· web viewthế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. không...

172
L CHA THNH THN - B Ga. 20,19-23 31-5-2009 Đc Giêsu hin ra vi cc .. .…Lm. PX Vũ Phan Long, ofm 02 Cha TT nguyên l hp nht....Lm Carôlô Hồ Bc Xi 07 Ngưi trồng cây sồi….. … .......Lm. Mark Link, SJ 18 L Cha THNH THN ……......Lm Augustine, SJ 23 Thnh Thn Thiên Cha..…......Lm Phm Thanh Liêm, SJ 28 L HIN XUNG ………………...Lm Ignatio Hồ Thông 31 Cha TT nguyên l hp nht….Lm Giuse Đinh Lập Lim 39 L Cha THNH THN …..........Lm Anphong Trn Đc Phương 47 Thnh Thn khn xin ng đn .Lm Anphong Trn Đc Phương 50 1

Upload: others

Post on 16-Jan-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

LÊ CHUA THANH THÂN - BGa. 20,19-23  

31-5-2009

Đưc Giêsu hiên ra vơi cac .. .…Lm. PX Vũ Phan Long, ofm 02Chua TT nguyên ly hơp nhât....Lm Carôlô Hồ Băc Xai 07Ngươi trồng cây sồi….. … .......Lm. Mark Link, SJ 18Lê Chua THANH THÂN ……......Lm Augustine, SJ 23Thanh Thân Thiên Chua..…......Lm Pham Thanh Liêm, SJ 28Lê HIÊN XUÔNG ………………...Lm Ignatio Hồ Thông 31Chua TT nguyên ly hơp nhât….Lm Giuse Đinh Lập Liêm 39Lê Chua THANH THÂN …..........Lm Anphong Trân Đưc Phương 47Thanh Thân khân xin ngư đên .Lm Anphong Trân Đưc Phương 50Môt cuôc hiên xuông mơi ..…..Lm Giuse Nguyên Hưng Lơi, CSsR 56Anh em hay nhận lây TT ……....Lm Giuse Nguyên Văn Nghia 59Ngôn ngư cua Chua TT….….….Lm Giuse Nguyên Hưu An 63Dươi tac đông cua Chua TT..….Lm Giuse Nguyên Hưu An 67Men say thân khi ………………...Lm Giacôbê Ta Chuc 73Tư long ngươi …………….. ...…Lm. L.Gonzaga Đăng Quang Tiên 76Binh an cho cac con………....…Lm. L.Gonzaga Đăng Quang Tiên 80Khi đâng phu trơ đên …….....…Lm. L.Gonzaga Đăng Quang Tiên 85Chua TT nguyên ly sông va …...Lm An Phong, OP 88Ngon lưa tinh yêu ……………….Lm Giuse Đô Vân Lưc, OP 90Thây cũng sai an hem ………….Lm Giuse Nguyên Cao Luật, OP 75Sưc manh cua Chua TT …........Lm. Giacôbê Pham Văn Phương,OP 79Sư thật tron ven ………….…….. Manna 102Thanh Thân muôn tiêp tuc …....Gm. Bartôlômêô Nguyên Sơn Lâm 106

1

Page 2:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

Cac con hay nhận lây TT … .....Gm. Nguyên Văn Kham 111

ĐỨC GIÊSU HIÊN RA VỚI CAC MÔN ĐÊGioan 20,19-23

Lm. PX. Vũ Phan Long, ofm I.- NGƯ CANHDựa theo bố cục tổng quát của Tin Mừng Gioan, đoạn văn này nằm trong chương 20 là chương cuối cùng của phần B (Sách Vinh quang), kèm theo lời kết cho thấy mục tiêu của tác giả khi viết Tin Mừng. 

Trong tình trạng tranh tối tranh sáng lúc bình minh, Maria Mácđala đi đến mộ Đức Giêsu và thấy mộ đã được mở và trống không. Cho tới nay, có hai sứ điệp của Đức Giêsu Phục Sinh đã bao trùm ngày Phục Sinh (20,2.17). Vào buổi chiều ngày dài này, Đấng Phục Sinh đã đến gặp các môn đệ Người. Người gặp họ khi họ đang ở trong phòng cửa đóng kín: họ còn đang ở trong mộ của nỗi sợ hãi, chứ chưa được thông dự vào sự sống của Người. Đức Giêsu đã đưa các môn đệ ra khỏi tình trạng bế tắc do phản bội, do sợ hãi. Và Người đã trao sứ mạng để các ông trở thành sứ giả đi khắp nới mà ban ơn tha tội, ban sự bình an. 

II. BÔ CUCBản văn có thể được chia thành ba phần:

1. Lời chào “bình an” thứ nhất với việc chứng minh sự Phục Sinh (20,19-20);

2. Lời chào “bình an” thứ hai với sứ mạng và trao ban Thánh Thần (20,21-23).

 III. VÀI ĐIÊM CHÚ GIAI- Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần (19): Cuộc hiện ra xảy ra tại Giêrusalem vào ngày Chúa Nhật. Bản văn Lc 24,33-49 cho biết Đức Giêsu hiện ra vào buổi

2

Page 3:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

chiều, bởi vì vào lúc xế chiều, Người đã ngồi ăn với hai môn đệ tại Emmau, rồi hai ông đã trở lại Giêrusalem ngay trước khi Đức Giêsu hiện ra với cả nhóm. Rất có thể tác giả dùng từ ngữ “ngày ấy” mà chỉ ngày Chúa Nhật ấy là có ý coi đây là ngày cánh chung, ngày mà Đức Giêsu ban Thánh Thần để ở lại mãi mãi với các môn đệ (xem thêm các câu 14,20; 16,23.26).

Tác giả dùng công thức “Ngày thứ nhất trong tuần” cho cả hai lần hiện ra ở đây (lần sau đúng một tuần sau) rất có thể là vì ông muốn nhắc đến thói quen của các Kitô hữu cử hành Thánh Thể vào “ngày thứ nhất trong tuần” (Cv 20,7; xem thêm 1 Cr 16,2).

- các cửa đều đóng kín (19): Lý do nêu ra trong bản văn là “vì các ông sợ người Do-thái”, nhưng có lẽ tác giả cũng còn muốn cho thấy là thân thể Đức Giêsu Phục Sinh có thể đi qua cửa đóng kín.

- Bình an cho anh em (19): Trong tiếng Do-thái, shalôm (= bình an) là một lời chào thông thường. Nhưng trong mạch văn long trọng ở đây, lời của Đức Giêsu có ý nghĩa khác, không phải chỉ là “Cầu chúc anh em được bình an”, như thể họ còn phải chờ đợi sự bình an đến trong tương lai. Ở đây lời Đức Giêsu nói là một nhận định về thực tại: chắc chắn họ đang có sự bình an của Người.

- Như Chúa Cha đã sai Thầy (21): Trong các Tin Mừng khác cũng có lời sai đi này (x. Mt 28,19; Lc 24,47), nhưng ở đây, mẫu mực cho việc sai đi là quan hệ của Con với Cha (một đề tài thần học của Gioan, xem 17,18).

- Người thổi hơi vào các ông... Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần (22): Hành động này nhắc nhớ đến làn hơi

3

Page 4:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

sáng tạo của Thiên Chúa trong sách Sáng thế 2,7. Làn hơi của Đức Giêsu chính là Thánh Thần. Trên thập giá, Người đã “trao Thần Khí” (trước đây, vì không quan tâm đến thần học của tác giả Gioan, người ta đã dịch là “trút hơi thở”) (19,30): Người đã trao ban Thánh Thần cho những người đứng dưới chân thập giá, đặc biêït cho thân mẫu Người, tượng trưng Hội Thánh hoặc Dân mới của Thiên Chúa, và cho người môn đệ Người thương mến, tượng trưng các Kitô hữu.  

IV. Ý NGHĨA CUA BAN VĂN* Lời chào “bình an”thứ nhất với việc chứng minh sự Phục Sinh (19-20)Sau khi Đức Giêsu đã bị bắt, bị xử tử và được an táng, tình trạng của các môn đệ thật đáng thương: các ông về nhà đóng kín tất cả các cửa, vì sợ người Do-thái. Các ông hoàn toàn mất bình an. Khi hiện ra với các ông, điều đầu tiên Đức Giêsu nói là: “Bình an cho anh em!” (19,19). Nhưng nói mà thôi thì không đủ, Người còn cho các môn đệ thấy rằng các ông có Người đang sống giữa các ông. Người không chỉ nói về bình an, Người cung cấp nền tảng chắc chắn cho lời của Người: các vết thương. Vậy Người chính là Đấng đã chết trên thập giá, nhưng nay Người đã trở lại với cuộc sống trong tư cách Đấng chiến thắng cái chết. Các vết thương cũng là dấu chỉ cho thấy tình yêu vô biên của Người. Trong cùng một lúc, Người cho các ông được gặp Người như Đấng Chịu đóng đinh và Đấng Phục Sinh. Do đó, Người chính là sự bình an và nguồn mạch tuôn trào niềm vui cho các môn đệ (c. 20). 

* Lời chào “bình an”thứ hai với sứ mạng và trao ban Thánh Thần (21-23)Lần thứ hai, Người lại chúc các ông được bình an (c. 21). Các môn đệ lại được mời gọi quy chiếu về Đức Giêsu là sự

4

Page 5:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

bình an để lại sống tư cách được sai đi (= tông đồ) và sứ mạng  chia sẻ hoa trái ơn cứu độ là ơn tha tội. Vì đã nhận được lời chúc bình an, là hoa trái công trình cứu độ, và cũng là chính Người (x. Ep 2,14), Đức Giêsu cho các môn đệ được thông phần vào chính sứ mạng, sự sống và quyền của Người là tha tội. Các ông sẽ bị từ chối, ghét bỏ, nên chỉ khi nào bám vững vào sự bình an của Người, gắn bó với chính Người, các ông mới chu toàn được nhiệm vụ. Như Chúa Cha đã sai Người, nay Người sai các môn đệ. Trong tư cách Chúa Con, Người làm chứng về Chúa Cha; trong tư cách môn đệ Người, các môn đệ đi làm chứng về Người và đưa người ta tới chỗ tin vào Người, để rồi trong Người, các ông được thông hiệp với Chúa Cha. Để các ông chu toàn được sứ mạng, Đức Giêsu ban cho các ông Chúa Thánh Thần là sự sống mới không tàn phai. Nối tiếp sứ mạng của Người, các môn đệ sẽ tha tội và cầm buộc.

Ở trong một thế giới đang làm cho các ông phải lo sợ, các ông đã có ở giữa mình Đấng chiến thắng thế gian (x. 16,33) và được đầy sự bình an và niềm vui của Người. Đức Giêsu đã mở cửa ra cho các ông và làm cho các ông có thể đi vào thế giới và mang các ân huệ đến cho thế giới. Các môn đệ không được khép mình lại trong nỗi sợ hãi trước thế giới, nhưng phải đầy tin tưởng đi vào thế giới. 

+ Kết luậnÂn ban căn bản của Đấng Phục Sinh là sự bình an (20,19.21.26). Ngay trong các diễn từ cáo biệt, Đức Giêsu đã hứa ban sự bình an này cho các môn đệ. Người có tư cách để ban sự bình an này vì Người về cùng Chúa Cha (14,27) và vì Người thắng thế gian (16,33). Nay Người đã thực sự thắng cái chết, là dấu chỉ tối hậu về sức mạnh tiêu diệt của thế gian, và đã thật sự lên củng Chúa Cha. Người đã đạt tới mục tiêu của Người, Người lại đang sống giữa các

5

Page 6:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

môn đệ trong tư cách là Đấng chiến thắng. Chính Người là nền tảng của sự bình an của các ông, hoặc nói theo thư Êphêxô, “chính Người là bình an của chúng ta” (Ep 2,14). 

V. GƠI Ý SUY NIÊM1. Đức Kitô mà chúng ta gặp trong Lời Chúa, trong các buổi cử hành Phụng vụ, trong giờ cầu nguyện giữa cộng đoàn anh chị em, là Đức Kitô Phục Sinh. Người ban cho chúng ta bình an và Thánh Thần, và sai chúng ta đi hân hoan chia sẻ niềm tin và niềm hy vọng ấy. Chúng ta cần phải để Người đưa chúng ta ra khỏi ngôi mộ của sợ hãi, của ích kỷ, để tin tưởng đi vào lòng thế giới. Quả thật, Đức Giêsu không giải thoát các môn đệ khỏi những ưu phiền (x. 16,33), nhưng ban cho chúng ta sự vững vàng, không lay chuyển và sự tin tưởng an bình.

2. Các môn đệ của Đức Giêsu cần xác tín rằng Đấng đang sống giữa họ cũng chính là Đấng đã chết trên thập giá; các ông cũng phải nhận biết rằng Người vẫn mang những vết tích của cuộc Thương Khó, dù đã sống lại; Người chính là “Con Chiên đứng như thể đã bị giết” (Kh 5,6). Các vết thương ấy là dấu chứng tỏ tình yêu vô biên của Người, nhưng cũng là dấu cho thấy sự tàn ác của loài người: dấu của tình yêu vô biên, để họ luôn luôn tin tưởng dấn thân; dấu của sự tàn ác con người, để họ có cái nhìn thực tế, biết rằng mình dấn thân vào trong thế giới nào.

3. Khi ban Thánh Thần trên các môn đệ, Đức Giêsu đã thổi hơi vào các ông và bảo: “Hãy nhận lấy Thánh Thần”. Thánh Thần chính là làn hơi của Thiên Chúa, Ngài như là gió. Người ta không thấy gió, người ta không biết gió bắt nguồn từ đâu và đến đâu thì dừng lại. Cho dù các nhà khí tượng học có bao trước được các trận bão, ta vẫn có cảm tưởng mình bị một sức mạnh vừa huyền bí vừa mạnh mẽ bao trùm.

6

Page 7:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

Gió thổi và gây tiếng động. Gió bẻ gãy và nhổ bật lên. Gió tàn phá nhưng cũng làm cho đất đai ra phì nhiêu.  Có khi gió quạt mát, có lúc gió thiêu đốt. Về làn gió Thánh Thần cũng thế. Ngài mạnh mẽ, Ngài len lỏi vào mọi sự. Nếu chúng ta mở lòng ra với Ngài, Ngài sẽ bẻ gãy, Ngài nhổ tung và phá hủy tất cả những gì chống lại tình yêu Thiên Chúa; Ngài cũng làm cho các con tim nên dồi dào phong phú. Ngài liên tục làm việc trong lòng chúng ta, như thánh Phaolô đã nói: “Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà [liên tục] kêu lên : “Áp-ba, Cha ơi!” (Gl 4,6). 

Lm. PX. Vũ Phan Long, ofm 

CHÚA THANH THÂN,NGUYÊN LÝ HƠP NHÂT

Lm Carôlô Hồ Băc Xái

I. DẪN VÀO THANH LỄLễ Hiện xuống hôm nay kết thúc mùa Phục sinh. Chúng ta hãy nhìn lại những bước mà Phụng vụ đã dẫn chúng ta đi qua : Đức Giêsu đã nhập thế sống với loài người, Ngài đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng, rồi Ngài chịu nạn chịu chết, nhưng Ngài đã sống lại và lên trời. Hôm nay Ngài sai Chúa Thánh Thần đến để thánh hóa loài người. Như thế, Chúa Thánh Thần là Đấng hoàn tất chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Dâng Thánh lễ hôm nay, chúng ta hãy xin Chúa tuôn đổ đầy tràn Thánh Thần xuống trên chúng ta, để chúng ta hoàn thành sứ mạng cứu độ bản thân chúng ta và mọi người.

II. GƠI Ý SAM HÔI

7

Page 8:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

- Chúng ta có lỗi vì ít nghĩ đến Chúa Thánh Thần là Đấng Thiên Chúa đã ban để hỗ trợ chúng ta.- Chúng ta thường làm việc theo suy nghĩ riêng chứ không theo sự soi sáng hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.- Chúa Thánh Thần muốn mọi người hiệp nhất với nhau, nhưng chúng ta thường chia rẽ.

III. LỜI CHÚA1. Bai đoc I : Cv 2,1-11 : Tường thuật việc Chúa Thánh Thần hiện xuống hôm lễ Ngũ Tuần.

- Vâng theo lời căn dặn của Đức Giêsu phục sinh, các tông đồ tụ họp trong nhà Tiệc Ly để chờ đón nhận điều Ngài đã hứa.

- Sáng ngày lễ Ngũ tuần, Đức Giêsu thực hiện lời hứa ấy : Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên các tông đồ dưới hình lưỡi lửa. Lưỡi tượng trưng cho lời nói. Lửa tượng trưng tình yêu và lòng nhiệt thành. Nhờ Chúa Thánh Thần, các tông đồ đã nhiệt thành rao giảng Tin Mừng, làm chứng cho Đức Giêsu.

2. Đap ca : Tv 103Tv này ca tụng những việc kỳ diệu mà Thiên Chúa đã làm do "sinh khí" của Ngài, tức là do Chúa Thánh Thần.

3. Bai đoc II : 1 Cr 12,3b-7.12-13Thánh Phaolô kêu gọi tín hữu đoàn kết hiệp nhất nhau trong Chúa Thánh Thần :

- Trong Giáo Hội sơ khai, Chúa Thánh Thần ban nhiều đặc sủng khác nhau cho các tín hữu. Nhưng mọi đặc sủng đều nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng đoàn.

- Vì thế, một mặt các tín hữu phải tránh chia rẽ nhau, mặt khác phải tận dụng mọi ơn ban của Chúa Thánh Thần để xây dựng thân thể Giáo Hội.

8

Page 9:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

4. Tin Mưng : Ga 20,19-23Buổi chiều chính hôm lễ phục sinh, Đức Giêsu đã ban Thánh Thần cho các môn đệ (Theo quan điểm của Luca thì Thánh Thần được ban hôm lễ Ngũ tuần).Chúa Thánh Thần được ban đồng thời với lời chúc bình an, quyền tha tội và lời sai các ông ra đi. Từ đó, ta có thể thấy được những ý nghĩa sau :

- Ơn ban cao trọng nhất của Chúa Thánh Thần là Bình an, đặc trưng của thời Messia.

- Ơn cao trọng thứ hai của Chúa Thánh Thần là Tha tội : chính nhờ được tha tội mà con người được bình an thật..

- Ơn ban Thánh Thần nhằm giúp Giáo Hội ra đi loan Tin Mừng cứu độ.

IV. GƠI Ý GIANG1. Lưỡi lưaBài tường thuật của Sách Công vụ hôm nay là đối trọng của bài tường thuật tháp Babel thời Cựu Ước.

Ngày xưa, ở Babel, con cháu ông Nôe đang nói cùng một thứ tiếng, nghĩa là đang hiểu nhau và đoàn kết với nhau, bỗng dưng để cho tính kiêu ngạo xúi dục muốn xây một cái tháp cao hơn trời để tỏ ra mình cao hơn Thiên Chúa, nên đã bị phạt khiến họ nói nhiều thứ tiếng, người này không còn hiểu người kia nữa, và chia rẽ nhau. Chuyện tháp Babel ngụ ý rằng khi con người không quy tụ quanh Thiên Chúa thì sẽ chia rẽ nhau, không hiểu nhau và không thông cảm cho nhau.

Hôm lễ Ngũ tuần, Chúa Thánh Thần sửa lại sự hư hại đó : tất cả mọi người dù thuộc những dân tộc và những ngôn

9

Page 10:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

ngữ khác nhau nhưng đã hiểu nhau. Nhờ đâu ? Nhờ chính Chúa Thánh Thần, nguyên lý đoàn kết và hiệp nhất.2. Lưỡi lưa ma con ngươi hôm nay cânNói là một sinh hoạt cần thiết trong cuộc sống chung : hằng ngày khi gặp người khác, chúng ta chào nhau, hỏi thăm nhau, trao đổi ý kiến với nhau, thảo luận, tranh luận v.v. Chính vì để phục vụ cho sinh hoạt cần thiết này mà khoa học kỹ thuật ngày nay đã phát minh ra máy khuếch âm, máy ghi âm, điện thoại v.v.

Nhưng nói với nhau là một chuyện, còn hiểu nhau là một chuyện khác. Hai chuyện này chưa hẳn luôn đi đôi với nhau. Nói với nhau thì nhiều nhưng hiểu nhau chắc không được bao nhiêu. Dịch một ngoại ngữ thì dễ hơn là hiểu được ý thật, lòng thật của người đang ở sát bên cạnh mình.

Có đặt mình trong bối cảnh như thế, chúng ta mới thấy được "lưỡi lửa" mà bài sách Cv hôm nay mô tả là cần thiết thế nào cho con người hôm nay. Ngày xưa, những người có mặt hôm lễ Ngũ tuần tuy nói nhiều ngôn ngữ khác nhau nhưng đều hiểu nhau. Đó là hiệu quả bởi "lưỡi lửa" của Chúa Thánh Thần. Lưỡi hình lửa là tiếng nói của tình yêu. Tiếng nói chân thật nhất là tiếng xuất phát từ cõi lòng. Tiếng nói dễ hiểu nhất là tiếng của tình yêu.

Xin "lưỡi lửa" hiện xuống tràn đầy trong mỗi người chúng ta và trong cộng đoàn chúng ta.

3. Thổi hơiBài tường thuật tạo dựng loài người trong sách Sáng thế kể rằng sau khi Thiên Chúa đã lấy bùn đất nắn thành hình người, Ngài đã thổi hơi vào đó, và thế là con người đầu tiên xuất hiện. "Hơi thở" của Thiên Chúa chính là Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là nguyên lý tạo dựng.

10

Page 11:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

Nhưng con người đã phạm tội, bị đuổi khỏi vườn Địa đàng, hạnh phúc ban đầu đã bị đánh mất.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu lại thổi hơi trên các tông đồ. Phải chăng đây cũng là một đối ảnh của câu chuyện trong sách Sáng thế ? Và nếu đúng là thế, thì hôm nay Thiên Chúa tái tạo lại con người, cũng bằng "hơi thở" là Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần cũng là nguyên lý của sự tái tạo.

4. Hiêp nhât trong đa dangGiáo Hội ngày nay là một Giáo Hội đa dạng : đủ thứ linh đạo, đủ loại dòng tu, đủ cách làm tông đồ, quá nhiều hội nhóm, quá nhiều khuynh hướng, quá nhiều ý kiến… Có những kẻ bi quan đã cho rằng Giáo Hội đang trong thời kỳ khủng hoảng. Nhưng thực ra, sự đa dạng này thể hiện một sức sống phong phú.

Nhưng miễn là đa dạng đừng dẫn tới chia rẽ và chống đối phá hại nhau. Miễn sao đa dạng mà vẫn hiệp nhất.

Muốn được như vậy, chúng ta phải lưu ý tới những giáo huấn rất sâu sắc của Thánh Phaolô trong bài đọc II hôm nay :

- Mỗi người, mỗi nhóm hãy ý thức rằng "đặc sủng" của mình là ơn ban của Chúa Thánh Thần, chứ không phải là tài sản hay tài năng riêng của mình.

- Đừng khó chịu, trái lại hãy vui mừng khi thấy những người khác, nhóm khác cũng được ban cho những đặc sủng khác. Đó là dấu Chúa Thánh Thần yêu thương Giáo Hội.

- Tận dụng "đặc sủng" Chúa Thánh Thần ban để góp phần mình vào việc xây dựng Giáo Hội, đồng thời ý

11

Page 12:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

thức rằng đó chỉ là một phần nhỏ mình góp cho Giáo Hội nên vẫn tôn trọng phần góp của người khác và hy vọng Giáo Hội được nhiều người khác góp phần xây dựng hơn nữa.

5. Chua Thanh Thân, Đâng bị quên langChúa Thánh Thần là Đấng bị quên lãng. Đúng vậy, Thiên Chúa có 3 Ngôi là Chúa Cha Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Thế nhưng thường chúng ta chỉ nhớ tới Chúa Giêsu và Chúa Cha thôi, ít khi nhớ tới Chúa Thánh Thần

Thế nhưng CTT lại là Đấng rất kỳ diệu, Ngài mà hoạt động nơi ai thì làm phát sinh biết bao điều kỳ diệu nơi người đó. Ngài mà hoạt động nơi nào thì cũng làm phát sinh biết bao điều kỳ diệu ở nơi đó. Xin đan cử 2 bằng chứng.

Bằng chứng thứ nhất là đoạn sách CvTđ mà chúng ta vừa nghe : CTT hoạt động nơi các tông đồ. Trước đó các tông đồ đã từng theo Chúa Giêsu 3 năm, đã từng nghe biết bao lời dạy dỗ của Chúa Giêsu, đã từng thấy biết bao phép lạ của Chúa Giêsu. Nhưng con người của các ông hầu như chẳng chịu ảnh hưởng tốt nào cả : vẫn lo tranh dành quyền lợi, vẫn sợ chết nên trốn kín trong nhà. Thế rồi CTT ngự đến trên các công và sau đó các ông được biến đổi hẳn : nhiệt thành với Tin Mừng, can đảm rao giảng Tin Mừng. Có ai ngờ một người như Phêrô đã từng run sợ chối Chúa bây bẩy trước những tên đầy tớ của vụ Thượng tế mà bây giờ lại đứng ra trước một đám đông rao giảng hùng hồn khiến cho liền ngay sa đó có 3 ngàn người xin theo đạo.

Bằng chứng thứ hai là một bức thư rất đặc biệt. Bức thư này là của một cô gái nước ngoài gởi cho một LM. LM này trước đó có biên thư cho cô gái để trình bày những khó khăn trong bổn phận của mình. Cô gái biên

12

Page 13:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

thư khuyên vị LM ấy hãy can đảm, hãy cầu nguyện và mỗi ngày hãy dâng lễ sốt sắng. Cô gái còn cho biết nếp sống hằng ngày của cô : ngoài những giờ làm ăn, cô tranh thủ thời giờ đi dạy giáo lý cho 2 lớp tại một trường học, buổi tối cô tham gia cầu nguyện với một nhóm giáo dân từ 8 đến 10 giờ. Một cô gái giáo dân mới hơn 20 tuổi mà nhiệt thành làm việc tông đồ như vậy và còn nhiệt thành đến nỗi dám đưa ra những lời khuyên dạy đối với một LM ! Do đâu mà cô nhiệt thành sốt sắng như vậy ? Thưa vì cô đang sinh hoạt trong một nhóm giáo dân giúp nhau sống theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

Nghe những bằng chứng trên, chắc chúng ta cũng mong muốn CTT hoạt động nơi chúng ta để làm những điều kỳ diệu nơi chúng ta. Nhưng làm sao để được như vậy ? Xin đề nghị 2 điều :

Một là chúng ta hãy cầu nguyện cùng với CTT. Chúng ta đã cầu nguyện rất nhiều. Nhưng khi cầu nguyện chúng ta chỉ nói cho Chúa biết mình đang sống như thế nào, mình đang cần những ơn gì và xin Chúa ban ơn đó cho ta. Cầu nguyện như vậy là sai lầm, vì đâu phải nhở chúng ta nói mà Chúa mới biết chúng ta cần gì. Chúa là Đấng biết tất cả mọi sự kia mà. Điều quan trọng nhất không phải là ta nói cho Chúa biết ta muốn gì, mà là xin Chúa cho ta biết Chúa đang muốn gì nơi ta. Do đó ta phải cầu nguyện cùng với CTT, để CTT soi sáng cho ta biết ý Chúa và giúp ta sau đó làm theo ý Chúa. Có cầu nguyện như vậy thì sau đó cuộc đời ta mới biến đổi.

Điều thứ hai có liên quan tới việc Xưng tội. Trong bài Tin mừng chúng ta vừa nghe, có một điểm hơi lạ. Đó là CG vừa ban CTT vừa ban quyền tha tội cho các

13

Page 14:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

tông đồ : "Chúng con hãy nhận lãnh Thánh Thần, chúng con tha tội cho ai... " Tại sao CG ban CTT và ban ơn tha tội chung nhau ? Thưa vì 2 điều đó liên hệ chặt chẻ với nhau. Nói cách khác, nếu chúng ta muốn lãnh BTGT cho có hiệu quả tốt thì chúng ta phải Xưng tội cùng với CTT. Ta hãy nhìn lại cách xưng tội bấy lâu nay của chúng ta. Mỗi khi xưng tội chúng ta làm 5 việc : một là xét mình xem mình có những tội gì ; 2 là sau đó đọc một kinh ăn năn tội ; 3 là vào toà xưng tội, kể cho kỹ hết mọi tội đừng sót tội nào ; 4 là nghe cho rõ Cha giải tội dạy đọc bao nhiêu kinh ; 5 là trở ra đọc cho hết bấy nhiêu kinh đó. Rồi trở về. Kết quả như thế nào ? Chúng ta thấy an tâm hơn đôi chút. Nhưng cũng sống bình thường như trước, cũng phạm lại bấy nhiêu tội ấy, lần sau đi xưng tội cũng xưng bấy nhiêu tội ấy. Nghĩa là hầu như không có gì thay đổi. Xưng tội cùng với CTT nghĩa là trong phần xét mình trước khi vào toà xưng tội, chúng ta hãy xét mình cùng với CTT, xin Ngài soi sáng cho ta chẳng những thấy được mình đã phạm những tội gì mà còn tại sao mình phạm những tội đó ; xin CTT soi sáng cho ta thấy những tội mà mình không thấy, Td nhiều người đâu có nghĩ rằng việc mình đang tính kế hại người là có tội, nhiều người đâu có nghĩ việc mình sống ích kỷ với nhà hàng xóm là có tội. Xưng tội cùng với CTT nghĩa là sau khi xưng tội chúng ta xin CTT soi sáng cho ta biết từ nay mình phải sửa đổi như thế nào. Có như vậy mỗi lần chúng ta đi xưng tội xong, cuộc sống của mình mới thay đổi tốt đẹp hơn.

6. Chua Thanh Thân, Đâng biên đổiBài trích sách Tông đồ Công vụ thuật lại biến cố ngày Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các tông đồ có nhiều điều rất phi thường : gió thổi ào ào như giông tố, những cục lửa có

14

Page 15:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

hình như cái lưỡi đậu trên đầu mỗi vị, sau đó các tông đồ nói tiếng lạ nghĩa là chỉ cần nói một thứ tiếng mà đủ mọi sắc dân khác nhau đều có thể hiểu. Những điều phi thường đó khiến cho đám đông dân chúng bở ngỡ kinh hoàng... Rồi hàng ngàn người đã xin lãnh phép Rửa Tội...

Nhưng điều quan trọng không phải là những biến cố phi thường ngoạn mục đó, mà chính là một cuộc biến đổi bên trong các tông đồ, rất âm thầm nhưng lại rất toàn diện : các ông là những người đã từng sát cánh ngày đêm với CG, cùng ăn,, cùng đi, cùng làm với CG suốt 3 năm trời, được CG dạy dỗ rất nhiều, được chứng kiến biết bao việc làm của CG... Nhưng vốn tầm thường các ông cũng vẫn còn là những kẻ tầm thường. Tầm thường đến nỗi Thầy vừa bị bắt là tất cả bỏ chạy tan hoang, trốn chui trốn nhủi trong phòng đóng kín cửa không ai dám ló đầu ra ngoài. Tại sao thế ? Vì bấy lâu nay các ông đi theo Chúa với tính toán vụ lợi, các ông hiểu giáo lý của Chúa một cách phàm tục : Đi theo Chúa như đi theo một chính trị gia đang lên hương với hy vọng sau này tới ngày thành công sẽ được chia chác địa vị quyền lợi ; Chúa dạy giáo lý về nước Trời mà các ông thỉ chỉ hiểu về một nước thế tục. Cái chết của CG đã làn tiêu tan mọi tham vọng chính trị, những quyền lợi các ông mong chờ cũng thành mây khói luôn, và cả sự an toàn của bản thân các ông cũng đang bị đe doạ nữa. Vì thế các ông sợ sệt, ẩn trốn.

