xà hỘi hỌc - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.xahoihoc.docx  · web viewcác nhà xã...

280
XÃ HỘI HỌC XÃ HỘI HỌC Tác giả: Nguyễn Xuân Nghĩa Chương 1. XÃ HỘI HỌC LÀ GÌ Sự quyến rũ của xã hội học nằm ở quan niệm của nó. Quan điểm này luôn khiến chúng ta phải nhìn dưới một nhãn quan mới ngay chính thế giới mà chúng ta đã sống suốt cả cuộc đời. Peter Berger Đời sống xã hội của con người có thể được tìm hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau và xã hội học chỉ là một trong các phương thức tiếp cận thực tại trên. Tuy nhiên, cũng như các khoa học khác, để được khẳng định là một bộ môn khoa học riêng biệt, xã hội học cần làm rõ những đặc trưng trong quan điểm, trong lối tiếp cận, trong phương pháp cũng như trong các kỹ thuật nghiên cứu của mình. I. XÃ HỘI HỌC: MỘT BỘ MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI Xã hội học là một bộ môn khoa học có nguồn gốc xuất hiện chỉ trong những thế kỷ gần đây. Chỉ đến năm 1838, nhà khoa học xã hội Pháp Auguste Comte lần đầu tiên mới sử dụng thuật ngữ xã hội học (sociologie – là một từ kết hợp bởi hai từ gốc là socius, societas và logos), để chỉ một bộ môn có một cách nhìn mới về xã hội của con người.

Upload: vandung

Post on 01-Feb-2018

228 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

XÃ HỘI HỌCXÃ HỘI HỌC

Tác giả: Nguyễn Xuân Nghĩa

Chương 1. XÃ HỘI HỌC LÀ GÌSự quyến rũ của xã hội học nằm ở quan niệm của nó. Quan điểm này

luôn khiến chúng ta phải nhìn dưới một nhãn quan mới ngay chính thế giới mà

chúng ta đã sống suốt cả cuộc đời.

Peter Berger

Đời sống xã hội của con người có thể được tìm hiểu dưới nhiều góc độ

khác nhau và xã hội học chỉ là một trong các phương thức tiếp cận thực tại

trên. Tuy nhiên, cũng như các khoa học khác, để được khẳng định là một bộ

môn khoa học riêng biệt, xã hội học cần làm rõ những đặc trưng trong quan

điểm, trong lối tiếp cận, trong phương pháp cũng như trong các kỹ thuật

nghiên cứu của mình.

I. XÃ HỘI HỌC: MỘT BỘ MÔN KHOA HỌC XÃ HỘIXã hội học là một bộ môn khoa học có nguồn gốc xuất hiện chỉ trong

những thế kỷ gần đây. Chỉ đến năm 1838, nhà khoa học xã hội Pháp Auguste

Comte lần đầu tiên mới sử dụng thuật ngữ xã hội học (sociologie – là một từ

kết hợp bởi hai từ gốc là socius, societas và logos), để chỉ một bộ môn có một

cách nhìn mới về xã hội của con người.

Một cách tổng quát, xã hội học là một bộ môn nghiên cứu khoa học về

xã hội con người, về các ứng xử và quan hệ của con người trong các nhóm,

trong các tổ chức hình thành nên xã hội. Nhưng định nghĩa ngắn gọn này còn

khá mơ hồ, chưa cho phép ta phân biệt xã hội học với các bộ môn khác như

tâm lý học, dân tộc học.

Page 2: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Các nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu

lên những lãnh vực cụ thể của hành vi xã hội, của ứng xử xã hội mà họ quan

tâm tìm hiểu, như: con người cư xử như thế nào trong gia đình, tại sao có

những người giàu người nghèo, tại sao có những người phạm vào tội ác…

Hai khuynh hướng lớn về đối tượng của xã hội học

Cuối thế kỷ XIX, Max Weber và E. Durkheim đã đưa ra hai lối nhìn về

xã hội và về xã hội học khác nhau mà sau này đã ảnh hưởng nhiều đến các

nhà xã hội học, các trường phái xã hội học đương đại.

Theo M. Weber xã hội học phải tập trung nghiên cứu các hành động xã

hội (action sociale). Hành động xã hội khác hành động giản đơn bởi lẽ trong

hành động xã hội, tác nhân hành động phải quan tâm đến những tác nhân

khác. Hành động xã hội phải có một ý nghĩa với người khác, phải quan tâm

người khác đã giải thích nó như thế nào và phản ứng ra làm sao. Có nhiều

loại hình hành động xã hội, nhưng M. Weber đặc biệt lưu ý đến hành động xã

hội duy lý vì nó là một trong những đặc điểm chi phối xã hội hiện đại.

Từ quan niệm về hành động xã hội, M. Weber cho rằng xã hội học phải

mang tính lãnh hội (sociologie compréhensive), bởi lẽ nhà xã hội học phải tìm

hiểu quan điểm, ý đồ, sách lược của các tác nhân xã hội mới có thể lý giải ý

nghĩa của hành động. Như vậy hành động xã hội không thể được phân tích

riêng lẻ mà phải được phân tích trong những mối tương tác xã hội. Do đó nhà

xã hội học cũng phải phân tích, nhận thức được khoảng cách giữa những

mục tiêu ban đầu và kết quả có được. Khoảng cách này xảy ra do có nhiều

tác nhân với các sách lược khác nhau và do hậu quả kết tụ (agrégation)

những ứng xử cá nhân đơn lẻ.

Những nhà xã hội học theo khuynh hướng này thường sử dụng

phương pháp định tính trong nghiên cứu các hiện tượng xã hội. Phương pháp

này chủ yếu tìm hiểu những mối liên hệ lô gích giữa các hiện tượng xã hội

bằng cách so sánh những điểm giống nhau, khác nhau để tìm ra tính tương

đồng về cơ cấu, về chức năng giữa các hiện tượng.

Page 3: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Khuynh hướng thứ hai do E. Durkheim khởi xướng, quan niệm xã hội

học phải nghiên cứu các sự kiện xã hội (faits sociaux). Các sự kiện xã hội là

biểu hiện của ý thức tập thể. Durkheim đã phân biệt, ý thức cá nhân là tập

hợp những sở thích, xu hướng hoàn toàn có tính cách cá nhân, trong khi ý

thức tập thể được hình thành do những chuẩn mực, giá trị của cả một nhóm

xã hội. Từ đó Durkheim định nghĩa những sự kiện xã hội là tập hợp những

hành động, tư tưởng và tình cảm từ bên ngoài do xã hội áp đặt cho cá nhân.

Như vậy sự kiện xã hội không có tính cá nhân và là điều xã hội muốn chia sẻ

với các thành viên qua quá trình xã hội hóa.

Các sự kiện xã hội là những sự kiện có tính cách tập thể, nghĩa là

không phải sự kiện của một cá nhân đơn độc mà là của nhiều cá nhân, trong

mối quan hệ các cá nhân. Thật ra, vấn đề không đơn giản như vậy, vì như R.

Aron đã nhận xét, các hiện tượng của con người, hiện tượng nhân văn đều ít

nhiều mang tính cách xã hội, bởi lẽ các hiện tượng này được sản sinh trong

các tập thể và các tập thể này sẽ tác động lên chúng. Các hiện tượng xã hội

còn có tính khách quan – khách quan không chỉ trong các sự kiên có thể quan

sát được, mà còn trong ý nghĩa É. Durkheim đã đề cập, là những sự kiện có

sức cưỡng chế lên hành vi của con người, ví như các tín niệm (beliefs), các

giá trị. Các sự kiện xã hội còn mang tính tổng quát. Tổng quát không phải là

những đặc thù trong các sự kiện mà là những nét chung, những tương đồng

của những sự kiện cụ thể. Và cuối cùng sự kiện xã hội phải là những sự kiện

thực nghiệm – nghĩa là có thực, chứ không phải là những cái mong muốn,

những cái phải có.

Từ quan điểm về sự kiện xã hội, E. Durkheim cho rằng xã hội học phải

có tính khách quan. Xã hội học không thể nghiên cứu những sự kiện xã hội từ

những cá nhân bởi lẽ sự kiện xã hội thuộc về ý thức tập thể chứ không phải ý

thức cá nhân. Do đó một sự kiện xã hội phải được giải thích do một sự kiện

xã hội khác có trước – như trường hợp ông giải thích về tự tử. Cũng vì nhấn

mạnh đến tính khách quan mà Durkheim đã đề nghị: “Phải phân tích các sự

Page 4: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

kiện xã hội như các đồ vật”, có nghĩa là có thể quan sát được quá trình

nghiên cứu các sự kiện xã hội.

Từ những luận điểm trên các nhà xã hội học theo khuynh hướng này

thường sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để tìm hiểu các hiện

tượng xã hội. Với phương pháp định lượng, vấn đề nghiên cứu được thao tác

hóa thành những chỉ báo, những biến số cụ thể, có thể đo lường được. Và

nghiên cứu xã hội học là nhằm đi tìm những mối quan hệ giữa các biến số,

những tính quy luật của những biến số.

Như vậy hiện tượng xã hội là một hiện tượng phức tạp và ta có thể

nghiên cứu chúng dưới nhiều lối tiếp cận khác nhau, dưới nhiều góc độ khác

nhau: tâm lý, kinh tế, pháp luật, xã hội… Nhưng nội dung cụ thể trên phần

nào làm rõ hơn đối tượng của xã hội học. Nhưng cần phải nói ngay nét đặc

thù của xã hội học không phải là nghiên cứu cái gì, bởi lẽ nhiều bộ môn khoa

học xã hội cũng cùng nghiên cứu những hiện tượng xã hội nêu trên – mà là

nghiên cứu thế nào. Điều đó có nghĩa là phải thấy đặc thù của xã hội học

trong lối nhìn, trong góc độ, trong nhãn quan nghiên cứu của nó.

Nhãn quan xã hội học:

Trong nghiên cứu của mình, các nhà xã hội học có thể sử dụng những

lối tiếp cận khác nhau. Nhưng mọi nhà xã hội học đều phải có nhãn quan

phân tích xã hội học.

Trước hết, cuộc sống xã hội của con người là một hệ thống đan xen

các mối quan hệ giữa những cá nhân. Các mối quan hệ này có thể được

phân tích tối thiểu dưới hai góc độ: góc độ tâm lý học và góc độ xã hội học.

Nhà tâm lý nghiên cứu các mối quan hệ giữa các cá nhân để tìm hiểu sự hình

thành và phát triển nhân cách của các con người cụ thể. Trong khi nhà xã hội

học đặt các quan hệ liên cá nhân đó (relations interpersonnelles) trong một

bối cảnh rộng lớn hơn của các nhóm, các tổ chức, các định chế, trong đó các

mối tương quan này được hình thành. Nói cách khác, xã hội học đặt trọng

tâm vào khía cạnh xã hội của các mối quan hệ trên và qua đó để tìm hiểu tổ

chức xã hội của con người và sự phát triển của nó.

Page 5: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Khi nghiên cứu các hiện tượng xã hội, đặc trưng của xã hội học là

nghiên cứu xem những điều hiện xã hội, những lực xã hội ảnh hưởng như thế

nào lên ứng xử, lên những mối quan hệ giữa con người. Điều kiện xã hội là

những thực thể của đời sống mà chúng ta đã cùng nhau tạo ra, xuất phát từ

tương tác của con người. Những điều kiện xã hội khác những điều kiện sinh

lý và những điều kiện tâm lý. Những điều kiện sinh lý tác động đến ứng xử và

nhu cầu của chúng ta xét như là một sinh vật. Còn các dữ kiện tâm lý là

những dữ kiện liên quan đến hành vi của chúng ta với tư cách là những cá

nhân.

Trước một hiện tượng xã hội như ly hôn, thông thường người ta có thể

giải thích rằng những cặp vợ chồng ly hôn là do họ không còn có thể chung

sống với nhau nữa, hoặc do quan hệ giữa họ bị gãy đổ do những căng thẳng

kinh tế, hoặc do căng thẳng trong công việc, do chồng rượu chè, hay do

không chung thủy… Những lý do này đều có thực, khi ta tìm hiểu nguyên

nhân của những trường hợp riêng biệt. Nhưng còn nhiều nguyên nhân khác

nữa. Lấy thí dụ những trường hợp ly hôn ở Mỹ trong khoảng thời gian 1890–

1982. Trong thế kỷ qua, tỷ lệ ly hôn ở Mỹ đã gia tăng gấp mười lần, như vậy

bên cạnh những nguyên nhân của từng cá nhân cụ thể trong quyết định ly

hôn, những điều kiện xã hội có tác động của chúng: cũng trong khoảng thời

gian trên, lực lượng phụ nữ tham gia thị trường lao động càng gia tăng (năm

1900 chỉ 1/5 phụ nữ làm việc ngoài gia đình, năm 1984: 1/2), thêm vào đó là

các phong trào, các kỹ thuật kiểm soát sinh sản cũng gia tăng sự chọn lựa

của phụ nữ, ly hôn cũng không còn bị xem là một tội lỗi như cách đây một thế

kỷ.

Trước hiện tượng tự tử của một cá nhân cũng vậy, nhà tâm lý có thể

tìm hiểu những động cơ nào đã dẫn cá nhân đó đến hành động trên, có thể là

sự buồn phiền, chán nản, mặc cảm tội lỗi… Trong khi nhà xã hội học chú

trọng những đặc điểm tầng lớp xã hội của cá nhân đó như giới tính, nghề

nghiệp, tôn giáo, tình trạng gia đình, giàu nghèo… để tìm xem tại sao tự tử

ảnh hưởng đến tầng lớp này hơn tầng lớp khác. Đó là điều mà E. Durkheim

Page 6: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

đã thực hiện trong công trình nghiên cứu về tự tử của ông. Ông đã đưa ra lý

thuyết là những người hội nhập tốt mặt xã hội – nghĩa là họ bị ràng buộc với

người khác về mặt tình cảm và nghĩa vụ – thì ít tự tử hơn những người cô

đơn mặt xã hội. Qua các số liệu cụ thể, ông cho thấy suất tự tử những người

thuộc nam giới, theo đạo Tin lành, những người giàu có, độc thân cao hơn

những thành phần xã hội khác (nữ giới, theo đạo Công giáo, có gia đình…).

Như vậy, theo thuật ngữ của Peter Berger, nhãn quan xã hội học chú trọng

đến cái tổng quát trong cái đặc thù. Có nghĩa là nhà xã hội học phải nhận ra

được những khuôn mẫu tổng quát của đời sống xã hội qua các ứng xử của

các cá nhân cụ thể. Trong khi thừa nhận cá nhân là những thực thể duy nhất,

độc đáo nhà xã hội học đồng thời cũng nhận ra các cá nhân đều thuộc về các

thành phần, các tầng lớp riêng biệt và các thành phần, tầng lớp xã hội đều

ứng xử khác nhau.

Có được nhãn quan xã hội học còn có nghĩa là thấy được cái độc đáo

trong cái bình thường. Đây là điều mà C. W. Mills gọi là trí tưởng tượng xã hội

học. Điều này không có nghĩa nhà xã hội học quan tâm đến những yếu tố kỳ

quái trong xã hội. Đúng hơn, nhà xã hội học phải thoát khỏi những lối giải

thích khuôn sáo, để nhìn thế giới với đôi mắt mới mẻ, khám phá được những

dữ kiện mới khác với những nếp nghĩ hằng ngày, tìm ra được cái gì quan

trọng mà lối giải thích thường ngày không đề cập đến. Muốn vậy, trước

những hoàn cảnh cụ thể ta phải lùi lại tìm những lý giải tổng quát hơn, tìm ra

những phân lớp của đối tượng mà ta đang nghiên cứu.

Trong cuộc sống thường ngày, người ta thường giải thích các hiện

tượng xã hội bằng “lẽ thường tình” (common sense). Ví như, người ta áp

dụng quan điểm “sinh học” để lý giải các chức năng của hôn nhân, của sự

phân công giới tính trong gia đình, quan điểm “tâm lý học” để giải thích hiện

tượng tự tử, hay quan điểm “ đạo đức” khi giải thích về hiện tượng tội phạm.

Thật ra các lối giải thích trên mang nhiều dấu ấn của các nền văn hóa đặc

thù. Ví như cuộc nghiên cứu của Mead ở tộc người Arapesh tại Tân Ghinê

cho thấy những phụ nữ ở đây đảm nhận những công việc nặng nhọc, còn đàn

Page 7: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

ông thì nằm chung với vợ trong và sau thời kỳ họ sinh nở, cùng chia sẻ nỗi

đau và khó khăn của người phụ nữ. Hay ở tộc người Tchambuli, đàn ông

trang điểm sắc đẹp ngồi lê, đôi mách, làm những vật dụng để bán, trong khi

phụ nữ chủ động trong hôn nhân, đi tìm chồng, dữ dội trong quan hệ tình dục

và đi buôn bán để nuôi gia đình (Bilton, 1993).

Những lối giải thích các hiện tượng xã hội thường gặp khác là theo

“thuyết cá nhân” hay theo “thuyết tự nhiên”. Thuyết cá nhân cho rằng sự kiện

chỉ có thể được hiểu và giải thích thông qua các hành vi của cá nhân trong sự

kiện đó, như khi người ta giải thích bằng những lý do cá nhân các hiện tượng

tự tử, sự nghèo đói, các xung đột trong xí nghiệp. Thuyết tự nhiên giả định

các hành vi cá nhân là do bản năng, do số phận, do tiền định một cách tự

nhiên như vậy, như khi người ta giải thích về hôn nhân, về vai trò người phụ

nữ, về nhân cách…

Nhãn quan xã hội học, trái lại, như đã trình bày ở trên là đi tìm những

yếu tố, điều kiện xã hội, những sức ép xã hội, những yếu tố văn hóa, xã hội

nào đã quy định những hành vi, những mối quan hệ giữa các cá nhân.

Một đôi khi, nhãn quan xã hội học, trực giác phân tích xã hội học đến

với ta một cách tự nhiên. Khi tiếp xúc với một xã hội khác, việc nhận thức

được các điều kiện xã hội đến với ta dễ dàng hơn. Cũng vậy, những thành

phần xã hội có kinh nghiệm bị gạt ra bên lề xã hội dễ nhận thấy những tác

động của điều kiện xã hội hơn những người khác. Hay khi xã hội rơi vào một

giai đoạn khủng hoảng thì mọi người dễ nhìn hoàn cảnh xã hội dưới nhãn

quan xã hội học hơn.

Ngày nay, nhãn quan xã hội học còn đòi hỏi phải nhìn và giải thích các

hiện tượng xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa, bởi lẽ do sự phát triển của

khoa học kỹ thuật, của thông tin, các xã hội càng ngày càng có liên hệ với

nhau, tương thuộc nhau; nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng phải được giải

quyết trên cấp độ toàn cầu và nhất là, biết được cuộc sống của người khác sẽ

giúp chúng ta hiểu được xã hội của chính mình nhiều hơn.

Lợi ích của nhãn quan xã hội học:

Page 8: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Trước hết nhãn quan xã hội học nâng cao sự am hiểu của chúng ta về

thế giới, về xã hội bằng cách phê phán, đánh giá lại những “chân lý” mà ta đã

chấp nhận một cách mặc nhiên, giúp giảm bớt định kiến xã hội.

Thứ đến, khi phân tích mối tương quan giữa hành vi, ứng xử của con

người trong cơ cấu và vận hành của tổ chức xã hội, nhãn quan xã hội học

giúp ta hiểu hơn những cơ hội cũng như những hạn chế, những bó buộc cũng

như những khả năng chúng ta gặp phải trong cuộc sống.

Cuối cùng, nhãn quan xã hội học giúp cho chúng ta tham gia tích cực

hơn các hoạt động trong xã hội, giúp tổ chức có hiệu quả các quá trình hoạt

động xã hội. Việc phân tích cơ cấu và biến chuyển xã hội cho phép đưa ra

các dự báo phục vụ việc vạch kế hoạch, chính sách đáp ứng nhu cầu phát

triển của xã hội.

II. TỪ TƯ TƯỞNG XÃ HỘI ĐẾN KHOA HỌC XÃ HỘIMặc dù tư tưởng xã hội đã có từ lâu, kể từ khi lịch sử của con người

được ghi nhận, nhưng xã hội học như là một bộ môn khoa học chỉ phát triển

từ thế kỷ 19 và 20. Những giải thích của các nhà triết học Hi lạp và La Mã

trước đây về con người và xã hội chủ yếu dựa vào những giả định mơ hồ

không kiểm chứng được về bản chất của con người và không giải thích được

một cách hệ thống cơ cấu và vận hành của xã hội. Nhưng những khám phá

khoa học vào thế kỷ 17 đưa đến ý tưởng về sự tiến bộ, đối lập với những ý

tưởng trước đây cho rằng con người lệ thuộc vào sự an bài của thượng đế.

Điển hình cho việc giải thích sự phát triển của tư tưởng con người trong

khi lãnh hội thế giới là quan điểm của A. Comte về “định luật ba giai đoạn”

(law of the three stages). Theo ông tư tưởng con người đã tiến hóa qua ba

giai đoạn: giai đoạn thần học (theological stage) là giai đoạn con người quan

niệm xã hội là sự phản ánh của các lực lượng siêu tự nhiên, con người tin

tưởng vào sự an bài của thượng đế. Giai đoạn này đã kéo dài đến thời Trung

cổ. Giai đoạn siêu hình học (metaphysical stage) được đánh dấu khi con

Page 9: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

người dùng khái niệm “bản chất” để giải thích các sự kiện nhân văn và xã hội

(như quan niệm của Nho giáo “Nhân chi sơ tính bản thiện”, hay quan niệm

“con người là chó sói của con người” của Hobbes sau này). Cả hai giai đoạn

này không giải thích xã hội bằng chính xã hội mà bằng những yếu tố ngoại lai.

Và cuối cùng, giai đoạn khoa học (scientific stage), khởi đầu cách đây vài thế

kỷ, cho rằng thế giới vật chất và xã hội tuân theo những quy luật khách quan

mà con người có thể khám phá được và khoa học là con đường duy nhất

giúp con người khám phá ra những quy luật này. Đó chính là quan điểm duy

nghiệm (empiricism).

Đồng thời vào thế kỷ 18, các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và

chính trị ở châu Âu và Bắc Mỹ đã thay đổi toàn diện xã hội và đem lại những

viễn tưởng mới cho đời sống xã hội của con người. Từ một lối sống chủ yếu

dựa trên nông thôn, nông nghiệp, và thủ công con người đã chuyển sang một

nếp sống đô thị, công nghiệp. Tuy nhiên lối sống mới cũng mang tính nghịch

lý: một mặt gia tăng năng suất lao động, đem lại một lối sống đa dạng, nhưng

mặt khác phá vỡ xã hội cổ truyền, đem lại những vấn đề xã hội mới như thất

nghiệp, nghèo đói, ô nhiễm.

Từ những ý tưởng chớm nở trong thời kỳ trên đã nảy sinh ý định xây

dựng một khoa học về xã hội con người. Đó là xã hội học. Bộ môn này đã

phát triển ở châu Âu vào thế kỷ 19, đã phát triển rất sớm ở Pháp và ở Đức, và

sau đó ở Anh, ở Mỹ.

Tuy nhiên, xã hội học với tư cách là một ngành khoa học độc lập chỉ

phát triển mạnh từ sau thế chiến thứ hai. Chúng ta có thể nêu lên một số

nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển này:

- Những thảm họa của chiến tranh do chủ nghĩa phát xít gây nên làm

con người ý thức hơn việc nghiên cứu sự vận hành của xã hội; đồng thời

những tiến bộ khoa học cũng đem lại cho con người những vấn đề xã hội

mới: sự bùng nổ dân số, nghèo đói, tội ác, thất nghiệp…

Page 10: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

- Trong việc giải quyết những vấn đề xã hội, cải tạo xã hội, con người

thấy cần thiết phải có kiến thức về xã hội. Phải nghiên cứu sâu xa xã hội mới

có thể biến đổi chúng.

– Cuộc cách mạng thông tin đại chúng đã đem lại nhiều hiểu biết hơn

về các hiện tượng xã hội, các lối sống, các nền văn hóa khác nhau.

- Trong mọi vấn đề của xã hội, trong mọi lãnh vực hoạt động, càng

ngày càng đòi hỏi những kiến thức về con người, về xã hội, bởi lẽ các vấn đề

xã hội nếu chỉ được giải quyết thuần túy dưới góc độ kỹ thuật hay góc độ kinh

tế đều không đem lại kết quả mong muốn.

Trong suốt cả giai đoạn hình thành và cả trong giai đoạn hiện nay,

những tư tưởng, ý kiến, lối tiếp cận của các nhà xã hội học tiền phong vẫn

chiếm một vị trí quan trọng, vì họ đã đặt ra những vấn đề mà các xã hội công

nghiệp phải đối phó, phải giải quyết.

Auguste Comte (1798–1857):

Cũng như những nhà triết học xã hội khác vào thời ông ta, A. Comte

chịu ảnh hưởng sâu xa khoa vật lý học. Ông chia xã hội học thành hai bộ

phận tương ứng với hai ngành vật lý. “Tĩnh học xã hội” – bộ môn này chú

trọng nghiên cứu sự ổn định và trật tự xã hội và vấn đề tại sao xã hội liên kết

được với nhau. Bộ môn “Động thái xã hội” nghiên cứu những vấn đề về biến

chuyển và bất ổn định xã hội. Cũng như khoa vật lý muốn tìm hiểu những quy

luật của sự chuyển động, bộ môn xã hội học cũng phải nghiên cứu tìm ra

những quy luật của biến chuyển xã hội. Tìm kiếm những quy luật xã hội là mối

quan tâm hàng đầu của các nhà xã hội học tiền phong.

A. Comte cũng đã phát triển khái niệm thực nghiệm (positivism) – có

nghĩa là áp dụng những phương pháp khoa học để tìm hiểu xã hội và biến

chuyển của nó. Áp dụng khái niệm này vào việc tìm hiểu các xã hội hiện đại,

Comte nhấn mạnh rằng xã hội học phải dựa trên sự quan sát cẩn thận, phải

thường xuyên đưa vào các phương pháp thống kê. Nhưng đồng thời ông ta

cũng thừa nhận rằng có lẽ xã hội học ít tính cách thực nghiệm hơn do những

Page 11: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

khó khăn về mặt thực tế, về mặt đạo đức khi phải can thiệp vào đời sống của

con người.

Một phương pháp khác được sử dụng bởi những nhà xã hội học thực

nghiệm đó là phương pháp đối chiếu. Khi sử dụng phương pháp này các nhà

xã hội học có thể so sánh cách thức theo đó các xã hội khác nhau được tổ

chức như thế nào và cũng có thể so sánh các xã hội sơ khai với các xã hội

hiện đại. Phương pháp này cho ta nhiều kết quả lý thú, nhưng đồng thời cũng

chỉ có tính cách tương đối, bởi lẽ mỗi xã hội đều mang tính đặc thù trong

không gian và thời gian. Đối với Comte, các khả năng để so sánh các xã hội

và các nền văn minh khác nhau xem ra hầu như là vô hạn. Tóm lại, ý tưởng

đóng góp độc đáo của A. Comte là sự cần thiết của một bộ môn khoa học mới

về tổ chức và lịch sử xã hội con người, đó là xã hội học.

Herbert Spencer (1820–1903):

Một khuôn mặt điển hình khác của xã hội học vào thời kỳ đó là H.

Spencer, ông đã dùng lý thuyết tiến hóa để giải thích biến chuyển xã hội. Các

công trình của Spencer về xã hội đã thu hút được sự chú ý quan trọng của

giới trí thức vào cuối thế kỷ 19. Khác với Comte, Spencer cho rằng các xã hội

không nhất thiết phải trải qua các giai đoạn phát triển, thay vào đó ông đặt

câu hỏi tại sao biến chuyển xã hội đã xảy ra. Biến chuyển xã hội đã xảy ra bởi

vì các thành viên trong xã hội phải thích ứng với các biến chuyển trong môi

trường họ đang sống, có thể là những biến chuyển trong môi trường thiên

nhiên hoặc trong môi trường xã hội như sự gia tăng dân số, hoặc do những

phương pháp sản xuất thực phẩm tốt hơn đã được tạo ra. Trong khi phát triển

lý thuyết về tiến hóa xã hội, Spencer đã vay mượn những ý tưởng của C.

Darwin, do đó lý thuyết của ông còn được gọi là lý thuyết Darwin xã hội

(social darwinism).

Karl Marx (1818–1883):

Ngược lại với Comte và Spencer, K. Marx tập trung nghiên cứu vai trò

của mâu thuẫn trong biến chuyển xã hội. Ông cho rằng những hình thái xã hội

mới được hình thành từ mâu thuẫn và xung đột trong các hình thái cũ. Marx

Page 12: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

đã phê bình gắt gao chủ nghĩa tư bản và tiên đoán nó sẽ bị thay thế bởi chủ

nghĩa xã hội. Không có một nhà xã hội học tiền phong nào đã có ảnh hưởng

sâu rộng trên bộ môn khoa học mới này như là K. Marx. Nhưng Marx không

tự gọi mình là nhà xã hội học. Đúng hơn ông nghĩ mình trước hết là một nhà

triết học và sau đó là nhà kinh tế chính trị học. Ông thừa nhận đã bàn đến

những vấn đề xã hội học, nhưng những công trình của ông còn bao trùm lên

nhiều lãnh vực khác như triết học, kinh tế học, lý thuyết chính trị và sử học.

Marx được xem là một trong những nhà sáng lập bộ môn xã hội học

đương đại là do lý thuyết về biến chuyển xã hội và sự phân tích của ông về

mâu thuẫn xã hội. Nhưng khác với những nhà xã hội học cùng thời, Marx

không dựa trên những sự tương đồng với khoa vật lý và khoa sinh vật. Lý

thuyết của ông về biến chuyển xã hội có tính chất xã hội học vì nó dựa trên

những xung đột giữa những giai cấp lớn trong xã hội; nó đã không đề cập đến

những biến cố riêng biệt nào hoặc những cá nhân lãnh tụ đặc biệt nào.

Những vấn đề trung tâm Marx nghiên cứu là tại sao các cuộc cách mạng lại

xảy ra và đặc biệt tại sao chủ nghĩa tư bản đã thay thế một hình thái của tổ

chức xã hội trước đó là chế độ phong kiến, thông qua các cuộc cách mạng

vào thế kỷ 18.

Marx cho rằng quyền sở hữu tư liệu sản xuất đã đem lại sự bất bình

đẳng về kinh tế và chính trị. Mặc dù thừa nhận tính sáng tạo của lực lượng

sản xuất trong chủ nghĩa tư bản, ông cho rằng giai cấp công nhân đã bị bóc

lột bởi giai cấp tư sản là những người sở hữu tư liệu sản xuất. Giai cấp công

nhân sẽ nhận thức được thực trạng của mình và đấu tranh xây dựng một xã

hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa.

Lý thuyết của Marx luôn hữu ích đối với những nhà xã hội học khi phân

tích vai trò của mâu thuẫn trong biến chuyển xã hội. Và ước mơ về bình đẳng,

về công bằng xã hội luôn là suy nghĩ của những nhà xã hội học chân chính.

Max Weber (1864–1920):

Một nhà xã hội học tiền phong khác là Max Weber. Ông đã tìm cách mô

tả những nét cơ bản của các xã hội mới phát sinh từ những cuộc cách mạng

Page 13: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

chính trị và xã hội từ thế kỷ 18 là 19. Weber nghiên cứu những điều kiện hình

thành nên những lối ứng xử kinh tế và chính trị có tính cách “duy lý” (rational)

xuất hiện trong xã hội. Những nghiên cứu của ông đã ảnh hưởng đến bản

chất và hướng đi của xã hội học hiện đại.

Có lẽ không một nhà sáng lập xã hội học nào chịu ảnh hưởng sâu đậm

các lý thuyết mác–xít về xung đột và biến chuyển xã hội như là Max Weber.

Weber thường dùng những ví dụ rút từ lịch sử các xã hội trên khắp thế giới.

Max Weber là một nhà xã hội học lớn, các công trình của ông bao trùm nhiều

khía cạnh, ông nghiên cứu về các tôn giáo trên thế giới, về tổ chức thư lại

(bureaucracy) của nhiều xã hội khác nhau, bản chất của các thành thị, sự

hình thành của chủ nghĩa tư bản, các loại hình khác nhau của tổ chức chính

trị, vai trò của các lãnh tụ trong các biến chuyển xã hội và tương quan của các

tổ chức kinh tế đối với các biến chuyển xã hội. Weber sử dụng các dữ kiện

lịch sử để trả lời cho vấn đề chính yếu ông đưa ra: với những điều kiện nào

các ứng xử chính trị và kinh tế có tính cách duy lý đã xuất hiện trong các xã

hội khác nhau. Khi nói đến ứng xử duy lý Weber muốn ám chỉ các hành động

dựa trên sự tính toán, được đánh giá theo những tiêu chuẩn khách quan,

nghĩa là đối lập với các niềm tin, các giá trị dựa trên truyền thống… Điều này

không có nghĩa là Weber không đánh giá cao tầm quan trọng của tôn giáo

trong xã hội hoặc ông không biết đến giá trị của truyền thống. Ông chỉ đơn

giản nêu lên nhận định, xã hội nào đang tìm cách áp dụng tính duy lý vào

khoa học, vào kinh doanh, vào chính trị và đặc biệt vào luật học – đều đang

trở thành những xã hội hùng cường hơn trên sân khấu thế giới. Đối với

Weber sự bành trướng của tính duy lý này trong ứng xử của các cá nhân

trong đời sống hằng ngày là nét đặc trưng của các xã hội hiện đại. Một trong

các tác phẩm quan trọng của Max Weber là “Đạo Đức Tin Lành và Tinh Thần

Của Chủ Nghĩa Tư Bản” (1904). Trong cuốn sách này, M. Weber tìm hiểu

tương quan giữa các ý tưởng tôn giáo và giai đoạn đầu phát triển của chủ

nghĩa tư bản. Ông cho thấy giáo huấn của Tin Lành đã dẫn tới việc đầu tư

hơn là tiêu thụ, sự đầu tư này đến lượt nó khuyến khích sự phát triển chủ

nghĩa tư bản tại các xã hội theo đạo Tin Lành. Như vậy, Weber chứng minh

Page 14: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

vai trò quan trọng của tôn giáo trong việc đưa đến những thay đổi trên bình

diện kinh tế. Nhưng đồng thời ông cũng đề cập đến tính đa dạng của các

nguyên nhân (pluralité des causes) và như vậy chủ nghĩa tư bản hiện đại còn

do những nguyên nhân chính trị, kinh tế khác nữa.

Một đóng góp khác của M. Weber là phương pháp lãnh hội

(compréhension) trong xã hội học. Đối với ông, lối giải thích xã hội học phải đi

tìm hiểu ý nghĩa của các tác nhân xã hội trong các hoạt động xã hội của họ,

như ông ta đã tìm hiểu những động cơ đạo đức ở những nhà tư bản theo đạo

Calvin.

Cũng trên bình diện phương pháp luận, Max Weber đã đưa ra khái

niệm loại hình lý tưởng (ideal type) – là một sự mô tả có tính cách trừu tượng

bất cứ hiện tượng xã hội nào bằng cách nêu lên những đặc trưng cơ bản của

hiện tượng xã hội này. Nhưng việc trừu tượng hóa này phải dựa trên những

sự kiện và loại hình lý tưởng này không mang một sự phê phán giá trị.

É. Durkheim (1859–1917):

Nhưng có lẽ nhà xã hội học có ảnh hưởng nhất của thời kỳ đầu này là

É. Durkheim. É. Durkheim là nhà xã hội học đầu tiên có một địa vị trong một

đại học lớn. Có được điều này là do công trình khoa học của ông về vấn đề tự

tử. Trong nghiên cứu này ông đã vạch ra một lối tiếp cận mới cho nghiên cứu

xã hội học. Bằng việc trình bày các số liệu thống kê có thể kiểm chứng được

về tỷ suất tự tử trong các xã hội khác nhau, ông đã có thể chứng minh, có thể

tiên đoán được ở nơi đâu và khi nào có suất tự tử cao. Các nguyên nhân tâm

lý có thể có giá trị đối với trường hợp tự tử của một cá nhân nào đó, nhưng

Durkheim cho thấy rằng các biến số xã hội như là tôn giáo hay là sự dao động

về kinh tế có thể giải thích sự khác biệt về số người tự tử ở các địa phương,

các xã hội khác nhau.

Một đóng góp khác của Durkheim là quan niệm của sự kiện xã hội (fait

social). Hầu như mọi nhà xã hội học đều tin rằng vấn đề tự tử có thể được

giải thích chủ yếu bởi trạng thái tinh thần của cá nhân như sự chán nản hoặc

mặc cảm tội lỗi. Nhưng Durkheim cho thấy rằng ở một số xã hội một vài hình

Page 15: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

thức tự tử là do áp đặt của các nhóm xã hội đối với cá nhân, ví như tục Suttee

ở Ấn Độ. Và công trình nghiên cứu của Durkheim cho thấy rằng trong các xã

hội mà tài sản cá nhân có thể tăng hay giảm một cách đột ngột, suất tự tử có

thể cao hơn các xã hội trong đó các điều kiện kinh tế ít dao động. Theo ông,

sự kiện xã hội là một sự kiện bên ngoài cá nhân, khách quan, có sức ép lên

ứng xử của cá nhân và phải có tính thực nghiệm (É. Durkheim, 1993.).

Như vậy, hai trong các nguyên tắc quan trọng mà E. Durkheim đòi hỏi

khi phân tích sự kiện xã hội là phải xem sự kiện xã hội khách quan: “Phải xử

lý các sự kiện xã hội như những đồ vật” và “cái xã hội phải được giải thích

bằng cái xã hội”.

Nhãn quan xã hội học của Durkeim nhấn mạnh việc nghiên cứu các cơ

cấu xã hội và sự vận hành của chúng. Suốt cuộc đời con người tham gia vào

nhiều loại “hình cơ cấu xã hội khác nhau như: gia đình, học đường, quân đội,

xí nghiệp, nghiệp đoàn, giáo hội, đảng phái… Lối ứng xử của chúng ta với tư

cách là những cá nhân thường được giải thích rõ hơn bằng cách qui chiếu

vào các vai trò, vị trí của chúng ta trong tổ chức và khi tìm hiểu chức năng các

cơ cấu này. Và cũng theo ông ta, sự cố kết trong xã hội là do sự hội nhập

(intégration) của những cá nhân và do sự tồn tại của một nền đạo đức được

xây dựng một cách hợp lý dựa trên những giá trị tập thể.

Như vậy, các nhà sáng lập của bộ môn xã hội học hiện đại có khuynh

hướng tư duy ở cấp độ vĩ mô. Các công trình của họ thường đề cập đến các

xã hội tổng thể và cho thấy các đặc điểm của các xã hội đó ảnh hưởng thế

nào tới ứng xử của con người và biến chuyển xã hội.

III. SỰ HÌNH THÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC ĐƯƠNG ĐẠI VÀ CÁC LÝ THUYẾT CỦA NÓ

Xã hội học phát sinh từ châu Âu nhưng vào những năm đầu thế kỷ 20,

bộ môn này tìm thấy ở Bắc Mỹ đặc biệt là ở Hoa Kỳ – một mảnh đất màu mỡ

để phát triển. Ở đây, trước hết, sức ép của nhu cầu cần những thông tin thực

nghiệm liên quan đến điều kiện xã hội đang biến đổi cực kỳ nhanh chóng do

Page 16: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

quá trình công nghiệp hóa, nền đạo đức Tin lành với tinh thần duy lý hóa, chủ

nghĩa thực dụng với tiêu chuẩn hiệu năng hàng đầu, các môi trường đại học

cởi mở và canh tân…đã thúc đẩy tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu xã hội học

có tính chất thực nghiệm và cũng đã hình thành nhiều trường phái xã hội học.

Ta có thể kể đến hai trường phái riêng biệt xuất hiện trong các đại học Mỹ vào

những năm trước thế chiến thứ II: trường phái Chicago sử dụng các phương

pháp nghiên cứu dựa sự quan sát, nghiên cứu thực địa, đặc biệt chú trọng

nghiên cứu tương quan giữa cá nhân và xã hội, do giả định rằng trật tự xã hội

là kết quả của một quá trình tương tác xã hội phức tạp giữa những cá nhân.

H. Blumer đã gọi quan điểm này là “tương tác biểu tượng”. Trong khi đại bộ

phận các đại học ở miền Đông như Harvard, Colombia quan tâm đến những

nghiên cứu xã hội ở cấp độ trung mô và vĩ mô, như T. Parsons với lý thuyết

chức năng của ông ta đã ảnh hưởng sâu sắc xã hội học Bắc Mỹ cho đến

những năm sau thế chiến thứ hai.

Sau thế chiến thứ II và mãi đến những năm của thập niên 90, xã hội

học càng phát triển với nhiều lý thuyết, nhiều trường phái đa dạng:

– Xã hội học ở Mỹ (và nói chung xã hội học anglo–saxon) với các lý

thuyết như: xã hội học phê phán của Alvin Gouldner, của R. W. Friedrichs,

của C. W. Mills; các biến thể của lý thuyết tương tác biểu tượng với các tác

giả E. Goffman, H. S.Becker, A. Strauss, H. Garfinkel; lý thuyết “gán nhãn”

(théorie de létiquage) với E. Lemert, de J. Gusfield, H.S. Becker; lý thuyết

đóng kịch với nhà xã hội học Canada Goffman, Glaser, Strauss; trào lưu

phương pháp luận dân tộc học (ethnomethodology) với Garfinkel, Cicourel,

Sudnow…; lý thuyết xã hội học lịch sử đổi mới với N. Elias, Tilly, Wallerstein,

C. Geertz, R. Bellah, Anderson…

– Xã hội học Pháp hồi sinh với “tứ trụ” nổi tiếng: P. Bourdieu với lý

thuyết cơ cấu phái sinh (structurahsme génétique) A. Tourain với lý thuyết

hành động (actionnalisme); M. Crozier với mô hình chiến lược (modèle

stratégique); R. Boudon với lý thuyết cá nhân phương pháp luận

(individualisme méthodoiogique)…

Page 17: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

- Xã hội học Đức vẫn với các truyền thống duy nghiệm, mác–xít và hiện

tượng luận, nhưng cũng nổi bật lên các khuôn mặt mới tiếng tăm như

J.Habermas, N. Luhmann…

- Xã hội học mác–xít không chỉ có ảnh hưởng ở Đông âu mà còn tác

động mạnh mẽ xã hội học tại Đức, Pháp, Ý, châu Mỹ Latinh…

Xã hội học cổ điển và xã hội học đương đại đa dạng như vậy, nhưng để

có một cái nhìn hệ thống, ta tạm phân ra các ranh giới như sau, dựa trên các

nguyên lý, các cấp độ nghiên cứu và nội dung nghiên cứu xã hội học.

1. Dựa trên những nguyên lý nghiên cứu ta có thể phân ra các khuynh hướng:

Khuynh hướng duy khách thể (objectiviste): những nhà xã hội học

thuộc khuynh hướng này xem các sự kiện xã hội; các hiện tượng tập thể là ở

bên ngoài cá nhân. Do đó ta có thể nghiên cứu chúng một cách khách quan

như nghiên cứu các sự vật và không quan tâm đến những động cơ cá nhân.

Như trường hợp É. Durkheim khi ông nghiên cứu hiện tương tự tử ông đã

không đề cập đến những động cơ cá nhân.

Trái lại, những nhà xã hội học khác, như M. Weber, lại nghiên cứu hiện

tượng xã hội từ những ý nghĩa mà cá nhân gán cho những hiện tượng này.

Lối tiếp cận này được gọi là duy chủ thể (subjectiviste). Bằng lối tiếp cận lãnh

hội (compréhension) M. Weber đã giúp hiểu được sự phát triển của chủ nghĩa

tư bản vào thế kỷ 16 một phần phát xuất từ những nguyên tắc đạo lý chi phối

cuộc sống của các nhà tư bản chủ nghĩa theo đạo Calvin vào thời bấy giờ.

Cũng có một số nhà nghiên cứu cố gắng phối hợp trong nghiên cứu

của mình cả hai lối tiếp cận trên, như P. Boudieu ở Pháp hay A. Giddens ở

Anh. Nhà xã hội học Pháp P. Bourdieu khi nghiên cứu về sự phân bố sinh

viên theo học các đại học ở Pháp, ông đã dựa trên những dữ kiện định lượng

để cho thấy rằng những sinh viên thuộc các tầng lớp xã hội bên dưới thường

theo các phân khoa không được đánh giá cao ở đại học, nhưng đồng thời các

Page 18: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

sinh viên này qua việc học tập cũng cảm thấy một sự thành đạt cá nhân, và tự

nhận thấy đang đi theo một “sứ mệnh” cao cả.

2. Dựa trên cấp độ nghiên cứu, có thể phân biệt ba cấp độ nghiên cứu trong xã hội học như sau:

Xét về mức độ phức tạp, các nhà xã hội học nghiên cứu các hành vi xã

hội dưới ba cấp độ khác nhau. Xã hội học vi mô (micro sociology) quan tâm

đến các hành vi xảy ra ở cấp độ cá nhân và trong các nhóm nhỏ. Điều này có

nghĩa xã hội học nghiên cứu những khuôn mẫu tương tác giữa một số ít

người. Đây là xu hướng nghiên cứu của các nhà xã hội học như E.Goffman,

G. H. Mead, H. Becker, các nhà xã hội học thuộc lý thuyết tương tác, thuộc

trường phái Chicago… Xã hội học ở mức độ trung mô (middle level) quan tâm

đến việc nghiên cứu các cơ cấu xã hội xem chúng ảnh hưởng thế nào đến

cuộc sống của những con người đang tham gia các cơ cấu xã hội này như

thế nào. Các nhà xã hội học ở đại học Colombia Mỹ như P. Lazarfeld, R.

Merton thường tiến hành những cuộc nghiên cứu trên các dữ kiện định lượng

được thâu thập ở cấp độ quốc gia, họ không quan tâm đưa ra một khung khổ

lý thuyết để quy chiếu, và cũng không muốn đi đến những kết luận có tầm

khái quát. Xã hội học vĩ mô (macro sociology) cố gắng giải thích các quá trình

xã hội ảnh hưởng thế nào đến dân cư, đến các giai cấp xã hội và đôi khi đến

cả toàn thể xã hội. Ví như những cuộc nghiên cứu xem việc chuyển đổi từ

những ngành công nghiệp nặng sang những ngành công nghiệp kỹ thuật cao

đã ảnh hưởng thế nào đến đời sống của công nhân hay như cuộc nghiên cứu

xem những tình cảm dân tộc của thời kỳ sau thế chiến thứ nhất đã làm nảy

sinh chủ nghĩa phát xít như thế nào. Các nhà xã hội học theo xu hướng này

thường đặt vấn đề nghiên cứu trong khung khổ xã hội bao quát, xem đó như

là một hệ thống trừu tượng bao gồm những thành tố có quan hệ lệ thuộc

nhau. Và chính trong tương quan với các khung lý thuyết phân tích trên mà ta

tiến hành nghiên cứu ý nghĩa của hiện tượng đang được quan sát. Đó là

khuynh hướng nghiên cứu của T. Parsons và của bộ môn xã hội học tại đại

học Harvard Mỹ và nói chung khuynh hướng xã hội học Pháp, Đức.

Page 19: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

3. Dựa trên lối nhìn về xã hội, các chủ đề và nội dung nghiên cứu có

thể phân ra khuynh hướng nghiên cứu về sự hội nhập xã hội (mô hình lý

thuyết cơ cấu–chức năng), về sự bất bình đẳng, sự thống trị trong xã hội (mô

hình lý thuyết mâu thuẫn xã hội) và về mối quan hệ xã hội tác động qua lại

(mô hình lý thuyết tương tác biểu tượng).

Theo thuật ngữ của nhà xã hội học Kuhn, trong khi tìm hiểu xã hội các

nhà xã hội học bị hướng dẫn bởi một hay nhiều “lộ trình”, hay mô hình lý

thuyết (theoretical paradigm). Mô hình lý thuyết là một hình ảnh căn bản về xã

hội, nó điều hướng suy nghĩ và nghiên cứu của nhà nghiên cứu.

+ Mô hình lý thuyết tương tác biểu tượng (Symbolic interactionist paradigm):

Mô hình lý thuyết này chịu ảnh hưởng sâu đậm lý thuyết hành động xã

hội của M. Weber. Nhà xã hội học người Đức này nhấn mạnh nhu cầu phải

thấu hiểu hiện tượng xã hội từ quan điểm của những người trong cuộc. Như

đã đề cập, ông nhấn mạnh vai trò của ý nghĩa mà con người gán cho sự vật,

của tư tưởng và của cách con người suy nghĩ quan niệm về xã hội.

Chịu ảnh hưởng của M. Weber, trường phái Chicago như chúng ta đã

đề cập – chú trọng nghiên cứu những mối quan hệ tâm lý–xã hội. Mô hình lý

thuyết này quan tâm nghiên cứu xem đời sống trong các nhóm xã hội chi phối

thế nào nhận thức và ứng xử của con người. Ví như công trình nghiên cứu

của G.H Mead và F. Znaniecki The Polish peasants in Poland and America

(1927). Trong công trình này các ông nghiên cứu xem những lối ứng xử của

người nông dân Balan khi đến định cư ở Mỹ và với thời gian tại sao đã thay

đổi và thay đổi như thế nào. Các ông tìm hiểu việc thích ứng với đời sống đô

thị đã tạo nên những mô thức ứng xử thế nào nơi người nông dân Balan.

Cuộc nghiên cứu của hai ông cho thấy rằng môi trường của người di dân

càng bị xáo trộn, càng vô trật tự (do ảnh hưởng của việc nhập cư, do thất bại

trong việc thích ứng với những điều kiện mới), thì xem ra có nhiều khả năng

cá nhân những người di dân càng có những hành vi mang tính chất chống lại

xã hội.

Page 20: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Một quan điểm nghiên cứu khác của trường phái Chicago này là quan

điểm tương tác biểu tượng (symbolic interactionism), nghiên cứu xem cơ cấu

xã hội hiện nay được hình thành như thế nào trong quá trình tác động hỗ

tương của con người. Hai tác giả điển hình của mô hình lý thuyết này là G. H.

Mead (1863–1931) và E. Goffman. Mead chú trọng mối quan hệ giữa cá nhân

và xã hội, ông cho rằng cái tôi (self) là sản phẩm của tương tác xã hội. Và

chính thông qua những tương tác này mà các cơ cấu xã hội lớn hơn được

hình thành. Ví như, trường học thường có một số qui tắc thành văn và bất

thành văn, chính thức và phi chính thức mà mọi học sinh sẽ học hỏi hay kinh

nghiệm thấy khi trao đổi, khi tương tác với những học sinh các lớp trên. Và

chính qua các tương tác này mà các quy tắc của tổ chức được “xây dựng” và

thay đổi. Việc nghiên cứu quá trình này được gọi là lối tiếp cận tương tác biểu

tượng. Goffman áp đụng lối tiếp cận này trong việc nghiên cứu sự tương tác

trong đời sống hằng ngày, như việc chào hỏi, nghiên cứu đời sống trong các

viện cứu tế, các lối ứng xử trên đường phố, tại những nơi công cộng.

Trên cơ sở của lý thuyết này đã hình thành một số lối tiếp cận khác như

phân tích tâm kịch (dramaturgical analsis) của E. Goffman (1922–82), phân

tích trao đổi xã hội (social exchange analysis) của G. Homans và P. Blau.

Mô hình lý thuyết này cho phép chúng ta nhìn xã hội một cách cụ thể

hơn, không còn bị chi phối bởi những cơ cấu xã hội trừu tượng. Và xã hội là

một tổng hòa các mối tương tác xã hội của cá nhân. Tuy nhiên nếu chỉ chú

trọng các mối tương tác cụ thể thường ngày, có nguy cơ sẽ bỏ qua ảnh

hưởng của những cơ cấu xã hội lớn hơn như các yếu tố văn hóa, chủng tộc,

giai cấp, giới tính…

+ Mô hình lý thuyết cơ cấu chức năng (Structuro– functionalist paradigm):

Những người tiên phong trong mô hình lý thuyết này là H. Spencer và

É. Durkheim. Durkheim cho rằng mỗi yếu tố của xã hội giữ vai trò của một bộ

phận trong việc giúp xã hội tồn tại, ví như tôn giáo giúp cho việc hội nhập xã

hội. Sau này, ở Mỹ, Talcott Parsons (1902–1979) tiếp tục tư tưởng của

Page 21: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Spencer và của Durkheim. Ở các đại học Colombia, Harward và Yale, các

nhà xã hội học đầu đàn quan tâm trước tiên đến những cấu trúc xã hội ở cấp

độ vĩ mô. Mô hình lý thuyết cơ cấu– chức năng do họ đề xướng nghiên cứu

xã hội vận hành như thế nào để thực hiện các chức năng cơ bản trong đời

sống con người.

Mô hình lý thuyết này quan niệm xã hội là một hệ thống có nhiều bộ

phận khác nhau, chúng liên kết với nhau nhằm đưa đến cố kết xã hội và ổn

định xã hội. Mô hình lý thuyết này dựa trên hai tiền đề:

a) trước hết nó giả định xã hội bao gồm những cơ cấu xã hội, thường

được định nghĩa như là những khuôn mẫu hành vi khá ổn định. Những cơ

cấu xã hội quan trọng nhất là những bộ phận chính yếu của xã hội, đó là gia

đình, hệ thống chính trị, hệ thống kinh tế và những định chế văn hóa (giải trí,

nghệ thuật tôn giáo…);

b) thứ đến, mỗi yếu tố của cơ cấu xã hội phải được hiểu dưới góc độ

chức năng xã hội, xét như là các kết quả của sự vận hành xã hội với tính

cách là một toàn thể. Như vậy mỗi bộ phận xã hội có một hay nhiều chức

năng để xã hội tồn tại.

Một nhà xã hội học Mỹ khác có nhiều đóng góp cho mô hình lý thuyết

này là R.K. Merton, học trò của T. Parsons. ông bổ túc thêm, bất cứ một bộ

phận nào của xã hội cũng có hơn một chức năng và có những chức năng dễ

được nhận ra hơn những chức năng khác. Vì vậy, ông phân biệt hai loại chức

năng: chức năng công khai (manifest) và chức năng tiềm ẩn (latent). Chức

năng công khai là chức năng mà mọi thành viên trong xã hội đều biết, trong

khi chức năng tiềm ẩn là những kết quả không được nhận biết, không ý thức

được. Thí dụ, xe ôtô là một phương tiện để đi lại, nhưng nó cũng có những

chức năng tiềm ẩn: khi buồn người ta lái xe đi chơi, trong xã hội Mỹ, nó củng

cố giá trị của người Mỹ về sự độc lập của cá nhân, nó cũng có thể là biểu

tượng của địa vị xã hội. Mô hình lý thuyết này còn có xu hướng cho rằng mọi

kết cấu xã hội đều có ích đối với mọi xã hội. Nhưng Merton cho rằng không

phải mọi yếu tố của kết cấu xã hội đều thực sự cần thiết, mà đôi lúc nó phản

Page 22: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

chức năng (dysfunctionnal) – nghĩa là nó có thể gây những kết quả bất lợi cho

sự vận hành của xã hội. Ví như xe hơi có thể gây ô nhiễm. Hay lòng yêu

nước có chức năng gây đoàn kết trong một quốc gia, nhưng cũng có thể đẩy

một quốc gia vào một cuộc chiến tranh hủy diệt và tốn kém (ví như trường

hợp của Irak trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh). Theo mô hình lý thuyết này,

những khuôn mẫu xã hội có tính phản chức năng có thể thay đổi với thời

gian. Do ô nhiễm, người ta phải cải tiến xe hơi để bớt thải khí độc hại.

Mô hình lý thuyết cơ cấu–chức năng là một mô hình lý thuyết lớn trong

xã hội học, nét nổi bật nhất của mô hình này cho ta một cái nhìn về xã hội

như là một toàn thể trật tự, ổn định và dễ hiểu. Từ những năm 1960 mô hình

lý thuyết này được sử dụng rộng rãi trong xã hội học, nhưng trong những thập

kỷ vừa qua nó bị phê phán gắt gao. Tại sao có thể giả định xã hội có một trật

tự “tự nhiên”, trong khi các khuôn mẫu xã hội thay đổi theo không gian và thời

gian. Mô hình này phản ánh một ý thức hệ bảo thủ, biện minh cho hiện trạng

khi quan niệm rằng mọi kết cấu xã hội đều hữu ích. Nó cũng đề cao thái quá

sự thống nhất xã hội, hội nhập xã hội và như vậy đã giảm thiểu những khác

biệt do các yếu tố bất bình đẳng như giai cấp, chủng tộc, giới tính… Thêm

vào đó nó nhấn mạnh sự ổn định xã hội nên đã không giải thích được những

xung đột xã hội hoặc biến chuyển xã hội.

+ Mô hình lý thuyết mâu thuẫn xã hội (social-conflict paradigm):

Từ sau thế chiến thứ II, mô hình lý thuyết chức năng bị đặt thành vấn

đề và cũng từ đó người ta tìm đến mô hình lý thuyết mâu thuẫn xã hội

(social–conflict paradigm), nhấn mạnh đến vai trò của xung đột và quyền lực

trong việc giải thích không chỉ chuyển biến xã hội mà cả tính liên kết của xã

hội.

Mô hình lý thuyết này quan niệm rằng xã hội là một hệ thống có những

bất bình đẳng xã hội và xung đột, chúng tạo nên những chuyển biến xã hội.

