vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/ky yeu 2006.doc · web view- tổng cục nên...

650
MỤC LỤC STT Chủ nhiệm Tên đề tài Tran g *** Lời nói đầu 3 1 TS. Lê Mạnh Hùng Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm quản lý và nâng cao chất lượng thông tin thống kê 4 2 CN. Nguyễn Thị Ngọc Vân Nghiên cứu xây dựng nội dung, cấu trúc hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê kinh tế - xã hội tổng hợp quốc gia 45 3 CN. Bùi Bá Cường Nghiên cứu đổi năm gốc so sánh 1994 sang năm 2005 của một số chỉ tiêu trong thống kê tài khoản quốc gia 70 4 TS. Nguyễn Văn Tiến Chuẩn hoá khái niệm, nội dung, phương pháp tính, nguồn số liệu của từng chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia 96 5 CN. Đậu Ngọc Hùng Nghiên cứu xây dựng makét Niên giám thống kê theo Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia 104 6 ThS. Đỗ Trọng Khanh Nghiên cứu xây dựng quy chế thẩm định chế độ báo cáo và phương án điều tra thống kê 137 1

Upload: others

Post on 02-Jan-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

MỤC LỤC

STT Chủ nhiệm Tên đề tài Trang

*** Lời nói đầu 3

1 TS. Lê Mạnh Hùng Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm quản lý và nâng cao chất lượng thông tin thống kê

4

2 CN. Nguyễn Thị Ngọc Vân Nghiên cứu xây dựng nội dung, cấu trúc hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê kinh tế - xã hội tổng hợp quốc gia

45

3 CN. Bùi Bá Cường Nghiên cứu đổi năm gốc so sánh 1994 sang năm 2005 của một số chỉ tiêu trong thống kê tài khoản quốc gia

70

4 TS. Nguyễn Văn Tiến Chuẩn hoá khái niệm, nội dung, phương pháp tính, nguồn số liệu của từng chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia

96

5 CN. Đậu Ngọc Hùng Nghiên cứu xây dựng makét Niên giám thống kê theo Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia

104

6 ThS. Đỗ Trọng Khanh Nghiên cứu xây dựng quy chế thẩm định chế độ báo cáo và phương án điều tra thống kê

137

7 CN. Trần Thị Hằng Nghiên cứu xây dựng Danh mục dịch vụ trong thương mại quốc tế của Việt Nam

150

8 CN. Trần Tuấn Hưng Nghiên cứu, xây dựng phân loại tiêu dùng theo mục đích của hộ gia đình và phân loại chi tiêu theo chức năng của Chính phủ áp dụng ở Việt Nam

166

9 CN. Nguyễn Hữu Thỏa Xây dựng hoàn thiện nội dung và quy trình thanh tra hành chính; thanh tra chuyên ngành Thống kê trên cơ sở Luật Thống kê; Luật Thanh tra

199

10 CN. Phan Thị Ngọc Trâm Nghiên cứu thống kê một số yếu tố tác động đến mức sống dân cư Việt Nam dựa trên số liệu khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2002, 2004

230

1

Page 2: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

STT Chủ nhiệm Tên đề tài Trang

11 CN. Đinh Thị Thúy Phương Nghiên cứu khả năng tính toán chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam

245

12 KS. Lê Đỗ Mạch Nghiên cứu khai thác sử dụng một số phương pháp phân tích số liệu thống kê dựa trên phần mềm SPSS

272

13 CN. Dương Tiến Bích Nghiên cứu nội dung và cơ chế tổ chức hoạt động dịch vụ thống kê

289

14 CN. Nguyễn Văn Phẩm Nghiên cứu xác định nội dung thông tin và hoàn thiện công tác cung cấp thông tin thống kê nước ngoài cho các đối tượng sử dụng trong nước

309

15 TS. Chu Thế Mưu Nghiên cứu xác định mục tiêu, yêu cầu và nội dung chương trình đào tạo ngành kế toán trong trường Cao đẳng Thống kê Bắc Ninh

327

16 CN. Nguyễn Văn Nông Nghiên cứu nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm của các tổ chức hoạt động không vì lợi ở Việt Nam

340

17 ThS. Nguyễn Văn Đoàn Nghiên cứu hoàn thiện nội dung thông tin trong Tổng điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp

357

18 ThS. Phạm Đình Thúy Nghiên cứu ứng dụng tính toán chỉ số sản xuất công nghiệp, chỉ số tiêu thụ và chỉ số tồn kho định kỳ hàng tháng ở Việt Nam

375

19 CN. Đào Ngọc Lâm Nghiên cứu xác định hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh, thành phố để tính các chỉ tiêu thống kê quốc gia

404

2

Page 3: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

LỜI NÓI ĐẦU

Năm 2006, Viện Khoa học Thống kê cùng với các đơn vị khác trong Tổng cục Thống kê hoàn thành 19 đề tài (4 đề tài cấp Tổng cục, 15 đề tài cấp Cơ sở) và đã được các Hội đồng nghiệm thu đánh giá loại khá và giỏi. Các đề tài đã đi sâu nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm góp phần giải quyết các vấn đề nghiệp vụ bức xúc của ngành như: nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng thông tin thống kê; chuẩn hóa khái niệm, nội dung, phương pháp tính và nguồn số liệu của các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; nghiên cứu hoàn thiện nội dung thông tin trong Tổng điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính và sự nghiệp; hoàn thiện phương pháp tính các chỉ tiêu trong hệ thống tài khoản quốc gia; ứng dụng công nghệ thông tin phân tích thống kê… Bên cạnh những cái được, kết quả nghiên cứu còn bộc lộ một số nhược điểm và hạn chế. Song điều đó cũng không làm giảm giá trị và công sức của các Ban chủ nhiệm đề tài. Vì vậy Trung tâm Thông tin khoa học thống kê phối hợp với Phòng Quản lý khoa học và đào tạo biên tập và giới thiệu với độc giả trong ngành Thống kê cuốn Kỷ yếu kết quả nghiên cứu khoa học năm 2006 của Tổng cục Thống kê.

Tuy nhiên, trong quá trình biên tập và in ấn chắc không tránh khỏi những sai sót, mong độc giả có ý kiến và gửi về theo địa chỉ:

Trung tâm Thông tin Khoa học Thống kê - Viện Khoa học Thống kê

54 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 8343763/8344114

Fax: (84-4) 7751356

E-mail: [email protected]

TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC THỐNG KÊ

3

Page 4: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

ĐỀ TÀI KHOA HỌC

SỐ: 2.1.1-TC 05-06

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN THỐNG KÊ

1. Cấp đề tài : Tổng cục

2. Thời gian nghiên cứu : 2005-2006

3. Đơn vị chủ trì : Viện Khoa học Thống kê

4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê

5. Chủ nhiệm đề tài : TS. Lê Mạnh Hùng

6. Những người phối hợp nghiên cứu:

ThS. Nguyễn Bích Lâm

CN. Nguyễn Văn Phái

CN. Đào Ngọc Lâm

CN. Nguyễn Thị Việt Hồng

CN. Vũ Văn Tuấn

CN. Hoàng Tất Thắng

CN. Nguyễn Thị Phượng

CN. Phạm Thành Đạo

7. Điểm đánh giá kết quả nghiệm thu: 9,1 / Xếp loại: Giỏi

4

Page 5: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

PHẦN I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG VÀQUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN THỐNG KÊ

I. Các tiêu thức phản ánh chất lượng thông tin thống kê của các tổ chức thống kê quốc tế và đề xuất cho thống kê Việt Nam

1. Khái niệm chất lượng thông tin thống kê

Quản lý chất lượng thông tin thống kê có vai trò quan trọng trong toàn bộ hệ thống quản lý của ngành Thống kê. Vậy chất lượng thông tin thống kê là gì? Những tiêu thức nào phản ánh chất lượng thông tin thống kê?. Trong lĩnh vực thống kê, khái niệm chất lượng là “sự phù hợp cho sử dụng” ngụ ý hai nội dung: thứ nhất đó là sự phù hợp của thông tin thống kê đối với nhu cầu của người sử dụng và đặc trưng của thông tin thể hiện qua các tiêu thức phản ánh chất lượng của nó.

Ban đầu các nhà thống kê hiểu và đồng nhất chất lượng thông tin thống kê với tính chính xác của nó. Sau đó họ nhận thấy thậm chí thông tin chính xác nhưng được tính toán và công bố quá chậm, hoặc người sử dụng không thể tiếp cận để có được thông tin thì cũng không thể nói thông tin thống kê đó có chất lượng vì nó vô nghĩa dưới góc độ người sử dụng. Vào giữa thập kỷ 80 của thế kỷ trước, Thống kê Canađa đã đi đầu trong việc đưa ra khái niệm và cụ thể hóa các tiêu thức phản ánh chất lượng thông tin thống kê. Thống kê Canada định nghĩa: "Chất lượng của thông tin thống kê là sự phù hợp cho sử dụng của khách hàng" (1).

Để đáp ứng nhu cầu của “khách hàng” đối với thông tin thống kê, cơ quan thống kê phải xác định yêu cầu của người sử dụng là gì. Các nhà thống kê đã xác định và đưa ra những tiêu thức phản ánh chất lượng thông tin. Dựa vào điều kiện và hoàn cảnh thực tế của từng quốc gia, dựa vào ý thức phục vụ thông tin cho người sử dụng, mỗi cơ quan thống kê có cách tiếp cận tới khái niệm chất lượng thông tin thống kê và đưa ra các tiêu thức phản ánh chất lượng thông tin thống kê khác nhau để hướng tới thực hiện. Qua nghiên cứu tài liệu về quản lý chất lượng thông tin thống kê của các nước, chúng tôi giới thiệu cách tiếp cận của một số tổ chức quốc tế và cơ quan thống kê quốc gia như sau.

2. Các cách tiếp cận tới khái niệm chất lượng thông tin thống kê

2.1. Quỹ Tiền tệ quốc tế. Để đánh giá chất lượng thông tin thống kê, Quỹ Tiền tệ quốc tế đã xây dựng một lược đồ đánh giá chất lượng thông tin của riêng Quỹ. Lược đồ được xây dựng dưới dạng phương pháp luận và sắp

(1) Statistics Canada's Quality Assurance Framework, 2002, trang 2.

5

Page 6: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

xếp theo thứ bậc với năm cấp. Cấp trên cùng (cấp một) bao gồm năm tiêu thức phản ánh chất lượng thông tin thống kê và được hiểu đó là những điều kiện tiên quyết của chất lượng, bao gồm: tính trung thực; tính tin cậy về phương pháp luận; tính chính xác; khả năng tiếp cận và khả năng phục vụ. Cấp hai và cấp ba của lược đồ bao gồm các yếu tố và các chỉ tiêu của chất lượng. Cấp bốn đề cập tới những vấn đề cần tập trung đặc biệt và cấp năm liên quan tới những điểm cơ bản cần thực hiện để đảm bảo chất lượng thông tin. Ba cấp trên cùng được coi là một lược đồ chung áp dụng đánh giá chất lượng của tất cả các loại thông tin.

2.2. Cơ quan Thống kê Châu Âu. Cơ quan Thống kê châu Âu đã dựa vào các định mức của tiêu chuẩn ISO 8402 để đưa ra các tiêu thức phản ánh chất lượng thông tin thống kê và các tiêu thức này được dựa trên quan điểm đặt người sử dụng và các yêu cầu của họ đối với số liệu thống kê vào trọng tâm trong công tác của Tổ chức Thống kê này. Cơ quan Thống kê châu Âu lựa chọn bảy tiêu thức phản ánh chất lượng thông tin thống kê, bao gồm: tính phù hợp; tính chính xác; khả năng tiếp cận; tính kịp thời; tính chặt chẽ; khả năng so sánh và tính đầy đủ.

2.3. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế. Ban điều hành thống kê của OECD đã xây dựng lược đồ chất lượng dựa trên kết quả của một số cơ quan thống kê quốc gia và quốc tế. Đánh giá chất lượng thông tin của OECD dựa trên bảy tiêu thức sau: tính phù hợp; tính chính xác; khả năng tiếp cận; tính kịp thời; tính chặt chẽ; khả năng giải thích và tính tin cậy. Ngoài bảy tiêu thức này, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế rất quan tâm tới hiệu quả của các chi phí để làm ra thông tin thống kê.

2.4. Cơ quan Thống kê của Liên hợp quốc (UNSD). Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc và một số tổ chức khác như Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực quốc tế (FAO) đưa ra ý tưởng về chất lượng thông tin chỉ tập trung vào một số yếu tố phản ánh về chất lượng. Cho đến nay UNSD có hai hoạt động được cho là có ý nghĩa trong lĩnh vực đánh giá chất lượng thông tin thống kê:

- Năm 1996, UNSD đã công bố Quy tắc phổ biến áp dụng trong thực tế thống kê. Bản quy tắc gồm hai phần, trong phần một đưa ra các hướng dẫn về trình bày thông tin thống kê trong các ấn phẩm, trong đó nhấn mạnh đến tính rõ ràng, tính đầy đủ của bản siêu dữ liệu. Phần hai đề cập tới lập kế hoạch cho từng giai đoạn của một cuộc điều tra thu thập thông tin.

- UNSD tiến hành rà soát trong nội bộ công tác thu thập số liệu, hiệu chỉnh và công bố thông tin để tìm ra phương pháp tốt nhất cho các hoạt động thu thập, hiệu chỉnh, đánh giá và công bố các bản siêu dữ liệu.

6

Page 7: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

2.5. Cơ quan Thống kê Canađa. Một trong những cơ quan thống kê quốc gia đi đầu trên thế giới trong thực hiện quản lý chất lượng thông tin thống kê và coi công tác này có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình quản lý chung của toàn bộ cơ quan. Cơ quan Thống kê Canađa xác định sáu tiêu thức phản ánh chất lượng thông tin thống kê, đó là: tính phù hợp, tính chính xác, tính kịp thời, khả năng tiếp cận, tính chặt chẽ và khả năng giải thích.

2.6. Cơ quan Thống kê Thụy Điển. Thống kê Thụy Điển quan niệm chất lượng sản phẩm thống kê là chất lượng của các thông tin đầu ra do người sử dụng quyết định. Sản phẩm thống kê được coi là có chất lượng nếu hầu hết người sử dụng tin tưởng rằng sai số thống kê được kiềm chế và trong một khoảng cho phép, độ lệch chuẩn và khoảng tin cậy phản ánh đúng thực tế. Thống kê Thụy Điển có trách nhiệm bảo đảm số liệu thống kê phù hợp với mục đích sử dụng của người dùng tin. Thống kê Thụy Điển chỉ lựa chọn năm tiêu thức để phản ánh chất lượng thông tin, đó là: tính chính xác, khả năng tiếp cận, tính kịp thời, tính chặt chẽ và khả năng so sánh.

2.7. Cơ quan Thống kê quốc gia Hàn Quốc (KNSO). KNSO đã nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng thông tin và công tác quản lý chất lượng thống kê từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX. KNSO coi việc thỏa mãn nhu cầu của người dùng tin là nhiệm vụ cơ bản trong quá trình quản lý chất lượng thông tin thống kê và họ định nghĩa chất lượng thông tin thống kê như sau (2): “Chất lượng thông tin thống kê là toàn bộ các đặc trưng của thông tin thống kê nhằm thỏa mãn cho người sử dụng dựa trên tính phù hợp cho sử dụng”. KNSO đã lựa chọn bảy tiêu thức phản ánh chất lượng thông tin, bao gồm: tính phù hợp, tính chính xác, khả năng tiếp cận, tính kịp thời, khả năng phục vụ, khả năng so sánh và tính hiệu quả.

2.8. Kiến nghị lựa chọn tiêu thức phản ánh chất lượng số liệu của Tổng cục Thống kê. Qua nghiên cứu thực tế việc lựa chọn các tiêu thức phản ánh chất lượng thông tin của cơ quan thống kê quốc gia các nước và một số tổ chức quốc tế chúng tôi thấy có bốn tiêu thức: tính phù hợp, tính chính xác, khả năng tiếp cận và tính kịp thời được tất cả các tổ chức thống kê lựa chọn.

Tiêu thức “Tính chặt chẽ” được bốn tổ chức thống kê lựa chọn, gồm: Thống kê Thụy Điển, Thống kê Canađa, Thống kê châu Âu và thống kê của OECD. Tiêu thức “Khả năng so sánh” được ba tổ chức thống kê lựa chọn,

(2) Quality management in Korean National Statistical System, Focused on Quality Assessment, Sung H.Park, Department of Statistics, Seoul national University, Seoul, Korea.

7

Page 8: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

gồm: Thống kê Thụy Điển, Thống kê châu Âu và Thống kê Hàn Quốc. So sánh giữa tính chặt chẽ và khả năng so sánh chúng tôi thấy khi đã thực hiện tốt tiêu thức chặt chẽ sẽ đảm bảo số liệu thống kê có khả năng so sánh. Tính chặt chẽ đòi hỏi cơ quan thống kê phải sử dụng thống nhất các khái niệm, phân loại chuẩn và phương pháp luận trong toàn bộ hệ thống thống kê, đây là điều kiện cần và đủ để bảo đảm số liệu thống kê có khả năng so sánh. Vì vậy giữa hai tiêu thức tính chặt chẽ và khả năng so sánh, theo chúng tôi chỉ nên chọn tiêu thức tính chặt chẽ là đủ.

Tiêu thức “khả năng giải thích” có hai tổ chức thống kê lựa chọn, đó là: Thống kê Canađa và Thống kê của OECD. Qua nội dung của tiêu thức, chúng tôi thấy việc áp dụng tiêu thức này sẽ nâng cao tính minh bạch của số liệu thống kê, tạo niềm tin của người sử dụng đối với thông tin thống kê và cơ quan thống kê. Áp dụng tiêu thức này cũng đáp ứng yêu cầu thực hiện các nguyên tắc của thống kê chính thức.

Tiêu thức về “tính đầy đủ” được lựa chọn duy nhất bởi cơ quan Thống kê châu Âu. Tiêu thức tính đầy đủ rộng hơn tiêu thức tính phù hợp, nội dung của tiêu thức tính đầy đủ không khác nhiều so với tính phù hợp, chỉ khác ở cách hành văn và ngôn từ được sử dụng. Trong điều kiện thực tế của thống kê nước ta, theo chúng tôi nên chọn tiêu thức tính phù hợp và không cần chọn tiêu thức tính đầy đủ.

Tiêu thức về “Tính hiệu quả” có hai tổ chức thống kê lựa chọn, đó là Thống kê Hà Lan và Thống kê Hàn Quốc. Tiêu thức “Tính tin cậy” và “Không nặng nề” mỗi tiêu thức có một tổ chức thống kê lựa chọn. Tính tin cậy đề cập tới sự khác biệt số liệu giữa lần ước tính và các lần tính toán sau đó. Theo chúng tôi không cần đưa tiêu thức này vào sự lựa chọn các tiêu thức phản ánh chất lượng số liệu của Tổng cục Thống kê.

Trong điều kiện thực tế của Tổng cục Thống kê, qua thực tế lựa chọn các tiêu thức phản ánh chất lượng thông tin của tổ chức thống kê các nước và quốc tế, chúng tôi kiến nghị Tổng cục Thống kê nên lựa chọn sáu tiêu thức sau đây: tính phù hợp, tính chính xác, tính kịp thời, khả năng tiếp cận, khả năng giải thích và tính chặt chẽ. Việc lựa chọn tiêu thức nào nhằm phản ánh chất lượng thông tin thống kê có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định những giải pháp quản lý và nâng cao chất lượng số liệu thống kê. Sáu tiêu thức chúng tôi lựa chọn phù hợp với xu thế lựa chọn chung của cơ quan thống kê các nước và các tổ chức quốc tế. Lựa chọn và đề xuất sáu tiêu thức dựa trên những cơ sở chủ yếu sau đây:

8

Page 9: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

a. Dựa vào các nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê được chỉ rõ trong Luật Thống kê, đó là: “Bảo đảm tính trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời trong hoạt động thống kê”. Để đảm bảo nguyên tắc này của Luật, thông tin thống kê phải đáp ứng các tiêu thức về tính phù hợp, tính chính xác và tính kịp thời. Luật Thống kê cũng quy định: “Công khai về phương pháp thống kê, công bố thông tin thống kê” và “Bảo đảm quyền bình đẳng trong tiếp cận và sử dụng thông tin thống kê nhà nước phải được công bố công khai”. Hai nguyên tắc này đòi hỏi thông tin thống kê phải đáp ứng các tiêu thức về khả năng tiếp cận và khả năng giải thích.

b. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng độ tin cậy của thông tin thống kê đó là phương pháp luận áp dụng trong thu thập, xử lý và tính toán các chỉ tiêu thống kê chưa đồng bộ và thống nhất. Tính chặt chẽ đòi hỏi cơ quan thống kê phải sử dụng thống nhất các khái niệm, phân loại chuẩn và phương pháp luận trong toàn bộ hệ thống thống kê; vì vậy tiêu thức tính chặt chẽ rất cần thiết và phù hợp với tình hình thực tiễn của Tổng cục Thống kê.

c. Áp dụng sáu tiêu thức là điều kiện cần để TCTK đáp ứng 10 nguyên tắc cơ bản của thống kê nhà nước do các tổ chức thống kê quốc tế nêu ra và điều đó sẽ đảm bảo uy tín của cơ quan TCTK và đảm bảo chất lượng của thông tin thống kê.

d. Lựa chọn sáu tiêu thức sẽ phù hợp với xu thế lựa chọn chung của cơ quan thống kê các nước và các tổ chức quốc tế, do vậy đảm bảo tính tương thích trong cách hiểu và phương pháp tiếp cận đến quản lý chất lượng thông tin thống kê và trong chừng mực nào đó đảm bảo khả năng so sánh giữa các cơ quan thống kê quốc gia.

3. Nội dung của các tiêu thức phản ánh chất lượng thông tin thống kê

3.1 Tính trung thực: đề cập tới giá trị của số liệu và các hoạt động thống kê thực tế có liên quan để duy trì niềm tin đối với cơ quan thống kê của người dùng tin và qua đó là niềm tin đối với sản phẩm thống kê. Để đảm bảo tính trung thực, các nhà quản lý phải đưa tính trung thực vào các mục tiêu của hoạt động thống kê.

3.2. Tin cậy về phương pháp luận: tiêu thức đề cập tới việc xây dựng và tuân thủ các nguyên tắc hạch toán, các khái niệm và định nghĩa, phạm vi tính toán, phương pháp tính, các phân loại áp dụng trong hoạt động thống kê, quy tắc xác định giá trị và thời điểm hạch toán. Tất cả những nội dung này là những yếu tố cơ bản quyết định chất lượng của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.

9

Page 10: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

3.3. Tính phù hợp: tính phù hợp của số liệu thống kê được thể hiện qua mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin của người sử dụng. Đánh giá mức độ phù hợp của số liệu thống kê phụ thuộc vào nhu cầu khác nhau và hay thay đổi của người dùng tin. Với nguồn lực có hạn, cơ quan thống kê không thể đáp ứng tất cả nhu cầu của người dùng tin. Cơ quan thống kê phải xác định những loại số liệu cần biên soạn nhằm giải quyết bất cập giữa nhu cầu thông tin đa dạng với nguồn lực có hạn để sao cho đáp ứng tối đa nhu cầu của người sử dụng.

3.4. Tính chính xác: tính chính xác của số liệu thể hiện qua mức độ phản ánh sát thực các hiện tượng kinh tế, xã hội của các chỉ tiêu thống kê. Không thể đòi hỏi số liệu thống kê phản ánh đúng hiện tượng vì thông tin thống kê đầu vào dùng để tính toán luôn chứa đựng sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên. Những sai số ảnh hưởng đến tính chính xác của số liệu thống kê diễn ra trong quá trình thu thập thông tin như: phạm vi thu thập, cách lấy mẫu, v.v và trong quá trình tính toán.

3.5. Khả năng tiếp cận: khả năng tiếp cận của số liệu thống kê thể hiện mức độ dễ dàng để có được số liệu từ các cơ quan thống kê. Khả năng tiếp cận thể hiện ở hai khía cạnh: Mức độ dễ dàng để có thể xác minh số liệu thống kê cần có và sự phù hợp của các phương thức tiếp cận số liệu.

3.6. Tính kịp thời: tính kịp thời của số liệu thống kê biểu thị độ trễ về thời gian giữa thời kỳ hay thời điểm số liệu thống kê phản ánh với thời điểm công bố số liệu. Luôn có sự đánh đổi giữa tính chính xác và tính kịp thời của số liệu thống kê, yêu cầu số liệu càng nhanh thì độ chính xác của số liệu càng kém. Nói cách khác, tính kịp thời luôn ảnh hưởng tới tính chính xác của số liệu thống kê.

3.7. Khả năng phục vụ: tiêu thức phản ánh tính phù hợp, kịp thời và nhất quán của số liệu thống kê. Tiêu thức này được tách thành ba tiêu thức: phù hợp, kịp thời và nhất quán.

3.8. Tính chặt chẽ: Tính chặt chẽ của số liệu thống kê phản ánh mức độ kết hợp số liệu từ các nguồn khác nhau để đưa vào cùng một lược đồ số liệu rộng hơn theo thời gian. Vì vậy tính chặt chẽ đòi hỏi cơ quan thống kê phải sử dụng thống nhất các khái niệm, phân loại chuẩn và phương pháp luận trong toàn bộ hệ thống thống kê.

3.9. Khả năng so sánh: số liệu thống kê có hiệu quả nhất khi số liệu có khả năng so sánh một cách tin cậy theo thời gian và giữa các nước hay các khu vực.

10

Page 11: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

3.10. Khả năng giải thích: khả năng giải thích của số liệu thống kê phản ánh mức độ sẵn có của những thông tin bổ sung và các bảng giải thích cần thiết để giúp cho người dùng tin hiểu và sử dụng số liệu một cách chính xác và hợp lý, bao gồm: khái niệm của chỉ tiêu, các phương pháp phân loại đang áp dụng, phương pháp thu thập và xử lý thông tin, phương pháp luận dùng trong tính toán chỉ tiêu và chỉ rõ mức độ chính xác của số liệu và thông tin thống kê.

3.11. Tính đầy đủ: tiêu thức này biểu thị số liệu thống kê của các lĩnh vực đáp ứng được nhu cầu và xác định được mức độ ưu tiên của người sử dụng. Thực chất tiêu thức này rộng hơn về phạm vi và ý nghĩa so với tiêu thức “tính phù hợp” bởi vì tính đầy đủ không chỉ có nghĩa là phục vụ nhu cầu của người dùng tin mà còn phục vụ ở mức độ tối đa trong khả năng cho phép của cơ quan thống kê với các nguồn lực có hạn.

3.12. Tính hiệu quả: tiêu thức phản ánh hai nội dung: (i) Các số liệu thống kê sản xuất ra phải thực sự theo nhu cầu của người sử dụng. Cơ quan thống kê không nên thu thập và tính toán những số liệu họ có khả năng tính toán nhưng không cần thiết cho người sử dụng; (ii) Chi phí để sản xuất ra số liệu phải phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan thống kê và của nền kinh tế. Số liệu thống kê là một loại sản phẩm có chi phí lớn, đòi hỏi cơ quan thống kê phải biết xác định các nguồn thông tin để tính toán với chi phí thấp nhất.

3.13. Tính tin cậy: tiêu thức phản ánh sự sát thực giữa giá trị số liệu tính toán lần đầu với giá trị số liệu tính toán các lần tiếp theo của cùng một chỉ tiêu. Đánh giá tiêu thức này sẽ liên quan tới việc so sánh các kết quả tính toán của chỉ tiêu theo thời gian. Nói cách khác, đánh giá tính tin cậy của số liệu thống kê thực chất là hoạt động rà soát lại số liệu.

3.14. Không nặng nề: tiêu thức phản ánh hệ thống thông tin và chỉ tiêu thống kê đầu ra của cơ quan thống kê phải phù hợp với nguồn nhân lực và nguồn tài chính hiện có. Với quỹ thời gian có hạn của đội ngũ cán bộ cố định về mặt quân số không cho phép cơ quan thống kê triển khai thu thập thông tin và tính toán quá nhiều chỉ tiêu.

II. Hệ thống đánh giá chất lượng thông tin thống kê

Để đánh giá về mặt định lượng chất lượng thông tin, một số cơ quan thống kê quốc gia đã nghiên cứu và đưa ra Hệ thống đánh giá chất lượng thông tin thống kê. Hệ thống tập trung đánh giá trên sáu lĩnh vực và trong mỗi lĩnh vực đều đánh giá theo các tiêu thức phản ánh chất lượng. Nội dung tóm tắt cho từng lĩnh vực như sau.

11

Page 12: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

1. Đánh giá môi trường làm ra thông tin thống kê

Môi trường làm ra thông tin thống kê là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng thông tin. Trong lĩnh vực đánh giá này bao gồm ba yếu tố chính: (i) Vai trò của người lãnh đạo cao nhất trong cơ quan thống kê; (ii) Chất lượng và ý thức của đội ngũ cán bộ; (iii) Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động của cơ quan thống kê. Nội dung một số công việc cần đánh giá như sau: xây dựng kế hoạch đánh giá chi tiết, thu thập những ý kiến góp ý; tiến hành phỏng vấn các cán bộ thống kê trực tiếp liên quan tới công tác tính toán và biên soạn số liệu; biên soạn báo cáo đánh giá toàn bộ môi trường làm thông tin và phản hồi tới các bộ phận có liên quan.

2. Đánh giá tính phù hợp của quy trình làm thông tin thống kê

Quy trình làm thông tin thống kê bao gồm quy trình thu thập, xử lý và tính toán các chỉ tiêu thống kê. Các cán bộ trực tiếp làm số liệu có thể tự đánh giá những điểm mạnh và các tồn tại của quy trình này. Để cho khách quan, cần có những đánh giá về quy trình này từ các chuyên gia ở bên ngoài. Các công việc của hoạt động này bao gồm: xây dựng kế hoạch đánh giá chi tiết; thành lập nhóm rà soát chất lượng số liệu để đánh giá quy trình làm số liệu; chuẩn bị biểu mẫu và tiến hành đánh giá; phân tích, đánh giá kết quả; chuẩn bị và hoàn thiện báo cáo, xây dựng kế hoạch hoàn thiện quy trình làm số liệu thống kê.

3. Đánh giá tính chính xác của hoạt động thu thập thông tin

Mức độ chính xác của thông tin đầu ra phụ thuộc vào số liệu thu thập được ở nơi tiến hành điều tra phỏng vấn hay nơi làm báo cáo theo chế độ báo cáo thống kê. Mục đích chính của hoạt động đánh giá này nhằm xác định các sai số phi mẫu phát sinh trong quá trình điều tra để hoàn thiện chất lượng điều tra. Các công việc trong hoạt động này bao gồm: xây dựng kế hoạch đánh giá, chọn mẫu các đơn vị sẽ thực hiện phỏng vấn lại; chuẩn bị kịch bản và tiến hành phỏng vấn lại; đánh giá kết quả phỏng vấn.

4. Đánh giá tính hoàn hảo của thông tin thống kê đã công bố

Chất lượng thông tin cũng phụ thuộc vào quá trình công bố cho người dùng tin. Mục đích của hoạt động đánh giá tính hoàn hảo của thông tin thống kê đã công bố nhằm: (i) Xác định các loại sai sót và tần suất của chúng nhằm khắc phục không để tái diễn trong các lần công bố sau; (ii) Hoàn thiện hoạt động cung cấp và công bố thông tin bằng cách kiểm tra xem những thông tin thống kê cơ bản có phục vụ đúng đối tượng hay không. Các công việc trong hoạt động này bao gồm: xây dựng kế hoạch đánh giá; lựa chọn cán bộ và thực hiện việc đánh giá; tóm tắt kết quả đánh giá, viết báo cáo.

12

Page 13: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

5. Đánh giá mức độ thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng

Mức độ thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng thông tin dựa trên sự phù hợp cho sử dụng. Mục đích của hoạt động đánh giá mức độ thỏa mãn của người sử dụng nhằm tìm ra các giải pháp để hoàn thiện và nâng cao tiêu thức phù hợp của thông tin thống kê. Các công việc trong hoạt động này bao gồm: xây dựng kế hoạch đánh giá; lập danh sách các đối tượng sử dụng thông tin chủ yếu và chọn mẫu để tiến hành đánh giá; thiết kế bảng hỏi và tiến hành điều tra phỏng vấn; đánh giá, tổng hợp và phân tích kết quả điều tra; viết báo cáo và thông tin phản hồi.

6. Đánh giá nỗ lực hoàn thiện chất lượng thông tin

Quan điểm luôn luôn hoàn thiện chất lượng thông tin có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Hệ thống đánh giá chất lượng thông tin thống kê. Để không ngừng hoàn thiện chất lượng thông tin đòi hỏi người có trách nhiệm phải chỉ ra được những vấn đề ảnh hưởng tới chất lượng, đồng thời tìm ra các giải pháp hoặc lập thành các dự án khắc phục những tồn tại. Các công việc trong hoạt động đánh giá nỗ lực hoàn thiện đối với chất lượng thông tin bao gồm: xây dựng kế hoạch đánh giá; thực hiện hoạt động đánh giá; viết báo cáo và thông tin phản hồi.

7. Tổng hợp toàn bộ kết quả đánh giá

Để lượng hóa toàn bộ kết quả đánh giá theo Hệ thống đánh giá chất lượng thông tin thống kê, mỗi hoạt động đánh giá ở trên có thể lượng hoá bằng cách chấm điểm theo thang điểm 10, sau đó tính điểm bình quân cho toàn bộ hệ thống.

PHẦN II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN THỐNG KÊ CỦA NƯỚC

TA

I. Thực trạng chất lượng thông tin thống kê nước ta

1. Tính phù hợp

Tính phù hợp của thông tin thống kê là một yêu cầu cao và rất khó đối với ngành Thống kê vì yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin thống kê rất đa dạng và có tính phức tạp khác nhau. Chẳng hạn, cơ quan quản lý nhà nước cần nhiều thông tin mang tính tổng hợp, ngược lại, yêu cầu thông tin

13

Page 14: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

của các nhà đầu tư lại rất cụ thể về các yếu tố của sản xuất, kết quả sản xuất và chi tiết đến từng ngành, nhóm ngành.

Do tính đa dạng và phức tạp về yêu cầu của các đối tượng sử dụng, vì vậy ngành Thống kê không bao giờ đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của tất cả các đối tượng với nghĩa tuyệt đối của nó mà phải xem xét tất cả các loại đối tượng sử dụng thông tin và tiến hành phân loại thành các đối tượng sử dụng chủ yếu và các đối tượng khác. Nhìn chung số liệu cung cấp ngày càng được mở rộng và đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của các đối tượng dùng tin, nhưng mới đảm bảo một phần yêu cầu và còn thiếu nhiều chỉ tiêu cũng như lĩnh vực thống kê chưa có để cung cấp, cụ thể là:

- Thiếu một số chỉ tiêu phản ánh về các lĩnh vực tiến bộ kỹ thuật và áp dụng công nghệ kỹ thuật mới, những chỉ tiêu phản ánh về năng lực sản xuất và sử dụng năng lực của một số ngành sản phẩm quan trọng của nền kinh tế quốc dân, v.v. Mặt khác còn có sự trùng chéo về thông tin thống kê đầu ra giữa Tổng cục và một số Bộ, ngành liên quan. Số liệu thống kê của các chuyên ngành phân tổ theo vùng lãnh thổ và theo từng địa phương còn nhiều bất cập, chưa phù hợp, chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng.

- Vì các lý do khách quan và chủ quan, dãy số liệu theo thời gian của nhiều chỉ tiêu bị hạn chế về mặt so sánh qua các năm và do phân công tổng hợp số liệu theo nhiều cấp, nên số liệu gốc của nhiều chỉ tiêu không được quản lý tập trung, chưa có một cơ sở dữ liệu về thông tin ban đầu một cách đầy đủ và hoàn hảo. Chưa có hệ thống chỉ tiêu thống kê đáp ứng yêu cầu của các nhà sản xuất kinh doanh và các nhà đầu tư.

- Số liệu của các ngành kinh tế hoạt động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế tư nhân hầu như chưa thu thập được đầy đủ số liệu, đặc biệt là các ngành dịch vụ như: vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, v.v. Riêng phần xuất khẩu dịch vụ còn là một lĩnh vực mới, chưa có số liệu phục vụ nhu cầu dùng tin của các đối tượng sử dụng.

- Hiện nay, TCTK đã cung cấp số liệu hàng năm cho một số tổ chức thống kê quốc tế như: Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc, v.v, nhưng không đầy đủ chỉ tiêu. Trang số liệu của Việt Nam còn để trống nhiều dòng.

2. Tính chính xác

2.1. Tính chính xác theo mức độ tiệm cận giữa số liệu tính toán và thực tế của các hiện tượng kinh tế, xã hội

14

Page 15: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Hiện nay, ngành Thống kê chưa lượng hoá được các sai số, đồng thời mức độ chính xác của số liệu mới chỉ được đánh giá thông qua định tính và theo kinh nghiệm của các chuyên gia. Nhìn chung, số liệu thống kê được công bố ở phạm vi toàn quốc đã phản ánh đúng bản chất và xu hướng của các hiện tượng kinh tế, xã hội phát sinh như: tốc độ tăng trưởng của sản xuất, cơ cấu kinh tế và một số thông tin về chất lượng và hiệu quả của sản xuất. Tuy vậy mức độ tiệm cận của xu hướng đó so với thực tế vẫn còn những tồn tại, chủ yếu là:

- Số liệu thống kê còn chứa đựng các sai số không chỉ do chủ quan của cán bộ thống kê, mà còn bị ảnh hưởng của tư tưởng thành tích cục bộ, áp đặt số liệu theo định tính duy ý chí của lãnh đạo các cấp, làm cho số liệu phản ánh đúng xu hướng nhưng phổ biến là xu hướng cao hơn thực tế.

- Số liệu của trung ương tính cho toàn nền kinh tế ngày càng thiếu thống nhất với số liệu của các địa phương và các cơ quan chủ quản. Đối với các thống kê chuyên ngành, thông thường số liệu của trung ương thấp hơn so với số liệu của các địa phương và các cơ quan chủ quản cộng lại vì số liệu của trung ương tính cho phạm vi toàn quốc không bị yếu tố tính trùng, tính sai còn số liệu các địa phương có sự tính trùng giữa các địa phương.

- Số liệu tính được giữa kết quả điều tra thường xuyên và tổng điều tra còn có sự chênh lệch đáng kể tại một số chuyên ngành, thể hiện khá rõ ở số liệu về chăn nuôi.

- Đối với một số chỉ tiêu do phương pháp tính quá lạc hậu, không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường hoặc chưa có phương pháp tính riêng của thống kê mà dựa hoàn toàn vào phương pháp kế toán để tạo ra số liệu.

- Các chỉ tiêu thống kê mức sống đã phản ánh đúng xu hướng cải thiện mức sống trong mối quan hệ với thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế xã hội qua dãy số thời gian. Tuy nhiên, số liệu thu nhập còn thấp so với thực tế đối với một số đối tượng như người giàu, người sống ở thành thị hoặc người có trình độ giáo dục cao.

- Số liệu thống kê giáo dục, y tế, văn hóa còn có sự khác biệt đối với một số chỉ tiêu giữa hai kênh: thu thập của TCTK và từ Bộ, ngành, đặc biệt đối với chỉ tiêu tỷ lệ nhập học khi so sánh kết quả tính từ số liệu điều tra mức sống với kết quả tính từ số liệu báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.2. Đánh giá tính chính xác qua mức độ chênh lệch của số liệu ước tính với số liệu chính thức

15

Page 16: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Tính chính xác của số liệu thống kê còn được đánh giá thông qua mức độ chênh lệch của những số liệu ước tính, số liệu sơ bộ với số liệu chính thức. Qua tìm hiểu một số chuyên ngành, chúng tôi thấy thông tin thống kê về cơ bản đã phản ánh được xu hướng, diễn biến tình hình thực tế. Tuy nhiên, tính chính xác của số liệu thống kê hiện nay vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh luận, chủ yếu như sau:

- Hiện tượng chênh lệch giữa số liệu ước tính với số liệu sơ bộ và số liệu chính thức là khá phổ biến. Hiện tượng này phát sinh ở hầu hết các chuyên ngành, đặc biệt là số liệu về sản xuất của một số cây công nghiệp lâu năm như: cà phê, hồ tiêu, cao su,... thường xuyên thấp hơn do với sản lượng xuất khẩu. Những chênh lệch này phát sinh cả ở Tổng cục và các Cục Thống kê.

- Độ tin cậy một số chỉ tiêu, nhất là các chỉ tiêu về dịch vụ nông, lâm nghiệp và thủy sản còn thấp. Thông tin để phân tích ảnh hưởng của các hoạt động dịch vụ đến kết quả sản xuất hầu như chưa được chính thức hoá một cách có hệ thống thông qua hệ thống biểu mẫu của chế độ báo cáo.

3. Tính kịp thời

Tính kịp thời của thông tin thống kê phản ánh độ trễ về thời gian giữa thời kỳ hay thời điểm thông tin thống kê phản ánh với thời điểm công bố thông tin. Để kịp thời cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng, ngành Thống kê đã thu thập, tổng hợp và công bố số liệu vào những thời điểm khác nhau: số liệu ước tính, số liệu sơ bộ, số liệu chính thức. Hiện nay, trong chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng đối với các Cục Thống kê nhiều chỉ tiêu đã được bổ sung thêm so với trước và điểm đáng chú ý là các biểu báo cáo đã có thay đổi về thời gian báo cáo để có được thông tin kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế của từng vùng, miền. Ngoài ra, nhiều chỉ tiêu ước tính đã được bổ sung và tăng số kỳ báo cáo, nên tính kịp thời trong cung cấp thông tin đã có nhiều tiến bộ so với trước.

Trong thực tế tính kịp thời của số liệu chính thức được thực hiện ngày càng tốt hơn do áp dụng các biện pháp về nghiệp vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ thống kê và nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào khâu kiểm tra, truyền dữ liệu và xử lý tổng hợp. Tuy nhiên, nếu xem xét một cách chi tiết và đầy đủ tất cả các khía cạnh đáp ứng tính kịp thời của số liệu thống kê, chúng tôi thấy có một số nét sau:

16

Page 17: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

- Tính kịp thời của thông tin thống kê thể hiện chưa đều giữa các ngành, các nhóm chỉ tiêu. Loại thông tin nhanh có dự tính trong số liệu thì tính kịp thời được đáp ứng tốt, thỏa mãn được người sử dụng về mặt thời gian như: thông tin về tốc độ tăng trưởng; chỉ số giá tiêu dùng, v.v. Song nhiều chỉ tiêu, đặc biệt là các chỉ tiêu báo cáo năm (sơ bộ và chính thức), số liệu của nhiều cuộc điều tra, thời điểm công bố số liệu còn chậm, do vậy nhiều chỉ tiêu thiếu thông tin để đánh giá về tình hình hàng tháng, quí và 6 tháng đầu năm.

- Công tác công bố thông tin của một số chuyên ngành còn chậm, nhất là các thông tin phản ánh về giáo dục; ngành xây dựng; kết quả Tổng điều tra sơ sở kinh tế; Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản; điều tra vốn đầu tư, v.v, do vậy đã làm giảm giá trị của thông tin đối với nhu cầu dùng tin và khi đó chỉ phục vụ chủ yếu cho nghiên cứu chuyên sâu.

4. Khả năng tiếp cận

Khả năng tiếp cận thông tin thống kê phản ánh cách thức sắp xếp và cách tiếp cận được thông tin một cách dễ dàng. Khả năng tiếp cận thông tin thống kê thể hiện ở nhiều mặt: mức độ công bố rộng rãi của thông tin thống kê, tính sẵn có của các cơ sở dữ liệu và các dịch vụ hỗ trợ người sử dụng thông tin, sự phù hợp về hình thức thể hiện của thông tin.

Trong thời gian gần đây, số liệu thống kê được sản xuất ra đã nhằm mục đích hướng tới nhu cầu của người dùng tin, phổ biến thông tin rộng rãi dưới nhiều hình thức. Thông tin thống kê tăng lên cả về số lượng chỉ tiêu công bố và hình thức phổ biến thông tin để người sử dụng có thể dễ dàng tiếp cận được các thông tin cần thiết.

Phổ biến thông tin qua trang Web của Tổng cục là hình thức đang được nhiều người sử dụng thông tin đánh giá cao và ngày càng được quan tâm. Bên cạnh những thông tin thống kê đầu ra, trang Web của Tổng cục đã cung cấp cả những thông tin liên quan đến phương pháp thu thập số liệu và thông tin khá đa dạng.

Bên cạnh những nỗ lực để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi đối tượng sử dụng có thể tiếp cận với các nguồn thông tin sẵn có, việc cung cấp thông tin thống kê vẫn còn những hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới như:

- Một số thông tin ước tính chưa được công bố rộng rãi và chỉ thường tập trung công bố một số chỉ tiêu quan trọng nhất, cho một số đối tượng sử dụng chủ yếu như: Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan trực tiếp. Ngoài

17

Page 18: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

những chỉ tiêu tổng hợp chung toàn ngành, nhiều thông tin chỉ được công bố hạn chế ở một số sản phẩm quan trọng và chủ yếu mới dừng lại ở số ước tính cho phạm vi cả nước.

- Mặc dù đã có nhiều cố gắng về các ấn phẩm thống kê, song số lượng và chủng loại các ấn phẩm vẫn còn ở mức khiêm tốn, chưa đa dạng, chậm cải tiến cả hình thức và nội dung thông tin. Các thông tin tổng hợp còn ít các phân tổ chi tiết, nhiều ấn phẩm thống kê còn thiếu phần giải thích nội dung, khái niệm và phương pháp tính toán từng chỉ tiêu;

- Thông tin để người sử dụng có thể khai thác qua mạng chưa nhiều và thường chưa được cập nhật kịp thời. Chưa thường xuyên và định kỳ công bố số liệu các cuộc điều tra. Một số thông tin được thu thập, tổng hợp nhưng chỉ cung cấp cho một số đối tượng sử dụng chủ yếu, chưa được công bố rộng rãi trên trang Web, hoặc trong Niên giám hàng năm.

- Công tác tuyên truyền, quảng bá về thống kê còn ít, nhiều người còn có định kiến với thông tin thống kê. Chưa có cơ chế rõ ràng về cung cấp các thông tin chuyên sâu, chi tiết, các cơ sở dữ liệu vi mô. Do vậy, việc cung cấp các loại thông tin còn mang tính tự phát, tùy tiện và nhiều khi không thống nhất giữa các đối tượng khác nhau.

5. Khả năng giải thích

Khả năng giải thích của số liệu thống kê thể hiện trên nhiều nội dung: công khai các số liệu sẵn có, công khai các khái niệm, nội dung chỉ tiêu, phương pháp tính toán và phương pháp thu thập thông tin. Công khai, minh bạch các sản phẩm số liệu giúp cho những người sử dụng tin có thể hiểu, sử dụng và phân tích số liệu một cách đúng đắn.

Các thông tin thống kê gồm một hệ thống các chỉ tiêu có nội dung phức tạp, chủ yếu được thu thập và tổng hợp theo các phương pháp thống kê phổ biến trên thế giới. Trong thời gian qua, ngành Thống kê đã quan tâm nhiều đến khả năng giải thích của số liệu và trên thực tế đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu của các đối tượng sử dụng thể hiện qua các nội dung sau:

- Công khai, minh bạch về phương pháp thu thập thông tin và chế độ báo cáo. Phương án của các cuộc tổng điều tra được đăng tải công khai trên trang Web của Tổng cục để mọi đối tượng có thể truy cập tìm hiểu. Phổ biến các thông tin thống kê đã có kèm theo giải thích, số lượng các chỉ tiêu thống

18

Page 19: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

kê công bố có kèm giải thích khái niệm, nội dung, phương pháp tính tăng lên đáng kể, Tổng cục đã thường xuyên bổ sung các bản giải thích trong các ấn phẩm, đặc biệt là trong “Niên giám Thống kê”.

- Tổng cục đã thường xuyên trưng cầu ý kiến của các Bộ, ngành liên quan trực tiếp trong quá trình xây dựng, cải tiến các phương án điều tra và chế độ báo cáo.

- Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại cần khắc phục để nâng cao hơn nữa khả năng giải thích của số liệu thống kê trong thời gian tới do nhiều đối tượng sử dụng tin không nắm được những thông tin nào hiện đang được thu thập, phương pháp thu thập và tính toán các chỉ tiêu cũng như kỳ cung cấp số liệu. Điều này dẫn đến việc thu thập thông tin trùng, chéo và kết quả thông tin không thống nhất với nhau.

- Các ấn phẩm như: Niên giám thống kê hoặc các cuốn số liệu chuyên ngành mới nêu khái niệm, nội dung một số chỉ tiêu chủ yếu, quan trọng nhất, còn nhiều chỉ tiêu chưa được giải thích rõ ràng về nội dung, nguồn thông tin và phương pháp tính.

- Phần lớn phương án của các cuộc điều tra chưa được giới thiệu đến đa số người sử dụng thông tin. Đến nay, việc công khai phương án điều tra trên trang Web của Tổng cục mới thực hiện được với các cuộc tổng điều tra.

6. Tính chặt chẽ

Tính chặt chẽ và logic của số liệu phản ánh mức độ mà các số liệu có thể liên kết được với nhau một cách lô gíc và nhất quán. Tính chặt chẽ có nghĩa là nếu cùng một thuật ngữ sẽ không dùng nhiều khái niệm hoặc số liệu khác nhau. Tính chặt chẽ theo nghĩa chung nhất được hiểu là số liệu không có mâu thuẫn.

Qua tìm hiểu các nguồn số liệu thống kê, chúng tôi thấy về cơ bản số liệu thống kê đã bảo đảm được tính chặt chẽ và lôgic cả về không gian và thời gian. Số liệu sơ cấp được thu thập, tính toán dựa trên các khái niệm, định nghĩa và phân tổ tương thích và có thể dùng để tổng hợp và liên kết được giữa các chỉ tiêu có liên quan. Đồng thời số liệu tổng hợp cũng được sắp xếp theo trình tự khoa học, thống nhất về phạm vi và các phân tổ.

Quá trình thiết kế các loại phiếu điều tra được thực hiện một cách đồng bộ ở các khâu công việc từ xác định nhu cầu, nội dung điều tra đến xây dựng phương án, thiết kế mẫu, phiếu điều tra, tài liệu hướng dẫn cũng như các qui

19

Page 20: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

trình bắt buộc trong điều tra. Chế độ báo cáo thống kê thường xuyên được nghiên cứu, bổ sung và sửa đổi cho phù hợp với nhu cầu thông tin từng thời kỳ và đặc điểm tổ chức sản xuất của các đơn vị để đề xuất những nội dung và hình thức báo cáo phù hợp.

Tuy nhiên, nếu đi sâu tìm hiểu số liệu chi tiết của các ngành còn có nhiều bất hợp lý, phần lớn số liệu chỉ sử dụng được ở cấp toàn quốc, phân tổ đối với ngành cấp I và cấp II. Nếu sử dụng số liệu với phân tổ chi tiết đến ngành cấp III có nhiều mâu thuẫn giữa các bộ số liệu. Đồng thời khi nghiên cứu mối liên hệ giữa các chỉ tiêu với nhau đôi khi cũng có những mâu thuẫn nhất định, không phù hợp với xu hướng chung của quốc tế.

Tính chặt chẽ của dãy số liệu theo thời gian: phần lớn các chỉ tiêu thống kê đã đảm bảo được sự thống nhất về khái niệm, phương pháp tính, đơn vị tính giữa các năm cũng như giữa các thời kỳ. Một số chỉ tiêu khi có sự thay đổi về phạm vi hoặc thời điểm tính đã có giải thích cụ thể và đã tính lại cho những năm trước để đảm bảo sự thống nhất và so sánh được.

Tuy nhiên, tính chặt chẽ lôgic của số liệu thống kê còn có những tồn tại sau:

- Giữa Tổng cục với các Cục Thống kê và giữa các Cục Thống kê với nhau chưa có sự thống nhất về nội dung, phương pháp điều tra thu thập số liệu, tổng hợp, tính toán và suy rộng trên địa bàn lãnh thổ. Đối với nhiều chỉ tiêu, số liệu thu thập và tính toán của các Cục Thống kê cũng chỉ là tài liệu tham khảo cho các vụ nghiệp vụ của Tổng cục.

- Chưa đảm bảo tính hệ thống và thiếu sự chỉ đạo thống nhất mặc dù nội dung, nguồn thông tin và phương pháp tính của nhiều chỉ tiêu đã được xây dựng theo những quy trình chặt chẽ và khoa học nhưng trên thực tế việc tổ chức thực hiện chưa nghiêm túc.

- Đối với một số chuyên ngành, chẳng hạn như nông nghiệp, lâm gnhiệp và thủy sản, còn có hiện tượng nội dung, phạm vi thu thập thông tin của cùng một chỉ tiêu nhưng không thống nhất với nhau giữa điều tra mẫu thường xuyên và tổng điều tra, thậm chí giữa hai lần tổng điều tra.

- Một số chỉ tiêu khi so sánh quốc tế còn khác nhau về khái niệm, phạm vi tính toán như các chỉ tiêu thất nghiệp, cán bộ khoa học kỹ thuật, số cơ sở kinh tế, các chỉ tiêu về sản lượng sản phẩm chăn nuôi và thủy sản, v.v. Ngoài ra, sự khác nhau về phân tổ các loại cây trồng trong nông nghiệp của Việt Nam với các nước khác và các tổ chức quốc tế cũng gây khó khăn cho việc biên soạn và so sánh quốc tế.

20

Page 21: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

II. Các nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng thông tin thống kê

1. Phương pháp thống kê

Phương pháp thống kê có vai trò quan trọng, không những quyết định đến phương pháp tính toán các chỉ tiêu thống kê cụ thể mà còn quyết định cả các hoạt động thống kê có liên quan. Với thực tế hiện nay về phương pháp thống kê của Ngành, Tổng cục cần rà soát và hoàn thiện phương pháp thống kê thuộc tất cả các lĩnh vực. Đây là một nội dung lớn, cần đưa ra thành một chương trình công tác trọng tâm của Ngành, hay dưới giác độ nghiên cứu khoa học, nội dung này nên bố trí thành một đề tài độc lập cấp Tổng cục. Vì vậy trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi chỉ đề cập tới một số bất cập về phương pháp thống kê thuộc lĩnh vực tài khoản quốc gia như một ví dụ minh họa và ngay cả trong lĩnh vực này, chúng tôi cũng chỉ tập trung vào phương pháp luận tính chỉ tiêu GDP theo phương pháp sản xuất và theo hai loại giá.

1.1. Phạm vi tính toán. Phạm vi tính toán chỉ tiêu GDP của Tổng cục Thống kê chưa đầy đủ, vẫn còn những hoạt động sản xuất chưa được đăng ký và ngành Thống kê chưa quan sát và thu thập đầy đủ như: Kinh tế chưa định hình, kinh tế ngầm, v.v.

1.2. Đơn vị thống kê. TCTK đang dùng doanh nghiệp làm đơn vị thống kê để thu thập thông tin tính toán GDP theo phương pháp sản xuất. Dùng doanh nghiệp làm đơn vị thống kê dẫn tới trường hợp vừa thừa vừa thiếu trong tính toán GDP của các tỉnh và thành phố.

1.3. Khái niệm sản xuất. Hiện nay TCTK áp dụng khái niệm sản xuất có một điểm không giống với khái niệm sản xuất của thống kê Liên hợp quốc. Tổng cục quy định khái niệm sản xuất không bao gồm các hoạt động bất hợp pháp bị cấm trong Hiến pháp và các bộ luật hiện hành như: buôn lậu ma túy, hoạt động mại dâm, hoạt động mê tín dị đoan, v.v. Quy định như vậy là không hợp lý vì đã phủ nhận thực tế tồn tại của hoạt động bất hợp pháp trong nền kinh tế và gây bất cập, không thống nhất về phạm vi tính của cùng một chỉ tiêu GDP theo hai cách tiếp cận.

1.4. Phương pháp tính

a. Theo giá thực tế: chỉ tiêu GDP theo giá thực tế được tính đồng thời theo hai phương pháp. Nhìn chung phương pháp tính đã tuân thủ phương pháp luận của thống kê quốc tế.

21

Page 22: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

b. Theo giá so sánh: thực tế áp dụng phương pháp giảm phát để tính GDP theo giá so sánh còn nhiều điểm chưa chính xác: (i) Đối với một số ngành kinh tế, tính trực tiếp chỉ tiêu giá trị tăng thêm từ giá thực tế về giá so sánh bằng cách loại trừ biến động giá bằng chỉ số CPI là không chính xác; (ii) Công cụ tính theo giá so sánh không đồng bộ; (iii) Không thể dùng chỉ số CPI để tính chuyển chỉ tiêu giá trị sản xuất.

1.5. Quy trình tính. Chỉ tiêu GDP được tính theo quy trình từ dưới lên và có một số bất cập: (i) Không kiểm soát được phạm vi thu thập thông tin của các Cục Thống kê; (ii) Không kiểm soát được thực tế tính toán các chỉ tiêu giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm và khó kiểm soát được việc áp dụng thống nhất phương pháp tính; không thể loại trừ được bệnh thành tích muốn có tốc độ tăng trưởng cao của các tỉnh, thành phố; không thực hiện đúng quy định của Luật Thống kê: “Thủ trưởng cơ quan thống kê trung ương công bố thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia” (3).

2. Tính đồng bộ của số liệu thống kê

2.1. Đồng bộ giữa chỉ tiêu đầu vào và chỉ tiêu đầu ra

a. Số liệu giữa trung ương và số liệu địa phương còn có sự khác nhau về khá nhiều chỉ tiêu. Chẳng hạn có sự khác biệt khá lớn về quy mô và tốc độ tăng của chỉ tiêu GDP. Quy mô của chỉ tiêu GDP của các tỉnh và thành phố cộng lại đều nhỏ hơn chỉ tiêu GDP do Tổng cục tính toán. Tốc độ tăng GDP của hầu hết các tỉnh đều cao hơn tốc độ tăng của cả nền kinh tế do Tổng cục tính. Chỉ tiêu về dân số của các tỉnh, thành phố với dân số của cả nước là một ví dụ khác về sự khác biệt số liệu giữa trung ương và địa phương.

b. Số liệu giữa Tổng cục Thống kê và các Bộ, ngành nhìn chung khá thống nhất. Nhiều thông tin từ các Bộ, ngành là thông tin đầu vào quan trọng để TCTK tính các số liệu và chỉ tiêu thống kê đầu ra. Tuy vậy, số liệu về lao động - việc làm do Bộ Lao động-TBXH chủ trì thực hiện trong thời kỳ 1996-2005 cao hơn đáng kể so với số liệu ghi trong Niên giám của TCTK. Tình trạng tương tự còn diễn ra đối với số liệu về tỷ lệ hộ nghèo; tỷ lệ sử dụng thời gian của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và số lao động được đào tạo trong năm.

c. Giữa chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu chuyên ngành nhìn chung đã có sự đối chiếu với nhau nên sự khác biệt bước đầu đã được quan tâm xử lý. Các

(3) Mục 1, điều 25 của Luật Thống kê

22

Page 23: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

chỉ tiêu tổng hợp thường được đánh giá, phân tích từ các chỉ tiêu chuyên ngành. Tuy nhiên sự khác biệt giữa chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu chuyên ngành còn khá lớn và biểu hiện ở nhiều chỉ tiêu. Còn có sự khác biệt giữa số hộ trong điều tra dân số với số hộ trong điều tra mức sống dân cư, còn có sự khác biệt giữa tổng số lao động đang làm việc của toàn bộ nền kinh tế với số lao động đang làm việc cộng từ các ngành.

d. Giữa số liệu dự báo và số liệu chính thức: để phục vụ kịp thời yêu cầu quản lý, điều hành nền kinh tế của Đảng và Nhà nước các cấp, một số chỉ tiêu thống kê kinh tế - xã hội chủ yếu cần được dự báo sớm. Để số liệu dự báo đáp ứng được yêu cầu quản lý, đòi hỏi số liệu dự báo và số liệu chính thức phải đồng bộ theo nghĩa cùng chiều hướng, cùng xu thế, sát với thực tế và không khác biệt nhiều về độ lớn. Trong thực tế thời gian qua, giữa số liệu dự báo và số liệu chính thức có hai nét đặc trưng sau:

i. Số liệu dự báo khớp hoàn toàn với số liệu chính thức, hoặc có khác biệt nhưng không đáng kể. Trong nhiều trường hợp TCTK không công bố sự khác biệt giữa số liệu dự báo và số liệu chính thức.

ii. Giữa số liệu dự báo và số liệu chính thức có sự khác biệt lớn, thậm chí không cùng chiều hướng. Chẳng hạn số liệu ước tính lần thứ nhất vào thời điểm cuối năm 2003 về tốc độ tăng dân số của năm 2003 là 1,18%, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng chính thức của năm 2002 là 1,32%. Khi công bố số liệu chính thức tốc độ tăng dân số của năm 2003 là 1,47% vượt xa số liệu ước tính và cao hơn cả tốc độ tăng của năm 2002.

2.2. Đồng bộ về phương pháp và công cụ tính toán

a. Đồng bộ giữa thống kê chuyên ngành và thống kê tổng hợp: nhìn chung phương pháp luận áp dụng tính toán các chỉ tiêu của thống kê chuyên ngành đã theo chuẩn mực quốc tế và vì vậy cũng phù hợp với thống kê tổng hợp. Trong thực tế vẫn có trường hợp các đơn vị của Tổng cục không áp dụng thống nhất các bảng phân loại. Chẳng hạn trong danh mục sản phẩm lập bảng cân đối liên ngành của năm 1996 và 2000, thống kê tài khoản quốc gia không áp dụng bảng phân loại sản phẩm chủ yếu do TCTK ban hành và đã dùng danh mục ngành sản phẩm do các chuyên viên của Vụ đưa ra.

Công cụ tính toán của thống kê TKQG ở trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu và điều này xảy ra vì sự phối hợp chưa đồng bộ giữa thống kê chuyên ngành và thống kê TKQG. Hiện nay, Vụ Thống kê thương mại, dịch vụ và giá cả mới chỉ thống kê chỉ tiêu doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội

23

Page 24: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

theo các nhóm hàng và không thống kê chỉ tiêu trị giá vốn hàng hóa và dịch vụ bán ra theo các nhóm hàng tương ứng, điều này gây bất cập khi tính chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá so sánh của hoạt động thương nghiệp.

b. Đồng bộ giữa thống kê tài khoản quốc gia thuộc TCTK với các Cục Thống kê: hiện nay Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia có chế độ báo cáo thống kê định kỳ về Tài khoản quốc gia (Quyết định số 75/2003/QĐ-TCTK ngày 15 tháng 01 năm 2003 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê), tuy vậy phương pháp hướng dẫn trong chế độ này còn rất chung chung và tính khả thi không cao, dẫn tới việc áp dụng tùy tiện phương pháp tính tại các Cục Thống kê.

Hiện nay thống kê TKQG yêu cầu các Cục Thống kê lập bảng cân đối sản phẩm nông nghiệp để tính đơn giá bình quân trong tính toán giá trị sản xuất và một số chỉ tiêu khác. Trong thực tế, các Cục Thống kê không thể lập bảng cân đối này với chất lượng đảm bảo để có thể sử dụng và nhiều Cục Thống kê lập chỉ để hoàn thành công việc Tổng cục giao.

c. Đồng bộ của thống kê chuyên ngành giữa Tổng cục Thống kê với các Cục Thống kê: nhìn chung các Cục Thống kê tuân thủ đầy đủ hướng dẫn về phương pháp tính của các Vụ thống kê chuyên ngành. Tuy vậy quá trình này diễn ra chưa đều và còn chậm. Công cục tính toán còn bất cập. Chẳng hạn, TCTK hướng dẫn các Cục Thống kê tính chỉ tiêu giá trị sản xuất của các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành công nghiệp theo giá so sánh bằng bảng giá cố định. Bảng giá cố định không đầy đủ và chưa hướng dẫn kịp thời phương pháp tính toán và điều chỉnh đối với nhóm sản phẩm không có giá trong bảng giá cố định cho phù hợp với diễn biến của nền kinh tế.

PHẦN IIICÁC GIẢI PHÁP NHẰM QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

THÔNG TIN THỐNG KÊ

I. Hoàn thiện phương pháp luận thống kê

Phương pháp luận thống kê có tầm quan trọng đặc biệt vì nó sẽ quyết định tới loại thông tin thống kê đầu vào, tới đối tượng thu thập thông tin, phương pháp và công cụ dùng trong tính toán các chỉ tiêu thống kê đầu ra. Trong mục này, chúng tôi trao đổi và đề xuất một số nội dung cơ bản nhất về vấn đề phương pháp luận thống kê trong tổng thể các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê.

Mỗi lĩnh vực thống kê đều liên quan tới việc thu thập, xử lý và tính toán các chỉ tiêu thống kê của lĩnh vực đó và không thể phủ nhận vai trò quan trọng

24

Page 25: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

của từng thống kê chuyên ngành. Tuy vậy, với chức năng tính toán và phân tích các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của toàn bộ nền kinh tế, thống kê tài khoản quốc gia đã chiếm vị trí trung tâm trong toàn bộ hệ thống thống kê kinh tế, xã hội. Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị phần nào mang tính giải pháp nhằm hoàn thiện một bước phương pháp luận của thống kê tài khoản quốc gia trong việc tính toán chỉ tiêu GDP theo giá so sánh.

1. Đơn vị thống kê

Thống kê Liên hợp quốc khuyến nghị trong trường hợp các nước áp dụng phương pháp sản xuất để tính chỉ tiêu GDP, khi đó đơn vị thống kê dùng để thu thập số liệu về sản xuất phải là đơn vị cơ sở. Áp dụng đơn vị cơ sở làm đơn vị thống kê sẽ thu được thông tin về hoạt động sản xuất thuần nhất theo ngành kinh tế và thuần nhất theo địa bàn và sẽ khắc phục được tình trạng tính vừa thừa vừa thiếu chỉ tiêu GDP của địa phương. Để khắc phục bất cập này, chúng tôi đề nghị Tổng cục giao cho Vụ Thống kê thương mại, dịch vụ và giá cả chủ trì cùng với Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia và Vụ Phương pháp chế độ thống kê thực hiện các công việc sau:

- Nghiên cứu, xác định các tiêu thức nhận dạng cụ thể đơn vị cơ sở trong từng ngành và từng loại hình kinh tế ở Việt Nam để dùng làm đơn vị thống kê cho thu thập thông tin về kết quả sản xuất của các ngành kinh tế trong thời gian tới.

- Nghiên cứu phương pháp thu thập thông tin từ các đơn vị cơ sở từ đó xây dựng phương án khả thi áp dụng từ năm 2008 trở đi.

2. Xây dựng và áp dụng các bảng phân loại

Bên cạnh việc rà soát, sửa đổi và hoàn thiện các bảng danh mục hiện có như: Bảng phân ngành kinh tế quốc dân, bảng phân loại sản phẩm, danh mục các đơn vị hành chính, danh mục giáo dục và đào tạo, Tổng cục tiếp tục nghiên cứu và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành một số bảng phân loại mới:

- Bảng phân loại tiêu dùng theo mục đích của cá nhân dân cư (COICOP);

- Bảng phân loại chi tiêu theo chức năng của chính phủ (COFOG);

- Bảng phân loại chi tiêu theo mục đích của các đơn vị không vì lợi phục vụ hộ gia đình (COPNI);

- Danh mục hàng hóa thương mại quốc tế tiêu chuẩn (SITC);

25

Page 26: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Khi đã xây dựng và ban hành các bảng phân loại và danh mục, Tổng cục phải có biện pháp áp dụng các bảng phân loại và danh mục vào từng lĩnh vực thống kê phù hợp. Việc áp dụng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Áp dụng ở mức độ chi tiết để đảm bảo yêu cầu tính toán chi tiết của các lĩnh vực thống kê và đáp ứng khả năng so sánh;

- Áp dụng thống nhất cho tất cả các lĩnh vực thống kê có liên quan.

3. Xác định phương pháp và quy trình tính

3.1. Sự nhất quán và thống nhất về phương pháp thống kê. Phương pháp thống kê có vai trò quan trọng và quyết định tới tất cả các hoạt động thống kê. Vì vậy trong kế hoạch công tác của giai đoạn 2007 - 2010 Tổng cục nên dành nguồn lực và thời gian thỏa đáng để xác định các phương pháp thống kê phải áp dụng trong thống kê tổng hợp và thống kê chuyên ngành. Tổng cục nên chọn năm 2008 là “Năm phương pháp thống kê” của Ngành, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng cục trưởng, Vụ Phương pháp chế độ thống kê chịu trách nhiệm chính với sự tham gia của các Vụ thống kê tổng hợp, thống kê chuyên ngành và Viện Khoa học Thống kê. Trong năm phương pháp thống kê, dựa trên phương pháp mang tính chuẩn mực và hướng phát triển của thống kê quốc tế, tất cả các đơn vị thống kê chuyên ngành và thống kê tài khoản quốc gia phải xác định rõ phương pháp thống kê của từng lĩnh vực sẽ áp dụng trong thời gian tới (10 năm) đồng thời đưa ra lộ trình thực hiện.

Việc thực hiện phương pháp thống kê có liên quan tới tất cả các nghiệp vụ chuyên môn, liên quan giữa Tổng cục và các Cục Thống kê, giữa Tổng cục với các Bộ, ngành. Để đảm bảo chất lượng thông tin thống kê nói chung, đảm bảo khả năng so sánh và tính tin cậy về phương pháp áp dụng để biên soạn số liệu đòi hỏi các đơn vị trong Tổng cục phải tuân thủ và áp dụng thống nhất phương pháp thống kê. Để đảm bảo yêu cầu này, Tổng cục có thể áp dụng một số giải pháp sau:

a. Sự nhất quán và thống nhất giữa các đơn vị trong Tổng cục. Vụ Phương pháp chế độ thống kê chủ trì, phối hợp với Ban Thanh tra Tổng cục thực hiện việc kiểm tra hàng năm tính nhất quán và thống nhất trong việc áp dụng phương pháp thống kê của các Vụ thống kê chuyên ngành và thống kê tổng hợp.

b. Sự nhất quán và thống nhất giữa các đơn vị trong Tổng cục và các Cục Thống kê. Thanh tra Tổng cục chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên

26

Page 27: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

quan trong Tổng cục kiểm tra việc áp dụng phương pháp thống kê do Tổng cục quy định tại các Cục Thống kê. Hàng năm, Thanh tra Tổng cục phải có báo cáo về tình hình thực hiện phương pháp thống kê ở địa phương.

c. Sự nhất quán và thống nhất giữa Tổng cục Thống kê và các Bộ, ngành. TCTK cần khẩn trương hoàn thành các định nghĩa, hướng dẫn nội dung, nguồn thông tin và phương pháp tính của các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia đã phân công cho các Bộ, ngành có liên quan. Tổ chức các lớp đào tạo hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho những cán bộ trực tiếp thu thập thông tin và tính toán những chỉ tiêu này tại các Bộ, ngành và thường xuyên mời đội ngũ cán bộ này tham gia các lớp đào tạo của các đơn vị cho các cán bộ của Tổng cục.

3.2. Phương pháp và công cụ tính. TCTK cần triển khai nghiêm túc chủ trương áp dụng chỉ số giá thay cho bảng giá cố định, trong tính toán chỉ tiêu GDP theo giá so sánh. Cùng với củng cố và nâng cao chất lượng tính chỉ tiêu GDP theo giá thực tế và giá so sánh bằng phương pháp sản xuất, Tổng cục cũng nên phát triển và coi phương pháp sử dụng cũng là phương pháp chủ yếu đặt vị trí ngang bằng với phương pháp sản xuất.

Tính GDP theo giá so sánh: để áp dụng phương pháp giảm phát trong tính toán chỉ tiêu GDP theo giá so sánh đảm bảo chất lượng và không vi phạm nguyên tắc về mức độ gộp ngành tối đa, Tổng cục cần thực hiện các công việc sau:

- Xác định danh mục ngành kinh tế/ngành sản phẩm cấp II dùng trong tính toán chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian và giá trị tăng thêm theo giá thực tế;

- Xác định nguồn thông tin chi tiết để tính toán chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian và giá trị tăng thêm theo giá thực tế theo danh mục ngành kinh tế chi tiết đến cấp II, đồng thời biên soạn chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá vật tư theo nhóm ngành kinh tế cấp II đã lựa chọn ở trên.

Để nâng cao chất lượng tính chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá thực tế và giá so sánh, với các ưu điểm của bảng nguồn và sử dụng (SUT), Tổng cục nên cập Nhật Bảng SUT hàng năm và dùng bảng này làm công cụ tính chỉ tiêu GDP theo giá thực tế và giá so sánh.

27

Page 28: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

3.3. Quy trình tính toán. Tổng cục nên áp dụng quy trình tính từ trên xuống đối với chỉ tiêu GDP theo giá thực tế và giá so sánh. Áp dụng quy trình này có các ưu điểm sau:

- Tổng cục kiểm soát được phạm vi thu thập thông tin của các Cục Thống kê;

- Tổng cục không mất thời gian và lực lượng cán bộ để kiểm soát việc tính toán các chỉ tiêu giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm các ngành kinh tế và không phải kiểm soát việc áp dụng thống nhất phương pháp tính của các Cục Thống kê;

- Tổng cục sẽ loại trừ được bệnh thành tích muốn có tốc độ tăng trưởng cao của các tỉnh, thành phố;

- Cùng với việc áp dụng đơn vị cơ sở làm đơn vị thống kê, Tổng cục sẽ loại trừ được hiện tượng chênh lệch giữa số liệu của trung ương và địa phương;

- Thực hiện đúng Luật Thống kê quy định: “Thủ trưởng cơ quan thống kê trung ương công bố thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia”.

- Với sự hỗ trợ của công nghệ tin học, Tổng cục có thể sắp xếp lại đội ngũ cán bộ làm tài khoản quốc gia giữa trung ương và địa phương.

II. Các giải pháp quản lý và nâng cao chất lượng số liệu thống kê theo sáu tiêu thức

1. Quản lý tính phù hợp

Để quản lý tính phù hợp của thông tin thống kê Tổng cục cần có kế hoạch rà soát định kỳ nhu cầu của người sử dụng. Quá trình rà soát có thể thực hiện theo ba hoạt động sau.

a. Cơ chế phản hồi của người dùng tin. Thực hiện Cơ chế phản hồi của người dùng tin nhằm duy trì mối quan tâm đến số liệu thống kê của người sử dụng. Chúng tôi cho rằng nên thành lập một vài loại cơ chế phản hồi sau đây:

- Thành lập Hội đồng Thống kê quốc gia, Hội đồng này đưa ra khuyến nghị về các chính sách và các chương trình thống kê cần thực hiện, dựa vào đó Tổng cục Thống kê sẽ xác định những số liệu cần thiết nhưng còn thiếu để phục vụ cho việc đánh giá quá trình thực hiện chính sách. Hội đồng này do

28

Page 29: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

một Phó thủ tướng Chính phủ làm chủ tịch, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê làm Tổng thư ký;

- Thành lập Hội đồng tư vấn chuyên môn cho các lĩnh vực thống kê chủ yếu của TCTK. Hội đồng này rà soát và đánh giá đều đặn những mặt được và các tồn tại của các hoạt động làm ra số liệu thống kê, từ đó kiến nghị những giải pháp sửa đổi. Hội đồng do một lãnh đạo Tổng cục làm chủ tịch, thành viên là đại diện của Vụ Phương pháp chế độ thống kê, các Vụ thống kê tổng hợp và thống kê chuyên ngành;

- Tổ chức các cuộc họp định kỳ, trao đổi ý kiến trực tiếp giữa TCTK với các Bộ, ngành sử dụng thường xuyên số liệu thống kê như: Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, v.v, để tìm hiểu yêu cầu mới của họ về số liệu thống kê;

- Đại diện của TCTK chủ động tham gia vào các cuộc họp của Chính phủ và các Bộ, ngành, nghe họ thảo luận về chương trình kinh tế xã hội để tìm hiểu nhu cầu mới về thông tin thống kê;

- Trao đổi định kỳ với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để tìm hiểu nhu cầu thông tin của giới doanh nghiệp và thông báo cho họ chính sách phục vụ và phổ biến thông tin của Tổng cục Thống kê. Hàng năm tổ chức toạ đàm trực tiếp, rộng rãi với các đối tượng sử dụng thông tin thống kê để tìm hiểu những điểm mạnh và những hạn chế của hệ thống thông tin thống kê hiện hành;

- Trao đổi định kỳ với các cơ quan thống kê nước ngoài và các tổ chức quốc tế để tìm hiểu nhu cầu mới về thông tin thống kê của họ;

- Đối với nhu cầu thông tin phục vụ cho công tác chỉ đạo, quản lý và điều hành hoạt động kinh tế của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tổng cục nên tổ chức điều tra xác định nhu cầu thông tin và phân loại theo các nhóm và phân loại theo khả năng sẵn có trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. Giải pháp này nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về số liệu thống kê cấp tỉnh, thành phố và giảm thiểu chi phí lao động và thời gian của các Cục Thống kê để thu thập thông tin phục vụ các công việc bên ngoài ngành.

b. Rà soát lại các chương trình công tác thống kê nghiệp vụ và thống kê tổng hợp. Tổng cục nên rà soát định kỳ các chương trình công tác thống kê của các Vụ thống kê chuyên ngành và thống kê tổng hợp nhằm đánh giá mức độ thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng. Định kỳ hai năm một lần, tất cả các đơn vị trong Tổng cục phải làm báo cáo đề cập rõ việc thực hiện chương trình

29

Page 30: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

công tác và xác định phương hướng cũng như đề xuất những thay đổi trong thời gian tới. Bốn năm một lần, từng Vụ thống kê chuyên ngành và thống kê tổng hợp phải báo cáo bổ sung vào báo cáo hai năm những thông tin về kết quả rà soát lại tiêu thức tính phù hợp và định hướng trong thời gian tới. Báo cáo bốn năm sẽ được trình bày và thảo luận tại Hội đồng tư vấn chuyên môn cho các lĩnh vực thống kê của TCTK. Tất cả những đề xuất trong báo cáo sẽ được cân nhắc trong quá trình lập kế hoạch công tác thống kê cho giai đoạn tiếp theo.

c. Phân tích số liệu. Phân tích số liệu phục vụ cho một số mục đích trong quản lý chất lượng, đặc biệt khi phân tích người sử dụng sẽ hiểu và phát hiện ra bản chất bên trong của số liệu hiện có, sẽ biết được số liệu có đầy đủ và phù hợp cho phân tích hay không. Chúng tôi đề nghị sử dụng các tài khoản, các bảng cân đối như bảng SUT, ma trận hạch toán xã hội, …, trong hệ thống tài khoản quốc gia làm công cụ phân tích.

Hoạt động phân tích số liệu nên giao thành nhiệm vụ công tác cho một số Vụ thống kê có liên quan, hoặc có thể thành lập các Tổ nghiên cứu, phân tích với cơ chế linh hoạt, có động viên tài chính từ kinh phí hoạt động khoa học của TCTK. Tổng cục có thể ký hợp đồng phân tích với bên ngoài để làm các báo cáo phân tích, hoặc qua chương trình cấp học bổng cho các nghiên cứu sinh của ngành Thống kê cùng tham gia phân tích với các chuyên gia bên ngoài.

d. Lập kế hoạch phát triển công tác số liệu. Lập kế hoạch phát triển công tác số liệu của ngành Thống kê trung và dài cung cấp cho lãnh đạo Tổng cục một lược đồ và chiến lược phát triển một cách bài bản và làm cơ sở để đưa ra những thay đổi trong chương trình công tác của Ngành trong từng năm tiếp theo. Một số giải pháp nên áp dụng như sau:

- Tổ chức hội nghị lập kế hoạch chiến lược phát triển hàng năm của ngành Thống kê. Nếu không tổ chức riêng hội nghị này, chủ đề lập kế hoạch phát triển công tác thông tin nên trở thành một chương trình nghị sự quan trọng trong Hội nghị Tổng kết công tác thống kê hàng năm của Ngành. Lập kế hoạch phát triển công tác số liệu cần thực hiện đồng thời với kế hoạch kinh phí;

- Đề nghị các đồng chí lãnh đạo các cấp trong Ngành xác định những công việc nào chưa thực sự cần phải thực hiện trong năm tới và vài năm tiếp theo, đồng thời khuyến khích mọi ý kiến đề xuất những công việc cần làm nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng tin.

30

Page 31: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

2. Quản lý tính chính xác

Chất lượng thông tin đầu vào quyết định tính chính xác của số liệu thống kê. Hiện nay, điều tra và chế độ báo cáo thống kê là hai kênh thông tin chủ yếu. Đối với thông tin từ chế độ báo cáo thống kê, chất lượng của số liệu báo cáo phụ thuộc vào biểu mẫu báo cáo thống kê và chất lượng của đơn vị lập báo cáo. Hiện nay, thông tin thống kê đầu vào chủ yếu dựa vào các cuộc điều tra, vì vậy chúng tôi tập trung kiến nghị các giải pháp nâng cao chất lượng thông tin của các cuộc điều tra:

a. Thiết kế chương trình điều tra. Tính chính xác của số liệu điều tra cũng như tính kịp thời và tính chặt chẽ phụ thuộc vào phương pháp điều tra áp dụng trong thực tế và các quy trình đảm bảo giám sát và quản lý được các sai số phát sinh trong các giai đoạn điều tra. Để nâng cao chất lượng thông tin thu thập qua điều tra, khi thiết kế chương trình điều tra cần thực hiện các giải pháp sau:

- Cân nhắc một cách nghiêm túc giữa sự chính xác của số liệu điều tra với chi phí của cuộc điều tra, với thời gian nhanh hay chậm để thu được số liệu và gánh nặng cho đối tượng điều tra. Các yếu tố này có tác động qua lại với nhau và sẽ quyết định tới mục tiêu của người thiết kế chương trình điều tra.

- Phải cân nhắc tới các nguồn số liệu hiện có. Những người có trách nhiệm thiết kế điều tra phải tự đặt câu hỏi nếu không tổ chức điều tra thì số liệu này có thể thu được ở đâu, bằng cách nào khác? Các cuộc điều tra khác đã có số liệu này chưa? Có thể khai thác từ hồ sơ hành chính hay không?. Giải pháp này sẽ giảm gánh nặng cho các đối tượng điều tra và tránh việc thu thập những số liệu không cần thiết.

- Phải đảm bảo từng câu hỏi trong phiếu điều tra là đúng và phù hợp. Từng câu hỏi và toàn bộ phiếu điều tra phải được áp dụng thí điểm để đánh giá tính khả thi trước khi áp dụng vào điều tra chính thức.

- Đối với điều tra chọn mẫu, khi đưa ra quyết định về phương án chọn mẫu và suy rộng luôn phải tính đến những phương án này ảnh hưởng thế nào tới chất lượng số liệu điều tra, tới thời gian thu thập số liệu, tới chi phí điều tra và gánh nặng của đối tượng điều tra.

- Khi thiết kế chương trình điều tra cần xác định các biện pháp đảm bảo giám sát và quản lý được chất lượng của tất cả các khâu trong quá trình thu

31

Page 32: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

thập và xử lý thông tin. Xây dựng quy trình kiểm tra tính hợp lý của số liệu điều tra, đồng thời xây dựng kế hoạch chỉnh lý số liệu.

b. Thực hiện điều tra. Thiết kế chương trình điều tra tốt đến đâu sẽ trở nên vô nghĩa nếu thực hiện điều tra không tốt và tất yếu dẫn tới chất lượng số liệu thấp. Chất lượng số liệu điều tra không chỉ phụ thuộc vào giai đoạn thiết kế chương trình điều tra mà còn phụ thuộc vào kinh phí của cuộc điều tra, đào tạo điều tra viên, chất lượng điều tra viên, cơ chế giám sát, kế hoạch điều tra và phúc tra, v.v…

Có thể nói yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng của số liệu điều tra đó là chất lượng của đội ngũ điều tra viên. Hiện nay, mỗi năm TCTK thực hiện khá nhiều cuộc điều tra và tất cả đều được thực hiện qua các Cục Thống kê. Lực lượng điều tra viên hiện nay chủ yếu là cán bộ trong ngành Thống kê. Tuy vậy, nhiệm vụ của các cán bộ thuộc các Cục Thống kê và các Phòng Thống kê quận, huyện, thị xã không phải chỉ đi thu thập số liệu và làm điều tra, họ còn có nhiệm vụ tính toán các chỉ tiêu kinh tế, xã hội của quận, huyện, tỉnh, thành phố. Nhiều cuộc điều tra lớn và các cuộc tổng điều tra đòi hỏi Tổng cục phải thuê điều tra viên bên ngoài. Khi đó chất lượng của các điều tra viên trở thành vấn đề đáng quan tâm. Với thực tế của ngành Thống kê, tham khảo kinh nghiệm của Thống kê Trung Quốc và Thống kê Indonesia, đối với đội ngũ điều tra viên, Tổng cục Thống kê nên nghiên cứu, thực hiện giải pháp sau:

- Xây dựng đội ngũ điều tra viên và đội ngũ cộng tác viên điều tra chuyên nghiệp. Thành phần của đội ngũ điều tra viên chuyên nghiệp cơ bản từ các Phòng Thống kê quận, huyện, thị xã và một số ở các Cục Thống kê. Thành phần của đội ngũ cộng tác viên điều tra có thể tuyển từ các phường, xã, sinh viên các trường đại học, v.v…;

- Xây dựng quy chế điều tra viên và quy chế cộng tác viên điều tra chuyên nghiệp, trong đó quy định rõ quyền lợi và trách nhiệm của đội ngũ điều tra viên và cộng tác viên;

- Xây dựng chương trình và kế hoạch đào tạo những kiến thức cơ bản áp dụng chung đối với tất cả các cuộc điều tra cho đội ngũ cộng tác viên;

- Xây dựng chương trình đào tạo và kế hoạch cập nhật kiến thức và kỹ năng điều tra cho đội ngũ điều tra viên chuyên nghiệp.

Những người chịu trách nhiệm chỉ đạo điều tra cần phải có thông tin kịp thời về cuộc điều tra để điều chỉnh và khắc phục những sai sót phát sinh trong

32

Page 33: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

quá trình thực hiện và cần có những thông tin để đánh giá phương án điều tra có được thực hiện nghiêm túc hay không. Chúng tôi đề nghị phải xây dựng một hệ thống thông tin quản lý điều tra để phục vụ kịp thời cho quá trình điều hành hoạt động thu thập thông tin điều tra. Để nâng cao chất lượng quản lý và giám sát quá trình thực hiện điều tra, cần thực hiện các giải pháp sau:

- Thực hiện việc báo cáo và phân tích đều đặn tỷ lệ trả lời và tỷ lệ hoàn thành phiếu điều tra của giai đoạn thu thập số liệu; Báo cáo đều đặn tỷ lệ từ chối trả lời và phân tích nguyên nhân để kịp thời có giải pháp khắc phục;

- Giám sát thực tế hoạt động của điều tra viên, đảm bảo các điều tra viên thực hiện đúng nhiệm vụ được giao. Kịp thời nắm bắt những ý kiến phản hồi của đối tượng điều tra; Giám sát chi tiêu điều tra theo tiến độ, tránh tình trạng vì lý do tài chính ảnh hưởng đến tâm lý và lòng nhiệt tình của điều tra viên. Đồng thời phải xây dựng, thực hiện và giám sát các kế hoạch dự phòng liên quan tới quá trình thực hiện điều tra.

c. Đánh giá chất lượng của số liệu điều tra. Lãnh đạo Tổng cục luôn đặt câu hỏi cho những người chịu trách nhiệm chỉ đạo điều tra đó là độ chính xác của số liệu điều tra đạt được ở mức nào. Mỗi cuộc điều tra có nhiều cách đánh giá khác nhau và có thể đưa ra nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá, tùy thuộc vào lĩnh vực và nội dung điều tra. Tuy vậy có bốn nội dung có thể áp dụng để đánh giá chất lượng của mọi cuộc điều tra, đó là:

- Đánh giá phạm vi của cuộc điều tra so với tổng thể mục tiêu;

- Đánh giá sai số mẫu nếu cuộc điều tra là điều tra chọn mẫu. Sai số chuẩn hay hệ số biến thiên phải được tính toán và dùng làm chỉ tiêu đánh giá chủ yếu;

- Đánh giá tỷ lệ không trả lời;

- Các yếu tố khác ảnh hưởng tới chất lượng, tính phù hợp của kết quả điều tra.

d. Đánh giá việc tuân thủ phương án điều tra của các đơn vị liên quan. Trong chỉ đạo điều tra, Tổng cục nên đưa ra nội dung và phương pháp nhằm đánh giá việc tuân thủ phương án điều tra để loại bỏ việc thực hiện không thống nhất phương án điều tra giữa các Cục Thống kê, các Vụ và đơn vị có liên quan thuộc Tổng cục. Thực hiện thống nhất phương án điều tra và tuân thủ những nội dung có liên quan khác trong điều tra đảm bảo tính thống nhất của số liệu thu thập, đảm bảo đúng tiến độ và thực hiện tốt chế độ chi tiêu tài chính của các cuộc điều tra. Cần có quy định thưởng, phạt công minh đối với các đơn vị thực hiện tốt hay vi phạm phương án điều tra.

33

Page 34: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

3. Quản lý tính kịp thời

Để quản lý tính kịp thời, chúng tôi kiến nghị Tổng cục nghiên cứu, áp dụng một số giải pháp sau:

- Tìm hiểu nhu cầu của các đối tượng sử dụng khác nhau xem họ muốn có từng loại số liệu được công bố vào thời điểm nào, từ đó phân loại số liệu và xác định thời điểm công bố đối với từng loại số liệu. Giải pháp này cần thiết bởi vì có những loại số liệu thống kê nếu công bố chậm sẽ không còn giá trị sử dụng.

- Rà soát và hoàn thiện chính sách phổ biến thông tin đối với từng chỉ tiêu thống kê theo quy trình ba giai đoạn: (i) Công bố số liệu sơ bộ; (ii) Công bố số liệu đã chỉnh lý sau khi có thêm thông tin dùng để rà soát và chỉnh lý số liệu sơ bộ; (iii) Công bố số liệu chính thức khi đã có đầy đủ thông tin chính thức để tính toán. Không phải tất cả các loại số liệu thống kê đều cần áp dụng quy trình ba giai đoạn nêu trên.

- Tổng cục Thống kê thông báo trước kế hoạch, trong đó nêu rõ thời điểm công bố các loại số liệu. Bằng cách này, người dùng tin sẽ chủ động được kế hoạch của họ và cũng ngầm đưa ra một cam kết trong nội bộ cơ quan Tổng cục phải thực hiện theo kế hoạch đã thông báo.

- Xây dựng kế hoạch và xác định thời gian hoàn thành cho từng hoạt động thống kê của từng lĩnh vực cụ thể, đồng thời xây dựng chương trình giám sát việc thực hiện kế hoạch này.

- Nghiên cứu và tiến tới áp dụng toàn diện công nghệ thông tin vào mọi khâu và mọi quá trình hoạt động thống kê để nâng cao năng lực, giảm thời gian xử lý và truyền đưa thông tin.

4. Quản lý khả năng tiếp cận

Tổng cục nên đưa ra các giải pháp và hệ thống phù hợp để phổ biến thông tin, đồng thời đảm bảo tất cả các loại thông tin thống kê phải có trong hệ thống danh mục sản phẩm của Ngành. Tổng cục cũng nên xác định và chỉ rõ những loại thông tin gì cung cấp miễn phí cho người sử dụng qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Trang Web, họp báo, internet, hệ thống thư viện, v.v. Theo chúng tôi, những thông tin thống kê phục vụ cho các cơ quan của Đảng và Nhà nước các cấp và cho đông đảo nhân dân sẽ được cấp miễn phí. Ngược lại, những thông tin phục vụ cho một số ít người sử dụng nên thu phí.

34

Page 35: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Tổng cục Thống kê cần dành một khoản kinh phí cho hoạt động phổ biến thông tin để đông đảo công chúng biết được Tổng cục có những loại thông tin gì. Tuy vậy cần đảm bảo việc dành kinh phí cho hoạt động phổ biến không ảnh hưởng tới khả năng thu thập và xử lý thông tin của Ngành.

Để tăng khả năng tiếp cận của người dùng tin và nâng cao hiệu quả của số liệu thống kê, Tổng cục cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Tìm hiểu sở thích của người dùng tin xem họ muốn có thông tin thống kê dưới hình thức nào. Tổng Cục nên thành lập Tổ nghiên cứu thị trường và trao đổi với các đối tượng dùng tin khác nhau nhằm thu thập ý kiến đánh giá và đề xuất của họ về sản phẩm thống kê và phương thức phổ biến số liệu.

- Tiến hành lập hồ sơ của các đối tượng sử dụng thông tin thống kê khác nhau để phân loại và xác định mức độ thỏa mãn của họ đối với thông tin thống kê. Có thể lập chuyên mục trên trang Web của Tổng cục để thu thập ý kiến của người sử dụng.

- Xây dựng trang Web trở thành phương thức phổ biến số liệu chủ yếu của Tổng cục và biến trang Web trở thành một thư viện thực sự bao gồm tất cả những thông tin Tổng cục muốn cung cấp cho đông đảo người sử dụng. Đối với thông tin chuyên ngành và có tính chuyên sâu phục vụ cho số ít người sử dụng, Tổng cục vẫn đưa lên trang Web nhưng sẽ có mã mật khẩu riêng để những ai cần những loại thông tin này phải được phép của Tổng cục và phải trả một khoản kinh phí nào đó.

- Tổng cục Thống kê cần xây dựng mối liên hệ và phổ biến thông tin thống kê qua hệ thống thư viện quốc gia, hệ thống thư viện của Trung tâm thông tin quốc gia của Bộ Khoa học và Công nghệ, hệ thống thư viện của các Trường đại học, v.v.., để dùng hệ thống này làm mạng lưới phổ biến số liệu thống kê.

- Tổng cục cần quản lý tập trung và thống nhất hoạt động công bố và phổ biến số liệu qua một “Quy chế công bố thông tin thống kê”. Tất cả số liệu và dịch vụ thống kê trước khi công bố và phục vụ cho bên ngoài phải đăng ký và được phép của Tổng cục, đồng thời được lưu trữ dưới dạng cơ sở dữ liệu siêu văn bản tại Trung tâm tư liệu thống kê.

