thuyphuongdng.files.wordpress.com · web viewthƯa chuyỆn vỚi mẸ (tiết 17) i/ mục tiêu:...

74
Tập đọc: THƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại. - Hiểu nội dung: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý. * Rèn kĩ năng sống: Rèn cho HS các kĩ năng: lắng nghe tích cực; giao tiếp; thương lượng. II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh đốt pháo hoa để giảng nghĩa cụm từ “đốt cây bông”. III/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng đọc từng đoạn trong bài Đôi giày ba ta màu xanh và trả lời câu hỏi. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: HS quan sát tranh và mô tả - Cậu bé trong tranh đang nói chuyện gì với mẹ. Bài học hôm nay sẽ cho các em biết điều đó. 2.2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: - Gọi 1HS khá đọc toàn bài. - Y/c HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu sai). - Gọi HS đọc các từ chú giải. - Y/c HS luyện đọc nhóm đôi. - Gọi 1HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc của - 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét. -HS quan sát mô tả - Lắng nghe. - 1HS đọc toàn bài. - HS nối tiếp nhau đọc bài theo trình tự: + HS1: Từ ngày … kiếm sống. + HS2: Mẹ Cương … đốt cây bông. - 1HS đọc các từ chú giải. - HS luyện đọc nhóm đôi. - 1HS đọc toàn bài. - Theo dõi GV đọc mẫu. GV: Trần Thị Thùy Phương

Upload: others

Post on 01-Oct-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

Tập đọc: THƯA CHUYỆN VỚI MẸ(Tiết 17)

I/ Mục tiêu:- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.- Hiểu nội dung: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.* Rèn kĩ năng sống: Rèn cho HS các kĩ năng: lắng nghe tích cực; giao tiếp; thương lượng.II/ Đồ dùng dạy học:- Tranh đốt pháo hoa để giảng nghĩa cụm từ “đốt cây bông”. III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng đọc từng đoạn trong bài Đôi giày ba ta màu xanh và trả lời câu hỏi.- Nhận xét và cho điểm HS.2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: HS quan sát tranh và mô tả- Cậu bé trong tranh đang nói chuyện gì với mẹ. Bài học hôm nay sẽ cho các em biết điều đó.2.2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: - Gọi 1HS khá đọc toàn bài.- Y/c HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu sai).

- Gọi HS đọc các từ chú giải.- Y/c HS luyện đọc nhóm đôi.- Gọi 1HS đọc toàn bài.- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc của từng nhân vật.* Tóm tắt nội dung bài: Cương ước mơ trở thành một thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ hiểu và đồng cảm với em: nghề thợ rèn không phải là nghề hèn kém.b. Tìm hiểu bài:- Y/c HS đọc thầm đoạn 1 và và trả lời câu hỏi:

H: “Thưa” có nghĩa là gì?

H: Cương xin mẹ học nghề gì?H: Cương học nghề thợ rèn để làm gì?

- 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét.

-HS quan sát mô tả- Lắng nghe.

- 1HS đọc toàn bài.- HS nối tiếp nhau đọc bài theo trình tự:+ HS1: Từ ngày … kiếm sống.+ HS2: Mẹ Cương … đốt cây bông.- 1HS đọc các từ chú giải.- HS luyện đọc nhóm đôi.- 1HS đọc toàn bài.- Theo dõi GV đọc mẫu.

- 1HS đọc đoạn 1, cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi.+ trình bày với người trên một vấn đề nào đó với cung cách lễ phép, ngoan ngoãn.+ nghề thợ rèn+ Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 2: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

H: “Kiếm sống” có nghĩa là gì?Giảng và chốt: kiếm sống.H: Đoạn 1 nói lên điều gì?

- Ghi ý chính đoạn 1.- Gọi HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi.H: Mẹ Cương phản ứng ntn khi em trình bày ước mơ của mình?H: Mẹ Cương nêu lý do phản đối như thế nào?

H: Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào ?

H: Nội dung chính của đoạn 2 là gì?

- Ghi ý chính đoạn 2.- Gọi HS đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 4/ SGK.- Gọi HS trả lời và bổ sung.

H: Nội dung chính của bài này là gì?

- Ghi nội dung chính của bài. c. Đọc diễn cảm:- Gọi HS đọc phân vai, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng thích hợp với từng nhân vật.- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn: “Cương thấy … như cây bông”.- Y/c HS luyện đọc trong nhóm.- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.- Nhận xét cách đọc của từng HS.3. Củng cố - dặn dò: H: Câu chuyện của Cương có ý nghĩa gì?- Nhận xét tiết học.- Dặn HS về nhà học bài, luôn có ý thức trò chuyện thân mật, tình cảm với mọi người trong mọi tình huống và xem bài Điều ước của vua Mi- đát.

+ Tìm cách làm việc để tự nuôi mình.+ Nói lên ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ.- HS nhắc lại.- 1HS đọc thành tiếng.+ Ngạc nhiên.

+ Mẹ cho là Cương bị ai xui. Mẹ bảo nhà Cương dòng dõi quan sang, bố Cương sẽ không chịu cho Cương đi làm nghề thợ rèn vì sợ mất thể diện gia đình. + Cương nắm lấy tay mẹ, nói với mẹ những lời tha thiết: nghề nào cũng đáng trân trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. + Cương thuyết phục mẹ để mẹ hiểu và đồng ý với em.- HS nhắc lại.- 1HS đọc thành tiếng. HS trao đổi và trả lời câu hỏi.* Cách xưng hô đúng theo thứ bậc trên dưới trong gia đình.* Cử chỉ trong lúc trò chuyện: thân mật, tình cảm.+ Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.- HS nhắc lại.

- 3HS đọc phân vai. HS phát biểu cách đọc hay.

- Luyện đọc nhóm.- 3HS tham gia thi đọc.- Bình chọn bạn đọc hay.

- Nghề nghiệp nào cũng đáng quý

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 3: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

Chính tả: THỢ RÈN(Tiết 9)

I/ Mục tiêu:- Nghe – viết đúng chính tả bài thơ Thợ rèn; trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ.- Làm đúng BT chính tả 2b.II/ Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ cảnh 2 bác thợ rèn to khoẻ đang quai búa trên cái đe có 1 thanh sắt nung đỏ (nếu có).- Một vài tờ phiếu khổ to viết nội dung 2b.III/ Các hoạt động dạy - học :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2HS lên bảng viết các từ sau: Yên tĩnh, ngạc nhiên, điện thoại, tiếng đàn, thiên nhiên.

- Nhận xét từng HS và cho điểm. 2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.2.2 Hướng dẫn viết chính tả:a. Trao đổi nội dung về nội dung bài thơ- Gọi HS đọc bài thơ. - Gọi HS đọc phần chú giải. H: Những từ ngữ nào cho em biết nghề thợ rèn rất vất vả?

H: Nghề thợ rèn có những điểm gì vui nhộn ?

H: Qua bài thơ, em thấy nghề thợ rèn là một nghề ntn?

b. Hướng dẫn viết từ khó- Y/c HS tìm các từ khó, dễ lẫn và luyện viết.

c. Hướng dẫn cách trình bày- Y/c HS nhắc lại cách trình bày.

d. Nghe - viết chính tả- GV đọc bài cho HS viết.- GV đọc để HS soát lỗi.e. Chấm, nhận xét bài của HS- Thu, chấm vở một số HS.

- 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp viết vào bảng con, sau đó nhận xét bài bạn.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc thành tiếng. - 1HS đọc phần chú giải. + Ngồi xuống nhọ lưng, quệt ngang nhọ mũi, suốt tám giờ chân than mặt bụi, nước tu ừng ực, bóng nhẫy mồ hôi, thở qua tai.+ Vui như diễn kịch, già trẻ như nhau, nụ cười không bao giờ tắt.+ Nghề thợ rèn rất vất vả nhưng có nhiều niềm vui trong lao động.

- HS luyện viết các từ: Trăm nghề, diễn kịch, nghịch, bóng nhẫy, quai một trận …

+ Thụt vào 2 ô vở. Đầu dòng viết hoa.

- HS viết bài.- HS soát lỗi.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 4: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

- Nhận xét chung. 2.3 Hướng dẫn làm bài tập:Bài 2a:- Gọi HS đọc y/c. - Chia nhóm 4HS phát phiếu và bút dạ cho từng nhóm. Y/c HS trao đổi, tìm từ và hoàn thành phiếu. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. - Gọi các nhóm nhận xét, bổ sung.KL: Uống/ nguồn/ muống/ xuống/ uốn/ chuông.- Nhận xét, tuyên dương các nhóm.- Gọi HS đọc lại các câu ca dao.- GV có thể giải thích nghĩa của các câu ca dao (nếu HS không giải thích được).3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS viết bài sạch, ít mắc lỗi, trình bày đẹp.- Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ các câu ca dao và ôn luyện để chuẩn bị kiểm tra.

- 1HS đọc thành tiếng. - Nhận đồ dùng và hoạt động trong nhóm.

- Nhận xét, bổ sung.

- HS đọc lại.- Lắng nghe.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 5: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ(Tiết 17)

I/ Mục tiêu:- Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ; bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ(BT1, BT2); ghép được những từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó (BT3), nêu được ví dụ minh hoạ về một loại ước mơ (BT4)II/ Đồ dùng dạy học: - Một số tờ phiếu kẻ bảng để HS các nhóm thi làm BT2, 3 + từ điển hoặc 1 vài trang phôtô từ điển.III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK về Dấu ngoặc kép. Mỗi HS tìm VD về 1 tác dụng của dấu ngoặc kép.- Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: - GVđóng vai cô tiên và cho HS một điều ước- Vậy ước mơ là gì? -GV giới thiệu vào bài.2.2 Hướng dẫn làm bài tập:Bài 1:- Gọi HS đọc đề bài. - Y/c HS đọc lại bài Trung thu độc lập, ghi vào vở nháp những từ đồng nghĩa với từ ước mơ.- Gọi HS trả lời. H: Mong ước có nghĩa là gì ?

H: Đặt câu với từ mong ước. H: “Mơ tưởng” nghĩa là gì?

-YC HS suy nghĩ và tìm nét nghĩa tương đồng và khác biệt giữa hai từ trên với “ước mơ”

Bài 2:- Gọi HS đọc y/c và nội dung.- Chia nhóm 4HS, phát phiếu và bút dạ cho từng nhóm. Y/c HS trao đổi, tìm từ và hoàn thành phiếu. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. - Gọi các nhóm nhận xét, bổ sung.KL: + Bắt đầu bằng tiếng ước: ước mơ, ước muốn, ước ao, ước mong, ước vọng…

- 3HS thực hiện y/c của GV. Cả lớp theo dõi để nhận xét.

-HS thể hiện điều ước-Điều mong muốn tốt đẹp trong tương lai

- 1HS đọc thành tiếng. - 2HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm và tìm từ. + Các từ: mơ tưởng, mong ước. + Mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai.- Một số HS đặt câu.+ Mong mỏi và tưởng tượng điều mình muốn sẽ đạt được trong tương lai.+mong ước gióng nghĩa với ước mơ nhưng có thêm nét nghĩa trông mong, chứa đựng tình cảm trong điều ước .- 1HS đọc thành tiếng. - Nhận đồ dùng học tập và thực hiện theo y/c.

