bÀi : ai ĐÃ ĐẶt tÊn cho dÒng sÔng -...

17
1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG Hi thi sáng to - tlàm thiết bdy hc và thiết kế bài ging e-Learning năm học 2016 2017 ------------------ Bài ging e-Learning: BÀI : AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG ? HOÀNG PHNGỌC TƯỜNG Môn NGVĂN /Lp 12 Thông tin tác gi: Giáo viên Nguyn Hoàng Hng Châu Email: [email protected] Điện thoi liên lc: 0918.457.280 Đơn vị công tác: Trường THPT chuyên Thoi Ngc Hu Địa chcông tác: S5B/Đường Tôn Đức Thng /Phường: MBình /Thành phLong Xuyên, tnh An Giang. Tháng 01/2017

Upload: trinhquynh

Post on 29-Aug-2019

235 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG Hội thi sáng tạo - tự làm thiết bị dạy học và thiết kế

bài giảng e-Learning năm học 2016 – 2017

------------------

Bài giảng e-Learning:

BÀI :

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO

DÒNG SÔNG ? HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

Môn NGỮ VĂN /Lớp 12

Thông tin tác giả: Giáo viên Nguyễn Hoàng Hồng Châu

Email: [email protected]

Điện thoại liên lạc: 0918.457.280

Đơn vị công tác: Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu

Địa chỉ công tác: Số 5B/Đường Tôn Đức Thắng /Phường: Mỹ Bình

/Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Tháng 01/2017

2

Phần nội dung

STT Nội dung trình chiếu Mục đích và ý

tưởng thiết kế

Slide 1:

Trang bìa

Trang bìa

Slide 2:

Tư liệu về tên dòng sông

Tư liệu về tên

dòng sông

Slide 3:

Thông tin địa lý và giá trị

sông Hương

Thông tin địa lý

và giá trị sông

Hương

Slide 4:

Giới thiệu bài học

Giới thiệu bài

học

Slide 5:

Giới thiệu bài học

Slide 6:

Giới thiệu bài học

Slide 7:

Giới thiệu bài học

Slide 8:

Giới thiệu bài học

3

Slide 9:

Giới thiệu bài học

Slide 10

Đọc hiểu Tiểu dẫn, phần

tác giả

Hướng dẫn HS

Đọc hiểu Tiểu

dẫn, phần tác giả

Slide 11:

Đọc hiểu Tiểu dẫn, phần

tác phẩm

Hướng dẫn HS

Đọc hiểu Tiểu

dẫn, phần tác

phẩm

Slide 12:

Bố cục bài kí

Giới thiệu bố

cục bài kí

Slide 13:

Câu hỏi

Hướng dẫn HS

tìm hiểu ý nghĩa

nhan đề bài kí

Slide 14:

Câu hỏi

Hướng dẫn HS

tìm hiểu hình

tượng trung tâm

của tác phẩm

Slide 15:

Đọc hiểu văn bản:

Vẻ đẹp sông Hương ở

thượng nguồn

Giúp HS cảm

nhận: Sông

Hương- bản

trường ca của

rừng già

Slide 16:

Đọc hiểu văn bản:

Vẻ đẹp sông Hương ở

thượng nguồn

Giúp HS cảm

nhận: Sông

hương- Cô gái

Digan

Slide 17:

Đọc hiểu văn bản:

Vẻ đẹp sông Hương ở

thượng nguồn

Giúp HS cảm

nhận: Sông

Hương- bà mẹ

phù sa

4

Slide 18:

Sơ kết

Hướng dẫn HS

Sơ kết sông

Hương ở thượng

nguồn

Slide 19:

Sơ kết

Slide 20:

Sông Hương ở ngoại vi

thành phố Huế

Giúp HS cảm

nhận vẻ đẹp

Sông Hương ở

ngoại vi thành

phố Huế Slide 21:

Hình ảnh minh họa

Slide 22:

Hình ảnh minh họa

Slide 23:

Phim minh họa

Giúp HS cảm

nhận vẻ đẹp

Sông Hương ở

ngoại vi thành

phố Huế qua vẻ

đẹp thứ nhất:

Người gái đẹp

giữa cánh đồng

Châu Hóa qua

chuyển động,

sắc nước, sức

sống

Slide 24:

Sông Hương ở ngoại vi

thành phố Huế

Slide 25

Sông Hương ở ngoại vi

thành phố Huế

Slide 26

Sông Hương ở ngoại vi

thành phố Huế

5

Slide 27

Vẻ đẹp trầm mặc cổ kính

Giúp HS cảm

nhận vẻ đẹp

Sông Hương ở

ngoại vi thành

phố Huế qua vẻ

đẹp thứ hai: Vẻ

đẹp trầm mặc cổ

kính

Slide 28

Vẻ đẹp trầm mặc cổ kính

Slide 29

Vẻ đẹp trầm mặc cổ kính

Slide 30

Vẻ đẹp trầm mặc cổ kính

Hướng dẫn HS

Sơ kết về vẻ đẹp

trầm mặc cổ

kính của sông

Hương Slide 31

Sơ kết về vẻ đẹp trầm

mặc cổ kính của sông

Hương

Slide 32

Sơ kết về vẻ đẹp trầm

mặc cổ kính của sông

Hương

Slide 33

Sông Hương xuôi dần về

Huế

Chuyển ý sang

vẻ đẹp sông

Hương ở Huế

Slide 34

Phim minh họa

Giúp HS cảm

nhận vẻ đẹp

sông Hương khi

đến thành phố

Huế Slide 35

Sông Hương khi đến

thành phố Huế

Slide 36

Sông Hương khi đến

thành phố Huế

6

Slide 37: Hình ảnh minh

họa

Sông Hương khi đến

thành phố Huế

Slide 38: Hình ảnh minh

họa

Sông Hương khi đến

thành phố Huế

Slide 39

Sông Hương khi rời thành

phố Huế

Giúp HS cảm

nhận vẻ đẹp

sông Hương khi

rời thành phố

Slide 40

Sơ kết : Sông Hương khi

đến thành phố Huế

Giúp HS sơ kết

chung phần 2.1

Slide 41

Câu hỏi củng cố

Hướng dẫn HS

Sơ kết phần 2.1

Slide 42

Vẻ đẹp sông hương trong

cảnh sắc văn hóa nghệ

thuật: Âm nhạc

Giúp HS hiểu vẻ

đẹp sông hương

trong cảnh sắc

văn hóa nghệ

thuật: các

phương diện: âm

nhạc, đời

thường, thi ca.

Slide 43

Vẻ đẹp sông hương trong

cảnh sắc văn hóa nghệ

thuật: Đời thường

Slide 44

Vẻ đẹp sông hương trong

cảnh sắc văn hóa nghệ

thuật: Thi ca

Slide 45

Vẻ đẹp sông Hương khi

gắn với lịch sử

Giúp HS cảm

nhận vẻ đẹp

sông Hương khi

gắn với lịch sử

Slide 46

Hình ảnh minh họa

7

Slide 47

Sơ kết vẻ đẹp sông

Hương trong lịch sử

Sơ kết vẻ đẹp

sông Hương

trong lịch sử

Slide 48

Sơ kết vẻ đẹp sông

Hương trong lịch sử

Slide 49

Câu hỏi tìm hiểu bài

Giúp HS hiểu

được hình ảnh

cái tôi của tác

giả trong bài kí

Slide 50

Hình tượng cái tôi tác giả

Slide 51

Đặc sắc nghệ thuật

Hướng dẫn học

sinh khái quát

Đặc sắc nghệ

thuật của tác

phẩm.

Slide 52

Câu hỏi Tổng kết

Hướng dẫn học

sinh nêu ý Tổng

kết

Slide 53

Câu hỏi Tổng kết

Slide 54

Câu hỏi luyện tập

Củng cố nâng

cao

Slide 55

Lời cám ơn

Lời cám ơn

8

PHẦN KẾT LUẬN.

