vietnam am muu giet chet truyen thong

21
Vit nam : Âm mưu giết chết tdo truyn thông. SEPTEMBRE 2013 1

Upload: gjangho

Post on 25-Oct-2015

327 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Việt nam :

Âm mưu giết chết tự do truyền thông.

SEPTEMBRE 2013

1

LỜI MỞ ĐẦU

GIÁ LẠNH VIỆTNAM

Tháng Giêng 2011 , Tunisie rồi Ai Cập bị lung chuyển bởi cách mạng mùa Xuân Ả rập. Tiếp đó là Miến Điện. Ở Việt Nam, không có mùa Xuân. Trái lại, cái đông lạnh chính trị gia tăng ở VN. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng lên nắm chức Tổng thư ký Đảng Cộng Sản tìm mọi cách để giữ ổn định và nhất là để củng cố quyền lực. Ông Tổng thư ký mới của đảng Cộng Sản khai trương một giai đoạn đánh dấu bởi sự gia tăng khủng bố và hăm dọa các ký giả và bloggeurs (bloggers)

Từ khi phát động chính sách trên, việc giam giữ, kết án, bạo hành và hâm dọa là chuyện xẩy ra hàng ngày đối với những người từ chối các biện pháp kiểm duyệt của Đảng chính trị duy nhất ở VN.

Thành tích của Nguyễn Phú Trọng rất đáng kể, nhưng không có gì vẻ vang. Chỉ riêng trong năm 2012, nhà cầm quyền VN đã truy tố 48 bloggeurs và những người tranh đấu cho nhân quyền, tuyên án tổng cộng 166 năm tù va 63 năm quản chế. Việt Nam ngày nay là nhà tù lớn thứ hai dành cho bloggeurs , sau Trung Hoa. Nếu xét trên tỷ lệ dân số, tình trạng còn tồi tệ hơn  . Ba mươi lăm bloggeurs công dân mạng lưới ( net-cityoyens) , đã bị cầm tù chỉ vì đã xử dụng quyền tự do diễn đạt tư tưởng. Trong số này, 26 người bị giam giữ từ khi Nguyễn Phú Trọng nắm quyền.

Thành tích của người hùng mới của VN  : gia tăng nhân sự và kỹ thuật kiểm soát và theo dõi Internet , ban hành không ngừng những luật lệ và nghị định bóp nghẹt tự do. Nghị định gần đây nhất, Nghị đinh 72, quy tội phạm pháp những người dùng blogs hay các hệ thống truyền thông xã hội để chia xẻ những tin tức thời sự. Nghị định đó đánh dấu đỉnh cao của chiến dịch nhà nước chống xử dụng Web 2.0 như một phương tiện thông tin, bên cạnh hệ thống thông tin chính thức hoàn toàn nằm trong tay Đảng.

Sự đàn áp các ký giả và bloggeurs độc lập-những công dân Net ly khai, các luật sư, những chính trị gia đối lập hay các ký giả công dân-không phải chỉ có từ những ngày gần đây.Mười một năm trước, thủ tướng Nguyễn Văn Khải đã ban hành những nghị đ  ịnh bóp chết tự do, cấm người Việt vào những chương trình truyền thông ngoại quốc qua vệ tinh, bị hệ thống tuyên truyền nhà nước coi là có hại . Thời điểm đó, nhà cầm quyền đã phát động những phong trào toàn quốc kiểm soát các quán cà phê internet. Chỉ năm năm sau khi Internet đến VN ( 1997), ba ‘ cyberdissidents’ đã nằm tù vì đã lưu truyền trên mạng lưới những bài báo đòi dân chủ và chỉ trích chính phủ .

Sự kiểm soát báo chí , truyền thanh và truyền hình không giảm bớt. Các hình thức truyền thông bị đặt dưới một hệ thống kiểm duyệt không tên, nhưng cực kỳ hữu hiệu. Khi những cuộc bắt bớ, tuyên án, tra tấn không ngăn được những người tranh đấu cho tự do thông tin, nhà nước không ngần ngại dùng những thủ đoạn của đạo tặc. Tất cả những thủ đoạn đều được xử dụng, kể cả đòn hội chợ, bắt cóc, bạo hành với người thân và gia đình của các bloggeurs và những người chống đối.

Bất chấp bạo lực đàn áp, những nhà báo đã quả quyết hơn trong việc đòi thực thi quyền căn bản của công dân. Trong khi Đảng C.S Việt nam nhất quyết đi vào con đường kiểm soát toàn bộ thông tin,  vai trò của cộng đồng thế giới hết sức quan trọng. Hậu quả của thái độ thụ động của những người đấu tranh cho nhân quyền, trong các tổ chức nhân sự cũng như trong các chính phủ, sẽ đè nặng hơn bao giờ hết trên tự do thông tin ở VN Bản điều tra của BENJAMIN ISMAÏL

2

Viet Nam Diện tích:

331 698 km² Dân số:

90 000 000 ( Dân số ước lượng 2012)

Ngôn ngữ chính thức :

Tiếng Việt Chủ tịch nước: Trương Tấn Sang

TỰ DO BÁO CHÍ

Tháng 9, 2013

Ký giả bị cầm tù : 2

Công dân Net bị cầm tù : 35

172è trên 179 trong bảng xếp hạng 2013 các quốc gia về tự do báo chí trên thế giới.

)A . Hà Nội là nơi đặt trụ sở của Cục Tuyên huấn, cơ quan phụ trách kiểm duyệt của Đảng C.S

B. Trật tự được duy trì ở thủ đô cũ của VN . Nhiều bloggeurs bị toà án nhân dân thành phố HCM bỏ tù, trong đó có những người sáng lập nhóm ‘Ký giả Tự do ‘ Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày ), Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải ( Anh Ba Saigon) ngày 28 tháng 12 2012 bị kết án từ 3 đến 12 năm tù)

C.Vùng Tây Nguyên nổi tiếng với những h ầm m ỏ b a u x i t e .

Chống lại dự án khai thác hầm mỏ trong vùng, ba nhà trí thức ra mắt, năm 2009, website bositvn.net. Ngày nay trở thành m ộ t t r o n g n hữ n g websites chính ở VN, Bauxite VN loan báo những thông tin bị nhà nước cấm lưu hành)

D. Văn Giang  :Huyện lỵ ngoại ô Hà nội gần đây là nơ i xẩy ra những đụng độ giữa công an và người dân chống cướp đất. Trước sự im lặng của báo chí n h à n ư ớ c , c á c bloggeurs đóng vai trò nhà báo để tố cáo bạo lực công an.

CHÚ THÍCH

3

)Lời mở đầu : Băng giá VN 2

1.Báo chí giữa liềm và búa 5

Báo chí làm tay sai cho Đảng 5

Đóng khung : hệ thống kiểm duyệt ở VN 7

Blogueurs , người này vắng, người khác thay 8

2. Những phương tiện đàn áp dưới mọi hình thức 9

Nếu nhà nước thực thi Hiến Pháp ? 9

Đóng khung : Nghị định 72/2013/NĐ-CP khai tử thế hệ WEB 2.0 ? 12 Từ bắt cóc tới tra tấn, cơn ác mộng 13

3. Những phong trào tranh đấu mới 15

Dân chủ : một tiến trình lâu dài 15

Phong trào phản kháng VN và sự hỗ trợ quốc tế 17

Kết luận : Tương lai của tự do ngôn luận ở VN ? 19

Giới thiệu các tài liệu 20

MỤC LỤC

4

)BÁO CHÍ CÔNG CỤ CỦA ĐẢNG Ngày 22 tháng 3 2013, ngoài khơi đảo L  ý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Trung phần, chiếc tầu đánh cá số QNg 96382 bị một tầu tuần tra Trung Hoa bắn. Ngày hôm sau, website của tờ báo lớn thứ ba ở VN, báo Tiền Phong, loan tin trên Tiền Phong Online. Tin này gây một loạt phản ứng chống đối trên các hệ thống thông tin dân sự, đặc biệt là trên Facebook. Chỉ vài giờ sau, ban chủ biên rút bài báo khỏi mạng, không một lời giải thích. Tối 25 tháng Ba, đài truyền hình về thời sự VTV1 cho hay Bộ Ngoại Giao VN phản đối việc tầu Trung Hoa bắn tầu VN. Tiền Phong Online lại cho chạy bài báo. Các nhật báo, truyền hình, truyền thanh theo đuôi. Vụ kiểm duyệt này, rất phổ thông ở VN, phơi bày một cách tuyệt vời quan niệm của Đảng CS Việt nam về vai trò của truyền thong. Báo chí chỉ là một cái loa của một đảng CS , cơ quan duy nhất  đánh giá và diễn giải tin tức.

Trên giấy tờ, không phải chơi chữ, báo chí VN rất đa dạng : trên 800 cơ quan th6ng tấn, trên 1000 nhật báo, tạp chí, đặc san, 172 đài truyền thanh và truyền hình, trên 80 báo mạng và hàng ngàn websites về thời sự. Nhưng những cơ sở này đều đặt dưới quyền kiểm soát tuyệt đối của Đảng, của quân đội và những cơ quan của nhà nước. Mỗi cơ sở báo chí phải đăng ký tại chi bộ Đảng liên hệ ( cấp xã, tỉnh hay trung ương ). Tất cả đều là thành viên của một cơ quan trực thuôc Đảng ( Hội Sinh Viên, Hội Công nhân, Đoàn thanh niên CS vv..), là những cơ quan duy nhất được phép điều khiển một cơ sở báo chí.

Những công ty quốc doanh lớn có thể phát hành nội san, thí dụ công ty năng lượng Petro Vietnam, với tờ Petrotime. Một công dân VN tuyệt đối không có quyền tự ra báo.

1TRUYỀN THÔNG GIỮA LIỀM VÀ BÚA.

TRUYỀN THÔNG GIỮA LIỀM VÀ BÚA.

