· web viewvới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc...

341
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI Dương Duy Hưng CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

Upload: others

Post on 18-Jan-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG

VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI

Dương Duy Hưng

CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAMTRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ

ĐẤT NƯỚC

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

Hà Nội - 2013

Page 2:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG

VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI

Dương Duy Hưng

CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAMTRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ

ĐẤT NƯỚC

Chuyên ngành: Thương mạiMã số : 62.34.10.01

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. NGUYỄN VĂN LỊCH

Hà Nội - 2013

Page 3:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình độc lập của

riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong Luận án đều

là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Tác giả Luận án

Dương Duy Hưng

Page 4:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

ii

MỤC LỤCTrang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan..............................................................................................................i

Mục lục.......................................................................................................................ii

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt...................................................................v

Danh mục các bảng..................................................................................................vi

Danh mục các hình vẽ, đồ thị.................................................................................vii

MỞ ĐẦU...................................................................................................................ix

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................................xiv

NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................1

Chương 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TRONG

QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ....................1

1.1. Một số vấn đề cơ bản về cán cân thương mại và công nghiệp hoá,

hiện đại hoá..................................................................................................1

1.1.1. Cán cân thương mại......................................................................................1

1.1.2. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá......................................................................5

1.2. Những yếu tố cơ bản tác động, điều chỉnh cán cân thương mại...........20

1.2.1. Chính sách thương mại quốc tế...................................................................20

1.2.2. Chính sách đầu tư........................................................................................27

1.2.3. Tỷ giá .........................................................................................................29

1.2.4. Một số yếu tố cơ bản khác..........................................................................34

1.3. Kinh nghiệm điều chỉnh cán cân thương mại trong tiến trình thực

hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá của một số nước và bài học rút

ra cho Việt Nam........................................................................................36

1.3.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc và một số nền kinh tế NIE's ở châu Á...........36

1.3.2. Kinh nghiệm của Malaysia.........................................................................37

1.3.3. Kinh nghiệm của Thái Lan.........................................................................39

1.3.4. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.......................................41

Page 5:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

iii

Chương 2. THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH CÁN CÂN THƯƠNG MẠI

TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI

HÓA CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA.....................................44

2.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam trong quá trình thực hiện công

nghiệp hoá, hiện đại hoá thời gian qua....................................................44

2.1.1. Về tốc độ tăng trưởng..................................................................................45

2.1.2. Về cơ cấu kinh tế.........................................................................................46

2.1.3. Về mô hình tăng trưởng..............................................................................47

2.1.4. Về quá trình hội nhập quốc tế.....................................................................51

2.1.5. Về độ mở của nền kinh tế............................................................................53

2.1.6. Về tốc độ thu hút đầu tư..............................................................................54

2.1.7. Về quá trình hình thành các yếu tố của nền kinh tế thị trường...................56

2.2. Thực trạng điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam thời

gian qua......................................................................................................57

2.2.1. Thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010...........58

2.2.2. Thực trạng các yếu tố tác động, điều chỉnh cán cân thương mại của

Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010.....................................................................84

2.2.3. Thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2012

và một số nhận định chủ yếu.....................................................................105

2.3. Đánh giá chung về thực trạng điều chỉnh cán cân thương mại của

Việt Nam thời gian qua...........................................................................108

2.3.1. Mặt được...................................................................................................108

2.3.2. Mặt tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.........................................................110

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU TIẾT CÁN CÂN THƯƠNG MẠI

TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI

Page 6:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

iv

HÓA CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2020......................112

....................................................................................................................

3.1. Các yếu tố trong nước và quốc tế chủ yếu tác động tới cán cân

thương mại của Việt Nam thời gian tới.................................................112

3.1.1. Các yếu tố từ môi trường quốc tế..............................................................112

3.1.2. Các yếu tố từ tình hình trong nước............................................................116

3.2. Mục tiêu, quan điểm, định hướng điều chỉnh cán cân thương mại

của Việt Nam thời kỳ đến năm 2020......................................................118

3.2.1. Mục tiêu.....................................................................................................118

3.2.2. Quan điểm.................................................................................................119

3.2.3. Định hướng................................................................................................120

3.3. Một số giải pháp điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam

thời gian tới..............................................................................................122

3.3.1. Giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý và điều hành xuất

nhập khẩu...................................................................................................122

3.3.2. Giải pháp về tài chính, tín dụng.................................................................127

3.3.3. Giải pháp về tạo thuận lợi hoá thương mại...............................................129

3.3.4. Giải pháp về xúc tiến thương mại..............................................................130

3.3.5. Giải pháp về hội nhập quốc tế...................................................................133

3.3.6. Giải pháp về đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài...................................135

3.3.7. Giải pháp về tỷ giá và điều hành tỷ giá.....................................................141

3.3.8. Giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực ngoại

thương........................................................................................................145

3.3.9. Giải pháp đối với một số mặt hàng và thị trường chiến lược....................148

KẾT LUẬN............................................................................................................150

Danh mục công trình nghiên cứu của tác giả.....................................................153

Tài liệu tham khảo................................................................................................154

Phụ lục....................................................................................................................159

Page 7:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADB : Ngân hàng Phát triển châu Á

BTA : Hiệp định thương mại song phương

ERP : Tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu

FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA : Hiệp định thương mại tự do

GDP : Tổng sản phẩm trong nước

IMF : Quĩ Tiền tệ quốc tế

ITG : Hàng hoá đủ tiêu chuẩn tham gia thương mại quốc tế

NEER : Tỷ giá danh nghĩa đa phương

NER : Tỷ giá danh nghĩa song phương

NRP : Tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa

RCA : Chỉ số lợi thế so sanh hiện hữu trong xuất khẩu

REER : Tỷ giá thực đa phương

RER : Tỷ giá thực song phương

RTA : Hiệp định thương mại khu vực

SCM : Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng

SITC : Danh mục thống kê theo tiêu chuẩn ngoại thương

SPS : Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật

TBT : Rào cản kỹ thuật trong thương mại

TFP : Yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp

TPP : Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

VER : Hạn chế xuất khẩu tự nguyện

WB : Ngân hàng Thế giới

WTO : Tổ chức Thương mại thế giới

Page 8:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

vi

DANH MỤC CÁC BẢNGTrang

Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả xuất nhập khẩu và tình hình cán cân thương mại

của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010........................................................58

Bảng 2.2. Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam theo các khu vực

kinh tế thời kỳ 2001 - 2010...................................................................62

Bảng 2.3. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt thời kỳ 2001 - 2010....................65

Bảng 2.4. Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của

Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010...............................................................70

Bảng 2.5. Cơ cấu nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam phân theo mục đích

kiểm soát nhập khẩu giai đoạn 2007 - 2010..........................................71

Bảng 2.6. Cơ cấu thị trường xuất khẩu, thị trường nhập khẩu hàng hoá của

Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010...............................................................74

Bảng 2.7. Qui mô và tốc độ tăng trưởng của 10 thị trường có xuất siêu lớn

nhất và 10 thị trường có nhập siêu lớn nhất của Việt Nam thời kỳ

2001 - 2010............................................................................................78

Bảng 2.8. Cường độ thương mại của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam với một

số thị trường và khu vực thị trường chính giai đoạn 2004 - 2009.........80

Bảng 2.9. Mức độ tương đồng xuất khẩu của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam

với một số thị trường và khu vực thị trường chính giai đoạn 2004 -

2009.......................................................................................................81

Bảng 2.10. Mức độ bổ trợ thương mại của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam với

một số thị trường và khu vực thị trường chính giai đoạn 2004 -

2009.......................................................................................................83

Bảng 2.11. Tổng hợp chỉ số bảo hộ hữu hiệu ERP và chỉ số bảo hộ danh nghĩa NRP

của các mặt hàng theo các cam kết hội nhập chủ yếu của Việt Nam............86

Bảng 2.12. Diễn biến tình trạng cán cân thương mại của Việt Nam theo các

khu vực kinh tế thời kỳ 2001 - 2010.....................................................94

Bảng 2.13. Cơ cấu vốn đầu tư FDI vào Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010..................96

Page 9:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Trang

Hình 1.1. Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ.................................................33

Đồ thị 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam và thế giới 1990 - 2010 .............46

Đồ thị 2.2. Cơ cấu kinh tế Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010....................................47

Đồ thị 2.3. Đóng góp của yếu tố vốn, năng suất nhân tố tổng hợp và lao động

vào tăng trưởng GDP giai đoạn 2001 - 2009......................................49

Đồ thị 2.4. Chỉ số ICOR của Việt Nam qua các giai đoạn....................................50

Đồ thị 2.5. Cơ cấu sử dụng tổng sản phẩm trong nước.........................................51

Đồ thị 2.6. Tổng mức lưu chuyển kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP...........53

Đồ thị 2.7. Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010..................55

Đồ thị 2.8. Tăng trưởng FDI thực hiện tại Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010...........56

Đồ thị 2.9. Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu và nhập siêu thời kỳ 2001 - 2010....60

Đồ thị 2.10. Cơ cấu và diễn biến xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam theo các

khu vực kinh tế thời kỳ 2001 - 2010...................................................63

Đồ thị 2.11. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010.........64

Đồ thị 2.12. Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch hơn 1 tỷ USD của

Việt Nam năm 2010 ...........................................................................66

Đồ thị 2.13. Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010.........71

Đồ thị 2.14. Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng của thị trường xuất khẩu hàng hoá

của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010......................................................75

Đồ thị 2.15. Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng của thị trường nhập khẩu hàng hoá

của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010......................................................76

Page 10:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

viii

Đồ thị 2.16. Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với 10 thị trường

lớn nhất năm 2010...............................................................................77

Đồ thị 2.17. Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng các thị trường xuất nhập khẩu lớn

nhất của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010..............................................79

Đồ thị 2.18. Diễn biến FDI vào Việt Nam và tình hình cán cân thương mại

của Việt Nam theo các khu vực kinh tế thời kỳ 2001 - 2010..............95

Đồ thị 2.19. Diễn biến tỷ giá danh nghĩa VNĐ/USD và tỷ lệ nhập siêu/xuất

khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010...........................................100

Đồ thị 2.20. Diễn biến tỷ giá thực song phương VNĐ/USD và tỷ số xuất

khẩu/nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010..........................101

Đồ thị 2.21. Diễn biến tỷ giá thực đa phương và tỷ số xuất khẩu/nhập khẩu

của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010....................................................103

Page 11:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

ix

MỞ ĐẦU1. Lý do lựa chọn đề tài

Việt Nam đang trong quá trình tiếp tục đẩy mạnh thực hiện sự nghiệp công

nghiệp hoá, hiện đại hoá và đổi mới toàn diện kinh tế - xã hội của đất nước. Với hơn

25 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã và đang tiếp tục được thử thách để từng

bước hoàn thiện và vững bước tiến lên theo định hướng chung đã được Đảng ta xác

định. Theo đó, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp

theo hướng hiện đại. Trong quá trình đó, nhiều vấn đề về phát triển kinh tế nói

chung cũng đang từng bước được xem xét, hoàn thiện để tiếp tục phát triển một

cách bền vững và mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Trong sự phát triển chung của nền kinh tế, cán cân thương mại vốn là một trong

những yếu tố kinh tế vĩ mô quan trọng, không chỉ bởi nó trực tiếp tham gia và đóng

góp vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước, mà còn bởi cán cân

thương mại có những tác động và liên hệ hết sức mật thiết với nhiều yếu tố kinh tế

vĩ mô khác. Tình trạng của cán cân thương mại không chỉ thể hiện tương quan giữa

kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu mà qua đó còn phần nào thể hiện trạng thái của

nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô quan trọng khác như cung cầu tiền tệ, tỷ giá hối đoái; khả

năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế của hàng hoá, dịch vụ; tình trạng nợ nước

ngoài và cán cân tài khoản vãng lai; khả năng tiết kiệm, đầu tư và thu nhập thực

tế..., và cuối cùng là thể hiện trạng thái chung của nền kinh tế. Chính vì vậy, cán cân

thương mại và sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế luôn có mối quan hệ qua

lại mật thiết với nhau thông qua những tác động cả trực tiếp và gián tiếp.

Trong thời gian qua, đặc biệt trong hơn 10 năm trở lại đây, cán cân thương mại

của Việt Nam thường xuyên ở trong tình trạng thâm hụt, lại diễn biến phức tạp và

có chiều hướng gia tăng ở mức cao. Điều này đã có tác động và ảnh hưởng tới nhiều

cân đối kinh tế vĩ mô khác của đất nước cũng như gây nên những lo ngại nhất định

từ phía Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm soát và điều

chỉnh cán cân thương mại để góp phần tích cực vào ổn định và phát triển kinh tế

theo hướng bền vững. Có thể nói, một trong những lý do quan trọng khiến cho sự lo

Page 12:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

x

ngại này chưa được giải quyết chính bởi vì tới nay vẫn chưa có một câu trả lời thực

sự rõ ràng, mạnh mẽ và đáng tin cậy về tình trạng này được đưa ra.

Trước tình hình đó, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đang

trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện chuyển

đổi mô hình phát triển gắn với tái cấu trúc nền kinh tế, hội nhập quốc tế sâu rộng và

thực chất hơn các giai đoạn trước rất nhiều, bối cảnh và điều kiện phát triển kinh tế

đất nước trong thời gian tới có nhiều sự thay đổi rất cơ bản…, thì việc cần thiết phải

có những nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện về vấn đề nêu trên là

rất cấp bách để từ đó có những giải pháp, hướng đi phù hợp trong thời gian tới.

Với nhận thức về tính cấp thiết của vấn đề nêu trên, tác giả đã quyết tâm lựa

chọn đề tài nghiên cứu "Cán cân thương mại Việt Nam trong sự nghiệp công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" với hy vọng sẽ góp phần phân tích, làm rõ thực

trạng cán cân thương mại và việc điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam thời

gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm điều chỉnh cán cân thương mại của Việt

Nam trong thời gian tới phù hợp và góp phần thực hiện được mục tiêu phát triển

kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

2. Mục đích nghiên cứu của Luận án

Mục đích chính của Luận án là đánh giá đúng thực trạng cán cân thương mại và

việc điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam thời gian qua để từ đó đề xuất

được những giải pháp chủ yếu nhằm điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam

bảo đảm góp phần tích cực hơn nữa vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong

thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời gian tới.

Để đạt được mục đích chung nêu trên, Luận án sẽ hướng tới một số mục đích cụ

thể như sau:

- Hệ thống hoá và phát triển thêm những vấn đề lý luận cơ bản về cán cân

thương mại trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Phân tích, làm rõ thực trạng, diễn biến cán cân thương mại và việc điều chỉnh

cán cân thương mại của Việt Nam thời gian qua; đánh giá thực chất mối quan hệ, sự

Page 13:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

xi

tác động của các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới cán cân thương mại của Việt Nam

thời gian qua.

- Đề xuất được các giải pháp chủ yếu nhằm điều chỉnh cán cân thương mại của

Việt Nam một cách hiệu quả và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của

Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời gian

tới.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận án là lý luận và thực tiễn về cán cân thương

mại và việc điều chỉnh cán cân thương mại trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện

đại hóa của quốc gia; các yếu tố cấu thành, các yếu tố tác động tới cán cân thương

mại và sự vận động của chúng.

Phạm vi nghiên cứu của Luận án:

- Về nội dung, Luận án sẽ tập trung nghiên cứu những lý thuyết cơ bản của thế

giới về cán cân thương mại và về quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá;

những kinh nghiệm của các nước trong khu vực có tính chất, trình độ phát triển

hoặc mô hình phát triển kinh tế có sự tương đồng với Việt Nam như các nước NICs,

Trung Quốc, Hàn Quốc Thái Lan, Malaysia trong việc điều chỉnh cán cân thương

mại thời kỳ thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Luận án sẽ nghiên cứu những

yếu tố tác động, điều chỉnh cán cân thương mại và các chủ thể tác động, đối tượng

chịu tác động trong việc điều chỉnh cán cân thương mại để từ đó đề xuất được các

giải pháp điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam thời gian tới một cách cụ thể

và rõ ràng về các chủ thể và đối tượng thực hiện.

- Về thời gian, Luận án sẽ tập trung xem xét, đánh giá thực trạng cán cân

thương mại và việc điều chỉnh cán cân thương mại trong giai đoạn 2001 - 2010. Đối

với một số nội dung cụ thể cần tới chuỗi số liệu dài hơn để tăng độ tin cậy của một

số đánh giá, phân tích xu hướng, Luận án sẽ có thể xem xét những dữ liệu cho giai

đoạn dài hơn từ năm 1990 hoặc 1995 tới nay. Những khuyến nghị, đề xuất về giải

pháp điều chỉnh cán cân thương mại trong thời gian tới sẽ tập trung cho giai đoạn

2011 - 2020.

Page 14:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

xii

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Tác giả hy vọng rằng, kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ giúp các nhà nghiên

cứu, cán bộ giảng dạy chuyên môn có một cái nhìn mới mẻ hơn, đầy đủ hơn và toàn

diện hơn về cán cân thương mại, các yếu tố chủ yếu tác động tới cán cân thương

mại và việc tác động điều chỉnh cán cân thương mại, qua đó góp phần bổ sung nhận

thức và hoàn thiện hơn những vấn đề về lý luận cơ bản trong điều chỉnh cán cân

thương mại thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bên cạnh đó, với việc bổ sung,

hoàn thiện hơn về cơ sở lý luận và thực tiễn, kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ

giúp các nhà quản lý, hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô có cái nhìn toàn diện và

sâu sắc hơn trong việc xây dựng các chính sách nhằm điều tiết, tác động điều chỉnh

cán cân thương mại một cách hiệu quả hơn; đồng thời, giúp các các doanh nghiệp

hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư và các đơn vị hoạt động

trong các lĩnh vực kinh tế khác có liên quan trong cả nước có thêm căn cứ tin cậy để

hoạch định chiến lược sản xuất, kinh doanh và đầu tư ở Việt Nam trong thời gian

tới.

5. Những đóng góp mới của Luận án

- Bổ sung, làm rõ một số nội dung cơ bản mang tính khoa học cần lưu ý khi

xem xét, nghiên cứu cán cân thương mại.

- Khái quát, rút ra 4 nhận định về mối quan hệ giữa cán cân thương mại và công

nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối

với cán cân thương mại.

- Lựa chọn, phân tích để làm rõ và nêu bật được thực trạng và đặc điểm của nền

kinh tế Việt Nam trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời gian

qua với 7 nhóm đặc điểm được đưa ra và được chứng minh.

- Tổng hợp, hệ thống hoá và trình bày được một cách toàn diện, đầy đủ và nhiều

chiều về thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam thời gian qua, trên cơ sở đó

đưa ra được 6 đánh giá, nhận định mang tính tổng kết về thực trạng cán cân thương

mại của Việt Nam thời gian qua.

Page 15:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

xiii

- Lựa chọn, phân tích các yếu tố cơ bản có tác động, điều chỉnh cán cân thương

mại, từ đó đưa ra những đánh giá cụ thể, mới mẻ về thực chất mức độ tác động của

các yếu tố này tới tình trạng của cán cân thương mại Việt Nam thời gian qua và rút

ra 3 nhận định chung về những mặt được, 4 nhận định về những mặt còn tồn tại,

hạn chế và nguyên nhân trong điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam thời

gian qua.

- Đưa ra nhận định về bối cảnh quốc tế và rút ra 5 cơ hội, 5 thách thức cơ bản;

nhận định về tình hình trong nước và rút ra 4 thuận lợi, 5 khó khăn tác động tới cán

cân thương mại của Việt Nam thời gian tới

- Đề xuất được các mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể và 4 quan điểm, 5 định

hướng chủ yếu trong điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam trong quá trình

đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời gian tiếp theo.

- Đề xuất 9 nhóm giải pháp với hơn 20 giải pháp lớn và nhiều giải pháp cụ thể

nhằm điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công

nghiệp hoá, hiện đại hoá thời kỳ đến năm 2020. Trong đó, đưa ra khuyến nghị về 3

nhóm giải pháp với 11 giải pháp cụ thể là những giải pháp mang tính quyết định,

cần tập trung thực hiện mạnh mẽ để xử lý được vấn đề nghiên cứu.

6. Kết cấu của Luận án

Ngoài phần Mở đầu, Tổng quan về vấn đề nghiên cứu, Kết luận, Danh mục tài

liệu tham khảo và phần Phụ lục, nội dung chính của Luận án được trình bày theo 3

Chương như sau:

Chương 1. Một số lý luận về cán cân thương mại trong quá trình công nghiệp

hoá, hiện đại hoá.

Chương 2. Thực trạng điều chỉnh cán cân thương mại trong sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam thời gian qua.

Chương 3. Một số giải pháp điều chỉnh cán cân thương mại trong sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam thời kỳ đến năm 2020.

Page 16:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

xiv

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Ở trong nước, đến nay đã có một số bài phân tích, công trình nghiên cứu khoa

học có liên quan tới vấn đề xuất nhập khẩu, nhập siêu, cán cân thương mại… Trong

đó, các công trình nghiên cứu chủ yếu bao gồm:

- "Nhập siêu và các giải pháp kiềm chế nhập siêu". Đề tài nghiên cứu khoa học

cấp Bộ. Nguyễn Thành Biên chủ trì. 2008. Nghiên cứu này tập trung vào xem ét,

đánh giá vấn đề nhập siêu của Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2008 và đề xuất các

giải pháp chủ yếu nhằm xử lý vấn đề nhập siêu của Việt Nam cho giai đoạn ngắn hạn

2009 - 2010. Với mục tiêu như vậy, đề tài này chủ yếu tiếp cận, xử lý vấn đề theo

hướng tập trung xem xét kỹ từng mặt hàng, nhóm hàng và từng thị trường, khu vực

thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam.

- "Mối quan hệ giữa tăng trưởng thương mại với tăng trưởng kinh tế". Đề tài

nghiên cứu khoa học cấp Bộ. PSG.TS. Phạm Tất Thắng chủ trì (thực hiện từ năm

2007). Đề tài này được thực hiện chủ yếu nhằm mục tiêu xác định rõ mối quan hệ

giữa tăng trưởng thương mại, trong đó bao gồm cả tăng trưởng xuất nhập khẩu và

tăng trưởng thương mại nội địa, với tăng trưởng kinh tế. Do vậy, những xem xét

mang tính chuyên sâu về xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại trong mối

quan hệ tác động qua lại với các yếu tố kinh tế vĩ mô khác không phải là cách tiếp

cận, xử lý chính của Đề tài này.

- "Nghiên cứu cán cân thương mại trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại

hoá ở Việt Nam". Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. PGS.TS. Nguyễn Văn Lịch chủ

trì. 2005. Đây là một trong những nghiên cứu có mục tiêu, đối tượng và phạm vi gần

nhất với đề tài Luận án. Tuy nhiên, thời điểm nghiên cứu cũng như giới hạn, phạm vi

và cách tiếp cận xử lý vấn đề được đặt ra đã có sự thay đổi và khác biệt rất lớn so với

Luận án này. Nhiều yếu tố, điều kiện cơ bản có tác động tới cán cân thương mại và

việc điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam đã có sự thay đổi về tính chất.

Page 17:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

xv

- "Tỷ giá thực và tác động của nó đến cán cân thương mại". Tạp chí Nghiên cứu

kinh tế số 307. Nguyễn Văn Tiến. 2003. Đây là bài nghiên cứu sâu về một yếu tố

quan trọng tác động tới cán cân thương mại, đó là tỷ giá thực. Tuy nhiên, do vậy, bài

viết cũng chỉ dừng ở mức xem xét một yếu tố trong nhiều yếu tố có tác động tới cán

cân thương mại của Việt Nam. Kết quả của bài nghiên cứu này có nhiều giá trị về mặt

lý luận hơn trong việc xem xét vấn đề nghiên cứu của Luận án.

- "Khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai của Việt Nam".

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thực hiện, Nhà Xuất bản Lao động phát

hành năm 2002. Đây là nghiên cứu không xem xét trực tiếp tới vấn đề nghiên cứu của

Luận án là về cán cân thương mại. Tuy nhiên, đây là nghiên cứu có nhiều nội dung

khá quan trọng đề cập tới những yếu tố có tác động tới cán cân thương mại. Do vậy,

đây cũng là công trình nghiên cứu có nhiều ý nghĩa về mặt lý luận trong việc xem

xem vấn đề điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam, cần được tham khảo trong

quá trình xây dựng Luận án.

- "Kinh tế học vĩ mô". Robert J. Gordon. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

1994 (tiếng Việt). Nghiên cứu đã nhận định thâm hụt ngoại thương sẽ tích tụ số nợ

nước ngoài trên tư cách là tiền đi vay của người nước ngoài để chị được một số nhập

khẩu cao hơn số xuát khẩu. Sau khi tích tụ số nợ nước ngoài, tổng số thâm hụt sẽ

không cần thiết để chấm dứt tình trạng tăng nợ nước ngoài phải đi liền với một thặng

dư ngoại thương. Nghiên cứu cũng lý giải tại sao sự sụt giá mạnh mẽ của đồng đôla

Mỹ trong giai đoạn 1985 - 1988 lại không làm cho cán cân thương mại của Mỹ

chuyển từ thâm hụt sang thặng dư.

- "Kinh tế học của sự phát triển". Molcolm Gillis. NXB Giáo dục. 1990 (tiếng

Việt). Nghiên cứu đã phân tích, đanh giá mối quan hệ giữa cơ cấu thanh toán đối

ngoại, cán cân thanh toán của các nước đang phát triển với việc lựa chọn thực hiện

các chiến lược thay thế nhập khẩu, chiến lược hướng về xuất khẩu, với việc điều

chỉnh tỷ giá,chính sách bảo hộ và thuế quan… Trong đó, các tác giả cũng đã phân

tích tình trạng nhập siêu của các nước đang phát triển trong thập kỷ 70-90 của thế kỷ

trước và đưa ra các phân tích, đánh giá về nguyên nhân của tình trạng này.

Page 18:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

xvi

Như vậy, có thể thấy trong số những công trình nghiên cứu nêu trên, có những

công trình tập trung nghiên cứu về một hoặc một số khía cạnh của cán cân thương

mại hoặc một hoặc một số yếu tố tác động tới cán cân thương mại; cũng có những

nghiên cứu về vấn đề cán cân thương mại nhưng ở thời điểm đã quá xa so với hiện

tại, do vậy không cập nhật, đánh giá được nhiều yếu tố quan trọng về cán cân thương

mại hoặc có tác động tới cán cân thương mại vốn đã có sự thay đổi rất cơ bản trong

thời gian qua.

Ở ngoài nước, có khá nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về vấn đề cán cân

thương mại một cách trực diện hoặc gián tiếp qua việc nghiên cứu tác động của

những yếu tố ảnh hưởng tới cán cân thương mại. Trong đó, chủ yếu bao gồm:

- "The Internationalization of the Dollar and Trade Balance Adjustment".

Research Report. Linda Goldberg and Federal Reserve Bank of NewYork Staff.

2005. Nghiên cứu này đưa ra những đánh giá và phân tích cơ bản về ảnh hưởng của

hiện tượng quốc tế hoá đồng Đôla tới nền kinh tế thế giới nói chung và các phản ứng

điều chỉnh cán cân thương mại.

- "What Accounts for China's Trade Balance Dynamics?". Yin Zhang and

Guanghua Wan. 2004. Nghiên cứu này trên cơ sở phân tích thực trạng cấu trúc của

nền kinh tế Trung Quốc, các chính sách kinh tế vĩ mô được áp dụng, trong đó đặc biệt

là chính sách tỷ giá áp dụng thời gian qua... đã đưa ra nhiều khuyến nghị đối với việc

điều chỉnh linh hoạt cán cân thương mại của Trung Quốc trong thời gian tới. Đây là

những khuyến nghị tương đối có giá trị tham khảo đối với Việt Nam do Trung Quốc

cũng trong bối cảnh mới gia nhập WTO.

- "Economic Growth, The Trade Balance and the Investment - Exchange Rate

Trade Off". Macro A.F.H Cavalcanti. 2001. Nghiên cứu này đưa ra những phân tích

về tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của một số quốc gia Mỹ latinh như Brazil,

Achentina... và xem xét mối liên quan giữa tình trạng này với các chính sách về đầu

tư, tỷ giá và sự tăng trưởng của nền kinh tế.

- "Trade Policy and Ecconomic Growth: A Skeptic's Guide to the Cross-National

Evidence". Francisco Rodríguez and Dani Rodrik. University of Maryland and

Page 19:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

xvii

Harvard University. 2000. Nghiên cứu này đưa ra những đánh giá chung về mối quan

hệ giữa chính sách thương mại và tăng trưởng kinh tế, từ đó đề xuất một số khuyến

nghị để xử lý mối quan hệ này.

- "Economic Theories". Bo Sodersten. NXB Macmillan 1980. Công trình đã

chuẩn hóa cán cân thương mại hay cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa. Đó là mối

tương quan giá trị các khoản nhập khẩu hàng hóa được tính theo giá CIF, tức là giá cả

hàng hóa (cost), chi phí bảo hiểm (insurance) và chi phí vận chuyển (freight) với giá

trị các khoản xuất khẩu được tính theo giá FOB , tức là chỉ tính theo giá mua được

khách hàng nước ngoài chấp nhận, không tính chi phí bảo hiểm và vận chuyển.

- "Flexible Exchange Rates in the Short Run". Rudiger Dornbusch và Paul

Krugman. 1976. Nghiên cứu đã đưa lý thuyết về hiện tượng đường cong J để mô tả

sự tiến hóa của cán cân thương mại dưới tác động của tỷ giá hối đoái. Theo đó, những

độ co giãn thấp của cầu và cung ngoại tệ trong thời gian ngắn tạo ra hiện tượng

đường cong J. Đó là sự giảm sút trong thời gian ngắn của xuất khẩu ròng tiếp theo

sau một sự mất gía của tỷ gía hối đoái và sau đó là sự cải thiện của xuất khẩu ròng.

Theo lý thuyết này, tình hình cán cân thương mại sẽ xấu đi (nhập siêu tăng) trong thời

gian ngắn sau khi có sự mất giá trong tỷ giá hối đoái được gọi là đường cong J.

Như vậy, có thể thấy mặc dù có khá nhiều nghiên cứu ngoài nước đã được thực

hiện để xem xét về vấn đề này theo hướng nghiên cứu về mối quan hệ giữa tình trạng

cán cân thương mại với tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là dựa trên phân tích đặc thù tính

chất của từng nền kinh tế nhưng ở Việt Nam hướng nghiên cứu này hầu như chưa

được thực hiện. Điều này càng có ý nghĩa và đòi hỏi cấp thiết hơn khi nước ta bước

vào giai đoạn chuyển đổi mô hình phát triển, tái cấu trúc nền kinh tế và hội nhập

mạnh mẽ như hiện nay.

2. Những vấn đề còn tồn tại trong các nghiên cứu có liên quan và mục tiêu

của đề tài nghiên cứu

Với những tổng hợp, đánh giá chung về các công trình nghiên cứu có liên quan

tới đề tài của Luận án như trình bày trên đây, có thể thấy 2 nhóm vấn đề còn hạn chế

Page 20:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

xviii

chưa được các nghiên cứu nêu trên giải quyết, mà Luận án này sẽ lấy đó làm mục tiêu

để nghiên cứu, giải quyết. Đó là:

- Những nghiên cứu trước đây có bổi cảnh, điều kiện khác so với hiện nay, thậm

chí nhiều yếu tố cơ bản đã thay đổi về tính chất. Mục tiêu của Luận án này là sẽ

nghiên cứu về cán cân thương mại và vấn đề điều chỉnh cán cân thương mại trong

một môi trường được cập nhật với những điều kiện, tính chất đã có những thay đổi so

với trước đây.

- Những nghiên cứu trước đây về cơ bản chỉ xem xét, nghiên cứu một hoặc một

vài khía cạnh khá cụ thể của cán cân thương mại (như nghiên cứu mối quan hệ, tác

động qua lại với điều hành tỷ giá, bảo đảm cán cân tài khoản vãng lãi, giảm thiểu

nhập siêu...) mà chưa nghiên cứu cán cân thương mại và việc điều chỉnh cán cân

thương mại của Việt Nam một cách tổng thể nhằm góp phần thực hiện thành công

quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mục tiêu của Luận án này là nhằm giải quyết

những vấn đề nêu trên, đưa ra những nghiêu cứu một cách toàn diện và đầy đủ hơn về

cán cân thương mại và việc điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam trong thời

kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

3. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp luận chung trong nghiên cứu là phương pháp

duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, từ cụ thể đến khái quát, kết hợp logic và lịch

sử. Trên cơ sở đó, Luận án sử dụng các phương pháp cụ thể như: phân tích, chứng

minh, tổng hợp, thống kê, so sánh trong quá trình nghiên cứu. Luận án cũng áp dụng

một số phương pháp thống kê, phân tích của quốc tế trong quá trình phân tích, đánh

giá các yếu tố tác động, điều chỉnh cán cân thương mại như phương pháp phân tích

tác động của tỷ giá, cắt giảm thuế quan... tới cán cân thương mại, phương pháp phân

tích theo mô hình Marshall - Lerner về tác động hưởng của phá giá tiền tệ lên cán cân

thương mại.

Page 21:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

1

NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1

MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI

TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ

1.1. Một số vấn đề cơ bản về cán cân thương mại và công nghiệp hoá, hiện đại

hoá

1.1.1. Cán cân thương mại

1.1.1.1. Khái niệm

Một cách chung nhất, cán cân thương mại được hiểu là cán cân đo lường độ chênh

lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá của một quốc gia hay một nền kinh

tế trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.

Một cách khác trực quan hơn, "Cán cân thương mại, hay còn gọi là cán cân hữu

hình, phản ánh chênh lệch giữa các khoản thu từ xuất khẩu và các chi cho nhập khẩu

hàng hoá, mà các hàng hoá này có thể quan sát được bằng mắt thường khi di chuyển

qua biên giới". Khái niệm này được đưa ra nhằm để hiểu rõ hơn về những bộ phận cấu

thành trong cán cân tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán, trong đó, ngược lại

với cán cân hữu hình như vừa nêu trên thì cán cân vô hình là cán cân đo lường sự

chênh lệch của dịch vụ, thu nhập và chuyển giao vãng lai một chiều không thể quan sát

được bằng mắt thường.

Để thấy rõ hơn bản chất và "vị trí" của cán cân thương mại trong cán cân thanh

toán quốc tế của một quốc gia, hay rộng hơn là trong mối quan hệ với các biến số kinh

tế vĩ mô khác trong nền kinh tế, có thể quan sát qua mô phỏng một bảng cán cán thanh

toán quốc tế như dưới đây1:

Ký hiệu

Nội dungDoanh số thu

(+)Doanh số chi

(-)Cán cân(ròng)

CA Cán cân vãng lai - 70TB Cán cân thương mại - 50

1 Nguồn: [12, tr.226]

Page 22:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

2

Ký hiệu

Nội dungDoanh số thu

(+)Doanh số chi

(-)Cán cân(ròng)

- Xuất khẩu hàng hoá + 150- Nhập khẩu hàng hoá - 200

SE Cán cân dịch vụ - 40- Thu từ xuất khẩu dịch vụ + 120- Chi cho nhập khẩu dịch vụ - 160

Ic Cán cân thu nhập + 10- Thu + 20- Chi - 10

Tr Chuyển giao vãng lai một chiều

+ 10

- Thu + 30- Chi - 20

K Cán cân vốn + 55KL Vốn dài hạn + 90

- Chảy vào + 140- Chảy ra - 50

Ks Vốn ngắn hạn - 35- Chảy vào + 20- Chảy ra - 55

KTr Chuyển giao vốn một chiều + 5 + 5OM Lỗi và sai sót - 10 -10OB Cán cân tổng thể - 20OFB

Cán cân bù đắp chính thức + 20

ΔR Thay đổi dự trữ + 15 + 15L Vay IMF và các NHTW khác + 5 + 5≠ Các nguồn tài trợ khác + 0 + 0

Tổng doanh số + 500 - 500 0

Bên cạnh những khái niệm nêu trên, còn một số khái niệm khác về cán cân thương

mại cũng thường gặp và đều mang một bản chất nội dung như nêu trên, cụ thể như:

Page 23:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

3

"Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán

quốc tế, ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong

một khoảng thời gian nhất định, cũng như mức chênh lệch giữa chúng".

"Cán cân thương mại là bảng kết toán về chênh lệch giữa giá trị về mặt tiền tệ của

nhập khẩu và xuất khẩu trong một nền kinh tế qua một giai đoạn thời gian nhất định".

"Cán cân thương mại của một quốc gia ghi chép các giao dịch về mặt giá trị các

giao dịch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá của quốc gia đó với phần còn lại của thế giới

và trong một khoảng thời gian nhất định, có thể là một quí hoặc một năm".

Trong Luận án này, khái niệm về cán cân thương mại sẽ được nghiên cứu, sử

dụng trong các phân tích, đánh giá được thực hiện dựa trên cơ sở khái niệm chung về

cán cân thương mại. Theo đó, cán cân thương mại được hiểu là cán cân đo lường độ

chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia hay một nền

kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.

1.1.1.2. Các trạng thái của cán cân thương mại

Với khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh

lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá của một quốc gia hay một nền

kinh tế trong từng giai đoạn, chúng ta có các trạng thái khác nhau của cán cân thương

mại của quốc gia hay nền kinh tế đó, cụ thể gồm:

Cân bằng thương mại là trạng thái khi kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập

khẩu hàng hoá của một quốc gia hay một nền kinh tế bằng nhau trong thời kỳ

xem xét.

Thặng dư thương mại là trạng thái khi kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của một

nước hay một nền kinh tế vượt quá kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của quốc gia

hay nền kinh tế đó trong thời kỳ xem xét.

Thâm hụt thương mại là tình trạng khi kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của một

quốc gia hay một nền kinh tế vượt quá kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của quốc

gia hay nền kinh tế đó trong thời kỳ xem xét.

Các trạng thái của cán cân thương mại rõ ràng có tác động qua lại với các biến số

kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế, và qua đó tác động cũng như phần nào thể hiện

tình trạng của nền kinh tế vĩ mô nói chung. Nhìn chung, về mặt nguyên lý thì mỗi nền

Page 24:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

4

kinh tế đều hướng tới mục tiêu lâu dài là đạt được trạng thái cân bằng hoặc thặng dư

thương mại. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau thì trạng thái của cán

cân thương mại cũng biến động phù hợp với tính chất và trình độ của sự phát triển của

nền kinh tế trong giai đoạn đó. Trong phần nội dung xem xét về các mô hình tiến hành

công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung trên thế giới được trình bày tiếp theo đây sẽ

nêu chi tiết hơn về mối quan hệ này.

1.1.1.3. Một số vấn đề cần lưu ý khi xem xét cán cân thương mại

- Vấn đề về đo lường "giá trị hàng hoá" trong cán cân thương mại:

Như đã nêu trên, cán cân thương mại sẽ phải đo lường sự chênh lệch giá trị giữa

xuất khẩu và nhập khẩu của cả hàng hoá - là những thứ hữu hình có thể nhìn thấy và

đo lường được khi chúng di chuyển qua biên giới. Do vậy, ở đây khẳng định đối tượng

được xem xét trong cán cân thương mại là "hàng hoá", không bao gồm các loại dịch

vụ. Trong Nghiên cứu này, việc xem xét cán cân thương mại sẽ được hiểu là xem xét

cán cân thương mại hàng hoá. Các vấn đề có liên quan tới dịch vụ, nếu có, sẽ được

trình bày bổ sung trong các trường hợp cần thiết và sẽ được nêu cụ thể trong quá trình

nêu vấn đề.

Bên cạnh đó, ở đây cũng lưu ý thêm một điểm khi tính toán giá trị của cán cân

thương mại là: Giá hàng hoá phải được tính toán trên cơ sở giá FOB (Free On Board),

nghĩa là giá trị hàng hoá chỉ tính đến cảng xuất, tức không bao gồm cước phí vận

chuyển và phí bảo hiểm - vì chi phí vận chuyển và bảo hiểm sẽ cần phải được tính toán

ở cán cân dịch vụ.

- Vấn đề về phạm vi "quốc gia" hay "nền kinh tế":

Qua xem xét nội dung các khái niệm về Cán cân thương mại như nêu ở phần trên

cũng như cách sử dụng thuật ngữ này trên thực tế có thể thấy, việc sử dụng cụm từ

"quốc gia" và "nền kinh tế" trong khái niệm Cán cân thương mại là khá tự do và không

thống nhất. Điều này xuất phát từ cách hiểu không đúng về nội dung các cụm từ này.

Về bản chất, "quốc gia" là một khái niệm mang tính địa lý - chính trị - văn hoá -

lịch sử - dân cư, cho biết một vùng lãnh thổ có chủ quyền, có ranh giới lãnh thổ xác

định và có chế độ chính trị cụ thể. Do vậy, trong nhiều trường hợp, cụm từ "quốc gia"

thường được sử dụng cùng với nghĩa của cụm từ "đất nước", "nước". Ví dụ như: Việt

Page 25:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

5

Nam, Thái Lan, Singapore là các quốc gia/nước trong khu vực Đông Nam Á. Bên

cạnh đó, "nền kinh tế" là một khái niệm mang tính kinh tế - xã hội nhiều hơn, thường

gắn liền với những khu vực lãnh thổ nhất định, trong đó các khu vực lãnh thổ này có

thể là một quốc gia hoặc không phải là một quốc gia. Ví dụ như: Nền kinh tế Việt

Nam, nền kinh tế Hoa Kỳ, nền kinh tế EU (chỉ một khu vực gồm nhiều quốc gia), nền

kinh tế Hồng Kông (chỉ một khu vực không phải là một quốc gia)…

Đối với Nghiên cứu này, việc xem xét cán cân thương mại sẽ được hiểu là xem xét

cán cân thương mại của các nền kinh tế. Các trường hợp cụ thể khác sẽ được giải thích

và trình bày chi tiết trong các phần của Luận án.

1.1.2. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

1.1.2.1. Khái niệm công nghiệp hoá

Ngày nay, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã cho thấy tính tất yếu trong quá trình

phát triển kinh tế của các quốc gia. Thực tiễn lịch sử phát triển của thế giới cho thấy

công nghiệp hoá, hiện đại hoá là con đường để biến một nền kinh tế nông nghiệp lạc

hậu thành một nền kinh tế hiện đại, mà trong đó công nghiệp có vai trò đặc biệt quan

trọng. Với cách tiếp cận khác nhau thì quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá

cũng có những điểm không hoàn toàn giống nhau và do vậy sẽ dẫn đến những chính

sách và giải pháp thực thi cũng khác nhau.

Các quan niệm về công nghiệp hoá:

Thực tế phát triển kinh tế trên thế giới cho thấy, công nghiệp hoá là khái niệm

mang tính lịch sử. Nó gắn liền sự xuất hiện của công nghiệp với việc thay thế lao động

thủ công bằng lao động cơ khí hoá. Khái niệm công nghiệp hoá xuất hiện từ cuộc cách

mạng kỹ thuật lần thứ nhất, khởi đầu ở nước Anh vào thế kỷ thứ XVIII. Đến thế kỷ

thứ XIX, khái niệm này mới được làm rõ dần với quan niệm coi đó quá trình biến một

lĩnh vực sản xuất nào đó, hoạt động với sự trợ giúp đắc lực và sự đóng góp lớn của

hoạt động cơ khí. Do công nghiệp phát triển nhanh chóng từ đơn giản đến phức tạp với

trình độ cơ khí hoá, tự động hoá ngày càng cao nên ý nghĩa của khái niệm công nghiệp

hoá cũng ngày càng mở rộng ra.

Quan niệm đơn giản nhất cho rằng [13, tr. 69]: "Công nghiệp hoá là đưa tính đặc

thù công nghiệp cho một hoạt động (của một vùng, một nước) với các nhà máy, các

Page 26:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

6

loại hình công nghiệp". Quan niệm này được hình thành trên cơ sở khái quát thời kỳ

đầu của quá trình công nghiệp hoá ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ. Trong thời gian đầu

thực hiện công nghiệp hoá, các nước này chủ yếu tập trung vào phát triển các ngành

công nghiệp nên sự chuyển biến của các hoạt động kinh tế - xã hội khác về cơ bản chỉ

là hệ quả của quá trình phát triển công nghiệp. Quan niệm giản đơn này về công

nghiệp hoá gần như đã đồng nhất quá trình công nghiệp hoá với quá trình phát triển

công nghiệp và chưa cho thấy được bản chất và mục tiêu của công nghiệp hoá. Do

vậy, quan niệm này chỉ được sử dụng và biết tới trong một thời gian ngắn trong lịch

sử.

Một quan niệm khác về công nghiệp hoá, được sử dụng phổ biến ở Liên Xô trước

đây cho rằng [13, tr.71]: "Công nghiệp hoá là quá trình xây dựng nền đại công nghiệp

cơ khí có khả năng cải tạo cả nông nghiệp". Đó là sự phát triển các ngành công nghiệp

nặng mà cốt lõi là ngành chế tạo cơ khí, do đó tỷ trọng công nghiệp trong tổng sản

phẩm xã hội ngày càng lớn. Quan niệm này xuất phát từ thực tiễn của Liên Xô khi

triển khai công nghiệp hoá, khi đó đã có một số tiền để ban đầu là công nghiệp đã phát

triển triển đến trình độ nhất định dưới chế độ tư bản trước đó. Đồng thời, trong thời kỳ

đầu tiến hành công nghiệp hoá, Liên Xô bị chủ nghĩa đế quốc bao vây toàn diện nên sự

trợ giúp từ bên ngoài hầu như không có. Trong bối cảnh ấy, để tồn tại và phát triển,

Liên Xô phải tiến hành công nghiệp hoá với nhịp độ nhanh, phải tập trung cao độ phát

triển công nghiệp nặng, phải hướng các ngành công nghiệp vào phục vụ nông nghiệp

nhằm bảo đảm các nhu cầu trong nước, đồng thời góp phần tăng nhanh tiềm lực quốc

phòng.. Quan niệm này, nhiều năm trước đây được coi là hợp lý và được áp dụng ở

một số nước xã hội chủ nghĩa và các nước đang phát triển nhằm xây dựng nền kinh tế

độc lập tự chủ. Tuy nhiên, thực tế việc sao chép một cách máy móc mô hình công

nghiệp hoá của Liên Xô đã không đem lại kết quả như mong muốn ở những nước này.

Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) đã đưa ra khái niệm

sau đây về công nghiệp hoá vào năm 1963: "Công nghiệp hoá là một quá trình phát

triển kinh tế, trong quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc

dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật

hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là có một bộ phận chế biến luôn thay đổi để

Page 27:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

7

sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng, có khả năng bảo đảm cho toàn bộ

nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, bảo đảm đạt tới sự tiến bộ về kinh tế - xã hội".

Khái niệm này đã cho thấy công nghiệp hoá là quá trình bao trùm toàn bộ quá trình

phát triển kinh tế - xã hội nhằm đạt tới không chỉ sự tăng trưởng kinh tế mà còn cả sự

tiến bộ xã hội. Đồng thời quá trình công nghiệp hoá trong điều kiện ngày nay cũng gắn

liền với quá trình hiện đại hoá nền kinh tế, trong mọi mặt hoạt động kinh tế - xã hội.

Ở nước ta, khái niệm công nghiệp hoá đã được đề cập tại Văn kiện Hội nghị

Trung ương 7 khoá VII của Đảng như sau: "Công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi

căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã

hội từ sử dụng lao động thủ công là chính, sang sử dụng phổ biến sức lao động cùng

với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển

của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội

cao". Khái niệm này về cơ bản đã thể hiện được bản chất, phạm vi và vai trò đặc biệt

quan trọng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong phát triển kinh tế - xã hội; gắn liền

được hai phạm trù không thể tách rời là công nghiệp hoá và hiện đại hóa. Nó cũng xác

định vai trò không thể thiếu của khoa học - công nghệ trong quá trình công nghiệp hoá,

hiện đại hoá.

1.1.2.2. Công nghiệp hoá và hiện đại hoá

Về bản chất, công nghiệp hoá phải gắn liền với hiện đại hoá. Trong lịch sử công

nghiệp hoá đã diễn ra hàng trăm năm ở các nước trên thế giới, công nghiệp hoá và hiện

đại hoá luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì hiện đại hoá để đạt tới trình độ kỹ

thuật hiện đại nhất là một yêu cầu cơ bản của quá trình công nghiệp hoá. Thực tế cho

thấy, kỹ thuật hiện đại đến mấy đối với mỗi giai đoạn lịch sử đều có giới hạn nhất định

và luôn luôn thay đổi theo thời gian. Chính vì vậy, hiện đại hoá không phải là một quá

trình độc lập mà là một hoạt động có tính liên tục của công nghiệp hoá gắn liền với sự

tiến bộ của khoa học kỹ thuật, hay là một quá trình kế tiếp để đạt được mục tiêu của

công nghiệp hoá. Ngày nay, với những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới thì hiện đại hoá

gắn liền với tự động hoá, tin học hó và nền kinh tế tri thức. Nói chung, hiện đại hoá

chính là chỉ phương tiện, điều kiện để đạt tới mục tiêu của quá trình công nghiệp hoá,

vì vậy nó không thể tách rời công nghiệp hoá.

Page 28:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

8

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá có thể coi là một phương thức có tính chất phổ biến

để thực hiện mục tiêu trong phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Mỗi nước

vì có hệ thống mục tiêu riêng của mình mà lựa chọn phương thức công nghiệp hoá phù

hợp. Nhưng mục tiêu chung nhất của mọi quốc gia là nhằm tăng nhanh phát triển kinh

tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất mọi mặt của mọi tầng lớp dân cư thông qua việc

tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng hiện đại, huy động và sử dụng hiệu quả nhất

các nguồn lực của đất nước.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình tác động đến tất cả các ngành, các lĩnh

vực hoạt động của một nền kinh tế. Trong một chỉnh thể kinh tế - xã hội của một quốc

gia, các ngành các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội có quan hệ mật thiết và tác động

qua lại với nhau. Sự thay đổi ở ngành, lĩnh vực này sẽ dẫn tới sự thay đổi ở các ngành,

các lĩnh vực khác. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng gắn liền với quá trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân và cơ cấu lao động. Trong quá trình công nghiệp

hoá, hiện đại hoá chuyển dịch cơ cấu làm cho vị trí của ba khu vực kinh tế: công

nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ có sự thay đổi. Trong điều kiện hiện nay, công nghiệp

hoá, hiện đại hoá còn là quá trình mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Ngày nay,

mở rộng phân công lao động quốc tế và xu thế toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra như

một tất yếu. Mỗi quốc gia là một bộ phận của hệ thống kinh tế thế giới, chịu ảnh

hưởng của biến động kinh tế thế giới và có tác động ở mức độ khác nhau đến kinh tế

của các nước khác. Vì vậy, việc xác định mục tiêu, phương thức công nghiệp hoá, hiện

đại hoá ở mỗi nước cần dựa trên cơ sở phân tích và dự báo những biến động kinh tế -

xã hội chung của khu vực và toàn cầu. Việc xây dựng hệ thống kinh tế quốc gia mở và

tăng cường hợp tác kinh tế và phân công lao động quốc tế là xu hướng khách quan các

quốc gia trên thế giới hiện nay.

1.1.2.3. Các mô hình tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xu hướng tác

động tới cán cân thương mại

Lịch sử công nghiệp hoá, hiện đại hoá - hay nói cách khác là lịch sử phát triển

kinh tế - diễn ra trên thế giới cho thấy có sự đa dạng về mô hình. Trong đó, một số mô

hình điển hình bao gồm:

1.1.2.3.1. Mô hình công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu - chiến lược hướng nội

Page 29:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

9

- Nguyên nhân ra đời và sự phát triển của mô hình:

Mô hình công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu được ra đời và áp dụng phổ biến ở

các nước đang phát triển sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai [39, tr.95-99]. Nó được

tiến hành trong bối cảnh quốc tế đặc biệt. Hệ thống thuộc địa tan rã, các quốc gia đang

phát triển lần lượt giành được độc lập về chính trị, còn về kinh tế họ vẫn bị lệ thuộc

vào hệ thống kinh tế tư bản ở mức độ khác nhau. Các nước này thường phải nhập khẩu

từ các nước tư bản phát triển hầu hết các mặt hàng công nghiệp, thậm chí cả lương

thực, nguyên nhiên liệu. Họ cũng bị lệ thuộc cả về tài chính do phải vay nợ. Các quốc

gia nghèo lúc đó cho rằng phải tiến hành một cuộc đấu tranh giành độc lập về kinh tế,

nghĩa là xây dựng cho mình một nền kinh tế độc lập tự chủ, có khả năng tự đảm bảo

lấy hầu hết các nhu cầu trong nước, ít lệ thuộc vào bên ngoài. Bên cạnh đó, các nước

phương Tây tuy đã buộc phải trao trả quyền độc lập cho các nước đang phát triển,

nhưng họ chưa từ bỏ ý đồ thực dân đối với các nước đó, không chịu chuyển nhượng

công nghệ, không chịu mở cửa thị trường cho các nước đang phát triển và muốn kìm

hãm các nước đang phát triển trong vòng lạc hậu, phụ thuộc. Trong bối cảnh quốc tế

đó, mô hình công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu đã ra đời như một tất yếu lịch sử. Ở

các nước đang phát triển, chiến lược thay thế nhập khẩu được thử nghiệm đầu tiên ở

các nước Mỹ La tinh. Một số nước châu Á như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước

khu vực Đông Nam Á cũng đã bắt đầu thực hiện chiến lược này trên con đường công

nghiệp hoá, hiện đại hoá của mình.

- Nội dung và đặc điểm cơ bản của mô hình:

Thực chất mô hình công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu là mỗi nước cần phát triển

mạnh mẽ việc sản xuất trong nước để thay thế các hàng hoá vẫn phải nhập khẩu từ các

nước tư bản. Sự phát triển như vậy sẽ mang lại tác dụng nhiều mặt: khai thác các

nguồn lực sẵn có để thoả mãn các nhu cầu cơ bản và cấp thiết trong nước, mở rộng thị

trường nội địa, phát triển sản xuất hàng hoá, tạo thêm việc làm, góp phần giải quyết

các vấn đề xã hội bức xúc và tiết kiệm ngoại tệ. Xuất phát từ mục tiêu như vậy, nội

dung cơ bản của chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu nhìn chung lấy trọng

tâm là thị trường trong nước để phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá.

Page 30:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

10

Thực chất, chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu về cơ bản không đồng

nghĩa với việc "bế quan toả cảng" hay "đóng cửa" nền kinh tế, mà các quan hệ kinh tế

đối ngoại vẫn được chú ý, đặc biệt là nhập khẩu các tư liệu sản xuất để sản xuất hàng

thay thế hàng nhập khẩu hay kêu gọi đầu tư nước ngoài vào các mục tiêu thay thế nhập

khẩu. Do vậy, chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu đã được thực hiện thông

qua hàng loạt chính sách và biện pháp cơ bản nhằm bảo hộ sản xuất và thị trường

trong nước, khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp thay thế hàng nhập khẩu.

Các nước đang phát triển đi từ điểm xuất phát thấp, nên phải nhập khẩu nhiều

hàng công nghiệp từ các quốc gia đã công nghiệp hoá cao, đặc biệt là máy móc thiết

bị. Các nước đang phát triển chỉ là nơi cung cấp nông phẩm, tài nguyên và là thị

trường tiêu thụ hàng công nghiệp cho các nước phát triển. Đây là quan hệ phụ thuộc

một chiều gây nhiều bất lợi cho các nước nghèo. Để giảm sự lệ thuộc này, các nước

đang phát triển đã tìm cách xây dựng cho mình các ngành công nghiệp tự đáp ứng nhu

cầu trong nước, thay thế dần nhập khẩu. Các nước phấn đấu dần dần hình thành một

cơ cấu ngành công nghiệp hoàn chỉnh (Ấn Độ, Inđônêxia…) hoặc là tương đối hoàn

chỉnh (Myanma, Malaysia…). Nhiều quốc gia đặt cho mình mục tiêu xây dựng những

ngành công nghiệp thiết yếu, có thể đảm bảo được những nhu cầu cơ bản của đất nước

như năng lượng, luyện kim, cơ khí, hoá chất… Các nước này xem những ngành công

nghiệp trên đây là cơ sở đảm bảo nên độc lập tự chủ nhằm trang bị cơ sở vật chất - kỹ

thuật cho nền kinh tế quốc dân và thoát khỏi sự lệ thuộc vào bên ngoài. Do vậy, nhà

nước chủ trương khuyến khích các nhà sản xuất trong nước đầu tư và dần dần làm chủ

được kỹ thuật sản xuất. Đồng thời còn khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham

gia vào sản xuất hoặc cung cấp công nghệ, vốn, kỹ năng quản lý. Trong quá trình ấy,

những chính sách như cố định tỷ giá đồng nội tệ thường được giữ ở mức cao để

khuyến khích thay thế nhập khẩu; mức lãi suất thấp và bao cấp rộng rãi cho các doanh

nghiệp nhà nước; nhà nước kiểm soát giá cả và thương mại, đặc biệt là ngoại thương

chặt chẽ. Nhìn chung, hầu hết các nước khi theo đuổi mô hình công nghiệp hoá thay

thế nhập khẩu đều chú trọng nhiều đến việc xây dựng hệ thống các doanh nghiệp nhà

nước. Do vậy, trong thời kỳ công nghiệp hoá theo hướng thay thế nhập khẩu, khu vực

kinh tế quốc doanh đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước đang phát triển.

Page 31:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

11

- Xu hướng tác động của mô hình tới cán cân thương mại:

Xuất phát từ đặc điểm của mô hình công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu và thực tễ

áp dụng mô hình này như đã trình bày ở trên cho thấy, việc thực hiện chiến lược thay

thế nhập khẩu đem lại sự mở mang nhất định các cơ sở sản xuất, giải quyết công ăn

việc làm; chính sách khuyến khích công nghiệp trong nước có tác dụng mở rộng và

tăng cường phát triển các doanh nghiệp cũng như đội ngũ doanh nhân dân tộc trong

công thương nghiệp. Tuy vậy, nếu dừng lại quá lâu ở giai đoạn chiến lược thay thế

nhập khẩu sẽ vấp phải những trở ngại rất lớn. Trong xu hướng quốc tế hoá và khu vực

hoá kinh tế ngày càng tăng lên dẫn đến sự liên hệ và tuỳ thuộc tất yếu giữa các quốc

gia trong quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ

của cách mạng khoa học kỹ thuật đang trở thành yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng

kinh tế và tự bản thân nó đã phá vỡ các mối quan hệ đóng cửa giữa các quốc gia. Tâm

lý nóng vội chủ quan của một số nước đã dẫn đến thực tế là việc xây dựng và phát

triển những ngành công nghiệp qui mô lớn nhưng chu chuyển tư bản chậm, công suất

máy móc sử dụng lãng phí trong khi lợi thế so sánh để tăng xuất khẩu không được

khuyến khích. Chính sách hướng nội trong điều kiện thị trường nội địa nhỏ hẹp, khả

năng tiêu dùng của đại bộ phận cư dân còn thấp, làm cho tăng trưởng chậm và thất

nghiệp tăng… Mặt khác, các chính sách trợ cấp, trợ giá tràn lan trong điều kiện dự trữ

ngân sách chưa đủ mạnh nên nhìn chung sẽ tạo ra nguy cơ làm cho cán cân thanh toán

và cán cân thương mại thường xuyên trong tình trạng mất cân bằng.

1.1.2.3.2. Mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu - chiến lược hướng

ngoại

- Nguyên nhân ra đời và sự phát triển của mô hình:

Từ cuối thập kỷ 60, đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, một số quốc gia đang phát triển

do nhận thức sớm về vai trò tác động của kinh tế thị trường đã nhanh chóng chuyển

đổi chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do vậy, chiến lược công nghiệp hoá

hướng về xuất khẩu đã được áp dụng khá phổ biến ở các nước đang phát triển [39,

tr.112-114]. Theo đó, mục tiêu cơ bản của chiến lược là dựa vào đầu tư trực tiếp cũng

như sự hỗ trợ về vốn, kỹ thuật bên ngoài để tạo ra khả năng cạnh tranh và đẩy nhanh

xuất khẩu. Nhân tố then chốt trong toàn bộ quá trình này là chính phủ tạo những điều

Page 32:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

12

kiện tốt nhất để hấp dẫn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, đồng thời tiến hành những cải

cách kinh tế trong nước tạo môi trường thuận lợi cho vốn đầu tư được sử dụng có hiệu

quả hơn.

Cho đến nay chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu về cơ bản đã đem lại

nhiều thay đổi to lớn ở các nước tiến hành áp dụng. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh

rằng, chỉ riêng khuynh hướng ngoại không đủ để đem lại thành công lâu dài. Nhưng

nếu hướng ngoại là xu hướng bao trùm trong mọi ngành kinh tế quốc dân thì nó đòi

hỏi một loạt những chính sách quản lý, điều tiết nền kinh tế vĩ mô toàn diện. Hệ thống

những chính sách đúng đắn, kịp thời trên thực tế đã đem lại sự ổn định và tính linh

hoạt trong sản xuất. Nền kinh tế ổn định và tăng trưởng cao là cơ sở cho các quốc gia

đang phát triển có thể ứng phó thành công với những biến động bên ngoài, giải quyết

kịp thời những vấn đề kinh tế - xã hội bên trong. Kinh nghiệm cho thấy, nhìn chung

chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu có hiệu quả hơn so với chiến lược

thay thế nhập khẩu.

