xác định kỹ năng thực hành của giáo viên dạy nghề trong lĩnh vực

28

Upload: hoangkhue

Post on 01-Jan-2017

249 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: xác định kỹ năng thực hành của giáo viên dạy nghề trong lĩnh vực

6�����������r�s(����)���r����v��E���sf����'��o�������������w��������3��x�*���+�����������������!��������*������o�

������������������� �!�"�#�

$��

����

%����

�&'�

��()

��$�*

���

+���

�!��,

��

-������

Page 2: xác định kỹ năng thực hành của giáo viên dạy nghề trong lĩnh vực

�������

�� ���������������������������������������������!"�#�$%������&'()*#��+���!"�#�$�,)-�&../�-���0�,(*1��-2���&��3�����,4�5� �!��,��67�8�� 9:;�;�.</�;=�>?/�@��A��6B������"��0������CD�E�� +84 4 397 40 339

TB��h#��H�p tá��k'�thu)���#�TNng 2, S0�1, Ngõ 17, Ph0�T��Quang BXuHà ,4i, Vi!t NamTel: � 9:;�;�.</�;\�=/]">D�E^�� 9:;�;�.</�;\�=/?

_7`b��7^�� ccc8��7�"��7����8��

6����d^��� �5'�6�/���55�#�,789.$f�����()�^� 9�'#��:#�)��$�6��j���j^�� ;'��0��0�<�=%�80�5��@�����`k�C�k���d��^�� 3'51�8>�=0�%�80�5��@�����`k�C

,o������p��E(q��`d�^��?�&@�%�ABCB

$��

����

%����

�&'�

��()

��$�*

���

+���

�!��,

��

Page 3: xác định kỹ năng thực hành của giáo viên dạy nghề trong lĩnh vực

Báo cáo Schilling, Klaus: Công việc thực hiện tại Hưng Yên, Việt Nam

0

“Triển khai mô đun nhập môn nhằm xác định kỹ năng thực hành của giáo viên dạy nghề trong lĩnh vực tiện và phay vạn năng’’.

_____________________________________________________________________________

Klaus Schilling, EBG Magdeburg/Brandenburg

Tháng 3/4 – 2008

Page 4: xác định kỹ năng thực hành của giáo viên dạy nghề trong lĩnh vực

Báo cáo Schilling, Klaus: Công việc thực hiện tại Hưng Yên, Việt Nam

1

1. Nhận xét sơ bộ về công việc

Trong khuôn khổ dự án hợp tác của Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) “Hỗ trợ kỹ thuật dạy nghề Việt Nam“ (PN.2006.2136.7), một chương trình hợp tác Công - Tư (PPP) giữa cơ quan đào tạo nghề và Xã hội châu Âu (EBG) với GTZ đã được thoả thuận. Mục tiêu của chương trình hợp tác này là: “Nắm được nhu cầu của các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam đối với đội ngũ công nhân cắt gọt kim loại và công nhân vận hành máy CNC có trình độ chuyên môn cao“.

Được sự nhất trí của Tổng cục dạy nghề Việt Nam (GDVT) và sự hợp tác với các trường chọn lọc của Dự án (TVET), chương trình đã nhất trí triển khai các công việc sau: “Lập kế hoạch, chuẩn bị và triển khai chương trình bồi dưỡng nhiều đợt cho giáo viên dạy nghề thuộc dự án, đợt đầu là 21 giáo viên(nhập môn), sau đó là 14 giáo viên của 7 trường dự án tại Trường ĐH SPKT Hưng Yên ở Việt Nam“.

Bên cạnh việc truyền đạt kiến thức, khoá bồi dưỡng này còn nhằm sát hạch để chọn ra 8 giáo viên tham gia khoá bồi dưỡng tăng cường tại EBG, Cộng hoà Liên bang Đức trong nửa cuối năm 2008. Tiếp đó với sự hỗ trợ của chuyên gia EBG, 8 giáo viên này sẽ triển khai các khoá bồi dưỡng thí điểm tại trường mình với nội dung “Bồi dưỡng công nhân của doanh nghiệp về tiện và phay CNC“.

Dự án này liên quan tới việc giới thiệu chương trình khung đào tạo mới cho thợ cơ khí cắt gọt có trình độ kỹ thuật công nghệ CNC được áp dụng từ năm 2008 tại Việt Nam và việc trang bị kỹ thuật máy công cụ CNC cho các trường được chọn lọc thông qua chương trình đầu tư của Ngân hàng tái thiết Đức.

Để chuẩn bị cho chương trình bồi dưỡng, trong tháng 10 - 2007 và tháng 1 - 2008 đã tiến hành khảo sát 4 trong số 7 trường và được phân tích theo các câu hỏi thống nhất:

- Trường cao đẳng công nghiệp Việt - Đức Thái Nguyên (10 - 2007) - Trường cao đẳng nghề Nha Trang (10 - 2007) - Trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ TP HCM (01 - 2008) - Trường ĐH SPKT Hưng Yên (01 - 2008)

Trọng tâm phân tích nhằm điều tra tình hình đào tạo “Thợ cơ khí chuyên ngành cắt gọt kim loại“ tại các trường dạy nghề, bao gồm: - Tình hình đào tạo thợ cơ khí cắt gọt trong lĩnh vực tiện và phay vạn năng. - Trang bị cho các khu vực đào tạo (xưởng, phòng thí nghiệm, phòng học, cùng máy móc, dao cụ, thiết bị đo và kiểm tra, giáo trình dạy và học). - Trình độ chuyên môn của giáo viên dạy lý thuyết và thực hành để đào tạo công nhân cơ khí ngành cắt gọt. - Công tác chuẩn bị giáo viên dạy nghề để giới thiệu chương trình khung mới về đào tạo đội ngũ công nhân cơ khí có trình độ công nghệ CNC từ năm 2008. - Nhận thức về việc trang bị máy CNC cho các trường (phần cứng và mềm) để phục vụ công tác đào tạo công nhân cơ khí cắt gọt có trình độ công nghệ CNC sắp tới.

- Tìm hiểu khả năng triển khai các mô đun kiểm tra (tiện và phay vạn năng, tiện và phay CNC) tại Trường ĐH SPKT Hưng Yên.

