

Hình 2. Khả năng tích lũy chất khô của các dòng, giống lạc trong vụ Xuân (a) và vụ Thu (b)

Bảng 4. Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống lạc trong thí nghiệm

Dòng/giốngVụ Xuân Vụ Thu

Số quả chắc/cây

P100 quả(g)

P100 hạt (g)

Số quả chắc/cây

P100 quả(g)

P100 hạt (g)

D01 8,47 132,25 51,80 6,64 99,71 47,18D02 10,09 131,23 55,21 6,21 107,14 43,32D03 11,03 187,79 67,29 7,66 150,33 60,34D04 8,58 166,11 60,09 6,13 115,62 47,53D05 10,47 156,94 55,26 7,03 113,00 46,44D06 10,82 165,90 63,52 6,68 115,53 44,45D07 8,66 160,95 62,73 5,59 126,00 47,90D08 9,72 175,58 65,57 5,52 124,39 59,00D09 9,43 178,40 59,63 5,91 124,05 52,36

L14 (ĐC) 10,23 172,05 61.74 6,35 135,55 54.85LSD.05 0,58 5,92 3,80 0,61 8,01 3,20CV% 3,5 2,1 3,7 5,6 3,8 3,7

Kết quả thí nghiệm cho thấy, khối lượng 100 hạt của các dòng, giống ở vụ Xuân đều lớn hơn so với ở vụ Thu. Trong vụ Xuân, khối lượng 100 hạt của các dòng đạt từ 51,80 (D07) đến 67,29 g (D03). Năng suất của cây được quy định chủ yếu bởi 3 yếu tố: số cây trên đơn vị diện tích, số quả chắc trên cây và khối lượng quả (Bùi Xuân Sửu, 2006). Muốn có năng

suất cao cần chọn tạo giống lạc có 3 yếu tố biến động sao cho ở mức tối thích. Kết quả theo dõi thể hiện ở hình 3 cho thấy, năng suất cá thể của các dòng, giống lạc có sự biến động lớn từ 8,41 đến 14,86g/cây trong vụ Xuân và từ 6,5 đến 10,36g/cây ở vụ Thu. Năng suất thực thu của các dòng giống biến động từ 22,30 đến 34,40 tạ/ha trong vụ Xuân và từ 14,30

Page 17: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

17

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Hình 3. Năng suất cá thể (a) và năng suất thực Thu (b) của các dòng, giống trong thí nghiệm

đến 22,60 tạ/ha trong vụ Thu. Cả trong vụ Xuân và vụ Thu, năng suất của 3 dòng D03, D06 và D08 đều cao hơn so với đối chứng L14. Dòng D03 là dòng có

năng suất thực thu cao nhất trong cả vụ Xuân (34,40 tạ/ha) và vụ Thu (22,60 tạ/ha).

IV. KẾT LUẬNCác dòng, giống lạc trong thí nghiệm có TGST

từ 124 đến 133 ngày (vụ Xuân) và từ 106 - 110 ngày (vụ Thu). Các dòng, giống đều có tỷ lệ nảy mầm cao, sinh trưởng, phát triển tốt trong hai thời vụ trồng. Năng suất thực thu của các dòng giống biến động từ 22,30 đến 34,40 tạ/ha trong vụ Xuân và từ 14,30 đến 22,60 tạ/ha trong vụ Thu. Cả trong vụ Xuân và vụ Thu, năng suất của 3 dòng D03, D06 và D08 đều cao hơn so với đối chứng L14. Các dòng còn lại đều có năng suất thực thu bằng hoặc thấp hơn so với đối chứng. D03 là dòng có năng suất thực thu cao nhất trong cả vụ Xuân (34,40 tạ/ha) và vụ Thu (22,60 tạ/ha).

TÀI LIỆU THAM KHẢO Bùi Xuân Sửu, 2006. Khảo sát một số dòng, giống lạc

trong điều kiện vụ Thu trên đất Gia Lâm -Hà Nội

và tìm hiểu mối quan hệ giữa năng suất quả và một số chỉ tiêu nông sinh học. Báo cáo khoa học hội thảo KHCN quản lý nông học vì sự phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam, tr 163-170.

Faostat, 2014. Food and agriculture data, accessed on May 4th 2017, available from http://www.fao.org/faostat/en/#home

Kiniry J.R, C.E. Simpson, A.M. Schubert, and J.D. Reed, 2005. Peanut leaf area index, light interception, radiation use efficiency, and harvest index at three sites in Texas. Field Crops Research 91: 297-306.

Misa A.L, A. Isoda, H. Nojima, Y. Takasaki, and T. Yoshimura, 1994. Plant type and dry matter production in peanut (Arachis hypogaea L.) cultivar. Janpanese Journal Crop Science 63: 289-297.

Singh A.L, R.N Nakar, K. Chakraborty, and K.A. Kalariya, 2014. Physiological efficiencies in mini-core peanut germplasm accessions during summer season. Photosythetica 52: 627-635.

Evaluation of some promising groundnut lines introduced from China in Gia Lam, Hanoi

Bui The Khuynh, Dinh Thai Hoang, Nguyen Thi Thanh Hai, Pham Thi Xuan

AbstractThe field experiment was conducted in spring and autumn season of 2016 in Gia Lam, Hanoi to evaluate growth and yield of 9 peanut lines introduced from China. The result revealed that the growth duration of all lines ranged from 124 to 133 days (in spring season) and from 106 - 110 days (in autumn season). All lines had high germination rates, harvest yield ranged from 22.3 to 34.4 quintal/ha in spring season and from 14.3 to 22.6 quintal/ha in autumn season. In both cropping seasons, higher harvest yields (compared to control) were recorded in D03, D06 and D08. D03 was observed to have the highest pod yield with 34.4 quintal/ha in spring season and 22.6 quintal/ha in autumn season. Key words: Groundnut, yield, spring season, autumn season

Ngày nhận bài: 12/5/2017Người phản biện: TS. Nguyễn Thị Chinh

Ngày phản biện: 19/5/2017Ngày duyệt đăng: 29/5/2017

(a)

Dòng/giống

D01 D02 D03 D04 D05 D06 D07 D08 D09 L14 (ÐC)

NSC

T (g

/cây

)

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18 Vụ xuânVụ thu

Vụ xuânVụ thu

(b)

Dòng/giống

D01 D02 D03 D04 D05 D06 D07 D08 D09 L14 (ÐC

NST

T(ta

/ha)

0

10

20

30

40

Page 18: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

18

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

I. ĐĂT VẤN ĐỀ Hiện nay tại vùng sản xuất bông các tỉnh miền

núi phía Bắc Việt Nam chủ yếu trồng giống bông lai VN01-2. Đây là giống bông có khả năng kháng sâu miệng nhai, kháng rầy xanh và cho năng suất khá ổn định trong điều kiện có thâm canh. Do biến động của thời tiết khí hậu, với những năm mưa nhiều kéo dài, giống VN01-2 biểu hiện nhiễm bệnh đốm lá nặng làm giảm năng suất và chất lượng xơ bông (Công ty Bông Việt Nam, 2009). Vùng sản xuất bông ở các tỉnh miền núi phía Bắc là vùng trồng bông bán thâm canh phụ thuộc nước trời. Các giống bông thuần thường thích hợp với điều kiện ít thâm canh hơn giống bông lai. Từ năm 2008 đến nay, giống bông thuần VN36PKS đã được đưa sản xuất thử ở vùng này trong điều kiện ít thâm canh cho thấy tình trạng nhiễm sâu hại được cải thiện,

tuy nhiên giống có biểu hiện dễ nhiễm bệnh và năng suất không ổn định (Công ty Cổ phần Bông miền Bắc, 2009 và 2015).

Do đó, việc khảo nghiệm một số giống bông thuần mới có triển vọng để lựa chọn giống phù hợp với điều kiện trồng bán thâm canh và phụ thuộc nước trời của các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam là hết sức cần thiết.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu Gồm 5 giống bông thuần thuộc loài bông luồi

(Gossypium hirsutum L.), do Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố chọn tạo, giống VN36PKS làm đối chứng (Viện Nghiên cứu Bông và PTNN Nha Hố, 2012).

1 Công ty Cổ phần Bông miền Bắc; 2 Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIỐNG BÔNG CÓ TRIỂN VỌNG TẠI VÙNG SẢN XUẤT BÔNG MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Phan Quốc Hiển1 và Phạm Xuân Liêm2

TÓM TẮTNăm giống bông thuần do Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố chọn tạo được khảo

nghiệm tại hai tỉnh miền núi phía Bắc là Lạng Sơn và Điện Biên, trong điều kiện không tưới nước, giống đối chứng là VN36PKS. Kết quả cho thấy các giống ít nhiễm sâu bệnh, năng suất đạt từ 1.870 kg đến 2.780 kg/ha, trong khi giống đối chứng là 2.322 - 2.360 kg/ha, tại Điện Biên cho năng suất cao hơn Lạng Sơn. Hai giống có năng suất cao hơn đối chứng là NH1 (7,8 - 8,1%) và NH3 (15,5 - 17,8%). Giống NH3 là phù hợp hơn cho vùng bông miền núi phía Bắc, trong điều kiện trồng hoàn toàn phụ thuộc nước trời.

Từ khóa: Tuyển chọn giống bông thuần, vùng bông phía Bắc, không tưới

Bảng 1. Đặc điểm chính của các giống bông thuần thí nghiệm

TT Tên giống Đặc điểm chính

1 NH1Thời gian từ gieo đến nở quả 105 - 110 ngày, chín tập trung, chiều cao cây 90 - 100 cm, 11 - 13 cành quả, 1 - 2 cành đực, kháng rầy. Năng suất từ 25 - 27 tạ/ha. Chất lượng xơ đạt tiêu chuẩn cấp 1 Việt Nam.

2 NH2Thời gian từ gieo đến nở quả 100 - 110 ngày, chín tập trung, chiều cao cây từ 95-100 cm, 12 - 13 cành quả, ít cành đực. Năng suất từ 24 - 28 tạ/ha. Chất lượng xơ đạt tiêu chuẩn cấp 1 Việt Nam.

3 NH3Thời gian từ gieo đến nở quả 100 - 110 ngày, chín tập trung, thấp cây, 10 - 12 cành quả, cành đực ít. Năng suất từ 24 - 27 tạ/ha. Chiều dài xơ từ 29 - 31 mm, độ bền xơ từ 30 - 32 g/tex và độ mịn xơ từ 3,7 - 4,4 Mic.

4 NH4Thời gian từ gieo đến nở quả 100 - 105 ngày, chín tập trung, chiều cao cây từ 90 - 95 cm, 10 - 12 cành quả, 1 - 2 cành đực. Năng suất 24-26 tạ/ha. Chất lượng xơ đạt tiêu chuẩn cấp 1 Việt Nam

5 NH5Thời gian từ gieo đến nở quả 100 - 105 ngày, chín tập trung, chiều cao cây từ 85 - 95 cm, 10 - 12 cành quả. Năng suất từ 24 - 26 tạ/ha. Chiều dài xơ từ 29 - 31 mm, độ bền xơ từ 30 - 32 g/tex và độ mịn xơ từ 3,7 - 4,5 Mic.

6 VN36PKS(đối chứng)

Thời gian từ gieo đến nở quả 100 - 110 ngày, chín tập trung, chiều cao cây 90 - 100 cm, có 10 - 12 cành quả, 1-2 cành đực, kháng sâu miệng nhai cao. Năng suất từ 25 - 27 tạ/ha. Chất lượng xơ đạt tiêu chuẩn cấp 1 Việt Nam

Page 19: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

19

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

2.2. Phương pháp nghiên cứu- Thí nghiệm 1: Khảo nghiệm 6 giống bông thuần

tại Lạng Sơn (thôn Suối Cái, xã Quan Sơn, huyện Chi Lăng). Ngày gieo: 8/6/2016. Giống đối chứng VN36PKS.

- Thí nghiệm 2: Khảo nghiệm 6 giống bông thuần tại Điện Biên (bản Na Ten, xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông). Ngày gieo: 2/6/2016. Giống đối chứng VN36PKS.

- Bố trí thí nghiệm: Theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD), 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm là 31,5 m2. Lư ợng phân bón cho 1 ha: 90 kg N + 45 kg P2O5 + 45 kg K2O; Bón làm 3 đợt kết hợp làm cỏ xới xáo, đợt 1 bón lót, đợt 2 sau gieo 25 -30 ngày và đợt 3 sau gieo 50 - 55 ngày. Phòng trừ rầy xanh (Amrasca devastans Distant), bệnh đốm cháy lá (tác nhân gây bệnh do nấm Rhizoctonia Solani), bệnh mốc trắng (Ramulari gossypii) bằng phun thuốc hóa học. Đối với bệnh xanh lùn (Cotton blue disease-CBD) nhổ bỏ cây bệnh và tiêu hủy. Điều kiện thí nghiệm không tưới, hoàn toàn nhờ nước trời.

- Chỉ tiêu theo dõi: Áp dụng Tiêu chuẩn ngành

“Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống bông”- 10TCN 911:2006 (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006).

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thí nghiệm bố trí tại 2 địa điểm Điện Biên và Lạng

Sơn, vụ bông 2016.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khả năng mọc mầm và thời gian sinh trưởng của các giống bông qua các giai đoạn

Kết quả trên bảng 2 cho thấy: Các giống có tỷ lệ mọc ngoài đồng khá cao từ 88,7 - 96%, đáp ứng yêu cầu của trồng bông nhờ nước trời; Các giống xuất hiện nụ hoa vào 36 - 39 ngày, nở hoa 57 - 60 và nở quả 103 - 110 ngày sau gieo; Hai giống NH4 và NH5 có thời gian sinh trưởng dài hơn so với giống đối chứng VN36PKS từ 2 - 4 ngày, tuy nhiên trong phạm vi sai số, các giống khác tương đương đối chứng; Ở Lạng Sơn thời gian sinh trưởng từ gieo đến tận thu của các giống khảo nghiệm có xu hướng kéo dài hơn so với ở Điện Biên từ 5 - 7 ngày, trong khi giống đối chứng là 4 ngày.

Bảng 2. Tỷ lệ mọc và thời gian sinh trưởng của các giống bông khảo nghiệm năm 2016

Nơi khảo nghiệm Tên giống

Tỷ lệ mọc ngoài đồng

(%)

Thời gian từ gieo đến ... (ngày)

Có nụ 50% Nở hoa 50% Nở quả 50% Tận thu

Lạng Sơn

NH1 95,0 37 59 108 158NH2 94,2 37 60 110 159NH3 96,0 37 59 108 158NH4 89,0 38 60 110 162

NH5 93,5 39 59 110 161

VN36PKS(đ/c) 94,0 37 59 108 158CV%  7,5 - - - -LSD.05  1,6 - - - -

Điện Biên

NH1 91,3 36 57 103 152NH2 89,7 36 58 105 154NH3 93,3 36 57 105 151NH4 88,7 38 58 107 156NH5 90,3 38 58 107 156

VN36PKS(đ/c) 92,0 37 57 104 154CV%  7,2 - - - -LSD.05  1,8 - - - -

3.2. Khả năng sinh trưởng thân cành của các giống bông khảo nghiệm

Khả năng sinh trưởng thân cành của các giống

bông khảo nghiệm ở 2 nơi Lạng Sơn và Điện Biên trong điều kiện nhờ nước trời được trình bày trên bảng 3.

Page 20: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

20

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Chiều cao cây trung bình của các giống ở Lạng Sơn là 142 cm, ở Điện Biên là 139 cm, sự sai khác giữa các giống so với giống đối chứng là không có ý nghĩa. Số cành đực/cây của NH5 nhiều hơn so với các giống khác, đạt 2,5 và 3 cành. Số cành quả/cây của NH1 và NH3 tương đương với đối chứng và sai khác với các giống còn lại trong phạm vi sai

số. Chiều dài trung bình cành quả và cành dài nhất của các giống sai khác không có ý nghĩa, trừ giống NH2 có giá trị thấp hơn đối chứng nhưng trong phạm vi sai số. Nhìn chung khả năng sinh trưởng về chiều cao cây, số cành quả, chiều dài cành quả của các giống khảo nghiệm là tương đương với giống đối chứng VN36PKS.

3.3. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống bông khảo nghiệm

Sâu bệnh hại là một trong những nguyên nhân chính gây giảm năng suất trên cây bông, thậm chí một số trường hợp không cho thu hoạch. Kết quả theo dõi trên bảng 4 về tình hình sâu xanh (30 và 45 ngày sau gieo) và rầy xanh (70 và 90 ngày sau gieo) cho thấy: Ở cả 2 nơi khảo nghiệm đều có sâu xanh xuất hiện với mật độ thấp (không quá 3,5 con sâu tuổi nhỏ và 4,7 con sâu tuổi lớn/100 cây) nên ít ảnh hưởng đến cây bông; Mức độ xuất hiện và gây hại của rầy xanh trên các giống có khác nhau, tình trạng nhiễm cao hơn là trên các giống NH5, NH4 và NH2 (cấp 2,8 - 3,5 tại giai đoạn 90 ngày sau gieo) (Bảng 4).

Kết quả theo dõi về tình hình bệnh xanh lùn, đốm cháy lá và mốc trắng (70 và 90 ngày sau gieo) trình bày trên bảng 5 cho thấy: Bệnh xanh lùn chỉ xuất hiện tại Điện Biên với tỷ lệ cây bị bệnh thấp, không quá 5,7% trong khi đối chứng là 2,3%; Bệnh đốm cháy lá và bệnh mốc trắng xuất hiện trên tất cả các

giống bông khảo nghiệm và có xu hướng phát triển mạnh hơn ở Lạng Sơn; Giống NH3 ít bị nhiễm bệnh đốm cháy lá và bệnh mốc trắng hơn so với các giống khác, trong khi giống NH1 bị nhiễm bệnh mốc trắng nặng nhất (Bảng 5).

3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống bông khảo nghiệm

Kết quả trên bảng 6 cho thấy: Giống NH1 và NH3 có xu thế cho số quả /cây, khối lượng quả lớn hơn giống đối chứng và các giống còn lại. Như vậy, giống NH3 và NH1 thể hiện có tiềm năng cho năng suất cao, mức tăng năng suất so với giống đối chứng đạt từ 7,8 - 8,0% (NH1) và 15,5 - 17,8% (NH3) là hai giống có triển vọng hơn so với các giống còn lại; Năng suất của các giống thí nghiệm gồm cả đối chứng tại Điện Biên cao hơn so với ở Lạng Sơn (hình 1), điều đó chứng tỏ vùng bông Điện Biên có các điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn cho cây bông sinh trưởng phát triển.

Bảng 3. Khả năng sinh trưởng thân cành của các giống bông khảo nghiệm 2016

Nơi khảo nghiệm Tên giống

Chiều cao cây

(cm)

Số cành đực/cây (cành)

Số cành quả/cây (cành)

Chiều dài cành quả

trung bình (cm)

Chiều dài cành quả dài nhất

(cm)

Lạng Sơn

NH1 144,0 2,0 15,0 32,1 39,2NH2 134,0 2,1 13,6 29,4 34,6NH3 140,0 2,0 15,0 34,0 41,3NH4 142,5 2,0 14,7 32,2 39,0NH5 148,7 3,0 14,5 33,7 38,3

VN36PKS (đ/c) 142,0 2,2 15,2 33,5 40,0CV% 6,3 7,9 13,5 9,1 8,0LSD.05 10,2 0,7 3,8 5,8 5,4

   

Điện Biên

NH1 141,3 2,2 15,1 32,4 38,6NH2 132,5 2,0 13,9 29,8 36,2NH3 138,0 2,0 15,6 33,5 40,7NH4 142,0 2,4 14,5 32,9 39,0NH5 140,3 2,5 15,2 34,3 41,5

VN36PKS (đ/c) 139,7 2,0 15,0 34,5 40,4CV% 6,9 8,1 15,9 10,1 8,4LSD.05 10,2 0,7 3,8 6,7 5,7

Page 21: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

21

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ- Năm giống bông thuần gieo trồng trong điều

kiện nhờ nước trời tại hai địa điểm Lạng Sơn và Điện Biên sinh trưởng phát triển ở mức tương đương và cao hơn so với giống đối chứng VN36PKS, nhiễm sâu bệnh ở mức nhẹ. Hai giống NH3 và NH1 cho năng suất cao hơn giống đối chứng VN36PKS, giống NH1 mức tăng 7,8% (Lạng Sơn) và 8,0% (Điện Biên), giống NH3 mức tăng cao hơn 15,5% (Lạng

Sơn) và 17,8% (Điện Biên). Ngoài ra giống NH3 có ưu điểm ít bị nhiễm sâu bệnh nên xác định là giống triển vọng và phù hợp nhất.

- Giống bông thuần NH3 có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, ít nhiễm sâu bệnh, đạt năng suất cao phù hợp cho vùng trồng bông miền núi phía Bắc trong điều kiện trồng hoàn toàn phụ thuộc nước trời, có thể giới thiệu ra sản xuất.

Bảng 4. Tình hình sâu hại chính trên các giống bông khảo nghiệm

Bảng 5. Tình hình bệnh hại chính trên các giống bông khảo nghiệm

Ghi chú: TLB: Tỷ lệ bệnh, CSB: Chỉ số bệnh

Ghi chú: NSG - Ngày sau gieo

Nơi khảo nghiệm Tên giống

Sâu xanh (Helicovera) (số con/100 cây)

Rầy xanh (Amrasca devastans)

(cấp độ) 30 NSG 45 NSG Sâu tuổi

nhỏSâu tuổi

lớnSâu tuổi

nhỏSâu tuổi

lớn 70NSG 90NSG

Lạng Sơn

NH1 0 0 0,0 1,0 1,2 2,3NH2 0 0 2,0 1,0 1,8 2,8NH3 0 0 2,0 2,5 1,0 2,1NH4 0 0 3,0 4,7 1,5 3,0NH5 0 0 2,0 3,0 1,9 3,5

VN36PKS (đ/c) 0 0 2,0 1,0 1,1 2,2

Điện Biên

NH1 0 0 0,8 2,0 1,3 2,1NH2 0 0 2,0 3,5 1,7 3,0NH3 0 0 0,0 3,0 1,0 2,0NH4 0 0 3,5 2,0 1,8 3,0NH5 0 0 2,0 0,0 1,8 3,2

VN36PKS (đ/c) 0 0 1,5 1,0 1,0 2,0

Nơi khảo nghiệm Tên giống

Giai đoạn 70 NSG Giai đoạn 90 NSG

(Tỷ lệ bệnh %)Bệnh đốm cháy lá

(Rhizoctonia solani) (%)

Bệnh mốc trắng(Ramulari gossypii )

(%)Xanh

lùn Đốm

cháy láMốc trắng TLB CSB TLB CSB

Lạng Sơn

NH1 0.0 24,6 22,6 38,6 18,6 69,7 48,3NH2 0,0 33,9 31,5 60,5 34,7 40,1 24,3NH3 0,0 25,8 16,2 31,2 17,8 28,3 15,6NH4 0,0 35,8 23,0 51,3 31,3 34,3 19,7NH5 0,0 41,5 29,6 57,6 30,6 38,0 22,5

VN36PKS (đ/c) 0,0 32,5 26,4 44,4 23,7 32,2 19,8

Điện Biên

NH1 1,0 28,1 18,0 40,6 28,6 56,7 43,5NH2 3,5 32,5 8,0 59,7 38,3 20,3 13,6NH3 1,5 34,9 6,0 43,4 27,0 18.0 10,3NH4 2,0 40,2 0,0 62,0 37,6 13,0 7,6NH5 5,7 37,6 5,3 58,3 34,0 18,0 8,8

VN36PKS (đ/c) 2,3 40,7 2,6 54,8 33,8 14,0 8,0

Page 22: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

22

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Bảng 6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống bông khảo nghiệm

Nơi khảo nghiệm Tên giống

Mật độ cây cuối vụ

(vạn cây/ha)

Số quả/cây(quả)

Khối lượng quả(g)

NSLT(kg/ha)

NSTT(kg/ha)

NSTTso với đ/c

(%)

Lạng Sơn

NH1 4,5 15,8 5,1 3.620 2.504 107,8NH2 4,5 13,7 5,0 3.080 1.930 83,1NH3 4,4 16,2 5,3 3.770 2.681 115,5NH4 4,3 15,0 5,0 3.220 2.280 98,2NH5 4,4 14,2 5,0 3.120 1.870 80,5

VN36PKS (đ/c) 4,4 15,2 5,2 3.477 2.322 100CV% - 9,7 4,0 - 11,8 -LSD.05 - 1,1 0,4 - 412 -

Điện Biên

NH1 4,5 15,7 5,2 3.670 2.550 108,1NH2 4,4 14,2 5,1 3.180 2.252 95,4NH3 4,5 16,5 5,3 3.930 2.780 117,8NH4 4,4 14,6 5,0 3.200 2.303 97,6NH5 4,3 13,4 5,0 2.880 1.960 83,1

VN36PKS (đ/c) 4,4 15,5 5,2 3.550 2.360 100CV% - 13,0 4,3 - 12,1 -LSD.05 - 3,4 0,4 - 400 -

Evaluation of promising cotton varieties in Northern highland of VietnamPhan Quoc Hien, Pham Xuan Liem

AbstractFive cotton varieties developed by Nha Ho Cotton Research Institute was evaluated in Lang Son and Dien Bien provinces on unirrigated condition, check variety was VN36PKS. Experiental result showed that the studied varieties were infected by main pests and diseases with low degree and the yield ranged from 1,870 kg to 2,780 kg/ha compared with check variety 2,322 kg - 2,360 kg/ha, the yield of cotton in Dien Bien was higher than that in Lang Son province and variety NH3 was recorded as the best promising one.Key words: Inbred cotton variety selection, Northern highland cotton region, unirrigated condition

Hình 1. Biểu đồ năng suất của các giống bông khảo nghiệm tại Lạng Sơn và Điện Biên

LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu được hoàn thành với nguồn kinh

phí đề tài KHCN cấp Bộ “Khảo sát đánh giá một số giống bông có triển vọng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật phù hợp cho một số vùng sản xuất bông

phía Bắc”, 2016 - 2017. Nhóm tác giả xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ của Bộ Công thương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006. Tiêu chuẩn ngành

“Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống bông”- 10TCN 911:2006.

Công ty Bông Việt Nam, 2009. Báo cáo sản xuất bông ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp phát triển năm 2010.

Công ty cổ phần Bông miền Bắc, 2009. Báo cáo tổng kết sản xuất bông năm 2009.

Công ty cổ phần Bông miền Bắc, 2015. Báo cáo tổng kết sản xuất bông 2013 - 2015.

Viện Nghiên cứu Bông và PTNN Nha Hố, 2012. Báo cáo kết quả thí nghiệm chọn lọc các dòng bông thuần, chín sớm, kháng sâu từ các quần thể phân ly vụ mưa 2012.

Ngày nhận bài: 13/5/2017Người phản biện: PGS. TS. Đoàn Thị Thanh Nhàn

Ngày phản biện: 19/5/2017Ngày duyệt đăng: 29/5/2017

0

5

10

15

20

25

30

NH1 NH2 NH3 NH4 NH5 VN36PKS

NST

T (tạ

/ha)

GiốngLạng Sơn Điện Biên

Page 23: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

23

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀĐậu xanh [Vigna radiata (L) wilczek] là cây đậu

đỗ đứng thứ 3 ở Việt Nam sau lạc và đậu tương. Đậu xanh rất giàu dinh dưỡng với hàm lượng protein trong hạt chứa 24 - 25%. Protein đậu xanh chứa đầy đủ các axit amin không thay thế, đặc biệt là 2 loại axit amin hạn chế trong ngũ cốc là Lysin và Triptophan (Poehlman, 1991). Tuy nhiên nền di truyền của các giống đậu xanh đang được canh tác trong sản xuất rất hẹp (Nair et al., 2012).

Diện tích trồng đậu xanh của Việt Nam năm 2015 là 90.950 ha, đạt năng suất bình quân 1.089 kg/ha. Vùng sinh thái Bắc Trung bộ có diện tích sản xuất đậu xanh là 18.470 ha (năm 2015) và đạt năng suất bình quân là 938 kg/ha, thấp hơn năng suất bình quân của cả nước là 160 - 236 kg/ha (Báo cáo Viện Quy hoạch Nông nghiệp, 2016).

Các nhà khoa học cho rằng việc tăng năng suất cây trồng chủ yếu dựa vào giống, phân bón và kỹ thuật canh tác. Giống được coi là động lực hàng đầu để tăng năng suất và sản lượng. Phân tích tương tác giữa kiểu gen và môi trường là một phần đặc biệt quan trọng trong công tác chọn giống cho nhiều vùng sinh thái khác nhau. Việc phân tích này tập trung chủ yếu cà tính ổn định và thích nghi của giống.

Trong thực tế việc ứng dụng giống mới vào sản xuất thì năng suất và phẩm chất của giống thường bị thay đổi theo các vùng sinh thái khác nhau và mùa vụ khác nhau. Nhằm chọn ra được những giống đậu xanh có tính ổn định và thích nghi cao nhất với vùng sản suất đậu xanh tại Bắc Trung bộ, nghiên cứu đánh giá tính ổn định và thích nghi của giống đậu xanh ở vùng sinh thái Bắc Trung bộ được tiến hành.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu- 13 giống đậu xanh đang lưu giữ tại Ngân hàng

gen cây trồng Quốc gia gồm: ĐX12, ĐX208, ĐXVN4, ĐXVN99-3, V123, ĐX11, ĐXVN5, ĐXVN6, ĐX14, NTB02, ĐX16, ĐX17, ĐXVN7.

- Giống đậu xanh hạt nhỏ (giống địa phương tại Bắc Trung bộ, tên thường gọi là Đậu nhỏ) là đối chứng.

2.2. Phương pháp nghiên cứu- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo

khối ngẫu nhiên đủ (RCBD) với 3 lần lặp. Diện tích mỗi ô thí nghiệm 10 m2.

- Đánh giá tương tác kiểu gen và môi trường theo mô hình của Finley and Wikinson (1963), Eberhart and Russell (1996):

Yij = µi + βIj + δij

Trong đó: Yij = Trung bình của giống i ở môi trường j; µ = Giá trị trung bình tổng thể của các giống qua tất cả các môi trường; β = Hệ số hồi quy của giống thứ I trên chỉ số môi trường, tham số để đo lường phản ứng của giống đối với sự thay đổi môi trường.

Chỉ số môi trường Ij: Ij = (ΣYij/V) - ( ΣΣYij/vn);Chỉ số ổn định Sdi

2: Sdi2 = (D/(L-2) – (EMS/r);

S21 = 0Trong đó: L: số môi trường; D: sự khác biệt; Sdi

2 0: Năng suất ổn định tương quan GxE tuyến tính.

Chỉ số hồi quy bi: bi = ΣYijIj/Ij2

bi = 1: thích ứng rộng, bi > 1: thích ứng môi trường thuận lợi, bi < 1 thích nghi môi trường bất thuận;

- Phân tích thông số ổn định được tính toán.

1 Trung tâm Tài nguyên thực vật; 2 Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

ĐÁNH GIÁ TÍNH ỔN ĐỊNH VÀ KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU XANH TẠI VÙNG BẮC TRUNG BỘ

Lưu Quang Huy1, Bùi Thị Thu Huyền1, Vũ Đăng Toàn1, Hà Minh Loan1, Trần Danh Sửu2, Phạm Thị Xuân2

TÓM TẮTBài báo này trình bày kết quả đánh giá 14 giống đậu xanh trong vụ Hè Thu 3 năm 2013 - 2015 tại 3 điểm thuộc

Bắc Trung bộ là Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Kết quả ghi nhận các giống đậu xanh ĐXVN5, ĐX208, NTB02 cho năng suất thực thu cao nhất ở 3 điểm nghiên cứu. Đánh giá tính ổn định và thích nghi của các giống cho thấy chỉ có giống ĐXVN6 cho năng suất khá (15,4 tạ/ha) và ổn định, thích ứng rộng với điều kiện môi trường khác nhau. Các giống ĐX12, ĐX208, ĐXVN4, ĐXVN99-3 và Đậu Nhỏ có năng suất ổn định và thích ứng với điều kiện môi trường bất thuận, các giống còn lại năng suất chưa ổn định.

Từ khóa: Đậu xanh, năng suất, tính ổn định, thích nghi, Bắc Trung bộ

Page 24: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

24

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

- Hai chỉ số liên quan được phân tích là: Chỉ số ổn định Sdi

2 với xu hướng tiến về 0; Chỉ số thích nghi bi với xu hướng tiến về 1. Theo mô hình này một đặc tính ổn định khi: bi = 1 và Sdi

2 = 0.- Xử lý thống kê theo chương trình IRRISTAT 5.0

và Excel.

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu- Thời gian nghiên cứu: Vụ Hè Thu (cuối tháng 5

đến đầu tháng 6) các năm 2013, 2014 và 2015.- Địa điểm nghiên cứu: Ba địa điểm thuộc ba

tỉnh: Nga Hải - Nga Sơn - Thanh Hóa, Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An và Gia Phố - Hương Khê - Hà Tĩnh.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Năng suất của các giống đậu xanh trong vụ Hè Thu tại ba tỉnh thuộc Bắc Trung bộ

Kết quả đánh giá năng suất của các giống đậu xanh (bảng 1) cho thấy:

Tại Thanh Hóa trong vụ Hè Thu 3 năm 2013 - 2015: Năng suất của các giống giao động từ 11,29 - 16,93 tạ/ha; trong đó tất cả các giống đều có năng suất cao hơn đối chứng Đậu nhỏ (11,29 tạ/ha) từ 2,42 - 5,64 tạ/ha. Giống ĐX 208 có năng suất thực thu trung bình cao nhất qua cả 3 năm nghiên cứu, tiếp đến là giống ĐX16 và ĐX17.

Tại Nghệ An trong vụ Hè Thu 3 năm 2013 - 2015: Tất cả các giống đều có năng suất cao hơn đối chứng Đậu nhỏ (11,25 tạ/ha) từ 2,11 - 8,53 tạ/ha; trong đó giống ĐXVN5 có năng suất thực thu trung bình cao nhất.

Tại Hà Tĩnh năng suất đậu xanh giao động từ 11,14 - 18,63 tạ/ha trong đó giống có năng suất cao nhất là ĐXVN5 (18,63 tạ/ha) tiếp đố là giống ĐX208 (17,29 tạ/ha). Giống đối chứng Đậu nhỏ có năng suất thấp nhất.

Tất cả các giống nghiên cứu đều có năng suất cao hơn đối chứng ở mức ý nghĩa 5%. Sự khác nhau về năng suất của các giống rất có ý nghĩa tại mức 5% dựa vào thang đánh giá Duncan (Bảng 2).

Bảng 1. Năng suất thực thu của các giống đậu xanh triển vọng trong vụ Hè Thu

TT Tên giốngThanh Hóa Nghệ An Hà Tĩnh

2013 2014 2015 TB 2013 2014 2015 TB 2013 2014 2015 TB

1 ĐX12 14,43 14,67 13,06 14,05 14,16 13,47 14,35 13,99 13,19 12,96 14,89 13,682 ĐX208 17,29 16,05 17,44 16,93 16,58 17,54 16,34 16,82 17,88 17,60 16,40 17,293 ĐXVN4 15,14 13,20 13,15 13,83 12,71 14,19 13,29 13,40 12,95 14,64 14,30 13,964 ĐXVN99-3 14,03 13,73 13,61 13,79 13,64 14,00 13,76 13,80 13,40 14,08 13,57 13,695 V123 13,98 12,93 14,39 13,77 19,19 13,47 18,10 16,92 11,79 15,86 14,78 14,146 ĐX11 14,14 14,87 15,08 14,70 18,15 14,91 19,96 17,67 16,27 13,76 16,12 15,387 ĐXVN5 14,28 14,14 14,57 14,33 19,88 19,43 20,15 19,82 19,97 17,99 17,92 18,638 ĐXVN6 15,42 14,98 15,17 15,19 17,19 15,22 16,91 16,44 16,20 13,42 14,10 14,579 ĐX14 10,37 13,50 12,51 12,13 18,48 17,30 18,16 17,98 18,02 14,85 16,91 16,59

10 NTB02 15,09 14,61 14,77 14,83 18,14 18,79 20,98 19,30 18,37 15,76 16,22 16,7811 ĐX16 16,72 15,36 16,25 16,11 14,19 14,19 12,36 13,58 15,12 13,27 12,27 13,5612 ĐX17 16,11 15,53 16,18 15,94 18,77 14,81 12,09 15,22 15,98 15,86 15,15 15,6613 ĐXVN7 15,77 14,99 16,14 15,63 16,76 18,74 16,81 17,43 18,82 15,65 15,58 16,68

14 Đậu nhỏ (đ/c) 11,36 10,62 11,89 11,29 11,70 10,91 11,13 11,25 10,75 11,12 11,56 11,14

Ij -0,61 -0,96 -0,60   1,21 0,31 0,84   0,43 -0,41 -0,20  

EMS 0,245 0,302 1,132   0,774 0,686 0,710   0,514 0,366 0,238  

Trung bình 14,58 14,23 14,59 14,46 16,40 15,50 16,03 15,97 15,62 14,77 14,98 15,13Max 17,29 16,05 17,44 16,93 19,88 19,43 20,98 19,82 19,97 17,99 17,92 18,63Min 10,37 10,62 11,89 11,29 11,70 10,91 11,13 11,25 10,75 11,12 11,56 11,14CV% 12,90 9,70 11,00 10,52 16,04 16,01 20,16 15,60 18,19 12,56 11,70 12,94LSD.05 0,40 0,45 0,87 0,60 0,72 0,68 0,69 1,66 0,59 0,49 0,40 1,05

Page 25: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

25

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Xét về góc độ môi trường, năng suất trung bình của bộ giống đậu xanh tại 9 môi trường nghiên cứu có sự khác biệt ý nghĩa 5% theo trắc nghiệm nhiều bậc Duncan (Bảng 3). Môi trường có năng suất cao nhất là Nghệ An vụ Hè Thu 2013 (16,40 tạ/ha) và vụ Hè Thu 2015 (16,03 tạ/ha), môi trường cho năng suất thấp nhất là Thanh Hóa vụ Hè Thu 2014.

Bảng 2. Phân nhóm Duncan của 14 giống đậu xanh

Bảng 3. Phân nhóm Duncan của 9 môi trường

3.2. Đánh giá tương tác kiểu gen và môi trường của các giống đậu xanh nghiên cứu

Kết quả đánh giá năng suất đậu xanh tại 3 điểm nghiên cứu trong 3 năm cho thấy phép thử F có ý nghĩa thống kê ở mức 1% về giả thuyết tuyến tính của môi trường, giống, giống tương tác với môi trường (Bảng 4).

Bảng 4. Phân tích ANOVA năng suất 14 giống đậu xanh trên 9 môi trường nghiên cứu

Ghi chú: G: Giống; MT: Môi trường; MTTT: Môi trường tuyến tính; MS: Bình phương trung bình.

Điều này cho phép sử dụng chỉ số môi trường (Ij) biểu trưng cho từng địa điểm, trên giản đồ tương tác kiểu gen và môi trường với thứ tự từ kém thuận lợi đến thuận lợi như sau: Thanh Hóa Hè 2014 < Thanh Hóa Hè 2013 < Thanh Hóa Hè 2015 < Hà Tĩnh Hè 2014 < Hà Tĩnh Hè 2015 < Nghệ An Hè 2014 < Hà Tĩnh Hè 2013 < Nghệ An Hè 2015 < Nghệ An Hè 2013 nằm trên trục Ij với giá trị tương ứng -0,96 < -0,61 < -0,60 < -0,41 < -0,20 < 0,31 < 0,43 < 0,84 < 1,21. Như vậy môi trường thuận lợi nhất là Nghệ An Hè 2013, kém thuận lợi nhất là Thanh Hóa Hè 2014.

Bảng 5. Chỉ số thích nghi và chỉ số ổn định của 14 giống đậu xanh nghiên cứu trên 9 môi trường khác nhau

Phân tích chỉ số ổn định và thích nghi của các giống đậu xanh cho thấy rất nhiều giống có năng suất không ổn định qua các môi trường như các giống V123, ĐX11, ĐXVN5, ĐX14, NTB02, ĐX16, ĐXVN7 khi có chỉ số ổn định có lớn. Các giống này có năng suất cao ở môi trường này nhưng lại biến động qua các năm và cá địa điểm khác nhau như

Tên giống Năng suất TB (tạ/ha) Phân nhóm

ĐX12 13,91 bcĐX208 17,01 ghĐXVN4 13,73 bĐXVN99-3 13,76 bV123 14,94 b-eĐX11 15,92 d-hĐXVN5 17,59 h

ĐXVN6 15,40 b-fĐX14 15,57 c-gNTB02 16,97 f-hĐX16 14,42 b-dĐX17 15,61 d-gĐXVN7 16,58 e-hĐậu nhỏ (đ/c) 11,23 a

LSD.05 1,69

Môi trường Năng suất TB (tạ/ha)

Phân nhóm

Thanh HóaHè 2013 14,58 abHè 2014 14,23 aHè 2015 14,59 ab

Nghệ AnHè 2013 16,40 cHè 2014 15,50 a-cHè 2015 16,03 bc

Hà TĩnhHè 2013 15,62 a-cHè 2014 14,77 ab

14,98 a-cLSD.05 1,59

Nguồn Độ tự do SS MSMS MT+G ˟ MT 112 324,35 2,896**MT (TT) 1 1,00  G ˟ MTTT 13 172,56 13,274**Sai số gộp 98 18,56 0,189

TT Tên giốngNS trung

bình (tạ/ha)

Chỉ số thích

nghi (bi)

Chỉ số ổn định (S2di)

1 ĐX12 13,91 -0,03 0,5272 ĐX208 17,01 -0,04 0,4273 ĐXVN4 13,73 -0,53 0,5544 ĐXVN99-3 13,76 -0,08 0,0305 V123 14,94 1,96 3,6926 ĐX11 15,92 2,17 1,4497 ĐXVN5 17,59 3,11 1,3988 ĐXVN6 15,40 1,24 0,6569 ĐX14 15,57 3,31 2,452

10 NTB02 16,97 2,62 1,09411 ĐX16 14,42 -0,99 1,99412 ĐX17 15,61 0,04 2,97313 ĐXVN7 16,58 1,14 1,151

14 Đậu nhỏ (đ/c) 11,23 0,06 0,167

SE 1+0,209

Page 26: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

26

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

giống ĐXVN5 mặc dù có năng suất cao nhất nhưng lại không ổn định (Bảng 5).

Các giống có năng suất ổn định là ĐX12, ĐX208, ĐXVN4, ĐXVN99-3, ĐXVN6, Đậu nhỏ trong đó có giống ĐXVN 6 (có bi ~1) thích ứng rộng với điều kiện môi trường khác nhau và cho năng suất khá (15,40 tạ/ha). Các giống còn lại ổn định và thích ứng với điều kiện môi trường bất thuận (bi<1) trong đó giống ĐX208 có năng suất khá cao. Giống Đậu nhỏ (đ/c) mặc dù ổn định nhưng cho năng suất thấp.

IV. KẾT LUẬNKhảo nghiệm năng suất một số giống đậu xanh

tại Bắc Trung bộ đã xác định được một số giống đậu xanh cho năng suất cao là ĐXVN5, ĐX208, NTB02 trong vụ Hè Thu 3 năm 2013 - 2015.

Trên 9 môi trường nghiên cứu, rất nhiều giống cho năng suất không ổn định, chỉ có giống ĐXVN6 cho năng suất khá (15,4 tạ/ha) và ổn định, thích ứng rộng với điều kiện môi trường khác nhau. Các giống

ĐX12, ĐX208, ĐXVN4, ĐXVN99-3, Đậu nhỏ có năng suất ổn định và thích ứng với điều kiện môi trường bất thuận.

TÀI LIỆU THAM KHẢOViện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp, 2016. Thống kế

Nông lâm - Thủy sản. Báo cáo thống kê. Trung tâm Phát triển bền vững Nông nghiệp Nông thôn.

Eberhart, S. A. and W. A. Russel, 1966. Stability parameters for comparing varieties. Crop Sci. 6: 36-40.

Finlay, K.W. and Wilkinson, G.N, 1963. The analysis of adaptation in a plant breeding programme. Australian Journal of Agricultural Research 14:742-754.

Nair RM, Schafleitner R, Kenyon L, Srinivasan R, Easdown W, Ebert AW and Hanson P., 2012, Genetic improvement of mungbean, SABRAO Jounral of Breeding and Genetics 44: 177-190.

Poehlman. J.M., 1991. Mungbean. Mohan Primlani in India for Oxfort & IBH Publishing Co. New Delhi 10020. 1-4.

Evaluation of stability and adaptability of mungbean varieties in the North Central Vietnam

Luu Quang Huy, Bui Thi Thu Huyen, Vu Dang Toan, Ha Minh Loan, Tran Danh Suu, Pham Thi Xuan

AbstractFourteen mungbean varieties were evaluated in Summer - Autumn season during three years of 2013 to 2015 in 3 provinces, including Thanh Hoa, Nghe An and Ha Tinh of the North Central Vietnam. The results showed that mungbean varieties DXVN5, DX208, NTB02 had the highest yield in all three provinces. Evaluation of stability and adaptability of mungbean varieties showed that only DXVN6 variety had good yield (1,540 kg/ha), stability and wide adaptation to different environmental conditions. DX12, DX208, DX64, DXV99-3 and Dau nho varieties had stable productivity and adaptation to unfavorable environmental conditions, the remaining varieties had unstable productivity.Key words: Mungbean, productivity, stability, adaptability, North Central Vietnam

Ngày nhận bài: 13/5/2017 Người phản biện: TS. Trần Thị Thu Hoài

Ngày phản biện: 19/5/2017 Ngày duyệt đăng: 29/5/2017

1 Trung tâm Tài nguyên thực vật; 2 Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN MỘT SỐ NGUỒN GEN ĐẬU XANH BẰNG CHỈ THỊ DArT

Lưu Quang Huy1, Bùi Thị Thu Huyền1, Nguyễn Thị Lan Hoa1, Hà Minh Loan1, Trần Danh Sửu2, Phạm Thị Xuân2

TÓM TẮTĐánh giá đa dạng di truyền của nguồn gen đậu xanh thực sự cần thiết cho công tác bảo tồn và quản lý cũng như

làm vật liệu khởi đầu cho chọn tạo giống. Chỉ thị DArT được sử dụng để đánh giá đa dạng di truyền trong nghiên cứu này. Kết quả cho thấy 54 nguồn gen đậu xanh nghiên cứu nền di truyền hẹp với giá trị PIC đạt 0,248 và phân nhóm không rõ ràng theo vùng địa lý. Các nguồn gen đậu xanh được chia thành 3 nhóm chính trong đó nhóm 3 chỉ có 01 nguồn gen là đậu xanh số 21 có nguồn gốc thu thập từ Tuyên Quang.

Từ khóa: Đậu xanh, đa dạng di truyền, chỉ thị DArT, PIC

Page 27: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

27

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀĐậu xanh [Vigna radiata (L.) Wilczek.] là cây

họ đậu có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững, là cây thực phẩm của gần 300 triệu dân, đặc biệt là các nước đang phát triển bởi nó được coi là thịt của người nghèo ở Châu Á nói chung, khu vực Nam Á và Đông Nam Á nói riêng trong đó có Việt Nam.

Công tác đánh giá mức độ dạng di truyền nguồn gen cây trồng là bước nghiên cứu quan trọng quyết định tới thành công trong chọn tạo giống. Những hiểu biết đầy đủ về sự đa dạng di truyền của nguồn gen đậu xanh thực sự cần thiết trong công tác bảo tồn và quản lý. Kỹ thuật DArT được phát triển ban đầu trên lúa (Jaccoud et al., 2001). Ứng dụng thành công DArT trên cây đậu triều (Yang et al., 2006) là tiền đề cho việc ứng dụng kỹ thuật này để đánh giá đa dạng di truyền trên các cây họ đậu. (Vu et al., 2012) đã phát triển các thư viện chỉ thị DArT cho đậu xanh và đậu tương.

Tại Việt Nam, nghiên cứu đa dạng di truyền cây trồng bằng các chỉ thị phân tử đã được tiến hành trên nhiều đối tượng cây trồng khác nhau tuy nhiên đánh giá đa dạng di truyền trên cây đậu xanh còn rất ít. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá mức độ đa dạng di truyền của một số mẫu giống đậu xanh đang lưu giữ tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia để có thêm tài liệu nghiên cứu tham khảo và qua đó nâng cao công việc bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn gen phục vụ cho công tác chọn tạo giống.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứuVật liệu gồm 54 mẫu nguồn gen đậu xanh có

nguồn gốc địa phương và nhập nội đang được lưu giữ tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia (Bảng 1).

2.2. Phương pháp nghiên cứu- Nguyên lý chung của phương pháp: DArT

(Diversity Array Technology) dựa trên cơ sở các phép lai microarray để phát hiện sự có mặt hay không của các mảnh ADN cá thể trong đại diện của bộ gen (Jaccoud et al., 2001). Trong kỹ thuật ADN microarray, người ta cố định các đoạn ADN có trình tự xác định (mẫu dò) trên giá thể (mảng) thích hợp theo thứ tự. ADN cần nghiên cứu (đích) được đánh dấu sau đó lai với mẫu dò trên mảng. Ở những điều kiện lý tưởng, các ADN có trình tự bổ sung bắt cặp chính xác với nhau.

- Tách chiết ADN: Các nguồn gen nghiên cứu được gieo trồng, thu lá non từ 5 cây/nguồn gen để

tách chiết ADN tại Phòng chỉ thị phân tử, AVRDC - Đài Loan. Tách chiết ADN theo phương pháp chiết ADN tổng số bằng dung dịch đệm CTAB (Doyle, J.J và J.L. Doyle, 1987) như được mô tả ở trên.

Sau khi tách chiết ADN của đậu xanh, các mẫu ADN được tiến hành các bước tiếp theo của quy trình DarT được mô tả chi tiết trong Wenzl et al. (2004) và số liệu thô thu được được phân tích đa dạng di truyền.

- Phân tích số liệu DArT: Các dòng DArT đa hình với P lớn hơn hoặc bằng 80 được lựa chọn để phân tích đa dạng di truyền của đậu xanh sử dụng phần mềm DARwin 6. Sơ đồ hình cây được xây dựng dựa trên khoảng cách di truyền của Nei (1978) theo phương pháp UPGMA bằng phần mềm DARwin 6.

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Gieo hạt và tách chiết ADN được tiến hành tại

Phòng Chỉ thị phân tử, AVRDC, Đài Loan.- Phân tích đa dạng di truyền sử dụng công nghệ

chỉ thị DArT tại công ty Diversity Arrays Technology, Bldg 3, Lv D, University of Canberra, Kirinari st., Bruce, ACT 2617, Australia.

- Thí nghiệm được tiến hành năm 2012.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thống kê các chỉ tiêu đánh giá đa dạng di truyền bằng chỉ thị DArT

560 chỉ thị DArT được sử dụng để đánh giá đa dạng di truyền của 54 nguồn gen đậu xanh nghiên cứu. Kết quả đánh giá được thể hiện ở bảng 2. Giá trị hệ số đa dạng gen (PIC) phản ánh rất chính xác mức độ đa hình giữa các kiểu gen dùng trong nghiên cứu, tính riêng rẽ đối với mỗi chỉ thị đa hình. Ở nghiên cứu này cho thấy có 271 chỉ thị cho đa hình giữa 54 nguồn gen này với số lượng chỉ thị cho giá trị PIC cao từ 0,4 - 0,5 là 77 chỉ thị chiếm 28,4%.

Do số lượng chỉ thị cho giá trị PIC thấp (nhỏ hơn 0,2) chiếm gần 50% dẫn đến giá trị PIC trung bình cũng thấp chỉ đạt 0,248, thấp hơn giá trị PIC lý tưởng là >=3,0. Giá trị PIC này cũng thấp hơn rất nhiều so với các nghiên cứu đa dạng di truyền sử dụng DArT trước đó trên các đối tượng cây trồng như lúa mạch (0,38) (Castillo et al., 2013), đậu triều (0,42) (Yang et al., 2011). Điều này chứng tỏ các nguồn gen đậu xanh từ Việt Nam này có nền di truyền hẹp. Kết luận này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đó về đa dạng di truyền đậu xanh khi các tác giả cũng kết luận đậu xanh có nền di truyền hẹp (Gupta et al., 2013). Theo Nair et al. (2012), đậu xanh có nền di truyền rất hẹp, các phả hệ của các giống đậu xanh được trồng

Page 28: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

28

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

phổ biến nhất trên toàn thế giới chỉ được tạo ra từ vài chục nguồn bố mẹ.

Mối quan hệ giữa chất lượng của các chỉ thị DArT (được đo bằng % của tổng phương sai tồn tại giữa hai nhóm có và không) và các thành phần khác của các chỉ thị DArT được xác định thông qua Tỷ lệ

gọi (Call rate) và giá trị PIC được phân tích (Bảng 3). Tỷ lệ gọi (Call rate) không phụ thuộc nhiều vào chất lượng chỉ thị, từ nhóm chất lượng chỉ thị thấp đến nhóm chất lượng chỉ thị cao đều có Tỷ lệ gọi thay đổi không đáng kể và đều ở ngưỡng trên 97%.

