vấn Đề khi ngồi thiền

30
Vấn Đề Khi Ngồi Thiền (Phần I) Vấn đề 1: Tư thế ngồi - Ngồi kiết già, bán già hay ngồi trên ghế buông thỏng hai chân hai tay như tượng Pharaon đều được. Điều cần đảm bảo là cột sống phải ngay, phải thẳng và phải vuông góc mặt đất. - Khác biệt dễ thấy giữa tư thế kiết già và bán già là hai bên cân bằng và hai bên bấp bênh. Bán già dễ ngồi nhưng do hai bên không cân bằng, người hành thiền phải cố giữ liên tục hai bên vai, lưng, cổ, cột sống cho cân bằng. Cho nên, bán già dễ ngồi nhưng mất sức, không tự nhiên. Sau một hai giờ, dù không muốn thân thể vẫn sẽ nghiêng một bên. - Khác biệt giữa tư thế bắt chéo chân và ngồi trên ghế như các tượng Pharaon vi tế hơn, khó thấy hơn; bên cạnh khác biệt dễ thấy, một tư thế có thể ngồi ở bất cứ đâu như khu rừng, gốc cây,... và một tư thế cần phải có ghế. Đối với lớp thiền căn bản, tư thế bắt chéo chân và ngồi trên ghế đều được chấp nhận. - Tư thế ngồi seiza của Nhật cũng được khuyến khích vì tư thế rất cân bằng, rất vững, cột sống được hỗ trợ rất tốt, được sử dụng để huấn luyện trẻ em tăng ý chí, ý thức, nên người. Vấn đề 2: Làm sao ngăn chặn suy nghĩ? Trường hợp 1: - Khi mình LÀ suy nghĩ, hòa làm một với suy nghĩ, KHÔNG NHẬN THẤY KHÔNG HAY BIẾT mình đang suy nghĩ, CHÌM ĐẮM

Upload: le-dinh-phong

Post on 07-Dec-2015

220 views

Category:

Documents


2 download

DESCRIPTION

Zen

TRANSCRIPT

Page 1: Vấn Đề Khi Ngồi Thiền

Vấn Đề Khi Ngồi Thiền (Phần I)

Vấn đề 1: Tư thế ngồi

- Ngồi kiết già, bán già hay ngồi trên ghế buông thỏng hai chân hai tay như tượng Pharaon đều được. Điều cần đảm bảo là cột sống phải ngay, phải thẳng và phải vuông góc mặt đất.

- Khác biệt dễ thấy giữa tư thế kiết già và bán già là hai bên cân bằng và hai bên bấp bênh. Bán già dễ ngồi nhưng do hai bên không cân bằng, người hành thiền phải cố giữ liên tục hai bên vai, lưng, cổ, cột sống cho cân bằng. Cho nên, bán già dễ ngồi nhưng mất sức, không tự nhiên. Sau một hai giờ, dù không muốn thân thể vẫn sẽ nghiêng một bên.

- Khác biệt giữa tư thế bắt chéo chân và ngồi trên ghế như các tượng Pharaon vi tế hơn, khó thấy hơn; bên cạnh khác biệt dễ thấy, một tư thế có thể ngồi ở bất cứ đâu như khu rừng, gốc cây,... và một tư thế cần phải có ghế. Đối với lớp thiền căn bản, tư thế bắt chéo chân và ngồi trên ghế đều được chấp nhận.

- Tư thế ngồi seiza của Nhật cũng được khuyến khích vì tư thế rất cân bằng, rất vững, cột sống được hỗ trợ rất tốt, được sử dụng để huấn luyện trẻ em tăng ý chí, ý thức, nên người.

Vấn đề 2: Làm sao ngăn chặn suy nghĩ?

Trường hợp 1:

- Khi mình LÀ suy nghĩ, hòa làm một với suy nghĩ, KHÔNG NHẬN THẤY KHÔNG HAY BIẾT mình đang suy nghĩ, CHÌM ĐẮM trong suy nghĩ, thì thật khó để ngăn chặn. Vì vậy bước thứ nhất phải NHẬN THẤY mình đang suy nghĩ.

- Nhận thấy mình đang suy nghĩ bất cứ lúc nào mình chuẩn bị suy nghĩ hoặc là đang suy nghĩ đòi hỏi thường xuyên ý thức và tỉnh giác. Hãy tập ý thức và tỉnh giác thường xuyên

- Khi có ý thức và tỉnh giác, mình chuẩn bị suy nghĩ mình sẽ biết ngay mình chuẩn bị suy nghĩ; hay mình đang suy nghĩ mình biết ngay mình đang suy nghĩ. Khi ấy, chỉ một quyết định dừng lại là vừa đủ để ngưng suy nghĩ!

Trường hợp 2:

Page 2: Vấn Đề Khi Ngồi Thiền

- Khi mình chú tâm hoàn toàn làm một việc, tâm trí mình sẽ không rảnh rỗi để làm một việc khác. Như vậy, khi mình chú tâm hoàn toàn vào bước hành thiền đầu tiên (dù đó có là gì đi nữa), tâm trí mình sẽ không rảnh rỗi để bay nhảy, suy nghĩ linh tinh.

- Tất nhiên, mình sẽ không thể nào chú tâm hoàn toàn và liên tục trong một hai giờ. Chỉ khoảng vài phút hoặc mười, mười lăm phút, mình sẽ "tạm nghỉ" chú tâm vào công việc đang làm. Tâm trí sẽ rong ruổi vào một thế giới nào đó, đến mức có khi quên đường về, quên mất mình đang tập hành thiền.

- Những lúc như vậy, chính là trường hợp 1 nêu trên. Nếu mình cứ đắm chìm trong suy nghĩ, rong ruổi trong thế giới nào đó, à không hề ý thức nhận ra mình đang như thế thì chắc chắn mình sẽ quên đường về. Vì vậy, phải liên tục ý thức và tỉnh giác để không rong ruổi hoài như thế.

Tóm tắt:

- Cho dù kỹ thuật hành thiền đang cần thực hiện cụ thể là gì đi nữa, phải chú tâm hoàn toàn vào kỹ thuật ấy, tâm sẽ không rảnh rỗi để đi lang thang.

- Ý thức và tỉnh giác liên tục trong khi hành thiền, khi mình chuẩn bị suy nghĩ sẽ biết ngay mình chuẩn bị suy nghĩ, khi mình đang suy nghĩ linh tinh sẽ biết ngay mình đang suy nghĩ linh tinh.

Sau cùng, ghi nhớ kỹ quan điểm của thiền nằm ở sự chuyển hóa, sự dịch chuyển một cách từ từ, tự nhiên, không vội vã. Không nên đối kháng với chính mình, không nên để tay trái và tay phải đánh lộn với nhau. Nếu chính mình đang suy nghĩ, đang lang thang, thì mình hãy NHẬN BIẾT rồi từ từ ngưng lại - sau đó - quay lại công việc hành thiền. Không nên vừa có ý muốn ngưng, lại vừa buông mình rong ruổi theo suy nghĩ.