- Nhận xét, bổ sung.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 6: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

+ Bắt đầu bằng tiếng mơ: mơ ước, mơ tưởng, mơ mộng…- Gọi HS đọc lại.-HS thi đặt câu với một số từ trong bảng theo hình thức truyền điện.Bài 3:- Gọi HS đọc y/c. - Y/c HS thảo luận cặp đôi để ghép được từ ngữ thích hợp.- Gọi HS trình bày. KL: * Đánh giá cao: ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng. * Đánh giá không cao: ước mơ nho nhỏ. * Đánh giá thấp: ước mơ viễn vông, ước mơ kì quặc, ước mơ dại dột.- Gọi HS đọc lại.Bài 4:- Gọi HS đọc y/c.-Cho HS làm việc theo nhóm đôi trên phiếu bài tậpA (ước mơ) B (đánh giá)1.Được đi mua sắm với mẹ vào CN này2.Trở thành HS giỏi3.Là kiến trúc sư,xây nhiều nhà đẹp cho mọi người4.Bay lên cung trăng và gặp chú Cuội5.Có một chiếc xe đạp mới6.Được sống trong một ngôi nhà rộng hơn và đẹp hơn7.Bệnh để được ở nhà không đi học mà chơi game8.Có đôi cánh như chim bay qua các đại dương9.Trở thành bác học có thể phát minh ra công cụ có thể dự đoán chính xác động đất hay bão lụt10. Đạt được nhiều điểm mười

a. cao đẹpb. tầm thườngc.bình thườngd. đẹpe. viễn vôngf. cao cảg. lớnh. nho nhỏi. kì quặcj. chính đángk. dại dột

-GV nhận xét, lưu ý HS một số đáp án mang ý nghĩa tương đối. Một vài trường hợp tính chất ước mơ có thể giao thoa với nhau. VD : một ước mơ có thể vừa cao cả, vừa viễn vông-GV đặt câu hỏi để HS giải thích vì sao ước mơ này cao cả hay bình thường...-Có thể cho HS nêu thêm ví dụ

- HS đọc lại. -HS thi đặt câu

- 1HS đọc thành tiếng.

- 2HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận.

- HS trình bày.

- HS đọc lại, sau đó, cả lớp viết vào vở.

- 1HS đọc thành tiếng. - HS tự suy nghĩ tìm VD.- Một số HS phát biểu ý kiến.

- 1HS đọc- HS thảo luận nhóm 2 làm bài- Đại diện nhóm trình bày.Kết quả : 1 – h ; 2-a ; 3-g ; 4-i ; 5-c ; 6-j ; 7-k ; 8-e ; 9-f ; 10-d

- HS giải thích

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 7: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

KL   : + Ước mơ được đánh giá cao: ước mơ trở thành bác sĩ / kĩ sư / phi công… + Ước mơ không được đánh giá cao: ước mơ có truyện đọc / có xe đạp… + Ước mơ bị đánh giá thấp: ước mơ không bị dò bài / không phải đi học….

3. Củng cố - dặn dò:- Cho mỗi HS ghi một điều ước và chuyển điều ước cho một bạn trong lớp và đề nghị bạn ấy ghi từ đánh giá ước mơ ấy.- Nhận xét, giáo dục HS nên có những ước mơ đẹp và cố gắng thực hiện những ước mơ đó- Nhận xét tiết học.- Dặn HS về nhà học thuộc các từ thuộc chủ điểm ước mơ, các thành ngữ ở bài 4 và chuẩn bị bài Động từ.

-HS thực hiện

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 8: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA(Tiết 9)

I/ Mục tiêu:- Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè, người thân.- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.* Rèn kĩ năng sống: Rèn cho HS các kĩ năng: thể hiện sự tự tin; lắng nghe tích cực; đặt mục tiêu; kiên định.II/ Đồ dùng dạy học:- Giấy khổ to (hoặc bảng phụ) viết vắn tắt:* Ba hướng xây dựng cốt truyện: Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp. Những cố gắng để đạt ước mơ. Những khó khăn đã vược qua, ước mơ đạt được.* Dàn ý của bài KC: Tên câu chuyện. Mở đầu, diễn biến, kết thúc.- Bảng lớp viết đề tài. III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2HS lên bảng kể câu chuyện em đã nghe, đã học về những ước mơ và nêu ý nghĩa của câu chuyện. - Nhận xét, cho điểm từng HS.2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học.2.2 Hướng dẫn kể chuyện:a) Tìm hiểu bài:- Gọi 1HS đọc đề bài. - GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: ước mơ đẹp của em, của bạn bè, người thân.H: Y/c của đề tài về ước mơ là gì?H: Nhân vật chính trong truyện là ai?

- Y/c HS đọc gợi ý 2.- Treo bảng phụ.

H : Em xây dựng cốt truyện của mình theo hướng nào? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe. b) Kể theo nhóm:- Chia nhóm 4HS, y/c các em kể câu chuyện của mình trong nhóm. Cùng trao đổi, thảo luận với các bạn về nội dung, ý nghĩa và cách đặt tên cho

- 2HS lên bảng kể chuyện, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc thành tiếng đề bài.

+ Là ước mơ phải có thật.+ Nhân vật trong chuyện là em hoặc bạn bè, người thân.- 2HS đọc thành tiếng. - 1HS đọc nội dung trên bảng phụ. - Một số HS nêu ý kiến của mình.

- Hoạt động nhóm 4.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 9: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

chuyện.- GV đi giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn. Chú ý các em phải mở đầu câu chuyện bằng ngôi thứ nhất, dùng đại từ em hoặc tôi.c) Kể trước lớp: - Tổ chức cho HS kể chuyện trước lớp. Khi HS kể, GV ghi nhanh lên bảng. - Sau mỗi HS kể. GV y/c HS dưới lớp hỏi bạn về nội dung, ý nghĩa, cách thức thực hiện ước mơ đó. - Gọi HS nhận xét bạn kể.

- Nhận xét, cho điểm HS. 3. Củng cố - đặn dò:- Nhận xét tiết học.- Dặn HS về nhà viết lại câu chuyện bạn vừa kể mà em cho là hay nhất và chuẩn bị bài kể chuyện Bàn chân kì diệu.

- 5- 7HS tham gia kể chuyện.

- Hỏi và trả lời câu hỏi.

- Nhận xét nội dung truyện và lời kể của bạn.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 10: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

Tập đọc: ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI-ĐÁT(Tiết 18)

I/ Mục tiêu:- Bước đầu biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật (lời xin, khẩn cầu của Mi-đát, lời phán bảo oai vệ của thần Đi-ô-ni-dốt).- Hiểu ý nghĩa: Những ước muốn tham lam không bao giờ mang lại hạnh phúc cho con người. II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2HS lên bảng đọc bài Thưa chuyện với mẹ và trả lời câu hỏi về nội dung bài.- Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.2.2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:a. Luyện đọc:- Gọi 1HS đọc toàn bài.- Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt). GV chú ý sữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có). Lưu ý các câu cầu khiến:Xin Thần tha tội cho tôi! Xin Người lấy lại điều ước cho tôi được sống!

- Y/c HS đọc các từ chú giải cuối bài.- GV cho HS luyện đọc nhóm đôi.- Gọi 1HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc. b. Tìm hiểu bài: - Y/c HS đọc đoạn 1. Cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi:H: Thần Đi-ô-ni-dốt cho vua Mi-đát cái gì?H: Vua Mi-đát xin thần điều gì?

H: Theo em vì sao vua Mi-đát lại ước như vậy?H: Thoạt đầu, điều ước thực hiện tốt đẹp ntn?

H: Ý chính của đoạn 1 là gì?

- Ghi ý chính đoạn 1.- Y/c HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:

- 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc toàn bài.- HS tiếp nối nhau đọc bài theo trình tự:+ HS1: Có lần thần Đi-ô-ni-dốt … hơn thế nữa.+ HS2: Bọn đầy tớ … cho tôi được sống.+ HS3: Thần Đi-ô-ni-dốt … tham lam.- 1HS đọc từ chú giải.- HS luyện đọc nhóm đôi.- 1HS đọc toàn bài.- Theo dõi GV đọc mẫu.

- 1HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi để trả lời câu hỏi.+ Một điều ước. + Làm cho mọi vật ông chạm vào đều biến thành vàng.+ Vì ông là người tham lam.+ Vua bẻ thử một cành sồi, ngắt một quả táo chúng đều biến thành vàng. + Điều ước của vua Mi-đát được thực hiện.- HS nhắc lại.- 1HS đọc thành tiếng, cả lớp

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 11: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

H: Điều ước khủng khiếp nghĩa là thế nào?

Giảng và chốt: Điều ước khủng khiếp.H: Tại sao vua Mi-đát phải xin thần Đi-ô-ni-dốt lấy lại điều ước?

H: Ý chính của đoạn 2 là gì?

- Ghi ý chính đoạn 2.- Y/c HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi.H: Vua Mi-đát có được điều gì khi nhúng mình vào dòng nước trên sông Pác-tôn?H: Em hiểu rửa sạch được lòng tham là gì?

Giảng và chốt: Rửa sạch được lòng tham.H: Vua Mi-đát hiểu ra điều gì?

H: Nội dung đoạn cuối bài là gì?- Ghi ý chính đoạn 3. H: Nội dung bài văn này là gì?

c. Đọc diễn cảm:- Gọi HS đọc diễn cảm toàn bài theo cách phân vai, y/c HS tìm ra giọng đọc hay cho bài.- H/d HS luyện đọc diễn cảm đoạn: Mi-đát bụng đói cồn cào…tham lam. Gọi HS đọc, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc phù hợp.- Tổ chức cho HS đọc phân vai.- Bình chọn nhóm đọc hay.- Nhận xét, tuyên dương những nhóm đọc tốt.3. Củng cố - dặn dò: H: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?- Y/c HS chọn tiếng “ước” đứng đầu, đặt tên cho truyện theo ý nghĩa.- Nhận xét tiết học, dặn HS ôn tập để thi giữa kì I.

đọc thầm và trả lời câu hỏi. + Là điều ước mà khi biến thành sự thật thì khiến con người hoảng sợ, sợ đến mức tột độ.

+ Vì nhà vua nhận ra sự khủng khiếp của điều ước: Vua không thể ăn, không thể uống bất cứ gì. + Vua Mi-đát nhận ra sự khủng khiếp của điều ước. - HS nhắc lại.- 1HS đọc thành tiếng. + Ông đã mất đi phép màu và rửa sạch được lòng tham.+ Làm cho lòng tham không còn nữa.

+ Hiểu ra rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.+ Vua Mi-đát rút ra bài học quý. - HS nhắc lại.+ Những ước muốn tham lam không bao giờ đem lại hạnh phúc.

- 3HS đọc, cả lớp tìm ra giọng đọc của bài.- Đọc trong nhóm.

- HS tham gia.- Bình chọn.

- HS trả lời.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 12: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

Tập làm văn: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN(Tiết 17)

I/ Mục tiêu:-Kể lại được câu chuyện đã học có các sự kiện được sắp xếp theo trình tự thời gian.II/ Đồ dùng dạy học:-Tranh minh họa cho vài câu chuyện đã học.III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2HS kể lại câu chuyện từ Ở Vương quốc Tương Lai theo trình tự không gian và thời gian.- Nhận xét về nội dung truyện, cách kể và cho điểm từng HS. 2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học.

2.2 Hướng dẫn làm bài tập:-Gọi HS đọc đề bài : Kể một câu chuyện em đã học trong đó có các sự kiện được sắp xếp theo trình tự thời gian.-Đề bài yêu cầu gì ?-GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ : kể, một câu chuyện đã học, trình tự thời gian-Gợi ý : HS có thể kể các câu chuyện như : Nàng tiên ốc, Cây khế, Hai mẹ con và bà tiên...- Một bài văn kể chuyện gồm có mấy phần ?- GV mời một vài HS giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể- Cho HS kể chuyện theo nhóm 2- Gọi một số HS kể lại câu chuyện của mình- Gv nhận xét, sửa lỗi câu từ cho HS- Tuyên dương cho điểm HS kể tốt.- Tổ chức cho HS thi kể, mỗi tổ cử 1 bạn- Nhận xét, tuyên dương

3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện đã chuyển thể vào VBT và chuẩn bị bài Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân.