Trên đây là toàn bộ bản thuyết minh cho bài giảng E- Learning của tôi. Tôi sử dụng phần mềm

Adobe Presenter 10.0 và soạn trên Windows 10. Trong bài giảng chúng tôi đã khai thác các nội

dung, phương pháp dạy học như: giảng giải, trực quan, phân tích, v..v

Qua cách học này đã tạo cho các em hứng thú học tập. Các em nắm bắt được bài học một cách

dễ dàng, các em có thể học bất cứ lúc nào. Hình thức học này mang tính chất mở, thoải mái thông

qua hình ảnh, phim minh họa cũng như các câu hỏi trắc nghiệm được đánh giá bằng điểm số giúp

học sinh tư duy và ghi nhớ bài tốt hơn. Qua sự hướng dẫn của giáo viên các em có thể tự tìm tòi và

khai thác kiến thức.

Để bài giảng của chúng tôi được tốt hơn, chúng tôi rất mong được sự góp ý, đánh giá về chuyên

môn và công nghệ để chúng tôi có thể xây dựng một bài giảng điện tử đạt hiệu quả cao.

Xin chân thành cảm ơn!

Long Xuyên, 10 tháng 02 năm 2017

Người thực hiện

Nguyễn Hoàng Hồng Châu

9

PHẦN THÔNG TIN VỀ TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. www.google.com.vn/search?q=hình+ảnh+về+sông+hương&espv=2&biw=1920&bih

2. http://saigonecho.net/index.php/phat-thanh/17238-phim-tai-lieu-song-huong-tap-1-su-tich-

dong-song

3. https://www.youtube.com/watch?v=EH-0WmEpcWA

4. https://www.youtube.com/watch?v=rXG_XfOe5_A

5. http://www.thivien.net/T%E1%BA%A3n-%C4%90%C3%A0/Ch%C6%A1i-

Hu%E1%BA%BF/poem-KH-KPggUm_pw8qHob3DXsw

6. http://www.thivien.net/Cao-B%C3%A1-Qu%C3%A1t/Hi%E1%BB%83u-qu%C3%A1-

H%C6%B0%C6%A1ng-giang/poem-towTDIVMowI3sJGkiAxeZg

7. Sách giáo khoa Ngữ văn 12, NXB giáo dục, 2007, Phan Trọng Luận chủ biên.

10

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG

Hoàng Phủ Ngọc Tường I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Kiến thức - Vẻ đẹp độc đáo, đa dạng của sông Hương và tình yêu, niềm tự hào của tác giả đối với dòng sông quê hương, xứ Huế thân thương và đất nước. - Lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh và nhịp điệu; nhiều so sánh, liên tưởng mới mẻ, bất ngờ, thú vị, nhiều ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ được sử dụng tài tình. Kĩ năng - Đọc – hiểu thể kí văn học theo đặc trưng thể loại - Nhận thức về tấm lòng trân trọng những giá trị văn hóa của đất nước càng thêm gắn bó với quê hương. - Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận những nét đặc sắc trong sự thể hiện của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường 3. Thái độ: Yêu quê hương VN 4. Giáo dục kĩ năng sống: - Tự nhận thức về tấm lòng trân trọng trước những giá trị văn hóa của đất nước, qua đó rút ra bài học về sự gắn bó của mỗi cá nhân với quê hương đất nước - Tư duy sáng tạo: Phân tích, bình luận về cá tính sắc nét, về nét riêng đặc sắc của NT và HPNT trong cách thể hiện vẻ đẹp của dòng sông qua 2 tác phẩm. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: - Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: - Đọc, trả lời câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài của GV. III. PHƯƠNG PHÁP - PHƯƠNG TIỆN: - Diễn giảng + Phát vấn + Gợi mở bằng câu hỏi + Động não + Thảo luận nhóm. - Chân dung tác giả, tư liệu về sông Hương (hình ảnh, phim…) IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: Hoạt động 1(5’): Giới thiệu bài mới: Cho học sinh xem phim về tên của dòng sông và thông tin địa lí, giá của sông Hương. Với những giá trị vốn có của mình, Huế được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới. Trước hết phải kể đến cụm di tích Cố đô Huế với những công trình kiến trúc đặc biệt giàu giá trị lịch sử. Đến Huế, ta đắm mình trong vẻ đẹp thơ mộng trữ tình bởi những câu hát lời thơ và khung cảnh yên bình được gợi nên bởi dogf sông Hương Quá yêu Huế, gắn bó với Huế, HPNT đã viết nên tác phẩm bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?

