viỆn khoa hỌc thỦy lỢi viỆt nam viỆn nƯỚc, tƯỚi · pdf filedưới...

27
VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM VIỆN NƯỚC, TƯỚI TIÊU VÀ MÔI TRƯỜNG CHUYÊN ĐỀ Giám sát mặn hạ du hệ thống sông Hồng Chủ nhiệm Dự Án: PGS. TS. Đoàn Doãn Tuấn Người thực hiện: ThS. Nguyễn Xuân Lâm

Upload: nguyennhan

Post on 06-Feb-2018

221 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM VIỆN NƯỚC, TƯỚI · PDF fileDưới tác động của biến đổi khí hậu, nước thủy triều dâng cao và sự thay đổi

VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM

VIỆN NƯỚC, TƯỚI TIÊU VÀ MÔI TRƯỜNG

CHUYÊN ĐỀ

Giám sát mặn hạ du hệ thống sông Hồng

Chủ nhiệm Dự Án: PGS. TS. Đoàn Doãn Tuấn

Người thực hiện: ThS. Nguyễn Xuân Lâm

Page 2: VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM VIỆN NƯỚC, TƯỚI · PDF fileDưới tác động của biến đổi khí hậu, nước thủy triều dâng cao và sự thay đổi

MỤC LỤC

I. Mục tiêu, pham vi và giải pháp thực hiện

1. Mở đầu

2. Phương pháp thực hiện

3. Các hoạt động

4. Xây dựng phân hệ cập nhật thông tin đo đạc và dự báo giám sát mặn lên trang web: www.httl.com.vn

5. Sản phẩm giao nộp

II. Một số các kết quả thực hiện đến 03/04/2015

2.1 Lựa chọn các điểm đo

2.2. Bản tin giám sát và dự báo

2.3. Nhận định diễn biến mặn vụ thời kỳ hồ xả 16/1 đến 23/02 vụ Đông Xuân 2014-2015

III. Kết luận

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Page 3: VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM VIỆN NƯỚC, TƯỚI · PDF fileDưới tác động của biến đổi khí hậu, nước thủy triều dâng cao và sự thay đổi

- 1 -

I. MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Mở đầu

1.1. Tính cấp thiết

Hình 1.1. Lưu vực sông Hồng và đông bằng sông Hồng

Khu vực ven biển đồng bằng sông Hồng bao gồm các huyện ven biển thuộc các

tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình. Với chiều dài gần 300km bờ

biển, đất phần lớn là đất phù sa châu thổ sông Hồng rất màu mỡ nên thuận lợi cho phát

triển sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Nguồn nước chính cung cấp cho

nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của các huyện ven biển này chính là các con sông

thuộc hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.

Dưới tác động của biến đổi khí hậu, nước thủy triều dâng cao và sự thay đổi

dòng chảy phía thượng nguồn, nước mặn đã theo cửa sông lấn sâu vào bên trong và có

diễn biến rất phức tạp ảnh hưởng rất lớn đến việc lấy nước phục vụ sản xuất vụ Đông

Xuân. Kết quả đo đạc năm 2014 cho thấy độ mặn 1‰ xâm nhập sâu vào các sông với

chiều dài so với cửa sông từ 28 đến 33 km. Tại sông Đáy độ mặn 1‰ vào sâu đến km

31, sông Ninh Cơ là km 32, sông Hồng km 31, sông Trà Lý km 28.

Nhận thấy tầm quan trọng của việc nắm bắt diễn biến xâm nhập mặn vùng ven

biển bắc bộ đối với sản xuất nên Bộ đã giao cho Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường

nhiệm vụ điều tra cơ bản giám sát mặn đồng bằng sông Hồng từ năm 2004 đến năm

2013. Do kinh phí có hạn nên việc giám sát, điều tra mặn từ nằm 204 đến năm 2013

Slưu vực

: 87760 km² (52%)

Xnăm

: 3000mm

Wtrbnăm

: 10.7 tỷm³

ĐBSH

Page 4: VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM VIỆN NƯỚC, TƯỚI · PDF fileDưới tác động của biến đổi khí hậu, nước thủy triều dâng cao và sự thay đổi

- 2 -

mới chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp tài liệu thực đo chứ chưa thực hiện được công tác

dự báo diễn biến xâm nhập mặn để giúp Bộ và các địa phương xây dựng được các kế

hoạch dài hạn và chủ động hơn.

Năm 2014 Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường đã được Bộ giao cho nhiệm

vụ “Dự báo tình trạng xâm nhập mặn hạ du hệ thống sông Hồng, phục vụ chỉ đạo,

điều hành cấp nước sản xuất nông nghiệp”. Việc dự báo mặn đã chỉ ra được trong

các giờ, ngày và các tháng tiếp theo tại mỗi vị trí dọc trên chiều dài các sông độ

mặn thay đổi thế nào vì thế có thể giúp Bộ và các địa phương lên được kế hoạch và

chủ động trong việc chỉ đạo lấy nước cho vụ Đông Xuân vào các thời điểm độ mặn

cho phép. Ngoài ra việc giám sát mặn thường xuyên sẽ giúp xây dựng bộ cơ sở dữ

liệu, hiệu chỉnh mô hình dự báo mặn cho vùng đồng bằng sông Hồng ngày càng

hoàn thiện, giúp cho nâng cao mức độ tin cây trong dự báo diễn biến xâm nhập mặn

theo các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biên dâng.

Để giúp Bộ và các địa phương có thể xây dựng được các kế hoạch dài hạn và chủ

động trong việc chỉ đạo lấy nước phục vụ sản xuất các năm tiếp theo thì việc thực hiện

dự án “Đo đạc, dự báo xâm nhập mặn hạ du hệ thống sông Hồng” cần phải được duy

trì thường xuyên hàng năm

1.2. Mục tiêu thực hiện dự án:

Mục tiêu chung :

Đánh giá, dự báo xâm nhập mặn đến dòng chảy hệ thống sông Hồng để hỗ trợ ra quyết định, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành cấp nước sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2014-2015 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ ; cập nhật, bổ sung cơ sở dữ liệu về xâm nhập mặn đến hệ thống sông Hồng – Thái Bình phục vụ công tác quy hoạch thủy lợi, nghiên cứu khoa học.

Mục tiêu cụ thể

- Giám sát và dự báo xâm nhập mặn trong mùa kiệt, phục vụ chỉ đạo, điều hành cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng;

- Cập nhật, bổ sung cơ sở dữ liệu về xâm nhập mặn đến hệ thống sông Hồng –

Thái Bình phục vụ công tác quy hoạch thủy lợi, nghiên cứu khoa học

1.3. Phạm vi thực hiện:

Đo đạc mặn tại các sông Đáy, Ninh Cơ, Hồng, Trà Lý, mỗi sông đặt 03 trạm đo

cố đinh: trạm 3 đặt tại vị trí cửa sông, trạm 2 đặt tại ví trí cách cửa sông 22 km và trạm

1 đặt cách cửa sông 32 km.

Tại vị trí các trạm ở cửa sông (trạm 3) đo 12 lần/ngày (2 giờ đo 1 lần). Các trạm

còn lại (trạm 1 và 2) đo 4 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 6 giờ.