Khi người ta theo Chúa với đầu óc vụ lợi, thì người ta tầm thương Chúa Thánh Thần đến làm một cuộc thay đổi toàn diện : thay đổi lối nghĩ, lối nhìn, lối hiểu, lối tính toán của các ông : Hiểu giáo lý của Chúa cách siêu nhiên hơn chứ không phàm tục như trước nữa ; từ đó các ông quyết định vẫn theo Chúa nhưng không phải vì tính toán vụ lợi mà vì tình yêu hy sinh xả thân hoàn toàn. Cuộc thay đổi ấy đã giúp các ông

15

Page 16:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

hết tầm thường, biến các ông trở nên những kẻ trung thành, những cột trụ của Giáo Hội, đến nỗi dù đe doạ, dù tù đày, dù tra tấn, dù gươm giáo, các ông cũng vẫn can đảm và hăng say loan truyền niềm tin vào Chúa.

Ngày nay chúng ta mừng lễ CTT hiện xuống, điều chính yếu chúng ta mong ước cũng không phải là có những hiện tượng lạ gió thổi ào ào, lưỡi lửa trên đầu và nói tiếng lạ.... mà chúng ta mong chờ chính sự biến đổi sâu xa và toàn diện ấy trong tâm hồn chúng ta.

Đó cũng chính là ý tưởng của ĐGH Phaolô VI trong bài huấn dụ của Ngài hôm 29.11.1972. Ngài mô tả trong Giáo Hội có nhiều người theo đạo chỉ vì óc vụ lợi và hiểu giáo lý một cách phàm tục. Chính vì thế mà theo Ngài, Giáo hội ngày nay cần có một lễ Hiện Xuống mới, để xin trích dẫn nguyên văn lời Ngài "làm cho Giáo Hội được sống động, như có một luồng gió thiêng liêng làm căng buồm con thuyền GH, là nguồn suối bên trong ban tràn đầy ánh sáng và sức mạnh cho GH..."

Chắc chúng ta cũng ở trong tình trạng của các tông đồ trước ngày được CTT Hiện xuống. Chúng ta cũng đã từng theo đạo mười mấy, hai ba chục năm trời, đã từng Rửa tội, đã bao nhiêu lần xưng tội rước lễ, đã từng lãnh bí tích thêm sức, đã bao nhiêu lần nghe giảng dạy đủ mọi điều giáo lý, Tin mừng.. nhưng con người của chúng ta vẫn cứ mãi tầm thường. Đầu óc chúng ta còn đầy tính toán vụ lợi và tinh thần phàm tục : chúng ta theo đạo để xin Chúa ban ơn cho mình, được làm ăn thành công, được khỏi nỗi buồn khổ này, được đạt đến niềm mơ ước kia. Rồi khi nào cầu xin không được hay cứ gặp khốn khó thì ta chán muốn bỏ đạo, khi gặp nguy hiểm thì ta trốn chui trốn nhủi, không dám đến nhà thờ như các tông đồ xưa trốn kín trong phòng không dám ló đầu

16

Page 17:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

ra. Chúng ta cũng cắt nghĩa giáo lý theo kiểu cách phàm tục, không muốn tin những điều siêu nhiên, mầu nhiệm về TC, về linh hồn, về thiên đàng hoả ngục, về bí tích ; chúng ta đòi hỏi GH có những giải pháp dễ dãi cho cuộc sống và chống đối những chỉ dẫn của GH mà ta cho là khắt khe, chẳng hạn về việc vợ chồng ly dị, về các phương pháp ngừa thai v.v....Tóm lại, giữ đạo một cách vụ lợi và phàm tục như thế nên cuộc sống đạo của chúng ta nó thờ ơ, thụ động, dật dờ làm sao ấy. Ta sống đạo nhưng sống như một cái xác không hồn, không hứng khởi.

Muốn cho các xác lờ đờ này thực sự có sức sống sinh động, nghĩa là muốn cho cuộc sống đạo của chúng ta được hăng hái, tích cực, phấn khởi, thì cần phải có CTT hiện xuống trên chúng ta. CTT sẽ biến đổi chúng ta toàn diện như các tông đồ ngày xưa : làm cho chúng ta hiểu giáo lý Chúa một cách siêu nhiên hơn chứ không phàm tục như trước làm cho chúng ta theo Chúa không phải vì vụ lợi muốn được điều này điều nọ mà chi vì chúng ta thực sự tin Chúa, yêu Chúa và sẵn sàng hy sinh tất cả vì niềm tin yêu đó.

V. LỜI NGUYÊN CHO MỌI NGƯỜICT : Anh chị em thân mếnThể theo lời Đức Giêsu cầu xin, Chúa Cha đã ban Thánh Thần để quy tụ chúng ta thành Giáo Hội. Chúng ta cùng dâng lời cảm tạ và cầu xin.

1. Lễ Hiện xuống là ngày khai sinh Hội Thánh / Chúng ta hiệp lời cầu xin / Chúa Cha ban Thánh Thần để soi sáng / hướng dẫn / và nâng đỡ các vị mục tử / trong việc điều khiển con thuyền Hội Thánh / vượt qua mọi phong ba bão táp ở trần gian.2. Nhiều nơi trên thế giới ngày nay vẫn còn đang sống trong cảnh chiến tranh loạn lạc / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa Cha cử Thánh Thần đến / đem yêu thương

17

Page 18:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

vào nơi oán thù / đem niềm vui cho người đau khổ / đem hòa bình cho những vùng còn khói lửa chiến tranh.3. Ngày hôm nay / bạo lực và hận thù vẫn còn đang làm cho biết bao gia đình phải tan nát / biết bao người phải lâm vào cảnh khốn khổ / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa Cha ban Thánh Thần là nguồn tình yêu / để đổi mới lòng trí con người trên khắp địa cầu.4. Đường lối Thiên Chúa thì nhiệm mầu / Lời Người thì cao siêu / nhiều khi chúng ta không thể hiểu tường tận được / Vì thế chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa Cha / ban Thánh Thần cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / để Người chỉ bảo và nhắc nhở chúng ta / những điều Chúa Giêsu đã dạy lúc còn ở với các môn đệ.

CT : Lạy Chúa Cha nhân hậu, không bao giờ chúng con có thể khám phá được hết những kỳ diệu của tình yêu Chúa dành cho chúng con trong cuộc sống. Ước gì Thánh Thần Chúa thâm nhập lòng trí chúng con, và biến đổi cuộc đời chúng con nên một lời ca tụng tình thương của Chúa. Chúng con cầu xin nhờ…

Lm Carôlô Hồ Băc Xái

NGƯỜI TRÔNG CÂY SÔIChu đê: "Lễ Hiện Xuống thách đố chúng ta phải cụ thể hóa bí tích thêm sức thành việc phục vụ của Kitô giáo."

Lm Mark Link, SJ

Vào năm 1983, trong khi Israel chiếm đóng Lebanon, thì tại Evanston thuộc tiểu bang Illinois, có một cậu bé 13 tuổi làm lễ Bar Mitzvah để được công nhận đã tới tuổi trưởng thành. Sau nghi lễ, cậu bé liền đọc lá thư cậu tính gởi cho Thủ Tướng đương thời của Israel là Menachem Begin. Cậu giới thiệu cho các bạn về lá thư đó như sau:

18

Page 19:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

"Nghi Lễ Bar Mitzvah tôi vừa lãnh nhận đánh dấu thời điểm tôi trở thành một người Do Thái trưởng thành... Tôi có bổn phận nói lên cảm nghĩ của mình... Vì vậy tôi tính viết một lá thư gởi cho Thủ Tướng Begin. Tôi xin đọc cho các bạn nghe:

"Trọng kính Thủ Tướng Begin, nhân dịp cháu nhận lãnh nghi lễ Bar Mitzvah cháu cảm thấy mình có bổn phận nói lên cảm nghĩ về cuộc chiến ở Labanon..."

"Cháu hiểu được lý do khiến ngài đã hành động, tuy nhiên cháu vẫn nghĩ rằng chiến tranh là một phương cách sai trái. Nếu điều này có xảy ra lần nữa, cháu khuyên ngài nên là kẻ dấn thân đầu tiên vào việc tìm kiếm hoà bình... Bằng cách đi đến từng quốc gia Ả Rập giống như ngài Sadat đã đến Israel. Nếu Israel sống hoà bình với người Ả Rập thì PLO (Mặt trận giải phóng Palestine) sẽ không còn căn cứ để gây tổn thương và giết chóc dân Do Thái ở Israel nữa."

Kết thúc lá thư, cậu bé viết: "Thay vì mua những vật trang hoàng bàn ăn, cũng như kẹo và hạt dẻ để ăn tiệc mừng lễ Bar Mitzvah của cháu, cháu đã xin gia đình gởi món tiền ấy cho bệnh viện ở Netanya tại Israel, nơi những người Do Thái bị thương trong chiến tranh hiện đang điều trị. Kính thư. Peter Burgh"

Trong ngày lễ Hiện Xuống hôm nay, lá thư vào dịp lễ Bar Mitzvah cũng như món tiền Peter gởi đến bệnh viện Do Thái nói lên điều gì với chúng ta đây?

Nghi thức Do Thái Bar Mitzvah uỷ nhiệm cho thanh niên Do Thái một vai trò tích cực hơn trong cộng đồng Do Thái. Nghi thức ấy mời gọi họ vào việc phụng sự và trách nhiệm dành riêng cho người đã trưởng thành. Nghi thức Do Thái Bar

19

Page 20:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

Mitzvah khá giống với Bí Tích Thêm Sức Kitô giáo. Bí tích Thêm Sức cũng uỷ nhiệm cho thanh niên Kitô giáo vai trò tích cực hơn trong cộng đồng Kitô Giáo. Mời gọi họ vào việc phụng sự và trách nhiệm dành riêng cho người trưởng thành.

Lá thư và món tiền của Peter Burgh cho thấy nỗ lực thi hành những trách nhiệm mới mẻ dành cho người trưởng thành nơi cậu ta. Chúng trình bày cho thấy nỗ lực dấn thân ngay vào dịp nhận nghi thức Bar Mitzvah của cậu.

Ðây là một trong những mục đích chúng ta mừng lễ Hiện Xuống hàng năm. Lễ Hiện Xuống tác động như một lời mời gọi chúng ta phụng sự. Lễ này nhắc nhở kitô hữu trên toàn thế giới phải dấn thân ngay sau nghi thức Thêm Sức của mình. Phải chuyển nghi thức ấy thành hành động cụ thể.

Ðối với một số kitô hữu, điều này có nghĩa là được mời gọi đảm nhận vai trò phụng sự thuộc cấp cao hơn, tức là làm chứng cho Phúc âm một cách rõ ràng công khai truyền hoặc giảng Phúc Âm và thi hành quyền lãnh đạo công khai trong cộng đồng Kitô giáo. Còn đối với những Kitô hữu khác, việc dấn thân này lại mang ý nghĩa việc phụng sự thuộc tầng cấp thấp hơn, tức là làm chứng cho Phúc âm một cách ít rõ ràng hơn. Chẳng hạn như cầu nguyện và hy sinh cho cộng đồng kitô giáo giống trường hợp Peter Burgh đã làm đối với cộng đồng Do Thái của cậu ta.

Việc phục vụ của người kitô hữu khác biệt nhau bởi vì ân sủng thiêng liêng của người kitô hữu cũng khác nhau. Thánh Phaolô đã nêu ra điểm này trong thư thứ nhất gởi tín hữu Corintô như sau: "Có nhiều loại ân sủng thiêng liêng khác nhau nhưng cũng đều do một Thần Khí ban cho. Có nhiều phương cách phục vụ khác nhau nhưng chỉ có một Ðức

20

Page 21:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

Chúa được phụng sự. Có nhiều khả năng phụng sự khác nhau nhưng chỉ có một Thiên Chúa ban cho mỗi người một khả năng phục vụ riêng" (1 cr 12: 4-6).

Lễ Hiện Xuống mời gọi mỗi người chúng ta thực hành các ân sủng thiêng liêng mà chúng ta nhận lãnh vào dịp lễ Thêm Sức của chúng ta. Lễ Hiện Xuống mời gọi chúng ta hành động và bảo chúng ta phải dấn thân ngay sau nghi thức lãnh nhận bí tích Thêm Sức và chuyển biến nó thành hành động.Tôi xin minh hoạ điều ấy bằng câu chuyện sau:

Vào thập niên 1930, có một du khách trẻ đi thám hiểm, dãy núi Alpes thuộc nước Pháp. Anh ta đi đến một dải đất trọc rộng mênh mông. Dải đất này vừa hoang vắng, vừa cấm lai vãng, lại vừa xấu xí nữa. Ðúng là một nơi mà qúi bạn sẽ vội vã đi ngay.

Ðột nhiên người du khách trẻ dừng sững lại trên lối đi. Ngay giữa vùng đất hoang vu mênh mông là một ông già đang khom lưng mang trên túi hạt sồi, tay cầm một ống sắt dài bốn bộ (cỡ 1m2). Ông ta đang dùng ống sắt ấy đâm xuống làm thành những chiếc lỗ trong đất đoạn bốc ra từ chiếc túi những hạt sồi rồi đặt vào mỗi lỗ một hạt. Ông nói với chàng du khách: "Tôi đã trồng hơn 100 ngàn hạt sồi. Có lẽ chỉ một phần mười số hạt sẽ mọc lên". Vợ con ông đã chết cả rồi, và ông dồn những năm cuối đời để làm việc này. Ông nói: "Tôi muốn làm một điều hữu ích."

Hai mươi năm sau, người du khách về lại miếng đất hoang vu dạo trước. Ðiều trông thấy trước mắt khiến chàng sửng sốt đến nỗi chàng không thể tin vào mắt mình. mảnh đất hiện được phủ rợp bởi một cánh rừng xinh đẹp rộng hai dặm và dài năm dặm. Nơi đây có chim chóc ca hát, các loài thú nô đùa và hoa rừng ngát hương.

21

Page 22:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

Người du khách đứng lặng ở đó vừa nhớ lại mảnh đất hoang vu trước đây bây giờ đã thành mảnh đất xinh đẹp. Tất cả là đều do có người chăm sóc nó.Lễ Hiện Xuống có một lời mời gọi hành động. Lễ này mời gọi chúng ta góp phần mở rộng Nước Chúa trên traí đất. Quí vị cũng như tôi có thể thay đổi một phần của nó như ông già đã làm.

Chúng ta đã nhận lãnh túi đựng hạt sồi và khúc ống sắt khi chúng ta chịu bí tích Thêm Sức. Bây giờ chúng ta phải làm nên một cái gì với những vật dụng trên. Chỉ cần một ít can đảm -- giống như lòng can đảm của Peter Burgh biểu lộ trong việc viết thư cho Thủ tướng Begin hoặc lòng can đảm của ông già trong việc trồng hạt sồi.

Chung ta hay kêt thuc vơi lơi câu nguyên."Xin hãy đến!Lạy Chúa Thánh linh, xin Ngài hãy đến!Xin hãy đến làm ánh sáng hứơng dẫn chúng con.Xin hãy đến làm sức mạnh nâng đỡ chúng con.

Xin hãy đến, lạy Chúa Thánh linh.Xin Ngài hãy đến!Xin hãy giúp chúng con đổi mới bộ mặt trái đất."

Lm Mark Link, SJ

22

Page 23:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

LỄ CHÚA THANH THÂN HIÊN XUÔNG

Lm. Augustine, SJ

Biêt ân thăng tiên ngươi giao dân Trong Tông Thư Tiến Tới Thiên Niên Kỷ Thứ Ba, Ðức Gioan Phaolô nhận thấy trước khi tiến vào Thế Kỷ 21, Giáo Hội đã tiếp nhận biệt ân mà Chúa Thánh Linh dành cho việc thăng tiến người giáo dân, đúng là ơn đặc biệt vì nhờ đó họ góp phần vào công cuộc hiệp nhất mọi Kitô hữu và đối thoại với các tôn giáo và nền văn hoá hiện đại (số 46). Có thể nêu một số trường hợp điển hình về hiệp nhất các Kitô hữu và về đối thoại với các tôn giáo chăng?

Trước đây, chúng ta đã có dịp nêu trường hợp một chị giáo dân đóng vai con thoi giữa Ðức Cố Thượng Phụ Anathenagoras I của Chính Thống Giáo và Ðức Cố Giáo Hoàng Phaolô VI của Giáo Hội Công Giáo. Người ta thấy Chúa Thánh Linh vẫn khơi dậy một đức ái thắm thiết giữa hai vị lãnh đạo tôn giáo này bất chấp sự chia rẽ giữa hai Giáo Hội còn đó chưa được hàn gắn. Nhưng điều đặc biệt là người giáo dân được tham dự vào mối tương quan thân ái ấy giữa hai vị, hướng tới tình hiệp nhất đại kết.

Chúng ta cũng nên ghi nhận nơi đây thành quả rõ nét về yêu thương được thấy nơi cuộc họp ba ngày 25 - 27.6.1997 của các vị đại diện 1,600 người Do Thái thuộc phong trào Hiệp Nhất Thế Giới mà ai cũng biết dưới sự lãnh đạo của chị giáo dân Chiara Lưu Bích. Ngay việc hiệp nhất giữa những khuynh hướng Do Thái Giáo bao gồm chính thống, canh cải, bảo thủ, theo hướng tục hoá, đã là chuyện khó. Nhưng đề tài tình yêu Thiên Chúa và tha nhân trong linh đạo Do Thái giáo và phong trào Tổ Aám đã là đề tài trúng tủ, đến nỗi một dự viên Do Thái đã thú thật "Bước vào hội nghị mà thấy

23

Page 24:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

những khác biệt giữa Do Thái chúng tôi, tôi đã sợ và đã có phê phán tiêu cực. Nhưng rồi tôi nhận ra sự kiện mỗi người chúng tôi có mặt ở hội nghị đã là một hành vi yêu thương. Ðó chính là điều hiện thực nhất tôi nhận ra ở giữa chúng tôi, những người tới dự."

Chị giáo dân Lưu Bích nói về kinh nghiệm của mình trong gặp gỡ với Chúa cho hơn 10,000 người Nhật ở Tôkyô nghe. Người đứng ra tổ chức cuộc nói chuyện là người đã từng tham dự Công Ðồng Vaticanô II với tư cách là dự thính viên ngoài Công Giáo. Ðó là ông Ninh Kỳ Oanh (Nikkyo Niwano), vị sáng lập Phong Trào Phật Tử Vì Thế Giới Hiệp Nhất với 6 triệu thành viên. Các thành viên này đã từng có tương quan tốt với anh chị em giáo dân thuộc Phong Trào Focolare ở nhiều quốc gia nên muốn chính chị Lưu Bích đến nói cho họ nghe về gốc gác của Focolare. Do đó mà chị được tự do mô tả kinh nghiệm thân mật của chị với Thiên Chúa nhiều năm trước khi khởi xướng Phong Trào. Oâng Ninh Kỳ Oanh rất đắc ý về kinh nghiệm thiêng liêng của chị Lưu Bích đến nỗi ông nói: "Vậy theo thánh ý Thiên Chúa và lòng từ bi của Ðức Phật là chúng ta phải lao tác cho thế giới được hiệp nhất."

Bốn năm sau (1985) nhân dịp mừng thượng thọ của ông Ninh Kỳ Oanh, ông còn mời chị Lưu Bích tới Tôkyô. Lần này bài nói chuyện của chị nhắm tới hàng ngàn người Nhật đại diện giới tôn giáo, văn hoá và chính trị của Nhật Bản. Chiều hôm đó, chị Lưu Bích và những người bạn Công giáo tháp tùng chị, đã hết sức xúc động khi nghe ông Ninh Kỳ Oanh mời gọi đám đông giới trẻ Phật Tử đang nghe ông, hãy trở lại đạo Công Giáo nếu đó là điều lương tâm họ gợi ý, bởi lẽ ông rất quí chuộng và yêu mến Ðức Giáo Hoàng và đạo Công Giáo!

24

Page 25:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

Hai năm sau, một nhân vật khác nữa của Phật Giáo Nhật Bản là Ðức Minh Ðăng (Etai Yamada) sau được bầu làm chủ tịch Hiệp Hội Phật Tử Nhật Bản gồm tới 60 giáo phái. Vị này đã được Ðức Gioan Phaolô II mời tham dự ngày Cầu Nguyện Cho Hoà Bình tại A-si-di năm 1986. Sau khi quan sát các bạn trẻ Focolare sinh hoạt, Ðức Minh Ðăng nói: "Tôi rất cảm động trước sự dấn thân của giới trẻ Focolare. Tôi nghĩ các tu sĩ Phật Giáo Nhật Bản chúng tôi cũng phải sống như vậy."

Lê Hiên Xuông mơi. Tất cả những điều vừa kể là một dấu chỉ của một lễ Hiện Xuống mới. Như xưa tại Giêrusalem trong ngày Lễ Ngũ Tuần, các môn đệ Ðức Giêsu không còn là nạn nhân của sự sợ hãi nữa. Họ đã bước ra khỏi căn phòng đóng kín trên lầu để xuất hiện làm chứng về Chúa Giêsu Phục Sinh. Và hôm đó đã có thêm khoảng 3.000 người theo đạo (Cv 2,41). Nay cũng vậy, đã đến lúc các Kitô hữu thể hiện lời Ðức Giêsu dạy họ: "Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi thì lấy gì muối cho nó mặn lại? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp. Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được? Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Ðấng ngự trên trời" (Mt 5,13-16).

Không những phải làm chứng, Giáo Hội tự bản chất còn phải truyền giáo. Dịp lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống 1995, giáo phận Rôma do Ðức Thánh Cha đứng đầu, đã nêu gương cho các giáo phận trên thế giới, bằng cách huy động toàn Giáo Hội trong lãnh thổ vào sứ mạng truyền giáo chung, với 12,000 nhà truyền giáo là giáo dân, 2,000 nhà truyền giáo là nữ tu, chưa kể 781 linh mục triều và các phó

25

Page 26:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

tế vĩnh viễn. Dịp này Ðức Thánh Cha đã đặt linh mục vào tâm điểm dưới sức thúc đẩy của Chúa Thánh Thần khi nói "Mỗi linh mục mang trong trái tim mình những giáo dân đã và đang được giao cho mình chăn dắt", Ðức Thánh Cha còn nói tiếp: "Chính giáo dân sẽ giúp cho linh mục hiểu rõ ơn gọi của mình hơn, giúp cho các linh mục sống ơn gọi của mình đầy đủ hơn. Bởi vì linh mục học hỏi được rất nhiều ở trẻ em, ở người trưởng thành và thanh niên, ở các người già, các bà mẹ gia đình, các công nhân, các người làm nghệ thuật hay văn hoá cũng như các người quê mùa chất phác". Lời của Ðức Gioan Phaolô II vừa trích gợi ý về hướng theo đó nên hiểu Lời Chúa Giêsu nói trong bài Tin Mừng hôm nay rằng "Khi nào Thần Khí Sự Thật đến, Người sẽ dẫn anh em đến sự thật toàn vẹn." (c.13)

Sau khi nhìn nhận nỗi buồn do sự ra đi của Ðức Giêsu gây nên (Ga 16,5-7), Người bắt đầu an ủi các môn đệ bằng việc loan báo Ðấng Bảo Trợ sẽ đến với các ông. Ðấng ấy sẽ đứng ra bảo vệ chính nghĩa của Người, vạch trần tội lỗi của thế gian và cho thấy rõ Satan thủ lãnh của thế gian đã bị xét xử (cc. 8-11). Ðấng ấy sẽ hướng dẫn các môn đệ tới sự thật toàn vẹn (cc.12-15).

Cựu Ước đã loan báo "Thần Khí tốt lành của Chúa dẫn con đi trên miền đất phẳng phiu" (Tv 142,10). "Lạy Chúa, nẻo đường Ngài, xin dạy cho con biết, lối đi của Ngài, xin chỉ bảo con - Xin dẫn con đi theo đường chân lý của Ngài và bảo ban dạy dỗ (Tv 24,4-5).

Dĩ nhiên ý niệm "Thần Khí", "đường nẻo" hoặc "chân lý của Ngài" mà tác giả Gioan sử dụng vượt ngoài nội dung của những từ tương đương trong Cựu Ước. Nhưng quan trọng hơn chính là sự hướng dẫn của Ðấng Bảo Trợ không chỉ bảo gồm việc hiểu sâu hơn về những điều Ðức Giêsu đã

26

Page 27:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

dạy. Sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh thực ra phải được hiểu về lối sống ăn khít với lời dạy dỗ và cuộc đời trần thế của Ðức Giêsu. Như vậy khi Ðức Giêsu nói với các môn đệ "Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em trên nẻo đường của sự thật toàn vẹn" (c.13) có nghĩa là Người sẽ hướng dẫn các môn đệ hoàn toàn theo lời dạy dỗ và gương lành của Ðức Giêsu, tuyệt đối không theo sự ô nhiễm của thế gian, xác thịt và tinh thần tăm tối. Do đó Ðức Giêsu nhắc đi nhắc lại rằng Chúa Thánh Thần là Ðấng Bảo Trợ "sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em" (cc.14-15)

Cach tôt nhât đê đón nhận ơn cưu đô Vậy việc làm thích hợp nhất người Kitô hữu có thể bắt đầu thực hiện dịp lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống này là đặt mình để Chúa Thánh Thần dẫn dắt nhằm áp dụng lời Tin Mừng của Chúa Giêsu vào cuộc sống. Ðó sẽ là cách tốt nhất để đón nhận ơn cứu độ do Chúa Giêsu mang lại.   Môt sô câu hỏi gơi y:

1. Bạn nghĩ gì về lời bình luận của Ðức Minh Ðăng (Etai Yamada) khi nói "Tôi rất cảm động trước sự dấn thân của giới trẻ (Công Giáo) Focolare. Tôi nghĩ các tu sĩ Phật Giáo Nhật Bản chúng tôi cũng phải sống như vậy." Lời đó có gợi ý gì về cách giáo dục con em gia đình Công Giáo của chúng ta chăng? Nhưng có phải các bạn trẻ Công Giáo Focolare nói trên cũng chỉ thực hiện lời Chúa Giêsu dạy là "Chính anh em là muối cho đời? là ánh sáng v.v?"?

2. Bạn nghĩ lời Tin Mừng nào của Chúa Giêsu mà bạn lấy làm tâm đắc? Bạn sẽ cầu cùng Chúa Thánh Thần như thế nào để Ngài giúp bạn áp dụng lời đó vào cuộc sống?

Lm. Augustine, SJ

27

Page 28:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

THANH THÂN THIÊN CHÚAGioan 20: 19-23

Lm. Phạm Thanh Liêm, SJ

Mùa Phục Sinh kết thúc với lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Chúa Nhật kế tiếp Giáo Hội sẽ mừng lễ Thiên Chúa Ba Ngôi. Chính nhờ Đức Giêsu mà người ta biết một cách đặc biệt về Thánh Thần Thiên Chúa.

1. Đưc Giêsu đa nói vê Thanh ThânQuyển sách đầu tiên của Kinh Thánh đã đề cập đến Thần Khí của Thiên Chúa: “Thần Khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước” (St.1, 2). Trong sách Thánh Vịnh, người ta đọc thấy: “Sinh khí của Ngài, Ngài gởi tới, là chúng được dựng nên, và Ngài đổi mới mặt đất này” (Tv.103, 30). Thần Khí (hơi thở) của Thiên Chúa đã được biết tới trong Cựu Ước.

Các tông đồ chỉ nhận ra căn tính của Đức Giêsu một cách đặc biệt sau khi Đức Giêsu phục sinh từ cõi chết. Cùng với dân chúng, các tông đồ nhận ra Đức Giêsu là một tiên tri, là Đấng Kitô (Mt.16: 16: Đấng Thiên Chúa xức dầu, Đấng Thiên Sai) ngay khi Ngài còn sống đời tại thế; nhưng chỉ sau biến cố Đức Giêsu phục sinh từ cõi chết, các tông đồ mới nhận ra Ngài ngang hàng với Thiên Chúa, ngự bên hữu Thiên Chúa. Đức Giêsu là Lời Thiên Chúa, hay một cách chính xác hơn Ngài là Lời Thiên Chúa nhập thể. Chính nhờ Đức Giêsu, mà con người biết về Thánh Thần một cách rõ ràng hơn.

Tin mừng theo thánh Gioan cho thấy chính Đức Giêsu mặc khải cho con người biết về Thánh Thần một cách đặc biệt. Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ sẽ được Thiên Chúa sai gởi tới nhân danh Đức Giêsu, để ở với mãi với con người (Ga.14: 16.26). Có một tương quan đặc biệt giữa Thiên

28

Page 29:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

Chúa, Đức Giêsu, và Thánh Thần Đấng Bảo Trợ. Không ai biết rõ Cha trừ Con và những người Con muốn mặc khải (Mt.11: 27). Cũng chính Đức Giêsu nói cho con người biết về Thánh Thần. Thánh Thần có nguồn gốc nơi Thiên Chúa Cha, và được chính Thiên Chúa Cha sai gởi (Ga.14: 16.27). Thánh Thần cũng được Đức Giêsu sai gởi nữa (Ga.15: 26).

2. Sư mang cua Thanh ThânThánh Thần luôn ở với con người. Thánh Thần được sai tới, để ở mãi với con người (Ga.14: 16). Thánh Phaolô diễn tả: “anh em không biết anh em là đền thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao? Vậy ai phá hủy đền thờ Thiên Chúa, thì Thiên Chúa sẽ hủy diệt kẻ ấy. Vì đền thờ Thiên Chúa là nơi thánh, và đền thờ ấy chính là anh em” (1Cor.3, 16-17). Ở với con người, đó là sứ mạng chính của Thánh Thần. Hiện tại Thánh Thần đang ở với mỗi người chúng ta. Thánh Thần đang hiện diện nơi cung lòng mỗi người. Không bao giờ Thánh Thần rời bỏ chúng ta.

Thánh Thần là Đấng thánh hóa, Đấng làm cho con người nên thánh, Đấng làm cho con người thuộc về Thiên Chúa. Một ngôn từ khác để diễn tả tác động làm con người thuộc về Thiên Chúa, đó là tha tội (Ga.20: 22-23). Thiên Chúa như người cha nhân từ luôn tha thứ tội lỗi cho con người, ngay cả khi người con chưa kịp nói lời xin lỗi. Chính Thánh Thần Thiên Chúa thúc đẩy làm cho con người sám hối trở lại với Thiên Chúa. Không phải chờ cho tới lúc con người tới tòa hòa giải để nghe lời xá giải qua trung gian linh mục, Thánh Thần Thiên Chúa mới tác động tha thứ tội lỗi con người; nhưng ngay ý định thống hối, hành vi thống hối đầu tiên, đã là do tác động của Thánh Thần rồi. Vị linh mục nơi tòa hòa giải là dấu chỉ hữu hình của lòng nhân từ vô biên của Thiên Chúa.

29

Page 30:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

Thánh Thần là Thầy dạy dỗ con người về Thiên Chúa (Ga.14: 26; 16: 12-13). Không ai có thể dạy con người về Thiên Chúa. Con người có thể nói về Thiên Chúa, hoặc lặp lại những lời về Thiên Chúa, nhưng không thể dẫn con người tới gặp gỡ và cảm nghiệm Thiên Chúa. Chính Thánh Thần Thiên Chúa đã làm điều này nơi các tín hữu (Rm.8). Thánh Thần dạy mỗi người về Thiên Chúa, làm chứng về Thiên Chúa cho con người, làm con người trở thành những chứng nhân tình yêu của Thiên Chúa (Ga.15: 26).

3. Sông dươi sư thuc đẩy cua Thanh ThânVũ trụ bao la là những “lời” hoặc những “dấu chỉ” cho thấy Thiên Chúa hiện hữu và tốt lành, v.v… Qua vũ trụ thiên nhiên, Thiên Chúa “nói” với con người một cách nào đó. Đức Giêsu là Lời Thiên Chúa, Lời Thiên Chúa nhập thể. Đức Giêsu cho con người biết nhiều về Thiên Chúa. Với Đức Giêsu, con người nhận ra Thiên Chúa yêu thương con người vô cùng, Thiên Chúa sẵn sàng đánh đổi tất cả để được con người. Thiên Chúa là Đấng yêu thương con người vô cùng.