- Nội dung và đặc điểm cơ bản của mô hình:

Trong chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, ảnh hưởng của tư bản

nước ngoài với kinh tế trong nước là đáng kể. Các nước chủ nhà thực sự mở cửa tiếp

cận với các lực lượng thị trường tự do cạnh tranh quốc tế. Chính tự do cạnh tranh là

yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển. Đây cũng là cơ hội thuận lợi cho các nước

tiếp nhận đầu tư thu hút được vốn, công nghệ và kinh nghiệm tổ chức, quản lý, kinh

doanh hiện đại nhằm tăng nhanh nhịp độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Để thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, các quốc gia không

phải chỉ thuần tuý là xây dựng các ngành công nghiệp xuất khẩu, mà nội dung quan

trọng hơn của nó là xây dựng cơ cấu công nghiệp mới theo hướng hiện đại hơn, có đủ

sức chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế và thúc đẩy xuất khẩu, dựa trên cơ sở kết hợp những

nhân tố thuận lợi bên ngoài với phát huy các lợi thế trong nước. Ngoại thương đã trở

thành động lực quan trọng trong phát triển kinh tế tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa thị

trường nội địa và bên ngoài nhằm tạo ra mô hình tăng trưởng rút ngắn. Các chính sách

nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành xuất khẩu được thực hiện mạnh mẽ

thông qua một loạt các biện pháp điển hình như: Áp dụng hệ thống thuế và quan thuế

Page 33:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

13

ưu đãi với các nhà đầu tư nước ngoài; Khuyến khích áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ

thuật trong các công ty nước ngoài hoặc liên doanh với địa phương; Nới lỏng những

quy định về tỷ lệ đầu tư, hồi hương vốn và lợi nhuận, tái đầu tư của nhà đầu tư nước

ngoài; Thực hiện tự do hoá nhập khẩu đồng thời với cải cách tỷ giá; Thu hút công

nghiệp nước ngoài và phát triển khoa học - kỹ thuật phục vụ cho xuất khẩu; Thành lập

các khu vực kinh tế đặc biệt dưới nhiều tên gọi khác nhau như đặc khu kinh tế, khu

công nghiệp, khu chế xuất, khu mậu dịch tự do…

Trong quá trình thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng ngoại, việc giải

quyết tốt mối quan hệ giữa thị trường trong nước và thị trường ngoài nước có vai trò

rất lớn với sự phát triển kinh tế nói chung. Vì chính sự phát triển các ngành xuất khẩu

lại mở rộng thêm thị trường cho các ngành sản xuất nội địa, tăng thêm việc làm, tăng

thêm thu nhập trong nước, tăng thêm nguồn ngoại tệ cho nhập khẩu công nghệ để hiện

đại hoá các ngành sản xuất trong nước phục vụ nội địa. Do vậy, các nước chỉ mở rộng

nhập khẩu khi nhờ đó xuất khẩu được thực hiện tốt hơn. Xu hướng chung của các

nước đang phát triển gần đây là tự do hoá mậu dịch được tiến hành từ từ và thận trọng.

Một mặt, nhà nước cho phép tự do hoá nhập khẩu những mặt hàng phục vụ cho hoạt

động xuất khẩu, đồng thời hạn chế nhập khẩu đối với những mặt hàng phục vụ cho

nhu cầu tiêu dùng trong nước, đặc biệt là những hàng hoá xa xỉ. Vì vậy, trong công

nghiệp hoá, hiện đại hoá thì thị trường nước ngoài và thị trường trong nước đều đóng

vai trò tích cực tạo ra sự tăng trưởng kinh tế. Khi công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã đạt

đến một trình độ nhất định thì vai trò của thị trường nước ngoài ngày càng tăng lên. Sự

kết hợp giữa thị trường trong nước và thị trường nước ngoài ngày càng tăng lên. Sự kết

hợp giữa thị trường trong nước và thị trường ngoài nước phản ánh tính quy luật của

hầu hết các nước đang phát triển trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Xu hướng tác động của mô hình tới cán cân thương mại:

Do bản chất của mô hình là phát triển kinh tế trên cơ sở xây dựng và thúc đẩy một

cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hơn, có khả năng đẩy mạnh được xuất khẩu trên cơ

sở kết hợp được những nhân tố thuận lợi bên ngoài với phát huy những lợi thế trong

nước… nên về cơ bản các quốc gia áp dụng mô hình công nghiệp hướng về xuất khẩu

có khả năng bảo đảm cho cán cân thanh toán và cán cân thương mại ở trạng thái tích

Page 34:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

14

cực - hiểu theo nghĩa là có khả năng thặng dự hoặc cân bằng - nhiều hơn so với mô

hình công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu.

Cũng như đã trình bày ở trên, ở mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu,

chính sự phát triển các ngành xuất khẩu lại mở rộng thêm thị trường cho các ngành sản

xuất nội địa, tăng thêm thu nhập trong nước, tăng thêm nguồn ngoại tệ cho nhập khẩu

công nghệ để hiện đại hoá các ngành sản xuất trong nước. Do vậy, việc mở rộng nhập

khẩu của các quốc gia áp dụng mô hình này thường chỉ được thực hiện khi qua đó mà

xuất khẩu được thực hiện tốt hơn. Bên cạnh đó, nhà nước về cơ bản sẽ điều tiết theo

hướng mở rộng nhập khẩu cho các mặt hàng phục vụ xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu

dối với những mặt hàng tiêu dùng xa xỉ… Do vậy, chính điều này cũng tạo ra khả

năng duy trì và cải thiện được tình trạng của cán cân thương mại ở mức tích cực hơn -

so với mô hình công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu.

Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng do tương quan lực lượng kinh tế còn quá chênh

lệch giữa nền kinh tế các nước đang phát triển và các nước phát triển dẫn tới sự lệ

thuộc một chiều khá sâu sắc của các nước đang phát triển. Vì vậy, điều không tránh

khỏi là những ảnh hưởng từ qui luật cạnh tranh và tình trạng độc quyền mà lợi thế

thường thuộc về các nước phát triển. Bên cạnh đó, do sự lệ thuộc lớn vào thị trường

nước ngoài, nên những chấn động của thị trường quốc tế dẫn đến tình hình xuất nhập

khẩu ở các nước đang phát triển có khi trở nên tắc nghẽn hoặc không bình thường. Vì

vậy, trong điều chỉnh kinh tế, việc thay đổi cơ cấu công nghiệp và nền sản xuất hàng

xuất khẩu thường không dễ dàng. Việc thiên lệch một chiều chạy theo xuất khẩu mà

thiếu coi trọng thích đáng đến việc tạo ra những yếu tố tự chủ bên trong của nền sản

xuất xã hội cũng như của thị trường nội địa tất yếu sẽ dẫn đến mất cân đối nền kinh tế

do những chấn động bên ngoài. Nền kinh tế trong nước cũng dễ bị tổn thương do tác

động tiêu cực của nền kinh tế thế giới. Nhu cầu đầu tư phát triển xuất khẩu tăng lên

thường kéo theo tình trạng nợ nước ngoài gia tăng. Khả năng trả nợ của các nước đang

phát triển nhìn chung rất khó khăn, thậm chí có nước không có khả năng thanh toán

nợ. Do vậy, với các nước này, sự thiếu hụt cán cân thanh toán, cán cân thương mại lại

quay trở lại gây nhiều khó khăn cho nhập khẩu vật tư kỹ thuật, nguyên liệu để thực

hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Page 35:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

15

1.1.2.3.3. Mô hình công nghiệp hoá bền vững theo hướng hội nhập - chiến lược

hỗn hợp

- Nguyên nhân ra đời và sự phát triển của mô hình:

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá diễn ra mạnh mẽ dưới ảnh hưởng của

cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại, nền kinh tế thế giới giống như một chỉnh

thể thống nhất nhưng lại chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Thực tế cho thấy, cạnh tranh

ngày càng gay gắt trên thị trường quốc tế đòi hỏi các nước đang phát triển phải điều

chỉnh chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xu hướng chung ngày nay lựa chọn

mô hình phát triển của các quốc gia là tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá bền

vững theo hướng hội nhập quốc tế [39, tr.121-125]. Theo đó, chiến lược phát triển

kinh tế được thực hiện trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng quốc gia trên cơ sở

khai thác tối đa nguồn lực trong và ngoài nước để đạt tăng trưởng kinh tế cao; Gắn

tăng trưởng kinh tế với sự bền vững trong phát triển, vừa hướng mạnh ra thị trường thế

giới, vừa coi trọng thị trường trong nước; Công nghiệp hoá không chỉ hướng về xuất

khẩu mà còn theo hướng hội nhập khu vực và thế giới với việc tham gia sâu rộng vào

các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế…

- Nội dung và đặc điểm cơ bản của mô hình:

Nội dung cơ bản của chiến lược công nghiệp hoá bền vững theo hướng hội nhập là

kết hợp một cách hợp lý giữa hướng về xuất khẩu với thay thế nhập khẩu. Xuất phát từ

sự tồn tại song song, xen kẽ của hai chiến lược thay thế nhập khẩu và hướng về xuất

khẩu ở nhiều nước đang phát triển hiện nay. Vì vậy, xu hướng công nghiệp hoá, hiện

đại hoá bền vững theo hướng hội nhập quốc tế đang mở ra khả năng và triển vọng của

các nước đang phát triển trong phát triển kinh tế kể cả trước mắt cũng như lâu dài. Xu

hướng phát triển này vừa dựa vào các nguồn lực bên ngoài, đồng thời cũng kích thích

sự phát triển các nguồn lực bên trong nhằm nâng cao tiềm lực trong nước. Trên cơ sở

đó tạo ra sức bật và khả năng phát triển vững chắc từ bên trong để giảm dần phụ thuộc

vào bên ngoài. Điều đó sẽ giảm dần sự phụ thuộc một chiều, tăng dần sự phụ thuộc lẫn

nhau và tăng những khả năng bổ sung kinh tế cho các nước đang phát triển. Chiến

lược công nghiệp hoá bền vững theo hướng hội nhập là thừa nhận tính tất yếu của

chiến lược hướng về xuất khẩu và hội nhập có thay thế nhập khẩu đóng vai trò bổ

Page 36:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

16

sung. Đặc điểm chính của mô hình này là tăng trưởng nhanh, phát triển mạnh kinh tế

đối ngoại, cạnh tranh thành công trên thị trường quốc gia và quốc tế.

Trong chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá bền vững theo hướng hội nhập

quốc tế thì sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra trong điều kiện khác trước vì hàng

hoá, vốn, dịch vụ, lao động, công nghệ, tiền tệ sẽ được chuyển dịch tự do hầu như

không có biên giới quốc gia. Như vậy, các nước đang phát triển muốn có được những

ngành công nghiệp hiện đại thì nhà nước phải tạo ra được môi trường cần thiết để thu

hút được những ngành này từ bên ngoài. Bên cạnh đó, thị trường của những ngành

công nghiệp này là thị trường toàn cầu, việc tính toán nhu cầu của thị trường trở nên

phức tạp. Đó là những yếu tố liên quan tới việc xác định cơ cấu kinh tế trong công

nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do vậy, cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập sẽ bao gồm

những ngành hướng ra thị trường quốc tế và không nhất thiết bắt đầu từ những ngành

công nghiệp chế biến, sử dụng nhiều lao động mà có thể bắt đầu ngay từ những ngành

có hàm lượng vốn và công nghệ cao.

Bên cạnh đó, để thực hiện chiến lược này, việc xây dựng hệ thống thể chế kinh tế

thị trường phù hợp với thông lệ quốc tế là điều kiện không thể tách rời. Đồng thời phải

trú trọng phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá trong điều kiện

hội nhập, chủ động và tăng cường tham gia liên kết kinh tế khu vực và thế giới… Nhìn

chung, các nước đang phát triển trong giai đoạn đầu thực hiện công nghiệp hoá, hiện

đại hoá đều bước đầu tiếp cận với kinh tế thị trường, một số nước mới thực hiện

chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Do vậy, nhiều chính sách về đầu tư, thương mại và

cơ chế thị trường còn ở mức độ sơ khai vừa yếu, vừa thiếu lại chưa đồng bộ. Để hội

nhập có hiệu quả, việc tạo lập đồng bộ cơ chế thị trường và xây dựng hệ thống luật

pháp, thể chế theo thông lệ quốc tế là vấn đề cấp thiết. Bên cạnh đó, hoạt động liên kết

kinh tế khu vực và tham gia các tổ chức thương mại quốc tế ngày càng có ảnh hưởng

sâu sắc đến sự phát triển của các nước đang phát triển. Trong quá trình ấy, các nước

đang phát triển sẽ phải thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư theo lộ trình với mức

độ, hình thức và thời gian phù hợp với khả năng của từng nước.

- Xu hướng tác động của mô hình tới cán cân thương mại:

Page 37:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

17

Thực tế cho thấy, chiến lược công nghiệp hoá bền vững theo hướng hội nhập nếu

được thực hiện một cách phù hợp sẽ khắc phục những lệch lạc và thái quá trong phát

triển, tạo lập cơ chế phát triển cân đối hơn, năng động hơn với việc mở rộng liên kết

quốc tế và khu vực mạnh hơn... và qua đó cũng bảo đảm thiết lập và duy trì được cán

cân thanh toán và cán cân thương mại ở trạng thái tích cực, ổn định hơn.

Tuy nhiên, khi thực hiện mô hình công nghiệp hoá bền vững theo hướng hội nhập,

nền kinh tế các nước đang phát triển còn ở điểm xuất phát thấp, việc hội nhập quốc tế

bên cạnh những thuận lợi, thì chiến lược hỗn hợp sẽ gặp phải những khó khăn mới.

Trong quá trình tự do hoá thương mại và tự do hóa đầu tư, nền công nghiệp non trẻ

của các nước sẽ vấp phải sự cạnh tranh gay gắt hơn, cạnh tranh không không cân sắc

với các doanh nghiệp đã lớn mạnh từ bên ngoài. Bên cạnh đó, còn kéo theo sự lệ thuộc

nhiều hơn về vốn, công nghệ và thị trường vào các nước đang phát triển. Do đó, về cơ

bản trong giai đoạn đầu thực hiện mô hình công nghiệp hoá bền vững theo hướng hội

nhập, các quốc gia sẽ phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức thức hơn, cần

thực hiện nhiều cải cách, đổi mới một cách đồng bộ và toàn diện hơn… Và như vậy,

việc bảo đảm duy trì một cán cân thanh toán và cán cân thương mại có trạng thái tích

cực, hay nói cách khác là có trạng thái cân bằng và thặng dư, của các quốc gia đang

trong giai đoạn đầu thực hiện công nghiệp hoá theo mô hình này là không hề đơn giản.

Việc lựa chọn mô hình công nghiệp hoá bền vững theo hướng hội nhập mặc dù

đang là xu thế chung nhưng rõ ràng là một quá trình phức tạp với nhiều thách thức.

Đây là những vấn đề mà các nước cần nắm bắt để điều chỉnh, khắc phục để đạt được

mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước mình.

1.1.3. Mối quan hệ và yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với cán

cân thương mại

Xuất phát từ bản chất của công nghiệp hoá, hiện đại hoá như đã trình bày ở trên,

có thể rút ra một số nhận xét cơ bản về mối quan hệ giữa công nghiệp hoá, hiện đại

hoá và cán cân thương mại như sau:

Thứ nhất, việc tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá có thể tạo ra sự thâm hụt

trong cán cân thương mại ở một số giai đoạn hay thời điểm nhất định nhưng việc tiến

hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá không đồng nghĩa với việc đi kèm với nó là tình

Page 38:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

18

trạng thâm hụt cán cân thương mại. Đúng là việc thực hiện quá trình công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đòi hỏi phải huy động một cách mạnh mẽ các nguồn lực trong nước và

ngoài nước để chuyển đổi cơ cấu và phát triển kinh tế theo hướng hiện đại hơn. Trong

quá trình đó, yêu cầu phải nhập khẩu một khối lượng lớn các nguyên liệu, vật liệu,

hàng hoá, công nghệ… hay thu hút nguồn vốn, lao động… từ bên ngoài là cần thiết và

do vậy sẽ dẫn tới khả năng thâm hụt cán cân thương mại. Đây là hiện tượng kinh tế

bình thường có thể xảy ra trong một số giai đoạn hoặc thời điểm nhất định, đặc biệt là

trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên, một khi quá

trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế trong nước đã đạt tới một mức

độ nhất định, khi trình độ và sức sản xuất trong nước được cải thiện, cơ cấu kinh tế

được điều chỉnh hợp lý hơn, sức cạnh tranh trong thương mại quốc tế cao hơn…, thì

hiện tượng này cũng sẽ được loại bỏ. Đây là vấn đề rất cơ bản cần được nhận thức

đúng trong quá trình nghiên cứu, xem xét mối quan hệ giữa công nghiệp hoá, hiện đại

hoá và cán cân thương mại.

Thứ hai, mỗi mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đều có xu hướng tác động,

điều chỉnh cán cân thương mại theo những hướng cơ bản khác nhau. Trong đó, mô

hình công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu thường dễ có xu hướng tạo nên tình trạng

thâm hụt cán cân thương mại, đặc biệt là trong dài hạn, khi quá trình hội nhập, phân

công lao động quốc tế diễn ra mạnh mẽ và khi các yếu tố bảo đảm cho khả năng sản

xuất ở trong nước để thay thế cho nhập khẩu không còn được bảo đảm. Mô hình công

nghiệp hoá hướng về xuất khẩu trong ngắn hạn và trung hạn thường có xu hướng tạo

nên tình trạng thặng dư cán cân thương mại. Tuy nhiên, khả năng tác động và bảo đảm

cho tình trạng này của cán cấn thương mại trong dài hạn khó có thể đạt được nếu như

không kết hợp tốt với các chiến lược phát triển sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước

và giảm thiểu được sự lệ thuộc vào bên ngoài. Mô hình công nghiệp hoá hỗn hợp

thường tạo ra tình trạng thâm hụt trong giai đoạn đầu và dần dần được cải thiện và duy

trì bền vững ở những giai đoạn tiếp theo.

Thứ ba, không có một mô hình cố định để xác lập mối quan hệ giữa cán cân

thương mại và công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mối quan hệ đó hoàn toàn phụ thuộc

vào khả năng và hiệu quả tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá của các quốc gia

Page 39:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

19

trong từng giai đoạn nhất định. Mặc dù, như đã trình bày ở trên, mỗi mô hình công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đều có xu hướng tác động tới cán cân thương mại theo những

hướng cơ bản khác nhau, nhưng điều đó không có nghĩa là với mỗi mô hình công

nghiệp hoá, hiện đại hoá thì cán cân thương mại sẽ diễn biến hoàn toàn theo một chiều

hướng nhất định. Việc một quốc gia thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo mô

hình thay thế nhập khẩu vẫn hoàn toàn có thể bảo đảm để cán cân thương mại trong

tình trạng cân bằng hoặc thặng dư nếu quốc gia đó kiểm soát và sử dụng có hiệu quả

các nguồn lực trong nước để sản xuất không những bảo đảm cho nhu cầu trong nước

mà còn để xuất khẩu. Hay ngược lại, một quốc gia tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại

hoá theo mô hình hướng về xuất khẩu vẫn có thể phải chấp nhận tình trạng thâm hụt

cán cân thương mại trong những giai đoạn nhất định khi năng lực xuất khẩu chưa đủ

để bù đắp cho yêu cầu nhập khẩu những hàng hoá trong nước chưa sản xuất được…

Thứ tư, xuất phát từ những đặc điểm, tính chất của mình, quá trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa cũng đặt ra những yêu cầu riêng đối với cán cân thương mại, hay nói

cách khác là cán cân thương mại trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại

hóa của mỗi quốc gia cũng cần phải bảo đảm một số yêu cầu riêng. Những yêu cầu

này có thể là khác nhau đối với các quốc gia khác nhau trong quá trình thực hiện sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mình, song về cơ bản có thể nhận thấy một

số yêu cầu chung đó là: (i) Cán cân thương mại phải được điều chỉnh để bảo đảm thực

hiện tốt mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, theo đó chuyển dịch

tập trung nhiều hơn vào các ngành công nghiệp, các ngành sản xuất trong nước có lợi

thế, giảm dần tỷ trọng các ngành có hàm lượng chế biến, hàm lượng công nghệ thấp để

nâng cao giá trị gia tăng của hoạt động xuất nhập khẩu; (ii) Việc điều chỉnh cán cân

thương mại phải góp phần tích cực trong việc nâng cao năng lực sản xuất trong nước,

hiện đại hóa nền kinh tế. Theo đó, phải bảo đảm chất lượng và hiệu quả trong nhập

khẩu, bảo đảm nhập khẩu được những máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ

hiện đại hóa nền kinh tế trong nước, nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất trong nước

và từ đó có thể sản xuất và xuất khẩu được ngày càng nhiều những hàng hóa có lợi thế

trong thương mại quốc tế. Cũng thông qua các biện pháp điều chỉnh cán cân thương

mại, phải góp phần định hướng, thúc đẩy hoạt động thương mại, đầu tư vào các lĩnh

Page 40:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

20

vực ưu tiên trong chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước trong từng

giai đoạn; (iii) Phải bảo đảm trong trung hạn và dài hạn, cán cân thương mại được cân

bằng và thặng dư để tạo nguồn lực cho nền kinh tế phục vụ tốt cho thực hiện công

nghiệp hóa, hiện đại hóa.

1.2. Những yếu tố cơ bản tác động, điều chỉnh cán cân thương mại

1.2.1. Chính sách thương mại quốc tế

Chính sách thương mại nói chung, hay chính sách thương mại quốc tế nói riêng

của một quốc gia chắc chắn là một trong những yếu tố quan trọng và trực tiếp nhất tác

động tới các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và do đó tác động, điều chỉnh tới cán cân

thương mại.

Một cách chung nhất, có thể hiểu chính sách thương mại quốc tế là các nguyên

tắc, biện pháp, công cụ nhất định của một quốc gia để điều chỉnh hoạt động thương

mại quốc tế của quốc gia đó trong một thời gian nhất định nhằm đạt được mục tiêu

phát triển kinh tế xã hội nói chung của quốc gia đó [23, tr.141]. Chính sách thương mại

quốc tế, do vậy, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế nói chung của

một quốc gia, thể hiện qua một số vai trò chủ yếu thường thấy là: Tạo điều kiện thuận

lợi cho các doanh nghiệp trong nước thâm nhập và mở rộng thị trường ra nước ngoài,

khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước; Bảo vệ thị trường nội địa,

tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước đứng vững và vươn lên trong hoạt động

kinh doanh ở một số giai đoạn phát triển nhất định; Là một bộ phận chủ yếu trong

chính sách đối ngoại của một quốc gia.

Như vậy chính sách thương mại nói chung hay chính sách thương mại quốc tế nói

riêng bao hàm phạm vi rất rộng, nó có thể bao hàm rất nhiều biện pháp, công cụ để can

thiệp vào hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia. Tuy nhiên, trong đó có một

số biện pháp, công cụ chủ yếu thường được sử dụng bao gồm: Thuế quan; Hạn ngạch

nhập khẩu; Hạn ngạch thuế quan; Giấy phép; Hạn chế xuất khẩu tự nguyện; Các rào

cản kỹ thuật; Trợ cấp xuất khẩu; Tín dụng xuất khẩu; Bán phá giá;…

1.2.1.1. Thuế quan

Thuế quan, hay thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, là tên gọi chung để gọi hai loại

thuế trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Trong đó:

Page 41:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

21

Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào

hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Khi phương tiện vận

tải (tàu thủy, máy bay, phương tiện vận tải đường bộ hay đường sắt) đến cửa khẩu biên

giới (cảng hàng không quốc tế, cảng sông quốc tế hay cảng biển quốc tế, cửa khẩu

biên giới bộ) thì lực lượng hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo

trong tờ khai hải quan đồng thời tính số thuế nhập khẩu phải thu theo các công thức

tính thuế nhập khẩu đã quy định trước. Về mặt nguyên tắc, thuế nhập khẩu phải được

nộp trước khi thông quan để nhà nhập khẩu có thể đưa mặt hàng nhập khẩu vào lưu

thông trong nội địa, trừ khi có các chính sách ân hạn thuế hay có bảo lãnh nộp thuế,

nên đây có thể coi là một trong những loại thuế dễ thu nhất, và chi phí để thu thuế

nhập khẩu là khá nhỏ.

Thuế nhập khẩu theo truyền thống được đưa ra với mục tiêu chủ yếu để tăng thu

cho ngân sách, tuy nhiên nó cũng có thể để: Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng

trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm

hụt trong cán cân thương mại; Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng

nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường: Trả đũa trước

các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối với hàng hóa

xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến thương mại; Bảo hộ cho các lĩnh vực

sản xuất then chốt; Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ; Không khuyến khích nhập

khẩu các mặt hàng có thể bị coi là xa xỉ phẩm hay đi ngược lại các truyền thống văn

hóa dân tộc…

Thuế xuất khẩu là loại thế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế

xuất khẩu thường nhằm tới các mục tiêu chủ yếu như: bình ổn giá một số mặt hàng

trong nước; bảo vệ nguồn cung trong nước của một số mặt hàng; hạn chế xuất khẩu để

giảm xung đột thương mại với nước khác; nâng giá mặt hàng nào đó trên thị trường

quốc tế (đối với nước chiếm tỷ trọng chi phối trong sản xuất mặt hàng đó). Thuế xuất

khẩu có thể được dùng để giảm xuất khẩu do nhà nước không khuyến khích xuất khẩu

các mặt hàng sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm đang bị cạn kiệt hay các mặt

hàng mà tính chất quan trọng của nó đối với sự an toàn lương thực hay an ninh quốc

gia. Trong các biện pháp hạn chế xuất khẩu, thuế xuất khẩu là biện pháp tương đối dễ

Page 42:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

22

áp dụng. Ngoài ra, Nhà nước cũng có thể sử dụng thuế xuất khẩu như một biện pháp

để phân phối lại thu nhập, tăng thu ngân sách.

Trong thời đại ngày nay, các chính sách về thương mại, thuế và thuế quan thường

được xếp cùng nhau do ảnh hưởng chung của chúng đối với các chính sách công

nghiệp, chính sách nông nghiệp và chính sách đầu tư. Các khối thương mại là nhóm

các quốc gia liên minh thỏa thuận giảm thiểu hay loại trừ thuế quan đối với thương

mại trong khối, cũng như khả năng áp đặt thuế quan có hiệu quả lên hàng nhập khẩu từ

ngoài khối hay hàng xuất khẩu ra ngoài khối. Liên minh hải quan của khối thường có

biểu thuế quan ngoài chung, và theo các quy định đã thỏa thuận thì các quốc gia thành

viên chia sẻ các khoản thu nhập từ thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu vào trong

khối.

Với bản chất của mình như đã trình bày ở trên, nên sự điều chỉnh trong chính sách

thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu, sẽ có tác động rất trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu

và nhập khẩu hàng hoá của mỗi quốc gia và do vậy cũng sẽ tác động rất trực tiếp tới

tình trạng của cán cân thương mại.

1.2.1.2. Hạn ngạch và hạn ngạch thuế quan

Hạn ngạch thuế quan là một cơ chế hạn ngạch nhập khẩu đối với một khối lượng

hàng nhập khẩu nhất định ở một mức thuế suất nhất định. Một khi khối lượng hạn

ngạch này đã được nhập khẩu hết thì bất kỳ lượng hàng nhập khẩu bổ sung nào cũng

sẽ phải chịu mức thuế suất cao hơn [23, tr.64-65].

Thoạt nhìn thì "hạn ngạch thuế quan" có vẻ không khác mấy so với khái niệm

“hạn ngạch nhập khẩu” thuần tuý trước kia. Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản giữa

hạn ngạch thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu thông thường nằm ở chỗ hạn ngạch

thông thường không cho phép nhập khẩu thêm ngoài khối lượng hạn ngạch đã ấn định,

nghĩa là nếu hạn ngạch nhập khẩu quy định khối lượng hạn ngạch là X thì khối lượng

hàng nhập khẩu tối đa có thể nhập khẩu vào trong nước chỉ có thể bằng X. Việc tăng

khối lượng nhập khẩu quá mức ấn định X là hoàn toàn không thể xảy ra. Trong khi đó

về nguyên tắc, hạn ngạch thuế quan cho phép hàng nhập khẩu có nhiều cơ hội tiếp cận

thị trường hơn so với hạn ngạch thông thường. Xét dưới góc độ pháp lý thì hạn ngạch

thuế quan không bị coi là hạn chế định lượng vì không hạn chế khối lượng nhập khẩu.

Page 43:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

23

Như vậy, có thể tạm hiểu rằng hạn ngạch nhập khẩu thông thường là một cơ chế cứng

với khối lượng nhập khẩu cho phép là bất biến còn hạn ngạch thuế quan là một cơ chế

mềm với khối lượng nhập khẩu tương đối thoải mái tự do nhưng tuân theo thang thuế

quan, trong đó ở nấc thang thuế quan thấp là khối lượng nhập khẩu trong mức hạn

ngạch thuế quan còn ở nấc thang thuế quan cao hơn là khối lượng nhập khẩu ngoài

mức hạn ngạch thuế quan.

 Chính nhờ vào điểm khác biệt cơ bản này, hạn ngạch thuế quan xét về lý thuyết

thì ít mang tính hạn chế hơn so với hạn ngạch nhập khẩu truyền thống. Tuy nhiên, nếu

“thuế suất ngoài hạn ngạch” được cố tình quy định ở mức quá cao khiến cho hàng

nhập khẩu vượt quá lượng hạn ngạch thuế quan thực tế không thể xâm nhập thị trường

do không đem lại lợi nhuận cho nhà nhập khẩu thì khi ấy hạn ngạch thuế quan cũng

chỉ dẫn tới khối lượng nhập khẩu tương tự như biện pháp hạn ngạch nhập khẩu truyền

thống đặt ra.

Cùng với thuế quan, hạn ngạch và hạn ngạch thuế quan cũng có tác động rất trực

tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu và qua đó tác động tới tình trạng của cán cân thương

mại của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, do phạm vi áp dụng hạn ngạch và hạn ngạch thuế

quan ngày càng được thu hẹp theo xu thế hội nhập chung của thế giới nên về cơ bản

mức độ và phạm vi tác động của các chính sách này tới cán cân thương mại cũng dần

hạn chế hơn.

1.2.1.3. Giấy phép

Giấy phép, với vai trò là một công cụ trong chính sách thương mại quốc tế, được

hiểu là hình thức được sử dụng khi cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho các doanh

nghiệp được quyền xuất khẩu hoặc nhập khẩu.

Giấy phép có thể chỉ quy định tên hàng, thị trường, không hạn chế định lượng;

hoặc cũng có thể là giấy phép cấp cho từng doanh nghiệp, ghi rõ số lượng, giá trị, thị

trường, loại mặt hàng cụ thể. Ngoài ra, còn một số loại giấy phép được sử dung trong

thương mại quốc tế như: giấy phép có điều kiện, giấy phép đổi hàng, giấy phép ưu

tiên... Tương tự như hạn ngạch và hạn ngạch thuế quan, biện pháp áp dụng giấy phép

trong thương mại quốc tế cũng ngày càng bị hạn chế nên khả năng tác động tới cán

cân thương mại về cơ bản là không lớn và ngày càng bị hạn chế hơn.

Page 44:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

24

1.2.1.4. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện, hay tự nguyện hạn chế xuất khẩu (Voluntary Export

Restraint - VER) là một biện pháp hạn chế xuất khẩu mà theo đó quốc gia nhập khẩu

đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế chế bớt lượng hàng xuất khẩu sang nước mình

một cách tự nguyện, nếu không thì sẽ áp dụng biện pháp trả đũa kiên quyết [23, tr.71].

Đây là một hình thức của hàng rào mậu dịch phi thuế quan và là kết quả của những

thương lượng trong thương mại quốc tế của các bên nhằm hạn chế bớt sự xâm nhập

của hàng ngoại, tạo công ăn việc làm cho thị trường trong nước.

Hình thức này được áp dụng khi một quốc gia nhập khẩu có khối lượng hàng nhập

khẩu quá lớn ở một số mặt hàng nào đó từ một quốc gia xuất khẩu khác. Nên quốc gia

nhập khẩu có yêu cầu quốc gia xuất khẩu hãy tự nguyện hạn chế xuất khẩu. Tuy biện

pháp này được gọi là "tự nguyện" nhưng thực chất là sự thực hiện mang tính miễn

cưỡng, gắn với những điều kiện nhất định do yêu cầu của nước nhập khẩu. Trước

1995, do GATT cấm sử dụng hạn ngạch nhập khẩu, nên một số nước đã sử dụng biện

pháp hạn chế xuất khẩu "tự nguyện". Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là một thoả thuận

song phương giữa hai chính phủ. Nước xuất khẩu giới hạn xuất khẩu một số sản phẩm

nhất định tới nước nhập khẩu. Nói chung, ngành công nghiệp đang phải cạnh tranh gay

gắt với hàng nhập khẩu tương tự gây áp lực với chính phủ đàm phán về hạn chế xuất

khẩu với nước xuất khẩu để giảm bớt áp lực cạnh tranh. Các nhà xuất khẩu bị "bắt

buộc" chấp nhận số lượng đó và bị đe doạ nhận được các hành động khắc nghiệt hơn

nếu không chấp nhận thoả thuận tự nguyện hạn chế số lượng xuất khẩu. Chính phủ

xuất khẩu hoặc chính các nhà xuất khẩu quản lý thoả thuận này. Hạn chế xuất khẩu tự

nguyện từng là một công cụ quan trọng hạn chế thương mại và đã được sử dụng khá

rộng rãi. Trong khi hạn ngạch được áp dụng chung thì hạn chế xuất khẩu tự nguyện

chỉ áp dụng với một số nước xuất khẩu chủ yếu, do đó tạo ra sự phân biệt đối xử giữa

các thành viên, vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) và do vậy khả năng tác động

tới cán cân thương mại cũng rất hạn chế.

1.2.1.5. Hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế

Hàng rào kỹ thuật trong thương mại, hay rào cản kỹ thuật trong thương mại

(Technical Barriers to Trade - TBT) là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một

Page 45:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

25

nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình nhằm đánh giá sự phù

hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó (còn gọi là

các biện pháp kỹ thuật - biện pháp TBT) [24, tr.174-191].

 Các biện pháp kỹ thuật này về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ

những lợi ích quan trọng như sức khoẻ con người, môi trường, an ninh... Vì vậy, mỗi

quốc gia đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối với

hàng hoá của mình và hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế, các biện pháp kỹ

thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi chúng có thể

được nước nhập khẩu sử dụng để bảo hộ cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho

việc thâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào thị trường nước nhập khẩu. Do đó chúng

còn được gọi là “rào cản kỹ thuật" đối với thương mại.

Xu hướng chung áp dụng các biện pháp rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế

(được phép) ngày càng nhiều đã và đang tạo ra khả năng ngày càng lớn hơn của các

biện pháp này trong việc tác động, điều chỉnh cán cân thương mại của các nước.

1.2.1.6. Trợ cấp

Trợ cấp, theo định nghĩa của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), là một biện

pháp hỗ trợ thoả mãn 2 điều kiện: Có sự đóng góp về tài chính của chính phủ hoặc của

bất cứ một tổ chức công nào hoặc có sự hỗ trợ thu nhập hay hỗ trợ giá; và (ii) Đem lại

lợi ích cho đối tượng được nhận sự đóng góp tài chính hay hỗ trợ thu nhập/hỗ trợ giá

đó [24, tr.544-562].

Trong đó, sự đóng góp về tài chính có thể dưới bất kỳ dạng nào trong các dạng

gồm: Chuyển tiền trực tiếp; Chính phủ miễn hoặc không thu các khoản mà đáng lẽ ra

đối tượng liên quan phải nộp; Chính phủ cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ khác ngoài

cơ sở hạ tầng nói chung; Chính phủ trả tiền cho một cơ chế tài trợ, hoặc uỷ thác hoặc

chỉ đạo một tổ chức tư nhân đứng ra thực hiện các chức năng nói trên.

Trợ cấp theo qui định của WTO được chia làm ba nhóm:

- Nhóm trợ cấp đèn đỏ (Trợ cấp bị cấm) - là những trợ cấp bị coi là chắc chắn sẽ

tạo ra sự bóp méo thương mại và gây nên tổn hại đến lợi ích của các nước thành viên

khác trong WTO do vậy WTO bắt buộc các nước thành viên không được phép áp

Page 46:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

26

dụng các hình thức trợ cấp này, nếu không thành viên này sẽ bị áp đặt các biện pháp

đối kháng do WTO qui định.

- Nhóm trợ cấp đèn vàng (Trợ cấp có thể dẫn tới hành động đối kháng) - là những

trợ cấp mặc dù không thuộc loại trợ cấp bị cấm, nhưng vẫn có khả năng bị các thành

viên khác áp dụng các biện pháp đối kháng hoặc kiện ra cơ quan giải quyết tranh chấp

của WTO để chống lại nếu các các thành viên này chứng minh được việc áp dụng trợ

cấp đó trên thực tế gây nên tổn hại đến lợi ích của họ.

- Nhóm trợ cấp đèn xanh (Trợ cấp không thể đối kháng) - là những trợ cấp được

miễn trừ có điều kiện và sẽ đương nhiên không bị các thành viên trong WTO áp dụng

các biện pháp đối kháng. Tuy nhiên, dạng trợ cấp này chỉ được tạm thời áp dụng trong

thời kỳ 5 năm đến hết ngày 31 tháng 12 năm 1999. Sau thời điểm này, Uỷ ban SCM

vẫn chưa đạt được bất kỳ sự nhất trí nào về việc có gia hạn điều khoản về trợ cấp dạng

này hay không. Vì vậy, hiện nay theo qui định của WTO thì trên thực tế chỉ tồn tại hai

nhóm trợ cấp là trợ cấp đèn đỏ và trợ cấp đèn vàng.

Việc xác định được một cách chi tiết các loại hình trợ cấp cụ thể trong từng nhóm

trợ cấp có thể coi là nội dung quan trọng nhất trong quá trình xây dựng và đổi mới hệ

thống chính sách trợ cấp của mỗi quốc gia thành viên WTO, trước hết vì nó sẽ ảnh

hưởng trực tiếp tới việc có hay không dẫn tới hành động đối kháng của các nước thành

viên khác, và sau nữa là vì việc xác định này là rất phức tạp và không có những ranh

giới thực sự rõ ràng.

Do trợ cấp, như vừa trình bày ở trên, về cơ bản ngày càng bị hạn chế theo các qui

định của quốc tế, nên những tác động có thể có từ các biện pháp trợ cấp tới cán cân

thương mại nhìn chung là các tác động gián tiếp (thông qua áp dụng các tiến bộ khoa

học kỹ thuật, đào tạo, bảo vệ môi trường…) và không thực sự lớn do các biện pháp trợ

cấp được phép áp dụng thường là các biện pháp có tác động hai chiều - vừa tác động

tới xuất khẩu, vừa tác động tới nhập khẩu.

1.2.1.7. Tín dụng xuất khẩu

Tín dụng xuất khẩu được hiểu là khoản tín dụng cho vay xuất khẩu, nghĩa là cho

nhà xuất khẩu và/hoặc nhà nhập khẩu nước ngoài vay để nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ

của quốc gia cung cấp tín dụng xuất khẩu. Tín dụng xuất khẩu bao gồm tín dụng cấp

Page 47:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

27

trong thời gian trước khi gửi hàng hoặc hoàn thành dự án và thời gian sau khi giao

hàng hoặc nhận hàng hoặc khi hoàn thành dự án.

Nguyên tắc chung trong tín dụng xuất khẩu là: Cho vay những hợp đồng xuất

khẩu, hợp đồng nhập khẩu hàng hóa do Việt Nam sản xuất, có thu hồi vốn trực tiếp, có

hiệu quả và khả năng trả nợ; Hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng nhập khẩu khi vay vốn

phải được cơ quan cấp tín dụng thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn

vay; Nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu nước ngoài vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng

mục đích, trả nợ gốc, lãi vay đầy đủ và đúng thời hạn theo hợp đồng tín dụng đã ký,

thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Như vậy, các chính sách tín dụng xuất khẩu rất có điều kiện để hỗ trợ làm cải thiện

tình trạng cán cân thương mại nếu được thiết kế và triển khai thực hiện một cách có

hiệu quả.

1.2.2. Chính sách đầu tư

Các chính sách và biện pháp liên quan đến đầu tư cũng có tác động quan trọng

một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đối với cán cân thương mại. Trước hết, có thể thấy

nhập khẩu và đầu tư thường có mối quan hệ với nhau. Điều này là bởi các nước đang

phát triển không có và không tự sản xuất đủ các nguyên liệu đầu vào cũng như các loại

máy móc, thiết bị cần thiết để đầu tư cho sản xuất. Tất nhiên, mức độ của mối quan hệ

này đến đâu còn tuỳ thuộc vào mức độ bảo hộ thương mại (ảnh hưởng đến việc hạn

chế nhập khẩu) và chiến lược đầu tư trong từng giai đoạn (tác động đến khả năng thay

thế giữa hàng nội địa và hàng nhập khẩu). Thông thường, hội nhập kinh tế quốc tế có

ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quan hệ kinh tế nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng.

Khi các rào cản thương mại được dỡ bỏ, hoạt động đầu tư theo “chiều sâu” được tăng

cường thì sự biến động của đầu tư, dưới sự chi phối của các lực lượng thị trường, sẽ

gây tác động nhất định đến nhập khẩu. Quan hệ giữa đầu tư và nhập khẩu sẽ có sự thay

đổi. Các luồng vốn đầu tư gián tiếp, hoặc nguồn viện trợ nước ngoài, kiều hối cũng

ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Những yếu tố nêu trên có thể có ảnh hưởng trực

tiếp, hoặc gián tiếp, cải thiện hoặc gây tình trạng thâm hụt cán cân thương mại.

Thứ nhất, nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là bộ phận quan trọng của tài

khoản vốn. Việc gia tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài có tác dụng bù đắp thâm hụt

Page 48:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

28

cán cân tài khoản vãng lai. Đối với các nước đang phát triển, khi xuất khẩu dịch vụ

còn hạn chế và các nguồn chuyển giao chưa đáng kể, vốn FDI góp phần làm lành

mạnh hoá cán cân thương mại. Tăng đầu tư nước ngoài vào các ngành thay thế nhập

khẩu và khuyến khích xuất khẩu cũng góp phần tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu

trong dài hạn, do đó góp phần cải thiện cán cân thương mại. Tuy nhiên, đầu tư nước

ngoài tăng, kéo theo tăng nhập khẩu. Nếu chính sách bảo hộ thiên lệch đối với xuất

khẩu sẽ làm cho cán cân thương mại thâm hụt. Hơn nữa, khi luồng FDI vào (đặc biệt

dưới dạng ngoại tệ) tăng lên sẽ làm thay đổi tương quan giữa cung và cầu ngoại tệ; nếu

chính phủ không can thiệp (không trung hoà hoá) thì điều này dẫn đến khuynh hướng

đồng nội tệ lên giá, qua đó hạn chế xuất khẩu và khuyến khích nhập khẩu, dẫn đến

thâm hụt cán cân thương mại và thâm hụt cán cân vãng lai.

Thứ hai, việc gia tăng nguồn thu nhập chuyển giao từ nước ngoài như viện trợ, thu

nhập ròng từ các dự án đầu tư ngoài nước, kiều hối có tác dụng bù đắp thâm hụt cán

cân thương mại. Mặt khác, sự ổn định và gia tăng của các khoản chuyển giao làm cho

khả năng chịu đựng của cán cân tài khoản vãng lai lớn hơn và do đó có thể mở rộng

nhập khẩu nhiều hơn so với dự kiến. Điều này hết sức quan trọng đối với các nước

đang tiến hành công nghiệp hoá khi cần phải thu hút vốn, kỹ thuật từ bên ngoài.

Thứ ba, nguồn vốn vay (vay đầu tư và vay thương mại) nếu sử dụng không hiệu

quả như đầu tư vào các ngành thay thế nhập khẩu, các công trình mang lại hiệu quả

kinh tế thấp, mua sắm chính phủ, tiêu dùng sẽ làm trầm trọng cán cân tài khoản vãng

lai và nợ nước ngoài vì chỉ số nợ/xuất khẩu có xu hướng gia tăng và tỷ số giữa lãi suất

phải trả các khoản nợ so với mức độ tăng xuất khẩu cũng sẽ gia tăng, làm xấu đi tình

trạng cán cân tài khoản vãng lai và nợ nước ngoài.

Thứ tư, chính sách đầu tư trong nước cũng ảnh hưởng đến cán cân thương mại.

Đầu tư trong nước theo định hướng xuất khẩu hay thay thế nhập khẩu có ảnh hưởng

đến cán cân thương mại. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư cũng ảnh

hưởng đáng kể đến cán cân thương mại. Chẳng hạn, việc xem nhẹ đầu tư vào các

ngành công nghiệp phụ trợ làm tăng nhập khẩu nguyên nhiên liệu, phụ liệu, do đó

giảm khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu, hạn chế thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở

nước ta trong thời gian qua. Hiệu quả kinh tế thấp của các dự án đầu làm suy yếu khả

Page 49:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

29

năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu và hàng thay thế nhập khẩu do có mức chi phí cao

hơn mức quốc tế. Điều này làm cho việc cải thiện cán cân thương mại trở nên khó

khăn, đặc biệt là trong dài hạn.

1.2.3. Tỷ giá

Tỷ giá hối đoái là một trong những yếu tố quan trọng nhất và trực tiếp nhất ảnh

hưởng tới cán cân thương mại. Theo đó, về mặt nguyên tắc, khi tỷ giá tăng, có nghĩa là

đồng nội tệ giảm giá so với đồng ngoại tệ, hàng hoá nước ngoài sẽ đắt hơn tương đối

so với hàng hoá trong nước, và như vậy tác động làm cho nhập khẩu có xu hướng

giảm, xuất khẩu có xu hướng tăng, cán cân thương mại sẽ có xu hướng được cải thiện.

Ngược lại, khi tỷ giá giảm, đồng nghĩa với việc đồng nội tệ tăng giá so với đồng ngoại

tê, hàng hoá nước ngoài sẽ rẻ hơn tương đối so với hàng hoá trong nước, và như vậy sẽ

tác động làm cho nhập khẩu có xu hướng tăng, xuất khẩu có xu hướng giảm, cán cân

thương mại sẽ có xu hướng bị giảm sút.

1.2.3.1. Các loại tỷ giá và việc lựa chọn loại tỷ giá khi xem xét mối tác động qua

lại tới cán cân thương mại

Một vấn đề rất đáng lưu ý cũng cần được đặt ra là cần lựa chọn sử dụng chỉ số tỷ

giá nào để xem xét một cách thực chất và có hiệu quả mối quan hệ giữa cán cân

thương mại và tỷ giá. Câu trả lời ở đây không phải là duy nhất, có nghĩa là: với mỗi

vấn đề cụ thể cần phân tích khác nhau chúng ta sẽ sử dụng một loại chỉ số tỷ giá cụ thể

nhất định để nhằm nêu bật được bản chất của vấn đề cần phân tích. Dưới đây là một số

loại tỷ giá cơ bản cần được xem xét [19, tr.131-154]:

- Tỷ giá danh nghĩa song phương (Bilateral Nominal Exchange Rate - NER):

Tỷ giá danh nghĩa song phương là giá cả của một đồng tiền được biểu thị qua một

đồng tiền khác mà chưa đề cập tới tương quan sức mua hàng hoá và dịch vụ giữa

chúng. Ví dụ: 1 USD = 18.000 VNĐ, tức là 1 USD có giá là 18.000 VNĐ. Tỷ giá này

được gọi là tỷ giá danh nghĩa, bởi vì nó chưa đề cập tới tương quan sức mua (yếu tố

thực) giữa USD và VNĐ. Cụ thể ở đây là chúng ta chưa biết rõ là 1 USD mua được

bao nhiêu hàng hoá ở Hoa Kỳ và 18.000 VNĐ mua được bao nhiêu hàng hoá ở Việt

Nam. Có thể 1 USD mua được hàng hoá ở Hoa Kỳ là bằng, ít hơn hoặc nhiều hơn so

với 18.000 VNĐ mua ở Việt Nam.

Page 50:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

30

- Tỷ giá danh nghĩa đa phương, hay còn gọi là tỷ giá danh nghĩa trung bình

(Nominal Effective Exchange Rate - NEER):

Vì mỗi đồng tiền đều có tỷ giá với đồng tiền khác, nên một đồng tiền có thể lên

giá với đồng tiền này, nhưng lại giảm giá với đồng tiền khác. Vậy, làm thế nào để biết

được từ thời điểm này sang thời điểm khác, một đồng tiền là lên giá hay giảm giá với

tất cả các đồng tiền còn lại? Trả lời câu hỏi này hoàn toàn giống với việc trả lời câu

hỏi: Trên thị trường hàng hoá, giá của hàng hoá này có thể tăng, còn giá của hàng hoá

kia lại giảm, vậy làm thế nào để biết được mặt bằng giá của tất cả các hàng hoá là tăng

hay giảm? Đối với hàng hoá, người ta dùng phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng, còn

đối với tỷ giá, người ta dùng phương pháp tính tỷ giá danh nghĩa trung bình. Như vậy,

về ý nghĩa cũng như phương pháp tính, NEER và CPI là giống nhau, chỉ khác một

điểm duy nhất là CPI áp dụng cho hàng hoá thông thường, còn NEER áp dụng cho

hàng hoá đặc biệt là ngoại tệ.

- Tỷ giá thực song phương (Bilateral Real Exchange Rate - RER):

Tỷ giá thực song phương bằng tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm

phát giữa trong nước với nước ngoài, do đó, nó là chỉ số phản ánh mối tương quan sức

mua giữa nội tệ và ngoại tệ. Về bản chất, tỷ giá thực là một chỉ số, thể hiện sự so sánh

mức giá hàng hoá ở trong nước và ở nước ngoài khi cả hai đều tính bằng nội tệ.

Sự thay đổi của tỷ giá thực rất có ý nghĩa trong đời sống kinh tế: Tỷ giá thực tăng

làm cho sức mua tương đối của VNĐ giảm, nên ta nói rằng VNĐ giảm giá thực (real

depreciation). Như vậy, một đồng tiền giảm giá thực khi sức mua đối ngoại của nó

giảm tương đối (giảm nhanh hơn hoặc giảm chậm hơn) so với đồng tiền khác từ thời

điểm này sang thời điểm khác. Đồng tiền giảm giá thực có tác dụng làm tăng sức cạnh

tranh thương mại quốc tế của quốc gia đó. Tỷ giá thực giảm làm cho cức mua tương

đối của VNĐ tăng, nên ta nói rằng VNĐ lên giá thực (real appreciation). Như vậy, một

đồng tiền lên giá thực khi sức mua đối ngoại của nó tăng tương đối so với đồng tiền

khác từ thời điểm này sang thời điểm khác. Đồng tiền lên giá thực có tác động làm xói

mòn sức cạnh tranh thương mại quốc tế của quốc gia đó. Như vậy, với các nhân tố

khác không đổi (ở đây hàm ý là lạm phát trong nước và nước ngoài là như nhau), tỷ

giá danh nghĩa tăng sẽ làm cho tỷ giá thực tăng. Điều này hàm ý là, do giá hàng hoá

Page 51:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

31

không co giãn trong ngắn hạn, nên khi phá giá nội tệ sẽ giúp cải thiện sức cạnh tranh

thương mại quốc tế.

- Tỷ giá thực đa phương (Real Effective Exchange Rate - REER):

Vì NEER là số trung bình của các chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương, nên

NEER cũng thuộc loại tỷ giá danh nghĩa, tức là chưa đề cập được tương quan sức mua

hàng hoá giữa nội tệ với các đồng tiền còn lại, do đó, khi NEER thay đổi không nhất

thiết phải tác động đến cán cân thương mại. Chính vì vậy, để biết được tương quan sức

mua giữa nội tệ với tất cả các đồng tiền còn lại, ta phải dùng tới khái niệm tỷ giá thực

đa phương (REER).

REER chính bằng tỷ giá danh nghĩa đa biên đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát

ở trong nước với tất cả các nước còn lại, do đó, nó phản ánh tương quan sức mua giữa

nội tệ với tất cả các đồng tiền còn lại. REER có ý nghĩa tương tự như RER. Tuy nhiên,

REER có ý nghĩa hơn ở chỗ nó là thước đo tổng hợp vị thế cạnh tranh thương mại của

một nước so với tất cả các nước bạn hàng còn lại. Do có ý nghĩa như vậy nên hiện nay

hầu hết các nước đều tính toán và công bố chỉ tiêu này.

1.2.3.2. Hiệu ứng tuyến J và vấn đề cải thiện cán cân thương mại

Một trong những vấn đề được các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô quan

tâm là: Liệu phá giá tiền tệ có cải thiện được cán cân thương mại? và để một cuộc phá

giá thành công thì cần có những điều kiện gì? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta sẽ xem

xét lý thuyết về Hiệu ứng tuyến J.

Do giá cả hàng hoá không co giãn trong ngắn hạn nên phá giá tiền tệ làm cho tỷ

giá thực tăng; tỷ giá thực tăng kích thích tăng khối lượng xuất khẩu và hạn chế khối

lượng nhập khẩu, cải thiện sức cạnh tranh thương mại quốc tế. Căn cứ vào kết luận

này, nhiều người đã lầm tưởng và cho rằng, cán cân thương mại cũng được cải thiện

khi phá giá tiền tệ. Thực ra không nhất thiết là như vậy. Để thấy được ảnh hưởng của

phá giá lên cán cân thương mại như thế nào, chúng ta sử dụng phân tích theo cách tiếp

cận Marshall - Lerner [19, tr.254-267] như sau:

Phá giá nội tệ sẽ tạo ra hiệu ứng tăng khối lượng xuất khẩu và hạn chế khối lượng

nhập khẩu, song xét về mặt giá trị thì cán cân thương mại không nhất thiết sẽ được cải

Page 52:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

32

thiện. Điều này xảy ra vì phá giá tiền tệ tạo ra hiệu ứng lên giá cả và hiệu ứng lên khối

lượng, cụ thể là:

- Đối với cán cân thương mại tính bằng VNĐ: Hiệu ứng khối lượng thể hiện ở chỗ

phá giá làm cho khối lượng xuất khẩu tăng, khối lượng nhập khẩu giảm, khiến cho cán

cân thương mại tính bằng VNĐ được cải thiện. Hiệu ứng giá cả thể hiện ở chỗ phá giá

làm cho giá cả hàng hoá nhập khẩu tính bằng nội tệ tăng, làm cho cán cân thương mại

tính bằng VNĐ xấu đi.

- Đối với cán cân thương mại tính bằng USD: Hiệu ứng khối lượng cũng giống

như đối với cán cân thương mại tính bằng VNĐ. Hiệu ứng giá cả thể hiện ở chỗ phá

giá làm cho giá cả hàng hoá xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm, làm cho cán cân

thương mại tính bằng USD giảm.

Hiệu ứng ròng của cán cân thương mại (được cải thiện hay trở nên xấu đi), do vậy,

phụ thuộc vào tính trội của hiệu ứng khối lượng hay hiệu ứng giá cả:

- Khả năng thứ nhất phản ánh tính trội của hiệu ứng giá cả. Điều này có nghĩa là

cho dù khối lượng xuất khẩu tăng và khối lượng nhập khẩu giảm cũng không đủ để bù

đắp cho giảm giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ và tăng giá trị nhập khẩu tính bằng

nội tệ. Kết quả là cán cân thương mại từ trạng thái cân bằng sẽ trở nên thâm hụt và khi

đó tổng trị số (ηx + ηm) < 1.

- Khả năng thứ hai phản ánh tính trung hoà của hai hiệu ứng. Điều này có nghĩa là

khối lượng xuất khẩu tăng và khối lượng nhập khẩu giảm vừa đủ để bù đắp cho giảm

giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ và tăng giá trị nhập khẩu tính bằng nội tệ. Kết quả

là trạng thái cân bằng của cán cân thương mại được duy trì và khi đó tổng trị số (ηx +

ηm) = 1.

- Khả năng thứ ba phản ánh tính trội của hiệu ứng khối lượng. Điều này có nghĩa

là sau khi phá giá, khối lượng xuất khẩu tăng và lượng nhập khẩu giảm thừa đủ để bù

đắp cho hiệu ứng giá cả. Kết quả là cán cân thương mại được cải thiện và khi đó tổng

trị số (ηx + ηm) > 1.

Như vậy, phá giá tiền tệ chắc chắn làm cho khối lượng xuất khẩu tăng và khối

lượng nhập khẩu giảm, nhưng cán cân thương mại không nhất thiết vì thế mà được cải

thiện. Theo phân tích nêu trên, cán cân thương mại được cải thiện hay trở nên xấu đi

Page 53:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

33

phụ thuộc vào tính trội của hiệu ứng khối lượng hay hiệu ứng giá cả. Do hiệu ứng giá

cả có tác dụng lập tức ngay sau khi phá giá, trong khi đó hiệu ứng khối lượng chỉ có

tác dụng sau một thời gian nhất định. Điều này xảy ra là vì khối lượng xuất khẩu và

nhập khẩu không co giãn trong ngắn hạn, mà chỉ co giãn trong dài hạn. Như vậy, sau

khi phá giá, hiệu ứng giá cả có tác dụng làm cho cán cân thương mại trở nên xấu đi

ngay lập tức, trong khi đó hiệu ứng khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu chỉ cải thiện

được cán cân thương mại trong dài hạn. Điều này hàm ý, trong ngắn hạn, hiệu ứng giá

cả có tính trội so với hiệu ứng khối lượng, nên làm cho cán cân thương mại trở nên

xấu đi; ngược lại, trong dài hạn, hiệu ứng khối lượng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả,

nên cán cân thương mại được cải thiện. Đặc điểm này của phá giá tiền tệ được biểu

diễn bằng tuyến J như sau:

Hình 1.1. Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ

Mức độ và thời gian kéo dài thâm hụt cán cân thương mại phụ thuộc vào nhiều

yếu tố. Đối với những nước công nghiệp phát triển, do nền kinh tế được đặc trưng chủ

yếu bởi những hàng hoá đủ tiêu chuẩn tham gia thương mại quốc tế (international

tradeable goods - ITG), nên khi phá giá làm cho khối lượng xuất khẩu tăng nhanh và

khối lượng nhập khẩu giảm nhanh trong ngắn hạn, do đó hiệu ứng khối lượng có tác

dụng tích cực ngay trong ngắn hạn, dẫn đến cán cân thương mại chỉ bị xấu đi tạm thời

trong ngắn hạn, và sẽ được cải thiện rõ rệt trong dài hạn. Đối với những nước đang

phát tiển, do nền kinh tế được đặc trưng chủ yếu bởi những hàng hoá không đủ tiêu

chuẩn tham gia thương mại quốc tế (international non-tradeable goods), nên khi phá

Page 54:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

34

giá làm cho khối lượng xuất khẩu tăng chậm và khối lượng nhập khẩu giảm chậm, do

đó hiệu ứng khối lượng có tác dụng mờ nhạt, dẫn đến cán cân thương mại bị xấu đi rõ

rệt trong ngắn hạn.

Tóm lại, theo nội dung lý thuyết về Hiệu ứng tuyến J, phá giá làm cho khối lượng

xuất khẩu tăng và khối lượng nhập khẩu giảm, nhưng không vì thế mà cán cân thương

mại sẽ phải được cải thiện. Trong nắn hạn, hiệu ứng giá cả có tính trội so với hiệu

ứng khối lượng làm cho cán cân thương mại bị xấu đi; trong dài hạn, hiệu ứng khối

lượng lại có tính trội so với hiệu ứng giá cả làm cho cán cân thương mại được cải

thiện. Hơn nữa, phá giá dễ thành công với các nước công nghiệp phát triển, nhưng lại

không chắc chắn với các nước đang phát triển. Chính vì vậy, đối với một nước đang

phát triển, trước khi chọn giải pháp phá giá cần thiết phải tạo ra được các điều kiện

tiền đề để có thể phản ứng tích cực với những lợi thế mà phá giá đem lại. Có như vậy,

cán cân thương mại mới có thể được cải thiện một cách chắc chắn trong dài hạn.

1.2.4. Một số yếu tố cơ bản khác

1.2.4.1. Lạm phát

Lạm phát cũng có ảnh hưởng đến cán cân thương mại thông qua việc làm tăng hay

giảm giá trị đồng tiền của một quốc gia. Khi lạm phát một nước tăng cao so với nước

đối tác, trước tiên do giá hàng hoá trong nước tăng nên người tiêu dùng trong nước sẽ

chuyển sang sử dụng hàng hoá của nước ngoài làm nhập khẩu tăng, kéo theo nhu cầu

đối với ngoại tệ tăng làm đồng ngoại tệ tăng giá. Thứ hai, giá cao cũng làm giảm sút

nhu cầu hàng hoá của nước ngoài đối với hàng trong nước (giảm xuất khẩu), từ đó làm

ngoại tệ tăng giá do nguồn cung giảm. Hai lực lượng thị trường này sẽ làm tăng giá trị

đồng ngoại tệ, hay nói cách khác, là đồng tiền của nước có lạm phát cao đã bị giảm giá

để bù lại mức chênh lệch lạm phát, từ đó không làm tăng nhu cầu đối với hàng hoá

nhập khẩu và làm cho lạm phát của một nước sẽ ít có tác động lên nước khác.

Tuy nhiên, nếu các lực lượng thị trường này đủ lớn và nếu có sự can thiệp của

Chính phủ làm cho tỷ giá nội tệ/ngoại tệ tăng cao hơn tốc độ tăng giá hàng hoá trong

nước so với nước ngoài thì hàng hoá trong nước sẽ có giá rẻ hơn giá nước ngoài và khi

đó ta gọi đồng nội tệ được định giá thấp, cán cân thương mại được cải thiện. Ngược

Page 55:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

35

lại, nếu tỷ giá tăng không đủ bù lạm phát thì đồng nội tệ sẽ bị định giá cao và cán cân

thương mại bị xấu đi.