Mỗi cơ quan truyền thông được chỉ huy bởi một Đảng Ủy được gài trong mỗi cơ quan. Các trưởng ban biên tập, các giám đốc đài phát thanh, truyền hình bắt buộc phải là thành viên của các Ủy ban này. Tất cả những chức vụ then chốt đều nằm trong tay một nhân viên nhà nước, từ giám đốc, phó giám đốc, ban quản trị cho tới ban biên tập. Những người điều hành các cơ sở truyền thông như báo Nhân Dân, VTV ( Vietnam Television ) và VOV ( Voice of Vietnam ) được xếp ngang hàng với một bộ trưởng, hay thứ trưởng và được tham dự trực tiếp các sinh hoạt của Đảng và của chính phủ. Quy chế này loại trừ mọi tính cách độc lập của truyền thông. Phuc vụ nhà nước, những người điều khiển các cơ sở truyền thông có vai trò bênh vực và tán dương chính quyền. Ký giả và các nhân viên khác không bắt buộc phải là đảng viên, Nhưng họ chỉ được cất nhắc nếu đứng trong hàng ngũ Đảng.

)Cơ quan tuyên truyền trung ương#Nếu VN không có một cơ quan chính thức phụ trách kiểm duyệt , các cơ sở truyền thông bị kiểm soát một cách chặt chẽ. Thay vì đặt ra một cơ quan kiểm duyệt trung ương, đảng CS đặt trong lòng mỗi cơ sở truyền thông một ủy ban có nhiệm vụ chính là không để lọt bất cứ một tin tức gì có hại cho nhà nước. Mỗi chương trình, mỗi bài báo đều bị các Đảng viên mổ xẻ kỹ lưỡng.

Mỗi thứ Ba trong tuần, các trưởng ban biên tập của VTV, VOV, báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân, Lao Động, Tiền Phong, Thanh Niên, Phụ Nữ vv và các trưởng phòng tuyên huấn cấp tỉnh phải tham dự một buổi “ briefing “đặt dưới sự chủ toạ của Ủy ban Tuyên huấn Trung Ương.

Trong những buổi họp này, Ủy ban Tuyên Huấn ra chỉ thị cho báo chí được đăng những tin gì và phải trình bầy mỗi tin tức dưới hình thức nào. Ngày thứ Tư, các trưởng phòng tuyên huấn tỉnh trở về, tổ chức các phiên họp với ban biên tập báo chí địa phương. Các ủy ban tuyên huấn tỉnh cũng ra các chỉ thị và kiểm soát các cơ quan báo chí. Đề phòng và chữa trị là hai mặt của hệ thống tuyên truyền.

5

Nhồi sọ Ủy ban Tuyên Huấn khuyến cáo các trưởng ban biên tập phải huy động nhân viên. Nhân viên biên tập phải thấm nhuần những chỉ thị đưa ra trong các buổi họp. Nguyên tắc căn bản : cấm thảo luận. Im lặng trong hàng ngũ. Tuyệt đối cấm không được tiết lộ việc Đảng ra chỉ thị cho báo chí. Một nhà báo ly khai, danh tánh xin giữ kín vì an ninh cho đương sự, nói với Phóng Viên Không Biên Giới : “ những buổi briefings là những buổi học tập nhồi sọ, các ký giả không những được các cán bộ “dạy dỗ”, họ còn bị hăm doạ nữa”

Giới truyền thông thường xuyên bị cảnh giác. Không phải bị khiển trách vì thông tin không trung thực, nhưng vì đưa ra nhữngsự thật bất lợi cho nhà nước. Ký giả có thể bị phiền hà nếu tường trình sự thật.

Tháng 12 năm 2012, trong một phiên họp hàng tuần, ông Nguyễn Thế Kỷ, phó trưởng ban Tuyên Giáo Trung Ương của Đảng đã chỉ trích nặng nề báo chí, theo ông ta, đã loan tin “một cách lầm lẫn” một hạm đội Trung Hoa đã cắt một giây cáp thăm dò địa chấn của tầu Bình Minh 02 thuộc công ty quốc doanh PVN. Nguyễn Thế Kỷ nói hạm đội Trung Hoa đã “vô tình” làm đứt giây cáp, không hề có chủ mưu phá hoại. Ít lâu sau, những biên bản nội bộ về lời khiển trách của Nguyễn Thế Kỷ được đăng trên Anh Ba Sàm, một website thông tin ra đời từ 2008.

Tùy theo những “lỗi lầm “ nặng nhẹ, người có lỗi có thể bị thi hành kỷ luật, từ cảnh cáo tới sa thải.

) Nhiều trưởng ban biên tập như Nguyễn Công Khê (báo Thanh Niên), Lê Hoàng (Tuổi Trẻ), Vũ Kim Hạnh (Tuổi Trẻ), Lý Tiến Dũng (Đại Đoàn Kết ), hay Lê Thanh (Phụ Nữ tp HCM) đã bị sa thải vì lỗi nặng. Năm 1992, Vũ Kim Hạnh, trưởng ban biên tập báo Tuổi Trẻ, bị sa thải vì đã cho đăng bài liên hệ đến đời tư của HCM và bài nói về thực tế đời sống tại Bắc Hàn. Năm 2008, toàn bộ ban chủ biên tờ Đại Đoàn Kết, trong đó có Lê Tiến Dũng, trưởng ban biên tập và Đặng Ngọc, phó trưởng ban bị sa thải vì đã cho đăng bài của những cựu cán bộ và quân nhân ủng hộ cởi mở chính trị. Tháng Giêng 2009, Nguyễn Công Khê, trưởng ban biên tập báo Thanh Niên, và Lê Hoàng, báo Tuổi Trẻ đã bị cách chức vì có lỗi đã nói tới, trên báo của họ,vụ tai tiếng liên hệ đến hàng chục công chức đã biển thủ ngân khoản phát triển, lấy tiền đánh cá thể thao. Vài tháng trước, tháng Mười 2008, các nhà báo Nguyễn văn Hải và Nguyễn Việt Chiến bị giam giữ vì đã điều tra về vụ này.

Mỗi lần có tin tức có thể gây xao động hay một biến cố quan trọng khiến báo chí có thể đề cập tới, để phản ứng, Ban tuyên Giáo Trung Ương chỉ thị qua điện thoại và cả trên giấy tờ cho các giám đốc biên tập, qua trung gian của các Đảng ủy. Một ủy ban đặc biệt, gọi là PA25 hay PA83 ( Phòng an ninh tư tưởng, văn hoá ) đã được tạo ra để củng cố ý thức hệ Đảng trong nước. Nếu những người chống đối trên mạng lưới hay những trí thức là đối tượng chính, các ký giả cũng có thể bị theo dõi, đe dọa và bắt bớ bởi cơ quan “ công an tư tưởng “ này

những bù nhìn của giới cầm quyền. Thi hành từ mấy chục năm nay, chính sách đàn áp báo chí đã có hiệu lực, đẩy các ký giả vào thế tự kiểm duyệt. Sau 11 năm làm báo nhà nước, Trương Duy Nhất đã về hưu năm 2010 để mở một blog thông tin chính trị, một trong những diễn đàn có ảnh hưởng nhất hiện nay. Ông nói về những năm làm báo tôi đòi :“ Trong nhiều năm, là ký giả nhà nước, tôi phải viết những điều không muốn viết. Như tất cả các đồng nghiệp, những bài tôi viết không có thảo luận, suy nghĩ gì cả. Chỉ có một mục tiêu : đạt chỉ số hàng tháng. Những bài viết tào lao đến nỗi ngày nay tôi xấu hổ đã viết dưới một bút hiệu khác.”

Đảng, chưa hài lòng với một báo giới vô hại và phục tòng, đã dùng các cơ sở truyền thông để đả kích thường xuyên các bloggeurs đối lập, những người bênh vực họ ở VN cũng như ở hải ngoại. Tháng Giêng 2013, Đại Đoàn Kết, tờ báo của tổ chức “Mặt Trận Tổ Quốc VN” đăng một bài phỉ báng kiến nghị của site Bauxite VN. Đồng thời, công an truy tầm danh tính những người ký và những người đưa kiến nghị lên mạng. Khi một người chống đối nhận tội, hàng trăm cơ quan truyền thông loan truyền lời nhận tội trên toàn quốc. Nếu không nhận tội và bị kết án, chỉ vài tờ báo và đài phát thanh loan tin vắn tắt, hoan nghênh “bản án xứng đáng cho một người đáng bị trừng phạt” và kết luận là “khát vọng của nhân dân đã được đáp ứng”

6

Nguyễn Phú Trọng Tổng bí thư của đang cộng sản Việt Nam

HỆ THỐNG KIỂM DUYỆT BÁO CHÍ

Ban Tuyên giáo Trung Ương của Đảng CS VN

Bộ thông tin và truyền thông

Trưởng ban biên tập các cơ sở truyền thông ( truyền hình, truyền thanh, báo chí ) Giám đốc các cơ sở văn hoá ( nhà xuất bản, các hội điện ảnh gia vv…) Đảng uỷ

PA25 ( hay PA83) Đảng uỷ

Kiểm soát ngoài phạm vi luật định

Kiểm soát trong phạm vi luật định

Ban Tuyên Huấn Trung Ương : triệu tập hàng tuần các cơ quan truyền thông để khảo sát bài vở và ra chỉ thị. Sự kiểm soát này hoàn toàn nằm ngoài phạm vi luật định. Ban THTƯ đứng đầu cả công an chính trị

Bộ Thông Tin Và Truyền Thông : Khi Ban Tuyên Huấn Trung Ương quyết định khen thưởng hay trừng phạt một cơ quan truyền thông, Bộ TT và TT đứng ra thi hành vì có cơ sở hợp pháp

Đảng Ủy : ( trong mỗi cơ quan ) chịu trách nhiệm trước ban THTƯ, có nhiệm vụ thi hành chỉ thị của ban TH Trung Ương.

PA25 : Phòng An Ninh Tư Tưởng Văn Hoá, là một đơn vị công an, đảm nhiệm an ninh nội bộ và bảo vệ tư tưởng văn hoá Đảng. Mỗi tỉnh, mỗi thị xã có một PA25. Có nhiệm vụ cố vấn phối hợp công an tỉnh hay thị xã, các Tổng cục An ninh và các cơ quan văn hoá và ý thức hệ.

7

BLOGUEURS : KẺ TRƯỚC NGƯỜI SAU

Báo mạng Bauxite VN, tập hơp bài vở của những nhà trí thức trong số những người có uy tín nhất VN, ra đời năm 2009. Khởi đầu là một kiến nghị yêu cầu ngưng khai thác quặng mỏ bauxite trên cao nguyên Trung Phần.