Thánh Thần được ban cho con người, cũng vì yêu thương. Thánh Thần Thiên Chúa soi sáng tâm trí mỗi người, giúp mỗi người nhận ra tiếng nói của Thiên Chúa, ý định của Thiên Chúa qua lý trí của mình. Hãy lắng nghe Thiên Chúa nói qua Kinh Thánh, qua những lời giảng dạy của những vị có thẩm quyền, qua tha nhân và cả qua những biến cố hằng ngày nữa. Thiên Chúa đang nói với con người, và Thánh Thần đang soi sáng hướng dẫn con người. “Đừng dập tắt Thần Khí” (1Thes.5: 19). Thiên Chúa có thể nói với mỗi người qua những trung gian và thời điểm khác nhau, hãy lắng nghe dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần, để nhận ra và thực hiện thánh ý Thiên Chúa.

30

Page 31:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

Thiên Chúa muốn chúng ta sống bình an hạnh phúc. Những gì giúp chúng ta bình an và hạnh phúc thật, đều đến từ Thiên Chúa; những gì làm chúng ta bất an, lo lắng, giận hờn thù ghét, không đến từ Thiên Chúa. Hãy tập nhận định để mỗi người được sống an bình thanh thản hơn trong Thiên Chúa. Chính Thánh Thần là nước mát rửa sạch tâm hồn con người; cũng chính Thánh Thần là lửa mến sẽ hun đốt lòng con người cháy lửa tình yêu đối với Thiên Chúa. Thánh Thần giúp tất cả mọi người, để tất cả sống trong tình yêu của Thiên Chúa.

Câu hỏi gơi y chia sẻ1. Thánh Thần là ai? Dựa vào đâu bạn biết Thánh Thần

là Thiên Chúa?2. Thánh Thần hiện đang ở đâu? Nhiệm vụ, sứ mạng

của Thánh Thần là gì?3. Làm sao nhận ra tác động của Thánh Thần? Thế nào

là sống theo Thần Khí?Lm. Phạm Thanh Liêm, SJ

LỄ HIÊN XUÔNGLm. Ignatiô Hồ Thông

Sau triều đại của Chúa Cha trên dân Thiên Chúa mà Mùa Vọng nhắc nhớ, sau việc Chúa Con đến trong thế gian mà chúng ta đã tưởng niệm từ mầu nhiệm Nhập Thể đến biến cố Thăng Thiên, lễ Ngũ Tuần khai mở kỷ nguyên của Chúa Thánh Thần.

Cv 2: 1-11Sự kiện Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các Tông đồ, Đức Trinh Nữ, vài người phụ nữ và vài anh em của Đức Giê-su, tụ họp trong phòng Tiệc Ly, được thánh Lu-ca tường thuật trong sách Công Vụ. Biến cố nầy rất thân thuộc với biến cố Xi-nai mà lễ Ngũ Tuần Do thái tưởng niệm vào đúng ngày nầy.

31

Page 32:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

1Cr 12: 3-13Trong thư gởi tín hữu Cô-rin-tô, thánh Phao-lô nhắc nhở rằng tính đa dạng của những ân ban làm chứng về hoạt động của Chúa Thánh Thần. Mỗi một tín hữu lãnh nhận những ân ban của Chúa Thánh Thần, vì chỉ có một Thánh Thần duy nhất để hình thành nên một thân thể duy nhất.

Ga 20: 19-23Tin Mừng Gioan tường thuật tiền Ngũ Tuần, ngay từ ngày Phục Sinh. Đức Giê-su, hiện ra ở giữa các môn đệ, thổi hơi vào họ và nói: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”. Chắc chắn những ân ban của Chúa Thánh Thần chỉ được bày tỏ sau nầy; nhưng thánh ký nhấn mạnh rằng biến cố Vượt Qua là biến cố từ đó Giáo Hội khai sinh. Thánh Thần ở với Giáo Hội ngay từ ngày đầu tiên.

BÀI ĐỌC I Cv 2: 1-11 Theo thánh Lu-ca, sau khi Chúa Giê-su lên trời trên núi Ô-liu, các Tông Đồ trở về Giê-ru-sa-lem, tuân theo lời căn dặn của Ngài trước khi rời bỏ họ: “Còn anh em, hãy ở lại trong thành , cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống” (Lc 24: 49). 

Nơi các ông tụ họp là “lầu trên” (Cv 1: 13). Chắc hẳn là phòng Tiệc Ly, căn phòng mà Đức Giê-su đã dùng bữa sau cùng với các ông, và Ngài đã thiết lập bí tích Thánh Thể; chính cũng ở căn phòng đó mà, dù mọi cửa đã đóng kín, Đức Giê-su đã hiện ra cho các ông vào buổi chiều Phục Sinh; chính cũng ở căn phòng đó mà Chúa Thánh Thần sẽ ngự xuống trên các ông. 

1. Moi ngươi đang tê tưu ở môt nơi. Không nên hiểu “mọi người đang tề tựu ở một nơi” là cộng đoàn gồm một trăm hai mươi người họp mặt vài ngày trước đó để chọn ông Mát-thi-a thay thế ông Giu-đa (Cv 1: 15). Chắc hẳn đây là một nhóm nhỏ hơn được mô tả ở Cv 1: 13-14: “Các Tông Đồ… cùng với mấy người phụ nữ, với bà Ma-

32

Page 33:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

ri-a, thân mẫu Đức Giê-su, và với anh em của Đức Giê-su”. Họ cùng nhau chuyên cần cầu nguyện trong khi chờ đợi biến cố mà Đức Giê-su đã hứa: Chúa Thánh Thần ngự xuống. 

Ấy vậy, một sự trùng hợp đáng chú ý, Chúa Thánh Thần chọn tỏ mình ra vào ngày đại lễ Do thái được gọi lễ Ngũ Tuần, lễ tưởng niệm cuộc ký kết Giao Ước trên núi Xi-nai, giữa Thiên Chúa và dân Ngài, trong trận cuồng phong và lửa.  

2. Lê Ngũ Tuân. Được gọi “lễ Ngũ Tuần” vì ngày đại lễ nầy được cử hành vào ngày thứ năm mươi sau lễ Vượt Qua. Lễ Ngũ Tuần Do thái tự nguồn gốc là ngày lễ mùa, ngày lễ kết thúc giai đoạn được khai mạc vào ngày lễ Vượt Qua. Tuy nhiên, những ngày đại lễ của dân Ít-ra-en đều đã chịu một tiến trình tâm linh hóa: chúng đã trải qua từ bình diện tự nhiên đến bình diện Lịch Sử thánh. Đối với dân Chúa chọn, lịch sử cốt yếu là hành động của Thiên Chúa. Lễ Vượt Qua tưởng niệm cuộc xuất hành ra khỏi đất Ai-cập, lễ Lều tưởng niệm cuộc lưu lại trong Sa-mạc; sau cùng, lễ Ngũ Tuần tưởng niệm Giao Ước được ký kết trên núi Xi-nai, năm mươi ngày sau cuộc xuất hành ra khỏi đất Ai-cập. Vào thời kỳ gần với kỷ nguyên Ki tô giáo, lễ Ngũ Tuần không chỉ tưởng niệm việc ký kết giao ước, nhưng còn là dấu chỉ của việc làm mới lại giao ước hằng năm. Vào ngày lễ nầy, dân Do thái lập lại lời cam kết trung thành với Đức Chúa. 

3. Nui Xi-nai va phong Tiêc Ly. Trên núi Xi-nai, lời hứa Giao Ước và ân ban Lề Luật được diễn ra một cách long trọng. Biến cố nầy được tác giả mô tả theo một văn phong rất gần với phép ngoa dụ. Trong đa số các tôn giáo, những biểu tượng được mượn ở nơi trận

33

Page 34:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

cuồng phong đi theo những cuộc thần hiện. Trong Do thái giáo có một ghi nhận đặc thù: Đức Chúa, Thiên Chúa duy nhất và siêu việt, từ chối mọi hình ảnh về Ngài, chấp nhận dấu chỉ lửa (hay ánh sáng, đám mây chói sáng) và dấu chỉ gió (cuồng phong hay gió hiu hiu), cũng là hơi thở hay thần khí, bởi vì đó là những hình ảnh phi vật chất nhất.  

Việc Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các Tông Đồ trong khuôn khổ của những cuộc thần hiện Cựu Ước. Thêm nữa, những hình ảnh truyền thống đã trở nên phong phú nhờ những đóng góp của văn chương khải huyền. Chúng ta đọc thấy ở văn chương khải huyền nầy, trận cuồng phong loan báo cuộc quy tụ muôn dân muôn nước vào ngày phán xét; những hình lưỡi lửa thuộc vào cùng một hình tượng của ngày chung cuộc. Thánh Lu-ca liên kết những hình ảnh nầy trực tiếp hơn đến ân ban các ngôn ngữ mà các Tông Đồ nhận được. Kỷ nguyên Ki tô giáo thật sự được loan báo bởi cùng những dấu chỉ với kỷ nguyên cánh chung. 

Sau cùng truyền thống Kinh Sư đã suy niệm biến cố Xi-nai và đã khai triển những hàm chứa của nó, theo đó, giọng nói của ông Mô-sê đã được phân chia thành bảy mươi ngôn ngữ ngõ hầu mọi dân tộc đều có thể hiểu được. Và làm thế nào không gợi lên lời cầu chúc của ông Mô-sê: “Phải chi Đức Chúa ban Thần Khí trên toàn dân của Người để họ đều là ngôn sứ!” (Ds 11: 29). 

Như vậy có một sự liên tục từ Cựu Ước đến Tân Ước; Tân Ước đáp trả cho sự mong chờ của Cựu Ước. Mười hai bộ tộc Ít-ra-en ở chân núi Xi-nai; mười hai Tông Đồ ở phòng Tiệc Ly để tiếp tục sự nghiệp. Nhưng những khác biệt thì sâu xa. 

34

Page 35:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

4. Phép rưa trong Thân Khi. “Và ai nấy đều được đầy tràn ơn Thánh Thần”. Thánh Gioan Tẩy Giả đã báo trước rồi: “Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước…Còn Đấng đến sau tôi…Người sẽ làm phép rửa cho các anh em trong Thánh Thần và lửa” (Mt 3: 11). Các Tông Đồ đều nhận phép rửa trong Thánh Thần và lửa. Giáo Hội xuất phát từ ngày lễ Ngũ Tuần Ki tô giáo nầy. 

Những biến cố Xi-nai thiết lập triều đại Lề Luật; những biến cố của phòng Tiệc Ly thiết lập kỷ nguyên Thánh Thần. Xưa kia một dân duy nhất trở thành đối tượng của việc Thiên Chúa tuyển chọn. Từ nay muôn dân đều được mời gọi hưởng cùng một ơn cứu độ. Vì thế, ơn huệ đầu tiên của Chúa Thánh Thần là ân nói các ngôn ngữ, nhờ đó các Tông Đồ mới có thể ngỏ lời với đám thính giả “từ các dân thiên hạ trở về”. Một danh sách liệt kê dài các dân tộc nhấn mạnh chiều kích phổ quát của sứ điệp Tin Mừng.  

Như vậy lễ Ngũ Tuần đối lập với chuyện tích Tháp Ba-ben (St 11), ở đó sự lộn xộn của ngôn ngữ và sự phân tán của các dân tộc xuất hiện như một sự trừng phạt. Nầy đây Giáo Hội của Đức Ki tô dâng hiến cho nhân loại một khả năng hiệp nhất được phục hồi. Một ân huệ khác của Chúa Thánh Thần, có thể nhận thấy ngay, là ân ban Sức Mạnh. Ngay khi được đầy tràn Chúa Thánh Thần, các Tông Đồ ra khỏi căn phòng cửa đóng then cài; họ loan báo cho tất cả mọi người những kỳ công của Thiên Chúa. Với sự dạn dĩ, họ phục quyền Đấng chịu đóng đinh và làm chứng Ngài đã sống lại. 

5. Sư hiên diên cua Đưc Ma-ri-a. Như chúng ta đã ghi nhận trên, ở nơi cụm từ: “mọi người đang tề tựu” bao gồm Đức Ma-ri-a cùng với mấy người phụ nữ. Việc Đức Ma-ri-a hiện diện vào ngày khai sinh Giáo Hội

35

Page 36:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

trong Chúa Thánh Thần không phải là không quan trọng: Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên Mẹ trong bầu khí thinh lặng của căn phòng Na-da-rét: Thiên Chúa kín đáo đến ở giữa nhân loại. Đây là một tình mẫu tử khác, tình mẫu tử của nhiệm thể Con Mẹ mà từ nay Đức Ma-ri-a đảm nhận. Vài người phụ nữ cũng đón nhận Thánh Thần. Chúng ta có thể phỏng đoán rằng ở giữa họ có bà Ma-ri-a Mác-đa-la. Những phụ nữ nầy không phải chịu dãi dầu sương gió trên những dặm đường xa, chịu tù đày bắt bớ như các Tông Đồ; các bà làm chứng theo một cách khác; các bà hoạt động đến mức mà truyền thống gọi bà Ma-ri-a Mác-đa-la “tông đồ của các tông đồ”. 

BÀI ĐỌC II 1Cr 12: 3-7, 12-13 Thánh Phao-lô viết từ Ê-phê-sô, có lẽ vào mùa xuân năm 55, cho cộng đoàn tín hữu Cô-rin-tô, mà thánh nhân đã thiết lập vài năm trước đó, vào năm 50-52. 

Cộng đoàn Cô-rin-tô rất năng động, nhưng cũng gây ra những bất đồng nội bộ khiến thánh Phao-lô phải bận tâm: đây là đối tượng của thư thứ nhất. Giáo đoàn nầy sống ở giữa thế giới lương dân và trong thành phố rộng mở trước những ảnh hưởng bên ngoài, nhất là trước những đạo thần bí đông phương đang hồi cực thịnh. Những trào lưu nầy không phải không có tác động đến cách ăn nếp ở của các tín hữu. 

Ngoài ra, đây không là hoàn cảnh riêng biệt của cộng đoàn Cô-rin-tô. Trong những năm đầu tiên, các cộng đoàn Ki tô hữu đã khổ sở vì thiếu cơ cấu: chưa có phẩm trật; tổ chức còn non yếu và chưa đầy đủ. Ông A-pô-lô và ông Ti-mô-thê đến rồi đi chứ chưa bao giờ cư ngụ lâu dài ở đó. Vào lúc đó, mọi việc đều hoàn toàn tự phát và Chúa Thánh Thần bổ túc những thiếu thốn ban đầu nầy. Quả thật, những đặc sủng thì

36

Page 37:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

nhiều; sau đó sẽ trở nên hiếm hơn. Đó là một sự kiện. Các tín hữu Cô-rin-tô xem ra đã được ban cho nhiều đặc sủng khác nhau, đôi khi không phải là không gây ồn ào huyên náo hay phô trương. Vì thế thánh nhân đòi hỏi họ tiên vàn phải hiểu rõ nguồn mạch của những ân huệ nầy. 

1. Nguồn mach duy nhât cua muôn van ân sung: Ba Ngôi Thiên Chúa. Thật đáng lưu ý rằng thánh Phao-lô đặt những ân sủng và mọi hoạt động Ki tô hữu dưới dấu chỉ của Ba Ngôi, khởi đi từ Chúa Thánh Thần: “Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thánh Thần. Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Đức Chúa (Đức Ki tô). Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa (Chúa Cha) hoạt động trong mọi người”. 

2. Muc đich duy nhât cua muôn van ân sung: lợi ích chung. Thánh Tông Đồ đưa ra một luật vàng: tiêu chuẩn của những ân sủng phải là lợi ích của cộng đoàn, nghĩa là nếu không vì lợi ích cộng đoàn, ân sủng đó chỉ là ngụy tạo, mạo danh. Tiếp đó, việc so sánh thân thể với Đức Ki tô rất nổi tiếng. Một thân thể làm cho mọi chi thể nên một như thế nào, Đức Ki tô làm cho Giáo Hội nên một như thế ấy, bất chấp vô số thành viên. Nguyên tắc hiệp nhất, chính là Chúa Thánh Thần, Đấng duy nhất và ban muôn ân sủng cho cho mọi tín hữu trong bí tích Thánh Tẩy. Sự sống Thánh Thần phun trào trong chúng ta như mạch nước hằng sống: “Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thánh Thần duy nhất”. 

TIN MỪNG Ga 20: 19-23 Chúng ta đã đọc đoạn Tin Mừng nầy rồi vào Chúa Nhật II Phục Sinh, trong một trích dẫn dài hơn và trong quan điểm của biến cố Phục Sinh (xin xem thêm chú giải Chúa Nhật II Phục Sinh). 

37

Page 38:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

Hôm nay, bản văn nầy được đề nghị cho chúng ta trong viễn cảnh của lễ Ngũ Tuần. Quả thật, đoạn Tin Mừng nầy được gọi “lễ Ngũ Tuần” của Tin Mừng Gioan. : “Đức Giê-su thổi hơi vào các ông và bảo: Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”. Điều nầy không mâu thuẩn với biến cố mà sách Công Vụ tường thuật, nhưng là một bổ túc thần học: “Giáo Hội khai sinh ngay từ biến cố Phục Sinh”, thậm chí nếu những ân huệ Thánh Thần chỉ được bày tỏ sau nầy. 

Chúng ta sẽ nhấn mạnh vài nét đặc trưng mà trong bài chú giải của Chúa Nhật II Phục Sinh chúng ta đã không gợi lên. 

1. Cuôc sang tao mơi: Đức Giê-su trao gởi sứ mạng tiếp tục công việc của Ngài cho cộng đoàn nhỏ bé nầy, “nhóm còn lại” nầy hình thành Giáo Hội Ngài: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”. Nói xong, Ngài thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”. 

Giáo Hội khai sinh dưới dấu chỉ của Thiên Chúa Ba Ngôi. Đây là một trong những giáo huấn của bản văn nầy. Đức Giê-su thổi hơi vào họ, lập lại cử chỉ của Đấng Sáng Tạo, Ngài thổi sinh khí vào con người, và con người trở nên một sinh vật. Động từ mà thánh Gioan dùng ở đây không được gặp thấy ở bất cứ nơi nào khác trong Tân Ước, nhưng chính xác là động từ của bản Bảy Mươi, bản dịch Hy Lạp, của sách Sáng Thế để chỉ cử chỉ của Đấng Sáng Tạo (St 2: 7). 

Đây cũng là động từ mà ngôn sứ Ê-dê-ki-en sử dụng để mô tả cuộc hồi sinh của những bộ xương khô: “Ngươi hãy nói với Thần Khí: ‘Hỡi Thần Khí hãy thổi hơi vào những người đã chết nầy cho chúng được hồi sinh” (Ed 37: 9). Vì thế cốt là đánh dấu một “cuộc sáng tạo mới”, một thế giới mới khởi sự. Đức Giê-su làm cho các môn đệ trở thành một hạt nhân của

38

Page 39:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

nhân loại được tái sinh. Chính sự sống của Đấng Phục Sinh mà Ngài chuyển thông cho các ông.  2. Hiêp nhât giưa biên cô Vươt Qua va biên cô Ngũ Tuân. Thánh ký luôn luôn liên kết sự tuôn trào Chúa Thánh Thần với biến cố Phục Sinh. Ông đã diễn tả tư tưởng nầy khi Đức Giê-su công bố về “những dòng nước hằng sống” vào ngày lễ Lều: “Đức Giê-su nói về Thần Khí mà những kẻ tin vào Người sẽ lãnh nhận. Thật thế, bấy giờ họ chưa nhận được Thần Khí, vì Đức Giê-su chưa được tôn vinh” (Ga 7: 39). 

Lễ Ngũ Tuần nội tại nầy, được thánh Gioan ghi lại, chỉ là lời dạo đầu của ngày lễ Ngũ Tuần ngoạn mục, ở đó tác động của Chúa Thánh Thần sẽ biến đổi ngay lập tức các Tông Đồ. Nhưng khi đặt bên cạnh nhau: biến cố Vượt Qua và biến cố Ngũ Tuần, thánh Gioan nhấn mạnh sự hiệp nhất sâu xa của hai biến cố nầy. Hai ngày lễ nầy đã được liên kết rồi trong Do thái giáo; đến lượt mình, Tin Mừng khẳng định sự liên đới của hai biến cố nầy trong một viễn cảnh mới. 

 Lm. Ignatiô Hồ Thông

THANH THÂN, NGUYÊN LÝ HIÊP NHÂTLm Giuse Đinh lập Liễm

Hiệp nhất trong Giáo hội Chúa Kitô

I. CHÚA THANH THÂN ĐƯƠC BAN XUÔNG1. Lơi hưa ban Thanh ThânNhìn lại những đoạn Tin mừng theo thánh Gioan được trích trong hai tuần lễ vừa qua, chắc hẳn chúng ta đều nhận ra rằng lời hứa ban Thánh Thần là điều được Đức Giêsu lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Chính Ngài đã khẳng định với các Tông

39

Page 40:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

đồ:”Thầy đi thì ích lợi cho các con, vì nếu Thầy không đi, thì Đấng Phù Trợ sẽ không đến với các con, nhưng nếu Thầy ra đi, Thầy sẽ sai Người đến với các con”(Ga 16,7).

Và lời hứa ấy đã được thực hiện ngay khi Đức Giêsu sống lại hiện ra với các Tông đồ tại nhà Tiệc ly vào ngày thứ nhất trong tuần. Sau khi chào thăm các ông, Ngài thở hơi và nói với các ông: ”Các con hãy nhận lấy Thánh Thần”. Như thế, đối với Gioan. việc Đức Giêsu Tử nạn – Phục sinh – Ban Thánh Thần chỉ là một. Chính vì thế, phụng vụ đã chọn đọc bài Tin mừng hôm nay chính thức hai lần trong mùa Phục sinh: một là vào ngày Chúa nhật trong tuần Bát nhật Phục sinh và hôm nay, trong ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Cũng theo chiều hướng đó, thánh Gioan đã gắn liền cái chết của Đức Giêsu trên thập giá với việc trao ban Thần Khí, thánh sử đã thuật lại giờ ra đi của Đức Giêsu như sau: ”Ngài gục đầu xuống và trao ban Thần Khí”(Ga 19,30).

Như vậy, ngày Phục sinh Đức Giêsu đã trao ban Thánh Thần cho các Tông đồ (Ga 20,21-23), nhưng ngày lễ Hiện xuống, Chúa Thánh Thần đến một cách long trọng và là ngày khai sinh Giáo hội (Cv 2,1-13). Cũng như qua bí tích Rửa tội, chúng ta đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần rồi, nhưng qua bí tích Thêm sức, chúng ta lãnh nhận Chúa Thánh Thần cách long trọng để trở thành người chiến sĩ của Nước Trời vậy.

2. Chua Thanh Thân đươc ban xuôngVào địp lễ Ngũ tuần, tức là 50 ngày sau lễ Vượt Qua, theo lời dặn của Đức Giêsu, các Tông đồ họp nhau lại tại nhà Tiệc ly để đón nhận Chúa Thánh Thần. Sách Công vụ tông đồ kể lại cho chúng ta những sự lạ đã xẩy ra bên trong và bên ngoài ngôi nhà nơi các môn đệ đang hội họp, có Đức Mẹ ở giữa. Bên trong có tiếng gió mạnh thổi đến, lùa vào

40

Page 41:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

nhà, có những lưỡi lửa xuất hiện và đậu trên đầu từng người. Họ được tràn đầy Chúa Thánh Thần. Bên ngoài dân chúng bõ ngỡ kéo đến bao vây. Sự gì đã xẩy ra ? Phêrô, con người nhát đảm ấy, hôm nay mở tung cửa và bước ra, theo sau là các môn đệ khác. Họ lâng lâng như người say rượu, khiến dân chúng bàn tán, nhưng họ không say rượu mà say Chúa ! Vì hôm nay, ứng nghiệm lời tiên tri Joel đã tiên báo: ”Ta sẽ đổ Thánh Thần xuống và chúng sẽ nói tiên tri”. Phêrô giảng bài đầu tiên làm cho 3000 người trở lại. Các Tông đồ khác cũng bắt đầu sứ mạng rao giảng, với đặc ân Thánh Thần ban cho là nói được tiếng bản xứ của mỗi thính giả từ các nơi đổ về.

II. THANH THÂN, ĐÂNG BAN SỰ HIÊP NHÂT1. Ngay khai sinh Giao hôiTrước hết, Chúa Thánh Thần, chính là Đấng qui tụ muôn dân nên một trong Giáo hội. Thật vậy, các Tông đồ trước khi nhận lãnh Thánh Thần đã “đóng kín cửa vì sợ người Do thái”. Thế nhưng, sau khi đã nhận được sức mạnh của Thánh Thần, các ngài đã mở tung cửa mạnh dạn bước ra rao giảng cho mọi người Tin mừng về Đấng Phục sinh khiến mọi người đều bỡ ngỡ.Theo sách Công vụ Tông đồ thuật lại lúc đó, tại Giêrusalem có rất nhiều người thuộc các dân tộc với nhiều tiếng nói khác nhau, từ muôn nơi trở về nhân dịp lễ Vượt Qua, nhưng có một điều lạ là tất cả đều nghe rõ và hiểu điều các Tông đồ loan báo, họ thắc mắc:”Tại sao mỗi người chúng tôi lại nghe họ nói tiếng bản xứ của chúng tôi: Chúng tôi là người Parthi, Mêđi, Êlam, Mésopotamia, Giuđêa, Pontô, Tiểu á, Phrygia, Pamphilia, Ai cập, Lybia, cận Cyrênê, và người Rôma cư ngụ tại đây, là Do thái và tòng giáo, là người Crêta và Ảrập, chúng tôi đều nghe họ nói tiếng của chúng tôi mà ca tụng những kỳ công của Thiên Chúa”.

41

Page 42:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

Khi nêu lên danh sách các dân tộc này, thánh sử Luca đã cho thấy tính phổ quát của Tin mừng cứu độ. Mọi dân nước dù xa xôi như Rôma, mút cùng thế giới theo quan điểm của người Do thái, hay bé nhỏ như Pamphylia, một thành phố rất nhỏ của đế quốc Rôma, cũng phải được nghe loan báo Tin mừng và qui tụ về thành một đoàn chiên duy nhất dưới quyền của một chủ chiên là Đức Kitô. Như thế, Chúa Thánh Thần chính là mối dây liên kết muôn dân nên một, như lời khẳng định của thánh Phaolô trong bài đọc 2: ”Vì chưng trong cùng một Thánh Thần, tất cả chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thể, cho dù là Do thái hay dân ngoại, nô lệ hay tự do: tất cả chúng ta đã uống trong một Thánh Thần”.

2. Nhưng ân ban cua Chua Thanh ThânKhi chịu phép Thêm sức, người tín hữu học về Ngôi Ba Thiên Chúa, về ơn Chúa Thánh Thần và những hoạt động của Chúa Thánh Thần trong Giáo hội và trong đời sống người tín hữu. Giáo lý Công giáo dạy có 7 ơn Chúa Thánh Thần là ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết, ơn lo liệu, ơn sức mạnh, ơn thông thái, ơn đạo đức, và ơn kính sợ Thiên Chúa. Đó là những ơn căn bản cần thiết cho đời sống người Kitô giáo. Còn có những ơn khác nữa như ơn nhẫn nại, chịu đựng, ơn đơn sơ, hồn nhiên... Thánh Phaolô trong thư gửi cho tín hữu Côrintô giải thích là ơn Chúa Thánh Thần không chỉ giới hạn nơi các tông đồ mà thôi, nhưng còn được tác động trong nhiều cách thế, nơi nhiều người khác nhau.

Trong ngày lễ Hiện xuống hôm nay, chúng ta đặc biệt chú trọng đến ơn mà Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta là qui tụ mọi dân tộc lại trong một cộng đoàn tức là Giáo hội. Ngài là hồn sống của Giáo hội và của từng người một. Bài tường thuật của sách Công vụ hôm nay là đối trọng của bài tường thuật tháp Babel thời Cựu ước.

42

Page 43:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

Ngày xưa, ở Babel, con cháu ông Noe đang nói cùng một thứ tiếng, nghĩa là đang hiểu nhau và đoàn kết với nhau, bỗng dưng để cho tính kiêu ngạo xúi dục muốn xây một cái tháp cao hơn trời để tỏ ra mình cao hơn Thiên Chúa, nên đã bị phạt khiến họ nói nhiều thứ tiếng, người này không còn hiểu người kia nữa, và chia rẽ nhau. Chuyện tháp Babel ngụ ý rằng khi con người không qui tụ quanh Thiên Chúa thì sẽ chia rẽ nhau, không hiểu nhau và không thông cảm cho nhau.

Hôm lễ Ngũ tuần, Chúa Thánh Thần sửa lại sự hư hại đó: tất cả mọi người dù thuộc những dân tộc và những ngôn ngữ khác nhau nhưng đã hiểu nhau. Nhờ đâu ? Nhờ chính Chúa Thánh Thần, nguyên lý đoàn kết và hiệp nhất (Lm Carolô, Sợi chỉ đỏ, năm A, tr 226).

III. TA XÂY DỰNG HỘI THANH HIÊP NHÂT1. Vai tro cua môi Kitô hưuKhi được chịu phép rửa tội, chúng ta trở thành một phần tử trong Giáo hội, thành một chi thể mầu nhiệm của Chúa Kitô. Mỗi người phải có một vai trò trong Giáo hội tùy theo khả năng mà Chúa Thánh Thần sắp xếp. Không ai được đứng bên lề Giáo hội.

Ta thấy ơn Chúa Thánh Thần tác động như thế nào trong đời sống của Giáo hội như thánh Phaolô chỉ dạy: ”Có nhiều thứ ân sủng, nhưng chỉ có một Thánh Thần, có nhiều chức vụ, nhưng chỉ có một Chúa, có nhiều thứ công việc, nhưng chỉ có một Thiên Chúa là Đấng hoàn thành mọi sự trong mọi người”(1Cr 12,3). Như vậy tất cả các phần tử trong Giáo hội đều đóng những vai trò quan trọng khác nhau và thi hành những phận vụ khác nhau. Ơn Chúa Thánh Thần ban cho mỗi phần tử khác nhau là để hợp nhất các phần tử. Và cái

43

Page 44:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

dấu chỉ của việc hoạt động tông dồ nhằm mục đích vinh danh Chúa.

Chúa Thánh Thần vẫn âm thầm lặng lẽ hoạt động nơi ta và Giáo hội mà ta không thấy. Có người tự hỏi tại sao Chúa Thánh Thần không làm những việc lạ lùng vĩ đại trong thời đại ta đang sống ? Để trả lời, ta cần nhận định là Thiên Chúa vẫn làm những công việc lạ lùng trong thời đại chúng ta đang sống, miễn là ta biết mở rộng tâm hồn và cộng tác với ơn Chúa và để Chúa làm chủ đời sống.

2. Tranh gây sư chia rẽCông đồng Vatican II dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần đã làm sáng tỏ trong việc giáo huấn là tất cả mọi phần tử trong Giáo hội đều được gọi để sống đời sống thánh thiện và làm chứng của đức tin. Như vậy thì tất cả mọi người đều được gọi đóng vai trò của mình trong việc hoạt động tông đồ của Giáo hội tùy theo khả năng và phương tiện có thể.

Theo thánh Phaolô, Chúa Thánh Thần là mối dây liên kết mọi thành phần trong Hội thánh, nên mỗi thành phần không đứng riêng rẽ, nhưng liên đới và gắn bó chặt chẽ với nhau như các chi thể trong cùng một thân thể: ”Cũng như chỉ có một thân thể, nhưng có nhiều chi thể, mà các chi thể tuy nhiều, nhưng chỉ là một thân thể, thì Chúa Kitô cũng vậy”.