Ví dụ: Huấn luyện thú và dạy con cũng như nhau, nếu cố ý ghìm con vật không cho nó chạy theo hướng nó muốn, giằng co với nó một cách khổ sở, thì chỉ phát sinh tâm đối kháng và ghét bỏ giữa nó và mình. Nghệ thuật nuôi dạy thú và nuôi dạy con là cho nó chạy theo hướng nó muốn, rồi nhẹ nhàng chuyển hướng nó đang muốn dần dần sang hướng mình muốn, hòa mình với nó làm một, thu phục tâm nó lẫn tánh khí của nó. Huấn luyện bản thân của chính mình cũng phải như vậy, đừng cố ý ghìm bản thân và giằng co với bản thân, sẽ không thành công.

Page 3: Vấn Đề Khi Ngồi Thiền

Thiền Căn Bản (2013-05-05)

I. Thiền là gì?

Trước hết, thiền không phải là ngồi. Thiền không phải là ngồi xếp bằng nhắm mắt, đưa mình vào thế giới xa lạ nào đó. Thiền không phải là ngồi xếp bằng nhắm mắt, nhẩm nhẩm những cầu thần chú hay tự kỷ ảm thị bản thân.

Con người không chỉ có khát vọng nâng cao đời sống vật chất và kiến thức rộng lớn, con người còn có nhu cầu nâng cao bản thân về tinh thần, về đạo đức, về thái độ, tính cách,... Phát triển nội tâm và thúc đẩy những năng lực tiềm tàng đồng thời rũ bỏ những tiêu cực xấu xa được gọi là thiền.

II. Thiền Phật Giáo có bao nhiêu loại?

Sau 1000 năm đức Phật Thích Ca niết bàn, thế giới Phật giáo có ít nhất hai loại thiền: Định & Minh Sát hay còn gọi là Chỉ & Quán. Tuy nhiên, đức Phật chỉ dạy một loại thiền duy nhất và một con đường tuần tự duy nhất để phát triển nội tâm từ thấp lên cao, từ phàm sang Thánh, từ vô minh đến minh, từ tội lỗi và đau khổ đến trắng bạch như vỏ ốc và thanh thản ung dung.

III. Thiền đối với quan hệ thân và tâm như thế nào?

Thân bất an, tâm bất an. Tâm bất an, thân bất an. Quan hệ thân và tâm vô cùng chặt chẽ. Thiền hướng tới chữa tâm bệnh đồng nghĩa sẽ hướng tới chữa thân bệnh, những loại bệnh do tự thân gây nên không do tác động bên ngoài. Ngược lại, thân mang bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến nội tâm, sẽ cản trở hành trình phát triển nội tâm. Cho nên người bệnh cần chuyên tâm điều trị hợp lý, tạo điều kiện hành trình tu tập nội tâm được thuận lợi.

IV. Vì sao 'ngồi' thiền?

Thân liên hệ chặt chẽ đến tâm. Thân ẩn chứa một số tư thế đặc biệt giúp nội tâm thuận lợi phát triển. Trong các tư thế đó, ngồi kiết già lưng thẳng là tư thế đúng đắn và thoải mái nhất giúp hành giả chuyên nhất vào nội tâm, không còn phải lo ngại đến thân trong thời gian dài. Vì vậy, tập ngồi kiết già lưng thẳng, đồng đều hai phía là bài tập đầu tiên cho những người tu thiền. Khi hành giả đã thuần thục đi vào đúng tư thế, hành giả có thể an tâm chuyên tâm vào công việc phát triển nội tâm trong vài giờ hoặc vài ngày với thân không mệt mỏi.

V. Ngồi thiền như thế nào?

Page 4: Vấn Đề Khi Ngồi Thiền

Câu hỏi đầu tiên nên đặt ra là bạn đã có đủ tư chất để ngồi kiết già, lưng thẳng hay chưa? Nếu bạn chưa đủ tư chất, bạn sẽ không thể ngồi. Bạn không thể ngồi đồng nghĩa bạn không thể phát triển nội tâm, đồng nghĩa bạn mất đi cơ hội tìm thấy an lạc hạnh phúc từ bên trong, tinh thần minh mẫn tráng kiện, ý chí mạnh mẽ quật cường, tư cách đỉnh đạt cao thượng, tâm hồn rộng rãi và thư thái ung dung.

Tư chất để ngồi kiết già lưng thẳng gồm có:

- Cơ bắp phía sau từ vai, cổ, xuống tới gót chân phải vững chắc.

- Cột sống thẳng, lưng khỏe, thắt lưng và xương chậu khỏe.

- Chân nhỏ, đùi nhỏ đủ để xếp chân kiết già.

- Đi đứng cân bằng hai bên và hai vai.

Chuyên tâm đi bộ hằng ngày là giải pháp tốt để xây dựng nền tảng cho các tư chất trên. Khi đi bộ, bạn sẽ không đi như đang chạy, nghĩa là bạn sẽ không dùng ngón chân của mình nhiều như khi chạy. Thay vào đó, bạn sẽ chú ý đặt gót chân với một áp lực lớn hơn bình thường mỗi khi gót chân tiếp xúc đất. Các chi tiết cụ thể như sau:

- Lưng thẳng, cổ thẳng, nhìn về phía trước.

- Cùi chỏ giữ hai bên hông hoặc phía sau hông.

- Hai vai cân bằng, không bên thấp bên cao, không bên xiêu bên vẹo.

- Thẳng người bước ung dung về phía trước.

- Chậm vừa, tạo áp lực mỗi khi gót chân đặt xuống đất.

 Khi bạn đã xây dựng cơ bắp phía sau từ vai, cổ xuống tới gót chân vững chắc, hai đùi và chân chân của bạn sẽ thon thả hơn, giúp bạn đi vào tư thế kiết già hoặc bán già. Đồng thời, đối với một số bạn có thân hình mất cân bằng hai phía, bạn tự sửa chữa trong lúc đi bộ sẽ giúp giảm rất nhiều sự xiêu vẹo trong khi bạn ngồi, nhất là sau khi đã bạn ngồi lâu.

 

1. Dụng cụ ngồi thiền:

Bạn tìm nơi bằng phẳng và thông thoáng. Đối với bạn ốm ,nhiều xương, bạn tìm một tấm lót xốp hoặc hơi mềm trải ra để ngồi. Đối với bạn có bệnh hoặc bị yếu ở

Page 5: Vấn Đề Khi Ngồi Thiền

thắt lưng, xương chậu, hay cột sống, bạn nên có một dụng cụ nhỏ vừa, hơi cứng lót vào chỗ ngồi phía sau để hỗ trợ cho xương chậu và cột sống.