Page 5: VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM VIỆN NƯỚC, TƯỚI · PDF fileDưới tác động của biến đổi khí hậu, nước thủy triều dâng cao và sự thay đổi

- 3 -

2. Phương pháp thực hiện

Dự kiến sử dụng một số các phương pháp sau đây

Phương pháp tổng hợp phân tích chọn lọc và kế thừa tài liệu:

+ Từ các tài liệu về khu vực nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án, các báo cáo, hội thảo liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, tiến hành tổng hợp phân tích để đưa ra được các giải pháp, các lựa chọn phù hợp.

+ Kế thừa tài liệu của các công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi, các số liệu đo mưa, mực nước, lưu lượng, độ mặn của các trạm khí tượng thủy văn

Phương pháp điều tra, thu thập và khảo sát thực địa:

+ Điều tra, thu thập số liệu về địa hình mạng sông, tài liệu khí tượng thủy văn ( lượng mưa, mực nước, lưu lượng, độ mặn), hiện trạng các công trình đầu mối trên sông, quy trình vận hành hệ thống, diện tích và mùa vụ các công trình phụ trách

+ Tiến hành khảo sát và lấy mẫu nước tại thực địa

- Phương pháp đo đạc tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: Mẫu nước được tiến hành đo đạc xác định độ mặn bằng máy đo tại hiện trường ( máy đo đã được kiểm định), sau khi đo bằng máy cầm tay mẫu được chuyển về phòng thí nghiệm phân tích kiểm tra lại bằng phương pháp hóa nghiệm ( mỗi vị trí đo kiểm tra lại độ mặn bằng phương pháp hóa nghiệm từ 3 – 6 mẫu)

Phương pháp tư vấn chuyên gia:

+ Thông qua các cuộc họp, các buổi tiếp xúc lấy ý kiến chuyên gia về việc lựa chọn các vị trí lấy mẫu, thời gian lấy mẫu, cách thực hiện và góp ý trong việc đề xuất các giải pháp lấy nước.

- Phương pháp mô hình toán:

+ Sử dụng mô hình Mike 11 HD + AD để tính toán, dự báo trước diễn biến mặn theo ngày, tuần, tháng trên các sông .

3. Các hoạt động

3.1. Thu thập số liệu

-Thu thập các tài liệu về địa hình mặt cắt các sông tại Cục quản lý công trình, Chi cục thủy lợi, công ty khai thác công trình

- Thu thập bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ bố trí hệ thống công trình thủy lợi, các công trình trên hệ thống, diện tích và mùa vụ các loại cây trồng các công trình phụ trách tại Sở Nông nghiệp tỉnh, huyện, các Công ty Khai thác công trình Thủy lợi, Cục trồng trọt….

- Thu thập các tài liệu về lượng mưa, mực nước, lưu lượng, độ mặn tại các trạm đo khí tượng thủy văn tại khu vực.

Page 6: VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM VIỆN NƯỚC, TƯỚI · PDF fileDưới tác động của biến đổi khí hậu, nước thủy triều dâng cao và sự thay đổi

- 4 -

3.2. Đo độ mặn

3.2.1. Vị trí đặt trạm đo trên các sông

Đo mặn tại các sông Đáy, Ninh Cơ, Hồng, Trà Lý, mỗi sông đặt 03 trạm đo cố

đinh: trạm 3 đặt tại vị trí cửa sông, trạm 2 đặt tại ví trí cách cửa sông 22 km và trạm 1

đặt cách cửa sông 32 km. Tại vị trí các trạm ở cửa sông (trạm 3) đo 12 lần/ngày (2 giờ

đo 1 lần). Các trạm còn lại (trạm 1 và 2) đo 4 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 6 giờ ( theo

điều khoản tham chiếu)

3.2.2. Thời gian đo mặn

Để đảm bảo liệt tài liệu quan trắc có tính ổn định, thống nhất cho công tác

nghiên cứu và phục vụ công tác dự báo mặn trong các đợt lấy nước vụ Đông Xuân

2015, thời gian đo mặn năm 2015 sẽ trùng hoặc bao chùm khoảng thời gian cùng thời

điểm đo năm 2014 và các đợt xả nước năm 2015.

Năm 2014 nhiệm vụ “Dự báo tình trạng xâm nhập mặn hạ du hệ thống sông

Hồng, phục vụ chỉ đạo, điều hành cấp nước sản xuất nông nghiệp” đã được Viện Nước

thực hiện từ ngày 11/1 đến 16/2 và từ 25/3 – 3/4.

Theo lịch lấy nước phục vụ vụ Đông Xuân 2014 – 2015 khu vực Đồng bằng

sông Hồng thì thời gian lấy nước vào 3 đợt: Đợt 1 từ 19/1 – 23/1, đợt 2 từ 30/1 – 7/2,

đợt 3 từ 13/2 – 17/2.

Dựa vào thời gian thực hiện nhiệm vụ “Dự báo tình trạng xâm nhập mặn hạ du hệ thống sông Hồng, phục vụ chỉ đạo, điều hành cấp nước sản xuất nông nghiệp”năm 2014, kế hoạch lấy nước phục vụ vụ Đông Xuân 2014- 2015, lịch thủy triều và điều kiện tài chính của dự án. Thời gian thực hiện đo mặn được lựa chọn như sau:

Tháng 1: đo từ ngày 16/1 đến 30/1 Tháng 2: đo từ 1/2 đến 17/2 Tháng 3: đo từ 25/3-3/4

3.2.3. Độ sâu đo mặn

Theo TCVN 8304:2009 - Công tác thủy văn trong hệ thống thủy lợi. Độ sâu đo

mặn quy định như sau:

- Khi mực nước sông ở mức bình thường: đo mặn 2 điểm theo chiều sâu mực

nước H tại điểm đo 0,6.H và 0,8.H;

- Vào thời kỳ nước sông thấp, độ mặn lớn: phải đo thêm 1 điểm ở độ sâu 0,2.H

Do điều kiện kinh phí và để đảm bảo thống nhất với độ sâu đo năm 2014 năm 2015 chọn độ sâu đo mặn tại 2 độ sâu 0,2H và 0,6H.

3.2.4. Phương pháp đo mặn

a) các yêu cầu chung

Page 7: VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM VIỆN NƯỚC, TƯỚI · PDF fileDưới tác động của biến đổi khí hậu, nước thủy triều dâng cao và sự thay đổi

- 5 -

- Kết quả đo: Đảm bảo độ chính xác cao

- Thời gian: Đảm bảo cung cấp ngay kết quả đo mặn để phục vụ công tác dự báo

b) Các phương pháp đo mặn trên thế giới và Việt Nam

Độ mặn trong nước là đại lượng đặc trưng định lượng cho lượng các chất

khoáng rắn hoà tan (các muối) trong nước.

Để xác định độ mặn trong nước hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam sử dụng

hai phương pháp : Phương pháp vật lý ( dùng máy móc, thiết bị đo để xác định) và

phương pháp hóa học.