Page 5: xác định kỹ năng thực hành của giáo viên dạy nghề trong lĩnh vực

Báo cáo Schilling, Klaus: Công việc thực hiện tại Hưng Yên, Việt Nam

2

Kết quả khảo sát tại các trường cùng với sự phân tích nhu cầu và đòi hỏi về thợ cơ khí cắt gọt có trình độ CNC ở 64 doanh nghiệp thuộc ngành kim loại/cơ khí đã được thảo luận và đánh giá tại cuộc hội thảo ở Hà Nội (15 - 01 - 2008). Trong dịp này cũng đã soạn thảo ra được các quy định chung để tuyển chọn các giáo viên dạy nghề Việt Nam cho các đợt bồi dưỡng tiếp theo. Mục tiêu và nội dung của đợt kiểm tra và bồi dưỡng này đã được lãnh đạo 4 trường của Việt Nam cụ thể hoá và khẳng định trong chuyến thăm một tuần tại EBG Magdeburg.

2. Mục tiêu của mô đun nhập môn “Tiện và Phay vạn năng“

Mục tiêu của mô đun nhập môn “Tiện và Phay vạn năng“ là điều tra trình độ năng lực lý thuyết và thực hành của giáo viên Việt Nam sẽ tham gia vào chương trình bồi dưỡng. Họ sẽ cụ thể hoá các chương trình bồi dưỡng tiếp theo về cơ sở kỹ thuật CNC, phay CNC và tiện CNC. Qua đó sẽ chọn ra từ các trường đó những giáo viên giỏi nhất để tiếp tục tham gia các khoá bồi dưỡng về kỹ thuật CNC (tiện và phay) tại Việt Nam và Đức.

Như vậy, mô đun này có đặc điểm là khảo sát và bồi dưỡng chuyên môn. Do đó ưu tiên hàng đầu là điều tra kỹ năng thực hành của giáo viên dạy nghề trong lĩnh vực tiện và phay vạn năng, đồng thời cũng đặt trọng tâm vào việc tìm hiểu năng lực về lý luận và phương pháp dạy học trong các lĩnh vực then chốt, những yêu cầu am hiểu về máy móc và sản phẩm cũng như về dao cụ và thiết bị kiểm tra. Những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực tiện và phay vạn năng và việc áp dụng chúng vào thực tế cũng như các kiến thức về lập qui trình công nghệ trên máy tiện và phay để gia công các chi tiết tiện và phay theo bản vẽ cũng là những yêu cầu được đặt ra.

Tuy vậy các tiêu chuẩn Châu Âu được thể hiện trong các bản vẽ kỹ thuật có sự khác biệt đôi chút với các tiêu chuẩn Việt Nam. Vì mục tiêu của dự án là chuẩn bị đội ngũ giáo viên Việt Nam và lực lượng lao động cho tương lai, họ không những chỉ hoạt động trong khu vực mà còn cho cả các doanh nghiệp khác trên thế giới, cho nên việc định hướng tới tiêu chuẩn DIN, EN, ISO cũng được tính tới.

Do đó ngay khi bắt đầu công tác kiểm tra, đã có sự hướng dẫn các kiến thức cần thiết về tiêu chuẩn Châu Âu trong khi gia công các chi tiết tiện và phay. Căn cứ vào trình độ chuyên môn của các học viên, sẽ soạn thảo ra chương trình cho các khoá bồi dưỡng giáo viên tiếp theo, sao cho các chương trình đó sẽ được cụ thể hoá và cải tiến, căn cứ vào kết quả cụ thể của các chương trình đã triển khai.

3. Đề cương lý luận dạy học của mô đun nhập môn nhằm điều tra kỹ năng thực hành của giáo viên dạy nghề trong lĩnh vực tiện và phay vạn năng

Đề cương lý luận dạy học của mô đun nhập môn được xây dựng trên cơ sở đánh giá kết quả chuyến thăm các trường và khảo sát các doanh nghiệp, các cuộc thảo luận trong hội thảo (15 - 01 - 2008) và trên cơ sở tiếp thu các thành tựu quốc tế trong đào tạo công nhân cơ khí cắt gọt có trình độ công nghệ CNC và yêu cầu của nền công nghiệp Đức. Nó xuất phát từ chỗ, các giáo viên dạy nghề phải tự đặt ra các yêu cầu đối với mình trong quá trình đào tạo.

Mô đun nhập môn lấy các nội dung về lý luận dạy học sau đây làm cơ sở:

Page 6: xác định kỹ năng thực hành của giáo viên dạy nghề trong lĩnh vực

Báo cáo Schilling, Klaus: Công việc thực hiện tại Hưng Yên, Việt Nam

3

(1) Công tác đào tạo công nhân cơ khí cắt gọt có trình độ CNC tạo tiền đề vững chắc cho việc đào tạo cơ bản các phương pháp gia công truyền thống, trước hết là Tiện và Phay.

(2) Công tác đào tạo cơ bản vững chắc đội ngũ công nhân cơ khí cắt gọt có trình độ CNC còn bao gồm sự tiếp thu các kiến thức cơ bản, các kỹ năng, thói quen nghề nghiệp và thái độ làm việc, được áp dụng vào các hoạt động thực tế, đặc biệt là trong việc thực hiện các nhiệm vụ, thí dụ:

- Về mặt kiến thức

Nắm được tính chất vật liệu, tác dụng của dao cụ, nguyên tắc ảnh hưởng của phương pháp gia công, tính qui luật ảnh hưởng tương hỗ giữa dao - chi tiết, chức năng và sự vận hành máy công cụ, các thiết bị kẹp dao và chi tiết, qui trình công nghệ, phương pháp và thiết bị kiểm tra chất lượng.

- Về mặt kỹ năng

Để chuẩn bị các bài tập thủ công và bằng máy, thực hiện thủ công các phương pháp gia công kim loại cơ bản, vận hành và giám sát các máy công cụ vạn năng, áp dụng các phương pháp đo và kiểm tra để kiểm tra chất lượng các sản phẩm làm ra, bảo quản và bảo dưỡng dao cụ, thiết bị và máy móc.

- Thói quen và thái độ khi làm việc

Đảm bảo tính chính xác về giờ trong quá trình làm việc, ngăn nắp, sạch sẽ nơi làm việc, đảm bảo kỷ luật công nghệ trong việc tuân thủ các nội qui làm việc, các qui định về an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Khai thác triệt để và sử dụng chính xác các thiết bị đo và kiểm tra cũng như các dụng cụ, máy móc, thiết bị khác, nỗ lực làm việc theo chuẩn mực, sẵn sàng tuân thủ các qui định về chất lượng và số lượng.