Nhìn vào con người chúng ta, chỉ có một thân thể mà có nhiều chi thể: tai, mắt, mũi, miệng, chân tay... Mỗi chi thể có nhiệm vụ khác nhau. Chi thể nọ cần đến chi thể kia để bổ túc cho nhau và để nhằm lợi ích cho toàn thân. Và cái dụng cụ Chúa dùng trong việc mở mang Nước Chúa không chỉ tùy thuộc vào cái tài khéo, mức độ học vấn, hay địa vị của mỗi người mà thôi, nhưng còn tùy thuộc vào quyền năng của Chúa với sự cộng tác của mỗi người với Chúa.

44

Page 45:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

Truyên: Bất đồng ý kiến.Hai người bơi chung một chiếc xuồng trên dòng sông nước ngược. Vì có sự bất đồng ý kiến nên qua một hồi lời qua tiếng lại, anh ngồi phía trước gác dầm không bơi nữa. Anh phía sau lái thấy vậy mới nói:

- Này anh, tôi với anh dù có bất đồng ý kiến, nhưng chúng ta cùng đi chung trên một chiếc xuồng, cùng tiến chung về cùng một mục tiêu, anh không thể để mặc tôi bơi một mình như vậy được.

Anh ở trước mũi trả lời tỉnh bơ: - Chiếc xuồng có hai phần, lái và mũi. Phần lái thuộc về

anh. phần mũi thuộc về tôi. Anh cứ bơi phần anh, phần tôi, tôi bỏ, tôi thả trôi thì mặc tôi.

Anh phía sau tức quá, nhưng cũng ráng bơi, vì nếu bỏ thì chiếc xuồng sẽ trôi ngược và không ai tới đích. Không ngờ chỉ một lúc sau, anh nghe tiếng nước tràn vào phía sau, anh quay lại thì thấy anh chàng kia không còn đủ bình tĩnh nữa, đang đục một lỗ để định nhận chìm xuống. Anh kia hoảng sợ nói:

- Ơ này, anh có giận tôi thì giận, chứ anh nhận chìm xuồng, tôi không biết bơi đâu đấy nhé.

Anh phía sau thản nhiên nói: - Chiếc xuồng có hai phần, phần mũi và phần lái. Phần

mũi của anh, còn phần lái của tôi, tôi nhận chìm kệ tôi chứ !

Thế là chẳng mấy chốc cả hai đều chết chìm trong lúc vẫn cứ cố gắng cãi nhau hơn là nỗ lực bơi vào bờ !

3. Sông hiêp nhât yêu thươngTính cách cộng đoàn của lễ Hiện xuống đòi hỏi phải có đức bác ái huynh đệ: Thánh Thần không đến trên từng cá nhân riêng rẽ, nhưng trong một tập thể được nối kết bằng hiệp nhất yêu thương. Nơi nhóm người họp nhau tại căn phòng, Chúa Thánh Thần muốn nối kết thành cộng đoàn hiệp nhất,

45

Page 46:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

cộng đoàn này luôn luôn mở rộng ra khắp thế giới mà vẫn luôn giữ được mối hiệp nhất.

Ngày Hiện xuống này chính là ngày thành lập Hội thánh. Thế nên, Chúa Kitô muốn tất cả các môn đệ của mình cùng lãnh nhận Thánh Thần ở Giêrusalem bằng một biểu lộ hiệp nhất. Các môn đệ đã thực hiện sự hiệp nhất này qua việc chung sống yêu thương. Sự chung sống yêu thương này khác hẳn thái độ ghen tỵ vẫn thường xẩy ra trong đời sống công khai của Đức Giêsu. Đây chính là kiểu mẫu bác ái phải có nơi các Kitô hữu khắp mọi nơi.

Truyên: Tha nhân là chính ChúaMột bề trên tu viện công giáo đến tìm một ẩn sĩ Ấn giáo tại chân núi Himalaya. Ông lo âu trình bầy về tình trạng bi đát của tu viện ông.

Trước kia tu viện này là một trung tâm thu hút khách hành hương. Nhà thờ lúc nào cũng vang tiếng hát của giáo dân đến từ khắp nơi. Trong tu viện không còn chỗ nhận thêm người vào tu hằng ngày đến gõ cửa nữa. Thế mà bây giờ tu viện chẳng khác nào một ngôi chùa hoang phế. Nhà thờ vắng lặng, tu sĩ thì leo teo mấy người. Cuộc sống thật là buồn tẻ.

Vị bề trên hỏi tu sĩ Ấn giáo cho biết nguyên nhân nào hay lỗi lầm nào đã đưa tu viện tới tình trạng trên đây.

Tu sĩ Ấn giáo ôn tồn bảo: - Các tội đã và đang xẩy ra tại cộng đoàn đó là tội vô

tình. Và giải thích: Đấng Cứu thế đã cải trang thành một người trong qúi vị, nhưng qúi vị không nhận ra Ngài.

46

Page 47:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

Nhận được câu trả lời giải đáp, vị Bề trên hối hả quay về tu viện. Ông tập họp cộng đoàn lại, và loan báo cho mọi người biết Đấng Cứu thế đang cải trang thành một người trong nhà. Các tu sĩ đều mở to đôi mắt và quan sát nhau. Ai là Đấng Cứu thế cải trang vậy ? Nhưng có một điều chắc là một khi Ngài đã cải trang thì không ai có thể nhận ra Ngài được. Mỗi người trong họ đều có thể là Đấng Cứu thế.

Vậy là từ đó, mọi người đều đối xử với nhau như với Đấng Cứu thế. Chẳng bao lâu bầu khí yêu thương huynh đệ, sức sống và niềm vui đã trở lại với tu viện. Từ khắp nơi người ta lại tìm đến tu viện tĩnh tâm và cầu nguyện. Nhiều người trẻ cũng đến xin gia nhập cộng đoàn. (D. Wahrheit, Món quà Giáng sinh, tr 287)

Lm Giuse Đinh lập Liễm

LỄ CHÚA THANH THÂN HIÊN XUÔNGLễ Vọng

Lm Anphong Trần Đức Phương

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống thường được gọi là Lễ Hiện Xuống với Lễ Vọng và Lễ Chính Ngày. Lễ Vọng được mừng trọng thể vào chiều Thứ Bảy tuần VII Mùa Phục Sinh, trước hoặc sau Kinh Chiều. Lễ Chính Ngày được mừng trọng thể vào Chúa Nhật hôm sau. Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống chấm dứt Mùa Phục Sinh và bước sang Mùa Thường Niên II.

Trong Thánh Lễ Vọng, ngày Thứ Bảy: Bài Đọc I có thể chọn: Khởi Nguyên 11: 1-9; Xuất hành 19: 3-8, 16-20; Egiêkien 37:1-14 hoặc Giôen 3: 1-5. Bài Đọc II: Roma 8: 22-27. Bài Phúc Âm Gioan 7: 37-39.

Trong Thánh Lễ Chính Ngày vào ngày Chúa Nhật hôm sau: 47

Page 48:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

Bài Đọc I: Công Vụ Tông Đồ 2: 1-11; Bài Đọc II: 1 Corinto 12: 3-7, 12-13 (Năm B có thể chọn: Galat 5:16-25, Năm C có thể chọn: Roma 8: 8-17). Bài Phúc Âm: Gioan 20:19-23 (Năm B có thể chọn: Gioan 15: 26-27; 16:12-15. Năm C có thể chọn: Gioan 14: 15-16, 23-26).

Qua các Bài Đọc trên đây, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là dịp để chúng ta nhớ lại và mừng một biến cố rất trọng đại: “Chúa Thánh Thần Hiện Xuống trên các Thánh Tông Đồ, đúng như lời Chúa Giêsu đã thông báo trước (Gioan 14:26, 15:26, 16: 7-15). Với Ơn Thánh Hóa của Chúa Thánh Thần, các Tông Đồ đã được biến đổi hoàn toàn: Từ những người sống bằng nghề ‘chài lưới’, những người bình dân, ít học thức, các Ngài đã trở nên ‘những con người mới’ thông hiểu Thánh Kinh, ‘những Tông Đồ nhiệt thành’ sẵn sàng hy sinh cả cuộc đời và cả mạng sống để rao giảng Phúc Âm Tình Thương của Chúa cho mọi người, ở mọi nơi mà Chúa Thánh Thần soi sáng cho các Ngài tìm đến: Từ Giêrusalem đến các vùng lân cận, đến các dân tộc chung quanh, đến mãi Thủ Đô Rôma, trung tâm văn hóa của nhân loại thời đó.

Như vậy, ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống là ngày khởi đầu của Giáo Hội, ngày ‘Sinh Nhật’ của Giáo Hội, cũng là ngày khởi đầu công cuộc truyền giáo của Giáo Hội. Ơn Chúa Thánh Thần đã biến cải các Tông Đồ trở nên những người can đảm. Các Ngài không còn “đóng kín cửa vì sợ người Do Thái” nữa (Gioan 20: 19), nhưng bắt đầu rao giảng cho dân chúng đang tụ họp chung quanh nơi các Ngài ở (Cv 2: 14…) và đã có nhiều người ăn năn sám hối, xin chịu Phép Rửa để gia nhập Giáo Hội Chúa (Cv 2: 41). Từ ngày đó, nhờ Ơn Chúa Thánh Thần, công cuộc truyền giáo của Giáo Hội tiếp tục phát triển qua dòng thời gian cho đến ngày nay, và Giáo Hội được mở rộng đến các dân tộc (Luca 24: 47) để đem Tin Mừng tình thương và Ơn Cứu Rỗi đến cho mọi

48

Page 49:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

người, để “ai tin thì sẽ được cứu rỗi…” (Matcô 16:15…). Chúa Thánh Thần vẫn che chở Giáo Hội Chúa qua “mọi cơn gian nan khốn khó”, qua bao cuộc “bách hại” khủng khiếp ở mọi thời và mọi nơi.

Hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần ngự đến để canh tân thế giới chúng ta, để bảo vệ Nhân Quyền và tự do Tôn Giáo, “hiệp nhất chúng ta nên một” trong cùng một gia đình nhân loại, và ban hòa bình cho các tâm hồn, các gia đình và thế giới chúng ta.

Xin Chúa Thánh Thần ngự đến giúp chúng ta là các tín hữu của Chúa, luôn biết sống làm sao để “làm chứng cho Chúa” bằng chính đời sống lương thiện, công chính của mình, và hòa hợp yêu thương đối với mọi người.

Xin Chúa Thánh Thần ngự đến để giúp chúng ta biết đem Tin Mừng tình thương của Chúa đến cho mọi người chung sống với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày: trong gia đình, trong khu xóm, nơi sở làm, trường học… Xin Chúa Thánh Thần ngự đến để gìn giữ Giáo Hội qua mọi cuộc bách hại; đặc biệt để nâng đỡ tinh thần các vị chủ chăn và các tín hữu đang bị phân tán, đang bị tù đầy, bị đe dọa, đang gặp bao nhiêu khó khăn thử thách ở nhiều nơi trên thế giới. Xin Chúa Thánh Thần ngự đến để giúp chúng ta luôn giữ vững Đức Tin tinh tuyền giữa bao chủ trương sai lạc của thế giới hôm nay.

Lm Anphong Trần Đức Phương

“THANH THÂN KHÂN XIN NGỰ ĐẾN…”Lễ ban ngày

49

Page 50:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

Lm. Anphong Trần Đức PhươngTheo Sách Tông Đồ Công Vụ ( cuốn sách ghi lại các hoạt động truyền giáo của các Thánh Tông Đồ vào thuở ban đầu của Giáo Hội), Chúa Giêsu sau khi sống lại, đã hiện ra với các Thánh Tông Đồ nhiều lần trong vòng “40 ngày” (Công Vụ 1:3) Trong những lần hiện ra  đó, Chúa Giêsu Phục Sinh đã  “nói chuyện với các Ông về Nước Trời”, củng cố  đức tin cho các Ông về việc Chúa thực sự đã sống lại, chuẩn bị tâm hồn các Ông để “đón nhận Chúa Thánh Thần” và trao cho các Ông nhiệm vụ truyền giáo “cho đến tận cùng trái đất”. Sau đó Chúa Giêsu đã “lên Trời trước mặt các Ông” (Công Vụ 1:1-9). “Chúa Giêsu Lên Trời” chỉ có nghĩa là Ngài không còn hiện ra với các Tông Đồ nữa; tuy nhiên, Chúa Giêsu vẫn ở cùng các Thánh Tông Đồ và Giáo Hội Chúa, như lời Chúa đã hứa “Thầy vẫn còn ở với chúng con mọi ngày cho đến tận thế…” (Mat 28:20). Chúa Giêsu vẫn họat động truyền giáo với các Thánh Tông đồ và Gíao Hội qua dòng thời gian : “Các Tông đồ  ra đi rao giảng các nơi, có Chúa cùng họat động với các Ông…) (Matcô 16,20…).  Chúa Giêsu vẫn là vị Chủ Chăn chính của Giáo Hội. Các Đức Giáo Hòang chỉ là vị “Đại Diện” (Vicar) của Chúa Giêsu nơi trần gian; nhưng không “kế vị” Chúa Giêsu. Qua họat động của Chúa Thánh Thần, Chúa Giêsu vẫn rao giảng, ban ơn Thánh hóa chúng ta qua các phép Bí Tích, ban ơn tha tội, Tế lễ trên Bàn Thờ, nuôi dưỡng chúng ta bằng Mình và Máu Thánh Chúa trong Bí Tích Thánh Thể… Trước khi “Lên Trời”, Chúa Giêsu đã hứa với các Thánh Tông Đồ là Chúa Thánh Thần sẽ đến (Công Vụ 1:8); (Gioan 16:7). Chúa Thánh Thần là “Đấng Bảo Trợ”, là “Đấng an ủi”. Đúng như lời Chúa Giêsu đã hứa, Chúa Thánh Thần đã hiện xuống dưới “hình lửa” trên từng Tông Đồ và các Tông Đồ

50

Page 51:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

“được tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần” (Công Vụ 2: 1-4). Ngày đó trùng vào ngày Lễ Ngũ Tuần. Lễ Ngũ Tuần là Đại Lễ của Do Thái Giáo, vào đúng  ngày thứ 50 sau ngày Chúa Giêsu sống lại (‘Pentecost’ ‘ngày thứ 50’); vì thế chúng ta mừng Lễ Chúa Thánh Thần vào ngày thứ 10 sau Lễ Chúa Lên Trời. Lễ Chúa Giêsu Lên Trời được mừng vào ngày Thứ Năm sau Chúa Nhật VI  mùa Phục Sinh (đúng 40 ngày sau Chúa Nhật Phục Sinh), nhưng thường được chuyển vào Chúa Nhật VII mùa Phục Sinh. Như vậy Lễ Chúa Thánh Thần được mừng vào Chúa Nhật sau Chúa Nhật VII mùa Phục Sinh; sau đó chúng ta bước sang Mùa Thường Niên, chu kỳ II. Ngày Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống là ngày khởi đầu của Giáo Hội, ngày “Sinh Nhật” của Giáo Hội, cũng là ngày khởi đầu công cuộc truyền giáo của Giáo Hội. Ơn Chúa Thánh Thần đã biến cải các Tông đồ trở nên những người can đảm, những người thông hiểu Kinh Thánh và nhớ lại các điều Chúa Giêsu đã giảng dạy. Các Ngài không còn “đóng kín cửa vì sợ người Do Thái” (Gioan 20:19); nhưng bắt đầu rao giảng cho dân chúng đang tụ họp chung quanh  nơi các Ngài ở (Công Vụ 2:14) và đã có nhiều người ăn năn sám hối và xin chịu Phép Rửa để gia nhập Giáo Hội Chúa (Công Vụ 2:41). Từ ngày đó, nhờ ơn Chúa Thánh Thần, công cuộc truyền giáo của Giáo hội tiếp tục phát triển qua thời gian cho đến ngày nay, và Giáo hội được mở rộng đến các dân tộc (Luca 24:47) để đem Tin Mừng tình thương và ơn cứu rỗi đến cho mọi người, để “ai tin thì sẽ được cứu rỗi….” (Matcô 16:16…). Qua dòng  thời gian, Chúa Thánh Thần vẫn che chở  Giáo hội  qua “mọi cơn gian nan thử thách!”; qua bao cuộc “bách hại” khủng khiếp. Ngay từ thuở ban đầu, Giáo hội đã bị “bách hại” mà vị tử đạo đầu tiên là Thánh Têphanô. Các Giáo hữu đầu tiên đã

51

Page 52:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

phải tản mát đi khắp nơi để bảo vệ đức tin và đi đến đâu lại rao truyền Đạo Thánh Chúa cho mọi người họ gặp gỡ hàng ngày; nhờ thế càng thêm nhiều người được rao giảng Tin Mừng và gia nhập Giáo Hội Chúa. Đó là phong trào “Diaspora” của người Kytô hữu thuở Giáo hội lúc ban đầu. Nhưng khi Giáo hội tràn lan đi khắp nơi, tới Thủ đô Rôma thì cuộc bách hại trở nên dữ dội hơn với Néron và nhiều Hòang Đế Rôma khác, suốt hai ba thế kỷ cho đến năm 313. Trong những cuộc bách hại đó, từ các vị Giáo Hòang (mà đầu tiên là Thánh Phêrô), các Giám Mục, và mọi Kytô hữu đều bị lùng bắt và bị hành hạ dã man cho đến chết, có người bị thiêu sống, có người bị ném cho thú dữ ăn thịt nơi các hý trường tại Rôma. Thánh Phaolô và các Tông Đồ đều bị tử đạo. Thánh Gioan bị đày ra đảo Patmos và chết tại đó. Lúc đó chẳng có một tổ chức “Nhân quyền” nào, hoặc một tổ chức nào có thể lên tiếng để bênh vực. Các vua chúa có tòan quyền bách đạo. Các Tín hữu không còn đường nào trốn chạy, phải vào các Nghĩa trang để đào các hầm mộ mà trú ẩn trong những điều kiện thật khổ sở; đó là các “Catacombes”  đào sâu xuống đất và dài hằng cây số, hiện còn ở Rôma, mà khách hành hương có thể đến thăm viếng để thấy đức tin của các tín hữu lúc ban đầu mạnh mẽ như thế nào.  Tất cả đều nhờ ơn Chúa Thánh Thần. Cũng nhờ ơn Chúa Thánh Thần họat động trong Giáo hội mà dù bách hại tàn bạo như vậy, nhưng Giáo hội tại Rôma lúc đó không bị tiêu diệt, nhưng vẫn triển nở, vẫn lan tràn đi khắp nơi cho đến ngày nay. Trái lại các Hòang Đế Rôma cũng như đế quốc Rôma hùng vĩ như vậy đã tan biến đi, nay chỉ còn là “vang bóng một thời!”  Ngay tại quê hương Viêt Nam, Giáo hội lúc ban đầu cũng bị các vua chúa triều Nguyễn bách hại thật tàn bạo và bằng

52

Page 53:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

nhiều cách khác nhau , như chính sách  “Gia Tô phân sáp…”  Tất cả đều nhằm tiêu diệt Đạo Chúa, dù mới được chớm nở tại quê hương chúng ta. Dầu vậy Giáo Hội tại Việt Nam cũng đã không bị tiêu diệt, mà vẫn triển nở; còn các triều đại Nhà Nguyễn đều đã đi vào dĩ vãng.  Nếu không có Chúa Thánh Thần nâng đỡ che chở làm sao Giáo hội mới chớm nở ở Rôma, ở Việt Nam, và nhiều nơi khác trên thế giới không bị tiêu diệt dù bị đàn áp tàn bạo như vậy.  Những người Cộng Sản vô thần cũng đã tìm đủ mọi cách để tiêu diệt đức tin của các tín hữu nơi các nước họ đã chiếm được. Với những tính tóan rất kỷ lưỡng họ đã tin tưởng mạnh mẽ là Giáo hội sẽ bị họ tiêu diệt mau chóng ở khắp nơi họ tràn đến; nhưng chế độ Cộng Sản đã bị sụp đổ ở hầu hết các nơi; nhưng Giáo hội ở các nơi đó vẫn không bị tiêu diệt mà vẫn phát triển nhờ Chúa Thánh Thần che chở, giữ gìn. Đạo Thánh Chúa không phải chỉ bị bách hại ở một nơi nào đó, vào một thời kỳ nào đó; nhưng luôn bị bách hại ở mọi nơi và dưới thật nhiều hình thức khác nhau do mưu mô của “ma quỷ thế gian” bày đặt ra ; vì “bóng tối thì luôn ghét ánh sáng…”. Chúng ta hãy luôn cầu xin Chúa Thánh Thần ngự đến để canh tân thế giới chúng ta, để bảo vệ nhân quyền và tự do Tôn giáo, “ hiệp nhất chúng ta nên một”  trong  cùng một gia dinh nhân loại và  ban hòa bình cho các tâm hồn , các gia đình và thế giới chúng ta.

Xin Chúa Thánh thần ngự đến giúp chúng ta là các tín hữu của Chúa, luôn biết sống làm sao để “làm chứng cho Chúa”  bằng chính đời sống  lương thiện, công chính,  và hòa hợp, yêu thương  đối với mọi ngừơi. Xin Chúa Thánh thần ngự

53

Page 54:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

đến để  giúp chúng ta  biết  đem  Tin Mừng tình thương của  Chúa đến cho mọi ngừơi chung sống với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày: trong gia đình, trong khu xóm, nơi sở làm, trừơng học…Xin Chúa Thánh thần ngự đến để gìn giữ Gíao Hội qua mọi cuộc bách hại, và gìn giữ chúng ta luôn nắm vững Đức Tin tinh tuyền giữa bao chủ trương sai lạc của thế giới hôm nay.  Khi Đức Mẹ Maria và Thánh Giuse dâng Chúa Hài Nhi Giêsu vào Đền Thờ Giêrusalem theo lề luật Do Thái lúc bấy giờ, Ông Già đáng kính Simeon ẵm lấy Chúa Hài Nhi và sau khi nói tiên tri “Ngài sẽ là ánh sáng chiếu soi các dân tộc”, Ông lại nói tiên tri thêm rằng “Hài nhi này sẽ là dấu hiệu cho nhiều người chống đối….” (Luca 2:22…). Chúa Giêsu cũng đã cảnh cáo các Tông đồ và mỗi người chúng ta: “Nếu thế gian ghét chúng con, thì chúng con hãy biết rằng thế gian đã ghét Thầy trước rồi… Nếu chúng con sống theo thế gian, thế gian sẽ yêu thích chúng con; nhưng vì chúng con không sống theo thế gian, nên thế gian ghét chúng con… Nếu họ đã bách hại Thầy, họ cũng sẽ bách hại chúng con… Họ sẽ làm tất cả những gì có thể được để chống lại chúng con chỉ vì chúng con mang danh Thầy!” (Gn 15:18). Trong thư thứ 1Gioan cũng có đọan viết “Anh em đừng ngạc nhiên, nếu thế gian ghét anh em…” (1Gn 3:13). Tệ hại hơn nữa, Chúa Giêsu còn cảnh cáo thêm điều quan trọng này là “sẽ đến lúc những kẻ giết chúng con lại tưởng là họ đã làm một việc để tôn vinh Thiên Chúa!” (Gioan 16:2). Đó là những kẻ nội phản; những kẻ mà Thơ 1 Gioan gọi là “những kẻ phản bội Chúa Kitô” (Antichrists) (1Gioan 2:18…). “Họ xuất thân từ hàng ngũ chúng ta; nhưng rồi không còn thuộc về chúng ta nữa!”. (1Gioan 2:19). Những nhóm “Ly giáo” (Schism) hoặc “Lạc giáo” (Heresy) xuất hiện từ thời các Tông đồ và vẫn xuất hiện qua dòng thời gian  “rao giảng

54

Page 55:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

những điều sai lạc để  giết Đức tin tinh tuyền của các tín hữu của Chúa” cùng với những cuốn “mạo thư” như “Phúc Âm Giuđa”… Trong thời đại chúng ta, họ đã dùng những phương tiện truyền thông và phim ảnh để gieo rắc những điều lầm lạc để nhằm tiêu diệt lòng tin của chúng ta vào Chúa Kitô Phục Sinh và Giáo hội của Chúa. Đan cử như những cuốn phim nặng về thương mại của Hollywood như cuốn “The Last Temptation” “Da Vinci Code” (về cuốn tiểu thuyết và cuốn phim này đã có những Mạng lưới và Sách hướng dẫn của Giáo hội để “giải mã” những ngụy tạo của tác giả Dan Brown; đặc biệt cuốn sách nhỏ “The Da Vinci Deception”. Trước những “tà thuyết” và những “ngụy tạo” như vậy (nhiều khi chỉ vì chủ trương “giựt gân” để kích thích tính tò mò của con người nhằm quảng cáo và làm thương mại), chúng ta không cần “hỏang sợ”; nhưng cần cầu xin ơn Chúa Thánh Thần hướng dẫn để sáng suốt nhận định và “nắm vững Đức Tin tinh tuyền”, như thơ 1 Phêrô đã chỉ bảo chúng ta: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức; vì ma qủy, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé. Vậy  anh em hãy đứng vững trong Đức tin mà chống cự lại…” (1 Phêrô 5:8…). “Thánh Thần! Cúi xin ngự đến! Hồn con đang mong chờ Ngài… Xin Ngài đổi mới… Chiếu sáng thế gian u mê… Dẫn dắt chúng con trên đường… Xin ban thêm sức kiên  vững không lay…. (trích trong bài Thánh ca “Thánh Thần Hãy Đến” của Cha Thành Tâm).  

Lm. Anphong Trần Đức Phương

MỘT CUỘC HIÊN XUÔNG MỚIGa 20,19-23

55

Page 56:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi, CSsR

Lúc nhỏ mỗi lần lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, tôi vẫn có những ấn tượng rất đẹp và rất mạnh bởi vì khi đọc đọan sách Công vụ tông đồ 2, 1-11, tôi vẫn cảm thấy như có một cái gì đó thật thôi thúc và thúc đẩy tôi sống lại biến cố Chúa Giêsu ban Thánh Thần cho các tông đồ và sai các Ngài đi làm nhân chứng cho Chúa khắp mọi nơi. Biến cố này vẫn theo tôi từ lúc có trí khôn cho đến ngày nay, và chắc chắn còn theo tôi mãi mãi đến muôn đời.Ngày lễ Ngũ Tuần thời xưa cũng là một cuộc hiện xuống mới hôm nay và mãi mãi…

NGÀY LỄ NGŨ TUÂN: Dân Ít-ra-en được Thiên Chúa thương giải thoát khỏi ách nô lệ Ai-cập, Chúa ban cho dân mười giới luật để đóng ấn giao ước giữa Chúa và dân của Ngài. Dân Ít-ra-en đã mừng biến cố này hết sức long trọng và hoành tráng 50 ngày sau lễ Vượt qua, nên ngày này được gọi là lễ Ngũ Tuần.Biến cố ấn tượng và hết sức lạ lùng này được Sách Công vụ tông đồ tường thuật lại một cách hết sức thuyết phục.” Chúa Thánh Thần đã xuống trên các Tông đồ và Hội thánh mới được thành lập “.Biến cố lễ Ngũ Tuần được Sách Công vụ tông đồ diễn tả bằng những lời văn sống động gần giống cách tường thuật việc Thiên Chúa ban Lề Luật cho dân Chúa trên núi Sinai. Với khí thế tưng bừng, náo nhiệt, ào ạt gió bão, Chúa Thánh Thần tràn ngập cộng đoàn Hội Thánh tiên khởi, gồm 11 môn đệ Chúa Giêsu, Mẹ Maria, một số phụ nữ đạo đức và 120 tông đồ ( Cv 1, 15 ). Trong ngày lễ Ngũ Tuần mọi môn đệ, tông đồ và những người hiện diện đều được tràn đầy Thần khí và đều cất tiếng ca ngợi những kỳ công Chúa đã làm, cao rao Lời Chúa hứa ban ơn cứu độ nay đã nên thành sự. Việc nói tiếng lạ là do Thần khí ban cho đã làm cho ngày lễ Ngũ Tuần rất sinh động. Các Môn đệ, các Tông đồ đã rao giảng đến nỗi ai cũng hiểu được ngôn ngữ của

56

Page 57:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

dân tộc mình là một điều hết sức lạ lùng. Các Ngài rao giảng sứ điệp của Chúa, sứ điệp về Tin Mừng cứu độ. Hết thảy các dân tộc nói ở đây là tất cả những người Do Thái bị tản mác khắp nơi trên khắp thế giới, nay trong ngày lễ Ngũ tuần qui tụ về Giêrusalem và họ đã nhận được Thần khí, do đó, họ đều ca ngợi Chúa.

MỘT CUỘC HIÊN XUÔNG MỚI : Ngày nay Thần khí Chúa hiện diện khắp mọi nơi, mọi chỗ trên toàn thể thế giới. Tác động của Thần khí đảm nhận mọi nền văn hóa riêng biệt và đa dạng trong một Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền. Sứ điệp Tin Mừng của Chúa chỉ có một nhưng đối với từng dân tộc thì sứ điệp ấy được rao truyền bằng ngôn ngữ của chính nước họ. Thần khí của Thiên Chúa cũng chỉ có một nhưng ở nơi đâu thần hứng được diễn tả bằng những phong tục, tập quán, văn hóa của địa phương họ để một ngôn ngữ được diễn tả hợp với tư tưởng, suy nghĩ phù hợp với khẩu vị, truyền thống của từng dân tộc. Đó là việc hội nhập văn hóa địa phương mà Đức cố Giáo Hoàng Gioan – Phaolô II đã viết: ” Khi đức tin chưa trở thành văn hóa, thì đức tin chưa được đón nhận trọn vẹn, chưa được suy tư đầy đủ, chưa được sống một các trung tín”.Đức cố Giáo Hoàng Gioan 23, tức chân phước Gioan 23 đã mở Công đồng Vatican II: đây là cuộc Hiện Xuống mới. Công Đồng Vatican II đã tái thiết lập một cuộc hiện Xuống mới đầy thần khí trong một thế giới tưởng đang đi tới việc chối bỏ đức tin.

AP DUNG VÀO THỰC TẾ : Thần khí của Thiên Chúa vẫn đang tràn đầy khắp thế giới, nhưng mọi nước, mọi nơi có biết lãnh nhận Thần khí và có biết tái hiện lại ngày lễ Ngũ Tuần trong Hội Thánh địa phương không ? Điều này đòi hỏi phải sống hội nhập văn hóa. Bởi vì, mỗi nước, mỗi ngôn ngữ có một cách diễn tả

57

Page 58:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

đức tin khác nhau. Mỗi ngôn ngữ đều có nền văn hóa riêng biệt, người Au Châu có cách diễn tả riêng, người Phi Châu có cách diễn tả của lục địa họ, người Á Châu có cách diễn tả riêng của Á Châu.Thần khí của Thiên Chúa luôn chan hòa và tràn ngập thế giới này, nhưng để đón nhận dược Thần khí lại là một chuyện đòi hỏi con người phải biết mở lòng ra.

Hãy nhìn vào thực tế, xưa các môn đệ Chúa cũng đã được sống với Chúa, được nghe Lời Chúa, được chứng kiến các phép lạ Ngài làm, các Ngài cũng đã phó thác cho Chúa, tín nhiệm Chúa, nhưng khi xẩy ra thử thách, các môn đệ cũng đã bấn loạn, Giuđa thì bán Chúa, Phêrô thì chối bỏ Chúa, các môn đệ khác bỏ chạy trốn. Phải đợi đến ngày Lễ Ngũ Tuần khi Chúa Thánh Thần của Chúa Giêsu đến, các Ngài mới thực sự được biến đổi hoàn toàn.Mọi Kitô hữu hãy xin Chúa Thánh Thần đến để biến đổi tâm hồn mình và để ban cho mình một trái tim mới hầu mình có thể làm chứng cho Chúa tốt đẹp hơn.