1. Các phương pháp sử dụng máy hoặc các thiết bị đo độ mặn được gọi chung

là các phương pháp vật lý :

- Ưu điểm của phương pháp này là : Thao tác đơn giản và đọc được ngay giá

trị độ mặn của nước mà không cần qua một bước tính toán trung gian nào. Một số thiết

bị hiện đại được chế tạo và thường xuyên được cải tiến trong khoảng 10 năm gần đây

của Mỹ, Nhật Bản, Nauy... còn có khả năng đo mặn liên tục từ mặt biển đến độ sâu

hàng nghìn mét (đo profile thẳng đứng độ muối), có thể số hoá kết quả đo và ghi vào

băng từ, hoặc có cáp chuyên dụng truyền thông tin từ đầu đo đến máy tính và xử lý

ngay các kết quả trong khi đầu đo vẫn đang ở độ sâu làm việc. Một ưu thế khác của

các thiết bị đo là có thể gắn nhiều đầu đo có chức năng khác nhau (đo nhiệt độ, pH,

Ôxy hoà tan, độ đục, cường độ bức xạ, sắc tố quang hợp...) và do vậy có thể đồng bộ

đo nhiều yếu tố môi trường tại vị trí khảo sát.

- Nhược điểm chung của một số máy và thiết bị xác định độ mặn nước là độ chính xác của phép đo không cao, thường chỉ đạt ±0,1%o (trừ một số máy hoặc thiết bị hiện đại, tinh vi) và phụ thuộc rất nhiều vào độ chính xác của phép đo nhiệt độ nước biển để tính toán các số hiệu chỉnh. Điều này thường gặp thấy ở các máy hoặc thiết bị đo độ mặn dựa trên nguyên lý đo tỷ trọng nước biển hoặc đo tốc độ truyền âm, hoặc gặp thấy ở các thiết bị đo độ dẫn điện được sản xuất từ những năm 70, 80 và trước nữa. Một đặc điểm khác dẫn đến tình trạng chưa phổ dụng ở Việt Nam các máy và thiết bị đo độ mặn có độ chính xác cao chúng có giá thành quá cao so với kinh tế hiện tại của đất nước, trong đại đa số các trường hợp đều không phù hợp với nguồn tài chính của các dự án, đề tài hoặc các cơ sở nghiên cứu. Nhiều loại máy đo mới, hiện đại và chính xác (ví dụ CTD-Rosette của hãng Seabird Electronics Inc, hoặc Aquashuttle hay Nvshuttle của hãng Chelsea Instruments...) không những có giá thành cao mà còn đòi hỏi những tiêu chuẩn kỹ thuật đi kèm và các điều kiện làm việc phải chuẩn - những yêu cầu này chưa thể đáp ứng và thoả mãn trọn vẹn.

- Ứng dụng ở Việt Nam :

+ Cty KTCTTL Xuân Thủy đã lắp đặt hệ thống đo độ mặn tự động cho 8 cửa cống, gồm: Ngô Đồng, cống Chúa, Cồn Nhất, Liêu Đông, cống Tài, Cát Xuyên, Hạ Miêu 1 và Hạ Miêu 2. Hệ thống giám sát nồng độ mặn tự động bao gồm các thiết bị quan trắc độ mặn tại cửa cống hoạt động trên nguyên tắc cảm ứng với độ mặn của

Page 8: VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM VIỆN NƯỚC, TƯỚI · PDF fileDưới tác động của biến đổi khí hậu, nước thủy triều dâng cao và sự thay đổi

- 6 -

nước, phân tích và truyền số liệu qua mạng in-tơ-nét về máy chủ và điện thoại của người phụ trách. Trên cơ sở số liệu báo về tại thực địa, người quản lý có thể quyết định thời điểm đóng, mở cửa cống để lấy nước phục vụ sản xuất. Hệ thống đo thời gian đầu đi vào sử dụng kết quả đo

+ Các công ty khai thác công trình thủy lợi các tỉnh ven biển tại một số cống lấy nước đầu mối hiện nay cũng đã sử dụng các máy đo cầm tay để theo dõi độ mặn.

2. Xác định bằng phương pháp hoá học

Đây là phương pháp chuẩn độ mẫu nước bằng dung dịch Bạc Nitrat (AgNO3), hay phương pháp xác định độ mặn theo độ Clo. Phương pháp này do M. Knudsen đề xuất nên còn được gọi là phương pháp Knudsen, được Uỷ ban Quốc tế về Nghiên cứu biển công nhận từ năm 1902. Cho đến nay, đây là phương pháp hoá học duy nhất của Hải dương học dùng để xác định độ Clo và độ muối nước biển

- Ưu điểm của phương pháp : Đơn giản, độ chính xác cao (±0,02%o), chi phí ít

- Nhược điểm : Phương pháp cồng kềnh, phải chuẩn bị hóa chất và các dụng cụ lấy mẫu, thời gian xác định lâu

- Ở Việt Nam và thế giới phương pháp này vẫn được sử dụng rộng rãi và phổ biến.

3.2.5. Lựa chọn phương pháp đo

Để có thể có số liệu đo mặn cung cấp ngay phục vụ cho công tác dự báo thì phương pháp sử dụng máy đo hoặc các thiết bị đo sẽ đáp ứng được.

Do điều kiện kinh phí của dự án không đủ để đầu tư hệ thống đo mặn tự động nên phương pháp được chọn là sử dụng máy đo cầm tay của Mỹ đã được kiểm định và hiệu chỉnh. Đó là máy đo của hãng YSI Model 30/10 FT. SN : 97G0736 ( Các máy đo sử dụng đo cho năm 2014).

3.3. Dự báo xâm nhập mặn

Qua nghiên cứu và đánh giá sơ bộ chúng tôi đè xuất mô hình dự báo khá gần với thời gian thực như sau:

- Phương pháp thực hiện: Cập nhật → mô phỏng → cập nhật → mô phỏng….các số liệu dòng chảy lưu lượng mực nước, xâm nhập mặn từ quá trình khảo sát kết hợp với dữ liệu dự báo sẽ liên tục được cập nhật vào đầu vào của mô hình, làm cơ sở cho mô phỏng dự báo ở bước thời gian tiếp theo.

- Mô hình Dự báo: Mike 11 HD + AD đã được hiệu chỉnh và kiểm định. Tuy nhiên, để đảm bảo mô hình phản ánh được diễn biến thay đổi của dòng chảy, xâm nhập mặn trong tình hình mới, đặc biệt là diễn biến của lòng dẫn và phân lưu đang xảy ra rất mạnh trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình. Mô hình cần thiết phải liên tục cập nhật địa hình số liệu đo đạc thủy văn, xâm nhập phục vụ cho hiệu chỉnh và kiểm định. Một số nét cơ bản của mô hình như dưới đây:

Page 9: VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM VIỆN NƯỚC, TƯỚI · PDF fileDưới tác động của biến đổi khí hậu, nước thủy triều dâng cao và sự thay đổi

- 7 -

Hình 1.2: Sơ đồ tính toán thuỷ lực và mô phỏng diễn biến thủy lực, mặn trên mạng sông Hồng-Thái Bình

- Đầu vào :

+ Biên Q xả dự kiến 3 hồ: Hòa Bình, Thác Bà Tuyên Quang, các biên này sẽ được EVN liên tục cung cấp.