(3) Việc truyền thụ các kiến thức, kỹ năng, thói quen nghề nghiệp và thái độ làm việc phải gắn liền với việc khai thác triệt để và sử dụng chính xác các thiết bị đo, kiểm tra, các dụng cụ kỹ thuật và các thiết bị máy móc khác, đặc biệt là việc áp dụng các phương pháp đo và kiểm tra cơ bản có ý nghĩa quan trọng trong quá trình đào tạo công nhân cơ khí cắt gọt có trình độ công nghệ gia công CNC:

Các phương pháp đo và

kiểm tra cơ bản

Các thiết bị đo và kiểm tra

(Các dụng cụ đơn giản và các dụng cụ có

độ chính xác cao)

Thước vạch dấu

Thước đo góc

Page 7: xác định kỹ năng thực hành của giáo viên dạy nghề trong lĩnh vực

Báo cáo Schilling, Klaus: Công việc thực hiện tại Hưng Yên, Việt Nam

4

Đo và kiểm tra chiều dài,

góc và hình dạng

Căn mẫu

Đầu đo

Thước cặp

Panme (đo trong - ngoài)

Panme đo sâu

Đồng hồ so

Thước đo góc

Dưỡng đo kích thước và đo biên dạng

Ca líp đo trong

Kiểm tra bề mặt

Thước kiểm phẳng bằng khe hở ánh sáng

Dụng cụ kiểm tra bề mặt

Căn lá

Kiểm tra độ đồng tâm

Thiết bị kiểm tra độ đồng tâm

Đồng hồ so

Kiểm tra ren

Dưỡng kiểm tra ren

Panme

Panme đo răng

Calip kiểm tra ren trong

Calip kiểm tra ren ngoài

(4) Đào tạo cơ bản công nhân cơ khí cắt gọt kim loại có trình độ công nghệ CNC còn bao gồm khả năng đọc và hiểu các bản vẽ kỹ thuật, sự hiểu biết và ứng dụng các môí quan hệ toán học và những yêu cầu về các tài liệu kỹ thuật trên cơ sở hiểu biết về tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Đó là sự hiểu biết về các tiêu chuẩn thí dụ:

Sự hiểu biết

- Về các qui định “EN“ và “ISO“. - Về các hình chiếu tiêu chuẩn trong bản vẽ kỹ thuật. - Cách biểu diễn bản vẽ tách và bản vẽ lắp. - Cách khai triển và biểu diễn mặt cắt. - Cách ghi kích thước, biểu diễn hình dáng và profin; - Cách ghi dung sai-lắp ghép và các sai lệch của kích thước. - Các ký hiệu vật liệu và thành phần hợp kim.

Page 8: xác định kỹ năng thực hành của giáo viên dạy nghề trong lĩnh vực

Báo cáo Schilling, Klaus: Công việc thực hiện tại Hưng Yên, Việt Nam

5

- Các thông tin về tính chất/độ nhám bề mặt. - Các mối quan hệ toán học cơ bản. - Ảnh hưởng của vật liệu làm dao cũng như các thông số hình học phần cắt của dao khi gia công các vật liệu khác nhau.

(5) Công tác đào tạo cơ bản công nhân cơ khí cắt gọt kim loại có trình độ công nghệ CNC đòi hỏi một quá trình đào tạo sát thực tế, tăng cường định hướng tới các doanh nghiệp, định hướng tới nơi làm việc, định hướng tới các nhiệm vụ sản xuất;

Đào tạo gắn với thực tế:

- Thống nhất giữa lý thuyết và thực hành trong công tác đào tạo tại các trường với việc thực hành tại xí nghiệp là những yếu tố quan trong của công tác đào tạo nghề;

- Không chỉ định hướng thực hành ở các phòng thí nghiệm mà trước hết là thực hành ở các phân xưởng của doanh nghiệp;

Bắt đầu bằng việc:

- Nắm vững những thông tin về thực hành tại xí nghiệp trong quá trình đào tạo; - Tiến hành các hoạt động lao động thực tế để sản xuất ra một sản phẩm.

Được tiếp tục thực hiện khi:

Luyện tập trên các chi tiết mẫu hoặc mô hình;

Củng cố kiến thức, kỹ năng, thói quen và thái độ làm việc qua các bài tập. Mở rộng và củng cố kiến thức, kỹ năng, thói quen nghề nghiệp và thái độ làm việc qua các bài tập trong các xí nghiệp và nhà trường.

Thấy được sự hoàn thiện của nó:

Sự hoạt động độc lập của học sinh ở nơi làm việc trong doanh nghiệp nhằm hoàn thành các nhiệm vụ sản xuất để tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn; hướng dẫn thực hiện các phương pháp gia công đặc thù trên máy và trên hệ thống điều khiển của doanh nghiệp;

- Đòi hỏi:

Một sự hợp tác chặt chẽ giữa giáo viên làm công tác đào tạo đội ngũ công nhân có trình độ công nghệ CNC trong các trường với các cán bộ đào tạo về kỹ thuật gia công cắt gọt và kỹ thuật CNC của doanh nghiệp.

- Kết luận:

Nhiệm vụ chung của mô đun nhập môn là nhằm khảo sát các kỹ năng thực hành của giáo viên dạy nghề trong lĩnh vực tiện và phay vạn năng, đó là:

- Đào tạo cơ bản bền vững về các phương pháp gia công vạn năng (tiện, phay);

- Áp dụng các kiến thức cơ bản, các kỹ năng, thói quen nghề nghiệp và thái độ trong quá trình làm việc khi gia công các chi tiết;

- Sử dụng chính xác và khai thác triệt để các thiết bị kiểm tra và đo lường; áp dụng các phương pháp đo và kiểm tra cơ bản;

Page 9: xác định kỹ năng thực hành của giáo viên dạy nghề trong lĩnh vực

Báo cáo Schilling, Klaus: Công việc thực hiện tại Hưng Yên, Việt Nam

6

- Khả năng đọc bản vẽ; hiểu biết về tiêu chuẩn và áp dụng cơ sở toán học và các mối liên quan;

-Gắn các nhiệm vụ học tập với thực tế sản xuất;

-Củng cố nhận thức và sử dụng thành thạo các loại dao (Dao lắp ghép và dao hàn lưỡi cắt) và sự phù hợp của các loại vật liệu làm dao khác nhau (Hợp kim cứng, thép gió, lưỡi cắt mạ...) cũng như việc áp dụng công nghệ mới như bê tông pô ly me trong chế tạo đồ gá, sẽ được ưu tiên củng cố trong đợt bồi dưỡng chuyên môn tăng cường ở Đức.