Bảng 1. Danh sách các nguồn gen đậu xanh nghiên cứu

TT SĐK Tên địa phương Nguồn gốc thu thập TT SĐK Tên địa phương Nguồn gốc

thu thập

1 3222 Xanh Buôn Ma Thuột

Đăk Lăk, Việt Nam 28 6694 Đậu xanh địa

phương Lai Châu

2 3225 Sẻ Kon Tum Kon Tum, Đăk Lăk, VN 29 7254 Thúa xẻng Bắc Giang

3 3232 Mỡ Tân Ba, Sông Bé

Sông Bé, Bình Dương 30 7490 Đậu tằm Thanh Hóa

4 3233 Mỡ Biên Hòa Biên Hòa, Đồng Nai, VN 31 8285 Đậu xanh Khánh Hòa

5 3234 Mỡ Đồng Nai Đồng Nai, VN 32 8286 Đậu xanh mỡ Khánh Hòa

6 3235 Mỡ Ninh Hải, Ninh Thuận Ninh Thuận, VN 33 8292 Đậu xanh Bình Thuận

7 3236 Mỡ Ninh Sơn, Ninh Thuận Ninh Thuận, VN 34 8487 U443-1 Nga

8 3247 Xanh Nho Quan, Ninh Bình Ninh Bình, VN 35 8489 U755 Nga

9 4248 VC 3890B AVRDC 36 8499 Đỗ xanh quả dài Bắc Giang10 4291 VC 6372A AVRDC 37 9661 1791 Ấn Độ

11 4335 Đậu xanh xanh lòng Thái Nguyên, VN 38 9662 CO-1 Ấn Độ

12 4342 Đỗ xanh hạt mốc Thái Nguyên, VN 39 9665 CM-23 Thái Lan

13 4407 Đậu xanh Mường La Sơn La, VN 40 12197 CM-19 Thái Lan

14 4450 Đậu xanh Quảng Bình, VN 41 12203 Son đét khiêu An Giang15 4461 Đậu xanh mỡ Quảng Trị, VN 42 12433 Má thúa kheo Điện Biên16 4473 Đậu xanh mốc Quảng Trị, VN 43 12434 Đậu xanh Nghệ An17 4503 Đậu xanh mỡ Thanh Hóa 44 12757 3019879 Pakistan18 5619 Đậu xanh Hải Dương 45 12762 3004746 Philippine19 6493 Đậu xanh Tây Ninh 46 12772 Thúa kheo Tuyên Quang20 6494 Đậu xanh mỡ Huế 47 12763 3004754 Philippine

21 6495 Đậu xanh Tuyên Quang 48 6691 Đậu xanh không lông

Lai Châu , VN (lọc từ số 27)

22 6497 Đậu xanh Hà Giang 49 ĐX22 Phú Yên

23 6499 Đậu xanh Hà Giang 50 3254 Tằm Nghĩa Đàn Nghệ An, Việt Nam

24 6502 Đậu xanh Bắc Cạn 51 12199 KPS1 (S) AVRDC25 6507 Đậu xanh Bắc Giang 52 VC2778A KPS2 AVRDC

Page 29: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

29

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Bảng 2. Các giá trị PIC cho các chỉ thị DArT đa hình

Bảng 3. Mối quan hệ giữa chất lượng và các thành phần khác của chỉ thị DArT

3.2. Phân tích khoảng cách di truyền của các giống đậu xanh

Để xây dựng ma trận tương đồng di truyền cho 54 nguồn gen đậu xanh này hệ số khác biệt Dice được sử dụng (Nei and Li, 1979). Kết quả trên ma trận cho thấy các giống nghiên cứu có độ khác biệt

di truyền từng cặp biến động khá lớn từ 0 đến 0,846 trong đó cặp có độ khác biệt di truyền lớn nhất là nguồn gen số 37 nhập nội từ Ấn Độ và nguồn gen số 48 là dòng được chọn lọc từ nguồn gen số 27 được thu thập từ Lai Châu có đặc điểm toàn bộ cây và quả đều không có lông và có khoảng cách di truyền là 0,726. Khoảng cách di truyền có hệ số biến động cũng lớn từ 0 đến 0,806.

Sơ đồ hình cây biểu diễn mối quan hệ di truyền giữa 54 giống đậu xanh nghiên cứu được xây dựng bằng phương pháp phân nhóm neighbour - joining UPGMA (Unweighted Pair - Group Method with Arithmetical averages) với 119 chỉ thị DArT có chất lượng chỉ thị cao (P > 80) sử dụng hệ số DICE (Nei và Li, 1979) (Hình 1).

Hình 1 cho thấy sự phân nhóm theo vùng địa lý thu thập của các nguồn gen đậu xanh Việt Nam không rõ ràng thể hiện ở sự xen kẽ các nguồn gen có nguồn gốc thu thập khác nhau trong cả nước vào cùng nhóm.

Quan sát trên hình 1 có thể thấy 54 nguồn gen này được chia thành 3 nhóm chính được đặt tên là G1 và G2 và nhóm 3 chỉ có 01 nguồn gen đậu xanh số 21 có nguồn gốc thu thập từ Tuyên Quang.

Giá trị PIC Số lượng chỉ thị DArT

Tỷ lệ phần trăm DArT

0 - 0,1 66 24,40,1 - 0,2 68 25,10,2 - 0,3 26 9,60,3 - 0,4 34 12,50,4 - 0,5 77 28,4

Giá trị TB: 0,248 271 100,0

Chất lượng P<65 65≤P<80 P≥80

Số chỉ thị 44 108 119

Tỷ lệ gọi 97,8 ± 2,29 97,0 ± 2,74 97,0 ± 2,71

Nhóm 1(G1)

G1.1

G1.2G1.3

G1.4

G1.5

G2.1

G2.2

G2.3

5621.Tuyen Quang

26.Son La

19.Tay Ninh

41.An Giang5.Dong Nai

4.Dong Nai

11.Thai Nguyen (Xanh long)

3.Ninh Binh

3.Binh Duong

42.Dien Bien

43.Lai Chau chon tu 27

23.Lai Chau

29.Bac Giang

36.Bac Giang

22.Ha Giang

24.Bac Kan

27.Lai Chau

13.Son La

25.Bac Giang

46.Tuyen Quang23.Ha Giang

G2.4

Nhóm 2(G2)

48

48

52

50.AVRDC (KPS1)

59.AVRDC (KPS2)

61.AVRDC (NMS2)

62.AVRDC (NMS4)

34.Russia

35.Russia

40.Thailand39.Thailand

69

94

43

43 44.Pakistan

33.India37.India45.Phillippine32.Khanh Hoa

33.Binh Thuan

2.Kon Tum

7.Ninh Thuan

31.Khanh Hoa49.Phu Yen1.Dak Lak

6.Ninh Thuan

44

45

9.AVRDC

10.AVRDC

47.Phillippine

43.Nghe An

34.Nghe An

17.Thanh Hoa16.Quang Tri

30.Thanh Hoa

14.Quang Binh

15.Quang Tri

20.Hue

12.Thai Nguyen

18.Hai Duong

Hình 1. Sơ đồ hình cây biểu diễn mối quan hệ của 54 nguồn gen đậu xanh nghiên cứu (theo phương pháp neighbour - joining UPGMA dựa trên chỉ số khác biệt DICE sử dụng 119 chỉ thị có P>80)

Page 30: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

30

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Trong nhóm G1, các nguồn gen nghiên cứu được chia nhỏ thành 5 nhóm phụ lần lượt từ G1.1 đến G1.5. Nhóm phụ G1.1 gồm 10 nguồn gen trong đó có 8 nguồn gen có nguồn gốc nhập nội từ các nước Ấn Độ, Pakistan, Philippine, AVRDC và xen vào đó có 2 nguồn gen có nguồn gốc thu thập tại Việt Nam là nguồn gen đậu xanh số 11 thu thập từ Thái Nguyên có đặc điểm là nguồn gen đậu xanh xanh lòng, màu sắc hạt rất đẹp, khác biệt với những nguồn gen đậu xanh nghiên cứu khác và nguồn gen đậu xanh số 32 thu thập tại Khánh Hòa. Nhóm phụ G1.2 gồm 4 nguồn gen đậu xanh địa phương nhưng phân bố địa lí từ vùng Tây Bắc đến miền Trung. Nhóm phụ G1.3 gồm 2 nguồn gen có nguồn gốc thu thập Tây Bắc. Nhóm phụ G1.4 gồm 6 nguồn gen địa phương trong đó 3 nguồn gen thu thập tại miền Bắc, 2 nguồn gen thu thập tại miền Trung và 1 nguồn gen thu thập tại miền Nam. Nhóm phụ G1.5 gồm 2 nguồn gen thu thập tại Thái Nguyên và Hà Giang.

Nhóm G2 cũng được chia thành 4 nhóm phụ từ G2.1 đến G2.4 trong đó nhóm phụ G2.1 gồm 11 nguồn gen đậu xanh, có 8 nguồn gen cs nguồn gốc địa phương phân bố từ miềm Bắc đến miềm Trung, 3 nguồn gen còn lại là giống KPS1 và KPS2 của AVRDC và 1 nguồn gen từ Nga. Nhóm phụ G2.2 gồm 6 nguồn gen thì có 2 nguồn gen nhập nội từ Thái Lan, 1 nguồn gen nhập nội từ Nga, 3 nguồn gen còn lại có nguồn gốc địa phương từ Bắc, Trung, Nam. Nhóm phụ G2.3 gồm 7 nguồn gen tất cả đều có nguồn gốc địa phương trong đó có 1 nguồn gen được chọn lọc từ nguồn gen số 27 có nguồn gốc thu thập tại Lai Châu, 6 nguồn gen còn lại có nguồn gốc thu thập tại Nam Trung Bộ và miền Nam. Nhóm phụ G2.4 gồm 5 nguồn gen thì có 1 nguồn gen có nguồn gốc nhập nội từ Philippine còn lại có nguồn gốc thu thập từ miền Bắc, Trung và Nam.

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luậnĐánh giá đa dạng di truyền của các nguồn gen

đậu xanh sử dụng chỉ thị DArT thu được giá trị PIC trung bình 0,248, thấp hơn giá trị PIC lý tưởng.

Kết quả phân tích đa dạng di truyền cho thấy 54 nguồn gen đậu xanh được chia thành 3 nhóm chính trong đó nhóm 3 chỉ có nguồn gen đậu xanh số 21 có nguồn gốc thu thập từ Tuyên Quang.

Khoảng cách di truyền các nguồn gen đậu xanh cho thấy các nguồn gen đậu xanh có nền di truyền hẹp và phân nhóm không rõ ràng theo vùng địa lý.

4.2. Đề nghịTiếp tục nghiên cứu bổ sung các đặc điểm hình

thái nông sinh học của các nguồn gen đậu xanh này

để chọn lọc ra được các vật liệu khởi đầu tốt cho công tác chọn tạo giống đậu xanh.

TÀI LIỆU THAM KHẢOCastillo, A., Maria C Ramirez, Azahara C Martin,

Andrzej Kilian, Antonio Martin and Sergio G Atienza, 2013. High - throughput genotyping of wheat-barley amphiploids utilising diversity array technology (DArT). BMC Plant Biology 13: 87.

Doyle, J.J. and J.L. Doyle, 1987, “A rapid DNA isolation proceducer for small quantities of fresh leaf tissue”. Phytochemical Bulletin 19:11-15.

Gupta, S., R. Bansal, U. Vaidya and T. Gopalakrishna, 2012. Development of EST-derived microsatellite markers in mungbean [Vigna radiata (L.) Wilczek] and their transferability to other Vigna species. Indian Journal of Genetics and Plant Breeding 72(4): 468-471.

Jaccoud D, P. K., Feinstein D., Kilian A., 2001. Diversity arrays: a solid state technology for sequence information independent genotyping. Nucleic Acids Research 29: 7.

Nair RM, Schafleitner R, Kenyon L, Srinivasan R, Easdown W, Ebert AW and Hanson P, 2012, “Genetic improvement of mungbean”, SABRAO Jounral of Breeding and Genetics 44: 177-190.

Nei M. and Li W.H., 1979. Mathematical model for studying genetic variation in terms of restriction and nucleases. Proceedings of the National Academy of Sciences 76: 5269-5273.

Nei M., 1978. Estimation of average heterozygosity and genetic distance from a small number of individuals. Genetic 89(3): 583-590.

Vu, T. T. H., R. J. Lawn, L. M. Bielig, S. J. Molnar, L. Xia and A. Kilian, 2012. Development and initial evaluation of diversity array technology for soybean and mungbean. Euphytica 186: 741-754.

Wenzl, P., Carling, J., Kudrna, D., Jaccoud, D., Huttner, E., Kleinhofs, A., & Kilian, A, 2004. Diversity Arrays Technology (DArT) for whole-genome profiling of barley. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America, 101(26), 9915-9920.

Yang S, Pang W, Ash G, Harper J, Carling J, Wensl P, Hutter E, Zong X and Kilian A, 2006. Low level of genetic diversity in cultivated pigeonpea compared to its wild relatives is revealed by diversity array technology. Theoretical Applied Genetics 113: 585-595.

Yang, S.Y., Saxena, R.K., Kulwal, P.L., Ash, G.J., Dubey, A., Harper, J.D., Upadhyaya, H.D., Gothalwal, R., Kilian, A. and Varshney, R.K., 2011, The first genetic map of pigeon pea based on diversity arrays technology (DArT) markers. Journal of genetics, 90(1), pp.103-109.

Page 31: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

31

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Genetic diversity evaluation of mungbean varieties by using DArT markerLuu Quang Huy, Bui Thi Thu Huyen, Nguyen Thi Lan Hoa,

Ha Minh Loan, Tran Danh Suu, Pham Thi XuanAbstractGenetic diversity evaluation of mungbean germplasm is essential for conservation and management as well as for breeding purposes. DArT marker was used to evaluate genetic diversity in this study. The result showed that 54 studied mungbean accessions had narrow genetic background with PIC value of 0.248 and grouping of these acc. was not distinct by geographical areas. These mungbean accessions were divided into three major groups. There was only one mungbean variety (acc. number 21) which is originated from Tuyen Quang province in the third group.Key words: Mungbean, Genetic diversity, DArT marker, PIC

Ngày nhận bài: 13/5/2017 Người phản biện: TS. Trần Thị Thu Hoài

Ngày phản biện: 19/5/2017 Ngày duyệt đăng: 29/5/2017

1 Trường Đại học Qui Nhơn, Bình Định

ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG N, P, K ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA SINH, SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT CỦA CÂY DỪA XIÊM

(Cocos nucifera L.) TRỒNG TẠI CÁT HIỆP, PHÙ CÁT, BÌNH ĐỊNH Phan Thị Thảo1

TÓM TẮTNghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng N, P, K đến một số chỉ tiêu hóa sinh, sinh trưởng, năng suất, chất lượng

đối với cây dừa xiêm ở Cát Hiệp, Phù Cát, Bình Định cho thấy: Nhu cầu về nitơ tổng số của cây dừa xiêm giảm dần từ giai đoạn quả non tới giai đọan quả trưởng thành, còn nhu cầu về kali và photpho thì ngược lại. Với lượng bón 1.200 g urê/cây làm tăng tỷ lệ nitơ trong lá và bón 1000 g KCl làm tăng tỷ lệ kali trong lá ở giai đoạn quả non và quả trưởng thành. Lượng phân bón 1.000 g urê + 1.500 g superlân + 1.000 g KCl có tác dụng tăng số lượng quả/buồng (8,8 buồng quả/cây) và tổng số quả/cây (105,6 quả/cây). Lượng phân bón (1.000 g Urê +1.500 g lân + 1.000 g KCl)/cây, có tác dụng tăng hàm lượng Magie (51,37 mg/lit), K2O (2,81 g/lit) và tăng độ brix (7,2%) của nước dừa.

Từ khóa: Hóa sinh, sinh trưởng, năng suất, chất lượng, dừa xiêm

I. ĐẶT VẤN ĐỀDừa (Cocos nucifera L.) là cây công nghiệp quan

trọng của huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định với diện tích 452 ha và sản lượng 5,8 triệu quả/năm (UBND huyện Phù Cát, 2016). Từ nhiều năm qua, ngoài lợi ích kinh tế, cây dừa còn đóng vai trò chắn gió, bão, lũ lụt... tạo cảnh quan môi trường thiên nhiên. Hiện nay,  trong bối cảnh biến đổi khí hậu, việc gia tăng xâm nhập mặn, hạn hán và lũ lụt bất thường đối với vùng đồng bằng ven biển các tỉnh miền Trung, thì cây dừa được đánh giá có khả năng chống chịu các nguy cơ trên, trở thành một đối tượng cây trồng quan trọng trong hệ thống canh tác góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.

Dừa uống nước là cây đặc sản nổi tiếng của huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người trồng. Nước dừa ở đây có vị ngọt mát, đậm đà, hương thơm đặc trưng, hơn

hẳn chất lượng dừa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Do có giá bán cao và lượng tiêu thụ ngày càng lớn, trong thời gian qua việc đầu tư chăm sóc cho vườn dừa đã được chú trọng. Năng suất quả đã được cải thiện nhưng còn chậm, mới chỉ đạt và 65 quả/cây/năm. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất là do chế độ dinh dưỡng cho cây dừa chưa hợp lý. Việc bón phân theo kinh nghiệm của người trồng là chính, dẫn đến tình trạng mất cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của sản phẩm.

Để góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của cây dừa xiêm ở Phù Cát nói riêng và Bình Định nói chung, việc nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng N, P, K đến một số chỉ tiêu hóa sinh, sinh trưởng, năng suất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, nhằm cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây dừa xiêm.

Page 32: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

32

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứuCây trồng: Thí nghiệm tiến hành trên vườn dừa

xiêm trồng năm 2006, mật độ 200 cây/ha (khoảng cách 7 ˟ 7 m).

Phân chuồng: Sử dụng phân chuồng hoai mục.Phân hóa học: Urê 46%; KCl chứa 60% K2O;

Super lân phốt phát Lâm Thao chứa 16% P2O5.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2016 đến

tháng 6/2017.- Địa điểm nghiên cứu: Xã Cát Hiệp, Phù Cát,

Bình Định.

2.3. Phương pháp nghiên cứu- Bố trí thí nghiệm:Thí nghiệm bố trí theo phương pháp khối ngẫu

nhiên hoàn toàn (RCBD) với 3 lần nhắc lại, dung lượng mẫu 5 cây/lần lặp (4 CT ˟ 5 cây/CT ˟ 3 lần lặp + 5 cây (CTĐC) = 65 cây). Diện tích ô thí nghiệm 250 m2.

Các công thức thí nghiệm: CT1 (ĐC): 1.000 g urê + 1.500 g super Lân + 800 g KCl; CT2: 600 g urê + 1.500 g super lân + 800 g KCl; CT3: 1.400 g urê + 1.500 g super lân + 800 g KCl; CT4: 1.000 g urê + 1.500 g super lân + 600 g KCl; CT5: 1.000 g urê + 1.500 g super lân + 1.000 g KCl.

Trong đó, CT2 đến CT5 là thay đổi lượng phân urê và KCl so với khuyến cáo, từ đó xác định được lượng urê và KCl thích hợp, hiệu quả nhất cho cây dừa giai đoạn cho quả. Giữa các công thức thí nghiệm có hàng dừa cách ly.

Lượng phân nền bón cho 1 cây: 50 kg phân hữu cơ hoai mục.

- Phương pháp lấy mẫu lá: mẫu lá dừa được lấy ở 2 giai đoạn phát triển của quả: quả non và quả trưởng thành. Trên cây dừa theo dõi, chọn 4 lá nằm ở vị trí giữa tán và ở 4 hướng khác nhau. Trên mỗi lá, lấy 10 lá chét ở giữa lá để phân tích.

- Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây dừa:

+ Đường kính thân: Dùng thước kẹp kính có chia tới mm (bằng gỗ) để đo đường kính thân dừa, điểm đo cách mặt đất 70 cm (3 tháng đo 1 lần).

+ Chiều cao cây: Sử dụng sào đo từ mặt đất tới đỉnh sinh trưởng của cây dừa (3 tháng đo 1 lần).

+ Số lượng lá/cây: Sử dụng thang trèo lên tán lá, đếm tất cả số lượng lá có trên cây. Mỗi tháng xác

định số lượng lá trên cây một lần (sử dụng bút lông để đánh dấu lá theo dõi).

+ Số lượng buồng hoa, số lượng buồng quả, số lượng quả/buồng, số lượng quả/cây: Mỗi tháng xác định một lần, bằng cách đếm tất cả số lượng buồng hoa, lượng buồng quả, lượng quả/buồng và lượng quả/cây của những cây theo dõi (sử dụng bút lông để đánh dấu buồng hoa, buồng quả... theo dõi).

- Phương pháp xác định chỉ tiêu sinh hóa của lá: Xác định hàm lượng ni tơ tổng số (Nts) theo phương pháp Microkjeldahl; xác định hàm lượng ka li tổng số (Kts) theo phương pháp Natri cobantinitrit; xác định hàm lượng phốt pho tổng số (Pts) theo phương pháp 10 CTN 453:2011.

- Kỹ thuật canh tác sử dụng trong các thí nghiệm: Theo qui trình của Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu.

- Các chỉ tiêu hóa sinh: được phân tích tại phòng thí nghiệm Hóa học và Sinh học trường Đại học Quy Nhơn.

2.4. Phương pháp xử lý số liệuSố liệu thí nghiệm được xử lý bằng phương

pháp thống kê sinh học trên phần mềm Excel và IRRISTAT 4.0.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón (N, P, K) đến tỷ lệ ni tơ, ka li, phốt pho trong lá dừa, trồng tại Cát Hiệp, Phù Cát, Bình Định

3.1.1. Tỷ lệ ni tơ tổng sốNi tơ, phốt pho, ka li tham gia vào thành phần

cấu tạo axit amin, protein, enzym, axit nucleic, hỗ trợ cho việc hình thành các cấu trúc giàu năng lượng như ATP trong quá trình quang hợp và phosphoril hóa ATP… có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của thực vật (Nguyễn Như Khanh, 2002). Hàm lượng ni tơ, phốt pho, ka li tổng số trong lá có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây trồng cũng như quyết định năng suất, chất lượng sản phẩm (Nguyễn Văn Mã, 2015). Để đánh giá ảnh hưởng của lượng phân bón đến tỷ lệ ni tơ, phốt pho và ka li trong lá, đã tiến hành phân tích hàm lượng ni tơ, phốt pho và ka li trong lá ở các giai đọan phát triển của quả dừa.

Ở giai đoạn quả non, tỷ lệ ni tơ tổng số trong lá biến động từ 1,44 - 2,15%. Trong đó, thấp nhất là CT4 với giá trị 1,44% và cao nhất là CT3 (2,15%), kế đến là CT5 (1,92%) là sai khác có ý nghĩa so với CT4 (1,44%) với độ tin cậy 95%. Các công thức còn lại tỷ lệ Nts trong lá là tương đương nhau.

Page 33: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

33

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Giai đoạn quả trưởng thành: Tỷ lệ ni tơ tổng số trong lá của các công thức ở giai đoạn quả trưởng thành thấp hơn so với giai đoạn quả non và biến động từ 1,27 - 2,00%. Cao nhất vẫn thuộc CT3 (2,0%), tiếp đến là CT5 (1,78%), sai khác có ý nghĩa thống kê so với CT4 (1,27%). Các công thức còn lại tỷ lệ ni tơ tổng số trong lá tương đương nhau. Với lượng bón 1.200g urê/cây làm tăng tỷ lệ ni tơ trong lá.

3.1.2. Tỷ lệ phốt pho tổng số Giai đoạn quả non: Tỷ lệ phốt pho tổng số trong

lá biến động từ 0,23 - 0,31%. Trong đó, ỷ lệ ka li tổng số trong lá thấp nhất là CT3 (0,23%) và cao nhất là CT2 (0,31%). Tuy nhiên, chênh lệch về phốt pho tổng số trong lá không có ý nghĩa thống kê.

Giai đoạn quả trưởng thành: Tỷ lệ phốt pho tổng số trong lá của các CT biến biến từ 0,28 - 0,34%. Trong đó, thấp nhất là CT3 và CT5 với giá trị 0,28% và cao nhất là CT2 (0,34%). Tuy nhiên, chênh lệch về phốt pho tổng số trong lá không có ý nghĩa thống kê.

3.1.3. Tỷ lệ ka li tổng sốGiai đoạn quả non: Tỷ lệ ka li tổng số trong lá

biến biến từ 0,98 - 1,23%. Trong đó, thấp nhất là CT3 (0,98%), kế đến là CT1 (ĐC) với giá trị 1,02% và cao nhất là CT5 (1,23%), chênh lệch có ý nghĩa với CT3 (0,98%) và CT1 (ĐC). Các công thức còn lại có tỷ lệ ka li tổng số trong lá tương đương nhau.

Giai đoạn quả trưởng thành: tỷ lệ ka li tổng số trong lá cao hơn giai đoạn quả non, với giá trị biến động từ 1,08 - 1,5%. Trong đó, thấp nhất vẫn là CT4 (1,08%) và cao nhất thuộc CT5 (1,5%), sai khác có ý nghĩa so với CT1 (ĐC), CT2 và CT4. Đây cũng là công thức được bón lượng KCl cao nhất (1.000g/cây). Các công thức còn lại tỷ lệ ka li tổng số trong lá tương đương nhau.

Như vậy, cây dừa cần lượng ni tơ, phốt pho và ka li tổng số khác nhau ở các giai đọan phát triển của quả. Nhu cầu về ni tơ tổng số của dừa giảm dần từ giai đoạn quả non tới giai đoạn quả trưởng thành, còn nhu cầu về ka li và phốt pho thì ngược lại. Với lượng bón 1.200g urê/cây làm tăng tỷ lệ ni tơ trong lá và bón 1000 g KCl làm tăng tỷ lệ ka li tổng số trong lá.

3.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến khả năng sinh trưởng của dừa xiêm trồng tại Cát Hiệp, Phù Cát, Bình Định

Trong các chỉ tiêu sinh trưởng của cây dừa trưởng thành, thì tổng số lá/cây là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá sức sinh trưởng, phát triển của cây dừa. Số lượng lá trưởng thành nhiều thì khả năng quang hợp lớn và thông thường có bao nhiêu lá dừa sẽ có bấy nhiêu mầm hoa. Vì vậy, số lá/cây nhiều thì tiềm năng năng suất của dừa sẽ cao

Bảng 2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến khả năng sinh trưởng của dừa xiêm trồng

tại Cát Hiệp, huyện Phù Cát, Bình Định

Bảng 1. Ảnh hưởng của lượng phân bón (N, P, K) đến hàm lượng một số khoáng chất trong lá dừa xiêm ở giai đọan quả non và quả trưởng thành

Ghi chú: Nts (%): Tỷ lệ ni tơ tổng số; P2O5ts (%): Tỷ lệ phốt pho tổng số; K2Ots (%): Tỷ lệ ka li tổng số.

TT Công thức

Nts (%) P2O5ts (%) K2Ots (%)

Lá ở giai đoạn quả non

Lá ở giai đoạn

quả trưởng thành

Lá ở giai đoạn quả non

Lá ở giai đoạn

quả trưởng thành

Lá ở giaiđoạn quả non

Lá ở giai đoạn

quả trưởng thành

1 CT1(ĐC) 1,81 1,67 0,28 0,30 1,02 1,192 CT2 1,86 1,75 0,31 0,34 1,10 1,213 CT3 2,15 2,00 0,23 0,28 0,98 1,414 CT4 1,44 1,27 0,27 0,30 1,17 1,085 CT5 1,92 1,78 0,25 0,28 1,23 1,50

CV% 6,81 7,15 8,21 11,20 5,92 8,40LSD.05 0,42 0,28 0,08 0,09 0,18 0,20

TTChiều cao

cây(m)

Đường kính thân

(cm)

Số lượng lá/cây

CT1 (ĐC) 2,39 24,8 25,3CT2 2,36 25,3 25,3CT3 2,45 25,6 25,7CT4 2,35 25,3 22,2CT5 2,50 25,7 25,5CV% 10,5 8,7 16,3LSD.05 0,21 2,7 2,9

Page 34: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

34

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Số lượng lá/cây giữa các công thức đạt từ 22,2 - 25,7 lá, nhiều nhất thuộc CT3 (25,7 lá), kế đến là CT5 (25,5 lá)... và ít nhất là CT4 (22,2 lá). Tuy nhiên, chênh lệch số lượng lá/cây giữa các công thức là không có ý nghĩa thống kê.

Chiều cao các công thức biến động từ 2,35 - 2,50 m. Trong đó, cao nhất thuộc CT5 (2,50 m), kế đến là CT3 (2,45 m)... và nhỏ nhất là CT2 (1,85 m). Chênh lệch về chiều cao giữa các CT là không đáng kể.

Đường kính thân các công thức biến động từ 24,8 - 25,7 cm. Trong đó, đường kính thân lớn nhất thuộc CT5 (25,7 cm), kế đến là CT3 (25,6 cm)... và nhỏ nhất là CT1 (ĐC) là 24,8 cm. Chênh lệch về đường kính thân giữa các công thức là không có ý nghĩa.

3.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến ra hoa, quả và chất lượng quả dừa xiêm trồng tại Cát Hiệp, Phù Cát, Bình Định

Số lượng buồng hoa/cây của các đạt công thức từ 11,5 - 12,6 buồng. Trong đó, nhiều nhất là CT2 (12,6 buồng), tiếp đến là CT5 (12,5 buồng), CT1 (ĐC) là 12,1 buồng và ít nhất thuộc CT3 (11,5 buồng). Tuy nhiên, chênh lệch về số lượng buồng hoa/cây giữa các công thức không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Số lượng buồng quả/cây của các công thức biến động từ 7,6 - 8,8 buồng. Nhiều nhất thuộc CT5 (8,8 buồng), kế đến là CT3 (8,0 buồng), CT1(ĐC) là 7,8 buồng và ít nhất là CT4 (7,3 buồng). Tuy nhiên chỉ có CT5 (8,8 buồng) là chênh lệch có ý nghĩa thống kê về số lượng buồng quả/cây đối với CT4 (7,3 buồng). Các công thức còn lại có số lượng buồng quả/cây tương đương nhau.

Bảng 3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến ra hoa, quả và năng suất dừa xiêm, trồng

tại Cát Hiệp, Phù Cát, Bình Định

Số lượng quả/buồng của các CT đạt từ 9,7 - 12,0 quả, nhiều nhất thuộc về CT5 (12 quả), tiếp đến là CT2 (9,9 quả), CT1(ĐC) là 9,8 quả/buồng và ít nhất

là CT3 và CT4 đều bằng 9,7 quả. Tuy nhiên, chỉ có CT5 (12 quả/buồng) là chênh lệch có ý nghĩa với tất cả các CT thí nghiệm, các CT còn lại có lượng quả/buồng tương đương nhau.

Tổng số quả/cây của các CT đạt từ 70,8 - 105,6 quả/cây. Trong đó, nhiều quả nhất thuộc CT5 (105,6 quả), chênh lệch có ý nghĩa đối với tất cả các CT thí nghiệm. Các CT còn lại có số lượng quả/cây từ 70,8 - 77,6 quả/cây là tương đương với nhau. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu về “Kỹ thuật thâm canh phù hợp để phát triển bền vững các giống dừa ở các tỉnh phía Nam, năm 2012” (Nguyễn Thị Bích Hồng, 2012).

Như vậy, với lượng phân (1.000 g urê + 1.500 g superlân + 1.000 g KCl)/cây/năm có tác dụng tăng số lượng quả/buồng cũng như tăng số lượng quả/cây.

3.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chất lượng quả dừa xiêm trồng tại Cát Hiệp, Phù Cát, Bình Định

Lượng nước dừa/quả đạt 312 - 319 ml/quả. Trong đó, lượng nước nhiều nhất thuộc CT5 (319 ml), tiếp đến CT2 và CT3 đều bằng 315 ml/quả... và lượng nước ít nhất thuộc CT1 (ĐC) là 308 ml/quả. Tuy nhiên sự chênh lệch về lượng nước/quả giữa các CT thí nghiệm là nhỏ, không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Hàm lượng Magiê trong nước dừa của các CT dao động từ 48,08 - 51,73 (mg/lít), nhỏ nhất là CT4 (48,08 mg/lít), lớn nhất thuộc CT5 (51,73 mg/lít) sai khác có ý nghĩa với CT4 và tương đương với các CT còn lại. Như vậy, với lượng bón KCl bằng 1000 g/cây (CT5) sẽ tăng lượng Magie nước dừa.

Bảng 4. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chất lượng quả dừa xiêm trồng tại Cát Hiệp,

Phù Cát, Bình Định

Hàm lượng K2O của các CT dao động từ 2,04 - 2,81 (g/lít), nhỏ nhất là CT4 (2,04g/lít), lớn nhất thuộc CT5 (5 2,81g/lít), tiếp đến CT1 (2,69 g/lít), sai

CT

Số lượng buồng

hoa/cây

Số lượng buồng

quả/cây

Số lượng quả/

buồng

Số lượng

quả/cây

CT1(ĐC) 12,1 7,8 9,8 76,5CT2 12,6 7,6 9,9 75,2CT3 11,5 8,0 9,7 77,6CT4 11,9 7,3 9,7 70,8CT5 12,5 8,8 12,0 105,6CV% 8,2 8,5 6,2 15,1LSD.05 4,1 1,4 2,0 24,3

CT

Lượng nước/

quả (ml)

Hàm lượng

Mg (mg/lít)

Hàm lượngK2O

(gam/lít)

Độ Brix(%)

CT1 (ĐC) 308 50,27 2,69 7,0CT2 315 50,68 2,57 7,0CT3 315 51,19 2,48 7,0CT4 312 48,08 2,04 6,8CT5 319 51,73 2,81 7,2CV% 21,2 8,5 10,2 8,9LSD.05 32,3 3,2 0,18 0,3

Page 35: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

35

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

khác có ý nghĩa với CT4 và tương đương với các CT còn lại. Như vậy, với lượng bón KCl bằng 1000 g/cây (CT5) sẽ tăng lượng K2O của nước dừa.

Độ brix của các CT đạt từ 6,8 - 7,2%. Độ brix thấp nhất là CT4 (6,8%) và cao nhất thuộc về CT5 (7,2%), chênh lệch có ý nghĩa so với CT4 và tương đương với các CT thí nghiệm còn lại. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu về phân bón đối với cây dừa năm 2010 của Nguyễn Thị Liên Hoa (Nguyễn Thị Liên Hoa, 1989).

Như vậy, với liều lượng bón (1.000 g Urê +1.500 g lân và 1.000 g KCl)/cây, có tác dụng gia tăng hàm lượng Mg (51,37 mg/lít), K20 (2,81 g/lít) và tăng độ brix (7,2%) của nước dừa.

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận Nhu cầu về lượng ni tơ, ka li và phốt pho tổng số

trong lá dừa khác nhau ở các giai đoạn phát triển của quả. Nhu cầu về ni tơ tổng số của cây dừa giảm dần từ giai đoạn quả non tới giai đoạn quả trưởng thành, còn nhu cầu về ka li và phốt pho thì ngược lại. Với lượng bón 1.200g urê/cây làm tăng tỷ lệ ni tơ trong lá và bón 1000g KCl làm tăng tỷ lệ ka li tổng số trong lá ở giai đoạn quả non và quả trưởng thành.

Lượng phân bón của các công thức thí nghiệm chưa làm thay đổi sinh trưởng về chiều cao, đường kính thân và số lượng lá/cây của cây dừa xiêm.

Lượng phân bón 1.000 g urê + 1.500 g super lân

+ 1.000 g KCl làm tăng số lượng quả/buồng (8,8 buồng) và tổng số quả/cây/năm (105,6 quả/cây).

Lượng bón (1.000 g Urê + 1.500 g super lân + 1.000g KCl)/cây làm tăng hàm lượng Mg (51,37 mg/lít), K2O (2,81g/lít) và tăng độ brix (7,2%) của nước dừa.

4.2. Đề nghị Khuyến cáo sử dụng lượng phân bón (1.000 g Urê

+1.500 g super lân +1.000 g KCl)/cây/năm đối với cây dừa xiêm giai đọan kinh doanh, trồng tại Phù Cát, Bình Định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thị Liên Hoa, 1989. Kết quả thử nghiệm việc

bón phân cho dừa đang ra trái ở vùng nước lợ xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Báo cáo hàng niên, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu, tr15.

Nguyễn Thị Bích Hồng, 2012. Nghiên cứu kỹ thuật thâm canh phù hợp để phát triển bền vững các giống dừa ở các Tỉnh phía Nam. Báo cáo Khoa học, Viện nghiên cứu Dầu thực vật - Tinh dầu - Hương liệu - Mỹ phẩm - Bộ Công nghiệp, tr22.

Nguyễn Như Khanh, 2002. Sinh lý học sinh trưởng và phát triển thực vật. NXB Giáo dục, Hà Nội, tr16.

Nguyễn Văn Mã, 2015. Sinh lý chống chịu điều kiện môi trường bất lợi của thực vật. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, tr128.

UBND huyện Phù Cát, 2016. Báo cáo tổng kết sản xuất Nông nghiệp, năm 2016, tr8.

Effects of N, P, K dosage on some biochemical, growth and productivity indicators of coconut (Cocos nucifera L.) grown

in Cat Hiep Commune, Phu Cat district, Binh Dinh province Phan Thi Thao

AbstractThe study on the effects of N, P, K doses on some biochemical, growth, productivity and quality indicators for Siamese Cucumber plants in Cat Hiep, Phu Cat, Binh Dinh showed that the demand for total nitrogen of coconut trees decreased from the juvenile stage to the mature stage, while the demand for potassium and phosphorus was vice versa. With the application of 1,200 g urea per tree, the rate of nitrogen in leaves and application of 1,000 g KCl increased the ratio of potassium in leaves at the young and mature fruit stage. The amount of urea 1,000 g urea + 1,500 g superlannel + 1,000 g KCl increased the number of fruit/chambers (8.8 pods/tree) and the total number of fruits/plants (105.6 fruits per tree). The amount of fertilizer (1,000 g of urea + 1,500 g phosphate + 1,000 g KCl)/tree, increased magnesium content (51.37 mg/l), K2O (2.81 g/l) and brix, 2%) of coconut milk.Key words: Biochemical indicators, growth, yield, quality, coconut Siam

Ngày nhận bài: 8/5/2017Người phản biện: TS. Lưu Văn Quỳnh

Ngày phản biện: 13/5/2017Ngày duyệt đăng: 29/5/2017

Page 36: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

36

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀĐiều (Anacardium occidentale L.) thuộc nhóm

cây công nghiệp có dầu, sống lâu năm, nguồn gốc từ Đông Bắc Brazil. Ngày nay, cây điều được mở rộng trồng khắp các khu vực có khí hậu nhiệt đới.

Ở nước ta, nhân hạt điều là mặt hàng xuất khẩu lớn sau lúa, cao su và cà phê, với kim ngạch năm 2014 đạt 2,2 tỉ USD và giải quyết việc làm cho trên 900 ngàn lao động. Điều còn được coi là cây “xóa đói giảm nghèo” cho nhiều vùng sản xuất nông nghiệp và được trồng ở một số tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ (Tạ Minh Sơn và Hồ Huy Cường, 2006). Ở Bình Định, điều trồng tập trung ở các huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh... với hơn 20.000 ha. Năng suất điều của các địa phương này thời gian qua còn thấp, chỉ đạt 500 kg/ha, bằng 1/2 năng suất bình quân của cả nước (Hồ Huy Cường, Phan Thanh Hải, 2010). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do phần lớn diện tích điều được trồng trên nền đất xám, đất cát, cát pha... rất nghèo dinh dưỡng, đầu tư chăm sóc của người trồng cho cây điều chưa hợp lý, việc cung cấp dinh dưỡng cho cây điều chủ yếu theo kinh nghiệm. Vì vậy, thường dẫn đến tình trạng thiếu hoặc thừa các chất dinh dưỡng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, ra hoa, đậu quả cũng như năng suất điều, gây lãng phí và ô nhiễm, thoái hóa đất.

Để góp phần nâng cao hiệu quả của cây điều ở Phù Cát nói riêng và Bình Định nói chung, việc nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác, trong đó cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng quan trọng cho cây điều là rất cần thiết.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu- Cây trồng: Thí nghiệm tiến hành trên vườn điều

ghép ĐDH54-117 trồng năm 2000, với mật độ 156 cây/ha (khoảng cách 8 ˟ 8 m).

- Phân chuồng: Sử dụng phân chuồng hoai mục.- Phân hóa học: Đạm Urê 46%; kali clorua chứa

60% K2O; Lân super phốt phát Lâm Thao chứa 16% P2O5.

2.2. Phương pháp nghiên cứu- Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối

ngẫu nhiên hoàn toàn (RCDB) với 3 lần nhắc lại, dung lượng mẫu 4 cây/lần lặp (6 CT ˟ 4 cây/CT ˟ 3 lần lặp = 72 cây). Diện tích ô thí nghiệm 256 m2 (4 cây/ô, khoảng cách cây 8 m ˟ 8 m).

- Các công thức (CT) thí nghiệm: CT1 (ĐC): N1K1 (2,0 kg Urê + 1,0 kg KCl); CT2: N1K2 (2,0 kg Urê + 1,3 kg KCl); CT3: N2K1 (2,6 kg Urê + 1,0 kg KCl); CT4: N2K2 (2,6 kg Urê + 1,3 kg KCl); CT5: N3K1 (3,2 kg Urê + 1,0 kg KCl); CT6: N3K2 (3,2 kg Urê + 1,3 kg KCl).

- Lượng phân nền bón cho 1 cây điều: 20 kg phân hữu cơ + 3,0 kg lân.

- Phương pháp xác định chỉ tiêu sinh hóa của lá: Xác định hàm lượng Nts theo phương pháp Microkjeldahl; xác định hàm lượng Kts theo phương pháp Natri cobantinitrit.

- Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu thí nghiệm được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học với phần mềm Excel và Statistix 8.0.

1 Trường Đại học Quy Nhơn, Bình Định

ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG N, K ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA SINH, SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT CỦA CÂY ĐIỀU (Anacardium occidentale L.)

TRỒNG TẠI CÁT HANH, PHÙ CÁT, BÌNH ĐỊNHPhạm Thị Như Nguyệt1

TÓM TẮTKết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng N, P đến một số chỉ tiêu hóa sinh, sinh trưởng, năng suất của cây

điều cho thấy, khi sử dụng urê 3,2 kg/cây kết hợp với kali clorua từ 1,0 - 1,3 kg/cây (nền thí nghiệm là 20 kg phân chuồng/cây + 3,0 kg super lân/cây) có tác dụng tăng số lượng chồi/m2 tán lá (đạt từ 36,7 - 38,2 chồi/m2, vượt 38,2 - 43,1% so với đối chứng), tăng số lượng quả non (5,6 - 6,1 quả/phát hoa), tăng số lượng quả thu hoạch (4,9 - 5,1 quả/phát hoa), tăng số lượng hạt (đạt 146,9 hạt/kg) và tăng năng suất điều, từ 14,7 - 14,9 kg/cây (tương đương 2.293 - 2.324 kg/ha, vượt 26,7 - 28,5% so với đối chứng). Nhu cầu về kali và nitơ của cây điều cho các giai đoạn sinh trưởng, phát triển là khác nhau và giảm dần từ giai đoạn ra lá non, ra hoa và quả non. Bón với lượng 3,2 kg urê và 1,3 kg kali clorua/cây, làm gia tăng tỷ lệ nitơ và kali tổng số trong lá điều ở các giai đoạn ra lá non, ra hoa và quả non.

Từ khóa: Cây điều, urê, kali clorua, chỉ tiêu hóa sinh, sinh trưởng, năng suất, Phù Cát, Bình Định

Page 37: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

37

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Kỹ thuật canh tác sử dụng trong các thí nghiệm: theo qui trình của Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, năm 2010.

2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu- Địa điểm nghiên cứu: Vườn điều tại thôn Tân

Hóa Nam, Cát Hanh, Phù Cát, Bình Định.- Đặc điểm vùng đất nghiên cứu: Vùng đất bố

trí thí nghiệm có địa hình khá bằng phẳng, đất xám nghèo dinh dưỡng, thành phần cơ giới nhẹ.

- Các chỉ tiêu hóa sinh: Được tiến hành phân tích tại phòng thí nghiệm Sinh học trường Đại học Quy Nhơn và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ.

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2016 đến tháng 6/2017.

III. KẾT QUẢ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón (N, K) đến tỷ lệ nitơ, kali trong lá điều thời kỳ kinh doanh, trồng tại Cát Hanh, Phù Cát, Bình Định, năm 2017

Nitơ và kali tham gia vào thành phần cấu tạo axit amin, protein, enzym, axit nucleic, hỗ trợ cho việc hình thành các cấu trúc giàu năng lượng như ATP trong quá trình quang hợp và phosphoril hóa ATP, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của thực vật (Nguyễn Như Khanh, 2002). Hàm lượng nitơ, kali tổng số trong lá ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng cũng như quyết định năng suất chất lượng sản phẩm. Để đánh giá ảnh hưởng của bón phối hợp các mức đạm và kali đến tỷ lệ nitơ và kali trong lá, tôi tiến hành phân tích hàm lượng nitơ, kali trong lá ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây điều.

Bảng 1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón (N, K) đến hàm lượng nitơ, kali tổng số trong lá điều thời kỳ kinh doanh, trồng tại Cát Hanh, Phù Cát, Bình Định, năm 2017

Ghi chú: Nts: Nitơ tổng số, K2Ots: K2O tổng số

3.1.1. Tỷ lệ nitơ tổng số- Giai đoạn cây ra lá non: Tỷ lệ nitơ tổng số trong

lá điều giai đoạn này của các công thức biến động từ 1,36 - 2,07%, trong đó thấp nhất là CT1 (ĐC) với giá trị là 1,36%, cao nhất thuộc CT6 (2,07%) kế đến là CT5 (2,04%), sai khác về tỷ lệ nitơ tổng số trong lá có ý nghĩa thống kê với CT1 (ĐC). Đây cũng là 2 công thức được bón lượng đạm cao nhất (3,2 kg/cây). Các công thức còn lại có hàm lượng nitơ tổng số trong lá tương đương nhau.

- Giai đoạn ra hoa: Tỷ lệ nitơ tổng số trong lá biến động từ 1,26 - 2,0%. So với giai đoạn ra lá non thì tỷ lệ nitơ tổng số của lá giai đoạn này thấp hơn. Trong đó, thấp nhất vẫn là CT1 (ĐC) với giá trị 1,26% và cao nhất là CT6 (2,0%), tiếp đến là CT5 (1,84%) và CT4 (1,8%), sai khác có ý nghĩa với CT1 (ĐC), các công thức còn lại tương đương tương nhau.

- Giai đoạn quả non: Tỷ lệ nitơ tổng số trong lá của các công thức ở giai đoạn quả non thấp hơn so

với các giai đoạn trước và biến động từ 1,21 - 1,92%, cao nhất vẫn thuộc CT6 (1,92%), kế đến là CT5 (1,8%) và CT4 (1,71%), sai khác có ý nghĩa thống kê so với CT1(ĐC). Các công thức còn lại tỷ lệ nitơ tổng số trong lá tương đương nhau.

3.1.2. Tỷ lệ kali tổng số - Giai đoạn cây ra lá non: Tỷ lệ kali tổng số trong

lá giai đoạn này của các công thức biến động từ 0,65 - 0,86%, trong đó thấp nhất là CT1 (ĐC) với giá trị 0,65%, cao nhất thuộc CT6 (0,86%), kế đến CT4 (0,79%), sai khác về tỷ lệ kali tổng số trong lá có ý nghĩa thống kê so với CT1 (ĐC). Các công thức còn lại có tỷ lệ kali tổng số trong lá tương đương nhau.

- Giai đoạn ra hoa: Tỷ lệ kali tổng số trong lá biến động từ 0,50 - 0,71%. Trong đó, tỷ lệ kali tổng số của lá cao nhất là CT6 (0,71%), chênh lệch có ý nghĩa với CT1 (ĐC) với giá trị là 0,50%. Các công thức còn lại có tỷ lệ kali tổng số tương đương nhau.

Công thứcGiai đoạn ra lá non (%) Giai đoạn ra hoa (%) Giai đoạn ra quả (%)

Nts K2Ots Nts K2Ots Nts K2Ots CT1 (ĐC) 1,36 0,65 1,26 0,50 1,21 0,47

CT2 1,40 0,76 1,47 0,65 1,31 0,56CT3 1,48 0,68 1,59 0,46 1,52 0,41CT4 1,54 0,79 1,80 0,67 1,71 0,58CT5 2,04 0,69 1,84 0,43 1,80 0,40CT6 2,07 0,86 2,00 0,71 1,92 0,60CV% 4,21 7,10 8,70 6,82 5,15 6,65LSD.05 0,55 0,13 0,45 0,18 0,32 0,12

Page 38: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

38

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

- Giai đoạn quả non: Tỷ lệ kali tổng số trong lá điều thấp hơn giai đoạn ra lá và ra hoa, với giá trị biến động từ 0,47 - 0,60%. Trong đó, thấp nhất vẫn là CT1 (ĐC), với tỷ lệ 0,42% và cao nhất thuộc CT6 (0,6%), sai khác có ý nghĩa so với CT1 (ĐC). Đây cũng là công thức được bón lượng kali clorua cao nhất (1,3 kg/cây). Các công thức còn lại tỷ lệ kali tổng số trong lá tương đương nhau.

Như vậy, cây điều cần lượng nitơ và kali tổng số khác nhau cho các giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Nhu cầu về kali và nitơ của điều giảm dần từ giai đoạn ra lá non, ra hoa và quả non.

3.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón (N, K) đến sinh trưởng của cây điều thời kỳ kinh doanh, trồng tại Cát Hanh, Phù Cát, Bình Định, năm 2017

Do áp dụng kỹ thuật tỉa cành sau vụ thu hoạch năm 2016 và tạo tán trong năm 2017, vì vậy các chỉ tiêu về chiều cao cây, đường kính tán lá giữa các công thức biến động nhỏ, lần lượt là 5,3 - 6,0 m và 6,5 - 6,8 m, chênh lệch giữa các công thức không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón (N, K) đến sinh trưởng của cây điều thời kỳ kinh doanh,

trồng tại Cát Hanh, Phù Cát, Bình Định, năm 2017

Số lượng chồi/m2 tán lá là chỉ tiêu rất quan trọng đối với tiềm năng năng suất của cây điều. Số lượng chồi càng lớn thì khả năng ra hoa, kết quả cao. Số lượng chồi/m2

tán lá của các CT biến động từ 26,7 - 38,2 chồi/m2 tán lá. Trong đó, CT5 và CT6 có số lượng chồi lớn nhất, lần lượt là 38,2 chồi/m2 tán lá và 36,9 chồi/m2 tán lá, tăng 38,2 - 43,1% so với CT1(ĐC), chênh lệch có ý nghĩa thống kê với các công thức còn lại. Đây cũng chính là 2 công thức được bón lượng đạm lớn nhất (3,2 kg/cây). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu về phân bón đối với sinh trưởng cây điều của Phạm Văn Biên và cộng sự năm 2005 ở tỉnh Đồng Nai (Phạm Văn Biên và cs., 2005).

3.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón (N, K) đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây điều thời kỳ kinh doanh, trồng tại Cát Hanh - Phù Cát- Bình Định, năm 2017

Tỷ lệ chồi ra hoa giữa các công thức đạt từ 92,6 - 95,0%, tỷ lệ lớn nhất thuộc CT5 và CT2 lần lượt 95,0% và 94,3%, thấp nhất là CT6 (92,6%), tuy nhiên giữa các công thức chênh lệch về tỷ lệ chồi ra hoa không có ý nghĩa về thống kê.

Tỷ lệ chồi hữu hiệu giữa các công thức đạt từ 62,3 - 65,1%, lớn nhất là CT5 (65,1%) và nhỏ nhất là CT1(ĐC) (62,3%). Cũng giống như các chỉ tiêu về tỷ lệ chồi ra hoa, tỷ lệ chồi hữu hiệu giữa các công thức chênh lệch không có ý nghĩa.

Số lượng quả non/phát hoa đạt từ 3,8 - 6,1 quả, ít nhất là CT2 (3,8 quả), nhiều nhất thuộc CT6 (6,1 quả) kế đến là CT5 (5,6 quả), sai khác có ý nghĩa với các công thức còn lại.

Số lượng quả thu hoạch/phát hoa đạt từ 2,9 - 5,1 quả. Trong đó, ít quả nhất là CT1 (ĐC) (2,9 quả) và nhiều quả nhất thuộc CT6 (5,1 quả), kế đến là CT5 (4,9 quả), chênh lệch có ý nghĩa với các công thức còn lại.

Công thứcChiều

cao cây (m)

Đường kính gốc

(cm)

Đường kính

tán (m)

Số chồi/m2

(chồi)CT1 (ĐC) 5,8 31,2 6,7 26,7

CT2 5,9 31,1 6,5 27,4 CT3 6,0 31,3 6,8 28,2 CT4 5,5 31,9 6,6 26,9 CT5 5,3 33,3 6,7 38,2 CT6 5,8 30,6 6,7 36,9

CV(%) 6,5 7,8 12,1 15,3 LSD0,05 0,6 6,2 0,7 8,5

Bảng 3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón (N, K) đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây điều thời kỳ kinh doanh, trồng tại Cát Hanh - Phù Cát, Bình Định, năm 2017

Công thức Tỷ lệ chồi ra hoa (%)

Tỷ lệ chồi hữu hiệu (%)

Số quả non/phát hoa

(quả)

Số quả thu hoạch/phát hoa (quả)

Số hạt/kg (hạt)

Năng suất(kg/cây)

CT1(ĐC) 92,5 62,3 4,0 2,9 168,0 11,6 CT2 94,3 63,8 3,8 3,3 168,1 11,8 CT3 92,6 62,7 3,9 3,4 166,7 12,2 CT4 92,8 63,3 4,3 3,8 166,5 12,2 CT5 95,0 65,1 5,6 4,9 165,3 14,7 CT6 94,2 64,6 6,1 5,1 164,6 14,9 CV% 17,4 13,2 7,1 5,3 7,9 3,4 LSD.05 15,5 6,2 0,7 0,5 2,9 0,8

Page 39: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

39

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Số lượng hạt/kg biến động từ 164,6 - 168,1 hạt/kg. Số lượng hạt/kg lớn nhất thuộc CT2 và CT1 (ĐC) lần lượt là 168,1 hạt/kg và 168,0 hạt/kg. Số lượng hạt/kg nhỏ nhất thuộc CT6 (164,6 hạt/kg), chênh lệch có ý nghĩa với CT1 (ĐC) và CT2. Các công thức còn lại số lượng hạt/kg là tương đương nhau. Như vậy, với lượng phân bón cho cây điều là (3,2 kg Urê + 1,3 kg KCl)/cây, cho khối lượng hạt lớn nhất (Bảng 3).

Năng suất hạt của các công thức biến động từ 11,6 - 14,9 kg/cây, năng suất cao nhất thuộc CT5 và CT6, lần lượt là 14,7 và 14,9 kg/cây, (2.293 - 2.324 kg/ha), tăng so với CT1(ĐC) từ 26,7 - 28,5%. Năng suất của CT5 và CT6 chênh lệch có ý nghĩa thống kê với các công thức còn lại.

Như vậy, CT5 và CT6 có các chỉ tiêu về số lượng quả non/phát hoa, số lượng quả thu hoạch/phát hoa, số lượng hạt/kg và năng suất hạt/cây là lớn nhất. Đây cũng là 2 công thức được bón lượng đạm nhiều nhất (3,2 kg/cây). Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu về phân bón đối với cây điều của Nguyễn Thanh Bình và Nguyễn Thái Học ở Đồng Nai và Bình Phước, năm 2006 (Nguyễn Thanh Bình và cs., 2006).