+ Biên Q tự nhiên + khu giữa: Biên tự nhiên như các biên Yên Bái, Hàm Yên, Thác Huống, Cầu Thương, Chũ, sẽ được cập nhật dự báo từ TTKTTV, các biên gia nhập còn lại sẽ được tính toán bằng mô hình thủy văn (mô hình NAM) từ mưa dự báo.

+ q lấy + Các CT lấy nước chính:

+ Biên Mực nước 9 cửa: Dự báo triều Hòn Dấu, mô hình triều về các cửa.

+ Biên mặn: Thử nghiệm tạo ra từ Mike 21 FM HD + AD.

Page 10: VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM VIỆN NƯỚC, TƯỚI · PDF fileDưới tác động của biến đổi khí hậu, nước thủy triều dâng cao và sự thay đổi

- 8 -

Hình 1.3. Giao diện kết nối Mike 11 (ĐBSH) + Mike 21 (Vịnh Bắc Bộ)

-Đầu ra:

+ Mực nước và lưu lượng : Trên sông chính, các công trình lấy nước chính trên dòng chính (Sơn Tây, Hà Nội, Liên Mạc, Xuân Quan, Tắc Giang, TB. Hữu Bị, Ngô Đồng, CồnTư…).

+ Xâm nhập mặn: Diễn biến mặn trên sông chính, các công trình lấy nước ven biển, xâm nhập mặn tối đa, tối thiểu…

- Căn cứ sơ đồ đã lập và công tác chuẩn bị các điều kiện tính toán, đã có thể tổ chức thực hiện dự báo xâm nhập mặn theo sơ đồ trên Hình 1.4.

Page 11: VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM VIỆN NƯỚC, TƯỚI · PDF fileDưới tác động của biến đổi khí hậu, nước thủy triều dâng cao và sự thay đổi

- 9 -

Hình 1.4. Sơ đồ tổ chức thực hiện bài toán dự báo xâm nhập mặn

- Các nhiệm vụ cần thực hiện trong công tác dự báo mặn :

1. Thu thập số liệu, tổng hợp phân tích xử lý tài liệu: Các số liệu biên đầu vào như trên gồm :

+ Biên Q xả dự kiến 3 hồ ;

+ Biên Q tự nhiên + khu giữa

+ q lấy + Các CT lấy nước chính.

+ Biên Mực nước 9 cửa và biên mặn thử nghiệm tạo ra từ Mike 21 FM HD + AD.

+ Kết quả đo mặn tại các trạm đo, tại các cống lấy nước đầu mối của CTy KTCTTL, Các trạm đo Quốc gia…

2. Nhập dữ liệu vào mô hình và chỉnh lý mô hình

Mô hình trước thời gian dự báo sẽ được cập nhật dữ liệu, hiệu chỉnh một lần nữa theo các số liệu mới nhất được cập nhật về địa hình, dòng chảy nền…Sau đó mô hình sẽ được kiểm nghiệm để đảm bảo mô hình đã sẵn sàng cho mô phỏng dự báo vụ Đông Xuân 2014 – 2015.

Trong thời gian dự báo, để đảm bảo độ chính xác cao, phương pháp mô phỏng thời gian thực được sử dụng. Bước thời gian dự báo là 2 ngày, có nghĩa là cứ 2 ngày 1 lần mô hình sẽ được hiệu chỉnh để bám sát kết quả đo đến thời điểm hiện tại và cung cấp số liệu dự báo cho 2 ngày tiếp theo.

3. Tính toán dự báo và ra bản tin:

Sau khi thiết lập được toàn bộ điều kiện biên, hiệu chỉnh lại theo giá trị đo mới cập nhật, sẽ tiến hành tính toán dự báo xâm nhập mặn. Kết quả đầu ra là toàn bộ quá

Page 12: VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM VIỆN NƯỚC, TƯỚI · PDF fileDưới tác động của biến đổi khí hậu, nước thủy triều dâng cao và sự thay đổi

- 10 -

trình mô mô phỏng thủy lực và mặn trên hệ thống sông Hồng – Thái Bình. Từ kết quả này tiến hành:

- Trích xuất kết quả tại các vị trí cần dự báo;

- Biên tập bản tin để chuẩn bị xuất bản;

- Sử dụng phương pháp chuyên gia để phân tích sự phù hợp của bản tin;

- Xuất bản tin lên phương tiện truyền thông và website www.httl.com.

4. Xây dựng phân hệ cập nhật thông tin đo đạc và dự báo giám sát mặn lên trang web: www.httl.com.vn

Qua nghiên cứu, chúng tôi đề xuất Phân hệ cập nhật thông tin đo đạc và dự báo giám sát mặn trên nền Webbase như sau:

Phần mềm hệ thống: Sử dụng hệ điều hành máy chủ là Windows Server 2012. Hệ điều hành máy trạm là các phiên bản Windows2000, WindowsXP, Windows Vista, Windows7, Windows8,...

Hệ quản trị CSDL sử dụng MS SQL Server 2012,

Hệ quản trị Web là IIS 7.0. Framework 4.0,

Ngôn ngữ và công nghệ xây dựng Web dùng ASP.Net 4.0.

Đây là những lựa chọn hợp lý và khả thi, nhưng không cứng nhắc. Trong quá trình thực hiện dự án không loại trừ các yếu tố phát sinh ảnh hưởng đến các lựa chọn trên và các giải pháp đã được chọn sẽ được thay thế bằng giải pháp tương đương.

5. Sản phẩm giao nộp

+ Số liệu đo đạc được viết thành bản tin hàng ngày, cung cấp cho các đơn vị

quản lý nhà nước, đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi ở Trung ương và địa

phương có liên quan, thời gian cung cấp trước 15h hàng ngày bằng email, FAX và cập

nhập lên trang web thu thập thông tin điều hành hệ thống thủy lợi của Tổng cục Thủy

lợi (www.httl.com.vn);

+ Báo cáo tuần, tháng và tổng kết tổng hợp số liệu đo đạc, dự báo, phân tích xu thế, diễn biến xâm nhập mặn..v.v

Page 13: VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM VIỆN NƯỚC, TƯỚI · PDF fileDưới tác động của biến đổi khí hậu, nước thủy triều dâng cao và sự thay đổi

- 11 -

II. MỘT SỐ CÁC KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐẾN 03/04/2015

2.1 Lựa chọn các điểm đo

Trên cơ sở đề xuất kỹ thuật và để xuất tài chính đã thực hiện nhóm nghiên cứu đã thiết lập các điểm đo mặn trên sông Hồng đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật đề ra, cụ thể các điểm trên sơ đồ dưới đây:

Hình 2.1. Sơ đồ các điểm đo mặn trên hệ thống năm 2015

Ngoài ra, trong dự án này nhằm tiếp cận đánh giá mức độ mặn phân tầng, cũng như bổ sung dữ liệu cho hiệu chỉnh kiểm định mô hình mặn, chúng tôi đã thí điểm sử dụng máy đo mặn theo độ sâu Rinko – Profiler tại cửa sông Đáy. Mỗi lần thả máy sẽ tự động đo 10 chỉ tiêu chất lượng nước, ở các độ sâu do ta thiết lập cho máy. Kết quả đánh giá là hết sức hiệu quả, tiện lợi, nhanh chóng và cung cấp một bộ dữ liệu quý giá về chất lượng nước phân tầng tại cửa sông Đáy trong thời kỳ hồ xả.

