tdngonluan.com€¦  · web viewthÔng cÁo bÁo chÍ vỀ viỆc gỬi thƯ cho liÊn hỢp...

50
Có thể nói Thông điệp đầu năm nay của Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng là văn kiện nhà nước quan trọng thứ hai sau văn kiện “Hiến pháp” vừa được ban hành. Dĩ nhiên trong tinh thần, nó không thể đi ngược với “bộ luật gốc” vừa được “Quốc hội” thông qua với 97% tán thành, nghịch với từng ấy phần trăm (chắc thế) ý muốn Quốc dân (nếu ta nhớ lại hàng loạt kháng thư, tuyên bố, kiến nghị, nhận định của hàng loạt tổ chức và cá nhân nói ngược hoàn toàn với dự thảo của đảng). Bản văn dài hơn 4 trang A4 này mở đầu với kiểu “mèo khen mèo dài đuôi” thường thấy nơi loại “chế độ ưu việt” mà ai cũng lắc đầu ngao ngán vì thực tế muôn phần trái ngược: “Trong năm qua, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những kết quả quan trọng. Kinh tế vĩ mô ổn định tốt hơn, tăng trưởng cao hơn và lạm phát thấp hơn năm 2012. Văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường có bước tiến bộ. Quốc phòng, an ninh được bảo đảm. Hoạt động đối ngoại đạt nhiều thành tựu. Chính trị-xã hội ổn định. Vị thế nước ta trên trường quốc tế được nâng cao”. Thông điệp bàn về 3 vấn đề chính (được đánh số trong văn bản): Tập trung nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân - Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Nói tóm là thăng tiến dân chủ, cải cách kinh tế và phát triển nông nghiệp, những vấn đề đang được toàn dân quan tâm vì đang gây ra đủ thứ vấn nạn và khủng hoảng cho đất nước, xã hội. 1- Thăng tiến dân chủ Nguyễn Tấn Dũng nói không ngượng miệng: “Nhìn lại gần 30 năm qua, những bước phát triển vượt bậc của đất nước ta đều gắn liền với những đổi mới có tính quyết định về thể chế, bản chất là mở rộng dân chủ”. Mở rộng dân chủ với 2 bản HP phản động và hàng ngàn bộ luật lớn nhỏ tước mọi quyền dân và quyền người! Rồi đem cái bùa hộ mạng của đảng mà cũng là cái búa trí mạng của dân ra: “Dân chủ là tư tưởng lớn của Chủ tịch HCM. Người đã chỉ rõ Nước ta là một nước dân chủ, mọi quyền lực đều thuộc về Nhân dân”; “Cùng với bảo đảm quyền dân chủ, Chủ tịch HCM đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền. Đây là mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ cương. Người viết “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Tiếp đó, tuy nói lên câu mà từ lâu người thường dân ai cũng biết cũng hiểu nhưng người nhà nước (nhất là cán bộ và công an) thì ngang nhiên chối bỏ bằng hành động: “Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép”, Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố đâu là nguồn gốc, nền tảng và bảo đảm cho quyền dân này. Đó là “chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng phải ưu việt hơn về dân chủ và Đảng ta phải nắm chắc ngọn cờ dân chủ. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước cũng là nhằm phát huy tốt hơn quyền làm chủ của Nhân dân. Câu này rõ ràng vang vọng châm ngôn quái đản xuất phát từ thời Lê Duẩn: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” (nhưng bị những kẻ xấu miệng cải biên là: “Đảng lãnh đạo Nhà nước, quản lý Nhân dân, làm chủ!” và gần nhất là vang vọng điều 4 trong cái Đảng pháp mạo danh Hiến pháp mới ban hành. Nó cũng khiến ta nhớ lại lời về dân chủ xã hội chủ nghĩa (gấp triệu lần theo lãnh tụ Lênin và gấp vạn lần theo bà phó chủ tịch nước) so với dân chủ tư bản bóc lột! Hóa ra là đảng CS độc tài toàn trị phải nắm ngọn cờ dân chủ thì đất nước mới có dân chủ! (Đang khi các chính đảng tại mọi nước văn minh đều phải cố gắng thực thi dân chủ kẻo bị nhân dân lật đổ qua việc bầu cho đảng khác). Hóa ra đảng càng lãnh đạo chặt chẽ bao nhiêu, nhà nước càng quản lý càng khít khao bao nhiêu qua việc biến cương lĩnh đảng thành HP, lấy nghị quyết nghị định thay cho luật pháp, qua việc thòng câu “theo quy định của pháp luật” sau mọi khẳng định về quyền, thậm chí xài câu “miệng tao là luật” khi hành xử với tư cách đại diện công quyền, qua việc khoác lên những “đảng biểu” mỹ từ “dân biểu”, lên “đảng hội” mỹ từ “quốc hội”… thì quyền làm chủ của nhân dân càng được phát huy bấy nhiêu !?! Chưa hết, quyền làm chủ của dân càng được phát huy hơn nữa nhờ nghị định 72 kiểm soát tự do thông tin trên internet, nhờ nghị định 92 siết chặt tự do tôn giáo của tín đồ, nhờ nghị định 174 bóp cổ tự do ngôn luận của người dân, nhờ nghị định 208 bắn bỏ ngay tại hiện trường những ai bị cho là chống người thi hành công vụ. Rồi còn bao nhiêu bộ luật về báo chí, về đất đai, về kinh doanh, về giao thông, về giáo dục… làm cho người dân rốt cuộc chỉ

Upload: others

Post on 04-Oct-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: tdngonluan.com€¦  · Web viewTHÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VIỆC GỬI THƯ CHO LIÊN HỢP QUỐC NHÂN 40 NĂM TRUNG QUốC XÂM CHIẾM HOÀNG SA. Ngày 19-01-2014 đánh dấu

  Có thể nói Thông điệp đầu năm nay của Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng là văn kiện nhà nước quan trọng thứ hai sau văn kiện “Hiến pháp” vừa được ban hành. Dĩ nhiên trong tinh thần, nó không thể đi ngược với “bộ luật gốc” vừa được “Quốc hội” thông qua với 97% tán thành, nghịch với từng ấy phần trăm (chắc thế) ý muốn Quốc dân (nếu ta nhớ lại hàng loạt kháng thư, tuyên bố, kiến nghị, nhận định của hàng loạt tổ chức và cá nhân nói ngược hoàn toàn với dự thảo của đảng).

Bản văn dài hơn 4 trang A4 này mở đầu với kiểu “mèo khen mèo dài đuôi” thường thấy nơi loại “chế độ ưu việt” mà ai cũng lắc đầu ngao ngán vì thực tế muôn phần trái ngược: “Trong năm qua, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những kết quả quan trọng. Kinh tế vĩ mô ổn định tốt hơn, tăng trưởng cao hơn và lạm phát thấp hơn năm 2012. Văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường có bước tiến bộ. Quốc phòng, an ninh được bảo đảm. Hoạt động đối ngoại đạt nhiều thành tựu. Chính trị-xã hội ổn định. Vị thế nước ta trên trường quốc tế được nâng cao”.

Thông điệp bàn về 3 vấn đề chính (được đánh số trong văn bản): “Tập trung nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân - Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới”. Nói tóm là thăng tiến dân chủ, cải cách kinh tế và phát triển nông nghiệp, những vấn đề đang được toàn dân quan tâm vì đang gây ra đủ thứ vấn nạn và khủng hoảng cho đất nước, xã hội.

1- Thăng tiến dân chủNguyễn Tấn Dũng nói không ngượng miệng: “Nhìn lại gần 30 năm qua, những bước phát triển vượt bậc của đất nước

ta đều gắn liền với những đổi mới có tính quyết định về thể chế, bản chất là mở rộng dân chủ”. Mở rộng dân chủ với 2 bản HP phản động và hàng ngàn bộ luật lớn nhỏ tước mọi quyền dân và quyền người! Rồi đem cái bùa hộ mạng của đảng mà cũng là cái búa trí mạng của dân ra: “Dân chủ là tư tưởng lớn của Chủ tịch HCM. Người đã chỉ rõ Nước ta là một nước dân chủ, mọi quyền lực đều thuộc về Nhân dân”; “Cùng với bảo đảm quyền dân chủ, Chủ tịch HCM đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền. Đây là mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ cương. Người viết “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền””.

Tiếp đó, tuy nói lên câu mà từ lâu người thường dân ai cũng biết cũng hiểu nhưng người nhà nước (nhất là cán bộ và công an) thì ngang nhiên chối bỏ bằng hành động: “Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép”, Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố đâu là nguồn gốc, nền tảng và bảo đảm cho quyền dân này. Đó là “chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng phải ưu việt hơn về dân chủ và Đảng ta phải nắm chắc ngọn cờ dân chủ. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước cũng là nhằm phát huy tốt hơn quyền làm chủ của Nhân dân”. Câu này rõ ràng vang vọng châm ngôn quái đản xuất phát từ thời Lê Duẩn: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” (nhưng bị những kẻ xấu miệng cải biên là: “Đảng lãnh đạo Nhà nước, quản lý Nhân dân, làm chủ!” và gần nhất là vang vọng điều 4 trong cái Đảng pháp mạo danh Hiến pháp mới ban hành. Nó cũng khiến ta nhớ lại lời về dân chủ xã hội chủ nghĩa (gấp triệu lần theo lãnh tụ Lênin và gấp vạn lần theo bà phó chủ tịch nước) so với dân chủ tư bản bóc lột! Hóa ra là đảng CS độc tài toàn trị phải nắm ngọn cờ dân chủ thì đất nước mới có dân chủ! (Đang khi các chính đảng tại mọi nước văn minh đều phải cố gắng thực thi dân chủ kẻo bị nhân dân lật đổ qua việc bầu cho đảng khác). Hóa ra đảng càng lãnh đạo chặt chẽ bao nhiêu, nhà nước càng quản lý càng khít khao bao nhiêu qua việc biến cương lĩnh đảng thành HP, lấy nghị quyết nghị định thay cho luật pháp, qua việc thòng câu “theo quy định của pháp luật” sau mọi khẳng định về quyền, thậm chí xài câu “miệng tao là luật” khi hành xử với tư cách đại diện công quyền, qua việc khoác lên những “đảng biểu” mỹ từ “dân biểu”, lên “đảng hội” mỹ từ “quốc hội”… thì quyền làm chủ của nhân dân càng được phát huy bấy nhiêu !?! Chưa hết, quyền làm chủ của dân càng được phát huy hơn nữa nhờ nghị định 72 kiểm soát tự do thông tin trên internet, nhờ nghị định 92 siết chặt tự do tôn giáo của tín đồ, nhờ nghị định 174 bóp cổ tự do ngôn luận của người dân, nhờ nghị định 208 bắn bỏ ngay tại hiện trường những ai bị cho là chống người thi hành công vụ. Rồi còn bao nhiêu bộ luật về báo chí, về đất đai, về kinh doanh, về giao thông, về giáo dục… làm cho người dân rốt cuộc chỉ còn có 2 quyền là quyền được vâng lời và quyền được bóc lột. Ngay cả việc phổ biến cẩm nang, tuyên ngôn, công ước về quyền con người cũng phải được nhà nước cho phép đã, không thì ăn mắm tôm, ăn dùi cui, đút tay vào cùm gông, đút thân vào nhà tù… Đó mới là sự ưu việt của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa!!!

2- Cải cách kinh tếNguyễn Tấn Dũng nói: “Trong những năm qua, chúng ta đã có bước tiến dài về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng… Mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phải hoạt động theo cơ chế thị trường. Xóa bỏ tình trạng độc quyền doanh nghiệp và những cơ chế chính sách tạo ra bất bình đẳng trong kinh doanh”. Đây là một kiểu ngụy biện trâng tráo và một lời nói dối trắng trợn. Ngụy biện trâng tráo vì khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là một khái niệm mâu thuẫn. Kinh tế thị trường chạy theo quy luật riêng của nó mà chính trị (biểu hiện qua thành ngữ “định hướng xã hội chủ nghĩa”) khó lòng cột chân nó được. Hoặc kinh tế thị trường tự do, hoặc kinh tế chỉ huy Mác-Lê, thế thôi! Cái quái thai này gợi cho ta hình ảnh một chiếc máy bay nằm trên 4 bánh xe bò. Ai cũng hiểu xe bò không thể lăn bánh giúp máy bay cất cánh nổi. Ngoài ra, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa trên nguyên tắc không thể tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, bởi làm sao có cơ hội đồng đều cho tư doanh? Và đó chính là lời nói dối trắng trợn trên thực tế. Vì thật ra đây chỉ là âm mưu tư bản hóa đảng, tư bản hóa nhà nước, âm mưu lấy tài sản của nước, tiền thuế của dân, trợ cấp của ngân hàng giao cho các xí nghiệp quốc doanh, nhất là các tổng công ty, đại tập đoàn chính phủ (nằm trong tay thân nhân hay thân hữu đảng viên gộc) để chúng có thể tha hồ ăn và phá, tham nhũng và thua lỗ. Bằng chứng mới nhất là vụ án Vinalines trong những này này, với những khoản tiền khổng lồ bỏ túi và tiêu tán do tay Dương Chí Dũng và đồng lõa, những khoản tiền kếch sù đút lót và mua chuộc vào tay Phạm Quý Ngọ và đồng bọn (và có thể còn vào tay các đồng chí cao hơn với tiền “lại quả” đậm hơn). Chưa hết, “127 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ công ty con có tổng số nợ phải trả là 1.348.752 tỷ đồng, tăng 6% so với 2011, chiếm 56% tổng nguồn vốn.” (Báo VN Economic 29-11-2013). Đang khi đó thì hàng trăm ngàn doanh nghiệp tư nhân phải đóng cửa, do không thể vay vốn của các ngân hàng và lãi suất quá cao không thể chịu nổi. Tất cả những quái trạng đó khiến cho toàn bộ kinh tế VN đi xuống, như Ngân hàng Thế giới, nhiều tổ chức tài chánh quốc tế uy tín và hai cuộc hội thảo của Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban Kinh tế Quốc hội cuối năm 2013 đã cảnh cáo và xác nhận. Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã phê bình chính sách kinh tế của Nguyễn Tấn Dũng rằng “suốt từ 2007 đến nay bất ổn vĩ mô bộc lộ ở mức gay gắt”. Nhưng có lẽ ông ta sẽ vẫn bình chân như vại vì có khiên thuẫn và áo giáp nơi chính điều 51 của Tân HP: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với… kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”!

Page 2: tdngonluan.com€¦  · Web viewTHÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VIỆC GỬI THƯ CHO LIÊN HỢP QUỐC NHÂN 40 NĂM TRUNG QUốC XÂM CHIẾM HOÀNG SA. Ngày 19-01-2014 đánh dấu

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Số 187* Trang

đại tập đoàn chính phủ (nằm trong tay thân nhân hay thân hữu đảng viên gộc) để chúng có thể tha hồ ăn và phá, tham nhũng và thua lỗ. Bằng chứng mới nhất là vụ án Vinalines trong những này này, với những khoản tiền khổng lồ bỏ túi và tiêu tán do tay Dương Chí Dũng và đồng lõa, những khoản tiền kếch sù đút lót và mua chuộc vào tay Phạm Quý Ngọ và đồng bọn (và có thể còn vào tay các đồng chí cao hơn với tiền “lại quả” đậm hơn). Chưa hết, “127 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ công ty con có tổng số nợ phải trả là 1.348.752 tỷ đồng, tăng 6% so với 2011, chiếm 56% tổng nguồn vốn.” (Báo VN Economic 29-11-2013). Đang khi đó thì hàng trăm ngàn doanh nghiệp tư nhân phải đóng cửa, do không thể vay vốn của các ngân hàng và lãi suất quá cao không thể chịu nổi. Tất cả những quái trạng đó khiến cho toàn bộ kinh tế VN đi xuống, như Ngân hàng Thế giới, nhiều tổ chức tài chánh quốc tế uy tín và hai cuộc hội thảo của Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban Kinh tế Quốc hội cuối năm 2013 đã cảnh cáo và xác nhận. Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã phê bình chính sách kinh tế của Nguyễn Tấn Dũng rằng “suốt từ 2007 đến nay bất ổn vĩ mô bộc lộ ở mức gay gắt”. Nhưng có lẽ ông ta sẽ vẫn bình chân như vại vì có khiên thuẫn và áo giáp nơi chính điều 51 của Tân HP: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với… kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”!

3- Phát triển nông nghiệpNguyễn Tấn Dũng nói: “Thực hiện đường lối Đổi mới, nền nông nghiệp nước ta

đã có bước phát triển vượt bậc, đóng góp to lớn vào thành tựu chung của đất nước. Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đang giảm dần và bộc lộ những hạn chế yếu kém của một nền nông nghiệp dựa trên kinh tế hộ manh mún, thiếu liên kết, năng suất và chất lượng thấp… Vì vậy, phải thực hiện hiệu quả ba đột phá chiến lược, đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế đặc biệt là đẩy nhanh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới”. 

Quả là Việt Nam bây giờ nhất nhì thế giới về sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Nhưng là với hai cái giá vô cùng đắt đỏ. Một là nông dân ngày càng nghèo khổ, bị bóc lột bởi chính các công ty nông nghiệp hay lương thực nhà nước. Theo Hoàng Kim, một tác giả nông dân cho biết: “Cả năm 2013 này nông dân chúng tôi chỉ lời có 4.700.000 đồng/ha. Theo qui định của Nhà nước mỗi hộ 4 người nông dân ở ĐBSCL được cấp 3 ha ruộng như vậy, mỗi hộ thu nhập năm 2013 chỉ có 14.100.000 đồng, mỗi người thu nhập năm 2013 là 3.525.000 đồng”. Đang khi đó thì “ông Trương Thanh Phong, Tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực Miền Nam kiêm Chủ tịch VFA, người nhờ mua bán lúa gạo của nông dân nên lãnh lương gần 1 tỷ bạc mỗi năm” (Đồng bằng sông Cửu Long, những cánh đồng đang nằm chờ chết). Hai là nông dân vẫn tiếp tục làm thuê cho ông chủ nhà nước, bởi lẽ theo HP và Luật đất đai, nhà nước tiếp tục nắm quyền sở hữu về tài nguyên quốc gia, còn người dân chỉ có quyền sử dụng. Phải chăng việc “xây dựng nông thôn mới” đã khiến cho gần 2 triệu gia đình nông dân trở thành vô sản "chuyên nghiệp", giúp con gái Nguyễn Tấn Dũng giàu có hàng tỉ đôla Mỹ. Số dân oan này ngày càng tăng và bị dồn vào bước đường cùng, đến nỗi có kẻ đã phải dùng tới bạo lực và nay thì nhất quyết sống chết đấu tranh trong Hiệp hội Dân oan.

Nói tóm lại, thông điệp đầu năm 2014 của Nguyễn Tấn Dũng một là tiếp tục triển khai bản HP phản động mới hình thành, hai là tiếp tục cho toàn dân ăn bánh vẽ dân chủ, theo đúng phong cách cộng sản: dùng đủ mọi từ ngữ như thế giới loài người nhưng với nội dung hoàn toàn khác hẳn, để lừa bịp mê hoặc người ta. Khốn cho ai tiếp tục hy vọng vào đó. Chỉ có hy vọng khi nào cái chế độ khốn nạn này biến sạch khỏi đất nước thôi. BAN BIÊN TẬP

Trg 01Giở giọng đầu năm !!!Trg 03Thư gởi Liên Hiệp Quốc nhân

40 năm TQ xâm chiếm H. Sa.Trg 04Cáo bạch về luận văn Thích

Thiện Huệ. -Hội trưởng Lê Quang Liêm.

Trg 06Nhân quyền dưới mắt một Phật tử.-Nguyễn Thị Ánh Ngân.

Trg 07Truyền thông Chúa Cứu Thế. -Linh mục Lê Ngọc Thanh.

Trg 09Báo cáo Nhân quyền VN 2013 -Dân Làm Báo. Trg 14Khép lại năm 2013, bạn sẽ

nhớ những gì, những ai? -Song Chi.

Trg 17Thông điệp năm mới 2014. Nguyễn Tấn Dũng đóng đúng...-Âu Dương Thệ.

Trg 22Nói với ai, làm viên đá cuội…-Đinh Tấn Lực.

Trg 23Hoàng Sa- CSVN chịu nhục để tồn tại?

-Hoàng Thanh Trúc.Trg 2540 năm trận Hoàng Sa oanh

liệt. -Bùi Tín.Trg 26Công an xã Chương Dương,

Hà Tây - Người hay quỷ?-Lê Thị Công Nhân.

Trg 29Đòn thù của công an CSVN.-Huỳnh Ngọc Tuấn.

Trg 3174 anh hùng năm 74 - Tưởng niệm Hoàng Sa (thơ).-Trần Mạnh Hảo - Lê Đắc.

Trg 32Đại diện dân oan: Còn sống còn kiện! -BBC pv Nguyễn Xuân Ngữ.

THÀNH KÍNH TƯỞNG NIỆM VÀ GHI ÂN 74 TỬ SĨ HOÀNG

SA ĐÃ XẢ THÂN VÌ ĐẠI NGHĨA BẢO VỆ TỔ QUỐC GIANG SƠN NGÀY 19-01-1974, NÊU TẤM GƯƠNG

MUÔN ĐỜI CHO HẬU THẾ.

TỬ SĨ ANH HÙNG NẰM XUỐNG TRONG BIỂN CẢ.CÔNG DÂN YÊU NƯỚC

ĐỨNG DẬY GIỮA TRỜI QUÊ

GIẢI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM 2008

GIẢI TRUYỀN THÔNG LIÊN MẠNG 2011TRONG SỐ NÀY

2

Page 3: tdngonluan.com€¦  · Web viewTHÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VIỆC GỬI THƯ CHO LIÊN HỢP QUỐC NHÂN 40 NĂM TRUNG QUốC XÂM CHIẾM HOÀNG SA. Ngày 19-01-2014 đánh dấu

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

THÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VIỆC GỬI THƯ CHO LIÊN HỢP QUỐC

NHÂN 40 NĂM TRUNG QUốC XÂM CHIẾM HOÀNG SA

Ngày 19-01-2014 đánh dấu 40 năm Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Từ 40 năm, Việt Nam bị cướp một phần lãnh thổ, Việt Nam đổ một phần máu thịt.

Tuy nhiên, theo luật quốc tế, chủ quyền Hoàng Sa vẫn thuộc Việt Nam. Hiến chương LHQ không cho phép thụ đắc lãnh thổ bằng bạo lực. Với điều kiện người Việt Nam phải luôn nhắc với thế giới hành vi cưỡng đoạt của Trung Quốc, luôn khẳng định chủ quyền của VN đối với quần đảo Hoàng Sa. Và tìm mọi cách yêu cầu Trung Quốc đưa tranh chấp ra giải quyết tại Tòa án Công lý Quốc tế, tổ chức thích hợp nhất giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia.

Đó chính là nội dung của lá thư chúng tôi gửi cho Liên Hợp Quốc, với niềm tin mãnh liệt rằng 1 thế giới hòa bình và công bằng chỉ tồn tại khi mỗi quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế.

Lá thư được viết bởi hai tổ chức dân sự hoạt động vì Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông của Việt Nam : Quỹ Nghiên cứu Biển Đông và Nhóm Biển Đông tại Pháp.

Lá thư được góp ý bởi các chuyên gia hàng đầu thế giới về công pháp quốc tế trong tranh chấp lãnh thổ, bởi các nhà hoạt động dân sự kinh nghiệm, với sự nghiêm túc và cẩn trọng cao nhất.

Vì chúng tôi mong muốn thông điệp của người Việt Nam và những người yêu chuộng công lý đến với các cơ quan pháp quyền cao nhất và có thẩm quyền nhất của thế giới, đó là : Tổng thư ký LHQ, Ban Pháp quyền LHQ, Uỷ ban Giải trừ quân bị và An ninh Quốc tế, Tòa án Công lý Quốc tế

Hãy cùng chúng tôi nhắc nhở thế giới sự vi phạm trắng trợn pháp luật quốc tế của Trung Quốc khi xâm chiếm Hoàng Sa năm 1974. Hãy cùng chúng tôi đề nghị Trung Quốc chấp nhận đưa tranh chấp ra Tòa án Công lý Quốc tế.

Hãy cùng chúng tôi ký tên vào lá thư này:https://docs.google.com/forms/d/12LCwqTdqX_vOdpM5BR80hmXN1Xjnm2D6ivRTAYZFsrs/viewform

Một tiếng nói có thể nhỏ, nhưng

một triệu âm thanh sẽ làm thay đổi thế giới.

Lê Trung Tĩnh,Quỹ Nghiên cứu Biển Đông –

Nhóm Biển Đông tại Pháp

THƯ GỞI LIÊN HIỆP QUỐCNHÂN 40 NĂM TRUNG QUỐC

XÂM CHIẾM HOÀNG SAKính gởi

Tổng thư ký Liên Hợp QuốcBan Pháp quyền Liên Hợp QuốcUỷ ban 1 của Liên Hợp quốc (Giải trừ quân bị và An ninh Quốc tế)Tòa án Công lý Quốc tế

19 tháng 1 năm 2014Kính thưa Quý Bà, Quý Ông,19 tháng 01 năm 2014 đánh dấu

40 năm ngày nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sử dụng sức mạnh quân sự để chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Trong bối cảnh tình hình căng thẳng và phức tạp ở Biển Đông và ở Biển Hoa Đông, đặc biệt sau khi Trung Quốc đơn phương thành lập Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông, chúng tôi mong muốn nhắc lại với các Quý Vị về sự kiện xảy ra 40 năm trước đây. Hy vọng rằng sự kiện lịch sử bi thương này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hiện tại và từ đó dự báo về một tương lai tốt hơn, nhằm xây dựng một thế giới hòa bình và công bằng hơn. Tiếp đó, chúng tôi cũng muốn khẳng định tầm quan trọng của việc thượng tôn luật pháp quốc tế – nền tảng của hòa bình và phát triển thịnh vượng. Thúc đẩy pháp quyền ở cấp độ quốc tế là sứ mệnh trọng tâm của Liên Hợp Quốc. Là những công dân của thế giới, chúng tôi nhận thức được cần phải chia sẻ một phần trách nhiệm vô cùng lớn lao và quan trọng này.

Theo nhiều bằng chứng lịch sử, trước thời kỳ thực dân Pháp vào năm 1884, Việt Nam đã xác lập chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, mà không có bất kỳ sự phản đối nào từ bất kỳ quốc gia nào trong suốt hai thế kỷ. Trong thời kỳ thực dân Pháp, nước Pháp đã thực thi rõ ràng và mạnh mẽ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.

Trong thời kỳ hậu thực dân và những năm Chiến tranh Việt Nam, từ 1956 đến 1975, Việt Nam bị chia cắt

thành hai miền ở hai bên vĩ tuyến 17 theo các Hiệp định Giơ-ne-vơ. Quần đảo Hoàng Sa, nằm ở phía Nam vĩ tuyến 17, đương nhiên thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng hòa. Chính phủ của Việt Nam Cộng hòa luôn luôn biểu hiện rõ ràng và cụ thể các hoạt động và hành vi nhằm duy trì chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này và đã đóng quân tại đây ngay sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương.

Vào ngày 15 tháng 01 năm 1974, chỉ chưa đầy một năm sau khi ký kết Hiệp định hoà bình Paris hạn chế sự hiện diện của Quân đội Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam, Trung Quốc đã đổ quân xuống các đảo phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa (nhóm Trăng Khuyết) và trong vài ngày sau đó tăng cường triển khải lực lượng Hải quân.

Vào ngày 19 và 20 tháng 01 năm 1974, Trung Quốc đã tấn công và chiếm đóng toàn bộ quần đảo sau trận chiến ác liệt với Hải quân Việt Nam Cộng hòa.

Trước hành vi sử dụng vũ lực một cách trắng trợn này, Quan sát viên của Việt Nam Cộng hoà tại Liên Hợp Quốc đã yêu cầu đưa vụ việc này ra Hội đồng Bảo an. Trong một công hàm ngoại giao gởi đến các bên ký kết Hiệp định hoà bình Paris, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã yêu cầu Hội đồng Bảo an triệu tập một phiên họp đặc biệt để xem xét vụ việc này. Tuy nhiên, Trung Quốc, với quyền phủ quyết của mình, đã ngăn chặn tất cả những nỗ lực nhằm mở một cuộc thảo luận về vụ việc này tại Hội đồng Bảo an.

Nước Việt Nam thống nhất sau 1975, luôn liên tục khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa. Bất chấp những phản đối của Việt Nam, Trung Quốc vẫn tiếp tục chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và xây dựng trên đó nhiều cơ sở hạ tầng đáng kể.

Hành động quân sự của Trung Quốc năm 1974 xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa rõ ràng đã vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng những biện pháp hòa bình. Nguyên tắc này, được quy định lần đầu tiên vào năm 1928 trong Hiệp ước Briand-Kellogg, sau đó đã được long trọng tái khẳng định nhiều lần trong các văn kiện pháp lý nền tảng của Liên Hợp Quốc. Tuyên bố năm 1970 về các Nguyên tắc của luật pháp quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia đã khẳng định một cách rõ rằng “[m]ỗi

Số 187* Trang

3

Page 4: tdngonluan.com€¦  · Web viewTHÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VIỆC GỬI THƯ CHO LIÊN HỢP QUỐC NHÂN 40 NĂM TRUNG QUốC XÂM CHIẾM HOÀNG SA. Ngày 19-01-2014 đánh dấu

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực để xâm phạm sự tồn tại của một quốc gia khác hoặc để giải quyết tranh chấp quốc tế về các đường biên giới quốc tế, bao gồm các tranh chấp về lãnh thổ và các vấn đề liên quan đến đường biên giới của các quốc gia”.

Tuy nhiên chúng ta không thiếu các biện pháp có thể đưa đến một giải pháp hoà bình cho tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, một trong những biện pháp hòa bình đó là đưa tranh chấp này ra giải quyết tại Tòa án Công lý Quốc tế. Thế nhưng Trung Quốc đã hoàn toàn làm ngơ trước mọi đề xuất theo hướng này. Nếu như Trung Quốc không ngừng khẳng định họ có bằng chứng rất mạnh về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, tại sao họ lại không đồng ý đưa tranh chấp này ra giải quyết tại Tòa án Công lý Quốc tế, tổ chức quốc tế thích hợp nhất để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia?

Đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, mà chức năng chính liên quan đến tranh chấp này được quy định tại Điều 33 (và rộng hơn là trong Chương VI) của Hiến chương, cũng có thể là một biện pháp để đưa đến một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp.

Nhưng một lần nữa, Trung Quốc đã ngăn ngừa bất kỳ ý định nào đưa vấn đề này ra thảo luận tại Hội đồng Bảo an, cụ thể là năm 1974, hoặc sau đó là năm 1988 khi Việt Nam có cố gắng tương tự đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo an.

Sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, từ chối đàm phán hoặc phân xử bởi một cơ quan tài phán quốc tế, rõ ràng không phải là những hành vi và cách hành xử có lợi cho một thế giới hòa bình và ổn định.

Do đó, chúng tôi kiên quyết kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế và chấp nhận đưa tranh chấp đối với quần đảo HS ra phân xử tại Tòa án Công lý Quốc tế.

Thế giới đã chứng kiến những đau khổ khủng khiếp trong quá khứ khi các quốc gia, vì lợi ích riêng của họ, không tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Không ai muốn điều đó tái diễn.

Ngày 19 tháng 01 năm 2014 đánh dấu 40 năm việc Trung Quốc sử dụng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa. Đây cũng là dịp để cả thế giới nhìn lại sự kiện này và cũng là dịp để Trung Quốc có thể sửa chữa sai lầm của mình trong quá khứ.

Hãy cùng chúng tôi làm tất cả cho

một thế giới hòa bình, ổn định và công bằng, và chúng ta chỉ có thể xây dựng một thế giới như vậy khi mỗi quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế.

Trân trọng,Người dân VN và công dân từ

khắp nơi trên thế giới: 4846 người

tính đến sáng 14-1-2014.Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni

Phật. Nam mô A Di Đà Phật.Vào hạ tuần tháng 11 năm 2012,

anh em tín đồ PGHH có phát hiện được một tài liệu dưới nhan đề: Thực chất đạo Hòa Hảo đang tàng trữ tại Viện Đại học Phật giáo Việt Nam và tất nhiên là đã phổ biến. Tài liệu này là một bản luận văn tốt nghiệp của tăng sinh Thích Thiện Huệ, một tu sinh thuộc khóa IV năm 1997-2001 tại Học viện Phật giáo VN (Tp. HCM).

Bản luận văn nảy dài 57 trang giấy, từ đầu đến cuối mang nội dung chụp mũ, mạt sát, mạ lỵ Đức Giáo Chủ PGHH (Đức Huỳnh Phú Sổ) và đả kích giáo lý PGHH một cách thậm tệ bằng những lời văn thô bỉ, vô văn hóa, vô giáo dục và vô liêm sie …….

Xin trích ra đây một vài đoạn để công luận phán xét: ...Đạo Hòa Hảo là một hình thức pha tạp... Đạo Hòa Hảo không phải là một tôn giáo...và Huỳnh Phú Sổ không phải là một Phật tử... HPS là người thích nói: nói như vẹt, nói không suy nghĩ, không căn cứ... HPS vẫn là một nhà thông thái của một đám người dốt nát...Một giáo chủ kiêu căng, khoác lác, hay lòe đời bằng một mớ kiến thức rơm rác do học lóm mà được…

Qua một vài đoạn vừa kể đã thấy sự mạt sát của Thích Thiện Huệ đối với Đức Huỳnh Giáo Chủ và PGHH đến mức độ không thể tha thứ và khinh chê 7 triệu tín đồ PGHH là dốt nát... Thế mà...bản luận văn này lại được Viện Đại học Phật giáo VN gồm những cao tăng tài đức long trọng phê chuẩn: Bản luận văn đạt yêu cầu!