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luậnNhu cầu về kali và nitơ của cây điều cho các giai

đoạn sinh trưởng, phát triển là khác nhau và giảm dần từ giai đoạn ra lá non, ra hoa và quả non. Bón với lượng 3,2 kg urê và 1,3 kg kali clorua/cây có tác dụng làm gia tăng tỷ lệ nitơ và kali tổng số trong lá điều ở các giai đoạn ra lá non, ra hoa và quả non.

Sử dụng liều lượng đạm urê 3,2 kg/cây kết hợp với kali clorua (1,0 - 1,3 kg)/cây bón cho cây điều giai đoạn kinh doanh có tác dụng làm gia tăng số lượng chồi/m2 tán lá (đạt từ 36,7 - 38,2 chồi/m2, tăng 38,2 - 43,1% so với CT1 (ĐC).

Sử dụng liều lượng đạm urê 3,2 kg/cây kết hợp với kali clorua (1,3 kg/cây) bón cho cây điều giai đoạn kinh doanh có tác dụng làm tăng số lượng quả non (5,6 - 6,1 quả/phát hoa), tăng số lượng quả thu hoạch (4,9 - 5,1 quả/phát hoa), tăng khối lượng hạt và tăng năng suất điều, đạt từ 14,7 - 14,9 kg/cây (2.293 - 2.324 kg/ha, tăng 26,7 - 28,5% so với CT1 (ĐC).

4.2. Đề nghịSử dụng liều lượng đạm urê 3,2 kg/cây kết hợp

với kali clorua 1,3 kg/cây (nền là 20 kg phân chuồng/cây + 3,0 kg super lân/cây) cho cây điều giai đoạn kinh doanh trồng tại Cát Hanh, Phù Cát, Bình Định để góp phần tăng năng suất hạt điều.

TÀI LIỆU THAM KHẢOPhạm Văn Biên, Nguyễn Thanh Bình, Hồ Huy Cường,

2005. Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường để phát triển vùng điều nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu. Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài, TP. Hồ Chí Minh, tr 35.

Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Thái Học, 2006. Báo cáo khoa học “Ảnh hưởng của liều lượng phân khoáng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất điều, trồng ở Đồng Nai và Bình Phước”. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, tr 9.

Hồ Huy Cường, Phan Thanh Hải, 2010. Báo cáo kết quả nghiên cứu chọn tạo giống điều và xây dựng biện pháp kỹ thuật tiên tiến, thích hợp cho các vùng trồng điều chính. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ, tr 8.

Nguyễn Như Khanh, 2002. Sinh lý học sinh trưởng và phát triển thực vật. NXB Giáo dục, Hà Nội, tr16.

Tạ Minh Sơn và Hồ Huy Cường, 2006. Kết quả nghiên cứu chọn lọc giống điều năng suất cao, chất lượng tốt thích nghi với điều kiện khô hạn trên đất cát đỏ vùng Duyên hải Nam Trung bộ. Tuyển tập kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp 2000 - 2005. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ, tr12.

Effects of N, K dose on biochemical indicators, growth and yield of cashew (Anacardium occidenta L.) in Cat Hanh, Phu Cat, Binh Dinh province

Pham Thi Nhu Nguyet AbstractThe results of study showed that using the urea fertilizer of 3.2 kg/tree combined with potassium chloride 1.0 - 1.3 kg/tree (the experimental background is 20 kg manure/tree + 3.0 kg super phosphate/tree) increased the number of foliage shoots/m2 (from 36.7 to 38.2 shoots/m2, accounting for over 38.2 - 43.1% in comparison with the control), increased the number of young fruits (5.6 - 6.1 fruits/flower) and mature fruits (4.9 - 5.1 fruits/flower), the number of seeds (146.9 seeds/kg) and the cashew yield (from 14.7 - 14.9 kg/tree, equivalent to 2,293 - 2,324 kg/ha and this figure was accounted for 26.7 - 28.5% higher than that of the control). The demand for potassium and nitrogen of cashew trees for the growth and development stages was different and decreased gradually from the stage of young leaves, flowering and young fruit. Applying 3.2 kg of urea and 1.3 kg of potassium chloride increased the rate of total nitrogen and total potassium in leaves at the stages of young leaves, flowering and young fruit.Key words: Cashew, urea, potassium chloride, biochemical indicators, growth, yield, Phu Cat, Binh DinhNgày nhận bài: 8/5/2017Người phản biện: TS. Nguyễn Thanh Phương

Ngày phản biện: 15/5/2017Ngày duyệt đăng: 29/5/2017

Page 40: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

40

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀBón phân qua nước tưới đang được áp dụng phổ

biến ở nhiều nước trên thế giới nhằm tiết kiệm nước tưới, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón (Hagin et al., 2002). Hiện nay, tổng diện tích đất canh tác trên thế giới được áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm kết hợp với phân bón ngày một tăng nhanh (khoảng 6 triệu ha) và ngày càng phổ biến ở những nước có nền nông nghiệp phát triển, trình độ công nghệ cao và đòi hỏi chất lượng nông sản khắt khe (Sne, M, 2006). Hiệu suất sử dụng N là 95%, P2O5 - 45% và K2O - 80% khi được sử dụng qua nước tưới, trong khi bón phân qua đất tương ứng N - 30 - 50%, P2O5 - 20% và K2O - 60% (B. C. Biswas, 2010). Hiệu quả sử dụng nước tưới có thể đạt 90%, lượng phân bón có thể tiết kiệm được 15% tại Thái Lan.

Tại Việt Nam, điều thuộc nhóm những cây trồng lâu năm chủ lực, mang lại giá trị xuất khẩu lớn cho ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, trong sản xuất điều có nhiều yếu tố hạn chế như: Điều chủ yếu được trồng trên đất xấu, nghèo dinh dưỡng, theo phương thức quảng canh, cây giống thực sinh, ít ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, diện tích điều già cỗi lớn,... (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, 2014). Ngoài ra, trong những năm gần đây còn chịu nhiều tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu, đặc biệt các hiện tượng hạn hán, thiếu nguồn nước tưới (Nguyễn Văn Hòa, 2014). Để nâng cao năng suất, chất lượng và sản xuất bền vững, thích ứng với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, việc nghiên cứu áp

dụng biện pháp bón phân qua nước tưới tiết kiệm trong tương lai gần là rất cần thiết, đặc biệt với các cây trồng có nhu cầu nước và phân bón lớn.

Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của liều lượng phân khoáng sử dụng qua nước tưới tiết kiệm đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cây điều vùng Đông Nam bộ được thực hiện.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu- Đất: Đất xám bạc màu (tỉnh Bình Dương và

Đồng Nai).- Cây trồng: Điều ghép (AB 05 08) thời kỳ kinh

doanh, mật độ trồng 208 cây/ha.

2.2. Phương pháp nghiên cứu- Hệ thống tưới: Thiết bị tưới, đường ống nhỏ

giọt bù áp công nghệ Netafim – Israel, khoảng cách giữa các mắt tưới 50 cm, lưu lượng 1,06 lít/mắt/giờ, đảm bảo phân bố lượng nước tại các vị trí trên ruộng là đồng nhất, lượng nước 250 lít/gốc/ cho 1 lần tưới về mùa khô với chu kỳ tưới 20 ngày/lần và 60 - 80 lít/gốc/1 lần tưới về mùa mưa (đủ lượng nước để bón phân), chỉ tưới khi bón phân hoặc khô hạn kéo dài hơn 20 – 25 ngày không mưa.

- Bố trí thí nghiệm: Theo khối ngẫu nhiên đầy đủ 2 yếu tố: 2 loại và 3 mức phân bón, diện tích ô thí nghiệm 288 m2/ô (6 cây) ˟ 10 CT ˟ 3 lần lặp = 8.640 m2/điểm.

1 Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam2 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Điều, Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam3 Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường phía Nam, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa.

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN KHOÁNG SỬ DỤNG QUA NƯỚC TƯỚI ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG ĐIỀU TẠI VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

Nguyễn Đức Dũng1, Nguyễn Xuân Lai1, Nguyễn Quang Hải1, Nguyễn Duy Phương1, Nguyễn Đình Thông1,

Vũ Đình Hoàn1, Trần Công Khanh2, Lâm Văn Hà3

TÓM TẮTĐiều thuộc nhóm những cây trồng lâu năm chủ lực, có giá trị xuất khẩu lớn ở Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên

cứu về kỹ thuật bón phân thông qua nước tưới còn hạn chế. Thí nghiệm được tiến hành ở hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai trong 2 năm. Trong nghiên cứu này đã so sánh tổ hợp các mức phân khoáng (3 mức đạm 120, 160 và 200 kg N, 1 mức lân 90 kg P2O5 và 3 mức kali 60, 90, 120 kg K2O/ha). Kết quả cho thấy sử dụng phân bón qua nước tưới có thể nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế từ 3,84 - 17,38 triệu/ha/năm và có thể tiết kiệm được 25% N và 33% K2O so với phương pháp bón phân qua đất. Đồng thời, khi tăng hàm lượng N bón cho điều có xu hướng thay đổi hàm lượng potein, chất béo, đường tổng số, tinh bột trong hạt, trong khi kali không có ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng hạt điều. Mức phân bón phù hợp sử dụng qua nước tưới cho điều thời kỳ kinh doanh là 160 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O hoặc 160 kg N + 90 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha/năm.

Từ khóa: Điều, phân khoáng, hiệu quả kinh tế, bón phân qua nước tưới

Page 41: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

41

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

- Phương pháp thu hoạch: Năng suất thực thu được thu toàn bộ ô thí nghiệm.

- Chỉ tiêu theo dõi: Một số tính chất đất trước khi thí nghiệm, các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất thực thu và hiệu quả kinh tế.

- Công thức thí nghiệm:

Bảng 1. Công thức thí nghiệm phân khoáng sử dụng qua nước tưới cho điều

Ghi chú: Từ CT1 đến CT9 phân khoáng được sử dụng qua hệ thống tưới. CT10 phân khoáng được bón qua đất với dạng đạm urê (46% N), lân supe (16,5% P2O5), kali clorua (60% K2O), được chia 2 lần bón, lần 1 (tháng 5) 60% N+ 60% P2O5 + 40% K2O; lần 2 (tháng 10) 40% N+ 40% P2O5 + 60% K2O, lượng nước, số lần tưới cho CT 10 tương tự như các CT khác. Dạng phân bón được sử dụng qua hệ thống tưới đạm urê (46% N), mono amôn phốt phát (61% P2O5 và 12% N) - (NH4H2PO4), kali clorua (60% K2O), số lần và tỷ lệ bón theo nước tưới: Lần 1

(tháng 5): 40% N + 40% P2O5 + 20% K2O; lần 2 (tháng 7): 20% N + 20% P2O5 + 20% K2O; lần 3 (tháng 10): 20% N + 20% P2O5 + 20% K2O; lần 4 (tháng 12): 20% N + 20% P2O5 và 40% K2O.

2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứuNghiên cứu được thực hiện từ tháng 3 năm

2015 đến tháng 3 năm 2017 tại xã An Viễn, huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai và thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu- Phương pháp phân tích: pHKCl, OC, N, P, K tổng

số, P2O5, K2O dễ tiêu, CEC, Ca++, Mg++ theo TCVN và Sổ tay phân tích Đất Phân bón Cây trồng của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa.

- Phương pháp xử lý số liệu: Bằng phần mềm SPSS và Excel.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm tính chất đất trước thí nghiệm Kết quả phân tích đất trước thí nghiệm (bảng 2)

cho thấy: Đất rất chua, hàm lượng hữu cơ trong đất thấp (OC < 0,9%); đạm, lân và kali tổng số đều ở mức rất nghèo (N: từ 0,045 - 0,053%; P2O5 từ 0,013 - 0,035%; K2O từ 0,01 - 0,02%); lân dễ tiêu thấp; khả năng trao đổi cation của đất đều ở mức thấp (4,4 - 6,6 me/100 g đất). Hàm lượng Ca++ và Mg++ đều ở mức thấp. Tóm lại, đối với đất xám bạc màu, mặc dù đã có sự tích lũy dinh dưỡng do được bón phân qua thời gian canh tác, nhưng đất đều có đặc điểm chua, khả năng hấp thu thấp, nghèo dinh dưỡng cả đa lượng và trung lượng.

Công thứcTổ hợp các mức phân bón (kg/ha)

N P2O5 K2OCT1 120 90 60CT2 120 90 90CT3 120 90 120CT4 160 90 60CT5 160 90 90CT6 160 90 120CT7 200 90 60CT8 200 90 90CT9 200 90 120

CT10 160 90 90

Bảng 2. Kết quả phân tích đất trước tại các điểm thí nghiệm

Ký hiệu/chỉ tiêupH OC N P2O5 K2O

H2O KCl (%)Bình Dương 4,54 3,58 0,783 0,053 0,034 0,01Đồng Nai 4,35 3,55 0,739 0,045 0,013 0,02

Ký hiệu/chỉ tiêuP2O5 K2O Ca Mg CEC

mg/ 100 g me/100 gBình Dương 11,79 1,60 0,53 0,19 6,6Đồng Nai 2,13 1,20 0,31 0,14 4,4

3.2. Ảnh hưởng của phân khoáng sử dụng qua nước tưới đến điều tại Bình Dương, Đồng Nai

Để lựa chọn tổ hợp phân khoáng phù hợp qua nước tưới cho điều, kết quả được đánh giá riêng rẽ sự ảnh hưởng của từng mức đạm, kali và đồng thời tác động với nhau đến năng suất điều (Bảng 3) cho thấy:

- Trên cùng lượng kali 60 kg K2O/ha CT 1, 4, 7, khi tăng lượng đạm từ 120 lên 160 kg N/ha thì năng suất tăng 245 kg/ha/vụ, nếu tiếp tục tăng lượng N bón lên 200 kg/ha thì năng suất không tăng so với mức bón 160 kg N/ha tại điểm Bình Dương. Trong khi đó tại điểm Đồng Nai, khi thay đổi lượng phân

Page 42: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

42

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

đạm bón năng suất đều có xu hướng tăng và có sai khác ý nghĩa thống kê.

- Trên cùng lượng kali 90 kg K2O/ha CT2, 5, 8, năng suất đều tăng khi tăng lượng N bón (285 - 403 kg/ha) và đều có sự sai khác có ý nghĩa tại điểm Bình Dương. Bên cạnh đó, tại điểm Đồng Nai năng suất chỉ tăng và có sự sai khác giữa mức bón 120 kg N so với 160 và 200 kg N (năng suất tăng từ 140 - 152 kg/ha).

- Trên cùng lượng kali 120 kg K2O/ha CT3, 6, 9, tại điểm Bình Dương năng suất tăng có ý nghĩa khi lượng N tăng từ 120 lên 160 kg N/ha, nếu tiếp tục tăng lượng phân đạm thì năng suất có tăng nhưng không có ý nghĩa thống kê, thậm chí có xu hướng giảm khi bón 200 kg N tại điểm Đồng Nai.

Khi so sánh các mức kali trên các mức đạm bón khác nhau (bảng 3) cho thấy:

- Trên cùng mức đạm bón 120 kg N/ha CT1, 2, 3, khi tăng lượng kali bón từ 60 lên 90 kg K2O/ha tại cả hai điểm (Bình Dương và Đồng Nai) năng suất có sự sai khác không có ý nghĩa. Tiếp tục tăng lượng phân kali lên 120 kg K2O, so với công thức bón 60 kg K2O, năng suất tăng tương ứng trên hai địa điểm là 76 và 113 kg/ha, tuy nhiên, giữa 2 mức bón 90 và 120 kg K2O có sự khác biệt về năng suất không đáng kể.

- Trên cùng mức đạm bón 160 kg N CT4, 5, 6, khi tăng lượng kali bón từ 60 lên 90 kg K2O/ha năng suất ít tăng, tuy nhiên khi lượng bón tăng từ 90 lên 120 kg/ha năng suất đều tăng mạnh ở cả hai điểm thí nghiệm.

- Trên cùng mức đạm bón 200 kg N CT7, 8, 9, năng suất chỉ tăng và sai khác có ý nghĩa khi tăng lượng kali bón từ 60 lên 90 kg K2O/ha ở Bình Dương. Khi tăng lượng bón lên mức 120 kg K2O/ha, sự khác biệt về năng suất cũng chỉ thể hiện rõ giữa công thức bón 60 và 120 kg K2O ở Bình Dương.

Đánh giá chung, đạm có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất điều trên cả hai điểm nghiên cứu, đặc biệt khi lượng phân đạm bón tăng từ 120 kg lên 160 kg N/ha và năng suất hầu như không tăng khi lượng

bón tăng lên mức 200 kg/ha. Trong khi đó, lượng kali bón cho năng suất cao nhất hầu hết ở mức bón 90 kg K2O/ha và khi được kết hợp với mức N bón 160 kg N/ha.

Bảng 3. Ảnh hưởng của đạm và kali được sử dụng qua nước tưới đến năng suất điều tại Bình Dương

và Đồng Nai (năng suất trung bình của hai năm, kg/ha)

Đánh giá tác động của phương pháp sử dụng phân khoáng đến năng suất điều (bảng 4) cho thấy: Với cùng lượng phân khoáng sử dụng (CT5 và CT10) nhưng được sử dụng qua nước tưới cho năng suất tăng từ 278 - 328 kg/ha (tương ứng từ 28,93 - 34,53%) so với phương pháp sử dụng qua đất.

Đồng thời khi giảm 25% lượng N và 33% lượng K2O (CT 1) và được sử dụng hoàn toàn qua nước tưới vẫn có thể đạt được năng suất từ 901 kg (tại Đồng Nai) đến 1.188 kg/ha (tại Bình Dương), tăng 55,0 - 96,0 kg/ha so với CT 10 (mặc dù không sai khác có ý nghĩa thống kê). Do vậy, việc sử dụng phân bón qua nước tưới có thể tiết kiệm được 25% N và 33% K2O.

Các mức đạm bón

(kg N/ha/năm)

Các mức kali bón (kg K2O/ha/năm)

60 90 120Tại Bình Dương

120 1188 1176 1264160 1433 1461 1571200 1433 1579 1601

CV% 7,0LSD.05 99,0

Tại Đồng Nai120 900 943 1013160 1004 1083 1178200 1082 1095 1126

CV% 7,4LSD.05 77,1

Ghi chú: Lượng phân bón CT1 và CT 2 là 120 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O và 160 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O được bón hoàn toàn qua nước, CT 10 160 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O được bón hoàn toàn qua đất.

Công thứcBình Dương Đồng Nai

Năng suất (kg/ha)

So sánh với CT 10 Năng suất (kg/ha)

So sánh với CT 10kg/ha % kg/ha %

CT 1 1188 55,0 4,85 901 96 11,89CT 5 1461 328,0 28,93 1083 278 34,53

CT 10 1133 805CV% 7,0 7,4LSD.05 99,0 77,1

Bảng 4. Ảnh hưởng của việc sử dụng phân khoáng qua nước tưới đến năng suất điều tại Bình Dương và Đồng Nai

Page 43: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

43

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Kết quả theo dõi, đánh giá ảnh hưởng của phân khoáng sử dụng qua nước tưới (bảng 5) cho thấy:

- Khi tăng lượng N sử dụng qua nước tưới cho điều CT (1,2,3) so với CT (4,5,6) và CT (7,8,9) có xu hướng tăng hàm lượng potein, chất béo, đường tổng số, tinh bột trong hạt điều khi tăng lượng phân N bón, trong khi thay đổi không rõ ràng đường khử

hòa tan, chất xơ và tro tổng số.- Khi tăng lượng kali sử dụng qua nước tưới cho

điều CT (1,4,7) so với CT (2,5,8) và CT (3,6,9) không thấy có sự thay đổi rõ rệt về hàm lượng protein, chất béo, đường tổng số, đường khử hòa tan, chất xơ tổng số, tinh bột và và tro tổng số.

Bảng 5. Ảnh hưởng của phân khoáng sử dụng qua nước tưới đến chất lượng điều Đơn vị tính (%)

Bảng 6. Ảnh hưởng của các mức phân khoáng khác nhau sử dụng qua nước tưới đến hiệu quả kinh tế của điều tại Bình Dương và Đồng Nai

Công thức Protein Chất béo Đường tổng số

Đường khử hòa tan

Chất xơ tổng số Tinh bột Tro

tổng sốCT 1 21,26 41,74 4,20 0,01 6,12 6,18 2,38CT 2 22,53 42,06 4,15 0,01 5,82 6,05 2,35CT 3 20,95 46,63 4,19 0,01 5,67 5,94 2,49CT 4 21,16 43,19 4,05 0,01 5,52 5,70 2,56CT 5 21,80 42,11 4,23 0,01 4,17 6,22 2,42CT 6 22,05 44,35 4,25 0,01 5,63 6,12 2,64CT 7 20,43 46,24 4,29 0,01 5,92 7,28 2,46CT 8 23,33 46,52 4,26 0,01 6,28 7,54 2,57CT 9 21,74 43,76 4,20 0,01 7,83 9,77 2,45

CT 10 22,08 42,40 4,20 0,01 5,60 5,08 2,35

Đánh giá hiệu quả kinh tế (bảng 6) cho thấy: tổ hợp các mức phân khoáng khác nhau sử dụng qua nước tưới đã làm tăng thu nhập 3,8 - 17,3 triệu đồng/ha/năm (tương ứng tăng 10,4 - 47,0%), lợi nhuận đạt được cao nhất khi bón phân ở CT6: 160 kg N + 90 kg

P2O5 + 120 kg K2O/ha. Khi so sánh với cùng lượng phân bón nhưng ở hai phương thức sử dụng khác nhau (CT5 và CT10) có thể thấy việc sử dụng phân bón qua nước tưới đã cho lãi thuần tăng 13,2 triệu đồng/ha so với bón qua đất.

Ghi chú: Giá urê 9.000 đ/kg, lân supe 4.500 đ/kg, kali clorua 8.800 đ/ka, điều 45.000 đ/kg, MAP 20.000 đ/kg. Chi phí khấu hao hệ thống tưới 2,5 triệu/ năm.

Công thứcTổng thu Tổng chi

phân bón Lãi thuần Tăng so với ĐC (CT 10)

(đồng) (đồng) (%)CT 1 46.996.500 6.178.646 40.817.854 3.847.061 10,4CT 2 47.673.750 6.271.167 41.402.583 4.431.789 12,0CT 3 51.243.750 6.711.167 44.532.583 7.561.789 20,5CT 4 54.840.000 6.613.776 48.226.224 11.255.430 30,4CT 5 57.236.250 7.053.776 50.182.474 13.211.680 35,7CT 6 61.850.625 7.493.776 54.356.849 17.386.055 47,0CT 7 56.598.750 7.396.385 49.202.365 12.231.572 33,1CT 8 60.167.813 7.836.385 52.331.428 15.360.634 41,5CT 9 61.377.075 8.276.385 53.100.690 16.129.897 43,6

CT 10 43.605.000 6.634.207 36.970.793    

Page 44: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

44

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Tóm lại, về năng suất và hiệu quả kinh tế tổ hợp phân bón phù hợp được sử dụng qua nước tưới cho điều là 160 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O hoặc 160 kg N + 90 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha/năm. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào tính chất đất, tiềm năng năng suất của những giống điều cao sản và đặc điểm thời tiết-khí hậu của từng năm thì lượng đạm bón có thể được điều chỉnh bón từ 160 kg N/ha đến 200 kg N/ha.

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận- Đạm được sử dụng qua hệ thống tưới cho cây

điều ở thời kỳ kinh doanh đều ảnh hưởng nhất định đến năng suất, tăng rõ (207 kg hạt/ha) khi tăng lượng bón N từ 120 lên 160 kg N/ha, nếu lượng N bón tiếp tục tăng từ 160 kg lên 200 kg N/ha thì năng suất không tăng. Có xu hướng thay đổi hàm lượng potein, chất béo, đường tổng số, tinh bột trong hạt điều khi tăng lượng N bón.

- Kali được sử dụng qua hệ thống tưới ảnh hưởng đến năng suất điều, tăng 49 - 119 kg/ha/vụ khi tăng mức bón từ 60 kg K2O lên 90 kg K2O và từ 60 kg lên 120 kg K2O/ha (tương ứng tăng năng suất 4,2 -10,1%), giữa mức bón 90 kg và 120 kg K2O năng suất có tăng nhưng không có ý nghĩa thống kê. Kali không ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng điều.

- Sử dụng phân bón qua nước tưới có thể làm tăng năng suất điều và lãi thuần 3,84 - 17,38 triệu đồng/ha/năm, đồng thời có thể tiết kiệm được 25% N và 33% K2O so với phương pháp bón qua đất.

4.2. Đề nghịTổ hợp phân khoáng phù hợp được sử dụng qua

nước tưới cho điều là 160 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O hoặc 160 kg N + 90 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha/năm, tuy nhiên căn cứ vào tính chất đất, tiềm năng năng suất của giống, tuổi cây thì lượng đạm bón có thể tăng đến 200 kg N/ha.

TÀI LIỆU THAM KHẢONguyễn Văn Hòa, Nguyễn Như Hiển, 2014. Thực trạng

và nhiệm vụ, giải pháp phát triển cây điều. Diễn đàn KN@NN chuyên đề “Một số giải pháp phát triển điều bền vững”, 20/3 2014.

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam - Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây điều, 2014. Giới thiệu tiến bộ kỹ thuật ứng dụng trên cây điều, nguyên nhân chính dẫn đến năng suất điều không ổn định và giải pháp khắc phục.

Biswas B. C., 2010. Fertigation in High Tech Agriculture - A success Story of A lady Farmer. Fertilizer Marketing News. Vol.41(10).pp.4-8(5 pages).

Hagin J., M. Sneh, and A. Lowengart-Aycicegi, 2002. Fertigation - Fertilization through irrigation. IPI Research Topics No. 23. Ed. by A. E. Johnston. International Potash Institute, Basel, Switzerland.

Sne, M., 2006. Micro irrigation in arid and semi-arid regions. Guidelines for planning and design. Ed. by S.A. Kulkarni. ICID-CIID. International Commission on Irrigation and Drainage. New Delhi, India.

Effect of chemical fertilizer through drip irrigation on cashew quality and yield in the South East Region of Viet Nam

Nguyen Duc Dung, Nguyen Xuan Lai, Nguyen Quang Hai,Nguyen Duy Phuong, Nguyen Dinh Thong,

Vu Dinh Hoan, Tran Cong Khanh, Lam Van HaAbstractIn Vietnam, cashew is a major and perennial crop which has exporting high value. However, studies on technique of fertilizing through irrigation water for cashew (Fertigation) are still limited. The study experiment was conducted in Binh Duong and Dong Nai provinces during 2 years. Fertilizer treatments consisted of 3 nitrogen levels of 120, 160 and 200 kg N/ha, 1 phosphorus level of 90 kg P2O5/ha and 3 potassium levels of 60, 90 and 120 kg K2O/ha. The results showed that the use of fertilizers through irrigation water could increase cashew yield and economic efficiency from 3.84 to 17.38 million VND/ha/year, and could save 25% N and 33% K2O compared to fertilizing directly to soil. Increasing the N content of fertilizer tended to change the content of potein, fat, sugar content, starch of cashew nut, whereas potassium had no significant effect on the quality of cashew nut. The appropriate fertilizer dose recommendation for fertigation is 160 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O or 160 kg N + 90 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha/year. Key words: Cashew, chemical fertilizer, economic efficiency, fertigation, injection of fertilizers

Ngày nhận bài: 15/5/2017Người phản biện: TS. Nguyễn Văn Chiến

Ngày phản biện: 21/5/2017Ngày duyệt đăng: 29/5/2017

Page 45: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

45

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Vải thiều là cây ăn quả đặc sản của tỉnh Bắc Giang,

được trồng từ những năm 90 của thế kỷ trước. Trong những năm sau đó diện tích vải thiều của tỉnh không ngừng tăng và đã đem lại giá trị kinh tế lớn làm thay đổi cuộc sống của người dân tỉnh Bắc Giang. Theo số liệu thống kê năm 2016, tổng diện tích vải thiều của tỉnh khoảng 30.000 ha, năng suất trung bình đạt 4,3 tấn/ha và tổng sản lượng của tỉnh năm 2016 đạt 130.000 tấn. Sản phẩm vải thiều của Bắc Giang phần lớn được tiêu thụ bởi thị trường nội địa và xuất khẩu đi Trung Quốc, trong những năm gần đây sản phẩm vải đã bắt đầu được xuất khẩu vào thị trường Mỹ, nhưng trên thực tế chất lượng vải thiều của nước ta vẫn chưa đạt được yêu cầu của các thị trường khó tính như Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc do kích thước quả, màu sắc quả và chất lượng (độ ngọt, hương vị) chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ hao hụt trong quá trình vận chuyển và bảo quản còn cao chiếm từ 8 - 10% (Thanh Huyền, 2015).

Theo các nhà chuyên môn nguyên nhân cơ bản làm cho vải thiều Lục Ngạn vẫn chưa đạt được các tiêu chuẩn cho xuất khẩu là do quy trình kỹ thuật chăm sóc chưa đạt yêu cầu, trong đó lượng phân bón không phù hợp, chủng loại phân bón sử dụng cũng như kỹ thuật bón phân thực sự chưa hợp lý, không cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng đa, trung và vi lượng, đặc biệt là lượng phân kali vì phân kali không chỉ có vai trò quan trọng trong sinh trưởng phát triển mà còn nâng cao hàm lượng đường (Trần Đức Toàn và cộng sự, 2016), bón ít phân kali dẫn đến tỷ lệ rụng cao và chất lượng chưa đạt được như mong muốn. Do vậy để nâng cao năng suất và chất lượng vải thiều thì việc nghiên

cứu về vai trò của kali trong mối quan hệ với đạm và lân là hết sức cần thiết.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu- Nghiên cứu thực hiện trên vải thiều trong độ

tuổi kinh doanh (13 năm tuổi).- Đất khu vực nghiên cứu là loại đất xám, được

chuyển đổi từ đất canh tác lúa nước sang đất trồng vải.- Phân bón sử dụng trong thí nghiệm: Phân đạm

urê 46%, phân lân nung chảy 16,5% P2O5 và phân kaliclorua 60% K2O.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứuThí nghiệm được thực hiện trong 3 năm từ 2012

đến 2014, tại xã Trù Hựu, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

2.3. Phương pháp nghiên cứu - Thí nghiệm bao gồm 6 công thức với lượng

phân bón trên cây như sau (Bảng 1).- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên

với 4 lần nhắc. Tổng số cây thí nghiệm là 120 cây, số cây ở mỗi công thức là 20 cây, số cây trong một lần nhắc là 5 cây. Diện tích của thí nghiệm là 4200 m2, mỗi ô thí nghiệm có diện tích 175 m2.

- Các chỉ tiêu theo dõi: Năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế của phân kali đối với vải thiều tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

- Phương pháp bón phân: Lượng bón được chia làm 4 lần: (i)-lần 1: bón sau

thu hoạch 50% đạm, 40% lân và 25% kali; (ii)-lần 2: bón trước khi ra hoa 25% đạm, 30% phân lân, 25%

1 Viện Thổ nhưỡng Nông hóa; 2 Công ty Kali Belarus (BPC)

VAI TRÒ CỦA PHÂN KALI ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG VẢI THIỀU HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG

Nguyễn Duy Phương1, Trần Đức Toàn1, Nguyễn Thị Ngọc Mai1, Nguyễn Văn Trường1, Lương Thị Loan1, Alexey Scherbakove1

TÓM TẮTNghiên cứu về ảnh hưởng của phân kali đến năng suất và chất lượng vải thiều đã được thực hiện tại huyện Lục

Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Năm mức phân kali (1,0; 1,5; 2,0; 2,5; và 3,0 kg trên cây) kết hợp với phân đạm và phân lân đã được nghiên cứu và so sánh với thực tế sản xuất của nông dân. Kết quả nghiên cứu cho thấy phân kali đã có tác động tích cực đến tăng năng suất và chất lượng vải thiều ở thời điểm thu hoạch. So với thực tế sản xuất của nông dân, khi nâng lượng phân bón như các mức bón trong thí nghiệm đã đưa năng suất vải thiều tăng từ 25,3% - 42,0%. Phân tích về hiệu quả kinh tế của phân kali đối với vải thiều cho thấy hiệu quả kinh tế đạt cao nhất ở mức bón 2,0 kg phân kali trên cây, tương đương với 480 kg K2O trên ha. Kết quả này cho phép khuyến cáo lượng phân bón cho vải trong giai đoạn kinh doanh: 400 kg N + 230 kg P2O5 + 480 kg K2O là phù hợp.

Từ khóa: Vải, Bắc Giang, phân kali, năng suất, chất lượng vải thiều

Page 46: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

46

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

kali; (iii)-lần 3: bón nuôi quả sau rụng sinh lý đợt 1: 25% đạm, 30% lân và 25% kali; (iv) lần 4: bón 25% kali còn lại sau rụng sinh lý đợt 2.

+ Phương pháp bón: Phân được bón quanh tán theo rãnh với độ sâu 20 cm và lấp đât bề mặt rãnh sau khi bón.

- Phương pháp thu hoạch: Vải được thu hoach ba đợt, năng suất được cân từng cây trong mỗi ô thí nghiệm sau mỗi lần thu hoạch.

- Phương pháp xác định kích thước quả: Lấy ngẫu nhiên mỗi công thức 2 kg sau mỗi lần thu hoạch và đo đường kính quả bằng thước Panme

- Phương pháp xác định tỷ lệ chất khô: Lấy 200 gam mẫu quả sau khi thu hoạch, tách vỏ, thịt quả và hạt sau đó phơi khô. Trước khi cân xác định tỷ lệ chất khô mẫu (thị quả, vỏ và hạt) được sấy ở nhiệt độ 600 C trong thời gian 5 tiếng bằng tủ sấy chuyên dụng.

- Mẫu đất được phân tích theo Sổ tay Phân tích của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (TNNH). Hàm lượng đường trong quả theo TCVN4594:1988.

Bảng 1. Công thức thử nghiệm liều lượng phân kali cho cây vải thiều

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tính chất đất khu vực thí nghiệm Mẫu đất được lấy ở độ sâu 0 - 40 cm thuộc vùng

rễ vải tập trung nhiều nhất. Kết quả phân tích được trình bày tại bảng 2.

Kết quả phân tích đất tại bảng 2 cho thấy, đất trồng vải có phản ứng chua, hàm lượng hữu cơ, đạm trong đất ở mức trung bình khá, lân tổng số và dễ tiêu ở mức cao. Kali tổng số và dễ tiêu trong đất ở mức nghèo, dung tích hấp thu của đất ở mức thấp.

Bảng 2. Tính chất đất đai vùng nghiên cứu

3.2. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến năng suất vải thiều

3.2.1. Ảnh hưởng của phân kali đến năng suất Ảnh hưởng của kali đến năng suất trung bình của

vải thiều qua ba năm nghiên cứu (2012 - 2014) được trình bày tại bảng 3.

Bảng 3. Năng suất trung bình của vải thiềutrong 3 vụ giai đoạn 2012-2014

Ghi chú: Mật độ trồng 400 cây/ha.

Kết quả bảng 3 cho thấy không có sự khác biệt về năng suất trên cây giữa công CT2 và CT3, tức giữa hai mức bón 1,0 và 1,5 kg kali trên cây. Khi tăng mức kali bón lên 2,0 kg trên cây (CT4), năng suất đã tăng 3,7 kg trên cây so với công thức CT2 (α = 0,05). Không có sự sai khác về năng suất trên cây giữa các

Công thức

Lượng phân bón sử dụng (kg/cây/năm)

Đạm urê (46% N)

Phân lân nung chảy

(16,5% P2O5)

Kali clorua MOP

(60% K2O) CT1 bón

theo nông dân (đ/c)

1,0 1,25 0,5

CT2 2,17 3,5 1,0

CT3 2,17 3,5 1,5CT4 2,17 3,5 2,0CT5 2,17 3,5 2,5CT6 2,17 3,5 3,0

Chỉ tiêu Đơn vị tính Tầng 0-40 cm

pHKCl 4,48

OC % 1,85

N tổng số % 0,13

P2O5 tổng số % 0,11

K2O tổng số % 0,23

P2O5 dễ tiêu mg/100g 29,58

K2O dễ tiêu mg/100g 8,00

Ca++ cmol(+)/kg 2,01

Mg++ cmol(+)/kg 1,82

CEC cmol(+)/kg 8,4

Công thức

Năng suất trung bình trên cây

Năng suất quy trên ha

Kg/cây

Tăng so với CT2

Tăng so với

đối chứng

Tấn/ha %

CT1 (đ/c) 31,7 - - 12,6 -

CT2 39,5 0 7,8 15,8 0

CT3 39,2 - 0,3 7,5 15,6 -1,2

CT4 43,2 3,7 11,5 17,2 8,86

CT5 44,1 4,6 12,4 17,6 11,39

CT6 44,6 5,1 12,9 17,9 13,29CV% 11,1LSD.05 3,2

Page 47: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

47

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

công thức CT3, CT4 và CT5 (α = 0,05), như vậy khi tăng lượng phân kali bón trên 2,5 và 3,0 kg trên cây, năng suất thay đổi không có ý nghĩa so với mức bón 2,0 kg kali trên cây. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khi nâng mức phân bón (đạm, lân và kali) đã cho năng suất tăng vượt trội so với thực tế của nông dân (CT1), năng suất tăng từ 25,3 - 42,0%.

3.2.2. Ảnh hưởng của kali đến kích thước quả và trọng lượng quả

Kết quả nghiên cứu cho thấy phân kali có ảnh hưởng tích cực đến kích thước và trọng lượng quả (Hình 1), kích thước và trọng lượng quả đều tăng theo mức bón kali từ 1,5 - 2,5 kg trên cây. Tuy nhiên khi tăng lượng bón lên 3,0 kg trên cây, cả kích thước và trọng lượng quả đều có chiều hướng giảm.

Như vậy, kali đã thể hiện vai trò tích cực trong quá trình sinh trưởng và hấp thu dinh dưỡng của cây (Deng et al., 1994) từ đó đã cải thiện kích thước và trọng lượng quả tại thời điểm thu hoạch (Yang et al., 2015). Theo quan sát trên đồng ruộng cho thấy mật độ quả trên chùm ở công thức CT6 (mức 3,0 kg kali trên cây) cao hơn so với các công thức dẫn đến trọng lượng và kích thước quả phần nào bị giảm.

Kết quả phân loại quả vải dựa trên tiêu chí của thị trường và được đánh giá tại thời diểm thu hoạch cho thấy khi bón kali ở mức 2,0 - 2,5 kg/cây, tỷ lệ quả loại một với đường kính quả lớn hơn 3,0 cm ở công thức CT4 và CT5 chiếm từ 40% - 45%, trong khi đó ở các công thức CT2, CT3 tỷ lệ quả loại một chỉ đạt 25 - 30% và trên 40% quả ở loại hai với đường kính từ 2,5 - 3,0 cm. Trong khi đó ở công thức đối chứng tỷ lệ quả loại một chỉ chiếm 20 - 25%. Ở công thức CT6 khi bón với lượng kali 3,0 kg/cây, tỷ lệ quả loại một chỉ chiếm 38 - 42% là do kích thước quả giảm. Ngoài mật độ quả trên chùm cao,có thể khi bón kali ở mức này đã ảnh hưởng đến quá trình hấp thu các yếu tố trung lượng như Ca2+, Mg2+, sự mất cân bằng dinh dưỡng và đã tác động đến kích thước quả ở giai đoạn thu hoạch.

3.3. Ảnh hưởng của kali đến một số chỉ tiêu chất lượng

Ảnh hưởng của kali đến tỷ lệ chất khô cũng như các chỉ tiêu chất lượng của vải thiều được trình bày tại bảng 4.

Bảng 4. Ảnh hưởng của kali đến chất lượng quả khi thu hoạch

Kết quả phân tích bảng 4 cho thấy, tỷ lệ chất khô trong quả ở các mức bón kali đều tăng so với công thức đối chứng (α = 0,05), tuy nhiên giữa các mức bón kali không có sự khác biệt nhiều về tỷ lệ tích lũy chất khô. Phân tích về ảnh hưởng của kali đến hàm lượng đường trong quả vải sau thu hoạch cho thấy hàm lượng đường trong quả có chiều hướng cải thiện khi tăng lượng kali bón từ 2,0 - 3,0 kg trên cây so với mức bón 1,0 kg trên cây, tuy nhiên mức độ sai khác không có ý nghĩa thống kê (α = 0,05). So sánh hàm lượng đường ở công thức đối chứng CT1 với các công thức khác cho thấy khi tăng lượng phân đạm và lân với các mức kali bón từ 2,0 kg/cây trở lên khả năng tích lũy đường trong quả được cải

Hình 1. Đồ thị mối quan hệ giữa kích thước (a) và trọng lượng quả (b) với các mức bón kaliCông thức

5.00

4.50

4.00

3.50

3.00

2.50

2.00CT2

y = 0.055x + 3.285R2 = 0.7563

CT3 CT4 CT5 CT6

(a)

cm

Công thức

Kg/

100

quả

CT2 CT3 CT4 CT5 CT6

(b)

4.00

3.00

2.00

1.00

y = 0.0546x + 2.2498R2 = 0.5061

Công thức

Tỷ lệ chất khô của quả

(%)

%

Hàm lượng đường

(%)

%

CT1 (đ/c) 82,51 - 12,4 -CT2 85,40 0 13,2 0CT3 86,24 0,98 13,6 3,03CT4 87,06 1,94 14,1 6,81CT5 87,84 2,85 14,6 10,60CT6 87,87 2,89 14,5 9,84

LSD.05 2,1 2,6

Page 48: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

48

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

thiện tương đối rõ so với công thức đối chứng. Từ kết quả của thí nghiệm phần nào cho thấy vai trò của kali trong quá trình vận chuyển và trao đổi chất và tích lũy đường, tuy nhiên cần phải xác định lượng lượng kali phù hợp vì khi bón quá nhiều kali sẽ làm tăng hàm lượng axit trong quả (Ganeshamurthy et al. 2011).

3.4. Hiệu quả kinh tế của phân kali đối với vải thiều Kết quả tính toán về hiệu quả kinh tế của bón

phân kali cho vải thiều trung bình trong ba năm nghiên cứu được trình bày tại bảng 5. Thu nhập ở các công thức thí nghiệm là thu nhập hỗn hợp do không tách công lao động cũng như là lao động tăng thêm do năng suất tăng.

Hiệu quả kinh tế của vải thiều không chỉ phụ thuộc vào năng suất, mà còn phụ thuộc vào giá thị trường hàng năm hoặc các thời điểm trong mùa thu hoạch. Ngoài ra giá thành sản phẩm vải quả còn phụ thuộc vào kích thước quả và mẫu mã quả khi xuất ra thị trường. Kết quả tính toán về hiệu quả kinh tế cho thấy lợi nhuận đạt cao nhất là 190,3 triệu đồng/ha ở công thức CT5. Tuy nhiên khi tính toán tỷ suất lợi nhuận qua tỷ số của lợi nhuận và đầu tư (B/C) cho thấy giá trị B/C của công thức CT4 = 7,5 cao hơn so với công thức CT5, CT6 và tương đương với công thức CT2. Tuy nhiên, để hướng tới năng suất tối đa và nâng cao thu nhập nên sử dụng lượng phân kali với mức 2,0 kg/cây.

IV. KẾT LUẬN - Kali đã đem lại những tác động tích cực trong

việc tăng tăng kích thước và trọng lượng quả. Năng suất thực thu của vải thiều đã tăng 8,8 - 13,2% khi tăng lượng kali bón từ 2,0 - 3,0 kg trên cây. So với thực tế sản xuất của nông dân khi tăng lượng phân bón (đạm, lân và kali) như trong thí nghiệm đã đưa năng suất vải quả tăng từ 25,3% - 42,0 %.

Bón kali cho vải thiều đã làm tăng kích thước và trọng lượng quả đồng thời hàm lượng đường trong quả cũng được cải thiện tại thời điểm thu hoạch. Tỷ lệ quả loại một cũng đã được cải thiện đáng kể ở mức bón kali từ 2,0 - 2,5 kg/cây.

- Bón kali cho vải thiều cũng đã đem lại hiệu quả

kinh tế, hiệu quả kinh tế đạt cao nhất ở mức bón 2 kg kaliclorua trên cây, tương đương với 480 kg K2O/ha và lượng phân khoáng khuyến cáo bón cho vải trong giai đoạn kinh doanh là: 400 kg N + 230 kg P2O5 + 480 kg K2O.

TÀI LIỆU THAM KHẢOThanh Huyền, 2015. Bắc Giang tiếp tục chỉ đạo sản xuất

vải thiều xuất khẩu. Chuyên san Nông thôn - miền núi, số 3, năm 2015, trang 1-2.

Trần Đức Toàn, Nguyễn Duy Phương, Nguyễn Đức Dũng, Vũ Đình Hoàn, Nguyễn Đình Thông, Alexey Scherbakove, 2016. Potassium effect on the productivity and Quality of Sugarcane in Vietnam. Research findings e-ifc No.44. International Potassium Institute-News letter

Deng, Y.C., Ni, Y.Y., Chen, N.R., 1994. Studies on the effects of Potassium on Photosynthesis and Respiration of Litchi. Journal of South China Agricultural University, Volume 15. pp 80-84.

Ganeshamurthy, A.N., G.C. Satisha, P.Patil, 2011. Potassium nutrition on yield and quality of fruit crops with special emphasis on banana and grapes. Journal of Agriculture Science, Volume 24. 2011. pp 29-38.

Yang, B.M, L.X. Yao, G.L. Li1, Z.H. He and C.M. Zhou, 2015. Dynamic changes of nutrition in litchi foliar and effects of potassium-nitrogen fertilization ratio. Journal of Soil Science and Plant Nutrition, Volume 15. pp 12-16.

Bảng 5. Hiệu quả kinh tế của các mức bón kali khác nhau

Ghi chú: Tỷ số B/C tỷ suất lợi nhuận

Công thức Năng suất (tấn/ha)

Tổng thu (triệu đồng/ha)

Tổng chi (triệu đồng/ha)

Thu nhập (triệu đồng/ha) Tỷ số B/C

CT1 (đ/c) 12,6 132,5 21,32 111,18 6,2CT2 15,8 178,8 23,60 155,20 7,5CT3 15,6 192,8 25,96 166,84 7,4CT4 17,2 213,3 28,33 184,97 7,5CT5 17,6 221,0 30,70 190,30 7,1CT6 17,9 220,12 33.06 187,06 6,6

Page 49: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

49

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Effect of potassium fertilizer on productivity and quality of lychee fruit in Luc Ngan district, Bac Giang province

Nguyen Duy Phuong, Tran Duc Toan, Nguyen Thi Ngoc Mai, Nguyen Van Truong, Luong Thi Loan, Alexey Scherbakove

AbstractExperiment of potassium was conducted in Luc Ngan, Bac Giang province in period of 2012 - 2014. Five potassium doses (1.0; 1.5; 2.0; 2.5 and 3.0 kg per tree) in combination with nitrogen and phosphorous were tested on lychee. Experiment results showed that potassium had positive impacts on productivity and quality of lychee fruit at harvesting time. Increase in nitrogent, phousphrous and potassium in experiment improved productivity of lychee from 25.3 - 42.0% in comparison with farmer practice. Quality of lychee fruit at harvesting time was also enhanced by potassium fertilizer such as fruit size and sugar content. Economic efficiency analysis on potassium application indicated that the optimum level of potassium fertilizer for lychee was 2.0 kg per tree, equivalent to 480 kg of K2O per hectare. It is recommended that the suitable fertilizer dose per hectare for lychee in Luc Ngan is 400 kg N + 230 kg P2O5 + 480 kg K2O. Key words: Lychee, potassium fertilizer, productivity and quality of fruit

Ngày nhận bài: 11/5/2017Người phản biện: TS. Nguyễn Văn Chiến

Ngày phản biện: 16/5/2017Ngày duyệt đăng: 29/5/2017

1 Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường Tây Nguyên- Viện Thổ nhưỡng Nông hóa2 Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Đắk Lắk

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BÓN THÍCH HỢP CHO GIỐNG NGÔ LAI CHUYỂN GEN NK67Bt/GT TRÊN ĐẤT NÂU ĐỎ BAZAN

THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮKTrình Công Tư1, Trần Văn Toản2

TÓM TẮTGiống ngô lai chuyển gen NK67Bt/GT có khả năng kháng một số sâu hại và chịu được thuốc trừ cỏ Glyphosate,

được xác định phù hợp với điều kiện sinh thái tỉnh Đắk Lắk. Để góp phần hoàn thiện quy trình canh tác giống ngô này tại địa phương, một thí nghiệm gồm 2 yếu tố: Mật độ (6,0 vạn; 6,5 vạn; 7,0 vạn cây/ha) và phân bón (120 N - 80 P2O5 - 80 K2O; 150 N - 100 P2O5 - 100 K2O; 180 N - 120 P2O5 - 120 K2O) đã được thực hiện trên đất nâu đỏ bazan thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trong các vụ Hè Thu 2015, Đông Xuân 2015 - 2016 và Hè Thu 2016. Kết quả cho thấy việc tăng lượng phân bón tuy không làm thay đổi tỉ lệ đổ ngã và rệp cờ ở cây ngô, song có tác dụng tăng năng suất 2,6 - 5,2 tạ/ha trong vụ Đông Xuân và 3,0 - 6,2 tạ/ha trong vụ Hè Thu. Tăng mật độ gieo chỉ làm tăng năng suất ở mức 6,5 vạn cây/ha, trồng ở mức 7,0 vạn cây/ha năng suất giảm 2,9 tạ/ha trong vụ Đông Xuân và 2,3 tạ/ha trong vụ Hè Thu. Công thức cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất là 6,5 vạn cây/ha; 180 N - 120 P2O5 - 120 K2O, đạt 101,4 tạ/ha, tương ứng 29,96 triệu đồng tiền lãi/ha trong vụ Đông Xuân và 100,7 tạ/ha, tương ứng 29,61 triệu đồng tiền lãi/ha trong vụ Hè Thu.

Từ khóa: Mật độ, năng suất, ngô chuyển gen, phân bón

I. ĐẶT VẤN ĐỀTại Việt Nam, sản xuất ngô chưa đáp ứng đủ cho

nhu cầu (MRI, 2009), hàng năm vẫn phải nhập thêm ngô hạt. Đắk Lắk có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây Ngô. Hiện nay toàn tỉnh có khoảng 120 nghìn ha ngô, với sản lượng hàng năm gần 600 nghìn tấn (Cục Thống kê Đăk Lăk, 2016), đứng thứ 2 toàn quốc sau Sơn La. Tuy nhiên, sản xuất ngô tại Đắk Lắk đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như sâu bệnh, hạn hán,

diện tích manh mún dẫn đến khó áp dụng cơ giới, giá thành sản xuất cao, khó cạnh tranh với các cây trồng khác…

Giống ngô lai chuyển gen NK67Bt/GT có khả năng kháng một số sâu hại và chịu thuốc trừ cỏ Glyphosate, đã được xác định phù hợp với điều kiện sinh thái tỉnh Đắk Lắk (Ngô Nhân, 2015). Để có thể ứng dụng giống ngô này, hạn chế rủi ro trong sản xuất, góp phần phát triển bền vững cây ngô tại địa phương, “Nghiên cứu xác định mật độ và phân bón

Page 50: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

50

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

thích hợp cho giống ngô lai chuyển gen NK67Bt/GT trên đất nâu đỏ bazan tỉnh Đắk Lắk” đã được thực hiện trong các năm 2015 và 2016.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứuGiống ngô chuyển gen NK67BT/GT; Urê (46%

N); Lân nung chảy (15% P2O5); KCl (60% K2O).

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứuThí nghiệm được tiến hành trong các vụ Hè Thu

2015, Đông Xuân 2015 - 2016 và Hè Thu 2016 tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

2.3. Phương pháp nghiên cứu Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 2 yếu tố: Mật

độ (M): M1: 6,0 vạn cây/ha; M2: 6,5 vạn cây//ha (theo qui trình); M3: 7,0 vạn cây /ha và phân bón (P): P1: 120 N - 80 P2O5 - 80K2O; P2: 150 N - 100 P2O5 - 100 K2O (theo qui trình); P3: 180 N - 120 P2O5 - 120 K2O. Các biện pháp canh tác khác được thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011). Thí nghiệm được bố trí nhắc lại 3 lần, theo kiểu ô lớn ô nhỏ (split-plot), ô lớn là các mức phân bón, ô nhỏ là các mức mật độ, diện tích ô nhỏ: 50 m2.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm đất vùng nghiên cứuThí nghiệm được thực hiện trên đất nâu đỏ

bazan (Rhodic Ferralsols), có thành phần cơ giới sét, nhưng khá tơi xốp.

Bảng 1. Tính chất lý hóa học đất tại điểm nghiên cứu

Về mặt hóa học, đất có phản ứng chua; hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng số ở mức khá; giàu lân tổng số nhưng lân dễ tiêu chỉ ở mức trung bình; hơi nghèo kali; nghèo các kim loại kiềm thổ. Nhìn chung nền đất thí nghiệm có độ phì nhiêu thực tế khá, phù hợp cho sinh trưởng phát triển của cây ngô (Bảng 1).

3.2. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến khả năng chống chịu của cây ngô

Kết quả nghiên cứu tại bảng 2 cho thấy, tỷ lệ đổ thân ở cây ngô trong thí nghiệm biến động 5,7 - 6,2% trong vụ Đông Xuân và 5,9 - 6,4% trong vụ Hè Thu.

Việc thay đổi lượng phân bón hầu như ảnh hưởng không đáng kể đến tỉ lệ đổ ngã ở cây ngô. Trong điều kiện cùng mức phân bón, tỉ lệ đổ ngã của cây ngô không khác biệt nhiều giữa 2 mức mật độ gieo M1 và M2. Tuy nhiên, khi tăng mật độ lên mức M3, tỉ lệ cây ngô bị đổ ngã tăng lên đáng kể, có thể do cây ngô bị vống, yếu ớt nên dễ đổ ngã.

Giống ngô lai chuyển gen NK67Bt/GT tuy có khả năng kháng sâu đục thân, đục quả (Công ty TNHH Syngenta, 2012), nhưng vẫn bị nhiễm rệp cờ với tỉ lệ đáng kể, kết quả quan trắc cho thấy tỉ lệ cây bị nhiễm rệp cờ trong thí nghiệm biến động trong khoảng 13,3 - 34,9% ở vụ Đông Xuân và 31,3 - 36,5% ở vụ Hè Thu.