TG Hoạt động Nội dung

10’ Hoạt động 2: Đọc hiểu tiểu dẫn I. Đọc hiểu tiểu dẫn

1. HS tìm hiểu phần tiểu dẫn trình bày những nội dung cơ bản bằng bảng phụ HS khác nhận xét, góp ý, GV chốt ý bằng cách gạch chân những chi tiết quan trọng và yêu cầu HS lưu ý vào tập, hoặc trong SGK

1. Tác giả : Hoàng Phủ Ngọc Tường Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, kiến thức uyên bác và tài hoa. Cuộc đời tác giả gắn với Huế nên tâm hồn, tình cảm thấm đẫm nền văn hóa của mảnh đất này. - Nhà văn chuyên viết về bút kí với đề tài khá rộng lớn. Tác phẩm của ông đã thể

Tuần: Tiết: Ngày soạn: Lớp dạy: 12

11

hiện những nét riêng của cảnh sắc và con người khắp mọi miền đất nước từ Bắc vào Nam…Nhưng đọng lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với độc giả vẫn là những bài viết về Huế, Thuận Hóa, Quảng Trị, Quảng Nam. - Nguyên Ngọc nhận xét: “ là một trong số mấy nhà văn viết kí hay nhất của văn học ta hiện nay” - Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của HPNT: + Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy đa chiều + Lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm tài hoa - Tác phẩm chính (xem SGK)

GV diễn giảng: * Thể loại bút kí: Bút kí: là thể văn ghi lại những con người thực và sự việc thực mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó. Sức hấp dẫn và thuyết phục của bút kí tùy thuộc vào tài năng, trình độ quan sát, nghiên cứu, khám phá, diễn đạt của tác giả đối với các sự kiện được đề cập đến (Theo Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Hà Nội 2004). HS đã tìm hiểu ở nhà Chia bố cục và xác định nội dung chính của các đoạn?

2. Tác phẩm a Thể loại: Bút kí b. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ: + Viết tại Huế ngày 04/01/1981, in trong tập sách cùng tên (NXB Thuận Hóa¸ 1986) c. Nội dung: viết về dòng sông Hương và những nét đẹp văn hoá xứ Huế. d. Vị trí đoạn trích : Bút kí gồm 3 phần, đoạn trích thuộc phần đầu và đoạn kết, tập trung nói về cảnh quan thiên nhiên sông Hương e. Bố cục: Phần1 :Thuỷ trình của sông Hương - Đoạn 1: Từ đầu đến…Kim Phụng (Sông Hương ở vùng thượng lưu). - Đoạn 2: Từ “phải qua nhiều thế kỉ” đến “…bát ngát tiếng gà”. (Sông Hương đoạn chảy về đồng bằng, đến ngoại vi thành phố Huế). - Đoạn 3: Tiếp đến “…quê hương xứ sở” (Sông Hương chảy vào thành phố Huế). Phần 2 : Dòng sông của lịch sử và thi ca Từ “Sông Hương là vậy” đến “…Ai đã đặt tên cho dòng sông?” (Những nguồn thi cảm được gợi từ sông Hương).