- Để đẩy mạnh hoạt động dịch vụ thống kê (cung cấp số liệu chuyên sâu, thực hiện điều tra, …), Tổng cục Thống kê nên thành lập một bộ phận “khách hàng” thực hiện các công việc sau: Xác định nhu cầu thông tin của khách hàng; quảng cáo các loại sản phẩm và dịch vụ thống kê; phát triển các

35

Page 36: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

chương trình dịch vụ hướng tới khách hàng. Bộ phận khách hàng có nhiệm vụ trả lời tất cả những câu hỏi của khách hàng liên quan tới số liệu và dịch vụ thống kê qua điện thoại, thư và thư điện tử.

5. Quản lý khả năng giải thích

Tổng cục Thống kê có trách nhiệm giải thích cho người sử dụng hiểu rõ các loại số liệu thống kê hiện có. Khi công bố bất kỳ một chỉ tiêu hay một loại số liệu thống kê nào, Tổng cục phải cung cấp các thông tin có liên quan sau đây: Các khái niệm, phân loại hiện đang áp dụng để biên soạn số liệu; phương pháp thu thập số liệu và phương pháp tính các chỉ tiêu; đánh giá tính chính xác của số liệu.

- Khi công bố thông tin, Vụ Thống kê tổng hợp cần đưa ra danh mục những chỉ tiêu gì đã được tính toán, đồng thời phối hợp với các Vụ thống kê chuyên ngành và Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia giải thích kỹ phương pháp tính các chỉ tiêu, chỉ ra những tồn tại của phương pháp và đánh giá cách tính toán tốt đến mức nào. Tiêu thức phản ánh mức độ chính xác của số liệu thống kê bao gồm nhiều nội dung, việc mô tả rõ ràng và chi tiết phương pháp luận dùng trong tính toán các chỉ tiêu có thể được coi là “chỉ tiêu thay thế” của tiêu thức chính xác.

- Giao cho Vụ Phương pháp chế độ thống kê chủ trì, phối hợp với các Vụ Thống kê chuyên ngành, Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia, Vụ Thống kê tổng hợp và Viện Khoa học Thống kê biên soạn các bản siêu dữ liệu của hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và các chỉ tiêu thống kê khác. Tổng cục nên có kế hoạch liên lạc định kỳ với người sử dụng để nghe họ đánh giá và góp ý về sự tiện lợi và tính phù hợp của các bản siêu dữ liệu và cập nhật thường xuyên các bản siêu dữ liệu này.

- Tổng cục cần xây dựng và thực hiện chính sách phổ biến kiến thức cho những người dùng tin. Giao cho Viện Khoa học Thống kê chủ trì và phối hợp với các đơn vị có liên quan trong Tổng cục thực hiện chính sách phổ biến kiến thức. Tùy từng đối tượng để có phương thức và nội dung phổ biến kiến thức thích hợp, chẳng hạn: (i) Đối với các đại biểu quốc hội, Tổng cục nên có những buổi báo cáo khái niệm, nội dung chủ yếu của một số chỉ tiêu thống kê kinh tế - xã hội quan trọng; (ii) Đối với người sử dụng thông tin của các Bộ, ngành, Tổng cục có thể tổ chức các buổi tập huấn chuyên đề về khái niệm, nội dung và phương pháp tính một số chỉ tiêu thống kê kinh tế - xã hội; (iii)

36

Page 37: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Đối với đông đảo công chúng, Tổng cục có thể thực hiện chương trình này qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh và truyền hình.

6. Quản lý tính chặt chẽ

6.1. Xây dựng và áp dụng thống nhất khái niệm, phân loại: Xây dựng và sử dụng các lược đồ, khái niệm, phân loại chuẩn cho tất cả các thống kê chuyên ngành. Điều này đảm bảo tính thống nhất trong tính toán của toàn bộ hệ thống thống kê. Vụ Phương pháp chế độ thống kê phải rà soát và đi đến áp dụng thống nhất cùng một khái niệm, phân loại trong các lĩnh vực thống kê khác nhau của Tổng cục. Chẳng hạn, khái niệm “hộ gia đình” phải được xây dựng và áp dụng thống nhất trong thống kê Dân số lao động và thống kê Xã hội môi trường. Các bảng phân loại phải đảm bảo tính tương thích với các bảng phân loại chuẩn quốc tế.

Vụ Phương pháp chế độ thống kê phải giám sát và đảm bảo việc áp dụng thống nhất các bảng phân loại của tất cả các đơn vị trong Tổng cục. Tất cả các phương án điều tra, biểu mẫu báo cáo thống kê, các bảng cân đối, v.v, có sử dụng đến các bảng phân loại đều phải chuyển cho Vụ Phương pháp chế độ thống kê thẩm định.

6.2. Thống nhất các quy trình tính toán: Để thực hiện thống nhất các quy trình tính toán, Tổng cục cần áp dụng những giải pháp sau:

- Sử dụng danh mục đăng ký kinh doanh làm dàn thống nhất cho tất cả các cuộc điều tra sản xuất kinh doanh. Nếu cùng một loại thông tin thu thập từ các cuộc điều tra khác nhau phải dùng cùng một câu hỏi giống nhau. Vụ Phương pháp chế độ thống kê giúp Tổng cục thực hiện giải pháp này.

- Soạn thảo tài liệu hướng dẫn chất lượng đảm bảo tính phù hợp khi thiết kế nội dung trong các cuộc điều tra khác nhau. Đồng thời ứng dụng tin học vào tất cả các khâu trong quá trình điều tra (chọn mẫu, hiệu đính số liệu, v.v) trên cơ sở của phương pháp luận điều tra thống nhất. Viện Khoa học Thống kê thực hiện giải pháp này.

- Xây dựng cơ chế trao đổi kinh nghiệm về phương pháp luận và công nghệ thông tin giữa các chuyên viên có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm thực tế nhằm tìm ra những giải pháp có tính khả thi tốt nhất để xây dựng thành quy trình chuẩn áp dụng thống nhất trong các cuộc điều tra. Viện Khoa học Thống kê thực hiện giải pháp này.

37

Page 38: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Thực hiện hai nhóm giải pháp (6.1) và (6.2) nhằm giảm thiểu sự bất hợp lý khi Tổng cục thiết kế và thực hiện các chương trình điều tra thu thập số liệu và tính toán các chỉ tiêu thống kê.

6.3. Phân tích, so sánh và tổng hợp số liệu: Phân tích ở đây nhằm tìm ra các sai lệch và sự bất hợp lý của những số liệu thống kê. Một trong những phương pháp để phân tích và so sánh số liệu đó là dùng các bảng cân đối, các mô hình kinh tế hay các lược đồ khái niệm của thống kê tài khoản quốc gia để thực hiện.

- Để thực hiện giải pháp này, chúng tôi kiến nghị Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia nghiên cứu và đề xuất mô hình hay phương pháp dùng trong phân tích và so sánh. Nên dùng bảng nguồn và sử dụng làm công cụ chủ yếu để phân tích và so sánh số liệu hàng năm của nền kinh tế.

- Đẩy mạnh công tác phân tích và dự báo bằng các phương pháp và công cụ thống kê như dùng phương pháp hồi quy, dùng chương trình phân tích phần mềm phân tích thống kê, v.v. Qua hoạt động phân tích và dự báo, Tổng cục sẽ phát hiện ra những hạn chế về chất lượng của những số liệu hiện có, những loại số liệu còn thiếu.

- Tổng cục cũng nên động viên những người sử dụng số liệu và các nhà phân tích ngoài ngành Thống kê, qua công việc của họ gửi những ý kiến đánh giá hay chỉ ra những bất hợp lý của số liệu thống kê. Tổng cục có thể mở chuyên mục ý kiến của người dùng tin trên trang Web, hoặc tổ chức cuộc họp định kỳ hàng năm. Trung tâm tư liệu thống kê phụ trách công việc này.

7. Thực hiện các nguyên tắc của thống kê nhà nước

Thực hiện đầy đủ 10 nguyên tắc của thống kê nhà nước là cơ sở nâng cao vị trí, vai trò và uy tín của Tổng cục Thống kê, đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng của thông tin thống kê. Tổng cục cần đưa ra những giải pháp để cụ thể hóa 10 nguyên tắc thành những hành động nhằm thực hiện trong thực tế công tác của Ngành đối với tất cả các lĩnh vực có liên quan. Giao cho Vụ Phương pháp chế độ thống kê nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thực hiện 10 nguyên tắc cơ bản của thống kê nhà nước.

8. Xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng thông tin thống kê

Tổng cục nên xây dựng Hệ thống đánh giá chất lượng thông tin thống kê cho trường hợp của nước ta theo sáu lĩnh vực trong hệ thống đánh giá chất lượng và cần thực hiện một số công việc theo các bước sau:

38

Page 39: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Bước 1. Thành lập Nhóm chuyên trách đánh giá và quản lý chất lượng số liệu thống kê, đặt dưới sự quản lý và điều hành trực tiếp về hoạt động chuyên môn của Lãnh đạo Tổng cục.

Bước 2. Nghiên cứu và đề xuất các lĩnh vực cần đánh giá chất lượng sao cho phù hợp với tình hình thực tế của ngành Thống kê nước ta hiện nay. Đối với Tổng cục Thống kê, chúng tôi cho rằng cần ưu tiên đánh giá chất lượng của các lĩnh vực sau: (i) Phương pháp luận thống kê; (ii) Thực tế áp dụng phương pháp trong tính toán các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp hiện nay; (iii) Chất lượng và phạm vi thu thập số liệu; (iv) Tính trung thực của số liệu thống kê; (v) Khả năng cải tiến và nâng cao chất lượng số liệu.

Bước 3. Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lượng số liệu của từng lĩnh vực trong năm lĩnh vực đã đề xuất ở bước 2.

Bước 4. Triển khai đánh giá chất lượng tại Tổng cục cho các lĩnh vực đã lựa chọn ở bước 2 cho thời kỳ 2008-2009. Tổng kết, rút kinh nghiệm cho giai đoạn sau.

III. Nhóm giải pháp về môi trường thống kê

1. Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý tốt sẽ tạo dựng được mối quan hệ công tác thông suốt và lành mạnh hơn giữa người làm thống kê, người cung cấp thông tin và các đối tượng sử dụng. Môi trường pháp lý là điều kiện cần đảm bảo cho ngành Thống kê tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê về tính trung thực, khách quan, chính xác đầy đủ, đảm bảo tính độc lập về chuyên môn.

Môi trường pháp lý cho công tác thống kê đã được tăng cường và hoàn thiện một cách cơ bản. Luật Thống kê và một loạt các Nghị định liên quan đã được ban hành và có hiệu lực. Tuy nhiên để Luật Thống kê và các nghị định có liên quan phát huy được hiệu quả, Tổng cục Thống kê cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục Luật Thống kê, thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm Luật. Tổng cục nên trình với Chính phủ dành một khoản kinh phí thỏa đáng cho hoạt động tuyên truyền và phổ biến Luật Thống kê và thành lập các đoàn công tác để kiểm tra việc thi hành Luật.

2. Mối quan hệ với đối tượng cung cấp số liệu

39

Page 40: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Các đối tượng cung cấp thông tin cho ngành Thống kê có vai trò quan trọng và quyết định đến tính chính xác của số liệu thống kê. Tổng cục phải xây dựng được sự hợp tác và tạo bầu không khí tin cậy lẫn nhau giữa các đối tượng cung cấp thông tin với Ngành. Tổng cục phải tuyệt đối chấp hành Luật Thống kê quy định về công bố thông tin thống kê (điều 19). Để xây dựng được sự hợp tác giữa ngành Thống kê với các đối tượng cung cấp thông tin, Tổng cục Thống kê nên thực hiện một số giải pháp sau:

- Nghiên cứu và xây dựng chương trình quan hệ công tác với các đối tượng cung cấp thông tin cho ngành Thống kê. Chương trình quan hệ công tác cần lưu ý tới những đặc trưng về kinh tế xã hội và tránh gây nên gánh nặng cho các nhóm đối tượng cung cấp thông tin. Cần tránh việc dùng Luật để yêu cầu các đối tượng cung cấp thông tin vào bất kể thời điểm nào và bất kể bao nhiêu lần.

- Bên cạnh chế độ báo cáo thống kê, Tổng cục có thể thực hiện những cam kết song phương trong việc thu thập thông tin đầu vào và cung cấp trở lại số liệu thống kê đầu ra cho các đối tượng cần thông tin phục vụ cho công tác quản lý và kinh doanh của họ. Tổng cục Thống kê cũng có thể cam kết với cộng đồng kinh doanh vừa và nhỏ, với các hiệp hội để thu thập thông tin qua điều tra hoặc chế độ báo cáo.

- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo điện tử cho các đối tượng cung cấp thông tin. Phiếu điều tra hay biểu báo cáo cần thiết kế để thu những thông tin sẵn có của đơn vị, càng giảm bớt thời gian xử lý số liệu trước khi cung cấp thông tin cho ngành Thống kê càng khuyến khích được tinh thần hợp tác của các đối tượng cung cấp thông tin.

3. Tuyển dụng và đào tạo cán bộ của ngành Thống kê

Đội ngũ cán bộ công chức là yếu tố quan trọng nhất quyết định tới chất lượng số liệu thống kê. Để có được số liệu thống kê với chất lượng cao, đội ngũ cán bộ phải có kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm thực tế, phải có nhiệt huyết và tận tâm với công việc được giao. Tổng cục cần xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, có khả năng xây dựng các chương trình công việc qua một chiến lược đào tạo và đào tạo lại định kỳ cho đội ngũ cán bộ công chức của Ngành.

Công tác đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ thống kê cần thực hiện đồng thời theo nhiều hình thức đa dạng, với các mục tiêu khác

40

Page 41: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

nhau. Chẳng hạn tạo điều kiện về tài chính và thời gian để động viên các cán bộ trẻ học các chương trình sau đại học. Cử các cán bộ đã có trình độ và kinh nghiệm chuyên môn tham gia các khóa đào tạo, hội thảo, khảo sát nhằm trao đổi và học tập kinh nghiệm của các tổ chức thống kê quốc tế.

Một trong những giải pháp đào tạo rất hiệu quả kiến thức thực tế về thống kê đó là biệt phái các cán bộ của một Vụ đến công tác tại các Vụ có liên quan tới nghiệp vụ của Vụ mình và thực hiện luân chuyển cán bộ giữa các đơn vị trong Tổng cục.

4. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành Thống kê

Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại là một trong những giải pháp không thể thiếu nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê. Chẳng hạn tin học hóa và áp dụng công nghệ thông tin vào các khâu trong toàn bộ quy trình hoạt động thống kê sẽ nâng cao tính kịp thời của thông tin thống kê. Tổng cục cần đưa ra kế hoạch xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật của Ngành trên tất cả các lĩnh vực. Từ trang bị máy tính, mua sắm phần mềm, đến đào tạo và ứng dụng công nghệ tin học vào các công việc chuyên môn. Từ việc lắp đặt, duy tu đến việc nâng cấp và tăng cường năng lực hệ thống mạng và đường truyền của Tổng cục. Từ việc sửa sang, duy tu đến việc xây dựng kế hoạch nâng cấp và hiện đại hóa công sở. Để thực hiện các công việc này, Tổng cục nên giao nhiệm vụ cho những đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch phát triển và đầu tư cho từng giai đoạn của quá trình xây dựng và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật của Ngành.

5. Hợp tác quốc tế

Nguyên tắc 10 của thống kê nhà nước đã khẳng đinh: “Hợp tác song phương và đa phương trong thống kê góp phần hoàn thiện hệ thống thống kê nhà nước ở tất cả các quốc gia”. Vì vậy Tổng cục cần tạo dựng môi trường quan hệ quốc tế giữa Tổng cục Thống kê với cơ quan thống kê các nước và các tổ chức quốc tế, đồng thời cần xây dựng chiến lược và cụ thể hóa thành kế hoạch hợp tác song phương và đa phương cho từng thời kỳ phù hợp với kế hoạch phát triển của Ngành. Mỗi một cơ quan thống kê và mỗi tổ chức quốc tế có những thế mạnh riêng. Tổng cục nên nghiên cứu, tìm hiểu cụ thể để có kế hoạch hợp tác cho thiết thực và hiệu quả. Tổng cục giao cho Vụ Hợp tác quốc tế xây dựng chiến lược và kế hoạch hợp tác của Ngành trong giai đoạn 2007-2010.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

41

Page 42: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

1. Kết luận

Để từng bước nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động của ngành Thống kê nhằm phục vụ ngày càng hiệu quả cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước và đông đảo các đối tượng sử dụng thông tin thống kê. Tổng cục Thống kê đã và đang đổi mới mạnh mẽ công tác trên tất cả các lĩnh vực, từ xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý, đến đổi mới và cải tiến phương pháp luận thống kê, sắp xếp lại chương trình điều tra, xử lý và phổ biến thông tin nhằm tạo nên một quy trình đồng bộ, thống nhất của hoạt động thống kê. Tất cả những hoạt động đổi mới, cải tiến và hoàn thiện công tác thống kê nhằm mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng của số liệu thống kê đã đặt ra cho lãnh đạo Tổng cục cần nghiên cứu để đưa ra những giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực nhằm quản lý và nâng cao chất lượng thông tin thống kê.

Chất lượng thông tin thống kê được hiểu là sự phù hợp cho các đối tượng sử dụng số liệu thống kê khác nhau và được phản ánh qua nhiều tiêu thức. Qua nghiên cứu và tổng hợp thực tế áp dụng của các cơ quan thống kê quốc gia và các tổ chức quốc tế, theo quy định của Luật Thống kê, đồng thời cân nhắc tới thực tiễn hoạt động của ngành Thống kê nước ta, đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm quản lý và nâng cao chất lượng thông tin thống kê” đã đề xuất sáu tiêu thức phản ánh chất lượng thông tin thống kê nên áp dụng vào công tác quản lý của Tổng cục Thống kê trong thời gian tới, bao gồm: tính phù hợp, tính chính xác, tính kịp thời, khả năng tiếp cận, khả năng giải thích và tính chặt chẽ.

Trong những năm qua, ngành Thống kê đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, nhiệm vụ chính trị chủ yếu của ngành là đảm bảo thông tin được thực hiện tốt với nhiều cố gắng. Thông tin thống kê cung cấp cho đối tượng sử dụng khác nhau trong và ngoài nước tăng cả về số lượng, rút ngắn thời gian cung cấp, những số liệu cung cấp đã kèm theo các bảng giải thích tóm tắt khái niệm, nội dung, nguồn thông tin, làm tăng chất lượng số liệu. Tuy vậy, trước nhu cầu sử dụng số liệu thống kê ngày càng nhiều, không chỉ từ các cơ quan Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành mà còn từ nhiều đối tượng dùng tin khác trong và ngoài nước, mức độ đáp ứng của ngành Thống kê chưa thật đầy đủ, kịp thời. Nhiều người sử dụng còn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm, khai thác số liệu thống kê. Phạm vi thống kê chưa bắt kịp sự phát triển nhanh của một số lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội. Phương pháp thống kê một số chuyên ngành còn chậm cải tiến dẫn tới việc thiếu chỉ tiêu hoặc thiếu số liệu thống kê một số lĩnh vực.

42

Page 43: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Để từng bước hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin thống kê, trước hết Tổng cục nên rà soát và xác định nhu cầu sử dụng thông tin thống kê của cơ quan Đảng và Nhà nước các cấp nói riêng và của đông đảo các đối tượng sử dụng nói chung, đồng thời cũng đặt thành nhiệm vụ trọng tâm đối với việc đổi mới về phương pháp luận thống kê. Các Vụ thống kê chuyên ngành và đặc biệt là Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia phải xác định phương pháp luận thống kê theo chuẩn mực quốc tế và phù hợp với thực tiễn nước ta sẽ áp dụng trong những năm tới để từ đó xác định nhu cầu thông tin đầu vào của Ngành.

Hiện nay hoạt động của Tổng cục Thống kê đang vận hành theo “quy trình công nghệ” với việc gắn trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị với chức năng và nhiệm vụ được giao là điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các giải pháp nhằm quản lý và nâng cao chất lượng thông tin thống kê theo sáu tiêu thức phản ánh chất lượng. Các giải pháp nâng cao chất lượng thông tin đề cập trong đề tài có những giải pháp mang tính định hướng nhưng cũng có giải pháp khá cụ thể và chi tiết, có nhiều giải pháp có thể thực hiện ngay. Tuy vậy việc thực hiện những giải pháp này đòi hỏi Tổng cục Thống kê phải có quyết tâm và kế hoạch thực hiện cụ thể.

2. Kiến nghị

Để áp dụng các giải pháp nhằm quản lý và nâng cao chất lượng thông tin thống kê, phục vụ ngày càng tốt hơn cho Đảng và Nhà nước các cấp và đông đảo các đối tượng sử dụng thông tin thống kê, Tổng cục nên thực hiện một số công việc sau:

a. Như đã đề cập trong mục 3/I của phần III, một trong những nội dung đầu tiên cần thực hiện để nâng cao chất lượng thông tin thống kê đó là Tổng cục phải phát triển và hoàn thiện phương pháp thống kê. Xác định và hoàn thiện phương pháp thống kê là cái gốc, có tính cấp bách nhất hiện nay đối với ngành. Ngay trong năm 2007, Tổng cục bắt đầu “khởi động” để đến năm 2008 sẽ là “Năm phương pháp thống kê” của Ngành. Với tình hình thực tế hiện nay của Ngành, nếu không giải quyết thấu đáo vấn đề về phương pháp thống kê, khi đó nói đến nâng cao chất lượng thông tin thống chỉ là khẩu hiệu.

b. Tăng cường hiệu lực của Luật Thống kê qua việc tuyên truyền, giáo dục ý thức thực hiện Luật, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm Luật Thống kê. Tạo dựng môi trường pháp lý lành mạnh cho hoạt động thống kê.

c. Xây dựng chiến lược và kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn để từng bước hiện đại hóa ngành Thống kê theo hướng nhanh, vững chắc và phù hợp với thực tế của đất nước.

43

Page 44: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

d. Tổng cục cần xây dựng một chương trình kế hoạch cụ thể về quản lý chất lượng thông tin thống kê. Để thực hiện thành công, đội ngũ lãnh đạo cốt cán của Ngành phải có quyết tâm và đồng lòng thực hiện các giải pháp đưa ra trong chương trình kế hoạch. Để có thể triển khai thực hiện công tác quản lý nâng cao chất lượng thông tin thống kê, trong thời gian tới, đồng thời với các kiến nghị nêu trên, Tổng cục có thể thực hiện một số công việc cụ thể sau:

- Thành lập Nhóm chuyên trách đánh giá và quản lý chất lượng số liệu thống kê, đặt dưới sự quản lý và điều hành trực tiếp về hoạt động chuyên môn của Tổng cục trưởng.

- Đào tạo quy trình và phương pháp đánh giá chất lượng số liệu thống kê cho các thành viên của Nhóm chuyên trách đánh giá và quản lý chất lượng số liệu thống kê. Cử các thành viên của Nhóm sang học tập quy trình và phương pháp đánh giá chất lượng số liệu tại một số cơ quan Thống kê quốc gia và các tổ chức quốc tế.

- Trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm đã được đào tạo, Nhóm chuyên trách đánh giá và quản lý số liệu thống kê đề xuất các lĩnh vực cần đánh giá chất lượng sao cho phù hợp với tình hình thực tế của Tổng cục Thống kê.

- Xây dựng kế hoạch tài chính cho hoạt động đánh giá và quản lý chất lượng số liệu thống kê cho thời kỳ 2008-2009.

- Thực hiện hoạt động đánh giá theo Hệ thống đánh giá chất lượng số liệu thống kê trong hai năm 2008-2009.

- Viết báo cáo tổng kết, biên soạn tài liệu, tổ chức các lớp tập huấn về quản lý nâng cao chất lượng số liệu thống kê và chuẩn bị cho kế hoạch đánh giá giai đoạn tiếp theo.

- Bên cạnh hoạt động đánh giá chất lượng số liệu của Nhóm chuyên trách đánh giá và quản lý chất lượng số liệu thống kê, Tổng cục nên nghiên cứu các giải pháp quản lý và nâng cao chất lượng số liệu thống kê theo sáu tiêu thức để lựa chọn các giải pháp phù hợp với từng đơn vị có liên quan trong Tổng cục đưa vào áp dụng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Thống kê;

2. Tổng cục Thống kê: Định hướng phát triển ngành Thống kê Việt Nam đến năm 2010;

3. Tổng cục Thống kê: Báo cáo Tổng kết công tác 5 năm 2001-2005 và phương hướng nhiệm vụ công tác thống kê giai đoạn 2006-2010;

44

Page 45: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

4. Tạp chí Con số & Sự kiện, số 5 năm 2006;

5. Thông tin Khoa học thống kê, số 1 năm 2006;

6. TS. Trần Kim Đồng: Xây dựng chính sách phổ biến thông tin thống kê hướng về người dùng tin. Tham luận tại hội thảo “Mối quan hệ giữa người dùng tin và người sản xuất thông tin thống kê dân số và phát triển”. TCTK, 10/2003.

7. Statistics Canada’s Quality Assurance Framework 2002;

8. Statistics Canada: Quatity Guideline, fourth Edition - Ocotber 2003;

9. Sung H. Park: Quality management in Korean National Statistical Systems, Focused on Quality Assessment;

10. European Commission, Eurostat: Quality measures for economic indicators;

11. Jocelyn Tourigny, Stuart Pursey and Patricia Whitridge: The unified Enterprise survey its Approach to quality;

12. Willem de Vries, UNSD: Dimensions of Statistical Quality.

45

Page 46: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

ĐỀ TÀI KHOA HỌC

SỐ: 2.1.3-TC05-06

NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG NỘI DUNG, CẤU TRÚC CƠ SỞ DỮ LIỆU THỐNG KÊ KINH TẾ - XÃ HỘI TỔNG HỢP QUỐC GIA

1. Cấp đề tài : Tổng cục

2. Thời gian nghiên cứu : 2005-2006

3. Đơn vị chủ trì : Vụ thống kê Tổng hợp

4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê

5. Chủ nhiệm đề tài : CN. Nguyễn Thị Ngọc Vân

6. Những người phối hợp nghiên cứu:

KS. Phạm Thị Thanh

TS. Trần Kim Đồng

CN. Phạm Huy Tú

TS. Thiều Văn Tiến

CN. Nguyễn Thị Chiến

7. Điểm đánh giá nghiệm thu đề tài: 8,75 / Xếp loại: Khá

46

Page 47: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

PHẦN IMỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CSDL TỔNG HỢP

I. Một số khái niệm

1. Dữ liệu

Trong máy tính, thuật ngữ dữ liệu được xem như là các sự kiện được biết đến mà có thể ghi lại và lưu trữ trên các thiết bị ghi nhớ của máy tính. Dữ liệu tạo nên nội dung của cơ sở dữ liệu, tuy nhiên nó không quyết định tính hiệu quả của cơ sở dữ liệu vì tính hiệu quả được thể hiện qua việc thiết kế và khai thác cơ sở dữ liệu.

2. Cơ sở dữ liệu

Có thể định nghĩa cơ sở dữ liệu như là một bộ sưu tập có tổ chức của các dữ liệu liên quan logic với nhau và được các hệ ứng dụng của một tổ chức cụ thể nào đó sử dụng.

3. Cơ sở dữ liệu thống kê kinh tế - xã hội

Cơ sở dữ liệu thống kê kinh tế - xã hội là tập hợp có tổ chức các dữ liệu về kinh tế và xã hội có liên quan với nhau, được cập nhật và lưu trữ một cách hợp lý trong c¸c ph¬ng tiÖn mang tin ®iÖn tö vµ m¹ng tin häc sao cho c¸c ch¬ng tr×nh m¸y tÝnh cã thÓ trî gióp người sử dụng khai th¸c c¸c th«ng tin tõ c¬ së d÷ liÖu nµy mét c¸ch dÔ dàng.

Cơ sở dữ liệu thống kê kinh tế - xã hội gồm cơ sở dữ liệu thống kê kinh tế - xã hội vi mô và cơ sở dữ liệu thống kê kinh tế - xã hội vĩ mô.

4. Cơ sở dữ liệu thống kê kinh tế - xã hội tổng hợp

Cơ sở dữ liệu thống kê kinh tế - xã hội tổng hợp là tập hợp những thông tin kinh tế - xã hội theo thời gian, đơn vị hành chính đã được tổng hợp từ kết quả các cuộc điều tra thống kê mẫu, điều tra thống kê toàn bộ, tổng điều tra thống kê; các báo cáo thống kê và c¸c nguån thu thập khác. Những thông tin này được nhập, lưu trữ và được tổ chức một cách hợp lý trong các phương tiện mang tin điện tử, mạng tin học.

5. Cơ sở dữ liệu thống kê kinh tế - xã hội tổng hợp quốc gia

Cơ sở dữ liệu thống kờ kinh tế - xã hội tổng hợp quốc gia là tập hợp những dữ liệu thống kê kinh tế - xã hội tổng hợp trên phạm vi cả nước do ngành Thống kê xây dựng. Những dữ liệu này được chuẩn hoá, cập nhật và

47

Page 48: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

lưu trữ một cách hợp lý trong các phương tiện mang tin điện tử, mạng tin học sao cho các chương trình máy tính có thể trợ giúp người sử dụng đã được phân quyền truy nhập khai thác một cách dễ dàng, thuận tiện các thông tin theo yêu cầu, mục đích riêng.

6. Các bảng danh mục

+ Bảng danh mục đơn vị hành chính

+ Bảng phân ngành kinh tế quốc dân

+ Bảng danh mục sản phẩm

+ Bảng danh mục nghề nghiệp

+ Bảng danh mục giáo dục, đào tạo

+ Bảng danh mục dân tộc Việt Nam.

PHẦN IIĐỀ XUẤT NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC CSDL TỔNG HỢP

I. Một số nguyên tắc xây dựng CSDL tổng hợp

Vì CSDL tổng hợp là sản phẩm cuối cùng của ngành Thống kê được ứng dụng công nghệ tin học tuyệt đối ở tất cả các bước: Nhập dữ liệu, kiểm tra dữ liệu, quản lý dữ liệu, khai thác dữ liệu, người dùng tin sẽ sử dụng những dữ liệu khai thác được từ CSDL tổng hợp để phục vụ mục đích nghiên cứu riêng của mỗi đối tượng nên quá trình xây dựng CSDL tổng hợp phải đảm bảo một số nguyên tắc sau đây:

1. CSDL tổng hợp phải đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người sử dụng thông tin thống kê

Nhu cầu thông tin của các đối tượng cũng đa dạng và phong phú hơn, điều này đòi hỏi người phổ biến thông tin phải nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng tiến bộ của công nghệ thông tin vào công tác phổ biến thông tin để người sử dụng có thể tiếp cận được với thông tin một cách nhanh nhất và tiện lợi nhất.

Một số loại thông tin thống kê chủ yếu sau đây được người dùng tin quan tâm:

+ Thông tin tổng hợp vĩ mô

+ Thông tin tháng, quý, năm

+ Thông tin chuyên ngành

48

Page 49: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

+ Thông tin khác.

2. CSDL phải mang tính đồng bộ và toàn diện

Tính toàn diện thể hiện ở chỗ CSDL tổng hợp phải bao gồm những chỉ tiêu liên quan đến các hoạt động kinh tế - xã hội chủ yếu đang diễn ra trong nền kinh tế.

Tính đồng bộ của CSDL tổng hợp chính là mối liên hệ, sự kết nối giữa số liệu các chỉ tiêu với những dữ liệu có liên quan đến chỉ tiêu để làm rõ hơn về chỉ tiêu và số liệu của chỉ tiêu như: khái niệm/định nghĩa, nguồn số liệu…, này được để trong các metadata của CSDL tổng hợp.

3. CSDL phải mang tính kịp thời

Dữ liệu trong CSDL tổng hợp phải được cập nhật thường xuyên, liên tục, tránh sự trậm trễ làm cho dữ liệu bị lạc hậu. Tính kịp thời còn đòi hỏi mọi sự thay đổi, điều chỉnh có liên quan đến dữ liệu phải được thể hiện ngay trong CSDL tổng hợp.

4. CSDL phải đáp ứng khả năng truy cập

Nguyên tắc này đòi hỏi hệ quản trị CSDL phải đảm bảo hệ thống hoạt động thường xuyên, tránh tình trạng người sử dụng không truy cập được vào bất kỳ một bảng nào của CSDL

5. CSDL phải khả thi

CSDL tổng hợp mang tính khả thi thể hiện ở những yếu tố sau đây có khả thi hay không:

- Yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật;

- Yếu tố con người;

- Kinh phí cũng là một nhân tố quan trọng quyết định CSDL tổng hợp được triển khai nhanh hay chậm và có đảm bảo chất lượng tối ưu hay không.

II. Nội dung và đối tượng sử dụng CSDL tổng hợp

1. Nội dung

1.1 Hệ thống các chỉ tiêu

Nội dung chính của CSDL tổng hợp là những thông tin liên quan đến hệ thống các chỉ tiêu thống kê, vì vậy các chỉ tiêu này phải được lựa chọn sao cho đảm bảo các nguyên tắc đã được đề cập trên đây. Hiện nay, Hệ thống chỉ

49

Page 50: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

tiêu thống kê quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành theo Quyết định số 305/2005/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2005 là hệ thống chỉ tiêu thống kê đầy đủ nhất mang tính pháp lý có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người sử dụng thông tin thống kê. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia gồm 24 nhóm với 381 chỉ tiêu: (1) Nhóm chỉ tiêu về đất đai, khí hậu, hành chính 8 chỉ tiêu; (2) Nhóm chỉ tiêu về dân số 15 chỉ tiêu; (3) Nhóm chỉ tiêu về lao động, việc làm 15 chỉ tiêu; (4) Nhóm chỉ tiêu về cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp 15 chỉ tiêu; (5) Nhóm chỉ tiêu về đầu tư 12 chỉ tiêu; (6) Nhóm chỉ tiêu về tài khoản quốc gia 14 chỉ tiêu; (7) Nhóm chỉ tiêu về tài chính công 7 chỉ tiêu; (8) Nhóm chỉ tiêu về tiền tệ, chứng khoán 13 chỉ tiêu; (9) Nhóm chỉ tiêu về bảo hiểm 8 chỉ tiêu; (10) Nhóm chỉ tiêu về nông, lâm nghiệp và thủy sản 22 chỉ tiêu; (11) Nhóm chỉ tiêu về công nghiệp và xây dựng 10 chỉ tiêu; (12) Nhóm chỉ tiêu về thương mại 16 chỉ tiêu; (13) Nhóm chỉ tiêu về giá cả 8 chỉ tiêu; (14) Nhóm chỉ tiêu về du lịch 7 chỉ tiêu; (15) Nhóm chỉ tiêu về giao thông, vận tải 20 chỉ tiêu; (16) Nhóm chỉ tiêu về bưu chính viễn thông 8 chỉ tiêu; (17) Nhóm chỉ tiêu về khoa học công nghệ 10 chỉ tiêu; (18) Nhóm chỉ tiêu về giáo dục và đào tạo 57 chỉ tiêu; (19) Nhóm chỉ tiêu về y tế và chăm sóc sức khoẻ 26 chỉ tiêu; (20) Nhóm chỉ tiêu về văn hoá, thông tin, thể thao 36 chỉ tiêu; (21) Nhóm chỉ tiêu về mức sống dân cư 14 chỉ tiêu; (22) Nhóm chỉ tiêu về trật tự, an toàn xã hội và tư pháp 13 chỉ tiêu; (23) Nhóm chỉ tiêu về bảo vệ môi trường 20 chỉ tiêu; (24) Nhóm chỉ tiêu về tiến bộ phụ nữ 7 chỉ tiêu.

Trong CSDL tổng hợp, mỗi chỉ tiêu đều có những phân tổ, kỳ công bố cũng như nguồn thu thập phù hợp với nội dung của từng chỉ tiêu (chi tiết xem trong báo cáo kết quả đề tài).

1.2. Hệ thống các bảng danh mục, bảng phân loại

Bất kỳ một hệ thống tin học hóa nào cũng bao gồm một loạt các danh mục có liên quan để mọi dữ liệu trong CSDL của hệ thống trở nên có ý nghĩa. CSDL các bảng danh mục, bảng phân loại gồm toàn bộ các bảng danh mục có liên quan đến phân tổ của các chỉ tiêu như: Bảng danh mục các đơn vị hành chính; bảng danh mục dân tộc; bảng danh mục hàng hoá xuất, nhập khẩu; bảng danh mục sản phẩm; bảng phân ngành kinh tế quốc dân...

50

Page 51: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Hệ thống các bảng danh mục, bảng phân loại được mã hóa có vai trò rất quan trọng trong việc thu thập thông tin, xử lý thông tin, liên kết và chia sẻ thông tin.

1.3. Hệ thống các metadata (Thông tin siêu dữ liệu)

CSDL metadata lưu trữ những thông tin rất cần thiết cho người khai thác CSDL tổng hợp, nội dung CSDL này gồm những khái niệm; định nghĩa; phương pháp tính từng chỉ tiêu thống kê; nguồn thu thập dữ liệu; thực trạng dữ liệu (Chính thức hay sơ bộ/ước tính); thời điểm thay đổi đơn vị hành chính, trong đó có sự xác định những thay đổi địa giới các tỉnh theo thời gian. Từ CSDL này, người sử dụng có thể xác định được thời gian tồn tại, thời điểm tách/nhập của các tỉnh; thời điểm thay đổi các bảng danh mục, bảng phân loại; nguyên nhân điều chỉnh số liệu… Những thông tin này giúp người dùng tin hiểu đầy đủ và chính xác hơn về nội dung, phạm vi cũng như phương pháp tính của mỗi chỉ tiêu.

2. Đối tượng sử dụng CSDL tổng hợp

2.1. Nhóm người khai thác dữ liệu trong CSDL

2.2. Nhóm người quản trị và cập nhật dữ liệu cho CSDL tổng hợp.

III. Cấu trúc, chức năng của CSDL tổng hợp

1. Cấu trúc

1.1. Yêu cầu của cấu trúc

a. Xây dựng hệ thống mở

Xây dựng hệ thống mở cho CSDL tổng hợp là một yêu cầu cần thiết và gồm những nội dung sau:

- Mở về số lượng các chỉ tiêu

- Mở về các bảng danh mục, bảng phân ngành kinh tế.

b. Kết nối với các bảng danh mục, bảng phân loại và CSDL siêu dữ liệu - metadata

c. Đảm bảo các nhu cầu của người sử dụng

- Người sử dụng CSDL tổng hợp trích xuất được dữ liệu một cách linh hoạt, mềm dẻo trên những dữ liệu đã có trong CSDL tổng hợp.

- Thực hiện một số tính toán thông dụng trên dữ liệu có trong CSDL tổng hợp như tính tổng, tính hiệu, tính cơ cấu, tính tốc độ phát triển, tính số trung bình, v.v...

51

Page 52: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

- Đưa những dữ liệu đã trích xuất và tính toán từ CSDL tổng hợp vào môi trường làm việc mà họ đang sử dụng, ví dụ như bảng tính MS Excel trên cơ sở định dạng của dữ liệu đưa ra đảm bảo được yêu cầu cho việc nhập vào trong các môi trường khác.

- Người sử dụng có được thông tin về nguyên nhân của sự thay đổi dữ liệu của chỉ tiêu.

- Minh họa số liệu thống kê bằng các loại đồ thị thông dụng.

- Truy nhập được thông tin về khái niệm, định nghĩa, phương pháp tính các chỉ tiêu, phạm vi số liệu, chu kỳ số liệu.

- Người sử dụng có thể khai thác CSDL tổng hợp thông qua ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.

1.2. Cấu trúc của CSDL tổng hợp

Để thoả mãn những yêu cầu trên đây, cấu trúc của CSDL tổng hợp phải được thiết kế sao cho phù hợp nhất, đảm bảo tính ổn định và linh hoạt, không bị thay đổi khi có sự điều chỉnh bất cứ một dữ liệu nào trong hệ thống chỉ tiêu cũng như trong các bảng danh mục, các bảng phân loại của CSDL, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng.

Trong thực tế, người ta thường chia các CSDL thành 03 loại: CSDL vĩ mô, CSDL vi mô và CSDL các chỉ tiêu. Trong đó, cấu trúc của CSDL vi mô và CSDL vĩ mô đều không thoả mãn những yêu cầu được đề cập trên đây. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu 02 cấu trúc chủ yếu nhất để trên cơ sở đó chọn lựa 01 cấu trúc tối ưu nhất:

Cấu trúc 1: Số liệu các chỉ tiêu được tổ chức thành các bảng ba chiều:

+ Một chiều là các chỉ tiêu;

+ Một chiều là các đơn vị hành chính;

+ Một chiều là thời gian.

Với các hệ thống ứng dụng khác nhau, cấu trúc trên có thể xoay quanh trục ba chiều trên. Tuy nhiên, cách tổ chức này có một số bất cập sau:

Một là, hệ thống các chỉ tiêu thống kê tổng hợp có định kỳ cung cấp khác nhau cho mỗi chỉ tiêu (tháng, quý, năm, 2 năm….); nhiều chỉ tiêu trước mắt chưa thu thập được số liệu và do vậy trong bảng số liệu trên sẽ có nhiều ô trống.

Hai là, trong CSDL tổng hợp, số liệu được thu thập từ rất nhiều nguồn, ví dụ chỉ tiêu dân số có năm được thu thập từ tổng điều tra dân số, có năm được thu thập từ điều tra mẫu hay số dự báo, ước tính. Thông tin về nguồn

52

Page 53: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

thu thập từ đâu là rất quan trọng đối với người sử dụng dữ liệu. Vì vậy, với cấu trúc trên, nếu mỗi nguồn dữ liệu ứng với mỗi bảng, mỗi dòng hay mỗi chỉ tiêu thì có thể giải quyết được, nhưng trong thực tế thì có trường hợp một số ô trong các bảng trên có thể ứng với các nguồn thu thập khác nhau và như vậy khó có thể đưa ra cách tổ chức hợp lý nào cho việc lưu thông tin về nguồn dữ liệu cho mỗi ô của bảng.

Ba là, vì mỗi phân tổ của chỉ tiêu chỉ có thể đưa về thành các chỉ tiêu nên cách tổ chức dữ liệu theo bảng này không đáp ứng được yêu cầu hệ thống mở.

Cấu trúc 2: Với cấu trúc này thì bảng dữ liệu là bảng chính trong CSDL tổng hợp sẽ gồm các cột sau:

+ Mã chỉ tiêu

+ Mã đơn vị hành chính

+ Mã thời gian

+ Mã bảng danh mục phân tổ + mã số trong danh mục

+ Mã nguồn

+ Dữ liệu

CSDL tổng hợp này chỉ gồm một bảng dữ liệu, hoặc cũng có thể chia thành nhiều bảng cho từng năm, từng loại thời kỳ… Bảng dữ liệu này được liên kết với các bảng thuộc nhóm siêu dữ liệu như: Các bảng danh mục; bảng phân ngành; định nghĩa, giải thích, cách tính toán chỉ tiêu, thay đổi địa giới các tỉnh…

Như vậy, số liệu trong CSDL tổng hợp quốc gia là các chỉ số kinh tế - xã hội từ nhiều nguồn số liệu khác nhau, là số liệu của các chỉ tiêu mà không phải là số liệu của bảng biểu. Ở đây, các chỉ tiêu được phân chia thành các phân tổ nhỏ theo từng cấp để dễ dàng cho việc lựa chọn chỉ tiêu mong muốn, có thể sử dụng chính cách phân loại các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia để tổ chức phân loại chỉ tiêu trong hệ thống này.

Trong hệ thống này, những giải thích về từng chỉ tiêu (Khái niệm, định nghĩa và phương pháp tính) là rất cần thiết cho người sử dụng số liệu. Các thông tin giải thích này được để riêng trong một bảng của CSDL và chức năng khai thác dữ liệu cho phép người sử dụng lấy thông tin siêu dữ liệu này đồng thời với việc chiết xuất dữ liệu của các chỉ tiêu.

Cấu trúc các bảng trong CSDL tổng hợp cụ thể như sau:

Bảng số liệu

53

Page 54: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Đây là bảng chính, bảng trung tâm của CSDL tổng hợp gồm những số liệu của các chỉ tiêu, toàn bộ dữ liệu của các chỉ tiêu kinh tế - xã hội được lưu trữ trong một bảng vật lý của cơ sở dữ liệu có tên là Solieu. Bảng dữ liệu này được liên kết với các bảng thuộc nhóm siêu dữ liệu: Các bảng phân loại, bảng danh mục, bảng phân tổ…

Bảng danh mục chỉ tiêu

Bảng này chứa danh sách (Mã và tên) của các chỉ tiêu, bao gồm cả các phân nhóm của chỉ tiêu. Các mã nhóm, lớp dùng để phân loại các chỉ tiêu trong hệ thống theo các nhóm. Các chỉ tiêu con thực chất cũng là một chỉ tiêu, được lưu trữ hoàn toàn giống với một chỉ tiêu nhưng là một phân tổ nhỏ của chỉ tiêu.

Bảng danh mục loại chỉ tiêu

Bảng này liên quan trực tiếp đến bảng danh mục chỉ tiêu, được dùng để xác định mỗi dòng trong bảng danh mục chỉ tiêu là một chỉ tiêu cụ thể, một chỉ tiêu con hay chỉ là tên cho một nhóm chỉ tiêu.

Bảng giải thích

Những thông tin giải thích cho các chỉ tiêu được thể hiện trong bảng này, gồm toàn bộ các giải thích: Khái niệm, định nghĩa, phương pháp tính cho từng chỉ tiêu.

Bảng danh mục loại số liệu

Trong bảng này, số liệu của chỉ tiêu được giải thích rõ là số ước tính, sơ bộ hay chính thức.

Bảng danh mục đơn vị hành chính

Bảng này mô tả tên đơn vị hành chính, năm bắt đầu sử dụng danh mục đơn vị hành chính, năm kết thúc sử dụng danh mục đơn vị hành chính, trạng thái của danh mục đơn vị hành chính…

Bảng thay đổi danh mục đơn vị hành chính

Xây dựng bảng này nhằm xác định những thay đổi địa giới các đơn vị hành chính theo thời gian. Từ bảng này có thể xác định được một tỉnh đã tồn tại từ năm nào đến năm nào, trước đó được thành lập bằng cách tách ra từ tỉnh nào, nếu hiện không còn tồn tại nữa thì nó đã được sát nhập vào tỉnh nào và khi nào.

2. Chức năng

CSDL tổng hợp theo kết cấu trên có các chức năng cơ bản sau đây:

2.1. Quản lý danh mục hệ thống chỉ tiêu

2.2. Quản lý thông tin mô tả chỉ tiêu thống kê quốc gia

54

Page 55: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

2.3. Quản lý thông tin về các bảng phân loại

2.4. Quản lý số liệu các chỉ tiêu

2.5. Khai thác dữ liệu

2.6. Quản trị hệ thống

IV. Lựa chọn giải pháp phần mềm

1. Yêu cầu

Giải pháp phần mềm xây dựng CSDL tổng hợp phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Đảm bảo tính mở của cấu trúc CSDL tổng hợp

Đảm bảo độ tin cậy, tính xác thực của dữ liệu trong CSDL tổng hợp.

Đảm bảo tính an toàn thông qua việc quản lý quyền truy nhập và các biện pháp đảm bảo an ninh mạng và an ninh CSDL tổng hợp.

Chương trình ứng dụng phải phát triển trên môi trường đơn giản, tiện lợi cho nhiều người có thể sử dụng được.

Các ứng dụng khai thác dữ liệu phải đảm bảo tính mềm dẻo, cho phép người sử dụng lựa chọn dữ liệu theo mục đích của họ.

2. Lựa chọn phần mềm nhập dữ liệu

Dữ liệu đầu vào của CSDL tổng hợp là dữ liệu của rất nhiều chuyên ngành/lĩnh vực khác nhau, vì vậy chúng là đầu ra của rất nhiều phần mềm khác nhau, hoặc cũng có thể đó là các thông tin được trình bầy trên các báo cáo bằng giấy như báo cáo vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp Nhà nước; báo cáo văn hoá, y tế, giáo dục; báo cáo của các địa phương…với những cách tổ chức và khuôn mẫu hoàn toàn không giống nhau. Do đó phải tìm một giải pháp chung phù hợp để cập nhật các loại thông tin khác nhau cho hệ CSDL này. Sau đây chúng ta sẽ phân tích những ưu điểm của 03 giải pháp chủ yếu và những khó khăn khi áp dụng để từ đó lựa chọn giải pháp tối ưu nhất:

Giải pháp thứ nhất: Khi các thông tin tổng hợp được tính toán trong các hệ thống xử lý/các phần mềm khác thì các chỉ tiêu cần thiết sẽ tự động được chọn lọc và chuyển thẳng vào CSDL tổng hợp. Cách thức cập nhật dữ liệu này là giải pháp tốt nhất nhưng bị phụ thuộc vào các hệ thống xử lý khác đã được tin học hóa đến mức độ nào, có chức năng chuyển đổi, cập nhật dữ liệu vào CSDL tổng hợp hay chưa. Chính vì vậy, giải pháp này không phù hợp để cập nhật dữ liệu cho CSDL tổng hợp trong điều kiện dữ liệu hiện nay của ngành Thống kê.

55

Page 56: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Giải pháp thứ hai: Hệ thống CSDL tổng hợp có chức năng đọc dữ liệu từ một tệp dữ liệu có cấu trúc chuẩn và cập nhật dữ liệu cần thiết vào CSDL tổng hợp. Ở cách cập nhật này, mức độ tự động thấp hơn so với cách thứ nhất, nhưng nó có thể đáp ứng cho cả những chỉ tiêu chưa được tin học hóa việc xử lý mà được tính toán bằng phần mềm như EXCEL hay một số phần mềm tính toán khác. Việc thiết kế và lập chương trình để đọc dữ liệu từ một tệp chuẩn và chuyển vào CSDL tổng hợp không khó nhưng tệp dữ liệu lại phải rất chuẩn xác. Khó khăn ở đây chính là dữ liệu cần thu thập cho CSDL tổng hợp rất đa dạng nên việc tạo ra các tệp EXCEL chuẩn xác không hề đơn giản, tốn kém công sức. Đây chính là nguyên nhân làm cho giải pháp cập nhật này không hiệu quả và không được chọn để ứng dụng cho CSDL tổng hợp.

Giải pháp thứ ba: là giải pháp được coi là khả thi nhất hiện nay, theo giải pháp này thì dữ liệu được cập nhật từ bàn phím, đây là cách nhập truyền thống, một thuận lợi cơ bản khi thực hiện giải pháp này là hiện nay phần lớn các thông tin thống kê tổng hợp đều đã nằm ở dạng các tệp dữ liệu văn bản/bảng tính điện tử, vì vậy modun nhập dữ liệu từ bàn phím chỉ cần được thiết kế sao cho đảm bảo tính linh hoạt, giúp người nhập dữ liệu có thể tạo ra các form bảng/biểu xoay được nhiều chiều và thứ tự các dòng/cột không cứng nhắc đúng như trong danh mục các phân loại mà nguợc lại, người nhập dữ liệu có thể thay đổi thứ tự này hoặc chỉ lựa chọn một phần các dòng/cột cần thiết, nhờ vậy họ có thể “copy” dữ liệu từ môi trường bên ngoài và dán vào “form” nhập liệu thay vì phải gõ lại vừa tốn kém công sức vừa dễ sai sót.

3. Lựa chọn phần mềm khai thác dữ liệu

Việc khai thác CSDL tổng hợp của người sử dụng thông tin thống kê trong và ngoài nước sẽ được thực hiện qua mạng Internet thông qua chương trình ứng dụng trên Web, đây là giải pháp đơn giản và hiệu quả nhất hiện nay. Trong chương trình ứng dụng này, dựa trên những giao diện đơn giản, người sử dụng có thể trích xuất dữ liệu mà họ cần từ CSDL tổng hợp. Chương trình ứng dụng trong môi trường Web này cho phép người sử dụng thực hiện được những mục đích sau đây:

3.1. Tra cứu thông tin theo từng chỉ tiêu

3.2. Tra cứu thông tin theo chiều phân tổ

3.3. Tính toán trên số liệu đã chọn

3.4. Xoay chiều biểu số liệu

3.5. Chuyển biểu số liệu ra các định dạng khác

56

Page 57: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

3.6. Lập biểu đồ từ số liệu đã trích xuất

3.7. Kết nối với các bảng danh mục và các metadata liên quan đến các dữ liệu về giải thích, định nghĩa, khái niệm và cách tính các chỉ tiêu, nguồn dữ liệu và những thay đổi của dữ liệu.

V. Giải pháp bảo mật an toàn

1. Giải pháp bảo mật kho dữ liệu

Đối với một hệ thống, kho dữ liệu cần được bảo vệ gồm: Hệ thống phần cứng (Máy chủ kho dữ liệu); hệ thống mạng (Hệ thống mạng LAN tại TCTK và mạng WAN ngành Thống kê); CSDL của các kho dữ liệu. Việc xây dựng hệ thống an toàn bảo mật dữ liệu cho các kho dữ liệu cần đảm bảo những nguyên tắc sau đây:

- Đảm bảo bí mật của thông tin: Hệ thống bảo mật phải bảo đảm thông tin trong hệ thống không được phổ biến khi không được phép.

- Đảm bảo sự thống nhất, toàn vẹn của thông tin: Tránh được việc sửa đổi trái phép thông tin.

- Đảm bảo khả năng hiệu lực: Có thể khởi động khi hệ thống cần.

- Khả năng xác nhận tính hợp lệ: Có khả năng xác định tính hợp lệ của người sử dụng, của hệ thống....

- Đảm bảo khả năng thừa nhận: Đảm bảo rằng thông tin đã được gửi đi và thông tin đã được đọc

- Có khả năng kiểm soát truy nhập: Đảm bảo chỉ những người được phép mới có quyền truy nhập thông tin.

2. Giải pháp an toàn bảo mật

Để đảm bảo sự an toàn bảo mật cho hệ thống kho dữ liệu của CSDL tổng hợp, một hệ thống các giải pháp sau đây sẽ được xây dựng:

- Giải pháp chống truy nhập bất hợp pháp

- Giải pháp bảo vệ hệ thống phần cứng

- Giải pháp bảo mật hệ điều hành

- Giải pháp bảo mật phần mềm ứng dụng

- Giải pháp bảo mật CSDL tổng hợp

57

Page 58: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

- Giải pháp kiểm soát nội dung thông tin trên mạng

- Giải pháp phân quyền người sử dụng

- Giải pháp mã hoá dữ liệu.

3. Giải pháp bảo mật CSDL tổng hợp

- Bảo mật CSDL tổng hợp nhằm chống việc sao chép hoặc sửa đổi dữ liệu một cách bất hợp pháp của người sử dụng hệ thống.

- Giải pháp phân quyền người sử dụng: Phân quyền người sử dụng theo nhiều mức.

4. An toàn bảo mật trong các hệ thống ứng dụng

Để ngăn cản sự mất mát, điều chỉnh hoặc lạm dụng dữ liệu người dùng trong hệ thống ứng dụng, cần phải thiết kế xây dựng các biện pháp kiểm soát và lưu dấu vết hoặc ghi nhật ký các hoạt động vào trong các hệ thống ứng dụng, bao gồm những ứng dụng do chính người dùng viết, điều này đòi hỏi phải xác thực dữ liệu đầu vào, quá trình xử lý bên trong và dữ liệu đầu ra, đây là vấn đề cần được xác định rõ ràng dựa trên yêu cầu bảo mật và phân tích các rủi ro.

5. An toàn bảo mật các file hệ thống

Mục đích của an toàn bảo mật các file hệ thống là duy trì tính toàn vẹn của hệ thống, đây là trách nhiệm của từng người dùng hoặc từng nhóm phát triển đối với hệ thống ứng dụng hoặc phần mềm mà họ quản lý, gồm:

- Kiểm soát các phần mềm điều hành

- Kiểm soát truy nhập tới thư viện mã nguồn của chương trình.

6. An toàn bảo mật trong quá trình phát triển và hỗ trợ

Nhằm duy trì an toàn bảo mật của phần mềm hệ thống ứng dụng và thông tin, mọi thay đổi hệ thống có mục đích đều phải được xem xét nhằm kiểm tra xem có có sự vi phạm nào trong vấn đề bảo mật đối với hệ thống hoặc môi trường vận hành.

- Thay đổi các thủ tục kiểm soát

- Kiểm tra kỹ thuật các thay đổi của hệ điều hành.

PHẦN IIIVẬN DỤNG PHẦN MỀM ỨNG DỤNG CỦA CSDL TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT

58

Page 59: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

1. Chiết xuất dữ liệu

Như phần trên đã đề cập, các ứng dụng được phát triển để khai thác dữ liệu sẽ được áp dụng để chiết xuất dữ liệu từ cơ sở dữ liệu tổng hợp. Với cách tổ chức cơ sở dữ liệu như trên, cách thức chọn lọc các tiêu chí theo các chỉ tiêu, thời gian và đơn vị hành chính để chiết xuất dữ liệu sẽ trở nên đơn giản, các chỉ tiêu đã được phân thành các cấp nên việc lựa chọn chỉ tiêu cần thiết dễ dàng hơn. Dưới đây là hình minh hoạ lựa chọn chỉ tiêu cần lấy từ dữ liệu dân số:

Tương tự như vậy, có thể chọn các thông tin về thời gian cũng như đơn vị hành chính cần thiết để chiết xuất dữ liệu:

59

Page 60: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Như vậy, số liệu cần lấy ra từ CSDL tổng hợp đã được xác định với các thông tin về chỉ tiêu, thời gian và đơn vị hành chính. Tuy nhiên, số liệu lấy ra cần phải được trình bày rõ ràng, hợp lý để người dùng tin có thể tận dụng ngay kết quả chiết xuất để thực hiện những mục đích riêng của mình mà không cần phải bỏ thêm công sức trình bày lại, ở đây chương trình cho phép ta có thể xoay bảng kết quả theo ba chiều của số liệu:

60

Page 61: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Ngoài ra, ta cũng có thể đặt tên cho bảng kết quả đầu ra cũng như xác định phông chữ cho tên/nội dung bảng biểu đó, ứng dụng này được minh hoạ như sau:

61

Page 62: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Cuối cùng, những dữ liệu đã được chọn có thể được đưa vào trong môi trường của MS Excel, là môi trường quen thuộc với hầu hết những người dùng tin. Trong bảng kết quả, tuỳ theo các chỉ tiêu được đặt ở chiều nào mà đơn vị hành chính được ghép thêm vào dòng hay cột của biểu.

62

Page 63: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Ngoài cách trình bày số liệu theo bảng biểu, chương trình còn cho phép người sử dụng trình bày các dữ liệu khai thác được dưới dạng các biểu đồ, như hình minh họa dưới đây:

2. Khai thác CSDL các bảng danh mục Chương trình ứng dụng được phát triển với các giao diện WEB cung cấp

chức năng khai thác các thông tin liên quan đến các chỉ tiêu từ các bảng danh mục, cho phép download danh mục về để sử dụng theo cấp hoặc toàn bộ, từ đó cho phép tìm kiếm thông tin theo mã danh mục, theo nội dung danh mục. Dưới đây là ví dụ các giao diện truy cập danh mục:

63

Page 64: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Người sử dụng có thể chọn bất kỳ danh mục nào để xem nội dung và trích xuất dữ liệu từ danh mục đó, ở đây chúng ta chọn danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam:

Người sử dụng cũng có thể tìm kiếm nội dung danh mục theo từ khoá bất kỳ hoặc theo cấp bằng chức năng tìm kiếm đối với danh mục ngành kinh tế quốc dân, trong ví dụ này ta khai thác cấp 2 và mã ngành ‘01’, kết quả hiển thị như sau:

3. Khai thác metadata

Chúng ta sẽ lựa chọn giao diện là trang WEB để có thể dễ dàng tìm kiếm, truy cập thông tin liên quan đến các chỉ tiêu theo các đường link đến chỉ tiêu mà mình quan tâm.

64

Page 65: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Ví dụ: Để khai thác thông tin về một chỉ tiêu, người sử dụng có thể chọn nhóm chỉ tiêu bao gồm các chỉ tiêu. Ví dụ nhóm chỉ tiêu phát triển kinh tế có những chỉ tiêu sau:

Để có được dữ liệu về khái niệm/định nghĩa và cách tính của chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP), người sử dụng có thể dùng đường link, và thông tin chi tiết về chỉ tiêu này sẽ được hiển thị như sau:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊThông tin thống kê kinh tế - xã hội của hệ thống thống kê Nhà nước là

nguồn thông tin quan trọng và cần thiết cho cho các nhà lãnh đạo, quản lý trong việc đánh giá tình hình thực hiện, xây dựng chính sách và hoạch định

65

Page 66: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của từng địa phương, từng ngành/lĩnh vực nói riêng. Đặc biệt trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay, Việt Nam đang từng bước đẩy nhanh quá trình này thì thông tin thống kê là nguồn thông tin không thể thiếu đối với các nhà kinh tế và đầu tư nước ngoài muốn nghiên cứu về Việt Nam, đồng thời việc cung cấp thông tin thống kê cho một số tổ chức quốc tế là quyền lợi và nghĩa vụ của Việt Nam trong quan hệ quốc tế trên lĩnh vực ngoại giao, chính trị, kinh tế, văn hoá... Mặt khác, thông tin thống kê là nguồn tài liệu quan trọng giúp các nhà nghiên cứu khoa học, học sinh, sinh viên... thực hiện những công trình/đề tài nghiên cứu riêng của mình. Vì vậy, phổ biến thông tin thống kê là khâu quan trọng trong hoạt động thống kê, thực hiện truyền tải những con số biết nói tới người dùng tin. Nhiệm vụ nâng cao chất lượng phổ biến thông tin thống kê nằm trong chương trình nâng cao năng lực của ngành Thống kê, đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của toàn Ngành nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao về số lượng, chất lượng cũng như về hình thức phổ biến thông tin thống kê của mọi đối tượng sử dụng. Điều này đòi hỏi người làm công tác thống kê phải nắm được nhu cầu của người dùng tin, đồng thời phải biết tiếp thu, ứng dụng những công nghệ tiên tiến vào hoạt động phổ biến thông tin thống kê để thông tin đến với người dùng nhanh và tiện lợi nhất.

Trên ý nghĩa đó, việc nghiên cứu xây dựng nội dung, cấu trúc CSDL tổng hợp là cần thiết nhằm khắc phục tình trạng số liệu hiện đang nằm rải rác tại nhiều đơn vị trong Tổng cục gây khó khăn cho người sử dụng khi có nhu cầu. Mặt khác, hệ thống số liệu này còn nhiều bất cập, thể hiện ở sự không thống nhất của một số chỉ tiêu về phạm vi tính toán, về phương pháp tính giữa các năm, giữa trung ương và địa phương, giữa các địa phương với nhau...

Khai thác thông tin thống kê qua CSDL tổng hợp là mô hình phổ biến và tiên tiến hiện nay trên thế giới. Tại Việt Nam, với những điều kiện về vật chất kỹ thuật cũng như trình độ cán bộ thống kê, chúng ta có đủ khả năng để xây dựng một CSDL tổng hợp. Tuy nhiên, đây là công việc rất phức tạp, tốn nhiều công sức và thời gian, đòi hỏi phải có lộ trình từng bước và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện, trên giác độ là những người nghiên cứu đề tài, chúng tôi khuyến nghị một số điểm sau đây:

1. Chuẩn hoá các bảng danh mục, bảng phân loại1. Chuẩn hoá các bảng danh mục, bảng phân loại

Ngoài những bảng danh mục, bảng phân loại đã được ban hành có mã số, những bảng danh mục và bảng phân loại khác cũng cần sớm được xây dựng, ban hành theo một chuẩn thống nhất. Bản thân mỗi danh mục phải đảm bảo giữ cố định các mã khóa trong quá trình cập nhật dữ liệu theo thời gian, đó là những bảng danh mục sau:

66

Page 67: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

1.1. Danh mục ngành kinh tế

Đây là một bảng phân loại giữ vai trò trung tâm trong các bảng phân loại kinh tế - xã hội, là bộ phận của hệ thống phân loại mã hoá thông tin kinh tế - kỹ thuật, là phương tiện cơ bản góp phần nghiên cứu, đánh giá phân công lao động xã hội, cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu kinh tế, phản ánh tình hình thực tế và nghiên cứu xây dựng chủ trương, chính sách để chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong từng thời kỳ, xác định mối quan hệ kinh tế giữa các ngành, các nhóm đảm bảo so sánh quốc tế về phát triển kinh tế xã hội giữa các quốc gia với nhau, cũng như nghiên cứu đặc thù kinh tế của mỗi nước, thông qua các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp được phân tổ theo tiêu chuẩn Quốc tế.

Yêu cầu chuẩn hoá của bảng phân ngành này là phải bao quát được mọi hoạt động của nền kinh tế quốc dân, không có sự trùng lặp giữa ngành này với ngành khác, giữa lĩnh vực này với lĩnh vực khác. Phải phản ánh đúng vai trò của từng ngành và cơ cấu kinh tế trong cơ chế thị trường, phù hợp với chế độ hạch toán quốc gia.

Để bảng phân ngành kinh tế quốc dân được áp dụng đầy đủ, thống nhất trong mọi lĩnh vực từ trung ương tới cơ sở cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể cho các ngành nghề được sắp xếp vào ngành thích ứng nhất là đối với những ngành mới xuất hiện trong cơ chế thị trường. Cần qui định cụ thể cho các Bộ, Ngành, địa phương trong công tác phân ngành đối với phạm vi hoạt động của mình. Nghiên cứu nguyên tắc chuyển đổi bảng phân ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam và phân ngành chuẩn quốc tế để có thể so sánh quốc tế, hoà nhập với cộng đồng quốc tế.

1.2. Danh mục thành phần kinh tế

Theo Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, nền kinh tế nước ta có 5 thành phần kinh tế thay cho 6 thành phần kinh tế trước đây. Điều này đòi hỏi phải chuẩn hoá lại chi tiết các thành phần kinh tế ngay từ khi thu thập số liệu ban đầu cho đến khi công bố, lưu giữ thông tin để có thể đáp ứng được yêu cầu quản lý, phân tích kinh tế, xây dựng cơ cấu kinh tế trong tương lai.

1.3. Danh mục sản phẩm (Hệ thống phân loại sản phẩm chủ yếu)

Hệ thống phân loại sản phẩm được ban hành để quản lý sản xuất, đồng thời làm cơ sở cho thống kê các ngành sản xuất. Hệ thống phân loại sản phẩm chủ yếu, ban hành theo Quyết định 582/TCTK-PPCĐ ngày 12-12-1996 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã thay đổi đáng kể so với danh mục sản phẩm trước đây, theo hướng tiếp cận với nền kinh tế thị trường và hoà nhập với hệ thống bảng phân loại sản phẩm quốc tế.

67

Page 68: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Tồn tại hiện nay là thiếu qui định cụ thể cho việc phân các sản phẩm vào các ngành tương ứng nên thông tin về sản phẩm chủ yếu chưa đầy đủ, độ tin cậy chưa cao.

1.4. Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu

Yêu cầu quản lý vĩ mô cũng như yêu cầu quản lý kinh doanh hiện nay đang đòi hỏi phải có bảng danh mục hàng hoá chuẩn quốc gia và quốc tế.

1.5. Danh mục đơn vị hành chính

Bảng danh mục đơn vị hành chính đến nay đó được chuẩn hóa và được đánh mã, đáp ứng được yêu cầu của CSDL tổng hợp.

1.6. Danh mục nghề nghiệp

Hiện nay, Danh mục nghề nghiệp đang sử dụng được ban hành theo Quyết định 114/1998/QĐ-TCTK ngày 29 tháng 3 năm 1999 với mã 4 số. Danh mục nghề nghiệp rất quan trọng, đây là cơ sở giúp cho việc nghiên cứu nguồn nhân lực về cơ cấu ngành nghề đào tạo cũng như chất lượng của nguồn nhân lực, từ đó có chính sách đào tạo, sử dụng hợp lý, đúng người, đúng chỗ, theo khả năng chuyên môn, giúp cho việc thống kê nhân lực theo ngành nghề hay đào tạo nghề nghiệp đạt kết quả cao.

1.7. Danh mục các dân tộc Việt Nam

Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam ban hành năm 1979, với mục đích sử dụng thống nhất trong cuộc Tổng điều tra dân số năm 1979 và công tác thống kê dân số thường xuyên cũng như trong công tác nghiên cứu. Số lượng các dân tộc trong toàn quốc, tính đến 31-12-1978 trong bảng danh mục này là 54. Sau thời điểm này, diễn biến, tăng giảm, còn, mất ra sao thì chưa có cuộc điều tra nào nói rõ. Để có thông tin mới đầy đủ về các dân tộc Việt Nam, cần phải tổ chức điều tra nắm lại số lượng, địa bàn cư trú chủ yếu của từng dân tộc.

1.8. Bảng danh mục và phân loại khác: Tuỳ thuộc vào các phân tổ của mỗi chỉ tiêu mà có thêm các bảng danh mục và phân loại khác.

Tất cả các bảng danh mục, bảng phân loại và hệ thống chỉ tiêu đều được đánh mã sao cho đáp ứng được yêu cầu mở của cấu trúc CSDL tổng hợp. Trong trường hợp có sự thay đổi nào đó trong hệ thống các bảng và hệ thống chỉ tiêu, mã số đã có đều được giữ nguyên và được lưu giữ cùng với các dữ liệu có liên quan, mã mới sẽ được bổ sung thêm mà không ảnh hưởng đến cấu trúc CSDL.

2. Chuẩn hoá chỉ tiêu thống kê

68

Page 69: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Trên cơ sở Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành, các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện những thông tin về khái niệm, định nghĩa, phương pháp tính... của từng chỉ tiêu để làm căn cứ thu thập số liệu mới và chuẩn hoá lại toàn bộ số liệu các chỉ tiêu đã có qua các năm để đảm bảo sự thống nhất, việc chuẩn hoá gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

2.1. Khái niệm, định nghĩa chỉ tiêu

Mỗi chỉ tiêu trước hết phải có tên gọi thống nhất rõ ràng không nhầm lẫn với chỉ tiêu khác. Tên chỉ tiêu phải được định nghĩa một cách khoa học, phù hợp với hiện tượng và mang ý nghĩa kinh tế của chỉ tiêu đó. Tên tiếng Việt phải chuẩn xác, dễ hiểu và khi dịch tên chỉ tiêu sang tiếng Anh phải nghiên cứu cẩn thận để có tính chính xác cao.

2.2. Phạm vi tính chỉ tiêu

Phải có những qui định rõ ràng về phạm vi tính chỉ tiêu, bao gồm cả phạm vi không gian và thời gian cũng như phạm vi hoạt động.

2.3. Phương pháp tính và đơn vị tính các chỉ tiêu Mỗi chỉ tiêu được xác định bởi phương pháp tính cụ thể, phương pháp

tính các chỉ tiêu phải thể hiện tính chính xác, dễ hiểu và phải được cải tiến từng bước cho phù hợp với phương pháp tính của quốc tế nhằm đảm bảo tính so sánh khi sử dụng.

Đơn vị tính của chỉ tiêu phải theo danh mục các đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta. Đối với các chỉ tiêu phục vụ so sánh quốc tế phải chuyển đổi đảm bảo thống nhất với đơn vị đo lường quốc tế.

2.4. Chuẩn hoá số liệu của chỉ tiêu

Công việc chuẩn hoá số liệu các chỉ tiêu rất quan trọng trong quá trình thực hiện xây dựng CSDL tổng hợp, số liệu cần được xem xét cẩn thận giữa các năm, giữa trung ương và địa phương về phạm vi cũng như phương pháp tính để đảm bảo sự thống nhất.

3. Tổ chức triển khai

Để triển khai công tác xây dựng CSDL tổng hợp đạt hiệu quả, các đơn vị có liên quan cần thực hiện các nội dung chính sau đây:

Một là, Vụ Thống kê tổng hợp phối hợp với Trung tâm tính toán nghiên cứu, đề xuất nội dung, cấu trúc của CSDL tổng hợp, đây chính là kết quả nghiên cứu cuối cùng của đề tài khoa học này.

69

Page 70: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Hai là, trình lãnh đạo Tổng cục kết quả nghiên cứu để xin ý kiến chỉ đạo.

Ba là, lãnh đạo Tổng cục chủ trì các cuộc họp với các đơn vị có liên quan trong Tổng cục, với đại diện người dùng tin trong nước để phổ biến mục đích, yêu cầu và tính cấp thiết của công tác này, đồng thời xin ý kiến đóng góp của các đơn vị, cá nhân vào nội dung và cấu trúc của CSDL tổng hợp đã được đề xuất.

Bốn là, khi CSDL tổng hợp đã được nhất trí thông qua, lãnh đạo Tổng cục giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị có liên quan trong Tổng cục:

Các Vụ nghiệp vụ có nhiệm vụ căn cứ nội dung các chỉ tiêu, phân tổ chỉ tiêu liên quan đến chuyên ngành của đơn vị mình để thực hiện việc rà soát, chuẩn hoá lại số liệu theo thời gian; chuẩn hoá các khái niệm/định nghĩa và phương pháp tính các chỉ tiêu; cập nhật những giải thích liên quan đến từng chỉ tiêu.

Vụ Thống kê Tổng hợp phối hợp với Trung tâm Tin học thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Thành lập nhóm cán bộ nhập dữ liệu

- Phân loại đối tượng sử dụng CSDL

- Phân quyền truy nhập CSDL và cấp phát account cho từng loại đối tượng sử dụng

- Phân công nhóm người bảo mật CSDL.

Trung tâm Tin học phối hợp với Vụ Phương pháp Chế độ thống kê trong việc thực hiện tích hợp các CSDL khác với CSDL tổng hợp.

Năm là, khi CSDL tổng hợp được xây dựng xong, Tổng cục tổ chức hội thảo, chạy thử chương trình, lấy ý kiến các đơn vị để tiếp tục hoàn thiện.

Sáu là, tổ chức các buổi hướng dẫn cho cán bộ trong Tổng cục cách thức khai thác dữ liệu từ CSDL.

Bảy là, trong phiên bản đầu chỉ tập trung vào giải pháp cập nhật dữ liệu bằng keyboard, cập nhật dữ liệu bán thủ công. Giai đoạn tiếp theo sẽ nâng cấp phần mềm nhập dữ liệu tự động khi dữ liệu được thu thập và tính toán trong các hệ thống xử lý đã được tin học hoá hoàn toàn.

Tám là, các chỉ tiêu trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia cũng là cơ sở để xây dựng hệ thống chỉ tiêu cho Niên giám thống kê, vì vậy hàng năm, những chỉ tiêu nào đã được đưa vào Niên giám sẽ đồng thời được đưa vào CSDL tổng hợp.

70

Page 71: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phân tích, thiết kế và xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu- Viện Công nghệ thông tin, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - 2004.

2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (Ban hành theo Quyết định số 305/2005/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ).

3. Một số thuật ngữ thống kê thông dụng, nhà Xuất bản Thống kê, Hà Nội -2004.

4. An toàn bảo mật hệ thống thông tin, Nguyễn Trí Công, Hà Nội - 2004.

5. Niên giám Thống kê Việt Nam 2003, 2004, 2005.

6. Niên giám thống kê các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippine, Indonexia.

7. Dự án khả thi xây dựng hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về thống kê kinh tế - xã hội, Hà Nội -1998.

8. Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê.

9. Nghị định 101/2003/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng cục Thống kê.

10. Định hướng phát triển thống kê Việt Nam đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 21 tháng 10 năm 2002.

11. Chỉ thị số 28/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19 tháng 8 năm 1998 về tăng cường và hiện đại hoá công tác thống kê.

71

Page 72: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

ĐỀ TÀI KHOA HỌC

SỐ: 2.1.7-TC06

NGHIÊN CỨU ĐỔI NĂM GỐC SO SÁNH 1994 SANG NĂM GỐCSO SÁNH 2005 CỦA MỘT SỐ CHỈ TIÊU THUỘC THỐNG KÊ

TÀI KHOẢN QUỐC GIA

1. Cấp đề tài : Tổng cục

2. Thời gian nghiên cứu : 2006

3. Đơn vị chủ trì : Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia

4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê

5. Chủ nhiệm đề tài : CN. Bùi Bá Cường

6. Những người phối hợp nghiên cứu:

CN. Nguyễn Thị Mai Hạnh CN. Nguyễn Văn Minh

CN. Hoàng Phương Tần CN. Lưu Văn Vĩnh

PGS. TS. Nguyễn Sinh Cúc CN. Vũ Văn Tuấn

ThS. Phạm Đình Thúy CN. Nguyễn Văn Nông

ThS. Nguyễn Văn Đoàn CN. Nguyễn Đức Thắng

CN. Phạm Đình Hàn CN. Nguyễn Kim Anh

CN. Bùi Trinh CN. Nguyễn Thị Hương

8. Điểm đánh giá nghiệm thu đề tài: 8,51 / Xếp loại: Khá

72

Page 73: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

PHẦN IPHƯƠNG PHÁP LUẬN TÍNH CHUYỂN MỘT SỐ CHỈ TIÊU THUỘC THỐNG KÊ TÀI KHOẢN QUỐC GIA TỪ GIÁ THỰC TẾ VỀ GIÁ SO

SÁNH NĂM GỐC VÀ TỪ MỘT NĂM GỐC SANG MỘT NĂM GỐC KHÁC

1. Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi các chỉ tiêu kinh tế thuộc TKQG giữa các năm gốc với nhau

Để so sánh các chỉ tiêu giá trị giữa các năm gốc với nhau, cần phải quan tâm và giải quyết các vấn đề giữa các năm gốc sau:

- Biến động về ngành kinh tế, ngành sản phẩm và loại hình kinh tế

- Thay đổi về phương pháp tính và nguồn số liệu để tính các chỉ tiêu giá trị

- Biến động về giá cả và biên soạn chỉ số giá

a. Biến động về ngành kinh tế, ngành sản phẩm và loại hình kinh tế

Biến động về ngành kinh tế, ngành sản phẩm và loại hình kinh tế là những thay đổi liên quan đến thay đổi các bảng phân ngành kinh tế, phân ngành sản phẩm và loại hình kinh tế.

b. Thay đổi phương pháp đánh giá đối với từng chỉ tiêu giá trị cụ thể, tức là thay đổi phương pháp hạch toán, phương pháp tính đi liền với thay đổi với đơn vị thu thập số liệu

- Đối với các chỉ tiêu tính theo giá thực tế khi thay đổi nguyên tắc tính đối với các chỉ tiêu giá trị sẽ cho tốc độ tăng trưởng hoặc cơ cấu ngành sản phẩm khác nhau, thể hiện ở các thay đổi:

+ Tính chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá nào: giá cơ bản, giá sản xuất hay giá sử dụng cuối cùng?

+ Thông tin để tính giá trị sản xuất từ tiêu thụ sản phẩm, theo chi phí tạo ra sản phẩm, tính trực tiếp từ khối lượng sản xuất nhân (x) với đơn giá bình quân của sản phẩm, hay tính từ phân tích luồng sản phẩm?

+ Tính giá trị sản xuất theo đơn vị cơ sở, theo doanh nghiệp hay theo một ngành kinh tế?

+ Tính giá trị sản xuất theo nguyên tắc “chuyển giao quyền sở hữu” hay nguyên tắc “thực thanh, thực chi”. Tính giá trị sản xuất cho loại sản phẩm hàng hoá (có bán trên thị trường) hay sản phẩm phi thị trường?

- Đối với các chỉ tiêu tính theo giá so sánh:

73

Page 74: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Áp dụng phương pháp nào trong 3 phương pháp sau:

+ Phương pháp giảm phát

+ Phương pháp chỉ số khối lượng

+ Phương pháp xác định giá trị trực tiếp từ giá và lượng của từng loại sản phẩm.

Áp dụng phương pháp khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau.

c. Biến động về giá cả và biên soạn chỉ số giá

Sự biến động về giá cả và áp dụng phương pháp tính chỉ số giá phụ thuộc vào:

+ Mức độ chi tiết, đầy đủ trong lập danh mục về khối lượng và đơn giá của từng nhóm sảm phẩm giữa các năm gốc

+ Áp dụng phương pháp (công thức) để tính chỉ số giá giữa các năm gốc

+ Mức độ chi tiết và phạm vi trong xây dựng quyền số dùng để tính chỉ số giá giữa các năm gốc

+ Thay đổi chất lượng sản phẩm sản xuất trong từng thời kỳ áp dụng năm gốc phản ánh qua khối lượng sản phẩm của từng thời kỳ được đề cập và được xử lý đến đâu?

+ Mức độ chi tiết, đầy đủ của hệ thống chỉ số giá: chỉ số giá sản xuất (PPI), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá đầu vào, chỉ số giá xuất nhập khẩu, …?

Để có thể so sánh chuỗi số liệu giá trị theo thời gian về cùng một năm gốc, cần hạn chế hoặc loại bỏ những ảnh hưởng của những nhân tố đã nêu ở trên, tức là:

- Phải đưa về cùng một phân loại mà năm 2005 đang sử dụng.

- Phương pháp tính từng chỉ tiêu giá trị theo giá thực tế, theo giá so sánh ở các thời kỳ có năm gốc khác nhau phải áp dụng cùng nguyên tắc và phương pháp, tức là nguyên tắc và phương pháp đo lường của năm 2005.

- Áp dụng cùng một phương pháp để loại trừ sự biến động về giá cả.

2. Lý luận chung để chuyển đổi giá năm gốc và chuyển giá thực tế về giá so sánh

Căn cứ để chuyển đổi năm gốc so sánh xét về mặt kinh tế, do có sự thay đổi nhiều về cơ cấu kinh tế của năm hiện hành so với năm được chọn làm gốc. Theo thời gian, do phát triển kinh tế, các sản phẩm sản xuất ra, do yêu cầu của sử dụng... luôn biến động, giá cả các sản phẩm của năm hiện hành

74

Page 75: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

quá chênh lệch so với giá cả của năm gốc, cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành kinh tế, của các sản phẩm dùng làm quyền số để tính chỉ số giá của năm được chọn làm gốc có nhiều biến động, năm hiện hành càng xa với năm gốc đã chọn nếu tiếp tục dùng năm gốc sẽ không phản ánh đúng thực chất phát triển của nền kinh tế. Đối với một đất nước, khi công tác kế hoạch hoá có vai trò cực kỳ quan trọng để hoạch định chính sách trong điều hành và quản lý nền kinh tế thì năm được chọn làm gốc để thay cho năm gốc cũ thường là năm có nền kinh tế ổn định và là năm đầu của một kỳ kế hoạch trung và dài hạn.

Nếu nền kinh tế phát triển ổn định, thông thường khoảng 10 đến 15 năm sẽ thay đổi năm gốc so sánh. Song đối với một đất nước đang phát triển và nhất là đất nước chuyển đổi (từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường), thông thường 5 đến 10 năm phải thay đổi năm gốc so sánh.

2.1. Chuyển đổi giá năm gốc

Khi nói đến giá là nói đến giá của sản phẩm, như vậy ý niệm về giá tương ứng với giá trị sản xuất; điều này rất quan trọng khi tính toán giá của một nhóm sản phẩm, vì khi tính giá theo nhóm sản phẩm phải cần đến giá trị sản xuất để làm quyền số, do đó khi đề cập đến giá của một nhóm mặt hàng nào đó có nghĩa đã là giá bình quân gia quyền theo giá của các mặt hàng chi tiết hơn, khi các nhóm sản phẩm càng được gộp lớn thì giá của nhóm sản phẩm gộp càng xa với giá của hàng hoá chi tiết trong đó.

Tương tự như vậy, chỉ số giá là chỉ số giá của sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm, chỉ số giá có thể là chỉ số giá của năm sau so với năm trước hoặc của một năm so với một năm cố định nào đó (thường được gọi là năm gốc), có thể dễ dàng nhận thấy chỉ số giá của một năm nào đó so với năm gốc là chỉ số giá bình quân của nhiều hoặc rất nhiều loại hàng hoá khác nhau nằm trong nhóm sản phẩm đang được khảo sát về giá. Trong một nền kinh tế đặc biệt đối với những nước đang phát triển các sản phẩm luôn luôn thay đổi, một số sản phẩm mới xuất hiện và một số sản phẩm khác mất đi, nên năm khảo sát mà quá xa năm gốc sẽ không thể tính được chỉ số giá của năm khảo sát so với năm gốc do quyền số các mặt hàng (mới xuất hiện hoặc mất đi) thay đổi; đấy là lý do chủ yếu dẫn đến việc phải thay đổi năm gốc.

2.2. Chuyển giá thực tế về giá so sánh

Để tính được tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất (GO) và GDP cần phải tính được GO và GDP theo giá so sánh - điều này có nghĩa cần loại trừ

75

Page 76: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

biến động của yếu tố giá cả qua các năm. Qua đó có thể nhận thấy việc chọn năm gốc là rất quan trọng.

Việc tính chuyển chỉ tiêu GDP về giá năm gốc (GDP theo giá so sánh) cần phải được tiến hành qua những tính toán trung gian và phương pháp cơ bản được cả thế giới áp dụng là sử dụng bảng I/O (Input - Output table) hoặc bảng Nguồn và sử dụng (Supply and Use tables - S.U.T) của năm gốc để tính chuyển GDP của các năm sau đó về năm có bảng S.U.T. Như vậy một vấn đề rất quan trọng là năm gốc phải là năm có bảng S.U.T hoăc bảng I/O.

Giá trị sản xuất của ngành sản phẩm nào đó theo giá thực tế chia cho chỉ số giá của nhóm ngành tương ứng là giá trị sản xuất của ngành sản phẩm đó theo giá so sánh năm gốc, vì vậy một vấn đề rất quan trọng cần xác định giá của giá trị sản xuất. Giá trị sản xuất có thể xác định theo 3 loại giá: giá sử dụng cuối cùng, giá người sản xuất và giá cơ bản. Như vậy cần xác định giá gì của giá trị sản xuất để áp dụng các chỉ số giá tương ứng?

Hiện nay ở Việt Nam, chỉ tiêu GDP theo giá so sánh được tính theo hai phương pháp: phương pháp sản xuất và phương pháp sử dụng cuối cùng. Theo phương pháp sản xuất GDP được tính bằng tổng giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế cộng với thuế nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Việc tính toán này được thực hiện một cách khoa học trong mối quan hệ tổng thể về cung, cầu hàng hóa và các ảnh hưởng của sự tác động kinh tế liên ngành dựa trên những điều kiện nhất định. Điều kiện quan trọng để thực hiện được phương pháp xác định chỉ tiêu GDP theo giá so sánh trong mối quan hệ liên ngành này là cần phải có bảng Nguồn và Sử dụng (bảng S.U.T) và một hệ thống chỉ số giá tương ứng. Chỉ tiêu GDP theo giá so sánh được ước tính dựa vào bảng SUT cho phép phản ánh được đúng đắn tốc độ tăng trưởng không chỉ trên toàn bộ nền kinh tế mà còn cho thấy những đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của từng ngành kinh tế cụ thể. Đồng thời, cùng với việc sử dụng bảng SUT và một số chỉ số giá phù hợp có thể kiểm tra, đánh giá được kết quả tính toán chỉ tiêu GDP theo phương pháp sản xuất qua việc so sánh kết quả tính toán chỉ tiêu này theo phương pháp sử dụng cuối cùng (hoặc phương pháp phân phối).

3. Phương pháp tính chuyển GDP từ giá thực tế về giá so sánh

3.1. Giới thiệu về bảng nguồn và sử dụng (S.U.T)

Cấu trúc tổng quát của hệ thống này như sau:

76

Page 77: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Sơ đồ 1:

Ngành kinh tế Ngành sản phẩm Sử dụng cuối cùng

Ngành kinh tế Bảng nguồnNgành sản phẩm Ma trận chi phí

trung gian của bảng sử dụng

Sử dụng cuối cùng

Giá trị tăng thêm

- Bảng nguồn, theo dòng mô tả chi tiết nguồn sản phẩm do sản xuất trong nước và nhập khẩu tạo nên, theo cột mô tả các sản phẩm được sản xuất ra trong mỗi ngành.

- Bảng sử dụng mô tả chi tiết luồng sản phẩm được sử dụng trong quá trình sản xuất theo ngành kinh tế như: cho tiêu dùng trung gian, cho tích luỹ tài sản, cho tiêu dùng cuối cùng và cho xuất khẩu (theo dòng). Bảng sử dụng cũng mô tả tài khoản sản xuất và tài khoản tạo thu nhập (theo cột).

Trong sơ đồ 1, tổng theo cột bằng tổng theo dòng. Sau đây là cấu tạo chi tiết bảng nguồn và sử dụng:

a. Bảng nguồn

Bảng nguồn dạng rút gọn

N1

N2

… Nm

Tổng nguồn từ sản xuất trong nước

Nhập khẩu

(giá cif)

Tổng nguồn (giá

cơ bản)

Thuế sản phẩm

Phí lưu

thông

Tổng nguồn theo giá SDCC

1 2 … m A B C D E FSP1

SP2

… Xij Ai

SPn

Tổng GTSX theo giá cơ bản (G)

Gj

Trong đó:

- : là số ngành sản phẩm

- : là số ngành kinh tế

77

Page 78: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

- Xij là lượng sản phẩm i do ngành kinh tế j sản xuất ra

- Xác định các phần tử Xij từ biểu điều tra kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị điều tra. Sau khi đã làm đầy ma trận Xij, nếu gọi Ai

là các phần tử của cột tổng nguồn từ sản xuất hoặc tổng sản phẩm loại i được sản xuất ra trong nước và Gj là các phần tử của dòng tổng giá trị sản xuất theo giá cơ bản, hoặc giá trị sản xuất của ngành kinh tế j, ta có:

(1)

(2)

Như vậy tổng giá trị của từng sản phẩm được sản xuất ra trong nước và tổng giá trị sản xuất của từng ngành kinh tế (theo giá cơ bản) được tính theo công thức (1) và (2).

- Từ kết quả điều tra về hàng hoá nhập khẩu xác định được các phần tử của cột B.

- Các phần tử của cột C “Tổng nguồn theo giá cơ bản” sẽ được tính toán theo công thức sau:

Ci = Ai + Bi ( )

- Thuế sản phẩm ở cột D hàm ý bao gồm thuế đối với sản phẩm trong nước và thuế nhập khẩu. Số liệu này thu thập từ Vụ Chính sách Thuế - Bộ Tài chính.

- Số liệu về phí lưu thông ở cột E lấy từ tổng hợp và xử lý kết quả điều tra.

- Tổng nguồn theo giá sử dụng cuối cùng bao gồm cả phí lưu thông và thuế hàng hoá nên các giá trị của cột tổng nguồn theo giá sử dụng cuối cùng được tính theo công thức:

Fi = Ci + Di + Ei ( )

Như vậy ta đã tính toán được toàn bộ các chỉ tiêu cơ bản của bảng nguồn theo công thức và qui trình như trên.

b. Bảng sử dụng

Bảng sử dụng rút gọn

78

Page 79: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Tiêu dùng trung gian Nhu cầu cuối cùngTổng nguồn

theo giá SDCC

N1 N2 … Nm

Tổng sử dụng cho

sxTDCC TLTS

Xuất khẩu (giá Fob)

Chi phí trung gian

1 2 … m H I G K L

SP1

SP2

… Xij Hi

SPn

Giá trị tăng thêm

Thu của NLĐK/haoTdư sx

Tổng GTSX theo giá cơ bản

Trong đó: Nj là ký hiệu của ngành kinh tế (theo cột) với

SPi là ngành sản phẩm (theo dòng) với

Xij là lượng sản phẩm i dùng cho tiêu dùng trung gian của ngành kinh tế j.

- Xij xác định được từ việc xử lý kết quả biểu điều tra “kết quả sản xuất” và biểu “chi phí sản xuất” của ngành kinh tế.

- Tổng giá trị sản phẩm dùng cho sản xuất (Hi) được xác định theo công thức:

Các phần tử của cột I, K được xác định từ xử lý kết quả điều tra tiêu dùng và xuất khẩu chi tiết theo từng sản phẩm.

Cột G phản ánh tích lũy của các loại sản phẩm sản xuất ra trong năm và thường được coi là phần để kiểm tra sự cân đối giữa nguồn và sử dụng sản phẩm.

Các giá trị Ki ở cột K là giá trị xuất khẩu của các sản phẩm và được tính theo giá Fob.

Các giá trị Li ở cột L là tổng sử dụng sản phẩm theo giá sử dụng cuối cùng.

Sau khi bảng nguồn và bảng sử dụng đã được lập ta luôn có mối quan hệ sau: Ei = Li

3.2. Các ứng dụng của bảng nguồn và sử dụng

a. Ứng dụng để lập bảng IO: Bảng nguồn và sử dụng được ứng dụng như một bước trung gian trong quá trình lập bảng IO.

79

Page 80: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

b. Một ứng dụng rất quan trọng trong việc lập bảng nguồn và sử dụng đó là để cân đối và xác minh lại các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như GDP (theo 3 loại giá), tiêu dùng, tích luỹ và xuất, nhập khẩu. Một trong những chỉ tiêu này được ước tính không chính xác sẽ dẫn đến rất khó khăn trong cân đối nguồn và sử dụng (cân đối SUT).

c. Tỷ lệ giá trị tăng thêm so với giá trị sản xuất của các ngành có thể được sử dụng để ước tính giá trị tăng thêm hàng năm và hàng quí và từ đó tính được GDP.

d. Ứng dụng để tính chuyển giá trị sản xuất theo ngành kinh tế về giá trị sản xuất theo ngành sản phẩm. Giá trị sản xuất thông thường được các Vụ thống kê chuyên ngành tính theo ngành kinh tế, do đó việc sử dụng bảng nguồn để tính chuyển giá trị sản xuất từ ngành kinh tế sang ngành sản phẩm là rất hữu ích cho việc tính chuyển đổi giá.

e. Ứng dụng trong việc tính chuyển GDP về giá so sánh: ứng dụng này được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng.