Page 14: VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM VIỆN NƯỚC, TƯỚI · PDF fileDưới tác động của biến đổi khí hậu, nước thủy triều dâng cao và sự thay đổi

- 12 -

Hình 2.2. Thiết lập và tiến hành đo mặn phân tầng sử dụng Rinko- Profiler tại cửa Đáy

Bảng 1.Một lần trả kết quả ra của máy Rinko- Profiler

Depth [m]

Temp. [deg C]

Sal. [ ] Cond.

[mS/cm] EC25

[uS/cm] Density

[kg/m^3] SigmaT [

] Chl-Flu. [ppb]

Chl-a [ug/l]

Turb-M [FTU]

DO [mg/l]

0 14.608 0.017 0.022 28.144 999.173 -0.827 5.26 5.26 6.35 10.143

0.2 15.296 8.722 12.16 15460.67 1005.755 5.754 3.88 3.88 35.05 9.49

0.4 17.874 14.839 21.039 24950.61 1009.925 9.924 2.52 2.52 38.49 8.859

0.6 18.357 17.251 24.407 28584.47 1011.656 11.653 2.44 2.44 53.93 8.742

0.8 18.706 21.338 29.848 34645.19 1014.684 14.681 2.14 2.14 27.56 8.404

1 18.792 22.272 31.09 36007.79 1015.376 15.371 2.17 2.17 22.09 8.263

1.2 18.794 22.664 31.587 36580.9 1015.674 15.668 2.07 2.07 20.63 8.159

1.4 18.777 23.328 32.412 37553.02 1016.183 16.177 2.09 2.09 23.29 8.067

1.6 18.747 23.413 32.498 37682.2 1016.257 16.249 2.76 2.76 30.87 8.027

1.8 18.741 24.127 33.39 38721.93 1016.802 16.794 2.53 2.53 30.84 7.972

2 18.732 24.756 34.17 39634.74 1017.284 17.275 2.25 2.25 21.55 7.895

2.2 18.73 24.829 34.258 39739.66 1017.34 17.33 2.35 2.35 20.41 7.879

2.4 18.726 25.522 35.118 40741.94 1017.87 17.859 2.47 2.47 19.33 7.821

2.6 18.736 25.558 35.171 40792.89 1017.896 17.884 2.42 2.42 18.72 7.809

2.8 18.753 25.647 35.295 40918.35 1017.96 17.948 2.4 2.4 18.28 7.795

Page 15: VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM VIỆN NƯỚC, TƯỚI · PDF fileDưới tác động của biến đổi khí hậu, nước thủy triều dâng cao và sự thay đổi

- 13 -

3 18.766 25.746 35.428 41058.51 1018.033 18.02 2.33 2.33 18.43 7.779

3.2 18.781 25.953 35.696 41353.78 1018.188 18.174 2.41 2.41 18.57 7.764

3.4 18.816 26.043 35.836 41478.54 1018.249 18.234 2.41 2.41 19.29 7.75

3.6 18.861 25.995 35.811 41402.83 1018.203 18.187 2.39 2.39 20.1 7.753

3.8 18.863 25.918 35.716 41291.32 1018.145 18.128 2.44 2.44 22.39 7.771

4 18.877 26.128 35.988 41591.13 1018.302 18.284 2.47 2.47 22.42 7.763

4.2 18.9 26.192 36.086 41679.17 1018.346 18.327 2.59 2.59 22.09 7.755

4.4 18.925 26.193 36.107 41676.82 1018.341 18.322 2.54 2.54 22.71 7.753

4.6 18.934 26.202 36.125 41688.52 1018.347 18.327 2.79 2.79 23.49 7.754

4.8 18.936 26.197 36.122 41682.03 1018.344 18.323 2.56 2.56 24.68 7.757

5 18.939 26.193 36.118 41674.96 1018.341 18.319 2.55 2.55 24.33 7.755

5.2 18.939 26.184 36.107 41662.75 1018.335 18.312 2.41 2.41 24.68 7.754

5.4 18.937 26.2 36.125 41685.3 1018.348 18.324 2.39 2.39 24.18 7.753

5.6 18.938 26.2 36.126 41685.77 1018.349 18.324 2.48 2.48 28.03 7.756

5.8 18.939 26.202 36.13 41688.64 1018.352 18.326 2.41 2.41 26.44 7.759

6 18.938 26.205 36.133 41693.86 1018.355 18.329 2.4 2.4 25.63 7.762

6.2 18.938 26.184 36.107 41663.63 1018.34 18.312 2.3 2.3 24.74 7.765

6.4 18.925 26.171 36.081 41646.6 1018.334 18.305 2.26 2.26 25.21 7.775

6.6 18.927 26.219 36.142 41715.65 1018.371 18.342 2.36 2.36 26.77 7.773

2.2. Bản tin giám sát và dự báo

Trên cơ sở, thu thập thông tin từ kết quả đo trực tiếp, thông tin vận hành hồ chứa, thông tin vận hành hệ thống thủy lợi, số liệu đo đạc trực tiếp từ các thủ cống trên dòng chính vùng ảnh hưởng mặn với tần suất 1 lần/ngày, chúng tôi đã tiến hành tổng hợp và phân tích số liệu, chạy mô hình, và đưa ra 2 loại bản tin giám sát và dự báo và cập nhật liên tục trên website: www.httl.com.vn, chuyên mục Cấp nước đông Xuân như sau:

- Bản tin dài: Dự báo cho toàn bộ thời kỳ cấp nước Đông Xuân và toàn bộ tháng 3 tưới dưỡng, bản tin này được cập nhật 2 ngày một lần theo diễn biến mới của xả hồ chứa, dòng chảy, thủy triều, lấy nước trên hệ thống....

- Bản tin ngắn: Dự báo cho toàn bộ thời kỳ cấp nước Đông Xuân và toàn bộ tháng 3 tưới dưỡng, bản tin này được cập nhật 2 ngày một lần theo diễn biến mới của xả hồ chứa, dòng chảy, thủy triều, lấy nước trên hệ thống....

- Bản tin ngắn: Thông tin giá trị độ mặn giám sát và dự báo cũng như thời gian mở cống thực tế và dự kiến, thời gian dự báo là 2 ngày, thời gian cập nhật thông tin là một ngày một lần vào lúc 2 giờ chiều. Trên mỗi sông bố trí 5 điểm thông tin bao gồm các điểm đo và các điểm cống. Các điểm đo hiện thông tin mặn, ngoài ra các điểm cống còn hiện thông tin đóng mở cống bằng màu sắc. Cụ thể các điểm số liệu như sau:

+ Trên sông Đáy: Cửa Sông, Km 22, Cống Bình Hải II, Km32, Cống Tam Tòa.