Tiếp đó, báo mạng này đề cập tới nhiều đề tài đa dạng hơn. Ban biên tập không tìm cách chống đối một cách có hệ thống nhà cầm quyền. Theo ban chủ biên, “ Bauxite VN không phải là một báo mạng đối lập, nhưng là một tờ báo tạo cơ hội cho các nhà trí thức trình bầy những tư tưởng xây dựng đối với đất nước ”

Một trong người chủ trương, ông Nguyễn Huệ Chi, là một giáo sư có uy tín. Cựu chủ tịch Hội Đồng Khoa Học thuộc Viện Khoa Học Xã Hội Việt nam, ông là hội viên hội nhà văn từ năm 1984. Theo ông, Bauxite VN “không phải là tập hợp một nhóm người trong một tổ chức » nhưng, theo đúng luật pháp hiện hành, là tờ báo của một người, chịu trách nhiệm về tất cả bài vở ,với sự hợp tác của một số cộng sự viên. Một năm sau,17 triệu trang báo đã được đọc.

Vì báo chí chính thức không đóng được vai trò đối lực với nhà cầm quyền, cũng không tạo nổi một diễn đàn cho công luận, các báo mạng độc lập dần dần hấp dẫn độc giả VN, mỏi mệt với tuyên truyền và ý thức hệ của Đảng. Các báo mạng thường xuyên bị kiểm duyệt, có khi bị ngăn chặn. Những người chủ trương bị hăm dọa hay bắt giam nếu quan điểm của họ khác quan điểm giáo điều của Đảng. Rất nhiều trí thức, những người ly khai đã đóng góp vào việc thảo luận những đề tài tế nhị hay bị cấm trên báo nhà nước. Các báo mạng rất đa dạng, trên nội dung cũng như hình thức : blogs cá nhân, diễn đàn tập thể, các tác giả nổi tiếng cũng như những công dân vô danh, dưới bút hiệu hay dưới tên thật, đa dạng về các đề tài, các quan điểm chính trị, mức độ chỉ trích, phê bình nhà nước, bản chất người đọc vv

Ra đời năm 2007, Anh Ba Sàm, là một báo mạng nổi tiếng nhất về những đề tài chính trị. Đặc điểm của báo mạng này là các nguồn tin rất phong phú từ nhiều phía: chính quyền, công an, ngoại giao và gìới ly khai, đã nhiều lần giúp tờ báo phát giác nhiều vụ tai tiếng chính trị và những lạm dụng của nhà cầm quyền. Người sáng lập, ông Nguyễn Hữu Vinh là một cựu nhân viên an ninh đã trở thành một người tra cứu tư nhân. Từ khi làm chủ biên, Nguyễn Hữu Vinh dã chịu nhiều áp lực và nhà cầm quyền tìm cách dẹp Anh Ba Sàm. Tờ báo mạng đã nhiều lần bị tấn công mạng lưới, những tấn công tin học có mục đích làm một báo mạng không tới được người đọc, nhiều khi tê liệt luôn.

Muốn hiểu những sáng tạo mới, đôi khi phải tìm lại lịch sử đã cũ. Từ 1930 đến 1970, dòng Chúa cứ thế VN đã có nhiều cơ quan ngôn luận (báo chí hay đài phát thanh). Vì những đề tài tôn giáo dần dần nhường chỗ cho các vấn đề xã hội, các cơ quan truyền thông này bị nhà nước dẹp bỏ. Năm 2005, Giáo hội cho ra đời báo mạngTruyền Thông Giòng Chúa Cứu Thế ở thành phố HCM. Ngay sau đó, những người cộng tác bị nhà nước hăm dọa và khủng bố. Truyền Thông Giòng Chúa Cứu Thế loan tin biến cố Thái Hà tháng Chín 2010, nhất là những cuộc đụng độ giữa giáo dân và công an. Tờ báo thu hút gần 28.000 người đọc, 150.000 lần coi báo mỗi ngày, đã là nạn nhân của một đợt tấn công trên mạng khiến phải ngưng hoạt động trong một tuần lễ.

Ngày 4 tháng Tư 2011, báo bị tê liệt bởi một tấn công trên mạng trong khi đang trực tiếp truyền tin phiên tòa xử luật sư Cù Huy Hà Vũ nhờ các phóng viên có mặt, quay phim và chụp hình trước toà án. Nhiều cộng sự viên bị hành hung và giam giữ, như Maria Tạ Phong Tần, Paulus Phan Văn Sơn, hay Phao lồ Trần Minh Nhật. Linh mục Trần Ngọc Thành, cũng bị đả kích, tuyên bố : “ Chúng tôi tiếp tục theo đưổi mục tiêu tự do báo chí. Chúng tôi đã quyết định làm phát ngôn nhân cho những người bị áp bức, những người thấp cổ bé miệng, những người chống bạo hành của nhà nước “. Truyền Thông Giòng Chúa Cứu Thế bị nhà cầm quyền theo dõi vì đó là một trong những báo mạng hiếm hoi công khai vượt ra khỏi sự kiểm duyệt của Đảng. Cho tới nay, nhà cầm quyền vẫn chưa thi hành đe dọa đóng cửa vì ý thức được làn sóng phản kháng sẽ nổi dậy nếu ra lệnh cấm.

Tờ bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận đã được cố linh mục nổi danh Chân Tín và linh mục Nguyễn văn Lý, ngày nay là tù nhân chính trị, xuất bản năm 2006. Báo mạng Tự Do Ngôn Luận hiện do linh mục Phan Văn Lợi điều khiển. Đặc đìểm của nó là được in và phát hành dưới dạng báo giấy, khổ A4.

Các cộng sự viên chuyền tay tờ báo mặc dù những nguy hiểm đe dọa. Một số bị bắt về tội đã tiếp tay tuyên truyền cho tờ báo.

Nguyễn Chí Hoà(Nhà sáng lập và đóng góp chính cho phòng trào Bauxite

Trang chủ của site Bauxite 8

Bên cạnh những báo mạng tập thể do những ký giả công dân có uy tín khởi xướng, nhiều blogs cá nhân đã thu hút càng ngày càng đông những độc giả muốn đi tìm một nguồn thông tin đa dạng không có trên báo nhà nước, nằm trong tay Đảng. Những blogs của Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Hữu Vinh, Người Buôn Gió - nếu chỉ nêu vài thí dụ - đã nói lên sự tham gia công dân của đủ mọi thành phần xã hội. Chú trọng đến một chủ đề đặc biệt, đôi khi liên hệ đến kinh nghiệm cá nhân của người chủ trương, các blogs này đem lại những cái nhìn khác, rất được độc giả tán thưởng.

Trước guồng máy kiểm duyệt và tuyên truyền của nhà nước, các báo và blogs đầy dẫy trên mạng là một nguồn thông tin mới đối với một dân tộc điếc tai vì tuyên truyền của Đảng CS. Đó cũng là một trung gian duy nhất cho tiếng nói của người dân.

2 NHỮNG PHƯƠNG TIỆN ĐÀN ÁP DƯỚI MỌI HÌNH THỨC

NẾU THỰC THI HIẾN PHÁP ? Để thực hiện những đán áp mà họ rất ưa dùng, Đảng CS Việt nam có cả một kho luật pháp mà họ tăng cường bằng những nghị định mới ra lò mỗi lần quyền lợi của họ bị đe dọa. Khi cần, nhà cầm quyền vi phạm trắng trợn những văn kiện chính thức trên nguyên tắc bảo đảm tự do ngôn luận, đứng đầu là Hiến Pháp 1992. Điều 69 của Hiến Pháp quy định “công dân có quyền tự do phát biểu, tự do báo chí, tự do hội họp, lập hội, biểu tình và tự do ngôn luận phù hợp với luật pháp “.

Điều 2, luật báo chí 28/12/1989, nhan đề “ bảo đảm tự do báo chí và tự do tư tưởng trên báo chí “ cũng xác định , trên lý thuyết, sự tôn trọng các quyền tự do căn bản liên hệ tới truyền thông. Được sửa đổi bởi luật số 12-1999-QH10 ngày 12/06/1999, điều lệ trên ghi rõ :

“ Nhà nước phải tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí có thể phát triển vai trò của mình và cho người dân có thể thực thi quyền tự do báo chí và tư do phát biểu trên các cơ quan ngôn luận. Báo chí và ký giả phải hành nghề trong khuôn khổ pháp định và phải dược nhà nước bảo vệ, không một tổ chức, cá nhân nào có quyền hạn chế hay gây trở ngại hoạt đông của báo chí hay của ký giả. Không ai được lợi dụng tự do báo chí, tự do phát biểu của công dân trên báo chí để vi phạm quyền lợi của quốc gia, của cộng đồng và của nhân dân. Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi xuất bản và phát hành “.

Điều 4 quy định quyền tự do báo chí và tư do phát biểu của người dân trên báo :

“ Công dân có những quyền sau đây : 1) Có quyền được thông báo qua báo chí về mọi khía cạnh của thời sự quốc gia hay quốc tế 2) Có quyền liên lạc hay cung cấp tin tức cho các cơ quan báo chí hay ký giả, gởi những tin tức, bài vở, hình ảnh và các tài liệu khác cho báo chí mà không bị kiểm duyệt bởi bất cứ tổ chức hay cá nhân nào, và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của những tin tức, tài liệu nói trên 3) Có quyền phát biểu ý kiến về thời sự quốc gia hay thế giới 4) Có quyền phát biểu ý kiến về sự biên soạn, tu chỉnh và thực thi các chỉ thị cũng như đường lối chính trị của Đảng

5) Có quyền bày tỏ những ý kiến, những lời phê bình, những đề nghị, những khiếu nại và tố cáo, liên hệ tới các giới lãnh đạo Đảng cũng như các tổ chức dân sự và thành viên của các tổ chức nói trên “

)

Nguyễn Hữu Vinh , nổi tiếng với tên «  Anh Ba Sam «  , nhà sáng lập : « Sidewalk News Agency »

9

Các điều luật này rất tốt đẹp, hoa mỹ. Nhưng oái oăm thay, 5 điểm trên của điều 4 về Luật báo chí lại là bản cáo trạng những vi phạm thường nhật của Đảng duy nhất, bị mù quáng bởi ám ảnh phải kiểm soát thông tin. Tháng Giêng 2011, khi Nguyễn Phú Trọng được bầu làm tổng thư ký Đảng, Việt nam ban hành một nghị định đàn áp mới. Nghị định 2/2011/ND-CP về “những biện pháp chế tài hành chánh trong ngành báo chí và xuất bản” nhằm tăng cường các hình phạt tài chánh đối với các ký giả, đã vi phạm nguyên tắc tôn trọng bí mật của các nguồn tin và cấm các blogueurs ký bút hiệu. Định nghĩa về những vi phạm luật lệ để áp dụng các hình phạt rất mơ hồ và rộng lớn, trong khi theo chính quyền “nghị đinh trên nhằm cải thiện tính chuyên nghiệp của nghành truyền thông, tạo một môi trường đặt trên tinh thần thượng tôn luật pháp, và làm sáng tỏ những điều luật quá mơ hồ của Luật báo chí 1989.