PHẦN IITHỰC TRẠNG VỀ VIỆC CHUYỂN ĐỔI NĂM GỐC SO SÁNH VÀ TÍNH THEO GIÁ SO SÁNH ĐỐI VỚI MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRONG THỐNG KÊ

TÀI KHOẢN QUỐC GIA

I. Sơ lược về bảng giá cố định và chọn các năm gốc so sánh đối với một số chỉ tiêu trong thống kê TKQG

1. Năm gốc so sánh và bảng giá cố định

Từ khi thành lập ngành Thống kê đến nay, ở Việt Nam đã áp dụng hai phương pháp hạch toán kinh tế quốc gia để phản ánh quá trình tái sản xuất xã hội, đó là hệ thống bảng kinh tế quốc dân (MPS) và Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) và đã 6 lần thay đổi năm gốc so sánh đối với một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của hai phương pháp kể trên, đó là các năm gốc 1958, 1961, 1970, 1982, 1989 và 1994. Cho đến năm 1994, năm được chọn làm gốc để so sánh trong công tác thống kê Việt Nam là năm lập bảng giá cố định. Bảng giá cố định đầu tiên của Việt Nam là bảng giá cố định 1958, bảng giá cố định hiện nay đang còn áp dụng là bảng giá cố định 1994.

Cho đến nay, về cơ bản các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp thuộc MPS và SNA tính theo giá so sánh bằng “phương pháp xác định trực tiếp từ giá và lượng của từng loại sản phẩm”, tức là chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá so sánh được tính

80

Page 81: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

bằng cách lấy khối lượng sản phẩm của năm cần tính nhân (x) với đơn giá sản phẩm của năm gốc. Đây cũng là căn cứ cơ bản để lập bảng giá cố định.

Nguyên tắc xác định giá cố định là:

+ Xác định giá cố định của một hàng hoá hoặc dịch vụ phải căn cứ vào giá tiêu thụ phổ biến của cơ sở sản xuất kinh doanh, đó là giá bán buôn.

+ Giá bình quân theo không gian: Trong bảng giá cố định, mỗi danh điểm sản phẩm có qui cách, phẩm chất giống nhau, dù sản xuất ở các vùng khác nhau, với công nghệ khác nhau hoặc do các thành phần kinh tế khác nhau, cũng chỉ có một mức giá, đó là giá bình quân gia quyền các mức giá cá biệt của danh điểm đó.

+ Giá bình quân và giá riêng biệt: đối với loại sản phẩm có nhiều qui cách, chủng loại khác nhau và đã xây dựng mức giá cụ thể cho từng qui cách, chủng loại thì cũng phải xây dựng mức giá bình quân cho toàn bộ sản phẩm đó. Mức giá bình quân dùng để tính giá cố định của toàn bộ sản phẩm chỉ biết số lượng chung của toàn bộ sản phẩm mà không biết số lượng của từng qui cách, chủng loại sản phẩm.

2. Bảng giá cố định năm 1994

II. Thực trạng tính các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của hệ thống tài khoản quốc gia theo giá so sánh năm 1994

1. Tính chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá so sánh

Cho đến nay khi tính chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá so sánh của từng ngành kinh tế được chia làm hai khối:

a. Khối áp dụng bảng giá cố định

Mặc dù bảng giá cố định năm 1994 không chỉ lập cho các sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp mà còn lập cho các sản phẩm của ngành xây dựng, khách sạn nhà hàng, vận tải, bưu điện và y tế, song trong thực tế bảng giá cố định năm 1994 chỉ được áp dụng để tính chỉ tiêu giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, sản xuất điện, ga và cung cấp nước bằng “phương pháp xác định giá trị trực tiếp từ giá và lượng của từng loại sản phẩm”.

GOt,o = ∑ qti po

i

Trong đó: GO t,o = Giá trị sản xuất của năm t theo giá năm gốc

Poi = Giá năm gốc của nhóm sản phẩm i

81

Page 82: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

qti = Khối lượng của nhóm sản phẩm i của năm t.

b. Khối áp dụng chỉ số giá

Cho đến nay, phương pháp giảm phát dùng để tính giá trị sản xuất theo giá so sánh riêng rẽ cho từng ngành như ngành xây dựng và 14 ngành dịch vụ còn lại, bằng cách lấy giá trị sản xuất theo giá thực tế của năm cần tính chia cho chỉ số giá phù hợp (PPI, CPI, chỉ số giá bán vật tư, chỉ số giá xuất, nhập khẩu):

GOt,o = GOtt / Itp,o

Trong đó:

GOt,o = Giá trị sản xuất năm t theo giá so sánh

GOtt = Giá trị sản xuất năm t theo giá thực tế

Itp,o = Chỉ số giá của năm t so với năm gốc

2. Tính chỉ tiêu GDP theo giá so sánh

-Ph ươ ng pháp sản xuất

GDP theo giá thực tế và giá so sánh được tính theo công thức sau:

GDP = - + TNK (1)

VA i = GO i - IC i (2)Trong ®ã:GDP: Tæng s¶n phÈm trong níc

: Tæng gi¸ trÞ s¶n xuÊt cña tÊt c¶ c¸c ngµnh kinh tÕ (tõ ngµnh kinh tÕ thø 1 ®Õn ngµnh kinh tÕ thø n)

: Tæng chi phÝ trung gian cña tÊt c¶ c¸c ngµnh kinh tÕ (tõ ngµnh thø 1 ®Õn ngµnh kinh tÕ thø n)

TNK: Tæng sè thuÕ nhËp khÈu VAi: Gi¸ trÞ t¨ng thªm ngµnh i GOi: Gi¸ trÞ s¶n xuÊt ngµnh i ICi: Chi phÝ trung gian ngµnh i.

82

Page 83: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Từ công thức trên, có 2 phương pháp tính chuyển Giá trị tăng thêm của các ngành về giá so sánh: phương pháp giảm phát 1 lần (giảm phát đơn) và phương pháp giảm phát 2 lần (giảm phát kép).

Việc áp dụng phương pháp giảm phát 1 lần hay phương pháp giảm phát 2 lần phụ thuộc vào nguồn thông tin để tính cho từng ngành cụ thể.

Tính chuyển Giá trị sản xuất theo giá thực tế về giá so sánh:

Giá trị sản xuất năm báo cáo theo giá so sánh =

Giá trị sản xuất năm báo cáo theo giá thực tếChỉ số giá bán của người sản xuất hoặc chỉ

số giá tiêu dùng năm báo cáo so với năm gốc

- Tính chuyển Chi phí trung gian theo giá thực tế về giá so sánh.

Chi phí trung gian năm báo cáo theo

giá so sánh=

Chi phí trung gian năm báo cáo theo giá thực tếChỉ số giá nguyên, vật liệu, nhiên liệu, động lực, dịch vụ bình quân năm báo cáo so với năm gốc

- Tính chuyển Giá trị tăng thêm theo giá thực tế về giá so sánh

Giá trị tăng thêm năm báo cáo theo

giá so sánh=

Giá trị sản xuất năm báo cáo theo

giá so sánh-

Chi phí trung gian năm báo cáo theo

giá so sánh

- Tính chuyển Thuế nhập khẩu theo giá thực tế về giá so sánh qua 2 bước:

Dùng chỉ số giá nhập khẩu tính chuyển trị giá hàng nhập khẩu theo giá thực tế về giá so sánh.

Sau đó tính theo công thức:

Thuế nhập khẩu năm báo cáo

theo giá so sánh=

Trị giá hàng nhập khẩu theo

giá so sánhx

Thuế nhập khẩu năm báo cáo theo giá thực tế

Trị giá hàng nhập khẩu theo giá thực tế

- Ph ươ ng pháp sử dụng:

GDP tính theo phương pháp sử dụng cũng được tính theo giá thực tế và so sánh. Công thức tính như sau:

GDP =Tiêu dùng cuối

cùng (hộ gia đình và nhà nước)

+Tích luỹ tài sản (cố định và lưu động)

+Xuất khẩu hàng hoá

và dịch vụ-

Nhập khẩu hàng hoá và

dịch vụ

83

Page 84: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

GDP theo giá so sánh được tính bằng cách tính chuyển từng nhân tố từ giá thực tế về giá so sánh. Cụ thể như sau:

Tiêu dùng cuối cùng theo giá so sánh =

Tiêu dùng cuối cùng theo giá thực tếChỉ số giá tiêu dùng bình quân năm

báo cáo so với năm gốc

Tiêu dùng cuối cùng theo giá thực tế được tính theo các nhóm hàng chi tiết; chỉ số giá tiêu dùng cũng được tính cho các nhóm hàng tương ứng.

Tích luỹ tài sản theo giá so sánh =

Tích luỹ tài sản theo giá thực tếChỉ số giá sản xuất tài sản bình quân năm

báo cáo so với năm gốc

Tích luỹ tài sản theo giá thực tế được tính chi tiết theo các loại tài sản như tài sản cố định, tài sản lưu động; chỉ số giá cũng được tính cho các loại tài sản tương ứng.

Tổng trị giá xuất khẩu theo

giá so sánh=

Tổng trị giá xuất khẩu năm báo cáo tính bằng USD

xTỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và

USD năm gốcChỉ số giá xuất khẩu theo USD

và:

Tổng trị giá nhập khẩu theo

giá so sánh

=

Tổng trị giá nhập khẩu năm báo cáo tính bằng USD

x

Tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và USD

năm gốcChỉ số giá xuất khẩu theo USD

Tổng trị giá xuất khẩu tính theo USD được tính chi tiết theo các nhóm hàng hoá và dịch vụ, chỉ số giá cũng được tính cho các nhóm tương ứng.

III. Ưu nhược điểm của việc tính các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp thuộc hệ thống tài khoản quốc gia hiện nay

1. Đối với khối áp dụng bảng giá cố định 1994

a. Ưu điểm

- Bảng giá cố định 1994 là “cẩm nang” của phương pháp xác định giá trị trực tiếp từ lượng và giá cho từng loại sản phẩm. Phương pháp này phù hợp

84

Page 85: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, phù hợp với phương pháp đánh giá kết quả sản xuất xã hội của MPS.

- Phương pháp xác định giá trị qua bảng giá cố định dễ áp dụng và cho ý nghĩa trực quan rõ ràng.

b. Nhược điểm

- Nhiều sản phẩm mới xuất hiện không có tên trong bảng giá cố định.

- Chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao nhưng giá bán một số sản phẩm ngày càng hạ. Nếu dùng giá trong bảng giá cố định để đánh giá kết quả sản xuất sẽ bị sai lệch cả về tốc độ tăng trưởng, cả về cơ cấu ngành kinh tế, ngành sản phẩm.

- Bảng giá cố định chủ yếu lập cho các sản phẩm thuộc các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản và các sản phẩm công nghiệp nên đối với các sản phẩm xây dựng và dịch vụ rất khó xác định và thống kê được khối lượng.

- Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, hàng hoá phong phú, đa dạng, sự phân chia sản phẩm càng chi tiết thì việc lập bảng giá cố định mới càng trở nên phức tạp khó khăn và không có tính khả thi.

- Số lượng các cơ sở sản xuất ngày càng phát triển và đầy biến động, bản thân các cơ sở này không có nhu cầu tính giá trị sản xuất theo giá cố định, vì vậy việc yêu cầu các cơ sở tính giá trị sản xuất theo bảng giá cố định là không thực tế và không khả thi.

- Theo qui định trong xây dựng bảng giá cố định 1994 các tổ chức thống kê Bộ, ngành có vai trò rất quan trọng trong việc lập và sử dụng các bảng giá cố định, song do tổ chức thống kê của Bộ, ngành quá yếu nên không đảm đương được nhiệm vụ này.

- Thời kỳ thu thập mức giá để lập giá cố định là giá bình quân 6 tháng đầu năm 1994, không phải là giá bình quân của cả năm 1994.

2. Đối với khối áp dụng chỉ số giá

- Hàng năm, ngành Thống kê chỉ tính được giá trị sản xuất theo giá thực tế của các ngành Nông, Lâm nghiệp, Thủy sản và Công nghiệp theo ngành cấp 2; các ngành Xây dựng và Dịch vụ còn lại chủ yếu tính được theo ngành cấp 1. Giữa các vụ trong Tổng cục cũng chưa có sự thống nhất về các nguyên tắc chung trong tính chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá thực tế. Việc duy trì, sử dụng quá lâu hệ số chi phí trung gian của năm điều tra cơ bản, trong thực tế

85

Page 86: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

hàng năm hệ số này có nhiều biến động, dẫn đến GDP/VA theo giá thực tế có thể tính cao hoặc thấp hơn so với thực tế.

- Cho đến nay vẫn chưa tính được chỉ số giá sản xuất của các ngành Xây dựng, Vận tải, Kinh doanh bất động sản, Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm, dịch vụ Văn hoá, Y tế, Giáo dục. Chưa tính được chỉ số tiền lương để loại trừ yếu tố “tăng giá sức lao động”, chỉ số giá đầu vào và chỉ số giá xuất, nhập khẩu chưa đáp ứng cho giảm phát chỉ tiêu chi phí trung gian và xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Tuy vậy áp dụng phương pháp giảm phát có các ưu điểm sau:

+ Thông tin về giá của sản phẩm vật chất và dịch vụ thu thập được thường đầy đủ và có tính đại diện hơn so với thông tin về số lượng sản phẩm được sản xuất ra.

+ Tính chỉ số giá thường cố định rổ hàng hoá và dịch vụ trong một thời kỳ nhất định (thường là 5 năm), nên chất lượng của hàng hoá và dịch vụ trong rổ hàng ít thay đổi giữa hai thời kỳ và thường bao gồm cả sản phẩm mới, các ngành sản xuất mới xuất hiện hoặc dễ dàng chỉnh lý yếu tố thay đổi về chất lượng sản phẩm.

PHẦN IIIĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH CÁC CHỈ TIÊU TÀI KHOẢN

QUỐC GIA TỪ GIÁ THỰC TẾ VỀ GIÁ SO SÁNH

I. Sử dụng bảng nguồn và sử dụng để tính các chỉ tiêu tài khoản quốc gia về giá so sánh

1. Những vấn đề cơ bản khi sử dụng bảng SUT để tính chuyển các chỉ tiêu tài khoản quốc gia về giá so sánh

Trong bảng nguồn và sử dụng mối quan hệ cơ bản trong nền kinh tế được được thể hiện rất rõ nét. Mối quan hệ đó là:

(Giá trị sản xuất sản phẩm trong nước + Thuế trừ đi trợ cấp sản xuất của sản phẩm) + Nhập khẩu = Tiêu dùng trung gian + Tích lũy tài sản + Tiêu dùng cuối cùng + Xuất khẩu

Hoặc có thể được viết lại là:

(Giá trị sản xuất sản phẩm trong nước - Tiêu dùng trung gian) + Thuế trừ trợ cấp sản xuất của sản phẩm = Tích lũy tài sản + Tiêu dùng cuối cùng + (Xuất khẩu - Nhập khẩu) (*)

86

Page 87: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Như vậy, vế bên trái của (*) sẽ thể hiện bên sản xuất và phía bên phải của (*) sẽ thể hiện bên sử dụng sản phẩm trong nền kinh tế và cả hai vế là hai phương pháp cùng được sử dụng để đánh giá chỉ tiêu GDP theo giá thực tế và giá so sánh.

Để đánh giá chỉ tiêu GDP theo giá so sánh, Tài khoản quốc gia sử dụng bảng SUT và hệ thống chỉ số giá theo các phương pháp sau:

a. Phương pháp giảm phát hai lần

Phương pháp giảm phát hai lần trình bày dưới đây áp dụng trong trường hợp có sẵn bảng nguồn và sử dụng đầy đủ của năm hiện hành và khả năng phân chia bảng sử dụng theo giá sử dụng thành bốn thành phần: Giá trị cơ bản, phần này được chia thành sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu, phí vận tải và thương mại và thuế trừ trợ cấp sản phẩm. Mỗi thành phần được giảm phát độc lập bằng chỉ số giá của chúng hoặc hệ số của năm cơ bản (năm được chọn làm năm gốc để so sánh).

Phương pháp giảm phát này yêu cầu có:

- Bảng nguồn và sử dụng của năm chuẩn hoặc năm cơ bản

- Bảng nguồn và sử dụng năm hiện hành theo giá thực tế

- Chỉ số giá cơ bản cho các loại hàng hoá

- Chỉ số giá nhập khẩu.

a.1. Chuyển bảng sử dụng về giá cơ bản

- Áp tỷ lệ cho phí thương mại

- Phân chia bảng sử dụng thành hàng hoá trong nước và nhập khẩu.

a.2. Giảm phát theo loại sản phẩm

Phương pháp giảm phát được áp dụng cho bảng SUT thay đổi theo loại sản phẩm, được phân thành 3 nhóm: Hàng hoá, dịch vụ thị trường và dịch vụ phi thị trường khác.

Sau đây là những bước giảm phát cơ bản:

Thứ nhất, giảm phát hàng hoá và dịch vụ thị trường ở bảng nguồn theo giá cơ bản để nhận được giá trị sản xuất ngành kinh tế theo giá so sánh và chỉ số giá giá trị sản xuất ngành kinh tế ngầm định.

Thứ hai, tính chỉ số giá cho dịch vụ phi thi trường khác dựa trên chi phí sản xuất dùng ở bảng sử dụng theo giá cơ bản.

87

Page 88: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Thứ ba, giảm phát tiêu dùng trung gian và tiêu dùng cuối cùng ở bảng sử dụng, dùng chỉ số giá cơ bản, chỉ số giá nhập khẩu và chỉ số giá cho dịch vụ phi thị trường đã tính ở bước hai.

Thứ t ư , giảm phát giá trị tăng thêm gộp theo giá cơ bản bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất ngành kinh tế ở giá so sánh và tiêu dùng trung gian ở giá so sánh.

Thứ n ă m , giảm phát thuế sản phẩm bằng Tổng nguồn sản phẩm theo giá cơ bản x (nhân) tỷ lệ thuế năm cơ bản, áp tỷ lệ khác nhau cho hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá trong nước.

Thứ sáu, tính được GDP theo giá so sánh = (bằng) tổng giá trị tăng thêm gộp thực tế theo giá cơ bản và thuế sản phẩm thực tế. (GDP theo giá so sánh cũng có thể tính được bằng tổng các thành phần của nhu cầu cuối cùng theo giá so sánh).

Tính giá trị tăng thêm theo giá so sánh

Giá trị tăng thêm theo giá so sánh = Giá trị sản xuất ngành

kinh tế theo giá so sánh - Tiêu dùng trung giantheo giá so sánh

GDP theo giáso sánh = Tổng giá trị tăng thêm giá

cơ bản theo giá so sánh + Thuế trừ trợ cấp sản phẩm theo giá so sánh

b. Phương pháp giảm phát tắt trong tài khoản quốc gia

Phương pháp giảm phát tắt sử dụng các loại chỉ số giá như chỉ số giá PPI, CPI, xuất khẩu, nhập khẩu, tích luỹ tài sản và thay đổi tồn kho. Phương pháp này tránh việc chia bảng sử dụng thành 4 thành phần như phương pháp trên và tận dụng tất cả các chỉ số giá.

Phương pháp này dựa trên (1) Việc tính được tổng nguồn và theo đó là tổng sử dụng theo giá so sánh, (2) Giảm phát chi tiêu cuối cùng để tính được GDP theo giá so sánh theo phương pháp sử dụng cuối cùng, (3) Tính được tiêu dùng trung gian theo giá so sánh là hiệu số giữa (1) và (2) và chỉ số giá ngầm định theo sản phẩm cho tiêu dùng trung gian, và (4) Sử dụng chỉ số giá ngầm định để tính được tiêu dùng trung gian theo ngành kinh tế theo giá so sánh, giá trị tăng thêm theo ngành kinh tế và cuối cùng là GDP theo phương pháp sản xuất.

2. Tính toán thử nghiệm về năm gốc 2000 qua bảng SUT của năm 2005

Theo như lý thuyết đã trình bày, có thể tính được chỉ tiêu tài khoản quốc gia như: giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm, tiêu dùng cuối

88

Page 89: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

cùng, tích luỹ tài sản, xuất khẩu, nhập khẩu… về giá so sánh thông qua việc sử dụng bảng SUT và các chỉ số giá tương ứng. Tuy nhiên, để lập bảng SUT cho năm 2005 và có một hệ thống chỉ số giá đáp ứng được yêu cầu tính chuyển về giá năm gốc của các chỉ tiêu trong bảng SUT là một công việc vượt ra ngoài khuôn khổ đề tài này, vì vậy với nỗ lực khai thác mọi nguồn thông tin và các giả thiết có thể, đề tài trước hết sẽ cập Nhật Bảng SUT 2005 theo giá cơ bản và sau đó sử dụng bảng SUT vừa lập làm công cụ để tính các chỉ tiêu tài khoản quốc gia về giá so sánh trong đó có chỉ tiêu GDP.

a. Cập Nhật Bảng SUT 2005 theo giá cơ bản

Bảng SUT cập nhật cho năm 2005 được lập với 18 ngành kinh tế và 85 ngành sản phẩm. Sau đây là các bước lập bảng Nguồn và bảng Sử dụng:

Lập bảng nguồn:

+ Sử dụng hệ số của bảng nguồn năm gốc 2000 và các thông tin về: giá trị tăng thêm đã được tính toán và công bố trên Niên giám thống kê, các thông tin về nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, thuế nhập khẩu để lập bảng nguồn theo giá cơ bản. Công thức cho lập bảng nguồn tổng quát như sau:

V= X1. V1 (1)

Với: X1 là ma trận đường chéo, các phần tử trên đường chéo là giá trị sản xuất theo ngành kinh tế; V1 là ma trận hệ số được tổng hợp từ điều tra.

+ Lập véc tơ thuế sản phẩm (bao gồm cho sản xuất và thuế nhập khẩu), khi áp tỷ lệ thuế suất cho các ngành hàng có một điều nẩy sinh là tổng của thuế nhập khẩu và thuế sản xuất phải nộp cao hơn số thuế mà ngân sách thu được (thu thập từ Bộ tài chính) rất nhiều; Vì vậy phải phân bổ lại véc tơ thuế theo ngành theo số ngân sách thu được.

+ Véc tơ nhập khẩu về sản phẩm vật chất dựa vào cán cân thanh toán.

Từ đây lập được bảng nguồn với nguyên tắc:

∑Vij = Xk (2)∑Vij = Xs (3)Ở đây Vij là các phần tử của ma trận V;

Xk là véc tơ giá trị sản xuất theo ngành kinh tế;

Xs là véc tơ giá trị sản xuất theo ngành sản phẩm.

89

Page 90: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Lập bảng sử dụng:

+ Ô I của bảng sử dụng được cập nhật dưa trên bảng IO năm 2000 giá cơ bản, các thông tin bổ sung của năm 2005 và phương pháp RAS.

+ Phần sử dụng cuối cùng:

- Lập véc tơ tiêu dùng bao gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và tiêu dùng của Nhà nước, tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước dựa trên các thông tin về chi tiêu của Nhà nước, tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình dựa vào điều tra khảo sát mức sống hộ gia đình và tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ...;

- Các chỉ tiêu xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa dựa vào thông tin trong cán cân thanh toán năm 2005;

- Véc tơ tích luỹ được tính theo phương pháp luồng sản phẩm, đây là phương pháp hầu như nước nào cũng dùng để tính tích luỹ theo từng loại sản phẩm. Phương pháp này được thể hiện như sau:

I = Xs- ∑ Xij – C – E + M (4)Ở đây: I là véc tơ tích luỹ; Xij chi phí trung gian của ngành kinh tế j sử

dụng sản phẩm loại i; C là véc tơ tiêu dùng cuối cùng; E là véc tơ xuất khẩu; M là véc tơ nhập khẩu.

Các quan hệ cân đối nguồn và sử dụng được thể hiện bằng công thức sau:

Xk = ∑Xij + Vaij (5)Xs = ∑Xij + C+ I + E - M (6)Trong xử lý bảng SUT đã chuyển về giá cơ bản với những lý do:

- Về bản chất bảng SUT có thể được cân đối theo cả 3 loại giá, tuỳ theo GTSX được tính theo giá gì.

- Để tính được giá trị tăng thêm của các ngành theo giá so sánh trong điều kiện có chỉ số giá PPI thì việc chuyển về giá cơ bản để áp vectơ chỉ số giá PPI là thuận lợi nhất.

- Về kỹ thuật, cho dù bảng sử dụng theo giá nào thì tổng chi phí trung gian vẫn là giá sử dụng cuối cùng.

b. Tính chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm, GDP về giá năm gốc

Sử dụng bảng SUT và chỉ số giá để tính GDP về giá năm gốc theo các bước sau:

90

Page 91: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

+ Dùng bảng nguồn giảm phát giá trị sản xuất giá cơ bản theo ngành kinh tế với các chỉ số giá mà vụ thống kê Thương mại -Dịch vụ và Giá cả đã cung cấp.

+ Dựa vào tỷ lệ thuế sản phẩm so với giá trị sản xuất năm thực tế từ bảng nguồn để tính thuế sản phẩm theo giá so sánh năm gốc.

+ Dùng bảng sử dụng tính chuyển chi phí trung gian giá thực tế về chi phí trung gian giá so sánh năm gốc theo các chỉ số giá mà vụ thống kê Thương mại -Dịch vụ và Giá cả đã cung cấp.

+ Giá trị tăng thêm được tính theo phương pháp sản xuất bằng giá trị sản xuất theo giá so sánh trừ đi chi phí trung gian theo giá so sánh.

+ GDP bằng giá trị tăng thêm theo giá so sánh cộng với thuế sản phẩm theo giá so sánh.

3. Một vài nhận xét trong tính toán thử nghiệm qua sử dụng SUT

II. Áp dụng phương pháp giảm phát riêng rẽ cho từng ngành, từng hoạt động và một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu

1. Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

a. Đối với chỉ tiêu giá trị sản xuất

Công thức tính giá trị sản xuất theo giá so sánh như sau:

GTSXssi = GTSXtti / PPIi

b. Đối với chỉ tiêu giá trị tăng thêm:

Tính GTTT theo giá so sánh bằng phương pháp Giảm phát một lần. Cụ thể là:

GTTTss = GTSXss xGTTTtt

GTSXtt

2. Các ngành công nghiệp

a. Đối với chỉ tiêu giá trị sản xuất

GTSXssi =GTSXtti

PPIi

b. Đối với chỉ tiêu giá trị tăng thêm

- Tính giá trị tăng thêm theo phương pháp giảm phát hai lần theo công thức:

91

Page 92: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Giá trị tăng thêm(giá ss) = Giá trị sản xuất

(giá ss) - Chi phí trung gian(giá ss)

- Tính giá trị tăng thêm theo phương pháp giảm phát một lần, theo công thức:

Giá trị tăng thêm năm báo cáo theo

giá so sánh=

Giá trị sản xuất năm báo cáo theo giá so

sánhx

Tỷ lệ giá trị tăng thêmso với giá trị sản xuất năm

báo cáo theo giá thực tế

3. Ngành xây dựng

Giá trị sản xuấtnăm báo cáo theo giá

so sánh năm 2005=

Chi phí trung gian năm báo cáo theo giá so sánh 2005

+Giá trị tăng thêm năm

báo cáo theo giá so sánh 2005

Trong đó:

Chi phí trung gian năm báo cáo theo giá

so sánh 2005=

Chi phí trung gian năm báo cáo theo giá thực tế

Chỉ số giá bán vật liệu xây dựng, nhiên liệu, điện cho xây dựng, cho thuê máy móc thiết bị cho xây dựng

của năm báo cáo so với năm 2005

Giá trị tăng thêm năm báo cáo theo giá

so sánh 2005=

Giá trị tăng thêm năm báo cáo theo giá thực tếChỉ số giá tiền lương, tiền công cho xây dựng năm

báo cáo so với năm 2005

4. Các ngành dịch vụ

a. Đối với chỉ tiêu giá trị sản xuất

Giá trị sản xuấtnăm báo cáo theo giá

so sánh năm 2005=

Giá trị sản xuất năm báo cáo theo giá thực tế

Chỉ số PPI, CPI tương ứng thích hợp năm báo cáo so với năm 2005

b. Đối với chỉ tiêu giá trị tăng thêm

Giá trị tăng thêm năm báo cáo theo giá

so sánh năm 2005=

Giá trị sản xuất năm báo cáo theo giá

so sánh năm 2005x

Giá trị tăng thêmnăm báo cáo theo giá thực tế

Giá trị sản xuấtnăm báo cáo theo giá thực tế

5. Thuế nhập khẩu

92

Page 93: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Tính chuyển thuế nhập khẩu năm báo cáo theo giá thực tế về giá so sánh qua 2 bước:

Bước 1: Dùng chỉ số giá nhập khẩu tính chuyển trị giá nhập khẩu hàng hoá từ giá thực tế về giá so sánh

Trị giá nhập khẩu hàng hoá năm báo

cáo theo giá so sánhnăm 2005

=

Trị giá nhập khẩu hàng hoá năm báo cáo theo giá thực tế tính bằng USD

x

Tỷ giá hối đoái giữa VND và USD của năm

gốc 2005Chỉ số giá hàng nhập khẩu bình

quân năm báo cáo so với năm gốc 2005 tính bằng USD

Bước 2: Tính thuế nhập khẩu theo giá so sánh

Thuế nhập khẩunăm báo cáo theo giá

so sánh năm 2005=

Trị giá nhập khẩu hàng hoá năm báo cáo theo giá so sánh năm 2005

x

Tỷ lệ thuế nhập khẩu so với trị giá hàng

nhập khẩu năm báo cáo theo giá thực tế

6. Đối với chỉ tiêu tiền lương thuộc khu vực hành chính sự nghiệp

Từ năm 1993 đến nay chế độ tiền lương khu vực HCSN đã có một số lần thay đổi mức lương tối thiểu.

Khi thay đổi mức lương tối thiểu thì tiền lương thực nhận của một cán bộ, công chức, viên chức sẽ có thay đổi, song sự thay đổi này không phải do thay đổi về chất lượng lao động, mà do có sự biến động về “tăng giá công lao động”. Khi có thay đổi mức lương tối thiểu thì chỉ số tiền lương được tính như sau:

Ip =

P1

P0

Trong đó:

- Ip là chỉ số tiền lương

- P1 là mức lương tối thiểu thời kỳ báo cáo

- P0 là mức lương tối thiểu thời kỳ gốc

Do chưa tính được chỉ số “giá sức lao động” của khu vực HCSN nên phương pháp giảm phát yếu tố tiền lương trong giá trị tăng thêm của hoạt động HCSN về năm gốc 2005 như sau:

93

Page 94: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Thu của người lao động khu vực HCSN do Nhà nước cấp kinh phí theo giá so sánh

năm báo cáo đã loại trừ yếu tố tăng lương do thực hiện chế độ cải cách tiền lương

=

Thu của người lao động khu vực HCSN theo giá thực tế năm báo cáo

Chỉ số tiền lương năm báo cáoso với năm 2005

Trong đó:

Chỉ số tiền lương năm báo cáo so với

năm 2005=

Mức lương tối thiểu chung của một cán bộ, công nhân, viên chức năm báo cáo

Mức lương tối thiểu chung của một cán bộ, công nhân, viên chức năm 2005

7. Đối với chỉ tiêu Tiêu dùng cuối cùng

Công thức tổng quát tính tiêu dùng cuối cùng theo giá so sánh như sau:

Tiêu dùng cuối cùng theo từng loại sản phẩm,

khu vực thể chế, hàng hoá, phi hàng hoá,... của năm báo cáo theo giá so

sánh 2005

=

Tiêu dùng cuối cùng theo từng loại sản phẩm, khu vực thể chế, hàng hoá, phi hàng

hoá,...của năm báo cáo theo giá thực tếChỉ số giá tiêu dùng hoặc sản xuất của từng loại sản phẩm vật chất và dịch vụ tương ứng

năm báo cáo so với năm 2005

8. Đối với chỉ tiêu tích luỹ tài sản

Công thức chung để tính tích kuỹ tài sản theo giá so sánh cho từng loại tài sản như sau:

Tích lũy tài sản của năm báo cáo theo giá so sánh

theo từng loại tài sản=

Tích lũy tài sản của năm báo cáo theo giá thực tế đối với từng loại tài sản

Chỉ số giá sản xuất theo loại tài sản của năm báo cáo so với năm 2005

9. Đối với chỉ tiêu xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ

Việc tính chuyển xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ từ giá thực tế năm báo cáo theo giá so sánh của năm gốc được áp dụng theo các công thức chung sau:

- Xuất khẩu theo giá so sánh

Tổng trị giá xuất khẩu theo giá so

sánh

=

Tổng trị giá xuất khẩu năm báo cáotính bằng USD

xTỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và USD của năm 2005Chỉ số giá xuất khẩu theo USD của

năm báo cáo so với năm 2005

94

Page 95: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

- Nhập khẩu theo giá so sánh

Tổng trị giá nhập khẩu theo giáso sánh

=

Tổng trị giá nhập khẩu năm báo cáotính bằng USD

x

Tỷ giá hối đoáigiữa đồng Việt Nam

và đồng USD của năm 2005

Chỉ số giá nhập khẩu theo USD củanăm báo cáo so với năm 2005

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Bảng nguồn và sử dụng là công cụ kinh tế vĩ mô quan trọng trong đánh giá chỉ tiêu GDP từ giá thực tế về giá so sánh, là công cụ quan trọng để kiểm tra chéo chất lượng và tính logic của thông tin bên sản xuất và bên sử dụng theo cả giá thực tế và giá so sánh.

Tuy nhiên để thực hiện được phương pháp trên cần thống nhất một số điểm sau:

- Lấy năm có bảng SUT (IO) làm năm gốc thì các quyền số tính chỉ số giá, tính toán giá trị sản lượng của các ngành sản phẩm được tiến hành thống nhất theo thông tin và phân tổ của SUT;

- Hàng năm tiến hành cập Nhật Bảng SUT cho năm hiện hành dựa vào hệ số của năm gốc và các thông tin chi tiết từ các vụ chuyên ngành cũng như các bộ, ban, ngành có liên quan;

- Việc lập SUT hiện nay mới chỉ được thực hiện cho cả nước, tuy nhiên các cân đối này có thể thực hiện được đối với từng tỉnh, thành phố hoặc vùng. Điều này cũng phục vụ và củng cố việc tính chỉ số giá của tỉnh, vùng và đồng thời kiểm soát được tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu tài khoản quốc gia cho cả nước, cho vùng và cho từng tỉnh.

- Có sự trao đổi, thống nhất phối hợp thực hiện giữa các đơn vị liên quan và nhất là phải có sự phân công công việc cụ thể cho các đơn vị có liên quan vì đây là một công việc mang tính phối hợp chặt chẽ, nếu thiếu một yếu tố, khó có thể vận hành được.

Song, cho đến khi áp dụng được bảng SUT làm công cụ để tính một số chỉ tiêu của TKQG từ giá thực tế về giá so sánh, từ một năm gốc này sang một năm gốc khác (cụ thể là năm gốc 2005), không cần thiết mà cũng không thể tính chuyển được các chỉ tiêu của TKQG trước năm 2005 theo giá thực tế hay giá so sánh về giá năm gốc 2005, do phải giải quyết triệt để về mặt phương pháp luận, nên nhóm nghiên cứu kiến nghị:

95

Page 96: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

1. Vì năm 2005 là năm sẽ được chọn làm năm gốc nên phải rà soát tính lại các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Thống kê tài khoản quốc gia theo giá thực tế năm 2005, nhất là chỉ tiêu giá trị sản xuất và GDP.

2. Không tính chuyển đổi tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm và GDP theo giá so sánh của các năm gốc khác nhau về giá so sánh năm gốc 2005. Tức là tiếp tục sử dụng tốc độ tăng trưởng theo ngành sản phẩm, ngành kinh tế, loại hình kinh tế của các chỉ tiêu GO, VA, GDP đã được tính theo giá so sánh của các kỳ gốc trước năm gốc 2005. Đồng thời có thể hướng dẫn phương pháp tính chuyển tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giá trị theo giá so sánh giữa các năm gốc so sánh khác nhau như sau:

Bước 1: Chuyển đổi số liệu theo số tuyệt đối của các chỉ tiêu tính theo năm gốc cũ từ bảng phân ngành kinh tế cũ sang bảng phân ngành kinh tế mới.

Bước 2: Dùng hệ số thu được trên cơ sở tính các chỉ tiêu của năm liền kề sau năm gốc mới theo giá so sánh cũ sang giá so sánh mới (để làm hệ số tính đổi chung cho các năm trước của năm gốc mới) nhân với số liệu cũ đã xử lý ở bước 1

Hệ số chuyển đổi (H)

=

Chỉ tiêu của năm liền kề sau năm gốc (thí dụ năm 2006) tính theo giá năm gốc hiện hành (thí dụ năm 2005)

Chỉ tiêu của năm liền kề sau năm gốc hiện hành (thí dụ năm 2006) tính theo giá của năm gốc cũ (thí dụ năm 1994)

3. Xây dựng bảng danh mục ngành kinh tế áp dụng trong tính toán giá trị sản xuất theo giá thực tế và giá so sánh năm 2005. Tính chuyển đổi các chỉ tiêu giá trị của thống kê Tài khoản quốc gia từ phân ngành kinh tế 1993 (VSIC 1993) sang phân ngành kinh tế 2007 (VSIC 2007). Xây dựng danh mục giá các sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản của năm 2005; danh mục chi tiết về chỉ số giá người sản xuất (PPI), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá xuất nhập khẩu … đảm bảo tính tương thích với danh mục ngành kinh tế áp dụng trong tính toán giá trị sản xuất theo giá thực tế và giá so sánh.

4. Xúc tiến việc nghiên cứu tính toán các chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm, GDP theo giá so sánh năm 2005, theo vùng lãnh thổ và theo tỉnh, thành phố.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

96

Page 97: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

1. UN “Hệ thống tài khoản quốc gia - SNA”, 1968, Newyork

2.UN “Hệ thống tài khoản quốc gia - SNA”, 1993, Newyork

3. Những văn kiện chính về công tác thống kê của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - Tập IV - Tổng cục Thống kê 1973

4. Bảng giá cố định 1989 - NXB thống kê 1990

5. Bảng giá cố định 1994 - NXB Thống kê 1995

6. Phương pháp biên soạn Hệ thống TKQG ở Việt Nam - NXB Thống kê 2003

7. Những vấn đề cơ bản về so sánh động các bảng cân đối liên ngành - Budapest 1966 (lược dịch từ tiếng Hungary sang tiếng Việt)

8. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp Tổng cục “Nghiên cứu vận dụng hệ thống chỉ số giá thay cho bảng giá cố định” - Viện Khoa học Thống kê - 2003

9. Bùi Bá Cường, Bùi Trinh, Dương Mạnh Hùng “Mô hình I/O và mô hình I/O liên vùng”, Nhà xuất bản Thống kê - 2003.

10. Báo cáo sơ kết thí điểm áp dụng hệ thống chỉ số giá thay cho bảng giá cố định - Tài liệu hội nghị tổng kết công tác năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ công tác thống kê năm 2007 của ngành Thống kê 01/ 2007.

11. Công văn số 750/TCTK-TKQG ngày 25/08/2005 và 583/TCTK-TKQG ngày 14/07/2006 về hướng dẫn tính thử nghiệm GO, VA năm 2004, 2005 về giá năm 2000 theo hệ thống chỉ số giá.

97

Page 98: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

ĐỀ TÀI KHOA HỌC

SỐ: 2.1.9-TC06

CHUẨN HOÁ KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP TÍNH, NGUỒN SỐ LIỆU CỦA TỪNG CHỈ TIÊU TRONG HỆ THỐNG

CHỈ TIÊU THỐNG KÊ QUỐC GIA

1. Cấp đề tài : Tổng cục

2. Thời gian nghiên cứu : 2006

3. Đơn vị chủ trì : Tổng cục Thống kê

4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê

5. Chủ nhiệm đề tài : TS. Nguyễn Văn Tiến

6. Những người phối hợp nghiên cứu:

TS. Lê Mạnh Hùng CN. Đào Ngọc Lâm

ThS. Đồng Bá Hướng TS. Đỗ Thức

CN. Phạm Thành Đạo CN. Nguyễn Văn Nông

CN. Phạm Quang Vinh CN. Vũ Văn Tuấn

CN. Trần Thị Hằng CN. Nguyễn Thị Liên

ThS. Nguyễn Bích Lâm PGS. TS. Tăng Văn Khiên

ThS. Nguyễn Phong CN. Đào Thị Kim Dung

CN. Chu Hải Vân ThS. Đỗ Trọng Khanh

CN. Lê Hoàng Minh Nguyệt

7. Điểm đánh giá nghiệm thu đề tài: 8,3 / Xếp loại: Khá

98

Page 99: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

I. YÊU CẦU CỦA VIỆC CHUẨN HÓA

Căn cứ vào lý luận và thực tiễn đã đề cập của đề tài, Ban Chủ nhiệm đề xuất một số yêu cầu mang tính nguyên tắc trong việc chuẩn hoá như sau:

1. Bảo đảm tính khoa học của việc chuẩn hoá

Việc chuẩn hoá khái niệm, nội dung, phương pháp tính và nguồn số liệu từng chỉ tiêu phải bảo đảm tính khoa học, tức là dựa trên những căn cứ lý thuyết kinh tế chính trị, chủ nghĩa duy vật lịch sử, lý thuyết thống kê (lý thuyết về phân tổ, các số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, chỉ số thống kê, liên hệ tương quan...) phải bảo đảm tính khoa học.

2. Phù hợp với thực tế Việt Nam

Nguyên tắc này được xét theo 3 mặt chủ yếu:

Một là, phù hợp với quy định của Việt Nam. Quy định của Việt Nam được thể hiện trên nhiều điểm, nhưng xét những quy định chung có liên quan đến hoạt động thống kê, thì có hai điểm đáng lưu ý.

- Kinh tế thị trường mà Việt Nam lựa chọn là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước không chỉ quản lý nhà nước thông thường (tạo hành lang pháp lý, kiểm tra, thanh tra) mà còn thực hiện việc quản lý điều hành kinh tế vĩ mô, thậm chí còn chia làm nhiều cấp quản lý (Trung ương, tỉnh, huyện, xã); đối với kinh tế nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước, nhà nước còn quản lý một số vấn đề vi mô. Việc phân tổ thống kê, ngoài phân tổ thông thường còn phải quan tâm đến phân tổ theo thành phần kinh tế (kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài); phân tổ theo cấp quản lý; phân tổ theo địa bàn tỉnh/thành phố.

- Tổng cục Thống kê là cơ quan thuộc Chính phủ (nay thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Việc ban hành các văn bản quy phạm phát luật về thống kê, từ Hệ thống chỉ tiêu đến chế độ báo cáo thống kê tổng hợp, chế độ báo cáo thống kê cơ sở, chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với xã/ phường/ thị trấn, Chương trình điều tra thống kê quốc gia, các bảng phân loại thống kê đều phải do Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định (Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê chỉ được ban hành các Quyết định điều tra thống kê).

Đây là những điểm khác biệt lớn trong công tác thống kê giữa Việt Nam và các nước có nền kinh tế thị trường khác.

99

Page 100: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Hai là, có tính khả thi trong thực tế. Xét theo ý nghĩa này, thì nhiều chỉ tiêu phải có tiến độ công bố ngắn hơn (có nhiều chỉ tiêu tháng, quý); phạm vi chỉ tiêu phải chọn đại diện suy rộng đến nhiều cấp (ngoài cả nước, còn phải tính cho cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã), nên rất tốn kém về nguồn lực.

Ở đây nêu một số ví dụ để chứng minh:

Về Dân số có các chỉ tiêu sau đây:

+ Dân số hàng năm,

+ Số hộ,

+ Tỷ suất sinh thô,

+ Tổng tỷ suất sinh,

+ Tỷ suất chết thô,

+ Tỷ suất tăng dân số (chung, tự nhiên),

+ Tỷ suất nhập cư, xuất cư, tỷ suất di cư thuần,

Các chỉ tiêu trên được thực hiện qua Tổng điều tra 10 năm một lần, còn hàng năm chỉ điều tra mẫu và chỉ suy rộng đến cấp tỉnh, trong khi cấp huyện, cấp xã cũng có nhu cầu về chỉ tiêu này.

+ Tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh không làm được hàng năm mà chỉ 2 năm một lần phục vụ tính HDI;

+ Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ,

+ Số năm đi học trung bình của dân số,

Các chỉ tiêu này chỉ thông qua Tổng điều tra dân số 10 năm 1 lần. Ngay việc phân tổ cũng phải 10 năm mới phân tổ theo dân tộc, theo tôn giáo, còn 5 năm chỉ phân tổ được giới tính, nhóm tuổi, thành thị/nông thôn, tỉnh/thành phố.

Ba là, Giải thích phải bảo đảm dễ hiểu, phù hợp với thói quen của người sử dụng tin. Chẳng hạn các chỉ tiêu giá trị sản xuất, tổng mức bán lẻ, giảm tỷ lệ nghèo hàng năm....

3. Vừa có tính kế thừa, vừa cập nhật kiến thức mới

Cần kế thừa những quy định về khái niệm, nội dung, phương pháp tính, nguồn số liệu đã được sử dụng mà đến nay vẫn còn đúng.

Đối với những chỉ tiêu về nội dung và phương pháp tính đã những thay đổi thì cần cập nhật những kiến thức mới nhất.

100

Page 101: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

4. Phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế

Những khái niệm, nội dung, phương pháp tính, nguồn số liệu các chỉ tiêu thống kê của Việt Nam phải cơ bản phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Thực hiện nguyên tắc này là để bảo đảm:

- Cung cấp thông tin cho các nước, các tổ chức quốc tế theo cam kết với quốc tế của Chính phủ, của Tổng cục Thống kê, kể cả nội dung chỉ tiêu, các bảng phân loại thống kê...

- Cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư nước ngoài khi muốn hoạt động đầu tư, thương mại với Việt Nam.

- So sánh quốc tế về những chỉ tiêu thống kê chủ yếu được thể hiện ở các ấn phẩm của các Tổ chức Thống kê và các Tổ chức quốc tế khác, kể cả về chỉ tiêu, về nội dung, phương pháp tính...

5. Nội dung, phương pháp tính các chỉ tiêu sau khi được chuẩn hoá sẽ là chuẩn mực được áp dụng thống nhất trong cả nước

Đây là một nguyên tắc quan trọng để bảo đảm tính thống nhất của hoạt động thống kê. Trong trường hợp còn quan điểm khác nhau giữa các vụ, các Cục Thống kê, giữa các ngành, thì Tổng cục Thống kê quy định để bảo đảm tính thống nhất.

II. NỘI DUNG CHUẨN HÓA

Mỗi chỉ tiêu được chuẩn hoá theo các nội dung sau đây:

1. Mục đích, ý nghĩa của chỉ tiêu

Có 2 nội dung chủ yếu:

- Mục đích, ý nghĩa trực tiếp của chỉ tiêu, tức là phản ánh tình hình kinh tế - xã hội, phục vụ đánh giá, quản lý điều hành, chẳng hạn: phản ánh quy mô, tốc độ, mối quan hệ tỷ lệ để xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm, để xây dựng các chính sách.

- Mục đích, ý nghĩa gián tiếp của chỉ tiêu: chỉ tiêu này dùng để tính toán các chỉ tiêu thống kê nào hoặc kết hợp với các chỉ tiêu thống kê khác sẽ có ý nghĩa ra sao.

Chẳng hạn: đối với chỉ tiêu vốn đầu tư thì:

+ Mục đích, ý nghĩa thứ nhất: vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường, làm cơ sở để xác định nguồn vốn có thể khai thác; cơ cấu phân bổ nguồn vốn; xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế...

101

Page 102: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

+ Mục đích, ý nghĩa thứ hai: Làm cơ sở để tính các chỉ tiêu như: vốn đầu tư thực hiện so với GDP, hệ số sử dụng vốn đầu tư (ICOR), xác định tác động của yếu tố vốn đối với tăng trưởng kinh tế....

2. Khái niệm chỉ tiêu

Rà soát tất cả khái niệm về chỉ tiêu, hiện có trong các phương án điều tra, trong các chế độ báo cáo hiện hành, trong các từ điển thống kê, từ điển phổ thông, từ điển kinh tế, các văn bản Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định, Thông tư (được thể hiện ở phần giải thích từ ngữ), các quan niệm của quốc tế để chuẩn hoá. Nếu có sự khác nhau giữa các văn bản trên, thì lựa chọn, kết hợp để quy định thành khái niệm, nhằm thống nhất sử dụng.

Chẳng hạn: Tỷ lệ che phủ rừng với mục đích chính là nói về môi trường, nên được tính là diện tích đất có rừng (rừng tự nhiên và rừng trồng) so với tổng diện tích đất, không nên hiểu là chỉ tính rừng trồng đã khép tán (độ che phủ rừng), đã được nghiệm thu chuyển cho bộ phận quản lý khai thác.

3. Nội dung, phương pháp tính, công thức tính

Đối với những chỉ tiêu thống kê ngoài khái niệm nếu có những nội dung cần được cụ thể hoá, phương pháp tính và công thức tính thì cần có quy đinh cụ thể. Cách làm cũng giống như trên.

Chẳng hạn đối với chỉ tiêu HDI, ngoài khái niệm còn cần phải nêu nội dung, phương pháp tính, công thức tính chỉ số tổng hợp, các chỉ số thành phần, trong những trường hợp cần thiết có thể nêu thí dụ để minh hoạ cho dễ hiểu.

4. Phân tổ chủ yếu

Cần nêu các phân tổ chính. Đối với những phân tổ mà nội dung ngắn gọn thì nêu cụ thể; đối với những phân tổ phức tạp thì cần nêu quy định hiện hành về phân tổ đó. Các phân tổ này có thể sẽ thay đổi, nên trong bản chuẩn hoá chỉ tiêu chỉ nêu chung theo văn bản nào, còn chế độ báo cáo hay phương án điều tra mới trích dẫn cụ thể.

5. Nguồn số liệu

Nguồn số liệu của từng chỉ tiêu được trình bầy theo quy trình thu thập thông tin của chỉ tiêu. Tùy theo chỉ tiêu để xét nguồn số liệu theo các cách sau đây:

102

Page 103: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

- Thu từ kênh nào: kênh Bộ/ngành hay kênh ngành dọc thống kê. Căn cứ vào việc phân công được quy định trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Thu qua chế độ báo cáo hay qua điều tra thống kê. Theo quy định của Nghị định số 40/NĐ-CP, báo cáo và điều tra được phân biệt như sau:

Điều tra thống kê là hình thức thu thập thông tin thống kê theo phương án điều tra.

Báo cáo thống kê là hình thức thu thập thông tin thống kê theo chế độ báo cáo thống kê do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Cần chú ý các đối tượng nào thì thu thập qua chế độ báo cáo thống kê cơ sở (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp), còn đối tượng nào, trường hợp nào thì thu thập qua điều tra thống kê (doanh nghiệp ngoài nhà nước, hộ cá thể, hộ gia đình...).

III. ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI VÀO THỰC TẾ THỐNG KÊ VIỆT NAM

Đề tài này có thể được tham khảo để áp dụng trong thực tế thống kê Việt Nam như sau:

1. Nghiên cứu hoàn thiện để chuyển thành quy định nội dung, phương pháp tính, nguồn số liệu của Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.

2. Quy định về nội dung, phương pháp tính, nguồn số liệu của từng chỉ tiêu trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia của cơ quan có thẩm quyền sẽ là căn cứ quan trọng để:

Giải thích nội dung, phương pháp tính và nguồn số liệu của từng chỉ tiêu trong chế độ báo cáo thống kê tổng hợp do Thủ tướng Chính phủ ban hành chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các Bộ/ngành.

Giải thích nội dung, phương pháp tính, nguồn số liệu từng chỉ tiêu cụ thể trong các cuộc điều tra thống kê được quyết định theo Chương trình điều tra thống kê quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Giải thích nội dung, phương pháp tính, nguồn số liệu của từng chỉ tiêu cụ thể trong Chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp nhà nước.

103

Page 104: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

3. Bản quy định nội dung, phương pháp tính, nguồn số liệu của từng chỉ tiêu trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia là một trong những căn cứ để Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, giải thích nội dung, phương pháp tính, nguồn số liệu của chỉ tiêu trong:

- Hệ thống chỉ tiêu thống kê Bộ, ngành;

- Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các Sở, ngành ở cấp tỉnh và phòng/ban chuyên môn ở cấp huyện.

Việc giải thích các chỉ tiêu trong các tài liệu có liên quan cũng phải thống nhất theo Bản quy định của cơ quan có thẩm quyền.

VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành được dùng làm cơ sở để xây dựng chế độ báo cáo thống kê tổng hợp do Thủ tướng Chính phủ ban hành áp dụng đối với các Bộ, ngành; để xây dựng Chương trình điều tra thống kê quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành áp dụng đối với cả nước; để Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê xây dựng chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Cục Thống kê tỉnh/thành phố, áp dụng đối với phòng Thống kê huyện/quận/thị xã/thành phố; để Thủ tướng Chính phủ ban hành chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với Uỷ ban nhân dân xã/phường/thị trấn, áp dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, áp dụng đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp; để các Bộ, ngành xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê, chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các Sở/ngành ở cấp tỉnh, các phòng/ban chuyên môn ở cấp huyện, các đơn vị cơ sở trong ngành.

Việc chuẩn hoá nội dung, phương pháp tính, nguồn số liệu từng chỉ tiêu trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, ngoài ý nghĩa là sự tiếp tục hoàn chỉnh Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành, còn có ý nghĩa là cơ sở để giải thích cách ghi biểu các chế độ báo cáo thống kê tổng hợp, chế độ báo cáo thống kê cơ sở, giải thích nội dung phương pháp tính các chỉ tiêu trong các cuộc điều tra, tổng điều tra thống kê, để người cung cấp thông tin ở cơ sở, điều tra viên trong các cuộc điều tra nắm được chỉ tiêu, để người sử dụng thông tin thống kê hiểu được các chỉ tiêu … Thông tin thống kê thu thập được trên cơ sở chuẩn hoá sẽ vừa chính xác, đầy đủ, vừa bảo đảm tính so sánh được và phục vụ tốt cho việc phân tích, dự báo thống kê.

104

Page 105: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Mặc dù còn có nhiều ý kiến khác nhau về nội dung, phương pháp tính và nguồn số liệu, nhưng việc chuẩn hoá kỳ này được dùng để quy định và sử dụng thống nhất giữa các Vụ trong Tổng cục, giữa Tổng cục và các Bộ, ngành, giữa Trung ương, địa phương và cơ sở.

2. Kiến nghị những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

1) Đây là đề tài nghiên cứu có tính chất khoa học, làm cơ sở để hoàn thiện và cần tiếp tục nghiên cứu để chuyển thành quyết định ban hành của cơ quan có thẩm quyền nhằm sử dụng thống nhất trong hoạt động thống kê thực tiễn.

2) Đây mới là sự chuẩn hoá chung. Khi xây dựng chế độ báo cáo thống kê tổng hợp, chế độ báo cáo thống kê cơ sở, phương án điều tra, cần căn cứ vào những nội dung được quy định chung để quy định cụ thể cho phù hợp, nhưng không được trái với các nội dung quy định trong quyết định ban hành của cơ quan có thẩm quyền.

3) Đây cũng là tài liệu tham khảo tốt cho những người sử dụng thông tin thống kê, học sinh, sinh viên thống kê ở các trường Trung học Thống kê, trường Cao đẳng, các khoa, tổ thống kê ở các trường đại học và những người muốn tìm hiểu về hoạt động thống kê.

4) Gọi là chuẩn hoá, nhưng trong một số trường hợp chỉ là quy định để sử dụng thống nhất và cũng không đúng mãi với thời gian. Vì vậy, một số chỉ tiêu quan trọng còn cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện trong thực tế. Khi có những thay đổi hoặc cần nghiên cứu sâu về một chỉ tiêu hay một phương pháp cụ thể, cần có những đề tài riêng biệt để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Luật Thống kê.

2) Nghị định 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 2 năm 2004 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê.

3) Quyết định số 305/2005/QĐ-TTg ngày 25/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

4) Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp, chế độ báo cáo thống kê cơ sở, phương án điều tra thống kê hiện hành.

5) Từ điển thống kê, từ chuẩn thống kê.

105

Page 106: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

ĐỀ TÀI KHOA HỌC

SỐ: 2.2.1-CS2006

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MAKÉT NIÊN GIÁM THỐNG KÊTHEO HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ QUỐC GIA

1. Cấp đề tài : Cơ sở

2. Thời gian nghiên cứu : 2006

3. Đơn vị chủ trì : Vụ Thống kê Tổng hợp

4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê

5. Chủ nhiệm đề tài : CN. Đậu Ngọc Hùng

6. Những người phối hợp nghiên cứu:

CN. Nguyễn Thị Chiến

CN. Nguyễn Thị Ngọc Vân

CN. Phạm Tiến Nam

CN. Nguyễn Thu Oanh

7. Điểm đánh giá nghiệm thu đề tài: 9,3 / Xếp loại: Giỏi

106

Page 107: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

PHẦN ISỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG MAKÉT NIÊN GIÁM THỐNG KÊPHÙ HỢP VỚI HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ QUỐC GIA VÀ

THỰC TRẠNG NIÊN GIÁM THỐNG KÊ HIỆN NAY

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG MAKÉT NIÊN GIÁM THỐNG KÊ PHÙ HỢP VỚI HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ QUỐC GIA

1. Xuất phát từ vai trò quan trọng của Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và mối liên hệ của Niên giám thống kê với Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia

Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tổng hợp nhiều chỉ tiêu thống kê có quan hệ mật thiết với nhau, có thể phản ánh nhiều mặt của hiện tượng hay quá trình kinh tế - xã hội trong những điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Trong công tác thống kê, hệ thống chỉ tiêu thống kê được coi là xương sống của mọi hoạt động thống kê, là cơ sở, căn cứ và là chuẩn mực để tổ chức và tiến hành các hoạt động thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích, dự báo và phổ biến thông tin của ngành Thống kê. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ở nước ta bao gồm nhiều loại như: (1) Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; (2) Hệ thống chỉ tiêu thống kê Bộ/ngành; (3) Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh; (4) Hệ thống chỉ tiêu thống cấp huyện; (5) Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp xã. Mỗi hệ thống chỉ tiêu thống kê đó có ý nghĩa, tác dụng khác nhau, trong đó Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia có vai trò quan trọng nhất.

2. Xuất phát từ vai trò quan trọng của Niên giám thống kê, từ thực trạng phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và yêu cầu so sánh quốc tế

Niên giám thống kê là một trong những sản phẩm thông tin đầu ra quan trọng của ngành Thống kê kể cả ở Trung ương và địa phương. Trong Nghị định số 101/2003/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ đã quy định một trong những nhiệm vụ quan trọng của Tổng cục Thống kê đó là "Biên soạn và xuất bản Niên giám thống kê, các sản phẩm thống kê khác của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và số liệu thống kê của nước ngoài; thực hiện so sánh quốc tế về thống kê". Nhiệm vụ này cũng đã được Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê giao cho Vụ Thống kê Tổng hợp tại Quyết định số 402/QĐ-TCTK, ngày 14 tháng 8 năm 2004 quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và chế độ làm việc của Vụ Thống kê tổng hợp.

107

Page 108: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Trong những năm qua, mặc dù được cải tiến thường xuyên nhưng Niên giám thống kê vẫn còn bộc lộ một số hạn chế bất cập trong điều kiện nền kinh tế nước ta liên tục phát triển với tốc độ cao, đời sống nhân dân đang từng bước được nâng lên, tình hình văn hoá xã hội ngày càng phát triển. Mặt khác, chúng ta cũng tham gia và là thành viên của các tổ chức quốc tế và diễn đàn hợp tác quốc tế nên yêu cầu so sánh quốc tế cũng ngày càng nhiều.

Do đó, để khắc phục tình trạng này thì vấn đề chuẩn hoá, đổi mới nội dung, cấu trúc, hệ thống chỉ tiêu và biểu mẫu của Niên giám thống kê là một trong những công việc quan trọng và cần thiết của Tổng cục Thống kê nói chung và Vụ Thống kê Tổng hợp nói riêng.

II. THỰC TRẠNG NIÊN GIÁM THỐNG KÊ HIỆN NAY

1. Quá trình hoàn thiện Niên giám thống kê

Niên giám thống kê được Tổng cục Thống kê chính thức biên soạn và phát hành lần đầu tiên vào năm 1961 với 169 biểu số liệu in trên 147 trang khổ 13cm x 19cm với 9 phần: (1) Dân số, đất đai, khí tượng, tài nguyên thiên nhiên 13 biểu; (2) Một số chỉ tiêu tổng hợp của nền kinh tế quốc dân 7 biểu; (3) Cải tạo xã hội chủ nghĩa 11 biểu; (4) Xây dựng cơ bản 13 biểu; (5) Nông nghiệp 38 biểu; (6) Công nghiệp 16 biểu; (7) Vận tải 15 biểu; (8) Thương nghiệp 20 biểu; (9) Lao động, tiền lương, văn hóa, y tế, xã hội 36 biểu. Tuy là lần biên soạn đầu tiên nhưng với kết cấu và nội dung tương đối khái quát và toàn diện như trên nên Niên giám thống kê năm 1961 đã được nhiều đối tượng dùng tin quan tâm, sử dụng. Tuy nhiên, do khi đó chưa có hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia nên việc thu thập số liệu khó khăn, mức độ phân tổ của các chỉ tiêu cũng bị hạn chế, các biểu số liệu chủ yếu được trình bày theo dãy số biến động thời gian với dãy số 6 năm, từ 1955 đến 1960.

Sau lần biên soạn và xuất bản năm 1961, hàng năm Niên giám thống kê đều được nghiên cứu bổ sung hoàn thiện. Ngày 17/9/1970, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê chính thức với 297 chỉ tiêu tổng hợp thuộc: (1) Dân số 10 chỉ tiêu; (2) Tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân 14 chỉ tiêu; (3) Tài sản cố định 6 chỉ tiêu; (4) Lao động và đào tạo cán bộ 11 chỉ tiêu; (5) Nông nghiệp và lâm nghiệp 67 chỉ tiêu; (6) Công nghiệp 22 chỉ tiêu; (7) Xây dựng cơ bản 21 chỉ tiêu; (8) Giao thông vận tải và bưu điện 31 chỉ tiêu; (9) Cung ứng vật tư kỹ thuật 17 chỉ tiêu; (10) Thương nghiệp 30 chỉ tiêu; (11) Tài chính, ngân hàng 16 chỉ tiêu; (12) Giáo dục, văn

108

Page 109: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

hóa thông tin, y tế và thể dục thể thao 30 chỉ tiêu; (13) Đời sống, bảo hộ lao động, bảo hiểm và phúc lợi xã hội 22 chỉ tiêu.

Trên cơ sở Hệ thống chỉ tiêu thống kê chính thức gồm 297 chỉ tiêu thuộc 13 chuyên ngành được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định 168/TTg này 17/9/1970, Niên giám thống kê năm 1971 đã được bố trí lại gồm 310 biểu, in trên 420 trang khổ 13cm x 19cm với 11 phần: (1) Khí tượng, thủy văn 11 biểu; (2) Dân số 6 biểu; (3) Các chỉ tiêu tổng hợp kinh tế quốc dân 22 biểu; (4) Nông nghiệp 50 biểu; (5) Công nghiệp 58 biểu; (6) Xây dựng cơ bản 21 biểu; (7) Giao thông vận tải, bưu điện 28 biểu; (8) Nội thương, ngoại thương 27 biểu; (9) Giáo dục, văn hóa, y tế, đời sống 38 biểu; (10) Số liệu thống kê miền Nam 10 biểu; (11) Số liệu thống kê nước ngoài 29 biểu. Với kết cấu và nội dung này, Niên giám thống kê năm 1971 đã được nâng lên một trình độ mới. Số phần trong kết cấu đã tăng từ 9 phần trong Niên giám thống kê 1961 lên 11 phần và quan trọng hơn, nội dung của từng phần đã được bổ sung phong phú hơn nhiều. Do vậy, số biểu đã tăng từ 169 biểu lên 310 biểu và số trang tăng từ 147 trang lên 420 trang.

Mặc dù các cuốn Niên giám thống kê biên soạn và phát hành từ năm 1961 đến năm 1976 thường xuyên được hoàn thiện về kết cấu và bổ sung về nội dung, nhưng số liệu của các chỉ tiêu trong các cuốn Niên giám này đều là số liệu của miền Bắc; số liệu miền Nam nếu có thì chỉ là một phần riêng với tư cách như một phụ lục tham khảo. Do vậy, ngay sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, chúng ta đã tiến hành khai thác và thu thập số liệu để biên soạn Niên giám thống kê 1977, cuốn Niên giám thống kê đầu tiên mà hầu hết số liệu của các chỉ tiêu được thu thập và tổng hợp trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, việc khai thác số liệu cũ và thu thập số liệu mới ở miền Nam ngày đầu giải phóng gặp nhiều khó khăn nên Niên giám thống kê năm 1977 chỉ bao gồm 181 biểu, in trên 270 trang khổ 13cm x 19cm với 12 phần: (1) Khí tượng, thủy văn 14 biểu; (2) Dân số, lao động 25 biểu; (3) Các chỉ tiêu tổng hợp 3 biểu; (4) Công nghiệp 25 biểu; (5) Xây dựng 9 biểu; (6) Nông nghiệp 30 biểu; (7) Nội thương, ngoại thương 11 biểu; (8) Vận tải, bưu điện 12 biểu; (9) Đời sống 12 biểu; (10) Văn hóa 6 biểu; (11) Giáo dục 22 biểu; (12) Y tế 12 biểu.

Từ năm 1986 đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, ngành Thống kê cũng từng bước tiếp cận với phương pháp nghiệp vụ và hệ thống chỉ tiêu theo thông lệ quốc tế. Trên cơ sở kết quả một số năm triển khai thử nghiệm

109

Page 110: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

của ngành Thống kê, ngày 25/12/1992 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 183/TTg quy định từ năm 1993 sẽ áp dụng Hệ thống tài khoản quốc gia SNA thay cho Hệ thống sản xuất vật chất MPS. Đây là bước chuyển đổi quan trọng của ngành Thống kê nước ta trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế về thống kê. Để phù hợp với sự đổi mới này, cuốn Niên giám thống kê 1992 đã được cấu trúc lại cả về nội dung và hình thức: (1) Thêm một số biểu thuộc Hệ thống tài khoản quốc gia; (2) Được biên soạn bằng 2 thứ tiếng Việt - Anh; (3) Bìa mềm được thay bằng bìa cứng và in trên khổ 21cm x 31cm thay cho khổ 13cm x 19cm. Cũng từ lần xuất bản này, Niên giám thống kê được phổ biến rộng rãi tới mọi đối tượng dùng tin, chứ không coi là tài liệu mật và phân phối hạn hẹp như những năm trước. Các cuốn Niên giám thống kê biên soạn từ năm 1993 tiếp tục được bổ sung hoàn thiện cả về nội dung và hình thức, trong đó về nội dung, đáng chú ý là từ Niên giám thống kê 1994 đã có thêm phần số liệu thống kê nước ngoài; từ Niên giám thống kê năm 2003 có thêm phần Doanh nghiệp; Niên giám thống kê 2005 tách số liệu Giáo dục và đào tạo thành một phần riêng... Ngoài ra, từ cuốn Niên giám thống kê 1996 đến năm 2004, hình thức Niên giám cũng đã được chuẩn hoá với cùng một kích cỡ, màu sắc và phông bìa, và đến nay Niên giám thống kê vẫn tiếp tục được bổ sung, đổi mới và hoàn hiện.

2. Thực trạng Niên giám thống kê hiện nay

Niên giám Thống kê nước ta hiện nay được in ấn và phát hành hàng năm dưới 2 hình thức là sách và đĩa CD-ROM. Niên giám Thống kê được biên soạn bằng tiếng Việt và tiếng Anh (Song ngữ). Trong phần này chúng tôi chỉ tập trung đánh giá Niên giám Thống kê năm 2005 là niên giám đã được bổ sung hoàn thiện nhiều lần và hiện nay đang được sử dụng.

Niên giám thống năm 2005 bao gồm 323 biểu, in trên 738 trang khổ 17cm x 25cm với 12 phần như sau: (1) Đơn vị Hành chính và Khí hậu 6 biểu; (2) Dân số và Lao động 15 biểu; (3) Tài khoản quốc gia và Ngân sách Nhà nước 14 biểu; (4) Đầu tư 22 biểu; (5) Doanh nghiệp 24 biểu; (6) Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản 76 biểu; (7) Công nghiệp 37 biểu; (8) Thương mại, Giá cả và Du lịch 25 biểu; (9) Vận tải và Bưu chính Viễn thông 26 biểu; (10) Giáo dục 21 biểu; (11) Y tế, Văn hoá, Thể thao và Mức sống dân cư 26 biểu; (12) Số liệu thống kê nước ngoài 31 biểu.

110

Page 111: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Với nội dung được chia làm 12 phần và 323 biểu số liệu như trên, Niên giám thống kê hiện nay đã phản ánh được một cách khá đầy đủ về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và những thông tin chung của các nước trên thế giới. Niên giám thống kê đã cung cấp một lượng thông tin hàng năm và nhiều năm đến các đối tượng sử dụng và ngày càng được người dùng tin đánh giá cao. Bên cạnh việc xuất bản dưới dạng ấn phẩm truyền thống, thì việc Niên giám thống kê được xuất bản dưới dạng đĩa CD-ROM đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc tra cứu và sử dụng sản phẩm này.

Cùng với việc tăng thêm đáng kể số lượng biểu số liệu và trong nhiều chỉ tiêu của các biểu đã có sự phân tổ ngày càng chi tiết hơn thì cấu trúc và nội dung Niên giám thống kê những năm gần đây còn có sự đổi mới quan trọng khác là trong từng phần đều có mục “Giải thích thuật ngữ, nội dung và phương pháp tính một số chỉ tiêu chủ yếu”. Phần giải thích này được biên soạn dựa trên nội dung và phương pháp tính của các hệ thống chỉ tiêu thống kê hiện hành nhằm giúp cho người dùng tin dễ dàng hơn trong việc khai thác và sử dụng những số liệu Niên giám thống kê và đối chiếu, so sánh với những số liệu khai thác từ các nguồn khác.

Về mặt hình thức, cuốn Niên giám thống kê năm 2005 còn được cải tiến phông bìa và do vậy ấn phẩm này càng gần đạt tới mặt bằng chung về kết cấu và nội dung của các cuốn Niên giám thống kê do cơ quan thống kê trung ương của các nước trong khu vực và trên thế giới biên soạn và phát hành.

Nhờ không ngừng được hoàn thiện về kết cấu và nội dung nên Niên giám thống kê ngày càng khẳng định là một “thương hiệu” mạnh trong số các sản phẩm thông tin thống kê của nước ta. Trong cuộc Điều tra nhu cầu thông tin thống kê năm 2006 do Vụ Thống kê Tổng hợp tiến hành đã đưa ra 50 câu hỏi phỏng vấn một số đối tượng sử dụng thông tin thống kê trong các cơ quan Nhà nước, cơ quan thông tin đại chúng; doanh nghiệp và các nhà đầu tư; cơ sở nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và các đối tượng sử dụng thông tin thống kê khác thuộc các Bộ, ngành, địa phương trên địa bàn 19 tỉnh, thành phố và một số đại sứ quán, tổ chức quốc tế sử dụng thường xuyên số liệu thống kê của Việt Nam, trong đó có các câu hỏi về mức độ biết và sử dụng của các đối tượng điều tra trong thời gian vừa qua về 5 loại sản phẩm chủ yếu: (1) Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội hàng tháng; (2) Trang web thống kê; (3) Niên giám thống kê; (4) Các sản phẩm thống kê Phân tích tình hình kinh tế - xã hội nhiều năm và (5) Số liệu các cuộc điều tra. Kết quả điều tra cho thấy có tới 94,9% số

111

Page 112: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

người được điều tra biết về Niên giám thống kê, trong khi tỷ lệ biết về Số liệu các cuộc điều tra thống kê chỉ có 74,9%; biết về Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội hàng tháng chỉ là 65,7%; biết về Trang web thống kê là 56,6% và biết về các sản phẩm thống kê Phân tích tình hình kinh tế-xã hội nhiều năm chỉ có 52,3%. Tỷ lệ người thường xuyên sử dụng Niên giám thống kê cũng chiếm tới 49,8% tổng số người điều tra, so với 31% số người thường xuyên sử dụng các sản phẩm thống kê Phân tích tình hình kinh tế-xã hội nhiều năm và tỷ lệ 26% số người thường xuyên sử dụng Số liệu các cuộc điều tra thống kê.

Cũng theo kết quả cuộc điều tra trên cho thấy, khi phỏng vấn ngẫu nhiên 378 người đã từng sử dụng Niên giám thống kê thì có 33,3% số người được phỏng vấn “Hài lòng” với kết cấu và nội dung Niên giám thống kê xuất bản và phát hành hàng năm của Tổng cục Thống kê và 59,6% số người được phỏng vấn đã “Tương đối hài lòng”; chỉ có 7,1% số người được hỏi là “Chưa hài lòng”. Trong tổng số 338 người được điều tra cho điểm về mức độ thỏa mãn của những đối tượng được điều tra đối với Niên giám thống kê theo thang điểm 10 thì số người cho điểm 9 và 10 chiếm 26,8%; số người cho điểm 7 và 8 chiếm 53,9%; số người cho điểm 5 và 6 chiếm 18,3%; số người cho dưới 5 điểm chỉ có 1%. Những số liệu dẫn ra cho phép phần nào khẳng định Niên giám thống kê đã đáp ứng tương đối tốt nhu cầu của người sử dụng thông tin thống kê.

Bên cạnh những mặt đạt được về kết cấu và nội dung như đã trình bày ở trên thì đến nay Niên giám thống kê vẫn còn có những hạn chế cần tiếp tục xử lý hoàn thiện, trong đó có ba nhóm vấn đề chủ yếu như sau:

Một là, Niên giám thống kê vẫn chưa có sự cân đối hài hòa giữa các phần. Với tư cách là Niên giám thống kê tổng hợp của quốc gia và theo thông lệ quốc tế thì các chỉ tiêu thuộc phần hệ thống tài sản quốc gia và tài chính ngân hàng phải là phần chủ yếu với số chỉ tiêu, số biểu và số trang tương xứng, nhưng Niên giám thống kê của nước ta hiện nay phần này chỉ có 14 biểu với 18 trang. Một số chỉ tiêu rất quan trọng như tài chính ngân hàng, bảo hiểm, thị trường chứng khoán, xây dựng, tư pháp, trật tự an toàn xã hội, môi trường và các chỉ tiêu về giới đến nay vẫn chưa có hoặc có nhưng chưa tương xứng với nội dung cần phải có trong kết cấu của một cuốn Niên giám thống kê quốc gia. Trái lại, các chỉ tiêu thống kê chuyên ngành lại quá chi tiết và chiếm phần lớn kết cấu và nội dung của Niên giám, đặc biệt là phần thống kê Nông, lâm nghiệp và thủy sản có tới 76 biểu với 124 trang.

Hai là, Niên giám thống kê vẫn chưa có sự ổn định về kết cấu và nội dung. Thí dụ, phần Đơn vị hành chính và Khí hậu, Niên giám thống kê năm

112

Page 113: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

2004 có 9 biểu với 16 trang, nhưng Niên giám thống kê năm 2005 chỉ có 6 biểu với 8 trang; tương tự, phần Số liệu thống kê nước ngoài Niên giám thống kê năm 2004 có 33 biểu với 176 trang, nhưng Niên giám thống kê năm 2005 chỉ còn 31 biểu với 136 trang. Đó là chưa kể việc phân tổ nhiều chỉ tiêu theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế, theo vùng và địa phương giữa các lần biên soạn và xuất bản cũng chưa được thống nhất.

Ba là, phần giải thích thuật ngữ, nội dung và phương pháp tính đề cập đến quá ít chỉ tiêu, nhiều chỉ tiêu rất quan trọng chưa đuợc đề cập tới. Trong cuốn Niên giám thống kê năm 2005 mới giải thích khái niệm được 94 thuật ngữ và giải thích phương pháp tính, nguồn số liệu thì còn ít hơn nhiều, làm cho nhiều người sử dụng Niên giám thống kê gặp khó khăn khi phải tìm hiểu kỹ về bản chất các số liệu. Ngoài ra, phần tiếng Anh trong Niên giám cũng chưa thực sự được chuẩn xác và thống nhất.

Những hạn chế nêu trên của Niên giám thống kê bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, trong đó có nguyên nhân quan trọng nhất là trong những năm qua Niên giám thống kê thiếu chỗ dựa của hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia ban hành năm 1970 đến nay đã lạc hậu, trong khi đó hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia phù hợp với sự đổi mới và chuẩn mực quốc tế về thống kê lại chưa được ban hành. Do vậy, Niên giám thống kê thiếu nguồn cung cấp số liệu ổn định, theo một hệ thống chỉ tiêu thống kê thống nhất có tính pháp quy. Tình hình này đã dẫn tới một thực tế là, việc biên soạn Niên giám thống kê nhiều năm qua chủ yếu được tiến hành trên cơ sở các số liệu chuyên ngành có chỉ tiêu nào thì đưa chỉ tiêu đó, không có thì bỏ; số liệu phân tổ chi tiết của các chỉ tiêu có đến đâu thì đưa đến đó. Phần giải thích thuật ngữ cũng trong tình trạng như vậy. Thực trạng này cho thấy, việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia vừa qua chính là cơ hội, là cơ sở để tiếp tục hoàn thiện kết cấu và nội dung Niên giám thống kê.

PHẦN IIĐỀ XUẤT MAKÉT NIÊN GIÁM THỐNG KÊ PHÙ HỢP VỚI

HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ QUỐC GIA ĐÃ BAN HÀNH

I. CÁC NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO VIỆC XÂY DỰNG MAKÉT NIÊN GIÁM THỐNG KÊ PHÙ HỢP VỚI HỆ THỐNG CHỈ TIÊU QUỐC GIA

1. Phải bám sát Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia

Nguyên tắc này xuất phát từ 3 căn cứ, một là, do yêu cầu cấu trúc và nội dung Niên giám thống kê phải phù hợp với Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia nên khi xây dựng makét Niên giám thống kê không thể thoát ly Hệ thống

113

Page 114: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

chỉ tiêu thống kê này; hai là, như trên đã nêu, Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia là nguồn cung cấp số liệu đầu vào rất quan trọng của Niên giám thống kê, do vậy việc xây dựng makét Niên giám thống kê càng phải bám sát vào Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia để có thêm căn cứ và chỗ dựa về dữ liệu; ba là, do Hệ thống chỉ tiêu thống kê có tính pháp quy và tính ổn định cao nên một khi makét Niên giám thống kê xây dựng bám sát hệ thống chỉ tiêu thống kê này thì Niên giám thống kê cũng sẽ bảo đảm được tính ổn định về kết cấu và nội dung của mình.

Tuy nhiên, việc xây dựng makét Niên giám thống kê bám sát Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia không có nghĩa là Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia có bao nhiêu phần, bao nhiêu chỉ tiêu đòi hỏi Niên giám thống kê cũng phải có bấy nhiêu phần, bấy nhiêu chỉ tiêu. Trái lại, số phần cũng như số chỉ tiêu trong từng phần có thể và cần phải được bố trí, sắp xếp theo kết cấu và nội dung của một cuốn Niên giám thống kê. Sở dĩ như vậy vì giữa Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Niên giám thống kê có sự khác biệt nhất định về hình thức và nội dung. Về mặt hình thức, Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia tuy rất quan trọng, nhưng chưa phải là một sản phẩm thông tin thống kê như Niên giám thống kê; về mặt nội dung, trong quá trình biên soạn, Niên giám thống kê không chỉ dựa vào nguồn số liệu của Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia cho dù nguồn số liệu này là chủ yếu, mà còn dựa vào một số nguồn số liệu khác.

2. Makét Niên giám thống kê phải được xây dựng theo hướng mở và đảm bảo tính khả thi

Yêu cầu của nguyên tắc này là trong quá trình xây dựng makét Niên giám thống kê phù hợp với Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia cần căn cứ vào các điều kiện hiện tại và tính tới những biến động trong tương lai để makét Niên giám thống kê xây dựng bảo đảm được tính thiết thực và khả thi. Nguyên tắc này hoàn toàn không trái với nguyên tắc thứ nhất là phải bám sát Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia vì bản thân Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia cũng được xây dựng theo nguyên tắc mở, trước hết mở về thời gian. Thực tiễn cho thấy, Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia cho dù được xây dựng công phu đến đâu cũng chỉ có “tuổi thọ” hữu hạn. Nước ta đang trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế thì tình hình kinh tế-xã hội luôn luôn biến động, yêu cầu về thông tin quản lý vì thế cũng thay đổi thường xuyên nên tuổi thọ của Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia càng trở nên hữu hạn.

114

Page 115: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Mặt khác, Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia vừa mới được Thủ tướng Chính phủ ban hành nên việc thu thập và tổng hợp số liệu theo Hệ thống chỉ tiêu này của các Bộ/ngành và địa phương cũng như của Tổng cục Thống kê đòi hỏi phải có thời gian. Trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia có một số chỉ tiêu đã có đầy đủ số liệu, nhưng cũng có những chỉ tiêu trong một vài năm tới chưa thể tổ chức thu thập và tổng hợp được số liệu. Do vậy, khi xây dựng makét Niên giám thống kê phải quán triệt đầy đủ tinh thần này. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà thụ động, trái lại, bằng việc xây dựng makét Niên giám thống kê và yêu cầu số liệu cho sản phẩm thông tin này cố gắng góp phần cao nhất thúc đẩy việc triển khai Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Theo tinh thần này, trong quá trình xây dựng makét Niên giám thống kê cần phải xác định rõ là makét Niên giám thống kê xây dựng sẽ áp dụng cho khoảng thời gian nào, thí dụ cho đến năm 2010 hoặc đến năm 2015. Ngay trong khoảng thời gian xác định đó cũng cần phải có lộ trình từng năm với những bước đi phù hợp để cuối cùng sẽ thực hiện được toàn bộ makét đã xây dựng. Để đạt được mục tiêu này, khi xây dựng makét Niên giám thống kê cần khắc phục cách làm hiện nay là có số liệu đến đâu thì xây dựng makét Niên giám thống kê đến đó.

3. Makét Niên giám thống kê phải đảm bảo tính so sánh và tính nhất quán về thời gian và không gian

Theo nguyên tắc này, các chỉ tiêu trong Niên giám thống kê phải đảm bảo tính ổn định, tính nhất quán về nội dung; thống nhất về thời gian và về không gian. Các chỉ tiêu phải có thể so sánh được về thời gian như so sánh giữa thời kỳ này với thời kỳ trước; giữa năm này với năm trước... Đáp ứng nhu cầu so sánh quốc tế giữa Việt Nam và các nước, yêu cầu so sánh giữa các vùng trong cả nước, cũng như giữa các địa phương với nhau.

II. ĐỀ XUẤT MAKÉT NIÊN GIÁM THỐNG KÊ PHÙ HỢP VỚI HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ QUỐC GIA ÁP DỤNG TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010

1. Kết cấu và nội dung khái quát

Xuất phát từ Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành, từ thực trạng Niên giám thống kê hiện nay và tham khảo Niên giám thống kê một số nước trong khu vực, từ nguồn số liệu hiện có cũng như những nguyên tắc được trình bày ở phần trên, chúng tôi đề xuất kết cấu và nội dung makét Niên giám thống kê áp dụng từ nay đến năm 2010 nên bao gồm 523 biểu với 16 phần chính như sau:

115

Page 116: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

(1) Đặc điểm tự nhiên và sắp đặt hành chính, 12 biểu;

(2) Dân số, Lao động và Việc làm, 22 biểu;

(3) Tài khoản Quốc gia, Tài chính, Ngân hàng, Thị trường chứng khoán và Bảo hiểm, 32 biểu;

(4) Đầu tư và Xây dựng, 32 biểu;

(5) Doanh nghiệp và Cơ sở kinh doanh cá thể, 31 biểu;

(6) Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản, 92 biểu;

(7) Công nghiệp, 77 biểu;

(8) Thương mại, Giá cả và Du lịch, 38 biểu;

(9) Vận tải và Bưu chính Viễn thông, 31 biểu;

(10) Giáo dục - Đào tạo và Hoạt động Khoa học công nghệ, 46 biểu;

(11) Y tế và Chăm sóc sức khỏe, 26 biểu;

(12) Văn hóa Thông tin và Thể dục Thể thao, 14 biểu;

(13) Mức sống dân cư 21 biểu;

(14) Trật tự an toàn xã hội, 9 biểu;

(15) Môi trường sinh thái, 7 biểu;

(16) Số liệu thống kê nước ngoài, 33 biểu.

Ngoài số lượng bảng biểu nêu trên, trong mỗi phần cần có phần giải thích khái niệm, phương pháp tính và nguồn số liệu những chỉ tiêu chủ yếu, đặc biệt là những chỉ tiêu, những số liệu mới đưa vào Niên giám thống kê để người sử dụng, nhất là những đối tượng chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm sử dụng, khai thác số liệu thống kê có thêm điều kiện và cơ sở để tra cứu.

Với kết cấu nội dung như trên thì Niên giám thống kê đề xuất áp dụng đến năm 2010 đã có những cải tiến đáng kể so với Niên giám hiện nay cả về kết cấu nội dung và số lượng hệ thống chỉ tiêu, biểu mẫu, cụ thể như sau:

Thứ nhất, Nội dung cấu trúc Niên giám thống kê được phân chia thành 16 phần, tăng 4 phần so với 12 phần như hiện nay, trong đó bổ sung thêm 2 phần rất quan trọng là "Trật tự an toàn xã hội, gồm 9 biểu" và "Môi trường sinh thái gồm 7 biểu".

Thứ hai, Chia tách phần "Y tế, Văn hoá, Thể thao và Mức sống dân cư" gồm 26 biểu như Niên giám hiện nay thành 3 phần: (1) Y tế và chăm sóc sức khoẻ, 26 biểu; (2) Văn hoá thông tin và Thể dục thể thao, 14 biểu; (3) Mức sống dân cư, 21 biểu.

116

Page 117: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Thứ ba, Tên một số phần cũng được thay đổi và chuẩn hoá cho phù hợp với nội dung từng lĩnh vực hơn. Ví dụ, phần "Đơn vị hành chính và khí hậu" được đổi thành "Đặc điểm tự nhiên và sắp đặt hành chính"; Phần "Dân số và lao động" đổi thành "Dân số, lao động và việc làm"...

Thứ tư, Số lượng các biểu số liệu đã tăng lên đáng kể (523 biểu so với 323 biểu trong Niên giám hiện nay), trong đó hầu hết các phần, các lĩnh vực đều được bổ sung thêm các biểu số liệu như: Các chỉ tiêu và biểu số liệu về tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, bảo hiểm (Phần Tài khoản Quốc gia, Tài chính, Ngân hàng, TTCK và Bảo hiểm). Các chỉ tiêu, biểu số liệu về tư pháp, an toàn lao động, an toàn giao thông (Phần Trật tự an toàn xã hội); các chỉ tiêu về thiên tai, ô nhiễm môi trường (Phần Môi trường sinh thái); các chỉ tiêu liên quan đến giới và bình đẳng giới như số nữ giáo viên, nữ học sinh, sinh viên; nữ y sĩ, nữ bác sĩ, nữ dược sĩ; các chỉ tiêu liên quan đến bà mẹ và trẻ em, chỉ tiêu hệ số ICOR, HDI... Ngoài ra còn chuyển một số biểu vào các phần, lĩnh vực phù hợp hơn, như chuyển các biểu: "Diện tích rừng bị cháy", "Diện tích rừng bị chặt phá" từ phần Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản sang phần Môi trường sinh thái.

Kết cấu và số lượng biểu trong NGTK sẽ được ra soát và bổ sung, hoàn thiện hàng năm cho phù hợp với điều kiện thực tế trong nước và quốc tế, bởi vì NGTK được xây dựng theo nguyên tắc mở.

