vẬn chuyỂn cÁc chẤt trong cÂy -...

9
1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG Hi thi sáng to - tlàm thiết bdy hc và thiết kế bài ging e-Learning năm học 2016 2017 ------------------ Bài giảng e-learning: BÀI 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY Môn Sinh hc /Lp 11 Thông tin tác gi: Giáo viên Nguyn Hoàng Minh Huy Email: [email protected] Điện thoi liên lc: 0916.363.646 Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyn HIn Địa chcông tác: Số/Đường Hàm Nghi /Phường: Bình Khánh /Thành phLong Xuyên, tnh An Giang. Tháng 01/2017

Upload: phungcong

Post on 29-Aug-2019

230 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/31__Thuyet_minh15.pdfMôn Sinh học /Lớp 11 Thông tin tác giả: Giáo viên Nguyễn

1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG Hội thi sáng tạo - tự làm thiết bị dạy học và thiết kế

bài giảng e-Learning năm học 2016 – 2017

------------------

Bài giảng e-learning:

BÀI 2:

VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY

Môn Sinh học /Lớp 11

Thông tin tác giả: Giáo viên Nguyễn Hoàng Minh Huy

Email: [email protected]

Điện thoại liên lạc: 0916.363.646

Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn HIền

Địa chỉ công tác: Số/Đường Hàm Nghi /Phường: Bình Khánh

/Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Tháng 01/2017

Page 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/31__Thuyet_minh15.pdfMôn Sinh học /Lớp 11 Thông tin tác giả: Giáo viên Nguyễn

2

Phần nội dung

STT Nội dung trình chiếu Mục đích và ý

tưởng thiết kế

Slide 1: trình bày mục

tiêu bài giảng

Slide 2: giới thiệu bài

giảng

Giáo viên thực hiện:

NGUYỄN HOÀNG MINH HUY

Đơn vị:

Trường THPT NGUYỄN HIỀN

Giới thiệu bài

học mới

Slide 3: tính huống sử lý

Chuyện gì đã xảy ra cho lá bắp cải và hoa cúc

Chuyện gì đã xảy ra cho lá bắp cải và hoa cúc

Đưa ra tình

huống ứng dụng

để định hướng

sự tìm tòi

Slide 4: giới thiệu 2 dòng

vận chuyển trong cây Trong cây có 2 dòng vận chuyển:

+ Dòng mạch gỗ (Dòng đi lên)

+ Dòng mạch rây (Dòng đi xuống)

Giới thiệu 2

dòng vận

chuyển trong

cây, cung cấp 2

khái niệm dòng

mạch gỗ và

dòng mạch rây

Slide 5: cấu tạo dòng

mạch gỗ 1. Cấu tạo của mạch gỗ:Gồm 2 loại: quản bào và mạch ống

I. Dòng mạch gỗ:1. Cấu tạo của mạch gỗ:Gồm 2 loại: quản bào và mạch ống

I. Dòng mạch gỗ:

Con đường của dòng mạch gỗ trong cây

Cấu tạo mạch gỗ

và đường vận

chuyển của

mạch gỗ trong

cây

Slide 6: thành phần dịch

mạch gỗ

I. Dòng mạch gỗ:

2. Thành phần của dịch mạch gỗ:

+ Nước, muối

khoáng và các chất

biến đổi ở rễ

Cung cấp thông

tin thành phần

dịch mạch gỗ

Page 3: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/31__Thuyet_minh15.pdfMôn Sinh học /Lớp 11 Thông tin tác giả: Giáo viên Nguyễn

3

Slide 7: độnglực đẩy

dòng mạch gỗ 3. Động lực đẩy dòng mạch gỗ:

Nhờ 3 động lực:

I. Dòng mạch gỗ:

Áp suất rễ

Lực liên kết

Lực hút

3. Động lực đẩy dòng mạch gỗ:

Nhờ 3 động lực:

I. Dòng mạch gỗ:

Áp suất rễ

Lực liên kết

Lực hút+ Áp suất rễ (động lực đầu dưới) tạo ra sức đẩy

nước từ dưới lên.