Trên thực tế, khi muốn truy tố một ký giả hay một blogueur về một bài viết, ít khi Đảng đả động tới những luật lệ về báo chí. Để hành hạ một cách hữu hiệu những người làm báo và tuyên những án tù nặng, nhà cầm quyền thường nêu những luật hình sự quy định các vi phạm một cách rất mơ hồ, cho phép nhà nước truy tố một cách dễ dàng những ký giả và blogueurs ra khỏi đường lối Đảng.

Những điều lệ 79 và 88, rất hay dùng để truy tố các bloggeurs, nằm trong chương 11 của luật hình sự, nhắm các tội liên hệ đến “an ninh quốc gia “.Điều 88 về “ tuyên truyền chống chế độ Cộng Hoà Xã hội VN” quy định :

“Những người vi phạm một trong những hành vi chống Cộng hoà Xã Hội VN sẽ bị kết án từ ba tới 12 năm tù : '

a) tuyên truyền chống , thông tin sai lạc và/hay mạ lỵ chính phủ của nhân dân

b) truyền bá chiến tranh chính trị và phổ biến những tin tức sai lạc với mục tiêu gây rối loạn nhân tâm c) chế tạo, dự trữ và/hoặc phân phát các tài liệu và/hoặc những sản phẩm văn hoá có nội dung có hại cho Cộng hoà Xã hội VN '

d) Trong trường hơp vi phạm những tội nặng hơn, những người phạm pháp sẽ bị kết án từ 10 đến 20 năm tù'

10

Điều 79, nhắm các “hành động nhằm lật đổ chính phủ của nhân dân :

Những người hoạt động, tạo dựng hay gia nhập những tổ chức có âm mưu lật đổ chính phủ nhân dân sẽ bị kết án như sau : 1. Những tổ chức, những người chủ mưu và những người tham dự tích cực hay những người gây những hậu quả nghiêm trọng sẽ bị kết án từ 12 đến 20 năm tù, khổ sai chung thân hay tử hình. 2. Những tòng phạm sẽ bị kết án từ 5 đến 15 năm tù

Các blogeurs Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Tạ Phong Tần, Nguyễn Tiến Trung, Phạm Minh Hoàng, Phan Thanh Hải (Anh Ba Sài Gòn)… đều bị cầm tù bởi điều 88 và 79 của Bộ Luật Hình Sự. (điều 88 Bộ Luật Hình Sự : “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” / điều 79 BLHS : “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”). Điều 258 Chương XX - Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính, Bộ Luật Hình Sự - về « Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân » quy định như sau : )« 1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.)2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. »)Năm 2007, nhà báo tự do Trương Minh Đức bị kết án theo khoản 1 điều 258 kể trên. Trương Minh Đức là tác giả của nhiều bài viết và ký tên dưới nhiều bút hiệu khác nhau, trong những bài viết ấy ông tố cáo những trường hợp tham nhũng và lạm quyền của giới chức. Trương Minh Đức đã bị tuyên án 5 năm tù giam vào năm 2008 bởi tòa án Vĩnh Thuận tại miền nam như là một vụ án điển hình. Nghị định 258 cũng được sử dụng để kết án và cầm tù nhà văn blogueur Phạm Viết Đào. Ông bị công an Hà Nội bắt vào ngày 13 tháng Sáu 2013. Blogueur cựu nhà báo Trương Duy Nhất cũng bị bắt tại tư gia ở Đà Nẳng vào ngày 26 tháng 5 năm 2013, với tội danh « lạm dụng » quyền tự do cơ bản của mình. Hàng loạt những vụ bắt bớ và cầm tù các tiếng nói đối lập trong những năm gần đây cho thấy là nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam sử dụng pháp luật như một công cụ nhằm đàn áp chứ không phải để bảo vệ quyền công dân. Hầu như trong tất cả những vụ án, các blogueur đều không thể tự bào chữa và bảo vệ quyền tự do truyền thông vốn được bảo đảm bởi Hiến Pháp hiện hành.

11

)))Lấy lý do nhằm giải quyết vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên trang mạng, chính phủ cộng sản Việt Nam, đã ban hành nghị định 72/2013/NĐ-CP về « Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng » vào tháng 7 năm 2013, ngõ hầu ngăn cấm việc sử dụng các trang mạng xã hội để chia sẻ thông tin thời sự kể từ ngày 1 tháng Chín 2013. Các cơ quan ngoại giao nước ngoài và các tổ chức nhân quyền trên thế giới đã lên tiếng chỉ trích nghị định kể trên. Vì vậy Bộ Văn Hóa Thông Tin đã phải vội vã thanh minh với cơ quan ngôn luận Reuter qua tiếng nói của trưởng ban thông tin mạng, Nguyễn Thanh Huyền rằng : « Chúng tôi không bao giờ ngăn cấm việc chuyển tải và chia sẻ thông tin trên mạng. Điều này đã bị hiểu sai. Đây hoàn toàn là một nghị định bình thường, không đi ngược lại những cam kết của chúng tôi về nhân quyền ». ))Thật khó có thể tin vào lời tuyên bố của 1 người đại diện của một trong những quốc gia có chính sách đàn áp khắt khe nhất đối với người sử dụng thông tin mạng. Nghị định 72 không những chỉ củng cố thêm những biện pháp chế tài hiện hành, như luật ngăn cấm việc đăng tải những thông tin mang nội dung nguy hại đến an ninh

Quốc Gia hay đi ngược lại quyền lợi của Nhà Nước, mà còn bao hàm những điều kiện bắt buộc đối với các công ty ngoại quốc. Điều ấy cho thấy sự lo lắng của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trước hiện tượng đại đa số các trang blogs và trang mạng thông tin phản biện đều chọn các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài để tránh bị phong tỏa và bị kiểm soát. Chính vì thế mà một trong những điều khoản của nghị định 72 quy định bắt buộc các nhà cung cấp dịch vụ mạng cho người Việt Nam phải thành lập ít nhất một cơ sở lưu trữ dữ liệu ngay tại Việt Nam để có thể hợp tác theo yêu cầu của chính phủ cộng sản Việt Nam trong việc cung cấp thông tin về người sử dụng dịch vụ nào có liên quan đến cái gọi là « tội phạm mạng ». ))Nếu như những điều khoản của nghị định 72 không khác biệt gì về bản chất so với những điều khoản đã có trong Bộ Luật Hình Sự, thì việc ban hành nghị định 72 tỏ rõ quyết tâm của chính phủ cộng sản Việt Nam là nhắm tới các bloggueur độc lập thông qua những điều khoản chế tài chuyên biệt so với những cáo buộc thông thường, đó là «tội tuyên truyền chống Nhà Nước ».   ))Nghị định 72 cho phép chính phủ ngăn cấm mạnh mẽ hơn các cá nhân sử dụng mạng internet và đồng thời kiểm soát chặt chẽ hơn thông tin mạng. Để có thể áp dụng một số điều khoản của

nghị định 72, chính phủ cộng sản Việt Nam có thể sẽ cho ra đời những cơ quan quản lý hay một Ủy ban kiểm soát những hoạt động của người sử dụng mạng trong khuôn khổ bảo vệ « quyền sở hữu trí tuệ ». Cũng có thể họ sẽ áp dụng những biện pháp ngăn cấm như nhà cầm quyền Trung Quốc đang sử dụng và phát động phong trào phòng chống « tin đồn thất thiệt » hoặc thành lập một hệ thống nhận diện thật sự đối với tất cả các cơ sở trang mạng xã hội sử dụng được từ trong nước. )Chúng ta có thể nghi ngờ về lợi ích thật sự của nghị định 72 đối với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam như một công cụ pháp lý mới nhằm trấn áp các blogueur và các nhà ly khai, cũng như chúng ta có thể nghi ngờ về khả năng áp dụng một chính sách kiểm soát và phòng chống phổ quát như thế, mối nguy hiểm tiềm tàng của một nghị định mang tính lập lờ như nghị định 72 này là có thật. Nội dung nghị định kể trên cho phép nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam truy tố một cách êm thấm các ý kiến đa chiều mà không cần phải sử dụng đến các điều khoản 79 và 88 của Bộ Luật Hình Sự, vì hầu hết các điều khoản ấy đều liên quan đến phạm trù « lợi ích Nhà Nước » hay « an ninh Quốc Gia ». Nghị định 72 đã có tác động đến một phần cư dân mạng, sức đe dọa của

Nghị định 72/2013/NĐ-CP đã khai tử thế hệ WEB 2.0 ?