1.2.4.2. Thu nhập của các đối tác xuất khẩu, nhập khẩu

Với các nhân tố khác không thay đổi, khi thu nhập của đối tác nhập khẩu hàng hoá

(hay nói cách khác là thu nhập của người không cư trú) tăng, làm tăng cầu xuất khẩu

bởi người không cư trú, do đó, làm tăng cầu nội tệ và tăng cung ngoại tệ, tức là làm

tăng giá trị xuất khẩu bằng nội tệ và ngoại tệ. Ngược lại, nếu thu nhập của đối tác nhập

khẩu hàng hoá giảm, làm giảm cầu xuất khẩu bởi người không cư trú, do đó, làm giảm

cầu nội tệ và giảm giảm cung ngoại tệ, tức là làm giảm giá trị xuất khẩu bằng nội tệ và

ngoại tệ.

1.2.4.3. Giá thế giới của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

Khi giá thế giới của hàng hoá xuất khẩu tăng, tức là giá hàng hoá xuất khẩu bằng

ngoại tệ tăng, với các nhân tố khác không đổi, nếu giá thế giới của hàng hoá xuất khẩu

của một quốc gia tăng sẽ làm tăng cầu nội tệ và tăng cung ngoại tệ. Hay nói cách khác,

khi giá thế giới của hàng hoá xuất khẩu tăng, làm tăng giá trị xuất khẩu tính bằng nội

tệ và bằng ngoại tệ. Ngược lại, khi giá thế giới của hàng hoá xuất khẩu giảm, tức là giá

hàng hoá xuất khẩu bằng ngoại tệ giảm, với các nhân tố khác không đổi, nếu giá thế

giới của hàng hoá xuất khẩu của một quốc gia giảm sẽ làm giảm cầu nội tệ và giảm

cung ngoại tệ. Khi đó giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ và ngoại tệ giảm.

1.2.4.4. Các yếu tố khác

Các yếu tố như chính sách thuế, tài khoá, chính sách lãi suất, quản lý nợ nước

ngoài, chính sách tiêu dùng… cũng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đối với cán

cân thương mại. Chẳng hạn, chính sách quản lý nợ nước ngoài có tác dụng điều tiết

luồng vốn vay theo hướng sử dụng có hiệu quả và phân bổ hợp lý, tài trợ hợp lý đối

với thâm hụt thương mại… có tác dụng làm lành mạnh hoá cán cân thương mại. Chính

sách thuế có tác dụng hạn chế hoặc mở rộng xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Chính sách lãi

suất có tác dụng kích thích hoặc hạn chế đầu tư, tiêu dùng do đó ảnh hưởng đến hoạt

động xuất nhập khẩu. Những thay đổi về lãi suất dẫn đến những thay đổi trong đầu tư

kinh doanh. Những kênh tác động của các chính sách nói trên đối với cán cân thương

mại hết sức phức tạp.

Page 56:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

36

1.3. Kinh nghiệm điều chỉnh cán cân thương mại trong tiến trình thực hiện

công nghiệp hoá, hiện đại hoá của một số nước và bài học rút ra cho Việt Nam

1.3.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc và một số nền kinh tế NIE's ở châu Á

Từ thập kỷ 60-70 của thế kỷ trước, Hàn Quốc và một số nền kinh tế công nghiệp

mới (NIE's) ở châu Á như Singapore, Hồng Kông, Đài Loan… đã chuyển nhanh từ

chiến lược thay thế nhập khẩu sang thực hiện chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu

trên cơ sở xây dựng và thực hiện tốt chiến lược thu hút kỹ thuật tuần hoàn, phát triển

nhập khẩu theo hướng chủ đạo là hình thành dây chuyền phát triển giữa nhập khẩu với

xuất khẩu, không ngừng nâng cấp trình độ kỹ thuật của nền kinh tế, nâng cao sức cạnh

tranh của hàng xuất khẩu…, tạo lập thế mới cho cán cân thương mại để dần chuyển

nhập siêu sang xuất siêu một cách vững chắc.

Cách thức cơ bản của chiến lược thu hút kỹ thuật tuần hoàn là nhập khẩu kỹ thuật

và công nghệ tiên tiến của nước ngoài, sử dụng lực lượng lao động khoa học kỹ thuật ở

trong nước để tiếp thu, tiến lên đổi mới, sáng tạo mở mang kỹ thuật, hình thành dây

chuyền phát triển, sản xuất ra sản phẩm và xuất khẩu. Từ đó, làm cho sản phẩm có sức

cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế, tăng kim ngạch và hiệu quả xuất khẩu. Phần

vốn do xuất khẩu thu được hàng năm lại có thể bắt đầu vòng tuần hoàn mới: Nhập vào

- tiếp thu - sáng tạo - phát triển - xuất khẩu sản phẩm kỹ thuật trình độ cao hơn. Với

chiến lược này, nếu như trước năm 1997, Hàn Quốc luôn nhập siêu thì từ sau năm

1997 đã chuyển sang xuất siêu ngày càng lớn (năm 1987 xuất siêu 6,2 tỷ USD, năm

2004 xuất siêu xuất siêu 30 tỷ USD…). Tương tự, Singapore từ năm 1983 đến này đã

chuyển sang xuất siêu ngày càng lớn (năm 2004 kim ngạch xuất khẩu của Singapore

đạt 179,6 tỷ USD, xuất siêu đạt 15,6 tỷ USD).

Hàn Quốc là một trong những trường hợp rất thành công trong thực hiện chiến

lược nêu trên. Trong quá trình thực hiện chiến lược đó, Hàn Quốc đã điều chỉnh chiến

lược và chính sách xuất khẩu hướng tới một quốc gia đa dạng hóa về thương mại, nhất

là từ sau năm 1990 đến nay. Đồng thời, chính phủ Hàn Quốc đã sử dụng mềm dẻo một

số công cụ tài chính - tiền tệ để điều tiết quan hệ thương mại quốc tế, chủ động tạo lập

cán cân thương mại tích cực như: phá giá tiền tệ để tăng trưởng xuất khẩu nhưng có

biện pháp thích hợp để loại bỏ khả năng giảm giá kéo dài của nội tệ và sau đó củng cố

Page 57:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

37

các nhân tố thị trường khác giúp cho tỷ giá duy trì ở mức ổn định; không "neo" đồng

Won (KRW) với một ngoại tệ mạnh như đô la Mỹ (USD). Mặt khác, trong giai đoạn

quá độ chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu (thập kỷ 80-90), Chính phủ Hàn Quốc đã áp

dụng hệ thống chính sách khuyến khích xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu khá hữu

hiệu với mục đích giảm nhập siêu thông qua tăng cường xuất khẩu với tốc độ tăng

trưởng cao hơn nhập khẩu. Hàng loạt những biện pháp khuyến khích đó đã được áp

dụng như: giảm thuế thu nhập (doanh nghiệp và cá nhân), bãi bỏ thuế nhập khẩu với

nguyên liệu và hoàn thuế với các bán thành phẩm hoặc sản phẩm nhập khẩu được sử

dụng cho mục đích xuất khẩu; miễn giảm thuế kinh doanh (VAT) với doanh nghiệp

hoạt động xuất khẩu, thưởng, giảm thuế và phí theo tỷ lệ lũy tiến xuất khẩu; hỗ trợ tài

chính tín dụng với doanh nghiệp đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, thành lập quỹ hỗ trợ

lãi suất cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp xuất khẩu và lập quỹ tín dụng xuất khẩu.

Cùng với chính sách khuyến khích hàng xuất khẩu là chính sách quản lý nhập

khẩu chặt chẽ. Ngay từ thập niên 60-70, Hàn Quốc đã áp dụng chính sách quản lý

nhập khẩu "chủ động" đối với một số danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu tự

động (nguyên liệu thô, năng lượng, máy móc thiết bị, vật tư sản xuất…). Hàng hóa

ngoài danh mục này bị kiểm soát nhập khẩu chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa nhập khẩu

hàng nông sản và hàng công nghiệp tiêu dùng thông qua hệ thống kiểm soát nhập khẩu

định lượng, kiểm soát ngoại hối nhập khẩu... Sau khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á

năm 1997, để tiếp tục xuất siêu, duy trì cán cân thương mại tích cực, Chính phủ Hàn

Quốc đã chủ động sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch

vụ như thông qua việc giảm các chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh; cắt giảm

thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25% xuống 20%, giảm thuế nhập khẩu dầu thô; áp

dụng chính sách đồng nội tệ yếu; tăng cường đàm phán ký các thỏa thuận AFTA với

Mỹ, EU, Nhật, Singapore, Trung Quốc, ASEAN…

1.3.2. Kinh nghiệm của Malaysia

Trong suốt thời kỳ đẩy mạnh chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu từ

cuối những năm 1980s, đặc biệt là từ năm 1990, Malaysia đã đẩy mạnh thu hút FDI đã

giải quyết được tình trạng nhập siêu và chuyển sang xuất siêu liên tục. Tính ra, cứ 1

USD vốn FDI nước này thu hút được có tác động tạo ra trên 1 USD thặng dư cán cân

Page 58:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

38

thương mại và ngày càng lớn: Năm 2001, tỷ lệ giá trị thặng dư cán cân thương mại

mới bằng 29,6% tổng giá trị FDI thu hút được (năm 2001 Malaysia thặng dư cán cân

thương mại 18,4 tỷ USD và tổng số vốn FDI thu hút được cộng đồn đến hết năm đạt

62,1 tỷ USD), đến năm 2006 tỷ lệ này tăng lên 37,9 % (năm 2006 mức thặng dư cán

cân thương mại của Malaysia đạt 36,9 tỷ USD và tổng số vốn FDI thu hút được cộng

dồn là 96,8 triệu USD).

Malaysia đã thực hiện tốt các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền

kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu nên từ năm 1996 đến nay cán cân thương mại luôn

ở trạng thái thặng dư ngày càng lớn (đứng đầu ASEAN). Thành công của Malaysia bắt

nguồn từ việc lựa chọn chiến lược tầm nhìn cho một thời kỳ dài hạn 30 năm 1990 -

2020 với hai hướng chiến lược chính là: Tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghiệp chế

biến, chế tạo; và hướng về phía Nam để tranh thủ nguyên liệu và thị trường tiêu thụ

của khu vực ASEAN và khu vực châu Á - Thái Bình Dương… Theo đó, chính phủ

Malaysia đã điều tiết nền kinh tế theo các hướng chiến lược cơ bản là:

Nhanh chóng chuyển từ nền kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp sang nền kinh

tế có lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ chiếm ưu thế;

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành kinh tế có định hướng cụ thể,

tranh thủ vốn và kỹ thuật tiên tiến;

Phát triển các ngành công nghiệp có kỹ thuật cao, không khuyến khích các

ngành có sử dụng nhiều lao động như trước đó;

Chuyển dần đầu tư ra nước ngoài.

Sau gần 15 năm thực hiện chiến lược nêu trên, để thích ứng với bối cảnh mới sau

khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, chính phủ Malaysia đã ban hành chiến lược mới

hướng tới kích thích tăng trưởng kinh tế, duy trì sự tăng trưởng bền vững và đảm bảo

một thị trường vốn cạnh tranh, linh hoạt và hiệu quả; tạo một nền kinh tế tăng trưởng

ổn định cho cả trung hạn và dài hạn. Chiến lược tổng thể này gồm 4 chiến lược bộ

phận và 90 biện pháp thực hiện nhằm tăng cường nội lực cũng như giảm sự phụ thuộc

của nền kinh tế vào các nhân tố nước ngoài, đó là: Kích thích đầu tư của khu vực tư

nhân; Tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia; Phát triển các yếu tố tăng trưởng mới;

Tăng hiệu quả của cơ quan quản lý.

Page 59:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

39

Kết quả bước đầu của việc thực hiện các biện pháp chiến lược này đã tạo cho nền

kinh tế Malaysia một đà phát triển mới với các nền tảng vững trắc: Hệ thống ngân

hàng - tài chính lành mạnh, tỷ lệ thất nghiệp thấp, dự trữ ngoại tệ cao, đặc biệt là cán

cân thanh toán hợp lý, duy trì được mức thặng dư thương mại ngày càng cao.

1.3.3. Kinh nghiệm của Thái Lan

So với các nước đang phát triển ở châu Á như Nhật Bản hoặc các nước công

nghiệp mới (NICs), Thái Lan được coi là nước đi sau trong phát triển công nghiệp.

Tuy vậy, nước này đã nhận thức được tầm quan trọng của phát triển công nghiệp trong

quá trình phát triển kinh tế, cũng như hiện đại hoá nền kinh tế. Với hai kế hoạch 5 năm

đầu tiên (1961-1966) và (1967-1971), Thái Lan nhấn mạnh vào việc phát triển công

nghiệp thay thế nhập khẩu, với đặc trưng chủ yếu hướng vào thị trường trong nước.

Nhà nước đã có những chính sách bảo hộ công nghiệp trong nước, khuyến khích các

ngành công nghiệp sử dụng nhiều nguyên liệu và lao động trong nước. Do vậy, công

nghiệp trong nước đã có khả năng cạnh tranh với hàng nhập khẩu ở các lĩnh vực: dệt,

hoá chất, chế biến thực phẩm… Trong suốt thập kỷ 60, tốc độ tăng trưởng bình quân

hàng năm đạt trên 10%. Tuy vậy, chính sách công nghiệp hoá hướng nội ở Thái Lan

cũng đã bộc lộ những hạn chế: Do công nghệ hạn chế, Thái Lan vẫn phải nhập máy

móc thiết bị, công nghệ sản xuất và nguyên liệu thô. Điều này có nghĩa là chính sách

thay thế nhập khẩu không đạt được mục đích đề ra mà chỉ làm thay đổi cơ cấu nhập

khẩu. Chính sách thay thế nhập khẩu còn tác động đến việc sử dụng lãng phí các

nguồn tài nguyên trong nước do kỹ thuật lạc hậu và trình độ quản lý kinh tế yếu kém,

chi phí lao động cao, năng suất thấp. Thực hiện chiến lược này, nhà nước đã can thiệp

quá sâu vào hoạt động của nền kinh tế và chính sách thay thế nhập khẩu làm cho công

nghiệp trong nước phát triển chậm chạp, trì trệ do thiếu động lực cạnh tranh…

Để khắc phục những hạn chế của chiến lược hướng nội, Thái Lan đã chuyển sang

chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu với các kế hoạch 5 năm 1972 - 1995.

Theo đó, Thái Lan vừa chú trọng đào tạo đội ngũ nhân lực vừa nhập khẩu công nghệ

mới từ Nhật Bản và phương Tây. Thực tế cho thấy việc chuyển hướng chiến lược

trong công nghiệp hoá đã mang lại những thành công đáng chú ý. Trong thập kỷ 70,

tốc độ tăng trưởng GDP đạt khá cao trung bình 10%/năm, từ 1980 - 1990 đạt 7,6%;

Page 60:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

40

1991 - 1995 là 8,6%. Từ 1987 - 1990, tốc độ tăng trưởng của công nghiệp Thái Lan

bình quân là 15%/năm. Những năm đầu của thập kỷ 90, tốc độ tăng trưởng kinh tế có

chững lại nhưng tốc độ tăng trưởng công nghiệp vẫn có xu hướng tăng. Về ngoại

thương, Thái Lan cũng đã đạt tốc độ tăng nhanh: năm 1976 đạt kim ngạch 197 triệu

USD, 1996 gấp hơn 36 lần, đạt 7,096 tỷ USD.

Sau hơn ba thập kỷ phát triển nhanh chóng, kinh tế Thái Lan cũng đã bộc lộ những

hạn chế. Đó là sự phụ thuộc quá lớn vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài và công nghệ

nhập khẩu. Trong phát triển, có tình trạng mất cân đối nghiêm trọng giữa quy mô đầu

tư và khả năng tài chính. Tình trạng quá nóng của nền kinh tế, đặc biệt từ giữa thập kỷ

90, khiến nợ nước ngoài của Thái Lan gia tăng (chủ yếu là nợ ngắn hạn và trung hạn):

chiếm tới 50% so với GDP (1997). Trong hoàn cảnh ấy, vai trò điều tiết, kiểm soát của

hệ thống tài chính - ngân hàng trong đầu tư và cung ứng tiền tệ bộc lộ nhiều yếu kém.

Đó chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Thái

Lan và lan rộng sang các nước Đông Nam Á và Đông Á vừa qua và buộc Thái Lan

phải thực hiện điều chỉnh chiến lược công nghiệp hoá của mình.

Trước khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 1997, nền kinh tế Thái Lan đã duy trì

được nhịp độ tăng trưởng cao 9,4%/năm (1995-1996), một phần quan trọng do có

ngành chế biến, chế tạo phát triển, mà chủ yếu do khu vực FDI tạo ra. Khi nền kinh tế

"bong bong" của Thái Lan bị vỡ và xảy ra khủng hoảng vào năm 1997, mặc dù thị

trường bất động sản bị đóng băng do các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn hoặc không

đầu tư tiếp nhưng một phần do có ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã phát triển và

kết quả của một thời gian khá dài thực hiện chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu cùng

với chính sách ngoại giao mềm dẻo đã giúp Thái Lan duy trì được quan hệ thương mại

với các bạn hàng lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan… nên

xuất khẩu của Thái Lan vẫn tăng trưởng mạnh ngay những năm sau khủng hoảng (năm

2000, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 131,8 tỷ USD, xuất siêu 7,4 tỷ USD).

Để khắc phục hậu quả của cuôc khủng hoảng, Chính phủ Thái Lan đã một mặt cải

thiện môi truờng đầu tư (lượng vốn FDI tăng từ 11,5 tỷ USD năm 2003 lên 20,4 tỷ

USD năm 2006), cải thiện cơ cấu chính sách thương mại, mở rộng quan hệ thương mại

với các nước châu Á thông qua các Hiệp định AFTA khu vực và song phương, hình

Page 61:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

41

thành mạng lưới kinh doanh với những thỏa thuận ưu đãi song phương (với Australia,

Braxin, Ấn Độ, Nhật Bản, Peru, Newzeland…), mặt khác, Thái Lan đã phá giá mạnh

đồng Baht để tác động mạnh đến cán cân thanh toán quốc tế vốn đã bị ảnh hưởng nặng

nề bởi khủng hoảng năm 1997.

1.3.4. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Từ thực tế điều chỉnh cán cân thương mại của một số nền kinh tế trên thế giới

trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá như đã trình bày ở trên, có thể

rút ra một số bài học kinh nghiệm chủ yếu đối với Việt Nam như sau:

Thứ nhất, việc điều chỉnh cán cân thương mại để bảo đảm mục tiêu ổn định, bền

vững phải được thực hiện từng bước và không dễ dàng đạt được trong ngắn hạn, đặc

biệt là trong giai đoạn đầu của quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Với

tư cách là một hiện tượng kinh tế, nhập siêu là một quá trình kinh tế có tính khách

quan. Nhập siêu thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa và

phát triển kinh tế, do sản xuất trong nước yếu kém không đáp ứng được nhu cầu tiêu

dùng trong nước và chưa cạnh tranh được trên thị trường quốc tế. Tiếp đó, nhập siêu

diảm dần nhờ phát triển sản xuất trong nước theo hướng công nghiệp hóa, tăng sức

cạnh tranh cho hàng hóa, khuyến khích xuất khẩu, áp dụng chính sách bảo hộ và tài trợ

cho các ngành sản xuất trong nước. Giai đoạn tiếp theo tiến tới cân bằng cán cân

thương mạivà xuất siêu do xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu, hàng hóa có sức cạnh

tranh do công nghiệp trong nước đã vững mạnh nhờ chính sách hỗ trợ của Chính phủ

hoặc do đầu tư lớn của nước ngoài. Cuối cùng, xuất siêu có thể gia tăng nhờ công

nghiệp trong nước phát triển mạnh, sản phẩm có sức cạnh tranh cao và giá trị gia tăng

lớn hơn, tỷ giá tiền tệ được điều chỉnh linh hoạt theo hướng giảm giá đông tiền càng có

lợi cho xuất khẩu.

Thứ hai, chủ động điều chỉnh chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá một cách

kịp thời và phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới và điều kiện phát triển kinh tế

trong nước, trên cơ sở đó thực hiện một cách kiên trì và nhất quán các giải pháp nhằm

chuyển đổi cơ cấu kinh tế để bảo đảm cải thiện và duy trì cán cân thương mại lành

mạnh. Diễn biến của cán cân thương mại các quốc gia trong quá trình công nghiệp

hoá, hiện đại hoá như nêu trên đều cho thấy có sự liên hệ rất mật thiết tới quá trình

Page 62:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

42

thay đổi trong chiến lược phát triển kinh tế, hay nói cách khác là quá trình chuyển đổi

mô hình phát triển kinh tế. Có thể thấy rất rõ điều này qua thực tế phát triển của Hàn

Quốc và một số nước NIE's ở châu Á những năm 60-70, hay như của Malaysia và

Thái Lan cuối những năm 80 của thế kỷ trước, khi những quốc gia này có sự chuyển

đổi mạnh mẽ từ mô hình công nghiệp hoá chủ yếu là thay thế nhập khẩu sang mô hình

hướng về xuất khẩu và tăng cường hội nhập quốc tế theo hướng bền vững. Cùng với

đó, tình trạng cán cân thương mại cũng đã từng bước được cải thiện và duy trì được sự

ổn định tích cực. Thực tế cũng cho thấy, Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia đã có

những quyết định chuyển đổi rất quyết liệt để tận dụng cơ hội để phát triển. Nếu chậm

chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các ngành công nghiệp chế tạo, công

nghệ kỹ thuật cao thì khả năng cải thiện cán cân thương mại của các nước này chắc

chắn sẽ rất khó khăn.

Thứ ba, bảo đảm kết hợp một cách chủ động và linh hoạt giữa các chính sách

khuyến khích xuất khẩu và quản lý nhập khẩu. Thái Lan, Đài Loan hay Malaysia là

những ví dụ điển hình cho sự thành công theo định hướng xuất khẩu nhờ phát huy

được hiệu quả của việc khuyến khích cao độ vào các ngành sản xuất dựa trên công

nghệ tiên tiến, đồng thời thực hiện các biện pháp ưu đãi tín dụng xuất khẩu, xoá bỏ

thuế xuất khẩu, đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu…, và cùng với đó là một loạt chính sách

nhằm chủ động quản lý nhập khẩu một cách linh hoạt vì mục tiêu xuất khẩu. Chính

sách nhập khẩu tư liệu sản xuất một cách có chọn lọc của Hàn Quốc, Nhật Bản là yếu

tố quyết định năng suất nhân tố tổng hợp và tạo nên tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ ở

các nước này… Thực tế cho thấy, chính sách thương mại của các nước Hàn Quốc,

Thái Lan, Nhật Bản hay của Đài Loan, Singapore, Malaysia là sự kết hợp linh hoạt

giữa chính sách xuất khẩu và nhập khẩu theo hướng chỉ tập trung mở rộng nhập khẩu

khi mà qua đó xuất khẩu được cải thiện tốt hơn. Chính điều này đã có tác dụng cải

thiện cán cân thương mại của các nước này một cách vững chắc như đã cho thấy trong

thời gian qua.

Thứ tư, thu hút và phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực bên ngoài, đặc biệt là

nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các cam kết hội nhập quốc tế để thúc đẩy

xuất khẩu, giải quyết tình trạng nhập siêu và tiến tới xuất siêu. Trong tất cả trường hợp

Page 63:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

43

các quốc gia được xem xét trên đây đều cho thấy vai trò của các nguồn lực bên ngoài,

đặc biệt là của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong việc thúc đẩy sản xuất,

điều chỉnh cơ cấu kinh tế và qua đó thúc đẩy xuất khẩu, giải quyết tình trạng nhập siêu

là rất nổi bật. Tỷ lệ gia tăng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tỷ lệ tạo ra thặng

dư thương mại luôn có tương quan cùng chiều và ngày càng gia tăng, đặc biệt thể hiện

ở trường hợp của Malaysia như đã được minh họa ở phần trên. Trong đó, tác dụng có

thể coi là quan trọng nhất của việc thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài ở các quốc gia này được thể hiện ở việc tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển

đổi cơ cấu sản xuất trong nước, tạo ra năng lực xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia

tăng và sức cạnh tranh cao hơn trong thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, việc tận dụng

các ưu điểm và cơ hội có được từ quá trình hội nhập quốc tế một cách chủ động của

các quốc gia này cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu

và cải thiện tình trạng cán cân thương mại trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng

sâu rộng thời gian qua.

Thứ năm, kết hợp và phát huy tác dụng của công cụ tỷ giá với các chính sách kinh

tế vĩ mô khác để kích thích xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh trong thương

mại quốc tế. Hầu hết các nước trong giai đoạn đầu thực hiện công nghiệp hoá đều thực

hiện chính sách tỷ giá linh hoạt đi kèm với quản lý chăt chẽ của nhà nước để giữ giá

đồng nội tệ vì một tỷ giá như vậy sẽ khuyến khích xuất nhập khẩu các mặt hàng ít co

giãn về giá như nông sản, khoáng sản, các mặt hàng có hàm lượng nguyên liệu nhập

khẩu lớn như dệt may, da giày... Tiếp đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh

nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu chế tạo, đặc biệt là các mặt hàng có hàm lượng vốn và

công nghệ cao, Hàn Quốc, Đài Loan và sau đó là Thái Lan đã loại bỏ dần dần những

kiểm soát có tính chặt chẽ về ngoại hối, tài chính. Chính sách phá giá tiền tệ đi kèm

với tự do hoá thương mại đã có tác động trực tiếp đối với hoạt động xuất khẩu, khuyến

khích sự có mặt ngày càng nhiều của các nhà đầu tư nước ngoài. Chính sách tỷ giá hối

đoái phù hợp phải được xác định trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế quốc gia

trong từng giai đoạn, việc điều chỉnh tỷ giá phải lựa chọn được thời điểm thích hợp,

duy trì tỷ giá trên nguyên tắc bảo đảm mục tiêu phát triển theo hướng nâng cao năng

lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Page 64:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

44

Chương 2

THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TRONG SỰ

NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA CỦA VIỆT NAM

THỜI GIAN QUA

2.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam trong quá trình thực hiện công nghiệp

hoá, hiện đại hoá thời gian qua

Như đã trình bày ở Chương I, tiến trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá có

những đặc điểm quan trọng chi phối toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của

các quốc gia. Do vậy, để xem xét các vấn đề kinh tế vĩ mô nói chung, và vấn đề điều

chỉnh cán cân thương mại nói riêng như ở Luận án này, thì việc xem xét những đặc

điểm, tình hình chung của nền kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở

quốc gia đó là hết sức quan trọng. Bởi nó chính là môi trường chung, là tiền đề cơ bản

chi phối các chính sách kinh tế vĩ mô của nền kinh tế. Mọi đánh giá, phân tích các

chính sách kinh tế vĩ mô trong thời kỳ này đều phải được xem xét trong bối cảnh, điều

kiện cụ thể và đặc thù của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của quốc gia đó.

Phần này của Luận án sẽ tập trung làm rõ tổng quan chung và những đặc điểm, kết quả

của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam thời gian qua. Trên cơ sở đó

sẽ làm tiền đề quan trọng để thực hiện những phân tích, đánh giá cán cân thương mại

của Việt Nam sẽ được trình bày ở phần tiếp theo. Hay nói cách khác, phần này của

Luận án sẽ tập trung đề cập tới những vấn đề chủ yếu để trả lời được câu hỏi: Thời

gian qua, với kết quả của quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nền

kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế như thế nào, có những tính chất, đặc điểm cơ

bản gì?

Trước hết, cần phải khẳng định quá trình thực hiện công nghiệp hoá ở Việt Nam

đã được bắt đầu từ khá lâu. Đó là một quá trình tự nhiên và không thể tránh khỏi trên

con đường phát triển của Việt Nam cũng như của các quốc gia trên thế giới. Tuy

nhiên, đến Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng (tháng 01

năm 1994) thì vấn đề công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá mới chính thức được đưa

ra. Tiếp đó, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khoá VII (tháng 7 năm 1994)

Page 65:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

45

đã cụ thể hoá bước đầu ý tưởng nêu trên, đi tới hình thành một đường lối công nghiệp

hoá, hiện đại hoá với những quan điểm, mục tiêu và các chủ trương lớn để thực hiện

đường lối này ở Việt Nam. Tới Đại hội lần thứ VIII của Đảng, những yếu tố cơ bản

của đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam đã được khẳng định. Xác

định mục tiêu tới năm 2020, ra sức phấn đấu để đưa Việt Nam trở thành một nước

công nghiệp và nhiệm vụ trước mắt là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đại

hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã bổ sung, hoàn thiện nhiều quan điểm về

công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hoàn chỉnh đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá và

hình thành định hướng chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam. Như

vậy, về cơ bản quá trình hình thành đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt

Nam có thể tóm lược như sau: Năm 1994 - tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm

kỳ khoá VII của Đảng: Khởi động lại quá trình công nghiệp hoá với ý tưởng công

nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá. Năm 1996 - tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VIII của Đảng: Hình thành đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời kỳ mới.

Năm 2001 - tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng: Hoàn thiện đường lối

công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng bước đầu chiến lược công nghiệp hoá, hiện

đại hoá [15, tr.1 - 5].

Sau gần 20 năm thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thời

kỳ đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến sâu sắc và toàn diện, đặc

biệt là kể từ năm 2000 tới nay. Những nội dung dưới đây sẽ nhằm khắc hoạ những nét

tổng quan chung cơ bản của nền kinh tế Việt Nam thời gian qua.

2.1.1. Về tốc độ tăng trưởng

Là nền kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao. Trong 20 năm qua, nền kinh

tế Việt Nam là một nền kinh tế luôn có tốc độ tăng trưởng cao và thuộc nhóm nước có

tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới. Đồ thị 2.1 cho thấy, trong khi tốc độ tăng

trưởng bình quân của kinh tế thế giới ở mức 2,72%/năm thời kỳ 1990 - 2010 thì tốc độ

bình quân này của Việt Nam là 7,32%/năm, hầu như chỉ thấp hơn mức tăng bình quân

của Trung Quốc là 10,15%/năm.

Page 66:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

46

Đồ thị 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam và thế giới 1990 - 2010

Nguồn: Tổng cục Thống kê, World Bank

2.1.2. Về cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể. Cùng với quá trình tăng trưởng kinh

tế, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể, đặc biệt là trong 5 - 10 năm trở lại đây.

Sự chuyển dịch cho thấy theo hướng giảm tỷ trọng các ngành nông - lâm - ngư nghiệp,

tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng. Tỷ trọng của ngành nông - lâm - ngư

nghiệp trong GDP đã giảm gần một nửa trong vòng 20 năm qua, từ mức 38,7% năm

1990 xuống còn 24,5% vào năm 2000, 21,0% vào năm 2005 và 20,6% vào năm 2010.

Trong khi đó, khu vực công nghiệp và xây dựng có mức đóng góp ngày càng quan

trọng vào tăng trưởng GDP của Việt Nam, đã tăng từ 22,7% năm 1990 lên 36,7% năm

2000, 41% năm 2005 và 41,1% năm 2010. Tỷ trọng khu vực dịch vụ khá ổn định, đặc

biệt trong giai đoạn 10 năm trở lại đây, chỉ dao động trong khoảng 37,9 - 38,7% trong

cả thời kỳ (xem minh hoạ ở Đồ thị 2.2).

Page 67:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

47

Đồ thị 2.2. Cơ cấu kinh tế Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010

Nguồn: Tổng cục Thống kê

2.1.3. Về mô hình tăng trưởng

Nền kinh tế về cơ bản vẫn đi theo mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, vừa

hướng về xuất khẩu vừa thay thế nhập khẩu. Mô hình tăng trưởng, hay cũng chính

là mô hình thực hiện công nghiệp hoá ở Việt Nam, được duy trì theo chiều rộng trong

một thời gian dài. Thậm chí, sự duy trì trong thời gian như vậy được nhiều nhà kinh tế

cho rằng quá lâu và đó chính là một trong những khuyết điểm lớn của nền kinh tế Việt

Nam thời gian qua. Chưa xét đến nhận định này chính xác tới mức nào, nhưng điều

chắc chắn là nền kinh tế của Việt Nam thời gian qua có những vấn đề cơ bản trong

phát triển đã có thể nhìn thấy khá rõ: Thực tế là mô hình tăng trưởng của Việt Nam là

vừa hướng về xuất khẩu, vừa đầu tư thay thế nhập khẩu. Nhưng tính cạnh tranh của

các sản phẩm thay thế nhập khẩu vẫn kém nên nhập siêu vẫn tăng nhanh. Điều này sẽ

được phân tích kỹ ở các phần tiếp sau, nhưng có thể thấy rõ điều này khi so sánh mức

nhập siêu của nước ta từ ASEAN và Trung Quốc là những đối tác trong Hiệp định

Thương mại tự do ASEAN và ASEAN - Trung Quốc và là những nước có nhiều sản

phẩm cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm của nước ta. Tỷ lệ nhập siêu (tỷ số giữa

chênh lệch kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu với tổng kim ngạch xuất khẩu) tăng

%

Page 68:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

48

cùng với tiến trình tự do hóa. Tỷ lệ nhập siêu từ các nước ASEAN giai đoạn 1996 -

2000  bình quân là 59,7% tăng lên 86,1% trong giai đoạn 2001 - 2006, với  Trung

Quốc trong giai đoạn 1996 - 2000 là - 6,04% tăng lên 70% giai đoạn 2001 - 2006. 

Nếu tính riêng tỷ lệ nhập siêu hàng chế biến và chế tạo (trừ nông sản và dầu thô) thì tỷ

lệ này còn cao hơn.

Theo ông Trương Đình Tuyển - nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại [33], mô hình

công nghiệp hoá phải được thực hiện trên cơ sở lợi thế so sánh dài hạn, quy mô kinh tế

trên tầm nhìn liên vùng có tính đến dung lượng thị trường (cả trong và ngoài nước)

nhằm bảo đảm khả năng cạnh tranh để có thể chiếm lĩnh những công đoạn có giá trị

gia tăng cao, có lợi nhuận lớn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Trong khi đó, mô hình công

nghiệp hóa của Việt Nam hiện nay vẫn không rõ ràng. Thay thế nhập khẩu thì không

cạnh tranh được, hướng về xuất khẩu thì chủ yếu là gia công, dựa trên nhân công giá

rẻ, giá trị gia tăng thấp. Lợi thế nhân công rẻ không bao giờ là lợi thế cạnh tranh dài

hạn trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như vũ bão trong thời đại ngày nay.

Cũng cùng quan điểm cho rằng mô hình tăng trưởng của Việt Nam chưa được

điều chỉnh phù hợp một cách kịp thời, giáo sư Michael Porter, “cha đẻ" của chiến lược

cạnh tranh, người chỉ đạo trực tiếp việc thực hiện Báo cáo Năng lực cạnh tranh quốc

gia năm 2010 của Việt Nam đã cho rằng: "Mô hình tăng trưởng của Việt Nam thời

gian qua đã lỗi thời. Đó chính là mô hình phát triển dựa trên các yếu tố tự nhiên được

thừa hưởng, vốn đã giúp Việt Nam tăng trưởng trong 15 - 20 năm qua, hiện đã lỗi thời

và Việt Nam cần sớm đưa ra một mô hình mới. Nếu Việt Nam tiếp tục tăng trưởng

theo kiểu cũ, tức là dựa chủ yếu vào đặc điểm địa lý hay dân cư thì không có nghĩa là

khủng hoảng sẽ đến vào năm sau, nhưng Việt Nam chắc chắn không thể duy trì mô

hình này trong vòng 5 - 10 năm tới [31].

Xem xét những số liệu thực tế cho thấy, đóng góp cho tăng trưởng GDP ở Việt

Nam chủ yếu từ yếu tố vốn. Yếu tố lao động và đặng biệt là năng suất nhân tố tổng

hợp (TFP2) là rất hạn chế và lại có xu hướng giảm. Xét theo giai đoạn, đóng góp của

2 Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) được tính từ phương pháp ước lượng nguồn tăng trưởng từ hàm sản xuất. Sau khi trừ đi các yếu tố đóng góp về lượng (lao động và vốn) cho tăng trưởng, phần còn lại của tăng trưởng là do đóng góp về sự gia tăng hiệu quả của nền kinh tế, gọi là năng suất nhân tố tổng hợp. Chỉ tiêu này hàm chứa sự gia tăng của việc thay đổi quy trình công nghệ trong sản xuất,

Page 69:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

49

vốn vào tăng trưởng trong những năm 2006 - 2009 cao hơn nhiều so với trong những

năm 2001 - 2005. Tỷ lệ đóng góp trung bình của vốn đã tăng từ 51,4% cho giai đoạn

2001 - 2005 lên đến 66,6% trong giai đoạn 2006 - 2009. Trong khi đó đóng góp của

lao động và tăng TFP đều có xu hướng giảm. Đóng góp của tăng TFP giảm tới 11

điểm phần trăm, từ 28,2% trong giai đoạn 2001 - 2005 xuống còn 17,1% trong giai

đoạn 2006 - 2009. Trong khi đó, mức đóng góp tương ứng của lao động giảm 4 điểm

phần trăm, từ 20,4% xuống 16,3%. Xét theo diễn biến từng năm, xu hướng giảm này

còn rõ ràng hơn, đặc biệt là trong giai đoạn 2007 - 2009. Như vậy, về cơ bản những

dòng vốn đầu tư mới chỉ mang lại lợi ích về nguồn lực vật chất đối với tăng trưởng

kinh tế, trong khi lợi ích về hiệu quả sử dụng nguồn lực (và có thể là công nghệ) vẫn

còn hạn hẹp. Nói cách khác, nền kinh tế kém hiệu quả và và đòi hỏi phải chuyển đổi

mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế cho giai đoạn tới. [22, tr.93-94].

Đồ thị 2.3. Đóng góp của yếu tố vốn, năng suất nhân tố tổng hợp và lao động

vào tăng trưởng GDP giai đoạn 2001 - 2009

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Vốn Lao động TFP

Nguồn: [22, tr.94]

Xem xét chỉ số ICOR cũng minh chứng cho đặc điểm trên của nền kinh tế Việt

Nam thời gian qua. Theo tính toán từ số liệu thống kê qua từng giai đoạn, từ năm 1995

đến nay hệ số ICOR của Việt Nam liên tục tăng: từ mức 3,5 giai đoạn 1991 - 1995,

quy trình quản lý, năng suất lao động…. Hệ số này càng cao chứng tỏ nền kinh tế càng hiệu quả và ngược lại.

Page 70:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

50

tăng đến 5,1 giai đoạn 2001 - 2005. Năm 2008, hệ số ICOR của nền kinh tế là 6,6 - đã

gấp hơn 2 lần mức khuyến nghị, và đến năm 2009 - 2010, ICOR đã tăng lên mức xấp

xỉ 8,0, có nghĩa là phải bỏ ra 8 đồng vốn đầu tư mới được một đồng tăng trưởng. Hệ số

ICOR cao chứng tỏ tăng trưởng kinh tế Việt Nam không dựa nhiều vào yếu tố công

nghệ và các yếu tố mang tính chiều sâu khác.

Đồ thị 2.4. Chỉ số ICOR của Việt Nam qua các giai đoạn

Nguồn: Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XII

Bên cạnh đó, tỷ trọng của tiêu dùng cuối cùng, đặc biệt là tiêu dùng cuối cùng của

cá nhân (luôn chiếm trên 90% tổng tiêu dùng cuối cùng), trong tổng GDP của nền kinh

tế Việt Nam là rất lớn, luôn ở mức rất cao trên 70% trong cơ cấu GDP (tỷ lệ này của

Trung Quốc trung bình là 36%). Tính theo giai đoạn, tỷ lệ này của Việt Nam đạt trung

bình 71,2% trong giai đoạn 2001 - 2005 và 71,4% giai đoạn 2006 - 2010. Trong khi

đó, tổng tích lũy tài sản (gồm có tổng tài sản cố định và thay đổi tồn kho) có sự gia

tăng mạnh, ngược với xu hướng xuất khẩu ròng thường xuyên có giá trị âm và ở mức

cao. Tỷ lệ của tích lũy tài sản so với GDP đã tăng từ 30,4% năm 2000 lên 35,0% năm

2005 và 43,1% năm 2010. Tỷ lệ xuất khẩu ròng trong GDP bằng -3,1% GDP năm

2000, tăng lên -6,2% năm 2005 và liên tục ở mức -18 đến -20% trong giai đoạn 2008 -

2010.

Đồ thị 2.5. Cơ cấu sử dụng tổng sản phẩm trong nước

Page 71:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

51

Nguồn: Tính toán trên cơ sở số liệu của Tổng cục Thống kê (giá so sánh 1994)

2.1.4. Về quá trình hội nhập quốc tế

Nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ. Quá trình đổi mới nền

kinh tế cũng như tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thời gian qua cho

thấy nền kinh tế Việt Nam đã và đang tiếp tục tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế

một cách mạnh mẽ. Đến nay, trong quan hệ song phương, Việt Nam đã ký trên 80 hiệp

định thương mại, 47 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư; có quan hệ buôn bán

với 170 nước và vùng lãnh thổ. 70 quốc gia và nền kinh tế đã có dự án đầu tư ở Việt

Nam. Năm 2000, Việt Nam và Hoa Kỳ ký Hiệp định Thương mại song phương

(BTA). Hiệp định này có nội dung bao quát các lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương

mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ và các vấn đề đầu tư liên quan đến thương mại, là những

lĩnh vực mà WTO điều chỉnh. Năm 2004, Việt Nam ký Hiệp định Tự do hoá, khuyến

khích và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản (BIT). BTA và BIT đã mở ra những cơ hội to lớn

trong phát triển xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Trong hợp tác khu vực, năm

1995 nước ta gia nhập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tham gia Khu

vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) với cam kết mở cửa thị trường về thương mại

hàng hoá, dịch vụ và đầu tư. Năm 1996, nước ta là thành viên sáng lập Diễn đàn Hợp

tác kinh tế Á - Âu (ASEM). Năm 1998, là thành viên Diễn đàn kinh tế châu Á-Thái

%

Page 72:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

52

Bình Dương (APEC). Từ năm 2002, nước ta tham gia các hiệp định mậu dịch tự do

ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Ấn Độ, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Úc và New

Zealand. Đến tháng 01 năm 2007, Việt Nam đã kết thúc quá trình đàm phán kéo dài 12

năm để chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới

(WTO), đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập một cách sâu rộng và toàn

diện của Việt Nam với nền kinh tế thế giới [4, tr.21-23]. Và trong những năm gần đây,

Việt Nam vẫn đang tiếp tục tiến trình hội nhập mạnh mẽ của mình với những kế hoạch

đàm phán các FTA song phương và đa phương như việc hoàn tất đàm phán và ký kết

Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam - Chilê vào năm 2011, đang tích

cực đàm phán Hiệp định kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP)… Với những bước đi

đó, có thể nói Việt Nam đã hội nhập một cách tương đối đầy đủ và toàn diện với một

thị trường rộng lớn của nền kinh tế thế giới.

Với quá trình hội nhập đó, nền kinh tế Việt Nam vừa có điều kiện và cũng vừa

phải chấp nhận những điều kiện khi "tiếp xúc" với nền kinh tế thế giới. Cùng với cơ

hội thu hút nguồn vốn đầu tư, lao động, công nghệ có trình độ cao, khả năng tiếp cận

thị trường được rộng mở…, thì Việt Nam đồng thời cũng phải chịu những áp lực cạnh

tranh gay gắt hơn, yêu cầu về mở cửa thị trường trong nước cho các đối tác nước ngoài

với những hàng rào về thuế và phí thuế ngày càng giảm thiểu. Nếu như xem xét một

trong những yếu tố để đánh giá mức độ mở cửa, hội nhập của một nền kinh tế là mức

độ cắt giảm thuế quan thì yếu tố này thể hiện rất mạnh mẽ trong các cam kết hội nhập

của Việt Nam. Đơn cử, trong cam kết ASEAN của Việt Nam tại Hiệp định mậu dịch

tự do ASEAN (CEPT/AFTA), Việt Nam đã cam kết cắt giảm tới 8.496 dòng thuế

xuống 0 - 5%, 3.277 xuống 0% vào năm 2005 trong tổng số 10.689 dòng thuế; cắt

giảm 10.059 dòng thuế xuống 0 - 5%, 5.488 dòng thuế xuống 0% trong tổng số 10.689

vào năm 2010. Trong cam kết gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết ràng buộc toàn bộ

biểu thuế đối với toàn bộ hơn 10.600 dòng thuế hiện hành. Mức thuế bình quân toàn

biểu được giảm từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4%, thực hiện dần trung bình

trong 5 - 7 năm. Mức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành

23,5% xuống còn 20,9%, thực hiện trong khoảng 5 năm. Với hàng công nghiệp, mức

bình quân giảm từ 16,8% xuống 12,6%, thực hiện chủ yếu trong vòng từ 5 đến 7 năm.

Page 73:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

53

Có khoảng hơn 1/3 số dòng của biểu thuế sẽ phải cắt giảm, chủ yếu là các dòng có

thuế suất trên 20%...

2.1.5. Về độ mở của nền kinh tế

Nền kinh tế có độ mở cao. Mặc dù độ mở của một nền kinh tế được thể hiện

thông qua nhiều khía cạnh khác nhau và được đánh giá bằng nhiều chỉ số khác nhau,

nhưng về cơ bản có một số yếu tố và chỉ số có thể cho thấy mức độ chung về độ mở

của nền kinh tế. Đó là chỉ số về mối tương quan giữa tổng mức lưu chuyển kim ngạch

xuất nhập khẩu với tổng GDP, tổng mức lưu chuyển vốn đầu tư vào/ra và mức độ hội

nhập, mở cửa thị trường, cắt giảm thuế quan của nền kinh tế đó với thế giới. Chỉ số

đầu tiên về tỷ lệ giữa dung lượng xuất nhập khẩu với GDP của Việt Nam sẽ được trình

bày ngay sau đây. Các yếu tố còn lại sẽ tiếp tục được trình bày trong những phần tiếp

theo bởi vai trò quan trọng độc lập của chúng khi "khắc hoạ" nền kinh tế Việt Nam

thời gian qua.

Đồ thị 2.6. Tổng mức lưu chuyển kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP (%)

Nguồn: Tính toán trên cơ sở số liệu của Tổng cục Thống kê

Trong vòng 10 năm kể từ năm 1995 đến năm 2005, tỷ lệ giữa kim ngạch xuất

nhập khẩu so với GDP của Việt Nam đã tăng gấp hơn 2 lần và đạt mức gần gấp 1,5 lần

so với GDP. Nếu như năm 1995, tỷ lệ này chỉ ở mức 65,6% thì đến năm 2005 đã tăng

lên mức 142,2%. Từ đó tới nay, tỷ lệ này luôn có xu hướng tăng (ngoại trừ năm 2009)

%

Page 74:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

54

và đứng ở mức cao trong khoảng từ 160 - 170% trong vòng 5 năm tiếp theo 2006 -

2010 so với GDP (xem minh hoạ ở Đồ thị 2.6). Đây là con số rất đáng lưu ý của nền

kinh tế Việt Nam nếu so sánh với mức chung của thế giới cũng như nhiều nước trong

khu vực. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới, trong khi tỷ lệ giữa tổng kim

ngạch xuất nhập khẩu so với tổng GDP chung của cả thế giới năm 1995 đã ở mức

75,2%, nhưng năm 2005 cũng chỉ ở mức 86,8% và đến năm 2010 là 87,2%. Điều này

cho thấy tốc độ gia tăng độ mở của nền kinh tế Việt Nam là rất nhanh, đặc biệt trong

thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới đất nước những năm gần đây.

2.1.6. Về tốc độ thu hút đầu tư

Là nền kinh tế có mức thu hút đầu tư tăng trưởng nhanh chóng. Cùng với tiến

trình hội nhập kinh tế quốc tế và gia tăng thu hút đầu tư nước ngoài, cùng với việc gia

tăng đầu tư công nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vốn đầu tư toàn xã hội của Việt

Nam trong 10 năm qua có xu hướng tăng liên tục, song với tốc độ khác nhau. Cụ thể,

tổng vốn đầu tư xã hội (theo giá so sánh 1994) đã tăng từ mức 115 nghìn tỷ đồng vào

năm 2000 lên 214 nghìn tỷ đồng vào năm 2005 và 401 nghìn tỷ đồng vào năm 2010.

Tính trung bình, tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư xã hội đạt mức 13,2%/năm trong giai

đoạn 2001 - 2005 và 14,6%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010.

Đồ thị 2.7 phản ánh những thay đổi của tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP trong giai

đoạn 2001 - 2010. Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP tăng liên tục, song với tốc độ khiêm tốn, từ

mức 35,4% lên mức 41,5% trong các năm 2001 - 2006. Tỷ lệ này tiếp đó tăng mạnh từ

41,5% năm 2006 lên đến 46,5% năm 2007. Nguyên nhân của sự đột biến này có thể do

việc gia nhập WTO của Việt Nam có tác động mạnh mẽ, rõ ràng và ngay lập tức đến

đầu tư. Đến năm 2008, tỷ lệ vốn đầu tư/GDP lại giảm mạnh, chỉ còn tương đương với

mức của năm 2006. Đây là kết quả của việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, đẩy

lãi suất tăng cao và làm giảm đầu tư của Việt Nam, đồng thời do tác động của cuộc

khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến cả đầu tư tư nhân và FDI vào Việt Nam suy

giảm. Đến năm 2009, tỷ lệ đầu tư/GDP có hồi phục do các chính sách kinh tế vĩ mô

được nới lỏng, trong đó có thực hiện gói kích cầu trong nước.

Đồ thị 2.7. Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010

Page 75:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

55

35.437.4

39.040.7 40.9 41.5

46.5

41.542.7

41.9

30.0

35.0

40.0

45.0

50.0

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Nguồn: Tính toán trên cơ sở số liệu của Tổng cục Thống kê

Một điểm đáng lưu ý trong cơ cấu vốn đầu tư của Việt Nam thời gian qua là trong

khi vốn đầu tư khu vực kinh tế nhà nước có vai trò giảm dần (từ 59,1% trong tổng vốn

đầu tư năm 2000, xuống 47,1% năm 2005 và 38,1% năm 2010) thì vốn đầu tư khu vực

kinh tế ngoài nhà nước (tăng từ 22,9% năm 2000, lên 38,0% năm 2005, và giảm nhẹ

xuống 36,1% năm 2010) và đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng

trở nên quan trọng (tăng từ 18,0% năm 2000, giảm nhẹ xuống 14,9% năm 2005, và

tăng lên đạt 25,8% năm 2010).

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ. Thậm chí,

nhiều nhà kinh tế còn cho rằng Việt Nam như một "thỏi nam châm" đối với vốn FDI

[28]. Trong những năm 2001 - 2006, FDI vào Việt Nam tăng nhanh xét theo cả số dự

án, số vốn đăng ký và vốn thực hiện. Số dự án FDI đã tăng gần như liên tục từ 391 vào

năm 2000 lên 811 vào năm 2004 và 987 năm 2006. Tổng vốn đăng ký của các dự án

này cũng tăng từ hơn 2,8 tỷ USD năm 2000 lên 4,5 tỷ USD năm 2004 và hơn 12 tỷ

USD năm 2006. Năm 2007, dòng vốn FDI tiếp tục gia tăng mạnh hơn sau khi Việt

Nam gia nhập WTO. Tuy nhiên, bất ổn kinh tế vĩ mô và suy thoái kinh tế toàn cầu đã

khiến FDI sụt giảm vào năm 2009. FDI chỉ được khôi phục vào năm 2010 khi nền

kinh tế thế giới và trong nước phục hồi. Theo đó, số dự án đã tăng lên tới 1,544 vào

năm 2007, trước khi giảm xuống còn 839 năm 2009 và 969 năm 2010. Vốn FDI đăng

ký cũng tăng lên tới 21,3 tỷ USD năm 2007 và đạt đỉnh 64,0 tỷ USD năm 2008, sau đó

giảm xuống còn 17,2 tỷ USD năm 2010. Vốn FDI thực hiện lại tăng gần như liên tục,

%

Page 76:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

56

từ 4,1 tỷ USD năm 2006 lên 8,0 tỷ USD năm 2007, và khoảng 11,0 tỷ USD năm 2010.

Khoảng cách giữa vốn FDI đăng ký và thực hiện đã được thu hẹp đáng kể, phản ánh

công tác thu hút FDI đã chú trọng vào thực chất hơn.

Đồ thị 2.8. Tăng trưởng FDI thực hiện tại Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010

Nguồn: Tổng cục Thống kê

2.1.7. Về quá trình hình thành các yếu tố của nền kinh tế thị trường

Là nền kinh tế đang trong quá trình vận động mạnh mẽ để hình thành nhanh

và đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường. Cùng với tiến trình thực hiện công

cuộc đổi mới nền kinh tế và hội nhập quốc tế, với đòi hỏi của cải cách trong nước và

yêu cầu của tiến trình hội nhập, Việt Nam đã tiến hành việc điều chỉnh, sửa đổi và xây

dựng mới nhiều cơ chế, chính sách và văn bản pháp lý theo định hướng chung là hình

thành một cách nhanh chóng và đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường, đặc biệt

là đối với các thị trường chủ yếu như: thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường

khoa học công nghệ, thị trường đất đai và bất động sản…

Theo đánh giá của Bộ Tư pháp về công tác rà soát, hoàn thiện thể chế ở Việt Nam

trong giai đoạn từ năm 2000 - 2010 cho thấy, Việt Nam đã tiến hành rà soát để điều

chỉnh và bổ sung, hoàn thiện một khối lượng hết sức đáng kể các văn bản pháp luật qui

định hoạt động của hầu hết lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội của Việt Nam nhằm bảo

đảm phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, và quan trọng hơn là

để bảo đảm cho quá trình vận hành nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ

Page 77:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

57

nghĩa một cách đầy đủ và hiệu quả ở Việt Nam [22, tr.69-75]. Trong đó, nếu tính theo

thời gian, từ năm 2006 đến tháng 01 năm 2010, tổng số văn bản quy phạm pháp luật

được rà soát là 438 văn bản, bao gồm 48 Luật, 5 Nghị quyết của Quốc hội và Uỷ ban

thường vụ Quốc hội, 18 Pháp lệnh, 125 Nghị định của Chính phủ, 32 Quyết định của

Thủ tướng Chính phủ, 4 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, 18 Thông tư liên tịch, 72

Thông tư của các Bộ, ngành, 111 Quyết định cấp Bộ, 5 Nghị quyết của Hội đồng

Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Số lượng văn bản cần sửa đổi bổ sung là 43 văn

bản bao gồm 10 Luật, 15 Nghị định, 8 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 6 Thông

tư và 4 Quyết định cấp Bộ. Số lượng văn bản đề nghị ban hành mới là 52 văn bản bao

gồm 13 Luật, 12 Nghị định, 9 Quyết định/Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, 13 Thông

tư, 5 Quyết định cấp Bộ...

Tuy nhiên, có thể đánh giá chung rằng, mặc dù đã đạt được một số kết quả chuyển

biến như trên song nhìn chung việc hình thành và phát triển các yếu tố của kinh tế thị

trường ở Việt Nam còn tương đối chậm và chưa đồng bộ. Cho đến nay, ngoại trừ thị

trường hàng hoá và dịch vụ đã được hình thành một cách cơ bản, cơ chế thị trường đã

vận hành một cách tương đối hiệu quả; còn lại các loại thị trường khác còn ở mức

tương đối sơ khai. Khung luật pháp cho việc tạo lập và vận hành một cách hiệu quả

các loại thị trường và các yếu tố thị trường còn chưa đầy đủ nên chưa hỗ trợ thích đáng

cho việc phát triển các loại thị trường cần thiết nhất hiện nay như thị trường bất động

sản, lao động, tài chính, khoa học và công nghệ... Chính vì vậy, quá trình này đang tiếp

tục được Việt Nam tập trung đẩy mạnh thực hiện không chỉ trong khâu tạo xây dựng

khung khổ pháp lý mà còn trong khâu tổ chức triển khai, vốn là khâu yếu ở Việt Nam

trong nhiều năm qua.

2.2. Thực trạng điều chỉnh cán cân thương mại Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010

Với quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá mạnh mẽ, nền kinh tế Việt

Nam đang trong giai đoạn phát triển với những đặc điểm, tính chất riêng của mình như

đã trình bày ở phần trên. Phần này của Luận án sẽ tập trung làm rõ và phân tích hiện

trạng cán cân thương mại của Việt Nam cũng như những yếu tố cơ bản tác động tới nó

trong thời gian qua. Hay nói cách khác, phần nội dung này của Luận án sẽ tập trung để

trả lời câu hỏi: Với đặc điểm, tính chất của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình

Page 78:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

58

thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa như nêu trên, cán cân thương mại của

Việt Nam thời gian qua đã diễn biến như thế nào và lý giải nguyên nhân của tình

trạng đó.

2.2.1. Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010

2.2.1.1. Kết quả chung về xuất nhập khẩu và tình hình cán cân thương mại

Xuất nhập khẩu liên tục tăng trưởng với tốc độ cao

Theo kết quả thống kê, trong giai đoạn 10 năm gần đây 2001 - 2010, qui mô ngoại

thương của Việt Nam liên tục tăng trưởng với tốc độ tương đối cao. Sau 10 năm, kể từ

năm 2001 đến năm 2010, qui mô ngoại thương của Việt Nam đã tăng hơn 5 lần, từ

mức 31,2 tỷ USD năm 2001 lên gần 157 tỷ USD năm 2010, tăng trưởng bình quân

18,7%/năm trong cả giai đoạn. Trong đó, qui mô xuất khẩu tăng 5 lần, từ mức hơn 15

tỷ USD năm 2001 lên hơn 72 tỷ USD vào năm 2010, tăng trưởng bình quân

18,1%/năm trong cả giai đoạn; qui mô nhập khẩu tăng 5,2 lần, từ mức 16,2 tỷ USD

năm 2001 lên mức 84,8 tỷ USD năm 2010, tăng trưởng bình quân 19,3%/năm trong cả

giai đoạn.

Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả xuất nhập khẩu và tình hình cán cân thương mại

của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010Đơn vị: triệu USD, %

Năm

Xuất khẩu Nhập khẩuCán cân

thương mại

Tỷ lệ

nhập siêu/

Xuất khẩuKim ngạchTăng

trưởngKim ngạch

Tăng

trưởng

2001 15.029 3,76 16.218 3,72 -1.189 7,9

2002 16.706 11,16 19.746 21,75 -3.040 18,2

2003 20.149 20,61 25.256 27,90 -5.107 25,34

2004 26.504 31,54 31.954 26,52 -5.450 20,56

2005 32.447 22,42 36.761 15,04 -4.314 13,3

2006 39.826 22,74 44.891 22,12 -5.065 12,7

2007 48.561 21,93 62.765 39,82 -14.204 29,25

2008 62.685 29,09 80.714 28,60 -18.029 28,76

2009 57.096 -8,92 69.949 -13,34 -12.853 22,5

Page 79:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

59

Năm

Xuất khẩu Nhập khẩuCán cân

thương mại

Tỷ lệ

nhập siêu/

Xuất khẩuKim ngạchTăng

trưởngKim ngạch

Tăng

trưởng

2010 72.192 26,44 84.801 21,23 -12.609 17,46

Tổng 391.321 17,42 453.309 18,42 -62.078 15,86

Nguồn: Tính toán trên cơ sở số liệu của Tổng cục Thống kê

Xem xét diễn biến tình hình xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam

trong thời kỳ này qua Bảng 2.1 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu có xu

hướng tăng và lên tới đỉnh điểm vào năm 2007. Sau đó cuộc khủng hoảng tài chính và

suy thoái toàn cầu năm 2008 đã tác động làm suy giảm cả kim ngạch xuất khẩu và

nhập khẩu. Cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều bị sụt giảm vào năm 2009,

nhưng sau đó lại có chiều hướng tăng lên vào năm 2010 khi nền kinh tế thế giới và nền

kinh tế trong nước hồi phục. Tổng xuất khẩu hàng hóa của nước ta đã tăng từ 14,5 tỷ

USD năm 2000, lên 39,8 tỷ USD năm 2006. Tính chung trong giai đoạn 2000-2006,

xuất khẩu đã tăng hơn 2,7 lần, tương đương với mức tăng bình quân khoảng

18,4%/năm. Từ sau 2007, xuất khẩu đã có những biến động mạnh hơn. Tăng trưởng

xuất khẩu đạt tới 22% năm 2007, và 29% năm 2008. Tuy nhiên, xuất khẩu năm 2009

đã giảm 8,9% so với mức năm 2008, trước khi tăng trở lại khoảng 25,5% vào năm

2010. Tính chung trong giai đoạn 2007 - 2010, xuất khẩu đã tăng khoảng 1,8 lần, từ

39,8 tỷ USD lên 72,2 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân tương ứng đạt

15,8%/năm.

Về nhập khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam cũng có diễn biến tương tự, tăng

từ 15,6 tỷ USD lên 44,9 tỷ USD trong giai đoạn 2000 - 2006. Như vậy, nhập khẩu đã

tăng gần 2,9 lần, tức là trung bình khoảng 19,2%/năm. Từ sau 2007, nhập khẩu đã có

những biến động mạnh hơn. Tăng trưởng nhập khẩu đạt tới 40% năm 2007, và 28,6%

năm 2008. Tuy nhiên, nhập khẩu sau đó đã giảm 13,3% năm 2009, và tăng trở lại ở

mức 20% trong năm 2010. Tính chung trong giai đoạn 2007 - 2010, nhập khẩu đã tăng

khoảng 1,9 lần, từ 44,9 tỷ USD lên 84 tỷ USD. Tốc độ tăng nhập khẩu trung bình ở

mức 17%/năm.