Cách đây 2009 năm, Thần khí của Đức Kitô phục sinh bắt đầu ngự trong tâm hồn các môn đệ một cách đầy quyền năng. Hôm nay chúng ta mừng ngày lễ ấy bởi vì Chúa Kitô phục sinh đang ở với nhân loại mọi ngày cho đến tận thế.

Lạy Chúa Thánh Thần xin hãy đến biến đổi tâm hồn chúng con. Amen.

Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi, CSsR

ANH EM HÃY NHÂN LÂY THANH THÂNLm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa

58

Page 59:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

Một trường phái triết học tuy không mới lắm nhưng vẫn mang tính thời sự, đó là “hiện tượng luận”. Cái nhìn triết học này chủ yếu căn cứ vào các hiện tượng lặp đi lặp lại, trong tự nhiên lẫn xã hội, để rồi rút ra những quy luật nào đó khả dĩ giúp ta đặt vấn đề, dù rằng có thiên về tính chủ quan nhưng vẫn phản ảnh một điều gì đó rất thật của cuộc sống. Theo cái nhìn này, xin được nêu lên một vài hiện tượng như sau: Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần năm xưa, khi hiện ra với các môn đệ tại nhà Tiệc ly mà không có ông Tôma ở đó, Chúa Giêsu đã thổi hơi trên các ngài và ban Thánh Thần. Hôm ấy các cánh cửa của căn phòng được đóng kín vì các vị sợ người Do Thái hãm hại. Một tuần sau, các vị cũng tề tựu ở đó, có Tôma ở cùng, thế mà các cửa vẫn đóng kín ( x.Ga 20,26 ). Một hiện tượng khác: Các em thiếu niên 13-14 tuổi xét chung đang ngoan ngoãn, siêng năng tham dự Thánh Lễ, chuyên cần học giáo lý, sau khi được Giám Mục đặt tay ban Thánh Thần qua bí tích Thêm Sức, thì một số không ít lại trở chứng, ngang bướng, lười tham dự Thánh Lễ và hay bỏ học giáo lý. Một hiện tượng khác: Đang là chủng sinh thì sống phải phép, lịch sự đủ đầy, bỗng sau khi được đặt tay ban Thánh Thần qua Nghi thức phong chức linh mục, thì có đôi vị lại hành xử theo cung cách cha chú, ta đây.

Là Kitô hữu Công giáo, chúng ta tin nhận tính “tại sự” ( ex opere operato ) theo thần học bí tích. Tuy nhiên tính “tại sự” ấy của bí tích không cấm chúng ta đặt vấn đề rằng cớ sao trong nhiều trường hợp như chiều ngày thứ nhất trong tuần của năm nào tại căn nhà Tiệc Ly, Thánh Thần đã được ban tặng mà hiệu quả dường như chưa thấy ? Vấn nạn xem ra tuy khó có lời giải, nhưng dựa vào lời của Đấng Cứu Thế chiều hôm ấy, chúng ta có thể thấy được vấn đề. “ Hãy nhận lấy Thánh Thần !” Chúa đã thổi hơi ban Thánh Thần, nhưng các Tông đồ phải biết đón nhận. Ai trao cho chúng ta một

59

Page 60:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

tặng phẩm mà chúng ta không nhận hay chưa nhận thì cũng là chưa có, nói đúng hơn, là chưa có hiệu quả. Mặt trời đã mọc lên nhưng các cánh cửa căn nhà còn đóng kín thì căn nhà vẫn chìm trong bóng tối. Theo toán học thì ngoài điều kiện cần, phải có điều kiện đủ, thì kết quả mới xảy ra. Triết học gọi đó là nguyên nhân và cơ hội, còn thần học thì phân biệt nguyên nhân tác thành hay còn gọi là nguyên nhân đệ nhất và nguyên nhân đệ nhị. Anh em Phật tử lại dùng hai từ nhân và duyên.

Để hồng ân Thánh Thần mà chúng ta được trao ban, phát sinh hoa trái, thiết tưởng không thể thiếu thái độ sẵn sàng đón nhận, vì đây chính là duyên, là nguyên nhân đệ nhị, là cơ hội, là điều kiện đủ. Để sẵn sàng đón nhận hồng ân Thánh Thần cách hiệu quả, không gì hơn, hãy nhớ lại những gì Chúa Kitô và các Tông đồ nói về Thánh Thần, đặc biệt qua vài Danh xưng của Người. Người là Thiên Chúa thật trong Ba Ngôi Thiên Chúa, là Thần Chân Lý, là Đấng An ủi, Đấng Bảo Trợ, là Nguyên lý của các đặc sủng… Qua các Danh xưng của Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể thấy một vài điều kiện để có thể sẵn sàng đón nhận Người.

1. Sư khiêm nhu: Chua Thanh Thân la Thân Chân ly. Người dẫn chúng ta đến sự thật, Người soi sáng cho chúng ta nhận thức sự vật hiện tượng, nhận thức chính bản thân ta và tha nhân, nhận biết Thiên Chúa và chương trình ý định của Người cách đúng đắn. Để tiếp cận với chân lý, trên hết và trước hết cần phải có sự khiêm nhu chân thành. Người khiêm nhu thì chân nhận mình còn mù mờ, thấy sự việc như trong sương, trong chiếc gương đồng ( x.1Cor 13,12 ). Người khiêm nhu thì sẵn sàng biết lắng nghe và chân thành học hỏi. Người khiêm nhu còn can đảm nhìn nhận con người bất toàn và đầy thiếu sót lẫn sai lầm của chính mình. Thiếu nữ Maria, làng quê Nagiarét, nhờ biết khiêm nhu cách

60

Page 61:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

sâu thẳm, nên đã đón nhận ân sủng Thánh Thần cách đầy tràn ( x. Lc 1,26-38 ). Trái lại, chính lòng kiêu căng đã làm cho nhiều biệt phái và luật sĩ khôn ngoan, thông thái năm xưa không thể tiếp nhận chân lý ( x.Lc 10,21 )

2. Sư tin thac vao quyên năng va tinh yêu cua Thiên Chua: Người biết tín thác vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa thì sẽ dễ dàng đón nhận Đấng Bảo trợ, đặc biệt trong những cơn gian nan thử thách. Các Thánh Tử đạo là những người làm chứng cho chúng ta về điều kiện này. Dù xuất thân bởi nhiều hoàn cảnh khác nhau, dù khác nhau về trình độ học vấn, dù khác nhau cả về mức độ đạo đức hay chức vị, danh phận…thì các ngài vẫn bình an trong cơn gian khổ, bách hại, vì luôn có Đấng Bảo trợ, Thần An ủi ở cùng. Sự bình an trong cơn gian nan, khốn khó là một trong những nét trỗi vượt của các thánh Tử đạo so với những anh hùng dân tộc. Cũng là chịu hy sinh cách anh dũng vì “chính đạo”, nhưng các anh hùng dân tộc thì phẩn uất, căm thù kẻ làm hại mình, còn các thánh Tử đạo thì hân hoan, an bình và còn cầu nguyện cho cả kẻ giết mình. Được như vậy là nhờ các ngài luôn tín thác vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa. Sự tín thác này được thể hiện bằng niềm tin rằng chính sự sống của mình là do Chúa ban tặng, tin nhận rằng Thiên Chúa không chỉ là Đấng quyền năng đã dựng nên mình từ hư vô mà còn là Người Cha nhân hậu chăm sóc mình đến từng sợi tóc ( x.Mt 10,30; Lc 12,7 ), là Đấng trọn lành cho mưa rơi đều trên người lành lẫn kẻ dữ, cho mặt trời mọc lên soi sáng người công chính lẫn tội nhân ( x. Mt 5,44-45 )

3. Có tâm long vi ich chung: Một người có tấm lòng vì ích chung, cách riêng vì ích lợi của những người nghèo, những người cô thế, kém phận thì rất

61

Page 62:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

dễ sẵn sàng hiến thân theo khả năng và hoàn cảnh cách hết mình. Và họ sẽ nhận được nhiều đặc sủng như chữa bệnh, làm phép lạ, nói tiên tri, phân định thần khí…do Thánh Thần ban tặng ( x. 1 Cor 12,7-11 ). Tấm lòng vì ích chung có thể nói là đối nghịch với tâm hồn ích kỷ, chỉ biết lợi ích riêng mình. Khi đã có tấm lòng vì ích chung thì ta sẽ dễ dàng xây dựng sự hiệp nhất trong sự tôn trọng cái khác biệt của tha nhân. Trái lại khi đã đặt cái tôi của mình lên trên hết, thì ta sẽ có nguy cơ tìm cách bắt kẻ khác phục vụ mình, làm theo ý riêng mình cách độc đoán, độc tài và có thể là độc ác nếu ta có chút quyền hay chút tài lực.

Gió muốn thổi đi đâu thì thổi ( x.Ga 3,8). Không ai thấy gió nhưng người ta có thể nhận ra gió qua các hiệu ứng của nó như lá bay, cây lay…Xem quả thì biết cây ( x.Mt 7,16-20 ). Mừng Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, một lần nữa xin hãy kiểm định xem chúng ta đã trổ sinh những hoa trái nào. Giả như chúng ta chưa sinh hoa kết trái tốt lành là dấu chứng tỏ rằng chúng ta chưa đón nhận hồng ân Thánh Thần mà Chúa Kitô đã ban tặng. Nếu chúng ta chưa sẵn sàng đón nhận hồng ân Thánh Thần thì cũng là dấu chứng tỏ rằng chúng ta chưa thật sự khiêm nhu, chưa biết tín thác vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa, chưa biết mưu cầu ích chung, nhất là ích lợi của của người nghèo, ngưòi kém phận…

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa

NGÔN NGƯ CHÚA THANH THÂNLễ Vọng

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

62

Page 63:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

Sach Sang thê 11,1-9 kê câu chuyên vê Thap Babel. Bấy giờ thiên hạ chỉ nói một thứ tiếng, sau khi định cư tại đồng bằng Senna, họ bàn luận với nhau: - Ta hãy nung gạch và xây một ngọn tháp chọc trời, trước khi phân tán tới mọi miền trên mặt đất. Trước ý định đầy kiêu căng và ngông cuồng đó, Thiên Chúa đã khiến tiếng nói của họ trở nên lộn xộn, người này không còn hiểu được người kia. Thế là họ đành phải ngưng việc xây tháp và ra đi mỗi người một ngả. Hình ảnh tháp Babel mượn từ các tháp ziggurat miền Lưỡng Hà: tháp vuông, nhiều tầng, càng cao tầng nhỏ lại. Những tháp này xây trong khu vực đền thờ với mục đích tôn giáo là để bắt liên lạc với thần trên cao bằng dâng lễ vật và làm bệ để thần lên xuống với con người. Ngày nay còn có nhiều di tích về các tháp này. Tác giả Thánh kinh mượn hình ảnh các tháp Ziggurat để cắt nghĩa tại sao loài người lại chia rẽ và phân tán, từ đó dạy bài học tôn giáo. Babel bởi động từ balal (làm cho lộn xộn). Tác giả dùng hình ảnh xây tháp Babel để chỉ tội cộng đồng của con người, muốn dựa vào sức lực và tài năng của mình để chống lại Chúa, gạt bỏ Chúa mà tự quyết định cho mình. Trong Cựu ước, Babel là kinh đô của một đế quốc hùng mạnh tượng trưng cho sự kiêu căng.

Một khi con người đã loại bỏ Chúa, tự nhiên chia rẽ và phân tán với đồng loại. Kiêu căng gây chia rẽ. Thiên Chúa là duy nhất và là giềng mối hiệp nhất. Sự hiệp nhất chỉ có thể được tái lập bởi và quanh Thiên Chúa. Ngày Hiên Xuống, Thánh Thần sẽ hiệp nhất nhân loại quanh Đức Kitô Phục Sinh (Cv 2,1-11). Thánh Thần làm vết thương của tháp Babel được lành. Thánh Thần là nguyên lý đoàn kết và hiệp nhất. Thánh Thần làm cho con người hiểu nhau, gần nhau, và giúp Giáo Hội trở thành Giáo Hội của mọi dân tộc.

Dưới tác động của Chúa Thánh Thần, một tình trạng mới đã được nảy sinh. Bấy giờ các môn đệ đang tụ họp ở một nơi,

63

Page 64:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

bỗng dưng có tiếng từ trời đến, ào ào như gió thổi, ùa vào nhà nơi các ông đang hội họp. Lại thấy có hình lưỡi lửa tản ra và đậu xuống trên từng người. Tất cả đều được đầy tràn Chúa Thánh Thần và bắt đầu nói được nhiều thứ tiếng khác nhau. Trong thời gian lễ Ngũ Tuần, có nhiều người Do thái từ khắp các nơi trở về Giêrusalem. Nghe tiếng ồn, họ liền tuốn đến. Và ai nấy đều bỡ ngỡ vì mỗi người đều nghe các Tông đồ nói tiếng của mình. Họ ngạc nhiên, sửng sốt, thán phục và bàn tán cùng nhau: - Phải chăng chúng ta đều nghe họ dùng tiếng thổ âm của mình mà nói đến những sự cao trọng của Thiên Chúa? Đây chính là một cuộc tụ họp đông đảo mà mọi người đều hiểu được nhau và cảm thông với nhau. Có được như vậy là do tác động của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là nguồn sức sống mãnh liệt. Chúa Thánh Thần là sự trẻ trung của Giáo hội. Chúa Thánh Thần là năng lực đổi mới thế giới. Ngài như luồng gió cường tráng. Ngài như ngọn lửa bừng bừng. Luồng gió và ngọn lửa ấy đã khơi dậy nguồn năng lực tiềm ẩn nơi những bác thuyền chài thất học, biến họ thành những con người thay đổi thế giới. Nhận lãnh ơn Chúa Thánh Thần là nhận lãnh sứ mạng hành động.

Qua hình ảnh lưỡi lửa và ơn nói nhiều thứ tiếng nơi các Tông đồ, chúng ta nhận thấy ngôn ngữ Chúa Thánh Thần dùng đã liên kết và tạo nên sự cảm thông. Đó chính là thứ ngôn ngữ của tình yêu. Thiếu vắng Ngài, thiếu vắng tác động của Ngài là thiếu vắng tình yêu, chúng ta không thể hiểu biết nhau, không thể xích lại gần nhau và không thể cảm thông với nhau. Khi đó hận thù sẽ bùng nổ. Vào năm 1887, một người Ba Lan tên là Zamenhof, đã tạo ra và cổ động cho một thứ ngôn ngữ quốc tế. ông ước mong mọi người có thể sử dụng ngôn ngữ ấy một cách dễ dàng. Tuy nhiên, thứ ngôn ngữ quốc tế này đến nay vẫn giậm chân tại chỗ. Thế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và

64

Page 65:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu và không đặt tình yêu làm nền tảng cho mọi mối liên hệ.

Tình yêu chân chính là hoạt động của Chúa Thánh Thần. Tình yêu là một thứ ngôn ngữ mà ai cũng có thể hiểu được. Tình yêu không chỉ được nói bằng lời, bằng tiếng. Tình yêu còn được nói bằng thái độ, bằng cử chỉ, bằng việc làm và bằng cả cuộc sống đong đầy tình bác ái huynh đệ. Một ánh mắt thông cảm, một cử chỉ thân thiện, hay một việc làm giúp đỡ, ngôn ngữ tình yêu dễ hiểu dễ gần nhau. Ngôn ngữ này giúp con người hiểu được nhau và hiểu được chính Thiên Chúa. Vì Thiên Chúa là tình yêu nên ai yêu thương thì gặp được Thiên Chúa.

Rất nhiều khi nhờ những hành động bác ái yêu thương mà những kẻ tội lỗi biết đường ăn năn trở về cùng Chúa. Trong đời sống gia đình cũng như trong sinh hoạt xã hội, đừng nói với nhau bằng thứ ngôn ngữ của hận thù, hiềm khích. Đừng nói với nhau bằng ngôn ngữ của chia rẽ, nghi kị. Hãy nói với nhau bằng thứ ngôn ngữ của tình yêu, ngôn ngữ của Chúa Thánh Thần. Vì ngôn ngữ của tình yêu chính là ngôn ngữ tạo được sự cảm thông và bất cứ ai cũng có thể hiểu được. Máy vi tính là phát minh hiện đại của con người. Máy cũng có một thứ ngôn ngữ riêng. Ngôn ngữ của máy vi tính xây dựng trên cơ sở lý luận toán học và sự chính xác. Ngôn ngữ máy vi tính giúp con người rất nhiều trong việc thông tin và trao đổi liên lạc với nhau nhanh chóng. Trong đời sống, con người dùng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ như Anh, Pháp, Việt Nam... cho nhu cầu thông tin liên lạc với nhau. Nhưng có một thứ ngôn ngữ ngay từ thuở sơ sinh ai cũng có, ai cũng biết. Đó là ngôn ngữ tình yêu, ngôn ngữ vỗ về âu yếm, ngôn ngữ sưởi ấm tâm hồn. Khi ngôn ngữ này được nói ra bằng âm thanh hay biểu lộ qua nét mặt nụ cười của ông bà cha

65

Page 66:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

mẹ, anh chị em, tất cả mọi người đều hiểu được cả. Ngôn ngữ tình yêu phát xuất từ trái tim tâm hồn, nên gọn nhẹ trong sáng và truyền đi tín hiệu nhanh chóng nhạy cảm ngay từ những giây phút đầu tiên của sự sống một con người. Qua ngôn ngữ tình yêu, mối liên lạc tình người được xây dựng từ cha mẹ tới con cái, con người với nhau trong đời sống.

Ngôn ngữ tình yêu không viết bằng mẫu tự A B C hay hình vẽ biểu tượng như chữ Nho, chữ Thái lan, chữ Ả rập... cũng không bằng những dấu hiệu chương trình lý luận toán học như ngôn ngữ của máy vi tính. Ngôn ngữ tình yêu từ bẩm sinh đã nằm ẩn sâu trong trái tim tâm hồn mỗi người. Ai ai cũng có chương trình ngôn ngữ đó và đều có thể sử dụng được chương trình này. Dù là tiếng mẹ đẻ, ta cũng cần phải học, phải mài giũa, phải sửa đổi mới hoàn chỉnh trong sáng văn phạm cùng câu cú. Dù là ngôn ngữ đã được hệ thống và cài sẵn chương trình chạy trong máy vi tính, người sử dụng máy cũng vẫn phải học cách sử dụng điều khiển sao cho đúng không bị sai lầm. Những sai lầm trong tiếng mẹ đẻ và trong ngôn ngữ máy vi tính là do con người sử dụng gây ra. Cần phải điều chỉnh lại cách sử dụng sao cho đúng. Trong ngôn ngữ tình yêu cũng thế, khi chương trình ngôn ngữ này sai lỗi là do con người gây ra. Thiên Chúa ghi trong tâm hồn mỗi người chương trình ngôn ngữ tình yêu. Khi sử dụng hoặc là con người không dùng đúng chương trình hoặc là muốn sử dụng sai của riêng mình. Vì thế sinh ra sai lầm và không còn truyền đi tín hiệu thông tin, không hiểu nhau được nữa. Những sai lầm đó là do thiếu tình liên đới với nhau, do chỉ chú ý tìm quyền lợi riêng tư cho mình. Ngôn ngữ tình yêu kêu gọi sự hiểu biết thông cảm với nhau, niềm vui, niềm hy vọng, sự tha thứ làm hòa và tình liên đới trong cuộc sống. Ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, các thánh Tông đồ đã tìm ra được ngôn ngữ chung cho cả nhân

66

Page 67:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

loại. Ngôn ngữ tình yêu do Chúa Thánh Thần mang đến và ghi khắc trong tâm hồn con người. Qua ngôn ngữ này ai cũng hiểu được Tin mừng ơn cứu độ của Chúa Giêsu và đến với nhau rồi cùng nhau tìm về với Thiên Chúa. Ngôn ngữ Thánh Thần kiến tạo một gia đình, mọi người là anh em con một Cha trên trời. Chúa Thánh Thần mang từ trời cao đến cho con người ngôn ngữ của Chúa Cha, ngôn ngữ này khác gì là “tiếng mẹ đẻ” của con người: ngôn ngữ tình yêu – ngôn ngữ của toàn cầu. Kinh Thánh đã được dịch ra hơn hai ngàn ngôn ngữ. Chúng ta còn cần dịch ra một thứ ngôn ngữ ai cũng hiểu, đó là ngôn ngữ của phục vụ và yêu thương.

Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy thắp lên trong lòng chúng con ngọn lửa tình yêu, để chúng con luôn nói với nhau bằng ngôn ngữ của Ngài, ngôn ngữ yêu thương và hiệp nhất. Amen.

DƯỚI TAC ĐỘNG CUA CHÚA THANH THÂNLễ ban ngày

Cv 2,1-11; 1Cr 12,3b-7.12-13; Ga 20,19-23

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

Suốt các Chúa Nhật Phục Sinh, các bài đọc 1 được trích trong sách Công Vụ Tông Đồ. Một nhà chú giải Thánh Kinh đã gợi hứng đổi Công Vụ Tông Đồ thành Công Vụ của Chúa Thánh Thần. Bốn sách Tin Mừng là Phúc Âm của Chúa Giê-su, còn Công Vụ Tông Đồ chính là Phúc Âm của Chúa Thánh Thần. Sách Công Vụ Tông Đồ là một trong những tài liệu lịch sử quý giá nhất của Thánh Kinh. Đó là lịch sử hiện hữu duy nhất của Ki-tô giáo được viết ra trước thế kỷ thứ III. Nhờ đó chúng ta biết rõ sự lớn dậy của Ki-tô giáo ở Palestina hay về

67

Page 68:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

công cuộc Truyền Giáo tại Syria, Tiểu Á, Hy-lạp và Rô-ma. Bình minh của một kỷ nguyên mới bắt đầu ló dạng.

Giáo Hội đã sống tuổi thanh xuân của mình giữa lòng Đế quốc Rô-ma, phải đối diện với ba thách đố lớn là Do-thái giáo, chính trị Rô-ma và triết học Hy-lạp. Giáo Hội phải bung ra khỏi Do-thái giáo, hội nhập vào triết học Hy-lạp để lan rộng trên toàn đế quốc Rô-ma. Chỉ với những người dân chài Ga-li-lê ít học, chỉ với một Phao-lô nhiệt thành, thế mà Giáo Hội lớn mạnh không ngừng trước bao thử thách thời đại.

Chính Chúa Thánh Thần đã không ngừng dẫn dắt Giáo Hội. Đúng như lời Thánh I-rê-nê đã nói: “Ở đâu có Thánh Linh của Đức Ki-tô ở đó có Hội Thánh. Ở đâu có Hội Thánh ở đó có Thánh linh và ân sủng”

Sách Công Vụ Tông Đồ trình bày lịch sử dưới ánh sáng đức tin. Sau khi Phó tế Stê-pha-nô bị ném đá thì khởi đầu cuộc bắt bớ rộng lớn chống Giáo Hội ở Giê-ru-sa-lem. Cộng đoàn Ki-tô hữu ở đây bị phân tán, nhiều tín hữu thoát khỏi đô thị đi tìm nơi ẩn náu. Họ đi tới đâu là rao giảng Tin Mừng tại đó. Chính đây là lúc câu nói thời danh của văn hào Tertuliano được ứng nghiệm “Máu các Thánh Tử Đạo là hạt giống làm nảy sinh các Ki-tô hữu”.

Các cộng đoàn Diaspora được thành lập. Họ hội nhập vào văn hoá địa phương để rao giảng Tin Mừng. Đoạn sách Công Vụ Tông Đồ của Chúa Nhật hôm nay kể lại vị sứ giả đầu tiên đã mang Tin Mừng đến cho người ngoại giáo, đó là người Do-thái nói tiếng Hy-lạp, phó tế Phi-lip-phê. Ngài tới thủ đô Sa-ma-ri rao giảng làm phép lạ, chữa lành nhiều bệnh tật. Người ta vui mừng đón nhận và xin theo Đạo ( Cv 8, 5 -

68

Page 69:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

8 ). Sau khi xứ Sa-ma-ri được đón nhận Tin Mừng, các Tông Đồ đã cử Phê-rô và Gio-an đến cũng cố Niềm Tin cho các tân tòng ( Cv 8, 14 - 24 ).

Kinh nghiệm sống đức tin của cộng đoàn tín hữu sơ khai là bài học quý giá cho chúng ta. Họ bị nhận chìm trong gian truân thử thách, nhưng chính lúc ấy họ cảm nhận sự hiện diện và hoạt động mãnh liệt của Chúa Thánh Thần. Như ngọn gió cuốn bay những hạt giống để rồi hạt giống lại gieo mầm sống mới ở nơi khác, ngọn gió Chúa Thánh Thần qua những cơn bách hại cũng mang lại những hiệu qủa lạ lùng. Chúa Thánh Thần là linh hồn của Giáo Hội, càng bị bách hại Giáo Hội càng lớn mạnh không ngừng.

Đọc lại lịch sử Giáo Hội Việt Nam, sau sắc dụ cấm đạo của vua Cảnh Thịnh, các cuộc bắt đạo gay gắt khiến cho những người tín hữu ở các vùng Quảng Trị, Cổ Vưu, Thạch Hãn, Hạnh Hoa chạy vào rừng núi La Vang để trốn tránh. Đức Mẹ đã hiện ra an ủi, trợ giúp. La Vang đã trở thành trung tâm hành hương của Giáo Hội Việt Nam. Các chỉ dụ cấm đạo dưới thời vua Minh Mạng, Tự Đức đã phân tán các cộng đoàn Ki-tô hữu. Họ xuôi vào Nam trốn tránh, đến vùng đất mới, rừng thiêng nước độc, họ khai khẩn điền địa và lập nên những cộng đoàn mới. Nhờ đó, khi các vị Thừa Sai đến Truyền Giáo, hạt giống Đức Tin được nảy mầm và phát triển nhanh chóng. Như hạt giống gieo xuống đất và chờ đợi, những cơn mưa đầu mùa tuôn đổ, hạt giống âm thầm đón nhận sức sống, nảy mầm, bén rễ, lớn nhanh, những cộng đoàn tín hữu đang sống đức tin thầm lặng đã gặp được các chủ chăn nên lớn mạnh và nhiều giáo xứ đã được thành lập. Chỉ trong nhãn giới đức tin, chúng ta mới nhận ra sức tác động mãnh liệt Chúa Thánh Thần, trong mọi thử thách Giáo Hội luôn có Chúa Thánh Thần nâng đỡ, trong mọi biến cố đau thương

69

Page 70:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

luôn có Chúa Thánh Thần an ủi dẫn dắt. Mỗi biến cố xảy đến trong cuộc đời đều là lời mời gọi, lời nhắn nhũ, lời cảnh báo. Đi tìm Thánh Ý Chúa, con người cần biết giải mã các biến cố ấy trong ánh sáng đức tin.

Ngày nay, có lẽ không còn những cơn bắt bớ và bách hại như xưa, thế nhưng những gian nan, những thử thách vẫn không thiếu trong đời sống đức tin. Thời đại hôm nay là thời đại xẻ núi lấp sông, vượt trùng dương, chinh phục không gian, bùng nổ thông tin, toàn cầu hoá... Nhưng xã hội hôm nay đang bị tục hoá với muôn ngàn cám dỗ ngọt ngào tinh vi của ma quỹ, xã hội đang đánh mất chiều kích siêu hình, không còn cảm thức về tội lỗi. Giáo Hội phải đối diện với một xã hội mà như triết gia hiện sinh Jean Paul Sartre đã nói: “Thiên Chúa phải chết để cho con người được tự do”.

Người ta đang xây dựng một xã hội không có Thiên Chúa, tôn giáo bị tách ra khỏi xã hội. Con người mãi mê chạy theo lối sống hưởng thụ thực dụng, cá nhân chủ nghĩa. Như thế người Ki-tô hữu phải sống và diễn tả niềm tin của mình như thế nào đây ? Bài Phúc Âm chiếu ánh sáng soi đường. Chúa Giê-su đã loan báo: “Đấng Phù Trợ là Thánh Thần, mà Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, chính Người sẽ dạy các con mọi điều, và sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con” ( Ga 14, 26 ). Khi người tín hữu chúng ta được Chúa Thánh Thần đổ tràn ơn thiêng trong đời, chúng ta sẽ yêu mến Chúa, được Chúa Cha và Chúa Giê-su ngự đến trong tâm hồn ( Ga 14, 21 ), được Chúa ban sự bình an tuyệt vời, bình an không như thế gian ban tặng ( Ga, 14, 27 ). Chúa Thánh Thần chính là chìa khoá mở ra cuộc sống mới trong Đức Ki-tô. Dưới tác động của Chúa Thánh Thần, người tín hữu làm được mọi sự trong ân sủng Đức Ki-tô. Chúa Thánh Thần giúp chúng ta sống Tin Mừng, vượt qua các thách đố thời đại như cộng

70

Page 71:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

đoàn tín hữu sơ khai đã vượt qua mọi trở ngại để loan báo và mở rộng Nước Chúa.

Ở đâu có Thần Khí là ở đó bừng lên niềm vui. Mùa xuân làm cho vạn vật bừng dậy màu xanh sự sống, Thần Khí làm cho mọi tâm hồn tràn đầy sức sống mới. Gio-an Tẩy Giả “nhảy mừng trong lòng mẹ” Đức Ma-ri-a hát lên bài ca Magnificat. Các Mục đồng hớn hở đi Bê-lem. CácTông Đồ trở nên những con người mới. Các Thánh Tử Đạo hiên ngang tiến ra pháp trường. Và chúng ta cũng được trở nên con cái Thiên Chúa, sống chứng nhân cho tình yêu, can đảm loan báo Tin Mừng Phục Sinh trên mọi nẻo đường phục vụ.

Tìm hiểu: Trong Kinh Thánh, Chúa Thánh Thần được mô tả qua những biểu tượng rất phong phú, rất cụ thể và thật là gần gũi với đời sống của chúng ta:

NƯỚC:"Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí”(Ga 3,5).

LỬA: “Họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho” (Cv 2, 3-4). HƠI THỞ: “Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,22-23). CHIM BÔ CÂU: “Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bồ câu” (Lc 3,22). ĐỀN THỜ: “Anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là Đền Thờ của Thánh Thần sao? Mà Thánh Thần đang ngự trong anh em là Thánh Thần chính Thiên Chúa đã ban cho anh em” (1Cor 6,19)

71

Page 72:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

Trong tất cả mọi sứ mạng của Giáo Hội và trong đời sống của mọi Kitô Hữu, Chúa Thánh Thần đóng một vai trò hết sức quan trọng và rất cần thiết cho đời sống đức tin bởi vì:“Không ai có thể kêu Đức Giêsu là Chúa nếu không là trong Chúa Thánh Thần” (1 Cor 12,3b)

“Để tiếp xúc với Đức Kitô, trước hết phải được Chúa Thánh Thần đánh động. Chính Chúa Thánh Thần đến đón chúng ta và khơi dậy niềm tin trong chúng ta…Sự sống có nguồn mạch nơi Chúa Cha và được ban tặng cho chúng ta trong Chúa Con, đã được thông ban cho chúng ta bởi Chúa Thánh Thần cách thâm sâu…” (Giáo Lý Công Giáo số 683).

Chúa Thánh Thần là Đấng thánh hóa, gìn giữ và làm cho mọi Kitô hữu thăng tiến về mọi khía cạnh là vì Ngài chính là:

NGUÔN SÔNG: "Từ lòng Người, sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống. Đức Giê-su muốn nói về Thần Khí mà những kẻ tin vào Người sẽ lãnh nhận” (Ga 7,38-39). NGUÔN SỨC MẠNH & CAN ĐAM: “Khi người ta nộp anh em, thì anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói gì, vì trong giờ đó, Thiên Chúa sẽ cho anh em biết phải nói gì: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em” (Mt 10,19-20). NGUÔN GÔC SỰ KHÔN NGOAN THÔNG THAI: “Khi ông Phao-lô đặt tay trên họ, thì Thánh Thần ngự xuống trên họ, họ nói tiếng lạ và nói tiên tri” (Cv 19,6). ĐÂNG BAO TRƠ, CÔ VÂN KỲ DIÊU: “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em” (Ga 14,26).