- 2HS kể chuyện, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

-2 HS đọc

-HS trả lời- Lắng nghe

-3 phần-HS giới thiệu

-Kể theo nhóm 2-HS kể. Lớp nhận xét cách bạn kể và nội dung chuyện

-HS thi kể, lớp nhận xét

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 13: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

Luyện từ và câu: ĐỘNG TỪ(Tiết 18)

I/ Mục tiêu:- Hiểu thế nào là động từ (từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật: người, sự vật, hiện tượng).- Nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ.II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn ở BT1- phần nhận xét.- Giấy khổ to và bút dạ.III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2HS lên bảng làm các BT2, 3/ 87 SGK. - Gọi HS dưới lớp đọc thuộc lòng các câu tục ngữ và nêu tình huống sử dụng của 1 câu tục ngữ.- Nhận xét, cho điểm HS. 2. Dạy và học bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy. 2.2 Tìm hiểu ví dụ:Bài 1:- Gọi HS đọc phần nhận xét.

- Y/c HS thảo luận trong nhóm để tìm các từ theo y/c.

- Gọi HS phát biểu ý kiến. Các HS khác nhận xét bổ sung. KL:* Các từ chỉ hoạt động của anh chiến sĩ hoặc của thiếu nhi là: nhìn, nghĩ, thấy.* Các từ chỉ trạng thái của sự vật:+ Dòng thác: đổ.+ Lá cờ: bay.H: Các từ nêu trên chỉ hoạt động, trạng thái của người, của vật. Đó là động từ.Vậy động từ là gì?2.3 Ghi nhớ:- Gọi HS đọc ghi nhớ.

- Y/c HS lấy một số ví dụ về động từ chỉ hoạt động, động từ chỉ trạng thái.

2.4 Luyện tập:Bài 1:- Gọi HS đọc y/c và mẫu.

- 2HS lên bảng làm bài.- Một số HS dưới lớp trả lời.

- Lắng nghe.

- 2HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng từng bài tập.- 2HS ngồi cùng bàn thảo luận, viết các từ vừa tìm được vào vở nháp. - Phát biểu, nhận xét, bổ sung.

- Chữa bài

+ Động từ là chỉ hoạt động trạng thái của sự vật.

- 3HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm để thuộc ngay tại lớp.+ Động từ chỉ hoạt động: ăn cơm, kể chuyện, múa, hát..+ Động từ chỉ trạng thái: yên lặng, bay là là, lượn vòng…

- 1HS đọc thành tiếng.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 14: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm. Y/c HS thảo luận và tìm từ. Nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng để nhóm nhận xét bổ sung.KL:+ Các hoạt động ở nhà: Đánh răng, rửa mặt, ăn cơm, uống nước, …+ Các hoạt động ở trường: Học bài, làm bài, nghe giảng, quét lớp, hát, múa….Bài 2:- Y/c HS đọc đề bài và nội dung.- Y/c HS thảo luận cặp đôi.- Gọi HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

KL:a) đến, yết kiến, cho, nhận, xin, làm, dùi, lặn.b) mỉm cười, ưng thuận, thử, bẻ, biến thành, nhắt, thành, tưởng, có. Bài 3:- Gọi HS đọc y/c và nội dung.- Treo tranh minh hoạ và gọi HS lên bảng chỉ vào tranh để mô tả trò chơi.- Tổ chức cho HS thi biểu diễn kịch câm.- Y/c HS hoạt động trong nhóm.

3. Củng cố - dặn dò:H: Thế nào là động từ?H: Động từ được dùng ở đâu?- Nhận xét tiết học.- Dặn HS về nhà viết 10 từ chỉ động tác đã chơi trò xem kịch câm vào vở.- Dặn HS ôn tập để thi giữa kì I.

- Hoạt động trong nhóm 4. Sau đó, lên bảng trình bày.

- Viết vào VBT.

- 1HS đọc thành tiếng. - Thảo luận nhóm 2. - HS trình bày, nhận xét, bổ sung.

- 1HS đọc thành tiếng. - 2HS lên bảng mô tả.

- Từng nhóm 4HS biểu diễn các hoạt động có thể nhóm bạn làm bằng các cử chỉ, động tác. Đảm bảo cho HS nào cũng được tham gia.

- Một số HS nhắc lại.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 15: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

Tập làm văn: LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN(Tiết 18)

I/ Mục tiêu:- Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trong đổi, lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích.- Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục.* Rèn kĩ năng sống: Rèn cho HS các kĩ năng: thể hiện sự tự tin; lắng nghe tích cực; thương lượng; đặt mục tiêu, kiên định.II/ Đồ dùng dạy học:- Bảng phụ viết sẵn đề bài TLV.III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi HS kể câu chuyện về Yết Kiêu đã được chuyển thể từ kịch.- Nhận xét & cho điểm HS. 2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: H: Cậu bé Cương trong bài Thưa chuyện với mẹ đã làm những gì để thuyết phục mẹ cho mình làm nghề thợ rèn?GV: Nếu chúng ta biết khéo léo thuyết phục người khác thì chắc chắn họ sẽ hiểu và đồng tình với những nguyện vọng chính đáng của chúng ta. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau Luyện tập cách trao đổi ý kiến với người thân.2.2 Hướng dẫn làm bài:a) Tìm hiểu đề bài:- Gọi HS đọc đề bài trên bảng. - GV đọc lại, phân tích dùng phấn màu gạch chân dưới các từ ngữ quan trọng: nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi, anh (chị), ủng hộ, cùng bạn đóng vai.- Gọi HS đọc gợi ý. Y/c HS trao đổi và trả lời câu hỏi sau:

H: Nội dung cần trao đổi là gì?

H: Đối tượng trao đổi với nhau là ai?

H: Mục đích trao đổi là để làm gì?

H: Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này ntn?

- 2HS lên bảng kể chuyện, cả lớp theo dõi để nhận xét.

+ Cương đã khéo léo dùng lời lẽ, nắm lấy tay mẹ để mẹ đồng tình với nguyện vọng của mình.- Lắng nghe.

- 2HS đọc thành tiếng. - Lắng nghe.

- 3HS nối tiếp nhau đọc từng phần. Trao đổi thảo luận cặp đôi và trả lời:+ Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em.+ Đối tượng trao đổi ở đây là em trao đổi với anh hoặc chị của em.+ Làm cho anh chị hiểu rõ nguyện vọng của em.+ Em và bạn trao đổi. Bạn đóng

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 16: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

H: Em chọn nguyện vọng nào để trao đổi ?b) Trao đổi trong nhóm:- Chia nhóm 4 HS. Y/c 1HS đóng vai anh (chị) của bạn và tiến hành trao đổi. 2HS còn lại sẽ trao đổi hành động, cử chỉ, lắng nghe lời nói để nhận xét, góp ý cho bạn. - GV quan sát, giúp đỡ từng nhóm HS.c) Trao đổi trước lớp: - Tổ chức cho từng cặp HS trao đổi. Y/c HS dưới lớp theo dõi, nhận xét cuộc trao đổi theo các tiêu chí sau:+ Nội dung trao đổi của bạn có đúng đề tài không?+ Cuộc trao đổi đã đạt được mục đích như mong muốn chưa?+ Lời lẽ, cử chỉ của 2 bạn đã phù hợp chưa?+ Bạn đã thể hiện được tài khéo léo của mình chưa? Bạn có tự nhiên mạnh dạn khi trao đổi không?- Bình chọn cặp khéo léo nhất lớp. Tuyên dương các nhóm.3. Củng cố - dặn dò:H: Khi trao đổi ý kiến với người thân cần chú ý điều gì?- Nhận xét tiết học.- Dặn HS về nhà viết lại cuộc trao đổi vào VBT và tìm đọc truyện về những con người có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

vai anh (chị) của em.- HS tự lựa chọn.

- HS hoạt động trong nhóm 4. Dùng giấy để ghi những ý kiến đã thống nhất.

- Từng cặp trao đổi, HS nhận xét từng cặp.

- Bình chọn.

- HS nhắc lại.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 17: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

Toán: HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC(Tiết 41)

I/ Mục tiêu:- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.- Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke.II/ Đồ dùng dạy học: Thước thẳng, ê ke.

III/ Các hoạt động dạy - học:Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng làm các bài tập của tiết 40.- Nhận xét và cho điểm HS.2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy. 2.2 Giới thiệu 2 đường thẳng vuông góc: - GV vẽ hình chữ nhật ABCD, cho HS đọc tên hình và cho biết hình gì? Các góc ABC là những góc gì?- GV kéo dài cạnh BC và cạnh DC thành đường thẳng DM và BN. Ta có 2 đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại C. H: Hãy cho biết các góc BCD, DCN, NCM, BCM là các góc gì? Các góc này có chung đỉnh nào?GV: Như vậy 2 đường thẳng BN và DM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C.- GV dùng ê ke vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OM và ON rồi kéo dài 2 cạnh góc vuông để được 2 đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau có chung đỉnh O.H: Ta cần đồ dùng nào để kiểm tra hoặc vẽ 2 đường thẳng vuông góc?H: Liên hệ các đường thẳng chung quanh có biểu tượng hai đường thẳng vuông góc. 2.3 Thực hành:Bài 1: - Y/c HS dùng ê ke để kiểm tra. - Gọi HS nêu kết quả.Bài 2: - GV nêu y/c – HS vẽ hình. Bài 3:- Nêu y/c. - Cho HS nêu từng cặp cạnh vuông góc. Bài 4:- H/d HS dùng ê ke để xác định góc vuông. 3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học.- Chuẩn bị bài Hai đường thẳng song song.

- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- HS đọc.+ Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD đều là góc vuông.

+ Là góc vuông. Các góc này có chung đỉnh C.

- HS kiểm tra bằng ê ke.

+ Dùng thước ê ke.

+ Hai mép của vở, sách. Hai cạnh của bảng đen.

- HS kiểm tra bài 1/50.- HS nêu kết quả.

- HS vẽ hình.

+ BC và CD, CD và AD, AD và AB.- HS dùng ê ke xác định góc vuông.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 18: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

Toán: HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG(Tiết 42)

I/ Mục tiêu:- Có biểu tượng về hai đường thẳng song song.- Nhận biết được hai đường thẳng song song.II/ Đồ dùng dạy học:- Thước thẳng và ê ke.III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2HS lên bảng làm các bài tập của tiết 41.- Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.2.2 Giới thiệu 2 đường thẳng song song:- GV vẽ lên bảng HCN ABCD và y/c HS nêu tên hình. - GV dùng phấn màu kéo dài 2 cạnh đối diện AB và CD về hai phía ta được 2 đường thẳng song song.KL: Hai đường thẳng AB và CD là hai đường thẳng song song với nhau.- GV tiến hành tương tự: Kéo dài hai cạnh AD và BC về hai phía.H: Khi kéo dài hai cạnh AD và BC về hai phía ta được gì? - Y/c HS vẽ 2 đường thẳng song song.

H: Em có nhận xét gì về hai đường thẳng song song? KL: Hai đường thẳng song song với nhau thì không bao giờ cắt nhau.H: Hãy tìm các hình ảnh về hai đường thẳng song song ở xung quanh.

- GV vẽ hình ảnh hai đường thẳng song song để HS nhận dạng.2.3 Hướng dẫn luyện tập:Bài 1:- GV vẽ lên bảng HCN ABCD và sau đó y/c chỉ các cặp cạnh song song.- Tiến hành tương tự đối với HV MNPQ.Bài 2:- Gọi 1HS đọc đề bài trước lớp. - Y/c HS quan sát hình thật kĩ và nêu các cạnh song

- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

+ Hình chữ nhật ABCD.

- HS theo dõi thao tác của GV.

- HS nghe giảng.

+ Ta được hai đường thẳng song song AD và BC.- HS vẽ 2 đường thẳng song song. + Hai đường thẳng song song thì không cắt nhau.- Một số HS nhắc lại.

+ Hai mép song song của cái bảng HCN, hai cạnh đối diện của khung ảnh…- Quan sát hình.

+ Cạnh AD song song với BC, AB song song với CD.