Page 80:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

60

Đồ thị 2.9. Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu và nhập siêu thời kỳ 2001 - 2010

Nguồn: Tính toán trên cơ sở số liệu của Tổng cục Thống kê

Cán cân thương mại liên tục trong tình trạng thâm hụt

Với diễn biến xuất nhập khẩu như trên, cán cân thương mại của Việt Nam giai

đoạn này liên tục ở tình trạng thâm hụt và có xu hướng tăng liên tục cho đến năm

2008. Nhập siêu hàng hóa mới chỉ ở mức 1,2 tỷ USD vào năm 2001, song đã tăng

mạnh và đạt gần 5,1 tỷ USD vào năm 2006. Sau khi gia nhập WTO, nhập siêu của

Việt Nam còn tăng nhanh hơn, lần lượt đạt tới 14,2 tỷ USD và 18,0 tỷ USD trong các

năm 2007 và 2008. Trong những năm sau đó, cùng với tác động của suy thoái kinh tế

toàn cầu và các chính sách kiềm chế nhập siêu, nhập siêu giảm xuống còn 12,9 tỷ USD

vào năm 2009 và 12,4 tỷ USD năm 2010. Tốc độ tăng nhập siêu bình quân ở mức gần

30,0%/năm trong giai đoạn 2000 - 2006, đã tăng tới 88,7%/năm trong các năm 2006 -

2008, sau đó giảm còn 17,1%/năm giai đoạn 2008 - 2010.

Tốc độ nhập siêu về cơ bản tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu

Xem xét tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu cũng cho thấy những diễn

biến tương tự. Tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu đã tăng lên 25,3% vào năm 2003 so

với mức 7,9% năm 2001, nhưng sau đó cũng giảm xuống còn 12,7% vào năm 2006.

Đến năm 2007, tỷ lệ này tăng mạnh lên 29,2%. Trong các năm sau đó, tỷ lệ nhập siêu

so với xuất khẩu nhập siêu lại giảm dần, và chỉ còn 17,3% vào năm 2010. Như vậy,

%

Page 81:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

61

nhập siêu nhìn chung đã tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của xuất khẩu. Điều này

cho thấy đánh đổi từ việc chấp nhận nhập siêu kéo dài cũng chưa mang lại hiệu quả

đáng kể về thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.

2.2.1.2. Xuất nhập khẩu theo các khu vực kinh tế

Tăng trưởng xuất nhập khẩu khu vực kinh tế trong nước về cơ bản thấp hơn sơ

với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Trong giai đoạn 10 năm 2001 - 2010, xu hướng chung trong cả xuất khẩu và nhập

khẩu của khu vực kinh tế trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là tương

đối rõ nét. Theo đó, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước

về cơ bản luôn có xu hướng tăng/giảm với tốc độ chậm hơn hẳn (hay nói cách khác là

biến động lên xuống với biên độ thấp hơn) so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Cụ thể, trong khi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước năm

2001 là 7,3% (giảm 4,6 điểm phần trăm so với năm 2000 tăng trưởng ở mức 11,9%)

thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có mức giảm mạnh mẽ hơn (từ 45,5% năm 2000

xuống -0,2% năm 2001). Nhưng trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2002 - 2006,

trong khi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của khu vực kinh tế trong nước chỉ

đạt mức 16,8%/năm, thì ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng bình quân

26,7%/năm. Năm 2008 - 2009, do chịu tác động của khủng hoảng tài chính, tốc độ

tăng trưởng xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước giảm từ 35,5% năm 2008 xuống -

5,1% vào năm 2009 và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có mức giảm từ 24,3% năm

2008 xuống -12,0% vào năm 2009. Năm 2010, mặc dù cả hai khu vực này đều cho

thấy tốc độ tăng trưởng được phục hồi nhưng mức phục hồi của khu vực có vốn đầu tư

nước ngoài cũng mạnh mẽ hơn nhiều (từ -12% năm 2009 lên 28,7% năm 2010) so với

khu vực kinh tế trong nước (từ -5,1% năm 2009 lên 23,9% năm 2010). Xu hướng này

cũng diễn ra tương tự trong nhập khẩu, và xét chung cả giai đoạn 2001 - 2010, trong

khi tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước ở mức bình quân

16,8%/năm thì ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 24,6%/năm.

Bảng 2.2. Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam theo các khu vực kinh

tế thời kỳ 2001 - 2010Đơn vị: triệu USD, %

Page 82:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

62

Năm

Xuất khẩu Nhập khẩu

Khu vực kinh tế

trong nước

Khu vực có vốn

đầu tư nước ngoài

Khu vực kinh tế

trong nước

Khu vực có vốn

đầu tư nước ngoài

Kim

ngạch

Tỷ

trọng

Kim

ngạch

Tỷ

trọng

Kim

ngạch

Tỷ

trọng

Kim

ngạch

Tỷ

trọng

2001 8230.9 54.8 6798.3 45.2 11233.0 69.3 4985.0 30.7

2002 8834.3 52.9 7871.8 47.1 13042.0 66.1 6703.6 33.9

2003 9988.1 49.6 10161.2 50.4 16440.8 65.1 8815.0 34.9

2004 11997.3 45.3 14487.7 54.7 20882.2 65.3 11086.6 34.7

2005 13893.4 42.8 18553.7 57.2 23121.0 62.9 13640.1 37.1

2006 16764.9 42.1 23061.3 57.9 28401.7 63.3 16489.4 36.7

2007 20786.8 42.8 27774.6 57.2 41052.3 65.4 21712.4 34.6

2008 28162.3 44.9 34522.8 55.1 52831.7 65.5 27882.1 34.5

2009 26724.0 46.8 30372.3 53.2 43882.1 62.7 26066.7 37.3

2010 33105.4 45.9 39086.5 54.1 47833.3 56.4 36967.9 43.6

Nguồn: Tính toán trên cơ sở số liệu của Tổng cục Thống kê

So với khu vực kinh tế trong nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày

càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam

Chính sự biến đổi về tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu như nêu trên đã kéo theo

sự chuyển dịch khá mạnh mẽ về tỷ trọng xuất nhập khẩu của khu vực kinh tế trong

nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của

khu vực kinh tế trong nước liên tục có xu hướng giảm qua các năm (từ mức 54,8%

năm 2001 xuống còn 45,9% năm 2010); ngược lại, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của

khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng qua các năm (từ mức 45,2% năm

2001 lên mức 54,1% năm 2010).

Tương tự như vậy, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước

giảm liên tục từ 69,3% năm 2001 xuống còn 56,4 vào năm 2010 và đối với khu vực có

vốn đầu tư nước ngoài, tỷ lệ tương ứng là 30,7% năm 2000 tăng lên mức 43,6% vào

năm 2010.

Đồ thị 2.10. Cơ cấu và diễn biến xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam

theo các khu vực kinh tế thời kỳ 2001 - 2010

Page 83:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

63

Nguồn: Tính toán trên cơ sở số liệu của Tổng cục Thống kê

2.2.1.3. Xuất nhập khẩu theo các nhóm hàng và mặt hàng chủ yếu

Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu có sự chuyển dịch chưa mạnh mẽ và chưa thực sự

bền vững

Giai đoạn 2001 - 2010, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam có sự chuyển

dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến và giảm dần hàng xuất khẩu

thô. Trong đó, tỷ trọng của nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản giảm dần từ 29,4% năm

2001 xuống còn 23,3% vào năm 2010; nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công

nghiệp đã tăng mạnh từ 35,72% vào năm 2001, lên 48,9% năm 2010; nhóm hàng

nhiên liệu khoáng sản giảm từ 34,9% năm 2001 xuống còn 27,8% năm 2010.

Tuy nhiên, nhìn vào Bảng số liệu 2.3 và Biểu đồ 2.11 có thể thấy sự chuyển dịch

này chưa thực sự mạnh mẽ và dường như tính bền vững của xu hướng chuyển dịch là

không cao.

Đồ thị 2.11. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010

%

Page 84:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

64

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản vẫn chủ yếu dao

động ở mức từ 34 - 37% nếu không kể tới sự thay đổi mang tính đột biến về giảm khối

lượng xuất khẩu dầu thô từ năm 2009. Tương tự như vậy, tỷ trọng xuất khẩu nhóm

hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp về cơ bản vẫn dao động xung quanh

mức 40 - 42%, tốc độ tăng trưởng không thấy có dấu hiệu đột phá nên khả năng

chuyển dịch cơ cấu trong thời gian tới là không rõ ràng. Riêng nhóm hàng nông - lâm -

thuỷ sản, sau khi giảm khá mạnh từ 29,4% vào năm 2001 xuống 25,1% vào năm 2003

thì liên tục những năm tiếp theo vẫn duy trì ở mức 22 - 23% trong cơ cấu xuất khẩu

của Việt Nam. Sở dĩ có thực tế nêu trên là do tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu

nhóm hàng nông - lâm - thuỷ sản có xu hướng giảm dần và dao động ở mức 22 -

23%/năm trong giai đoạn 2004 - 2010. Trong khi đó, nhóm hàng công nghiệp nặng,

khoáng sản và nhóm hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp có xu hướng tăng

dần, ngoại trừ năm 2009, khi lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh do

nhu cầu sử dụng cho nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Bảng 2.3. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt thời kỳ 2001 - 2010

Page 85:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

65

Đơn vị: triệu USD, %

Năm

Hàng công nghiệp nặng

và khoáng sản

Hàng công nghiệp nhẹ và

tiểu thủ công nghiệpNông - lâm - thuỷ sản

Kim

ngạch

Tăng

trưởng

Tỷ

trọng

Kim

ngạch

Tăng

trưởng

Tỷ

trọng

Kim

ngạch

Tăng

trưởng

Tỷ

trọng

2001 5.247,3 -2,5 34,9 5.368,3 9,5 35,7 4.413,7 5,2 29,4

2002 5.304,3 1,1 31,8 6.785,7 26,4 40,6 4.616,1 4,6 27,6

2003 6.485,1 22,3 32,2 8.597,3 26,7 42,7 5.066,9 9,8 25,1

2004 9.641,9 48,7 36,4 10.870,8 26,4 41,0 5.972,3 17,9 22,6

2005 11.701,4 21,4 36,1 13.288,0 22,2 41,0 7.452,4 24,8 22,9

2006 14.428,6 23,3 36,2 16.382,4 23,3 41,2 9.008,0 20,9 22,6

2007 16.646,7 15,4 34,4 20.693,6 26,3 42,6 11.204,6 24,4 23,0

2008 23.209,4 39,4 37,0 24.896,4 20,3 40,4 14.218,4 26,9 22,6

2009 17.621,8 -24,1 30,9 25.580,3 2,7 46,2 13.071,5 -8,1 22,9

2010 20.100,0 14,1 27,8 32.526,0 27,2 48,9 16.815,9 28,6 23,3

Nguồn: Tính toán trên cơ sở số liệu của Tổng cục Thống kê

Đi sâu xem xét một cách chi tiết hơn các mặt hàng xuất khẩu trong danh mục hàng

hoá xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục thấy rõ hơn những đặc điểm và bản chất của

cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua.

Số lượng mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỷ USD liên tục gia tăng và

chiếm tỷ trọng chi phối quyết định qui mô xuất khẩu của Việt Nam. Nếu như trong giai

đoạn từ năm 2001 - 2003, chỉ có 4 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD

(gồm dầu thô, thuỷ sản, dệt may, giày dép), thì đến năm 2004 đã xuất hiện thêm 2 mặt

hàng là đồ gỗ và các sản phẩm điện tử, máy tính và linh kiện; năm 2005 xuất hiện

thêm mặt hàng gạo; năm 2006 xuất hiện thêm mặt hàng cao su và cà phê; năm 2007

xuất hiện thêm mặt hàng than đá; năm 2009 xuất hiện thêm mặt hàng máy móc, thiết

bị, dụng cụ phụ tùng và mặt hàng đá quí, kim loại quí; năm 2010 xuất hiện thêm 4 mặt

hàng dây điện và cáp điện, phương tiện vận tải và phụ tùng, sắt thép và các sản phẩm

từ sắt thép, sản phẩm nhựa, đưa tổng số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỷ

USD của Việt Nam vào năm 2010 lên con số 19 mặt hàng (gồm: dầu thô, than đá,

Page 86:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

66

xăng dầu các loại, gạo, cà phê, cao su, hạt điều, thuỷ sản, gỗ và sản phẩm gỗ, dệt may,

giày dép, hàng điện tử, máy tính và linh kiện, dây điện và cáp điện, phương tiện vận tải

và phụ tùng, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác, sản phẩm nhựa, sắt thép và sản

phẩm từ sắt thép, đá quí và kim loại), chiếm tới trên 72% tổng kim ngạch xuất khẩu tất

cả hàng hoá của Việt Nam.

Đồ thị 2.12. Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch hơn 1 tỷ USD

của Việt Nam năm 2010

Nguồn: Bộ Công Thương

Tiếp tục xem xét chi tiết các mặt hàng xuất khẩu ở mức phân loại HS 4 chữ số cho

thấy hầu hết các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam đều là hàng sơ chế, thâm

dụng lao động và/hoặc tài nguyên thiên nhiên. Theo số liệu từ Cơ quan thống kê Liên

hiệp quốc (COMTRADE) thì mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam là

dầu thô (mã 2709) [21, tr.135-137]. Tỷ trọng của nhóm hàng này đạt 20,4% vào năm

2004, sau đó giảm liên tục xuống còn 15,9% vào năm 2008. Đến năm 2009, với việc

đưa vào vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất, Việt Nam đã phải cắt giảm sản lượng

dầu thô xuất khẩu. Do đó, tỷ trọng của dầu thô trong xuất khẩu năm 2009 chỉ còn

10,9%. Mặc dù vậy, nhóm hàng này vẫn duy trì tỷ trọng lớn nhất trong tổng xuất khẩu

năm 2009. Mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn thứ hai là gạo (mã 1006), đã đóng góp tới

3,4% vào tổng xuất khẩu trong năm 2004, và tới 4,7% trong năm 2009. Một mặt hàng

lớn nữa là giày, dép có đế ngoài cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ bằng

da thuộc (mã 6403), với tỷ trọng trong xuất khẩu tăng từ 2,7% vào năm 2004 lên 3,6%

vào năm 2009. Tiếp theo là nhóm đồ nội thất khác và các phụ kiện (mã 9403), với tỷ

Page 87:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

67

trọng tương ứng tăng từ 2,6% lên 3,1% trong cùng giai đoạn. Các mặt hàng quan trọng

khác là than đá; than bánh, than quả bàng và nhiên liệu rắn tương tự sản xuất từ than

đá (mã 2701) tỷ trọng đã tăng từ 1,3% năm 2004 lên 2,3% năm 2009), động vật giáp

xác (mã 0306) giảm từ 4,9% xuống 2,5%); và filê cá và các loại thịt cá khác (mã 0304)

tăng từ 1,1% lên 2,8%); cà phê (mã 0901) tăng từ 2,3% lên 3,0%. Như vậy, hầu hết

các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam đều là hàng sơ chế, thâm dụng lao

động và/hoặc tài nguyên thiên nhiên. Hàm lượng chế biến trong các sản phẩm này đều

tương đối nhỏ. Điều đó cũng có nghĩa là, các mặt hàng này còn rất nhiều dư địa để

phát triển các hoạt động chế biến, qua đó tăng hàm lượng giá trị gia tăng cho Việt

Nam.

Mặt khác, cơ cấu xuất khẩu không ổn định trong những năm vừa qua. Một số mặt

hàng đóng góp nhiều hơn vào xuất khẩu, trong khi tỷ trọng một số mặt hàng khác lại

giảm. Nhóm hàng có tỷ trọng trong xuất khẩu tăng nhanh nhất là máy in (mã 8443).

Tỷ trọng này đã tăng tới 2,29 điểm phần trăm từ 0,01% năm 2004 lên gần 2,3% năm

2009. Đáng chú ý nhất là xuất khẩu nhóm hàng này chỉ tăng nhanh kể từ năm 2008,

khi tập đoàn Canon khánh thành nhà máy và bắt đầu sản xuất tại Bắc Ninh. Trong khi

đó, tỷ trọng hàng kim hoàn (mã 7113) trong xuất khẩu cũng tăng gần 1,93 điểm phần

trăm và đạt 2,25% vào năm 2009. Tương tự, vàng (kể cả vàng mạ bạch kim) (mã

7108) cũng tăng tỷ trọng đóng góp trong xuất khẩu đạt tới 1,43 điểm phần trăm trong

cùng giai đoạn.

Ngược lại, một số mặt hàng có tỷ trọng giảm, dù mức độ giảm nhanh chậm khác

nhau. Mặt hàng có tỷ trọng giảm nhanh nhất là dầu thô (mã 2709), với mức giảm lên

tới 4,48 điểm phần trăm (từ 20,4% xuống 15,92%) trong giai đoạn 2004 - 2008, và tới

9,55 điểm phần trăm (từ 20,4% xuống 10,85%) trong giai đoạn 2004 - 2009. Như đã

lưu ý ở trên, mức giảm lớn trong năm 2009 chủ yếu là do Việt Nam đã chủ động hạn

chế sản lượng dầu thô xuất khẩu để phục vụ sản xuất trong nước. Động vật giáp xác,

đã hoặc chưa bóc mai, vỏ (mã 0306) cũng là nhóm hàng có mức giảm tỷ trọng lớn, lên

tới 2,45 điểm phần trăm trong giai đoạn này. Mức giảm tỷ trọng nhỏ hơn một chút ở

nhóm giày, dép có đế ngoài cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp, mũ bằng

nguyên liệu dệt (mã 6404), ở mức 2,25 điểm phần trăm.

Page 88:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

68

Như vậy, qua xem xét một cách chi tiết hơn các mặt hàng xuất khẩu của Việt

Nam tiếp tục cho thấy thực chất là cơ cấu hàng xuất khẩu còn bất hợp lý . Tỷ trọng

nhóm hàng chế biến công nghệ cao còn quá nhỏ. Một số mặt hàng có tốc độ tăng

trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn đều là những mặt hàng hoặc là hạn chế về các yếu

tố cơ cấu như năng suất, diện tích, khả năng khai thác (nhóm nông - lâm - thủy sản và

khoáng sản). Khả năng tăng sản xuất nhằm bảo đảm tăng trưởng xuất khẩu các mặt

hàng này trong thời gian tới là không nhiều. Một số mặt hàng xuất khẩu khác lại phụ

thuộc quá nhiều vào công nghệ và/hoặc nguyên liệu nhập từ bên ngoài, nên giá trị gia

tăng thấp, chủ yếu là gia công (như dệt may, da giầy). Tạo đột phá nhằm nâng cao chất

lượng xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại từ các mặt hàng này là rất khó khăn.

Điều này đòi hỏi cơ cấu xuất khẩu phải được dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng các

mặt hàng còn nhiều tiềm năng xuất khẩu và/hoặc các mặt hàng có hàm lượng giá trị

gia tăng cao hơn.

Cũng trong phần này, chúng ta sẽ xem xét một chỉ số khá quan trọng về lợi thế so

sánh trong xuất khẩu để tiếp tục làm rõ hơn các khía cạnh về xuất nhập khẩu hàng

hoá và cán cân thương mại của Việt Nam. Đó là chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu - RCA

(Revealed Comparative Advantage). Chỉ số RCA sẽ so sánh tỷ trọng của mỗi mặt hàng

hoặc nhóm hàng xuất khẩu của một nước trong cơ cấu xuất khẩu của mặt hàng, nhóm

hàng đó của thế giới. Chỉ số RCA > 1 sẽ thể hiện lợi thế so sánh của mặt hàng, nhóm

hàng đó trong xuất khẩu; ngược lại, RCA < 1 sẽ cho thấy mặt hàng hoặc nhóm hàng

hoá đó chưa thể hiện được lợi thế so sánh trong xuất khẩu. Xem xét Phụ lục 1 tổng

hợp tính toán chỉ số RCA đối với các mặt hàng, nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam

cho thấy một số điểm rất đáng lưu ý về khía cạnh lợi thế so sánh trong xuất khẩu của

các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua.

Theo dõi bảng tổng hợp chỉ số RCA của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam tại Phụ lục

1 cho thấy, nhóm ngành da giày có lợi thế so sánh trong xuất khẩu lớn nhất. Tuy vậy,

chỉ số RCA của nhóm ngành hàng này đã giảm nhẹ từ 22,1 xuống 19,3 trong giai đoạn

2004 - 2008, sau đó giảm mạnh xuống còn 10,8 vào năm 2009. Các ngành hàng khác

có nhiều lợi thế so sánh là: cao su thô; cá, giáp xác, động vật thân mềm; cà phê, chè, ca

cao, gia vị; các sản phẩm và phụ kiện quần áo... Một số nhóm hàng có xu hướng gia

Page 89:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

69

tăng lợi thế so sánh xuất khẩu (RCA có xu hướng tăng) như: cà phê, chè, ca cao, gia vị

và các chế phẩm; đồ nội thất và phụ kiện, giường ngủ, đệm, nệm và các phụ kiện

tương tự; và da, các sản phẩm da, và các trang phục bằng da. Như vậy, trong cơ cấu

mặt hàng xuất khẩu thời gian qua, Việt Nam đã tận dụng khá tốt lợi thế so sánh ở các

mặt hàng xuất khẩu sơ chế và/hoặc sử dụng nhiều tài nguyên hoặc lao động. Đồng

thời, nước ta vẫn thể hiện nhiều tiềm năng xuất khẩu ở một số mặt hàng có hàm lượng

chế biến cao hơn.

Mặc dù nhìn vào Bảng tổng hợp chỉ số RCA có thể nhận thấy số lượng các mặt

hàng, nhóm hàng có chỉ số RCA lớn hơn 1 (tức là có lợi thế so sánh xuất khẩu) không

nhiều. Tuy nhiên, nếu đối chiếu tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thực tế của các mặt

hàng, nhóm hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam thời

gian qua thì lại cho thấy thực tế khá tích cực. Đó là, tỷ trọng kim ngạch các mặt hàng

có lợi thế so sánh trong xuất khẩu đã chiếm tới trên dưới 80% trong suốt giai đoạn từ

2004 - 2009. Một số mặt hàng, nhóm hàng mặc dù chưa đạt lợi thế so sánh trong xuất

khẩu (RCA vẫn nhỏ hơn 1) nhưng đang cho thấy dấu hiệu gia tăng lợi thế này qua các

năm như: máy văn phòng và máy xử lý thông tin tự động; sợi dệt; phân bón; thiết bị

viễn thông, ghi âm và phục chế…

Đối với nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng nhập khẩu cũng chưa có những chuyển

biến đáng kể. Nhập khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung vào các nhóm hàng

nguyên - nhiên - vật liệu và máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng với tỷ trọng liên tục

chiếm tỷ trọng trên 90% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong suốt

thời kỳ từ 2001 - 2010. Theo dõi diễn biến chung qua Bảng số liệu 2.4 có thể thấy,

nhóm các mặt hàng nguyên - nhiên - vật liệu có tốc độ tăng trưởng khá cao (18,2%

trong giai đoạn 2001 - 2010) và tỷ trọng có xu hướng gia tăng từ 61,5% năm 2001 lên

66,6% năm 2005 và giảm xuống 62,0% năm 2010. Nhóm hàng máy móc, thiết bị,

dụng cụ, phụ tùng có tốc độ tăng bình quân 17,9% trong giai đoạn 2001 - 2010 và tỷ

trọng có xu hướng giảm từ 30,5% năm 2001 xuống 25,2% năm 2005 và tăng nhẹ lên

29,2% năm 2010. Nhóm hàng tiêu dùng tăng trưởng bình quân 22,7%/năm trong giai

đoạn 2001 - 2010 và tỷ trọng có xu hướng tăng (từ 7,9% năm 2001 lên 8,1% năm 2005

và 8,8% năm 2010).

Page 90:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

70

Bảng 2.4. Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá

của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010Đơn vị: triệu USD, %

Chỉ tiêuKim ngạch Tăng bình quân

Năm 2000

Năm2001

Năm2005

Năm2006

Năm2010

2001-2005

2006-2010

2001-2010

Tổng nhập khẩu 15.637 16.218 36.761 44.891 84.801 18,7 18,2 18,42

- Nguyên nhiên vật liệu (kể cả vàng)

9.888 9.982 24.483 30.342 52.501 19,9 16,5 18,2

Tỉ trọng (%) 63,23 61,54 66,60 67,59 62,0

- Máy móc, thiết bị,

dụng cụ, phụ tùng

4.782 4.949 9.285 11.041 24.800 14,2 21,7 17,9

Tỉ trọng (%) 30,58 30,52 25,26 24,59 29,2

- Hàng tiêu dùng 968 1.288 2.993 3.508 7.500 25,35 20,15 22,7

Tỉ trọng (%) 6,19 7,94 8,14 7,81 8,8

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Xem xét kỹ hơn cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu thời gian qua cũng cho thấy, 10

mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn không thay đổi nhiều. Về cơ bản, các mặt hàng nhập

khẩu chủ yếu của Việt Nam vẫn bao gồm: xăng dầu; chất dẻo; vải; nguyên phụ liệu dệt

may và giày dép; sắt thép các loại; điện tử, máy tính và linh kiện; ô tô; máy móc, thiết

bị, dụng cụ, phụ tùng khác; hoá chất; sản phẩm hoá chất. Tỷ trọng 10 mặt hàng nhập

khẩu này thường xuyên chiếm trên dưới 60% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam

(chiếm 63,2% năm 2001, tăng lên 64,5% năm 2005 và 58,1% năm 2010). Cơ cấu này

cũng cho thấy nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là để phục vụ sản xuất nên vấn đề

quan trọng trong cải thiện cán cân thương mại là làm thế nào để biến những nguồn lực

nhập khẩu trở thành những nguồn lực xuất khẩu một cách hiệu quả hơn, đồng thời việc

thực hiện những biện pháp kiềm chế nhập khẩu nếu tập trung vào các nhóm hàng hóa

tiêu dùng đặc biệt như ô tô, xa xỉ phẩm... thì tác dụng để đạt được mục tiêu sẽ không

lớn.

Đồ thị 2.13. Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010

Page 91:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

71

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Ở đây cũng xem xét thêm một khía cạnh khác trong cơ cấu hàng hoá nhập khẩu ở

Việt Nam để có thể thấy rõ hơn được những tác động chính sách và những biến đối

trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua. Trước tình hình gia tăng

mạnh thâm hụt cán cân thương mại vào năm 2007, việc phân nhóm các mặt hàng nhập

khẩu đã được tính toán theo 3 nhóm gồm: Nhóm hàng cần nhập khẩu (gồm các mặt

hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất);

Nhóm hàng cần kiểm soát (gồm các mặt hàng đá quý, kim loại quý, linh kiện phụ tùng

ô tô từ 9 chỗ trở xuống, linh kiện phụ tùng xe máy…); Nhóm hàng cần hạn chế nhập

khẩu (gồm các mặt hàng tiêu dùng như ô tô từ 9 chỗ trở xuống, xe máy, điện thoại di

động, mỹ phẩm, rượu…).

Bảng 2.5. Cơ cấu nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam phân theo mục đích

kiểm soát nhập khẩu giai đoạn 2007 - 2010Đơn vị: %

Nhóm hàngNăm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

KN Tăng Cơ cấu KN Tăng Cơ

cấu KN Tăng Cơ cấu KN Tăng Cơ

cấuTổng số 62,7 39,6 100 80,7 28,8 100 69,9 -13,3 100 84,8 21,3 100

- Nhóm hàng cần nhập khẩu

52,0 41,4 82,9 65,1 25,3 80,6 57,7 -11,4 82,5 70,5 22,2 83,1

- Nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu

7,0 20,9 11,2 11,2 60,0 13,9 7,2 -35,4 10,3 8,5 17,6 10,0

%

Page 92:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

72

Nhóm hàngNăm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

KN Tăng Cơ cấu KN Tăng Cơ

cấu KN Tăng Cơ cấu KN Tăng Cơ

cấu

- Nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu

3,7 70,8 5,9 4,4 18,8 5,5 5,0 13,6 7,2 5,8 16,0 6,8

Nguồn: Bộ Công Thương

Kết quả số liệu thống kê nhập khẩu hàng hoá theo 3 nhóm nêu trên cho thấy, cơ

cấu hàng hóa nhập khẩu giai đoạn 2007 - 2010 (giai đoạn sau khi gia nhập WTO) đã

có chuyển biến theo hướng tăng tỷ trọng nhóm hàng cần nhập khẩu, giảm tỷ trọng

nhóm hàng cần kiểm soát và cần hạn chế nhập khẩu. Cụ thể là, cơ cấu nhóm hàng cần

nhập khẩu chiếm 81 - 83% trong cơ cấu nhập khẩu cả nước, trong khi các giai đoạn

trước chỉ chiếm khoảng 75 - 80%. Hai nhóm hàng nhập khẩu còn lại chỉ chiếm tỷ

trọng thấp 17 - 19% trong tổng kim ngạch nhập khẩu.

Cuối cùng, để xem xét cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu, chúng ta sẽ xem xét chỉ số

cán cân thương mại chuẩn hoá đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam để

thấy rõ hơn tính chất và đặc điểm trong cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu và cán cân

thương mại của Việt Nam thời gian qua. Đối với mỗi mặt hàng hoặc nhóm hàng xuất

khẩu, nhập khẩu, chỉ số cán cân thương mại chuẩn hoá sẽ cho biết tình trạng mặt hàng

hoặc nhóm hàng đó chủ yếu là xuất khẩu mà không nhập khẩu hoặc ngược lại. Chỉ số

này được tính bằng tỷ số giữa xuất khẩu ròng và tổng thương mại xuất nhập khẩu của

mặt hàng hoặc nhóm hàng đó. Giá trị của chỉ số sẽ dao động trong khoảng giá trị từ -1

đến +1; trong đó, giá trị -1 phản ánh mặt hàng hoặc nhóm hàng đó chỉ có nhập khẩu

mà không xuất khẩu, và ngược lại, giá trị +1 phản ánh mặt hàng hoặc nhóm hàng đó

chỉ có xuất khẩu mà không nhập khẩu. Các giá trị khác sẽ cho biết mặt hàng hoặc

nhóm hàng đó vừa có xuất khẩu vừa có nhập khẩu, và tuỳ theo giá trị cụ thể của chỉ số

sẽ cho biết mức độ nghiêng về xuất khẩu hay nhập khẩu của mặt hàng hoặc nhóm

hàng đó.

Theo dõi số liệu về chỉ số cán cân thương mại chuẩn hoá từ Phụ lục 2 có thể thấy,

Việt Nam nhập siêu ở rất nhiều nhóm hàng, biểu hiện ở chỉ số cán cân thương mại

chuẩn hoá có giá trị gần với -1. Các mặt hàng này bao gồm: các sản phẩm từ sữa và

Page 93:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

73

trứng gia cầm; thức ăn gia súc; bột giấy và giấy vụn; sợi dệt; dầu mỡ thực vật; hóa chất

vô cơ; các vật liệu thuộc, nhuộm; hóa chất cho y dược; phân bón; nhựa sơ chế; sắt

thép; kim loại khác sắt; máy chuyên dụng; máy kim loại; và các phương tiện giao

thông khác. Đáng chú ý là với các mặt hàng này, chỉ số cán cân thương mại chuẩn hóa

hầu hết đều có xu hướng giảm (xét theo giá trị tuyệt đối). Điều này cho thấy quy mô

thương mại hai chiều với các nhóm hàng này đã tăng mạnh và/hoặc nước ta đã có khả

năng xuất khẩu các mặt hàng này. Trong khi đó, xuất siêu chỉ tập trung vào một số

nhóm hàng nhất định, thể hiện ở chỉ số cán cân thương mại chuẩn hóa đạt giá trị khá

gần 1 ở các nhóm hàng như: các loại túi, sản phẩm phục vụ việc đi lại; đồ nội thất và

phụ kiện, giường ngủ, đệm, nệm và các phụ kiện tương tự; cà phê, chè, ca cao, gia vị;

than, than đá; da giày; cá, giáp xác, động vật thân mềm; và các sản phẩm và phụ kiện

quần áo.

2.2.1.4. Xuất nhập khẩu theo các khu vực thị trường và các thị trường chủ

yếu

Thị trường xuất nhập khẩu liên tục được mở rộng nhưng cơ cấu chuyển biến

chưa thực sự mạnh mẽ và theo hướng giảm dần lệ thuộc vào khu vực thị trường

châu Á, tăng vai trò của khu vực thị trường châu Mỹ. Thời gian qua, thị trường xuất

khẩu của Việt Nam đã được mở rộng mạnh mẽ cả về qui mô và số lượng các thị

trường mới. Thị trường nhập khẩu được đa dạng hoá nhưng sự phụ thuộc vào một số

thị trường còn lớn. Chỉ trong giai đoạn 10 năm 2001 - 2010, số lượng thị trường xuất

khẩu đã tăng gấp hơn 1,4 lần, từ 160 thị trường năm 2001 lên trên 230 thị trường vào

năm 2010. Đây là thực tế rất khả quan trong công tác phát triển ngoại thương của Việt

Nam thời gian qua. Qui mô các thị trường không ngừng được gia tăng, nhiều thị

trường đạt tốc độ tăng trưởng cao liên tục qua nhiều năm…, đã tạo ra cơ hội và điều

kiện thuận lợi cho xuất khẩu tiếp tục được mở rộng và phát triển. Tuy nhiên, trong

nhập khẩu, các thị trường chủ yếu vẫn không có nhiều thay đổi. Nhập khẩu của Việt

Nam vẫn phụ thuộc vào một số thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài

Loan, Thái Lan, Singapore, Hoa Kỳ, Ấn Độ…

Tính chung trong giai đoạn 2001 - 2010, tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang thị

trường châu Á đã giảm từ 50,7% năm 2001 xuống 50,5% năm 2005 và 50,9% năm

Page 94:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

74

2010; xuất khẩu sang thị trường châu Âu giảm từ 23,4% năm 2001 xuống 18,1% năm

2005 và tăng nhẹ lên 20,7% năm 2010; trong khi đó, xuất khẩu sang thị trường châu

Mỹ tăng mạnh từ 8,9% năm 2001 lên 21,3% năm 2005 và 22,5% năm 2010; thị trường

châu Đại Dương tăng từ 7,1% năm 2001 lên 8,0% năm 2005 và giảm xuống còn 3,4%

năm 2010; thị trường châu Phi tăng khá đều từ 1,2% năm 2001 lên 2,1% năm 2005 và

2,5% năm 2010. Tương tự như vậy, đối với nhập khẩu, tỷ trọng nhập khẩu của Việt

Nam từ khu vực thị trường châu Á đã giảm từ 80,5% năm 2001 xuống 81,0% năm

2005 và 77,3% năm 2010; nhập khẩu từ khu vực thị trường châu Âu giảm từ 13,5%

năm 2001 xuống 12,2% năm 2005 và 10,3% năm 2010; trong khi đó, tỷ trọng nhập

khẩu từ khu vực thị trường châu Mỹ tăng khá mạnh từ 3,5% lên 4,3% năm 2005 và

9,4% năm 2010.

Bảng 2.6. Cơ cấu thị trường xuất khẩu, thị trường nhập khẩu hàng hoá

của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010Đơn vị: %

Khu vực thị trườngCơ cấu thị trường xuất khẩu Cơ cấu thị trường nhập khẩu

Năm 2001

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2001

Năm 2005

Năm 2010

Tổng số 100 100 100 100 100 100

- Châu Á 57,3 50,5 50,9 80,5 81,0 77,3

- Châu Âu 23,4 18,1 20,7 13,5 12,2 10,3

- Châu Mỹ 8,9 21,3 22,5 3,5 4,3 9,4

- Châu Đại Dương 7,1 8,0 3,4 2,3 1,8 2,1

- Châu Phi 1,2 2,1 2,5 0,2 0,7 0,9Nguồn: Bộ Công Thương

Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam nhìn chung ít có sự thay đổi,

chủ yếu vẫn bao gồm: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước châu Á khác

như Hàn Quốc, Malasia, Singapore, Philipin. Trong đó, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật

Bản vẫn là những thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam (chiếm gần 20%

tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2010).

Đồ thị 2.14 cho thấy qui mô và tốc độ tăng trưởng của 10 thị trường xuất khẩu lớn

nhất của Việt Nam. Trong đó, qui mô của thị trường (tính vào thời điểm năm 2010)

Page 95:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

75

được biểu thị theo giá trị trục tung và bằng độ lớn của hình tròn, còn tốc độ tăng

trưởng của thị trường (tính bình quân cho giai đoạn 2001 - 2010) được biểu thị theo

giá trị trục hoành.

Đồ thị 2.14. Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng của thị trường xuất khẩu hàng hoá

của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010

Nguồn: Tính toán trên cơ sở số liệu của Tổng cục Hải quan

Qua xem xét đồ thị 2.14 cho thấy, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất

của Việt Nam - với độ lớn qui mô thị trường và tốc độ tăng trưởng bình quân hàng

năm rất cao, đạt mức 39,6%/năm trong giai đoạn 2001 - 2010. Mặc dù Thuỵ Sỹ là thị

trường có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất trong 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất

của Việt Nam, nhưng nếu xem xét kỹ cả giai đoạn 2001 - 2010 thì tốc độ trung bình

này đạt được chủ yếu nhờ sự đột biến của năm 2009 và một hai năm trước đó nhờ xuất

khẩu vàng và kim loại quí của Việt Nam (tốc độ tăng xuất khẩu bình quân của Việt

Nam vào thị trường này giai đoạn 2001 - 2005 là -13,2%/năm nhưng đã tăng vọt lên

121,5%/năm cho giai đoạn 2006 - 2010). Do vậy, nhìn chung vai trò của thị trường

này không bền vững trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Nhật Bản và

Trung Quốc tiếp tục là hai thị trường có vai trò rất quan trọng đối với xuất khẩu của

Việt Nam khi độ lớn của thị trường là rất đáng kể và tốc độ tăng bình quân cũng ở mức

khá cao, tương ứng là 12,1%/năm và 16,2%/năm trong giai đoạn 2001 - 2010. Ngoài

ra, các thị trường Hàn Quốc, Malaysia, Philipin, Singapore, Đức, Australia cũng là

%

tr.USD

Page 96:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

76

những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, từ

trên 10% đến trên 20%/năm.

Cơ cấu thị trường nhập khẩu cũng không có chuyển biến lớn, mức độ tập trung

về thị trường nhập khẩu rất cao và hầu hết các thị trường nhập khẩu chính cũng là

các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Xét theo khu vực thị trường, Việt

Nam có thâm hụt thương mại duy nhất với châu Á và thặng dư thương mại với tất cả

các châu lục còn lại.

Đồ thị 2.15. Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng của thị trường nhập khẩu hàng hoá

của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010

Nguồn: Tính toán trên cơ sở số liệu của Tổng cục Hải quan

Trong số 10 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam (gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản,

Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia, Thuỵ Sỹ, Đức, Singapore, Malaysia) thì có tới 6 thị

trường cũng là thị trường nằm trong số 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam,

đó là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia. Tổng kim

ngạch của 10 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2010 đã chiếm tới

78,2% tổng kim ngạch nhập khẩu. Điều này cho thấy mức độ tập trung về thị trường

nhập khẩu của Việt Nam là rất cao.

Trong các thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, Trung Quốc là thị trường

quan trọng nhất với qui mô và tốc độ tăng trưởng đều ở mức rất cao (năm 2010, nhập

tr.USD

%

Page 97:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

77

khẩu của Việt Nam từ thị trường này là hơn 20 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng bình

quân giai đoạn 2001 - 2010 là 31,9%/năm, chỉ thấp hơn tốc độ của thị trường Hoa Kỳ

là 33,3%). Các thị trường nhập khẩu quan trọng tiếp theo phải kể đến bao gồm: Nhật

Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Hoa Kỳ; trong đó đặc biệt phải kể đến là thị

trường Hoa Kỳ với tốc độ tăng trưởng trung bình cao nhất trong vòng 10 năm gần đây.

Các thị trường có qui mô thương mại hai chiều lớn nhất với Việt Nam thì đa

phần lại là các thị trường mà Việt Nam có nhập siêu. Theo số liệu thống kê và xem

xét Đồ thị 2.16 cho thấy, đến năm 2010, mười thị trường có qui mô thương mại hai

chiều lớn nhất với Việt Nam vẫn là các thị trường quen thuộc gồm: Trung Quốc, Hoa

Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Australia và Đức.

Đồ thị 2.16. Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam

với 10 thị trường lớn nhất năm 2010

Nguồn: Tính toán trên cơ sở số liệu của Tổng cục Hải quan

Trong số 10 thị trường này thì đã có tới hơn 2/3 thị trường là Việt Nam nhập siêu,

chỉ có 3 thị trường mà Việt Nam có mức thặng dư thương mại là Hoa Kỳ, Australia và

Đức nhưng cũng chỉ chiếm 15,7% kim ngạch của 10 thị trường có thặng dự thương

mại của Việt Nam.

Mức độ phụ thuộc vào thị trường nhập khẩu của Việt Nam cao hơn khá nhiều

mức độ phù thuộc vào thị trường xuất khẩu. Xem xét các thị trường có qui mô xuất

Page 98:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

78

siêu và nhập siêu lớn nhất của Việt Nam cho thấy, mức độ phụ thuộc vào thị trường

nhập khẩu của Việt Nam cao hơn khá nhiều mức độ phù thuộc vào thị trường xuất

khẩu. Như đã trình bày ở trên, tỷ trọng kim ngạch của 10 thị trường nhập khẩu lớn

nhất của Việt Nam đã chiếm tới 78,2% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt

Nam năm 2010. Trong khi đó, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 10 thị

trường xuất khẩu lớn nhất chỉ chiếm 63,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Như vậy, cũng có thể nói rằng khả năng đa dạng hoá thị trường xuất khẩu của Việt

Nam là cao hơn so với khả năng đa dạng hoá thị trường nhập khẩu.

Bảng 2.7. Qui mô và tốc độ tăng trưởng của 10 thị trường có xuất siêu lớn nhất

và 10 thị trường có nhập siêu lớn nhất của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010

Đơn vị: triệu USD, %

Thị trường Việt Nam suất siêu lớn nhất Thị trường Việt Nam nhập siêu lớn nhất

TênXuất siêu

2010Tốc độ tăng 2001 - 2010

TênNhập siêu

2010Tốc độ

2001-2010Mỹ 10.471,2 47,4 Trung Quốc -12,710,0 40,2

Thuỵ Sỹ 1.645,4 18,6 Hàn Quốc -6,669,1 18,2

Campuchia 1.275,1 31,9 Đài Loan -5,534,1 19,3

Australia 1.260,4 7,5 Thái Lan -4,419,5 27,5

Anh 1.170,8 14,8 Xin-ga-po -1,979,8 7,5

Hà Lan 1.160,5 24,1 Ma-lai-xi-a -1,320,3 -13,4

Philipin 1.006,1 21,9 Nhật Bản -1,288,4 144,7

Tây Ban Nha 880,2 28,6 Ấn Độ -770,4 24,9

Đức 630,3 8,7 Ác-hen-ti-na -734,7 49,6

Hồng Công 603,8 4,7 In-đô-nê-xi-a -475,8 59,5

Nguồn: Tính toán trên cơ sở số liệu của Tổng cục Hải quan

Mức độ chênh lệch về qui mô các thị trường xuất siêu so với các thị trường

nhập siêu là khá lớn. Theo dõi Đồ thị 2.17 về qui mô và tốc độ tăng trưởng của các

thị trường mà Việt Nam có xuất siêu và có nhập siêu lớn nhất cho thấy, mức độ chênh

lệch về qui mô các thị trường xuất siêu so với các thị trường nhập siêu là khá lớn (số

lượng các hình tròn nằm bên dưới trục hoành có độ lớn hơn hẳn các hình tròn nằm

phía trên trục hoành).

Page 99:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

79

Đồ thị 2.17. Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng các thị trường xuất nhập khẩu

lớn nhất của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010

Nguồn: Tính toán trên cơ sở số liệu của Tổng cục Hải quan

Điều này cũng hàm ý rằng, việc điều chỉnh tình trạng thâm hụt cán cân thương mại

của Việt Nam hiện này là không hề đơn giản vì nhập siêu tập trung vào một số ít các

thị trường có qui mô nhập siêu quá lớn. Bên cạnh đó, một số thị trường nhập siêu có

tốc độ tăng trưởng bình quân âm trong giai đoạn 2001 - 2010 ở đồ thị dưới đây như

Nhật Bản, Malaysia là dấu hiệu đáng mừng bởi nó cho thấy mặc dù ở các thị trường

này Việt Nam đang trong tình trạng nhập siêu nhưng tốc độ của nhập siêu đã có xu

hướng giảm dần. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn là hai thị trường quan

trọng nhất đối với thương mại quốc tế của Việt Nam, trong đó một thị trường là thị

trường xuất siêu lớn nhất của Việt Nam và một thị trường là thị trường nhập siêu lớn

nhất của Việt Nam, điều có tốc độ tăng trưởng rất cao, trên 40%/năm trong 10 năm trở

lại đây.

Cũng trong phần này, để làm rõ hơn tính chất của mối tương quan xuất nhập khẩu

với các thị trường ngoại thương của Việt Nam, Luận án sẽ xem xét một số chỉ số ngoại

thương tương đối cơ bản dưới đây.

%

Page 100:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

80

Xem xét chỉ số cường độ thương mại của xuất khẩu Việt Nam sang các thị trường.

Chỉ số này cho biết tầm quan trọng của xuất khẩu của Việt Nam đối với thương mại

quốc tế của nước đó. Chỉ số này càng lớn sẽ cho thấy Việt Nam càng đóng vai trò quan

trọng đối với ngoại thương của nước đó.

Bảng 2.8. Cường độ thương mại của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam

với một số thị trường và khu vực thị trường chính giai đoạn 2004 - 2009

Thị trường 2004 2005 2006 2007 2008 2009

ASEAN 2,387 2,780 2,573 2,747 2,527 3,063

Trung Quốc 1,432 1,160 0,892 0,892 0,891 1,424

Hàn Quốc 0,967 0,791 0,844 1,029 1,094 1,711

Nhật Bản 2,741 2,647 2,621 2,628 2,812 3,294

Hoa Kỳ 1,220 1,259 1,393 1,544 1,521 1,090

EU-25 0,650 0,593 0,601 0,617 0,588 0,450

Ấn Độ 0,241 0,274 0,259 0,187 0,278 0,437Nguồn: [21, tr.103]

Theo kết quả từ Bảng 2.8 có thể thấy, xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN ngày

càng có cường độ lớn hơn, cho thấy Việt Nam ngày càng đóng vai trò là đối tác quan

trọng hơn của ASEAN. Việt Nam cũng là một đối tác có nhiều triển vọng đối với Nhật

Bản: chỉ số cường độ thương mại dao động trong khoảng 2,6 - 2,8 trong giai đoạn

2004 - 2008, và còn tăng lên gần 3,3 vào năm 2009. Trong khi đó, xuất khẩu vào Hoa

Kỳ cũng có xu hướng tăng (ngoại trừ năm 2009 do tác động của khủng hoảng tài chính

thế giới và suy thoái kinh tế toàn cầu). Mức độ hấp dẫn của xuất khẩu Việt Nam đối

với Hàn Quốc và Trung Quốc lại thay đổi theo những chiều hướng khác nhau. Xuất

khẩu của Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với ngoại thương của Hàn

Quốc, đặc biệt là sau hiệp định AKFTA năm 2006, thể hiện qua việc chỉ số cường độ

thương mại lớn liên tục tăng trong các năm 2007 - 2009. Trong khi đó, xuất khẩu của

Việt Nam vào Trung Quốc mặc dù tăng vào các năm 2004 - 2005 nhưng lại giảm dần

trong giai đoạn 2006 - 2008 (riêng năm 2009 chỉ số này tăng nhưng dường như lại do

tác động của khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái kinh tế toàn cầu).

Đối với thị trường EU-25 và Ấn Độ, chỉ số cường độ thương mại với các thị

trường này đều nhỏ hơn 1 trong suốt giai đoạn 2004 - 2009. Tuy nhiên, chỉ số cường

Page 101:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

81

độ thương mại với các thị trường này có những diễn biến khác nhau. Đối với EU, chỉ

số này có xu hướng giảm trong suốt giai đoạn 2004 - 2009. Trong khi đó, Việt Nam đã

tăng cường vai trò của mình trong thương mại với thị trường Ấn Độ, thể hiện qua việc

chỉ số cường độ thương mại có xu hướng tăng trong những năm 2004 - 2009 và đặc

biệt là năm 2009. Việc thực thi Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ có thể đã

tạo điều kiện cho Việt Nam xuất khẩu nhiều hơn vào Ấn Độ.

Xem xét chỉ số về mức độ tương đồng xuất khẩu. Chỉ số này cho biết sự tương

đồng trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam với cơ cấu xuất khẩu của các thị trường đối

tác. Chỉ số này được tính dựa trên việc so sánh cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam với cơ

cấu xuất khẩu của các thị trường đối tác. Do vậy, giá trị của chỉ số này sẽ nằm trong

khoảng từ 0 đến 100, giá trị 0 cho thấy cơ cấu xuất khẩu hoàn toàn không tương đồng

và giá trị 100 cho thấy cơ cấu xuất khẩu hoàn toàn tương đồng.

Bảng 2.9. Mức độ tương đồng xuất khẩu của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam

với một số thị trường và khu vực thị trường chính giai đoạn 2004 - 2009

Thị trường 2004 2005 2006 2007 2008 2009

ASEAN 39,323 40,597 43,662 45,391 50,003 49,982

Trung Quốc 41,783 41,508 42,093 43,495 44,595 50,759

Hàn Quốc 25,296 25,526 28,404 30,488 34,641 34,415

Nhật Bản 19,910 20,625 23,023 25,154 27,807 29,320

Hoa Kỳ 27,861 28,440 30,663 33,881 37,290 41,647

EU25 31,897 32,518 34,638 36,619 38,398 41,520

Ấn Độ 41,369 41,275 45,491 45,824 47,800 53,828

Nguồn: [21, tr.105]

Theo dõi bảng số liệu tổng hợp chỉ số mức độ tương đồng xuất khẩu của Việt Nam

với một số thị trường đối tác chính (Bảng 2.9) có thể thấy, cơ cấu xuất khẩu của nước

ta khá giống so với cơ cấu xuất khẩu của Ấn Độ, Trung Quốc và ASEAN. Với Ấn Độ,

mức độ tương đồng về xuất khẩu tăng gần như liên tục từ khoảng 41,4 vào năm 2004

lên 53,8 vào năm 2009. Trong khi đó, chỉ số tương ứng với Trung Quốc chỉ tăng từ

41,8 lên 50,8 trong cùng giai đoạn. Cũng trong những năm 2004 - 2009, chỉ số tương

Page 102:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

82

đồng về xuất khẩu của nước ta với ASEAN đã tăng từ 39,3 lên 50,0. Kết quả là thứ tự

xếp hạng về tương đồng xuất khẩu với nước ta đã thay đổi.

Với các đối tác khác, cơ cấu xuất khẩu của nước ta có ít tương đồng hơn. Tuy

nhiên, so sánh giữa các nước Hoa Kỳ, EU-25, Hàn Quốc và Nhật Bản, cơ cấu xuất

khẩu của nước ta tương đồng hơn với Hoa Kỳ và EU-25, trong khi lại ít giống với cơ

cấu xuất khẩu của Hàn Quốc và Nhật Bản. Mặc dù vậy, mức độ tương đồng xuất khẩu

của nước ta với tất cả các đối tác này đã tăng liên tục. Điều này có thể được giải thích

bởi xu hướng chuyển nhà máy sản xuất/lắp ráp từ các nước Hàn Quốc, và Nhật Bản

sang nước ta để sản xuất phục vụ xuất khẩu.

Xem xét chỉ số về mức độ bổ trợ thương mại của hàng xuất khẩu Việt Nam đối với

các thị trường. Chỉ số này có thể nhận các giá trị từ 0 đến 100, trong đó giá trị 0 thể

hiện hàng xuất khẩu của Việt Nam hoàn toàn không phù hợp với nhu cầu nhập khẩu

của thị trường đối tác và ngược lại, giá trị 100 thể hiện hàng xuất khẩu của Việt Nam

hoàn toàn phù hợp nhu cầu nhập khẩu của thị trường đối tác. Lưu ý là chỉ số này chỉ so

sánh cơ cấu hàng xuất khẩu của một nước với cơ cấu hàng nhập khẩu của nước khác,

mà không quan tâm đến quy mô thương mại của hai nước này. Qua Bảng số liệu 2.12

cho thấy, nhìn chung, mức độ bổ trợ của hàng xuất khẩu nước ta đối với nhu cầu nhập

khẩu của hầu hết các đối tác (trừ Hàn Quốc) đã được cải thiện gần như liên tục. Mức

độ bổ trợ thương mại là lớn nhất trong trường hợp của Ấn Độ (tăng gần như liên tục,

từ 57,4 vào năm 2004 lên 60,6 vào năm 2007 và 68,5 vào năm 2009), tiếp đó là với

Nhật Bản (tăng từ mức 51,3 vào năm 2004 lên 56,6 vào năm 2006, sau đó giảm xuống

còn 53,3 vào năm 2009).

Bảng 2.10. Mức độ bổ trợ thương mại của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam

với một số thị trường và khu vực thị trường chính giai đoạn 2004 - 2009

Thị trường 2004 2005 2006 2007 2008 2009

ASEAN 36,507 39,507 42,342 44,170 46,824 46,894

Trung Quốc 29,642 30,891 34,178 35,589 41,536 36,370

Hàn Quốc 43,659 46,464 47,939 46,562 47,407 43,115

Nhật Bản 51,260 54,103 56,639 55,599 56,683 53,250

Page 103:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

83

Thị trường 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Hoa Kỳ 44,125 46,458 49,385 51,783 53,220 51,778

EU25 38,265 40,087 42,236 44,501 48,057 49,150

Ấn Độ 57,426 57,348 56,744 60,578 62,456 68,458

Nguồn: [21, tr.108]

Với hầu hết các đối tác khác, mức độ bổ trợ thương mại là khá tốt. Hàng xuất khẩu

của Việt Nam có khả năng đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ và EU-25. Chỉ số

bổ trợ thương mại với Hoa Kỳ đã tăng từ 44,2 vào năm 2004 lên 53,2 vào năm 2008,

sau đó giảm xuống còn 51,8 vào năm 2009. Tương tự, chỉ số tương ứng với EU-25 đã

tăng liên tục từ 38,3 vào năm 2004 lên 49,2 vào năm 2009. Trong khi đó, mức độ bổ

trợ thương mại đối với Trung Quốc còn khá hạn chế, dù đã được cải thiện đáng kể.

Riêng với Hàn Quốc, mức độ bổ trợ được cải thiện trong giai đoạn 2004 - 2008, song

lại suy giảm đáng kể trong năm 2009.

Với những khía cạnh được xem xét một cách khá toàn diện nêu trên về thực

trạng xuất nhập khẩu và tình hình cán cân thương mại của Việt Nam thời gian

qua, có thể đưa ra một số đánh giá có tính tổng kết về hoạt động xuất nhập khẩu và

tình trạng cán cân thương mại của Việt Nam thời gian qua như sau:

Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu đạt liên tục đạt mức cao, qua đó qui mô

thương mại quốc tế đã được mở rộng đáng kể.

Cán cân thương mại thường xuyên trong trạng thái thâm hụt và về cơ bản có xu

hướng gia tăng. Tốc độ tăng nhập siêu nhìn chung nhanh hơn tốc độ tăng

trưởng xuất khẩu.

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu đều cho thấy chưa hợp lý và chưa có

những chuyển biến mạnh mẽ theo hướng tích cực hơn. Xuất khẩu vẫn chủ yếu

tập trung vào các mặt hàng sơ chế, thâm dụng nhiều lao động và tài nguyên

thiên nhiên, tỷ trọng các mặt hàng chế biến sâu, áp dụng công nghệ cao còn hạn

chế. Nhập khẩu vẫn chủ yếu tập trung vào nhóm hàng nguyên - nhiên - vật liệu

và máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng… và chưa thấy có xu hướng giảm.

Page 104:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

84

Khu vực kinh tế ngoài nhà nước và đặc biệt là của khu vực có vốn đầu tư nước

ngoài ngày đóng vai trò quan trọng hơn trong hoạt động xuất nhập khẩu, qua đó

tác động ngày càng nhiều hơn tới tình trạng cán cân thương mại của Việt Nam.

Thị trường xuất khẩu, nhập khẩu mặc dù được mở rộng những mức độ phụ

thuộc vào một số ít thị trường nhất định còn cao, đặc biệt là trong nhập khẩu.

Tình trạng nhập siêu diễn ra chủ yếu ở khu vực châu Á và ở những đối tác có

đầu tư nhiều vào Việt Nam.

Trên cơ sở thực trạng chung về cán cân thương mại của Việt Nam thời gian qua

có thể thấy, mặc dù cán cân thương mại đã góp phần bảo đảm thực hiện những

yêu cầu cơ bản phục vụ phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa, hiện

đại hóa của đất nước, đặc biệt là thông qua việc tăng trưởng xuất khẩu góp phần

tích cực cho tăng trưởng GDP, nhập khẩu bảo đảm cho nhu cầu phát triển sản

xuất và tiêu dùng trong nước... song vẫn ở mức độ và hiệu quả chưa cao, chưa

góp phần mạnh mẽ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, khả

năng chuyển đổi công nghệ, nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất trong nước

thông qua nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại còn chưa cao...

2.2.2. Thực trạng các yếu tố tác động, điều chỉnh cán cân thương mại Việt

Nam thời kỳ 2001 - 2010

Trên cơ sở xem xét, đánh giá thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam thời

gian qua như đã nêu trên, trong phần này, Luận án sẽ tập trung trình bày thực trạng và

phân tích, đánh giá sự tác động của các yếu tố chủ yếu có liên quan để thấy rõ nguyên

nhân của thực trạng cán cân thương mại như nêu trên.

2.2.2.1. Chính sách thương mại quốc tế

2.2.2.1.1. Thuế quan

Quá trình hội nhập, mở cửa thị trường trong WTO và các Hiệp định thương mại tự

do (FTA) mà Việt Nam tham gia có thể nói tạo ra những tác động mạnh mẽ đối với

quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và thông qua nhiều khía cạnh khác

nhau như cắt giảm thuế, cam kết về đầu tư, mua sắm, quyền kinh doanh… Trong đó,

có thể thấy nội dung quan trọng nhất trong các FTA mà Việt Nam tham gia đến nay là

lộ trình cắt giảm thuế quan. Do đó, tác động chủ yếu của các cam kết trong FTA là do

Page 105:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

85

hiệu ứng của việc cắt giảm thuế quan. Trong các Hiệp định AFTA, ACFTA, AKFTA,

ASEAN-6 (gồm Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xinh-ga-po và Thái

Lan), Trung Quốc và Hàn Quốc đều phải đưa thuế nhập khẩu với nhiều các mặt hàng

về 0% từ ngày 01/01/2010, Việt Nam chỉ phải thực hiện nghĩa vụ này từ ngày

01/01/2015 hay ngày 01/01/2016 (đối với AKFTA). Cụ thể, gần 100% mặt hàng xuất

khẩu của ta sang ASEAN không chịu thuế quan từ năm 2010. Trung Quốc và Hàn

Quốc đã bỏ thuế nhập khẩu cho 90% số dòng thuế từ năm 2010. 95% số dòng thuế và

94% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với Nhật Bản đã không chịu thuế quan từ

năm 2009. 96,4% số dòng thuế của Úc và gần 85% số dòng thuế của Niu Di-lân đã đạt

mức 0% từ năm 2010. Năm 2018, 100% hàng xuất khẩu của Việt Nam sang hai nước

này sẽ không chịu thuế quan. 75% số dòng thuế của Ấn Độ đạt 0% từ năm 2010 và sẽ

tiếp tục đưa lên 90% số dòng thuế 0% vào năm 2016.

Tuy nhiên, khi xem xét tác động của các cam kết thuế quan đối với nhập khẩu bên

cạnh thuế suất trung bình (thuế suất danh nghĩa) thì một yếu tố đáng lưu ý là mức độ

bảo hộ thực tế vì thuế suất trung bình chưa phải là chỉ số hữu hiệu để đánh giá về hàng

rào bảo hộ thương mại hay tác động của cam kết thuế quan trong WTO và các FTA

đối với nền kinh tế. Thuế suất trung bình với trọng số là giá trị nhập khẩu sẽ là chỉ số

tốt hơn để đánh giá tác động của các cam kết thuế quan đối với nền kinh tế. Khi gia

nhập WTO, Việt Nam phải cắt giảm thuế suất MFN từ mức trung bình 17,4% xuống

còn 13,4% vào năm 2019, trong đó thuế suất đối với nông nghiệp giảm từ khoảng

25,2% xuống còn khoảng 21%, công nghiệp, chế tạo giảm từ 16,1% xuống còn 12,6%,

khai khoáng và khí đốt giảm từ 5,61% xuống còn 5,58%. Tuy nhiên, một số nghiên

cứu đã chỉ ra rằng nếu tính thuế suất trung bình với trọng số là giá trị nhập khẩu năm

2005 thì thuế suất cam kết trong WTO không hề tác động tới mức độ bảo hộ sản xuất

trong nước hay nhập khẩu, thậm chí còn làm tăng mức độ bảo hộ sản xuất trong nước.

Theo dõi Bảng số liệu 2.11, tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu (ERP) của Việt Nam được tính

toán trên cơ sở các cam kết hội nhập quan trọng nhất là WTO, CEPT và ASEAN-

Trung Quốc. Kết quả cho thấy tỷ lệ này (tỷ lệ ERP) của Việt Nam nhìn chung cao gấp

hai lần tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa (NRP) hay thuế suất trung bình. Như vậy, theo những

phân tích nêu trên thì về cơ bản tính tới thời điểm này, các cam kết về thuế quan trong

Page 106:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

86

hội nhập quốc tế chưa có tác động đáng kể nào trong việc gia tăng nhập khẩu, thậm

chí còn có tác động theo chiều ngược lại làm tăng được bảo hộ cho hàng hoá trong

nước.