Bảng 2. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến tỉ lệ đỗ ngã và rệp cờ ở cây ngô (%)

Chú thích: M: mật độ; P: phân bón

Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trịSét - Thịt - Cát % 60,2 - 28,1 - 11,7Dung trọng g/cm3 0,89Tỉ trọng 2,56Độ xốp % 65,2pHKCl 4,55OM % 3,74N tổng số % 0,186P2O5 tổng số % 0,23P2O5 dễ tiêu mg/100 g đất 5,9K2O tổng số % 0,05K2O dễ tiêu mg/100 g đất 11,6Ca++ trao đổi meq100 g đất 2,5Mg++ trao đổi meq/100 g đất 2,1

Vụ Công thức Tỉ lệ cây ngã (%)

Tỉ lệ rệp cờ (%)

Đông Xuân

M1P1 5,7 31,3M1P2 5,6 32,4M1P3 5,7 32,3M2P1 6,0 33,7M2P2 5,6 33,6M2P3 5,9 33,3M3P1 5,9 34,9M3P2 6,2 34,3M3P3 6,2 31,3

Hè Thu

M1P1 5,9 34,1M1P2 5,9 33,1M1P3 5,8 33,7M2P1 6,1 34,5M2P2 5,8 34,9M2P3 6,1 35,1M3P1 6,4 35,7M3P2 6,3 36,5M3P3 6,4 35,9

Page 51: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

51

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Tỉ lệ cây bị nhiễm rệp cờ thay đổi không đáng kể khi có sự gia tăng liều lượng phân bón. Tuy nhiên, việc tăng mật độ gieo có xu hướng làm tăng tỉ lệ cây bị nhiễm rệp cờ, theo đó mức M3 có tỉ lệ cây bị hại bởi rệp cờ rất cao, trung bình chiếm đến 34,7% trong vụ Đông Xuân và 36,0% trong vụ hè thu, cao hơn so với M1 và M2 tương ứng 1,5 - 2,7 % và 1,4 - 2,6%, tùy theo thời vụ (Bảng 2).

Nhìn chung, tỉ lệ đổ ngã và nhiễm rệp cờ của cây ngô trong vụ Hè Thu cao hơn so với trong vụ Đông Xuân, có thể do điều kiện thời tiết vụ Hè Thu tại Buôn Ma Thuột thường ẩm ướt, thuận lợi cho rệp cờ phát sinh, phát triển.

3.3. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất ngô

Kết quả đánh giá chung về các giống ngô mang sự kiện Bt11 cho thấy năng suất trung bình toàn quốc là 95,6 tạ/ha, thấp nhất là 86,1 tạ/ha tại Bà Rịa Vũng Tàu và cao nhất là 10,02 tạ/ha tại Sơn La (Công ty TNHH Syngenta, 2012). Công bố của Ngô Nhân (2015) về năng suất trung bình của giống ngô NK67Bt/GT tại Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk là 105,1 tạ/ha. Năng suất giống ngô NK67Bt/GT ở các công

thức thí nghiệm nằm trong phạm vi công bố trên, biến động 92,6 - 101,4 tạ/ha trong vụ Đông Xuân và 91,6 - 100,7 tạ/ha trong vụ Hè Thu.

Năng suất ngô tăng khi điều chỉnh mật độ gieo từ M1 lên M2. Song, nếu gieo với mức M3 thì năng suất giảm 2,9 tạ/ha trong vụ Đông Xuân và 2,3 tạ/ha trong vụ Hè Thu, có thể do đã xảy ra cạnh tranh về dinh dưỡng, ánh sáng, nước... Việc tăng các mức phân bón có tác dụng cải thiện năng suất ngô, theo đó, mức bón P3 làm tăng năng suất trung bình 5,2 tạ/ha trong vụ Đông Xuân và 6,2 tạ/ha trong vụ Hè Thu so với P1; thêm 2,6 tạ/ha trong vụ Đông Xuân và 3,0 tạ/ha trong vụ Hè Thu so với P2. Sự sai khác về năng suất giữa các mức phân bón là có ý nghĩa thống kê.

Hỗ tương ảnh hưởng giữa mật độ gieo và mức phân bón đối với năng suất là có ý nghĩa thống kê, theo đó, tổ hợp mật độ và phân bón cho năng suất cao nhất là M2P3 (6,5 vạn cây/ha; 180 N - 120 P2O5 - 120 K2O ) với 101,4 tạ/ha trong vụ Đông Xuân và 100,7 tạ/ha trong vụ Hè Thu. Với cùng mật độ và mức phân bón, năng suất ngô trong vụ Đông Xuân cao hơn 0,2 - 2,5 tạ/ha so với vụ Hè Thu, tuy vậy, sự sai khác đó không nhiều (Bảng 3).

Bảng 3. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất ngô (tạ/ha)

Chú thích: M: mật độ; P: phân bón

3.4. Hiệu quả kinh tế của các công thức mật độ và phân bón

Kết quả tính toán cho thấy, mức lãi ở các công thức thí nghiệm biến động 27,81 - 29,96 triệu đồng/ha, tương ứng tỉ suất lợi nhuận 0,86 - 0,99 trong vụ Đông Xuân và 27,37 - 29,61 triệu đồng/ha tương ứng tỉ suất lợi nhuận 0,84 - 0,95 trong vụ Hè Thu. Công thức cho lãi cao nhất là M2P3 (6,5 vạn cây/ha; 180 N - 120 P2O5 - 120K2O ), đạt 29,96 triệu đồng/ha, tương ứng tỉ suất lợi nhuận 0,95 trong vụ Đông Xuân và 29,91 triệu đồng/ha, tương ứng tỉ suất lợi

nhuận 0,95 trong vụ Hè Thu. Với cùng mật độ và lượng phân bón, mức lãi ghi

nhận được ở vụ Đông Xuân cao hơn 0,11 - 1,35 triệu đồng/ha và tỉ suất lợi nhuận cao hơn tương ứng 1- 4% so với trong vụ Hè Thu (bảng 4). Như vậy, trong điều kiện đất đai và khí hậu tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, việc sản xuất ngô chuyển gen NK67BT/GT trong vụ Đông Xuân tỏ ra thuận lợi hơn, cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn so với trong vụ Hè Thu (Bảng 4).

Vụ Mật độ (M)Phân bón (P)

Trung bình MP1 P2 P3

Đông Xuân

M1 92,6 94,7 97,8 95,0M2 96,0 98,7 101,4 98,7M3 93,2 96,1 98,1 95,8

Trung bình P 93,9 96,5 99,1LSD.05: M = 0,23; P = 0,19; M*P = 0,34

Hè Thu

M1 91,8 93,9 97,6 94,4M2 93,5 97,1 100,7 97,1M3 91,6 95,6 97,3 94,8

Trung bình P 92,3 95,5 91,9LSD.05: M = 0,77; P = 0,63; M*P = 1,08

Page 52: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

52

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Bảng 4. Hiệu quả kinh tế của các công thức mật độ và phân bón

Chú thích: M: mật độ, P: phân bón; Giá vật tư nông sản 2015 - 2016: Ngô giống: 100.000 đ/kg, urê: 7.500 đ/kg, lân nung chảy: 4.000 đ/kg, KCl: 8.000 đ/kg, thu hoạch và chế biến: 800 đ/kg; côngchăm sóc: 15 triệu đ/ha, ngô thịt: 6.200 đ/kg.

Vụ Công thức Tổng chi(triệu đồng/ha)

Tổng thu(triệu đồng/ha)

Lãi thuần(triệu đồng/ha)

Tỉ suấtlợi nhuận

Đông Xuân

M1P1 29,45 57,41 27,96 0,95M1P2 30,91 58,71 27,81 0,90M1P3 32,44 60,64 28,19 0,87M2P1 29,88 59,52 29,64 0,99M2P2 31,39 61,19 29,81 0,95M2P3 32,89 62,85 29,96 0,91M3P1 29,82 57,78 27,97 0,94M3P2 31,34 59,58 28,25 0,90M3P3 32,78 60,82 28,04 0,86

Hè Thu

M1P1 29,39 56,93 27,54 0,94M1P2 30,84 58,22 27,37 0,89M1P3 32,43 60,51 28,08 0,87M2P1 29,68 57,97 28,29 0,95M2P2 31,26 60,20 28,94 0,93M2P3 32,83 62,44 29,61 0,90M3P1 29,69 56,79 27,11 0,91M3P2 31,30 59,27 27,98 0,89M3P3 32,72 60,33 27,61 0,84

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận- Tăng mức đầu tư phân bón từ P1 (120 N - 80

P2O5 - 80 K2O) lên P3 (180 N - 120 P2O5 - 120 K2O) cho cây ngô lai chuyển gen NK67Bt/GT trên đất nâu đỏ bazan thành phố Buôn Ma Thuột tuy không làm thay đổi tình trạng đổ ngã, mức độ gây hại bởi rệp cờ, song có tác dụng tăng năng suất 2,6 - 5,2 tạ/ha trong vụ Đông Xuân và 3,0 - 6,2 tạ/ha trong vụ Hè Thu. Việc tăng mật độ gieo chỉ có tác dụng cải thiện năng suất ở mức M2 (6,5 vạn cây/ha), gieo như mức M3 (7 vạn cây/ha) làm năng suất giảm 2,9 tạ/ha trong vụ Đông Xuân và 2,3 tạ/ha trong vụ Hè Thu.

- Tồn tại hỗ tương ảnh hưởng giữa các mật độ gieo và mức phân bón với năng suất ngô. Công thức cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất trong cả 2 vụ là M2P3 (6,5 vạn cây/ha; 180 N - 120 P2O5 - 120 K2O) với 101,4 tạ/ha tương ứng 29,96 triệu đồng tiền lãi/ha trong vụ Đông Xuân và 100,7 tạ/ha tương ứng 29,61 triệu đồng tiền lãi/ha trong vụ Hè Thu.

- Với cùng mật độ gieo và mức phân bón, năng suất và hiệu quả kinh tế giống ngô lai chuyển gen NK67Bt/GT ở vụ Đông Xuân cao hơn so với trong vụ Hè Thu, tuy vậy sự sai khác đó không nhiều.

4.2. Đề nghị- Khuyến cáo mật độ gieo 6,5 vạn cây/ha và

bón 180 N - 120 P2O5 - 120 K2O cho giống ngô lai chuyển gen NK67Bt/GT trên đất nâu đỏ bazan, tỉnh Đắk Lắk.

- Nghiên cứu thời điểm gieo, chế độ bảo vệ thực vật và các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp khác, trên cơ sở đó hoàn thiện qui trình canh tác giống ngô lai chuyển gen NK67Bt/GT trong điều kiện sinh thái tỉnh Đắk Lắk.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011. QCVN 01-56:2011/

BNNPTNT. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô.

Công ty TNHH Syngenta, 2012. Báo cáo kết quả khảo nghiệm đánh giá rủi ro ngô Bt11 đối với môi trường và đa dạng sinh học. SYTVN-03-2012.

Cục Thống kê Đăk Lăk, 2016. Niên giám thống kê Đắk Lắk 2015.

Ngô Nhân, 2015. Kết quả khảo nghiệm 02 giống ngô biến đổi gen NK67Bt/GT và NK7328Bt/GT vụ Hè Thu 2015 tại Đắk Lắk . Trung tâm khuyến nông Đắk Lắk

MRI (Maize Research Institute), 2009. Maize Development Strategy in Vietnam. Annual plan for 5 and 10 year - VAAS.

Page 53: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

53

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Identification of sowing density and fertilizer dose for transgenic maize K67Bt/GT on basaltic soil in Buon Ma Thuot City, Dak Lak province

Trinh Cong Tu, Tran Van ToanAbstractTransgenic maize of NK67Bt/GT which can be resistant to insects and tolerant to herbicide glyphosate has been confirmed suitable to Dak Lak area, but techniques of sowing density and fertilizer dose are not yet recommended. A field experiment with 2 factors of sowing density (60 thousand, 65 thousand and 70 thousand plants ha-1 ) and fertilizer doses (120 N - 80 P2O5 - 80 K2O; 150 N - 100 P2O5 - 100 K2O; 180 N - 120 P2O5 – 120 K2O) for transgenic maize of NK67Bt/GT was conducted on basaltic soil (Rhodic Ferralsols) in Buon Ma Thuot city, Dak Lak province during summer-autumn of 2015, winter-spring of 2015 - 2016 and summer - autumn of 2016. The results showed that the more fertilizer applied the higher yield of the maize was obtained. The yield of treatment of 180 N - 120 P2O5 - 120 K2O increased by 0.26 - 0.52 t ha-1 in winter-spring season and 0.30 - 0.62 t ha-1 in summer-autumn season compared to that of 120 N - 80 P2O5 - 80 K2O and 150 N - 100 P2O5 - 100 K2O. Changing density from 60 thousand plants ha-1 up 65 thousand plants ha-1 increased in yield of the maize. However, the yield of treatment of 70 thousand plants ha-1 decreased by 0.29 t ha-1 and 0.23 t ha-1 in comparison with 65 thousand plants ha-1, depending on season. The treatment which had the highest yield and profit was 65 thousand plants ha-1; 180 N - 120 P2O5 - 120 K2O, with 10.14 t ha-1 corresponding profit of 29.96 million VND ha-1 in winter-spring season and 10.07 t ha-1 corresponding profit of 29.91 million VND ha-1 in summer-autumn season. The yield of NK67Bt/GT in winter-spring season was higher than that in summer-autumn season.Key words: Density, fertilizer, yield, transgenic maize

Ngày nhận bài: 16/5/2017Người phản biện: TS. Vương Huy Minh

Ngày phản biện: 22/5/2017Ngày duyệt đăng: 29/5/2017

1 Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Hồ Chí Minh; 2 Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG, KHOẢNG CÁCH TRỒNG ĐẾN NĂNG SUẤT NGÔ SINH KHỐI TRÊN VÙNG ĐẤT NHIỄM PHÈN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Nghiêm1, Nguyễn Phước Trung1, Nguyễn Phương2, Dương Thị Hoàng Vân2

, Phan Công Nhân2, Võ Tú Hòa2

TÓM TẮT Thí nghiệm trồng ngô sinh khối được thực hiện trong 2 vụ trên vùng đất nhiễm phèn huyện Bình Chánh, Thành

phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu thí nghiệm là xác định được giống ngô cho năng suất sinh khối đạt hơn 50 tấn/ha để làm thức ăn xanh cho gia súc. Theo dõi các chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số lá trên cây, chỉ số diện tích lá, đường kính thân, chiều dài trái, đường kính trái, các chỉ tiêu về chống chịu, năng suất sinh khối. Kết quả thí nghiệm: Năng suất sinh khối của ba giống ở vùng đất nhiễm phèn ở Bình Chánh dao động từ 32,0 - 50,6 tấn/ha vụ Đông Xuân, 55,1 đến 69,0 tấn/ha vụ Hè Thu. Trên các khoảng cách trồng khác nhau thì khoảng cách càng thưa cho năng suất sinh khối càng cao. Năng suất sinh khối của giống ngô NK7328 ở hai vụ trồng đều đạt hơn 50 tấn/ ha/vụ, đáp ứng được mục tiêu đề ra. Nếu trồng 4 vụ/năm (khoảng 75 ngày/ vụ) thì sản lượng ngô sinh khối làm thức ăn xanh cho bò sữa có thể đạt trên 200 tấn/ha/năm.

Từ khóa: Ngô sinh khối, thức ăn xanh, khoảng cách trồng, đất nhiễm phèn

I. ĐẶT VẤN ĐỀTrong những năm gần đây, diện tích, năng suất

và sản lượng của cây ngô trên cả nước nói chung và tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã không ngừng gia tăng. Cây ngô có lợi thế là cây ngắn ngày, kỹ thuật trồng, chăm sóc đơn giản, đầu tư ít, thị trường tiêu thụ mạnh và cho hiệu quả kinh tế cao. Sản xuất ngô đang được đánh giá là một ngành sản

xuất có nhiều triển vọng do nhu cầu các sản phẩm của ngô đang tăng nhanh toàn cầu. Đặc biệt là nhu cầu ngô sinh khối dùng làm thức ăn trong chăn nuôi bò sữa (trung bình 30 kg/ngày) đang là bài toán khó đối với chăn nuôi nông hộ trong khi diện tích cỏ tự nhiên đang bị thu hẹp. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, diện tích trồng cỏ làm thức ăn cho bò chiếm 3.481 ha. Trong đó, cỏ trồng 1.640 ha và cỏ tự nhiên

Page 54: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

54

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

1.841 ha, thu được sản lượng khoảng 439.145 tấn/năm, chưa đáp ứng đủ nhu cầu thức ăn xanh cho chăn nuôi bò sữa của thành phố (Trung tâm Khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh, 2014). Nhằm đảm bảo cho hơn 100.000 con bò sữa có đủ nguồn thức ăn, thành phố Hồ Chí Minh cần khoảng 1.122.510 tấn thức ăn thô xanh/năm, nhưng sản lượng cỏ xanh hiện thời chỉ cung ứng được 40% nhu cầu của đàn bò thành phố. Mặt khác, để tăng hiệu quả sử dụng đất nhiễm phèn tại huyện Bình Chánh (kết quả phân tích đất cho thấy: với pH thấp, thành phần cát rất cao chiếm 92%, nghèo đạm tổng số, hàm lượng lân dễ tiêu đạt 22,26 mg/100 mg đất, thuộc nhóm trung bình, hàm lượng kali dễ tiêu ở mức trung bình 21,1 mg/100 mg đất; lợi nhuận từ việc trồng hai vụ lúa tại huyện Bình Chánh khoảng 20 triệu đồng/ha/năm) thì việc trồng ngô thu sinh khối là một trong những giải pháp khả thi giúp tăng nguồn thức ăn thô xanh cho đàn bò sữa.

Cây ngô cho khối lượng chất xanh lớn với hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhất là ở thời kỳ chín sữa (Ngô Hữu Tình, 1997). Hiện nay trên thị trường có nhiều giống ngô với đặc tính sinh trưởng và tiềm năng cho năng suất sinh khối khác nhau. Theo Phan Thanh Sơn (2011), với các giống ngô như LVN 10, DK 888, CP 989, SSC 586 năng suất chất xanh bình quân 40 - 50 tấn/ha/vụ. Việc chọn được giống ngô có năng suất cao trong điều kiện canh tác (khoảng cách trồng) thích hợp có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất sinh khối ngô. Chính vì vậy, đề tài “Ảnh hưởng của giống và khoảng cách trồng đến năng suất ngô sinh khối trên vùng đất nhiễm phèn tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứuBa giống ngô lai NK 7328, NK 67 và CP 888 được

chọn làm vật liệu nghiên cứu. Đây là những giống ngô ưu tú, đang được người dân chọn trồng để lấy hạt, tiềm năng cho lượng sinh khối chất xanh rất cao. Trong đó giống ngô CP888 là giống đang trồng phổ biến ở nhiều địa phương. Giống NK7328, NK67 đang được nông dân nhiều vùng trồng thu sinh khối cho gia súc.

2.2. Phương pháp nghiên cứuThí nghiệm được bố trí theo kiểu thí nghiệm có

lô phụ (Split-plot Design), hai yếu tố, với 9 nghiệm thức, 3 lần lặp lại. Trong đó, yếu tố chính gồm 3 giống ngô là NK7328, NK67 và CP888 (Đối chứng). Yếu tố phụ gồm 3 mức khoảng cách là 70 ˟ 20 cm (mật độ 71.428 cây/ha) là mật độ đối chứng, 60 ˟ 20 cm (mật

độ 83.333 cây/ha) và 50 ˟ 20 cm (mật độ 100.000 cây/ha). Tổng số ô thí nghiệm: 9 ˟ 3 = 27 ô. Tổng diện tích ô thí nghiệm và hàng bảo vệ: 1.000 m2.

Quy trình chăm sóc, bón phân và các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá dựa trên quy phạm số QCVN01-56:2011/BNNPTNT về giống ngô - quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng.

2.3. Các chỉ tiêu theo dõi- Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển chính

của cây ngô: Ngày phun râu, tung phấn, ngày chín sáp (thu hoạch).

- Các đặc trưng hình thái: Chiều cao cây, số lá trên cây, diện tích và chỉ số diện tích lá, đường kính thân, chiều dài và đường kính trái.

- Các chỉ tiêu về chống chịu: Đổ rễ, đổ gãy thân, sâu đục thân, bệnh khô vằn.

- Năng suất sinh khối (thân lá tươi) và lượng toán hiệu quả kinh tế.

2.4. Xử lý số liệuSố liệu được thu thập, tính toán bằng phần mềm

Excel, phân tích thống kê ANOVA bằng phần mềm SAS 9.1

2.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu- Thời gian nghiên cứu: Vụ Đông Xuân (mùa

khô) tháng 12/2015 - 2/2016 và vụ Hè Thu (mùa mưa) từ tháng 6 - 8/2016.

- Địa điểm nghiên cứu: Vùng đất nhiễm phèn của huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống ngô

Nhìn chung sự khác biệt về ngày tung phấn không đáng kể giữa các nghiệm thức, ngày tung phấn giữa các nghiệm thức dao động từ 49,3 đến 54,7 ngày. Vụ Đông Xuân có thời gian tung phấn sớm hơn vụ Hè Thu từ 1 - 3 ngày. Thời điểm ngày phun râu của giống NK67 sớm nhất ở cả 2 vụ dao động từ 53 - 54 ngày, khác biệt có ý nghĩa với 2 giống NK7328 và CP888. Yếu tố khoảng cách trồng không ảnh hưởng nhiều đến ngày tung phấn và ngày phun râu. Tương tác giữa giống và khoảng cách trồng không ảnh hưởng đến thời gian phun râu. Thời gian thu hoạch của các giống ngô thu sinh khối làm thức ăn gia súc ngắn hơn so với ngô lấy hạt khoảng 20 - 25 ngày. Theo kết quả nguyên cứu của Lê Quốc Tuấn (2000), giai đoạn ngô chín sáp cho trọng lượng tươi và khối lượng khô cao nhất trong các giai đoạn nghiên cứu. Thời gian thu hoạch dao động từ 72,3 - 75,7 ở vụ Đông Xuân và từ 72,4 - 75,4 đối với vụ Hè Thu.

Page 55: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

55

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Bảng 1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của 3 giống ngô ở ba khoảng cách trồng

Chỉ tiêuKhoảng cách

trồng (A) (cm)

Giống (B)TB A

NK67 CP888 NK7328ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT

Thời điểm tung phấn

(NSG) 

50 ˟ 20 51,3 52,3 51,0 54,7 52,3 53,3 51,6 53,460 ˟ 20 51,0 52,7 50,7 54,0 51,7 53,3 51,1 53,370 ˟ 20 51,7 52,7 49,3 54,3 50,3 53,0 50,4 53,3TB B 51,3 52,6b 50,3 54,3a 51,4 53,2ab    

 CV% FA FB FAB

2,2 1,0 2,58ns 0,14ns 2,64ns 28,0* 1,16ns 1,0ns

Thời điểm phun râu

(NSG)

50 ˟ 20 52,7 53,7 53,3 56,3 53,7 55,1 53,2 55,060 ˟ 20 52,7 54,3 53,0 55,8 54,3 55,8 53,2 55,370 ˟ 20 52,3 54,2 52,7 55,8 53,7 56,0 52,9 55,5TB B 52,6b 54,1b 53,0ab 56,2a 53,9a 55,6a    

 CV% FA FB FAB

1,8 2,5 0,63ns 0,26ns 4,57* 5,38* 0,22ns 0,19ns

Thời điểm thu hoạch

(NSG)

50 ˟ 20 75,7 73,3 74,3 74,3 73,3 74,4 74,4 74,160 ˟ 20 74,0 74,0 74,3 72,4 73,0 75,1 73,8 73,970 ˟ 20 73,0 74,0 73,7 73,2 72,3 75,4 73,0 74,3TB B 74,2a 74,1ab 74,1a 73,3b 72,9b 75,0a    

 CV% FA FB FAB

1,1 1,4 22,55** 0,26ns 5,93** 6,12* 1,79ns 1,63ns

Ghi chú: Bảng 1, 2, 3, 4, 5, 6: ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê; *: khác biệt ở mức ý nghĩa α =0.05; **: khác biệt ở mức ý nghĩa α =0.01. Trong cùng một nhóm giá trị trung bình, các số có cùng ký tự đi kèm thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. ĐX: Đông Xuân; HT: Hè Thu; NSG: Ngày sau gieo; TB A: trung bình của mỗi khoảng cách trồng; TB B: trung bình của mỗi giống.

3.2. Đặc điểm hình thái của các giống ngôKết quả từ bảng 2 cho thấy chiều cao cây ngô

tăng dần qua các giai đoạn sinh trưởng. Cả 2 vụ thì chiều cao cây của giống NK7328 vượt 2 giống còn lại, khác biệt có ý nghĩa thống kê. Theo nghiên cứu của Wheaton (1990) thời vụ trồng ảnh hưởng đến chiều cao cây. Yếu tố khoảng cách trồng không ảnh hưởng nhiều đến chiều cao cây trong thí nghiệm. Đồng thời, tương tác giữa giống và khoảng cách trồng cũng không có sự khác biệt đáng kể giữa các nghiệm thức thí nghiệm ở cả 2 vụ.

Qua bảng 2 cho thấy số lá đạt tối đa ở thời kì tung phấn, phun râu. Nhìn chung, tổng số lá trên cây không có sự khác biệt nhiều giữa các giống, số lá dao động từ 18 - 22 lá. Theo Ngô Hữu Tình (2003), số lá ngô thay đổi theo giống, ngoài ra lá còn quan hệ chặt chẽ với số đốt và thời gian sinh trưởng. Khi biết được số lá của mỗi giống ngô, ta có thể bố trí mật độ cây trồng hợp lý để đạt hiệu suất quang hợp cao nhất.

Chỉ số diện tích lá (LAI) là yếu tố quan trọng quyết định sự tích lũy chất khô, thể hiện mối quan hệ giữa mật độ trồng (cây/ha) và diện tích lá (m2 lá/cây. Chỉ số diện tích lá của giống NK7328, khoảng cách trồng 70 ˟ 20 cm có chỉ số diện tích lá lớn nhất ở cả 2 vụ. Nhìn chung, vụ Hè Thu có chỉ số diện tích

lá lớn hơn vụ Đông Xuân. Đường kính thân là chỉ tiêu đặc biệt quan trọng

ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất ngô sinh khối. Theo Ngô Hữu Tình (2003), ngô là loại cây thân thảo, đường kính thân thay đổi từ 2 - 4 cm tùy thuộc vào giống, điều kiện thời tiết và chế độ chăm sóc. Kết quả bảng 2 cho thấy, đường kính thân của giống NK7328 đạt lớn nhất ở cả 2 vụ Đông Xuân (26,8 mm) và Hè Thu (27,8 mm) và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với 2 giống còn lại. Khoảng cách trồng càng thưa cho đường kính thân càng lớn, ở khoảng cách trồng 70 ˟ 20 cm cho đường kính thân lớn nhất. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Yani, 2013, khi tăng khoảng cách trồng thì đường kính thân tăng. Giống NK7328 trồng ở khoảng cách 70 ˟ 20 cm cho đường kính thân lớn nhất đạt 27,3 mm ở vụ Đông Xuân và 30,9 mm ở vụ Hè Thu.

Đường kính trái ngô phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống và chế độ canh tác. Bảng 2 cho thấy đường kính trái ngô dao động từ 34,5 - 46,9 mm, giống CP 888 cho đường kính trái lớn nhất 44,7 mm, khác biệt có ý nghĩa thống kê với 2 giống còn lại. Trong khi đó, chiều dài trái ngô ở các nghiệm thức thí nghiệm có chiều dài trái dao động từ 23,0 – 26,2 cm, khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Page 56: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

56

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Bảng 2. Đặc điểm hình thái của ba giống ngô ở ba khoảng cách trồng

Chỉ tiêuKhoảng cách

trồng (A) (cm)

Giống (B)TB A

NK67 CP888 NK7328ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT

Chiều cao cây (cm)

50 ˟ 20 132,5 204,0 154,8 213,9 165,6 223,9 150,9 214,060 ˟ 20 134,6 195,8 171,1 220,5 172,6 209,6 159,4 208,670 ˟ 20 134,0 199,9 173,7 218,5 175,4 204,8 161,1 207,7TB B 133,7b 199,9b 167,1a 217,6a 170,6a 212,8a    

 CV% FA FB FAB

 21,2  4,1  1,00ns  7,76ns  4,20*  9,93**  0,13ns  1,84ns

Số lá trên cây (lá)

50 ˟ 20 18,8 18,4 21,1 18,6 20,7 19,1 20,1 18,760 ˟ 20 19,4 18,8 21,9 19,3 21,0 19,2 20,7 19,170 ˟ 20 18,5 17,7 21,4 19,2 21,0 19,2 20,3 18,7TB B 19,0b 18,3 21,4a 19,0 20,9a 19,1    

 CV% FA FB FAB

 7,8  3,8  1,21ns  0,66ns  6,59*  3,51ns  0,08ns  0,93ns

Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất)

50 ˟ 20 3,9 4,3 4,2 4,1 4,5 4,6 4,2b 4,5b

60 ˟ 20 4,4 4,6 4,4 4,5 5,2 4,9 4,7a 4,9b

70 ˟ 20 4,6 5,1 4,7 5,4 5,7 5,4 5,0a 5,5a

TB B 4,3 4,7b 4,39 4,7b 5,2 5,0a    

 CV% FA FB FAB

19,68 10,2 19,19** 30,42** 2,26ns 5,33** 0,27ns 0,21ns

Đường kính thân (mm)

50 ˟ 20 23,4 22,5c 25,2 26,7b 26,4 25,6bc 25,0 24,9b

60 ˟ 20 24,0 22,8c 24,9 27,4b 26,7 26,8b 25,2 25,7b70 ˟ 20 25,6 26,5b 26,1 25,1bc 27,3 30,9a 26,3 27,5a

TB B 24,3b 23,9b 25,4ab 26,4a 26,8a 27,8a    

 CV% FA FB FAB

5,93 4,5 0,81ns 31,53** 6,00* 12,31** 0,70ns 4,78*

Đường kính trái (mm)

50 ˟ 20 40,7 38,7 42,3 36,0 34,5 38,0 39,2 37,560 ˟ 20 42,9 39,0 46,9 37,3 37,3 36,3 42,5 37,570 ˟ 20 38,1 38,0 45,0 38,3 42,3 38,7 41,9 38,3TB B 40,6b 38,6 44,7a 37,2 38,1b 37,7    

 CV% FA FB FAB

9,5  7,6  6,16ns  0,31ns 6,61* 0,50ns 1,72ns 0,45ns

Chiều dài trái (cm)

50 ˟ 20 24,0 27,2 23,6 26,6 24,2 27,0 23,9 26,960 ˟ 20 23,0 28,0 23,8 26,8 25,0 26,0 23,9 26,970 ˟ 20 23,2 28,1 25,5 27,5 26,2 26,1 24,9 27,2TB B 23,4b 27,7 24,3ab 27,0 25,1a 26,3    

 CV% FA FB FAB

5,4  5,0 3,55ns 0,95ns  3,91*  2,44ns  1,13ns  0,55ns

3.3. Đặc tính chống chịu của các giống ngôĐổ rễ, gãy thân: Ở hai vụ thí nghiệm không có

hiện tượng mưa gió lớn, nên các giống tham gia thí nghiệm trồng ở ba khoảng cách khác nhau không có hiện tượng đổ gãy thân. Bên cạnh đó, với đặc tính

có bộ rễ kiềng vững chắc ở ba giống ngô thí nghiệm cũng là yếu tố hạn chế tối đa sự đổ ngã của cây.

Bảng 3 cho thấy, tất cả các nghiệm thức thí nghiệm đều bị sâu đục thân tấn công, tuy nhiên ở vụ Đông Xuân tỷ lệ nhiễm cao hơn vụ Hè Thu lên đến

Page 57: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

57

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Bảng 3. Tỷ lệ sâu, bệnh hại trên ba giống ngô ở ba khoảng cách trồng

Chỉ tiêuKhoảng cách

trồng (A) (cm)

Giống (B)TB (A)

NK67 CP888 NK7328ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT

Tỷ lệ sâu đục thân (%)

50 ˟ 20 13,3 6,7bc 23,3 16,7ab 16,7 6,7bc 17,8 10,060 ˟ 20 16,7 6,7bc 33,3 26,7a 13,3 6,7bc 21,1 13,370 ˟ 20 30,0 20,0ab 20,0 6,7bc 13,3 0,0c 21,1 8,9TB (B) 20,0 11,1ab 25,6 16,7a 14,4 6,7b    

 CV% FA   FB   FAB  

47,63 71,67 0,13ns 0,46ns 0,7ns 5,69* 0,17ns 4,00*

Tỷ lệ bệnh khô vằn

(%)

50 ˟ 20 16,7ab 6,7ab 20,0ab 26,7a 10,0b 16,7ab 15,6 16,760 ˟ 20 10,0b 10,0ab 26,7a 30,0a 10,0b 0,0b 15,6 13,370 ˟ 20 26,7a 30,3a 6,7b 10,0ab 6,7b 6,7ab 14,4 15,6TB (B) 17,8 15,6 18,9 22,2 8,9 7,7    

 CV% FA   FB   FAB  

46,56 78,64 0,19ns 0,07ns 0,92ns 3,30ns 0,02** 3,53*

30% ở nghiệm thức giống NK67 khoảng cách trồng 70 ˟ 20 cm. Sâu đục thân xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn trổ cờ, phun râu.

Bệnh khô vằn: Thông thường tỷ lệ bệnh hại tương quan thuận với mật độ trồng, trồng ở mật độ dày sẽ cho tỷ lệ bệnh cao hơn mật độ thưa. Trong điều kiện

thí nghiệm, điều này không thể hiện theo quy luật đó, vì trồng thưa, tạo môi trường ít bị ẩm ướt hơn. Tỷ lệ bị bệnh khô vằn trên lá của 3 giống thí nghiệm dao động từ 0-30,3% 0 - 26,7%. Thực tế bệnh như trên, không ảnh hưởng đáng kể đến sinh trưởng và phát triển của cây ngô.

Bảng 4. Năng suất sinh khối của ba giống ngô ở ba khoảng cách trồng (tấn/ha/vụ)

Khoảng cách trồng (A)

(cm)

Giống (B)TB (A)

NK67 CP888 NK7328ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT

50 ˟ 20 27,9 50,3 42,8 67,3 46,7 61,8 39,1b 60,0b

60 ˟ 20 32,4 52,0 50,8 59,7 50,2 68,4 44,5a 56,5b

70 ˟ 20 35,6 63,5 52,1 66,7 54,9 76,9 47,5a 68,9a

TB (B) 32,1b 55,1b 48,6a 61,2b 50,6a 69,0a

CV% FA FB FAB39,0 8,7 6,30** 8,12* 3,24** 15,21** 0,09* 0,35ns

3.4. Năng suất sinh khốiNăng suất sinh khối là mục tiêu chính của thí

nghiệm nhằm chọn được giống ngô có khả năng cho năng suất sinh khối cao để đưa vào canh tác, cung cấp nguồn thức ăn xanh cho chăn nuôi bò sữa.

Qua bảng 4 cho thấy, ở điều kiện canh tác trên đất nhiễm phèn trong mùa nắng (vụ Đông Xuân), đòi hỏi áp dụng biện pháp lên liếp, tạo rãnh để rửa phèn. Do đó, cả 3 giống ngô tỏ ra thích hợp với khoảng cách hàng trồng thưa. Kết quả ở bảng 4 cho

thấy, giống NK7328 cho năng suất sinh khối cao nhất (54,9 tấn/ha) ở mật độ trồng 70 x 20 cm. Đối với vụ Hè Thu, giống NK7328 cho năng suất sinh khối trung bình cao nhất (69,0 tấn/ha), giống NK67 cho năng suất sinh khối trung bình thấp nhất (55,1 tấn/ha) nhưng cũng đạt mục tiêu đề ra (>50 tấn/ha). Giống NK7328 trồng ở khoảng cách 70 ˟ 20 cm cho năng suất sinh khối cao nhất (76,9 tấn/ha). Như vậy, đối với vùng đất nhiễm phèn Bình Chánh ở cả 2 vụ thì giống NK7328 với khoảng cách trồng 70 ˟ 20 cm cho năng suất cao nhất.

3.5. Hiệu quả kinh tếBảng 5 cho thấy, lợi nhuận của việc trồng ngô sinh

khối dao động từ 21,1 đến 26,9 triệu đồng/ha/vụ ở vùng đất nhiễm phèn. Với việc trồng ngô làm thức

ăn xanh cho bò sữa, thời gian canh tác cây ngô ngắn (dao động khoảng 70 - 73 ngày), vì vậy 1 năm có thể trồng 04 vụ, lợi nhuận thu được từ 96 đến 104 triệu đồng/ha/năm (tỷ suất lợi nhuận/chi phí cao nhất trên

Page 58: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

58

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Bảng 5. Hiệu quả kinh tế của trồng ngô sinh khối (đồng/ha)Vụ trồng Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận

Đông Xuân 55.000.000 33.820.000 21.180.000 0,63Hè Thu 60.800.000 33.435.000 26.980.000 0,80

vùng đất xám trong vụ mùa mưa, đạt 92%) cao hơn so với trồng ngô lấy hạt là 76,0 triệu/ha, đồng thời cho

lợi nhuận cao hơn so với trồng cỏ voi (82,0 triệu/ha) (Trung tâm Khuyến nông TP Hồ Chí Minh, 2014).

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luậnTừ kết quả thí nghiệm có thể kết luận như sau:

Đối với 2 giống ngô mới NK67 và NK7328 đem trồng thử nghiệm trong 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu tại vùng đất nhiễm phèn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh thì giống ngô NK7328 tỏ ra thích hợp với vùng đất phèn và cho năng suất sinh khối cao có ý nghĩa khác biệt so với giống đối chứng (CP888). Giống NK 67 cho năng suất thấp nhất, đồng thời giống này không thích hợp trồng vụ Đông Xuân trên nền đất nhiễm phèn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Về ảnh hưởng của khoảng cách trồng, kết quả của thí nghiệm cho thấy khoảng cách 70 x 20 cm là thích hợp, cho năng suất cao trên cả 2 vụ trồng và kết quả đúng cho cả 3 giống ngô đem trồng.

4.2. Đề nghịNên khuyến cáo nông dân trồng ngô thu sinh

khối với giống NK7328 ở khoảng cách 70 x 20 cm trên vùng đất nhiễm phèn huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh.

LỜI CẢM ƠNNhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Sở Khoa

học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và cung cấp kinh phí để thực hiện thí nghiệm.

TÀI LIỆU THAM KHẢOPhan Thanh Sơn, 2011. Tình hình sản xuất ngô thu

sinh khối làm thức ăn cho bò sữa. Trung tâm Khuyến nông khuyến Ngư tỉnh Bình Định, trang: 3 - 6.

Lê Quốc Tuấn, 2000. Xác định nhu cầu phân đạm đối với giống bắp lai (Zea mays L.) trồng vụ Hè Thu trên đất đỏ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

Ngô Hữu Tình, 1997. Cây ngô - Giáo trình cao học nông nghiệp. Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp, 126 trang.

Ngô Hữu Tình, 2003. Cây ngô. NXB Nghệ An, 212 trang.

Trung tâm Khuyến nông Thành phố Hồ Chí Minh, 2014. Báo cáo công tác khuyến nông năm 2014, kế hoạch khuyến nông năm 2015.

Wheaton H.N., F. Martz, F. Meinershagen, and H. Sewell. 1990. G4590, Corn Silage. University of Missouri Extension.

Yani Garcia, 2013. Growing maize for silage. NSW DPI Agfact P3.3.3, 1992 (maize growing) of a corn plant develops, Special Report.

Effects of varieties and growing space on biomass productivity of corn on alum soil in Ho Chi Minh city

Le Thi Nghiem, Nguyen Phuoc Trung, Nguyen Phuong, Duong Thi Hoang Van,

Phan Cong Nhan, Vo Tu Hoa AbstractThe experiment of biomass maize production was carried out in two crop seasons on alum soil in Binh Chanh District, Ho Chi Minh City. The objective of the experiment was to identify maize for biomass yield of more than 50 tons/ha for green forage. The morphological traits including growth duration, plant height, leaf number, leaf area index, stem diameter, ear length, ear diameter, biomass yield and resistant ability were collected and analyzed. The result showed that biomass yield of three varieties in alum soil in Binh Chanh ranged from 32.0 to 50.6 tons/ha in winter-spring crop, 55.1 to 69.0 tons/ha in summer-autumn crop. At different planting spaces, the higher spacing was the higher biomass yield received. The biomass yield of NK7328 maize varieties in both two seasons was above 50 tons/ha/crop, meeting the target. If growing 4 crops / year (about 75 days / crop), it would have over 200 tons/ha/year of corn biomass for cattle.Key words: Corn biomass, green feed, grow spacing, alum soil

Ngày nhận bài: 14/5/2017Người phản biện: TS. Nguyễn Xuân Thắng

Ngày phản biện: 23/5/2017Ngày duyệt đăng: 29/5/2017

Page 59: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

59

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây Hoa hồng  cổ Sapa là loài thực vật có hoa

tên khoa học là Rosa gallica  L. thuộc chi  Rosa, họ Rosaceae. Hiện nay, hoa hồng cổ Sapa được nhân giống chủ yếu bằng hạt, giâm hay chiết ghép cành. Tuy nhiên, việc nhân giống bằng các phương pháp gieo hạt gặp nhiều khó khăn như hạt khó thu hoạch và tỷ lệ nảy mầm thấp; phương pháp giâm, chiết ghép cần nhiều công sức, thời gian mà hiệu quả thấp. Ngoài ra, các phương pháp này không nâng cao được chất lượng của giống (chưa tạo được cây sạch bệnh) và thường làm mất đi tính thuần khiết của giống (Việt Chương, Lâm Thị Mỹ Hương, 2006).

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nuôi cấy mô trên hoa hồng có khả năng tạo ra một lượng cây con trong thời gian ngắn, cây sạch bệnh và tạo được nguồn cây giống quanh năm (Kantamaht et al., 2009; Nguyễn Thị Phương Thảo và ctv., 2005; Nguyễn Thị Kim Thanh và ctv., 2012).Tuy nhiên, trong quá trình nhân giống hoa hồng cũng như các loại cây khác bằng nuôi cấy mô, vấn đề mà các nhà khoa học luôn gặp phải là sự nhiễm nấm và vi khuẩn của mẫu cấy, gây ảnh hưởng lớn tới hiệu suất nuôi cấy và chất lượng cây con; việc sử dụng các hóa chất khử trùng như HgCl2, CaClO2 gây ô nhiễm môi trường, gây độc hại cho người và các sinh vật khác (Kharrazi et al., 2011).

Trong những năn gần đây, chế phẩm nano đang được sử dụng ngày càng nhiều trong trồng trọt giúp làm tăng năng suất, chất lượng nông sản, đảm bảo sự phát triển một nền nông nghiệp sạch, an toàn, hiệu quả và thân thiện với môi trường (Rostami A and Shahsavar A., 2012; Pham Van Viet et al., 2016). Mặt khác, chế phẩm nano cũng được sử dụng có hiệu quả trong khử trùng mẫu nuôi cấy in vitro tế bào thực vật, bên cạnh đó nano bạc còn có tác dụng

tích cực tới sự phát sinh hình thái của cây in vitro (Rostami A.A. and Shahsavar A., 2012; Shokri et al., 2015).

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu- Giống hoa hồng cổ Sapa (Rosa gallica L.) được

thu thập tại Sapa, Lào Cai. - Chế phẩm nano bạc, hỗn hợp nano bạc và đồng

kích thước 15- 20 nm, được điều chế tại Bộ môn Sinh học, khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5/2016 đến

tháng 5/2017.- Địa điểm nghiên cứu: Phòng thí nghiệm bộ

môn Sinh học, Khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1.Phương pháp khử trùng mẫu bằng hỗn hợp dung dịch nano bạc-đồng

- Khử trùng cơ bản: Đoạn cành bánh tẻ mang mắt ngủ được rửa sạch dưới vòi nước chảy cho sạch bụi đất, sau đó được đưa vào phòng nuôi và rửa lại bằng nước cất vô trùng thêm 2 - 3 lần nữa. Tiếp đó, mẫu được đưa vào box cấy, đổ ngập cồn 70o trong 1 phút và được rửa lại bằng nước cất vô trùng 2 - 3 lần.

- Khử trùng mẫu bằng chế phẩm nano:Dung dịch hỗn hợp nano bạc - đồng với các nồng

độ 100 ppm, 150 ppm, 200 ppm và 250 ppm lắc mẫu trong vòng trong 60 phút. Lô đối chứng là các mẫu được lắc trong dung dịch Javen 5% trong thời gian 5 phút. Mẫu được nuôi cấy trong môi trường MS cơ bản (Murashige, T. and Skoog, F., 1962) và theo dõi

1 Hoc viện Nông nghiệp Việt Nam

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CHẾ PHẨM NANO TRONG NUÔI CẤY MÔ CÂY HOA HỐNG CỔ SAPA (Rosa gallica L.)

Đồng Huy Giới1, Dương Thị Mến1

TÓM TẮTNghiên cứu này đã xác định được: (i) Nồng độ hỗn hợp nano bạc - đồng tốt nhất cho khử trùng đoạn thân mang

mắt ngủ hoa hồng cổ Sapa là 200 ppm trong thời gian 1 giờ với tỷ lệ mẫu sống sạch đạt 90%; (ii) 91,7% đoạn thân hoa hồng cổ Sapa bật chồi trong môi trường bổ sung 2ppm nano bạc; (iii) Sự phát sinh callus của mảnh lá in vitro hoa hồng cổ Sapa tốt nhất ở môi trường có bổ sung 4 ppm nano bạc; (iv) Môi trường nhân chồi in vitro hoa hồng cổ Sapa thích hợp nhất là môi trường bổ sung 2 ppm nano bạc với hệ số nhân chồi là 5,77; (v) Trên môi trường có bổ sung 2 ppm nano bạc cho tỷ lệ ra rễ của chồi in vitro hoa hồng cổ Sapa đạt tỷ lệ 76,7% với trung bình 4,23 rễ/chồi.

Từ khóa: Nano bạc, nuôi cấy mô, hỗn hợp nano bạc-đồng, hoa hồng cổ Sapa

Page 60: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

60

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

ở thời điểm sau 2 tuần nuôi cấy các chỉ tiêu tỷ lệ mẫu nhiễm, tỷ lệ mẫu sạch, tỷ lệ mẫu sống sạch.

2.3.2. Phương pháp bổ sung dung dịch nano bạc vào môi trường nuôi cấy mô hoa hồng in vitro

- Tạo chồi từ đoạn thân mang mắt ngủ: Đoạn thân mang mắt ngủ được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 2 mg/l BA kết hợp nano bạc với nồng độ 0, 2, 4, 6 hoặc 8 ppm để nghiên cứu ảnh hưởng của nano bạc đến khả năng tái sinh chồi từ đoạn thân mang mắt ngủ. Mẫu được đánh giá sau 4 tuần trên môi trường nuôi cấy với các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ tái sinh chồi (%), hệ số nhân chồi (lần), chiều cao trung bình của chồi (cm), số lá/ chồi.

- Tạo mô sẹo từ mảnh lá in vitro: Lá in vitro có kích thước khoảng 0,5 cm - 1,5 cm được cắt bỏ răng cưa và tạo vết thương được đưa vào môi trường tạo callus MS + 0,5 mg/l IBA + 30 g /l sucrose bổ sung nano bạc với nồng độ 0, 2, 4, 6 hoặc 8 ppmđể nghiên cứu ảnh hưởng của nano bạc đến khả năng tạo mô sẹo của mô lá. Kết quả được theo dõi sau 6 tuần trên môi trường nuôi cấy để xác định tỷ lệ tạo callus của chúng.

- Nhân nhanh in vitro: Chồi được bật ra từ mắt ngủ có chiều dài khoảng 1,5 - 2,0 cm, số lá là 3 - 4 được cắt ra và nuôi trong môi trường tái sinh chồi in vitro MS + 1,5 mg/l BA+ 30 g/l sucrose bổ sung nano bạc với nồng độ 0; 2; 4; 6 hoặc 8 ppm để nghiên cứu ảnh hưởng của nano bạc đến khả năng tái sinh chồi in vitro. Theo dõi sau 6 tuần nuôi cấy xác định các chỉ tiêu: hệ số nhân chồi (lần), chiều cao trung bình của chồi (cm), số lá/chồi.

- Tạo rễ cho chồi in vitro: Chồi được bật ra từ mắt ngủ có chiều dài khoảng 1,5 - 2,0 cm, số lá là 3 - 4 lá được cắt ra và nuôi trong môi trường ra rễ ¼ MS + 2 mg/l a-NAA bổ sung nano bạc với nồng độ 0; 2; 4; 6 hoặc 8 ppm để nghiên cứu ảnh hưởng của nano bạc đến khả năng ra rễ của chồi cấp 1. Theo dõi sự ra rễ sau 6 tuần với các chỉ tiêu như tỷ lệ chồi ra rễ, chiều dài trung bình của rễ (cm), số rễ/chồi.

2.3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm Điều kiện thí nghiệm: Các môi trường nuôi cấy

được điều chỉnh giá trị pH từ 5,7 - 5,8 và hấp khử trùng ở 121OC, áp suất 1,1 atm trong 20 phút; các mẫu nuôi cấy in vitro trong phòng được duy trì ở điều kiện: 25OC - 27OC, ánh sáng 2000 lux, 12 h chiếu sáng/ngày; thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi công thức 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 30 mẫu/công thức, tiến hành theo dõi mẫu trong 3, 4 hay 5 tuần (tùy thí nghiệm).

2.4. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu được xử lý trên Microsoft Office Excel

2007 và được phân tích trên máy tính theo chương trình IRRISTAT 5.0.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của hỗn hợp nano bạc - đồng đến hiệu quả khử trùng mẫu

Kết quả thu được ở bảng 1 cho thấy, dung dịch nano bạc và đồng có khả năng khử trùng mẫu ở tất cả nồng độ sử dụng, trong đó CT4 (200 ppm) có tỷ lệ mẫu sạch và mẫu sống sạch cao nhất (90%); công thức đối chứng (sử dụng Javen 5%) có tỷ lệ mẫu sạch mẫu sống sạch thấp nhất (20%). Ở CT5 (250 ppm) có tỷ lệ mẫu sạch là 95%, tuy nhiên tỷ lệ mẫu sống sạch chỉ đạt 70%, thấp hơn đáng kể so với công thức 4 (90%).

Bảng 1. Hiệu quả khử trùng mẫu đoạn thân của dung dịch nano bạc - đồng

Ghi chú: Môi trường nền: MS + 30g/l sucrose; Trong cùng một cột, các giá trị mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa ở mức α = 0,05.

Như vậy, ở nồng độ hỗn hợp nano bạc-đồng là 200 ppm có tỷ lệ mẫu sống sạch cao nhất, đây là nồng độ hỗn hợp nano thích hợp nhất để khử trùng mẫu hoa hồng cổ Sapa. Kết quả này cũng tương tự với kết quả của (Shokri, Babaei et al., 2015). Khi sử dụng nano bạc ở nồng độ 200 ppm để xử lý (khử trùng) chồi mang mắt ngủ hoa hồng Rosa hybrida L, cho tỷ lệ mẫu sạch là 80% và tỷ lệ mẫu sống trong tổng số mẫu sạch là 90%, còn ở nồng độ nano cao hơn cho tỷ lệ mẫu sạch là 90% nhưng tỷ lệ mẫu sống giảm (75%). Một số tác giả khác như Masond Fakhrfeshani et al. (2012) làm thí nghiệm trên mẫu cây hoa nghệ tây cũng cho thấy tỷ lệ mẫu sạch cao nhất là 89,1% khi xử lý mẫu bởi dung dịch nano 200 ppm trong 1 giờ.

Công thứcNano

bạc - đồng(ppm)

Tỷ lệmẫu sạch

(%)

Tỷ lệ mẫu sống sạch

(%)CT1

(javen 5%) 0 20,00d 20,00 e

CT2 100 35,00c 35,00d

CT3 150 48,33b 48,33c

CT4 200 90,00 a 90,00 a

CT5 250 95,00 a 70,00 b

LSD.05 6,4 9,0CV% 3,0 4,7

Page 61: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

61

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

3.2. Ảnh hưởng của nano bạc đến sự tái sinh chồi từ đoạn thân mang mắt ngủ hoa hồng cổ Sapa

Đoạn thân mang mắt ngủ được nuôi cấy trên môi trường MS + 2 mg/l BA + 0,05 mg/l α-NAA bổ sung nano bạc với nồng độ từ 0 đến 8 ppm, sau 4 tuần nuôi cấy thu được kết quả ở bảng 2.

Kết quả thí nghiệm ở bảng 2 cho thấy, ở CT2 (2 ppm) và CT3 (4 ppm) cho tỷ lệ bật chồi cao nhất (lần lượt là 91,7% và 83,3%), cao hơn có ý nghĩa thống kê với các công thức còn lại, đồng thời CT2 cũng cho các chỉ tiêu Số lá/chồi, hệ số nhân chồi, chiều cao chồi tốt nhất.

Kết quả này tương đối phù hợp với kết quả thí nghiệm của A.A.Rostami và A.Shahsavar (2009) khi bổ sung nano bạc với nồng độ 4 ppm vào môi trường nuôi cấy cành Olive khiến trên 90% mô cấy phát triển bình thường. Tuy nhiên, công bố của Hediat M. H., Salama (2012) lại cho rằng khi môi trường nuôi cấy hạt lạc và ngô được bổ sung nano bạc cao (nồng độ

20 đến 60 ppm) làm tăng chiều dài của chồi, diện tích bề mặt lá, hàm lượng protein và cacbohidrat. Ở nồng độ 40 - 60 ppm NS còn làm tăng tuổi thọ của cành và gốc. Như vậy, với mỗi một đối tượng cây trồng khác nhau thì cần nồng độ nano bạc bổ sung vào môi trường nuôi cấy khác nhau.

Bảng 2. Ảnh hưởng của nano bạc đến sự tái sinh chồi từ đoạn thân mang mắt ngủ

Ghi chú: Môi trường nền: MS + 2 mg/l BA + 0,05 mg/l α-NAA. Trong cùng một cột, các giá trị mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa ở mức α = 0, 05.