12

Nhà văn Trần Khai Thanh Thuỷ

Từ bắt cóc đến tra tấn : cơn ác mộng. Bị An Ninh bắt cóc, bị kết tội với tội danh giả tạo, bị giam giữ bí mật, bị khủng bố, ngược đãi, và ép cung, bị kết án nhanh chóng qua những phiên toà bất công, bị ép đưa vào nhà thương điên, bị quản thúc tại gia sau khi mãn hạn tù, đó là cái giá rất đắt mà các bloggueur đã phải trả cho hành động dấn thân vì tự do thông tin của mình. Ở mỗi giai đoạn xử án dành cho các bloggeurs hay nhà báo độc lập đều biểu hiện vô số lần tình trạng nhân quyền của họ bị chà đạp. Vu Khống Để khủng bố nhằm khóa miệng các blogguers cứng đầu, nhà cầm quyền cộng sản không ngần ngại ngụy tạo toàn bộ những bản cáo trạng. Trường hợp điển hình của một nền pháp luật vận hành theo lệnh đảng, đó là vụ án « trốn thuế » dành cho blogueur Điếu Cày đã bị cầm tù từ ngày 19 tháng 4 năm 2008. Con trai của bloggueur Điếu Cày là anh Nguyễn Trí Dũng đã cho Phóng Viên Không Biên Giới biết rằng : « bằng cách giả mạo những lời khai của tôi và mẹ tôi mà công an hình sự đã bắt bố tôi với lý do « trốn thuế ». Và họ cũng dùng cùng một thủ đoạn như vậy để kết tội nhà tranh đấu cho nhân quyền, luật sư Lê Quốc Quân và nhà văn Trần Khải Thanh Thủy. Tháng 10 năm 2009 bà bị bắt và cầm tù suốt 3 năm rưỡi với cáo buộc « cố tình đả thương người khác » trong khi bà và chồng bà bị nhân viên an ninh tấn công. Bắt giữ tùy tiện Có không hiếm những vụ các bloggueur bị nhà cầm quyền bắt cóc và biến mất không một dấu vết và gia đình, người thân của họ chỉ được thông báo rất lâu sau đó. Đó là trường hợp của bloggeur Phạm Nguyễn Thanh Bình, phải một năm sau người nhà mới nhận được tin. Đến ngày 17 tháng Tư 2013, báo chí mới cho biết là anh bị kết án 3 năm tù giam và 3 năm quản chế vì đã đăng tải 8 bài viết mang nội dung chỉ trích tình hình Việt Nam trên một trang mạng nằm tại Úc. Theo ý kiến của một vài bloggeur cho Phóng Viên Không Biên Giới biết, gia đình anh đã phải chịu nhiều áp lực từ phía nhà cầm quyền nên đã không giám tiết lộ nhiều thông tin về tình trạng của anh. )

Tháng 10 năm 2012, công an đã bí mật giam giữ gần 3 tuần lễ sinh viên, công dân mạng Nguyễn Phương Uyên. Nhờ vào sự lên tiếng của hàng trăm nhà văn và trí thức uy tín mà nhà cầm quyền cộng sản đã phải công nhận việc đã bắt giam Phương Uyên. Bị kết án 6 năm tù giam vào tháng Năm 2013 với tội danh « tuyên truyền chống Nhà Nước », Nguyễn Phương Uyên được phóng thích và giảm án còn 3 năm tù treo vào ngày 16 tháng Tám 2013.

Những phiên toà bất công Theo một nhà ly khai đã cho Phóng Viên Không Biên Giới biết thì « những phiên tòa xử án các Bloggueur và các nhà tranh đấu cho Nhân Quyền đều là những vở kịch được đảng Cộng Sản dựng lên nhằm chứng minh cho cộng đồng quốc tế rằng Việt Nam là một quốc gia pháp quyền », Và lần nào cũng thế, thân nhân và bạn bè đều không được tham dự phiên tòa xét xử. Vợ và con trai của Điếu Cày, cũng như chị của Tạ Phong Tần, tất cả đều không được tham dự phiên tòa xét xử người thân của mình. Đa số « quần chúng » tham dự phiên tòa xét xử được thấy qua hình ảnh loan tải trên báo chí đều là công an mặc thường phục. Suốt quá trình xét xử, thông thường bị cáo không thể tự bào chữa một cách công bằng và bảo vệ quyền căn bản của mình vì quan tòa tự quyết định thời lượng phát biểu dành cho bị cáo. Như vụ xét xử cha Nguyễn Văn Lý, ông đã bị nhân viên an ninh xiết chặt và bịt miệng khi đang phát biểu. Hình ảnh ấy đã trở nên tiêu biểu cho tình trạng trấn áp tại Việt Nam. Nhà ly khai sử dụng mạng Phạm Bá Hải đã bị từ chối đề nghị cho luật sư của mình tham dự phiên tòa. Điếu Cày đang tự biện hộ thì micro bị tắt. Tạ Phong Tần, thậm chí còn bị trục xuất khỏi phiên tòa đang xét xử mình. Tra tấn trong tù Việc sử dụng hình thức tra tấn của nhà cầm quyền không bẻ gẫy được ý chí của đa số các blogueur bị giam giữ và họ vẫn kiên quyết tuyên bố mình « vô tội ». Tuy nhiên nhà cầm quyền cộng sản còn có trong tay những biện pháp trấn áp nhằm đánh gục những bloggueur kiên cường nhất. Theo luật hình sự Việt Nam thì thời gian tạm giam không thể vuợt quá 16 tháng.

Trong vụ xét xử cha Nguyễn

Văn Lý ông đã bị nhân

viên an ninh xiết chặt và bịt miệng khi đang

phát biểu.

13

Nhưng trong thực tế, thời gian này thường bị vượt quá. Hai thành viên của Câu Lạc Bộ Ký Giả Tự Do là Điếu Cày và Phan Thanh Hải đã bị tạm giam trong suốt 23 tháng trời trong một hoàn cảnh rất khắc nghiệt. Các quản giáo của những trại tạm giam được phép áp dụng nhiều biện pháp đê tiện nhằm ép cung các nghi phạm phải nhận tội.)Những tù nhân « cứng rắn » nhất bị biệt giam trong những căn buồng chỉ có 20 phân lổ hổng để ánh sáng lọt vào. Kích thước của buồng giam tăng giảm tùy thuộc vào thái độ « hợp tác » của tù nhân. Một buồng giam với kích thước chừng 9 đến 12 mét vuông đã được xem là rộng rãi, trong khi đó những buồng giam « chật hẹp » hơn thường chỉ dưới 4 mét vuông. Một buồng giam có thể nhốt từ 1 đến 4 can phạm. Trong một vài trường hợp, thậm chí tù nhân còn không có được nước sạch. Người tù bị biệt giam chỉ được ra ngoài một lần trong tuần không quá 15 phút. Và đối với những tù nhân mà nhà cầm quyền muốn trừng trị, họ có thể cắt luôn quyền được ra khỏi buồng giam trong vòng 15 phút này. Nếu không thể ép cung hay lấy lời khai của tù nhân, quản giáo trại có thể dùng bạn tù để gây hấn và đánh hội đồng. )Thời lượng thăm nuôi của thân nhân, thực phẩm, sách báo, kinh sách, lao động cưỡng bức… tất cả đều có thể trở thành thủ đoạn để tạo áp lực đối với tù nhân trong suốt quá trình « cải tạo ». Sau phiên tòa sơ thẩm, Điếu Cày bị giam tại Chí Hòa trong khu vực tử tù, nơi mà điều kiện giam giữ được xem là khắc nghiệt nhất. )Việc trị bệnh cho tù nhân cũng tùy thuộc vào « thái độ thành khẩn » khai báo và nhận tội của phạm nhân. Bài toán « thú tội đổi lấy điều trị » là một thực tế mà tù chính trị phải đối đầu trong các trại tạm giam hay trại cải tạo. Blogueur Điếu Cày, Tạ Phong Tần, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, Cha Nguyễn Văn Lý và nhiều người khác đều trải qua tình cảnh ngược đãi kể trên. Bệnh tình, đau đớn mà thân xác họ phải chịu đựng nhưng không được điều trị chỉ vì họ kiên quyết không chịu nhận tội.

Bệnh viện tâm thần Để tránh kéo dài tình trạng xét xử gây chú đến giới truyền thông, công chúng và dư luận quốc tế, trong một vài trường hợp, nhà cầm quyền cộng sản quyết định cho nhập viện các blogueur hay đẩy họ vào nhà thương điên. Ngày 24 tháng Giêng năm 2013, blogueur Lê Anh Hùng, người được biết đến qua

việc gởi hơn 70 đơn thư tố cáo sự tham nhũng của các cán bộ cao cấp, anh đã bị ép nhốt lần thứ hai vào Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội tại Hà Nội, nơi dành riêng cho người già đơn độc, bệnh hoạn và trẻ em vô gia cư cùng với bệnh nhân tâm thần. Đồng nghiệp của Lê Anh Hùng giận giữ cho biết « Hùng chẳng có bệnh gì cả. Anh ấy làm việc rất tốt, chơi bóng giỏi và viết blog rất sắc xảo ». Lê Anh Hùng cuối cùng cũng thoát được trung tâm ấy vào ngày 5 tháng 2 vừa qua và anh cho Phóng Viên KHông Biên giới biết « đó là đòn tâm lý mà nhà cầm quyền muốn đánh vào thân nhân tôi. Lần đầu tiên tôi được thả sau 8 tháng bị giam giữ. Sau đó vợ tôi viết một bản tường trình xác định tôi không phải là một bệnh nhân tâm thần. Lần này, họ lại nhắm vào Mẹ tôi. Nhưng nhờ vào bè bạn và các tổ chức quốc tế đã tỏ ra quan ngại cho tình trạng của tôi mà tôi được phóng thích ».

Quản thúc tại gia Tính từ năm 2011 đã có 36 công dân mạng ly khai bị quản thúc sau thời gian cầm tù. Những người hiện bị giam giữ hiểu rất rõ là sau khi mãn án họ cũng sẽ bị cướp quyền công dân và quản thúc tại gia. )Chế độ quản thúc tại gia chủ yếu nhắm tới 3 hạn chế quan trọng :)

- cấm rời khỏi địa bàn cư trú mà không có giấy phép )

- Quyền công dân bị hạn chế, như quyền có công ăn việc làm)

- bắt buộc phải trình diện hàng tháng tại đồn công an khu vực)

Có không hiếm những trường hợp sách nhiễu gây ra bởi nhân viên an ninh nhận lãnh nhiệm vụ canh chừng nơi blogueur cư trú như đập cửa vào giữa khuy để chắc rằng blogueur ấy có ở nhà, hay tạm giữ những ai muốn đến thăm để tra hỏi. Sau 4 năm bị cầm tù, sức khoẻ của blogueur Phạm Thanh Nghiên bị sa sút nghiêm trọng. Tháng 2 năm 2013, cô Phạm Thanh Nghiên đã nhiều lần gởi đơn yêu cầu được đi Sài Gòn chữa bệnh, nhưng lần nào đơn yêu cầu của cô cũng bị bác bỏ. Phạm Thanh Nghiên hiện đang phải chịu án quản thúc tại gia đến 14 tháng Chín 2015. )Khi các biện pháp như bắt bớ, kết án và tra tấn tỏ ra không hiệu quả để trấn áp các nhà tranh đấu cho tự do truyền thông, nhân viên an ninh không ngần ngại cởi bỏ đồng phục và áp dụng những thủ đoạn giang

hồ. Quấy rối, đánh hội đồng, bắt cóc hay bạo hành thân nhân và gia đình các blogueur hay các nhà đối lập, có thể nói không một thủ đoạn vô nhân tính nào mà họ không sử dụng. Tuy nhiên các nhà đấu tranh cũng không vì thế mà đầu hàng. Ý thức được thế yếu của mình một khi bị cô lập trước guồng máy tư pháp của nhà cầm quyền cộng sản, họ không ngừng vận động công luận và thúc đẩy tiến trình liên đới.