 2. Tư thế ngồi thiền:

 Bạn ngồi xuống, thả lỏng, bình thản, đừng căng thẳng. Sau đó bạn nhẹ nhàng bắt tréo chân kiết già. Tư thế này bạn có thể hỏi ai đó hoặc xem trên mạng có hình ảnh cụ thể. Tiếp theo, bạn rướn thẳng người, vươn người lên cao, kéo cột sống càng thẳng càng tốt. Sau đó bạn buông thỏng hai tay, để hai chùi chỏ ở hai bên hông, hoặc phía sau hông. Bạn nhìn thẳng về phía trước, đầu thẳng, vai ngay, hai vai cân bằng nhau. Hai tay xếp lại, chồng lên nhau, đặt ngay trước bụng và trên hai chân, đầu hai ngón tay cái chạm vào nhau. Cuối cùng, bạn rướn người lên lần nữa, kéo thẳng cột sống thêm lần nữa, rồi nhẹ nhàng thả lỏng, bình thản, và hơi ngả người một chút về phía sau. Trong tư thế này, cột sống của bạn sẽ thẳng và vuông góc với mặt đất. Chú ý hai vai phải cân bằng và hai cùi chỏ ở hai bên hông.

 3. Bắt đầu đi vào thiền:

 Bạn khép hờ hai đôi mắt. Tĩnh lặng. Nhẹ nhàng. Thư thái. Cả thân và tâm. Bạn ngồi yên như vậy trong một giờ cho đến hai giờ mỗi buổi. Bạn sẽ chữa trị được phần lớn thân bệnh. Tinh thần và tính cách của bạn sẽ khác hơn lúc trước, những tính cách đẹp đẽ có thể bạn đã từng ước mơ.

 4. Một số vấn đề:

 Lưu ý rằng bạn chỉ giữ ở trạng thái trung dung, không theo đuổi cảm giác thư thái dễ chịu, và không theo đuổi cảm giác đau khổ mệt mỏi. Khi bạn mệt mỏi, bạn hãy nhẹ nhàng và từ từ mở mắt, từ từ điều chỉnh tư thế. Thông thường bạn mệt vì bạn đang ngồi sai. Khi bạn đau, bạn hãy đảm bảo mình đã ngồi đúng. Nếu bạn đã đảm bảo điều đó, bạn hãy ung dung và nhẹ nhàng chịu đựng, một thời gian sau khi "trả quả", bạn sẽ hết đau. Bạn càng cựa quậy, bạn sẽ càng đau thêm và nảy sinh cuộc chiến với sự ngồi, không còn liên hệ tới mục đích phát triển tinh thần. Ngược lại, bạn nhìn vào thân, tâm và làm cho cả hai nhẹ nhàng, thư thái, bớt căng thẳng. Lúc ấy cái đau sẽ từ từ qua đi.

 Bạn phải đảm bảo bạn đã ngồi đúng tư thế và đi bộ thường xuyên theo chỉ dẫn trên.

 

* Tài liệu này không nên phổ biến rộng rãi do cần điều chỉnh trong thời điểm thích hợp

Page 6: Vấn Đề Khi Ngồi Thiền

Ngắn Gọn Thêm Thông Tin Về Thiền

Trước khi sang Thái Lan, chưa biết sẽ đi bao nhiêu ngày, mình tranh thủ viết thêm vài thông tin về Thiền xoay quanh các thắc mắc phổ thông. Sáng nay mình mới dọn nhà một chuyến, mình sẽ còn một hai chuyến nữa. Cho nên từ đây đến cuối tuần không biết có rảnh để viết không. Bây giờ mình sẽ viết luôn, ý tứ rời rạc các đạo hữu thông cảm cho.

 

A> Khái Niệm Về Thiền

 Bất kể bạn trầm ngâm về điều gì trong cuộc sống, hay về bản thân, đều có thể gọi chung là "bạn đang Thiền". Chữ "Meditate"trong Anh ngữ có nghĩa là: to contemplate; to reflect on; plan in the mind; think about something deeply. Tuy vậy, ngày nay người ta nhầm lẫn rất nhiều giữa Thiền với những hoạt động khác, ví dụ tập thở, tập Yoga, luyện khí công, trì chú, luyện chú,... người ta cũng gọi là Thiền mặc dù không có sự "trầm ngâm" nào trong đó!

 B> Một Số Loại Thiền Phổ Biến

 Chúng ta sẽ chia theo nhóm để dễ nắm bắt.

 1. Luyện thân thể: Yoga, nhìn chung không được gọi là Thiền, nhưng một số người dạy Yoga vẫn cố ý gọi là Thiền để mở rộng thị trường.

 

2. Luyện hơi thở: Bao gồm các trường phái Yoga thuộc Hinduism (a), các trường phái luyện khí công và võ thuật của Trung Quốc hoặc bắt nguồn từ Trung Quốc (b), các trường phái tu tiên ở Trung Quốc như Taosism (c), các trường phái tu "Định" trong đạo Phật (còn gọi là "Thiền Định") nhưng theo đường lối sai lạc (d),...

 

3. Hành hạ thân xác: Đặc trưng có dòng tu khổ hạnh trong Công Giáo và đạo khổ hạnh ở Ấn Độ, Nepal.

 

Page 7: Vấn Đề Khi Ngồi Thiền

4. Tập trung tư tưởng: Bao gồm Yoga trong Hinduism và Thiền "Định" (Jhana) sai lạc trong Buddhism.

5. Tự kỷ ám thị: Nghĩa là tự mê hoặc bản thân, xây dựng ảo tưởng, hoặc bắt buộc bản thân phải có một suy nghĩ nào đó. Tự kỷ ám thị đã được nghiên cứu để chữa một số bệnh tinh thần. Tự kỷ ám thị hiện nay lại tồn tại trong đạo Phật dưới nhãn hiệu "Thiền", đặc trưng như trường phái thiền của TS Thích Nhất Hạnh, và một số trường thiền khác cũng có nguồn gốc từ Bắc Tông.

6. Biện pháp thay thế: Mặc dù con người đã biết tính chất vô thường của vụ trũ, nhưng người ta vẫn tích cực tìm kiếm cái lạc để khỏa lấp cái khổ, tìm cái tích cực để lấy vào cái tiêu cực. Tự kỷ ám thị và thôi miên bản thân là những công cụ hoàn toàn "miễn phí" (không tốn tiền, không tốn sức) để có ngay cái lạc và cái tích cực mỗi khi đối tượng muốn "trốn tránh" cái khổ, cái thất vọng, cái phiền não. Y như chích liều thuốc giảm đau tạm thời, cảm giác lạc có rồi cũng phải mất nếu như hiện thực đau khổ chưa được giải quyết, đối tượng lại phải tiếp tục thôi miên mình nếu muốn duy trì cái lạc giả tạm. Loại thiền sử dụng "biện pháp thay thế" ngày nay rất đại trà, không chỉ tồn tại trong các trường thiền mà còn trong sách vở, báo chí, các lớp rèn luyện nhân cách .v.v. Khác với loại tự kỷ ám thị, họ dùng mọi biện pháp có thể có để chuyển đổi giữa hai mặt đối lập.