Bảng 2.11. Tổng hợp chỉ số bảo hộ hữu hiệu ERP và chỉ số bảo hộ danh nghĩa

NRP của các mặt hàng theo các cam kết hội nhập chủ yếu của Việt NamĐơn vị tính: %

NămNông nghiệpvà thuỷ sản

Khai khoángvà khí đốt

Công nghiệp,chế tạo

Tổng cộng

ERP NRP ERP NRP ERP NRP ERP NRP

2005 7,40 6,10 4,39 3,85 40,38 19,45 21,43 11,12

2006 6,42 5,37 4,33 3,84 38,93 18,69 20,43 10,53

2007 6,20 5,17 4,38 3,84 31,21 15,25 16,93 9,04

2008 5,50 4,72 4,41 3,84 29,58 14,45 15,97 8,54

2009 5,00 4,39 4,43 3,83 28,00 13,71 15,10 8,11

2010 4,59 4,13 4,45 3,83 26,78 13,14 14,41 7,78

2011 4,20 3,88 4,46 3,83 25,53 12,53 13,72 7,43

2012 3,92 3,72 4,48 3,83 24,57 12,05 13,20 7,18

2013 3,85 3,67 4,49 3,83 24,08 11,80 12,96 7,05

2014 3,85 3,67 4,49 3,83 24,05 11,77 12,95 7,04

2015 3,51 3,25 -0,29 0,17 21,14 10,65 10,57 5,64

2016 3,51 3,25 -0,29 0,17 21,13 10,64 10,56 5,63

2017 3,50 3,25 -0,28 0,17 21,12 10,64 10,56 5,63

2018 3,35 3,11 -0,33 0,13 21,01 10,51 10,44 5,52

2019 3,35 3,11 -0,33 0,13 21,00 10,51 10,44 5,52

2020 3,36 3,11 -0,32 0,13 20,76 10,30 10,34 5,43

Nguồn:[8, tr.65]

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng đây mới chỉ là đánh giá sự tác động xem xét trên

khía cạnh giảm thuế mà chưa tính tới các yếu tố khác như mở rộng quyền kinh doanh,

cam kết mua sắm chính phủ, mở cửa thị trường dịch vụ… trong các cam kết hội nhập.

Đồng thời, cũng cần lưu ý rằng áp lực cạnh tranh sẽ ngày càng gia tăng đối với doanh

nghiệp Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn từ 2015 (khi đó, ERP sẽ giảm rất đáng kể).

Page 107:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

87

Điều này chủ yếu là do bên cạnh việc gia nhập WTO, sức ép lớn nhất là về mặt thể chế

và dịch vụ, thì các FTA song phương và khu vực lại gây nhiều sức ép nhất về thương

mại hàng hóa. Nhìn chung, cam kết mạnh mẽ nhất về hàng hóa của ta ASEAN

(CEPT/ATIGA) và các FTA ASEAN+1 yêu cầu khoảng 90% số dòng thuế sẽ về 0%

vào năm 2015, phần lớn trong số còn lại sẽ đưa về 0% vào năm 2018. Do vậy, khó

khăn sẽ nhiều hơn nếu doanh nghiệp không dần vươn lên nhờ tạo dựng lợi thế cạnh

tranh động thông qua đón nhận/học hỏi công nghệ, kỹ năng quản lý và tận dụng lợi thế

nhờ qui mô, liên kết. Môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng và kinh

tế vĩ mô ổn định cũng là nhân tố hỗ trợ, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh

nghiệp.

Như vậy, với những phân tích về tác động của cắt giảm thuế quan trong cam kết

hội nhập quốc tế tới xuất nhập khẩu và tình trạng cán cân thương mại của Việt Nam

thời gian qua có thể đưa ra nhận định rằng: Cắt giảm thuế quan theo các cam kết

quốc tế trong thời gian qua không phải là nguyên nhân chính có tác động tạo nên tình

trạng thâm hụt của cán cân thương mại Việt Nam thời gian qua.

2.2.2.1.2. Hạn ngạch thuế quan

Chính sách về hạn ngạch thuế quan của Việt Nam trong hệ thống chính sách

thương mại nói chung và các công cụ điều hành xuất nhập khẩu nói riêng thời gian qua

cũng có những điều chỉnh theo yêu cầu chung của quá trình hội nhập, và qua đó có

những tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam thời gian qua.

Việc áp dụng hạn ngạch thuế quan được thực hiện ở Việt Nam bắt đầu từ năm

2003 với Quyết định số 91/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về áp dụng hạn

ngạch thuế quan nhập khẩu thí điểm đối với 3 mặt hàng bông, thuốc lá nguyên liệu và

muối. Sau đó, danh mục các mặt hàng nhập khẩu chịu hạn ngạch thuế quan được bổ

sung vào năm 2004 với Thông tư số 10/2004/TT-BTM của Bộ Thương mại, theo đó

bổ sung thêm 4 mặt hàng là sữa nguyên liệu chưa cô đặc, sữa nguyên liệu cô đặc,

trứng gia cầm, ngô hạt. Sau đó, do yêu cầu của đàm phán hội nhập, năm 2005, Thủ

tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 46/2005/QĐ-TTg bãi bỏ hạn ngạch thuế

quan đối với các mặt hàng sữa nguyên liệu, ngô hạt và bông. Các mặt hàng này được

nhập khẩu tự do, không hạn chế như trước đây.

Page 108:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

88

Đến năm 2006, Nghị định số 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ đã bổ sung thêm mặt

hàng đường tinh luyện và đường thô vào diện mặt hàng cấp giấy phép theo chế độ hạn

ngạch thuế quan. Đây là mặt hàng cấm nhập khẩu trong giai đoạn 2001 - 2005. Như

vậy, từ năm 2006, hạn ngạch thuế quan được áp dụng đối với 4 mặt hàng là thuốc lá

nguyên liệu, muối, trứng gia cầm và đường tinh luyện, đường thô.

Về cơ bản, việc áp dụng và điều chỉnh các chính sách hạn ngạch thuế quan của

Việt Nam giai thời gian qua mặc dù có những tác động nhất định tới một số mặt hàng

nhập khẩu của Việt Nam nhưng do số lượng các mặt hàng thuộc diện này không nhiều

nên tác động tới cán cân thương mại của Việt Nam là không đáng kể.

2.2.2.1.3. Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu

Cùng với quá trình cải cách kinh tế trong nước và trước yêu cầu, đòi hỏi của quá

trình hội nhập, thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam, các chính sách, qui định

về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam thời gian qua đã có những thay đổi

khá mạnh mẽ theo hướng ngày càng mở rộng hơn.

Năm 2001, với Nghị định số 44/2001/NĐ-CP của Chính phủ, Việt Nam đã cho

phép doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được quyền xuất khẩu tất cả hàng

hóa, không phụ thuộc ngành nghề, ngành hàng ghi trong giấy chứng nhận đăng ký

kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu. Đây là một bước tiến mới so

với qui định trước đó (chỉ cho phép doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu những

loại hàng hóa theo ngành nghề đăng ký kinh doanh và phải xin phép mở rộng lĩnh vực

hoạt động và được Bộ Thương mại cho phép mới được kinh doanh xuất nhập khẩu

những loại hàng hóa ngoài danh mục).

Từ năm 2006, theo quy định tại Nghị định 12/2005/NĐ-CP của Chính phủ, các

doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều thực sự bình đẳng trước pháp luật và

đều được quyền tham gia trực tiếp vào hoạt động xuất nhập khẩu, cụ thể là:

- Doanh nghiệp 100% vốn trong nước được xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng

hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh

mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm

ngừng nhập khẩu. Chi nhánh của doanh nghiệp được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa

theo ủy quyền của doanh nghiệp.

Page 109:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

89

- Doanh nghiệp có vốn FDI, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài được xuất

khẩu, nhập khẩu theo lộ trình phù hợp với cam kết quốc tế. Bộ trưởng Bộ Công

Thương đã công bố lộ trình và phạm vi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có

vốn FDI.

Như vậy, có thể nói những điều chỉnh theo hướng mở rộng quyền kinh doanh cho

các đối tượng tham gia hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam thời gian qua đã tác

động mạnh mẽ tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, qua đó đã khiến cho qui

mô và tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu không ngừng gia tăng với nhịp độ cao.

2.2.2.1.4. Chính sách quản lý đối với mặt hàng xuất nhập khẩu

Bên cạnh những đổi mới trong chính sách qui định về đối tượng được tham gia

vào hoạt động xuất nhập khẩu như nêu trên, thời gian qua cũng chứng kiến sự chuyển

biến mạnh mẽ trong các chính sách qui định về các mặt hàng được phép kinh doanh

xuất nhập khẩu ở Việt Nam theo hướng ngày càng mở rộng hơn. Về cơ bản, các mặt

hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam được phân ra làm 3 nhóm và qua đó Chính phủ có

những qui định áp dụng riêng cho từng nhóm, gồm: các mặt hàng cấm xuất khẩu, cấm

nhập khẩu; các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện (cần được cấp giấy phép);

và các mặt hàng được tự do xuất khẩu, nhập khẩu.

Đối với việc điều chỉnh diện các mặt hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, năm

2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ban hành

danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định cho giai đoạn 2001 -

2005 thay cho việc công bố danh mục hàng năm như thời kỳ trước đó. Về cơ bản,

những mặt hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu trong danh mục này là nhằm đảm bảo

an ninh quốc gia, an toàn môi trường, an toàn lao động, và về cơ bản là phù hợp với

những điều ước quốc tế mà nước ta đã ký kết, tham gia.

Đối với việc điều chỉnh diện các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, cần

phải thực hiện trên cơ sở giấy phép của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền,

Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng đưa ra danh mục hàng

hoá xuất nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại và các Bộ chuyên ngành trên

tinh thần ổn định và có lộ trình loại bỏ rõ ràng, đã hạn chế tình trạng chồng chéo của

hệ thống văn bản. Mặt khác, Quyết định này cũng đã bãi bỏ cơ chế giao hạn ngạch

Page 110:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

90

xuất khẩu gạo, nhập khẩu phân bón và việc quy định doanh nghiệp đầu mối kinh

doanh xuất khẩu, nhập khẩu hai mặt hàng này; xoá bỏ việc phê duyệt và phân bổ hạn

mức gỗ rừng tự nhiên để sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu, xoá bỏ giấy phép nhập khẩu

gỗ nguyên liệu… Điều này đã thực sự tạo ra một môi trường pháp lý mới thông

thoáng, bình đẳng và hiệu quả cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

Từ năm 2006, các quy định về quản lý xuất nhập khẩu được hoàn thiện theo

hướng thông thoáng và minh bạch hơn. Việc cấp phép chỉ còn là công cụ để thực hiện

quản lý nhập khẩu đối với những mặt hàng nhập khẩu có điều kiện. Theo đó, các hàng

hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu (bao gồm những mặt hàng liên quan đến an ninh

quốc phòng, tài sản quốc gia và bảo vệ môi trường…) được điều chỉnh và xác định

theo thông lệ quốc tế (như vũ khí, hoá chất độc Bảng A, cổ vật thuộc tài sản quốc gia,

động thực vật hoang dã, quý hiếm…); các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy

phép của các cơ quan quản lý nhà nước cũng được xem xét, thu hẹp hơn trước và trên

nguyên tắc không hạn chế định lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chỉ quy định

tiêu chuẩn và điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu. Tuy vậy, nguyên tắc này không áp dụng

với những mặt hàng phải hạn chế sử dụng, những mặt hàng mới sử dụng và những mặt

hàng không quy định được tiêu chuẩn và điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu.

Tóm lại, các qui định về hàng hoá xuất nhập khẩu được điều chỉnh theo hướng

thông thoáng hơn cũng đã có tác động quan trọng tới lưu chuyển ngoại thương của

Việt Nam thời gian qua. Mặc dù khó có thể lượng hoá được tác động này nhưng chắc

chắn là những điều chỉnh này đã góp phần tích cực vào việc tăng cường hoạt động

xuất nhập khẩu và mở rộng kim ngạch ngoại ngoại thương của Việt Nam thời gian

qua.

2.2.2.1.5. Chính sách hỗ trợ xuất khẩu

Trước hết, trong các biện pháp về hỗ trợ xuất khẩu, tín dụng xuất khẩu được coi là

một trong những biện pháp điển hình nhất được áp dụng để thúc đẩy xuất khẩu và điều

chỉnh cán cân thương mại.

Theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình

hỗ trợ tín dụng xuất khẩu, các doanh nghiệp được hưởng tín dụng hỗ trợ xuất khẩu

thông qua tín dụng trung, dài hạn (vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín

Page 111:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

91

dụng đầu tư) và tín dụng ngắn hạn (cho vay ngắn hạn, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh

thực hiện hợp đồng). Bên cạnh đó, thời kỳ này, để nhằm khuyến khích doanh nghiệp

đẩy mạnh xuất khẩu, Việt Nam cũng đã ban hành các chính sách thưởng theo kim

ngạch xuất khẩu. Việc khen thưởng xuất khẩu được Bộ Thương mại tiến hành từ năm

1998, số doanh nghiệp và số tiền khen thưởng đều tăng nhanh qua mỗi năm theo sự

tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung cả nước. Các mặt hàng thuộc đối tượng

thưởng xuất khẩu bao gồm: gạo, cà phê, thịt lợn, rau quả, điều, tiêu, chè, lạc nhân, thủ

công mỹ nghệ, mây tre lá, đồ nhựa, cơ khí. Đối tượng được thưởng xuất khẩu là doanh

nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả hộ kinh doanh cá thể trực tiếp xuất

khẩu. Đến năm 2006, với yêu cầu của quá trình đàm phán hội nhập quốc tế, các qui

định mang tính chất trợ cấp xuất khẩu trong trong Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg và

một số văn bản khác đã được bãi bỏ và thay vào đó là các hình thức tín dụng xuất khẩu

không mang tính chất trợ cấp.

Cùng với quá trình này, trong bối cảnh các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế mới,

xúc tiến thương mại là biện pháp hiệu quả và được coi là phù hợp. Theo đó, Nhà nước

hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại thông qua các chương trình xúc tiến thương mại

quốc gia nhằm hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, khuếch trương mặt hàng xuất khẩu tại

các thị trường trọng điểm, mở rộng thị trường, thâm nhập các thị trường mới, thúc đẩy

xuất khẩu và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã

ban hành Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và

thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia trên cơ sở sửa đổi, hoàn thiện

Quy chế cũ từ năm 2006. Theo đó, các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia

được xây dựng trên cơ sở định hướng phát triển xuất khẩu; thị trường trong nước và

thương mại miền núi, biên giới và hải đảo, phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế -

xã hội theo từng thời kỳ, nhằm tăng cường xúc tiến thương mại đẩy mạnh xuất khẩu,

mở rộng thị trường trong nước, phát triển thương mại miền núi, biên giới và hải đảo,

góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh của cộng đồng

doanh nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh đó, các biện pháp về phòng vệ thương mại, chống trợ cấp, chống bán

phá giá, hàng rào kỹ thuật… cũng đã được Việt Nam triển khai xây dựng và hoàn

Page 112:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

92

thiện nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tế phát triển kinh tế trong nước cũng như đòi hỏi

của hội nhập. Từ năm 2002, Pháp lệnh tự vệ, Pháp lệnh chống bán phá giá và Pháp

lệnh chống trợ cấp đã lần lượt được ban hành, tạo hành lang pháp lý để bảo vệ sản xuất

trong nước phù hợp với quy định của WTO. Tuy nhiên, việc vận dụng các biện pháp

này thời gian qua chưa thực sự hiệu quả. Việc xây dựng và vận dụng các hàng rào kỹ

thuật nhằm kiềm chế nhập khẩu, và theo đó là nhập siêu, vẫn còn hạn chế.

Nhìn chung, các chính sách hỗ trợ xuất khẩu thời gian qua chưa có những tác

động thực sự rõ ràng và có thể lượng hoá được tới cán cân thương mại bởi phần lớn

đều đã được chuyển sang thực hiện theo hướng thông qua áp dụng các hỗ trợ gián

tiếp; các biện pháp phòng vệ thương mại, chống trợ cấp, chống bán phá giá, đặc biệt

là các biện pháp hàng rào kỹ thuật… cũng chưa được triển khai thực hiện mạnh mẽ và

do vậy không có tác động đáng kể tới cán cân thương mại của Việt Nam thời gian qua.

2.2.2.2. Các chính sách đầu tư

Trước hết, cần khẳng định rằng với các chính sách thu hút và khuyến khích đầu tư

của Việt Nam được hoàn thiện và đổi mới trong những năm vừa qua đã huy động và

khơi thông được những nguồn lực hết sức quan trọng, đóng góp và tạo nên sự phát

triển nhanh chóng của kinh tế Việt Nam thời gian qua nói chung và đối với hoạt động

ngoại thương của Việt Nam nói riêng. Đội ngũ các chủ thể tham gia đầu tư phát triển

kinh tế, sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu ở Việt Nam không ngừng tăng lên

nhanh chóng cả về số lượng và thành phần; nguồn vốn đầu tư tham gia vào các lĩnh

vực sản xuất kinh doanh nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng cũng không ngừng gia

tăng, qua đó qui mô xuất nhập khẩu cũng không ngừng được mở rộng. Có thể thấy rõ

điều này qua những con số thống kê những năm vừa qua. Nếu như năm 2000 tổng

lượng vốn đầu tư toàn xã hội (tính theo giá so sánh năm 1994) là 115 nghìn tỷ đồng thì

đến năm 2005 đã đạt mức 214 nghìn tỷ đồng tăng gần gấp 2 lần và năm 2010 đạt hơn

400 nghìn tỷ đồng tăng gấp 3,5 lần so với năm 2000. Tính chung cả giai đoạn 2001 -

2010 tổng lượng vốn đầu tư xã hội được huy động đã có mức tăng trưởng bình quân

14%/năm. Theo đó, tỷ lệ vốn đầu tư trong GDP cũng liên tục tăng, từ mức 35,4% năm

2001 lên 41,5% năm 2006. Năm 2007, ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tỷ lệ

này đã có những thay đổi lớn, tăng từ mức 41,5% năm 2006 lên 46,5% năm 2007.

Page 113:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

93

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng đóng vai trò quan trọng trong

cơ cấu vốn đầu tư của Việt Nam và FDI và có tác động rất rõ ràng đến cán cân

thương mại của Việt Nam.

Như đã trình bày ở phần I Chương này, trong giai đoạn 10 năm 2001 - 2010 đầu

tư nhà nước có xu hướng giảm, đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước có chiều

hướng gia tăng và đầu tư của khu vực có vốn FDI tăng mạnh mẽ nhất. Đầu tư của khu

vực kinh tế nhà nước có xu hướng giảm, từ mức trung bình 53% giai đoạn 2001 - 2005

xuống còn 39% giai đoạn 2006 - 2010. Ngược lại, vai trò của khu vực kinh tế ngoài

nhà nước và khu vực FDI ngày càng tăng. Đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước

trung bình đạt 31% trong giai đoạn 2001 - 2005, nhưng đã tăng lên đến 36% trong giai

đoạn 2006 - 2010. Đây là kết quả của môi trường kinh doanh và môi trường đầu tư

thông thoáng hơn, cùng với niềm tin đối với triển vọng của nền kinh tế sau khi nước ta

gia nhập WTO. Tỷ trọng tương ứng của khu vực FDI thậm chí còn tăng nhanh hơn, từ

mức trung bình 16% trong giai đoạn 2001 - 2005 lên 24% trong giai đoạn 2006 - 2010.

Như đã phân tích ở trên, tỷ trọng đầu tư của khu vực FDI tăng mạnh trong cơ cấu đầu

tư xã hội chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng đầu tư của khu vực này nhanh hơn nhiều so

với ở các khu vực khác, đặc biệt là sau khi nước ta gia nhập WTO.

Bảng 2.12. Diễn biến tình trạng cán cân thương mại của Việt Nam

theo các khu vực kinh tế thời kỳ 2001 - 2010Đơn vị: triệu USD

Năm Cán cân XNK chung

Cán cân XNKkhu vực kinh tế

trong nước

Cán cân XNK khu vực FDI

Cán cân XNK khu vực FDI

(không tính dầu thô)2001 -1.188,8 -3.002,1 1.813,3 -1.361,7

2002 -3.039,5 -4.207,7 1.168,2 -2.057,8

2003 -5.106,5 -6.452,7 1.346,2 -2.423,8

2004 -5.483,8 -8.884,9 3.401,1 -2.268,9

2005 -4.314,0 -9.227,6 4.913,6 -2.459,4

2006 -5.064,9 -11.636,8 6.571,9 -1.740,1

2007 -14.203,3 -20.265,5 6.062,2 -2.425,4

2008 -18.028,7 -24.669,4 6.640,7 -3.716,1

Page 114:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

94

Năm Cán cân XNK chung

Cán cân XNKkhu vực kinh tế

trong nước

Cán cân XNK khu vực FDI

Cán cân XNK khu vực FDI

(không tính dầu thô)2009 -12.852,5 -17.158,1 4.305,6 -1.889,0

2010 -12.609,3 -14.727,9 2.118,6 -2.838,4

Nguồn: Tính toán trên cơ sở số liệu của Tổng cục Hải quan

Nếu theo dõi số liệu thống kê giai đoạn 2001 - 2010, dường như tình trạng thâm

hụt cán cân thương mại của Việt Nam chỉ xuất phát bởi khu vực kinh tế trong nước,

còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn liên tục xuất siêu. Xuất siêu của các doanh

nghiệp FDI đã tăng từ 2,5 tỷ USD vào năm 2000 lên 6,6 tỷ USD vào năm 2008, sau đó

giảm xuống còn 4,3 tỷ USD vào năm 2009 và 2,1 tỷ USD vào năm 2010. Tuy nhiên,

xem xét Bảng 2.12 có thể thấy, nếu không tính giá trị xuất khẩu dầu thô, các doanh

nghiệp FDI thực ra lại liên tục nhập siêu. Mức nhập siêu của khu vực có vốn đầu tư

nước ngoài đã tăng gần như liên tục, từ 1,3 tỷ USD năm 2001 lên 2,4 tỷ USD năm

2005 và 3,7 tỷ năm 2008 và 2,8 tỷ USD vào năm 2010.

Cùng với đó, xu hướng nhập siêu chung của Việt Nam cũng tỷ lệ thuận với dòng

vốn FDI thực hiện tại Việt Nam.

Theo dõi Đồ thị 2.18 có thể thấy khá rõ mối quan hệ này. Giai đoạn 2001 - 2005,

khi dòng vốn FDI thực hiện ở Việt Nam duy trì khá ổn định ở mức 2,4 - 3,3 tỷ USD,

cán cân thương mại của Việt Nam cũng ở mức khá ổn định và ở mức xấp xỉ trên dưới

5 tỷ USD. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ 2006 - 2010, khi dòng vốn FDI vào Việt Nam

tăng mạnh thì tốc độ thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam cũng gia tăng đáng

kể, đặc biệt là vào năm 2008, khi thâm hụt cán cân thương mại ở mức đỉnh (hơn 18 tỷ

USD) thì cũng là năm dòng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam đạt mức kỷ lục 11,5 tỷ

USD.

Đồ thị 2.18. Diễn biến FDI vào Việt Nam và tình hình cán cân thương mại

của Việt Nam theo các khu vực kinh tế thời kỳ 2001 - 2010

Page 115:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

95

Nguồn: Tính toán trên cơ sở số liệu của Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan

Để lý giải cho hiện tượng nêu trên, trước hết, cần phải khẳng định đặc điểm hết

sức quan trọng của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là tăng trưởng phụ thuộc rất nhiều

vào yếu tố vốn. Điều này đã được trình bày và phân tích chi tiết trong mục II.3 của

Chương này. Trong đó, đóng góp cho tăng trưởng GDP ở Việt Nam chủ yếu là từ yếu

tố gia tăng vốn đầu tư (thường xuyên ở mức trên 50 - 70%). Yếu tố lao động và đặc

biệt là năng suất nhân tố tổng hợp TFP còn ở mức rất hạn chế (chỉ chiếm khoảng 30 -

40% trong nhiều năm trở lại đây). Bên cạnh đó, chỉ số ICOR liên tục tăng cũng cho

thấy điều này (ICOR tăng từ mức 3,5 giai đoạn 1991 - 1995 lên 5,1 giai đoạn 2005 -

2005, đến năm 2006 là 6,6 và năm 2009 - 2010 là xấp xỉ 8).

Trong khi đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng đóng vai trò quan trọng

trong cơ cấu vốn đầu tư xã hội của Việt Nam. Điều này cũng vừa được trình bày trên

đây. Theo đó, tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên tục có mức tăng

trưởng cao và cao nhất trong 3 khu vực là kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế ngoài nhà

nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Với tốc độ tăng trưởng bình quân

16%/năm giai đoạn 2001 - 2005 và 24%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010, tỷ trọng của

khu vực vốn đầu tư nước ngoài trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển của Việt Nam đã

ngày càng gia tăng nhanh chóng, từ mức trên dưới 20% vào năm 2001 đã tăng lên 30 -

35% trong những năm gần đây.

tr.USD

Page 116:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

96

Xem xét cấu trúc của FDI vào Việt Nam cho thấy, về cơ bản FDI vào Việt Nam

đang có xu hướng tập trung nhiều hơn vào các ngành phi sản xuất và đối với FDI vào

các ngành sản xuất thì tỷ trọng đầu tư vào các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu cũng

lại có xu hướng giảm. Trong giai đoạn 2001 - 2010, FDI vào công nghiệp chế biến

chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 59,3% tổng số dự án và 48,9% tổng vốn đăng ký. Tiếp

đến là đầu tư FDI vào các hoạt động liên quan đến kinh doanh bất động sản, chiếm

2,8% tổng dự án và 24,7% tổng vốn đăng ký. Đứng thứ ba là đầu tư FDI vào khách

sạn và nhà hàng, chiếm 2,4% tổng số dự án và 5,9% tổng vốn đăng ký. Gộp chung cả

3 ngành kinh tế này chiếm 63,5% tổng số dự án và 79,5% tổng vốn đăng ký. Đối với

ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, FDI chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ: 3,8% số dự án và

1,6% số vốn đăng ký.

Bảng 2.13. Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam thời kỳ 2001-2010Đơn vị: %

NgànhTỷ trọng

dự ánTỷ trọng vốn

đăng kýNông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 3,8 1,6

Khai khoáng 0,5 1,5

Công nghiệp chế biến, chế tạo 59,3 48,9

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, điều hoà không khí 0,5 2,5

Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 0,2 0,03

Xây dựng 5,7 6,0

Bán buôn và bán lẻ; sử chữa ô tô, mô tô, xe máy 4,1 0.8

Vận tải, kho bãi 2,4 1,6

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 2,4 5,9

Thông tin và truyền thông 5,3 2,5

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 0,6 0,7

Hoạt động kinh doanh bất động sản 2,8 24,7

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 8,0 0,4

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 0,8 0,1

Giáo dục và đào tạo 1,1 0,2

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 0,6 0,6

Page 117:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

97

NgànhTỷ trọng

dự ánTỷ trọng vốn

đăng kýNghệ thuật, vui chơi và giải trí 1,0 1,8

Hoạt động khác 0,8 0,3Nguồn: Tổng cục Thống kê

Bên cạnh đó, đáng lưu ý, kể từ sau khi gia nhập WTO, vốn FDI đăng ký có sự

dịch chuyển mạnh sang lĩnh vực dịch vụ. Nếu phân chia nhỏ hơn nữa trong ngành dịch

vụ thì FDI tập trung vào các ngành có mức độ mở cửa cao nhất như: xây dựng, dịch vụ

kinh doanh tài sản, khách sạn, nhà hàng, vận tải, thông tin và vấn đề là FDI vào các

ngành này không trực tiếp làm tăng năng lực xuất khẩu. Như vậy, với tác động làm gia

tăng nhập siêu thời gian qua do chênh lệch đầu tư và tiết kiệm trong nước còn lớn thì

tình hình thâm hụt cán cân thương mại sẽ khó được giải quyết một khi FDI còn tập

trung vào các ngành này.

Xét về đối tác đầu tư FDI vào Việt Nam cũng cho thấy, hầu hết các đối tác đầu tư

FDI nhiều nhất vào Việt Nam cũng chính là những đối tác thương mại mà chúng ta

nhập siêu nhiều nhất. Xem xét 10 nước có FDI đầu tư lớn nhất vào Việt Nam cho

thấy, hầu hết các nước có đầu tư FDI nhiều nhất vào Việt Nam cũng là nước mà Việt

Nam có tỷ lệ nhập siêu nhiều nhất. Các nước nhập siêu nặng nề nhất với Việt Nam và

có FDI vào nền kinh tế lớn nhất là Đài Loan, Hàn Quốc, Xinh-ga-po, Thái Lan, Hồng

Kông... Đi theo dòng vốn FDI thì cũng là dòng lưu chuyển của hàng hóa và dịch vụ

vào nền kinh tế. Có lẽ đây là chiến lược hợp lý của các nhà đầu tư và chính phủ các

nước đó nhằm tiếp cận thị trường của chúng ta. Tuy nhiên, những diễn biến này cũng

xuất phát một phần từ sự yếu kém của các ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước. Nhập

siêu với các thị trường này sẽ chỉ được giải quyết một cách căn bản thông qua việc các

doanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc cung ứng các hàng

hóa, dịch vụ đầu vào cho doanh nghiệp FDI.

Theo tính toán số liệu thương mại hai chiều giữa Việt Nam với 10 nước đối tác có

FDI lớn nhất vào Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 thì có tới 5 đối tác mà Việt Nam

nhập siêu liên tục qua tất cả các năm là Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore,

Malaysia và Hồng Kông. Riêng nhập siêu của Việt Nam với 5 đối tác thương mại này

trong giai đoạn 2001 - 2010 đã lên tới hơn 140 tỷ USD và riêng năm 2010 thì con số

Page 118:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

98

này là 19,9 tỷ USD. Đây là một con số rất đáng lưu ý khi xem xét các nguyên nhân

cũng như giải pháp để xử lý vấn đề điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam thời

gian tới.

Bên cạnh các vấn đề về cơ cấu lĩnh vực, ngành nghề đầu tư, khả năng tham gia

của các ngành sản xuất trong nước… thì vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp FDI

cũng đang cho thấy có những dấu hiệu rõ ràng làm trầm trọng hơn tình trạng thâm

hụt cán cân thương mại của Việt Nam. Trên thực tế, vì nhiều lý do khác nhau (có thể

do các ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam chưa phát triển hoặc cũng không loại trừ

có thể do chủ trương từ chính các doanh nghiệp FDI), tỷ lệ nhập khẩu máy móc, thiết

bị, nguyên liệu… phục vụ cho sản xuất và hoạt động của các doanh nghiệp FDI ở Việt

Nam là rất lớn. Kết quả khảo sát và đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp

Việt Nam năm 2010 cho thấy, các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam nhập khẩu tới 57,5%

giá trị hàng hoá, dịch vụ trung gian, còn mua ở trong nước chỉ khoảng 40%. Với tỷ lệ

nhập khẩu này, hàng năm các doanh nghiệp FDI đã đóng góp vào kim ngạch nhập

khẩu chung của Việt Nam hàng chục tỷ USD và chiếm tỷ lệ khoảng trên dưới 40%

tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý ở đây là trong quá trình hoạt động và thực hiện các

giao dịch xuất nhập khẩu của mình, các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam đang tận dụng

những chính sách ưu đãi cũng như hạn chế trong chính sách kiểm soát của Việt Nam

để thực hiện các hình thức chuyển giá, qua đó chuyển lợi nhuận về nước ngoài, tác

động tiêu cực tới cân bằng trong cán cân thương mại của Việt Nam. Theo số liệu từ

Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính, trong năm 2010, ngành Thuế đã thanh tra 575 doanh

nghiệp FDI (lỗ trong các năm từ 2005 - 2009), kết quả giảm lỗ hơn 4.000 tỷ đồng và

truy thu thuế hơn 212 tỷ đồng. Trong đó, phát hiện 43 doanh nghiệp FDI quan hệ giao

dịch liên kết có dấu hiệu chuyển giá, xử phạt 37 doanh nghiệp, giảm lỗ 887 tỷ đồng,

truy thu thuế và phạt 27 tỷ đồng. Trong năm 2011, 1.267 doanh nghiệp có vốn FDI

thuộc diện phải kiểm tra việc chuyển giá, trốn thuế. Tính đến tháng 9 năm 2011, toàn

ngành đã thực hiện thanh tra 585 doanh nghiệp lỗ, trong đó có 76 doanh nghiệp có dấu

hiệu chuyển giá. Ngành Thuế đã kết luận thanh tra và quyết định xử lý 494 doanh

Page 119:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

99

nghiệp lỗ. Kết quả, đã giảm lỗ 3.754 tỷ đồng, truy thu thuế hơn 978 tỷ đồng, giảm

khấu trừ 86,9 tỷ, xử phạt 272 tỷ.

Doanh nghiệp FDI thường thực hiện hoạt động chuyển giá qua hai hình thức là

chuyển giá lãi và chuyển giá lỗ. Về hình thức chuyển giá lãi, thời gian qua, một số

doanh nghiệp FDI xin chuyển đổi thành công ty cổ phần. Về chuyển giá lỗ, các doanh

nghiệp FDI thường sử dụng phương thức: Thông qua nâng cao giá trị tài sản góp vốn;

mua bán nguyên vật liệu, bán thành phẩm với công ty mẹ ở nước ngoài hoặc các công

ty liên kết; qua cung cấp dịch vụ, phí quản lý, phí bản quyền, phí hỗ trợ kỹ thuật; qua

nâng chi phí cho vay, bảo lãnh; qua trả lương, đào tạo, chi phí quảng cáo, bán hàng;

qua việc điều phối thu nhập giữa các bên liên kết; chuyển giá thông qua các nhà thầu.

Việc chuyển giá còn làm cho giá cả một số sản phẩm nhập khẩu cao hơn rất nhiều so

với một số nước trong khu vực. Thậm chí, sau khi thu hồi được vốn đầu tư và đạt mục

tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp chuyển giá có thể cho phá sản, giải thể hay bán lại doanh

nghiệp với giá rẻ.

Tóm lại, qua xem xét mối quan hệ giữa đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước

ngoài vào Việt Nam cho thấy, đầu tư nói chung và đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước

ngoài, là một trong những yếu tố có tác động mạnh mẽ và rõ ràng nhất tới hoạt động

xuất nhập khẩu và tình trạng cán cân thương mại của Việt Nam thời gian qua và tác

động này theo chiều hướng: thâm hụt của cán cân thương mại tỷ lệ thuận với mức độ

gia tăng FDI vào Việt Nam.

2.2.2.3. Tỷ giá

Tỷ giá danh nghĩa song phương VNĐ/USD với tình trạng cán cân thương mại

Trước hết, chúng ta sẽ xem xét nhanh diễn biến của tỷ giá danh nghĩa song

phương (NER) giữa VNĐ và USD trong khoảng thời gian 2001 - 2010 (thông qua chỉ

số tăng NER và diễn biến của tình trạng cán cân thương mại Việt Nam trong thời gian

đó (thông qua tỷ số giữa nhập siêu với kim ngạch xuất khẩu). Về mặt nguyên lý, nếu

các yếu tố khác không thay đổi thì khi tỷ giá tăng sẽ làm cho đồng nội tệ mất giá tương

đối so với đồng ngoại tệ, trong trường hợp này là giữa VNĐ và USD, và điều này sẽ

kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.

Page 120:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

100

Theo dõi Đồ thị 2.19 có thể thấy, về cơ bản tỷ giá danh nghĩa giữa VNĐ và USD

giảm trong giai đoạn 2001 - 2007, tuy nhiên tình trạng cán cân thương mại trong giai

đoạn này lại diễn biến khá độc lập với diễn biến của tỷ giá: Cán cân thương mại thâm

hụt nhiều hơn từ năm 2001 - 2003, cải thiện hơn trong 3 năm tiếp theo 2004 - 2006 và

tăng mạnh trở lại vào năm 2007. Tương tự như vậy, diễn biến tỷ giá danh nghĩa song

phương và tình trạng cán cân thương mại giai đoạn 2007 - 2010 cũng không cho thấy

có mối liên hệ rõ ràng: Năm 2008, trong khi tỷ giá danh nghĩa VNĐ/USD tăng mạnh

nhất trong cả thời kỳ 2001 - 2010 (tăng 9,15% so với năm 2007) thì tình trạng cán cân

thương mại còn trầm trọng hơn (-18,1 tỷ USD so với -14,2% của năm 2007) và tỷ lệ

giữa nhập siêu/xuất khẩu cũng hầu như không được cải thiện (28,8% năm 2008 so với

29,2% năm 2007).

Đồ thị 2.19. Diễn biến tỷ giá danh nghĩa VNĐ/USD và tỷ lệ

nhập siêu/xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010

Nguồn: Tính toán trên cơ sở số liệu của Tổng cục Thống kê

và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Sở dĩ chúng ta xem xét rất nhanh diễn biến của tỷ giá song phương danh nghĩa

VNĐ/USD và diễn biến tình trạng cán cân thương mại của Việt Nam như trên là vì,

như đã trình bày ở Chương I về các vấn đề lý luận cơ bản - tỷ giá danh nghĩa song

phương không thể hiện được tương quan sức mua thực tế của các đồng tiền, do vậy

không cho thấy được nhiều thực chất tác động trong diễn biến của chúng tới các yếu tố

%

Page 121:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

101

kinh tế vĩ mô khác. Trong những phần tiếp theo dưới đây, Luận án sẽ lần lượt xem xét

diễn biến và mối quan hệ giữa tỷ giá thực song phương và tỷ giá thực đa phương với

tình trạng cán cân thương mại của Việt Nam để thấy rõ hơn được thực chất của mối

liên hệ này.

Tỷ giá thực song phương VNĐ/USD với tình trạng cán cân thương mại

Để tính tỷ giá thực song phương (RER) giữa VNĐ và USD, ở đây lựa chọn kỳ gốc

là năm 2000 (là năm có thâm hụt thương mại ở mức thấp 1,15 tỷ USD, tỷ lệ xuất

khẩu/nhập khẩu cao gần 93%, kinh tế vĩ mô ổn định…).

Đồ thị 2.20. Diễn biến tỷ giá thực song phương VNĐ/USD và tỷ số xuất

khẩu/nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ADB

Theo dõi đồ thị 2.20 về diễn biến tỷ giá thực song phương RER giữa VNĐ với

USD và diễn biến của cán cân thương mại (thông qua diễn biến của tỷ số xuất

khẩu/nhập khẩu để tiện so sánh và theo dõi trên đồ thị) có thể thấy, khi tỷ giá thực

song phương tăng đã góp phần cải thiện cán cân thương mại nhưng mức độ tác động

thấp. Độ trễ của tác động này cho thấy tỷ giá thực VNĐ/USD tăng lên năm này thì

phải sau từ 2 - 3 năm mới có tác động cải thiện cán cân thương mại. Có thể thấy rõ

điều này qua diễn biến các năm cụ thể như sau: Giai đoạn 2001 - 2003, khi tỷ giá thực

song phương tăng từ 107,21 lên 108,78 và 109,56 thì chỉ số xuất khẩu/nhập khẩu cũng

giảm từ 92,67 năm 2001, xuống 84,61 năm 2002 và 79,78 năm 2003 (nghĩa là cán cân

Page 122:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

102

thương mại gia tăng thâm hụt). Chỉ sau khi tỷ giá thực song phương khoảng 3 năm, tới

năm 2004 - 2006 thì tình trạng cán cân thương mại mới có tác động được cải thiện, từ

82,85 năm 2004, 88,26 năm 2005 và 88,72 năm 2006. Tương tự như vậy, tỷ giá thực

năm 2004 giảm từ 109,56 xuống 106,05 năm 2005 nhưng phải đến năm 2008 thì cán

cân thương mại mới được cải thiện đôi chút (tỷ số xuất khẩu/nhập khẩu tăng nhẹ từ

77,37 lên 77,66).

Như vậy, diễn biến nêu trên giữa tỷ giá thực song phương VNĐ/USD với tình

trạng cán cân thương mại đã cho thấy phần nào sự phù hợp với lý thuyết Hiệu ứng

tuyến J: Trong nắn hạn, hiệu ứng giá cả có tính trội so với hiệu ứng khối lượng làm

cho cán cân thương mại bị xấu đi; nhưng sau đó trong dài hạn, hiệu ứng khối lượng lại

có tính trội so với hiệu ứng giá cả làm cho cán cân thương mại được cải thiện. Tuy

nhiên, đối với thực tế diễn biến của Việt Nam như nêu trên thì mức độ tác động tăng

giảm này là không nhiều.

Tỷ giá thực đa phương với tình trạng cán cân thương mại

Như trình bày ở trên có thể thấy, tình hình diễn biến của tỷ giá thực song phương

VNĐ/USD với tình trạng của cán cân thương mại có mối quan hệ khá rõ ràng. Tuy

nhiên, cũng như đã được trình bày ở Chương I về các vấn đề lý luận cơ bản - tỷ giá

thực song phương mặc dù cho biết tương đương sức mua của hai đồng tiền nhưng

không thể hiện được tương đương này với nhiều đồng tiền khác cũng có vai trò quan

trọng tới ngoại thương của Việt Nam. Vì vậy, ở đây sẽ tiếp tục xem xét diễn biến và

mối quan hệ giữa tỷ giá thực đa phương (REER) với tình trạng cán cân thương mại.

Để tính tỷ giá thực đa phương, năm gốc tiếp tục được lựa chọn là năm 2000 với những

lý do như đã nêu trên, đồng thời cũng để thuận tiện trong việc theo dõi, so sánh diễn

biến của các chỉ số này với cán cân thương mại. Yếu tố quan trọng tiếp theo để tính

REER là việc xác định rổ tiền tệ. Ở đây nguyên tắc chung là sẽ lựa chọn những đồng

tiền của các đối tác thương mại chủ yếu với Việt Nam và những đồng tiền của các đối

thủ cạnh tranh chủ yếu của Việt Nam. Theo đó, các đồng tiền được lựa chọn để tính

toán REER gồm 10 đồng tiền là: USD của Hoa Kỳ, EUR của EU (trong đó chọn 2 nền

kinh tế đại diện là Pháp và Đức), Yên của Nhật Bản, Nhân dân tệ của Trung Quốc,

Baht của Thái Lan, SGD của Singapore, Đài tệ của Đài Loan, Won của Hàn Quốc,

Page 123:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

103

AUD của Australia. Cuối cùng, việc chọn quyền số sẽ dựa trên tỷ trọng thương mại

của các đối tác với Việt Nam trong thương mại quốc tế, hay nói cách khác là dựa trên

tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác thương mại có đồng tiền

tham gia vào rổ tiền. Với công thức tính REER như đã trình bày tại Chương I, áp dụng

các biến số như đã trình bày ở, ta có được kết quả diễn biến tỷ giá thực đa phương

trong giai đoạn 2001 - 2010 tại Đồ thị 2.21.

Đồ thị 2.21. Diễn biến tỷ giá thực đa phương và tỷ số xuất khẩu/nhập khẩu

của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ADB

Có xu hướng khá tương tự như đối với tỷ giá thực song phương VNĐ/USD. Giai

đoạn 2001 - 2010 cho thấy những giai đoạn tỷ giá thực đa phương tăng 2001, 2002 và

2003 (tương ứng từ 103,39 lên 106,37 và 112,44) nhưng cán cân thương mại không

được cải thiện ngay mà có xu hướng thâm hụt hơn (năm 2001 tỷ số xuất khẩu/nhập

khẩu là 92,67, năm 2002 là 84,61 và năm 2003 là 79,78). Chỉ đến năm 2004 - 2006 thì

tác động này mới khiến cho cán cân thương mại được cải thiện hơn (năm 2004 tỷ số

xuất khẩu/nhập khẩu tăng lên 82,85, năm 2005 tăng lên 88,26 và năm 2006 tăng lên

88,72). Những năm tiếp theo 2007 - 2010, mối liên hệ này qua đồ thị trên cho thấy

không thực sự rõ ràng, thậm chí theo chiều hướng ngược lại. Nghĩa là, tỷ giá thực đa

phương giảm nhưng chỉ số xuất khẩu/nhập khẩu lại có xu hướng tăng. Như vậy, có thể

Page 124:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

104

thấy rằng mối liên hệ giữa tỷ giá thực đa phương và tình trạng cán cân thương mại của

Việt Nam cũng cho thấy sự phù hợp với lý thuyết Hiệu ứng tuyến J trong một số giai

đoạn được xem xét. Tuy nhiên, mối liên hệ này không thực sự rõ ràng và sự tác động

không thực sự lớn.

Tóm lại, qua xem xét diễn biến mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại

của Việt Nam thời gian qua cho thấy, ảnh hưởng của tỷ giá danh nghĩa chưa rõ nét,

trong khi đó, sự thay đổi trong tỷ giá thực đã có tác động tới tình trạng cán cân

thương mại, và sự tác động này về cơ bản cho thấy phù hợp với lý thuyết về Hiệu ứng

tuyến J nhưng mức độ tác động ở đây là nhỏ. Điều này chứng tỏ rằng, bên cạnh yếu tố

tác động của tỷ giá thực thì xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam còn

chịu tác động rất lớn từ những yếu tố khác.

Nhận định chung, qua xem xét tổng hợp các yếu tố chủ yếu tác động tới cán cân

thương mại của Việt Nam thời gian qua như nêu trên, có thể rút ra nhận định mang

tính tổng kết chung như sau: Tình trạng cán cân thương mại, hay nói cách chính xác

là tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam thời gian qua, là kết quả tác

động tổng hợp của nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô. Bên cạnh tác động khá rõ ràng từ yếu tố

đầu tư - đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài, thì tác động một cách riêng biệt của

các yếu tố khác như tỷ giá, chính sách thương mại quốc tế… là không thực sự rõ ràng.

Qua đó, có thể thấy, nguyên nhân của tình trạng mất cân bằng cán cân thương mại

của Việt Nam trong thời gian qua xuất phát nhiều từ những nguyên nhân mang tính hệ

thống, tính cấu trúc của nền kinh tế. Do vậy, việc xem xét điều chỉnh để cải thiện cán

cân thương mại trong thời gian tới cũng cần được thực hiện theo hướng này.

2.2.3. Thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2012

và một số nhận định chủ yếu

Riêng đối với năm 2011 - 2012, cập nhật tình hình cán cân thương mại của Việt

Nam năm 2011 và 2012 cho thấy có những diễn biến khá khác biệt so với giai đoạn

2001 - 2010. Do vậy, phần dưới đây của Luận án cũng sẽ tập trung xem xét, đánh giá

cụ thể về vấn đề này để từ đó làm rõ diễn biến cán cân thương mại trong năm 2011 và

Page 125:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

105

2012 là vấn đề mang tính bản chất, mang ý nghĩa là bước chuyển trong xu hướng vận

động chính của cán cân thương mại của Việt hay là vấn đề có tính hiện tượng, chưa thể

hiện sự thay đổi về chất để chuyển sang một giai đoạn vận động mới của cán cân

thương mại Việt Nam.

Theo kết quả thống kê chính thức, cán cân thương mại của Việt Nam năm 2011 và

năm 2012 đã chuyển biến khá đột biến theo hướng giảm mạnh mức độ nhập siêu và đã

bắt đầu có suất siêu. Cụ thể là, năm 2011 với tổng kim ngạch xuất khẩu là 96,906 tỷ

USD và nhập khẩu là 106,750 tỷ USD, cán cân thương mại của Việt Nam ở mức thâm

hụt 9,844 tỷ USD và bằng 10,1% so với kim ngạch xuất khẩu. Đây là mức thâm hụt

cán cân thương mại giảm mạnh nhất kể từ năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam gia nhập

WTO (tỷ lệ nhập siêu/kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2007 là 29,1%, năm

2008 là 28,8%, năm 2009 22,5% và năm 2010 là 17,5%). Năm 2012, lần đầu tiên sau

rất nhiều năm, cán cân thương mại Việt Nam đã ở trạng thái thặng dư với mức thặng

dư là 781 triệu USD (với kim ngạch xuất khẩu đạt 114,573 tỷ USD và nhập khẩu

113,792 tỷ USD).

Trở lại phân tích nguyên nhân của kết quả nêu trên có thể thấy một số vấn đề rất

đáng lưu ý như sau:

Thứ nhất, năm 2008 được đánh dấu là năm kinh tế thế giới bắt đầu bước vào suy

thoái khá nghiêm trọng, bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát tại Hoa Kỳ

và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng

lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo. Cuộc khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ năm

2008 được đánh giá là bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng và nhà đất, bong bóng bất

động sản càng lúc càng phình to đã đặt thị trường nhà đất và tiếp đó là thị trường tín

dụng tại Hoa Kỳ và kéo theo nhiều quốc gia châu Âu vào thế nguy hiểm, khiến nhiều

công ty lớn tuyên bố phá sản. Bắt đầu là sự kiện Tập đoàn tài chính Bear Stears tuyên

bố phá sản vào ngày 16 tháng 3 năm 2008, báo hiệu chuỗi đổ vỡ của các định chế tài

chính vào các tháng tiếp theo. Tiếp đó, ngày 07 tháng 9 năm 2008, Chính phủ Hoa Kỳ

đã buộc phải chi 200 tỷ USD để tiếp quản hai định chế tài chính khổng lồ là Freddie

Mac và Fannie Mae, ngày 15 tháng 9 năm 2008, Bank of America phải mua lại Merrill

Lynch, Goldman Sachs và Morgan Stanley phải thay đổi mô hình hoạt động... Tiếp đó,

Page 126:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

106

tại Anh, ngày 28 tháng 9 năm 2008, Ngân hàng Bradford & Bingley sụp đổ, Chính

phủ Anh phải quyết định chi 88 tỷ USD cứu hệ thống ngân hàng. Ngày 08 tháng 10

năm 2008, các ngân hàng Trung ương của các quốc gia châu Âu đồng loạt hạ lãi suất.

Ngày 12 tháng 10 năm 2008, Chính phủ Iceland có nguy cơ sụp đổ vì khủng hoảng tài

chính. Ngày 27 tháng 10 năm 2008, IMF quyết định bơm tiền hỗ trợ hàng loạt nền

kinh tế. Ngày 14 tháng 11 năm 2008, 15 nước châu Âu thừa nhận lâm vào suy thoái.

Ngày 11 tháng 12 năm 2008, vụ lừa đảo 50 tỷ USD của Bernad Madoff vỡ lở với nạn

nhân là hàng loạt ngân hàng lớn của Hoa Kỳ và châu Âu...

Trong bối cảnh đó, diễn biến cán cân thương mại của Việt Nam năm 2009 - 2010,

là thời kỳ tác động của khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới diễn ra mạnh mẽ nhất,

lại cho thấy có sự "cải thiện". Cụ thể là sau mức độ thâm hụt cán cân thương mại có xu

hướng liên tục tăng kể từ năm 2001, thì đến năm 2009 và năm 2010, xu hướng này lại

bắt đầu có dấu hiệu giảm bớt: Năm 2009, thâm hụt cán cân thương mại ở mức 12,853

tỷ USD, bằng 22,5% so với kim ngạch xuất khẩu, năm 2010 thâm hụt cán cân thương

mại ở mức 12,609 tỷ USD, bằng 17,5% so với kim ngạch xuất khẩu (so với mức thâm

hụt cán cân thương mại năm 2008 là 18,029 tỷ USD, bằng 28,76% so với kim ngạch

xuất khẩu và năm 2007 là 14,204 tỷ USD, bằng 29,25% so với kim ngạch xuất khẩu).

Quan sát diễn biến trên thực tế cũng cho thấy là trong những thời kỳ kinh tế thế giới

gặp suy thoái thì lại là thời kỳ mà mức độ thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam

cũng giảm hơn. Lý giải bản chất của hiện tượng này có thể bởi hai lý do cơ bản là: (i)

Khi nền kinh tế thế giới suy thoái, nhu cầu nhập khẩu các hàng hóa của các nước,

trong đó bao gồm những nước là thị trường nhập khẩu chủ yếu hàng hóa của Việt

Nam, sẽ giảm. Khi đó, tác động sẽ tạo ra đối với cả xuất khẩu và nhập khẩu (vốn chủ

yếu để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu) của Việt Nam cũng sẽ giảm. (ii) Trong khi

đó, đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng cho

thấy, cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng thiết

yếu như nông, lâm, thủy sản, may mặc..., là những mặt hàng có tính co giãn thấp khi

kinh tế suy thoái (nghĩa là, khi kinh tế thế giới suy thoái thì sự sụt giảm trong tiêu dùng

các mặt hàng này cũng không nhiều). Trong khi đó, cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của

Việt Nam lại chủ yếu là các loại máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu để phục vụ sản

Page 127:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

107

xuất và xuất khẩu, là những mặt hàng có độ co giãn cao hơn, phản ứng mạnh hơn khi

thị trường sụt giảm. Chính vì vậy, như đã trình bày ở các phần trên về thực trạng xuất

nhập khẩu của Việt Nam, tốc độ tăng/giảm nhập khẩu của Việt Nam thường xuyên ở

biên độ lớn hơn, mạnh hơn so với tốc độ tăng giảm của xuất khẩu. Đây chính là lý do

cho thấy hầu như trong các giai đoạn mà kinh tế thế giới suy thoái thì cũng là những

giai đoạn mà cán cân thương mại của Việt Nam được cải thiện hơn.

Thứ hai, giai đoạn 2011 - 2012 là một giai đoạn khá đặc biệt của nền kinh tế Việt

Nam. Bên cạnh tác động của nhiều yếu tố Nền kinh tế trong nước gặp rất nhiều khó

khăn, tăng trưởng kinh tế suy giảm, sản xuất đình đốn, hàng tồn kho tăng cao, nợ xấu

tăng mạnh và hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động... Bên cạnh đó,

tình hình kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, nợ công lan rộng tại

châu Âu, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sụt giảm và bất ổn tiếp tục gia tăng. Mặc dù cán

cân thương mại được cải thiện và bắt đầu có xuất siêu nhưng Chính phủ và nhiều

chuyên gia kinh tế trong nước đã bắt đầu lo ngại về tình trạng xuất siêu của Việt Nam

và cho rằng Việt Nam ở thời điểm này cần thiết nhập siêu hơn là xuất siêu. Lý do của

lo ngại này cũng xuất phát từ chính đặc điểm nêu trên của nền kinh tế Việt Nam, đó là

nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu để phục vụ sản xuất và xuất khẩu (nhóm hàng hóa

nhập khẩu để phục vụ nhu cầu này chiếm khoảng trên 80% tổng nhập khẩu của Việt

Nam). Một khi nhập khẩu sụt giảm cũng đồng nghĩa với việc năng lực sản xuất hàng

hóa để phục vụ xuất khẩu cũng sẽ sụt giảm và như vậy sẽ ảnh hưởng tới những cân đối

lớn của nền kinh tế.

Thứ ba, mặc dù trung tâm của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính thế giới diễn

ra trong năm 2008 nhưng cần phải thừa nhận rằng tới thời điểm này, thế giới vẫn chưa

thực sự thoát ra được khỏi cuộc khủng hoảng này. Những vấn đề cơ bản của cuộc

khủng hoảng vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để và các nền kinh tế lớn trên thế

giới như Hoa Kỳ và EU vẫn đang phải tiếp tục vật lộn để tìm các giải pháp để giải

quyết. Nguy cơ bị kéo trở lại cuộc khủng hoảng là hoàn toàn hiện hữu. Do vậy, với

những phân tích, nhận định như nêu trên, chúng ta vẫn có thể tiếp tục nhận thấy rằng,

nếu không có những thay đổi, cải cách mạnh mẽ thì tình trạng cán cân thương mại của

Việt Nam vẫn nhiều khả năng sẽ diễn biến theo xu hướng "được cải thiện". Theo dõi

Page 128:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

108

tình hình xuất nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2013 cũng cho thấy điều này. Hai tháng đầu

năm 2013, xuất khẩu của Việt Nam đạt 18,69 tỷ USD, nhập khẩu 17,91 tỷ USD và cán

cân thương mại ở mức thặng dư 782 triệu USD.

Với những phân tích nêu trên có thể thấy rằng, nếu nhìn vào thực chất của tình

trạng cán cân thương mại của Việt Nam được cải thiện trong năm 2001 - 2012 và

những tháng đầu năm 2013, thì rõ ràng đây chưa phải là sự chuyển biến thực sự về

chất lượng trong hoạt động xuất nhập khẩu, mà sâu xa hơn nữa là chất lượng trong đổi

mới, nâng cao năng lực, hiệu của nền sản xuất trong nước (mặc dù không thể phủ nhận

tác dụng của các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu mà Chính phủ

và các Bộ, ngành đang nỗ lực triển khai áp dụng). Vì vậy, có thể nhận định rằng, tình

trạng xuất siêu của Việt Nam trong hai năm 2011 - 2012 vừa qua chỉ mang tính hiện

tượng, chưa tạo ra sự chuyển đổi căn bản trong xu hướng vận động chính của cán cân

thương mại trong dài hạn.

2.3. Đánh giá chung về thực trạng điều chỉnh cán cân thương mại Việt Nam

thời kỳ 2001 - 2010

Trên cơ sở thực trạng điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam thời gian qua

như đã được phân tích và trình bày ở phần trên có thể rút ra một số đánh giá chung về

những mặt được cũng như nhưng mặt còn tồn tại, hạn chế và nguyên nhân cơ bản

trong điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam thời gian qua như sau:

2.3.1. Mặt được

- Về cơ bản, cán cân thương mại được điều chỉnh và duy trì ở mức độ có thể

chấp nhận được để duy trì tăng trưởng và phát triển kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh

công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mặc dù trong thời gian qua, cán cân thương mại của

Việt Nam luôn ở trong tình trạng thâm hụt nhưng mức độ thâm hụt được kiểm soát

trong mức độ cho phép, chưa gây ra những biến động lớn đối với ổn định kinh tế vĩ

mô, đặc biệt là đối với khả năng trả nợ của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu

trung bình vẫn ở mức cao hơn so với mức lãi suất bình quân mà Việt Nam phải trả.

Chỉ số nợ trên tổng kim ngạch xuất khẩu ở mức độ chịu đựng được do được bù đắp

bằng các khoản chuyển giao như kiều hối, xuất khẩu lao động, các khoản viện trợ…

Xem xét chi tiết việc điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam thời gian qua cũng

Page 129:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

109

cho thấy, nhập siêu chủ yếu cũng để phục vụ cho khu vực sản xuất, tăng cường năng

lực sản xuất trong nước. Đây chính là điểm cơ bản nhất đạt được trong công tác điều

chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam, qua đó đã duy trì được sự ổn định kinh tế vĩ

mô trong nước.

- Các chính sách, biện pháp điều chỉnh cán cân thương mại tiếp tục được đổi

mới, hoàn thiện và áp dụng ngày càng hiệu quả hơn, tạo cơ sở quan trọng cần thiết

để có thể tiếp tục điều chỉnh cán cân thương mại theo hướng bền vững hơn trong

thời gian tiếp theo. Như đã trình bày ở các phần trên của Luận án, việc điều chỉnh, bổ

sung nhằm đổi mới các chính sách, biện pháp có tác động, điều chỉnh cán cân thương

mại trong thời gian qua đã được Việt Nam tập trung thực hiện khá mạnh mẽ, qua đó

từng bước hoàn thiện hệ thống các công cụ điều chỉnh cán cân thương mại một cách

hiệu quả và vững chắc hơn. Các chính sách thương mại quốc tế như chính sách thuế,

chính sách quản lý xuất nhập khẩu, hạn ngạch, hạn ngạch thuế quan, tín dụng xuất

khẩu, thu hút đầu tư, hỗ trợ xuất khẩu... đều được tiến hành xem xét để điều chỉnh, bổ

sung hoặc xây dựng mới nhằm hoàn thiện hơn hệ thống các công cụ điều tiết cán cân

thương mại.

- Bảo đảm được sự thống nhất trong chỉ đạo điều chỉnh cán cân thương mại

trong các cơ quan quản lý nhà nước. Việc điều chỉnh cán cân thương mại vốn đòi hỏi

phải kết hợp được linh hoạt và đồng bộ nhiều chính sách kinh tế vĩ mô khác nhau như

tài chính, tín dụng, đầu tư, tỷ giá… và do vậy đòi hỏi phải có sự thống nhất và phối

hợp rất chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Nhìn chung, trong thời gian qua,

mặc dù hiệu quả của từng chính sách, biện pháp điều chỉnh cán cân thương mại có thể

còn có lúc hạn chế, công tác phối hợp có thể có lúc chưa tốt… nhưng quan điểm, định

hướng chung luôn được bảo đảm thống nhất, thông suốt. Đây là một trong những điểm

tích cực quan trọng mà Việt Nam đã bảo đảm được trong thời gian gian qua trong quá

trình chỉ đạo điều chỉnh cán cân thương mại. Những mục tiêu, yêu cầu cũng như

những giải pháp cơ bản trong điều chỉnh cán cân thương mại luôn được Chính phủ xác

định và phân giao nhiệm vụ, chỉ đạo thường xuyên các Bộ, ngành tổ chức thực hiện

một cách đồng bộ và thống nhất.