4. Công tác khảo sát kỹ năng thực hành của giáo viên dạy nghề trong lĩnh vực tiện và phay vạn năng.

Nội dung và chi tiết kiểm tra:

Mức độ của bài kiểm tra sát hạch tương ứng với bài thi cho công nhân cơ khí cắt gọt với các yêu cầu trung bình. Để hoàn thành tốt bài kiểm tra sát hạch, các học viên sẽ nhận được các tài liệu sau:

- Đề thi;

- Bản vẽ lắp để gia công bằng công nghệ truyền thống một nhóm chi tiết (phụ lục 1)

- Bản vẽ tách các chi tiết cho tiện và phay vạn năng, mỗi công đoạn 2 chi tiết (các phụ lục 2,3,4 ).

- Các thông tin đến quá trình hoàn thành bài thi (phương tiện làm việc, dụng cụ, thiết bị kiểm tra, thiết bị hỗ trợ, phôi liệu, các chi tiết tiêu chuẩn)

Bài thi gồm một bài tâp gia công về công nghệ tiện và một bài tập gia công cho công nghệ phay:

- Anh, chị hãy gia công các chi tiết riêng lẻ từ 1 đến 4 (các bản vẽ 2,3,4) được thể hiện trong bản vẽ lắp (bản vẽ 1) của nhóm chi tiết trên máy tiện và phay vạn năng theo các dữ kiện đã cho trong bản vẽ.

- Sau khi xác định phương pháp gia công từng chi tiết, anh chị hãy đánh dấu chúng bằng con số bài thi của mình.

- Anh, chị hãy lắp ghép các chi tiết từ 1 đến 4 giống như đã thể hiện trên bản vẽ lắp (theo bản vẽ 1) thành nhóm chi tiết và nộp cho Giám khảo.

- Sau khi thi, phải thu dọn dụng cụ, lau chùi máy móc sạch sẽ.

Những yêu cầu về bài thi tiện và phay vạn năng.

Do ưu tiên phát hiện kỹ năng thực hành của giáo viên đối với tiện và phay vạn năng, nên không đòi hỏi và không kiểm tra việc lập quy trình công nghệ cho các bước gia công tiện và phay. Tuy nhiên vẫn tiến hành quan sát việc thiết lập quy trình công nghệ gia công các chi tiết của từng cá nhân.

Yêu cầu cần thiết là, quy trình công nghệ được lập ra phải thật hợp lý đối với từng chi tiết gia công:

- Phân tích các bài tập để gia công các chi tiết tiện và phay;

Page 10: xác định kỹ năng thực hành của giáo viên dạy nghề trong lĩnh vực

Báo cáo Schilling, Klaus: Công việc thực hiện tại Hưng Yên, Việt Nam

7

- Đọc bản vẽ lắp và bản vẽ tách; hiểu rõ về tiêu chuẩn Châu Âu; nắm được các yêu cầu về việc đảm bảo đúng kích thước và tính chất bề mặt (chất lượng bề mặt) của chi tiết gia công;

- Rút ra kết luận sau khi đã đọc kỹ bản vẽ kỹ thuật dùng cho gia công tiện và phay;

- Lưu ý tới tính chất cơ lý của vật liệu thép 52 (St 52) khi gia công;

- Lập phương án kẹp và kẹp trở đầu chi tiết một cách hợp lý;

- Chọn dao cho các bước gia công phù hợp của tiện và phay;

- Lập phương án kẹp dao;

- Xác định các thông số công nghệ phù hợp cho gia công tiện và phay trong các bảng tra cứu dùng cho các máy công cụ hiện có;

- Chọn các phương pháp và các thiết bị kiểm tra chất lượng;

- Lập kế hoạch bảo dưỡng và bảo quản các máy công cụ;

- Chú ý tới các quy định về bảo hộ lao động và bảo vệ môi trường trong toàn bộ quá trình gia công;

- Các biện pháp vệ sinh ở máy tiện và phay.

Chuẩn bị công tác sát hạch

Công tác chuẩn bị cho việc kiểm tra được triển khai thông qua các giáo viên của xưởng cơ khí trường Đại học SPKT Hưng Yên. Anh Vũ, giáo viên của Trường chuẩn bị cho việc sát hạch.

Các chi tiết thi và các phương tiện làm việc cần thiết như các thiết bị hỗ trợ, dao cụ, dụng cụ đo và kiểm tra đều phù hợp với danh mục đã chuẩn bị (Phụ lục 5). Có 10 máy tiện vạn năng và 5 máy phay vạn năng dùng cho đợt sát hạch.

Có 19 giáo viên của 7 Trường chọn lọc sau đây tham gia vào đợt sát hạch:

- Trường Cao đẳng công nghiệp Việt-Đức-Thái Nguyên (10.07);

- Trương Cao đẳng nghề Nha Trang (10.07);

- Trường Cao đẳng nghề Công nghệ TP HCM (01.08 );

- Trường Đại học SPKT Hưng Yên (01.08);

- Trường Cao đẳng công nghiệp Thanh Hoá;

- Trường Cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc;

- Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Nam Định;

Tất cả các học viên đều có điều kiện để chuẩn bị dao và đồ gá cho đợt sát hạch.

Triển khai đợt sát hạch

31.03.08:

(1) Khai mạc đợt sát hạch do EBG, GTZ/TVET tổ chức.

Page 11: xác định kỹ năng thực hành của giáo viên dạy nghề trong lĩnh vực

Báo cáo Schilling, Klaus: Công việc thực hiện tại Hưng Yên, Việt Nam

8

Dự buổi khai mạc về phía EBG có Ông Klaus Schilling và Ông Giang Hồng Triều, về phía GTZ/TVET có Ông Đinh Việt Dũng, về phía DED có Ông Rimpo và về phía Trường Hưng Yên có các Ông Nguyễn Quốc Thìn (Trưởng phòng Đào tạo), Trần Vĩnh Hưng (Trưởng Khoa Cơ khí), Ngô Thanh Bình (Trưởng phòng Khoa học và Đối ngoại), Đỗ Hoài Vũ (Giáo viên)

(2) Trao bài thi cùng với:

- Bản vẽ lắp để gia công vạn năng một nhóm chi tiết (Phụ lục 1);

- Bản vẽ tách để tiện và phay vạn năng, mỗi phần gồm 2 chi tiết (Phụ lục 2, 3, 4);

- Các thông tin (Phương tiện làm việc, dao cụ, thiết bị kiểm tra, thiết bị hỗ trợ, bán thành phẩm, chi tiết tiêu chuẩn).