Công thức NS(ppm)

Tỷ lệ bật chồi (%) Số lá/chồi Hệ số

nhân chồiChiều cao chồi (cm)

Đặc điểm của chồi

CT1 0 76,7 b 4,12b 1,18ab 3,23a lá xanh nhạtCT2 2 91,7 a 5,20a 1,62 6a 3,62a lá xanh nhạtCT3 4 88,3 a 5,20a 1,32ab 2,10b lá xanh đậmCT4 6 71,7 d 5,20a 1,05b 1,55bc lá xanh đậmCT5 8 38,3 e 3,73b 1,03b 1,23c lá xanh đậm

LSD.05 5,1 0,98 0,45 0,74CV% 3,7 1,1 1,9 1,7

3.3. Ảnh hưởng của nano bạc đến quá trình tái sinh chồi in vitro hoa hồng cổ Sapa

Trong nghiên cứu của N. Hameed et al., (2006) trên đối tượng Rosa indica L. cũng đề cập đến ảnh hưởng của BA đến hệ số nhân, sinh trưởng, phát triển của chồi, cụ thể là với nồng độ 1,5 mg/l BAP thì chồi phát triển tốt nhất với hệ số nhân cao nhất 2,1 lần. Kết quả này phù hợp với kết quả của Nguyễn Thị Phương Thảo và ctv. (2015) ở nồng độ 1,5mg/l BA cho hệ số nhân chồi cao nhất 27,3 lần. Vì vậy, trong thí nghiệm này chúng tôi sử dụng môi trường nền MS + 1,5 mg/l BA có bổ sung NS với các nồng

độ khác nhau để nuôi cấy chồi in vitro hoa hồng cổ Sapa. Kết quả thể hiện ở bảng 3.

Từ bảng số liệu cho thấy, tất cả các công thức bổ sung NS đều cho hệ số nhân chồi tốt hơn so với đối chứng. Đặc biệt, khi bổ sung 2 ppm NS vào môi trường nuôi cấy cho tỷ lệ vượt trội về hệ số nhân chồi (5,77), sai khác với tất cả các công thức còn lại.

Số lá/chồi ở CT2 (2 ppm) là 6,73, khác biệt có ý nghĩa so với các công thức còn lại; trong khi đó, số lá/chồi ở CT4 và CT5 không sai khác có ý nghĩa với công thức CT1.

0 ppm NS 2 ppm NS 4 ppm NS 6 ppm NS 8 ppm NSHình 1. Ảnh hưởng của nano bạc đến sự bật chồi từ đoạn thân mang mắt ngủ

Page 62: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

62

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Bảng 3. Ảnh hưởng của nano bạc đến sự nhân chồi in vitro

Ghi chú: Môi trường nền: MS + 1,5 mg/l BA. Trong cùng một cột, các giá trị mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa ở mức α = 0, 05.

Công thức NS(ppm)

Hệ sốnhân chồi Số lá/chồi Chiều cao chồi

(cm)Đặc điểm của chồi

CT1 0 2,37 e 3,37 bc 1,83 b lá xanhCT2 2 5,77 a 6,37 a 2,67 a lá xanhCT3 4 5,23 b 4,13 b 1,87 b lá xanhCT4 6 4,33 c 3,23 bc 1,73 c một số lá vàngCT5 8 2,87 d 2,67 bc 1,37 d hầu hết lá vàng

LSD.05 0,10 0,97 0,08CV% 1,3 1,3 2,4

Chiều cao của chồi tốt nhất là ở CT2 (2,67 cm) khác biệt có ý nghĩa so với các công thức còn lại; chiều cao của chồi thấp nhất là ở CT4 và CT5, thấp hơn cả so với đối chứng.

Từ kết quả phân tích cho thấy, khi bổ sung 2 ppm NS vào môi trường nuôi cấy in vitro cho hệ số nhân chồi cao nhất, số lá/chồi chiều nhất và chiều cao của chồi lớn nhất.

4.4. Ảnh hưởng nano bạc đến sự ra rễ của chồi in vitro hoa hồng cổ Sapa

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Thanh và ctv.,(2005) khi tiến hành nhân nhanh invitro trên giống hoa hồng trắng, môi trường bổ sung 2 mg/l a-NAA cho hiệu quả tạo rễ trên 60%. Soomro et al. (2003) đã sử dụng 0,6 mg/l IBA và 0,1 mg/l NAA để tạo rễ hoa hồng Rosa indica, sau khoảng thời gian 12 tuần thì tỷ lệ chồi ra rễ đạt 50%. Các kết quả này tương tự với kết quả thu được khi các mẫu hồng cổ Sapa nuôi cấy ở môi trường bổ sung 2 mg/l a-NAA (CT1- đối chứng) cho tỷ lệ ra rễ cao nhất ở chồi cấp 1 là 60%, nhiều rễ. Tuy nhiên, các chồi bên được nuôi cấy trong môi trường nền (MS + 2 mg/l a-NAA) bổ sung nano bạc với nồng độ khác nhau (2; 4; 6; 8 ppm) đã cho thấy phản ứng khác nhau của chồi sau 6 tuần nuôi cấy (Bảng 4).

Số liệu bảng 4 cho thấy, ở CT2 (2 ppm) và CT3 (4 ppm) cho tỷ lệ ra rễ cao hơn so với đối chứng, trong đó CT2 có tỷ lệ ra rễ cao nhất (76,67%), cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các công thức còn lại. Ở CT4

(6 ppm) và CT5 (8 ppm), tỷ lệ mẫu ra rễ thấp hơn so với công thức đối chứng, điều này chứng tỏ, nồng độ NS cao đã ức chế sự ra rễ chồi in vitro hoa hồng cổ Sapa. Về số rễ/chồi thấy ở CT2 cho số rễ nhiều nhất 4,23 không khác biệt so với CT3 nhưng khác biệt với CT1, CT4 và CT5. Ở CT1 và CT5 không có sự khác biệt, CT4 và CT1 không có sự khác biệt nhưng CT4 có sự khác biệt so với CT5, CT3 không có sự khác biệt so với CT4 nhưng có sự khác biệt giữa CT3 so với CT1. Ở chiều dài của rễ ở CT2 có chiều dài 4,07 khác biệt 5% so với các công thức còn lại, sau đó đến CT1, CT5 cho chiều dài rễ ít nhất. Như vậy xét tất cả các chỉ tiêu; tỷ lệ ra rễ, số rễ và chiều dài của rễ cho thấy, ở CT2 (2 ppm) có các chỉ tiêu đạt tốt nhất, khác biệt 5% so với công thức đối chứng. Ở CT3 (4 ppm) có tỷ lệ ra rễ và số rễ cao hơn so với CT1 nhưng có chiều dài rễ lại ít hơn. Thí nghiệm cho thấy nồng độ nano bạc có ảnh hưởng lớn tới tỷ lệ ra rễ chồi cấp 1 hoa hồng cổ Sapa. Ở nồng độ nano 2 ppm bổ sung vào môi trường là thích hợp nhất cho quá trình ra rễ chồi in vitro hoa hồng cổ Sapa.

0 ppm NS 2 ppm NS 4 ppm NS 6 ppm NS 8 ppm NSHình 2. Ảnh hưởng của nano bạc đến quá trình tái sinh chồi in vitro hoa hồng cổ Sapa

Page 63: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

63

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Bảng 4. Ảnh hưởng của nano bạc đến sự ra rễ của chồi in vitro

Ghi chú: Môi trường nền: MS + 2mg/l α-NAA. Trong cùng một cột, các giá trị mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa ở mức α = 0, 05.

Công thức NS(ppm)

Tỷ lệ mẫu ra rễ (%) Số rễ/ chồi Chiều dài rễ

(cm) Đặc điểm của rễ

CT1 0 60,00 c 2,43 cd 3,10 b màu trắng, nhiều rễ bênCT2 2 76,67 a 4,23 a 4,07 a màu trắng, nhiều rễ bênCT3 4 66,67 b 3,57 ab 2,93 c màu nâu, có ít rễ bênCT4 6 56,67 d 2,80 bc 2,53 d màu nâu, có ít rễ bênCT5 8 46,67 e 1,53 d 2,33 e màu nâu, không rễ bên

LSD.05 0,10 0,97 0,13CV% 4,2 1,8 2,4

4.5. Ảnh hưởng của nano bạc lên quá trình tạo mô sẹo từ mẫu lá in vitro hoa hồng cổ Sapa

Để đánh giá ảnh hưởng của nano đến sự tạo mô sẹo từ lá in vitro hoa hồng cổ Sapa, thí nghiệm khảo sát xác định môi trường nền đã được thực hiện và cho kết quả là ở môi trường MS có bổ sung 0,5 mg/l IBA là tốt nhất để kích thích mô lá hình thành mô sẹo. Sử dụng IBA cũng được cho là kích thích tạo mô sẹo ở mẫu mô hoa hồng Rosa Indica (Rashida Soomro et al., 2003). Mặc dù Jala (2014) cũng cho

rằng 2,4 D có khả năng tạo mô sẹo cho giống hoa hồng nghiên cứu, nhưng với mẫu hồng cổ Sapa, 2,4 D lại chưa thể hiện sự kích thích tạo thành mô sẹo từ mảnh lá (không trình bày ở báo cáo). Chính vì vậy, trong thí nghiệm này các mẫu lá được nuôi cấy vào môi trường nền MS + 0,5 mg/l IBA bổ sung với nano bạc với nồng độ khác nhau (0, 2, 4, 6, 8 ppm) tương ứng với 5 công thức (1, 2, 3, 4, 5) trong đó công thức đối chứng là CT1. Kết quả thể hiện ở bảng 5.

0 ppm NS 2 ppm NS 4 ppm NS 6 ppm NS 8 ppm NSHình 3. Ảnh hưởng của nano bạc đến sự ra rễ chồi in vitro hoa hồng cổ Sapa (sau 6 tuần)

Bảng 5. Ảnh hưởng của nồng độ NS đến tỷ lệ tạo mô sẹo từ mẫu lá in vitro hoa hồng cổ Sapa (sau 6 tuần)

Ghi chú: Môi trường nền: MS + 0,5 mg/l IBA. Trong cùng một cột, các giá trị mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa ở mức α = 0, 05.

Công thức NS(ppm)

Tỷ lệ mẫutạo mô sẹo (%) Đặc điểm mô sẹo

CT1 0 66,7c Mô sẹo phát triển hết bề mặt lá, xốp, màu trắngCT2 2 76,7 b Mô sẹo phát triển hết bề mặt lá, xốp, màu trắngCT3 4 86,7 a Mô sẹo phát triển hết bề mặt lá, xốp, màu trắngCT4 6 53,3 d Mô sẹo phát triển chưa hết bề mặt lá, chắc, màu nâuCT5 8 46,7 d Mô sẹo phát triển chưa hết bề mặt lá, chắc, màu nâu

LSD.05 8,7CV% 4,1

Page 64: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

64

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Từ bảng số liệu cho thấy, nano bạc có ảnh hưởng tới khả năng tạo mô sẹo của mảnh lá in vitro giống hoa hồng cổ Sapa, khi bổ sung nồng độ NS từ 2- 4 ppm sẽ làm tăng tỷ lệ mẫu tạo mô sẹo, nhưng khi nồng độ NS tăng cao hơn 6 ppm sẽ gây ức chế khả năng tạo mô sẹo. Điều này có thể là do nồng độ cao

của NS đã tác động tiêu cực lên màng tế bào của mẫu in vitro (Rostami A. and Shahsava A., 2009). Ở CT3 (4 ppm) cho tỷ lệ tạo callus cao nhất (82,9%), khác biệt có ý nghĩa thống kê 5% so với các công thức còn lại. Bên cạnh đó, mô sẹo ở công thức này có màu trắng, xốp và phát triển rộng khắp bề mặt mảnh lá.

IV. KẾT LUẬN - Khử trùng mẫu đoạn thân mang mắt ngủ hoa

hồng cổ Sapa bằng hỗn hợp dung dịch nano bạc - đồng ở nồng độ 200 ppm trong 60 phút cho kết quả tốt nhất, tỷ lệ mẫu sống sạch đạt 90%.

- Bổ sung 2 ppm NS vào môi trường nuôi cấy đoạn thân mang mắt ngủ hoa hồng cổ Sapa cho tỷ lệ mẫu bật chồi cao nhất (91,7%); môi trường MS + 1,5 mg/l BA bổ sung 2 ppm NS cho tỷ lệ tái sinh chồi cao nhất, hệ số nhân chồi đạt 5,77; môi trường ¼ MS + 2 mg/l a-NAA bổ sung 2 ppm NS cho tỷ lệ chồi ra rễ cao nhất (76,7%) với trung bình 4,23 rễ/chồi và chiều dài rễ đạt 4,07 cm.

- Môi trường MS + 0,5 mg/l IBA có bổ sung 4 ppm NS là môi trường tốt nhất để tạo callus từ mẫu lá in vitro hoa hồng cổ Sapa, tỷ lệ tạo callus đạt 82,9%, callus có màu trắng, xốp và phát triển rộng khắp bề mặt mảnh lá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Việt Chương, Lâm Thị Mỹ Hương, 2006. Kỹ thuật giâm,

chiết, ghép hoa hồng. NXB thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Thị Kim Thanh, 2005. Nhân giống cây Hoa

hồng bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 1, 39-41.

Nguyễn Thị Phương Thảo, Đặng Quang Bích, Nguyễn Thị Thuỷ, Nguyễn Thị Thuỳ Linh, Phạm Thị Thu Hằng, Đặng Thị Thanh Tâm, Ninh Thị Thảo, Nguyễn Thị Lâm Hải, Nguyễn Thanh Hải, 2015. Nhân nhanh và cảm ứng ra hoa cây hoa hồng cơm (Rosa sericea LINDL). J. Sci. & Devel., Vol. 13, No. 4: 606-613.

Hediat M. H. Salama, 2012. Effects of silver nanoparticles in some crop plants, common bean (Phaseolus vulgaris L.) and corn (Zea mays L.).

International Research Journal of Biotechnology, Vol. 3, No.10: 190-197

Jala A., 2014. Role of 2,4-D on callus induction and shoot formation to increase number of shoot in miniature rose in vitro. American Transaction on Engineering and Applied Sciences, Vol. 3, No. 3: 207-213.

Kharrazi M., Nemati H., Tehranifar A., Bagheri A. and Sharifi A., 2011. In Vitro Culture of Carnation (Dianthus caryophyllus L.) Focusing on the Problem of Vitrification. J. Biol. Environ Sci, Vol. 13:1-6.

Kantamaht K., Nonlapan P., Kamnoon K., 2009. In vitro flowering from cultured nodal explants of rose (Rosa hybrida L.). Not. Bot. Hort. Agrobot. Cluj, Vol. 37, No. 2: 261-263.

Murashige T. and Skoog F., 1962. A revised medium for rapid growth and bioassays with tobacco tissue cultures. Physiologia Plantarum, Vol. 15: 473-497.

Pham Van Viet, Hai Thi Nguyen, Thi Minh Cao and Le Van Hieu, 2016. Fusarium Antifungal Activities of Copper Nanoparticles Synthesized by a Chemical Reduction Method. Journal of Nanomaterials, Vol. 2016, No. 6:1-7.

Rashida Soomro, Shamsa Yasmin and Rizwana Aleem, 2003. In vitrro propagation of Rosa Indica. Pakistan Journal of Biological Sciences, Vol. 6, No. 9: 826-830.

Rostami A.A. and Shahsavar A., 2012. Nano-Silver Particles the in vitro Contaminations of Olive ‘Mission’ Explant. Asian Journal of Plant Science, Vol. 8, No. 7: 505-509.

Shokri S., A. Babaei, M. Ahmadian, M.M. Arab, S. Hessami, 2015. The effects of different concentrations of nano - silver on elimination of bacterial contaminations and phenolic exudation of rose (Rosa hybrida L.) in vitro culture. International Society for Horticultural Science,Vol. 3, No.1: 50-54.

Hình 4. Hình ảnh mô sẹo hình thành từ mẫu lá in vitro hoa hồng cổ Sapa khi tác động bằng NS với các nồng độ khác nhau

0 ppm NS 2 ppm NS 4 ppm NS 6 ppm NS 8 ppm NS

Page 65: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

65

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀPhân nano là một tổ hợp các chất vi lượng được

sản xuất bằng công nghệ cao, với kích thước rất nhỏ (< 100 nanomet) bao gồm các chất như: Fe, Cu, Zn, Mn, B, Mo và Co (Công ty CP Nông nghiệp Việt Nam UKR, 2017b). Ngoài ra, còn chứa các chất khác như các axit amin, vitamin B1, Silic và đường. Vi chất dưới dạng nano này được hấp thụ rất nhanh vào các tế bào thực vật với tỷ lệ hấp thụ lên đến trên 90% và chỉ trong vòng 20 - 120 phút.Phân bón sinh học nano làm tăng năng suất (NS) và chất lượng sản phẩm cây trồng thông qua việc kích thích các quá trình sinh hóa trong cây đặc biệt là quá trình tổng hợp các chất dinh dưỡng, thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ, tối ưu hóa khả năng hấp thụ dinh dưỡng và tăng khả năng hoạt động của nấm Endophyte sống cộng sinh với cây

trồng. Nấm Endophyte luôn có mặt với mật số khác nhau ở các cây trồng và cây hoang dại, nấm này giúp cây kháng lại những bất thuận phi sinh học (Abiotic stress) khác nhau như đất bị hạn, úng, nhiệt độ cao, nhiễm mặn, phèn v.v… (Satish, 2012; Wikipedia, 2017). Bioplant Flora  là phân bón hữu cơ vi lượng dạng lỏng được Viện Hàn lâm Khoa học Nga nghiên cứu sản xuất từ nguồn nguyên liệu than bùn và trầm tích tự nhiên theo công nghệ nano. Thành phần phân bón vi lượng Bioplant Flora chứa nhiều chất hữu cơ và thành phần khoáng vi lượng trung hòa (Green Saigon, 2016) và gồm Axit Humic và Fulvic, N, P2O5, K2O, Cu, Zn, Co, Mn, Mo, Fe, Mg và pH = 7 - 9. Bioplant Flora cũng có các vi lượng kích thước nano sinh học, thích hợp cho nhiều loại cây trồng và thổ nhưỡng; Giúp cho hạt nhanh nảy mầm, bộ rễ phát

Study on use of nanoparticles in Sapa rose (Rosa gallica L.) tissue culture Dong Huy Gioi, Duong Thi MenAbstractThis study identified that: (i) 200 ppm of mixed silvernano and coppernano solution was the best treatment in 1 hour for sterilization the Sapa rose explants that made 90% samples clean and survival; (ii) 91.7% of Sapa rose explants formed shoots on the medium supplemented with 2 ppm silvernano; (iii) The formation of callus from the in vitro leaf piece of Sapa rose was best in medium added with 4 ppm silvernano; (iv) The optimal medium for micropropagation of Sapa rose was the one containing 2 ppm of silvernano; (v) On the medium supplemented with 2 ppm silvernano, rooting rate of shoots in vitro Sapa rose was 76.7%, with an average of 4.23 roots/shoot.Key words: Silvernano, tissue culture, mix of silvernano and coppernano, Sapa rose

Ngày nhận bài: 17/5/2017Người phản biện: TS. Trần Danh Sửu

Ngày phản biện: 22/5/2017Ngày duyệt đăng: 29/5/2017

1 Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam(IAS)2 Công ty Cổ phần nông nghiệp Việt Nam UKR.

KẾT QUẢ CÁC MÔ HÌNH ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM PHÂN BÓN NANO VÀ BIOPLANT FLORA TRONG SẢN XUẤT LÚA GẠO SẠCH, AN TOÀN

TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONGLê Quý Kha1, Nguyễn Tiến Dũng2

TÓM TẮTCác mô hình sản xuất lúa gạo sạch, an toàn được thực hiện tại tỉnh Đồng Tháp (Hè Thu 2015); Kiên Giang (Thu

Đông 2016); Trà Vinh, Vĩnh Long và Tây Ninh (Đông Xuân 2016 - 2017). Số lần phun thuốc BVTV ở mô hình xử lý nano giảm từ 2 - 4 lần so với ruộng không xử lý. Giá thành sản xuất 1 kg lúa ở ruộng trình diễn thấp hơn ruộng đối chứng từ 297 đồng/kg (Kiên Giang) đến 964 đồng/kg (Trà Vinh).Lợi nhuận của các ruộng trình diễn đều cao hơn so các đối chứng 3.470.000 đồng/ha (Kiên Giang), 4.870.000 đồng/ha (Vĩnh Long), 6.748.000 đồng/ha (Tây Ninh) đến 9.470.000 đồng/ha (Trà Vinh), tùy theo trình độ canh tác và thổ nhưỡng từng tỉnh. Tỷ lệ gạo nguyên ở mô hình tại Đồng Tháp, xử lý phân nano (58,4 - 59,6%) cao hơn 8,4 - 9,6% mô hình đối chứng. Các chỉ tiêu chất lượng cảm quan và vi sinh vật (VSV), dinh dưỡng, kim loại nặng và dư lượng thuốc BVTV ở các mẫu gạo xử lý phân nano vàBioplant Flora đều đạt tiêu chuẩn an toàn, sạch.

Từ khóa: Bioplant Flora, nano phức, chất lượng gạo, Đồng bằng sông Cửu Long

Page 66: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

66

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

triển nhanh, mạnh, tăng sức đề kháng cho cây trồng; Rút ngắn thời gian thu hoạch; Giúp tăng NS lên tới 30 - 50%, nâng cao chất lượng sản phẩm; Kéo dài tuổi thọ và phục hồi sự già cỗi của cây; Cải tạo đất và nâng cao khả năng phục hồi của đất.

Bài viết đề cập đến hiệu quả của các mô hình sản xuất lúa gạo sạch, an toàn ứng dụng phân bón nanophối hợp với Bioplant Flora do Công ty Cổ phần nông nghiệp Việt Nam UKR liên kết với IASthực hiện từ vụ Hè Thu 2015 (Đồng Tháp), Thu Đông 2016 (Kiên Giang) đến Đông Xuân (Đông Xuân) 2016 - 2017 tại Trà Vinh, Vĩnh Long, Tây Ninh.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

2.1. Vật liệuMô hình đánh giá ảnh hưởng của phân nano đến

NS, chống chịu (Thu Đông 2016 và Đông Xuân 2016 - 2017), dùng giống lúa OM5451(Cấp xác nhận) của Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Mô hình xử lý phân nano + Bioplant Flora, sử dụng giống OM5451 tại Vĩnh Long, Đồng Tháp, Trà Vinh và OM576 tại Tây Ninh. Sản phẩm Nano Ukraine đã nhận được nhiều giải thưởng từ các tổ chức của Châu Âu, được cấp phép lưu hành tại Ukraine và đã được Bộ Nông nghiệp và PTPNT cho phép chứng nhận hợp quy tại TP. Hồ Chí Minh (số TCCS: 01- 2017-VNUKR). Bioplant Flora thích hợp trong sản xuất cây trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, (Green Saigon, 2016), được hợp quy năm 2012 (Số 0174/N2.17/CR-KT3). Để phân tích chất lượng gạo khi sử dụng phân sinh học công nghệ nano đối, dùng gạo của giống lúa của Nhật Bản Akitakomachi thuộc mô hình tại Đồng Tháp (Hè Thu 2015). Giống thuộc loài phụ Japonica (nguồn gốc ôn đới), dễ bị mắc các bệnh như khô vằn, đạo ôn, bạc lá. Vì vậy, NS ở Việt Nam khi không dùng phân nano rất thấp (khó đạt 2 tấn/ha ở điều kiện bình thường của Việt Nam). Phân nano dạng hạt (nhập từ Ucraina) và chế phẩm Bioplant Flora dạng lỏng đóng can nhựa nhập từ Nga.

2.2. Phương pháp thực hiện Nămmô hình được triển khai theo hình thức:

Công ty VUAGRO ký cam kết hợp đồng kinh tế với các địa phương, dưới sự chỉ đạo kỹ thuật của các Trung tâm Khuyến nông các tỉnh, và tư vấn kỹ thuật của Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam. Tại mỗi điểm, 1 hecta ruộng trình diễn được ngâm hạt giống và phun phân nano (tại Đồng Tháp - Hè Thu 2015,

Kiên Giang -Thu Đông 2016) và xử lý phân nano + Bioplant Flora (tại Trà Vinh, Vĩnh Long và Tây Ninh, vụ Đông Xuân 2016 - 2017). Ruộng đối chứng (1ha): Công thức phân bón giống với ruộng trình diễn nhưng không sử dụng chế phẩm nano hay Bioplant Flora. Phân bón mỗi ha (cả ruộng trình diễn và đối chứng bón như nhau): 150 kg Ure+130 kg DAP +100 kg Kali; Bón lần 1: 10 ngày sau sạ (NSS): 50 kg Ure + 60 kg DAP; lần 2: 20 NSS: 50 kg Ure + 70 kg DAP +30 kg Kali; lần 3:45 NSS: 50 kg Ure + 70 kg Kali. Tại các ruộng trình diễn và đối chứng, các khâu của quy trình canh tác lúa vẫn diễn ra như bình thường, theo tập quán người dân đang áp dụng. Chỉ áp dụng riêng phân nano hoặc phân nano + Bioplant Flora để sản suất lúa gạo sạch theo quy trình của Công ty Vuagro (Công ty CP Nông nghiệp Việt Nam UKR, 2017a) như sau:

Tỷ lệ và cách pha nano: Tỷ lệ pha: 1 hạt nano + 10 g đường ăn (khoảng 2 muỗng cà phê) pha với 10 lít nước; Cách pha: cho hạt nano + với đường ăn theo tỷ lệ trên vào chai nhựa, thêm nước vừa đủ rồi lắc đều cho đến khi hạt nano tan hết trong nước; Cách sử dụng: Nano sau khi đã pha dùng để phun bón lá. Có thể sử dụng chung với Bio hay thuốc BVTV (Lưu ý không dùng chung với thuốc diệt cỏ). Tỷ lệ pha phân Bioplant Flora và sử dụng phối hợp với nano đối với lúa như dưới đây. Tỷ lệ pha: 1 lít Bio/200 - 250 lít nước/1ha. Quy trình sử dụng 2 sản phẩm như bảng 1a.

Các chỉ tiêu theo dõi: Theo dõi sâu bệnh (thường gặp tại địa phương); tình hình sử dụng phân bón; dài bông (cm); số hạt/bông; hạt chắc/bông; số bông/m2; khối lượng 1.000 hạt (g) dựa trên trung bình của 30 m2 ở 3 điểm khác nhau trên (mỗi điểm 10 m2) đồng ruộng; NS lý thuyết được tính căn cứ các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu (tấn/ha) dựa trên số liệu thực thu trên 1 ha mô hình có xử lý và 1 ha đối chứng (không xử lý).

- Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel.

2.3. Thời gian, địa điểm và quy mô thực hiệnCác mô hình được thực hiện từ vụ Hè Thu 2015

(Đồng Tháp), Thu Đông 2016 (Kiên Giang) đến Đông Xuân 2016 - 2017 (Trà Vinh, Vĩnh Long, Tây Ninh).

Quy mô: Mỗi tỉnh chọn 1 ha lúa xử lý nano hoặc nano + Bioplant Flora và 1 ha lúa đối chứng áp dụng theo kỹ thuật canh tác của nông dân (Không xử lý nano, hoặc nano + Bioplant Flora).

Page 67: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

67

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của phân nano đến hiệu quả sản xuất của giống lúa OM5451 tại huyện Giồng Riềng, Kiên Giang vụ Thu Đông 2016

Tại Giồng Riềng, Kiên Giang, đất có kết cấu thịt

nặng, ruộng xử lý phân nano có lợi nhuận cao hơn so với ruộng đối chứng là 3.470.000 đồng/ha (Bảng 1). Giá thành sản xuất 1 kg lúa trong ruộng trình diễn thấp hơn so với ruộng đối chứng là 297 đồng do giảm chi phí sản xuất như: phân bón, thuốc BVTV (Công ty CP Nông nghiệp Việt Nam UKR, 2016).

Xử lý Giai đoạn Cách sử dụng và tỷ lệ pha

Lần 1Xử lý giống Sử dụng: Pha hạt Nano như trên sau đó thêm nước vừa đủ mực nước bằng

với bề mặt trên cùng của lúa giống. Ngâm 24 giờ và 36 giờ với giống lúa Nhật sau đó đem vớt lúa đi ủ bình thường; Tỷ lệ pha: 20 hạt Nano/150 - 200 kg lúa giống.

Lần 2 Lúa 10 - 12 ngày (sau bón lần 1)

Sử dụng: Kết hợp Hạt Nano + Bio (nắp xanh lớn); Tỷ lệ pha: 20 hạt Nano + 1 lít Bio/200 - 250 lít nước/ha; Hạt nano pha riêng sau đó phối trộn cùng Bio và nước rồi đem phun.

Lần 3 Lúa 20-22 ngày (đẻ nhánh) phải phun cách lần 2 tối thiểu 10 ngày

Sử dụng: Kết hợp Hạt Nano + Bio (nắp xanh lớn); Tỷ lệ pha: 30 hạt Nano + 1 lít Bio/200 - 250 lít nước/ha; Hạt nano pha riêng sau đó phối trộn cùng Bio và nước rồi đem phun.

Lần 4 Giai đoạn 30 ngày(giai đoạn lúa phát triển)

Sử dụng: Bio (nắp đỏ)Tỷ lệ pha: 1 lít Bio/250 lít nước/1 ha

Lần 5 Giai đoạn đón đòngSử dụng: Kết hợp Hạt Nano + Bio (nắp đỏ); Tỷ lệ pha: 30 hạt Nano + 1 lít Bio/250 lít nước/ha; Hạt nano pha riêng sauphối trộn cùng Bio và nước rồi đem phun.

Lần 6 Giai đoạn trổ lẹc xẹc Sử dụng: Bio (nắp đỏ) + đạo ôn cổ bông + vàng lá chín sớm; Tỷ lệ pha: 1 lít Bio/250 lít nước/1 ha

Lần 7 Giai đoạn trổ đều Sử dụng: Đạo ôn cổ bông + vàng lá chín sớm

Lần 8 Giai đoạn cong trái me đỏ đuôi. Sử dụng: Bio (nắp đỏ), Tỷ lệ pha: 1 lít Bio/250 lít nước/1 ha

Bảng 1. Hiệu quả kinh tế (1 ha) khi xử lý phân nano đối với cây lúa OM5451tại huyện Giồng Riềng, Kiên Giang vụ Thu Đông 2016

Ghi chú: Giá lúa: 4.600 đồng/kg.

3.2. Ảnh hưởng của phân nano và Bioplant Flora đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa OM5451 tại huyện Long Hồ, Vĩnh Long vụ Đông Xuân 2016 - 2017

Tại huyện Long Hồ, Vĩnh Long, nơi có kết cấu đất thịt pha cát. Nhận xét tại hội thảo đầu bờ (3/3/2017) cho thấy khi sử dụng phân nano vàBioplant Flora ngâm hạt lúa giống OM5451, hạt giống lúa rất sạch,

không có mùi chua, hạt không bị nhớt, sậm mầu, mặc dù sau ngâm giống không cần xả nước, dội nước hay đãi hạt giống. Tốc độ ra rễ và chiều dài rễ mầm mọc nhanh hơn, rút ngắn thời gian ủ 1 ngày so với lô ngâm ủ theo truyền thống. Số lần phun thuốc BVTV ở mô hình xử lý nano giảm từ 2 lần (Hộ ông Thuấn) đến 4 lần (Hộ ông An) so với bình thường không xử lý (Bảng 2).

Ruộng NS thực thu (tấn/ha)

Tổng thu (đ)

Tổng chi phí (đ)

Lãi (đ)

Giá thành 1 kg lúa (đ/kg)

Xử lý phân nano 6,58 30.268.000 14.642.000 15.626.000 2.225

Đối chứng 5,85 26.910.000 14.754.000 12.156.000 2.522

Chênh lệch 0,73 3.358.000 -112.000 3.470.000 -297

Bảng 1a. Quy trình sử dụng phân Bio và hạt Nano

Page 68: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

68

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Lợi nhuận của các ruộng trình diễn đều cao hơn so các đối chứng lần lượt là 4.870.000 đồng/ha (Nguyễn Hồng Thuấn) và 1.460.000 đồng/ha (Trương Thanh An) (Bảng 3). Ruộng nhà ông Phin không thu lời do không tuân thủ sự hướng dẫn của quy trình sử dụng phân nano và Bioplant Flora. Sự chênh lệch cao hơn này là do các điểm trình diễn đã giảm được số lần phun thuốc (2 - 4 lần), số bông/m2 nhiều hơn, bông lúa dài hơn, số hạt/bông nhiều,

số hạt chắc trên bông cao hơn, khối lượng 1.000 hạt nặng hơn (số liệu không trình bày), đặc biệt 2 hộ (Nguyễn Văn Phin và Nguyễn Hồng Thuấn) giảm được lượng phân hóa học. Năng suất (NS) thực thu ở ruộng xử lý phân nano + Bioplant Flora của hộ gia đình Nguyễn Văn Phin vượt 5 tạ/ha (10,8%) hộ ông Thuấn vượt 8 tạ/ha (11,3%) và hộ ông An vượt 7 tạ/ha (11,0%) so với ruộng không xử lý.

Bảng 2. Số lần phun thuốc sâu, bệnh ở ruộng xử lý nano + Bioplant Flora và ruộng đối chứng, vụ Đông Xuân 2016 - 2017 tại Vĩnh Long

Bảng 3. Hiệu quả kinh tế giữa các 1 ha ruộng trình diễn so với 1ha đối chứng, vụ Đông Xuân 2016 - 2017 tại Vĩnh Long

Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long (2017).

Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long (2017).

Số lần phun thuốc BVTV

Nguyễn Văn Phin Nguyễn Hồng Thuấn Trương Thanh AnNano

+Bioplant Flora (ha)

Không xử lý(ha)

Nano +Bioplant Flora (ha)

Không xử lý(ha)

Nano +Bioplant Flora (ha)

Không xử lý(ha)

Phun trừ bọ trĩ 1 2 1 1 2 2Sâu + bệnh 3 2 2Bệnh 2 1 1 1 1 3Tổng cộng 3 6 2 4 3 7

3.3. Ảnh hưởng của phân nano và Bioplant Flora đến hiệu quả sản xuất của giống lúa OM5451 tại huyện Châu Thành, Trà Vinh, vụ Đông Xuân 2016 - 2017

Tại huyện Châu Thành, Trà Vinh, đất thịt pha nhiều cát. Hiệu quả của việc xử lý phân nano + Bioplant Flora đối với lúa OM5451 tại huyện Châu Thành cho thấy giá thành 1 kg lúa ở ruộng mô hình thấp hơn 964.000 đồng so với ở ruộng đối chứng, đem lại lợi nhuận tăng 9.470.000 đồng/ha (Bảng 4). Tại đây phân bón áp dụng ở mức 180 kg ure + 100 kg DAP + 50 kg kali cho 1 ha.

3.4. Ảnh hưởng của phân nano và Bioplant Flora đến hiệu quả sản xuất của giống lúa OM576 trên đất xám huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh, vụ Đông Xuân 2016 - 2017

Phân nano + Bioplant Flora cho lúa OM576 đạt lợi nhuận 26.310.000 - 27.020.000 đồng/ha, cao hơn 6.038.000 - 6.748.000 đồng/ha so với ruộng đối chứng (Bảng 5).

3.5. Kết quả phân tích chất lượng gạo đạt tiêu chuẩn sạch

Theo thông tin trên Video củaUBND tỉnh Đồng Tháp (2017), sau thu hoạch 1ha lúa Akitakomachi

Chỉ tiêu Nguyễn Văn Phin Nguyễn Hồng Thuấn Trương Thanh An

Nano +Bioplant

Flora

Không xử lý

Nano +Bioplant

Flora

Không xử lý

Nano +Bioplant

Flora

Không xử lý

Thu hoạch (đồng) 2.300.000 2.300.000 2.300.000 2.300.000 2.300.000 2.300.000Tổng chi (đồng) 16.070.000 12.980.150 14.120.000 14.270.000 16.960.000 14.290.000NS thực thu (tấn/ha) 6,5 6,0 6,9 6,1 7,3 6,6Tổng thu (đồng) 38.350.000 35.400.000 40.710.000 35.990.000 43.070.000 38.940.000Lợi nhuận (đồng) 22.280.000 22.419.850 26.590.000 21.720.000 26.110.000 24.650.000Chênh lệch (đồng) -139.850 4.870.000 1.460.000

Page 69: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

69

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

(loài phụ Japonia), tại hộ gia đình ông Phạm Thanh Liêm, xã Láng Biển, huyện Tháp Mười (Hè Thu 2015), có xử lý phân nano, chất lượng được phân tích tại IAS (Bảng 9, 10, và 11).Tỷ lệ gạo nguyên ở

mô hình xử lý nano (58,4 - 59,6%) cao hơn 8,4 - 9,6% so với mô hình đối chứng không xử lý, đây là tiêu chí người chế biến gạo rất mong muốn (Bảng 6).

Bảng 4. Hiệu quả kinh tế áp dụng phân nano + Bioplant Flora cho lúa OM5451 tại huyện Châu Thành, Trà Vinh vụ Đông Xuân 2016-2017

Ghi chú: Giá lúa: 5.600 đồng/kg. Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Trà Vinh (2017)

Ruộng NS thực thu (tấn/ha)

Tổng thu (đ)

Tổng chi phí (đ)

Lãi (đ)

Giá thành 1 kg lúa (đ/kg)

Xử lý nano+Bioplant Flora 7,5 42.000.000 17.980.000 24.020.000 2.397.000Đối chứng 6,5 36.400.000 21.850.000 14.550.000 3.361.000Chênh lệch 1,0 9.470.000 -964.000

Bảng 5. Hiệu quả kinh tế áp dụng phân nano +Bioplant Flora cho lúa OM576 tại huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh vụ Đông Xuân 2016-2017

Ghi chú: Giá lúa: 4.700 đồng/kg. Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh (2017).

Ruộng NS thực thu (tấn/ha)

Tổng thu (đồng)

Tổng chi phí (đồng)

Lãi (đồng)

Chênh so với đối chứng (đồng/ha)

Mô hình 1 8,2 38.540.00 12.230.000 26.310.000 6.038.000Mô hình 2 8,3 39.010.00 11.990.000 27.020.000 6.748.000Đối chứng 7,0 32.900.000 12.628.000 20.272.000

Bảng 6. kết quả phân tích chất lượng gạo Akitakomachi trồng tại huyện Tháp Mười, Đồng Tháp (Hè Thu 2015)

Nguồn: Phòng phân tích chất lượng lúa gạo, Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam (2016).

STT Ký hiệu

Gạo lức (%)

Gạo trắng (%)

Gạo nguyên

(%)

Dài hạt

(mm)

Rộng hạt

(mm)

Độ trắng

Điểm trắng

Độ hóa kiềm (cấp)

Độ bền Gel

(mm)

Amylose (%)

Protein (%)

Phương pháp đánh giá 10TCVN529-2004 IRRI

199610TCVN425-2000

TCVN5715-93

10TCVN424-2000

TCVN5716-93

TCVN4328

1 Nano 1 79,0 70,4 59,6 7,3 2,3 36,8 0,69 6,1 61,5 17,95 6,212 Nano 2 78,1 69,5 58,4 7,5 2,2 34,6 0,28 5,9 52,5 19,7 6,99

3 Đối chứng 78,3 69,8 50 7,6 2,2 34,4 0,49 6,7 44 18,74 6,67

Kết quả đánh giá chất lượng cơm theo phương pháp 10 TCN 590-2004 cho thấy, cơm ở mô hình

không xử lý khô hơn so với 2 mô hình có xử lý phân nano (Bảng 7).

Bảng 7. Kết quả phân tích chất lượng gạo Akitakomachi trồng tại huyện Tháp Mười, Đồng Tháp(Hè Thu 2015)

STT Ký hiệu mẫu

Mùi thơm

sau nấu

Mềm cơn sau

nấu

Độ dính

Độ nở

Độ trắng

Độ bóng

Vị ngon Ghi chú

1 CT1 1 4,4 4,3 3,2 3 4,5 3,5 Cơm dẻo vừa

2 CT2 1 4,3 4,3 3 3 4 3,5 Cơm dẻo vừa

3 Đối chứng 1 4,3 4,3 2,5 2,9 4,3 3,5Cơm dẻo vừa, khô hơn CT1 và CT2

Page 70: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

70

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Bảng 8. Kết quả phân tích chất lượng gạo Akitakomachi theo tiêu chuẩn của Euro (Hè Thu 2015)

Nguồn: Eurofins (2016)

Kết quả phân tích các chỉ tiêu về vi sinh vật (Clostridium perfringens, Coliforms, Escherichia coli, Staphylococus aureus và Bacillus cereus), dinh dưỡng (Carbonhybrates, Béo, Protein và năng lượng), kim loại nặng (Arsen (As), Cadimi (Cd), Chì (Pb) và Thủy ngân (Hg)) và dư lượng thuốc BVTV (Họ clo

hữu cơ, phospho hữu cơ, Họ cúc và Họ carbamate) ở các mẫu gạo xử lý nano +Bioplant Flora đều cho thấy sản phẩm lúa gạo đạt tiêu chuẩn an toàn, các chỉ tiêu đều ở mức không phát hiện vượt giới hạn cho phép (Bảng 8).

Vi sinh Tiêu chuẩn Kết quả ĐVT

VD325 VD Tổng số VSV hiếu khí ở 30ºC

ISO 4833-1-2013 (TCVN 4884-1-2005) 8,2 x 10 ctu/g

VD334 VD Clostridium perfringens

ISO 7937:2004 (TCVN 4991-2005

Không phát hiện, LOD = 10 ctu/g

VD340 VD Coliforms ISO:4832-2007 (TCVN 6848:2007)

Không phát hiện, LOD = 10 ctu/g

VD353 VD Escherichia coli ISO 16649-2:2001 (TVN 7924-2-2008)

Không phát hiện, LOD = 10 ctu/g

VD373 VD Staphylococus aureus

ISO 6888-1:2003 (TCVN 4830-1:2005)

Không phát hiện, LOD = 10 ctu/g

VD398 VD Bacillus cereus AOAC 980-31 Không phát hiện, LOD = 10 ctu/g

Dinh dưỡng Tiêu chuẩn Kết quả ĐVTVD129 VD Carbonhybrates AOAC 78,7 %VD165 VD Béo FAO 1986 14 7 214 0,62 %VD263 VD Protein FAO 1986 14 7 221 6,56 %VD543 VD Năng lượng 347 Kcal/100 g

Thành phần Tiêu chuẩn Kết quả ĐVTVD210 VD Độ ẩm FAO 1986 14 7 205 13,7 %VD297 VD Tro tổng FAO1986 14 7 228 0,38 %

Kim loại nặng Tiêu chuẩn Kết quả ĐVT

VD112 VD Arsen (As) AOAC 986.15 Không phát hiện, LOD = 0,05 mg/kg

VD123 VD Cadimi (Cd) AOAC 999.11 Không phát hiện (< 0,03) mg/kg

VD188 VD Chì (Pb) AOAC 999.11 Không phát hiện (LOD = 0,03) mg/kg

VD203 VD Thủy ngân (Hg) AOAC 974.14 Không phát hiện (LOD = 0,02) mg/kg

Thuốc BVTV Tiêu chuẩn Kết quả ĐVTVD656 VD Họ clo hữu cơ EHC-TP1-007 Không phát hiện

CD659 VD Họ phospho hữu cơ AOAC 2007.01 mod Không phát hiện

CD661 VD Họ cúc EHC-TP1-007 Không phát hiệnCD662 VD Họ carbamate EHC-TP1-012 Không phát hiện

3.6. Thảo luậnVới lượng nano cực nhỏ xử lý ngâm hạt giống và

phun lên lá, cơ chế tác động của chế phẩm sinh học

nano là tác động vào hệ vi sinh vật nội cộng sinh gọi là Endophyte, gồm cả nấm hay vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí (Helga Fernández và cộng sự, 2014).

Page 71: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

71

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Endophyte là loại vi sinh vật định cư siêu nhỏ có lợi cho cây trồng, thường có trong hầu hết các loại thực vật, kể cả đối với cây lúa. Nấm và vi khuẩn Endophyte có tính chất hỗ trợ sinh học mạnh mẽ với thực vật và hệ vi sinh vật đất. Nghĩa là mối quan hệ: cây trồng - nấm/vi khuẩn Endophyte - vi sinh vật rất mật thiết, tối ưu hóa lợi ích cho nhau (Md. Harun-Or- Rashid và cộng sự, 2017). Thông qua việc nấm/vi khuẩn Endophyte, một mặt giúp cây tăng khả năng miễn dịch, thích nghi với biến đổi khí hậu (Rusty Rodriguez, 2011), mặt khác cây lại cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho nấm, nhưng DNA của bản thân cây chủ vẫn không thay đổi (Satish, 2012; Wikipedia, 2017).

Chế phẩm sinh học Nano giúp giảm lượng phân bón. Khi phun chế phẩm vào thân lá sẽ kích thích hệ nấm và vi khuẩn Endophyte phát triển mạnh. Khi Endophyte phát triển mạnh thì rễ cây cũng phát trển dài ra và nhiều lên giúp quá trình hấp thụ dinh dưỡng của cây hiệu quả hơn, cây phát triển thân lá tốt hơn (Công ty CP Nông nghiệp Việt Nam UKR, 2017b). Khi thân lá phát triển tốt thì lại tối ưu hóa quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng từ không khí thông qua quá trình quang hợp sau đó các chất dinh dưỡng này lại được chuyển xuống rễ. Trong các chất dinh dưỡng được hấp thụ từ quang hợp xuống có đường để nuôi nấm Endophyte, chính chất đường này sẽhấp dẫn một số vi khuẩn có lợi cho cây, tiến gần đến vùng rễ để hấp thụ đường này. Trong quá trình hấp thụ đường này có rất nhiều loại vi khuẩn nhưng đặc biệt có 2 loại vi khuẩn có thể tiết ra chất axit và kiềm, chính các hoạt chất này sẽ làm phân hủy những phân tử như N-P-K-Ca-Mg-Fe và các vi lượng khác ở trong đất từ dạng khó tiêu, khó hấp thụ thành dạng dễ tan và dễ hấp thụ cho cây. Từ đó cây được cung cấp thêm dinh dưỡng dẫn đến việc cây phát triển tốt và giảm được lượng phân bón.

Chế phẩm sinh học nano làm tăng sức đề kháng tự nhiên của cây trồng. Chính nấm/vi khuẩn Endophyte đã buộc cây trồng phải tiết ra Phytoalexin là hoạt chất tăng khả năng miễn dịch tự nhiên của cây trồng (Md. Harun-Or- Rashid và cộng sự, 2017). Vì vậy đối với những cây trồng được xử lý Nano sẽ có khả năng chống chịu được tác động xấu của môi trường cũng như tăng được khả năng kháng chịu sâu bệnh hại tốt hơn so với cây không được xử lý Nano.Chế phẩm sinh học Nano còngiúp cải thiện đất sau thời gian ngắn. Khi hệ nấm/vi khuẩn Endophyte phát triển mạnh, có tác dụng hấp dẫn được lượng lớn vi khuẩn có ích đến xung quanh vùng rễ. Những vi khuẩn này có vòng đời rất ngắn chúng chỉ đến

làm nhiệm vụ của mình xong rồi chết và cứ thế quay vòng nhiều lần tạo ra thêm độ mùn trong đất dẫn đến đất được tơi xốp hơn. Các vi khuẩn đã tiết ra hoạt chất để phân hủy được các phân tử dinh dưỡng có sẵn trong đất do nhiều năm tích tụ và ở dạng khó tan và khó hấp thụ thì nay được phân hủy thành dạng dễ tan và dễ hấp thụ cho cây cũng làm cải tạo lại được cấu trúc đất tốt hơn.Vì vậy, với lượng nano cực nhỏ xử lý cho cây trồng, hiệu lực tác động đến cây lúa lại rỗ rệt như đã thấy ở một số điểm đã trình diễn tối thiểu 1 ha.

IV. KẾT LUẬN Sử dụng phân bón hóa học, kết hợp sử dụng phân

nano +Bioplant Floragiảm được 2 - 4 lần phun thuốc BVTVmà vẫn cho NScao hơn so với đối chứng 1 - 1,8 tấn/ha.Sử dụng phân nano + Bioplant Floragiúp tăng NS lúa và hiệu quả kinh tế tăng so với đối chứng từ 3.470.000 đồng/ha (Kiên Giang), 4.870.000 đồng/ha (Vĩnh Long), 6.748.000 đồng/ha (Tây Ninh) đến 9.470.000 đồng/ha (Trà Vinh).Khi sử dụng phân nano, quy trình canh tác bình thường vẫn có được sản phẩm sạch. Như vậy, sử dụng phân nano và Bioplant Flora trong canh tác lúa, có được sản phẩm nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường và người lao động. Chi phí giảm so với sử dụng thuốc hóa học BVTV.

TÀI LIỆU THAM KHẢOCông ty CP Nông nghiệp Việt Nam UKR, 2016. ‘Mô

hình trình diễn trên cây lúa tại Kiên Giang, với phân bón Nano của VUAGRO’, https://www.youtube.com/watch?v=HjKiqLBjnMY. [Accessed, 13 May, 2017].

Công ty CP Nông nghiệp Việt Nam UKR, 2017a. ‘Hướng dẫn cách pha nano và bioplant’, https://www.youtube.com/watch?v=_RCaq4QDsTw&feature=youtu.be. [Accessed, 13 May, 2017].

Công ty CP Nông nghiệp Việt Nam UKR (2017b) ‘Nano phức từ Ucraina’, Http://vuagro.com/.[Accessed, 13 May, 2017].

UBND tỉnh Đồng Tháp, 2017. ‘Sản xuất gạo sạch với phân sinh học CN nano của VUAGRO tại Đồng Tháp,2017’, https://www.youtube.com/watch?v=8dwgMh9jUG4.[Accessed, 13 May, 2017].

Green Saigon, 2016. ‘Bioplant Flora’, http://greensaigon.com.vn/vi/phan-bon-bioplant-flora/.[Accessed, 13 May, 2017].

Helga Fernández, Nicolás Prandoni, Mercedes Fernández-Pascual, Susana Fajardo, César Morcillo, Eduardo Díaz, M. C., 2014. ‘Azoarcus sp. CIB, an Anaerobic Biodegrader of Aromatic Compounds Shows an Endophytic Lifestyle’, PLOS

Page 72: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

72

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

ONE 9(11): e114955. https://doi.org/10.1371/journal.pone.0114955 View correction.[Accessed, 13 May, 2017].

Md. Harun-Or- Rashid, Ajmal Khan, Mohammad T. Hossain, and Y. R. C., 2017. ‘Induction of Systemic Resistance against Aphids by Endophytic Bacillus velezensis YC7010 via Expressing PHYTOALEXIN DEFICIENT4 in Arabidopsis’. Plant Sci. 8: 211.

Rusty Rodriguez, 2011. ‘Climate adaptation of rice’. Science Daily, United Sta.

Satish, S. B. and S., 2012. ‘Endophytes: Toward a Vision in Synthesis of Nanoparticle for Future Therapeutic Agents’. International Journal of Bio-Inorganic Hybrid Nanomaterial, (Herbal Drug Technological Laboratory, Department of Studies in Microbiology University of Mysore, Manasagangotri Mysore 570 006, Karnataka, India).

Wikipedia, 2017. ‘Plant use of endophytic fungi in defense’, https://en.wikipedia.org/wiki/Plant_use_of_endophytic_fungi_in_defense. [Accessed, 13 May, 2017].

Results of pilots applying micro nano granular and bioplant flora liquid fertilizers in clean- safe rice production in Mekong river Delta

Le Quy Kha, Nguyen Tien DungAbstractModels of applying a complex Nano in separation or in combination of complex Nano with Bioplant Flora in rice production were conducted in Dong Thap province (Summer Autumn 2015), Kien Giang (Winter Autumn 2016) and Vinh Long, Tra Vinh and Tay Ninh provinces (Winter Spring 2016 - 2017). The quality of the rice applied Nano and Bioplant Flora was analyzed by the Institute of Agricultural Sciences for Southern Vietnam and in Eurofins Sac Ky Hai Duong laboratory in Ho Chi Minh City. Results showed that times of spraying pesticides decreased from 2-4 compared to normal production. Cost of production in pilots was VND 297 (Kien Giang) to 964 (Tra Vinh) lower than that in traditional fields. Net profit per hectare of tested plots were VND 3,470,000 (Kien Giang); 4,870,000 (Vinh Long); 6,748,000 (Tay Ninh) to 9,470,000 (Tra Vinh), denpending on level of cultivation and soil fertility in different households. Ratio of full rice grain from plots applyed complex nano and Bioplant Flora was (58.4-59.6%), 8.4-9.6%, respectively and higher than that of control fields (Summer Autumn 2015 in Dong Thap province). All criteria including micro organism, nutrients, heavy metal and residues of pesticides in the rice field applied complex Nano and Bioplant Flora were safe and clean as standard of EU.Key words: Bioplant Flora, Complex Nano, Mekong delta, rice quality

Ngày nhận bài: 15/5/2017Người phản biện: TS. Vũ Tiến Khang

Ngày phản biện: 22/5/2017Ngày duyệt đăng: 29/5/2017

1 Học viện Nông nghiệp Việt Nam; 2 Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔ TẾ BÀO CÂY CHUỐI NGỰ IN VITRO

Bùi Thị Thu Hương1, Đồng Huy Giới1, Phí Thị Cẩm Miện1, Trần Hiền Linh 1, Trịnh Khắc Quang2

TÓM TẮTKết quả nghiên cứu cho thấy: Trên 73% tái sinh chồi in vitro trong môi trường MS bổ sung 1 đến 4 mg/l BAP từ

đỉnh sinh trưởng chồi chuối Ngự; chồi in vitro được tạo ra từ lát cắt chồi đỉnh kích thước khoảng 1cm2 và được nhân nhanh trong môi trường MS bổ sung 3 mg/l BAP và 0,1 mg/l α-NAA với hệ số nhân đạt 3,45; chiều cao chồi đạt 3,36 cm; tạo cây in vitro hoàn chỉnh khi nuôi cấy chồi trong môi trường MS + 0,1 mg/l α-NAA bổ sung 0,5 mg/l than hoạt tính khiến 95,48% chồi phát sinh rễ với trung bình 3,34 rễ/chồi và chiều dài rễ là 3,26 cm.