5’

Hoạt động 3: HD tìm hiểu chi tiết văn bản

II. Đọc hiểu văn bản 1. Ý nghĩa nhan đề

12

45’

1. GỢI Ý, DẪN DẮT BẰNG CÂU HỎI PHÁT VẤN về

? Ý nghĩa nhan đề ? Vẻ đẹp của dòng sông ở thượng nguồn được tác giả khắc họa bằng những biện pháp nghệ thuật nào? (HS tìm dẫn chứng, xác định biện pháp nghệ thuật nhận xét) GV chốt ý, phân tích mở rộng giúp HS thấy được đặc trưng của thể bút kí. Gv cho HS xem hình ảnh từ đó hình dung những góc độ cảm nhận sông Hương ở thượng nguồn.

2. THẢO LUẬN: Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng để khắc họa vẻ đẹp khác nhau của sông Hương.

- Một câu hỏi bâng khuâng, khơi gợi sự kiếm tìm về vẻ đẹp của dòng sông - Hình tượng nghệ thuật trung tâm: dòng sông Hương và cái tôi trữ tình của tác giả 2. Vẻ đẹp của sông Hương 2.1. Vẻ đẹp tự nhiên trong thủy trình của sông Hương a) Sông Hương ở thượng nguồn: mang vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại, bí ẩn, sâu thẳm nhưng cũng có lúc dịu dàng, say đắm. - Sông Bản trường ca của rừng già” : rầm rộ…mãnh liệt….cuộn xoáy…, gợi nên sức sống mãnh liệt, sự hùng vĩ của dòng sông. Bên cạnh đó tác giả cũng không quên ghi lại vẻ dịu dàng, say đắm, những sắc màu rực rỡ “màu đỏ chói lọi của hoa đỗ quyên rừng” - Sông Hương Như một cô gái Digan phóng khoáng và man dại Đây là một liên tưởng thú vị, độc đáo. - Sông Hương như “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”, nhà văn đã nâng dòng sông lên thành “đấng sáng tạo”, đã góp phần taọ nên, gìn giữ, bảo tồn văn hóa của một vùng thiên nhiên xứ sở. Ngay từ đầu trang viết, người đọc đã cảm nhận được sự tài hoa của ngòi bút HPNT: liên tưởng kì thú, xác đáng, ngôn từ gợi cảm… tất cả tạo sự cuốn hút, hấp dẫn về một con sông có linh hồn, sự sống.

3. Tìm hiểu sông Hương qua ngoại vi thành phố và chảy qua TP :

Gv cho xem clip phim sông Hương ở ngoại vi tp Huế

THẢO LUẬN : 2 vẻ đẹp của dòng sông Yêu cầu HS làm việc nhanh, nhận xét rõ, gọn gàng. - HS đọc những câu văn để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất, lí giải vì sao ấn tượng ? GV ghi nhanh vài câu trên bảng

b) Ở ngoại vi TP: mang 2 vẻ đẹp b1. Vẻ đẹp của người gái đẹp yêu kiều đã được HPNT vẽ lên bằng chất liệu ngôn từ. * Chuyển động - Dáng vẻ : " uốn mình theo một đường cong thật mềm" → vẻ đẹp đầy nữ tính, khao khát và lãng mạn - Hành trình khá gian truân và đầy thử thách khi nó phải vượt qua 1 loạt các chướng ngại vật " Hòn Chén, Ngọc Trản, . .

13

- HS nhận xét những nét nghệ thuật cơ bản mà tác giả sử dụng. Qua những đặc sắc nt vừa rút ra nhận xét gì về văn phong của tác giả? Nội dung mà tác giả muốn chuyền tải? GV chốt ý: Sông Hương nổi bật trong cảm nhận của HPNT với 2 vẻ đẹp: -Vẻ đẹp của “ người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại được “người tình mong đợi” đến đánh thức. -Vẻ đẹp trầm mặc cổ kính Từ đó đi đến nhận xét chung về văn phong