- 1HS đọc. + Các cạnh song song với BE là

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 19: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

song với cạnh BE.(Trong trường hợp HS không tìm ra thì GV lưu ý cho HS ABEG, ACDG, BCDE là những hình chữ nhật nên các cạnh đối diện của HCN song song với nhau).Bài 3:- Y/c HS quan sát kĩ hình trong bài. H: Trong hình MNPQ có các cặp cạnh nào song song?H: Trong hình MNPQ có các cặp cạnh nào vuông góc?H: Trong hình EDIHG có cặp cạnh nào song song?H: Trong hình trên, có các cặp cạnh nào vuông góc?

- GV có thể thêm 1 số hình khác và y/c HS tìm các cặp cạnh song song. 3. Củng cố - dặn dò:- Gọi 2HS lên bảng, mỗi HS vẽ 2 đường thẳng song song với nhau.H: Hai đường thẳng song song có cắt nhau không?

- Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài Vẽ hai đường thẳng vuông góc.

AG, CD.

- Đọc đề bài quan sát hình. + Trong hình MNPQ có cạnh MN song song với cạnh QP.+ MN vuông góc với MQ, MQ vuông góc với PQ.+ DI song song với GH.+ DE vuông góc góc với EG, DI vuông góc với IH, IH vuông góc với GH.

- 2HS lên bảng vẽ hình.

+ Hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 20: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

Toán: VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC(Tiết 43)

I/ Mục tiêu:- Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước.- Vẽ được đường cao của một hình tam giác.II/ Đồ dùng dạy học: Thước thẳng và ê ke.III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2HS lên bảng làm các bài tập của tiết 42, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác. - Chữa bài, nhận xét, cho điểm HS.2. Bài mới:2.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.2.2 H/d vẽ đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đuờng thẳng cho trước:- GV thực hiện các bước vẽ như SGK (vừa thao tác vẽ vừa nêu cách vẽ cho HS quan sát).+ Đặt một cạnh góc vuông của êke trùng với đường thẳng AB.+ Chuyển dịch êke trượt theo đường thẳng AB sao cho cạnh vuông thứ hai của êke gặp điểm E. Vạch một đường thẳng theo cạnh đó thì được đường thẳng CD đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB. Điểm E nằm trên đường thẳng AB.- GV tổ chức cho HS thực hành vẽ. GV nhận xét và giúp đỡ những em còn chưa vẽ được.2.3 Hướng dẫn vẽ đường cao của tam giác:- GV vẽ lên bảng tam giác ABC như phần bài học của SGK.H: Hãy đọc tên tam giác. - Y/c HS vẽ đuờng thẳng đi qua điểm A và vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC.KL: Qua đỉnh A của tam giác ABC ta vẽ được đường thẳng vuông góc với cạnh BC tại điểm H. Ta gọi AH là đường cao của tam giác ABC. Đường cao của hình hình tam giác chính là đoạn thẳng đi qua một đỉnh và vuông góc với cạnh đối diện của đỉnh đó.- Y/c HS vẽ đường cao hạ từ đỉnh B, đỉnh C của tam giác ABCH: Một tam giác có mấy đường cao?2.4 Hướng dẫn thực hành:

- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- HS nghe giới thiệu bài.

- Theo dõi thao tác của GV.

- 1 HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào vở nháp.

+ Tam giác ABC- 1HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào vở nháp.

- HS dùng ê ke để vẽ.

+ Một tam giác có 3 đường cao.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 21: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

Bài 1:- Y/c HS đọc đề bài sau đó vẽ hình.

- Y/c HS nhận xét bài vẽ của bạn sau đó y/c 3HS lên bảng lần lượt nêu cách thực hiện vẽ đường thẳng AB của mình. - Nhận xét.Bài 2:H: Bài tập y/c chúng ta làm gì?

H: Đường cao AH của hình tam giác ABC là đường thẳng đi qua đỉnh nào của hình tam giác ABC và vuông góc với cạnh nào của hình tam giác ABC?- Y/c HS cả lớp vẽ hình.

- Nhận xét.Bài 3:- Y/c HS đọc đề bài và vẽ đường thẳng qua E, vuông góc với CD tại G.H: Hãy nêu tên HCN có trong hình?H: Những cạnh nào vuông góc với cạnh EG?H: Hãy nêu tên các cặp cạnh song song trong hình chữ nhật ADEG? 3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học, và chuẩn bị bài Vẽ hai đường thẳng song song.

- 3HS lên vẽ hình, mỗi HS vẽ theo một trường hợp, cả lớp vẽ vào vở. - HS nêu tương tự như phần h/d cách vẽ trên.

- Nhận xét.

+ Vẽ đường cao AH của tam giác ABC trong các trường hợp khác nhau.+ Đường cao AH đi qua đỉnh A và vuông góc với cạnh BC của tam giác ABC.- 3HS lên vẽ hình. Mỗi HS vẽ đường cao AH trong từng trường hợp.

- HS vẽ hình vào VBT.

+ ABCD, AEGD, EBCG.+ AB, CD.+ AE và DG, AD và EG.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 22: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

Toán: VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG(Tiết 44)

I/ Mục tiêu:- Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và ê- ke).II/ Đồ dùng dạy học:- Thước thẳng và ê ke.III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- GV gọi 2HS lên bảng, y/c HS1 vẽ 2 đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau tại E, HS2 vẽ hình tam giác ABC sau đó vẽ đường cao AH của hình tam giác này. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học. 2.2 H/d vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước: - Gọi 1HS lên bảng vẽ đường thẳng AB và lấy một điểm E nằm ngoài AB.- Y/c HS vẽ đường thẳng MN đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB.- Y/c HS vẽ đường thẳng đi qua E và vuông góc với MN.H: Có nhận xét gì về đường thẳng CD và đường thẳng AB?KL: Vậy chúng ta đã vẽ được đường thẳng đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước.- GV nêu lại trình tự các bước vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB như phần bài học trong SGK.- GV cho thêm một số hình vẽ khác.2.3 Hướng dẫn luyện tập:Bài 1:- GV vẽ lên bảng đường thẳng CD và lấy một điểm M nằm ngoài CD như hình vẽ trong bài 1.H: Bài tập y/c chúng ta làm gì?

- Y/c HS vẽ hình.

H : Đường thẳng vừa vẽ như thế nào với CD ?GV : Vậy đó chính là đường thẳng AB cần vẽ.

- 2HS lên bảng vẽ hình, cả lớp vẽ vào vở nháp và nhận xét bài làm của bạn.

- HS nghe giới thiệu.

- 1HS lên bảng thực hiện, cả lớp vẽ vào giấy nháp.- 1HS lên bảng thực hiện, cả lớp tiếp tục vẽ giấy nháp.- 1HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp. + 2 đường thẳng này song song với nhau.

- Lắng nghe và nhắc lại.

+ Vẽ đường thẳng AB đi qua điểm M và song song với đường thẳng CD.- 1HS vẽ trên bảng lớp, cả lớp vẽ vào VBT. + Song song với CD.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 23: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

Bài 2:- Gọi HS đọc đề bài và vẽ lên bảng hình tam giác ABC.- H/d vẽ đường thẳng qua A song song với cạnh BC:* Bước 1 : Vẽ đường thẳng AH đi qua A và vuông góc với cạnh BC.* Bước 2 : Vẽ đường thẳng đi qua A và vuông góc với AH, đó chính là đường thẳng AX cần vẽ.- Y/c HS vẽ đường thẳng CY song song với cạnh AB- Y/c HS quan sát hình và nêu các cặp cạnh song song Bài 3:- Y/c HS đọc bài và sau đó tự vẽ hình.

- Y/c HS nêu cách vẽ đường thẳng đi qua B và song song với AD.

H : Tại sao chúng ta chỉ cần vẽ đường thẳng đi qua B và vuông góc với BA thì đường thẳng này sẽ song song với AD?H : Đỉnh E của hình tứ giác là góc gì ?H : Tứ giác BEDA là hình gì?H : Hãy kể tên các cặp cạnh song song?

H : Hãy kể tên các cặp cạnh vuông góc?

- Nhận xét chung.3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học, và chuẩn bị bài Thực hành vẽ hình chữ nhật và Thực hành vẽ hình vuông.

- 1HS đọc đề bài, 1HS lên bảng vẽ. - HS thực hiện vẽ hình theo h/d của GV.

- 1HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào VBT.+ AD và BC, AB và CD.

- 1HS lên bảng vẽ, cả lớp làm vào VBT.+ Vẽ đường thẳng đi qua B vuông góc với AB, đường thẳng này song song với AD.+ BA đã vuông góc với AD.

+ Đỉnh E là góc vuông.+ Hình chữ nhật.+ AB song song với DE, BE song song với AD.+ BA vuông góc với AD, AD vuông góc với DC, DC vuông góc với EB, EB vuông góc với BA.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 24: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

Toán: THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT, THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG(Tiết 45)

I/ Mục tiêu:- Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông (bằng thước kẻ và ê ke).- Bài 1a (tr54); bài 1a (tr55)II/ Đồ dùng dạy và học;- Thước thẳng và ê ke. III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2HS lên bảng y/c HS1 vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước, HS2 vẽ đường thẳng đi qua đỉnh A của hình tam giác ABC và song song với cạnh BC.- Nhận xét và cho điểm HS.2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.2.2 H/d vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh cho trước:- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật MNPQ và hỏi HS: M N

Q PH: Các góc ở các đỉnh của hình chữ nhật MNPQ là góc gì?

H: Hãy nêu các cặp song song với nhau có trong hình chữ nhật MNQP.GV: Dựa vào các điểm chung của hình chữ nhật, chúng ta sẽ thực hành vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh cho trước.- H/d HS vẽ HCN ABCD có chiều dài 4 cm và chiều rộng 2 cm theo từng bước:+ Vẽ đoạn thẳng CD có chiều dài 4 cm.+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D, trên đường thẳng đó lấy đoạn thẳng DA = 2 cm.+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C, trên đường thẳng đó lấy đoạn thẳng CB = 2 cm.+ Nối A với B ta được hình chữ nhật ABCD.- Y/c HS vẽ lại vào vở nháp. - Y/c HS vẽ HCN có chiều dài là 6 cm, chiều rộng 3 cm.2.3 H/d vẽ hình vuông theo độ dài cạnh cho trước:

- 2HS lên bảng vẽ hình, cả lớp theo dõi và nhận xét.

- Lắng nghe.

+ Các góc của bốn đỉnh của hình chữ nhật MNPQ đều là góc vuông. + Cạnh MN song song với QP, cạnh MQ song song với PN.

- Lắng nghe.

- HS vẽ vào vở nháp.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 25: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

H: Hình vuông có các cạnh ntn nào với nhau?H: Các góc ở các đỉnh của hình vuông là các góc gì?GV: Chúng ta sẽ dựa vào các điểm trên để vẽ hình vuông có độ dài cạnh cho trước.- H/d HS cách vẽ HV có cạnh bằng 3 cm như SGK.+ Vẽ đoạn thẳng DC = 3 cm.+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D và C. Trên mỗi đường thẳng vuông góc đó lấy đoạn thẳng DA = 3 cm, CB = 3 cm.+ Nối A với B ta được hình vuông ABCD. - Y/c HS nêu lại cách vẽ.- Y/c HS thực hành vẽ vào vở nháp.- Y/c HS vẽ HV có cạnh bằng 5 cm vào vở nháp.2.4 Hướng dẫn thực hành: Bài 1/54:- Y/c HS đọc đề toán. - Y/c HS tự vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3cm, sau đó đặt tên cho hình chữ nhật.- Y/c HS cách vẽ của mình trước lớp.- Y/c HS tính chu vi của hình chữ nhật.- Nhận xét và chữa bài. Bài 1/55: - Y/c HS đọc đề bài, sau đó tự vẽ hình vuông có độ dài cạnh là 4 cm, sau đó tính chu vi và diện tích của hình. - Y/c HS nêu rõ từng bước vẽ của mình. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài Luyện tập.

+ Các cạnh bằng nhau.+ Góc vuông.

- Theo dõi GV vẽ.