Nhà nước côn đồ(Đầu năm 2013, nhà nước cộng sản Việt Nam đã kết án 14 thanh niên công giáo, trong số ấy có 8 blogueurs, với tội danh « âm mưu lật đổ chính quyền ». Song song họ âm thầm lén lút gia tăng trấn áp các blogueur và các nhà đối lập bằng các biện pháp càng ngày càng tinh vi và hiểm độc.)Nhiều trường hợp tấn công có dính líu trực tiếp đến công an được cho là theo chỉ thị của đảng cộng sản, nhằm hành hung các blogueur và thân nhân của họ ngõ hầu tạo sức ép để bắt họ phải từ bỏ những hoạt động chống đối của mình. Ngày 9 tháng Tư 2013, blogueur Nguyễn Chí Đức, còn được biết đến dưới biệt danh Đông Hải Long Vương, bị sáu người mặc thường phục hành hung. Một trong sáu người ấy bị anh Nguyễn Chí Đức nhận diện là một trong những nhân viên an ninh có trách nhiệm theo dõi anh. 3 ngày sau, 12 tháng tư 2013, vợ của mục sư công dân mạng Nguyễn Công Chính là bà Trần Thị Hồng vô cớ bị công an bắt giữ. Bà Trần Thị Hồng cho biết khi ấy bà đang ở trên xe khách với 2 con để đi thăm nuôi ông Nguyễn Công Chính thì xe đột nhiên bị công an chặn lại. Công an lôi bà xuống xe và túm tóc kéo sộc bà vào một ngôi nhà gần đấy rồi hành hung và lột quần áo bà trước khi thả. Ngày 5 tháng Năm 2013, công an đã hành hung thô bạo các blogueur và công dân mạng trong buổi « dã ngoại Nhân Quyền » tụ họp tại nhiều thành phố. Ở Sài Gòn công an đã bạo hành gia đình Nguyễn Hoàng Vi. Blogueur Võ Quốc Anh (Auguste Anh) đã bị công an đánh đập dã man khi anh phản đối việc họ bắt anh và bạn bè của anh. Sau đó Nguyễn Hoàng Vi cũng bị bắt. Điện thoại và ipad của cô bị tịch thu. Mẹ cô, bà Nguyễn Thị Cúc và em gái cô Nguyễn Thảo Chi cũng bị công an bạo hành trong lúc đi đòi lại tài sản của cô bị công an tịch thu. Cô Nguyễn Thảo Chi bị công an đánh gẫy răng, bà Nguyễn Thị Cúc bị công an hành hung và dí thuốc lá đang cháy vào trán khiến bà bị bất tỉnh.

14

Những blogueur từng là nạn nhân của hành vi bạo lực của công an cũng có khi tìm cách đòi lại công lý và bồi thường thiệt hại cho mình. Nhưng đáp lại chỉ là những trận bạo hành được tái diễn. Thông điệp của giới cầm quyền cộng sản Việt Nam đã rõ : tất cả mọi hành động nhằm tấn công các blogueur đều sẽ không bị trừng phạt, tố cáo những tội ác kể trên chỉ nhận lãnh thêm những hậu quả nặng nề. Ngày 8 tháng bảy 2013, một nhóm côn đồ, do con trai tổ trưởng phường 13 phường Bát Giáo, Hà Nội dẫn đầu, vác dao đến chém blogueur JB Nguyễn Hữu Vinh ngay tại tư gia. Tới nay, công an chỉ điều tra về những bài viết của JB Nguyễn Hữu Vinh và ra lệnh ông phải ngưng đăng tải những bài viết của mình lên trang mạng. Phẫn uất trước thái độ và hành vi của công an, ông JB Nguyễn Hữu Vinh cho biết đã thẳng thừng trả lời với công an như sau: « tất cả những gì tôi viết đều là sự thật. Nếu các anh muốn tôi ngưng viết thì yêu cầu cho tôi xem văn bản pháp luật nào được quốc hội công bố hay đạo luật nào « ngăn cấm việc viết lên sự thật ». Bằng không tôi vẫn tiếp tục viết lên sự thật, vì đó là trách nhiệm công dân, và là trách nhiệm của một giáo dân, chứ không có gì là phạm pháp cả ! ». Ngày 29 tháng Tám 2013, blogueur Binh Nhì, một nhà hoạt động cho nhân quyền 28 tuổi, bị 3 đối tượng lạ mặt dùng dao tấn công. Vài ngày trước, anh phát hiện nhà mình bị phá tung còn dưới nền nhà thì vung vãi xăng dầu với ruột cá thối. Ngày hôm sau, thay vì truy tìm dấu vết thủ phạm thì công an lại kiểm soát nhà của anh và tịch thu máy tính và điện thoại di động. Binh Nhì cho Phóng Viên Không Biên Giới biết là anh đã không dùng lại máy tính của mình vì sợ bị theo dõi vì có thể máy của anh đã bị công an cài đặt phần mềm gián điệp sau khi họ tịch thu trái phép. Khi nào bọn hành hung anh chưa bị bắt mối đe dọa vẫn tồn tại, vì vậy Binh Nhì phải bỏ nhà chạy nạn đến một nơi an toàn hơn. )Danh sách các blogueur bị công an hành hung hay có sự thông đồng của công an, mỗi ngày một dài thêm. Bạo lực càng gia tăng thì các blogueur lại càng kiên quyết đấu tranh đòi lại quyền tự do cơ bản của mình. Trên trang mạng, phản ứng hỗ trợ của các blogguer xảy ra thường xuyên hơn và ngày một nhanh nhẹn, hiệu quả hơn guồng máy cầm quyền.

NHỮNG PHONG TRÀO TRANH ĐẤU MỚI 3

Dân chủ một tiến trình lâu dài Ngày 6 tháng Sáu năm 2012, một nhóm công dân tuyên bố thành lập một phong trào dân chủ (Con đường Việt Nam) do Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long khởi xướng. Sau khi tốt nghiệp đại học bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, Trần Huỳnh Duy Thức đã thành lập công ty công nghệ thông tin và truyền thông vào năm 1994, cùng hợp tác với người bạn là Lê Thăng Long. Tiến triển của câu truyện như sau. Trong suốt khoản thời gian đứng đầu công ty, Trần Huỳnh Duy Thức đã phải va chạm thường nhật với tệ nạn tham nhũng tràn lan và những vấn đề xã hội đến từ những bất công hiện hữu tại Việt Nam. Năm 2004, ông đã cộng tác với Lê Công Định và Lê Thăng Long để thành lập nhóm nghiên cứu về các vấn đề dân chủ và nhân quyền. Cùng năm đó, Trần Huỳnh Duy Thức đã gởi kiến nghị tới các cấp lãnh đạo,bày tỏ sự quan ngại về một cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội hiển nhiên tại VN. Song song, ông cũng viết cho một trang blog với bút hiệu Trần Đông Chấn và cho đăng tải những quan sát và nhận định của nhóm nghiên cứu của mình. Sau đó, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định và Lê Thăng Long đã cùng bỏ tâm huyết soạn thảo tâm thư Con Đường Việt Nam và nỗ lực thành lập một phong trào cùng tên. Tháng Năm 2009, Trần Huỳnh Duy Thức bất ngờ bị bắt tại nhà vì những bài viết của ông. Bị kết án « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền » theo điều 79 bộ Luật Hình Sự, Trần Huỳnh Duy Thức bị tuyên án 16 năm tù giam vào ngày 20 tháng Giêng 2010. Cùng bị bắt vào năm 2009, Lê Công Định và Lê Thăng Long bị tuyên án 5 và 3 năm tù giam. Ngày 10 tháng Sáu 2012, đúng một tuần sau khi ra tù, Lê Thăng Long công bố phát động phong trào Con Đường Việt Nam. )Phong trào Con Đường Việt Nam là một phong trào nhân bản phi chính trị nhằm cổ động và cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Một trang mạng thông tin đã được thành lập vào tháng 8 năm 2012 và có tổ chức đại diện tại Hoa Kỳ. Phóng Viên Không Biên Giới đã tiếp cận với bác sỹ Nguyễn Xuân Ngãi, phó chủ tịch của đại diện phong trào Con Đường Việt Nam tại Hoa kỳ và được ông giải thích : « phong trào Con Đường Việt Nam vẫn bị xem là bất hợp pháp tại Việt Nam nhưng phong trào cũng đang nổ lực để có thể đăng ký một cách hợp pháp nhưng cho đến nay vẫn chưa nhận được trả lời từ phía nhà cầm quyền ». ))