+ Lực hút do thoát hơi nước ở lá (động lực đầu

trên).

+ Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau

và với thành mạch gỗ dòng vận chuyển liên

tục từ rễ lên lá.

Thể hiện rõ sự

di chuyển dòng

mạch gỗ trong

cây, qua đó hình

thành 3 động lực

giúp dòng mạch

gỗ vận chuyển

từ dưới rễ lên

tán lá của cây

Slide 8: giới thiệu dòng

mạch rây

II. Dòng mạch rây:

Mạch gỗ Mạch gỗ Mạch râyMạch rây

giới thiệu dòng

mạch rây

Slide 9: cấu tạo dòng

mạch rây

Tế bào kèm

Tế bào rây

Bản rây

Nhân

II. Dòng mạch rây:

1. Cấu tạo: gồm tế bào rây và tế bào kèm

Giúp học sinh

hiểu được cấu

tạo tế bào rây và

tế bào kèm

thông qua hình

ảnh

Slide 10: thành phần dịch

mạch rây

II. Dòng mạch rây:

2. Thành phần dịch mạch rây:

Là các sản phẩm được

đồng hóa ở lá:

+ Saccarôzơ, axit amin…..

+ Một số ion khoáng được

sử dụng lại

Học sinh phải

hiểu nhựa cây là

dòng mạch rây,

trog đó thành

phần dịch mạch

rây gồm những

chất gì là chủ

yếu.

Slide 11: động lực dòng

mạch rây

II. Dòng mạch rây:

3. Động lực dòng mạch rây: Là sự chênh lệch ápsuất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơquan chứa (rễ)

Dòng mạch gỗ

Dòng mạch rây

Tế bào nguồn

Tế bào

chứa

Sự

lưu

thông

giữa

Mạch

gỗ và

Mạch rây

Giúp hiểu được

động lực dòng

mạch rây

Slide 12: phim minh họa

Giúp hệ thống

lại kiến thức

dòng vận

chuyển trong

cây

Page 4: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/31__Thuyet_minh15.pdfMôn Sinh học /Lớp 11 Thông tin tác giả: Giáo viên Nguyễn

4

Slide 13: so sách mạch gỗ

và mạch rây Mạch gỗ Mạch rây

Cấu tạo

Thành phần dịch

Động lực

+ Là những tế bào chết

+ Thành tế bào có chứa lignin

+ Các tế bào nối với nhau thành những ống dài từ rễ lên lá

+ Nước, muối khoáng và các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ

Là sự phối hợp của 3 lực:

+ Áp suất rễ

+ Lực hút do thoát hơi nước ở lá

+ Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với vách tế bào mạch gỗ

+ Là những tế bào sống, gồm ống rây và tế bào kèm

+ Các ống rây nối đầu với nhau thành những ống dài đi từ lá xuống rễ.

Là các sản phẩm được đồng

hóa ở lá:+ Saccarôzơ, axit amin…..+ Một số ion khoáng được sử dụng lại

Là sự chênh lệch áp suất thẩm

thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ)

Giúp khắc sâu

lại kiến thức hai

dòng vận

chuyển là mạch

gỗ và mạch rây

trong cây

Slide 14: ứng dụng THÔNG QUA BÀI HỌC NÀY CHÚNG

TA CÓ THỂ ỨNG DỤNG ĐƯỢC GÌ

TRONG CUỘC SỐNG ?

Slide 15: phim minh họa

Giúp gợi ý một

hướng vận dụng

lại kiến thức

dòng vận

chuyển trong

cây trong thực tế

trang trí

Slide 16: câu hỏi 1 điều nào sau đây giúp phân biệt giữa sự vận chuyển trong mạch gỗ và trong mạch rây

ĐÚNG RỒI - bấm vào bất cứ chổ nào để tiếp tục

RẤT TIẾC SAI RỒI - bấm vào bất cứ chổ nào để tiếp tục

You answered this correctly!