Có thể so sánh khái quát giữa Niên giám thống kê được đề xuất và Niên giám thống kê hiện nay (NGTK 2005) qua bảng sau:

Niên giám thống kê 2005 (12 phần - 323 biểu) Niên giám thống kê đề xuất áp dụng đến năm 2010 (16 phần - 523 biểu)

I- Đơn vị Hành chính và Khí hậu (6 biểu) I- Đặc điểm tự nhiên và sắp đặt hành chính (12 biểu)

II- Dân số và Lao động (15 biểu) II- Dân số, Lao động và Việc làm (22 biểu)

III- Tài khoản quốc gia và Ngân sách Nhà nước (14 biểu)

III- Tài khoản Quốc gia, Tài chính, Ngân hàng, Thị trường chứng khoán và Bảo hiểm (32 biểu)

IV- Đầu tư (22 biểu) IV- Đầu tư và Xây dựng (32 biểu)

V- Doanh nghiệp (24 biểu) V- Doanh nghiệp và Cơ sở kinh doanh cá thể (31 biểu)

VI- Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản (76 biểu) VI- Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản (92 biểu)

VII- Công nghiệp (37 biểu) VII- Công nghiệp (77 biểu)

VIII- Thương mại, Giá cả và Du lịch (25 biểu) VIII- Thương mại, Giá cả và Du lịch (38 biểu)

IX- Vận tải và Bưu chính Viễn thông (26 biểu) IX- Vận tải và Bưu chính Viễn thông (31 biểu)

X- Giáo dục (21 biểu) X- Giáo dục - Đào tạo và Hoạt động Khoa học

117

Page 118: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Niên giám thống kê 2005 (12 phần - 323 biểu) Niên giám thống kê đề xuất áp dụng đến năm 2010 (16 phần - 523 biểu)

công nghệ (46 biểu)

XI- Y tế, Văn hoá, Thể thao và Mức sống dân cư (26 biểu)

XI- Y tế và Chăm sóc sức khỏe (26 biểu)

XII- Số liệu thống kê nước ngoài (31 biểu) XII- Văn hóa Thông tin và Thể dục Thể thao (14 biểu)

XIII- Mức sống dân cư (21 biểu)

XIV- Trật tự an toàn xã hội (9 biểu)

XV- Môi trường sinh thái (7 biểu)

XVI- Số liệu thống kê nước ngoài (33 biểu)

2. Hệ thống chỉ tiêu, bảng biểu cụ thể

Trong phần này chúng tôi chỉ đưa tên các biểu số liệu được đề xuất trong Niên giám thống kê áp dụng đến năm 2010. Nội dung từng bảng biểu cụ thể được thiết kế và trình bày trong phần Phụ lục của Báo cáo tổng hợp. Sau đây là hệ thống bảng biểu cụ thể được đề xuất, trong đó bao gồm cả những biểu đang áp dụng trong Niên giám thống kê hiện nay và những biểu mới được bổ sung:

Thứ tự

Hệ thống biểu trong Niên giám thống kê đề xuất áp dụng đến năm 2010

Đang áp dụng trong NGTK 2005

Mới được bổ sung

I Đặc điểm tự nhiên và sắp đặt hành chính1 Vị trí địa lý phần đất liền của Việt Nam x2 Một số ngọn núi cao x3 Một số con sông chính x4 Mực nước và lưu lượng một số sông chính năm... x5 Số giờ nắng các tháng năm... x6 Lượng mưa các tháng năm... x7 Độ ẩm không khí trung bình các tháng năm... x8 Nhiệt độ không khí trung bình các tháng năm... x9 Hiện trạng sử dụng đất năm... x10 Hiện trạng sử dụng đất năm... phân theo địa phương x11 Cơ cấu đất sử dụng năm... phân theo địa phương x12 Số đơn vị hành chính có đến 31/12 năm... phân theo địa phương x

II Dân số, Lao động và Việc làm 1 Dân số và mật độ dân số năm... phân theo địa phương x2 Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn x3 Dân số trung bình phân theo địa phương x4 Dân số nam trung bình phân theo địa phương x

118

Page 119: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Thứ tự

Hệ thống biểu trong Niên giám thống kê đề xuất áp dụng đến năm 2010

Đang áp dụng trong NGTK 2005

Mới được bổ sung

5 Dân số nữ trung bình phân theo địa phương x6 Dân số thành thị trung bình phân theo địa phương x7 Dân số nông thôn trung bình phân theo địa phương x

8 Dân số tại thời điểm 1/4/2004 phân theo giới tính, thành thị nông thôn và nhóm tuổi x

9 Tỷ suất sinh, tỷ suất chết và tỷ suất tăng tự nhiên dân số x10 Tỷ suất sinh, tỷ suất chết và tỷ suất tăng tự nhiên dân số năm... phân theo vùng x11 Số hộ phân theo địa phương x12 Lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân theo thành

phần kinh tế và phân theo ngành kinh tế x

13 Cơ cấu lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân theo thành phần kinh tế và phân theo ngành kinh tế x

14 Lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân theo địa phương x15 Lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 năm... phân theo khu vực

kinh tế và phân theo địa phương x

16 Lao động bình quân trong khu vực Nhà nước phân theo ngành kinh tế x17 Lao động bình quân trong khu vực Nhà nước do trung ương quản lý

phân theo ngành kinh tế x

18 Lao động bình quân trong khu vực Nhà nước do địa phương quản lý phân theo ngành kinh tế x

19 Lao động bình quân trong khu vực Nhà nước do địa phương quản lý phân theo địa phương x

20 Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị phân theo vùng x

21 Tỷ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn phân theo vùng x

22 Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo thành phần kinh tế và ngành kinh tế x

III Tài khoản Quốc gia, Tài chính, Ngân hàng, Thị trường chứng khoán và Bảo hiểm

1 Một số chỉ tiêu chủ yếu về tài khoản quốc gia, tài chính, tiền tệ, chứng khoán và bảo hiểm x

2 Tổng giá trị sản xuất theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế x3 Tổng giá trị sản xuất theo giá so sánh phân theo khu vực kinh tế x

4 Tổng giá trị sản xuất theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế và phân theo ngành kinh tế x

5 Tổng giá trị sản xuất theo giá so sánh phân theo thành phần kinh tế và phân theo ngành kinh tế x

6 Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế x7 Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh phân theo khu vực kinh tế x8 Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo thành phần x

119

Page 120: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Thứ tự

Hệ thống biểu trong Niên giám thống kê đề xuất áp dụng đến năm 2010

Đang áp dụng trong NGTK 2005

Mới được bổ sung

kinh tế và phân theo ngành kinh tế

9 Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế và phân theo ngành kinh tế x

10 Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh phân theo thành phần kinh tế và phân theo ngành kinh tế x

11 Chỉ số phát triển tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế và phân theo ngành kinh tế x

12 Tổng sản phẩm vùng theo giá thực tế x13 Tổng sản phẩm vùng theo giá so sánh x14 Tổng sản phẩm vùng năm... theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế x15 Tổng sản phẩm vùng năm... theo giá so sánh năm phân theo khu vực kinh tế x16 Sử dụng tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế x17 Sử dụng tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh x18 Tổng thu nhập quốc gia theo giá thực tế x19 Cân đối thu chi ngân sách Nhà nước x20 Quyết toán thu ngân sách Nhà nước x21 Cơ cấu thu ngân sách Nhà nước x22 Quyết toán chi ngân sách Nhà nước x23 Cơ cấu chi ngân sách Nhà nước x24 Số dư huy động vốn của các tổ chức tín dụng x25 Lãi suất tiền gửi bình quân x26 Dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng x27 Thu tiền mặt của các tổ chức tài chính x28 Chi tiền mặt của các tổ chức tài chính x29 Cán cân thanh toán quốc tế x30 Tỷ giá bình quân giữa VND và đô la Mỹ x31 Thị trường chứng khoán x32 Hoạt động bảo hiểm xIV Đầu tư và Xây dựng1 Một số chỉ tiêu chủ yếu về đầu tư x2 Vốn đầu tư theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế x3 Vốn đầu tư năm theo giá so sánh phân theo thành phần kinh tế x4 Vốn đầu tư theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế x5 Vốn đầu tư theo giá so sánh phân theo ngành kinh tế x6 Vốn đầu tư theo giá thực tế phân theo khoản mục đầu tư x7 Vốn đầu tư năm theo giá so sánh phân theo khoản mục đầu tư x8 Vốn đầu tư theo giá thực tế phân theo địa phương x9 Vốn đầu tư theo giá so sánh phân theo địa phương x10 Vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước theo giá thực tế phân theo

cấp quản lý x

11 Vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước theo giá so sánh phân theo cấp quản lý x

120

Page 121: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Thứ tự

Hệ thống biểu trong Niên giám thống kê đề xuất áp dụng đến năm 2010

Đang áp dụng trong NGTK 2005

Mới được bổ sung

12 Vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước theo giá thực tế phân theo nguồn vốn x

13 Vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước theo giá so sánh phân theo nguồn vốn x

14 Vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế x

15 Vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế x

16 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép từ 1988 đến... x17 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép từ 1988 đến...

phân theo ngành kinh tế x

18 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép từ 1988 đến... phân theo đối tác đầu tư x

19 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép từ 1988 đến...phân theo địa phương x

20 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép năm... phân theo ngành kinh tế x

21 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép năm... phân theo đối tác đầu tư x

22 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép năm... phân theo địa phương x

23 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép từ 1989 đến... x24 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép từ 1989 đến...

phân theo ngành kinh tế x

25 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép từ 1989 đến... phân theo đối tác đầu tư x

26 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép năm... phân theo ngành kinh tế x

27 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép năm... phân theo đối tác đầu tư x

28 Vốn hỗ trợ phát triển chính thức năm... x29 Giá trị tài sản cố định mới tăng năm theo giá thực tế phân theo ngành

kinh tế x

30 Giá trị tài sản cố định mới tăng năm theo giá so sánh phân theo ngành kinh tế x31 Giá trị sản xuất xây dựng theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế x32 Giá trị sản xuất xây dựng theo giá so sánh phân theo thành phần kinh tế xV Doanh nghiệp và Cơ sở kinh doanh cá thể1 Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm

31/12 hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp x

2 Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo ngành kinh tế x

3 Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm x

121

Page 122: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Thứ tự

Hệ thống biểu trong Niên giám thống kê đề xuất áp dụng đến năm 2010

Đang áp dụng trong NGTK 2005

Mới được bổ sung

31/12 hàng năm phân theo địa phương4 Tổng số lao động trong các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 hàng

năm phân theo loại hình doanh nghiệp x

5 Tổng số lao động trong các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo ngành kinh tế x

6 Tổng số lao động trong các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo địa phương x

7 Số lao động nữ trong các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp x

8 Số lao động nữ trong các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo ngành kinh tế x

9 Số lao động nữ trong các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo địa phương x

10 Số nữ chủ doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp x

11 Số nữ chủ doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo ngành kinh tế x

12 Số nữ chủ doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo địa phương x13 Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của các doanh nghiệp

phân theo loại hình doanh nghiệp x

14 Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của các doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế x

15 Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của các doanh nghiệp phân theo địa phương x

16 Giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp x

17 Giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo ngành kinh tế x

18 Giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo địa phương x

19 Doanh thu sản xuất kinh doanh thuần của doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp x

20 Doanh thu sản xuất kinh doanh thuần của doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế x

21 Doanh thu sản xuất kinh doanh thuần của doanh nghiệp phân theo địa phương x

22 Số doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 năm... phân theo qui mô lao động và phân theo loại hình doanh nghiệp x

23 Số doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 năm... phân theo qui mô lao động và phân theo ngành kinh tế x

24 Số doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 năm... phân theo qui mô lao động và phân theo địa phương x

25 Số doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 năm... phân theo qui mô vốn và x

122

Page 123: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Thứ tự

Hệ thống biểu trong Niên giám thống kê đề xuất áp dụng đến năm 2010

Đang áp dụng trong NGTK 2005

Mới được bổ sung

phân theo loại hình doanh nghiệp

26 Số doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 năm... phân theo qui mô vốn và phân theo ngành kinh tế x

27 Số doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 năm... phân theo qui mô vốn và phân theo địa phương x

28 Số cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản phân theo ngành kinh tế x

29 Số cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản phân theo địa phương x

30 Số lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản phân theo ngành kinh tế x

31 Số lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản phân theo địa phương x

VI Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản 1 Một số chỉ tiêu về hợp tác xã x2 Số hợp tác xã phân theo địa phương x3 Số hợp tác xã năm... phân theo ngành hoạt động và phân theo địa phương x

4 Số xã viên hợp tác xã năm... phân theo ngành hoạt động và phân theo địa phương x

5 Một số chỉ tiêu về trang trại x6 Số trang trại phân theo địa phương x7 Số trang trại năm... phân theo ngành hoạt động và phân theo địa phương x

8 Số lao động trang trại năm... phân theo ngành hoạt động và phân theo địa phương x

9 Số vốn của trang trại năm... phân theo ngành hoạt động và phân theo địa phương x

10 Số hộ và số lao động cá thể nông, lâm nghiệp và thủy sản x11 Số hộ cá thể nông, lâm nghiệp và thủy sản phân theo địa phương x

12 Số hộ cá thể nông, lâm nghiệp và thủy sản năm... phân theo ngành hoạt động phân theo địa phương x

13 Số lao động cá thể nông, lâm nghiệp và thủy sản phân theo địa phương x

14 Số lao động cá thể nông, lâm nghiệp và thủy sản năm... phân theo ngành hoạt động phân theo địa phương x

15 Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành hoạt động x16 Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh phân theo ngành hoạt động x17 Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo địa phương x18 Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh phân theo địa phương x19 Giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá thực tế phân theo nhóm cây x20 Giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá so sánh phân theo nhóm cây x

21 Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá thực tế phân theo vật nuôi và loại sản phẩm x

22 Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá so sánh phân theo vật nuôi x

123

Page 124: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Thứ tự

Hệ thống biểu trong Niên giám thống kê đề xuất áp dụng đến năm 2010

Đang áp dụng trong NGTK 2005

Mới được bổ sung

và loại sản phẩm23 Giá trị nông sản trên 1ha đất trồng trọt phân theo địa phương x24 Diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây x25 Diện tích gieo trồng phân theo địa phương x26 Diện tích và sản lượng lương thực có hạt x27 Diện tích cây lương thực có hạt phân theo địa phương x28 Sản lượng lương thực có hạt phân theo địa phương x29 Lương thực có hạt bình quân đầu người phân theo địa phương x30 Diện tích và sản lượng lúa cả năm x31 Diện tích lúa cả năm phân theo địa phương x32 Năng suất lúa cả năm phân theo địa phương x33 Sản lượng lúa cả năm phân theo địa phương x34 Diện tích lúa đông xuân phân theo địa phương x35 Năng suất lúa đông xuân phân theo địa phương x36 Sản lượng lúa đông xuân phân theo địa phương x37 Diện tích lúa hè thu phân theo địa phương x38 Năng suất lúa hè thu phân theo địa phương x39 Sản lượng lúa hè thu phân theo địa phương x40 Diện tích lúa mùa phân theo địa phương x41 Năng suất lúa mùa phân theo địa phương x42 Sản lượng lúa mùa năm phân theo địa phương x43 Diện tích ngô phân theo địa phương x44 Sản lượng ngô phân theo địa phương x45 Diện tích khoai lang phân theo địa phương x46 Sản lượng khoai lang phân theo địa phương x47 Diện tích sắn phân theo địa phương x48 Sản lượng sắn phân theo địa phương x49 Diện tích một số cây công nghiệp hàng năm x50 Năng suất một số cây công nghiệp hàng năm x51 Sản lượng một số cây công nghiệp hàng năm x52 Diện tích mía phân theo địa phương x53 Sản lượng mía phân theo địa phương x54 Diện tích lạc phân theo địa phương x55 Sản lượng lạc phân theo địa phương x56 Diện tích đậu tương phân theo địa phương x57 Sản lượng đậu tương phân theo địa phương x58 Diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm x59 Sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm x60 Số lượng gia súc và gia cầm x61 Số lượng trâu phân theo địa phương x62 Số lượng bò phân theo địa phương x

124

Page 125: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Thứ tự

Hệ thống biểu trong Niên giám thống kê đề xuất áp dụng đến năm 2010

Đang áp dụng trong NGTK 2005

Mới được bổ sung

63 Số lượng lợn phân theo địa phương x64 Số lượng gia cầm phân theo địa phương x65 Sản lượng sản phẩm chăn nuôi chủ yếu x66 Diện tích rừng hiện có năm... phân theo địa phương x67 Diện tích rừng trồng tập trung x68 Diện tích rừng trồng tập trung phân theo địa phương x69 Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành hoạt động x70 Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh phân theo ngành hoạt động x71 Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá thực tế phân theo địa phương x72 Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh phân theo địa phương x73 Sản lượng lâm sản khai thác x74 Sản lượng gỗ khai thác phân theo địa phương x75 Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản x76 Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản phân theo địa phương x77 Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ phân theo địa phương x78 Tổng công suât các tàu đánh bắt hải sản xa bờ phân theo địa phương x79 Giá trị sản xuất thủy sản theo giá thực tế phân theo ngành hoạt động x80 Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh phân theo ngành hoạt động x81 Giá trị sản xuất thủy sản theo giá thực tế phân theo địa phương x82 Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh phân theo địa phương x83 Giá trị sản phẩm thủy sản bình quân 1 ha mặt nước nuôi trồng phân

theo địa phương x

84 Sản lượng thủy sản x85 Sản lượng thủy sản phân theo địa phương x86 Sản lượng thủy sản khai thác phân theo ngành hoạt động x87 Sản lượng thủy sản khai thác phân theo địa phương x88 Sản lượng cá biển khai thác phân theo địa phương x89 Sản lượng thủy sản nuôi trồng phân theo loại thủy sản x90 Sản lượng thủy sản nuôi trồng phân theo địa phương x91 Sản lượng cá nuôi phân theo địa phương x92 Sản lượng tôm nuôi phân theo địa phương xVII Công nghiệp 1 Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế x2 Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh phân theo thành phần kinh tế x3 Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành công nghiệp x4 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành

công nghiệp x

5 Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh phân theo ngành công nghiệp x

6 Chỉ số phát triển trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh phân theo ngành công nghiệp x

125

Page 126: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Thứ tự

Hệ thống biểu trong Niên giám thống kê đề xuất áp dụng đến năm 2010

Đang áp dụng trong NGTK 2005

Mới được bổ sung

7 Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo địa phương x8 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo địa phương x9 Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh phân theo địa phương x10 Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh phân

theo địa phương x

11 Giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước theo giá thực tế phân theo ngành công nghiệp x

12 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước theo giá thực tế phân theo ngành công nghiệp x

13 Giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước theo giá so sánh phân theo ngành công nghiệp x

14 Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước theo giá so sánh phân theo ngành công nghiệp x

15 Giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước theo giá thực tế phân theo địa phương x

16 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước theo giá thực tế phân theo địa phương x

17 Giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước theo giá so sánh phân theo địa phương x

18 Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước theo giá so sánh phân theo địa phương x

19 Giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước do trung ương quản lý theo giá thực tế phân theo ngành công nghiệp x

20 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước do trung ương quản lý theo giá thực tế phân theo ngành công nghiệp x

21 Giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước do trung ương quản lý theo giá so sánh phân theo ngành công nghiệp x

22 Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước do trung ương quản lý theo giá so sánh phân theo ngành công nghiệp x

23 Giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước Trung ương theo giá thực tế phân theo địa phương x

24 Giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước Trung ương theo giá so sánh phân theo địa phương x

25 Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước Trung ương theo giá so sánh phân theo địa phương x

26 Giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý theo giá thực tế phân theo ngành công nghiệp x

27 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý theo giá thực tế phân theo ngành công nghiệp x

28 Giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý theo giá so sánh phân theo ngành công nghiệp x

29 Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước do địa x

126

Page 127: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Thứ tự

Hệ thống biểu trong Niên giám thống kê đề xuất áp dụng đến năm 2010

Đang áp dụng trong NGTK 2005

Mới được bổ sung

phương quản lý theo giá so sánh phân theo ngành công nghiệp30 Giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý theo

giá thực tế phân theo địa phương x

31 Giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý theo giá so sánh phân theo địa phương x

32 Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý theo giá so sánh phân theo địa phương x

33 Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước theo giá thực tế phân theo ngành công nghiệp x

34 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước theo giá thực tế phân theo ngành công nghiệp x

35 Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước theo giá so sánh phân theo ngành công nghiệp x

36 Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước theo giá so sánh phân theo ngành công nghiệp x

37 Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước theo giá thực tế phân theo địa phương x

38 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước theo giá thực tế phân theo địa phương x

39 Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước theo giá so sánh phân theo địa phương x

40 Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước theo giá so sánh phân theo địa phương x

41 Giá trị sản xuất công nghiệp của kinh tế tập thể theo giá thực tế phân theo ngành công nghiệp x

42 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của kinh tế tập thể theo giá thực tế phân theo ngành công nghiệp x

43 Giá trị sản xuất công nghiệp của kinh tế tập thể theo giá so sánh phân theo ngành công nghiệp x

44 Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp của kinh tế tập thể theo giá so sánh phân theo ngành công nghiệp x

45 Giá trị sản xuất công nghiệp của kinh tế tập thể theo giá thực tế phân theo địa phương x

46 Giá trị sản xuất công nghiệp của kinh tế tập thể theo giá so sánh phân theo địa phương x

47 Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp của kinh tế tập thể theo giá so sánh phân theo địa phương x

48 Giá trị sản xuất công nghiệp của kinh tế tư nhân theo giá thực tế phân theo ngành công nghiệp x

49 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của kinh tế tư nhân theo giá thực tế phân theo ngành công nghiệp x

50 Giá trị sản xuất công nghiệp của kinh tế nhân theo giá so sánh phân x

127

Page 128: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Thứ tự

Hệ thống biểu trong Niên giám thống kê đề xuất áp dụng đến năm 2010

Đang áp dụng trong NGTK 2005

Mới được bổ sung

theo ngành công nghiệp51 Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp của kinh tế tư nhân theo

giá so sánh phân theo ngành công nghiệp x

52 Giá trị sản xuất công nghiệp của kinh tế tư nhân theo giá thực tế phân theo địa phương x

53 Giá trị sản xuất công nghiệp của kinh tế tư nhân theo giá so sánh phân theo địa phương x

54 Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp của kinh tế tư nhân theo giá so sánh phân theo địa phương x

55 Giá trị sản xuất công nghiệp của kinh tế cá thể theo giá thực tế phân theo ngành công nghiệp x

56 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của kinh tế cá thể theo giá thực tế phân theo ngành công nghiệp x

57 Giá trị sản xuất công nghiệp của kinh tế cá thể theo giá so sánh phân theo ngành công nghiệp x

58 Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp của kinh tế cá thể theo giá thực tế phân theo ngành công nghiệp x

59 Giá trị sản xuất công nghiệp của kinh tế cá thể theo giá thực tế phân theo địa phương x

60 Giá trị sản xuất công nghiệp của kinh tế cá thể theo giá so sánh phân theo địa phương x

61 Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp của kinh tế cá thể theo giá so sánh phân theo địa phương x

62 Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài theo giá thực tế phân theo ngành công nghiệp x

63 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài theo giá thực tế phân theo ngành công nghiệp x

64 Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài theo giá so sánh phân theo ngành công nghiệp x

65 Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài theo giá so sánh phân theo ngành công nghiệp x

66 Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài theo giá thực tế phân theo địa phương x

67 Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài theo giá so sánh phân theo địa phương x

68 Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài theo giá so sánh phân theo địa phương x

69 Sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp x70 Một số sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp bình quân đầu người x71 Tổng sản lượng và cơ cấu ngành năng lượng x72 Tổng mức tiêu thụ và cơ cấu ngành năng lượng x

128

Page 129: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Thứ tự

Hệ thống biểu trong Niên giám thống kê đề xuất áp dụng đến năm 2010

Đang áp dụng trong NGTK 2005

Mới được bổ sung

73 Bảng cân đối năng lượng tổng thể x74 Bảng cân đối than x75 Bảng cân đối điện x76 Bảng cân đối dầu mỏ x77 Hệ số đổi mới tài sản cố định trong công nghiệp x

VIII Thương mại, Giá cả và Du lịch 1 Giá trị sản xuất ngành thương nghiệp và khách sạn nhà hàng theo giá thực tế x2 Giá trị sản xuất ngành thương nghiệp và khách sạn nhà hàng theo giá so sánh x3 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá

thực tế phân theo thành phần kinh tế x

4 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo ngành kinh doanh x

5 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo địa phương x

6 Số chợ, siêu thị và trung tâm thương mại năm... phân theo địa phương x7 Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu x8 Trị giá xuất khẩu hàng hoá theo danh mục tiêu chuẩn ngoại thương x9 Trị giá xuất khẩu hàng hóa phân theo khu vực kinh tế và phân theo

nhóm hàng x

10 Trị giá xuất khẩu hàng hoá phân theo nước, khối nước và vùng lãnh thổ x11 Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu x12 Trị giá nhập khẩu hàng hoá theo danh mục tiêu chuẩn ngoại thương x13 Trị giá nhập khẩu hàng hóa phân theo khu vực kinh tế và phân theo

nhóm hàng x

14 Trị giá nhập khẩu hàng hoá phân theo khối nước, phân theo nước và vùng lãnh thổ chủ yếu x

15 Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu x16 Tổng trị giá xuất khẩu và nhập khẩu dịch vụ x17 Trị giá xuất khẩu dịch vụ x18 Trị giá nhập khẩu dịch vụ x19 Chỉ số giá tiêu dùng phân theo tháng trong năm x20 Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và đô la Mỹ các tháng trong

năm... so với tháng 12 năm trước x

21 Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và đô la Mỹ các tháng trong năm... so với tháng trước x

22 Giá bán lẻ bình quân một số loại hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng x23 Chỉ số giá bán vật tư, nguyên liệu cho sản xuất (Năm trước = 100) x24 Chỉ số giá bán vật tư, nguyên liệu cho sản xuất (Năm 1995 = 100) x25 Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp

và thủy sản (Năm trước = 100) x

26 Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp x

129

Page 130: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Thứ tự

Hệ thống biểu trong Niên giám thống kê đề xuất áp dụng đến năm 2010

Đang áp dụng trong NGTK 2005

Mới được bổ sung

và thủy sản (Năm 1995 = 100)27 Chỉ số giá bán sản phẩm hàng công nghiệp (Năm trước =100) x28 Chỉ số giá bán sản phẩm hàng công nghiệp (Năm 1995 =100) x29 Chỉ số giá xuất khẩu x30 Chỉ số giá nhập khẩu x31 Giá xuất khẩu bình quân năm của một số mặt hàng x32 Giá nhập khẩu bình quân năm một số mặt hàng x33 Kết quả kinh doanh của ngành du lịch x34 Doanh thu du lịch lữ hành theo giá thực tế x35 Số khách quốc tế đến Việt Nam x36 Số lượt khách du lịch trong nước x37 Chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam năm... x38 Chi tiêu bình quân của khách du lịch trong nước tại Việt Nam năm... xIX Vận tải và Bưu chính Viễn thông 1 Một số chỉ tiêu chủ yếu về năng lực vận tải năm... x2 Số lượng bến cảng và sân bay năm... phân theo cấp quản lý x3 Phương tiện vận tải x4 Khối lượng hành khách vận chuyển phân theo ngành vận tải x5 Khối lượng hành khách luân chuyển phân theo ngành vận tải x6 Khối lượng hành khách vận chuyển phân theo cấp quản lý, phân theo

thành phần kinh tế x

7 Khối lượng hành khách luân chuyển phân theo cấp quản lý, phân theo thành phần kinh tế x

8 Khối lượng hành khách vận chuyển của vận tải địa phương phân theo địa phương x

9 Khối lượng hành khách luân chuyển của vận tải địa phương phân theo địa phương x

10 Khối lượng hành khách vận chuyển bằng đường bộ của vận tải địa phương phân theo địa phương x

11 Khối lượng hành khách luân chuyển bằng đường bộ của vận tải địa phương phân theo địa phương x

12 Khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo ngành vận tải x13 Khối lượng hàng hoá luân chuyển phân theo ngành vận tải x14 Khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo cấp quản lý và phân theo

khu vực vận tải x

15 Khối lượng hàng hoá luân chuyển phân theo cấp quản lý và phân theo khu vực vận tải x

16 Khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo thành phần kinh tế x17 Khối lượng hàng hoá luân chuyển phân theo thành phần kinh tế x18 Khối lượng hàng hóa vận chuyển của vận tải địa phương phân theo

địa phương x

130

Page 131: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Thứ tự

Hệ thống biểu trong Niên giám thống kê đề xuất áp dụng đến năm 2010

Đang áp dụng trong NGTK 2005

Mới được bổ sung

19 Khối lượng hàng hoá luân chuyển của vận tải địa phương phân theo địa phương x

20 Khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ của vận tải địa phương phân theo địa phương x

21 Khối lượng hàng hoá luân chuyển bằng đường bộ của vận tải địa phương phân theo địa phương x

22 Khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường thủy của vận tải địa phương phân theo địa phương x

23 Khối lượng hàng hoá luân chuyển bằng đường thủy của vận tải địa phương phân theo địa phương x

24 Khối lượng hàng hóa chủ yếu thông qua các cảng biển do trung ương quản lý x

25 Vận tải hàng không x26 Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành bưu chính, viễn thông có đến 31-

12 hàng năm x

27 Số máy điện thoại có đến 31/12 hàng năm phân theo địa phương x28 Số thuê bao Internet có đến cuối năm phân theo địa phương x29 Sản lượng và doanh thu bưu chính, viễn thông x

30 Giá trị sản xuất của ngành vận tải và bưu chính, viễn thông theo giá thực tế x

31 Giá trị sản xuất của ngành vận tải và bưu chính, viễn thông theo giá so sánh x

X Giáo dục - Đào tạo và Hoạt động Khoa học công nghệ1 Giáo dục mẫu giáo x2 Số trường học, lớp học, giáo viên và học sinh mẫu giáo tại thời điểm...

phân theo địa phương x

3 Số trường học và số lớp học phổ thông x4 Số trường phổ thông tại thời điểm... phân theo địa phương x5 Số lớp học phổ thông tại thời điểm... phân theo địa phương x6 Số phòng học của các trường phổ thông phân theo địa phương x7 Số giáo viên và học sinh phổ thông x8 Số nữ giáo viên và nữ học sinh trong các trường phổ thông x9 Số giáo viên và học sinh trong phổ thông là người thuộc các dân tộc ít người x10 Số giáo viên phổ thông trực tiếp giảng dạy tại thời điểm... phân theo

địa phương x

11 Số nữ giáo viên phổ thông trực tiếp giảng dạy tại thời điểm... phân theo địa phương x

12 Số giáo viên phổ thông thuộc các dân tộc ít người trực tiếp giảng dạy tại thời điểm... phân theo một số địa phương x

13 Số học sinh phổ thông tại thời điểm... phân theo địa phương x14 Số nữ học sinh phổ thông tại thời điểm... phân theo địa phương x

131

Page 132: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Thứ tự

Hệ thống biểu trong Niên giám thống kê đề xuất áp dụng đến năm 2010

Đang áp dụng trong NGTK 2005

Mới được bổ sung

15 Số học sinh phổ thông thuộc các dân tộc ít người tại thời điểm... phân theo một số địa phương x

16 Một số chỉ số trong giáo dục phổ thông x17 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông năm học... phân theo địa phương x18 Tỷ lệ đi học phổ thông đúng độ tuổi năm... phân theo địa phương x19 Tỷ lệ học sinh chuyển cấp năm... phân theo địa phương x20 Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp học năm... phân theo địa phương x21 Tỷ lệ học sinh phổ thông lưu ban năm... phân theo địa phương x22 Tỷ lệ học sinh phổ thông bỏ học năm... phân theo địa phương x23 Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia phân theo địa phương x24 Giáo dục không chính quy x25 Đào tạo nghề trong nước x26 Số nữ giáo viên và nữ học sinh trong các cơ sở đào tạo nghề x27 Số giáo viên trong các cơ sở đào tạo nghề phân theo trình độ chuyên môn x28 Số giáo viên và học sinh trong các cơ sở đào tạo nghề năm... phân

theo địa phương x

29 Số nữ giáo viên và nữ học sinh trong các cơ sở đào tạo nghề năm... phân theo địa phương x

30 Giáo dục trung học chuyên nghiệp x31 Số nữ giáo viên và nữ học sinh trung học chuyên nghiệp x32 Số giáo viên các trường trung học chuyên nghiệp phân theo trình độ

chuyên môn x

33 Số giáo viên và học sinh các trường trung học chuyên nghiệp năm... phân theo địa phương x

34 Số nữ giáo viên và nữ học sinh các trường trung học chuyên nghiệp năm...phân theo địa phương

35 Giáo dục cao đẳng x36 Số nữ giáo viên và nữ sinh viên cao đẳng x37 Số giáo viên các trường cao đẳng phân theo trình độ chuyên môn x38 Số giáo viên và số sinh viên cao đẳng năm... phân theo địa phương x39 Số nữ giáo viên và nữ sinh viên cao đẳng năm... phân theo địa phương x40 Giáo dục đại học x41 Số nữ giáo viên và nữ sinh viên đại học x42 Số giáo viên các trường đại học phân theo trình độ chuyên môn x43 Số giáo viên và sinh viên đại học năm... phân theo địa phương x44 Số nữ giáo viên và nữ sinh viên đại học năm... phân theo địa phương x45 Đào tạo sau đại học x46 Hoạt động khoa học và công nghệ xXI Y tế và Chăm sóc sức khoẻ 1 Số cơ sở khám chữa bệnh x2 Số cơ sở khám chữa bệnh năm... phân theo cấp quản lý x

132

Page 133: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Thứ tự

Hệ thống biểu trong Niên giám thống kê đề xuất áp dụng đến năm 2010

Đang áp dụng trong NGTK 2005

Mới được bổ sung

3 Số cơ sở y tế trực thuộc Sở Y tế năm... phân theo địa phương x4 Số giường bệnh x5 Số giường bệnh năm... phân theo cấp quản lý x6 Số giường bệnh trực thuộc Sở Y tế năm... phân theo địa phương x7 Số cán bộ y tế x8 Số nữ cán bộ y tế x9 Số cán bộ ngành y và ngành dược năm... phân theo cấp quản lý x10 Số nữ cán bộ ngành y và ngành dược năm... phân theo cấp quản lý x11 Số cán bộ ngành y trực thuộc sở Y tế năm... phân theo địa phương x12 Số nữ cán bộ ngành y trực thuộc sở Y tế năm... phân theo địa phương x13 Số cán bộ ngành dược trực thuộc sở Y tế năm... phân theo địa phương x14 Số nữ cán bộ ngành dược trực thuộc sở Y tế năm... phân theo địa phương x15 Tỷ lệ trạm y tế xã/phường/thị trấn có bác sỹ phân theo địa phương x16 Tỷ lệ trạm y tế xã/phường/thị trấn có nữ hộ sinh phân theo địa phương x17 Số cơ sở kinh doanh dược phẩm x18 Số cơ sở kinh doanh dược phẩm phân theo địa phương x19 Số người mắc và chết do một số bệnh x20 Số người nhiễm HIV/AIDS đến 31/12 năm... phân theo địa phương x21 Số trẻ em mắc và chết do các bệnh thuộc chương trình tiêm chủng

mở rộng toàn quốc x

22 Số phụ nữ mắc và chết do 5 bệnh tai biến sản khoa x23 Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin

phân theo địa phương x

24 Tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi của trẻ em dưới 5 tuổi x25 Tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi của trẻ em gái dưới 5 tuổi x26 Tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi của trẻ em dưới 5 tuổi x27 Tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi của trẻ em gái dưới 5 tuổi x28 Tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao của trẻ em dưới 5 tuổi x29 Tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao của trẻ em gái dưới 5 tuổi xXII Văn hoá Thông tin và Thể dục Thể thao 1 Xuất bản sách, báo và tạp chí x2 Thư viện x3 Số thư viện do địa phương quản lý năm... phân theo địa phương x4 Hoạt động điện ảnh x5 Số đơn vị và số rạp chiếu phim do địa phương quản lý năm... x6 Nghệ thuật sân khấu x7 Số đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp và số rạp hát do địa phương quản

lý năm... phân theo địa phương x

8 Hoạt động bảo tồn bảo tàng x9 Hoạt động phát thanh và truyền hình x10 Cơ sở tập luyện và thi đấu thể dục thể thao x

133

Page 134: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Thứ tự

Hệ thống biểu trong Niên giám thống kê đề xuất áp dụng đến năm 2010

Đang áp dụng trong NGTK 2005

Mới được bổ sung

11 Số cán bộ ngành TDTT và vận động viên x12 Số nữ cán bộ ngành TDTT và nữ vận động viên x13 Số huy chương thể thao quốc tế đạt được x14 Số huy chương thể thao quốc tế do vận động viên nữ đạt được x

XIII Mức sống dân cư1 Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế phân theo

thành thị, nông thôn và phân theo vùng x

2 Thu nhập bình quân đầu người một tháng năm... theo giá thực tế phân theo nguồn thu, phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng x

3 Thu nhập bình quân đầu người một tháng năm... theo giá thực tế phân theo nguồn thu và phân theo địa phương x

4 Thu nhập bình quân đầu người một tháng năm... theo giá thực tế phân theo 5 nhóm thu nhập, phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng x

5 Thu nhập bình quân đầu người một tháng năm... theo giá thực tế phân theo 5 nhóm thu nhập và phân theo địa phương x

6 Chênh lệch thu nhập bình quân đầu người một tháng năm... theo giá thực tế giữa nhóm thu nhập cao nhất so với nhóm thu nhập thấp nhất phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng

x

7 Chênh lệch thu nhập bình quân đầu người một tháng năm... theo giá thực tế giữa nhóm thu nhập cao nhất so với nhóm thu nhập thấp nhất phân theo địa phương

x

8 Chi tiêu bình quân đầu người một tháng năm... theo giá thực tế phân theo khoản chi, phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng x

9 Chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế phân theo vùng x

10 Chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người một tháng năm... theo giá thực tế phân theo 5 nhóm thu nhập, thành thị, nông thôn và phân theo vùng

x

11 Chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người một tháng năm... theo giá thực tế phân theo 5 nhóm thu nhập và phân theo địa phương x

12 Chênh lệch chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người một tháng năm... theo giá thực tế giữa nhóm thu nhập cao nhất so với nhóm thu nhập thấp nhất phân theo thành thị nông thôn và phân theo vùng

x

13 Chênh lệch chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người một tháng năm... theo giá thực tế giữa nhóm thu nhập cao nhất so với nhóm thu nhập thấp nhất phân theo địa phương

x

14 Thu nhập bình quân hàng tháng của lao động trong khu vực Nhà nước theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế x

15 Thu nhập bình quân hàng tháng của lao động khu vực Nhà nước do địa phương quản lý theo giá thực tế phân theo địa phương x

16 Tỷ lệ hộ nghèo chung và nghèo lương thực, thực phẩm phân theo thành thị, nông thôn x

134

Page 135: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Thứ tự

Hệ thống biểu trong Niên giám thống kê đề xuất áp dụng đến năm 2010

Đang áp dụng trong NGTK 2005

Mới được bổ sung

17 Tỷ lệ nghèo chung phân theo địa phương x18 Tỷ lệ nghèo lương thực, thực phẩm phân theo địa phương x19 Tỷ lệ hộ sử dụng điện sinh hoạt phân theo thành thị, nông thôn và

phân theo vùng x

20 Tỷ lệ dùng nước hợp vệ sinh phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng x

21 Tỷ lệ hộ có hố xí hợp vệ sinh năm... phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng x

XIV Trật tự an toàn xã hội 1 Tai nạn lao động phân theo khu vực kinh tế x2 Số vụ và số người chết do tai nạn lao động năm... phân theo địa phương x3 Tai nạn giao thông x4 Số vụ tai nạn giao thông năm... phân theo địa bàn xảy ra tại nạn x5 Số người chết tai nạn giao thông năm... phân theo địa bàn xảy ra tại nạn x6 Số người bị thương do tai nạn giao thông năm... phân theo địa bàn

xảy ra tại nạn x

7 Số vụ và số người phạm tội đã khởi tố x8 Số vụ và số người phạm tội đã truy tố x9 Số vụ và số tội phạm đã kết án x

XV Môi trường sinh thái 1 Độ che phủ rừng phân theo địa phương x2 Diện tích rừng bị cháy phân theo địa phương x3 Diện tích rừng bị chặt phá phân theo địa phương x4 Số vụ thiên tai và mức độ thiệt hại năm... phân theo địa phương x5 Hàm lượng chất độc hại trong không khí x6 Hàm lượng chất độc hại trong nước x7 Tỷ lệ khối lượng nước thải đã xử lý và chưa xử lý x

XVI Số liệu thống kê nước ngoài1 Diện tích và dân số của một số nước và vùng lãnh thổ x2 Tỉ lệ sinh, tỉ lệ chết, tỉ lệ tăng tự nhiên và tuổi thọ bình quân của một

số nước và vùng lãnh thổ năm... x

3 Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế của thế giới x4 Tỷ lệ tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế của mỗi nhóm nước

so với tổng sản phẩm trong nước của thế giới x

5 Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế của một số nước và vùng lãnh thổ x6 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước của một số nước và vùng lãnh thổ x7 Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế bình quân đầu người của

một số nước và vùng lãnh thổ x

8 Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương của một số nước và vùng lãnh thổ x

9 Tỷ trọng của ba khu vực kinh tế trong tổng sản phẩm trong nước của x

135

Page 136: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Thứ tự

Hệ thống biểu trong Niên giám thống kê đề xuất áp dụng đến năm 2010

Đang áp dụng trong NGTK 2005

Mới được bổ sung

một số nước và vùng lãnh thổ (Theo giá thực tế)10 Tỷ trọng tiêu dùng cuối cùng trong tổng sản phẩm trong nước của

một số nước và vùng lãnh thổ x

11 Tỷ trọng tích luỹ tài sản trong tổng sản phẩm trong nước của một số nước và vùng lãnh thổ x

12 Tỷ lệ tổng thu nhập quốc gia so với tổng sản phẩm trong nước của một số nước và vùng lãnh thổ x

13 Tổng dự trữ quốc tế của một số nước và vùng lãnh thổ x14 Xuất khẩu và nhập khẩu của một số nước và vùng lãnh thổ x15 Xuất khẩu bình quân đầu người của một số nước và vùng lãnh thổ x16 Chỉ số giá tiêu dùng của một số nước và vùng lãnh thổ x17 Chỉ số phát triển liên quan đến giới của một số nước và vùng lãnh thổ x18 Chỉ số vai trò của phụ nữ của một số nước và vùng lãnh thổ x19 Chỉ số phát triển con người (HDI) của một số nước và vùng lãnh thổ x20 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của Bru-nây x21 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của Cam-pu-chia x22 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của Đông Ti Mo x23 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của Lào x24 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của In-đô-nê-xia x25 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của Ma-lai-xi-a x26 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của Mi-an-ma x27 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của Phi-li-pin x28 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của Thái Lan x29 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của Xin-ga-po x30 Một số chỉ tiêu KT-XH chủ yếu của CHND Trung Hoa x31 Một số chỉ tiêu KT-XH chủ yếu của Hàn Quốc x32 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của Nhật Bản x33 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của Ấn Độ x

KẾT LUẬN

Niên giám thống kê là một trong những sản phẩm thông tin thống kê quan trọng của ngành Thống kê. Do vậy trong suốt 45 năm qua, Tổng cục Thống kê đã triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm không ngừng hoàn thiện sản phẩm thông tin này cả về hình thức, kết cấu và nội dung. Một trong những cơ sở quan trọng để hoàn thiện Niên giám thống kê trong những năm vừa qua là các Hệ thống chỉ tiêu thống kê nói chung và Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia nói riêng. Nhờ dựa vào cơ sở này để hoàn thiện nên Niên

136

Page 137: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

giám thống kê ngày càng có cơ sở thông tin đầu vào ổn định và không ngừng được tăng cường; đồng thời việc hoàn thiện Niên giám thống kê trên cơ sở các hệ thống chỉ tiêu thống kê cũng đã góp phần quan trọng thúc đẩy việc triển khai các hệ thống chỉ tiêu này một cách có kết quả.

Mặc dù Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê hiện nay đã đạt được những tiến bộ đáng kể nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó có hạn chế lớn nhất là kết cấu chưa hợp lý và không ổn định về hệ thống chỉ tiêu, biểu mẫu. Thực tế biên soạn Niên giám thống kê những năm vừa qua được tiến hành theo cách có số liệu đến đâu thì đưa đến đó, chứ không có một makét chuẩn để thống nhất thực hiện. Thực trạng này bắt nguồn từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, trong đó có nguyên nhân quan trọng là chỗ dựa chủ yếu để xây dựng makét Niên giám thống kê là các Hệ thống chỉ tiêu thống kê, đặc biệt là Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia được xây dựng từ những năm trước thời kỳ đổi mới, hàng năm tuy có bổ sung nhưng vẫn không hoàn chỉnh và thiếu tính đồng bộ.

Trong quá trình đổi mới và hoàn thiện phương pháp nghiệp vụ chuyên môn, ngành Thống kê đã xây dựng được Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia trình Chính phủ ban hành để thống nhất thực hiện trên phạm vi cả nước theo Quyết định số 305/2005/QĐ-TTg ngày 24/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là văn bản pháp lý quan trọng mà ngành Thống kê cũng như các Bộ/ngành có liên quan và các địa phương phải có nghĩa vụ thực hiện, nhưng đồng thời cũng là cơ hội để ngành Thống kê có thêm cơ sở pháp lý triển khai các hoạt động của mình, trong đó có việc chuẩn hóa các sản phẩm thông tin thống kê. Niên giám thống kê với tư cách là một trong những sản phẩm thông tin thống kê quan trọng nhất của Tổng cục Thống kê cũng có thêm cơ hội để hoàn thiện. Muốn tận dụng được cơ hội này, Tổng cục Thống kê phải tiến hành xây dựng makét Niên giám thống kê phù hợp với Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia vừa được ban hành.

Tuy nhiên, sự phù hợp không được hiểu máy móc là Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia có bao nhiêu phần, bao nhiêu chỉ tiêu thì Niên giám thống kê cũng phải có bấy nhiêu phần, bấy nhiêu chỉ tiêu. Trái lại phải căn cứ vào điều kiện thu thập và tổng hợp số liệu hiện nay và tính tới triển vọng một số năm tiếp theo để xây dựng makét Niên giám thống kê theo nguyên tắc mở về thời gian để makét được xây dựng sẽ bảo đảm được tính thiết thực và khả thi. Theo tinh thần này, makét Niên giám thống kê được xây dựng chỉ nên tính tới năm 2010 và phải đưa ra được lộ trình từ nay đến năm 2010 mỗi năm phải bổ sung thêm được những chỉ tiêu nào, bảng biểu nào và số liệu nào để thực hiện được đầy đủ makét xây dựng hôm nay. Việc tiếp tục hoàn thiện makét phù hợp với Hệ thống chỉ tiêu quốc gia sẽ được tiếp tục sau năm 2010 và các năm

137

Page 138: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

tiếp theo với lộ trình mới. Sở dĩ phải đặt ra lộ trình hoàn thiện nhiều năm theo nguyên tắc mở như vậy vì Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia vừa mới được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định ban hành, để có đầy đủ số liệu theo Hệ thống chỉ tiêu này còn phải có thời gian, không thể thực hiện ngay, thậm chí không thể thực hiện đầy đủ trong vòng 5 năm tới.

Ban Chủ nhiệm đề tài đã xây dựng được makét Niên giám thống kê áp dụng từ nay đến năm 2010 với 16 phần, bao gồm 523 biểu. Tuy nhiên, đây là vấn đề có tính khoa học và tính thực tiễn cao nên trong phạm vi đề tài cấp cơ sở không thể giải quyết thỏa đáng tất cả mọi vấn đề. Chúng tôi hy vọng kết quả đề tài sẽ được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình hoàn thiện Niên giám thống kê.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Luật Thống kê.

2. Nghị định số 40/2004/NĐ-CP của chính phủ ngày 13/02/2004 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê.

3. Định hướng phát triển thống kê Việt Nam đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 21 tháng 10 năm 2002.

4. Báo cáo “Chương trình hành động thực hiện Định hướng phát triển thống kê Việt Nam đến năm 2010” do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, tiến sỹ Lê Mạnh Hùng trình bày tại Hội nghị triển khai Định hướng phát triển công tác thống kê đến năm 2010 tổ chức tại Hà Nội ngày 16-17/1/2003

5. Quyết định 305/2005/QĐ-TTg ngày 24/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.

6. Nghị định 101/2001/NĐ-CP

7. Quyết định số 402/QĐ-TCTK ngày 14/8/2004 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và chế độ làm việc của Vụ Thống kê Tổng hợp.

8. Niên giám thống kê từ năm 1961 đến năm 2005 của Tổng cục Thống kê.

9. Niên giám thống kê Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, In-đô-nê-xi-a, Phi-li-pin, Ô-xtrây-li-a.

138

Page 139: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

ĐỀ TÀI KHOA HỌC

SỐ: 2.2.9-CS06

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY CHẾ THẨM ĐỊNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA THỐNG KÊ

1. Cấp đề tài : Cơ sở

2. Thời gian nghiên cứu : 2006

3. Đơn vị chủ trì : Vụ phương pháp chế độ

4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê

5. Chủ nhiệm đề tài : ThS. Đỗ Trọng Khanh

6. Những người phối hợp nghiên cứu:

CN. Lê Hoàng Minh Nguyệt

CN. Kiều Tuyết Dung

CN. Đào Ngọc Lâm

CN. Dương Kim Nhung

CN. Nguyễn Phúc Trường

7. Điểm đánh giá nghiệm thu đề tài: 9,2 / Xếp loại: Giỏi

139

Page 140: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

PHẦN ICƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CĂN CỨ THỰC TIỄN KHI XÂY DỰNG QUY CHẾ

THẨM ĐỊNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA THỐNG KÊ

A. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CĂN CỨ THỰC TIỄN

I. Xuất phát từ quy định của pháp luật thống kê

Trước khi Luật Thống kê được ban hành, hầu như các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố không ban hành chế độ báo cáo và điều tra thống kê. Việc ban hành chế độ báo cáo và điều tra thống kê được thực hiện theo hai hướng:

Thứ nhất gần như tập trung cho Tổng cục Thống kê hoặc Tổng cục Thống kê trình Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định ban hành.

Thứ hai, các Bộ, ngành cùng với Tổng cục Thống kê ký quyết định hoặc Thông tư liên Bộ ban hành.

Do vậy, trong thời gian này không phát sinh những công tác thẩm định.

Luật Thống kê và Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê đã quy định về vấn đề thẩm định phương án điều tra thống kê và chế độ báo cáo thống kê tại các Điều 13 Khoản 3, §iÒu 18, §iÒu 21 của LuËt Thèng kª; §iÒu 11, §iÒu 17 của NghÞ ®Þnh 40/2004/N§-CP.

Nhiệm vụ thẩm định các văn bản này nhằm mục đích: tránh trùng lặp trong điều tra, tiết kiệm chi phí (thời gian, vật chất), tránh chồng chéo, mâu thuẫn trong việc lập biểu, thống nhất về nội dung, phương pháp, chỉ tiêu, giảm gánh nặng cho người cung cấp thông tin cũng như việc ban hành tràn lan không thống nhất về các biểu mẫu...

II. Xuất phát từ các nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê

1. Nguyên tắc thống nhất của hoạt động thống kê

Tính thống nhất đã được Luật Thống kê quy định tại Điều 4 Khoản 3: “Thống nhất về chỉ tiêu, biểu mẫu, phương pháp tính, bảng phân loại, đơn vị đo lường, niên độ thống kê và bảo đảm tính so sánh quốc tế”.

2. Nguyên tắc không trùng lặp, chồng chéo trong hoạt động thống kê

140

Page 141: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Không trùng lặp, chồng chéo trong hoạt động thống kê được thể hiện trên các mặt:

a- Không trùng lặp, chồng chéo giữa các cuộc điều tra thống kê, báo cáo thống kê.

b- Không trùng lặp, chồng chéo giữa các kênh thông tin.

c- Không trùng lặp, chồng chéo giữa các ngành.

3. Xuất phát phân công thu thập, tổng hợp thông tin

Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, Tổng cục Thống kê chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia - tập hợp những chỉ tiêu thống kê phản ánh tình hình kinh tế - xã hội chủ yếu của đất nước - trình Thủ tướng Chính phủ ban hành. Ngày 24/11/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 305/2005/QĐ-TTg ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia gồm 274 chỉ tiêu, trong đó có gần 2/3 số chỉ tiêu phân công cho các Bộ, ngành chịu trách nhiệm chính thu thập, tổng hợp.

4. Xuất phát từ mô hình tổ chức hoạt động thống kê của Việt Nam

Có hai mô hình tổ chức hoạt động thống kê: mô hình tập trung và mô hình phân tán. Để tận dụng ưu điểm và khắc phục nhược điểm của hai mô hình trên Việt Nam đã lựa chọn mô hình tập trung kết hợp với phân tán. Mô hình này đã được thể hiện vai trò điều phối hoạt động thống kê của Tổng cục Thống kê.

B. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1. Ở Việt Nam

Kể từ khi Luật Thống kê có hiệu lực, Tổng cục Thống kê đã thẩm định được nhiều hệ thống chỉ tiêu thống kê, chế độ báo cáo và phương án điều tra thống kê của Bộ, ngành, tỉnh, thành phố. Thẩm định của Tổng cục Thống kê bước đầu đã cung cấp những đường nét để xây dựng quy chế thẩm định về phạm vi, nội dung, kỳ hạn, phương pháp tính…Về cơ bản những nội dung thẩm định của Tổng cục Thống kê đã được các Bộ, ngành, địa phương tiếp thu, bổ sung, sửa đổi trước khi các cơ quan đề nghị thẩm định ra quyết định chính thức.

141

Page 142: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Trên thực tế nhờ có công tác thẩm định mà sù phèi hîp gi÷a Tæng côc Thống kê víi c¸c Bé, ngµnh vµ ®Þa ph¬ng đã thuận lợi hơn. Quy trình thẩm định đã có phần đi vào nề nếp. Tuy nhiên, sự thống nhất trong các khâu thẩm định vẫn còn lệch lạc, chưa có văn bản quy định ràng buộc và hướng dẫn chi tiết công tác thẩm định. Chính vì vậy rất cần thiết phải xây dựng một quy chế thẩm định để tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thống kê.

2. Ở các nước trên thế giới

Một số nước điển hình là Trung Quốc có tổ chức thống kê và hệ thống thông tin thống kê giống Việt Nam đã quy định cụ thể về vấn đề này như sau:

“.. Xây dựng kế hoạch điều tra thống kê, nhất thiết phải đồng thời xây dựng hệ thống biểu điều tra thống kê tương ứng, báo cáo Cục Thống kê quốc gia hoặc cơ quan thống kê của chính quyền địa phương cùng cấp thẩm định, phê duyệt. Điều tra thống kê của nhà nước, điều tra thống kê của Bộ, ngành và điều tra thống kê của địa phương, nhất thiết phải phân công rõ ràng, quan hệ chặt chẽ với nhau, không được trùng chéo.” (trích Điều 9 - Chương II, Luật Thống kê Trung Quốc).

Ở Lào, cũng đã có Nghị định quy định rõ chức năng điều phối của Trung tâm thống kê Nhà nước như:

“Điều 4. Khoản 2: có quyền theo dõi và có ý kiến đóng góp cho những hệ thống thông tin thống kê chưa chính xác hoặc chưa phù hợp với những nguyên tắc đã được thiết lập; Khoản 3: Có quyền đưa ra ý kiến về các báo cáo thống kê kinh tế-xã hội tại các hội nghị…; Khoản 5: Có quyền điều phối và quản lý về mặt chuyên môn điều tra thống kê do các Bộ, ngành và địa phương tổ chức nhằm tránh trùng chéo, bảo đảm phương pháp luận thống nhất và tránh những chi phí không cần thiết cho quốc gia.

Hầu hết, các nước phát triển và đang phát triển có hệ thống tổ chức thống kê khác nhau, chủ yếu thu thập thông tin thống kê qua điều tra (không có chế độ báo cáo thống kê), tuy không quy định rõ thẩm định về điều tra nhưng đều có một hoặc nhiều nhiệm vụ về điều phối thống kê: điều phối các hoạt động thống kê của cả nước, thẩm định số liệu của các ngành, đơn vị, kiểm tra và rà soát …

Luật Thống kê Hàn Quốc quy định chức năng của Cục Thống kê Quốc gia “12. Điều phối và tổng hợp các dịch vụ thống kê quốc gia”.

142

Page 143: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Ở Hà Lan, đã quy định Ủy ban Trung ương về Thống kê có trách nhiệm:

1. Tăng cường sự điều phối về công tác thông tin thống kê của Chính phủ (Điều 1, Chương III Luật thành lập Cục Thống kê Trung ương và Ủy ban Trung ương về thống kê của Hà Lan).

Luật Thống kê của Ba Lan chủ yếu quy định về sự điều phối của cơ quan thống kê Trung ương về điều tra thống kê:

Điều 13.“4. Các cơ quan địa phương thực hiện nhiệm vụ được giao cũng phải báo cáo thông tin đó cho tổ chức thống kê công cộng và các cơ quan đăng kiểm trên cơ sở Luật này.

Đặc biệt, ở Nhật tên gọi của cơ quan thống kê thể hiện rõ chức năng điều phối công tác thống kê trên cả nước, đó là Cơ quan điều phối thống kê, trong đó quy định rõ từng hoạt động thống kê đều phải có sự điều phối của cơ quan này.

PHẦN IITHỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA

VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ

A. THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA THỐNG KÊ

I. Hiện trạng thẩm định

Trong giai đoạn từ năm 2004 đến nay, đã có 17 phương án điều tra được các cơ quan gửi công văn yêu cầu Tổng cục Thống kê thẩm định: Gia Lai, Sóc Trăng, Nghệ An, Bắc Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Khánh Hoà, Tổng cục Du lịch, Bộ Nội vụ, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Bộ Văn hoá Thông tin, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

II. Đánh giá thẩm định phương án điều tra thống kê

1. Tần suất điều tra thống kê lớn

Trong thời gian qua, tần suất các cuộc điều tra có thể nói là quá lớn nếu so với nguồn lực hiện có của hệ thống tổ chức tổ chức thống kê. Tuy nhiên nếu so với yêu cầu về thông tin thống kê của các đối tượng sử dụng thì vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ. Ta có thể xác định tần suất điều tra theo mục đích chính của thu thập số liệu và như vậy, có thể có hai loại điều tra thống kê:

- Điều tra để xác định các mức chuẩn - nhằm đánh giá mức độ phát triển.

- Điều tra thường xuyên để đánh giá sự tăng trưởng.

2. Điều tra thống kê còn trùng chéo và thiếu hụt số liệu

143

Page 144: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Số liệu thống kê kinh tế cũng như số liệu thống kê xã hội ở nước ta đều có sự trùng chéo. Nguyên nhân chính là:

- Điều tra liên tục và trùng lặp;

- Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan;

- Thiếu phương pháp luận điều tra chung;

- Thiếu thẩm quyền rõ ràng đối với các hoạt động thống kê kể cả thẩm quyền đối với việc sử dụng sự trợ giúp của quốc tế.

3. Nhu cầu điều tra thống kê ngày càng lớn

Khi Luật Thống kê có hiệu lực, Tổng cục Thống kê ngoài việc tiến hành các cuộc điều tra của mình, còn phải xây dựng chương trình điều tra thống kê quốc gia trên cơ sở đề xuất của các Bộ, ngành, đồng thời còn phải thẩm định các phương án điều tra do các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành.

B. THẨM ĐỊNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ

Qua hoạt động thẩm định chế độ báo cáo thống kê thấy nổi bật một số điểm sau:

1. Xuất hiện tình trạng vừa thừa, vừa thiếu chỉ tiêu thống kê

Trước đây, các chỉ tiêu thống kê nặng về các chỉ tiêu hiện vật, ít chỉ tiêu giá trị và chất lượng; nhiều chỉ tiêu kinh tế vi mô để phục vụ điều hành trực tiếp của các cấp, các ngành, các chỉ tiêu thuộc các quan hệ cân đối vĩ mô còn ít và chưa đồng bộ; còn nặng về chỉ tiêu kinh tế, chưa quan tâm đầy đủ đến các chỉ tiêu xã hội, môi trường là các chỉ tiêu phản ánh việc phát triển bền vững;

Nhiều chỉ tiêu mới phát sinh trong cơ chế thị trường, trong tiến trình hội nhập kinh tế chưa được bổ sung kịp thời;

Hiện nay, Tổng cục Thống kê đã tiếp cận và ứng dụng một số phương pháp thống kê phổ biến trên thế giới, do vậy nhu cầu về thông tin, cách thu thập thông tin của nhiều chỉ tiêu cũng đã thay đổi cho phù hợp với những phương pháp này. Những hướng dẫn về khái niệm, phương pháp tính, nguồn số liệu … của một số chỉ tiêu thống kê trong một số chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ, ngành đã ban hành đã không còn phù hợp, cần được thay đổi để bảm đảm tính chính xác, khoa học và tin cậy, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế.

2. Tính hiệu lực của chế độ báo cáo không cao

144

Page 145: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Việc cung cấp thông tin từ kênh Bộ, ngành sang kênh tập trung của Nhà nước còn rất hạn chế, tính pháp lý không cao và thực hiện chưa nghiêm túc. Các Vụ của Tổng cục Thống kê, các phòng của Cục Thống kê và các Phòng Thống kê cấp huyện thường phải thoả thuận, thậm chí "xin" số liệu của các Bộ, ngành, vừa không có hiệu lực, khó chính xác, lại tốn công sức.

C. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ

I. Thuận lợi

Về nguồn lực: Các cán bộ tham gia công tác thẩm định nhiệt tình với công việc, có nhiều cố gắng để hoàn thành thẩm định đúng tiến độ và có chất lượng thẩm định như Luật đã yêu cầu. Bên cạnh đó, một số cơ quan yêu cầu thẩm định cũng có sự phối hợp tốt với Tổng cục Thống kê khi tiến hành xây dựng phương án điều tra thống kê và chế độ báo cáo thống kê.

II. Khó khăn

Nguồn nhân lực thực hiện công tác thẩm định còn rất thiếu về số lượng và chất lượng. Các văn bản yêu cầu của các Bộ, ngành và địa phương lại gửi đến thẩm định nhiều cùng một thời gian, do vậy việc phân công cán bộ nghiên cứu thẩm định không ít nhiều gặp khó khăn. Mặt khác, nội dung các phương án điều tra đa dạng, phức tạp thuộc nhiều lĩnh vực, chuyên ngành khác nhau, gây khó khăn cho cán bộ thẩm định. Việc thẩm định liên quan đến nhiều đơn vị khác nhau tuỳ thuộc vào nội dung của mỗi cuộc điều tra. Hơn nữa, cán bộ thẩm định chưa có nhiều kinh nghiệm, không thể đi sâu vào nghiên cứu tất cả các lĩnh vực chuyên môn của các Bộ, ngành cũng như tất cả các nội dung của nền kinh tế.

Theo quy định trong Luật Thống kê, thời gian thẩm định phương án chế độ báo cáo thống kê và chế độ báo cáo thống kê là 15 ngày. Thời gian theo quy định như vậy là ngắn, gây khó khăn trong công tác thẩm định, đặc biệt trong trường hợp có nhiều nội dung thẩm định phức tạp hoặc trong trường hợp có nhiều công văn yêu cầu thẩm định đến cùng một thời điểm.

Thiếu quy chế thẩm định chặt chẽ là một trong những khó khăn cơ bản của công tác thẩm định phương án điều tra thống kê và chế độ báo cáo thống kê hiện nay. Việc chưa có quy trình thẩm định thống nhất đã gây khó khăn cho cán bộ thẩm định; cán bộ thẩm định chủ yếu thẩm định theo các nội dung thẩm định điều tra thống kê và chế độ báo cáo thống kê được quy định trong

145

Page 146: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Luật Thống kê và Nghị định. Việc thẩm định các nội dung, mặc dù đã bao quát được hết các vấn đề cần thẩm định và đảm bảo tuân theo quy định của Luật và Nghị định nhưng những quy định đó vẫn chưa chi tiết, chưa có những hướng dẫn cụ thể về chuyên môn nghiệp vụ để làm cơ sở cho các cán bộ thẩm định khi tiến hành công việc.

Bên cạnh những cơ quan có sự phối hợp tốt với Tổng cục Thống kê, vẫn có những cơ quan chưa coi trọng việc phối hợp này, mặc dù các cơ quan nên có sự phối hợp của cán bộ Tổng cục trong quá trình xây dựng phương án điều tra thống kê và chế độ báo cáo thống kê để tạo điều kiện cho việc thẩm định được dễ dàng và đạt yêu cầu về thời gian.

Trình độ cán bộ thống kê của các cơ quan vẫn còn nhiều yếu kém. Bên cạnh đó, tổ chức thống kê nhiều Bộ, ngành chưa hoàn thiện.

- Những văn bản dùng làm căn cứ thẩm định chưa được ban hành đầy đủ như:

+ Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp do Thủ tướng Chính phủ ban hành áp dụng đối với các Bộ, ngành;

+ Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp do Tổng cục Thống kê ban hành áp dụng đối với Cục Thống kê cấp tỉnh, Phòng Thống kê cấp huyện;

+ Chế độ báo cáo thống kê cơ sở do Thủ tướng Chính phủ ban hành áp dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, Uỷ ban nhân dân cấp xã;

+ Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;

+ Chương trình điều tra thống kê quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành;

+ Bảng phân loại thống kê áp dụng chung như Bảng Hệ thống ngành kinh tế quốc dân, bảng danh mục dân tộc, bảng danh mục sản phẩm chủ yếu, bảng danh mục nghề nghiệp, bảng danh mục giáo dục - đào tạo (cấp III)…

- Mặc dù đã có hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, nhưng do chưa có chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các Bộ, ngành và chưa có chương trình điều tra thống kê quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành, nên:

- Chưa định rõ được những chỉ tiêu nào thu thập từ kênh Bộ, ngành, những chỉ tiêu nào thu thập từ kênh địa phương?

146

Page 147: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

- Chưa định rõ được những chỉ tiêu nào, đối tượng nào thì thu thập bằng chế độ báo cáo, những chỉ tiêu nào, đối tượng nào thì thu thập bằng điều tra thống kê?

- Chưa có hệ thống chỉ tiêu thống kê Bộ, ngành nên chưa thể thẩm định các chế độ báo cáo thống kê tổng hợp, chế độ báo cáo thống kê cơ sở và phương án điều tra thống kê.

PHẦN IIINGUYÊN TẮC XÂY DỰNG QUY CHẾ THẨM ĐỊNH CHẾ ĐỘ

BÁO CÁO THỐNG KÊ VÀ PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA VÀ NHỮNGNỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA QUY CHẾ

I. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG QUY CHẾ THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ

1. Phải bảo đảm tính khả thi

Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng quy chế phải rõ ràng, không thể quy định những đối tượng không thuộc điều chỉnh của Luật Thống kê và Nghị định hướng dẫn thi hành.

Quy chế phải thể hiện tính thực tế và có thể thực hiện trong cuộc sống. Căn cứ vào thực trạng thẩm định phương án điều tra và chế độ báo cáo của Tổng cục Thống kê trong thời gian vừa qua và các văn bản pháp luật khác liên quan đến công tác thẩm định mà đưa ra quy trình thẩm định khoa học, hợp lý. Các quy trình thẩm định phải thể hiện tính cụ thể, logic, ngắn gọn, dễ hiểu giúp cho đối tượng áp dụng quy chế thực hiện có hiệu quả.

2. Phải bảo đảm tính thống nhất

Quy chế thẩm định phải thể hiện tính thống nhất, không trùng chéo, mâu thuẫn với các văn bản hiện hành. Cần phải quy định rõ trong quy chế các nội dung thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nhấn mạnh và giúp đơn vị thẩm định xác định rõ, không thẩm định tràn lan các nội dung khác. Quy trình thẩm định phải thống nhất từ khâu nhận hồ sơ thẩm định đến khâu ký công văn thẩm định.

3. Phải tuân thủ theo pháp luật

Việc thẩm định dự thảo phương án điều tra và chế độ báo cáo thống kê phải bảo đảm chất lượng và theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn được quy định tại Điều 11 và Điều 17 Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 2

147

Page 148: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thống kê.

Để thực hiện được những yêu cầu thẩm định trên, cần bảo đảm được sự phối hợp giữa các đơn vị đề nghị thẩm định với đơn vị tham gia thẩm định:

a. Đối với các đơn vị ngoài cơ quan Tổng cục Thống kê (đơn vị đề nghị thẩm định)

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong quá trình chuẩn bị cho điều tra hoặc ban hành chế độ báo cáo thống kê tổng hợp năm hiện tại cần lập kế hoạch từ cuối Quý 3 năm trước và gửi cho Tổng cục Thống kê để Tổng cục Thống kê đưa vào chương trình điều tra thống kê quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ hoặc công bố việc ban hành chế độ báo cáo thống kê.

Khi bắt đầu xây dựng dự thảo cần tổ chức các nhóm nghiên cứu theo từng lĩnh vực và có sự tham gia của các chuyên viên thống kê có kinh nghiệm của Tổng cục Thống kê.

Hồ sơ gửi thẩm định phải bảo đảm đầy đủ đúng như quy định trong Luật Thống kê và trong Nghị định của Thủ tướng Chính phủ.

b. Đối với cơ quan Tổng cục Thống kê (đơn vị có chức năng thẩm định)

Tổng hợp toàn bộ các kế hoạch về điều tra hoặc ban hành chế độ báo cáo cho năm sau từ các bộ, ngành, các UBND tỉnh, thành phố, trình Lãnh đạo Tổng cục, đồng thời xây dựng chương trình điều tra thống kê quốc gia (thời gian hoàn thành vào 30/11/ năm hiện tại, việc này nên giao cho Vụ Phương pháp chế độ thống kê).

Chỉ tiến hành thẩm định đối với các cuộc điều tra thống kê thuộc chương trình điều tra thống kê quốc gia và một số các cuộc điều tra có quy mô lớn hoặc vừa nằm ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia, còn các cuộc điều tra có quy mô nhỏ hoặc chỉ trong những phạm vi của tỉnh, thành phố thì sẽ được phân cấp cho các cục Thống kê địa phương thẩm định.

II. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ THẢO QUY CHẾ THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ

1. Bố cục của dự thảo Quy chế

Dự thảo quy chế thẩm định phương án điều tra thống kê và chế độ báo cáo thống kê gồm 3 Chương, 23 Điều và 2 Phụ lục.

Chương I: Những quy định chung, gồm 7 Điều, từ Điều 1 đến Điều 7;

148

Page 149: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Chương II: Tổ chức thẩm định, gồm 14 Điều, từ Điều 9 đến Điều 21;

Chương III: Điều khoản thi hành, gồm 2 Điều, từ Điều 22 đến Điều 23.

Hai phụ lục đính kèm gồm:

- Mẫu áp dụng đối với Lãnh đạo Tổng cục trong việc phân công thẩm định

- Mẫu áp dụng đối với đơn vị được phân công thẩm định (Công văn thẩm định cho phương án điều tra và chế độ báo cáo thống kê).

2. Những nội dung chủ yếu dự thảo quy chế

Tại Chương I của dự thảo Quy chế đã đưa những quy định chung nhất về các vấn đề liên quan đến hoạt động thẩm định. Đó là: Thẩm định là gì (Điều 1)? Phạm vi điều chỉnh của Quy chế (Điều 2); Nguyên tắc thẩm định như nào? (Điều 3); Nội dung thẩm định (Điều 4); Hồ sơ thẩm định (Điều 5); Vấn đề phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thẩm định (Điều 6); Lưu trữ hồ sơ thẩm định (Điều 7).

PHẦN IVĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ VIỆC XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH QUY CHẾ

THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ

1. Một số vấn đề về hình thức ban hành

Hiện nay, có quan điểm cho rằng quy chế thẩm định chế độ báo cáo và phương án điều tra là một văn bản quy phạm pháp luật bởi lẽ, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của quy chế thẩm định không riêng trong nội bộ Tổng cục Thống kê mà còn áp dụng đối với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương. Hơn nữa, quy chế này phải được phổ biến rộng rãi đến mọi đối tượng thực hiện. Vì lẽ đó đương nhiên Quy chế này là một văn bản quy phạm pháp luật.

Quan điểm thứ hai cho rằng, quy chế thẩm định này không cần phải do Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định ban hành (không phải là văn bản pháp luật). Vì Luật Thống kê và Nghị định 40 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê quy định Tổng cục Thống kê có quyền và trách nhiệm thẩm định về chuyên môn nghiệp vụ đối với chế độ báo cáo và phương án điều tra thống kê. Do vậy, bản thân các Vụ/đơn vị trong Tổng cục đương nhiên phải có trách nhiệm thẩm định theo quy định. Nếu vậy, quy chế được ban hành dưới hình thức Quyết định ban hành của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê sẽ thuận lợi cho việc sửa đổi, bổ sung và không mất nhiều thời gian về trình tự, thủ tục ban hành.

149

Page 150: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

2. Phạm vi điều chỉnh của Quy chế thẩm định phương án điều tra và chế độ báo cáo thống kê

Việc thẩm định chế độ báo cáo và phương án điều tra thống kê của Bộ, ngành thì theo quy định trong Luật Thống kê. Riêng đối với phương án điều tra thống kê do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và dự thảo chế độ báo cáo và phương án điều tra thống kê do Tổng cục Thống kê xây dựng thì việc thẩm định sẽ tiếp tục nghiên cứu bổ sung.

3. Việc phân quyền thẩm định cho Cục Thống kê tỉnh, thành phố

Có quan điểm cho rằng Tổng cục Thống kê chỉ thẩm định các phương án điều tra thống kê thuộc Chương trình điều tra thống kê quốc gia hoặc các cuộc điều tra có quy mô lớn nhưng ngoài chương trình điều tra. Các phương án điều tra có quy mô nhỏ, trong phạm vi tỉnh, thành phố nên chăng phân cấp cho Cục Thống kê tại tỉnh, thành phố sở tại. Vì thực tế sẽ có rất nhiều phương án điều tra của các tỉnh gửi đến Tổng cục Thống kê thẩm định thì việc chậm trễ về mặt thời gian là không tránh khỏi. Do vậy, thời gian thẩm định 15 ngày đối với 1 phương án điều tra lớn, nhiều vấn đề phức tạp là không đảm bảo. Trường hợp phương án điều tra đó có mục đích là điều tra nhanh, kịp thời điểm hiện tượng điều tra diễn ra thì việc thẩm định lại cần nhanh hơn (đôi khi cần trước 15 ngày) thì công tác thẩm định lại gặp nhiều khó khăn, đó là chưa kể đến việc cơ quan yêu cầu thẩm định gửi hồ sơ thẩm định không đầy đủ. Mặt khác, Cục Thống kê sở tại sẽ là cơ quan nắm rõ nhất về thực tế tại địa phương mình và như vậy việc đánh giá tính khả thi của phương án cũng như tổ chức thực hiện sẽ rất thuận lợi. Tuy nhiên quan điểm này cũng có nhược điểm là: Cục Thống kê vừa xây dựng phương án điều tra thống kê và vừa thẩm định thì không bảo đảm tính khách quan.

Có quan điểm lại cho rằng, công tác thẩm định phải do Tổng cục Thống kê thực hiện thì mới bảo đảm đúng các nguyên tắc của hoạt động thống kê: trung thực, khách quan, chính xác, kịp thời, đầy đủ. Sở dĩ như vậy, vì Tổng cục Thống kê quản lý ngành dọc, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ thống kê cho Cục Thống kê ở các địa phương.

4. Về kinh phí thẩm định chế độ báo cáo và phương án điều tra

Hiện nay các văn bản pháp lý về lĩnh vực thống kê chưa quy định về kinh phí thẩm định. Trong khi đó, Bộ Tư pháp cũng là cơ quan có chức năng thẩm định về các văn bản quy phạm pháp luật đã được Bộ Tài chính cấp kinh

150

Page 151: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

phí cho hoạt động thẩm định hàng năm. Luật Thống kê và Nghị định hướng dẫn chỉ quy định về kinh phí điều tra thống kê chứ chưa quy định về kinh phí cho hoạt động thẩm định. Dự thảo Quy chế thẩm định chưa đưa ra kinh phí thẩm định bởi lẽ còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan và chủ quan.

5. Vấn đề Quy chế được ban hành và đi vào cuộc sống

Trước hết, để Quy chế này có tính thuyết phục và hoàn thiện hơn, cần thiết phải đưa dự thảo Quy chế trưng cầu tất cả các đơn vị thuộc Tổng cục, các Bộ, ngành, một số Cục Thống kê, một số Ủy ban nhân dân của các tỉnh lớn thường xuyên tổ chức điều tra thống kê. Tiếp sau đó, tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa và tổ chức hội thảo để thống nhất ý kiến.

Để giúp cho Quy chế thẩm định chế độ báo cáo và phương án điều tra thống kê đi vào cuộc sống một cách có hiệu quả thì kèm theo là những hoạt động cần thiết như: thường xuyên tuyên truyền và phổ biến Luật Thống kê và các văn bản liên quan, kiểm tra, thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê đối với những cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm các hoạt động liên quan đến xây dựng và ban hành chế độ báo cáo và phương án điều tra thống kê…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Thống kê;

2. Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13/02/2004 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Thống kê;

3. Nghị định số 101/2003/NĐ-CP ngày 03/9/2003 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê;

4. Nghị định số 14/2005/NĐ-CP ngày 04/2/2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê;

5. Dự thảo Quy chế thẩm định văn bản quy phạm pháp luật và Quy chế thành lập Hội đồng thẩm định do Bộ Tư pháp xây dựng;

6. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;

7. Luật Thống kê và các văn bản liên quan của các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Hà Lan, Ba Lan, Úc, Pháp…

151

Page 152: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

ĐỀ TÀI KHOA HỌC

SỐ: 2.2.4-CS06

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG DANH MỤC DỊCH VỤ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

1. Cấp đề tài : Cơ sở

2. Thời gian nghiên cứu : 2006

3. Đơn vị chủ trì : Vụ Thương mại, Dịch vụ và Giá cả

4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê

5. Chủ nhiệm đề tài : CN. Trần Thị Hằng

6. Những người phối hợp nghiên cứu:

CN. Lê Hoàng Lâm

CN. Lê Thị Minh Thủy

CN. Vũ Thị Thanh Huyền

ThS. Nguyễn Văn Đoàn

7. Điểm đánh giá nghiệm thu đề tài: 9,2 / Xếp loại: Giỏi

152

Page 153: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

PHẦN ICÁC HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CHUẨN MỰC QUỐC TẾ LIÊN QUAN

ĐẾN CÔNG TÁC THỐNG KÊ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ

1. Phân loại ngành tất cả các hoạt động kinh tế theo tiêu chuẩn quốc tế - ISIC

ISIC đựơc xây dựng trên căn cứ hoạt động kinh tế chủ yếu.

Nguyên tắc phân loại

ISIC phân loại dựa trên các nhân tố như:

- Đặc điểm của hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra. Ví dụ, dịch vụ bán hàng có đặc điểm là hoạt động cung cấp;

- Mục tiêu sử dụng của sản phẩm. Ví dụ, dịch vụ vận tải hành khách là phục vụ nhu cầu đi lại của dân chúng, dịch vụ viễn thông đáp ứng nhu cầu về thông tin;

- Cơ cấu, thành phần đầu vào của quá trình sản xuất. Ví dụ, dịch vụ xây dựng là sự kết hợp các vật liệu xây dựng để xây dựng các công trình.

2. Phân loại sản phẩm chủ yếu (CPC)

Năm 1989, Uỷ ban Thống kê đã thông qua dự thảo cuối cùng của CPC được gọi là CPC tạm thời (Provisional CPC). Sau gần một thập kỷ, tới năm 1997 Uỷ ban Thống kê đã phê chuẩn CPC chính thức (Version 1.0). Hiện nay Nhóm chuyên gia đặc trách quốc tế đang rà soát và cập nhật danh mục này và khả năng phiên bản CPC 2. sẽ được ban hành vào cuối năm 2008.

CPC phân loại mọi sản phẩm là đối tượng của giao dịch nội địa hay quốc tế và dự trữ. CPC không chỉ đề cập tới hàng hoá và sản phẩm dich vụ mà còn bao gồm cả hàng hoá phi sản xuất như sáng chế, thương hiệu, bản quyền.

Nguyên tắc phân loại theo CPC

CPC là hệ thống phân loại cả hàng hoá và dịch vụ dựa trên nguồn gốc ngành kinh tế. Sản phẩm hàng hoá và dịch vụ được chia thành hai phần riêng biệt theo những tiêu chuẩn đối lập sau: vô hình và hữu hình, dự trữ được và không dự trữ được, vận chuyển được và không vận chuyển được. Đa số những tiêu chuẩn như vậy được áp dụng cho mọi trường hợp nhưng cũng có một số ngoại lệ và các trường hợp trung gian khi mà sản phẩm dịch vụ và hàng hoá khó có thể tách rời như băng nhạc, đĩa chứa phần mềm máy tính, đồ ăn và giải khát tại nhà hàng.

153

Page 154: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

3. Phân loại dịch vụ theo GATS/WTO

Năm 1991 Ban thư ký của GATT đã đưa ra một biên bản trình bày cách phân loại các ngành dịch vụ, hay còn gọi là danh sách Phân loại các ngành dịch vụ GNS/W/120. Danh sách này xác định các lĩnh vực chính và tiểu lĩnh vực dựa trên các quy định dịch vụ của quốc gia để có thể giúp xây dựng và đàm phán cam kết cụ thể về các quy định này. Phân loại này khá đơn giản và phục vụ tốt cho đàm phán thương mại dịch vụ quốc tế. Về cơ bản phân loại theo WTO dựa theo CPC. Để giúp mô tả rõ ràng từng tiểu ngành dịch vụ, hệ thống mã trong CPC tạm thời (PCPC) được sử dụng cho từng tiểu ngành và từng dịch vụ.

12 loại lĩnh vực chính trong danh sách GNS/W/120 của GATT là:

1. Dịch vụ kinh doanh

2. Dịch vụ thông tin liên lạc

3. Dịch vụ xây dựng và kỹ thuật xây dựng

4. Dịch vụ phân phối

5. Dịch vụ giáo dục

6. Dịch vụ môi trường

7. Dịch vụ tài chính

8. Dịch vụ y tế và xã hội

9. Dịch vụ du lịch và lữ hành

10. Dịch vụ giải trí, văn hoá, và thể thao

11. Dịch vụ vận tải

12. Các dịch vụ khác chưa được gộp vào đâu.

4. Các ngành dịch vụ chuẩn mực chủ yếu của BPM5

Các thống kê BPM5 được trình bày theo một cấu trúc rõ ràng, rành mạch để giúp sử dụng và áp dụng cho nhiều mục đích khác nhau, kể cả xây dựng chính sách, nghiên cứu phân tích, quy hoạch, so sánh song phương một ngành dịch vụ cụ thể hoặc tổng thể các giao dịch, và tổng hợp trong khu vực hoặc trên toàn cầu. 11 ngành dịch vụ chuẩn chính của BPM5 bao gồm:

1. Vận tải

2. Du lịch

3. Dịch vụ thông tin liên lạc

154

Page 155: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

4. Dịch vụ xây dựng

5. Dịch vụ bảo hiểm

6. Dịch vụ tài chính

7. Dịch vụ máy tính và thông tin

8. Tiền bản quyền và phí cấp bằng

9. Các dịch vụ kinh doanh khác

10. Dịch vụ cá nhân, văn hoá, và giải trí

11. Dịch vụ chính phủ, chưa được phân loại vào đâu.

So sánh dịch vụ trong BOP và trong GATS

BOP: 11 ngànhSo với GATS: 12 ngành

Phạm viMức độchi tiết

Phương thức cung cấp

1. Vận tải2. Du lịch3. Bưu chính viễn thông4. Xây dựng5. Bảo hiểm6. Tài chính7. Máy tính và thông tin8. Bản quyền, cấp phép9. Kinh doanh khác10. Văn hóa, giải trí, cá nhân11. Dịch vụ Chính phủ, chưa phân loại vào nơi khác

VXVVVVVVVVX

XXXXXXXXXX-

121311

1, 41

1, 41, 4

-

(V: phù hợp; X; không phù hợp)

So sánh phân loại dịch vụ giữa hai danh mục trên:

- BOP gồm 11 ngành lớn, trong khi GATS chia thành 12 ngành

- Ở cấp ngành cấp 1 thì hầu hết tương thích giữa hai danh mục về phạm vi dịch vụ, tuy nhiên có một số điểm khác nhau:

+ Dịch vụ Chính phủ không thuộc phạm vi của GATS;

+ Một số giao dịch được coi là dịch vụ trong phạm vi của GATS nhưng lại được đưa vào phần hàng hóa trong phạm vi của BPM5 (ví dụ như giá trị sửa chữa hàng hóa ở nước ngoài cũng như dịch vụ gia công chế biến);

155

Page 156: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

+ Du lịch trong BPM5 qui định bao gồm cả hàng hóa do khách du lịch tiêu dùng trong khi phần này không bao gồm trong GATS;

+ BPM5 bao gồm cả thanh toán trả phí bản quyền và cấp phép nhưng GATS lại loại trừ nội dung này.

5. Danh mục phân loại mở rộng các ngành dịch vụ trong cán cân thanh toán quốc tế (EBOPS)

Năm 1996, OECD và Eurostat, sau khi tư vấn với IMF, đã xây dựng một cách phân loại thương mại dịch vụ quốc tế giữa thường trú và không thường trú chi tiết hơn so với BPM5 cho các quốc gia thành viên sử dụng bằng cách chi tiết hoá thêm một số hạng mục dịch vụ trong BPM5. Phần Mở rộng Phân loại các Dịch vụ trong Cán cân thanh toán áp dụng cho các giao dịch giữa thường trú và không thường trú như đề xuất trong Cẩm nang Thống kê Thương mại Quốc tế về Dịch vụ của quốc tế là phần mở rộng thêm của Phân loại Chung dùng cho OECD và Eurostat. Nó cũng cung cấp các thông tin được yêu cầu liên quan tới GATS. Một số hạng mục bổ xung được giới thiệu thêm ở phần cuối của EBOPS. Một số hạng mục, ví dụ như du lịch, được phân tách lại. Các hạng mục bổ xung này cung cấp thêm các thông tin hữu ích để đàm phán thương mại cũng như phục vụ cho các mục đích phân tích khác, kể cả để đánh giá chất lượng số liệu.

Xem bảng danh mục dưới đây, chúng ta có thể thấy các chi tiết khác mà EBOPS nêu ra là đề cập tới những nội dung cần thiết để dùng cho đàm phán thương mại, chủ yếu là những đàm phán diễn ra trong khuôn khổ GATS, cũng như tầm quan trọng của các dịch vụ trong phần nghiên cứu về toàn cầu hoá. EBOPS hầu như nhất quán với phân loại của BPM5. Sự nhất quán giữa cách phân loại hiện hành và các phân loại của EBOPS được củng cố thêm trong hệ thống mã hoá dùng cho mục đích tổng hợp thống kê và báo cáo.

Các hình thức phân loại dịch vụ khác nhau (BPM5, Phân loại Chung của EBOPS và Eurostat, và EBOPS) về cơ bản đều dựa trên sản phẩm, và đều có thể được mô tả dưới dạng phân loại sản phẩm quốc tế - CPC. Trong BPM5 (ban hành năm 1993) mô tả nhiều ngành dịch vụ khác nhau như trong Dự thảo CPC được phát hành năm 1989. Tuy nhiên, do ban hành trước nên trong BPM5 và Phân loại Chung, không thể xây dựng được mối liên hệ tương ứng giữa một số ngành dịch vụ của EBOPS với CPC, phiên bản 1.0 (ban hành cuối năm 1997). Chẳng hạn như các lĩnh vực dịch vụ du lịch, xây dựng, và các dịch vụ chính phủ chưa được phân loại vào đâu, một lượng lớn hàng hoá và dịch vụ có thể được mua bán hoặc tiêu thụ. Ba lĩnh vực này trong EBOPS (sẽ được trình bày thêm

156

Page 157: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

dưới đây) nhấn mạnh phương thức tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ hơn là loại sản phẩm được tiêu thụ. Hơn nữa, không thể xây dựng mối tương quan một - một cho từng sản phẩm chi tiết giữa EBOPS và CPC, phiên bản 1.0 bởi vì ở nhiều điểm CPC đòi hỏi phải chi tiết hoá hơn so với EBOPS và ngược lại.

Bảng 1. Mở rộng phân loại dịch vụ của cán cân thanh toán, kể cả các hạng mục bổ sung (EBOPS)

Các ngành dịch vụ theo phân loại

1 Vận tải1.1 Vận tải đường biển

1.1.1 Hành khách1.1.2 Hàng hoá1.1.3 Vận tải khác

1.2 Vận tải hàng không1.2.1 Hành khách1.2.2 Hàng hoá1.2.3 Vận tải khác

1.3 Vận tải khác1.3.1 Hành khách1.3.2 Hàng hoá1.3.3. Vận tải khác

Mở rộng phân loại của các loại giao vận tải khác1.4 Vận tải trong không gian1.5 Vận tải đường sắt

1.5.1 Hành khách1.5.2 Hàng hoá1.5.3 Vận tải khác

1.6 Vận tải đường bộ1.6.1 Hành khách1.6.2 Hàng hoá1.6.3 Vận tải khác

1.7 Vận tải đường thủy nội địa1.7.1 Hành khách1.7.2 Hàng hoá1.7.3 Vận tải khác

1.8 Vận tải đường ống và truyền tải điện1.9 Các dịch vụ vận tải hỗ trợ và bổ trợ khác

2. Du lịch2.1 Đi công tác

2.1.1 Chi phí tính theo những người lao động mùa vụ và tại biên giới2.1.2 Loại khác

157

Page 158: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Các ngành dịch vụ theo phân loại

2.2 Du lịch cá nhân2.2.1 Chi phí liên quan tới sức khoẻ2.2.2 Chi phí liên quan tới giáo dục2.2.3 Loại khác

3 Các dịch vụ thông tin liên lạc3.1 Các dịch vụ bưu chính và chuyển phát nhanh3.2 Các dịch vụ viễn thông

4 Dịch vụ xây dựng4.1 Xây dựng ở nước ngoài4.2 Xây dựng trong quốc gia thực hiện thống kê

5 Dịch vụ bảo hiểm5.1 Bảo hiểm nhân thọ và các quỹ tiền hưu trí5.2 Bảo hiểm vận tải hàng hoá5.3 Các loại hình bảo hiểm trực tiếp khác5.4 Tái bảo hiểm5.5 Các dịch vụ bổ trợ

6 Dịch vụ tài chính7 Dịch vụ máy tính và thông tin

7.1 Dịch vụ máy tính7.2 Dịch vụ thông tin

7.2.1 Dịch vụ thông tấn xã7.2.2 Các dịch vụ cung cấp thông tin khác

8 Tiền bản quyền và phí cấp bằng8.1 Quyền kinh doanh và các quyền tương tự8.2 Các khoản tiền bản quyền và phí cấp bằng khác

9 Các dịch vụ kinh doanh khác9.1 Các dịch vụ mậu dịch hàng hoá và dịch vụ liên quan tới thương mại khác

9.1.1 Mậu dịch hàng hoá9.1.2 Các dịch vụ khác liên quan tới thương mại

9.2 Dịch vụ cho thuê vận hành9.3 Các dịch vụ kinh doanh tổng hợp, dịch vụ chuyên nghiệp, và dịch vụ kỹ thuật

9.3.1 Luật, kế toán, tư vấn quản trị, và quan hệ công cộng9.3.1.1 Dịch vụ về luật9.3.1.2 Dịch vụ kế toán, kiểm toán, giữ sổ sách, và tư vấn thuế

9.3.1.3 Dịch vụ tư vấn kinh doanh, tư vấn quản trị, và dịch vụ quan hệ công cộng

9.3.2 Quảng cáo, nghiên cứu thị trường, và điều tra dân ý9.3.3 Nghiên cứu và phát triển9.3.4 Dịch vụ kiến trúc, kỹ thuật, và các dịch vụ kỹ thuật khác9.3.5 Nông nghiệp, khai thác mỏ, và dịch vụ chế biến tại chỗ khác

9.3.5.1 Xử lý chất thải và chống ô nhiễm

158

Page 159: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Các ngành dịch vụ theo phân loại

9.3.5.2 Nông nghiệp, khai thác mỏ và các dịch vụ chế biến tại chỗ khác

9.3.6 Các dịch vụ kinh doanh khác9.3.7 Dịch vụ giữa các doanh nghiệp liên quan, chưa được phân vào đâu

10 Dịch vụ cá nhân, văn hoá và giải trí10.1 Các dịch vụ nghe nhìn và dịch vụ liên quan10.2 Các dịch vụ cá nhân, văn hoá và giải trí khác

10.2.1 Dịch vụ giáo dục10.2.2 Dịch vụ y tế10.2.3 Dịch vụ khác

11 Các dịch vụ của Chính phủ, chưa được phân vào đâu11.1 Sứ quán và lãnh sự quán11.2 Các đơn vị và cơ quan vũ trang11.3 Các dịch vụ chính phủ khác

Các hạng mục bổ xung1 Vận tải hàng hoá bán buôn, được tính giá trị trên cơ sở giao dịch

1.1 Vận tải hàng hải1.2 Vận tải hàng không1.3 Vận tải khác1.4 Vận tải trong không gian1.5 Vận tải đường sắt1.6 Vận tải đường bộ1.7 Vận tải đường thủy nội địa1.8 Vận tải đường ống

2 Du lịch2.1 Chi phí mua hàng2.2 Chi phí cho chỗ ở và dịch vụ ăn uống2.3 Tất cả các chi phí đi lại khác

3 Tổng phí bảo hiểm3.1 Tổng phí bảo hiểm - bảo hiểm nhân thọ3.2 Tổng phí bảo hiểm - bảo hiểm vận tải hàng hoá3.3 Tổng phí bảo hiểm - các loại hình bảo hiểm trực tiếp khác

4 Tổng mức phí đòi bồi thường bảo hiểm4.1 Tổng phí đòi bồi thường - bảo hiểm nhân thọ4.2 Tổng phí đòi bồi thường - bảo hiểm vận tải hàng hoá4.3 Tổng phí đòi bồi thường - các loại hình bảo hiểm trực tiếp khác

5 Dịch vụ trung gian tài chính được tính phí gián tiếp (FISIM)6 Dịch vụ tài chính kể cả FISIM7 Tổng lưu lượng mậu dịch hàng hoá8 Các giao dịch nghe nhìn

159

Page 160: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Mặc dù về cơ bản Danh mục EBOPS hiện nay có tính hài hòa rất cao để có thể đáp ứng được yêu cầu của đàm phán theo danh mục GNS/W/120, tuy nhiên vẫn còn một số điểm khác biệt. Danh mục GNS/W/120 của GATS rõ ràng là đã loại trừ một số dịch vụ do Chính phủ cung cấp - ví dụ như những dịch vụ được cung cấp trên cơ sở phi thương mại và không phải cạnh tranh với một hoặc nhiều nhà cung cấp dịch vụ. Các dịch vụ này được đưa vào phần dịch vụ chính phủ, chưa được phân loại vào đâu trong BPM5 và EBOPS. Bán buôn, bán lẻ nằm trong dịch vụ phân phối theo GNS/W/120. Nhưng cũng giống như phân loại trong BPM5, các dịch vụ này không được xác định trong EBOPS.

PHẦN IITHỰC TRẠNG CÁC PHÂN LOẠI LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH VỤ

TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Công tác phân loại nói chung và phân loại dịch vụ ở Việt Nam nhìn chung được Tổng cục Thống kê thực hiện trên cơ sở các danh mục chuẩn quốc tế kết hợp với một số điều chỉnh cho thích hợp với điều kiện của Việt Nam. Điều này được thể hiện thông qua việc xây dựng và ban hành các danh mục sau:

Hệ thống ngành kinh tế quốc dân: được ban hành năm 1993 theo Nghị định 75/CP ngày 27/10/1993 của Chính phủ và Quyết định 143TCTK/PPCĐ ngày 22/12/1993 của Tổng cục Trưởng Tống cục Thống kê dựa trên ISIC 3. Theo hệ thống này, các ngành dịch vụ bao gồm 14 ngành cấp 1.

Trên phạm vi quốc tế, tháng 3 năm 2006, Liên hợp quốc chính thức thông qua và ban hành phiên bản mới ISIC 4. Phiên bản này cũng đã được Tổng cục Thống kê sử dụng làm cơ sở cho việc sửa đổi VSIC, dự kiến ban hành vào năm 2007.

Danh mục sản phẩm chủ yếu (VCPC) ban hành năm 1998, được xây dựng dựa trên PCPC do Liên hợp quốc ban hành và hầu như không có sự điều chỉnh nào. Tuy nhiên vì nhiều lý do, danh mục này còn ít được sử dụng trong thực tiễn thống kê Việt Nam.

Phân loại dịch vụ trong thống kê xuất nhập khẩu cán cân thanh toán: số liệu thống kê xuất nhập khẩu dịch vụ trong khuôn khổ cán cân thanh toán quốc tế do Ngân hàng Nhà nước tổng hợp hàng quý, năm. Phương pháp luận

160

Page 161: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

để tổng hợp cán cân thanh toán được tuân theo Tài liệu hướng dẫn của IMF ban hành năm 1993, tuy nhiên do nhiều hạn chế trong công tác thu thập và tổng hợp của hệ thống ngân hàng, nên trong tổng số 11 ngành dịch vụ lớn, số liệu hiện tại chỉ chi tiết được 5 loại dịch vụ gồm: vận tải, du lịch, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tài chính và dịch vụ Chính phủ ở cấp độ tổng cộng, không có chi tiết hơn về các sản phẩm dịch vụ.

Trong khuôn khổ đàm phán gia nhập WTO: Bộ Thương mại và các bộ ngành của Việt Nam sử dụng phân loại GNS/W/120 cho việc xây dựng, tính toán và đưa ra cam kết với từng lĩnh vực dịch vụ.

PHẦN IIIĐỀ XUẤT DANH MỤC PHÂN LOẠI DỊCH VỤ TRONG TMDV

QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Hiện nay, phương pháp luận thống kê xuất nhập khẩu dịch vụ của Ngân hàng Nhà nước đã dựa trên Tài liệu hướng dẫn tổng hợp cán cân thanh toán (BPM5) của IMF, nhưng mức độ chi tiết chưa đáp ứng yêu cầu. Trong khi đó, các yêu cầu sử dụng số liệu thống kê hiện nay, đặc biệt cho mục tiêu đàm phán hội nhập rất cần số liệu theo các phân ngành dịch vụ được chi tiết hóa ở mức cao. Tuy nhiên, mức độ chi tiết hóa lại phụ thuộc rất nhiều vào khả năng hạch toán thống kê của đơn vị sản xuất kinh doanh và cung cấp thông tin. Vì vậy, lựa chọn danh mục nào làm cơ sở cho việc xây dựng chế độ thu thập, báo cáo thông tin thống kê là vấn đề rất quan trọng nhằm đáp ứng được nhiều mục đích phân tích và nhu cầu sử dụng của các Bộ Ngành hữu quan.

Từ quan điểm trên, liên quan đến việc xây dựng danh mục phân loại dịch vụ để làm cơ sở cho việc xây dựng chế độ báo cáo thống kê đáp ứng được nhiều mục đích và phù hợp với Việt Nam, nhóm tác giả nghiên cứu đã đề xuất và thực hiện tiến hành xây dựng Danh mục phân loại dịch vụ của Việt Nam dựa trên Danh mục dịch vụ cán cân thanh toán mở rộng chi tiết hơn (viết tắt là danh mục EBOPS) như khuyến nghị của các tổ chức quốc tế về thống kê thương mại dịch vụ trong cuốn Cẩm nang Thống kê thương mại quốc tế về dịch vụ (2002).

1. Mục tiêu xây dựng danh mục

Ban chủ nhiệm đề tài nghiên cứu và đề xuất xây dựng Danh mục dịch vụ trong thương mại quốc tế của Việt Nam trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế và

161

Page 162: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

phù hợp với điều kiện phát triển dịch vụ của Việt Nam. Cụ thể theo các mục tiêu chủ yếu sau:

1.1. Đáp ứng yêu cầu của nhiều cơ quan sử dụng khác nhau như

- Ngân hàng Nhà nước trong công tác thống kê cán cân thanh toán quốc tế;

- Bộ Thương mại và các Bộ quản lý chuyên ngành trong đàm phán hội nhập về dịch vụ;

- Cơ quan Thống kê các cấp trong công tác thống kê tài khoản quốc gia; thống kê thương mại quốc tế về dịch vụ;

- Các Bộ, Ngành chức năng trong công tác quản lý và phân công nhiệm vụ.