 

7. Phát triển tình thương: Một trong những cách hóa giải sân si (hận thù) và căng thẳng trong cuộc sống là phát triển tình thương. Chữ Từ Bi trong đạo Phật có ý nghĩa sâu hơn so với Compassion, và Compassion lại có ý nghĩa khác với tình thương nói trên. Tuy vậy, người ngoài đạo Phật lại nhầm lẫn Compassion với Tình thương, còn người trong đạo Phật nhầm lẫn cả ba, tức là nhầm lẫn Từ Bi với Compassion và Compassion với Tình thương. Có lẽ mục đích ban đầu muốn mở rộng thị trường, xóa bỏ ngăn cách tôn giáo đạo Chúa - đạo Phật, cho nên họ cố ý nhập nhằng giữa ba khái niệm này. Cuối cùng, họ mở ra những dòng thiền tu dưỡng Tình Thương Yêu bên trong Đạo Phật.

 (Ở đây, mình giải thích ngắn gọn: Tình thương có thể dẫn đến lòng tham và lòng dục, bởi vì khi thương một người, bạn sẳn lòng làm mọi thứ cho người đó; Compassion lại là sự đồng cảm chia sẻ nỗi đau, không nhất thiết phải thương yêu chi cả; Từ Bi là từ ghép giữa Lòng Từ và Lòng Bi, phải nghiên cứu Pali để hiểu nội hàm.)

 8. Rèn luyện nhân cách: Đây là loại thiền duy nhất tồn tại trong Đạo Phật, và Đạo Jainism vào thời kỳ trước Đạo Phật. Loại thiền này chia ra nhiều bước:

Page 8: Vấn Đề Khi Ngồi Thiền

a) Rèn luyện nếp sống

b) Rèn luyện tâm điềm tĩnh

c) Rèn luyện quan sát, trí tuệ

d) Rèn luyện cách hành xử (hoạt động) của tâm đối với tri thức và ký ức

e) (Chưa xác định được mục đích cuối cùng của level này)

 

Page 9: Vấn Đề Khi Ngồi Thiền

Cốt Tủy Của Thiền, Phật Giáo Và Phát Triển Bản ThânBy Tuan Ly on Saturday, August 23, 2014 at 9:36am

Kinh ghi chép lại giai đoạn Đức Phật ngồi dưới cây bồ đề suy tư và phát triển bản thân. Giai đoạn ấy dường như nhấn mạnh đến tính trí tuệ, nôm na là sự sáng suốt trong quan sát, trong nhận định và trong chọn lựa (chọn con đường u tối hay hành động gây hệ lụy trầm trọng thì không phải trí tuệ. Thế nhưng, tôi vẫn cho rằng: Thấy là một chuyện, hiểu là một chuyện, quyết định là một chuyện, sau cùng có làm được hay không mới mang tính quyết định!

Năm 2010, sau ba năm xuất gia và tu học, tôi tóm tắt được mô hình ngắn gọn "Quán sát -> Lìa bỏ -> Thanh tịnh -> Quán sát tinh tế hơn, sâu hơn -> Lìa bỏ sâu hơn, vi tế hơn -> Thanh tịnh hơn -> ...". Tuy nhiên, mô hình này chưa bao giờ thành công với tất cả thiền sinh sau khi tôi kích thích thành công trí tuệ của họ. Với trí thông minh, trí tuệ hơn hẳn ấy, họ nhận biết sâu sắc điều thiện và bất thiện, điều nên làm và không nên làm, nhưng tất cả họ đều sa ngã trước cám dỗ: dùng trí thông minh ấy đeo đuổi những cám dỗ "dù biết rất rõ đó là không nên". Đơn giản như trên: Thấy là một chuyện, hiểu là một chuyện, quyết định là một chuyện, sau cùng làm được không hay sa ngã là một chuyện khác.

 

Trải qua giai đoạn lý thuyết và thực nghiệm trên, kết hợp với một vài thành tựu qua tu tập, tôi đi đến nhận định giữa Học và Tập, thì Tập mang tính chất quan trọng hơn. Tập tức là chuyển hóa nghiệp, chuyển hóa thói quen, chuyển hóa hành vi. Tập thành công thì không cần ý thức, không cần lý trí, không cần "lý luận" can thiệp vào, tự nhiên sẽ thiện, tự nhiên sẽ bất thiện. Nghĩa là, nếu bạn tập một tánh xấu thành công, dù lý trí của bạn có can ngăn, bạn sẽ vẫn thực hiện tánh xấu ấy. Ngược lại, nếu bạn tập tánh tốt thành công, dù ngoại cảnh hay lý trí rủ rê cám dỗ, bạn sẽ vẫn giữ gìn tánh tốt nguyên vẹn.

 

Một điển hình nữa, nếu bạn là một bác thợ mộc lão luyện, tôi tin chắc bạn vẫn không thể mô tả đầy đủ từng kỹ thuật của bạn. Bởi lẽ, không phải kỹ năng nào cũng có thể "phiên dịch". Kỹ năng, là điều chúng ta phải rèn luyện cho quen, chứ không phải cho nhớ. Nhớ qua Học, nhớ qua lý trí, không giúp ích vào những lúc

Page 10: Vấn Đề Khi Ngồi Thiền

gấp rút và quyết định. Chỉ có quen, chỉ có thuần thục mới đóng vai trò lúc quyết định ấy.

 

Như vậy, bạn phải xem Tập như rèn luyện kỹ năng. Bạn phải rèn luyện cho quen, cho thạo, cho thuần thục, chứ không rèn luyện chỉ để nhớ. Đặc biệt, có một kỹ năng nếu bạn rèn luyện thành công, bạn sẽ dễ dàng làm chủ, bạn sẽ thong dong trên con đường tu thiền, con đường giác ngộ và con đường phát triển bản thân của bạn. Kỹ năng cần Tập ấy là Kỹ năng Ngừng lại, Kỹ năng Lìa bỏ.

 

Nếu bạn là người nghiện rượu, bạn không thể lìa bỏ nghiện rượu dễ dàng. Nhưng nếu bạn chuyên chú, quyết tâm, thực hiện từng chút, từng chút, bạn sẽ thuần thục kỹ năng lìa bỏ và thành công lìa bỏ nghiện rượu.

 

Bạn có thể bắt đầu - và nên bắt đầu - từ những cái thật nhỏ trong đời sống hằng ngày. Hãy thử với những cái nhỏ bạn thường muốn từ bỏ ấy.