Từ khóa: Chuối Ngự, đặc điểm hình thái in vitro, nuôi cấy mô

I. ĐẶT VẤN ĐỀChuối nhà được định danh khoa học  Musa

paradisiaca L., là cây trồng ăn quả quanh năm có diện tích lớn nhất trong các loại cây ăn quả hiện

có trong toàn quốc. Chuối có nhiều giống, chủ yếu gồm: Chuối tiêu, chuối tây và chuối Ngự (Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến, 1978). Trong đó chuối Ngự (chuối Tiến Vua) có tiếng là thơm ngon, trước đây

Page 73: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

73

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

dùng để tiến vua. Là cây ăn quả nhiệt đới, thời gian sinh trưởng ngắn, dễ trồng và cho sản lượng cao, chuối Ngự có vị thơm ngon, bổ dưỡng. (Chu Mạnh Cường, 2012).

Ngày nay, việc trồng và sản xuất các giống chuối mang nặng tính kinh tế, nên các giống chuối quý đặc sản như chuối Ngự gắn liền với truyền thống dân tộc có giá trị nhân văn và giá trị dinh dưỡng cao đang có nguy cơ bị giảm diện tích trồng trọt. Trong khi đó, chuối có thể nhân giống in vitro với nhiều ưu điểm như khả năng nhân giống nhanh với số lượng lớn, cho tỷ lệ sống cao, cây sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, đồng đều, thời gian thu hoạch được rút ngắn. Từ thực tiễn đó, việc tiến hành nghiên cứu bảo tồn và phát triển giống chuối này bằng nuôi cấy mô là cần thiết. Tuy nhiên, nhằm tăng hiệu quả nhân giống vô tính, việc đầu tiên cần tiến hành những nghiên cứu cơ bản về những ảnh hưởng của một số yếu tố đến mô tế bào cây chuối Ngự in vitro.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứuGiống chuối ngự Đại Hoàng được thu thập tại

làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5/2016 đến

tháng 5/2017.- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Công nghệ sinh

học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

2.3. Phương pháp nghiên cứu- Tạo vật liệu ban đầu: Đỉnh sinh trưởng và phần

thân giả bao quanh được cắt dọc hoặc để nguyên có kích thước khoảng 0,5 cm2, 1 cm2 và 1,5 cm2 được đưa vào nuôi cấy trong môi trường MS (Murashige and Skoog, 1962) và bổ sung BAP với hàm lượng khác nhau.

- Nhân chồi in vitro: Một phần của chồi đỉnh (được cắt tách dọc) được nuôi cấy trên MS được bổ sung đường từ 0 g/l đến 30 g/l; bổ sung BAP và NAA để nhân chồi.

- Tạo rễ của chồi in vitro: chồi chuối có số lá từ 3 lá trở lên được nuôi cấy trên MS được bổ sung đường than hoạt tính, NAA nhằm tăng hiệu quả tạo cây hoàn chỉnh in vitro.

- Điều kiện thí nghiệm: Các môi trường nuôi cấy được điều chỉnh pH từ 5,7 - 5,8; khử trùng 121OC, áp suất 1,1 atm trong 20 phút. Các mẫu nuôi cấy in vitro trong phòng được duy trì ở điều kiện: 25OC ± 2oC, 2000 lux, 12h chiếu sáng/ ngày. Các thí nghiệm

được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi công thức 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại tối thiểu 30 mẫu/công thức, tiến hành theo dõi mẫu trong 3, 4 hay 5 tuần (tùy thí nghiệm).

- Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ mẫu sống sót (số mẫu sống sót và tổng số mẫu nuôi cấy); tỷ lệ bật chồi (số mẫu bật chồi và tổng số mẫu nuôi cấy); hệ số nhân chồi (số mẫu bật chồi trên 1 mẫu nuôi cấy); số rễ (số rễ xuất hiện trên 1 mẫu nuôi cấy); chiều dài rễ (cm).

- Số liệu thí nghiệm được thu thập và xử lý theo chương trình IRRISTAT 5.0.

III. KẾT QUẢ - THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến sự tái sinh của đỉnh sinh trưởng chuối Ngự

Các đỉnh sinh trưởng được đặt trong môi trường nuôi cấy bổ sung BAP từ 0 đến 4 mg/l. Theo dõi khả năng tái sinh chồi sau 4 tuần, kết quả được trình bày ở bảng 1.

Bảng 1. Ảnh hưởng của BAP đến khả năng tái sinh chồi từ đỉnh sinh trưởng

Ghi chú: Môi trường nền: MS + 20 g đường saccarose + 5,6 g agar

Khi nồng độ BAP tăng từ 1 mg/l - 3,0 mg/l thì tỷ lệ mẫu phát sinh chồi có tăng lên từ 73,92 % - 90,37 %. Khi BAP tăng đến 4,0 mg/l thì tỷ lệ mẫu phát sinh chồi giảm còn 79,26 %, ngoài ra, còn xuất hiện các dạng chồi giả, và dạng sùi lên không định hình ở các mẫu nuôi cấy. Điều này giống 1 công bố cũng cho rằng, chồi chuối phân cắt dị dạng xuất hiện khi nuôi cấy ở môi trường có 7,0 mg/l BA (Noreldaim H. et al., 2012). Khi BAP tăng từ 0 mg/l - 4,0 mg/l thì tỷ lệ mẫu chết có xu hướng giảm từ 22,96 % - 2,59 %. Kết quả này khác với công bố của Buah J và cộng sự (2010) môi trường bổ sung 4,5 mg/l cảm ứng tạo chồi cho giống Oniaba và Apantu tốt nhất sau 8 tuần nuôi cấy (Buah J et al., 2010). Al-Amini MD và cộng sự cũng cho rằng khi nuôi cấy mẫu trong môi trường

CT BAP(mg/l)

Tỉ lệ mẫu tái

sinh chồi (% )

Tỉ lệ mẫu chết (%)

Chất lượng chồi

CT1 0 17,41 22,96 Chồi kém, nhỏ thấp

CT2 1 73,92 17,78 Chồi trung bìnhCT3 2 78,52 12,07 Chồi kháCT4 3 90,37 2,22 Chồi tốtCT5 4 79,26 2,59 Chồi trung bình

Page 74: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

74

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Hình 1. Chồi đỉnh tái sinh từ đỉnh sinh trưởng trong môi trường có BAP bar: 1 cm

A-0 mg/l BAP, B-1 đến 3mg/l BAP,C- 4mg/l BAP

Hình 2. Chồi đỉnh tái sinh từ đỉnh sinh trưởng với các kích thước khác nhau bar: 1 cm

A - mẫu 0,5 cm2; , B - mẫu 1,0 cm2; C - mẫu 1,5 cm2;

3.2. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến sự phát sinh hình thái của chồi đỉnh in vitro chuối Ngự

Đường là một yếu tố tác động đến sự phát sinh chồi của chồi đỉnh (Bảng 3). Trong môi trường nuôi cấy có 25 g/l, 30 g/ đường thì hệ số nhân và chiều cao chồi là cao nhất tương ứng từ 2,49; 2,21; 2,17 và 2,51 cm (hình 3D, E). Kết quả này cũng giống như

công bố của Noreldaim H và cộng sự (2012) cho rằng hàm lượng đường 3 % (tương ứng 30 g/l) thúc đẩy sự phát triển của chồi chuối in vitro (Noreldaim H et al., 2012).

Bảng 3. Ảnh hưởng của hàm lượng đường saccarose đến khả năng nhân chồi

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột sai khác có ý nghĩa ở mức độ α = 0,05; +++ chồi cao, mập, lá xanh; ++ chồi bé, lá xanh; + chồi bé, lá vàng, cây yếu

Môi trường nuôi cấy chồi đỉnh còn được bổ sung α-NAA có nồng độ khác nhau. Kết quả thể hiện ở bảng 4 cho thấy, so với đối chứng, các công thức bổ sung thêm α-NAA đều có hệ số nhân chồi (từ 2,23 đến 3,45), chiều cao (từ 2,20 đến 3,36 cm) và chất lượng chồi tốt hơn. Tuy nhiên, công thức cho hiệu quả tối ưu nhất là khi môi trường được bổ sung 3,0

MS không bổ sung chất kích thích sinh trưởng sau 20 đến 30 ngày cũng chỉ cho chồi đỉnh riêng lẻ (Al-Amini MD et al., 2009). Trong khi đó, các đỉnh sinh trưởng ở nghiên cứu này trong môi trường bổ sung BAP (từ 1 đến 4 mg/l) thì chúng phát triển thành chồi riêng lẻ (hình 1 B); còn hầu hết các mẫu nuôi cấy trong môi trường MS không bổ sung BA thì các đỉnh sinh trưởng hầu như không phát triển (hình 1A). Khanam (1996) cũng cho rằng, không có sự phát sinh chồi ở điều kiện không có BAP.

Kích thước mẫu in vitro khác nhau có khả năng tồn tại, phát triển khác nhau. Sau 4 tuần nuôi cấy,

kết quả bảng 2 cho thấy, khi kích thước mẫu càng tăng (từ 0,5 cm2 đến 1,5 cm2) thì tỉ lệ mẫu tái sinh chồi càng tăng từ 58,52 % đến 74,07 %. Kích thước mẫu cũng liên quan đến tỉ lệ mẫu chết. Khi mẫu có kích thước là 0,5 cm2; 1,0 cm2; 1,5 cm2 thì tỉ lệ mẫu chết tương ứng là 31,85%; 20,74 % và 14,81 %. Mẫu với kích thước 1,5 cm2 có tỉ lệ mẫu tái sinh cao và tỉ lệ mẫu chết thấp nhất nhưng chất lượng chồi lại trung bình, không đều bằng mẫu có kích thước 1 cm2. Ngoài ra, để tăng hệ số nhân chồi, chúng ta nên sử dụng mẫu cắt dọc đỉnh sinh trưởng với kích thước 1 cm2.

Bảng 2. Ảnh hưởng của kích thước đỉnh sinh trưởng đến khả năng tái sinh chồi đỉnh

Ghi chú: Môi trường nền: MS + 20 g/l đường saccarose + 5,6 g/l agar

Công thức Loại kích thước đỉnh sinh trưởng

Kích thước mẫu

(cm2 )

Tỉ lệ mẫu tạo chồi (%)

Tỉ lệ mẫu chết

(%)

Đặc điểm chồi đỉnh mới tái sinh

CT1 1/4 - 1/3 đỉnh sinh trưởng 0,5 58,52 31,85 nhỏ, yếuCT2 1/3 - 1/2 đỉnh sinh trưởng 1,0 69,63 20,74 to, khỏeCT3 1/1 đỉnh sinh trưởng 1,5 74,07 14,81 loại vừa đến to, khỏe

A

A

B

B

C

C

Công thức

Hàm lượng đường

(g/l)

Chiều cao chồi

(cm)

Hệ số nhân

Chất lượng chồi

CT1 0 1,13b 0,88c +CT2 15 1,46b 1,17 bc ++CT3 20 2,43a 1,46 b ++CT4 25 2,51a 2,49a +++CT5 30 2,17a 2,21a +++

LSD.05 0,46 0,49CV% 1,2 1,6

Page 75: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

75

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

mg/lBAP và 0,1mg/l α-NAA. Ở CT5 với nồng độ α-NAA cao thì xuất hiện chồi dị dạng, hoặc có thấy hiện tượng nhú mầm chồi nhưng một thời gian dài không phát triển (tỷ lệ thấp). Kết quả nghiên cứu khác với một số công bố như là Rahaman và cộng sự (2004) cho rằng, số lượng chồi chuối BARI thu được nhiều nhất (4,52 chồi) khi nuôi cấy chúng ở môi trường 1,5 mg/l BAP và NAA với các nồng độ

khác nhau. Al-Amini MD và cộng sự cũng cho biết, chiều cao của chồi đạt cao nhất khi nuôi cấy trong môi trường bổ sung 7,5 mg/l BAP + 0,5 mg/l NAA (Al-Amini MD et al., 2009). Sự sai khác này do nồng độ khác nhau của NAA (auxins) và BAP (cytokinin) hay sự kết hợp của chúng và sự tương tác với các phytohoocmon nội sinh (Rahaman et al., 2004).

Hình 3. Chồi chuối từ đỉnh chồi trong môi trường có lượng đường saccarose khác nhau A- 0g/l saccarose; B-15g/l saccarose, C-20g/l saccarose;D - 25g/l saccarose; E- 30g/l saccarose

A B C D E

Ghi chú: Môi trường nền: MS + 3,0mg/l BAP + 30 g/l saccaroza + 7g/l agar (pH=5,8)Chữ cái khác nhau trong cùng một cột thì khác nhau có ý nghĩa mức α = 0,05+++ Chồi mập, lá xanh; ++ Chồi hơi gầy, lá xanh; + Chồi nhỏ, có chồi dị dạng.

Công thức α-NAA(mg/l)

Tỉ lệ mẫu phát sinh chồi (%)

Chiều cao chồi (cm) Hệ số nhân Chất lượng chồi

CT1 (Đ/C) 0,0 100 2,06e 2,04 e +CT2 0,1 100 3,36a 3,45a +++CT3 0,2 100 2,94b 2,96b ++CT4 0,3 100 2,56c 2,43c ++CT5 0,4 100 2,20d 2,23d +

LSD.05 0,14 0,13CV% 3,5 3,3

Bảng 4. Ảnh hưởng của BAP và α-NAA đến sự phát sinh chồi của lát cắt chồi đỉnh

Hình 4. Sự phát sinh chồi từ chồi đỉnh trong môi trường có BAP và α-NAA A-3 mg/l BAP+ 0 mg/l α-NAA; B-3 mg/l BAP + 0,1mg/l α-NAA; C -3 mg/l BAP+ 0,2 mg/l α-NAA; D- 3 mg/ BAP + 0,3 mg/l α-NAA; E- 3 mg/l BAP+ 0,4 mg/l α-NAA

A B C D E

Page 76: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

76

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

3.3. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến sự ra rễ của chồi in vitro chuối Ngự

α - NAA cũng là một trong các loại auxin có khả năng kích thích sinh trưởng, phân chia tế bào và tạo rễ bất định ở chuối (Al-Amini MD et al., 2009; Ali A.et al., 2011). Bên cạnh đó, than hoạt tính có khả năng hấp thụ các hợp chất phenolic đồng thời làm môi trường có màu đen tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra rễ (Thomas T. D., 2008). Dựa vào một số thí nghiệm khảo sát (không trình bày ở báo cáo), chồi chuối được cấy trong môi trường nền và bổ sung hàm lượng than hoạt tính thay đổi, sau 3 tuần nuôi cấy, kết quả được trình bày ở bảng 5.

Các mẫu sau 3 tuần nuôi cấy đều có tỉ lệ ra rễ khá cao. Tuy nhiên, khi hàm lượng than thay đổi thì số rễ và chiều dài rễ trung bình của chồi là khác nhau. Ở CT3 có bổ sung 0,5 mg/l than hoạt tính là thích hợp nhất để tạo cây hoàn chỉnh cho chồi chuối in vitro, với số rễ là 3,34 và chiều dài rễ lớn nhất là 3,26 cm. Al-Amini MD và cộng sự cũng xác định có kết quả tương tự như vậy (Al-Amini MD et al., 2009).

Bảng 5. Ảnh hưởng của than hoạt tính và α-NAA đến sự ra rễ của chồi in vitro

Môi trường nền: MS + 0,1mg/l α-NAA + 30 g/l saccaroza + 7 g/l agar.

Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thì khác nhau có ý nghĩa ở mức α = 0,05

+++ rễ mập, nhiều lông hút; ++ rễ nhỏ, có lông hút; + rễ nhỏ, ít lông hút.

Công thức

Than hoạt tính

(mg/l)

Tỷ lệ mẫu phát

sinh rễ (%)

Số rễ trung bình (rễ)

Chiều dài rễ (cm)

Chất lượng

rễ

CT1 0,00 80,64 1,34e 1,19e +

CT2 0,25 82,12 2,16d 1,99d ++

CT3 0,50 95,48 3,34a 3,26a +++

CT4 0,75 88,54 2,77b 2,87b ++

CT5 1,00 84,36 2,36c 2,37c ++

LSD.05 0,14 0,71

CV% 3,2 1,6

Hình 5. Sự ra rễ của chồi in vitro trong môi trường có α-NAA và than hoạt tính A - 0,1mg/l α-NAA + 0,0 mg/l C; B- 0,1mg/l α-NAA + 0,25 mg/l C ; C-0,1mg/l α-NAA + 0,5mg/l CD- 0,1mg/l α-NAA+ 0,75mg/l C; E- 0,1mg/l α-NAA+ 1, 0 mg/l C

IV. KẾT LUẬN - Môi trường MS bổ sung 3,0 mg/l BAP vào khiến

90,37% đỉnh sinh trưởng tái sinh chồi, chồi mập, lá xanh thẫm. Mẫu (1/3 - ½ đỉnh sinh trưởng) có kích thước khoảng 1cm2 được nuôi cấy tạo vật liệu khởi đầu có tỷ lệ mẫu tạo chồi là 69,63%, chồi to khỏe và chất lượng tốt.

- Môi trường MS bổ sung 3,0 mg/l BAP và 0,1 mg/l α-NAA khiến mẫu chồi đỉnh tạo chồi in vitro có hệ số nhân chồi đạt 3,45 lần và chiều cao chồi đạt 3,36 cm.

- Môi trường MS bổ sung 0,1 mg/l α-NAA và 0,5 mg/l than hoạt tính khiến 95,48% chồi ra rễ với 3,34 rễ/chồi, rễ mập, nhiều lông hút, dài 3,26 cm.

TÀI LIỆU THAM KHẢOVõ Văn Chi, Dương Đức Tiến, 1978. Phân loại thực vật

bậc cao. NXB Đại học và THCN, Hà Nội.Chu Mạnh Cường, 2012. Thơm ngon chuối Ngự Đại

Hoàng. http://www.greenlife.vn/225/id/21/catid/67/thom-ngon-chuoi-ngu-dai-hoang.php.

Al-Amini MD., M.R.Karim, M.R. Amin., Rahman and AN.M. Mamun, 2009. In vitro micropropagation of banana (Musa spp.). Bangladesh J. Agril, 34(4): 645-659.

Ali A., Sajid A., Naveed N. H., Majid A., Saleem A., Khan U. A., Jafery F. I. and Naz S, 2011. Initiation, Proliferation and Development of Micro-Propagation System for Mass Scale Production of Banana through Meristem Culture. African Journal of Biotechnology, 10, 15731-15738. 

Buah J., Danso E., Taah K., Abole E., Bediako E., Asiedu J. and Baidoo R., 2010. The Effects of Different Concentrations Cytokinins on the in Vitro Multiplication of Plantain (Musa sp.). Biotechnology, 9: 343-347.

Khanam D., M.A. Hoque M.A. Khan and A. Quasem, 1996. In vitro propagation of banana (Musa spp). Plant Tiss. Cult. 6(2): 89-94.

Page 77: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

77

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Murashige T. and Skoog F., 1962. A resied medium for rapid growthand bioassays with tobacco tissue cultures. Physiol Plant.

Noreldaim H., 2012. Effects of nutrient media constituents on growth and development of banana

(Musa spp.) shoot tips cultured in vitro. African Journal of Biotechnology, 11(37): 9001-9006.

Thomas T. D., 2008. The Role of Activated Charcoal in Plant Tissue Culture. Biotechnology Advances, 26, 618-631.

Research on some factors affecting in vitro culture of bananas variety Chuoi NguBui Thi Thu Huong, Dong Huy Gioi,

Phi Thi Cam Mien, Tran Hien Linh, Trinh Khac QuangAbstract The research results showed that: More than 73% of growth tips could be regenerated shoots in vitro using MS with 1 - 4 mg/l BAP; in vitro shoots were stimulated from shoot slides with a size of 1 cm2 and were propagated in MS plus 3 mg/l BAP and 0.1 mg/l α-NAA, multiplication coefficient was 3.45 and shoot height was 3.36 cm; completed plantlet were developed by shoots culturing on MS plus 0,1mg/l α-NAA with 0,5 mg/l charcoal that made 95.48% shoot regenerating root with average number of 3.34 and the average length of 3.26 cm. Key words: Chuoi Ngu, in vitro characteristic traits, tissue culture

Ngày nhận bài: 20/5/2017Người phản biện: TS. Trần Danh Sửu

Ngày phản biện: 25/5/2017Ngày duyệt đăng: 29/5/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀQuy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch

sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của huyện Kim Sơn đã được phê duyệt tại Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 31/7/2013, của UBND tỉnh Ninh Bình và đã được đưa vào triển khai và thực hiện. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, dựa trên kết quả thực hiện cho thấy, tỷ lệ thực hiện quy hoạch theo kế hoạch của huyện giai đoạn 2011 - 2015 chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Tính theo số lượng công trình, dự án thì đạt khoảng 17,56%, đây là tỷ lệ còn thấp. Nguyên nhân của kết quả này xuất phát từ các lý do (i) thiếu

nguồn vốn đầu tư cho thực hiện các công trình; (ii) bị tác động của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa làm thay đổi nhiều nhu cầu sử dụng đất so với quy hoạch đã được duyệt; (iii) công tác dự báo nhu cầu sử dụng đất chưa sát với yêu cầu của thực tiễn; (iv) công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn có nhiều bất cập (UBND tỉnh Ninh Bình, 2013).

Vì vậy, để kịp thời đáp ứng nhu cầu đất đai cho các ngành kinh tế, huyện Kim Sơn cần thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2020 nhằm mục đích đánh giá chính xác nhu cầu và phân bổ quỹ đất một cách hợp lý cho nhu cầu sử dụng đất

1 Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM QH SOFTWARE TÍCH HỢP DỮ LIỆU KHÔNG GIAN VÀ DỮ LIỆU THUỘC TÍNH TRONG CÔNG TÁC ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH

SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNHNguyễn Đình Trung1, Trần Trọng Phương1

TÓM TẮTĐiều chỉnh quy hoạch sử dụng đất là một trong 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, là công cụ quản lý chặt

chẽ và phân bổ nhu cầu đất đai hợp lý, góp phần tạo nên sự phát triển ổn định, bền vững trên ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường cho các địa phương ở thời điểm hiện tại và tương lai. Nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình với 29 đơn vị hành chính xã, thị trấn có tổng diện tích tự nhiên 21571,39 ha. Mục tiêu của là ứng dụng phần mềm QH software trong kết nối dữ liệu bản đồ và biểu số liệu phục vụ công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Kết quả của đề tài tạo được 2 sản phẩm: (1) Hệ thống biểu số liệu quy hoạch sử dụng đất cấp huyện theo TT29/2014/TTBTNMT trên cơ sở tích hợp từ nguồn dữ liệu bản đồ. (2) Thiết kế bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.

Từ khóa: Quy hoạch sử dụng đất, sử dụng đất, phần mềm quy hoạch; huyện Kim Sơn

Page 78: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

78

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

của các ngành, tạo ra sự phát triển ổn định, bền vững và lâu dài trên 3 mặt kinh tế - xã hội - môi trường, nâng cao đời sống về vật chất của người dân.

Nếu như trước đây, công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất được thực hiện theo phương pháp thủ công đó là hệ thống số liệu được nhập bằng tay vào từng mục trong biểu chu chuyển đất đai và các biểu liên quan khác, vì vậy có thể dẫn tới nhiều sai số trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, giữa bản đồ quy hoạch sử dụng đất và hệ thống biểu số liệu không có sự kết nối, khó có thể đưa ra được các số liệu chính xác theo yêu cầu từ thực tiễn. Việc sử dụng phần mềm nhằm tích hợp số liệu một cách tự động từ nguồn dữ liệu bản đồ với hệ thống bảng biểu quy hoạch đất đai là cần thiết, ý nghĩa khoa học.

Phần mềm QH sowftware là Modul chạy trên môi trường đồ họa Microstation được thiết kế với những ứng dụng đồ họa và các chức năng xử lý dữ liệu rất cao. Đặc biệt, phần mềm này còn cho khả năng tích hợp dữ liệu không gian (bản đồ) và dữ liệu thuộc tính (biểu số liệu) một cách tự động, chính xác (Công ty eKGIS, 2016).

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứuĐề tài được thực hiện trên địa bàn 29 đơn vị

hành xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Thời gian nghiên cứu từ tháng 1/2016-12/2016.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Điều tra thu thập số liệu thứ cấpThu thập các số liệu, tài liệu từ phòng Tài nguyên

và Môi trường, phòng thống kê, UBND các xã thị trấn trên địa bàn huyện Kim Sơn bao gồm: bản đồ địa chính các xã, bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 các xã, bản đồ cấp huyện, số liệu thống kê kiểm kê đất đai năm 2015 cấp xã, cấp huyện, hệ thống biểu đăng ký nhu cầu sử dụng đất của các ngành, của địa phương, báo cáo quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2020 của huyện và hệ thống văn bản liên quan đến nội dung nghiên cứu.

2.2.2. Điều tra thu thập số liệu sơ cấpĐiều tra thực địa tại 29 đơn vị hành chính trên

địa bàn huyện Kim Sơn để thực hiện các nội dung: rà soát, đánh giá nhu cầu điều chỉnh sử dụng đất, khoanh vẽ bản đồ, trích đo khoanh định vị trí quy hoạch… (xác định các thông tin: công trình điều chỉnh quy hoạch, vị trí: số tờ, số thửa, diện tích, năm

điều chỉnh, nguồn vốn thực hiện quy hoạch, căn cứ pháp lý…)

2.2.3. Xử lý số liệuTrên cơ sở số liệu điều tra, sử dụng phần mềm

QH software tiến hành xử lý số liệu, tích hợp hệ thống biểu số liệu quy hoạch sử dụng đất từ nguồn dữ liệu bản đồ quy hoạch, đồng thời thiết kế hệ thống bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất theo quy trình sau:

Hình 1. Quy trình xử lý số liệu của phần mềm QH software (Công ty EkaGIS, 2016)

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Kim Sơn

Kim Sơn là huyện ven biển thuộc vùng Đồng bằng Bắc bộ, nằm ở Đông Nam của tỉnh Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 28 km, có tọa độ địa lý 19056’00” đến 20009’ vĩ độ Bắc và từ 106002’05” đến 106019’20” kinh độ Đông. Cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, đặc biệt là hệ thống giao thông đường thủy thuận lợi sẽ là điều kiện thuận lợi tạo ra nhiều cơ hội cho huyện trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa, chính trị và thu hút đầu tư. Phát triển kinh tế của huyện theo hướng đa dạng hóa, kết hợp phát triển cùng với nguồn kinh tế biển.

Với vị trí địa lý tiếp giáp biển Đông với chiều dài gần 15 km cùng những đa dạng sinh học nổi bật đã UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, với các tuyến đường bộ, đường thủy chạy qua tạo điều kiện cho huyện Kim Sơn trong việc giao lưu kinh tế với các huyện lân cận, thúc đẩy nền kinh tế xã hội của địa phương phát triển theo hướng toàn diện trong giai đoạn tới.

Page 79: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

79

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2016, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Kim Sơn có 21571,39 ha, bao gồm 29 đơn vị hành chính xã, thị trấn. Trong đó đất nông nghệp chiếm 64,77%, đất phi nông nghiệp chiếm 26,64%, đất chưa sử dụng chiếm 8,59%. (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Sơn, 2016).

Kinh tế của huyện Kim Sơn có những bước phát triển ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12,5%. Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. (UBND huyện Kim Sơn, 2016).

3.2. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 của huyện Kim Sơn được phê duyệt tại các Quyết định của UBND tỉnh Ninh Bình: Số 308/QĐ-UBND ngày 03/4/2015 về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2015 huyện Kim Sơn; Quyết định số 1059/QĐ-UBND ngày 08/10/2015 về việc phê duyệt bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2015 của các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (UBND tỉnh Ninh Bình, 2015). Theo đó, các công trình trong kế hoạch sử dụng đất năm 2015 đã được đưa vào thực hiện. Kết quả đánh giá kế hoạch sử dụng đất năm 2015 được thể hiện qua 2 nội dung: theo chỉ tiêu sử dụng đất và theo số lượng công trình thực hiện.

3.3.1. Đánh giá theo chỉ tiêu sử dụng đấtKế hoạch sử dụng đất năm trước 2015 của huyện

Kim Sơn đã được triển khai và thực hiện một cách hệ thống từ cấp huyện đến cấp xã. Trên cơ sở kết quả thực hiện đến hết năm 2015 cho thấy, hầu hết chỉ tiêu sử dụng đất đều đạt kế hoạch đề ra, tuy nhiên mức độ thực hiện của các loại đất là khác nhau. Trong đó đất nông nghiệp đạt 88,78% kế hoạch, đất phi nông nghiệp đạt 94,79% kế hoạch và đất chưa sử dụng đạt 164,86% kế hoạch.

3.3.2. Đánh giá theo số lượng công trình thực hiệnTrong kỳ kế hoạch sử dụng đất năm 2015, huyện

Kim Sơn đã quy hoạch 131 công trình, dự án. Tuy nhiên tính đến thời điểm 31/12/2015, huyện Kim Sơn mới thực hiện được 23 công trình đạt tỷ lệ 17,56% kế hoạch đề ra. Có thể thấy, đây là tỷ lệ thực hiện rất thấp so với chỉ tiêu của UBND huyện Kim Sơn đã đề ra. Vì vậy, trong giai đoạn 2016 - 2020 huyện Kim Sơn cần phải có những giải pháp phù hợp để nâng cao tỷ lệ thực hiện chỉ tiêu quy hoạch này.

3.3. Nhu cầu điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2020

Trên cơ sở tổng hợp số liệu điều tra cho thấy, đến năm 2020 nhu cầu sử dụng đất của các ngành, tổ chức, cơ quan, và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Sơn có sự điều chỉnh, bổ sung 130 hạng mục công trình, dự án bao gồm các loại đất như: đất ở, đất giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, giao thông, nông nghiệp… Từ nguồn dữ liệu này, tiến hành sử dụng phần mềm QH software để xử lý số liệu điều chỉnh quy hoạch.

3.4. Tổng hợp xử lý số liệu

3.4.1. Bước 1: Lựa chọn đơn vị hành chínhTrước tiên để truy cập vào phần mềm, cần lựa

chọn đơn vị hành chính từ hệ thống để thiết lập các chức năng, nội dung, các thông số như: mã quy định của xã, tên xã, tên huyện, tên tỉnh. Đây là các thông số đã được chuẩn hóa theo từng đơn vị hành chính của các huyện, các tỉnh. Việc lựa chọn đúng đơn vị hành chính sẽ giúp cung cấp chính xác các thông tin, thông số kỹ thuật cho việc thực hiện các bước tiếp theo của phần mềm. Kết quả lựa chọn đơn vị hành chính được thể hiện qua bảng dưới đây:

Hình 2. Lựa chọn đơn vị hành chính

3.4.2. Bước 2: Nhập dư liệu hiện trạng sử dụng đấtĐể có số liệu về hiện trạng sử dụng đất, số liệu

quy hoạch sử dụng đất cấp trên phê duyệt trong kỳ trước cho huyện Kim Sơn, khi nhập số liệu hiện trạng sử dụng đất huyện Kim Sơn có 2 cách đó là: (1) nhập từ Excel, (2) nhập từ tệp data của kiểm kê đất đai. Trong nghiên cứu này chọn theo cách thứ 2. Kết quả nhập số liệu như sau:

Page 80: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

80

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Hình 3. Nhập số liệu hiện trạng

Hình 4. Nhập số liệu kỳ trước

3.4.3. Bước 3: Khoanh vẽ và nhập thông tin cho thửa đất quy hoạch

Sau khi thiết lập đơn vị hành chính, nhập số liệu hiện trạng, tiến hành khanh vẽ các khoanh đất quy hoạch theo tài liệu điều tra lên trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất, đồng thời gán các thông tin hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất cho khoanh đất điều chỉnh quy hoạch, kết quả được thể hiện như sau:

3.4.4. Bước 4: Tạo khoanh đất quy hoạchSau khi khoanh vẽ công trình quy hoạch xong,

tiến hành tạo khoanh đất quy hoạch. Mục đích của việc tạo khoanh đất quy hoạch là để xác định tính khép vùng của khoanh đất, đồng thời tạo cơ sở để xác định mối quan hệ không gian và thuộc tính của khoanh đất quy hoạch với biểu số liệu. Khi khoanh đất quy hoạch được khởi tạo thành công thì sẽ xuất hiện ngôi sao ở giữa tâm thửa đất, kết quả thể hiện như sau:

Hình 7. Kết quả tạo khoanh đất quy hoạch

3.4.5. Bước 5: Gán thông tin quy hoạchVai trò của gán thông tin là để cập nhật dữ liệu

hiện trạng và dữ liệu quy hoạch của khoanh đất quy hoạch vào trong hệ thống của phần mềm, Việc gán thông tin được thực hiện thông qua các lớp thông tin và các hàng thông tin đã được thiết lập sẵn cho từng nhóm yếu tố. Trong đề tài này chúng tôi sử dụng lớp 35 cho thông tin hiện trạng và lớp 36 cho thông tin quy hoạch đồng thời phân định theo các hàng số liệu tương ứng. Kết quả nội dung gán thông tin được thể hiện như sau:

Hình 8. Gán thông tin hiện trạng

Hình 9. Gán thông tin quy hoạch

Hình 5. Khoanh vẽ công trình

Hình 6. Kết quả nhập số liệu

1 Số liệu hiện trạng: Mã xã, loại đất hiện trạng, diện tích

Số liệu Quy hoạch: Lọai đất, năm thực hiện, cấp thực hiện, tên công trình, số tờ, số thửa

2

Page 81: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

81

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

3.4.6. Bước 6: Kết xuất biêu điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất

Sau khi đã có đầy đủ thông tin hiện trạng và thông tin quy hoạch sử dụng đất cũng như các dữ liệu bản đồ được cập nhật vào phần mềm. Phần mềm QH software sẽ tiến hành xử lý và kết xuất ra hệ thống biểu quy hoạch đúng theo quy định tại Thông tư 29/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kết quả được thể hiện như sau:

Hình 10. Kết quả kết xuất biểu số liệu điều chỉnh quy hoạch

3.4.7. Bước 7: Biên tập bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đấ t

Tiến hành tô màu cho các khoanh đất quy hoạch, gán nhãn và hoàn thiện bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Kim Sơn, tỷ lệ 1:25000. Kết quả được thể hiện như sau:

Hình 11. Kết quả tô màu khoanh đất quy hoạch trên bản đồ

Hình 12. Kết quả gán nhãn khoanh đất quy hoạch

Hình 13. Kết quả bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Kim Sơn, tỷ lệ 1:25000

3.6. Đánh giá kết quả ứng dụng phần mềm QH software trong điều chỉnh quy hoạch

- Phần mềm QH software với các ứng dụng lập trình với nhiều ứng dụng được thiết kế theo từng chỉ tiêu sử dụng đất, biểu số liệu và các khoanh đất trên bản đồ nên đảm bảo độ chính xác cao và xử lý dữ liệu nhanh.

Tô mầu khoanh đất quy hoạch

Gán nhãn quy hoạch

Page 82: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

82

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

- Nếu như trước đây, việc xử lý dữ liệu điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chủ yếu thực hiện bằng phương pháp thủ công, nhập bằng tay vào các biểu đồ dẫn đến nhiều bất cập như: còn sai số, tốn thời gian, độ chính xác không đảm bảo, kết quả giữa bản đồ quy hoạch và biểu số liệu hoàn toàn độc lập nhau thì việc sử dụng phần mềm QH software cho khả năng xử lý dữ liệu hiệu quả, liên kết chính xác giữa bản đồ và biểu số liệu trong công tác lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.

- Phần mềm QH software là phần mềm có nhiều tiện ích, với các tính năng tự động xuất biểu số liệu, vẽ và kết xuất bản đồ, kết nối với internet để cung cấp thông tin trực tuyến về dữ liệu không gian bản đồ và dữ liệu thuộc tính số liệu.

IV. KẾT LUẬN- Huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình có vị trí địa

lý thuận lợi, tiếp giáp biển Đông với chiều dài gần 15 km cùng những đa dạng sinh học nổi bật đã UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, với các tuyến đường bộ, đường thủy chạy qua tạo điều kiện cho huyện trong việc giao lưu kinh tế với các huyện lân cận, thúc đẩy nền kinh tế xã hội của địa phương phát triển bền vững.

- Ứng dụng phần mềm QH software trong tích hợp dữ liệu không gian (bản đồ) và dữ liệu thuộc tính (biểu số liệu) phục vụ công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đã cho ra kết quả chính xác, phù hợp với thực tiễn của địa phương. Phương án điều chỉnh hoạch sử

dụng đất giai đoạn 2016 - 2020 của huyện Kim Sơn được thực hiện đúng theo quy định của Luật đất đai 2013; Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đảm bảo tính khoa học.

- Đã xây dựng được 2 bộ sản phẩm: (1) Hệ thống biểu số liệu quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đúng theo TT29/2014/TTBTNMT trên cơ sở tích hợp từ nguồn dữ liệu bản đồ. (2) Thiết kế bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Kim Sơn tỷ lệ 1:25000 có độ chính xác, khoa học theo đúng quy phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sản phẩm này sẽ góp phần quan trọng trong công tác quản lý đất đai của huyện Kim Sơn ở thời điểm hiện tại và tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢOCông ty eKGIS, 2016. Hướng dẫn sử dụng phần mềm

QH sowftware phục vụ công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Sơn, 2016. Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai huyện Kim Sơn.

UBND tỉnh Ninh Bình, 2013. Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 31/7/2013 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của huyện Kim Sơn.

UBND tỉnh Ninh Bình, 2015. Quyết định số 308/QĐ-UBND ngày 03/4/2015 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2015 huyện Kim Sơn.

UBND huyện Kim Sơn, 2016. Báo cáo phát triển kinh tế xa hội năm 2016 huyện Kim Sơn.

Application of QH software in integration of spatial data and attribute data for adjustment of land use planning of Kim Son district, Ninh Binh province

Nguyen Dinh Trung, Tran Trong PhuongAbstractAdjustment of land use planning is one of the 15 contents of land state management and is a tool to closely manage and distribute appropriate land demands which contribute to sustainable development on three aspects including economy, society and environment for localities at present and in the future. The study was carried out in Kim Son district, Ninh Binh province including 29 administrative units of communes and towns with the total natural area of 21,571.39 ha. The objective of the study was to use QH software in linking map data and data sheet for the adjustment of land use planning in Kim Son district, Ninh Binh province. The outputs of the study were two products: (1) Land use planning data sheet system for district level according to circular TT29/2014 /TTBTNMT based on integration from map data source, (2) Map design of adjustment land use planning.Key words: land use planning, land use, planning software, Kim Son district

Ngày nhận bài: 17/5/2017 Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Thanh Trà

Ngày phản biện: 22/5/2017 Ngày duyệt đăng: 29/5/2017

Page 83: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

83

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

1 Viện Di truyền Nông nghiệp

XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG BẢN COPY VÀ THỂ ĐỒNG HỢP TỬ Ở CÂY LÚA CHUYỂN GEN OsNAC1 BẰNG KỸ THUẬT PCR ĐỊNH LƯỢNG THỜI GIAN THỰC

Cao Lệ Quyên1, Phạm Thu Hằng1, Phạm Xuân Hội1

TÓM TẮT Trong cây chuyển gen, số lượng bản sao của gen chuyển ảnh hưởng lớn tới mức độ biểu hiện và sự ổn định

di truyền của gen chuyển. Vì vậy, xác lượng bản sao của gen chuyển là cần thiết. Số lượng bản sao của gen chuyển thường được ước lượng bằng phân tích Southern blot. Tuy nhiên, phương pháp này thường tốn nhiều thời gian, đòi hỏi số lượng mẫu thực vật lớn và có thể phải sử dụng các đồng vị phóng xạ nguy hiểm. Vì vậy, trong thí nghiệm này đã sử dụng kỹ thuật PCR định lượng thời gian thực (qRT-PCR) để định lượng số bản copy và xác định thể đồng hợp tử của gen chuyển. Kết quả, từ 51 dòng lúa chuyển gen OsNAC1 thế hệ T0 đã xác định được 28 dòng mang một bản copy và 23 dòng mang hơn một bản copy của gen chuyển. Phân tích di truyền cho phép xác định được 13 dòng lúa thế hệ T1 mang gen ngoại sinh OsNAC1 ở thể đồng hợp tử. Các dòng lúa chuyển gen ở thể đồng hợp tử này sẵn sàng cho việc phân tích khả năng kháng hạn.

Từ khóa: Lúa chuyển gen, số lượng bản copy gen chuyển, kỹ thuật PCR định lượng thời gian thực

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình chuyển gen, đoạn ADN mới

được chèn ngẫu nhiên vào hệ gen của cây chủ, với một hay nhiều bản sao trên một hoặc các vị trí khác nhau của cùng một NST hoặc trên nhiều NST. Số lượng nhiều bản sao của gen ngoại sinh chèn vào hệ gen vật chủ là nguyên nhân gây bất hoạt gen chuyển hoặc làm biểu hiện gen chuyển không ổn định, thậm chí ảnh hưởng đến biểu hiện của các gen khác trong hệ gen.

Thông thường, một cây chủ nhận 1 bản copy gen chuyển thường có mức biểu hiện của gen chuyển cao, ổn định. Chính vì vậy, bước thiết yếu đầu tiên khi thu nhận được cây chuyển gen là xác định số lượng bản copy gen chuyển (Iyer và ctv., 2000; Kooter và ctv., 1999; Vaucheret và ctv., 1998). Southern blot là phương pháp đầu tiên và thường được sử dụng để xác định số lượng bản copy ADN trong cây chuyển gen (Bhat SR và Srinivasan S, 2002). Phương pháp này có độ tin cậy cao nhưng có một số hạn chế như thí nghiệm rườm rà, cần số lượng mẫu ADN lớn và có thể gây hại sức khỏe do phải sử dụng phóng xạ trong quá trình thí nghiệm. Đặc biệt, phương pháp Southern blot có thể thất bại trong việc đánh giá chính xác số lượng bản sao do sự thay đổi ADN, mất vị trí nhận biết của enzyme hạn chế hoặc các bản sao nằm gần nhau. Ngoài ra, Southern blot không xác định được thể đồng hợp trong thế hệ T1 mà chỉ được xác định ở thế hệ T2 bằng cách phân tích tỉ lệ phân ly. Hơn nữa, Southern blot đòi hỏi mỗi cấu trúc phải có một đầu dò cụ thể và được gắn mác (phóng xạ, huỳnh quang,…) phù hợp với từng cấu trúc (Bubner B và Baldwin IT, 2004).

Gần đây, phương pháp Quantitative Real Time PCR (qRT-PCR) được áp dụng thành công trong việc xác định số bản copy gen chuyển và cây mang kiểu gen đồng hợp tử, thậm chí ngay ở thế hệ T1. Ưu điểm của phương pháp qRT-PCR là không cần đường chuẩn; nồng độ ADN có thể thay đổi chút ít giữa các mẫu, nhưng điều quan trọng là các phản ứng có hiệu quả khuếch đại gần giống nhau và phát hiện gen chuyển nạp bất kể vị trí của gen trong hệ gen. Cho đến nay, phương pháp qRT-PCR đã được sử dụng phổ biến để xác định số lượng bản copy và thể đồng hợp trong cây chuyển gen như lúa mì (Gadaleta A, 2001; Li ZW, 2004), ngô (Shou HX, 2004; Zhang và ctv., 2013), lúa (Yang LT, 2005), cà chua (German MA, 2003) và mía (Casu RE, 2012)...

OsNAC1 là một gen mã hóa nhân tố phiên mã thuộc họ NAC có liên quan đến tính chống chịu với bất lợi môi trường ở lúa được phân lập từ lúa và đã được nghiên cứu chi tiết đặc tính. Cây lúa chuyển gen OsNAC1 tăng cường tính chịu hạn, mặn và kết quả phân tích microarray cho thấy biểu hiện của gen ngoại sinh OsNAC1 đã hoạt hóa hàng loạt gen chức năng liên quan đến tính chịu hạn. Kết quả thử nghiệm trên đồng ruộng các cây lúa chuyển gen OsNAC1 cho năng suất cao hơn 22-34% so với các cây đối chứng ở điều kiện hạn (Liu G và ctv., 2014, You J và ctv. 2013, Hu H và ctv., 2006).

Thí nghiệm này đã tiến hành sàng lọc cây lúa chuyển gen mã hóa nhân tố phiên mã OsNAC1 mang một bản copy đời T0 và xác định thể đồng hợp tử ở đời T1. Các dòng này được sử dụng là nguyên liệu trong đánh giá tiềm năng tăng cường tính chịu hạn của gen mã hóa nhân tố phiên mã OsNAC1 trong cây lúa chuyển gen.

Page 84: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

84

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứuCác dòng lúa chuyển gen OsNAC1 biểu hiện dưới

sự điều khiển promoter Ubiquitin, Lip9 đời T0 được cung cấp bởi Bộ môn Bệnh học Phân tử, Viện Di truyền Nông nghiệp.

Các cặp mồi được thiết kế và sử dụng trong

nghiên cứu có trình tự như ở bảng 1 được tổng hợp bởi Sigma (Mỹ).

Bộ hóa chất MESA Blue của hãng Eurogentec được dùng cho phản ứng PCR định lượng. Các hóa chất cơ bản, các chất kích thích sinh trưởng, kháng sinh sử dụng trong nuôi cấy mô được mua các công ty Sigma (Mỹ) và Merk (Đức).

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Tách chiết DNA tổng số từ lá lúaDNA tổng số của cây lúa chuyển gen được tách

chiết theo phương pháp của Doyle và ctv., 1990 (Doyle JJ and Doyle JL, 1990), sử dụng dung dịch CTAB 2%. Mẫu mô thực vật tươi (100 mg) được nghiền trong nito lỏng, sau đó được bổ sung 500 µl dung dịch CTAB 2% (có chứa ARNase 40 mg/ml) và ly tâm ở tốc độ 13.000 vòng/phút để thu dịch nổi. 500 µl hỗn hợp phenol : chloroform : isoamyl (25 : 24 : 1) được bổ sung vào dung dịch để kết tủa protein. Hỗn hợp sau được ly tâm tốc độ 13.000 vòng/phút để thu DNA tinh sạch. Kết quả tách chiết DNA tổng số được kiểm tra trên gel agarose 0,8%.

2.2.2. Đánh giá số lượng bản sao của gen chuyênPhản ứng PCR định lượng theo thời gian thực sử

dụng bộ kít MESA Blue của hãng Eurogentec. DNA tổng số (10 ng/µl) của cây lúa chuyển gen được sử dụng trực tiếp làm khuôn cho qRT-PCR. Phản ứng qRT-PCR được tiến hành với mồi đặc hiệu cho gen Hygromycin Hyg-RT-Fw/ Hyg-RT-Rv (bảng 1) và 1 gen đối chứng (chưa công bố-đang xin bản quyền). Thành phần của phản ứng bao gồm: 7,5 µl MESA Blue (bao gồm Hotstart Meteor Taq, dNTPs, MgCl2, SYBR, chất nội chuẩn ROX và chất chỉ thị màu xanh dương), 0,4 µl mỗi loại mồi (10 pmol/µl); 1 µl khuôn (DNA) và 5,3 µl H2O. Phản ứng được thực hiện trên hệ thống máy Mx3005P (Stratagene, Mỹ). Chu trình nhiệt của phản ứng qRT-PCR như sau: 10 phút - 95oC; (95oC - 15 giây, 60oC - 30 giây, 72oC - 30 giây) x 40 chu kì; 72oC - 10 phút; mẫu bảo quản ở 4oC. Số

lượng bản copy được tính toán bằng cách so sánh giá trị Ct (Threshold cycle, là số chu kỳ mà tại đó sản phẩm khuếch đại có thể được phát hiện bời sự thay đổi của tín hiệu huỳnh quang) của Hygromycin và gen đối chứng theo công thức quy đổi NC = 2ΔCt

(trong đó ΔCt= Ct Hygromycin – Ct đối chứng). Theo đó ở thế hệ T0 do cây chuyển gen đều là thể dị hợp tử nên nếu Ct của Hygromycin (dị hợp tử) xấp xỉ hoặc lớn hơn Ct đối chứng (đồng hợp) thì cây chuyển gen sẽ mang nhiều hơn 1 bản sao trong tế bào. Ở thế hệ T0 việc 1 cây chuyển gen được cho là chỉ mang 1 bản copy khi tỷ số quy đổi 2ΔCt giao động trong khoảng từ 0,4 đến 0,7; hơn một bản copy khi tỷ số quy đổi 2ΔCt giao động trong khoảng từ 0,9 đến lớn hơn 1,2 (Zhang và ctv., 2003). Mỗi mẫu được lặp lại 3 lần trong 1 thí nghiệm. Mỗi thí nghiệm được lặp lại 2 lần.

2.2.3. Sàng lọc cá thê đồng hợp tửTỷ lệ nảy mầm trên Hygromycin: Các hạt lúa

chuyển gen đặt lên môi trường MS có bổ sung 50mg/l Hygromycin. Tỷ lệ nảy mầm được tính bằng số hạt nảy mầm trên tổng số hạt đặt lên môi trường.

Phản ứng PCR định lượng theo thời gian thực sử dụng bộ kít MESA Blue của hãng Eurogentec. Tương tự như xác định số lượng copy ở thế hệ T0, tỷ số quy đổi 2ΔCt ở cây chuyển gen thế hệ T1 cho phép xác định mức độ đồng hợp tử và dị hợp tử của các cây chuyển gen mang 1 bản copy. Theo đó tỷ số quy đổi 2ΔCt giao động trong trong khoảng 0,4 đến 0,7 thì cây sẽ được đánh giá là dị hợp tử còn nếu tỷ số quy đổi 2ΔCt xấp xỉ 1 cây sẽ được đánh giá là đồng hợp tử (Zhang và ctv., 2003).

Tên oligo Trình tự Gen/vectorOsNAC1-t-Fw 5’-GAACAACAGCAGCCTGTTCG-3’OH OsNAC1Hyg-Fw 5’-AAACTGTGATGGACGACACCGT-3’OH HPTHyg-Rv 5’-GTGGCGATCCTGCAAGCTCC-3’OH HPTHyg-RT-Fw 5’-CGAAGAATCTCGTGCTTTCA-3’OH HPTHyg-RT-Rv 5’-ATGCAAAGTGCCGATAAACA-3’OH HPTNosT-Rv 5’-AGACCGGCAACAGGATTCAA-3’OH pBIG

Bảng 1. Trình tự các cặp mồi sử dụng trong nghiên cứu

Page 85: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

85

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả xác định số lượng bản copy các cây chuyển gen ở thế hệ T0

Đã tiến hành xác định số lượng bản sao của cấu trúc chuyển gen trong 51 dòng lúa chuyển gen thu hạt bằng phản ứng qRT-PCR (PCR định lượng theo thời gian thực) với khuôn là ADN tổng số của các mẫu lá lúa có nồng độ 10 ng/µl. Phản ứng định lượng được tiến hành với mồi được thiết kế trên gen Hygromycin (Hyg-RT-Fw và Hyg-RT-Rv, Bảng 1) và gen đối chứng (chưa được công bố - đang xin bản quyền) của Trung tâm nghiên cứu Phát triển Nông nghiệp Quốc tế Pháp. Hàm lượng gen chuyển được

so sánh gián tiếp thông qua so sánh hàm lượng gen đối chứng (gen đã được chứng minh chỉ tồn tại đơn bản trong hệ gen lúa).

Về nguyên tắc, cả hai cặp mồi thiết kế cho Hygromycin và gen đối chứng đều cho hiệu suất nhân bản tương đương nhau và gần bằng 1 (1,002 và 1,003) (hình 1), ngoài ra, mức độ liên hệ tuyến tính phải chặt chẽ. Kết quả thí nghiệm cho thấy, phản ứng định lượng PCR với gen OsNAC1 (thông qua định lượng gen hpt) đáp ứng được các nguyên tắc trên và có hệ số quy đổi 2ΔCt từ 0,4 - 1,12 , trong đó 28 dòng lúa có 2ΔCt từ 0,4 - 0,67 tương ứng với 1 bản copy và 23 dòng có 2ΔCt từ 0,92 - 1,12 tương ứng với hơn 1 bản copy (Bảng 2).

Như vậy, sử dụng phương pháp qRT-PCR cho phép xác định được số lượng bản copy trong cây lúa chuyển gen. Gần đây, nhiều nghiên cứu đã sử dụng phương pháp này để xác định số lượng bản copy trong các cây trồng chuyển gen ở lúa, ngô, cà chua, mía và đậu tương (Li ZW, 2004; Zhang và ctv., 2015; German MA, 2003; Casu RE, 2012; Chu Y và ctv., 2013).

Hình 1. Đánh giá hiệu suất RT-PCR cho hai cặp mồi Hyg-Fw/Rv và REF#3

3.2. Kết quả sàng lọc và xác định các dòng lúa chuyển gen đồng hợp tử ở thế hệ T1

28 cây lúa mang 1 bản copy gen chuyển được trồng trong nhà lưới, chỉ 13/28 cây thu được hạt (gồm 5 cây chuyển gen Lip9:OsNAC1, 8 cây chuyển gen Ubi:OsNAC1). Các hạt thu được từ cây T0 hay

còn gọi là hạt T1 sẽ được đánh giá khả năng nảy mầm trên môi trường bổ sung Hygromycin để loại bỏ các cây T1 không mang cấu trúc chuyển gen do phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể. Sự xuất hiện hạt T1 không có khả năng nảy mầm trên môi trường chứa Hygromycin có thể do hai nguyên nhân chính: (i) sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do theo định luật Menđen (cây lúa chuyển gen T0 được cho tự thụ phấn hoàn toàn), (ii) vị trí và số lượng bản sao của cấu trúc biểu hiện gen trong hệ gen cây chủ ảnh hưởng tới khả năng biểu hiện của gen chuyển. Các cây lúa non kháng hygromycin sau đó được kiểm tra kiểu gen đồng hợp tử bằng qRT-PCR. Kết quả sàng lọc dòng lúa chuyển gen T1 thể hiện bảng 3.

Kết quả xác định tính trạng của 95 cây lúa chuyển gen ở bảng 3 cho thấy có 45 cây có tỷ số NC = 2ΔCt

dao động từ 0,38 đến 0,67 tương ứng với việc các cây này chỉ có 1 alen gen chuyển trong tế bào hay có kiểu gen dị hợp tử (tạm gọi Aa) và 13 cây T1 có tỷ số NC dao động trong khoảng 0,9 đến 1,02 tương ứng với việc tồn tại đồng thời 2 alen gen chuyển trong các cây chuyển gen tạm gọi đồng hợp tử này (kiểu gen AA). Kết quả đánh giá kiểu gen đồng hợp sẽ được chúng tôi đánh giá tiếp tục ở thế hệ tiếp theo bằng cả hai chỉ tiêu: tỷ lệ nảy mầm trên Hygromycin và PCR đặc hiệu.