(3) Hướng dẫn tiêu chuẩn Châu Âu: Cách biểu diễn chi tiết và nhóm chi tiết trong bản vẽ lắp và bản vẽ tách; các ký hiệu trong bản vẽ Kỹ thuật, trước hết là dung sai và lắp ghép; chất lương bề mặt, các kiểu Contour, các cạnh trong và ngoài, rãnh thoát dao;

(4) Chuẩn bị dao và đồ gá, trước hết là mài các dao tiện để sử dụng chúng vào việc gia công các vật liệu và mài sắc lại dao cắt đảm bảo độ sắc cần thiết.

01.4.08 – 04.4.08:

Việc gia công các chi tiết trong khoảng thời gian đã cho được tiến hành theo kế hoạch bố trí máy móc riêng. Kế hoạch này đã được thống nhất trước khi triển khai, dựa trên cơ sở các điều kiện sẵn có. Trước khi triển khai và theo kế hoạch đã lập, sẽ sử dụng 10 máy tiện và 5 máy phay.

Nhưng chỉ sử dụng được 9 máy tiện và 3 máy phay khi sát hạch, nên phải có sự thay đổi trong kế hoạch.

(1) Gia công chi tiết phay 1;

(2) Gia công chi tiết phay 4;

(3) Gia công chi tiết tiện 2;

(4) Gia công chi tiết tiện 3.

Đánh giá đợt sát hạch 05.04.08:

(1) Tiến hành đánh giá bài thi với sự hỗ trợ của phiếu nhận xét (P/lục 7);

(2) Đánh giá kết quả bài thi với các học viên;

(3) Bàn giao danh sách và kết quả cho GTZ/TVET;

(4) Trao đổi các vấn đề liên quan.

Việc đánh giá bài thi dựa trên các tiêu chí sau trong phiếu nhận xét (Phụ lục 6):

Kiểm tra chức năng và kiểm tra hình dáng (Thang đánh giá từ 0 đến

10 điểm; 0=không đạt, 10=giỏi)

- Đánh giá kết quả chung:

Page 12: xác định kỹ năng thực hành của giáo viên dạy nghề trong lĩnh vực

Báo cáo Schilling, Klaus: Công việc thực hiện tại Hưng Yên, Việt Nam

9

Gia công xong chi tiêt 1-4 và lắp với chi tiết 5;

Làm sạch ba via chi tiết 1-4 và đánh dấu theo bản vẽ.

- Đánh giá chất lượng bề mặt bằng mẫu:

Chi tiết 1: 3 bề mặt;

Chi tiết 2: 5 bề mặt;

Chi tiết 3: 2 bề mặt;

Chi tiết 4: 2 bề mặt;

- Kiểm tra độ vuông góc:

Chi tiết 1: 1 vị trí kiểm tra;

Chi tiết 4: 1 vị trí kiểm tra;

Xác định kích thước thực bằng thiết bị đo và kiểm tra; so sánh với kích thước danh nghĩa và kích thước giới hạn (thang đánh giá từ 0 đến 10 điểm; 0=không đạt, 10=giỏi)

(a) Kiểm tra kích thước: Phay vạn năng

Chi tiết 1: 15 chỉ số đo

Chi tiết 3: 1 chỉ số đo;

Chi tiết 4: 4 chỉ sổ đo;

(b) Kiểm tra kích thước: Tiện vạn năng

Chi tiết 2: 14 kích thước;

Chi tiết 3: 5 kích thước.

Sau khi xác định kết quả từng phần, sẽ dựa vào bảng điểm để xác định kết quả trung gian theo các nhóm sau (Phụ lục 6):

Kiểm tra chức năng và kiểm tra hình dáng chi tiết; kích thước phay; kích thước tiện.

Việc đánh giá tổng hợp theo bảng điểm 100 đươc tiến hành bằng cách sử dụng một số chia, sau đó xác định kết quả bằng một hệ số (Phụ lục 7).

Kết quả chung của đợt thi có 13 trong số 19 học viên đạt được trên 50 điểm và do đó vượt qua được đợt sát hạch.

Không đánh giá quy trình công nghệ mà các học viên lập ra để phục vụ cho việc gia công, vì không có quy định, hơn nữa nó đươc lập ra theo cách riêng của từng người. Có nghĩa là, nó chỉ là tư duy riêng của từng cá nhân và do đó không cần phải có nội dung kiểm tra trực tiếp.

Tương tự như vậy, các học viên không tiến hành việc tự kiểm tra kích thước và kích cỡ các chi tiết như là bước kiểm tra cuối cùng đối với các chi tiết, vì đợt sát hạch này không có đề thi của phòng Công nghiệp và Thương mại (IHK) với các yêu cầu đầy đủ được đặt ra.

Page 13: xác định kỹ năng thực hành của giáo viên dạy nghề trong lĩnh vực

Báo cáo Schilling, Klaus: Công việc thực hiện tại Hưng Yên, Việt Nam

10

Việc đánh giá kết quả các bài thi được tiến hành với tất cả các học viên. Qua đó đặc biệt chú trọng đến tính sẵn sàng và tính kỷ luật của họ. Phần lớn các học viên đã thể hiện được sự thành thạo tay nghề của mình.

Danh sách và kết quả được gửi tới GTZ/TVET (Phụ lục 7) để có quyết định về những học viên tham gia vào các khoá bồi dưỡng về kỹ thuật CNC tiếp theo.

Khó khăn:

Mặc dù đã được hướng dẫn về các tiêu chuẩn Châu Âu cho các học viên nhưng vẫn xuất hiện những hiểu biết chưa chắc chắn về các ký hiệu, về tính chất bề mặt, về dung sai và cách biểu diễn ren. Điều đó dẫn tới việc gia công (phay) cả những mặt không cần phải gia công, không giữ đúng kích thước giới hạn và do thiếu dao tiện định hình tiêu chuẩn nên dẫn tới việc tạo hình hạn chế đối với rãnh thoát ren.

Khó khăn nẩy sinh khi lập quy trình công nghệ phay đối với các chi tiết 1 và 4.

Đối với tiện, vấn đề chính của học viên là làm sao hạn chế việc kẹp các chi tiết để đảm bảo độ đồng tâm, tránh lực cắt làm biến dạng chi tiết. Mặt khác thông qua bản vẽ phải nhận biết rằng, khi tiện phẳng các mặt chuẩn, sẽ xuất hiện chiều dài của bậc. Không phải tất cả học viên đều nhận ra sư cần thiết là, khi tiện chi tiết 2 thì trước hết phải tiện cổ trục trái (tiện dài). Như vậy nó sẽ tạo điều kiện để đạt được mặt phẳng chuẩn khi tiện cổ trục côn.