 

Kỹ năng từ bỏ không độc lập, không khác biệt theo từng đối tượng, mà bản chất chỉ là một. Do vậy, khi bạn quen với kỹ năng từ bỏ, kỹ năng ngưng lại này, bạn phát huy nhanh chóng và hiệu quả với những đối tượng mới. Phần còn lại trong cuộc đời của bạn, bạn chỉ còn cần học thêm (hoặc là tìm ra) những đối tượng nào bạn nên từ bỏ.

 

Nhờ có kỹ năng này, thuần thục kỹ năng này, tôi tự tin nhiều hơn khi thử thách mình với những cám dỗ, những điều ngu muội, .v.v. để nghiên cứu tìm hiểu đề tài khác. Hoặc tôi tự làm mình si mê, tự mình chìm đắm, sau đó thử xem mình đủ khả năng thoát ra không? Nếu tôi mà không tự thành công, thì tôi dạy được cho ai phải không nào?

 

Cốt lõi của thiền, của đạo Phật, của phát triển bản thân là ở Tập, ở thuần thục kỹ năng. Bác thợ mộc có thể làm những tuyệt tác bằng kỹ năng của bác, bạn có thể phát triển bản thân thành tuyệt tác bằng kỹ năng (chính là kỹ năng!) của bạn. Vì

Page 11: Vấn Đề Khi Ngồi Thiền

vậy hãy lao vào, hãy "Tập!". Không Học nhiều, không lý trí nhiều. Chỉ học khi bạn muốn biết "Điều gì sai lầm nữa mà tôi cần từ bỏ?".

Page 12: Vấn Đề Khi Ngồi Thiền

Ngắn Gọn Thêm Thông Tin Về Thiền (II)By Tuan Ly on Tuesday, October 7, 2014 at 10:23amC> Ba Vấn Đề Xảy Ra Với Một 'Phương Pháp Hiệu Quả '

 Phương pháp hay kỹ thuật hiệu quả nào cũng luôn đem đến cho bạn một chút 'mù quáng'. Nếu tâm bạn chưa thoát khỏi sức hấp dẫn, lôi cuốn của sự vật hoặc sự việc, chắc chắn bạn sẽ 'mù quáng' với những thứ bạn có được trong hiện tại. Sau đây là vài trường hợp phổ biến bạn cần chú ý nhận ra:

 1. Thuốc bệnh khác với thuốc bổ:

 Thuốc bệnh là loại thuốc bạn chỉ uống mỗi khi bạn bệnh và tuyệt đối bạn không nên lạm dụng thuốc. Còn thuốc bổ là loại thuốc bạn có thể uống mỗi ngày một cách đều đặn.

 Khi bạn đang trong một cơn đau tinh thần hay tình cảm, bạn có thể bắt gặp đâu đó một lời khuyên, hay một kỹ thuật hành thiền nào đó giúp bạn vượt qua. Sau khi bạn vượt qua được cơn đau tinh thần hay tình cảm ấy, bạn tự nghĩ đây là thứ mình cần duy trì trong cuộc sống, để mình không đau thêm một lần nữa.

 Thế nhưng, bạn đã nhầm. Bạn vẫn có thể đau thêm nhiều lần nữa chứ không chỉ một lần, nếu bạn không tìm ra những nguyên nhân đưa đẩy bạn đến nỗi đau ấy. Lời khuyên hay kỹ thuật hành thiền kia chỉ là cách giúp đỡ bạn giải quyết nỗi đau sau khi bạn đã bị đau. Do nhầm lẫn giữa nguyên nhân đưa đến nỗi đau và con đường thoát khỏi nỗi đau, khối người liên tục đau trở lại cho dù vẫn duy trì phương pháp ấy. Giống như những thiếu nữ vấp ngã trong tình cảm lần này đến lần khác.

 Điều thứ hai bạn đã nhầm, đó là lời khuyên hay kỹ thuật hành thiền giúp đỡ bạn giải quyết nỗi đau tinh thần, nó không là loại thuốc bổ để bạn có thể uống mỗi ngày. Nó chỉ là một loại thuốc bệnh để chữa nỗi đau tinh thần cho bạn vào lúc ấy. Cho nên sau khi bạn đã vượt qua nỗi đau bằng một cách thức nào đó, bạn phải tỉnh táo tìm hiểu về cách thức ấy trước khi tiếp tục dùng nó.

 

2. Tác dụng đa chiều:

 

Một trường hợp khó nhận biết hơn đó là tác dụng đa chiều của một phương pháp hành thiền. Khi người ta bán sản phẩm cho bạn, họ sẽ giới thiệu những tác dụng

Page 13: Vấn Đề Khi Ngồi Thiền

tích cực mà đa số mọi người đều có nhu cầu. Họ không bao giờ nói cho bạn biết tác dụng tiêu cực của sản phẩm, bổn phận của bạn phải tìm ra!

 Các phương pháp hành thiền của Tây Tạng hay của bất kỳ nơi đâu, cho dù dán nhãn hiệu "Phật Pháp" và "Chánh Pháp", bạn cũng đều phải cẩn thận bởi vì không gì đảm bảo bạn nhận được Phật pháp hay Chánh pháp thật. Tôi đã đọc hàng nghìn cuốn sách và đi qua hàng trăm tông phái, mà không tông phái nào lại không nhận mình là Phật Pháp và Chánh Pháp. Rồi họ lại nói không chỉ có một pháp môn duy nhất mà có đến 84000 pháp môn, để bạn "an tâm" rằng bạn không đi lạc. Nếu có đến tận 84 nghìn con đường thì việc gì phải lo nghĩ mình đi lạc cơ chứ.

 Như vậy, bạn phải tỉnh táo tìm hiểu về tác dụng tiêu cực bên cạnh tác dụng tích cực của mỗi mặt hàng, và bạn không đặt trọn niềm tin cho dù mặt hàng đó có dán nhãn hiệu "Phật Pháp". Bạn càng không được chủ quan vì giả thuyết hoang đường có 84 ngàn con đường. Một ví dụ cụ thể để bạn dễ ghi nhớ: "Phương pháp tập trung vào hơi thở, đếm hơi thở, theo dõi hơi thở là phương pháp nằm bên ngoài đạo Phật.  Gần hai nghìn năm trước, một số "Luận sư" gán ghép nó vào đạo Phật. Người đời sau cứ thế an tâm học và hành với ý nghĩ mình đang thực hành theo Phật, chứ không hề biết đang thực hành theo "Luận sư" vớ vẩn nào đó. Tiếp nữa, do nhu cầu của cuộc sống đòi hỏi sự tập trung trong mỗi công việc, cho nên luyện tập sự tập trung qua hình thức theo dõi hơi thở là điều rất thích hợp với "đời tục" của mọi người. Đến lúc nào đó bản thân sẽ rơi vào chấp niệm, chấp thủ những chuyện không vừa lòng, tâm trí không làm sao thoát ra được. Khi sân thì sân rất dữ, khi tham cũng tham rất dữ. Đó là hậu quả tiêu cực của phương pháp luyện tập tâm trói quanh một đối tượng."