2.3.2. Mặt tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Page 130:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

110

- Tác dụng và hiệu quả của các chính sách, biện pháp điều chỉnh cán cân

thương mại còn hạn chế. Tình trạng nhập siêu vẫn chưa có dấu hiệu được cải thiện

một cách cơ bản và bền vững. Như đã trình bày ở trên, mặc dù những cơ chế, chính

sách, giải pháp được sử dụng để điều chỉnh cán cân thương mại đã được các cơ quan

quản lý nhà nước bổ sung, hoàn thiện đáng kể, nhưng công tác triển khai thực hiện và

hiệu quả của các công cụ này trong điều chỉnh cán cân thương mại còn hạn chế, do đó

tình trạng thâm hụt cán cân thương mại vẫn chưa thấy có dấu hiệu được cải thiện một

cách vững chắc và rõ ràng. Chính sách thu hút và định hướng đầu tư còn hạn chế dẫn

tới tình trạng dàn trải, lãng phí, chưa thúc đẩy được chuyển dịch cơ cấu kinh tế và

nâng cao chất lượng tăng trưởng; các biện pháp về hàng rào kỹ thuật còn rất ít ỏi; hiệu

quả của các chương trình xúc tiến thương mại chưa được cải thiện đáng kể, điều hành

tỷ giá trong nhiều giai đoạn chưa thực sự nhạy bén, kịp thời…

- Một số vấn đề mang tính cấu trúc, hệ thống dẫn tới tình trạng thâm hụt cán

cân thương mại chưa được xử lý một cách căn bản. Mô hình phát triển kinh tế chậm

được chuyển đổi, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chưa thực sự mạnh mẽ, hiệu quả sử dụng

nguồn vốn còn ở mức thấp, sức cạnh tranh của hàng hoá và doanh nghiệp trong nước

chưa được cải thiện rõ rệt, mức độ phụ thuộc vào một số thị trường xuất nhập khẩu

còn cao… Đây chính là những vấn đề còn tồn tại, hạn chế mà Việt Nam cơ bản vẫn

chưa giải quyết được để bảo đảm cho việc điều chỉnh cán cân thương mại một cách

tích cực và bền vững trong thời gian qua.

- Vấn đề điều chỉnh cán cân thương mại theo các khu vực thị trường và theo

các mặt hàng tham gia xuất nhập khẩu còn nhiều hạn chế. Tình trạng nhập siêu ở

một số thị trường nhất định vẫn liên tục diễn ra và chưa có biện pháp cải thiện một

cách căn bản. Nhập siêu từ khu vực thị trường châu Á - Thái Bình Dương và đặc biệt

là từ thị trường Trung Quốc liên tục ở mức cao và không có xu hướng giảm. Nhập siêu

từ nhóm hàng nguyên - nhiên - vật liệu và máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng rất lớn và

kéo dài trong nhiều năm chưa có dấu hiệu được cải thiện cho thấy quá trình tiếp thu,

đổi mới công nghệ sản xuất trong nước còn rất hạn chế.

- Những cơ hội và lợi ích được tạo ra từ quá trình hội nhập quốc tế và các cam

kết hội nhập quốc tế chưa được tận dụng tốt trong quá trình điều chỉnh cán cân

Page 131:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

111

thương mại. Việc áp dụng các qui định trong thương mại quốc tế với bản chất là tạo

điều kiện bình đẳng hơn, tốt hơn cho Việt Nam trong thương mại quốc tế như thực thi

trợ cấp cho phép, áp dụng các rào cản kỹ thuật, xử lý các vấn đề cạnh tranh không lành

mạnh… về cơ bản vẫn chưa được Việt Nam khai thác tốt trong việc kiềm chế nhập

siêu; những cam kết hội nhập trong các hiệp định thương mại quốc tế song phương và

đa phương chưa thực sự tạo ra lợi ích đáng có cho các doanh nghiệp Việt Nam trong

việc đẩy mạnh xuất khẩu bởi nhiều lý do khác nhau, trong đó có phần trách nhiệm rất

lớn từ phía các cơ quan quản lý nhà nước trong việc phổ biến, hướng dẫn các doanh

nghiệp trong nước tận dụng để đẩy mạnh xuất khẩu và qua đó có thể cải thiện tốt hơn

tình trạng cán cân thương mại thời gian qua.

Page 132:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

112

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TRONG

SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA CỦA VIỆT NAM

THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2020

3.1. Các yếu tố trong nước và quốc tế chủ yếu tác động tới cán cân thương

mại của Việt Nam thời gian tới

3.1.1. Các yếu tố từ môi trường quốc tế

3.1.1.1. Cơ hội

- Nền kinh tế thế giới đang có những vận động mạnh mẽ theo xu hướng chuyển

dịch từ Tây sang Đông, đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược phát triển kinh

tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, từ chỗ

chỉ chiếm gần 21% tỷ trọng thương mại quốc tế vào năm 1990, đến nay đã được coi là

khu vực phát triển sôi động nhất thế giới và chiếm tới trên 35% thị phần trong xuất

nhập khẩu toàn cầu. Trong đó, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đang nổi lên trở

thành những quốc gia có vị thế và tầm ảnh hưởng không nhỏ trong nền kinh tế thế

giới. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á, được dự

báo vẫn sẽ là khu vực phát triển năng động. Nằm trong khu vực năng động này, hoạt

động ngoại thương của Việt Nam sẽ được hưởng những ngoại ứng tích cực. Nếu biết

tận dụng được những lợi thế này, xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn sẽ có thể được mở

rộng và phát triển tốt trong điều kiện không thuận lợi chung của tình hình thế giới.

- Kinh tế thế giới sau thời kỳ suy thoái sẽ có nhiều khả năng được phục hồi và

đạt mức tăng trưởng khá từ năm 2015 - 2016, đi kèm theo đó là nhu cầu nhập khẩu

hàng hoá của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả những quốc gia bạn hàng

nhập khẩu lớn của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng. Đây là cơ hội tốt để Việt Nam có thể

đẩy mạnh xuất khẩu. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, với tác động của khủng

hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nợ công và lạm phát tăng cao ở hầu khắp

các nước, khủng hoảng chính trị ở Bắc Phi - Trung Đông, biến đổi khí hậu và thiên tai,

xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh giành năng lượng, tài nguyên và biển đảo…, trong

ngắn và trung hạn, kinh tế thế giới sẽ phục hồi chậm, bước vào kỳ tăng trưởng mới và

Page 133:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

113

có thể đạt được mức tăng trưởng cao nhất trong các năm 2015 - 2016. Cũng theo dự

báo tháng của Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) về triển vọng kinh tế toàn cầu, tăng trưởng

kinh tế thế giới sẽ phục hồi chậm trong giai đoạn từ nay tới năm 2016 với tốc độ tăng

trưởng trung bình khoảng 4,5 - 4,7%/năm. Trong đó, tăng trưởng kinh tế của các nước

phát triển chỉ dao động ở mức 2,4 – 2,6%/năm, của các nước đang phát triển sẽ ở mức

6,5 - 6,8%/năm. Các nền kinh tế mới nổi châu Á sẽ có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế

giới, đạt khoảng 8,4 - 8,6%/năm. Tăng trưởng kinh tế của Mỹ sẽ chỉ dao động ở mức

2,7 - 2,9%/năm trong giai đoạn 2011 - 2016, của khu vực đồng EURO dao động ở

mức 1,6 - 1,8%/năm. Kinh tế khu vực Mỹ la tinh và Caribe có mức tăng trưởng giảm

dần từ 4,7% trong năm 2010 xuống 3,9% vào năm 2016. Kinh tế khu vực Trung Đông

và Bắc Phi sẽ có mức tăng trưởng từ 4,1% trong năm 2011 lên 5,1% vào năm 2016.

Khu vực ASEAN được dự báo sẽ là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới

trong giai đoạn 2011 - 2016 với tốc độ bình quân 8,4 - 8,6%/năm trong cả giai đoạn.

- Quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho

thương mại và đầu tư quốc tế phát triển và cùng với nó là sự đa dạng hoá của các

nguồn đầu tư cũng như hướng đầu tư. Các thị trường mới nổi sẽ là những mục tiêu

chủ yếu thu hút đầu tư toàn cầu và cũng chính những quốc gia này cũng trở thành

những nguồn đầu tư chủ yếu ra thị trường quốc tế. Việt Nam có thể tranh thủ thời cơ

này để tăng cường thu hút FDI, phục vụ cho mục tiêu phát triển xuất khẩu của mình.

- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trên thế giới sẽ tạo điều kiện

cho Việt Nam đi tắt, đón đầu để tiếp thu những tri thức và công nghệ tiên tiến trên

thế giới. Đặc biệt, sự phát triển của công nghệ thông tin và thương mại điện tử sẽ tạo

cơ hội cho Việt Nam tham gia giao dịch trên thị trường thế giới một cách dễ dàng, tiện

lợi với chi phí thấp. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát triển với tốc độ mạnh

mẽ, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở mỗi quốc gia, trước hết là ở những nước

công nghiệp phát triển. Kinh tế dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao. Loài người đang

chuyển từ xã hội công nghiệp sang xã hội hậu công nghiệp và đang bước nhanh vào

ngưỡng cửa của xã hội thông tin, nền kinh tế số hoá. Điều này đang tạo ra cơ hội to lớn

cho những quốc gia đi sau có cơ hội thu hẹp khoảng cách phát triển với các quốc gia đi

trước. Trong hoạt động ngoại thương, điều này sẽ tạo cơ hội để các nước đi sau có thể

Page 134:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

114

tham gia vào thị trường quốc tế một cách thuận lợi, dễ dàng và nhanh chóng hơn với

chi phí thấp hơn.

- Tự do hoá thương mại tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, Vòng đàm phán Đôha đang

được khởi động lại…, sẽ giúp cho việc cắt giảm các rào cản đối với các sản phẩm

nông nghiệp và các sản phẩm hàng hoá khác trong thương mại quốc tế được tiếp

tục giảm thiểu, tạo điều kiện cho các quốc gia mở rộng các hoạt động ngoại thương

và đẩy mạnh xuất khẩu. Toàn cầu hoá là một tiến trình đang vận động. Mặc dù chứa

đựng nhiều mâu thuẫn, tiến trình này vẫn tiến lên phía trước. Các hiệp định mậu dịch

tự do song phương (FTA) và hiệp định tự do khu vực (RTA) xuất hiện ngày càng

nhiều, . Ở Đông Nam Á và Đông Á, liên kết khu vực đang phát triển trên cả chiều rộng

và chiều sâu. Ý tưởng về việc thành lập một khu mậu dịch tự do xuyên Thái Bình

Dương đang sắp trở thành hiện thực… Tất cả những yếu tố này đã và sẽ tiếp tục tạo cơ

hội thuận lợi cho các quốc gia mở rộng được các hoạt động hợp tác đầu tư và thương

mại quốc tế.

3.1.1.2. Thách thức

- Tình hình kinh tế và thương mại thế giới sẽ tiếp tục biến đổi nhanh chóng và

khó lường, khả năng ứng phó của Việt Nam còn hạn chế, sẽ là thách thức rất cơ bản

mà Việt Nam cần phải vượt qua để có thể bảo đảm cho sự mở rộng và phát triển các

hoạt động thương mại quốc tế một cách bền vững. Trong khi tình hình thế giới diễn

biến ngày càng nhanh chóng và phức tạp thì việc nâng cao năng lực ứng phó và thích

nghi của Việt Nam, vốn đang ở mức chưa cao, lại cần phải có thời gian bởi đó là quá

trình đổi mới toàn diện và đồng bộ. Vấn đề là Việt Nam cần nhận thức được thách

thức căn bản này để tập trung đẩy mạnh đổi mới, rút ngắn thời gian cải cách để nâng

cao năng lực của nền kinh tế trong nước nói chung và qua đó ứng phó ngày càng tốt

hơn trước những biến động của tình hình thế giới, bảo đảm cho sự phát triển một nền

ngoại thương bền vững.

- Dưới áp lực của toàn cầu hóa kinh tế, cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn và

Việt Nam sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng lớn hơn trên cả ba cấp độ: sản

phẩm, doanh nghiệp và quốc gia. Hàng hoá, các sản phẩm dịch vụ và doanh nghiệp

nước ta sẽ phải cạnh tranh với hàng hoá, các sản phẩm dịch vụ và doanh nghiệp các

Page 135:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

115

nước. Cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt hơn và ở quy mô rộng lớn hơn trong khi

hàng hóa, doanh nghiệp và nền kinh tế Việt nam có năng lực cạnh tranh còn thấp. Làm

thế nào để giành thắng lợi trong cạnh tranh trên thị trường quốc tế và có thể sớm vượt

ra khỏi bẫy thu nhập trung bình là một thách thức rất lớn. Quản lý kinh tế vĩ mô, cơ

chế chính sách, hệ thống pháp luật nếu không nhanh chóng được hoàn thiện, nâng cao

tính hiệu lực, hiệu quả và có sự điều chỉnh linh hoạt kịp thời, sẽ gây khó khăn, trở ngại

cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, làm phát sinh thêm chi phí, giảm hiệu quả sản

xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư và

kinh doanh chung của toàn xã hội.

- Xu hướng ký kết các Hiệp định thương mại tự do, nhất là giữa các nước và

các khu vực với nhau (FTA, RTA...) là một thách thức lớn đối với các nước không

tham gia Hiệp định. Và ngay trong số các nước tham gia Hiệp định thì các nền kinh tế

kém phát triển hơn cũng thường phải chịu thiệt thòi nhiều hơn.

- Quá trình hội nhập quốc tế ngày càng tạo ra nhiều hơn các hình thức rào

cản thương mại mới tinh vi hơn như áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ

sinh an toàn thực phẩm hay các biện pháp chống bán phá giá... Điều này gây khó khăn

không nhỏ cho những nước mà sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu còn chưa cao, như

Việt Nam. Các hàng rào bảo hộ thông thường như hiện nay sẽ tiếp tục được dỡ bỏ sẽ

gây gia tăng áp lực đối với Việt Nam trong việc hạn chế nhập siêu, hạn chế nhập khẩu

hàng hóa và công nghệ tiêu tốn năng lượng, không thân thiện với môi trường và có

nguồn gộc từ các nước có trình độ công nghệ trung bình.

- Những bất ổn khó lường về an ninh - chính trị - xã hội (như chiến tranh,

khủng bố, thiên tai, dịch bệnh…) đều là những nguy cơ tiềm ẩn và hoàn toàn có thể

dẫn đến những khủng hoảng ở quy mô khu vực hay thế giới. Nếu điều đó xảy ra sẽ có

ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả xuất khẩu của Việt Nam. Thị trường thế

giới đã bị phân đoạn và chủ yếu do các Công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia chi

phối. Bên cạnh việc phải nâng cao năng lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thì vấn

đề tìm ra mặt hàng và thị trường có tính đột phá để chủ động tham gia vào mạng lưới

sản xuất và phân phối toàn cầu, tham gia vào các khâu có giá trị gia tăng cao là một

trong các thách thức không nhỏ.

Page 136:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

116

3.1.2. Các yếu tố từ tình hình trong nước

3.1.2.1. Thuận lợi

- So với giai đoạn trước, năng lực sản xuất của nền kinh tế được nâng lên một

bước rõ rệt, vị trí và hình ảnh của quốc gia trên trường quốc tế cũng được cải thiện.

Hơn 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện và đặc biệt là mười năm thực hiện

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 là giai đoạn đất nước ta thực sự đẩy

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan

trọng. Kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,26%/năm. Tổng sản phẩm

trong nước (GDP) năm 2010 so với năm 2000 theo giá thực tế gấp 3,26 lần; thu ngân

sách, kim ngạch xuất khẩu gấp 5 lần, công tác hội nhập kinh tế quốc tế được triển khai

thực hiện một cách chủ động trên cả chiều rộng và chiều sâu… Vị trí và vai trò của

Việt Nam trên quốc tế đã được cải thiện trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực

hợp tác kinh tế - thương mại. Đây thực sự là những nền tảng hết sức quan trọng để

kinh tế nói chung và thương mại quốc tế của Việt Nam nói riêng tiếp tục phát triển

trong những năm tiếp theo.

- Nhiều ngành sản xuất trong nước có tiềm năng phát triển trong thời gian tới.

Các loại nông, lâm, thuỷ sản có lợi thế cơ bản về điều kiện tự nhiên để phát triển đa

dạng các loại hình sản phẩm, đặc biệt là các phát triển các loại rau quả nhiệt đới, mở

rộng nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản xa bờ. Bên cạnh đó, hầu hết các mặt hàng thuộc

nhóm nông, lâm, thuỷ sản tuy gặp phải giới hạn về khả năng mở rộng nuôi, trồng song

vẫn có nhiều khả năng để có thể nâng cao giá trị gia tăng trong xuất khẩu thông qua

việc đổi mới giống cây trồng, nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua hoạt động đầu

tư vào công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch. Các sản phẩm công nghiệp sẽ có

nhiều khả năng để có thể thể tăng tốc phát triển nhanh trong giai đoạn tới do kết quả

của quá trình thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài,

trong những năm gần đây tăng mạnh, triển vọng về mở rộng thị trường, phát triển

những mặt hàng mới mà thế giới có nhu cầu cao là rất lớn. Nhóm hàng nguyên, nhiên

liệu dự kiến sẽ giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong

5 năm tới do lượng dầu thô và than đá xuất khẩu giảm. Tuy nhiên, nếu các dự án chế

Page 137:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

117

biến một số loại khoáng sản mà Việt Nam có trữ lượng khá sớm được triển khai (như

quặng sắt ở Thạch Khê - Hà Tĩnh với trữ lượng khoảng 544 triệu tấn, bôxit nhôm ở

Đắc Nông với trữ lượng trên 600 triệu tấn...) thì có thể bù đắp được sự sụt giảm kim

ngạch của nhóm hàng này.

- Thể chế kinh tế ngày càng được hoàn thiện theo xu hướng dân chủ hoá đời

sống kinh tế, trong khi môi trường chính trị, xã hội vẫn được duy trì ổn định. Những

cải cách quan trọng về cơ chế, chính sách điều chỉnh các hoạt động kinh tế nói chung

và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng theo hướng thông thoáng hơn, phù hợp hơn với

những chuẩn mực quốc tế, phát huy được sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh

tế trong thời gian qua (điển hình là việc thông qua Luật Thương mại và Luật Đầu tư

mới) nhất định sẽ tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới.

- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và ngày càng mở rộng quan hệ kinh tế đối

ngoại. Với quan điểm chủ động hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, quan hệ kinh tế đối

ngoại của Việt Nam với hầu khắp các quốc gia và khu vực thị trường lớn trên thế giới

ngày càng được mở rộng; mối quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức kinh tế, thương mại,

tài chính lớn của quốc tế được thiết lập, duy trì một cách bền vững..., tạo điều kiện

thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu.

3.1.2.2. Khó khăn

- Năng lực cạnh tranh quốc gia chưa được cải thiện rõ rệt, chất lượng của sự

tăng trưởng kinh tế của Việt Nam không cao trong thời gian qua sẽ là thách thức cần

vượt qua để nâng cao chất lượng xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo

hướng nâng cao tỷ trọng hàng hoá chế biến, chế tạo, hàng hoá có hàm lượng giá trị gia

tăng cao hơn.

- Cơ cấu xuất khẩu chưa lành mạnh, chuyển dịch cơ cấu diễn ra chậm và thiếu

chủ động. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam diễn ra chậm chạp và

cơ bản vẫn bị động dẫn đến đầu tư dàn trải, thiếu quyết tâm, thiếu tầm chiến lược.

- Lợi thế so sánh chủ yếu hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian

vừa qua là nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, giá nhân công thấp sẽ giảm dần trong thời

gian tới do sự hội nhập ngày càng sâu, rộng của nước ta vào kinh tế thế giới (trong đó

Page 138:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

118

có thị trường lao động). Kinh tế trong nước ngày càng phát triển, thu nhập cư dân ngày

càng tăng sẽ là một khó khăn, thách thức trong việc tìm kiếm những lợi thế cạnh tranh

mới thu hút đầu tư nước ngoài.

- Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đã đến gần giới hạn tối đa

về sản lượng (đặc biệt là hàng nông sản), các mặt hàng mới chưa xuất hiện rõ. Để tăng

kim ngạch xuất khẩu buộc phải tăng đầu tư cho nghiên cứu triển khai để nâng cao giá

trị gia tăng và phát triển mặt hàng mới.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu như sân bay, cảng biển, đường

giao thôn... còn hạn chế, những vấn đề về thuận lợi hoá xuất khẩu như thủ tục hải

quan, kiểm tra chất lượng, công nhận lẫn nhau... sẽ tiếp tục là những yếu tố ảnh hưởng

đến sự phát triển của hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là khi qui mô xuất khẩu tăng lên ở

mức độ cao hơn trước.

3.2. Mục tiêu, quan điểm, định hướng điều chỉnh cán cân thương mại Việt

Nam thời kỳ đến năm 2020

Để bảo đảm việc điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam phù hợp với

những yêu cầu, đòi hỏi của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời

gian tới cũng như phù hợp với những khả năng, điều kiện có được từ tình hình trong

nước và quốc tế như đã nêu trên, Luận án xin đưa ra một số mục tiêu, quan điểm và

định hướng cơ bản để điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam trong thời gian tới.

3.2.1. Mục tiêu điều chỉnh cán cân thương mại

- Mục tiêu chung trong điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam thời kỳ từ

nay tới năm 2020 là nhằm góp phần bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, hoàn thành những

mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản

trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

- Mục tiêu cụ thể trong điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam thời kỳ từ

nay tới năm 2020 là nhằm cụ thể hóa và thực hiện được yêu cầu bảo đảm ổn định kinh

tế vĩ mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cụ

thể là: (i) Từng bước điều chỉnh để cải thiện được tình trạng nhập siêu, tiến tới cân

bằng cán cân thương mại vào năm 2020 và thặng dư thương mại từ sau năm 2020; (ii)

Điều chỉnh cán cân thương mại góp phần thực hiện tốt mục tiêu chuyển dịch cơ cấu

Page 139:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

119

kinh tế, giảm dần tỷ trọng các ngành có hàm lượng chế biến, hàm lượng công nghệ

thấp, nâng cao tỷ trọng các ngành sản xuất trong nước có lợi thế để nâng cao giá trị gia

tăng của hoạt động xuất nhập khẩu; (iii) Điều chỉnh cán cân thương mại góp phần tích

cực trong việc nâng cao năng lực sản xuất trong nước, hiện đại hóa nền kinh tế, nâng

cao chất lượng và hiệu quả trong nhập khẩu, bảo đảm nhập khẩu được những máy

móc, thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ hiện đại hóa nền kinh tế trong nước, nâng

cao năng lực, hiệu quả sản xuất trong nước và từ đó có thể sản xuất và xuất khẩu được

ngày càng nhiều những hàng hóa có lợi thế trong thương mại quốc tế.

3.2.2. Quan điểm điều chỉnh cán cân thương mại

- Điều chỉnh cán cân thương mại phải được thực hiện trên cơ sở đẩy mạnh

chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại, tận dụng lợi thế cạnh tranh, nâng cao

năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước sản xuất. Như

đã nêu ở phần trên, mục tiêu chính của việc điều chỉnh cán cân thương mại là nhằm

góp phần bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện được mục tiêu công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước. Do vậy, quan điểm chủ yếu được đưa ra ở đây là việc điều

chỉnh cán cân thương mại cũng cần phải được thực hiện trên cơ sở đổi mới, nâng cao

năng lực cạnh tranh, phát huy các lợi thế có được của đất nước trong quá trình mở cửa

hội nhập mang lại.

- Điều chỉnh cán cân thương mại phải bảo đảm góp phần làm ổn định kinh tế

vĩ mô và thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội chung của đất nước. Trong ngắn

hạn, có thể cán cân thương mại của Việt Nam chưa thể điều chỉnh về mức cân bằng

được, xu hướng nhập khẩu vẫn có thể cao hơn so với xuất khẩu. Vì vậy, cần có sự điều

chỉnh để làm thế nào bảo đảm bù đắp thâm hụt cán cân thương mại ở mức không làm

ảnh hưởng đến cán cân thanh toán và nợ quốc tế, đảm bảo ổn định hệ thống tiền tệ và

tỷ giá hối đoái, hạn chế lạm phát… Theo đó, việc điều chỉnh cần được thực hiện theo

hướng bảo đảm sao cho chỉ số nợ trên xuất khẩu có xu hướng giảm, chỉ số giữa tăng

trưởng nhập khẩu trên tăng trưởng xuất khẩu ở mức hợp lý.

- Điều chỉnh cán cân thương mại phải dựa trên cơ sở vận dụng và phối hợp

tổng thể các chính sách, biện pháp một cách đồng bộ. Theo đó, các biện pháp điều

chỉnh cán cân thương mại phải được xem xét trong mối liên hệ với các chính sách kinh

Page 140:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

120

tế vĩ mô khác để bảo đảm sự hài hoà và hiệu quả chung của hệ thống chính sách kinh

tế vĩ mô của đất nước trong từng giai đoạn, từng thời điểm cụ thể nhất định của nền

kinh tế. Một biện pháp điều chỉnh cán cân thương mại có thể đạt được mục tiêu riêng

của mình nhưng phương hại tới những mục tiêu chung khác trong điều hành kinh tế vĩ

mô cũng sẽ được coi là biện pháp không hiệu quả và không được chấp nhận. Như đã

phân tích và trình bày ở các phần trên, các biện pháp điều chỉnh cán cân thương mại có

tác động qua lại mật thiết với các chính sách điều chỉnh nhiều biến số kinh tế vĩ mô

khác như tỷ giá, tiền tệ, lãi suất… Do vậy, việc phối hợp chính sách trong hoạt động

điều chỉnh cán cân thương mại là hết sức quan trọng và cần được bảo đảm.

- Điều chỉnh cán cân thương mại phải được thực hiện theo hướng tận dụng

các cơ hội và phát huy được những lợi thế có được từ quá trình tự do hoá thương

mại và thực thi các cam kết hội nhập quốc tế. Trong ngắn hạn, cùng với việc mở cửa

thị trường, nới lỏng các rào cản thương mại, nhập khẩu có thể tăng nhanh chưa thể cải

thiện một cách cơ bản tình trạng thâm hụt cán cân thương mại. Tuy nhiên, không thể

chỉ điều chỉnh cán cân thương mại dựa trên việc áp dụng các biện pháp chủ quan, áp

đặt như trước đây như cấm nhập khẩu, hạn chế định lượng, trợ cấp xuất khẩu, giấy

phép xuất nhập khẩu… Xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá là xu hướng tất yếu. Bởi

vậy, chỉ có thể bảo đảm được một cán cân thương mại lành mạnh và bền vững khi việc

điều chỉnh cán cân thương mại dựa trên việc tuân thủ và phù hợp với các qui định của

quốc tế cũng như việc tận dụng được những cơ hội và lợi thế có được từ quá trình hội

nhập cũng như thực thi các cam kết hội nhập quốc tế mà quốc gia đó tham gia.

3.2.3. Định hướng điều chỉnh cán cân thương mại

- Điều chỉnh cán cân thương mại theo hướng chuyển dịch cơ cấu các ngành

sản xuất vào các ngành có lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả đầu tư và sức cạnh

tranh quốc tế của hàng hoá Việt Nam, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất

khẩu hơn tốc độc tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá là con đường, phương

thức cơ bản để giảm nhập siêu, tạo lập cán cân thương mại hợp lý, hướng tới xuất siêu.

Đẩy mạnh sự tham gia có hiệu quả của doanh nghiệp và hàng hoá Việt Nam vào mạng

lưới sản xuất phân phối toàn cầu, các chuỗi giá trị toàn cầu, các chuỗi cung ứng toàn

cầu là phương thức hiện đại trong tạo lập cán cân thương mại hợp lý, giảm nhập siêu

Page 141:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

121

và nâng cao chất lượng và hiệu quả của nhập siêu, hướng tới xuất siêu trong dài hạn.

- Kiểm soát và nâng cao chất lượng nhập khẩu, ưu tiên nhập khẩu máy móc,

thiết bị tiên tiến từ các thị trường công nghệ "nguồn" hướng vào phục vụ các ngành

sản xuất hướng về xuất khẩu là yếu tố hàng đầu để nâng cao chất lượng tăng trưởng

xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của hàng hoá Việt Nam, thu hẹp dẫn chênh

lệch kim ngạch xuất - nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại. Tăng tỷ trọng nhập

khẩu thiết bị máy móc từ các nước có công nghệ nguồn để nhanh chóng đổi mới công

nghệ, tăng năng suất TFP, đồng thời tạo điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp

phụ trợ thay thế nhập khẩu nguyên liệu.

- Điều chỉnh cán cân thương mại theo hướng tiếp tục đa dạng hoá mặt hàng và

thị trường xuất nhập khẩu khẩu, đa dạng hoá đối tác thương mại, giảm thiểu mức độ

tập trung thương mại của Việt Nam ở một số thị trường quốc tế hoặc một số mặt hàng

chủ lực, phòng tránh nguy cơ rủi ro, đồng thời đảm bảo một cơ cấu FDI hợp lý trong

một số ngành đặc thù có ý nghĩa chiến lược không để các tập đoàn đa quốc gia chi

phối, tạo sự lệ thuộc, bị động trong thương mại quốc tế. Điều chỉnh theo hướng giảm

nhập khẩu từ thị trường châu Á, tăng tỷ trọng nhập khẩu ở các thị trường khác như

EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, những thị trường Việt Nam đang xuất siêu.

- Điều chỉnh cán cân thương mại trên cơ sở hoàn thiện môi trường kinh

doanh, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, hỗ trợ, khuyến khích nâng cao sức cạnh

tranh quốc tế của sản phẩm, hàng hoá và các doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao chất

lượng nhân lực quản lý nhà nước cũng như của các nhà doanh nghiệp, chú trọng

nguồn nhân lực có tính chuyên nghiệp hoá cao; thực hiện chiến lược thu hút kỹ thuật

tuần hoàn để không ngừng nâng cấp trình độ kỹ thuật của nền kinh tế, nâng cao hàm

lượng kỹ thuật của hàng hoá xuất khẩu, nâng cao năng lực hấp thụ kỹ thuật và công

nghệ nhập khẩu.

- Điều chỉnh cán cân thương mại theo hướng điều hành tỷ giá hối đoái một

cách linh hoạt nhằm đảm bảo tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu, thuận lợi

hoá nhập khẩu mà không gây biến động xấu đối với nền kinh tế như lạm phát, nợ nước

ngoài.

Page 142:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

122

3.3. Giải pháp điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam thời gian tới

Vấn đề điều chỉnh cán cân thương mại, hay nói cách khác là cải thiện tình trạng

thâm hụt cán cân thương mại như trong trường hợp cụ thể được xem xét của Việt

Nam, là một vấn đề phức tạp bởi nó liên quan tới không chỉ một vài yếu tố cụ thể, trực

tiếp mà còn liên quan tới nhiều vấn đề kinh tế vĩ mô dài hạn khác như tính chất và cấu

trúc của nền kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế trong từng thời kỳ, các chính sách tài

chính, tiền tệ, tiết kiệm, đầu tư, tiêu dùng… Do vậy, để bảo đảm được yêu cầu điều

chỉnh nhằm cải thiện tình trạng thâm hụt của cán cân thương mại ở Việt Nam trong

thời gian tới một cách bền vững, vừa cần thiết phải có những giải pháp trực tiếp và

trước mắt, vừa cần phải có những giải pháp mang tính toàn diện, lâu dài. Phần tiếp

theo của Luận án sẽ trình bày nội dung đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm điều

chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam trong thời gian tới theo những quan điểm,

định hướng nêu trên.

3.3.1. Giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý và điều hành xuất

nhập khẩu

3.3.1.1. Tiến hành sửa đổi, bổ sung Nghị định 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ

Sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định số 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt

động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá

cảnh hàng hoá với nước ngoài. Đây là một trong những văn bản pháp lý cơ bản và có

vai trò xương sống trong công tác quản lý xuất nhập khẩu của Việt Nam thời gian qua.

Trong đó, Nghị định này đưa ra các qui định khá toàn diện nhưng cũng chi tiết về

những vấn đề liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam như: quyền kinh

doanh xuất nhập khẩu; thủ tục xuất nhập khẩu; hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập

khẩu; hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của các Bộ quản lý nhà nước; các

mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu phải theo qui định riêng; và các vấn đề khác như tạm

nhập, tái xuất, uỷ thác và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu, đại lý mua bán hàng hoá cho

thương nhân nước ngoài, gia công hàng hoá có yếu tố nước ngoài… Nghị định số

12/2006/NĐ-CP được ban hành đến nay đã hơn 6 năm và đã có những đóng góp quan

trọng vào việc điều chỉnh những quan hệ xã hội vốn rất phức tạp, tác động đến nhiều

đối tượng, khó định lượng và nhiều biến động trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc

Page 143:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

123

tế. Nhờ vậy, các quy định của Nghị định nhìn chung có tính ổn định cao và phát huy

tốt tác dụng điều chỉnh trong thực tiễn. Những vấn đề về chất lượng hàng hóa, an toàn

thực phẩm, môi trường, các biện pháp mang tính kỹ thuật để bảo đảm cán cân thương

mại, kiểm soát nhập siêu, bảo vệ sản xuất trong nước... đã bước đầu xác lập. Bên cạnh

đó, hàng trăm văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định hoặc có liên quan đến xuất khẩu,

nhập khẩu hàng hóa trên các lĩnh vực khác nhau đã được ban hành, góp phần từng

bước hoàn thiện thể chế pháp luật về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa.

Tuy nhiên, quá trình thực thi Nghị định hơn 6 năm qua cho thấy, bên cạnh những

đóng góp quan trọng nêu trên, trước yêu cầu hội nhập, trách nhiệm thực thi các cam

kết quốc tế, sự thay đổi của hệ thống pháp luật trong nước và cơ chế quản lý xuất nhập

khẩu nhiều mặt hàng đã làm cho một số quy định của Nghị định trở nên không còn

phù hợp và đã phát sinh không ít khó khăn, vướng mắc, bất cập cần được giải quyết.

Kể từ năm 2006 đến nay, đã có khá nhiều văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn Nghị

định được ban hành, trong đó có các quy định liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa

như Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006; Luật hóa chất; Luật Chất lượng, sản

phẩm hàng hóa; những luật liên quan đến các hoạt động ngoại thương như Luật Xuất

bản, Luật Truyền thông, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Bảo vệ môi trường, Luật An toàn

thực phẩm… Chính phủ cũng đã ban hành rất nhiều nghị định như Nghị định về kinh

doanh sản xuất phân bón, Nghị định số 40/2008/NĐ-CP quy định sản xuất kinh doanh

rượu, Nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, Nghị định số 109/2010/NĐ-

CP về kinh doanh xuất khẩu gạo và các nghị định khác liên quan đến các lĩnh vực

ngoại thương. Chính sự phức tạp, chồng chéo của hệ thống văn bản, cơ chế phối hợp

thực thi giữa các bộ, ngành hữu quan nhiều khi thiếu chặt chẽ, không nhất quán nên

những lỗ hổng trong cơ chế quản lý dễ bị lợi dụng. Các quy định hiện hành của Nghị

định số 12/2006/NĐ-CP khó có thể đảm bảo được vai trò đầu mối cho sự thống nhất

về cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu đối với tất cả các mặt hàng. Ngoài ra, một

số quy định của Nghị định 12 về phân công trách nhiệm quản lý chuyên ngành đã

không còn phù hợp; có nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành điều chỉnh một số mặt

hàng đặc thù nên các danh mục hàng hóa ban hành kèm theo nghị định có nhiều điểm

không còn phù hợp.

Page 144:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

124

Chính vì vậy, việc sửa đổi bổ sung Nghị định số 12/2006/NĐ-CP là yêu cầu khách

quan và cấp bách cần được thực hiện để bảo đảm mục tiêu quản lý hiệu quả hoạt động

xuất nhập khẩu, góp phần tăng trưởng xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu và kiềm chế

nhập siêu. Việc này đã và đang được Bộ Công Thương tiển hành nghiên cứu để sửa

đổi, bổ sung và trình Chính phủ xem xét. Tuy nhiên, đề xuất ở đây là cần hết sức lưu ý

để xem xét, triển khai thực hiện việc này một cách căn bản, qua đó vừa mở rộng được

khả năng tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, nhưng cũng vừa góp phần chuyển

dịch được cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu (thông qua việc qui định một cách chi tiết

hơn các tiêu chí, tiêu chuẩn đối với hàng hoá được xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hoá

được xuất khẩu, nhập khẩu nhưng có điều kiện; hàng hoá cấm xuất khẩu, nhập

khẩu…), vừa giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường kinh doanh trong

nước (thông qua các qui định về tạm nhập tái xuất, qui định về uỷ thác xuất nhập

khẩu…).

3.3.1.2. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn hàng hoá

Tập trung nghiên cứu, xây dựng và ban hành tiêu chuẩn đối với các loại hàng

hoá xuất khẩu nhằm bảo đảm được yêu cầu của thương mại quốc tế, tăng khả năng

tham gia và cạnh tranh trên thị trường quốc tế, mở rộng qui mô và nâng cao giá trị

hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Như đã trình bày tại Chương I và Chương II, vấn

đề hàng hoá không đủ tiêu chuẩn tham gia thương mại quốc tế (international non-

tradeable goods) vẫn đang là một trong những hạn chế rất đáng kể của Việt Nam khi

tham gia vào thương mại quốc tế do nhiều sản phẩm hàng hoá của Việt Nam có chất

lượng thấp, không đạt tiêu chuẩn chất lượng của quốc tế cũng như của các đối tác nhập

khẩu. Điều này sẽ dẫn tới hai hệ quả tiêu cực, ảnh hưởng xấu tới xuất khẩu của Việt

Nam và qua đó hạn chế tới khả năng cải thiện tình trạng cán cân thương mại của Việt

Nam, đó là: Thứ nhất, khả năng tham gia thương mại quốc tế của hàng hoá xuất khẩu

Việt Nam sẽ bị hạn chế do không đủ điều kiện để tham gia thị trường, và như vậy hạn

chế đến khả năng tăng trưởng xuất khẩu. Thứ hai, Việt Nam sẽ phải chấp nhận đề cho

các doanh nghiệp nước ngoài, có công nghệ tốt hơn và khả năng bảo đảm chất lượng

của sản phẩm hàng hoá sản xuất ra tốt hơn sẽ tận dụng tình thế này để nhập khẩu sản

phẩm trung gian chưa đủ tiêu chuẩn tham gia thương mại quốc tế với giá rẻ để từ đó

Page 145:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

125

sản xuất ra sản phẩm cuối cùng đáp ứng được các tiêu chuẩn nêu trên để bán với giá

cao hơn rất nhiều, trong đó rất có thể Việt Nam lại chính là đối tác nhập khẩu những

hàng hoá này và một lần nữa lại khiến cho tình trạng nhập khẩu gia tăng và làm cho

cán cân thương mại bị suy giảm thêm.

Chính vì lý do như vậy, đề xuất ở đây được đưa ra là rất cần thiết có sự tập trung

để xây dựng, ban hành và hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá

trong nước, trước hết là đối với những loại hàng hoá có tham gia xuất khẩu, để một

mặt vừa tạo áp lực cho các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới công nghệ, qui trình

sản xuất… nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá bảo đảm đạt tiêu chuẩn; mặt

khác vừa giúp nâng cao năng lực cho xuất khẩu của Việt Nam một cách bền vững và

hiệu quả hơn. Đối với vấn đề này, Bộ Khoa học và công nghệ phải cùng với các Bộ,

ngành quản lý sản xuất như Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông

thôn, Bộ Xây dựng… tiến hành khẩn trương việc rà soát, xem xét hệ thống các tiêu

chuẩn chất lượng hàng hoá trong nước đề vừa sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn chưa đạt

yêu cầu thị trường quốc tế, vừa xây dựng, ban hành mới các tiêu chuẩn mà trước nay

chưa có. Một điểm cuối cùng cần lưu ý đối với vấn đề này là không nên thực hiện một

cách máy móc - theo nghĩa là bất cứ tiêu chuẩn áp dụng cho loại sản phẩm hàng hoá

nào cũng cần phải đáp ứng ngay được tiêu chuẩn chung của quốc tế, vì như vậy có thể

là không hiện thực trong quá trình triển khai - mà cần xem xét để xử lý một cách thực

sự kỹ lưỡng và tiến hành một cách bài bản, từng bước. Trước mắt có thể qui định tiêu

chuẩn ở mức trung bình, đáp ứng được yêu cầu của một số đối tác nhập khẩu chính đối

với mặt hàng đó, tiếp đó sẽ từng bước nâng cao mức tiêu chuẩn để phù hợp với sự mở

rộng thị trường cũng như khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

3.3.1.3. Tăng cường xây dựng các qui định về TBT và SPS

Tập trung nghiên cứu, xây dựng và ban hành các qui định về hàng rào kỹ thuật

(TBT), về kiểm dịch động thực vật (SPS) nhằm kiểm soát và hạn chế nhập khẩu.

Đây là vấn đề không mới nhưng cũng lại là vấn đề mà về cơ bản cho đến nay vẫn chưa

có những chuyển biến thực sự rõ ràng. Những yếu kém trong việc xây dựng và triển

khai áp dụng các biện pháp hàng rào kỹ thuật hay kiểm dịch động thực vật theo các qui

định của quốc tế cho phép các quốc gia có thể thực hiện - tại Hiệp định về hàng rào kỹ

Page 146:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

126

thuật trong thương mại (TBT) và Hiệp định về áp dụng các biện pháp kiểm dịch động

thực vật (SPS) - khiến cho việc kiểm soát nhập khẩu và hạn chế nhập siêu của Việt

Nam trong thời gian qua còn nhiều hạn chế. Những biện pháp hạn chế nhập khẩu

thông qua các qui định về tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam thời gian qua có thể nói

còn quá ít ỏi. Việc nghiên cứu để xây dựng và ban hành các qui định về hàng rào kỹ

thuật trong thương mại của Việt Nam có vẻ đang trong tình trạng lúng túng và bế tắc.

Chỉ một vài qui định kiểu này đã được xây dựng và ban hành như Thông tư liên tịch

giữa Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và công nghệ đưa ra qui định về hàm lượng

formaldehyde trong vải, đồ chơi trẻ em được phép nhập khẩu vào Việt Nam… nhưng

hiệu quả đạt được chưa cao bởi đối tượng được áp dụng có khối lượng không lớn, lại

không kiểm soát được qua các đường nhập khẩu tiểu ngạch và nhập lậu vốn là những

đường nhập khẩu chủ yếu của các mặt hàng này.

Với tình hình như vậy, đề xuất được đưa ra ở đây là cần thiết phải hình thành một

Đề án quốc gia về nghiên cứu và xây dựng các hàng rào kỹ thuật trong thương mại để

sớm trình Chính phủ xem xét, ban hành và áp dụng nhằm kiểm soát tốt hoạt động nhập

khẩu và góp phần tích cực vào hạn chế nhập siêu. Trên cơ sở xác định được những

lĩnh vực, nhóm hàng, ngành hàng có thể và cần được áp dụng các hàng rào kỹ thuật

trong thời gian tới, phải bảo đảm được một sự phân công rõ ràng và có hiệu lực từ phía

Chính phủ đối với các Bộ, ngành liên quan để triển khai thực hiện. Điều cần lưu ý ở

đây là việc nghiên cứu, xem xét để xác định được danh mục những lĩnh vực, những

ngành hàng, nhóm hàng cần tập trung xây dựng các biện pháp hàng rào kỹ thuật là

khâu hết sức quan trọng, cần được thực hiện một cách kỹ lưỡng và đòi hỏi sự tham gia,

phối hợp của nhiều Bộ, ngành, địa phương khác nhau. Do vậy, rất cần có sự quan tâm

chỉ đạo tích cực và sát sao từ phía Chính phủ cũng như cần một đơn vị đầu mối đủ

mạnh để đảm đương nhiệm vụ này.

3.3.1.4. Đẩy mạnh thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại

Tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm tạo môi trường cạnh

tranh công bằng, giảm thua thiệt trong xuất khẩu và bảo vệ doanh nghiệp trong

nước. Các biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng được huy động và sử dụng phổ

biến trong bối cảnh hội nhập mạnh mẽ hiện nay. Qua đó, các quốc gia có thể sử dụng

Page 147:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

127

để hạn chế những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh hoặc sử dụng như một công

cụ nhằm bảo hộ cho một số ngành sản xuất trong nước. Các biện pháp này gồm có:

chống bán phá giá (anti-dumping measures), biện pháp đối kháng (countervailing

measures), và biện pháp tự vệ thương mại (safeguard measures). Các biện pháp này,

nhất là biện pháp chống bán phá giá được sử dụng rộng rãi hiện nay. Ban đầu nó được

đưa ra nhằm bảo đảm thương mại công bằng, nhưng đang được sử dụng ngày càng

nhiều nhằm mục tiêu bảo hộ.

Để làm tốt được các biện pháp này, đề xuất ở đây là cần tăng cường vai trò của cơ

quan chuyên trách - hiện nay là Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương - để

nghiên cứu các biện pháp này, đưa ra khuyến cáo cho các doanh nghiệp và nhà xuất

khẩu trong nước tránh khỏi bị kiện, nhưng nếu có bị kiện thì giúp các doanh nghiệp

trong nước theo đuổi các vụ kiện. Hơn nữa, cơ quan chuyên trách cũng cần thực hiện

các vụ kiện và các biện pháp “bảo đảm thương mại công bằng” cần thiết nhằm bảo vệ

doanh nghiệp trong nước. Theo tinh thần đó cần tăng cường số vụ nước ta đưa vào

diện điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp khi nhập khẩu có sự gia tăng mạnh

nhằm hạn chế nhập khẩu những mặt hàng này.

3.3.2. Giải pháp về tài chính, tín dụng

Cùng với các chính sách đầu tư và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, chính sách

tài chính, tín dụng có tác động rất trực tiếp tới các hoạt động sản xuất kinh doanh nói

chung cũng như hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp nói riêng. Việc xây dựng

và điều chỉnh các chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư là vấn đề lớn trong quản lý

kinh tế vĩ mô của các quốc gia cũng như của Việt Nam, do vậy đòi hỏi phải có những

nghiên cứu, xử lý một cách rất bài bản và toàn diện. Ở đây, Luận án chỉ xin được đề

xuất một số giải pháp có tính định hướng và tập trung vào những vấn đề, những nội

dung có liên quan khá trực tiếp và khá rõ tới hoạt động xuất nhập khẩu, cụ thể như sau:

3.3.2.1. Đổi mới chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu nhà nước

Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu

nhà nước nhằm thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất phục vụ xuất khẩu và thúc

đẩy các hoạt động xuất khẩu. Xem xét, sửa đổi bổ sung Nghị định số 151/2006/NĐ-

CP của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu Nhà nước theo hướng là

Page 148:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

128

tập trung cao nhất cho người bán trong nước xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ, trước hết là

các doanh nghiệp đã ký kết được hợp đồng xuất khẩu những loại hàng hoá, dịch vụ

thuộc danh mục ưu tiên khuyến khích xuất khẩu, phát huy lợi thế của Việt Nam. Cần

có rà soát, đánh giá và ban hành Danh mục này một cách kịp thời, bám sát điều kiện và

tình hình thực tế tiềm năng của các ngành sản xuất trong nước cũng như nhu cầu của

thị trường thế giới. Lãi suất cho vay sẽ ở mức không vi phạm các quy định về trợ cấp

của WTO, đồng thời tuân thủ theo lãi suất thị trường và về nguyên tắc, phải phù hợp

cho từng loại kỳ hạn vay và mức độ rủi ro. Cần thiết xem xét, bổ sung qui định cho

vay và bảo lãnh tín dụng những dự án đầu tư có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thuộc

một số lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn của Chính phủ trong từng thời kỳ

để bảo đảm thực hiện những định hướng chiến lược lớn trong xuất nhập khẩu.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục mở rộng các hình thức tín dụng, bảo đảm các điều kiện

tiếp cận vốn và các hình thức bảo lãnh thuận lợi hơn tại các ngân hàng thương mại;

từng bước cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu có kim ngạch ổn định và thị phần lớn, trước

hết đối với nông sản. Chỉ đạo hệ thống ngân hàng thương mại tiếp tục cải tiến quy trình, thủ tục thế chấp cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp xuất khẩu, được tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư, sản xuất, đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực; đặc biệt là đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn đối với các dự án, chương trình xuất khẩu có mục tiêu.

3.3.2.2. Tổ chức triển khai có hiệu quả chính sách bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Khẩn trương tổ chức triển khai có hệu quả chính sách bảo hiểm tín dụng xuất

khẩu, phát huy vai trò của Ngân hàng Xuất nhập khẩu trong việc cung cấp tín dụng, bảo lãnh cho các hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là đối với các sản phẩm có khả năng xuất khẩu cao. Bộ Tài chính cần chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đẩy

nhanh việc tổ chức triển khai chương trình thí điểm thực hiện bảo hiểm tín dụng xuất

khẩu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, các cơ quan quản lý nhà nước

Page 149:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

129

và các doanh nghiệp bảo hiểm cần có thông điệp rõ ràng, cách tiếp cận hợp lý nhằm

tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của sản phẩm này với các nhà xuất khẩu.

Thêm vào đó, cần có một chiến dịch truyền thông, giúp doanh nghiệp xuất khẩu nhận

thức rõ hơn về những lợi ích của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, từ đó mới có thể hỗ trợ

loại hình bảo hiểm này có cơ hội phát triển và hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu. Phấn

đấu, đến cuối năm 2013 sẽ đạt mục tiêu 3% kim ngạch xuất khẩu được thực hiện loại

hình bảo hiểm này.

3.3.2.3. Tiếp tục củng cố, hoàn thiện các định chế tài chính

Cải cách, hoàn thiện các định chế tài chính theo hướng tập trung cho các yếu

tố đầu vào của sản xuất hàng xuất khẩu, kinh doanh xuất khẩu và xúc tiến thương

mại, tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu; tiếp tục

cải thiện các sắc thuế, phí và lệ phí; đẩy mạnh kinh doanh bảo hiểm tài sản, hàng hoá

trong sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp.

3.3.3. Giải pháp về tạo thuận lợi hoá thương mại

Thuận lợi hoá thương mại theo nghĩa rộng bao gồm các hoạt động từ bảo đảm các

kết cấu hạ tầng thương mại cơ bản như sân bay, bến cảng, đường giao thông, kho

bãi… tới các hoạt động thuận lợi hoá trong hải quan, triển khai các dịch vụ hỗ trợ xuất

khẩu… luôn là yếu tố quan trọng để có thể thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu nói

chung cũng như nâng cao hiệu quả của các hoạt động này. Đặc biệt với tình trạng ở

Việt Nam hiện nay, khi hệ thống các yếu tố trên còn nhiều yếu kém, thì các biện pháp

nhằm tạo thuận lợi cho thương mại cần được hết sức coi trọng trong việc phát triển

kinh tế nói chung cũng như các hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Với ý nghĩa và

yêu cầu như vậy, những đề xuất cụ thể ở đây được tập trung vào các giải pháp như sau:

3.3.3.1. Đẩy nhanh việc hình thành các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu

cho sản xuất hàng hoá xuất khẩu

Tiếp tục tập trung đẩy nhanh thực hiện việc hình thành và hoạt động của các

trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu cho sản xuất hàng hoá xuất khẩu, đặc biệt là

các mặt hàng có năng lực sản xuất và tiềm năng về thị trường. Có chính sách ưu đãi

về mặt bằng, tài chính và tạo thuận lợi về thủ tục cho việc hình thành các trung tâm

cung ứng nguyên - phụ liệu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là

Page 150:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

130

trong các ngành có điều kiện mở rộng sản xuất và có khả năng về thị trường như các

ngành dệt may, da giày, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa… vốn đang rất cần những trung

tâm cung ứng nguyên phụ liệu để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu nhưng còn gặp

nhiều khó khăn về đất đai, thủ tục…

3.3.3.2. Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc cải tiến quy trình, thủ tục hải quan, đơn giản hoá thủ tục thu thuế, hoàn thuế và kiểm tra hải quan

Cải cách thủ tục và hiện đại hoá hải quan, tăng cường và chấn chỉnh công tác kiểm tra sau khi thực hiện các nghiệp vụ thuế và hải quan (hậu kiểm); tăng thêm mặt hàng xuất khẩu được miễn kiểm tra để rút ngắn thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hải quan xuống ngang bằng với các nước trong khu vực.

3.3.3.3. Tăng cường các biện pháp tạo thuận lợi trong thanh toán quốc tế, công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, dịch vụ hỗ trợ thương mại nhằm thúc đẩy xuất khẩu

Triển khai ký kết các thỏa thuận về thanh toán quốc tế qua ngân hàng với các thị

trường xuất khẩu hiện đang gặp khó khăn trong giao dịch và bảo đảm thanh toán; ký

kết các thỏa thuận song phương và công nhận lẫn nhau về kiểm dịch thực vật, tiêu

chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm với các nước đối tác.

Tiếp tục mở rộng quyền kinh doanh và mở cửa thị trường kinh doanh, phân phối

hàng hoá, dịch vụ theo các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; bảo đảm

nguyên tắc bình đẳng trong hoạt động kinh doanh cung ứng các dịch vụ hỗ trợ xuất

khẩu tại Việt Nam; từng bước xoá bỏ tình trạng độc quyền trong kinh doanh dịch vụ

về bưu chính viễn thông, năng lượng, bảo hiểm, giao thông, cảng biển, logistics... để

nâng cao hiệu quả hoạt động trong những lĩnh vực này, góp phần giảm chi phí kinh

doanh cộng đồng doanh nghiệp.

3.3.4. Giải pháp về xúc tiến thương mại

Page 151:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

131

Công tác xúc tiến thương mại trong những năm qua đã không ngừng được đổi mới

và nâng cao về chất lượng, qua đó đã góp phần quan trọng trong việc mở rộng thị

trường tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên hoạt động này vẫn còn

những hạn chế. Cụ thể là công tác khảo sát thị trường, tìm hiểu nhu cầu nhập khẩu của

các đối tác còn kém hiệu quả từ khâu lựa chọn doanh nghiệp tham gia, chuẩn bị nội

dung, cung cấp thông tin, đối tượng tiếp xúc, sự phối hợp giữa các cơ quan doanh

nghiệp trong nước với các cơ quan dại diện Việt Nam ở nước ngoài, giữa cơ quan xúc

tiến của Việt Nam và các đối tác nước ngoài. Các công tác xây dựng chương trình, tổ

chức triển khai thực hiện… các chương trình xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế.

Hiệu quả của các hoạt động xúc tiến thương mại nhìn chung còn ở mức độ thấp, chưa

tạo ra được sự hỗ trợ mạnh mẽ cần thiết trong cả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu

thời gian qua. Nguyên nhân của tình trạng này có thể xuất phát từ sự hạn chế về nguồn

kinh phí dành cho công tác xúc tiến thương mại, thiếu nguồn lực cán bộ chuyên nghiệp

có khả năng xây dựng các chiến lược, chương trình xúc tiến có chất lượng cao…,

nhưng bên cạnh đó chắc chắn còn có nguyên nhân từ sự hạn chế trong hiệu quả phối

hợp giữa các đơn vị, cơ quan có liên quan như các Bộ, ngành, hiệp hội ngành nghề và

các doanh nghiệp... trong quá trình xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện các chương

trình xúc tiến thương mại.

Để nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại nói chung, cần tập trung

thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục các hạn chế nêu trên. Trong đó, cần tập trung

vào một số hướng sau:

3.3.4.1. Đổi mới phương thức tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các chương trình xúc tiến thương mại quốc

gia, hướng trọng tâm vào các sản phẩm mới, thị trường mới mà trong nước có khả

năng sản xuất với khối lượng lớn. Đổi mới chất lượng của việc xây dựng và thực hiện

chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm; phối hợp với các hoạt động xúc

tiến để tổ chức các chương trình lớn liên ngành về thương mại - đầu tư - du lịch - văn

hoá nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia, kể cả việc thông qua các kênh truyền thông

quốc tế.

Page 152:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

132

- Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu thông qua

Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia áp dụng từ năm 2011 theo Quyết định số

72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia nhằm quảng

bá hình ảnh quốc gia, quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu ngành hàng, sản

phẩm xuất khẩu tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm và có nhiều tiềm năng đối với

hàng hóa Việt Nam. Hỗ trợ thâm nhập thị trường nước ngoài đối với thương hiệu các

hàng hóa đặc trưng thuộc Chương trình thương hiệu quốc gia.

- Ưu tiên tham gia các hội chợ chuyên ngành (hội chợ đồ gỗ, hội chợ thủy sản...)

không tham gia các hội chợ mà không rõ sự quan tâm thực sự của các đối tác cần

hướng đến. Chuẩn bị kỹ hiện vật, tài liệu tiêu chuẩn kỹ thuật khả năng sản xuất và giao

hàng, mức giá có thể thỏa thuận ngay khi tham gia hội chợ, giảm thiểu tình trạng hẹn

trả lời sau như vẫn thường xảy ra trước đây. Ở phương diện khác, có thể tổ chức đoàn

doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam giao dịch mua hàng; giới thiệu sản phẩm của

Việt Nam và tổ chức các Hội nghị quốc tế ngành hàng xuất khẩu tại Việt Nam.

- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại cấp cao để thúc đẩy hợp tác, đầu tư

và buôn bán, đặc biệt là đối với việc thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư trong các

lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu.

- Đổi mới phương thức hoạt động và tổ chức quản lý, sử dụng Quĩ Ngoại giao

kinh tế nhằm phát huy tác dụng của Quĩ này trong hoạt động hỗ trợ xúc tiến các doanh

nghiệp trong việc cung cấp thông tin, phát triển thị trường và bạn hàng.

3.3.4.2. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các cơ quan làm

công tác xúc tiến thương mại

- Tổ chức lại hệ thống các tổ chức xúc tiến thương mại và cơ chế cung cấp thông

tin thị trường, tư vấn đầu tư, thương mại, tư vấn pháp luật, môi trường kinh doanh ở

trong, ngoài nước cho cộng đồng doanh nghiệp.

- Phối hợp tốt hơn tổ chức xúc tiến trong nước với cơ quan đại diện Việt Nam ở

nước ngoài, các tổ chức hữu quan của nước sở tại trong các việc xây dựng và tổ chức

các hoạt động xúc tiến thương mại.

Page 153:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

133

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các Tham tán Thương mại tại các nước theo

hướng hỗ trợ tích cực hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua cơ chế phối hợp

giữa các Hiệp hội ngành hàng và các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài; thường

xuyên theo dõi tình hình, chủ động phát hiện các thay đổi về chính sách, cơ chế quản

lý nhập khẩu, kiểm soát chất lượng hoặc những thông tin bất lợi đối với hàng xuất

khẩu Việt Nam tại các thị trường để chủ động phối hợp ngăn ngừa, giải quyết sớm các

vụ việc phát sinh; thường xuyên theo dõi và có cảnh báo sớm nguy cơ hàng xuất khẩu

của Việt Nam bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ để chủ động đối phó,

ngăn chặn; Hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài để trực tiếp đưa

hàng Việt Nam vào các siêu thị, chuỗi phân phối lớn tại nước nhập khẩu.

- Củng cố hệ thống các đơn vị làm công tác hỗ trợ thương mại (TPOs), đặc biệt là

trong việc chức tốt công tác thông tin, dự báo về tình hình thị trường, giá cả thế giới.

Thiết lập kênh thông tin, tham vấn thường xuyên giữa các Bộ, ngành, địa phương, hiệp

hội về tình hình sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng để cùng nhau giải quyết khó khăn

cho doanh nghiệp; nghiên cứu tổ chức các chương trình điều tra dự báo sản lượng, tồn

kho và lượng tiêu dùng trong nước để có định hướng cho sản xuất và xuất khẩu.

3.3.5. Giải pháp về hội nhập quốc tế

3.3.5.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả chiến lược đàm phán các

hiệp định thương mại tự do

Tiến hành xây dựng và thực hiện tốt chiến lược đàm phán các hiệp định

thương mại tự do để nâng cao hiệu quả tổng thể trong đàm phán hội nhập quốc tế,

thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế và đẩy mạnh xuất khẩu. Hội nhập quốc tế

với những cam kết phải thực thi luôn đem lại cơ hội cũng như thách thức cho nền kinh

tế nói chung và đặc biệt là đối với các hoạt động thương mại quốc tế nói riêng. Đây là

xu thế khách quan và không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển của hầu hết các

quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, có một thực tế cũng cần thừa nhận là không chỉ đối

với Việt Nam mà còn ở không ít các quốc gia khác, việc tham gia vào quá trình này,

đặc biệt là việc tham gia đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA)

song phương và khu vực, cũng có những lúng túng nhất định. Sự lúng túng này có một

phần nguyên nhân khách quan bởi quá trình này là một xu thế khách quan mà trong

Page 154:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

134

nhiều trường hợp ta không tránh khỏi, nhưng cũng có nguyên nhân chủ quan hết sức

quan trọng là ta chưa thực sự đánh giá hết được những mối liên hệ, những tác động

đan xen của những FTA này đối với nền kinh tế nói chung cũng như lĩnh vực ngoại

thương nói riêng. Chính vì vậy, yêu cầu phải xây dựng và ban hành một chiến lược

tổng thể về đàm phán FTA là một đòi hỏi hết sức thực tế và cấp thiết đối với Việt Nam

trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, những rà soát, đánh giá về nội dung các FTA đã

ký kết cũng như xác định được một định hướng chiến lược cho các FTA mà Việt Nam

cần thiết và có thể tham gia đàm phán ký kết trong thời gian tới phải được tiến hành.

Việc này mặc dù đã được Chính phủ giao cho Bộ Công Thương chủ trì, với tư cách là

cơ quan đầu mối của Chính phủ trong đàm phán hội nhập kinh tế quốc tế, để triển khai

xây dựng. Tuy nhiên, cần lưu ý để xem xét, tập trung theo một số hướng chủ yếu như

sau:

Thứ nhất, ưu tiên hình thành FTA các đối tác thương mại phát triển, chủ chốt như

Hoa Kỳ và EU. Với riêng Hoa Kỳ, sau khi ký kết Hiệp định khung về đầu tư và

thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, cần sớm thúc đẩy việc tham gia đàm phán tiến tới

hình thành TPP vì đối tác quan trọng nhất ở đây chính là Hoa Kỳ.