+ Trên sông Ninh Cơ: Cửa Sông, Cống Sẻ, Km22, Cống Múc 1 và Km 32

+ Trên sông Hồng: Cửa Sông, Cồng Cồn Nhất, Km 22, Km32, Cống Hạ Miêu II

Page 16: VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM VIỆN NƯỚC, TƯỚI · PDF fileDưới tác động của biến đổi khí hậu, nước thủy triều dâng cao và sự thay đổi

- 14 -

+ Trên sông Trà Lý: Cửa Sông, Cống Ngũ Thôn, Km 22, Cống Dục Dương, Km32

Page 17: VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM VIỆN NƯỚC, TƯỚI · PDF fileDưới tác động của biến đổi khí hậu, nước thủy triều dâng cao và sự thay đổi

- 15 -

Bảng 2.Bản tin ngắn thực hiện ngày 21/01/2015

TT Hệ thống/Trạm đoSố liệu đo mặnSỐ LIỆU QUAN TRẮC MẶN VÀ DỰ BÁO MẶN

TG mở CốngNgày 21/01 1h 2h 3h 4h 5h 6h 7h 8h 9h 10h 11h 12h 13h 14h 15h 16h 17h 18h 19h 20h 21h 22h 23h 24h Smin Smax

1 SÔNG ĐÁY NHẬP SỐ

LIỆU

1.1 Cửa Sông Thực đo 7.27

19.3

20.5

24.3

25.068

19.684

8.375

6.019

4.23

3.532

0.82

0.242

0.242 25.068 Thời gian mở

Dự báo 8.21

20.12

21.32

25.63

26.83

20.12

10.01

7.82

5.23

4.12

0.92

0.3

0.3 26.83 Thời gian mở

1.2 Km 22 Thực đo

0.1

0.04

0.05

0.04 0.1 Thời gian mở

Dự báo

0.2

0.03

0.06

0.03 0.2 Thời gian mở

1.3 Cống Bình Hải II Thực đo

0.4

0.4 0.4 Thời gian mở

Dự báo 0 0 0 0 0 0.05 0.19 0.32 0.3 0.17 0.06 0.02 0.02 0.03 0.03 0.02 0.01 0 0 0 0 0 0 0 0 0.32 Thời gian mở

1.4 Km32 Thực đo

0.11

0.01

0.01

0.01 0.11

Dự báo

0.1

0

0

0 0.1

1.5 Cống Tam Tòa Thực đo 0.1

0.1

0.1 0.1 Thời gian mở

Dự báo 0.01 0 0 0 0 0 0 0.01 0.01 0.01 0.01 0.01 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0.01 Thời gian mở

Chú thích

- Số liệu thực đo

- Số liệu dự báo

- Thời gian mở cống thực tế 0.03

- Thời gian mở cống dự báo 0.03

Page 18: VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM VIỆN NƯỚC, TƯỚI · PDF fileDưới tác động của biến đổi khí hậu, nước thủy triều dâng cao và sự thay đổi

- 16 -

2.3. Nhận định diễn biến mặn vụ thời kỳ hồ xả 16/1 đến 23/02 vụ Đông Xuân 2014-2015

a. Tình hình thủy văn từ ngày 11/1 đến ngày 23/02/2015

Hệ thống sông Hồng

Trong 6 ngày đầu (từ ngày 11 đến ngày 16/1): mực nước trên sông Thao tiếp tục biến đổi chậm; mực nước sông Lô tiếp tục dao động theo điều tiết của hồ Tuyên Quang và hồ Thác Bà; mực nước hạ lưu sông Hồng tiếp tục biến đổi chậm do điều tiết của các hồ chứa và chịu ảnh hưởng của thủy triều.

Từ ngày 16/1 đến 17/02, các hồ chứa Hoà Bình, Tuyên Quang, Thác Bà sẽ tăng cường phát điện để cung cấp nước cho Đổ ải vụ Xuân 2015, nên mực nước tại hạ lưu các hồ chứa trên hệ thống sông Hồng sẽ tăng cao; mực nước tại Hà Nội sẽ lên và duy trì ở mức từ 2,20m đến 2,40m trong thời gian các đợt xả, đợt I (19-23/01), đợt II(30 – 07/02), và đợt III(13-17/02).

Hệ thống sông Thái Bình

Mực nước các sông trên hệ thống sông Thái Bình tiếp tục dao động theo thủy triều.

Bảng 3. Đặc trưng mực nước dự báo tại trạm Hà Nội và trạm Phả Lại

Sông Trạm Cao nhất

(cm) Thấp nhất

(cm) Trung bình

(cm) Hồng Hà Nội 240 70 170

Thái Bình Phả Lại 130 -5 50

b. Mức Xả hồ chứa lớn thực tế như sau:

Bảng 2: Thực tế xả 3 hồ chứa lớn Đông Xuân và mực nước Hà Nội

Ngày

LƯU LƯỢNG VÀ LƯỢNG NƯỚC XẢ TỪ HỒ THỦY ĐIỆN Mực nước Trạm

Hà Nội

Hòa Bình Thác Bà Tuyên Quang Tổng 3 Hồ chứa (mét)

Qxả Wxả Qxả Wxả Qxả Wxả Qxả Wxả TB Cao

TB ngày (tr.m3) TB

ngày (tr.m3)

TB ngày

(tr.m3) TB ngày (tr.m3) Ngày Nhất

16/01/2015 1,167.30 100.9 346.35 29.9 385.35 33.3 1,899.00 164.1 124.33 140

17/01/2015 1,806.35 156.1 351.09 30.3 565.83 48.9 2,723.27 235.3 162.5 178

18/01/2015 1,597.17 138 351.92 30.4 569.88 49.2 2,518.97 217.6 217.5 234

19/01/2015 1,615.92 139.6 355.04 30.7 573.75 49.6 2,544.71 219.9 231.33 248

20/01/2015 1,726.46 149.2 355.88 30.7 577.83 49.9 2,660.17 229.8 230.17 250

21/01/2015 1,864.17 161.1 357 30.8 801.46 69.2 3,022.63 261.2 232 250

22/01/2015 1,874.92 162 358.79 31 585.79 50.6 2,819.50 243.6 232.67 250

Kết thúc Đợt 1

27/01/2015 1,453.35 125.6 356.81 30.8 566.18 48.9 2,376.34 205.3 57.5 78

Page 19: VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM VIỆN NƯỚC, TƯỚI · PDF fileDưới tác động của biến đổi khí hậu, nước thủy triều dâng cao và sự thay đổi