Trong khi mô hình lý thuyết cơ cấu–chức năng xem xã hội như là một hệ

thống giản đơn, liên kết, hội nhập với nhau và như vậy coi nhẹ những hậu

quả do bất bình đẳng xã hội gây ra, thì ngược lại mô hình lý thuyết mâu thuẫn

Page 23: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

mô tả xã hội như một thực thể bị phân chia bởi những bất bình đẳng xã hội

liên quan đến giai cấp, chủng tộc, giới tính, tuổi tác… Mô hình này xem những

khuôn mẫu của bất bình đẳng là hệ luận của sự phân phối không đồng đều

cho các tầng lớp dân cư khác nhau các tài nguyên trong xã hội như tiền tài,

quyền lực, giáo dục, uy tín xã hội…

Trong khi mô hình cơ cấu–chức năng thừa nhận có những yếu tố phản

chức năng cho toàn xã hội, thì mô hình mâu thuẫn nhấn mạnh rằng có những

yếu tố hữu ích cho một số người thì lại phản chức năng đối với một số người

khác. Ví dụ, hệ thống trường dự bị đại học ở Mỹ chỉ có ích lợi cho con em

thuộc tầng lớp trên. Hay như hệ thống kiểm định “khả năng đại học” chỉ dễ

hiểu đối với các học sinh da trắng, con em những gia đình khá giả, và ngay

đối với những học sinh thông minh thuộc các tầng lớp khác thì hệ thống kiểm

định này rất mông lung, mơ hồ.

Trước bất kỳ vấn đề gì, mô hình lý thuyết mâu thuẫn thường đặt các

câu hỏi như: thành phần xã hội nào hưởng lợi, thành phần nào bị thiệt hại

trước biện pháp, trước vấn đề trên. Mô hình lý thuyết này xem xã hội như một

đấu trường tranh giành quyền lợi giữa các thành phần xã hội khác nhau. Hơn

thế nữa, các thành phần thống trị – ví như người giàu, nam giới, dân tộc chủ

thể – thưởng cố gắng bảo vệ quyền lợi của họ bằng cách duy trì nguyên

trạng.

Một số nhà xã hội học sử dụng mô hình lý thuyết này không chỉ nhằm

giải thích các hiện tượng xã hội mà còn nhằm biến đổi xã hội cho công bằng

hơn (Macionis, 1997).

Thật ra, không mô hình lý thuyết nào độc lập với các mô hình lý thuyết

khác, bởi lẽ mỗi mô hình lý thuyết nhấn mạnh các vấn đề khác nhau, và quan

sát những góc độ khác nhau của đời sống xã hội. Chúng ta cần kết hợp các

mô hình lý thuyết này và việc kết hợp này gia tăng khả năng thông hiểu và

giải thích các khía cạnh đa dạng của xã hội con người.

Để đơn giản hóa, chúng ta tạm đưa ra những nét chính yếu nhất trong

ba mô hình lý thuyết nói trên.

Page 24: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Bảng tóm tắt ba mô hình lý thuyết chính trong nghiên cứu xã hội học

Mô hình lý thuyết

Cấp độ

Quan niệm về xã hội

Các vấn đề căn bản nêu ra

Các lãnh vực nghiên cứu sở

trường

1.

Tương

tác biểu

tượng

Vi mô - Xã hội là một

tiến trình các

tương tác xã

hội trong các

bối cảnh cụ

thể, dựa trên

truyền thông

biểu tượng;

nhận thức của

cá nhân về

thực tại xã hội

là khác nhau và

thay đổi.

- Con người kinh

nghiệm về xã hội như

thế nào? Trong sự

tương tác con người

đã sản sinh ra, duy

trì, thay đổi các khuôn

mẫu xã hội như thế

nào? Cá nhân nỗ lực

uốn nắn nhận thức về

thực tại của kẻ khác

như thế nào? Từ tình

huống này đến tình

huống khác, ứng xử

của cá nhân đã thay

đổi ra làm sao?

- Những vấn đề

về gia đình; về

giáo dục; các loại

hình trị liệu;

truyền thông đã

xảy ra như thế

nào…

2. Cơ

cấu -

Chức

năng

Trung

mô, vĩ

- Là một hệ

thống các bộ

phận có tương

quan; mỗi bộ

phận có những

hệ quả chức

năng đối với sự

vận hành của

xã hội như một

toàn thể.

- Xã hội được hội

nhập như thế nào?

Những bộ phận chủ

yếu của xã hội là gì?

Chúng tương tác với

nhau như thế nào?

Đâu là những hệ quả

của chúng đối với sự

vận hành.

– Nghiên cứu

những tổ chức

chính thức; việc

phát triển các

chính sách xã

hội; cải cách các

cơ cấu xã hội;

lượng giá các luật

lệ mới; nghiên

cứu trong khoa

học quản lý.

Page 25: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

3. Mâu

thuẫn

xã hội

Vĩ mô Là một hệ

thống có những

bất bình đẳng;

có một bộ phận

hưởng lợi hơn

bộ phận khác;

sự bất bình

đẳng sẽ đưa

tới mâu thuẫn,

đưa tới biến

chuyển xã hội.

- Xã hội được phân

chia như thế nào?

Đâu là những khuôn

mẫu bất bình đẳng xã

hội chủ yếu? Tại sao

một vài tầng lớp xã

hội cố bảo vệ quyền

lợi của mình? Các

thành phần khác

- Nghiên cứu

trong chính trị

học; các phong

trào xã hội;

nghiên cứu sự

tranh giành

quyền lực, mâu

thuẫn và biến

chuyển trong các

tổ chức.

Ba mô hình lý thuyết trên vẫn còn là ba mô hình chủ yếu trong nghiên

cứu xã hội học. Nhưng trong hai thập niên vừa qua đã xuất hiện một số quan

điểm, lập trường mới. Những quan điểm mới này xuất phát từ các phong trào

đấu tranh nữ quyền, phong trào của những nhóm thiểu số, những dân tộc

thuộc địa, những nhóm bị gạt ra bên lề xã hội. Họ phê phán những lý thuyết

xã hội học cổ điển chỉ là tiếng nói của những người da trắng, của nam giới,

của phương Tây…Do vậy nhiều lãnh vực, vấn đề quan trọng đối với các

thành phần xã hội khác đã không được đề cập đến một cách đầy đủ, hay

được trình bày dưới những góc độ khác, đầy định kiến.

IV. CÁC LÃNH VỰC NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC Trong quan niệm của một số nhà xã hội học Tây phương, xã hội học là

một khoa học chứ không phải là một triết học xã hội (social philosophy). Triết

học là một hệ thống các ý tưởng, các giá trị và triết học xã hội là một khoa học

qui phạm (science normative) – là một hệ thống các tư tưởng suy tư con

người phải hành động với nhau như thế nào, trong khi xã hội học nghiên cứu

con người ứng xử với nhau như thế nào, và hậu quả của những lối ứng xử

này ra sao (P.B Horton, C.L. Hunt, 1985).

Page 26: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Xã hội học đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu quan hệ của con người

trong xã hội. Đặc biệt, chú trọng nghiên cứu sự hình thành các kết cấu trong

xã hội, các phong tục, tập quán, các giá trị xuất phát từ những kết cấu xã hội

này, và tác động ngược lại lên các kết cấu trên. Xã hội học đi tìm những điều

kiện xã hội, những lôgic đàng sau chi phối các ứng xử của con người. Xã hội

học cũng quan tâm đến sự tương tác giữa các đoàn thể xã hội với nhau, đến

các diễn trình, các định chế trong đó các nhóm, các đoàn thể đã và đang phát

triển.

Việc ứng dụng phương pháp xã hội học và các khái niệm chính của xã

hội học đại cương trong việc phân tích một số hiện tượng, lãnh vực xã hội đã

hình thành nên các bộ môn xã hội học chuyên ngành mà ta có thể nêu lên

một vài bộ môn:

– Xã hội học gia đình (sociologie de la famille)

– Xã hội học tôn giáo (sociol of religion)

- Xã hội học công nghiệp (industrial sociology)

– Xã hội học giáo dục (sociol of education)

- Xã hội học nông thôn/đô thị (rural/urban sociology)

– Xã hội học về nhóm nhỏ (sociology of small group)

- Xã hội học y tế (medical sociology)

– Xã hội học luật pháp (sociol of 1aw)

- Xã hội học chính trị (political sociology)

– Xã hội học truyền thông đại chúng (sociologie de la communication de

masse)

- Xã hội học về sự phân tầng xã hội (social stratification)

– Phương pháp luận xã hội học (methodology of social research)

– Tâm lý học xã hội (social psychology)

– Lý thuyết xã hội học (sociological theory)

Page 27: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

- Xã hội học nghệ thuật (socialogy of the arts)

– Xã hội học về tội phạm (Criminology)

– Xã hội học các tổ chức phức tạp (sociol of complex organizations)

– Xã hội học về phát triển (sociology of development)…

Ngoài ra xã hội học chuyên ngành còn có những khái niệm, những lý

thuyết riêng.

Những chủ đề, những lãnh vực trên là đối tượng của nhiều bộ môn

khoa học, ví như truyền thông đại chúng cũng là đối tượng của tâm lý học,

của chính trị học; tội phạm cũng là đối tượng của luật học, của tâm lý học, của

khoa học chính trị…Nhưng mỗi khoa học đều có đặc trưng riêng khi nghiên

cứu vấn đề trên dưới góc độ của mình. Không một khoa học nào – ít ra là

trong trường hợp xã hội học – có thể tách rời các bộ môn khoa học khác. Đặc

biệt các lãnh vực nghiên cứu của xã hội học rất gần gũi và xen cài với tâm lý

học, dân tộc học (nhân học). Điều đó càng khẳng định hơn sự kiện xã hội là

phức tạp, đa dạng, mang nhiều chiều kích khác nhau và do đó đòi hỏi những

nghiên cứu liên ngành (études interdisclplinaires).

Chương 2. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT TRONG NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC

Sự kiện khoa học được nhận thức, được xây dựng, được kiểm nghiệm.

Gaston Bachelard

Tương tự các khoa học khác, xã hội học đòi hỏi nhà nghiên cứu phải

chọn lựa các bước đi, các phương pháp thích hợp để trả lời cho những vấn

đề cụ thể được đặt ra.

I. CÁC BƯỚC ĐI ĐỂ THỰC HIỆN MỘT NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC 1. Xác định đề tài nghiên cứu và hình thành các câu hỏi cụ thể:

Page 28: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Trước hết phải xác định mục đích của cuộc nghiên cứu, hay nói cách

khác cuộc nghiên cứu nhằm tìm hiểu cái gì. Ví như, trong tác phẩm “Tự tử”,

É. Durkheim muốn tìm xem những điều kiện xã hội nào đã thúc đẩy một vài

cá nhân đi đến việc tự tử hơn những cá nhân khác.

Các câu hỏi tổng quát về xã hội hay về các cách ứng xử trong xã hội –

mà đề tài nghiên cứu nhằm giải đáp một phần nào – phải được chuyển thành

những câu hỏi cụ thể qua đó ta có thể sử dụng các kỹ thuật quan sát và đo

lường. Tác phẩm “Tự Tử” đã cho ta một ví dụ tốt về quá trình chuyển một câu

hỏi tổng quát về biến chuyển xã hội thành một nghiên cứu thử nghiệm (xem

phần Xây dựng mô hình phân tích).

2. Bước thăm dò và xem lại thư tịch:

Trước khi thâu thập dữ kiện mới, nhà nghiên cứu chuyên nghiệp phải

xem lại thư tịch tất cả các nghiên cứu và các nguồn tài liệu về vấn đề muốn

nghiên cứu, bao gồm cả các lý thuyết về phương pháp đã được sử dụng để

nghiên cứu đề tài trên. Việc xem lại thư tịch này đôi lúc cung cấp những dữ

kiện cần thiết để khám phá những vấn đề mới hơn. Trong giai đoạn này, cũng

có thể tiến hành những cuộc phỏng vấn thăm dò với các chuyên viên trong

lãnh vực quan tâm. Giai đoạn thăm dò này cũng có thể bao gồm việc tiến

hành một cuộc điều tra thăm dò ở qui mô nhỏ.

Giai đoạn này cũng giúp ta cách đặt vấn đề nghiên cứu như thế nào

(problématique), nghĩa là giải quyết vấn đề đặt ra dưới góc độ nào, trong

khung lý thuyết nào. Như Durkheim đã xem tự tử – một hành vi có tính riêng

tư – là một triệu chứng của việc thiếu cố kết trong xã hội, là một hiện tượng

xã hội thường xuất hiện trong các xã hội thiếu sự đoàn kết và ở đó chủ nghĩa

cá nhân đang phát triển mạnh. Nói cách khác Durkheim đã đặt vấn đề tự tử

trong khuôn khổ lý thuyết hội nhập xã hội.

3. Xây dựng một mô hình phân tích (xây dựng khung khái niệm):

Khi đã xác định vấn đề và góc độ nhìn vấn đề, giai đoạn kế tiếp là “thao

tác hóa” vấn đề đã đặt ra bằng cách định nghĩa những khái niệm (concept)

Page 29: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

chính được sử dụng trong nghiên cứu. Ví như, tự tử là gì, mại dâm là gì, trẻ

em đường phố là gì, cố kết xã hội là gì? Và từ đó đặt ra các giả thiết

(hypothèse).

Thông thường câu hỏi nghiên cứu được diễn tả dưới hình thức một giả

thiết – là việc đặt ra một tương quan giữa hai hay nhiều hiện tượng, giữa hai

hay nhiều biến số. Muốn kiểm chứng giả thiết, phải định nghĩa nó bằng một

số chỉ báo (indicator) – là những khía cạnh dễ quan sát của hiện tượng xã hội

đang được nghiên cứu, chúng cho phép ta kiểm chứng giả thiết. Cũng có

nhiều khái niệm phức tạp đòi hỏi phải được cụ thể hóa bằng những chiều kích

(dimension) trước khi có thể đưa ra những chỉ báo cụ thể.

Lấy tác phẩm Tự tử của É. Durkheim làm thí dụ. Durkeim đã bắt đầu

nghiên cứu những hậu quả của biến chuyển xã hội trong các quốc gia

phương Tây. Ông tin rằng việc công nghiệp hóa và sự phát triển nhanh các

đô thị làm giảm đi sự gắn bó của con người với các cộng đồng địa phương.

Khi con người trở nên cô đơn và vô danh thì họ lại càng dễ dấn thân vào các

hành động có tính cách tự hủy hoại mình mà một thái cực là sự tự tử. Trong

quan điểm của Durkheim, hành vi tự tử có thể được giải thích bởi các biến số

xã hội như tỷ lệ hôn nhân hay ly dị, cũng như bởi những biến số có tính cách

tâm lý cá nhân như sự phiền muộn hay thất vọng. Như vậy, đối với Durkheim

việc nghiên cứu tự tử là một phương pháp để nghiên cứu một khái niệm lớn

hơn đó là sự hội nhập hay việc thiếu hội nhập của xã hội. Ông cố tìm xem có

phải những người nào ít hội nhập vào xã hội thì càng dễ tự tử.

Nếu quan điểm này là đúng thì tỷ lệ tự tử trong các tầng lớp xã hội sẽ

biến đổi theo mức độ hội nhập xã hội. Từ đó ông nêu lên một vài giả thuyết

sau:

- Tỷ lệ tự tử phải cao hơn ở những người chưa lập gia đình so với

người có gia đình.

– Tỷ lệ tự tử phải cao hơn ở những người chưa có con so với người có

con.

Page 30: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

- Tỷ lệ tự tử phải cao hơn ở người có trình độ học vấn cao (vì học vấn

thường nhấn mạnh sự thành đạt của cá nhân và làm yếu đi những ràng buộc

tập thể)

- Tỷ lệ tự tử phải cao hơn ở những người theo đạo Tin Lành so với

người Công giáo (vì đạo Tin Lành nhấn mạnh hơn vai trò của cá nhân).

Mỗi một trong các giả thiết này chỉ rõ một tương quan giữa hai biến số

mà ta có thể kiểm định qua việc thâu thập những dữ kiện cụ thể, qua quan sát

thực nghiệm. Trong xã hội học, các biến số là các đặc tính của cá nhân, của

nhóm hoặc của toàn thể xã hội và chúng thay đổi tùy theo trường hợp. Các

giả thiết này đặt ra các tương quan giữa các biến số. Trong phân tích xã hội

học, một biến số có thể là một biến số đơn giản (tuổi, trình độ học vấn…) hay

là một biến số phức tạp (tính bảo thủ, sự cố kết xã hội, mức sống của gia

đình…). Biến số lệ thuộc (dependant variable) là biến số mà ta muốn giải

thích (ví như tỷ lệ tự tử) và biến số độc lập (independant variable) là yếu tố

mà nhà nghiên cứu tin rằng đã gây nên những biến đổi trong biến số lệ thuộc

(ví như tình trạng gia đình, trình độ học vấn, tôn giáo). Phải thật cẩn thận khi

đưa ra nhận định về mối liên hệ nhân quả, bởi lẽ hầu hết các hiện tượng xã

hội có nguyên nhân từ nhiều biến số khác nhau.

4. Thâu thập dữ kiện và kiểm chứng giả thiết

Muốn kiểm chứng giả thiết, một mặt phải thâu thập các dữ kiện và mặt

khác phải phân tích các kết quả thâu thập được.

Một cách tổng quát, chúng ta có thể phân các dữ kiện, các thông tin

cần thâu thập thành các loại như sau (Giacobbi. 1990).

Các dữ kiện có sẵn: Các dữ kiện phải thâu thập:

1. Các dữ

kiện định

lượng:

– Các số liệu chính thức, tài kiện

thư tịch; các dữ kiện thống kê do

những cuộc nghiên cứu khác; các

ngân hàng dữ kiện…

– Các số liệu dựa trên các

cuộc điều tra, thăm dò…

Page 31: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

2. Các dữ

kiện không

định lượng:

- Các tài liệu văn bản; sách báo;

các tiểu sử; phim ảnh; hiện vật…

– các dữ kiện thâu thập qua

phỏng vấn; nghiên cứu thực

địa…

Trong nghiên cứu xã hội học (và nhất là trong lãnh vực tâm lý học xã

hội), để kiểm tra các giả thiết, đôi lúc cũng sử dụng các thử nghiệm – thử

nghiệm trong phòng thí nghiệm hay trên hiện trường. Do đặc trưng của sự

kiện xã hội, các thử nghiệm này đôi lúc có tính cách thăm dò và cần phải lưu

ý đến những khía cạnh đạo đức, khía cạnh thực tế của vấn đề.

Sau khi thâu thập dữ kiện, bước kế tiếp là kiểm chứng những kết quả

quan sát được có tương ứng với những kết quả được chờ đợi do giả thiết

nêu ra không. Phải xử lý các dữ kiện thâu thập được thành những biến số,

phân tích tương quan những biến số…

Trong nghiên cứu xã hội học người ta phân biệt tương quan

(correlation) và mối liên hệ nhân quả (relationship of cause and effect) giữa

các hiện tượng, các biến số. Tương quan là mối liên hệ giữa hai (hay nhiều)

biến số khi chúng cùng biến đổi với nhau nhưng ta không chứng minh chúng

có liên hệ nhân quả. Trong khi giữa hai biến số có mối liên hệ nhân quả khi

biến đổi trong một biến số sẽ đưa đến thay đổi trong biến kia. Trong hiện

tượng xã hội, có những sự kiện có đồng biến nhau nhưng không có tương

quan nhân quả. Ví như ở Mỹ, lương của những nhà điền kinh chuyên nghiệp

gia tăng khi số lượng xe hơi tiêu thụ gia tăng, nhưng khó chứng minh được

liên hệ nhân quả giữa hai biến số này.

Một ví dụ khác, người ta nhận thấy tỷ lệ thanh thiếu niên phạm pháp

cao ở những khu vực gia cư đông đúc và chật hẹp. Khi hai biến số cùng thay

đổi với nhau, chúng ta nói rằng chúng có tương quan, nhưng để kiểm định

giữa hai yếu tố nào có mối quan hệ nhân quả không, ta đưa thêm những biến

số mới để kiểm định (test variable). Lấy trường hợp mối tương quan giữa điều

kiện sinh sống (như khu nhà ổ chuột) và tỷ lệ phạm pháp của thanh thiếu

niên: người ta nhận thấy ở các khu nhà ổ chuột thường có tỷ lệ thanh thiếu

niên phạm pháp cao. Như vậy có phải điều kiện sinh sống chật hẹp là nguyên

Page 32: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Đieu kien sinh song

Ty le TTN pham phap

Muc loi tuc (nguyen nhan)

nhân của tình trạng thanh thiếu niên phạm pháp hay không? Thử hình dung

ra thêm một biến số nào có thể vừa đưa đến nạn thanh thiếu niên phạm pháp,

vừa gây ra các điều kiện sinh sống chật hẹp, và đó có thể là sự nghèo đói (lợi

tức thấp). Và qua nghiên cứu ta thấy rằng mức lợi tức thấp là nguyên nhân

của hai hiện tượng trên. Nếu kiểm soát biến số lợi tức – nghĩa là chỉ xét đến

những trường hợp cùng một mức lợi tức và đặt câu hỏi các điều kiện sinh

sống chật hẹp có đi đôi với một tỷ lệ cao về thanh thiếu niên phạm pháp

không? Câu trả lời là không. Trong trường hợp trên, giữa điều kiện sinh sống

chật hẹp và nạn thanh thiếu niên phạm pháp có tương quan, nhưng không

yếu tố nào là nguyên nhân của yếu tố nào. Người ta gọi giữa chúng có tương

quan giả (spurious correlation).

Cũng để minh họa sự khác biệt giữa mối tương quan và liên hệ nhân

quả R. Boudon trình bày thí dụ sau (Méthodes en sociologie, PUF, Que sais-

je). Kết quả một cuộc điều tra về tỷ lệ số người trẻ và người già nghe các buổi

phát thanh về các chương trình trên đài như sau:

Trước hết ta chỉ mới tìm hiểu hai biến số: lứa tuổi và việc nghe các loại

hình chương trình trên đài:

Lứa tuổi thanh niên:

Lứa tuổi người lớn tuổi:

Chương trình tôn giáo: 17% 26%

Chương trình bình luận chính

trị:

34% 45%

Page 33: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Chương trình nhạc cổ điển: 30% 29%

Tổng số trường hợp nghiên cứu:

1000 1300

Sau đó một biến số thứ ba, “biến số kiểm định” được đưa thêm để làm

rõ hơn mối liên hệ nhân quả, đó là trình độ học vấn. Chúng ta được kết quả

như sau:

Trình độ học vấn cao:

Trình độ học vấn thấp:

Trẻ: Già: Trẻ: Già:

Chương trình tôn giáo: 9% 11% 29% 32%

Chương trình bình luận chính

trị:

40% 55% 25% 40%

Chương trình nhạc cổ điển: 32% 52% 28% 19%

Tổng số trường hợp: 1000 1300

Sau khi đã đưa thêm biến số kiểm định, ta nhận thấy:

- Đối với việc nghe các chương trình tôn giáo, tác động của yếu tố tuổi

tác ít quan trọng hơn yếu tố trình độ giáo dục.

- Đối với các chương trình bình luận chính trị, các người lớn tuổi vẫn

thích nghe hơn, mặc dù những người trẻ có trình độ giáo dục cao nghe nhiều

hơn người trẻ có trình độ văn hóa thấp.

– Đối với các chương trình nhạc cổ điển, cho dù thuộc lứa tuổi nào, yếu

tố trình độ giáo dục thực sự có tác động.

Ví dụ trên cho thấy phải hết sức cẩn thận khi đưa ra các nhận định về

các mối tương quan, về liên hệ nhân quả và cũng cho thấy sự phân tích với

nhiều biến số (analyse multivatiée) là rất cần thiết.

Để chứng minh một mối liên hệ nhân quả giữa các biến số, phải hội đủ

các yếu tố sau:

Page 34: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

(1) có hai biến số có tương quan,

(2) biến số độc lập phải có trước biến số phụ thuộc,

(3) không có một biến số thứ ba có tương quan đến hai biến số trên.

Khác với khoa học tự nhiên, trong nghiên cứu xã hội học khó tìm tương

quan nhân quả vì nó liên hệ đến một loạt biến số, do đó đôi khi nhà xã hội học

tạm bằng lòng với việc khám phá các tương quan.

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP, CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG NGHIÊN CƯU XÃ HỘI HỌC

Khi nhà nghiên cứu đã xác định vấn đề nghiên cứu, đã phát triển các

giả thiết, và xem lại thư tịch, bước kế tiếp là phải quyết định sử dụng phương

pháp nào để tiến hành cuộc nghiên cứu, để thâu thập thông tin. Có nhiều

phương pháp khác nhau và việc chọn lựa một hay nhiều phương pháp tùy

thuộc loại vấn đề hay câu hỏi được nêu lên, tùy thuộc khả năng của người

nghiên cứu, cũng như các điều kiện thực tế.

1. Quan sát:

Có nhiều loại hình quan sát và một trong các loại hình quan sát rất

quan trọng và cũng thường được sử dụng là quan sát tham gia (observation

participante). Qua đó, nhà nghiên cứu tham gia vào cuộc sống của những

người được quan sát. Ở đây nhà xã hội học cố gắng vừa là người quan sát

các yếu tố một cách khách quan, vừa là người tham gia vào môi trường xã

hội được nghiên cứu. Loại hình nghiên cứu này có mục đích mô tả tính chất

đời sống của những người được nghiên cứu và do đó thường được xem là

một trong các phương pháp nghiên cứu định tính, để phân biệt với các

phương pháp định lượng mà ta sẽ đề cập ở phần sau. Theo nhà xã hội học

James Coleman, trong một nghiên cứu định tính chúng ta trình bày lại một

loạt hành vi qua đó việc nối kết các biến cố gợi cho ta thấy hệ thống xã hội

vận hành như thế nào.

Page 35: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Kỹ thuật quan sát cũng có thể mang hình thức như quan sát trực tiếp

hay quan sát gián tiếp, quan sát trong bối cảnh tự nhiên hay giả tạo. Thuộc

loại quan sát gián tiếp có những biện pháp không can thiệp vào (inobtrusive

mesures), hay nói cách khác là những kỹ thuật quan sát có mục đích ít tác

động, ít ảnh hưởng chừng nào hay chừng đó đến bối cảnh xã hội đang được

nghiên cứu. Lấy thí dụ các nghiên cứu của E. Hall hay của Ray Birdwhistle về

sự truyền thông không bằng lời qua các dữ kiện hình ảnh. Các nghiên cứu

của hai ông cho thấy những con người thuộc các nền văn hóa khác nhau sử

dụng các dấu hiệu không bằng lời, các khoảng cách không gian khác nhau

trong quan hệ tương tác.

“Xã hội học thị giác” (visual socioloy) liên quan đến việc sử dụng các

hình ảnh, băng từ và các phương tiện thị giác khác để quan sát con người

trong các bối cảnh khác nhau và giải thích các ứng xử của họ. Như trường

hợp H. Whyte dùng hình ảnh để nghiên cứu quan hệ xã hội tại các nơi công

cộng.

2. Các thử nghiệm:

Mặc dù không thông dụng lắm, vì những lý do thực tế và đạo đức

nhưng trong khoa học xã hội, đặc biệt trong tâm lý học xã hội, người ta cũng

sử dụng các thử nghiệm. Có hai loại hình thử nghiệm: loại thử nghiệm có

kiểm soát (controlled experiment) được tiến hành trong các phòng thí nghiệm.

Loại thứ hai là những thử nghiệm được tiến hành trên thực địa (field

experiment).

1/ Thử nghiệm có kiểm soát cho phép nhà nghiên cứu sử dụng một

biến số độc lập nhằm quan sát và đo lường một biến số phụ thuộc khác.

Trong loại thử nghiệm này, nhà nghiên cứu thành lập một nhóm được thử

nghiệm (experimental group) – là nhóm sẽ trải qua một biến đổi trong biến số

độc lập – và nhóm kiểm soát (control group) là nhóm không chịu sự tác động

của thử nghiệm, được dùng để so sánh, đối chiếu với nhóm chịu thử nghiệm.

Người ta thường sử dụng phương pháp này trong các nghiên cứu tâm lý xã

hội học ở cấp độ vĩ mô. Như thử nghiệm do Solomon Asch tiến hành từ đầu

Page 36: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

(1)

(2)

a b c

những năm 1950 để tìm hiểu áp lực dư luận của đa số lên ý kiến của từng cá

nhân.

Asch phân các người tham gia thử nghiệm làm hai nhóm: nhóm kiểm

tra và nhóm thử nghiệm. Và trong mỗi nhóm ông đều đặt câu hỏi: đường

thẳng nào trong hình (2) là gần bằng nhất với đường thẳng trong hình (1).

Nhóm kiểm tra được mời vào phòng cùng ngồi với nhau, nhưng họ

không được trao đổi khi đưa ra nhận xét. Như ta cũng có thể đoán được,

những người trong nhóm này có thể đưa ra phán đoán đúng một cách dễ

dàng. Nhưng trong nhóm thử nghiệm người ta đã đưa vào yếu tố khác, một

biến số độc lập: đó là áp lực của nhóm. Nhóm thử nghiệm bao gồm những

người được đề nghị nói to lên phán đoán của mình trong nhóm. Mỗi người

trong nhóm này được đưa vào trong một nhóm gồm tám người khác cũng

được xem như là những người tham gia thử nghiệm nhưng thật ra họ đã

thông đồng trước với người lập thử nghiệm. Khi những hình này được chiếu

lên màn hình những người thông đồng đó đã chọn đường thẳng (a). Khi

người tham gia thử nghiệm thật sự đến phiên mình phải chọn lựa, anh/chị ta

phải đối diện với ý kiến thống nhất của đa số. Kết quả là 32% những người

thực sự tham gia thử nghiệm đã đi theo ý kiến của đại đa số và đưa ra một

phán đoán sai và trong 68% những người đã đưa ra nhận xét đúng, mặc dầu

có áp lực của đa số, cũng có khác biệt lớn: một số vẫn luôn luôn giữ nhận xét

đúng của mình trong khi những người khác thì do dự.

Thử nghiệm trên thực địa:

Page 37: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Thử nghiệm trên thực địa được dùng rộng rãi trong việc lượng giá các

chương trình, dự án cộng đồng có liên quan đến những vấn đề xã hội cụ thể.

Trong những thử nghiệm này, cũng có nhóm được nghiên cứu (treatment

group) là nhóm những người tham gia vào chương trình và một nhóm kiểm

tra bao gồm những người không tham gia vào chương trình. Như cuộc nghiên

cứu của quốc hội Mỹ về quan hệ giữa các chương trình tạo công ăn việc làm

cho giới trẻ và việc bỏ học. Trong cuộc thử nghiệm này, hàng ngàn thanh

thiếu niên đã bỏ học hay có dự định thôi học, đã được tạo cơ hội có công ăn

việc làm trong mùa hè hay sau khi đã hoàn tất chương trình học ở trường,

nếu họ đồng ý tiếp tục học hay đồng ý trở lại trường. Một nhóm kiểm tra khác

bao gồm những thanh thiếu niên cùng thuộc một tầng lớp xã hội nhưng không

được hứa hẹn như các thanh thiếu niên trong nhóm nghiên cứu. Kế hoạch

thử nghiệm này cho phép các nhà nghiên cứu xác định ảnh hưởng của

chương trình tạo việc làm. Kết quả rất đáng khích lệ: chương trình đã đem lại

một sự gia tăng 62,5% trong tỷ lệ các trẻ bỏ học trở lại trường.

3. Nghiên cứu điều tra (survey research):

Điều tra là một phương pháp tiếp xúc với những cá nhân để có được

những câu trả lời cho những vấn đề mình muốn tìm hiểu. Đây là một phương

pháp được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu xã hội học. Điều tra đặc biệt

hữu dụng khi muốn tìm giải đáp cho những vấn đề không thể quan sát trực

tiếp được, như khi tìm hiểu những xu hướng chính trị, những niềm tin tôn giáo

của những cá nhân, về cuộc sống riêng tư của các cặp vợ chồng…

Nghiên cứu điều tra có thể có nhiều cấp độ khác nhau: các cuộc điều

tra có tính thăm dò (exploratory) nhằm tìm một số gợi ý, giả thiết trước khi

thực sự bắt tay vào cuộc nghiên cứu chính thức, có quy mô lớn hơn. Điều tra

cũng thường được sử dụng trong những nghiên cứu mô tả (descriptive

research), qua đó nhà xã hội học cố gắng mô tả một vài thành phần xã hội với

một vài biến số liên quan. Và cuối cùng, các điều tra thường liên quan đến

nhiều biến số, nên phải tiến hành những cuộc điều tra giải thích (explanatory

research) – là những cuộc điều tra qua đó người nghiên cứu cố gắng xác định

Page 38: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

tương quan giữa nhiều biến số, và ngay cả việc đi tìm những mối dây nhân

quả giữa chúng.

Các giai đoạn của một cuộc điều tra xã hội học:

1/ Xác định dân số

Xác định số lượng đối tượng nghiên cứu, mức độ tin cậy…

2/ Xây dựng mẫu nghiên cứu

Số người để phỏng vấn

Chọn mẫu ngẫu nhiên, phân suất hay phân tầng…

Chọn cách tiếp xúc với mẫu nghiên cứu.

3/ Thiết kế bảng câu hỏi, bảng hướng dẫn phỏng vấn

Chọn loại câu hỏi, thứ tự các câu hỏi…

4/ Thực hiện cuộc điều tra

Chọn, tập huấn người đi phỏng vấn; thời gian, địa điểm…

5/ Phân tích các kết quả

Chọn phương pháp thống kê để xử lý và trình bày các dữ kiện.

Dân số (population) và mẫu nghiên cứu (sample)

a/ Trong thống kê, trong nghiên cứu xã hội học khái niệm dân số (có khi

còn được gọi là toàn số hay tổng thể nghiên cứu) được định nghĩa là tập thể

những đối tượng có một số đặc tính chung nào đó mà người nghiên cứu

muốn tìm hiểu. Lấy thí dụ, ta muốn nghiên cứu xem tỷ lệ người Hoa ở thành

phố Hồ Chí Minh tốt nghiệp cấp ba là bao nhiêu, thì trong trường hợp đó tập

thể tất cả những người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh là dân số của cuộc điều

tra.

b/ Nhưng nghiên cứu toàn thể một dân số như vậy đòi hỏi nhiều tiền

bạc và thời gian, vì vậy người ta thường chọn một mẫu – là một bộ phận

tượng trưng của toàn thể dân số – để điều tra. Ví dụ hãng điều tra thăm dò ở

Mỹ Gallup thường chọn một mẫu 1.500 người đại diện cho toàn thể dân số

Page 39: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Mỹ. Có nhiều cách để chọn mẫu nhưng kỹ thuật thông thường nhất là chọn

mẫu ngẫu nhiên (random sampling), kỹ thuật này dựa trên định luật xác suất

của toán học. Điển hình của chọn mẫu ngẫu nhiên là việc xổ số hay việc rút

thăm. Như vậy nguyên tắc của chọn mẫu ngẫu nhiên là mỗi thành viên của

dân số đều có cơ hội được chọn lựa ngang nhau.

Một phương pháp khác là chọn mẫu phân suất hay định ngạch (quota

sampling), phương pháp này không dựa trên định luật xác suất, thay vào đó

người nghiên cứu chọn những đối tượng của mẫu có những đặc tính quan

trọng và điển hình của dân số. Một cách tổng quát, một mẫu phân suất không

tiêu biểu cho dân số, vì nó chỉ dựa vào một số đặc tính giới hạn của dân số.

Một đôi khi người ta phối hợp việc chọn mẫu phân suất với việc chọn

lựa ngẫu nhiên. Trong trường hợp đó, dân số được chia thành các phân lớp

và sau đó người ta sẽ chọn mẫu ngẫu nhiên riêng biệt cho từng phân lớp của

dân số. Kỹ thuật này được gọi là chọn mẫu phân tầng (stratified sampling).

Trên đây chỉ là một vài kỹ thuật chọn mẫu thông dụng nhất.

Chọn đối tượng chỉ là bước đầu trong việc điều tra, bước kế tiếp là thiết

kế bảng câu hỏi và bảng hướng dẫn phỏng vấn.

c/ Bảng câu hỏi và bảng hướng dẫn phỏng vấn:

Thiết kế bảng câu hỏi vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật. Việc

dùng từ ngữ trong bảng câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu. Nhưng quan trọng

nhất, cách dùng từ ngữ trong câu hỏi phải tránh việc gợi ý cho câu trả lời.

Người nghiên cứu cũng phải quyết định việc chọn hình thức câu hỏi nào cho

thích hợp với nội dung muốn tìm hiểu: sử dụng câu hỏi mở hay câu hỏi đóng.

Câu hỏi đóng đòi hỏi người trả lời chọn một hay nhiều phương án trong một

loạt câu trả lời được đề nghị, trong lời câu hỏi mở cho phép người trả lời nói

lên những ý tưởng xuất hiện trong đầu óc mình. Người nghiên cứu cũng phải

quyết định chọn lựa bố trí trong bảng câu hỏi (questionnaire) các loại hình câu

hỏi thích hợp.

Page 40: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Bảng câu hỏi có thể được gởi tới đối tượng nghiên cứu, hoặc được

phỏng vấn qua điện thoại, hoặc được thực hiện trực tiếp bởi người nghiên

cứu với đối tượng. Mỗi hình thức trên đều có ưu điểm và khuyết điểm của

chúng. Việc chọn lựa hình thức nào tùy khả năng và mục tiêu của người

nghiên cứu.

Phỏng vấn là một cuộc đối thoại với một đối tượng nhằm thâu thập một

số dữ kiện sơ cấp. Trong việc phỏng vấn, cũng phải diễn tả các mục tiêu của

cuộc nghiên cứu thành những câu hỏi đơn giản, dễ hiểu và phải tạo một bầu

khí tin tưởng để đối tượng có thể trả lời thoải mái, chân thật. Muốn vậy, trước

hết phải làm cho đối tượng không e dè và hiểu rõ mục tiêu cuộc nghiên cứu

và tin tưởng khả năng đóng góp của mình cho việc nghiên cứu. Thứ đến, phải

làm thế nào cho đối tượng cảm thấy hứng thú, phấn khởi vì cảm thấy chia sẻ

những điều hữu ích qua cuộc phỏng vấn, hoặc cảm thấy đóng góp vào việc

cải thiện tình thế.

Phỏng vấn có thể có nhiều hình thức, dựa vào tính chặt chẽ của nội

dung phỏng vấn thường có hai hình thức chính là phỏng vấn có hướng dẫn

(directive) và phỏng vấn không hướng dẫn (non directive interview). Căn cứ

vào đối tượng được phỏng vấn, thường có hai loại hình chính là phỏng vấn

cá nhân và phỏng vấn nhóm. Việc chọn lựa hình thức thích hợp nào cũng tùy

thuộc tính chất và mục tiêu của nghiên cứu.

Phỏng vấn là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật. Thời gian, địa

điểm của cuộc phỏng vấn, giới tính và lứa tuổi của người phỏng vấn phải

được chọn lựa kỹ càng vì có thể có ảnh hưởng kết quả của cuộc phỏng vấn.

Do đó, cần thiết phải chọn lựa một số người tập huấn trước khi đi phỏng vấn.

Những điều kiện lý tưởng khác là người phỏng vấn nắm được “mã ngôn ngữ”

và thuộc cùng nhóm với đối tượng nghiên cứu.

4. Phân tích thứ cấp (secondary analysis):

Ba phương pháp kể trên đều liên hệ đến việc nhà nghiên cứu tự thâu

thập dữ kiện. Nhưng điều này đôi lúc không thể thực hiện được, và trong

nhiều trường hợp nhà xã hội học phải sử dụng những số liệu do người khác

Page 41: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

thâu thập. Việc sử dụng những dữ kiện do người khác thâu thập được gọi là

phân tích thứ cấp (secondary analysis), như việc sử dụng các số liệu của các

cơ quan thống kê, của các nhà xã hội học khác. Nghiên cứu nổi tiếng cảa É.

Durkheim về “Tự tử” cũng là một phân tích thứ cấp dựa vào các tư liệu thống

kê đã có về hiện tượng tự tử ở các xã hội Châu âu.

Các nhà xã hội học cũng có thể phối hợp nghiên cứu tư liệu với việc

phỏng vấn về tiểu sử của các cá nhân (life history). Họ cũng muốn tìm hiểu

các biến cố quá khứ một cách trực tiếp bằng cách phỏng vấn những nhân vật

đã chứng kiến những sự kiện lịch sử (oral history). Một số khác phối hợp

nghiên cứu lịch sử và nghiên cứu đối chiếu về các xã hội hay các hiện tượng

xã hội.

Các phương pháp thâu thập dữ kiện đều có những ưu điểm cũng như

những hạn chế của chúng, như bảng tóm tắt sau đây cho thấy (J. Macionis,

1997; A. Giddens, 1997):

Phương pháp:

Ứng dụng: Ưu điểm: Hạn chế:

1) Quan

sát tham

gia:

– Dành cho những

nghiên cứu thăm dò

và nghiên cứu mô tả;

cho những dữ kiện

định tính.

– Cho phép nghiên

cứu những úng xử

có tính cách “tự

nhiên”; thường ít tốn

kém. Cho những

thông tin có bề sâu.

Người nghiên cứu

dễ linh động.

- Tốn thời gian; khó

lập lại cuộc nghiên

cứu; người nghiên

cứu phải vừa đóng

vai người trong

cuộc vừa đóng vai

người quan sát; qui

mô nhỏ.

2) Thử

nghiệm:

– Dành cho những

nghiên cứu giải thích,

có đặc điểm tìm

tương quan giữa các

biến số; cho những

– Khả năng lớn

trong việc tìm tương

quan nhân quả; tái

tạo lại cuộc nghiên

cứu tương đối dễ.

– Bối cảnh thử

nghiệm có tính

cách giả tạo; kết

quả dễ thiên lệch,

nếu bối cảnh

Page 42: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

dữ kiện định lượng.

nghiên cứu không

được kiểm soát

chặt chẽ.

3) Điều

tra:

- Để thâu thập những

dữ kiện không thể

quan sát trực tiếp,

như thái độ, giá trị;

thuận lợi cho các

cuộc nghiên cứu

thăm dò, mô tả; cho

những dữ kiện định

tính và định lượng.

– Việc chọn mẫu

cho phép nghiên

cứu những dân số

lớn; phỏng vấn sâu

cho ta những câu trả

lời chất lượng.

– Phải soạn bảng

câu hỏi kỹ lưỡng;

khả năng thu lại các

bảng hỏi thấp;

phỏng vấn rất tốn

kém tiền bạc và đòi

hỏi thời gian.

4) Phân

tích thứ

cấp:

– Dành cho những

nghiên cứu giải thích,

nghiên cứu mô tả hay

thăm dò, bất cứ lúc

nào có được những

dữ kiện thích đáng.

– Tiết kiệm thời gian

và chi phí trong việc

thâu thập các dữ

kiện; có thể nghiên

cứu tính lịch sử của

vấn đề.

- Người nghiên cứu

không thể kiểm

soát những thiên

lệch của dữ kiện;

dữ kiện có thể

không thích hợp đối

với cuộc nghiên

cứu đang tiến hành.

III. TƯƠNG QUAN GIỮA LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁPCác phương pháp kể trên giúp chúng ta thâu thập các dữ kiện, nhưng

sự kiện không phải là mục đích cuối cùng của nghiên cứu. Mục đích của

nghiên cứu là đi đến việc kiểm chứng các giả thiết, phát triển các lý thuyết. Lý

thuyết (theory) là một hệ thống các khái niệm có tương quan với nhau nhằm

tìm cách giải thích những nguyên nhân của hiện tượng được quan sát.

Trong nghiên cứu của mình, nhà xã hội học cố gắng nối kết các hiện

tượng quan sát với các lý thuyết xã hội. Có hai quá trình trong lối tư duy lô

Page 43: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

gích này. Tư duy lô gích diễn dịch (déduction) là phương pháp đi từ cái chung

(lý thuyết) để tìm ra cái riêng (sự kiện). Từ cái chung đến cái riêng thường đi

qua các giả thiết đặc thù. Thử nghiệm của Philip Zimbardo về nhà tù ở

Stanford bắt đầu từ ý tưởng tổng quát là chính bối cảnh các nhà tù có ảnh

hưởng tiêu cực đến cách ứng xử của con người sống trong bối cảnh đó, và

ông đã sử dụng thử nghiệm để kiểm chứng giả thiết trên.

Phương pháp tư duy kia là phương pháp quy nạp (induction), nghĩa là

bắt đầu với các quan sát đặc thù, người nghiên cứu cố gắng nối kết chúng

với một lý thuyết tổng quát. Như nghiên cứu của M.Weber khi ông đặt câu hỏi

tại sao chủ nghĩa tư bản phát triển trước tiên ở những vùng theo đạo Tin lành

Calvin ở Châu âu, hay như nghiên cứu của E. Digby Baltzell khi ông ngạc

nhiên tại sao trường đại học New England sản sinh ra nhiều nhân vật nổi

tiếng, thành dạt trong xã hội Mỹ.

Trong nhiều trường hợp, người nghiên cứu sử dụng cả hai quá trình tư

duy trên. Họ thường bắt đầu với các tư tưởng tổng quát để đi đến các giả

thiết (giai đoạn diễn dịch), đến lượt chúng các giả thiết này được kiểm chứng

bởi các sự kiện do quan sát cụ thể. Những sự quan sát này dẫn đến việc thay

đổi những ý tưởng ban đầu và hình thành một lý thuyết khác.

Người ta thường nói rằng xã hội học thiếu các lý thuyết lớn. Nhưng thật

ra đây là vấn đề còn tranh cãi. Nếu lý thuyết được đánh giá bởi khả năng giải

thích và tiên đoán các sự kiện, thì xã hội học cũng có những lý thuyết có giá

trị lớn, như lý thuyết hội nhập xã hội của Durkheim; lý thuyết về tổ chức thư lại

(bureaucracy) của Max Weber vẫn có giá trị giúp tìm hiểu các loại hình tổ

chức; lý thuyết mâu thuẫn giai cấp của K. Marx vẫn luôn là lý thuyết chủ yếu

giải thích về sự bùng nổ các cuộc cách mạng.

Rõ ràng là không một lý thuyết xã hội học nào giải thích được tất cả

tính phức tạp của các hiện tượng xã hội. Nhưng điều này cũng xảy ra đối với

bất cứ bộ môn khoa học nào như kinh tế học, và ngay cả với những khoa học

tự xem là “chính xác” như vật lý học (với lý thuyết tương đối).

Page 44: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Chương 3. XÃ HỘI VÀ VĂN HÓAXã hội là sản phẩm của sự tác động lẫn nhau giữa người với người.

K. Marx.

Nếu con người muốn tồn tại trong xã hội hiện đại, con người phải biết

xã hội vận hành như thế nào.

A. Kardiner & E. Preble.

Những người nào không biết đến một nền văn hóa nào khác ngoài văn

hóa mình đang sống thì không thể nhận biết nền văn hóa của chính mình.

Ralph Linton.

I. XÃ HỘI CON NGƯỜI A. Xã hội là gì:

Khái niệm xã hội, trong nghĩa rộng, không chỉ dành riêng cho con người

mà ám chỉ mọi tổ chức của các sinh vật có tương quan lệ thuộc lẫn nhau. Cụ

thể hơn, một xã hội là một tập hợp những sinh vật (1) được tổ chức, có phân

công lao động tồn tại qua thời gian, (2) sống trên một lãnh thổ, trên một địa

bàn, (3) và chia sẻ những mục đích chung, cùng nhau thực hiện những nhu

cầu chủ yếu của đời sống, như nhu cầu tái sản xuất, sản xuất của cải vật

chất, nhu cầu an ninh, các nhu cầu tinh thần…Định nghĩa này phân biệt khái

niệm xã hội với khái niệm dân số. Khái niệm dân số không hàm ý một tổ chức

xã hội, trong khi khái niệm xã hội nhấn mạnh những mối quan hệ hỗ tương

giữa các thành viên trong xã hội. Định nghĩa như trên, xã hội cũng không

đồng nghĩa với quốc gia, mặc dù trong thế giới hiện nay, khái niệm xã hội

thường ám chỉ một quốc gia, một nhà nước, bởi lẽ thông thường một thành

viên của xã hội nghĩ rằng họ là thành viên của một quốc gia nhất định. Nhưng

không phải luôn luôn như vậy và trong nhiều trường hợp không có một sự

đồng nhất giữa xã hội và nhà nước. Đó cũng là nguyên nhân của nhiều cuộc

nội chiến, của nhiều cuộc xung đột xã hội như trường hợp của người

Palestine, của những thổ dân ở Mỹ hay của bộ lạc Ibo ở Nigeria…

Page 45: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Xã hội con người khác xã hội của loài vật, bởi lẽ con người có khả năng

thay đổi hình thái và chức năng của xã hội để thích ứng với hoàn cảnh, hay

nói cách khác con người có khả năng xây dựng cho minh một nền văn hóa.

Văn hóa cho phép con người sống trong xã hội không chỉ dựa trên sự phân

công lao động, trên sự lệ thuộc hổ tương mà còn chia sẻ những giá trị, những

niềm tin (beliefs) chung. Cùng nhắm tới thực hiện một chức năng xã hội,

nhưng văn hóa cho phép con người, thuộc những nền văn hóa khác nhau, có

những loại hình quan hệ xã hội, tương tác xã hội khác nhau. Do đó một khi đã

được sản sinh, văn hóa và xã hội phát triển đan xen một cách rất phức tạp.

B. Dân cư và xã hội:

Sự gia tăng dân cư trên thế giới có quan hệ trực tiếp trên sự tiến hóa

các kết cấu xã hội của con người, đến lượt chúng tác động đến những biến

đổi trong lực lượng sản xuất, trong sự biến đổi kỹ thuật và khoa học. Xã hội

con người đã trải qua một triệu năm đầu tiên với lối sống săn bắt và hái lượm.

Trong suốt thời gian đó gia đình và các kết cấu dòng họ giữ vai trò quan trọng

trong cuộc sống. Cuộc cách mạng đầu tiên trong kỹ thuật sản xuất – cuộc

cách mạng nông nghiệp – có liên quan đến việc phát minh ra chiếc cày và các

biện pháp dẫn thủy. Suốt hàng trăm thế kỷ, xã hội con người chỉ sống bằng

chăn nuôi và trồng trọt, và các xã hội nông nghiệp có quy mô lớn chỉ xuất hiện

sau cuộc cách mạng nông nghiệp. Xã hội nông nghiệp cho phép con người

thoát khỏi sự lệ thuộc vào các nguồn thực phẩm mà họ không kiểm soát

được. Trong các xã hội đó, con người sản xuất thặng dư nên có thể nuôi các

tầng lớp không sản xuất ra được thực phẩm như thợ thủ công, những người

hành nghề tôn giáo, các thủ lĩnh dân sự và quân sự…Nhưng đồng thời, trong

các xã hội này nhu cầu đất đai càng gia tăng dẫn đến các cuộc xung đột. Nhu

cầu tích trữ thực phẩm và định cư những người không sản xuất dẫn đến việc

phát triển làng mạc và các đô thị nhỏ.

Biến chuyển cách mạng kế tiếp trong các kỹ thuật sản xuất của con

người là việc chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp và thương mại. Cuộc

cách mạng này bắt đầu ở Anh vào những năm 1650, rồi phát triển sang Mỹ và

Page 46: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

các quốc gia khác trong hai thế kỷ kế tiếp. Với những phát triển mới về khoa

học kỹ thuật đã hình thành một phương thức sản xuất mới, phương thức sản

xuất tư bản chủ nghĩa. Việc chuyển sang nền sản xuất công nghiệp đã ảnh

hưởng kết cấu xã hội trên nhiều lãnh vực, với việc công nghiệp hóa nông

nghiệp, người ta không cần sử dụng nhiều lao động trong nông nghiệp, và

càng ít người sống dựa vào đất đai, do đó càng ngày càng có nhiều người đổ

xô về các đô thị và vùng phụ cận. Tiến bộ khoa học kỹ thuật đã gia tăng khả

năng tạo ra của cải của con người, đã thu ngắn khoảng cách không gian giữa

các xã hội do việc sáng chế ra những kỹ thuật mới về giao thông đi lại và

truyền thông. Đồng thời biến chuyển xã hội cũng làm nảy sinh các tầng lớp xã

hội mới, những phong trào xã hội mới.

C. Những thành tố của xã hội:

Những thành tố cấu tạo xã hội tổng thể là những cơ cấu xã hội (social

structure), chúng là những khuôn mẫu hành vi lập đi lập lại và tạo ra tương

quan giữa những cá nhân, đoàn thể, nhóm trong xã hội. Đơn vị cơ bản nhất

của cơ cấu xã hội là vị trí xã hội (social status) – là những thế đứng của một

cá nhân được xã hội thiết lập ra trong một nhóm xã hội nhất định. Và cách thế

một cá nhân phải ứng xử như thế nào trong một vị trí xã hội nhất định được

gọi là vai trò (role). Nhưng trong cùng một vị trí xã hội, con người ứng xử rất

khác nhau, tùy theo sự chờ đợi của xã hội ở vai trò (role expectations) cũng

như tùy thuộc sự nhận thức của cá nhân về sự kỳ vọng ở các vai trò trên. Sự

tập hợp một số vị trí và vai trò làm thành nên các nhóm. Nhóm (group) là

những đơn vị cơ bản của xã hội, chúng là những tập hợp con người có hành

động hổ tương trên cơ sở cùng thực hiện những mục tiêu chung. Nhóm trong

ý nghĩa đó bao gồm những tập hợp từ hai người đến những tổ chức có quy

mô lớn như những công ty đa quốc gia, chẳng hạn.

Kết cấu của hầu hết các nhóm trong xã hội đều được xác định bởi

những định nghĩa chung về vị trí và vai trò của các thành viên. Khi những vị trí

và vai trò này được chỉ định nhằm thực hiện các chức năng xã hội chính yếu,

chúng được gọi những định chế (institution). Trong ngôn ngữ đời thường,

Page 47: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

thuật ngữ định chế được sử dụng để ám chỉ những tổ chức có quy mô lớn.

Nhưng trong xã hội học, định chế là một kết cấu các vị trí và các vai trò có ít

nhiều tính cách ổn định nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người

trong xã hội. Ví như, nhà nước là một định chế có chức năng bảo đảm an

ninh, đem lại ổn định trong xã hội; gia đình có chức năng tái sản xuất huấn

luyện các thành viên cho xã hội; thị trường là một định chế có chức năng điều

hòa sản xuất và trao đổi sản phẩm và dịch vụ.

Xã hội loài vật cũng có một số định chế hạn chế liên quan đến việc tái

sản xuất, tìm kiếm thực phẩm, và cai quản tập đoàn. Trong khi đặc trưng của

xã hội loài người là một sự phát triển không ngừng các định chế nhằm đáp

ứng những nhu cầu mới phát sinh của con người. Đây là quá trình phân biệt

hóa các định chế (differentiation) – là một quá trình trong đó những hoạt động

trước đây được thực hiện bởi một định chế nay được phân ra cho các định

chế khác. Và trong một ý nghĩa nào đó việc nghiên cứu sự hình thành, phát

triển, biến đổi và tàn lụi các kết cấu xã hội là một nhiệm vụ của xã hội học và

của nhiều khoa học xã hội khác.

II. VĂN HOÁ Cũng như khái niệm cơ cấu xã hội, khái niệm văn hóa là một khái niệm

căn bản trong xã hội học, bởi lẽ như chúng ta đã trình bày cái làm cho con

người khác loài vật chính là văn hóa. Mặc dù xã hội con người không thể tồn

tại nếu không có văn hóa, nhưng xã hội và văn hóa là hai thực thể không

đồng nhất.

A. Ý nghĩa của văn hóa:

Trong ngôn ngữ hằng ngày, thuật ngữ văn hóa mang nhiều ý nghĩa, nó

có thể ám chỉ trình độ giáo dục, di sản tinh thần, một lối sống, phong tục tập

quán…Nhưng dưới góc độ xã hội học, văn hóa là toàn bộ hữu cơ những hình

thái tư tưởng, ứng xử và sản xuất của một tổ chức, một xã hội, được truyền

từ thế hệ này qua thế hệ khác bằng những phương tiện tương tác truyền

Page 48: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

thông chứ không qua con đường di truyền sinh học. Văn hóa bao gồm toàn

thể những thành tựu của con người trong lãnh vực sản xuất, xã hội và tinh

thần. Trong phạm vi bao quát đó của văn hóa, các nhà xã hội học chú trọng

đến những khía cạnh của văn hóa giúp giải thích được các lối ứng xử của con

người và các tổ chức xã hội.

Những thành tố của văn hóa: Một số nhà xã hội học – như William

Ogburn – phân ra trong mọi nền văn hóa hai bộ phận: văn hóa vật thể và văn

hóa phi vật thể (tinh thần).Văn hoá vật thể bao gồm những đồ đạc, dụng cụ,

sản phẩm nghệ thuật, trang thiết bị, khí giới, xe cộ, nhà cửa, áo quần, dụng

cụ sản xuất. Văn hóa phi vật thể thì khó định nghĩa hơn và nó bao gồm những

lãnh vực văn hóa mà ta không sờ mó được, như các khuôn mẫu hành vi, các

qui tắc, giá trị, thói quen, tập quán… Robert Bierstedt xem văn hóa bao gồm

ba lãnh vực: tư tưởng (ideas), chuẩn mực (norms) và văn hóa vật chất.

Chúng ta cũng sẽ tìm hiểu những thành tố cơ bản nhất nằm bên dưới các

thành tố trên, đó là những biểu tượng (symbol) trong văn hóa của con người.

Như đã đề cập, văn hóa vật thể là một bộ phận quan trọng cấu thành

nền văn hóa, bao gồm những đồ dùng trong đời sống, nhà cửa, công cụ lao

động, những sản phẩm nghệ thuật, nền công nghệ của một xã hội… Văn hóa

vật thể thường gắn chặt với giá trị tinh thần và là biểu hiện của các giá trị tinh

thần. Lấy thí dụ, xã hội Mỹ đánh giá cao tinh thần tự lập, cá nhân chủ nghĩa,

cho nên trong lãnh vực đi lại xe hơi cá nhân phát triển hơn các phương tiện

giao thông công cộng. Trong xã hội Mỹ chiếc xe hơi là biểu hiện của sự thành

đạt cá nhân.