Your answer:

The correct answer is:You did not answer this question

completelyEm phải trả lời câu hỏi trước mới tiếp tục đi tiếp

Chấp nhậnChấp nhận Làm lạiLàm lại

A) mạch gỗ chuyển vận theo hướng từ dưới lên trên, mạch rây thị ngược lại

B) vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn trong mạch rây thì không

C) quá trình thoát hơi nước có trong mạch rây, còn trong mạch gỗ thì không

D) Mạch rây chứa nước và các chất khoáng, mạch gỗ chứa các chất hữu cơ

Củng cố phân

biệt dòng mạch

gỗ và mạch rây

Slide 17: câu hỏi 2 Động lực đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác là:

ĐÚNG RỒI - bấm vào bất cứ chổ nào để tiếp tục

RẤT TIẾC SAI RỒI - bấm vào bất cứ chổ nào để tiếp tục

You answered this correctly!

Your answer:

The correct answer is:You did not answer this question

completelyEm phải trả lời câu hỏi trước mới tiếp tục đi tiếp

Chấp nhậnChấp nhận Làm lạiLàm lại

A) sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ)

B) lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.

C) lực đẩy (áp suất rễ).

D) lực hút do thoát hơi nước ở lá.

Củng cố động

lực dòng mạch

rây

Slide 18: câu hỏi 3 những chìa khóa nào sau đây giải thích về sự vận chuyển nước trong mạch gỗ?

ĐÚNG RỒI - bấm vào bất cứ chổ nào để tiếp tục

RẤT TIẾC SAI RỒI - bấm vào bất cứ chổ nào để tiếp tục

You answered this correctly!

Your answer:

The correct answer is:You did not answer this question

completelyEm phải trả lời câu hỏi trước mới tiếp tục đi tiếp

Chấp nhậnChấp nhận Làm lạiLàm lại

A) Thoát hơi nước, lực liên kết giữa các phân tử nước và áp suất rễ

B) Lông hút, nồng độ cation, thoát hơi nước.

C) Thoát hới nước, sức căn bề mặt, sự ứ giọt ở lá cây

D) Thoát hơi nước, lớp cutin, thế nước

Củng cố động

lực dòng mạch

gỗ

Page 5: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/31__Thuyet_minh15.pdfMôn Sinh học /Lớp 11 Thông tin tác giả: Giáo viên Nguyễn

5

PHẦN KẾT LUẬN.

Trên đây là toàn bộ bản thuyết minh cho bài giảng E- Learning của tôi. Trong bài giảng chúng

tôi đã khai thác các nội dung, phương pháp dạy học như: giảng giải, trực quan, phân tích, thực hành,

..v..v

Qua cách học này đã tạo cho các em hứng thú học tập. Các em nắm bắt được bài học một cách

dễ dàng, các em có thể học bất cứ lúc nào. Hình thức học này mang tính chất mở, thoải mái thông

qua hình ảnh, phim minh họa cũng như các câu hỏi trắc nghiệm được đánh giá bằng điểm số giúp

học sinh tư duy và ghi nhớ bài tốt hơn. Qua sự hướng dẫn của giáo viên các em có thể tự tìm tòi và

khai thác kiến thức.

Để bài giảng của nhóm chúng tôi được tốt hơn nữa chúng tôi rất mong được sự góp ý, đánh giá

về chuyên môn và công nghệ để chúng tôi có thể xây dựng một bài giảng điện tử hay hơn, hiệu quả

hơn nữa.

Xin chân thành cảm ơn!

Long Xuyên, 20 tháng 01 năm 2017

Người thực hiện

Nguyễn Hoàng Minh Huy

Slide 19: câu hỏi 4 Câu nào sau đây là không chính xác.

ĐÚNG RỒI - bấm vào bất cứ chổ nào để tiếp tục

RẤT TIẾC SAI RỒI - bấm vào bất cứ chổ nào để tiếp tục

You answered this correctly!