Còn nhiều thiếu sót trong việc tuân thủ các quy định về bảo hộ lao động, đặc biệt là quần áo và giầy bảo hộ. Điều này đã được thông báo tới các đối tác để khắc phục cho các đợt tiếp theo.

Ở nhiều học viên còn hạn chế về lòng tự tin và an toàn khi vận hành máy công cụ và sử dụng các dao cụ. Nguyện vọng muốn làm cho thật tốt và vận hành quá thận trọng với máy đã mất rất nhiều thời gian. Do đó việc phát huy lòng tin vào khả năng làm việc với máy, dao cụ và sản phẩm phải là trọng tâm trong các đợt tập huấn tiếp theo. Điều này cũng đã được thông báo tới các đối tác.

Do có vấn đề về khâu tổ chức ở xưởng cơ khí của Trường Đại học SPKT Hưng Yên, như đã trình bày, nên chỉ sử dụng được 9 máy tiện và 3 máy phay. Điều đó dẫn tới việc, không phải tất cả học viên đều có thể hoàn thành đầy đủ bài tập của mình (mỗi người 2 chi tiết tiện và phay). Do đó, đối với 7 học viên chỉ hoàn thành 2 chi tiết về tiện cũng lấy kết quả thang điểm 100 để tính. Mặc dù vậy, từ những kết quả trên và qua theo dõi, cũng đã có được những đánh giá rõ ràng.

5. Những đề xuất cho các khoá bồi dưỡng tiếp theo về Kỹ thuật CNC.

Các khoá đào tạo Kỹ thuật CNC tiếp theo đã thống nhất với GTZ/TVET và Trường Đại học SPKT Hưng Yên theo thời gian như sau:

Cơ sở CNC

Thời gian: 19.05.08 – 06.06.08 (ĐHSPKT Hưng Yên)

Chịu trách nhiệm: EBG, Siegfried Rudolf;

Phay CNC (ĐHSPKT Hưng Yên)

Page 14: xác định kỹ năng thực hành của giáo viên dạy nghề trong lĩnh vực

Báo cáo Schilling, Klaus: Công việc thực hiện tại Hưng Yên, Việt Nam

11

Thời gian: 23.06.08 – 11.07.08

Chịu trách nhiệm: EBG, Klaus Schilling;

Tiện CNC (ĐHSPKT Hưng Yên)

Thời gian: 28.07.08 – 15.08.08

Chịu trách nhiệm: EBG, Siegfried Rudolf;

Bồi dưỡng chuyên môn tại Đức về Kỹ thuật CNC cho các giáo viên được tuyển chọn của các trường điểm như TP HCM, Nha Trang, Thái Nguyên và Hưng Yên

Thời gian: 22.09. – 15.12.08

Chịu trách nhiệm: EBG tại các Trung tâm đào tạo Magdeburg và Brandenburg.

Chỉ khi kết thúc xong 3 khoá này thì mới có quyết định cuối cùng đối với những người tiếp tục tham gia khoá đào tạo CNC tại EBG, Đức. Ngay từ bây giờ đã cần có sự quan tâm lâu dài của các chuyên gia EBG đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề Việt Nam trong khi thực hiện các khoá bồi dưỡng điểm tại Việt Nam. Mặt khác, mặc dù đã có sự chuẩn bị nhiều mặt nhưng vẫn còn nhiều vấn đề phát sinh trong việc chuẩn bị các phương tiện sản xuất và làm việc cần thiết. Chương trình bồi dưỡng cuối cùng tại Đức cần duy trì những trong tâm khung như :

1. Sự phát triển Kỹ thuật và công nghệ trong ngành cơ khí và chế tạo máy (phần cứng và phần mềm), trong lĩnh vực chế tạo đồ gá và sự phát triển của đồ gá, sư phát triển trong lĩnh vực thiết bị đo và kiểm tra cũng như sự phát triển vật liệu cắt và dao cụ.

2. Cơ sở sư phạm dạy nghề

3. Bồi dưỡng về phương pháp lý luận dạy học và thực hành nhằm triển khai các khoá học cụ thể, các dự án, phát huy các nhân tố tích cực trong công tác đào tạo và các bài thi phải sát thực tế. Đặc biệt ở đợt 3 phải cụ thể hoá các kết quả và những điều quan sát được từ những đợt trước, nhằm phục vụ cho việc biên soạn đề cương bồi dưỡng, kết hợp với việc cải thiện kỹ năng thực hành và sự am hiểu về lý luận dạy học của giáo viên.

6. Các phụ lục:

Phụ lục 1:

Bản vẽ lắp để gia công một nhóm chi tiết

Phụ lục 2:

Bản vẽ tách để gia công chi tiết 1

Phụ lục 3:

Bản vẽ tách để gia công chi tiết 2 và 3

Phụ lục 4:

Bản vẽ tách để gia công chi tiết 4

Phụ lục 5:

Danh mục các dụng cụ cần chuẩn bị

Page 15: xác định kỹ năng thực hành của giáo viên dạy nghề trong lĩnh vực

Báo cáo Schilling, Klaus: Công việc thực hiện tại Hưng Yên, Việt Nam

12

Phụ lục 6:

Phiếu đánh giá

Phụ lục 7:

Ảnh

Page 16: xác định kỹ năng thực hành của giáo viên dạy nghề trong lĩnh vực

Báo cáo Schilling, Klaus: Công việc thực hiện tại Hưng Yên, Việt Nam

13

Phụ lục 1 Cơ quan Đào tạo nghề và Xã hội Châu Âu

Tiện và phay vạn năng

1 2008-03-26 Bản vẽ lắp gia công một nhóm chi tiết Schilling Bài tâp sát hạch

Page 17: xác định kỹ năng thực hành của giáo viên dạy nghề trong lĩnh vực

Báo cáo Schilling, Klaus: Công việc thực hiện tại Hưng Yên, Việt Nam

14

Phụ lục 2 Cơ quan đào tạo nghề và Xã hội Châu Âu

Tiện và phay vạn năng Bài tập phay

2008-03-26 Bản vẽ tách gia công chi tiết 1 Schilling Bài tập sát hạch

Page 18: xác định kỹ năng thực hành của giáo viên dạy nghề trong lĩnh vực

Báo cáo Schilling, Klaus: Công việc thực hiện tại Hưng Yên, Việt Nam

15

Phụ lục 3

Cơ quan đào tạo nghề và Xã hội Châu Âu

Tiện và phay vạn năng

Bài tập tiện

2008-03-26 Bản vẽ tách gia công chi tiết 2 và 3 Schilling Bài tập sát hạch

Page 19: xác định kỹ năng thực hành của giáo viên dạy nghề trong lĩnh vực

Báo cáo Schilling, Klaus: Công việc thực hiện tại Hưng Yên, Việt Nam

16

Phụ lục 4

Cơ quan đào tạo nghề và Xã hội Châu Âu

Tiện và phay vạn năng

Dung sai chung theo ISO 2768 Cấp dung sai Từ

0,5 đến 3

Trên 3 đến 6

Trên 6 đến 30

Trên 30 đén 120

Trên 120 đến 400

Trung bình

±0,1

±0,1

±0,2 ±0,3

±0,5

Đối với tính chất bề măt lỗ khoan, lỗ khoét, lỗ doa thì tình trạng bề mặt cuối cùng đạt

được khi áp dụng phương pháp gia công cũng sẽ có giá trị.