 

3. Tính hiệu quả và tính trình tự:

 

Giả sử bạn tìm được con đường chính thống để đi. Con đường chính thống này là những loại thuốc bổ (1) bạn có thể dùng mỗi ngày và không có tác dụng phụ (2). Bạn sẽ phải lưu ý tính trình tự khi đi trên con đường này.

 

Ví dụ bạn đang thực hành kỹ thuật hành thiền ở trình độ 3, bạn tò mò tập thử kỹ thuật ở trình độ 5 và 6. Tôi có thể khẳng định bạn sẽ thấy những hiệu quả rất tuyệt vời mà trình độ 3 bạn phải rất chật vật với nó. Tương tự như bạn lén học chiêu thức võ công lớp cao, bạn luôn thấy tuyệt diệu hơn so với lớp bạn đang học.

Page 14: Vấn Đề Khi Ngồi Thiền

 

Trong hành thiền, những lúc bạn gặp khó khăn, bạn được phép linh động kết hợp kỹ thuật lớp cao lẫn lớp thấp. Tuy vậy, đừng chủ quan nhảy bổ vào lớp cao, bỏ luôn lớp ngang tầm với bạn. Đặc biệt đừng bao giờ oán trách người Thầy tại sao không cho mình hoặc không dạy mình kỹ thuật này, kỹ thuật kia; mà bắt mình tập cái kỹ thuật chán òm như thế này. Câu trả lời rất đơn giản: "Bạn thực hiện được kỹ thuật cấp cao, nhưng bạn sẽ không thuần thục, không duy trì được một cách tự nhiên, và bạn không chứng đắc được trình độ đó, nếu bạn chưa thuần thục và chưa chứng đắc kỹ thuật hiện tại."

Page 15: Vấn Đề Khi Ngồi Thiền

Khó Khăn Của Người Tu ThiềnBy Tuan Ly on Friday, August 15, 2014 at 10:32amTôi không trình bày tất cả khó khăn của người tu thiền. Trái lại, tôi chỉ trình bài một khó khăn duy nhất của người tu thiền trong bài này.

 

Tất nhiên, tìm sư phụ giỏi và tìm phương pháp đúng đắn là khó khăn ban đầu cho tất cả người muốn tu thiền. Gặp được phương pháp đúng nhưng không nhận ra, gặp phương pháp sai cũng không nhận ra là sai luôn, thì cũng là khó khăn ban đầu của người muốn tu thiền. Nhưng tôi không quan tâm đến những những khó khăn này, bởi vì tôi và học trò của tôi không phải lo nghĩ đến những khó khăn này. Khó khăn của người tu thiền đối với tôi, khi quan sát những học trò của tôi, chính là ý thức, là khả năng kiểm soát.

 

1. Khi bạn chưa tu thiền, mức độ dao động lên hoặc xuống trong đời sống tâm linh của bạn rất nhỏ hẹp. Bạn sẽ không tuột dốc quá lâu và cũng không lên cao quá nhiều. Bởi vì, càng ngày sẽ càng ít người và càng ít lý do làm cho bạn thay đổi. Bạn sẽ sống trong một cái khung do bạn tự đặt ra, tự đặt bản thân bạn vào, giam hãm bạn trong đó.

 

2. Khi bạn bắt đầu tu thiền, mức độ dao động lên hoặc xuống của bạn là không biên giới, không lường trước được. Bạn tự nguyện rời bỏ căn phòng bạn đã tự giam mình lâu nay. Bạn sẽ hoặc tuột dốc trầm trọng, hoặc bò lên đỉnh núi. Bạn phải hiểu rõ điều này để kiểm soát bản thân đi cho đúng đường!

 

Bạn càng tu tập nhiều, những vùng trong não ít sử dụng nay sẽ được đem ra sử dụng. Bạn sẽ ngày càng thông minh hơn, giàu cảm xúc hơn, giàu kinh nghiệm hơn, nhạy cảm hơn, quan sát thấu suốt hơn,... Chỉ một phút tích tắc, bạn có thể dâng trào cảm xúc ham muốn tình dục, ham muốn danh vọng, ham muốn tiền tài, ham muốn địa vị,... Chỉ một phút tích tắc, bạn nghĩ ngay ra biện pháp lừa người, lừa xã hội, thủ đoạn, nhằm đạt đến cái bạn muốn đạt.

 

Page 16: Vấn Đề Khi Ngồi Thiền

Nếu bạn không ý thức mình đang như thế; nếu bạn không nhớ mục đích và lý tưởng ban đầu của mình; nếu bạn không cố gắng tự kiểm soát bản thân.. thì với ba điều "Không" này, bạn sẽ có thể trở thành một kẻ "một tay vá trời", mà chỉ có thầy và những người cao hơn bạn mới hiểu bạn và trị nổi bạn. Tôi rất tiếc đã có nhiều học trò với ba điều "Không" như thế: Không ý thức, Không tự kiểm soát, Không ghi nhớ mục đích ban đầu.

 

Khi con chim non bay ra khỏi lồng, nó buộc phải học ngay cách vỗ cánh để nâng mình lên cao nếu nó không muốn đâm nhào trở xuống. Hoặc bạn vĩnh viễn trốn trong chiếc lồng với thế giới quanh chiếc lồng như lâu nay; hoặc bạn rời chiếc lồng, và cố gắng nâng mình lên. Những người không cố gắng khiên đâm nhào trở xuống trên đường tu tập, thì thuộc về đạo đức và nhân quả. Trong hiện tại, họ đều là người thành đạt. Có những người danh tiếng vang dội. Tuy nhiên, một khi bạn đã ỷ trí khôn làm điều vô đạo đức một lần, hai lần, thì bạn sẽ còn làm nhiều nữa và quả báo tất yếu sẽ đến trong tương lai.

Quote: "Thiền Đích Thực không tập trung tư tưởng, nhưng chú ý toàn diện và triệt để. Nếu bạn tập trung là o ép, kiểm soát, buộc tâm trí phải quy về một điều đã được chọn lựa trong khi sự chú ý hoàn toàn của tâm trí lại nhận biết mọi diễn biến bình thường của nó một cách tự nhiên. Khi đề cập sơ qua về Thiền mà nhiều người vẫn đang hành, J. Krishnamurti có nói rằng, bất cứ bạn chọn một thế ngồi và tập trung vào đầu mũi hay hơi thở thì chắc chắn tới cuối cuộc đời bạn cũng không thể thấy gì xa hơn mũi bạn."