Thứ hai, lộ trình hội nhập khu vực của Việt Nam không thể tách rời tiến trình tăng

cường hội nhập và xây dựng Cộng đồng ASEAN. Trên cơ sở lộ trình hình thành Cộng

đồng Kinh tế ASEAN và các lộ trình FTA ASEAN+ để phối hợp hành động, thống

nhất phương thức tiếp cận, tiến trình đàm phán và nội hàm các FTA ASEAN+3, FTA

ASEAN+6 hay các FTA ASEAN+ khác.

Thứ ba, tiến hành nghiên cứu và đàm phán FTA với một số nước bạn hàng truyền

thống, là đối tác chiến lược hoặc đối tác hợp tác chiến lược của Việt Nam như FTA

với Nga và liên minh thuế quan Nga, Kazắc-xtan, Bê-la-rút; FTA với EU hay FTA với

Hàn Quốc...

3.3.5.2. Đổi mới công tác phổ biến, hướng dẫn thực thi các cam kết hội nhập

quốc tế

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, hướng dẫn thực thi

các cam kết hội nhập quốc tế nhằm nâng cao khả năng tận dụng lợi ích của quá

trình hội nhập quốc tế để đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu, cải thiện cán

Page 155:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

135

cân thương mại. Mặc dù, trong trong thời gian qua công tác tuyên truyền, phổ biến

thông tin về hội nhập quốc tế nói chung đã được các Bộ, ngành, địa phương ở Việt

Nam thực hiện khá tốt, đặc biệt là xét trên khía cạnh diện bao phủ của thông tin tới các

đối tượng có liên quan. Tuy vậy, vấn đề chiều sâu của công tác thông tin, tuyền truyền

vẫn bộc lộ nhiều điểm hạn chế cần được khắc phục hoặc cải tiến. Các chương trình

tuyên truyền, phổ biến thông tin trong thời gian qua chủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở mức độ

cung cấp thông tin sơ cấp về hội nhập và các cam kết hội nhập mà rất ít có những

thông tin thứ cấp đã được xử lý một cách kỹ lưỡng. Kết quả chung có thể dễ nhận thấy

mà công tác tuyên truyền, phổ biến về hội nhập quốc tế ở Việt Nam đạt được thời gian

qua là đã "phổ cập" được những thông tin cần thiết tế trong toàn xã hội, tạo ra sự

chuyển biến nhất định về nhận thức chung trong toàn xã hội về quá trình hội nhập

quốc tế của Việt Nam. Tuy vậy, cần thừa nhận rằng, lượng thông tin thực sự có tác

dụng làm cho các đối tượng trong nước "hiểu" và "sử dụng được" trong việc tận dụng

những lợi thế và loại bỏ những khó khăn, thách thức đặt ra cho họ là chưa nhiều.

Để công tác thông tin, tuyên truyền thực sự có tác dụng và tạo hiệu quả cao hơn

trong thời gian tới, hướng xử lý vấn đề này cần được xem xét, thực hiện theo hướng

tập trung vào chiều sâu, đầu tư vào các ấn phẩm là các nghiên cứu, giải thích, hướng

dẫn... về các vấn đề trong cam kết hội nhập và các qui định của quốc tế, đặc biệt là các

hiệp định của WTO, để bảo đảm cho các đối tượng chính có liên quan hiểu được và áp

dụng được trong thực tiễn. Muốn vậy, không thể chỉ dừng lại ở việc biên dịch - phát

hành các ấn phẩm như thời gian qua mà bên cạnh đó cần tập trung nhiều hơn vào các

hoạt động nghiên cứu - biên tập - phát hành.

3.3.6. Giải pháp về đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài

3.3.6.1. Điều chỉnh chiến lược đầu tư gắn liền với việc chuyển đổi mô hình tăng

trưởng kinh tế

Điều chỉnh chiến lược đầu tư gắn liền với việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng

kinh tế theo hướng tập trung vào hiệu quả thay vì qui mô. Với những phân tích về

thực trạng đầu tư của Việt Nam thời gian qua cho thấy, về cơ bản trong thời gian qua

đàu tư của Việt Nam vào các ngành sơ chế, thâm dụng lao động và/hoặc tài nguyên có

tỷ trọng tương đối lớn, trong khi đầu tư vào các ngành chế biến có hàm lượng giá trị

Page 156:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

136

gia tăng cao còn khá hạn chế. Trong khi đó, đầu tư công mặc dù đã được điều chỉnh và

đã có nhiều văn bản qui định, điều tiết nhằm nâng cao hiệu quả của lĩnh vực này

nhưng thất thoát và lãng phí vẫn là những vấn đề đề nghiêm trọng trong các dự án đầu

tư công. Các qui định, cơ chế pháp lý vẫn chưa đủ và rõ ràng nên vẫn tạo điều kiện cho

thất thoát và lãng phí. Chính sách đầu tư vẫn còn yếu trên nhiều lĩnh vực, dẫn đến kém

hiệu quả. Hơn nữa, nhiều dự án tiến độ thực hiện chậm, trong khi các thủ tục duyệt dự

án, đấu thầu và giải ngân còn khá phức tạp và mất thời gian...

Do vậy, đề xuất ở đây là cần xử lý một cách căn bản những vấn đề còn tồn tại, hạn

chế trong chính sách đầu tư nói chung của Việt Nam để tăng cường chất lượng của

phát triển kinh tế trong nước (vốn phụ thuộc nhiều vào vốn và đang kém hiệu quả),

đồng thời nâng cao chất lượng của hoạt động xuất nhập khẩu và cải thiện tình trạng

cán cân thương mại. Trong đó, cần tập trung vào một số hướng cơ bản sau:

Thứ nhất, chuyển hướng đầu tư tập trung hơn vào chiều sâu, vào những ngành chế

biến sâu, đặc biệt là trong lĩnh vực nông - lâm - thuỷ sản; những ngành sản xuất, chế

tạo có hàm lượng công nghệ cao; những ngành làm động lực cho sự phát triển chung

của nền kinh tế như nghiên cứu và phát triển, dịch vụ tài chính - tín dụng - thông tin

liên lạc, dịch vụ hậu cần, đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ quản lý và công

nhân lành nghề…

Thứ hai, cần tập trung đầu tư để phát triển công nghiệp hỗ trợ để giảm nhập khẩu,

tăng hàm lượng nội địa và giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu. Như đã trình bày tại

Chương II về thực trạng xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam, một

trong những hạn chế lớn nhất trong xuất khẩu của nước ta là cơ cấu hàng xuất khẩu

chậm thay đổi. Sau 10 năm, nhóm nông sản vẫn chiếm một tỷ trọng lớn (trên 20%)

trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Mặc dầu tỷ lệ nhóm hàng khoáng sản đã giảm mạnh

trong năm 2010 do một lượng lớn dầu thô được chế biến tại Nhà máy lọc dầu Dung

Quất, nhưng tỷ trọng nhóm này vẫn cao. Khả năng tăng trưởng xuất khẩu của hai

nhóm này là rất hạn chế, và đây là hạn chế có tính cơ cấu. Để khắc phục hạn chế này

phải chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ, tăng hàm lượng

nội địa và giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu. Để làm được điều này, Việt Nam với vị

trí là nước đi sau, muốn phát triển công nghiệp hỗ trợ rất cần sự hợp tác, hỗ trợ của

Page 157:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

137

những nước đi trước - những nước không chỉ có kỹ thuật, công nghệ mà còn có các

doanh nghiệp đầu tư lắp ráp sản phẩm ở nước ngoài. Do đó, cần nghiên cứu bổ sung

danh mục các lĩnh vực, dự án đầu tư trọng điểm quốc gia cũng như các chính sách

khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực, và các địa bàn ưu tiên sản xuất

các mặt hàng, nguyên vật liệu thay thế hàng nhập khẩu. Số ngành/lĩnh vực/địa phương

ưu tiên không cần nhiều, song phải có sức lan tỏa lớn và tạo lập đủ động lực để hình

thành các cụm công nghiệp quy mô với năng lực sản xuất cao. Bên cạnh đó, cần thực

hiện tốt việc tiết giảm đầu tư công một cách có hiệu quả để góp phần giảm nhập khẩu,

đi kèm với tăng cường kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu tư của khu vực có vốn nhà

nước.

Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu đầu tư, tập trung đầu tư nhằm vào tăng năng lực sản

xuất các mặt hàng chế biến, chế tạo có lợi thế xuất khẩu. Cụ thể là, tập trung đầu tư mở

rộng sản xuất các mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao và liên tục trong nhiều

năm nhưng tỷ trọng thị phần còn nhỏ. Tốc độ tăng xuất khẩu cao và liên tục chứng tỏ

những mặt hàng này ta có khả năng cạnh tranh và thế giới có nhu cầu. Các mặt hàng,

ngành này này có thể xem xét bao gồm: sản phẩm nhựa và chất dẻo; saả phẩm gỗ;

hàng dệt và may mặc; máy vi tính, sản phẩm điện, điện tử, điện lạnh và linh kiện; dây

điện và cáp điện. Bên cạnh đó, ưu tiên rà soát cơ cấu đầu tư xã hội, đặc biệt là định

hướng lại dòng đầu tư công, tiếp tục nghiên cứu những chính sách khuyến khích hơn

nữa việc đầu tư sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa thay thế nhập khẩu; hạn chế

đầu tư vào khu vực phi sản xuất; đôn đốc các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty và khu

vực doanh nghiệp nhà nước đẩy nhanh tiến độ sớm đưa vào hoạt động các công trình,

dự án sản xuất hàng thay thế nhập khẩu và đẩy mạnh đầu tư vào các ngành có lợi thế

cạnh tranh, định hướng xuất khẩu.

3.3.6.2. Đổi mới chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Bảo đảm tiếp tục duy trì qui mô và tốc độ tăng trưởng dòng vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài vào Việt Nam nhưng đồng thời phải nhanh chóng chuyển hướng chiến

lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thiên về số lượng sang chú trọng hơn về

chất lượng. Như đã phân tích đánh giá trong nội dung của Chương II, mặc dù vai trò

của nguồn vốn đầu tư FDI đối với tăng trưởng kinh tế nói chung và các hoạt động

Page 158:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

138

ngoại thương nói riêng của Việt Nam là không thể phủ nhận, nhưng rõ ràng những

phân tích đánh giá đó cũng cho thấy tác động của khu vực FDI tới hoạt động xuất nhập

khẩu và tình trạng cán cân thương mại Việt Nam còn rất nhiều vấn đề phải xem xét, xử

lý để có thể đóng góp tích cực hơn vào cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam

thời gian tới. Những quan sát được trình bày ở Chương II cho thấy có mối liên hệ rất

mật thiết giữa sự thay đổi trong dòng vốn FDI vào Việt Nam với sự thay đổi trong tỷ

lệ nhập siêu của Việt Nam thời gian qua. Theo đó, khu vực FDI gia tăng cũng có xu

hướng tác động làm tăng nhập siêu của Việt Nam. Nguyên nhân của tình trạng này

cũng đã được xác định khá rõ, trong đó cơ cấu FDI vào các ngành, các lĩnh vực chưa

hợp lý - theo nghĩa là chưa tập trung nhiều vào những ngành, lĩnh vực tạo ra hàm

lượng giá trị gia tăng cao, chứa đựng hàm lượng công nghệ cao… còn thấp, sự tham

gia của các yếu tố trong nước vào khu vực này trong hàng hoá xuất khẩu còn thấp do

sự yếu kém của công nghiệp hỗ trợ… khiến cho giá trị gia tăng của hàng hoá xuất

khẩu từ khu vực này không cao. Cùng với đó, sự gia tăng trong các hoạt động nhập

khẩu của khu vực này là rất mạnh mẽ - cũng với những nguyên nhân như nêu trên -

khiến cho tình trạng nhập siêu từ khu vực này là rất đáng kể.

Với thực tế như vậy, hướng giải pháp được đề xuất ở đây là cần có sự chuyển đổi

trong chiến lược thu hút FDI để bảo đảm có được một cơ cấu FDI hợp lý vào các

ngành, các lĩnh vực chứa đựng nhiều hàm lượng công nghệ, hàm lượng giá trị gia

tăng… hơn và từ đó tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn trong hoạt động xuất khẩu. Đồng

thời cũng qua đó giảm bớt khối lượng nhập khẩu và cải thiện tình trạng cán cân thương

mại. Mặc dù, công bằng mà nói, vấn đề chất lượng dự án, chất lượng dòng vốn FDI đã

được đặt ra ngay từ thời điểm bắt đầu mở cửa thu hút đầu tư. Tuy nhiên, trong giai

đoạn đầu, do đặc thù thiếu vốn đầu tư cho các ngành nghề, lĩnh vực, Việt Nam chủ

trương đẩy mạnh thu hút đầu tư vào mọi lĩnh vực với mọi quy mô. Nhưng trong giai

đoạn tới, càng cần có cách nhìn, cách tư duy mới để có những giải pháp hài hòa giữa

yếu tố thúc đẩy tăng trưởng với xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, chất lượng và phát

triển bền vững. Thu hút FDI trong giai đoạn tới phải ưu tiên các ngành công nghệ cao,

dịch vụ hiện đại, tạo ra đột phá về công nghệ và sức cạnh tranh của Việt Nam. Vì vậy,

cần chọn lọc để hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những lĩnh vực quan trọng như

Page 159:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

139

công nghiệp hỗ trợ, phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực; các ngành

chế biến nông sản, dịch vụ có giá trị gia tăng cao, các ngành sản xuất tiết kiệm năng

lượng và các ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn.

Bên cạnh đó, xu thế chuyển vùng của các nhà đầu tư trên thế giới cho thấy đã có

những thay đổi khá rõ. Các tập đoàn, các doanh nghiệp nước ngoài cũng đang có xu

hướng đầu tư cho sản xuất trực tiếp ở nước ngoài. Vì thế, Việt Nam cần tích cực hơn,

khẩn trương hơn để đón đầu xu thế này và cần vận dụng mọi biện pháp để tranh thủ cơ

hội đầu tư cũng như cơ cấu lại danh mục đầu tư. Trong quá trình đó, cần tăng cường

được sự liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với khu vực kinh tế trong nước để thu

nhận được những lợi thế về công nghệ và cải thiện năng suất.

3.3.6.3. Tập trung xử lý triệt để vấn đề chuyển giá trong xuất nhập khẩu

Xử lý một cách căn bản vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp trong hoạt

động xuất nhập khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,

nhằm giảm thiểu thiệt hại trong xuất khẩu, hạn chế tình trạng nâng giá trong nhập

khẩu và qua đó cải thiện tình trạng cán cân thương mại. Như đã trình bày tại

Chương II về phân tích mối quan hệ giữa hoạt động của khu vực có vốn đầu tư nước

ngoài với xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam cho thấy, vấn đề

chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam thời gian qua

đã trở nên khá phổ biến và ngày càng trầm trọng hơn. Điều này đã tác động rất đáng kể

tới tình hình xuất nhập khẩu và tình trạng cán cân thương mại của Việt Nam không chỉ

bởi sự thiệt hại trong giá trị xuất khẩu mang lại cho Việt Nam hay sự tăng lên không

đáng có trong giá trị nhập khẩu của Việt Nam, mà quan trọng hơn còn bởi điều này có

tác động tiêu cực tới môi trường sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam cũng như tác động

tới hoạt động của các doanh nghiệp khác nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.

Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và đầu tư và Bộ Tài chính thì tình hình chuyển

giá của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam trong những năm gần đây đã xảy ra một

cách phổ biến, đang gây thiệt hại lớn cho nhà nước và hiện tại vẫn chưa có giải pháp

ngăn chặn hiệu quả bởi nhiều lý do như năng lực kiểm soát của hệ thống quản lý còn

yếu, hành lang pháp lý qui định trong lĩnh vực này còn thiếu… Hoạt động chuyển giá

của các doanh nghiệp FDI làm cho Việt Nam bị thiệt hại trên nhiều mặt. Mục tiêu

Page 160:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

140

quan trọng nhất trong thu hút FDI là công nghệ hiện đại đã không thực hiện được,

hoặc chỉ thực hiện nửa vời. Mục tiêu góp phần nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp

cũng mờ nhạt khi thông qua chuyển giá, các nhà đầu tư nước ngoài đã hiện thực hóa

lợi nhuận, không còn động lực nâng cao hiệu quả quản lý, đổi mới công nghệ để giảm

chi phí, nâng cao năng suất lao động. Do luôn tự cho là thua lỗ hoặc lợi nhuận thấp,

các doanh nghiệp FDI có cớ để hạn chế tăng lương, trả thưởng cho người lao động.

Chuyển giá còn góp phần tăng nhập siêu và tạo ra môi trường kinh doanh, cạnh tranh

không bình đẳng với doanh nghiệp trong nước. Mặc dù tình trạng chuyển giá và những

tác động tiêu cực của tình trạng này tới hoạt động xuất nhập khẩu và cán cân thương

mại nói riêng cũng như tới môi trường cạnh tranh trong nước nói chung đã rất rõ ràng,

nhưng để ngăn chặn và giải quyết được tình trạng này lại không hề đơn giản khi đội

ngũ cán bộ, kỹ năng, kinh nghiệm của cán bộ và khung pháp lý Việt Nam hiện nay đều

còn thiếu và yếu.

Để chống chuyển giá, việc cần thiết đầu tiên là phải đặt nhiệm vụ, mục tiêu chống

chuyển giá ngay từ khâu thẩm định dự án đầu tư nước ngoài, cấp phép cho đến cả quá

trình dự án triển khai, đặc biệt phải làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, thu

thuế, xử lý vi phạm trong hoạt động sau đầu tư. Về tổng thể, phải có các chính sách, cơ

chế để các nhà đầu tư nước ngoài không muốn chuyển giá và phải có chế tài để các

nhà đầu tư không dám chuyển giá. Gần đây, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu

tư làm đầu mối, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp, Bộ Công

an và Ngân hàng Nhà nướcnghiên cứu xây dựng Đề án về vấn đề chuyển giá trong các

doanh nghiệp FDI với mong muốn sẽ tiến tới xử lý một cách căn bản vấn đề này trong

thời gian tới. Trên cơ sở Đề án này, Thủ tướng Chính phủ cũng đã chính thức giao Bộ

Tài chính chủ trì xây dựng một Chương trình hành động tổng thể cũng như hàng năm

nhằm kiểm soát một cách hiệu quả hơn vấn đề chuyển giá. Theo đó, Chương trình phải

đề ra được mục tiêu, nội dung hoàn thiện pháp luật, chế tài xử lý; đưa ra những hướng

dẫn cụ thể về kiểm soát chống chuyển giá; xây dựng các chương trình đào tạo (kể cả

thuê tư vấn quốc tế) phù hợp với tập quán, thông lệ quốc tế về vấn đề này nhằm tăng

cường năng lực quản lý cho các cơ quan, địa phương liên quan. Đồng thời, xây dựng

cơ chế phối hợp liên ngành phù hợp để triển khai chương trình hành động; xây dựng

Page 161:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

141

và đẩy mạnh các chương trình hợp tác quốc tế về tăng cường năng lực quản lý, kiểm

soát chống chuyển giá; xây dựng chương trình truyền thông để cùng với Bộ Thông tin

và Truyền thông tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền về vấn đề này một cách rõ

ràng, đầy đủ. Phó thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương cần chỉ đạo các cơ quan ở

địa phương, trên cơ sở hướng dẫn của các bộ chức năng, tăng cường công tác kiểm tra,

giám sát việc tuân thủ quy định pháp luật của doanh nghiệp nhằm phát hiện và đấu

tranh có hiệu quả với hiện tượng chuyển giá. Với những hành động như vậy. Với

những hành động mạnh mẽ và cơ bản như trên, hy vọng rằng giải pháp này trong thời

gian tới sẽ phát huy hiệu quả và qua đó sẽ mang lại một môi trường đầu tư, kinh doanh

lành mạnh hơn cho Việt Nam nói chung cũng như góp phần cải thiện tình trạng thâm

hụt cán cân thương mại của Việt Nam thời gian tới.

3.3.7. Giải pháp về tỷ giá và điều hành tỷ giá

3.3.7.1. Giảm bớt sự lệ thuộc của tiền đồng đối với đồng đôla Mỹ

Giảm bớt sự lệ thuộc của tiền đồng đối với đô la Mỹ thông qua việc xác định tỷ

giá trên cơ sở một rổ ngoại tệ được lựa chọn. Mặc dù việc hiện nay Ngân hàng Nhà

nước công bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng bằng tỷ giá VNĐ/USD không đồng

nghĩa với việc Ngân hàng Nhà nước chỉ xem xét tới mối tương quan đơn thuần giữa

VNĐ và USD nhưng rõ ràng là một cách chính thức và duy nhất, Ngân hàng Nhà nước

chỉ công bố tỷ giá VNĐ/USD. Điều này cho thấy đồng USD vẫn là đồng tiền có vai trò

áp đảo và thống trị trên thị trường ngoại tệ ở Việt Nam. Theo quan điểm của tác giả,

điều này là không tốt đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, khi mà

tình trạng lệ thuộc một cách quá nhiều vào đồng USD đang trở nên phổ biến và đương

nhiên, trong khi quan hệ ngoại thương của Việt Nam ngày càng được mở rộng với

nhiều nền kinh tế khác nhau, trong đó có nhiều nền kinh tế đóng vai trò rất đáng kể đối

với hoạt động ngoại thương của Việt Nam. Chính vì vậy, việc xem xét, xác định tỷ giá

trên cơ sở một rổ tiền tệ mà trong đó bao gồm những đồng tiền của các quốc gia và

nền kinh tế có quan hệ ngoại thương lớn với Việt Nam là hết sức cần thiết, để qua đó

có thể cho phép đánh giá chính xác hơn sức mua của tiền VNĐ và tác động của nó đối

với sức cạnh tranh xuất nhập khẩu với các đối tác thương mại chủ yếu của Việt Nam.

Page 162:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

142

Trọng số của các đồng tiền trong rổ tiền tệ, do vậy cũng cần được xác định chủ yếu

dựa trên tỷ trọng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam với các nền kinh tế đó.

Đề xuất này không mang ý nghĩa là cần phải loại bỏ việc công bổ tỷ giá giữa VNĐ

và USD, mà là cần có những tính toán và công bố tỷ giá giữa đồng VNĐ với một số

đồng tiền mạnh, đồng tiền quan trọng với ngoại thương của Việt Nam. Đồng thời, việc

xem xét để điều chỉnh tỷ giá VNĐ/USD cũng cần xem xét tới mối tương quan sức mua

không chỉ của VNĐ với USD mà cần xem xét cả mối tương quan giữa đồng VNĐ với

một số đồng tiền quan trọng khác được xác định đưa vào rổ tiền tệ. Đây cũng chính là

cách để có thể điều hành tỷ giá theo hướng ngày càng giảm bớt sự lệ thuộc vào đồng

USD.

Cùng với đó, để bảo đảm cho đề xuất này đạt được hiệu quả tốt, Ngân hàng Nhà

nước cũng nên xem xét để tiếp tục thả nổi hơn nữa tỷ giá của đồng VNĐ với các ngoại

tệ khác, đặc biệt là các ngoại tệ của các nền kinh tế có quan hệ ngoại thương lớn với

Việt Nam. Điều này nhằm để bảo đảm các thông tin về sức mua của đồng VNĐ nói

chung so với các ngoại tệ được xác định một cách chính xác hơn, và qua đó cũng là

cách để các đồng tiền này có tác động trở lại đối với tỷ giá giữa VNĐ và USD, đem lại

tín hiệu trung thực cần thiết để điều hành tỷ giá VNĐ/USD một cách chính xác và hiệu

quả hơn. Cơ chế này cũng sẽ có tác dụng làm giảm sự phụ thuộc của các doanh nghiệp

vào đồng USD, khuyến khích họ sử dụng các ngoại tệ mạnh khác trong thanh toán

quốc tế và cất trữ, giảm rủi ro và thiệt hai khi chỉ sử dụng đồng USD trong thanh toán

các hợp đồng xuất nhập khẩu mà câu chuyện lỗ cả nghìn tỷ đồng của các doanh nghiệp

xăng dầu hồi đầu năm 2011 là một ví dụ điển hình cho tình trạng này.

3.4.7.2. Phát huy vai trò của tỷ giá thực đa phương

Tỷ giá thực đa phương nên được huy động để xác định mức độ định giá của tỷ

giá hiệu lực hiện tại. Như đã trình bày ở các Chương I và II, do tỷ giá thực đa phương

(REER) là chỉ số mà giá của đồng tiền đã được điều chỉnh theo chênh lệch lạm phát

của một nước so với các đối tác thương mại. Và tỷ giá bình quân liên ngân hàng như

được công bố hiện nay không chứa đựng nhiều thông tin thị trường nên cần được xem

xét để hạn chế được hạn chế này. Chính vì vậy, sẽ là rất cần thiết để tỷ giá thực đa

phương nên được chọn làm thước đo mức độ đáp ứng khả năng cạnh tranh cho hàng

Page 163:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

143

hoá của Việt Nam và bảo đảm cho tiền đồng có ngang giá sức mua trong mậu dịch

quốc tế thay vì chọn tỷ giá thực song phương. Cũng chính vì vậy, tỷ giá thực đa

phương nên được huy động, hay nói cách khác là nên được lựa chọn sử dụng, để xem

xét tỷ giá danh nghĩa hiện tại (mà ở Việt Nam là tỷ giá giữa VNĐ/USD) có ngang giá

sức mua hay không. Điều này là hết sức quan trọng, bởi yêu cầu đặt ra là cần xác định

được càng chính xác càng tốt giá trị thị trường của đồng VNĐ đang được định giá cao

hay thấp để từ đó có những điều chỉnh phù hợp với từng mục tiêu điều hành, phát triển

kinh tế trong từng giai đoạn. Do vậy, tỷ giá thực đa phương như một công cụ hữu hiệu

để làm điều này.

Tuy nhiên, vấn đề lại không chỉ đơn giản như vậy. Như đã trình bày trong Chương

I và II, việc tính toán tỷ giá thực đa phương và áp dụng chúng phù hợp với tính chất,

đặc điểm của từng nền kinh tế và trong từng giai đoạn, thời điểm lại có những hệ

quả/hiệu quả rất khác nhau. Kể cả đã loại trừ đi các yếu tố về lựa chọn đồng tiền trong

rổ tiền để tính toán, loại trừ yếu tố lựa chọn năm gốc để tính toán cho kết quả chính

xác nhất…, thì còn rất nhiều nhân tố khác trong nền kinh tế có thể tác động để tìm

được đáp án lựa chọn mức tỷ giá thực đa phương thích hợp. Do đó, điều lưu ý ở đây là

việc sử dụng tỷ giá thực đa phương trong vấn đề xác định tỷ giá hiện tại cần hết sức

thận trọng, cần được nghiên cứu, lựa chọn nhiều phương án, thử đi thử lại trên thực tế

để theo dõi hiệu ứng từ thực tế trước khi áp dụng một cách chính thức và thường

xuyên.

3.4.7.3. Đổi mới quan điểm điều hành tỷ giá

Không sử dụng và điều hành tỷ giá theo hướng tập trung quá nhiều vào mục

tiêu là công cụ để hỗ trợ cho khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất nhập khẩu.

Rõ ràng là về mặt nguyên lý, điều hành tỷ giá theo hướng tăng hoặc giảm sẽ có những

tác động rất trực tiếp và cụ thể tới khả năng tăng hoặc giảm khối lượng hàng hoá xuất

nhập khẩu. Ví dụ như điều chỉnh tăng tỷ giá có thể làm cho hàng hoá xuất khẩu của

Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh hơn và qua đó có thể xuất khẩu nhiều hơn và có

điều kiện để cải thiện cán cân thương mại. Tuy nhiên, cũng như đã trình bày ở Chương

I và II, việc điều chỉnh tăng tỷ giá có thực sự cải thiện được tình trạng cán cân thương

mại hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa chứ không chỉ là tỷ giá. Điều

Page 164:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

144

chỉnh tăng tỷ giá có thể làm tăng khối lượng hàng hoá xuất khẩu nhưng lại chưa chắc

đã làm cho giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ tăng lên, do vậy cũng chưa bảo đảm

cho một sự cải thiện về cán cân thương mại, đặc biệt là trong dài hạn.

Chính vì vậy, khuyến nghị ở đây là không nên quá lạm dụng việc điều hành tỷ giá

theo hướng nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất nhập khẩu, đặc biệt

là hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Quan điểm chủ đạo của đề xuất này là việc duy

trì và tăng cường khả năng cạnh tranh trong xuất nhập khẩu nói chung và của hàng hoá

xuất nhập khẩu nói riêng của Việt Nam cần phải dựa vào chính chất lượng và hàm

lượng giá trị gia tăng của hàng hoá Việt Nam, chứ không phải dựa quá nhiều vào việc

tăng tỷ giá triền miên. Điều cần làm để nâng cao được khả năng cạnh tranh cho hàng

hoá xuất khẩu của Việt Nam cơ bản phải là tập trung đổi mới công nghệ, điều chỉnh cơ

cấu sản xuất theo hướng tập trung vào những ngành, những lĩnh vực, những công đoạn

tạo ra giá trị gia tăng cao hơn, thâm dụng vốn ít hơn, cải cách mạnh mẽ hơn nữa nền

kinh tế để nâng cao sức cạnh tranh chung… Và do vậy, chính sách tỷ giá cũng cần

phải được xây dựng và điều hành trên cơ sở xem xét một cách tổng thể các yếu tố kinh

tế vĩ mô khác như chính sách tài khoá, tiền tệ, đầu tư, chi tiêu…

3.4.7.4. Tăng cường sự tham gia của thị trường trong điều hành tỷ giá

Thực hiện điều hành tỷ giá theo hướng nới rộng hơn nữa biên độ dao động,

cho phép sự tham gia nhiều hơn của thị trường vào quá trình hình thành tỷ giá.

Việc tỷ giá phản ánh đúng và kịp thời các tín hiệu của thị trường là nguyên tắc cơ ản

để bảo đảm cho một cơ chế tỷ giá phù hợp, cho dù cơ chế đó là nhằm để duy trì khả

năng cạnh tranh của hàng hoá trong ngoại thương hay vì bất kỳ một mục tiêu nào

khác. Vấn đề ở chỗ, không cơ một công thức chung cho việc xác định cơ chế phù hợp

cho tất cả các quốc gia. Cũng như đã trình bày ở các phần trên, mỗi quốc gia, mỗi nền

kinh tế đều mang trong nó những tính chất, đặc điểm riêng biệt ở trong những giai

đoạn phát triển khác nhau. Việt Nam là một nền kinh tế, mà như đã được khắc hoạ

trong Chương II của Luận án, đang trong quá trình đổi thay mạnh mẽ với nhiều đặc

điểm rất riêng và rất nổi bật. Đó là một nền kinh tế đang tìm cách chuyển đổi mô hình

tăng trưởng để bảo đảm sự hiệu quả và bền vững hơn trong tương lai, một nền kinh tế

đi theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng vẫn đang trong giai

Page 165:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

145

đoạn bổ sung, hoàn thiện và hình thành đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường,

trong đó thị trường tiền tệ, ngoại hối vẫn còn thô sơ, chưa hoàn thiện… Do vậy, câu

hỏi được đặt ra là nên điều hành tỷ giá ở Việt Nam theo cơ chế nào?

Đề xuất ở đây là một mặt Chính phủ tiếp tục vẫn phải điều hành tỷ giá theo hướng

có kiểm soát, nhưng mặt khác cũng cần nới lỏng thêm sự kiểm soát đó ở chừng mực

mà ở đó các tín hiệu của thị trường sẽ có thể tham gia nhiều hơn vào việc quyết định tỷ

giá. Trong điều kiện của nền kinh tế Việt Nam như đã nêu trên, việc thả nổi hoàn toàn

tỷ giá là điều không thực tế vì chắc chắn sẽ tạo ra những rủi ro rất lớn. Tuy nhiên, cố

định tỷ giá lại cũng làm tăng nguy cơ xảy ra khủng hoảng vì ổn định tỷ giá không phải

lúc nào cũng đồng nghĩa với ổn định kinh tế. Trong sự ổn định tỷ giá sẽ chứa đựng rất

nhiều nguy cơ được tạo ra từ sự định giá quá cao hoặc quá thấp của đồng nội tệ. Và

một khi tình hình thế giới xảy ra những thay đổi như lạm phát, khủng hoảng tài

chính… thì chắc chắn những nguy cơ này sẽ trở thành hiện thực, có thể phá vỡ những

mục tiêu mà chính sách tỷ giá đang theo đuổi và rộng hơn là phá vỡ sự ổn định của

nền kinh tế.

Tăng mức độ thả nổi tỷ giá cũng sẽ có tác dụng nhằm tăng hiệu lực của chính sách

tiền tệ và hạn chế được các dòng vốn đầu tư ngắn hạn cũng như các hoạt động đầu cơ

tiền tệ. Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới đã có nhiều thay đổi so với trước đây,

xu hướng đấu tranh, hợp tác giữa các nền kinh tế diễn ra mạnh mẽ. Nền kinh tế Việt

Nam lại có độ mở khá rộng nên việc kiểm soát vốn là rất khó khăn. Để cho chính sách

tiền tệ độc lập hơn và dồn sức cho kiểm soát lạm phát thì Ngân hàng Nhà nước cần thả

nổi hơn nữa tỷ giá hối đoái. Tỷ giá linh hoạt hơn sẽ giảm bớt áp lực của Ngân hàng

Nhà nước trong vấn đề đối phó với dòng vốn chảy vào hay chảy ra, giảm bớt nguy cơ

xung đột chính sách.. Tỷ giá được thả nổi nhiều hơn làm tăng độ rủi ro của tỷ giá sẽ

hạn chế bớt hoạt động đầu tư ngắn hạn, hoạt động đầu cơ tiền tệ.

3.3.8. Giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

3.3.8.1. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho một số ngành sản xuất hàng

xuất khẩu

Như đã phân tích và trình bày ở một số phần nội dung trong Luận án, một số

ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam mặc dù có khả năng về thị trường, có khả năng về

Page 166:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

146

công nghệ sản xuất… nhưng lại bị hạn chế về nguồn lao động trình độ tay nghề có thể

đáp ứng được yêu cầu sản xuất, do đó cũng không đẩy mạnh xuất khẩu được. Tuỳ vào

mức độ thiếu hụt của từng ngành có thể khác nhau và còn cần phải thực hiện những

khảo sát, đánh giá cụ thể hơn. Tuy nhiên, một số ngành thiếu hụt khá trầm trọng và rõ

ràng có thể nhận thấy được như ngành sản xuất đồ gỗ xuất khẩu, các ngành sản xuất

đồ điện - điện tử và máy tính… Chính vì vậy, yêu cầu phải có những hành động kịp

thời để giải quyết được vấn đề này là rất cấp thiết đối với Việt Nam trong thời gian tới.

Theo đó, đề xuất cơ bản được đưa ra ở đây là:

- Cần xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện các chưong trình đào tạo

nghề, giải quyết vấn đề thiếu hụt và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và lao động

trong các ngành sản xuất hàng xuất khẩu đang gặp khó khăn về nguồn lao động trên cơ

sở những rà soát, đánh giá một cách đầy đủ về nhu cầu lao động và mức độ thiếu hụt

hiện tại cũng như trong tương lai;

- Đẩy mạnh xã hội hoá các dịch vụ dạy nghề và đào tạo lao động; cân đối nguồn

ngân sách hỗ trợ đào tạo nghề cho một số danh mục nghề phục vụ sản xuất hàng xuất

khẩu theo các địa chỉ sử dụng cụ thể.

- Hoàn thiện các cơ chế, chính sách, luật pháp của Nhà nước trong lĩnh vực lao

động và việc làm nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp và nâng cao mức thu nhập, điều kiện

sống của người lao động; khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp tự đào tạo và trao đổi

nguồn nhân lực, lao động.

3.3.8.2. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công tác

quản lý, điều hành doanh nghiệp

Bên cạnh sự thiếu hụt về lao động kỹ thuật có thể thấy khá rõ ở một số ngành sản

xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam như đã nêu trên thì sự thiếu hụt về nguồn nhân lực

trình độ cao trong quản lý, quản trị doanh nghiệp cũng như trong các cơ quan hoạch

định chính sách cũng rất rõ ràng. Điều này cũng có thể dễ nhận thấy qua biểu hiện ở

nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn phải thuê cán bộ quản lý cấp cao là người nước

ngoài, hay sự chênh lệnh về sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và các

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khâu này… Chưa kể tới những giải pháp

để xử lý vấn đề thiếu hụt, hay nói đúng hơn là vấn đề hạn chế về trình độ của nguồn

Page 167:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

147

nhân lực làm công tác xây dựng chính sách quản lý trong các cơ quan quản lý nhà

nước, thì đối với nguồn lao động quản lý chất lượng cao trong các doanh nghiếp sản

xuất kinh doanh nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng của Việt Nam thời gian tới cần

được tập trung xử lý thông qua một số giải pháp được đề xuất dưới đây:

Thứ nhất, rất cần có những nghiên cứu, triển khai thực hiện các mô hình hợp tác

theo kiểu thí điểm giữa các trường đại học và các doanh nghiệp trong hoạt động đào

tạo. Trên cơ sở triển khai thực hiện những mô hình thí điểm này, cần có những tổng

kết, đánh giá nghiêm túc để làm cơ sở nhân rộng mô hình, xây dựng chính sách chung

nhằm tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho sự phát triển các mô hình hợp tác này

phù hợp với điều kiện thực tế phát triển ở Việt Nam, qua đó nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực phục vụ quản lý, điều hành ở các doanh nghiệp trong nước.

Thứ hai, hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, trường đại học của nước ngoài

cũng cần được xem xét như một biện pháp nhằm học tập cách làm, kinh nghiệm tốt

của quốc tế trong quá trình triển khai áp dụng ở Việt Nam. Theo đó, cần có những sự

cho phép, khuyến khích từ phía Nhà nước để các trường đại học trong nước có thể hợp

tác với các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước có thể hợp tác với

các trường đại học của nước ngoài (và ngược lại) trong các hoạt động đào tạo nguồn

lao động trình độ cao, chất lượng cao.

Thứ ba, sự chủ động của các bên trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các

hoạt động hợp tác cụ thể là yếu tố quyết định trong quá trình này. Trong đó, từng

trường đại học, từng doanh nghiệp cần có ý thức rõ ràng và kế hoạch cụ thể để triển

khai các hoạt động hợp tác với nhau trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Thực tế thời

gian qua cho thấy, vẫn có những doanh nghiệp, những trường đại học đã triển khai rất

thành công nhiều hoạt động hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực do đã thực

sự nhận thấy được những lợi ích to lớn và lâu dài của các hoạt động hợp tác này, đặc

biệt là ở một số doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại Việt

Nam.

Thứ tư, bên cạnh sự tham gia trực tiếp của các trường đại học, các doanh nghiệp

thì vai trò của các đối tượng khác có liên quan là không thể xem nhẹ và cần được huy

động một cách tích cực vào quá trình này. Trong đó, có thể kể đến những đối tượng rất

Page 168:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

148

quan trọng như các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức xã hội hoạt động trong các lĩnh

vực kinh tế, giáo dục có liên quan. Với vai trò là người đại diện cho các thành viên của

mình, các hiệp hội, tổ chức xã hội là đầu mối rất quan trọng trong việc tập hợp ý kiến,

phổ biến các hoạt động cần triển khai rộng khắp trong các thành viên thuộc hiệp hội

mình, tổ chức mình. Vì vậy, các trường đại học, các doanh nghiệp cũng cần đặc biệt

lưu ý để khai thác vai trò và sự tham gia của các đối tượng này vào quá trình xây dựng

và triển khai các hoạt động hợp tác, đào tạo nguồn lao động của mình.

3.3.9. Giải pháp đối với một số mặt hàng và thị trường chiến lược

Việc xác định những mặt hàng chiến lược và thị trường chiến lược trong xuất nhập

khẩu có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi qua đó có thể có những biện pháp để đẩy mạnh

xuất khẩu cũng như kiểm soát nhập khẩu một cách hiệu quả hơn và có thể tạo được

những đột phá trong phát triển ngoại thương. Về định hướng chiến lược đối với các

mặt hàng và thị trường xuất nhập khẩu, để góp phần từng bước cải thiện một cách bền

vững tình trạng cán cân thương mại, đề xuất chung như sau:

Đối với mặt hàng: Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản sẽ có lộ trình giảm dần xuất

khẩu khoáng sản thô, đầu tư công nghệ để tăng sản phẩm chế biến, tận dụng các cơ hội

thuận lợi về thị trường và giá cả để tăng giá trị xuất khẩu; Nhóm hàng nông - lâm -

thuỷ sản sẽ tập trung nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng, chuyển dịch cơ

cấu xuất khẩu hướng mạnh vào chế biến sâu, phát triển sản phẩm xuất khẩu có ứng

dụng khoa học công nghệ tiên tiến; Nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ tập

trung phát triển các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, phát triển

công nghiệp hỗ trợ, nâng cao tỷ lệ giá trị trong nước giảm phụ thuộc vào nguyên phụ

liệu nhập khẩu. Các định hướng về thị trường cũng ở mức khái quát tương tự.

Đối với thị trường: Định hướng chung là tập trung khai thác cơ hội xuất khẩu vào

các thị trường khu vực châu Phi, Mỹ latinh, Nga, các nước SNG và Đông Âu, các thị

trường Việt Nam có ký kết FTA; tiếp tục duy trì xuất khẩu sang các thị trường trọng

điểm đối với Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản; thúc đẩy xuất khẩu và điều tiết giảm nhập khẩu

từ thị trường Trung Quốc và một số nước ASEAN.

Những đề xuất về hướng điều chỉnh cụ thể đối với từng mặt hàng và từng thị

trường sẽ được trình bày và luận giải chi tiết tại Phụ lục 3 của Luận án.

Page 169:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

149

Các giải pháp được đề xuất và luận giải nêu trên được trình bày theo thứ tự các

nhóm vấn đề chủ yếu có tác động, điều chỉnh tới cán cân thương mại như đã được

trình bày tại các Chương I và Chương II của Luận án. Đây là các giải pháp được đề

xuất trên quan điểm xử lý vấn đề một cách toàn diện và đồng bộ. Tuy nhiên, tác giả

nhấn mạnh và khuyến nghị cần tập trung thực hiện một cách mạnh mẽ các giải pháp

mang tính chiến lược và có ý nghĩa quyết định để xử lý được vấn đề nghiên cứu, đó là:

Các giải pháp về đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài (được trình bày tại mục 3.3.6);

Các giải pháp về tỷ giá và điều hành tỷ giá (được trình bày tại mục 3.3.7); Các giải

pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý và điều hành xuất nhập khẩu (được

trình bày tại mục 3.3.1). Đây là những giải pháp mà tác giả cho rằng có ý nghĩa quyết

định nhất tới việc cải thiện tình trạng cán cân thương mại của Việt Nam trong thời gian

tới một cách bền vững, vì qua đó sẽ xử lý được những vấn đề mang tính cấu trúc cũng

như những vấn đề có tác động trực tiếp, mạnh mẽ tới cán cân thương mại của Việt

Nam.

Page 170:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

150

KẾT LUẬN

Với quá trình hơn 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện kinh tế - xã

hội, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn. Trong đó,

hoạt động thương mại nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng đã có nhiều chuyển

biến tích cực, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của kinh tế đất nước.

Trong quá trình đó, nhiều chính sách quản lý trong lĩnh vực thương mại nói chung và

trong lĩnh vực ngoại thương nói riêng đã được điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện, góp

phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực này.

Tuy nhiên, cũng trong quá trình đó, cùng với sự thay đổi trong bối cảnh và tình

hình quốc tế, sự chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội trong nước,

đặc biệt là quá trình chuyển đổi mô hình phát triển, tái cấu trúc nền kinh tế, tăng

cường hội nhập quốc tế…, đã cho thấy những thách thức và hạn chế cơ bản cần được

khắc phục và xử lý để bảo đảm cho kinh tế nước ta tiếp tục phát triển nhanh và bền

vững trong những giai đoạn tiếp theo. Theo đó, công tác quản lý, điều hành trong

lĩnh vực xuất nhập khẩu và điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam cũng cần

được xem xét, nghiên cứu để có những đánh giá, luận giải thấu đáo nhằm tiếp tục

hoàn thiện và góp phần tích cực, hiệu quả hơn vào sự phát triển chung của kinh tế đất

nước.

Với đề tài nghiên cứu về "Cán cân thương mại của Việt Nam trong sự nghiệp

công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước", Luận án này đã đáp ứng phần nào yêu cầu

đặt ra đối với vấn đề trên cả về mặt lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở xác định rõ mục

tiêu, phương pháp và nội dung nghiên cứu, Luận án đã hoàn thành và đạt được các

kết quả mới cơ bản như sau:

Bổ sung, làm rõ một số nội dung cơ bản mang tính khoa học cần lưu ý khi

xem xét, nghiên cứu cán cân thương mại.

Khái quát, rút ra 4 nhận định về mối quan hệ giữa cán cân thương mại và công

nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như những yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đối với cán cân thương mại.

Page 171:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

151

Lựa chọn, phân tích để làm rõ và nêu bật được thực trạng và đặc điểm của nền

kinh tế Việt Nam trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời

gian qua với 7 nhóm đặc điểm được đưa ra và được chứng minh.

Tổng hợp, hệ thống hoá và trình bày được một cách toàn diện, đầy đủ và

nhiều chiều về thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam thời gian qua,

trên cơ sở đó đưa ra được 6 đánh giá, nhận định mang tính tổng kết về thực

trạng cán cân thương mại của Việt Nam thời gian qua.

Lựa chọn, phân tích các yếu tố cơ bản có tác động, điều chỉnh cán cân thương

mại, từ đó đưa ra những đánh giá cụ thể, mới mẻ về thực chất mức độ tác

động của các yếu tố này tới tình trạng của cán cân thương mại Việt Nam thời

gian qua và rút ra 3 nhận định chung về những mặt được, 4 nhận định về

những mặt còn tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong điều chỉnh cán cân

thương mại của Việt Nam thời gian qua.

Đưa ra nhận định về bối cảnh quốc tế và rút ra 5 cơ hội, 5 thách thức cơ bản;

nhận định về tình hình trong nước và rút ra 4 thuận lợi, 5 khó khăn tác động

tới cán cân thương mại của Việt Nam thời gian tới

Đề xuất được các mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể và 4 quan điểm, 5 định

hướng chủ yếu trong điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam trong quá

trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời gian tiếp theo.

Đề xuất 9 nhóm giải pháp với hơn 20 giải pháp lớn và nhiều giải pháp cụ thể

nhằm điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh

công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời kỳ đến năm 2020. Trong đó, đưa ra khuyến

nghị về 3 nhóm giải pháp với 11 giải pháp cụ thể là những giải pháp mang

tính quyết định, cần tập trung thực hiện mạnh mẽ để xử lý được vấn đề nghiên

cứu.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Luận án không thể tránh khỏi một số điểm

hạn chế nhất định. Thứ nhất, xuất phát từ tính đa dạng, phức tạp của các yếu tố có tác

động trực tiếp và gián tiếp tới cán cân thương mại, lại xảy ra đan xen, cùng lúc…,

nên trong một số nội dung nghiên cứu, phân tích của Luận án phải sử dụng một số

giả định như các yếu tố khác không thay đổi, hoặc giả định nền kinh tế ở trạng thái

Page 172:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

152

bình thường… mà thực tế không phải lúc nào cũng xảy ra như vậy, cũng đã phần nào

hạn chế tới hiệu quả áp dụng các kết quả phân tích. Thứ hai, do cán cân thương mại

có liên quan tới hầu hết các yếu số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế nên trong giới

hạn khả năng của Luận án này không thể đề cập tới tất cả các yếu tố đó mà chỉ có thể

tập trung lựa chọn một số yếu tố cơ bản, có tác động đáng kể nhất tới cán cân thương

mại để xem xét. Thứ ba, việc tổng hợp, so sánh, đánh giá về những vấn đề có liên

quan tới cán cân thương mại cũng gặp không ít trở ngại do hệ thống số liệu thống kê,

đánh giá về các yếu tố này ở Việt Nam chưa đầy đủ, thậm chí chưa thống nhất, lại

không hoàn toàn tương thích với những thống kê của thế giới. Tác giả hy vọng rằng,

với sự giúp đỡ của các nhà khoa học, các chuyên gia và tất cả những ai quan tâm tới

vấn đề này, trong thời gian tới, vấn đề này sẽ tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện.

Nhân đây, tác giả xin chân thành cám ơn và mong tiếp tục nhận được sự quan

tâm, góp ý của các thầy, cô hướng dẫn, các nhà khoa học và các anh, chị đồng nghiệp

để hoàn thiện hơn nội dung nghiên cứu./.

Page 173:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

153

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

1. Dương Duy Hưng (2012), "Thực trạng mối liên hệ giữa đầu tư trực tiếp nước

ngoài với tình trạng cán cân thương mại của Việt Nam", Tạp chí Thương mại, (số

17 năm 2012), tr.8-11.

2. Dương Duy Hưng (2012), "Đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu nhằm góp

phần cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam", Tạp chí Thương mại, (số 19

năm 2012), tr.3-5.

3. Dương Duy Hưng (2008), "Đổi mới công tác quản lý xuất nhập khẩu trong bối

cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam", Tạp chí Thương mại, (số 22 năm 2008),

tr.4-8.

4. Dương Duy Hưng chủ trì (2007), Các giải pháp sử dụng công cụ kinh tế nhằm

hạn chế nhập khẩu thiết bị cũ, sản phẩm có hại tới môi trường và sức khoẻ cộng

đồng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

5. Dương Duy Hưng chủ trì (2007), Vấn đề sử dụng các biện pháp trợ cấp của Việt

Nam sau khi gia nhập WTO, Chuyên đề nghiên cứu khoa học của Bộ Thương mại,

Hà Nội.

6. Dương Duy Hưng chủ trì (2006), Định hướng thị trường và một số giải pháp chủ

yếu nhằm phát triển xuất khẩu mặt hàng dây điện và cáp điện của Việt Nam, Đề

tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

7. Dương Duy Hưng chủ trì (2006), Preparation Paper for Building up National

Export Strategy, Dự án Hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu cho

Việt Nam do chính phủ Thụy Sỹ và Thuỵ Điển tài trợ thuộc khuôn khổ Dự án VIE

61/94, Hà Nội.

8. Dương Duy Hưng - Trưởng Nhóm Nghiên cứu, xây dựng (2006), Đề án chiến

lược xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010, Chiến lược xuất khẩu của

Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại

Quyết định số 156/2006/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2006, Hà Nội.

Page 174:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

154

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Ban Chấp hành Trung ương (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XI của Đảng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Nguyễn Thành Biên (2008), "Nhập siêu và các giải pháp kiềm chế nhập siêu",

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Công Thương, Hà Nội.

3. Bộ Công Thương (2007 - 2012), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ

kế hoạch năm, Vụ Kế hoạch, Hà Nội.

4. Bộ Công Thương (2007), Đề án về một số chủ trương, giải pháp lớn để nền kinh

tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương

mại thế giới, trình Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khoá X, Hà

Nội.

5. Bộ Công Thương (2008), Đánh giá tác động tổng thể khi Việt Nam trở thành

thành viên WTO đến thay đổi xuất nhập khẩu và thể chế, Báo cáo Dự án hỗ trợ

thương mại đa biên giai đoạn II, Hà Nội.

6. Bộ Công Thương (2011), Đề án Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ

2011 - 2020 và định hướng tới năm 2030 và Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày

28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án.

7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 -

2015, Hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, Quảng Trị.

8. Bùi Trường Giang (2010), Hướng tới Chiến lược FTA của Việt Nam: Cơ sở lý

luận và Thực tiễn Đông Á, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

9. Phạm Văn Hà và nhóm tác giả (2007), "Đánh giá tỷ lệ bảo hộ thực tế ở Việt Nam

trong tiến trình hội nhập và khuyến nghị chính sách", Báo cáo của Nhóm tư vấn

chính sách cho Bộ Tài chính, Hà Nội.

10. Đinh Thị Liên, Đoàn Thị Mỹ Hạnh (2009), Giáo trình Thương mại quốc tế,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Lịch chủ trì (2005), "Nghiên cứu cán cân thương mại trong sự

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam", Đề tài nghiên cứu khoa học

cấp Bộ, Bộ Công Thương, Hà Nội.

Page 175:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

155

12. Michael Porter và nhóm thực hiện của CIEM (2010), Báo cáo năng lực cạnh

tranh Việt Nam 2010, Hội nghị công bố Báo cáo, Hà Nội.

13. Molcolm Gillis (1990), "Kinh tế học của sự phát triển" (tiếng Việt). NXB Giáo

dục. Hà Nội.

14. Robert J. Gordon (1994), "Kinh tế học vĩ mô" (tiếng Việt). NXB Khoa học và Kỹ

thuật. Hà Nội.

15. Đỗ Quốc Sam (2006), Một số vấn đề về công nghiệp hoá, hiện đại hoá sau 20

năm đổi mới, Tạp chí Cộng sản, số tháng 4/2006, Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Kim Thanh (2008), "Chính sách tỷ giá với vấn đề tăng trưởng kinh

tế và ổn định kinh tế vĩ mô", Tạp chí ngân hàng, số tháng 10/2008.

17. Phạm Tất Thắng chủ trì (2007), "Mối quan hệ giữa tăng trưởng thương mại với

tăng trưởng kinh tế", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Công Thương, Hà

Nội.

18. Nguyễn Văn Tiến (2003), "Tỷ giá thực và tác động của nó đến cán cân thương

mại", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 307.

19. Nguyễn Văn Tiến (2010), Giáo trình Tài chính quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội.

20. Tổng cục Thống kê (2011), Niên giám Thống kê 2007, NXBThống kê, Hà Nội.

21. Trương Đình Tuyển, Đinh Văn Ân, Lê Triệu Dũng, Ngô Chung Khanh (2009),

Báo cáo phân tích thâm hụt thương mại của Việt Nam và các điều khoản về cán

cân thanh toán của WTO, Dự án hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn III, Hà Nội.

22. Trương Đình Tuyển, Võ Trí Thành, Bùi Trường Giang, Phan Văn Chinh, Lê

Triệu Dũng, Nguyễn Anh Dương, Phạm Sỹ An, Nguyễn Đức Thành (2011), Báo

cáo tác động của cam kết mở cửa thị trường trong WTO và các hiệp định khu

vực thương mại tự do (FTAs) đến hoạt động sản xuất, thương mại của Việt Nam

và các biện pháp hoàn thiện cơ chế điều hành xuất nhập khẩu của Bộ Công

Thương giai đoạn 2011 - 2015, Dự án Hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn III,

Hà Nội.

23. Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế (2005), Từ điển chính sách thương

mại quốc tế, Dự án hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn II, Hà Nội.

Page 176:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

156

24. Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế (2007), Một số hiệp định cơ bản

trong Tổ chức Thương mại thế giới, Dự án hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn

II, Hà Nội.

25. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung (2002), Khả năng chịu đựng thâm hụt

cán cân thanh toán vãng lai của Việt Nam", Nhà Xuất bản Lao động, Hà Nội.

Các trang chủ và đường dẫn tiếng Việt:

26. http://dantri.com.vn/c76/s76-487382/tai-sao-viet-nam-lai-nhap-sieu-manh-tu-

trung-quoc.htm (Nguyễn Minh Cường - "Tại sao Việt Nam lại nhập siêu mạnh từ

Trung Quốc?". Sài Gòn Tiếp Thị) (07/6/2011)

27. http://www.kinhte24h.com/view-gh/58/65442/ (Kim Ngân - "Chống chuyển giá:

Đã đến hồi quyết liệt") (06/4/2012)

28. http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2012-03-16-den-luc-phai-chuyen-huong-thu-

hut-fdi (Quế Thanh - "Đến lúc phải chuyển hướng thu hút FDI". Doanh nghiệp

Sài Gòn cuối tuần) (17/3/2012)

29. http://www.nciec.gov.vn/ (Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế)

30. http://vneconomy.vn/20100209114722405P0C9920/ca-tu-duy-va-mo-hinh-tang-

truong-da-khong-con-phu-hop.htm (Trần Xuân Giá - "Cả tư duy và mô hình tăng

trưởng đã không còn phù hợp") (09/02/2010)

31. http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2010/11/3ba239fb/ (Nhật Minh - "Michael

Porter chê mô hình tăng trưởng của Việt Nam") (30/11/2010)

32. http://nld.com.vn/20090923010824217P0C1014/vn-phat-trien-kinh-te-theo-mo-

hinh-nao.htm (GS.Trần Minh Đạo - "Việt Nam phát triển kinh tế theo mô hình

nào?") (23/9/2009)

33. http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/ong-wto-xem-lai-tu-duy-kinh-te-va-mo-hinh-

phat-trien (Trương Đình Tuyển - "Xem lại tư duy kinh tế và mô hình phát triển")

(02/02/2009)

34. http://tuoitre.vn/Kinh-te/225042/Dieu-hanh-chinh-sach-tien-te-chong-lam-phat-

hay-vi-tang-truong.html (Huỳnh Thế Du - "Điều hành chính sách tiền tệ: chống

lạm phát hay vì tăng trưởng?". Thời báo Kinh tế Sài Gòn. 18/10/2007)

Page 177:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

157

35. http://vietbao.vn/Kinh-te/Trung-Quoc-cong-bo-noi-dung-ro-tien-te/10921627/48/

(Việt Linh - "Trung Quốc công bố nội dung rổ tiền tệ") (11/8/2005)

36. http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban

37. http://dantri.com.vn/c76/s76-350940/cuu-xuat-khau-khong-chi-trong-cho-o-ty-

gia.htm (Đoàn Trần - “Cứu” xuất khẩu không chỉ trông chờ ở tỷ giá) (19/9/2009)

38. http://www.gso.gov.vn/

II. Tiếng Anh

39. Bo Sodersten (1980), "Economic Theories" NXB Macmillan. Scotland.

40. Francisco Rodríguez and Dani Rodrik (2000), Trade Policy and Ecconomic

Growth: A Skeptic's Guide to the Cross-National Evidence, University of

Maryland and Harvard University, USA.

41. Jemma Dridi and Kimberly Zieschang (2005), Export and Import Price Indicies,

WB, Washington D.C, USA.

42. Kawai, M. and Wignaraja, G. (2011), "Asian FTAs: Trends, Prospects and

Challenges", Journal of Asian Economics, February, Singapore.

43. Kiyota, K. (2006), "An analysis of the Potential Economic Effects of Bilateral,

Regional and Multilateral Free Trade", Discussion Paper Series 06-E-027

Research Institute of Economy, Trade and Industry (RIETI), June 2006. Tokyo,

Japan.

44. Klaus Schwab (2011), The Global Competitiveness Report 2010 - 2011, World

Economic Forum, Geneva, Swizerland.

45. Linda Goldberg and Federal Reserve Bank of NewYork Staff (2005), "The

Internationalization of the Dollar and Trade Balance Adjustment". FRD, New

York.

46. Macro A.F.H Cavalcanti (2001), Economic Growth, The Trade Balance and the

Investment - Exchange Rate Trade Off, Carribean Trade Mission, Pretoria.

47. Milla, S. A. A. (2010), "Protectionism Amid the Recent Global Financial

Turmoil", Bangkok Sentral ng Philipinas Economic Newsletters, No. 10-04 July-

August 2010.

Page 178:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

158

48. Nguyen Tran Phuc (2009), Implications of Exchange Rate Policy for Foreign

Exchange Market Development: Vietnam, 1986-2008, Griffen University,

Australia.

49. Paul R. Krugman, Maurice Obstfeld (2008), International Economics: Theory

and Policy, 5th Edition, Addison-Wesley Publishing Company, p. 466-468.

50. Philip R.Lane and Gian Maria Milesi Ferretti (2012), External Wealth, the Trade

Balance and the Real Exchange Rate, IMF, Dublin.

51. Rudiger Dornbusch and Paul Krugman (1976), "Flexible Exchange Rates in the

Short Run". Texas, USA.

52. World Trade Organization (2011), International Trade Statistics 2010, WTO

Publications, Geneva, Swizerland.

53. Yi Wu and Li Zeng (2008), The Impact of Trade Liberalization on the Trade

Balance in Developing Countries, IMF's Vienna Institute, Vienna, Austria.

54. Yin Zhang and Guanghua Wan (2004), What Accounts for China's Trade

Balance Dynamics?, China Financial Institute, Beijing.

Các trang chủ và đường dẫn tiếng Anh:

55. http://data.worldbank.org/

56. http://www.adb.org/data/

57. http://www.imf.org/external/data.htm

58. http://aric.adb.org/macro_indicators.php (Asia Regional Integration Center)

59. http://www.econstats.com

60. http://www.adb.org/Document/Books/Key Indicators/2008/pdf/Prc.pdf )

61. http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2011/01/weodata/index

62. http://www.doingbusiness.org

63. http://www.adb.org/documents/briefs/ADB-Briefs-2010-1-Free-Trade-

Agreements.pdf.