Page 20: xác định kỹ năng thực hành của giáo viên dạy nghề trong lĩnh vực

Báo cáo Schilling, Klaus: Công việc thực hiện tại Hưng Yên, Việt Nam

17

2008-03-26 Bản vẽ tách gia công chi tiết 4 Schilling Bài tập sát hạch

Phụ lục 5:

Danh mục dụng cụ cần chuẩn bị Danh mục dụng cụ tiêu chuẩn cho Trương dạy nghê - Phần A Chỉ có các thiết bị sản xuất, làm việc, dụng cụ, thiết bị kiểm tra, thiết bị hỗ trợ đã đựơc đánh dấu mới được dùng cho các học viên của Dự án!

I. Các thiết bị kiểm tra nhất thiết phải chuẩn bị đầy đủ cho học viên: 1. 1 Thước lá 300 mm 2. 1 Thước cặp kiêu A 135 mm DIN 862 3. 1 Thước cặp kiểu B 200 mm DIN 862 4. 1 Thước cặp kiểu C 135 mm DIN 862 5. je 1 Pan me cong 0 - 25 25 - 50 mm 6. 1 Thước đo góc vạn năng 7. 1 Thước vuông 100 x 70 mm 8. 1 Thước vuông có cữ chặn 100 x 70 mm II. Các dụng cụ nhất thiết phải chuẩn bị cho từng học viên: 1. 1 Búa nguội 300 g DIN 1041 2. 1 Búa cao su hoặc chất dẻo 3. 1 Dũa dẹt thô 150 – 3 DIN 7261 4. 1 Dũa ba cạnh 150 – 3 5. 1 Bàn chải dũa hoặc vật lau sạch 6. 1 Nạo ba cạnh hoặc cạo via III. Các thiết bị hỗ trợ nhất thiết phải chuẩn bị cho từng học viên: 1. 1 mảnh nhôm mềm hoặc tấm đồng 1 x 20 x 300 mm 2. 1 Khăn lau 3. 1 Chổi tay 4. 1 Kính bảo hộ 5. 1 Mũ bảo vệ tóc (Đối với kiểu tóc không an toàn) 6. 1 Quyển sách tra bảng Thí sinh mang theo 7. 1 Máy tính đút túi không nối mạng Thí sinh mang theo 8. Giấy bút Thí sinh mang theo IV.Các thiết bị hỗ trợ phải chuẩn bị cho từ 1 đến 3 học viên: 1. 1 Bạc kiểm tra côn A3 A4 2. je 1 Pan me đo trong 5 – 30 30 – 55 mm

Page 21: xác định kỹ năng thực hành của giáo viên dạy nghề trong lĩnh vực

Báo cáo Schilling, Klaus: Công việc thực hiện tại Hưng Yên, Việt Nam

18

3. je 1 Pan me đo sâu 0 – 25 25 – 50 mm 4. 1 Bộ căn mẫu 0 – 100 mm 5. je 1 Calíp kiểm tra ren trong M4 M5 M6 M8 M10 M12 6. je 1 Calíp H7 5 6 8 10 12 14 16 20 DIN 2245 7. 1 Đồng hồ đo lỗ (0,01) 20 – 60 mm incl. Zubehör V. Dao cụ dùng để gia công vật liệu bằng máy chuẩn bị cho tưng học viên: 1. 1 Bộ con dấu (Chữ số Ả rập) 3mm 2. 1 Tuốc nơ vít A 1 x 6 3. 1 Bàn ren có giá đỡ M10 4. 1 Bộ căn mẫu 0 – 100 mm 5. je 1 Một calíp đo giới hạn ren M4 M5 M6 M8 M10 M12 6. je 1 Calíp H7 5 6 8 10 12 14 16 20 DIN 2245 7. 1 đồng hồ đo lỗ (0,01) 20 – 60 mm incl. Zubehör 8. je 1 Mũi khoan tâm A1,6 A2 A2,5 DIN 333 9. je 1 Mũi khoan xoắn 4,2 4,8 5 5,5 5,8 6,1 6,6

6,8 7,8 8 8,5 9 9,8 10,2 11 14 15 18 23

10. je 1 Mũi khoan mở rộng 11,75N 15,75N 19,75N DIN 343 11. je 1 Dao khoét phẳng đáy lỗ 11x6,6 15x9 18x11 DIN 373 12. je 1 Một dao khoét côn 90° 1-5 5-10 10-15 15-20 13. je 1 Mũi doa H7 5 6 8 10 12 16 20 25 DIN 212 14. je 1 Dao phay rãnh then 4 5 6 8 10 11 12 14 16 20 DIN 327 15. je 1 Dao phay trụ cắt mặt đầu 63N hoặc 80N DIN 1880 16. je 1 Dao phay ngón cho rãnh T 16 x 8N 25 x 11N DIN 851 17. je 1 Dao phay ngón cho phay thô 6N 8N 10N 12N 14N 16N

20N 25N DIN 844 / 845

18. je 1 Dao phay ngón cho phay tinh 6N 8N 10N 12N 14N 16N 20N 25N

DIN 844 / 845

19. je 1 Dao phay góc B45 x 25N A60 x 25N DIN 1833 20. je 1 Dao phay lõm R4 R5 R6 (Dao phay định

hình-) DIN 6513

21. 1 Dao tiện cong phải DIN 4952 22. 1 Dao tiện góc trong Cho lỗ khoan Ф16, sâu 12mm DIN 4954 23. 1 Dao tiện mặt phải DIN 4960 24. 1 Dao tiện cắt rãnh phải Với chiều rộng 12mm,sâu