- HS nêu.- HS vẽ vào vở nháp.- HS vẽ.

- 1HS đọc trước lớp. - HS vẽ vào VBT.

- HS nêu các bước vẽ.+ ( 5 + 3) x 2 = 16 cm.

- HS làm bài vào VBT.

- 1HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 26: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

Lịch sử: ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN(Tiết 9)

I. Mục tiêu:- Nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân:+ Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy chia cắt đất nước.+ Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.- Đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh: Đinh Bộ Lĩnh quê ở vùng Hoa Lư, Ninh Bình, là một người cương nghị, mưu cao và có chí lớn, ông có công dẹp loạn 12 sứ quân.II. Đồ dùng dạy học: - Lược đồ 12 sứ quân. - Các tranh ảnh trong sgk. - Phiếu học tập của học sinh. - Bảng phụ.III. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau:1) Em hãy nêu đời sống của người Lạc Việt dưới thời Văn Lang.2) Nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.- Nhận xét và cho điểm HS.2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài.2.2 Các hoạt động:

HĐ1: Làm việc cả lớp- Y/c HS giở SGK/25 và đọc thầm phần đầu của bài để tìm bối cảnh đất nước sau khi Ngô Quyền mất. - GV bổ sung và nhấn mạnh các ý:+ Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta có nhiều biến động như:* Triều đình lục đục, tranh nhau ngai vàng. * Đất nước bị chia cắt thành 12 vùng bởi loạn 12 sứ quân.* Dân chúng đổ máu, đồng ruộng làng mạc bị tàn phá. * Kẻ thù lăm le ngoài bờ cõi. - GV ghi ý chính ở bảng. KL: Ngô Quyền mất, đất nước bị chia cắt bởi loạn 12 sứ quân. - Tiếp tục GV treo bản đồ 12 sứ quân lên bảng, giới thiệu cho HS để các em khắc sâu hơn về hình ảnh đất nước bị chia cắt thành 12 vùng (Sgk/7).

HĐ 2: Làm việc theo nhóm đôi- Y/c HS đọc, thảo luận nhóm đôi: Em biết gì về

- 2HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- HS đọc thầm phần đầu của bài & TLCH, lớp theo dõi, bổ sung.

- Gọi vài HS đọc lại.

- Học sinh quan sát, theo dõi trên bản đồ.

- HS quan sát hình 1 & trả lời

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 27: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

Đinh Bộ Lĩnh? Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì?- Gọi các nhóm trình bày. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.

KL: Đinh Bộ Lĩnh là người quê Hoa Lư (tức Gia Viễn – Ninh Bình ngày nay), em trai của Đinh Công Trứ. Hồi nhỏ, ông sống với mẹ ở quê nhà. Ông thường lũ trẻ nhỏ trong vùng chăn trâu chơi trò tập trận, khiêng kiệu, lấy bông lau làm cỏ. Trẻ con xứ ấy đều nể, tôn làm anh. Lớn lên, ông là một người cương nghị, có mưu cao, chí lớn, là người chỉ huy quân sự có tài, được nhân dân yêu mến. Lớn lên gặp buổi loạn lạc, giữa lúc nhà Ngô suy yếu, ĐBL đã cùng với những người thân thiết tổ chức lực lượng, rèn vũ khí xây đựng căn cứ ở Hoa Lư. Khi nhà Ngô sụp đổ, cả nước rối loạn, ĐBL dã liên kết với một số sứ quân rồi đem quân đi đánh dẹp các sứ quân. Và cuối cùng năm 968, ông đã thống nhất được giang sơn.

HĐ 3: Làm việc cả lớpH: ĐBL đã làm gì sau khi thống nhất đất nước?KL: ĐBL lên ngôi vua lấy niên hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên là nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình.- GV giải thích các từ: Hoàng, Đại Cồ Việt, Thái Bình.- GV cho HS quan sát toàn cảnh Hoa Lư ngày nay (H2) giới thiệu vài nét về cảnh Hoa Lư ngày nay.

HĐ 4: Thảo luận nhóm- GV phát phiếu học tập để HS thảo luận, ghi kết quả vào phiếu.- Y/c đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. - GV treo bảng phụ, chốt ý chính theo mẫu đã hoàn chỉnh như SGK/27.3. Củng cố - dặn dò: - Gọi vài HS đọc ghi nhớ SGK.- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài Cuộc kháng chiến chống quân Tống xam lược lần thứ nhất (năm 981).

theo nhóm đôi.- Một số nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi để nhận xét, bổ sung. - HS chú ý lắng nghe.

+ Lên ngôi vua.

- HS quan sát và lắng nghe.

- HS thảo luận theo nhóm 6.

- Hoàn thành bảng so sánh.

- HS đọc.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 28: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

Đạo đức: TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (T1)(Tiết 9)

I/ Mục tiêu:- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, … hằng ngày một cách hợp lí.* Tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo dục cho HS biết quý trọng thời giờ, học tập đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ.* Rèn kĩ năng sống: Rèn cho HS các kĩ năng: kĩ năng xác định giá trị của thời gian là vô giá; kĩ năng lập kế hoạch khi làm việc, học tập; kĩ năng quản lí thời gian trong sinh hoạt và học tập hằng ngày; kĩ năng bình luận, phê phán việc lãng phí thời gian.II/ Đồ dùng dạy học:- Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: Xanh, đỏ, trắng. - Các truyện tấm gương về tiết kiệm thời giờ. III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1.Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2HS lên bảng đọc phần ghi nhớ và trả lời câu hỏi của tiết trước:1) Em hãy nêu những việc thể hiện việc tiết kiệm của bản thân em và gia đình em?2) Bằng rủ Tuấn xé sách vở để gấp máy bay chơi. Nếu em là Tuấn thì em sẽ làm gì?- Nhận xét câu trả lời của HS. 2. Bài mới:2.1Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.2.2 Các hoạt động:

HĐ1: Tìm hiểu truyện kể- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm và y/c các nhóm thảo luận đóng vai để kể lại câu chuyện của Mi-chi-a, và sau đó rút ra bài học.- GV cho HS làm việc cả lớp. - Y/c 2 nhóm lên đóng vai kể lại câu chuyện của Mi-chi-a.- Y/c các nhóm nhận xét.

H: Mi-chi-a có thói quen sử dụng thời giờ ntn?H: Chuyện gì đã xảy ra với Mi-chi-a ?

H: Sau chuyện đó, Mi-chi-a rút ra điều gì ?

H: Từ câu chuyện của Mi-chi-a em rút ra bài học gì cho bản thân mình ?KL: Cần phải biết quý trọng và tiết kiệm thời gian dù chỉ là một phút.

- 2HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- HS làm việc theo nhóm: Thảo luận phân chia các vai: Mi-chi-a, mẹ Mi-chi-a, bố Mi-chi-a.

- 2 nhóm lên bảng đóng vai, các nhóm khác theo dõi.- HS nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.+ Chậm trễ hơn mọi người.+ Mi-chi-a bị thua cuộc thi trượt tuyết.+ Mi-chi-a hiểu ra rằng một phút cũng làm nên chuyện quan trọng.+ Phải quý trọng và tiết kiệm thời gian.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 29: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

- Gọi HS đọc ghi nhớ.HĐ2: Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì?

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. Phát giấy bút và treo bảng phụ có các câu hỏi: Em cho biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu:a) HS đến phòng thi muộn.

b) Hành khách đến muộn giờ tàu chạy, máy bay.

c) Đưa người đến bệnh viện cấp cứu chậm.

H : Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì?

H : Tại sao thời giờ lại quý giá?KL:

Thời gian thấm thoắt thoi đưa.Nó đi, nó mất có chờ đợi ai.

Do đó, chúng ta phải biết tiết kiệm thời gian vì nó giúp ta làm được nhiều việc có ích. Ngược lại, lãng phí thời gian sẽ không làm được việc gì.HĐ3: Em hiểu thế nào là tiết kiệm thời giờ?(BT3)- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp.- Treo bảng phụ ghi các ý kiến để HS theo dõi. Phát cho mỗi HS 3 tờ giấy màu: Xanh, đỏ.- Lần lượt đọc các ý kiến và y/c HS cho biết thái độ.

- GV ghi lại kết quả vào bảng. - Y/c HS giải thích những ý kiến.KL: Tiết kiệm thời giờ là giờ nào việc nấy, làm việc nào xong việc nấy, sắp xếp công việc hợp lí, không phải là làm liên tục, không làm gì hay tranh thủ làm nhiều việc một lúc. Tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo dục cho HS biết quý trọng thời giờ, học tập đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ.3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học.- Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết sau.

- 2 – 3HS đọc ghi nhớ.

- HS làm việc theo nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi. Đại diện các nhóm lên trình bày.+ HS sẽ không được vào phòng thi.+ Khách bị nhỡ tàu, mất thời gian và công việc.+ Có thể nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.+ Tiết kiệm thời giờ giúp ta có thể làm nhiều việc có ích. + Thời giờ là vàng bạc.

- HS nhận các tờ giấy màu và đọc theo dõi các ý kiến của GV đưa trên bảng. - HS lắng nghe GV đọc và giơ giấy màu để bày tỏ thái độ: Đỏ - tán thành, xanh – không tán thành.

- HS giải thích.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 30: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

Khoa học: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC(Tiết 17)

I/ Mục tiêu:- Nêu được một số việc nên và khôing nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước:+ Không chơi đùa gần ao, hồ, sông, suối; giếng, chum, vại, bể nước phải có nắp đậy.+ Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ.+ Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ.- Thực hiện được các quy tắc an toàn phòng tránh đuối nước.* PCTNTT: + Một số nơi có thể xảy ra đuối nước: trong nhà (giếng, lu vại, bồn tắm…); các nguồn nước thiên nhiên (ao, hồ, sông, suối, biển,…); nơi công cộng (bể bơi).+ Các vật chứa nước trong nhà phải được che đậy hoặc khoá kín.+ Nhà có trẻ nhỏ, ao cần có rào chắn không cho trẻ tiếp cận.+ Một số việc nên và không nên làm để phòng tránh đuối nước: (Không đi bơi/ câu cá một mình ở nơi vắng người; không đi tắm, bơi khi thấy người mệt, khi thời tiết không thuận lợi; khởi động trước khi bơi; không đùa nghịch nhau khi tắm, bơi; nếu không biết bơi hoặc không bơi giỏi phải mặc áo phao khi bơi; không bơi khi thời tiết không thuận lợi (nước lạnh, nước chảy xiết).+ Biết được một số hiện tượng nguy hiểm xảy ra để kêu mọi người đến cứu (thấy bạn hoặc thấy người khác chới với muốn chìm; bạn bị ngã xuống nước mà không biết bơi; lật thuyền,… bản thân mình đang bơi mà bị chuột rút hoặc thấy đuối sức.+ Biết cách xử lí khi có trường hợp đuối nước xảy ra (kêu cứu; tìm và ném xuống nước các vật nổi, các vật giúp người bị đuối nước bám vào để leo lên,…).* Rèn kĩ năng sống: Rèn cho HS các kĩ năng sau: kĩ năng phân tích và phán đoán những tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn đuối nước; kĩ năng cam kết thực hiện các nguyên tắc an toàn khi đi bơi và tập bơi.II/ Đồ dùng dạy học:- Các hình minh hoạ trang 36, 37 SGK.III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Y/c 2HS lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài 16:1) Em hãy cho biết khi bị bệnh cần cho người bệnh ăn uống ntn?2) Khi người thân bị tiêu chảy, em chăm sóc ntn?- Nhận xét và cho điểm HS.2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài.2.2 Các hoạt động:HĐ1: Những việc nên làm và không nên làm để

phòng tránh tai nạn đuối nước- Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi sau:+ Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình 1, 2, 3.

- 2HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- Tiến hành thảo luận, sau đó 4 cặp đôi đại diện trình bày. + H1: Các bạn nhỏ đang chơi

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 31: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

Theo em việc nào nên làm, việc nào không nên làm? Vì sao?+ Theo em, chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn sông nước?