Đứng trên phương diện bình luận, mỗi người đều có quyền phát biểu quan điểm, sở kiến của mình, nhưng ở đây bài luận văn của Thích Thiện Huệ, một tu sinh đại học của Phật giáo VN được nhiều giáo sư hướng dẫn, đại thể như giáo sư Minh Chi, v.v... và được một Hội đồng chấm thi

quyết định: Luận văn đạt yêu cầu. Thế thì phải chăng đây là một sự biểu đồng tình hay là một sự đồng lõa của Hội đồng Học viện Phật giáo VN gồm có nhiều cao tăng đại đức tiếp tay với kẻ ác thực hiện  mục đích lăng mạ PGHH ? Không lẽ không ai nhớ lại lời

Phật dạy: Đừng nên làm cho người khác những điều mình không muốn ngườ khác làm cho mình và cái câu truyền tụng của thế gian: Ngậm máu phun người trước nhơ miệng mình

Xin thú thật! Tôi phải hết sức nén lòng để đọc cho được hết bài luận văn của Thích Thiện Huệ. Đọc xong tôi cảm thấy vô cùng xúc động đến bàng hoàng: Tại sao dưới mái Phật đường của một đại tôn giáo như Phật giáo VN lại có thể xảy ra một hành vi tồi bại như thế này ? Phải chăng có những bàn tay “lông lá” đứng sau lưng Phật giáo VN ??? Phải tiêu diệt PGHH trên mọi mặt là chính sách của đảng csVN kia mà ! Tại sao lại có Phật giáo VN hùn vào? Điều này tôi xin Ngài Hòa thượng Thích Trí Quảng là người lãnh đạo Phật giáo VN tự suy gẫm.

Nói rằng: “Đạo Hòa Hảo, một hình thức tôn giáo pha tạp ? Thế nào là pha tạp ?

“Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc thọ tưởng hành thức diệt phục như thị” ...Tam thừa giáo cương chi thị ứng cô chi dược, lâm thời thi thiết, tạm thời sở thuyết, các các bất đồng. Đản năng liễu tri tất bất bị hoặc. Thực vô hữu định pháp Như Lai khả thuyết” (Truyền Tâm pháp yếu). Tu sinh Thích Thiện Huệ không hiểu được yếu lý này đã đành, không lẽ quý Ngài cao tăng trong Hội đồng Giám khảo cũng không hiểu nên mới phê chuẩn: Luận văn đạt yêu cầu?

Nói rằng: “Huỳnh Phú Sổ không phải là một Phật tử”. Vậy thế nào là một Phật tử??? Trong lúc Đức Phật phán: “Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh, Ta là Phật đã thành, các người là Phật sắp thành”. Như vậy phải chăng quý Ngài và Thích Thiện Huệ đều cho là Đức Phật phán sai ?

Nói rằng: Đạo Hòa Hảo không phải là một tôn giáo...Cái lối chụp mũ như thế này thật là hồ đồ và hèn hạ,

Số 187* Trang

4

Page 5: tdngonluan.com€¦  · Web viewTHÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VIỆC GỬI THƯ CHO LIÊN HỢP QUỐC NHÂN 40 NĂM TRUNG QUốC XÂM CHIẾM HOÀNG SA. Ngày 19-01-2014 đánh dấu

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

trong lúc cả thế giới đều biết PGHH là một tôn giáo thống hợp 3 nguồn tư tưởng lớn ở phương Đông: Phật, Nho, Lão, gọi là tam giáo quy nguyên với một nền giáo lý thích nghi với thời đại: Đời Đạo liên quan rạng chói ngời...với một khối tín đồ gần 7 triệu người.  Nói rằng: Huỳnh Phú Sổ là một nhà thông thái của một đám người dốt nát... là một lời mỉa mai kiêu ngạo vô liêm sỉ, vô giáo dục, vừa khinh khi Đức Huỳnh Giáo Chủ vừa miệt thị 7 triệu tín đồ PGHH là dốt nát...trong lúc khối tín đồ PGHH có hàng ngàn Giáo sư, hằng trăm Kỹ sư, Bác sĩ...

Nói rằng: Huỳnh Phú Sổ là người thích nói: nói như vẹt, không suy nghĩ, không căn cứ...một Giáo chủ kiêu căng khoác lác hay lòe đời bằng một mớ kiến thức rơm rác do học lóm mà được. Thật là một câu nói vô giáo dục của những kẻ “đá cá lăn dưa” chớ không thể một tu sinh của Phật giáo lại ăn nói bừa bãi như thế ấy ! Chẳng lẽ Viện Đại học phật Giáo VN đào tạo tu sinh ăn nói như vậy ???

Tóm lại, trích dẫn qua một vài đoạn trong luận văn “Thực chất đạo Hòa Hảo” của Thích Thiện Huệ như thế ấy mà được các nhà lãnh đạo Phật giáo và Ban Giám đốc Viện Đại học Phật giáo duyệt phê là: Bản luận văn đạt yêu cầu ! Thật đáng tiếc và khó hiểu!

Tôi là người rất kính trọng các vị Hòa thượng, Đại đức bên Phật giáo VN. Các Ngài Hòa thượng Thích Tâm Châu, Hòa thượng Thích Trí Thủ là bạn thân của tôi.

Bài luận văn của Thích Thiện Huệ đã làm cho lòng kính trọng của tôi đối với cấp lãnh đạo Phật giáo VN, điển hình là Ngài Thích Trí Quảng và Thích Giác Toàn...đột nhiên tan biến.

Khi vừa phát hiện, bản luận văn “Thực chất đạo Hòa Hảo” của Thích Thiện Huệ đã gây một luồng công phẫn sôi nổi và quyết liệt trong khối tín đồ PGHH. Với tư cách là người lãnh đạo, tôi đã cố gắng hết sức để xoa dịu sự phẫn nộ của anh em tín đồ PGHH, mọi việc mới được tạm ổn và tôi đã gởi nhiều văn bản yêu cầu cấp lãnh đạo Phật giáo VN cũng như Ban Giám đốc Viện Đại học Phật giáo nên tìm cách trấn an sự việc.

Nhưng rất tiếc, đã hơn một năm qua, các cấp lãnh đạo Phật giáo VN cũng như Ban Điều hành Viện Đại học Phật giáo VN vẫn bình chân như vại, ngoại trừ một bức văn thư số 521 CV HĐĐH ngày 10-12-2012 gởi cho Ban Trị sự Trung ương PGHH do Nguyễn Tấn Đạt cầm đầu, trong lúc

cả nước đều biết Ban Trị sự này là công cụ của nhà cầm quyền cộng sản mà đại đa số tín đồ PGHH không hề thừa nhận. Phải chăng đây là lối đánh lận con đen của những người đồng hội đồng thuyền ???

Là người tu hành, nhất là Phật tử, Ngài Thích Trí Quảng và Thích Giác Toàn và các cấp lãnh đạo Phật giáo VN ắt không quên giới điều sơ đẳng nhất của Phật giáo là Ngũ Giới Cấm... các Ngài suy gẫm lại coi mình có vi phạm không?

Một điểm nữa cần phải nêu ra. Trong bản luận văn của Thích Thiện Huệ đã xấc xược viết: Chúng ta có thể bỏ qua những lỗi lầm do nhận thức thô thiển của một người nông dân ít học, thích diễn giải Phật pháp như Huỳnh phú Sổ, nhưng chúng ta không thể chấp nhận thái độ ngược ngang mang tính bất lương của ông khi cố tình lý giải sai lệch mục Chánh Tinh Tấn trong Bát Chánh Đạo đầy ác ý nhằm bài xích tư tưởng của những người theo chủ nghĩa Mác-xít.

Ở điểm này, có 2 trọng tâm tôi muốn được ngài Thích Trí Quảng, Thích Giác Toàn hay các cấp lãnh đạo Phật giáo VN giải thích:

1- Quý Ngài và Thích Thiện Huệ là Phật tử hay là đảng viên Mác-xít mà lại chánh thức tỏ ra bênh vực chủ nghĩa Mác-xít, quá lo ngại trước những sự bình phẩm va chạm đến chủ nghĩa Mác-xít ?

2- Quý Ngài và Thích Thiện Huệ dựa vào kinh điển nào của nhà Phật mà quả quyết rằng Đức Huỳnh Giáo chủ nói sai, có ác ý nhằm bài xích tư tưởng của những người theo chủ nghĩa Mác-xít ? Xin quý Ngài chỉ điểm cho chúng tôi học hỏi.

Tóm lại, trong những điểm tôi đặt ra đây, tôi thường gọi chung quý Ngài và Thích Thiện Huệ là vì quý Ngài là thành phần phê chuẩn : Luận Văn đạt yêu cầu. Tất nhiên quý Ngài phải cùng chung trách nhiệm với Thích Thiện Huệ trong sự việc mạt sát, mạ lỵ Đức Huỳnh Giáo Chủ và đả kích nền giáo lý PGHH.

Kết luận:Nói quanh quẩn không bằng nói

thẳng. Ở đời, giàu sang phú quí là quan trọng, nhưng danh dự càng quan trọng hơn. Ở đây, bản luận văn của Thích Thiện Huệ đã xúc phạm nặng nề đến danh dự của một vị Giáo chủ và danh dự của 7 triệu người, một sự xúc phạm cố ý mà lại được các cấp lãnh đạo Phật giáoVN, điển hình là Ngài Thích Trí Quảng, Thích Giác Toàn... duyệt phê và cấp học

bổng du học qua xứ Phật. Rõ ràng là Phật giáo VN đã trở thành cây đao để cho những bàn tay lông lá vô thần sử dụng trảm quyết các thành phần tôn giáo chân chính !

Tôi mong Ngài Thích Trí Quảng, Thích Giác Toàn và những vị cao tăng Phật giáo VN có nhúng tay vào chiến dịch “triệt tiêu PGHH” hãy suy gẫm coi việc làm của mình có đúng với chân lý nhà Phật  không ???

Quý Ngài không thể chối bỏ rằng: đây là sự sai lầm cá nhân của Thích Thiện Huệ? Như vậy sự phê chuẩn “Luận văn đạt yêu cầu” do ai ???

Đức Phật dạy: Trên đời có 2 hạng ngườiđáng quí: một là hạng người chưa hề lầm lỗi. Hai là hạng người đã lầm lỗi mà thành tâm cải hóa...

Tôi mong 2 Ngài Thích Trí Quảng, Thích Giác Toàn nên nhớ lời dạy này của Đức Phật...và quý Ngài sẽ là hạng thứ 2: Quay lại ắt thấy bờ.

Thay mặt cho 7 triệu tín đồ PGHH và cá nhân, tôi trân trọng yêu cầu Ngài Thích Trí Quảng và Thích Giác Toàn phải:

a- Đứng trước màn truyền hình của Đài truyền hình VN tỏ lời xin lỗi về việc sai lầm trong vụ bản luận văn của Thích Thiện Huệ,

b- Tuyên bố hủy bỏ bản luận văn của Thích Thiện Huệ, hủy bỏ bằng tốt nghiệp của TTH bằng văn bản đăng trên 5 tờ báo lớn tại Sài Gòn.

c- Tuyên bố Thích Thiện Huệ không còn trong hàng ngũ PGVN.

d-Triệu hồi Thích Thiện Huệ về nước đứng trước màn truyền hình của đài truyền hình VN để xin lỗi với 7 triệu tín đồ PGHH. Trường hợp Thích Thiện Huệ không tuân thì giới lãnh đạo Phật giáo phải áp dụng biện pháp kỷ luật để làm gương.

Bốn điều kể trên là nguyện vọng của toàn thể tín đồ PGHH, mong được quý Ngài vui lòng thực hiện để phát huy niềm hòa khí người một nhà “kiến hòa đồng giải”. Trong vòng 2 tháng kể từ ngày Cáo Bạch này đến với Quý Ngài mà không được Quý Ngài đáp ứng thì mọi sự gì có xảy ra, xin quý Ngài thông cảm.

Tôi cũng xin thông báo quý Ngài rõ là sự phẫn nộ của anh em tín đồ PGHH đối với bản luận văn của Thích Thiện Huệ đã lên đến cực điểm... Có rất nhiều người đề nghị với tôi cho phép anh em đến Viện Đại học Phật giáo VN để thực hiện một cuộc tuyệt thực... có cả chương trình “tự thiêu” để phản đối. Tôi đang cố hết sức mình để khuyên lơn ngăn cản.

Ta hãy hình dung nếu có một sự cố như vậy thì những trang sử trong

Số 187* Trang

5

Page 6: tdngonluan.com€¦  · Web viewTHÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VIỆC GỬI THƯ CHO LIÊN HỢP QUỐC NHÂN 40 NĂM TRUNG QUốC XÂM CHIẾM HOÀNG SA. Ngày 19-01-2014 đánh dấu

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

sáng của Phật giáo VN tự nghìn đời sẽ như thế nào ??? và chính quý Ngài phải gánh lấy trách nhiệm.

Quý Ngài và chúng tôi đều là Phật tử, cùng một giáo lý nhà Phật, cùng tôn thờ Đức Từ phụ Thích Ca Mâu Ni... như con một cha, nhà một nóc... mà để cho kẻ ác gian lợi dụng tạo cho chúng ta xào xáo với nhau... như vậy có tội với Đạo pháp hay không ?

Hơn nữa, quý Ngài là người đã “xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo” mà còn dính líu việc hồng trần nhất là làm công cụ cho kẻ ác, như vậy có đúng với nguyên lý của nhà Phật hay không ?

Nhân danh một Phật tử, đại diện cho hằng triệu tín đồ PGHH, tôi tha thiết và thành khẩn kêu gọi các Ngài Chư tôn Đại đức trong nhà Phật giáo VN lên tiếng phê phán vụ bản luận văn của Thích Thiện Huệ, ai đúng ai sai? Hắc bạch phân minh... Nhất là Ngài Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Tăng thống Phật giáo VN Thống nhất, là người anh cả trong đại gia đình Phật giáo phải gióng lên tiếng nói phê phán trung thực “khổ dược lợi ư bịnh, trung ngôn nghịch nhĩ lợi ư hành”.

Nam mô A Di Đà Phật.Huyền Phong Các, ngày 05 tháng

01 năm 2014.Lê Quang Liêm(Huyền Phong Cư Sĩ)

 

Tôi là một Phật tử. Điều đầu tiên mà một phụ nữ như tôi có ấn tượng mạnh mẽ với Phật giáo chính là tính bình đẳng luôn được tìm thấy xuyên suốt trong giáo lý nhà Phật. Cách đây hơn 2500 năm, khi hầu hết nhân loại tự mặc định tính chính đáng hiển nhiên cho sự tồn tại mô hình nhà nước chiếm hữu nô lệ thì nhà Phật cổ võ cho công bằng xã hội. Thêm nữa, thoát thai từ một nền văn minh vốn mang trong nó nền văn hóa, chính trị, tôn giáo nặng nề ý niệm về đẳng cấp, nhưng Triết lý Phật giáo đã sớm cổ xúy cho quyền bình đẳng giữa con người.

Đức Phật luôn nhấn mạnh về Quyền bình đẳng giữa các cá nhân trong cộng đồng, cũng như giữa tất cả các loài động vật, không phân

biệt đẳng cấp hay giới tính vì tất cả chúng sinh đều có Phật tính, đều đáng trân quý. Một con người không thể bị xem là hạ tiện chỉ vì họ sinh ra trong một gia đình hạ tiện và ngược lại. Trong một giai đoạn lịch sử xa xôi, Giáo hội Phật giáo đã đi trước trong việc khẳng định quyền bình đẳng giữa Nam và Nữ. Triết lý Nhà Phật đã góp phần quan trọng trong việc đánh đổ hệ thống đẳng cấp từng tồn tại từ rất lâu trước đó tại Ấn Độ. Cũng chính vì thế mà một học giả nổi tiếng như Hàn Dũ đã ngăn cản nhà vua không cho Phật giáo du nhập vào Trung Hoa với sự lo ngại khả dĩ rằng Phật giáo sẽ đánh đổ chế độ đẳng cấp tồn tại ngàn năm của nhà nước phong kiến Trung Hoa.

Nhân quyền cho phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay phải đối mặt với hai rào cản to lớn xuất phát từ hai nền văn hóa tư tưởng khác nhau nhưng có ảnh hưởng sâu rộng đối với nhiều quốc gia. Rào cản thứ nhất là ảnh hưởng lâu dài của văn hóa Khổng giáo đối với nền văn hóa Việt Nam. Trong văn hóa Khổng giáo, sẽ vô cùng khó khăn nếu không muốn nói là vô ích cho

những ai muốn tìm kiếm các giá trị khẳng định nữ quyền cũng như quyền bình đẳng giữa các cá nhân trong xã hội. Rào cản thứ hai, là sự du nhập của chủ nghĩa Marxist vào Việt Nam. Chủ thuyết này luôn đào sâu sự khác biệt giữa các giai tầng trong quần chúng, từ đó hô hào cho các cuộc đấu tranh giai cấp. Sự triệt tiêu các giá trị Nhân quyền sẽ lên đến đỉnh điểm nếu quốc gia nào thiếu may mắn du nhập và áp dụng chủ thuyết này.

Điều đáng buồn là Việt Nam chúng ta áp dụng cả hai chủ thuyết này vào quản lý nhà nước trong quá khứ lẫn hiện tại. Chính vì lẽ đó, nên hiếm thấy phụ nữ Việt Nam nào ý thức một cách xác đáng quyền bình đẳng của mình cũng như tất cả các

quyền căn bản khác mà một con người khi sinh ra đương nhiên được thụ hưởng. Phụ nữ Việt Nam trong một thời gian dài là nạn nhân của văn hóa Khổng giáo, giờ đây chúng ta tiếp tục trở thành nạn nhân trong một xã hội đầy rẫy bất công, thường trực bị chính quyền tước đoạt hầu hết các quyền căn bản cũng như phẩm giá con người.

Phụ nữ chiếm quá bán dân số thế giới, tại Việt Nam phụ nữ cũng chiếm hơn một nửa dân số nhưng có ai từng nghĩ dù chỉ thoáng qua rằng nữ giới nắm giữ được bao nhiêu phần trăm trong tổng số các thành quả cũng như phúc lợi xã hội. Tất cả phụ nữ chúng ta phải gánh chịu sự hao mòn của thể xác để giữ cho thế giới này tiếp tục tồn tại, và cũng chính chúng ta là những đối tượng dể dàng bị tổn hại nhất bởi những tệ nạn khá phổ biến trên Thế giới như nô lệ tình dục hay buôn người.

Phụ nữ Việt Nam cũng như Phụ nữ Thế giới, chúng ta được quyền thụ hưởng các quyền Tự do căn bản mà Liên Hiệp Quốc đã công nhận trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế mà chính phủ Việt Nam đã đặt bút tham gia. Ngoài ra, chúng ta cần có quyền được bảo vệ chính đáng bằng công cụ luật pháp cũng như bằng các định chế xã hội khác. Thước đo cho sự văn minh của các quốc gia phải được tính bằng thành tích bảo vệ phụ nữ trước các bất công xã hội. Tại nơi nào, Nhân quyền phụ nữ bị phủ nhận hay gạt bỏ, ta biết rằng, chính phủ thuộc quốc gia đó đang đẩy dân tộc mình đi lùi về quá khứ man dã, mà ở đó con người là một thực thể gần như vô tri. Thiếu tôn trọng phụ nữ cần được xem như một sự sỉ nhục to lớn đối với tình tự dân tộc trong bất kỳ quốc gia nào.

Vừa qua, nhân ngày Quốc tế Nhân quyền, cùng khoảng thời gian đó, hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam được thành lập và ra mắt chính thức như một hội đoàn hoạt động độc lập tại Việt Nam trong nỗ lực thúc đẩy việc bảo vệ và tôn vinh các giá trị Nhân quyền cũng như Nữ quyền. Là một Phật tử tôi cảm thấy

Số 187* Trang

6

Page 7: tdngonluan.com€¦  · Web viewTHÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VIỆC GỬI THƯ CHO LIÊN HỢP QUỐC NHÂN 40 NĂM TRUNG QUốC XÂM CHIẾM HOÀNG SA. Ngày 19-01-2014 đánh dấu

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

mình có trách nhiệm tham gia trở thành thành viên của hội như cách thể hiện thiện chí sâu sắc nhằm góp phần xây dựng một không gian hoạt động mới thiết thực và hữu ích cho tương lai của Phụ nữ Việt Nam. Sự tham gia tích cực vào hoạt động của hội sẽ tạo cơ hội cho chúng ta được tiếp xúc vào trao đổi thường xuyên về các vấn đề hệ trọng liên quan đến các quyền căn bản của con người. Từ đó, có thể lập ra một thiết chế cần thiết nhằm tiến đến việc bảo vệ chung cho quyền lợi nữ giới và góp phần thúc đẩy các hoạt động nhân quyền nói chung tại Việt Nam.

Vào thời điểm mà các Nhân quyền căn bản bị tước đoạt và phủ nhận, chị em phụ nữ chúng ta nên tạo dựng mối liên kết chặt chẽ và bền vững với một quy mô rộng rãi nhất có thể, phục vụ mục tiêu thiết yếu là bảo vệ nhau và hình thành các định chế xã hội nhằm giới hạn quyền lực mà chính quyền đang áp đặt lên các cá nhân. Người phụ nữ muốn khẳng định vai trò của mình trong tương lai không chỉ bằng cách kêu gọi sự thương cảm của người khác mà chúng ta phải dám hành động và hy sinh để tự khẳng định vai trò của mình.

Hai ngàn năm trăm năm trước, Giáo lý Phật giáo đã góp phần làm tan rã đẳng cấp Bà la môn tại Ấn Độ. Trong thời điểm hiện nay, không có lý do chính đáng nào để biện minh cho những người Phật tử như chúng ta đứng ngoài cuộc vận động Nhân quyền, bởi lẽ các giá trị Nhân quyền hoàn toàn phù hợp với lý luận căn bản trong triết lý nhà Phật. Việc đứng ngoài hay phó mặc cho bất công xã hội hoành hành không phải là hành động của một Phật tử thuần thành. Các Phật tử hãy nêu cao tinh thần Bi, Trí, Dũng như một kim chỉ nam định hướng cho cuộc vận động cho Nhân quyền trên quê hương.  ©VNWHR | PNNQVN

TỰ DO NGÔN LUẬNBán nguyệt san ra ngày 1

và 15 mỗi tháng

IN VÀ TẶNG TẠI VNĐịa chỉ liên lạc:

[email protected]ốn đọc tờ báo trên mạng,

xin mời ghé: http:// www.tdngonluan.com

www.tudodanchuvietnam.nethttp://tudongonluan.atspace.com

http://www.viet.noTrong trang mạng thứ 1 và thứ 3 trên đây, Quý vị có thể tìm thấy nhiều tài liệu đấu tranh cho dân chủ tại

Việt Nam

Thành kính tưởng niệm và tri ân 74 tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã xả thân bảo vệ Hoàng

Sa ngày 19-01-1974

chống lại sự xâm lăng của Tàu cộng

Nhan đề nguyên thủy: Truyền thông độc lập tại Việt Nam, những khó khăn trên con đường hoạt động. Chúng tôi xin phép đổi lại.

Việt Nam có hơn 700 tờ báo hình, báo tiếng, báo mạng... tất cả đều chịu sự kiểm soát của đảng cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2010 tờ báo độc lập Truyền thông Chúa Cứu Thế (VRNs) ra đời đánh dấu bước ngoặt quan trọng về sự hình thành và phát triển của truyền thông độc lập tại Việt Nam. CTV Danlambao có cuộc trò chuyện với Linh mục Lê Ngọc Thanh, người chịu trách nhiệm chính trang Truyền thông Chúa Cứu Thế Việt Nam.

CTV Danlambao: Được biết, trang Truyền thông Chúa Cứu Thế (VRNs) là một trong những tờ báo độc lập đầu tiên hoạt động công khai tại Việt Nam để lên tiếng bảo vệ quyền tự do ngôn luận, chiếu

theo điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Xin Linh mục cho biết những khó khăn mà trang Chuacuu-the.com đã gặp phải kể từ ngày thành lập từ phía nhà cầm quyền VN như việc bị đánh Ddos hay gây khó khăn cho cộng tác viên…?

Lm. Lê Ngọc Thanh: Trước đây chúng tôi sợ mọi sự: Sợ đưa tin về xã hội nhiều quá, người đọc Công giáo sẽ cho rằng Dòng Chúa Cứu Thế làm chính trị. Sợ đăng bài và phỏng vấn các nhà dân chủ, các nhà hoạt động nhân quyền và dân quyền, hoặc đăng bài bình luận của các chính trị gia thuộc các đảng phái khác nhau thì bị bắt kết vào điều 88 hay 79 hay 258 của Bộ luật hình sự. Sợ hackers được nhà nước lấy tiền thuế của dân thuê đến tấn công... và nhiều cái sợ khác.

Tuy nhiên, năm 2013, nếu anh theo dõi trên hệ thống truyền thông

của VRNs tại www.chuacuuthe. com, www.ducme.tv và Radio An-phong thì sẽ thấy, chúng tôi đã không bỏ bất cứ nội dung nào, mà chúng tôi có thể trực tiếp tiếp cận và sản xuất cũng như các cộng tác viên thân tín trực tiếp làm.

Điều giúp chúng tôi vượt qua các sợ hãi đó là kinh nghiệm được Chúa Yêsu cứu. Ngài cứu chúng tôi từ đời sống cụ thể (offline) đến hoạt động trực tuyến (online). Chắc anh nhớ, năm 2008, Nhà Dòng chúng tôi tại Hà Nội phải đối phó với bạo lực của nhà cầm quyền. Khi họ bắt đầu làm đổ máu giáo dân và đánh tu sĩ, chúng tôi đã bảo nhau: thôi, bỏ đi, kệ họ, đừng làm gì nữa. Chúng tôi thật sự bỏ cuộc đi tìm công lý cho mình. Nhưng chỉ sau một ngày, dân chúng khắp nơi ở Miền Bắc kéo đến với nhà thờ DCCT Thái Hà. Họ bảo tại linh địa Đức Bà, Đức Mẹ Maria đã hiển linh với họ, và họ xin chúng tôi cùng với họ ra đó cầu nguyện. Anh thấy không, chúng tôi bỏ cuộc, nhưng Thiên Chúa không

Số 187* Trang

7

Page 8: tdngonluan.com€¦  · Web viewTHÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VIỆC GỬI THƯ CHO LIÊN HỢP QUỐC NHÂN 40 NĂM TRUNG QUốC XÂM CHIẾM HOÀNG SA. Ngày 19-01-2014 đánh dấu

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

muốn, Người đã dùng Đức Mẹ và dân chúng kéo chúng tôi trở lại với sứ vụ đi tìm công lý và công bằng. Từ lúc đó thì không chỉ còn là tìm cho chúng tôi, mà chuyển hẳn sang tìm cho dân. Dân và chúng tôi ý thức: nếu họ thực thi công bằng cho Thái Hà, thì họ phải công bằng với dân, và lúc đó đất nước sẽ không còn tình trạng cướp ngày nữa. Lúc đó, website do một cha khác trong Nhà Dòng phụ trách đã là kênh thông tin chính cung cấp sự thật, đủ cho cả hệ thống 700 tờ báo và truyền hình truyền thanh các loại phải vận động hết cỡ chống lại, mà vẫn không tự tin, phải dùng đến công an bắt bớ và đe dọa. Sức mạnh của sự thật quả là không có sự gian dối nào đủ sức chiến thắng. Liền ngay sau đó, website bị đánh sập hoàn toàn, nhà cung cấp dịch vụ hosting xin chúng tôi chuyển host ra nước ngoài. Đang lúc bối rối chưa biết làm sao, thì Thiên Chúa gởi các ông Cựu đệ tử DCCT ở Hải ngoại (những người trước đây đi tu DCCT, nhưng chưa khấn Dòng thì xin về lập gia đình) giúp lo về hosting và bảo mật. Năm 2010, khi chúng tôi tiếp nhận và quản lý hệ thống truyền thông VRNs, chính một sĩ quan cao cấp công an đã tự hào đánh sập các website lề trái, trong đó, trang chuacuuthe.com và www.dcctvn.net của chúng tôi đã bị hệ thống máy đặt tại đại bản doanh của Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel tấn công (http:// www.chuacuuthe.com/2010/04/hacker-than-m%E1%BA%BFn/) ngày 26-04-2010. Với luật pháp Việt Nam, chúng tôi không thể kiện họ được và tình trạng này đe dọa chính sự sống còn của truyền thông cùng với an nguy của Nhà Dòng. Đang lúc sợ hãi như thế, Thiên Chúa (TC) lại sai những người yêu mến DCCT đến cộng tác với chúng tôi. Trong một thời gian ngắn, VRNs đã làm xong thủ tục để trở thành một hãng truyền thông chính thức được chính phủ Hoa Kỳ bảo trợ. Và liền sau đó, một số chuyên gia về bảo mật quốc tế đã giúp chúng tôi xây dựng mạng lưới ngăn tấn công Ddos và các loại

tấn công khác.Đến nay, sự tấn công của nhà

cầm quyền nhắm vào chúng tôi chưa hết, nhưng nhờ có TC, chúng tôi đã quen được lối sống “chung với lũ”, nên nếu có 12 hay 24 tiếng bị tấn công thì chúng tôi cho phép mình nghỉ ngơi một chút để uống ly cà phê với các cộng tác viên và thân hữu hay cùng các nạn nhân của bất công trực tiếp đi đòi công lý cho họ và cũng là cho chính mình.

Hiện nay cá nhân chúng tôi và các phóng viên của chúng tôi đi đâu công an cũng theo dõi, thậm chí tôi đi làm lễ lúc 5g sáng họ cũng đi theo. Nhưng bây giờ chuyện đó đối với chúng tôi không còn chút gì lo sợ, vì tất cả là hồng ân của TC ban. Nếu có gì xảy ra với chúng tôi thì là chúng tôi được thêm chứ không mất đi. Do đó chúng tôi bằng mọi giá trung thành với sứ mạng của mình là loan báo Tin Mừng cách mới mẻ, trong kinh nghiệm được gặp và được chính Đức Yêsu giải cứu, và là tiếng nói (cái loa) của những người không có tiếng nói hoặc bị tước đoạt tiếng nói.

CTV Danlambao: Trong năm 2013, nhà cầm quyền Việt Nam đã ra rất nhiều luật và nghị định dưới dưới luật hòng hạn chế quyền tự do ngôn luận của người dân như điều 258 bộ luật hình sự, hay nghị định 72, nghị định 174... Truyền thông Chúa Cứu Thế sẽ đối phó với những khó khăn này như thế nào?

Lm. Lê Ngọc Thanh: Ở Việt Nam, tuy hệ thống pháp luật không hoàn hảo, nhưng nếu chúng ta biết dùng thì cũng có thể tự hào mình đã sống đúng luật, ngay khi bị kết án là vi phạm điều luật này pháp lệnh kia.

Anh hãy hình dung, Hiến pháp công nhận quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí... thì công dân có quyền sống và thực hành các quyền đó. Có người bảo rằng nhưng nó có cái đuôi “theo quy định của pháp luật”, nó dùng để hạn chế tự do như luật báo chí, Luật xuất bản và hàng loạt Nghị định quái gở khác. Đúng là điều đó đã xảy ra, nhưng những điều đó là sai Hiến pháp. Hiến pháp quy định “công dân có quyền”. Bộ

luật, luật, Pháp lệnh, Nghị quyết “là con là cháu” của Hiến pháp, nên không được quyền hạn chế quyền tự do của công dân đã được Hiến định. Nên nếu luật nào hạn chế quyền công dân, luật đó vi Hiến. Vị đại biểu quốc hội nào ấn nút thông qua các luật vi Hiến đó, tức khắc mất quyền đại biểu quốc hội, vì đã phản bội lại Hiến pháp, do đó tự thân các luật đó không có giá trị. Công dân không được quyền thi hành hay áp dụng những gì vi Hiến.

Chính vì vậy, tại Việt Nam, chúng tôi vẫn làm truyền thông với tư cách công dân, quý vị cầm quyền có bắt, có xử chúng tôi thì chỉ thêm bằng chứng cho các công dân biết một nhà cầm quyền không phải được sinh ra bởi Hiến pháp và tự thân là phi pháp.

Chúng tôi nghĩ họ hiểu điều này, nên để chúng tôi hoạt động, mà chỉ tỏ ra khó chịu, để rồi đi nói xấu chúng tôi với các Đức giám mục, linh mục các nơi. Nhưng họ quên rằng chúng tôi đang là kênh thông tin chính cung cấp các tin tức xã hội và giáo hội cho mọi tầng lớp trong giáo hội từ hệ thống website đến newsletter. Hiện nay họ vẫn dùng tiền thuế của dân để thuê những hacker tấn công chúng tôi. Nhưng có TC và cộng đồng bảo vệ chúng tôi, chúng tôi không khiếp sợ.

Riêng về Nghị định 72, tôi không biết ai đã giúp ông Thủ tướng soạn nghị định này. Đây là nghị định cố tình đưa thủ tướng và Chính phủ của thủ tướng ra làm trò hề. Một nghị định quản lý internet mà đặt vấn đề “ra khỏi biên giới”. Ở không gian internet đâu là biên giới. Ví dụ một website chấm vn (.vn) thì người nước ngoài ở Mỹ, Nigeria, Úc, Đức... có thể vào xem và đọc không? Hoặc một người ở VN có thể đọc tin tức của các website có đuôi tên miền là chấm com, chấm us (.com; .us...) không? Tôi chỉ đưa ra một điểm rất nhỏ để thấy tầm nhìn quản lý internet theo kiểu chiến khu của VN trong NĐ 72.