- 17 -

28/01/2015 2,032.42 175.6 361.96 31.3 582.79 50.4 2,977.17 257.2 107 146

29/01/2015 1,944.42 168 363.13 31.4 597.54 51.6 2,905.09 251 200.5 214

30/01/2015 1,909.29 165 365 31.5 586.42 50.7 2,860.71 247.2 232.67 248

31/01/2015 2,698.13 233.1 366.96 31.7 608.67 52.6 3,673.76 317.4 236.17 250

01/02/2015 2,003.38 173.1 368.88 31.9 617.67 53.4 2,989.93 258.3 234.83 250

02/02/2015 1,944.58 168 371 32.1 619.75 53.5 2,935.33 253.6 237.33 252

03/02/2015 1,858.42 160.6 363.33 31.4 625.88 54.1 2,847.63 246 236.5 256

04/02/2015 1,973.00 170.5 364 31.4 625 54 2,962.00 255.9 231.17 240

Kết thúc Đợt 2

10/02/2015 1,420.13 122.7 298.7 25.8 482.22 41.7 2,201.05 190.2 75.67 94

11/02/2015 1,968.75 170.1 381.67 33 644.92 55.7 2,995.34 258.8 117.83 152

12/02/2015 1,970.17 170.2 383.91 33.2 650 56.2 3,004.08 259.6 185 198

13/02/2015 1,914.42 165.4 385.67 33.3 658.63 56.9 2,958.72 255.6 210.5 218

14/02/2015 1,832.00 158.3 382 33 659 56.9 2,873.00 248.2 219.33 232

Kết thúc Đợt 3

3. Tình hình thủy triều 9 cửa từ 01/01/2015 đến 23/02/2015

Bảng 4.Thống kê triều tại 9 cửa sông hệ thống sông Hồng – Thái Bình

Cửa sông Đơn vị Min Max Trung bình DaBach m -1.56 1.76 0.0285

Cam m -1.21 1.45 0.0615 LachTray m -1.21 1.45 0.0615

VanUc m -0.88 1.55 0.285 ThaiBinh m -0.88 1.55 0.285

TraLy m -1.11 1.39 0.087 Ba Lat m -1.01 1.37 0.130 NinhCo m -0.99 1.26 0.088

Day m -0.89 1.17 0.099

Hình 2.3. Thủy triều 9 cửa sông hệ thống sông Hồng – Thái Bình

Page 20: VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM VIỆN NƯỚC, TƯỚI · PDF fileDưới tác động của biến đổi khí hậu, nước thủy triều dâng cao và sự thay đổi

- 18 -

c. Diễn biến mặn

c.1. Kỳ triều thứ I: 16/0127/01/2015 tương ứng với xả nước Đợt I)

Lưu lượng tại Sơn Tây Mực nước tại Hà Nội Triều tại Ba Lạt

Xâm nhập mặn >= 1 % tối đa có thể xuất hiện dọc theo các sông Trà Lý, Hồng, Ninh Cơ và Đáy

(tính theo độ mặn tối đa các điểm dọc sông)

Xâm nhập mặn >= 1 % trung bình xuất hiện dọc theo các sông Trà Lý, Hồng, Ninh Cơ và Đáy

(tính theo trung bình độ mặn các điểm dọc sông)

Xâm nhập mặn >= 1 % tối thiểu xuất hiện dọc theo các sông Trà Lý, Hồng, Ninh Cơ và Đáy

(tính theo tối thiểu độ mặn các điểm dọc sông)

Page 21: VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM VIỆN NƯỚC, TƯỚI · PDF fileDưới tác động của biến đổi khí hậu, nước thủy triều dâng cao và sự thay đổi

- 19 -

Đánh giá:

Trong giai đoạn 16/01 ÷ 27/01/2015, hồ chứa xả nước từ 16/01 22/01, mực nước Hà Nội duy trì trung bình 2,2 m và giảm dần về 1 m khi hồ ngưng xả và vận hành thông thường. Nhờ vào tác động đẩy mặn của hồ chứa, mặn 1 %o xuất hiện tối đa ở các sông::

Trên sông Trà Lý mặn lên đến trên cống Thái Phúc; Trên sông Hồng là đến công Tài; Trên sông Ninh Cơ là Tiền Đồng; Trên sông Đáy là đến công Trùng Ba. Tuy nhiên mức xâm nhập này không tồn tại lâu mà chỉ vài giờ sau đỉnh triều cao nhất.

Cũng trong giai đoạn này, dự kiến phạm vi ảnh hưởng mặn 1 %o trung bình là: Trên sông Trà Lý là giữa công Ngũ Thôn và Thái Phúc; Trên sông Hồng là đến cống Chúa; Trên sông Ninh Cơ qua cống Ninh Mỹ; Trên sông Đáy là trên cống Quy Nhất.

Toàn bộ các công trình lấy nước Đông Xuân đều có thể lấy được nước.

Page 22: VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM VIỆN NƯỚC, TƯỚI · PDF fileDưới tác động của biến đổi khí hậu, nước thủy triều dâng cao và sự thay đổi

- 20 -

c.2. Kỳ triều thứ II (27/0111/02/2015 tương ứng với xả nước Đợt II)

Lưu lượng tại Sơn Tây Mực nước tại Hà Nội Triều tại Ba Lạt

Xâm nhập mặn >= 1 % tối đa có thể xuất hiện dọc theo các sông Trà Lý, Hồng, Ninh Cơ và Đáy

(tính theo độ mặn tối đa các điểm dọc sông)

Xâm nhập mặn >= 1 % trung bình xuất hiện dọc theo các sông Trà Lý, Hồng, Ninh Cơ và Đáy

(tính theo trung bình độ mặn các điểm dọc sông)

Xâm nhập mặn >= 1 % tối thiểu xuất hiện dọc theo các sông Trà Lý, Hồng, Ninh Cơ và Đáy

(tính theo tối thiểu độ mặn các điểm dọc sông)

Page 23: VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM VIỆN NƯỚC, TƯỚI · PDF fileDưới tác động của biến đổi khí hậu, nước thủy triều dâng cao và sự thay đổi

- 21 -

Đánh giá:

Trong giai đoạn 27/01÷11/02/2015, xả hồ bắt đầu vào ngày 27/01 và kết thúc vào ngày 04/02, mực nước Hà Nội được duy trì từ 2,2 2,4 m trong những ngày cuối của đợt xả sau đó lại giảm dần về 1,2 m, triều thấp nhất trong 3 kỳ triều. Nhờ vào ảnh hưởng của xả hồ từ Đợt I, lưu lượng cao liên tục được duy trì, mặn sẽ tiếp tục giảm, mặn 1 %o xuất hiện tối đa ở các sông:

Trên sông Trà Lý đến cống Thái Phúc; Trên sông Hồng là giữa cống Ngũ Thôn và cống Nghĩa Phong; Trên sông Ninh Cơ là gần cống Giáp Năm; Trên sông Đáy là đến gần cống Quy Nhất.Tuy nhiên mức xâm nhập này sẽ không tồn tại lâu mà chỉ vài giờ tại đỉnh triều cao nhất.

Cũng trong giai đoạn này, phạm vi ảnh hưởng mặn 1 %o trung bình là: Trên sông Trà Lý là đến dưới Ngũ Thôn; Trên sông Hồng là gần đến cống Cồn Nhì; Trên sông Ninh Cơ đến cống Trùng Nhì; Trên sông Đáy là cống Chi Tây.

Toàn bộ các công trình lấy nước Đông Xuân đều lấy được nước.