Bảng 2. Kết quả kiểm tra cây T0 mang gen chuyển có một bản copy

Cấu trúc gen chuyển

Số cây kiểm tra

PCRqRT-PCR

(1 bản copy)Actin Hygromycin Mồi (gen+nos)

Lip9: OsNAC1 29 29/29 21/29 21/29 12/21Ubi: OsNAC1 36 36/36 30/36 30/36 16/30

Tổng 65 65/65 51/65 51/65 28/51

REF#3

Initial Quantity (copies)

25

20

0.0001 0.001 0.01 0.1 1 10 100

Ct (

dR)

R , Y= -3,21 x Log (X) + 10,34, eff = 105,8% htpll

Page 86: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

86

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Các cây coi là đồng hợp tử (13 cây T1) tiếp tục được trồng trong điều kiện nhà lưới để thu hạt. Khi sinh trưởng phát triển trong nhà lưới thì chỉ có 11 cây sinh trưởng bình thường so với cây đối chứng còn 2 cây không kết hạt là cây chuyển cấu trúc Ubi:OsNAC1. Các hạt cây T1 hay còn gọi hạt T2 được thu nhận và tiến hành kiểm tra sự nảy mầm ngẫu nhiên của 30 hạt cho mỗi dòng trên môi trường Hygromycin. Kết quả cho thấy tỷ lệ nảy mầm cho mỗi dòng chuyển gen đều đạt ~ 100%. Sự có mặt của cấu trúc biểu hiện gen đích trong các cây lúa chuyển gen T2 này được phát hiện bằng PCR với các cặp mồi đặc hiệu cho cấu trúc gen OsNAC1. Kết quả thu được cho thấy 100% các mẫu ADN tách chiết đều cho kết quả PCR dương tính với cặp mồi Actin-Fw/Actin-Rv, chứng tỏ chất lượng ADN tách chiết hoàn toàn đạt yêu cầu cho thí nghiệm. Các phản ứng PCR sử dụng cặp mồi đặc hiệu của cấu trúc OsNAC1-t-Fw/NOS-Rv cho kết quả tương tự. Kết quả này chứng tỏ đã thu được các cây lúa chuyển gen T2 có mang kiều gen đồng hợp tử với 1 bản copy cấu trúc biểu hiện gen OsNAC1 trong hệ gen.

Như vậy qua sàng lọc, đánh giá với các thí nghiệm qRT-PCR, đánh giá tỷ lệ nảy mầm trên môi trường bổ sung Hygromycin và PCR thông thường chúng tôi đã thu được tổng số 13 dòng chuyển gen đồng hợp ở thế hệ T1 cho cả 2 công thức thí nghiệm (6 dòng Lip9:OsNAC1 và 7 dòng Ubi: OsNAC1). Tiếp

đó, 13 dòng lúa non đồng hợp tử mang một bản sao cấu trúc chuyển gen đã được chúng tôi chuyển sang trồng trong điều kiện môi trường bình thường, 11/13 dòng thu được hạt được tiếp tục phân tích đặc điểm kiểu hình.

IV. KẾT LUẬNBằng phương pháp qRT-PCR, đánh giá tỷ lệ nảy

mầm trên môi trường bổ sung Hygromycin và PCR thông thường, xác định được 28 cây lúa mang một bản copy, 23 cây lúa chuyển gen mang hơn một bản copy đời T0. Phân tích di truyền cho phép xác định được 13 dòng lúa đồng hợp tử đời T1, trong đó 11 dòng lúa thu được hạt T2. Các dòng lúa chuyển gen ở thể đồng hợp tử này sẵn sàng cho việc phân tích khả năng kháng hạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Bubner B, Baldwin IT, 2004. “Use of real-time PCR for

determining copy number and zygosity in transgenic plants”. Plant Cell Rep. 23 (5): 263-271.

Bhat SR, Srinivasan S, 2002. “Molecular and genetic analyses of transgenic plants: Consideration and approaches”. Plant Sci. 163(4): 673 – 681.

Casu RE, Selivanova A, Perroux JM, 2012. “High-throughput assessment of transgene copy number in sugarcane using real-time quantitative PCR”. Plant Cell Rep. 31 (1): 167-177.

Bảng 3. Kết quả sàng lọc các dòng lúa chuyển gen T1

Các dòng lúa chuyển gen T1

Số hạt kiểm tra

Số hạt nảy mầm trên

Hygromycin

PCR (+) Số cây đồng hợp

(> 1 bản copy)Mồi actin Mồi Hygro Mồi (gen+nos)

Lip9: OsNAC1

L1 5 3 3/3 3/3 3/3 1/3L2 12 9 9/9 9/9 9/9 2/9L3 6 2 2/2 2/2 2/2 0/2L4 18 12 12/12 11/12 11/12 2/11L5 7 4 4/4 3/4 3/4 1/3

 Ubi:

OsNAC1  

U1 2 0 0/0 0/0 0/0 0/0U2 7 5 5/5 5/5 5/5 1/5U3 4 3 3/3 3/3 3/3 0/3U4 15 12 12/12 11/12 11/12 3/11U5 5 4 4/4 4/4 4/4 1/4U6 10 7 7/7 7/7 7/7 2/7U7 2 1 1/1 0/1 0/1 0/1U8 2 0 0/0 0/0 0/0 0/0

Tổng cộng 95 62/95 62/62 58/62 58/62 13/58

Page 87: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

87

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Chu Y, Bhattacharya A, Wu C, Knoll J, Ozias-Akins P, 2013. “Improvement of peanut (Arachis hypogaea L.) transformation efficiency and determination of transgene copy number by relative quantitative real-time PCR”. In Vitro Cell Dev Biol Plant. 49: 266-275.

Gadaleta A, Giancaspro A, Cardone MF, Blanco A, 2011. “Real-time PCR for the detection of precise transgene copy number in durum wheat”. Cell Mol Biol Lett. 16 (4): 652-668.

German MA, Kandel-Kfir M, Swarzberg D, Matsevitz T, Granot D, 2003. “A rapid method for the analysis of zygosity in transgenic plants”. Plant Sci. 164 (2): 183-187.

Iyer LM, Kumpatla SP, Chandrasekharan MB, Hall TC, 2000. “Transgene silencing in monocots”. Plant Mol Biol. 43: 323-346.

Kooter JM, Matzke TA, and Meyer P, 1999. “Listening to the silent genes: transgene silencing, gene regulation, and pathogen control”. Trends Plant Sci. 4: 340-347.

Li ZW, Hansen JL, Liu Y, Zemetra RS, Berger PH, 2004. “Using real-time PCR to determine transgene copy number in wheat”. Plant Mol Biol Rep. 22 (2): 179-188.

Shou HX, Frame BR, Whitham SA, Wang K, 2004. “Assessment of transgenic maize events produced by particle bombardment or Agrobacterium-mediated transformation”. Mol Breeding. 13 (2): 201-208.

Vaucheret H, Beclin C, Elmayan T, Feuerbach F, Godon C, Morel JB, Mourrain P, Palauqui JC, Vernhettes S, 1998. “Transgene-induced gene

silencing in plant”. Plant J. 16: 651-659.Yang L, Ding J, Zhang C, Jia J, Weng H, Liu W, Zhang

D, 2005. “Estimating the copy number of transgenes in transformed rice by real-time quantitative PCR”. Plant Cell Rep. 23: 759-763.

Zhang YW, Liu YJ, Ren Y, Liu Y, Liang GM, Song FP, Bai SX, Wang JH, Wang GY, 2013. “Overexpression of a novel Cry1Ie gene confers resistance to Cry1Ac-resistant cotton bollwormin transgenic lines of maize”. Plant Cell Tissue Organ Cult. 115: 151–158.

Zhang Y, Zang D, Li W, Cheng J, Peng Y, Cao W, 2003. “A novel real-time quatitative PCR method using attached universal template probe”. Nucleic Acids Res. 31: e123.

Liu G, Li X, Jin S, Liu X, Zhu L, Nie Y and Zhang X, 2014. “Overexpression of rice NAC gene SNAC1 improves drought and salt tolerance by enhancing root development and reducing transpiration rate in transgenic cotton”. PLoS One, 9(1).

You J, Zong W, Li X, Ning J, Hu H, Li X, Xiao J and Xiong L, 2013. “The SNAC1-targeted gene OsSRO1c modulates stomatal closure and oxidative stress tolerance by regulating hydrogen peroxide in rice”. J. Exp. Bot., 64(2):569-83.

Hu H, Dai M, Yao J, Xiao B, Li X, Zhang Q and Xiong L, 2006. “Overexpressing a NAM, ATAF, and CUC (NAC) transcription factor enhances drought resistance and salt tolerance in rice”. Proc. Natl. Acad. Sci. USA, 103(35):12987-92.

Doyle JJ and Doyle JL, 1990. “Isolation of plant DNA from fresh tissue”. Focus, 12:13-15.

Estimating the number of transgene copies and homozygous in OsNAC1 transgenic rice by Quantitative Real-Time PCR assay

Cao Le Quyen, Pham Thu Hang, Pham Xuan HoiAbstractIn transgenic plants, the number of transgene copies can greatly influence the level of expression and genetic stability of the target gene. The number of transgene copies are estimated by Southern blot analysis, which is laborious and time-consuming, requires relatively large amounts of plant materials, and may involve hazardous radioisotopes. The real-time PCR technique was used for estimating the number of transgene copies and homozygous in transgenic rice. As a result, 51 transgenicrice lines were obtained, including 28 lines carrying a copy, 23 lines carrying more than one copy of the integrated gene. In similar way, 13 T1 transgenic lines were indentified as homozygous. These homozygous transgenic plants are ready for drought tolerance analysis.Key words: Transgenic rice, number of transgene copies, quantitative Real-Time PCR

Ngày nhận bài: 12/4/2017Người phản biện: PGS. TS. Chu Hoàng Hà

Ngày phản biện: 16/5/2017Ngày duyệt đăng: 29/5/2017

Page 88: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

88

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

1 Viện Thổ nhưỡng Nông hóa

SỬ DỤNG ĐỒNG VỊ BỀN 15N XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC PHÂN BÓN ĐẠM CHO CẢI BẮP (Brassica oleracea) TRÊN ĐẤT XÁM VÀ PHÙ SA

Đỗ Trọng Thăng1, Trần Minh Tiến1, Phùng Thị Mỹ Hạnh1

TÓM TẮTThí nghiệm đồng ruộng sử dụng kỹ thuật đánh dấu đồng vị 15N để đánh giá hiệu lực sử dụng đạm (N) cho cây cải

bắp được tiến hành trên đất xám (Acrisols ở Đông Anh) và đất phù sa (Fluvisols ở Hoài Đức) thuộc Hà Nội. Kết quả thí nghiệm cho thấy năng suất của cải bắp đạt cao nhất ở mức bón 180 kg N/ha và hiệu lực phân bón N đạt mức cao nhất khi sử dụng 140 kg N/ha trên đất xám và đất phù sa. Khi tăng mức phân đạm từ mức 0 kg N/ha lên mức 180 kg N/ha thì tỷ lệ hấp thu đạm của cải bắp cũng tăng theo, nhưng có sự khác biệt rõ giữa hai loại đất (từ 24 - 29% đối với đất phù sa và 42 - 52% đối với đất xám). Khi bón đạm vượt quá 220 kg N/ha thì cải bắp hấp thu hàm lượng N không có sự khác biệt nhiều trên cả đất xám và đất phù sa trong khi đó hàm lượng NO3

- tích lũy trong cải bắp tăng lên vượt mức quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc giảm lượng phân đạm, kết hợp giãn thời gian giữa lần bón cuối và thời điểm thu hoạch là cần thiết để có hiệu quả kinh tế đồng thời đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm rau cải bắp.

Từ khóa: Đồng vị, 15N, đất xám, đất phù sa, hiệu lực phân đạm, hàm lượng NO3-, vệ sinh ATTP

I. ĐẶT VẤN ĐỀRau xanh là nguồn thực phẩm thiết yếu trong đời

sống của con người, là nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sức khỏe con người. Theo FAO (2012), Việt Nam là nước có diện tích rau lớn thứ 4 ở Châu Á (sau Trung Quốc, Ấn Độ và Philippin), tuy nhiên bình quân năng suất rau ở nước ta còn thấp hơn năng suất rau trung bình của châu Á khoảng 16%. Trong các loại rau xanh ăn lá ở Việt Nam thì rau họ thập tự (Cruciferae), chiếm vị trí quan trọng hàng đầu, với diện tích khoảng 44.800 ha, trong đó cải bắp có diện tích lớn nhất. Các vùng trồng rau cải bắp ở Việt Nam tập trung chủ yếu i) ở miền Nam: tỉnh Lâm Đồng, trên nhóm đất đỏ và đất xám (Ferralsols và Acrisols), ii) ở miền Bắc: tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, trên nhóm đất phù sa và đất xám (Fluvisols và Acrisols) (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2016).

Theo Bùi Quang Xuân (1998), cải bắp đòi hỏi nhiều phân, đặc biệt là đạm (N), nếu thiếu N bắp sẽ không cuốn, nhưng nếu quá nhiều N, cải bắp không những cuốn không chặt, dễ bị thối bên trong, mà còn gây tích lũy nitrat (NO3

-), ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. Do vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng phân N trong canh tác rau ăn lá phải được quan tâm, không những giảm chi phí sản xuất, giảm tác động xấu đến môi trường do việc bón quá nhiều phân vô cơ vào trong đất, mà còn đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Đồng vị 15N đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu đánh giá khả năng hấp thu, trao đổi N trong đất, cũng như xác định hiệu lực hấp thu phân N của cây trồng, đây được coi là kỹ thuật có

độ tin cậy cao (Jensen et al., 2000; Tran Minh Tien et al., 2013). Do đó trong nghiên cứu này ứng dụng kỹ thuật đánh dấu này để có những đánh giá chính xác về hiệu lực phân bón đạm của cải bắp đối với các mức phân bón khác nhau, qua đó xây dựng mức phân bón hợp lý cho người dân đối với các vùng trồng cải bắp chính trên hai loại đất Fluvisols và Acrisols tại Hà Nội.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứuPhân urea thương phẩm với tỷ lệ N là 46% và

phân bón urea chứa đồng vị bền 15N 5% do Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) cung cấp. Phân urea chứa 15N được pha loãng với tỷ lệ 2% để tiến hành thực hiện thí nghiệm.

Cải bắp sử dụng giống KK Cross, là giống được trồng phổ biến tại địa phương.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứuThí nghiệm được tiến hành trên đất xám bạc

màu (Acrisols) tại xã Nam Hồng, huyện Đông Anh và trên đất phù sa sông Hồng (Fluvisols) tại xã Song Phương, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thiết kế thí nghiệmThí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên

hoàn chỉnh với 5 công thức 3 lần lặp lại. Mỗi ô thí nghiệm được thiết kế với chiều dài 4,5 m và chiều rộng 2,8 m. Mỗi loại đất, công thức bón đạm, và ô sử dụng đồng vị bền 15N được chia ra lần lượt thành ô chính, ô phụ và ô sử dụng để đánh giá tỷ lệ% đồng vị bền do cây trồng hấp thu.

Page 89: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

89

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Thí nghiệm được tiến hành với 5 công thức theo các mức bón đạm khác nhau (0, 140, 180, 220 và 260 kg N/ha) cho cải bắp tại mỗi loại đất. Các công thức thí nghiệm đều được bón cùng nền 10 tấn phân hữu cơ; 90 kg P2O5; và 120 kg K2O cho 1 ha. Phân bón được sử dụng như sau: Bón lót trước khi trồng 100% phân hữu cơ, 20% đạm, 100% lân và 20% kali; bón thúc lần 1 (sau trồng 10 ngày) bón 20% đạm, 20% kali; bón thúc lần 2 (sau trồng 25 ngày) bón 30% đạm và 30% kali; bón thúc lần 3 (sau trồng 45 ngày) bón 30% đạm và 30% kali.

Cải bắp được trồng sau khi gieo hạt 25 ngày, cây trồng theo luống với chiều rộng mỗi luống 1,4 m và 2 hàng cải/luống; mật độ trồng 45 ˟ 45 cm. Trước khi trồng, cây Cải bắp được xử lý bệnh thối rễ và thuốc trừ cỏ đồng thời sử dụng thuốc trừ sâu 3 lần/vụ. Nguồn nước tưới là nước ngầm, được bơm lên tại điểm thực hiện thí nghiệm, nước được tưới bằng vòi phun theo các luống cây, các công thức được tưới cùng một cách nước và thời gian tưới.

2.3.2. Phương pháp phân tích và tính toán hiệu lực phân bón cho cải bắp

Năng suất chất khô của cả cây (phần trên mặt đất của cải bắp), được xác định tại ô sử dụng phân bón 15N. Năng suất nông học được lấy từ ô lớn tương ứng. Mẫu cải bắp được lấy tại thời điểm thu hoạch (sau khi trồng 65 ngày) theo 10TCN 449-2001, và theo hướng dẫn của IAEA (2001) đối với các mẫu phân tích 15N. Đạm tổng số trong cải bắp, và hàm lượng 15N được phân tích bằng máy IRMS (IAEA, 2001). Hàm lượng NO3

- trong rau được phân tích bằng phương pháp điện cực chọn lọc ion, đo trên máy SenSion 2 của hãng HACH, với viên xúc tác ISA.

Tính toán đạm hấp thu trong cây từ phân bón (Ndff) và đất (Ndfs) như sau:

Ndff = (15Nct/ 15Npb) ˟ 100; trong đó 15Nct là tỷ lệ atom 15N excess trong cây và 15Npb là tỷ lệ atom 15N tồn dư trong phân bón.

Ndfs = 100 -% NdffNăng suất chất khô (NSck) trên một đơn vị (kg/

ha) được tính theo công thức:NSck = (K ˟ 10.000)/S ˟ SDW/SFW; trong đó K là

khối lượng tươi, S là diện tích thu (m2), SDW là khối lượng khô và SFW là khối lượng tươi của mẫu phụ.

Tổng N thu được bởi cây hay năng suất N (NSn kg/ha) của cải bắp tính bằng công thức:

NSn = (NSck (kg/ha) ˟ % N)/100.Lượng phân đạm được hấp thu hay năng suất

phân đạm (NSpb kg/ha) được tính theo công thức:

NSpb N = (NSn (kg/ha) ˟ % Ndff)/100.Hiệu suất sử dụng phân bón (FNUE):

FNUE = (NSpb N/N bón) ˟ 100.Số liệu thu thập được xử lý thống kê được bằng

phần mềm SPSS 22.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của hàm lượng đạm bón đến năng suất cải bắp

Năng suất cải bắp trung bình trên đất xám và đất phù sa tại các mức phân bón đạm khác nhau được thể hiện qua bảng 1.

Trên đất xám: Năng suất cải bắp tại mức bón 180 kgN/ha có giá trị cao nhất; tiếp đến lần lượt là các mức đạm bón 140 kgN/ha; 260 kgN/ha; 220 kgN/ha và 0 kgN/ha. Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa mức bón 140, 180 và 260 kgN/ha, mà chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 3 mức bón này và mức bón 0 kgN/ha và 220 kgN/ha.

Bảng 1. Ảnh hưởng của liều lượng N bón đến năng suất cải bắp

Ghi chú: Số liệu theo sau các chữ khác nhau trong cùng hàng thì khác nhau ở độ tin cậy 95%.

Trên đất phù sa: Năng suất cải bắp tại mức bón 180 N có giá trị cao nhất, tiếp đến lần lượt là các mức đạm bón 140 kg N/ha; 260 kg N/ha; 220 kg N/ha và 0 kg N/ha. Trên đất phù sa cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các mức đạm bón 0 kg N/ha; 140 kg N/ha; 260 kg N/ha; có sự khác biệt giữa mức bón này và mức bón 180 kg N/ha và 220 kg N/ha. Qua kết quả bảng 1 về năng suất cải bắp trên hai loại đất với những liều lượng bón N khác nhau cho thấy: i) mức bón 180 N/ha cho năng suất cao nhất; ii) trên cả hai loại đất (xám và phù sa) do việc bón lót phân hữu cơ (10 tấn/ha) nên khi bón tăng thêm N năng suất cải bắp vẫn không cải thiện.

3.2. Đánh giá hàm lượng NO3- tồn dư trong cải bắp

ở các mức N bón khác nhauHàm lượng NO 3

- trong rau cải bắp bị ảnh hưởng rõ do các mức bón đạm khác nhau (Bảng 2). Hàm lượng NO3

- trong cải bắp tăng tỷ lệ thuận với mức

Công thức bón đạm (kg N/ha)

Năng suất cải bắp (tấn/ha)Đất xám Đất phù sa

0 26,29ab 35,72b140 27,51ab 40,64ab180 30,75a 44,05a220 25,63b 36,66b260 26,74ab 40,18ab

Page 90: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

90

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Bảng 2. Hàm lượng NO 3- trong cải bắp tại các mức bón N khác nhau

Loại đất Công thức bón đạm (kg N/ha)

NO3- (ppm)

Đánh giá Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình

Đất xám

0 247 416 340 Đạt*140 356 453 407 Đạt180 364 498 433 Đạt220 575 742 646 Không đạt**260 734 810 769 Không đạt

Đất phù sa

0 441 374 410 Đạt140 446 423 438 Đạt180 470 449 461 Đạt220 737 690 713 Không đạt260 791 760 776 Không đạt

Ghi chú: * Đạt: đạt tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế; ** Không đạt: không đạt tiêu chuẩn cho phép của Bộ y tế.

phân bón đạm N tăng. Đối với các mức đạm bón lớn hơn 220 kg N/ha thì hàm lượng NO3

- đều vượt quá mức cho phép trong cải bắp (theo quyết định số 867/1998/QĐ-BYT của Bộ Y tế).

Cũng giống như trên đất phù sa, hàm lượng NO3-

trong cải bắp tăng khi mức phân bón đạm tăng lên.

Đối với các mức đạm bón lớn hơn 220 kg N/ha hàm lượng NO3

- trong cải bắp đều vượt quá mức cho phép (500 ppm). Điều này cho thấy để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì lượng bón và thời gian bón vẫn chưa hợp lý vì giống cải bắp KK Cross có thời gian sinh trưởng ngắn (65 ngày) trong khi đợt bón thúc cuối chỉ trước thu hoạch 20 ngày.

Bảng 3. Hiệu lực phân bón đạm khoáng ở các công thức phân bón khác nhau trên đất xám và đất phù sa

Ghi chú: Số liệu theo sau các chữ khác nhau trong cùng hàng thì khác nhau ở độ tin cậy 95%.

Loại đất Công thức bón đạm (kg N/ha) N,% Năng suất đạm

(kg/ha) NDff,% FNUE,%

Đất xám

0 3,21bc 50,4 0,00b 0,00c140 3,96ab 192,6 42,12b 57,98a180 3,85abc 193,6 49,53a 53,06a220 3,97a 189,7 52,64a 45,39b260 4,01a 198,7 52,56a 40,16b

Đất phù sa

0 3,73b 217,4 0,00b 0,00c140 4,00a 248,5 24,00a 42,63a180 4,01a 255,1 27,33a 38,71a220 4,10a 242,9 29,87a 32,84a260 4,03a 249,0 29,41a 28,17b

3.3. Hiệu lực hấp thu đạm của cải bắp trên đất xám và đất phù sa

Tỷ lệ phần trăm đạm trong cải bắp, năng suất đạm của cải bắp, tỷ lệ phân đạm cải bắp hấp thu từ phân bón và hiệu lực hấp thu của phân đạm qua các công thức phân bón thể hiện qua bảng 3.

Lượng đạm hấp thụ trong cải bắp cao nhất ở mức đạm bón 260 kg N/ha; tiếp đến là các mức đạm bón 220; 140; 180 và 0 kg N/ha. Tiến hành xử lý thống kê giá trị đạm tổng số ở các mức bọn đạm khác nhau cho thấy không có nhiều sự khác biệt lớn về giá trị của đạm tổng số đối với các mức đạm bón khác nhau.

Đối với hàm lượng đạm trong cải bắp: Trên đất xám, hàm lượng đạm trong cây trồng của công thức không bón phân khoáng thấp hơn rất nhiều so với các công thức có bón phân (50,4 kg N/ha so với

khoảng 190 kg N/ha). Nguyên nhân do hàm lượng chất khô so với tổng khối lượng tươi của công thức không bón phân khoáng rất thấp (trung bình 45,4 g chất khô so với 773,1 g khối lượng tươi). Có thể

Page 91: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

91

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Hình 1. Tỷ lệ hấp thu đạm từ đất và từ phân bón trên đất xám (a) và đất phù sa (b)a b

thấy việc không cung cấp đủ lượng đạm ảnh hưởng không những tới năng suất mà còn tới chất lượng (hàm lượng chất khô trong cải bắp). Trên đất phù sa, có sự khác biệt khá rõ giữa tỷ lệ phần trăm N trong cải bắp của công thức không bón phân khoáng với các công thức có sử dụng phân khoáng. Tuy nhiên sự khác biệt này không quá lớn so với trên đất xám.

Điều này có thể do khả năng cung cấp đạm sẵn có trong đất (bằng quá trình khoáng hóa) phù sa cao hơn so với đất xám.

Tỷ lệ hấp thu đạm từ đất và từ phân bón trên hai loại đất xám và phù sa tại vùng nghiên cứu được thể hiện tại hình 1.

Biểu đồ hình 1 cho thấy rõ sự khác biệt giữa hàm lượng đạm hấp thu từ phân bón (%Ndff) so với hàm lượng đạm hấp thu từ hai loại đất (% Ndfs) của cải bắp. Đối với công thức không bón phân khoáng, toàn bộ lượng đạm cây trồng hấp thu đều được lấy từ đất, theo kết quả từ Bảng 3 thì giữa hai loại đất lượng đạm lấy được từ đất có sự khác biệt rất lớn, trung bình 50,4 kg/ha trên đất xám và 217,4 kg/ha tại đất phù sa.

Đối với các công thức có bón phân N, hàm lượng N hấp thu từ đất và từ phân bón trên từng loại đất như sau: Trên đất xám lượng N hấp thu từ phân bón tăng tỷ lệ thuận với lượng bón, tuy nhiên đối với lượng bón 220 kg N/ha và 260 kg N/ha tỷ lệ N hấp thu từ đất và từ phân bón gần như nhau (khoảng 52% từ đất và 48% từ phân bón), kết quả này cho thấy việc bón quá nhiều phân bón thì lượng phân bón hấp thu của cây trồng cũng không tỷ lệ thuận với lượng phân bón vào. Trên đất phù sa: các công thức bón phân ở mức khác nhau từ 140 đến 260 kg N/ha thì tỷ lệ đạm hấp thu từ phân bón cũng không tăng lên nhiều (24% tại mức bón 140 kg N; 27% tại mức bón 180 kg N và khoảng 29% tại mức bón 220 và 260 kg N/ha). Kết quả xử lý thống kê cho thấy không có sự khác biệt giữa lượng đạm hấp thu của các công thức bón 180; 220 và 260 kg N/ha. Cũng tương tự như trên đất xám, việc bón quá nhiều phân đạm trên đất phù sa cũng không tỷ lệ thuận với lượng phân bón cải bắp hấp thu.

Kết quả bảng 3 cũng chỉ ra rằng cùng một lượng phân bón vào đất thì trên đất xám cây trồng hút đạm

từ phân bón nhiều hơn so với trên đất phù sa. Cụ thể ở mức bón 140 kg N/ha trên đất xám tỷ lệ hấp thụ đạm từ phân bón là 42%, trên đất phù sa chỉ là 24%. Tại mức bón 180 kg N trên đất xám tỷ lệ hấp thụ đạm từ phân bón là 49%, trên đất phù sa chỉ là 27%. Tại mức bón 220 kg N/ha trên đất xám tỷ lệ hấp thụ đạm từ phân bón là 52%, trên đất phù sa chỉ là 29%. Tại mức bón 260 kg N/ha trên đất xám tỷ lệ hấp thụ đạm từ phân bón là 52%, trên đất phù sa chỉ là 29%, cần có những nghiên cứu sâu và dài hạn hơn về mối quan hệ giữa tính chất đất và khả năng hấp thụ đạm của từng loại đất khác nhau để có thể tối ưu lượng phân bón sử dụng cho cải bắp nói riêng và cây trồng nói chung.

Hình 2. Hiệu lực hấp thu đạm của các mức phân khác nhau trên đất xám và đất phù sa

Hiệu lực phân bón đạm của các mức phân bón khác nhau được thể hiện tại hình 2: Có thể thẩy rất rõ hiệu lực phân bón cho cải bắp trên đất xám cao

Acrilsol

Fluvisol

0 N 140 N 180 N 220 N 260 N

70

60

50

40

30

20

10

0

100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

00 N 140 N 180 N 220 N 260 N 0 N 140 N 180 N 220 N 260 N

100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

%NDfs

%Ndff

%NDfs

%Ndff

Page 92: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

92

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

hơn rõ rệt so với hiệu lực phân bón trên đất phù sa tại cùng một mức phân bón đạm khoáng. Hiệu lực phân bón trên đất xám dao động từ 40 - 58% và trên đất phù sa dao động từ 28 - 43%.

Trên đất xám hiệu lực hấp thu của phân bón có giá trị lớn nhất ở mức bón đạm 140 kg N; tiếp đến là các mức bón đạm 180; 220 và 260 kg N/ha. Bón nhiều phân đạm thì hiệu lực phân bón càng giảm. Có sự khác biệt giữa mức các bón đạm 140; 180 kg N/ha với các mức bón đạm 220 và 260 kg N/ha. Năng suất tăng dần ở mức bón đạm từ 0 kg N/ha đến 180 kg N/ha sau đó giảm xuống tại 220 kg N/ha; tiếp đến có xu hướng tăng ở mức phân bón 260 kg N/ha, tuy nhiên hiệu lực phân bón lại giảm dần.

Trên đất phù sa, cũng tương tự như trên đất xám, hiệu lực hấp thu N có xu hướng giảm dần khi tăng mức bón đạm. Hình 2 và bảng 3 thể hiện hiệu lực phân bón trên đất phù sa tại các mức phân bón đạm khác nhau. Giá trị năng suất của đất phù sa tăng lên khi thay đổi từ mức bón 0 lên 180 kg N/ha tuy nhiên có xu hướng giảm nhẹ tại mức bón 220 kg N/ha và tiếp tục tăng lên tại mức bón 260 kg N/ha, trong khi hiệu lực phân bón giảm dần khi tăng lượng phân bón đạm.

IV. KẾT LUẬNNăng suất của cải bắp đạt cao nhất tại mức bón

180 kg N/ha và hiệu lực phân bón đạm đạt mức cao nhất tại mức phân bón 140 kg N/ha trên hai loại đất xám và đất phù sa. Khả năng cung cấp dinh dưỡng sẵn có trên đất phù sa tốt hơn so với trên đất xám. Tỷ lệ hấp thu đạm từ phân bón tăng lên khi mức phân bón tăng lên, và khác biệt rất rõ giữa hai loại đất, từ 24 - 29% đối với đất phù sa và 42 - 52% đối với đất xám. Khi bón đạm vượt mức 220 kg N trên cả đất xám và đất phù sa thì hàm lượng đạm hấp thu từ phân bón không có sự thay đổi nhiều, trong khi đó

hàm lượng NO3- trong cải bắp tăng lên vượt mức quy

định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Để đảm bảo hiệu quả sản xuất, cũng như vệ sinh

an toàn thực phẩm, đối với giống cải bắp KK Cross cần dừng lại ở lượng bón 180N/ha và tăng thời gian giữa lần bón cuối và thời điểm thu hoạch.

LỜI CẢM ƠNNghiên cứu của bài báo được thực hiện trong

khuôn khổ dự án VIE5018 được hỗ trợ bởi Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) và Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện Thổ nhưỡng nông hóa. Nhóm tác giả xin cảm ơn sự giúp đỡ về kỹ thuật của các chuyên gia IAEA.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Bùi Quang Xuân, 1998. Ảnh hưởng của phấn bón đến

năng suất và tích lũy NO3- trong một số loại rau trên đất phù sa sông Hồng. Luận văn tiến sỹ nông nghiệp, Hà Nội.

Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2016. Ứng dụng 15N trong nâng cao hiệu quả sử dụng phân đạm tại những vùng trồng rau chính. Báo cáo tổng kết dự án.

International Atomic Energy Agency – IAEA, 2001. Use of Isotope and Radiation Methods in Soil and Water Managerment and Crop Nutrition, Vienna 2001. Training course series No 14.

Jensen L.S., Pedersen I.S., Hansen T.B., Nielsen N.E, 2000. Turnover and fate of 15N-labelled cattle slurry ammonium-N applied in the autumn to winter wheat. European Journal of Agronomy 12, 23-35.

Tien Minh Tran, Jesper Luxhoi, Lars Stoumann Jensen, 2013. Turnover of manure 15N-labelled ammonium during composting and soil application as affected by lime and superphosphate addition. Soil Science Society of America Journal 77, 190-201.

Identification of nitrogen efficiency for cabbage by using 15N-labelled in HanoiDo Trong Thang, Tran Minh Tien, Phung Thi My Hanh

AbstractThe study on identification of nitrogen efficiency for cabbage was conducted on Acrisols in Nam Hong commune, Dong Anh district and on Fluvisols in Song Phuong commune, Hoai Duc district, Hanoi. The experiment was designed in a randomized complete block with 5 treatments including 5 levels of nitrogen application (0, 140, 180, 220 and 260 kg N ha-1). 15N-labelled urea (5%) was applied in microplots in each treatments. The results showed that the cabbage yield was highest at the treatment applied 180 kg N ha-1 for both soil types (30.5 tons ha-1 in Acrisols and 44.05 tons ha-1 for Fluvisols). Nitrogen use efficiency was highest at the treatment applied 140 kg N ha-1. The N uptake of cabbage was not different between on Acrisols and on Fluvisols when applying more than 220 kg N ha-1 while nitrate (NO3

-) accumulation in cabbage product was over Vietnamese Safe Standards. The research results also indicated that reduction of N fertilizer amount combined with increase in timing of the last fertilizer application and harvesting time were necessary for highly economical efficiency and for ensuring safe cabbage products. Key words: 15N stable isotope, Acrisol, Fluvisol, nitrogen use efficiency, nitrate content, safe products

Ngày nhận bài: 13/5/2017Người phản biện: TS. Trần Đức Toàn

Ngày phản biện: 18/5/2017Ngày duyệt đăng: 29/5/2017

Page 93: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

93

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

1 Viện Thổ nhưỡng Nông hóa; 2 Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT LÀM CƠ SỞ ĐỊNH HƯỚNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN ỨNG HÒA, HÀ NỘI

Bùi Hải An1, Lê Thị Mỹ Hảo1, Nguyễn Dân Trí1, Nguyễn Thị Thoa2

TÓM TẮTKết quả điều tra, thu thập mẫu, phân tích và phân loại đất theo các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành cho thấy, đất

sản xuất nông nghiệp của huyện Ứng Hòa thuộc nhóm đất phù sa với 4 loại đất chính là đất phù sa úng nước (chiếm 47,43% diện tích điều tra), đất phù sa không được bồi (chiếm 36% diện tích điều tra), đất phù sa glây (13,31% diện tích điều tra) và đất phù sa được bồi. Chất lượng đất ở mức trung bình với các điểm hạn chế chính là khả năng tiêu thoát nước kém ở loại đất phù sa glây, độ chua cao ở một số loại và loại phụ đất. Đã đánh giá và đề xuất bố trí 4 kiểu sử dụng đất chính gồm: đất chuyên trồng lúa (trên 8.000 ha), đất lúa - màu (gần 2.000 ha), đất trồng cây ăn quả (trên 460 ha) và quy hoạch vùng trồng rau an toàn trên 825 ha.

Từ khóa: Chất lượng đất, phù sa, sử dụng đất, Ứng Hòa

I. ĐẶT VẤN ĐỀỨng Hòa là huyện thuần nông, nằm ở vùng thấp

phía Nam thủ đô Hà Nội. Huyện có địa hình đồng bằng, độ dốc theo hướng Bắc - Nam và Tây - Đông, độ cao so với mực nước biển trung bình chỉ có +1,6 m, nơi thấp nhất chỉ + 0,6 m. Với địa hình này, huyện được chia thành hai vùng: vùng ven sông Đáy có nền địa hình cao hơn và vùng nội đồng có nền địa hình thấp trũng.

Là địa phương hình thành và phát triển lâu đời trên nền phù sa được bồi đắp của hai con sông Nhuệ và sông Đáy, Ứng Hòa là địa phương có truyền thống sản xuất nông nghiệp; tập trung chủ yếu vào cây lúa (diện tích chuyên trồng lúa chiếm trên 94% diện tích đất nông nghiệp huyện) với giá trị mang lại khá thấp. Năm 2015, giá trị sản phẩm của cây hàng năm (chủ yếu là lúa) đạt bình quân 90,9 triệu đồng/ha, tính cả diện tích nuôi trồng thủy sản thì giá trị sản phẩm của 1 ha đất nông nghiệp trên địa bàn huyện năm 2015 đạt khoảng 151 triệu đồng/ha (Niên giám Thống kê huyện Ứng Hòa năm 2015). Đây là con số rất thấp nếu so với giá trị sản xuất nông nghiệp của thành phố Hà Nội (trên 230 triệu đồng/ha). Trên thực tế, mặc dù năng suất và sản lượng lúa luôn đạt mức cao nhất nhì thành phố, thu nhập bình quân đầu người của huyện (đạt 23 triệu đồng/ người năm 2015) vẫn ở mức thấp so với mặt bằng chung toàn thành phố (trung bình đạt 3.600 USD/ người - theo báo cáo của UBND thành phố tháng 12/2015). Do đó, chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành sản xuất nông nghiệp, trước mắt nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích và về lâu dài nhằm đảm bảo sản xuất nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường là một yêu cầu thực tế và cấp bách đối với huyện Ứng Hòa. Để giải quyết vấn đề này, việc đánh giá về chất lượng

và tiềm năng đất đai làm cơ sở định hướng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất hiệu quả là rất cần thiết.

Vì vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã phối hợp với Viện Thổ nhưỡng Nông hóa thực hiện nhiệm vụ thí điểm đánh giá chất lượng đất nông nghiệp huyện Ứng Hòa phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn. Đối tượng nghiên cứu của nhiệm vụ là toàn bộ diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện và các cơ cấu cây trồng, các nhóm cây trồng kèm theo. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá chất lượng đất nông nghiệp huyện và đề xuất được hướng bố trí cây trồng cụ thể phù hợp với từng loại đất trên địa bàn.

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu phân loại và đánh giá chất lượng đất trên địa bàn huyện, trên cơ sở đó đề xuất định hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất và phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứuNghiên cứu được thực hiện trên đất sản xuất

nông nghiệp thuộc địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội gắn với cơ cấu cây trồng hiện có và các cây trồng tiềm năng. Sử dụng các phần mềm thông dụng để xây dựng các loại bản đồ, gồm: MapInfo, Microstation, ArcInfo…. Các phần mềm thống kê, tính toán được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất, đánh giá chất lượng đất và đề xuất sử dụng đất như MS exel, SPSS.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứuĐã tổ chức điều tra thu thập mẫu đất, thu thập

thông tin sơ cấp và thứ cấp trên địa bàn huyện Ứng Hòa trong tháng 5 và tháng 6 năm 2016. Các nội

Page 94: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

94

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

dung phân tích đất và các hoạt động nội nghiệp khác được thực hiện tại Viện Thổ nhưỡng Nông hóa trong 6 tháng cuối năm 2016.

2.3. Nội dung nghiên cứuBài báo giới thiệu phần chính trong các nội dung

của nhiệm vụ nêu trên, giới hạn trong các công việc cụ thể sau:

(1) Xây dựng bản đồ thổ nhưỡng (bản đồ đất) tỷ lệ 1/25.000 cho đất nông nghiệp huyện Ứng Hòa;

(2) Đánh giá chất lượng đất sản xuất nông nghiệp huyện, xây dựng bản đồ chất lượng đất và

(3) Đề xuất định hướng bố trí cơ cấu cây trồng trên cơ sở đánh giá chất lượng đất, định hướng sử dụng đất của địa phương và hiệu quả kinh tế sử dụng đất. Để đưa ra phương án đề xuất sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả cần phải dựa vào nhiều yếu tố: (i) Kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất; hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường đối với các loại hình sử dụng đất chính; (ii) Mức độ thích hợp của các cây trồng với đất đai; (iii) Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội và huyện; (iv) Báo cáo

Quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2020; và (v) phong tục, tập quán canh tác của địa phương.

2.4. Phương pháp nghiên cứu Các nội dung trên được thực hiện tuân thủ các

tiêu chuẩn, quy trình hiện hành về đánh giá đất đai, xây dựng bản đồ theo TCVN 9487-2012 về xây dựng bản đồ đất tỷ lệ trung bình và lớn; TCVN 8409-2012 về quy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp phục vụ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. Các mẫu đất được thu thập, xử lý và phân tích theo các TCVN hiện hành tại phòng phân tích có chứng nhận VILAS.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả xây dựng bản đồ đất Căn cứ vào kết quả phân tích đất, kết quả điều tra

thực địa, chúng tôi đã khoanh vẽ và số hóa bản đồ đất gốc huyện Ứng Hòa tỷ lệ 1/25.000. Theo đó, trên địa bàn huyện chỉ có một nhóm đất là đất Phù sa (ký hiệu: P; tên theo FAO-UNESCO là Fluvisols); bao gồm 4 loại đất và 7 loại phụ đất (Bảng 1).

Về bản chất, đất phù sa huyện Ứng Hòa vốn được hệ thống sông Nhuệ - Đáy bồi đắp mà hình thành. Gần đây, lưu lượng và chất lượng phù sa của hệ thống sông Nhuệ - Đáy bị giảm rõ rệt do tác động thay đổi dòng tự nhiên của toàn bộ hệ thống sông Hồng và do các hoạt động của con người. Do đó, diện tích đất

phù sa được bồi giảm mạnh, đồng thời, đất trở nên chua hơn do tích lũy nhiều Al và Fe di động, lượng cation kiềm trao đổi bị rửa trôi mạnh.

Phát triển trên địa hình thấp trũng, mực nước ngầm cao; đất nông nghiệp trên địa bàn huyện chịu ảnh hưởng rõ rệt của hai quá trình glây và úng nước,

Bảng 1. Bảng phân loại đất huyện Ứng Hòa

TT Ký hiệu Tên đất Việt Nam Tên đất theo FAO-UNESCO

Diện tích (ha)

Tỷ lệ so DTĐT

Tỷ lệ so DTTN

Pg Đất phù sa glây Gleyic Fluvisols 2005,11 13,31 10,661 Pgj Đất phù sa glây, úng nước Stagnic Gleyic Fluvisol 2.005,11 13,31 10,66

Pj Đất phù sa úng nước Stagnic Fluvisols 7.147,61 47,43 37,982 Pjg Đất phù sa úng nước, glây Gleyic Stagnic Fluvisol 4.937,42 32,77 26,243 Pjc Đất phù sa úng nước, chua Dystric Stagnic Fluvisol 2.210,19 14,67 11,75

Pb Đất phù sa được bồi Anofluvic Fluvisols 491,48 3,26 2,61

4 Pba Đất phù sa được bồi, cơ giới phân dị

Geoabruptic Anofluvic Fluvisol 84,40 0,56 0,45

5 Pbe Đất phù sa được bồi, trung tính ít chua

Eutric Anofluvic Fluvisol 407,08 2,70 2,16

P Đất phù sa không được bồi Orthofluvic Fluvisols 5.424,10 36,00 28,82

6 Pc Đất phù sa không được bồi, chua

Dystric Orthofluvic Fluvisol 3.460,00 22,96 18,39

7 Pe Đất phù sa không được bồi, trung tính ít chua

Eutric Orthofluvic Fluvisol 1.964,10 13,04 10,43

Diện tích điều tra 15.068,30 100,00 80,07Tổng diện tích tự nhiên 18.818,00

Page 95: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

95

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

hình thành một diện tích lớn đất phù sa glây và đất phù sa úng nước bên cạnh hai loại đất phù sa được bồi và không được bồi.

Chiếm đến 47,43% diện tích điều tra (DTĐT) hay 37,98% tổng diện tích tự nhiên huyện (DTTN), đất phù sa úng nước phát triển trên nền địa hình thấp trũng phía trong hai con sông bao quanh huyện thuộc địa bàn các xã nội đồng. Loại đất này được chia thành hai loại phụ. Trong tổng số 7.147,61 ha đất phù sa úng nước, có 4.937,42 ha thuộc loại phụ đất phù sa úng nước, glây (chiếm 32,77% DTĐT hay 26,24% tổng DTTN); phân bố chủ yếu ở các xã Liên Bạt, Quảng Phú Cầu, Trung Tú hay Kim Đường, Đông Lỗ, Vạn Thái và Trường Thịnh. Còn lại là 2.210,19 ha đất phù sa úng nước chua, chiếm 14,67% DTĐT hay 11,75% tổng DTTN; phân bố chủ yếu ở các xã Phương Tú, Tảo Dương Văn hay Kim Đường.

Đất phù sa không được bồi chiếm diện tích lớn nhất trong 4 loại đất phù sa huyện Ứng Hòa với 5.424,10 ha, chiếm 36% DTĐT hay 28,82% tổng DTTN. Loại đất này được chia thành hai loại phụ: đất phù sa không được bồi chua, chiếm gần 2/3 diện tích loại đất với 3.460,0 ha; chiếm 22,96% DTĐT, hay 18,39% tổng DTTN, phân bố chủ yếu ở các xã Hoa Sơn, Sơn Công, Hòa Phú và Đội Bình. Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua có 1.964,1 ha, chiếm 13,03% DTĐT hay 10,44% tổng DTTN, phân bố chủ yếu ở các xã Hồng Quang, Đồng Tiến, Đại Hùng, Viên An và Đội Bình.

Đất phù sa được bồi chỉ có gần 500 ha ven sông Đáy và sông Nhuệ, chiếm 3,26% DTĐT hay 2,61% tổng DTTN, phân bố chủ yếu ở phía ngoài đê các xã Phù Lưu, Viên Nội, Hòa Xá, Hòa Phú.

Đất phù sa glây có diện tích hơn 2.000 ha, chiếm 13,13% DTĐT hay 10,66% tổng DTTN; phân bố trên địa bàn các xã trũng nhất vùng nội đồng huyện như Hòa Lâm, Minh Đức, Trầm Lộng và Đồng Tân, Trung Tú.

3.2. Chất lượng đất và biến động theo thời gianChất lượng đất ở đây được xem như một tổ hợp

của các tính chất phát sinh (loại đất), tính chất nông hóa (pHKCl, hữu cơ tổng số, đạm, lân và kali tổng số, lân và kali dễ tiêu và CEC đất) với các tính chất về không gian phân bố như địa hình tương đối, khả năng tiêu nước và thành phần cơ giới đất.

Về địa hình tương đối, khả năng tiêu thoát nước và thành phần cơ giới đất, kết quả đánh giá cho thấyđất nông nghiệp huyện Ứng Hòa phát triển trên nền địa hình thấp với 92,9% DTĐT (12.848,78 ha) có địa hình vàn thấp và khả năng tiêu thoát nước trung bình, khả năng tiêu thoát nước trung bình, còn lại 7,1% DTĐT (981,59 ha) có địa hình vàn và khả năng tiêu thoát nước tốt. Đất có thành phần cơ giới nặng (chủ yếu là thịt pha sét, chiếm 84,68% DTĐT, tương đương 11.711 ha). Như vậy, phần lớn diện tích đất nông nghiệp của huyện có địa hình thấp, khả năng tiêu thoát nước chỉ ở mức trung bình và thành phần cơ giới nặng. Các đặc tính này là hạn chế đối với nhiều cây trồng; do đó, vùng nội đồng và các khu vực trũng thấp chủ yếu chỉ có thể sử dụng cho cơ cấu hai vụ lúa hoặc lúa - cá, lúa - vịt. Huyện chỉ có một diện tích nhỏ có thể sử dụng cho các hệ thống khác như chuyên màu hoặc cây ăn quả.

Về các tính chất nông hóa tầng mặt, kết quả phân tích tầng mặt của 25 phẫu diện chính và 200 mẫu nông hóa cho thấy đất có phản ứng chua nhẹ, dung tích hấp thu trung bình. Đất giàu đạm, lân và hữu cơ tổng số nhưng lân dễ tiêu chỉ ở mức trung bình; kali tổng số và dễ tiêu cũng ở mức trung bình. Như vậy, các tính chất nông hóa cho thấy không có điểm hạn chế nào đối với cây trồng.

So sánh với các kết quả phân tích trước đây đã thực hiện trên địa bàn huyện Ứng Hòa năm 2010 của nhóm tác giả Bùi Quang Xuân (bảng 2) cho thấy, phản ứng đất có xu hướng cải thiện từ mức chua vừa lên chua nhẹ; hàm lượng đạm và cacbon tổng số tăng mạnh; lân và kali tổng số cũng tăng nhưng lân dễ tiêu giảm mạnh mặc dù kali dễ tiêu tăng khá mạnh.

Chỉ tiêu/năm 2010 2016pHKCl 4,36 - 4,75 (4,56) 5,02 - 5,69 (5,36)OC (%) 1,49 - 1,82 (1,66) 2,00 - 2,48 (2,24)N (%) 0,14 - 0,17 (0,16) 0,19 - 0,23 (0,21)P2O5ts (%) 0,08 - 0,11 (0,09) 0,12 - 0,15 (0,14)K2Ots (%) 0,84 - 1,26 (1,05) 1,04 - 1,26 (1,15)P2O5dt (mg/100g) 11,24 - 22,99 (17,12) 4,63 - 12,35 (8,49)K2Odt (mg/100g) 7,30 - 9,71 (8,50) 14,47 - 19,48 (16,98)CEC (me/100g) 13,04 - 16,56 (14,80) 10,42 - 12,09 (11,26)

Bảng 2. Biến động các tính chất nông hóa vùng Ứng Hòa từ 2010 - 2016

Ghi chú: Số liệu năm 2010 là kết quả phân tích 30 mẫu đất tầng mặt của nhóm tác giả Bùi Quang Xuân thực hiện trong năm 2010 tại huyện Ứng Hòa (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2011). Trong ngoặc đơn là giá trị trung bình.

Page 96: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

96

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Tham khảo các kết quả nghiên cứu về tính chất nông hóa đất phù sa đồng bằng sông Hồng các thời kỳ xa hơn (bảng 3) cho thấy trong ít nhất 15 năm trở lại đây, khu vực đồng bằng sông Hồng nói chung và Ứng Hòa nói riêng có sự thâm canh rất lớn, đầu tư của nông dân vào nông nghiệp cao; đặc biệt đã có chú trọng bồi dưỡng trở lại cho đất thông qua các loại phân bón hữu cơ và rơm rạ, phế phụ phẩm nông nghiệp. Do đó, hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số trong đất tăng cao.

Bảng 3. Biến động tính chất nông hóa đất phù sa sông Hồng từ 1990 - 2005

Ghi chú: (1) Số liệu năm 1990 và 2005 tính trên đất phù sa trồng lúa toàn vùng đồng bằng sông Hồng dẫn theo Nguyễn Văn Bộ và ctv. (2015).

(2) Số liệu năm 2000 dẫn theo Phạm Quang Hà và nnk, 2002 (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2002). Đây là tập hợp kết quả phân tích của 20 mẫu đất tầng mặt trong khu vực Đồng bằng sông Hồng và được phân loại là đất phù sa glây và phù sa không được bồi, chua.

3.3. Đề xuất định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Ứng Hòa

Tuân thủ quy trình đánh giá đất cấp huyện, đã xây dựng bản đồ chất lượng đất đai (bản đồ đơn vị đất đai), trong đó xác định huyện Ứng Hòa có 29 đơn vị đất đai. Trên cơ sở đối chiếu các tính chất của từng đơn vị đất đai với yêu cầu của kiểu sử dụng đất chính, các đánh giá về hiệu quả kinh tế sử dụng đất, các yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và của huyện; đã lựa chọn 4 kiểu sử dụng đất đai chính để đưa vào đánh giá thích hợp và xây dựng đề xuất sử dụng đất nông nghiệp (bảng 4).

Kết quả đánh giá thích hợp cho thấy trên 99% diện tích thích hợp cao nhất với cây lúa; với cây lạc có 46,66% diện tích thích hợp mức S1 và 53,34% diện tích thích hợp mức S2; khoảng 80% diện tích thích hợp mức S2 với cây bắp cải. Toàn bộ diện tích thích hợp ở mức S2 với cây đậu đỗ và cây ngô. Với

cây ăn quả, 12% diện tích thích hợp ở mức S1, 88% thích hợp ở mức S2.

Từ kết quả đánh giá thích hợp nêu trên, kết hợp với các đánh giá hiệu quả kinh tế và định hướng phát triển của huyện và thành phố, đã đề xuất giảm trên 2.500 ha đất chuyên lúa. Trong đó quy hoạch trên 825 ha trồng rau an toàn; tăng diện tích đất trồng cây ăn quả thêm 300 ha; lên trên 460 ha và chuyển gần 1.500 ha đất chuyên trồng lúa sang chuyên màu hoặc lúa - màu.

Bảng 4. Đề xuất sử dụng đất cho các kiểu sử dụng đất đai chính

Cụ thể, bố trí diện tích trồng rau an toàn ở vùng ven sông Đáy, có nền địa hình cao hơn, tập trung ở các xã Sơn Công, Đồng Tiến. Vùng trồng cây ăn quả cũng được mở rộng tại khu vực ven sông Đáy trên địa bàn các xã Hồng Quang, Phù Lưu, Hòa Xá, Vạn Thái, Hòa Phú... Các khu vực có nền địa hình vàn, như ở các xã vùng ven sông Đáy và một số xã vùng nội đồng, ven sông Nhuệ như Đội Bình, Hòa Phú, Đại Cường, Đông Lỗ... được bố trí cho cơ cấu lúa - màu.

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luậnTrên diện tích đất sản xuất nông nghiệp huyện

Ứng Hòa chỉ có 1 nhóm đất là đất phù sa với 4 loại đất và 7 loại phụ đất gồm: Đất phù sa glây, úng nước; Đất phù sa úng nước, glây; Đất phù sa úng nước, chua; Đất phù sa được bồi, cơ giới phân dị; Đất phù sa được bồi, trung tính ít chua; Đất phù sa không được bồi, chua và Đất phù sa không được bồi, trung tính ít chua.