Câu hỏi gơi y chia sẻ72

Page 73:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

1. Thánh Thần là ai? Dựa vào đâu bạn biết Thánh Thần là Thiên Chúa?

2. Thánh Thần hiện đang ở đâu? Nhiệm vụ, sứ mạng của Thánh Thần là gì?

3. Làm sao nhận ra tác động của Thánh Thần? Thế nào là sống theo Thần Khí?

4.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

MEN SAY THÂN KHÍLm Giacôbê Tạ Chúc

Trong các thí nghiệm của khoa học, để một phản ứng hóa học xảy ra, bao giờ cũng có một xúc tác kèm theo: có thể là nhiệt độ, điều kiện môi trường,một chất xúc tác, hay một tác động bên ngòai nào đó. Ở bình diện tình cảm của con người cũng thế, khi hai người yêu nhau, và muốn gần nhau, bao giờ cũng có những xúc tác kèm theo như: khứu giác, vị giác, xúc giác,thính giác và thị giác. Những chất xúc tác càng mạnh về cường độ thì những phản ứng hóa học hay tình cảm sẽ có chiều tỉ lệ thuận với chúng. Xét trên góc độ của khoa học, và tình cảm là thế. Trên lãnh vực siêu nhiên, chính Chúa Thánh Thần là những “xúc tác” hướng dẫn họat động cho sứ vụ Tông Đồ của những người theo Chúa Kitô. Đọc lại lịch sử cứu độ, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra những điều này, qua một số trường hợp các nhân vật đặc biệt trong Kinh Thánh.Trước hết là trong Cựu ước, chúng ta nhận thấy Thánh Thần đến và trao phó cho họ những sứ mạng và trợ giúp về thể lý, tinh thần và thiêng liêng để giúp những người này hòan thành nhiệm vụ mà Thiên Chúa trao ban. Thánh Thần được Thiên Chúa trao ban ơn khôn ngoan để họ lãnh đạo

73

Page 74:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

đòan dân của Chúa như trong trường hợp của Môisê, Giôsua, Đavít…” Yavê phán với Môsê:”Hãy triệu tập lại cho Ta bảy mươi người, trong hàng Kỳ mục Israel, những kẻ ngươi biết là Kỳ mục của dân, những ký lục của nó, ngươi sẽ đem chúng đến Trướng Tao phùng và chúng sẽ đứng chực ở đó với ngươi. Ta sẽ xuống, và ở đó Ta sẽ phán bảo ngươi, Ta sẽ rút Thần khí có trên ngươi mà đặt trên chúng, và chúng sẽ gánh vác với ngươi gáng nặng là dân này, và ngươi sẽ không còn gánh lấy một mình”(Ds 11, 16-17). Việc xức dầu cho các vua là dấu hiệu sự hiện diện của Thánh Thần trong việc cai trị của họ:” Samuel cầm lấy sừng dầu mà xức dầu cho cậu giữa các anh và Thần Khí đã đáp xuống trên Đavít từ ngày ấy về sau”(1Sm 16,13). Dưới tác động hết sức mãnh liệt của Thánh Thần, những con người vốn mỏng dòn yếu đuối, bỗng trở nên sức mạnh phi thường:” Thần Khí xuống trên ông Samson và ông đã xé mảnh con sư tử như thể người ta xé mảnh con dê…Bây giờ Thần Khí giáng xuống trên ông, và ông đã xuống Asqalon và giết 30 người…Khi ông đến gần Lêkhi, Thần Khí Giavê giáng xuống trên ông: các chão trên tay ông đã ra ngay như sợi dây gai cháy xèo trong lửa…”( Tl14,6.19; 15,14). Ngôn sứ Mica tự coi mình là người đầy sức mạnh, đầy Thần Khí Giavê(Mk 3,8). Êdêkiel thì cho rằng Thần Khí nhập vào ông, lôi ông đứng dậy, giao cho ông sứ vụ phải thi hành hay những điều cụ thể phải làm(Ed 2,2; 3,24).Có thể kể ra rất nhiều trường hợp những con người trong Cựu ước được ơn của Chúa Thánh Thần biến đổi để trở nên những chứng nhân cho Thiên Chúa và chuẩn bị cho sứ mạng cao cả của Đấng Thiên sai. Cựu ước cũng vậy và kế đếnTân ước cũng thế, trong số những người nghèo của Giavê ngóng chờ ơn cứu độ, đã có nhiều người đón nhận được hồng ân của Chúa Thánh Thần. Tin mừng của Thánh Luca chỉ cho chúng ta thấy những con người đặc biệt này: Bà Êlisabeth (Lc 1, 41); Ông Zacaria (Lc 1, 67); và thánh Gioan Tẩy Giả (Lc 1,13-

74

Page 75:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

18). Hơn ai hết, chính Chúa Giêsu là người đón nhận tràn đầy hồng ân của Chúa Thánh Thần ngay từ lúc khởi đầu sứ vụ của mình (Lc 4,18-19). Các Tông Đồ trong ngày lễ Ngũ tuần đã nhận được sức mạnh của Chúa Thánh Thần (Cv 2,4). Thánh Phêrô tràn đầy Chúa Thánh Thần khi ra trước công nghị Do Thái(Cv 4,8). Các tín hữu họp nhau cầu nguyện cho Phêrô và Gioan cũng đầy tràn Thánh Thần( Cv 4,31). Trong số các phó tế, Stêphanô được mô tả là người đầy Thánh Thần và được thị kiến vinh quang của Thiên Chúa và Đức Giêsu ngự bên hữu Ngài:” Được đầy ơn Thánh Thần, ông( Stêphanô) đăm đăm nhìn trời, thấy vinh quang Thiên Chúa, và thấy Đức Giêsu đứng bên hữu Thiên Chúa”( Cv 7,55). Thánh Phaolô, sau khi trở lại, cũng đón nhận được ơn của Chúa Thánh Thần ( Cv 9,17; 13,9).

Qua những dẫn chứng trên, chúng ta mới có thể cảm thông với những người Do thái và Hy lạp khi họ gán cho các Tông Đồ là những kẻ say rượi:”Nhưng người khác lại chế nhạo:” Mấy ông này say rượi rồi”(Cv 2,13). Vâng những người Tông đồ của Chúa, trên cánh đồng loan báo nước Trời. Họ là những kẻ say men Thần Khí, và tràn ngập hơi cay của Thần Linh. Cũng như những người say mê Thiên Chúa và điên trong Thần Khí, là những người đã chọn Chúa Giêsu làm gia nghiệp họ như những người say không hối tiếc và những người điên không biết buồn.

Lm Giacôbê Tạ Chúc

TỪ LÒNG NGƯỜI(Lễ Vọng)

Lm LG Đăng Quang Tiến

75

Page 76:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

Lc 7,37-39: 37 Vào ngày cuối cuộc lễ, một đại lễ, Ðức Yêsu đứng dậy mà hô lên rằng: "Ai khát thì hãy đến với Ta, và hãy uống 38 kẻ tin vào Ta! như Kinh thánh đã nói: Tự lòng Ngài có những sông tuôn chảy nước sinh sống. 39 Ðiều ấy, Ngài nói về Thấn khí các kẻ tin vào Ngài sẽ lĩnh lấy, vì Thần khí chưa có, bởi Ðức Yêsu chưa được tôn vinh. 

Đoạn 7:37-39 liên kết với đoạn trước. Chúa Giêsu đã đi dự lễ Lều nhưng cách kín đáo (7:10). Người nói diễn từ đầu tiên khi Người đã ở nửa chặng đường (7:14). Và diễn từ trong đoạn 7:37-39 nầy là vào ngày cuối cùng của lễ Lều. Theo sau đoạn nầy là phản ứng của dân chúng (7:40-44), và phản ứng của các thượng tế và nhóm Pharisêô (7:45-52). Chủ đề chính của đoạn là nói về nước ban sự sống ban cho những người tin. Nước ấy chính là Thánh Thần được ban khi Chúa Giêsu được tôn vinh. 

Diễn từ ngắn nầy có thể phân chia như sau: - Khung cảnh của diễn từ (c. 37a); - Diễn từ về nước ban sự sống (cc. 37bc-38); - Lời chú thích của thánh sử (c. 39). 

Khung canh cua diên tư (c. 37a) Khung cảnh của diễn từ là dịp lễ Lều là vào ngày cuối cùng (c. 37a). Ngày nầy được nhấn mạnh là “ngày trọng đại”, vì trong bảy ngày của dịp lễ, ngày cuối cùng là ngày cao điểm và có nhiều nghi lễ đặc biệt.  

Lễ Lều là một trong những lễ lớn nhất trong năm của người Do thái thời xưa. Lễ Lều được quy định từ ngày 15 đến 21 của tháng thứ bảy trong năm (vào khoảng cuối tháng 9 hay đầu tháng 10 theo dương lịch thời nay) (Lv 23:34.37; Ds 29:12-34). Nếu mưa rơi nhiều trong thời gian nầy, đó là dấu hiệu bảo đảm một mùa mưa dồi dào; như thế mùa màng năm tới sẽ phong nhiêu. Mỗi sáng đều có nghi thức rước

76

Page 77:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

kiệu. Người ta đi xuống lấy nước từ mạch nước Gihôn ở phía đông nam đồi của đền thờ. Nguồn nước nầy cung cấp nước cho hồ Silôam. Một tư tế múc nước đầy bình vàng từ nguồn nước cứu độ nầy, “Các bạn sẽ vui mừng múc nước từ nguồn cứu độ” (Is 12:3). Khi đoàn rước đến trước bàn thờ toàn thiêu đặt trước đền thờ, vị tư tế đi quanh bàn thờ và đổ nước trên bàn thờ và để nước chảy xuống đất. Vào ngày thứ bảy, nghi thức đi quanh bàn thờ làm đến bảy lần. 

Lễ Lều rất quan trọng và mang tính cách linh thánh đối với người Do thái, vì việc cung hiến đền thờ Salômôn đã xảy ra vào dịp lễ Lều (1 Vua 8:2.65-66; 2 Niên biểu 5:3; 7:8-10). Đồng thời nó cũng liên kết với “ngày khải hoàn của Chúa”. Trong khung cảnh của lễ Lều, Zacharia mô tả vị vua thiên sai vào thành Giêrusalem, chiến thắng và cỡi trên một con lừa (9:9). Chúa tuôn đổ lòng trắc ẩn xuống trên Giêrusalem (13:1), Người mở ra một nguồn nước cho nhà Đavít để tẩy sạch Giêrusalem (13:1); nước hằng sống tuôn ra từ Giêrusalem đến tận Địa Trung Hải và Biển Chết (14:8); và sau cùng, mọi quân thù bị tiêu diệt, dân chúng hằng năm lên Giêrusalem để giữ lễ Lều nầy (14:16) (x. Raymond E. Brown, The Gopsel according to John I-XII, AB, vol. 29 (NY, 2006), p. 326-327). 

Diên tư vê nươc hằng sông (cc. 37bc-38) Trong phần nầy có vấn đề về bản văn. Đa số các ấn bản và bản dịch ngày nay đều theo Textus Receptus là đặt dấu chấm vào cuối câu 37, và đọc là: “Ai khát, hãy đến (với Tôi) và uống. Ai tin vào Tôi, như Kinh thánh đã nói, tự lòng người ấy trào ra những giòng nước sinh sống”. Trong trường hợp nầy lời kinh thánh qui chiếu về những người tin, và nguồn nước sinh sống phát xuất từ họ. Những người ủng hộ cách giải thích nầy, trong đó có Ôrigênê và các giáo phụ Phương Đông, dựa vào thủ bản P22 (thế kỷ thứ hai), và Gio 4:14

77

Page 78:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

trong đó Chúa Giêsu nói đến nguồn nước trong người tin vọt ra sự sống vĩnh cửu.  

Cách dịch thứ hai là đặt dấu phẩy vào cuối câu 37, như bản Kinh Thánh Giêrusalem và một số tác giả mới đây đã làm. Đọc như thế nầy: “Ai khát, hãy đến (với Tôi), và uống, người tin vào Tôi, như kinh thánh đã nói, tự lòng người ấy trào ra những giòng nước sinh sống”. Theo cách giải thích nầy, “người ấy” (ngôi thứ ba số ít) chỉ “Tôi” đi trước, chính là Chúa Giêsu thay vì người tin hay cũng là người khát nước. Bản dịch của Nguyễn Thế Thuấn theo cách đọc nầy. 

Cách dịch thứ ba là đặt dấu chấm sau câu 38a, đọc như thế nầy: “Ai khát, hãy đến (với Tôi), và uống, người tin vào Tôi. Như kinh thánh đã nói, tự lòng Người trào ra những giòng nước sinh sống”. Trong trường hợp nầy, những giòng nước sinh sống trào ra từ cung lòng của Chúa Giêsu. Bản dịch của Phụng Vụ Giờ Kinh theo cách đọc thứ ba nầy.  

Theo mạch văn, có thể quả quyết Chúa Giêsu là nguồn nước sinh sự sống. Động từ pisteuō “tin” ở dạng phân từ xuất hiện hai nơi cc. 38 và 39. Ở câu 38, ho pisteuōn, phân từ hiện tại diễn tả tính tổng quát, “những người tin”. Ai tin vào Chúa đều được mời gọi đến uống nước nơi Người. Ở câu 39, ho pisteusantes, phân từ aorist, chỉ những người đã tin rồi. Những người nầy sắp được lãnh nhận Thánh Thần. Trong cả hai trường hợp đều đòi hỏi lòng tin vào Chúa Giêsu, và nước sinh sự sống và Thánh Thần đều chỉ một thực tại duy nhất. Nước ấy là Thánh Thần và chỉ có thể phát xuất từ Chúa Giêsu. 

Như thế Chúa Giêsu là nguồn nước sinh sự sống. Lời mời gọi và mệnh lệnh “Hãy đến uống” (c. 37bc) nhắc nhớ lời Chúa Giêsu nói với Người phụ nữ xứ Samaria. Người hứa

78

Page 79:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

là những ai đến uống nước Người ban là sẽ không còn khát nữa (4:14), vì Người chính là nguồn nước sinh sự sống (4:10). Koilia, theo nghĩa đen là “cái bụng” “cái dạ” (3:4; Mt 19:12; Lc 1:15). Theo nghĩa bóng, koilia chỉ tâm hồn, con tim hay nơi thâm sâu nhất của con người. Như thế có thể hiểu là nước sinh sự sống nầy ám chỉ nước và máu chảy ra từ con tim bị đâm thủng của Chúa Giêsu (19:34). 

Lơi chu thich cua thanh sư (c. 39) Thánh sử thấy nước hằng sống ở đây trong tương quan với Thánh Thần. Lời hứa ban Thánh Thần nầy chỉ được thực hiện khi Người được tôn vinh, edoxasthē. Doxazō “tôn vinh” ở thể thụ động ám chỉ Thiên Chúa là chủ hành động. Việc tôn vinh chỉ được thực hiện ngang qua sự chết (12:16; 13:31.32). Gioan khẳng định điều nầy khi nói đến việc Phêrô phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa (21:19). Như thế, Chúa Giêsu ban Thánh Thần ngay lúc Người chết trên thập giá, paredōken to pneuma, “Người giao phó linh hồn/ thần khí” (19:30). 

Thánh Thần là nước sinh sự sống không bao giờ khô cạn. Người cũng là nguồn tình yêu của Thiên Chúa cho con người, vì Thánh Thần là hoa trái của tình yêu tự hiến cho đến cùng của Chúa Giêsu.

BÌNH AN CHO CAC CON(Lễ Ban Ngày)

Lm LG Đăng Quang TiếnGa 20:19-31: 19 Vào lúc xế chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi ở của các môn đồ các cửa đều đóng kín, vì

79

Page 80:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

sợ người Do Thái; Ðức Yêsu đã đến, đứng giữa họ, và Ngài nói: "Bình an cho các ngươi!" 20 Nói thế rồi, Ngài cho họ thấy tay chân và cạnh sườn Ngài. Các môn đồ mừng rỡ, vì được thấy Chúa. 21 Một lần nữa, Ngài nói với họ: "Bình an cho các ngươi! Cũng như Cha đã sai Ta, Ta cũng sai các ngươi " 22

Nói thế rồi, Ngài thổi hơi trên họ và nói với họ: "Hãy chịu lấy Thánh Thần. 23 Các ngươi tha tội cho ai, thì tội họ được tha; các ngươi cầm giữ tội ai, thì tội họ bị cầm giữ!"

24 Tô-ma, nghĩa là "sinh đôi", là một người trong nhóm Mười hai, không ở với họ khi Ðức Yêsu đến. 25 Các môn đồ khác nói với ông: "Chúng tôi đã thấy Chúa!" Ông nói với họ: "Nếu nơi tay Ngài, tôi không thấy các đấu đinh, và tra tay tôi vào lỗ đinh, cùng tra bàn tay tôi vào cạnh sườn Ngài, tôi sẽ không tin!" 26 Tám ngày sau, các môn đồ ở trong (nhà), có Thôma ở với họ, Ðức Yêsu đến, đang lúc các cửa đều đóng kín; Ngài đứng giữa họ và nói: "Bình an cho các ngươi!" 27 Ðoạn Ngài nói với Thôma: "Hãy đem ngón tay ngươi đặt đây, này tay Ta; hãy đem tay ngươi tra vào cạnh sườn Ta và đừng ở như người cứng tin, mà là như người thành tín!" 28 Thôma đáp lại và nói với Ngài: "Lạy Chúa tôi và là Thiên Chúa của tôi!" 29 Ðức Yêsu nói với ông: "Bởi thấy Ta, ngươi đã tin. Phúc cho những ai không thấy mà tin!"30 Ðức Yêsu đã làm trước mặt các môn đồ của Ngài nhiều dấu khác lạ nữa, không viết lại trong sách này. 31 Các điều đã viết đây, là để anh em tin rằng: Ðức Yêsu chính là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa; và bởi tin thì anh em được có sự sống nhờ Danh Ngài.  Bôi canh cua đoan 20:19-23 là buổi chiều cùng ngày Phêrô và Gioan chạy ra mồ Chúa (20:1-10). Chúa hiện ra cho các môn đệ sau khi Maria tin cho họ biết là cô đã thấy Người. Có thể phân đoạn nầy thành hai dựa trên lời Chúa nói: “Bình an cho các con” (20:19.21). Một hành động được kèm theo sau mỗi lời nầy: Chúa cho các ông xem tay và cạnh sườn

80

Page 81:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

(20:20a), Người sai các ông đi và ban Thánh Thần (20:21b-22). Theo sau hành động của Chúa là thái độ của các môn đệ: vui mừng vì thấy Chúa (20:20b) và lãnh nhận quyền tháo gỡ tội lỗi (20:23). 

Chúa Giêsu ban bình an lần thứ nhất để chứng tỏ Người đã sống lại. Vì sợ người do thái mà các môn đệ đã mất bình an. Dấu hiệu bên ngoài của sợ hãi là họ đóng chặt mọi cánh cửa. Họ sợ người do thái vì người do thái đóng vai trò chủ chốt trong việc bắt và đóng đinh Người (18:12). Nhiều người khác cũng đã phải sợ quyền lực nầy, nhất là trong những chuyện liên quan đến Người (7:13; 9:22; 19:38). Hơn nữa, trước những sự kiện Phêrô và Maria Mađalêna đã thuật lại, họ càng xao xuyến thêm. Phải tin vào ai? Chúa Giêsu đã báo cho họ trước là đừng để tâm hồn xao động, cả khi bị bắt bớ vì Người đã ban cho họ sự bình an của Người (14:27; 16:33). Lần nầy rất ý nghĩa, việc ban bình an của Người kèm theo việc cho các môn đệ thấy vết thương ở tay và cạnh sườn. Đó là những dấu vết của cuộc thương khó mà Người đã chịu bởi tay người do thái (19:34). Nhưng Người đã sống lại. Người đã chiến thắng sự chết mà người do thái xem như là biện pháp cuối cùng và hiệu quả nhất đã nghĩ ra để tiêu diệt Người. Do đó, không còn lý do gì để phải sợ hãi nữa khi họ thấy những người ấy chỉ giết được thân xác của Thầy. Ngược lại, họ vui mừng vì đã thấy và gặp lại Người. Nỗi vui mừng ấy từ nay không ai lấy mất được (16:22; 20:20).      Chúa Giêsu ban bình an lần thứ hai để sai các môn đệ đi và mở ra giai đoạn mới. Để thực hiện, Chúa Giêsu đã làm cho các môn đệ những điều mà Chúa Cha đã làm cho Người: ban sứ mạng và Thánh Thần. Người sai họ đi như Chúa Cha đã sai Người vào trần gian (17:18). Họ lãnh nhận cùng một sứ mạng như Người đã lãnh nhận. Người ban cho họ Thánh Thần mà Người đã lãnh nhận trong ngày khởi đầu sứ

81

Page 82:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

vụ (1:33). Bây giờ Người đã được tôn vinh, nên Người có thể ban Thánh Thần ấy lại cho các môn đệ của Người (x. 7:39). Hơn nữa, trong lời ban bình an (cc. 19.21) Người bảo đảm cho họ cả sự hiện diện luôn mãi của Người.  

Với quyền tháo gỡ tội lỗi được ban cho các môn đệ (c. 23), Chúa Giêsu muốn họ chuẩn bị tâm hồn con người để đón nhận tin mừng về sự phục sinh của Người; việc mà Người đã làm khi khởi đầu việc rao giảng (x. Mk 1:14-15). Tuy nhiên, lúc nầy vì Người đã hoàn tất công trình cứu chuộc và đã biểu lộ cách rõ ràng Người là Con Thiên Chúa đã sống lại trong vinh quang phục sinh, nên lời mời gọi tin vào tin mừng (x. Mk 1:15) sẽ đồng nghĩa với một chọn lựa: tin vào Chúa Kitô sống lại thì được cứu độ, và không tin vào Người thì bị kết án (x. 3:18). Đó là lý do tại sao Người ban cho các môn đệ quyền tháo gỡ tội lỗi dựa trên phán đoán ai tin hay không tin vào Chúa Giêsu sống lại.  

Chúa Giêsu sống lại ban sự bình an không sợ hãi sự chết cho những ai tin vào Người. Sự bình an ấy ban cho họ sức mạnh để loan báo tin mừng Người đã phục sinh. 

Bôi canh cua phân hai (20:24-29): không gian vẫn là tại căn phòng nơi các tông đồ đang tụ họp (20:19); thời gian là “tám ngày sau” (20:26). Bố cục của đoạn có thể phân chia như sau: - Tôma, người vắng mặt trong lần hiện ra trước (20:24); - Lời chứng của các tông đồ và Tôma không tin (20:25); - Đối thoại của Chúa Giêsu và Tôma (20:26-28); - Kết luận của Chúa Giêsu (20:29). 

Tôma không có mặt với các tông đồ khác trong lần Chúa Giêsu hiện ra trước (20:19-23). Lời chứng của các tông đồ: “Chúng tôi đã thấy Chúa” (20:25a) giống như lời của Maria Mađala (20:18). Tương quan giữa “thấy” và “tin” rất được

82

Page 83:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

nhấn mạnh (1:50; 3:36; 4:48; 19:35), và đặc biệt trong trình thuật về sự sống lại. Gioan “đã thấy và đã tin” (20:8), Maria Mađala đã thấy Chúa (20:18), các tông đồ cũng đã thấy (20:20.25). Phần Tôma, thấy để có thể tin không đủ; ông muốn có thêm kinh nghiệm “đụng chạm” nữa. Ông đặt điều kiện “nếu tôi không… thì tôi không”, nghĩa là nếu Chúa không thực hiện những điều kiện của ông, thì không vẫn từ chối tin vào lời chứng của các tông đồ khác (x. 20: 25b). Maria Mađala muốn giữ thân xác Chúa Giêsu lại (x. 20:17), còn Tôma muốn đụng chạm đến các vết thương ở tay, chân và cạnh sườn Người. Các vết thương nơi tay và chân do bị đóng đinh (19:18), và nhất là vết thương ở cạnh sườn do một người lính đâm thủng (19:34) là những yếu tố rất cần thiết giúp cho các tông đồ tin. Chúng giúp cho các tông đồ tin là Đấng Sống Lại cũng chính là Đấng Đã Bị Đóng Đinh, và đã có một chứng nhân giữa họ thấy Người bị đâm ở cạnh sườn (x. 19:34). Bởi đó, Người đã cho các tông đồ thấy “tay và cạnh sườn” (20:20). Họ thấy và họ đã tin. Còn Tôma, không chỉ thấy, mà còn muốn đụng tay vào những vết thương ấy. Vậy, ông đặt cho Chúa Giêsu một điều kiện phải thực hiện để ông có thể tin. 

Chua Giêsu va Tôma (20:26-28).  Tám ngày sau, Chúa Giêsu lại hiện ra giữa các tông đồ lúc cửa đang đóng, và lời chào như lần trước: “Bình an cho các con” (20:19.21.26). Điều nầy cho thấy sự liên hệ với đoạn trước (20:19-23). Hơn nữa, chỉ dẫn về thời gian “sau tám ngày” đối chiếu với “ngày thứ nhất” (20:1) “cùng ngày hôm ấy” (20:19) cho thấy các lần hiện ra Chúa Giêsu cố ý thực hiện trong Ngày của Chúa. Lần nầy, có Tôma hiện diện, và Chúa Giêsu có cơ hội thực hiện những điều kiện của ông. Người ra cho ông các mệnh lệnh: “Hãy xỏ ngón tay vào”, “Hãy đặt tay vào” các vết thương của Người (20:27); đồng thời, “Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin” (20:27c). Người

83

Page 84:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

cho ông thực hiện kinh nghiệm cách thể lý theo như các điều kiện ông đã đặt ra. Rồi Người mời gọi ông vượt qua bên kia lòng tin có điều kiện ấy để chỉ tin vào Người. Điều kiện cần thấy mới tin, hoặc có thêm kinh nghiệm đụng chạm, không phải là điều Chúa Giêsu ưa chuộng (x. 3:36). Vì có nhiều Người thấy mà vẫn không tin (x. 6:30.36). Tôma đã chấp nhận thách đố của Người, và đã tuyên xưng: “Lạy Chúa của tôi, lạy Thiên Chúa của tôi” (20:28). Martha cũng tuyên xưng tương tự như thế vào Chúa Giêsu trong biến cố Lazarô được làm cho sống lại (x. 11:27), sau khi Chúa Giêsu tự xưng chính Người là sự sống lại và sự sống (11:25). Như thế, lời tuyên xưng nầy cho thấy Tôma tin là Chúa Giêsu đã sống lại; đồng thời qua đó, ông bước vào niềm tin của các tông đồ khác và của Maria Mađala vào Chúa Sống Lại khi họ nói là họ đã thấy “Chúa” (x. 20:8.18.20.25.28; 21:7.12). Vậy, từ niềm tin có điều kiện, Tôma đã nhận biết Đấng Sống Lại và hết cứng lòng tin.  

Phúc cho những ai không thấy mà tin (20:29). Tin mừng về Đấng Sống Lại phải được loan báo theo lệnh truyền. Maria Mađala nhận lệnh đi báo lại cho các tông đồ  (20:17); các tông đồ loan báo cho Tôma (20:25). Và dĩ nhiên, tin mừng nầy còn được loan truyền cho các thế hệ tiếp nối theo sau. Đấng Sống Lại sẽ ra đi. Không thể mọi người đều có thể làm kinh nghiệm như Tôma và các tông đồ. Bởi đó, mối phúc “Phúc cho những ai không thấy mà tin” (20:29) cho thấy lời loan báo “Chúng tôi đã thấy Chúa” (20:18.25) của những chứng nhân đầu tiên là quan trọng hơn cả và đầy đủ rồi để có thể tin là Chúa Giêsu đã sống lại (20:18.25; 1Gio 1:1) và không cần mỗi người phải có một kinh nghiệm thấy Người và đụng chạm Người cách thể lý. 

Chúa Giêsu Sống Lại không còn ở trong điều kiện xác phàm như lúc Người đến trần gian, nên việc thấy Người bằng mắt

84

Page 85:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

xác phàm cũng không cần thiết nữa. Chỉ tin vào lời chứng của các tông đồ về Chúa Sống Lại là đủ. 

KHI ĐÂNG PHÙ TRƠ ĐẾN(Lễ Ban Ngày)

Lm LG Đăng Quang TiếnGa 15,26-27: 26 Khi Đấng Phù Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ gởi đến anh em từ nơi Chúa Cha, Ngài là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Ngài sẽ làm chứng về Thầy. 27 Cả anh em nữa, anh em cũng làm chứng, vì ngay từ đầu anh em ở với Thầy. 

16,12-15: 12 Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em, nhưng anh em không mang nổi bây giờ. 13 Khi nào Ngài đến, Thần Khí sự thật sẽ hướng dẫn anh em trong sự thật toàn vẹn. Vì Ngài sẽ không nói tự mình, nhưng những gì Ngài sẽ nghe, Ngài sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến. 14 Ngài sẽ tôn vinh Thầy, vì Ngài sẽ lấy những gì của Thầy và sẽ loan báo cho anh em. 15 Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy. Vì thế mà Thầy đã nói là Ngài lấy những gì của Thầy và sẽ loan báo cho anh em.  

Bài Tin mừng của Chúa nhật nầy gồm hai đoạn không liên tục nhau; do đó cần giải thích riêng theo mạch văn của chúng. Điểm chung là cả hai đoạn đều nói về Chúa Thánh Thần, tuy trình bày về Ngài dưới những khía cạnh khác nhau. Đoan 15:26-27 được xen vào giữa hai đoạn nói về việc thế gian ghét Chúa Giêsu (15:18-24) và bắt bớ các môn đệ (16:2-4a). Nó liên kết với hai đoạn trên qua chủ đề “làm chứng”. Trong những câu 14:16-17.26 đã nhắc đến Thần Khí sự thật - Đấng Phù Trợ. Điểm chung được ghi nhận là Ngài đến từ Chúa Cha, như Chúa Giêsu vậy (x. 8:42; 13:3; 17:8). Điểm riêng là ở đây nhấn mạnh việc làm chứng của

85

Page 86:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

Ngài, khác với việc lưu lại, dạy dỗ và nhắc nhớ như trong những lần trước (x. 14:17; 14:26). Bên cạnh Gioan (1:15.19; 5:36), kinh thánh (5:39), chính Chúa Giêsu (18:37), công việc (5:36; 10:25) và Cha của Ngài (8:18) làm chứng cho Ngài, còn có Chúa Thánh Thần và các môn đệ (15:26-27), vì Ngài cần chứng từ của Ngài khác (x. 5:32). 

Việc làm chứng phải là làm chứng cho sự thật về Chúa Giêsu; bởi đó, trong đoạn nầy Chúa Thánh Thần được gọi là Thần Khí sự thật (15:26; 1 Gio 5:6). Nhưng sự thật gì? Sự thật về Chúa Giêsu: Ngài là Con Thiên Chúa (12:27) và là Vua - Đấng Kitô (x. 12:13; 18:33; 19:3.14.19.21). Nhiều lần trong những tranh luận với các thủ lãnh Do thái, Chúa Giêsu đã nói đến điều nầy. Trước mặt Philatô, Ngài đã  tự làm chứng cho mình và đã khẳng định cách chắc chắn “Ngài là Vua” (18:37). Đây là lý do chính đưa đến việc Ngài bị ghét bỏ và đóng đinh vào thánh giá (7:26-27.31.41-42; 10:24). Vì thế, trong bối cảnh của đoạn nói đến việc thế gian ghét Chúa Giêsu cách vô cớ (15:25), nhiệm vụ của Thần Khí sự thật phải được hiểu là làm chứng rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa và cũng là Đấng Kitô (Gio 1:33; 1 Gio 5:6). Ngoài ra, Chúa Thánh Thần đến còn để trợ giúp các môn đệ trong việc làm chứng (Tđcv 1:8). Lý do họ phải làm chứng là vì họ đã ở với Chúa Giêsu ngay từ đầu. Điều nầy các tông đồ sẽ xác nhận khi họ đi rao giảng (Tđvc 1:22; 2:32; 3:15; 4:20; 5:32; 1 Gio 1:1). Nội dung lời chứng của các môn đệ cũng như trên: Chúa Giêsu là Chúa và là Đấng Kitô (3:14.26; 4:26; 10:38). Còn những thử thách và bách hại mà họ chịu, như Thầy của họ, là những cơ hội thuận lợi để có thể làm chứng bằng hành động cho Ngài (16:2-4); Gioan viết Tin mừng ra cũng với mục đích là để làm chứng cho Ngài (Gio 21:24). Như thế, các tông đồ đã làm chứng cho Chúa Giêsu trong cả chữ viết, lời nói và hành động.  