CTV Danlambao: Với những khó khăn và thách thức như vậy, Cha và những người hoạt động

Số 187* Trang

8

Page 9: tdngonluan.com€¦  · Web viewTHÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VIỆC GỬI THƯ CHO LIÊN HỢP QUỐC NHÂN 40 NĂM TRUNG QUốC XÂM CHIẾM HOÀNG SA. Ngày 19-01-2014 đánh dấu

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

trong lãnh vực truyền thông độc lập sẽ làm gì trong năm 2014. (Như việc gởi bản báo cáo bằng tiếng Anh về những vi phạm về quyền tự do ngôn luận lên các tổ chức nhân quyền quốc tế)?

Lm. Lê Ngọc Thanh: Năm 2014, chúng tôi nghĩ hệ thống truyền thông lề Dân cần phải gia tăng các bản tin Việt Nam bằng tiếng Anh, càng nhiều càng tốt, vì hiện nay đa số các hãng tin quốc tế không có văn phòng và phóng viên tại Việt Nam, nên tin tức về Việt Nam họ có được là nhờ các kênh thông tin chính thức của lề Đảng mà thôi. Muốn cho thế giới biết đầy đủ hơn về Việt Nam thì phải có thật nhiều bản tin lề dân bằng tiếng Anh.

Ngoài ra, chúng tôi cho rằng cần phải tiếp tục huấn luyện thêm nhiều người dân biết làm truyền thông, biết đưa tin ngay về những sự kiện xảy ra quanh mình, và mỗi website hay blog lớn hiện nay, cần xây dựng mạng lưới thông tin nhân dân này.

Chúng ta cần giúp cho hơn 30 triệu dân đang sử dụng internet ở Việt Nam quan tâm đến các vấn đề xã hội. Những người này đã bị tiêm nhiễm tuyên truyền quá nặng. Hễ ai nói về các vấn đề xã hội một cách rõ ràng thì họ dễ nghĩ ngay những người đang nói đó là “làm chính trị”. Ở Việt Nam, giới bình dân còn nghĩ “làm chính trị”, tức là phi pháp, nên không làm, không nghe, và không liên quan. Cần giúp người dân hiểu được từ lít xăng xe gắn máy cho đến cái kẹo của em bé đều liên quan đến chính trị. Từ tiền viện phí cho đến bình sữa của trẻ sơ sinh cũng liên quan đến chính trị, nên dù có họ tránh, chính trị vẫn đang ảnh hưởng trên đời sống của họ. Nếu họ tránh chính trị, thì những người đầu cơ chính trị sẽ lũng đoạn chính trị để làm cho đất nước càng ngày càng nợ nần, dân trí càng ngày càng lạc hậu và đặc biệt, tương lai của họ sẽ mù tối. Chính họ phải lãnh trách nhiệm chính trị của mình. Họ phải suy nghĩ về giải pháp làm cho mình, gia đình mình, những người xung quanh mình cùng cộng đồng dân tộc này hạnh phúc. Họ không chịu lãnh

trách nhiệm chính trị, cứ để xã hội càng lụn bại, sau này cháu chắt của họ sẽ hỏi khi chúng học lịch sử: “Thời tồi tệ của Việt Nam, ông/bà đang ở đâu?”

Một khi thông tin trung thực đến được với đại chúng, họ sẽ biết rõ sự thật, và lúc đó họ sẽ tự biết làm gì cho cuộc đời họ, con cháu họ và dân Việt Nam tốt hơn, mà chẳng cần ai mớm cho họ đâu.

CTV Danlambao: Xin cảm ơn Lm. Lê Ngọc Thanh đã dành thời gian cho Danlambao. Xin kính chúc Truyền thông Chúa Cứu Thế luôn thành công trên con đường đang đi, để góp phần lên tiếng cho những dân VN bị vi phạm nhân quyền.

Năm 2013, chính phủ Việt Nam ráo riết vận động để trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc. Tuy nhiên, không vì thế mà tình trạng nhân quyền tại Việt Nam được cải thiện mà trái lại, mức độ vi phạm ngày càng gia tăng có hệ thống. Mời bạn đọc cùng Dân Làm Báo nhìn lại năm 2013 qua lăng kính nhân quyền.

2013 là năm chứng kiến các cuộc đàn áp diễn ra khốc liệt: Blogger liên tiếp bị bỏ tù; các phiên tòa trá hình vi phạm nghiêm trọng quyền được xét xử công bằng; công an gia tăng sử dụng bạo lực, bắt người tùy tiện. Nhiều trường hợp bị tra tấn và bị chết trong đồn công an.

Bỏ tù, kết án đối lậpKết thúc năm 2012, nhà cầm

quyền VN đã kết án tù nặng nề đối với các blogger Câu lạc bộ Nhà báo Tự do với những bản án lên đến 12 năm tù. Bên ngoài phiên xử, nhiều blogger đến tham dự phiên tòa bị bắt giam, đánh đập. Blogger Nguyễn Hoàng Vi bị công an đánh và xúc phạm thân thể 1 cách nghiêm trọng.

Khi dư luận chưa hết phẫn nộ với những diễn biến xung quanh phiên tòa các blogger Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, thì tại Nghệ An, mở màn cho cuộc đàn áp nhân quyền năm 2013, nhà cầm quyền Việt Nam mở phiên tòa kết tội 14 thanh niên yêu nước với cáo buộc “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”. Sau 2 ngày xử án, tổng cộng 83 năm tù giam và 42 năm quản chế đã được tuyên án đối với 14 thanh niên gồm có: Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu, Lê Văn Sơn, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Văn Duyệt, Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Đình

Cương, Trần Minh Nhật, Thái Văn Dung, Nông Hùng Anh, Nguyễn Xuân Anh, Hồ Văn Oanh, Đặng Ngọc Minh, Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc.

Bên ngoài phiên xử, hàng ngàn công an được huy động để đàn áp, bắt bớ những người đến tham dự phiên tòa. Bà Nguyễn Thị Hóa, mẹ anh Nguyễn Đình Cương, bị công an đánh khiến chấn thương sọ não, phải nằm viện 2 tháng trời.

Cùng thời gian diễn ra phiên xử tại Nghệ An, tòa án tại Tp. HCM đã âm thầm mở phiên sơ thẩm kết án 3 năm 6 tháng tù giam đối với cô Lô Thanh Thảo vì rải truyền đơn. Trong phiên phúc thẩm diễn ra vào ngày 13/5 sau đó, Lô Thanh Thảo bị kết án 2 năm tù giam, gia đình không được thông báo về phiên tòa.

Cũng trong tháng 1-2013, tại Tây Ninh, ông Võ Viết Dziễn bị kết án 3 năm tù với cáo buộc “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”. Anh Bùi Văn Tín bị tòa án An Giang kết án 4 năm tù vì đấu tranh đòi quyền tự do tôn giáo cho Phật giáo Hòa Hảo. Cô Trần Thị Ngọc Muội bị tòa án quận 2, Tp. HCM kết án 6 tháng tù vì hành động phản kháng nhằm bảo vệ gia đình chống lại lực lượng cướp đất.

Tại Hà Nội, blogger Lê Anh Hùng bị CA bắt cóc đưa vào trại tâm thần.

Tại Phú Yên, 22 người trong vụ Công Án Bia Sơn bị đưa ra tòa với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Phiên tòa kéo dài từ ngày 28-1 đến ngày 4-2, ông Phan Văn Thu (tức Trần Công), 65 tuổi, bị kêu án chung thân, tất cả những người còn lại bị kết án từ 10 đến 17 năm tù.

Ngày 8-2, công an Phú Yên bắt giam ông Ngô Hào, 65 tuổi. Đến ngày 11-9-2013, tòa án Phú Yên mở phiên sơ thẩm kết án ông Ngô Hào với bản án 15 năm tù và 05 năm quản chế với tội danh cáo buộc mang tên “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”. 3 tháng sau, tại phiên tòa phúc thẩm vào ngày 23-12, ông Ngô Hào tiếp tục bị tuyên y án sơ thẩm. Gia đình, vợ con kêu cứu trong nỗi vô vọng.

Đầu tháng 4-2013, tòa án Hải Phòng mở phiên xử kết án gia đình anh Đ. Văn Vươn. Hàng ngàn người dân từ khắp nơi kéo đến tham dự nhưng đã bị công an bao vây đàn áp.

Ngày 17/4, tòa án Tp. HCM kết án anh Phạm Nguyễn Thanh Bình (sinh năm 1983) 3 năm tù giam và 3 năm quản chế vì viết blog ôn hòa. Ngày 16-5, dân oan Lê Thị Kim Thu bị kết án 2 năm tù giam.

Tại Long An, trong phiên tòa sơ

Số 187* Trang

9

Page 10: tdngonluan.com€¦  · Web viewTHÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VIỆC GỬI THƯ CHO LIÊN HỢP QUỐC NHÂN 40 NĂM TRUNG QUốC XÂM CHIẾM HOÀNG SA. Ngày 19-01-2014 đánh dấu

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

thẩm diễn ra ngày 16-5, sinh viên yêu nước Đinh Nguyên Kha bị kết án 8 năm tù gian, Nguyễn Phương Uyên bị kết án 6 năm tù giam. Những người đến tham dự phiên tòa đều bị công an Long An bắt giam phi pháp.

Ngày 23-5, 8 trong tổng số 14 thanh niên yêu nước bước ra phiên tòa phúc thẩm tại Vinh. Người bị coi là đứng đầu vụ án, anh Hồ Đức Hòa bị giữ nguyên y án sơ thẩm 13 năm tù giam, những người còn lại bị kết án từ 2 đến 4 năm tù. Hàng ngàn công an được huy động để trấn áp, đánh đập những người dân đến ủng hộ các thanh niên yêu nước. Chị Trần Thị Nga cùng con trai chưa đầy 1 tuổi bị công an đánh đập dã man. Bà Trần Thị Hóa bị một nhóm nữ công an bịt mặt tiêm thuốc độc vào bụng. Bà Hóa là mẹ anh Nguyễn Đình Cương, người bị kết án 4 năm tù.

Liên quan đến vụ việc, hai tháng sau đó, hai giáo dân xứ Mỹ Yên là ông Ngô Văn Khởi, Nguyễn Văn Hải

bị bắt vì phản đối những hành vi lạm quyền của công an đối với các giáo dân đến tham dự phiên tòa.

Ngày 2-6, cuộc biểu tình chống TQ tại Hà Nội bị CA đàn áp khốc liệt, hàng chục người bị bắt giam phi pháp. Tại Tây Nguyên, 8 người sắc tộc thiểu số theo đạo Hà Mòn bị kết án tổng cộng 63 năm tù giam.

Mở màn cho chiến dịch sử dụng Điều luật 258 để đàn áp blogger, ngày 26-5, blogger Trương Duy Nhất bị bắt khẩn cấp. Ngày 13-6, blogger Phạm Viết Đào bị khởi tố tạm giam. Tại Long An, ngày 15-6, blogger Đinh Nhật Uy (anh trai Đinh Nguyên Kha) tiếp tục bị bắt khẩn cấp với tội danh cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước” theo Điều 258 Bộ luật Hình sự.

Ngày 16-8, phiên tòa phúc thẩm 2 sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha diễn ra tại Long An. Đinh Nguyên Kha bị kết án 4 năm tù giam, Nguyễn Phương Uyên bị 3 năm tù treo. Bà mẹ Nguyễn Thị Kim Liên ngã quỵ ngay trước sân tòa khi chứng kiến hình ảnh hai người con trai lần lượt bị bắt vào tù.

Tại giáo phận Vinh, giáo dân thuộc giáo xứ Mỹ Yên bị công an đàn áp đổ máu khi khi bà con đến đòi trả tự do cho 2 người trong giáo xứ bị

công an bắt giam trái phép.Ngày 2-10, sau hơn một năm bị

giam giữ và nhiều lần trì hoãn, phiên tòa sơ thẩm tại Hà Nội đã kết án luật sư Lê Quốc Quân 30 tháng tù giam với tội danh cáo buộc “trốn thuế”.

Tại Long An, ngày 29-10, blogger Đinh Nhật Uy bị kết án 1 năm 3 tháng tù treo (15 tháng) và 1 năm thử thách. Bên ngoài phiên tòa, khoảng 30 người đến tham dự đã bị công an Long An bắt giam phi pháp, ông Lưu Trọng Kiệt bị đánh gây thương tích.

Tại vùng cao Tây Bắc, ít nhất 8 người H’Mông theo đạo Dương Văn Mình đã bị bắt giam vì đấu tranh đòi quyền tự do sinh hoạt tín ngưỡng. 8 người H’Mông bị bắt trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 11 gồm các ông: Lý Văn Dinh, Dương Văn Tu, Hoàng Văn Sang, Thào Quán Mua, Lý Văn Hầu, Hoàng Văn Páo, Dương Văn Mình, Vừ A Sự.

Tính riêng trong năm 2013, nhà cầm quyền đã bắt giam và kết án đối

với ít nhất 68

người vì các hoạt động đấu tranh đòi thực thi những nhân quyền cơ bản.

Dùng thủ đoạn công an khoác áo côn đồ để bắt giam, đánh người tùy tiện

Để che giấu những hành vi tội ác, trong năm 2013, nhà cầm quyền liên tục sử dụng các lực lượng an ninh mặc thường phục để trấn áp thô bạo những người hoạt động nhân quyền. Cùng với sự bao che và tiếp tay cho tội ác của nhà cầm quyền, tội ác do những viên công an khoác áo côn đồ gây ra ngày càng gia tăng đến mức báo động.

Ngày 5-2, hai blogger trẻ là Trịnh Anh Tuấn (tức Gió Lang Thang) và Đào Trang Loan (Hư Vô) bị hành hung, bắt bớ thô bạo khi tham gia phát quà tết cho những dân oan tại Hà Nội. Ngày 8-4, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang bị công an khủng bố phải nhập viện cấp cứu. Ngày 9-4, anh Nguyễn Chí Đức bị công an phục kích và đánh đập gây thương tích.

Tại Tây Nguyên, đêm 12-4, vợ mục sư Nguyễn Công Chính là bà Trần Thị Hồng cùng hai con nhỏ đã bị CA Gia Lai chặn đường bắt cóc và đánh đập hết sức dã man. Nghiêm trọng hơn, nhóm công an này còn tiếp tục có những hành vi xúc phạm nhân

phẩm nặng nề đối với bà Hồng cùng con trai 13 tuổi bằng cách lột trần truồng cả hai mẹ con bà, rồi thay nhau khám xét.

Ngày 7-6, blogger Nguyễn Hoàng Vi cùng bạn cô, anh Phạm Lê Vương Các (blogger Cùi Các) đã bị 5 công an chặn đường hành hung tại khu vực đường Tô Ký, Quận 12.

Ngày 25-6-2013, kỷ niệm ngày Đức Huỳnh Phú Sổ khai sáng đạo PGHH tại miền Tây Nam Bộ, khoảng 100 công an, mật vụ, dân phòng đã tấn công vào đoàn rước lễ, đánh đập tu sỹ Võ Văn Thanh Liêm cùng khoảng 20 người tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em. Nhiều tín đồ nữ Phật giáo Hòa Hảo ngất xỉu vì bị đánh đập dã man. Lực lượng công an còn lấy nước cống hôi thối xịt vào những người bị thương đang nằm la liệt trên đường đi. Riêng tu sỹ Võ Văn Thanh Liêm bị khoảng 20 công an thay phiên nhau đánh vào bụng, ngực và đầu làm tu sỹ phải gục xuống.

Nghiêm trọng hơn, ngày 4-7-2013, một dân oan tên Đỗ Thị Thiêm bị tạt axit vì chống tham nhũng, tiêu cực.

Ngày 13-8, công an Hà Nội bất ngờ huy động lực lượng kéo đến bắt giam các bạn trẻ trong nhóm học tiếng Anh tại nhà. Ít nhất có 7 bạn trẻ độ tuổi từ 18 đến 29 đã bị khống chế và đưa về giam giữ tại trụ sở công an phường Trương Định.

Sáng ngày 17-8, ngay sau ngày diễn ra phiên tòa phúc thẩm Uyên–Kha, một nhóm côn đồ “mật phục” trước khách sạn Anh Bình số 175/8 đường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Sài Gòn để tấn công chị Trần Thị Nga cùng con trai 1 tuổi. Cùng bị hành hung có chị Bùi Thị Minh Hằng, luật sư Nguyễn Bắc Truyển và nhà báo Trương Minh Đức.

Tại Bà Rịa–Vũng Tàu, ngày 20-8, anh Lê Quốc Quyết bị cảnh sát giao thông chặn xe gây sự. Trong lúc đang tranh cãi, một số an ninh giả dạng côn đồ cầm đá lao đến hành hung anh Quyết.

Tại Hà Nội, ngày 23-8, Nguyễn Tiến Nam bị ném mắm tôm vào nhà, sau đó lại bị công an câu lưu 14 tiếng. Đến ngày 29-8, những tên côn đồ quay lại dùng mã tấu chém Nam gây thương tích.

Ngày 25-9, công an ập vào nhà riêng của blogger Nguyễn Tường Thụy để khủng bố, bắt và đánh đập nhiều người.

Ngày 7-10, cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên bị công an vây bắt tại Hải Phòng.

Số 187* Trang

10

Page 11: tdngonluan.com€¦  · Web viewTHÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VIỆC GỬI THƯ CHO LIÊN HỢP QUỐC NHÂN 40 NĂM TRUNG QUốC XÂM CHIẾM HOÀNG SA. Ngày 19-01-2014 đánh dấu

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Chiều ngày 15-10, đồng bào sắc tộc H’Mông đã bị công an bắt lên xe buýt, nhiều người bị đánh dã man, trong đó ông Dương Văn Phùng và chị Hoàng Thị Vàng đã bị đánh gục tại chỗ.

Khuya 23, rạng sáng 24-10, công an dùng vũ lực bắt ép nhiều người H’Mông lên xe, đánh đập dã man và thu giữ đồ đạc. Ngày 25-10, anh Trương Văn Dũng và Lê Hồng Phong đến giúp đỡ bà con H’Mông, tuy nhiên, vừa đến nơi thì 2 anh bị côn an mặc thường phục lao vào đánh đập rất nặng nề. Cả 2 đã bị còng tay lẫn chân bằng xích sắt và bắt về đồn côn an Thụy Khuê. Hậu quả là anh Trương Văn Dũng bị công an đánh gãy xương sườn.

Ngày 23-11, lực lượng công an và cơ động vào buôn làng của bà con sắc tộc H’Mông tỉnh Cao Bằng đàn áp cưỡng chế ngôi nhà tang lễ của bà con ở đây. Sáng ngày 24-11, công an lại kéo đến đàn áp người H’Mông tại thôn Nà Héng, xã Nam Vang, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng, tổng cộng có 36 người bị thương, bị chảy máu đầu, 17 người bị còng tay bắt đi…

Tại Đồng Tháp, ngày 26-11, anh Nguyễn Thanh Hải đến xã Long Hậu, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) niệm Phật tại gia bị CA đạp xe ngã xuống sông, ngoài ra, chị Lưu Thị Lũy cũng bị ném đá khi đến niệm Phật.

Lúc 9g sáng ngày 29-11, nhà báo Phạm Chí Dũng cùng anh Lê Quốc Quyết đã bị CA Hà Nội sách nhiễu khi đến nhà riêng tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang để thăm và trò chuyện. Cả hai sau đó bị câu lưu tại trụ sở công an phường Trung Văn (huyện Từ Liêm, Hà Nội) để ‘làm việc’.

Tại Nghệ An, ngày 15-12-2013, công an và an ninh chìm nổi đã ngăn cản trận đấu bóng đá của các bạn trẻ. Nhiều người bị hành hung thô bạo và bị giam giữ.

Đàn áp các hoạt động cổ vũ nhân quyền

Bất chấp sự đàn áp thô bạo của lực lượng công an, năm 2013 chứng kiến sự xuất hiện của nhiều hoạt động công khai cổ vũ, thúc đẩy nhân quyền. Các hoạt động ngoài trời như trao đổi, phân phát bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền… đã thu hút sự tham gia của đông đảo người dân. Đáp lại, nhà cầm quyền CSVN gia tăng đàn áp với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi.

Tại Sài Gòn, ngày 5-5, công an đàn áp thô bạo buổi Dã ngoại Nhân quyền và phân phát bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của các Công

Dân Tự Do. Blogger Võ Quốc Anh, Vũ Sỹ Hoàng, Nguyễn Hoàng Vi bị bắt và bị đánh gây thương tích. Ngày hôm sau, 6-5, Blogger Châu Văn Thi, Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Thảo Chi, bà Nguyễn Thị Cúc (mẹ Hoàng Vi) tiếp tục bị an ninh thường phục đánh đập dã man.

Ngày 9-5-2013, nhằm tiếp tục trả thù những người tham gia buổi Dã ngoại Nhân quyền, công an tổ chức bắt giữ Châu Văn Thi khi đang trên đường đi khám bệnh.

Tại Nha Trang, ngày 21-5, blogger Mẹ Nấm–Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Tiến Nam, Phạm Văn Hải bị công an bắt giam trái phép, sau khi tham gia phân phát bản Tuyên ngôn QTNQ cùng những quả bóng bay mang nội dung “Quyền Con người của chúng ta phải được tôn trọng”.

Ngày 5-8, hai cô gái trẻ Nguyễn Nữ Phương Dung và Nguyễn Thảo Chi đã bị an ninh cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất sách nhiễu và câu lưu khi về đến Việt Nam. Đây là hai blogger trẻ đại diện cho Mạng Lưới Blogger Việt Nam đến Văn phòng Cao uỷ Liên Hợp Quốc về Nhân quyền tại Bangkok để trao bản tuyên bố 258. Tiếp đến, ngày 8-8, mẹ nhà báo–blogger Đoan Trang cũng bị công an sách nhiễu, đe dọa.

Ngày 5-10-2013, an ninh sân bay Tân Sơn Nhất tổ chức bắt giữ anh Châu Văn Thi sau chuyến đi học về xã hội dân sự tại Philippines. Tiếp đến, hàng chục người khác cũng bị câu lưu khi về đến Việt Nam. Ngày 30-10, đến lượt blogger Nguyễn Lân Thắng bị câu lưu tại sân bay Nội Bài.

Ngày 8-12, công an đàn áp buổi sinh hoạt chào mừng ngày quốc tế nhân quyền do Mạng Lưới Blogger Việt Nam tổ chức tại Hà Nội và Sài Gòn. Những người tham dự bị lực lượng công an mặc thường phục đánh đập dã man, nhiều tài liệu nhân quyền và bóng bay bị cướp và phá.

Ngày 10-12, Mạng Lưới Blogger Việt Nam chính thức ra mắt với các hoạt động vinh danh ngày Quốc tế Nhân quyền. Tại Sài Gòn, công an đã chốt chặn và đánh đập blogger Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hoàng Dũng và nhiều người khác gây thương tích.

Tra tấn, giết người trong trụ sở công an

Năm 2013, liên tục xảy ra nhiều trường hợp người dân bị đánh đập, thậm chí chết một cách bất thường trong trụ sở công an. Tình trạng bạo lực của công an Việt Nam đã trở thành nỗi lo sợ thường trực đối với

người dân.Đêm 2-1 ông Trần Văn Tân (SN

1960, trú tại thôn Dưỡng Thái Nam, xã Phúc Thành, huyện Kim Thành) bị Công an xã Kim Xuyên tạm giữ. Rạng sáng 3-1, ông Tân được phát hiện đã chết trong trụ sở UBND xã Kim Xuyên. Nguyên nhân cái chết của ông Trần Văn Tân được công an giải thích là do “thắt cổ tự tử”.

Tối 16-1, nhiều công an thị xã Thái Hòa (Nghệ An) đã đánh đập khiến Nguyễn Văn Ái tử vong sau khi nhập viện.

Ngày 14-3 ông Hoàng Văn Ngài, sinh năm 1974, cư ngụ tại xã Quảng Thành, thị xã Gia Nghĩa tỉnh Dak Nong đã tử vong ngay tại trụ sở công an thị xã Gia Nghĩa.

Đêm ngày 5-7, anh Cao Văn Tuyên đã tử vong sau khi bị bắt về trụ sở công an xã Khánh Trung. Người bị bắt chung với anh Tuyên là anh Cao Văn Lệ (27 tuổi) thì phải nhập viện cấp cứu.

Ngày 7-10, chị Trần Thị Hải Yến (SN 1982, ngụ thôn Phước Lương, xã An Cư, huyện Tuy An) tử vong khi bị tạm giam tại Công an huyện Tuy An. Phía công an thông báo cho gia đình rằng chị Yến tử vong do treo cổ tự tử.

Gây áp lực và trả thùNgoài các biện pháp đàn áp bằng

bạo lực, nhà cầm quyền CSVN vẫn tiếp tục những hành vi trả thù, gây áp lực trong cuộc sống, thậm chí khủng bố người thân đối với những blogger và những người hoạt động ôn hòa.

Nhiều trường hợp bị khủng bố bằng cách đe dọa gia đình, tấn công vào việc làm ăn. Điển hình là trường hợp quán cafe của gia đình Nguyễn Hoàng Vi liên tục bị công an sách nhiễu, gây khó khăn. Mẹ của nhà báo–blogger Đoan Trang nhiều lần bị công an đến nhà sách nhiễu…

Hàng loạt blogger bị cấm xuất cảnh, gồm có: Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Thảo Chi, Đào Trang Loan, Nguyễn Hoàng Vi và Châu Văn Thi.

Ngày 29-11, Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm Tp. HCM ra quyết định buộc thôi học đối với sinh viên Nguyễn Thị Phương Uyên với lý do: Phương Uyên đã vi phạm pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam.

Ngày 17-11, nhà cung cấp dịch vụ Internet VNPT (thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam) đã sử dụng nhiều biện pháp để can thiệp kỹ thuật, cố tình chuyển hướng các truy cập Dân Làm Báo dẫn sang một trang web khác.

Chế độ nhà tù khắc nghiệt, tù

Số 187* Trang

11

Page 12: tdngonluan.com€¦  · Web viewTHÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VIỆC GỬI THƯ CHO LIÊN HỢP QUỐC NHÂN 40 NĂM TRUNG QUốC XÂM CHIẾM HOÀNG SA. Ngày 19-01-2014 đánh dấu

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

nhân phản khángNhằm giữ quyền cai trị độc tôn,

nhà cầm quyền CSVN đã sử dụng hệ thống nhà tù dày đặc như một công cụ để dập tắt những tiếng nói ôn hòa. Sự bao che, bưng bít thông tin đã biến nhà tù CS là nơi mà nhân quyền bị vi phạm nghiêm trọng nhất. Đặc biệt đối với những tù nhân chính trị, nhà cầm quyền CSVN sử dụng chế độ giam giữ vô cùng khắc nghiệt nhằm trả thù và khiến các tù nhân CT kiệt quệ về thể xác lẫn tinh thần.

Năm 2013 chứng kiến các cuộc nổi dậy, phản kháng của các tù nhân nhằm phản đối chế độ lao tù cộng sản. Mặc dù bị bưng bít trong bốn bức tường nhà tù, các cuộc phản kháng dưới nhiều hình thức được lan tỏa rộng khắp trên nhiều nhà tù từ Bắc đến Nam.

Các thông tin lọt được ra ngoài đầu năm 2013 cho biết: những nữ tù nhân như Đỗ Thị Minh Hạnh, Trần Thị Thúy, Mai Thị Dung, Dương Thị Tròn thường xuyên bị đối xử khắc nghiệt vì đã can đảm đấu tranh chống lại những bất công trong tù. Trong đó, cô gái trẻ Đỗ Thị Minh Hạnh nhiều lần bị cai ngục trả thù bằng cách ra lệnh cho những tù nhân khác đánh đập gây thương tích.

Các cuộc đấu tranh chống bất công liên tục diễn ra, nhà quyền CSVN đã dùng thủ đoạn áp giải những tù nhân này đến một trại giam xa nhà. Mục đích để cô lập tù nhân, gây khó khăn cho gia đình, bưng bít thông tin.

Đầu năm 2013, blogger Tạ Phong Tần bị chuyển từ trại giam Xuyên Mộc đến tại trại giam số 5, thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, cách xa gia đình hơn 2000 cây số. Sau đó, đến lượt blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải cũng tiếp tục bị đưa ra trại giam số 6 (Nghệ An). Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa thì bị chuyển từ nhà tù số 6 ở Nghệ An tới một nhà tù ở khu vực Quảng Nam–Đà Nẵng, trong khi gia đình ông ở Hải Phòng.

Ngày 1-10, hai tù nhân là Mai Thị Dung và Đỗ Thị Minh Hạnh đã bị chuyển đến trại giam Thanh Xuân, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Trong quá trình áp giải từ Nam ra Bắc, Đỗ Thị Minh Hạnh và Mai Thị Dung bị còng tay, xích chân, ngất xỉu trong xe tù thùng đặc chủng.

Ngày 26-4, sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị đánh trong trại giam công an tỉnh Long An. Trong khi đó, Đinh Nguyên Kha bị đưa về trại giam B14 để điều tra tội ‘khủng bố’.

Tháng 6-2013, anh Trần Huỳnh

Duy Thức bị kỷ luật biệt giam 10 ngày tại trại giam Xuân Lộc. Tại trại giam Nam Hà (Hà Nam), blogger Lê Văn Sơn bị đánh gãy chân. Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị trả thù vì báo tin blogger Điếu Cày tuyệt thực. Ông Nguyễn Kim Nhàn bị cấm thăm nuôi 3 tháng.

Tháng 8-2013, sau cuộc nổi dậy tại trại giam Xuân Lộc, nhiều tù nhân chính trị bị chuyển từ trại Xuân Lộc qua trại giam Xuyên Mộc. Các tù nhân Phan Ngọc Tuấn, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Nguyễn Ngọc Cường, Trần Huỳnh Duy Thức, Huỳnh Anh Trí bị kỷ luật, cùm chân 10 ngày.

Tháng 9-2013, sức khỏe thầy giáo Đinh Đăng Định vô cùng nguy kịch vì căn bệnh ung thư dạ dày. Khi đến bệnh viện chữa trị chưa được bao lâu thì ngày 8-11, thầy giáo Đinh Đăng Định bị đưa từ bệnh viện trở lại trại giam khi chưa lành bệnh. Gia đình ông liên tục kêu cứu về tình trạng sức khỏe bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối do không được phát hiện bệnh và điều trị kịp thời đúng chuyên khoa.

Cũng trong năm 2013, một tù nhân vừa mãn hạn tù là anh Lưu Quang Hiền gửi đơn tố cáo về sự tàn ác của cán bộ trại giam Xuân Lộc. Anh Lưu Quang Hiền cho biết, năm 2011, một tù nhân tên Quách Công Ninh đã bị CA trại giam Z30A Xuân Lộc hành hạ bằng cách cùm chân, rồi bỏ mặc cho nạn nhân phải chịu cảnh đói khát trong lúc bệnh tật. Hậu quả là sau 8 ngày đau đớn, nạn nhân Quách Công Ninh đã qua đời trong khi chân vẫn còn đang bị cùm.

Ngày 24-11, tù nhân Bùi Đăng Thủy, cựu sỹ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Thiếu úy Không quân đã qua đời sau 17 năm bị giam cầm tại tại trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai. Ông Bùi Đăng Thủy mang căn bệnh lao phổi suốt 17 năm qua nhưng không hề được chữa trị.

Trước những hành vi vi phạm nghiêm trọng của chế độ lao tù CS, nhiều tù nhân đã can đảm đấu tranh để phản kháng.

Ngày 27-5, tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực để phản đối cán bộ trại giam số 5 Yên Định cố ý giết người. Cuộc tuyệt thực của TS Cù Huy Hà Vũ kéo dài liên tục trong 25 ngày đã thu hút sự chú ý của dư luận.

Ngày 21-6/2013, tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật tuyệt thực để phản đối việc các cán bộ trại giam Nghi Kim (Nghệ An) liên tục xúc phạm nhân phẩm và tính mạng đối với Minh Nhật. Người bạn của Nhật là

Nguyễn Xuân Anh bị ốm nặng, khắp cả người bị lở loét bởi phòng giam quá chật chội và bẩn thỉu, nóng bức. Riêng trường hợp anh Nguyễn Đình Cương vì lên tiếng phản đối điều kiện giam giữ hà khắc của trại giam cũng như việc liên tục xúc phạm đến nhân phẩm đối với các tù nhân mà nay anh đã bị biệt giam.

Trong khi đó thì tại trại giam Thái Nguyên, các tù nhân Hồ Văn Oanh, Trần Hữu Đức và Chu Mạnh Sơn cũng đồng loạt tuyệt thực nhằm phản đối sự hà khắc của những cai tù được đào tạo dưới một chế độ độc tài, đảng trị.

Tại trại giam An Phước, tù nhân Dương Âu tuyệt thực để phản đối cán bộ trại giam tham nhũng, cướp đoạt khẩu phần ăn của tù nhân.

Tháng 10-2013, anh Đoàn Huy Chương và Sơn Nguyễn Thanh Điền đã tuyệt thực 3 ngày để phản đối chính sách giam giữ khắc nghiệt của trại giam Xuân Lộc (Đồng Nai). Chị Mai Thị Dung tuyệt thực từ ngày 1-10 để phản kháng.