1.2. Phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế

- Danh mục này sẽ được xây dựng dựa trên “Danh mục dịch vụ cán cân thanh toán mở rộng” (viết tắt là danh mục EBOPS) như khuyến nghị được nêu trong Cuốn Cẩm nang Thống kê Thương mại Quốc tế về Dịch vụ của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế phối hợp ban hành năm 2002 nhằm mục đích phục vụ cho công tác thống kê cán cân thanh toán quốc tế và thống kê thương mại dịch vụ trong khuôn khổ đàm phán WTO. Danh mục dịch vụ EBOPS bao gồm 11 ngành dịch vụ qui định trong cán cân thanh toán quốc tế và được chi tiết thêm ở cấp độ nhóm và phân nhóm dịch vụ.

- Danh mục này có thể phục vụ cho mục đích đàm phán Việt Nam hiện đang dựa trên danh mục GSN/W120 với mức độ it chi tiết so với CPC: Danh mục này sẽ được chi tiết hơn đến cấp tiểu phân nhóm và sản phẩm dịch vụ cụ thể dựa trên danh mục “Phân loại sản phẩm chủ yếu” (viết tắt CPC, 1.0) của cơ quan Thống kê Liên hợp quốc đối với các sản phẩm dịch vụ. Với mức độ chi tiết này, danh mục này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu danh mục sản phẩm dịch vụ trong đàm phán WTO theo Hiệp định Thương mại chung về dịch vụ (GATS).

- Mục tiêu này cũng hoàn toàn phù hợp với mục tiêu hài hòa thống kê TMDV của khối ASEAN do Ban Thư ký ASEAN quy định.

Việc xây dựng và ban hành danh mục phân loại dịch vụ dựa trên EBOPS cần phải được thực hiện sớm vì nó có ý nghĩa rất quan trọng cho việc thu thập số liệu, đáp ứng mục tiêu của Chính phủ về thúc đẩy hoạt động dịch vụ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước cũng như cung cấp thông tin cho đàm phán thương mại trong khuôn khổ GATS, kiểm soát việc thực hiện các cam kết quốc tế và đánh giá tác động của nó với thị trường trong nước.

2. Nguyên tắc phân loại

162

Page 163: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Về nguyên tắc chung, Danh mục dịch vụ trong thương mại quốc tế cả Việt Nam phân loại các sản phẩm dịch vụ vào các ngành/phân ngành dịch vụ trong thương mại quốc tế dựa trên tính chất của các sản phẩm dịch vụ và ngành hoạt động tạo ra chúng (trừ dịch vụ du lịch không được coi là một ngành sản xuất nên được chi tiết theo cầu tiêu dùng).

Theo nguyên tắc này, một sản phẩm của một ngành dịch vụ sẽ được xếp vào cùng một mã số, tuy nhiên cũng có trường hợp một sản phẩm được tạo ra bởi nhiều ngành khác nhau sẽ được xếp vào các mã số khác nhau tương ứng với ngành gốc của sản phẩm đó.

3. Cấu trúc hệ thống mã số của Danh mục

Cấu trúc chung

Cấu trúc danh mục dịch vụ trong thương mại quốc tế của Việt Nam gồm: hệ thống mã số chi tiết đến 5 chữ số và mô tả ngành/sản phẩm dịch vụ, trong đó:

- Mã cấp 1: chỉ loại hoặc ngành dịch vụ, bao gồm 11 loại/ngành dịch vụ được mã từ 1 đến 11 theo đúng trật tự trong Cán cân thanh tóan quốc tê (BPM5)

i. Vận tải

ii. Du lịch

iii. Dịch vụ thông tin liên lạc

iv. Dịch vụ xây dựng

v. Dịch vụ bảo hiểm

vi. Dịch vụ tài chính

vii. Dịch vụ máy tính và thông tin

viii. Tiền bản quyền và phí cấp bằng

ix. Các dịch vụ kinh doanh khác

x. Dịch vụ cá nhân, văn hoá, và giải trí

xi. Dịch vụ chính phủ, chưa được phân loại vào đâu.

Từ 11 ngành dịch vụ trên đây, Danh mục này sẽ được chi tiết ở các cấp độ khác nhau đến từng sản phẩm dịch vụ cụ thể dựa trên cơ sở sử dụng Danh mục phân loại sản phẩm chủ yếu (CPC 1.0) của Liên hợp quốc.

163

Page 164: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

- Mã cấp 2, 3 và 4: Thể hiện phân ngành, tiểu phân ngành hoặc tiểu mục dịch vụ với 39 phân ngành mã cấp 2, 104 phân ngành mã cấp 3 và 436 tiểu phân ngành/tiểu mục dịch vụ mã cấp 4.

- Mã cấp 5: Là các sản phẩm dịch vụ của từng ngành gồm 690 sản phẩm dịch vụ, trừ dịch vụ du lịch được phân loại theo khía cạnh tiêu dùng dịch vụ của từng loại khách du lịch quốc tế chia theo mục đích du lịch. Điều này xuất phát từ qui định phạm vi thống kê xuất nhập khẩu dịch vụ du lịch, theo đó du lịch được hình thành từ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của rất nhiều ngành sản xuất.

Với mức độ chi tiết như vậy, danh mục này hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu thông tin cho đàm phán thương mại theo GATS, nhu cầu nghiên cứu mức độ toàn cầu hoá về dịch vụ và các mục đích phân tích khác kể cả yêu cầu đánh giá chất lượng số liệu.

4. Các bảng mã số tương thích

4.1. Mục tiêu

Quá trình xây dựng các danh mục chuẩn quốc tế và danh mục quốc gia về nhiều lĩnh vực đã cho thấy không thể thiếu một nội dung quan trọng là thiết lập các mối quan hệ tương thích của chúng với ít nhất là một danh mục khác. Điều này xuất phát từ một thực tế là một hiện tượng kinh tế, xã hội vốn được nhìn nhận trên nhiều giác độ. Phân loại dịch vụ trong thương mại quốc tế cũng như vậy khi nó được sử dụng cho nhiều mục đích: quản lý nhà nước, hội nhập quốc tế, đầu tư, kinh doanh và thống kê….

Thiết lập mối quan hệ tương thích giữa các danh mục thực chất là thiết lập sự đồng nhất cho cùng các các nội dung hoặc cho các nội dung có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó một số cách phân chia giữa các các danh mục khác nhau có thể là tương tự.

Việc xây dựng danh mục dịch vụ trong thương mại quốc tế hướng đến nhiều mục tiêu và vì vậy cũng đòi hỏi phải chỉ ra được những mối quan hệ tương thích nào cần được thiết lập một khi danh mục được đưa vào sử dụng. Với mỗi danh mục, đối tượng, tiêu chí và nguyên tắc phân loại là vấn đề cốt lõi, cụ thể với danh mục dịch vụ trong thương mại quốc tế, đối tượng phân loại là các sản phẩm dịch vụ, tiêu chí phân loại là tính chất của các sản phẩm dịch vụ theo ngành tạo ra chúng.

164

Page 165: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Vậy tại sao việc xây dựng và ban hành một danh mục luôn cần đến việc thiết lập các mối quan hệ tương thích với các danh mục có liên quan và cụ thể trong trường hợp của danh mục dịch vụ trong thương mại quốc tế thì lý do cụ thể là gì?

- Cần đảm bảo rằng danh mục này được dựa trên một danh mục chuẩn quốc tế nhằm sử dụng những thành quả nghiên cứu của nhiều chuyên gia và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực phân loại dịch vụ theo nhiều giác độ và bảo đảm tính so sánh quốc tế.

- Khi xây dựng danh mục, ngoài việc xác định danh mục gốc, một nguyên tắc quan trọng khác luôn được đặt ra là xác định danh mục tham khảo và danh mục có liên quan. Các danh mục này luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì cùng đề cập đến các sản phẩm dịch vụ nhưng dựa trên các mục tiêu sử dụng khác nhau.

- Đối với danh mục dịch vụ trong thương mại quốc tế, Danh mục Phân loại dịch vụ mở rộng trong cán cân thanh toán quốc tế (EBOPS) được xác định là danh mục gốc, Danh mục sản phẩm trung tâm (CPC) được xác định là danh mục tham khảo và Phân loại dịch vụ trong GATS (GNS/W/120) được xác định là danh mục có liên quan

- Việc thiết lập các mối quan hệ tương thích là hết sức quan trọng nhằm tạo ra cách hiểu thống nhất giữa các cơ quan quản lý, lập kế hoạch, cơ quan đàm phán, cơ quan thống kê, các nhà đầu tư, kinh doanh và các nhà nghiên cứu khi đề cập đến cùng một sản phẩm dịch vụ.

4.2. Nguyên tắc và nội dung xác lập bảng mã tương thích

Về nguyên tắc, việc xây dựng các bảng mã số tương thích cần được dựa trên những nguyên tắc chung như sau:

- Phạm vi tương thích có thể có giữa các danh mục tùy thuộc vào mức độ giống nhau của các phân nhóm chi tiết nhất trong từng danh mục. Danh mục dịch vụ trong thương mại quốc tế của Việt Nam và các danh mục có liên quan có cùng một mục tiêu phân loại là sản phẩm dịch vụ nhưng khác nhau về mục đích sử dụng và một số điểm về phạm vi, vì vậy tuy đạt được sự tương thích đối với phần lớn các phân nhóm chi tiết nhưng không tránh khỏi một số khác biệt.

- Đối với các trường hợp có sự khác nhau lớn hoặc không thể xác định được mối quan hệ tương thích giữa các phân nhóm của các danh mục có liên quan, có thể thiết lập sự tương thích tương đối hoặc tương thích chỉ ở cấp độ

165

Page 166: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

thấp hơn ví dụ như một phân nhóm của danh mục này tương thích với nhiều phân nhóm của danh mục khác.

- Trong trường hợp một nội dung của danh mục này tương thích với nhiều nội dung cùng cấp độ của danh mục khác, cần nêu rõ những loại trừ để tránh cho người sử dụng hiểu nhầm là nội dung đó tương thích toàn bộ.

- Cần tạo ra hai bản tương thích theo hai chiều, cụ thể là tương thích giữa Danh mục dịch vụ trong thương mại quốc tế của Việt nam với danh mục CPC và GNS/W/120 và tương thích giữa GNS/W/120 với Danh mục dịch vụ trong thương mại quốc tế của Việt nam.

- Các bảng mã tương thích sau khi dự thảo cần được tham khảo ý kiến của các bộ, ngành, đơn vị có liên quan nhằm đảm bảo sự chính xác và thống nhất của những qui định. Ngoài ra có thể tư vấn nguyên tắc xử lý đối với những trường hợp không rõ ràng,́ có thể gây tranh cãi và về mức độ ưu tiên của các nguyên tắc.

- Các bảng mã tương thích cần phải được xây dựng và ban hành đồng thời với việc xây dựng và ban hành danh mục và là một nội dung cấu thành của danh mục. Thực tế cho thấy công việc này nếu được tiến hành song song với xây dựng danh mục sẽ giúp tìm ra những điểm chưa chính xác trong cấu trúc dự thảo của danh mục.

- Cần thể hiện các bảng mã tương thích một cách chính xác, rõ ràng và dễ hiểu đối với người sử dụng và các bảng mã số tương thích hai chiều cần được làm cả ở dạng bản cứng và bản mềm.

- Các bảng mã tương thích đi kèm danh mục dịch vụ trong thương mại quốc tế của Việt Nam cần hài hòa với khuyến nghị của cuốn Cẩm nang Thống kê thương mại quốc tế về dịch vụ liên quan đến phân loại dịch vụ.

PHẦN IVKIẾN NGHỊ

1. Cần tiếp tục hoàn thiện Danh mục dịch vụ trong thương mại quốc tế của Việt Nam để trình Chính phủ ban hành và đưa vào sử dụng. Nội dung hoàn thiện gồm:

- Hoàn chỉnh cấu trúc gồm mô tả ngành/sản phẩm dịch vụ và mã số

- Biên soạn chú giải chi tiết cho danh mục

166

Page 167: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

- Thiết kế bản tra cứu bằng phần mềm cho cả cấu trúc chung và hai bảng mã số tương thích.

2. Ban hành: Danh mục dịch vụ trong thương mại quốc tế của Việt Nam nên được trình Chính phủ ban hành tạm thời để sử dụng trong những năm trước mắt vì 2 lý do: việc sửa đổi các danh mục có liên quan và thực tế sử dụng danh mục. Cụ thể:

Ở phạm vi quốc tế, các bảng phân loại có liên quan như ISIC phiên bản 4.0, CPC phiên bản 2.0, Phân loại dịch vụ trong cán cân thanh toán phiên bản BPM6, EBOPS 2008, GNS/W/120 hiện đang trong quá trình sửa đổi cho phù hợp với thực tế phát triển của hoạt động dịch vụ và hướng dẫn mới về phương pháp thống kê. Dự kiến sau năm 2008 các danh mục này mới chính thức được công bố và đưa vào sử dụng.

Ở trong nước, Tổng cục Thống kê đang và sẽ thực hiện sửa đổi các danh mục quốc gia như VSIC, VCPC theo các chuẩn mực quốc tế. Tổng cục Thống kê dự kiến trình Chính phủ ban hành Danh mục VSIC vào cuối năm 2006 và danh mục VCPC vào năm 2008.

Việc sửa đổi các danh mục trên sẽ tác động trực tiếp đến nội dung và tính so sánh của danh mục này. Mặt khác quá trình sử dụng danh mục trong thực tế sẽ chỉ ra những nội dung cần chuẩn hóa cho phù hợp hơn với thực tế áp dụng. Sau năm 2008, khi khi các danh mục có liên quan được chính thức sửa đổi và ban hành cũng như các thông tin cập nhật từ quá trình sử dụng, danh mục này có thể được sửa đổi hoàn thiện và ban hành chính thức.

3. Áp dụng: Sau khi ban hành, Danh mục dịch vụ trong thương mại quốc tế của Việt Nam nên được qui định áp dụng cho các lĩnh vực sau:

- Kế hoạch hoá, quản lý nhà nước của các Bộ, sở, ban, ngành từ trung ương đến địa phương có liên quan đến thương mại quốc tế về dịch vụ.

- Thống kê xuất nhập khẩu dịch vụ và thương mại quốc tế về dịch vụ ở cấp trung ương, địa phương và doanh nghiệp với cấp độ chi tiết khác nhau.

- Giảng dạy, nghiên cứu của các đối tượng sử dụng khác.

167

Page 168: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

ĐỀ TÀI KHOA HỌC

SỐ: 2.2.7-CS06

NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG PHÂN LOẠI TIÊU DÙNG THEO MỤC ĐÍCH CỦA HỘ GIA ĐÌNH VÀ PHÂN LOẠI CHI TIÊU THEO CHỨC

NĂNG CỦA CHÍNH PHỦ ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM

1. Cấp đề tài : Cơ sở

2. Thời gian nghiên cứu : 2006

3. Đơn vị chủ trì : Vụ phương pháp chế độ thống kê

4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê

5. Chủ nhiệm đề tài : CN. Trần Tuấn Hưng

6. Những người phối hợp nghiên cứu:

CN. Chu Hải Vân

CN. Kiều Tuyết Dung

CN. Nguyễn Thị Hà

CN. Võ Thanh Sơn

7. Điểm đánh giá nghiệm thu đề tài: 9,1 / Xếp loại: Giỏi

168

Page 169: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

PHẦN ICƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN LOẠI TIÊU DÙNG THEO MỤC ĐÍCH CỦA HỘ GIA

ĐÌNH VÀ PHÂN LOẠI CHI TIÊU THEO CHỨC NĂNG CỦA CHÍNH PHỦ

I. Mục đích sử dụng các phân loại

1. Mục đích chung

Các phân loại trên được xây dựng để phân loại các giao dịch tài chính được thực hiện bởi hộ gia đình (COICOP), Chính phủ (COFOG), nó thể hiện ở kết quả trong việc chi trả số tiền hoặc chi để có được tài sản bằng tiền mặt hoặc tài sản lưu động hoặc chi trả cho lao động và các dịch vụ khác, đạt được các tài sản tài chính hoặc tạo ra các nghĩa vụ tài chính. Cụ thể là:

- COICOP được sử dụng chỉ để phân loại chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân của hộ gia đình, và phần chuyển cho cá nhân tiêu dùng của tổ chức không vì lợi phục vụ hộ gia đình và của Chính phủ.

- COFOG được sử dụng để phân loại các giao dịch tài chính, bao gồm chi tiêu cho tiêu dùng cuối cùng, tiêu dùng trung gian, đầu tư tài sản và chuyển giao vốn và tài sản lưu động do Chính phủ thực hiện.

Các sử dụng trên có thể được phân tích như sau:

Thứ nhất, liên quan đến việc sử dụng COFOG. Các dịch vụ của Chính phủ có thể mang lợi ích cho hộ gia đình và các cá nhân hoặc tập thể. COFOG dùng để phân biệt giữa các dịch vụ cá nhân và công cộng do Chính phủ cung cấp.

Thứ hai, chúng được sử dụng để cung cấp cho các loại thống kê về chi tiêu liên quan đến chính phủ và hộ gia đình. Ví dụ, COFOG chỉ ra các chi tiêu của Chính phủ về y tế, giáo dục, bảo vệ xã hội, bảo vệ môi trường cũng như các vấn đề về tài chính, đối ngoại, quốc phòng các vấn đề an ninh và trật tự xã hội. COICOP chỉ ra các chi tiêu của gia đình về lương thực, quần áo, nhà cửa, y tế và giáo dục,…

Thứ ba, các phân loại này cung cấp cho người sử dụng phương tiện để tổng hợp, tính toán hệ thống các phân tích đặc thù. Ví dụ:

- Khi nghiên cứu năng suất lao động, các nhà nghiên cứu thường đánh giá “nguồn nhân lực”. Chỉ tiêu này thường được rút ra từ các chi tiêu về giáo dục. Các phân loại chi tiêu theo mục đích chỉ ra chi tiêu về giáo dục do hộ gia đình, Chính phủ thực hiện;

169

Page 170: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

- Một khía cạnh khác trong nghiên cứu quá trình tăng trưởng kinh tế là các nhà nghiên cứu thích xem xét một số hoặc tất cả các chi tiêu về nghiên cứu và triển khai (R và D) cũng như các đầu tư vốn hơn là các tiêu dùng trung gian. COFOG xem xét R và D một cách riêng biệt;

- Trong nghiên cứu chi tiêu hộ gia đình và tích luỹ, một số nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sẽ hữu ích nếu xem xét những chi tiêu lâu dài cho tài sản hơn là các chi tiêu hiện hành. COICOP xác định rất rõ ràng các chi tiêu về hàng hoá lâu bền này.

- Trong nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển kinh tế tác động tới môi trường, các nhà nghiên cứu thường cần các thông tin về chi tiêu để khắc phục hoặc phòng ngừa các thiệt hại về môi trường. Bảo vệ môi trường cũng được đưa ra trong COFOG.

2. Mục đích cụ thể

2.1. Phân loại tiêu dùng theo mục đích của hộ gia đình

- COICOP là một phần trong SNA 1993, nhưng nó cũng được sử dụng trong 3 lĩnh vực thống kê: điều tra thu nhập hộ gia đình, chỉ số giá tiêu dùng và tính so sánh quốc tế của GDP và các lĩnh vực tiêu dùng khác.

- Những mục tiêu được xác định trong COICOP dựa trên cơ sở phân loại chi tiêu dùng đã được các cơ quan thống kê quốc gia phát triển cho mục đích sử dụng riêng nhằm phục vụ cho các loại ứng dụng phân tích. Ví dụ, những hộ gia đình có thu nhập thấp thường sử dụng phần lớn ngân quỹ của họ vào việc mua thức ăn, quần áo và nhà cửa, trong khi những hộ giàu thường dùng phần lớn vào việc du lịch, giáo dục, sức khỏe và giải trí.

2.2. Phân loại chi tiêu theo chức năng của Chính phủ (COFOG)

- COFOG cho phép xác định xu hướng chi tiêu của Chính phủ theo các chức năng cụ thể hoặc theo mục đích ở từng thời gian. Điều này đảm bảo việc sử dụng để so sánh chi tiêu của Chính phủ theo thời gian. Đồng thời việc sử dụng phân loại này cũng bảo đảm không lệ thuộc vào cấu trúc tổ chức của chính phủ vì rằng qua thời gian cấu trúc tổ chức có thể thay đổi.

- COFOG cũng được sử dụng để so sánh giữa các nước trong việc mở rộng các chức năng của Chính phủ về kinh tế xã hội. Vì rằng COFOG điều hoà sự thay đổi về tổ chức của Chính phủ trong một quốc gia, và điều này không quan trọng đối với sự khác nhau về tổ chức giữa các quốc gia.

170

Page 171: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

- Một ứng dụng nữa của COFOG là nhằm xác định chi tiêu của Chính phủ chuyển cho các gia đình, cá nhân và được đưa vào Nhóm ngành cấp 2 số 14 của COICOP từ đó phục vụ việc tổng hợp SNA 1993 tiêu dùng thực tế cuối cùng của Hộ gia đình (Hoặc tiêu dùng thực tế của cá nhân).

II. Đơn vị phân loại

1. Đối với phân loại tiêu dùng theo mục đích sử dụng của hộ gia đình (COICOP)

- Về tiêu dùng hộ gia đình trong ngành 01 đến 12, đơn vị của phân loại là chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ. Đối với các ngành của COICOP từ 13 đến 14 là các giao dịch đơn liên quan đến các chi tiêu của Chính phủ và các đơn vị không vì lợi chuyển cho cá nhân (hộ gia đình). Điểm quan trọng là có nhiều hàng hoá và dịch vụ được sử dụng với nhiều mục đích cần được xem xét cụ thể để đưa vào mục đích thích hợp.

2. Đối với phân loại chi tiêu theo chức năng của Chính phủ (COFOG)

- Các đơn vị phân loại về nguyên tắc là các giao dịch đơn. Điều này có nghĩa là mỗi hoạt động mua, chi trả tiền công, chuyển nhượng, chi tiêu hoặc các chi trả khác cần được xếp một mã COFOG tuỳ thuộc vào chức năng của của các giao dịch thực hiện. Điều đó chứng tỏ rằng nguyên tắc này tuân thủ một cách chặt chẽ đến các chuyển nhượng vốn và tài sản lưu động và thu nhập thuần của tài sản tài chính.

- Một điều cần lưu ý khi xác định đơn vị phân loại là các cơ quan của Chính phủ chứ không phải là các giao dịch sẽ dẫn đến tình trạng là việc các đơn vị nhỏ nhất được xác định có thể thực hiện nhiều hơn một chức năng COFOG đưa ra. Đối với những trường hợp này có thể căn cứ vào thời gian làm việc dành cho các chức năng khác nhau hoặc căn cứ vào chi tiêu theo chức năng trong tổng số chi tiêu để sắp xếp.

III. Cấu trúc phân loại và việc xử lý một số vấn đề khi phân loại

1. Đối với phân loại tiêu dùng hộ gia đình theo mục đích (COICOP)

1.1. Cấu trúc phân loại

- Cấp 1 gồm 14 mục được ký hiệu từ mục 01 đến 14:

01. Thực phẩm và đồ uống không cồn

02. Đồ uống có cồn, thuốc lá và chất gây nghiện

03. Quần áo và giày dép

171

Page 172: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

04. Nhà ở, điện ga nước và nhiên liệu khác dùng cho hộ gia đình

05. Đồ đạc, thiết bị gia đình và đồ gia dụng khác

06. Y tế

07. Vận tải

08. Thông tin liên lạc

09. Giải trí và văn hoá

10. Giáo dục

11. Nhà hàng và khách sạn

12. Hàng hoá và dịch vụ khác chưa phân vào đâu

13. Chi tiêu dùng cá nhân của các tổ chức không vì lợi phục vụ hộ gia đình (NPISHs)

14. Chi tiêu dùng cá nhân của khu vực nhà nước.

- Cấp 2 gồm 58 mục được ký hiệu bằng 03 chữ số. Các mục cấp 2 được chia chi tiết theo từng khoản chi tiêu lớn của hộ gia đình và phần chi tiêu cho cá nhân của các cơ sở phi lợi nhuận phục vụ hộ gia đình và của Chính phủ

- Cấp 3 gồm 157 mục đuợc ký hiệu bằng 4 chữ số. Các mục cấp 3 được chia chi tiết theo các mục cấp 2.

Khái quát số lượng các mục theo từng cấp thể hiện ở bảng sau:

Các ngành cấp I Cấp II Cấp III01. Thực phẩm và đồ uống không cồn 2 1102. Đồ uống có cồn, thuốc lá và chất gây nghiện 3 503. Quần áo và tất 2 604. Điện ga nước và nhiên liệu khác dùng cho hộ gia đình 5 1505. Đồ đạc, thiết bị gia đình và đồ gia dụng khác 6 1206. Y tế 3 707. Vận tải 3 1408. Thông tin liên lạc 3 309. Giải trí và văn hoá 6 2110. Giáo dục 5 511. Nhà hàng và khách sạn 2 312. Hàng hoá và dịch vụ khác chưa phân vào đâu 7 1513. Chi tiêu dùng cá nhân của các tổ chức không vì lợi phục vụ hộ gia đình (NPISHs)

6 22

14. Chi tiêu dùng cá nhân của khu vực Nhà nước 5 18Tổng số 58 157

172

Page 173: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

1.2. Những vấn đề nảy sinh trong việc phân loại tiêu dùng theo mục đích hộ gia đình

* Vấn đề tiêu dùng cá nhân

COICOP được sử dụng để xác định chi tiêu dùng cá nhân trong 3 khu vực thể chế: hộ gia đình, khu vực không vì lợi phục vụ hộ gia đình (NPISHs) và cả Nhà nước nói chung. Chi tiêu dùng cá nhân là những khoản chi từ quỹ của mỗi cá nhân và của mỗi hộ gia đình. Cụ thể gồm:

- Tất cả chi tiêu dùng của hộ gia đình được xác định là của cá nhân; Trong COICOP từ Ngành 01 đến 12 đưa ra mục đích của tiêu dùng;

- Tất cả chi tiêu dùng của NPISHs đã được điều chỉnh theo thu nhập hộ gia đình; COICOP Ngành 13 xác định mục đích chi tiêu của NPISHs;

- Chỉ có một số chi tiêu dùng của khu vực Nhà nước nói chung được xác định như với cá nhân. Chi tiêu dùng các dịch vụ công, quốc phòng, yêu cầu công cộng, các hoạt động kinh tế, bảo vệ môi trường, tiện nghi gia đình và cộng đồng được coi là các phúc lợi của cộng đồng hơn là của các hộ gia đình cá nhân và nó được loại ra khỏi COICOP. COICOP ngành 14 xác định chi tiêu của Chính phủ và phân loại chúng bằng mục đích, gồm có y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội, giải trí và văn hóa;

- Trong SNA 1993, chi tiêu dùng cá nhân của cả NPISHs và của Chính phủ đều được coi là “các khoản chuyển nhượng xã hội” và được đưa thêm vào chi tiêu dùng cá nhân hộ gia đình để duy trì một tập hợp gọi là: “tiêu dùng thực tế của hộ gia đình” (hoặc “tiêu dùng cá nhân thực tế”). Bằng cách tập hợp các chi phí liên quan tới hộ gia đình, NPISHs và Chính phủ. COICOP xác định tiêu dùng và tổng hợp, phân loại chúng theo mục đích đã được thiết kế.

- Vấn đề hàng hóa và dịch vụ đa mục đích

+ Đa số các hàng hóa và dịch vụ có thể quy rõ cho một mục đích riêng, nhưng một số hàng hóa và dịch vụ quy vào nhiều hơn một mục đích. Lấy ví dụ, xăng cho xe mô tô có thể được phân loại vào nhóm phương tiện có động cơ trong vận tải hoặc nhóm các phương tiện trong giải trí, xe trượt tuyết và xe đạp mà có thể được mua cho vận chuyển hoặc giải trí. Để giải quyết những trường hợp này quy tắc chung phải tuân thủ để gắn hàng hóa và dịch vụ đa mục đích vào các ngành là phải chỉ ra mục đích nổi bật của chúng. Do đó, nhiên liệu cho xe gắn máy được đưa vào nhóm Vận tải. Do mục đích sử dụng giữa các quốc gia là rất khác nhau nên nhóm ngành đa mục đích này sẽ được

173

Page 174: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

gắn cho các nhóm thể hiện mục đích chính trong các quốc gia là đặc biệt quan trọng.

+ Ví dụ của nhóm đa mục đích khác gồm có: thức ăn được tiêu dùng ngoài gia đình, thuộc nhóm Nhà hàng và khách sạn chứ không phải trong nhóm Thức ăn và đồ uống không cồn; xe tải (kéo theo đồ cắm trại) ở trong nhóm Giải trí và văn hóa chứ không phải nhóm Vận tải; giầy chơi bóng rổ và giầy chơi các môn thể thao khác hàng ngày hoặc quần áo thể dục nằm trong nhóm Quần áo và giầy dép chứ không nằm trong nhóm Giải trí và văn hóa.

- Vấn đề hàng hóa và dịch vụ có mục đích hỗn hợp

+ Những khoản chi tiêu riêng lẻ thỉnh thoảng có thể bao gồm một số hàng hóa và dịch vụ nhằm phục vụ ít nhất 02 mục đích khác nhau. Lấy ví dụ, chi phí cho một chuyến du lịch trọn gói sẽ bao gồm cả việc chi trả cho việc đi lại, nghỉ ngơi, dịch vụ giải trí, trong khi đó các dịch vụ giáo dục có thể bao gồm việc chi trả cho chăm sóc y tế, đi lại, nghỉ ngơi, tiền ăn hàng tháng, và các dịch vụ giáo dục khác… Những khoản chi tiêu có từ 2 mục đích trở lên được xác định trong từng trường hợp cụ thể nhằm phục vụ cho mục đích thống kê nhằm dự báo trước các khả năng và các điều kiện thực tế trên cơ sở số liệu sẵn có. Do đó, việc chi trả cho chuyến du lịch trọn gói được nằm trong nhóm ngành Du lịch trọn gói mà không cần phải tách riêng những mục đích của nó như là đi lại, nghỉ ngơi hoặc giải trí. Việc chi trả cho dịch vụ giáo dục, nói cách khác, được phân bổ ngoài nhóm ngành Giáo dục, Y tế, Vận chuyển, Nhà hàng và Khách sạn và Giải trí, văn hóa.

+ Hai ví dụ khác của nhóm đa mục đích này là: chi tiêu cho dịch vụ bệnh viện với những bệnh nhân nhập viện sẽ bao gồm chi trả cho các điều trị y tế, giường bệnh và nghỉ ngơi; và dịch vụ vận chuyển bao gồm cả ăn uống và nghỉ ngơi sẵn trong giá vé. Chi tiêu cho dịch vụ bệnh viện cho bệnh nhân nhập viện nằm trong ngành Dịch vụ Bệnh viện và chi tiêu cho dịch vụ vận chuyển bao gồm cả nghỉ ngơi và giải trí nằm trong nhóm Dịch vụ Vận chuyển.

- Vấn đề hình thức sản xuất

+ Hầu hết các ngành đều bao gồm hàng hóa và dịch vụ. Những ngành có hàng hóa đều có ghi là ND, SD hoặc D có nghĩa tương ứng là “không dùng lâu bền”, “bán lâu bền” hoặc “lâu bền”. S chỉ các nhóm ngành “dịch vụ”. Sự phân biệt giữa hàng hóa không dùng lâu bền với hàng hóa lâu bền dựa trên cơ

174

Page 175: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

sở hàng hóa đó có thể được sử dụng chỉ một lần duy nhất, hoặc được sử dụng nhiều lần hay liên tục trong hơn 1 năm (mục 9.38 trong SNA 1993). Hơn nữa, các sản phẩm được sử dụng lâu bền như: ô tô, tủ lạnh, máy giặt và vô tuyến, đều có giá khá cao.

+ Một số ngành bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ thực tế rất khó tách biệt chúng ra là hàng hóa hay là dịch vụ. Những ngành này thường được gắn vào chữ S, khi phần dịch vụ là chính. Tương tự như vậy, có những nhóm ngành bao gồm cả hàng hóa không sử dụng lâu dài và hàng hóa bán sử dụng lâu dài hoặc hàng hóa bán sử dụng lâu dài và hàng hóa sử dụng lâu dài. Một lần nữa, những ngành này được quy định là ghi ND, SD, hoặc D tùy theo loại hàng hóa được coi là quan trọng nhất.

2. Đối với phân loại chi tiêu theo chức năng của Chính phủ (COFOG)

Cấu trúc: COFOG được chia thành 03 cấp:

- Cấp 1 gồm 10 mục được ký hiệu từ mục 01 đến 10: Mô tả những chức năng chính và chung của chính phủ ở các quốc gia gồm:

01 Các dịch vụ công nói chung

02 Quốc phòng

03 Trật tự an toàn xã hội

04 Hoạt động kinh tế

05 Bảo vệ môi trường

06 Nhà ở và phúc lợi cho cộng đồng

07 Y tế

08 Giải trí, văn hóa và tôn giáo

09 Giáo dục

10 Bảo trợ xã hội.

- Cấp 2 gồm 69 mục được ký hiệu bằng 03 chữ số. Các mục cấp 2 được chia chi tiết theo từng chức năng lớn của Chính phủ.

- Cấp 3 gồm 109 mục được ký hiệu bằng 4 chữ số. Các mục cấp 3 được chia chi tiết theo các mục cấp 2.

Khái quát số lượng các mục theo từng cấp thể hiện ở bảng sau:

175

Page 176: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Các ngành cấp I Cấp II Cấp III 01. Các dịch vụ công nói chung 08 1302. Quốc phòng 05 0503. Trật tự an toàn xã hội 06 0604. Hoạt động kinh tế 09 32 05. Bảo vệ môi trường 06 06 06. Nhà ở và phúc lợi cho cộng đồng 06 06 07. Ytế 06 14 08. Giải trí, văn hóa và tôn giáo 06 06 09. Giáo dục 08 11 10. Bảo trợ xã hội 09 10Tổng số: 10 69 109

PHẦN IITHỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHÂN LOẠI TIÊU DÙNG THEO MỤC ĐÍCH

HỘ GIA ĐÌNH VÀ PHÂN LOẠI CHI TIÊU THEO CHỨC NĂNG CỦA CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM

Ở Việt Nam tuy chưa xây dựng các bảng phân loại tiêu dùng theo mục đích hộ gia đình và phân loại chi tiêu theo chức năng của Chính phủ nhưng trong điều tra hộ gia đình và trong xây dựng mục lục ngân sách nhà nước đã phần nào áp dụng các phân loại này.

I. Tổng quan về sử dụng phân loại tiêu dùng theo mục đích của hộ gia đình trong điều tra mức sống hộ gia đình ở Việt Nam

Khảo sát và đánh giá mức sống hộ gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá tác động của những cải cách kinh tế, xã hội lên đời sống của các tầng lớp dân cư của một quốc gia, đồng thời cũng giúp cho Nhà nước trong việc xây dựng, điều chỉnh những chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội một cách phù hợp, phục vụ cho việc thúc đẩy nhanh quá trình tiến bộ xã hội. Điều tra mức sống hộ gia đình là bước đầu tiên trong toàn bộ quá trình khảo sát mức sống hộ gia đình; có tác dụng cung cấp những thông tin đa dạng và rất phong phú, phản ánh những nội dung khác nhau trong cuộc sống của các thành viên của hộ gia đình trong khoảng thời gian nghiên cứu, mà thông qua đó có thể đánh giá được về mức sống của hộ gia đình.

Bên cạnh những thông tin về sản xuất, lao động, việc làm, những thông tin về chi tiêu của hộ gia đình có vai trò quan trọng, nó phục vụ cho việc nghiên cứu, đánh giá mức sống của các tầng lớp dân cư, đồng thời phục vụ cho việc so sánh về tiêu dùng nói riêng và đời sống nói chung với các nước khác trên thế giới và trong khu vực.

176

Page 177: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Để những thông tin về tiêu dùng của hộ gia đình phục vụ tốt cho các hoạt động nghiên cứu và so sánh như đã nêu trên, việc áp dụng thống nhất sự phân loại chi tiêu của hộ gia đình trong việc tiến hành điều tra và hình thành những nội dung thông tin về chi tiêu khác nhau của hộ gia đình là rất cần thiết.

1. Khái quát những cuộc điều tra hộ gia đình đã được tiến hành ở nước ta

Ở nước ta, bên cạnh những cuộc điều tra không toàn diện về đời sống của các tầng lớp dân cư, như điều tra đời sống nông dân, điều tra đời sống công nhân viên chức, điều tra Đa mục tiêu do Tổng cục Thống kê tiến hành từ cuối những năm 70, cuộc điều tra mức sống hộ gia đình toàn diện và mang tầm quốc gia lần đầu tiên là vào năm 1992-1993, do UBKHNN (nay là Bộ KH&ĐT) và TCTK phối hợp thực hiện, được tiến hành theo Chỉ thị 328-CT ngày 15/9/1992 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là cuộc điều tra được tiến hành trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ kỹ thuật cho Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước” VIE/90/007. Cỡ mẫu của cuộc điều tra này là 4.800 hộ, được chọn dựa trên kết quả của Tổng điều tra dân số ngày 1/4/1989.

Điều tra mức sống dân cư 1997-1998, bắt đầu vào tháng 12/1997, kết thúc vào tháng 12/1998, do TCTK thực hiện, với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Ngân hàng Thế giới, Chương trình phát triển Liên hợp quốc và Cơ quan phát triển quốc tế Thuỵ Điển. Cỡ mẫu là 6.000 hộ, được chọn chủ yếu dựa vào mẫu của điều tra mức sống dân cư năm 1992-1993.

Hai cuộc điều tra trên được tiến hành với hình thức tổ chức các đội điều tra, do TCTK trực tiếp thành lập, tập huấn và tiến hành.

Từ năm 2002 đến 2010, điều tra mức sống hộ gia đình được tiến hành 2 năm một lần, do ngành Thống kê thực hiện. Cụ thể là: TCTK xây dựng mẫu dựa trên kết quả của Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/1999, tổ chức tập huấn lần đầu cho cán bộ của các Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sau đó, các Cục Thống kê tổ chức tập huấn và điều tra tại địa phương của mình.

Với Quyết định số 675/QĐ-TCTK ngày 23/11/2001 của Tổng cục trưởng TCTK về tiến hành điều tra mức sống hộ gia đình 2002, điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002 được tiến hành với cỡ mẫu 75.000 hộ, trong đó, có 30.000 hộ điều tra cả thu nhập và chi tiêu (điều tra chi tiết về chi tiêu chỉ tiến hành đối với 30.000 hộ này). Cuộc điều tra được chia ra thực hiện làm 4 lần trong 4 quý của năm 2002.

177

Page 178: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Năm 2004: Thực hiện Quyết định số 697/QĐ-TCTK ngày 12/12/2003 của Tổng cục trưởng TCTK, cuộc điều tra được tiến hành với cỡ mẫu 36.720 hộ, trong đó 9.180 hộ điều tra thu nhập và chi tiêu. Cuộc điều tra được chia làm 2 đợt trong năm 2004, đợt 1 vào tháng 5 và đợt 2 vào tháng 9.

Năm 2006: Cỡ mẫu của cuộc điều tra này là 45.945 hộ, trong đó số hộ điều tra thu nhập và chi tiêu là 9.189 hộ. Cuộc điều tra được tiến hành theo Quyết định số 308/QĐ-TCTK ngày 5/4/2006 về khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2006 của Tổng cục trưởng TCTK. Thời gian thu thập số liệu đợt 1 là tháng 4-5, đợt 2 là tháng 9-10.

2. Việc sử dụng phân loại tiêu dùng theo mục đích của hộ gia đình (quốc tế) trong các cuộc điều tra ở nước ta

Theo bảng phân loại tiêu dùng theo mục đích của hộ gia đình, các loại tiêu dùng của các thành viên và của cả hộ gia đình được chia theo các mục đích sử dụng như sau:

- Lương thực, thực phẩm và đồ uống không có chất cồn

- Đồ uống có chất cồn, thuốc lá và chất gây nghiện

- Quần áo, giày dép

- Nhà cửa, nước, điện, ga và chất đốt khác

- Đồ dùng, trang thiết bị trong nhà và sửa chữa, duy tu nhà cửa thường kỳ

- Chăm sóc sức khoẻ

- Đi lại

- Truyền thông

- Văn hoá, giải trí

- Giáo dục

- Khách sạn, nhà hàng

- Các loại hàng hóa và dịch vụ khác

- Ngoài ra là tiêu dùng của hộ gia đình thông qua các tổ chức phi lợi nhuận và Chính phủ, trên các lĩnh vực nhà ở, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, văn hoá, giải trí và an toàn xã hội.

Trong các cuộc điều tra mức sống dân cư, bảng hỏi hộ gia đình được phân ra thành từng mục, như mục lao động, việc làm, mục y tế, mục giáo dục, mục nhà ở, v.v. Nhìn chung, thông tin của từng mục phản ánh được việc

178

Page 179: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

tiêu dùng của hộ gia đình theo mục đích sử dụng. Tuy nhiên, thông tin trong từng mục là những thông tin có liên quan trực tiếp đến chủ đề của mục, và có thể không phải là tiêu dùng của hộ gia đình theo mục đích sử dụng đó như quy định trong bảng phân loại tiêu dùng của hộ gia đình. Ví dụ trong mục hỏi về giáo dục sẽ có những thông tin về sách giáo khoa, về đồng phục hoặc đi lại đến trường, là những thông tin liên quan trực tiếp đến việc đi học, nhưng không được tính vào phần tiêu dùng theo mục đích giáo dục của bảng phân loại, mà phải tính vào mục đi lại, mục quần áo, giày dép, v.v.

2.1. Điều tra mức sống dân cư năm 1992-1993 và năm 1997-1998

- Giáo dục:

Chi phí học thêm được tách riêng trong năm 1997-1998, trong khi năm 1992-1993 được gộp chung vào các khoản chi khác.

Năm 1992-1993 không có thông tin về chi phí học trái tuyến.

Việc đóng góp cho hội phụ huynh và đóng góp cho nhà trường là 2 khoản riêng trong năm 1997-1998, với năm 1992-1993 được gộp chung.

Tương tự như vậy cho 2 khoản chi về sách giáo khoa và các tài liệu, dụng cụ học tập khác.

- Y tế:

Năm 1992-1993 không có tình hình sử dụng thẻ BHYT như năm 1997-1998.

Năm 1992-1993 khai thác thông tin về tiêu dùng cho khám chữa bệnh trong 4 tuần qua, bao gồm khám bệnh, mua thuốc, nằm viện, chi phí đi lại và tổng chi phí chăm sóc sức khoẻ nói chung trong 12 tháng qua.

Năm 1997-1998 khai thác chi tiết hơn về khám chữa bệnh trong 4 tuần qua, bao gồm khám chữa bệnh, mua thuốc, đi lại, chăm sóc người bệnh, chia theo các loại hình y tế như bệnh viện và các cơ sở y tế nhà nước, trạm y tế xã, phòng khám đa khoa khu vực, cơ sở y tế tư nhân, lang y và cả mời thày thuốc về khám chữa bệnh tại nhà. Đồng thời có thông tin về nằm viện và các loại hình khám chữa bệnh khác trong 12 tháng qua.

- Nhà ở:

Cả 2 năm đều không có phần hỏi về chi phí sửa chữa nhỏ nhà ở. Đối với việc tổng hợp số liệu của năm 1992-1993, trong tổng số tiêu dùng có tính cả chi về nhà ở (bằng 3% khấu hao hàng năm vốn nhà ở, xấp xỉ 102 nghìn đồng/người), là số tạm suy để có cơ cấu đầy đủ về chi tiêu dùng, chứ không thể coi là chi tiêu thực sự về nhà ở.

179

Page 180: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

- Tiêu dùng trong dịp lễ, Tết:

Năm 1992-1993: Gạo tính chung, không chia riêng gạo nếp.

- Chi tiêu hàng ngày:

Năm 1992-1993: Không chia riêng cho phần mua/đổi hàng và phần tự túc mà hỏi gộp.

Năm 1992-1993: Hỏi về tiêu dùng thuốc lá, thuốc lào. Phần năm năm 1997-1998 không có, do đã hỏi ở mục y tế. Năm 1992-1993 hỏi như vậy là trùng lắp.

Năm 1992-1993 không hỏi về gas dùng trong đun nấu.

Năm 1997-1998 có thêm mục Khác nhằm hỏi về những loại chi tiêu hàng ngày khác mà không phải những loại đã liệt kê.

- Chi tiêu hàng năm:

Cả hai năm 1992-1993 và 1997-1998 đều hỏi về tiền tàu xe đi lại và tiền xích lô, đò phà, trong đó không tách phần chi phí đi lại của học sinh từ nhà đến trường đã hỏi ở mục giáo dục. Có thể tính trùng lắp.

Năm 1992-1993 không hỏi về việc chơi họ, hụi, mua cổ phiếu, công trái, trái phiếu.

Nhận xét

Những phần khác nhau giữa phiếu hỏi hộ gia đình năm 1992-1993 và năm 1997-1998 có thể do những lý do về mặt xã hội; đó là ở những năm sau có những hiện tượng mà ở những năm trước chưa xuất hiện. Ví dụ như học trái tuyến hoặc sử dụng gas trong nấu ăn hàng ngày. Ngoài ra, việc hỏi gộp cả phần mua và phần tự túc trong chi tiêu hàng ngày như năm 1992-1993 chắc chắn sẽ gây khó khăn cho việc thu thập thông tin hơn là việc tách ra từng phần. Một số mục của bảng hỏi năm 1997-1998 được phân ra chi tiết hơn, và do đó, dễ dàng hơn trong việc thu thập thông tin, như việc khám chữa bệnh được phân loại chi tiết theo từng nơi đến khám, chữa. Như vậy, nhìn chung phiếu hỏi hộ gia đình năm 1997-1998 đã ‘tiến bộ’ hơn so với lần điều tra trước đó.

Tuy nhiên, phiếu năm 1997-1998 có những nội dung về tiêu dùng mà không phục vụ cụ thể cho một mục tiêu nào, như việc hỏi về chi tiêu khác trong phần chi tiêu hàng ngày. Việc hỏi như vậy không cho biết đó là những

180

Page 181: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

loại tiêu dùng gì. Người trả lời cũng gặp khó khăn trong việc tự liệt kê những khoản tiêu dùng nào được coi là “khác” ngoài những khoản mà người đến phỏng vấn đã đề cập trước đó để trả lời.

Bên cạnh đó, trong phiếu hỏi năm 1997-1998 có những phần phỏng vấn không cho phép tính hết nội dung tiêu dùng trong cùng một đơn vị thời gian có thể so sánh, như việc hỏi về sử dụng điện thắp sáng chỉ hỏi về lần cuối cùng hộ gia đình đã trả tiền điện là bao nhiêu và lần trả tiền đó là cho bao nhiêu tháng sử dụng điện. Nếu từ đó để tính bình quân tiêu dùng điện một tháng rồi suy rộng cho 12 tháng qua thì sẽ không phản ánh được tình hình sử dụng điện thắp sáng thực tế qua từng tháng, chưa tính trường hợp hộ gia đình có thể đã sử dụng điện thắp sáng ít hơn trong 12 tháng qua.

2.2. Điều tra mức sống dân cư năm 1997-1998 và năm 2006

- Giáo dục

Sự miễn giảm đối với học phí và các khoản đóng góp cho giáo dục được đặt trước phần hỏi về chi phí giáo dục trong bảng hỏi 2006, đối với bảng hỏi 1997-1998 được đặt sau.

Học phí và đăng ký trái tuyến được gộp trong 1997-1998, năm 2006 được tách riêng.

Chi phí đi lại, ăn quà ở trường, tiền ăn và trị giá hiện vật ăn, ở trọ được gộp chung vào phần Chi giáo dục khác đối với năm 2006.

- Y tế

Năm 2006 có thêm phần chi mua dụng cụ y tế, như ống nghe, máy đo huyết áp, máy trợ thính, tủ thuốc, v.v.

Năm 2006 tách riêng và hỏi chi tiết cho việc khám chữa bệnh nội trú, ngoại trú và tự điều trị. Hỏi chi tiết về tiền khám, chữa bệnh, chi phí mua thuốc. Trong toàn bộ chi phí cho cơ sở y tế, có tách riêng chi phí bồi dưỡng cho cán bộ y tế. Thời gian hồi tưởng cũng giống như năm 1997-1998 là 4 tuần qua cho khám chữa bệnh ngoại trú và tự điều trị, 12 tháng qua cho khám chữa bệnh nội trú.

- Chi tiêu trong dịp lễ, Tết

Thịt bò và thịt trâu hỏi gộp trong năm 1997-1998 và được tách riêng cho năm 2006.

Năm 2006 chi tiết thêm các loại thịt chế biến, như giò, chả, thịt quay, năm 1997-1998 những loại này được gộp chung cho các loại LTTP chế biến.

181

Page 182: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Năm 2006 thêm thông tin về thuốc lá, thuốc lào, ăn uống ngoài gia đình, nước giải khát đóng lon, chai, hộp. Đồng thời tách riêng 2 loại hàng rượu và bia.

- Chi tiêu dùng thường xuyên về LTTP

Các loại mạch, kê, cao lương có trong năm 1997-1998 được loại bỏ trong bảng hỏi năm 2006.

Đỗ các loại trong năm 1997-1998 nay được chi tiết hơn thành đỗ hạt và đỗ ăn quả tươi trong năm 2006.

Năm 2006 thêm các mặt hàng bột nêm, bột canh, viên súp, sữa đặc, sữa bột, kem, sữa chua, sữa tươi, nước ép trái cây, nước tinh khiết, nước uống tăng lực đóng chai, lon, hộp, trà, cà phê uống liền (Năm 1997-1998 hỏi chung về nước giải khát theo phương pháp chế biến công nghiệp, không cụ thể như năm 2006).

Thời gian hồi tưởng cho phần này: ngoài việc hỏi cho việc tiêu dùng trong 12 tháng qua, năm 1997-1998 còn khai thác thêm việc tiêu dùng thường xuyên 4 tuần qua (hỏi việc tiêu dùng có xảy ra không kể từ lần đến phỏng vấn trước, cách đó 4 tuần).

- Chi tiêu dùng hàng ngày không phải LTTP

Xăng chạy xe trong năm 1997-1998 được bổ sung các loại khác như dầu, mỡ và dùng chung cho cả xe và các loại máy móc/thiết bị sử dụng cho sinh hoạt khác.

Bật lửa, đèn pin của năm 1997-1998 nay được thay thế bằng đèn pin, ắc quy và được ghi rõ dùng để thắp sáng, chạy TV, radio.

Xà phòng giặt được tách ra khỏi nước rửa chén bát và được bổ sung nước xả làm mềm vải, nước rửa chén bát nay tính thêm nước lau sàn nhà.

Phấn son trước hỏi chung với đồ trang sức và đồng hồ, nay được tách riêng và hỏi kèm với kem dưỡng da.

Dầu gội đầu được tách khỏi kem đánh răng và được tính thêm dầu xả

Bàn chải đánh răng được tách ra khỏi giấy vệ sinh và lưỡi dao cạo, đồng thời được hỏi gộp với kem đánh răng.

Tiền tàu xe đi lại được tính gộp luôn cả đò, phà và các loại lệ phí giao thông khác. Năm 1997-1998 được hỏi riêng.

Tham quan, nghỉ mát được chia ra trong nước và ngoài nước.

182

Page 183: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Năm 2006 những khoản tiêu dùng về điện thoại được tách ra khỏi phong bì, tem thư. Đồng thời, tiêu dùng về internet xuất hiện.

Các khoản tiệc, chiêu đãi được đưa thêm vào trong năm 2006.

Các loại lệ phí, dịch vụ hành chính, pháp lý cho đời sống được đưa thêm vào bảng hỏi.

Các loại cho, biếu, mừng, giúp nay được chia ra cho người đã từng là thành viên của hộ đi học tập, chữa bệnh ở nước ngoài.

Dụng cụ thể thao là một phần riêng được đưa thêm vào trong bảng hỏi năm 2006. Với năm 1997-1998, khoản tiêu dùng này không được tính đến.

- Nhà ở

Năm 2006 có chi phí sửa chữa lớn và sửa chữa nhỏ. Năm 1997-1998 không có.

Danh sách các loại đồ dùng lâu bền hộ gia đình mua sắm trong năm đã được ‘cập nhật’ với các mặt hàng mới như lò vi sóng, máy xay sinh tố, máy ép hoa quả, v.v…

Nhận xét

Những nội dung tiêu dùng trong năm 2006 so với năm 1997-1998 được hỏi chi tiết hơn, nhiều khoản tiêu dùng mới được đưa vào để khai thác. Những nội dung hỏi mới phản ánh sự phổ biến hơn của những loại hình tiêu dùng mới của hộ gia đình so với những thời gian trước. Ví dụ chi phí ăn uống ngoài gia đình phản ánh một bộ phận nhân dân đã lựa chọn những ngày nghỉ lễ, kể cả nghỉ Tết như một dịp đi ra khỏi hộ gia đình và làm cho những ngày nghỉ được phong phú hơn. Việc tách những sản phẩm không hoàn toàn liên quan đến nhau và gộp vào một nhóm những loại hàng có liên quan tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thu thập thông tin và cho việc sử dụng những thông tin đó.

2.3. Điều tra mức sống dân cư năm 2006 và bảng phân loại tiêu dùng theo mục đích của hộ gia đình (quốc tế)

Nhìn chung, bảng hỏi năm 2006 trong điều tra mức sống dân cư cơ bản có sự vận dụng phân loại tiêu dùng theo mục đích sử dụng của hộ gia đình trong các câu hỏi về chi tiêu và các hoạt động của hộ gia đình. Tuy nhiên, với đặc thù của việc phỏng vấn hộ gia đình, thông tin về một số loại hình tiêu dùng không dễ khai thác như sử dụng ma tuý, quan hệ với gái làm tiền đã không được áp dụng.

183

Page 184: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Phần lớn các khoản tiêu dùng trong bảng hỏi đã không chia tách theo từng mục của bảng phân loại, như chi phí duy tu và sửa chữa nhà ở không phân chia giá trị vật liệu và giá trị các dịch vụ sửa chữa nhà ở, vận tải hành khách không được phân chia theo loại hình vận tải như vận tải đường bộ, đường sắt, hàng không, hoặc các dịch vụ cung cấp thức ăn chế biến sẵn và nơi nghỉ qua đêm của loại hình khách sạn, nhà hàng không được tính riêng.

3. Nhận xét chung

Phân loại tiêu dùng của hộ gia đình theo mục đích sử dụng là bảng liệt kê và phân loại toàn bộ các hoạt động tiêu dùng của hộ gia đình nói chung trên phạm vi toàn thế giới. Đối với từng quốc gia cụ thể, có thể có những khoản tiêu dùng không có, hoặc tại thời gian đang xét thì chưa có, hoặc chưa mang tính phổ biến. Ví dụ đào tạo từ xa qua đài hoặc tivi, hoặc tiêu dùng cao lương, lúa mạch. Việc vận dụng bảng phân loại này trong điều tra mức sống hộ gia đình cần được nghiên cứu và tiến hành một cách liên tục, nhằm tránh bỏ qua những hiện tượng tiêu dùng mới xuất hiện, đồng thời cũng tránh làm cho bảng hỏi có quá nhiều câu hỏi có câu trả lời là Không, khi các hiện tượng tiêu dùng muốn hỏi thì chưa có.

Các hiện tượng tiêu dùng có liên quan nên được xếp vào chung một phần trong bảng hỏi, giúp cho người trả lời có điều kiện hơn trong việc hồi tưởng. Nhưng cũng tránh việc làm “gọn nhẹ” bảng hỏi bằng cách gộp những nội dung tiêu dùng, tuy có liên quan và chung một phần trong bảng phân loại, nhưng khác nhau vào chung một câu hỏi. Ví dụ câu hỏi chung về tiêu dùng chiếu, chăn, ga, gối, rèm, trải bàn, riđô trong một câu hỏi mang mã 305 của mục 5B2 (Chi tiêu hàng năm) của bảng hỏi năm 2006 nên được tách riêng hỏi cho từng loại, giúp cho người trả lời khỏi mất thời gian tổng hợp việc tiêu dùng của tất cả các loại trên, đồng thời cũng tránh cho việc bị bỏ sót thông tin.

Một bảng hỏi hộ gia đình, nếu thể hiện đầy đủ các nội dung của phân loại tiêu dùng thì sẽ rất chi tiết và dài. Những nội dung này nếu còn được đặt trong một bảng hỏi có cả thông tin về toàn bộ các khoản thu nhập của hộ gia đình 12 tháng qua thì sẽ quá tải, việc bỏ sót thông tin sẽ không tránh khỏi. Vì lý do trên, kiến nghị tiếp theo đối với bảng hỏi hộ gia đình là không hỏi về những thông tin liên quan đến thu nhập mà chỉ hỏi về chi tiêu.

Việc hỏi về thu nhập nên loại bỏ còn xuất phát từ một thực tế hộ gia đình không bao giờ cung cấp đầy đủ thông tin về thu nhập của họ, đặc biệt là

184

Page 185: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

đối với những hộ gia đình ở khu vực thành thị và những hộ gia đình có thu nhập cao, kể cả trường hợp họ đã nắm được mục đích của việc phỏng vấn và do đó hiểu được sự “vô hại” trong việc cung cấp thông tin về thu nhập của mình cho người đến phỏng vấn. Thông tin thu được về thu nhập qua những lần điều tra gần đây cho thấy mức độ chênh lệch giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất khi chia theo 10 nhóm thu nhập năm 2002 là 13,75 lần và năm 2004 là 14,4 lần. Số liệu thu thập chỉ cho phép tổng hợp và cho thấy như vậy. Còn thực tế nhìn thấy mức độ chênh lệch và bất bình đẳng có khả năng còn cao hơn nhiều.

Một vấn đề nữa đối với các bảng hỏi hộ gia đình là trong các mã trả lời, ngoài những mã đã được định sẵn, cần duy trì và khai thác các mã trả lời Khác (có ghi rõ). Việc tổng hợp những thông tin bằng chữ qua các mã Khác này có thể cung cấp thêm những thông tin về những nội dung tiêu dùng mà đã không được nêu ra trước đó khi xây dựng bảng hỏi.

Tóm lại, các cuộc điều tra mức sống dân cư ở nước ta từ trước đến nay đã có sự vận dụng rất chủ động phân loại tiêu dùng của hộ gia đình theo mục đích sử dụng trong việc thiết kế bảng hỏi. Lần lượt trải qua từng cuộc điều tra, mức độ ứng dụng ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, để đáp ứng đầy đủ nội dung phong phú của phân loại này thì cần tăng thêm dung lượng của bảng hỏi, nội dung hỏi cần được phân ra chi tiết hơn và nên loại bỏ những nội dung không có tính hiệu quả, trên ý nghĩa ít có khả năng thu thập được thông tin có độ sát thực cao. Một trong những nguyên tắc của việc phỏng vấn đối với hộ gia đình, dù với bất kỳ hình thức nào (phỏng vấn trực tiếp, cung cấp sổ theo dõi, ghi chép, phỏng vấn qua thư hay điện thoại…), là thời gian phỏng vấn không nên quá dài. Nếu thời gian quá dài thì dù không cố tình, chất lượng thông tin do hộ gia đình cung cấp cũng sẽ bị giảm đi, do khả năng hồi tưởng, mức độ hứng thú và mức độ tập trung của người trả lời bị giảm.

II. Một số nét về sử dụng phân loại chi tiêu theo chức năng của Chính phủ trong xây dựng mục lục ngân sách

Ở Việt Nam chi tiêu theo chức năng của chính phủ được phản ánh trong Hệ thống Mục lục ngân sách Việt Nam

+ Hệ thống Mục lục ngân sách Việt Nam được ban hành theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 280TC/QĐ/NSNN ngày 15 tháng 04 năm 1997 để sử dụng trong công tác lập dự toán và báo cáo quyết toán thu chi ngân sách nhà nước.

185

Page 186: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Hệ thống Mục lục ngân sách gồm có:

1. Mã số danh mục Chương

2. Mã số danh mục Loại, khoản

3. Mã số danh mục Nhóm, tiểu nhóm

4. Mã số danh mục Mục, Tiểu mục

5. Mã số danh mục các khoản tạm thu chi ngoài ngân sách

6. Mã số các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Chương: Thể hiện tên đơn vị đứng đầu thuộc các cấp quản lý (đơn vị cấp I) số thu, chi phát sinh của các đơn vị trực thuộc cấp I đều được hạch toán, kế toán và quyết toán vào mã số chương của đơn vị cấp I.

Chương A quy định về hạch toán số thu, chi ngân sách nhà nước và các đơn vị thuộc Trung ương quản lý. Chương B: quy định về hạch toán số thu, chi ngân sách nhà nước của các đơn vị Chính quyền cấp tỉnh quản lý. Chương C: quy định về hạch toán số thu, chi ngân sách nhà nước của các đơn vị Chính quyền cấp huyện quản lý. Chương D: quy định về hạch toán số thu, chi ngân sách nhà nước của các đơn vị Chính quyền cấp xã quản lý.

- Loại, khoản: Là hình thức phân loại ngân sách nhà nước theo ngành kinh tế quốc dân.

+ Loại: Quy định để hạch toán ngành kinh tế quốc dân cấp I được ban hành theo nghị định số 75 CP/ ngày 27/10/1993.

+ Khoản: Quy định để hạch toán ngành kinh tế quốc dân cấp II, III, IV theo Quyết định 143TCTK/PPCĐ ngày 22/12/1993 của Tổng cục Thống kê.

Nhưng do yêu cầu quản lý và theo dõi chi của ngân sách nhà nước cho các chương trình, mục tiêu. Bộ Tài chính quy định một số khoản có tính chất đặc thù trong các loại để hạch toán và quyết toán số chi của ngân sách nhà nước cho các chương trình, mục tiêu, chương trình, mục tiêu của Loại nào thì mở Khoản trong loại đó để hạch toán

- Nhóm, Tiểu nhóm, Mục và Tiểu mục: Là hình thức phân loại theo nội dung kinh tế, căn cứ vào nội dung kinh tế các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước để tiến hành phân tổ và nhóm hoá.

186

Page 187: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

+ Nhóm và Tiểu nhóm: Là hình thức phân loại theo nội dung kinh tế ở cấp độ cao để phục vụ cho công tác quản lý, dự báo và phân tích kinh tế, tài chính ở tầm vĩ mô.

+ Mục và Tiểu mục: Là hình thức phân loại theo nội dung kinh tế ở cấp độ thấp hơn để phục vụ cho công tác lập và phân bổ dự toán ngân sách, cấp phát, quản lý và kiểm soát các khoản thu, chi của ngân sách, kế toán và quyết toán ngân sách nhà nước. Việc quy định mã Mục liên tục nhằm mục đích phục vụ cho việc ứng dụng tin học, trong công tác lập, chấp hành, kế toán và quyết toán ngân sách nhà nước.

Khi hạch toán, kế toán số thu, chi ngân sách nhà nước chỉ cần hạch toán chính xác đến Mục là có kết quả số thu, chi ngân sách nhà nước.

Như vậy Hệ thống mục lục ngân sách được chia nhỏ để nhằm quản lý đối tượng sử dụng.

Phần thu được phản ảnh trong các nhóm 1, 2, 3, 4, 5 của Hệ thống mục lục ngân sách, bao gồm các nhóm lớn:

1. Thu thường xuyên

2. Thu chuyển nhượng quyền sử dụng

3. Thu viện trợ không hoàn lại

4. Thu nợ gốc các khoản cho vay và thu bán các cổ phần của Nhà nước

5. Thu vay của nhà nước.

Phần chi được phản ảnh trong các nhóm 6, 7, 8, 9 của Hệ thống mục lục ngân sách, bao gồm các nhóm lớn:

1. Chi thường xuyên, nhóm 6

2. Chi đầu tư phát triển, nhóm 7

3. Cho vay hỗ trợ quỹ và tham gia góp vốn của Chính phủ, nhóm 8

4. Chi trả nợ các khoản vay của Nhà nước, nhóm 9.

* Việc phân loại chi tiêu theo nhóm, tiểu nhóm, mục, tiểu mục để phân định hạch toán cụ thể. Ví dụ nhóm 6: Chi thường xuyên, tiểu nhóm 20: Chi thanh toán cho cá nhân, mục 100: Tiền lương, tiểu mục 01: Lương ngạch bậc theo quỹ lương được duyệt, 02: Lương tập sự...

187

Page 188: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Phần lớn các chi tiêu của Chính phủ được xếp độc lập theo các chức năng đơn trong phân loại chi tiêu và tiến hành cập nhật sửa đổi bổ sung kịp thời theo sự phát triển hiện tượng kinh tế xã hội.

* Xây dựng mục lục ngân sách dựa trên 3 tiêu chí:

+ Phân theo đơn vị quản lý thể hiện ở các đơn vị đứng đầu thuộc các cấp quản lý và hạch toán quyết toán vào mã số Chương. Chương 1: Các đơn vị cấp I thuộc TW quản lý; Chương 2: Các đơn vị thuộc cấp tỉnh quản lý...

+ Phân theo tính chất hoạt động thể hiện ở loại, khoản và theo hoạt động của ngành kinh tế quốc dân, loại thể hiện ở mã ngành cấp I ví dụ như: Loại 01: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, khoản thể hiện ở mã ngành cấp II, ví dụ: khoản 01: Trồng trọt và các hoạt động dịch vụ liên quan.

+ Nội dung kinh tế phản ảnh ở trong mục và tiểu mục. ví dụ Mục thu thuế, tiểu mục bao gồm các loại thuế trong đó các sắc thuế... Mục chi tiền lương, tiểu mục bao gồm các loại lương, ví dụ: 01: Lương ngạch bậc theo quỹ lương được duyệt; 02: Lương tập sự...

Nhận xét chung:

So sánh với phân loại Liên hợp quốc, Mục lục ngân sách của Việt Nam được xây dựng nhằm phản ánh cả nguồn thu và chi, đồng thời về cơ bản dựa vào chức năng của các bộ và phân ngành kinh tế nên điều này tuy có mặt tiện lợi là đáp ứng được cụ thể nhu cầu của các Bộ và các khoản thu và chi theo ngành kinh tế (cấp 1 và 2). Tuy nhiên có nhiều mặt bất lợi như phân cơ sở chung đã phân tích:

- Nếu thay đổi cơ cấu các Bộ (chia tách, sát nhập...) sẽ dẫn đến phải điều chỉnh Mục lục ngân sách. Điều này là không tốt đối với việc ổn định và so sánh qua thời gian của Mục lục ngân sách.

- Việc áp dụng phân ngành để xây dựng loại, khoản sẽ không đảm bảo độ chi tiết của Mục lục ngân sách. Mặt khác việc dựa vào phân ngành kinh tế sẽ gây hiểu lầm giữa hoạt động thuần tuý của hoạt động kinh tế và hoạt động quản lý.

188

Page 189: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

PHẦN IIIĐỀ XUẤT XÂY DỰNG PHÂN LOẠI TIÊU DÙNG THEO MỤC ĐÍCH CỦA HỘ GIA ĐÌNH VÀ PHÂN LOẠI CHI TIÊU THEO CHỨC NĂNG

CỦA CHÍNH PHỦ ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM

I. Phân loại tiêu dùng theo mục đích của hộ gia đình Mã số các cấp Tên Ghi chúC.1 C.2 C.301 Thực phẩm và đồ uống không cồn

01.1 Thực phẩm01.1.1 Gạo, ngũ cốc, bánh mỳ và các loại lương thực khác01.1.2 Thịt các loại01.1.3 Cá và hải sản01.1.4 Sữa trứng và pho mát01.1.5 Dầu và chất béo01.1.6 Quả các loại01.1.7 Rau các loại01.1.8 Đường, mứt, mật ong, sôcôla và mứt kẹo có đường01.1.9 Sản phẩm thực phẩm chưa được phân vào đâu

01.2 Đồ uống không cồn01.2.1 Cà phê, chè, cacao01.2.2 Nước khoáng, nước tinh khiết đóng chai, nước ép hoa quả rau

02 Đồ uống có cồn, thuốc lá và chất gây nghiện02.1 Đồ uống có cồn

02.1.1 Rượu mạnh02.2.2 Rượu vang02.2.3 Bia

02.2 02.2.0 Thuốc lá02.3 02.3.0 Chất gây nghiện

03 Quần áo và giầy dép03.1 Quần áo

03.1.1 Vải may quần áo03.1.2 Quần áo mặc03.1.3 Các đồ quần áo khác và các đồ phụ trợ cho quần áo03.1.4 Giặt là, sửa chữa và cho thuê quần áo

03.2 Giày dép03.2.1 Giày dép03.2.2 Sửa chữa giày dép

04 Nhà ở, điện, ga, nước và nhiên liệu khác04.1 Tiền thuê nhà thực tế

04.1.1 Tiền thuê nhà thực tế do người thuê nhà chi trả04.1.2 Chi phí trả tiền thuê thực tế khác

04.2 Chi phí trả tiền nhà do chủ sở hữu chi trả04.2.1 Chi phí trả tiền nhà do chủ sở hữu chi trả04.2.2 Chi phí trả tiền nhà khác do chủ sở hữu chi trả

04.3 Bảo dưỡng và sửa chữa nhà ở04.3.1 Nguyên vật liệu dùng cho bảo dưỡng và sửa chữa nhà ở04.3.2 Dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa nhà ở

04.4 Cung cấp nước và các dịch vụ khác có liên quan đến nhà ở04.4.1 Cung cấp nước04.4.2 Thu gom rác thải04.4.3 Thu gom rác cống rãnh 04.4.4 Dịch vụ khác liên quan đến nhà ở

04.5 Điện, ga và nhiên liệu khác

189

Page 190: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Mã số các cấp Tên Ghi chúC.1 C.2 C.3

04.5.1 Điện04.5.2 Ga04.5.3 Nhiên liệu lỏng04.5.4 Nhiên liệu rắn04.5.5 Năng lượng nhiệt

05 Đồ đạc, thiết bị gia đình và bảo dưỡng thông thường05.1 Đồ đạc và đồ dùng trong nhà, thảm và các loại phủ sàn nhà khác

05.1.1 Đồ đạc và đồ dùng trong nhà05.1.2 Thảm và các loại phủ sàn nhà khác05.1.3 Sửa chữa đồ đạc, đồ dùng trong nhà và phủ sàn nhà

05.2 05.2.0 Hàng dệt dùng cho hộ gia đình05.3 Thiết bị dùng trong gia đình

05.3.1 Thiết bị gia đình loại lớn dùng điện hoặc không dùng điện05.3.2 Thiết bi gia đình loại nhỏ05.3.3 Sửa chữa thiết bị gia đình

05.4 05.4.0 Đồ dùng thủy tinh, bộ đồ ăn và đồ dùng nhà bếp dùng trong gia đình05.5 Dụng cụ và thiết bị dùng cho nhà và làm vườn

05.5.1 Dụng cụ và thiết bị lớn05.5.2 Dụng cụ nhỏ và các đồ phụ tùng khác

05.6 Hàng hoá và dịch vụ dùng cho bảo dưỡng thường xuyên hộ gia đình05.6.1 Đồ dùng không lâu bền05.6.2 Dịch vụ dùng trong nhà và dịch vụ phục vụ hộ gia đình

06 Y tế06.1 Sản phẩm thuốc, dụng cụ và thiết bị y tế

06.1.1 Sản phẩm dược phẩm06.1.2 Sản phẩm y tế khác06.1.3 Thiết bị và dụng cụ y tế chữa bệnh

06.2 Dịch vụ điều trị ngoại trú06.2.1 Dịch vụ sức khoẻ06.2.2 Dịch vụ nha khoa06.2.3 Dịch vụ trợ y

06.3 06.3.0 Dịch vụ bệnh viện07 Vận tải

07.1 Mua xe07.1.1 Xe ô tô07.1.2 Xe máy07.1.3 Xe đạp07.1.4 Xe kéo động vật

07.2 Thiết bị vận tải cá nhân07.2.1 Phụ tùng dự phòng thay thế dùng cho các thiết bị vận tải cá nhân 07.2.2 Nhiên liệu và dầu nhờn cho thiết bị vận tải cá nhân07.2.3 Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị vận tải cá nhân07.2.4 Các dịch vụ khác liên quan đến thiết bị vận tải cá nhân

07.3 Dịch vụ vận tải07.3.1 Vận tải hành khách bằng đường sắt07.3.2 Vận tải hành khách bằng đường bộ07.3.3 Vận tải hành khách bằng đường hàng không07.3.4 Vận tải hành khách bằng đường biển và đường sông07.3.5 Vận tải hành khách hỗn hợp07.3.6 Dịch vụ vận tải khác

08 Truyền thông08.1 08.1.0 Dịch vụ bưu chính08.2 08.2.0 Thiết bị điện thoại và điện tín08.3 08.3.0 Dịch vụ điện thoại và điện tín

09 Giải trí và văn hoá

190

Page 191: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Mã số các cấp Tên Ghi chúC.1 C.2 C.3

09.1 Thiết bị nghe nhìn, chụp ảnh và thiết bị xử lý thông tin09.1.1 Thiết bị dùng cho việc thu, ghi và sao lại âm thanh và hình ảnh09.1.2 Thiết bị quay phim và chụp ảnh, các dụng cụ quang học09.1.3 Thiết bị xử lý thông tin09.1.4 Phương tiện ghi âm09.1.5 Sửa chữa thiết bị nghe nhìn, chụp ảnh và thiết bị xử lý thông tin

09.2 Đồ dùng lâu bền chính khác cho giải trí và văn hoá 09.2.1 Đồ dùng lâu bền chính cho giải trí ngoài trời09.2.2 Dụng cụ âm nhạc và đồ dùng lâu bền chính cho giải trí trong nhà09.2.3 Bảo dưỡng và sữa chữa đồ dùng lâu bền chính cho giải trí và văn hoá

09.3 Các kiểu và các thiết bị giải trí khác, vườn và các con vật được yêu thích 09.3.1 Các trò chơi, đồ chơi và các sở thích riêng09.3.2 Thiết bị dùng cho thể thao, cắm trại và giải trí ngoài trời09.3.3 Vườn, cây và hoa09.3.4 Vật nuôi yêu thích và các sản phẩm có liên quan09.3.5 Dịch vụ thú y và các dịch vụ khác cho vật nuôi

09.4 Dịch vụ văn hoá và giải trí09.4.1 Dịch vụ giải trí và thể thao09.4.2 Dịch vụ văn hoá09.4.3 Trò chơi cá cược

09.5 Sách, báo và đồ dùng văn phòng09.5.1 Sách09.5.2 Báo và tạp chí xuất bản định kỳ09.5.3 Các ấn phẩm khác09.5.4 Đồ dùng văn phòng và vật liệu để vẽ

09.6 09.6.0 Kỳ nghỉ trọn gói10 Giáo dục

10.1 10.1.0 Giáo dục mầm non10.2 10.2.0 Giáo dục tiểu học10.3 10.3.0 Giáo dục trung học cơ sở10.4 10.4.0 Giáo dục trung học phổ thông10.5 Giáo dục trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề

10.5.1 Giáo dục trung cấp chuyên nghiệp10.5.2 Dạy nghề

10.6 Giáo dục cao đẳng, đại học và sau đại học10.6.1 Giáo dục cao đẳng10.6.2 Giáo dục đại học và sau đại học

10.7 Giáo dục không phân biệt cấp độ10.7.1 Giáo dục thể thao và giải trí10.7.2 Giáo dục văn hoá nghệ thuật10.7.9 Giáo dục khác chưa được phân vào đâu

11 Nhà hàng và khách sạn11.1 Dịch vụ ăn uống

11.1.1 Nhà hàng, quán cà phê và những nơi tương tự11.1.2 Căng tin

11.2 11.2.0 Dịch vụ phòng ở12 Hàng hoá và dịch vụ khác chưa được phân vào đâu

12.1 Chăm sóc cá nhân12.1.1 Dịch vụ của hiệu uốn tóc và các cơ sở làm đẹp cá nhân12.1.2 Dụng cụ bằng điện dùng cho chăm sóc cá nhân12.1.3 Các dụng cụ khác, vật phẩm và các sản phẩm dùng cho chăm sóc cá nhân

12.2 12.2.0 Dịch vụ mại dâm12.3 Tài sản cá nhân khác

12.3.1 Đồ nữ trang, đồng hồ để bàn, đồng hồ đeo tay12.3.2 Tài sản cá nhân khác

191

Page 192: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Mã số các cấp Tên Ghi chúC.1 C.2 C.3

12.4 12.4.0 Bảo trợ xã hội12.5 Bảo hiểm

12.5.1 Bảo hiểm nhân thọ12.5.2 Bảo hiểm liên quan đến nơi ở12.5.3 Bảo hiểm liên quan đến sức khoẻ12.5.4 Bảo hiểm liên quan đến giao thông12.5.5 Bảo hiểm khác

12.6 Dịch vụ tài chính khác 12.6.1 Đánh giá gián tiếp dịch vụ trung gian tài chính12.6.2 Dịch vụ trung gian tài chính khác

12.7 12.7.0 Dịch vụ khác chưa được phân vào đâu

13. Chi tiêu dùng cá nhân của các tổ chức không vì lợi phục vụ hộ gia đình

13.1 Nhà ở

Nhóm này tương đương với nhóm 04.1 (chi tiêu dùng cá nhân của hộ gia đình trong việc thuê nhà ở) và nhóm 14.1 (chi tiêu dùng cá nhân của khu vực Nhà nước về nhà ở) và do tổ chức không vì lợi chuyển

13.1.0 Nhà ở

Tương đương với (04.1.1) và (14.1.0) và do tổ chức không vì lợi chuyển

13.2 Y tế

Nhóm này tương đương với phần 06 (chi tiêu dùng cá nhân của hộ gia đình cho y tế) và nhóm 14.2 (chi tiêu dùng cá nhân của khu vực Nhà nước cho y tế) và do tổ chức không vì lợi chuyển

13.2.1 Các sản phẩm dược phẩm

Tương đương với (06.1.1) và (14.2.1) và do tổ chức không vì lợi chuyển

13.2.2 Các sản phẩm thuộc về y khoa khác

- Tương đương với (06.1.2) và (14.2.2) và do tổ chức không vì lợi chuyển

13.2.3 Dụng cụ và thiết bị dùng để chữa bệnh

- Tương đương với (06.1.3) và (14.2.3) và do tổ chức không vì lợi chuyển

13.2.4 Dịch vụ khám chữa bệnh đối với bệnh nhân ngoại trú

- Tương đương với (06.2.1) và (14.2.4) và do tổ chức không vì lợi chuyển

13.2.5 Dịch vụ nha khoa đối với bệnh nhân ngoại trú

- Tương đương với (06.2.2) và (14.2.5) và do tổ chức khôngvị lợi chuyển

13.2.6 Dịch vụ giúp đỡ về y tế đối với các bệnh nhân ngoại trú

192

Page 193: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

- Tương đương với (06.2.3) và (14.2.6) và do tổ chức không vì lợi chuyển

13.2.7 Dịch vụ bệnh viện

- Tương đương với (06.3.0) và (14.2.7) và do tổ chức không vì lợi chuyển

13.2.8 Dịch vụ y tế khác

- Do tổ chức không vì lợi chuyển

13.3 Giải trí và văn hoá

Nhóm này tương đương với nhóm 09.4 (Chi tiêu dùng cá nhân của hộ gia đình trong dịch vụ giải trí và văn hoá) và nhóm 14.3 (Chi tiêu dùng cá nhân của khu vực Nhà nước về văn hoá và giải trí) và do tổ chức không vì lợi chuyển.

13.3.1 Dịch vụ thể thao và giải trí

Tương đương với (09.4.1) và (14.3.1) và do tổ chức không vì lợi chuyển

13.3.2 Dịch vụ văn hoá

- Tương đương với (09.4.2) và (14.3.2) và do tổ chức không vì lợi chuyển

13.4 Giáo dục

Nhóm này tương ứng với mục 10 (Chi tiêu dùng cá nhân của hộ gia đình về giáo dục) và nhóm 14.4 (Chi tiêu dùng cá nhân của khu vực nhà nước về giáo dục) và do tổ chức không vì lợi chuyển.

13.4.1 Giáo dục mầm non

- Tương đương với (10.1.0) và (14.4.1) và do tổ chức không vì lợi chuyển

13.4.2. Giáo dục tiểu học

- Tương đương với (10.2.0) và (14.4.2) và do tổ chức không vì lợi chuyển

13.4.3 Giáo dục trung học

- Tương đương với (10.3) và (14.4.3) và do tổ chức không vì lợi chuyển

13.4.4 Giáo dục đại học

- Tương đương với (10.4.) và (14.4.4) và do tổ chức không vì lợi chuyển

13.4.5 Giáo dục không xác định theo cấp

Tương đương với (10.5.) và (14.4.5) và do tổ chức không vì lợi chuyển

13.4.6 Dịch vụ giáo dục khác

193

Page 194: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

- Do tổ chức không vì lợi chuyển

13.5 Bảo vệ xã hội

Nhóm này tương ứng với nhóm 12.4 (Chi tiêu dùng cá nhân của hộ gia đình về bảo vệ xã hội) và nhóm 14.5 (Chi tiêu dùng cá nhân của khu vực Nhà nước về bảo vệ xã hội) và do tổ chức không vì lợi chuyển.

13.5.0 Bảo vệ xã hội

- Tương đương với (12.4.0) và (14.5.0) và do tổ chức không vì lợi chuyển

13.6 Dịch vụ khác

Nhóm này không có tương ứng trong phần 01 đến 12 (Chi tiêu dùng cá nhân của hộ gia đình) hoặc trong phần 14 (Chi tiêu dùng cá nhân của khu vực nhà nước) và do tổ chức không vì lợi chuyển.

13.6.1 Tôn giáo

- Do tổ chức không vì lợi chuyển

13.6.2 Đảng và các tổ chức đoàn thể, nghề nghiệp

- Do tổ chức không vì lợi chuyển

13.6.3 Bảo vệ môi trường

- Do tổ chức không vì lợi chuyển

13.6.4 Dịch vụ khác chưa phân vào đâu

- Do tổ chức không vì lợi chuyển

14. Chi tiêu dùng cá nhân của khu vực Nhà nước

14.1 Nhà ở

Nhóm này tương ứng với nhóm 04.1 (Chi tiêu dùng cá nhân hộ gia đình về thuê nhà ở) và nhóm 13.1 (Chi tiêu dùng cá nhân của NPISHs về nhà ở) và do chi tiêu theo chức năng của chính phủ chuyển.

14.1.0 Nhà ở

- Tương ứng với (04.1.1) và (13.1.0) và do chi tiêu theo chức năng của Chính phủ chuyển

14.2 Y tế

194

Page 195: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Nhóm này tương ứng với phần 06 (Chi tiêu dùng cá nhân hộ gia đình về y tế) và nhóm 13.2 (Chi tiêu dùng cá nhân của NPISHs về y tế) và do chi tiêu theo chức năng của Chính phủ chuyển.

14.2.1 Dược phẩm

Tương ứng với (06.1.1) và (13.2.1) và do chi tiêu theo chức năng của Chính phủ chuyển

14.2.2 Các sản phẩm y tế khác

- Tương ứng với (06.1.2) và (13.2.2) và do chi tiêu theo chức năng của Chính phủ chuyển

14.2.3 Dụng cụ và thiết bị y tế

Tương ứng với (06.1.3) và (13.2.3) và do chi tiêu theo chức năng của Chính phủ chuyển

14.2.4 Dịch vụ y tế đối với bệnh nhân nội trú

- Tương ứng với (06.2.1) và (13.2.4) và do chi tiêu theo chức năng của Chính phủ chuyển

14.2.5 Dịch vụ nha khoa đối với bệnh nhân ngoại trú

Tương ứng với (06.2.2) và (13.2.5) và do chi tiêu theo chức năng của Chính phủ chuyển

14.2.6 Dịch vụ trợ giúp y tế đối với bệnh nhân ngoại trú

Tương ứng với (06.2.3) và (13.2.6) và do chi tiêu theo chức năng của Chính phủ chuyển

14.2.7 Dịch vụ bệnh viện

- Tương ứng với (06.3.0) và (13.2.6) và do chi tiêu theo chức năng của Chính phủ chuyển

14.2.8 Dịch vụ y tế công cộng

- Do chi tiêu theo chức năng của Chính phủ chuyển

14.3 Giải trí và văn hoá

Nhóm này tương ứng với nhóm 09.4 (Chi tiêu dùng cá nhân hộ gia đình về dịch vụ giải trí và văn hoá) và nhóm 13.3 (Chi tiêu dùng cá nhân của NPISHs về giải trí và văn hoá) và do chi tiêu theo chức năng của Chính phủ chuyển.

195

Page 196: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

14.3.1 Dịch vụ thể thao và giải trí

- Tương ứng với (09.4.1) và 13.3.1) và do chi tiêu theo chức năng của Chính phủ chuyển

14.3.2 Dịch vụ văn hoá

- Tương ứng với (09.4.2) và 13.3.2) và do chi tiêu theo chức năng của Chính phủ chuyển

14.4 Giáo dục

Nhóm này tương ứng với phần 10 (Chi tiêu dùng cá nhân hộ gia đình về giáo dục và nhóm 13.4 (Chi tiêu dùng cá nhân của NPISHs về giáo dục) và do chi tiêu theo chức năng của Chính phủ chuyển.

14.4.1 Giáo dục mầm non

- Tương ứng với (10.1.0) và (13.4.1) và do chi tiêu theo chức năng của Chính phủ chuyển

14.4.2 Giáo dục tiểu học

- Tương ứng với (10.2.0) và (13.4.2) và do chi tiêu theo chức năng của Chính phủ chuyển

14.4.3 Giáo dục trung học

- Tương ứng với (10.3) và 13.4.3) và do chi tiêu theo chức năng của Chính phủ chuyển

14.4.4 Giáo dục đại học

- Tương ứng với (10.4.) và (13.4.4) và do chi tiêu theo chức năng của Chính phủ chuyển

14.4.5 Giáo dục không xác định theo cấp

- Tương ứng với (10.5.) và (13.4.5) và do chi tiêu theo chức năng của Chính phủ chuyển

14.4.6 Dịch vụ hỗ trợ giáo dục

- Do chi tiêu theo chức năng của Chính phủ chuyển

14.5 Bảo đảm xã hội

Nhóm này tương ứng với nhóm 12.4 (Chi tiêu dùng cá nhân hộ gia đình về bảo vệ xã hội và nhóm 13.5 (Chi tiêu dùng cá nhân của NPISHs về bảo vệ xã hội) và do chi tiêu theo chức năng của Chính phủ chuyển.

196

Page 197: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

14.5.0 Bảo đảm xã hội

- Tương ứng với (12.4.0) và 13.5.0) và do chi tiêu theo chức năng của Chính phủ chuyển

II. Phân loại chi tiêu theo chức năng của Chính phủ

Mã số các cấp Tên Ghi chúC.1 C.2 C.301 Dịch vụ công

01.1 Cơ quan hành pháp, lập pháp, tài chính và đối ngoại01.1.1 Cơ quan hành pháp và lập pháp01.1.2 Tài chính và các vấn đề tài chính01.1.3 Đối ngoại

01.2 Viện trợ kinh tế nước ngoài01.2.1 Viện trợ kinh tế nước ngoài cho những nước đang phát triển và những

nước trong thời kỳ quá độ01.2.2 Trợ giúp kinh tế thông qua các tổ chức quốc tế01.3 Dịch vụ chung

01.3.1 Dịch vụ về nhân sự01.3.2 Kế hoạch và Thống kê01.3.3 Dịch vụ chung khác

01.4 01.4.0 Nghiên cứu cơ bản01.5 01.5.0 Nghiên cứu và triển khai dịch vụ công01.6 01.6.0 Dịch vụ công chưa được phân vào đâu01.7 01.7.0 Giao dịch nợ công01.8 01.8.0 Dịch vụ công khác

02 Quốc phòng, an ninh02.1 02.1.0 Quân đội02.2 02.2.0 An ninh02.3 02.3.0 Viện trợ quân sự nước ngoài02.4 02.4.0 Nghiên cứu và triển khai quốc phòng, an ninh02.5 02.5.0 Quốc phòng, an ninh chưa được phân vào đâu

03 Trât tự an toàn xã hội03.1 03.1.0 Cảnh sát03.2 03.2.0 Dịch vụ phòng cháy, chữa cháy03.3 03.3.0 Toà án03.4 03.4.0 Nhà tù03.5 03.5.0 Nghiên cứu và triển khai trật tự an toàn xã hội03.6 03.6.0 Trật tự an toàn xã hội chưa được phân vào đâu

04 Kinh tế04.1 Kinh tế chung, thương mại và lao động

04.1.1 Kinh tế chung và thương mại04.1.2 Lao động

04.2 Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản04.2.1 Nông nghiệp04.2.2 Lâm nghiệp04.2.3 Thủy sản

04.3 Nhiên liệu và năng lượng04.3.1 Than và nhiên liệu khoáng chất rắn khác

197

Page 198: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Mã số các cấp Tên Ghi chúC.1 C.2 C.3

04.3.2 Dầu thô và khí đốt tự nhiên04.3.3 Nhiên liệu nguyên tử04.3.4 Nhiên liệu khác04.3.5 Điện04.3.6 Năng lượng không phải điện

04.4 Khai khoáng, chế biến và xây dựng04.4.1 Khai thác khoáng chất trừ nhiên liệu khoáng chất04.4.2 Chế biến04.4.3 Xây dựng

04.5 Vận tải04.5.1 Vận tải đường bộ04.5.2 Vận tải đường thủy04.4.3 Vận tải đường sắt04.5.4 Vận tải hàng không 04.5.5 Vận tải đường ống và vận tải khác

04.6 04.6.0 Truyền thông04.7 Các ngành khác

04.7.1 Thương mại, bán buôn, bán lẻ04.7.2 Nhà hàng và khách sạn 04.7.3 Du lịch04.7.4 Các dự án phát triển đa mục tiêu

04.8 Nghiên cứu và triển khai các vấn đề kinh tế04.8.1 Nghiên cứu và triển khai các vấn đề kinh tế, thương mại và lao động nói chung04.8.2 Nghiên cứu và triển khai nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản04.8.3 Nghiên cứu và triển khai nhiên liệu và năng lượng04.8.4 Nghiên cứu và triển khai khai khoáng, sản xuất và xây dựng04.8.5 Nghiên cứu và triẻn khai vận tải04.8.6 Nghiên cứu và triển khai truyền thông04.8.7 Nghiên cứu và triển khai các ngành khác

04.9 04.9.0 Kinh tế chưa được phân vào đâu05 Bảo vệ môi trường

05.1 05.1.0 Quản lý rác thải05.2 05.2.0 Quản lý nước thải05.3 05.3.0 Giảm ô nhiễm05.4 05.4.0 Bảo vệ cảnh quan và đa dạng sinh học 05.5 05.5.0 Nghiên cứu và triển khai bảo vệ môi trường05.6 05.6.0 Bảo vệ môi trường chưa được phân vào đâu

06 Phát triển nhà ở và phúc lợi cộng đồng06.1 06.1.0 Phát triển nhà ở06.2 06.2.0 Phát triển cộng đồng06.3 06.3.0 Cung cấp nước06.4 06.4.0 Chiếu sáng đường phố06.5 06.5.0 Nghiên cứu và triển khai nhà ở và tiện nghi cộng đồng06.6 06.6.0 Nhà ở và tiện nghi cộng đồng chưa được phân vào đâu

07 Y tế07.1 Sản phẩm, dụng cụ và thiết bị y tế

07.1.1 Sản phẩm dược

198

Page 199: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Mã số các cấp Tên Ghi chúC.1 C.2 C.3

07.1.2 Sản phẩm y tế khác07.1.3 Dụng cụ và thiết bị chữa bệnh

07.2 Dịch vụ ngoại trú07.2.1 Dịch vụ đa khoa07.2.2 Dịch vụ chuyên khoa07.2.3 Dịch vụ nha khoa07.2.4 Dịch vụ trợ y

07.3 Dịch vụ bệnh viện07.3.1 Dịch vụ bệnh viện đa khoa07.3.2 Dịch vụ bệnh viện chuyên khoa07.3.3 Dịch vụ sản khoa

07.4 07.4.0 Dịch vụ y tế cộng đồng07.5 07.5.0 Nghiên cứu và triển klhai y tế07.6 07.6.0 Y tế chưa được phân vào đâu

08 Giải trí, văn hoá, tôn giáo08.1 08.1.0 Dịch vụ giải trí và thể thao08.2 08.2.0 Dịch vụ văn hoá08.3 08.3.0 Dịch vụ phát thanh, truyền hình và xuất bản08.4 08.4.0 Tôn giáo và các dịch vụ cộng đồng khác08.5 08.5.0 Nghiên cứu và triển khai giải trí, văn hoá và tôn giáo08.6 08.6.0 Giải trí, văn hóa và tôn giáo chưa được phân vào đâu

09 Giáo dục09.1 09.1.0 Giáo dục mầm non09.2 09.2.0 Giáo dục tiểu học09.3 Giáo dục trung học

09.3.1 Giáo dục trung học cơ sở09.3.2 Giáo dục trung học phổ thông

09.4 Giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề09.4.1 Giáo dục trung cấp chuyên nghiệp09.4.2 Dạy nghề

09.5 Giáo dục đai học và sau đại học09.5.1 Giáo dục cao đẳng09.5.2 Giáo dục đại học09.5.3 Giáo dục sau đại học

09.6 09.6.0 Giáo dục không xác định cấp độ09.7 09.7.0 Dịch vụ hỗ trợ giáo dục09.8 09.8.0 Nghiên cứu và triển khai giáo dục09.9 09.9.0 Giáo dục chưa được phân vào đâu

10 Bảo trợ xã hội10.1 Ốm đau và tàn tật

10.1.1 Ốm đau10.1.2 Tàn tật

10.2 10.2.0 Tuổi già10.3 10.3.0 Thân nhân10.4 10.4.0 Gia đình và trẻ em10.5 10.5.0 Thất nghiệp10.6 10.6.0 Nhà ở

199

Page 200: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Mã số các cấp Tên Ghi chúC.1 C.2 C.3

10.7 10.7.0 Thành phần khó khăn của xã hội chưa được phân vào đâu10.8 10.8.0 Nghiên cứu và triển khai bảo trợ xã hội10.9 10.9.0 Bảo trợ xã hội chưa được phân vào đâu

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Kết luận

Hoàn thiện các chuẩn hoá nói chung và các bảng phân loại nói riêng là các điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng hoạt động của công tác thống kê và đảm bảo hòa nhập thống kê Việt Nam với khu vực và thế giới. Chính vì vậy việc nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Nghiên cứu, xây dựng phân loại tiêu dùng theo mục đích hộ gia đình và phân loại chi tiêu theo chức năng của Chính phủ” là một nỗ lực góp một phần vào mục đích này.