Căn Bản Và Lợi Ích Của Loại Thiền Trong Lúc Đi Lại Sinh HoạtJuly 22, 2011 at 9:13am

Hứa với nhiều người viết bài này trong nhiều tháng rồi mà làm biếng quá. Gần đầy nhận được nhiều thư thúc ép mà vẫn thấy làm biếng không muốn viết. Mình phải đổi pháp danh của mình thành "Sư Làm Biếng" thôi! Thiền có hai loại: thiền lúc ngồi và thiền lúc đi lại. Thiền lúc ngồi cần có không gian yên tĩnh, chỉ một mình không bị quấy nhiễu. Còn thiền lúc đi lại, sinh hoạt thì không cần như thế.

 

- Thiền trong lúc ngồi đem lại sức khỏe, tịnh tâm, tập trung, thanh thản và sáng suốt. Thiền trong lúc ngồi giúp mình tìm thấy những vấn đề sâu thẳm mà lúc bình

Page 17: Vấn Đề Khi Ngồi Thiền

thường mình không thể tìm ra.  Thiền trong lúc ngồi giúp mình nhận diện được chính mình và giúp chuyển hóa, thay đổi sâu sắc những thứ bên trong con người của mình.

 

- Thiền trong lúc đi lại, sinh hoạt lại cho mình sự tỉnh giác, tỉnh thức 24h/ngày. Thông qua sự tỉnh giác, mình biết rõ mình đang làm gì, đang như thế nào trong mọi hoàn cảnh. Từ đó mình biết rõ mình đúng hay sai, hay mình như thế nào, cần thay đổi những gì. Thông qua sự tỉnh giác, mình có thể ngưng ngay những hành động không đúng, trước khi mình gây ra một điều tai hại. Từ đó mình thay đổi được những thói quen, những đức tính cố hữu, và mình nhận được ngay kết quả của việc mình làm. Sự tỉnh giác không chỉ giúp mình thấy rõ chính mình trong từng hành xử mà còn giúp mình thấy rõ mọi người xung quanh họ đang như thế nào, thật hay giả, tốt hay xấu, thiện hay bất thiện, chân thực hay giả dối. Mình còn có thể nhận biết sâu sắc về hoàn cảnh thực tế, cho ra nhận định chính xác và khách quan. Thiền trong lúc đi lại, sinh hoạt là loại thiền rất thực dụng, dễ nhìn thấy kết quả ngay trước mắt, thay đổi ngay được những gì mình đang muốn thay đổi.

 

Để hành thiền trong lúc đi lại sinh hoạt hằng ngày cần có tâm tỉnh giác (1) và tâm nhận biết sâu sắc (2). Trong lúc tập khả năng nhận biết, ta đồng thời cũng đang tập sự tỉnh giác, vì vậy chỉ chú trọng tập sự nhận biết, cố gắng tập thường xuyên là đủ.

 

a) Sự nhận biết ở đây là sự ghi nhận trực tiếp từ vật được thấy, được nghe, được nếm, được ngửi, được xúc chạm. Sự ghi nhận trực tiếp là sự ghi nhận không thông qua suy nghĩ, tư duy, cũng không thông qua ngôn ngữ phiên dịch "thầm thì trong trí não". Khi tập ghi nhận, chỉ ghi nhận một cách thuần túy, không dùng tư tưởng đan xen vào.

 

b) Năng lực nhận biết có nhiều mức độ, chứ không chỉ là thấy-biết thông thường. Khởi đầu hãy tập nhận biết và tỉnh giác một cách chậm rãi bằng cách quan sát hành vi của mình và đối tượng mình tiếp xúc. Khi đi, mình biết mình đi. Khi đứng, mình biết mình đứng. Khi co tay, duỗi tay, mình biết mình co tay, duỗi tay. Khi cười với ai, mình biết mình đang cười với họ. Như một tập lái xe, mình thường xuyên nhận biết hai bên, nhận biết phía trước và nhận biết sau lưng. Như một người đứng trước hoàn cảnh nghiệt ngã, mình tỉnh giác, tỉnh táo nhận biết về mọi phương diện. Hãy

Page 18: Vấn Đề Khi Ngồi Thiền

bắt đầu tập quan sát từ những thứ gần gũi và đơn giản như ngón tay, ngón chân, bàn tay, cánh tay, bàn ghế, sách vở, quần áo, giầy dép. Có thể mình sẽ phát hiện những điều lâu nay mình không để ý về chúng. Cũng như trong quan hệ, có những rạn nứt mà hàng ngày mình tiếp xúc mình vẫn không nhận ra. Vậy thì hãy bắt đầu từ những thứ đơn giản và gần gũi nhất cho đến một ngày bạn nhận ra những thứ sâu sắc hơn trong các mối quan hệ, ứng xử, trong bản thân mình, thậm chí trong người thân của mình. Có những thay đổi, những sứt mẻ với những thứ thân thuộc ngay trong căn phòng của mình mà mình không nhận biết, thì làm sao mình nhận biết những thứ khác cao sâu hơn nữa?

 

c) Khi sự nhận biết trở thành liên tục, sự tỉnh giác của bạn cũng sẽ trở thành liên tục. Hai cái sẽ đi song song và sẽ hỗ trợ cho nhau. Sự tỉnh giác càng tăng thì sự nhận biết càng sâu sắc, càng vi tế và càng đầy đủ, toàn diện. Bạn chỉ cần nhìn qua một khuôn mặt hay nghe qua một câu chuyện, bạn có thể biết ngay cái gì "rục rịch" bất ổn. Thậm chí bạn có thể không mô tả được ngay bạn đã thấy cái gì bất ổn (kinh nghiệm rất thực của chính tôi), nhưng bạn biết chắc chắn có cái gì đó rục rịch bất ổn ở đây. Đó là vì bạn ghi nhận sự kiện trực tiếp không thông qua phiên dịch, không thông qua tư suy, suy tưởng nên bây giờ muốn phiên dịch lại thành ngôn ngữ, bạn cần phải có thời gian! Đó là kết quả hỗ trợ của tâm tỉnh giác làm tăng sự nhận biết đến mức độ sâu sắc và toàn diện.

 

Khi đã đạt được trình độ nhận biết như vậy, do vô tình hoặc cố ý, bạn sẽ tiến đến nhận biết tâm của mình và tâm của người khác dưới góc độ 1 pháp, 2 pháp, và 4 pháp. Khi đạt đến trình độ 4 pháp, bạn sẽ trở nên rất wisdom và rất triết lý, mà thật ra bạn chỉ thông minh và nhạy bén hơn thôi chứ chẳng phải bạn học hành gì nhiều như một wise man ôm cả một đống kiến thức, cái gì cũng học. Chúng ta không cần học mà vẫn wise, wise theo hoàn cảnh, vì chúng ta học từ ngay hoàn cảnh, học ngay tức thời và rồi quên luôn ngay tức thời. Như tôi, tôi là một ông Sư làm biếng thì làm sao có chuyện học nhiều và nhớ nhiều.