64. http://vepr.org.vn/en/index.php?

option=com_content&task=view&id=710&Itemid=487

Page 179:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

159

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Tổng hợp chỉ số Lợi thế so sánh hiện hữu đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam giai

đoạn 2004 - 2009

Mặt hàng/Nhóm hàng 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Động vật sống 0,39 0,37 0,41 0,35 0,29 0,06

Thịt và các sản phẩm từ thịt 0,19 0,15 0,13 0,15 0,13 0,10

Sản phẩm sữa và trứng gia cầm 0,04 0,02 0,03 0,05 0,05 0,10

Cá, giáp xác, động vật thân mềm 10,2 9,91 10,4 10,1 9,99 10,5

Ngũ cốc và sản phẩm từ ngũ cốc 3,48 5,71 4,20 2,94 3,67 4,93

Rau, quả 1,73 1,72 1,76 1,80 1,94 2,16

Đường, mật ong 0,47 0,33 0,32 0,57 0,68 0,71

Cà phê, chè, ca cao, gia vị 7,66 7,80 9,48 10,6 9,15 7,32

Thức ăn gia súc 0,11 0,08 0,18 0,17 0,15 0,30

Các sản phẩm khác trong nhóm thực phẩm 0,78 0,59 0,59 0,66 0,60 0,72

Đồ uống 0,07 0,08 0,08 0,07 0,12 0,20

Thuốc lá và các sản phẩm tương tự 0,44 0,22 0,19 0,29 0,30 1,03

Da và các sản phẩm da thuộc 0,51 0,53 0,49 0,79 0,84 0,13

Các loại hạt có dầu 0,34 0,28 0,13 0,15 0,05 0,18

Cao su 4,57 4,09 5,51 5,24 3,81 9,61

Gỗ 0,74 1,07 1,19 1,77 1,76 1,71

Bột gỗ và giấy cũ 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00

Sợi 0,15 0,23 0,37 0,59 0,63 0,71

Phân bón 0,49 0,52 0,56 0,97 1,60 1,29

Các loại quặng kim loại 0,40 0,36 0,33 0,31 0,27 0,14

Động vật chưa chế biến 0,52 0,40 0,35 0,31 0,28 0,29

Than các loại 3,29 3,74 4,67 4,93 3,53 3,20

Xăng dầu các loại 2,22 1,95 1,66 1,42 1,16 1,21

Gas và khí thiên nhiên 0,00 0,00 0,00 0,00 0,01 0,02

Dây cáp điện 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,08

Mỡ và dầu động vật 0,08 0,10 0,09 0,14 0,49 1,72

Page 180:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

160

Mặt hàng/Nhóm hàng 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Dầu, mỡ thực vật dạng tinh chế 0,10 0,08 0,05 0,13 0,11 0,16

Dầu, mỡ thực vật dạng nguyên thuỷ/trộn lẫn 0,10 0,11 0,15 0,06 0,12 0,30

Hoá chất hữu cơ 0,12 0,11 0,09 0,09 0,11 0,10

Hoá chất vô cơ 0,04 0,08 0,12 0,10 0,11 0,20

Hoá chất nhuộm 0,03 0,05 0,05 0,06 0,07 0,11

Sản phẩm y dược 0,01 0,02 0,02 0,02 0,02 0,02

Dầu và các chất tạo mùi 0,36 0,29 0,27 0,27 0,33 0,36

Nhựa dạng nguyên thuỷ 0,04 0,09 0,20 0,19 0,18 0,20

Nhựa đã qua xử lý 0,15 0,20 0,28 0,27 0,25 0,26

Sản phẩm và nguyên liệu hoá chất 0,28 0,33 0,42 0,39 0,34 0,62

Da và các sản phẩm từ da 0,64 0,52 0,64 1,20 2,05 1,96

Các sản phẩm từ cao su 0,86 0,71 0,86 0,60 0,56 0,94

Các sản phẩm từ gỗ 0,58 0,61 0,70 0,74 0,84 0,80

Giấy vụn, bột giấy 0,15 0,18 0,21 0,25 0,31 0,39

Vải, sợi và các sản phẩm liên quan 1,05 1,05 1,24 1,40 1,54 2,04

Các loại khoáng sản không chứa kim loại 0,66 0,59 0,70 0,71 0,66 0,69

Sắt, thép 0,07 0,07 0,09 0,14 0,34 0,36

Các kim loại không chứa sắt 0,07 0,08 0,10 0,14 0,22 0,14

Sản phẩm từ kim loại 0,50 0,54 0,63 0,70 0,63 0,60

Máy và thiết bị phát điện 0,33 0,34 0,38 0,35 0,38 0,40

Máy đặc dụng các loại 0,11 0,13 0,13 0,16 0,17 0,13

Máy xử lý kim loại 0,07 0,10 0,15 0,14 0,17 0,08

Máy công nghiệp và linh kiện 0,24 0,21 0,27 0,23 0,26 0,18

Máy văn phòng và máy xử lý thông tin tự động 0,19 0,35 0,58 0,73 0,91 0,78

Thiết bị viễn thông 0,19 0,19 0,26 0,44 0,63 0,60

Máy điện và phụ kiện 0,48 0,48 0,44 0,43 0,44 0,50

Phương tiện giao thông đường bộ 0,13 0,12 0,09 0,08 0,10 0,13

Các thiết bị giao thông khác 0,02 0,02 0,09 0,30 0,20 0,21

Thiết bị vệ sinh, sưởi, thắp sáng… 0,36 0,37 0,46 0,56 0,45 0,43

Đồ nội thất, và phụ kiện 4,88 5,69 6,09 6,54 6,50 4,55

Page 181:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

161

Mặt hàng/Nhóm hàng 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Đồ dùng cho du lịch 5,99 5,65 5,09 4,93 5,14 3,77

Quần áo và các phụ kiện 5,53 5,19 5,74 6,33 6,54 5,63

Da giày 22,1 20,5 20,2 19,3 19,3 10,7

Thiết bị và phụ kiện khoa học chuyên ngành 0,12 0,11 0,17 0,16 0,20 0,15

Thiết bị, phụ kiện máy ảnh và máy quang học 0,26 0,26 0,29 0,39 0,39 1,20

Các loại khác thuộc nhóm sản phẩm chế tạo 0,64 0,65 0,74 0,83 0,88 1,60

Các vật phẩm đóng gói bưu chính 0,10 0,12 0,11 0,15 0,14 0,14

Hàng hoá đặc biệt khác 0,01 0,00 0,04 0,00 0,00 0,00

Tiền xu 0,01 0,02 0,13 0,34 0,45 1,51

Vàng 0,07 0,02 0,03 0,13 0,63 0,58

Nguồn: [21, tr.127] và có tính toán, bổ sung của tác giả

Page 182:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

162

Phụ lục 2. Tổng hợp chỉ số Cán cân thương mại chuẩn hoá của hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt

Nam giai đoạn 2004 - 2009

Mặt hàng/Nhóm hàng 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Động vật sống 0,10 0,40 0,54 0,39 0,27 -0,32

Thịt và các sản phẩm từ thịt 0,66 0,68 0,27 -0,19 -0,54 -0,92

Sản phẩm sữa và trứng gia cầm -0,95 -0,98 -0,97 -0,94 -0,93 -0,79

Cá, giáp xác, động vật thân mềm 0,86 0,85 0,87 0,87 0,86 0,82

Ngũ cốc và sản phẩm từ ngũ cốc 0,45 0,58 0,44 0,30 0,51 0,55

Rau, quả 0,60 0,50 0,58 0,52 0,49 0,24

Đường, mật ong -0,32 -0,65 -0,70 -0,29 -0,34 -0,22

Cà phê, chè, ca cao, gia vị 0,96 0,97 0,97 0,96 0,94 0,89

Thức ăn gia súc -0,95 -0,97 -0,94 -0,95 -0,96 -0,90

Các sản phẩm khác trong nhóm thực phẩm -0,19 -0,34 -0,42 -0,39 -0,41 -0,42

Đồ uống -0,29 -0,20 -0,28 -0,37 -0,32 -0,78

Thuốc lá và các sản phẩm tương tự -0,60 -0,77 -0,72 -0,63 -0,64 -0,45

Da và các sản phẩm da thuộc -0,29 -0,59 -0,71 -0,41 -0,66 -0,83

Các loại hạt có dầu 0,64 0,77 0,05 -0,17 -0,73 -0,59

Cao su 0,23 0,16 0,16 0,29 0,20 0,57

Gỗ -0,57 -0,44 -0,41 -0,26 -0,29 0,04

Bột gỗ và giấy cũ -1,00 -1,00 -1,00 -1,00 -1,00 -1,00

Sợi -0,93 -0,90 -0,84 -0,77 -0,80 -0,77

Phân bón -0,57 -0,54 -0,54 -0,37 -0,05 -0,14

Các loại quặng kim loại 0,09 0,20 0,15 -0,18 -0,42 -0,66

Động vật chưa chế biến -0,18 -0,29 -0,34 -0,38 -0,47 -0,70

Than các loại 0,90 0,91 0,91 0,93 0,91 0,91

Xăng dầu các loại 0,19 0,18 0,12 0,00 -0,03 0,15

Gas và khí thiên nhiên -1,00 -1,00 -1,00 -1,00 -0,96 -0,87

Dây cáp điện -1,00 -1,00 -1,00 -1,00 -1,00 -0,90

Mỡ và dầu động vật -0,76 -0,76 -0,82 -0,77 -0,20 0,42

Dầu, mỡ thực vật dạng tinh chế -0,92 -0,91 -0,95 -0,90 -0,90 -0,83

Dầu, mỡ thực vật dạng nguyên thuỷ hoặc trộn -0,66 -0,70 -0,67 -0,84 -0,72 -0,68

Page 183:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

163

Mặt hàng/Nhóm hàng 2004 2005 2006 2007 2008 2009

lẫn

Hoá chất hữu cơ -0,69 -0,74 -0,79 -0,82 -0,76 -0,76

Hoá chất vô cơ -0,95 -0,89 -0,83 -0,86 -0,84 -0,72

Hoá chất nhuộm -0,97 -0,96 -0,96 -0,95 -0,94 -0,88

Sản phẩm y dược -0,97 -0,96 -0,95 -0,95 -0,94 -0,92

Dầu và các chất tạo mùi -0,36 -0,48 -0,52 -0,50 -0,43 -0,40

Phân bón -0,57 -0,54 -0,54 -0,37 -0,05 -0,14

Nhựa dạng nguyên thuỷ -0,99 -0,99 -0,99 -0,96 -0,74 -0,80

Nhựa đã qua xử lý -0,97 -0,93 -0,86 -0,88 -0,88 -0,84

Sản phẩm và nguyên liệu hoá chất -0,80 -0,73 -0,63 -0,65 -0,69 -0,62

Da và các sản phẩm từ da -0,76 -0,71 -0,65 -0,68 -0,70 -0,39

Các sản phẩm từ cao su -0,87 -0,89 -0,85 -0,76 -0,61 -0,43

Các sản phẩm từ gỗ 0,08 -0,01 -0,01 -0,23 -0,32 -0,07

Giấy vụn, bột giấy -0,12 -0,16 -0,17 -0,21 -0,14 -0,12

Vải, sợi và các sản phẩm liên quan -0,78 -0,74 -0,72 -0,68 -0,62 -0,51

Các loại khoáng sản không chứa kim loại -0,66 -0,68 -0,65 -0,64 -0,60 -0,42

Sắt, thép 0,00 -0,06 0,00 0,03 -0,01 -0,07

Các kim loại không chứa sắt -0,96 -0,96 -0,94 -0,92 -0,81 -0,79

Sản phẩm từ kim loại -0,91 -0,89 -0,88 -0,84 -0,72 -0,80

Máy và thiết bị phát điện -0,31 -0,27 -0,23 -0,23 -0,27 -0,27

Máy đặc dụng các loại -0,37 -0,38 -0,33 -0,66 -0,56 -0,50

Máy xử lý kim loại -0,90 -0,88 -0,87 -0,85 -0,86 -0,89

Máy công nghiệp và linh kiện -0,94 -0,90 -0,88 -0,88 -0,89 -0,90

Máy văn phòng và máy xử lý thông tin tự động -0,67 -0,67 -0,65 -0,75 -0,72 -0,76

Thiết bị viễn thông -0,39 -0,16 0,04 0,05 0,09 -0,01

Máy điện và phụ kiện -0,47 -0,48 -0,45 -0,37 -0,21 -0,39

Phương tiện giao thông đường bộ -0,21 -0,17 -0,18 -0,29 -0,31 -0,24

Các thiết bị giao thông khác -0,60 -0,62 -0,55 -0,67 -0,68 -0,75

Thiết bị vệ sinh, sưởi, thắp sáng… -0,97 -0,89 -0,45 1,00 -0,68 -0,48

Đồ nội thất, và phụ kiện 0,17 0,21 0,26 0,37 0,19 -0,25

Page 184:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

164

Mặt hàng/Nhóm hàng 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Đồ dùng cho du lịch 0,97 0,96 0,95 0,95 0,94 0,85

Quần áo và các phụ kiện 0,99 0,98 0,98 0,96 0,97 0,78

Da giày 0,83 0,87 0,92 0,93 0,93 0,77

Thiết bị và phụ kiện khoa học chuyên ngành 0,88 0,89 0,92 0,94 0,94 0,90

Thiết bị, phụ kiện máy ảnh và máy quang học -0,62 -0,61 -0,55 -0,57 -0,48 -0,64

Các loại khác thuộc nhóm sản phẩm chế tạo -0,30 -0,28 -0,32 -0,33 -0,39 0,40

Các vật phẩm đóng gói bưu chính 0,04 0,04 0,05 0,11 0,16 0,47

Hàng hoá đặc biệt khác -0,21 -0,10 -0,09 0,03 -0,15 -0,42

Tiền xu 1,00 - 0,92 -0,36 - -1,00

Vàng -1,00 -0,99 -0,97 -0,87 -0,87 0,65

Nguồn: [21, tr.147-149] và có tính toán, bổ sung của tác giả

Page 185:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

165

Phụ lục 3. Định hướng mặt hàng và thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu của Việt

Nam thời kỳ đến năm 2020

1. Về mặt hàng

Điện tử và linh kiện máy tính:

Đây là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 17,7%/năm trong

thời kỳ 2001 - 2010, tăng đến 20,6% trong giai đoạn 2006 - 2010 và còn nhiều tiềm

năng tăng trưởng xuất khẩu lớn của Việt Nam. Khả năng tăng trưởng sản xuất và

xuất khẩu các sản phẩm điện tử và linh kiện máy tính của Việt Nam trong vòng 10

năm tới là khá lớn do nhiều dự án đầu tư rất lớn vào lĩnh vực này sẽ đi vào hoạt động

trong thời gian tới, trong khi nhu cầu của thị trường thế giới vẫn còn đáng kể. Định

hướng chính trong phát triển công nghiệp điện tử - tin học là vẫn lấy xuất khẩu làm

mục tiêu phát triển của ngành đồng thời phát triển công nghiệp hỗ trợ để giảm nhập

siêu ngành, sản phẩm này. Trong đó, trọng tâm là đa dạng hoá sản phẩm, tăng tỷ lệ

nội địa hoá, và hàm lượng kỹ thuật của sản phẩm, tăng tỷ lệ đóng góp của các doanh

nghiệp Việt Nam vào tăng trưởng xuất khẩu. Phát triển cơ sở hạ tầng ở các khu công

nghiệp và chuẩn bị nguồn nhân lực, phát triển công nghiệp hỗ trợ để thu hút các tập

đoàn sản xuất điện tử lớn trên thế giới vào đầu tư sản xuất, xuất khẩu tại Việt Nam;

nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp để tăng tỷ trọng sản phẩm điện tử

chuyên dùng. Những giải pháp chủ yếu đối với mặt hàng này là:

- Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này thông qua các khung

chính sách thuận lợi.

- Phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo công nhân kỹ thuật và chuẩn bị đồng bộ các

yếu tố phụ trợ là giải pháp cơ bản nhất để thu hút đầu tư vào sản xuất và xuất khẩu ở

lĩnh vực này.

- Xem xét, mở rộng quyền nhập khẩu các loại thiết bị, nguyên phụ liệu phục vụ

sản xuất, lắp ráp hàng điện tử cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để

tăng cường hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp này.

Sản phẩm nhựa:

Page 186:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

166

Sản phẩm của ngành này vừa là thành phẩm, vừa là đầu vào “trung gian” cho

nhiều ngành sản xuất khác, lại là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng

xuất khẩu nhanh nhất của Việt Nam trong thời gian qua (trung bình 5 năm 2001 -

2005 đạt gần 30%/năm, riêng năm 2005 tăng trên 34%), nên cần ưu tiên phát triển.

Khả năng tăng xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam còn rất lớn do thị trường xuất

khẩu sản phẩm nhựa còn rất rộng mở và không quá khó để thâm nhập, nhu cầu vốn

đầu tư không quá lớn, có nhiều khả năng tiếp cận được công nghệ sản xuất hiện đại

của thế giới. Mặt hàng nhựa của Việt Nam hiện được đánh giá là có khả năng cạnh

tranh cao, được thị trường chấp nhận, trong khi ta có lợi thế về nguồn lao động dồi

dào. Vấn đề lớn nhất là giải quyết được nguyên liệu đầu vào, mẫu mã sản phẩm để

có thể đáp ứng được những đơn hàng xuất khẩu lớn trong thời gian tới.

Định hướng phát triển sản phẩm nhựa thời gian tới là đa dạng hoá sản phẩm và

thị trường để tăng kim ngạch xuất khẩu, sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ từ

nguyên liệu nhựa nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm xuất khẩu khác có

sử dụng các chi tiết, bộ phận làm từ nhựa. Cần áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại

gắn với thiết kế mẫu mã mới để nâng giá trị gia tăng xuất khẩu. Chú trọng vào khâu

thiết kế mẫu mã, phát triển sản phẩm mới và đầu tư để tăng nhanh qui mô sản xuất.

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện và đẩy mạnh thu hút đầu tư mới vào các dự án đầu tư

sản xuất nguyên liệu thô như PVC và PP nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về nguyên

liệu thô cho ngành nhựa. Các giải pháp chủ yếu cho nhóm sản phẩm này được đề

xuất là:

- Trước hết là phải giải quyết tốt vấn đề nguồn nguyên liệu để đáp ứng cho sản

xuất, ít nhất là trong vòng 4 năm tới, khi khu lọc hoá dầu đầu tiên của Việt Nam chưa

đi vào hoạt động. Để làm được điều này cần tới sự hỗ trợ của nhà nước thông qua các

chính sách ưu đãi như ưu đãi về thuế, hỗ trợ đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất

nguyên liệu, đổi mới thiết bị, công nghệ...

- Nâng cao năng lực sản xuất trong nước và cần tập trung vào công tác quảng bá

sản phẩm, xúc tiến xuất khẩu. Kinh nghiệm tham gia nhiều hội chợ quốc tế lớn gần

đây cho thấy các sản phẩm nhựa của Việt Nam hoàn toàn được bạn hàng chấp nhận

Page 187:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

167

nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu nhựa của Việt Nam hầu như chưa được các nhà

nhập khẩu lớn và trực tiếp trên thế giới biết đến.

- Xây dựng định hướng mặt hàng chiến lược phù hợp, trước mắt nên tập trung

vào hai nhóm sản phẩm là bao bì và đồ nhựa cao cấp là hai mặt hàng mà nhu cầu

nhập khẩu của thế giới đang cao, chất lượng của sản phẩm xuất khẩu đã được nhiều

nhà nhập khẩu biết tới.

Sản phẩm gỗ:

Đây là mặt hàng thuộc nhóm vừa có qui mô lớn vừa có tốc độ tăng trưởng cao và

được thị trường thế giới chấp nhận trong những năm gần đây. Vì vậy, việc tập trung

đẩy mạnh phát triển sản xuất và xuất khẩu nhóm những mặt hàng này đóng vai trò rất

lớn trong chiến lược xuất khẩu thời gian tới của Việt Nam. Định hướng chung đối

với việc phát triển xuất khẩu nhóm hàng này là: phát triển mạnh nguồn nguyên liệu

trong nước, đẩy mạnh trồng các loại cây có tốc độ sinh khối lớn, đi đôi với việc tổ

chức tốt việc nhập khẩu nguyên liệu lâm sản; giảm nhanh tỷ lệ xuất khẩu qua các thị

trường trung gian thông qua việc xây dựng thương hiệu và khả năng tiếp thị, cung

ứng hàng trực tiếp đến thị trường nước ngoài; tăng tỷ lệ sản phẩm gỗ nội thất và

giảm nhanh tỷ lệ sản phẩm gỗ ngoại thất trong cơ cấu sản phẩm gỗ xuất khẩu, nâng

cao tỷ lệ nội địa và giá trị gia tăng để tăng nhanh kim ngạch và hiệu quả xuất khẩu.

Tăng cường đầu tư, tạo năng lực mới cho sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu.

Đẩy mạnh hiện đại hoá công nghiệp chế biến quy mô lớn, từng bước phát triển và

hiện đại hoá công nghiệp chế biến quy mô nhỏ ở các vùng nông thôn và làng nghề

truyền thống. Những giải pháp cụ thể được đề xuất gồm:

- Tổ chức tốt nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất trên cơ sở hình thành những

trung tâm đầu mối nhập khẩu gỗ nguyên liệu với qui mô lớn và liên kết tốt với các

doanh nghiệp sản xuất trong nước.

- Đổi mới cơ cấu sản phẩm xuất khẩu từ các sản phẩm thô sang các sản phẩm có

hàm lượng giá trị gia tăng, giá trị tạo mới cao hơn, tập trung vào 4 nhóm chủ yếu

gồm: đồ gỗ ngoài trời, đồ gỗ nội thất, đồ gỗ mỹ nghệ, gỗ nhân tạo.

- Ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp cần tính đến việc ưu tiên nhập khẩu nguyên

liệu từ các nước có nền kinh tế thị trường, đặc biệt là nhập khẩu nguyên liệu từ

Page 188:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

168

những nước đang nhập khẩu sản phẩm của ta như Hoa Kỳ, dưới dạng mua, bán, gia

công, nhập nguyên liệu bán thành phẩm... để đối phó với nguy cơ bị kiện chống bán

phá giá.

- Tăng cường công tác điều hành xuất khẩu mặt hàng này, chú trọng tới việc theo

dõi chặt chẽ diễn biến của thị trường thế giới, đặc biệt là các thị trường có nhiều

nguy cơ xảy ra các vụ kiện về bán phá giá như thị trường Hoa Kỳ, EU để có biện

pháp cảnh báo thường xuyên và phản ứng kịp thời.

- Tập trung đầu tư vào công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là công nhân

lành nghề để nâng cao năng lực sản xuất các sản phẩm có chất lượng và độ tinh xảo

cao, tăng giá trị hàng xuất khẩu.

Dây điện và cáp điện:

Đây cũng là một trong những mặt hàng có khả năng tạo ra sự tăng trưởng cao

trong thời gian tới theo hướng sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng

cao. Từ một mặt hàng chỉ có kim ngạch xuất khẩu vào khoảng hơn 100 triệu USD

năm 2002, đến nay mặt hàng dây điện và cáp điện đã trở thành một nhóm mặt hàng

có kim ngạch xuất khẩu thuộc nhóm trên 1 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu

bình quân 22%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010. Trong thời gian tới, ngành công

nghiệp sản xuất và xuất khẩu dây điện và cáp điện có nhiều khả năng tiếp tục tăng

trưởng do nhu cầu sử dụng dây điện, cáp điện cho hệ thống điện của xe có động cơ

và các loại thiết bị, máy móc khác của thị trường thế giới có xu hướng tăng và ổn

định dần. Giải pháp cụ thể được đề xuất cho mặt hàng này là:

- Xem xét, điều chỉnh chế độ và mức thuế VAT cũng như thuế nhập khẩu đối với

một số loại nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất dây điện, cáp điện trong nước để

khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá

xuất khẩu.

- Tăng cường khả năng liên kết và hỗ trợ của các ngành sản xuất phụ trợ, đặc biệt

là ngành nhựa.

Nhân điều:

Những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng khá cao. Phẩm cấp

và chất lượng điều của Việt Nam ngày càng được nâng cao và được thị trường thế

Page 189:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

169

giới ưa chuộng. Định hướng phát triển trong thời gian tới là tập trung vào qui hoạch

và cải tạo lại các vườn điều, tăng đầu tư thâm canh, thay thế các giống điều cũ bằng

những giống mới cao sản và chất lượng cao. Đồng thời, tập trung phát triển thương

hiệu, mạng lưới phân phối tại các thị trường trọng điểm (EU, Bắc Mỹ, Đông Á) và

khai thác hiệu quả thị trường Trung Quốc để có thể gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

Những giải pháp cụ thể được đề xuất bao gồm:

- Trước mắt có thể tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào cũng như những hạn chế

về khả năng khai thác lợi thế của các nước thuộc khu vực châu Phi để tăng cường

nhập khẩu điều thô làm nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu.

- Cải thiện năng lực cung nguyên liệu trong nước trên cơ sở thực hiện các biện

pháp khuyến khích và hỗ trợ nông dân mở rộng diện tích trồng điều, lựa chọn giống

tốt, củng cố hệ thống cơ sở vật chất lưu kho và công nghệ chế biến.

- Xem xét điều chỉnh mức thuế nhập khẩu hạt điều thô từ nước ngoài để khuyến

khích các doanh nghiệp chế biến hạt điều trong nước nhập khẩu nguyên liệu, mở

rộng qui mô chế biến.

Dệt may và giày dép:

Đối với nhóm hàng này, bên cạnh yếu tố nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm,

việc mở rộng qui mô sản xuất và tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu là yếu tố cơ

bản để có thể tăng kim ngạch xuất khẩu và hiệu quả xuất khẩu. Định hướng chính là

lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành, tập trung nâng cao tỷ lệ nội địa

hoá và giá trị gia tăng của sản phẩm gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch

chuyển lao động nông nghiệp nông thôn. Đầu tư cho việc nghiên cứu mẫu, mã, mốt

thời trang quốc tế, nắm bắt kịp thời xu thế lớn trong ngành thời trang. Đa dạng hóa

sản phẩm, phương thức kinh doanh. Tăng cường đổi mới công nghệ để giảm thiểu

lao động góp phần tháo gỡ khó khăn về nguồn lao động, về lâu dài, nghiên cứu quy

hoạch và di dời ngành sản xuất may về một số vùng phù hợp, không để các nhà máy

dệt và may gia công tập trung vào một số đô thị như hiện nay. Giải pháp cụ thể được

đề xuất đối với nhóm hàng này là:

- Hình thành chợ nguyên phụ liệu cho ngành dệt may và da giày để phục vụ tốt

cho hoạt động sản xuất của hai ngành này. Xem xét việc cho phép nhà đầu tư nước

Page 190:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

170

ngoài vào đầu tư, xây dựng và kinh doanh chợ nguyên phụ liệu cho ngành dệt may

và da giày trong nước.

- Tăng cường tìm kiếm bạn hàng và ký kết hợp đồng xuất khẩu trực tiếp trên cơ

sở tăng cường năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm và gia tăng tỷ lệ nguyên phụ liệu

trong nước tự đáp ứng được.

- Đẩy mạnh khai thác những thị trường ngách, thị trường nhỏ nhưng chấp nhận

mức giá cao và ưa thích các sản phẩm đặc thù (ví dụ như các sản phẩm làm bằng

tay)...

- Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp ngoài nước để thiết lập quan hệ đối

tác theo hướng chuyên môn hoá và tận dụng để mở rộng thị trường xuất khẩu cho

hàng hoá của Việt Nam vào những thị trường này.

Thủy sản:

Định hướng chung cho phát triển xuất khẩu thủy sản là tập trung theo hướng chú

trọng các mặt hàng mới chất lượng cao, xây dựng và bảo vệ thương hiệu, thủy sản

sạch, hàm lượng chế biến sâu để có giá trị gia tăng cao hơn, đa dạng hóa thị trường

để phân tán rủi ro, vượt rào cản thương mại và bảo vệ cạnh tranh công bằng. Duy trì

tốc độ phát triển của ngành thủy sản trên cơ sở đảm bảo phát triển bền vững thông

qua: Thực hiện nghiêm túc quy hoạch diện tích nuôi trồng thủy sản, tránh trường hợp

cung vượt cầu như đã từng xảy ra trước đây; tái tạo nguồn lợi, an toàn cho ngư dân,

giảm khai thác ven bờ, phát triển đánh bắt xa bờ. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm

soát an toàn vệ sinh chất lượng hàng thuỷ sản từ khâu nuôi trồng nguyên liệu tới

thành phẩm để giữ uy tín cho hàng thuỷ sản của Việt Nam cũng như đáp ứng được

yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Để làm việc này, một mặt, kiên quyết không cho

phép các doanh nghiệp mà sản phẩm bị các thị trường nhập khẩu từ chối, làm ảnh

hưởng đến uy tín hàng thủy sản Việt Nam. Mặt khác, cần tạo cơ chế liên kết chặt chẽ

giữa người nông dân nuôi trồng thủy sản, thương nhân thu mua và doanh nghiệp chế

biến xuất khẩu. Những giải pháp cụ thể được đề xuất bao gồm:

- Nâng cao chất lượng sản phẩm, trước mắt tập trung vào xử lý vấn đề đồng đều

về chất lượng của sản phẩm xuất khẩu và đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn vệ sinh

và các qui định về an toàn hải sản.

Page 191:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

171

- Từng bước đa dạng hoá danh mục các sản phẩm qua chế biến gắn liền với công

tác quảng bá thương hiệu và xâm nhập thị trường một cách trực tiếp.

- Cải thiện khâu đóng gói, bao bì và sự tiện lợi trong sử dụng của sản phẩm xuất

khẩu.

- Tăng cường đánh bắt xa bờ và phát triển các vùng nuôi trồng thuỷ sản bền

vững nhằm tạo nguồn nguyên liệu sạch bệnh chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của

các thị trường nhập khẩu.

- Củng cố mối liên kết giữa doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu với người nuôi

trồng thủy sản nhằm tạo nguồn nguyên liệu ổn định và đảm bảo lợi ích cho các bên

trước những biến động của thị trường thế giới.

- Tăng cường quản lý việc sử dụng thuốc trong nuôi trồng, chế biến, nhằm đảm

bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của thủy sản xuất khẩu.

- Tập trung đầu tư hiện đại hoá công nghệ sau đánh bắt để bảo quản nguyên liệu

từ đánh bắt tự do cũng như từ nuôi trồng, nhằm giảm thiểu lượng nguyên liệu không

đủ chất lượng phục vụ chế biến hàng xuất khẩu (theo ước tính hiện nay khoảng 1/3

lượng nguyên liệu không đủ tiêu chuẩn để đưa vào chế biến hàng xuất khẩu do

không được bảo quản hợp lý).

- Xây dựng Quỹ Phòng chống dịch bệnh thuỷ sản, tránh rủi ro cho người nuôi

trồng, tạo sự an toàn, ổn định cho nguồn nguyên liệu.

Cà phê:

Trong những năm qua, ngành cà phê đã đạt được nhiều kết quả tốt, song sự phát

triển của ngành chưa thật sự vững chắc, hiệu quả kinh doanh vẫn thấp và tiềm ẩn

nhiều nguy cơ do chất lượng cà phê xuất khẩu thấp, không theo tiêu chuẩn xuất khẩu

dẫn đến bị ép cấp, ép giá, làm giảm giá trị xuất khẩu. Khâu tổ chức thu mua trong

nước chưa tốt, do thiếu vốn dẫn đến đầu vụ người dân thường “hái non”, bán vội cà

phê chất lượng thấp. Hệ thống đại lý thu mua cà phê hình thành một cách tự phát,

chủ yếu là các đại lý tư nhân, hệ quả là khi giá cả thị trường biến động mạnh dẫn đến

đổ vỡ theo dây chuyền từ đại lý tới các nhà xuất khẩu. Việc sơ chế cà phê của Việt

Nam hiện nay chưa tương xứng với sự phát triển nhanh chóng của ngành sản xuất cà

phê. Vì vậy, cà phê hạt xuất khẩu có chất lượng không cao. Tổn thất sau thu hoạch

Page 192:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

172

khá lớn, giá xuất khẩu thường thấp hơn 10% giá các sản phẩm cùng loại trên thế giới.

Mặt khác, hơn 80% cà phê được sản xuất ra là từ các hộ nông dân sản xuất nhỏ, thiếu

các điều kiện sơ chế tối thiểu, chủ yếu chế biến thủ công như xát tươi, phơi khô. Các

doanh nghiệp kinh doanh cà phê, các đại lý mua cà phê cũng thiếu hệ thống kho tàng

và thiết bị chế biến. Trước tình hình đó, giải pháp cụ thể được đề xuất ở đây là:

- Trước mắt, để nâng cao giá trị xuất khẩu cần tập trung vào khâu công nghệ sau

thu hoạch, như thực hiện phân loại và sấy khô cà phê theo đúng các tiêu chuẩn của

nước nhập khẩu.

- Từng bước nâng cao năng lực chế biến, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu cà phê đã

qua chế biến như cà phê bột, cà phê hoà tan...

- Đẩy mạnh hoạt động giao dịch, xuất khẩu trên các sàn giao dịch quốc tế để tìm

kiếm mức giá có lợi trong xuất khẩu.

- Nỗ lực xây dựng thương hiệu và xuất khẩu cà phê qua chế biến.

Rau quả, thủ công mỹ nghệ và sản phẩm làng nghề:

Theo đánh giá của tác giả, nhóm sản phẩm rau quả, thủ công mỹ nghệ và sản

phẩm làng nghề là những nhóm sản phẩm có ý nghĩa hết sức chiến lược, đặc biệt

trong dài hạn đối với xuất khẩu của Việt Nam bởi lẽ đây là những sản phẩm mà Việt

Nam thực sự có khả năng và thế mạnh riêng có để phát triển, đồng thời lại là những

sản phẩm có vai trò và ý nghĩa rất lớn trong việc giải quyết nhiều vấn đề lớn khác

của nền kinh tế cũng như của xã hội như vấn đề lao động, việc làm, hiện đại hoá

nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đối với mặt hàng rau quả, mặc dù Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu rau, quả

nhiệt đới, và nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này trên thế giới hầu như không bị hạn chế

dù yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao hơn trước, song xuất khẩu

của ta vẫn còn những yếu điểm như: sản xuất phân tán, năng suất thấp, chưa giải

quyết dứt điểm được khâu tạo giống, thu hoạch, bảo quản và chế biến rau quả xuất

khẩu cũng như khâu kiểm dịch và công nhận lẫn nhau giữa ta và các thị trường nhập

khẩu. Nếu giải quyết được những hạn chế hiện nay thì đây là nhóm hàng hoàn toàn

có thể tạo đột phá và phát triển mạnh mẽ trong dài hạn.

Page 193:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

173

Đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm làng nghề, kim ngạch xuất

khẩu các mặt hàng này trong những năm qua tuy không lớn nhưng có vai trò quan

trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, và là mặt hàng xuất khẩu giúp xóa

đói giảm nghèo do có khả năng thu hút nhiều lao động. Đây cũng là mặt hàng mà ta

còn nhiều tiềm năng, nhu cầu thị trường thế giới hầu như chưa bị giới hạn do tuổi thọ

và vòng đời sản phẩm ngắn. Bên cạnh đó, xuất khẩu mặt hàng này mang lại giá trị

gia tăng lớn, có thể coi là ngành hàng mũi nhọn để tập trung phát triển xuất khẩu

trong giai đoạn 2011-2020. Điều kiện thâm nhập thị trường đối với mặt hàng này khá

thuận lợi đối với Việt Nam. Hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm làng nghề của ta

nổi tiếng với giá cả hợp lý, có tính riêng biệt và bản sắc văn hóa. Tuy nhiên, chất

lượng các sản phẩm Việt Nam còn thấp, sản xuất bị phân tán, khó có thể triển khai

sản xuất hàng loạt để đáp ứng các đơn hàng lớn. Bên cạnh đó, mẫu mã, kiểu dáng

của các sản phẩm xuất khẩu chậm đổi mới, chưa đa dạng phong phú nên chưa phát

huy được hết thế mạnh và tiềm năng xuất khẩu. Một vấn đề nữa đặt ra đối với việc

phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu là nguồn nguyên liệu sản xuất

đang dần cạn kiệt do khai thác quá mức trong khi thiếu quy hoạch nuôi trồng một

cách căn cơ.

Đề xuất được đưa ra ở đây đối với các nhóm sản phẩm này là cần tập trung xây

dựng và triển khai những chương trình trọng điểm quốc gia để đẩy mạnh xuất khẩu

trong thời gian tới. Do vậy, những giải pháp cụ thể đối với hai nhóm hàng này sẽ cần

được nghiên cứu và xây dựng một cách cụ thể trong những chương trình mục tiêu

quốc gia này.

2. Về thị trường

Tương tự như đối với phát triển một số mặt hàng chiến lược, một số thị trường

chiến lược, có ý nghĩa và vai trò lớn trong xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng cần

được đánh giá, xác định để có những giải pháp, bước đi phù hợp nhằm khai thác

được thế mạnh, tiềm năng trong xuất nhập khẩu của Việt Nam đối với các thị trường

này.

Trước hết, đối với thị trường ASEAN, cần xây dựng phương án khai thác có

hiệu quả hơn các thị trường có FTA. Trong một số năm gần đây, tốc độ tăng xuất

Page 194:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

174

khẩu của nước ta vào các thị trường có Hiệp định FTA có tăng lên nhưng nhập khẩu

từ các thị trường này còn cao hơn. Chúng ta cũng chưa tổ chức phân tích cụ thể xuất

khẩu tăng là do năng lực sản xuất tăng, giá xuất khẩu tăng. Vì vậy, cần có những

phân tích kỹ về tỷ lệ sử dụng giấy chứng nhận ưu đãi và mức tăng của của việc sử

dụng giấy chứng nhận ưu đãi để tìm nguyên nhân và có biện pháp khai thác có hiệu

quả cơ chế này.

Đối với thị trường Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc. Đây là thị trường lớn và

cần thúc đẩy xuất khẩu, giảm nhập siêu. Trung Quốc cũng đang chuyển dịch cơ cấu

sản xuất. Một số mặt hàng do chi phí nhân công cao, Trung Quốc không còn khả

năng cạnh tranh mạnh là cơ hội cho hàng xuất khẩu của ta. Ngoài ra cần đặc biệt

quan tâm đến việc Trung Quốc buộc phải điều chỉnh tỷ giá giữa đồng NDT và USD

để tận dụng lợi thế xuất khẩu. Ngoài Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc cũng là thị

trường lớn. Cần phân tích kỹ những xu hướng mới trong việc xuất khẩu vào thị

trường Ấn Độ, thị trường Hàn Quốc để tăng khả năng tận dụng FTA giữa ASEAN

với Ấn Độ, Hàn Quốc để tăng xuất khẩu vào thị trường này.

Riêng đối với thị trường Trung Quốc, cần đặc biệt quan tâm khai thác thị trường

này vì đây vừa là thị trường lớn, vừa là thị trường có tác động rất lớn và mật thiết với

hoạt động xuất nhập khẩu củaViệt Nam. Giải pháp cụ thể cho thị trường này như

sau:

- Tập trung đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông thủy sản vào thị trường này, đặc biệt

là vào khu vực phía Tây Nam Trung Quốc với qui mô dân số 500 triệu người đang

cho thấy có nhu cầu lớn đối với mặt hàng này.

Tổ chức lại việc buôn bán biên giới với Trung Quốc theo hướng: Lựa chọn một

số mặt hàng có dung lượng lớn và Trung Quốc cũng có nhu cầu lớn không cho phép

buôn bán tiểu ngạch như hiện nay (ví dụ cao su, bột sắn...). Các mặt hàng này chỉ

được buôn bán và thanh toán theo thông lệ quốc tế. Xây dựng cơ chế điều tiết lượng

hàng buôn bán qua biên giới để tránh bị ép giá.

- Tiếp tục đàm phán để mở rộng các thỏa thuận về hài hòa tiêu chuẩn và công

nhận lẫn nhau đã ký giữa Việt Nam và Trung Quốc, tạo thuận lợi cho xuất khẩu.

Page 195:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

175

- Về dài hạn, định hướng vẫn là phải cạnh tranh về chất lượng sản phẩm nếu

muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc, vì hàng hóa của Trung Quốc có lợi thế

là giá rẻ nhưng hàng của Việt Nam lại có lợi thế tương đối về chất lượng. Để đảm

bảo chất lượng cho hàng hóa xuất khẩu theo đường bộ biên giới, cần đầu tư xây dựng

và nâng cao cơ sở hạ tầng tại khu vực cửa khẩu như xây dựng kho hàng, bến bãi, khu

chế biến để bảo quản hàng hoá, nâng cao chất lượng đường giao thông. Đây là một

trong những biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của

hàng hoá Việt Nam xuất khẩu theo đường bộ qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc

một cách ổn định và lâu dài.

Đối với thị trường Nga, các nước SNG, Đông Âu. Cần tập trung tạo lập liên kết

giữa doanh nghiệp xuất khẩu trong nước với thương nhân Việt Nam ở Nga, các nước

SNG và Đông Âu để tăng khả năng xuất khẩu vào các thị trường này, nhất là những

sản phẩm Việt Nam có khả năng cạnh tranh, bạn có nhu cầu lớn (như thủy sản, hàng

điện tử, giày dép, rau quả...). Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp lập các kho ngoại

quan, phát triển các trung tâm thương mại ở các thị trường này.

Đối với thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Cần xác định đây tiếp tục là các thị

trường trọng điểm của Việt Nam trong hoạt động ngoại thương. Riêng đối với xuất

khẩu, ngoài các mặt hàng truyền thống như dệt may, dày dép, thủy sản, cà phê…, cần

hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng mới. Vì đây là những thị trường lớn, nhu

cầu rất đa dạng, phổ hàng hóa rất rộng, cần có những nghiên cứu sâu để phát triển

những sản phẩm mới. Đây cũng là sự chuẩn bị để khai thác có hiệu quả các FTA đã

hoặc sẽ ký kết nếu đàm phán có kết quả.

Đối với thị trường châu Phi - Trung Đông, Mỹ latinh. Đây là những khu vực

thị trường cho thấy có rất nhiều tiềm năng và Việt Nam đang khai thác khá tốt, mặc

dù qui mô thương mại hiện nay còn nhỏ bé nhưng tốc độc xuất khẩu hàng hoá của

Việt Nam sang các thị trường này những năm gần đây liên tục tăng trưởng ở mức độ

cao. Do vậy, cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa xâm nhập

thị trường này. Ngoài các mặt hàng đã xuất khẩu truyền thống như gạo, cà phê, hạt

tiêu…, cần đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm mới như giày dép, thiết bị điện tử, nhất

là thiết bị cơ khí, điện, các sản phẩm công nghệ phù hợp với nhu cầu sử dụng của đối

Page 196:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

176

tác và khả năng sản xuất của Việt Nam. Đây cũng là giải pháp hỗ trợ chuyển dịch cơ

cấu sản xuất trong nước. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng công nghệ để thâm

nhập vào các thị trường có nhu cầu cao hơn./.

Page 197:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

177

Phụ lục 4. Tóm lược kết quả đánh giá tiềm năng xuất khẩu

của Việt Nam

Báo cáo định hướng Chiến lược xuất khẩu quốc gia của Việt Nam do tác giả chủ

trì thực hiện và Báo cáo tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam do tác giả tham gia thực

hiện trong Khuôn khổ Dự án Hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu cho

Việt Nam (VIE 61/94) được hoàn thành năm 2006 và cập nhật năm 2010 do Trung

tâm Thương mại quốc tế (ITC) của Liên hiệp quốc hỗ trợ. Kết quả đánh giá của các

Báo cáo này là một trong những căn cứ quan trọng trong quá trình nghiên cứu để tác

giả đánh giá tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam thời gian qua cũng như đề xuất

các giải pháp được nêu trong Luận án.

1. Một số điểm cơ bản của Báo cáo

- Báo cáo này là bản cập nhật và mở rộng thêm của Báo cáo Đánh giá tiềm năng

xuất khẩu của Việt Nam đã được ITC thực hiện năm 2002.

- Mục tiêu của Báo cáo nhằm:

+ Mục tiêu 1: Xác định được những ngành hàng tiềm năng mà ở đó Việt Nam có

lợi thế và tiềm năng xuất khẩu cao nhất, đóng góp tích cực nhất vào mục tiêu tăng

trưởng xuất khẩu của Việt Nam.

+ Mục tiêu 2: Đối với mỗi ngành hàng xuất khẩu được xác định có tiềm năng,

Báo cáo tiếp tục xác định những nội dung ưu tiên cụ thể cho từng ngành hàng tiềm

năng, ví dụ có ngành chỉ cần ưu tiên vào khâu chế biến, có ngành chỉ cần ưu tiên vào

khâu đa dạng hoá sản phẩm...

+ Mục tiêu 3: Sau khi đã có danh mục các lĩnh vực xuất khẩu tiềm năng, Báo cáo

này khuyến nghị các nhà hoạch định chiến lược của Việt Nam lấy đó làm cơ sở, cộng

thêm những tiêu chí khác về phát triển bền vững, giải quyết việc làm, xoá đói giảm

nghèo... để tiếp tục lựa chọn ra một số ít các ngành có mức ưu tiên cao nhất.

- Phương pháp xác định các lĩnh vực xuất khẩu tiềm năng để làm căn cứ lựa chọn

ưu tiên phát triển trong Báo cáo này dựa trên việc đánh giá từng lĩnh vực xuất khẩu

trên 14 tiêu chí, phân làm 3 nhóm cơ bản là:

+ Nhóm 1: Kết quả xuất khẩu hiện tại (bao gồm các chỉ tiêu như kim ngạch xuất

khẩu, thị phần trên thị trường quốc tế, tốc độ tăng trưởng kim ngạch).

Page 198:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

178

+ Nhóm 2: Khả năng sản xuất trong nước (bao gồm các chỉ tiêu như chất lượng

sản phẩm, hiệu quả hoạt động của các ngành công nghiệp phụ trợ).

+ Nhóm 3: Những vấn đề liên quan đến môi trường quốc tế (bao gồm các chỉ tiêu

như tốc độ tăng trưởng cầu của thị trường thế giới, khả năng thâm nhập thị trường

của hàng hoá Việt Nam).

- Dữ liệu được dùng để phân tích trong Tài liệu này được lấy từ 2 nguồn:

+ Những dữ liệu mang tính định lượng: lấy từ cơ sở dữ liệu của ITC.

+ Những dữ liệu mang tính định tính: lấy từ các báo cáo khác trước đó, từ các

khảo sát của ITC thông qua các bảng hỏi và phỏng vấn các doanh nghiệp và hiệp hội

ở Việt Nam.

2. Kết quả nghiên cứu của Báo cáo

Với mục tiêu, phương pháp tiến hành như đã nêu trên, Báo cáo đã kết luận và

đưa ra được 2 nhóm kết quả chính tương ứng với 2 mục tiêu chính (mục tiêu 1 và

mục tiêu 2) của Tài liệu này như sau:

2.1. Những ngành hàng xuất khẩu tiềm năng

Bằng cách đánh giá, chấm điểm theo 14 tiêu chí, phân theo 3 nhóm như đã nêu trên, Tài liệu

đã xác định được 16 ngành hàng được coi là có nhiều tiềm năng của Việt Nam. Ngoài ra, 16 ngành

hàng này còn được phân làm 3 loại dựa trên qui mô giá trị đóng góp vào tổng trị giá xuất khẩu của

Việt Nam.

Tiêu chí Ít tiềm năngTiềm năng

trung bìnhNhiều tiềm năng

Mức độ quan trọng

cao (kim ngạch XK

trên 500 triệu USD)

1. Máy móc và thiết bị

ngành điện

1. Quần áo

2. Giày dép

3. Dầu thô

4. Thuỷ sản

5. Đồ nội thất

6. Cà phê

Mức độ quan trọng

trung bình

1. Gạo

2. Rau và quả

3. Các loại vải

thông thường

2. Đồ dùng văn phòng,

máy văn phòng

3. Xe đạp

4. Vật phẩm âm thanh

7. Cao su

8. Hàng thủ công mỹ

nghệ

9. Than

Page 199:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

179

4. Xe máy hình ảnh 10. Đồ dùng gia đình

11. Hạt tiêu

12. Hạt điều

Mức độ quan trọng

thấp (kim ngạch

XK dưới 100 triệu

USD)

5. Hoa tươi

6. Sản phẩm từ sữa

7. Sản phẩm từ sợi

đay

5. Nhựa

6. Vật liệu xây dựng

7. Dây điện, cáp điện

8. Chè

9. Công cụ chính xác

và đo lường

10. Đồ điện tử

11. Dụng cụ cầm tay

12. Máy công nghiệp

13. Gỗ

14. Thiết bị thông tin

viễn thông

15. Vật liệu bao gói

16. Mật ong

13. Đồ chơi

14. Đồ thuỷ tinh và

kính

15. Máy nông nghiệp

16. Đóng tàu

Những ngành in nghiêng là những ngành được kết luận chỉ dựa trên đánh giá

bằng 2 nhóm tiêu chí (chứ không đầy đủ cả 3 nhóm tiêu chí như nêu trên) là Nhóm 1

"Kết quả xuất khẩu hiện tại" và Nhóm 3 "Những vấn đề liên quan đến môi trường

quốc tế"

2.2. Những nội dung ưu tiên cụ thể cho từng ngành xuất khẩu tiềm năng

Ở phần này, Báo cáo đưa ra một đánh giá chi tiết hơn về những vấn đề cần tập

trung ưu tiên xử lý đối với các ngành xuất khẩu đã được xác định là tiềm năng như

đã nêu trên. Không những thế, phần này còn đưa ra những đánh giá chi tiết như vậy

cho cả những ngành khác không thuộc diện 16 ngành tiềm năng. Lý do của việc làm

này (có thể) là vì: Ngoài 16 ngành được chấm điểm cao nhất về tiềm năng xuất khẩu

trên cơ sở những số liệu và đánh giá bằng mô hình mang nhiều tính toán học thì phần

này còn đưa thêm những ý kiến của 4 nhóm chuyên gia Việt Nam về các ngành này

cũng như những ngành khác mà ITC không đánh giá cao tiềm năng xuất khẩu. Nghĩa

là ở đây đã có thêm những đánh giá của chuyên gia Việt Nam về tiềm năng xuất

Page 200:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

180

khẩu của các ngành hàng và nhiều khi những đánh giá này không trùng với đánh giá

của ITC. Như vậy, việc đưa ra đánh giá chi tiết cho nhiều ngành và từ nhiều phía,

phần này sẽ tạo ra cơ hội lựa chọn rộng hơn cho các nhà xây dựng chiến lược xuất

khẩu của Việt Nam trong quá trình xây dựng Chiến lược có nhiều thông tin và góc

nhìn nhận vấn đề hơn trong quá trình lựa chọn ngành ưu tiên chiến lược.

Các nội dung ưu tiên cụ thể được đưa ra cho từng ngành được trình bày trong bảng

tổng hợp dưới đây. Ở đây chỉ cần lưu ý một điểm là những nội dung được đề xuất đưa thành ưu

tiên là kết quả của việc đánh giá, phân tích khá chi tiết các yếu tố trong nước, ngoài nước, điểm

mạnh điểm yếu của ngành hàng đó do chính các chuyên gia Việt Nam cùng các chuyên gia ITC tổng

hợp theo mô hình phân tích SWOT (Mô hình phân tích Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách

thức).

Mặt hàngĐánh giá

của ITC

Đánh giá

của chuyên

gia VN

Nội dung ưu tiên

KHOÁNG SẢN

Dầu thô Cao (3,4) Chế biến dầu thô trong nước

Than Cao (3,3)Khai thác các khu vực trữ lượng mới, nâng

cấp công nghệ và phương tiện khai thác

THUỶ SẢN

Thủy sản Cao (3,2

Phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản để tránh

tình trạng thiếu nguồn cung cho xuất khẩu;

áp dụng các hệ thống bảo đảm chất lượng

phù hợp; cải tiến công nghệ chế biến; đa

dạng hoá các loại sản phẩm thân thiện và

phù hợp với nhu cầu tiêu dùng; cải tiến bao

bì nhãn mác

NÔNG SẢN

Cà phê Cao (3,1) Cao Nâng cao chất lượng thông qua hoạt động

nghiên cứu nói chung, công nghệ sau thu

hoạch, công nghệ bảo quản và chế biến. Tập

trung vào loại cà phê arabica để tận dụng

mức giá cao. Ngoài ra có thể phát triển các

Page 201:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

181

Mặt hàngĐánh giá

của ITC

Đánh giá

của chuyên

gia VN

Nội dung ưu tiên

loại sản phẩm đặc biệt như organic coffee

(cà phê hữu cơ) dù với khối lượng nhỏ

nhưng giá trị cao

Cao su Cao (3,2) Cao

Nâng cao năng suất của cao su tự nhiên; xác

định rõ ràng vị trí của vấn đề chế biến của

ngành này; tìm biện pháp cải thiện tên tuổi

nhãn mác

Gạo Thấp (2,3) Cao

Phát triển các giống lúa mới và tìm cách

nâng cao chất lượng gạo. Cải thiện hoạt

động của các ngành hỗ trợ. Khai thác cơ hội

đa dạng hoá thị trường xuất khẩu sang Nhật

Bản, Trung Quốc, Australia và New

Zealand

Hạt điều Cao (3,5) Cao

Đẩy nhanh sản lượng, nâng cao chất lượng

của các sản phẩm chế biến, đa dạng hoá

mục đích sử dụng, tập trung vào các sản

phẩm kết hợp trọn gói (consumer-packed

products)

Rau và quả Thấp (2,2) Trung bình

Cải thiện chất lượng của rau quả đầu vào

cho chế biến và chất lượng của chế biến; xử

lý các vấn đề về phụ trợ như bảo quản, lưu

giữ; đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài. Khai

thác những cơ hội mở rộng thị trường như

EU, Hoa Kỳ, Canađa

Hạt tiêu Cao (3,1) Cao Nâng cao chất lượng sản phẩm; bảo đảm

diện tích trồng và đầu tư hợp lý; mở rộng

thị trường xuất khẩu. Xem xét khả năng đa

dạng hoá sản phẩm bằng các biện pháp như

sản phẩm gia vị pha trộn, làm rượu đen, kết

Page 202:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

182

Mặt hàngĐánh giá

của ITC

Đánh giá

của chuyên

gia VN

Nội dung ưu tiên

hợp với hồi và gừng

ChèTrung bình

(2,7Trung bình

Cải tiến chất lượng, kỹ thuật trồng và công

nghệ thu hoạch. Đa dạng hoá thị trường.

Gỗ và sản phẩm

gỗ

Trung bình

(2,7)

Chưa nghiên cứu chi tiết tại đây, cần có

phân tích thêm

Mật ongTrung bình

(2,6)

Chưa nghiên cứu chi tiết tại đây, cần có

phân tích thêm. Khai thác những cơ hội mở

rộng thị trường như Canađa và Úc

Hoa tươi Thấp (2,3)

Chưa nghiên cứu chi tiết tại đây, cần có

phân tích thêm. Khai thác những cơ hội mở

rộng thị trường như Châu Âu và Hoa Kỳ

Sản phẩm từ sữa Thấp (1,1)

Chưa nghiên cứu chi tiết tại đây, cần có

phân tích thêm. Inđônêxia là một thị trường

đang lớn mạnh và đầy tiềm năng của Việt

Nam

Sản phẩm từ sợi

đayThấp (2,2)

Chưa nghiên cứu chi tiết tại đây, cần có

phân tích thêm. Khai thác những cơ hội mở

rộng thị trường như Hoa Kỳ, Iran và Hồng

Kông

SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP

Quần áo Cao (3,0) Cao Chuyển từ việc ký kết các hợp đồng phụ gia

công (hịên nay chiếm hơn 70%) sang việc

nhập khẩu với số lượng ít hơn và đóng vai

trò năng động hơn trên thị trường. Cải thiện

hoạt động của các ngành hỗ trợ, đẩy mạnh

việc cải tiến mẫu mã, nâng cao năng suất

của ngành may mặc, cải tiến công nghệ

trong ngành dệt, tạo sự liên kết với người

mua cuối cùng và tạo ra các sản phẩm có

Page 203:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

183

Mặt hàngĐánh giá

của ITC

Đánh giá

của chuyên

gia VN

Nội dung ưu tiên

giá trị cao hơn

Giày dép và đồ

daCao (3,2) Trung bình

Cải tiến mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm,

tăng năng suất và thu hút đầu tư vào việc

sản xuất các nguyên liệu đầu vào và phụ

kiện. Chuyển từ việc ký kết các hợp đồng

thầu phụ với số lượng nhập khẩu lớn sang

hoạt động marketing hiệu quả hơn

Đồ nội thất Cao (3,4)

Xác định rõ vị trí của hệ thống chứng nhận

chất lượng gỗ (ví dụ như Hội đồng quản lý

rừng) và cải tiến việc thiết kế mẫu mã

Xe máy Thấp (2.5)

Đẩy mạnh việc phát triển các ngành công

nghiệp hỗ trợ, tập trung vào việc sản xuất

các loại xe giá rẻ. Khai thác những cơ hội

mở rộng thị trường như Châu Âu và Hoa

Kỳ

Đồ dùng gia

đìnhCao (3,1) Trung bình

Thu hút đầu tư nước ngoài để cải tiến công

nghệ trong khâu xử lý. Khuyến khích các

doanh nghiệp áp dụng công nghệ hiện đại

để nâng cao hiệu quả và giảm chi phí sản

xuất. Phát triển các ngành hỗ trợ

Xe đạpTrung bình

(2,8)Cao

Nâng cao năng lực thiết kế và tiếp tục đa

dạng hoá sản phẩm. Thay đổi phương thức

tiếp cận thông tin về tình hình thị trường

nước ngoài

NhựaTrung bình

(2,6)Trung bình

Tập trung vào chương trình xúc tiến thương

mại quốc gia. Xác định rõ những mục tiêu

của hoạt động xúc tiến xuất khẩu

Dây điện, cáp

điện

Trung bình

(2,7)

Trung

bình/Cao

Xem xét lại quyết định áp đặt thuế nhập

khẩu 5% đối với thép mạ khiến cho chi phí

Page 204:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

184

Mặt hàngĐánh giá

của ITC

Đánh giá

của chuyên

gia VN

Nội dung ưu tiên

sản xuất tăng cao, mặt hàng này vốn trước

kia không bị áp thuế do trong nước chưa sản

xuất được. Khai thác những cơ hội mở rộng

thị trường như Châu Âu, Hoa Kỳ, Nga và

Canadda

Máy nông

nghiệpCao (3,1) Trung bình

Thiết kế chương trình xúc tiến xuất khẩu

coh ngành. Đa dạng hoá loại sản phẩm và

cải tiến mẫu mã

Đóng tàu Cao (3,1) Cao

Đầu tư vào xây dựng cơ sở vật chất, phát

triển các ngành hỗ trợ, cải tiến hoạt động

thiết kế và nâng cao công nghệ

Máy móc ngành

điện

Trung bình

(2,8)

Chưa nghiên cứu chi tiết tại đây, cần có

những phân tích thêm

Đồ dùng văn

phòng và máy

văn phòng

Trung bình

(2,9)

Khuyến khích đầu tư nước ngoài thông qua

các chính sách ưu đãi

Máy móc công

nghiệp

Trung bình

(2,9)Cao

Không nghiên cứu chi tiết tại đây, cần có

những phân tích thêm. Khai thác những cơ

hội mở rộng thị trường như Hoa Kỳ, Trung

Quốc và Châu Âu

Thiết bị thông

tin viễn thông

Trung bình

(3,0)

Chưa nghiên cứu chi tiết tại đây, cần có

những phân tích thêm

Vật liệu bao góiTrung bình

(2,9)

Chưa nghiên cứu chi tiết tại đây, cần có

những phân tích thêm

Vật phẩm âm

thanh, hình ảnh

Trung bình

(2,8)

Chưa nghiên cứu chi tiết tại đây, cần có

những phân tích thêm

Các loại vải

thông thường

Thấp (2,6) Phát triển các ngành hỗ trợ. Đa dạng hoá thị

trường xuất khẩu trong khu vực, ví dụ như

Hồng Kông và Singapo với những điều kiện

Page 205:  · Web viewVới khái niệm cán cân thương mại như trên có thể thấy, tuỳ thuộc vào độ chênh lệnh giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu

185

Mặt hàngĐánh giá

của ITC

Đánh giá

của chuyên

gia VN

Nội dung ưu tiên

thị trường mở là những thị trường đầy tiềm

năng cho Việt Nam

Đồ chơi Cao (3,0)Chưa nghiên cứu chi tiết tại đây, cần có

những phân tích thêm

Vật liệu xây

dựng

Trung bình

(3,0)Trung bình

Có những chính sách hỗ trợ xuất khẩu.

Những quốc gia lân cận là những thị trường

đầy tiềm năng

Công cụ chính

xác và đo lường

Trung bình

(2,9)

Chưa nghiên cứu chi tiết tại đây, cần có

những phân tích thêm. Khai thác những cơ

hội mở rộng thị trường như Hoa Kỳ, Trung

Quốc và Châu Âu

Đồ thuỷ tinh và

kínhCao (3,1)

Chưa nghiên cứu chi tiết tại đây, cần có

những phân tích thêm

Đồ điện tửTrung bình

(2,9)

Thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển cơ sở

hạ tầng hỗ trợ và đầu tư vào nguồn nhân lực

Dụng cụ cầm

tay

Trung bình

(2,7)

Không nghiên cứu chi tiết tại đây, cần có

những phân tích thêm

THỦ CÔNG MỸ NGHỆ

Sản phẩm thủ

công mỹ nghệCao (3,2)

Thay đổi phương thức tiếp cận thông tin về

tình hình thị trường nước ngoài, đảm bảo

việc cung cấp nguyên vật liệu đầu vào

Ghi chú: - Những ngành in nghiêng là những ngành được kết luận chỉ dựa trên

đánh giá bằng 2 nhóm tiêu chí (chứ không đầy đủ cả 3 nhóm tiêu chí

như nêu trên) là Nhóm 1 "Kết quả xuất khẩu hiện tại" và Nhóm 3

"Những vấn đề liên quan đến môi trường quốc tế"

- Những ngành được trình bày trên nền đậm là những ngành tiềm năng./.