Văn hóa vật chất còn phản ánh trình độ kỹ thuật (technology). Kỹ thuật

là việc ứng dụng các kiến thức văn hóa; các tư tưởng khoa học vào môi

trường vật chất để phục vụ nhu cầu đời sóng. Với sự phát triển của kỹ thuật,

con người có thể chinh phục, uốn nắn thiên nhiên theo những giá trị văn hóa

của mình. Khoa học kỹ thuật đã giải phóng con người phần nào, nhưng đồng

thời, nếu không kiểm soát được, cũng đem lại cho con người nhiều căng

thẳng, nhiều tai họa (như nạn ô nhiễm) và cả nguy cơ hủy diệt nhân loại –

Page 49: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

như nguy cơ hạt nhân. Vấn đề phát triển khoa học kỹ thuật là một mặt, nhưng

làm thế nào để khoa học kỹ thuật đem lại cho con người hạnh phúc, cải thiện

phẩm chất cuộc sống của con người là một vấn đề khác cần tiếp tục nghiên

cứu.

Văn hóa được xây dựng trên các biểu tượng (symbol). Biểu tượng là

bất cứ vật gì mang một ý nghĩa riêng biệt mà các thành viên trong cùng một

xã hội đều nhận biết. Các yếu tố trong thế giới thiên nhiên, âm thanh, hình

ảnh, cử chỉ của con người đều có thể dùng như là biểu tượng. Biểu tượng

gắn liền với cuộc sống nên chúng ta không ý thức tầm quan trọng của chúng.

Chỉ khi tiếp xúc với một nền văn hóa khác, hay khi các biểu tượng được phối

hợp một cách không nhất quán chúng ta mới thấy tầm quan trọng, ý nghĩa

đặc biệt của các biểu tượng trong nền văn hóa vì đối với chúng ta xem ra

không có ý nghĩa nhưng trong một nền văn hóa khác lại mang một ý nghĩa

đặc biệt. Thêm vào đó biểu tượng văn hóa thay đổi qua thời gian, ví như cách

đây vài chục năm xe Honda là biểu hiện của sự giàu có nhưng nay nó là

phương tiện đi lại thông dụng của quần chúng; chiếc quần jean cũng thay đổi

ý nghĩa qua thời gian, là chiếc quần của một giới nghề nghiệp trong xã hội Mỹ

nó đã trở thành phổ biến trong giới thanh niên vào những năm 1960…

Tóm lại, biểu tượng cũng là cách con người gán ý nghĩa cho cuộc

sống. Trong một xã hội đa dạng về mặt văn hóa, việc sử dụng biểu tượng có

thể gây cho ta một số khó khăn, nhưng nếu không có biểu tượng cuộc sống

sẽ không có ý nghĩa và xã hội cũng không mang dấu ấn nhân văn.

Một khả năng của con người là biết phối hợp các biểu tượng để tạo ra

ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một hệ thống các biểu tượng mà ý nghĩa đã được

chuẩn hóa, nhờ đó mọi người trong một xã hội nhất định có thể truyền thông

cho nhau. Xã hội nào cũng có ngôn ngữ viết và nói, trừ một số ít chỉ có ngôn

ngừ nói. Ngôn ngữ giúp cho các thành viên trong một xã hội cùng chia sẻ

những tư tưởng, niềm tin, cảm nghĩ. Ngôn ngữ cũng là công cụ chủ yếu để

truyền đạt văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Từ ngữ ta dùng bắt rễ từ

nhiều trăm năm trước, do đó khi hiểu ý nghĩa của biểu tượng thông qua ngôn

Page 50: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

ngữ, ta nắm được kiến thức tích lũy, cái triết lý mà cha ông ta đã cảm nghiệm

được.

Ngôn ngữ là đặc trưng của văn hóa nhưng đồng thời cũng tác động

đến văn hóa, và mặt khác biến chuyển xã hội và văn hóa cũng tác động lên

ngôn ngữ.

Các chuẩn mực (norms) là những quy tắc của ứng xử, chúng quy định

hành vi của con người là tốt hay xấu, là thích hợp hay không thích hợp. Mỗi

nền văn hóa đều có các hệ thống chuẩn mực, chúng tạo thành hệ thống kiểm

soát (social control) của xã hội và điều tiết các hành vi, các ứng xử của cá

nhân và của đoàn thể trong nền văn hóa. Chúng nêu lên những chuẩn mực

như: phải hiếu thảo với cha mẹ, phải kính trọng người già, không được giết

người, không được trộm cắp…Nhưng các chuẩn thực không bao giờ có tính

cách tuyệt đối, chúng thay đổi tùy nền văn hóa, tùy hoàn cảnh và cũng thay

đổi theo thời gian.

Để thúc đẩy cá nhân và đoàn thể làm theo chuẩn mực đã đề ra, mọi

nền văn hóa đều quy định những chế tài (sanctions). Đó là những hành vi

thưởng phạt tùy theo việc tuân thủ hay vi phạm các chuẩn mực. Các chuẩn

mực văn hóa có mức độ chế tài khác nhau. Những quy tắc đạo lý (mores) là

những chuẩn mực có mức độ chế tài mạnh nhất, bởi lẽ chúng được đánh giá

trong mối liên quan đến sự sống còn của xã hội và mang ý nghĩa đạo đức cao

nhất. Các tập quán (folkways) có mức độ chế tài nhẹ hơn. William Graham

Sumner, người đầu tiên đã sử dụng hai thuật ngữ trên, cho thấy rằng luật

pháp là những chuẩn mực đã được thể hiện thành văn. Luật pháp thường

chính thức hóa các nguyên tắc đạo lý của một xã hội, và đôi khi chính thức

hóa một số tập quán, như việc buộc phải ăn mặc áo quần ở nơi công cộng.

Nhưng sự chế tài và quan niệm về quy tắc đạo lý cũng thay đổi theo thời gian,

ví như quan niệm về ngoại tình, đồng tính luyến ái và các mức độ chế tài của

chúng ở Mỹ cũng thay đổi qua thời gian.

Giá trị (value) là những tiêu chuẩn, những tư tưởng đề cao và biện

minh cho các chuẩn mực, trên cơ sở đó các thành viên của một nền văn hóa

Page 51: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

xác định cái gì là đúng, là tốt, là đẹp và cái gì là cần thiết hay không cần thiết.

Giá trị tồn tại trong ý thức tập thể của một xã hội hay nói cách khác văn hóa là

những phương cách tồn tại và hành động mà một xã hội xem như là lý tưởng

phải đạt đến. Ví như giáo dục là một giá trị được các nền văn hóa Châu á đề

cao, và người ta xem đó như là phương cách tốt để đạt đến các vị trí trong xã

hội. Như vậy, giá trị là những sự đánh giá, phán đoán, trên quan điểm của

văn hóa, cái mà chúng ta phải làm. Các giá trị sẽ chi phối các quan niệm về

vũ trụ về nhân sinh của cá nhân. Chúng ta học được các giá trị qua quá trình

xã hội hóa trong gia đình, học đường, tôn giáo, và các đoàn thể xã hội nói

chung. Tuy nhiên các chuẩn mực, các quy tắc có liên quan đến một giá trị có

thể thay đổi. Đối với một số người để có thể có được giáo dục thì phải theo

học đại học, nhưng cũng có một số người quan niệm phải học tập qua việc

huấn nghệ, qua công tác thực tiễn.

Một số giá trị, chuẩn mực có liên quan với nhau hình thành nên một hệ

thống chặt chẽ được gọi là hệ ý thức (ideology), như chủ nghĩa tư bản, chủ

nghĩa xã hội…

Các giá trị văn hóa không thuần nhất trong một nền văn hóa nhất định,

chúng thay đổi tùy theo quan niệm của các tầng lớp xã hội. Nhưng mặt khác,

trong một hay trong nhiều nền văn hóa có một số giá trị nào đó mà mọi người

đều thừa nhận, và chúng tồn tại qua thời gian. Trong một hệ thống giá trị đôi

lúc cũng có sự không thuần nhất, như sự mâu thuẫn giá giá trị bình đẳng và

chủ nghĩa cá nhân.

Như vậy, các chuẩn mực, các giá trị đưa ra những kỳ vọng, đưa ra cái

mà cá nhân phải làm, hay đúng hơn nó đưa ra cái lý tưởng của nền văn hóa,

cái văn hóa lý tưởng (ideal culture). Trong khi những hành vi, ứng xử thực tế

hiện có tạo thành cái văn hóa thực tiễn (real culture). Ví như chung thủy là

một giá trị của xã hội Mỹ, nhưng trong thực tế có 1/3 đàn ông Mỹ đôi khi

không trung thành với vợ.

Văn hóa với những thành tố cấu thành như vậy phải được phân biệt với

khái niệm văn minh. Các nền văn minh là các nền văn hóa có tính cách tiên

Page 52: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

tiến, có sự phát triển đã đạt đến một trình độ nhất định, có nền văn hóa vật

chất và tinh thần mang những đặc trưng riêng. Các nền văn minh thường ảnh

hưởng đến các nền văn hóa khác khi chúng tiếp xúc với nhau. Có những nền

văn minh xa xưa không còn tồn tại như nền minh Hi lạp và La mã. Có những

nền văn minh có lịch sử lâu dài, trải qua những thăng trầm và nay vẫn còn tồn

tại như các nền văn minh Ấn Độ, Trung Quốc và có những nền văn minh

đang thống trị như các nền văn minh Châu âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản và Liên Xô

(trước 1991). Đây là các nền văn hóa thống trị bởi lẽ chúng cạnh tranh nhau

trên quy mô toàn cầu nhằm xuất khẩu ảnh hưởng về lối sống, về khoa học kỹ

thuật của mình. Trên bình diện nghiên cứu xã hội học ở cấp độ vĩ mô, văn

minh là một lãnh vực rất được chú trọng và ở cấp độ nghiên cứu này,

Bottomore đã định nghĩa văn minh là: “một phức thể văn hóa được hình thành

bởi những nét văn hóa lớn, đồng nhất, của một số xã hội nhất định. Lấy thí dụ

ta có thể mô tả chủ nghĩa tư bản phương Tây như là một nền văn minh, trong

đó các hình thức đặc thù về khoa học, về kỹ thuật, tôn giáo, nghệ thuật…

được tìm thấy trong một số xã hội khác nhau.

B. Thái độ đối với các nền văn hóa khác nhau:

Thông thường, vì hầu hết mọi người chỉ sống trong một nền văn hóa,

nên có xu hướng đánh giá những lối ứng xử của các dân tộc, các xã hội khác

theo quan điểm văn hóa của riêng mình. Thời thuộc địa khi các đế quốc đi

bành trướng đất đai, các tên thực dân có xu hướng đánh giá các nền văn hóa

thuộc địa là thấp kém, mọi rợ. Thái độ đó được gọi là vị chủng

(ethnocentrism) – là xu hướng phán đoán các nền văn hóa khác là thấp kém

theo những chuẩn mực, những giá trị của nền văn hóa của riêng mình. Thật

ra thái độ vị chủng không chỉ dành riêng cho những tên thực dân, bởi lẽ các

dân bản xứ cũng đánh giá người da trắng một cách tiêu cực – “rợ phương

Tây”. Khái niệm “vị chủng” nhắc chúng ta rằng lắm lúc chúng ta phê phán cái

hay dở, đúng sai trên cơ sở quen lạ hơn là trên giá trị khách quan của sự

kiện; thay vì đặt sự kiện trong bối cảnh văn hóa của chúng để phê phán. Thái

độ này không chỉ áp dụng trên vấn đề văn hóa mà ngay trong cuộc sống hằng

Page 53: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

ngày, trước một sự kiện mới, phản ứng thông thường đầu tiên là không chấp

nhận cái gì khác lạ với ta.

Các nhà kinh doanh khi đi ra nước ngoài, nhưng nhà chính trị, những

nhà nghiên cứu khoa học xã hội, nhất là các nhà dân tộc học và xã hội học

phải có khả năng tạm ngưng phê phán các nền văn hóa khác bằng những giá

trị của riêng mình. Thái độ đó là “Tương đối hóa văn hóa” (cultural relativity) –

là xu hướng chấp nhận rằng mọi nền văn hóa phát triển theo phương cách

riêng của chúng, bằng cách thích ứng với các đòi hỏi đặc biệt của môi trường

trong đó chúng hình thành.

Tuy nhiên lối tiếp cận nghiên cứu này cũng có các giới hạn. “Tương đối

hóa văn hoá” là một thái độ cơ bản cần có khi muốn lãnh hội một nền văn hóa

khác, nhưng điều này không có nghĩa buộc chúng ta ngưng hoàn toàn mọi

phê phán về mặt luân lý.

Lấy thí dụ, chúng ta ngưng mọi phê phán, mọi biểu lộ tình cảm là để tìm

hiểu những giá trị nào, những hệ tư tưởng nào, những nền văn hóa nào đã

chi phối những người ủng hộ chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa phân biệt chủng

tộc. Nhưng với tư cách những nhà xã hội học, bổn phận của chúng ta là phải

đánh giá các hệ luận luân lý của các chuẩn mực, các giá trị của một nền văn

hóa và phải lên án chúng – trong trường hợp nay là chủ nghĩa phát–xít, chủ

nghĩa phân biệt chủng tộc – khi thấy rằng chúng đem lại bạo lực và đau khổ

cho con người.

C. Tiếp xúc văn hóa và biến chuyển văn hóa:

Trong một thế giới luôn luôn biến chuyển, theo Fernand Braudel, có thể

có ba khả năng xảy ra khi các nền văn hóa, các nền văn minh tiếp xúc, va

chạm nhau:

Giao lưu văn hóa (acculturation):

Khi dân cư của một nền văn hóa chấp nhận và hội nhập những chuẩn

mực, giá trị, những nét văn hóa vật chất của những nền văn hóa khác vào

nền văn hóa của chính mình, quá trình này được gọi là quá trình giao lưu văn

Page 54: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

hóa (hay tiếp biến văn hóa). Quá trình này có được thông qua sự tiếp xúc

giữa các nền văn hóa, thông qua sự vay mượn hay bắt chước những nét văn

hóa. Nhiều nét trong các lãnh vực văn hóa Việt Nam, từ ăn mặc, ăn uống, nhà

ở, sản xuất, tôn giáo…là những nét văn hóa có nguồn gốc từ những nền văn

hóa khác, hay của các dân tộc khác ở Việt nam. Quá trình giao lưu không

phải là quá trình một chiều, mà có sự trao đổi qua lại. Ví như người Chăm

chịu nhiều ảnh hưởng của người Việt trong lãnh vực ngôn ngữ, văn hóa vật

chất, nhưng mặt khác người Việt cũng chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa

Chăm như trong tín ngưỡng đồng bóng, một số thức ăn, công cụ lao động

của người Việt ở miền Trung cũng chịu ảnh hưởng văn hóa Chăm…

Đồng hóa văn hóa (cultural assimilation), phân lớp văn hóa (subculture)

và văn hóa phản kháng (counterculture):

Khi các nhóm có những nền văn hóa khác biệt, trong cùng một xã hội –

sử dụng ngôn ngữ, các chuẩn mực và giá trị của xã hội trên và việc giao lưu

văn hóa này cho phép họ đảm nhiệm những vị trí bình đẳng trong các nhóm

và trong các định chế của xã hội, thì ta gọi đó là quá trình đồng hóa. Ví dụ một

số người Chro ở Đồng Nai đã trở thành người Việt.

Trong một xã hội, khi một tầng lớp dân cư có một nền văn hóa khác

biệt nhưng không bị đồng hóa hoàn toàn với nền văn hóa đa số, trong trường

hợp đó người ta nói đến phân lớp văn hóa (subculture), hay đôi lúc còn gọi là

tiểu văn hóa, văn hóa phụ. Trong một xã hội đa văn hóa, văn hóa của các dân

tộc thiểu số thường là các phân lớp văn hóa. Trong các xã hội phức tạp, trong

các xã hội hiện đại có những nhóm người tìm cách tạo ra và duy trì những lối

sống khác biệt với lối sống của các thành viên trong xã hội, trong trường hợp

đó họ cũng tạo ra những phân lớp văn hóa riêng biệt, ví như lối sống của các

nghệ sĩ của các người lang thang vô gia cư (clochard) ở Châu Âu.

Khi một phân lớp văn hóa thách đố những giá trị và những chuẩn mực

của nền văn hóa thống trị và tạo ra một lối sống đối nghịch, chúng ta gọi là

văn hóa phản kháng (counterculture), như trường hợp các nhóm Cánh Tả

Page 55: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Mới, nhóm Hippi là những văn hóa phản kháng đã có ảnh hưởng đối với

chính sách của Mỹ trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam…

Thích nghi văn hóa (accommodation) và kháng cự (cultural resistance):

Khi một xã hội nhỏ hơn, ít người hơn nhưng vẫn có thể gìn giữ nền văn

hóa của mình cho dù sau một quá trình tiếp xúc lâu dài với nền văn hóa chủ

thể, trong trường hợp đó một quá trình thích nghi văn hóa đã xảy ra. Ví như

trường hợp của những người Do Thái và những người không theo Hồi giáo

trước khi thành lập nhà nước Israel vào năm 1948 họ vẫn giữ được nền văn

hóa của họ trong các xã hội Ả Rập. Sự thích nghi đòi hỏi mỗi phía chấp nhận

sự tồn tại của kẻ khác. Lịch sử các quan hệ giữa thổ dân Mỹ và những người

định cư từ Châu âu là một quá trình phức tạp giữa sự thích nghi và sự kháng

cự văn hóa. Sự kháng cự mang nhiều hình thức: như từ chối theo Thiên Chúa

giáo, từ chối nói tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, từ chối bán các sản phẩm và

cung cấp các dịch vụ cho người định cư da trắng. Sự kháng cự này cũng

không giúp cho người thổ dân thoát khỏi bệnh tật, nghèo đói, kể cả việc bị

chinh phục nhưng cho phép họ bảo lưu nền văn hóa và vay mượn ở những

người da trắng những nét văn hóa có lợi cho họ, ví như người thổ dân Mỹ ở

vùng đồng bằng đã sử dụng ngựa của người Tây Ban Nha, điều này đã thay

đổi phần nào những tập quán trong nền văn hóa của họ.

Do nhu cầu phân tích chúng ta đã tách biệt ba quá trình tiếp xúc văn

hóa trên, nhưng trong thực tế có thể ba quá trình này đan cài nhau, hay có

những ảnh hưởng riêng biệt tùy theo sự tác động của từng tiểu hệ thống

trong xã hội tổng thể.

D. Các lý thuyết nghiên cứu và giải thích về văn hóa:

1. Lý thuyết sinh thái học văn hóa (cultural ecology)

Sinh thái học là một bộ môn của khoa học tự nhiên nghiên cứu các sinh

vật đã tồn tại trong tương quan với môi trường thiên nhiên như thế nào. Do

đó, sinh thái học văn hóa nghiên cứu những mối quan hệ giữa văn hóa của

con người với môi trường thiên nhiên. Lối tiếp cận này chú trọng xem những

Page 56: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

đặc tính của môi trường vật lý – như khí hậu, thực phẩm, tài nguyên thiên

nhiên ảnh hưởng như thế nào sự phát triển văn hóa của con người.

Ví như, nhiều dân tộc ít người ở Tây nguyên Việt Nam tin rằng các

rừng đầu nguồn có nhiều thần linh (yang) và có cấm kỵ không được chặt cây

ở đó vì sợ đụng chạm đến thần linh. Hay tục lệ cấm không được ăn thịt bò

của người Ấn Độ theo Ấn giáo bởi vì đối với người Ấn Độ, bò là một con vật

linh thiêng, là “mẹ của sự sống”. Phải chăng những cấm kỵ trên là những biểu

tượng của một niềm tin tôn giáo? Theo lối giải thích sinh thái học văn hóa,

vấn đề xem ra phức tạp hơn. Theo Marvin Harri, trong môi trường sinh thái

nghèo nàn của Ấn Độ xưa kia, con bò có một vai trò quan trọng. Trước hết,

bò chỉ ăn cỏ và không đụng đến, không tranh giành nguồn thực phẩm của con

người. Thứ đến, bò là một sức kéo quan trọng và phân bò được dùng trong

xây dựng, và dùng đốt để sưởi ấm. Do đó việc giết bò sẽ đưa đến nhiều vấn

đề kinh tế cho một xã hội nông nghiệp nghèo nàn như Ấn Độ. Hay như ở các

dân tộc Tây nguyên, việc chặt cây đầu nguồn đã đem đến lũ lụt, mất mùa mà

kinh nghiệm dân gian đã truyền lại qua những cấm kỵ.

Lối tiếp cận sinh thái học văn hóa cho ta một lối giải thích mới mẻ đáng

quan tâm. Nó nhấn mạnh tương quan giữa môi trường thiên nhiên và văn

hóa, đồng thời cho thấy nhiều khuôn mẫu văn hóa của con người có liên quan

đến những điều kiện môi trường hạn chế mà con người gặp phải. Nhưng hạn

chế của lối tiếp cận này là có khuynh hướng cho rằng môi trường thiên nhiên

quy định các khuôn mẫu văn hóa. Thật ra thiên nhiên có ảnh hưởng đến văn

hóa của con người, nhưng ngược lại văn hóa cũng tác động lên thiên nhiên.

Hơn thế nữa một số nét văn hóa có liên quan đến môi trường nhưng cũng có

những nét văn hóa không có tương quan gì với môi trường.

2. Lý thuyết sinh vật học xã hội (sociobiology):

Xu hướng muốn giải thích các hiện tượng xã hội bởi những nguyên

nhân sinh vật học đã có từ lâu. Nhưng một quan điểm gần đây là của Edward

O. Wilson thuộc đại học Harvard, ông đã có những nỗ lực đi tìm quan hệ giữa

những yếu tố di truyền và các hành vi xã hội của loài vật. Nhưng khi ứng dụng

Page 57: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

vào xã hội của con người, lối giải thích sinh vật học xã hội chịu sự phê phán

từ cả hai phía, những nhà khoa học xã hội cũng như những nhà sinh vật học.

Nhưng cũng có một số nhà xã hội học ủng hộ giả thiết sinh vật học xã hội với

lập luận sự cấu tạo về gen có thể giải thích một vài khía cạnh ứng xử xã hội

của con người. Lấy thí dụ lối giải thích sinh vật học xã hội về cấm kỵ loạn

luân. Thông thường các nhà xã hội học giải thích cấm kỵ loạn luân là một

chuẩn mực văn hóa để duy trì định chế xã hội. Nhưng đối với nhà sinh vật

học xã hội, sự giao phối thân thuộc (inbreeding) đưa đến bệnh tật cho các thế

hệ tiếp theo, do vậy qua nhiều thế kỷ kinh nghiệm con người đã tạo cho mình

một bản năng di truyền đặt cơ sở trên gen đó là việc tránh loạn luân. Một số

nhà sinh vật học xã hội cũng cho rằng một số hành vi bạo lực, đồng tính luyến

ái… cũng có tính di truyền.

Thật ra sự cấu tạo các gen có đặt ra một số hạn chế cho hoạt động con

người và có thể có ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ, nhưng hiện chưa

có luận cứ thật sự nào chứng minh việc chương trình hóa các gen tạo ra các

hình thái ứng xử có tính quy phạm nơi con người. Dầu sao tinh thần khoa học

đòi hỏi chúng ta không được cự tuyệt giả thiết này, và đây vẫn còn là lãnh

vực cần tiếp tục nghiên cứu.

3. Lý thuyết cơ cấu–chức năng:

Lý thuyết này dựa trên một quan điểm chủ trương văn hóa cũng là một

trong các tiểu hệ thống (sous–système) cấu thành xã hội. Tiểu hệ thống này

tương đối ổn định bao gồm các thành phần có tương quan, bao gồm các yếu

tố văn hóa đáp ứng một số nhu cầu nào đó của xã hội. Trong tiểu hệ thống

trên mỗi yếu tố đều có chức năng trong sự vận hành và tồn tại của văn hóa

như là một toàn thể. Chính qua quá trình xã hội hóa mà cá nhân con người

hấp thụ những lối ứng xử, chuẩn mực và giá trị của một nền văn hóa. Quan

niệm xã hội ảnh hưởng đến nếp nghĩ và ứng xử của cá nhân đã có từ lâu

trong lịch sử: Platon, Hippocrate, Herodote đều có đề cập đến tính khí của

một số dân tộc. Ngày nay quan điểm của A. Kardiner về cái mà ông gọi là

“nhân cách cơ sở” – được xem như là cấu hình tâm lý, một mẫu số chung

Page 58: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

trong lối sống của các cá nhân trong một xã hội – cũng chỉ là sự tiếp nối quan

điểm trên.

Biến chuyển văn hóa được xem là hậu quả của quá trình quãng bá văn

hóa (cultural diffusion), phát minh (invenion) và khám phá (discovery) trong

văn hóa. Một cách tổng quát lối tiếp cận này nhấn mạnh sự ổn định hơn là

biến chuyển xã hội. Lý thuyết này cũng xem các giá trị như là cơ sở của văn

hóa. Các yếu tố văn hóa thúc đẩy sự hội nhập xã hội nhưng những đòi hỏi

tuân thủ của nền văn hóa cũng gây nên những căng thẳng giữa các thành

viên trong xã hội. Lối tiếp cận này còn cho rằng, mặc dù có các khác biệt, mọi

nền văn hóa đều có các nét chung, bởi lẽ con người đều có các nhu cầu cơ

bản chung. Thuật ngữ các nét văn hóa phổ quát (cultural universals) ám chỉ

các nét văn hóa được tìm thấy ở mọi nền văn hóa trên thế giới. George

Murdock đã tiến hành một cuộc khảo sát đối chiếu hơn 100 nền văn hóa khác

nhau và tìm ra hơn một chục nét chung cho tất cả các nền văn hóa đó, như

gia đình, các tang lễ, các chuyện khôi hài…

C. Lévy– Strauss cũng quan niệm văn hóa là tập hợp những quy tắc

chung cho mọi nền văn hóa. Quan điểm này có ảnh hưởng quan trọng đối với

lối tiếp cận cấu trúc hiện đại, khi các tác giả thuộc lối tiếp cận này đi tìm

những cấu trúc, những hằng tố trong ngôn ngữ, trong hệ thống thân tộc, trong

việc trao đổi sản phẩm, trong lãnh vực huyền thoại…Trong các lãnh vực trên,

người nghiên cứu tìm kiếm xuyên qua các hiện tượng quan sát được những

tương quan, những lô gích để làm bật lên cái cơ cấu ẩn tàng. Ở đây cần phân

biệt cơ cấu tổng thể của một lãnh vực (ví như lãnh vực huyền thoại, hệ thống

thân tộc…) và toàn bộ những cơ cấu của các lãnh vực chuyên biệt – chúng

kết hợp với nhau để hình thành nền văn hóa. Mặt khác, trong tác phẩm

Anthropologie structurale (Nhân học cấu trúc)(1958), C. Lévi-Strauss đã đưa

ra một định nghĩa về văn hóa như là “hệ thống những cách biệt có ý nghĩa”.

Như vậy sẽ có nhiều cấp độ hệ thống văn hóa khác nhau: hệ thống văn hóa

toàn cầu, đại lục, dân tộc, miền, địa phương… gia đình, tôn giáo, nghề

nghiệp, chính trị…

Page 59: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Điểm mạnh của lối tiếp cận cơ cấu chức năng là giải thích được các

nền văn hóa được tổ chức như thế nào để đáp ứng những nhu cầu của con

người. Các nền văn hóa có những điểm chung, bởi lẽ chúng đều được tạo ra

bởi con người, nhưng mặt khác, có nhiều phương cách khác nhau để thỏa

mãn những nhu cầu của con người, do đó các nền văn hóa trên thế giới có

những khác biệt. Điểm hạn chế của lối tiếp cận nghiên cứu này là có khuynh

hướng nhấn mạnh những giá trị đang thống trị trong xã hội và ít chú trọng đến

các dị biệt văn hóa trong xã hội, nhất là những sự khác biệt văn hóa do những

bất bình đẳng xã hội. Cuối cùng, lối tiếp cận này có khuynh hướng xem văn

hóa như một hệ thống tương đối tĩnh và ít chú trọng đến việc giải thích biến

chuyển xã hội.

4. Lý thuyết mâu thuẫn xã hội:

Lối tiếp cận mâu thuẫn xã hội xem lãnh vực văn hoá như là địa bàn

tranh chấp, là nơi thể hiện những mâu thuẫn xã hội do sự bất bình đẳng trong

các tầng lớp xã hội gây ra. Lối tiếp cận này cho thấy văn hóa trong một xã hội

đôi lúc chỉ phục vụ nhu cầu của một tầng lớp xã hội nhất định. P. Bourdieu,

trong tác phẩm “Tình yêu nghệ thuật” (L’amour de l’art), đã phân tích những

bất bình đẳng văn hóa giữa các tầng lớp xã hội theo tương quan của họ đối

với những sản phẩm văn hóa.

Thay vì chấp nhận những giá trị có sẵn, lối tiếp cận này đặt câu hỏi tại

sao những giá trị đó tồn tại, ai đã sản sinh chúng, những giá trị đó củng cố sự

bất bình đẳng như thế nào. Các nhà xã hội học mác xít còn cho rằng các yếu

tố của nền văn hóa mang đặc tính của hệ thống sản xuất kinh tế. Ví như

những giá trị mà xã hội Mỹ đề cao như cá nhân chủ nghĩa, tinh thần cạnh

tranh phản ánh những giá trị của một xã hội tư bản chủ nghĩa. Những bất

bình đẳng xã hội đưa đến những mâu thuẫn căng thẳng rồi sẽ dẫn đến những

biến chuyển xa hội, chúng gặp sự chống đối của những người đang hưởng

lợi từ việc duy trì nguyên trạng (status quo).

Tương quan giữa văn hóa và các định chế xã hội khác:

Page 60: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

vh kt

ct

Loi tiep can chuc nang Loi tiep can mac-xit

htt

QHSXct/tg/gd

(vh = văn hóa; kt = kinh tế, ct = chính trị; qhsx = quan hệ sản xuất; tg =

tôn giáo; gd = giáo dục; htt = hệ tư tưởng…)

Điểm mạnh của lối tiếp cận này là nó vạch ra rằng hệ thống văn hóa

khó đáp ứng một cách bình đẳng các nhu cầu của mọi tầng lớp xã hội. Nó

cũng cho thấy những yếu tố văn hóa được sử dụng để duy trì sự thống trị của

một thiểu số lên những người khác. Hậu quả của sự bất bình đẳng này sẽ

sản sinh ra các lực lượng đưa đến biến chuyển xã hội. Nhưng lối tiếp cận này

có xu hướng quá nhấn mạnh sự khác biệt trong văn hóa và ít quan tâm đến

việc những khuôn mẫu văn hóa cũng góp phần vào việc hội nhập xã hội.

5. Nghiên cứu ký hiệu học về văn hóa:

Ký hiệu học (semiotics) là một môn học về các ký hiệu (xuất phát từ từ

nguyên tiếng Hy lạp semeion, có nghĩa là ký hiệu). Ký hiệu học quan niệm

văn hóa như là một mạng lưới truyền thông rộng lớn, qua đó các thông điệp

(bằng lời hoặc không bằng lời) được chuyển tải qua những con đường phức

tạp và liên kết với nhau. Toàn bộ mạng lưới này tạo ra những hệ thống ý

nghĩa.

Trường phái ký hiệu học có nguồn gốc rất đa dạng với các tên tuổi như

Ferdinand de Saussure, Roman Jakobson, Câu lạc bộ ngôn ngữ học Praha.

Dĩ nhiên cũng phải kể đến C. Lévi– Srauss, vì cơ cấu luận vẫn thường được

xem là ông cố của trường phái ký hiệu học. Hiện nay trong nghiên cứu ký

hiệu học về văn hóa nổi lên ba khuynh hướng chính: ở Pháp với R. Barthes,

A.J. Greimas, J. Kristeva…chịu ảnh hưởng của F. de Saussure, Lévi– Stauss

Page 61: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

và lý thuyết Mác–xít; ở Mỹ với C. Geertz chịu tác động tư tưởng của M.

Weber và T. Parsons và khuynh hướng thứ ba thường được gọi là trường

phái Matxcơva–Tartu chịu ảnh hưởng Câu lạc bộ ngôn ngữ học Praha, V.

Propp và V. Shklovskij.

Mặc dù giữa các trường phái ký hiệu học có những vị biệt, nhưng nói

chung khi phân tích văn hóa họ đều cố gắng làm bật lên các cơ cấu ý nghĩa

trong các hiện tượng văn hóa. Cơ cấu ý nghĩa này không phải được khám

phá bằng trực giác, bằng các lối giải thích thông thường mà bằng cách giải

mã những ký hiệu của nền văn hóa. Trong quan điểm của ký hiệu học, một ký

hiệu tự nó không mang ý nghĩa mà nó chỉ có ý nghĩa trong một bối cảnh, khi

được nhìn dưới góc độ nào đó. Do đó khi đứng trước một nền văn hóa, phải

xác định góc độ tìm hiểu văn hóa đó: từ bên trong (emic) hay từ bên ngoài

(etic), góc độ của người nói hay người nghe, sự mô tả có tính cách nội truyền

hay ngoại truyền.

Bước kế tiếp trong phân tích ký hiệu học về văn hóa là xác định các nét

văn hóa – các nhà ký hiệu học thường khái niệm “văn bản văn hóa” –. Nét

văn hóa có thể là một ký hiệu duy nhất nhưng thông thường là một chuỗi các

ký hiệu liên kết với nhau. Một nét văn hóa có thể là một bộ phận của một văn

bản văn hóa lớn hơn. Việc phân tích ký hiệu học chủ yếu nhằm đọc “văn

bản”, có nghĩa là xác định các ký hiệu, các mã liên kết các ký hiệu và các

thông điệp được chuyển tải. Một số văn bản rất khó “đọc” bởi chỉ là một ký

hiệu duy nhất hay khó phân ra các đơn vị phân tích – ví như một vũ điệu, một

số văn bản khác dễ phân tích hơn – ví như một câu chuyện cổ tích với các

nhân vật, các vai trò. Cần lưu ý khái niệm văn bản ở đây có thể bằng lời hay

không bằng lời, thuộc lãnh vực thị giác, thính giác, có thể đơn giản hay phức

tạp.

Trong việc phân tích văn hóa, các nhà ký hiệu học thường đặt trọng

tâm nghiên cứu cái bản thể và biến chuyển của một nền văn hóa.

Việc phối hợp các lối tiếp cận trên trong việc nghiên cứu sẽ giúp chúng

ta hiểu hơn tính phức tạp của hiện tượng văn hóa.

Page 62: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Chương 4. QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓA VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ XÃ HỘIBản chất con người không phải là cái trừu tượng vốn có của một cá

nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa

của tất cả những quan hệ xã hội.

K. Marx

I. QÚA TRÌNH XÃ HỘI HOÁ Khái niệm xã hội hóa (socialization) đã được các nhà xã hội học sử

dụng để mô tả những phương cách mà con người học hỏi tuân thủ theo các

chuẩn mực, các giá trị, các vai trò mà xã hội đã đề ra. Và chính quá trình xã

hội hóa này tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách con người (personality).

Nhân cách là một hệ thống có tổ chức, là toàn bộ suy nghĩ, cảm nghĩ, ứng xử

của con người và được hình thành trên nền tảng những giá trị và những

chuẩn mực nhất định. Điều này có nghĩa, nhân cách bao gồm những điều

chúng ta suy nghĩ về thế giới quanh ta, về chính chúng ta, những điều chúng

ta cảm nhận, phản ứng trước các tình huống, phản ứng đối với người khác,

và những hành vi ứng xử của chúng ta trong đời sống hằng ngày. Chỉ qua

quá trình phát triển nhân cách mà con người trở thành những cá nhân đặc

thù, trong khi với tư cách là một thành viên trong xã hội chúng ta cùng chia sẻ

với những người khác một nền văn hóa chung.

Một trong những vấn đề cơ bản gây tranh luận trong việc nghiên cứu

quá trình xã hội hóa của con người là trong chừng mực nào sự phát triển của

con người tùy thuộc các yếu tố sinh vật học và trong chừng mực nào nó tùy

thuộc quá trình học hỏi của chúng ta.

A. Con người với tư cách là một sinh vật xã hội:

Trước vấn đề tranh luận trên, có hai lập trường cực đoan. Lý thuyết

sinh vật học xã hội chủ trương rằng hành vi của con người là kết quả, là sản

phẩm của những yếu tố di truyền và do sự cấu tạo về gen. Như cách giải

thích của Cesare Lombroso về vấn đề tội phạm, hay như cách giải thích

Page 63: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

“phân biệt chủng tộc” - lập luận một chủng tộc nào đó bẩm sinh là thông minh,

khỏe mạnh, tài ba hơn chủng tộc khác. Trong khi lý thuyết hành vi

(behaviorism) khẳng định mọi hành vi đều có thể học hỏi, tập luyện được. Với

lý thuyết phản xạ có điều kiện, nhà tâm lý học Nga Ivan Pavlov chứng minh

rằng ngay với cả những hành vi được xem là có tính bản năng nhất cũng có

thể tái tạo lại, cũng có thể điều kiện hóa qua quá trình học hỏi. Lối tiếp cận

này được J.B. Watson tiếp tục, qua các thử nghiệm của ông, ông cho thấy

khả năng có thể tạo điều kiện để quy định hành vi theo hướng mong muốn.

Và sau này B.F. Skinner bằng kỹ thuật “tạo điều kiện tác vụ” (operant

conditioning) cho thấy một hành vi thoạt đầu không nằm trong mô thức “kích

thích – phản ứng” (stimulus – respónse) cũng có thể tạo ra trong khuôn khổ

mô thức này. Các thử nghiệm của lối tiếp cận hành vi nhằm chỉ ra rằng các

yếu tố sinh lý giữ vai trò rất nhỏ trong quá trình xã hội hóa.

Rõ ràng là trong quá trình phát triển của cá nhân, các yếu tố sinh lý có

ảnh hưởng nhất định, nhưng chỉ những yếu tố sinh lý thôi không đủ để con

người có thể thành người, để quá trình xã hội hóa có thể diễn ra. Ngay với cả

động vật, thử nghiệm của Harry Harlow cho thấy những con khỉ con được

nuôi trong điều kiện không có khỉ mẹ thì chúng không biết hành động thế nào

khi gặp đồng loại và thường có những hành vi hung dữ. Malson (1972) đã

nghiên cứu lại 53 trường hợp của các trẻ sói (feral children) đã được tìm thấy

trong khoảng thời gian 1944-1961. Ông nhận thấy, sau này mặc dù trải qua

quá trình tập luyện, nhưng hầu hết các em không thể bước đi hay sử dụng

ngôn ngữ như con người. Việc nghiên cứu trường hợp các trẻ bị cô lập trong

một thời gian dài với thế giới con người trong thời thơ ấu, cho thấy các em

này thường có sự phát triển không bình thường về mặt tâm lý và xã hội. Các

cuộc nghiên cứu về trẻ em trong các cô nhi viện – như của Goldfarb, Rutter,

Spitz – cho thấy rằng việc phát triển bình thường của trẻ em không chỉ đòi hỏi

sự hiện diện của con người mà còn cần cả sự quan tâm và tình thương của

người lớn. Những trẻ lớn lên trong cô nhi viện thường có những vấn đề về

phát triển tâm lý, và chậm phát triển về mặt nhận thức hơn các em được nuôi

dưỡng trong gia đình.

Page 64: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

B. Các lý thuyết về sự phát triển nhân cách và xã hội hóa:

Xã hội hóa là một quá trình rất phức tạp nên có nhiều lối giải thích khác

nhau về quá trình này.

Sigmund Freud (1856–1939), tin rằng các yếu tố sinh lý đóng một vai

trò quan trọng trong sự hình thành nhân cách con người, mặc dù ông không

chấp nhận quan điểm cho rằng hành vi của con người chỉ là sự phản ánh

hoạt động của những bản năng sinh lý. Theo Freud, việc hình thành nhân

cách của con người do sự kết hợp của ba thành tố: bản năng xung động (id)

thể hiện những đòi hỏi cơ bản của con người, nó tồn tại trong vô thức và luôn

luôn đòi hỏi được thỏa mãn ngay. Nhưng không phải bao giờ xã hội cũng cho

phép cá nhân thỏa mãn ngay những nhu cầu vật chất của mình, do đó cá

nhân dần dần thực tế hơn. Cái tôi (ego) – hay là bản ngã – tiêu biểu cho ý

thức của con người trong nỗ lực quân bình những khuynh hướng bẩm sinh

luôn tìm kiếm việc được thỏa mãn và những đòi hỏi thực tiễn của xã hội, do

đó ego chính là khả năng nhận thức ra những giới hạn của chúng ta: chúng ta

không thể có tất cả những gì chúng ta muốn. Cuối cùng là siêu ngã

(superego), nó là sự hiện hữu của văn hóa trong cá nhân; của những chuẩn

mực, những giá trị đã được nội tâm hóa và là những đòi hỏi luân lý của nền

văn hóa. Qua quá trình phát triển như vậy đứa bé hiểu được rằng thế giới

không chỉ có khoái lạc mà còn có cấm đoán, còn có đau khổ và thế giới còn

bao gồm những quy tắc luân lý nữa. Sự sung sướng, khoái lạc của con người

không chỉ thể hiện về mặt vật chất mà cả mặt luân lý, tinh thần.

Theo Freud, khi bản ngã điều hợp được xung đột giữa bản năng và

siêu ngã, con người phát triển nhân cách một cách quân bình. Trong trường

hợp ngược lại, có thể gây nên những xáo trộn trong nhân cách. Freud nhấn

mạnh thời kỳ thơ ấu là một thời kỳ quan trọng trong việc hình thành nhân

cách của cá nhân, và những bất quân bình trong giai đoạn này có thể để lại

những dấu ấn trong tiềm thức của con người. Freud gọi nỗ lực của xã hội

nhằm kiểm soát những xu hướng của con người là sự áp chế (repression).

Áp chế này nhằm buộc cá nhân phải đi đến những thỏa hiệp nếu muốn được

Page 65: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

thỏa mãn những nhu cầu. Các thỏa hiệp này hướng năng lực con người qua

những hình thức biểu hiện được xã hội chấp nhận. Và đây chính là quá trình

thăng hoa (sublimation), là quá trình chuyển hóa những xu hướng vị kỷ trở

thành những hình thức được xã hội chấp nhận.

Quan điểm của Freud đã chịu nhiều sự phê bình, nhất là quan điểm

quá nhấn mạnh khía cạnh áp chế tình dục, sự ích kỷ cá nhân và cái nhìn thiên

lệch của ông về phụ nữ. Nhưng những quan niệm của ông về xã hội hóa, về

việc nội tâm hóa những chuẩn mực xã hội, về tầm quan trọng của giai đoạn

phát triển tâm lý thời thơ ấu trong việc hình thành nhân cách con người, vẫn

còn là những đóng góp quan trọng cho nhiều bộ môn khoa học xã hội và khoa

học nhân văn.

Sau này, Erik Erikson, một học trò của S. Freud đã bổ sung thêm cho lý

thuyết của thầy mình khi nhấn mạnh hơn đến quá trình học hỏi trong việc hình

thành nhân cách con người. Ông cũng cho rằng quá trình hình thành cái tôi là

một quá trình đồng nhất hóa (identification). Đây là một quá trình xã hội khi cá

nhân chọn lựa và cố bắt chước các khuôn mẫu hành vi của người lớn. Quá

trình này kéo dài suốt cả cuộc đời, mặc dù những khía cạnh cơ bản nhất của

nó được hình thành từ thời thơ ấu. Kết quả của quá trình này là sự hình thành

một căn tính, một bản thể (identity) của con người – đó là nhận thức về cái tôi

trong tương quan với xã hội.

Ngược với quan điểm của Watson khi ông chủ trương có thể sử dụng

cùng những phạm trù để nghiên cứu và hiểu được những hành vi của con vật

và của con người, G. H. Mead phê bình Watson đã bỏ quên những quá trình

tâm lý, những yếu tố tinh thần trong nghiên cứu hành vi. Theo Mead cái cơ

bản của tồn tại của con người là cái tôi (self), đó là nhận thức có ý thức của

cá nhân về mình như là một thực thể riêng biệt trong xã hội. Nhưng cái tôi

không tách rời với xã hội, và mối tương quan này thể hiện qua nhiều bước.

Trước hết, Mead khẳng định rằng cái tôi hình thành như là kết quả của kinh

nghiệm về xã hội. Cái tôi – khác với thể xác của cá nhân – không đặt trên cơ

sở sinh lý, nó cũng không phải là biểu hiện của những xu hướng sinh lý như

Page 66: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Freud chủ trương, cũng không do sự trưởng thành về mặt cơ thể như quan

niệm của Piaget, nhưng do kinh nghiệm của cá nhân trong tương tác với kẻ

khác. Thứ đến, kinh nghiệm của con người về xã hội có được là do sự trao

đổi biểu tượng – biểu tượng là những ý nghĩa mà con người cùng chia sẻ

trong tương tác xã hội. Đây chính là cái làm cho con người khác con vật. Lấy

thí dụ, bằng những cách kích thích đặc biệt, ta có thể huấn luyện cho con chó

có những hành vi phức tạp, nhưng con chó không thể hiểu được ý nghĩa của

các hành vi trên. Động vật chỉ có thể phản ứng trước một hành vi bên ngoài,

và chỉ có con người mới có thể hiểu và phản ứng lại những suy nghĩ trong

đầu óc của người khác. Cuối cùng, với khả năng hiểu được tư tưởng của

người khác, con người có khả năng đặt mình vào vị trí và quan điểm của

người khác. Qua tương tác xã hội và với việc sử dụng các biểu tượng, chúng

ta có thể hình dung về mình như là người khác đang nhìn, đang quan sát

chúng ta. Mead mô tả quá trình này là “đóng vai trò của người khác”. Cùng

một quan điểm đó C. H. Cooley một đồng nghiệp của Mead, cho rằng xã hội

như là một gương soi qua đó chúng ta có thể hình dung về chính mình qua

phản ứng của người khác đối với chúng ta. Cooley dùng thật ngữ “cái tôi nhìn

qua gương” (looking–glass self) để chỉ khái niệm về cái tôi hình thành từ phản

ứng của người khác. Như vậy cái tôi vừa là chủ thể vừa là đối tượng: chủ thể

vì là tác nhân của hành động và là đối tượng khi cái tôi có thể nhìn chính

mình qua phản ứng của người khác.

Theo Mead, khi còn nhỏ đứa bé chỉ biết bắt chước, trong trường hợp

này nói một cách chính xác cái tôi chưa hình thành. Chỉ khi khả năng sử dụng

biểu tượng và các ngôn ngữ khác phát triển, cái tôi mới bắt đầu hình thành,

nhất là khi đứa trẻ qua trò chơi diễn kịch của mình có thể đóng các vai trò của

những người gần gũi thân quen và quan trọng đối với chúng (significant

others) như vai trò làm mẹ, làm cha, anh chị, y tá, bác sĩ…Có nghĩa là chúng

đã nhận ra các khuôn mẫu hành vi khác trong xã hội và có thể nhập tâm các

khuôn mẫu này trong ứng xử của chúng. Giai đoạn kế tiếp, với kinh nghiệm

xã hội được tích lũy, đứa bé có thể đồng thời đóng vai của nhiều người khác.

Và giai đoạn cuối cùng của quá trình phát triển cái tôi là khi đứa bé có thể tự

Page 67: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

phản ứng một cách tự nhiên theo đòi hỏi của xã hội, có nghĩa là chúng nhận

ra rằng chúng sống trong một xã hội có những giá trị, những chuẩn mực mà

mọi người cùng chia sẻ (generalized others). Đặc điểm của Mead, và của các

tác giả thuộc lối tiếp cận tương tác biểu tượng, là chấp nhận quan điểm của

trường phái chức năng qui nhân cách con người bị quy định bởi xã hội, hay

nói cách khác quá trình xã hội hóa chỉ là quá trình cá nhân nội tâm hóa nền

văn hóa của xã hội. Theo G.H. Mead, xã hội và cá nhân tác động qua lại trong

quá trình xã hội hóa, nói cách khác con người cũng chủ động và sáng tạo

trong quá trình xã hội hóa của chính mình.

Theo Jean Piaget (1896–1980), quá trình nhận thức của con người

phát triển qua bốn giai đoạn. Giai đoạn cảm giác (sensorimotor stage),

thường tương ứng với hai năm đầu sau khi đứa bé chào đời, là giai đoạn mà

thế giới bên ngoài được kinh nghiệm qua giác quan, qua sự tiếp xúc vật chất.

Giai đoạn tiền thao tác (preoperational stage), hay giai đoạn tiền lý luận, là

giai đoạn con người bắt đầu có thể sử dụng biểu tượng, kể cả ngôn ngữ. Giai

đoạn này kéo dài từ hai tuổi đến bảy tuổi. Trong giai đoạn này, đứa bé phân

biệt được tư tưởng và thực tế khách quan, chúng không còn tin vào các giấc

mơ, nhưng chúng vẫn cho mình là trung tâm khi nhìn thế giới chung quanh,

và vẫn chưa trừu tượng hóa sự vật bằng những khái niệm như kích thước,

quy mô, trọng lượng, dung tích…Giai đoạn thao tác cụ thể (concrete

operational stage), hay là giai đoạn lý luận cụ thể, kéo dài từ 7 đến l1 tuổi, là

giai đoạn bắt đầu lý luận, nhưng dựa vào các tình huống cụ thể, chứ không lý

luận một cách trừu tượng. Trong giai đoạn này, chúng cũng bỏ đi cái nhìn vị

kỷ, và biết đặt mình vào vị trí người khác. Và cuối cùng, giai đoạn lý luận hình

thức (formal operational stage), là giai đoạn có những tư tưởng trừu tượng

cao và có thể tưởng tượng ra các khả năng của thực tế. Giai đoạn này bắt

đầu từ tuổi 12.

Việc phát triển qua các giai đoạn mà Piaget đưa ra, thật ra cũng tùy

thuộc việc phát triển riêng biệt của từng nền văn hóa, của tình trạng khoa học

kỹ thuật và tùy thuộc sự phát triển của từng cá nhân.

Page 68: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Lawrence Kohlberg tiếp tục lối tiếp cận của Piaget, nhưng ứng dụng

vào việc tìm hiểu sự phát triển về mặt đạo đức. Ông đã phân ra các giai đoạn

tiền quy ước, là giai đoạn hành vi đạo đức của cá nhân chịu sự chi phối của

tiêu chuẩn thưởng phạt; giai đoạn quy ước là giai đoạn hiểu được sự đúng

sai theo luật lệ luật pháp; và giai đoạn hậu quy ước là giai đoạn cá nhân hiểu

được sự tương đối, phân biệt được luật pháp xã hội và các nguyên tắc đạo

đức. Lý thuyết của Kohlberg bị phê phán vì không chú trọng đến sự khác biệt

giữa các nền văn hóa, sự khác biệt về giới tính. Người ta cũng nhận thấy,

ngay ở các xã hội đã phát triển, nhiều người trưởng thành cũng chưa đạt tới

giai đoạn hậu quy ước trong nhận thức đạo đức như L. Kohlberg đã nêu ra.

Nghiên cứu sự khác biệt về nhận thức đạo đức theo giới tính, Carol

Gilligan nhận thấy nam giới phán đoán cái gì là đúng là sai thường dựa trên

quan điểm công bằng, đặt cơ sở trên những quy định chính thức, những

nguyên tắc trừu tượng trong khi nữ giới dựa trên trách nhiệm, sự chăm sóc

và phán đoán một tình huống từ góc độ quan hệ cá nhân và dựa trên sự trung

thành. Carol Gilligan giải thích sự khác biệt trên là do đời sống của nam giới

thường bị chi phối bởi những nguyên tắc khách quan của nơi làm việc, trong

khi cuộc sống của người phụ nữ thường gắn bó với vai trò làm vợ, làm mẹ và

làm người chăm sóc. Và C. Gilligan đặt câu hỏi có nên lấy những chuẩn mực

của nam giới để đánh giá mọi người không?

Công trình nghiên cứu của Carol Gilligan cho ta hiểu hơn về sự phát

triển của con người và lưu tâm đến khía cạnh giới khi thực hiện và đánh giá

một công trình nghiên cứu. Gilligan cho rằng những khác biệt của những

khuôn mẫu trên phản ánh điều kiện hóa về mặt văn hóa. Nếu vậy, với việc

phụ nữ càng ngày càng tham gia lao động ngoài xã hội, phán đoán đạo đức

giữa nam giới và nữ giới sẽ càng ngày càng có nhiều tương đồng.

C. Các giai đoạn và môi trường của quá trình xã hội hóa:

Nói chung, quá trình xã hội hóa diễn ra trong suốt cuộc đời của con

người, nhưng chúng ta có thể phân ra ba giai đoạn chính. Xã hội hóa lần thứ

nhất diễn ra trong gia đình kể từ khi đứa bé sơ sinh được dạy dỗ để trở thành

Page 69: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

một con người xã hội. Xã hội hóa lần hai khi đứa trẻ rời gia đình để đi học,

chịu sự tác động của học đường và nhóm bạn thân cùng tuổi (peer group). Và

xã hội hóa khi thành niên là quá trình qua đó cá nhân học những chuẩn mực

liên quan đến những vị trí xã hội mới, như vị trí của người chồng, người vợ,

của nhà báo, của nhà chính trị hay vị trí của người ông, của bà nội, bà

ngoại…

Trong các xã hội truyền thống, quá trình xã hội hóa chủ yếu xảy ra

trong gia đình, do đó tạo nên những nhân cách thuần nhất, nhưng trong xã

hội hiện đại nhiều nhân tố đóng góp vào quá trình xã hội hóa của cá nhân.

Gia đình là bối cảnh xã hội quan trọng nhất qua đó diễn ra quá trình xã

hội hóa của cá nhân. Gia đình chính là cái xã hội thu nhỏ mà lần đầu tiên cá

nhân được tiếp xúc, là nhóm sơ cấp đầu tiên góp phần hình thành nhân cách

của cá nhân. Chính thông qua gia đình mà cá nhân được học hỏi các chuẩn

mực, các giá trị mà xã hội đề cao. Mặc dù gia đình không hoàn toàn quyết

định sự phát triển của cá nhân, nhưng những nhân tố quan trọng nhất trong

nhân cách cá nhân như nhận thức về chính mình, thái độ, sở thích, tín niệm,

mục đích của cuộc sống…đại bộ phận đều được hình thành trong khuôn khổ

gia đình. Trẻ em không những được cha mẹ dạy bảo, mà chính bầu khí trong

gia đình, chính môi trường sống của gia đình để lại những dấu ấn sâu sắc lên

nhân cách trẻ, tác động đến cái nhìn về chính mình, về thế giới xung quanh

của trẻ em. Cũng chính trong gia đình mà trẻ em học hỏi vai trò về giới tính,

và sở đắc những vị trí, những vai trò xã hội do gia đình để lại. Đó là những vị

trí, vai trò chỉ định có liên quan đến giai cấp, tầng lớp xã hội, chủng tộc, tôn

giáo…Cách nuôi trẻ, dạy trẻ cũng tùy thuộc các nền văn hóa, tùy thuộc tầng

lớp xã hội. Như nghiên cứu của Melvin Kohn cho thấy các gia đình thuộc tầng

lớp lao động chân tay ở Mỹ có xu hướng dạy cho con những tính cách như

tuân thủ, kỷ luật, trong khi gia đình trung lưu dạy cho con cái tính khoan dung,

sáng tạo.

Rời gia đình, môi trường xã hội mà hầu hết các trẻ em tiếp xúc là

trường học. Trường học không chỉ dạy cho học sinh các kỹ năng để sau này

Page 70: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

đảm trách các vai trò trong xã hội, mà trường học truyền đạt những giá trị của

xã hội, đề cao lối sống chủ đạo của xã hội. Đây cũng là nơi các em lần đầu

tiên có kinh nghiệm về một tổ chức xã hội, về việc đánh giá con người không

phải trên quan hệ cá nhân, mà trên những tiêu chuẩn phổ quát hơn – ví như

tài năng trong việc học tập. Qua việc dạy và chọn các môn học, nhà trường

cũng củng cố những quan niệm về giới tính. Nhà trường như vậy thực hiện

chức năng hội nhập xã hội – như quan điểm của lối tiếp cận chức năng, và do

đó cũng củng cố việc duy trì nguyên trạng, như nhận định của lối tiếp cận

mâu thuẫn xã hội.

Khi bắt đầu rời khỏi gia đình, trẻ có thể tìm thấy, tiếp xúc những nhóm

trẻ cùng tuổi ở khu phố hay ở trường học. Nhóm bạn thân cùng tuổi là một

môi trường xã hội đặc biệt đối với trẻ em, bởi lẽ, khác với môi trường gia đình

và trường học, đây là lần đầu tiên các em được độc lập, thoát khỏi sự kiểm

soát và áp đặt của người lớn, do đó các em thường trao đổi những điều mà

các em thường không muốn chia sẻ với người lớn, ví như mode quần áo, sở

thích về âm nhạc, giải trí, những tò mò về tình dục…Do sự biến đổi nhanh

của xã hội nên những mối quan tâm của cha mẹ và con cái rất khác nhau,

người ta đã nói đến khoảng cách giữa các thế hệ. Ngày nay áp lực của nhóm

bạn thân cùng tuổi rất mạnh và trẻ em thường tuân thủ theo chuẩn mực của

nhóm để được chấp nhận. Tuy nhiên, nhóm bạn thân cùng tuổi thường chỉ có

ảnh hưởng lên những nguyện vọng trước mắt và ngắn hạn của thanh thiếu

niên, trong khi gia đình vẫn còn có ảnh hưởng lên các nguyện vọng, ước mơ

về lâu dài của lớp trẻ.