Đề tài đã hoàn thành một khối lượng công việc đáng kể gồm:

- Nghiên cứu sự cần thiết và cơ sở lý luận xây dựng các phân loại chi tiêu theo mục đích nói chung và phân loại theo mục đích hộ gia đình và phân loại chi tiêu theo chức năng của Chính phủ nói riêng;

- Đánh giá một số nét về sử dụng các phân loại này trong điều tra mức sống hộ gia đình và mục lục ngân sách nhà nước. Từ những đánh giá này rút ra một số nhận xét và kiến nghị về việc áp dụng các phân loại quốc tế trong lĩnh vực điều tra hộ gia đình và xây dựng mục lục ngân sách;

- Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh giá tình hình thực tế, đề tài đã đề xuất về việc xây dựng Danh mục và giải thích hai phân loại áp dụng ở Việt Nam:

+ Phân loại chi tiêu theo chức năng của Chính phủ

+ Phân loại tiêu dùng theo mục đích của hộ gia đình.

Đây là những nghiên cứu lần đầu về các phân loại này để áp dụng ở Việt Nam, tuy nhiên, ban chủ nhiệm đề tài cho rằng các Danh mục và giải thích đề xuất có thể làm tài liệu để phát triển đáng tin cậy trong áp dụng vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam.

II. Kiến nghị

200

Page 201: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

- Xây dựng thêm hai phân loại nhằm hoàn thiện hệ thống 4 phân loại của Hệ thống Phân loại chi tiêu theo mục đích, đó là:

+ Phân loại chi tiêu theo mục đích các cơ sở không vì lợi phục vụ hộ gia đình

+ Phân loại chi tiêu của các nhà sản xuất theo mục đích.

- Triển khai thực tế áp dụng phân loại chi tiêu theo mục đích hộ gia đình vào thực tế điều tra mức sống hộ gia đình.

201

Page 202: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

ĐỀ TÀI KHOA HỌC

SỐ: 2.2.3-CS06

XÂY DỰNG HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH THANH TRA HÀNH CHÍNH, THANH TRA CHUYÊN NGÀNH THỐNG KÊ

TRÊN CƠ SỞ LUẬT THỐNG KÊ, LUẬT THANH TRA

1. Cấp đề tài : Cơ sở

2. Thời gian nghiên cứu : 2006

3. Đơn vị chủ trì : Thanh tra Tổng cục

4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê

5. Chủ nhiệm đề tài : CN. Nguyễn Hữu Thỏa

6. Những người phối hợp nghiên cứu:

CN. Hy Việt Hưng

CN. Nguyễn Chiếm Thép

CN. Đinh Hải Hà

CN. Khương Văn Trạm

CN. Nguyễn Thị Thu Hương

CN. Ngô Đình Bách

7. Điểm đánh giá nghiệm thu: 9,1 / Xếp loại: Giỏi

202

Page 203: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

PHẦN IĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH

THANH TRA HÀNH CHÍNH, THANH TRA CHUYÊN NGÀNH THỐNG KÊ HIỆN NAY

I. Đánh giá việc thực hiện các nội dung trong thanh tra nội bộ ngành Thống kê (Luật Thanh tra gọi là thanh tra hành chính)

Tổng cục Thống kê là cơ quan thuộc Chính phủ, quản lý ngành dọc được tổ chức thành 3 cấp: Tổng cục Thống kê, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Phòng Thống kê cấp quận, huyện, thị xã. Do vậy, thanh tra hành chính trong hệ thống thống kê tập trung bao gồm các cuộc thanh tra có liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Tổng cục Thống kê. Những năm qua, các tổ chức thanh tra ngành Thống kê thường xây dựng kế hoạch và thực hiện các cuộc thanh tra trong lĩnh vực quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách của các địa phương; xác minh, kết luận các đơn khiếu nại, tố cáo của cán bộ công chức trong ngành Thống kê và có tiến hành thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan đối với lãnh đạo Cục Thống kê. Tuy mỗi cuộc thanh tra trong mỗi lĩnh vực khác nhau thì có các nội dung khác nhau và sử dụng các biện pháp nghiệp vụ khác nhau, nhưng vẫn phải tuân theo một quy trình nhất định. Để có cơ sở bổ sung, hoàn thiện nội dung và quy trình thanh tra hành chính trong ngành Thống kê, chúng tôi tập trung nghiên cứu, đánh giá việc thực hiện nội dung và quy trình thanh tra quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách trong những năm qua.

Trong 5 năm vừa qua (2001-2005), thanh tra ngành Thống kê đã tiến hành thực hiện được 329 cuộc thanh tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (bao gồm: thanh tra việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách cấp và thanh tra quản lý đầu tư xây dựng cơ bản).

Nhìn chung thanh tra sử dụng kinh phí, Thanh tra Tổng cục cũng như Thanh tra Cục Thống kê các địa phương tiến hành đều bảo đảm đúng quy trình như Luật Thanh tra quy định. Trình tự các cuộc thanh tra về cơ bản tuân thủ theo 3 bước với các đủ nội dung quy định.

Riêng các địa phương, qua theo dõi và nghiên cứu các báo cáo và văn bản các cuộc thanh tra cho thấy: tuy có ra quyết định thanh tra nhưng hình

203

Page 204: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

thức và nội dung của bản quyết định ở một số địa phương còn chưa đúng quy định (căn cứ ra quyết định tuy có nêu nhưng chưa đầy đủ, thời gian và phạm vi thanh tra chưa rõ ràng cụ thể). Do đó hầu hết các cuộc thanh tra có quyết định kiểu này là làm nhanh, làm ẩu kết quả thanh tra bị hạn chế. Một loại văn bản nữa không kém phần quan trọng là báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra phải đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan. Kết luận thanh tra phải nêu rõ đúng, sai, nguyên nhân nào và quy rõ trách nhiệm; đồng thời trong bản báo cáo kết quả thanh tra phải nêu được các kiến nghị, giải pháp xử lý mang tính thuyết phục cao.

Thanh tra Thống kê các địa phương ban hành (tham mưu ban hành) các văn bản trong hoạt động thanh tra còn không đúng thể thức văn bản, đôi khi không đúng thẩm quyền, nội dung quá sơ sài; nhiều nơi còn lúng túng do không cập nhật kịp thời các quy định của pháp luật, không hiểu đúng quy định của các văn bản quy phạm pháp luật, không biết vận dụng quy định của pháp luật vào công việc cụ thể.

+ Phạm vi thanh tra chưa được mở rộng, nội dung thanh tra còn mang tính hình thức: qua thực tế tổng hợp công tác thanh tra trong 5 năm qua, đa số các cuộc thanh tra do Thanh tra các Cục Thống kê thực hiện thuộc phạm vi ở Phòng Thống kê cấp huyện, số ít cuộc ở Phòng nghiệp vụ Cục Thống kê; có đơn vị chỉ tiến hành thanh tra riêng về việc thanh toán công tác phí 6 tháng của phòng nghiệp vụ hoặc chỉ tiến hành thanh tra chi bồi dưỡng cho một xã về thực hiện công tác điều tra,... bởi vậy kết quả thanh tra rất đơn giản, sơ sài.

+ Nội dung thanh tra chưa sâu, chưa sát thực: Phạm vi, đối tượng thanh tra có tác động trực tiếp đến nội dung thanh tra. Tuy vậy, các cuộc thanh tra về sử dụng kinh phí ở các Cục Thống kê do Thanh tra Cục Thống kê thực hiện những năm qua chưa nêu lên được thực trạng của việc quản lý, sử dụng kinh phí trong nội bộ các Cục Thống kê (kể cả mặt tích cực cũng như mặt tiêu cực). Nói đúng hơn là chưa có tác dụng trong việc uốn nắn, sửa chữa, ngăn chặn kịp thời những sai phạm trong việc quản lý, sử dụng kinh phí.

+ Điểm yếu của công tác thanh tra về quản lý, sử dụng kinh phí là chưa tập trung vào các nội dung trọng tâm, trọng điểm để tiến hành đúng với ý nghĩa của công việc thanh tra là phát hiện việc làm tốt, việc làm sai để uốn nắn, chấn chỉnh, bổ sung hoặc đề xuất, kiến nghị,... mà còn chạy theo yêu tố tâm lý là đi tìm các sự việc xem có sai phạm không, hoặc mang tư tưởng cốt hoàn thành đủ số lượng cuộc thanh tra.

204

Page 205: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Nhìn chung, trong những năm qua, công tác thanh tra hành chính của thanh tra ngành Thống kê đã đạt được những thành công nhất định, góp phần to lớn trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và ổn định tình hình nội bộ trong toàn ngành. Qua đó cũng góp phần vào những thành công trong việc hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế - chính trị của ngành Thống kê trong những năm qua. Trong quá trình thanh tra hành chính, các Đoàn thanh tra đều thực hiện đúng quy định, nhất là các cuộc thanh tra do Thanh tra Tổng cục Thống kê thực hiện. Thanh tra đã nêu nhiều kiến nghị, yêu cầu chấn chỉnh, bổ sung, sửa đổi những sai phạm. Một số trường hợp phát hiện cá nhân, tổ chức có sai phạm qua thanh tra đã kiến nghị xem xét và xử lý nghiêm khắc. Tuy nhiên công tác thanh tra hành chính của Thanh tra Thống kê vẫn còn bộc lộ những khó khăn, hạn chế, chưa phù hợp với đặc thù hoạt động của ngành Thống kê cần phải nghiên cứu và từng bước có giải pháp để cụ thể đưa công tác thanh tra thống kê vào hoạt động đúng pháp luật, phù hợp với tình hình thực tiễn.

II. Đánh giá việc thực hiện các nội dung trong thanh tra chuyên ngành Thống kê

Việc thanh tra thực hiện phương án điều tra thống kê và chấp hành chế độ báo cáo thống kê những năm qua của Thanh tra Thống kê, phần lớn chỉ thực hiện trong nội bộ ngành Thống kê, thực chất đây cũng chỉ là cuộc thanh tra hành chính trong hệ thống thống kê tập trung, việc thực hiện cuộc thanh tra chuyên ngành Thống kê giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thực hiện chức năng quản lý nhà nước còn khiêm tốn.

1. Đánh giá việc thực hiện các nội dung trong thanh tra thực hiện phương án điều tra thống kê

Thanh tra Thống kê đã tiến hành thanh tra vượt kế hoạch về số lượng cuộc thanh tra: Từ năm 2000 đến năm 2006 kế hoạch giao 1615 cuộc, thực hiện các năm và 6 tháng đầu năm 2006 là 1618 cuộc. Về chất lượng các cuộc thanh tra đã được lãnh đạo Tổng cục Thống kê và Thanh tra Tổng cục Thống kê rất quan tâm chỉ đạo thực hiện, trước hết yêu cầu người làm công tác thanh tra phải có nghiệp vụ thống kê, nắm chắc chế độ, chính sách, pháp luật của nhà nước, phương án điều tra thống kê và các quy trình thực hiện phương án. Trong những năm qua công tác thanh tra thực hiện phương án điều tra thống kê của nhiều Cục Thống kê đã tiến hành đạt kết quả tốt, qua đó đã giúp cơ quan quản lý khái quát đánh giá kết quả đã đạt được trong việc thực hiện các

205

Page 206: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

nội dung trong phương án điều tra từ khâu vẽ sơ đồ, lập bảng kê lập danh sách đối tượng điều tra, lập dàn mẫu, chọn địa bàn, tập huấn điều tra, thu thập số liệu, ghi phiếu điều tra, đến việc tổng hợp, tính toán, báo cáo kết quả điều tra.

Tuy vậy thanh tra thực hiện phương án điều tra thống kê cũng đã phát hiện những sai sót chủ yếu trong một số khâu như sau:

+ Tập huấn điều tra không đủ thời gian, nội dung theo quy định của phương án; đối tượng tập huấn không tham gia nhưng vẫn làm điều tra viên;

+ Hiểu không hết nội dung của chỉ tiêu trong phiếu điều tra dẫn đến khi phỏng vấn ghi sai nội dung phiếu điều tra;

+ Vẽ sơ đồ, lập bảng kê danh sách đối tượng điều tra không đúng quy trình, bỏ sót vị trí nhà của hộ, đánh số thứ tự hộ không đúng quy định vị trí địa chỉ đối tượng điều tra;

+ Lập dàn mẫu điều tra không đúng phương án điều tra quy định;

+ Thay đổi địa bàn điều tra không đảm bảo phương án quy định;

+ Bỏ sót đối tượng điều tra, không tới hộ điều tra để phỏng vấn ghi thông tin vào phiếu điều tra;

+ Bỏ sót thông tin trong phiếu điều tra, không phỏng vấn mà tự ý ghi thông tin vào phiếu điều tra;

+ Báo cáo chưa đúng thời gian.

Về thực hiện các quy trình thanh tra trong thanh tra thực hiện phương án điều tra thống kê, các đoàn thanh tra (nhất là các đoàn thanh tra được cấp Cục Thống kê quyết định) còn nhiều hạn chế ngay từ giai đoạn lập kế hoạch thanh tra, ra quyết định thanh tra…

Phạm vi thanh tra có liên quan đến việc đánh giá chất lượng cuộc điều tra, nhiều năm trước đây số lượng các cuộc thanh tra về điều tra thống kê giao cho các địa phương khá lớn, song đều hoàn thành vượt kế hoạch là do quan niệm còn đơn giản về cuộc thanh tra điều tra nên thường trong l cuộc điều tra chỉ cần chọn 1 - 2 địa bàn ở 1 huyện, 3-5 hộ/địa bàn đã coi như hoàn thành thanh tra cuộc điều tra, hoặc một nội dung điều tra tiến hành ở 2 - 3 huyện mỗi huyện 1 địa bàn cũng được coi như thực hiện 2 - 3 cuộc thanh tra về điều tra thống kê. Do vậy mỗi cuộc thanh tra chỉ cần l buổi, 1 ngày là kết thúc với số lượng đối tượng thanh tra còn quá ít và rất đơn giản.

206

Page 207: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Ba năm 2004, 2005 và 2006 đã chuyển hướng giảm hẳn số lượng, nhằm nâng cao chất lượng thanh tra, khắc phục những tồn tại thiếu sót và tăng cường năng lực của Thanh tra thống kê, nhưng đến nay kết quả vẫn còn hạn chế, phạm vi thanh tra chưa được mở rộng, chưa có một quy định thống nhất cho phạm vi một cuộc thanh tra điều tra thống kê để có một chuẩn mực tương đối phù hợp cho Thanh tra Cục Thống kê thực hiện.

Xác định đối tượng thanh tra chưa đúng, chưa hết: lâu nay, nhiều Cục Thống kê vẫn cho rằng công tác thanh tra nghiệp vụ thống kê nói chung, điều tra thống kê nói riêng là của riêng ngành Thống kê, nên chỉ được tiến hành thanh tra trong nội bộ ngành Thống kê, còn việc các bộ, ngành khác tự tổ chức các cuộc điều tra thống kê thì không thuộc đối tượng phải thanh tra. Đối tượng thanh tra của điều tra thống kê không chỉ ở các Cục Thống kê tỉnh, thành phố (phòng thống kê nghiệp vụ) hoặc phòng Thống kê các quận, huyện mà đối tượng thanh tra điều tra thống kê còn bao gồm cả các vụ nghiệp vụ ở Tổng cục Thống kê, nơi thường xuyên sử dụng kinh phí nhà nước để tổ chức điều tra thống kê - khối lượng công việc điều tra này hàng năm ở các vụ nghiệp vụ khá lớn, từ quy trình, phương án, tập huấn, kiểm tra, nghiệm thu, điều chỉnh kết quả...

Thời điểm thanh tra: Nhiều cuộc thanh tra chọn thời điểm thanh tra chưa đúng, thường chọn sau khi cuộc điều tra đã kết thúc được một thời gian dài, cuộc điều tra đã tổng hợp xong kết quả hay đã báo cáo kết quả điều tra như: cuộc điều tra diện tích sản lượng lúa mùa được tiến hành sau khi thu hoạch (thường vào cuối năm) nhưng nhiều cuộc thanh tra nội dung này tổ chức vào giữa năm sau thậm trí cuối năm sau làm cho việc đưa ra số liệu đánh giá số liệu cuộc điều tra không kịp thời, hoặc kết quả điều tra đã được báo cáo, công bố. Tương tự như cuộc điều tra công nghiệp ngoài quốc doanh. Thanh tra Thống kê các cấp có trách nhiệm tham mưu giúp Thủ trưởng để ra các quyết định thanh tra cần đúng thời điểm nhằm mang lại hiệu quả cao, có như vậy Thanh tra Thống kê mới nâng cao trách nhiệm của mình.

Thời điểm thanh tra tốt nhất là trong quá trình tổ chức thực hiện điều tra hoặc khi cuộc điều tra vừa kết thúc.

Về thời gian thanh tra còn ít, nội dung thanh tra đơn điệu nghèo nàn: nhiều nơi chỉ thanh tra trong l buổi, hoặc 1 ngày; do vậy nội dung thanh tra chỉ cần tập trung vào xem xét hoặc nghe cơ sở báo cáo có thực hiện đúng thời gian triển khai, thời gian kết thúc không, có thay đổi dàn mẫu không, cách

207

Page 208: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

chọn địa bàn như thế nào, kiểm tra số lượng biểu thu thập có đủ không? đã là hết thời gian, còn nếu kiểm tra, so sánh phát hiện tăng, giảm về số lượng mặt hàng, về đầu con gia súc, về số sản phẩm, về số diện tích, năng suất... có ghi đủ, ghi nhầm hoặc ghi thiếu, hoặc điều tra viên có tới tận hộ không, có phỏng vấn trực tiếp đối tượng điều tra không? Biên bản kết luận một số cuộc thanh tra điều tra thống kê còn quá sơ sài, thường mới ở mức đánh giá về công tác chỉ đạo có cố gắng, đảm bảo thời gian nhanh, chậm, chọn số lượng hộ, số lượng địa bàn thiếu, đủ, điều tra viên không đến hộ...

- Qua thanh tra chưa nêu được kiến nghị về nghiệp vụ: điểm yếu nổi bật của Thanh tra Thống kê qua nhiều năm là chưa để tâm đến việc mà lâu nay nhiều ý kiến địa phương cũng như trung ương, hoặc một số văn bản đánh giá, nhận xét về chế độ thống kê nói chung, điều tra thống kê nói riêng đã đến lúc cần sửa đổi, bổ sung, hoặc bãi bỏ một số chỉ tiêu, biểu mẫu, cải tiến phương pháp thu thập số liệu điều tra nhất là những nội dung áp dụng cho cơ sở phải thực hiện; nhưng qua nhiều biên bản kết luận, kiến nghị của thanh tra điều tra thống kê hầu như chưa nơi nào nêu lên được sự lạc hậu, trùng tréo... về các chỉ tiêu giữa các nghiệp vụ thống kê của vụ này với vụ khác, cuộc điều tra này với cuộc điều tra khác.

Về thủ tục văn bản tiến hành thanh tra tuy đã cải tiến, đổi mới nhưng chưa đúng, đầy đủ theo quy định của Luật Thanh tra mới được ban hành: thể thức các văn bản thanh tra chưa thống nhất, một số văn bản hình thức và nội dung chưa theo đúng quy phạm pháp luật:

+ Ra quyết định thanh tra thiếu căn cứ, căn cứ thanh tra không đúng với thẩm quyền người ký quyết định thanh tra;

+ Kết luận thanh tra ban hành thường không đảm bảo nội dung và thẩm quyền theo quy định của Luật Thanh tra do thủ trưởng Thống kê cấp tỉnh và Tổng cục ký nhưng nhiều Chánh Thanh tra Cục Thống kê vẫn ký kết luận thanh tra;

+ Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn Thanh tra Cục Thống kê một số tỉnh chưa nêu rõ sai phạm thuộc điều khoản nào của Luật Thống kê. Kết luận còn nương nhẹ hoặc né tránh hành vi sai phạm;

+ Chưa có hoặc kiến nghị chưa đầy đủ các biện pháp sau thanh tra, chưa nêu rõ để theo dõi cũng như xử lý;

+ Xử lý vi phạm chưa tương xứng với hành vi sai phạm đã mắc phải;

208

Page 209: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

+ Hồ sơ thanh tra của cuộc thanh tra điều tra thống kê chưa đầy đủ các loại văn bản như: thường thiếu kế hoạch thanh tra, biên bản công bố quyết định thanh tra, các tài liệu, chứng cứ cần thiết có liên quan đến kết quả thanh tra, kết luận thanh tra.

2. Đánh giá việc thực hiện các nội dung trong thanh tra chấp hành chế độ báo cáo thống kê

Trong 5 năm (2001-2005), toàn ngành Thống kê đã tổ chức thực hiện 1.437 cuộc thanh tra chấp hành chế độ báo cáo thống kê, trong đó thanh tra nội bộ là 894 cuộc, đối với các đơn vị ngoài ngành là 543 cuộc và đã xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê 222 đơn vị và cá nhân bằng hình thức phạt tiền và phạt cảnh cáo. Việc thanh tra thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở tại các đơn vị cũng đã giảm dần từ quy mô 364 đơn vị năm 2001 xuống còn 69 đơn vị trong năm 2005, năm thực hiện thấp nhất là 15 đơn vị (năm 2003).

Nhìn chung các cuộc thanh tra đều thực hiện đúng các quy định của pháp luật, toàn bộ các kết luận, kiến nghị thanh tra và quyết định xử phạt hành chính đều được các đơn vị và cá nhân chấp hành nghiêm, không có khiếu nại, tố cáo phải xử lý theo quy định của pháp luật.

Về nội dung thanh tra chấp hành chế độ báo cáo thống kê trong nội bộ ngành cũng đã kiểm tra việc thực hiện các nội dung quy định trong chế độ báo cáo: thời gian gửi, các chỉ tiêu, nguồn số liệu, phương pháp tính, mẫu biểu…, Tuy nhiên, trong thanh tra đã tập trung vào nguồn số liệu, phương pháp thu thập, phương pháp tính. Qua thanh tra việc chấp hành chế độ báo cáo thống kê trong nội bộ ngành cũng còn một số hạn chế về chất lượng số liệu và thời gian báo cáo của một số phòng thống kê cấp huyện. Chất lượng số liệu còn hạn chế do nguồn số liệu của báo cáo thống kê cấp huyện phải thu thập qua nhiều phòng, ban, thiếu nhất quán và còn sử dụng nhiều phương pháp chuyên gia để xác định số liệu, có địa phương chưa tính đúng phương pháp theo quy định, những hạn chế và sai sót trong quá trình thu thập, tổng hợp, xử lý thông tin thống kê và đã kiến nghị biện pháp giải quyết điều chỉnh số liệu thống kê.

Hiện nay ở các địa phương nguồn số liệu từ cơ sở để tổng hợp, lập báo cáo chung chưa bảo đảm đầy đủ, còn gặp nhiều khó khăn do tình hình chấp hành chế độ báo cáo của các đơn vị cơ sở chưa thực hiện nghiêm túc nên một

209

Page 210: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

mặt dựa trên báo cáo từ cơ sở, mặt khác phải thu thập qua điện thoại, hoặc phải đến các phòng, ban trong huyện để xin số liệu, ngoài ra còn từ kinh nghiệm công tác thống kê để ước tính, nhất là số liệu về vốn đầu tư xây dựng, lao động, y tế, giáo dục, văn hoá…

Về độ tin cậy của số liệu: chưa thực hiện đúng về phạm vi thu thập, phương pháp tính... nên có nơi chênh lệch số liệu lớn.

Một số chỉ tiêu trong báo cáo một số chuyên ngành chủ yếu dựa vào điều tra mẫu hàng tháng và năm, kết hợp với việc khảo sát thực tế, tuy nhiên, việc xác định hộ mẫu để lập báo cáo hàng tháng; sự phân bổ mẫu theo các ngành sản phẩm chi tiết chưa hợp lý, có ngành sản phẩm chọn nhiều, có ngành thì ít, có ngành lại không có mẫu; các hộ chọn mẫu của một số hoạt động chưa bảo đảm tính đại diện, các hộ chọn mẫu là những hộ có doanh thu khá lớn không sử dụng để suy rộng được. Phương pháp suy rộng chưa bảo đảm đúng quy định cũng có ảnh hưởng tới chất lượng báo cáo thống kê.

Về phạm vi thu thập số liệu khác nhau để lập báo cáo gửi Tổng cục và báo cáo phục vụ địa phương nên có số liệu chênh lệch giữa trung ương và địa phương.

Chưa thực hiện công tác lưu trữ tài liệu và các số liệu thống kê theo từng kỳ báo cáo, mặt khác các tài liệu lưu cũng không bảo đảm tính pháp lý, không ghi ngày tháng, không ký.

Nhiều cuộc thanh tra thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở thường chỉ tập trung vào việc kiểm tra các đối tượng chấp hành về thời gian báo cáo, số biểu, số kỳ, các chỉ tiêu báo cáo. Các nội dung khác như: nguồn số liệu, phương pháp tính thì không kiểm tra, hoặc kiểm tra sơ sài chiếu lệ.

III. Thực hiện quy trình cuộc thanh tra trong ngành Thống kê

Mỗi cuộc thanh tra ở mỗi lĩnh vực khác nhau, nhưng đều phải bảo đảm những yêu cầu chung của quy trình thanh tra, quy trình một cuộc thanh tra diện hẹp hay diện rộng, thanh tra hành chính hay thanh tra chuyên ngành đều phải đảm bảo đầy đủ các bước là:

- Chuẩn bị thanh tra;

- Công bố quyết định thanh tra;

- Trực tiếp thanh tra;

- Kết luận thanh tra;

210

Page 211: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

- Công bố kết luận thanh tra;

- Lập hồ sơ thanh tra và bàn giao hồ sơ thanh tra.

1. Bước chuẩn bị thanh tra

Bước chuẩn bị thanh tra kể từ khi ra quyết định thanh tra đến khi chuyển sang trực tiếp thanh tra. Bước này gồm 4 nội dung:

- Quyết định thanh tra: quyết định thanh tra là văn bản hành chính pháp lý của Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền ở đây là Tổng cục Trưởng Tổng cục Thống kê hoặc Cục trưởng Cục Thống kê các tỉnh, thành phố. Ra quyết định thanh tra là thủ tục bắt buộc phải có đối với hoạt động thanh tra trước khi tiến hành cuộc thanh tra. Căn cứ để ra quyết định thanh tra là chương trình kế hoạch thanh tra được lập hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật của các đơn vị, cá nhân trong ngành Thống kê; đơn vị, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thống kê; khi giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan Thống kê các cấp. Trong quyết định thanh tra phải nêu rõ căn cứ pháp luật, nội dung thanh tra, thời hiệu thanh tra, đối tượng thanh tra, phạm vi thanh tra, lập đoàn thanh tra hoặc giao cho Thanh tra viên thực hiện, thời gian.

- Thành lập đoàn thanh tra: Lực lượng thanh tra trong các cuộc thanh tra từ Tổng cục đến các địa phương đều huy động các Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra trong ngành Thống kê tham gia. Những người này là lực lượng có trình độ chuyên môn cao, nắm rất chắc nghiệp vụ thống kê trên nhiều lĩnh vực, am hiểu pháp luật và thông suốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, khi tiến hành thanh tra, kiểm tra đã đi sâu, phát hiện các sai phạm; kịp thời ngăn chặn, uốn nắn và xử lý các hiện tượng tiêu cực ở đơn vị được thanh tra.

- Kế hoach thanh tra: Kế hoạch thanh tra là nội dung quan trọng trong bước chuẩn bị thanh tra do Trưởng đoàn thanh tra xây dựng thông qua người ra quyết định thanh tra trước khi tổ chức thanh tra.

Kế hoạch thanh tra bao gồm việc xác định đối tượng, phạm vi, thời gian từng nội dung cần kiểm tra, xác minh, điều kiện đảm bảo. Trong kế hoạch thanh tra cũng quy định nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên trong đoàn thanh tra và trách nhiệm của đối tượng thanh tra trong việc chấp hành quyết định thanh tra.

211

Page 212: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

- Chuẩn bị tài liệu thanh tra: bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung, đối tượng thanh tra; yêu cầu đối tượng được thanh tra chuẩn bị các báo cáo, tài liệu có liên quan đến nội dung thanh tra trong quá trình hoạt động của đối tượng được thanh tra mà đơn vị đang lưu giữ.

2. Công bố quyết định thanh tra

Thành phần:

- Đoàn thanh tra;

- Đơn vị được thanh tra: Lãnh đạo đơn vị, đại diện Chi uỷ, công đoàn, các phòng ban nghiệp vụ và các cá nhân có liên quan nội dung thanh tra.

Nội dung:

- Trưởng đoàn thanh tra công bố quyết định thanh tra và triển khai kế hoạch thanh tra của đoàn;

- Thủ trưởng đơn vị (hoặc cá nhân có liên quan) được thanh tra báo cáo tình hình hoạt động của đơn vị (cá nhân) trong lĩnh vực có nội dung thanh tra và liên quan đến nội dung thanh tra; kết quả làm được, những tồn tại cần khắc phục, nguyên nhân khách quan, chủ quan, kiến nghị.

3. Trực tiếp thanh tra

Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình thanh tra, nội dung của bước này là thông qua các biện pháp nghiệp vụ để kiểm tra, thu thập, xác minh, đối chiếu; tiến hành phân tích so sánh đưa ra được các chứng cứ làm cơ sở cho bước kết luận thanh tra.

Trong các cuộc thanh tra: từng thành viên trong đoàn thanh tra căn cứ vào nhiệm vụ được giao trong kế hoạch thanh tra, sau khi thu thập đầy đủ tài liệu liên quan sẽ tiến hành nghiên cứu, xem xét, so sánh, đối chiếu phát hiện những sai sót, khiếm khuyết trong quá trình hoạt động của đối tượng được thanh tra so với chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước. Riêng những sai phạm lớn mang tính chất nghiêm trọng cần xác minh chứng cứ rõ ràng tìm nguyên nhân sai phạm, trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan, kiến nghị biện pháp xử lý.

4. Kết luận thanh tra

Sau khi từng thành viên đoàn thanh tra báo cáo bằng văn bản kết quả thanh tra phần công việc được giao; Trưởng đoàn thanh tra tổng hợp chung

212

Page 213: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

kết quả toàn đoàn, đồng thời dự thảo kết luận thanh tra. Dự thảo kết luận thanh tra phải báo cáo người ra quyết định thanh tra để xin ý kiến chỉ đạo. Trường hợp ý kiến chỉ đạo khác với dự kiến kết luận về vấn đề nào đó thì Trưởng đoàn phải đưa ra các tài liệu và các chứng cứ liên quan đến kết luận của Đoàn để báo cáo lại với người ra quyết định thanh tra. Nếu ý kiến của Trưởng đoàn không được chấp nhận, thì đoàn vẫn phải thực hiện ý kiến chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra, nhưng có quyền bảo lưu với thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người ra quyết định thanh tra.

Kết luận thanh tra phải nêu rõ đúng, sai (tính chất, mức độ, tác hại) nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân và các cấp. Quyết định và kiến nghị các biện pháp xử lý. Kết luận thanh tra phải đạt được các thủ tục hành chính pháp lý quy định như: ngày tháng, trưởng đoàn thanh tra ký tên v.v... phải bảo đảm tính chất chính xác, trung thực, khách quan và mang tính chất thuyết phục cao.

5. Công bố kết luận thanh tra

Khi đã hoàn chỉnh bản báo cáo kết quả thanh tra phải tiến hành công bố, thành phần dự họp công bố bao gồm các thành phần như hôm công bố quyết định thanh tra. Khi công bố báo cáo kết quả thanh tra phải ghi biên bản; nội dung chủ yếu của biên bản công bố kết quả thanh tra và ghi lại một cách trung thực, khách quan các ý kiến của mọi thành viên dự hội nghị. Biên bản công bố kết quả thanh tra cũng phải mang đầy đủ tính hành chính, pháp lý, phải có chữ ký và con dấu của đoàn thanh tra, đơn vị được thanh tra và người ghi biên bản.

6. Lập hồ sơ thanh tra và bàn giao hồ sơ thanh tra

Về thực hiện quy trình thanh tra, nhìn chung mỗi nơi thực hiện một kiểu, không thống nhất, còn có số ít nơi không thực hiện đúng thể thức văn bản, nội dung thanh tra không cụ thể, trình tự thực hiện các bước chưa đảm bảo đầy đủ và đúng trình tự, thực hiện các nội dung thanh tra.

PHẦN IIHOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH THANH TRA HÀNH

CHÍNH TRONG HỆ THỐNG THỐNG KÊ TẬP TRUNG VÀ THANH TRA CHUYÊN NGÀNH THỐNG KÊ

Mỗi cuộc thanh tra tuy có nội dung thuộc các lĩnh vực quản lý khác nhau, nhưng đều phải tuân theo một quy trình thống nhất do pháp luật quy

213

Page 214: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

định. Việc nghiên cứu cụ thể hoá nội dung và quy trình thanh tra trong ngành Thống kê cho phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động đặc thù của mỗi cấp trong Ngành, trong mỗi lĩnh vực quản lý bảo đảm cho hoạt động thanh tra thống kê có hiệu quả, đúng pháp luật, thống nhất trong hệ thống.

Nghiên cứu hoàn thiện nội dung, quy trình thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành thống kê trong đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu theo trình tự: nội dung và quy trình thanh tra hành chính trong ngành Thống kê, được cụ thể hoá thông qua nội dung và quy trình thanh tra quản lý và sử dụng ngân sách; trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành thống kê, cụ thể hoá thông qua nghiên cứu nội dung và quy trình thanh tra thực hiện phương án điều tra thống kê, chấp hành chế độ báo cáo thống kê. Từ đó vận dụng hoặc làm cơ sở nghiên cứu nội dung và quy trình thanh tra thống kê trong các lĩnh vực cụ thể khác.

Một cuộc thanh tra thông thường được tiến hành gồm 3 bước:

- Bước 1: Chuẩn bị thanh tra.

- Bước 2: Trực tiếp thanh tra.

- Bước 3: Kết thúc thanh tra.

1. Bước chuẩn bị thanh tra

Chuẩn bị thanh tra là một trong những nội dung rất quan trọng trong quá trình thanh tra. Nếu làm tốt khâu chuẩn bị thanh tra góp phần quyết định kết quả thanh tra. Nội dung bước chuẩn bị thanh tra:

1.1. Khảo sát thanh tra

Đây là nội dung đầu tiên, cần thiết và rất quan trọng trong bước chuẩn bị thanh tra. Trước khi ra quyết định thanh tra, người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra có thể chỉ định tổ công tác thực hiện việc khảo sát thanh tra nhằm thu thập thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến nội dung, đối tượng cần thanh tra; xác định tính chất, yêu cầu, mục đích của cuộc thanh tra, dự kiến thời gian tiến hành thanh tra; lựa chọn Trưởng Đoàn thanh tra, bố trí thành viên Đoàn thanh tra và chuẩn bị các điều kiện khác phục vụ cuộc thanh tra.

Trong khi khảo sát thanh tra thực hiện phương án điều tra thống kê, chấp hành chế độ báo cáo thống kê cần định rõ nội dung thanh tra để phân cụ thể đối tượng thanh tra, từ đó phân định đối với các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 14/2005/NĐ-CP ngày 04/02/2005 của Chính phủ

214

Page 215: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

để xác định các hành vi vi phạm hành chính phải xử phạt vi phạm hành chính - đây là thanh tra chuyên ngành thống kê; các đối tượng còn lại theo quy định của Luật Thống kê, nếu là cơ quan, tổ chức, cán bộ công chức thuộc hệ thống thống kê tập trung thì xử lý các hành vi vi phạm hành chính áp dụng các quy định của pháp luật về cán bộ công chức - đây là thanh tra hành chính.

1.2. Ra quyết định thanh tra

Căn cứ và thẩm quyền ra quyết định thanh tra:

- Căn cứ chương trình, kế hoạch thanh tra đã được Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt, Chánh Thanh tra cùng cấp ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra. Trường hợp cần thiết, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra.

- Đối với cuộc thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước giao.

Chánh Thanh tra cùng cấp đề nghị việc tiến hành thanh tra đột xuất, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có trách nhiệm xem xét, quyết định việc thanh tra và thông báo cho Chánh Thanh tra.

Căn cứ vào quyết định phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước; Chánh Thanh tra cùng ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra. Trường hợp cần thiết, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra.

Trường hợp phát hiện vụ việc vi phạm pháp luật cần phải thanh tra kịp thời thì Chánh Thanh tra Thống kê các cấp ra quyết định thanh tra, đồng thời báo cáo với Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.

Trong trường hợp phân công thanh tra viên chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập thì người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra phải xác định rõ phạm vi, nhiệm vụ, thời hạn tiến hành thanh tra.

Nội dung quyết định thanh tra

Quyết định thanh tra phải ghi rõ:

- Căn cứ pháp lý để thanh tra;

- Đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra;

215

Page 216: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

+ Trong thanh tra việc quản lý và sử dụng khinh phí

* Các đơn vị dự toán cấp hai thuộc hệ thống thống kê tập trung có quản lý và sử dụng kinh phí,

* Các Ban quản lý dự án, Ban chỉ đạo Tổng điều tra thống kê thuộc Tổng cục Thống kê,

* Các đơn vị sự nghiệp, hoạt động có thu thuộc hệ thống thống kê tập trung,

* Các cá nhân có liên quan đến việc thu, chi; quản lý kinh phí của hệ thống thống kê tập trung - Thời hạn tiến hành thanh tra;

Căn cứ tính chất, mức độ, niên hạn và thời hiệu kế toán để quyết định:

* Kinh phí ngân sách nhà nước cấp thường xuyên,

* Kinh phí thực hiện các cuộc Tổng điều tra, điều tra thống kê hàng năm,

* Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản (cả phần xây lắp và mua sắm thiết bị),

* Kinh phí các dự án viện trợ, kinh phí nghiên cứu khoa học, kinh phí đào tạo, v.v…

* Kinh phí thuộc ngân sách địa phương, kinh phí các bộ, ngành hỗ trợ theo tính chất phối hợp công việc, v.v...

+ Đối với cuộc thanh tra thực hiện phương án điều tra thống kê: tuỳ theo mục đích, tính chất của cuộc thanh tra mà người ra quyết định thanh tra quyết định thanh tra toàn bộ các nội dung của phương án điều tra thống kê hoặc một số khâu trong phương án điều tra trong một địa bàn điều tra xác định:

* Thẩm quyền ra quyết định điều tra, phương án điều tra;

* Quy trình tập huấn nghiệp vụ;

* Quy trình vẽ sơ đồ, lập bảng kê;

* Quy trình chọn mẫu, chọn số lượng đơn vị điều tra, số lượng địa bàn điều tra;

* Quy trình chọn điều tra viên, giám sát;

* Quy trình thu thập trực tiếp thông tin: phỏng vấn, ghi phiếu điều tra;

* Quy trình phúc tra;

* Quy trình nghiệm thu, nhập tin;

* Quy trình xử lý, tổng hợp phiếu điều tra,

* Công bố kết quả điều tra;

216

Page 217: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

+ Đối với cuộc thanh tra chấp hành chế độ báo cáo thống kê, tuỳ theo mục đích, tính chất của cuộc thanh tra mà người ra quyết định thanh tra quyết định thanh tra việc chấp hành chế độ báo cáo thống kê cơ sở (thanh tra chuyên ngành thống kê); thanh tra chấp hành chế độ báo cáo thống kê tổng hợp: đối với việc chấp hành chế độ báo cáo thống kê của các đơn vị thuộc hệ thống thống kê tập trung là cuộc thanh tra hành chính, đối với việc chấp hành chế độ báo cáo thống kê tổng hợp của Bộ, Sở, ban, ngành là cuộc thanh tra chuyên ngành thống kê. Nội dung thanh tra chấp hành chế độ báo cáo thống kê gồm:

* Thẩm quyền ban hành chế độ báo cáo;

* Việc chấp hành mẫu biểu, số kỳ, các chỉ tiêu và thời hạn báo cáo;

* Nguồn số liệu để tổng hợp báo cáo;

* Phương pháp tính các chỉ tiêu.

- Trưởng Đoàn thanh tra và các thành viên khác của Đoàn thanh tra.

Quyết định thanh tra phải được gửi cho đối tượng thanh tra, trừ trường hợp thanh tra đột xuất trong thời hạn chậm nhất là ba ngày.

Thời hạn thanh tra

Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra được quy định như sau:

- Đối với quyết định thanh tra hành chính:

* Thanh tra Tổng cục Thống kê tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 70 ngày;

* Thanh tra Cục Thống kê tiến hành không quá 30 ngày; ở miền núi, nơi nào đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.

- Đối với các cuộc thanh tra chuyên ngành Thống kê được tổ chức theo Đoàn thanh tra không quá 30 ngày.

- Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến khi kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.

- Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra có thể gia hạn một lần, thời gian gia hạn không vượt quá thời hạn ghi trong quyết định thanh tra đang thực hiện, không kể ngày lễ, ngày nghỉ.

Đoàn thanh tra

Đoàn thanh tra được thành lập theo quyết định của Chánh Thanh tra Thống kê các cấp hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp để

217

Page 218: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

tiến hành cuộc thanh tra theo nội dung, đối tượng, thời hạn đã ghi trong quyết định thanh tra.

Đoàn thanh tra có Trưởng Đoàn thanh tra, các thành viên Đoàn thanh tra. Trường hợp cần thiết có thể có Phó Đoàn thanh tra để giúp Trưởng Đoàn thanh tra thực hiện một số nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng Đoàn thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Trưởng Đoàn thanh tra chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người ra quyết định thanh tra, người quản lý trực tiếp về việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao. Trưởng Đoàn thanh tra có các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Thành viên Đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Trưởng Đoàn thanh tra và người ra quyết định thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao. Thành viên Đoàn thanh tra có các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra.

1.3. Nhật ký Đoàn thanh tra

Nhật ký Đoàn thanh tra là sổ ghi chép những hoạt động của Đoàn thanh tra, những nội dung có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra diễn ra trong ngày, từ khi có quyết định thanh tra đến khi bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan có thẩm quyền. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm lập, ghi Nhật ký Đoàn thanh tra, phải ghi rõ công việc do Đoàn thanh tra tiến hành, việc chỉ đạo, điều hành của Trưởng đoàn thanh tra diễn ra trong ngày. Trong trường hợp có ý kiến chỉ đạo của Người ra quyết định thanh tra, có những vấn đề phát sinh liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra trong ngày thì phải ghi rõ trong nhật ký Đoàn thanh tra.

Việc ghi nhật ký Đoàn thanh tra được thực hiện theo mẫu do Tổng thanh tra quy định và được lưu trong hồ sơ cuộc thanh tra.

1.4. Nghiên cứu quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc thanh tra

Đoàn thanh tra phải tổ chức nghiên cứu, quán triệt quyết định thanh tra, tập thể Đoàn thanh tra phải thảo luận kỹ nội dung thanh tra để xác định trọng tâm, trọng điểm, phương pháp tiến hành thanh tra phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch thanh tra và tiến hành thanh tra đạt kết quả.

1.5. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra

Kế hoạch thanh tra thể hiện phương án thanh tra của Đoàn trong việc thực hiện quyết định thanh tra.

218

Page 219: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tiến hành cuộc thanh tra trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt trước ngày công bố quyết định thanh tra.

Nội dung kế hoạch thanh tra:

Xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc thanh tra;

Xác định trong tâm, trọng điểm từng nội dung và đối tượng thanh tra; phương pháp tiến hành thanh tra;

Tiến độ thực hiện từng công việc;

Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm phổ biến kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên Đoàn thanh tra.

1.6. Xây dựng nội quy làm việc của Đoàn thanh tra

Căn cứ các quy định của pháp luật, Trưởng đoàn xây dựng nội quy làm việc của Đoàn thanh tra. Nội quy làm việc của Đoàn có các nội dung:

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn, các thanh viên trong đoàn;

- Mối quan hệ giữa trưởng đoàn với các thanh viên và giữa các thành viên trong đoàn;

- Chấp hành sự chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra hoặc của Thủ trưởng cơ quan Thanh tra cùng cấp nếu quyết định thanh tra do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ban hành;

- Mối quan hệ với cơ quan, cá nhân là đối tượng thanh tra;

- Chấp hành kỷ luật công tác: Bảo mật, phát ngôn, làm việc với đối tượng thanh tra, giữ gìn phẩm chất của Thanh tra viên trong khi thi hành nhiệm vụ được giao.

1.7. Tổ chức tập huấn

Khi tổ chức cuộc thanh tra có nhiều nội dung phức tạp, trên diện rộng, thành phần Đoàn có nhiều thành viên của các cơ quan nghiệp vụ phối hợp tham gia, v.v., nếu thấy cần thiết có thể tổ chức tập huấn nghiệp vụ trước khi tiến hành thanh tra để các Thành viên Đoàn thanh tra nhận thức được mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của cuộc thanh tra, thống nhất quan điểm, nhận thức, nội dung, phương pháp tiến hành cuộc thanh tra. Việc tổ chức tập huấn phải được đưa vào kế hoạch thanh tra.

219

Page 220: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Nội dung tập huấn gồm:

- Quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp tiến hành thanh tra;

- Nghiên cứu, phổ biến các chính sách, chế độ, pháp luật của nhà nước, các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, định mức có liên quan đến các nội dung thanh tra;

- Trao đổi kinh nghiệm về phương pháp, các biện pháp nghiệp vụ xử lý tình huống trong thanh tra để đạt kết quả tốt;

- Phổ biến kế hoạch thanh tra và thống nhất nội quy làm việc của Đoàn.

Thành phần tham gia tập huấn:

Mời Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước hoặc Chánh Thanh tra (người ra quyết định thanh tra),

Giảng viên: Là những chuyên gia nghiệp vụ có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác thanh tra, giải quyết các nội dung có liên quan đến lĩnh vực thanh tra,

Trưởng đoàn và các Thành viên Đoàn thanh tra.

1.8. Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo

Đối tượng thanh tra phải báo cáo bằng văn bản những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra. Báo cáo của đối tượng thanh tra là một trong những văn bản có giá trị pháp lý trong quá trình thanh tra và được lưu giữ trong hồ sơ cuộc thanh tra. Để báo cáo của đối tượng thanh tra được chi tiết, cụ thể và sát với nội dung thanh tra, Đoàn thanh tra xây dựng đề cương báo cáo gửi cho đối tượng thanh tra thực hiện.

Yêu cầu đối với đề cương báo cáo:

- Nội dung phải bám sát nội dung của quyết định thanh tra và kế hoạch thanh tra;

- Nêu khái quát đặc điểm tình hình hoạt động, bối cảnh lịch sử cụ thể của đối tượng thanh tra có ảnh hưởng đến nội dung thanh tra phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá, phân tích, xác định nguyên nhân chủ quan, khách quan giúp cho việc thanh tra và báo cáo kết quả thanh tra bảo đảm khách quan, đúng pháp luật;

220

Page 221: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

- Tuỳ theo nội dung, tính chất công việc và phạm vi của cuộc thanh tra, có thể yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo tổng hợp theo danh mục, biểu mẫu thiết kế sẵn giúp cho Đoàn có thể thu thập được nhiều thông tin để có hướng tiếp cận nội dung thanh tra nhanh nhất đạt kết quả;

- Lưu ý trong đề cương báo cáo tránh làm lộ những trọng tâm, trọng điểm và phương pháp, các biện pháp nghiệp vụ tiến hành thanh tra của Đoàn để hạn chế sự che dấu, thủ tiêu chứng cứ, cản trở, chống đối của đối tượng thanh tra.

1.9. Chuẩn bị kinh phí, phương tiện vật chất phục vụ cho đoàn thanh tra

- Dự trù kinh phí cho hoạt động của Đoàn,

- Phương tiện di chuyển, vận chuyển người, tang vật…,

- Văn phòng phẩm, trang thiết bị phục vụ cho Đoàn trong quá trình tiến hành thanh tra,

- Các văn bản quy phạm pháp luật, chế độ, chính sách, định mức, tiêu chuẩn của nhà nước và ngành Thống kê có liên quan.

2. Bước trực tiếp thanh tra

Trực tiếp tiến hành thanh tra là quá trình thu thập thông tin và chứng cứ, thông qua việc xác minh, đối chiếu, điều tra, phân tích và tổng hợp một cách khoa học, khách quan, trung thực để Đoàn thanh tra có được đầy đủ chứng cứ vững chắc làm căn cứ đánh giá việc chấp hành pháp luật của đối tượng thanh tra về các nội dung thanh tra.

Trực tiếp tiến hành thanh tra tính từ khi Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên đến làm việc với đối tượng thanh tra cho đến khi kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra hoặc hết thời hạn thanh tra. Công việc trực tiếp tiến hành thanh tra gồm:

2.1. Công bố quyết định thanh tra

Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra, chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định thanh tra,

Thành phần tham dự cuộc họp công bố quyết định thanh tra do Trưởng Đoàn thanh tra quyết định. Thông thường gồm: Thủ trưởng đơn vị, đại diện cơ quan Đảng, tổ chức đoàn thể, lãnh đạo đơn vị, cá nhân có liên quan đến nội dung thanh tra của đối tượng thanh tra và Đoàn thanh tra,

221

Page 222: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Khi công bố quyết định thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra phải nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn thanh tra, thời hạn thanh tra, quyền và trách nhiệm của đối tượng thanh tra, dự kiến kế hoạch làm việc của Đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra,

Nghe Thủ trưởng đơn vị được thanh tra báo cáo kết quả thực hiện các nội dung thanh tra, các thành viên hội nghị báo cáo bổ sung, có ý kiến và kiến nghị Đoàn (nếu có),

Việc công bố quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản.

2.2. Thực hiện các nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra

Thu thập thông tin gồm: Khai thác hồ sơ, tài liệu của cơ quan đã kiểm tra hoặc các cơ quan hữu quan khác có liên quan đến nội dung, phạm vi thanh tra của Đoàn để tránh đi vào những vấn đề đã có kết luận đúng đắn hoặc vô tình hợp pháp hoá các hành vi sai phạm; tổ chức chất vấn, đối chất, yêu cầu giải trình, cung cấp thông tin, kiểm tra, xác minh; lập biên bản vi phạm.

Sau khi công bố quyết định thanh tra,

- Đoàn thanh tra tiến hành bàn giao tài liệu giữa đơn vị thanh tra và đoàn thanh tra:

+ Đối với cuộc thanh tra quản lý và sử dụng kinh phí:

* Các báo cáo chung (quyết toán...);

* Các sổ kế toán, bảng kê chứng từ ghi sổ, báo cáo quyết toán,

* Các chứng từ thanh toán, phiếu thu, chi kèm các chứng từ gốc có liên quan...

+ Đối với cuộc thanh tra thực hiện phương án điều tra thống kê:

* Các báo cáo chung;

* Kết quả tập huấn, vẽ sơ đồ, lập bảng kê;

* Kết quả thu thập thông tin, ghi phiếu, biểu điều tra;

* Các sổ trung gian ghi chép, tổng hợp;

* Kết quả phúc tra;

* Kết quả nghiệm thu phiếu, biểu điều tra;

* Kết quả khác.

+ Đối với cuộc thanh tra chấp hành chế độ báo cáo thống kê:

222

Page 223: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

* Báo cáo chung;

* Các báo cáo thực hiện theo mẫu biểu quy định trong chế độ báo cáo thống kê, đơn vị phải thực hiện trong thời hiệu thanh tra;

* Nguồn số liệu để tổng hợp báo cáo;

* Các sổ trung gian ghi chép, tổng hợp;

* Các tài liệu có liên quan.

Việc giao nhận lập thành biên bản. Đại diện đoàn thanh tra và đại diện đơn vị được thanh tra cùng ký biên bản giao nhận tài liệu; biên bản được lập thành 2 bản, một bản đoàn thanh tra giữ, một bản đơn vị được thanh tra giữ.

- Thu thập thông tin gồm:

+ Đối với cuộc thanh tra quản lý và sử dụng kinh phí:

* Khai thác hồ sơ, tài liệu của cơ quan đã kiểm tra hoặc các cơ quan hữu quan khác có liên quan đến nội dung, phạm vi thanh tra của Đoàn;

* Khái quát chung khối lượng công việc do mình phải thực hiện;

* Phân loại sổ kế toán, các bảng kê, chứng từ theo từng khoản mục;

* Kiểm tra báo cáo quyết toán, công tác hạch toán kế toán, lập bảng kê, việc luân chuyển chứng từ;

* Kiểm tra kỹ nội dung từng chứng từ, việc lập phiếu thu, chi, đối chiếu, so sánh với dự toán, định mức, chế độ chính sách... để xác định tính hợp pháp của chứng từ, phát hiện chứng từ có sai phạm hoặc có điểm nghi vấn, không rõ ràng...

* Phân loại những chứng từ cần phải xác minh ở các đơn vị hoặc cá nhân có liên quan, yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình;

* Yêu cầu đơn vị hoặc cá nhân cung cấp các thông tin, tư liệu cần phải làm rõ hoặc kiểm tra, xác minh;

+ Đối với cuộc thanh tra thực hiện phương án điều tra thống kê:

Trong quá trình thanh tra, tổ chức chất vấn, đối chất, yêu cầu giải trình, cung cấp thông tin, kiểm tra, xác minh các nội dung theo quy định của phương án điều tra thống kê.

Tập huấn nghiệp vụ thực hiện thanh tra các nội dung:

223

Page 224: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

* Thời gian tập huấn,

* Đối tượng tập huấn, nhất là các đối tượng là điều tra viên và tổ trưởng tổ điều tra (kiểm tra đối chiếu với danh sách trưng tập điều tra viên và tổ trưởng tổ điều tra),

* Nội dung tập huấn,

* Phương pháp tập huấn,

* Kiểm tra trực tiếp một số đối tượng được tập huấn.

Xác định số lượng, lập danh sách các đơn vị điều tra toàn bộ:

* Thực hiện vẽ sơ đồ địa bàn điều tra,

* Lập bảng kê,

* Thực hiện lập danh sách các đơn vị điều tra theo phương án (kiểm tra các căn cứ để Ban chỉ đạo các cấp lập danh sách),

* Kiểm tra thực tế tại địa bàn.

Thực hiện quy trình chọn mẫu: Kiểm tra thực hiện quy trình chọn mẫu tại các địa bàn được chọn thanh tra.

Việc trực tiếp thu thập thông tin của các điều tra viên:

* Việc điều tra viên đến hộ phỏng vấn, ghi phiếu điều tra,

* Công tác kiểm tra của các Tổ trưởng tổ điều tra,

* Thực hiện tiến độ điều tra,

* Thực hiện định mức thời gian thu thập thông tin, ghi phiếu điều tra.

Thực hiện vẽ sơ đồ địa bàn điều tra,

Thực hiện quy trình phúc tra:

* Tỷ lệ phiếu phúc phúc tra,

* Kiểm tra thực tế tại địa bàn công tác phúc tra,

* Kết quả tổng hợp phúc tra,

Công tác nhập tin:

* Quy trình bàn giao, sắp xếp, kiểm tra phiếu từ khâu điều tra sang khâu xử lý,

* Kiểm tra việc lập, ghi chép sổ giao nhận,

224

Page 225: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

* Quy trình nhập, lưu giữ thông tin trên phiếu, biểu điều tra,

* Danh sách người nhập tin (việc tuyển chọn người nhập tin, tập huấn cho người nhập tin),

* Người thực tế nhập tin trên máy,

* Thực hiện quy trình tổ chức kiểm tra nhập tin,

* Kiểm tra, đối chiếu ngẫu nhiên ở một số địa bàn kết quả nhập tin và thông tin ghi trên phiếu điều tra.

Công bố kết quả điều tra...

Căn cứ vào quy định trong phương án điều tra thống kê đối chiếu với việc thực hiện để xem xét việc thời gian, thẩm quyền công bố kết quả điều tra, gửi kết quả điều tra, phát hiện những sai sót trong quá trình công bố kết quả điều tra...

+ Đối với cuộc thanh tra chấp hành chế độ báo cáo thống kê, tiến hành thanh tra theo nội dung nêu trong quyết định thanh tra. Gồm các nội dung có tính chất bắt buộc sau đây:

Đối chiếu số liệu, thời gian nộp báo cáo so với quy định, nguồn số liệu khai thác thu thập có hay không theo đúng quy định, sổ trung gian, phương pháp tính chỉ tiêu, cùng những nội dung khác có liên quan.

Yêu cầu bước này phải kiểm tra từng khâu của công tác thu thập, tổng hợp thông tin trong báo cáo thống kê:

* Kiểm tra về tính đầy đủ biểu mẫu và chỉ tiêu theo quy định;

* Kiểm tra tính kịp thời gian báo cáo theo quy định;

* Kiểm tra nguồn số liệu để bảo đảm tổng hợp vào báo cáo thống kê;

* Kiểm tra phương pháp thu thập, tổng hợp theo quy định của từng chế độ báo cáo thống kê;

* Kiểm tra phương pháp tính từng chỉ tiêu trong chế độ báo cáo đã ghi trong quyết định thanh tra.

Mỗi nội dung kiểm tra phải so sánh đối chiếu giữa số liệu kiểm tra với số liệu do đơn vị báo cáo. Phải làm việc với đơn vị để có đầy đủ chứng cứ pháp lý đánh giá đúng nguyên nhân của sự chênh lệch số liệu của từng nội dung và ở tất cả các nội dung ghi trong quyết định.

225

Page 226: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Trong quá trình tiến hành thu thập thông tin, các thành viên cần đi sâu, sử dụng có chọn lọc những tài liệu, chứng cứ phục vụ cho quá trình thanh tra của mình để phân tích, đánh giá từng nội dung, phạm vi được phân công. Trong quá trình thanh tra, tổ chức chất vấn, đối chất, yêu cầu giải trình, cung cấp thông tin, kiểm tra, xác minh về một vấn đề. Việc thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ phải được lập thành biên bản trong đó ghi rõ nguồn gốc cung cấp (nếu có), chữ ký của người thu thập, người cung cấp.

Việc thu thập thông tin trong khi tiến hành thanh tra đã được pháp luật quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người thu thập thông tin, người cung cấp thông tin: Đối tượng thanh tra có nghĩa vụ cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Thanh tra viên, Trưởng đoàn thanh tra hoặc người ra quyết định thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của những thông tin, tài liệu đã cung cấp. Trường hợp thông tin, tài liệu đó cung cấp chưa đầy đủ thì Thanh tra viên, Trưởng đoàn thanh tra hoặc người ra quyết định thanh tra yêu cầu đối tượng báo cáo bổ sung.

Trường hợp đối tượng không cung cấp hoặc cố tình trì hoãn, cung cấp không đầy đủ, không chính xác thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra thì những người nói trên có quyền áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý đối với đối tượng thanh tra.

Đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung cuộc thanh tra cũng phải cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác khi có yêu cầu và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp.

Cùng với các quyền hạn nêu trên, pháp luật về thanh tra cũng quy định cụ thể về việc áp dụng các biện pháp niêm phong tài liệu, kiểm kê tài sản, trưng cầu giám định, tạm đình chỉ hành vi vi phạm.

Thành viên Đoàn thanh tra phải báo cáo về tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng đoàn thanh tra. Trường hợp phát hiện những vấn đề cần phải xử lý ngay hoặc quá thẩm quyền thì báo cáo Trưởng đoàn thanh tra xem xét, quyết định.

Báo cáo kết quả và hoàn chỉnh hồ sơ từng phần việc của cuộc thanh tra.

226

Page 227: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Cuối cùng, mỗi thành viên theo từng công việc được giao phải làm rõ việc chấp hành pháp luật, trách nhiệm của đối tượng thanh tra, đồng thời chỉ ra nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng tới kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về nội dung thanh tra của đối tượng thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra, đề xuất, kiến nghị trong phạm vi những nội dung được phân công thực hiện và lập hồ sơ từng phần theo mục đích, yêu cầu, nội dung mà kế hoạch thanh tra đã đề ra.

2.3. Thông báo kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra

Khi kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra biết.

3. Bước kết thúc thanh tra

3.1. Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra và kết luận thanh tra

Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc việc thanh tra trực tiếp tại cơ sở, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng và ký báo cáo kết quả thanh tra.

Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm lấy ý kiến các thành viên trong Đoàn thanh tra về dự thảo báo cáo kết quả thanh tra; trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Trưởng đoàn và các thành viên Đoàn thanh tra thì phải nêu rõ trong báo cáo. Trưởng đoàn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung báo cáo kết quả thanh tra. Trường hợp cần phải làm rõ thêm một số nội dung phục vụ cho việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra, Trưởng đoàn có quyền yêu cầu đối tượng giải trình, làm rõ.

Báo cáo kết quả thanh tra được gửi tới người ra quyết định thanh tra. Trong trường hợp người ra quyết định thanh tra là Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước thì Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo kết quả thanh tra cho Chánh thanh tra cùng cấp.

Báo cáo kết quả thanh tra cần phải có các nội dung sau đây:

- Kết luận cụ thể về từng nội dung đã tiến hành thanh tra;

- Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có);

- Ý kiến khác nhau giữa thành viên Đoàn thanh tra với Trưởng Đoàn thanh tra về nội dung báo cáo kết quả thanh tra (nếu có);

227

Page 228: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

- Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng; kiến nghị các biện pháp xử lý.

Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra.

Khi được giao xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra căn cứ vào báo cáo kết quả thanh tra, sự chỉ đạo của Người ra quyết định thanh tra để xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra trình Người ra quyết định thanh tra.

Kết luận thanh tra được lập trên cơ sở báo cáo kết quả thanh tra và phải có các nội dung sau đây:

- Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra;

- Kết luận về nội dung được thanh tra;

- Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có);

- Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng; kiến nghị các biện pháp xử lý.

Trong quá trình ra văn bản kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có quyền yêu cầu Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra báo cáo, yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận thanh tra.

Trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra yêu cầu Đoàn thanh tra tiến hành thanh tra bổ sung để làm rõ thêm một số nội dung. Kết quả thanh tra bổ sung phải được báo cáo bằng văn bản, làm cơ sở cho việc ra văn bản kết luận thanh tra.

Trước khi có kết luận chính thức, nếu xét thấy cần thiết thì người ra kết luận thanh tra có thể gửi dự thảo kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra. Đối tượng thanh tra có quyền giải trình về những vấn đề chưa nhất trí với nội dung của dự thảo kết luận thanh tra. Việc giải trình của đối tượng thanh tra phải thực hiện bằng văn bản và có các chứng cứ để chứng minh cho ý kiến giải trình của mình.

Trong trường hợp Người ra quyết định thanh tra gửi dự thảo Kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra và đối tượng thanh tra có văn bản giải trình thì Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm nghiên cứu và đề xuất với Người ra quyết định thanh tra hướng xử lý nội dung giải trình của đối tượng thanh tra.

228

Page 229: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Căn cứ vào báo cáo kết quả thanh tra, sau khi xem xét giải trình của đối tượng thanh tra, người ra quyết định thanh tra ra văn bản kết luận thanh tra. Kết luận thanh tra được gửi tới Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp và đối tượng thanh tra. Trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước là người ra quyết định thanh tra thì kết luận thanh tra còn được gửi cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra cùng cấp.

Về hình thức và nội dung báo cáo kết quả thanh tra và kết luận thanh tra cơ bản là giống nhau. Kết cấu bản báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra thông thường bao gồm các phần như sau:

Phần I: Những khái quát chung

Nêu được xuất xứ cuộc thanh tra, tóm tắt quá trình thanh tra của đoàn và nhận xét chung về tinh thần hợp tác của đối tượng thanh tra.

Khái quát đặc điểm tình hình của đối tượng thanh tra có liên quan ảnh hưởng tới nội dung thanh tra.

Phần II: Kết quả thanh tra

Tóm tắt diễn biến những sự việc thanh tra, kết quả thanh tra xem xét, nhận xét, đánh giá về những ưu, khuyết điểm, sai phạm; đánh giá tính chất, mức độ của từng sai phạm; nguyên nhân khách quan, chủ quan, trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể có liên quan.

Phần III: Kết luận và kiến nghị

Kết luận:

Nêu nên những vấn đề đã thực hiện đúng, tốt; những vấn đề vi phạm pháp luật cụ thể cả định tính và định lượng.

Kiến nghị:

Đối với báo cáo kết quả thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra kiến nghị người ra quyết định thanh tra xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý về kinh tế, hành chính hay trách nhiệm hình sự, những đề xuất kiến nghị bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách có liên quan,

Đối với kết luận thanh tra thì người ra quyết định thanh tra xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo thẩm quyền về kinh tế, hành chính, hình sự hoặc bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách có liên quan.

229

Page 230: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

3.2. Công bố kết luận thanh tra

Người ra kết luận thanh tra có trách nhiệm công bố hoặc gửi kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra. Trường hợp cần thiết có thể uỷ quyền cho Trưởng Đoàn thanh tra công bố kết luận thanh tra. Việc công bố kết luận thanh tra được lập thành biên bản.

Trong trường hợp Người ra quyết định thanh tra quyết định công bố Kết luận thanh tra và ủy quyền cho Trưởng đoàn thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra về thời gian, địa điểm, thành phần tham dự buổi công bố Kết luận thanh tra. Thành phần tham dự buổi công bố Kết luận thanh tra gồm Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra, đại diện các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Tại buổi công bố Kết luận thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra đọc toàn văn Kết luận thanh tra; nêu rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện Kết luận thanh tra.

3.3. Hoàn tất hồ sơ cuộc thanh tra

Cuộc thanh tra phải được lập thành hồ sơ, Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm lập và bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan đã ra quyết định thanh tra. Việc lập, quản lý, sử dụng hồ sơ thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Hồ sơ thanh tra gồm có:

Quyết định thanh tra;

Biên bản thanh tra do Đoàn thanh tra, Thanh tra viên lập;

Báo cáo, giải trình của đối tượng thanh tra;

Báo cáo kết quả thanh tra;

Kết luận thanh tra;

Văn bản về việc xử lý, kiến nghị việc xử lý;

Nhật ký Đoàn thanh tra;

Các tài liệu khác có liên quan đến cuộc thanh tra: Biên bản xác minh, các bản sao tài liệu,… là chứng cứ để phục vụ cho việc kết luận thanh tra.

230

Page 231: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có kết luận thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra tổ chức việc bàn giao hồ sơ thanh tra. Trường hợp vì trở ngại khách quan thì thời gian bàn giao hồ sơ thanh tra có thể kéo dài nhưng không quá 90 ngày. Trong thời hạn quy định, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan trực tiếp quản lý Trưởng đoàn thanh tra; trường hợp mà Người ra quyết định thanh tra không phải là Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý Trưởng đoàn thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra báo cáo Người ra quyết định thanh tra để xin ý kiến chỉ đạo bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan có thẩm quyền.

Việc bàn giao hồ sơ thanh tra phải được lập thành biên bản.

KẾT LUẬN

1. Kết luận

Đề tài này nghiên cứu hoàn thiện nội dung và quy trình thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành thống kê trên cơ sở Luật thống kê, Luật thanh tra. Ban chủ nhiệm đề tài lấy chủ nghĩa Mác – Lê Nin, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác thanh tra làm cơ sở lý luận. Đồng thời, áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành nghiên cứu đề xuất những quy trình thống nhất trong công tác thanh tra của ngành Thống kê. Tuy nhiên, đề tài có thể thực sự đi vào cuộc sống và thực hiện được cần được bổ sung hoàn thiện thêm nữa để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công tác quản lý và được triển khai thông qua quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

2. Kiến nghị

Việc xây dựng nội dung và quy trình thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành thống kê hiện nay nhằm cụ thể hoá các quy định của pháp luật về thanh tra, thống kê; để hoạt động thanh tra của ngành thống kê được thống nhất; tạo điều kiện cho các Đoàn thanh tra, Thanh tra viên, Thành viên Đoàn thanh tra trong ngành Thống kê hoạt động thống nhất và đạt hiệu quả cao. Để đáp ứng việc thi hành pháp luật về thống kê, thanh tra; nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống phục vụ đắc lực cho công tác thống kê, ngoài việc tuyên truyền phổ biến pháp luật đề nghị Tổng cục Thống kê thông qua Viện Khoa học Thống kê tạo điều kiện để triển khai ứng dụng đề tài vào hoạt động của Thanh tra Thống kê bằng việc nghiên cứu xây dựng và ban hành Quy trình thanh tra Thống kê thực hiện trong toàn ngành Thống kê.

231

Page 232: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chỉ thị số 38/CT ngày 20/2/1984 của Ban bí thư Trung ương Đảng.

2. V.I Lênin toàn tập, NXB Sự thật Matxcơva, 1985, tập 44, tr.157.

3. Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994

4. Kỷ yếu Bác Hồ với thanh tra - Hà Nội 1991.

5. Đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2000, 2003 của Thanh tra Tổng cục Thống kê.

6. Luật Thống kê, ngày 17/6/2003.

7. Nghị định số 14/2005/NĐ-CP ngày 04/02/2005.

8. Pháp Lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

9. Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003.

10. Luật Thanh tra số 22/2004/QH11 ngày 15/6/2004.

11. Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25/3/2005.

12. Quyết định số 1776/TTNN ngày 21/12/1996 của Tổng Thanh tra Nhà nước.

13. Công văn số 429/TTNN ngày 18/4/1997 của Thanh tra Nhà nước.

14. Quyết định số 2151/2006/QĐ-TTCP ngày 10/11/2006 của Thanh tra Chính phủ.

232

Page 233: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

ĐỀ TÀI KHOA HỌC

SỐ: 2.2.18-CS06

NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾNMỨC SỐNG DÂN CƯ VIỆT NAM DỰA TRÊN SỐ LIỆU KHẢO SÁT

MỨC SỐNG HỘ GIA ĐÌNH NĂM 2002, 2004

1. Cấp đề tài : Cơ sở

2. Thời gian nghiên cứu : 2006

3. Đơn vị chủ trì : Phòng nghiên cứu thống kê - Viện Khoa học Thống kê

4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê

5. Chủ nhiệm đề tài : CN. Phan Thị Ngọc Trâm

6. Những người phối hợp nghiên cứu:

KS. Lê Đỗ Mạch

7. Điểm đánh giá nghiệm thu đề tài: 9,1 / Xếp loại: Giỏi

233

Page 234: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

PHẦN IKHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC SỐNG DÂN CƯ

(Dựa trên số liệu KSMS 2004)

I. KHẢO SÁT CHI TIÊU THỰC TẾ BÌNH QUÂN

Ở phần này chúng tôi chọn chỉ tiêu chi tiêu thực tế bình quân đầu người làm thước đo mức sống, cũng giống như ở các cuộc điều tra về mức sống, chi tiêu bình quân có phân bố rất lệch về phía bên trái.

II. KHẢO SÁT QUAN HỆ GIỮA CHI TIÊU THỰC TẾ BÌNH QUÂN VỚI MỘT SỐ BIẾN

Để thuận tiện cho các khảo sát quan hệ giữa biến chi tiêu và các biến khác, chúng tôi phân tổ biến chi tiêu thành 5 nhóm chi tiêu, tương ứng với 5 nhóm: nghèo, hơi nghèo, trung bình, khá, giàu.

Các chỉ tiêu được cho là có tác động đến mức sống bao gồm các biến thuộc 3 nhóm:

+ nhóm biến liên qua đến nơi cư trú

+ nhóm biến liên quan đến đặc điểm cá nhân của chủ hộ

+ nhóm biến liên quan đến quy mô hộ, kỹ năng và năng lực của các thành viên.

Để khảo sát mối liên hệ giữa biến chi tiêu và các biến tác động chúng tôi dùng bảng hai chiều, trong đó biến hàng là các biến tác được cho là có tác động còn biến cột là biến chi tiêu thực tế bình quân đầu người (chi tiết xem báo cáo tổng hợp).

Kết quả khảo sát cho thấy 18 biến được khảo sát có quan hệ rất rõ với biến chi tiêu.

III. LỰA CHỌN CÁC CHỈ TIÊU TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC SỐNG: Để định lượng tác động của các biến đã khảo sát trên, chúng tôi sử dụng mô hình hồi quy, kết quả sẽ được trình bày ở phần 3.

Mô hình hồi quy sẽ có biến phụ thuộc là biến chi tiêu bình quân đầu người đã được log hoá. Việc xác định các biến độc lập được thực hiện qua 2 bước:

Bước 1: Rà soát lại các biến đã khảo sát ở trên để nếu có thể thì phân tổ lại, hoặc không đưa vào; Việc phân tổ lại là nhằm làm cho các biến thành các biến nhị phân hoặc để lượng hoá các biến phân tổ để có thể đưa vào mô hình hồi quy.

234

Page 235: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Bước 2: Đưa tất cả các biến đã được xác định qua bước 1 vào mô hình hồi quy với tư cách là các biến độc lập, Biến phụ thuộc ở đây là chi tiêu thực tế bình quân đầu người.

Kết quả là đã chọn được 16 biến độc lập sau để đưa vào mô hình hồi quy. Biến độc lập bao gồm:

1. Biến khu vực gồm 3 tiểu biến:

- Thành thị

- Nông thôn không thuộc vùng sâu vùng xa

- Nông thôn thuộc vùng sâu vùng xa

2. Biến “Có đường ô tô đến thôn”

3. Biến “Có chợ liên xã”

4. Biến “Có làng nghề”

5. Biến vùng địa lý, gồm 8 tiểu biến tương ứng với 8 vùng địa lý

6. Biến “Giới tính của chủ hộ”

7. Biến “Dân tộc Kinh + Hoa”

8. Biến “Tuổi của chủ hộ”

9. Biến “Số đi học của chủ hộ”

10. Biến “Nghề nghiệp của chủ hộ ”, gồm 5 tiểu biến tương ứng với 5 nhóm nghề.

11. Biến “Hộ thuần nông”

12. Biến “Số năm học bình quân của các thành viên trưởng thành” (từ 15 tuổi trở lên - không kể chủ hộ)

13. Biến “Tỷ lệ lao động mù chữ”

14. Biến “Giờ lao động tính bình quân tuần tính trên 1 nhân khẩu”

15. Biến “Tỷ lệ trẻ em”

16. Biến “Quy mô hộ”

Một số lưu ý :

1. Biến “Có điện” không được đưa vào mô hình do số quan sát về các hộ không có điện quá ít: chỉ có 129 hộ chỉ chiếm 1,4% trong tổng số các hộ được quan sát.

235

Page 236: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

2. Cũng có một số ý kiến cho rằng nên đưa tỷ lệ phụ thuộc vào mô hình hồi quy thay cho biến tỷ lệ trẻ em - như là một trong các yếu tố có tác động đến mức sống. Nhưng qua kết quả nghiên cứu chuyên về lao động việc làm (tham khảo 11) dựa trên số liệu của cuộc điều tra này cho thấy thực tế là những người ở ngoài độ tuổi vẫn tham gia lao động và tỷ lệ này lên tới 45,2%, trong đó tỷ lệ ở thành thị là 30,6% và ở nông thôn là 50,3%, xem phụ lục biểu F7. Vì vậy chúng tôi cho rằng dùng tỷ lệ trẻ em hợp lý hơn là dùng tỷ lệ phụ thuộc.

PHẦN IIÁP DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY TRONG PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG

CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN MỨC SỐNG DÂN CƯ(Dựa trên số liệu KSMS 2004)

Nhằm định lượng các yếu tố tác động lên mức sống của dân cư, ở chương này chúng tôi sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính. Mô hình này có biến phụ thuộc là logarit của biến chi tiêu thực tế bình quân đầu người và các biến độc lập gồm các biến thể hiện một số đặc trưng của chủ hộ, nơi cư trú và một số đặc điểm của các thành viên của hộ.

Để bổ sung cho phân tích mô hình hồi quy trên, chúng tôi còn sử dụng mô hình hồi quy phân vị cho 5 mức phân vị (0,l;0,3;0,5;0,7;0,9) tương ứng với 5 nhóm chi tiêu. Việc khảo sát tập các mô hình hồi quy phân vị cho phép phát hiện sự thay đổi của các yếu tố tác động đến biến phụ thuộc (đã được xem xét ở mô hình hồi quy thông thường) trong các nhóm chi tiêu khác nhau.

Để tiện cho việc theo dõi, chúng tôi gọi mô hình hồi quy theo phương pháp thông thường là mô hình hồi quy chung để phân biệt với các mô hình hồi quy phân vị.

I. MÔ HÌNH HỒI QUY CHUNG

Dưới đây trình bày mô hình hồi quy chung, với biến phụ thuộc - y là chi tiêu thực tế bình quân đầu người, được sử dụng dưới dạng logarit của biến này.

nnnn xbxbxbxbxbayarit 11332211 ...)(log

Các biến độc lập - ix được chọn trên cơ sở khảo sát ở phần hai. Cần lưu ý là, biến khu vực gồm 3 tiểu biến còn biến vùng gồm 8 tiểu biến. Với các

236

Page 237: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

biến khu vực, tiểu biến “Nông thôn thuộc vùng sâu vùng xa” được chọn là tiểu biến so sánh với 2 tiểu biến khu vực còn lại. Với các biến vùng, tiểu biến “Tây bắc” và tiểu biến “Bắc trung bộ” được chọn để so sánh với 6 tiểu biến vùng còn lại.

Biểu 1 là kết quả ước lượng mô hình hồi quy chung. Hệ số mô tả hiệu chỉnh - R2 của mô hình bằng 0,482. Điều đó có nghĩa là các biến được chọn mô tả được tới 48% sự biến động của biến được nghiên cứu. Đối với dạng hồi quy trực tiếp từ các trường hợp đơn lẻ, mức độ mô tả như vậy là cao.

Biểu 1 gồm có bốn cột. Cột thứ nhất trình bày tên các biến được nghiên cứu. Cột thứ hai trình bày hệ số (B) của các biến thu được qua phép hồi quy. Hệ số có dấu dương biểu thị giữa biến mô tả và biến được mô tả (chi tiêu thực tế bình quân) có quan hệ đồng biến, còn mang dấu âm thì có quan hệ nghịch biến. Cột thứ tư trình bày lũy thừa cơ số e-EXP(B) của các hệ số (do biến phụ thuộc là chi tiêu thực tế bình quân đầu người đã được logarit hóa). Các con số ở cột này cho biết khi thay đổi một đơn vị của biến mô tả thì biến được mô tả tăng, giảm bao nhiêu. Cột thứ ba trình bày giá trị kiểm định p của các thông số. Giá trị này càng nhỏ, chứng tỏ hệ số của biến càng có ý nghĩa thống kê.

Số liệu của Biểu 1 cho thấy trong tổng số các biến được khảo sát thì giá trị kiểm định p cho biết hầu hết các ước lượng thu được từ mô hình đều có ý nghĩa thống kê (giá trị p<0,05).

Trong tất cả các biến tác động, theo kết quả hồi quy, các biến “chủ hộ là người dân tộc Kinh hoặc Hoa”, “tuổi của chủ hộ”, “số năm đi học của chủ hộ”, “số năm đi học bình quân của các thành viên từ 15 tuổi trở lên của hộ”, “số giờ làm việc bình quân tuần tính trên một nhân khẩu” có quan hệ đồng biến với mức chi tiêu của hộ. Các biến “chủ hộ là nam”, “hộ thuần nông”, “số thành viên của hộ”, “Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên mù chữ”, “Tỷ lệ trẻ em trong hộ”, “không có làng nghề”, “không có đường ô tô tới thôn”, “không có chợ liên xã” có quan hệ tỷ lệ nghịch với mức chi tiêu.

Kết quả tính toán cụ thể cho thấy với các điều kiện khác là như nhau thì trung bình một hộ sống ở khu vực thành thị có mức chi tiêu cao hơn một hộ sống ở nông thôn vùng sâu, vùng xa tới 29,3%.

237

Page 238: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Biểu 1: Mô hình hồi quy về chi tiêu thực tế bình quân đầu người/1 tháng

B giá trị p EXPBiến phụ thuộc: Logarit chi tiêu thực tế bình quân đầu người/1 thángCác biến độc lập• Khu vực

Thành thị (có=1) 01,257 01,000 11,293Nông thôn không thuộc vùng sâu vùng xa (có=1) 01,029 01,054 11,030Nông thôn thuộc vùng sâu vùng xa (có=1) (tham chiếu)

• Không có làng nghề (đúng=1) -01,013 01,221 01,987• Không có đường ô tô tới thôn (đúng=1) -01,018 01,331 01,982• Không có chợ liên xã (đúng=1) -01,002 01,830 01,998• Giới tính của của chủ hộ (nam=1) -01,026 01,027 01,974• Chủ hộ là dân tộc Kinh hoặc Hoa (có=1) 01,123 01,000 11,131• Tuổi của chủ hộ 01,001 01,010 11,001• Số năm học của chủ hộ 01,030 01,000 1,031• Số năm học bình quân của các thành viên từ 15 tuổi trở lên (không kể chủ hộ) 0,027 0,000 1,028• Nghề nghiệp của chủ hộ

Các nhà chuyên môn kỹ thuật bậc cao trung (có=1) 0,178 0,000 1,195Nhân viên kỹ thuật sơ cấp, nhân viên dịch vụ, thợ có kỹ thuật lắp ráp và vận hành máy (có=1) 0,106 0,000 1,112Lao động có kỹ thuật trong nông lâm thủy sản và thợ thủ công có kỹ thuật (có=1) 0,038 0,016 1,039Lao động giản đơn các loại (có=1) (tham chiếu)Nghề khác (có=1) 0,102 0,000 1,108

• Hộ gia đình là hộ thuần nông (có=1) -0,085 0,000 0,919• Số thành viên của hộ -0,062 0,000 0,940• Số giờ làm việc tính bình quân trên 1 nhân khẩu 0,004 0,000 1,004• Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên mù chữ -0,088 0,000 0,916• Tỷ lệ trẻ em trong hộ -0,272 0,000 0,762• Vùng địa lý

Đồng bằng sông Hồng 0,165 0,000 1,180Đông bắc 0,132 0,000 1,141Tây bắc (tham chiếu)Bắc trung bộ (tham chiếu)Duyên hải Nam trung bộ 0,159 0,000 1,172Tây nguyên 0,194 0,000 1,215Đông nam bộ 0,518 0,000 1,679Đồng bằng sông Cửu long 0,347 0,000 1,414

• Hằng số 5,200 0,000 181,335

Nguồn: do đề tài tính dựa trên số liệu KSMS 2004.

238

Page 239: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Các hộ có chủ hộ là người Kinh hoặc người Hoa có mức chi tiêu cao hơn các chủ hộ thuộc các dân tộc khác tới 13,1%.

Trong các nghiên cứu trước đây đã phát hiện rằng mức chi tiêu của các các hộ có chủ hộ là nữ và các hộ có chủ hộ là nam không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên kết quả điều tra năm 2004 cho thấy đã có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức chi tiêu của các hộ có chủ hộ là nữ và chủ hộ là nam, và các hộ có chủ hộ là nam có mức chi tiêu thấp hơn hộ có chủ hộ là nữ tới 2,6%.

Tuổi của chủ hộ có tác động dương với mức sống, nhưng tác động này không lớn lắm, nếu chủ hộ 40 tuổi thì khả năng chi tiêu của hộ sẽ tăng 1% so với chủ hộ có tuổi là 30.

Kết quả ước lượng từ mô hình cũng cho thấy khi chủ hộ có thêm 1 năm học thì chi tiêu bình quân đầu người của hộ tăng trung bình 3,1%; Nếu các thành viên trưởng thành của hộ bình quân tăng 1 năm học thì mức sống tăng lên 2,8%. Hai con số này cho thấy mức đóng góp của 1 năm đi học của chủ hộ cao hơn mức đóng góp của 1 năm đi học bình quân của các thành viên trưởng thành vào mức sống của hộ.

Cũng liên quan đến trình độ học vấn, tỷ lệ lao động 15 tuổi trở lên mù chữ trong tổng số lao động là yếu tố tác động âm tới mức sống, nếu 1 hộ có 4 lao động, trong đó có 2 lao động mù chữ thì chi tiêu bình quân của hộ sẽ giảm 4,2% so với hộ có cả 4 lao động không mù chữ.

Với các yếu tố khác là như nhau, nếu chủ hộ làm nghề có chuyên môn kỹ thuật bậc cao trung sẽ có mức chi tiêu bình quân cao hơn 19,5% so với chủ hộ làm lao động giản đơn; Chủ hộ là nhân viên kỹ thuật sơ cấp/ thợ có kỹ thuật lắp ráp và vận hành máy có mức chi tiêu cao hơn lao động giản đơn 11,2%.

Nếu một hộ gia đình là thuần nông - tức là tất cả các lao động của hộ chỉ làm trong lĩnh vực nông lâm thủy sản mà không tham gia vào các lĩnh vực phi nông nghiệp hay dịch vụ - thì với tất cả các yếu tố khác là như nhau thì hộ thuần nông sẽ có mức chi tiêu bình quân kém các hộ không thuần nông là 8,1%.

Số giờ làm việc bình quân tuần tính trên một nhân khẩu có tác động dương đến mức sống, nếu con số này tăng lên 5 giờ thì mức sống của hộ sẽ tăng lên 2,0%.

Với hộ có 5 nhân khẩu và các yếu tố khác có giá trị như nhau nhưng số trẻ em trong hộ khác nhau, một hộ có số trẻ em là 2, còn hộ kia có số trẻ là 3; thì hộ có 3 trẻ em có khả năng có mức chi tiêu bình quân kém hộ có 2 trẻ là

239

Page 240: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

4,7%. Điều đó đồng nghĩa là hộ có càng nhiều trẻ em càng nghèo. Qui mô hộ cũng là một yếu có tác động âm tới chi tiêu, nếu tất cả các yếu tố khác như nhau, việc tăng một thành viên trong hộ sẽ làm giảm chi tiêu bình quân tới 6,0%. Như vậy nếu một hộ có 4 nhân khẩu với tỷ lệ trẻ em là 2/4, thì việc tăng thêm 1 nhân khẩu là trẻ em sẽ làm giảm chi tiêu của hộ xuống 10,7%.

Nếu các điều kiện khác của hộ là như nhau, thì một hộ ở vùng Đông nam bộ có mức chi tiêu cao hơn vùng tham chiếu là 67,9%, sau đó là vùng Đồng bằng sông Cửu long mức chi tiêu cao hơn vùng tham chiếu là 41,1%; con số này ở vùng Đồng bằng sông Hồng là 18,0%; ở vùng Đông bắc là 14%, Tây nguyên là 21%, và Duyên hải nam trun g bộ là 17%.

II. CÁC MÔ HÌNH HỒI QUY PHÂN VỊ

Bổ sung cho nghiên cứu các yếu tố tác động đã nêu ở mô hình hồi quy chung, ở đây chúng tôi sử dụng hồi quy phân vị ở 5 mức phân vị - tương ứng với 5 nhóm chi tiêu.

Để có thể thấy rõ sự thay đổi về cường độ của các yếu tố tác động trong các mức phân vị khác nhau - đại diện cho 5 nhóm chi tiêu khác nhau, chúng tôi đặt kết quả của 5 mô hình hồi quy phân vị bên cạnh nhau; Biểu 2 gồm các cột hệ số (B) của mô hình ớ các mức phân vị khác nhau; Biểu 3 (xem báo cáo Tổng hợp) gồm các cột giá trị p - mức ý nghĩa tương ứng với các hệ số B ở Biểu 2; còn Biểu 3 là luỹ thừa cơ số e - EXP(B) của hệ số B.

Hằng số ở mô hình hồi quy chung (Biểu 1) là 5,200 là giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi tất cả các yếu tố tác động nhận giá trị 0 (tương ứng với giá trị trung bình của chi tiêu bình quân đầu người là 181,34 ngàn đồng khi tất cả các yếu tố tác động nhận giá trị bằng 0). Hằng số ở mô hình hồi quy phân vị là giá trị của biến phụ thuộc tại mức phân vị tương ứng, khi tất cả các yếu tố tác động nhận giá trị 0. Hằng số của các mức phân vị theo các mức từ thấp đến cao lần lượt là 4,679, 4,890, 5,096, 5,393, 5,828 (tương ứng với các giá trị phân vị của chi tiêu bình quân đầu người là: 107,71 ngàn đồng, 132,99 ngàn đồng, 163,31 ngàn đồng, 219,87 ngàn đồng và 339,60 ngàn đồng khi tất cả các biến tác động nhận giá trị bằng 0).

Kết quả thu được trong biểu cũng cho thấy các hệ số ở hầu hết các mức phân vị đều cùng dấu với nhau và cùng dấu với hệ số tương ứng ở mô hình hồi quy chung. Tuy nhiên, giá trị của các hệ số lại có sự thay đổi, cho thấy với cùng một yếu tố nhưng ở mỗi mức phân vị nó tác động với một cường độ khác nhau. Sau đây là một số nhận xét thống kê khi đọc kết quả của tập biểu: Biểu 2 và Biểu 3.

240

Page 241: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

+ So với cư dân sống ở vùng sâu vùng xa những hộ sống ở khu vực thành thị dù thuộc nhóm hộ nào cũng có mức chi tiêu cao hơn. Tuy nhiên, các hộ thuộc nhóm chi tiêu càng cao thì chênh lệch về mức chi tiêu so với vùng sâu, vùng xa càng cao: tỷ lệ chênh lệch tương ứng ở các phân vị là: 22,1%, 29,1%, 31,1%, 31,5% và 32,2%. Con số 32,2% cho thấy ở mức phân vị 0,9 (nhóm giàu nhất) hộ sống ở khu vực thành thị có mức chi tiêu cao hơn so với những người thuộc nhóm giàu nhưng sống ở vùng sâu, vùng xa tới 32,2%.

+ So với cư dân sống ở vùng sâu vùng xa những hộ sống ở khu vực nông thôn không thuộc vùng sâu vùng xa dù thuộc nhóm hộ nào cũng có mức chi tiêu cao hơn. Tuy nhiên, sự khác biệt là không lớn về hệ số giữa các mức phân vị (hệ số tương ứng của các nhóm phân vị là: 0,035; 0,052; 0,030; 0,019; 0,024);

+ Giới tính của chủ hộ có tác động khác nhau ở các nhóm phân vị khác nhau. Hệ số hồi quy ở mức phân vị 0,1 có dấu dương, ở các phân vị khác thì có dấu âm; cho thấy ở nhóm nghèo chủ hộ là nam thì có khả năng có mức chi tiêu cao hơn chủ hộ là nữ, mức tăng này là 2,3%. Tuy nhiên sự khác biệt của yếu tố giới tính của chủ hộ nam và nữ ở nhóm đầu và 2 nhóm cuối là không có ý nghĩa thống kê, với nhóm trung bình và khá thì sự khác biệt về giới tính là có ý nghĩa và ở đây các hộ có chủ hộ là nữ thì có mức chi tiêu cao hơn nam tương ứng là 4,7% và 4,4%.

+ Ở tất cả các mức phân vị, yếu tố dân tộc đều có hệ số dương, và sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê, cho thấy mức chi tiêu của các hộ người Kinh và người Hoa cao hơn so với của các hộ thuộc dân tộc khác ở tất cả các nhóm. Tuy nhiên, giá trị của các hệ số có giảm: các nhóm nghèo hơn thì có giá trị cao hơn, cho thấy ở các nhóm nghèo thì mức chênh lệch về chi tiêu giữa các hộ người dân tộc Kinh và Hoa và các hộ thuộc các dân tộc khác cao hơn so với ở các nhóm khác; trong đó mức chênh lệch theo thứ tự từ nghèo đến giàu tương ứng là: 15,2%, 15,1%, 12,1%, 8,5% và 11,5%.

+ Hồi quy phân vị cho một kết quả rất lý thú mối quan hệ giữa mức chi tiêu và tuổi của chủ hộ. Ở phân vị 0,1 hệ số hồi quy mang dấu âm, cho thấy: ở nhóm hộ nghèo, chủ hộ càng cao tuổi thì khả năng nghèo càng cao; Các phân vị còn lại hệ số mang dấu dương, tuy nhiên tác động của yếu tố tuổi không có ý nghĩa thống kê ở hai mức phân vị đầu, ở các mức phân vị sau tác động của yếu tố tuổi là có ý nghĩa thống kê và tuổi có tác động dương với chi tiêu, và càng ở nhóm giàu thì tác động của yếu tố tuổi càng tăng.