- Dòng sông mềm như tấm lụa NX: → Lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ đa dạng và giàu hình ảnh → câu văn giàu chất hoạ → Ngôn từ giàu cảm xúc + sử dụng thủ pháp nhân hoá và so sánh + kết hợp kiến thức uyên bác về địa lí , văn hoá lịch sử, HPNT đã biến cái thuỷ trình ấy thành 1 hành trình của người con gái đẹp duyên dáng và tình tứ * Sắc nước :Vẻ đẹp lung linh, biến ảo ; Màu nước đặc trưng : + Chung : xanh thẳm Sông Hương được cảm nhận ở mọi không gian và thời gian + Riêng : Sáng - xanh , trưa - vàng , chiều -tím. Sông Hương được liên tưởng như tâm trạng của 1 con người * Sức sống : Sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn đi trong sức sống mãnh liệt đã được hun đúc từ đại ngàn Trường Sơn SK: Tóm lại ngay trong một trường đoạn, vẻ đẹp sông Hương không hề đơn nhất, nó luôn thay đổi, tự làm mói làm mình: từ co gái gợi cảm, tình tứ thoắt trở nên kín đáo, trầm mặc, cổ kính, thâm u song vẫn đầy bí ẩn và lôi cuốn. b2. Vẻ đẹp trầm mặc cổ kính : “như triết lí như cổ thi” : Uốn mình qua những địa danh văn hoá cổ kính nơi có những lăng tẩm với giấc ngủ nghìn năm của vua chúa. Nó nằm mơ màng lắng nghe tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga, nghe tiếng gà từ những xóm làng trung du, bát ngát.. Ngay trong một trường đoạn, vẻ đẹp sông Hương không hề đơn nhất, nó luôn thay đổi, tự làm mới mình: từ cô gái gợi cảm, tình tứ thoắt trở nên kín đáo, trầm mặc, cổ kính, thâm u song vẫn đầy bí ẩn và lôi cuốn.

4. TH đoạn SH chảy vào thành phố.

c) Sông Hương chảy vào thành phố: * Sắp về đến thành phố SH gặp thành

14

Qua clip phim Gv cho thấy hình ảnh dòng sông chảy qua thành phố như thế nào, dòng chảy này đã được nhà văn liên tưởng độc đáo THẢO LUẬN HS hoạt động nhóm Yêu cầu: Chia nhóm 4, tìm những biện pháp nghệ thuật trong việc khắc họa điệu chảy của SH khi đi qua thành phố Huế + Những liên tưởng so sánh + Kể chuyện + Nhân hóa HS đại diện trình bày Đánh giá chung => Giáo viên nhận xét, tổng hợp ý

5. Tìm hiểu sông Hương khi rời thành phố

Gv thuyết giảng về vẻ đẹp của sông qua cảm nhận của tác giả khi nhìn thấy thủy trình tự nhiên của sông Hương

phố như đến với điểm hẹn tình yêu, trở nên vui tươi và đặc biệt chậm rãi, êm dịu Đó là những nét bút thật “dịu dàng, tình tứ, đắm đuối”, “chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như một vầng trăng non”, sông Hương, “uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến”, đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”, “nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh” làm dòng sông thêm lộng lẫy, con sông ngập ngừng như có: “những vấn vương của một nỗi lòng” không nỡ rời xa thành phố * Giữa lòng thành phố :Sông Hương - điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế - Qua thành phố, sông Hương trôi thật chậm, thật chậm, “Cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh”. + Tác giả so sánh với dòng chảy tốc hành của sông Nêva để thấy quý hơn điệu chảy lặng lờ của sông Hương khi ngang qua thành phố nhìn nó như là “vấn vương của một nỗi lòng”, đó là sự lưu luyến , muốn gắn bó mãi mãi với mảnh đất nơi đây - Nhà văn đã tô đậm tình cảm yêu quí dòng chảy nhẹ nhàng của sông Hương bằng việc chen vào 1 chi tiết khi kể lại những dòng nước mắt của nhà triết học Hi Lạp cổ đại Hê ra clit đã phải khóc suốt đời vì dòng sông trôi đi quá nhanh. Yếu tố âm nhạc góp phần bộc lộ cảm xúc của nhà văn : Tình cảm thiết tha đ/v quê hương . * Rời thành phố :Sông Hương - người tình dịu dàng và chung thuỷ - Dòng chảy của sông Hương hợp với đặc điểm địa lí của nước ta - Để dòng sông trở nên đẹp hơn, cảm xúc hơn, nhà văn đã thổi hồn vào nó bằng các biện pháp nghệ thuật độc đáo: Tóm lại - Không đơn giản chỉ là việc vẽ lại thuỷ