Page 24: VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM VIỆN NƯỚC, TƯỚI · PDF fileDưới tác động của biến đổi khí hậu, nước thủy triều dâng cao và sự thay đổi

- 22 -

c.3. Kỳ triều thứ III (11/0223/02/2015 tương ứng với xả nước Đợt III)

Lưu lượng tại Sơn Tây Mực nước tại Hà Nội Triều tại Ba Lạt

Xâm nhập mặn >= 1 % tối đa có thể xuất hiện dọc theo các sông Trà Lý, Hồng, Ninh Cơ và Đáy

(tính theo độ mặn tối đa các điểm dọc sông)

Xâm nhập mặn >= 1 % trung bình xuất hiện dọc theo các sông Trà Lý, Hồng, Ninh Cơ và Đáy

(tính theo trung bình độ mặn các điểm dọc sông)

Xâm nhập mặn >= 1 % tối thiểu xuất hiện dọc theo các sông Trà Lý, Hồng, Ninh Cơ và Đáy

(tính theo tối thiểu độ mặn các điểm dọc sông)

Page 25: VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM VIỆN NƯỚC, TƯỚI · PDF fileDưới tác động của biến đổi khí hậu, nước thủy triều dâng cao và sự thay đổi

- 23 -

Đánh giá:

Trong giai đoạn 11/02 ÷ 23/02/2015, xả hồ chứa bắt đầu vào ngày 10/02 và kết thúc vào ngày 14/02. Mực nước Hà Nội duy trì 2,2 m trong các ngày xả cuối, triều lớn hơn đợt thứ 2. Nhờ vào ảnh hưởng của xả hồ từ Đợt I, Đợt II, lưu lượng cao liên tục được duy trì, mặn tiếp tục giảm. Tuy nhiên, khi hồ ngừng xả ngày 14/02, mặn bắt đầu quay trở lại. Mặn 1 %o xuất hiện tối đa ở các sông:

Trên sông Trà Lý đến qua cống 39; Trên sông Hồng là đến cống số 6; Trên sông Ninh Cơ là đến gần cống Ngòi Kéo; Trên sông Đáy là đến cống Ngòi Ba.

Cũng trong giai đoạn này, phạm vi ảnh hưởng mặn 1 %o trung bình là: Trên sông Trà Lý là gấn đến cống Thái Phúc; Trên sông Hồng là đến cống Chúa ; Trên sông Ninh Cơ đến cống Ngòi Câu 2; Trên sông Đáy là qua cống Âm Sa.

Tuy nhiên, không có công trình nào không lấy được nước.

Page 26: VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM VIỆN NƯỚC, TƯỚI · PDF fileDưới tác động của biến đổi khí hậu, nước thủy triều dâng cao và sự thay đổi

- 24 -

III. KẾT LUẬN

Vụ Đông Xuân 2014-2015 trong thời gian 3 đợt lấy nước, nhờ có lượng hồ xả tương đối lớn 5,07 tỷ m3, nhìn chung, dong chảy hệ thống sông Hồng được duy trì tương đối tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương lấy nước. Nhờ đó, xâm nhập mặn trên 4 sông chính là sông Hồng, sông Trà Lý, sông Ninh Cơ và sông Đáy là không cao, các cống Đông Xuân về tổng thể lấy nước thuận lợi. Tuy nhiên, ở một số thời điểm ngưng xả, mặn đã xâm nhập khá sâu khoảng 30 km trên sông chính, vì thế nếu không cảnh báo kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến vận hành công trình lấy nước.

Dự án giám sát mặn hạ du vùng đồng bằng sông Hồng đã được tiến hành trong một thời gian ngắn và khẩn trương, tuy nhiên, năm nay đã tạo được một số thành công và điểm mới cơ bản, đó là:

- Bước đầu đưa vào giám sát và dự báo mặn, thời gian mở công theo thời gian thực nhằm cung cấp thông tin cảnh báo, dự báo mặn sớm và thông tin phục vụ vận hành cho các công trình trong thực tế.

- Số liệu đã liên tục được cập nhật lên website phổ biến rộng rãi phục vụ đắc lực cho công tác điều hành chỉ đạo và sản xuất

- Số liệu dự báo đánh giá là sát với thực tế diễn ra, quá trình phân tích mặn được thực hiện một cách tự động nhằm chỉ ra khoảng cách xâm nhập mặn xa nhất, thường xuyên và luôn tồn tại của các ngưỡng mặn nhằm cảnh báo sớm hệ thống công trình vận hành.

- Thông tin về mặn và vận hành của cống lấy nước trên dòng chính đã được tận dụng nhằm bổ sung vào phân tích và đánh giá.

Tuy nhiên, vấn đề mặn phân tầng, và mặn ở cửa sông cần tiếp tục được nghiên cứu sâu hơn, cần có các đề tài chuyên sâu về các vấn đề này để làm cơ sở cho nâng cao đô chính xác của mô hình dự báo thời gian thực phục vụ điều hành lấy nước sản xuất.

Page 27: VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM VIỆN NƯỚC, TƯỚI · PDF fileDưới tác động của biến đổi khí hậu, nước thủy triều dâng cao và sự thay đổi

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Báo cáo “Quy hoạch thủy lợi Nam Định 2012”

Báo cáo “Quy hoạch thủy lợi Hà Nam 2007”

Báo cáo “Quy hoạch thủy lợi Hải Dương 2010”

Báo cáo “Quy hoạch thủy lợi Hải Phòng 2007”

Tổng cục thống kê.“Niên giám thống kê 2007, 24 tỉnh thuộc lưu vực sông Hồng-Thái Bình”. 2007.

Tổng cục thống kê.“Tư liệu kinh tế- xã hội Việt Nam 671 huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”. 2006.

Tổng cục thống kê.“Niên giám thống kê 2003”. 2003.

Trần Thanh Xuân.“Đặc điểm Thủy Văn và Nguồn nước sông Việt Nam”.Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2007.

Viện Quy hoạch Thủy lợi. “Xây dựng quy trình vận hành hồ chứa bậc thang sông Đà, sông Lô điều hành điều tiết nước trong mùa khô cho hạ du sông Hồng-Thái Bình”. 2007.

Viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Môi trường.“Đặc trưng hình thái lưu vực sông Việt Nam”. 1985.

Viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Môi trường.“Tài nguyên nước Việt Nam.Nhà xuất bản Nông Nghiệp”. 2003.

Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường.“Quy hoạch tài nguyên nước vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ”. 2009.

Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường “Xây dựng chương trình dự báo xâm nhập mặn cho khu vực đồng bằng sông Hồng – Thái Bình” 2009

Đề tài “ Đánh giá tác động của hệ thống hồ chứa trên sông Đà, sông Lô đến dòng chảy mùa cạn hạ lưu sông Hồng và đề xuất giải pháp đảm bảo nguồn nước cho hạ du” do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện năm 2009

Mike 11 DHI Mannual 2007

Mike 11 DHI Reference Mannual 2007

Nguồn: Strengthening Water Management and Irrigation Systems Rehabilitation Project TA No 7107 – VIE. Annex D Bac Hung Hai Water Management Infrastructure. December 2009