86

Page 87:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

Đoan 16:12-15 là phần cuối của đoạn 16:4b-15, trong đó nói đến vai trò của Chúa Thánh Thần đối với các môn đệ; trong khi các câu 16:8-11, nhiệm vụ của Ngài đối với thế gian nầy. Đoạn nầy chia thành: 1- Khả năng tiếp nhận của các môn đệ và sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần (16:12-13); 2- Tương quan của Chúa Thánh Thần với Chúa Giêsu (16:14-15).  

Chúa Giêsu đã nói tất cả cho các môn đệ những gì Ngài nghe từ Chúa Cha (x. 15:15). Tuy nhiên, Ngài đã gởi Chúa Thánh Thần đến vì họ không có khả năng hiểu trọn vẹn những gì Ngài đã nói, “họ không thể mang nổi”. Do đó, nhiệm vụ của Chúa Thánh Thần là “hướng dẫn họ trong mỗi sự thật” (16:13). Ngài giúp họ hiểu cách thâm sâu hơn những chân lý đã được bày tỏ, hơn là khám phá thêm những điều mới. Những chân lý nầy phát xuất từ Chúa Cha, chuyển thông qua Chúa Giêsu, chứ không phải bắt nguồn từ Chúa Thánh Thần (x. 7:16; 8:28; 12:49; x. 5:19-27; 14:9-10). Như thế, chỉ có một mạc khải và một Thánh Thần là Đấng soi sáng các môn đệ hiểu nội dung của mạc khải ấy.  

Khi loan báo lời của Chúa Giêsu, Chúa Thánh Thần tôn vinh Ngài (16:14-15). Động từ “tôn vinh” thường chỉ đến việc Chúa Giêsu trải qua sự chết và được chỗi dậy trong vinh quang. Trong việc nầy Cha và Con tôn vinh lẫn nhau (12:23.28; 13:31-32; 17:1.5). Như thế, công việc Chúa Thánh Thần là làm cho thông hiểu công trình cứu chuộc của Chúa Con, và qua đó tôn vinh Ngài.  Khi đến để làm chứng và loan báo lời của Chúa Giêsu, Chúa Thánh Thần cũng làm cho các môn đệ hiểu thấu đáo lời của Ngài và trở nên chứng nhân của Ngài.

Lm LG Đăng Quang Tiến

87

Page 88:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

CHÚA THANH THÂNNGUYÊN LÝ SÔNG VÀ HIÊP NHÂT

(Ga 20,19-23) Lm. An Phong, OP

Mùa Phục sinh được kết thúc với lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Qua biến cố này, sức sống Phục sinh từ Ðức Kitô được phát triển sung mãn; vì Chúa Thánh Thần hiện xuống để khai sinh Giáo hội và làm cho Giáo hội được tràn đầy sức sống trong sự hiệp nhất. Thế nên, Chúa Thánh Thần chính là nguyên lý làm cho sống; Ngài cũng là nguyên lý làm nên sự hiệp nhất trong cộng đoàn dân Chúa.

Sống, đó là hoạt động và tăng trưởng. Hai dấu hiệu đó cho thấy một sức sống đang tăng trưởng dồi dào hay đang suy yếu. Một sinh vật, nếu không hoạt động (ít nhất là hoạt động ngay trong chính mình, như trường hợp cây cối) và không tăng trưởng, nó đang đi đến chỗ chết. Ngược lại, một sức sống sung mãn được thể hiện trọng hoạt động "mạnh" và tăng trưởng "nhanh". "Ðức tin sống" là đức tin đang hoạt động và đang tăng trưởng.

Chúa Thánh Thần là nguyên lý sống của đời sống đức Tin. Nói cách khác, chính Chúa Thánh Thần nâng đỡ đức tin của chúng ta và làm cho đức tin đó hoạt động mạnh mẽ trong cuộc đời kitô hữu; điều này được nhận thấy dễ dàng qua hiệu quả của công việc chúng ta thực hiện. Hiệu quả công việc đó là "xây dựng một nước công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần" (Phao-lô); hiệu quả đó là hoa trái đức Ái, là lòng kiên vững Cậy Trông.

Như thế, chúng ta hãy cầu xin Thánh Thần cho đức Tin ta sống và sống dồi dào hơn.

Hình ảnh tháp Babel, biểu tượng sự chia rẽ, đã bị xóa bỏ toàn bộ trong lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, vì

88

Page 89:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

Chúa Thánh Thần là nguyên lý hiệp nhất, Ngài giúp cho con người hiểu được "tiếng lòng" của nhau. Ngài làm cho muôn người được đồng tâm nhất trí trong một đức Tin, một tình yêu. Sự chia rẽ sẽ dẫn đến sự chết, suy tàn; nhưng hiệp nhất sẽ làm nên sức sống mới, làm tăng trưởng luôn. Chính Chúa Thánh Thần đã hiệp nhất muôn người muôn ý, để xây dựng chi thể Ðức Kitô là Hội thánh.

Ngày lễ Chúa Thánh Thần là dịp để chúng ta cầu nguyện cho sự hiệp nhất của tất cả những người tin Chúa Giêsu trên trần gian này.

Chúng ta cầu khẩn nài xin Chúa Thánh Thần ngự xuống trong chúng ta và trong cộng đoàn chúng ta; để "Dân Cha rực sáng như dấu chỉ nói lên sự hiệp nhất và hòa thuận, trong một thế giới bị xâu xé vì bất hòa" (Kinh Tạ Ơn / mẫu hội họp I).

Lạy Chúa Giêsu,Chúa là hy vọng của chúng conXin Chúa đừng để đời sống chúng con rơi vào hư vô,Nhưng xin cho niềm khát khao sống thánh thiệnnở noa trong chúng con và làm vinh danh Chúa. Amen. (một thanh niên Châu Phi)

 Lm. An Phong, OP

NGỌN LỬA TÌNH YÊU(Ga 20, 19-23)

Lm. Giuse Đô Vân Lực, OP Xã hội hôm nay đang mở ra đón nhận những luồng gió mới. Ðối thoại là con đường dẫn tới chân lý. Thái độ bảo thủ, cố chấp khó được chấp nhận. Có chân thành đối thoại mới thấy được tất cả nét đẹp của chân lý nơi tha nhân. Chân lý chỉ có

89

Page 90:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

một, nhưng có nhiều cách diễn tả khác nhau. Chính Thánh Linh sẽ cho thấy tất cả nét phong phú tuyệt vời của chân lý. Nói khác, duy nhất nhưng vẫn khác biệt. Có tôn trọng nét đặc thù mới thấy tất cả vẻ kỳ diệu của chân lý, gia tài chung của nhân loại.

THÂN CHÂN LÝ Chân lý không phải là sở hữu của riêng ai. Chính khi nhân danh chân lý tiêu diệt sự khác biệt trong duy nhất, người ta đánh mất chân lý. Trong ngày lễ Ngũ tuần, khi "tràn đầy ơn Thánh Thần" (Cv 2:4), các môn đệ Ðức Giêsu đã làm nhiều người "kinh ngạc vì ai nấy đều nghe các ông nói tiếng bản xứ của mình" (Cv 2:6). Họ đã không nghe thấy tiếng Do thái từ miệng những người Galilê đó. Thánh Linh có thể làm cho thính giả nghe và hiểu được tiếng Do thái dễ dàng. Nhưng Người đã không làm chuyện đó. Sự đồng bộ trong ngôn ngữ hay văn hóa chưa chắc đã đem lại sự hiệp nhất. Cùng nghe một sứ điệp bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau đó là nét kỳ diệu của Thần Chân lý, "Ðấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha" (Ga 15:26).

"Thần Khí sự thật sẽ làm chứng về Thầy" (Ga 15:26), vì "Thầy là sự thật" (Ga 14:6). Chỉ có sự thật mới làm chứng cho sự thật. Ai muốn làm chứng cho Thầy cũng phải "đứng về phía sự thật" (Ga 18:37). Nếu không, họ không thể được "sự thật giải phóng" (Ga 8:32), do đó không thể có tự do, được giải thoát khỏi cuộc đời ồn ào để "nghe tiếng" Chúa (Ga 18:37). Không nghe tiếng Chúa, làm sao nói về Chúa ? Khi được nghe tiếng Chúa : "Cả anh em nữa, anh em cũng làm chứng"(Ga 15:27), người môn đệ sung sướng biết chừng nào ! Nhưng niềm vui đó chỉ có thể trọn vẹn, khi họ trở nên những "thần chân lý". Thật vậy, họ phải được "thánh hiến trong sự thật" (Ga 17:17), hòa nhập hoàn toàn vào sự thật, mới có thể làm chứng cho sự thật. "Khi nào Thần Khí

90

Page 91:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn" (Ga 16:13). Sự thật toàn vẹn đó vượt quá khả năng lãnh nhận của con người, vì phát xuất tự Thiên Chúa. Chính Thánh Linh sẽ thực hiện việc kỳ diệu đó. Cũng như Con Thiên Chúa, Thánh Linh "sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến" (Ga 16:13). Những điều sẽ xảy đến cho người môn đệ cũng là những điều đã xảy đến cho Thầy Chí Thánh, vì "trò không hơn Thầy" (Mt 10:24). Nói lên những điều đó phải là những ngôn sứ, những người nói sự thật, vì "lời Cha là sự thật" (Ga 17:17).

Cũng như Thánh Linh, khi loan báo sự thật như thế, họ làm vinh danh Thiên Chúa, đúng như lời Ðức Giêsu đã nói : "Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em" (Ga 16:14). Tự bản chất, "lời Thầy là thần khí và là sự sống". Nghĩa là, sự thật mạnh mẽ và uyển chuyển như chính sự sống, chứ không cứng ngắc như xác chết. Không thể có sự thật một chiều. Trái lại, sự thật đa dạng và có thể xuất hiện trong những hoàn cảnh và với những con người bất ngờ. Chấp nhận chân lý trong những điều kiện cụ thể như thế đòi con người phải có một tấm lòng mở rộng. Mở rộng để chấp nhận những con người hay não trạng khác với mình. Mở rộng để thấy được những nét biến ảo kỳ diệu của chân lý. Ðức Giêsu là chân lý, nhưng là một chân lý đã nhập thể, chứ không còn thuần túy ở trên trời. Con đường nhập thể của Chúa không phải là con đường một chiều. Người ta thích trải nhung trên con đường ấy. Nhưng thiên nhiên không bao giờ có một con đường giống như thế. Trái lại đường Chúa đến thường gai góc, gồ ghề, khúc khuỷu. Ði trên đường đó chắc chắn sẽ đạt tới đích điểm, nhưng chắc chắn cũng trầy da tróc vẩy. Thực tế cũng có những con đường rộng thênh thang. Có những con đường chật hẹp, tăm tối, sình lầy. Tất cả mọi người chắc

91

Page 92:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

chắn không đi trên một con đường. Hướng mở rộng trăm chiều như thế, tại sao lại cố chấp cho rằng chỉ có con đường của mình mới duy nhất đúng ? Chính thánh Phaolô đã xác nhận : "Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí. Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người" (1 Cr 12:4-6). Sự khác biệt làm phong phú, chứ không triệt tiêu chân lý. Thực tế, "Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung" (1 Cr 12:7). Như thế, tiêu chuẩn duy nhất để thẩm định giá trị của sự đa dạng là "ích chung". Ích chung chính là hạnh phúc sau cùng của mọi người. Nhưng "ngoài Chúa ra, đâu là hạnh phúc ?" (Tv 15:2). Thiên Chúa chính là cứu cánh mọi người đều nhắm tới. Cụ thể, "chỉ có Ðức Kitô là tất cả và ở trong mọi người" (Cl 3:11). Nói khác, Ðức Kitô chính là "ích chung", tiêu chuẩn lượng định mọi giá trị.

KHAC BIÊT TRONG DUY NHÂT Tới nay, sự khác biệt trong Giáo Hội vẫn làm nhức nhối tim óc nhiều người. Sự khác biệt ấy lớn lao đến nỗi nhiều người không nhận ra nhau mặc dầu cùng chia sẻ một niềm tin Kitô. Giáo Hội vẫn cố gắng không ngừng tìm về hiệp nhất với những anh em mình. Nhưng bao nhiêu thập niên sau Công đồng Vatican II, nỗ lực ấy hình như vẫn chưa đi xa lắm, mặc dù đã có những tiến bộ lớn trong cuộc đối thoại với anh em Chính thống, Anh giáo, Tin Lành. Ðến nay, có lẽ Giáo Hội vẫn phải học cho biết "sự duy nhất do sự hiện diện của Thánh Linh là sự duy nhất trong khác biệt"(Finan 1995:633). Không có những khác biệt đó, duy nhất sẽ trở thành đồng nhất, đồng bộ. Còn gì nghèo nàn hơn sự đồng nhất ! Ðẹp thì đẹp thật, nhưng không phải là dấu chỉ sức hoạt động của Thánh Linh, Ðấng "hiệp nhất nhưng không tiêu diệt hay giảm thiểu sự khác biệt đích thực" (Finan 1995:635). Dĩ nhiên có những khác biệt gây xung khắc, không đưa tới "ích chung".

92

Page 93:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

Cần phải cảnh giác trước những khác biệt đó. Nhưng nhiều khi cảnh giác quá đến nỗi quên rằng "sự khác biệt giữa các ân sủng trong cộng đồng Kitô giáo (và nhân loại nói chung) là một phước lành" (Finan 1995:635). Khi gạn bỏ đống sạn, vô tình người ta đổ luôn cả những hạt kim cương. Thái độ khắt khe quá mức nhiều lúc đã để lỡ cơ hội đối thoại để tìm ra sự thật. Ví dụ mới đây Giáo Hội đã nhận thấy mình đã đối xử quá khắt khe với những đòi hỏi chính đáng của giới ký giả thế giới. Trong lịch sử vì quá khắt khe đó, Giáo Hội đã tạo một khoảng trống rất khó lấp nổi giữa những anh em cùng một niềm tin Kitô. Biết bao giá trị vô cùng cao quí đã trôi đi vì những rạn nứt quá lớn đó.

Ngày nay Giáo Hội đang cố gắng xích lại với những anh em Kitô hữu và với thế giới. Cùng thờ một Chúa, tại sao lại chia rẽ ? Cùng phục vụ một chân lý, tại sao lại không hợp tác với nhau ? Nếu tất cả những anh em Kitô hữu trên thế giới thực hiện được giấc mộng xưa của Ðức Kitô, Giáo Hội sẽ có một tiếng nói mạnh biết bao đối với thế giới ! Chẳng hạn, trong các Giáo Hội Kitô, Công giáo đã có một tiếng nói mạnh nhất vì có sự hiệp nhất trên toàn cầu.

Sự hiệp nhất của Giáo Hội Công Giáo hôm nay lây lan sang cả các sinh hoạt thế tục. Chẳng hạn, Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã hội lần thứ 34 ngày 4/6/2000 vừa qua, hằng ngàn ký giả khắp thế giới tuốn về Roma. Giáo Hội đang tìm cách ảnh hưởng tới những cơ quan cân não này. Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói với các ký giả báo chí : "Thách đố lớn mà quí vị đang đương đầu là dùng tài năng và ảnh hưởng rộng lớn trên công luận mà phục vụ cách trung thực cho sự thật về nhân bản con người. Ðiều này có nghĩa là bảo vệ sự sống và xây dựng một cộng đồng nhân loại càng ngày vững mạnh hơn dựa trên sự liên đới keo sơn, công lý và tình yêu" (VietCatholic 4/6/2000). Chỉ khi nào phục vụ

93

Page 94:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

chân lý và con người, mọi hoạt động truyền thông mới đạt mục đích hiệp nhất nhân loại, nền tảng xây dựng hòa bình. Hơn ai hết, Kitô hữu thời đại hôm nay phải dùng mọi phương tiện, ngay cả những phương tiện tân tiến nhất để loan truyền sứ điệp Phúc Âm (ÐGH Gioan Phaolô II, VietCatholic 6/6/2000). Sứ mệnh cao cả đó nhằm thực hiện một lễ Hiện Xuống mới cho toàn thể nhân loại trong thế kỷ mới.

Lm. Giuse Đô Vân Lực, OP 

THÂY CŨNG SAI ANH EM(Ga 20,19-23)

 Lm. Giuse Nguyễn Cao Luật, OPMới chỉ là khởi đầu Trình thuật về lễ Hiện Xuống là một trình thuật quan trọng. Bản văn này không chỉ thuật lại mốc khởi đầu của Giáo Hội, nhưng cả việc kết thúc của sách Tin Mừng. Vậy mà, một câu hỏi làm chúng ta ngạc nhiên : tại sao trình thuật này không được các sách Tin Mừng thuật lại, nhưng chỉ được kể đến trong sách Công Vụ Tông Ðồ ?

Trong thực tế, sách Công Vụ Tông Ðồ chỉ tường thuật, hoạ lại truyền thống Do-thái, "một điều đã được khẳng định", xét như là một thực tại, vốn đã có trong Tin Mừng.

Ðối với người Do-thái, lễ Ngũ Tuần là dịp kỷ niệm hồng ân được ban tặng qua Lề Luật. Với biến cố tại núi Xi-nai, người Do-thái được giải thoát khỏi tình trạng nô lệ, nhất là được quy tụ thành một dân có liên đới và trách nhiệm với nhau. Họ cùng hướng tới một mục đích và chấp nhận cùng đi với nhau trên một con đường. Một số tác giả Do-thái không thuộc lãnh vực Kinh Thánh đã sử dụng hình ảnh lửa, gió, tiếng nổ lớn để mô tả tính cách đảo lộn của biến cố Xi-nai. Thánh Lu-ca cũng sử dụng lại cách diễn tả này.

94

Page 95:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

Tuy vậy, các tác giả sách Tin Mừng cảm thấy không cần phải thuật lại, theo một hình thức đặc biệt, sự đổi mới từ căn bản mà các ông đã luôn diễn tả trong suốt cả sách Tin Mừng.

Sứ điệp của thánh Gio-an tóm tắt điều cốt yếu này : các Tông Ðồ - sau này là các tín hữu - đều được thông dự vào sự sống của Ðức Giê-su, cũng như vào sự bình an của Người. Các ông là những người được đổ tràn Thần Khí : các ông sẽ sống giữa trần gian, sẽ đi đến mọi nơi để đem lại ơn tha thứ và lòng thương xót. Sứ mệnh của các ông được tóm lại trong mệnh lệnh đơn giản sau đây : Hãy đi công bố Tin Mừng về ơn hoà giải và tha thứ. Nhờ sứ mệnh của các Tông Ðồ, nhân loại được tái tạo, và đó chính là lễ Ngũ Tuần của tất cả nhân loại.

Lễ Ngũ Tuần không thể tách rời khỏi lễ Vượt Qua. Xưa kia, đây là ngày lễ đánh dấu việc hưởng dùng những hoa trái đầu tiên nơi đất hứa, sau khi đã trải qua những chặng đường gian lao đầy thử thách. Sự kiện này mới chỉ là khởi đầu cho những ân huệ sau này : tất cả đều phát xuất từ cuộc Vượt Qua.

Ngày nay, lễ Ngũ Tuần, tức là lễ Hiện Xuống, cũng gắn liền với lễ Phục Sinh. Mặc dù mới chỉ là khởi đầu, chưa phải là hoàn thành, nhưng toàn bộ hoa trái của lễ Phục Sinh đã được trao tặng trong Thần Khí của Ðức Giê-su : chính Thần Khí sẽ bao phủ cả vũ trụ, khởi đầu từ các Tông Ðồ, để rổi sẽ lan đến mọi nơi. Tất cả mới chỉ là khởi đầu - và ngọn lửa, ngọn gió thần linh vẫn có đó ...

Thầy sai anh em đi 95

Page 96:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

Kể từ ngày kêu gọi các môn đệ đầu tiên, Ðức Giê-su đã chuẩn bị cho các ông đón nhận mệnh lệnh này. Toàn bộ cử chỉ, hành động, lời nói, lời cầu nguyện cũng như sự hiện diện của Người đều nhằm huấn luyện các môn đệ đón nhận biến cố hôm nay.

Cũng như Ðức Giê-su, các môn đệ có một sứ mạng phải chu toàn, có một sứ điệp phải loan báo. Công trình do Người khơi mào (và được đóng ấn trong máu Người) không thể bị gián đoạn. Công trình biến đỗi, tái tạo cuộc sống con người cần phải được thực hiện tới cùng. Muôn dân muôn nước thuộc mọi thời cần phải, và được quyền biết rằng Thiên Chúa yêu thương họ. Chính vì thế, mặc dù các Tông Ðồ đang trong tình trạng sợ hãi, Ðức Giê-su vẫn sai các ông đi.

Một khởi đầu có vẻ quá khiêm tốn, quá âm thầm. Thiên Chúa vẫn hành động như thế. Ðức Giê-su sai một nhóm người, quá ít, lại kém hiểu biết để thực hiện một công trình vĩ đại : chinh phục cả thế giới về cho Người. Ðã có nhiều người lấy làm ngạc nhiên về việc sai đi này : Với nhóm người nhỏ nhoi như thế mà Tin Mừng được loan báo cho toàn thế giới sao ? Việc cứu độ cả nhân loại lại tuỳ thuộc vào nhóm người tầm thường này sao ? Làm sao các Tông Ðồ có thể làm được ? Mặc dù Ðức Giê-su đã kể dụ ngôn về "men trong bột", nhưng làm sao có thể tin rằng những con người như thế kia lại có thể làm đảo lộn cả thế giới ? Khó tin quá ! Thế nhưng, chính Ðức Giê-su cũng đã nói về "chiên đi vào giữa bầy sói" (Mt 10,16). Người biết rõ thái độ thù nghịch, không muốn đón nhận cũng như sự thờ ơ của con người đối với các sứ giả, và với sứ điệp của Người. Người sai các Tông Ðồ đi, không phải với bàn tay trắng. Các môn đệ cũng có những "vũ khí" như Ðức Giê-su đã có. Những "vũ khí"

96

Page 97:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

này không nhằm giết hại ai, nhưng là để làm cho sống. Ðó là Bình An, Vui Mừng và Tha Thứ.

Những điều này có ý nghĩa gì ? "Ơn Bình An" không phải là không có chiến tranh hay xung đột. Bình an của Thiên Chúa là sức mạnh giúp chế ngự, lướt thắng những nghi ngờ và sợ hãi. Bình an của Thiên Chúa giúp con người biết mở rộng lòng để đón nhận tình yêu.

"Ơn Vui Mừng" do Thiên Chúa ban tặng vượt xa mọi thứ hạnh phúc thông thường. Ngay giữa những khó khăn, những vất vả nhằm kiến tạo một thế giới công bình hơn, con người vẫn cảm nhận được niềm vui vì xác tin rằng Thiên Chúa không bao giờ quên lãng công trình sáng tạo của Người.

Cuối cùng, "ơn Tha Thứ" của Thiên Chúa : đây là điều con người vẫn thiếu. Ơn sủng này giúp con người có khả năng hiểu biết, đón nhận và hoà giải với người khác cũng như với chính mình. Ơn sủng này sẽ chữa lành và tái tạo tất cả những gì đã bị thương tỗn, bị lệch lạc trong con người cũng như trong các mối tương giao ...

Như vậy, với Thần Khí của Thiên Chúa, con người được giải thoát khỏi sợ hãi, khỏi thái độ khép kín nơi chính mình, để hướng đến những biên cương mới, nơi Thiên Chúa chờ đợi họ.

Ngày lễ của Hội ThánhLễ Ngũ Tuần là ngày giáng sinh của Hội Thánh. Thần Khí được ban xuống, không phải trên những cá nhân riêng lẻ, nhưng trên một cộng đoàn đã được quy tụ và tỗ chức. Ðây chính là cộng đoàn mà Ðức Giê-su đã kiên trì đào tạo để sai đi. Chính trên cộng đoàn này, Thần Khí, qua lửa và gió, đáp

97

Page 98:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

xuống như trận cuổng phong, để bắt lấy họ, đốt cháy họ, nhào nặn họ, biến họ thành một dân mới tức là Hội Thánh. Ðược khai sinh trong Thần Khí, Hội Thánh sẽ phải luôn lắng nghe Thần Khí để kiểm lại sự hiện diện của mình giữa trần gian, đổng thời nhìn lại sứ mạng của mình đã lãnh nhận, nhận được sức mạnh để chu toàn sứ mạng ấy.

Về phần mình, mỗi Ki-tô hữu cũng phải ý thức rằng mình thuộc về Hội Thánh, thuộc về Thần Khí của Thiên Chúa. Những ân huệ đã lãnh nhận không phải chỉ để mưu ích cho cá nhân mình, nhưng là để cho toàn thể Hội Thánh thêm phong phú. Mỗi người sẽ góp phần riêng của mình giúp Hội Thánh luôn sống đúng với ý nghĩa mà Thiên Chúa mong muốn. Mỗi người sẽ cộng tác với người khác để làm cho Hội Thánh luôn tươi trẻ, để loan báo cho thế giới về mầu nhiệm Phục Sinh.

"Như Chúa Cha đã sai Thầy, "thì Thầy cũng sai anh em". (Ga 20,21) "Ai tin vào Thầy "thì người đó sẽ cũng làm được những việc Thầy làm, "người đó còn làm những việc lớn hơn nữa". (Ga 14,12) Chúng ta nghĩ gì về điều này ? Có phải là một sứ mạng không thể thi hành, hay : "Lạy Chúa, này con đây, "xin cũng sai con đi. "

 Lm. Giuse Nguyễn Cao Luật, OP

SỨC MẠNH CHÚA THANH THÂN(Ga 20,19-23)

Lm.  Giacôbê Phạm Văn Phượng, OP.

Khi đến giảng cho dân chúng tại Ê-phê-sô, thánh Phao-lô đã hỏi họ : “Anh chị em đã lãnh nhận Thánh Thần chưa ?” Tất cả mọi người có mặt lúc đó đều ngạc nhiên, nhìn nhau

98

Page 99:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

không hiểu gì hết. “Thánh Thần là gì ? Thánh Thần là ai ? chúng tôi chưa hề nghe thấy ai nói đến nhân vật xa lạ đó, phương chi là đã lãnh nhận hay không”.  Đó là câu trả lời của những người ở Ê-phê-sô khi nghe thánh tông đồ hỏi họ về Chúa Thánh Thần. 

Đối với chúng ta, chắc chắn khác hẳn những người ở Ê-phê-sô., chúng ta đều đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần, vì chúng ta đã chịu phép Rửa tội và Thêm sức. Nhưng có lẽ Chúa Thánh Thần vẫn còn là một nhân vật xa lạ trong tâm tư và trong cuộc sống của nhiều người chúng ta. Nói rằng chúng ta không nghe nói hoặc không biết gì về Chúa Thánh Thần thì không đúng, may ra chỉ biết hơn những người ở Ê-phê-sô một chút thôi. Chúng ta đã được học về Chúa Thánh Thần, nhưng học quá sơ sài, quá vội vàng một chương sách giáo lý về Chúa Thánh Thần ngày chúng ta học giáo lý để rước lễ lần đầu hay thêm sức. Rồi từ đó, có lẽ Chúa Thánh Thần đã thành một người khách quý ghé thăm một lần xa xưa mà không để lại địa chỉ, thậm chí còn có thể tưởng tượng là Chúa Thánh Thần đã đến có một lần rồi đi luôn. Trong khi đó Chúa Thánh Thần có liên hệ thật sâu xa đến đời sống của Giáo hội và cuộc đời mỗi người chúng ta. 

Tất cả chúng ta đều biết Chúa Thánh Thần là ngôi thứ ba, vì thế, chắc chắn không ai hiểu lầm là Chúa Thánh Thần chỉ bắt đầu có từ lễ Hiện Xuống, và cũng không phải đợi tới ngày Chúa Giê-su phục sinh hoặc ngày lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần mới bắt đầu hoạt động nơi trần thế, nhưng ngay từ đầu lịch sử loài người, Ngài đã hoạt động, chỉ khác là trong Cựu Ước, Ngài chưa hoạt động công khai, và người ta cũng chưa biết rõ Ngài. Với biến cố Hiện Xuống, mọi người hiểu thêm, hiểu rõ về Ngài và hoạt động của Ngài. 

99

Page 100:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

Quả thực, ngày Chúa Thánh Thần Hiện Xuống thật là quan trọng, vì đánh dấu bắt đầu một kỷ nguyên mới : kỷ nguyên của Chúa Thánh Thần, kỷ nguyên áp dụng ơn cứu độ. Bởi vì như Chúa Giê-su đã xác quyết với các môn đệ : Ngài vẫn tiếp tục ở với các ông, Ngài ở với các ông không bằng thân xác hữu hình nữa, nhưng cách thiêng liêng, nghĩa là bằng Chúa Thánh Thần. Như vậy, Chúa Thánh Thần nối dài sự hiện diện của Chúa Giê-su nơi trần gian, nên Ngài cũng tiếp nối công trình của Chúa Giê-su, và đưa công trình ấy đến chỗ hoàn thành, tức là công trình cứu chuộc của Chúa Giê-su vẫn được tiếp tục thực hiện dưới sự hướng dẫn và thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. 

Quả thực, chúng ta thấy lịch sử Giáo hội là một chuỗi dài những tác động của Chúa Thánh Thần. Khởi đầu với các tông đồ, ngày lễ Hiện Xuống, các ông đã lãnh nhận được sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Sức mạnh ấy đã khiến cho các ông ra khỏi bản thân khép kín và sợ hãi để đi khắp nơi loan báo Tin Mừng và lấy cái chết làm chứng cho Tin Mừng. Trước đây, ai cũng nghĩ rằng : các môn đệ tầm thường ấy không thể làm nên trò trống gì, nhưng lịch sử cho thấy các ông đã thực sự làm thay đổi thế giới. Rồi xuyên suốt hai ngàn năm qua, biết bao người đã tiếp nối sứ mạng của các tông đồ để Giáo hội được đứng vững và phát triển, tất cả cũng đều nhờ vào sức mạnh của Chúa Thánh Thần. 

Cho tới ngày hôm nay, sức mạnh của Chúa Thánh Thần vẫn còn được ban cho Giáo hội và mỗi người chúng ta, vẫn còn là sức sống của Giáo hội và mỗi người chúng ta. Không phải là sức mạnh chuyển núi rời sông, chuyện này từ xưa vua Pha-ra-on của Ai Cập đã làm được, khi trưng dụng hàng ngàn nô lệ vào công việc phá núi, chuyển đá, dựng lên các kim tự tháp. Và ngày nay, người ta dùng mìn nổ, máy xúc đất, máy hút bùn, cần trục…thừa sức làm hơn các Pharaon.