Your answer:

The correct answer is:You did not answer this question

completelyEm phải trả lời câu hỏi trước mới tiếp tục đi tiếp

Chấp nhậnChấp nhận Làm lạiLàm lại

A) Chất hữu cơ được tổng hợp ở lá 1 phần được dự trữ ở rễ, củ, quả.

B) Áp suất rễ gây ra hiện tượng ứ giọt ở lá cây.

C) Dịch mạch gỗ chỉ vận chuyển theo chiều từ dưới lên.

D) thoát hơi nước ở lá là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ.

Củng cố nâng

cao

Page 6: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/31__Thuyet_minh15.pdfMôn Sinh học /Lớp 11 Thông tin tác giả: Giáo viên Nguyễn

6

PHẦN THÔNG TIN VỀ TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://www.youtube.com/watch?v=LQ03xIkLLQU

2. https://www.youtube.com/channel/UCAh4D6ZpBkZ0WlBz3sFFuBw

3. https://www.youtube.com/channel/UCbxbwh7MV5YOJ2HMzAu2zDg

4. http://www.differencebetween.info/difference-between-xylem-and-phloem

5. Sách giáo khoa sinh học 11, NXB giáo dục, 2007, Nguyễn Thành Đạt.

Page 7: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/31__Thuyet_minh15.pdfMôn Sinh học /Lớp 11 Thông tin tác giả: Giáo viên Nguyễn

7

GV: Nguyễn Hoàng Minh Huy

Đơn vị: trường THPT Nguyễn Hiền

TUẦN 01 - Tiết 2

Bài 2: QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Mô tả được cấu tạo của cơ quan vận chuyển.

- Thành phần của dịch vận chuyển.

- Động lực đẩy dòng vật chất di chuyển.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

3. Thái độ: Tích cực học tập, bảo vệ và chăm sóc cây xanh.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Hình 1.3, bài e-learning ,Máy chiếu.

2. Học sinh: SGK, đọc trước bài học.

III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng vận chuyển của mạch gỗ và

mạch gây.

IV. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức lớp: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ: (5p)

- GV treo sơ đồ hình 1.3, yêu cầu 1 HS lên chú thích các bộ phận cũng như chỉ ra con đường

xâm nhập của nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ?

- Nêu sự khác biệt giữa hấp thụ nước và các muối khoáng? Giải thích vì sao các loài cây trên

cạn không sống được trên đất ngập mặn

3. Bài mới:

TG Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức cơ bản

15p

* Hoạt động 1: Tìm hiểu dòng mạch

gỗ.

GV: đưa tình huống lá bắp cải và hoa

cúc trắng cho vào lọ thủy tinh có chứa

nước màu thực phẩm, sau thời gian

các lá đã đổi màu, chuyện gì đã xảy

ra?

HS: Quan sát clip, nghiên cứu thông

tin SGK → trả lời câu hỏi.

GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận:

trong cây có 2 dòng vận chuyển, bao

gồm dòng vận chuyển lên (dòng mạch

gỗ) và dòng vận chuyển đi xuống

(dòng mạch rây).

GV: Giới thiệu cấu tạo mạch gỗ- Hãy

nêu thành phần của dịch mạch gỗ?

GV: Hãy cho biết nước và các ion

khoáng được vận chuyển trong mạch

gỗ nhờ những động lực nào?

HS: nghiên cứu mục 3 → trả lời câu

hỏi.

I. DÒNG MẠCH GỖ

trong cây có 2 dòng vận chuyển, bao

gồm dòng vận chuyển lên (dòng mạch

gỗ) và dòng vận chuyển đi xuống (dòng

mạch rây).

1. Cấu tạo của mạch gỗ. - gồm các tế bào chết được chia thành 2

loại: quản bào và mạch ống.

2. Thành phần của dịch mạch gỗ.

Thành phần chủ yếu gồm: Nước, các

ion khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu

cơ được tổng hợp ở rễ.