15

6. Tìm hiểu về dòng sông trong cảnh sắc văn hóa nghệ thuật ở các phương diện: âm nhạc, đời thường và thi ca.

GV sử dụng phương pháp động não: Mỗi HS tìm nhanh 1 ý từ vẻ đẹp gắn với âm nhạc, đời thường và thi ca. GV nhắc nhở HS khác lưu ý trong SGK GV diễn giảng, bình luận mở rộng ý.

7. Tìm hiểu về dòng sông trong

trình của sông Hương từ thượng nguồn ra biển. Từ thuỷ trình ấy, nhà văn bằng tình yêu tha thiết của mình đã làm toát lên vẻ đẹp tự nhiên tiềm ẩn trong vóc dáng của người gái đẹp say đắm và chung tình mà tạo hoá đã ban cho dòng sông kiều diễm này. - Nghệ thuật nhân hóa, so sánh đầy mới lạ bất ngờ linh hồn và sự sống vào dòng sông một cô gái si tình 2.2. Vẻ đẹp sông Hương trong cảnh sắc văn hoá nghệ thuật a. Âm nhạc : Người tài nữ đánh đàn + Gắn với Nguyễn Du + Gắn với nhạc cổ điển và những đêm ca Huế trên sông. + Gắn với khúc nhạc “tứ đại cảnh”. => Sông Hương thuộc về một thành phố từng là chốn đế đô và tự bản thân nó đã thấm đẫm phẩm chất văn hoá độc đáo xứ Huế b. Văn hoá sinh hoạt đời thường Sông Hương trở lại là một người con gái dịu dàng của đất nước đã dám bộc bạch t/y nồng nàn của mình với người tình xứ Huế. - Sắc áo điều lục - Vào trong ngày cưới Tác phẩm thuộc thể kí nhưng nghiêng về tuỳ bút bởi lẽ cảm hứng của nhà văn không tuân theo 1 quy phạm chặt chẽ nào. Cái tôi của nhà văn đã được bộc lộ rõ ràng qua từng trang văn với những câu văn uyển chuyển, mềm mại sang trọng làm say đắm lòng người c. Thi ca Sông Hương mang vẻ đẹp độc đáo , không bao giờ tự lặp lại mình, luôn có những vẻ đẹp mới, khơi những nguồn cảm hứng mới * Sông Hương được nhà văn cảm nhận dưới góc độ văn hoá. Vốn hiểu biết uyên bác của nhà văn về âm nhạc, về thơ ca đã giúp ông chạm khắc về s. Hương với vẻ đẹp của âm nhạc , của thi ca . Tất cả đã đọng lại niềm tự hào của nhà văn về

16

5’ 7’ 5’

lịch sử GV sử dụng phương pháp động não: Mỗi HS tìm nhanh 1 ý từ vẻ đẹp gắn với lịch sử. GV nhắc nhở HS khác lưu ý trong SGK GV diễn giảng, bình luận mở rộng ý. Gv cho hs xem một clip phim minh họa. Chuyển ý: như vậy qua văn bản hs nhận xét về cái tôi tác giả được thể hiện ntn: Tác giả đã quan sát và miêu tả sông Hương vừa là 1 dòng sông thiên nhiên vừa như 1 chứng nhân lịch sử vừa như 1 sinh thể có hồn, giàu cảm xúc,.. Quan sát sông Hương ở nhiều góc độ Miêu tả dòng sông trên nhiều phương diện Chất tài hoa uyên bác của nhà văn đã đem đến những Liên tưởng, so sánh độc đáo, lối viết tài hoa uyên bác. - Về yếu tố trữ tình luôn xuất hiện xen