- Nhận xét các ý kiến của HS.- Gọi 2HS đọc trước lớp ý 1, 2 mục Bạn cần biết.KL:+ Không chơi đùa gần hồ ao, sông, suối. Giếng nước phải được xây dựng thành cao, có nắp đậy. Chum, vại, bể nước phải có nắp đậy.+ Chấp hành tốt các quy định giao thông đuờng thuỷ. Tuyệt đối không lội qua suối khi trời mưa lũ.

HĐ2: Một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi- Y/c các nhóm quan sát hình minh hoạ trang 37 SGK và thảo luận theo các câu hỏi:+ Theo em nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu?+ Trước khi bơi và sau khi bơi cần chú ý điều gì?- Nhận xét các ý kiến của HS.

KL: Chỉ tập bơi hoặc bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi. Không nên bơi khi người đang ra mồ hôi hay khi vừa ăn no hoặc khi đói để tránh tai nạn khi bơi hoặc tập bơi.

HĐ3: Bày tỏ thái độ, ý kiến- GV chia lớp thành 3 đến 4 nhóm. Giao cho mỗi em 1 tình huống để các em thảo luận trả lời câu hỏi: Nếu mình ở trong tình huống đó em sẽ làm gì?+ TH1: Hùng và Nam vừa chơi bóng về, Nam rủ Hùng ra hồ gần nhà để tắm. Nếu là Hùng, em sẽ ứng xử thế nào?+ TH2: Trên đường đi học về trời đổ mưa to và nước suối chảy xiết, My và các bạn của My nên làm gì?+ TH3: Đi học về, Nga thấy mấy em nhỏ đang tranh nhau cúi xuống bờ ao gần đường để lấy quả bóng. Nếu là Nga em sẽ làm gì?+ TH4: Minh đến nhà Tuấn chơi thấy Tuấn vừa nhặt rau vừa cho em bé chơi ở sân giếng. Giếng xây thành cao nhưng không có nắp đậy. Nếu là Minh

gần bờ ao. Đây là việc không nên làm vì có thể bị ngã xuống ao.+ H2: Thành giếng được xây cao và có nắp đậy rất an toàn. Đây là việc nên làm.+ H3: Các bạn HS đang nghịch nước khi ngồi trên thuyền. Việc này rất không nên vì rất dễ ngã xuống sông và chết đuối.

- HS đọc.

- Tiến hành thảo luận nhóm 4. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe.

- Tiến hành thảo luận nhóm 8.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 32: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

em sẽ nói gì với Tuấn? Lưu ý HS: Các nhóm thảo luận đưa ra cách xử lí. Nêu ra mặt lợi hại của các phương án. - Gọi các nhóm trình bày.

- Nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm HS. GD PCTTTT (đuối nước): như nội dung ở phần mục tiêu.3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học.- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. Dặn HS luôn có ý thức phòng tránh tai nạn sông nước. - Dặn HS chuẩn bị bài Ôn tập.

- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của mình.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 33: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

Địa lí: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN (TT)(Tiết 9)

I/ Mục tiêu: - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên:+ Sử dụng sức nước để sản xuất điện.+ Khai thác gỗ và lâm sản.- Nêu được vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất: cung cấp gỗ, lâm sản, nhiều thú quý,…- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng.- Biết sông ở Tây Nguyên: có nhiều thác ghềnh.- Mô tả sơ lược: rừng rậm nhiệt đới (rừng rậm, nhiều loại cây, tạo thành nhiều tầng…), rừng khộp (rừng rụng lá mùa khô).- Chỉ trên bản đồ (lược đồ) và kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên: sông Xê Xan, sông Xrê Pốk, sông Đồng Nai.* Với HS khá, giỏi: + Quan sát hình và kể các công việc cần phải làm trong quy trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ.+ Giải thích những nguyên nhân khiến rừng ở Tây Nguyên bị tàn phá. Liên hệ GDMT.* GD SDNLTK & HQ: + Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông, các con sông chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm thác, ghềnh. Bởi vậy, Tây Nguyên có tiềm năng thuỷ điện to lớn. Bảo vệ nguồn nước, phục vụ cuộc sống.+ Tây Nguyên có nguồn tài nguyên rừng hết sức phong phú, cuộc sống của người dân nơi đây dựa nhiều vào rừng: củi đun, thực phẩm… Bảo vệ và khai thác rừng hợp lí, tích cực tham gia trồng rừng.II/ Đồ dùng dạy học:- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.- Tranh, ảnh về vùng trồng cà phê một số sản phẩm về Buôn Ma Thuột. III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ: - Y/c 2HS lên bảng, vẽ sơ đồ và trình bày nội dung kiến thức được học về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.- Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.2.1 Các hoạt động:

HĐ1: Khai thác sức nước- Y/c HS quan sát lược đồ lược đồ các sông chính ở Tây Nguyên, trả lời các câu hỏi sau:

H: Nêu tên và chỉ một số con sông chính ở Tây Nguyên?

- 2HS lên bảng trình bày, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- Tiến hành thảo luận nhóm.- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả trước lớp + Xê Xan, Ba, Đồng Nai.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 34: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

H: Đặc điểm dòng chảy của các con sông ở đây ntn? Điều đó có tác dụng gì?

- Chỉ vị trí nhà máy thuỷ điện Y-a-li trên lược đồ 4 và cho biết nó nằm trên con sông nào?KL: Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông. Địa hình với nhiều cao nguyên xếp tầng đã khiến cho lòng sông lắm thác ngềnh, là điều kiện thuận lợi để khai thác nguồn nước, sức nước của các nhà máy thuỷ điện. GD SDNLTK & HQ: + Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông, các con sông chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm thác, ghềnh. Bởi vậy, Tây Nguyên có tiềm năng thuỷ điện to lớn. Bảo vệ nguồn nước, phục vụ cuộc sống.HĐ2: Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên- GV quan sát hình 6, 7, 8, 9, 10 SGK thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi sau:

1) Tây Nguyên có những loại rừng nào? Vì sao Tây Nguyên lại có các loại rừng khác nhau?

2) Rừng ở Tây Nguyên cho ta những sản vật gì? Quan sát hình 8, 9, 10. Hãy nêu quy trình sản xuất ra đồ gỗ.

3) Việc khai thác rừng hiện nay ntn?

4) Những nguyên nhân chính nào ảnh hưởng đến rừng?

+ Các sông ở đây chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm thác ghềnh. Người dân đã tận dụng sức nước chảy để chạy tua bin sản xuất ra điện, phục vụ đời sống của con người.- HS chỉ trên bản đồ.

- Lắng nghe.

- Tiến hành thảo luận nhóm 4.- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.+ Rừng khộp và rừng rậm nhiệt đới. Vì khí hậu ở Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt.+ Rừng Tây Nguyên cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ. Ngoài gỗ, rừng còn có tre, nứa, mây, các loại cây làm thuốc và nhiều thú quý. Quy trình sản xuất ra đồ gỗ: gỗ được khai thác và vận chuyển đến xưởng cưa, xẻ gỗ sau đó được đưa đến xưởng mộc để làm ra các sản phẩm đồ gỗ.+ Việc khai thác rừng hiện nay chưa tốt, vẫn còn hiện tượng khai thác bừa bãi, ảnh hưởng xấu đến môi trường và sinh hoạt của con người.+ Khai khác rừng bừa bãi, đốt phá rừng làm nương rẫy, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp không hợp lí và tập quán du canh, du cư.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 35: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

KL: Tây Nguyên có 2 mùa mưa, khô rõ rệt nên cũng có 2 loại rừng đặc trưng. Rừng Tây Nguyên cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ… Tuy nhiên việc khai thác rừng bừa bãi với nhiều nguyên nhân khác nhau đã và đang ảnh hưởng tới môi trường và con người.H : Thế nào là du canh, du cư?

H : Chúng ta cần gì để bảo vệ rừng?

GDMT: GV liên hệ để GD cho HS biết vai trò của rừng và bước đầu hình thành ý thức biết bảo vệ rừng vì rừng vàng, biển bạc.* Sự thích nghi và cải tạo môi trường của người dân Tây Nguyên: khai thác khoáng sản, rừng, sức nước. GD SDNLTK & HQ: + Tây Nguyên có nguồn tài nguyên rừng hết sức phong phú, cuộc sống của người dân nơi đây dựa nhiều vào rừng: củi đun, thực phẩm… Bảo vệ và khai thác rừng hợp lí, tích cực tham gia trồng rừng.3. Củng cố - dặn dò:- Gọi HS đọc ghi nhớ.- Nhận xét tiết học, dặn dò HS học thuộc ghi nhớ, trả lời các câu hỏi cuối bài và chuẩn bị bài Thành phố Đà Lạt.

+ Du canh là hình thức trồng trọt với kĩ thuật lạc hậu làm cho độ phì của đất chóng cạn kiệt. Du cư là hình thức sinh sống, không có nơi cư trú nhất định.+ Khai thác hợp lí, tạo điều kiện để đồng bào định canh, định cư, không đốt phá rừng,…..

- HS đọc ghi nhớ.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 36: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

Toán (TC26): LUYỆN TẬP CHUNGI/ Mục tiêu:- Giúp HS ôn tập lại các kiến thức đã học để chuẩn bị kiếm tra giữa HK I.II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS* HĐ1 : Luyện tậpBài 1: a/ Đọc các số sau:63 204 957: …………………..500 090 892: …………………b/ Viết các số sau: Sáu trăm tám mươi triệu không trăm linh hai nghìn năm trăm linh sáu: 9 chục triệu, 8 triệu, 5 trăm nghìn, 4 nghìn, 6 trăm và hai đơn vị:Bài 2: Đặt tính rồi tính:a. 457392 + 375248b. 534726 – 251759- Nhận xét, chữa bài.Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ trống:a/ 3 tấn 85 kg = ……………kgb/ 504 kg = ….. tạ …… kgc/ 3 phút 15 giây = …………giâyd/ 1/6 giờ = ……… phút- GV y/c những HS lên bảng giải thích cách làm của mình.- Nhận xét, chữa bài.Bài 4: a/ Tính bằng cách thuận tiện nhất:2096 + 3442 + 904b/ Tính giá trị của biểu thức:553 : 7 + 71 x 5- Y/c HS nhắc lại các tính chất của phép cộng.- Chữa bài.Bài 5: Hai phân xưởng làm được 2600 sản phẩm. Phân xưởng A làm được ít hơn phân xưởng B là 400 sản phẩm. Hỏi mỗi phân xưởng làm dược bao nhiêu sản phẩm?- GV cùng HS phân tích đề.- Gọi 1HS lên bảng làm, cả lớp làm toán chạy.

- HS làm miệng bài 1a.

- HS làm bài vào bảng con.

- 2HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bảng con.

- 4HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con.

- HS nêu.

- 2HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở TTC.

- HS nhắc lại.

- Cùng GV phân tích đề.- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm toán chạy.

Giải:Số sản phẩm phân xưởng A làm

được là:(2600 - 400) : 2 = 1100 (sản

phẩm)Số sản phẩm phân xưởng B làm

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 37: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

- Nhận xét, chữa bài.* HĐ2: Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học.- Dặn HS về nhà làm thêm các bài tập có dạng tương tự và ôn tập kĩ để thi GK I cho tốt.

được là:(2600 + 400): 2 = 1500 (sản

phẩm)ĐS:

Phân xưởng A: 1100 sản phẩm Phân xưởng B: 1500 sản phẩm

- Nhận xét, chữa bài (nếu sai).