241

Page 242: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Biểu 2: Các mô hình hồi quy phân vị về chi tiêu thực tế bình quân đầu người 1 tháng của 5 mức phân vị (phần hệ số B)

Hệ số BMức phân vị 0,1 0,3 0,5 0,7 0,9Biến phụ thuộc: Logarit chi tiêu thực tế bình quân đầu người/1 thángCác biến độc lập• Khu vực

Thành thị (có=1) 0,200 0,255 0,270 0,274 0,279Nông thôn không thuộc vùng sâu vùng xa 0,035 0,051 0,030 0,019 0,024Nông thôn thuộc vùng sâu vùng xa (tham chiếu)

• Không có làng nghề 0,007 -0,006 -0,013 -0,019 -0,034• Không có đường ô tô tới thôn -0,026 -0,004 0,009 -0,004 -0,079• Không có chợ liên xã -0,009 0,004 0,001 -0,011 0,033• Giới tính của của chủ hộ (nam=1) 0,022 -0,014 -0,048 -0,045 -0,034• Chủ hộ là dân tộc Kinh hoặc Hoa 0,142 0,141 0,114 0,082 0,109• Tuổi của chủ hộ -0,001 0,001 0,002 0,002 0,003• Số năm học của chủ hộ 0,025 0,029 0,030 0,032 0,032• Số năm học bình quân của các thành viên từ 15 tuổi trở lên (không kể chủ hộ) 0,029 0,026 0,030 0,027 0,023

• Nghề nghiệp của chủ hộCác nhà chuyên môn kỹ thuật bậc cao trung 0,196 0,158 0,164 0,202 0,137Nhân viên kỹ thuật sơ cấp, nhân viên dịch vụ, thợ có kỹ thuật lắp ráp và vận hành máy 0,121 0,096 0,136 0,144 0,070

Lao động có kỹ thuật trong nông lâm thủy sản và thợ thủ công có kỹ thuật 0,042 0,051 0,044 0,039 -0,005

Lao động giản đơn các loại (tham chiếu)Nghề khác 0,054 0,091 0,090 0,112 0,134

• Hộ gia đình là hộ thuần nông -0,111 -0,101 -0,091 -0,083 -0,081• Số thành viên của hộ -0,050 -0,052 -0,057 -0,067 -0,076• Số giờ làm việc tính bình quân trên 1 nhân khẩu 0,005 0,006 0,005 0,005 0,004• Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên mù chữ -0,012 -0,068 -0,082 -0,124 -0,079• Tỷ lệ trẻ em trong hộ -0,284 -0,282 -0,230 -0,298 -0,222• Vùng địa lý

Đồng bằng sông Hồng 0,135 0,138 0,154 0,176 0,194Đông bắc 0,166 0,145 0,117 0,114 0,105Tây bắc (tham chiếu)Bắc trung bộ (tham chiếu)Duyên hải Nam trung bộ 0,178 0,171 0,152 0,157 0,109Tây nguyên 0,179 0,195 0,192 0,212 0,247Đông nam bộ 0,475 0,504 0,509 0,533 0,517Đồng bằng sông Cửu long 0,339 0,325 0,318 0,353 0,413

• Hằng số 4,679 4,890 5,096 5,393 5,828

Nguồn: do đề tài tính dựa trên số liệu KSMS 2004

242

Page 243: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Biểu 3: Các mô hình hồi quy phân vị về chi tiêu thực tế bình quân đầu người 1 tháng của 5 mức phân vị (phần EXP(B))

EXP(B)Mức phân vị 0,1 0,3 0,5 0,7 0,9Biến phụ thuộc: Logarit chi tiêu thực tế bình quân đầu người/1 thángCác biến độc lập• Khu vực

Thành thị (có=1) 1,221 1,291 1,311 1,315 1,322Nông thôn không thuộc vùng sâu vùng xa 1,035 1,052 1,030 1,019 1,024Nông thôn thuộc vùng sâu vùng xa (tham chiếu)

• Không có làng nghề 1,007 0,994 0,987 0,981 0,966• Không có đường ô tô tới thôn 0,975 0,996 1,009 0,996 0,924• Không có chợ liên xã 0,991 1,004 1,001 0,989 1,033• Giới tính của của chủ hộ (nam=1) 1,023 0,986 0,953 0,956 0,967• Chủ hộ là dân tộc Kinh hoặc Hoa 1,152 1,151 1,121 1,085 1,115• Tuổi của chủ hộ 0,999 1,001 1,002 1,002 1,003• Số năm học của chủ hộ 1,026 1,030 1,030 1,032 1,033• Số năm học bình quân của các thành viên từ 15 tuổi trở lên (không kể chủ hộ) 1,030 1,027 1,030 1,027 1,024

• Nghề nghiệp của chủ hộCác nhà chuyên môn kỹ thuật bậc cao trung 1,217 1,172 1,178 1,224 1,146Nhân viên kỹ thuật sơ cấp, nhân viên dịch vụ, thợ có kỹ thuật lắp ráp và vận hành máy 1,129 1,101 1,146 1,155 1,073

Lao động có kỹ thuật trong nông lâm thủy sản và thợ thủ công có kỹ thuật 1,043 1,052 1,045 1,040 0,995

Lao động giản đơn các loại (tham chiếu)Nghề khác 1,055 1,095 1,095 1,118 1,143

• Hộ gia đình là hộ thuần nông 0,895 0,904 0,913 0,920 0,922• Số thành viên của hộ 0,951 0,949 0,944 0,935 0,927• Số giờ làm việc tính bình quân trên 1 nhân khẩu 1,005 1,006 1,005 1,005 1,004• Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên mù chữ 0,988 0,934 0,922 0,883 0,924• Tỷ lệ trẻ em trong hộ 0,753 0,754 0,795 0,742 0,801• Vùng địa lý

Đồng bằng sông Hồng 1,145 1,148 1,166 1,193 1,215Đông bắc 1,181 1,156 1,124 1,121 1,111Tây bắc (tham chiếu)Bắc trung bộ (tham chiếu)Duyên hải Nam trung bộ 1,195 1,187 1,164 1,170 1,115Tây nguyên 1,196 1,215 1,212 1,236 1,280Đông nam bộ 1,608 1,656 1,664 1,704 1,678Đồng bằng sông Cửu long 1,404 1,384 1,374 1,424 1,511

• Hằng số 107,71 132,99 163,31 219,87 339,60

Nguồn: do đề tài tính dựa trên số liệu KSMS 2004

243

Page 244: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

+ Yếu tố tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên mù chữ có tác động âm với chi tiêu. Tuy nhiên tác động này không có ý nghĩa thống kê với nhóm nghèo, với các nhóm còn lại, tác động âm của yếu tố này tăng theo chiều tăng của nhóm chi tiêu. Ở nhóm hơi nghèo, tăng 2/5 tỷ lệ này, mức chi tiêu của hộ sẽ giảm 2,6%, còn ở nhóm khá mức chi sẽ giảm là 4,7%.

+ Cũng giống như mô hình hồi quy chung, yếu tố hộ là hộ thuần nông có tác động âm tới chi tiêu bình quân của hộ. Tuy nhiên tác động của yếu tố này giảm dần với các nhóm phân vị cao hơn. Một hộ thuần nông ở nhóm nghèo sẽ có mức chi tiêu bình quân thấp hơn hộ không thuần nông cùng nhóm là 10,5% trong khi đó một hộ thuần nông ở nhóm giàu có mức chi tiêu thấp hơn hộ không thuần nông cùng nhóm là 7,8%.

+ Cũng giống như ở mô hình chung, yếu tố giờ làm việc bình quân tuần tính trên một nhân khẩu có tác động dương với mức sống ở tất cả các phân vị, tuy nhiên tác động này giảm đi theo chiều tăng của nhóm chi tiêu.

+ Yếu tố qui mô hộ và tỷ lệ trẻ em có tác động âm với mức sống cũng giống như ở mô hình chung, và tác động này là có ý nghĩa thông kê với tất cả các mức phân vị. Tác động âm của yếu tố quy mô hộ tăng lên với các mức phân vị cao hơn. Tác động âm của yếu tố tỷ lệ trẻ em dao động trong các mức phân vị; Nếu tỷ lệ trẻ em tăng lên 2/10 thì mức sống của các hộ sẽ giảm dao động trong khoảng từ 4,0% đến 5,2%.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

I. Kết luận

1. Trong những năm thời kỳ đổi mới, mức sống dân cư đã có những cải thiện đáng kể. Thu nhập thực tế thời kỳ 2002-2004 tăng 11% cao hơn mức tăng thu nhập thực tế 5,8% của thời kỳ 1999-2001 và mức tăng 4,6% của thời kỳ 1996-1999.

Tính chung cả nước, chi tiêu thực tế năm 2004 tăng 10,5% so với 2002 (tính theo giá so sánh, năm 2002 là năm gốc).

Mức phân hóa giàu nghèo có khuynh hướng tăng nhẹ: so sánh 10% số hộ có mức thu nhập cao nhất với 10% hộ có thu nhập thấp nhất thì hệ số chênh lệch là 14,4 lần, tăng so với các năm trước (hệ số này năm 2002 là 13,7 lần; 1999 là 12 lần; năm 1996 là 10,6 lần).

2. Trong các yếu tố tác động đến mức sống: yếu tố học vấn (được thể hiện bằng số năm đi học), yếu tố nghề nghiệp, lĩnh vực hoạt động và đa dạng hoá ngành nghề là các yếu tố có tác động đáng kể.

244

Page 245: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Một hộ gia đình có chủ hộ tăng được 5 năm đi học thì mức sống của hộ tăng lên 15,4%. Một chủ hộ có 23,5 năm đi học - tương đương với có học vị tiến sỹ - sẽ có mức sống trung bình cao hơn hộ có cùng điều kiện nhưng chủ hộ không biết chữ là hơn 72,6%.

Nếu các thành viên khác (từ 15 tuổi trở lên không kể chủ hộ) của hộ gia đình có số năm đi học bình quân tăng 5 năm thì mức sống của hộ tăng 13,8%. Như vậy một hộ gia đình nếu các thành viên kể cả chủ hộ tăng bình quân được 5 năm đi học thì mức sống sẽ tăng trung bình 29,2%.

Hộ có chủ hộ làm chuyên môn kỹ thuật bậc cao trung sẽ có mức sống trung bình cao hơn 19,5% so với hộ có cùng điều kiện nhưng chủ hộ làm lao động giản đơn. Nếu chủ hộ là nhân viên kỹ thuật sơ cấp.. thì con số này là 11,2%.

Hộ gia đình thuần nông (có tất cả lao động đều làm trong lĩnh vực nông lâm thủy sản và không tham gia bất cứ một hoạt động dịch vụ hay hoạt động sản xuất phi nông lâm thủy sản) thì mức sống sẽ thấp hơn các hộ còn lại là 8,1%.

3. Quy mô hộ gia đình, tỷ lệ trẻ em là các yếu tố làm giảm chi tiêu bình quân của hộ; Tăng một thành viên của hộ mức chi tiêu sẽ giảm 6%. Như vậy với một gia đình có 4 nhân khẩu việc tăng 1 thành viên là trẻ em sẽ làm giảm chi tiêu bình quân xuống 10,8%.

4. Nơi sinh sống là yếu tố tác động khá mạnh tới mức sống: Một hộ sống ở thành thị có mức sống cao hơn vùng nông thôn tới 26,3% và hơn vùng sâu vùng xa tới 29,3%.

Trong khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa: những nơi có điện, đường ô tô, làng nghề và có chợ liên xã thì tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn hẳn so với nơi không có các điều kiện như vậy.

Trong các vùng địa lý, vùng Tây bắc có mức sống thấp nhất, sau đó đến vùng Bắc trung bộ và vùng Tây nguyên. Đông nam bộ có mức sống cao nhất, sau đó đến vùng Đồng bằng Sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu long.

Đồng bào dân tộc thiểu số có tới 76,7% hộ thuộc diện nghèo và hơi nghèo. Có tới 93% sống ở khu vực nông thôn và đặc biệt ở vùng sâu vùng xa; so với đồng bào dân tộc Kinh Hoa sống cùng khu vực đồng bào dân tộc thiểu số có mức sống thấp hơn rất nhiều. Ngoài các điều kiện về nơi sinh sống dân tộc thiểu số thường ở vùng sâu vùng xa thì trình độ văn hóa thấp, lao động chủ yếu là lao động giản đơn trong nông nghiệp (89%) cùng với tỷ lệ trẻ em cao là những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến mức sống của họ. Nếu xét

245

Page 246: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

theo vùng địa lý thì đồng bào dân tộc thiểu số sống ở khu vực nông thôn vùng sâu vùng xa thuộc Tây nguyên, Bắc trung bộ, Duyên hải nam trung bộ có mức sống thấp nhất; sau đó đến Tây bắc và Đông bắc.

II. Khuyến nghị

Với các kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi kiến nghị:

1. Cần tăng cường hơn nữa công tác giáo dục văn hóa và đào tạo nghề, làm sao cho mọi người dân đều có cơ hội được học văn hóa cũng như được đào tạo nghề, đặc biệt là với người dân ở khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa.

2. Các hộ thuần nông ở nông thôn có thu nhập thấp hơn các hộ loại khác cho một gợi ý là việc mở rộng các các nghề liên quan đến kỹ thuật và dịch vụ là một biện pháp tốt cho việc nâng cao mức sống của người dân ở nông thôn.

3. Các hộ sống ở nông thôn nhưng không có các điều kiện cơ sở hạ tầng như điện, đường, chợ, môi trường làng nghề cho thấy việc tăng cường đầu tư cho các cơ sở hạ tầng này ở nông thôn cũng là một biện pháp hiệu quả giúp cho người dân nâng cao mức sống của họ.

4. Một tỷ lệ cao đồng bào dân tộc thiểu số sống ở nông thôn và vùng sâu vùng xa thuộc diện nghèo và hơi nghèo cho thấy cần tập trung công tác xoá đói giảm nghèo vào các hộ người dân tộc ít người sống ở nông thôn vùng sâu, vùng xa; trong đó cần chú trọng đến đồng bào các vùng Tây bắc, Bắc trung bộ và vùng Tây nguyên;

Công tác xóa đói giảm nghèo nên phối hợp đồng bộ với việc nâng cao trình độ văn hóa và vận động kế hoạch hóa gia đình cho người dân. Với một tỷ trọng 89% dân tộc thiểu số ở nông thôn và vùng sâu vùng xa làm việc trong lĩnh vực nông lâm thủy sản gợi ý rằng chương trình xóa đói giảm nghèo nên có chương trình hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng sao cho thu được hiệu quả cao hơn. Ngoài ra việc mở ra các dịch vụ du lịch cho các khu vực này cũng có thể là biện pháp tốt cho việc giảm nghèo của người dân.

Dân tộc thiểu số tuy ít người nhưng lại sống trên các vùng núi cao diện tích rộng, việc nâng cao trình độ văn hóa và nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược xóa đói giảm nghèo mà kết quả tốt cũng là đồng nghĩa với việc củng cố an ninh quốc phòng.

246

Page 247: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hộ gia đình Việt Nam nhìn qua phân tích định lượng, Dominique Haughton và các cộng sự, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 1999.

2. Mức sống trong thời kỳ bùng nổ kinh tế Việt Nam, Dominique Haughton và các cộng sự, Nhà xuất bản Thống kê 2001.

3. Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002. Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội, 2004.

4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích, đánh giá mức sống dân cư qua khảo sát mức sống hộ gia đình, Tổng cục Thống kê, vụ Xã hội - Môi trường

5. Phương án khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2004, Tổng cục Thống kê, số: 929/TCTK-XHMT.

6. Phiếu phỏng vấn hộ, khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2004.

7. Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ điều tra.

8. Bộ số liệu gốc KSMS năm 2004.

9. Statistics: Numerical Methods/Quantile regression. From Wikibooks, the open-content textbooks collection < Statistics: Numerical Methods.

10. Stata FAQ: How do I interpret quantile regresion coefficients. UCLA Academic Technology Services.

11. Vấn đề lao động và việc làm ở nông thôn qua số liệu điều tra mức sống hộ gia đình 2004, Phan Ngọc Trâm, Viện Khoa học Thống kê.

247

Page 248: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

ĐỀ TÀI KHOA HỌC

SỐ: 2.2.11-CS06

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÍNH TOÁN CHỈ TIÊU GDP XANH Ở VIỆT NAM

1. Cấp đề tài : Cơ sở

2. Thời gian nghiên cứu : 2006

3. Đơn vị chủ trì : Viện Khoa học Thống kê

4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê

5. Chủ nhiệm đề tài : CN. Đinh Thị Thúy Phương

6. Những người phối hợp nghiên cứu:

CN. Phạm Thị Ngọc Yến;

CN. Vũ Văn Tuấn;

CN. Nguyễn Thị Hương;

CN. Tăng Thanh Hoà.

7. Điểm đánh giá nghiệm thu đề tài: 9,05 / Xếp loại: Giỏi

248

Page 249: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

PHẦN INHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH

CHỈ TIÊU GDP XANH

1. Khái niệm GDP xanh

GDP xanh là phần còn lại của GDP thuần sau khi đã khấu trừ chi phí về tiêu dùng tài nguyên và mất mát về môi trường do các hoạt động kinh tế.

Chỉ tiêu GDP xanh ra đời với mục đích chính để đánh giá chi phí của thiệt hại môi trường với tiêu thụ và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên đến GDP thuần. Như vậy chỉ tiêu GDP xanh sẽ phản ánh được thực chất phát triển kinh tế của một đất nước trên cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Chỉ tiêu này không những phản ánh tăng trưởng về số lượng mà còn phản ánh cả chất lượng tăng trưởng, đây là điều quan tâm của mọi quốc gia trên thế giới.

2. Phương pháp tính chỉ tiêu GDP xanh

Việc tính toán chỉ tiêu GDP xanh hay nói cụ thể hơn là hạch toán môi trường trong tài khoản quốc gia, đây chính là bước hoàn thiện tài khoản quốc gia của Liên hợp quốc, do vậy phương pháp tính chỉ tiêu GDP xanh được xem xét trên cơ sở của phương pháp tính chỉ tiêu GDP trong hệ thống tài khoản quốc gia. Theo thống kê Liên hợp quốc, tính chỉ tiêu GDP xanh có thể xuất phát từ bảng I/O hoặc theo cách hạch toán môi trường.

2.1. Phương pháp tính GDP trong Hệ thống Tài khoản Quốc gia

Trong Hệ thống tài khoản quốc gia, các tài khoản chủ yếu được tính toán/hạch toán dựa theo đẳng thức sau (4):

* Đẳng thức về nguồn - sử dụng, được thể hiện như sau:

O + M = IC + C + CF + X

Trong đó:

O: Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ sản xuất ra;

M: Nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ;

IC: Tiêu dùng trung gian;

C: Tiêu dùng cuối cùng;

CF: Tổng tích luỹ tài sản;

X: Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.

(4) Nguồn: Bartelmus P. and Tongeren J., “Enviromental Accounting: An Operational Perspective”, 1994, trang.4

249

Page 250: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

* Đẳng thức về gia tăng đối với một ngành kinh tế, được thể hiện như sau:

NVAi = Oi - IIi - CCi

Trong đó:

NVAi: Giá trị gia tăng thuần ngành i;

Oi: Giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ ngành i sản xuất ra;

IIi: Chi phí trung gian của ngành i;

CCi: Tiêu dùng tài sản cố định của ngành i;

* Đẳng thức về sản phẩm trong nước, được thể hiện như sau:

GDP = C + CF + (X - M)

Trong đó:

GDP: Tổng sản phẩm trong nước;

C: Tiêu dùng cuối cùng;

CF: Tổng tích luỹ tài sản;

M: Nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ;

X: Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.

2.2. Phương pháp tính GDP xanh trong SEEA (5)

Trong SEEA, các đẳng thức nói trên được điều chỉnh tương ứng, gắn với chi phí do những tổn thất và do sự xuống cấp môi trường mà các hoạt động kinh tế - xã hội gây ra. Theo đó, đẳng thức nguồn và sử dụng được điều chỉnh bằng việc dựa vào đó đại lượng IC - vừa là chi phí môi trường, nhưng đồng thời cũng chính là sự tổn thất và sự xuống cấp môi trường do hoạt động kinh tế gây ra. Còn hai chỉ tiêu: VA và GDP sẽ được điều chỉnh tương ứng thành các chỉ tiêu VA có tính tới môi trường (EVA) và GDP có tính tới môi trường (EDP) hoặc GDP xanh

Ứng với ba đẳng thức trên, tính toán/hạch toán gộp môi trường vào các tài khoản kinh tế tương ứng với hệ thống SEEA được biểu thị như sau:

* Đẳng thức về nguồn - sử dụng, được thể hiện như sau:

O + M = (IC + ECc) + C + (CF - ECt) + X

(5) Nguồn: UNEP, “Integrated Environmental and Economic Accounting: An Operation Manual”, Handbook for National Accounting, United Nations, 2000, tr. 39.

250

Page 251: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Trong đó:

O: Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ sản xuất ra;

M: Nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ;

IC: Tiêu dùng trung gian; ECc: Chi phí môi trường;

C: Tiêu dùng cuối cùng;

CF: Tổng tích luỹ tài sản; ECt: Giá trị tổn thất và xuống cấp tài nguyên môi trường

X: Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.

* Đẳng thức về giá trị gia tăng (có tính đến yếu tố môi trường) đối với một ngành kinh tế, được thể hiện như sau:

EVAi = Oi - IIi - CCi - ECi = NVAi - ECi

Trong đó:

EVAi: Giá trị gia tăng thuần có yếu tố môi trường của ngành i;

Oi: Giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ ngành i sản xuất ra;

IIi: Chi phí trung gian của ngành i;

CCi: Tiêu dùng tài sản cố định của ngành i;

ECi: Chi phí do tổn thất và xuống cấp môi trường của ngành i gây ra

NVAi Giá trị gia tăng thuần của ngành i

* Đẳng thức về sản phẩm trong nước có tính đến yếu tố môi trường, được thể hiện như sau:

Trong đó:

EDP: Tổng sản phẩm trong nước thuần có yếu tố môi trường hay GDP xanh;

: Tổng VA thuần có yếu tố môi trường.

ECh: Chi phí xử lý ô nhiễm môi trường do tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình gây ra;

NDP: Tổng sản phẩm trong nước thuần;

EC: Chi phí bảo vệ môi trường và giá trị tổn thất, xuống cấp tài nguyên môi trường;

CF: Tích luỹ tài sản;

251

Page 252: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

CC: Tiêu dùng tài sản (Khấu hao tài sản).

Trong SEEA, các tài khoản liên quan tới môi trường được gắn kết với tài khoản kinh tế như trình bày trong 3 đẳng thức trên. Theo đó đã có hai khoản được bổ sung vào SNA truyền thống dưới dạng hiện vật và giá trị, đó là:

Thứ nhất, đó là sự tiêu hao tài sản môi trường do hoạt động kinh tế gây ra, thể hiện ở “tiêu dùng vốn tài nguyên thiên nhiên”, bao gồm các loại tài nguyên như nước, đất, rừng, v.v... Đây là những loại tài sản thường không được thể hiện trong tài sản kinh tế của SNA;

Thứ hai, đó là những chi phí môi trường mà các ngành kinh tế và hộ gia đình đã chi trả cho việc sử dụng các tài sản môi trường trong quá trình sản xuất, làm cho các tài sản đó cạn kiệt, xuống cấp. Những khoản chi phí này thể hiện ở “chi phí môi trường của ngành kinh tế (ECi)” và “chi phí môi trường của hộ gia đình (ECh)”. Trên cơ sở hai khoản mục đó, một số chỉ tiêu kinh tế được điều chỉnh lại như: “tổng tích luỹ tài sản (CF)” được chuyển thành “Tổng tích luỹ tài sản có gắn với môi trường (ECF)”; “Giá trị gia tăng thuần (NVA)” được chuyển thành “Giá trị gia tăng thuần có tính tới môi trường (EVA)”; và “Tổng sản phẩm trong nước thuần (GDP)” chuyển thành “Tổng sản phẩm trong nước thuần có tính tới môi trường (GDP xanh)”.

Xuất phát từ phương pháp hạch toán GDP xanh trong SEEA, phương pháp tính chỉ tiêu GDP xanh được thực hiện theo ba phương pháp:

Phương pháp sản xuất: GDP xanh bằng (=) Tổng giá trị gia tăng thuần có tính đến yếu tố môi trường của các ngành kinh tế trừ (-) chi phí xử lý ô nhiễm môi trường do tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình gây ra.

Phương pháp thu nhập: GDP xanh bằng (=) Tổng sản phẩm trong nước thuần (NDP) trừ (-) chi phí bảo vệ môi trường và giá trị tổn thất, xuống cấp tài nguyên môi trường. NDP tính được bằng GDP trừ (-) khấu hao tài sản.

Phương pháp tiêu dùng: GDP xanh bằng (=) Tiêu dùng cuối cùng cộng (+) tích luỹ tài sản, trừ (-) khấu hao tài sản, trừ (-) chi phí bảo vệ môi trường và giá trị tổn thất, xuống cấp tài nguyên môi trường, cộng (+) chênh lệch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ.

2.3. Một số điểm khác biệt giữa tính toán GDP trong SNA và SEEA

Thông qua phương pháp tính toán/hạch toán GDP trong SNA và tính toán/hạch toán GDP trong SEEA, đề tài thấy có một số vấn đề khác biệt như sau:

- Tính toán/hạch toán GDP trong SNA chưa thể hiện đầy đủ những chi phí liên quan tới bảo vệ môi trường cũng như chưa phản ánh hết sự xuống

252

Page 253: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

cấp, suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên do các hoạt động kinh tế - đời sống của con người gây ra (theo Salah Serafy và Ernst Lutz, 1989. tr 24). Một trong những nhược điểm của hạch toán GDP trong SNA truyền thống đó là: Chưa thể hiện đầy đủ các khoản chi phí có liên quan tới bảo vệ môi trường và suy thoái tài nguyên, cụ thể như sau:

Thứ nhất, trong các tài khoản của SNA truyền thống không thể hiện riêng biệt các khoản chi để bảo vệ môi trường hoặc để giảm bớt sự xuống cấp của môi trường. Ví dụ: Những chi phí mà nhà máy phải bỏ ra để mua thiết bị kiểm soát hoặc xử lý ô nhiễm; chi phí mà người sử dụng phải bỏ ra để mua thiết bị lọc khí thải lắp vào xe ô tô; chi phí phải bỏ ra để phục hồi lại những tài sản đã mất đi do lũ lụt gây ra (6),... cho đến nay đều được hạch toán gộp chung lại với những khoản chi khác trong hệ thống kế toán doanh nghiệp hoặc được hạch toán vào tài khoản thu nhập của quốc gia (7). Song vấn đề ở chỗ những chi phí này không được hạch toán riêng biệt để từ đó, những chủ thể đã gây ra tác động tới môi trường có thể thấy được mức độ chi phí mà họ phải bỏ ra để bù đắp tổn hại cho môi trường như thế nào? Chính vì vậy, các chi phí này dường như không tác động tới hành vi thân thiện với môi trường của các nhà sản xuất cũng như của những nhà hoạch định chính sách (vì đã bị ẩn lẫn với các khoản mục chi khác).

Thứ hai, môi trường cung cấp cho con người nhiều loại sản phẩm, trong đó có nhiều loại sản phẩm tuy có giá trị, nhưng lại không được trao đổi mua bán trên thị trường hoặc chỉ được mua với giá thấp (ví dụ như nguồn tài nguyên nước, v.v...), do vậy nhiều trường hợp, giá trị của những loại sản phẩm đó không được biểu thị trong giá sản phẩm (do bị bỏ qua) hoặc không thể tách riêng biệt từ giá của sản phẩm được đem bán trên thị trường.

Thứ ba, trong thực tế môi trường cung cấp nhiều loại dịch vụ cho đời sống con người (như rừng có tác dụng bảo vệ lưu vực sông, điều hoà khí hậu; hệ sinh thái có tác dụng lọc chất ô nhiễm trong nước và không khí, v.v...). Tuy nhiên những loại dịch vụ này không được tính trong SNA, mà cụ thể là giá trị sản phẩm dịch vụ phục vụ cho tiêu dùng cuối cùng của dân cư. Một trong những lý do của sự bỏ qua này là trong nhiều trường hợp, người ta không thể định giá các sản phẩm và dịch vụ của môi trường bằng giá thị trường.

Thứ tư, GDP trong SNA tính cả phần khấu hao tài sản cố định (máy móc, thiết bị) vào tài khoản khấu hao. Trong khi đó, phần trữ lượng tài

(6) Nguyên nhân sâu xa là do tài nguyên rừng bị con người tàn phá.(7) Vấn đề hạch toán môi trường trong tài khoản quốc gia, Tr 30.

253

Page 254: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

nguyên bị mất đi do bị khai thác và do được sử dụng trong quá trình sản xuất lại được tính vào tài khoản thu nhập. Theo các nhà môi trường, nguồn tài nguyên cũng phải được coi là một loại tài sản. Do đó, sự suy giảm trữ lượng nguồn tài nguyên trong quá trình sản xuất cũng phải được tính vào tài khoản khấu hao giống như các tài sản cố định khác.

- Tính toán/hạch toán GDP trong SEEA (hay GDP xanh) về cơ bản dựa trên sự hạch toán GDP trong SNA, tuy nhiên hạch toán GDP trong SEEA đã trừ phần khấu hao tài sản cố định đồng thời có sự bổ sung thêm những thông tin về tài sản môi trường dưới dạng hiện vật và giá trị, về quá trình sử dụng tài sản đó vào sản xuất, tiêu dùng của hộ dân cư và xã hội, hay nói một cách khác hạch toán GDP trong SEEA (hay GDP xanh) đã thể hiện khá đầy đủ những chi phí liên quan tới bảo vệ môi trường cũng như phản ánh sự xuống cấp, suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên do các hoạt động kinh tế - đời sống của con người gây ra.

Tuy nhiên để tính toán đầy đủ bằng giá trị các tài khoản môi trường và việc ước tính chỉ tiêu GDP xanh không chỉ phụ thuộc vào giá trị các tài sản được sản xuất ra mà còn phụ thuộc vào giá trị của các tài sản tự nhiên không do sản xuất tạo ra. Liên hợp quốc đã giới thiệu ba phương pháp định giá môi trường trong hệ thống SEEA (8) đó là: Định giá nguồn tài nguyên theo giá thị trường; Định giá việc bảo vệ, phục hồi tài sản môi trường; Định giá dịch vụ môi trường theo phương pháp ngẫu nhiên.

2.3.1. Định giá nguồn tài nguyên thiên nhiên theo giá thị trường.

Phương pháp định giá nguồn tài nguyên theo giá thị trường được sử dụng để tính mức khấu hao tài nguyên. Qua đó có thể tính được những thay đổi về giá trị của nguồn tài nguyên đã được ghi trong mục “sự thay đổi về lượng khác” trong tài khoản tài sản của SNA. Sự thay đổi này bao gồm: khấu hao tài nguyên; sự cạn kiệt nguồn tài nguyên do khai thác và sự xuống cấp chất lượng tài nguyên do ô nhiễm môi trường gây ra (được tính bằng giá thị trường của trữ lượng tài nguyên đó). Trong SEEA, giá thị trường của khấu hao tài nguyên, sự cạn kiệt và sự xuống cấp chất lượng tài nguyên được chuyển từ tài khoản mục “sự thay đổi về lượng khác” trong tài khoản Tài sản sang tài khoản Sản xuất.

Trên thực tế, có thể sử dụng giá thị trường để xác định giá trị của nguồn tài nguyên. Trong trường hợp như vậy, có thể áp dụng một số phương pháp tính sau:

(8) Handbook on “Intergrated Environmental and Economic Accounting - An Operational Manual”, 2000.

254

Page 255: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Tính giá trị hiện tại thuần (net present value - NPV) của trữ lượng tài nguyên: Bằng cách lấy giá thị trường của hàng hoá, dịch vụ (dự kiến) mà nguồn tài nguyên có thể cung cấp, trừ (-) chi phí (dự kiến) phải bỏ ra để khai thác nguồn tài nguyên đó sẽ được phần thu hồi tịnh, rồi từ đó chuyển thành giá hiện tại bằng cách sử dụng tỷ lệ chiết khấu.

Tuy nhiên khó khăn của việc áp dụng phương pháp này là khó có thể tính giá hiện tại của trữ lượng tài nguyên nào đó, nếu như tài nguyên này do nhiều ngành kinh tế khác nhau đồng thời cùng khai thác sử dụng. Trong trường hợp như vậy đòi hỏi phải có thông tin về chi phí và khai thác tài nguyên của mỗi ngành kinh tế. Để có được thông tin chi tiết như vậy là rất phức tạp. Hơn nữa việc áp dụng tỷ lệ chiết khấu là bao nhiêu để tính NPV của trữ lượng nguồn tài nguyên cũng là một vấn đề đang còn tranh cãi. Nếu áp dụng các tỷ lệ chiết khấu khác nhau thì sẽ cho kết quả giá trị hiện hành của các tài nguyên khác nhau.

- Tính giá tịnh (net price) của tài nguyên: Phương pháp này bỏ qua sự giảm sút giá trị của tài nguyên do bị xuống cấp theo thời gian. Đơn giá tịnh của một đơn vị tài nguyên được tính bằng giá thị trường thực tế của nó trừ (-) chi phí khai thác một đơn vị tài nguyên. Giá trị của nguồn tài nguyên sau đó được tính bằng khối lượng của nguồn tài nguyên nhân (x) với đơn giá một đơn vị tài nguyên.

- Xác định tương đối giá trị xuống cấp, cạn kiệt nguồn tài nguyên, được tính đơn giản bằng hiệu giá trị của trữ lượng tài nguyên (theo cách tính trình bày ở trên) vào đầu kỳ trừ (-) giá trị trữ lượng tài nguyên vào cuối kỳ xem xét. Ngoài ra, có thể thay thế cách tính này qua cách tính tổng thu nhập nhận được từ việc khai thác nguồn tài nguyên trong thời kỳ xem xét.

2.3.2. Định giá việc bảo vệ, phục hồi tài sản môi trường

Phương pháp tính giá trị tài nguyên môi trường bằng giá trị thị trường nêu trên chỉ được áp dụng đối với những loại tài nguyên có thể tính được giá trị kinh tế của nó. Nói cách khác, nó chỉ được áp dụng đối với những loại tài nguyên có thể giao dịch được trên thị trường (như các loại khoáng sản, một số loại đất đai, v.v...) trong khi đó đối với một số loại tài nguyên khác (chẳng hạn như nước, không khí, đất hoang, đa dạng sinh học, v.v...) thì không thể áp dụng cách tính trực tiếp giá trị của chúng theo giá thị trường vì những tài nguyên này ít được đem ra thị trường mua bán. Để tính được sự thay đổi về giá trị của những loại tài nguyên môi trường này, người ta có thể sử dụng cách tính chi phí để duy trì, bảo toàn nguồn tài nguyên thay thế cho cách tính dựa vào giá thị trường nói trên.

255

Page 256: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Chi phí để bảo vệ, phục hồi tài nguyên môi trường là chi phí lẽ ra phải bỏ ra trong một thời kỳ nhất định để tránh sự xuống cấp hay tránh những tác động tiêu cực có thể xảy ra cho môi trường do hoạt động kinh tế gây ra. Giá trị tổn thất về môi trường do các hoạt động kinh tế gây ra, nó không chỉ xảy ra trong hiện tại (trong thời kỳ xem xét) mà nó còn có khả năng ảnh hưởng đến tương lai. Nói cách khác, đây là tổng thể của những tổn thất về khả năng cung ứng của môi trường do các hoạt động kinh tế hiện tại có thể gây ra (vào thời điểm hiện tại hay trong tương lai). Với cách tiếp cận như vậy thì giá trị kinh tế của những tổn thất môi trường đã xảy ra trong giai đoạn hiện tại mới chỉ phản ánh một phần các tác động của môi trường đến đời sống kinh tế - xã hội trong hiện tại mà chưa phản ánh khả năng ảnh hưởng đến tương lai.

Trong trường hợp các hoạt động kinh tế không gây tác động xấu tới chất lượng môi trường thì chi phí duy tu, bảo toàn chất lượng môi trường được coi như bằng 0. Ví dụ như: Tốc độ khai thác rừng và nguồn hải sản bằng hoặc nhỏ hơn tốc độ tái tạo tự nhiên của các loại tài nguyên đó; hay nguồn nước tự nhiên đủ thoả mãn nhu cầu của hoạt động kinh tế, sinh hoạt mà không làm xấu đi chất lượng nước; hay môi trường tự nhiên có đủ khả năng hấp thụ lượng chất ô nhiễm thải ra từ hoạt động kinh tế, sinh hoạt, v.v....

Chi phí bảo vệ, phục hồi chất lượng môi trường cũng đã phần nào được tính và đưa vào “tổng tích luỹ tài sản” (CF) là một bộ phận hợp thành GDP theo phương pháp sử dụng cuối cùng trong SNA truyền thống. Tuy nhiên, trong hệ thống SEEA đã khuyến nghị nên loại ra từ GDP hay tổng VA những chi phí mà các khu vực kinh tế phải bỏ ra để duy trì và bảo đảm chất lượng môi trường theo tiêu chuẩn quy định.

2.3.3. Định giá dịch vụ môi trường theo phương pháp ngẫu nhiên

Định giá dịch vụ môi trường theo phương pháp ngẫu nhiên liên quan tới việc đưa ra các tình huống giả định để hỏi một nhóm đối tượng có liên quan xem họ sẵn sàng chi trả bao nhiêu tiền để được hưởng thụ một loại dịch vụ môi trường nào đó. Trong một số trường hợp khác, các đối tượng có liên quan được hỏi xem họ sẵn sàng chi trả bao nhiêu tiền bồi thường để chấp nhận không hưởng thụ dịch vụ môi trường. Phương pháp này được thực hiện dưới dạng các cuộc phỏng vấn trực tiếp các đối tượng có liên quan hay trả lời của họ qua các phiếu hỏi.

Trong SEEA, định giá theo phương pháp ngẫu nhiên thường được áp dụng khi phải xác định giá trị của các dịch vụ môi trường hay mức độ thiệt hại, tổn thất đối với môi trường. Chẳng hạn, để tính mức độ tổn hại của sự cố

256

Page 257: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

môi trường nào đó, người ta sử dụng phương pháp ngẫu nhiên để xác định không chỉ những tổn thất về kinh tế mà cả những tổn thất về sức khoẻ của những người được hỏi. Trong trường hợp này câu hỏi sẽ đặt ra là “Bạn chấp nhận bao nhiêu tiền để bù đắp những tổn hại về vật chất và sức khoẻ do sự cố môi trường gây ra?”, tiếp đó sẽ đưa ra một số mức kinh phí và hình thức thanh toán được đưa ra để người được hỏi lựa chọn sao cho phù hợp với sự đánh giá của cá nhân được phỏng vấn.

Nhìn chung phương pháp ngẫu nhiên rất khó đo được một cách chính xác giá trị thực của dịch vụ môi trường cũng như về mức độ tổn hại (theo giá trị) đối với môi trường. Đặc biệt, rất khó có thể đảm bảo độ chính xác của phương pháp khi được sử dụng để xác định giá trị của các tổn hại môi trường có thể xảy ra trong tương lai.

Trên thực tế, việc áp dụng các phương pháp nêu trên để xác định giá trị tài nguyên và mức độ tổn hại của môi trường do các hoạt động kinh tế - xã hội gây ra là không hề đơn giản, giá trị các sản phẩm và lao động có thể xác định được khi đưa ra thị trường và giá trị của chúng được phản ánh qua giá thị trường. Nhưng còn yếu tố môi trường thì sẽ phản ánh như thế nào? vì khi nó không đưa vào thị trường. Do vậy theo một số chuyên gia kinh tế đã khuyến nghị nên thay Chi phí tiêu dùng tài nguyên và mất mát về môi trường do các hoạt động kinh tế bằng chi phí của những hoạt động chống ô nhiễm. Chi phí môi trường hay chi phí của những hoạt động chống ô nhiễm của một dự án cụ thể là chỉ tiêu có thể ước tính được theo giá thị trường hay chi phí thực tế một dự án đã chi ra để chống ô nhiễm môi trường.

3. Phương pháp tính GDP xanh xuất phát từ mô hình I/O mở rộng

Mô hình I/O được mở rộng và sử dụng các công cụ để phân tích các vấn đề ô nhiễm môi trường. Xuất phát từ mô hình I/O rút gọn được thể hiện đó là quan hệ của các số lớn phản ánh các quan hệ giữa các ngành trong nền kinh tế của quá trình sản xuất và sử dụng sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu theo một hệ thống hàm tuyến tính. Hàm này thể hiện mối quan hệ về công nghệ sản xuất và sử dụng sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. Mô hình I/O sẽ thể hiện một cách khái quát cấu trúc bởi các ngành theo cột và được coi là các ngành sản xuất; các ngành theo dòng được coi là các ngành sử dụng (theo sơ đồ số 1).

257

Page 258: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Sơ đồ số 1. Mô hình I/O

Các ngành sản xuất Sử dụng cuối cùng (Final demand - FD)

Tổng sử dụng (Gross output)

Các ngành sản phẩm

Tiêu dùng trung gian (Intermediate consumption - IC); Ô1

Y

Ô2

X

Giá trị tăng thêm

VA; Ô3

Tổng đầu vào hoặc tổng chi phí (Gross input - GI); X

- Ô1. Tiêu dùng trung gian: Thể hiện chi phí trung gian của các ngành, bao gồm các ngành sản xuất ra sản phẩm vật chất và các ngành sản xuất ra sản phẩm dịch vụ; phần tử aij của ma trận A thể hiện ở Ô1 phản ánh ngành j sử dụng sản phẩm i làm chi phí trung gian trong quá trình sản xuất ra sản phẩm j.

- Ô2. Sử dụng cuối cùng: Thể hiện những sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ được sử dụng cho nhu cầu cuối cùng, bao gồm được sử dụng cho: tiêu dùng cuối cùng, tích luỹ tài sản, xuất khẩu và nhập khẩu.

- Ô3. Tổng giá trị tăng thêm: Bao gồm các khoản thu nhập của người lao động; thuế sản xuất; thặng dư sản xuất và khấu hao tài sản cố định.

Quan hệ hàm số cơ bản của mô hình I/O có dạng:

AX + Y = X (1)

Hoặc X = (I - A)1 Y

Trong đó:

A là hệ số chi phí trung gian trực tiếp;

X là véc tơ giá trị sản xuất;

Y là véc tơ sử dụng cuối cùng.

Tuy nhiên theo sơ đồ số 1 (Mô hình I/O) đơn giản chưa thấy thể hiện rõ nét sự thay đổi tổng sử dụng (GO) của mỗi ngành sản phẩm hay tổng chi phí của mỗi ngành sản xuất sẽ ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề môi trường. Do vậy để xác định mức độ ảnh hưởng đến môi trường do các hoạt động sản xuất

258

Page 259: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

gây ra bằng cách thông qua sự mở rộng của mô hình I/O hay nói cách khác xác định tính GDP xanh thông qua mô hình I/O mở rộng.

Trong mô hình I/O mở rộng thừa nhận có 2 loại hình hoạt động, đó là:

(1) Tất cả các hoạt động kinh tế

(2) Hoạt động chống chất thải gây ô nhiễm môi trường (gồm chất thải đầu vào và chất thải đầu ra) của các hoạt động kinh tế.

GDP xanh = GDP - Chi phí của những hoạt động chống ô nhiễm

Mô hình I/O mở rộng dựa trên cơ sở n ngành (loại trừ các hoạt động chống lại chất thải gây ô nhiễm môi trường); m là số loại chất thải gây ô nhiễm môi trường, được xác định theo các véc tơ và ma trận như sau:

A1: là hệ số chi phí trung gian trực tiếp ma trận cấp (n x n) của n ngành kinh tế, các chi phí sản xuất từ các hoạt động kinh tế (đo lường bằng đơn vị tiền tệ) so với đơn vị giá trị sản xuất của các hoạt động kinh tế.

X1: là véc tơ giá trị sản xuất cấp (n x 1) của các hoạt động kinh tế, (đo lường bằng đơn vị tiền tệ).

Y1: là véc tơ sử dụng sản phẩm cuối cùng cấp (n x 1) từ các hoạt động kinh tế, (đo lường bằng đơn vị tiền tệ).

Xg: là véc tơ giá trị sản xuất cấp (m x 1) của các hoạt động chống lại chất thải gây ô nhiễm môi trường do các ngành kinh tế tạo ra, (đo lường bằng đơn vị vật chất).

g1: là ma trận hệ số các chất thải gây ô nhiễm môi trường trực tiếp từ các hoạt động kinh tế, ma trận cấp (m x n), với m là số loại chất thải gây ô nhiễm môi trường và n là số ngành sản phẩm được nghiên cứu trong mô hình, phần tử của ma trận phản ánh khối lượng chất thải (đơn vị tính là vật chất) trên 1 đơn vị sản phẩm (đơn vị tính là tiền tệ) được tạo ra trong quá trình sản xuất ra sản phẩm đó;

g2: là ma trận hệ số các chất thải gây ô nhiễm môi trường trực tiếp từ các hoạt động chống lại chất thải gây ô nhiễm môi trường, ma trận cấp (m x n), m là số loại chất thải gây ô nhiễm môi trường, phần tử của ma trận phản ánh khối lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường (đơn vị tính vật chất) trên 1 đơn vị khối lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường được xử lý (đơn vị tính là vật chất) được tạo ra từ các hoạt động chống lại chất thải gây ô nhiễm;

259

Page 260: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

g3: là ma trận hệ số các chất thải trực tiếp gây ô nhiễm môi trường từ tiêu dùng cuối cùng hộ gia đình, ma trận cấp (m x n), m là số loại các chất thải gây ô nhiễm môi trường (đơn vị tính vật chất), phần tử của ma trận phản ánh khi hộ gia đình tiêu dùng sản phẩm j thì sẽ tạo ra chất thải loại i.

H: là ma trận hệ số chi phí trung gian trực tiếp của các hoạt động chống lại chất thải gây ô nhiễm môi trường, ma trận cấp (n x m), phần tử của ma trận thể hiện hoạt động chống lại chất thải loại j thì cần phải sử dụng sản phẩm i làm chi phí trung gian.

Yg: là véc tơ thể hiện các chất thải gây ô nhiễm môi trường không được xử lý, cấp của véc tơ là (1 x m).

Xác định các véc tơ của chất thải gây ô nhiễm môi trường tạo ra trong các hoạt động kinh tế và các véc tơ của chất thải gây ô nhiễm môi trường từ các hoạt động chống lại chất thải gây ô nhiễm môi trường, vận dụng từ mô hình I/O được thể hiện như sau:

X1 = AX1 + HXg + Y1 (2)

Xg = g1X1 + g2Xg + g3Y1 - Yg (3)

+ Công thức (2) dựa trên quan hệ hệ thống I/O, nó chỉ ra việc sử dụng giá trị sản phẩm của các hoạt động kinh tế, trong đó:

- AX1: là chi phí sản xuất đầu vào được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của các hoạt động kinh tế;

- HXg: là chi phí đầu vào của hoạt động xử lý các chất thải gây ô nhiễm môi trường;

- Xg: là số lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường được xử lý;

- H: là ma trận hệ số chi phí trung gian trực tiếp của các hoạt động chống lại chất thải gây ô nhiễm môi trường;

- Y1: là sản phẩm của các hoạt động kinh tế nó được sử dụng cho tiêu dùng cuối cùng, giả sử không có sử dụng cuối cùng nào khác.

+ Công thức (3) chỉ ra tổng số khối lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường Xg được xử lý. Nó tương đương với khối lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường do các ngành kinh tế tạo ra (ví dụ: g1X1), các chất gây ô nhiễm môi trường được tạo ra bởi đầu ra của các hoạt động xử lý các chất thải gây ô nhiễm môi trường (ví dụ các chất thải gây ô nhiễm môi trường được tạo ra từ

260

Page 261: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

các hoạt động chống lại chất thải gây ô nhiễm môi trường) Xg (ví dụ. g2Xg), các chất thải gây ô nhiễm môi trường được tạo ra bởi tiêu dùng cuối cùng (ví dụ g3Y1), (-) trừ đi các chất gây ô nhiễm môi trường nó không được xử lý Y g

cùng với việc xác định mức độ ô nhiễm môi trường do các hoạt động kinh tế gây ra mà được xã hội chấp nhận ở một mức độ nhất định, điều này đã được thực hiện ở một số quốc gia và Chính phủ đã đưa ra những tiêu chuẩn chung nhằm bảo vệ môi trường.

Từ công thức (2) và (3) được trình bày theo khuôn khổ của một ma trận đơn giản đó là mô hình I/O thông thường như sau:

(4)

Để tính toán chỉ tiêu GDP xanh dựa vào mô hình I/O thông thường, xuất phát từ công thức (2) và (3) có hai trường hợp:

* Trường hợp 1:

Giả định tiêu dùng cuối cùng hàng hoá và dịch vụ được thừa nhận là không tạo ra các chất thải gây ô nhiễm môi trường, tức là g3 = 0 và toàn bộ các chất thải gây ô nhiễm môi trường được tạo ra từ các ngành đều được xử lý, tức là Yg = 0, công thức (2) và (3) được viết lại như sau:

X1 = AX1 + HXg + Y1 (5)

Xg = g1X1 + g2Xg (6)

Công thức (6) được viết lại thông qua thay Xg bằng X1 và X1 thay thế bằng Xg vào công thức (5) và công thức được viết lại như sau:

Xg = (I – g2)-1g1X1 (7)

X1 = AX1 + H(I – g2)-1g1X1 + Y1 (8)

Hay công thức (8) được viết lại như sau:

X1 = + + Y1 (9) Chi phí trực tiếp

được sử dụng cho các hoạt động kinh tế

Chi phí trực tiếp sử dụng cho các hoạt động chống lại chất thải gây ô nhiễm

môi trường

Sử dụng cuối cùng

Hay Y1 = X1 – + (9)

261

Page 262: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Trong công thức (9), Y1 là GDP xanh không bao gồm chi phí để chống lại chất thải gây ô nhiễm môi trường, là một phần lớn giá trị thực dùng cho sử dụng cuối cùng

Y* = H(I – g2)-1g1X1 + Y1 (10)

Do vậy, chỉ tiêu GDP xanh Y1 nó nhỏ hơn rất nhiều so với chỉ tiêu GDP thông thường Y* là do chỉ tiêu GDP thông thường Y* phải trừ đi (-) chi phí trực tiếp sử dụng cho các hoạt động chống lại chất thải gây ô nhiễm môi trường.

* Trường hợp 2:

Giả định mối quan hệ trong mô hình bao gồm các chất thải gây ô nhiễm môi trường, nguyên nhân là do sử dụng cuối cùng tạo nên (g3Y1 trong công thức (4) và trong đó cũng không bao gồm toàn bộ các chất thải gây ô nhiễm môi trường đã được xử lý, nhưng bên cạnh đó còn mức ô nhiễm môi trường đã được xã hội chấp nhận (Yg trong công thức (4)) và nó được giới thiệu như sau:

Công thức (2) được viết lại và Y1 được biểu diễn qua X1 như sau:

Y1 = (I – A)X1 - HXg (11)

Thay thế Y1 trong công thức (3) và Xg được biểu diễn qua X1, như sau:

(12)

Nó được thay thế bằng:

R = I – (g2 – g3 H),

Công thức (12) được đơn giản hoá như sau:

(13)

Thay thế Xg trong công thức (2) vào công thức (13) viết lại công thức (2) theo thuật ngữ X1 và biến ngoại sinh Yg được biến đổi như sau:

X1 = + X1 - HR-1 Yg + Y1 (14)Chi phí trực tiếp

được sử dụng cho sản xuất giá trị sản

phẩm của các ngành kinh tế

Chi phí trực tiếp được sử dụng cho các hoạt động chống lại chất thải gây ô

nhiễm môi trường

Trừ đi: Chi phí trực tiếp của chất thải gây ô nhiễm môi trường mà

chất thải đó không được xử lý

Sử dụng cuối cùng

262

Page 263: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Mối quan hệ được thể hiện trong công thức (14) nó miêu tả một cách đơn giản trong trường hợp công thức (9) của mô hình I/O giản đơn. Trong trường hợp này, ô nhiễm môi trường GDP (Y*) tương đương với ô nhiễm môi trường GDP (Y1), cộng với chi phí trực tiếp sử dụng cho các hoạt chống lại chất thải gây ô nhiễm môi trường. Nếu toàn bộ các chất thải gây ô nhiễm môi trường được xử lý, trừ đi chi phí trực tiếp các chất thải gây ô nhiễm môi trường không bị xử lý.

GDP xanh được tính là:

(15)

4. Kinh nghiệm tính toán chỉ tiêu GDP xanh của Nhật Bản và Trung Quốc

4.1. Tính chỉ tiêu GDP xanh của Nhật Bản

4.1.1. Giới thiệu một số đặc điểm chủ yếu về Hệ thống tài khoản Kinh tế và Môi trường (SEEA) Nhật Bản

Hệ thống tài khoản kinh tế và môi trường ở Nhật Bản được xây dựng dựa trên cơ sở mở rộng SNA theo 3 cách:

Thứ nhất, các hoạt động kinh tế được phân thành các hoạt động có liên quan tới bảo vệ môi trường và các hoạt động không liên quan tới bảo vệ môi trường.

Thứ hai, danh giới tài sản được mở rộng đó là tài sản phi sản xuất, loại tài sản này đã không được xem như tài sản kinh tế trong SNA.

Thứ ba, việc làm suy yếu và thoái hoá cả hai loại tài sản tự nhiên có tính chất kinh tế và tài sản tự nhiên phi kinh tế được xem như khấu hao tài sản cố định được khấu trừ trong việc tính tổng sản phẩm thuần trong nước đã được điều chỉnh có tính đến yếu tố môi trường hoặc là chỉ tiêu GDP xanh.

Trong thực tế Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành thực hiện các dịch vụ bảo vệ môi trường như làm sạch sông hồ, phục hồi đất đai đã bị ô nhiễm và tất cả các chi phí cho dịch vụ bảo vệ môi trường đã được tính trong SNA ở Nhật Bản như các hàng hoá phi thị trường. Tức là SEEA ở Nhật Bản đã loại trừ các chi phí bảo vệ môi trường mà không hoàn toàn ứng với các hoạt động sản xuất.

Đối với các chi phí cho môi trường:

SEEA ở Nhật Bản phân biệt có 2 loại chi phí môi trường, bao gồm:

263

Page 264: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Loại thứ nhất là các chi phí thực tế phải chi cho các hoạt động bảo vệ môi trường, bao gồm các hoạt động do các địa phương thực hiện; hệ thống thoát nước và các dịch vụ xử lý phế thải được Chính phủ cung cấp.

Loại thứ hai là các chi phí môi trường được quy đổi do việc làm cạn kiệt và giảm giá trị nguồn tài nguyên môi trường.

4.1.2. Phương pháp tính chỉ tiêu GDP xanh của Nhật Bản

GDP xanh bằng (=) NDP trừ (-) chi phí về môi trường đã được quy đổi. EDP hoặc GDP xanh, thể hiện qua sơ đồ số 2 và xác định cách tính theo công thức:

GDP xanh = NDP -Chi phí về môi trường

đã được quy đổi(16)

Sơ đồ số 2. Mô tả cấu trúc chỉ tiêu GDP xanh ở Nhật Bản

NDP

GDP

EDP

Khấu hao tài sản cố định

264

Page 265: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Chi phí thực tế môi trường(Một phần giá trị tăng thêm)

Chi phí môi trường quy đổi

* Ước tính các chi phí môi trường được quy đổi

* Đối với các chất thải

Chi phí môi trường quy đổi tính cho việc xử lý và hạn chế các chất thải vào không khí và nước bằng (=) khối lượng thực tế thải ra của một chất gây ô nhiễm, nhân (x) chi phí cho một đơn vị cất dọn và xử lý chất thải đó, ở phạm vi quốc gia, khó có thể xác định được một cách chính xác.

4.1.3. Thử nghiệm tính chỉ tiêu GDP xanh của Nhật Bản giai đoạn 1970-1995

SEEA Nhật Bản đã tính thử nghiệm chỉ tiêu GDP xanh 5 năm một lần, từ năm 1970 đến năm 1995, kết quả tính GDP xanh ở Nhật Bản giai đoạn 1979-1995 được trình bày theo phụ lục số 1 và phụ lục số 2.

Tính toán chỉ tiêu GDP xanh ở Nhật Bản được thực hiện theo 2 loại giá: giá cố định và giá hiện hành. Chi phí môi trường quy đổi theo giá cố định năm gốc 1990 và đạt cao nhất hơn 6 nghìn tỷ YEN vào năm 1975, và có xu hướng giảm dần, cụ thể đến năm 1990 chỉ còn hơn 4,5 tỷ YEN.

Việc phân tích chi phí môi trường quy đổi theo loại tài sản tự nhiên cho thấy các phế thải thải vào không khí về căn bản đã giảm vào năm 1990. Tuy nhiên, các phế thải thải vào môi trường nước đã theo một khuynh hướng tăng lên. Việc phá huỷ hệ sinh thái do mở rộng đất đai đạt đỉnh điểm vào năm 1970 và suy giảm vào năm sau đó. Tốc độ khai thác chặt đốn cây cối ở Nhật Bản bằng tốc độ tăng tự nhiên của cây cối từ năm 1980; Nên chi phí môi trường quy đổi tương ứng bằng không. Việc làm cạn kiệt các tài nguyên dưới lòng đất không đáng kể vào năm 1995.

Tỷ lệ chi phí môi trường quy đổi so với NDP được tính theo giá hiện hành (tính toán theo phụ lục số 2) giảm dần trong giai đoạn từ năm 1970 đến năm 1995. Tỷ lệ chi phí môi trường quy đổi so với NDP năm 1970 là hơn 8%, nhưng giảm xuống còn hơn 1% năm 1990. Tỷ lệ chi phí môi trường quy

265

Page 266: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

đổi so với NDP giảm dần có thể phần nào là do nền kinh tế phát triển chậm lại và chắc chắn có một số thay đổi về cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, phần tỷ lệ giảm đáng kể là do tốc độ ô nhiễm không khí thấp hơn. Việc cải tiến và nâng cao năng lực công nghệ đã làm giảm bớt vấn đề ô nhiễm và phát huy hiệu quả đối với việc làm giảm bớt chi phí trong các quá trình giảm ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm không khí. Ví dụ: chi phí môi trường quy đổi của việc giảm ô nhiễm không khí so với NDP đã giảm từ 7,5% năm 1970 xuống còn 1,0% năm 1985 và đến năm 1995 chỉ còn 0,6%.

4.2. Tính chỉ tiêu GDP xanh của Trung Quốc

4.2.1. Giới thiệu một số đặc điểm chủ yếu về hệ thống tài khoản kinh tế và Môi trường ở Trung Quốc

Hệ thống tài khoản kinh tế và môi trường ở Trung Quốc (viết tắt CSEEA) được dựa trên cơ sở mở rộng SNA năm 1993 và cấu trúc SEEA của Nhật Bản. Cấu trúc CSEEA của Trung Quốc đã được thiết lập theo 3 cách:

Thứ nhất, các hoạt động kinh tế được phân thành các hoạt động có liên quan tới bảo vệ môi trường và các hoạt động không liên quan tới bảo vệ môi trường hay còn gọi là các hoạt động sản xuất khác. Trong hoạt động sản xuất khác được tách ra: Hoạt động sản xuất khác có liên quan đến môi trường và các loại hình sản xuất khác không liên quan tới môi trường.

Thứ hai, danh giới tài sản được mở rộng đó là tài sản phi sản xuất (SNA chỉ có tài sản sản xuất), loại tài sản này đã không được xem là tài sản kinh tế trong SNA.

Thứ ba, việc làm suy yếu và thoái hoá cả hai loại tài sản tự nhiên có tính chất kinh tế và tài sản tự nhiên phi kinh tế được xem như khấu hao tài sản cố định được khấu trừ trong việc tính sản phẩm thuần trong nước đã được điều chỉnh có tính đến yếu tố môi trường hoặc là chỉ tiêu GDP xanh.

4.2.2. Phương pháp tính chỉ tiêu GDP xanh của Trung Quốc

Công thức tính:

GDP xanh = NDP - Chi phí môi trường quy đổi

Việc ước lượng chi phí môi trường quy đổi được thực hiện thông qua ước lượng sự cạn kiệt, suy giảm nguồn tài nguyên và tài sản tự nhiên bao gồm (tài sản tự nhiên kinh tế và tài sản tự nhiên phi kinh tế).

266

Page 267: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

* Ước lượng sự cạn kiệt nguồn tài nguyên: Nguồn tài nguyên bao gồm tài nguyên có thể khôi phục được và tài nguyên không thể khôi phục được.

- Ước lượng sự cạn kiệt nguồn tài nguyên không thể khôi phục được

- Ước lượng sự cạn kiệt nguồn tài nguyên có thể khôi phục được

* Ước lượng suy giảm giá trị nguồn tài sản tự nhiên:

Thành phần quan trọng khác của tính chi phí môi trường là sự giảm sút giá trị tài sản tự nhiên. Qua nghiên cứu đã xác định và phân biệt giá trị hai loại tài sản:

(1) Các tài sản có giá trị kinh tế trong tự nhiên, bao gồm: rừng, đất cỏ và đất trồng trọt;

(2) Các tài sản không có giá trị kinh tế trong tự nhiên, gồm: không khí và nước.

- Ước lượng suy giảm tài sản có giá trị kinh tế trong tự nhiên

- Ước lượng suy giảm tài sản không có giá trị kinh tế trong tự nhiên.

4.2.3. Thử nghiệm tính chỉ tiêu GDP xanh của Trung Quốc năm 1992

Xuất phát từ sự phân biệt các hoạt động trong xã hội, gồm hoạt động bảo vệ môi trường và hoạt động sản xuất khác (trong hoạt động sản xuất khác có hoạt động liên quan đến môi trường), tổng chi phí môi trường ở Trung Quốc cụ thể năm 1992, theo Bảng số 1. như sau:

Bảng số 1. Chi phí môi trường (IEC) năm 1992

Đơn vị tính: Tỷ Yuan

Tổng số

Trong đó chi phí môi trường để chống lại sự:

Cạn kiệt tài nguyên (tài nguyên có thể khôi phục

được và tài nguyên không thể khôi phục)

Suy thoái tài nguyên (tài nguyên có tính chất kinh tế và tài nguyên có tính

chất phi kinh tế)

Nước 39,96 39,96

Không khí 21,67 21,67

Rừng 53,11 16,55 36,56

Đất 1,32 1,32

Cỏ mặt đất 0,02 0,02

Than 0,03

267

Page 268: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

13,63 4,41Dầu 0,02

Ga tự nhiên 9,17

Tổng số 129,71 25,77 103,94

Nguồn: [9].

Bảng số 1 cho thấy:

(1) Chi phí môi trường cho việc chống lại sự cạn kiệt tài nguyên và suy thoái tài nguyên rừng (gồm tài nguyên rừng có thể khôi phục và không thể khôi phục; tài nguyên rừng có tính chất kinh tế và tài nguyên rừng không có tính chất kinh tế) chiếm hơn 40% tổng chi phí môi trường là nguồn thiệt hại lớn nhất gây ảnh hưởng đến môi trường của Trung Quốc;

(2) Chi phí môi trường cho việc xử lý, giảm bớt các chất thải gây ô nhiễm nguồn nước, chiếm khoảng 30% tổng chi phí môi trường (đứng thứ hai);

(3) Chi phí môi trường cho việc xử lý và giảm bớt các chất thải gây ô nhiễm không khí (đứng thứ ba) chiếm trong tổng chi phí môi trường ở Trung Quốc.

Tổng chi phí cho xử lý và giảm bớt các chất thải gây ô nhiễm không khí và nước đóng góp khoảng 47% tổng chi phí môi trường, tổng giá trị suy giảm về nguồn tài nguyên không thể khôi phục được trong đất là 9,2 tỷ yuan, trong đó tính toán nguồn suy giảm ga tự nhiên chiếm tới 99%. Điều đó đã phản ánh mối liên quan đến sự khan hiếm dự trữ gas trong tự nhiên hiện nay ở Trung Quốc.

GDP xanh Trung Quốc tính dựa trên cơ sở ước lượng chi phí môi trường (IEC) mặc dù khoản chi phí phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường do Chính Phủ chi ra đã được tính như một khoản chi tiêu của Chính phủ (Bảng 4). Vậy để tính chỉ tiêu GDP xanh, chi phí môi trường phải loại bỏ khoản chi phí phục vụ cho hoạt động bảo vệ môi trường. GDP xanh ở Trung Quốc năm 1992 là 2,193,21 tỷ yuan (xem Bảng số 2).

BẢNG SỐ 2. GDP XANH Ở TRUNG QUỐC NĂM 1992

Đơn vị tính: Tỷ Yuan

GDP 2664,43Khấu hao tài sản cố định (FCD) 353,74NDP = GDP – FCD 2310,69IEC 117,48*

268

Page 269: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

EDP/GDP xanh = GDP – FCD - IEC 2193,21

Nguồn: [9] (*117,48 = 129,71 – 12,23)

Năm 1992 Trung Quốc đã tính thử nghiệm GDP xanh, GDP xanh theo giá hiện hành đạt 2193,21 tỷ yuan, chiếm 82,31% GDP; Đồng thời chi phí môi trường tương đương với 129,71 tỷ yuan (cả chi phí cho hoạt động bảo vệ môi trường và chi phí cho hoạt động sản xuất khác đã được quy đổi có liên quan đến môi trường), chiếm 4,8% GDP của Trung Quốc hoặc 5,61% NDP của Trung Quốc.

Chi phí cho bảo vệ môi trường.

Tổng chi phí cho bảo vệ môi trường là 12,23 tỷ yuan, trong đó 43,06% giành cho việc duy trì bảo tồn các tài sản kinh tế tự nhiên và 56,94% được sử dụng cho việc thanh toán để kiểm soát ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí.

Sự đánh giá này dựa trên cơ sở chi phí bỏ ra của Chính phủ đối với sử dụng nguồn tài nguyên dưới lòng đất (than, dầu và gas trong tự nhiên). Tổng số khoảng 16% là phí thanh toán để xử lý chất thải rắn và chi phí bảo vệ môi trường sử dụng để duy trì bảo tồn các tài sản không có giá trị kinh tế trong tự nhiên (có giá trị sử dụng nhưng không có giá trị), 43,22% là phí thanh toán cho việc xử lý nước thải và 56,78% là phí thanh toán giành cho xử lý chất thải SO2 và rác, số liệu được minh chứng qua bảng số 3 chi tiết các loại chi phí bảo vệ môi trường.

BẢNG SỐ 3. CHI PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở TRUNG QUỐC NĂM 1992.

Đơn vị tính: Tỷ Yuan

Tổng chi phí bảo vệ môi

trường

Trong đó chi bảo vệ:

Tài sản có tính chất kinh tế Tài nguyên có tính chất phi kinh tế

Đất Suy kiệt nguồn tài nguyên dưới đất

Nước Không khí

1,.23 0,86 4,41 3,01 3,95

Nguồn: [9]

269

Page 270: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Tóm lại: Tham khảo kinh nghiệm thực tế tính toán chỉ tiêu GDP xanh ở Nhật Bản và Trung Quốc Ban Chủ nhiệm đề tài rút ra một số điểm chủ yếu như sau:

(1) Nhật Bản và Trung Quốc đã phân loại hoạt động trong xã hội gồm: Hoạt động bảo vệ môi trường và hoạt động sản xuất khác (trong hoạt động sản xuất khác có hoạt động sản xuất khác liên quan đến môi trường và hoạt động sản xuất khác không liên quan đến môi trường).

(2) Xây dựng cấu trúc SEEA và phương pháp tính chỉ tiêu GDP xanh của Nhật Bản và Trung Quốc phù hợp với phương pháp đưa ra của Liên hợp quốc.

(3) Tính toán tổng chi phí môi trường đã có sự tách biệt rõ ràng dựa trên cơ sở phân loại các hoạt động trong xã hội, đặc biệt trong SEEA áp dụng ở Nhật Bản và CSEEA ở Trung Quốc đã loại trừ các khoản chi phí bảo vệ môi trường mà không hoàn toàn tương ứng với các hoạt động sản xuất. Đó là các khoản chi phí do Chính phủ bỏ ra để bảo vệ môi trường được coi như là khoản chi tiêu của Chính phủ và được tính vào trong SNA như các hàng hoá phi thị trường, không tính vào khoản chi phí môi trường quy đổi trong tính toán chỉ tiêu GDP xanh. Phần chi phí môi trường quy đổi được tính dựa vào phần chi phí phải bỏ ra để xử lý và giảm bớt các chất thải gây ô nhiễm môi trường (không tính chi phí Chính phủ đã chi ra cho hoạt động bảo vệ môi trường) và ước lượng khoản chi phí đối với sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên (có thể khôi phục được và không thể khôi phục được)

PHẦN IIĐỀ XUẤT KHẢ NĂNG TÍNH CHỈ TIÊU GDP XANH Ở VIỆT NAM

1. Thực trạng số liệu thống kê phục vụ tính toán chỉ tiêu GDP xanh

- Số liệu chung về thống kê ô nhiễm môi trường ở Việt Nam về cơ bản là có nhưng không đầy đủ, đồng thời lại không thể phân tách theo nguồn gây ô nhiễm, tức là chưa tương thích với cách phân ngành của SNA. Nhìn chung, các số liệu điều tra cơ bản hiện nay đều dựa vào hệ thống quan trắc hiện có và một số kết quả điều tra nhưng phạm vi thu thập số liệu chưa đầy đủ.

- Số liệu chung thống kê tài nguyên của Việt Nam còn hạn chế. Hiện tại, nguồn số liệu về sử dụng tài nguyên cho các hoạt động kinh tế với chức năng là nguồn đầu vào của sản xuất, tuy có được hạch toán nhưng chưa đầy đủ và chưa được tách riêng trong bảng cân đối tài sản của các đơn vị kinh tế. Vì

270

Page 271: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

vậy, cơ quan thống kê chưa thể tách bạch được mức độ sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên của các ngành kinh tế tương ứng với hệ thống SNA.

- Số liệu về chi tiêu cho bảo vệ môi trường chưa được tổng hợp đầy đủ ở Việt Nam. Hiện tại, chưa có cơ quan có trách nhiệm nào công bố được mức chi tiêu hàng năm cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Sở dĩ như vậy vì chi tiêu cho hoạt động bảo vệ môi trường của nước ta chủ yếu là từ nguồn ngân sách nhà nước và được phân bổ cho rất nhiều Bộ, ngành có chức năng thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường (như Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Công nghiệp; Bộ Thủy sản; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; v.v…). Cần chú ý là phần chi ngân sách cho các Bộ, ngành để thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường lại không được hạch toán riêng thành một khoản mục trong các báo cáo thu - chi ngân sách nên rất khó có thể tách bạch được. Hơn nữa, vai trò của các doanh nghiệp và hộ gia đình trong chi tiêu cho công tác bảo vệ môi trường còn rất mờ nhạt, do vậy số liệu thu thập được chỉ là một “Phần kinh phí doanh nghiệp bỏ ra để xử lý các chất thải gây ô nhiễm môi trường” thông qua cuộc điều tra doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp, như vậy sẽ chưa phản ánh hết phần kinh phí thực tế phải bỏ ra để xử lý ô nhiễm môi trường trong toàn nền kinh tế.

2. Những yêu cầu đặt ra đối với việc tính chỉ tiêu GDP xanh

- Phải thống kê được rõ ràng và minh bạch tổng chi phí xử lý ô nhiễm môi trường, trong đó bao gồm phần chi phí do Chính phủ bỏ ra để bảo vệ môi trường và phần chi phí các doanh nghiệp, đơn vị và hộ gia đình phải bỏ ra để khắc phục ô nhiễm môi trường và ước lượng giá trị cạn kiệt, suy thoái môi trường do hoạt động sản xuất, tiêu dùng, và sử dụng tài nguyên gây ra.

- Tổ chức thu thập đầy đủ những thông tin cần thiết cho việc tính toán chỉ tiêu GDP xanh. Nhưng phạm vi thu thập thông tin của mỗi ngành có những đặc thù riêng và việc xác định mức độ gây ô nhiễm môi trường và khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở từng ngành rất khó tách bạch cụ thể. Vì vậy tổ chức hợp lý việc thu thập thông tin cũng là một yêu cầu quan trọng đặt ra.

- Ứng dụng công nghệ thông tin, đây là một yêu cầu cần đặt ra đối với việc tính toán chi phí xử lý ô nhiễm môi trường, hay tính ma trận hệ số chi phí chất thải trong phạm vi từng ngành và trong toàn nền kinh tế (trong trường hợp tính GDP xanh dựa vào mô hình I/O). Do vậy nếu không ứng dụng công nghệ thông tin thì khó có thể đáp ứng được yêu cầu xử lý số liệu khi tính toán chỉ tiêu GDP xanh.

271

Page 272: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

3. Điều kiện để tính chỉ tiêu GDP xanh

- Phương pháp luận tính chỉ tiêu GDP xanh.

- Đòi hỏi khách quan tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam trong tương lai.

- Điều kiện để tính khoản chi phí chi tiêu dùng tài nguyên và mất mát về môi trường do các hoạt động kinh tế gây ra.

- Nâng cao năng lực trình độ cán bộ thực hiện tính toán chỉ tiêu GDP xanh.

- Đầu tư tài chính và thời gian để thực hiện tính toán chỉ tiêu GDP xanh.

4. Khả năng tính GDP xanh ở Việt Nam

Theo thống kê Liên hợp quốc, phương pháp luận tính chỉ tiêu GDP xanh có thể tính căn cứ vào bảng I/O hoặc dựa vào hạch toán GDP xanh trong SEEA, tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay nếu tính GDP xanh từ bảng I/O sẽ có một số vấn đề bất cập như sau:

(1) Khó xác định được ma trận hệ số chất thải trực tiếp từ sản xuất và tiêu dùng cuối cùng, vì hiện nay chưa xác định được cụ thể số loại và lượng chất thải, đặc biệt là số loại và lượng chất thải ra không khí, có chăng chỉ có thể xác định được một số loại chất thải và ước lượng được khối lượng chất thải ra đất và nước nhưng cũng chỉ mang tính chất tương đối.

(2) Trong bảng phân ngành kinh tế ở Việt Nam, không phân chia nền kinh tế thành hai hoạt động tách bạch (đó là các hoạt động kinh tế thuần tuý và các hoạt động chống ô nhiễm), trong thực tế ở Việt Nam không có hoạt động chống chất thải riêng biệt, phạm vi mỗi ngành và mỗi doanh nghiệp trong thực tế cũng đã có những khoản kinh phí đầu tư cho hoạt động chống ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất, nhưng mức chi phí bỏ ra có thể chưa tương xứng với mức độ gây ô nhiễm, đây cũng là lý do giải thích tại sao? môi trường Việt Nam ngày càng ô nhiễm. Do vậy nếu áp dụng theo mô hình I/O chỉ cho những hoạt động khử chất thải riêng biệt thì sẽ thiếu phần hoạt động chống ô nhiễm môi trường mà các ngành và doanh nghiệp đã bỏ ra, mặc dù phần chi phí bảo vệ môi trường bỏ ra của các đơn vị và doanh nghiệp chắc chắn sẽ thấp hơn nhiều so với các đơn vị và doanh nghiệp gây ô nhiễm. Đồng thời nếu tính GDP xanh theo mô hình I/O thì cũng chưa tính đến phần cạn kiệt nguồn tài nguyên mà các đơn vị, doanh nghiệp đã khai thác và sử dụng trong quá trình sản xuất, đặc biệt ở Việt Nam khai thác nguồn tài nguyên là tương đối lớn.

Xuất phát từ thực tế ở Việt Nam việc tính toán chỉ tiêu GDP chủ yếu tính theo phương pháp sản xuất, và tham khảo kinh nghiệm tính

272

Page 273: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

chỉ tiêu GDP xanh của Nhật Bản và Trung Quốc và một số nước trên thế giới. Ban chủ nhiệm đề tài đề xuất nên tính bổ sung chỉ tiêu GDP xanh vào hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh chất lượng tăng trưởng, phương pháp tính như sau:

GDP xanh = NDP -Chi phí tiêu dùng tài nguyên và thiệt hại về môi trường do các hoạt động kinh tế gây ra

Hoặc tính GDP xanh theo phương pháp sản xuất:

GDP xanh =

Tổng VA xanh thuần của tất cả các ngành

kinh tế có tính đến yếu tố môi trường

-

Chi phí xử lý ô nhiễm môi trường do tiêu dùng

cuối cùng hộ gia đình gây ra

Ở Việt Nam để tính được phần chi phí tiêu dùng tài nguyên và thiệt hại về môi trường do các hoạt động kinh tế gây ra là hết sức khó khăn, có chăng chỉ tính được phần chi phí Chính Phủ bỏ ra để xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường theo các chương trình và dự án, còn phần tổn thất, mất mát về môi trường và cạn kiệt, suy thoái về nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ rất khó thu thập, phần mất mát môi trường do các hoạt động sản xuất gây ra có thể thu thập thông tin trên cơ sở điều tra chọn mẫu hoặc kết hợp với phương pháp ước đoán theo phân tích chuyên gia. Có nhà kinh tế học đã khảng định thu thập loại thông tin này: “như mò kim đáy bể’’, một số nước trên thế giới như Nhật Bản; Indonexia và Trung Quốc có tính được cũng chỉ là ước tính, kết quả tính được chỉ mang tính chất tương đối.

Hiện nay Ngành công nghiệp đã bổ sung thêm nhóm chỉ tiêu liên quan đến bảo vệ môi trường do các doanh nghiệp phải đầu tư và xử lý các chất thải gây ô nhiễm môi trường, đây cũng là những thông tin có thể thu thập được liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường mà các đơn vị và doanh nghiệp phải chi trả trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, Ban Chủ nhiệm đề tài đã cố gắng tìm hiểu và đưa ra một số đề xuất để phục vụ tính chi phí tiêu dùng tài nguyên và thiệt hại về môi trường do các hoạt động kinh tế gây ra, như sau:

4.1. Xác định nguồn thông tin và tổ chức thu thập thông tin phục vụ tính chi phí chi tiêu dùng tài nguyên

4.2. Xác định nguồn số liệu và tổ chức thu thập thông tin để xác định mức độ mất mát, thiệt hại về môi trường do các hoạt động kinh tế gây ra.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

273

Page 274: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

1. Kết luận

a. Tính chỉ tiêu GDP xanh hiện nay ở Việt Nam là rất cần thiết, nó cho phép đánh giá một cách sát thực hơn về tăng trưởng kinh tế có gắn kết với yếu tố môi trường và phản ánh sự tăng trưởng bền vững.

b. Kinh nghiệm tính toán chỉ tiêu GDP xanh ở Trung Quốc và Nhật Bản cho thấy tính phần chi phí mất mát tiêu dùng tài nguyên và tổn thất môi trường do các hoạt động kinh tế gây ra bước đầu cũng mang tính thử nghiệm, mặc dù việc tính thử nghiệm và xây dựng khung lý thuyết tính GDP xanh ở từng nước đã được thực hiện cách đây hơn 10 năm. Tuy nhiên ở Nhật Bản và Trung Quốc đã đưa ra một số cách tính cụ thể đối với một số chất thải chính gây ô nhiễm môi trường để làm cơ sơ cho tính toán chi phí xử lý ô nhiễm môi trường.

c. Phương pháp tính chỉ tiêu GDP xanh áp dụng ở Việt Nam hiện nay nên tiếp cận theo phương pháp sản xuất, phần VA thuần của từng ngành đã có tính đến phần chi phí liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường trong từng ngành và cộng (+) thêm phần chi phí xử lý ô nhiễm môi trường do các hộ gia đình gây ra, tuy nhiên nếu kết quả tính toán được chỉ mang tính chất tương đối (vì chưa tính được phần ô nhiễm môi trường do các hộ gia đình gây ra). Đồng thời hiện nay Việt Nam chưa xây dựng được Hệ thống Hạch toán kinh tế có gắn kết với môi trường.

Riêng phần tiêu dùng tài nguyên và suy thoái, cạn kiệt về môi trường trong thực tế rất khó thống kê và tính toán, có chăng chỉ có thể quan sát và cảm nhận bằng điều tra định tính, còn định lượng cụ thể thì khó thực hiện được. Do vậy theo Ban Chủ nhiệm đề tài trước mắt chỉ thống kê và tính toán các khoản chi phí do các ngành kinh tế phải bỏ ra để bảo vệ môi trường thì sẽ có tính khả thi hơn, tuy nhiên kết quả tính toán chỉ mang tính chất tương đối

d. Qua tính toán thử nghiệm thống kê các chỉ tiêu bảo vệ môi trường, thì những thông tin thu thập được khẳng định có thể tính được VA xanh của ngành công nghiệp, từ kết quả đó cho thấy tính khả thi của việc tính chỉ tiêu GDP xanh ở nước ta.

2. Kiến nghị

Để tính được GDP xanh của toàn bộ nền kinh tế cần phải triển khai thực hiện những nội dung sau:

274

Page 275: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

1. Sớm xây dựng phương pháp luận gắn kết hạch toán môi trường trong tài khoản quốc gia trên cơ sở những lý luận đã được các tổ chức quốc tế đưa ra và vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam.

2. Cải tiến phương pháp thu thập số liệu và bổ sung thêm các chỉ tiêu thống kê môi trường và thống kê tài nguyên (đặc biệt là phần thống kê khoáng sản).

3. Tăng cường hợp tác quốc tế học hỏi kinh nghiệm về phương pháp tính toán GDP xanh với một số nước đã tiến hành tính toán thử nghiệm như Trung Quốc, Nhật Bản, Indonexia và một số nước khác.

4. Tiến hành điều tra, tính toán và thử nghiệm theo một số chuyên đề liên quan tới vấn đề môi trường trong một số ngành để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện về mặt phương pháp luận tính chỉ tiêu GDP xanh, từ lý luận kết hợp với thực tiễn ở Việt Nam để lựa chọn một giải pháp và phương pháp tính cụ thể phù hợp với thực tế, nhằm bảo đảm phương pháp có tính khả thi cao.

5. Nghiên cứu cài đặt vào các cuộc điều tra hàng năm (Điều tra doanh nghiệp, điều tra nông, lâm nghiệp và thủy sản), tổ chức điều tra chuyên đề về bảo vệ môi trường để có đầy đủ thông tin về ảnh hưởng xấu đi của môi trường do tác động trực tiếp của hoạt động kinh tế.

275

Page 276: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

ĐỀ TÀI KHOA HỌC

SỐ: 2.2.17-CS06

NGHIÊN CỨU KHAI THÁC SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU THỐNG KÊ DỰA TRÊN PHẦN MỀM SPSS

1. Cấp đề tài : Cơ sở

2. Thời gian nghiên cứu : 2006

3. Đơn vị chủ trì : Viện Khoa học Thống kê

4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê

5. Chủ nhiệm đề tài : KS. Lê Đỗ Mạch

6. Điểm đánh giá nghiệm thu đề tài: 9,05 / Xếp loại: Giỏi

276

Page 277: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ DỮ LIỆU TRONG SPSS

SPSS cho Windows là một phần mềm phân tích thống kê mạnh và là một hệ thống quản lý dữ liệu trong môi trường đồ họa, sử dụng các menu mô tả và các hộp đối thoại đơn giản để vận hành hệ thống. Người sử dụng thực hiện công việc quản lý, biến đổi dữ liệu, phân tích dữ liệu và vẽ đồ thị chỉ đơn giản bằng trỏ và kích chuột, không phải lập trình. Quy trình thực hiện phân tích dữ liệu trên SPSS gồm 4 bước cơ bản:

Bước 1. Đưa dữ liệu vào SPSS. Để có thể phân tích, trước hết cần phải đưa dữ liệu vào SPSS qua cửa sổ Data Editor. Lưu ý là tại một thời điểm, chỉ tồn tại một file dữ liệu duy nhất trong SPSS (thường gọi là file đang làm việc hay file đang hoạt động).

Bước 2. Chọn một thủ tục. Chọn một thủ tục từ menu để tính toán các thống kê hoặc tạo ra một đồ thị.

Bước 3. Chọn các biến để phân tích. Các biến trong file dữ liệu được hiện trong hộp đối thoại của thủ tục (phần danh sách nguồn). Chúng ta có thể chọn các biến cần phân tích từ danh sách này. Lưu ý là chỉ có các biến thích hợp với thủ tục phân tích mới được hiện trong danh sách nguồn.

Bước 4. Thực hiện thủ tục và xem kết quả. Khi đã chọn các biến phân tích và các chọn lựa cần thiết trong hộp đối thoại, chúng ta có thể ra lệnh cho thủ tục thực hiện (bấm OK). Kết quả thực hiện thủ tục sẽ được đưa ra cửa sổ Viewer. Từ đây có thể xem kết quả phân tích, kiểm tra tính đúng đắn, nếu kết quả đạt yêu cầu thì dùng tính năng soạn thảo của bộ Viewer để trình bày kết quả cho đẹp trước khi in ra hoặc ghi lại để dùng về sau, hoặc chuyển sang các phần mềm khác để tiếp tục sử dụng. Nếu kết quả chưa đạt yêu cầu thì tiến hành hiệu chỉnh dữ liệu và thực hiện lại.

Trong phần này nghiên cứu những đối tượng mà quy trình 4 bước cần phải sử dụng để hoàn tất công việc phân tích. Đó là:

1. Hệ thống cửa sổ của SPSS. Cửa sổ là các giao diện giúp ta trao đổi thông tin giữa người và máy trong quá trình phân tích dữ liệu. Bao gồm Cửa sổ soạn thảo dữ liệu Data Editor, cửa sổ xem kết quả Viewer, cửa sổ xem kết quả văn bản Draft Viewer, cửa sổ hiệu chỉnh bảng xoay Pivot Table Editor, cửa sổ hiệu chỉnh đồ thị Chart Editor, cửa sổ hiệu đính văn bản kết quả, cửa sổ hiệu chỉnh cú pháp Text Output Editor Syntax, cửa sổ hiệu chỉnh các trình nhỏ Editor Script Editor.

277

Page 278: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

2. Hệ thống các Menu. Mỗi cửa sổ SPSS có một chức năng riêng, vì vậy nó có hệ thống các menu riêng thích hợp cho loại cửa sổ đó. Riêng các menu Analyze và Graph là sẵn có trên tất cả các cửa sổ để dễ dàng thực hiện các thủ tục phân tích và vẽ các đồ thị mà không phải chuyển cửa sổ.

3. Hệ thống các công cụ. Trong một cửa sổ có một thanh công cụ bao gồm một số thủ tục thường sử dụng, thanh công cụ sẽ giúp ta chọn và truy nhập các thủ tục này nhanh hơn.

4. Hộp đối thoại. Đa số các lựa chọn trong menu đều mở ra một hộp đối thoại. Ta sử dụng hộp đối thoại để chọn các biến và các tùy chọn cho phân tích. Mỗi hộp đối thoại thường có một số thành phần cơ bản như sau: Danh sách các biến nguồn, danh sách các biến đích và các nút điều khiển.

5. Cửa sổ soạn thảo dữ liệu Data Editor. Đó là nơi mà chúng ta sẽ đưa dữ liệu vào SPSS. Ta có thể đọc các loại file dữ liệu khác nhau vào SPSS: file dữ liệu SPSS, file dữ liệu Excel, file dữ liệu Dbase, file dữ liệu văn bản, file csdl, hoặc đưa dữ liệu trực tiếp bằng tay.

6. Kết nối các file dữ liệu. Vì mỗi thời điểm trong SPSS chỉ có một file dữ liệu làm việc (hoạt động), cho nên trước lúc phân tích nếu số liệu cần dùng nằm trên nhiều file khác nhau thì phải kết nối chúng về cùng một file để làm việc.

7. Cửa sổ kết quả tính toán và đồ thị (Viewer). Kết quả thực hiện của các thủ tục và vẽ đồ thị đều được đưa ra cửa sổ Viewer. Ta có thể sử dụng cửa sổ Viewer để: xem và hiệu đính các kết quả, hiện hoặc giấu các bảng và sơ đồ/đồ thị, thay đổi trình tự xuất hiện các kết quả, trao đổi kết quả giữa SPSS và các ứng dụng khác.

II. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU - THỐNG KÊ MÔ TẢ

1. Các thống kê mô tả cơ bản

Trong phần này sẽ trình bày các thủ tục tạo lập các bảng thống kê mô tả. Đó là những thống kê vẫn thường xuyên được sử dụng trong phân tích thống kê. Những thống kê mô tả tóm tắt tập dữ liệu của một biến về:

- Quy mô, độ lớn như tổng số quan sát (N), tổng số giá trị (Sum), phần trăm (%) giá trị được tính trên nhiều góc độ khác nhau.

- Sự tập trung và phân tán của dữ liệu: Trung bình (Mean), trung vị (Median), Mod, phương sai (Variance), độ lệch chuẩn (std. deviation), sai số chuẩn của trung bình (std. error of mean), khoảng biến thiên (Range), giá trị nhỏ nhất (Minimum), giá trị lớn nhất (Maximum)…

278

Page 279: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

- Về hình dạng của một phân phối: độ lệch của phân phối (Skewness), độ nhọn của phân phối (Kurtosis), các phân vị (Percentile)…

2. Kiểm tra nhận dạng những giá trị ngoại biên và hình dạng của một phân phối

Trước khi tiến hành bất kỳ một phân tích nào, bước đầu tiên là cần phải kiểm tra dữ liệu. Việc kiểm tra được tiến hành trên cả hai phương diện: nhận dạng những giá trị ngoại biên và những giá trị xấu làm sai lệch kết quả phân tích; dạng phân phối của dữ liệu có phù hợp với một thủ tục phân tích hay không, thí dụ như phân tích phương sai đòi hỏi các tổng thể phải có phân phối chuẩn và phương sai bằng nhau. Qua kiểm tra ta có thể cân nhắc để loại đi những giá trị xấu hoặc biến đổi dữ liệu để phân phối đỡ lệch hơn. Các thủ tục thống kê mô tả có chức năng làm việc này.

3. Thủ tục lập bản phân tích tần số đơn biến (Frequencies)

Thủ tục Frequencies cho một mô tả chi tiết về dữ liệu, cung cấp các thống kê và các đồ thị rất có ích cho việc mô tả dữ liệu của nhiều loại biến. Đây là cái nhìn đầu tiên về dữ liệu qua đếm tần số của mỗi giá trị duy nhất và chúng ta dễ dàng phát hiện ra các số liệu ngoại lai và xử lý trước khi bắt đầu phân tích số liệu.

4. Thủ tục lập bảng thống kê cơ bản trên các biến (Descriptives)

Thủ tục này tạo lập các thống kê mô tả cơ bản cho các biến trong một bảng riêng và tính các giá trị chuẩn hóa (tỉ số z).

5. Thủ tục khám phá số liệu (Explore) trên các nhóm

Thủ tục Explore sản xuất ra các thống kê mô tả và các đồ thị hoặc cho tất cả các quan sát hoặc riêng cho từng nhóm quan sát. Mục đích của sử dụng thủ tục khám phá dữ liệu là để phát hiện ra sự ẩn dấu đằng sau của số liệu, nhận dạng các giá trị ngoại biên, mô tả số liệu, kiểm tra các giả thiết và phân biệt sự khác nhau giữa các nhóm.

6. Thủ tục lập bảng phân tích tần số song biến (Crosstabs)

Thủ tục Crosstabs tạo lập các bảng tần số hai chiều hay nhiều chiều mô tả chi tiết về số liệu, cung cấp nhiều kiểm định khác nhau và các độ đo về mỗi quan hệ của hai biến. Các thống kê và các độ đo về mối quan hệ chỉ được tính cho bảng hai chiều. Thí dụ:

- Kiểm định tính độc lập của hai biến bằng thống kê Pearson - χ2

279

Page 280: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

- Đo lường cường độ mối quan hệ của hai biến bằng các thống kê: hệ số Phi, hệ số C ngẫu nhiên, hệ số V.

- Đo lường sự giảm bớt sai lầm khi dự đoán bằng thống kê Lambda và τ.

- Cảnh báo nguy cơ của một hiện tượng bằng Tỷ số Odd và hệ số Cohort trong bản 2*2.

- Đo lường sự thống nhất ý kiến bằng hệ số Kppa.

- …

III. VẼ BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ

Các kết quả thống kê quan trọng nhất của một cuộc điều tra thường được trình bày thông qua các biểu đồ và đồ thị hấp dẫn. Các biểu đồ được chuẩn bị kỹ lưỡng có sức hấp dẫn hơn nhiều so với các bảng biểu và người đọc dễ dàng hiểu được vấn đề. Tuy nhiên phải thấy rằng các biểu đồ chỉ trình bày được một số lượng nhỏ dữ kiện, nếu chúng ta dựa vào quá nhiều sự kiện biểu đồ trở nên mất tính hiệu quả. Mặt khác cũng thấy rằng biểu đồ chỉ đưa ra một cách tương đối độ lớn các sự kiện. Các bảng biểu có thể đưa ra các con số chi tiết và chính xác đến từng dấu phẩy. Hơn nữa, đồ thị còn là phương pháp mô tả dữ liệu rất quan trọng trong quá trình xử lý và phân tích số liệu thống kê.

Trong SPSS có nhiều loại đồ thị khác nhau, chất lượng đồ thị rất cao và chất lượng xuất bản cũng cao. Một số đồ thị dùng vào việc mô tả và kiểm tra sự phân bố của dữ liệu, kiểm tra các giá trị ngoại biên phục vụ cho quá trình xử lý và phân tích như: đồ thị cành và lá, đồ thị hộp, đồ thị histogram, đồ thị phân tán Scatter, ma trận đồ thị phân tán, đồ thị P-P, Q-Q không được trình bày trong phần này. Chúng được giới thiệu trong các thủ tục mô tả và phân tích dữ liệu.

Trong phần này chúng tôi chỉ giới thiệu một số biểu đồ thông dụng thường dùng để trình bày kết quả thống kê: Biểu đồ thanh (Bar), biểu đồ bánh xe (Pie), đồ thị dây (Line).

IV. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU - LẬP BẢNG TỔNG HỢP

Lập bảng tổng hợp số liệu và lập báo cáo thống kê là việc làm thường xuyên của cán bộ nghiệp vụ thống kê. Khả năng lập các bảng số liệu tổng hợp, các báo cáo thống kê trong SPSS hết sức đa dạng và linh hoạt với nhiều chiều phân tổ khác nhau và dễ dàng thực hiện không phải lập trình. Các bảng

280

Page 281: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

tổng hợp, các báo cáo thống kê được trình bày đẹp và có chất lượng xuất bản cao, có thể tiếp tục được hiệu chỉnh, in ra hoặc chuyển sang các tài liệu khác. Đây quả là một ưu điểm nổi bật của SPSS, vì ai cũng biết rằng để lập trình tạo ra một biểu bảng như ý là một công việc hết sức tỉ mẩn và nặng nhọc.

Có thể nói kỹ thuật lập bảng tổng hợp số liệu trong SPSS đáp ứng được hầu như tất cả các yêu cầu lập bảng tổng hợp số liệu thường gặp trong thực tế, có nội dung và kết cấu khác nhau. Tính linh hoạt trong khi lập bảng biểu rất cao, có thể thêm bớt nội dung tổng hợp theo các chiều của biểu, có thể chuyển đổi chiều dòng thành chiều cột và ngược lại, có thể tạo các tổng nhóm và các tổng toàn bộ và bố cục bảng sao cho sáng sủa và đẹp. Tại mỗi chiều của bảng có thể sắp xếp không chỉ một tiêu thức mà có thể một vài tiêu thức nối tiếp nhau hoặc phân tổ hoặc vừa nối tiếp vừa phân tổ. Lúc đó về mặt tin học, người ta gọi các tiêu thức đứng độc lập so với các tiêu thức trước đó (các biến) là xếp chồng (stacked). Còn tiêu thức dùng làm phân tổ cho một tiêu thức đứng ngay trước đó được gọi là tiêu thức xếp lồng (nested). Do có những kỹ thuật này mà ta có thể mở rộng thêm các chiều của biểu, chiều cột và/hoặc chiều dòng, giúp ta tổng hợp các bảng biểu có cấu trúc phức tạp và nội dung thông tin phong phú, đa dạng. Trong SPSS một bảng thường có 3 chiều, chiều dòng, chiều cột và lớp.

Trong phần này chúng tôi giới thiệu một số kỹ thuật lập bảng thường dùng nhất để phân tích dữ liệu thống kê, chúng có thể đáp ứng hầu như mọi nhu cầu lập bảng tổng hợp số liệu và lập báo cáo thống kê của người sử dụng. Mỗi kỹ thuật có kèm theo thí dụ minh họa để nắm bắt phương pháp và dễ áp dụng.