9,5mm DIN 4961

25. 1 Dao tiện góc cong phải DIN 4965 26. 1 Dao tiện định hình cho rãnh

thoát ren Bước ren 1,5,mm, ngoài, KiểuA DIN 76

Page 22: xác định kỹ năng thực hành của giáo viên dạy nghề trong lĩnh vực

Báo cáo Schilling, Klaus: Công việc thực hiện tại Hưng Yên, Việt Nam

19

Khái quát Bán thành phẩm phải phù hợp với các tiêu chuẩn đã cho.Trong khi chuẩn bị, cần chú ý tới các dung sai sau. Những kích thước không gạch dưới là kích thước đã gia công xong (Bề mặt Rz16 ). Những kích thước gạch dưới là kích thước thô, khi thi còn phải thay đổi. I. Các bán thành phẩm phải chuẩn bị cho từng thí sinh: 1. 1 Thép bốn cạnh 50 x 74 EN 10278 S235JR+C 2. 1 Thép tròn 50 x 126 EN 10278 11SMN30+C 3. 1 Thép tròn 40 x 66 EN 10278 11SMN30+C 4. 1 Thép phẳng 50 x 8 x 86 EN 10278 S235JR+C II. Chi tiết tiêu chuẩn và thiết bị hỗ trợ mà mỗi thí sinh mang theo: 1. 2 Vít trụ M6 x 12 ISO 1207 5.8

Chuẩn bị dụng cụ tiêu chuẩn cho từng Trương dạy nghề - Phần B Việc chuẩn bị này phục vụ cho các nhiệm vụ Dự án nhằm sản xuất các chi tiết trên máy tiện và phay vạn năng.

Page 23: xác định kỹ năng thực hành của giáo viên dạy nghề trong lĩnh vực

Báo cáo Schilling, Klaus: Công việc thực hiện tại Hưng Yên, Việt Nam

20

Các Phương tiện sản xuất, làm việc, được đánh dấu, các dụng cụ,thiết bị kiểm tra và hỗ trợ cần thiết cho các nhiệm vụ Dự án đã nêu!

I. Các Phương tiện sản xuất và làm việc mà mỗi học viên phải có: 1. 1 Máy phay để phay đứng với các phụ tùng thông dụng 2. 1 Máy tiện trục vít me và truc trơn với các phụ tùng thông dụng 3. 1 Êtô máy 4. Tài liệu với các cách kích thước khac nhau 5. 1 Mâm cặp 3 vấu có các vấu cứng và mềm (Cho đương kính 40x16) 6. 1 Mâm quay an toàn có lõi quay an toàn đương kính 10 đến 60 hoặc 7. 1 Mâm quay mặt đầu 8. 1 Một mũi chống tâm quay theo 9. 1 Bộ hộp giảm tốc cho máy tiện 10. 1 Mâm cặp khoan cho máy tiện 11. 1 Đầu dò cơ khí 10x10 12. 1 chỗ đánh dấu có mũi vạch cao 200mm II. Thiết bị Kiểm tra, dụng cụ và thiết bị hỗ trợ đủ cho 1 đến 3 học viên: 1. 1Nơi làm việc có êtô song song(Chiều rộng má100 – 150 mm ) 2. 1 Giá đỡ có đông hồ so 0-10mm 3. 1 Ụ mài ướt cho Thép gió và hợp kim 4. Chất làm mát, chất tẩy sạch

Page 24: xác định kỹ năng thực hành của giáo viên dạy nghề trong lĩnh vực

Báo cáo Schilling, Klaus: Công việc thực hiện tại Hưng Yên, Việt Nam

21

Phụ lục 6: Phiếu đánh giá

Việt Nam đầu năm 2008 Họ và tên Số bài thi

Chi tiết thi Phiếu đánh giá I

Công nhân Công nghiệp Cho kỹ thuật tiện CNC Phay

Tính kết quả chi tiết thi

Số TT

Nhóm đánh giá Số điểm giữa đợt

Hệ số chia

Kết quả theo thang điểm 100

Hệ số

1 Kiểm tra chức năng và bằng mắt 1,6 0,2

2 Kích thước phay 2,0 0,4

3 Kích thước tiện 1,9 0,4

Kết quả

Ô 2

Đánh giá chung Số TT

Phần thi Kết quả số điểm

Hệ số Kết quả giữa đợt

1 Chi tiết thi Ô 1

Tổng

Số điểm

Điểm số ____________________________ Ngày __________________________________________________________________________________________ Hội đồng thi Phụ lục 7: Danh sách kết quả

Page 25: xác định kỹ năng thực hành của giáo viên dạy nghề trong lĩnh vực

Báo cáo Schilling, Klaus: Công việc thực hiện tại Hưng Yên, Việt Nam

22

STT Họ tên Kết quả Đánh giá

A (160) F (200) D (190) (tối đa 100 điểm) 1. Nguyen

Hong Phong 132 180 130 81.12

2. Le Van Tuan 129 170 140 79.60

3. Ho Phi Anh 132 150 150 79.31

4. Ngo Dinh Hien

86 190 130 79.20

5. Nguyen Don 130 160 120 73,51

6. Le Van Toan 110 130 140 69.22

7. Do Cao Thinh

112 160 110 69.16

8. Nguyen Quoc Thanh

120 130 130 68.37

9. Le Thanh Chung

123 100 120 67.64

10. Tran Cong Chinh

125 120 110 62.79

11. Phan Viet Hung

104 120 120 62.26

12. Nguyen Anh Van Ha

105 120 90 55.94

13. Nguyen Anh Tuan

64 - 160 52.00

14. Do Xuan Hung

61 - 130 44.77

15. Ho Phuoc Hoang

53 - 140 44.61

16. Nguyen Huu Dung

51 - 110 37.85

17. Duong Dinh Trinh

51 - 110 37.73

18. Tran Xuan Thanh

51 - 90 33.52

19. Dinh Kien Trung

36 - 40 18.70

Phụ lục 8: Tư liệu ảnh

Page 26: xác định kỹ năng thực hành của giáo viên dạy nghề trong lĩnh vực

Báo cáo Schilling, Klaus: Công việc thực hiện tại Hưng Yên, Việt Nam

23

Khu vực cổng trường ĐH SPKT Hưng Yên

Các học viên bên một máy phay

Xưởng tiện Máy phay

Page 27: xác định kỹ năng thực hành của giáo viên dạy nghề trong lĩnh vực
Page 28: xác định kỹ năng thực hành của giáo viên dạy nghề trong lĩnh vực

$��

����

%����

�&'�

��()

��$�*

���

+���

�!��,

��