Ngày nay, với sự phát triển khoa học kỹ thuật, các phương tiện truyền

thông đại chúng có ảnh hưởng rất lớn lên ứng xử của thanh thiếu niên, nhất

là vô tuyến truyền hình. Người ta tính trung bình ở Mỹ mỗi gia đình mở ti vi

trung bình hơn bảy giờ mỗi ngày. Các trẻ chưa đến tuổi đi học mỗi ngày ngồi

nhiều tiếng đồng hồ trước vô tuyến truyền hình, một thứ “vú nuôi điện tử”

Nhiều thanh thiếu niên dành nhiều thì giờ xem ti vi hơn thời gian dành trao đổi

với cha mẹ. Dĩ nhiên, vô tuyên truyền hình đem lại nhiều lợi ích trong việc giải

Page 71: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

trí, giáo dục; nó cũng đem đến nhiều kiến thức về các nền văn hóa, về các

dân tộc, cũng gia tăng sự quan tâm của con người đến những vấn đề xã hội

trên thế giới. Nhưng mặt khác, các nhà xã hội học cho thấy có mối tương

quan giữa những chương trình ti vi đề cao bạo lực với những hành vi bạo lực

của người xem. Mặt khác, các phương tiện truyền thông đại chúng thường

sống nhờ quảng cáo, nhưng quảng cáo nhiều khi cũng tạo ra các nhu cầu giả

tạo và chúng điều kiện hóa nếp sống, nếp nghĩ của con người.

Môi trường làm việc, những đoàn thể chính trị và xã hội mà cá nhân

tham gia cũng là những nhân tố ảnh hưởng quá trình xã hội hóa.

Trong các môi trường trên cần phân biệt các môi trường sơ cấp và thứ

cấp và cũng phải thấy các môi trường trên đôi lúc cộng tác, đôi lúc cạnh tranh

nhau trong việc ảnh hưởng đến cá nhân.

Xã hội hóa là một quá trình phức tạp, là quá trình tương tác giữa các

yếu tố sinh lý, xã hội và cá nhân. Càng hiểu rõ cơ chế vận hành của xã hội

hóa, con người càng có nhiều tự do hơn trong ứng xử của mình.

II. KHUÔN MẪU HÀNH VI, VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ XÃ HỘI Xã hội và văn hóa tác động đến sự hình thành nhân cách và quá trình

xã hội hóa chính là quá trình con người học những phương thức để đóng các

vai trò trong xã hội. Vai trò của từng cá nhân được hình thành từ sự kết hợp

một số các hành vi, một số các khuôn mẫu hành vi.

A. Khuôn mẫu hành vi:

Những cách thức hành động, suy nghĩ được lập đi lập lại của chúng ta

mang một ý nghĩa nào đó thường được các nhà xã hội học gọi là khuôn mẫu

hành vi. Ví như mỗi sáng thứ hai học sinh phải chào cờ; ngày sóc ngày vọng

tín đồ đạo Phật đi đến chùa; việc ăn bằng đũa của người Việt Nam, hay ăn

bằng bốc tay phải của người Ấn Độ…Những hành vi trên có thể xem như là

những khuôn mẫu hành vi.

Page 72: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Khuôn mẫu hành vi là đơn vị nhỏ nhất cấu thành vai trò cấu thành các

định chế xã hội và đi xa hơn hình thành nên nền văn hóa. Các khuôn mẫu

hành vi được tổng quát hóa, tiêu chuẩn hóa để trở thành mẫu mực hướng

dẫn ứng xử của con người. Như vậy khuôn mẫu hành vi gồm các yếu tố: là

hành được lập đi lập lại bởi nhiều người, mang một nghĩa nào và như là mẫu

mực của ứng xử. Xã hội học không nghiên cứu hành vi dưới góc độ sinh lý,

mà đặt hành vi đó trong điều kiện xã hội, trong bối cảnh văn hóa của chúng.

Không phải mọi khuôn mẫu hành vi đều có tầm quan trọng như nhau.

Chính tính phổ quát, áp lực xã hội và giá trị xã hội là những tiêu chuẩn xác

định tầm mức ảnh hướng của từng khuôn mẫu hành vi. Sự phân biệt giữa

những cấm kỵ, phong tục, tập quán, tập tục… có được là nhờ dựa trên những

tiêu chuẩn trên.

B. Vai trò và vị trí xã hội:

Quá trình xã hội hóa là quá trình cá nhân học hỏi cách đóng các vai trò

mà mình đảm trách trong xã hội. Cũng có thể quan niệm một cách khác, mỗi

cá nhân hiện hữu trong xã hội chính là hiện hữu qua những vị trí và vai trò

trong tương quan với những người khác trong xã hội.

Bất cứ một tổ chức, một định chế nào đều cũng bao gồm một số vai trò.

Trong một xí nghiệp có vai trò của giám đốc, của các phó giám đốc, của các

trưởng phòng chuyên môn, của các tổ trưởng, của nhân viên, cho đến vai trò

của người gác dan…

Mỗi vai trò thường tương ứng với một vị trí xã hội nhất định do đó

người ta thường nhầm lẫn hai thuật ngữ này. Vị trí xã hội là một thế đứng

(position) của một cá nhân trong một nhóm, một đoàn thể đã được xã hội quy

định. Trong khi một vai trò là cách thế xã hội qui định một cá nhân phải ứng

xử như thế nào khi ở vào một vị trí xã hội cụ thể nào đó. Trong định chế gia

đình, cha, mẹ, con trai, con gái cậu, mợ… là những vị trí xã hội. Vai trò của

người mẹ là nuôi con, săn sóc cho con, đưa con đi học… Cho nên một người

mẹ mới sinh con ra, đem con bỏ vào cô nhi viện, là chưa thể hiện đúng vai trò

người mẹ.

Page 73: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Mỗi vai trò bao gồm, tập hợp một số khuôn mẫu hành vi nhất định. Có

những hành vi mà người đóng vai trò nào đó không thể không có được, đó là

những hành vi đòi hỏi. Người ta còn phân biệt những hành vi có thể chấp

nhận được, và những hành vi bị cấm đoán trong một vai trò (Fichter,1973).

Hành vi được đòi hỏi ở một giáo viên là phải lên lớp giảng dạy, giúp đỡ sinh

viên trong việc học tập. Ông ta/ cô ta có thể viết thư góp ý với Hội Liên hiệp

sinh viên ở trường về những công tác của hội. Đây là một hành vi có thể chấp

nhận được. Nhưng khi giáo viên xách động sinh viên, đập phá bàn ghế trong

lớp học thì đây là một hành vi hoàn toàn bị cấm đoán.

Vị trí xã hội là một khái niệm khách quan, độc lập với cá nhân và có tính

tương quan. Vị trí xã hội của một người thường đa dạng, tùy thuộc số nhóm

mà người đó tham gia trong đời sống xã hội. Nhưng trong các vị trí trên có vị

trí then chốt (key status) mà cá nhân thường đồng hóa mình. Mỗi vai trò

thường được định chế hóa và gắn liền với một khung cảnh nhất định. Vai trò

của ông bác sĩ là khám bệnh và chữa trị cho bệnh nhân. Trong phòng mạch,

ông ta có thể đề nghị bệnh nhân cởi áo quần để khám, nhưng trong một buổi

tiệc nếu có một bệnh nhân đến hỏi bệnh tình thì ông không thể đề nghị bệnh

nhân cởi quần áo như trong phòng mạch. Có nhiều vị trí xã hội của cá nhân

liên kết với nhau, ví như vị trí của người vợ, của người mẹ, của người nội trợ

thường liên kết trong vị trí của một người phụ nữ thành niên. Nhiều vị trí xã

hội đi theo một diễn trình và việc chuyển tiếp từ vị trí xã hội này sang vị trí xã

hội khác, nhất là với các vị trí xã hội gắn với giới tính, lứa tuổi, với chu kỳ của

đời sống – thường được đánh dấu bởi các nghi thức chuyển tiếp, như nghi lễ

hôn nhân chẳng hạn. Người ta còn phân biệt vị trí của cộng đồng với vị trí của

đoàn thể. Cuối cùng, trong thuật ngữ xã hội học Tây phương, thuật ngữ vị trí

xã hội đôi lúc đồng nghĩa với địa vị xã hội, có nghĩa là toàn bộ đánh giá của

xã hội về mặt uy tín, thế lực, trọng vọng… đối với một cá nhân.

Các nhà xã hội học đã đưa ra nhiều phân loại khác nhau về vai trò. Vai

trò cân xứng và không cân xứng, vai trò được chỉ định và vai trò thành đạt, vai

trò giản dị và vai trò phức tạp, vai trò chủ yếu và không chủ yếu, những vai trò

Page 74: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

theo bậc thang đánh giá của xã hội, vai trò phổ quát và vai trò đặc thù (T.

Parsons). Trong đó đáng chú ý là sự phân loại các vai trò được chỉ định

(ascribed role) và vai trò thành đạt (achieved role). Trong các xã hội truyền

thống, đơn giản (như xã hội nông thôn, xã hội nguyên thủy), ít có xung đột vai

trò vì các vị trí xã hội của cá nhân thường được quyết định từ khi sinh ra và

bởi truyền thống hơn là bởi những gì cá nhân đạt được do nỗ lực của mình.

Tục ngữ ta mới có câu: “Con vua thì lại làm vua…”. Các vị trí và vai trò được

chỉ định thường không thay đổi, do đó đòi hỏi xã hội cũng không đa dạng. Trái

lại trong xã hội hiện đại người ta đánh giá cao những vị thế do cá nhân đạt

được (vị thế và vai trò của nhà báo, của giáo sư đại học, của nhà chính trị…).

Trong xã hội hiện đại cá nhân có xu hướng muốn thành đạt trong các vị thế

nghề nghiệp và các vị trí khác trong cộng đồng, trong xã hội. Xã hội hiện đại

cố gắng san bằng những mâu thuẫn trong vị trí được chỉ định và vị trí thành

đạt bằng cách tạo ra những bình đẳng, như các biện pháp cưỡng bách trong

giáo dục chẳng hạn. Và nói một cách tổng quát, các phong trào xã hội đều

nhằm tới sự bình đẳng này.

Vai trò và văn hóa: Tuy cùng một vị trí xã hội, nhưng cách ứng xử,

những đòi hỏi của xã hội cũng thay đổi theo bối cảnh văn hóa của từng xã

hội. Ở một số dân tộc ít người Việt Nam, vai trò quyết định trong hôn nhân

của người con gái không tùy thuộc cha mẹ ruột mà tùy thuộc người cậu.

Thêm vào đó tuy cùng một vị trí xã hội, nhưng lối ứng xử trong vai trò của

từng cá nhân tùy thuộc cá tính, và sự nhận thức của cá nhân về vai trò mà

mình phải đảm nhận.

Vai trò và nhân cách:

Như chúng ta đã biết nhân cách là toàn bộ vai trò mà một cá nhân đảm

nhận, là một tổng thể về phương diện lối sống, tổng thể những lối ứng xử,

hành vi đã trở nên ổn định nơi cá nhân. Giữa nhân cách và vai trò có ảnh

hưởng biện chứng. Một nhân viên khi trở thành giám đốc không những chỉ có

những thay đổi trong vị thế và vai trò, mà nhân cách xem ra cũng có thể biến

đổi. Những vai trò trong nghề nghiệp cũng có thể thay đổi nhân cách, và mặt

Page 75: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

khác nhân cách cũng có thể là yếu tố thuận lợi hay ngăn cản việc đảm nhận

một vai trò. Vai trò xã hội cũng có thể phát triển một số đặc tính của nhân

cách cá nhân. Một nhân cách hướng ngoại thì dễ thích ứng với vai trò mậu

dịch viên và ngược lại vai trò mậu dịch viên có thể phát triển tính hướng ngoại

của nhân cách.

Xung đột vai trò và căng thẳng vai trò:

Sự căng thẳng vai trò (role strain) xuất hiện khi cá nhân cảm nhận

những yêu cầu mâu thuẫn trong vai trò hiện tại của mình hoặc không thể đáp

ứng những đòi hỏi của một vai trò mới. Ví như vai trò của người đốc công là

phải thỏa mãn đồng thời những yêu cầu của ban giám đốc và của công nhân.

Mặt khác thử nghiệm của S. Zuboff vào 1982, cho thấy việc sử dụng máy vi

tính trong việc kiểm soát công việc của công nhân có thể làm cho người đốc

công bớt căng thẳng, nhưng anh ta lại cảm thấy vai trò của mình không cần

thiết nữa. Việc không hoàn thành tốt vai trò cũng có thể gây căng thẳng. Một

người chồng thất nghiệp dễ rơi vào trạng thái u sầu vì cảm thấy mình không

đáp ứng những đòi hỏi của gia đình.

Mỗi cá nhân có thể có nhiều vai trò khác nhau, số lượng vai trò này tùy

thuộc số nhóm tham gia. Chính vì thế mà đôi lúc đã xảy ra xung đột giữa các

vai trò (role conflict). Một trong những xung đột vai trò thường thấy là xung đột

giữa vai trò trong đoàn thể sơ cấp và thứ cấp. Một người mẹ phấn đấu trong

công việc cơ quan có thể xao lãng công việc trong gia đình. Những lo âu

trong cuộc sống trong xã hội hiện đại xuất phát từ cố gắng của cá nhân nhằm

cân bằng sự xung đột giữa những vai trò khác nhau. Xung đột vai trò (role

conflict) xảy ra khi nhằm hoàn thành tốt một vai trò chúng ta phải hi sinh việc

hoàn thành tốt một vai trò khác. Ví như anh lính cứu hỏa khi chữa cháy ở khu

vực nhà mình ở có thể bỏ quên nhiệm vụ để chạy về xem gia đình mình có bị

ảnh hướng gì không (Killian, 1952).

Những kỳ vọng nơi vai trò (role expectations) và chế tài của xã hội:

Trong bất kỳ xã hội nào, người ta đều chờ đợi ở người cha, người mẹ,

người con những lối ứng xử thích hợp nào đó. Kỳ vọng nơi vai trò là những

Page 76: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

mong muốn, những đòi hỏi mà xã hội đã xác định khi cá nhân đứng vào một

vị thế nhất định. Với tư cách người lính, người ta mong đợi anh ta phải dũng

cảm trên chiến trận, kể cả hy sinh tính mạng nếu cần thiết.

Nhưng trong thực tế luôn có một khoảng cách giữa vai trò được kỳ

vọng và vai trò thực tế. Hầu như mọi người con gái đều được xã hội hóa để

trở thành một người phụ nữ đảm đang, nhưng trong thực tế có người không

biết nấu ăn hay nấu ăn dở, không biết thể hiện vai trò của một người vợ…

Sự kỳ vọng ở vai trò nếu không được đáp ứng sẽ bị sự chế tài của xã

hội, sự chế tài này mang hình thức nhẹ như sự khen chê của dư luận, nhưng

cũng có thể mang những hình thức chế tài nặng do pháp luật quy định trong

các xã hội hiện đại hay do tập quán pháp (droit coutumier) như trong các xã

hội cổ truyền.

Chế tài xã hội

Mức độ / Hình thức Nhẹ: Nặng:

Chính thức: Luật giao thôngLuật liên quan sự sống, sở

hữu

Không chính thức: Tập quán, tục lệ Cấm kỵ, phong tục

C. Những lý thuyết về vai trò và cơ cấu xã hội:

Khi đề cập đến cơ cấu xã hội (social structure) ta muốn nói đến sự phối

hợp các khuôn mẫu hành vi, vai trò hình thành nên những mối tương quan

giữa những cá nhân và giữa những đoàn thể trong xã hội.

Có thể nêu lên ba khuynh hướng lý thuyết chính liên quan đến vai trò

và cơ cấu xã hội. G.H. Mead, một trong các cha đẻ của thuyết tương tác biểu

tượng, là người chủ trương rằng vai trò là kết quả của một quá trình tương

tác mang tính chất học hỏi và sáng tạo. Bất cứ vai trò nào cũng nằm trong

tương quan với các vai trò khác. Các vai trò xã hội không phải bao giờ cũng

được thực hiện một cách cứng nhắt theo quá trình đã học hỏi được từ quá

trình xã hội hóa, ngược lại chúng thành hình trong một diễn trình mặc cả với

Page 77: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

các vai trò khác. Xã hội chỉ tạo ra một khung cơ cấu tổng quát trong đó cá

nhân có thể hình thành những “bài bản” riêng tùy theo nhận thức và cách ứng

xử riêng. Theo khuynh hướng lý thuyết này, xã hội của cá nhân được “xây

dựng” tùy theo nhận thức của cá nhân về chính mình và về những người

khác và tùy theo phương cách cá nhân đáp ứng lại những nhận thức đã hình

thành.

Nghiên cứu cơ cấu xã hội và cách vận hành của chúng là sở trường

của trường phái chức năng. R.Linton, người đầu tiên đã đưa ra sự phân loại

vị trí chỉ định và vị trí sở đắc, quan niệm vai trò là những lối ứng xử đã được

qui định sẵn và áp đặt tương ứng với những vị trí xã hội nhất định. Trường

phái này cho rằng cơ cấu xã hội qui định hành động của cá nhân và nói rộng

ra qui định cuộc sống của cá nhân. Ở phương diện nào đó, cuộc sống của

mỗi cá nhân bị qui định bởi vị trí khác nhau và các định chế xã hội qui định lối

ứng xử hằng ngày của chúng ta. Ví như, khi ta nói rằng một người phụ nữ, ở

lứa tuổi trung niên, theo đạo Phật, có chồng và ba con, tất nhiên ta đã nói đến

phần nào những nếp suy nghĩ, những lối ứng xử của người phụ nữ này.

Tuy nhiên trong thực tế, với những vị trí khác nhau, người phụ nữ này

có rất nhiều tự do khi đóng những vai trò khác nhau của mình, và ngay cả

người phụ nữ này có thể ứng xử hoàn toàn ngược lại với những vai trò mà xã

hội đã qui định. Như vậy, trường phái chức năng chưa đề cập đầy đủ về

những khía cạnh phức tạp trong ứng xử của con người.

Những bế tắc của trường phái chức năng đã dẫn các nhà xã hội học

đến việc đặt vấn đề: sự xung đột giữa các vị trí, các vai trò có dẫn đến việc

thay đổi các định chế xã hội không. Lý thuyết mâu thuẫn xã hội cho rằng

những thái độ có ý thức của cá nhân trước hoàn cảnh sống, và những cơ cấu

xã hội trong đó cá nhân tham gia có ảnh hưởng lớn đến cách ứng xử của cá

nhân, và ảnh hưởng đến cách vận hành của xã hội. Như khi người công nhân

bắt đầu nhìn lại một vài khía cạnh cuộc sống của mình, khi anh ta/ chị ta bắt

đầu nhận thấy những sự bất công, phân biệt đối xử, sẽ phản ứng, chống đối

và có thể có những người khác tạo nên một phong trào xã hội và có thể liên

Page 78: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

kết với những phong trào khác rộng lớn hơn nhằm thay đổi cấu trúc xã hội

hiện có. Như vậy lý thuyết mâu thuẫn cho thấy những hành động của cá nhân

không hoàn toàn bị qui định bởi vị trí của cá nhân trong các định chế xã hội,

nhưng mặt khác các hành động của cá nhân có thể biến đổi cơ cấu xã hội.

Có lẽ chúng ta nên nhìn các trường phái trên, các khuynh hướng lý

thuyết trên như là những lối giải thích khác nhau về cơ cấu xã hội và về biến

chuyển xã hội. Dĩ nhiên trong thực tế, cũng có những khác biệt cơ bản giữa

những lý thuyết này. Lý thuyết chức năng cho rằng xung đột vai trò là cơ hội

để các định chế tự điều chỉnh hòng giải quyết những mâu thuẫn, ví như việc

tổ chức các nhà trẻ là nhằm giúp người phụ nữ tham gia các công việc ngoài

xã hội đồng thời vẫn có thể chăm sóc cho con cái. Mặt khác, những lý thuyết

mâu thuẫn có khuynh hướng xem xung đột vai trò như là dấu hiệu của những

mâu thuẫn lớn hơn giữa những giai cấp trong xã hội. Như vậy những lý thuyết

mâu thuẫn chú trọng và tiên đoán những biến đổi xã hội trong dài hạn hơn là

những thay đổi nhỏ trong các định chế cá biệt.

Chương 5. TỔ CHỨC XÃ HỘI (Social organizations)

Để thực hiện các mục tiêu chung trong cuộc sống, con người phải liên

kết lại với nhau, hình thành nên các tổ chức. Khái niệm tổ chức xã hội nhằm

chỉ tất cả các loại hình tập hợp, liên kết các cá nhân nói trên. Do đó, xã hội

hiện nay bao gồm vô vàn các nhóm, các tổ chức với nhiều loại hình và qui mô

khác nhau.

I. NHÓM XÃ HỘI Nhóm là tập hợp những con người có những hành vi tương tác nhau,

trên cơ sở những kỳ vọng chung có liên quan đến lối ứng xử của những

người khác. Như vậy, mỗi nhóm đều có cơ cấu xã hội riêng bao gồm một số

vị trí và vai trò nhằm thực hiện những mục tiêu cụ thể. Trong ý nghĩa này,

Page 79: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

những người đứng hóng mát dọc bờ sông Sài gòn không phải là một nhóm

theo thuật ngữ xã hội học (nhưng họ hình thành các đám đông – một khái

niệm khác trong xã hội học – mà chúng ta sẽ đề cập trong chương 9).

Một trong những phân biệt quan trọng trong nghiên cứu nhóm là sự

phân biệt nhóm sơ cấp (groupe primaire) và nhóm thứ cấp (groupe

secondaire). Theo C.H. Cooley, nhóm sơ cấp có những đặc tính: có qui mô

nhỏ, có những quan hệ trực diện với nhau, có sự cộng tác, có những mục tiêu

chung và có tính cách thân mật, gắn với tình cảm yêu thương. Gia đình, bạn

bè, nhóm đồng nghiệp tại nơi làm việc, và có thể cả những nhóm thể thao,

các nhóm nhỏ trong quân đội… đều có thể liệt kê vào nhóm sơ cấp. Tóm lại,

trong nhóm sơ cấp ta có thể biểu lộ tình cảm mà không sợ các thành viên

khác rút ra khỏi nhóm.

Cooley đã nêu lên định nghĩa về nhóm sơ cấp vào đầu thế kỷ (1909),

do đó định nghĩa này ngày nay cần ít nhiều sửa đổi. Khái niệm quan hệ trực

diện hơi mơ hồ, có thể gây nhầm lẫn. Có những nhóm sơ cấp vẫn giữ được

tình đoàn kết mặc dù không có quan hệ diện đối diện. Ví như có những gia

đình, dòng họ vẫn giữ được mối dây liên hệ bà con thân mật dù ở xa nhau

(Sheila Klatzky.) Ngày nay sự phát triển của bưu điện, của thông tin cho phép

con người thu ngắn khoảng cách không gian. Thứ đến, sự thân mật mà

Cooley đề cập không phải bao giờ cũng là những cảm xúc tích cực, mà đôi

lúc còn là giận dỗi, ghen tuông…Dù sao trong các nhóm sơ cấp chúng ta

không bắt gặp một thái độ dửng dưng, bàng quan.

Nhóm thứ cấp có thể bao gồm nhiều người hơn, quan hệ trong nhóm ít

liên quan đến nhân cách, đến cá tính của các thành viên, thường có mục đích

hạn chế, các mối quan hệ kéo dài trong một thời gian nhất định, tương quan

trong nhóm thường dựa trên một thỏa ước chung – có tính cách thành văn

hay bất thành văn. Các tổ chức, các hiệp hội là các đoàn thể thứ cấp.

Bằng phương pháp loại hình lý tưởng của M. Weber chúng ta có thể

phân ra hai loại hình nhóm như sau (Bảng 5.1). Nhưng trong thực tế của cuộc

sống, có thể có những nhóm có đặc điểm của cả hai loại hình. Một cách tổng

Page 80: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

quát, ở những vùng nông thôn, thị trấn nhỏ các mối quan hệ sơ cấp còn quan

trọng hơn ở các vùng đô thị rộng lớn – trừ trường hợp các nhóm dân tộc thiểu

số và các cộng đồng tôn giáo sống gần nhau ở đô thị. Nhìn trên bình diện

toàn cầu, ở các xã hội tiền công nghiệp, đặc biệt là ở vùng nông thôn, các

quan hệ sơ cấp vẫn còn trội yếu, trong khi ở các xã hội công nghiệp phát triển

các mối quan hệ thứ cấp phổ biến hơn.

Bảng 5.l: Tóm tắt một số đặc trưng của nhóm sơ cấp và thứ cấp

Nhóm sơ cấp Nhóm thứ cấp

* Tính chất của các

quan hệ:- định hướng cá nhân - định hướng mục tiêu

* Thời gian của các

mối quan hệ:- thường là dài hạn - thay đổi, thường là ngắn hạn

* Quy mô của mối

quan hệ:

– rộng, thường bao

gồm nhiều hoạt động

– hạn chế, chỉ liên quan đến

một số hoạt động

* Nhận thức của cá

nhân về các mối

quan hệ:

- xem các mối quan hệ

tự thân là mục đích

– xem các mối quan hệ như là

những phương tiện cho một

mục đích

* Ví dụ điển hình:– gia đình; nhóm bạn

thân– nhóm đồng nghiệp, lớp học

Về mặt tổ chức xã hội, cấp độ trung gian giữa nhóm sơ cấp và các định

chế lớn hơn ở tầm mức quốc gia là các cộng đồng (community). Người ta

thường phân ra các cộng đồng có tính cách lãnh thổ và các cộng đồng không

có tính cách lãnh thổ (territorial, nonterriorial). Cả hai loại cộng đồng này là sự

tập hợp các nhóm sơ cấp và thứ cấp. Nhưng cộng đồng có tính lãnh thổ bị

quy định bởi ranh giới địa lý, được hình thành trên tính lân cận, tính láng

giềng. Một cuộc nghiên cứu của H. Gans và B. Berger cho thấy sự lân cận là

điều kiện tốt cho việc hình thành các nhóm sơ cấp. Trong khi cộng đồng

không có tính cách lãnh thổ là hệ thống, là mạng lưới những hiệp hội được

Page 81: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

hình thành nhằm thực hiện một số mục tiêu chung, như mạng lưới các hiệp

hội theo nghề nghiệp.

Những nhóm được hình thành trên cơ sở lân cận có thể được hội nhập

vào các mạng lưới rộng hơn vượt các ranh giới địa lý. Một yếu tố quan trọng

trong việc hình thành mạng lưới là sự phân biệt trong–nhóm và ngoài–nhóm

(ingroup, outgroup). Sự phân biệt đó có thể dựa trên bất cứ tiêu chuẩn nào,

nhưng thường là các yếu tố chủng tộc, lợi tức, và tôn giáo. Trong các khu gia

cư đôi lúc trẻ em phân ra các nhóm ở chung cư hay ở khu villa; học sinh phân

ra các nhóm học trường công hay trường tư. Sự phân biệt trong nhóm và

ngoài nhóm đôi lúc tạo ra khó khăn cho các đoàn thể thứ cấp trong việc lôi

kéo thành viên từ cả hai nhóm. Trong một cộng đồng, nếu có những sự phân

biệt như vậy, các nhóm sẽ theo các đảng phái khác nhau, hay hình thành các

phe phái khác nhau trong cùng một đảng phái, trong cùng một đoàn thể.

Phân tích mạng lưới xã hội (social network analysis): Việc nghiên cứu

người nào, đoàn thể nào liên kết với ai, với đoàn thể nào, lý do của chọn lựa,

ảnh hưởng của sự chọn lựa đó, được gọi là phân tích mạng lưới xã hội. Một

trong các tác giả đầu tiên chủ trương và sử dụng kỹ thuật phân tích này là

nhà phân tâm học Jacob Levy Moreno. Ông đã gọi phương pháp này là “trắc

lượng học xã hội” (sociométrie), với ý đồ lớn lao là đo lường tất cả những gì

có thể đo lường trong xã hội học. Ngày nay, người ta áp dụng kỹ thuật này để

tìm hiểu các mối quan hệ trong các nhóm nhỏ (thích ai, không thích ai…). Các

mối quan hệ đó thường được biểu diễn bằng các ma trận. Ta lấy một thí dụ,

trong một nhóm nhỏ gồm 5 sinh viên của lớp học, ta đặt câu hỏi: “Anh chị

thích ai nhất trong nhóm này?”, “Anh chị thích làm việc với ai nhất?” Ta có thể

biểu diễn các mối quan hệ đó bằng ma trận trắc lượng học sau đây (1 = được

chọn, 0 = không được chọn):

Thông Hồng Huy Thạch Mai

Thông 0 0 0 0 1

Hồng 0 0 0 0 1

Page 82: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Huy 0 0 0 1 0

Thạch 0 0 1 0 0

Mai 1 1 0 0 0

Tổng cộng: 1 1 1 1 2

Hồng « Mai « Thông Huy « Thạch

Qua ma trận trên ta biết người nào được ưa thích nhất và người nào ít

được thích nhất trong nhóm và ta cũng có thể vạch ra cơ cấu các mối quan

hệ trong nhóm.

Người ta cũng đã ứng dụng loại phân tích này để tìm hiểu lý do tại sao

một người đã tham gia các đoàn thể khác nhau và cũng có nhà xã hội học áp

dụng phương pháp này để mô tả sự vận hành của thế giới tài chánh phức

tạp.

II. CÁC LÝ THUYẾT VỀ NHÓM Trên đây chúng ta tìm hiểu về nhóm dưới góc độ sinh thái và các sự

phân loại của chúng, về các loại hình nhóm xen cài với nhau như thế nào.

Nhưng trong thực tế, các nhóm vận hành ra sao?

1. Lý thuyết tương tác biểu tượng:

Lý thuyết này chú trọng vấn đề các thành viên trong nhóm nhỏ quan

tâm và uốn nắn các qui tắc tác phong như thế nào để diễn đạt, thể hiện tính

cách của mình, và các cá nhân đã định nghĩa một tình huống, gán cho một

tình huống một ý nghĩa khác với thông lệ như thế nào. Simmel đặc biệt chú

trọng đến các nhóm nhỏ hai người (dyads), ba người (triads), vì theo ông, qua

những tác động hổ tương trong các nhóm nhỏ đó, cá nhân thực sự phát triển

vai trò và thể hiện cá tính khi thực hiện vai trò của mình. Các nhà xã hội học

thuộc trường phái này nghiên cứu sự tương tác qua mọi khía cạnh của ứng

xử: ngôn ngữ bằng lời; điệu bộ, cử chỉ, những biểu hiện vô ngôn, những cảm

xúc, đến cả khoảng cách giữa người này và người khác trong giao tiếp.

Page 83: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Cuộc nghiên cứu của David Sudnow (1967) về tác phong của các bác

sĩ tại phòng cấp cứu cho thấy rằng việc nhận định khác nhau về một tình

huống của các thành viên trong một nhóm đưa đến những mô thức ứng xử

khác nhau trong hành vi của nhóm. Một nhà xã hội học theo trường phái chức

năng có lẽ không để ý đến những khác biệt trong tác phong của các bác sĩ,

bởi lẽ họ cho rằng hành vi đã được qui định bởi vị trí và vai trò, chứ không bởi

việc giải thích, việc nhận định về chính hoàn cảnh. Ngược lại, những nhà xã

hội học theo trường phái tương tác đặc biệt chú trọng đến những thay đổi

trong hành vi nhằm quan sát con người trong các nhóm đã thích ứng thế nào

trong các tình huống khác nhau và quan sát những phương cách tế nhị họ

dùng để giao tiếp với nhau.

Một lối tiếp cận của trường phái này là lối tiếp cận đóng kịch

(dramaturgical approach). Lối tiếp cận này xem sự tương tác như thể đang

diễn ra trên sân khấu và qua các màn diễn. Những sách lược được dùng để

dựng nên một sân khấu theo những ý đồ được gọi là xử lý ấn tượng

(impression management). Một giáo viên trước khi bước vào lớp học sửa lại

tác phong và thay đổi nét mặt, để tạo ra một khung cảnh thích hợp cho việc

học tập. Nhiều khung cảnh xã hội (khách sạn, quán ăn, nghĩa trang, nơi thờ

tự…) đòi hỏi ta phải thay đổi hành vi khi chúng ta xuất hiện ở “tiền cảnh” hay

ở “hậu trường”. Các hành vi xung đột thường xảy ra ở hậu trường (ví như

trường hợp một cặp vợ chồng đang giận nhau và có bạn đến thăm).

Một lối tiếp cận khác của lý thuyết này được gọi là phương pháp luận

dân tộc học (ethnomethodology). Phương pháp này chú trọng đến các

phương thức được dùng để hiểu lối ứng xử của một người khác, chú trọng

đến những qui tắc nằm bên dưới các hành vi, đồng thời chi phối sự tương tác

trong nhóm (ví dụ những khuôn mẫu khi nói điện thoại, khi chào hỏi…).

2. Thuyết cơ cấu chức năng:

Trong khi trường phái tương tác đặt những vấn đề như: trong các nhóm

chúng ta giao tiếp với nhau như thế nào, làm thế nào để người khác hiểu

được ý nghĩa mà chúng ta muốn truyền đạt và trong quan hệ trong nhóm

Page 84: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

chúng ta dùng những kỹ năng như thế nào để phục vụ mục tiêu của chúng ta,

thì ngược lại theo trường phái chức năng, bản chất của quan hệ trong nhóm

được xác định bởi những chờ đợi, những kỳ vọng của xã hội. Sự tương tác

trong nhóm có thể giải thích bởi vị trí, vai trò của các thành viên trong nhóm.

Như nghiên cứu của Elton Mayo ở Hawthorne cho thấy, đôi lúc cá nhân

không thể vượt qua những qui định của nhóm. Mặt khác sự tương tác trong

nhóm được giải thích bởi chức năng mà nhóm được chờ đợi thực hiện trong

một cơ cấu xã hội rộng lớn hơn. Người đốc công chẳng hạn không được

hoàn toàn đứng về phía ban giám gốc, vì như vậy sẽ bị công nhân tẩy chay

và ngược lại.

3. Các lý thuyết mâu thuẫn:

Các lý thuyết này xem việc cạnh tranh, mâu thuẫn, xung đột trong nhóm

và giữa các nhóm đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành cơ cấu

xã hội. Nhà xã hội học Simmel chỉ ra rằng xung đột là một yếu tố quyết định

quy mô, cơ cấu và chức năng của nhóm (ví như qui mô gia đình và sự xung

đột) Robert Michels nhấn mạnh khuynh hướng các tổ chức chính thức

thường bị cai trị bởi một nhóm nhỏ các lãnh tụ, mà ông ta gọi là “qui luật

muôn đời của thiểu số trị” (iron law of oligarchy). Qui chế của các nghiệp

đoàn, các đảng phái chính trị thường đề cao nguyên tắc dân chủ, nhưng trong

thực tế một thiểu số lãnh đạo ở các vị trí then chốt muốn nắm giữ và gia tăng

quyền hành, nên đi ngược lại quá trình dân chủ. Lewi Coser quan sát và thấy

rằng sự mâu thuẫn trong nhóm có thể đem lại những kết quả tốt. Ví như trong

một xí nghiệp những đòi hỏi của công đoàn có thể đem lại việc tăng lương,

cải thiện đời sống của công nhân. Và mặt khác ban giám đốc có thể cải thiện

các phương tiện kỹ thuật của nhà máy để tránh việc tăng thêm công nhân,

đồng thời cũng tránh luôn các đòi hỏi của họ. Lý thuyết của Coser xem ra

tránh được những cực đoan của lý thuyết chức năng chỉ nhấn mạnh đến trật

tự của các vị trí và vai trò, và những cực đoan của các lý thuyết xung đột khác

chỉ nhấn mạnh việc đấu tranh giành quyền lực trong các tổ chức xã hội.

Page 85: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

III. NĂNG ĐỘNG NHÓM (group dynamics):Năng động nhóm là một bộ môn nghiên cứu về sự vận hành nội tại của

nhóm. Cơ cấu, sự lãnh đao, truyền thông trong nhóm là những nội dung

thường được đề cập trong bộ môn này.

1. Cơ cấu xã hội của nhóm:

Vấn đề được năng động nhóm quan tâm đầu tiên là vấn đề lãnh đạo

trong nhóm. Thông thường người ta quan niệm người lãnh đạo trong nhóm

phải hội đủ một số phẩm chất nào đó về mặt đạo đức và tâm lý. Những

nghiên cứu về nhóm cho thấy rằng, thật ra điều quan trọng không chỉ là tính

cách của người thủ lĩnh trong nhóm, mà là vai trò xã hội của anh ta. Người

thủ lĩnh không chỉ là người nắm bắt được các tâm tư và nguyện vọng của các

thành viên, mà là người thấu đáo mục tiêu của nhóm và biết cách vận động

các thành viên thực hiện mục tiêu. Ngày nay, người ta đi đến việc quan niệm

lãnh đạo như là một quá trình tập thể qua đó mọi thành viên trong tổ chức đều

được thông tin và có thể đóng góp ý kiến vào việc đưa ra các quyết định

chung.

Tính chất của sự lãnh đạo trong nhóm cũng ảnh hưởng đến hiệu suất

hoạt đông, đến ý thức kỷ luật, đến tâm lý của các thành viên trong nhóm. Như

cuộc nghiên cứu về ba kiểu lãnh đạo: dân chủ, độc đoán và thả lỏng (laissez–

faire leaders) – mà Lippitt và White đã tiến hành cho thấy.

Nghiên cứu về nhóm nhỏ cho thấy rằng có khuynh hướng phát triển hai

loại thủ lĩnh: thủ lĩnh nhiệm vụ (task leader) có chức năng thực hiện các mục

tiêu của nhóm và thủ lĩnh tình cảm (socioemotional leader) có nhiệm vụ tạo ra

một tình cảm tích cực trong nhóm, giảm sự căng thẳng bằng khôi hài, bằng

cách động viên hay quan tâm đến những vấn đề tâm lý của các cá nhân trong

nhóm. Mối quan hệ giữa thủ lĩnh nhiệm vụ với các thành viên có tính cách thứ

cấp, anh ta/ chị ta có thể ra lệnh, đưa ra các biện pháp kỷ luật nếu các thành

viên không hoàn thành những nhiệm vụ được giao. Trong thực tế đôi khi hai

vai trò này được thực hiện bởi một người nhưng thông thường có một sự

phân công không chính thức giữa hai loại thủ lĩnh này (như nghiên cứu của

Page 86: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Bales và Slater về nhóm 6 sinh viên đã cho thấy). Việc phân biệt hai loại hình

lãnh đạo này trong một nhóm xã hội còn biểu hiện ngay cả trong gia đình

truyền thống, nhất là trong gia đình Việt Nam chịu ảnh hưởng của Nho giáo.

Ở đó vai trò của người cha là đi kiếm tiền, quyết định những công việc lớn

trong gia đình, thi hành kỷ luật.Trong khi vai trò của người mẹ thiên về tình

cảm, cố gắng giữ gìn sự hòa thuận trong gia đình. Do đó người con thường

kính trọng cha mình và gần gũi với mẹ mình hơn trong các mối quan hệ cá

nhân.

Vấn đề truyền thông trong nhóm cũng thu hút sự chú ý của nhiều nhà

nghiên cứu. Các loại hình truyền thông một chiều hay nhiều chiều cũng tùy

thuộc cấu trúc của nhóm, tùy thuộc tính chất của sự lãnh đạo trong nhóm và

tùy thuộc mục tiêu, chức năng hoạt động của nhóm.

Các nghiên cứu của K. Lewin, Lasswell, Riley lại cho thấy nhóm có vai

trò quan trọng trong truyền thông.

2. Nhóm qui chiếu và thái độ của cá nhân:

Một lãnh vực quan trọng trong nghiên cứu nhóm nhỏ đó là nghiên cứu

xem những quyết định đưa ra chịu ảnh hưởng của người nào – những người

quy chiếu (relevant others) – là những người mà ta kính trọng và bắt chước

hành vi của họ. Những phương cách theo đó người ta ảnh hưởng đến thái độ

và ứng xử của người khác thường được mô tả dưới thuật ngữ “nhóm quy

chiếu” (groupe de référence). Thuật ngữ này nhằm chỉ một nhóm mà cá nhân

dùng như là một khuôn khổ quy chiếu cho sự đánh giá về mình và cho việc

hình thành các thái độ, các lối ứng xử. Cuộc nghiên cứu của Theodore

Newcomb (1952) về các sinh viên đại học Bennington cho thấy các sinh viên

có khuynh hướng bảo thủ thường lập thành nhóm với nhau, và họ cũng

thường trở về thăm gia đình hơn những sinh viên khác. Nhưng các năm sau

họ thay đổi thái độ cho phù hợp với sinh viên ở trường, hoặc họ theo nhóm

các sinh viên tiến bộ hoặc họ theo các nhóm phân biệt chủng tộc.

Người ta có thể ứng dụng khái niệm nhóm quy chiếu vào việc nghiên

cứu thị trường, vào việc tìm kiếm các thủ lĩnh hướng dẫn dư luận (các tạp chí

Page 87: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

chuyên môn; những nhà bình luận…). Lý thuyết của E. Katz và P. F.

Lazarsfeld về “ hai bước trong truyền thông” (two–steps flow of

communication) cho thấy truyền thông đại chúng không ảnh hưởng trực tiếp

lên đám đông, mà thường thông qua các thủ lĩnh hướng dẫn dư luận (opinion

leader).

Cuối cùng phải phân biệt nhóm quy chiếu với nhóm sơ cấp. Nhóm sơ

cấp có thể là một trong các nhóm quy chiếu, nhưng nhóm quy chiếu đa dạng

hơn và thường gắn với những nhóm có liên quan đến các vị thế trong xã hội

(status group). Nhóm quy chiếu có thể có ảnh hưởng đến hành vi trong tương

lai hơn là ứng xử hiện nay của một người nào đó.

IV. CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC CÓ QUY MÔ LỚN Tổ chức chính thức (formal organization) được định nghĩa là những

nhóm xã hội có quy mô lớn, phức tạp trong đó những hệ thống quy tắc, chuẩn

mực, vị trí và vai trò đều xác định rõ ràng và thông thường được quy định

thành văn. Hệ thống quy tắc và chuẩn mực đó quy định tương quan của mỗi

thành viên với người khác và các điều kiện trong đó các tương quan này

được duy trì. Trong khi tổ chức hay kết cấu phi chính thức là các nhóm

thường đồng ý về các quy tắc, về các vị trí xã hội có tính cách bất thành văn,

ví như nhóm những công nhân của Phòng Lắp ráp điện trong nghiên cứu của

Mayo, họ đã tự đặt ra những chuẩn mực một cách phi chính thức.

Bảng 52: So sánh các nhóm có quy mô nhỏ và các tổ chức chính thức

Nhóm có quy mô nhỏ Tổ chức chính thức

Hoạt động:Các thành viên thường có

những công việc giống

nhau

Các thành viên thường làm

những công việc khác nhau và

chuyên môn hóa cao

Thứ bậc:Không có hay không

được quy định chính thức

Xác định rõ, tương ứng với chức

vụ

Page 88: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Chuẩn mực:Thực hiện không chính

thức những chuẩn mực

tổng quát

Xác định rõ bởi những quy định

và luật lệ.

Tiêu chí chọn các thành

viên:

Thường dựa trên tình

cảm cá nhân hay do quan

hệ thân thuộc

Dựa trên kỹ năng chuyên môn

nhằm thực hiện những công việc

được chỉ định

Quan hệ:Thay đổi, điển hình sơ

cấp

Điển hình thứ cấp

Truyền thông:

Diện đối diện Thường chính thức và bằng văn

bản

Tiêu điểm: Hướng về con người Hướng về công việc

Dựa trên mối quan hệ giữa một tổ chức và các thành viên của mình, A.

Etzioni đã phân ra ba loại hình các tổ chức chính thức: các tổ chức quy phạm

là những tổ chức có mục đích mà các thành viên tin tưởng là có giá trị đạo

đức. Các thành viên gia nhập các tổ chức này để thỏa mãn những kỳ vọng

của cá nhân, để có được uy tín xã hội hơn là vì mục tiêu tiền bạc. Cũng chính

vì lý do này mà người ta còn gọi đây là những hiệp hội tự nguyện. Hiệp hội tự

nguyện (volontary association) lại một tổ chức chính thức mà các thành viên

đeo đuổi cùng những lợi ích chung và đi đến những quyết định chung qua

một quá trình có tính cách dân chủ. Các tổ chức tương trợ, các tổ chức của

tôn giáo, các đảng phái chính trị…thường là những tổ chức tự nguyện. Trong

một cộng đồng thường chỉ một thiểu số tham gia những tổ chức tự nguyện.

Các tổ chức cưỡng bức là các tổ chức có mục đích trừng phạt (nhà tù,

trường trại cải tạo) hay chữa trị (bệnh viện tâm thần) cho các thành viên của

mình bằng cách cô lập một thời gian nhằm buộc họ thay đổi thái độ và hành vi

của mình.

Và cuối cùng, các tổ chức duy lợi (utilitarian organization) là các tổ

chức nhằm đem là các lợi ích vật chất cho các thành viên của mình. Đó là

trường hợp các cơ quan, công ty, xí nghiệp. Dưới quan điểm của một người

Page 89: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

trong vị trí nhất định, một tổ chức có thể mang một trong ba danh nghĩa nói

trên.

Tổ chức chính thức đã tồn tại hàng ngàn năm trong lịch sử. Nhưng do

đặc tính của các xã hội tiền công nghiệp, ví như khuôn mẫu văn hóa có định

hướng quay về quá khứ, muốn duy trì trật tự “tiền định”, các tổ chức chính

thức trong xã hội cổ truyền tỏ ra kém hiệu quả. Chỉ từ khoảng vài thế kỷ trở lại

đây, đặc biệt và với sự xuất hiện của vũ trụ quan duy lý bắt đầu từ cuộc cách

mạng công nghiệp, theo M. Weber, các tổ chức chính thức mang tính bàn

giấy (bureaucracy) xuất hiện và càng ngày càng phổ biến ở châu Âu và Bắc

Mỹ.

Tổ thức mang tính thư lại hay quan liêu (bureaucracy) là một mô hình tổ

chức được thiết kế một cách duy lý, nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm

vụ phức tạp. Để tăng tính hiệu quả của tổ chức, theo M. Weber, tổ chức có

tính thư lại có những đặc điểm sau:

1) chuyên môn hóa: mỗi cá nhân làm những nhiệm vụ có tính chuyên

môn cao

2) thứ bậc trên dưới của các chức vụ: cấp trên giám sát cấp dưới

3) quy định và luật lệ: mọi hoạt động và vận hành của tổ chức đều

được quy định rõ ràng, có thể tiên đoán được

4) chuyên môn kỹ thuật: tuyển chọn và giám sát nhân viên dựa trên

chuyên môn kỹ thuật chứ không dựa trên quan hệ thân thuộc, quen biết

5) quan hệ khách quan, không có tính riêng tư

6) thông tin chính thức và bằng văn bản

Trên đây chỉ là những đặc tính lý tưởng của tổ chức bàn giấy, trong

thực tế những đặc điểm này có thể bị thay đổi bởi những cơ cấu phi chính

thức trong tổ chức. Mặc dù vậy, Max Weber còn nhận thấy sự gia tăng và

phát triển của các tổ chức thư lại là đặc điểm của các xã hội công nghiệp hiện

đại.

Page 90: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Tính khách quan, quan hệ không riêng tư là thế mạnh của tổ chức bàn

giấy, nhưng đồng thời chúng cũng làm cho hành vi của con người trở nên

máy móc, phi nhân bản vì không xét đến những hoàn cảnh, những nhu cầu

độc nhất và cá biệt.

Tổ chức có tính thư lại còn làm cho cá nhân cảm thấy bị tha hóa, bị

vong thân. Hay nói như M. Weber, cá nhân cảm thấy mình như con ốc vít bất

lực trong guồng máy khổng lồ. Tổ chức thay vì phục vụ con người, con người

lại đi làm nô lệ cho tổ chức (Macionis & Plumer, 1997: 193).

Một trong những hậu quả khác của việc gia tăng bộ máy thư lại trong

các xã hội hiện đại là khả năng cá nhân sẽ không còn đảm nhận hoàn toàn

trách nhiệm cho những hành vi của mình. Một cuộc nghiên cứu về việc tuân

thủ quyền lực – qua một cuộc thử nghiệm – đã dẫn nhà xã hội học Stanley

Milgram đến việc tìm hiểu khả năng của con người khi cưỡng lại sức ép nhằm

thực hiện các mệnh lệnh mà cá nhân họ không chịu trách nhiệm, và cũng

nhằm để chứng minh tính cách máy móc, xu hướng phi nhân trong các quyết

định của tổ chức thư lại. Milgram cũng nhận thấy việc phản kháng uy quyền

có khả năng xảy ra hơn khi cá nhân có sự hổ trợ của người khác. Những

cuộc nghiên cứu khác cũng cho thấy việc gắn bó với các bộ máy thư lại càng

lớn hơn khi có những ràng buộc mạnh mẽ trong các nhóm sơ cấp.

Theo R. Merton, những ảnh hưởng của các tổ chức bàn giấy lên trên

cá nhân bao gồm việc tạo ra những nhân cách bàn giấy có xu hướng theo

những ứng xử nệ nghi thức (ritualist). Theo Laurence Peter, các tổ chức bàn

giấy có xu hướng thăng trật cá nhân đến một trình độ mà họ không còn có

khả năng. Cũng vậy, Parkinson cho rằng khuynh hướng của con người trong

các tổ chức bàn giấy là chỉ lo lắng, và chăm chú vào công việc mà họ được

giao để khỏi phải làm thêm việc khác.

Ảnh hưởng mạnh mẽ của các tổ chức bàn giấy trên đời sống xã hội đã

giảm thiểu khả năng của cá nhân can thiệp cho bạn bè hay bà con ngoài các

định chế này. Hiện tượng này thường được mô tả dưới khái niệm “con người

tổ chức” (organizational man): những nhân viên của các công ty, của các

Page 91: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

đoàn thể thường phải gắn bó với các tổ chức này và do đó nên ít gắn bó hơn

với những người ngoài tổ chức.

Trước những hạn chế đặt ra cho các tổ chức trong xã hội hiện đại, một

vấn đề lớn đặt ra cho những nhà xã hội học nghiên cứu tổ chức là làm thế

nào để nhân bản hóa tổ chức, có nghĩa là tạo ra một môi trường tổ chức dân

chủ hơn ở đó sự đóng góp của mọi người đều được chấp nhận và khuyến

khích, xem con người là nguồn lực lớn nhất của tổ chức. Các nhà nghiên cứu

tổ chức đã đúc kết một số lộ trình để làm cho tổ chức mang bộ mặt nhân bản:

1) hội nhập các thành viên không loại trừ ai 2) chia sẻ trách nhiệm và quyền

hành 3) phát triển sự thăng tiến cho mọi người.

Một trong các phương cách để thực hiện lý tưởng trên là hình thành

trong tổ chức những nhóm công tác tự quản.

V. QUAN HỆ SƠ CẤP VÀ TỔ CHỨC CHÍNH THỨC TRONG XÃ HỘI PHỨC TẠP, XÃ HỘI ĐẠI CHÚNG

Các nghiên cứu của Philip Selznick về đặc tính của đảng Bôn–sơ-vit

trong cuộc cách mạng 1917, của Shils và Janovitz về lính Đức quốc xã trong

thế chiến thứ hai, hay cuộc nghiên cứu của E. Mayo ở Hawthorne cho thấy

các nhóm sơ cấp vẫn còn tồn tại dai dẳng và có vai trò quan trọng, ngay cả

trong các tổ chức xã hội có quy mô lớn.

Xã hội càng lớn và phức tạp thì càng có khuynh hướng được hình

thành bởi những nhóm thứ cấp và các tổ chức chính thức. Điều này làm cho

xã hội càng có hiệu năng hơn nhưng chúng cũng có thể gây nên tình trạng

dửng dưng, tính cách máy móc, mơ hồ nơi cá nhân và cá nhân cũng không

còn thấy hạnh phúc, sự an toàn cá nhân như trong các nhóm sơ cấp của xã

hội cổ truyền. Durkheim chỉ ra rằng những thành viên trong những xã hội

phức tạp có tự do hơn trong việc chọn lựa tham gia đoàn thể nào, và tuân

theo chuẩn mực nào. Trước đây, trong các xã hội đơn giản – trong các xã hội

cổ truyền – hầu như các nhu cầu của con người đều chỉ được thoả mãn trong

các nhóm sơ cấp. Ngày nay con người có nhiều tự do hơn, nhưng họ cũng có

Page 92: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

thể bị choáng ngợp với các chọn lựa đa dạng mở ra cho họ. Max Weber đã

khảo sát những hậu quả của việc gia tăng các tổ chức thư lại trong xã hội

hiện đại. Trong việc nghiên cứu này, ông đã phân biệt những động cơ lý trí

(rational motives) và những động cơ cổ truyền (traditional motives). Những

động cơ lý trí dựa trên sự tính toán giữa mục đích và phương tiện trong khi

những động cơ cổ truyền dựa trên niềm tin rằng một vài hành động nội tại là

đúng đắn, ví như chúng ta tin rằng việc chăm sóc con cái là một quy tắc

truyền thống của đời sống gia đình. Hành động do thúc đẩy bởi những động

cơ lý trí là đặc điểm của xã hội hiện đại hôm nay.

Thật ra những nghiên cứu của M. Weber về tổ chức quan liêu, về các

tổ chức chính thức chỉ được tiến hành ở các xã hội công nghiệp và trong bối

cảnh văn hóa của châu Âu và Bắc Mỹ. Ngày nay các nhà xã hội học ghi nhận

có những khuôn mẫu khác về các tổ chức chính thức trong những bối cảnh

văn hóa khác, mà Nhật Bản là một trường hợp điển hình. Theo William Ouchi,

các tổ chức chính thức của Nhật Bản phản ánh nột nền văn hóa nhấn mạnh ý

thức tập thể và tính liên đới xã hội. Ý thức tập thể này đã tránh cho Nhật bản

những vấn đề xã hội do chủ nghĩa cá nhân gây ra như đã từng tác hại ở châu

Âu và Bắc Mỹ. Tính liên đới, đoàn kết xã hội cũng mang lại cho các tổ chức

chính thức tại Nhật Bản những nét đặc trưng. Các tổ chức chính thức tại châu

Âu dựa trên những quan hệ thứ cấp, trong khi các tổ chức tại Nhật dựa trên

những quan hệ có tính sơ cấp hơn. Có tác giả còn cho rằng các tổ chức

chính thức ở Nhật chỉ là những đoàn thể sơ cấp có quy mô cực lớn.

W. Ouchi đã đưa ra năm điểm cho thấy sự khác biệt giữa các tổ chức

chính thức tại Nhật và châu Âu: 1) về sự thuê mướn và thăng tiến của nhân

viên; 2) về sự vững bền, gắn bó với xí nghiệp (an toàn nghề nghiệp); 3) về

cuộc sống riêng tư và hoạt động trong xí nghiệp, 4) về sự huấn luyện trong xí

nghiệp và 5) việc lấy các quyết định tập thể. Các điểm so sánh trên đều làm

nổi bật định hướng tập thể của các tổ chức chính thức tại Nhật. Điểm đáng

lưu ý, tại Nhật các mối ràng buộc xã hội của cá nhân được dùng như là một

phương tiện để gia tăng hiệu năng công việc và như vậy phải chăng đã bác

Page 93: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

bỏ nhận định của M. Weber khi ông chủ trương rằng hiệu năng chỉ gắn với

những đặc trưng của những tổ chức bàn giấy.

Các nghiên cứu về xã hội học lao động của A. Caillies và Brilman khi

đối chiếu về văn hóa trong các xí nghiệp liên doanh Pháp – Nhật cũng cho ta

những nhận định tương tự. Một bên đề cao tập thể, dị biệt về thứ bậc

(hiéarchie) trong xí nghiệp được tôn trọng, chủ xí nghiệp gia trưởng nhưng là

người trung gian gần gũi với công nhân, tính đồng nhất về mặt tư tưởng. Bên

kia xem trọng cá nhân, thứ bậc chỉ được tôn trọng có giới hạn, chủ xí nghiệp

tách rời công nhân và tính không thuần nhất về mặt tư tưởng.

Tóm lại, cuộc sống trong xã hội hiện đại hôm nay đòi hỏi chúng ta phải

có nhiều kỹ năng để hoàn thành các vai trò trong các loại hình nhóm, trong

các tổ chức khác nhau. Cuộc sống trên đòi hỏi chúng ta phải cân bằng các

động lực tình cảm và lý trí, phải thấu hiểu tương quan giữa các nhóm khác

nhau và tương quan giữa các cá nhân trong các nhóm, phải biết phối hợp hài

hòa quyền lợi cá nhân và quyền lợi tập thể. Kinh nghiệm của xã hội Nhật Bản

trong việc giải quyết các mục tiêu cá nhân, các quyền lợi cá nhân thông qua

các tổ chức tập thể đáng cho chúng ta suy nghĩ.

Chương 6. PHÂN TẦNG XÃ HỘI VÀ DI ĐỘNG XÃ HỘITrong mọi xã hội, khuynh hướng tiến đến sự công bằng là một lực

không thể tránh khỏi.

A. de Tocqueville

Con vua thì lại làm vua,

Con sãi ở chùa thì quét lá đa.

Bao giờ dân nổi can qua,

Con vua thất thế lại ra quét chùa.

Ca dao Việt Nam.

Page 94: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Tục ngữ ta có câu: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”. Đây là

một nhận xét xuất phát từ một kinh nghiệm dân gian về sự thăng trầm của xã

hội, hay là một tư tưởng chịu nhiều ảnh hưởng quan niệm biến dịch phổ biến

ở nhiều dân tộc Á đông, hay chỉ là một sự an ủi thông thường của người đời?