 

Đó là tất cả về thiền trong lúc đi lại sinh hoạt. Các bạn tự khai triển nhé, tôi lười làm chuyện này lắm. Khi nào tiến đến quán 1 pháp thì hãy gọi tôi. Chúc các bạn thành công!

 (July 22, 2011)

Page 19: Vấn Đề Khi Ngồi Thiền

Tóm Tắt Phần Nâng Cao Về Thiền (2013-05-06)By Tuan Ly on Wednesday, August 20, 2014 at 4:41am

Cuộc sống có khi rất ngắn ngủi, không ai biết trước được tương lai. Mải mê hưởng thụ không phải là không tốt, nhưng tập khí thì khó chừa, thói quen sẽ khó bỏ. Lâu dài trở thành nhu cầu hưởng thụ không thể thiếu thốn và tự chủ. Mai này khi biết mình gần đất xa trời, nhìn lại chỉ còn là một quãng đời vô vị.

 

Tu tâm dưỡng tánh bản thân nó không đem lại hạnh phúc. Nó chỉ là cánh cửa mở ra một không gian hạnh phúc, và xa rời những vấp ngã khổ đau. Con người thường vấp ngã vì những ham cầu nhất thời và thiếu đi sự sáng suốt. Tu tâm dưỡng tánh giúp gắn bó với sự tự chủ và lý trí với lương tri và đạo lý làm người, đem lại bình yên trong tâm trí và hạnh phúc ở mọi nơi.

 

Sống Với Thiền

 

Khi bạn đã thực hành mỗi buổi hai giờ, mỗi ngày một đến hai buổi, bạn sẽ nhận ra bạn cư xử trong ngày khác với mọi khi. Bạn có thêm điềm tĩnh và trung dung. Bạn hãy chuyên tâm và chuyên cần cho đến khi bạn hoàn toàn như thế.

Bạn hãy bắt đầu chấp nhận mọi quy định của gia đình, quy định của xã hội, quy định của pháp luật, truyền thống của văn hóa dân tộc, quy định năm giới của người Phật tử, quy định mười giới của sadi, quy định hai trăm năm mươi giới của Tỳ khưu. Bạn hãy chấp nhận và sống bình an trong nó, gắn bó với sự an ổn.

Đó là ý nghĩa của giới và đức hạnh. Đó là hàng rào bảo vệ bản thân khỏi tội lỗi, sa ngã. Đó là hạnh phúc nơi gia đình và xã hội. Khi bạn không chống đối, không một ai chống đối bạn. Khi bạn không vọng động mong cầu, bạn không gây nên chiến tranh và thương tích cho mình và mọi người. Nếu bạn muốn hiểu tại sao, thì đây là lời lý giải: Điềm tĩnh và trung dung giúp bạn dần dần thoát khỏi các mong cầu. Khi bạn thoát khỏi các mong cầu, bạn không có lý do đối kháng với một ai, hay một việc nào. Khi bạn không đối kháng, bạn có giây phút bình yên trong tâm trí. Bạn có thêm thời gian để yên nghỉ.

Page 20: Vấn Đề Khi Ngồi Thiền

 

Bốn Đạo Quả

 

Thành tựu của bậc hiền thánh có bốn. Quả thứ nhất tượng trưng cho Giới. Quả thứ hai tượng trưng cho Định. Quả thứ ba tượng trưng cho Tuệ. Quả thứ tư tượng trưng cho bất khổ bất lạc, trung dung điềm đạm, toàn diện trong ngoài, với trí tuệ vô song. Bạn không cần một đoạn kinh chỉ đường nào nếu bạn kiên trì tu tập và tự khám phá bản thân, vượt lên khỏi bản thân. Sau khi bạn tu tập xong, bạn có thể tự giải nghĩa đoạn kinh sau đây:

 

1. (Puna ca paraṃ mahārāja bhikkhu) vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṃ savicāraṃ vivekajaṃ pītisukhaṃ paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. (Evameva kho mahārāja bhikkhu) imameva kāyaṃ vivekajena pītisukhena abhisandeti parisandeti paripūreti parippharati. Nāssa kiñci sabbāvato kāyassa   vivekajena pītisukhena apphuṭaṃ hoti.

 

2. (Puna ca paraṃ mahārāja bhikkhu) vitakkavicārānaṃ vūpasamā ajjhattaṃ sampasādanaṃ cetaso ekodibhāvaṃ avitakkaṃ avicāraṃ samādhijaṃ pītisukhaṃ dutiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. (Evameva kho mahārāja bhikkhu) imameva kāyaṃ samādhijena pītisukhena abhisandeti parisandeti paripūreti parippharati. Nāssa kiñci sabbāvato kāyassa samādhijena pītisukhena apphuṭaṃ hoti.

 

3. (Puna ca paraṃ mahārāja bhikkhu) pītiyā ca virāgā upekkhako ca viharati sato sampajāno sukhañca kāyena paṭisaṃvedeti. yantaṃ ariyā ācikkhanti: upekkhako satimā sukhavihārīti tatiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. (Evameva kho mahārāja bhikkhu) imameva kāyaṃ nippītikena sukhena abhisandeti parisandeti paripūreti parippharati. Nāssa kiñci sabbāvato kāyassa nippītikena sukhena apphuṭaṃ hoti.

 

4. (Puna ca paraṃ mahārāja bhikkhu) sukhassa ca pahānā dukkhassa ca pahānā pubbeva somanassadomanassānaṃ atthagamā adukkhamasukhaṃ upekkhāsatipārisuddhiṃ catutthaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. (Evameva kho mahārāja bhikkhu) imameva kāyaṃ parisuddhena cetasā pariyodātena pharitvā

Page 21: Vấn Đề Khi Ngồi Thiền

nisinno hoti. Nāssa kiñci sabbāvato kāyassa parisuddhena cetasā pariyodātena apphuṭaṃ hoti.

 

Tám Giải Thoát

 

Trong thế giới nội tâm có ba phần: dục, sắc và vô sắc. Hiện nay bạn đang sống với thế giới của ngũ dục. Khi bạn đi vào một trong bốn đạo quả, bạn sống với thế giới của các sắc. Giải thoát là khi bạn không còn phiền não gì nữa, là khi bạn vượt qua khỏi cả dục lẫn sắc, bạn đi vào thế giới vô sắc. Bạn sẽ làm được việc này khi bạn thành tựu hoàn hảo đạo quả thứ tư, đắc được ba minh. Ba minh này đưa bạn đến với thế giới nội tâm vô sắc, với năm cảnh giới, trong đó cảnh giới sau cùng là Sự Diệt Tận - Niết Bàn Vô Dư Y.

 

* Tài liệu này không nên phổ biến rộng rãi :)