Page 8: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/31__Thuyet_minh15.pdfMôn Sinh học /Lớp 11 Thông tin tác giả: Giáo viên Nguyễn

8

TG Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức cơ bản

15p

GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận

(đồng thời chiếu slide) ở rễ, nước và

muối khoáng luôn có khuynh hướng

đi vào rễ tạo ra một lực gọi là áp suất

rễ; ở thân, ca1cpha6n tử nước liện kết

với nhau và liên kết với với thành

mạch gỗ hình thành nên một lực là lực

liên kết; ở tán lá, tán lá thướn xuyên

thoát hơi nước ra ngoài làm tán lá

luôn thiếu nước tạo một lực là lực hút.

3 lực này giúp dòng mạch gỗ di

chuyển từ dưới lên tán lá.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu dòng mạch

rây.

GV: Mô tả hình của mạch rây, mạch

gỗ từ quan sát kính hiển vi điện tử và

mô hình lại 2 loại mạch này.

GV: điểm khác biệt nào về cấu tạo

giữa mạch gỗ và mạch rây

HS: Quan sát side và thông tin SGK

để trả lời.

GV: Nhận xét, bổ sung → kết

luận:Mạch rây gồm các tế bào sống,

không rỗng được chia thành 2 loại: Tb

ống rây và tb kèm.

GV: trên tán lá tạo ra các sản phẩm

gì?

HS: Nghiên cứu thông tin SGK → trả

lời câu hỏi.

GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận:

đó chính là thành phần dịch mạch rây

gồm: Saccarozo, các axit amin,

vitamin, hoocmon thực vật, ATP…

một số ion khoáng sử dụng lại

GV: dòng mạch rây di chuyển như thế

nào trong cây?

HS: Nghiên cứu thông tin SGK → trả

lời câu hỏi.

GV: nhận xét, bổ sung → kết luận: Là

sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa

cơ quan nguồn và các cơ quan chứa

GV: Từ đó nêu điểm khác nhau giữa

dòng mạch gỗ và dòng mạch dây?

HS: Thảo luận nhóm để trả lời.

GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận.

3. Động lực đẩy dòng mạch gỗ

- Lực đẩy(Áp suất rễ).

- Lực hút do thoát hơi nước ở lá.

- Lực liên kết giữa các phân tử nước với

nhau và với thành mạch gỗ.

II. DÒNG MẠCH RÂY

1. Cấu tạo của mạch rây - Mạch rây gồm các tế bào sống, không

rỗng được chia thành 2 loại: Tb ống rây

và tb kèm.

2. Thành phần của dịch mạch rây.

Dịch mạch rây gồm:

- Đường saccarozo( 95%), các aa,

vitamin, hoocmon thực vật, ATP…

- Một số ion khoáng sử dụng lại, nhiều

kali làm cho mạch rây có pH từ 8.0-8.5.

3. Động lực của dòng mạch rây.

- Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu

giữa cơ quan nguồn (lá: nơi tổng hợp

saccarôzơ)có áp suất thẩm thấu cao và

các cơ quan chứa( rễ, hạt: nơi saccarôzơ

được sử dụng, dự trữ) có áp suất tháp

hơn.

4. Củng cố: (5p)

Page 9: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/31__Thuyet_minh15.pdfMôn Sinh học /Lớp 11 Thông tin tác giả: Giáo viên Nguyễn

9

- Chúng ta có thể vận dụng vào cuộc sống những gì? GV chiếu slide 1 đoạn phim minh họa làm

một hoa hồng có nhiều màu sắc

- Trắc nghiệm:

5. Dặn dò: (2p)

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Đọc thêm: “Em có biết” và đọc trước bài 3.

- Làm thí nghiệm sau quan sát hiện tượng và giải thích.

- Thí nghiệm: Lấy 1 bao polyetilen trắng bao quanh 1 cành nhỏ có lá của cây trồng trong chậu

hoặc ngoài vườn rồi cột miệng bao lại, để 1 ngày sau đó quan sát.

GIÁO VIÊN BỘ MÔN

Nguyễn Hoàng Minh Huy