Nhà xã hội học nổi tiếng người Pháp Pierre Bourdieu quan niệm rằng

trong cuộc chơi của chúng ta trong xã hội, chúng ta đã thừa hưởng và mang

theo bên mình ba loại vốn (capitaux) – trong nghĩa đen cũng như trong nghĩa

bóng: vốn liếng kinh tế (vd: gia sản, lợi tức…), vốn liếng xã hội (mạng lưới

những quan hệ xã hội) và vốn liếng văn hóa (bằng cấp, trình độ học vấn…).

Chính những khác biệt về vốn liếng đã đặt mỗi cá nhân vào những vị trí khác

nhau trong các tầng lớp xã hội khác nhau.

I. KHÁI NIỆM PHÂN TẦNG XÃ HỘI 1. Bất bình đẳng xã hội và sự phân tầng xã hội (stratification

sociale):

Con người trong xã hội mang nhiều đặc điểm khác nhau về giới tính,

tuổi tác, chủng tộc, tôn giáo, tài sản, uy tín xã hội, quyền hành…Chúng ta gọi

những sự khác biệt này là bất bình đẳng xã hội. Ở đây khái niệm bất bình

đẳng chưa mang một sự phê phán giá trị (jugement de valeur) tốt hay xấu.

Các nhà xã hội học cố gắng khám phá nguồn gốc những bất bình đẳng

trong cơ cấu và trong văn hóa của chính các xã hội này. Họ cũng biết rằng có

những khác biệt bẩm sinh giữa những cá nhân, và sự phát triển của từng cá

nhân cũng đào sâu những khác biệt này, nhưng mặt khác các nhà xã hội học

quan niệm nền văn hóa và cơ cấu xã hội có thể củng cố và duy trì những

khác biệt, những bất bình đẳng cá nhân đó. Hơn thế nữa, mỗi xã hội có

những phương cách khác nhau trong việc sở hữu các tư liệu sản xuất và các

tư liệu này đến lượt chúng chi phối quá trình tái sản xuất, và đào tạo các thế

hệ kế tiếp. Do đó, nhà xã hội học nghiên cứu xem những sự khác biệt trên

Page 95: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

hình thành nên những mô thức bất bình đẳng khác nhau như thế nào trong

các xã hội cụ thể.

Những sự bất bình đẳng chỉ trở thành phân tầng xã hội khi các cá nhân

được sắp xếp theo các vị trí cao thấp theo những thuộc tính của mình như lợi

tức, của cải, quyền hành, uy tín, tuổi tác, tôn giáo, dân tộc…Như vậy, khái

niệm phân tầng xã hội (social stratification) ám chỉ những phương thức mà xã

hội sắp xếp các thành viên của mình trên cơ sở sự giàu có, quyền lực hay uy

tín xã hội.

2. Sự di động xã hội (social mobility):

Những xã hội trong đó ranh giới giữa các tầng lớp xác định rõ rệt, và

thành viên thuộc tầng lớp xã hội này không thể chuyển qua một tầng lớp xã

hội khác một cách dễ nàng, được gọi là những xã hội đóng kín (closed

societies). Ngược lại, những xã hội mở rộng (open societies) là những xã hội

trong đó con người có thể dễ dàng vượt qua ranh giới giữa những tầng lớp.

Việc di chuyển từ tầng lớp xã hội này qua tầng lớp xã hội khác được gọi là di

động xã hội. Sự di động này có thể là sự di động đi lên (upwardly mobile).

Như trong trường hợp khi một gia đình giàu lên và bắt đầu sở hữu các

phương tiện sản xuất và sinh hoạt của tầng lớp trên. Và trường hợp ngược lại

là di động đi xuống (downwardly mobile).

Hầu như đặc điểm của các xã hội có phân tầng đóng kín đặt cơ sở trên

những đẳng cấp (castes), là những tầng lớp trong đó con người được sinh ra

và gắn liền suốt đời. Thành viên của một đẳng cấp khi sinh ra thì gắn liền với

vị trí xã hội đã được chỉ định (ascribed status) như chúng ta đã đề cập ở các

chương trên. Các thành viên của một đẳng cấp không có thể hi vọng rời bỏ

đẳng cấp của mình. Hệ thống đẳng cấp thường dựa trên nền tảng hệ ý thức,

tôn giáo, tín ngưỡng. Kinh Rig Veda dạy rằng, xã hội Hindu, do ý muốn của

thần thánh, được chia ra làm bốn đẳng cấp chính: Brahmin (tu sĩ), Kshatriya

(chiến sĩ), Vaisya (nông dân và thương nhân), Sudra (đầy tớ và thợ thủ công).

Ngoài ra còn có những người hoàn toàn bị gạt ra ngoài xã hội, “những người

không được đụng đến” (intouchables). Các xã hội châu Âu thời phong kiến

Page 96: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

cũng dựa trên những đẳng cấp, được gọi là état (Pháp) hay estate (Anh),

gồm có giới tăng lữ, giới quý tộc và giới thứ dân. Các xã hội nô lệ ở Nam Mỹ,

chế độ apartheid ở Nam Phi trước đây là điển hình của các xã hội đẳng cấp

(ở Nam Phi trước đây có luật đất đai quy định đất đai thuộc về thiểu số da

trắng, luật quy định những khu vực cư trú riêng của người da màu trong các

khu vực riêng gọi là ghetto, không cho người da đen đi bỏ phiếu…Vào cuối

năm 1993, Nam phi độ soạn thảo hiến pháp mới để xóa bỏ chế độ phân biệt

chủng tộc này).

Đặc điểm phân tầng của các xã hội mở rộng là giai cấp. Giai cấp là

những tầng lớp xã hội chủ yếu dựa trên những tiêu chuẩn kinh tế, như vị trí

trong hệ thống sản xuất, nghề nghiệp lợi tức tài sản…Giai cấp của các xã hội

hiện đại không đồng nhất, trong bất kỳ một giai cấp nào đều có các nhóm

khác nhau tùy theo mức độ uy tín mà họ nhận được từ xã hội nói chung.

Những nhóm như vậy thường được gọi là nhóm địa vị (status group). Ví như

trong xã hội người Mỹ, những người giàu, da trắng, theo đạo Tin lành, gốc

Anglo–saxon được trọng vọng nhất trong tầng lớp những người giàu ở Mỹ.

Phương cách mà con người tập hợp lại tùy theo mức độ họ có thể sử

dụng được các tài nguyên hiếm hoi xác định những cơ hội sinh tồn (life

chances) của họ, nghĩa là những cơ hội có thể có được hay sẽ bị từ chối suốt

cuộc đời do vị trí xã hội của họ. Mỗi tầng lớp xã hội đều có một lối sống riêng

(life–style), có những ngành nghề riêng, hưởng những nền giáo dục với chất

lượng khác nhau, và sử dụng thời gian nhàn rỗi cũng khác nhau.

II. PHÂN TẦNG XÃ HỘI VÀ NỀN VĂN HOÁ Các định chế xã hội, như định chế giáo dục, chuẩn bị cho con người

chấp nhận các vị trí của mình trong xã hội. Nhưng tại sao con người, kể cả

những người ở tận đáy xã hội, lại phải chấp nhận vị trí của mình trong xã hội?

Câu trả lời thường là họ không còn chọn lựa nào khác, họ không có cơ hội,

phương tiện kinh tế cũng như chính trị để thay đổi cuộc sống của mình. Họ

cũng có thể nổi loạn để chống lại sự bất công. Nhưng một trong các lý do

Page 97: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

khiến họ chấp nhận vị trí của mình chính là sự phân tầng xã hội cũng là một

bộ phận hữu cơ trong nền văn hóa của họ và nền văn hóa này đã ăn sâu

trong nếp nghĩ của họ.

Nói cách khác con người chấp nhận vị trí của mình trong một hệ thống

phân tầng xã hội chính bởi vì hệ thống đó được củng cố bởi những giá trị tiềm

tàng trong nền văn hóa của họ. Những khía cạnh của văn hoá biện minh cho

hệ thống phân tầng xã hội đã được học hỏi trong quá trình xã hội hóa. Trong

một ý nghĩa nào đó, xã hội phong kiến, qua những câu tục ngữ như:” Đói cho

sạch, rách cho thơm”, “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa”;

…chỉ dạy cho con người chấp nhận sự phân tầng xã hội đang tồn tại.

Hệ thống phân tầng xã hội thường được biện minh bởi hệ ý thức, như

hệ ý thức mác xít, hệ ý thức tư bản, hệ ý thức bàlamôn… Trong xã hội Mỹ

chẳng hạn, người ta đã được dạy rằng quyền tư hữu là một quyền thiêng

liêng, làm việc trong các xí nghiệp tư là một phương cách tốt để kiếm sống…

Tư tưởng nho giáo trước đây cũng nhấn mạnh việc mọi người phải chấp

nhận và làm tròn vai trò của mình (“quân xử thần tử, thần bất tử bất trung; hay

“ tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”). Triết lý bàlamôn cũng

chỉ là một triết thuyết biện minh cho hệ thống đẳng cấp ở Ấn Độ. Tôn giáo

như vậy cũng thường hợp thức hóa các hệ thống phân tầng xã hội. Tuy nhiên

Phật giáo, Kitô giáo, trong giai đoạn đầu đã chống lại hệ thống xã hội thời đó

– hệ thống xã hội của xã hội Ấn giáo và của đế quốc La mã và của cả người

Do thái– và đã đứng về phía những người nghèo. Kinh thánh có câu: con lạc

đà chui qua lổ kim còn dễ hơn người giàu vào nước thiên đàng”. Nhưng qua

nhiều thế kỷ các tôn giáo này đã bị “định chế hóa”, ví như Kitô giáo thời Trung

cổ đã ủng hộ chế độ phong kiến ở Châu âu. Nhiều vị vua phải được tấn

phong bởi thần quyền, và giới tăng lữ đã nhận nhiều quyền lợi từ chế độ…

Chính vì vậy có quan điểm cho rằng tôn giáo có hai chức năng mâu thuẫn:

chức năng cách mạng (hay tiên tri) và chức năng quy phục (submissive

function).

Page 98: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Ở mức độ vi mô, những qui tắc của các mối tương tác hàng ngày được

sử dụng để củng cố hệ thống phân tầng của xã hội. Điều này đặc biệt thể hiện

trong ngôn ngữ giao tiếp.

III. PHÂN TẦNG XÃ HỘI VÀ VẤN ĐỀ QUYỀN LỰCNhững sự thay đổi trong những hệ thống phân tầng xã hội có thể xảy ra

với sự sắp xếp lại về mặt quyền lực xã hội cũng như do những thay đổi về

kinh tế và văn hóa. Quyền lực (power, pouvoir) đã được Weber định nghĩa

như là “khả năng của một tác nhân trong quan hệ xã hội khi ở vào một vị trí

có thể thực hiện ý muốn riêng của mình cho dù có sự phản kháng”. Quyền lực

trong ý nghĩa như vậy bao gồm cả quyền lực chính đáng và quyền lực không

chính đáng. Quyền lực chính đáng được gọi là uy quyền (authority)– là quyền

lực được mọi người thừa nhận và đây là yếu tố chủ yếu trong việc duy trì

tương quan hiện hữu trong các đẳng cấp, trong các giai cấp. Khi thiếu quyền

lực chính đáng để duy trì trật tự xã hội người ta phải sử dụng nhiều vũ lực.

Quy luật này không chỉ ứng dụng cho các xã hội vi mô mà cả cho các nhóm

nhỏ, các tổ chức xã hội nói chung. Theo Max Weber, uy quyền có thể xuất

phát từ truyền thống, từ tính hợp pháp hay hợp lý hay từ sức thu hút cá nhân

của một lãnh tụ.

Tóm lại, để hiểu được tại sao các tầng lớp nhân dân chấp nhận vị trí

của họ trong xã hội, không chỉ phải nghiên cứu vai trò của văn hóa, của hệ ý

thức mà còn phải tìm hiểu quyền lực và uy quyền được sử dụng để duy trì

các mối quan hệ đang tồn tại giữa các giai cấp. Như việc nghiên cứu cuộc

cách mạng Pháp 1789 cho thấy quyền lực và uy quyền đã được sử dụng như

thế nào, sự phân tầng xã hội ra sao, tại sao dân chúng Pháp từ việc chấp

nhận vương quyền tuyệt đối cuối cùng đã kết thúc cuộc cách mạng một cách

đẫm máu.

Page 99: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

IV. TƯ LIỆU SẢN XUẤT, SỰ PHÂN TẦNG XÃ HỘI VÀ DI ĐỘNG XÃ HỘI TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

Những lực lượng chủ yếu dẫn đến sự phân tầng trong xã hội được tạo

nên bởi việc sở hữu những tư liệu sản xuất (có tác giả sử dụng thuật ngữ

“phương tiện hiện hữu” (means of existence)) trong một xã hội nhất định. Ví

như đối với những người nông dân bình thường, chiếm đại bộ phận dân cư

trên thế giới phân tầng xã hội dựa trên sở hữu đất đai và lao động nông

nghiệp. Với những người thuộc các tầng lớp thấp nhất, các bần nông, cố

nông chẳng hạn, do không sở hữu hay chỉ sở hữu ít ruộng đất họ phải làm

công việc nặng nhọc, phải đem sức lao động của mình ra bán, trong khi

những người thuộc tầng lớp trên, như thiểu số các điền chủ – có nhiều ruộng

đất – nên có thể sống một đời sống tương đối tiện nghi. Trong xã hội công

nghiệp hiện đại, tương quan của cá nhân đối với các tư liệu sản xuất vẫn là

yếu tố cơ bản trong việc xác định vị trí của một cá nhân trong hệ thống phân

tầng xã hội.

Xã hội công nghiệp hiện đại được đánh dấu bởi di động cơ cấu

(structural mobility), là việc loại bỏ cả những giai cấp, hay giảm bớt số lượng

thành viên trong một giai cấp do sự phát triển của kỹ thuật trong sản xuất, do

sự thay đổi các tư liệu sản xuất. Ví như cuộc cách mạng công nghiệp đã giảm

giai cấp nông dân ở Mỹ từ tỷ lệ 90% vào đầu thế kỷ xuống chỉ còn 2,9% dân

số hoạt động (1991). (So sánh với Anh: 2,2%; Đức: 3,3%; Pháp: 6%; Nhật:

6,7%; Liên Xô (1991): 18,8%; Trung quốc: 59,5%; Ấn độ: 66,5%; Thái lan:

63,8%; Việt nam: 72,2%.) Di động cơ cấu là sự chuyển dịch cơ cấu các lãnh

vực hoạt động kinh tế như xu hướng giảm lao động trong lãnh vực đệ nhất

đẳng và đệ nhị đẳng và xu hướng gia tăng lao động trong lãnh vực dịch vụ

trong các xã hội công nghiệp hiện nay.

Đặc điểm thứ hai của xã hội công nghiệp hiện tại là tính di động không

gian (spatial mobility) là việc di chuyển các cá nhân và các tập thể từ địa

phương này đến địa phương khác, đặc biệt là đến các thành thị. Hiện tượng

này do việc giảm vai trò của nông thôn, do dư thừa lao động ở nông thôn và

sự gia tăng tầm quan trọng của các định chế tập trung ở thành thị, như các thị

Page 100: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

trường, các công ty, các cơ quan nhà nước. Nơi cư trú và nơi làm việc dần

dần tách rời nhau, làm cho tình cảm của cá nhân đối với cộng đồng địa

phương cũng giảm đi.

Khi nghiên cứu sự di động xã hội ta phải phân biệt rõ di động cơ cấu và

di động xã hội thực (mobilité nette). Như đã đề cập, di động cơ cấu là do tác

động của tiến bộ kỹ thuật lên cấu trúc nghề nghiệp – xã hội, trong khi di động

xã hội thực là sự chuyển đổi nghề nghiệp thực sự do sự chọn lựa của cá

nhân.

Ta cũng có thể phân biệt sự di động xã hội trong từng thế hệ

(intragenerational) và di động liên thế hệ (intergenerational). Di động nội thế

hệ đó là các cơ hội mà một cá nhân có thể đi lên hay rơi xuống một tầng lớp

xã hội khác trong quãng đời của mình. Còn di động liên thế hệ thường được

đo lường bằng cách so sánh địa vị trong giai cấp xã hội của hai thế hệ cha và

con (cũng có thể ba thế hệ: ông nội, cha, con).

Một cuộc nghiên cứu của Lipset và Bendix vào những năm 60 về sự di

động liên thế hệ tại 6 nước công nghiệp cho thấy khoảng 1/3 thế hệ trẻ đã

thăng tiến trong bậc thang xã hội:

Di động liên thế hệ tại sáu nước công nghiệp

Nước Di động xã hội đi lên: Di động xã hội đi xuống:

CHLB Đức (cũ)

Thụy Điển

Mỹ

Nhật

Pháp

Thụy Sĩ

29%

31%

33%

36%

39%

45%

32%

24%

26%

22%

20%

13%

Nguồn: S.M. Lipset, R. Bendix, Social mobility in industrial society,

Berkeley, Uni. of California Press, 1967.

Page 101: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Một cuộc nghiên cứu khác tại Pháp vào năm 1985 cho ta bảng tổng

hợp và chi tiết hơn như sau:

Phạm trù xã hội –

nghề nghiệp của

người cha:

Phạm trù xã hội – nghề nghiệp của người con:

- gc thống trị: - gc trung

lưu:

- gc bình

dân:

Tổng

cộng

- gc thống trị: 60,7% 32,2% 7,1% 100%

- gc trung lưu: 25,0% 52,2% 22,8% 100%

- gc bình dân: 7,2% 35,8% 57,0% 100%

Nguồn: Alternatives economiques, 6–1988.

Theo bảng trên, vào năm 1985, đối với 100 người con có cha thuộc

“giai cấp thống trị”, thì 60,7 người cũng có nghề nghiệp thuộc giai cấp này,

32,2 rớt xuống giai cấp trung lưu và 7,1 xuống giai cấp bình dân…Nhìn chung

cả ba giai cấp, thế hệ con vẫn tiếp tục nghề nghiệp của thế hệ cha. Nhưng

mặt khác ở các giai cấp trung gian, di động diễn ra nhiều hơn so với các giai

cấp khác. Những cuộc nghiên cứu tính di động xã hội của ba thế hệ liên tiếp

cho thấy tác động của yếu tố “dòng họ”, đặc biệt là địa vị xã hội của người

ông. Ví như những đứa con có cha là cán bộ, ông nội là công nhân thì cơ hội

ở lại trong giai cấp cán bộ của cha biến thiên từ 59,4% xuống 35,0% và nguy

cơ rớt xuống giai cấp thợ thuyền từ 2,7% lên 11%.

V. CÁC LÝ THUYẾT VỀ SỰ PHÂN TẦNG XÃ HỘI Phân tầng xã hội là một trong những vấn đề xã hội mấu chốt, do đó các

nhà tư tưởng xã hội, các lý thuyết xã hội đều ít nhiều có đề cập đến. Triết gia

Aristote quan niệm rằng tự bản chất có những người tự do và những người

nô lệ. Một số nhà tư tưởng xã hội cho rằng sự phân cấp xã hội là một điều

xấu xa cần phải phê phán và hủy bỏ. Những người khác lại cho rằng đó là

một điều cần thiết cho sự tồn tại xã hội. Một số người lại quan niệm đây là

Page 102: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

một hiện tượng phức tạp cần phân tích và thấu hiểu nếu chúng ta muốn lãnh

hội được ứng xử của con người trong xã hội.

A. Lý thuyết mác–xít về giai cấp:

Sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản đã có những ảnh hưởng sâu đậm

trên các hệ thống phân tầng. Các tác phẩm căn bản của Marx như Đấu tranh

giai cấp tại Pháp, Tuyên ngôn Đảng cộng sản… đều có đề cập đến vấn đề

giai cấp. Nhưng định nghĩa tổng hợp nhất về giai cấp xã hội có lẽ là định

nghĩa của Lênin: “Giai cấp là những tập đoàn người to lớn, khác nhau về địa

vị xã hội của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử,

khác nhau về quan hệ của họ (thường thường thì những quan hệ này được

pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò

của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức

hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai

cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động

của tập đoàn khác do chỗ các tập đoàn có địa vị khác nhau trong một chế độ

kinh tế xã hội nhất định” (V.I Lênin, Toàn tập, tập 29, nxb Sự thật, Hà

Nội,1971, tr. 479–480).

Theo K. Marx và Lênin kết cấu giai cấp do phương thức sản xuất quyết

định. Ba phương thức sản xuất xã hội có đối kháng giai cấp có ba kết cấu

riêng. Phân tích kết cấu giai cấp và sự biến đổi của nó giúp ta hiểu vị trí vai trò

và thái độ chính trị của mỗi giai cấp trước sự phát triển của lịch sử. Đấu tranh

giai cấp phát sinh từ sự đối lập về lợi ích và vị trí của các giai cấp khác nhau

trong một hệ thống sản xuất nhất định. Và đấu tranh giai cấp là động lực phát

triển của xã hội có giai cấp vì chính thông qua đấu tranh giai cấp mà sự xung

đột giữa lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất già cỗi được giải quyết.

Chủ nghĩa tư bản phân chia xã hội thành giai cấp đặt cơ sở trên quyền

sở hữu các tư liệu sản xuất. Nhưng làm thế nào để giai cấp có thể có những

hành động đấu tranh tập thể? Marx đã đưa ra sự phân biệt giai cấp khách

quan và giai cấp chủ quan. Giai cấp khách quan là giai cấp có quan hệ rõ

ràng đối với phương tiện sản xuất. Ví như giai cấp công nhân không sở hữu

Page 103: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

tư bản, không sở hữu tư liệu sản xuất. Còn giai cấp chủ quan lệ thuộc vào

nhận thức của một tầng lớp xã hội về vị trí, về tình huống của mình xét như là

một giai cấp. Nếu thiếu ý thức giai cấp thì không thể tiến hành đấu tranh.

Trong chế độ tư bản, giai cấp đông đảo nhất trong các giai cấp và đại diện

cho lực lượng sản xuất mới là giai cấp công nhân, họ phải bán sức lao động

để đổi lấy tiền lương. Marx cũng cho rằng giai cấp công nhân ý thức bị bóc lột

thặng dư giá trị, và họ đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Kết quả của cách

mạng sẽ đưa đến một xã hội không giai cấp.

B. Quan điểm của Max Weber:

Marx định nghĩa giai cấp theo những tiêu chuẩn kinh tế. Trong khi M.

Weber cho thấy phân tầng xã hội không chỉ dựa trên của cải, mà còn trên yếu

tố uy tín xã hội, và cả trên yếu tố quyền lực, hay nói cách khác ông quan niệm

giai cấp bao gồm cả ba chiều kích nói trên.

Theo Max Weber, giai cấp (classe) hay quyền lực về mặt tiền bạc được

quyết định bởi khả năng cạnh tranh của cá nhân trên thị trường lao động. Một

giai cấp là tập hợp những cá nhân ở vào cùng một vị trí xã hội với cùng

những cơ may trước cuộc sống (lifes chances). Cơ may này không chỉ là cơ

may trước những điều kiện vật chất, mà còn là khả năng có được hay không

có được quyền lực, để từ đó có được của cải vật chất, có được khả năng tìm

kiếm lợi tức trong một xã hội nhất định. Nhưng thuộc về một giai cấp không

nhất thiết đưa đến hành động chung của giai cấp (như phân biệt giai cấp chủ

quan và khách quan của lý thuyết mác–xít) và quyền lực tiền bạc không nhất

thiết đem lại địa vị xã hội hay là uy tín xã hội.

Weber định nghĩa địa vị (status) như là mức độ uy tín trong một cộng

đồng, trong xã hội. Giai cấp kinh tế có tính cách vô ngã, khách quan trong khi

địa vị có tính cách chủ quan, vì là kết quả đánh giá của con người. Những

người có cùng mức độ uy tín thường có cùng một lối sống (style of life), nghĩa

là có chung các lối ứng xử, lối sinh hoạt. Vì có chung một lối sống, một mức

độ uy tín, nên họ thường giao tiếp với nhau, do đó hình thành nên những

nhóm cùng địa vị (status group), những tương tác không có tính cách kinh tế

Page 104: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

như hoạt động trong thời gian nhàn rỗi, hôn nhân…– thường xảy ra trong

nhóm cùng vị thế xã hội.

Bình diện thứ ba của phân tầng xã hội theo M. Weber là quyền lực

chính trị, là đảng phái (party) – là khả năng tác động lên hành động của người

khác trong các nhóm có tổ chức, hay lên các quyết định tập thể của cộng

đồng hay của xã hội. Trong các xã hội công nghiệp, quyền lực đó nằm trong

tay các tổ chức thư lại có qui mô lớn như công ty, xí nghiệp thương mại và

các cơ quan chính quyền.

Như vậy, trong khi một số nhà xã hội học xem uy tín xã hội và quyền

lực chính trị chỉ là những hệ luận của vị trí kinh tế thì M. Weber cho thấy rằng

ba chiều kích của giai cấp đan xen nhau rất phức tạp. Thông thường ba loại

quyền lực này đi đôi với nhau, và việc sở đắc một loại sẽ kéo theo những loại

quyền lực khác. Một cách tổng quát, những người nào trong cùng một nhóm

địa vị phải có cùng những vị trí kinh tế để có thể đeo đuổi một lối sống riêng.

Những thành viên trong cùng một nhóm địa vị (nhất là tầng lớp trên) thường

hạn chế cơ hội để thành viên của các tầng lớp khác gia nhập nhóm riêng của

mình, họ thường dùng quyền lực “đảng phái” vào mục tiêu này. Nhưng cũng

trong nhiều trường hợp, ba chiều kích này không nhất thiết đi đôi với nhau.

Lấy thí dụ, tu sĩ Pierre – người luôn đấu tranh cho quyền lợi những người

nghèo, người hiện nay được dân chúng Pháp đánh giá cao nhất, có uy tín xã

hội cao nhất mà ngay giới chính trị Pháp cũng phải nể sợ – lại là người nghèo

về mặt tiền bạc. Như vậy quan điểm của M. Weber cho thấy rằng sự phân

tầng xã hội trong xã hội có giai cấp không nên được nhìn dưới những sự

phân loại rõ rệt, nhưng cần xem như là một sự sắp xếp trên một thứ bậc có

nhiều chiều kích. Ngày nay các nhà xã hội học mô tả thứ bậc đó qua khái

niệm vị trí kinh tế–xã hội (socioeconomic status) – là một sự sắp xếp dựa trên

những chiều kích khác nhau của sự bất bình đẳng xã hội như lợi tức, tài sản,

uy tín nghề nghiệp và học vấn. Chính trên quan điểm này mà các nhà xã hội

học phương Tây thường phân xã hội của họ ra các giai cấp như: giai cấp

thượng lưu (lớp trên, lớp dưới), giai cấp trung lưu (lớp trên, lớp dưới), giai

Page 105: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

cấp công nhân và giai cấp hạ lưu. Lấy thí dụ trong trường hợp xã hội Mỹ, theo

Macionis giai cấp thượng lưu chiếm khoảng 4% dân số, giai cấp trung lưu

khoảng 40–45%, giai cấp công nhân (working class) khoảng 30% và giai cấp

hạ lưu khoảng 20%.

Cũng trong ba yếu tố cấu thành giai cấp, theo Weber mỗi yếu tố có một

tầm quan trọng đặc biệt qua các thời kỳ lịch sử. Trong xã hội nông nghiệp

theo ông đó chính là yếu tố uy tín xã hội, trong các xã hội công nghiệp vào

giai đoạn đầu đó là chiều kích kinh tế của giai cấp và trong các xã hội công

nghiệp đã chín mùi với sự phát triển của các tổ chức chính thức có quy mô

lớn thì yếu tố quyền lực giữ vai trò trội yếu. Do đó, trong các xã hội hiện đại

yếu tố đưa lại bất bình đẳng xã hội chính là yếu tố quyền lực.

Trong những nghiên cứu về sự phân tầng xã hội hiện nay ở Việt Nam,

quan điểm của M. Weber cũng đã được vận dụng: Quán triệt quan điểm Mác

xít về hình thái kinh tế xã hội, chúng tôi vận dụng thêm lý thuyết xã hội học

của Max Weber về phân tầng xã hội qua cách phân tích cơ may và hoàn cảnh

kinh tế của mỗi người trong thị trường, vị thế và vai trò xã hội của họ, và cùng

với cái đó là địa vị của họ trong hệ thống quyền lực”. Và cũng trong bài báo

nghiên cứu về sự phân tầng tại Hà nội đó, tác giả đã đi đến nhận định: “Trong

3 yếu tố của sự phân tầng, yếu tố quyền lực đang nổi lên rõ nhất, các yếu tố

về sở hữu và về trí tuệ (hoặc uy tín) bị chìm đi trong yếu tố thứ nhất. Quyền

lực đang tạo ra sở hữu.” (Phần chữ nghiêng là của tác giả bài báo). Quyền

lực ở đây trong ý nghĩa là khả năng chi phối người khác, không chỉ dành cho

người lãnh đạo cấp cao, mà cả một giáo viên, một nhân viên hành chánh

cũng có thể có quyền lực.

C. Các lý thuyết mâu thuẫn xã hội:

Các lý thuyết mâu thuẫn hiện đại tin tưởng rằng mâu thuẫn giai cấp là

lý do tiên quyết cho sự thay đổi xã hội. Tuy nhiên giữa các lý thuyết có bất

đồng về bản chất giai cấp của các xã hội tư bản, về đặc tính của giai cấp

công nhân (như nhận xét của Erik Olin Wright, 1979), về đánh giá quy mô

xung đột giữa giai cấp tư bản và giai cấp công nhân. Một số người thuộc lý

Page 106: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

thuyết này như Melvin Tumin (1966), chú trọng những khía cạnh khác của sự

phân tầng xã hội, ngoài vấn đề xung đột. Theo Tumin, phân tầng xã hội hạn

chế khả năng khám phá ra những tài năng trong xã hội; đưa đến những nhận

thức về mình không thuận lợi cho sự sáng tạo của cá nhân; tạo nên những sự

nghi ngờ, thù địch, hạn chế sự hội nhập xã hội. R.Sennet và J. Cobb (1972)

đã dùng thuật ngữ “những vết thương được che dấu của giai cấp” để mô tả

hiện tượng sự nghèo đói đã để lại những dấu ấn sâu đậm trên những người

thuộc tầng lớp dưới dù sau này họ đã thoát khỏi cảnh bần cùng.

D. Các lý thuyết chức năng:

Năm 1945, K. Davis và W. Moore đưa ra lý thuyết về sự phân tầng xã

hội, hai ông cho rằng xã hội vận hành được là do có sự phân tầng xã hội và

đôi lúc sự phân tầng xã hội là thật sự cần thiết cho xã hội. Bởi lẽ sự phân bố

không đồng đều các phần thưởng sẽ quy tụ những người có tài năng vào

những vai trò quan trọng trong xã hội. Các vai trò này đôi lúc đòi hỏi sự huấn

luyện cao, sự hy sinh cá nhân và luôn ở trong những tình huống căng thẳng.

Lấy thí dụ, năm 1984, với album như Thriller, M. Jackson hưởng được 37

triệu dollars mỹ và CBS lời 250 triệu. Đây là sự tưởng thưởng cho tài năng

của M. Jackson và cho sự mạo hiểm của CBS và chính nhờ có sự mạo hiểm

của CBS mà xã hội mới thưởng thức được tài năng của M. Jackson. Theo

Davis và Moore xã hội sẽ không còn sự phân tầng xã hội khi mọi người đều

có các tài năng như nhau, có thể đảm trách bất kỳ vị trí nghề nghiệp nào.

Lý thuyết chức năng giải thích được một số hiện tượng và phù hợp với

những thăm dò dư luận chung cho rằng hệ thống phần thưởng không bình

quân là cần thiết, sự bất bình đẳng là một điều không tránh khỏi. Tuy nhiên,

M. Tumin đã phê phán rằng tầm quan trọng của một số nghề nghiệp đôi lúc

không do bản chất của nghề nghiệp đó mà do một số nhóm xã hội đang nắm

quyền lực tạo ra một cách giả tạo. Quan điểm này cũng bị phê phán bởi lẽ nó

giả định xã hội vận hành dựa trên cơ sở đối xử thích đáng với các tài năng,

nhưng trong thực tế nó không chú ý sự kiện những phần thưởng cho người

thuộc thế hệ này lại là cơ may cho người thuộc thế hệ kế tiếp; nó cũng không

Page 107: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

giải thích được tại sao những người tài năng thuộc các giai cấp dưới thường

không có thể nắm giữ những địa vị xã hội cao. Một cách tổng quát, có một số

phản chức năng (dysfonctions) mà lý thuyết chức năng đã không giải thích

được, đã không quan tâm đến như khuynh hướng của một số nhóm trong xã

hội dùng của cải, quyền lực để duy trì địa vị xã hội của họ, ngăn cản di động

xã hội của những người khác. Và như vậy phân tầng xã hội không phải là hữu

ích cho toàn xã hội mà nó còn là nguyên nhân của những xung đột trong xã

hội.

E. Lý thuyết tương tác:

Các lý thuyết mâu thuẫn và chức năng đã giải thích sự phân tầng xã hội

trên cơ sở kinh tế. Tuy nhiên các lý thuyết này chưa giải thích đủ việc tạo uy

tín xã hội của các tầng lớp xã hội. Theo lý thuyết tương tác, uy tín của một

người trong giai cấp không được đánh giá bằng những gì cá nhân đã sản

xuất hay bằng của cải của người đó mà bằng những tiện nghi mua sắm mà

qua đó cá nhân muốn biểu lộ con người của mình. Ví như, một tầng lớp giàu

mới ở thành phố HCM, biểu hiện thế giá xã hội của mình bằng việc sắm xe

hơi, chơi tennis, chơi golf, xây hồ tắm trong nhà, đi ăn nhà hàng, đi du lịch

nước ngoài… Và khi những tầng lớp dưới bắt chước theo những “mode” đó,

thì tầng lớp trên thay đổi, tìm những biểu hiện mới, “không thông dụng”

(Dowd, 1985). Như vậy lý thuyết tương tác không giải thích sự xuất hiện của

các giai cấp xã hội, nhưng chủ yếu giúp hiểu ứng xử của các nhóm địa vị

trong từng giai cấp. Và các ứng xử này, đến lượt chúng, xác định, củng cố

hay thách đố sự phân tầng xã hội. Tóm lại, theo lý thuyết tương tác, hệ thống

phân tầng xã hội không phải là một hệ thống cố định nhưng luôn luôn được

tái tạo qua ứng xử hàng ngày của từng triệu con người.

F. Quan điểm của G. Lenski và J. Lenski:

Hai vợ chồng Lenski cho rằng phân tầng xã hội đã biến chuyển qua các

giai đoạn lịch sử. Trong các xã hội săn bắt hái lượm, do trình độ kỹ thuật còn

sơ khai, nên hoạt động kinh tế chưa có thặng dư và không có tầng lớp nào

Page 108: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

tích lũy nhiều của cải hơn các tầng lớp khác. Do đó sự phân tầng xã hội chỉ ở

mức tối thiểu.

Khi kỹ thuật sản xuất tiến bộ hơn, như trong các xã hội trồng trọt, chăn

nuôi, nông nghiệp, nền kinh tế sản xuất ra của cải thặng dư, một thiểu số ưu

đãi đã kiểm soát và tích lũy nguồn thặng dư của cải vật chất này. Dần dà

những lợi thế và bất bình đẳng quyền lực được định chế hóa và một hệ thống

phân tầng xuất hiện.

Nhưng theo hai tác giả này, trong xã hội công nghiệp, sự bất bình đẳng

xã hội có xu hướng giảm đi, bởi lẽ hoạt động sản xuất trong các xã hội công

nghiệp đòi hỏi trình độ học vấn, huấn luyện và trình độ chuyên môn cao ở

người công nhân. Điều này có nghĩa là càng ngày càng có một bộ phận lớn

dân cư có khả năng kiểm soát tài nguyên của xã hội nhiều hơn. Như vậy bất

bình đẳng xã hội có xu hướng giảm, bởi lẽ xu hướng này có lợi cho sự vận

hành của xã hội công nghiệp.

VI. BIẾN CHUYỂN CỦA PHÂN TẦNG XÃ HỘI Trong các xã hội phương Tây, người ta thường đưa ra sự phân tầng xã

hội dựa trên sự phối hợp các tiêu chuẩn về nghề nghiệp, các phạm trù xã

hội–nghề nghiệp (địa vị xã hội, uy tín, thu nhập…) và trình độ học vấn, chuyên

môn. Lấy thí dụ sự phân loại tổng hợp mà Gérard Ignasse và Marc–Antoinne

Génissel đưa ra: 1– những người lao động không chuyên môn, 2– lao động

chân tay có chuyên môn và nhân viên, 3– nhân viên kỹ thuật và cán bộ, 4–

cán bộ có trình độ đại học. Các tầng lớp trên đã biến chuyển qua các giai

đoạn phát triển kinh tế.

Trước giai đoạn công nghiệp hóa, sự phân tầng có cơ cấu hình kim tự

tháp: đáy lớn với đại bộ phận thuộc tầng lớp 1 (nghèo, không chuyên môn),

tầng lớp 4 (chuyên môn cao, giàu) ít, có nghĩa là càng lên cao các tầng lớp

càng có ít người.

Page 109: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Quá trình công nghiệp hóa đòi hỏi nhiều nhân lực chuyên môn, thu

nhập của nhiều người được tăng lên, do đó tầng lớp 1 sẽ giảm bớt đi, các

tầng lớp trung gian và khá giả phát triển hơn. Ta có cơ cấu phân tầng hình trái

xoan.

Khi quá trình công nghiệp hóa đã chín mùi với việc gia tăng lao động

trong lãnh vực dịch vụ, với việc giảm đáng kể tầng lớp những người thợ

không chuyên môn (bị thay thế bởi máy móc tự động) và sự gia tăng những

người có trình độ đại học, ta sẽ có cơ cấu hình bóng điện tròn. Cơ cấu này

đặt cơ sở trên sự phát triển các tầng lớp trung gian, nhưng nó không hội nhập

được tất cả các thành phần xã hội vào hệ thống, bởi lẽ một thiểu số vẫn bị

loại ra bên lề (đui bóng điện). Người ta đã đề cập đến loại hình xã hội phân

đôi: một bên những người ít nhiều thành công, nằm trong hệ thống và bên kia

những kẻ bị gạt ra bên lề xã hội, như trường hợp những người vô gia (SDF)

trong các xã hội công nghiệp tiên tiến.

Ngày nay, các nhà xã hội học, một mặt, rất dè dặt trước các lý thuyết

nhằm xóa bỏ hoàn toàn những bất bình đẳng xã hội, và ngăn chặn sự hình

thành các giai cấp. Nhưng mặt khác, họ cũng phê bình gắt gao những bất

bình đẳng về mặt vật chất, cơ hội thăng tiến không đồng đều vẫn tồn tại dai

dẳng, ngay cả trong các xã hội công nghiệp tiên tiến hiện nay.

Chương 7. ĐỊNH CHẾ XÃ HỘI

I. PHÂN TÍCH ĐỊNH CHẾ XÃ HỘI 1. Khái niệm định chế:

Các định chế (social institutions) xã hội là kết cấu các vị trí xã hội ít

nhiều có tính cách ổn định, nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con

người trong xã hội. Ví như gia đình là sự kết hợp một số vị trí và vai trò

(chồng, vợ, cha, mẹ, con…), nó hình thành một hệ thống những quan hệ xã

hội và thông qua đó đời sống gia đình hình thành nên.

Page 110: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Trong xã hội, người ta thường kể đến các định chế cơ bản sau đây: gia

đình, giáo dục, kinh tế, chính trị, văn hóa (tôn giáo, truyền thông, nghệ thuật,

khoa học kỹ thuật…).

Mặc dù là những khái niệm riêng biệt, nhưng định chế và đoàn thể xã

hội, tổ chức xã hội, không hoàn toàn tách biệt nhau. Định chế là một tập hợp

các tương quan, các ứng xử, các chuẩn mực. Nhưng các tương quan, các

ứng xử, các chuẩn mực này đòi hỏi phải có những con người cụ thể thực hiện

chúng. Như vậy mỗi định chế có nhiều tổ chức xã hội vệ tinh để thực hiện các

khuôn mẫu hành vi, chuẩn mực của định chế. Trường học thì có các hội phụ

huynh, hội cựu học sinh, các hội văn nghệ, thể thao. Nhà nước thì có các tổ

chức chính trị, các đoàn thể xã hội, bộ máy quân đội, công an…

2. Một số nét đặc trưng của các định chế xã hội:

Mỗi định chế đều có những đặc thù riêng, nhưng đồng thời cũng có

những nét chung với các định chế khác. Tất cả các định chế đều muốn duy trì

sự trung thành của các thành viên, muốn áp đặt uy quyền của mình, đưa ra

các khuôn mẫu hành vi, đề ra các phương cách để đối phó với các định chế

khác. Do đó các định chế đều sử dụng một số kỹ thuật giống nhau.

Mỗi định chế đều đề cao một số ứng xử, hành vi và thái độ nhất định.

Gia đình thì đề cao sự chung thủy, tình yêu; nhà nước dạy công dân của

mình lòng trung thành, bổn phận, sự phục tùng; tôn giáo truyền bá cho tín đồ

sự khoan dung, lòng yêu mọi người; định chế kinh tế: đầu óc kiếm lời, năng

suất…

Mỗi định chế đều sử dụng các biểu tượng như là một dấu hiệu để nhắc

nhở về sự hiện hữu của mình. Lá quốc kỳ, búa liềm, chiếc thập giá, hình chữ

vạn, hay vòng luân hồi, chiếc nhẫn kết hôn, hay cả các nhãn hiệu trên các sản

phẩm kinh tế đều là các biểu tượng nhắc nhở đến các định chế. Các bài hát,

kiến trúc xây dựng đều có thể trở thành những biểu tượng của các định chế.

Các định chế thường chuẩn bị cho các thành viên trong định chế thực

hiện các vai trò được chỉ định bằng cách đề ra các qui tắc, các luật lệ quy

Page 111: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

định hành vi, đôi khi được thể hiện một cách chính thức, như trong trường

hợp lời thề Hippocrates của người bác sĩ, như lễ trao nhẫn cưới, như lời thề

trung thành với các đoàn thể chính trị. Nhưng rất nhiều ứng xử trong một vai

trò nhất định được học hỏi hoặc truyền lại không qua con đường chính thức

mà do quan sát, do kinh nghiệm rút ra từ cuộc sống. Nói một cách tổng quát

đó là bằng con đường phi chính thức, nó cũng rất quan trọng trong việc hình

thành nhân cách của các thành viên của định chế. Những đứa trẻ không

được sống trong môi trường gia đình hòa thuận, lớn lên sẽ gặp khó khăn

trong việc đảm nhận vai trò làm vợ, làm chồng hay vai trò của người cha,

người mẹ (Terman,1938).

Mỗi định chế đều có các chuẩn mực để qui định các thành viên trong

định chế phải ứng xử như thế nào. Nhưng mặt khác các định chế đều có các

hệ tư tưởng riêng để giải thích tại sao phải hành động như vậy. Hệ ý thức

thường bao gồm những giá trị, những tín niệm (belief) cơ bản. Trong khi các

luật lệ, các khuôn mẫu hành vi có mục đích ràng buộc các thành viên thì hệ ý

thức đem lại những lý giải về mặt lý trí cho việc áp dụng những chuẩn mực

của định chế vào những vấn đề cụ thể của xã hội.

Lấy thí dụ, trước nạn thanh thiếu niên phạm pháp trong các xã hội hiện

đại, mọi định chế đều cố gắng giải thích một cách nhất quán theo những

chuẩn mực của mình. Các tác giả Xô viết trước đây cho rằng hiện tượng du

đảng là hệ luận của sự bóc lột tư bản chủ nghĩa; giáo hội thì cho rằng là do

sự lơ là trong việc giảng dạy và thực hành các giáo huấn tôn giáo; đối với nhà

giáo dục đó là hệ quả của một hệ thống giáo dục không thích hợp; đối với

những người khác đó là dấu hiệu tan rã của gia đình. Mặc dù đôi khi không

phản ảnh sự thật, hệ ý thức có chức năng tạo ra lòng trung thành và sự hợp

tác của các thành viên đối với định chế.

Một số nét đặc trưng của các định chế chủ yếu:

Đ/C Gia đình:

Tôn giáo: Chính trị: Kinh tế: Giáo dục:

Page 112: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

a) Khuôn mẫu hành vi và thái độ:

- chung thủy

– tình yêu

– trách nhiệm

- từ bi, bác ái

– khoan dung

– trung thành

- tuân phục

- lợi nhuận

- hiệu năng

- chuyên cần

– trọng kiến

thức

b) Biểu tượng:

- nhẫn cưới - thập giá,

chữ vạn

– cờ quốc

huy

– nhãn hiệu - đồng phục,

huy hiệu

c) Văn hóa vật chất:

- nhà, bàn

ghế, bàn thờ

tổ tiên…

- chùa chiền,

nhà thờ,

thánh thất

- công sở - cửa tiệm - trường lớp

thư viện,

sách vở…

d) Luật lệ quy định ứng xử

- bộ luật gia

đình

– tập tục nuôi

dạy con

- gia phả

– sách kinh

– các giáo

điều, cấm kỵ

– hiến pháp

- luật nghị

định…

- hiệp ước

- hợp đồng

- điều lệ

- nội quy

- sổ liên lạc

e) Hệ ý thức:

- chủ nghĩa

lãng mạn

– quan niệm

dòng họ

- chủ nghĩa

giáo điều

- chủ trương

cải cách

- chủ nghĩa

yêu nước

– chủ nghĩa

xã hội

- tự do mậu

dịch

– kinh tế kế

hoạch

- giáo dục

chủ động

– tự trị giáo

dục…

3. Kết cấu của định chế:

Mọi định chế đều có kết cấu về các chuẩn mực và kết cấu nhân sự. Kết

cấu chuẩn mực bao gồm tất cả những kỳ vọng, những mong ước, các qui tắc,

thành văn hay bất thành văn, chính thức hay phi chính thức. Kết cấu nhân sự

Page 113: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

bao gồm các cá nhân, các vai trò và vị trí xã hội nhờ đó định chế vận hành

được.

Các kết cấu này có thể chặt chẽ hay lỏng lẻo. Kết cấu chặt chẽ khi uy

quyền được tập trung, khi các tiến trình quyết định đều được tiêu chuẩn hóa

và dành ít tự chủ cho các nhóm nhỏ hay cho các cá nhân. Và ngược lại, kết

cấu lỏng lẻo ít tập trung hơn và dành nhiều tự do hơn cho cá nhân. Nhà nước

và quân đội là những định chế có kết cấu chặt chẽ vì mỗi vị trí, mỗi vai trò ở

mọi cấp bậc đều được xác định rõ. Các tổ chức trong các định chế kinh tế thì

tùy thuộc mục tiêu nhắm vào, có những tổ chức có kết cấu lỏng lẻo nhằm

khuyến khích tính năng động. Cùng một hệ tự tưởng, nhưng có những tổ

chức khác nhau về kết cấu, ví như giáo hội Công giáo có kết cấu chặt chẽ

hơn giáo hội Tin lành; cùng một hệ ý thức xã hội chủ nghĩa nhưng Cộng sản

Pháp có cơ cấu chặt chẽ hơn đảng Xã hội Pháp.

Các đơn vị của định chế cũng có kết cấu chính thức hay phi chính thức

như ta đã đề cập ở trên khi bàn đến tổ chức xã hội. Có lẽ cũng nên phân biệt

hai khái niệm uy quyền và ảnh hưởng. Khác với uy quyền, ảnh hưởng không

phải là quyền hành chính thức, không đặt cơ sở trên vị trí xã hội mà dựa trên

những đánh giá xuất phát từ những đặc tính của nhân cách. Kết cấu phi chính

thức phát triển một phần do những khác biệt về nhân cách giữa những cá

nhân và một phần do trên thực tế không một hệ thống vai trò nào đáp ứng

hoàn toàn những đòi hỏi của định chế. Do đó để được việc, đôi lúc phải đi ra

khỏi “các kênh” thông thường và sử dụng kết cấu phi chính thức. Kết cấu phi

chính thức đôi lúc là “xả xú bắp”, làm giảm bớt những đòi hỏi máy móc của

kết cấu chính thức.

4. Chức năng của định chế:

Hiện tượng xã hội rất phức tạp và do đó rất khó tiên đoán tất cả kết quá

của một hành động cụ thể. Theo R. Mertons, định chế có những chức năng

công khai mà ta dễ nhận ra qua những mục tiêu được công bố, và những

chức năng tiềm ẩn, tức là những chức năng ta không biết, không nhắm tới

hoặc có biết thì cũng được xem như là những phó sản. Chức năng công khai

Page 114: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

của các định chế kinh tế là sản xuất; phân phối sản phẩm và dịch vụ nhưng

những chức năng tiềm ẩn của chúng có thể là gia tăng mức độ đô thị hóa,

thay đổi đời sống gia đình, gia tăng sự phát triển các nghiệp đoàn, ảnh hưởng

định chế giáo dục… Hoặc là, chức năng của cưỡng bách giáo dục là giúp cho

quần chúng có được những tri thức và các kỹ năng trước đây chỉ dành cho

một thiểu số. Nhưng chức năng tiềm ẩn của nó nhằm ngăn cản trẻ em lao

động sớm, làm giảm sự kiểm soát của cha mẹ, gia tăng sự hội nhập xã hội…

Một cách tổng quát, mỗi định chế có hai loại chức năng công khai

nhằm: (l) đeo đuổi các mục tiêu của chính nó, (2) gìn giữ sự đoàn kết nội bộ

để tồn tại. Nhà nước có chức năng phục vụ công dân của mình và bảo vệ

biên giới quốc gia, nhưng đồng thời cố gắng tránh nguy cơ xáo trộn từ bên

trong và cố gắng tránh bị xâm lăng từ bên ngoài. Khi một định chế thất bại

trong việc thực hiện hai chức năng này, nó phải biến đổi hay tan rã hoặc là

phải nhường những chức năng thiết yếu của nó cho các định chế khác.

5. Quan hệ giữa các định chế:

Các định chế đều tồn tại trong tương quan với nhau. Hôn nhân và sinh

suất đều ảnh hưởng đến việc cung cầu sản phẩm của định chế kinh tế. Giáo

dục tạo nên những thái độ ảnh hưởng đến việc chấp nhận hay từ khước tôn

giáo. Các định chế kinh tế, tôn giáo, giáo dục… đều muốn chi phối chính

quyền bởi lẽ hành động của chính quyền ảnh hưởng đến sự phát triển của

chúng.

Mối tương quan giữa các định chế giải thích tại sao các định chế ít khi

có thể kiểm soát hoàn toàn được các ứng xử của các thành viên theo các lý

tưởng của các định chế. Nhà trường có thể cung cấp một chương trình giáo

dục rất tốt cho mọi học sinh, nhưng hành vi của người học trò còn tùy thuộc

nhiều yếu tố ngoài sự kiểm soát của nhà trường. Tôn giáo kêu gọi tín đồ tuân

theo các nguyên tắc đạo đức, nhưng trong đời sống hằng ngày, trên các hoạt

động chính trị, kinh tế người tín đồ thấy phải thỏa hiệp những lý tưởng này

với thực tế. Trên lãnh vực vĩ mô, để tránh những xung đột, đôi lúc phải có

những thỏa hiệp, những nhượng bộ, những liên minh giữa các định chế.

Page 115: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Gia đình ảnh hưởng đến sự tham gia của các thành viên vào các định

chế khác và ngược lại nó là đối tượng mà các định chế khác quan tâm. Nhà

nước quy định các thủ tục về hôn nhân, ly dị và đôi lúc cũng can thiệp vào

việc nuôi dạy con cái. Nhà trường cũng dạy các giáo trình về “đời sống gia

đình”, và tìm sự hợp tác của gia đình qua việc lập các hội phụ huynh học sinh.

Các xí nghiệp, các giáo hội, và ngay cả quân đội cũng có những biện pháp để

ảnh hưởng đến gia đình. Như vậy mọi tổ chức xã hội đều phải đối diện với

vấn đề mâu thuẫn do sự gắn bó với gia đình và gắn bó với định chế khác gây

nên.

Với biến chuyển của xã hội mọi định chế đều phải thích ứng kịp thời,

bởi lẽ biến chuyển trong một định chế sẽ kéo theo những thay đổi trong các

định chế khác. Khi những mô thức của gia đình thay đổi, như sự tan vỡ của

hệ thống tương trợ trong chế độ đại gia đình, nhà nước phải có những chính

sách an sinh xã hội thích ứng.

6. Biến chuyến của định chế:

Các chuẩn mực, các tổ chức xã hội gắn liền với các định chế có thể bị

thay thế hay tan rã đi, nhưng định chế vẫn luôn tồn tại. Những qui tắc phụ

quyền, chế độ phong kiến có thể mất đi nhưng gia đình hay định chế chính trị

vẫn luôn tồn tại. Như vậy, định chế biến chuyển thông qua những thay đổi

trong các chuẩn mực của định chế và qua biến chuyển của các tổ chức xã hội

có liên quan.

II. ĐỊNH CHẾ TRONG CÁC XÃ HỘI HIỆN ĐẠI Quá trình phân biệt hóa định chế xã hội:

Khi xã hội trở nên to lớn và phức tạp hơn, các định chế xã hội phát triển

qua một quá trình phân biệt hóa, quá trình biện biệt hóa (differentiation). Lấy

thí dụ, trong các xã hội sơ khai con người chưa có khái niệm và chưa sử

dụng tiền tệ, và sự trao đổi sản phẩm là sự trao đổi trực tiếp (troc). Trái lại, xã

hội hiện đại là một xã hội bị tiền tệ hóa và nhiều cơ cấu xã hội gắn liền với

Page 116: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

tiền tệ, như ngân hàng, bảo hiểm, quỹ tín dụng…và một loạt các vị trí xã hội

gắn các tổ chức tài chính này.

Theo G. Lenski, các nhu cầu chủ yếu của các thành viên trong bất cứ

xã hội nào đều gồm có:

1) Nhu cầu thông tin giữa các thành viên: trước hết là thông qua ngôn

ngữ, sau đó là các định chế truyền thông.

2) Sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ: trước tiên là thỏa mãn nhu cầu

sống còn, sau đó để thỏa mãn nhu cầu tìm cái ngon, vật lạ.

3) Phân phối các sản phẩm và dịch vụ: trong nội bộ xã hội và sau đó

qua các xã hội khác.

4) Che chở và bảo vệ: chống lại những tai họa của thiên nhiên và sau

đó nhằm chống lại những xã hội con người thù địch.

5) Thay thế các thành viên: có nghĩa là tái sản xuất ra những thành viên

mới cho xã hội (về mặt sinh lý cũng như về mặt xã hội).

6) Nhu cầu kiểm soát các thành viên, nhằm bảo đảm sự tồn tại của xã

hội, giảm thiểu và loại bỏ những xung đột. Trong các xã hội giản đơn, nhiều

chức năng trong các chức năng này được thực hiện bởi một định chế đó là

gia đình. Trong các xã hội hiện đại, các chức năng này được thực hiện bởi

nhiều định chế khác nhau, và thông thường một chức năng cơ bản được

phân công cho nhiều định chế khác. (Xem bảng)

Quá trình phân biệt hóa các định chế.

Loại hình xã hội:

Xã hội sơ khai: Xã hội hiện đại:

Chức

năng xã

Truyền thông:Gia đình, hệ thống thân

tộcTruyền thông đại chúng

Sản xuất: Gia đình dòng họ Các định chế kinh tế

Phân phối: Gia đình mở rộng, chợ Thị trường, định chế

Page 117: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

hội

chuyên chở

Bảo vệ, che

chở:

Gia đình, thị tộc, làng

xóm

Quân đội, cảnh sát, công

ty bảo hiểm, định chế y tế

Thay thế, tái

sản xuất xh:Gia đình

Gia đình, trường học,

định chế tôn giáo

Kiểm soát xã

hội:Gia đình

Gia đình, định chế tôn

giáo, các tổ chức chính

quyền

Các lãnh vực định chế:

Các nhà xã hội học sử dụng thuật ngữ các lãnh vực định chế

(institutional sectors) để chỉ tất cả các định chế được tổ chức nhằm thực hiện

nhiều chức năng cần thiết trong mỗi lãnh vực của đời sống xã hội. Trong các

xã hội hiện đại mỗi một lãnh vực chính yếu không chỉ bao gồm một hoặc hai

định chế, nhưng là một loạt các định chế có tương quan với nhau. Ví như

lãnh vực sản xuất bao gồm các định chế sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ và

các định chế lao động. Các định chế của lãnh vực sản xuất lại có liên quan

mật thiết với các định chế trong lãnh vực phân phối lưu thông, bao gồm các

thị trường sản phẩm, dịch vụ và lao động cũng như các định chế chuyên chở.

Hợp chung lại các định chế sản xuất và phân phối hình thành nên các định

chế kinh tế của xã hội. Ta cũng có thể đưa ra thí dụ về tương quan giữa các

lãnh vực định chế, các định chế chủ yếu và các tổ chức then chốt khác như

sau:

Một số lãnh vực định chế, định chế chủ yếu và các tổ chức then chốt:

Lãnh vực định chế:

Định chế chủ yếu: Tổ chức then chốt:

– Giáo dục: *– g.d cấp 1, cấp 2, cấp3*– hệ thống trường công, trường

- g.d chuyên nghiệp, cao – các trường chuyên nghiệp, các

Page 118: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

đẳng, đại học… trường đại học…

Truyền

thông:

*– vô tuyến truyền thanh, vô

tuyến truyền hình

*- hệ thống vô tuyến truyền

thanh, vô tuyến truyền hình

- báo chí– báo chí, tạp chí, quầy bán

báo…

- xuất bản sách – nhà xuất bản, phát hành…

- phim ảnh- công ty, xí nghiệp làm phim,

phát hành phim ảnh

Chính trị: *- hành pháp *- Hội đồng nhà nước, nội các…

- lập pháp – Quốc hội, hội đồng nhân dân…

- tư pháp – tòa án các cấp

- quân đội - quân đội chính quy, dân quân

- Tôn giáo *- Phật giáo *- các giáo phái, hội đoàn.