quê hương xứ sở. 2.3. Vẻ đẹp sông Hương trong lịch sử Sông Hương gắn liền với lịch sử của Huế, của dân tộc. - Thời đại các vua Hùng : là dòng sông biên thuỳ bảo vệ đất nước. - Thời trung đại ( thế kỉ 18,19): đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía Nam ( sáng danh người anh hùng N.Huệ). - Kháng chiến chống Pháp :sống hết lịch sử bi trang với máu của các cuộc khởi nghĩa, đi vào CM T8 với chiến công rung chuyển. - Kháng chiến chống Mỹ : cùng với những mất mát của ĐN trong sự tàn bạo của chiến tranh, s.Hương đã chịu nhiều tổn thất khi những di sản văn hoá Huế đã chịu sự tàn phá nặng nề của đế quốc Mĩ- được so sánh với những mất mát của nền văn minh Châu Âu đánh giá cao đồng thời ca ngợi những di sản của Huế S.H là dòng sông có BỀ DÀY LS NHƯ 1 NGƯỜI CON GÁI ANH HÙNG. Trong kháng chiến, “nó tự hiến đời mình làm một chiến công”. Nó là 1 bản anh hùng ca như 1 bộ sử thi viết giữa màu xanh biếc”. Sử thi mà trữ tình, bản anh hùng ca mà cũng là bản tình ca dịu dàng, tươi mát,dó là nét độc đáo của sông Hươg được t/g khắc hoạ ở góc độ lịch sử. 3. Hình tượng cái tôi tác giả Quan sát sông Hương ở nhiều góc độ Miêu tả dòng sông trên nhiều phương diện Liên tưởng, so sánh độc đáo, lối viết tài hoa uyên bác Tình yêu tha thiết với Huế và sông Hương

17

kẽ với ghi, tả sự việc, hiện tượng. Thì chính Tình yêu tha thiết với Huế và sông Hương đã đem đến yếu tố trữ tình cho bút kí Vấn đáp: Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật và tác dụng của cách lựa chọn ngôi kể, sử dụng giọng điệu trữ tình ?

4. Đặc sắc nghệ thuật: - Phối hợp linh hoạt kể + tả + sử dụng BPTT * Ngôi kể: Nhân vật Tôi – Người trần thuật. - Quan sát, trình bày những hiểu biết suy nghĩ của mình về sông Hương. - Bộc lộ cảm xúc cá nhân với sông Hương bằng những liên tưởng phong phú, bất ngờ. * Giọng điệu trữ tình giàu chất suy tưởng và chất triết luận Chất Huế thấm đẫm trong tâm hồn nhà văn qua bài kí

8’ Hoạt động 4: Hệ thống kiến thức qua bài học ? Tổng kết những nét đặc trưng về nội dung và nghệ thuật của bài kí? Có thể yêu cầu hs hệ thống hóa bài học bằng sơ đồ về những khám phá của HPNT về dòng chảy của sông Hương

III. Tổng kết: Nội dung chủ đề - Phát hiện, khám phá sâu sắc, độc đáo về sông Hương - Bộc lộ tình yêu và niềm tự hào lớn của nhà văn đối với dòng sông và xứ Huế 2. Nghệ thuật - Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế, tài hoa - Ngôn ngữ phong phú, gợi hình, gợi cảm, câu văn giàu nhạc điệu - Kết hợp nhiều biện pháp tu từ

* Hướng dẫn tự học - Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?. Viết cảm nghĩ về đoạn văn anh (chị) yêu thích nhất. * Dặn dò: - Chuẩn bị bài “ Những ngày đầu của nước VN mới” + Đọc kĩ tiểu dẫn SGK xác định những nét tiêu biểu về tác giả, tác phẩm + Đọc kĩ văn bản trả lời câu hỏi SGK.