Tháng 11-2013, Ls Lê Quốc Quân tố cáo các sai phạm từ trại giam.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 30-06-2013, các tù nhân tại trại giam Xuân Lộc (Đồng Nai) đã đồng loạt nổi dậy để phản đối chế độ lao tù CS khắc nghiệt. Cuộc phản kháng bùng phát tại phân trại số 1 (K1) với sự tham gia của 1000 tù nhân. Sau khi làm chủ hoàn toàn phân trại, các tù nhân đã phá cửa và bắt giữ một viên thượng tá giám thị làm “con tin”. 6 tháng sau, ngày 27-12-2013, 18 tù nhân ở nhà tù Xuân Lộc bị đưa ra tòa và bị kết thêm án tù với cáo buộc “chống người thi hành công vụ”.

Đấu tranh cho nhân quyền: những thắng lợi bước đầu

2013 là một năm đầy sôi động với blogger và giới hoạt động nhân quyền tại Việt Nam. Sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh đòi nhân quyền với vai trò tiên phong của các blogger đã gây được tiếng vang đối với dư luận Việt Nam và quốc tế.

Đầu năm 2013, giới hoạt động Việt Nam đón nhận tin vui khi blogger Huỳnh Ngọc Chênh được trao giải thưởng Công Dân Mạng do tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới trao tặng. Tiếp đến, blogger Nguyễn Hoàng Vi cũng đã được tổ chức IFEX vinh danh là 1 trong 7 phụ nữ tiêu biểu vì những nỗ lực đấu tranh cho nhân quyền.

Trong năm 2013, blogger Điếu Cày liên tục được trao hai giải thưởng danh giá: giải thưởng “One Humanity”

Số 187* Trang

12

Page 13: tdngonluan.com€¦  · Web viewTHÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VIỆC GỬI THƯ CHO LIÊN HỢP QUỐC NHÂN 40 NĂM TRUNG QUốC XÂM CHIẾM HOÀNG SA. Ngày 19-01-2014 đánh dấu

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

do tổ chức PEN Canada trao tặng và Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế 2013 do Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ trao tặng.

Trung tâm Văn bút Trung Hoa Độc lập (Indepenent Chinese Pen Center, ICPC) trao giải thưởng “Liu Xiaobo Courage to Write” năm 2013 cho nhà văn Việt Nam Nguyễn Xuân Nghĩa để vinh danh sự bền bỉ và can đảm viết của ông mặc dù phải đối diện với đe dọa của tù đày.

Ngày 11-10-2013 Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam có trụ sở tại California đã vinh danh ba người sẽ được trao giải thưởng năm 2013, đó là Luật sư Lê Quốc Quân, Kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức, và anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng. Ngày 8-12, Lễ trao giải Nhân quyền Việt Nam 2013 đã được long trọng tổ chức tại thành phố Paris do sự phối hợp giữa Mạng Lưới Nhân Quyền VN với Hội Pháp Việt Tương Trợ và một số đoàn thể của người Việt tỵ nạn nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt lễ trao giải năm nay có sự hỗ trợ của hai tổ chức nhân quyền quốc tế có trụ sở tại Paris là Phóng Viên Không Biên Giới và Luật Sư Không Biên Giới tại Pháp. LS Lê Quốc Quân, Kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức và anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng là những tấm gương tiêu biểu.

Ngày 26-5-2013, tròn 2 năm Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho công lý hòa bình. Văn phòng Công lý Hòa bình trực thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam chính thức được thành lập, trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của người dân khắp nơi. Việc thành lập Hội đồng Liên tôn với sự tham gia của nhiều chức sắc các tôn giáo là một tín hiệu đáng mừng.

Đáng chú ý, buổi Dã ngoại Nhân quyền diễn ra ngày 5-5-2013 đã thu hút sự tham gia đông đảo của người dân và tạo nên tiếng vang lớn đối với dư luận Việt Nam và quốc tế.

Phong trào Tuyệt thực đồng hành cùng tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ đã gây ảnh hưởng, góp phần tạo thêm áp lực khiến nhà cầm quyền CS buộc phải giải quyết yêu của của TS Vũ.

Danlambao khởi động và cùng nhiều tổ chức đã ký tên chung vào bức thư ngỏ phản đối Đại học Thammasat trao bằng Tiến sĩ danh dự cho lãnh đạo đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.

Ngày 25-06-2013, sau 38 năm, lần đầu tiên PGHH Thuần túy đã tổ chức được đại lễ lần thứ 74 giữa hàng ngũ lãnh đạo cao cấp trước sự chứng kiến của 4 tôn giáo khác.

Tháng 7-2013, Mạng Lưới Blogger Việt Nam ra Tuyên bố 0258 phản đối điều luật 258. Với hơn 100 chữ ký ban đầu, các blogger đã lần lượt trao tuyên bố cho đại diện các cơ quan ngoại giao tại Việt Nam như đại sứ quán Mỹ, Thụy Điển, Australia, Đức, đại diện Phái đoàn EU tại Việt Nam, gặp gỡ một số quan chức của các nước thuộc G4, nhóm bốn quốc gia tài trợ nhiều cho Việt Nam, gồm Na Uy, Thụy Sĩ, Canada, New Zealand.

Đầu tháng 8, 5 blogger từ Việt Nam đã lên sang Thái Lan để trao Tuyên bố 0258 cho đại diện Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc tại Bangkok. Cũng trong chuyến đi lần này, đại diện Mạng Lưới Blogger Việt Nam đã thực hiện các buổi tiếp xúc và trao tuyên bố cho các tổ chức quốc tế như Văn phòng Cao ủy LHQ về Nhân quyền (OHCHR), Ủy ban Bảo vệ Các Nhà báo (CPJ), Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW)…

Ngày 22-8, Danlambao tròn 3 năm hoạt động, bất chấp sự tấn công, đe dọa và phá hoại của chính phủ Việt Nam. Một năm sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành công văn 7169 ra lệnh “xử lý”, Danlambao tiếp tục đứng vững.

28-8, Mạng Lưới Blogger Việt Nam công khai tổ chức các buổi trao đổi, thảo luận về quá trình trao Tuyên bố 0258.

12-10, một cuộc chạy bộ vì nhân quyền Run for Rights diễn ra ở thành phố Arlington, bang Virginia, được dành tặng cho nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung.

Ngày 25-11, các nhà hoạt động nữ quyền tại Việt Nam thông báo thành lập Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam.

Ngày 5-12, đại diện Phong trào Con Đường Việt Nam, ông Trần Văn Huỳnh (thân phụ anh Trần Huỳnh Duy Thức) lên đường sang Hoa Kỳ nhằm vận động trả tự do cho các tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Cùng đi có bà Nguyễn Thị Kim Liên (thân mẫu tù nhân lương tâm Đinh Nhật Uy).

Ngày 7-12, các blogger Nha Trang phân phát Tuyên ngôn Quốc tế NQ.

Ngày 8-12 Phụ Nữ Nhân Quyền họp mặt, các blogger tại Hà Nội và Sài Gòn công khai các hoạt động chào mừng ngày Quốc tế NQ.

Ngày 10-12, các blogger tiếp tục các hoạt động vinh danh ngày quốc tế nhân quyền và chính thức ra mắt Mạng Lưới Blogger Việt Nam.

Điếu Cày, nguồn cảm hứng mãnh liệt

Nhà hoạt động được mạng xã hội,

báo lề dân và truyền thông quốc tế nhắc đến nhiều nhất tại Việt Nam trong năm 2013 chính là blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.

Bị bắt giam từ tháng 4-2007, tinh thần của blogger Điếu Cày vẫn luôn là nguồn cảm hứng mãnh liệt và biểu tượng của lòng can đảm với các blogger Việt Nam.

Bị kết án 12 năm tù giam vào cuối 2012, Điếu Cày lần lượt trải qua các trại giam khét tiếng tàn độc tại VN như: Số 4 Phan Đăng Lưu, B14, Chí Hòa, Bố Lá, Xuyên Mộc, Xuân Lộc…

Lo ngại sự ảnh hưởng của Điếu Cày đối với các tù nhân, nhà cầm quyền CSVN đã đưa Điếu Cày ra tận trại giam số 6 Nghệ An để giam giữ. Đây là thủ đoạn của công an nhằm cô lập tinh thần, bưng bít thông tin và hủy hoại tinh thần đối với một trong những tù nhân lương tâm nổi tiếng nhất Việt Nam.

Tháng 7-2013, Điếu Cày tuyệt thực tại trại giam số 6 Nghệ An để phản đối chế độ lao tù cộng sản. Thông tin trên đã nhanh chóng tạo nên làn sóng thu hút sự quan tâm, lên tiếng của dư luận.

Ngay lập tức, Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Tổ chức Thế giới Chống Tra tấn (OMCT) cùng với Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm người Việt Nam (VCHR) ra Thông cáo chung đặc biệt quan tâm đến tình trạng sức khỏe của Điếu Cày.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) tố cáo Việt Nam leo thang việc chà đạp nhân quyền và coi thường các Công ước quốc tế về bảo vệ nhân quyền, biểu hiện cụ thể qua cuộc tuyệt thực của blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.

Ngày 23-07-2013, Tổ chức Phóng viên Không biên giới RSF, kêu gọi hành động khẩn cấp để cứu nguy tính mạng của blogger Nguyễn Văn Hải, biệt danh Điếu Cày. RSF đặc biệt kêu gọi các sứ quán tại Việt Nam có biện pháp hỗ trợ kịp thời đối với thân nhân ông Hải.

9h sáng Chủ Nhật, ngày 28-07-2013, các blogger Hà Nội tổ chức cafe giao lưu cùng chị Dương Thị Tân (vợ anh Điếu Cày) cùng con trai Nguyễn Trí Dũng với chủ đề: Điếu Cày – Nhìn từ góc độ công lý, nhân quyền và nhân đạo.

Ngày 2-8, công an đã buộc phải để cho gia đình được gặp Điếu Cày. Tính từ ngày bắt đầu tuyệt thực vào hôm 22-6-2013 cho đến ngày kết thúc vào hôm 27-7-2013, Điếu Cày đã tuyệt thực tổng cộng được 35 ngày.

21-10-2013, Điếu Cày, sẽ nhận

Số 187* Trang

13

Page 14: tdngonluan.com€¦  · Web viewTHÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VIỆC GỬI THƯ CHO LIÊN HỢP QUỐC NHÂN 40 NĂM TRUNG QUốC XÂM CHIẾM HOÀNG SA. Ngày 19-01-2014 đánh dấu

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

giải thưởng “One Humanity” do tổ chức PEN Canada trao tặng nhằm ghi nhận sự can đảm và nỗ lực cổ xúy liên tục cho nhân quyền, bất chấp bị nhà cầm quyền đàn áp thẳng tay.

Ủy ban Bảo vệ Các Nhà báo (CPJ) phát động chiến dịch thỉnh nguyện thư quốc tế kêu gọi giới lãnh đạo Việt Nam phóng thích blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải).

Ngày 26-11-2013, tại New York, CPJ đã tổ chức buổi lễ trao tặng (vắng mặt) giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế lần thứ 23 cho Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Đây là một giải thưởng danh giá nhằm vinh danh những người đã dũng cảm đấu tranh bảo vệ các quyền tự do ngôn luận trên thế giới.

Sức mạnh nhân dânNgười dân ngày càng mạnh mẽ

đứng lên chống lại bất công, tham nhũng dưới chế độ cai trị độc tài cộng sản. Nhiều cuộc biểu tình rầm rộ diễn ra khắp nơi phản đối cơ quan công quyền, kiến nghị, hiện tượng công khai thoái đảng.

Tháng 1-2013, người dân Dương Nội đã kiên cường đẩy lùi nhiều cuộc cướp đất do quan tham địa phương cấu kết với công an.

18-1-2013,người thân anh Nguyễn Văn Ái (SN 1971, trú thị xã Thái Hòa, Nghệ An) đã kéo đến trụ sở công an Thị xã Thái Hòa yêu cầu làm rõ trách nhiệm những người liên quan và nguyên nhân tử vong của anh Ái.

Bất chấp sự ngăn cản của công an, ngày 17-2, người dân tại Sài Gòn, Hà Nội đồng loạt tham gia buổi tưởng niệm liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến biên giới Việt–Trung 1979.

Cuối tháng 2, nhóm Công Dân Tự Do ra tuyên bố ủng hộ Nguyễn Đắc Kiên.

Hội đồng Giám Mục Việt Nam lên tiếng về dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Ngày 17-3, hàng ngàn người dân Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) đã mang quan tài kéo về trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh biểu tình đòi công lý sau cái chết của một người dân địa phương. Thủ phạm gây án nghi là người nhà của chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ông Phùng Quang Hùng.

3 sinh viên Đại học Luật Tp. HCM ra Tuyên ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn.

Ngày 5-5-2013, hàng chục người dân tham dự buổi Dã ngoại Nhân quyền tại Hà Nội và Sài Gòn. Các cuộc dã ngoại tiếp diễn nhiều ngày sau đó.

Ngày 24-7-2013, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện một pages với

thông điệp: “Bộ trưởng Y tế hãy từ chức đi”. Thông điệp này liên quan tới việc: “4 trẻ sơ sinh cùng tử vong sau khi được tiêm vắc-xin ngừa viêm gan B tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) và Bình Thuận” bởi sự quản lý yếu kém của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.

Hàng trăm người dân kéo về Long An biểu tình đòi trả tự do cho Uyên–Kha.

Ngày 8-10, người dân thôn Bôi Câu, xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình bắt trói năm cán bộ công an để phản đối hành vi bao che phá hoại môi trường.

Trong tháng 10 và 11, hàng trăm người sắc tộc H’Mông kéo về Hà Nội biểu tình đòi người và đấu tranh cho sự thật, họ đòi công bằng và quyền tự do tín ngưỡng.

Sáng 27-10-2013, 3.000 người dân xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi đã đến trước UBND huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi để biểu tình phản đối việc chính quyền địa phương cho phép khai thác cát trái phép mà không xử lý. Người dân đã chặn tất cả xe tải lại, căng biểu ngữ thề giữ đất Nghĩa An đến cùng v.v…

Ngày 29-10, hàng trăm người dân kéo về Long An tham dự phiên tòa Đinh Nhật Uy.

Ngày 13-11, đông đảo bà con nhân dân thôn Mai Phúc đã kéo đến bao vây trụ sở Ủy ban nhân dân phường Phúc Đồng (Long Biên, Hà Nội) để biểu tình phản đối CA, chính quyền địa phương cướp phá mồ mả, đánh đập người dân.

Ngày 14-11, hàng trăm người dân xã Gia An, huyện Tánh Linh, Bình Thuận đã bao vây, bắt giữ 1 trung úy cảnh sát giao thông tên Nguyễn Ngọc Tuấn, đốt cháy xe máy và giữ xe bán tải BKS 86B 0214 sau khi một nhóm CSGT đánh người gây thương tích.

Ngày 4-12, trong một diễn biến đáng chú ý, ông Lê Hiếu Đằng tuyên bố bỏ đảng. Đến ngày 5-12, đến lượt nhà báo Phạm Chí Dũng và ông Nguyễn Đắc Diên cũng ra tuyên bố bỏ đảng.

Gương mặt Dân chủ qua đờiTrong năm 2013, phong trào dân

chủ Việt Nam đón nhận sự ra đi của những người đã dành trọn cuộc đời để hy sinh, cống hiến cho công cuộc dân chủ hóa Việt Nam. Bài tổng kết cuối năm xin được dành để tưởng

nhớ những người đã ra đi khi chưa kịp nhìn thấy quê hương thay đổi:

- 28-1-2013: Nhà văn Hoàng Tiến qua đời, hưởng thọ 81 tuổi.

- 4-11-2013: Cụ ông Tôn Thất Tần qua đời, hưởng thọ 96 tuổi. Cụ ông Tôn Thất Tần từng bị chế độ CS bỏ tù với thời gian kỷ lục lên đến 32 năm tù vì tội danh có tên ‘phản cách mạng’.

- 1-11-2013: Luật sư Trần Danh Sanh qua đời tại tư gia ở Westmin-ster, California, thọ 77 tuổi. Luật sư Trần Danh Sanh là người vào ngày 23-04-1977, đứng trước thềm nhà thờ Ðức Bà Sài Gòn đọc bản “Tuyên ngôn Nhân quyền của Những người Việt Nam khốn cùng”

- 24-11-2013: Tù nhân Bùi Đăng Thủy, cựu sỹ quan Quân lực VNCH, Thiếu úy Không quân đã qua đời sau 17 năm bị giam cầm tại tại trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai. Hưởng thọ 67 tuổi. Ông Bùi Đăng Thủy mang căn bệnh lao phổi suốt 17 năm qua nhưng không hề được chữa trị.

- 2-12-2013: Ông Nguyễn Kiến Giang qua đời tại nhà riêng ở Hà Nội sau một thời gian dài lâm trọng bệnh, hưởng thọ 83 tuổi. Ông Nguyễn Kiến Giang là một nhà hoạt động chính trị từng bị chế độ cộng sản bỏ tù 6 năm trong vụ án ‘xét lại chống đảng’.

- 20-12-2013: Nhạc sỹ Việt Dzũng qua đời ở tuổi 55. Sự ra đi của anh đã mang lại niềm thương tiếc cho nhiều người. Danlambao xin mượn vài lời trong một ca khúc Một Chút Quà Cho Quê Hương do anh sáng tác để giã từ 2013 và bước sang 2014: Gởi về cho mẹ dăm chiếc kim may. Mẹ may hộ con tim gan quá đọa

đầy… Gởi về cho em kẹo bánh thênh thang. Em ăn cho ngọt vì đời nhiều cay đắng… Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy. Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình…

danlambaovn.blogspot.com

Cứ vào dịp cuối năm là báo chí, cả “lề phải” lẫn “lề trái”, lại có những bài viết mang tính chất tổng kết lại những nhân vật, sự kiện nổi bật trong từng lĩnh vực từ chính trị, xã hội, kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa nghệ thuật, thể thao… Chính vì vậy, người viết bài này không có ý định sẽ làm một việc tương tự. Mà sẽ là một bài viết tự trả lời cho câu hỏi “Khép lại một năm 2013, bạn sẽ nhớ những gì,

Số 187* Trang

14

Page 15: tdngonluan.com€¦  · Web viewTHÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VIỆC GỬI THƯ CHO LIÊN HỢP QUỐC NHÂN 40 NĂM TRUNG QUốC XÂM CHIẾM HOÀNG SA. Ngày 19-01-2014 đánh dấu

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

những ai?”.Nhớ, không hẳn đã theo ý nghĩa

tích cực mà nhiều lúc ngược lại. Buộc phải nhớ vì quá đau lòng, hay quá sốc, quá tức giận…chẳng hạn.

Với riêng tôi, những khuôn mặt nào, những hình ảnh nào khiến tôi phải nhớ khi nhìn lại năm 2013?

1- Đặng Ngọc Viết và tiếng súng “mạng đổi mạng”.

Vào đầu năm 2012 tiếng súng hoa cải của hai anh em ông Đoàn Văn Vươn chống lại lực lượng cưỡng chế đất làm 6 người phía công an và quân đội bị thương nhẹ, tại khu vực đầm Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Tp Hải Phòng đã làm dậy sóng dư luận xã hội.

Ông Vươn được ví với hình ảnh Jacquou người nông dân nổi dậy (Jacquou le Croquant) dưới triều Henri IV của Pháp, đồng thời vụ án chống lại hai anh em ông khiến dư luận nhớ đến vụ án Đồng Nọc Nạn tương tự dưới thời Pháp thuộc, nhưng khốn thay, kết thúc lại khác xa!

Tiếng súng ấy là những dấu hiệu báo động quá rõ ràng cho tình trạng “tức nước vỡ bờ” của người nông dân VN dưới “triều đại cộng sản”, nhưng nhà cầm quyền đã bỏ ngoài tai. Vì vậy không có gì lạ khi tiếng súng Đặng Ngọc Viết lại nổ ra, vào một ngày tháng 9-2013 tại trụ sở UBND tỉnh Thái Bình. Cũng lại do cưỡng chế mặt bằng, đền bù không thỏa đáng.

Lần này bi thảm hơn, 5 cán bộ của Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP Thái Bình trong đó 4 người bị thương, 1 người tử vong và chính bản thân anh Đặng Ngọc Viết sau đó cũng tự sát. Đã dấn tới thêm một bước nữa rồi, mạng đổi mạng.

Điều gì, ai đã khiến cho một con người được gia đình, bà con hàng xóm đánh giá là hiền lành ấy phải có một hành động tuyệt vọng như vậy, có lẽ ai cũng hiểu, chỉ trừ… nhà cầm quyền, dù có hiểu cũng như điếc như mù.

Hành động của anh Đặng Ngọc Viết, mặt khác, là một trong số rất nhiều hành vi “tự xử” của người VN trong những năm gần đây, dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng đều nói lên sự mất lòng tin của người dân đối với nhà cầm quyền, sự phá sản của một nền luật pháp từ lâu đã trở thành luật rừng, “luật của đảng”.

2- Nguyễn Thanh Chấn và vụ án oan 10 năm.

Khi người tù Nguyễn Thanh Chấn được trả tự do sau 10 năm ngồi tù oan ức và toàn bộ diễn biến của vụ

án được phơi bày trên báo chí, dư luận bàng hoàng về những cách “đánh án” ẩu tả, cốt làm nhanh để lập công lấy thành tích của CA tỉnh Bắc Giang và có thể, của công an nhiều địa phương khác nữa chưa được khui ra; những cách dùng nhục hình để bức cung, ép người vô tội phải nhận tội, những cuộc đời bị đánh cắp, những mái ấm gia đình bị xé nát… bởi sự vô cảm, tàn bạo, coi thường con người, coi thường luật pháp của đám CA điều tra cho tới thẩm phán và những quan chức cấp cao hơn nữa…

Cũng từ vụ Nguyễn Thanh Chấn, báo chí khui lại hàng chục vụ án oan khác, cũng cùng một kiểu điều tra tắc trách và những thủ đoạn bức cung khác nhau, trong đó có những người đã không may mắn được như ông Chấn là còn sống để mà trở về…

Còn bao nhiêu số phận oan khuất nữa mà dư luận chưa biết đến? Và sẽ còn nữa… khi nào một thể chế tam quyền phân lập, cộng với tinh thần thượng tôn pháp luật và tôn trọng nhân quyền chưa được thiết lập trên đất nước này.

3- Các “ác mâu” bạo hành tre mầm non.

Vào những tháng cuối năm, dư luận xã hội lại choáng váng với những câu chuyện về các bảo mẫu bạo hành trẻ mầm non. Người thì quẳng trẻ xuống đất rồi đánh, đạp đến chết, hai người khác làm đủ trò hành hạ khi cho trẻ ăn, kinh khủng hơn là trường hợp hai bảo mẫu bị tố cáo xâm hại bé gái 3 tuổi và bày cho các trẻ trai khác cùng lớp xâm hại bé gái này…

Có ở đâu như ở VN, con người không được an toàn ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, ở những nơi lẽ ra phải an toàn nhất như nhà trẻ, trường mầm non…

Những “ác mẫu” thản nhiên đối xử độc ác với những đứa trẻ ngây thơ ấy, có người do ít học thiếu hiểu biết, cũng có người có học hẳn hoi, nhưng vì sao họ lại hành xử như vậy?

Vì những bức xúc cơm áo gạo tiền cuộc sống khó khăn hàng ngày không biết trút vào đâu ngoài những đứa trẻ vô tội? Vì đã quen sống trong một môi trường xã hội mà cái ác cái xấu nhan nhản còn cái thiện cái tốt đẹp thì ngày càng quá hiếm hoi? Họ hành xử mà cũng không ý thức hết cái ác của mình do không được dạy từ bé, không thấm vào người như những ai may mắn sinh ra và lớn lên trong một môi trường xã hội văn minh, nhân bản, tôn trọng con người.

Và những việc làm của họ, nếu

không bị phanh phui, sẽ tiếp tục trong một thời gian dài, để lại những sang chấn tinh thần, những tổn thương về thể chất và tâm lý trong những đứa trẻ để rồi 10, 20, 30 năm sau, trong số những đứa trẻ bị bạo hành ấy sẽ nảy nòi ra những Lê Văn Luyện thảm sát cả một gia đình để cướp vàng, Nguyễn Đức Nghĩa giết bạn gái cũ rồi chặt đầu phi tang, Trần Trọng Phú chém và đổ xăng thiêu sống bạn gái, Nguyễn Thị Hạnh dùng dao giết chồng v.v. và v.v…

4- Bác sĩ thâm my nem xác bệnh nhân xuống sông Hồng.

Năm 2013 là năm mà ngành y xảy ra đủ vụ tai tiếng, tình trạng y đức ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, trong đó có vụ bác sĩ của thẩm mỹ viện Cát Tường, Hà Nội làm chết người rồi ném xác xuống sông để phi tang. Người ta còn chưa rõ liệu viên bác sĩ này đã làm những thủ thuật gì với cái xác hay có thật đã ném xuống sông bởi vì cho đến nay thi thể của người phụ nữ bất hạnh vẫn chưa được tìm thấy.

Chân dung ông bác sĩ máu lạnh này rồi sẽ còn lưu lại khá lâu trong ký ức mọi người như một trong những “ca” kinh hoàng nhất của ngành y VN.  5- Dương Chí Dũng và án tử hình hiếm hoi dành cho tội tham nhũng ở VN cho đến nay.

Trong phiên sơ thẩm ngày 16 tháng 12, Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng cục Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã bị tuyên án tử hình về tội tham ô, 28 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, tổng hợp là tử hình.

Tên tuổi của Dương Chí Dũng gắn liền với vụ Vinalines, một trong 10 đại án tham nhũng của VN, gây thua lỗ, thất thoát hàng tỷ đô la Mỹ.

Dòng dõi gia đình, con đường thăng quan tiến chức, quy trình bổ nhiệm Dương Chí Dũng… tất cả đều rất “điển hình” cho cái cơ chế con ông cháu cha, các mối quan hệ thân quen chằng chịt, kết bè kết cánh của các nhóm lợi ích, và một môi trường vô cùng thuận lợi cho nạn tham nhũng, hối lộ nảy nở sinh sôi biến tướng…

Đưa Dương Chí Dũng ra xử là mở màn hàng loạt vụ án kinh tế khác sẽ được đem ra xét xử trong năm tới, và việc tử hình Dương Chí Dũng được xem như một nỗ lực của nhà cầm quyền VN trong cuộc chiến chống tham nhũng. Chỉ có điều, xử xong Dương Chí Dũng nhưng khi cơ chế

Số 187* Trang

15

Page 16: tdngonluan.com€¦  · Web viewTHÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VIỆC GỬI THƯ CHO LIÊN HỢP QUỐC NHÂN 40 NĂM TRUNG QUốC XÂM CHIẾM HOÀNG SA. Ngày 19-01-2014 đánh dấu

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

chưa thay đổi thì cũng sẽ còn những Dương Chí Dũng khác lại xuất hiện mà thôi.

6- Bộ trưởng Y tế Ng. Thi Kim Tiến: yếu kem năng lực và vô cảm.

Trong năm 2013, ngành Y bị báo chí, dư luận “cho lên thớt mổ xẻ” không biết bao nhiêu lần với những vụ như hàng loạt trẻ tử vong sau khi tiêm vaccine 5 trong 1 Quinvaxem, hàng loạt sản phụ tử vong do sự thờ ơ tắc trách, vô lương tâm của đội ngũ y bác sĩ, những vụ chẩn đoán sai, chữa trị sai, phẫu thuật nhầm, vụ ăn bớt thuốc của bệnh nhân phong tại trung tâm da liễu Hà Đông, vụ “nhân bản” phiếu xét nghiệm tại BV Đa khoa Hoài Đức, Hà Nội, “tráo thủy tinh thể” tại BV Mắt, Hà Nội, hàng loạt phòng khám chui có bác sĩ Trung Quốc và từng có những tai biến chết người, vụ bác sĩ thẩm mỹ làm chết người xong ném xác xuống sông phi tang…

Chưa kể, những vấn đề đã tồn tại từ lâu vẫn chưa thấy thay đổi, cải thiện, khiến người dân bức xúc như nạn quá tải tại các BV trong các thành phố lớn, viện phí tăng, thực phẩm không an toàn…

Cùng với “diện mạo” lem luốc của ngành Y, người đứng đầu ngành, Bộ trưởng Y tế Kim Tiến cũng bị dư luận chĩa mũi dùi theo. Khốn nỗi, bà Bộ trưởng lại có lắm câu phát biểu thuộc loại nói mà không nghĩ khiến dư luận càng dậy sóng như “Ai thấy bác sĩ nhận phong bì của bệnh nhân thì chụp ảnh gửi cho tôi” (nói về nạn “phong bì” và đây là một trong giải pháp mà bà BT đưa ra để nâng cao y đức), “Thiếu giường bệnh thì… phải hỏi Nhà nước” (trả lời về tình trạng quá tải ở những bệnh viện tuyến trên), “Lỗi của vắc-xin thì xử vắc-xin; lỗi do người tiêm xử người tiêm; lỗi do kỹ thuật xử lý kỹ thuật” v.v…

Không chỉ phát ngôn vô cảm, bà Bộ trưởng còn có nhiều hành vi, việc làm khiến người dân cảm thấy khó mà thông cảm như khi xảy ra vụ ba cháu bé ở Quảng Trị bị tử vong sau khi tiêm vaccine, bà Bộ trưởng có việc đi công tác tại đây nhưng lại không ghé thăm và an ủi ba gia đình bất hạnh, thay vào đó bà đi dự lễ khởi công nghĩa trang liệt sĩ, chẳng hạn…

Khi xảy ra một vụ việc gì đó, bà Bộ trưởng không đứng ra nhận trách nhiệm ngay cũng không xin lỗi người dân, mà loanh quanh né tránh, đổ trách nhiệm cho cấp dưới… cho đến khi bị dư luận ép quá mới phải lên tiếng thừa nhận một phần trách nhiệm (vụ thẩm mỹ viện Cát Tường chẳng hạn)… Sự bức xúc của dư

luận dâng cao đến nỗi đã có rất nhiều ý kiến, thư kiến nghị yêu cầu bà Bộ trưởng hãy từ chức.

Nhưng tất nhiên, trong một chế độ như chế độ cộng sản ở VN, từ chức là một khái niệm vô cùng xa lạ đối với các quan chức, và bà Bộ trưởng Y tế vẫn tiếp tục tại vị bởi vì, trong suy nghĩ của bà, các ngành khác thì cũng có khá gì hơn, vả lại, biết bao nhiêu người bất tài kém đức, làm sai, mà có từ chức đâu, vậy tại sao lại đòi hỏi bà phải từ chức?

7- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và cái tầm quá thấp của người đứng đầu đảng CSVN.

Nếu như những năm trước ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thường hay bị dư luận săm soi nhiều vì vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chính phủ trước tình trạng yếu kém, khủng hoảng toàn diện của nền kinh tế, nạn tham nhũng ngày càng tăng, sự thua lỗ của hàng loạt tập đoàn kinh tế quốc doanh… cũng như những đồn đoán về sự đấu đá, tranh giành nội bộ, việc ông bị kỷ luật trong Hội nghị TƯ 6… thì năm nay đúng là năm của ông Tổng Trọng!

Ông Tổng Bí thư đã chứng tỏ mình là một con người cực kỳ bảo thủ, xơ cứng về tư duy, có tầm nhìn hết sức hẹp hòi qua vụ sửa đổi Hiến pháp 1992. Bỏ qua mọi lời góp ý, phản biện của hàng trăm nhân sĩ trí thức trong ngoài nước, đắp tai ngoảnh mặt làm ngơ trước khát vọng muốn thay đổi của đa số người dân, mù lòa trước nhu cầu cần kíp phải thay đổi của đất nước và xu hướng chung của thế giới, người đứng đầu đảng cộng sản VN đã chỉ đạo Bộ Chính trị, cả Quốc hội thông qua bản Hiến pháp 2013 vô cùng lạc hậu, phản động. Trong đó mọi nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ lạc hậu của đất nước, tạo ra những mâu thuẫn nặng nề trong xã hội từ luật sở hữu đất đai, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, vai trò độc trị của đảng CSVN… tiếp tục được giữ nguyên.

So với ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư ĐCS Trung Quốc, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa, ông Nguyễn Phú Trọng rõ ràng thua xa lắc về bản lĩnh, tư duy, tầm nhìn chiến lược. Trong lúc đảng CSTQ dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình đang có những bước thay đổi mạnh mẽ thì đảng CS VN dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Phú Trọng càng bảo thủ, phản động, đi thụt lùi hơn bao giờ hết.

Trong năm 2013, người dân cũng được nghe được thấy nhiều câu phát biểu “để đời” của ông Tổng Trọng.

Chẳn hạn, nói về vấn đề tham nhũng ở VN: “…Cái gì cũng phải tiền, không tiền không trôi, như ngứa ghe phải gãi rất khó chịu”. Hoặc ví von: “Đường Tăng khi xưa đi lấy kinh sang đất Phật cũng phải hối lộ mới lấy được kinh. Cho nên chúng ta phải xem xét bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt. Phải có cái nhìn khoa học, biện chứng về tham nhũng”. Nói về việc xây dựng CNXH thì: “Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” v.v…

Thường xuyên nhai đi nhai lại những cụm từ CNXH, kiên trì đi theo con đường chủ nghĩa Mác Lênin, và tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng, kiên quyết giữ vững vai trò lãnh đạo độc tôn của ĐCS, rồi nào cảnh giác trước các thế lực thù địch chống phá, đòi đa nguyên đa đảng v.v…

Giáo sư Tương Lai, cựu viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, nói về ông Nguyễn Phú Trọng qua bài diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương 7: “…có lẽ đã hết thuốc chữa. Cho tới bây giờ vẫn là giọng điệu từ giáo trình của Đảng cách nay mấy chục năm nay vẫn nói như thế mà không thấy rằng cái điều đó nó đang kiềm hãm cả dân tộc này.”