15

Trần Huỳnh Duy Thức

Sau cuộc bạo loạn xảy ra tại trại tù Xuân Lộc, Trần Huỳnh Duy Thức bị chuyển đến trại tù Xuyên Mộc. Thân nhân của Trần Huỳnh Duy Thức cho Phóng Viên Không Biên Giới biết về tình trạng của ông ở trong tù như sau «ông bị biệt giam, không được ra ngoài và hoàn toàn bị cô lập với các tù nhân lương tâm khác. Nhà tù cho ông ăn rất ít chỉ có cơm trắng ngày 2 buổi. Ông không thể dự trữ thức ăn thăm nuôi vì món nào cũng bị quản giáo tháo tung. Ông có thể mua thức ăn ở căng-tin với giá 60 000 đồng một suất tương đương với 2€ mỗi ngày với vài miếng thịt và một chén canh rau. Thời lượng thăm nuôi bị rút ngắn từ 45 phút xuống còn nửa tiếng. Các Mnhân viên ngoại giao nước ngoài không được phép vào thăm ông. Những cuộc nói chuyện của ông đều bị theo dõi, và ông bị cấm không được nói về những gì xảy ra ở trại giam hay về các tù nhân lương tâm khác». Trong thời gian công du của chủ tịch nước Việt Nam, Trương Tấn Sang, tại Hoa Kỳ, gia đình của ông Trần Huỳnh Duy Thức đã bị quản thúc tại gia và bị an ninh thẩm tra. Năm 2012 đã xuất hiện một lúc 3 trang mạng thông tin hoàn toàn dành cho vấn đề bảo vệ nhân quyền, đó là : Vietnam Path Movement, Defend the Defenders và Vietnam Humain Rights Commitee. Hai trang mạng ở sau có bổ sung nội dung ngoại ngữ nhằm phổ biến cho nhân quyền và bảo vệ các nhà tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam. Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam được thành lập từ tháng 12, năm 2006. Năm tháng sau, nhà cầm quyền cộng sản đã triệt hạ được hoạt động của Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam bằng cách bắt giam đa số các thành viên và truy bức những người còn lại khiến họ phải tỵ nạn sang nước ngoài. Kể từ khi trang mạng của Ủy Ban được thành lập trở lại đã có 100 000 lượt người truy cập. Vì hoạt động của họ bị xem là phạm pháp và nhạy cảm nên chuyên viên quản lý mạng cũng như các nhà tài trợ cho 2 trang mạng kể trên đều ẩn danh làm việc.   )Một trong những nhà tài trợ trang mạng Defend the Defenders tiết lộ cho Phóng Viên Không Biên Giới biết «nhà cầm quyền Việt Nam cố gắng tìm ra chúng tôi, nhưng cho đến hôm nay, họ vẫn chưa thành công ». Trang mạng thông tin kể trên tự xem như « vành đai cuối cùng » để bảo vệ các nhà đối lập trong nước và chuyển tải những thông tin của các trang truyền thông mang, của các blogueur độc lập, của báo chí quốc tế và của các tổ chức phi chính phủ. Cả hai trang mạng nói trên đều cố gắng công tác truyền đạt thông tin và phát huy nhận thức qua việc đăng tải danh sách các blogueur bị cầm tù, các văn bản pháp luật Việt Nam, những hiệp ước quốc tế và những tài liệu về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam do Liên Hiệp Quốc phổ biến. Trang truyền thông Con Đường Việt Nam, do một trong những người sáng lập phong trào quản lý, ông Lê Thăng Long, ngoài chức năng chuyển tải thông tin còn tạo điều kiện trao đổi giữa các độc giả. Nhất là độc giả có thể gởi đăng bài viết hay bài dịch hoặc tham gia vào các cuộc thảo luận trên mạng xoay quanh vấn đề dân chủ và tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Một tài khoản Facebook cũng được thành lập từ tháng Tám 2012. )

16

Việc phát triển các khoảng không gian đối thoại và tự do thông tin như thế trên mạng đã tạo ra một sức bật mới cho phong trào liên kết đấu tranh có khả năng đáp ứng từng bước tấn công của nhà cầm quyền đối với các nhà đấu tranh dân chủ. Tháng 6, 2013, cựu tù nhân chính trị Phạm Hồng Sơn cư ngụ tại Hà Nội, tuyên bố tuyệt thực ủng hộ luật sư Blogueur Cù Huy Hà Vũ, người đã tuyệt thực trong tù từ ngày 27 tháng Năm, 2013 để phản đối và tố cáo điều kiện giam giữ khắc nghiệt và những đối xử ngược đãi nhắm vào ông. Trường hợp của Cù Huy Hà Vũ được báo chí rồi cộng đồng thế giới quan tâm khi Nguyễn Quốc Quân, thành viên đảng Việt Tân, bị bắt và trục xuất về Hoa kỳ, cũng bắt đầu tuyệt thực ủng hộ Cù Huy Hà Vũ. Trang Bauxite Vietnam cũng chuyển tải một số lượng thỉnh nguyện thư ngày một tăng và liên tục kêu gọi dư luận lên tiếng. Tháng Giêng 2013, trang Bauxite Vietnam cũng chuyển tải kiến nghị của 72 nhà trí thức yêu cầu Quốc Hội sửa đổi Hiến Pháp và kêu gọi thành lập thể chế đa đảng. Bản kiến nghị kể trên đón nhận được 14 ngàn chữ ký và tạo ra nhiều tranh luận khiến cho nhà cầm quyền Việt Nam phải tìm cách ngăn chặn nhưng không thành công. Thế giới mạng trở nên sôi động với những lời kêu gọi liên kết giống như trường hợp của Cù Huy Hà Vũ hay những lời kêu gọi thực thi cụ thể quyền làm người ở Việt Nam. ))Phong trào phản kháng VN và sự hỗ trợ quốc tế Dựa vào việc kiểm tra về tình hình nhân quyền ở Việt Nam vào đợt kiểm tra phổ quát định kỳ lần thứ 18 tại Ủy Ban Quốc Tế Nhân Quyền vào tháng Giêng 2014, khối 8406, một phong trào dân chủ bị nhà cầm quyền cộng sản xem là bất hợp pháp, đã đệ trình thỉnh nguyện thư lên Cao Ủy Nhân Quyền trong đó có việc yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam « chấm dứt tình trạng sử dụng xã hội đen nhằm tấn công người dân ». Được thành lập từ tháng Tư 2006 bởi 118 thành viên trong đó có Linh mục Nguyễn Văn Lý, một blogueur công giáo được đề cử trao giải Nobel Hòa Bình 2013, và với thế mạnh của hàng ngàn thành viên, khối 8406 hy vọng sẽ tranh thủ được sự quan tâm của các cơ quan quốc tế về tình trạng thảm hại thường trực về nhân quyền và tự do thông tin ở VN Kể từ giữa những năm 90, Việt Nam đã không ngừng phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thế giới và đón nhận ào ạt viện trợ quốc tế sau hơn một thập niên bị cấm vận, do đó cộng đồng quốc tế có một trọng lượng đáng kể trong vai trò tạo áp lực với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ngõ hầu thúc đẩy việc cải thiện tự do thông tin. Tuy vậy, mặc dù Việt Nam đã

được gia nhập Tổ Chức Thương Mãi Thế Giới vào năm 2007, giữ vai trò chủ tịch Hiệp Hội ASEAN năm 2010, và được nhận lãnh những khoản vay của các nước phương tây hay của các tổ chức quốc tế như Ngân Hàng Quốc Tế, thậm chí được ký kết hiệp định tăng cường hợp tác với Liên Hiệp Châu Âu vào tháng Sáu năm 2012, cộng đồng thế giới đã không thúc đẩy được nhà cầm quyền Việt Nam cải thiện đáng kể về tình hình tự do thông tin và bớt sự đàn áp đối với các nhà đối lập sử dụng trang mạng tại Việt Nam.)Từ 4 năm qua, Việt Nam không hề tỏ ra tiến bộ về mặt nhân quyền. Không một cam kết nào mà Việt Nam đã chấp thuận trong lần kiểm tra định kỳ năm 2009 được Việt Nam thực hiện. Chính quyền Việt Nam đã hứa hẹn sẽ tuân thủ Công Ước Quốc Tế về quyền công dân và hoạt động chính trị và bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin kể cả trên trang mạng. Chính phủ cộng sản Việt Nam cũng đồng ý sẽ điều chỉnh luật báo chí và quyền tiếp cận thông tin công cộng sao cho phù hợp với Công Ước Quốc tế và tiêu chuẩn thế giới về lĩnh vực kể trên. Trước sự gia tăng cường độ trấn áp đối với các blogueur từ năm 2012, các tổ chức liên chính phủ và cơ quan Liên Hiệp Quốc tỏ ý quan ngại về thái độ hoàn toàn thiếu thiện chí của chính phủ Việt Nam trong việc tôn trọng quyền tự do thông tin. Cao Ủy Nhân Quyền cũng bày tỏ quan ngại trước vấn đề  « đàn áp các blogueur và người sử dụng mạng ‘’ nhất là vụ án xét xử các thành viên Câu lạc bộ ký giả tự do và nghi ngờ về tính công bằng của vụ án. Tháng 11 năm 2012, Nhóm nghiên cứu thuộc Liên Hiệp Quốc về vấn đề giam giữ tùy tiện đã kết luận : « việc bắt giam Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung và Lê Thăng Long là hoàn toàn độc đoán, vi phạm các điều 9, 19 và 21 của Công Ước Quốc tế về quyền công dân và hoạt động chính trị mà Việt Nam đã ký kết » và yêu cầu Hà Nội phóng thích vô điều kiện bốn nhà hoạt động dân chủ kể trên.)Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng nhiều lần lên tiếng về tình trạng gia tăng và mức độ nghiêm trọng về những vi phạm của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Tháng Bảy 2012, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Hillary Clinton, đã tố cáo tình trạng « bắt bớ các nhà đối lập, các luật sư và các blogueur bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa ». Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng lên tiếng kêu gọi phóng thích các thành viên Câu lạc bộ nhà báo tự do và gần đây lên tiếng phản đối việc ban hành nghị định 72. Tháng Tám vừa qua, Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật nhằm quy định về việc « viện trợ ngoài khuôn khổ nhân đạo » cho « những tiến bộ đáng kể về tự do báo chí ». ))

Huỳnh Ngọc Chênh Ảnh chụp sau khi nhận giải công dân mạng 2013 được trao bởi tổ chức Phóng viên không biên giới RFS