Chỉ tiêu/năm 19901 20002 20051

pHKCl 5,07 4,70 - 5,04 4,58OC (%) 1,03 0,81 - 1,47 1,68N (%) 0,10 0,11 - 0,17 0,15P2O5ts (%) 0,07 0,13 - 0,14 0,10K2Ots (%) 1,60 0,25 - 1,42 1,35P2O5dt (mg/100g) - 31,2 - 46,3 -K2Odt (mg/100g) - - -CEC (me/100g) - 5,8 - 12,2 13,46

Kí hiệu

Kiểu sử dụng đất

chính

Hiện trạng (ha)

Đề xuất (ha)

Tỷ lệ (%)

RAT Rau an toàn - 825,79 7,27CAQ Cây ăn quả 165,05 464,14 4,09

LUA-M Đất lúa xen màu 474,19 1.904,10 16,77

LUC Đất chuyên trồng lúa 10.714,24 8.159,45 71,87

Tổng diện tích đất đề xuất 11.353,48 11.353,48 100,00

Tổng diện tích đất nông nghiệp 13.586,41 13.586,41 -

Page 97: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

97

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Chất lượng đất ở mức trung bình. Có 92,1% diện tích nằm trên nền địa hình vàn thấp và có khả năng tiêu thoát nước chỉ ở cấp trung bình. Đất có thành phần cơ giới nặng, 84,68% DTĐT có thành phần cấp hạt là thịt pha sét. Hàm lượng cacbon hữu cơ trung bình đến giàu, đạm tổng số trung bình, lân tổng số và dễ tiêu đều giàu, kali tổng số và dễ tiêu nghèo đến trung bình. Đất có phản ứng chua nhẹ đến gần trung tính, dung tích hấp thu trung bình. So sánh với các kết quả nghiên cứu trước đó cho thấy lân dễ tiêu và kali tổng số có xu hướng giảm mạnh trong thời gian gần đây.

Đã đề xuất 4 kiểu sử dụng đất chính, trong đó đề xuất bố trí trên 825 ha từ đất trồng lúa và màu trước kia sang trồng rau an toàn; chuyển thêm 300 ha đất trồng lúa để nâng diện tích đất trồng cây ăn quả lên trên 460 ha, chuyển gần 1.500 ha đất chuyên trồng lúa sang cơ cấu chuyên màu hoặc lúa xen màu.

4.2. Đề nghịCăn cứ vào kết quả nghiên cứu này, đề xuất thành

phố Hà Nội và các địa phương rà soát các quy hoạch ngành hiện có, bố trí sử dụng nguồn tài nguyên đất đai theo hướng tạo hiệu quả kinh tế cao nhất, sử dụng tài nguyên đất bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.

Cần có những thí nghiệm chính quy về hiệu lực và hiệu quả sử dụng các loại phân bón cho từng loại cây trồng và giống cây trồng, mùa vụ và cơ cấu cây

trồng trên các loại đất nhằm sử dụng đất có hiệu quả cao.

Đề nghị tiếp tục nghiên cứu áp dụng cho các huyện khác để tiến tới có nghiên cứu thống nhất, đồng bộ về phân loại, đánh giá thích hợp và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp của toàn thành phố.

TÀI LIỆU THAM KHẢONguyễn Văn Bộ, Bùi Hải An, Trần Minh Tiến, Hồ

Quang Đức, 2015. Xu thế biến động độ phì nhiêu đất sản xuất nông nghiệp. Hội thảo quốc gia Đất Việt Nam hiện trạng sử dụng và thách thức. NXB Nông nghiệp, Hà Nội; tr.88 - 96.

Bộ Khoa học và Công nghệ, 2012. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8409:2012 - Quy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp phục vụ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.

Bộ Khoa học và Công nghệ, 2012. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9487:2012 - Quy trình điều tra lập bản đồ đất tỷ lệ trung bình và lớn.

Chi cục Thống kê Ứng Hòa, 2016. Niên giám thống kê huyện Ứng Hòa năm 2015.

Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2002. Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn chất lượng nền môi trường đất phù sa của Việt Nam. Báo cáo đề tài trọng điểm cấp Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2011. Nghiên cứu phân loại lập bản đồ đất và đánh giá đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp huyện Ứng Hòa thành phố Hà Nội. Báo cáo đề tài KHCN cấp thành phố Hà Nội.

Assessment of soil quality for agricultural production orientation in Ung Hoa district, Hanoi

Bui Hai An, Le Thi My Hao, Nguyen Dan Tri, Nguyen Thi ThoaAbstractResults of soil survey, sampling, analysis and classification according to current Vietnamese standards show that the agricultural land of the district belongs to the alluvial soils with four main types of soil: waterlogged alluvium (accounting for 47.43% of the surveyed area), not accreted alluvial soil (accounting for 36% of the surveyed area), gleyic alluvial soil (13.31% of surveyed area) and accreted alluvial soil. The soil has medium quality with major constraints such as poor drainage in alluvial soils, high acidity in some types and sub-types of soils. Four main land use types have been evaluated and proposed, including rice specified land (over 8,000 ha), rice-vegetable land (nearly 2,000 ha), land for fruit trees (over 460 ha) and over 825 ha of land was proposed for growing safe vegetables.Key words: Alluvial, land use, soil quality, Ung Hoa district

Ngày nhận bài: 15/5/2017Người phản biện: TS. Nguyễn Văn Chiến

Ngày phản biện: 22/5/2017Ngày duyệt đăng: 29/5/2017

Page 98: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

98

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀNhãn có tên khoa học là Euphoria longana hay

Dimocarpus longan, thuộc họ Sapindaceae. Ở Việt Nam, nhãn được trồng rộng rãi khắp mọi miền đất nước, theo một số nghiên cứu thì cây nhãn được trồng lâu đời nhất ở chùa Phố Hiến thuộc xã Hồng Châu, thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên cách đây khoảng 300 năm. Từ vùng này, cây nhãn được di thực đến trồng ở hầu hết các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Hiện nay cây nhãn đã được trồng và phát triển ở các tỉnh thành miền Bắc như: Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Sơn La... Diện tích đất trồng nhãn ở nước ta hiện nay ước khoảng trên 120 nghìn ha, với năng suất bình quân đạt khoảng 5 tấn/ha, trong đó Hưng Yên được coi là tỉnh có diện tích và sản lượng đứng thứ 2 miền Bắc, với khoảng 3.700 ha đất trồng nhãn và sản lượng từ 20 đến 30 nghìn tấn quả/năm (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2017).

Nhãn là cây trồng không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất từ đất phù sa đến các loại đất đồi núi… tuy nhiên tại các vùng đất khác nhau thì chất lượng quả, cả về hình thái và chất lượng, cũng rất khác nhau (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2017). Để có cơ sở nâng cao chất lượng quả nhãn, đề tài nghiên cứu đã tiến hành lấy 120 mẫu đất và phân tích các chỉ tiêu tính chất đất để xác định đặc thù tính chất đất trồng nhãn theo TCVN, lấy 90 mẫu quả nhãn tại Hưng Yên và phân tích các chỉ tiêu chất lượng và hình thái quả nhãn để xác định đặc thù hình thái và chất lượng quả nhãn, và xác định tương quan giữa các chỉ tiêu hình thái và chất lượng quả nhãn với một số tính chất đất. Mục đích của nghiên cứu này là xác định các tính chất đất tác động đến hình thái và chất lượng quả nhãn lồng Hưng Yên.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứuLựa chọn ngẫu nhiên 90 mẫu quả nhãn lồng Hưng

Yên từ tổng thể 200 mẫu thu thập có nguồn gốc lâu đời đã được tuyển chọn qua hội thi bình tuyển và được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống nhãn lồng quốc gia và phân tích so sánh với 120 mẫu đất trồng nhãn được phân bố đều trên 01 nhóm đất phù sa.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 4/2015 đến

tháng 3/2017 tại các huyện huyện Khoái Châu, Tiên Lữ, Kim Động và thành phố Hưng Yên.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập mẫu và điều tra Thu thập thông tin nông hộ theo mẫu phiếu điều

tra; mẫu đất được lấy ở 02 tầng (0 - 20 cm, 20 - 50 cm) trên 01 loại đất chính là đất phù sa hệ thống sông Hồng.

2.3.2. Phân tích mẫuMẫu đất được phân tích theo hướng dẫn của

FAO/ISRIC và Viện Thổ nhưỡng Nông hóa năm 1998. Các chỉ tiêu phân tích gồm: Độ ẩm; thành phần cơ giới (TCVN 8562:2010); pH (TCVN 5979:2007); cacbon hữu cơ (OC%); N %; P2O5 %; K2O % (TCVN 8941:2011); P2O5 mg/100 g đất; K2O mg/100 g đất; B, Mo, Cu, Zn (mg/kg đất).

2.3.3. Phân tích mẫu quả Các chỉ tiêu hình thái sử dụng phương pháp

đếm, đo lường và trọng lượng. Các chỉ tiêu về chất lượng: Độ Brix (đo trên máy chiết quang kế đo độ Brix); đường tổng số (Bertrand); axit hữu cơ tổng số

Viện Thổ nhưỡng Nông hóa

MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍNH CHẤT ĐẤT VÀ HÌNH THÁI, CHẤT LƯỢNGQUẢ NHÃN LỒNG HƯNG YÊN

Vũ Thị Hồng Hạnh1, Trần Minh Tiến1, Vũ Mạnh Quyết1

TÓM TẮTMục đích của nghiên cứu này là nhằm xác định các tính chất đất có ảnh hưởng đến hình thái và chất lượng quả

nhãn lồng Hưng Yên. Với bộ số liệu của 120 mẫu đất vùng trồng nhãn và 90 mẫu quả nhãn thu thập được, đặc thù của các tính chất đất và các chỉ tiêu hình thái chất lượng quả nhãn đã được xác định bằng phương pháp thống kê mô tả. Đất tại vùng trồng nhãn lồng Hưng Yên là đất phù sa cổ có thành phần cơ giới từ cát pha thịt đến thịt nhẹ pha cát, đất có phản ứng trung tính, hàm lượng OC và đạm tổng số trung bình, lân tổng số và lân dễ tiêu từ trung bình đến giàu. Đặc thù của hình thái và chất lượng nhãn lồng Hưng Yên là quả to, cùi dày, vân hanh vàng, múi chồng lên nhau ở phía đỉnh quả, giòn, ngọt đậm, rất thơm, độ Brix cao, hàm lượng đường lớn. Phân tích hồi quy đa biến cho các chỉ tiêu hình thái và chất lượng quả với các tính chất đất cho thấy hàm lượng chất hữu cơ tổng số, lân dễ tiêu, lân tổng số, kali dễ tiêu, tỷ lệ cấp hạt sét, kẽm là các yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng đến chỉ tiêu hình thái và chất lượng quả.

Từ khóa: Nhãn, hồi quy tuyến tính, tính chất đất, Hưng Yên, chất lượng

Page 99: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

99

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

(Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 54 - 83: 1999); Vitamin C (Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 64 - 27 - 1: 1998); hàm lượng nước: (TCVN 43 - 26: 2001).

2.3.4. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu - Phương pháp xác định giá trị đặc thù của các

yếu tố tính chất đất, hình thái và chất lượng quả nhãn lồng Hưng Yên.

- Phương pháp xác định phương trình hồi quy đa biến giữa các yếu tố hình thái, chất lượng quả với yếu tố tính chất đất bằng phần mềm R.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc thù về thổ nhưỡng của đất trồng nhãn lồng Hưng Yên

Kết quả phân tích 120 mẫu đất tại vùng trồng nhãn của tỉnh Hưng Yên (Bảng 1) cho thấy đất trồng nhãn lồng Hưng Yên có các đặc trưng như sau:

Bảng 1. Giá trị đặc thù của các chỉ tiêu dinh dưỡng và vi lượng trong đất trồng nhãn lồng Hưng Yên

Đất trồng nhãn ở Hưng Yên là đất phù sa của hệ thống sông Hồng, có thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha thịt đến thịt nhẹ pha cát, tỷ lệ thành phần các cấp hạt chủ yếu như sau: Cấp hạt cát từ 20 - 50%, thịt từ 23 - 43% và sét từ 17 - 32%. Đất có phản ứng trung tính, giá trị pHKCl dao động trong khoảng 6,77 - 7,70; hàm lượng cacbon hữu cơ trung bình dao động từ 0,68 - 1,62 % OC; đạm tổng số trung bình từ 0,08 - 0,17% N. Lân tổng số và lân dễ tiêu trung bình đến rất giàu lần lượt từ 0,05 - 0,28% P2O5 và 4,89 - 66,55 mg P2O5/100g đất. Đất trồng nhãn lồng Hưng Yên có

hàm lượng đồng (Cu) khá cao, dao động từ 159,35 - 204,76 ppm. Hàm lượng cao của Cu trong đất trồng nhãn có thể do trong quá trình chăm bón người dân địa phương đã sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có chứa hàm lượng đồng cao.

3.2. Đặc thù về hình thái và chất lượng quả nhãn lồng Hưng Yên

Kết quả thống kê các chỉ tiêu phân tích của 90 mẫu nhãn lồng Hưng Yên để xác định tính đặc thù về hình thái và chất lượng của quả thể hiện trong bảng 2.

Bảng 2. Giá trị đặc thù của hình thái và chất lượng của nhãn lồng Hưng Yên

Kết quả cho thấy nhãn lồng Hưng Yên có đặc thù hình thái là quả tròn, đường kính và chiều cao quả không chênh lệch nhiều và có giá trị khá lớn. Trọng lượng quả dao động trong phạm vi 9,5 đến 13 g/quả với độ dày cùi khá cao, trong khi trọng lượng hạt lại khá nhỏ. Tương ứng với đó tỷ lệ phần ăn được khá lớn, trong khoảng 65 - 68% (Bảng 2). Có thể thấy rằng với số liệu đặc thù có được, hình thái của quả nhãn lồng Hưng Yên thuộc loại khá to, phần ăn được nhiều. Đánh giá về mặt cảm quan, nhãn lồng Hưng Yên cũng có những đặc trưng nổi bật như vỏ quả màu nâu sẫm, cùi màu trắng trong, giòn, vị ngọt đậm, không chua và rất thơm.

Về chất lượng quả nhãn lồng Hưng Yên, số liệu thống kê cho thấy một số chỉ tiêu chất lượng có sự vượt trội so với nhãn đối chứng. Hàm lượng chất khô khá thấp chỉ khoảng 20% trong khi Brix và hàm lượng đường tổng số của quả nhãn khá cao (Brix từ 18 - 21% và đường tổng số từ 14 - 18%). Các chỉ số này cho thấy chất lượng của nhãn rất cao.

Chỉ tiêu phân tích Đơn vị

Giá trị đặc thùNgư ỡng

d ướiNgư ỡng

trênCát % 23,74 50,98Thịt % 23,89 43,15Sét % 17,71 32,46

pHKCl 6,77 7,70OC % 0,68 1,62N % 0,08 0,17

P2O5 tổng số % 0,05 0,28K2O tổng số % 0,77 1,76P2O5 dễ tiêu mg/100g đất 4,89 66,55K2O dễ tiêu mg/100g đất 2,23 20,44

B ppm 8,63 25,57Cu ppm 159,35 204,76Zn ppm 162,53 250,25Mo ppm 5,02 15,20

Chỉ tiêu phân tích Đơn vịGiá trị đặc thù

Ngư ỡng d ưới

Ngư ỡng trên

Trọng lượng quả g/quả 9,45 13,28Chiều cao quả mm 24,05 27,56Đường kính quả mm 25,68 29,43Độ dày cùi mm 4,24 5,75Trọng lượng hạt g/quả 1,74 2,46Tỷ lệ phần ăn được % 64,71 68,39Độ Brix % 17,70 20,89Hàm lượng chất khô % 18,34 22,00Hàm lượng Axit % 0,08 0,12Đường tổng số % 13,95 17,58

Vitamin C mg/100g dịch quả 44,89 59,43

Page 100: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

100

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

3.3. Ảnh hưởng của tính chất đất đến hình thái và chất lượng quả nhãn lồng

3.3.1. Ảnh hưởng của tính chất đất đến hình thái quả nhãn lồng Hưng Yên

Trong nghiên cứu này, một số tính chất đất (các biến độc lập trong bảng 1) được lựa chọn để xem xét mối quan hệ của chúng với các chỉ tiêu hình thái và chất lượng quả (biến phụ thuộc trong bảng 2). Vì có nhiều tính chất đất được đưa vào xem xét, nên trước hết cần tìm mối liên hệ của tất cả các biến độc lập, để phân tích xem có thể loại bỏ được các biến không ảnh hưởng nhiều tới hàm tuyến tính xác định biến phụ thuộc hay không (Tô Cẩm Tú, 1992). Kết quả cho thấy hàm lượng tỷ lệ cấp hạt cát mịn và cấp hạt thịt có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ với nhau. Do vậy, chỉ cần sử dụng một trong hai biến này trong phân tích hồi quy đa biến. Trong phân tích này, tỷ lệ cấp hạt thịt và cấp hạt sét được lựa chọn. Tương tự như vậy, hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số cũng có tương quan, nên cũng loại bỏ giá trị đạm tổng số trong quá trình xác định hồi quy tuyến tính (Hình 1).

Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến giữa 6 chỉ tiêu hình thái quả (trọng lượng quả, đường

kính quả, chiều cao quả, trọng lượng hạt, độ dày cùi và tỷ lệ phần ăn được) với 12 chỉ tiêu tính chất đất (độ ẩm; tỷ lệ cấp hạt thịt; pH; cacbon hữu cơ; lân tổng số và dễ tiêu; kali tổng số và dễ tiêu; B, Mo, Cu và Zn được thể hiện ở bảng 3.

Hình 1. Tương quan giữa các yếu tố dinh dưỡng đa và vi lượng trong đất trồng nhãn

Bảng 3. Kết quả phân tích hồi quy đa biến giữa các chỉ tiêu hình thái quả với hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất

Ghi chú: Thit: Hàm lượng cấp hạt thịt trong đất (%); Set: Hàm lượng cấp hạt sét trong đất (%); OC: Hàm lượng hữu cơ tổng số trong đất (%); P2O5 ts: Hàm lượng lân tổng số trong đất (%); K2O ts: Hàm lượng kali tổng số trong đất (%); P2O5 dt: Hàm lượng lân dễ tiêu trong đất (mg/100g đất); K2O5 dt: Hàm lượng kali dễ tiêu trong đất (mg/100g đất); B, Cu, Mo, Zn: Hàm lượng Bo, đồng, molipden và kẽm trong đất (ppm).

(***): Trị số giá xác suất P có giá trị từ 0-0,001; (**):Trị số giá xác suất P có giá trị từ 0,001-0,01; (*): Trị số giá xác suất P có giá trị từ 0,01- 0,05; (-):Trị số giá xác suất P có giá trị > 0,1; R2: Hệ số tương quan bội; HQ: Hệ số hồi quy ước lượng được.

Tính chất đất

Hình thái quảTrọng lượng

quảĐường kính

quảChiều cao

quảTrọng lượng

hạtĐộ dày

cùiTỷ lệ phần

ăn đượcHQ 12,0990 27,573 26,0543 2,2933 3,75863 67,2693Thit - - - - -0,01264 -Set -0,0911* -0,0522 -0,0495 -0,01757* - -pHKCl - - - - - -OC 1,5664** 1,2108* 1,0625* -0,28605* -0,35276** -0,6151*P2O5 ts -5,6113** -3,9790* -4,1041* -0,49292 - -K2O ts - - - - - -P2O5 dt 0,0127 0,0175 0,0137* - 0,00525** -K2O dt 0,0302 - - - - -B - - - - -0,01975 -Cu - - - - 0,00787 -Zn - - - - - -Mo - - - - - -R2 0,17 0,16 0,13 0,11 0,16 0,02

Page 101: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

101

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Các yếu tố được xem xét trong bảng gồm hệ số hồi quy của từng tính chất đất với chỉ tiêu hình thái quả, hệ số xác định tương quan bội R2 của mô hình và các mức ý nghĩa của trị số xác suất p (Nguyễn Văn Tuấn, 2007). Hệ số hồi quy của từng tính chất cho biết trung bình của biến độc lập (hình thái quả) sẽ tăng/giảm bao nhiêu đơn vị khi tính chất đất đó tăng/giảm 1 đơn vị (các tính chất khác giữ nguyên không đổi). Hệ số xác định bội R2 có giá trị từ 0-1. Giá trị R2 càng cao cho thấy mối liên hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập càng chặt chẽ. Các tính chất đất có ý nghĩa thống kê là các tính chất có ảnh hưởng đến hình thái quả. Mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào mức ý nghĩa thống kê.

Kết quả ở bảng 3 cho thấy các chỉ tiêu hình thái quả có mối liên hệ kém chặt chẽ với tính chất đất, hầu hết trong các phân tích đều có kết quả hệ số tương quan bội khá nhỏ. Một số tính chất đất có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu hình thái đặc thù quả nhãn, bao gồm: Hàm lượng hữu cơ (OC), lân dễ tiêu (P2O5 dt), lân tổng số (P2O5 ts) và tỷ lệ cấp hạt sét. Hàm lượng các chất vi lượng trong đất như Bo (B) và Đồng (Cu) cũng ảnh hưởng đến hình thái quả, tuy không rõ rệt. Đối với trọng lượng quả, yếu tố dinh dưỡng của đất có ảnh hưởng lớn là OC, hàm lượng OC càng cao thì quả có trọng lượng càng lớn. Các yếu tố khác như lân tổng số, tỷ lệ cấp hạt sét cũng ảnh hưởng tới trọng lượng quả (Bảng 3). OC cũng là yếu tố chính tác động tích cực đến đường kính

và chiều cao của quả nhãn, trong khi P2O5 dt có ảnh hưởng tích cực đến độ dày cùi và chiều cao quả. Với trọng lượng hạt, tỷ lệ cấp hạt sét, OC và P2O5 ts có giá trị càng cao thì trọng lượng hạt càng nhỏ.

3.3.2. Ảnh hưởng giưa tính chất đất đến chất lượng quả nhãn lồng Hưng Yên

Thông qua phân tích hồi quy tuyến tính đa biến tương tự như đã phân tích cho các chỉ tiêu về hình thái quả nêu trên đã xác định được các yếu tố trong phương trình hồi quy tuyến tính đa biến giữa chất lượng nhãn lồng Hưng Yên với một số tính chất đất (Bảng 4).

Kết quả ở bảng 4 cho thấy chất lượng nhãn lồng Hưng Yên (độ Brix, hàm lượng đường tổng số, vitamin C, axit, chất khô) bị ảnh hưởng chủ yếu bởi các tính chất đất như: Lân dễ tiêu, kali dễ tiêu, lân tổng số, tỷ lệ cấp hạt sét và hàm lượng kẽm. Lân dễ tiêu và kẽm là yếu tố tác động tích cực đến độ Brix trong thịt quả. Đất chứa nhiều kẽm có xu hướng cho quả có chất lượng tốt hơn. Hàm lượng axit trong dịch quả dường như không chịu ảnh hưởng của các tính chất đất. Kẽm cũng tác động tỷ lệ thuận đến hàm lượng đường tổng số và tỷ lệ chất khô của quả. Tỷ lệ cấp hạt sét trong đất trồng nhãn càng cao thì độ Brix và hàm lượng đường tổng số càng nhỏ. Như vậy nếu nhãn có chất lượng hơn, nên trồng nhãn tại những vùng đất có tỷ lệ cấp hạt sét không quá cao.

Bảng 4. Kết quả phân tích hồi quy đa biến giữa các chỉ tiêu chất lượng quả với hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất

Tính chất đấtChất lượng quả

Độ Brix Hàm lượng đường tổng số

Hàm lượng Vitamin C Hàm lượng Axit Chất khô

HQ 18,2037 19,7445 72,6207 - 18,7842Thit 0,03198 - - - 0,0555**Set -0,05946* -0,03661 - - -0,0674*pHKCl - -0,80855 -2,7669 - -OC - - - - -P2O5 ts 2,56176** 3,69166 - - -K2O ts - 0,61734 - - -P2O5 dt -0,01693 -0,01565** -12,9831 - -0,0137**K2O dt - -0,02794 0,1844* - -B - - - - -Cu - - - - -Zn 0,00781* 0,01034* - - 0,0079.Mo - - - - -R2 0,19 0,25 0,09 - 0,18

Page 102: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

102

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận- Kết quả phân tích 120 mẫu đất thu thập tại vùng

trồng nhãn lồng Hưng Yên cho thấy rằng, đất tại khu vực nghiên cứu có thành phần cơ giới từ cát pha thịt đến thịt nhẹ pha cát, đất có phản ứng trung tính, hàm lượng OC và đạm tổng số trung bình, lân tổng số và lân dễ tiêu từ trung bình đến giàu. Các tính chất đất này khá tốt cho cây nhãn sinh trưởng và phát triển.

- Phân tích đặc thù hình thái và chất lượng quả của 90 mẫu quả cho thấy nhãn lồng Hưng Yên có hình thái quả khá to, phần ăn được có tỷ lệ lớn. Quả hình tròn, vỏ quả màu nâu sẫm, cùi màu trắng trong, giòn, ngọt đậm, không chua, không chát và rất thơm. Chất lượng của quả nhãn rất cao với độ Brix cao, hàm lượng đường tổng số lớn, hàm lượng chất khô thấp.

- Hình thái quả nhãn lồng Hưng Yên (trọng lượng quả, đường kính quả, chiều cao quả, độ dày cùi và trọng lượng hạt) bị ảnh hưởng chủ yếu bởi một số tính chất đất như hàm lượng cacbon hữu cơ, tỷ lệ cấp hạt sét, lân tổng số và lân dễ tiêu, kali dễ tiêu. Trong khi đó, các tính chất đất gồm lân tổng

số, lân dễ tiêu, kali dễ tiêu và hàm lượng kẽm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng quả nhãn lồng Hưng Yên (độ Brix, hàm lượng đường tổng số, vitamin C, axit, chất khô).

4.2. Đề nghịCần có những nghiên cứu thực nghiệm chi tiết

hơn về ảnh hưởng của các tính chất đất đến hình thái và chất lượng quả nhãn, qua đó có biện pháp bổ sung các thiếu hụt về dinh dưỡng trong đất để đảm bảo đặc thù về hình thái cũng như chất lượng nhãn lồng Hưng Yên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam, TCVN 9487:2012. Quy

trình điều tra, lập bản đồ đất tỷ lệ trung bình và lớn. Nguyễn Văn Tuấn, 2007. Phân tích số liệu và tạo biểu đồ

bằng R. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Tô Cẩm Tú, 1992. Phân tích số liệu nhiều chiều. Giáo trình

cao học nông nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 1998. Sổ tay phân tích đất,

nước, phân bón. Nhà xuất bản Nông nghiệp.Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2017. Xây dựng và quản

lý chỉ dẫn địa lý Hưng Yên cho sản phẩm nhan lồng của tỉnh Hưng Yên. Báo cáo tổng kết dự án, Hà Nội.

Relationship between soil characteristics and longan fruit morphology and quality in Hung Yen province

Vu Thi Hong Hanh, Tran Minh Tien, Vu Manh QuyetAbstractThis study aims to examine the soil properties which affected the quality of “Lồng” longan in Hung Yen province. From 120 soil samples and 90 longan fruit samples were collected, the specific characteristics of soil and longan fruit were identified by applying descriptive statistics. Soils in research area are mainly old alluviums with medium texture, medium OC and N in total, and medium to high K2O in total and P2O5 in available. Longan fruit in Hung Yen is characterized by the thick flesh with crisp, sweet taste, overlayed at the top, good flavour and high Brix level, high sugar content. Multiple linear regression analysis of relationship between soil properties and quality of longan fruit in Hung Yen province showed that morphology and quality of the longan fruit were affected by proportion of clay, contents of organic carbon, total and available phosphorus, available potassium, and zinc in soils.Key words: Dimocarpus longan, linear regression, soil properties, Hung Yen province, quality

Ngày nhận bài: 12/5/2017Người phản biện: PGS. TS Hồ Quang Đức

Ngày phản biện: 20/5/2017Ngày duyệt đăng: 29/5/2017

Page 103: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

103

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀCam là cây ăn quả đặc sản của huyện Cao Phong,

tỉnh Hòa Bình với tập đoàn giống đa dạng (Xã Đoài Cao, Xã Đoài Lùn, CS1, Cam Canh, V2...) thích nghi với điều kiện sinh thái và có chất lượng tốt. Địa danh “Cao Phong” gắn liền với bản sắc Mường độc đáo, các di tích văn hóa - lịch sử và phong cảnh đẹp... đã trở thành tên gọi hàng hóa cho sản phẩm cam. Vùng sản xuất được hình thành từ năm 1960 để xuất khẩu theo Hiệp định cho các nước Đông Âu (1970 - 1980), bị chặt bỏ giai đoạn 1980 - 1990, dần phục hồi trong thời kỳ 1990 - 2010 nhưng lại rơi vào tình trạng “được mùa mất giá, mất mùa được giá”. Trước thực trạng này, giải pháp xây dựng chỉ dẫn địa lý “Cam Cao Phong”, quản lý và nâng cao chất lượng đã đem lại hiệu quả tích cực. Bài viết này giới thiệu kết quả nghiên cứu - phát triển nông sản theo tiếp cận chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm cam Cao Phong.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứuMẫu quả cam các giống Xã Đoài Cao, Xã Đoài

Lùn, CS1, cam Canh tại các địa điểm khác nhau của huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình

Mẫu quả cam các giống cam Xã Đoài tại Nghệ An và Hà Giang, mẫu quả cam giống cam Canh tại Hưng Yên...

Mẫu đất tại các địa điểm khác nhau tại huyện Cao Phong

Số liệu khí tượng tại huyện Cao Phong từ năm 1990 đến năm 2013.

Bản đồ đất và bản đồ địa hình của huyện Cao Phong.

2.2. Phương pháp nghiên cứuPhương pháp chuyên gia xác định các yếu tố ảnh

hưởng đến sinh trưởng của cây và chất lượng của sản phẩm.

Điều tra PRA xác định các dấu hiệu địa lí có quan hệ với chất lượng đặc thù của sản phẩm và chuẩn hóa lại quy trình sản xuất (FAO, 2010).

Đánh giá định tính và định lượng theo các tiêu chuẩn và quy chuẩn của Việt Nam để xác định chất lượng đặc thù của sản phẩm.

Chuỗi giá trị xác định cơ hội và thách thức thị trường của sản phẩm chỉ dẫn địa lý.

Quản lý chất lượng nhằm duy trì sự phát triển bền vững của nông sản

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Quá trình phát triển của cam “Cao Phong”Nông trường Cao Phong ra đời năm 1960 dựa

trên đối tượng sản xuất chính là cây cam, trồng tại thị trấn Cao Phong và xã Tây Phong. Quá trình phát triển cam của huyện Cao Phong được tóm tắt như sau: Phát triển tập trung giai đoạn 1970 - 1980 với sản lượng 3.000 tấn/năm chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Đông Âu, khủng hoảng và bị thay thế bằng các cây trồng khác giai đoạn 1980 - 1990, khôi phục sản xuất sau những năm 1990 (Bùi Kim Đồng, 2014). Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ và giá bán không ổn định (10.000 - 14.000 đồng/kg) nên cam chưa thực sự trở thành cây trồng hàng hóa thế mạnh của huyện.

1 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Nông nghiệp (CASRAD) - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm

TÁC ĐỘNG CỦA BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HÀNG HÓA CỦA CAM CAO PHONG TỈNH HÒA BÌNH

Bùi Kim Đồng1, Trịnh Văn Tuấn1

TÓM TẮTXây dựng thương hiệu cho nông sản là một trong những giải pháp ổn định đầu ra của sản xuất nông nghiệp trong

bối cảnh toàn cầu hóa (WIPO, 2010). Từ một vùng cam được hình thành trong những năm 1960, phát triển nhờ thị trường Đông Âu cũ, rơi vào khủng hoảng khi Liên xô cũ sụp đổ. Chỉ dẫn địa lý đã vực dậy cây “Cam Cao phong” thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, cây trồng mũi nhọn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đây chính là phương thức sản xuất nâng cao chất lượng và định vị nông sản trên thị trường. Xây dựng và phát triển chỉ dẫn địa lý cho “Cam Cao Phong” là cách tiếp cận phát triển bền vững cho các nông sản đặc sản của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung trong nền kinh tế hội nhập sâu rộng. Mặt khác, Chỉ dẫn địa lý cũng đặt người sản xuất và các cơ quan quản lý nhà nước trước những thách thức mới.

Từ khóa: Chỉ dẫn địa lý, chất lượng đặc thù, điều kiện địa lý, cơ hội, thách thức, quản lý và khai thác chỉ dẫn địa lý

Page 104: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

104

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Đến năm 2011, sản phẩm cam của “Cao Phong” đã khẳng định được vị thế trên thị trường tại ngay nơi xuất xứ (cam Xã Đoài tại Vinh, cam canh tại Hà Nội) hoặc những vùng sản xuất cạnh tranh như Hưng Yên, Bắc Giang... với giá bán tương đương (Bảng 2).

Diện tích trồng cam tăng mạnh, từ 840 ha năm 2010 đến gần 1.000 ha năm 2012 và trên 1.200 ha năm 2014, sản lượng 8.000 - 12.000 tấn/năm. Cam trở thành cây trồng có hiệu quả kinh tế cao nhất, thu nhập trung bình 300 - 400 triệu đồng/ha đối với giống Xã Đoài và 700-800 triệu đồng/ha với giống cam Canh và là sản phẩm chiến lược phục vụ Chương trình xây dựng nông thôn mới (Bùi Kim Đồng, 2014).

Quá trình phát triển trên dẫn tới địa danh “Cao Phong” gắn với sản phẩm cam trở thành tài sản công và công cụ phát triển thị trường cần được chia sẻ cho cả cộng đồng sản xuất.

Bảng 2. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm cam của Cao Phong

Nguồn: Điều tra thị trường cam Cao Phong - CASRAD, 2013

3.2. Xây dựng chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong

3.2.1. Xác định chất lượng đặc thù của sản phẩmSo với một số sản phẩm cùng loại được trồng ở

các địa phương khác như Nghệ An,, Hà Giang, Hưng Yên và Bắc Giang), cam “Cao Phong” có năng suất và chất lượng tương đối ổn định (Bảng 3).

Bảng 1. Diện tích trồng cam của huyện Cao Phong năm 2007

Bảng 3. Chất lượng cảm quan, cơ lý và sinh hóa của cam Cao Phong

Nguồn: Số liệu phân tích năm 2013

Nguồn: Điều tra của CASRAD, 2010

Vùng sản xuất Đất nông nghiệp(ha)

Đất trồng cam Phân theo đối tượng trồng (ha)Diện tích (ha) % so với đất NN Nông trường Nông dân

Cao Phong 711 438,2 61,63 435,2 3,0Tây Phong 458,5 53,0 11,56 53,0  0Bắc Phong 1100 17,6 1,60  0 17,6Dũng Phong 447 2,5 0,56  0 2,5Tân Phong 370 3,0 0,81  0 3,0Đông Phong 466,23 11,0 2,36  0 11,0Tổng 3552,73 525,3 12,25 488,2 37,1

Cam Xã Đoài Cam Canh

Thị trường Tỷ trọng (%) Thị trường Tỷ trọng

(%)Vinh 47Tại chỗ 33 Tại chỗ 30Hà Nội 13 Hà Nội 20Hưng Yên, Bắc Giang 7 Hưng Yên,

Bắc Giang 50

Tiêu chí CS1 Xã Đoài lùn Xã Đoài cao Cam Canh

Các chỉ tiêu cảm quan

Vỏ quả và tép màu vàng đậm; mùi thơm đặc trưng, mọng nước, vị ngọt đậm

Mọng nước, thơm

Mọng nước, thơm, quả hình cầu đều

hơi lồi về cuối

Vỏ nhẵn và mỏng;

mọng nướcKhối lượng quả (g) 233,75 ± 22,1 237,51 ± 32,7 255,78 ± 28,9 219,67 ± 20,8Đường kính quả (mm) 74,17 ± 6,73 75,32 ± 4,61 77,51 ± 6,52 80,12 ± 3,57Chiều cao quả (mm) 74,01 ± 5,2 75,52 ± 4,82 80,12 ± 5,17 55,05 ± 6,72Tỷ lệ ăn được (%) 75,52 ± 2,3 72,56 ± 1,9 73,21 ± 3,1 78,19 ± 3,2Đường kính/ cao quả 1,00 ± 0,81 0,99 ± 0,72 0,96 ± 0,61 1,45± 0,71Độ Brix (0Br) 13,01 ± 0,36 12,21± 0,18 11,78± 0,41 8,82± 0,24Vitamin C (mg/100g) 39,87 ± 2,41 41,23 ± 4,51 39,17 ± 4,19 22,79 ± 3,142Chất khô (%) 11,27 ± 0,41 10,34 ± 0,23 10,52 ± 0,36 13,87 ± 0,22Đường tổng số (%) 7,43 ± 0,11 7,15 ± 0,24 7,01 ± 0,17 7,28 ± 0,15Axit hữu cơ (%) 0,538 ± 0,016 0,538 ± 0,016 0,562 ± 0,012 0,401± 0,011Gluxit (%) 6,18 ± 0,16 6,27 ± 0,32 6,21 ± 0,21 7,32 ± 0,39

Page 105: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

105

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

Cam Xã Đoài của “Cao Phong” có hàm lượng đường tổng số thấp hơn “Cam Vinh” nhưng cao hơn “Cam Hà Giang” nhưng Độ Brix lại cao hơn cam của 2 vùng này. Về cảm quan, Cam “Cao Phong” có mẫu quả đẹp hơn và mùi thơm mạnh hơn.

Cam Canh của “Cao Phong” có mẫu quả, mùi thơm, Độ Brix và Đường tổng số vượt trội so với sản phẩm của Hưng Yên hoặc Bắc Giang...

Bộ tiêu chuẩn chất lượng đặc thù này chính là cơ sở để đăng ký chỉ dẫn địa lý cũng như quản lý chất lượng sản phẩm.

3.2.2. Xác định quan hệ giưa các yếu tố địa lý và chất lượng đặc thù của sản phẩma) Giống

- Cam Xã Đoài “Cao Phong” có nguồn gốc từ giống cam Xã Đoài - Nghệ An (Bùi Kim Đồng, 2014), trồng tại Cao Phong từ năm 1963 và có 2 dòng theo kiểu hình (cao và lùn). Các dòng này vẫn duy trì được các đặc tính chất lượng cơ bản của giống gốc và tốt hơn chút ít về độ Brix, mùi thơm.

- Cam CS1 “Cao Phong” được chọn cá thể từ giống cam Xã Đoài có một số tính trạng mới: vỏ quả và tép màu vàng đậm (giống gốc màu vàng cam), ngọt và chín sớm hơn. Cam CS1 còn có tên gọi khác là cam lòng vàng.

- Cam Canh “Cao Phong” có nguồn gốc từ giống cam Canh (xã Vân Canh). b) Đặc thù địa hình

Vùng cam “Cao Phong” có địa hình đồi núi thoải hình bát úp thoát nước tốt, độ dốc <120 chuyển tiếp giữa vùng cao và vùng thấp hạn chế xói mòn nên thích hợp cho cam phát triển (Hình 1).

Hình 1. Địa hình vùng cam Cao Phong

c) Đặc thù khí hậu- Vùng cam “Cao Phong” có nhiệt độ thấp nhất

15,5 - 170C (tháng 12 - tháng 3) và cao nhất (tháng

5 - tháng 7) đều nhỏ hơn 300C và không có tháng nào có nhiệt độ nguy kịch đối với cam (<12,50C hoặc >400C). Nhìn chung thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển cây cam

- Nhiệt độ vùng cam “Cao Phong” luôn thấp hơn các vùng cam khác khoảng 10C, biên độ nhiệt ngày đêm cao hơn nên quá trình biến đổi tinh bột thành đường thuận lợi hơn, cam Cao Phong có vị ngọt và ít chua hơn so với vùng phụ cận.

Hình 2. Đặc điểm khí hậu vùng cam Cao Phong

d) Đặc thù thổ nhưỡngĐất trồng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cam

Cao Phong (Hội Khoa học Đất Việt Nam, 1996), là điều kiện cơ bản để xác định khu vực chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm; (Hình 3).

Hình 3. Đặc điểm thổ nhưỡng vùng cam Cao Phong

- Cam Cao Phong chỉ duy trì được chất lượng đặc thù khi trồng trên các đồi thấp và tương đối bằng phẳng thoát nước tốt, đất Feralit phát triển trên đá macma axit có màu vàng nâu dày trên 1,2 m hoặc đất Feralit phát triển trên đá vôi có màu vàng nâu nhạt dày trên 1,3 m (Bùi Kim Đồng, 2014).

Page 106: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

106

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

- Đất tương đối giàu dinh dưỡng, P2O5 tổng số 0,32 ± 0,06 (%); K2O tổng số 0,86 ± 0,1 (%); Ca++ 4,75 ± 1,4 (lđl/100 gđ); Mg++ 1,2 ± 0,3 (lđl/100 gđ) và ít chua pHKCL 5,62 ± 0,4.

- Thành phần cơ giới đất không quá chặt, không quá xốp nên tiêu và giữ nước tốt, cụ thể: sét 15 %, limon 23,92% và cát 30,52 %. e) Đặc thù về mực nước ngầm

- Tiềm năng nước ngầm ở Cao Phong tương đối dồi dào, có thể khai thác ở độ sâu quanh 20 m, nước có chất lượng tốt. Vùng cam “Cao Phong” có tầng đất hữu hiệu dày trên 1 m nên khả năng giữ nước rất tốt.

- Vùng “cam Vinh” bị ảnh hưởng của khí hậu nóng và mùa khô thiếu nước nên độ Brix của cam Vinh thấp hơn cam Cao Phong. f) Kỹ thuật sản xuất

- Tại Cao Phong, phân hữu cơ hoai mục được duy trì định kỳ ở mức cao trong suốt quá trình canh tác (lót 40 - 60 kg/cây, sau thu hoạch >80 kg/cây/vụ).

- Phòng trừ sâu bệnh hại được tiến hành thường xuyên và kịp thời. Nhiều vùng cam khác của Việt Nam dễ bị mắc bệnh Greening (chất lượng quả kém, cây chết hàng loạt). Vùng cam Cao Phong gần như không đáng kể.

- Cam Cao Phong được trồng từ cây ghép, cây thấp, dễ chăm sóc và nhanh cho thu hoạch. Tầng đất mặt dày trên > 1m, tơi xốp tạo điều kiện cho cây có bộ rễ bám sâu và vững chắc (ghép mắt với gốc ghép là cây bưởi rừng với các giống Xã Đoài, hoặc bưởi Diễn đối với giống cam Canh).

- Một số vùng cam của Việt Nam sử dụng cây giống chiết có bộ rễ nông, không phù hợp với loại đất có tầng mặt sâu, khó kiểm soát được sâu bệnh hại đặc biệt là bệnh Greening, Tristeza ...g) Khu vực chỉ dẫn địa lý “Cao Phong”

Khu vực chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” (Hình 4) gồm: thị trấn Cao Phong, Xã Tây Phong, Xã Bắc Phong, Xã Dũng Phong, Xã Tân Phong và Xã Thu Phong của huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình, diện tích 3552,73 ha, hệ tọa độ 20o38’-20o47’ N và 105o16’15’’- 105o23’30’’ E, độ cao trung bình 300 m so với mực nước biển, địa hình bát úp, dốc < 150, khí hậu cận nhiệt đới. Đất thuộc các nhóm đất Feralit phát triển trên đá vôi, có màu vàng nâu nhạt hoặc xám, phân bố trên các chân núi đá vôi, giữ ẩm và thoát nước tốt, giàu mùn, tầng đất hữu hiệu trên 120 cm.

Hình 4. Khu vực chỉ dẫn địa lý “Cam Cao Phong”

3.3. Hiệu quả của chỉ dẫn địa lý và quản lý thương hiệu cam “Cao Phong”

Xây dựng thành công chỉ dẫn địa lý, quản lý chất lượng sản phẩm và khai thác thị trường đã mang lại những kết quả tích cực ban đầu cho cam Cao Phong, cụ thể:

- Quy mô sản xuất hàng hóa đã mở rộng, sản phẩm được đa dạng hóa và rải vụ cao. Diện tích trồng cam tăng từ 1200 ha năm 2014 lên 1700 ha năm 2015, sản lượng đạt gần 20.000 tấn. Từ chỗ chưa chú trọng đến sản xuất an toàn, năm 2016 cam Cao Phong đã có 170 ha được công nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap và phấn đấu đạt 100% diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn này vào năm 2020.

- Chỉ dẫn địa lý đã góp phần làm tăng giá trị của sản xuất cam. Năm 2011, giá bán tại vườn đối với cam Xã Đoài bình quân khoảng 6.000 đ/kg, nhưng từ năm 2014 (bảo hộ) đến năm 2016 luôn duy trì ở mức cao và ổn định 25.000 - 30.000 đ/kg. Cam trở thành cây trồng có hiệu quả kinh tế cao nhất của huyện và cho thu nhập trung bình 200 - 300 triệu đồng/ha (trước khi bảo hộ) lên 500 - 700 triệu đồng/ha (sau bảo hộ). Nhiều hộ trồng cam có thu nhập từ 1 - 10 tỷ đồng/năm.

- Từ chỗ chỉ là nông sản địa phương ít người biết đến, Cam Cao Phong đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng miền Bắc. Thị trường tiêu thụ Cam Cao Phong đang được mở rộng tại miền Bắc và bắt đầu vươn tới các tỉnh phía Nam. Năm 2016, “Cam Cao Phong” trở thành thương hiệu được ưa chuộng của người Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.

Page 107: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

107

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

- Kênh tiêu thụ được đa dạng và chuyên nghiệp hóa. Một số doanh nghiệp lớn tham gia phân phối: Công ty Cổ phần Incomex tại thị trường Hà Nội; Công ty Hapro tại thị trường Hà Nội, các tỉnh miền Bắc và xúc tiến một số chợ đầu mối phía Nam. Việc phân phối “Cam Cao Phong” online trở nên phổ biến tại thị trường Hà Nội.

3.4. Các thách thức của cam Cao Phong mang chỉ dẫn địa lý

Nhiều nông sản của Việt Nam được bảo hộ chỉ dẫn địa lý nhưng không phát huy được hiệu quả. Đây cũng chính là mối lo ngại đối với cam “Cao Phong” sau khi được bảo hộ vào năm 2014, cụ thể:

- Những sản phẩm cùng loại sử dụng tên gọi thương mại “Cam Cao Phong” đã xuất hiện trên thị trường.

- Trước năm 2014, “Cam Cao Phong” bán tại Vinh phải sử dụng tên gọi “Cam Vinh”, hoặc phải luân chuyển vòng từ Cao Phong đến Vinh để về Hà Nội (Hình 5). Chỉ dẫn địa lý liệu có trở thành công cụ quảng bá để người tiêu dùng biết đến sản phẩm cam Cao Phong nhiều hơn, tạo cơ hội mở rộng thị trường và quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa?

- Chất lượng đặc thù chính là ưu thế cạnh tranh của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý trên thị trường (Vincent et al., 2003). Nếu không quản lý tốt, chất lượng cam Cao Phong có thể suy giảm do các nguyên nhân sau:

+ Người sản xuất vì lợi nhuận có thể sử dụng các dấu hiệu chỉ dẫn địa lý cho cả những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn, hoặc sử dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất không hợp lý làm thay đổi chất lượng. Điều này sẽ kéo theo giảm lượng người tiêu dùng.

+ Chất lượng đặc thù của cam Cao Phong chỉ duy trì được khi trồng tại vùng bảo hộ. Nếu mở rộng ngoài khu vực này, tính đồng đều về chất lượng đặc thù sẽ suy giảm.

- Thách thức về sử dụng và bảo vệ chỉ dẫn địa lý vì các hành vi gian lận thương mại diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc. Nguy cơ hàng giả, hàng nhái cam Cao Phong đã sảy ra:

+ Chính những người sản xuất hoặc thương lái trong vùng sản xuất sử dụng các dấu hiệu chỉ dẫn địa lý cho những sản phẩm không phải là cam Cao Phong hoặc những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn chất lượng.

+ Thương hiệu “Cam Cao Phong” bị các nhà thương mại không trung thực lạm dụng, tạo ra nạn hàng giả/hàng nhái. Năm 2016, tên gọi thương mại “Cam Cao Phong” đã bị một số tư thương khai thác.

3.5. Quản lý chỉ dẫn địa lý cam Cao PhongTrước những thách thức trên, quản lý chỉ dẫn địa

lý và chất lượng cam “Cao Phong” đã và đang từng bước giải quyết, cụ thể:

- Năm 2015, huyện đã thành lập Ban quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý Cao Phong, Ban kiểm soát chỉ dẫn địa lý và Hội những người trồng cam. Xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý, gian lận thương mại trên địa bàn. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tuân thủ nghiêm các quy định. Quản lý hoạt động cấp phát tem cho các tổ chức, cá nhân này.

- Quản lý chặt từ giống, quy trình kỹ thuật, chất lượng VietGap, an toàn vệ sinh thực phẩm, thuốc bảo vệ thực vật... trong sản xuất. Kết quả, tất cả trên 300 hộ kinh doanh cam tại thị trấn Cao Phong đã ký cam kết không kinh doanh sản phẩm không rõ nguồn gốc và được giám sát thường xuyên việc thực hiện cam kết này.

- Phối hợp với công an, quản lý thị trường của tỉnh Hòa Bình ngăn chặn các loại cam từ nơi khác trà trộn với cam Cao Phong để tiêu thụ tại địa phương, đặc biệt là thời điểm cuối vụ

- Liên kết với một số doanh nghiệp lớn để tạo chuỗi tiêu thụ sản phẩm chính gốc (Công ty Hapro, Incomex...), quy hoạch xây dựng chợ đầu mối (2,3 ha) trong đó có các kho bảo ôn để chứa cam để thu gom tập trung.

- Năm 2015, đẩy mạnh việc quảng bá và xúc tiến thương mại cho sản phẩm: Lễ hội cam Cao phong hàng năm kết hợp với khai thác du lịch sinh thái (kiến trúc Mường truyền thống, di tích lịch sử - văn hóa, cao nguyên xanh...), Ngày hội cam Cao Phong tại Hà Nội, xây dựng trang web...

- Quy hoạch vùng sản xuất cam, rải vụ hợp lý, không mở rộng diện tích trồng cam Cao Phong ngoài vùng bảo hộ chỉ dẫn địa lý (phấn đấu ổn định khoảng 1.700 ha…), sử dụng có chọn lọc các loại phân bón và chế phẩm sinh học phù hợp.

Tuy nhiên, việc quản lý chỉ dẫn địa lý ngoài tỉnh Hòa Bình hiện vẫn chưa có các giải pháp khả thi.

Page 108: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technologyvaas.org.vn/Upload/Documents/So 5-2017/So 5.pdf · 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of

108

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017

IV. KẾT LUẬNViệc xây dựng chỉ dẫn địa lý gắn với quản lý chất

lượng sản phẩm và phát triển thị trường là cách tiếp cận tích cực đã góp phần đưa cây cam thực sự trở thành cây ăn quả sản xuất hàng hóa qui mô lớn có hiệu quả kinh tế cao, định hướng quy hoạch sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Kết quả nghiên cứu và chuyển giao trên là những thành công bước đầu. Để phát triển bền vững cây cam và khai thác các giá trị của chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” trước những có hội mới, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Người sản xuất cần tiếp tục tuân thủ quy trình kỹ thuật đã được chuẩn hóa, chỉ sản xuất tại vùng địa lý được xác định (trên các đồi thấp và tương đối bằng phẳng, có độ cao 300 m so với mực nước biển, độ dốc < 100, đất Feralit phát triển trên đá macma axit có màu vàng nâu dày trên 1,2 m, hoặc đất Feralit phát triển trên đá vôi, có màu vàng nâu nhạt, thoát nước tốt, dày trên 1,2 m...)

- Không mở rộng diện tích trồng cam Cao Phong ngoài vùng bảo hộ chỉ dẫn địa lý nhằm duy trì danh tiếng và chất lượng của sản phẩm, hạn chế

những tác động tiêu cực của thị trường tiêu thụ (cung vượt cầu).

- Ngoài các giải pháp về kỹ thuật, cần hoàn thiện mô hình quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý chỉ dẫn địa lý và khai thác thị trường. Tiếp tục hỗ trợ người sản xuất quảng bá và giới thiệu sản phẩm tại các thị trường tiềm năng.

TÀI LIỆU THAM KHẢOBùi Kim Đồng, 2014. Báo cáo tổng kết đề tài “Xây dựng

chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Sở KH&CN Hòa Bình. 99 trang.

Hội Khoa học Đất Việt Nam, 1996. Đất Việt Nam. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 171 trang.

Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO), 2010. Linking people, places and products, Second edition, 184 pages.

Vincent E., P. Mauguin, F. Roncin, 2003. L’appellation d’origine contrôlée est-elle un outil de gestion des paysages. INAO, France.

World Intellectual Property Organization, 2010. World Intellectual Property Indications. WIPO Publication, No. 941 (E), 145 pages.

Study on impact of geographically protected indication on commercial production of orange cultivated in Cao Phong, Hoa Binh province

Bui Kim Dong, Trinh Van TuanAbstractTrademark registration for agricultural products is considered as one of the solutions closely related to agricultural commodity business in the context of the economic globalization. Orginated from a production area in the 1960s, Cao phong orange was mainly exported to former Eastern European markets which then fell into a crisis with the collapsion of former Soviet Union in the decades of 1980. Cao Phong orange production have been recently developped and become a commercially concentrated area in Vietnam. That was considerably resulted from the registration of Geographical indication regarding as a key factor for development of local economy in terms of improving product quality and consumption as well. It is obvious that the establishment and development of geographical indication "Cao Phong orange" is not only of good approach for the agricultural product commercialization but is also considered as a challenge facing to orange producers and managers that needs to be accordingly solved.Key words: Geographical indications, characteristics, quality, geographic conditions, opportunities, challenges

Ngày nhận bài: 3/4/2017 Người phản biện: GS.TS. Vũ Mạnh Hải

Ngày phản biện: 10/4/2017 Ngày duyệt đăng: 24/4/2017