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 38: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

Luyện đọc(TC25): THƯA CHUYỆN VỚI MẸI/ Mục tiêu:- Luyện đọc bài tập đọc “Thưa chuyện với mẹ”.- Tìm hiểu thêm nội dung bài tập đọc. II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh* HĐ1: Luyện đọc- Gọi 1HS đọc toàn bài.- Y/c HS đọc nối tiếp theo trình tự đã chia.- Luyện đọc các từ: mồn một, kiếm sống, dòng dõi quan sang, nghèn nghẹn, nhễ nhại, phì phào, cúc cắc…- Y/c HS luyện đọc nhóm đôi. Nhắc HS khi đọc chú ý nhấn giọng các từ ngữ: nhớ, mồn một, xin thầy, cố cắt nghĩa, vất vả, kiếm sống, đã hiểu, cảm động, quan sang, nghèn nghẹn, thiết tha…- Tổ chức cho HS thi đọc.- Cho HS bình chọn bạn đọc hay.* HĐ2: Tìm hiểu bài1. Cương xin học nghề thợ rèn để làm gì?a. Để đỡ một phần vất vả cho mẹ.b. Để kiếm sống.c. Để đỡ một phần vất vả cho mẹ và để kiếm sống.2. Vì sao mẹ Cương không muốn Cương học nghề thợ rèn? Chọn câu trả lời đúng nhất.a. Vì mẹ sợ Cương vất vả.b. Vì mẹ sợ cha Cương không đồng ý.c. Vì mẹ cho rằng đó là nghề không được coi trọng, không xứng đáng với danh dự gia đình.3. Câu nào nêu lí lẽ có sức thuyết phục nhất của Cương đối với mẹ.a. Người ta ai cũng cần có một nghề.b. Nghề nào cũng đáng quý và coi trọng như nhau.c. Chỉ có cách sống bằng nghề trộm cắp hoặc ăn bám mới bị coi thường.4. Viết vào chỗ trống hai chi tiết trong bài nêu cử chỉ thể hiện tình cảm của mẹ và của Cương khi trò chuyện.a. …………………………………………………..b. …………………………………………………..* HĐ3: Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học. Dặn HS luyện đọc thêm.

- 1HS đọc toàn bài.- HS đọc nối tiếp.- Luyện đọc cá nhân/ nhóm / cả lớp.

- Luyện đọc trong nhóm.

- HS thi đọc nhóm/ cá nhân.- Bình chọn.- Làm vào bảng con.Đáp án : c

Đáp án : c

Đáp án : b

a. Bà cảm động, xoa đầu Cương…b. Em nắm lấy tay mẹ, thiết tha…

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 39: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

Chính tả (TC26)): ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH

I/ Mục tiêu:- HS luyện viết 1 đoạn bài “Đôi giày ba ta màu xanh”.- Làm bài tập chính tả phân biệt l/n, uôn/uông.III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS* HĐ1: Luyện viết- Gọi HS đọc đoạn cần viết: “Ngày còn bé … của các bạn tôi”.H: Nội dung chính của đoạn này là gì?

- Y/c HS luyện viết các từ khó.

- GV đọc chính tả.- GV đọc để HS soát lỗi.- Chấm bài, nhận xét chung.* HĐ2: Làm bài tậpBài 1: Điền l hoặc n vào chỗ trống:Xóm ngoài nhà ai giã cốm…àn sương …am mỏng rung rinhBạn nhỏ cưỡi trâu về ngõTự mình …àm …ên bức tranh.- Gọi HS đọc lại bài thơ.Bài 2: Điền tiếng có vần uôn hoặc uông vào chỗ trống:

a. Lạy trời mưa ……. Lấy nước tôi ……. Lấy …….. tôi cày Lấy đầy bát cơm.

b. Con cò nhớ mẹ thương chaDòng sông lá mạ trôi qua mùa buồn

Đò thưa bóng nón cuối ………Chợ hôm vãn nắng rét luồn cơn mưa.

* HĐ3: Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học.- Y/c những HS sai 5 lỗi trở lên về nhà luyện viết thêm.

- 1HS đọc, cả lớp theo dõi bạn đọc.+ Miêu tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta màu xanh.- Luyện viết bảng con các từ: thon thả, hàng khuy, dập và luồn, vắt ngang, …- HS viết bài.- HS soát lỗi.

- HS thi tiếp sức.

Đáp án: làn/ lam/ lam/ nên.

Đáp án: a. xuống/ uống/ ruộng

b. nguồn

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 40: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

Khoa học: ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ(Tiết 18)

I/ Mục tiêu:Ôn tập các kiến thức về:- Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.- Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa các chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.- Dinh dưỡng hợp lí.- Phòng tránh đuối nước.* Rèn kĩ năng sống: Rèn cho HS một số kĩ năng như: thảo luận nhóm, trình bày, đóng vai. II/ Đồ dùng dạy học:

Các phiếu câu hỏi ôn tập về chủ đề Con người và sức khoẻ. Phiếu ghi lại tên thức ăn, đồ uống của bản thân HS trong tuần qua. Các tranh ảnh mô hình hay vật thật về các loại thức ăn.

III/Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1.Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2HS lên bảng trả lời câu hỏi: 1) Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước.- Nhận xét và cho điểm HS.2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.2.2 Các hoạt động:HĐ1 : Thảo luận chủ đề: Con người và sức khoẻ

- Y/c các nhóm thảo luận và trình bày về nội dung mà nhóm mình nhận được:* Nội dung phân cho các nhóm thảo luận:. Quá tình trao đổi chất của con người. . Các chất dinh dưỡng cho cơ thể con người. - Tổ chức cho HS trao đổi cả lớp.

- Y/c sau mỗi nhóm trình bày các nhóm khác đều chuẩn bị câu hỏi để hỏi lại nhằm tìm rõ nội dung trình bày.- Tổng hợp ý kiến của HS.

- Nhận xét.

HĐ2: Trò chơi: Ô chữ kì diệuGV phổ biến luật chơi:+ GV đưa ra một ô chữ gồm 15 ô chữ hàng ngang và một ô chữ hàng dọc. Mỗi ô chữ hàng ngang là

- Gọi 2HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- Tiến hành thảo luận, sau đó đại diện các nhóm lần lượt trình bày.

- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - Các nhóm tiến hành trao đổi các câu hỏi của các nhóm đã chuẩn bị.- Các nhóm được hỏi thảo luận và đại diện nhóm trả lời.- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 41: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

một nội dung kiến thức đã học và kèm theo lời gợi ý. + Mỗi nhóm chơi phải phất cờ để giành được quyền trả lời.+ Nhóm nào trả lời nhanh đúng ghi được 10 điểm. Nhóm nào trả lời sai nhường quyền trả lời cho nhóm khác. Nhóm thắng cuộc là nhóm ghi nhiều điểm nhất. + Tìm được từ hàng dọc được 20 điểm. Trò chơi kết thúc khi ô chữ hàng dọc được đoán ra. - GV tổ chức cho các nhóm HS chơi.Nội dung ô chữ và gợi ý cho từng ô:(1) Ở trường ngoài hoạt động học tập, các em còn có hoạt động này.(2) Nhóm thức ăn này rất giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min: A,D, E, K. (3) Con người và sinh vật đều cần hỗn hợp này để sống.(4) Một loại chất thải do thận lọc và thải ra ngoài bằng đường tiểu tiện.(5) Loài gia cầm nuôi lấy thịt và lấy trứng.(6) Là một chất lỏng con người rất cần trong quá trình sống và có nhiều trong gạo, ngô, khoai…(7) Đây là một trong 4 nhóm thức ăn có nhiều trong gạo, ngô, khoai… cung cấp năng lượng cho cơ thể.(8) Chất không tham gia trực tiếp vào việc cung cấp năng lượng nhưng thiếu chúng cơ thể sẽ bị bệnh.(9) Tình trạng thức ăn không chứa chất bẩn hoặc yếu tố gây độc hại do được xử lí theo đúng tiêu chuẩn vệ sinh.(10) Từ đồng nghĩa với dùng.(11) Là một căn bệnh do thiếu i-ốt.(12) Tránh không ăn những thức ăn không phù hợp khi bị bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ.(13) Trạng thái cảm thấy sảng khoái, dễ chịu.(14) Bệnh nhân bị tiêu chảy cần uống thứ thuốc này để chống mất nước.(15) Đối tượng dễ mắc tai nạn sông nước.- Tổng kết, tuyên dương đội thắng cuộc.

HĐ3: Trò chơi: Ai chọn thức ăn hợp lí ?- Cho HS tiến hành hoạt động trong nhóm. Sử dụng những mô hình đã mang đến lớp để lựa chọn một bữa ăn hợp lí và giải thích vì sao mình lại lựa chon như vậy. - Y/c các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.

- HS tham gia vào trò chơi.

+ Vui chơi

+ Chất béo

+ Không khí

+ Nước tiểu

+ Gà+ Nước

+ Bột đường

+ Vitamin

+ Sạch

+ Sử dụng+ Bướu cổ+ Ăn kiêng

+ Khoẻ+ Cháo muối

+ Trẻ em

- Tiến hành hoạt động trong nhóm sau đó trình bày một bữa ăn mà nhóm mình cho là đủ chất dinh dưỡng.- Trình bày, nhận xét.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 42: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

- Nhận xét tuyên dương những nhóm chọn thức ăn phù hợp. 3. Củng cố - dặn dò:- Gọi 2HS đọc 10 điều khuyên dinh dưỡng hợp lí.- Dặn HS về nhà mỗi HS vẽ 1 bức tranh để nói với mọi người cùng thực hiện 1 trong 10 điều khuyên dinh dưỡng. - Dặn HS về nhà học thuộc lại các bài để chuẩn bị kiểm tra.

- HS đọc.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 43: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

Kĩ thuật: KHÂU ĐỘT THƯA (T2)(Tiết 9)

I/ Mục tiêu:- Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.- Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đưừng khâu có thể bị dúm.* Với HS khéo tay: Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều. Đường khâu ít bị dúm.* Phòng tránh TNTT: Nhắc HS khi sử dụng kim cần phải cẩn thận để tránh gây đứt tay, chảy máu cho mình và cho bạn.II/ Đồ dùng dạy học:- Tranh quy trình khâu mũi khâu đột thưa.- Mẫu đường khâu đột thưa được khâu bằng len hoặc sợi trên bìa, vải khác màu.- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:+ Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 20 cm x 20 cm.+ Len (sợi) khác màu vải.+ Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn vạch.III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- GV y/c các tổ trưởng kiểm tra việc chuẩn bị của các tổ viên.2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.2.2 Các hoạt động:

HĐ1: HS thực hành khâu đột thưa- GV gọi HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ và thực hiện thao tác khâu đột thưa.- Nhận xét và hệ thống lại các bước khâu đột thưa theo 2 bước:+ Bước 1: Vạch dấu đường khâu.+ Bước 2: Khâu đột thưa theo đường vạch dấu.- H/d thêm những điểm cần lưu ý khi thực hiện khâu mũi đột thưa đã nêu ở tiết trước.- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu thời gian, y/c thực hành. Trong quá trình HS thực hành, GV quan sát, uốn nắn thao tác cho những HS còn lúng túng hoặc thực hiện chưa đúng.

HĐ2: Đánh giá kết quả học tập của HS- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:+ Đường vạch dấu thẳng, cách đều hai cạnh dài của mảnh vải.+ Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường

- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các tổ viên.

- Lắng nghe.

- HS nhắc lại.

- Lắng nghe.

- HS thực hành khâu.

- HS trưng bày sản phẩm của mình.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 44: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

vạch dấu.+ Đường khâu tương đối phẳng, không bị dúm.+ Các mũi khâu ở mặt phải tương đối bằng nhau và cách đều nhau.+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.- GV nhận xét và đánh giá kết quả của HS.

3. Củng cố - dặn dò:- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.- H/d HS về nhà đọc trước bài mới và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Khâu đường viền gấp mép vải bằng mũi khâu đột”.