8- Đại tướng Vo Nguyên Giáp qua đời: nhìn lại bi kich của một vi tướng cũng là bi kich của cả dân tộc.

Ngày 4 tháng Mười, đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh tối cao Quân đội nhân dân Việt Nam qua đời. Cái chết của vị tướng già từ lâu đã rời khỏi sân khấu chính trị VN và cũng từ lâu bị phần lớn mọi người quên lãng do tuổi tác, bệnh tât, bỗng gây ra những hiệu ứng bất ngờ. Sự thương tiếc của đám đông trong đó có vai trò không nhỏ do truyền thông, tang lễ cấp nhà nước được tổ chức lớn không ngờ từ những con người trước đó đã bỏ ngoài tai mọi lời góp ý của vị tướng già và trước đó nữa, từ thời ông Lê Duẩn cho tới những người kế vị còn thẳng tay trù dập, sỉ nhục ông.

Trong lúc nhà cầm quyền tổ chức tang lễ linh đình, sử dụng cái chết của đại tướng Võ Nguyên Giáp để níu kéo lại chút “hào quang” chiến thắng của thời chống Mỹ chống Pháp, để tiếp tục mỵ dân về tính chính danh của đảng cộng sản… thì cái chết của ông Giáp lại xới lại những quan điểm khác nhau về chính tài năng, nhân cách của ông, về cả cuộc chiến tranh, những “chiến thắng” và cái giá phải trả, khơi lại những vết thương, sự chia rẽ chưa bao giờ mất đi trong người VN do quá khứ, xuất thân,

Số 187* Trang

16

Page 17: tdngonluan.com€¦  · Web viewTHÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VIỆC GỬI THƯ CHO LIÊN HỢP QUỐC NHÂN 40 NĂM TRUNG QUốC XÂM CHIẾM HOÀNG SA. Ngày 19-01-2014 đánh dấu

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

quan điểm khác nhau…Tình cờ trong năm 2013 một vĩ

nhân khác của thế giới cũng ra đi, Nelson Mandela, một biểu tượng cho cuộc đấu tranh chống nạn phân biệt chủng tộc, vị tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi. Nhưng nếu như Nelson Mandela đã chọn một con đường tha thứ, hòa giải sau khi nắm được chính quyền và ra đi để lại một di sản là đất nước Nam Phi không còn chìm đắm trong nạn phân biệt chủng tộc, tự do, dân chủ, thịnh vượng… thì các ông Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp đã chọn con đường khác hẳn và cái di sản họ để lại là một đất nước VN như thế nào chúng ta đã rõ.

Nên trong bi kịch cá nhân của Võ Nguyên Giáp bị nghi ngờ, thất sủng, bị sỉ nhục bởi chính các đồng chí, đàn em của mình, là bi kịch của một con người đã chọn sai đường, phụng sự cho một lý tưởng sai lầm. Và đó cũng là bi kịch của dân tộc VN, dù có cái khác, là không phải người VN nào cũng tự chọn cho mình sự sai lầm ấy.

9- Luật gia Lê Hiếu Đằng và cuộc chiến vượt qua chính mình.

Trong năm 2013 có khá nhiều người lên tiếng, có những người tiếp tục bước vào nhà tù nhỏ vì bày tỏ ôn hòa chính kiến của mình… trong đó luật gia Lê Hiếu Đằng là một trường hợp nổi bật, đặc biệt.

Theo Wikipedia, “Lê Hiếu Đằng là luật gia, Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên là phó Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, nguyên Tổng thư kí Uỷ ban nhân dân Cách mạng khu Sài Gòn Gia Định, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam ở TP HCM.

Tính tới 2013, ông 45 năm là đảng viên đảng CSVN. Ông là một trong các “lãnh tụ” sinh viên trước đây đã có một thời kỳ lẫy lừng trong phong trào đấu tranh tại Sài Gòn và các đô thị Miền Nam trước 1975, thành viên Ban chấp hành Tổng hội Sinh viên Sài Gòn và Đại học Luật khoa SG.”

Trong năm 2013 ông Lê Hiếu Đàng đã có nhiều hoạt động, nhiều phát ngôn ảnh hưởng tích cực đến phong trào dân chủ trong nước. Đặc biệt trong những ngày nằm bịnh, luật gia Lê Hiều Đằng đã công khai nói lên những suy nghĩ của mình vể ĐCSVN, về tương lai của đất nước, về việc cần việc cần thiết phải dân chủ hóa, xây dựng thể chế đa đảng, kêu gọi

thành lập chính đảng mang tên đảng Dân chủ Xã hội tại Việt Nam…

Tiếp theo, ông tuyên bố từ bỏ đảng CSVN vì theo ông, “đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân”.

Ngoài ông Đằng, còn có nhà báo, tiến sĩ Phạm Chí Dũng, bác sĩ Nguyễn Đắc Diên cũng tuyên bố từ bỏ ĐCS, tiếp nối những người công khai hoặc âm thầm rút lui khỏi đảng cộng sản lâu nay. Và điều đó hy vọng sẽ tạo ra một phong trào ly khai ĐCS trong thời gian sắp tới hay ít nhất cũng khiến cho những ai đang có ý định vào đảng, hoặc vẫn còn là đảng viên ĐCS, phải suy nghĩ.

10- Những con người đang thầm lặng hy sinh cho dân tộc này thức tinh.

Đó là những người yêu nước đang phải trả giá bằng những bản án phi lý phi

nhân, nhưng trong nhà tù họ vẫn tiếp tục bị hành hạ, sách nhiễu, tước đoạt mọi quyền lợi tối thiểu của một tù nhân, khiến một số người phải dùng đến cách đấu tranh cuối cùng là tuyệt thực như tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, blogger Điếu Cày, luật sư Lê Quốc Quân…

Từ phía sau song sắt, đôi khi tin tức về sự trả thù của nhà cầm quyền đối với những tù nhân lương tâm lại lọt được ra ngoài, từ kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức, nhà báo Tạ Phong Tần, thầy giáo Đinh Đăng Định người đang bị bịnh ung thư chờ chết, nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh đang mang bệnh trong người… Và cả cái chết âm thầm của người tù chính trị, cựu Thiếu úy Không quân VNCH Bùi Đăng Thủy, nối tiếp những cái chết ngoan cường trong thầm lặng của các ông Nguyễn Văn Trại, Trương Văn Sương…

Đó là những người nối tiếp bước chân vào nhà tù nhỏ trong năm nay, 14 thanh niên Công giáo, Tin lành; nhà báo, blogger Trương Duy Nhất, nhà văn Phạm Viết Đào, nhà bất đồng chính kiến Ngô Hào, những thanh niên trẻ như Nguyễn Phương Uyên đã được trả tự do, hai anh em

Đinh Nhật Uy, Đinh Nguyên Kha một đã ra tù một vẫn tiếp tục nằm phía sau song sắt…

Tất cả họ đang thầm lặng hy sinh cho dân tộc này thức tỉnh.

Trên chặng đường đấu tranh vì một tương lai tự do, dân chủ, tốt đẹp hơn cho đất nước, cho dân tộc, cần rất nhiều người đồng hành, tiếp sức nhau. Mỗi người chỉ cần đặt một viên gạch lót đường cho người sau bước tiếp, mỗi người nhóm lên một đốm lửa góp phần xua tan màn đêm đen tối và cứ thế, cho đến ngày cả hàng triệu người đứng dậy.

Và đó là những khuôn mặt đọng lại trong năm 2013, theo nhiều nghĩa, tiêu cực và tích cực, gây ra những cảm xúc, những hiệu ứng khác nhau…

Vào những ngày cuối năm 2013, trong tư cách Thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng (NTD) đã có một số hành động ngoạn mục khiến thiên hạ chú ý. Sau việc nhiều người khám phá ra trong sách giáo khoa VN có in hình lưỡi bò của Trung Quốc trên biển Đông gây bất mãn lớn trong dư luận các giới (LĐ 25-12-13), ngày 30-12 NTD vội vã gặp một số nhà khoa bảng XHCN trong Hội Khoa học Lịch sử VN đã “ủng hộ đưa Hoàng Sa Trường Sa vào sách giáo khoa” và còn tuyên bố rất cứng và khách quan khoa học: “Đấu tranh bảo vệ chủ quyền là vấn đề khác, bằng các giải

Số 187* Trang

17

Page 18: tdngonluan.com€¦  · Web viewTHÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VIỆC GỬI THƯ CHO LIÊN HỢP QUỐC NHÂN 40 NĂM TRUNG QUốC XÂM CHIẾM HOÀNG SA. Ngày 19-01-2014 đánh dấu

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

pháp hòa bình, còn lịch sử là lịch sử, sự thật là sự thật” [1]

Một tuyên bố quan trọng khác cũng được NTD nói trong dịp này. Sau khi được một số nhà khoa bảng đặt câu hỏi mớm về việc chính phủ có dự tính kỉ niệm 40 năm cuộc đánh chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc (19.1.1974-19.1.2014) và 35 năm chiến tranh biên giới phía Bắc (17.2.1979-17.2.2014), ông Dũng đã tuyên bố rõ “phải kỷ niệm!” và báo chí lề đảng thuật lại nguyên văn lời phát biểu của ông: “Thủ tướng Chính phủ NTD cho biết: hiện Bộ Ngoại giao đang lên kế hoạch kỷ niệm 40 năm sự kiện (1974) Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và 35 năm sự kiện tháng 2 năm 1979 – chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc”. Ông còn nhấn mạnh thêm: “Đó cũng là lợi ích của nhân dân. Bộ Chính trị rất quan tâm đến việc kỷ niệm này”.[2]

Nhiều báo lề đảng đã đăng nguyên văn lời tuyên bố trên của người đứng đầu Chính phủ trước nhiều nhà sử học chiều 30-12-13. Nhưng chỉ vài giờ sau các bản tin liên quan tới lễ kỉ niệm đã phải gỡ bỏ. Một số nhà dân chủ muốn biết sự thực đã thăm dò thì được trả lời, (Diễn đàn XHDS, Dân luận…) đây là: “Chỉ thị miệng từ cấp cao. Lý do cho quyết định này là vì phía Trung Quốc đang tỏ ra hòa hoãn với ta, thì ta cũng cần tránh có động thái có thể gây căng thẳng!” [3]

Hai cuộc chiến trên là những sự kiện lịch sử cận đại quan trọng của VN, cho nên không thể để tùy thuộc bộ mặt của Tập Cận Bình vui hay buồn thì mới dám tổ chức hay không được phép tổ chức! Quốc thể ở đâu? Gần 10 ngày đã trôi qua, nhưng các bản tin này vẫn không được tái đăng trên các báo lề đảng!

Đây là hành động kiểm duyệt công khai những lời tuyên bố của người đứng đầu chính phủ về một vấn đề rất quan trọng và nóng bỏng thời sự của đất nước. Cho nên việc này liên quan rất lớn tới uy tín và trách nhiệm của NTD. Nếu đúng như lời của ông Dũng tuyên bố trước dư luận, các khẳng định trên là những tuyên bố chính thức của Bộ chính trị và Chính phủ, và ông Dũng trong tư cách Thủ tướng đã được ủy nhiệm long trọng công bố trước nhân dân VN và dư luận quốc tế vào dịp cuối năm thì với tư cách Thủ tướng và Ủy viên Bộ chính trị, NTD phải ra lệnh các cơ quan của đảng và chính phủ phải ngưng ngay việc cấm trái phép này

và để các báo và đài đăng trở lại các bản tin nói trên. Vì việc này thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của người cầm đầu chính phủ như HP 2013 qui định. Không những thế nó còn là uy tín cá nhân cho ông Dũng và toàn thể Bộ chính trị.

Việc kiểm duyệt và hủy bỏ lời tuyên bố của người đứng đầu chính phủ còn liên hệ tới danh dự dân tộc đối với thù cũng như bạn. Ông Dũng phải ý thức rằng, những lời tuyên bố công khai trên của ông không phải chỉ để mua vui, lấy lòng một vài người hay một vài giới. Vì tuyên bố trên là của người cầm đầu chính phủ và ủy viên Bộ chính trị cũng đã được các cơ quan thông tấn quốc tế tường thuật đầy đủ. Cho nên nếu Bộ chính trị và ông Dũng không minh bạch hóa ngay việc làm sai trái rất tai hại và nguy hiểm này thì thế giới sẽ coi thường không chỉ những người cầm đầu ĐCSVN mà cả Chính phủ VN. Vì dư luận quốc tế thấy rõ là Bắc Kinh đã khóa miệng không chỉ Bộ chính trị ĐCSVN, mà khóa miệng cả người cầm đầu chính phủ, mỗi khi Bắc Kinh thấy những lời tuyên bố gây bất lợi cho họ! Khi đó NTD đã gián tiếp để cho nhân dân VN và thế giới biết là, Nhà nước VN đã bị bán đứng cho Bắc Kinh, chủ quyền và độc lập của VN đã bị mất!

Cho tới ngày hôm nay (8-1-2014), các bài báo tường thuật về tuyên bố chính trong Hội Khoa học Lịch sử VN của NTD về việc tổ chức hai lễ kỉ niệm lịch sử quan trọng vẫn chưa được đăng trở lại. Cách giải quyết việc này như thế nào trong những ngày tới sẽ phản ảnh rõ ảnh hưởng và uy tín của NTD ở mức độ nào trong Bộ chính trị và còn cho thấy áp lực của Bắc Kinh đang áp đảo như thế nào đối với những người cầm đầu chế độ toàn trị ở VN!

***Hoạt động ngoạn mục thứ hai của

NTD trong những ngày vừa qua là Thông điệp Năm mới 2014 (TĐNM) vào ngày 1-1-2014 dài khoảng 4.500 chữ và được các báo và đài lề đảng phổ biến rộng rãi. Sau phần mở đầu, trong TĐNM NTD đã đi thẳng mổ xẻ tình hình đất nước.[4] Ông nhìn nhận VN đang hội nhập sâu hơn vào cộng đồng quốc tế và thấy rằng, trong bối cảnh của thời đại toàn cầu hóa hiện nay VN ngày càng gặp khó khăn và tụt hậu so với nhiều nước, vì sức cạnh tranh về nhiều mặt của VN rất yếu kém: “Trong những năm gần đây, năng lực cạnh tranh của nước ta chậm được cải thiện. Tăng trưởng và

chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đã chậm lại. Xã hội có không ít vấn đề bức xúc. Một trong những nguyên nhân là động lực mà những cải cách trước đây tạo ra đã không còn đủ mạnh để thúc đẩy phát triển. Đây là lúc chúng ta cần có thêm động lực để lấy lại đà tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững. Nguôn động lực đó phải đến từ Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân” [các chữ đen in đậm là nguyên văn trong trong báo điện tử Chính phủ, ghi chú của người viết]

Ông nhìn nhận nguyên cớ bắt nguồn từ thể chế chính trị hiện nay: “Không thể có được năng lực cạnh tranh cao nếu không có một thể chế chất lượng cao và một nền quản trị quốc gia hiện đại.”

Nhưng các nhận định và phê bình trên của ông Dũng không có gì mới, nhiều đồng nghiệp của ông trước đây và hiện nay trong Bộ chính trị cũng từng đã nói như vậy và còn rõ ràng hơn nhiều. Quan trọng không phải là NTD đã tuyên bố như thế nào, nhưng quan trọng chính là xem trong thực tế, từ khi cầm đầu chính phủ (7-2006) NTD đã làm giảm những tệ hại của thể chế toàn trị hay chính những hành động của ông đang củng cố chế độ toàn trị và vì thế đã đưa đất nước tới tình trạng đen tối như hiện nay?

Câu trả lời cụ thể lớn nhất cho việc này là, mới đây chính ông Dũng và các nhóm lợi ích vây cánh của ông trong Quốc hội đã thông qua với gần 100% bản Hiến pháp mới sửa đổi giả vờ, trong đó tiếp tục duy trì Điều 4 giữ độc quyền cho ĐCS, giữ vai trò Doanh nghiệp nhà nước tiếp tục làm chủ đạo, đất đai vẫn thuộc quyền sở hữu nhà nước, mà thực tế là thuộc quyền sinh sát và chia chác của một số người có quyền lực nhất, quân đội và công an tiếp tục trung thành tuyệt đối với Đảng! Miệng thì nói chế độ toàn trị là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn tới tình trạng đen tối của đất nước, nhưng trong hành động lại vẫn giữ chế độ độc tài! Điều này chứng minh rõ ràng là, nói và làm của NTD hoàn toàn mâu thuẫn nhau, nói một đằng làm một nẻo!

Tiếp theo đó, trong TĐNM ông Dũng đã dành một phần quan trọng nói về dân chủ. Có lẽ chưa lần nào NTD đã lập lại từ dân chủ nhiều lần trong một diễn văn như thế. Nhưng NTD đã nói về dân chủ như thế nào? Dân chủ cho ai? Và ông thực hiện dân chủ như thế nào trong thời gian làm Thủ tướng gần suốt hai nhiệm kì?

Số 187* Trang

18

Page 19: tdngonluan.com€¦  · Web viewTHÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VIỆC GỬI THƯ CHO LIÊN HỢP QUỐC NHÂN 40 NĂM TRUNG QUốC XÂM CHIẾM HOÀNG SA. Ngày 19-01-2014 đánh dấu

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Trong TĐNM NTD đã vẽ ra một bức tranh tuyệt đẹp về dân chủ: “Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp “song sinh” trong một thể chế chính trị hiện đại. Cùng với bảo đảm quyền dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền. Đây là mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ cương. Người viết “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Nhà nước pháp quyền phải thượng tôn pháp luật. Pháp luật phải bảo đảm được công lý và lẽ phải. Mọi hạn chế quyền tự do của công dân phải được xem xét cẩn trọng và chủ yếu nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch.”

Nhưng nếu đọc kĩ thì sẽ thấy, ông Dũng đã cho mọi người biết, nội hàm dân chủ mà ông nêu ra trong TĐNM không phải là dân chủ phổ quát trong các chế độ dân chủ đa nguyên, như khoa học chính trị đã định nghĩa rõ ràng và đang thực hiện thành công ở đại đa số các nước trên thế giới. Dân chủ mà ông Dũng nói ở đây chính là Dân chủ XHCN: “Chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng phải ưu việt hơn về dân chủ và Đảng ta phải nắm chắc ngọn cờ dân chủ. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước cũng là nhằm phát huy tốt hơn quyền làm chủ của Nhân dân.” Khẳng định về “dân chủ XHCN” trên đây của NTD cũng hoàn toàn không có gì mới, ngay cả gần đây chính Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng đã từng nói Dân chủ XHCN dân chủ gấp ngàn lần Dân chủ tư bản! Chẳng những thế ông Dũng còn cổ súy cho việc “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng”, thực tế tức là tăng cường thêm sự độc quyền của đảng độc tài, vậy thì làm sao có dân chủ thực sự được! Rồi NTD còn dùng câu sau làm kết luận cho phần cổ súy cho dân chủ trong TĐNM: “Hiến pháp sửa đổi năm 2013 vừa được Quốc hội thông qua đã mở ra không gian Hiến định mới để chúng ta thực hiện tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh” !?!

Thật là không biết nên xếp Ng. Tấn Dũng thuộc con người như thế

nào! Đần độn thì không đúng, thông minh thì lại càng không, có lẽ phải nói là thuộc lớp người bịp bợm lưu manh không còn biết ngượng. Lấy Hiến pháp 2013 cực kì phản dân chủ, phản văn minh như thế để làm mẫu mực xây dựng dân chủ và qua đó thực hiện nguyện ước của người sáng lập chế độ thì có lẽ nếu ông HCM còn sống cũng phải lên tiếng phản đối, như nhiều trí thức, chuyên viên, thanh niên và cả nhiều đảng viên tiến bộ đã công khai phản kháng cái Hiến pháp tồi tệ vừa được ban hành!  Kết luận này của ông Dũng chống lại hoàn toàn bức tranh dân chủ rất đẹp mà ông vừa vẽ ra! Bởi vì chính NTD thừa biết, nội dung Hiến pháp sửa đổi 2013 cực kì phản dân chủ, là một trong vài hiến pháp bị thế giới xếp vào phản động nhất trên hoàn cầu hiện nay. Vì như đã nói ở trên, Hiến pháp mới có hiệu lực từ 1-1-2014 vẫn giữ toàn bộ những điểm chính của HP 1992, ĐCS vẫn độc quyền trong tất cả các lãnh vực! Như vậy là tuy tuyên bố dân chủ, nhưng ĐCS vẫn độc quyền. Như thế dân chủ trong thâm tâm của ông Dũng không phải là quyền tối thượng của công dân mà chỉ là sự bố thí của một vài người cầm đầu chế độ toàn trị!

Không chỉ nuôi ý đồ cho nhân dân ăn bánh vẽ dân chủ, NTD còn lập lại những mô hình tổ chức mà khi đối chiếu với hiện thực của xã hội VN hiện nay ai cũng thấy là không tưởng và hoàn toàn giả dối, khi ông nói tới các biện áp thực hiện dân chủ trong xã hội: “Phải hoàn thiện cơ chế phản biện xã hội, tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng chính sách và lựa chọn cán bộ. Nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ quan hoạch định chính sách.”

Dưới chế độ toàn trị hiện nay, hai tổ chức đóng vai trò chính thức làm phản biện là Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc, nhưng NTD thừa biết đây vẫn chỉ là hai tổ chức bù nhìn suốt từ 60 năm qua. Trong kì họp Quốc hội cuối năm vừa qua, chỉ vài người có quyền lực nhất trong Bộ chính trị đã ra lệnh không cho các đại biểu được thảo luận công khai tại hội trường về sửa đổi Hiến pháp và sau đó gần 100% đại biểu đã gật thông qua Hiến pháp phản động! Ngay cả chính NTD cũng coi thường Quốc hội. Cuối tháng 11 ông đã lấy cớ hết giờ để không trả lời chất vấn về việc chính phủ của ông đã làm được những gì trong việc

chống tham nhũng. NTD khất sẽ trả lời bằng văn bản. Tới nay hơn một tháng đã trôi qua, nhưng ông Dũng cũng không thèm trả lời Quốc hội!

Ông Dũng còn bảo rằng “tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng chính sách và lựa chọn cán bộ”. Xin hỏi thực ông Dũng: tại sao khi vừa nắm chức Thủ tướng chính ông đã giải tán Ban Cố vấn Thủ tướng không kèn không trống? Tại sao vài năm trước, chính ông ra Quyết định 97/2009/QĐ-TT ngày 24-7-2009 cấm các trí thức và chuyên viên quyền phản biện công khai, khiến nhiều nhân sĩ đã phải lên tiếng công khai phản đối? [5] Tại sao ông đã từng cổ súy cho luật biểu tình, nhưng lại đàn áp phụ nữ, thanh niên và trí thức biểu tình chống Bắc Kinh xâm lấn và mới đây nhất đã ra Pháp lệnh trang bị cả xe tăng thiết giáp, trực thăng… cho các đơn vị cảnh sát cơ động -một lực lượng công an chuyên đàn áp biểu tình ? [6] Ngày 1-1-2014 NTD hồ hởi đề cao dân chủ; nhưng chỉ hai tuần trước đó, ngày 17-12-2013, trong tư cách Thủ tướng, NTD đã kí Nghị định 208/2013/NĐ-CP về “chống người thi hành công vụ” có thể bị bắn chết tại chỗ.[7] Như vậy là NTD cho công an từ phường tới tỉnh và thành phố từ nay được thả cửa hành động côn đồ tàn bạo hơn nữa giết hại nhân dân, đặc biệt là các nông dân, công nhân, thanh niên và trí thức xuống đường biểu tình đòi ruộng đất, quyền sống và dân chủ! Không những thế, chính NTD vào cuối năm đã cấp Bằng khen cho Đại tá Trần Sơn Hà, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, người từng ký văn bản yêu cầu nhà báo “chụp ảnh cảnh sát giao thông phải xin phép” [8].

Nay đầu năm NTD hồ hởi nói về dân chủ, nhưng suốt hơn 7 năm làm Thủ tướng, ông chỉ hành động để củng cố chế độ độc tài! Ông có hai bộ mặt, là chính trị gia gian ác như cáo già nhưng thỉnh thoảng khoác áo làm cừu non! Chính vì vậy nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế có uy tín đã xếp chế độ CSVN là một trong vài chế độ độc tài dã man nhất trên thế giới. Vào giữa tháng 12 vừa qua, tổ chức Kí giả Không biên giới đã xếp chế độ của NTD là một trong năm chế độ giam giữ các nhà báo cao nhất trên thế giới! [9]

***Thái độ cực kì tự mâu thuẫn giữa

nói và làm của NTD trong TĐNM còn thể hiện cả trong lãnh vực kinh tế. Trong khi mấy năm gần đây có hàng

Số 187* Trang

19

Page 20: tdngonluan.com€¦  · Web viewTHÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VIỆC GỬI THƯ CHO LIÊN HỢP QUỐC NHÂN 40 NĂM TRUNG QUốC XÂM CHIẾM HOÀNG SA. Ngày 19-01-2014 đánh dấu

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

trăm ngàn doanh nghiệp tư nhân phải đóng cửa, một trong những nguyên nhân chính là họ không thể vay vốn của các ngân hàng và lãi suất quá cao không thể chịu nổi. Trong khi ấy các tập đoàn và tổng công ti nhà nước vẫn nhận được tiền trợ cấp của Ngân hàng Nhà nước và hầu hết làm ăn thua lỗ lớn, tạo gánh nặng cho ngân sách quốc gia từ tiền thuế của nhân dân: “127 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ–công ty con có tổng số nợ phải trả là 1.348.752 tỷ đồng, tăng 6% so với 2011, chiếm 56% tổng nguồn vốn.”[10]

Chính dưới thời NTD làm Thủ tướng, ông đã thả cửa cho các tập đoàn và tổng công ti nhà nước bung ra rất nhanh, đã tăng thêm bất công và độc quyền, tạo bất bình đẳng trong hoạt động kinh tế, khiến cho toàn bộ kinh tế VN đang đi xuống. Vì vậy Ngân hàng Thế giới, nhiều tổ chức tài chánh quốc tế uy tín và hai cuộc Hội thảo của Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban Kinh tế Quốc hội vào cuối năm đã xác nhận và cảnh cáo. Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã phê bình chính sách kinh tế của NTD: “suốt từ 2007 đến nay bất ổn vĩ mô bộc lộ ở mức gay gắt”.[11] Nhưng trong TĐNM NTD lại dối trá và ngoan cố vẫn bảo là: “Trong những năm qua, chúng ta đã có bước tiến dài về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính. Đây cũng là một đột phá chiến lược đã được nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI.”

Tuy Đại hội 11 đã quyết định tái cơ cấu các Doanh nghiệp nhà nước bằng cách cổ phần hóa các doanh nghiệp này. Nhưng nay đã 3 năm trôi qua, chính phủ do NTD cầm đầu đã lơ là với Nghị quyết của Trung ương vì nó động chạm trực tiếp tới quyền và lòng tham của các nhóm lợi ích. Tuy vậy trong TĐNM NTD lại đóng kịch của người quyết tâm chủ trương cải cách, hô hoán “phải kiên quyết thực hiện tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước” và “Doanh nghiệp nhà nước chỉ tập trung vào lĩnh vực then chốt, thiết yếu, địa bàn quan trọng và quốc phòng an ninh”:

“Phải kiên quyết thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hóa, kể cả các tập đoàn kinh tế; thoái vốn đầu tư ngoài ngành và bán phần vốn mà Nhà nước không cần nắm giữ theo nguyên tắc thị trường, bao gồm cả doanh nghiệp

đang kinh doanh có hiệu quả. Doanh nghiệp nhà nước chỉ tập trung vào lĩnh vực then chốt, thiết yếu, địa bàn quan trọng và quốc phòng an ninh.”

Có lẽ do thái độ dối trá đã trở thành cố tật nên NTD không thấy được những gì ông hứa chỉ là toàn hư ảo. Ở phần III trong TĐNM nói về tình hình nông nghiệp và phát triển tam nông của chế độ toàn trị NTD cũng tiếp nối sự dối trá kiểu này.

Cuối tháng 12 cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân An Giang Nguyễn Minh Nhị đã phải than về cảnh cực khổ, thiệt thòi của mấy chục triệu nông dân VN: “Thử lũy kế những vấn đề “tồn kho” và cập nhật “tin buồn” nông nghiệp: cà phê lận đận: người trồng lỗ lã, người uống đắt đỏ…; cao su, tiêu, điều, mía đường, cá tra và lúa gạo… đều lao đao, thậm chí phá sản cục bộ. Tôi nghĩ rằng những cái đó góp thêm nét chấm phá cho bức tranh kinh tế 2013 mà có đại biểu Quốc hội cho rằng màu xám, nhưng cũng có người khác cho là màu hồng, còn những nông dân và doanh nghiệp lao đao lận đận vì chuyện thua lỗ tất nhiên là màu đen rồi. Và nếu chịu khó tra số liệu thống kê từ năm 1986–2006–2013 về tỉ lệ nông dân–lao động nông nghiệp, tỉ trọng giá trị nông nghiệp, tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo… chúng ta sẽ thấy càng hội nhập mà thiếu đầu óc độc lập, tinh thần tự chủ, tự lực tự cường… thì càng làm càng thua thiệt, thua thiệt và mất quyền ngay trên đồng ruộng và từng sản phẩm của mình.”[12]

Không những thế, sự gia tăng của các thương lái Trung Quốc đang cấu kết với các Tổng công ti Lương thực Nhà nước trong việc áp chế giá lương thực rất bất lợi cho nông dân đã khiến ông Nhị cảnh cáo báo động: “Ta hay các thương lái lạ mặt là chủ đất nước này?”Và có câu trả lời: Nông nghiệp sa sút như vậy không hoàn toàn do suy thoái kinh tế thế giới và càng không phải cộng đồng hàng chục triệu nông dân ta đều bị “sao hạn”! [13]

Tuy năm 2012 xuất cảng gạo đang lên tới 7,7 triệu tấn, đóng góp cho ngân sách nhà nước nhiều tỉ USD mỗi năm, nhưng lợi tức của nông dân vẫn ở mức thấp nhất, chỉ 500.000 đồng hàng tháng mỗi đầu người (khoảng 23 USD). Ngay cả đồng bằng Cửu Long vựa lúa cung cấp gần 50% sản lượng lương thực cả nước, nhưng nông dân cũng bị đói nghèo, vẫn phải làm thuê trên ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước. Đấy là cuộc sống cơ cực của gần 60 triệu

nông dân VN suốt trên 7 năm thời NTD, do ông đã bỏ rơi nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Thế nhưng trong TĐNM ông Dũng đã vẽ ra một bức tranh tương lai rất thanh bình, cực lạc cho nông dân VN: “Phải đặt người nông dân vào vị trí trung tâm và vai trò chủ thể để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Nhà nước có cơ chế chính sách thúc đẩy ứng dụng sâu rộng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp và đẩy nhanh công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn. Khuyến khích phát triển các hình thức hợp tác, liên kết đa dạng, nhất là giữa người nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, dịch vụ với quy mô phù hợp. Hình thành chuỗi giá trị, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ.”

Khi đọc đoạn văn trên đây của ông Dũng, người ta liên tưởng tới Cương lĩnh Chính trị 2011 mà tác giả chính là Nguyễn Phú Trọng đã được ban bố trong Đại hội 11 cũng vẽ ra một thiên đường quá độ lên CNXH. Nhưng mới đây chính ông Trọng cũng than thở là không biết liệu hết Thế kỉ 21 VN có hoàn thành được giai đoạn quá độ lên CNXH hay không! Không ai biết được thiên đường CNXH của Nguyễn Phú Trọng ra sao, nhưng xã hội hiện thực hiện nay dưới XHCN thì rõ ràng là một trại giam khổng lồ cho 90 triệu người VN. Người ta cũng không biết cực lạc của chính sách nông nghiệp tương lai của NTD như thế nào, nhưng hiện tại thì mấy chục triệu nông dân VN đang phải sống trong địa ngục trần gian!

Tóm lại, trong TĐNM rất dài, NTD cố vẽ ra một bức tranh tuyệt đẹp cho năm 2014 và tương lai, với những biện pháp hết sức dân chủ cho mọi công dân, một đời sống ấm no cho nông dân và phát triển kinh tế hài hòa giữa tư nhân và doanh nghiệp nhà nước. Xã hội mà NTD vẽ ra đẹp như một thiên đường. Nhưng thiên đường đó có tên là gì? Trong câu cuối của TĐNM, NTD đã cho mọi người biết cái tên của nó: “Nhất định bản lĩnh đó [Đảng CS vượt qua những thử thách trong quá khứ, ghi chú của người viết] sẽ lại tỏa sáng để đẩy mạnh toàn diện công cuộc Đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, đưa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lên tầm cao mới vì một nước VN xã hội chủ nghĩa – dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công

Số 187* Trang

20

Page 21: tdngonluan.com€¦  · Web viewTHÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VIỆC GỬI THƯ CHO LIÊN HỢP QUỐC NHÂN 40 NĂM TRUNG QUốC XÂM CHIẾM HOÀNG SA. Ngày 19-01-2014 đánh dấu

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

bằng, văn minh.”Nghĩa là NTD khuyên mọi người

cứ ngoan ngoãn làm theo các Nghị quyết của Đại hội 11, cứ cúi đầu nghe theo nhóm cầm đầu toàn trị dẫn dắt theo con đường quá độ lên CNXH theo như Cương lĩnh chính trị 2011; ngoan ngoãn tuân theo Hiến pháp mới ban hành, hoan hỉ theo kinh tế thị trường định hướng XHCN với kinh tế nhà nước làm chủ đạo và tuân theo pháp chế XHCN co dãn tùy kẻ cầm đầu thì sẽ có dân chủ, phú cường, văn minh! Chỉ có điều là những gì NTD, Nguyễn Phú Trọng coi là thiên đường hay cực lạc thì 90 triệu nhân dân VN đã cảm nhận từ chính bản thân và rất bất bình, cay đắng biết rõ đây chính là địa ngục trần gian mà chế độ toàn trị đã gieo rắc gần 60 năm!