- Thiên chúa giáo – chùa chiền, nhà thờ, thánh thất

- Hồi giáo…

… … …

Kỳ vọng ở vai trò trong các định chế hiện đại:

Những định chế khác nhau đặt ra các vị trí và vai trò khác nhau cho

những thành viên của mình, và chính từ những kỳ vọng khác nhau liên quan

đến các vai trò này mà các xung đột về vai trò xảy ra. Talcott Parsons đã

phân tích những khác biệt này thành năm cặp khả năng chọn lựa khác nhau,

thường được gọi là những biến số cho khuôn mẫu hành vi (pattern variables).

Những cặp chọn lựa này là: đặc thù / phổ quát (particularism / Universalism;

như ứng xử trong định chế gia đình khác ứng xử trong định chế hành chính);

dễ xúc động / dửng dưng, lý trí (affectivity / neutrality; như ứng xử của con

bệnh khác ứng xử của bác sĩ; của người chơi bài khác với chủ chia bài);

quyền lợi cá nhân / quyền lợi tập thể (self-interest / collective interest; ví như

Page 119: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

ứng xử của người công nhân khác ứng xử của tổ sản xuất); được chỉ định /

sở đắc (ascription / achievement; như vai trò của một ông vua khác vai trò

của một tổng thống); cố định / phân tán (specificity / diffuseness; các vai trò

trong định chế gia đình có tính cách phân tán, trong khi các vai trò trong các

định chế kinh tế có tính cách tập trung). Các biến số khuôn mẫu này giúp cho

ta trong việc so sánh các định chế, trong việc lãnh hội được các lối ứng xử

trong các định chế khác nhau và hiểu được các loại mâu thuẫn giữa các vai

trò khác nhau.

Một vài đặc điểm của các định chế trong các xã hội hiện đại:

Các xã hội công nghiệp hiện dại có đặc tính và sự hiện diện của các

định chế mang tính cách bàn giấy (bureaucracy) và có sự phân công trong

các định chế trên. Những hậu quả của các khuynh hướng chủ yếu trên bao

gồm việc thay thế các cá thể bằng những tác nhân tập thể, việc ảnh hưởng

càng ngày càng gia tăng của các tổ chức bàn giấy lên trên cá nhân, và sự ra

đời của các định chế toàn bộ (total institutions). Các tác nhân tập thể ví như

các xí nghiệp thương mại hay các cơ quan chính quyền. Sự phát triển các tác

nhân tập thể đã giải phóng những cá nhân ra khỏi những vị trí cố định trong

xã hội, nhưng mặt khác cá nhân con người thường bất lợi khi phải giao tiếp

với những tác nhân tập thể trên.

Những định chế toàn bộ (total institutions) là những tổ chức có chức

năng chăm lo cho cuộc sống của những người không thể tự chăm sóc cho

chính mình – những người bị trừng phạt hay bị loại bỏ khỏi các định chế của

xã hội bình thường hoặc những người đã tình nguyện chọn một lối sống gắn

với các tổ chức như vậy. Bao gồm trong khái niệm định chế toàn bộ là các

viện cứu tế, nhà tù, nhà dưỡng lão, các trường nội trú, các học viên quân

sự… Một nét cơ bản của các tổ chức như vậy là việc xóa tan các ranh giới

thường phân cách các hoạt động ngủ, chơi, và làm việc của các cá nhân. Các

định chế toàn bộ thưòng được dựng nên và thay đổi như là kết quả của các

tranh luận ý thức hệ về chính sách xã hội.

Page 120: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Thuật ngữ “xây dựng định chế” (institution building) nhằm chỉ những

phương cách theo đó xã hội tạo ra hoặc thay đổi các định chế để đáp ứng

những nhu cầu mới, để thích ứng với những thay đổi kỹ thuật hoặc để sửa sai

các vấn đề xã hội.

Các quan điểm nghiên cứu định chế xã hội:

Các quan điểm lý thuyết khác nhau trong xã hội học nghiên cứu các

định chế lớn theo những phương thức riêng. Quan điểm của thuyết tương tác

biểu tượng tập trung vào những quá trình xã hội hóa và những phương cách

theo đó các thành viên của một định chế xác định tình huống của mình. Lấy

thí dụ trong việc nghiên cứu định chế quân đội, lý thuyết tương tác đã nghiên

cứu quá trình xã hội hóa như thế nào (việc gạt bỏ những vị trí xã hội cũ, học

hỏi những quy tắc, những chuẩn mực mới, tinh thần đồng đội, tinh thần phục

tùng, đẳng cấp…)

Quan điểm chức năng quan tâm đến việc các định chế lớn ảnh hưởng

với nhau như thế nào, các chức năng của định chế trong xã hội… Ví như tổ

chức quân đội đóng góp thế nào trong lãnh vực kinh tế, quan hệ giữa tổ chức

quân đội và chính trị, sự kiểm soát của chính quyền dân sự lên trên quân đội

ra sao và tương quan giữa tổ chức quân đội và các định chế dân chủ…

Cuối cùng, khi nghiên cứu trong phạm vi một định chế, lý thuyết mâu

thuẫn nghiên cứu xem thành phần xã hội nào được hưởng lợi nhất và những

xung đột, bất bình đẳng trong định chế như thế nào. Trong tương quan giữa

những định chế với nhau, lý thuyết mâu thuẫn xã hội tìm hiểu những vấn đề

liên quan đến sự thống trị của một vài định chế lên các định chế khác và lên

trên xã hội nói chung. Như sự phân tích của Marx về vai trò quyết định của

các định chế kinh tế lên trên các định chế chính trị, văn hóa…

Một thí dụ khác, khi nghiên cứu về thể thao trong một xã hội, ba quan

điểm nghiên cứu trên đều nhìn vấn đề dưới những góc độ khác nhau. Quan

điểm tương tác biểu tượng xem bất cứ bộ môn thể thao là những khuôn mẫu

phức tạp các tương tác xã hội. Dĩ nhiên, hoạt động của mỗi thành viên trong

mỗi bộ môn thể thao đều phải theo những đòi hỏi của các vị trí chỉ định và

Page 121: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

theo những nguyên tắc, những luật chơi của môn thể thao. Nhưng mặt khác

hành vi của họ cũng mang tính ngẫu nhiên. Diễn tiến cuộc chơi tùy thuộc

nhận thức chủ quan của từng người chơi. Một tập thể thể thao – như một đội

banh – cũng không thuần nhất như người ta vẫn thường nhìn từ bên ngoài,

mà đối xử với nhau tùy theo nhận thức họ có về người khác: cũng có giúp đỡ,

ganh ty, định kiến…Nhận thức chủ quan của cầu thủ cũng thay đổi tùy theo

tình huống – tính chất của cuộc đấu, đối thủ thế nào… Và vẫn luôn có một

khoảng cách giữa những tác phong được chờ đợi ở định chế thể thao và ứng

xử thực tế của những người chơi thể thao.

Quan điểm chức năng đi tìm những chức năng của định chế thể thao

trong xã hội. Thể thao có chức năng công khai là một hình thức giải trí, một

“xả xú bắp” vô hại và nhằm rèn luyện thân thể. Nó cũng có những chức năng

tiềm ẩn là tạo công ăn việc làm cho một số người, tạo ra những khuôn mẫu

hành vi có ích cho sự vận hành của xã hội: tinh thần kỷ luật và nỗ lực trong

công việc. Giữa định chế thể thao và các xã hội cũng có mối tương quan, nhà

nước Spartes cổ đại thì cổ vũ những trò chơi hiếu chiến; ở các nước xã hội

chủ nghĩa trước đây thì không có các cuộc đua xe tốc độ chết người như

trong các xã hội tư bản đề cao tính cạnh tranh. Thể thao không những đề cao

tinh thần thượng võ mà ngược lại cũng có các phản chức năng như cá độ,

tinh thần ăn thua cay cú…

Lý thuyết mâu thuẫn xã hội nhìn thấy qua định chế thể thao những bất

bình đẳng xã hội: không phải mọi thành phần xã hội đều có thể thụ hưởng

mọi trò chơi thể thao. Các bộ môn như quần vợt, golf chỉ dành cho những

người sung túc... Định chế thể thao cũng cho thấy rõ sự phân biệt giới tính,

những định kiến về giới tính. Cũng chỉ mấy năm gần đây thôi chúng ta mới

thấy phụ nữ Việt nam tham gia các môn đua đạp xe, bóng đá…Thế giới thể

thao cũng cho thấy chỉ làm lợi cho một thiểu số các ông bầu câu lạc bộ…Như

vậy định chế thể thao cũng chỉ là phản ánh các giá trị của hệ thống kinh tế

chủ đạo đang chi phối xã hội.

Định chế, quyền lực và biến chuyển xã hội:

Page 122: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Đối với các xã hội cổ truyền, việc du nhập những định chế mới vào một

xã hội thường gặp những chống đối, như trường hợp phản ứng của dân bản

xứ thời thuộc địa. Thông thường người dân các nước thuộc địa đứng trước

một chọn lựa khó khăn: hoặc là chấp nhận các định chế mới và đánh mất bản

thể của chính xã hội mình, hoặc làm thế nào để thích ứng với các định chế

của các xã hội công nghiệp mà không mất đi khả năng gìn giữ những định

chế đặc trưng của mình.

Đối với các xã hội hiện đại, để hiểu được biến chuyển trong các định

chế cần phải hiểu bản chất của quyền lực trong định chế. Một định chế có thể

được xem như một kết cấu trong đó những người có quyền lực gắn bó với

một số quyền lợi hay giá trị nhất định. Những ai muốn thay đổi một định chế

xã hội lớn phải đối đầu với những người nắm quyền hành trong định chế.

Điều này chỉ xảy ra khi một nhóm xã hội quyết tâm thay đổi bởi vì họ cảm thấy

bị ngược đãi. Một nhóm như vậy sẽ bắt đầu đặt vấn đề về những giá trị của

xã hội và có thể tổ chức một phong trào xã hội nhằm thay đổi những giá trị

không còn phù hợp. Đó là trường hợp của những phong trào đấu tranh cho

nữ quyền, đấu tranh xóa bỏ sự phân biệt chủng tộc…

Chương 8. SỰ KIỂM SOÁT XÃ HỘI VÀ LỆCH LẠC XÃ HỘI

I. THẾ NÀO LÀ KIỂM SOÁT XÃ HỘI, LÀ LỆCH LẠC XÃ HỘI Trong nghĩa rộng, lệch lạc (deviance) là lối ứng xử vi phạm các quy tắc,

chuẩn mực của một xã hội hay của một tổ chức xã hội nhất định. Nhãn hiệu

người lệch lạc được gán cho những ai vi phạm hay chống lại những chuẩn

mực được đánh giá cao nhất của xã hội, đặc biệt là những chuẩn mực của

nền văn hóa thống trị, của tầng lớp thống trị. Những phương thức mà một xã

hội ngăn ngừa sự lệch lạc và trừng phạt những người lệch lạc thường được

gọi là sự kiểm soát xã hội (social control). Mặt khác, như khi đề cập đến quá

trình xã hội hóa, nền văn hóa đặt ra, hình thành nên những giá trị, chuẩn mực

là để củng cố các định chế xã hội và đồng thời thiết lập một hệ thống kiểm

soát xã hội. Như vậy trong nghĩa rộng, kiểm soát xã hội được xem như những

Page 123: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

phương cách mà xã hội thiết lập và củng cố những chuẩn mực xã hội. Theo

Janovitz kiểm soát xã hội “là khả năng của một nhóm xã hội, hay của cả xã

hội trong việc điều tiết chính mình”.

Những phương tiện được sử dụng để ngăn ngừa sự lệch lạc và trừng

phạt những người lệch lạc chỉ là một bình diện của kiểm soát xã hội. Những

phương tiện trên có thể là cảnh sát, nhà tù, các bệnh viện tâm thần, các

trường trại cải tạo…Những định chế chính thức để kiểm soát xã hội chỉ được

sử dụng cho những đối tượng lệch lạc mà xã hội e ngại nhất. Những hình

thức lệch lạc nhẹ thường được điều tiết qua những hành vi tương tác giữa

những cá nhân. Như khi cha mẹ phê bình, ngăn cản đứa con trai để tóc quá

dài, hay ăn mặc quá “bụi”.

Thế nào là lệch lạc vẫn còn là một vấn đề tranh cãi. Bởi lẽ như đã định

nghĩa, lệch lạc tùy thuộc quan điểm và góc độ đứng nhìn vấn đề. Như trường

hợp Nelson Mandela trước đây, đối với những người da trắng Nam phi ông là

một người lệch lạc, đã bị bỏ tù vì chống lại luật lệ của Nam phi, nhưng đối với

người da đen ông ta là một vị anh hùng.

Hành vi lệch lạc hay không cũng tùy thuộc nền văn hóa. Đối với người

Việt chúng ta ăn thịt heo hay thịt bò không thành vấn đề, nhưng ăn thịt bò đối

với người Chăm theo đạo Bàlamôn hay ăn thịt heo đối với người Chăm theo

Hồi giáo là những hành vi lệch lạc.

Không có một phương thức đơn giản hay phổ quát để phân loại các

hành vi lệch lạc. Tuy nhiên có thể phân biệt sự lệch lạc ở cấp độ cá nhân, sự

lệch lạc của một nhóm và sự lệch lạc ở cấp độ định chế. Một số người bị gán

cái nhãn hiệu lệch lạc là do một vài nét đặc trưng cá nhân, do một số ứng xử

nào đó. Những người khác bị xem là lệch lạc bởi lẽ các thành viên trong

nhóm đi lệch khỏi những chuẩn mực của xã hội. Đối với xã hội, họ là những

người lệch lạc nhưng đối với nhóm họ là những người không lệch lạc và chỉ

làm theo những quy tắc của nhóm. Đối với một xã hội nhất định, một nhóm

hippi, một băng đảng, và ngay cả một nhóm người làm cách mạng…có thể bị

xem là một nhóm người lệch lạc. Xã hội thường có những phản ứng khác

Page 124: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

nhau trước hành vi lệch lạc của một cá nhân, một nhóm hay của một định

chế. Như phản ứng đối với trường hợp một phụ nữ dễ dãi trong quan hệ giới

tính khác với trường hợp một cô gái mại dâm, khác với mại dâm như là một

định chế lệch lạc.

Mức độ mà những thành viên trong xã hội đồng ý hay không đồng ý

một hành vi nào đó là lệch lạc có thể xếp theo mức độ yếu và mạnh. Mức độ

yếu ở những trường hợp có nhiều tranh cãi và mức độ mạnh trong những

trường hợp có ít bất đồng. Những chế tài tiêu cực hay còn gọi là những sự

trừng phạt có thể được sắp xếp từ mức độ rất yếu đến mức độ rất mạnh. Hơn

thế nữa những giá trị và những quy tắc của một nền văn hóa thường thay đổi

thì những khái niệm, những hành vi nào là lệch lạc và chúng phải được chế

tài như thế nào cũng thay đổi. Như trong xã hội Mỹ, cách đây thột thế kỷ,

đồng tính luyến ái bị lên án gắt gao, ngược lại ngày nay có những phong trào

đấu tranh cho quyền lợi của những người này.

Nghiên cứu sự lệch lạc nhắm tới những người lệch lạc trong xã hội có

nghĩa là những người tự ý vi phạm những chuẩn mực của xã hội, chứ không

quan tâm đến những người có những đặc điểm khác thường về mặt cơ thể.

Đặc biệt nghiên cứu lệch lạc xã hội cũng nhắm vào những sự lệch lạc có tính

cách tội phạm. Hành vi tội phạm là những hành vi mà vì đó nhà nước có thể

áp dụng những sự chế tài theo luật hình sự. Nhưng vấn đề những hành vi đặc

biệt nào cấu thành tội phạm, và nhà nước phải xử lý vấn đề đó như thế nào

còn là vấn đề tranh cãi. Ở nhiều xã hội, có những hành vi mà mọi người đều

đồng ý là có tính cách tội phạm và cần phải bị trừng phạt, nhưng cũng có

những hành vi mà người này xem có tính cách tội phạm nhưng đối với người

khác thì không. Ví như, giết người, cướp của đều bị mọi xã hội trừng phạt,

nhưng sự xử lý của các xã hội rất khác nhau trước vấn đề mại dâm, trước

vấn đề ngoại tình. Có nhiều “tội” thật ra chỉ gây rối ít nhiều cho trật tự công

cộng, như say rượu nơi công cộng, mại dâm, vô gia cư, cờ bạc, ma túy…

Nhiều nhà xã hội học (Schur, Silberman) cho rằng những tội này không có

nạn nhân bởi vì nó không gây tổn hại vật chất cho ai khác ngoài chính đương

Page 125: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

sự. Nhưng không phải mọi nhà xã hội học đều chấp nhận quan điểm trên. Một

số nhà xã hội học cho thấy ngay như nạn mại dâm, nghiện ma túy cũng

thường liên quan đến những tổ chức tội phạm có tổ chức. Chúng không phải

là vấn đề của cá nhân mà còn có những ảnh hưởng xã hội.

II. CÁC LÝ THUYẾT VỀ SỰ LỆCH LẠC XÃ HỘI 1. Những giải thích sinh vật học về tội phạm:

Những giải thích sinh vật học về sự lệch lạc thường liên hệ vấn đề tội

phạm với những nét đặc trưng của cơ thể, các loại hình của cơ thể hay với sự

bất bình thường của cấu tạo nhiễm sắc thể.

Nhà tội phạm học người Ý Cesare Lombroso (1911), qua cuộc nghiên

cứu của ông, chứng minh rằng những tên tội phạm là sự lai giống

(throwbacks) của những loại hình người sơ khai và hung tợn mà ta còn có thể

nhận thấy qua những nét trên cơ thể như trán vồ, mắt xếch, và tóc đỏ…Vào

những năm 1960, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng một vài người

đàn ông có thừa ra một nhiễm sắc thể Y trong các tế bào của họ. Thêm vào

đó năm 1965, nhà di truyền học Patricia Jacobs báo cáo có một tỷ lệ nhỏ

nhưng có ý nghĩa những người đàn ông mang nhiễm sắc thể XYY được tìm

thấy trong những tên tội phạm tại một viện tâm thần ở xứ Êcốt. Nhưng 11

năm sau có trên 200 bài nghiên cứu về những người mang nhiễm sắc thể

XYY và các nhà di truyền học đã đi đến kết luận rằng: tần số các hành vi

chống xã hội của những người đàn ông có XYY có lẽ không khác nhiều

những người không mang nhiễm sắc thể XYY trong cùng một tầng lớp xã hội.

Những quan điểm này đã ảnh hưởng đến những giải thích xã hội học

về sự lệch lạc trong những thời kỳ đầu tiên và xem tội phạm, những hình thức

lệch lạc xã hội khác như là những biến thể của bộ môn “ bệnh lý học xã hội”,

đã đem những điều xấu xa, những tai họa cho đời sống đô thị. Quan điểm

này đã được thay thế bởi những lý thuyết khách quan hơn và có thể kiểm

chứng hơn từ các quan niệm xã hội học hiện nay.

Page 126: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

2. Các lối giải thích tâm lý học về sự lệch lạc xã hội:

Như đã trình bày ở chương 4, S. Freud đã giải thích những lệch lạc, bất

bình thường trong nhân cách của cá nhân do sự không quân bình trong bộ

máy tâm thức. Bộ máy tâm thức của con người nếu để cho yếu tố xung động

bản năng (id) hay siêu ngã (superego) chi phối quá mạnh thì có thể đưa đến

sự buông thả hay ngược lại, có thể đưa đến những ức chế tâm lý.

Hai tác giả Walter Reckless và Simon Dinitz cũng đã dùng lối tiếp cận

tâm lý để giải thích tương quan giữa những đặc tính nhân cách và các hành vi

phạm pháp của thanh thiếu niên. Hai ông cho rằng các thanh thiếu niên mới

lớn thường dễ có những hành vi lệch lạc, nhưng những thanh thiếu niên nào

trong quá trình xã hội hóa hấp thụ được những giá trị đạo đức mạnh mẽ, có

được một nhận thức về mình tích cực (positive self-concept) thì có khả năng

chống lại các xu hướng phạm pháp hơn.

Lối tiếp cận tâm lý học cũng đã giải thích được phần nào mối tương

quan giữa những khuôn mẫu nhân cách với các hành vi phạm pháp hay các

hành vi lệch lạc. Tuy nhiên lối tiếp cận này chỉ giải thích hành vi lệch lạc trên

bình diện cá nhân. Thực ra một nhân cách lệch lạc hay không cũng tùy thuộc

lối nhìn của xã hội, của nền văn hóa trong đó cá nhân sinh sống và quan

trọng hơn một nhân cách lệch lạc là sản phẩm của môi trường xã hội. Lối tiếp

cận này cũng không giải thích được tại sao một vài người bị xem là lệch lạc

trong khi những người khác cũng có những ứng xử tương tự nhưng không bị

gán cho nhãn hiệu lệch lạc. Thêm vào đó, những hành vi tội phạm, những

hành vi lệch lạc của những người có quyền lực, có uy tín xã hội, hay nói cách

khác của tầng lớp trên trong xã hội thường ít bị xem là lệch lạc về mặt tâm lý.

3. Các lý thuyết chức năng:

Thông thường chúng ta xem một hành vi lệch lạc không có ích gì cho

sự tồn tại của xã hội, nhưng lối giải thích của lý thuyết chức năng cho thấy

các hình thức lệch lạc có thể có những đóng góp ít nhiều cho sự vận hành

của xã hội.

Page 127: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Qua tác phẩm Tự tử nổi tiếng, É. Durkheim cho thấy một hành vi lệch

lạc – như vấn đề tự tử – không chỉ là một vấn đề của cá nhân, mà tự tử là một

vấn đề xã hội: cộng đồng xã hội nào có những điều kiện xã hội ít tính hội nhập

xã hội, xã hội nào rơi vào tình trạng phi chuẩn mực (anomie) thì những xã hội

đó có tỷ suất người lệch lạc (trong trường hợp này là người tự tử) cao hơn

những xã hội khác.

Nhưng mặt khác, É. Durkheim quan niệm rằng sự lệch lạc cũng có tác

dụng khẳng định các giá trị, các chuẩn mực của nền văn hóa. Chúng ta sẽ

không có khái niệm về cái tốt, nếu như chúng ta không có khái niệm về cái

xấu tương ứng. Thêm vào đó phản ứng của xã hội đối với những hành vi lệch

lạc càng làm rõ hơn phạm vi của chuẩn mực được chấp nhận, càng củng cố

tính cố kết của một nhóm hay của xã hội nói chung. Sự lệch lạc còn có chức

năng khuyến khích sự thay đổi, đưa ra những giải pháp thay thế cho những

giá trị, những chuẩn mực, những ứng xử đang tồn tại mà trường hợp phát

triển các mode là điển hình.

Một lý thuyết chức năng khác đó là sự phân loại của Robert Merton, sự

phân loại này đặt trên cơ sở con người đã thích ứng thế nào với những đòi

hỏi của xã hội. Mục đích của Merton là khám phá ra tại sao một vài cơ cấu xã

hội tác động lên một vài người trong xã hội, thúc đẩy họ có những hành vi

lệch lạc hơn những người khác. Merton cũng dựa trên khái niệm phi chuẩn

mực (anomie) của Durkheim để giải thích tại sao một vài người dễ có những

hành vi lệch lạc.

Theo quan điểm này, qua quá trình xã hội hóa, con người đã học được

đâu là những mục đích đã được xã hội thừa nhận và đâu là những phương

tiện đã được chấp nhận để thực hiện các mục đích này. Những kẻ nào không

chấp nhận những mục đích đã được thừa nhận hay các phương tiện chính

đáng để hoàn thành các mục đích được đưa ra đều có thể xem như có những

hành vi lệch lạc.

Ví dụ, làm thế nào có được tiền bạc, giàu có là một mục đích của một

số nền văn hóa và lao động là một phương tiện được những xã hội này chấp

Page 128: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

nhận để thực hiện các mục đích trên, còn việc ăn trộm, ăn cắp thì không

được xã hội chấp nhận. Việc ăn trộm, ăn cắp là những phương tiện không

được chấp nhận tại sao chúng vẫn tồn tại. Theo Merton, trong các xã hội

phức tạp như xã hội hiện đại của chúng ta, tiền bạc là một biểu tượng rất

quan trọng của địa vị do đó sức ép để có được tiền bạc rất lớn.

Qua quá trình xã hội hóa chúng ta đã học hỏi được đâu là những mục

đích và những phương tiện mà xã hội có thể chấp nhận được. Giả định rằng

hầu hết chúng ta đều muốn giàu có, có quyền hành hay muốn được nổi tiếng,

như vậy chúng ta chấp nhận những mục đích này của nền văn hóa chúng ta.

Đồng thời chúng ta cũng chấp nhận những phương tiện chính đáng để đạt

được những mục đích này: như giáo dục, lao động, tiến trình bầu cử. Như

vậy chúng ta là những người “tuân thủ” (conformist) các qui tắc của xã hội.

Nhưng không phải mọi người đều như vậy, có một số người sử dụng những

phương tiện không được truyền thống đề ra để thực hiện những mục đích

đeo đuổi. Đây là những người “canh tân” (innovator). Có những người khác

phủ nhận cả các mục đích và phương tiện hiện hữu. Đây là những người “rút

khỏi xã hội” (retreat). Có những người từ chối đeo đuổi những giá trị này

nhưng vẫn tiếp tục bị ràng buộc bởi những hình thức của các định chế xã hội.

Chúng ta gọi những người này là “nghi thức chủ nghĩa” (ritualist). Sau đây là

bảng phân loại của R. Merton:

Các hạng ngườiMục đích của nền

văn hóa

Phương tiện của

định chế

Tuân thủ: + +

Canh tân: + -

Nghi thức chủ nghĩa: - +

Rút khỏi xã hội: - -

Nổi loạn -/+ -/+

Page 129: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Ghi chú: (+): chấp nhận; (-): phủ nhận, từ chối; (-/+) phủ nhận những

mục đích, những phương tiện cũ và thay những mục đích mới, những

phương tiện mới.

Có thể đặt câu hỏi với lý thuyết của Merton là tại sao một số người

nghèo có xu hướng phạm tội trong khi những người khác lại không. Câu trả

lời là do họ gần gũi những phân lớp văn hóa (subculture) có xu hướng lệch

lạc, các phân lớp văn hóa này hợp thức hóa các hành vi lệch lạc.

Các lý thuyết chức năng bị chỉ trích khi đã giả định có một hệ thống

chung các giá trị được chia sẻ bởi mọi thành viên trong một xã hội. Thứ đến,

như chúng ta sẽ trình bày, không chỉ những người thuộc tầng lớp dưới mới có

những hành vi lệch lạc. Và trong nhiều trường hợp, hành vi lệch lạc không chỉ

là sự vi phạm các chuẩn mực của tầng lớp thống trị.

4. Các lý thuyết về mâu thuẫn:

Các lý thuyết này nhấn mạnh tương quan giữa sự đa dạng văn hóa và

lệch lạc xã hội. Hai loại hình chính yếu trong các lý thuyết về mâu thuẫn là lý

thuyết xung đột văn hóa và lý thuyết mác xít. Lý thuyết xung đột văn hóa đặt

trọng tâm nghiên cứu những phương thức hình thành các quy tắc xung đột

trong các hoàn cảnh khuyến khích những hoạt động tội phạm. Như quan niệm

của Daniel Bell về xã hội Mỹ. Ông cho rằng trong xã hội Mỹ có một sự mâu

thuẫn giữa nền đạo đức chính thức của văn hóa quần chúng và nền đạo đức

Thanh giáo. Ví như luật ở Mỹ từ năm 1919 đến 1932 cấm uống các thức uống

có rượu. Việc cấm đoán này được giải thích như là một nỗ lực của các nhà

làm luật theo đạo Tin Lành để áp đặt nền luân lý của họ lên tập đoàn những

người di dân mà việc uống rượu là một nhu cầu cần thiết trong đời sống xã

hội. Việc cấm đoán này chỉ làm tăng cơ hội cho việc sản xuất bất hợp pháp.

Nhận định này không có nghĩa là thừa nhận việc buôn bán và sử dụng các

sản phẩm bất hợp pháp. Thật ra, chỉ muốn nêu lên một sự kiện khi nào luật

pháp áp đặt nền luân lý của một đa số lên các ứng xử của các thiểu số khác,

thì những thị trường bất hợp pháp sẽ được tạo ra và được cung ứng bởi

những tổ chức có tính cách tội phạm.

Page 130: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Lý thuyết mác xít phê phán lý thuyết xung đột về văn hóa là đã không

quan tâm đến những ảnh hưởng của quyền lực và xung đột giai cấp. Đối với

những nhà xã hội học mác xít, luật cấm uống rượu không chỉ có nguyên nhân

là xung đột văn hóa, nhưng là do giai cấp nắm quyền trong xã hội muốn sở

hữu và kiểm soát các tư liệu sản xuất và muốn kiểm soát giai cấp lao động.

Theo các tác giả này, các nhà đại tư bản Mỹ như J. D. Rockefeller, J.P.

Morgan, A. Carnegie…mà R. Merton xếp vào hạng những người “canh tân”

thật ra là những người “ăn cướp” bởi lẽ họ đã lợi dụng tình trạng xáo trộn

trong giai đoạn đầu của phát triển công nghiệp tiếp theo cuộc nội chiến ở Mỹ

để tích lũy, đầu cơ những tài sản lớn lao. Theo sự phân loại của Merton, họ

có thể được liệt kê vào thành phần biết sử dụng các phương tiện mới để thực

hiện mục đích được xã hội chấp nhận, những người “canh tân”, nhưng dưới

quan điểm mác xít họ chỉ là những người thực hiện lô gích của chủ nghĩa tư

bản: bóc lột những người nghèo bởi những người giàu có và có quyền lực.

Các tác giả của lối tiếp cận mâu thuẫn xã hội cho rằng định nghĩa thế

nào là một hành vi lệch lạc thường dựa trên khả năng của những nhóm có

quyền lực lớn nhất trong xã hội nhằm thiết đặt ước muốn của họ lên trên

chính quyền. Những định nghĩa thế nào là tội phạm, ai phải bị trừng phạt

thường chỉ áp dụng cho tầng lớp bị trị. Lấy trường hợp tội loạn luân chỉ áp

dụng cho những người bình dân ở xã hội Ai cập và Trung Hoa xưa, chứ

không áp dụng cho tầng lớp quý tộc, vua quan. Steven Spitzer khẳng định

những chuẩn mực xã hội đều nhằm củng cố cho hệ thống kinh tế của một xã

hội nào đó và những người nào đe dọa hệ thống kinh tế trên đều bị xem là có

những hành vi lệch lạc. Ví như chủ nghĩa tư bản đặt cơ sở trên quyền tư hữu

nên bất cứ người nào đe dọa quyền này đều bị xem là lệch lạc (đặc biệt là khi

người nghèo ăn cắp của người giàu, còn khi người giàu bóc lột người nghèo

thì ít khi bị xem là lệch lạc, mà chỉ là một “lối kinh doanh”!). Chủ nghĩa tư bản

dựa trên việc khai thác sức lao động, nên những người nào không còn làm

việc như những người già, người thất nghiệp – đều bị xem là lệch lạc. Chủ

nghĩa tư bản cũng đặt cơ sở trên niềm tin rằng sự vận hành của chính nó là

đúng, là hợp lý nên những người nào có những hành vi chống lại sự vận

Page 131: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

hành trên – như những phong trào phản chiến, các phong trào bảo vệ môi

trường – đều bị gán nhãn lệch lạc. Và ngược lại những hoạt động nào gia

tăng sự vận hành của chủ nghĩa tư bản – như các loại hình thể thao ganh đua

nhưng không tôn trọng mạng sống của con người như đua xe, đánh bốc…

đều được đề cao.

Nhà xã hội học Edwin Sutherland đã đưa ra một công trình nghiên cứu

về “tội phạm của giới cổ cồn trắng”, của những viên chức. Tội của họ là do sử

dụng quyền lực từ vị trí nghề nghiệp của mình nhằm vi phạm luật pháp hòng

kiếm lời như tham ô, móc ngoặt, biển thủ công quỹ, sản xuất hàng gian, hàng

giả, quảng cáo gian dối, làm ô nhiễm môi trường…ông ta đưa các ví dụ về xã

hội Mỹ, những tội phạm liên quan đến kinh doanh làm thiệt hại cho xã hội Mỹ

gấp tám lần thiệt hại trộm cướp các loại gây ra (1984). Số lượng người Mỹ

chết và bị thương do không có an toàn lao động cao gấp năm lần số người bị

giết do trộm cướp. Và tác giả cho thấy những hành vi lệch lạc của những

người giàu, của tầng lớp trên rất ít được các phương tiện thông tin đại chúng

đề cập đến như trường hợp những hành vi lệch lạc của người nghèo.

Marx và Engels cũng đề cập tới một bộ phận của giai cấp vô sản do

thất nghiệp, nghèo đói có thể trở thành nhưng tên tội phạm, mà hai ông

thường gọi là “những tên vô sản lưu manh”. Nhưng hai ông không tin tưởng

vào tầng lớp này mà chỉ tin vào những người công nhân có tổ chức sẽ đấu

tranh để xóa bỏ chủ nghĩa tư bản.

Như vậy, các tác giả mác xít nhấn mạnh hơn xung đột giai cấp, giải

thích các loại hình khác nhau về tội phạm, về hành vi lệch lạc bằng vị trí xã

hội, giai cấp của chính những người đó.

5. Các lý thuyết tương tác:

Cả hai lý thuyết chức năng và lý thuyết mâu thuẫn đều không bàn đến

vấn đề các hành vi lệch lạc đã phát triển và đã sản sinh ra như thế nào.

Người ta đặt vấn đề tại sao có một vài người có những hành vi lệch lạc

trong khi những người khác cùng ở vào tình huống như vậy nhưng lại không

Page 132: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

có. Chẳng hạn, vào những năm 1920 hai nhà xã hội học C.Shaw và Henry

Mckay đã nhận thấy rằng một vài khu vực ngoại ô Chicago luôn luôn có tỷ lệ

thanh niên phạm pháp cao hơn những nơi khác. Nhà xã hội học E.H.

Sutherand đã nhận thấy những thanh thiếu niên đã trở nên phạm pháp bởi lẽ

nền văn hóa của các nhóm, của các tổ chức trong đó chúng sinh sống đã hợp

pháp hóa tội ác hay nói cách khác, đã xem tội ác là chuyện bình thường và là

những phương tiện có thể chấp nhận được để đạt những mục đích mong

muốn. Người ta đã nhận thấy rằng tệ nạn thanh thiếu niên. phạm pháp ở một

vài khu vực đã được hổ trợ bởi những chuẩn mực của các nhóm trẻ của tầng

lớp dưới. Các nhóm thiếu niên phạm pháp trên có những quan niệm rất rõ thế

nào là gây rối, thế nào là ranh ma, thế nào là kích thích, thế nào là số phận,

thế nào là tính độc lập… Hệ thống giá trị của các nhóm thiếu niên phạm pháp

hoàn toàn khác biệt với những giá trị của các nhóm thiếu niên không có hành

vi phạm pháp ở trong cùng khu vực.

Hành vi lệch lạc không thể một sớm một chiều mà có được, chúng cũng

được truyền đạt qua một quá trình “học hỏi”.

Theo lý thuyết tương tác sự lệch lạc xã hội được sản sinh qua một quá

trình được gọi là “gán nhãn” (labelling); có nghĩa là xã hội gọi một số hành vi

nào đó là lệch lạc. Việc gán nhãn thường do những tác nhân chính thức của

các định chế có chức năng kiểm soát xã hội, như cảnh sát, tòa án, các bệnh

viện tâm thần hay trường học thực hiện.

Năm 1973, D. L. Rosenhan đã làm một thử nghiệm nổi tiếng. Ông và

một số đồng nghiệp giả vờ bị bệnh “nghe những tiếng lạ” và được nhận vào

một bệnh viện tâm thần. Bác sĩ chuẩn đoán các ông bị bệnh tâm thần hoang

tưởng. Thời gian ở trong bệnh viện, các bệnh nhân khác đều cho rằng ông và

các đồng nghiệp là những người bình thường. Nhưng các bác sĩ vẫn tiếp tục

cho họ là bị bệnh. Sau đó các nhà nghiên cầu này được thả ra với lý do bệnh

đã giảm, nhưng không một người nào được xem đã hoàn toàn lành bệnh.

Rosenhan cho thấy việc gán nhãn bệnh tâm thần đã gắn suốt đời với người

bệnh và đôi lúc đó là lý do cho sự ngược đãi. Nhân viên bệnh viện xem

Page 133: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

thường bệnh nhân tâm thần, không quan tâm đến ý kiến của họ và đôi lúc

trừng phạt họ vì những vi phạm nhỏ nhặt. Nghiên cứu của Rosenhan đã đưa

đến việc cải thiện các bệnh viện tâm thần, và ông chủ trương càng loại bỏ bớt

các bệnh viện này càng tốt. Nhưng việc nghiên cứu những bệnh nhân xuất

viện sau đó cho thấy rằng cái “mác” lệch lạc đã gán cho họ đã được họ “nội

tâm hóa” và rất khó tháo gỡ.

Một nhà xã hội học khác – H. Becker – đã cho thấy những bước đầu đi

vào con đường lệch lạc rất khác nhau giữa những cá nhân, nhưng bước đi có

tính quyết định nhất là khi cá nhân đó bị bắt gặp trong hành vi lệch lạc và bị

gán nhãn công khai là lệch lạc.

Một nghiên cứu thực nghiệm của W. J. Chambliss về các băng đảng

thanh niên củng cố nhận định của Becker. Trong hai năm trời, Chambliss

quan sát băng nhóm mang tên là Saints bao gồm những thanh niên thuộc

tầng lớp trên và băng Roughnecks gồm những thanh niên thuộc tầng lớp

dưới. Cả hai băng này ở cùng một khu vực và đều có các hành vi như ăn

trộm xe, đua xe, đánh nhau, làm các trò tinh nghịch nguy hiểm…Trong thực

tế, băng Saints gây ra nhiều vụ, nhưng ít bị bắt hơn và không khi nào bị gán

nhãn du đảng. Trong khi băng thuộc tầng lớp dưới bị bắt nhiều hơn, bị gán

nhãn hiệu là du đãng nguy hiểm và bị gởi tới các trường cải tạo. Cha mẹ của

các thanh niên thuộc tầng lớp trên cho rằng đó là những hành vi nghịch ngợm

bình thường của những thanh niên mới lớn, và họ ở trong một địa vị xã hội

cao để có thể thuyết phục những người khác chấp nhận quan điểm của họ,

điều mà tầng lớp dưới không thể có.

Theo các nhà xã hội học, cả hai băng nhóm đều có những hành vi lệch

lạc sơ cấp (primary deviance). Nhưng chỉ có những thanh niên thuộc tầng lớp

dưới là bị cảnh sát và tòa án gán cho nhãn hiệu là phạm pháp. Hệ luận của

việc gán nhãn hiệu này là nhiều thanh niên thuộc tầng lớp dưới tiếp tục

những hành vi phạm pháp, mà những nhà xã hội học gọi là hành vi lệch lạc

thứ cấp (secondary deviance). Sự phân biệt này rất quan trọng vì trong chúng

ta ai cũng có ít nhiều hành vi lệch lạc, nhưng chỉ khi bị gán nhãn hiệu lệch lạc,

Page 134: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

thì chúng ta mới có khuynh hướng phạm những hành vi lệch lạc kế tiếp, “cùi

không sợ lỡ”, để thực hiện nhận xét tiêu cực mà xã hội đã gán cho.

Các lý thuyết tương tác có một số điểm độc đáo. Trước hết, lý thuyết

này không nghiên cứu chính sự lệch lạc những phản ứng đối với hành vi lệch

lạc. Lý thuyết gán nhãn cũng phù hợp với điều mà ta gọi là tầm quan trọng

của cái quan niệm về chính mình (self–concept). Nhưng thật ra việc gán nhãn

có hậu quả tiêu cực hay tích cực vẫn đang là đối tượng của nghiên cứu thực

nghiệm trong nghiên cứu xã hội học. Thứ đến, không phải mọi cá nhân đều

sợ việc gán nhãn và có nhiều hành vi tự bản thân là lệch lạc chứ không do

quá trình gán nhãn.

III. TỘI PHẠM VÀ SỰ KIỂM SOÁT CỦA XÃ HỘI Việc nghiên cứu phạm vi ảnh hưởng của tội phạm thường được bắt

đầu bằng những dữ kiện thống kê về tỷ lệ tội phạm; bằng những nghiên cứu

về sự thay đổi, biến chuyển của các loại hình tội phạm qua thời gian.

Các phương pháp được sử dụng để kiểm soát tội phạm cũng thay đổi

khi xã hội trở nên phức tạp hơn. Khác với các xã hội cổ truyền, ở đó việc kiểm

soát tội phạm được giao cho gia đình và công xã, trong các xã hội rộng lớn

hơn, phức tạp hơn như các xã hội hiện đại người ta có xu hướng giảm thiểu

khả năng của các định chế địa phương trong việc kiểm soát tất cả các thành

viên của xã hội. Để giải quyết vấn đề những người lệch lạc, những xã hội

phức tạp có xu hướng phát triển những định chế được tiêu chuẩn hóa và ít

nhiều có tính cách cưỡng bức.

Một trong những định chế nổi bật nhất của sự kiểm soát xã hội trong xã

hội hiện đại là nhà tù. Các chức năng cơ bản của nhà tù là bảo vệ xã hội bằng

cách cách ly phạm nhân, trừng phạt (hay đền bù), can ngăn răn đe, và phục

hồi. Tuy nhiên chức năng cách ly xem ra không ngăn cản được tội phạm vì

chỉ có tính cách tạm thời và còn bị phê phán không có tính nhân đạo. Chức

năng trừng phạt đôi lúc chỉ có tính cách hủy hoại và tạo thêm gánh nặng cho

Page 135: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

xã hội. Chức năng răn đe cũng không hiệu quả vì các tên tội phạm không sợ

và nhiều người cũng không biết mức chế tài nếu họ vi phạm pháp luật. Chỉ

gần đây thôi mục đích phục hồi mới được chú ý một cách nghiêm túc, nhưng

trong nhiều trường hợp, ở nhà tù, phạm nhân học nhiều điều xấu hơn là điều

tốt. Nhiều cuộc nghiên cứu ở Mỹ đã cho thấy rằng nhà tù không thành công

trong việc phục hồi những tội phạm và trong thực tế là “trường dạy tội ác”

(school of crimes). Một số phạm nhân khi ra khỏi tù, mặc dù đã hoàn lương

nhưng vẫn bị xã hội kỳ thị. Một số ít chương trình phục hồi tỏ ra có hiệu quả

khi chú trọng việc huấn nghiệp và đem lại kinh nghiệm lao động và ý thức lao

động cho phạm nhân. Ngày nay nhất là đối với thanh thiếu niên làm trái pháp

luật, người ta chú ý đến các hình thức thử thách, lao động công ích hơn là

các hình thức cải tạo tập trung.

Chương 9. HÀNH VI TẬP THỂ VÀ PHONG TRÀO XÃ HỘI“Sao chổi, sao Mộc đẩy giá tăng vọt ở miền Tây - Suốt gần tuần nay,

mấy bà chị dâu nhà tôi đến khổ sở vì má tôi. Chuyện là vầy: từ trước nay mỗi

ngày, má tôi cứ phát “khít riêm” 20.000 đồng tiền chợ. Vậy mà hơn tuần nay

bỗng dưng lượng thực phẩm mua về mỗi ngày một “sa sút”. Thức ăn mua cho

một ngày chỉ đủ ăn một bữa. Má tôi cằn nhằn, mấy bà chị dâu cố giải

thích:”Tại cái giá nó tăng đột ngột”. Rồi bà kể lại câu chuyện nghe được ngoài

chợ: người ta nói sao chổi, sao Mộc đụng nhau, trời đất sẽ tối tăm suốt bảy

ngày, bảy đêm, nhà cửa chìm xuống mấy thước nước. Vì vậy các loại thực

phẩm, hàng tiêu dùng khô bỗng dưng hút một cách dễ sợ”.

Cũng chuyện tin đồn, nhưng xảy ra ở Mỹ. Tuần báo Tuổi trẻ Chúa nhật

số 564 ngày 21–8–1994, kể lại câu chuyện: “…Một buổi chiều mùa hè, thiên

hạ đang cởi trần phơi nắng ngoài bãi biển Long Beach (California), thì đột

nhiên kênh truyền hình WNBC loan tin động trời: Cá mập đang lảng vảng

ngoài phơi Long Beach. Giọng nói của xướng ngôn viên Chuck Scarborough

rống lên một cách khiếp hãi như thể cá mập đang nằm ở dưới gầm bàn của

ông ta. Thiên hạ rúng động như nghe tin động đất ở Cali, chạy nháo nhào,

Page 136: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

kêu ơi ới, thôi thì chồng tìm vợ, vợ tìm con, con tìm cha mẹ, tất cả kêu gào

như trong một nhà thương điên: “Kitty!… Cá mập! Kitty, em đâu rồi?… “Cá

mập! Ed, Ted… Pat… các con ơi… các con đâu rồi?” “Ôi, cá mập… cái quần

tôi mới để đây đâu rồi? Goddamn it!. Mấy nàng đang chổng mông tắm nắng

cũng vội vã nhổm dậy ngó dáo dác như thể cá mập có thể bò lên cát đến tận

chỗ của các nàng đang nằm để chào hêlô. Nhưng chỉ mười phút sau, phóng

viên Dave Browde, cũng thuộc kênh truyền hình nói trên, vội vã đính chính:

“Đó chỉ là cá mập loại hiền, ăn chay, chưa bao giờ biết ăn thịt người…”

Mẫu tin trên có liên quan đến hiện tượng xã hội mà ta thường gọi là tin

đồn (rumour) và hoảng loạn của quần chúng (mass hysteria) là những khái

niệm thường được các nhà xã hội học bao gồm trong khái niệm hành vi tập

thể. Vậy hành vi tập thể là gì?

I. HÀNH VI TẬP THỂ Hành vi tập thể (collective behavior) là những hành động, suy nghĩ và

cảm xúc liên quan đến một số người khá đông và thường không tuân thủ theo

những chuẩn mực xã hội đã được thiết lập. Hành vi tập thể có thể mang

nhiều hình thức và có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực. Những hành vi bắt

chước thời trang (fashion), mode, sự hoảng loạn (hysteria), đám đông

(crowd), bạo động, đồn đãi (rumour), công luận (public opinion) và các phong

trào xã hội (social movements) đều có thể liệt kê vào loại hình các hành vi tập

thể.

Từ lâu hành vi tập thể là một hiện tượng quan trọng của xã hội con

người, nhưng các nhà xã hội học nhận thấy khó nghiên cứu chúng so với các

hiện tượng xã hội khác, ví như sự phân tầng xã hội, các định chế xã hội…

Người ta thường xem đó là những hành vi bất bình thường, lệch lạc của đời

sống xã hội. Chỉ từ thập niên 1960, với những bất ổn càng ngày càng gia

tăng, với các phong trào xã hội xuất hiện ngày càng nhiều, các nhà xã hội học

mới chú trọng nghiên cứu các loại hình đa dạng của hành vi xã hội. Một đặc

điểm khác làm cho việc nghiên cứu các hành vi tập thể trở thành khó khăn là

Page 137: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

chúng có quá nhiều đặc tính khác nhau và cũng đem lại những hậu quả cũng

rất khác nhau. Rất khó xác định nguồn gốc rõ rệt của các hành vi tập thể vì

chúng thường liên quan đến một lượng người khá lớn và thông thường họ

cũng không quen biết nhau. Cuối cùng, hành vi tập thể khó nghiên cứu bởi

chúng thường được biểu hiện qua những cảm xúc đột xuất, bộc phát và

thường chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên trong những

năm trở lại đây các nhà xã hội học đã có những nỗ lực hệ thống hóa những

hiểu biết về những hiện tượng xã hội này.

Hành vi tập thể và các tập hợp (collectivities): Các hành vi tập thể

thường xảy ra trong các tập hợp người. Chúng ta sử dụng khái niệm tập hợp

để chỉ một lượng người khá lớn, giữa họ có những hành vi tương tác rất hạn

chế và họ không cùng nhau chia sẻ những chuẩn mực quy ước hay được xác

định một cách rõ rệt. Turner và Killian còn đưa ra sự phân biệt các tập hợp

tập trung và những tập hợp phân tán theo không gian. Nhưng nói chung, khi

so sánh với các nhóm xã hội, các tập hợp xã hội có ba đặc điểm sau đây: Sự

tương tác xã hội hạn chế, ranh giới xã hội không rõ (trong các tập hợp người

ta thường không có ý thức mình là thành viên của tập hợp đó), các chuẩn

mực thường có tính bó buộc yếu hoặc không có tính quy ước.

Một trong các khái niệm quan trọng nhất khi nghiên cứu hành vi tập thể

là khái niệm đám đông. Khái niệm này để chỉ một tập hợp tạm thời những

người đang cùng chia sẻ một số quan tâm nào đó. Herbert Blumer đã đưa ra

sự phân loại như sau về đám đông:

- Đám đông tình cờ (casual crowds), là một tập hợp người có tính cách

tình cờ, giữa họ không có hay có rất ít sự tương tác qua lại. Như trường hợp

một đám đông hóng mát bên bờ sông hay một đám đông hiếu kỳ đang dừng

lại xem tai nạn giao thông trên đường phố.

– Đám dông quy ước, như trường hợp những người tập hợp lại tham

dự một đám tang, nghe một buổi diễn thuyết. Khác với đám đông tình cờ,

đám đông quy ước có một chủ đích rõ rệt, và một số hành vi của họ tuân theo

những khuôn mẫu đã định.

Page 138: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

- Đám đông biểu cảm hình thành từ những tập hợp người quy tụ lại để

thể hiện những cảm xúc như vui sướng, ủng hộ tinh thần, hoan hỉ…Như trong

trường hợp các đám đông đổ xô ra đường mừng Năm mới, mừng lễ Quốc

khánh, Giáng sinh…

– Đám đông hành động là những đám đông có những hành động quậy

phá, phá phách, gây bạo lực. Như những đám đông hôligan trong những cuộc

đấu bóng đá.

Ta có thể quan sát những trường hợp một loại hình đám đông này

chuyển sang một loại hình khác: từ một đám đông quy ước biến thành một

đám đông biểu cảm rồi trở thành một đám đông hành động.

J. Macionis đã thêm vào bảng liệt kê của Blumer một loại hình đám

đông thứ năm: đám đông phản kháng (protest crowds). Qua đó ta có thể kể

đến những hình thức đình công, tuyệt thực, tẩy chay, các cuộc diễu hành

phản kháng… Các đám đông phản kháng kết hợp một số nét của đám đông

quy ước nhưng chúng cũng có thể đi đến những hành vi bạo động.

Các nhà xã hội học Mỹ còn đưa thêm những khái niệm Mob (đám đông

cực kỳ hung dữ, có mục tiêu rõ ràng là phá phách, chém giết): như trường

hợp những cuộc bạo loạn ở Mỹ vào khoảng thời gian 1880–1930, hơn năm

ngàn người ta đen đã bị những người da trắng treo cổ (lynch). Còn khái niệm

bạo động (riot) để chỉ một đám đông có những hành vi bộc phát mang tính

bạo động, phá phách. Những cuộc bạo động thường là những phương thức

thể hiện cảm nhận về sự bất công của tập thể. Một loại hình khác của đám

đông hành động là đám đông hoảng sợ (panic). Đám đông hoảng sợ – do một

mối đe dọa lớn – thường có những hành vi phi lý, không kiểm soát được và

có tính cách tự hủy diệt. Như trường hợp một đám cháy xảy ra trong rạp hát,

đám đông hoảng sợ xô đẩy dẫm nát lên nhau tìm đường thoát thân.

Các tập hợp xã hội phân tán:

Các hành vi tập thể không chỉ giới hạn ở một số người tập trung, các

nhà xã hội học sử dụng thuật ngữ hành vi quần chúng (mass behavior) để chỉ

Page 139: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

những hành vi tập thể của một tập hợp người phân tán về mặt địa dư. Hành

vi quần chúng bao gồm sự đồn đại (rumour), dư luận, sự cuồng loạn quần

chúng, các mode…

Trước hết, khái niệm quần chúng (mass) ám chỉ một tập hợp người khá

lớn, đang hướng về một đối tượng xã hội hay đang cùng chia sẻ một số biểu

tượng chung nào đó. Ta có thể ứng dụng khái niệm quần chúng cho tập hợp

những khán giả đang theo dõi một chương trình trên ti vi, hay các thính giả

đang nghe một chương trình cải lương trên đài.

Sự đồn đại là việc truyền đi những thông tin không chính thức. Nội dung

của đồn đại có thể đúng có thể sai hoặc cả hai, nhưng tính xác đáng của nó

khó được xác định. Sự đồn đại thường phát triển khi đại bộ phận quần chúng

không có những thông tin chính thức và khi có những tình huống mập mờ.

Trong trường hợp đó sự đồn đại nhằm giải thích một cách không chính thức

tình huống đang xảy ra. Sự đồn đại có đặc tính là dễ gây ra, dễ thay đổi, dễ

biến dạng và một khi đã xuất hiện thì khó kiểm soát, khó dừng lại. Chỉ có thể

ngăn chặn sự đồn đại bằng cách đưa ra những thông tin chính thức, có chất

lượng và rõ ràng. Cuối cùng, sự đồn đại cũng có thể gây nên, tạo ra những

hành vi tập thể, những đám đông.

Dư luận quần chúng là ý kiến, thái độ của một số người trong xã hội

trước một hay nhiều vấn đề đang gây tranh cãi. Quần chúng không phải là

một tập hợp thống nhất, mà có rất nhiều phân lớp với những dị biệt, do đó dư

luận quần chúng thường bị chi phối bởi những người mà ta gọi là thủ lĩnh dư

luận và dư luận quần chúng cũng thay đổi qua thời gian. Trong các chế độ

dân chủ, trong nền kinh tế thị trường việc thăm dò dư luận quần chúng rất

quan trọng, trong việc quản lý nhà nước cũng như quản lý kinh tế. Nhưng các

cuộc thăm dò dư luận này không chỉ nhằm tìm hiểu thực trạng mà chúng còn

có thể, ngược lại, tác động trên thái độ quần chúng.

Sự cuồng loạn của quần chúng (mass hystetia) bao gồm trạng thái lo

âu lan rộng và hành vi hoảng sợ của quần chúng trước một đe dọa – có thực

hay tưởng tượng – đang tới. Thông thường sự hoảng sợ rất dễ lây lan, khi

Page 140: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

thấy có một người khác sợ ta cũng rất dễ sợ theo. Sự hoảng sợ thường tiến

triển theo chiều xoắn ốc, càng lúc càng gia tăng, để dẫn đến những hành vi

không hiệu quả, đến lượt chúng lại làm gia tăng sự cuồng loạn.

Các mốt (mode) là các khuôn mẫu tư duy hay cư xử được một số

người bắt chước theo trong một khoảng thời gian nhất định. Mốt còn là đặc

tính của các xã hội công nghiệp, nó liên quan đến nỗ lực của con người nhằm

tạo uy tín trong xã hội. Theo nhà xã hội học người Đức G. Simmel, con người

có xu hướng bắt chước mốt của tầng lớp trên, giàu có hơn. Và tầng lớp giàu

có một khi thấy những mode của tầng lớp mình trở nên phổ biến thì lại đi tìm

những mode mới để khẳng định vị trí xã hội đặc thù của mình. Chính vì vậy

mà Thorstein Veblen gắn liền mốt với sự tiêu thụ phô trương – là hành vi tiêu

thụ để tỏ ra sự giàu có với người khác.

Các lý thuyết giải thích sự hình thành đám đông:

Nhiều nhà xã hội học đã cố gắng mô tả hành vi trong đám đông cũng

như cố gắng giải thích tại sao các hành vi đó đã xảy ra.

Lý thuyết tiêm nhiễm: Chính nhà xã hội học Pháp Gustave Le Bon

(1841–1931) là người đầu tiên đưa ra một giải thích ít nhiều có tính hệ thống

về hành vi của đám đông. Ông cho rằng đám đông có thể gây nên ảnh hướng

mê hoặc đối với các thành viên của đám đông. Trong một đám đông khuyết

danh, cá nhân con người có thể đánh mất cá tính của mình, đánh mất tinh

thần trách nhiệm cá nhân vào cái tinh thần tập thể của đám đông. Đám đông

có cuộc sống riêng của chính nó, thoát khỏi các ràng buộc của chuẩn mực xã

hội. Cá nhân trong các đám đông không còn tự suy nghĩ mà để bị cuốn hút

bởi các cảm xúc dễ lây nhiễm của đám đông như sự sợ hãi, lòng hận thù. Có

một năng lực liên kết các thành viên trong đám đông lại với nhau, nó đè bẹp

các ràng buộc quy ước của xã hội và hệ luận phải đến là tạo ra bạo lực có

khả năng hủy diệt.