17

Tháng Tư 2013, Quốc Hội Âu Châu đã biếu quyết khẩn cấp một nghị quyết nhằm tố cáo nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã liên tục xâm phạm quyền tự do ngôn luận của các nhà đối lập. Quốc Hội Âu Châu tỏ ra quan ngại cho tình trạng của các thành viên Câu lạc bộ nhà báo tự do và kêu gọi thả tự do cho các nhà hoạt động độc lập trong lĩnh vực thông tin. Nghị quyết đã được nhất trí thông qua khiến cho những cố gắng ngoại giao của cầm quyền cộng sản Việt Nam trở nên khó khăn hơn trong việc vận động hầu gia nhập vào Hội Đồng Nhân Quyền khóa 2014-2016. )Trong lúc nhiều đại sứ châu âu đồng lên tiếng tại những cơ quan liên chính phủ để bày tỏ sự quan ngại trước tình hình Hà Nội liên tục chà đạp quyền tự do thông tin thì chính phủ Pháp lại tỏ ra e dè và nhẹ nhàng khi phải lên tiếng chỉ trích nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Trong chuyến công du Việt Nam vào tháng Tám 2013, ngoại trưởng Pháp, Laurent Fabius, phát biểu một cách mơ hồ với RFI là đã « đề cập đến vấn đề mà trong ngôn ngữ ngoại giao gọi là điều chúng ta lo lắng. Có nghĩa là cách tiếp cận vấn đề của chúng ta không giống nhau ». Năm 2013 là năm kỷ niệm 40 năm tái lập quan hệ ngoại giao giữa Paris và Hà Nội và nhất là năm của Pháp tại Việt Nam, được chính thức bắt đầu vào ngày 9 tháng Tư 2013 với khẩu hiệu « xiết chặt mối bang giao giữa Việt Nam và Pháp ». Năm của Việt Nam tại Pháp sẽ là năm 2014. Chính quyền Pháp cần phải tận dụng cơ hội này để tranh thủ sự phóng thích các blogueur Việt Nam đang bị cầm tù. )Trong bối cảnh hoang mang của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam với nổi ám ảnh độc quyền kiểm soát thông tin, lệnh phóng thích Nguyễn Phương Uyên vào ngày 19 tháng Tám 2013 quả là một sự kiện ngoài mong đợi và hành động ấy được xem như là một dấu hiệu tích cực từ phía nhà cầm quyền nhằm trấn an những lời kêu gọi dồn dập của xã hội dân sự toàn cầu trên diễn đàn quốc tế. Những tuyên bố của Nguyễn Phương Uyên với báo chí ngay sau khi được phóng thích cũng đã khiến các nhà quan sát phải ngỡ ngàng. Chỉ mới tròn 21 tuổi, nữ công dân mạng Nguyễn Phương Uyên đã không ngừng ngại tố cáo tình trạng giam giữ mà cô đã phải chịu đựng và lên án quyết định của ngành Tư Pháp về việc duy trì án treo đối với cô và cô cũng không quên kêu gọi sự phóng thích người bạn tù Đinh Nguyên Kha. )Sự hiện diện của cô trên phương tiện truyền thông cho thấy trên thực thế cô ý thức được tầm quan trọng của cơ hội được lên tiếng để chia sẻ với cộng đồng quốc tế, thông qua báo chí nước ngoài, về tình trạng đàn áp các nhà chống đối ở Việt Nam. Cũng như việc loan tải « tuyên bố 258 » gần đây cho thấy dụng ý có cùng một mục tiêu tương tự, tức là kêu gọi cộng đồng quốc tế để tạo áp lực lên nhà cầm quyền. Tuyên bố 258 được thảo bởi một nhóm blogueur trẻ và được trao tận tay đại sứ Thụy Điển tại Hà Nội vào tháng Tám vừa qua. Tuyên bố 258 kêu gọi nhà cầm quyền Hà Nội và Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc sửa đổi điều 258 Luật Hình Sự Việt Nam. Lời kêu gọi kể trên được phát tán rộng rãi trên trang mặng bằng tiếng việt và tiếng anh và như xác định sự trưởng thành của một thế hệ bloggueur dấn thân mới với chiến lược đưa vấn đề nhân quyền tại Việt Nam ra thế giới. )

Linh mục Nguyễn Văn Lý 18

KẾT LUẬNTương lai của tự do ngôn luận ở VN ? Tháng Bảy 2013, sau buổi hội thảo về nhân quyền được tổ chức tại Hà Nội với sự hợp tác của chính quyền Úc, thứ trưởng ngoại giao Hà Kim Ngọc xác định là Việt Nam sẽ “thành lập một cơ quan tầm quốc gia về các vấn đề nhân quyền trong khuôn khổ của một chính sách toàn diện nhẳm tiếp tục nổ lực nâng cao hệ thống pháp luật và tư pháp, nhất là hình thành một nhà nước pháp quyền, và củng cố thêm chức năng của các cơ quan nhà nước ngõ hầu bảo đảm quyền lợi của người dân”. Thứ trưởng ngoại giao Hà Kim Ngọc còn nhắc lại là “ Việt Nam luôn đeo đuổi chính sách tôn trọng và bảo vệ nhân quyền”. )Thế nhưng, trong năm 2012, nhà nước cộng sản Việt Nam đã không ngừng gia tăng đàn áp các blogueur. 22 nhà đối lập bị cầm tù bởi điều 88 Luật Hình Sự. Những hành động đe dọa và bạo hành vẫn không ngừng gia tăng nhắm vào thân nhân của các blogueur. Kết quả phân tích tình hình tiến triển nhân quyền năm 2013 và thống kê những vi phạm nhân quyền trong năm vừa qua chắc chắn sẽ xác định tình hình nghiêm trọng về quyền tự do truyền thông tại Việt Nam. Trước thái độ tráo trở của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, một mặt luôn xác định tôn trọng nhân quyền và tự do ngôn luận, tự do truyền thông, mặt khác lại thẳng tay đàn áp không giới hạn các tiếng nói phản kháng, cộng đồng quốc tế cần phải tỏ ra cứng rắn hơn đối với đảng cộng sản đang nắm quyền tại Việt Nam và đồng thời tăng cường hỗ trợ các nhà tranh đấu nhân quyền trong nước. Vì họ là chính là vành đai cuối cùng để bảo vệ quyền tự do truyền thông. Thiếu sự hỗ trợ triệt để của cộng đồng quốc tế thì sự sống còn của công cuộc tranh đấu của họ sẽ chỉ có thể đếm từng ngày. )Nếu nhật báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng cộng sản Việt Nam, thường lập đi lập lại một luận điệu cũ mòn về “nguyên tắc không can thiệp việc nội bộ” hầu đáp lại những chỉ trích của “ nước ngoài” thì tương lai của tự do truyền thông tại Việt Nam chỉ có thể nằm trọn trong tay của người Việt Nam, và trọng trách thuộc về các nhà báo trong công việc đẩy lùi bóng tối kiểm duyệt, cải tổ lĩnh vực báo chí sao cho đạt được tầm tiêu chuẩn của thế giới. Theo như phát biểu của cựu nhà báo bloggueur Huỳnh Ngọc Chênh trong buổi lễ trao giải Công Dân Mạng 2013 do tổ chức Phóng Viên Không Biên giới trao tặng, thì “khi phương tiện truyền thông nằm trong tay đảng không đăng tải ý kiến của nhân dân thì quần chúng lại tìm được một phương tiện khác để bày tỏ chính kiến của mình”.

Tổ chức phóng viên không biên giới kêu gọi chữ ký kêu gọi tự do cho công dân mạng Việt Nam trong cuộc biểu tình ở quảng trường Saint-Michel vào tháng 8 năm 2014

19

Góp ý Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới yêu cầu : )Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam :

- lập tức trao trả tự do vô điều kiện cho tất cả các bloggueur, nhà báo và các nhà đối lập công dân mạng đang bị cầm tù bởi những bài viết của mình đăng trên mạng lưới internet;)

- chấm dứt sự kiểm duyệt bằng cách : ♣ ngưng mọi hoạt động kiểm duyệt nằm trong tay Cục Tuyên Huấn và Bộ

Văn Hóa Thông Tin)♣ ngừng ngăn chặn các trang mạng thông tin và các blog độc lập)♣ hủy bỏ nghị định 72;)

- chấm dứt việc kiểm soát và theo dõi Internet và các nhà đối lập sử dụng mạng lưới internet, đồng thời chấm dứt việc truy bắt các tác giả ẩn danh đăng truyền thông tin mạng ;)

- Ngưng lạm dụng các điều luật về an ninh quốc phòng nhất là những điều khoản 79, 80, 86, 87, 88, 91 và 258 luật Hình Sự, nhằm ngăn cấm mọi thảo luận dân chủ đa đảng và tạo một không khí sợ hãi bao trùm toàn xã hội khiến cho mọi ý kiến phản biện nhắm tới chính phủ đều không có khả năng được bộc lộ ; )

- thực hiện những phiên tòa công bằng đối với các nhà báo, bloggueur, và các nhà đối lập bị kết tội bởi những điều khoản kể trên bằng cách tôn trọng những quyền luật định như: được phát biểu và được tự bào chữa trong quá trình xét xử ;

- Cho phép các bị cáo được gặp riêng luật sư trong quá trình điều tra của cảnh sát để họ có thể sửa soạn hồ sơ bào chữa và cho phép bị cáo được trưng dẫn những bằng chứng thuyết phục trước tòa ;

- chỉnh sửa pháp luật cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền bằng cách thay đổi hoặc hủy bỏ các điều luật về an ninh quốc phòng hay những điều luật nhằm hạn chế quyền tự do truyền thông và báo chí ;)

- Tôn trọng những cam kết mà chính phủ Việt Nam đã hứa hẹn trong lần Kiểm Tra Định Kỳ Quốc Tế về Nhân Quyền năm 2009 ;))

Cộng đồng quốc tế :(- đặt điều kiện cho những viện trợ tài chánh hay những khoản vay mượn nhằm bắt

buộc quốc gia được ưu đãi phải cam kết tôn trọng quyền tự do cơ bản, nhất là tự do truyền thông ;

- đặt điều kiện gia nhập Ủy Ban Nhân Quyền của Việt Nam thông qua việc hủy bỏ điều 258 Luật Hình Sự ;

- đặt các vấn đề về tự do truyền thông và cách đối xử với các blogueur bất đồng chính kiến trong mọi thương thuyết về chính trị, ngay cả về thương mãi, với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, hay trong những chuyến công du hay gặp gỡ cấp nhà nước. )

Các tổ chức quốc tế phi chính phủ : - giúp đỡ sự phát triển quyền tự do báo chí và thông tin ở Việt Nam và

đặc biệt là sự du nhập những tiêu chuẩn quốc tế về báo chí ; )- tiếp tục quan tâm chặt chẽ những vi phạm về quyền tự do truyền thông

và những tiến triển trong lĩnh vực báo chí ; - Ủng hộ các nhà báo cấp tiến trong mỗi lĩnh vực truyền thông - Cung cấp cho các nhà báo hay bloggueur những phương tiện tác

nghiệp theo yêu cầu của họ để họ có thể tiếp tục những hoạt động thông tin của mình và bảo vệ những tư liệu và thông tin của họ.)

)))))Báo chí Việt Nam :

- Áp dụng những nguyên tắc căn bản về đạo đức nghề nghiệp, tức là chỉ chuyển tải “sự thật thực tế” và từ chối mọi chỉ thị nhằm tới sự tự kiểm duyệt.

- chứng tỏ tính khách quan và tinh thần trách nhiệm khi đưa dẫn sự kiện mà không bị guồng máy tuyên truyền nhà nước chi phối.

20