NTD đã trổ tài hùng biện về nghệ thuật nói láo, dối trá của mình trong TĐNM 2014! Cho nên người ta cũng không thể quên câu nói dưới đây của NTD trong cuộc đối thoại điện tử lần đầu tiên trong tư cách Thủ tướng vào đầu năm 2007: “Tôi yêu nhất, quý nhất là sự trung thực và tôi cũng ghét nhất, giận nhất là sự giả dối.” !?! [14]

***Để nhận xét khách quan và trung

thực về 1 chính trị gia thì không được phép chỉ căn cứ vào một vài câu nói hay một vài danh từ đao to búa lớn nẩy lửa của họ, trái lại phải đối chiếu so sánh nghiêm túc giữa những lời nói và các hành động của người này trong quá trình lâu dài nắm giữ quyền lực. Chỉ khi đó mới hiểu được động cơ, ý đồ thầm kín của chính trị gia này. Phải giữ tinh thần làm việc trách nhiệm nghiêm túc như vậy mới tránh không vô tình làm cái loa cho kẻ độc tài và làm giảm nhuệ khí đấu tranh của phong trào dân chủ đang lên cao trong các tầng lớp nhân dân!

Nếu chỉ tính từ thời NTD xoay xở nhẩy được vào Trung ương đảng (1986, dự khuyết) rồi leo lên Bộ chính trị (1996) và nắm ghế Thủ tướng (từ 7-2006), cho thấy có những giai đoạn ông Dũng đã biết nín thở qua sông bằng cách dựa vào một vài nhân vật có quyền thế nhất khi ấy để cuối cùng vượt tới đỉnh cao danh vọng là cầm đầu chính phủ. Để duy trì và củng cố cái ghế Thủ tướng, ông Dũng đã dùng quyền–tiền để tạo vây cánh và gây thanh thế ngay trong Trung ương đảng. Chính vì thế nên cho đến nay ông đã bẻ gẫy được nhiều chông gai do chính các đối thủ trong Bộ chính trị, đặc biệt từ khi Nguyễn Phú Trọng nắm chức Tổng bí thư (từ tháng 1-

2011), rõ ràng nhất là trong các Hội nghị Trung ương 4-8.

Không những thế, tùy theo tình hình trong đảng lẫn ngoài xã hội trong hơn 7 năm qua, NTD còn sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau để mua chuộc và xoa dịu dư luận hòng vượt qua những khó khăn, hoặc để tạo ấn tượng tốt nhằm dựng lên một kì vọng mới ở ông. Nhiều dẫn chứng rất rõ về những thủ đoạn này đã được NTD sử dụng bài bản, như năm 2009 khi tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều chuyên viên và trí thức phản đối việc để Bắc Kinh khai thác Bauxite ở Tây Nguyên. Nhân dịp kỉ niệm 55 năm Điện Biên Phủ, ngày 7-5-2009 tại nhà riêng của tướng Giáp NTD đã công khai ủng hộ thư của tướng Giáp về việc này và nói “Chính phủ xin tiếp thu ý kiến của Đại tướng” [15], nhưng liền sau đó đã bỏ rơi lời hứa này!

Khi vụ thua lỗ khủng lên tới trên 86.000 tỉ đồng (4,5 tỉ USD) của tập đoàn Vinashin bùng nổ vào 2010 không lâu trước Đại hội 11, NTD đã làm như thành khẩn ra trước Quốc hội xin lỗi và nhận trách nhiệm, nhưng sau đó không lâu chính NTD đã phủi trách nhiệm cá nhân, bảo đó là trách nhiệm tập thể: “Xảy ra chuyện như Vinashin, cuối cùng Thủ tướng đứng ra nhận trách nhiệm. Tôi nhận trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu Chính phủ, chứ tôi cũng không ra quyết định nào sai” [16]

Khi phong trào biểu tình của thanh niên và trí thức lên tới cao độ vào các năm 2011-12 phản đối Bắc Kinh công khai lấn chiếm biển đảo và tài nguyên của VN, NTD cũng đã từng tuyên bố ủng hộ cần ra sớm luật biểu tình, nhưng sau đó ông không còn nhắc tới lời hứa này nữa. Đầu năm 2012 khi xẩy ra vụ Thành ủy Hải Phòng cho hàng trăm công an tấn công và đàn áp gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng đã gây xúc động và bất mãn rất lớn trong nhiều tầng lớp, cả trong nhiều cán bộ cao cấp đã về hưu, NTD cũng ra tuyên bố rất nẩy lửa đứng về phía những người phản đối. Nhưng sau khi dư luận chìm xuống thì NTD vẫn để tòa án xử bất công gia đình ông Vươn, trong khi ấy những người lãnh đạo thành ủy Hải Phòng không hề sơ sấn gì, riêng Đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Công an Hải Phòng và chỉ huy đàn áp gia đình ông Vươn còn được NTD phong hàm cấp tướng. [17]

Nếu đọc lại những tuyên bố của NTD trong các vụ nói trên cũng hùng dũng khẳng khái không kém những

ngôn từ trong TĐNM 2014! Vậy thì động cơ nào đã khiến NTD lại tái diễn giở trò “ăn năn”, “tự chuyển biến” giả vờ vào thời điểm này?

Năm nay (2014) sẽ diễn ra một loạt công tác chuẩn bị Đại hội 12, dự tính sẽ diễn ra vào 2015-16. Đứng hàng đầu các công tác này phải kể tới việc xếp đặt nhân sự ở các lãnh vực then chốt từ trung ương tới các tỉnh và thành phố. Vì vậy năm nay là thời điểm cực kì quan trọng cho các phe phái ráo riết chuẩn bị giành giật các chức vị quan trọng để có thể nắm chủ động trong Trung ương đảng và Bộ chính trị trong nhiệm kì tới.

Tuy thắng một số keo trong các Hội nghị Trung ương gần đây, nhưng NTD và phe cánh cũng bị đánh xất mình xất mẩy đến “trọng thương”. NTD mất chức Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, trong vụ xét xử rất đình đám vụ án Dương Chí Dũng Vinalines vào cuối năm 2013, NTD đã phải tránh mình với chuyến thăm Nhật Bản. Năm nay phe Nguyễn Phú Trọng sẽ lôi ra xét xử thêm một số vụ “đại án tham nhũng” nữa, trong đó liên quan tới nhiều nhân vật thân tín của NTD. [18] Giữa khi ấy lãnh vực kinh tế-tài chánh là trách nhiệm và hoạt động chính của ông Dũng lại liên tục nhiều năm rơi vào khủng hoảng trầm trọng. NTD hiểu rõ những nguy cơ này có thể làm cháy sự nghiệp chính trị của ông.

Ngay cả một số lãnh vực từng được coi là thuộc vùng ảnh hưởng của NTD, như ngành ngoại giao và công an, cũng đang bị tuột tay. Ngày 18-12 vừa qua, Nguyễn Phú Trọng giành chỉ đạo Hội nghị Công an toàn quốc lần 69. Cũng vào ngày này, Nguyễn Phú Trọng cũng đã độc quyền chỉ đạo Hội nghị Ngoại giao lần thứ 28 và khẳng định rõ, các đường lối và hoạt động ngoại giao là thẩm quyền tuyệt đối của Bộ chính trị và Ban bí thư: “Kiên định nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối và thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại. Thống nhất quản lý đối ngoại cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh… là một yêu cầu vừa lâu dài, cơ bản, vừa có tính thời sự cấp bách. Theo tinh thần đó, mọi quyết định và hoạt động đối ngoại, nhất là những vấn đề liên quan đến sự ổn định và phát triển của đất nước, đến độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và danh dự quốc gia, đều phải tập trung vào một đầu mối dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị và Ban Bí thư” [19]

Số 187* Trang

21

Page 22: tdngonluan.com€¦  · Web viewTHÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VIỆC GỬI THƯ CHO LIÊN HỢP QUỐC NHÂN 40 NĂM TRUNG QUốC XÂM CHIẾM HOÀNG SA. Ngày 19-01-2014 đánh dấu

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Có hiểu như vậy mới biết, tại sao tuyên bố của NTD tại Hội Khoa học Lịch sử VN ngày 30-12 về việc lễ kỉ niệm 40 năm Bắc Kinh chiếm Hoàng Sa và 35 năm Chiến tranh biên giới phía Bắc đã bị kiểm duyệt ngay và cấm đăng tải.

Trước sự kiện phe bảo thủ giáo điều do Nguyễn Phú Trọng cầm đầu đang lấn chiếm địa bàn chính trị trở lại đã làm NTD rất lo ngại, cho nên ông ta đang tìm cách giả vờ ngả đứng về phía nhân dân, đặc biệt là các giới chuyên viên, trí thức, thanh niên và các đảng viên tiến bộ. Đây là những thành phần dân chủ đã cương quyết bền bỉ đấu tranh bằng phương pháp phi bạo lực và hiện nay đang giành được uy tín, sự tin tưởng trong nhân dân VN cũng như quốc tế, nhất là ở các nước dân chủ phương Tây. Sự thành hình và hoạt động rất tích cực gần đây của một số tổ chức như Diễn đàn Xã hội Dân sự, Tập hợp các Mạng lưới Blogger VN, Hội Bảo vệ những người dân oan và việc công khai ra khỏi ĐCS của một số nhân sĩ tên tuổi đang gây những chấn động chính trị lớn đội lên cả vào nội bộ của ĐCS.

Một cáo già chính trị như NTD không thể không thấy những nguy cơ và cơ hội trên. Chính vì thế NTD đã chọn thời điểm đầu năm 2014 để công bố TĐNM với ngôn ngữ hồ hởi ca tụng dân chủ, đứng về phía nhân dân đòi thực hiện cải cách từ trong đảng, chính phủ, quốc hội tới các tổ chức quần chúng. Qua đó NTD muốn dùng sức mạnh của quần chúng phá vỡ vòng vây của phe bảo thủ giáo điều Nguyễn Phú Trọng.

Nhưng các sự kiện đàn áp nhân dân, coi thường trí thức và thanh niên trong quá khứ suốt hơn 7 năm làm Thủ tướng như đã nói trên đã chứng minh, lần này NTD cũng lại tính giở trò “tự chuyển biến”, “tự diễn tiến” chỉ nhằm phá vòng vây của phe Nguyễn Phú Trọng, chứ tuyệt nhiên không phải là đứng về phía nhân dân bị đàn áp. NTD giả vờ đứng về phía dân chủ đang vươn lên là thủ đoạn mượn gió bẻ măng, chỉ cốt nắm lại cái ghế cho mình và cho phe cánh lợi ích nhóm trong Đại hội 12 sắp tới! Một khi thành công thì NTD và phe cánh sẽ tiếp tục chế độ toàn trị, quay trở lại đàn áp nhân dân và tham nhũng cho gia đình và vây cánh như ông ta đang làm từ hơn 7 năm trong cương vị Thủ tướng ! Đây chính là động cơ khiến NTD công bố TĐNM 2014.

Nhưng vải the không thể che được mắt thánh, qua TĐNM mọi

người càng thấy rõ bản chất thực của NTD: Treo đầu dê bán thịt chó! Tệ hơn nữa là loại thịt mà ông Dũng đang rát cổ rao bán đã quá ôi, nhiều nước Âu châu và nhiều nơi trên thế giới đã vất nó vào thùng rác từ lâu!

Ghi chú:Lưu ý: Các đoạn trích trong bài

này không có ghi chú đều trích từ Thông điệp Năm mới của Nguyễn Tấn Dũng. [1]- Tuổi tre (TT) 30-12-13. [2]- FB Nguyễn Hồng Kiên 1-1-14, Diễn đàn Xã hội Dân sự (DĐXHDC) 1-1-14. [3]- DĐXHDS 1-1-14. [4]- Nguyên văn Thông điệp năm mới, xem: http://bao dientu.chinhphu.vn/ Cac-bai-phat-bieu-cua-Thu-tuong/ Thong-diep-nam-moi-cua-Thu-tuong-Nguyen-Tan-Dung/189949.vgp. [5]- http:// www.dcvapt.net/thoisu/bai thoisu2009/15909.htm. [6]- Vietnam net (VNN) 24-12-13. [7]- DĐXHDS 20-12-13. [8]- Người Lao Động 31-12-13. [9]- RFI và BBC 19-12-13. [10]- VN Economic 29-11-13 [11]- VNN 24-9-13. [12]- TT 24-12. [13]- Như trên. [14]- Chính phủ 9-2-07. [15]- VNN 7-5-09. [16]- VNN 8-12-11. Xem thêm về việc Nguyễn Tấn Dũng hai lần xin lỗi và nhận trách nhiệm về vụ Vinashin như thế nào: http://www. dcpt.org/ thoisu/baithoisu2011/vina shin.htm;http://www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2012/hntu6.htm#_ednref15; http://media.vtv.vn/Media/Get/Thu-tuong-Nguyen-Tan-Dung-tra-loi-chat-van-a91b0b583a.html. [17]- Pháp luật VN 13-7-13; nguyên văn “Kết luận của Thủ tướng” về vụ Đoàn Văn Vươn. Xem: http://www.dcvapt.net/ thoisu/baithoisu2013/motquyendinhphandong.htm. [18]-Ngày 7-1-14 Dương Chí Dũng trước tòa án đã khai là, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương và Thứ trưởng Công an đã cho Dương Chí Dũng biết: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý bắt tạm giam Dương Chí Dũng và ông Ngọ khuyên Dương Chí Dũng tạm trốn. Dương Chí Dũng đã biếu tướng Ngọ 500.000 USD. Tuổi tre, Thanh niên, BBC 7-1-14. [19]- Cộng sản 18-12-13.Mục Thời sự Tạp chí Dân chủ & Phát triển điện tử: www.dcpt.org hay www.dcvapt.net

Như thường lệ, cuộc phỏng vấn đầu năm 2014 của Thông tấn xã Ý Dân, giữa phóng viên Ngọc Hà (NH) và blogger Đinh Tấn Lực (ĐTL) vẫn diễn ra tại một quán càphê vườn nhà thân quen. Càphê đặc cắm thìa không nghiêng ngã, mà nhạc thì nhẹ tênh, bềnh bồng như sợi khói trôi lướt trên sông…

NH: Ngay hôm đầu năm, vừa mới nghe Thông điệp 2014 của Thủ tướng (TTg) xong, chưa kịp gọi lấy hẹn thăm hỏi ý kiến ông, thì đã thấy ông xả băng quán triệt tại quán nhậu tận đẩu đâu ngoài Chương Dương, Thường Tín. Đó là chuyện của xã. Nay xin được lắng nghe ở ông một vài ý kiến chính quy, được chứ ạ?

ĐTL: Vâng, Nhưng xin bà thư thư cho được nghe hết bài nhạc này đã nhé… Trong bài này tôi thích nhất 4 câu: “Nói với ai, làm viên đá cuội, lăn xuống đời nằm im nhớ ai… Nói với chân, đường xa đã đi,không lối về… biển mù sương che…” (Hoàng Quốc Bảo–Thanh Xuân, Đánh Giấc Ngậm Ngùi)

Trong 4 câu đó lại thích nhất câu đầu: Nói với ai, làm viên đá cuội… Đấy, bà có nghe gì không? Cái thông điệp mà bà đang dọ ý tôi đó, e rằng khó biết là nó Nói với ai…

NH: Thiên hạ bảo khó tính như bác Đinh, thật chẳng sai! Ông ấy là TTg, thông điệp của Thủ tướng thì thường là gửi cho dân chứ ai nữa…

ĐTL: Thế thì phải xin phép nhắc lại chuyện cũ một tị: TTg VN phát biểu dẫn đề tại diễn đàn Sangri-La vừa qua, nội dung nhằm PR cho đức hoàng đế họ Tập, sau đó, dàn báo cúc cung ở đây thổi lên thành một thứ thông điệp “lòng tin chiến lược” nhằm gửi toàn thế giới,

Số 187* Trang

22

Page 23: tdngonluan.com€¦  · Web viewTHÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VIỆC GỬI THƯ CHO LIÊN HỢP QUỐC NHÂN 40 NĂM TRUNG QUốC XÂM CHIẾM HOÀNG SA. Ngày 19-01-2014 đánh dấu

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

đặc biệt là nhắn riêng ngài ObamaLần này cũng vậy. Có ai đó công

tác giúp cho TTg một bài viết nhắc khéo rằng “ghế ta vẫn còn đây”, xong rồi Cổng thông tin điện tử Chính phủ long trọng giới thiệu như sau: “Nhân dịp năm mới 2014, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng có bài viết: “Hoàn thiện thể chế, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2014, tạo nền tảng phát triển nhanh và bền vững”. Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng”.

Thế là, dưới cái tựa đề mới toanh của Cổng, nó bỗng dưng biến thành “Thông điệp năm mới của Thủ   tướng Nguyễn Tấn Dũng ”…

NH: Hãy thử dễ tính một chút xem sao, bác Đinh…

ĐTL: Vâng, đó chỉ mới là nhận xét về mặt hình thức “úm ba la – hô biến” thưa bà. Chứ khi đọc vào bài viết, tôi đoan rằng mọi độc giả đều trở thành những nhà thông thái tất, nhờ “đọc một biết mười”, tức chỉ cần đọc dòng đầu là có thể đoán đúng được ít ra là 10 dòng kế đấy.

Bởi, đã nghe cả rồi bà ạ! Từ nhiều thập kỷ trước cơ. Nếu không có tư liệu xa xưa thì cứ Gúc đôi ba từ khóa, là nó hiện ra đầy. Gần như hiếm một từ nào là chưa được nói tới trong những hội nghị hoành tráng các thứ và các cấp trước đây.

Càng đọc thêm lại càng thấy rõ đó là một chuỗi khẩu hiệu lắp ghép thành nghị quyết, quả đúng là giọng văn nghị quyết của những tay thợ viết rất quen, quen cả từ cái tít dài hơn cầu Long Biên nữa cơ, và ngay sau đó được một loại thợ chuyên phùng mang chu mỏ thổi vào cho thành… thứ khác. Mà, đã là nghị quyết thì người nhận và thi hành đâu cứ phải là… dân? Tôi ngắt lời nhạc bài này để bảo “Nói với ai”, là ở chỗ đó, thưa bà.

NH: Vế đầu ông bảo không rõ là nó nói với ai. Còn vế sau, có cả đá cuội trong đó, thì có vẻ như ông không mấy tin lời TTg?

ĐTL: Cùng những ngày đầu năm này thì Tổng thống Thein Sein

của Miến Điện cũng có một số tuyên bố ủng hộ tiến trình sửa đổi hiến pháp bên đó để mọi công dân, trong đó có bà Aung San Suu Kyi, được coi là đối thủ chính của ông, có thể hội đủ điều kiện ra tranh cử. Điều đó thưa bà đáng tin hơn nhiều.

NH: Ông cứ xa xa gần gần mãi… Hãy nói rõ hơn chút coi nào!

ĐTL: Vâng, thì nói rõ nhá:Một là lời thệ ước quyết tâm diệt

trừ tham nhũng lúc TTg nhậm chức (rằng hễ không diệt được thì từ chức), đã tới đâu rồi bà nhỉ? Hay chỉ mới tới chỗ xác nhận tham nhũng dày đặc hơn, rồi cười trừ?

Hai là tuyên bố phải có luật biểu tình, rồi ngay sau đó là phóng tay đàn áp, cả nóng lẫn nguội, cả hù dọa lẫn mạnh tay và nặng án… đối với những người yêu nước làm các việc mà luật không cấm hoặc chưa có luật cấm, thì làm sao tin được những lời tiếp nối, cho dù là dưới dạng nghị quyết thành thông điệp?

Ba là, khuyến khích chính phủ Miến Điện đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa đất nước. Họ đã làm, đang được cả thế giới ủng hộ, và đang trên đường Thoát Hán… Trong khi kẻ khuyến khích thì vẫn cố thủ trong lô-cốt giáo điều Mác-Lê-Mao và vẫn cúi đầu thần phục Hán triều.

Bốn là vỗ ngực “nhận trách nhiệm chính trị” về các thua lỗ kinh hoàng của toàn bộ hệ thống tổng công ty và tập đoàn kinh tế, rồi cũng nhất định “không thối thác” ghế thủ tướng thêm một nhiệm kỳ nữa, và nhanh chóng ra tay trừng phạt không thương tiếc một đám đàn em/đệ tử như những con vật tế thần, để chạy tội của chính mình. Khẩu hổ tâm xà như thế, hỏi làm sao tin được?…

Bà có đủ thì giờ ngồi đây gọi thêm trà đá để tôi liệt kê tới cái “Ngàn lẻ một là” không? Hay thôi, chỉ đôi điều tiêu biểu thế, nhé!

NH: Nhưng mà, dẫu sao trong cái gọi là “thông điệp đầu năm” này cũng có vài ba điểm mới, ông đừng phủ nhận sạch trơn thế chứ! 

ĐTL: Cố Tổng thống Mỹ Ro-nald Reagan từng phân hạng 3 loại lừa dối, bao gồm: láo khoét, thậm

láo khoét, và thống kê (lies, damn lies & statistics). Nếu ông ấy ở một xứ XHCN, thế nào cũng phải thêm loại thứ tư là “thông điệp”.

Không ai nghe TTg nhắc tới những điểm rất cũ nhưng nổi cộm suốt nhiều năm dài, đặc biệt là năm qua, và luôn mang tính sinh tử đối với nhân dân xứ này, như tham nhũng, giáo dục, y tế… và cả chủ quyền biển đảo. Còn, những từ rất cũ, đã được lặp lại đến vài chục lần trong bài là “dân chủ”, thì nghị quyết nào chẳng có hàng tá? Ngay cả cái điểm mới mà bà nhắc đến đó cũng có một cụm từ thuộc diện “cà lăm” trong những hội nghị xưa giờ:

“Chúng ta cần có thêm động lực để lấy lại đà tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững. Nguồn động lực đó phải đến từ Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân”.

Bà có nghe quen quen, hoặc là quá quen với cụm từ “quyền làm chủ của Nhân dân” đó không? Hay, nó chỉ mới ở chỗ hiếm hoi là từ Nhân dân được viết hoa?

Như vậy, cụm từ có dáng vẻ mới nhất, và có thể làm ngạc nhiên một số độc giả, chỉ là “Đổi mới thể chế”. Nhưng mà, ngay ở từ “Đổi mới” cũng đã nhắc nhớ cho hàng triệu người về một quá khứ thê thảm (1975-1986) của một VN khánh tận.

Số 187* Trang

23

Page 24: tdngonluan.com€¦  · Web viewTHÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VIỆC GỬI THƯ CHO LIÊN HỢP QUỐC NHÂN 40 NĂM TRUNG QUốC XÂM CHIẾM HOÀNG SA. Ngày 19-01-2014 đánh dấu

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Lần này không khác. Hãy đọc kỹ mệnh đề ngay trước đó: “Chúng ta cần có thêm động lực để lấy lại đà tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững”! Nó mô tả trọn vẹn tình trạng bất lực của nhà nước, mà đứng đầu guồng máy là TTg chính phủ, cũng chính là kẻ tung ra một cụm từ lạ tai đối với quần chúng bị trị trong một thể chế độc tài độc đảng 83 năm rồi không hề đổi, và cầm chắc là dăm ba cái nghị quyết đại hội tới đây, nếu còn đại hội được, là vẫn quyết tâm …gia tăng sự lãnh đạo của đảng và nhà nước (ghi cả trên dự thảo sửa đổi Hiến pháp kia!).

Quần chúng có thể gật gù chốc lát, xong rồi vỗ trán, bật ngửa, khi chợt tỉnh trí mà nhớ lại và tự hỏi rằng: Cái thể chế đó có phải là hoàn toàn thuộc về chính phủ, và kẻ đứng đầu CP có toàn quyền thay đổi?

Như thế thì có quá đáng lắm không để nhận xét rằng TTg quyết tâm trị bệnh bất lực (của bản thân và của toàn bộ chính phủ) bằng những từ ngữ đa nghĩa, không cần hiểu mà chỉ cần …mong đợi?

Cái ý niệm gốc nó là thế, thì sá gì những cái ngọn như “hoàn thiện cơ chế phản biện xã hội” (một khi đã khăng khăng không thể có báo chí tư nhân); “trăm điều phải có thần linh pháp quyền” (một khi côn đồ an ninh sánh vai cùng xã hội đen điều hành xã hội); hay “thực thi các quyền dân chủ trực tiếp để đảm bảo hiệu quả của dân chủ đại diện” (một khi QH chỉ là cơ quan đóng dấu hợp thức hóa mọi nghị quyết của đảng để biến thành chính sách của nhà nước) ?…

NH: Ông vẫn nhất quyết không tin vào tài năng của một thủ tướng từng được báo mạng của các Cty rác nước ngoài ca tụng là xuất sắc nhất vùng Đông Nam Á?

ĐTL: Mấy người bạn tên Tâm vẫn bảo chẳng đời nào tôi theo (kịp) họ. Lực bất tòng Tâm, bà ạ. Tôi muốn tin lắm chứ, nhưng thực tế cứ đẩy ngược tôi ra khỏi những cánh cửa hy vọng (cho dù chí ít đã hai lần Lực tôi công khai thách thức TTg tranh luận về 32 điều “phải làm” mà tự thân TTg liệt kê ra).

Tuy nhiên, lần này, qua cái gọi là thông điệp đầu năm 2014 này, tôi đã có thể xác định được với chính mình, là TTg đương nhiệm có rất nhiều Cá tính nổi trội.

Thứ nhất là …Cá Đối: Một khi muốn vượt trội một bọn sàng sàng một lứa bằng đầu, TTg đã xài tới chiêu tranh chữ cùng bác Tổng, vốn là một cây đa (có bằng) trong làng lý luận và sản suất khẩu hiệu.

Thứ nhì là Cá Vồ: Ngài TTg nổi tiếng ăn tạp và ăn chia, tuyền những thứ chủ trương lớn như Bôxít Tây Nguyên, Vinashin, Vinalines,… mà

dám rộng họng đòi đổi mới cái thể chế ăn tạp và ăn chia đó.

Thứ ba là Cá Cọp: Ngày đầu năm dương lịch mà TTg vẫn quen với Tết truyền thống, vội mở sòng bầu cua, định gom bạc cắc của những ai có thừa hy vọng đặt cược vận mệnh của mình và con cháu mình vào ô cá cọp…

NH: Thôi, thôi! Ông vui lòng dừng lại ở đây trước khi làm nhục cả cá heo, cá voi, cá nục…

ĐTL: Vâng, thế thì dừng thôi. Cảm ơn bà đã mời cà phê sáng nay. Nhưng cho phép tôi nói thật: Kẻ cần phải dừng lại nhất chính là TTg. Dường như ở hắn (và bộ hạ của hắn), mọi thứ đều xơi, trừ cái phanh không xơi… Hắn đã diễn hài tại nước Pháp (“ở châu Âu và trên thế giới”), mới đây, với TTg Pháp (“Giăng Mắc Ê-Rô”), và kéo dài vở diễn về tới đây, trong ngày đầu

năm, bằng cách tương lên mạng một “Thông điệp Quá chén ngày Xuân”.

Có người nuôi hy vọng vào những lời có cánh (vút cao và sắp hạ) này. Có người muốn khích cho mọi thứ lộng giả thành chân. Riêng Lực tôi chân thực nghĩ rằng: Có lẽ TTg không nên tranh đua hơn thiệt chi nữa với bác Tổng về thứ Trò Đùa Cao Cấp bằng loại ngôn ngữ từng giết dân mình suốt tám thập kỷ qua, thế này. Nhé!

05-01-2014 – Kỷ niệm tròn 46 năm ngày nhậm chức của Alexan-der Dubček, mở đầu cho Mùa Xuân

Praha và một biển máu dưới tay hồng quân Liên Xô và khối Warsaw sau đó.

http://dinhtanluc.wordpress.com

Việt Nam rồi tự đắc xây dựng nên một Tp. Tam Sa trương cờ đại Hán tung bay lồng lộng.

Vậy mà quan niệm “văn hoá đảng” của các chóp bu CSVN gửi đến toàn đảng toàn dân biện minh cho rằng để giữ tình “hoà khí” không nên vinh danh hay lập đài tưởng niệm những “chiến sĩ trận vong” đã kiên cường anh dũng hy sinh trên biển để chống lại quân thù xâm lược trong trận chiến ấy. Hoà khí ngoại giao phải song phương và dù có bình đẳng cũng chỉ là hàng thứ yếu, danh dự quyền lợi tổ quốc mới là tầm cao tối thượng, hoà khí trong thân phận tôi tớ lệ thuộc là ngụy biện nhược tiểu, đớn hèn.

Số 187* Trang

Nếu nói vong bản là mất gốc thì nó hoàn toàn đúng với các “chóp bu” CSVN, chứng minh sau trận hải chiến Hoàng Sa và suốt 40 năm qua cho đến tận ngày nay.

Sự im lặng như đồng loã từ chối vinh danh tưởng niệm 74 chiến sĩ QL/VNCH đã hoà máu xương vào lòng biển mẹ trong một cuộc đối đầu không cân sức với bọn xâm lược TQ để bảo vệ Hoàng Sa, đích thị không thể nào nói khác hơn đó là hành vi hèn mạt “vong bản” của nhà nước, đảng CS VN này.Với bọn bành trướng xâm lược, không đoái hoài đến công pháp quốc tế, ngang nhiên mang quân đội xâm nhập lãnh hải bắn giết hàng trăm chiến sĩ đồng bào, chiếm đóng bất hợp pháp biển đảo Hoàng Sa có chủ quyền của Việt Nam rồi tự đắc xây dựng nên một Tp. Tam Sa trương cờ đại Hán tung

24

Page 25: tdngonluan.com€¦  · Web viewTHÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VIỆC GỬI THƯ CHO LIÊN HỢP QUỐC NHÂN 40 NĂM TRUNG QUốC XÂM CHIẾM HOÀNG SA. Ngày 19-01-2014 đánh dấu

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Đúng chưa? một thứ “văn hoá đảng” vong bản hèn mạt, vô trách nhiệm khi lạnh lùng chà đạp máu xương chiến sĩ đồng bào để như cổ vũ cho “đồng chí” quân thù, hầu trong mong cho sự sống còn của bầy đàn đảng CS chứ không vì danh dự của tổ quốc nhân dân.

Sao không nhìn sang quốc gia Nhật Bản, cùng sắc dân châu Á, thuần văn hoá Đông phương như Việt Nam?

Không cần quan tâm, gạt qua một bên những phản đối và đe doạ hậu quả chính trị kinh tế có thể có của Bắc Kinh, ngày 26-12 Thủ tướng Nhật Bản ông Shinzo Abe điềm nhiên đến thăm ngôi đền Yasukuni nơi thờ tự hàng triệu linh vị chiến sĩ, tướng lãnh quân đội trận vong của nước Nhật.

Không chỉ riêng vị thủ tướng này mà trước đó hàng loạt các thủ tướng Nhật Bản tiền nhiệm khác cũng đã đến viếng thăm, bỏ ngoài tai các “răn đe” của Trung Quốc. Tiêu biểu bất khuất nhất là cựu thủ tướng Junichiro Koizumi, người đã viếng ngôi đền tổng cộng sáu lần liên tục trong nhiệm kỳ (2001-2006) mà không đoái hoài đến sự đe doạ chính trị của CSTQ.

Nhìn dáng đi cương quyết của cựu thủ tướng Koizumi và nhất là thủ tướng Shinzo Abe cúi thấp đầu cung kính trước linh vị hàng triệu liệt sĩ trận vong Nhật Bản ở đền Yasukuni mới thấy cực kỳ là xấu hổ, nhục nhã thay cho các “chóp bu” CSVN, một cái đền thờ cho 74 chiến sĩ QL/VNCH (trận Hoàng Sa) và 64 chiến sĩ QĐND (trận đảo Gạc Ma), anh dũng hy sinh đền nợ nước mà 40 năm qua cũng “không dám” làm để tôn vinh. Dù đó là đạo lý, là nhân bản, là nguyên tắc bất khả từ của mọi nhà nước, quốc gia, thể hiện lòng tri ân với anh hùng liệt sĩ! Toàn dân chua chát xấu hổ phải bật cười: Họ –các chóp bu CSVN– sợ cái gì vậy?.

Cùng một bản chất của sự việc nhưng khác biệt về nhân cách phẩm giá là quá lớn, như hai phạm trù: “anh hùng quân tử” và “phường mạt

hạng tiểu nhân”.Trong khi khá đông linh vị tử sĩ

Nhật Bản trong đền Yasukuni đúng hay sai đều có lỗi “xâm lược” với các quốc gia Đông Nam Á trong Đệ II Thế chiến, tuy nhiên họ như tiền nhân hy sinh vì tổ quốc trong trái tim nhân dân Nhật nên người dân vẫn kính trọng tôn thờ, mà ngay cả thủ tướng cũng không cần một nguyên thủ khác, nước lớn hơn, phải “dạy bảo” khôn dại về điều này.