Những đặc trưng của đám đông mà G. Le Bon nêu lên như tính khuyết

danh, khả năng gợi ý (suggestibility), sự tiêm nhiễm cảm xúc…ngày nay vẫn

còn được các nhà xã hội học thừa nhận. Nhưng ý kiến của ông cho rằng đám

Page 141: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

đông có một ý thức riêng, một tinh thần tách biệt hẳn suy nghĩ và ý đồ của các

thành viên trong đám đông thì khó được chấp nhận. Đám đông có thể làm dễ

dàng hơn sự bộc lộ cảm xúc đang bị đè nén, nhưng đám đông không tạo ra

chính những cảm xúc đó.

Lý thuyết đồng quy (convergence theory): Các tác giả của lý thuyết

đồng quy quan niệm có thể có sự thống nhất hành động trong các đám đông,

nhưng họ không chấp nhận ý kiến của G. Le Bon cho rằng một khi con người

tụ tập thành đám đông thì từ chính bản thân của đám đông hình thành nên

một ý thức, một tinh thần riêng biệt. Lý thuyết này chủ trương sự thống nhất

của đám đông là hậu quả của một thành tố có trước sự hình thành đám đông:

những cá nhân có suy nghĩ tương tự nhau thường quy tụ lại với nhau, thường

cùng bị lôi kéo vào những ứng xử tương đồng nhau. Việc tham gia vào đám

đông có thể khuyến khích những hành vi mà trong các bối cảnh bình thường

con người không thể có do sự kềm chế của các chuẩn mực xã hội. Nhưng

việc các cá nhân thành viên của đám đông ứng xử như nhau chủ yếu là do

những đặc tính cá nhân của họ hơn là do đám đông tạo ra. Điều này khẳng

định, trong nhiều trường hợp hành vi của đám đông có tính cách phi lý như G.

Le Bon ghi nhận, nhưng thật ra nó là hệ quả hợp lý của sự chọn lựa của

quyết định cá nhân tham gia đám đông. Lấy thí dụ, những thành viên tham gia

các đoàn biểu tình phản kháng, họ không chỉ dễ bị lôi cuốn bởi những cảm

xúc trong đám đông, mà chính họ muốn có một hành vi phản kháng nào đó.

Lý thuyết “chuẩn mực bộc phát”: Lý thuyết này bác bỏ ý kiến cho rằng

hành vi trong đám đông có tính cách phi lý và không có tổ chức. Theo R.

Turner và L. Killian, các đám đông có cơ cấu, có tổ chức vì có mục tiêu và có

những chuẩn mực xã hội vì các thành viên đều mong đợi các thành viên khác

tuân thủ theo. Khác với lý thuyết đồng quy, lý thuyết “chuẩn mực bộc phát”

cho rằng đám đông thường bao gồm những người ít ra cũng có nhiều dị biệt

về động cơ, nhưng những người này hợp nhau lại để cùng theo đuổi một số

hành vi nào đó theo những chuẩn mực xã hội. Nói cách khác, các thành viên

trong một đám đông đều hiểu rằng một thành viên khác trong đám đông phải

Page 142: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

ứng xử như thế nào. Trong các đám đông tình cờ, hay trong các đám đông

quy ước, mọi người ta đều hiểu, đều biết được các thành viên phải tuân theo

những chuẩn mực nào. Tuy nhiên, các đám đông biểu cảm, đám đông hành

động, đám đông phản kháng thường phát triển những chuẩn mực riêng chi

phối ứng xử của các thành viên. Các chuẩn mực mới bộc phát này thường

đưa đến những hành vi “lệch lạc” so với những hành vi quy ước.

Tương tự những tập hợp xã hội khác, đám đông có thể gây áp lực buộc

các thành viên ứng xử theo các chuẩn mực của mình. Nhưng điều này không

có nghĩa là mọi người trong đám đông đều đồng ý với những chuẩn mực

đang phát sinh và hành động theo chúng. Trong đám đông sẽ có những thủ

lĩnh tiên phong, nhưng cũng có những người theo đuôi, hay có những người

không làm gì hết. Việc tồn tại những chuẩn mực, một thứ bậc các vị trí trong

đám đông đã buộc Turner và Killian kết luận rằng hành vi trong đám đông

không hoàn toàn có tính cách hỗn độn, phi lý như lý thuyết tiêm nhiễm chủ

trương mà ngược lại hai tác giả này đồng ý với lý thuyết đồng quy rằng hành

vi của đám đông là những hành vi có suy nghĩ, bởi lẽ đám đông có mục đích

nhất định. Nhưng khác với lý thuyết đồng quy, hai tác giả này cho rằng không

phải các mục đích đều có sẵn trước nhưng chúng phát sinh ra tùy diễn biến

của tình hình. Theo hai tác giả này, ngay trong đám đông mà sự xúc động

đang lên cao cũng có thể có những quyết định ý thức. Đối với các khán giả

trong một rạp hát đang bị cháy, việc dẫm lên nhau để chạy thoát không phải

là một hành vi phi lý, điên rồ, nhưng đối với họ đó là lối thoát hợp lý. Những

hành vi tập thể xa lạ với các khuôn mẫu văn hóa chủ đạo đều thường bị gán

cho tính cách phi lý.

II. CÁC PHONG TRÀO XÃ HỘI Đám đông, dư luận, thời trang… và những loại hình hành vi tập thể vừa

trình bày trên đây thường chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn và ít khi có ảnh

hướng trên toàn xã hội, trong khi các phong trào xã hội có tính tự giác hơn và

thường kéo dài trong thời gian. Các phong trào xã hội là những hoạt động tự

Page 143: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

nguyện có tổ chức, dài hạn, có chủ đích khuyến khích hay chống đối một

chiều kích, một khía cạnh nào đó của biến chuyển xã hội. Phong trào xã hội

khác các hành vi tập thể khác do ba đặc tính: tính tổ chức nội bộ cao hơn,

kéo dài hơn trong thời gian và là một nỗ lực tự giác nhằm thay đổi tổ chức

của chính xã hội.

Các phong trào xã hội có thể phát sinh từ những vấn đề công cộng mà

xã hội đang quan tâm: như các phong trào đấu tranh cho sự bình đẳng giới,

bình đẳng dân tộc, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi sinh…

Một số nhà xã hội học đã cố gắng phân loại các phong trào xã hội dựa

trên những tiêu chí khác nhau. Một trong các chiều kích để phân loại các

phong trào xã hội là tiêu điểm quan tâm: một số phong trào chú trọng đến các

cá nhân (hay một tầng lớp xã hội), một số khác lại đề cập những vấn đề liên

quan đến toàn xã hội. Chiều kích thứ hai là phạm vi mà biến đổi nhắm tới:

biến đổi hạn chế đối với cá nhân và xã hội hay là một sự chuyển hóa rộng

lớn. Từ đó có thể phân ra các phong trào xã hội có tính cách thay thế

(alternative social movements), có tính cách cứu thế (redemptive), cải cách

(reformative) hay cách mạng (revolutionary).

A. Touraine, nhà xã hội học Pháp, đã đưa ra định nghĩa về phong trào

xã hội như sau: “là hành động xung đột của các tác nhân của các giai cấp xã

hội đấu tranh nhằm kiểm soát hệ thống hành động lịch sử”. Như vậy A.

Touraine chỉ đề cập đến những phong trào có tác động lên toàn xã hội.

W. Kornblum đưa ra một phân loại khác về các phong trào xã hội:

- Các phong trào cách mạng: nhằm tìm cách lật đổ các hệ thống phân

tầng xã hội và các định chế đang tồn tại và thay thế bằng các hệ thống và

định chế mới. Như trường hợp cuộc cách mạng Nga 1917.

- Các phong trào cải cách: chỉ nhằm thay đổi bộ phận của một vài định

chế, một vài giá trị của xã hội. Như các phong trào công đoàn tại các nước tư

bản, chúng chỉ thương lượng với giới tư bản nhằm cải thiện điều kiện làm

việc, cải thiện lương bổng của công nhân.

Page 144: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

- Các phong trào bảo thủ: nhằm bảo vệ những giá trị, những định chế

của xã hội và thường chống lại bất kỳ sự thay đổi nào.

- Và các phong trào phản động: nhằm trở lại những giá trị, những định

chế trong quá khứ, do đó bác bỏ những giá trị, những định chế đang tồn tại.

Như phong trào Ku Klux Klan ở Mỹ chẳng hạn.

Các lý thuyết giải thích về sự phát sinh của các phong trào xã hội:

Lý thuyết về sự bất mãn do bị tước đoạt: Theo lý thuyết này các phong

trào xã hội phát sinh khi có một số đông người cảm thấy bất mãn do thiếu

thốn những điều cần thiết cho cuộc sống của họ. Những người nào cảm thấy

họ đang thiếu thốn những điều kiện vật chất, thiếu các cơ hội bình đẳng, thiếu

điều kiện làm việc, thiếu quyền lợi, thiếu nhân phẩm hay khi thấy quyền lợi

của mình bị suy giảm…thì dễ dấn thân vào các hành vi tập thể nhằm cải thiện

tình thế của họ. Phong trào kỳ thị chủng tộc Ku Klux Klan là do những người

da trắng thấy quyền lợi của mình bị thiệt thòi do việc giải phóng người da đen.

Ngược lại phong trào đấu tranh của công nhân chống lại chủ tư bản là do

nhận thấy mình bị bóc lột công lao động.

Nhưng thế nào là thiếu thốn, là bị tước đoạt thì tương đối. Nói cách

khác, con người có xu hướng đánh giá hoàn cảnh của mình trong tương quan

với một số thành phần xã hội nào đó. Sự bất mãn tương đối là việc nhận thức

những bất lợi của mình khi so sánh với cái kẻ khác đang có hay với cái mà

người ta tin tưởng phải tồn tại. Sự bất mãn tương đối xuất hiện khi ta quy

chiếu với những người khác có vị trí xã hội thuận lợi hơn. Như vậy với khái

niệm bất mãn tương đối, các phong trào xã hội sẽ phát sinh khi con người có

lý do bất mãn với hiện trạng của mình. Qua cuộc nghiên cứu về cuộc cách

mạng Pháp, A.de Tocqueville nhận thấy cuộc sống của nông dân Pháp dễ

chịu hơn cuộc sống của nông dân Đức, nhưng tại sao nông dân Đức không

làm cách mạng? Câu trả lời của Tocqueville là nông dân Đức đã quen sống

trong chế độ nông nô phong kiến, nên không có mức sống cao và cũng không

cảm thấy bóc lột. Ngược lại nông dân Pháp đã kinh qua những cải thiện và

Page 145: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

cảm thấy xã hội không như mong muốn. Và họ mơ ước những cải thiện hơn

nên cũng dễ cảm thấy bất mãn hơn.

Nhà xã hội học James C. Davies đưa ra quan điểm, khi mức sống đang

được nâng lên, thì sự chờ đợi, kỳ vọng chúng cũng tăng lên (rising

expectations). Nếu mức sống của xã hội ngừng lại không cải thiện, hay trở

nên xấu hơn thì quần chúng dễ bị bất mãn. Như vậy các phong trào xã hội có

mục tiêu đem lại những thay đổi xã hội có khả năng xảy ra khi có những giai

đoạn ngắn mà mức sống giảm sụt sau một thời kỳ dài được cải thiện.

Lý thuyết về sự bất mãn chiếu rọi một vài tia sáng quan trọng trong việc

tìm hiểu sự phát sinh, phát triển các phong trào xã hội. Nhưng lý thuyết này

không giải thích được tại sao trong mọi xã hội các tầng lớp xã hội đều có ít

nhiều bất mãn và tại sạo các phong trào xã hội lại chỉ phát sinh trong tầng lớp

này nhưng không phát sinh trong tầng lớp khác. Lý thuyết này cũng có nguy

cơ rơi vào lối lý luận luẩn quẩn, vòng vo: phong trào xã hội là do sự bất mãn

tạo nên, nhưng nhận thức sự tồn tại thực sự của bất mãn chỉ thể hiện qua

phong trào xã hội.

Lý thuyết về xã hội đại chúng: Lý thuyết xã hội đại chúng của William

Kornhauser đôi lúc còn gọi là lý thuyết về sự tan rã xã hội (social breakdown)

lập luận các phong trào xã hội hình thành từ những người cảm thấy bị cô lập

về mặt xã hội, tự cảm thấy cá nhân mình không có ý nghĩa gì trong cái xã hội

đại chúng to lớn và phức tạp. Do thiếu những mối dây ràng buộc với các kết

cấu xã hội có sẵn như gia đình, tôn giáo, chính trị, nghề nghiệp…họ dễ cảm

nhận một sự bất lực, và mặt khác, do thiếu những chuẩn mực ràng buộc của

xã hội đại chúng, họ dễ dấn thân vào các hoạt động phi quy ước, các hoạt

động bạo lực. Như vậy các phong trào xã hội là nơi có thể tìm thấy những liên

hệ, những ràng buộc, tìm thấy sức mạnh mà con người đang thiếu. Sự tan rã

xã hội xảy ra khi một số đông con người tách rời các định chế xã hội cổ

truyền, và khi đó con người rất dễ bị vận động vào các phong trào đại chúng,

trước hết không nhằm thay đổi xã hội mà chỉ muốn chạy trốn sự cô đơn, cô

lập của chính mình.

Page 146: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Kornhauser chỉ nhìn thấy những khía cạnh tiêu cực và bảo thủ của các

phong trào xã hội, ông xem chúng như là những lệch lạc, chệch hướng khỏi

những chuẩn mực xã hội và những cá nhân tham gia những phong trào xã

hội là những người dễ bị các thủ lãnh trong các phong trào xúi giục chống lại

những nguyên tắc của xã hội dân chủ và họ là những người ít tinh thần tập

thể nhất trong các nhóm xã hội.

Một số nghiên cứu khẳng định những ý tưởng của Kornhauser cho thấy

rằng việc tan rã những khuôn mẫu xã hội thực sự thúc đẩy những tầng lớp

nghèo vào các phong trào xã hội. Một cuộc nghiên cứu khác của Bert Useem

về sự báo động trong nhà tù ở Mexico cho thấy có nguyên nhân từ việc cắt

đứt những mối quan hệ xã hội của các tù nhân. Tuy nhiên quan điểm của

Kornhauser có nhiều khuyết điểm. Trước hết ông ta không thấy các phong

trào xã hội không chỉ phát sinh từ sự tan rã kết cấu xã hội, mà ngay trong các

xã hội ổn định, có tổ chức, cũng có các căng thẳng, xung đột – như những bất

bình đẳng về giai cấp, về chủng tộc, về giới trong các xã hội hiện đại. Thứ

đến có những phong trào xã hội thu hút nhiều thành viên có tinh thần hội nhập

cao chứ không phải chỉ những người bên lề xã hội.

Lý thuyết về sự căng thẳng kết cấu xã hội (structural strain theory): Một

trong các lối tiếp cận quan trọng giúp hiểu thêm sự phát sinh các phong trào

xã hội là lý thuyết của Neil Smelser về sự căng thẳng của kết cấu xã hội.

Smelser đưa ra sáu yếu tố xã hội góp phần hình thành nên các phong trào xã

hội. Lý thuyết của ông cũng nêu lên những giả thiết giải thích tại sao có

những hành vi tập thể mang những hình thức vô tổ chức như những cuộc bạo

động, nhưng cũng có những hành vi tập thể mang các hình thức có tính tổ

chức cao như các phong trào xã hội.

a/ Xu hướng của kết cấu xã hội: Smelser lập luận rằng nguồn gốc của

các phong trào xã hội nằm trong kết cấu của xã hội. Một kết cấu xã hội thuận

lợi cho sự phát sinh của một phong trào xã hội sẽ cho phép những sự bất

mãn được bộc lộ ra.

Page 147: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

b/ Căng thẳng của kết cấu: khả năng các phong trào xã hội phát sinh

càng gia tăng khi có nhiều căng thẳng trong xã hội, ví như các mâu thuẫn về

chủng tộc, giai cấp.

c/ Sự phát triển và lan rộng của một niềm tin vào tính chính đáng của

phong trào. Một vài người sẽ giải thích về nguyên nhân của sự căng thẳng

trong xã hội, những hậu quả của nó và vấn đề phải làm gì để cải thiện tình

hình và những điều này dần dần được một số đông người chấp nhận. Theo

Smelser, những người ít am hiểu về tình huống trên thường biểu lộ sự bất

mãn trong các hành vi tập thể ít có tính tổ chức. Ngược lại, việc am hiểu,

phân tích rõ ràng sẽ khuyến khích sự hình thành của một phong trào xã hội có

tổ chức tốt.

d/ Những yếu tố châm ngòi: các phong trào xã hội đòi hỏi có thời gian

dài để hình thành. Tuy nhiên, vào một thời điểm nào đó một hay nhiều biến cố

có thể làm cho hành vi tập thể sớm xảy ra.

e/ Vận động để hành động: một khi các yếu tố dự báo đã hướng dư

luận quần chúng vào một trọng tâm nào đó thì các hành động tập thể có khả

năng xảy ra như các cuộc mít tinh, rải truyền đơn, gây vốn, vận động hành

lang và các cuộc biểu tình.

f/ Sự kiểm soát của xã hội: hướng phát triển và kết quả của một phong

trào xã hội có thể bị chi phối bởi phản ứng của hệ thống đang nắm quyền lực.

Cách tiếp cận của Smelser để tìm hiểu các phong trào xã hội có ưu

điểm là cố gắng giải thích hành vi tập thể bắt nguồn trong chính xã hội như

thế nào và các yếu tố xã hội có thể khuyến khích các loại hình hành động tập

thể khác nhau như thế nào. Lý thuyết của ông cũng có ưu điểm là giải thích

được tại sao hành vi tập thể có thể mang hình thức của các phong trào xã hội

có tổ chức hay mang hình thức của các cuộc bạo động có tính cách tự phát

hơn. Tuy nhiên, theo nhiều nhà nghiên cứu khác, Smelser đã bỏ qua các yếu

tố quan trọng trong việc hình thành các phong trào xã hội và cũng không đề

cập đến mức độ thành công hay thất bại mà các phong trào xã hội đã đem lại.

Page 148: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Lý thuyết vận động tài nguyên nhấn mạnh các phong trào xã hội phát

sinh và đạt được các mục tiêu chỉ khi nào chúng được hỗ trợ bởi những tài

nguyên cần thiết như tiền bạc, nhân lực, khả năng thông tin, những mối quan

hệ với những người có ảnh hưởng và truyền thông đại chúng, và chỉ khi nào

chúng được quần chúng xem là chính đáng. Như vậy, theo lý thuyết vận động

tài nguyên các phong trào xã hội cần được xây dựng trên những tổ chức

mạnh để có thể thu hút các nguồn tài nguyên một cách hiệu quả và vận động

các thành viên của mình hành động.

Những người bên trong cũng như bên ngoài phong trào có thể đóng

một vai trò quan trọng trong việc cung cấp và phát triển các tài nguyên cho

một phong trào xã hội. Những tầng lớp xã hội kém may mắn thường thiếu tiền

bạc, các mối quan hệ, khả năng lãnh đạo và các kỹ năng tổ chức cần có của

một phong trào xã hội thật sự. Do đó, sự ủng hộ của các cảm tình viên bên

ngoài phong trào có thể giúp đỡ bù đắp những thiếu sót trên. Các phong trào

xã hội cũng cần có các mạng lưới xã hội như là phương tiện để lôi cuốn

những người có thể giúp đỡ về mặt nhân lực cũng như tài lực cho phong trào.

Ưu điểm của lý thuyết vận động tài nguyên là đã thừa nhận cả hai yếu

tố tài nguyên và sự bất mãn để cần thiết cho sự thành công của phong trào xã

hội. Lý thuyết này cũng cho thấy sự tác động của bất cứ phong trào xã hội

nào và các đoàn thể, các tổ chức đều có thể cung cấp các tài nguyên quý

báu, hữu ích cho phong trào. Tuy nhiên, lý thuyết vận động tài nguyên cũng

có điểm yếu khi hàm ý các phong trào xã hội trong các tầng lớp nghèo đói

không quyền lực chỉ có thể thành công nếu có sự trợ giúp từ bên ngoài. Một

cuộc nghiên cứu cho thấy các phong trào đòi nhân quyền của người da đen ở

Mỹ vào những năm 1950, 1960 chủ yếu là do người da đen và với những tài

nguyên từ cộng đồng của người da đen. Thêm vào đó có một sự thật rõ ràng

là những người có quyền lực trong xã hội thường chống lại các nỗ lực của

những người ít quyền lực hơn nhằm thay đổi nguyên trạng. Một cách tổng

quát, sự thành công hay thất bại của một phong trào xã hội là một quá trình

đấu tranh liên quan đến những người chống đối hay ủng hộ nguyên trạng.

Page 149: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Nếu những lực lượng của hệ thống hay của phản phong trào mạnh mẽ và

đoàn kết thì phong trào xã hội có khả năng thất bại và ngược lại nếu chúng

yếu và chia rẽ thì những cơ hội thành công của phong trào xã hội có nhiều

khả năng hơn.

Lý thuyết về các phong trào xã hội mới: Đây là một lý thuyết mới nghiên

cứu về các phong trào xã hội xuất hiện gần đây trong các xã hội đã phát triển.

Các phong trào xã hội này đặt trọng tâm vào những vấn đề sinh thái toàn cầu,

đấu tranh cho quyền của các nhóm thiểu số, giảm nguy cơ chiến tranh…Một

nét đặc trưng các phong trào này là quy mô ở cấp quốc gia và toàn cầu. Thứ

đến trong khi các phong trào trong các giai đoạn trước chú trọng đến những

vấn đề kinh tế thì những phong trào này đặt trọng tâm vào những vấn đề văn

hóa và môi trường của xã hội chúng ta đang sống. Các phong trào mới này

thường tìm sự ủng hộ của các giai cấp trung lưu và các tầng lớp trên.

Vì mới xuất hiện, hiện nay các nhà nghiên cứu cũng đang đánh giá về

lý thuyết này. Nhìn chung mọi người thừa nhận các phong trào xã hội mới

xuất hiện là để đáp ứng sự gia tăng quyền lực của nhà nước và sự phát triển

của hệ thống kinh tế chính trị mang tính toàn cầu. Lý thuyết này cũng cho thấy

vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc liên kết quần

chúng đấu tranh cho những vấn đề toàn cầu. Tuy nhiên người ta cũng phê

phán lý thuyết này hơi cường điệu những khác biệt của các phong trào xã hội

trong quá khứ và hiện nay. Lấy thí dụ những phong trào đấu tranh cho phụ nữ

từ trước đến nay vẫn luôn đấu tranh cho việc cải thiện môi trường làm việc và

lương bổng của phụ nữ.

Các giai đoạn phát triển của các phong trào xã hội:

Sự bền vững của các phong trào xã hội một phần lớn tùy thuộc vào sự

hữu hiệu của tổ chức. Một số phong trào chủ trương không phát triển tổ chức

thường không bền vững theo thời gian, ví như các phong trào hippi trước

đây. Ngược lại một số phong trào dựa trên những tổ chức tốt, như phong trào

đấu tranh cho nữ quyền, các phong trào đấu tranh cho quyền các dân tộc

thiểu số… đã bền vững qua thời gian và đạt những kết quả nhất định.

Page 150: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Có một vài phong trào xã hội có quá trình phát triển độc đáo duy nhất,

nhưng đại bộ phận đều phát triển qua một số giai đoạn nhất định:

– Giai đoạn hình thành: Một phong trào xã hội khi được thừa nhận là

kết quả của một quá trình tranh đấu gian khổ và lâu dài, lấy thí dụ, như sự

hình thành những tổ chức cách mạng, việc tranh đấu cho những nguyên tắc

bình đẳng về giới và dân tộc. Các phong trào xã hội đều xuất phát từ sự bất

mãn của một thành phần hay của đại bộ phận dân chúng. Trong giai đoạn

hình thành này thường xuất hiện các thủ lĩnh có ma lực (charisma), có sức

thu hút quần chúng như một Mahatma Gandhi, một Hồ Chí Minh, một M. L.

King…Giai đoạn hình thành phong trào này cũng gắn liền với việc xây dựng

cơ sở.

– Giai đoạn liên kết, củng cố: Một phong trào không thể tồn tại bằng sự

phấn khởi, bằng ước muốn mà phải được tổ chức, phải được điều hành bởi

những nhà quản lý. Đây là giai đoạn phát triển các thủ tục điều hành của tổ

chức, hình thành các chính sách, các chiến thuật, xây dựng một tinh thần tích

cực. Trong giai đoạn này, phong trào có thể đi đến những hành động tập thể

– như biểu tình – để gây ý thức cho dư luận, chứng minh sự tồn tại của mình.

Việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, liên kết với các tổ chức

khác là rất cần thiết để truyền đạt thông điệp của phong trào, tranh thủ tài

nguyên cần thiết cho sự thành công của phong trào.

– Giai đoạn quan liêu hóa, bàn giấy hóa: Khi một phong trào đã đi vào

tổ chức, nó dần dần sẽ mang những đặc tính của một tổ chức chính thức.

Các quan hệ bàn giấy sẽ thay thế cho các quan hệ cá nhân. Việc bàn giấy

hóa tổ chức có thể đưa phong trào vào nề nếp, nhưng đôi khi cũng có nguy

cơ ngăn cản sự thành công của phong trào. Nhiều nhà xã hội học – như

Frances Piven hay Richard Cloard cho thấy đôi khi các nhà lãnh đạo phong

trào quá quan tâm đến việc xây dựng tổ chức chính thức mà quên đi việc phát

triển tính chiến đấu của phong trào, làm cho xung lực của phong trào chậm

lại.

Page 151: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

- Giai đoạn thoái trào: Một phong trào, cũng như những tổ chức xã hội,

khi bị hành chính hóa, quan liêu hóa sẽ đánh mất đi những nét lý tưởng lôi

cuốn ban đầu, và nếu không kịp thời thích ứng với các biến chuyển, sẽ bị đào

thải. Cũng như một xí nghiệp sản xuất mà sản phẩm không còn thu hút khách

hàng nữa thì có nguy cơ phá sản. Trong giai đoạn này, các phương tiện của

phong trào có thể trở thành mục đích, làm phong trào mất đi tính lý tưởng,

nặng nề và hình thức – cái mà R. Merton gọi là “nệ nghi thức” (ritualist).

F. Miller đã đưa ra bốn nguyên nhân có thể dẫn sự thoái trào của

phong trào. Trước hết có thể phong trào đã quá thành công trong các mục

tiêu đã đưa ra nên không còn lý do tồn tại. Nhưng điều này ít khi xảy ra, bởi lẽ

các phong trào thường đưa ra nhiều mục tiêu liên tục. Hoặc là phong trào

được lãnh đạo tồi, cạn tài nguyên, bị bàn giấy hóa, hay mục tiêu đưa ra không

còn hấp dẫn đối với xã hội, chia rẽ, xung đột nội bộ vì những mục tiêu, đối

sách phải chọn lựa. Hoặc là khi các lãnh đạo phong trào bị “hội nhập” vào cơ

cấu quyền lực có sẵn. Hoặc là phong trào bị hệ thống quyền lực hiện hữu đàn

áp, như tổ chức ANC trước đây của N. Mandela bị chính quyền Nam phi đàn

áp. Ngoài bốn lý do Miller nêu ra, J. Macionis còn đưa ra khả năng phong trào

trở thành một bộ phận của hệ thống. Có nghĩa là phong trào không hoàn toàn

thành công trong các mục tiêu đưa ra, nhưng cũng đạt một phần và không

còn mang đặc trưng của một tổ chức mang tính đối kháng mà trở thành một

bộ phận của hệ thống, như phong trào bảo vệ người tiêu dùng trước đây của

R. Nader.

– Giai đoạn tái tổ chức: Công việc tái tổ chức không phải là công việc

dễ dàng. Muốn tổ chức lại một phong trào đòi hỏi phải biết thích ứng với nhu

cầu biến chuyển. Việc tái tổ chức có thể có liên quan đến việc ấn định những

mục tiêu mới, hình thành những kết cấu mới, những quy trình mới hay giải

thích lại những lý tưởng ban đầu đã bị định chế bỏ quên. Lấy thí dụ, đối với

một số người phương Tây, các tôn giáo như Phật giáo, Hồi giáo có tính cách

lạc hậu, nhưng một số lãnh đạo các nước Á Phi đã dùng chúng như là biểu

tượng của sự thống nhất quốc gia. Một số lãnh tụ tôn giáo da đen ở Mỹ đã

Page 152: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

nhấn mạnh các lý tưởng huynh đệ, bất bạo động của Kitô giáo để chống lại

sự phân biệt chủng tộc.

Như vậy, mọi phong trào muốn tồn tại và luôn mang sức sống, cần nhìn

thấy vấn đề thiết yếu phải tiến hành những thay đổi định kỳ về các chuẩn

mực, các mục tiêu, cách làm việc và ngay cả sự lãnh đạo.

Không thể tách rời các phong trào xã hội và các biến chuyển xã hội.

Các phong trào xã hội trong thời gian qua đã đưa đến những biến đổi lớn lao

và lâu dài trong các lãnh vực xã hội như các phong trào đấu tranh cho quyền

bình đẳng dân tộc, bình đẳng giới, bảo vệ môi sinh…Nhưng mặt khác biến

chuyển xã hội cũng khơi mào cho những phong trào xã hội, như cuộc cách

mạng công nghiệp đã sản sinh ra các phong trào công nhân, phong trào nữ

quyền…Trong xã hội hiện đại, biến chuyển xã hội là một quá trình liên tục vừa

là điều kiện vừa là hậu quả của các phong trào xã hội.

Chương 10. BIẾN CHUYỂN XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA(Social change and process of modernization

Changement social et processus de modernisation)

Biến chuyển không phải là sự tận thế – nó là phản đề của sự tận thế.

Chỉ có tận thế khi nào có đấu tranh chống lại biến chuyển. Hiểu được biến

chuyển sẽ đem đến sự giải thoát.

Paul Bohannon.

Nhà dân tộc học Goodenough kể lại rằng, tộc người Onotoans sống ở

một hòn đảo thuộc quần đảo Nam Gilbert Thái bình dương, họ sống thành

những dòng họ (kaainga) có cùng một tổ tiên chung. Người Onotoans sống

bằng nghề đánh cá gần bờ biển, với các phương tiện đánh bắt thô sơ, nên họ

phải tương trợ nhau dựa trên cơ sở đại gia đình. Nhưng vào đầu thế kỷ 20 họ

đã mua được các thuyền gỗ có gắn động cơ, phương pháp đánh bắt mới này

chỉ cần hai ngư dân cho mỗi ghe và do đó họ không còn cần sự giúp đỡ của

đại gia đình. Điều này dẫn đến việc suy vong của định chế đại gia đình. Như

Page 153: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

vậy việc du nhập một kỹ thuật mới đã khiến các định chế xã hội thay đổi.

Nhưng mặt khác, đối với người Onotoans, họ rất ao ước có thuyền gắn động

cơ vì điều này gia tăng uy tín xã hội của họ, và các loại cá biển được đánh bắt

bằng phương tiện này rất được ưa chuộng. Do đó, với số tiền kiếm được từ

việc đi làm thuê cho người Anh ở một khu mỏ lân cận, họ dành để sắm các

thuyền máy này. Như vậy một kỹ thuật mới phù hợp với những giá trị mong

ước đã đem lại biến chuyển trong cơ cấu xã hội của người Onotoans. Trong

khi những thổ dân lân cận, mặc dù cũng kiếm được nhiều tiền, nhưng không

muốn sắm các loại thuyền máy trên nên cũng không có các biến chuyển trong

cơ cấu xã hội như ở người Onotoans.

Ví dụ trên cho ta một khái niệm thế nào là biến chuyển xã hội, nguồn

gốc của biến chuyển xã hội do đâu…

I. BIẾN CHUYỂN XÃ HỘI LÀ GÌ? Người ta thường phân biệt khái niệm biến chuyển xã hội với khái niệm

biến cố xã hội (évènement social). Một biến cố xã hội như một cuộc biểu tình,

một cuộc bầu cử, một cuộc đình công… Một biến cố có thể đem đến thay đổi

cũng có thể không. Do đó T. Parsons đã đưa ra sự phân biệt giữa những thay

đổi về sự quân bình và thay đổi có tính cơ cấu. Thay đổi về sự quân bình là

việc đi tới một thế quân bình mới sau những xáo trộn và như vậy các đặc

trưng của hệ thống vẫn không thay đổi, hay nói cách khác chỉ một bộ phận

của tổng thể biến đổi, nhưng cơ cấu của nó vẫn không bị ảnh hưởng. Trong ý

nghĩa đó, thay đổi thế quân bình không liên quan đến biến chuyển xã hội mà

chúng ta đề cập ở đây.

Như vậy, biến chuyển xã hội là sự thay đổi có tính cơ cấu trong những

tổ chức, trong những lối suy nghĩ và ứng xử của xã hội qua thời gian. Biến

chuyển xã hội có thể nhận thấy qua thời gian, kéo dài và là một hiện tượng

tập thể. Ta có thể mô tả biến chuyển xã hội bằng những đặc tính tổng quát

sau đây:

Page 154: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Biến chuyển xã hội là phổ biến nhưng xảy ra khác nhau tùy môi trường

xã hội: mỗi xã hội đều biến chuyển qua thời gian nhưng không phải mọi biến

chuyển đều tuân theo cùng một tốc độ. G. J. Lenski đã cho thấy tốc độ của

biến chuyển xã hội gia tăng khi nền kỹ thuật của một xã hội phát triển. Do đó,

biến chuyển xã hội ở các xã hội có nền kỹ thuật phát triển cao sẽ nhanh hơn

là những xã hội có nền kỹ thuật kém phát triển. Thêm vào đó, không phải mọi

yếu tố văn hoá biểu hiện cùng một nhịp độ thay đổi. William Ogburn đã dùng

khái niệm “chậm trễ văn hóa” (cultural lag) để chỉ hiện tượng văn hóa vật chất

thường thay đổi nhanh hơn văn hóa tinh thần.

Biến chuyển xã hội vừa có tính cách tự giác vừa có tính cách phi kế

hoạch: Trong các xã hội công nghiệp, nhiều khía cạnh của biến chuyển xã hội

đã được đề ra một cách tự giác, ví như con người đã chủ động trong việc

phát triển các hình thức năng lượng mới, những kỹ thuật y khoa mới. Nhưng

mặt khác, con người thường khó hình dung tất cả những hậu quả của các

thay đổi này. Khi xe hơi xuất hiện tại xã hội Mỹ vào đầu thế kỷ, ít ai có thể

hình dung những thay đổi mà nó đem lại. Sự xuất hiện của xe hơi đã thay đổi

mô thức cư trú của con người, đã biến đổi các nền kinh tế.

Biến chuyển xã hội thường gây tranh luận, bởi lẽ biến chuyển xã hội

đem lại những hậu quả tốt cũng như xấu. Ta đã biết những lợi ích mà xe hơi

đem lại nhưng đồng thời cũng đưa đến vấn đề ô nhiễm và tai nạn giao thông.

Bất cứ một biến đổi nào trong xã hội cũng có kẻ ủng hộ, người chống đối.

Nhà tư bản xem việc cải tiến kỹ thuật là cơ hội để kiếm được nhiều lợi nhuận

hơn, còn công nhân thì chống đối vì sợ mất việc. Thật vậy, từ lâu việc phát

triển năng lượng nguyên tử cũng đem lại nhiều tranh cãi: Bên cạnh sự thay

đổi kỹ thuật, những biến đổi trong các khuôn mẫu xã hội có liên quan đến

quan hệ chủng tộc hay giới tính cũng đã trở thành những vấn đề tranh cãi

chung.

Biến chuyển xã hội khác biệt về mặt thời gian và hậu quả: Có những

biến đổi chỉ kéo dài trong một quãng thời gian ngắn và không có ảnh hưởng

lâu dài. Nhưng cũng có những thay đổi kỹ thuật biến đổi cả bộ mặt xã hội và

Page 155: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

còn tồn tại lâu dài như phát minh về vô tuyến truyền hình cách đây hơn 50

năm. Và ngày nay cuộc cách mạng thông tin với sự ra đời của máy vi tính và

hệ thống internet chắc chắn sẽ thay đổi toàn thế giới trong những thập niên

tới. Máy vi tính một mặt tạo ra những công việc mới nhưng mặt khác cũng

loại bỏ không ít những ngành nghề, nó tạo ra khả năng cho con người tiếp

cận thông tin, nhưng đồng thời cũng can thiệp vào đời sống riêng tư của con

người.

II. CÁC YẾU TỐ CỦA BIẾN CHUYỂN XÃ HỘI Biến chuyển xã hội có nguồn gốc bên trong cũng như bên ngoài xã hội.

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngày nay mọi xã hội đều gắn bó hữu

cơ với nhau, do đó một biến đổi ở một bộ phận sẽ kéo theo những biến đổi

trên các lãnh vực khác.

Đâu là những yếu tố giải thích, đâu là những điều kiện cho biến chuyển

xã hội?

1. Các quá trình văn hóa:

Văn hóa là một hệ thống động, luôn biến đổi, con người luôn thêm vào

những yếu tố mới cũng như loại bỏ đi những yếu tố không còn tác dụng.

Những yếu tố mới xuất hiện qua những quá trình cơ bản như: phát minh

(invention), khám phá (discovery), truyền bá (diffusion).

Các phát minh – bao gồm việc đưa ra những tư tưởng mới, những kỹ

thuật mới – góp phần thay đổi diện mạo xã hội. Như những phát minh về máy

hơi nước, động cơ phản lực… Cũng như quan điểm của K. Marx trước đây

trong tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học”, nhiều nhà khoa học xã hội hiện

nay, như Lewis Mumford, Henri Janne…, đã phân chia lịch sử con người dựa

trên sự phát triển kỹ thuật. Và gần đây nhất, Alvin Toffler đã nói đến ba đợt

sóng lịch sử của sự phát triển các kỹ thuật: đợt sóng thứ nhất tương ứng với

cuộc cách mạng trong nông nghiệp, đợt sóng thứ hai bắt đầu với quá trình

công nghiệp hóa và đợt sóng thứ ba – là thời kỳ chúng ta đang sống – được

Page 156: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

đánh dấu bởi những phát minh các kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt là những kỹ

thuật trong lãnh vực thông tin và truyền thông.

Khám phá có nghĩa là nhận thức ra những yếu tố đang tồn tại trong thế

giới, bắt đầu hiểu được và lãnh hội chúng theo một phương cách mới. Như

những khám phá y khoa về cơ thể của con người đã giúp gia tăng tuổi thọ

trung bình (espérance de vie) trong các thập kỷ qua. Sự truyền bá thông qua

con đường thương mãi, di dân, truyền thông đại chúng đã đem lại những biến

đổi xã hội sâu sắc. Chúng ta thử quan sát lối sống của người Việt hiện nay từ

ăn mặc, nhà ở, đi lại, giải trí…đều mang những yếu tố văn hóa đến từ bên

ngoài, dĩ nhiên cũng có quá trình tiếp thu, giao hoán văn hóa.

2. Kết cấu xã hội:

Mâu thuẫn, xung đột trong kết cấu xã hội cũng là nguyên nhân đưa đến

biến chuyển xã hội. Lý thuyết có ảnh hưởng lớn đã liên kết vấn đề mâu thuẫn

xã hội và vấn đề biến chuyển xã hội là lý thuyết của K. Marx về đấu tranh giai

cấp và xem đấu tranh giai cấp như là động lực phát triển xã hội.

Một số nhà xã hội học khác cũng tự nhận mình thuộc thuyết mâu thuẫn.

Nhưng điểm khác biệt là họ đề cập đến những mâu thuẫn về quyền lợi hơn là

mâu thuẫn về cơ cấu. Theo G. Adam và J. D. Reynaud, mục tiêu của những

người gây ra xung đột là chỉ nhằm điều chỉnh các mối tương quan giữa các

phe phái. L.A. Coser quan niệm mâu thuẫn là biểu hiện của sự dị biệt, của

xung đột về quyền lợi và chúng cũng có thể góp phần củng cố sự cố kết xã

hội. Còn R. Dahrendorf cho rằng nguồn gốc của xung đột giai cấp là mâu

thuẫn về quyền lực.

Cho dù thế giới có những biến chuyển thăng trầm, Marx vẫn luôn có lý

khi ông cho rằng mâu thuẫn xã hội phát xuất từ những bất bình đẳng – đó là

bất bình đẳng giai cấp, bất bình đẳng dân tộc, hay bất bình đẳng giới tính – và

việc giải quyết những mâu thuẫn trên sẽ đem đến những biến chuyển, những

thay đổi về mặt kết cấu xã hội. Các phong trào đấu tranh của công nhân, đấu

tranh dân quyền, đấu tranh của phụ nữ ở các xã hội trên khắp thế giới là biểu

hiện của những xung đột trên.

Page 157: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

3. Tư tưởng:

Tư tưởng giữ một vai trò quan trọng trong việc xúc tác cũng như trong

việc cản trở biến chuyển xã hội.

Lý thuyết mác xít thừa nhận vai trò quan trọng của tư tưởng, của lý luận

trong việc tạo ra các biến chuyển xã hội. K. Marx khi nói về cách mạng vô sản

ở Đức đã viết: “Vũ khí vật chất của triết học là giai cấp vô sản, cũng giống

như vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản là triết học”. Max Weber lại càng

nhấn mạnh vai trò của hệ ý thức. Ông xem tư tưởng giữ vai trò động cơ trong

biến chuyển xã hội. Điển hình là nghiên cứu của ông về tương quan giữa

những giá trị luân lý của đạo Tin lành (phái Calvin) và sự hình thành chủ

nghĩa tư bản. Ông cho rằng vũ trụ quan nhấn mạnh tính hợp lý và tính kỷ luật

trong đạo Tin lành đã góp phần đưa đến những biến chuyển xã hội trong nền

kinh tế của các quốc gia châu Âu vào thế kỷ 18.

Cũng vậy theo T. Parsons, nguồn gốc của biến chuyển xã hội là những

biến đổi những giá trị, những khuôn mẫu. Trong lý thuyết hệ thống xã hội của

Parsons, tiểu hệ thống nào có nhiều thông tin nhất sẽ kiểm soát toàn bộ hệ

thống và đó lại tiểu hệ thống văn hóa.

Tư tưởng có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển các phong trào

xã hội. Một lý quyết phân tích thực tiễn đứng đắn và tiên đoán được xu thế

phát triển sẽ có tính thuyết phục cao.

4. Môi trường thiên nhiên:

Xã hội con người và môi trường thiên nhiên có mối quan hệ mật thiết

với nhau. Do đó khi có thay đổi trong một bộ phận sẽ kéo theo thay đổi trong

bộ phận kia.

Trong nhiều xã hội sơ khai, trong khi khai thác thiên nhiên, con người

vẫn biết tôn trọng sự cân bằng sinh thái. Việc khai thác thiên nhiên đôi lúc tùy

thuộc quan niệm về không gian và thời gian của các dân tộc, của các xã hội.

Quá trình công nghiệp hóa theo mô thức các quốc gia Tây phương, dựa trên

một quan điểm chế ngự thiên nhiên, đã đưa đến hiểm họa tàn phá thiên

Page 158: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

nhiên, ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên ngày nay một số các quốc gia Tây

phương một mặt rút được bài học phải bảo vệ môi trường, mặt khác họ “xuất

khẩu những ngành công nghiệp gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển.

Các thay đổi chu kỳ trong thiên nhiên cũng ảnh hưởng đến đời sống

của con người, và trong một vài trường hợp xóa đi cả một xã hội, một nền văn

minh. Như nền văn minh cổ đại Ấn độ vào khoảng năm 1500 trước công

nguyên bị nước sông Hằng dâng lên và hủy diệt. Bốn thế kỷ sau nền văn

minh ở quần đảo Crete cũng bị xóa sổ bởi những trận động đất. Hay giả thiết

về sự biến mất đột ngột của nền văn minh Óc Eo ở Việt Nam do những thay

đổi về thiên nhiên gây ra.

5. Dân số:

Dân số cũng là một yếu tố quan trọng đưa đến biến chuyển xã hội. Việc

gia tăng dân số càng ngày càng đặt ra nhiều vấn đề đối với môi trường thiên

nhiên. Mặt khác tại những quốc gia có diện tích chật hẹp như Nhật Bản, Hà

Lan, nhiều khuôn mẫu xã hội chịu ảnh hưởng bởi sự hạn chế về mặt không

gian. Vấn đề đô thị hóa cũng đưa đến những thay đổi trong đời sống tại các

thành phố. Sự thay đổi trong cơ cấu dân số cũng đòi hỏi những thích ứng về

mặt xã hội. Ví như sự gia tăng tuổi thọ trung bình của con người đặt ra những

vấn đề về an sinh xã hội, về các dịch vụ y tế. Vấn đề di dân nội địa hay giữa

các xã hội, các quốc gia cũng đưa đến những biến chuyển văn hóa qua việc

truyền bá văn hóa, giao lưu văn hóa nhưng đồng thời cũng đưa đến những

vấn đề xung đột chủng tộc, xung đột văn hoá…

III. BIẾN CHUYỂN XÃ HỘI VÀ TÍNH HIỆN ĐẠI (Modernity):Một trong những vấn đề trung tâm trong việc nghiên cứu biến chuyển

xã hội là vấn đề hiện đại hóa (modernization) và tính hiện đại (modernity).

Tính hiện đại được định nghĩa là những khuôn mẫu, những mô thức của tổ

chức xã hội có liên quan đến vấn đề công nghiệp hóa. Dưới góc độ xã hội

học, tính hiện đại là một khái niệm để mô tả những mô hình xã hội mang

Page 159: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

những đặc trưng của giai đoạn đi liền sau cuộc Cách mạng Công nghiệp ở

Tây Âu vào cuối thế kỷ 18. Đối với những nhà xã hội học, biến chuyển xã hội

từ cuộc Cách mạng Công nghiệp được xem là quá trình hiện đại hóa và như

vậy khái niệm hiện đại hóa không bao hàm một phê phán giá trị. Neil Smelser

đã gắn quá trình hiện đại hóa với những biến chuyển sau:

– Trên bình diện kỹ thuật, đó là sự biến đổi từ việc sử dụng những kỹ

thuật thô sơ, cổ truyền sang việc áp dụng các tri thức khoa học.

- Trên bình diện nông nghiệp, đó là việc chuyển từ nền nông nghiệp tự

cung tự cấp sang việc thương mãi hóa những sản phẩm nông nghiệp.

– Trên lãnh vực công nghiệp, có một sự quá độ từ việc sử dụng sức

người, sức của động vật sang việc cơ giới hóa.

- Trên bình diện sinh thái, có sự thay đổi từ việc cư trú trong những

nông trại, làng mạc đến việc tập trung trong các đô thị.

- Trên bình diện đời sống chính trị, hệ thống quyền lực ở các công xã,

làng mạc nhường lại vai trò cho các định chế ở cấp độ nhà nước.

– Trên bình diện giáo dục, để đáp ứng nhu cầu của các xã hội công

nghiệp, nhiều định chế giáo dục mới được thiết lập.

– Trên bình diện gia đình, gia đình mở rộng truyền thống cũng thay đổi

để phù hợp với những định chế kinh tế mới đòi hỏi nhiều cơ động hơn.

– Hệ thống phân tầng xã hội cũng thay đổi do quá trình di động cơ cấu

và di động không gian tác động lên.

– Bất bình đẳng về giới giảm bớt phần nào khi người phụ nữ có cơ hội

tham gia vào những định chế kinh tế mới…

Peter Berger đã phát triển và đưa ra thêm bốn đặc điểm tổng quát của

hiện đại hóa, đó là:

– Sự suy tàn của các cộng đồng, của các xã hội truyền thống có qui mô

nhỏ: Trong một thời gian rất dài tổ chức xã hội loài người dựa trên yếu tố

huyết thống và lân cận, dựa trên công xã thị tộc và công xã láng giềng. Ngày

Page 160: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

nay những cộng đồng này vẫn tồn tại nhưng chúng không còn là đặc trưng

của các xã hội công nghiệp. Như các chương trên đã đề cập, qua quá trình

phân biệt hóa các định chế, đại bộ phận các nhu cầu của cuộc sống xã hội

hiện đại được thực hiện bởi các định chế khác ngoài gia đình.

- Sự gia tăng chọn lựa của cá nhân: Trong các xã hội tiền công nghiệp,

con người thường tin tưởng rằng cuộc sống bị chi phối bởi những lực lượng

ngoài tầm tay của con người, đó là thần linh, là số phận. Khái niệm số phận

cũng cho thấy các xã hội tiền công nghiệp cho con người những chọn lựa rất

là hạn chế. Trong các xã hội truyền thống, cuộc sống của cá nhân bị quy định

bởi những khuôn mẫu ứng xử của gia đình, làng xóm. Trái lại trong xã hội

hiện đại, sức mạnh của truyền thống giảm dần, con người có nhiều khả năng

đưa ra những chọn lựa riêng của mình mà P. Berger gọi là quá trình cá nhân

hóa (individualization), điển hình là có nhiều lối sống đa dạng khác nhau mà

cá nhân có thể chọn lựa, có thể thay đổi…

– Sự đa dạng hóa gia tăng của các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng:

Trong các xã hội tiền công nghiệp, tôn giáo – nhất là các tôn giáo định chế –

còn giữ nhiều chức năng xã hội. Nhưng với quá trình phân biệt hóa các định

chế, tôn giáo càng ngày càng thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của mình và cá

nhân có nhiều chọn lựa hơn trong lãnh vực tôn giáo. Các nhà xã hội học gọi

đây là quá trình thế tục hóa (secularization). Điều này không có nghĩa là các

tôn giáo sẽ hoàn toàn biến mất. Nhưng tôn giáo sẽ quay trở về với chức năng

chính yếu của mình: thỏa mãn nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần

chúng. Một hiện tượng đáng lưu ý là đồng thời với sự sút giảm vai trò của các

tôn giáo “định chế”, có một sự gia tăng đáng kể các giáo phái (sects), và sự

gia tăng của khuynh hướng cực đoan (fundamentalism) trong các tôn giáo.

– Hướng về tương lai và nhận thức về thời gian càng ngày càng gia

tăng: Theo Peter Berger, trong xã hội hiện đại con người càng ngày càng

hướng về tương lai trong khi trong các xã hội truyền thống, trong các xã hội

tiền công nghiệp, quá khứ là điểm qui chiếu cho hành động của con người

trong hiện tại. Con người hiện đại hướng về tương lai tin tưởng các phát

Page 161: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

minh, các khám phá khoa học sẽ làm cho cuộc sống con người tốt hơn. Cuộc

sống hướng về tương lai làm cho con người hiện đại dễ dàng chấp nhận các

thay đổi hơn.

Mặt khác, trong các xã hội tiền công nghiệp, đặc biệt là các xã hội chịu

ảnh hưởng của chu kỳ sản xuất nông nghiệp, con người cảm nhận thời gian

theo chu kỳ lập lại. Trái lại, từ cuộc cách mạng công nghiệp, mọi hoạt động

của con người đều được tính toán chi li từng giây từng phút, có bắt đầu và có

kết thúc. Peter Berger cho rằng việc mang đồng hồ là một biểu tượng của xã

hội hiện đại. (Xem Phụ lục, bảng đối chiếu đặc trưng của hai mô hình xã hội

hiện đại và xã hội cổ truyền).

Điểm cần lưu ý, các đặc điểm trên của quá trình hiện đại hóa không

nhất thiết xảy ra đồng thời, mà tùy đặc trưng và chọn lựa của từng xã hội, quá

trình hiện đại hóa có những biểu hiện riêng biệt, mang những liều lượng nhất

định.

Tóm lại quá trình hiện đại hóa giải phóng con người ra khỏi những cộng

đồng nhỏ bé, đã đem lại cho cá nhân nhiều tự do hơn trong việc chọn lựa,

nhưng đồng thời cũng làm mất đi cảm thức gắn bó của cá nhân đối với cộng

đồng mà các phong tục tập quán, các tín ngưỡng tôn giáo đã góp phần tạo

nên. Trong xã hội hiện đại, con người có nhiều độc lập, nhiều tự do hơn trong

hoạt động và trong các chọn lựa tinh thần của mình, nhưng mặt khác mối dây

ràng buộc xã hội lỏng lẻo hơn và có tính giai đoạn.

IV. CÁC LÝ THUYẾT VỀ QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HOÁ A. Quan điểm của những nhà xã hội học tiền phong:

Xã hội học đã hình thành ở Châu âu vào cuối thế kỷ 19 trong các xã hội

đã kinh qua những biến chuyển to lớn do cuộc cách mạng công nghiệp đem

lại, do đó nhiều nhà xã hội học cố gắng mô tả và giải thích sự hình thành các

xã hội hiện đại.

Page 162: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Nhà xã hội học Đức Ferdinand Toennies đã mô tả sự hình thành quá

trình hiện đại hóa như là bước quá độ từ xã hội cộng đồng (gemeinschaft)

sang một xã hội hiệp hội (gesellschaft). Theo quan điểm của ông, đây là một

quá trình có liên hệ đến việc biến mất dần dần các cộng đồng và sự gia tăng

tầm quan trọng của cá nhân.

Theo sự phân tích của É. Durkheim về biến chuyển xã hội, quá trình

hiện đại hóa liên quan đến việc phân công lao động (division du travail) gia

tăng trong các hoạt động sản xuất. Phân công lao động là việc chuyên môn

hóa cao trong hoạt động của con người, hay nói cách khác mỗi cá nhân chỉ

đảm nhận một hay vài công việc riêng biệt mà thôi. É. Durkheim phân ra hai

loại hình tổ chức xã hội, một dựa trên sự tương đồng xã hội, một dựa trên sự

khác biệt xã hội. Khái niệm của ông về sự đoàn kết có tính cách máy móc

(solidarité mécanique) nhằm chỉ những mối liên hệ xã hội điển hình của các

xã hội tiền công nghiệp, đặt cơ sở trên nhận thức rằng mọi người đều giống

nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Trong các xã hội này con người có nhiều hoạt

động giống nhau và cùng chia sẻ những khuôn mẫu văn hóa truyền thống

chung. Durkheim gọi sự đoàn kết này có tính cách máy móc bởi lẽ sự giống

nhau giữa họ tạo niềm tin họ thuộc vào nhau và liên kết họ một cách ít nhiều

có tính cách máy móc. Sự đoàn kết máy móc có những đặc điểm xã hội chủ

yếu như gemeinschaft của Toennies. Đối với Durkheim, quá trình hiện đại hóa

là việc chuyển từ sự đoàn kết có tính cách máy móc sang sự đoàn kết hữu cơ

(solidarité organique). Đó là những mối liên hệ xã hội điển hình của các xã hội

công nghiệp lớn, đặt cơ sở trên sự lệ thuộc hỗ tương của con người có

những hoạt động chuyên môn hóa khác nhau.

Trong khi Toennies xem quá trình hiện đại như là việc đánh mất tính

đoàn kết xã hội, thì Durkheim nhìn quá trình này như việc thay đổi, biến

chuyển của cơ sở đoàn kết xã hội, từ những ràng buộc dựa trên sự giống

nhau đến sự lệ thuộc hỗ tương kinh tế dựa trên sự phân công lao động trong

các xã hội công nghiệp rộng lớn hơn, phức tạp hơn. Như vậy cái nhìn của

Durkheim về tính hiện đại đa dạng hơn, tích cực hơn. Dầu vậy, đối với

Page 163: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Durkheim, sự tương thuộc về mặt kinh tế không có nghĩa mọi người đều chia

sẻ những giá trị văn hóa, đạo đức chung. Các khuôn mẫu văn hóa càng ngày

càng trở nên đa dạng. Durkheim e ngại xã hội hiện đại dễ đi đến sự xáo trộn

bởi cái mà ông ta gọi là phi chuẩn mực (anomie). Đó là hiện tượng không có

các chuẩn mực hay các chuẩn mực văn hóa xung đột nhau, trở nên yếu đi và

không còn là những hướng dẫn đạo đức cho cá nhân.

Do đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tư tưởng trong việc đưa đến

những biến chuyển xã hội, M. Weber cho rằng quá trình hiện đại hóa là quá

trình tàn lụi của những khuôn mẫu tư tưởng truyền thống và đồng thời là sự

gia tăng tầm quan trọng của tính hợp lý. Các xã hội truyền thống hướng về

quá khứ, do đó chống lại tất cả canh tân, đổi mới. Trong khi các xã hội hiện

đại có đặc tính là dựa trên một sự tính toán các phương tiện hữu hiệu nhất để

đạt tới cứu cánh mong muốn. Tính hiệu quả thúc đẩy ứng dụng những khuôn

mẫu xã hội mới chừng nào sự canh tân đó cho phép đạt cứu cánh một cách

nhanh chóng, do đó các xã hội hiện đại thường nhìn vào thành quả để đánh

giá. Weber khẳng định rằng các xã hội hiện đại đã làm ta “vỡ mộng”

(désenchanté), bởi lẽ với một vũ trụ quan duy lý thì những cái gì trước đây

được xem là do “ước muốn của siêu nhiên” của định mệnh thì nay đều có thể

tính toán và tiên đoán. Mặc dù không phủ nhận sự tiếp tục tồn tại của những

tôn giáo có tổ chức, nhưng Weber cho rằng quá trình thế tục hóa làm cho xã

hội hiện đại xa dần các thần thánh và ngày càng hướng về những hệ thống tư

tưởng duy lý, trong đó có khoa học.

Điển hình của vũ trụ quan duy lý là sự xuất hiện trong các xã hội hiện

đại các tổ chức thư lại. Tổ chức xã hội trong các xã hội truyền thống dựa trên

lòng trung thành của cá nhân và dựa theo các cách ứng xử của quá khứ, thì

ngược lại tổ chức thư lại chỉ dựa trên hiệu năng, hiệu quả. Cũng như

Toennies và Durkheim, Weber không đề cao xã hội hiện đại mà không phê

phán. Weber thừa nhận rằng trong khi khoa học có thể đem lại những thành

tựu kỹ thuật, thì nó vẫn bất lực trong việc đem lại những câu trả lời cho những

vấn đề cơ bản nhất về ý nghĩa và mục đích của cuộc sống của con người.