- HS tự đánh giá theo các tiêu chuẩn mà GV đã nêu.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 45: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

Toán (TC27): LUYỆN TẬP CÁC KIẾN THỨC HÌNH HỌC

I/ Mục tiêu:- Giúp HS củng cố các kiến thức hình học đã học.II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS* HĐ 1: Luyện tậpBài 1: Hãy sắp xếp các góc sau đây theo thứ tự từ bé đến lớn: góc tù, góc bẹt, góc vuông, góc nhọn.- Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.Bài 2: Cho ngũ giác KMNPQ như hình bên:

a/ Hãy ghi tên từng cặp cạnh vuông góc với nhau.b/ Hãy ghi tên ba cặp cạnh không vuông góc với nhau.Bài 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào chỗ trống:

Hình chữ nhật ABCD có:a/ AB song song với DCb/ DC vuông góc với BCc/ Góc đỉnh A; cạnh AB, AD là góc vuôngd/ Góc đỉnh M; cạnh MA, MB là góc nhọn- Nhận xét, chốt lại đáp án.Bài 4: Vẽ đường cao BH của tam giác ABC.

- HS thi tiếp sức giữa hai đội.

- HS làm miệng.

- HS dùng thẻ Đ- S.

- 3HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào VBT.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 46: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

- Nhận xét, chốt lại cách vẽ đúng cho HS.* HĐ2: Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học.- Dặn HS về nhà làm thêm các bài tập có dạng tương tự.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 47: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

Luyện từ và câu (TC27): LUYỆN TẬP:MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ

ĐỘNG TỪI/ Mục tiêu: - Giúp HS mở rộng vốn từ: Ước mơ. Rèn kĩ năng viết văn cho HS.- Củng cố kiến thức về động từ.II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS* HĐ1: Mở rộng vốn từ: Ước mơBài 1: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: mơ ước, mơ mộng, mơ màng, ước.a/ ….. gì có đôi cánh để bay ngay về nhà.b/ Tuổi trẻ hay ……c/ Nam ……. trở thành phi công vũ trụ.d/ Vừa chợp mắt, Lan bỗng …. nghe tiếng hát.- Nhận xét, chốt lại đáp án đúng.Bài 2: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 3 – 5 câu trong đó có sử dụng các từ ngữ thuộc chủ điểm Ước mơ nói về mơ ước của em.- Gọi một số HS đọc đoạn văn của mình.- Chữa lỗi cho HS.- Nhận xét, tuyên dương những HS viết tốt.* HĐ2: Luyện tập về động từBài 3: Gạch dưới các động từ có trong đoạn thơ sau:

Trái đất này là của chúng mìnhQuả bóng xanh bay giữa trời xanh

Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mếnHải âu ơi, cánh chim vờn sõng biển

Cùng bay nào, cho trái đất quay!Cùng bay nào, cho trái đất quay!

- Nhận xét, chữa bài và tuyên dương đội thắng cuộc.Bài 4: Tìm từ không phải là động từ trong mỗi dãy từ sau:a/ Cho, biếu, mượn, tặng, sách, lấyb/ Ngồi, nằm, đi, đứng, chạy, nhanhc/ Ngủ, thức, im, khóc, cười, hátd/ Hiểu, phấn khởi, lo lắng, hồi hộp, nhỏ nhắn, sợ hãi- GV lần lượt đưa từng dãy từ, sau đó y/c HS viết từ sai vào bảng con.- Nhận xét, tuyên dương HS.* HĐ3: Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học.- Dặn HS về nhà ôn tập các kiến thức để thi GK I.

- HS làm việc nhóm đôi, sau đó một số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.

- HS viết bài vào vở.

- 3 – 5HS đọc bài làm của mình.

- HS làm việc nhóm 8. Các nhóm làm bài xong, dán lên bảng lớp.

- Chữa bài cùng GV.

- HS làm bài vào bảng con.

- HS đưa bảng con.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 48: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

Tiết: SINH HOẠT LỚP(Tuần 9)

I/ Mục tiêu:- Đánh giá các hoạt động đã thực hiện trong tuần 9. Triển khai các hoạt động trong tuần 10.- Tổ chức cho HS chơi trò chơi Rung chuông vàng.II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS* HĐ1: Ổn định tổ chức: - Lớp phó văn thể mĩ cho lớp hát 1 bài.* HĐ2: Nhận xét công tác tuần 9:- Y/c cán sự lớp nhận xét các hoạt động của tuần 9.

- Cho HS nêu ý kiến cá nhân.- GV nhận xét chung tình hình của lớp trong tuần 9:* Ưu điểm:+ HS học tập chăm chỉ, chuẩn bị bài đến lớp đầy đủ.+ Đi học chuyên cần, đúng giờ.+ Thực hiện tiết kiệm điện, nước.+ Tham gia các hoạt động của nhà trường, tuy nhiên kết quả chưa cao.* Tồn tại:+ Một số HS chưa tích cực phát biểu xây dựng bài.+ HS chưa tích cực tham gia giải toán qua mạng.+ Một số HS đi học còn quên đeo khăn quàng.* HĐ3: Triển khai công tác tuần 10:+ Khắc phục những tồn tại ở tuần 9. + HS ôn tập bài để chuẩn bị thi GKI.+ Nhắc HS có ý thức giữ gìn vệ sinh lớp, trường.+ Động viên HS tích cực tham gia phong trào giải toán qua mạng.+ Nhắc nhở HS giữ gìn bộ sách vở của mình cẩn thận.+ Thực hành tiết kiệm điện, nước.+ Động viên HS tiếp tục đọc và làm theo báo Đội.* HĐ4: Tổ chức cho HS chơi trò Rung chuông vàng.- Cách chơi: GV đọc câu hỏi, HS viết đáp án của mình vào bảng con. Nếu đúng, HS sẽ tiếp tục trả lời câu tiếp theo. Nếu sai, HS phải dừng cuộc chơi. HS nào trả lời đúng câu hỏi cuối cùng là người chiến

- Cả lớp hát một bài.

- Các tổ trưởng lần lượt nhận xét, xếp loại.- Lớp trưởng nhận xét chung các hoạt động của lớp (nề nếp, trang phục, vệ sinh lớp, học tập kỉ luật).- HS nêu ý kiến.- HS lắng nghe.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 49: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

thắng.* Một số câu hỏi (nội dung các bài học trong tuần). VD:1, Em nên đi bơi ở đâu?2, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua vào năm nào?3, Đinh Bộ Lĩnh đặt tên nước là gì? Đóng đô ở đâu?4, Hình chữ nhật có mấy cặp cạnh song song?5, Tên nhà máy thuỷ điện nổi tiếng ở Tây Nguyên?6, Ở Tây Nguyên có những loại rừng nào?....- Tổ chức cho HS tham gia.- Nhận xét, tuyên dương HS.* HĐ5: Nhận xét tiết học.- Nhận xét tiết học.- Nhắc nhở HS hoàn thành tốt các công việc được giao. - HS tham gia chơi.

Toán (TC25): ÔN TẬP HAI DẠNG BÀI TOÁN ĐÃ HỌC

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 50: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

I. Mục tiêu:- Giúp hs củng cố kiến thức tìm hai số khi biết tồng và hiệu của hai số đó- Củng cố cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đóII. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HSHĐ1: Ôn kiến thức đã học- Yêu cầu hs nhắc lại cách tìm số trung bình cộng và cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó- Gv nhắc lại HĐ2: Luyện tậpDạng 1: Chọn đáp án đúng nhất:1. Trung bình cộng của hai số 12 và 14 là:a. 26 b. 13 c. 152. Trung bình cộng của hai số lả 20 thì tổng của hai số đó là:a. 20 b. 10 c. 403. Tổng hai số là 10, hiệu hai số là 8 vậy hai số đó là:a. 5 và 4 b. 9 và 1 c. 8 và 24. Tổng hai số là số bé nhất có hai chữ số, hiệu hai số là số chắn bé nhất có 1 chữ số, hai số đó là:a. 6 và 4 b. 10 và 2 c. 8 và 10Dạng 2: Tự luậnBài 1: Số tuổi của hai bố con là 48, biết rằng bố hơn con 38 tuổi. Tính số tuổi của mỗi người- Hướng dẫn hs xác định dạng toán- Gọi hs nêu cách làm-Yêu cầu hs tự làm bài- Gv cùng hs sửa bàiBài 2: Lan cao 124cm, Mai cao hơn lan 4cm. hỏi trung bình mỗi bạn cao bao nhiêu cm- Hướng dẫn hs xác định dạng toán- Gọi hs nêu cách làm-Yêu cầu hs tự làm bài- Gv cùng hs sửa bàiHĐ3: Củng cố, dặn dò- Nhận xét tiết học- Nhắc hs về ôn kĩ hai dạng toán đã học

- HS nhắc lại

- Hs suy nghĩ chọn đáp án đúng1. b

2. c

3. b

4.b

- Hs đọc và xác định dạng toán

- Nêu ách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó

- HS đọc và xác định dạng toán

- Nêu cách tìm trung bình cộng của hai số- Hs sửa bài

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 51: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

Bài 6: AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CÔNG CỘNG

I. Mục tiêu:1. kiến thức:-HS biết các nhà ga, bến tàu, bến xe, bến phà, bến đò là nơi các phương tiện giao thông công cộng (GTCC) đỗ, đậu để đón khách lên, xuống tàu, xe, thuyền , đò…- HS biết cách lên xuống tàu, xe, thuyền… một cách an toàn.-HS biết quy định khi ngồi ô tô con, xe khách, trên tàu…2.Kĩ năng:Có kĩ năng và các hành vi đúng khi đi trên các PTGTCC như: xếp hàng khi lên xuống, bám chặt tay vịn, thắt dây an toàn…3. Thái độ:Có ý thức thực hiện đúng các quy định khi đi trên các PTGTCC để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người .II. Chuẩn bị:GV: hình ảnh nhà ga, bến tàu ; hình ảnh tàu, thuyền.Tranh trong SGKIII. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HSHoạt động 1: Ôn bài cũ và giới thiệu bài mới.GV cho HS kể tên các loại phương tiện GTĐT Cho HS kể tên các biển báo hiệu GTĐTGV nhận xét, giới thiệu bài

Hoạt động 2: Giới thiệu nhà ga, bến tàu, bến xe.

GV? Trong lớp ta, những ai được bố mẹ cho đi choi xa, được đi ô tô khách, tàu hoả hay tàu thuỷ ?

Bố mẹ đã đưa em đến đâu để mua vé lên tàu hay lên ô tô?

GV ? Người ta gọi những nơi ấy là gì?Cho HS liên hệ kể tên các nhà ga, bến tàu, bến

xe mà HS biết.

Ở những nơi đó có những có chỗ dành cho những người chờ đợi tàu xe, người ta gọi đó là gì ?

Chỗ bán vé cho người đi tàu gọi là gì?GV: Khi ở phòng chờ mọi người ngồi ở ghế,

không nên đi lại lộn xộn, không làm ồn,nói to làm ảnh hưởng đến người khác.

Hoạt động 3: Lên xuống tàu xe.GV gọi HS đã được bố mẹ cho đi chơi xa, gợi ý

để cho các em kể lại chi tiết cách lên xuống và ngồi trên các phương tiện GTCC.

GV cho HS nêu cách lên xuống xe khi đi các

HS trả lời

HS trả lời theo thực tế của mình.

Bến tàu, bến xe, sân ga…

HS liên hệ và kể.

Phòng chờ

Phòng bán vé.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 52: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewTHƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tiết 17) I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối

phương tiện GTCC như: đi xe ô tô con, xe buýt, xe khách, tàu hoả, đi thuyền, ca nô…

GV? Khi lên xuống xe chúng ta phải làm như thế nào?

Hoạt động 4: Ngồi trên tàu xe.GV gọi HS kể về việc ngồi trên tàu, trên xe, GV

gợi ý:-Có ngồi trên ghế không?-Có được đi lại không?-Có được quan sát cảnh vật không?-Mọi người ngồi hay đứng?

Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò. -GV cùng HS hệ thống bài -GV dặn dò, nhận xét

HS kể.

HS nêu: lên xuống xe ở phía tay phải…

Chỉ lên xuống tàu, xe đã dừng hẳn.

Khi lên xuống phải tuần tự không chen lấn, xô đẩy.

HS kể …

GV: Trần Thị Thùy Phương