Ngược lại 138 chiến sĩ hai miền Nam Bắc Việt Nam từng đương đầu trực diện chống lại kẻ thù xâm lược vị quốc vong thân một cách oanh liệt, bất khuất, là những tấm gương sáng chói cho cả dân tộc tự hào soi theo thì bị chế độ CSVN hắt hủi, hương khói lạnh lùng. Thật là hèn mạt, họ sợ tôn vinh những chiến sĩ quả cảm của Việt Nam ấy sẽ làm buồn lòng, phật ý kẻ xâm lược, quan thầy “đồng chí” của họ, sẵn sàng vứt bỏ liêm sỉ, hy sinh danh dự máu xương của dân tộc, đồng chí, đồng bào mình vì vinh hoa, vì lợi ích sống còn của một nhóm người, một đảng phái.

Toàn dân chúng ta phải liệt họ –các chóp bu CSVN này– là loại người gì trong cộng đồng dân tộc Việt Nam chung bọc trứng Âu Cơ?

Càng buồn cười hơn trong “tinh thần vong bản” ấy của họ khi trước đó, ngày 05-11-2013 báo Đất Việt của CSVN đưa tin Trưởng ban Tổ chức Thành uỷ, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng, ông Bùi Văn Tiếng tuyên bố: “Sang năm, đúng vào ngày 19-1-2014, chúng tôi sẽ tổ chức ngày nhắc nhở 40 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép và sẽ có một số hoạt động quan trọng!” (1)

Và mới đây, tại cuộc gặp mặt giữa Thủ tướng Chính phủ và Hội Khoa học Lịch sử ngày 30-12, ông Thủ tướng “X” cho biết: “Chính phủ lên kế hoạch kỷ niệm 40 năm sự kiện Trung Quốc đánh chiếm quần

đảo Hoàng Sa của Việt Nam (1974) và 35 năm sự kiện tháng 2 năm 1979, chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc”. Ông Thủ tướng còn chỉ đạo đưa các sự kiện này vào sách giáo khoa”. (2)

Nhưng chiều cùng ngày 30-12-2013 bản tin này trên báo Thanh Niên Online và Việt NamNet có trích lời ông Thủ tướng về vấn đề nói trên đã bị gỡ xuống. (3)

Từ đó cho chúng ta thấy: Hoàng Sa sau 40 năm, cái “tinh thần” vong bản hèn nhát vô đạo từ các “Thái thượng hoàng” CSVN cũng di truyền lại cho các “thế tử” cháu con kế thừa hôm nay để tiếp tục phủ phục trong ô nhục dưới chân đại Hán mong chờ được che chở, hay nương tay, cho lầu son gác tía, cặn bã vinh hoa, được tồn tại với chế độ CS độc tài toàn trị này dù điều đó mang lại những nổi nhục muôn đời khiến nhân cách phẩm giá của quốc gia không thể lớn lên cùng thiên hạ.

danlambaovn.blogspot.com

Vì lý do kỹ thuật, chúng tôi xin phép tạm gác phần 2 bài “Ba vấn đề lớn trong các “đại án kinh tế” qua vụ án Vinalines” của Phan Châu Thành. Kính mong tác giả và độc giả thông cảm. (TDNL)

Năm nay là 40 năm chẵn kỷ niệm trận Hoàng Sa. Tháng 1-1974, một lực lượng của hải quân thuộc

Số 187* Trang

25

Page 26: tdngonluan.com€¦  · Web viewTHÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VIỆC GỬI THƯ CHO LIÊN HỢP QUỐC NHÂN 40 NĂM TRUNG QUốC XÂM CHIẾM HOÀNG SA. Ngày 19-01-2014 đánh dấu

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

quân lực Việt Nam Cộng hòa đã dũng cảm chiến đấu chống lại một lực lượng của hải quân Trung Quốc xâm phạm khu vực Hoàng Sa thuộc vùng biển nước ta, đâm thẳng vào tàu địch, xua đuổi chúng, dù chúng đông, hỏa lực mạnh hơn. Đây là một chiến công oanh liệt mang truyền thống dân tộc.

Năm nay là một thời điểm thuận lợi cho sự nhìn lại lịch sử một cách khách quan, công bằng, minh bạch, trên lập trường dân tộc chống ngoại xâm, đính chính cách nhìn lệch lạc méo mó do lập trường đấu tranh giai cấp của học thuyết Mác xa lạ, còn bị Lênin cực đoan hóa một cách tệ hại. Đây cũng là một dịp hiếm có để trí thức, ngành sử học, ngành giáo dục nước ta nhìn lại một lần cho rốt ráo bản chất một số sự kiện lịch sử, tự mình đính chính những sai lầm, lệch lạc trong nhận thức, để từ bỏ những lập luận, nhận định và ngôn từ sai trái.

Hãy bắt tay vào việc kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa oanh liệt chống quân bành trướng Trung Quốc một cách đàng hoàng sâu sắc, với nhiều hoạt động thiết thực. Như một số blogger đã và đang làm, hãy tường thuật lại trận hải chiến Hoàng Sa này với nhiều hình ảnh lịch sử được lưu trữ, phỏng vấn các nhân vật tham chiến còn sống ở trong nước cũng như ở hải ngoại, thăm hỏi gia đình các liệt sỹ, tổ chức các buổi chiếu phim, nói chuyện rộng khắp.

Tôi cảm thấy xấu hổ khi nhớ lại 40 năm trước tôi từng phụ họa với sự giải thích của ông Lê Đức Thọ và Ban Tuyên giáo trung ương rằng: “Hãy yên tâm, Hoàng Sa trong tay các đồng chí Trung Quốc còn hơn là trong tay ngụy quyền tay sai của đế quốc Mỹ”. Quả là một sự trấn an gượng gạo, theo quan niệm bạn, thù, ta cực kỳ ngu muội, tăm tối, phản dân tộc.

Hiện nay đang có những việc làm đầy ý nghĩa rất đáng được hoan nghênh và hưởng ứng rộng rãi. Như nhà báo Huy Đức đã sưu tầm đầy đủ lai lịch về 74 liệt sỹ hải quân Việt Nam Cộng hòa đã bỏ mình

trong trận đánh oai hùng này. Anh đã tìm đến gặp một số gia đình liệt sỹ, và có sáng kiến cùng một số bạn có tâm huyết dựng lên “Nhịp cầu Hoàng Sa“, nhằm quyên góp để giúp một số gia đình liệt sỹ Hoàng Sa đang lâm vào cảnh túng thiếu, đặc biệt là bà Huỳnh Thị Sinh, vợ trung tá hải quân Ngụy Văn Thà, và bà Ngô Thị Kim Thanh, vợ đại úy hải quân Nguyễn Thành Trí.

Tôi muốn đề xuất với Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục–Đào tạo, Bộ Văn hóa, Hội Lịch Sử VN… nhân dịp này hãy cùng phối hợp tổ chức một số cuộc gặp mặt với những người từng dự trận hải chiến lịch sử đó. Hiện có người đang ở Hoa Kỳ như hạm trưởng Vũ Hữu San, ở Pháp như cựu chiến binh Vương Văn Hà, và ở trong nước còn có gần một chục người, hiện ở Sài Gòn, Huế, Lâm Đồng, Bạc Liêu, Khánh Hòa và Bình Thuận. Nhà báo Huy Đức và ông Lữ Công Bảy, một cựu chiến binh trên Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ4, chắc chắn có đầy đủ các địa chỉ này. Đây chắc chắn sẽ là một cuộc họp rất có ý nghĩa và gây nhiều xúc động.

Trong những cuộc gặp mặt giao lưu như thế, trên tinh thần bình đẳng tôn trọng nhau, anh em ruột thịt, sẽ xóa bỏ triệt để trên thực tế sự đối lập địch ta, mọi người sẽ thấm thía rằng trong 30 năm chiến tranh, người Việt ta bắn giết người Việt ta là nhiều nhất, hăng say nhất. Đã đến lúc phải nhận ra sâu sắc điều đau đớn ấy để cùng nhau thấy rõ sự sai lầm, dại dột của mình, nhằm từ nay thương yêu, cố kết với nhau hơn, chung sức giữ nước, xây đắp tương lai hòa bình, dân chủ, phát triển phồn vinh cho toàn dân.

Đã đến lúc nhà nước nên ban hành những quy định mới, về việc sử dụng khái niệm, ngôn từ trên sách vở báo chí. Như xóa bỏ các từ “ngụy quân ngụy quyền”, “chế độ tay sai Mỹ”, “ngụy quyền bán nước”, cũng như những khái niệm đã đi sâu vào dĩ vãng trong quan hệ quốc tế như “giặc Mỹ xâm lược”, “chống Mỹ cứu nước”, “đánh xong giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười

ngày nay…”Đã đến lúc cần có một sắc lệnh

coi các nghĩa trang là chung cho các tử sỹ của các bên, và một chính sách xã hội chung cho các thương binh các bên không phân biệt, cũng như cho những gia đình quân nhân, cựu binh các bên cần trợ giúp. Đó là tình nghĩa dân tộc được khôi phục và phát huy.

Trong nghĩa trang lớn Arlington giữa thủ đô Washington, các liệt sỹ từng chiến đấu ở hai bên trong cuộc nội chiến Nam/Bắc (1861-1865) được chôn cất bên nhau, xen kẽ nhau, không chút phân biệt. Đây không phải là sự cao thượng khoan dung của kẻ chiến thắng, chỉ là nét ứng xử của một dân tộc văn hiến.

Tấm gương nóng hổi về việc từ bỏ con đường bạo lực, thực hiện trọn vẹn hòa hợp dân tộc bị chia rẽ lâu dài của Nelson Mandela, tấm gương đẹp của Miến Điện hòa giải giữa những thế lực dân tộc từng thù ngịch nhau một thời rất đáng để mọi người Việt Nam ta suy nghĩ nhân kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa oanh liệt.

Dân chủ và Hòa hợp dân tộc sẽ là đôi cánh thần kỳ để dân tộc Việt Nam ta vươn cao bay xa trong bầu trời tự do của thời đại mới.

Từ hơn một tuần nay, một số báo trong nước như các tờ Tuổi Tre, Thanh Niên, Giáo Dục Việt Nam... đã đăng tải (nhiều kỳ) một số bài viết về Hoàng Sa nhân sắp đến kỷ niệm 40 năm ngày Hoàng Sa bị Trung Cộng đưa quân đánh chiếm (ngày 19 tháng 1 năm 1974).

Đáng kể nhất là các bài viết của Trần Công Trục, cựu Trưởng ban Biên giới của Hà Nội, trong đó, lần đầu tiên Việt Nam Cộng Hòa đã được đề cập đến bằng danh xưng chính thức là Việt Nam Cộng Hòa, không phải là nhà cầm quyền Sài Gòn, và nhất là không bằng cách gọi xách mé đầy hỗn hào và hận thù là chính phủ Ngụy, Ngụy quyền, lính Ngụy...

Theo Bùi Bảo Trúc (Bạn Ta)

Số 187* Trang

26

Page 27: tdngonluan.com€¦  · Web viewTHÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VIỆC GỬI THƯ CHO LIÊN HỢP QUỐC NHÂN 40 NĂM TRUNG QUốC XÂM CHIẾM HOÀNG SA. Ngày 19-01-2014 đánh dấu

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Kính gửi: - Toàn thể người dân Việt Nam;- Các cơ quan truyền thông;- Các tổ chức bảo vệ nhân quyền;- Chính quyền các nước quan tâm tới hiện trạng chính trị-nhân quyền của Việt Nam;- Cơ quan công an (CA) huyện Thường Tín, công an thành phố Hà Nội và Bộ Công an.

Tôi là Lê Thị Công Nhân, sinh năm 1979, sống tại p316-A7 khu VPCP, ngõ 4 phố Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội, viết thư này tố cáo và yêu cầu giải quyết vụ việc chúng tôi bị khủng bố và đánh đập dã man ngày 31-12-2013 tại công an xã Chương Dương, huyện Thường Tín, Hà Nội. Sự việc như sau:

Khoảng 10h30 sáng ngày 31-12-2013, tôi và anh Ngô Duy Quyền -chồng tôi, bé Lucas -con gái chúng tôi 26 tháng tuổi đưa chú nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn (sinh năm 1959, sống tại huyện Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam), anh Phạm Bá Hải (sinh năm 1968, sống tại Hóc Môn, Sài Gòn) đến thăm anh Phạm Văn Trội tại xã Chương Dương huyện Thường Tín, cách Hà Nội 30km, nhân dịp chú Tuấn và anh Hải ra Hà Nội.

Vừa mở cửa xuống xe, một nam thanh niên trẻ chạy tới hỏi tôi giọng xấc xược “Này, chị là người ở đâu đến đây?”. Biết đây là những công an mặc thường phục luôn rình rập theo dõi nhà anh Trội, theo lẽ thường chúng tôi không bao giờ chấp nhận cách hành xử của nhân viên nhà nước che giấu tung tích đầy ám muội như vậy nên không đáp lời. Khi anh Trội mở cửa cho chúng tôi vào thì có nhiều công an đều mặc thường phục đã ập đến rất nhanh. Vừa đến họ đã văng tục chửi bậy. Anh Trội nhận ngay ra bộ mặt quá quen thuộc của họ -đều là công an xã trụ sở cách nhà anh gần 200m. Một tên công an khoảng hơn 50 tuổi, cao lớn, ngang nhiên xông vào nhà anh Trội, lượn lờ một vòng quanh nhà rồi sau đó đi ra. Anh Trội nói đó là Lê Văn Điệp, phó công an xã. Sau đó người nhà anh Trội ra khóa cổng lại.

Chúng tôi ăn cơm trưa cùng gia đình anh Trội, đang ăn thì nghe CA đập cửa gọi anh Trội ầm ĩ bên ngoài, réo gọi điện thoại liên tục. Anh Trội đi ra hỏi có việc gì, họ đòi vào nhà làm

việc, anh nói chúng tôi đang ăn cơm, không ai làm việc giờ này cả và bảo họ đợi. Anh dặn chúng tôi chuẩn bị tinh thần bị bắt ra công an xã như hồi tháng 5 vừa rồi khi các anh Phạm Hồng Sơn, Mai Xuân Dũng và Đỗ Việt Khoa đến thăm anh. Một lúc sau, đám công an này lại đập cửa, chúng tôi cũng quyết định chào gia đình anh Trội và ra về. Anh Trội vừa mở cổng thì bọn họ hùng hổ xông vào, miệng không ngớt chửi rủa văng tục.

Chú Tuấn nói họ không được làm vậy, chúng tôi là công dân Việt Nam, đi thăm viếng nhau là điều tự nhiên, Hiến pháp và pháp luật cũng bảo vệ. Không để chú nói hết câu, bọn chúng đã vây lấy chú mà chửi bới đe dọa, xông vào định đánh chú. Tôi bám chặt vào tay chú, cố không cho bọn chúng đánh. Sau đó mấy người chúng tôi bị chúng vây bắt về công an xã. Anh Trội cũng bị bắt đi, về phía anh đương nhiên cũng muốn đi cùng vì muốn chia sẻ với chúng tôi trong hoàn cảnh đáng sợ này.

Thấy những công an viên xã đều khá già, trên 50 tuổi nhưng lại rất côn đồ, ác ôn, tôi rùng mình ghê sợ, nghĩ: “Trời ơi, họ đã đến tuổi làm ông nội ông ngoại mà lại cư xử mất dạy và hung ác vậy sao?” Khi ấy khoảng 12h30, ngày mùa đông hanh khô nắng chiếu vàng rực rỡ.

Trên đường, đám công an không ngớt mồm chửi rủa rất tục tĩu, vu khống chúng tôi: “Chúng mày tụ tập uống rượu say, định chống đối bọn tao à?”. Đến nơi, hóa ra công an xã, ủy ban xã, hội đồng xã, hội nông dân, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên v.v… đều ở trong một khuôn viên 3 khối nhà 2 tầng trên một diện tích khoảng 2000m vuông. Giữa trưa, trụ sở vắng lặng. Chúng định tách chúng tôi ra nhưng cả 4 chúng tôi và anh Trội đều bảo chúng tôi đi cùng nhau thì cùng vào làm việc. Chúng dùng số đông tách được chúng tôi ra, đẩy chú Tuấn và anh Hải, anh Trội vào trước. Một lúc lâu sau, chúng bắt vợ chồng tôi vào, anh Trội vẫn ngồi đó, chú Tuấn và anh Hải đã ra ngoài. Chúng bắt chúng tôi khai mình là ai, trình giấy tờ tùy thân. Hai vợ chồng tôi vẫn bế bé Lucas, không chấp nhận được hành xử côn đồ, mất dạy của đám người này nên nói: “Chúng tôi đi thăm nhau, bị các anh bắt vào đây lại bảo

khai mình là ai, trình giấy tờ cho các anh. Làm sao chúng tôi chấp nhận được cách làm việc đó. Chính các anh mới là kẻ vi phạm pháp luật. Chúng tôi không hợp tác gì với các anh cả.” Tôi còn gợi ý: “Muốn làm việc nhanh, anh có thể hỏi tôi chị có phải là X không, nếu phải tôi đáp phải, không tôi bảo không.” Một công an trẻ mặc thường phục (anh Trội nói là an ninh trên công an huyện) có vẻ là người cấp cao nhất lúc đó thấy chúng tôi nói vậy thì ngoan cố nói: “Chúng tôi có quyền bắt các anh chị vì đến thăm anh Trội, là đối tượng tiền án tội an ninh quốc gia đang bị quản chế.” Thấy chúng tôi mãi không nói gì, anh ta bảo chúng tôi ra ngoài. Tên Điệp là người ghi chép biên bản, vừa ghi vừa chửi dọa đánh chúng tôi. Trong phòng khi ấy còn có Trưởng công an xã (anh Trội chỉ cho chúng tôi nhưng tôi không nhớ tên). Anh này ngồi im ghi chép không nói năng câu gì, là Trưởng công an xã nhưng để mặc cho Phó công an xã tha hồ thi triển tính côn đồ mất dạy ngay trước mặt mình.

Vợ chồng tôi bế bé Lucas đi ra ngoài, thấy nhiều người cả nam và nữ mặc các loại quần áo màu xanh của dân phòng, dân quân tự vệ ra vào liên tục, rồi anh Trội chỉ cho tôi xe ô tô màu đen của bí thư xã về đến. Lúc ấy nhân viên các ban nghành đoàn thể xã quay về trụ sở làm việc. Thấy chúng tôi đi lại ngoài sân, tên Điệp điên cuồng chửi rủa oang oang: “Đ.c.m Bố mày đéo có khái niệm thuyết phục đứa nào hết. Thuyết phục cái đầu b... Bố mày đánh chết hết chúng mày. Thích hiến pháp à, luật à, nhân quyền à? Bố mày dí c... vào. Đất này là của tao! Luật là tao!” Rất đông nhân viên xã cũng như một số người dân đến làm việc chứng kiến việc này, nhưng sự khiếp sợ và vô cảm đã khiến họ như điếc như câm. Tên Điệp người to lớn, giọng nói rất to không cần loa. Hắn lệnh cho đám công an xã bắt chúng tôi nhốt vào một căn phòng cạnh phòng chú Tuấn anh Hải đang bị giữ bên trong.

Trước sự thờ ơ bỏ mặc của các cấp nhân viên xã để cho một tên Phó CA thể hiện sự điên cuồng ác ôn của mình, chúng tôi nghĩ mình có thể bị chúng đánh nội thương mà chết, thậm chí đánh chết tại chỗ. Đẩy chúng tôi vào phòng, chúng đòi đóng cửa lại, chúng tôi phản đổi kịch liệt nói: “Đóng cửa để đánh người à?” thì chúng không đóng nữa và đứng bên ngoài canh. Một lúc sau, bỗng dưng có một anh nhân viên xã vào phòng,

Số 187* Trang

27

Page 28: tdngonluan.com€¦  · Web viewTHÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VIỆC GỬI THƯ CHO LIÊN HỢP QUỐC NHÂN 40 NĂM TRUNG QUốC XÂM CHIẾM HOÀNG SA. Ngày 19-01-2014 đánh dấu

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

cao giọng nói: “Các anh chị phải biết là, đất nước ta, dân tộc ta là… là... là một” Trời! Chúng tôi đáp “Vâng. Đúng vậy.” Nói xong anh ta loay hoay ngượng nghịu một hồi, rót nước cho chúng tôi uống rồi bảo chúng tôi có muốn cho Lucas đi ngủ không thì lên trên kia có phòng có ghế dài. Chúng tôi khiếp đảm nghĩ nếu lại bị chia ra lần nữa, lên trên tầng hai kia thì dám chắc đám CA xã đánh chết chúng tôi trên ấy, nên kiên quyết từ chối.

Khá lâu sau, hơn 3h tôi thấy chú Tuấn ra khỏi phòng, đám người canh nhốt chúng tôi cũng đi chỗ khác. Chúng tôi đi ra, thấy chú cầm một tờ biên bản đóng dấu đỏ. Anh Hải vẫn ngồi im trong phòng với đám công an, im lặng nhắm mắt, tôi đoán là anh cầu nguyện. Có lẽ lúc ấy đám công an bàn cách chia chúng tôi để đánh sao cho hiệu quả nhất, nên chúng để chúng tôi yên được một lúc. Khi ấy anh Trội mới có chút thời gian tranh thủ hỏi thăm mẹ tôi sức khỏe có tiến triển gì không (mẹ tôi bị tai biến não, bị liệt và câm). Thấy chú Tuấn có tờ biên bản, anh Trội dùng điện thoại chụp lại. Đi cùng ra công an xã với chúng tôi suốt từ trưa, anh Trội chỉ mặc quần áo mặc nhà, chân không tất, trời lạnh se sắt, anh quyết định về nhà mặc thêm quần áo và mang chăn, sữa, kẹo vitamin vào cho chúng tôi. Chúng tôi nghĩ đám công an hoàn toàn dám nhốt chúng tôi qua đêm, như tên Điệp không ngớt gào rú: “Nhốt hết bọn này lại, tạm giữ hành chính luôn”.

Đám công an xã côn đồ đến nỗi chúng tôi không thể nói với chúng bất kỳ một lý lẽ nào, dù là tối thiểu nhất. Sau này, anh Quyền nói với tôi: “Mỗi giây phút anh đều chuẩn bị tinh thần phủ phục để che cho Lucas, để mặc chúng đánh chết anh.”

Chúng để cho anh Trội đi về. Vợ chồng tôi đứng hành lang ngay cạnh phòng anh Hải đang bị nhốt. Lúc này, người trưởng công an xã ra nói chuyện với chúng tôi. Anh ta ăn nói tử tế, vẻ hơi ngượng ngùng. Chúng tôi đáp lời anh ta hỏi thăm chuyện nọ, chuyện kia. Cuộc nói chuyện kéo dài không đến 10 phút thì anh ta đi. Trong lúc nói chuyện, tên Điệp và đám công an tay sai lờn vờn xung quanh nhìn chúng tôi và anh trưởng công an xã với ánh mắt đầy căm ghét, tôi không hiểu tại sao !?

Sau này mới biết trưởng công an xã là em họ xa của chị Trang -vợ anh Trội, trước đây là cán bộ đoàn thanh niên chuyển sang làm trưởng công an xã. Thảo nào, anh ta gần như đơn

độc so với tên Điệp, phó công an xã và đám công an viên đã làm lâu năm lập phe cánh với nhau.

Để thị uy với trưởng công an xã, để chứng tỏ ta đây không sợ anh an ninh trên huyện về, để thỏa mãn thú tính say máu đánh người, tên Điệp và đám công an xã lao đến chú Tuấn đòi chú đưa lại biên bản. Không thể chống cự lại chú đành đưa chúng tờ biên bản. Sau đó bọn chúng túm người chú Tuấn đẩy đi. Chúng tôi biết bọn chúng lôi chú đi để đánh nên chạy theo. Thật không ngờ chúng đẩy chú Tuấn vào phòng tiếp dân (treo biển hiệu) – là căn phòng đầu tiên của tòa nhà bên tay trái nhìn từ đường vào, ngay cạnh phòng trả hồ sơ hành chính. Tôi bám chặt lấy chú, lòng kinh hãi vô cùng, nhưng không làm gì được. Tên Điệp và 4,5 tên công an viên già tay sai của hắn cực kỳ hung hãn lôi tôi ra, đóng sập cửa phòng lại và ngay lập tức lao vào đánh đấm, đạp chú Tuấn. Tôi kêu gào lên: “CA giết người, công an đánh người.” thì bọn chúng ở ngoài bâu lại chửi tôi: “A! Á! con này mày dám vu khống tao à? Tao đánh chết mày bây giờ.” Lúc đó khoảng 4h chiều.

Thật ghê tởm! Không ngôn từ nào có thể tả được cảm giác của tôi lúc ấy. Địa ngục là đây, quỷ dữ là đây, chúng có bộ mặt và hình dáng của con người nhưng nếu tinh ý sẽ nhận ra đó chỉ là vẻ ngoài, còn thần sắc thì là của ma quỷ. Anh Quyền chồng tôi kinh hãi đến độ không còn nói được gì nữa ôm chặt Lucas, cảm tạ Chúa khi ấy bé lại đang ngủ. Sau này anh nói với tôi: anh áy náy vô cùng vì đã không dám kêu gào lên. Anh chỉ còn nghĩ đến việc bảo vệ Lucas, vì nếu anh kêu lên chúng sẽ đánh anh mà gây hại cho Lucas thậm chí là tử vong. Tôi cố kêu cứu một lần nữa ngay giữa sân nhưng tuyệt vọng trước sự vô cảm của các nhân viên xã và người dân đến làm việc xung quanh. Đám công an lôi đẩy chúng tôi vào căn buồng treo đầy cờ thi đua và bằng khen đỏ chói đối diện phòng nhốt anh Hải. Khi vào phòng chúng tôi hãi hùng chỉ còn biết cầu nguyện. Ở phòng bên bọn chúng không ngớt chửi rủa khích bác anh Hải để anh phản ứng “Đ.c.m thằng trọc! Mày điếc à? Mày mù à? Thích chết bố mày cho mày chết.” Anh vẫn im lặng nhắm mắt cầu nguyện. Sau này anh kể: lúc đó anh đã chờ chúng đánh anh ngã xuống đất thì anh cũng đành để mặc vì chúng quá đông, không thể nào một mình chống lại bạo lực của đám ma quỷ đó được.

Rất có thể khi ấy tên Điệp và đám công an tay sai vì căm thù thái độ ôn hòa tuyệt đối của anh Hải, nên đẩy chúng tôi đi để đánh anh. nhưng rồi thấy đánh chú Tuấn tiện hơn nên đánh luôn, còn vợ chồng tôi luôn đi cùng nhau thì để sau.

Khi ấy tôi phát hiện mật vụ trẻ trên huyện không còn ở đó nữa, Trưởng công an xã cũng biến mất, tất cả trong lòng bàn tay tên Điệp và đám công an tay sai. Khả năng tên Điệp tự tung tự tác và khả năng an ninh huyện và trưởng công an xã ra lệnh ngầm rồi đóng kịch bỏ đi để cho tên Điệp đánh đập chúng tôi là 50/50.

Khoảng 20 phút sau, anh Trội quay lại, đã mặc đủ quần áo ấm. Tôi nói chú Tuấn đã bị bắt nhốt đánh ở phòng tiếp dân, anh chạy đi tìm. Một lúc lâu sau, bỗng dưng tôi nghe tên Điệp nói: “Mang thằng Quyền ra.” Tôi vội nói với chồng tôi khi ấy đang nhắm mắt cầu nguyện: “Nó định tách mình ra để đánh em đấy.” Vừa nói xong, một tên công an viên già đi vào hẳn bên trong phòng tìm cách đứng chắn giữa tôi và chồng tôi, nói: “Thằng Quyền ra ngoài, con Công Nhân ở lại” Một tay hắn túm mạnh cánh tay tôi, tay kia cầm sẵn tay nắm cánh cửa chuẩn bị đẩy được chồng tôi ra là đóng sập cửa lại để nhốt đánh tôi. Cảm tạ Chúa lúc ấy, anh Trội quay lại, dõng dạc nói: “Cả hai vợ chồng đều ra.” Tên công an già bối rối thoáng qua 2 giây, tôi bám chặt tay anh Quyền lách qua cánh cửa ra ngoài. Là người tin Chúa, tôi xác quyết giây phút ấy Chúa đã cứu tôi!

Tên Điệp thấy vợ chồng tôi ra ngoài với anh Trội, thì điên cuồng chửi rủa: “Đ.c.m con Lê Công Nhân, bố mày là Điệp, phó công an xã đây. Tao tát vỡ mặt mày, tao đánh chết mày. Mày thích loa lên à? (ý nói lúc tôi kêu gào chú Tuấn bị đánh). Đ.c.m chúng mày kiện thoải mái đi, chụp ảnh ghi âm thoải mái đi. Bố mày là người đàng hoàng tử tế nhá, bố mày làm bố mày đéo thèm chối! Chúng mày kiện mẹ nó lên Bộ công an, lên chủ tịch nước luôn đi, để xem bố mày có làm sao không nhá?” Tên Điệp nhảy nhót trước mặt chúng tôi như một kẻ mất trí, dí sát bộ mặt quỷ của hắn vào mặt tôi (cách mặt tôi 30cm), chửi “Đ.c.m nhìn kỹ mặt bố mày đi. Hãy nhớ đây là đất của tao, luật là tao.”

Ra ngoài sân, tôi thấy chú Tuấn đứng run rẩy, gương mặt khắc khổ trở nên tím tái. Lòng tôi quặn đau, phẫn uất cùng cực, tôi hỏi chú bị

Số 187* Trang

28

Page 29: tdngonluan.com€¦  · Web viewTHÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VIỆC GỬI THƯ CHO LIÊN HỢP QUỐC NHÂN 40 NĂM TRUNG QUốC XÂM CHIẾM HOÀNG SA. Ngày 19-01-2014 đánh dấu

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

đánh thế nào. Chú nói rất nhỏ: “4,5 đưa chúng nó cùng đánh chú, đánh dã man lắm, giờ chú rất đau.” Lúc này hơn 5h, nhân viên xã đã về hết, cũng không còn người dân nào, chỉ còn chúng tôi với bọn quỷ dữ-công an xã Chương Dương.

Tên Điệp vừa chửi, vừa dọa ra lệnh cho anh tài xế taxi (tên Đào Quang Huy lái xe 7 chỗ số hiệu 737 của hãng taxi Thành Công): “Đ.c.m thằng Huy. Tao bảo mở (cửa xe) là mở, đóng là đóng, đi là đi, dừng là dừng, rõ chưa? Nếu không bố mày xì lốp xe, hết đường về.” Rồi bảo chúng tôi: “Thằng Tuấn vào xe, vợ chồng con Công Nhân vào xe. Bố mày thương chúng mày trời lạnh cho chúng mày vào xe ngồi. Thằng Hải, thằng Trội đi vào đây (vào lại trong phòng).” Chú Tuấn bị chúng đẩy vào xe ngồi ở ghế trên cùng với lái xe, chú rất đau và yếu ớt không nói được lời nào. Vợ chồng tôi kiên quyết không vào xe. Tôi nói xe không đi, cửa lại đóng kín mít sao lại bắt vào xe (tôi bị say xe nặng). Biết chắc bọn chúng chia chúng tôi ra để tìm cách đánh anh Hải bằng được thì thôi, vì chúng đánh chú Tuấn như thế vẫn chưa thỏa cơn say máu. Thấy chúng tôi không vào xe, anh Hải cũng không quay vào phòng, bọn chúng điên cuồng chửi chúng tôi: “Đ.c.m chúng mày thích chết ở đây à? (vì chúng định đánh chết chúng tôi ở trong phòng cơ mà !). Chúng mày muốn đập đầu tự tử ở đây thì chúng mày cứ việc. Lũ phản động bán nước chúng mày là lũ chó, phải giết hết chúng mày.”

Sau đó chúng bắt anh Trội quay lại phòng làm việc, lúc này mới thấy tay an ninh trẻ trên huyện quay lại, chị Trang vợ anh Trội cũng đi làm về ra ngay chỗ chúng tôi. Chị rất phẫn nộ, không thể tưởng tượng nổi công an lại đánh người giữa ban ngày, đánh người dã man như vậy ngay tại trụ sở ủy ban. Khoảng nửa tiếng sau, chúng gọi chúng tôi vào phòng anh Trội đang ngồi. Bọn chúng định lôi cả chú Tuấn đang ngồi trong xe ra thì chị Trang đứng giữa ngăn lại, chị kêu to lên: “Các anh không thấy chú ấy đang ốm à, đau không nói được gì nữa.” Đám công an bảo: “Ốm cái đéo gì?” Chị Trang đáp: “Các anh thừa biết tại sao chú ấy ốm. Các anh không còn chút tính người nào nữa à?” Trước phản ứng mạnh mẽ quyết liệt của chị Trang, bọn chúng bỏ đi.

Khi vào phòng, tay an ninh trẻ trên huyện rất đạo mạo nói: “Các anh chị ở nơi khác đến đây, chúng tôi có

quyền kiểm tra các anh chị, các anh chị đều là tội phạm có tiền án tiền sự, chúng tôi cấm các anh chị không được quay lại nhà anh Trội.” Anh Trội nói: “Tôi báo với anh việc tôi không chứng kiến nhưng tôi nghe các bạn tôi kể lại là chú Tuấn đã bị công an ở đây đánh đập.” Tôi nói tôi có ý kiến thì anh an ninh này nhỏ nhen gạt phắt đi, nói: “Hồi nãy mời chị làm việc, chị bất hợp tác, giờ chị không được có ý kiến gì nữa.” Tôi nói: “Anh là công an, dân nộp thuế trả lương cho các anh, anh phải nghe tôi tố giác tội phạm. Chính mắt tôi trông thấy chú Tuấn bị 4 công an đánh đập dã man trong phòng tiếp dân đằng kia.” Anh Quyền cũng tố cáo: “Chính mắt tôi cũng trông thấy chú Tuấn bị nhiều công an đánh đập trong phòng đằng kia.” Tay an ninh trẻ luống cuống nói: “Tôi ghi nhận việc này và sẽ báo cáo lên cấp trên” rồi vội vàng ra khỏi phòng trước cả chúng tôi.