Page 164: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Ông e ngại quá trình duy lý hóa có thể có hậu quả là phi nhân hóa xã hội khi

cuộc sống của con người càng ngày càng bị điều tiết bởi những tổ chức bàn

giấy khách quan.

K. Marx có một cái nhìn về quá trình hiện đại hoá rất khác biệt với

những nhà tư tưởng xã hội khác, bởi lẽ Marx nhấn mạnh tầm quan trọng của

mâu thuẫn xã hội. Đối với Marx xã hội hiện đại đồng nghĩa với chủ nghĩa tư

bản, là một hệ thống kinh tế được sản sinh ra do đấu tranh giai cấp vào cuối

thời kỳ trung cổ. Giai cấp tư sản nắm giữ hệ thống sản xuất mới do cuộc cách

mạng công nghiệp đem lại đã thành công trong việc thay thế giai cấp địa chủ

quý tộc.

Marx không có phủ nhận sự hình thành tính hiện đại có liên quan đến

sự suy tàn của các cộng đồng có quy mô nhỏ, đến sự phân công lao động gia

tăng và sự xuất hiện của vũ trụ quan duy lý. Theo ông, cả ba yếu tố này đều

cần thiết cho việc phát triển chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản đã kéo

những người nông dân từ các vùng nông thôn về các đô thị với một hệ thống

thị trường không ngừng phát triển; sự chuyên môn hóa là cơ sở cho sự vận

hành các xí nghiệp; và tính duy lý thể hiện rõ trong xã hội hiện đại bằng yêu

cầu gia tăng lợi nhuận. Mặc dù không ngừng phê bình xã hội tư bản, Marx có

một cái nhìn về quá trình hiện đại hóa khá lạc quan. Marx tin tưởng mâu

thuẫn xã hội trong xã hội tư bản sẽ đem lại một cuộc cách mạng và cuối cùng

dẫn đến một xã hội công bằng hơn, nhân đạo hơn.

B. Một số lối giải thích đương đại về quá trình hiện đại hóa:

Quá trình hiện đại hóa như là sự hình thành xã hội đại chúng:

Một lời giải thích quan trọng về tính hiện đại nhấn mạnh các phương

cách mà cách mạng công nghiệp đã dẫn đến sự hình thành các xã hội đại

chúng có qui mô lớn. Thuật ngữ xã hội đại chúng ám chỉ một xã hội công

nghiệp mang đặc tính có các bộ phận cấu thành đồng nhất nhưng tách rời

nhau. Lối tiếp cận nghiên cứu tính hiện đại như là xã hội đại chúng – đã đặt

cơ sở trên các ý tưởng của Toennies, Durkheim, và Weber – có hai lập luận

chính:

Page 165: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Qui mô của đời sống xã hội gia tăng: đời sống xã hội có qui mô nhỏ

trong các xã hội tiền công nghiệp đã trở thành những cộng đồng có qui mô

lớn trong các xã hội công nghiệp. Việc chuyên biệt hóa các hoạt động kinh tế,

đô thị hóa và việc gia tăng dân số nhanh chóng tiếp theo cuộc cách mạng

công nghiệp đã gia tăng qui mô của đời sống xã hội. Trong các xã hội có qui

mô lớn, mỗi cá nhân thường chỉ quen thân một số ít người, biết đến nhiều

người khác chỉ qua công việc của họ (ví dụ “bác sĩ”, người bán hàng trong

siêu thị”…) và nhìn đại bộ phận những người khác như là một đám đông vô

danh. Sự truyền thông diện đối diện vẫn còn, nhưng những tổ chức truyền

thông đại chúng chính thức (báo chí, truyền hình, đài…) ngày càng giữ vai trò

quan trọng. Các tổ chức chính thức giữ vai trò quan trọng trong mọi khía cạnh

của đời sống xã hội và đảm nhận những trách nhiệm trước đây do gia đình,

bạn bè và những người láng giềng đảm nhận một cách không chính thức.

Truyền thông đại chúng và sự phát triển các phương tiện giao thông

góp phần làm suy yếu các giá trị văn hóa truyền thống, khi con người tiếp xúc

với các giá trị và chuẩn mực văn hóa khác đa dạng hơn. Khi xem các tin tức

thế giới trên truyền hình hay khi tiếp xúc với những người thuộc các dân tộc

khác, con người dễ chấp nhận sự đa dạng của văn hóa và đi đến việc đánh

giá cao quyền và tự do chọn lựa của cá nhân. Các phân lớp văn hóa và văn

hóa phản kháng (counterculture) phát triển trong các xã hội đại chúng. Các

thành phần có vị trí yếu kém trong xã hội trước đây như phụ nữ, các dân tộc

thiểu số - giành được quyền tham dự lớn hơn vào công việc xã hội, kể cả

quyền bầu cử. Các cơ hội này đi đôi với sự phát triển kinh tế, kích thích sự di

động xã hội.

Sự hình thành và phát triển của nhà nước: Trong các xã hội có qui mô

nhỏ ở châu Âu vào thời trước cách mạng công nghiệp, chính quyền nằm

trong tay các lãnh chúa địa phương. Do thiếu các phương tiện truyền thông,

không một ông vua, ông chúa nào có thể thực hiện sự kiểm soát hữu hiệu lên

toàn thể xã hội. Nhưng dần dần với cuộc cách mạng công nghiệp, chính

quyền trung ương càng ngày càng phát triển về qui mô và tầm quan trọng.

Page 166: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Lấy thí dụ, năm 1795 ngân sách của chính quyền Mỹ khoảng 6 triệu đô la, số

tiền đó chỉ bằng ngân sách ba ngày vào năm 1985. Qui mô của nhà nước

cũng gia tăng, chính quyền can thiệp vào mọi lãnh vực của đời sống xã hội

như điều tiết lương bổng và ấn định điều kiện làm việc, giáo dục lực lượng lao

động tương lai, cung cấp trợ cấp tài chánh cho những người thất nghiệp,

bệnh hoạn… Dĩ nhiên trong quá trình đó, thuế má cũng gia tăng lên một cách

đều đặn, lấy thí dụ hiện nay một người Mỹ phải lao động bốn tháng trong một

năm để có tiền trả các dịch vụ gia tăng của nhà nước. Đồng thời các phương

tiện chính trị cũng tập trung vào các tổ chức thư lại lớn làm cho các cộng

đồng địa phương cảm thấy họ có ít quyền trên đời sống của chính mình.

Tóm lại, lý thuyết xã hội đại chúng thấy được các hậu quả tích cực

cũng như tiêu cực của việc chuyển biến từ đời sống xã hội có qui mô nhỏ

sang đời sống xã hội có qui mô lớn. Các xã hội hiện đại nhấn mạnh về quyền

của cá nhân, chấp nhận hơn những sự khác biệt xã hội và đem lại một mức

sống cao hơn các xã hội truyền thống trong quá khứ. Nhưng các xã hội đại

chúng cũng có đặc điểm ít nhiều về cái mà Durkheim gọi là phi chuẩn mực.

Qui mô và tính phức tạp của xã hội đại chúng làm cho cá nhân thường cảm

thấy bất lực khi đối diện các tổ chức bàn giấy. Ví như, mặc dầu hệ thống

chính trị Mỹ ngày nay chấp nhận quyền bầu cử của mọi công dân từ 18 tuổi

trở lên, nhưng thông thường chỉ có khoảng phân nửa cử tri Mỹ đi bầu. Sự

kiện này cho thấy rằng hệ thống chính trị - cũng như nhiều lãnh vực khác của

các xã hội có qui mô lớn – thường làm cho cá nhân cảm thấy không ai có thể

làm gì khác hơn, không ai có thể ảnh hướng lên xã hội đại chúng, không ai có

thể tác động lên cái guồng máy khổng lồ đó.

Một cách tổng quát, lối giải thích này về quá trình hiện đại hóa có xu

hướng nhìn một cách thiện cảm đời sống trong các xã hội có qui mô nhỏ

trong quá khứ. Do đó việc phân tích xã hội đại chúng kéo được sự chú ý của

những người bảo thủ về xã hội và về kinh tế. Những người này ủng hộ nền

đạo đức có tính cách qui ước và chống lại sự điều tiết càng ngày càng gia

tăng của chính quyền vào đời sống xã hội.

Page 167: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Quá trình hiện đại hóa như là quá trình sự phát triển xã hội có giai cấp:

Lối giải thích này thừa nhận sự kiện các xã hội hiện đại có qui mô đại

chúng, nhưng cho rằng trung tâm vấn đề hiện đại hóa là sự bành trướng của

chủ nghĩa tư bản. Hơn thế nữa, bất bình đẳng xã hội và xung đột xã hội vẫn

được thừa nhận và tiếp tục tồn tại trong các xã hội tư bản.

Theo K. Marx, chủ nghĩa tư bản tại các nước phát triển không chỉ là sản

phẩm của cuộc cách mạng công nghiệp mà còn phản ánh những mục tiêu

bành trướng của chủ nghĩa tư bản. Hệ thống tư bản chủ nghĩa đặt cơ sở trên

việc tìm kiếm lợi nhuận ngày càng gia tăng, do đó luôn luôn tìm cách gia tăng

sản xuất và tiêu thụ. Vì đặt cơ sở trên việc tìm kiếm lợi nhuận, các nhà tư bản

tìm cách khai thác quần chúng lao động một cách có hiệu quả nhất và xem

con người như là những phương tiện để phát triển nền kinh tế tư bản chủ

nghĩa. Như vậy chủ nghĩa tư bản dần dần đã đi lệch khỏi các quan niệm

truyền thống về đạo đức. Theo quan niệm truyền thống này con người cho dù

vị trí xã hội nào đều là những con người có giá trị và bình đẳng trước thượng

đế, chứ con người không phải là một vít ốc trong một bộ máy của quá trình

hiện đại hóa. Phương pháp khoa học cũng thách thức các tín niệm truyền

thống, nó hợp pháp hóa quyền lực và của cải của các nhà tư bản. Khoa học

đã thách thức ảnh hưởng của tôn giáo trong xã hội hiện đại nhưng mặt khác

khoa học cũng hợp pháp hóa nguyên trạng, vì nó cho rằng các tiến bộ kỹ

thuật sẽ tiếp tục cải thiện đời sống xã hội. Theo J. Habermas, khoa học khám

phá và phát minh các liều thuốc chữa chạy cho các vấn đề xã hội thay vì thay

đổi các mô thức xã hội đã tạo ra những vấn đề xã hội trên.

Cái lôgích của khoa học và qui mô bành trướng của xã hội hiện đại thể

hiện rõ ràng nhất trong việc phát triển các công ty tư nhân, đó là những công

ty liên quốc gia có qui mô rất lớn và kiểm soát một số tài nguyên lớn trên thế

giới. Dưới quan niệm xã hội giai cấp, qui mô ngày càng lớn của đời sống là

một hậu quả không tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản.

Bất bình đẳng xã hội vẫn tồn tại: lý thuyết xã hội đại chúng nhấn mạnh

quá trình hiện đại hóa đã dần dần thâu ngắn những khác biệt xã hội, chúng

Page 168: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

đã là đặc trưng của các xã hội tiền công nghiệp. Tuy nhiên, theo lý thuyết xã

hội giai cấp, quá trình hiện đại hóa chỉ thay đổi về bề mặt các bất bình đẳng

xã hội. Nói cách khác, mặc dầu có sự kiện là mức sống trung bình đã tăng

lên, nhưng các xã hội tư bản hiện đại vẫn còn tương tự các xã hội có sự phân

chia sâu sắc các tầng lớp xã hội như trước đây, bởi lẽ hầu hết tài nguyên vẫn

tiếp tục bị kiểm soát bởi một thiểu số ưu tú. Lấy thí dụ ở Mỹ, 5% những người

Mỹ giàu nhất kiểm soát hơn phân nửa tài nguyên của nước Mỹ. Theo Paul

Blumberg, mức sống ở Mỹ gia tăng trong thế kỷ qua không che dấu sự kiện là

một thiểu số vẫn tiếp tục kiểm soát hầu hết tài nguyên trong khi một bộ phận

dân cư vẫn sống trong nghèo đói. Hay theo tài liệu của Liên hiệp Quốc, vào

năm 1980, 26% dân số các nước giàu trên thế giới tạo ra 78% tổng sản

lượng của cả thế giới, tiêu thụ 81% năng lượng, sử dụng 70% phân bón hóa

học, 85% quặng sắt của cả thế giới (TTCN,18–9–94).

Về vấn đề nhà nước, theo lý thuyết xã hội giai cấp, nhà nước trong xã

hội tư bản bảo vệ quyền lợi và tài sản của giới tư sản là giai cấp có quyền lực

nhất trong xã hội. Lý thuyết này cũng cho rằng các quyền lợi chính trị và kinh

tế mà đại bộ phận những người lao động ở các nước tiên tiến ngày nay được

hưởng không phải là sự biểu hiện lòng tốt của các nhà nước tư sản mà chúng

là kết quả của một quá trình đấu tranh chính trị gay go và lâu dài. Dù vậy,

ngày nay một số nhà chính trị bảo thủ đang nhân danh tính hiệu quả và hệ

thống thị trường tự do đang nỗ lực cắt giảm những chương trình tài trợ của

chính quyền cho những thành phần kém may mắn nhất trong xã hội. Giải

thích của lý thuyết xã hội giai cấp về quá trình hiện đại hóa giành được ủng

hộ của những người tiến bộ – về mặt xã hội cũng như kinh tế. Những người

này đòi hỏi bình đẳng kinh tế và xã hội lớn hơn cho mọi thành phần xã hội và

họ cũng ủng hộ sự điều tiết lớn hơn của nhà nước vào nền kinh tế thị trường.

Tóm lại, lý thuyết xã hội giai cấp giải thích sự hình thành của quá trình

hiện đại hóa rất khác với lý thuyết xã hội đại chúng. Thay vì nhấn mạnh qui

mô ngày càng gia tăng của đời sống xã hội và sự hình thành của các tổ chức

chính thức lớn, lối tiếp cận này nhấn mạnh sự bành trướng của chủ nghĩa tư

Page 169: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

bản, sự tồn tại dai dẳng của bất bình đẳng xã hội. Thay vì chỉ thấy sự tương

đối của các chuẩn mực đạo đức, lý thuyết xã hội giai cấp nhấn mạnh vấn đề

vong thân – một khái niệm mà Marx đã dùng để chỉ tình trạng đại bộ phận

quần chúng có rất ít thực quyền để ảnh hưởng đến đời sống của chính mình.

C. Cá nhân trong xã hội hiện đại:

Xã hội đại chúng và vấn đề hình thành căn tính (identité) của con

người:

Trong các xã hội hiện đại, con người có nhiều riêng tư hơn, nhiều tự do

hơn để thể hiện cá tính của mình. Nhưng đồng thời lý thuyết xã hội đại chúng

cũng cho thấy sự đa dạng về mặt xã hội, sự cố kết xã hội yếu đi, sự thay đổi

nhanh chóng trong các xã hội hiện đại cũng gây khó khăn cho sự phát triển

căn tính của con người. Mỗi người đều phát triển một căn tính xã hội – cái tôi

– được nhận thức và phát triển qua sự tương tác với người khác. Quá trình

này liên quan đến việc nội tâm hóa những yếu tố phi vật thể của nền văn hóa

– các giá trị, các tín niệm, các ý nghĩa – vào trong một nhân cách riêng biệt.

Các xã hội truyền thống có qui mô nhỏ, có văn hóa đồng nhất, có biến chuyển

chậm, tạo một cơ sở xã hội ổn định cho sự phát triển căn tính của cá nhân,

vạch ra một con đường dù hẹp nhưng rõ ràng cho cá nhân (ví như trường

hợp phát triển nhân cách ở các xã hội dân tộc ít người).

Các xã hội hiện đại, có qui mô rộng lớn hơn, đa dạng về văn hóa và

biến chuyển nhanh, đem lại cho cá nhân nhiều chọn lựa hơn, nhưng trên một

cơ sở không vững chắc. Khi điều trái và điều phải, cái tốt và cái tồi, cái xấu và

cái đẹp đều trở thành tương đối, thì con người trong xã hội hiện đại có được

nhiều tự do sáng tạo hơn nhưng lại mất đi sự an toàn mà truyền thống tạo ra.

David Riesman đã mô tả quá trình hiện đại hóa bằng những ảnh hưởng tác

động lên tính cách xã hội (social character), tính cách xã hội này được định

nghĩa là các khuôn mẫu tư tưởng, tri thức và ứng xử được chia sẻ bởi nhiều

người trong cùng một xã hội. Riesman cho rằng tính cách xã hội của các xã

hội tiền công nghiệp có xu hướng hướng về truyền thống (tradition–

directedness). Điều này có nghĩa là các phương cách tư duy, cảm nhận và

Page 170: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

hành động được nội tâm hóa trong nhân cách của con người phản ánh những

mô thức văn hóa được chia sẻ bởi mọi thành viên trong cộng đồng và ít thay

đổi theo thời gian. Con người hướng về truyền thống có những mô thức ứng

xử tương tự người khác không phải vì họ bắt chước mà bởi lẽ tất cả họ đều

chia sẻ một số xác tín sâu xa về lối sống của mình.

Trái lại, trong các xã hội công nghiệp biến chuyển nhanh và đa dạng về

văn hóa, một nhân cách không thay đổi là một trở ngại, bởi lẽ xã hội đề cao

sự thích ứng của cá nhâm Vì vậy Riesman mô tả tính cách xã hội của các xã

hội công nghiệp là hướng về kẻ khác (other–directedness). Điều đó ám chỉ

các khuôn mẫu nhân cách qua đó con người tìm kiếm sự an toàn bằng cách

tuân thủ theo các cách ứng xử của kẻ khác. Con người phát triển một căn

tính – tương tự xã hội quanh họ – có xu hướng trở nên không thống nhất và

thay đổi. Các cá nhân có xu hướng hướng về kẻ khác cố gắng tạo ra những

căn tính khác nhau và đóng các vai trò khác nhau tùy theo tình huống xã hội.

Con người hiện đại mang những bộ mặt khác nhau tùy khi ở trường hay công

sở, khi ở nhà hay khi ở nơi thờ tự… Một nhân cách thay đổi như vậy có thể bị

đánh giá là không trung thực trong xã hội cổ truyền nhưng tính uyển chuyển

và thích ứng là những nét được đề cao trong các xã hội hiện đại. Tuân thủ

theo những giá trị và chuẩn mực, kể cả các mode, là ví dụ điển hình về xu

hướng hướng về kẻ khác của con người hiện đại. Đối với con người trong xã

hội hiện đại, cái quan trọng là sự đánh giá cái gì là hợp thời của những người

cùng thế hệ chứ không phải của truyền thống. Nhưng xây dựng cái tôi trên

những cơ sở xã hội thay đổi như vậy có thể dẫn đến sự khủng hoảng căn tính

trong xã hội hiện đại. “Tôi là ai?” là câu hỏi thường bắt gặp của con người

trong xã hội hiện đại. Dưới quan điểm xã hội học, vấn đề khó khăn trong việc

phát triển nhân cách của cá nhân là sự phản ánh tính không thuần nhất nội tại

của chính xã hội.

Xã hội giai cấp: vấn đề tham gia đích thực vào công việc xã hội.

Lý thuyết xã hội giai cấp cho rằng sự hứa hẹn giành nhiều tự do cá

nhân hơn trong các xã hội hiện đại đã bị lũng đoạn bởi sự tồn tại dai dẳng của

Page 171: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

bất bình đẳng xã hội. Trong khi xã hội hiện đại đề cao tính tương đối của đạo

đức thì các giá trị văn hóa tiếp tục đặt một vài thành phần trong xã hội vào

một vị trí rõ ràng là bất lợi. Sự phân tầng xã hội đặt cơ sở trên sự phân bố bất

bình đẳng về của cải và quyền lực, điều này có nghĩa là một số người sẽ có

nhiều cơ hội hơn những người khác. Các nhóm thiểu số, phụ nữ và người già

là những thành phần chịu nhiều định kiến và phân biệt đối xử, lấy thí dụ sự

hình thành quá trình hiện đại hóa đi đôi với sự suy tàn về thế đứng xã hội của

người già. Như vậy, thay vì đau khổ do có quá nhiều tự do như lý thuyết xã

hội đại chúng chủ trương, một bộ phận quần chúng vẫn tiếp tục bị từ chối cơ

hội tham gia một cách đầy đủ vào đời sống xã hội.

Mặc dù sự kiện công nghiệp hóa đã tạo ra di động xã hội lớn hơn,

nhưng các xã hội hiện đại tiếp tục bị thống trị bởi một tầng lớp ưu tú trong khi

một tỷ lệ khá lớn nhân dân vẫn sống trong nghèo khổ. Do đó, các yêu cầu đòi

hỏi tham gia vào quá trình quyết định nổi lên trên nhiều lãnh vực, ví như các

phong trào đấu tranh của công nhân, của những người tiêu thụ, các phong

trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.

Trên bình diện thế giới, chủ nghĩa tư bản công nghiệp đã đặt một tỷ lệ

khá lớn dân cư trên thế giới dưới ảnh hưởng của các công ty đa quốc gia.

Quá trình này có hệ luận tập trung gần phân nửa của cải trên thế giới vào tay

một số xã hội giàu có nhất, trong khi chúng chỉ chiếm khoảng 10% dân số thế

giới. Như vậy trái với nhận định của Weber về tính hợp lý của xã hội hiện đại,

H. Marcuse cho rằng xã hội hiện đại là phi lý vì nó không đáp ứng những nhu

cầu cơ bản của nhiều người. Hơn thế nữa, tiến bộ của kỹ thuật đã không cho

phép con người kiểm soát hơn đời sống của chính mình. Trái lại, quyền quyết

định vận mạng của cả thế giới tập trung trong tay của chỉ một vài người. Thay

vì xem kỹ thuật là phương tiện để giải quyết các vấn đề thế giới, ông cho rằng

kỹ thuật đúng hơn là nguyên nhân của những vấn đề này. Tóm lại, lý thuyết

xã hội giai cấp phê phán các xã hội hiện đại đã giảm tầm mức kiểm soát của

con người lên chính đời sống của mình.

D. Quá trình hiện đại hóa và sự tiến bộ:

Page 172: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Các nền văn hóa của hầu hết các quốc gia công nghiệp đều gắn liền

tính hiện đại với ý tưởng về tiến bộ – tiến bộ có nghĩa là tiến về một mục đích

được giả định là tốt. Các nền văn hóa Châu âu và Bắc Mỹ tin rằng hiện tại tốt

hơn quá khứ và tương lai sẽ tốt hơn hiện tại.

Như chúng ta đã thấy, đánh đồng tính hiện đại với tiến bộ là quá giản

đơn bởi lẽ đã không biết đến tính phức tạp của những biến chuyển xã hội. Cái

mà chúng ta định nghĩa là tiến bộ tùy thuộc các quan niệm về giá trị: các biến

chuyển xã hội được xem là tiến bộ và tốt đối với quan điểm này có thể bị xem

là bảo thủ hoặc xấu đối với quan điểm khác.

Một trong những hậu quả quan trọng nhất của hiện đại hóa là thừa

nhận những quyền cơ bản của con người. Ý tưởng cho rằng con người có

quyền đơn giản bởi lẽ họ là con người, hơn là do vị trí xã hội của họ, là một ý

tưởng hoàn toàn có tính chất hiện đại và đã được phản ảnh trong tuyên ngôn

về nhân quyền của Liên hiệp quốc. Về mặt lịch sử các khái niệm về quyền

con người và nhân phẩm của con người có thể xem như là sự tiếp nối khái

niệm danh dự trong các xã hội tiền công nghiệp.

Trên nguyên tắc mọi người đều chấp nhận ý tưởng chủ trương rằng

các cá nhân phải có sự độc lập trong việc quyết định đời sống của chính

mình. Tuy nhiên, sự đa dạng xã hội – hậu quả không tránh khỏi của tự do

chọn lựa – tiếp tục là nguồn gốc của căng thẳng và mâu thuẫn trong xã hội

hiện đại. Lấy thí dụ về gia đình, trong các xã hội hiện đại, đại gia đình truyền

thống đã suy tàn và tiểu gia đình đang mang nhiều hình thức khác nhau.

Trong các xã hội Châu âu hiện nay, một con số càng ngày càng gia tăng

những nam nữ thanh niên muốn sống độc thân; hay sống với nhau, có con,

mà không qua hôn nhân; hay sống với những người cùng giới tính. Đối với

những người ủng hộ chọn lựa cá nhân, những thay đổi loại này là tiến bộ.

Nhưng đối với những người xem mô hình gia đình truyền thống là nền tảng

của xã hội thì họ sẽ thất vọng với những thay đổi trên.

Những hậu quả của quá trình hiện đại hóa còn là vấn đề tranh cãi. Các

tiến bộ kỹ thuật không có thể được xem là điển hình về tiến bộ. Dĩ nhiên, sự

Page 173: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

canh tân kỹ thuật cho phép cải thiện đời sống của con người, ví như chúng ta

có các phương tiện đi lại nhanh hơn, có các phương tiện truyền thông xa hơn,

hiệu quả hơn và chúng ta có nhiều khả năng hơn để chống lại bệnh tật.

Nhưng kỹ thuật tiên tiến cũng là nguy cơ đối với môi trường thiên nhiên và

ngay cả đối với tương lai của nhân loại.

Tóm lại, Alvin Toffler cho rằng những người nghiên cứu về biến chuyển

xã hội “phải chống lại cám dỗ bị quyến rũ bởi những đường thẳng”. Điều này

có nghĩa là biến chuyển xã hội không diễn tiến theo đường thẳng và tiên đoán

được. Một cách nào đó xã hội hiện tại là sự nối dài trực tiếp của quá khứ,

nhưng mặt khác nó cho thấy có những sự phát triển không tiên đoán được. Vì

biến chuyển xã hội là không xác định được bởi tính phức tạp của nó, quá

trình hiện đại hóa – nếu chỉ đồng nghĩa với sự tăng trưởng đời sống vật chất

– không có thể được đồng nhất với tiến bộ xã hội.

E. Các xã hội đang phát triển và quá trình hiện đại hóa:

Trên đây chúng ta đã đề cập đến ảnh hưởng của quá trình hiện đại hóa

ở các xã hội công nghiệp hóa tiên tiến ở châu Âu và Bắc Mỹ. Trong các thập

kỷ gần đây quá trình hiện đại hóa cũng tác động đến các nước đang phát

triển. Nhằm giải thích quá trình này có một số tiếp cận lý thuyết chính sau

đây:

Lý thuyết hiện đại hóa: một cách dễ hiểu nhất, lý thuyết hiện đại hóa lập

luận khi các xã hội truyền thống biến đổi do quá trình công nghiệp hóa, dần

dần chúng sẽ mang những nét tương tự các xã hội ở châu Âu và Bắc Mỹ.

Hiện nay các nước đang phát triển phải đối đầu với những vấn đề xã hội

nghiêm trọng do nghèo đói và gia tăng dân số nhanh gây nên. Lý thuyết hiện

đại hóa cho rằng khi quá trình công nghiệp hóa xảy ra ở các nước tiền công

nghiệp thì các xã hội này cũng sẽ kinh qua các mô thức biến đổi xã hội đã

từng xảy ra ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản, như: quá trình đô thị hóa, sự gia

tăng dân số cao sẽ giảm bớt với thời gian, chuyên môn hóa trong sản xuất,

tương quan xã hội có tính cách phi ngã, tôn giáo truyền thống giảm vai trò xã

Page 174: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

hội, quan tâm đến quyền của cá nhân, giáo dục đại chúng, sự hình thành và

phát triển của gia đình hạt nhân…

Các nhà xã hội học nhận thấy lý thuyết hiện đại hóa có nhiều hệ luận

mâu thuẫn. Trước hết, trong quan điểm của vài nhà xã hội học đã có ảnh

hưởng đến lý thuyết hiện đại hóa như T. Parsons, hiện đại hóa thường đồng

nghĩa với tiến bộ. Parsons chủ trương một quan điểm tiến hóa về biến chuyển

xã hội, ông cho rằng các xã hội hiện đại tốt hơn các loại hình xã hội trước đó

bởi lẽ năng suất cao hơn cho phép nâng cao mức sống, thăng tiến tự do của

con người và thúc đẩy sự đa dạng văn hóa. Chúng ta đã phê phán việc đồng

nhất tính hiện đại với sự tiến bộ xã hội. Mặt khác, việc chống lại quá trình hiện

đại hóa là rõ ràng trong nhiều xã hội truyền thống, ví như cuộc cách mạng

1979 tại Iran cho thấy tầm mức chống lại hiện đại hóa của các lực lượng

trong xã hội Iran. Thứ đến một vài lý thuyết gia của thuyết hiện đại hóa cho

rằng khi các xã hội truyền thống có được các kỹ thuật công nghiệp, chúng sẽ

trở nên tương tự các quốc gia Tây phương. Lý thuyết đồng quy

(convergence) về quá trình hiện đại hóa có một vài nhận xét xác đáng, đó là

hiệu năng của sản xuất và các hình thức tiên tiến về truyền thông và đi lại đã

gia tăng sự truyền bá văn hoá. Nhưng các biến chuyển xã hội đi theo quá

trình công nghiệp hóa không phải luôn luôn sẽ thay thế các nền văn hóa cổ

truyền. Do đó, có một số lý thuyết gia chấp nhận quan điểm phân tán

(divergence) về quá trình hiện đại hóa. Ví như quá trình hiện đại hóa ở Nhật

Bản đã phối hợp nhiều canh tân văn hóa với các truyền thống lâu đời để sản

sinh ra một mô hình lối sống độc đáo. Các xã hội ở các nước thế giới thứ ba

cho thấy một sự pha trộn phức tạp các khuôn mẫu văn hóa cổ truyền và hiện

đại. Đồng thời một số xã hội cho thấy thích ứng các kỹ thuật công nghiệp

nhanh hơn một số xã hội khác.

Về các ảnh hưởng ngoại lai lên quá trình hiện đại hóa ở các xã hội

truyền thống, phải kể đến tầm quan trọng của các công ty đa quốc gia. Việc

làm ăn với các xã hội truyền thống đã cung cấp cho các công ty này nhân

công, tài nguyên rẻ mạt và các thị trường mới cho sản phẩm của họ. Lý

Page 175: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

thuyết hiện đại hóa thường có một cái nhìn thuận lợi đối với các công ty đa

quốc gia này, xem chúng như là phương tiện thúc đẩy quá trình hiện đại hóa.

Lý thuyết các hệ thống thế giới (còn được gọi là lý thuyết phụ thuộc): Lý

thuyết các hệ thống thế giới dựa trên lập luận quá trình hiện đại hóa không chỉ

là kết quả giản đơn của công nghiệp hóa, nhưng tùy thuộc vào vị trí của một

xã hội trong hệ thống kinh tế thế giới. Nét đặc trưng của lối tiếp cận này là đặt

quá trình hiện đại hóa trong bối cảnh thế giới chứ không xem biến đổi ở mỗi

xã hội là độc lập với các xã hội khác. Thứ đến, các xã hội truyền thống nghèo

không hiện đại hóa theo phương cách của các xã hội châu Âu và Bắc Mỹ, bởi

lẽ chúng lệ thuộc vào các quốc gia giàu có và đã công nghiệp hóa.

Lý thuyết các hệ thống thế giới được triển khai bởi Immanuel

Wallerstein khẳng định rằng hệ thống kinh tế thế giới là sự bành trướng của

chủ nghĩa tư bản. Hệ thống thế giới này được cấu thành bởi một số xã hội hạt

nhân, các xã hội bán ngoại vi và các xã hội ngoại vi. Các xã hội hạt nhân là

các xã hội đầu tiên đã trải qua cuộc cách mạng công nghiệp, các xã hội này

có ảnh hưởng kinh tế chi phối toàn thế giới. Các xã hội bán ngoại vi, ví như

các nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, các nước sản xuất dầu lửa ở Trung

Đông, hay Mêhicô, Bradin…– là các nước có công nghiệp và các định chế tài

chính phát triển ở một mức độ nào đó, nhưng vẫn còn lệ thuộc các nước hạt

nhân về tư bản và kỹ thuật. Còn các xã hội ngoại vi là các xã hội có trình độ

công nghiệp hóa hạn chế, nền kinh tế yếu kém như đại bộ phận các xã hội

nông nghiệp ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ La–tinh. Các quốc gia hạt nhân ở vị

trí có thể xuất khẩu hay hạn chế việc xuất khẩu các kỹ thuật đến các quốc gia

nghèo và như vậy có thể tác động lên quá trình hiện đại hóa ở các quốc gia

này tùy theo mối quan hệ quyền lợi giữa các xã hội hạt nhân, xã hội bán

ngoại vi và các xã hội ngoại vi.

Chúng ta có thể kể trường hợp nước Đức và Nhật Bản là các xã hội bị

tàn phá nặng nề sau thế chiến thứ hai. Nhưng các xã hội này có các nền văn

hóa đề cao tinh thần kỷ luật và sự lao động cực lực, và đặc biệt họ được sự

giúp đỡ của Mỹ nên đã trở thành các cường quốc kinh tế thế giới. Các “con

Page 176: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

hổ Châu Á” như Đài loan, Nam Triều tiên cũng có những mối quan hệ khắn

khít với Mỹ. Nhưng đây chỉ là những trường hợp đặc biệt.

Trong nhiều trường hợp, trong các mối quan hệ kinh tế giữa quốc gia

giàu và quốc gia nghèo, các quốc gia giàu thường rút ra được nhiều lợi lộc

hơn. Các quốc gia nghèo chỉ là nơi cung cấp nguyên liệu, nhân công rẻ và là

thị trường cho các công ty đa quốc gia.

Các xã hội kém phát triển là các xã hội nằm bên lề hệ thống kinh tế thế

giới. Theo lý thuyết các hệ thống thế giới, tình trạng kém phát triển này không

do việc thiếu tài nguyên thiên nhiên, lao động hay kỹ năng tổ chức trong chính

các xã hội này mà đúng hơn là do vị trí không quyền lực trong bối cảnh thế

giới. Theo nhiều tác giả, chủ nghĩa tư bản càng phát triển, sự phân hóa giữa

các xã hội giàu và nghèo càng gia tăng. Hơn thế nữa, khi nền kinh tế của các

quốc gia nghèo chủ yếu dựa trên việc xuất khẩu tài nguyên ít ỏi của mình, thì

các xã hội này sẽ không bao giờ phát triển được sự phân công lao động phức

tạp và một nền kinh tế đa dạng cần thiết cho một quá trình hiện đại hóa thực

sự, vì luôn luôn có một tình trạng lệ thuộc vào các quốc gia giàu trên thế giới.

Tình trạng lệ thuộc này biểu hiện qua hiện tượng nợ của các xã hội thuộc thế

giới thứ ba, và đã dẫn đến cơn khủng hoảng nợ vào những năm 1980.

Lý thuyết các hệ thống thế giới cho ta một bức tranh khá trung thực về

quá trình hiện đại hóa hiện nay, và đã phê bình, bổ sung cho lý thuyết hiện đại

hóa ở một số điểm. Nhưng chính lý thuyết này cũng có những hạn chế. Quá

trình công nghiệp hóa chậm tại các nước đang phát triển không chỉ có nguyên

nhân là các chính sách kinh tế của các nước giàu, mà bản thân các nước

đang phát triển cũng có một số nhược điểm, như sự gia tăng dân số cao, sự

phân tầng xã hội nội tại trong các xã hội đang phát triển cũng là nguyên nhân

của bất bình đẳng xã hội và trong một số xã hội, các yếu tố văn hóa đôi lúc

ngăn cản biến chuyển xã hội và “dị ứng” với quá trình hiện đại hóa, như

trường hợp một số xã hội Hồi giáo ở Trung Đông. Ngoài ra, một số nhà xã hội

học mác–xít phê phán lý thuyết các hệ thống thế giới, họ cho rằng, không như

Page 177: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

quan điểm của Wallerstein, chủ nghĩa tư bản không chỉ là một hệ thống tương

quan về mậu dịch mà sâu xa hơn đó là một phương thức sản xuất.

Các lối giải thích dân túy mới (neo–populist): ở châu Âu vào thế kỷ 19

đã có những nhà nghiên cứu phê phán quá trình công nghiệp hóa trên quy

mô lớn với lập luận những thiệt hại mà quá trình này gây ra lớn hơn những

ích lợi mà nó đem lại. Điển hình, tại Nga vào thế kỷ 19, trào lưu dân túy này

cho rằng nước Nga có thể quá độ lên chủ nghĩa xã hội thông qua công xã

nông thôn, không qua chủ nghĩa tư bản. Quan điểm này ngày nay còn được

một số nhà dân túy mới đi theo, với các chủ trương: xây dựng các xí nghiệp ở

quy mô nhỏ, duy trì nông nghiệp và sản xuất tiểu thủ công nghiệp, duy trì làng

mạc và các thành phố nhỏ hơn là phát triển các thành phố công nghiệp có

quy mô lớn. Đặc điểm của các nhà dân túy mới là không phải họ không biết

đời sống nông thôn rất khổ cực và đói nghèo, họ cũng am hiểu và biết sử

dụng những kiến thức của khoa học kinh tế, họ cũng chấp nhận công nghiệp

hóa một phần và đeo đuổi việc hiện đại hóa nông nghiệp, nhưng mối quan

tâm chính của họ là làm thế nào phân phối của cải và lợi tức cho công bằng.

Những đề nghị của họ về một nền sản xuất nhỏ và các chính sách có liên

quan là nhằm thực hiện mối quan tâm này. Kitching đã bao gồm trong những

nhà dân túy mới một số tên tuổi như: Julius Nyerere – cựu tổng thống của

Tanzania, E. F. Schumacher, M. Lipton…

Vào những năm 1960, Julius Nyerere được nhiều người biết đến do lý

thuyết về chủ nghĩa xã hội châu Phi của ông. Nyerere tin tưởng những giá trị

truyền thống của châu Phi có thể làm nền tảng cho việc phát triển chủ nghĩa

xã hội. Ông phê phán quan điểm chủ trương phải phát triển theo chủ nghĩa tư

bản hoàn toàn rồi mới đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là quan điểm lấy châu Âu

làm trung tâm. Theo ông, châu Phi tiền thuộc địa đã mang những đặc điểm

của chủ nghĩa xã hội, mặc dù người dân ở đó không ý thức điều trên. Họ

sống theo những nguyên tắc cơ bản của triết lý Ujamaa: kính trọng lẫn nhau,

chia sẻ của cải và lợi tức, nghĩa vụ lao động. Chính chủ nghĩa thực dân đã

đem lại những yếu tố lũng đoạn: chủ nghĩa cá nhân về mặt kinh tế; xung đột

Page 178: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

giai cấp… Nhưng không phải mọi việc đều đã mất, ông tin tưởng nếu những

giá trị truyền thống được hồi sinh có thể là động lực cho việc phát triển xã hội

và kinh tế. Nyerere đặt nông nghiệp vào vị trí trung tâm. Ông chủ trương xây

dựng những làng ujamaa tự quản về mặt tiêu thụ và sản xuất. Nếu có công

nghiệp hóa phải tận dụng nhân lực, sử dụng những kỹ thuật thích hợp và phải

phân tán về mặt địa dư. Ông quan niệm các thành thị chỉ là ăn bám và bóc lột,

do đó sẽ không có vai trò quan trọng trong một xã hội có nền sản xuất kinh tế

chủ yếu là nông nghiệp.

Việc thực hiện triết lý ujamaa đã không đạt được kết quả như Nyerere

mong đợi. Công bằng xã hội vẫn còn được duy trì ít nhiều, nhưng tăng trưởng

kinh tế đã không xảy ra. Hơn thế nữa, việc “làng xã hóa” không được lòng

dân khi mà bộ máy hành chính còn có nhiều vấn đề và không ai chịu trách

nhiệm trong sản xuất nông nghiệp.

Nhà kinh tế học M. Lipton cũng quan niệm mâu thuẫn giai cấp quan

trọng nhất trong các xã hội chậm phát triển hiện nay trên thế giới không phải

là mâu thuẫn giữa tư bản và lao động mà là giữa các giai cấp ở nông thôn và

thành thị (Thật ra khái niệm giai cấp của Lipton ở đây không dựa trên quan

điểm của Marx, cũng không trên quan điểm của M. Weber, nhưng đúng hơn

là các nhóm quyền lợi). Theo ông, các chính sách công nghiệp hóa chỉ có lợi

cho thành thị: nông dân phải bán nông sản với giá rẻ, nông thôn ít được đầu

tư về giáo dục, nguồn nhân lực có kỹ năng ở nông thôn đều đổ dồn ra các đô

thị và nông thôn không được quan tâm đầy đủ trong ưu tiên phát triển. Từ đó

ông chủ trương phát triển công nghiệp hóa có thể chấp nhận được nhưng

phải bắt đầu từ nông thôn, nên chuyển tư bản về nông thôn thay vì đầu tư vào

các hoạt động tại đô thị nhưng không hiệu quả.

Nhiều tác giả đã phê phán quan điểm của M. Lipton. Trước hết, tài

nguyên không chỉ chảy một chiều từ nông thôn ra thành thị, thuế khóa ở nông

thôn thường được nhiều ưu đãi hơn ở đô thị. Thứ đến, ngay tại nông thôn sự

bất bình đẳng cũng rất lớn giữa người giàu người nghèo. Hạn chế nữa của

Page 179: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Lipton là ông quá tin vào hiệu quả đầu tư tại nông thôn. Cuối cùng, về

phương diện lý thuyết, khái niệm về giai cấp của ông đã bị phê bình gắt gao.

Quan điểm của những nhà môi trường: Phong trào môi trường bắt đầu

từ cuối những năm 1960 với đòi hỏi kiểm soát ô nhiễm tại các nước công

nghiệp tiên tiến. Cũng vào giai đoạn trên, đã xuất bản báo cáo của Câu lạc bộ

Roma “Những giới hạn của sự tăng trưởng” (1972). Phê phán căn bản của

phong trào môi trường là chủ trương tăng trưởng kinh tế một cách không

kiểm soát. Các tác giả này đặt vấn đề: phát triển có đồng nghĩa với sự gia

tăng liên tục tổng sản phẩm quốc dân hay không, bởi lẽ tăng trưởng kinh tế

không kiểm soát đã gây những thiệt hại lớn lao cho môi trường. Các nhà kinh

tế học Mishan, Schumacher đều phê phán việc đeo đuổi sự tăng trưởng kinh

tế một cách không giới hạn.

Một cách tổng quát, các nhà môi trường chủ trương các chính sách sau

đây nhằm một sự phát triển bền vững và lâu dài: phải có hài hòa trong mô

thức tiêu thụ, trong lối sống và trong việc sử dụng thời gian; phải sử dụng

những kỹ thuật thích hợp lấy môi trường làm trọng tâm; ít sử dụng năng

lượng và sử dụng những năng lượng có thể tái tạo; phải quản lý nghiêm túc

tài nguyên thiên nhiên; việc sử dụng đất đai và các mô hình cư trú phải tuân

thủ các nguyên tắc môi trường; các chính sách kinh tế xã hội phải dựa trên kế

hoạch hóa từ cơ sở và có sự tham gia của quần chúng.

Quan điểm của các nhà môi trường về quá trình công nghiệp hóa và

hiện đại hóa không tạo được sự tin tưởng ở một số nước đang phát triển. Một

số nước đang phát triển cho rằng gây ô nhiễm môi trường nặng nề là trách

nhiệm của các nước công nghiệp tiên tiến và họ có bổn phận phải giải quyết.

Thứ đến, người ta nghi ngờ chủ trương chống tăng trưởng, chống công

nghiệp hóa là một âm mưu nhằm kềm hãm các nước đang phát triển trong

tình trạng lệ thuộc, chậm phát triển. Chủ trương cổ vũ việc sản xuất ở quy mô

nhỏ, tận dụng nhân lực, với những kỹ thuật đơn giản, không ô nhiễm, dễ bảo

quản cũng gây nghi ngờ ở các nước đang phát triển là các nước công nghiệp

tiên tiến muốn duy trì những lợi thế của mình và chu chuyển giao cho những

Page 180: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

nước đang phát triển những kỹ thuật hạng hai. Từ những phê phán kể trên,

các nhà môi trường tỏ ra dung hòa hơn, họ không đòi phải ngưng tăng

trưởng, mà đòi hỏi tìm những phương pháp và cách thức thích hợp nhằm sử

dụng sự tăng trưởng hòng đem lại tiến bộ xã hội và quản lý được tài nguyên

và môi trường.

Đất nước Việt Nam ta đang trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại

hóa. Việc tiếp thu có phê phán những quan điểm trên sẽ giúp chúng ta tìm

được một mô hình phát triển riêng biệt, phù hợp với mục tiêu “dân giàu, nước

mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.

V. CÁC MÔ HÌNH VỀ BIẾN CHUYỂN XÃ HỘI Các nhà xã hội học thường cố gắng đưa ra những mô hình về biến

chuyển xã hội nhằm tiên đoán tương lai của các xã hội hay của các nền văn

minh.

Nhiều nhà xã hội học tiền phong như A. Comte, H. Spencer hay É.

Durkheim đều đã đưa ra những mô hình tiến hóa về biến chuyển xã hội. Mô

hình tiến hóa dựa trên những thành tố sau: a) Biến chuyển xã hội là một điều

tự nhiên và luôn luôn tồn tại, biến chuyển xã hội có nghĩa là tiến lên những

cấp độ cao hơn trong trật tự xã hội, b) biến chuyển xã hội có một hướng nhất

định, từ đơn giản đến phức tạp, c) biến chuyển xã hội là liên tục cho dù không

có những yếu tố ngoại lai; đại bộ phận những nhà tiến hóa luận đều đồng hóa

biến chuyển xã hội với tiến bộ, d) do vậy biến chuyển xã hội là cần thiết và

xảy ra theo các bước đồng nhất cho mọi xã hội.

Hai giả định trong mô hình tiến hóa đã bị nhiều phê phán: mọi xã hội

đều tiến hóa theo khuôn mẫu các xã hội châu Âu và đồng hóa biến chuyển xã

hội với tiến bộ. Ngày nay các nhà tiến hóa luận thay thế mô hình tiến hóa đơn

tuyến cổ điển trên bằng mô hình đa tuyến. Với mô hình đa tuyến, người ta

nhấn mạnh rằng phải nghiên cứu các xã hội một cách riêng biệt để khám ra

các giai đoạn tiến hóa duy nhất của xã hội đó.

Page 181: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Một số nhà khoa học xã hội như O. Spengler, A. Toynbee, P. Sorokin

chủ trương biến chuyển xã hội đi theo chu kỳ. Họ xem rằng các nền văn minh

tiến hóa như các giai đoạn của đời người, có phát triển có tàn lụi. Các xã hội

luôn luôn phải ứng phó với các thách đố, hay chúng luôn thay đổi giữa hai

cực giá trị (như hai cực giá trị “tinh thần” và “vật chất” theo P. Sorokin).

Theo quan điểm chức năng, biến chuyển xã hội xảy đến như là hệ luận

của gia tăng dân số, thay đổi kỹ thuật, bất bình đẳng giai cấp và là nỗ lực của

các tập thể khác nhau trong việc tìm kiếm thỏa mãn những nhu cầu của mình

trong một xã hội mà tài nguyên ngày càng khan hiếm. Xã hội, qua các biến

chuyển, luôn biết thích ứng, biết điều chỉnh để đi đến một sự quân bình mới.

Mô hình biến chuyển xã hội theo lý thuyết xung đột lập luận rằng những

mâu thuẫn quyền lợi giữa những nhóm, những tập đoàn với mức độ quyền

lực khác nhau sẽ đem lại biến chuyển xã hội, đưa đến một hệ thống phân

tầng xã hội mới và hệ thống phân tầng xã hội này đến lượt nó gây ra xung đột

và biến chuyển mới. Ngày nay một số nhà xã hội học áp dụng lý thuyết mâu

thuẫn để tìm hiểu biến chuyển trong một số nhóm xã hội, trong một số định

chế và theo họ – R. Dahrendorf chẳng hạn – không phải bao giờ biến chuyển

cũng đưa đến những cuộc cách mạng. Các cuộc cách mạng chỉ xảy ra khi sự

bóc lột một giai cấp lên đến cực điểm và giai cấp này không còn chịu đựng

nỗi phải sử dụng vũ lực.

Dựa trên lý thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, với lý thuyết

về các hình thái kinh tế–xã hội, K. Marx có một cái nhìn tích cực và lạc quan

hơn về biến chuyển xã hội.

Tóm lại, do tính đa dạng và phức tạp, biến chuyển xã hội vẫn luôn là

vấn đề gây nhiều tranh cãi. Nhưng biến chuyển xã hội là một hiện thực, hiện

nay các thay đổi trong mọi xã hội đang diễn ra một cách gia tốc, và các xã hội

ngày nay càng có quan hệ hữu cơ với nhau hơn. Thế kỷ hai mươi mốt mà

chúng ta đang sống sẽ đem lại những thành đạt to lớn trên phương diện khoa

học kỹ thuật, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa có giải đáp, ví như: đâu là ý

nghĩa của cuộc sống của con người, vấn đề nghèo nàn lạc hậu, vấn đề xung

Page 182: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

đột giữa các xã hội…Tuy nhiên chúng ta có một an ủi, sự hiểu biết về xã hội

con người trong các thập kỷ gần đây có tiến bộ hơn, trong đó có sự đóng góp

của bộ môn xã hội học.

Phụ lục:

Một số nét đặc trưng của xã hội truyền thống

Một số nét đặc trưng của xã hội hiện đại:

* Mô hình

cư trú:

Quy mô nhỏ; dân cư phân tán

trong các công xã nhỏ

Quy mô lớn; dân cư tập

trung trong các đô thị

– quan hệ

với các xã

hội khác:

Biệt lập, tự cung tự cấp Lệ thuộc hỗ tương

* Cơ cấu xã

hội:

- vị trí và vai

trò:

Ít vị trí xã hội, vị trí có tính chỉ

định; ít vai trò chuyên môn hóa

Nhiều vị trí xã hội, vừa chỉ

định, vừa sở đắc; nhiều vai

trò chuyên môn hóa

- quan hệ:sơ cấp; ít tính vô ngã, ít riêng

tư, ít chọn lựathứ cấp; vô ngã và riêng tư

- truyền

thông:diện đối diện

diện đối diện + truyền thông

đại chúng

- kiểm soát

xã hội:dư luận phi chính thức

cảnh sát + hệ thống pháp

luật chính thức

- phân tầng

xã hội:

mô thức bất bình đẳng chặt chẽ;

ít di động xã hội

mô thức bất bình đẳng mềm

dẻo; di động đáng kể

- tính chất

của định

chế:

có tương quan, bao trùmtách biệt, có tính cách chính

thức

– khuôn mẫu quyền, phụ quyền; ít lực phụ quyền thoái trào; lực

Page 183: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

mẫu giới: lượng lao động nữ ngoài xã hộilượng lao động nữ ngoài xã

hội gia tăng

- gia đình:

gia đình mở rộng: vai trò quan

trọng trong xã hội hóa và trong

sản xuất kinh tế

gia đình hạt nhân vẫn còn vai

trò trong xã hội hóa, nhưng

không còn là đơn vị sản xuất

kinh tế.

– tôn giáo:là cơ sở của vũ trụ quan; ít tính

đa dạng tôn giáo

tôn giáo “định chế” giảm vai

trò xã hội; nhiều giáo phái đa

dạng

–giáo dục: dành cho thiểu số ưu tú

giáo dục cơ bản phổ thông;

giáo dục cao cấp cho một tỷ

lệ càng gia tăng

nhà nước:qui mô nhỏ; ít can thiệp vào xã

hội

qui mô lớn; can thiệp vào

vấn đề xã hội

–kinh tế:

trên cơ sở nông nghiệp; tiểu thủ

công nghiệp trong gia đình; ít

viên chức

sản xuất công nghiệp đại

chúng; nhà máy, xí nghiệp là

nơi sản xuất; nhiều nhân

viên dịch vụ.

- y tếsinh suất, tử suất cao, tuổi thọ

trung bình hạn chế

sinh suất, tử suất thấp, tuổi

thọ trung bình cao

* khuôn

mẫu văn

hóa

– giá trị:đồng nhất; ít phân lớp văn hóa

hay văn hoá phản kháng

dị biệt, đa dạng, nhiều phân

lớp văn hóa, nhiều văn hóa

phản kháng

– chuẩn

mực:

có ý nghĩa đạo đức cao; ít chấp

nhận dị biệt

ý nghĩa đạo đức thay đổi;

chấp nhận dị biệt

Page 184: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

– định

hướng:liên kết hiện tại với quá khứ liên kết hiện tại với tương lai

- kỹ thuật:tiền công nghiệp; năng lượng

do sinh vật

công nghiệp; nguồn năng

lượng tiên tiến

* Biến

chuyển xã

hội:

chậm; thay đổi qua nhiều thế hệ nhanh; trong một thế hệ

Tính cố kết

xã hộicao, thống nhất

thấp, có khuynh hướng “phi

chuẩn mực”

TÀI LIỆU THAM KHẢO Permela Abbott & Claire Wallace, An Introduction to Sociology – Feminist

Perspectives, 2nd ed., Routledge, London, 1997.

Mavis Hiltunen Biesanz & John Biesanz, Introduction to Sociology, 2nd

Ed., New Jersey, Prentice–Hall, 1973.

Tony Bilton và tgk, Nhập môn xã hội học, Hà Nội, Viện xã hội học, nxb

Khoa lọc xã hội, 1993.

Raymond Boudon, Francois Bourricaud, Dictionaire critique de la

sociologie, Paris, PUF, 1982.

Đoàn Văn Chúc, Xã hội học văn hóa, NXB Văn hóa – thông tin, 1979.

Chatles–Henry Cuin, Francois Gresle, Histoire de la sociologie, 2 tomes,

Paris, Ed. La Découverte, 1992,

Émile Durkheim, Các quy tắc của phương pháp xã hội học, bản dịch của

Nguyễn Gia Lộc, Hà Nội, nxb Khoa học Xã hội, 1993.

Jean–Pierre Durand, Robert Weil, Sociologie contemporaine, Vigot, 1989.

Joseph H. Fichter, Xã hội học, bản dịch của Trần Văn Đính, Sài Gòn, Hiện

đại thư xã, 1993.

Page 185: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Michèle Giacobbi, Jean–Pierre Roux, Initiation à la sociologie, Paris,

Hatier, 1990.

Anthony Giddens, Sociology, 3rd ed., Polity Press, 1997.

David Hulme, ark Turner, Sociology and development – Theories, policies

and practices, Harwester Wheatsheaf, 1990.

Gérard Ignasse, Marc–Antoine Génissel, Introduction à la sociologie,

Ellipses, 1995.

William Kornblum, Sociology in a changing World, New York, Ho’t Rinehart

& Winston, 1988.

Hermann Korte, Nhập môn lịch sử xã lội học, NXB Thế giới, 1997.

Alfred McClung Lee, Principles of sociology, 3rd ed., New York, batnes &

Noblé, 1971.

John J. Macionis, Ken Plummer, Sociology – a global itroduction, New

Jersey, Prentice–Hall Europe, 1997.

Gordon Marshall, Dictionary of Sociology, Oxford Univ. Press, 2nd ed.,

1998.

Một vài vấn đề xã hội học và nhân loại học, NXB KHXH, Hà nội, 1996.

Nguyễn Khắc Viện, Từ điển xã hội học, NXB Thế giới, Hà Nội, 1994.

Nguyễn Xuân Nghĩa, Phương pháp và kỹ thuật trong nghiên cứu xã hội.

TPHCM. NXB Trẻ, 2004.

Nguyễn Xuân Nghĩa, Xã hội học: khái niệm, khuynh hướng, vấn đề,

TPHCM, ĐHM–BC, 1994, 1996, 1998.

Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng, Xã hội học, NXB ĐHQG Hà Nội, 1997.

Raymond Quivy, Luc Van Campenhoudt, Manuel de recherche en

sciences sociales, Paris, Dunod, 1988.

Trần Hữu Quang, Xã hội học nhập môn, TP. HCM, Viện đào tạo mở rộng,

1993.

Page 186: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

Tương lai, Những nghiên cứu xã hội học về cơ cấu xã hội và chính sách

xã hội, NXB KHXH, Hà Nội, 1994.

Tương lai, Xã hội học và những vấn đề của sự biến chuyển xã hội, NXB

KHXH, Hà Nội, 1997.

Tương lai (cb), Xã hội học. Từ nhiều hướng tiếp cận và những thành tựu

bước đầu, NXB KHXH, Hà Nội, 1994.

Viện nghiên cứu Xã hội học (Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô), Những cơ

sở nghiên cứu xã hội học, Mát–xcơ–va, NXB Tiến bộ, 1988.

Vũ Quang Hà, Các lý thuyết xã hội học, tập 1 & 2, NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội, 2001.

MỤC LỤCChương 1: Xã hội học là gì?

Chương 2: Tổng quan về các phương pháp và kỹ thuật trong nghiên

cứu xã hội học.

Chương 3: Xã hội và văn hóa.

Chương 4: Quá trình xã hội hóa. Vị trí và vai trò xã hội.

Chương 5: Tổ chức xã hội.

Chương 6: Phân tầng xã hội và di động xã hội.

Chương 7: Định chế xã hội.

Chương 8: Kiểm soát xã hội và lệch lạc xã hội.

Chương 9: Hành vi tập thể và phong trào xã hội.

Chương 10: Biến chuyển xã hội và quá trình hiện đại hóa.

Tài liệu tham khảo.

---//---

Page 187: XÃ HỘI HỌC - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/15.XaHoiHoc.docx  · Web viewCác nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu lên

ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP.HCM

KHOA XÃ HỘI HỌC

XÃ HỘI HỌC

Biên soạn

NGUYỄN XUÂN NGHĨA

Cao học xã hội học, D.E.A. Xã hội học

LƯU HÀNH HỘI BỘ - 2006