100

Page 101:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

Nhưng không một sức mạnh nào của khoa học kỹ thuật hay quyền lực thế gian...làm mềm được trái tim con người đã thành sắt đá, hay chuyển đổi con người từ cõi âm u của lạnh nhạt, ghen ghét, hận thù qua miền ánh sáng của tình nghĩa, của yêu thương. Chỉ “quyền năng của Thánh Thần”, chỉ sức mạnh của lòng tin bằng hạt cải ngày hôm qua cũng như ngày hôm nay có thể đẩy một cha Kôn-bê bước lên mấy bước để tình nguyện chết thay cho một bạn tù còn trách nhiệm với một vợ và bảy con. Hoặc là có thể đưa một bà cụ trên 80 tuổi như mẹ Tê-rê-xa Can-cút-ta tiếp tục đi từ nước này đến nước khác, kể cả Việt Nam, để phục vụ những con người khốn khổ nhất. Hoặc là có thể khiến một dì Hai Bến Sắn, chỉ nắm lấy tay, nói một lời, là đưa được anh người phong nào đó “dữ lắm”, không vừa ý ai là anh cắn, ngay cả đến công an cũng chịu thua anh, từ chợ Bến Thành trở về trại phong Bến Sắn.

Chỉ quyền năng Chúa Thánh Thần, chỉ sức mạnh của lòng tin ngày hôm nay cũng có thể khiến từng em bé bẻ đôi chiếc bánh ngọt chia cho bạn mình ở sân trường, hoặc là đẩy người hàng xóm vượt qua được khoảng đường hẻm, chỉ rộng không quá hai mét, nhưng sẵn tỵ hiềm cao hơn núi, nghi kỵ sâu hơn sông, để chào hỏi người hàng xóm ở đối diện nhà mình. Chính sức mạnh của Thánh Thần đã giúp cho lòng chung thủy thầm kín của vợ chồng với nhau, đã giúp cho các bà mẹ gia đình chu toàn bổn phận trong âm thầm, đã tăng nghị lực, can đảm cho người bạn trẻ chống lại các cám dỗ, đã giúp cho người tín hữu ham thích cầu nguyện trong thinh lặng, kiên nhẫn trong lúc đau khổ và vui mừng vì có lương tâm ngay thẳng… Chúng ta có thể kéo dài bảng thống kê này thành một bài mô tả tất cả đời sống Ki-tô hữu. Đó là công trình của Chúa Thánh Thần đang tác động trong thế giới và nơi mỗi người.

101

Page 102:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

Tóm lại, trong mạch sống của Giáo hội, tác động của Chúa Thánh Thần thật vô cùng quan trọng cho Giáo hội cũng như mỗi người để sống đức tin và bác ái. Nhưng chúng ta hãy nhớ : Chúa Thánh Thần là Đấng phù trợ, nghĩa là nâng đỡ, trợ giúp chúng ta chứ không làm thay chúng ta. Chúng ta phải cố gắng làm hết sức mình, hết khả năng mình, phải học hỏi, phải nghiên cứu, phải thực hiện hết sức mình,  Chúa Thánh Thần sẽ phù trợ thiện chí của chúng ta, Ngài không làm thay chúng ta. Nói các khác, chúng ta phải hợp tác với Chúa và sử dụng mọi phương tiện thông thường Ngài ban trước khi chúng ta cầu xin Ngài can thiệp vào một số trường hợp đặc biệt. Ai trong chúng ta cũng biết câu châm ngôn cổ xưa : “Hãy tự giúp mình trước, rồi Trời sẽ giúp mình sau”, và như thế có thể nói : Chúng ta phải tự mình làm trước, rồi Chúa Thánh Thần sẽ trợ giúp cho.

Lm.  Giacôbê Phạm Văn Phượng, OP.

SỰ THÂT TRỌN VENManna 

LỜI CHÚA: Ga 15,26-27; 16,12-15 Khi ấy, Ðức Giêsu nói với các môn đệ: 26 Khi Ðấng Bảo Trợ đến, Ðấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha, Người là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy. 27 Cả anh em nữa, anh em cũng làm chứng, vì anh em ở với Thầy ngay từ đầu. 16 12 Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em, nhưng bây giờ anh em không có sức chịu nổi. 13 Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn, Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng nghe gì, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ đến. 14

Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy

102

Page 103:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

mà loan báo cho anh em. 15 Mọi sự Cha có, đều là của Thầy. Vì thế Thầy đã nói: Người lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em".  SUY NIÊM Ai trong chúng ta cũng muốn biết sự thật, và căm ghét sự lừa lọc dối trá. Nhưng không dễ gặp được sự thật nơi người khác, cũng như nơi chính mình. Ðể nói lên một sự thật, cần phải trả giá. Dám nghe một sự thật nhỏ, cần một can đảm lớn! Ðời người là một cuộc ruổi dong tìm sự thật. Sự thật vừa đáng sợ, lại vừa đáng yêu. Khi sống ở đời, Ðức Giêsu đã nói và làm nhiều điều, để cho các môn đệ thấy sự thật về mình. Ngài cho họ biết mọi điều Ngài nghe được từ Cha. Tuy vậy, Ngài vẫn còn nhiều điều phải nói với họ mà bây giờ họ không kham nổi (x. Ga 16,12).Ðức Giêsu không có thái độ bao cấp. Ngài chẳng đòi các môn đệ phải hiểu hết con người Ngài. Thánh Thần sẽ giúp họ làm điều đó sau khi Ngài phục sinh. "Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật trọn vẹn" (Ga 16,13). Ðể biết sự thật trọn vẹn về Ðức Giêsu, để hiểu việc làm và lời nói của Ngài, chúng ta cần có Thánh Thần làm người hướng đạo.

Ðức Giêsu là một mầu nhiệm sâu thẳm khôn dò. Nhờ Thánh Thần, ta thấy Ðức Giêsu luôn luôn mới. Càng đến gần, ta càng thấy Ngài siêu việt. Càng biết rõ Ngài, ta càng thấy Ngài lôi cuốn. Nhờ Thánh Thần, Lời Chúa Giêsu luôn luôn mới. Ðó không phải là những dòng chữ chết khô, nhưng là ánh sáng cho mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Nhờ Thánh Thần, Hội Thánh luôn luôn mới. Ngài là luồng gió mát lúc Hội Thánh gặp khó khăn, là luồng gió mạnh làm Hội Thánh chuyển mình thức tỉnh.

103

Page 104:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

Chúa Thánh Thần không sống cho mình, nhưng cho Ðấng sai mình là Ðức Giêsu Kitô (x. Ga 15,26). Ngài chỉ mong cho Ðức Kitô được tôn vinh (x. Ga 16,14) Chúa Thánh Thần là phát ngôn viên của Ðức Kitô. Ngài chỉ nói những gì Ngài đã nghe Ðức Kitô nói. Ngài không loan báo điều gì mới lạ, nhưng chỉ giúp ta nhớ lại, hiểu và sống Tin Mừng. Chúng ta cũng là những chứng nhân của Ðức Kitô như Thánh Thần. Cần làm chứng như Ngài trong thái độ khiêm nhu từ bỏ.

Dù chúng ta là Kitô hữu, là người công giáo, chúng ta vẫn trên đường tìm kiếm sự thật trọn vẹn. Sự thật bao giờ cũng lớn hơn suy nghĩ của ta. Sự thật ở nơi người khác tôn giáo, khác quan điểm...

Ðừng tìm cách làm chủ hay độc quyền sự thật. Hãy để cho sự thật chiếm lấy mình. Hãy mềm mại để Thánh Thần dẫn vào sự thật, sự thật về Thiên Chúa, về Ðức Kitô, về tôi và tha nhân. Có những sự thật rất thường, rất nhỏ, nhưng khó nuốt. Chỉ khi chấp nhận chúng, tôi mới gặp được Ðức Kitô.Ngài là Sự Thật viết hoa, Sự Thật đem lại tự do (x. Ga 8,32).  GƠI Ý CHIA SE

Chúa Thánh Thần hoạt động ở khắp nơi. Ngài đem lại sức sống cho mọi người. Có khi nào bạn thấy Ngài hoạt động nơi những người ngoài Kitô giáo không? Có khi nào bạn thán phục vì lối sống siêu thoát của một phật tử không?

Sự thật vừa đáng sợ lại vừa đáng yêu. Bạn có sợ biết sự thật về mình không? Bạn có can đảm nói sự thật một cách đầy yêu thương không?

  CÂU NGUYÊN

104

Page 105:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

Lạy Chúa Thánh Thần, xin ban sức sống cho chúng con. Xin cho cuộc đời Kitô hữu của chúng con đừng rơi vào sự đơn điệu nghèo nàn, vào những lối mòn quen thuộc, nhưng xin canh tân và tái tạo chúng con mỗi ngày.

Xin nuôi chúng con bằng những thức ăn mới, cho chúng con khám phá ra những chiều sâu khôn dò của Ðức Kitô và ý nghĩa thâm thúy của Tin Mừng.

Lạy Chúa Thánh Thần là Ðấng ban sự sống, thế giới hôm nay luôn bị đe dọa bởi bạo lực, khủng bố, chiến tranh; mạng sống con người bị coi rẻ. Xin cho chúng con biết say mê sự sống, và gieo vãi sự sống khắp nơi.

Ước gì Chúa ban cho nhân loại một lễ Hiện Xuống mớiđể con người có thể hiểu nhau hơn và đón nhận nhau trong yêu thương.

Manna 

THANH THÂN MUÔN TIẾP TUC HOẠT ĐỘNGCv 2,1-11; 1Cr 12, 3b-7.12-13; Ga 20,19-23

Gm. Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm PHÚC ÂM: Ga 20, 19-23"Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con: Các con hãy nhận lấy Thánh Thần".

105

Page 106:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do-thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: "Bình an cho các con!" Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: "Bình an cho các con! Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con". Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội cho ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại". SUY NIÊM:Hôm lễ Lên trời, chúng ta đã thấy một cuộc lên trời hữu hình trước mắt các môn đệ khoảng 40 ngày sau khi Chúa sống lại; và có một cuộc lên trời vô hình, nhưng đích thực, xảy ra chính hôm phục sinh, khi Ðức Kitô đi vào vinh quang của Chúa Cha. Cũng vậy, hôm nay chúng ta cũng có thể nói đến hai cuộc hiện xuống. Một lần, như chúng ta vừa nghe đọc trong Phúc Âm vào chính buổi chiều ngày Chúa nhật Phục sinh, Chúa sống lại đã thổi hơi vào các Tông đồ và bảo: các con hãy nhận lấy Thánh Thần. Và như vậy, Thánh Thần đã đến với các môn đệ ngay từ hôm Phục sinh. Nhưng cũng lại có một cuộc hiện xuống hữu hình công khai như sách Tông đồ Công vụ thuật lại cho chúng ta nghe trong bài đọc I hôm nay. Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần tức là 50 ngày sau lễ Vượt qua, lễ Chúa sống lại, các Tông đồ đã được lãnh nhận Thánh Thần một cách thật kỳ diệu.

Phụng vụ hôm nay chú trọng đến biến cố hiện xuống hữu hình, công khai này, nhưng mà để nhờ đó mà hiểu biết hơn về hành động âm thầm của Chúa Thánh Thần ở trong Giáo Hội trải qua các thời đại. Như vậy, chúng ta cũng phải tựa vào biến cố của ngày lễ Ngũ tuần hôm nay để biết quý hóa

106

Page 107:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

ơn Chúa Thánh Thần hằng hoạt động trong Giáo Hội và nơi ta.

Lễ Ngũ tuần trong dân Dothái thoạt tiên chỉ là một lễ nông nghiệp. Năm mươi ngày sau khi cắt bó lúa đầu mùa, nông dân làm lễ này như "để rửa công thợ" tức là như để liên hoan mừng mùa gặt tốt tươi. Sau đó, người ta đã mặc cho ngày hội nông dân này một ý nghĩa tôn giáo, cũng như người ta đã tôn giáo hóa ngày xuất quân đi gặt hái. Hôm đó người ta đã đem bó lúa đầu tiên về dâng trên bàn thờ. Còn hôm nay, 50 ngày sau mùa gặt, người ta đem bánh, đem chiên, đem bò, đem dê để dâng lễ, biểu lộ lòng biết ơn sâu xa của con người lao động đối với các ơn mưa móc bởi trời. Như vậy, ngày lễ 50 hoàn thành ngày lễ đầu mùa gặt hái và bầu khí tự nhiên sầm uất hân hoan hơn buổi lễ đầu tiên.

Dần dần, những ngày lễ nông nghiệp này được tôn giáo hóa thêm. Người ta đưa những buổi lễ đó vào bình diện giao ước, và dùng để gợi lại những biến cố trong lịch sử dân Chúa cũng là lịch sử ơn cứu chuộc. Lễ dâng bó lúa đầu mùa được đồng hóa với lễ Vượt qua, kỷ niệm lần đầu tiên dân được tế lễ Chúa sau khi thoát ách nô lệ, chấm dứt thời gian mà các tiên tri thường diễn tả bằng những hình ảnh đói kém, thiếu lúa rượu và dầu ăn. Ngày nông dân xuống ruộng gặt bó lúa đầu tiên khiến họ nhớ tới ngày được đặt chân vào đất chảy sữa và mật. Và 50 ngày sau, khi liên hoan chung quanh các vựa thóc, khỏi sao họ không nghĩ tới ngày hội lớn ở chân núi Sinai xưa. Thành ra ngày lễ Ngũ tuần được dùng ngay để kỷ niệm ngày ký kết giao ước Sinai. Và Chúa đã muốn dùng ngày lễ ấy để ban Thánh Thần xuống một cách dồi dào trên các môn đệ.

Như chúng ta vừa nghe đọc trong bài đọc I hôm ấy các môn đệ đang hội họp. Bỗng từ trời có tiếng gió thổi mạnh. Và có

107

Page 108:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

lửa hiện xuống, chia ra thành nhiều hình lưỡi đậu trên các môn đệ. Quang cảnh thật là kỳ lạ, nhưng lập tức ai cũng thấy ngay đây là việc của Chúa. Khi xưa ở trên núi Sinai, muốn chứng tỏ Người hiện xuống trên núi để hành động, Người cũng đã dùng tiếng sấm, tiếng sét. Và hôm ấy trên bài thờ giao ước, lửa trên trời cũng hiện xuống thiêu đốt tất cả lễ tế. Như vậy hôm nay, qua tiếng gió thổi mạnh và hình lưỡi lửa hiện đến Chúa cũng rõ ràng chứng tỏ Người đến hành động mạnh mẽ nơi các Tông đồ.

Mà thực vậy, người ta thấy các ngài bỗng dưng đầy Thánh Thần sốt mến, như các tiên tri trong những giây phút xuất thần và thiêng liêng nhất. Các Tông đồ nói tiếng lạ, ca tụng các kỳ công của Chúa. Người ta kéo nhau lại coi. Chắc chẳng ai đếm được số người bao nhiêu và thuộc những dân nước nào. Nhưng vì hôm đó là ngày lễ lớn, các người Dothái đi làm ăn nơi xa cũng về lễ, tác giả sách Tông đồ Công vụ kể tên 12 nơi, từ đông sang tây lấy Giuđêa làm chính, có ý ám chỉ rằng tất cả mọi nơi trên mặt đất này đều được Chúa gọi về để tham dự hồng ân Người đã từng hứa ban.

Gioel, người tiên tri của Chúa, đã từ lâu tuyên cáo rằng: sẽ đến ngày Ta đổ Thần trí Ta trên mọi người; già trẻ trai gái hết thảy sẽ nói tiên tri và tiếng lạ. Như vậy, ngày hôm nay, việc đó đã xảy đến. Quả thật Thiên Chúa đang hành động kỳ diệu nơi các Tông đồ. Họ là người Galilêa, thế mà mọi người đang nghe họ nói về Chúa trong thứ ngôn ngữ của mình. Rõ ràng Chúa muốn dùng họ để đoàn tụ muôn dân lại trong một niềm tin, khác với cảnh xây tháp Babel ngày xưa, anh em một nhà mà bỗng dưng nói tiếng xa lạ không còn hiểu nhau nữa. Gia đình nhân loại từ ngày đó đã phân rẽ và chia rẽ kình địch nhau vì họ muốn chống lại Chúa. Hôm nay những con người Galilêa kia đầy lòng yêu mến Chúa, đang

108

Page 109:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

nói lên những lời sốt sắng để muôn dân đoàn tụ lại trong một niềm tin.

Và nếu chúng ta muốn diễn tả thêm về ý nghĩa của lửa hiện xuống, sách thánh còn đó để giúp ta hiểu. Trong Cựu Ước, Chúa dùng lửa để báo hiệu việc Chúa hiện diện, để dẫn dắt dân đi trong u tối, để thánh hóa chấp nhận các lễ vật. Các lưỡi lửa hôm nay cũng nói lên việc Chúa hiện diện, thánh hoá, soi sáng, khích lệ các cộng đoàn Tông đồ. Nhưng cùng với việc các môn đệ nói tiếng lạ, lưỡi lửa hôm nay còn làm chứng Chúa Thánh Thần muốn đặt vào lòng Giáo hội sơ khai bản tính sốt sắng nhiệt thành để biến cả thế giới nên một gia đình đầy bác aí yêu thương.

Ý nghĩa thay ngày lễ Ngũ tuần của Tân Ước, ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống mà chúng ta mừng hôm nay. Nó vượt xa ngày hội lớn của dân Dothái khi Chúa ký kết giao ước ở chân núi Sinai. Còn nói đến lễ nông nghiệp kết thúc mùa gặt hái làm gì? Tuy nhiên, trong lễ hiện xuống này, Chúa muốn cho chúng ta sống lại tất cả ý nghĩa của các lễ kia, để chúng ta thấy hết mọi vẻ đẹp của ngày lễ Chúa Thánh Thần và nhất là để chúng ta đem tất cả những ý nghĩa đó vào đời sống đạo của chúng ta.

Thật vậy, ngày lễ Hiện xuống này nối liền với lễ Phục sinh đến nỗi kinh Tiền tụng chốc nữa nói: Chúa muốn dùng lễ Hiện xuống hôm nay hoàn thành và kết thúc lễ Phục sinh, khác nào như ngày lễ nông nghiệp 50 ngày sau khi gặt hái kết thúc lễ đầu mùa xuống đồng gặt hái vậy. Và cũng như ngày lễ Ngũ tuần nhắc nhở lại giao ước Sinai, kết thúc và hoàn thành lễ Vượt qua đặt chân vào hứa địa. Chính Chúa Giêsu sống lại trên trời hôm nay ban Thánh Thần Ngài chan hòa vũ trụ khiến ta có thể nói, hôm Phục sinh ánh sáng vinh quang của Chúa sống lại mới ló lên ở chân trời cho tạo vật

109

Page 110:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

bừng dậy sống một ngày mới; hôm nay Chúa lên trời như mặt trời giữa ngọ tỏa hết ánh sáng xuống trên hết mọi tạo vật... Nên chúng ta phải tung hô ca tụng Chúa hết sức mình và nhận ra sự nghiệp của Chúa phục sinh bây giờ đã tràn lan khắp trời đất. Và như tạo vật lúc giữa trưa được đầy ánh sáng mặt trời thế nào, hôm nay chúng ta được đầy ánh sáng hiểu biết và sốt sắng mến yêu đạo Chúa như vậy. Và nhất là như các môn đệ Chúa trong ngày lễ Hiện xuống được đầy Thánh Thần nói lên niềm tin đoàn tụ muôn dân lại thế nào, hôm nay chúng ta cũng phải trở thành những con người thu hút người ta về với Chúa và hợp với nhau thành một gia đình nhờ thái độ sống đạo sốt sắng, nhiệt thành của chúng ta.

Bởi vì hôm nay Thiên Chúa cũng vẫn đang còn muốn ban Thánh Thần Người cho những ai cầu xin. Và Thánh Thần muốn tiếp tục hoạt động trong các cộng đoàn Kitô hữu như ngày trước. Ðặc biệt trong thánh lễ này, Thiên Chúa đang muốn đổ Thánh Thần sốt mến xuống trên chúng ta đang sum họp nơi đây. Mọi lời kinh tiếng hát đều muốn hướng lòng chúng ta lên với Chúa và hòa giải chúng ta trong một tâm tình chung. Nhất là Thánh Thể mà chúng ta sắp chịu lấy, là Mình Máu Thánh Chúa, là sự sống hùng mạnh đầy yêu thương sáng tạo thoát ra từ lòng Chúa, để ai lãnh nhận, chính họ sẽ không sống nữa, nhưng là chính Chúa và Thánh Thần của Người sống ở trong họ. Họ sẽ ra về, tùy theo phận sự, mỗi người làm một công việc cho gia đình và cho xã hội; nhưng nếu họ tiếp tục để cho Chúa sống ở trong họ, thì như lời Thánh thư hôm nay nói, cũng chỉ là Thánh Thần làm việc, hành động ở trong mọi người. Và như vậy, một Thánh Thần sẽ hướng dẫn công việc của muôn người đi về cùng một mối là xây dựng một gia đình nhân loại trong tình yêu thương của Chúa. Các sự lầm lạc tối tăm và chia rẽ hận thù sẽ dần dần bị loại ra. Phúc Âm ở trong lòng mọi người dần

110

Page 111:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

dần thúc đẩy chúng ta hành động vì yêu thương và cho yêu thương. Ðời sống con người sẽ được hạnh phúc ngày ở đời này để cuối cùng muôn dân sẽ được kêu gọi tập họp lại trong Nước Trời vô tận.

Chúng ta cùng nhau đứng lên tuyên xưng niềm tin sâu xa đó và xin Chúa Thánh Thần hiện xuống trên chúng ta, sai chúng ta đi loan truyền tình yêu của Người đang muốn kết nạp mọi người.

Gm. Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm

"CAC CON HÃY NHÂN LÂY THANH THÂN..."Gm. Nguyễn Văn Khảm

Trong những năm gần đây phong trào canh tân đoàn sủng phát triển mạnh trong Giáo Hội Tin Lành và trong giáo Hội Công Giáo, có người gọi đó là mùa xuân của Giáo Hội đang là sức sống mới. Nhưng cũng có ngừơi đang nhìn phong trào này với thái độ cảnh giác. Họ sợ rằng nó sẽ đi xa đường lối của Giáo Hội. Tôi không có ý phân tích phê phán, nhưng theo tôi phong trào có một điểm mà chúng ta có thể ghi nhận. Phong trào giúp cho ta ý thức hơn về vai trò của Chúa Thánh Thần trong đời Kitô Hữu. Một vai trò mà nhiều khi chúng ta lãng quên. Có lẽ phần nào nó cũng giống như một nhà khoa học ở trong phòng thí nghiệm. Ông ra sức nghiên cứu về không khí như là một vật thể và mô tả không khí bằng những công thức khoa học có vẻ phức tạp mà ông quên rằng từng giây từng phút mình đang được ngủ lặng trong không khí mà đôi khi mình quên hít thở. Cho nên sự sống thân xác của mình mỗi lúc mỗi tàn tạ.

111

Page 112:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

Tôi xin lấy một hình tượng quen thuộc trong Kinh Thánh để diễn tả về Chúa Thánh Thần. Thánh Luca mô tả: Vào ngày lễ ngũ tuần các môn đệ tề tựu cầu nguyện. Khi ấy có những lưỡi như lưỡi lửa rải rác đậu xuống trên mỗi người. Lửa là hình tượng Kinh Thánh dùng để diễn tả về Chúa Thánh Thần trong chúng ta.

Hôm nay tôi xin nhắc lại và đào sâu hơn hình tượng Thánh Gioan Thánh Giá sử dụng. Ngài là người có kinh nghiệm thần bí sâu sắc đồng thời là một nhà thơ cho nên ngài đã vận dụng ngôn ngữ thi ca để diễn tả kinh nghiệm thần bí đó. Đó là hình ảnh của lửa, của củi.

Chúng ta thử tưởng tượng cảnh mùa đông băng giá ở Châu Âu, ngoài vườn có một khúc củi nằm cô đơn giữa tiết trời băng giá. Cái lạnh làm cho làn da của nó xần xùi, xấu xí. Thế rồi nó được ông chủ nhà đem vào quăng vào lò sưởi. Hơi nóng làm khúc củi cảm thấy ấm áp, hạnh phúc. Nó cảm nhận được đầy sự an ủi không tả được.

Nhưng tiếc rằng sự sung sướng kéo dài chẳng được bao lâu. Trong khỏanh khắc ngọn lửa ôm chặt lấy nó. Sức nóng của lửa nung nấu khiến cho nhựa cây rỉ ra bên ngoài làm thành một lớp da sần sùi như da cóc. Nó tỏa ra một mùi thật khó chịu. Khúc củi quằn quại trong than hồng một thời gian. Cuối cùng nó trở nên một với lửa. Nó không còn là củi mà chỉ là lửa. Lửa đem ánh sáng, lửa đem hơi ấm cho những người trong phòng.

Gioan Thánh Giá dùng hình ảnh tuyệt vời ấy để diễn tả về tác động của Chúa Thánh Thần trong đời sống chúng ta. Hình ảnh ấy giúp chúng ta thấy được đâu là cùng đích của đời sống trong Thánh Thần. Cái cùng đích ấy là Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta được nên một với Thiên Chúa. Như

112

Page 113:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu nói: "Ta trở thành một giọt nước hoà trong đại dương". Sự nên một ấy chỉ trở thành trong đời sống vĩnh cữu cho những người mà Chúa ban cho kinh nghiệm thần bí, những người cảm nghiệm được sự nên một hồng phúc với Thiên Chúa.

Chúng ta chưa có được kinh nghiệm huyền bí đó. Nhưng tôi nghĩ: Nếu chúng ta thực hiện đúng những bí tích mà Giáo Hội cử hành là chúng ta đã đi đúng mục đích của Giáo Hội, dẫn ta đến chỗ nên một với Thiên Chúa. Khi ta rước mình Thánh Chúa và để Máu Thánh Chúa hoà vào máu thịt ta để ta nên một với Ngài.

Sự nên một xét trên một bình diện mà người ta gọi là hữu thể học đó hoàn toàn có thật nhưng không ai thấy được. Sự nên một ấy phải diễn tả qua cuộc sống bên ngoài theo kiểu nói của thánh Phaolô. "Anh em hãy mang trong anh em những tâm tư như đã có trong Chúa Giêu Kitô". Cho nên khi nào chúng ta nên một với Chúa thật thì ta sẽ suy nghĩ như Chúa Giêsu, phản ứng như Chúa Giêsu, cảm xúc, yêu thương như Chúa Giêsu. Đấy là dấu chỉ cụ thể. Đấy là cùng đích.

Nhưng để đạt được tới cùng đích nên một trong Thiên Chúa ấy thì chúng ta phải trải qua một hành trình thanh tẩy của Thánh Thần. Hành trình này khởi đầu bằng một niềm an ủi ngọt ngào. Có một số kinh nghiệm nói lên điều ấy. Có anh chị em dự tòng nói với tôi: "Thưa Cha, con xin gì Đức Mẹ cũng cho con hết". Những tu sinh hoặc những nữ tu mới chập chững bước vào đời sống tận hiến: "Thưa Cha, con cảm thấy hạnh phúc vô cùng.". Những lúc ấy ai cũng ca ngợi Chúa, cảm thấy rất ư là dễ thương. Chúa yêu ta vô cùng.

113

Page 114:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

Thưa anh chị em. Đấy chỉ là giai đoạn đầu. Sớm hay muộn gì chúng ta cũng được Chúa Thánh Thần dẫn vào giai đoạn thanh tẩy, giai đoạn đau đớn, giai đoạn này sẽ giúp chúng ta trưởng thành hơn. Vì nó đau đớn cho nên ta không muốn bước vào, không dễ chấp nhận.

Tôi nghĩ có hai lý do chính và cũng là hai giai đoạn chính.Ly do thư nhât: Thanh Thân giup chung ta châp nhận con ngươi thật cua minh. Có lẽ nhiều người sẽ ngỡ ngàng khi nghe thế. Chúa Giêsu nói: "Hãy yêu tha nhân như chính mình." Nếu tôi không yêu chính mình thì tôi không thể yêu người khác được. Yêu chính mình là chấp nhận con người thật của mình. Chấp nhận hình hài mà Chúa đã ban cho mình. Anh chị em thử kiểm nghiệm lại đời sống của mình xem. Đã biết bao lần ta mơ ước những điều mà chúng ta không có. Ví dụ: Phải chi Chúa ban cho mình sóng mũi cao hơn tí nữa thì đẹp biết bao. Hay phải chi da mình được trắng như bạn mình nhỉ... Những mơ ước ấy biều lộ điều chúng ta không chấp nhận chính mình.

Những suy nghĩ ấy làm cho ta tự mình dằn vặt mình. Tự mình hành hạ mình, tự gây đau khổ cho mình bằng những tự ti mặc cảm. Phải đau đớn lắm, phải tự đấu tranh mới chấp nhận chính con người thật của mình. Chúng ta hãy kêu xin Chúa Thánh Thần giúp chúng ta thực hiện để chúng ta tự nhủ rằng: Dù tôi thế nào đi nữa Chúa vẫn yêu tôi. Chúa tạo dựng tôi cho Chúa. Cảm nhận được như thế sẽ làm cho ta thấy bình an hạnh phúc hơn.

Ly do thư hai: Châp nhận đươc chinh minh rồi thi đên giai đoan hai cua sư thanh tẩy. Đi tư chô "tôi đang la" đên chô "tôi đươc mơi goi đê trở thanh..."

114

Page 115:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

Ở đây đòi hỏi sự bỏ mình. Cuộc sống Thánh Augustinô là một điển hình. Lúc trẻ ông xa vào con đường ăn chơi, mê đắm trên con đường tình dục, biết là sai nhưng ông vẫn biện minh cho mình, không nhìn nhận sự thật của chính mình, ông bảo: "Sở dĩ tôi bê bối thế vì ông thần ác ở trong hoành hành". Nhờ tác động của Chúa Thánh Thần Thánh Augutinô mới đủ can đảm nhìn nhận mình là kẻ tội lỗi. Từ đấy ông đã bước vào giai đoạn hai. Ông trở thành một người sống như Chúa Giêsu, yêu thương, phục vụ, suy nghĩ như Giêsu. Một con người trong Chúa Thánh Thần.

Chúng ta phải trở thành cái mà Chúa mời gọi chúng ta. Đó là gì? Thưa là mỗi ngày tôi trở thành người hơn. Cho dù tôi sống bậc gia đình hay tu sĩ, cho dù tôi hành động gì nhưng vẫn hàm ẩn tất cả bên trong là cái tính người, là tính Kitô Hữu. Và hành trình đó đòi chúng ta phải tự bỏ mình mỗi ngày. Công việc ấy rất khó, một mình ta không thể làm được mà phải có tác động của Chúa Thánh Thần. Hãy cầu nguyện với Chúa Thánh Thần.

Chúa Thánh Thần sống như không khí tràn ngập vũ trụ, vấn đề là tôi có hít thở không? Chúa Thánh Thần như dòng suối tràn lan mọi nơi. Vấn đề là tôi có múc mà uống không? Chúa Thánh Thần là ngọn lửa hừng hực, vấn đề là tôi có nhóm lên hay không? Cho nên cầu nguyện là tự tạo cho mình một nội tâm thích hợp. Mở lòng ra cho gió ùa vào, làm rỗng chính mình cho dòng nước chảy vào, và nhóm ngọn lửa lên cho đời mình.Nếu chúng ta chấp nhận trở về với chính mình trong thinh lặng, nhìn lại đời mình, ta có thể khám phá ra những gì mà Lời Chúa hướng dẫn chúng ta hôm nay.

Tôi xin kết thúc suy niệm này bằng tâm tình của Thánh Augustinô. "Lạy Chúa là vẻ đẹp ngàn đời, vẻ đẹp cổ xưa

115

Page 116:  · Web viewThế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu

nhưng vẫn luôn luôn mới mẻ. Con đã chạy tìm những cái đẹp bên ngoài vốn chỉ là phản ánh èo uột của vẻ đẹp vĩnh hằng. Chúa là vẻ đẹp vĩnh hằng ở trong con thì con lại không kiếm tìm. Vì thế, xin Chúa cho con biết trở về với chính lòng mình mỗi ngày, để ở đó con gặp được Chúa, hít thở Chúa. Con đón nhận dòng nước ân sủng và lòng con được đốt cháy ngọn lửa Thánh Thần. Amen."

Gm. Nguyễn Văn Khảm

116