Lúc đó khoảng 6h30, trời mùa đông lạnh buốt tối đen. Chúng tôi ra về quyết định đưa chú Tuấn đi khám ngay tại một bệnh viện tư nhân có tiếng ở Hà Nội là bệnh viện Hồng Ngọc. Trên đường đi, nhiều người gọi điện hỏi thăm chúng tôi đều nói đưa chú Tuấn đi khám luôn trước khi về. Hơn 1 tiếng sau chúng tôi về đến bệnh viện Hồng Ngọc thì hỡi ôi, mật vụ đã vây kín, đóng vai nhân viên bệnh viện, khách đến khám. Chú Tuấn được khám ở phòng cấp cứu ngoài cùng tầng 1 ngay lối ra vào. Chúng tôi đứng ngoài quan sát thì thấy người bác sỹ cư xử thật lạ lùng, hỏi han bệnh nhân với thái độ rất lạnh lùng và xấc xược.

Tôi nhận ra bộ mật tròn vo nhẵn thín của một mật vụ trẻ mà tôi gặp nhiều lần trước đây. Khi mật vụ này xưng là bảo vệ bệnh viện ngăn cản chúng tôi chụp ảnh, tôi đứng ngay cạnh anh ta, cách chỉ 50cm, tôi nói to: “Thôi đi anh mật vụ à! Thưa mọi người anh này là mật vụ, Công Nhân nhẵn mặt rồi. (Cầm vào cánh tay anh bảo vệ thật của bệnh viện cũng đứng ngay bên cạnh, tôi bảo). Đây mới là bảo vệ thật của bệnh viện.” Các bảo vệ và nhân viên thật của bệnh viện không nói lại điều gì. Mật vụ trẻ này vẫn ngoan cố lố bịch khăng khăng mình là nhân viên bệnh viện.

Thật vui mừng vì kết quả ban đầu khám ở phòng cấp cứu, kết luận chú Tuấn không bị gì, cái gì cũng tốt, cái gì cũng bình thường !

Thật nực cười sau khi vào phòng khám siêu âm, X-quang, kết quả ghi “đám phổi không đồng nhất, kèm theo

dải xơ, do tổn thương cũ.” Chú Tuấn nói: “Trời! Chú không hề có bệnh phổi trước đây, họ cũng không hề hỏi gì chú về bệnh phổi.” Vậy là sao? Vậy là phổi có hình ảnh bị tổn thương, nhưng vì một lý do bất chính nào đó mà các bác sỹ ở đây liều mạng vu cho là “tổn thương cũ” trong khi không hề hỏi han bệnh nhân một lời nào về việc này, và cũng không dám khám xét kỹ hơn. Thật vô trách nhiệm và hèn nhát! Bác sỹ -nghề trí thức trong những nghề trí thức mà lại hành xử tối tăm như vậy thì đúng là đất nước này đến hồi kết của mạt vận rồi!

Chú Tuấn và chúng tôi đều thống nhất rằng với đám mật vụ dày đặc như thế này thì khám chữa bệnh ở đây chẳng có kết quả gì nghiêm túc, nên quyết định ra về. Hội Bầu Bí Tương Thân đã đón chúng tôi ngay khi về đến bệnh viện Hồng Ngọc. Chú Lê Hùng, trưởng ban điều hành hội và anh Trương Dũng đã chia sẻ an ủi chú Tuấn, gửi chú Tuấn 2 triệu đồng để góp phần hỗ trợ việc khám chữa bệnh. Ngoài ra có nhiều bạn bè đã đón chúng tôi tại bệnh viện như anh Phạm Hồng Sơn, vợ chồng anh Nguyễn Lân Thắng, vợ chồng anh Lã Việt Dũng, chị Thanh Trần, chị Hạnh Hồ Tây...

Gần 10h tối vợ chồng chúng tôi về đến nhà. Hai vai và cánh tay tôi đau nhức. Chúng tôi mệt mỏi và căng thẳng đến mức không thể ăn được cơm, cảm giác như vừa thoát ra khỏi một cái địa ngục mang tên “công an xã Chương Dương” mà ở đó có những con quỷ tên là Lê Văn Điệp, phó công an xã và đám công an già tay sai bá chủ toàn quyền coi dân như rơm như rác, coi người lên tiếng đòi tự do, dân chủ nhân quyền là thế lực thù địch.

Sáng nay hỏi thăm anh Hải (vì sim điện thoại của chú Tuấn đã bị đám Điệp cướp mất) được biết chú còn đau hơn hôm qua, bạn bè đang ở bên chăm sóc chú cho đến sáng mai chú về lại quê nhà ở Tam Kỳ, Quảng Nam.

Tôi tố cáo sự việc này lên công an Việt Nam các cấp và ra công luận quốc tế. Những điều tôi viết là hoàn toàn đúng sự thật, thậm chí mức độ của những hành vi côn đồ ác ôn vi phạm pháp luật của đám công an xã Chương Dương chỉ bằng 70% so với sự thật do những hạn chế của ngôn từ không thể viết hết ra.

Nếu kẻ ác không sám hối, nếu người có thẩm quyền không giải quyết thì cái ác càng đắc ý tung hoành, xã hội đại loạn, người tốt lúc

Số 187* Trang

29

Page 30: tdngonluan.com€¦  · Web viewTHÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VIỆC GỬI THƯ CHO LIÊN HỢP QUỐC NHÂN 40 NĂM TRUNG QUốC XÂM CHIẾM HOÀNG SA. Ngày 19-01-2014 đánh dấu

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

ấy cũng sẽ không còn sức lực để cứu người khác, đất nước sẽ sụp đổ, dân tộc sẽ diệt vong. Xin hãy làm một điều gì đó là đạo đức, là tử tế, là đúng thẩm quyền cho chính quý vị và cho quê hương Việt Nam.

Xin hãy cầu nguyện cho chúng tôi.Kính thư,Hà Nội, ngày 1.1.2014Lê Thị Công Nhân

Điện thoại: 0120.5115.496Điện thoại anh Ngô Duy Quyền: 098.6686.588Địa chỉ: P316-A7 khu VPCP, ngõ 4 phố Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội-Việt Nam

Những ngày cuối năm thời tiết ở

Quảng Nam khó chịu vì lạnh và ẩm, cái lạnh hơi bất thường so với những năm trước như dự báo một sự bất thường của không khí chính trị tại Việt Nam!

Phạm Bá Hải từ Sài Gòn ra thăm tôi và rủ đi Hà Nội để thăm một số anh em cựu tù nhân lương tâm.

Tôi rất ngại cái lạnh ở miền Bắc từ những ngày còn ở trại giam Thanh Hóa và Nam Hà nên không muốn đi, nhưng thấy Hải đã ra đến đây rồi nên không nỡ để Hải thất vọng và một phần nữa vì từ lâu đã ngưỡng mộ những anh em dân chủ phía Bắc, trong lòng luôn mơ ước một ngày được diện kiến như BS Phạm Hồng Sơn, Luật sư Nguyễn Văn Đài, LS Lê Thị Công Nhân, anh Nguyễn Khắc Toàn, anh Nguyễn Vũ Bình, anh Phạm Văn Trội, cô Phạm Thanh Nghiên v.v… nên “liều mạng” nhận lời đi cùng Hải một chuyến.

Trước khi ra đất Bắc chúng tôi đến Đà Nẵng gặp Bác sĩ Lê Nguyên Sang, anh Sang vì bận việc nên chỉ đi cùng chúng tôi đến Huế.

Ở Huế chúng tôi đến vấn an Linh mục Phan Văn Lợi và Linh mục Nguyễn Hữu Giải hai cựu tù nhân lương tâm kỳ cựu.

Buổi chiều 29/12 chúng tôi bay ra Hà Nội. Cho dù đã chuẩn bị kỹ

nhưng cái lạnh của Hà Nội cũng làm tôi run nhè nhẹ. Chúng tôi nghỉ ở một khách sạn bình dân ven hồ Tây. Tối hôm đó chúng tôi gặp Luật sư Nguyễn Văn Đài ở một quán cơm chay gần khách sạn.

Sáng hôm sau bác sĩ Phạm Hồng Sơn đến thăm chúng tôi tại khách sạn, sợ chúng tôi bị lạnh nên anh Phạm Hồng Sơn chạy về mang đến cho chúng tôi hai quần dạ mỏng để mặc bên trong và một hộp thuốc để ngậm đề phòng bị viêm họng, viêm phế quản, đúng là cung cách của

một bác sĩ!Sau đó tôi và anh Hải đi thăm

Luật sư Lê Thị Công Nhân.Đến nhà, tôi chỉ ngồi nghe Nhân

và Hải nói chuyện, thỉnh thoảng mới tham gia vì tôi muốn biết về người phụ nữ trẻ này.

Lê Thị Công Nhân là một nữ lưu có cá tính cực kỳ mạnh mẽ, ăn nói lưu loát và có một kiến thức về Luật rất tốt. Công Nhân là một người sắc sảo và trực tính, sự sắc sảo và trực tính này có thể làm mất lòng những ai mới gặp, nhưng không biết tôi và Công Nhân có “duyên” thế nào đó mà tôi rất thích cô gái này và nhận thấy ở cô một người có năng lực lãnh đạo. Còn Công Nhân thì đối xử với tôi như một người chú trong nhà rất thân mật.

Buổi chiều ngày 30-12-2013 chúng tôi gồm có : tôi, Phạm Bá Hải và vợ chồng Lê Thị Công Nhân xuống Hải Phòng thăm Phạm Thanh Nghiên. Trên đường chúng tôi đón anh Nguyễn Bá Đăng cùng đi.

Phạm Thanh Nghiên là một cô gái nhỏ nhắn, năng động và can đảm. Chưa gặp nhau lần nào nhưng tôi và cô Nghiên vẫn nhận ra nhau, chú cháu ôm nhau thân thiết như người một nhà.

Năm giờ (5h) chiều tôi tạm biệt “cô cháu nhỏ” về Hà Nội, lúc đó đã 9h đêm.

Buổi sáng ngày 31-12-2013 anh

Hải và tôi đến đón vợ chồng Lê Thị Công Nhân và cháu bé đến thăm anh Nguyễn Vũ Bình.

Anh Nguyễn Vũ Bình đang bận dọn sang nhà mới nên không đi cùng chúng tôi đến thăm Kỹ sư Phạm Văn Trội được.

Dọc theo con đường đê sông Hồng chúng tôi về xã Chương Dương, huyện Thường Tín Hà Nội để thăm Phạm Văn Trội.

Nhà anh Trội ở một vùng quê, trong một khu vườn nhỏ trồng chuối và bưởi. Mùa này bưởi chín vàng thật đẹp, trái to và tròn đầy cành tạo một cảm giác hạnh phúc êm ấm.

Nhưng cuộc sống của anh Phạm Văn Trội và gia đình hoàn toàn không êm ấm như cảm giác từ mảnh vườn này, ngoài kia là những con mắt cú vọ ngày và đêm rình rập theo dõi.

Lê Thị Công Nhân xuống bếp giúp Trội sửa soạn cho một buổi trưa ngon miệng, tôi và Hải đi tản bộ quanh vườn.

Khi chúng tôi đang ăn trưa thì có tiếng người gọi anh Trội ra mở cửa, anh Trội biết đó là công an đến để quấy rầy nên không mở, anh nói: “Phải ăn cho no đã, chúng nó đến để lập biên bản và bắt về UB xã như những lần trước đây để thẩm vấn”.

Trong khi chúng tôi đang ăn thì công an vẫn tiếp tục đạp vào cánh cửa sắt đã khóa kỹ và gọi vào yêu cầu gặp chủ nhà.

Chúng tôi biết rắc rối đang chờ nhưng vẫn vui vẻ nói chuyện và ăn uống. Ăn xong tôi đi tản bộ trong vườn cùng anh Hải và cháu bé con của Công Nhân.

Chúng tôi ra về lúc 11h. Vừa ra đến cổng một tên công an đeo kiếng đen đẩy tôi vào nhà, rồi một tên khác lôi tôi một cách thô bạo như là một tội phạm cần khống chế. Việc này làm tôi nổi nóng hỏi: “Tại sao các anh đối xử với chúng tôi như tội phạm vậy?”

Bọn công an trả lời vì chúng tôi là người lạ đến đây nên cần phải kiểm tra hành chánh.

Tôi nói đây là đất nước Việt Nam, và tôi là công dân Việt Nam, chúng tôi được quyền đi đến bất cứ

Số 187* Trang

30

Page 31: tdngonluan.com€¦  · Web viewTHÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VIỆC GỬI THƯ CHO LIÊN HỢP QUỐC NHÂN 40 NĂM TRUNG QUốC XÂM CHIẾM HOÀNG SA. Ngày 19-01-2014 đánh dấu

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

nơi đâu vì chúng tôi không bị chế tài bởi luật pháp. Quyền đi lại và những quyền công dân khác là quyền Hiến định bất khả xâm phạm.

Một tên công an cao to trả lời: “Không cần nói nhiều với chúng mày, nếu chúng mày không vào nhà để lập biên bản thì chúng tao sẽ buộc chúng mày về trụ sở xã. Nếu chúng mày không đi chúng tao sẽ có biện pháp cứng rắn thì đừng trách”. Và như vậy họ áp lực từng người chúng tôi về ủy ban xã Chương Dương. Tôi nói với bọn công an: “Các anh làm như vậy là vi phạm quyền tự do của chúng tôi, vi phạm luật pháp”.

Một tên công an nhào tới định đánh tôi, Công Nhân nhanh chóng đứng vào giữa để ngăn lại nên hắn lui ra.

Đến lúc này tôi loáng thoáng nhận ra rằng đã có một lệnh nào đó để hành hung chúng tôi, và không thể dùng lời lẽ với những con người hung ác như dã thú này.

Chúng tôi bị đưa vào văn phòng Công an xã Chương Dương. Trưởng công an xã không làm việc mà giao cho một tay phó công an xã là Điệp – người cao to mang kính đen.

Chỉ huy buổi thẩm vấn này là một nhân viên an ninh còn rất trẻ ăn mặc đẹp và hai nhân viên an ninh khác cũng rất trẻ.

Tuy còn trẻ nhưng những người này có quyền lực vô cùng lớn. Khi những tên công an xã Chương Dương chửi chúng tôi nhao nhao lên, nhân viên an ninh kia giơ tay ngăn lại thì mấy cái mồm kia im ngay tức khắc.

Tôi biết chúng tôi đang đối mặt với một cách làm việc mới và một chính sách mới vừa hình thành đâu đó từ Trung ương và rất nguy hiểm cho tính mạng chúng tôi.

Tôi nói với nhân viên an ninh:- Việc các anh bắt giữ chúng tôi và thẩm vấn là vi phạm luật pháp và Hiến pháp.

Công an tên Điệp trả lời:- Ở đây chúng tao có luật riêng

của chúng tao, không giống với những nơi khác. Chúng tao sẵn sàng đánh chết chúng mày nếu cần và

chúng mày cứ đi kiện, đây chúng tao có tên tuổi chức vụ và trụ sở làm việc hẳn hoi, chúng mày cứ kiện.

Tên an ninh trẻ nói:- Việc xử lý hành chính các anh

là việc của công an xã, nhưng tôi có mặt ở đây để kiềm chế sự “bức xúc” có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng của công an xã. Các anh nên hợp tác với tôi nếu không tôi sẽ về và tính mạng của các anh tôi không chịu trách nhiệm.

Đến đây thì tôi biết họ sẵn sàng khủng bố đánh đập chúng tôi nên tôi đồng ý khai tên tuổi và ký vào biên bản, nhưng yêu cầu họ cóppi cho tôi một bản và tôi viết ý kiến của mình vào đó.

Họ đồng ý cóppi cho tôi một biên bản có đóng dấu đỏ. Tôi viết vào biên bản như sau: “Tôi phản đối việc công an xã Chương Dương bắt chúng tôi về ủy ban xã và có thái độ hành hung tôi, đây là việc là vi phạm luật pháp”.Họ yêu cầu Phạm Bá Hải, Lê Thị Công Nhân và Ngô Duy Quyền ký tên vào nhưng bị từ chối.

Tôi bước ra ngoài để điện thoại cho Thục Vy biết là chúng tôi đang gặp nguy hiểm. Nhanh chóng hai tên công an giật điện thoại của tôi và đẩy tôi vào một văn phòng rồi đóng sầm cửa lại, anh Phạm Văn Trội đang làm việc bên kia nghe tiếng cửa đóng sầm liền chạy qua đạp vào cửa xông vào.

Hai tên công an đẩy anh Trội ra nhưng anh Trội phản ứng rất mạnh, buộc họ phải mở cửa khi làm việc với công dân. Cuối cùng họ mở cửa ra và để tôi lại một mình trong phòng.

Phạm Bá Hải và Công Nhân vẫn không chịu ký vào biên bản và vẫn tiếp tục tranh luận với nhân viên an ninh kia.

Tôi bỏ ra khỏi phòng gọi Phạm Văn Trội, tôi nói với Trội thế nào chúng nó cũng bóp cổ để lấy lại biên bản làm việc nên em chụp hình lại đi. Anh Trội lấy điện thoại ra chụp hình lại biên bản.

Tôi muốn giữ biên bản này để làm bằng chứng cho việc bắt giữ chúng tôi và đưa sự việc ra công

luận nên tôi mới ký vào biên bản, tôi cũng tiên liệu rằng chúng nó sẽ không để cái biên bản đó lọt ra ngoài một cách dễ dàng.

Phạm Bá Hải và Công Nhân vẫn từ chối ký vào biên bản.

Tên nhân viên an ninh trẻ đứng dậy và nói: “Tôi đã cố gắng hết sức nhưng anh chị vẫn không hợp tác, bây giờ tôi về tính mạng các anh chị tự bảo vệ lấy”.

Nói xong họ kéo nhau đi đâu đó, gần một giờ sau mới trở lại nhưng không có 3 nhân viên an ninh lúc nãy. Tất cả đều uống rượu say.

Công an Điệp đeo kính đen và ba tên khác tóm cổ tôi buộc tôi phải đưa cho hắn biên bản làm việc, tôi đã tiên liệu rồi nên đưa cho hắn ngay, nhưng bọn chúng lôi tôi vào phòng tiếp công dân đóng sầm cửa lại, Lê Thị Công Nhân xông vào can thiệp nhưng bị đẩy ra rất thô bạo.

Tôi bị một cú đấm vào đầu và một cú vào cằm nên thấy choáng váng mặt mày, tôi bị đẩy ngồi xuống ghế.

Chưa kịp lấy lại bình tĩnh, tôi bị một cú đá vào ngực làm tôi ngẹt thở.Tôi định thần và hít thở thật sâu để giảm bớt cơn đau.

Một lúc sau chúng nó thay phiên nhau mỗi người đấm vào ngực tôi một đấm rồi đi ra, hết tên này đến tên khác, vừa đấm vừa chửi rất thô tục. Chúng nó nói mày bảo thằng Trội chụp hình biên bản rồi để tố cáo chúng tao chứ gì, được tao đánh cho mày tố cáo.

Tôi biết mình đang đối diện với một bầy thú dữ, những cỗ máy giết người được điều hành ở đâu đó rất cao, có thể là từ Hà Nội nên yên lặng chịu đòn không một lời nói hay một phản ứng nào để tránh bị gọi là khiêu khích.

Tôi bị tổng cộng gần 10 cú đấm vào ngực, nhưng đau nhất là cú đá bất ngờ vào ngực lúc ban đầu.

Tôi nhận thấy cách ra đòn hiểm ác như vậy rủi ro rất cao, xác suất chết người rất lớn nên nhận thức được rằng CSVN đang có sự thay đổi trong cách hành xử với những

Số 187* Trang

31

Page 32: tdngonluan.com€¦  · Web viewTHÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VIỆC GỬI THƯ CHO LIÊN HỢP QUỐC NHÂN 40 NĂM TRUNG QUốC XÂM CHIẾM HOÀNG SA. Ngày 19-01-2014 đánh dấu

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

nhà bảo vệ nhân quyền và vận động dân chủ như chúng tôi.

Tôi cũng nghĩ tới khả năng có sự chỉ đạo nào đó từ rất cao nhắm vào tôi để trả thù tôi và gia đình, để trừng trị tôi và răn đe người khác.

Từ khi Nghị định 208 ra đời và sắp có hiệu lực, tôi đã biết CSVN đang hoảng sợ sự phản kháng của dân chúng nên sẽ mạnh tay đàn áp, tôi cũng đã tiên liệu rằng máu của những nhà dân chủ và yêu nước sẽ đổ xuống trong thời gian sắp tới.

Trở lại vấn đề tại Chương Dương:

Đến 6g chiều, 3 tên an ninh xuất hiện để tiếp tục ép anh Hải và vợ chồng Công Nhân ký vào biên bản, nhưng Hải và Công Nhân vẫn không chịu ký. Mấy tên an ninh và bọn công an thay nhau chửi rủa.

Lúc này tôi đã bị ba tên công an ấn vào xe taxi ngồi chờ ở đó được hơn 30 phút rồi. Trong thời gian đó tôi định thần, hít thở sâu để giảm bớt cơn đau.

Lát sau một tên công an xã Chương Dương ra xe định lôi tôi vào phòng làm việc, dùng tình trạng sức khỏe của tôi để gây áp lực với anh Hải và Công Nhân ký vào biên bản nhưng bị cô vợ anh Phạm Văn Trội phản ứng quá mạnh mẽ nên đành thôi.

Phạm Bá Hải và Công Nhân vẫn không ký vào biên bản, cuối cùng thì tên an ninh ra lệnh đuổi chúng tôi về, lúc đó trời đã tối rồi.

Tên Điệp còn đe dọa Công Nhân: “Vì mày có con nhỏ nên tao tha cho, nhưng nếu cần tao sẽ đánh chết mày”.

Tôi chào từ biệt vợ chồng Phạm Văn Trội. Đến bây giờ và mãi sau này, hình ảnh vợ anh Trội với giọng nói thất thanh và phản ứng mạnh mẽ với tên công an làm tôi không thể nào quên. Tôi rất may mắn khi có được những người bạn như vợ chồng anh Trội, và anh Phạm Văn Trội còn may mắn hơn khi có một người vợ nhân hậu và can đảm như vậy.

Khi chúng tôi đến bệnh viện Hồng Ngọc, Hà Nội thì thấy rất đông bạn bè ở đó, tôi không thể nào

nhớ hết tên từng người.Giữa mùa đông Hà Nội lạnh lẽo

nhưng tình cảm của những người bạn đất Bắc làm lòng tôi ấm áp vô cùng và cơn đau cũng được xoa dịu.

Xin nhận nơi đây lòng biết ơn trân quý của tôi, tôi sẽ không bao giờ quên được tình cảm mà các bạn dành cho tôi, không bao giờ quên các bạn và các huynh trưởng.

Hôm nay đã kiểm tra lại sức khỏe ở bệnh viện Hoàn Mỹ, Đà Nẵng, kết quả tạm thời như sau:- Gan, mật, tụy, thận, lách, bàng quang bình thường.- Kết quả chụp X quang: phổi bình thường, nhưng xương lồng ngực bị chấn thương, không thấy có dấu hiệu gãy.- Tụ máu trong vòm họng và ở dưới lưỡi vì bị đấm quá mạnh.

Tôi hỏi bác sĩ :- Sao tôi thấy đau rất dữ dội ở ngực.

Bác sĩ trả lời:- Theo anh nói, họ đá và đấm nhiều như thế thì không đau sao được, không gãy xương ngực là may rồi, anh về theo dõi nếu có dấu hiệu bất thường phải nhập viện ngay, có một khả năng là xương ngực bị rạn nứt nhưng X quang không tìm thấy.

Hiện nay tôi còn rất đau nhưng cũng cố gắng viết vài dòng thông báo cùng các bạn và công luận.

Số 187* Trang

32

Page 33: tdngonluan.com€¦  · Web viewTHÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VIỆC GỬI THƯ CHO LIÊN HỢP QUỐC NHÂN 40 NĂM TRUNG QUốC XÂM CHIẾM HOÀNG SA. Ngày 19-01-2014 đánh dấu

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Cho dù thời gian sắp tới rất nguy hiểm cho tôi và các nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền, nhưng với tôi sẽ tiếp tục đấu tranh để mình và dân tộc này được sống như những con người đúng ý nghĩa cao quý của nó, trong tự do và dân chủ. Tôi và mọi người rất cần sự can thiệp của các chính phủ dân chủ trên thế giới, rất

cần sự hỗ trợ của đồng bào trong và ngoài nước về pháp lý và mọi mặt khác.Trân

trọng cám ơn.Huỳnh ngọc Tuấn.

04/01/2014Cộng sản VN không phải là

người Việt Nam ! CSVN không phải là người ! CSVN

là ma quỷ hiện hình !

Đại diện tại thành phố HCM của Hiệp hội Dân oan đang được thành lập nói với BBC hiệp hội sẽ giúp người dân đòi quyền lợi và bản thân ông sẽ 'còn sống còn kiện'. Ông Nguyễn Xuân Ngữ, 70 tuổi, người nói ông hiện sống trong một căn nhà mái tôn không cửa sổ tại khu 'dồn dân', là một trong những người có tên trong ban vận động thành lập Hiệp hội Dân oan.

Ông nói với BBC ban vận động đã gửi thư tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị gặp mặt để bàn về việc lập hội.

"Chúng tôi đã có đề nghị với lãnh đạo nhà nước là từ nay tới hết tháng Hai mà không trả lời, tức trong vòng 60 ngày, chúng tôi dự kiến ngày 3/3 chúng tôi sẽ tiến hành [lập hội]."

Ông Ngữ dự đoán sẽ có nhiều người dân từ khắp các tỉnh thành của Việt Nam tham gia hội.

Dân oan 'quá đông'Nói về lý do thành lập hội, vị đại

diện ở thành phố Hồ Chí Minh nói:"Ý niệm của chúng tôi là muốn

gánh khó khăn cùng nhà nước thôi, tức là làm những gì nhà nước không cấm để bảo vệ quyền lợi của chính bản thân chúng tôi là một. Thứ hai nữa là quyền dân sinh, dân chủ của chúng tôi cũng như của những người đang bị oan, bị một số cán bộ của địa phương họ làm sai trái, họ làm cho dân oan thì chúng tôi sẽ cùng gánh vác để góp phần giải quyết nỗi oan của người dân”.

Ông Ngữ nói số dân oan hiện nay "quá đông" khiến các tổ chức

Số 187* Trang

BẢY MƯƠI TƯ ANH HÙNG NĂM BẢY MƯƠI TƯ

(Tưởng nhớ 74 chiến sĩ anh hùng của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã hi sinh anh dũng trong trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa ngày 19/1/1974)

Ai chết vì lý tưởng lý tung?- Các anh chết vì Tổ Quốc!

Năm bảy tư của bảy tư anh hùngLinh hồn các anh bạc đầu sóng nước

Hoàng Sa Trường Sa máu Việt gầm rung

Các anh làm tàu giặc nổ tungGiặc trùng trùng vây bủa

Biển nổi khùngSóng đánh nghìn lưỡi búa

Biển òa thương ôm xác các anh nằm

Hỡi năm bảy mươi lămHãy quay đầu bái vọng năm bảy mươi tư

Thắp cho các anh hùng nhang khóiAi dâng đảo cho Tàu?

Các anh không thèm nóiGió thét gào nước Việt vẫn còn đau

Trần Mạnh Hảo Sài Gòn 8-1-2014

TƯỞNG NIỆM HOÀNG SA

Tưởng niệm Hoàng Sa trận chiến qua,Tiếc thương chiến sĩ Hải Quân ta !Dưới lòng nước chẩy vùi thân xác,

Xót dạ đau lòng hận Chệt a.Hạm trưởng Văn Thà đền nợ nước,

Dũng binh Thủy thủ quyết xông pha,Giữ từng hải lý trên sông biển,Bảo vệ giang sơn gấm vóc nhà.

Lê Ðắc 01-2014

33

Page 34: tdngonluan.com€¦  · Web viewTHÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VIỆC GỬI THƯ CHO LIÊN HỢP QUỐC NHÂN 40 NĂM TRUNG QUốC XÂM CHIẾM HOÀNG SA. Ngày 19-01-2014 đánh dấu

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

hiện hành không thể giải quyết nổi và cần có một tổ chức khác nữa như ông và các cộng sự đang thành lập.

"Các tổ chức ở địa phương, từng địa phương thôi chứ tôi không nói tất cả, nhưng một số địa phương giải quyết không khách quan, thậm chí họ không giải quyết.

"Chẳng hạn trường hợp của tôi 10 năm nay đâu có giải quyết. Mà hiện nay đất cát nhà tôi [họ] lấy hết cho tư nhân trái với dự kiến là lấy đất của tôi cho công nghệ cao, nay lấy đất cho tư nhân làm kho chứa hàng vớ vẩn.

"...Chúng tôi đang ở rộng thênh thang, đang có thu nhập [nhưng] từ khi họ lấy hết nhà đất của chúng tôi [và] bốn năm năm nay cho chúng tôi vào ở nhà lụp sụp mái tôn, nhà duy nhất một cửa, không có cửa sổ... chúng tôi đang lo không biết mùa khô này chúng tôi chịu có nổi không."

Ông Ngữ cho biết hiện ông sống trong căn nhà 'dồn dân' với ba người con lớn trong khi hai người con lớn hơn đã ra ở riêng và ông ly thân với vợ từ nhiều năm nay.

'Cướp ngày'Trước khi bị thu hồi đất, ông

Ngữ nói ông đã xây dựng mô hình vườn ao chuồng trên 4.000 mét đất mà ông có và nuôi cả gấu lẫn nhím để tăng thu nhập cho khoản lương hưu 3-4 triệu mỗi tháng của ông.

"Nói tóm lại họ thấy trang trại của tôi có nhiều điều kiện thuận lợi để thu nhập, mang dáng dấp đẹp và... hoành tráng thì họ muốn cướp thôi."

Theo ông Ngữ, cả thủ tướng và chủ tịch nước Việt Nam đều đã có văn bản chỉ đạo giải quyết nhưng giới chức ở địa phương vẫn "im re" do họ "tham nhũng ba triệu mét vuông đất" của hàng trăm hộ.

Ông nói ông được đền bù 150.000 đồng/m2 trong khi giá trên thực tế theo ông là "hàng chục triệu".

"Tôi cũng không chấp nhận cho họ đền bù bởi vì tôi yêu cầu phải chứng minh đất của tôi nằm vào quy hoạch nhưng họ cũng không chứng minh được," ông Ngữ nói.

"Nguyên tắc là phải chứng minh có văn bản hợp pháp nào để thể hiện đất nhà tôi nằm vào quy hoạch, thứ hai là phải công khải bản đồ nhưng chả có gì.

"Họ dùng quyền lực, nói chung gọi là ăn cướp ban ngày."

Ông Ngữ cũng nói ông làm việc cho nhà nước hơn 50 năm trong đó có nhiều năm chịu bom đạn thời cuộc chiến chống Mỹ và giờ chật vật với cuộc sống.

'Đá như quả bóng'Trong diễn biến có liên quan,

trên trang mạng xã hội YouTube đã xuất hiện video clip quay cảnh bà Lê Hiền Đức, người được phong là Chủ tịch Hiệp hội Dân oan, đi trao quà và phát biểu nhân dịp đầu năm 2014. Bà Đức cũng nói về một trường hợp 'dân oan' khác: "Có những người, ví dụ như Thái Thị Ngọc, hơn 70 tuổi rồi, nộp đơn từ lúc tóc còn đen mà đến bây giờ tóc bạc hơn tóc tôi [bà Đức năm nay 84 tuổi] mà vẫn chưa được giải quyết.

"Nộp đơn từ cấp dưới, nó đẩy lên cấp trên, quận, huyện, thành phố. Thành phố đẩy lên trung ương, trung ương lại đá về tỉnh, tỉnh lại đá về huyện. Như thế chúng nó làm dân mình như một quả bóng, đá lên rồi lại đá xuống, không giải quyết. Đấy, chúng ta gọi những người đấy là những người dân oan."

BÀ LÊ HIỀN ĐỨC NÓI VỀ DÂN OAN

RFI : Xin bà cho biết «Dân oan» là những ai ?

Bà Lê Hiền Đức : Dân oan là những người « dân lành» Việt Nam thân yêu của tôi bị các cấp chính quyền, từ cơ sở cho đến quận, huyện, tỉnh, thành phố và lên đến trung ương. Những người dân lành thân yêu của tôi, của chúng ta, bị chính quyền câu kết với nhau, nó đè nén, nó cưỡng bức, nó cướp đất, cướp nhà của người ta. Những người đó đi đấu tranh, tức là gửi đơn tố cáo, khiếu nại đến các cấp chính quyền, thì bị cấp dưới đẩy lên cấp trên. Khi lên đến quận huyện, thì nó đẩy lên cấp tỉnh, thành phố. Tỉnh lại đẩy lên trung ương. Và khi người dân đến trung ương, cụ thể là người dân 63 tỉnh thành phố bị oan ức đến trụ sở tiếp dân của Thanh tra chính phủ, thì trung ương lại «đá» xuống cấp dưới.

Tôi gọi là «dưới đẩy lên, trên đá xuống». Chúng nó biến những người dân đi tố cáo thành những người «dân oan». Có những người đi đấu tranh, gửi đơn khiếu nại, từ lúc tóc còn đen, mà nay đầu bạc trắng, bạc trắng hơn tôi… (Trích RFI 31-12-2014)

Số 187* Trang

34