- Bảng tổng hợp cơ bản

- Bảng tổng hợp tổng quát

- Báo cáo tổng kết

- Báo cáo thống kê theo hàng

- Báo cáo thống kê theo cột

V. MỘT SỐ KIỂM ĐỊNH THƯỜNG DÙNG TRONG PHÂN TÍCH THỐNG KÊ

Trong phân tích thống kê mối quan hệ của các hiện tượng kinh tế xã hội, người ta thường sử dụng các kỹ thuật kiểm định số liệu để đưa ra các quyết định. Một số kiểm định về giá trị trung bình rất hay được sử dụng sẽ được giới thiệu.

281

Page 282: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

1. Phương pháp chung để kiểm định số liệu thống kê bao gồm các bước sau:

- Lập giả thuyết H0 và căn cứ vào yêu cầu thực tế lập giả thuyết đối H1;

- Chọn mức ý nghĩa α;

- Lấy một mẫu số liệu kích thước N từ tổng thể nghiên cứu;

- Chọn tiêu chuẩn kiểm định G và xác định quy luật phân bố xác suất của nó với điều kiện giả thuyết H0 đúng;

- Xác định giá trị lý thuyết của thống kê G: Gcrit;

- Căn cứ vào mẫu số liệu đã thu thập, tính toán giá trị quan sát của tiêu chuẩn kiểm định G: Gqs;

- So sánh giá trị Gqs với Gcrit để rút ra kết luận.

2. Kiểm định số trung bình của một tổng thể

Người ta dùng phương pháp kiểm định về số trung bình của một tổng thể nhằm so sánh giá trị trung bình của tổng thể với một giá trị cụ thể. Tổng thể được giả thiết có phân phối chuẩn .

Thí dụ: Ta cho rằng làm một luận án tiến sỹ thường mất 4 năm. Dựa trên số liệu cuộc điều tra tiến sỹ năm 2000, hãy kiểm định xem có phải như vậy không.

Kết quả kiểm định (T = - 5.681, P-value =.000), ta bác bỏ giả thuyết không cho rằng thời gian làm một luận án tiến sỹ là 4 năm. Đây là một kiểm định trái cho biết thời gian làm một luận án thực sự ít hơn 4 năm.

3. Kiểm định về sự khác nhau của hai số trung bình: Trường hợp hai mẫu độc lập

Mục đích của kiểm định về sự khác nhau của hai số trung bình nhằm so sánh 2 giá trị trung bình của tổng thể. Giả sử hai tổng thể đều có phân phối chuẩn và .

Thí dụ: Điều kiện để làm một luận án tiến sỹ trong nước thường khó khăn về nhiều mặt so với ở nước ngoài. Vì vậy thời gian để làm một luận án có thể khác nhau. Dùng số liệu cuộc điều tra tiến sỹ năm 2000 kiểm định.

Kết quả (T = 3.915, P-value =.000), ta bác bỏ giả thuyết không cho rằng thời gian làm một luận án tiến sỹ ở trong nước và nước ngoài là bằng nhau. Đây là một kiểm định phải cho biết thời gian làm trong nước là lâu hơn ngoài nước.

282

Page 283: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

4. Kiểm định về sự khác nhau của hai số trung bình: Trường hợp hai mẫu cặp nhau

Ta vẫn phải so sánh hai số trung bình, nhưng trong trường hợp hai mẫu rút ra từ hai tổng thể lại phụ thuộc nhau trên từng cặp giá trị và cùng có kích thước N. Hai tổng thể đều có phân phối chuẩn và .

Thí dụ: Nhiều tiến sỹ cho rằng họ quá bận với công tác quản lý, thời gian dành cho nghiên cứu không được nhiều. Vậy thời gian sử dụng cho nghiên cứu có thực sự ít hơn cho quản lý hay không?

Thống kê T từ kiểm định (T = 8.420, P-value =.000) đã bác bỏ giả thuyết không về sự bằng nhau của hai thời gian. Đây là một kiểm định phải thời gian quản lý thực sự nhiều hơn thời gian nghiên cứu.

VI. PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI

Phân tích phương sai là phương pháp nghiên cứu sự biến động của một tổng thể. Sự biến động của một tổng thể (total) bao gồm sự biến động giữa các nhóm (between) và trong các nhóm (within) của nó. Trung bình của tổng thể và trung bình của các nhóm là những thống kê dùng để nghiên cứu sự biến động của tổng thể. Tác động của một nhân tố thể hiện trong so sánh sự biến động giữa các nhóm do nhân tố gây ra với sự biến động trong các nhóm. Mục đích so sánh là để thấy được sự biến động của tổng thể chủ yếu là do sự khác biệt giữa các nhóm gây ra (đây là một phân loại tốt), hay là chỉ xảy ra trong các nhóm (đó chỉ là sai số ngẫu nhiên). Với giả thiết không cho rằng trung bình của các nhóm là bằng nhau, nếu sự biến động thực tế giữa các nhóm vượt trội sự biến động trong các nhóm thì chúng ta sẽ nghi ngờ về giả thiết không và có thể dẫn đến bác bỏ giả thiết này. Tỷ số F là một thống kê giúp ta làm việc này.

1. Phân tích phương sai một nhân tố

1.1. Mô hình phân tích

Ở Phần V, ta đã so sánh sự khác nhau của hai số trung bình. Trong phần này thực hiện so sánh nhiều hơn 2 số trung bình. Giả sử tổng thể nghiên cứu X được phân thành p tổng thể khác (Xi, ) bởi một biến phân loại F, các tổng thể này đều có phân phối chuẩn và có phương sai bằng nhau N(μi, σ2),

, P do ngẫu nhiên độc lập được lấy ra từ p tổng thể này, kích thước của mẫu là Ni, . Để kiểm định giải thuyết không về các giá trị trung bình của tổng thể (các giá trị trung bình bằng nhau), tiêu chuẩn kiểm định là:

283

Page 284: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

F =Biến động giữa các nhómBiến động trong các nhóm

Phần tử số của tiêu chuẩn kiểm định đo lường mức độ ảnh hưởng của nhân tố F đối với tổng thể. Phần mẫu số đo lường sai số gây ra bởi các yếu tố chưa kiểm soát được đối với tổng thể.

Với mức ý nghĩa α, ta sẽ bác bỏ giả thuyết H0 khi F > Fα(p - 1, N – p) (giá trị F lý thuyết).

1.2. Thí dụ: Ta muốn biết thời gian trung bình để làm một luận án tốt nghiệp tiến sỹ (biến tg_hoc) tại 5 thời kỳ khác nhau (biến thoi_ky) của nước ta có khác khau hay không.

Sử dụng số liệu năm 2000 ta có kết quả (F = 4.008, P-value =.003) đã bác bỏ giả thuyết không và cho rằng thời gian làm luận án ở 5 thời kỳ là khác nhau. Vậy các thời kỳ nào là khác nhau và các số trung bình này có tạo thành một dãy tuyến tính không. Hai vấn đề này cũng đã được chỉ ra trong đề tài.

2. Phân tích phương sai hai nhân tố

2.1. Mô hình phân tích

Giả sử ta có biến X (tổng thể) phân phối chuẩn và hai nhân tố F và G (các biến độc lập) cùng tác động lên tổng thể X (biến phụ thuộc). F và G là các biến phân loại, F có p mức, G có q mức. Mọi sự kết hợp của hai biến F và G phân tổng thể X thành pq nhóm hay pq tổng thể, các tổng thể này đều có phân phối chuẩn và phương sai bằng nhau. Pq mẫu độc lập được lấy ra từ các tổng thể này, mỗi mẫu được lấy ra từ một tổng thể. Kích thước mẫu được qui định là bằng nhau và bằng m (mẫu cân bằng).

Ba giả thuyết cần kiểm định trong mô hình phân tích phương sai hai nhân tố:

- Không có ảnh hưởng chính của nhân tố F;

- Không có ảnh hưởng chính nào của nhân tố G;

- Không có ảnh hưởng tương tác của hai nhân tố F và G.

Ba thống kê kiểm định giả thuyết:

Frow =Biến động giữa các dòng (nhân tố F)

Biến động trong các nhóm

Fcolumn =Biến động giữa các cột (nhân tố G)

Biến động trong các nhóm

284

Page 285: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Finteration =Tương tác

Biến động trong các nhóm

So sánh các thống kê F tính được trên các mẫu (F quan sát) với F lý thuyết, nếu F quan sát > F lý thuyết, ta bác bỏ giả thuyết tương ứng, trường hợp ngược lại chấp nhận giả thuyết không.

Thí dụ: Chủ hộ và vùng địa lý có ảnh hưởng đến chi tiêu trung bình đầu người của hộ gia đình hay không. Nguồn số liệu để phân tích lấy từ điều tra mức sống năm 1998. Các biến của mô hình gồm: biến phụ thuộc, rlpcex1 chi tiêu trung bình đầu người của hộ, các nhân tố: reg7 7 vùng địa lý, hhcat 10 chủ hộ.

Mô hình là có ý nghĩa thống kê (F = 21.766, P-value =.000) và đã giải thích được 20% (R2 =.202) sự biến động của chi tiêu bình quân đầu người trên cả nước. Các tác động chính reg7 và hhcat và tương tác reg7*hhcat đều có ý nghĩa thống kê giúp ta kết luận: chủ hộ và vùng địa lý và tương tác giữa hai nhân tố này đều có ảnh hưởng đến chi tiêu bình quân đầu người của hộ.

Thủ tục phân tích phương sai trong SPSS rất đa dạng không những cho mẫu cân bằng mà cho cả mẫu không cân bằng, không những chỉ có hai nhân tố tác động mà còn cho phép nhiều nhân tố tác động, không những các nhân tố tác động là biến phân loại mà còn có cả biến liên tục và tương tác của nó với biến phân loại. Một số thí dụ trong đề tài đã minh họa cho các vấn đề này.

VII. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ HỒI QUY

A. Phân tích tương quan

1. Hệ số tương quan Pearson

Hệ số tương quan Pearson ký hiệu là r đo lường cường độ mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng. Hệ số tương quan không có tính nhân quả.

Giá trị của hệ số tương quan nằm trong khoảng - 1 ≤ r ≤ + 1. Nếu:

- r > 0: hai biến cố có mối quan hệ tương quan cùng chiều;

- r < 0: hai biến cố có mối quan hệ tương quan ngược chiều;

- r = 0: hai biến không có mối quan hệ nào, r càng gần 0 thì mối quan hệ giữa hai biến càng yếu;

- r = ±1: hai biến cố có mối quan hệ hàm số. Nói chung r càng gần 1 hoặc -1 thì mối quan hệ giữa hai biến càng mạnh.

285

Page 286: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Thí dụ: Tính ma trận hệ số tương quan Pearson giữa các biến tuổi thọ của chủ hộ age, số năm đi học của chủ hộ educyr98, chi tiêu bình quân đầu người của hộ rlpcex1, số người trong hộ hhsize.

Mối tương quan giữa rlpcex1 với age và educyr98, giữa hhsize và educyr98 là cùng chiều. Trong đó mối quan hệ giữa rlpcex1 và educyr98 là mạnh nhất (.293) cho biết khi số năm giáo dục của chủ hộ tăng lên thì chi tiêu bình quân của hộ gia đình cũng tăng theo.

Mối tương quan giữa rlpcex1 và hhsize, giữa hhsize và age, giữa age và educyr98 là ngược chiều. Trong đó mối quan hệ giữa educyr98 và age là mạnh nhất (-.352) cho biết những chủ hộ trẻ thì có học vấn cao và ngược lại những chủ hộ tuổi cao có học vấn thấp.

2. Hệ số tương quan Spearman

Hệ số tương quan Spearman ký hiệu là rho cũng đo lường cường độ mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến trên cơ sở sắp hạng giá trị của chúng. Hai biến có thể là biến định lượng hoặc biến thứ tự tương ứng. Hạng sắp theo giá trị tăng dần của x.

Ví dụ: Tính hệ số tương quan Spearman giữa chi tiêu phi lương thực thực phẩm bình quân đầu người của hộ nonfood và trình độ học vấn của chủ hộ compled98. Thủ tục tính cũng tương tự như trên, nhưng thay vì đánh dấu vào ô Pearson ta đánh dấu vào ô Spearman.

Mối tương quan giữa hai biến là dương có nghĩa là: khi trình độ học vấn của chủ hộ tăng lên thì chi tiêu phi lương thực thực phẩm bình quân đầu người của hộ cũng tăng lên.

3. Hệ số tương quan cục bộ

Hệ số tương quan cục bộ (hệ số tương quan riêng) đo lường mối quan hệ tuyến tính của hai biến trong khi kiểm soát ảnh hưởng của một hay nhiều biến khác (loại bỏ ảnh hưởng của biến này). Phương pháp tính toán hệ số tương quan cục bộ như sau:

Giả sử cần tính hệ số tương quan cục bộ giữa y và x, z là biến kiểm soát.

- Loại bỏ ảnh hưởng của z đối với y bằng cách: hồi quy biến y theo biến z, tính phần dư.

- Loại bỏ ảnh hưởng của biến z đối với x bằng cách: hồi quy biến z theo biến z và tính phần dư.

286

Page 287: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

- Tính hệ số tương quan giữa hai dãy số dư, ta được hệ số tương quan cục bộ giữa y và x vì ảnh hưởng của z đối với hai biến này đã bị loại bỏ.

Ví dụ: Khi tính các hệ số tương quan Pearson ở trên, ta thấy mối tương quan cùng chiều giữa chi tiêu bình quân đầu người của hộ và số năm giáo dục của chủ hộ bị chi phối bởi tuổi của chủ hộ và cỡ hộ. Vì vậy ta muốn tính tương quan cục bộ giữa chi tiêu bình quân đầu người của hộ và số năm giáo dục của chủ hộ trong khi loại trừ ảnh hưởng (kiểm soát) của hai yếu tố tuổi chủ hộ và cỡ hộ.

Ta thấy khi kiểm soát hai yếu tố age và hhsize, hệ số tương quan giữa chi tiêu bình quân đầu người của hộ và số năm giáo dục của chủ hộ đã tăng từ.293 lên.335.

B. Phân tích hồi quy tuyến tính

1. Mô hình hồi quy tuyến tính

Hồi quy tuyến tính là một kỹ thuật nghiên cứu trong kinh tế lượng. Mô hình hồi quy tuyến tính (đơn và bội) là một phương trình toán học mô tả mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với một hoặc một số biến độc lập trong tổng thể nghiên cứu.

Y = β0 + β1x1 + β2x2 + … + βkxk + u

Trong đó:

y là biến phụ thuộc, hoặc biến được giải thích;

x1, x2, …, xk: là các biến độc lập (các biến giải thích, các biến dự báo, hoặc các biến hồi quy);

k là số biến thiên;

β0, β1, β2, …, βk: là các tham số chưa biết cần phải ước lượng;

u: là sai số ngẫu nhiên.

Có thể giải thích các hệ số như là ước lượng ảnh hưởng riêng của từng biến

giải thích đối với biến phụ thuộc . Ước lượng cho biết thay đổi

đơn vị khi xk thay đổi một đơn vị, các biến giải thích khác không thay đổi.

2. Quy trình trong phân tích hồi quy tuyến tính

Trong phân tích hồi quy thường trải qua một số bước tuần tự sau đây:

2.1. Nêu ra các giả thiết hoặc mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế.

287

Page 288: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

2.2. Thiết lập mô hình toán (phương trình) mô tả mối quan hệ tuyến tính đó.

2.3. Thu thập số liệu (hay dựa trên nguồn số liệu đã có như số liệu điều tra, sổ sách hành chính …) để ước lượng các hệ số của mô hình.

2.4. Tiến hành ước lượng các hệ số của mô hình dựa trên mẫu số liệu đã thu thập. Kết quả ước lượng chính là đánh giá bằng thực nghiệm cho các giả thiết hoặc mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế trên mẫu.

2.5. Phân tích và đánh giá kết quả nhận được. Xét xem kết quả ước lượng có phù hợp với giả thuyết hoặc mối quan hệ đã nêu ra không. Đồng thời kiểm định các giả thiết thống kê về mô hình hồi quy tuyến tính để phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất đạt hiệu quả nhất.

2.6. Dự báo: Nếu như mô hình phù hợp với lý thuyết hoặc mối quan hệ đã mô tả thì có thể sử dụng mô hình để dự báo.

2.7. Dựa trên mô hình đã ước lượng đưa ra các kiến nghị về chính sách.

3. Thực hành phân tích hồi quy tuyến tính trên SPSS

Diện tích đất ở bình quân đầu người có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như tổng diện tích, mật độ dân số, đất nông nghiệp, mức sống (chi tiêu), đặc điểm kinh tế xã hội khác… ở mỗi tỉnh. Chúng ta sẽ phát triển một mô hình hồi quy bội để nghiên cứu vấn đề này dựa trên số liệu về một số tình hình kinh tế xã hội chủ yếu của các tỉnh, thành trong cả nước năm 2000.

* Với phương pháp Backward, SPSS đưa ra một loạt các mô hình, từng bước loại đi các biến không có ý nghĩa thống kê và cuối cùng, ta được một mô hình có ý nghĩa thống kê đã giải thích được 59,2% sự biến động (biến thiên) của biến phụ thuộc “diện tích đất ở bình quân đầu người của các tỉnh”.

Dtdatobq = 47.311 +.002dtdato +.284ptdatnn + -.009matdods +-.102chitieub + 2.224ptcnkt + 14.287vung2 + 35.849vung5 + 14.724vung6DTDATOBQ Diện tích đất ở bình quân người (m2/người)DTDATO Diện tích đất ở (ha)PTDATNN Phần trăm đất nông nghiệp (%)MATDODS Mật độ dân số (người/km2)CHITIEUB Chi tiêu bình quân đầu người (1000đ)PTCNKT Phần trăm công nhân kỹ thuật (%)VUNG2 Vùng 2 (1 : vùng 2, 0 : các vùng khác)VUNG5 Vùng 5 (1 : vùng 5, 0 : các vùng khác)

VUNG6 Vùng 7 (1 : vùng 6, 0 : các vùng khác)

288

Page 289: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Mô hình đã trải qua kiểm tra các giả thiết về tuyến tính, về đa cộng tuyến, về tính chuẩn của sai số, về sự thuần nhất của phương sai sai số, phát hiện các quan sát gây phần dư lớn và các quan sát đối trọng.

C. Phân tích hồi quy Logistic

Hồi quy logistic sử dụng thích hợp cho các tình huống muốn dự đoán sự xuất hiện hay không xuất hiện của một đặc trưng hoặc một kết quả dựa trên giá trị của một số biến dự đoán. Nó tương tự như hồi quy tuyến tính, nhưng thích hợp cho các mô hình mà biến phụ là biến phân nhóm (biến nhị phân), chỉ có hai giá trị phân biệt duy nhất là 1 và 0. Các hệ số hồi quy logistic được dùng để ước lượng tỉ số chênh lệch odd cho mỗi biến độc lập trong mô hình.

Xác suất để xuất hiện sự kiện y = 1 là một hàm logistic có dạng:

P(yi =1| xs, bs) = f(x1, x2, …, xk) =Exp(b0 + b1x1i + b2x2i + … + bkxki)

1 + exp(b0 + b1x1i + b2x2i + … + bkxki)

Trong đó, y là biến phụ thuộc có hai giá trị 1: xuất hiện sự kiện nghiên cứu, 0: không xuất hiện sự kiện; x1, x2, …, xk là các biến dự đoán, i là một quan sát ; b1, b2, …, bk là các hệ số mà ta cần phải ước lượng trong phương trình hồi quy.

Chúng ta xuất phát từ hàm tích lũy xác suất logistic để xây dựng mô hình hồi quy logistic.

Đặt logit(P) = log(odds) = b0 + b1x1i + b2x2i + … + bkxki

Giải thích các tỷ số chênh lệch odds

Tỷ số chênh lệch odds trong hồi quy logistic có thể được giải thích như là tác động của thay đổi một đơn vị trong biến x nên tỷ số chênh lệch được dự đoán với điều kiện các biến khác không thay đổi. Đây là cách giải thích thông dụng (đặc biệt thích hợp với các biến dummy).

Thí dụ: Mục đích của thí dụ này là ước lượng một mô hình logistic để quyết định các yếu tố lý giải tại sao một hộ lại nghèo và lượng hóa mức ảnh hưởng của từng yếu tố đến sự kiện nghèo. Số liệu được dùng trong thí dụ là điều tra mức sống hộ gia đình năm 1997-1998.

Chia số hộ thành 5 nhóm bằng nhau sắp theo chi tiêu bình quân đầu người. Tạo biến poor chứa hai sự kiện: nghèo poor=1 (nhóm có chi tiêu thấp nhất) và không nghèo poor=0 (các nhóm khác) và sau đó tiến hành hồi quy logistic theo một số biến độc lập.

289

Page 290: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Ta kỳ vọng khả năng nghèo (poor=1) của hộ sẽ giảm đi khi kinh nghiệm của chủ hộ tăng lên (tuổi age), trình độ học vấn của chủ hộ cao hơn (số năm học educyr98), hộ sống ở khu vực thành thị và nguy cơ hộ cũng nghèo đi khi hộ sống bằng nghề nông nghiệp, hộ có nhiều nhân khẩu. Ngoài ra yếu tố vùng địa lý cũng có những tác động nhất định đến sự kiện nghèo.

Kết quả hồi quy Logistic: Thống kê kiểm định mô hình (chi-square = 1424.303, P-value =.000) cho biết mô hình có ý nghĩa thống kê. Hệ số xác định R2 giả =.334.

Các hệ số ước lượng đúng như những gì mà ta đã dự đoán. Mô hình đã lý giải rằng, những hộ nghèo là những hộ có đông người, chủ yếu làm nghề nông nghiệp, chủ hộ ít có kinh nghiệm, học vấn thấp, hộ sống ở khu vực nông thôn, ở các vùng cách biệt về địa lý như vùng núi phía Bắc và các vùng khí hậu khắc nghiệt hay bị bão lụt như Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

Kết quả hồi quy logistic (từ SPSS)

B S.E. Wald Df Sig. Exp(B)

Step 1(a) AGEEDUCYR98FARMHHSIZEURBAN98VUNG1VUNG2VUNG3VUNG4VUNG5VUNG6Constant

-.038-.196.356.314

-1.3551.349

.6351.123

.411

.368-1.457-.440

.003

.012

.098

.020

.149

.125

.133

.133

.132

.150

.192

.227

144.706269.542

13.302247.363

82.487116.359

22.89871.6359.6346.042

57.4273.763

111111111111

.000

.000

.000

.000

.000

.000

.000

.000

.002

.014

.000

.052

.963

.8221.4281.368

.2583.8541.8863.0731.5081.445

.233

.644

a Variable(s) entered on step 1: AGE, EDUCYR98, FARM, HHSIZE, URBAN98, VUNG1, VUNG2, VUNG3, VUNG4, VUNG5, VUNG6.

Biến sex bị loại ra khỏi mô hình vì không có ý nghĩa thống kêVùng bị loại ra khỏi mô hình để làm vùng tham khảo là Đồng bằng sông

Cửu long, các vùng khác so sánh với nó.

KẾT LUẬN

Báo cáo tổng hợp đã trình bày 7 vấn đề của đề tài nghiên cứu bao gồm những công cụ cơ bản nhất và thông dụng nhất về phân tích số liệu thống kê dựa trên phần mềm SPSS. Phần thứ nhất không thể thiếu được là giới thiệu

290

Page 291: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

chung về phương pháp sử dụng và quản lý dữ liệu trong SPSS, nơi mà chúng ta triển khai các phương pháp phân tích số liệu thống kê. Phần này giúp người dùng sử dụng SPSS chuẩn bị cơ sở dữ liệu phục vụ quá trình phân tích, biên tập kết quả nhận được từ các thủ tục. Từ Phần 2 trở đi là các phương pháp phân tích số liệu thống kê (cả mô tả và quan hệ) bao gồm: phân tích mô tả, vẽ biểu đồ và đồ thị, lập các bảng tổng hợp và báo cáo thống kê, kiểm định giả thuyết thống kê, phân tích phương sai, và cuối cùng là phân tích tương quan và hồi quy bao gồm cả hồi quy Logistic. Việc triển khai nghiên cứu các phương pháp theo một lộ trình thống nhất là tóm tắt cơ sở lý luận, làm rõ ý nghĩa ứng dụng, thiết kế các thí dụ phù hợp, mô tả thủ tục thực hiện trên SPSS, đến phân tích đánh giá kết quả nhận được và đưa ra các kết luận. Đặc biệt dữ liệu trong các thí dụ là số liệu thống kê thực do các đơn vị trong Tổng cục thu thập và xuất bản, điều này thể hiện tính ứng dụng của đề tài và tạo điều kiện cho người sử dụng dễ dàng áp dụng vào phân tích. Hơn nữa, tính ứng dụng còn thể hiện ở chỗ SPSS là một bộ chương trình rất dễ tiếp cận đối với cán bộ nghiệp vụ thống kê và quản lý kinh tế vì nó rất dễ sử dụng. SPSS có một hệ thống giao diện rất thân thiện giữa người và máy cho phép sử dụng các menu thả xuống để thực hiện mọi công việc trong phân tích dữ liệu như chuẩn bị dữ liệu, biến đổi dữ liệu, phân tích số liệu, vẽ đồ thị, hiệu đính và biên tập kết quả chỉ đơn giản bằng trỏ và kích chuột, không phải lập trình.

Chúng tôi hy vọng rằng báo cáo kết quả đề tài còn có tác dụng như một tài liệu hướng dẫn thực hành phân tích dữ liệu trên phần mềm SPSS. Người dùng có thể dựa vào đó để tiến hành những phân tích riêng của mình. Đây cũng là đích hướng tới của đề tài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Statistics. Fiffith Edition. Robert S. Witt - John S. Witte. 1997

2. Applied Statistics for business and economics. Alen Webster. Boston. 1992

3. Econometries: Theory and Applications. Ghosh, Sukesh K. Printice Hall, Englewood cliff, 1991

4. Lý thuyết xác xuất và thống kê toán. Đại học Kinh tế quốc dân. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật 1999.

5. Kinh tế lượng. Đại học Kinh tế quốc dân. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật 1996.

6. Mức sống trong thời kỳ kinh tế bùng nổ. Nhà xuất bản Thống kê 2001.

291

Page 292: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

7. Hộ gia đình Việt Nam nhìn qua phân tích định lượng. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1999.

8. Tập bài giảng của giáo sư Jonathan Haughton và Dominique Haughton về phân tích điều tra mức sống năm 1997-19997. Hà Nội 1999.

9. Tập bài giảng kinh tế lượng của giáo sư M. Daniel Webstbrook. Hà Nội, năm 2004.

10. SPSS Applications Guide. SPSS Inc.

11. Một số tài liệu hướng dẫn lập trình trên SPSS và hướng dẫn sử dụng SPSS.

12. Nghiên cứu ứng dụng phần mềm Stata trong xử lý và phân tích số liệu thống kê. Đề tài cấp cơ sở, năm 2004. Lê Đỗ Mạch.

13. Nghiên cứu xây dựng quy trình và phương pháp thực hành hồi quy tuyến tính dựa trên phần mềm Stata. Đề tài cấp cơ sở, năm 2005. Lê Đỗ Mạch.

14. Số liệu điều tra mức sống năm 1997-1998.

15. Số liệu điều tra tiến sỹ năm 2000.

16. Số liệu kinh tế xã hội về các tỉnh, thành phố năm 1999-2000 trên trang Web Tổng cục Thống kê.

292

Page 293: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

ĐỀ TÀI KHOA HỌC

SỐ: 2.2.14-CS06

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG VÀ CƠ CHẾ TỔ CHỨCHOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ THỐNG KÊ

1. Cấp đề tài : Cơ sở

2. Thời gian nghiên cứu : 2006

3. Đơn vị chủ trì : Trung tâm Tư liệu Thống kê

4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê

5. Chủ nhiệm đề tài : CN. Dương Tiến Bích

6. Những người phối hợp nghiên cứu:

CN. Lê Thúy Quỳnh

CN. Ngô Thị Nhượng

CN. Trần Đức Tiến

CN. Lê Thị Phượng

CN. Nguyễn Thị Xuân Mai

CN. Nguyễn Thị Hồng Hải

CN. Hoàng Trung Việt

CN. Nguyễn Bá Khoáng

TS. Trần Kim Đồng

7. Điểm đánh giá nghiệm thu đề tài: 8,76 / Xếp loại: Khá

293

Page 294: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

PHẦN ISỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU NỘI DUNG VÀ CƠ CHẾ TỔ

CHỨC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ THỐNG KÊ, THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ THỐNG KÊ VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG

DỊCH VỤ THỐNG KÊ

I. Sự cần thiết của việc “nghiên cứu nội dung và cơ chế tổ chức hoạt động dịch vụ thống kê”

1. Xuất phát từ tầm quan trọng của thông tin nói chung và thông tin thống kê nói riêng

Trong thời đại ngày nay thông tin được coi là năng lượng thiết yếu, là sức mạnh của quyền lực và ngày càng trở thành một trong những yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất xã hội. Trong bối cảnh như vậy, nếu không muốn bị xếp vào đội ngũ những người chậm, những nền kinh tế chậm và quốc gia chậm thì trước hết phải sở hữu và thường xuyên cập nhật được khối lượng lớn thông tin, trong đó có thông tin thống kê. Quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, ngành Thống kê đang đứng trước yêu cầu đòi hỏi khối lượng thông tin thống kê phong phú và đa dạng phục vụ các đối tượng dùng tin.

2. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới hoạt động thống kê trong nền kinh tế thị trường

Hiện nay, chúng ta đang kiến tạo nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước, muốn có được một khối lượng lớn những thông tin mới giúp cho việc nghiên cứu và triển khai thì người sản xuất và người sử dụng thông tin đều phải có cách tiếp cận mới:

- Đối với người sản xuất thông tin thì phải nhận thức đầy đủ theo phương châm “hướng về khách hàng”, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin thống kê của mọi đối tượng dùng tin, chứ không bó hẹp trong một số đối tượng như thời kỳ bao cấp trước đây.

- Đối với người sử dụng thông tin cũng không chỉ trông chờ vào việc cung cấp thông tin miễn phí của các cơ quan thống kê, mà phải chấp nhận một số thông tin thống kê được cung cấp theo các hình thức dịch vụ thống kê.

Như vậy, bên cạnh việc duy trì cơ chế cung cấp thông tin miễn phí ngành Thống kê còn phải triển khai và mở rộng hình thức dịch vụ thống kê để tăng cường và đa dạng hoá lượng thông tin nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng tin trong thời kỳ đổi mới.

294

Page 295: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

3. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục Thống kê và Trung tâm Tư liệu Thống kê

- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Tổng cục Thống kê

- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Tư liệu Thống kê.

4. Xuất phát từ vai trò to lớn của dịch vụ thống kê và tính phổ biến của hoạt động này của các tổ chức thống kê quốc gia và quốc tế cũng như yêu cầu thực tế ở Việt Nam hiện nay

- Trong những năm qua ngành Thống kê nước ta đã có nhiều đổi mới về phương pháp nghiệp vụ nên đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của các đối tượng. Nhưng với nguồn ngân sách Nhà nước cấp hàng năm rất hạn hẹp thì ngành Thống kê không thể thoả mãn mọi nhu cầu thông tin của tất cả các đối tượng sử dụng trong nước và quốc tế. Để bù đắp lỗ hổng này, giải pháp tốt nhất là triển khai hoạt động dịch vụ thống kê.

- Trong một số nền kinh tế, dịch vụ này không chỉ tiến hành nhằm thu thập thông tin chuyên sâu về một ngành, một lĩnh vực nào đó cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các nhà nghiên cứu mà còn tiến hành theo đơn đặt hàng của các cơ quan của Chính phủ, thậm chí của Chính phủ. Thí dụ, thống kê Thái Lan, Úc, Philippin và thống kê của một số nước khác. Nhiều tổ chức quốc tế như UNDP, UNICEP, ILO, UNFPA, WB, IMF, ADB... đều tiến hành hàng loạt các cuộc điều tra thống kê bằng hình thức dịch vụ/đơn đặt hàng điều tra thống kê cho các cơ quan thống kê Nhà nước.

- Ở Việt Nam, một bộ phận người sử dụng thông tin thống kê bước đầu cũng đã quen dần với khái niệm và hoạt động dịch vụ thống kê. Năm 2006, Tổng cục Thống kê đã tiến hành điều tra nhu cầu thông tin của các đối tượng sử dụng. Khi phỏng vấn 437 đối tượng về dịch vụ thống kê thì 351 đối tượng cho rằng nên tổ chức dịch vụ thống kê, chiếm 80,3% tổng số người được hỏi ý kiến; 51 đối tượng cho rằng không nên tổ chức, chiếm 11,7% tổng số và 35 đối tượng không trả lời, chiếm 8,0% tổng số. Như vậy là số người chấp nhận dịch vụ thống kê chiếm tỷ lệ khá cao với mức trên 80%.

II. Thực trạng hoạt động dịch vụ thống kê hiện nay

1. Thực trạng hoạt động dịch vụ thông tin thống kê

*Những kết quả đạt được thể hiện trên ba mặt chủ yếu sau:

Một là, đối tượng thông tin mở rộng hơn: Hiện nay, ngoài những đối tượng thông tin như trước đây, thông tin thống kê còn được phổ biến đến một số tổ chức và cá nhân khác trong nước cũng như nước ngoài.

295

Page 296: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Hai là, lượng thông tin phổ biến ngày một nhiều hơn: Trước đây, hầu hết các thông tin thống kê được thu thập qua báo cáo thống kê định kỳ, chủ yếu phục vụ việc xây dựng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch. Hiện nay, ngoài việc duy trì chế độ báo cáo thống kê định kỳ, các cơ quan thống kê còn thường xuyên tổ chức các cuộc điều tra thống kê, nên lượng thông tin thu thập, xử lý, tổng hợp và phổ biến đến các đối tượng dùng tin ngày càng tăng.

Ba là, hình thức phổ biến thông tin đa dạng hơn và đang từng bước được đổi mới theo hướng ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin: Ngoài hình thức phổ biến thông tin truyền thống là các ấn phẩm thông tin thống kê đang từng bước được phổ biến trên mạng máy vi tính và phổ biến bằng các vật mang tin đọc qua máy vi tính.

* Những tồn tại:

- Dịch vụ thông tin thống kê chưa được coi là nhiệm vụ trọng tâm và chưa đặt đúng với vị trí như nó cần phải có nên hiệu quả chưa cao. Một phần bắt nguồn từ tư tưởng cục bộ, chưa thực sự coi thông tin thống kê là tài sản chung, người làm công tác thống kê chưa nhận thức được trách nhiệm của mình là phải phóng thích những thông tin thống kê một cách kịp thời và bình đẳng đến mọi đối tượng, thực tế dịch vụ thông tin thống kê hiện đang tồn tại, tản mạn ở những đơn vị lưu giữ thông tin ở Tổng cục Thống kê

- Do tình trạng phổ biến thông tin như trên, nên nhiều người sử dụng thông tin thống kê vẫn chưa biết rõ các cơ quan thống hiện đang quản lý những thông tin gì? Cơ chế cung cấp những thông tin đó ra sao? Liên hệ với bộ phận nào để có được thông tin ấy? Để có thông tin, một số đối tượng dùng tin đã phải khai thác từ các nguồn thông tin khác, dẫn tới tình trạng thiếu thống nhất, thậm chí còn mâu thuẫn với số liệu hiện có của các cơ quan thống kê.

- Mặt khác Tổng cục Thống kê chưa có cơ chế dịch vụ thông tin thích hợp để tổ chức hoạt động dịch vụ về một đầu mối là Trung tâm Tư liệu thống kê.

2. Thực trạng hoạt động dịch vụ tư vấn về phương pháp thống kê

- Thông tin thống kê còn được coi là thiếu minh bạch, do người dùng tin không được tư vấn, giải thích chu đáo về khái niệm, định nghĩa, phương pháp tính, phạm vi thu thập số liệu, các chỉ tiêu thống kê chưa có giải thích rõ ràng và cập nhật kịp thời dẫn đến nhầm lẫn khi sử dụng thông tin, một số cuộc điều tra không phổ biến rộng rãi, minh bạch các thông tin chung.

296

Page 297: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

- Viện Khoa học Thống kê đã cho xuất bản một số tài liệu về phương pháp thông kê như: Một số vấn đề phương pháp luận thống kê, Một số thuật ngữ thống kê thông dụng - dưới dạng ấn phẩm và được phổ biến công khai trên Trang tin điện tử thống kê nên hỗ trợ rất nhiều cho khách hàng.

3. Thực trạng hoạt động dịch vụ điều tra thống kê

- Hiện nay, phương pháp thu thập thông tin thống kê của Việt Nam cũng chuyển mạnh sang điều tra thống kê. Được sự giúp đỡ có hiệu quả của các tổ chức quốc tế nên Thống kê Việt Nam đã tiếp cận nhiều phương pháp điều tra thống kê tiến tiến cùng với sự hỗ trợ về công nghệ thông tin hiện đại;

- Công tác dự báo, phân tích đánh giá sau điều tra chưa đáp ứng được như mong muốn. Việc quảng bá năng lực điều tra thống kê còn yếu, nhiều khách hàng có nhu cầu điều tra thống kê nhưng chưa đến được với cơ quan thống kê.

III. Cơ sở pháp lý cho hoạt động dịch vụ thống kê

1. Định hướng phát triển thống kê Việt Nam đến năm 2010

2. Nghị định số 101/2003/NĐ-CP: quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê

3. Quyết định 403/QĐ-TCTK: quy định chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Tư liệu Thống kê

4. Nghị định Số 43/2006/NĐ-CP: Qui định quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập

PHẦN IIXÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ THỐNG KÊ

Khái niệm dịch vụ thống kê: Hiểu một cách khái quát thì hoạt động dịch vụ thống kê là những hoạt động phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu về thông tin thống kê của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Được cơ quan thống kê các cấp tổ chức thực hiện và thu phí theo cơ chế phù hợp theo quy định của pháp luật, bao gồm: Dịch vụ thông tin thống kê, dịch vụ tư vấn phương pháp thống kê, dịch vụ điều tra thống kê.

Như vậy, trên ý nghĩa đó thì việc cung cấp thông tin thống kê cho các cơ quan Đảng và Nhà nước cũng được coi là hoạt động dịch vụ thống kê. Bởi vì, Nhà nước đóng vai trò là người dùng tin (Đảng - Nhà nước là người đặt

297

Page 298: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

hàng), cấp kinh phí hoạt động hàng năm (kể cả thường xuyên và đột xuất) cho ngành Thống kê. Ngành Thống kê có trách nhiệm tổ chức thực hiện hoạt động thống kê nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của Đảng và Nhà nước thông qua các sản phẩm thống kê, những sản phẩm thống kê do Nhà nước đặt hàng được chi trả từ tiền thuế của dân nên phải được coi đó là tài sản công, vì vậy mọi người đều có quyền sử dụng và khi cung cấp thông tin thì không được thu phí và thường dùng khái niệm “cung cấp miễn phí” đối với đối tượng này, nhưng thực chất phải hiểu rằng: Nhà nước đã chi trả chi phí thông qua lương công chức, viên chức và các khoản bảo đảm khác cho hoạt động thường xuyên của Ngành.

Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi phân tổ các đối tượng theo một số tiêu thức (quy về các nhóm đối tượng) để phục vụ việc nghiên cứu.

I. Xác định đối tượng theo tính ổn định của nội dung thông tin thống kê

Có thể chia đối tượng phục vụ thành 2 nhóm lớn:

Nhóm thứ nhất, bao gồm những đối tượng có nhu cầu thông tin, tư vấn, điều tra ổn định và có thể xác định trước bằng hệ thống chỉ tiêu cần thông tin và hệ thống chỉ tiêu này áp dụng được cho tất cả các chu kỳ cung cấp. Thuộc nhóm này bao gồm: (1) Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở các cấp; (2) Các cơ quan tổng hợp như Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành khác; (3) Các cơ quan tổng hợp tương ứng ở địa phương; (4) Các doanh nghiệp và các nhà đầu tư; (5) Các cơ quan tuyên truyền và thông tin đại chúng trong nước và một số tổ chức quốc tế có quan hệ thường xuyên với Việt Nam.

Đặc điểm chung của nhóm đối tượng này là có nhu cầu thông tin tương đối ổn định, nhưng đôi khi các đối tượng thuộc nhóm này cũng cần được cung cấp những thông tin riêng biệt về một ngành, một lĩnh vực hoặc một vùng lãnh thổ, thậm chí một hoặc một nhóm doanh nghiệp nào đó. Do vậy, khi xác định lượng thông tin cho nhóm đối tượng này phải tính đến nhu cầu thông tin không thường xuyên, nếu không cơ quan thống kê luôn ở trong tình trạng bị động mỗi khi các đối tượng có nhu cầu.

Nhóm thứ hai, bao gồm các đối tượng thường không có nhu cầu thông tin, tư vấn, điều tra ổn định; hệ thống chỉ tiêu giữa các lần phát sinh nhu cầu thông tin khá khác biệt nhau; thông tin thường đòi hỏi chi tiết và chuyên sâu về một lĩnh vực, một ngành hay một vùng lãnh thổ hoặc cần có thông tin

298

Page 299: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

thống kê ngoài hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. Thuộc nhóm này bao gồm: (1) Các cơ quan và cá nhân sử dụng thông tin thống kê để nghiên cứu, giảng dạy và học tập; (2) Các doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong nước cũng như ngoài nước; (3) Các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài.

Muốn đáp ứng nhu cầu thông tin của nhóm đối tượng này phải thường xuyên tiến hành dự báo nhu cầu thông tin của họ, trong đó phương pháp lấy ý kiến chuyên gia thông qua việc tổ chức hội nghị “Khách hàng/Người dùng tin” là phương pháp quan trọng và có hiệu quả nhất.

II. Xác định đối tượng theo hình thức tiếp cận thông tin thống kê chủ yếu

Các đối tượng có thể được chia thành ba nhóm:

Nhóm thứ nhất, bao gồm những đối tượng chủ yếu khai thác thông tin trên các ấn phẩm do Tổng cục Thống kê biên soạn và phát hành công bố hoặc các ấn phẩm do các đơn vị khác biên soạn đã công bố được thư viện tư liệu Trung tâm Tư liệu lưu giữ.

Nhóm thứ hai, bao gồm những đối tượng khai thác thông tin trực tuyến vào website Tổng cục Thống kê hoặc thông qua hỏi đáp trên điện thoại, trao đổi qua Fax.

Nhóm thứ ba, bao gồm những đối tượng có nhu cầu thông tin theo yêu cầu, ngoài hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia hoặc cần phải có sự phân tổ lại, “gia công chế biến thêm” hoặc tổ chức thu thập thông tin ban đầu mới đáp ứng được.

III. Xác định đối tượng theo cơ chế cung cấp dịch vụ

Theo cơ chế chi trả thì đối tượng được chia làm ba nhóm chính: (1) Miễn phí; (2) Thu một phần chi phí và (3) Thu toàn bộ chi phí.

Nhóm thứ nhất (1) - cung cấp miễn phí, các nhu cầu thông tin của nhóm đối tượng này đã được các Vụ nghiệp vụ của Tổng cục Thống kê, trong đó có Vụ Thống kê Tổng hợp đáp ứng khá đầy đủ theo quy định.

Nhóm thứ hai (2) - Thu một phần chi phí, là những đối tượng yêu cầu thông tin thống kê sẵn có nhưng phải thu thập ở một số nơi, được phân tổ, “gia công chế biến” theo yêu cầu của khách nên chỉ thu một phần chi phí cho công lao động này (không tính chi phí thu thập số liệu ban đầu).

Nhóm thứ ba (3) - Thu toàn bộ chi phí, những thông tin cho nhóm này hoàn toàn mới, ngoài hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, khách hàng phải chi trả toàn bộ chi phí từ khâu thu thập thông tin ban đầu đến khâu cung cấp phổ biến thông tin. (chi phí cho dịch vụ thống kê của nhóm này khá cao).

299

Page 300: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

PHẦN IIIXÁC ĐỊNH NỘI DUNG, HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ THỐNG KÊ

I. Nội dung dịch vụ thống kê

1. Nội dung dịch vụ thông tin thống kê

Nội dung hoạt động dịch vụ thông tin thống kê chủ yếu sau:

a) Dịch vụ tra cứu tư liệu tại chỗ: Loại hình dịch vụ này có ưu điểm nổi bật là tổ chức đơn giản, chi phí ban đầu không lớn nhưng lại phục vụ được nhiều loại đối tượng khác nhau và chi trả của các đối tượng không lớn nên rất dễ được chấp nhận.

b) Dịch vụ cung cấp các ấn phẩm thống kê: Phát hành các ấn phẩm thống kê là hình thức phổ biến thông tin chủ yếu của ngành Thống kê.

c) Dịch vụ cung cấp thông tin trực tuyến trên trang tin điện tử: Địa chỉ www. gso.gov.vn là trang thông tin điện tử duy nhất tại Việt Nam chuyên sâu về lĩnh vực thống kê của Tổng cục Thống kê.

d) Dịch vụ thông tin qua các sản phẩm thống kê khác: Cung cấp thông tin qua các vật mang tin có thể đọc trên máy vi tính như đĩa mềm, CD-ROM, dịch vụ trả lời/cung cấp thông tin cho người dùng tin qua Fax, điện thoại, email hoặc trả lời trực tiếp các câu hỏi/phỏng vấn hoặc điền vào các bảng hỏi của khách hàng/người dùng tin gửi đến.

2. Nội dung dịch vụ tư vấn về phương pháp thống kê

a) Thẩm định các chế độ báo cáo thống kê, các phương án điều tra thống kê của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tư vấn về tổ chức bộ máy thống kê các Bộ ngành.

b) Tư vấn về nguồn thong tin thống kê, phương pháp luận thống kê cho các đối tượng sử dụng thông tin có nhu cầu: Hỗ trợ người dùng tin biết được thông tin họ cần có thể khai thác ở đâu, cách thức tiếp cận.

c) Tư vấn theo yêu cầu riêng khác của người sử dụng dịch vụ: Ngoài hoạt động tư vấn đó đề cập ở phần (2.2), yêu cầu điều tra thống kê như thế nào để tiết kiệm thời gian và tài chính tạo thuận lợi nhất cho người dùng tin, thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ các phương án điều tra riêng cho các doanh nghiệp, tổ chức xã hội khi có yêu cầu.

300

Page 301: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

3. Nội dung dịch vụ điều tra thống kê

a) Nội dung dịch vụ theo loại điều tra thống kê

Bao gồm điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ. Trong đó điều tra không toàn bộ bao gồm:

- Điều tra trọng điểm.

- Điều tra chuyên đề.

- Điều tra chọn mẫu.

Tuỳ theo nhu cầu thông tin và khả năng tài chính, khách hàng có thể lựa chọn loại điều tra cho phù hợp

b) Nội dung dịch vụ theo trình tự các bước công việc tiến hành điều tra

Các bước điều tra thống kê phải tuân theo các nội dung sau:

+ Xác định mục đích và nội dung thông tin thống kê cần điều tra.

+ Khảo sát và điều tra thử phục vụ xây dựng phương án (cho các cuộc điều tra quy lớn).

+ Xây dựng phương án điều tra, thiết kế mẫu, xây dựng và in biểu mẫu điều tra, biểu mẫu tổng hợp, các văn bản hướng dẫn điều tra.

+ Tổ chức tập huấn cho điều tra viên.

+ Tiến hành điều tra tại địa bàn.

+ Tiến hành phúc tra và nghiệm thu phiếu điều tra.

+ Kiểm tra, đánh mã và tổng hợp các phiếu điều tra.

+ Viết báo cáo phân tích trên cơ sở có số liệu tổng hợp.

+ In ấn và công bố kết quả điều tra.

II. Hình thức hoạt động dịch vụ thống kê

1. Hình thức dịch vụ thông tin thống kê

a) Các sản phẩm in ấn: Hiện nay ở Việt Nam, hoạt động dịch vụ thông tin thống kê qua các sản phẩm in ấn vẫn là hình thức chủ yếu.

b) Các sản phẩm điện tử như đĩa mềm, CD-ROM, DVD: Ứng dụng tiến bộ công nghệ thông tin thực hiện dịch vụ thông tin thống kê đang được phát triển ở nước ta.

301

Page 302: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

c) Website của Tổng cục Thống kê: Là hình thức thực hiện hoạt động dịch vụ thống kê có ưu điểm vượt trội do khả năng tiếp cận của đông đảo đối tượng dùng tin.

d) Trả lời qua điện thoại, fax: Phù hợp với các đối tượng sử dụng thông tin ở xa.

e) Trả lời qua email: Hình thức này tương đối thuận tiện, giá thành rẻ mà lại đảm bảo yêu cầu bảo mật.

g) Gặp mặt trực tiếp: Người cung cấp thông tin sẽ dễ dàng nắm bắt được nhu cầu của đối tượng dùng tin, qua đó có thể tư vấn, giải thích và cung cấp thông tin cho phù hợp.

2. Hình thức dịch vụ tư vấn về phương pháp thống kê

a) Tư vấn qua các ấn phẩm, vật mang tin điện tử và website thống kê

b) Tư vấn trực tuyến và ứng dụng phương tiện viễn thông hiện đại

c) Tư vấn trực tiếp: Người có nhu cầu có thể trực tiếp tới cơ quan thống kê để yêu cầu được tư vấn về thông tin thống kê và phương pháp luận thống kê.

d) Tư vấn thông qua bài giảng, hội thảo, tổ chức huấn luyện: Tổ chức các cuộc hội thảo, bài giảng, đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ thống kê, kỹ thuật sử dụng và khai thác số liệu cho các đối tượng có nhu cầu, có thu phí. Đối tượng tham dự là các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, sinh viên…

3. Hình thức dịch vụ điều tra thống kê

a) Nhận dịch vụ điều tra theo từng công đoạn điều tra

b) Nhận trọn gói cuộc điều tra

c) Dịch vụ cho thuê chuyên gia về lĩnh vực điều tra

Dịch vụ cho thuê chuyên gia theo tính chất công việc hoặc thời gian làm việc, hoạt động này một số cơ quan thống kê nước ngoài thực hiện có hiệu quả.

PHẦN IVĐỀ XUẤT CƠ CHẾ VÀ GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ THỐNG KÊ

Khái niệm cơ chế hoạt động dịch vụ điều tra thống kê: Theo thuật ngữ thông dụng, cơ chế là cách thức theo đó một quá trình thực hiện và do vậy, Cơ chế hoạt động dịch vụ thống kê là cách thức và phương pháp điều tiết

302

Page 303: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

hoạt động dịch vụ thống kê phù hợp nhằm giải quyết hài hoà các mối quan hệ giữa người có nhu cầu dịch vụ thống kê (cơ quan, tổ chức và cá nhân) với người cung cấp dịch vụ thống kê (cơ quan thống kê các cấp), cũng như mối quan hệ giữa những người thực hiện việc cung cấp dịch vụ thống kê (cơ quan thống kê các cấp).

Trong đề tài này, chúng tôi chỉ đề cập đến cơ chế giá cả và cơ chế phối hợp thực hiện hoạt động dịch vụ thống kê.

I. Đề xuất cơ chế dịch vụ thống kê

Tuy nhiên, sản phẩm của dịch vụ thống kê rất đa dạng, mang tính đơn chiếc, không hoàn toàn giống nhau, nên không thể quy định giá cả cụ thể đối với từng sản phẩm. Vì vậy, đề tài này chỉ đề xuất giá cả có tính quy ước đối với nhóm sản phẩm dịch vụ.

1. Cơ chế dịch vụ thông tin thống kê

a) Cơ quan thống kê Nhà nước trực thuộc Chính phủ, được Chính phủ cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách, do đó cơ quan thống kê có trách nhiệm đáp ứng vô điều kiện không kể thường xuyên hay đột xuất khi Chính phủ yêu cầu (được quy định ở Luật thống kê), những sản phẩm (báo cáo) thống kê được coi là hàng hoá công, chi phí cho hoạt động này được ngân sách nhà nước chi trả hàng năm và được “cung cấp miễn phí”.

Có thể tóm tắt như sau:

Sản phẩm và dịch vụ thông tin T.kê Đối tượngToàn bộ thông tin trên trang web thống kê, trừ cơ sở dữ liệu riêng có; toàn bộ tư liệu, thông tin thống kê được lưu giữ tại thư viện thống kê

Công chúng - tự do khai thác

Các báo cáo thống kê, niên giám TK, kết quả của các cuộc điều tra chuyên môn, tổng điều tra dưới dạng ấn phẩm, CD-Rom

Các cơ quan Đảng và Chính phủ và cơ quan tổng hợp các cấp…

b) Các sản phẩm và dịch vụ thông tin thống kê thương mại khác (không thuộc mục a) do cơ quan thống kê sản xuất và cung cấp được định giá như sau:

303

Page 304: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

1. Sản phẩm thống kê được phổ biến dưới dạng ấn phẩm, CD-Rom, không được tính chi phí tạo số liệu thống kê cơ sở (ban đầu) vì chi chí thu thập thông tin đã được ngân sách chi trả.

Bao gồm: chi phí trực tiếp sản xuất hàng hoá và dịch vụ (theo yêu cầu cụ thể của người sử dụng), chi phí tiếp thị và chi phí phát triển. Nhưng phải thu hồi lại chi phí có liên quan đến quá trình biên soạn, chi phí quản lý, chi phí sử dụng cơ sở hạ tầng cùng với tiền hoàn lại vốn và tiền khấu trừ hợp lý cho những trường hợp rủi ro. Giá được kết hợp một hay nhiều yếu tố thích hợp sau:

* Chi phí trực tiếp: là những chi phí trả cho việc nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, xử lý, phân tích và chuyển giao những ấn phẩm hoặc số liệu theo yêu cầu của người sử dụng, còn những chi phí khác nếu không được người sử dụng yêu cầu cụ thể sẽ không được tính vào phát sinh, bao gồm:

- Chi phí lao động cho việc phục vụ khách hàng

- Chi phí in ấn hoặc photo và đóng gói

- Chi phí cho những tài liệu đã sử dụng

- Tổng chi phí thời gian sử dụng máy tính

- Những chi phí phát sinh khác

- Chi phí chuyển giao cho người sử dụng.

* Chi phí tiếp thị gồm chi cho việc quảng bá sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng và tuỳ theo cơ quan.

Để ước tính chi phí tiếp thị này có thể lấy tổng mức chi phí tiếp thị phát sinh trong năm trước chia cho lượng ấn phẩm dự định xuất bản (trong trường hợp dịch vụ thì chia cho số lượng người sử dụng dự kiến của năm sau).

* Chi phí phát triển: chi phí này nằm ngoài chi phí trực tiếp và tiếp thị. Nó gồm những việc cải tiến, dự định để cung cấp những thông tin hoặc số liệu phù hợp, kịp thời và dễ truy cập hơn. Ví dụ như thiết kế, đổi mới mẫu mã, phát triển sản phẩm, phát triển hệ thống, phát triển phần mềm…

Được tính bằng cách lấy tổng chi phí phát triển chia cho giai đoạn sử dụng và chia cho số lượng xuất bản (trong dịch vụ chia cho số dự kiến người sử dụng ) trong vòng mỗi năm của giai đoạn đó.

304

Page 305: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

2. Giá sản phẩm thông tin thống kê là cơ sở dữ liệu điện tử: Bao gồm chi phí duy trì, bảo quản cơ sở dữ liệu, chi phí xử lý số liệu và thiết kế hệ thống, phân phối (không tính chi phí thu thập số liệu ban đầu). Lấy tổng chi phí duy trì, bảo quản cơ sở dữ liệu, chi phí xử lý số liệu và thiết kế hệ thống, phân phối (có thể tính theo tổng số chỉ tiêu) chia cho số người dự kiến sử dụng trong vòng mỗi năm của giai đoạn đó hoặc số giờ truy cập (đối với người mua thẻ truy cập mạng, có tính thêm giá trị gia tăng cho sự thuận tiện cho người sử dụng bằng phương tiện điện tử).

Phương pháp tính giá sản phẩm và dịch vụ thông tin thống kê thương mại khác:

Giá của sản phẩmvà dịch vụ thông tin Tkê

=Chi phítrực tiếp

+Chi phítiếp thị

+Chi phí

phát triển

c. Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị đầu mối thoả thuận với đối tác quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ.

2. Cơ chế dịch vụ tư vấn về phương pháp thống kê

Trong thực tế, tư vấn phương pháp thống kê đôi khi rất khó tách bạch với dịch vụ thông tin thống kê, trong trường hợp đó thông tin thống kê không lớn.

- Hiện nay, do mục đích quảng bá cho công tác phổ biến thông tin được đề cao. Vì vậy, tư vấn miễn phí vẫn là phổ biến ở Tổng cục Thống kê. Để nâng cao trách nhiệm từ hai phía (người sử dụng và người cung cấp dịch vụ) cần phải tính chi phí để bù đắp cho loại dịch vụ này. Tiện ích nhất là thiết lập dịch vụ thông qua đài 1080 của bưu điện phù hợp với thời gian cung cấp dịch vụ thường ngắn và nhỏ lẻ, đài 1080 có trách nhiệm phân phối lại cho TCTK theo thoả thuận, hình thức này thuận tiện cho các bên. Đối với dịch vụ tư vấn trên 30 phút có thể tính theo các yếu tố trong chi phí trực tiếp như trong phần dịch vụ thông tin thống kê, ở đây yếu tố lao động là chủ yếu (không qua đài 1080).

- Các bài giảng và hội thảo là những sản phẩm và dịch vụ được đưa ra có tính đến giá trị, hàm lượng tri thức cho từng bài cụ thể (ở các trường thì giờ giảng, bài giảng tính theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo), cũng có thể trả theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên.

305

Page 306: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

3. Cơ chế dịch vụ về điều tra thống kê

* Đối với các cuộc điều tra do Nhà nước đặt hàng được quy định như sau:

- Kinh phí cho các cuộc Tổng điều tra theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ được hướng dẫn theo thông tư riêng.

- Kinh phí cho các cuộc điều tra Thống kê thuộc ngân sách Nhà nước được quản lý theo Luật ngân sách Nhà nước, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật và những quy định cụ thể tại Thông tư số 65/2003/TT/BTC

Những quy định cụ thể tại Thông tư số 65/2003/TT/BTC:

A. Nội dung chi:

1.1 Chi xây dựng phương án, thiết kế mẫu, xây dựng biểu mẫu điều tra, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ (chỉ áp dụng đối với các cuộc điều tra không thường xuyên)

1.2 Chi tập huấn nghiệp vụ điều tra (chỉ áp dụng đối với các cuộc điều tra không thường xuyên)

1.3 Chi in ấn, vận chuyển tài liệu, mẫu biểu điều tra

1.4 Chi phí nghiệp vụ điều tra cho từng cuộc điều tra

1.5 Chi công tác phí xăng xe của ban chỉ đạo điều tra và giám sát viên

1.6 Chi trả công cho điều tra viên, kiểm tra, sửa chữa và làm sạch số liệu ban đầu

1.7 Chi thù lao cho đối tượng cung cấp thông tin

1.8 Chi thuê người dẫn đường, phiên dịch tiếng dân tộc (nếu có)

1.9 Chi cho công tác phúc tra, nghiệm thu đánh giá kết quả điều tra

1.10 Chi cho công tác kiểm tra, đánh mã, tổng hợp số liệu

1.11 Chi cho công tác phân tích, tổng kết, in ấn và công bố kết quả

1.12 Các khoản chi khác.

B. Một số mức chi cụ thể: Mức chi cụ thể cho từng nội dung trên được thực hiện theo quy định hiện hành và trong phạm vi ngân sách được giao; Thông tư này quy định thêm một số đặc thù, cụ thể như sau:

2.1 Chi xây dựng phương án điều tra: tùy theo quy mô, tính chất, khối lượng các chỉ tiêu của cuộc điều tra, được chi cho xây dựng phương án, biểu

306

Page 307: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

mẫu, hướng dẫn điều tra (từ tổng quát đến chi tiết được lãnh đạo Tổng cục ký duyệt) theo mức từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng/phương án.

2.2 Hội thảo nghiệp vụ, lấy ý kiến chuyên gia về xây dựng phương án, biểu mẫu, tối đa không quá 3 lần hội thảo cho một phương án điều tra, mức chi cho thành viên quy định như sau:

- Chủ trì phương án: 100.000 đồng/lần hội thảo

- Thư ký phương án: 70.000 đồng/lần hội thảo

- Người dự hội thảo có ý kiến tham gia 50.000 đồng/lần hội thảo.

Ngoài các khoản chi cho từng thành viên trên, những người có báo cáo được ban chỉ đạo điều tra đánh giá tốt còn được trả thù lao mức chi cho một báo cáo là 100.000 đồng.

2.3 Chi trả công cho điều tra viên đi điều tra trực tiếp tại các cơ sở.

- Đối với điều tra viên thuê ngoài (đối tượng không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước) được thanh toán tiền công, mức 25.000 đồng/ngày công người.

- Đối với cán bộ trong biên chế nhà nước áp dụng theo chế độ chi tiêu công tác phí hiện hành.

2.4 Chi đối tượng cung cấp thông tin (hộ điều tra, các cơ quan, đơn vị xã phường, các doanh nghiệp…) đã cung cấp thông tin cho cuộc điều tra: Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê quy định đối tượng và mức chi cho từng cuộc điều tra, nhưng tối đa không quá 10.000 cho một hộ điều tra và không quá 50.000 đồng cho một cơ quan, đơn vị, xã phường, doanh nghiệp điều tra…

2.5 Thuê người dẫn đường (nếu có), mức chi 15.000 đồng/ngày/người; Thuê người phiên dịch tiếng dân tộc (nếu có) mức chi 30.000 đồng/ngày/người.

* Các cuộc điều tra do các Tổ chức quốc tế trợ giúp/đặt hàng, kinh phí điều tra được quy định theo từng Dự án cụ thể.

* Các cuộc điều tra do người dùng tin đặt hàng, chi trả kinh phí (toàn phần hay một phần) thì thu kinh phí theo Nghị định Số 43/2006/NĐ-CP. Điều 16. khoản 3 của Nghị định quy định: Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ.

Chi phí cho các cuộc điều tra thống kê khác nhau tuỳ thuộc quy mô cuộc điều tra khách đặt hàng. Việc tính cước phí cho những cuộc điều tra này sử dụng bảng báo giá được cung cấp cho khách hàng theo thoả thuận và bảo

307

Page 308: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

đảm nguyên tắc tính theo khoản 3, điều 16 của NĐ số 43. Có thể dựa vào các nội dung chi ở các cuộc điều tra do Nhà nước đặt hàng để tính toán chi phí phù hợp với giá thị trường cho các công đoạn cụ thể và thực hiện cho từng cuộc điều tra khác nhau theo yêu cầu của khách hàng nhưng phải tuân thủ quy định của NĐ số 43 (Tổng cục Thống kê đang đề nghị Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư 65 vì nhiều mức chi trong thông tư không còn phù hợp với thời giá hiện nay).

II. Đề xuất giải pháp hoạt động dịch vụ thống kê

a. Tổ chức bộ máy thực hiện hoạt động dịch vụ thống kê của Tổng cục Thống kê

Để bộ máy thực hiện hoạt động dịch vụ thống kê của Tổng cục Thống kê với các đơn vị tham gia phát huy được hiệu quả thì cần phải có một đơn vị chủ trì. Đơn vị này có nhiệm vụ làm đầu mối giữa Tổng cục Thống kê với các đối tượng/khách hàng có nhu cầu/đơn đặt hàng cung cấp thông tin thống kê theo hình thức dịch vụ; đồng thời đơn vị này còn có chức năng tham mưu cho Lãnh đạo Tổng cục Thống kê và phối hợp với các đơn vị trong Tổng cục Thống kê triển khai thực hiện hoạt động dịch vụ thống kê theo nhu cầu đơn đặt hàng của khách hàng.

Theo quy định thì Trung tâm Tư liệu Thống kê đảm nhận vai trò làm đầu mối, còn việc triển khai thực hiện chủ yếu do các vụ/các đơn vị nghiệp vụ và các Cục Thống kê tiến hành. Tuy nhiên, có những dịch vụ thông tin và tư vấn thống kê ở mức độ nhỏ trong khả năng TTTL có thể đáp ứng được thì TTTL thể trực tiếp thực hiện. Điều này cũng có nghĩa là tất cả các hoạt động dịch vụ điều tra thống kê đều phải qua đơn vị đầu mối là Trung tâm Tư liệu Thống kê, không một cá nhân, đơn vị nào của Tổng cục Thống kê ngoài Trung tâm Tư liệu Thống kê có quyền ký hợp đồng thực hiện dịch vụ điều tra thống kê một cách trực tiếp với các đối tượng có nhu cầu/đơn đặt hàng. Sở dĩ như vậy vì Trung tâm Tư liệu Thống kê có đủ tư cách pháp nhân và có chức năng nhiệm vụ làm đầu mối thực hiện hoạt động này.

b. Cơ chế phối hợp và Quy trình thực hiện hoạt động dịch vụ thống kê của Tổng cục Thống kê

Để thực hiện tốt dịch vụ thống kê nói chung và dịch vụ điều tra thống kê nói riêng, cần có quy trình cụ thể, theo đó là quá trình thực hiện.

Quy trình thực hiện hoạt động dịch vụ thống kê của Tổng cục Thống kê bao gồm các bước như sau:

308

Page 309: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

(1) Trung tâm Tư liệu Thống kê với tư cách là đầu mối tiếp nhận yêu cầu/đơn đặt hàng của các đối tượng yêu cầu dịch vụ thống kê. Các đối tượng có thể đến liên hệ, trực tiếp đặt hàng với Trung tâm Tư liệu Thống kê, cũng có thể do Trung tâm Tư liệu Thống kê tìm được đối tác và cũng có thể do các vụ/các đơn vị khác trong hoặc ngoài Tổng cục Thống kê tìm được đối tác, nhưng tất cả đều phải tập trung yêu cầu/đơn đặt hàng về một đầu mối tiếp nhận là Trung tâm Tư liệu Thống kê.

(2) Trên cơ sở yêu cầu của đối tác, Trung tâm Tư liệu Thống kê dự kiến đơn vị thực hiện, theo nguyên tắc yêu cầu thông tin thuộc lĩnh vực nào thì vụ hoặc đơn vị chuyên ngành về vấn đề đó thực hiện. Chỉ khi vụ/đơn vị chuyên ngành không thực hiện hoặc không đủ điều kiện thực hiện mới tìm đến đơn vị có liên quan khác. Trong những trường hợp nhất định, Trung tâm Tư liệu Thống kê có thể dự kiến không phải chỉ một mà nhiều đơn vị cùng phối hợp thực hiện tuỳ theo tính chất và quy mô của dịch vụ thống kê. Trong quá trình làm việc/thương thảo với đơn vị thực hiện, Trung tâm Tư liệu Thống kê không chỉ trao đổi lại yêu cầu của khách hàng, mà còn phải đề nghị đơn vị đó nêu lên những vấn đề chủ yếu về kế hoạch triển khai dịch vụ này để trao đổi lại với khách hàng.

(3) Sau khi đã xác định được đơn vị phối hợp/thực hiện đáp ứng yêu cầu của khách hàng, Trung tâm Tư liệu Thống kê đứng ra chủ trì tổ chức cuộc gặp giữa đơn vị phối hợp/thực hiện với đối tượng yêu cầu dịch vụ để hai bên thoả thuận. Nếu hai bên nhất trí tiến hành thì Trung tâm Tư liệu Thống kê làm tờ trình báo cáo Lãnh đạo Tổng cục Thống kê cho phép triển khai (nếu công việc nhỏ và đơn giản thì hai bên tự thoả thuận để thực hiện). Trong tờ trình Lãnh đạo Tổng cục Thống kê, Trung tâm Tư liệu Thống kê không chỉ đề xuất đơn vị tiến hành mà còn phải đề xuất cả phương án sử dụng kinh phí thực hiện/điều tra và đơn vị thẩm định kết quả điều tra.

(4) Sau khi được Lãnh đạo Tổng cục Thống kê cho phép tiến hành, Trung tâm Tư liệu Thống kê cùng với đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê được giao nhiệm vụ thực hiện sẽ ký hợp đồng với khách hàng theo quy định hiện hành về hợp đồng kinh tế, kinh phí dịch vụ gửi qua tài khoản của Trung tâm Tư liệu Thống kê đề thống nhất quản lý và sử dụng.

(5) Trong quá trình tiến hành, Trung tâm Tư liệu Thống kê phải cử người của Trung tâm cùng thực hiện hoặc theo dõi, giám sát và đôn đốc để

309

Page 310: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

việc triển khai đúng như thoả thuận đã ghi trong hợp đồng. Nếu có vấn đề phát sinh thì Trung tâm Tư liệu Thống kê phải làm đầu mối phối hợp với đơn vị thực hiện và khách hàng cùng giải quyết. Nhiệm vụ của Trung tâm Tư liệu Thống kê với tư cách là đầu mối cũng như với tư cách là một trong những người tham gia ký hợp đồng chỉ kết thúc sau khi đã bàn giao kết quả điều tra cho bên A, thanh lý hợp đồng và quyết toán việc sử dụng kinh phí với đơn vị thực hiện theo phương án đã báo cáo với Lãnh đạo Tổng cục.

Cơ chế hoạt động dịch vụ thống kê của Trung tâm Tư liệu Thống kê nói riêng và TCTK nói chung bao gồm nhiều vấn đề, trong đó phải giải quyết tốt hai vấn đề cốt lõi: (1) Mối quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ; (2) Mối quan hệ giữa Trung tâm Tư liệu Thống kê với các đơn vị khác thuộc Tổng cục Thống kê.

Mối quan hệ giữa người cung cấp với người sử dụng dịch vụ thống kê, cơ chế dịch vụ thống kê phải thể hiện đầy đủ và rõ ràng ba dạng: (1) Miễn phí; (2) Dịch vụ thu một phần chi phí; (3) Dịch vụ thu toàn bộ chi phí.

Đây là những vấn đề khó khăn và phức tạp nhất để hoàn thiện cơ chế dịch vụ thống kê, nhưng lại là vấn đề cần thiết nhất không thể không làm. Để làm được việc này, việc xây dựng giá cả phải bảo đảm nguyên tắc đồng thuận phù hợp với cơ chế thị trường, sao cho người cung cấp thông tin nhận thấy mình được trả công tương đối thoả đáng và người sử dụng thông tin cũng chấp nhận được mức chi trả mà người cung cấp đưa ra, theo tinh thần “phát triển dịch vụ thống kê hướng về người dùng tin”.

Việc xác định mối quan hệ giữa Trung tâm Thông tin Thống kê với các đơn vị khác thuộc Tổng cục Thống kê cần phải làm rõ được trách nhiệm và lợi ích của mỗi bên tham gia hoạt động dịch vụ này.

Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm và tế nhị nên không thể áp đặt mà phải quán triệt đầy đủ nguyên tắc cộng đồng trách nhiệm và cộng đồng lợi ích. Theo hướng này, kinh phí thu từ hoạt động dịch vụ thống kê, sau khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và trừ các chi phí phải trích nộp các quỹ theo quy định. Khi phân bổ thặng dư thu được từ hoạt động dịch vụ thống kê cần đặc biệt chú trọng đến việc xác định quan hệ giữa các phần sao cho thoả đáng, khuyến khích được tất cả các bên tham gia, phân bổ hợp lý giữa các phần: Phần của Trung tâm Tư liệu Thống kê, phần của các Vụ, các đơn vị khác thực hiện dịch vụ.

310

Page 311: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

I. Kết luận

Trong toàn bộ các phần trình bày ở trên của đề tài, chúng tôi đã khẳng định tính tất yếu của việc nghiên cứu đề tài này xuất phát từ tầm quan trọng của thông tin nói chung và thông tin thống kê nói riêng. Xác định được nội dung và hình thức hoạt động dịch vụ thống kê. Trên cơ sở đó đưa ra cơ chế, giải pháp cụ thể của hoạt động này, sao cho thể hiện đầy đủ và rõ ràng hai mối quan hệ: (1) Quan hệ giữa người cung cấp thông tin và người sử dụng thông tin; (2) Quan hệ giữa Trung tâm Tư liệu Thống kê với các Vụ, các đơn vị trong Tổng cục Thống kê về trách nhiệm và lợi ích.

II. Một số kiến nghị

1) Tổng cục Thống kê sớm tạo ra hàng lang pháp lý trong việc công khai lịch công bố số liệu, phát hành số liệu hàng năm hoặc chu kỳ, coi đây là trách nhiệm bắt buộc không chỉ đối với Tổng cục Thống kê mà còn là trách nhiệm đối với các Bộ có thu thập, xử lý, tổng hợp, phổ biến thông tin. Đồng thời, sớm trình Thủ tướng Chính phủ Chương trình điều tra thống kê quốc gia, để có sự phân công cụ thể Tổng cục Thống kê thực hiện những cuộc điều tra nào, các Bộ ngành được phép thực hiện cuộc điều tra nào, tránh trùng chéo. Để người dùng tin có thể biết được những thông tin nào chưa có phải thông qua hình thức dịch vụ.

2) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin thống kê kinh tế - xã hội của Việt Nam qua nhiều năm, đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu của các đối tượng dùng tin.

3) Tổng cục Thống kê phải tập trung hoạt động dịch vụ thống kê về một mối, không để tình trạng tản mạn như hiện nay.

4) Khi công bố số liệu thống kê phải thực hiện đúng Quy chế xử lý và công bố thông tin thống kê do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê ban hành.

5) Nâng cao công tác quản lý chất lượng số liệu thống kê, trên cơ sở bảo đảm tính chính xác, tính phù hợp, tính kịp thời, tính liên kết, có thể truy cập được, tính minh bạch, tính so sánh quốc tế của số liệu thống kê Việt Nam.

311

Page 312: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Quán triệt ý kiến của Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng. Trong thời gian tới ngành Thống kê cần khắc phục những tồn tại để khẳng định vị thế và phát triển tương xứng với yêu cầu đòi hỏi thực tế ngày càng cao, cần làm cho số liệu thống kê lên tiếng, đáp ứng thông tin trong thời kỳ nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới từ hội nhập khu vực ASEAN đến WTO.

Khi Việt Nam ra nhập WTO nhu cầu thị trường thông tin thống kê rất rộng lớn, dịch vụ thống kê có nhiều điều kiện phát triển, chúng ta không thể bỏ lỡ cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực thống kê đang rộng mở./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Thống kê.

2. Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê.

3. Quyết định số 141/2002/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 21 tháng 10 năm 2002 phê duyệt Định hướng phát triển thống kê Việt Nam đến năm 2010.

4. Nghị định 101/2003/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê.

5. Quyết định số 403/QĐ-TCTK ngày 22 tháng 6 năm 2004 của Tổng cục `trưởng Tổng cục Thống kê quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hoạt động của Trung tâm Tư liệu Thống kê.

6. Nghị định Số 43/2006/NĐ-CP Ngày 25 tháng 4 năm 2006 do Chính phủ ban hành qui định quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập.

7. Xây dựng chính sách phổ biến thông tin thống kê hướng về người dùng tin, TS Trần Kim Đồng Vụ trưởng Vụ Thống kê Tổng hợp, Tổng cục Thống kê.

8. Tài liệu về dịch vụ khách hàng của một số nước như Úc, Philippin, Đức, Đan Mạch, Slo-va-ki-a...

312

Page 313: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

ĐỀ TÀI KHOA HỌC

SỐ: 2.2.2-CS06

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH NỘI DUNG THÔNG TIN VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CUNG CẤP THÔNG TIN THỐNG KÊ NƯỚC

NGOÀI CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG TRONG NƯỚC

1. Cấp đề tài : Cơ sở

2. Thời gian nghiên cứu : 2006

3. Đơn vị chủ trì : Vụ Hợp tác quốc tế

4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê

5. Chủ nhiệm đề tài : CN. Nguyễn Văn Phẩm

6. Những người phối hợp nghiên cứu:

CN. Nguyễn Anh Tuấn

ThS. Lê Đình Ký

CN. Nguyễn Văn Bảo

CN. Lê Thu Hiền

CN. Bùi Ngọc Tân

7. Điểm đánh giá nghiệm thu đề tài: 8,65 / Xếp loại: Khá

313

Page 314: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

PHẦN ITHỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP THÔNG TIN TKNN

VÀ NỘI DUNG CẦN PHỔ BIẾN THỜI GIAN TỚI

Vấn đề cung cấp thông tin TKNN đã được thực hiện từ lâu. Nhưng bối cảnh của thời kinh tế kế hoạch tập trung trước đây khác với ngày nay. Yêu cầu về số liệu TKNN từ phía các cơ quan và tổ chức, các doanh nghiệp, người dân trong nước ngày càng nhiều và đa dạng. Các đối tượng sử dụng thông tin TKNN ở Việt Nam cũng ngày càng phong phú.

1. THỰC TẾ NHU CẦU VỀ TKNN, MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

1.1. Nhu cầu của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước các cấp

Trong bối cảnh của một nền kinh tế mở cửa, nhất là khi đất nước ta mới đặt chân vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các cơ quan Đảng, Nhà nước cần có những cơ sở số liệu, nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội của các quốc gia, để chủ động hội nhập trong lĩnh vực quản lý của mình với thế giới bên ngoài, làm căn cứ tham khảo khi lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, lựa chọn các đối tác xứng đáng, đưa ra các quyết sách phù hợp trong đàm phán, thoả thuận, hợp tác để cùng có lợi.

1.2. Nhu cầu của các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, nghiên cứu và các đối tượng khác

Thực tế cho tới nay, ở TCTK, ngành thống kê chưa nắm bắt hết được mức độ nhu cầu số liệu TKNN của các doanh nghiệp, chưa thấy các doanh nghiệp thể hiện nhu cầu của mình, có thể họ tự kiếm tìm trực tiếp từ các nguồn quốc tế khác nhau, và cũng có thể họ chưa biết tiếp cận tới đâu, với cơ quan nào, mặc dù các phương tiện thông tin đại chúng đã nêu vấn đề các doanh nghiệp nước ta rất thiếu thông tin về các nước khác.

Các cơ sở nghiên cứu và đào tạo thì lại có nhu cầu TKNN rất lớn để phục vụ các công trình đồ án, so sánh quốc tế, giảng dạy, minh hoạ các chủ đề bài giảng tại các giảng đường, tại các viện nghiên cứu, các cơ sở khoa học, đặc biệt là đội ngũ sinh viên khi thực hiện các đề tài khoa học, chuyên đề học tập, luận văn tốt nghiệp, v.v…

Đối với các đối tượng sử dụng thông tin TKNN khác, qua thực tế các ấn phẩm Niên giám thống kê với chương Thống kê nước ngoài, các quyển sách được biên soạn chuyên về TKNN được phát hành nhiều lần với số lượng nhiều bản mỗi đợt đều tiêu thụ hết trong khoảng thời gian ngắn, cho thấy nhu cầu TKNN ở nước ta khá cao.

314

Page 315: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

1.3. Nhu cầu thông tin TKNN ngay trong nội bộ cơ quan TCTK

Các đơn vị trong Tổng cục là những đối tượng sử dụng thông tin TKNN trước tiên và thường xuyên nhất phục vụ cho các hoạt động thuộc chức năng nhiệm vụ của mình ở từng đơn vị.

Vụ Thống kê tổng hợp cần số liệu TKNN để đưa vào Niên giám hàng năm, các báo cáo phân tích định kỳ (năm, 2-3-5-10 năm,…).

Các đơn vị cần thông tin phục vụ các báo cáo phân tích tổng hợp và so sánh quốc tế.

Người dùng tin TKNN thường hay đưa ra những yêu cầu khó đáp ứng.

2. MỘT SỐ NỘI DUNG TKNN ĐÃ ĐÁP ỨNG ĐƯỢC

2.1. Thực trạng nội dung thông tin TKNN và kết quả đã phổ biến

2.1.1. Niên giám thống kê

Thực trạng về nội dung TKNN đã phổ biến được thể hiện qua nội dung các chỉ tiêu thống kê đã công bố trong các hình thức phổ biến khác nhau của TCTK những năm qua, kể từ khi cơ quan thống kê được thành lập.

Trước hết phải kể tới Niên giám Thống kê (đầy đủ và tóm tắt). Những năm trước đây, nội dung các chỉ tiêu TKNN được đưa vào Niên giám còn sơ sài, số lượng không nhiều và khối lượng không lớn, do nhu cầu TKNN thời bao cấp không cao, ít ai đòi hỏi. Ngày nay bức tranh đã hoàn toàn khác, số lượng chỉ tiêu nhiều hơn, phong phú hơn. Có một đặc điểm dễ nhận thấy là nội dung trong các Niên giám thường xuyên có sự thay đổi qua các năm, phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của người cung cấp.

2.1.2. Các tài liệu thống kê nước ngoài

Ngoài Niên giám hàng năm, còn phải kể tới các ấn phẩm chuyên sâu khác. Đầu thập niên 1970, TCTK đã ấn hành Tập san "Thông tin TKNN" mỗi quí một lần, do Phòng TKNN biên soạn. Song nội dung thông tin chủ yếu chỉ đề cập tới các vấn đề phương pháp luận, ít thấy số liệu, và chủ yếu cũng chỉ liên quan đến thống kê của các nước thuộc khối SEV.

Khi Viện Nghiên cứu khoa học thống kê được thành lập với Phòng TKNN chuyển từ trực thuộc Tổng cục sang, thì hàng quý cho ra Tập san "Thông tin khoa học thống kê" có một phần TKNN, nhưng chủ yếu vẫn là các vấn đề phương pháp luận trên cơ sở kinh nghiệm nước ngoài, đặc biệt là các nước khối SEV, và Tập san "Thông tin TKNN" chấm dứt tồn tại.

315

Page 316: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Năm 1989, Viện Khoa học Thống kê chủ biên xuất bản cuốn sách "Số liệu kinh tế - xã hội các nước châu Á - Thái Bình Dương". Đây là cuốn sách đầu tiên của Tổng cục phổ biến số liệu TKNN, nhằm góp phần vào công cuộc đổi mới và phục vụ ba chương trình kinh tế lớn của Đảng.

Tháng 4-1991, Phòng TKNN và HTQT của Tổng cục biên soạn và cho xuất bản tiếp cuốn "Những chỉ tiêu chủ yếu các nước châu Á - Thái Bình Dương" với nội dung cập nhật mới thêm nhiều số liệu. Một số chỉ tiêu lúc đó còn tỏ ra xa lạ với nền thống kê nước nhà đều đã được giải thích cặn kẽ. Đây cũng là dịp để các nhà thống kê Việt Nam có cơ hội tiếp cận với hệ thống chỉ tiêu thống kê thế giới. Cuốn sách nói chung được đánh giá có tính hội nhập cao.

Các năm tiếp theo, sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN, và là nước thành viên của APEC và nhiều thể chế quốc tế khác, Vụ Tổng hợp và Thông tin chủ trì biên soạn một cuốn chuyên về TKNN, như: "Tư liệu kinh tế bảy nước thành viên ASEAN", “Số liệu kinh tế - xã hội các đô thị lớn của Việt Nam và thế giới”, "Số liệu kinh tế xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới", nhằm đem đến cho người sử dụng bức tranh kinh tế - xã hội của tất cả các nước và lãnh thổ, các châu lục trên thế giới. Các tài liệu đều được nhiều người sử dụng.

2.1.3. Trang web

Mạng LAN GSO-Net của TCTK đã hoạt động từ cuối những năm 90 của thập kỷ trước, song để có được một trang web tương đối hoàn chỉnh như hiện nay thì mới chỉ được khai thác từ năm 2005. Trong chuyên mục “Số liệu thống kê” của trang web có mục “Thống kê nước ngoài” với một số nội dung nhất định, tuy chưa phong phú. Thực ra đó chỉ là một phần trong Chương Thống kê nước ngoài của Niên giám thống kê.

2.1.4. Các tài liệu khác

Ngoài các công cụ phổ biến thông tin nêu trên có chứa số liệu nước ngoài, còn các ấn phẩm khác của TCTK, dù trực tiếp hay gián tiếp, một mặt sử dụng số liệu TKNN, mặt khác lại cũng tham gia vào việc phổ biến TKNN, ví dụ tạp chí "Con số và sự kiện", tập san "Thông tin khoa học thống kê", Bản tin "Thông tin thống kê"… vẫn thường đăng bài về kinh tế thế giới, trong đó có sử dụng số liệu nước ngoài để phân tích, và như vậy người đọc đã có cơ hội tiếp cận với TKNN. Sổ lịch tết hàng năm của Tạp chí "Con số và sự kiện" có hẳn một phần số liệu từng nước ASEAN, APEC, và đó cũng coi những nội dung TKNN được phổ biến cho người sử dụng.

316

Page 317: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

3. NỘI DUNG TKNN CẦN PHỔ BIẾN TRONG THỜI GIAN TỚI

Những năm trước đây, nội dung TKNN trong niên giám còn ít và sơ sài. Ngày nay, do nhu cầu ngày càng phát triển, năng lực thống kê qua năm tháng của toàn ngành đã có những tiến bộ vượt bậc, nhiều chỉ tiêu đã được nghiên cứu, tính toán theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, việc cung cấp số liệu nước ngoài đạt được những kết quả khả quan với tính so sánh quốc tế đang ngày càng được cải thiện, nhưng các chỉ tiêu đưa ra qua các năm còn thiếu ổn định, thiếu nhất quán.

Đề tài nghiên cứu này đề xuất nội dung thông tin TKNN cần được phổ biến một cách ổn định cho tới năm 2010 như sau:

3.1. Niên giám Thống kê

3.1.1. Niên giám đầy đủ

- Diện tích, dân số và mật độ dân số

- Tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết, tỷ lệ tăng tự nhiên và tuổi thọ bình quân

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế của thế giới

- Tỷ lệ GDP của mỗi nhóm nước so với tổng sản phẩm của thế giới

- GDP và GDP bình quân đầu người theo giá thực tế

- Tốc độ tăng GDP

- GDP theo sức mua tương đương (PPP) bình quân đầu người

- Tỷ trọng của ba khu vực kinh tế trong GDP theo giá thực tế

- Tỷ trọng tiêu dùng cuối cùng, tích luỹ tài sản trong GDP theo giá thực tế

- Tỷ lệ thu nhập quốc gia (GNI) so với GDP theo giá thực tế

- Tổng dự trữ quốc tế

- Xuất khẩu và nhập khẩu

- Xuất khẩu bình quân đầu người

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

- Tỷ trọng thu nhập của các nhóm dân cư chiếm trong tổng thu nhập

- Hệ số bất bình đẳng trong thu nhập

- Chỉ số phát triển liên quan đến giới

- Chỉ số vai trò của phụ nữ

317

Page 318: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

- Chỉ số phát triển con người

- Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của từng nước ASEAN và lân cận.

3.1.2. Niên giám tóm tắt

Để đáp ứng nhanh thông tin cho người sử dụng, nội dung số liệu nước ngoài trong Niên giám tóm tắt cần là những chỉ tiêu chủ yếu có tính tổng hợp trên tầm vĩ mô của kinh tế các nước trong khu vực và lân cận, nên nội dung đó phải được đưa vào một Chương chuyên TKNN, và bao gồm:

- GDP và GDP bình quân đầu người;

- Tốc độ tăng trưởng;

- Dân số;

- Tỷ giá hối đoái;

- CPI;

- Tỷ lệ thất nghiệp;

- Lực lượng lao động;

- Xuất - Nhập khẩu;

- Vị thế của Việt Nam trong thứ tự xếp hạng một số sản phẩm trọng điểm trên thế giới và khu vực (như lúa, xuất khẩu gạo, hạt tiêu, hạt điều, chỉ số HDI). Riêng bảng này là kết quả rút ra được từ kinh nghiệm phổ biến thông tin TKNN của Cục Thống kê Trung Quốc đã làm.

3.2. Ấn phẩm Thống kê nước ngoài

3.2.1. Phạm vi khu vực ASEAN

Nội dung cụ thể "Tư liệu kinh tế các nước thành viên ASEAN" nên bao gồm các chỉ tiêu:

- Diện tích, dân số, mật độ dân số;

- Sản lượng và năng suất một số cây trồng chính;

- Đàn gia súc, gia cầm và sản lượng chăn nuôi;

- Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chính (điện, gỗ, giấy, …);

- Giao thông vận tải: vân chuyển và luân chuyển hành khách và hàng hoá;

- Số lượng phương tiện vận tải theo hình thức vận tải;

- Tổng chiều dài đường bay;

318

Page 319: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

- Số lượng điện thoại, máy Fax, mobiles (tổng số và bình quân 1000 dân);

- Trị giá xuất nhập khẩu;

- Chi đi du lịch ra nước ngoài;

- Doanh thu du lịch nước ngoài;

- Số lượng khách du lịch quốc tế;

- Số lượng học sinh các cấp;

- Số người bị nhiễm HIV/AIDS.

3.2.2. Phạm vi toàn thế giới

Nội dung thông tin cụ thể "Số liệu kinh tế xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới" đem phổ biến nên bao gồm:

Phần I: Một số chỉ tiêu tổng hợp từng nước, châu lục, khối nước1.1 Tỷ trọng một số chỉ tiêu của các nước so với thế giới1.2 Diện tích, dân số và mật độ dân số1.3 Dân số chia nam - nữ1.4 Xếp hạng thế giới một số chỉ tiêu tổng hợp1.5 Tốc độ tăng GDP1.6 GDP theo giá thực tế1.7 Tỷ trọng của ba khu vực kinh tế trong GDP1.8 GDP giá thực tế bình quân đầu người1.9 GDP theo sức mua tương đương bình quân đầu người1.10 Tỷ lệ tích lũy tài sản so với GDP 1.11 Tỷ lệ tiêu dùng cuối cùng so với GDP 1.12 Tỷ trọng thay đổi tồn kho trong GDP 1.13 Tỷ lệ tiêu dùng của chính phủ trong GDP 1.14 Tỷ lệ tiêu dùng cá nhân trong GDP 1.15 Tổng thu nhập quốc gia (GNI) theo giá thực tế1.16 Tỷ lệ tổng thu nhập quốc gia so với GDP1.17 Thu - chi ngân sách1.18 Tổng dự trữ quốc tế1.19 Nợ nước ngoài (tính đến cuối năm)1.20 Chỉ số giá tiêu dùng CPI1.21 Số lượng máy tính sử dụng1.22 Số lượng máy tính bình quân 1000 dân

319

Page 320: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

1.23 Tỷ lệ thất nghiệp1.24 Tỷ trọng thu nhập của các nhóm dân cư chiếm trong tổng số 1.25 Hệ số bất bình đẳng trong thu nhập1.26 Chỉ số phát triển liên quan đến giới (GDI)1.27 Chỉ số vai trò của phụ nữ (GEM)1.28 Chỉ số phát triển con người (HDI)

Phần II: Nông lâm nghiệp và thủy sản2.1 Xếp hạng sản lượng một số nông sản2.2 Diện tích cây lương thực có hạt2.3 Sản lượng lương thực có hạt2.4 Sản lượng lương thực có hạt bình quần đầu người 2.5 Diện tích lúa2.6 Sản lượng lúa2.7 Sản lượng lúa bình quân đầu người2.8 Diện tích ngô2.9 Sản lượng ngô2.10 Sản lượng ngô bình quân đầu người2.11 Diện tích khoai lang2.12 Sản lượng khoai lang2.13 Diện tích cà phê2.14 Sản lượng cà phê2.15 Diện tích chè2.16 Sản lượng chè2.17 Diện tích mía2.18 Sản lượng mía2.19 Diện tích hạt tiêu2.20 Sản lượng hạt tiêu2.21 Diện tích cao su2.22 Sản lượng cao su2.23 Tỷ lệ diện tích đất canh tác được thủy lợi hoá2.24 Số lượng trâu, bò2.26 Số lượng lợn2.27 Sản lượng cá khai thác2.28 Sản lượng gỗ khai thác

Phần III: Công nghiệp3.1 Sản lượng than sản xuất và tiêu dùng

320

Page 321: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

3.2 Sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng3.3 Sản lượng giấy, bìa sản xuất3.4 Sản lượng xi măng sản xuất3.5 Sản lượng điện sản xuất và tiêu dùng3.6 Sản lượng đường sản xuất

Phần IV: Kinh tế đối ngoại4.1 Xuất khẩu và nhập khẩu4.2 Số khách du lịch quốc tế4.3 Chi tiêu của khách du lịch4.4 Doanh thu du lịch4.5 Tỷ giá hối đoái chính thức bình quân năm

3.3. Trang web

Ngoài những nội dung hiện có, nên đưa toàn bộ nội dung Chương Thống kê nước ngoài của Niên giám thống kê vào chuyên mục "Thống kê nước ngoài" của trang web. Điều đó nghĩa là ngoài những chỉ tiêu đã có hiện nay trên mạng đã nêu, cần đưa thêm các chỉ tiêu mà đã được phổ biến sẵn trong Niên giám, phân theo các quốc gia và lãnh thổ.

Ngoài ra, nội dung các chỉ tiêu trong các tài liệu chuyên TKNN đã nêu trên cũng cần đưa vào mục này trên mạng để tiện cho người sử dụng truy cập và tìm kiếm.

3.4. Các tài liệu khác

Phần trên đã trình bày thực trạng của các tài liệu khác cũng tham gia phổ biến TKNN trong một khuôn khổ nhất định. Trong thời gian tới (trước mắt có thể là đến năm 2010) nên duy trì các hình thức này, nhưng nên tăng thêm tính ổn định, ví dụ tạp chí "Con số và sự kiện" nên mỗi số dành một phần nhỏ (có thể nửa trang) để phổ biến chuyên số liệu nước ngoài theo chủ đề và lĩnh vực được dự kiến trước, ví dụ tháng này về GDP, tháng khác về dân số, tháng sau nữa về tỷ lệ thất nghiệp, về FDI, v.v…

3.5. Các Phụ san Thống kê nước ngoài đột xuất

Hình thức phổ biến TKNN này từ trước tới nay chưa có. Vào các đợt kỷ niệm, sự kiện quốc tế quan trọng, hoặc có những chủ đề kinh tế quốc tế nhiều người quan tâm, thì TCTK cần cho ra các ấn phẩm thông tin thích hợp đáp ứng nhu cầu một cách sốt dẻo, thiết thực nhất.

321

Page 322: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

PHẦN IIHOÀN THIỆN CÔNG TÁC CUNG CẤP THÔNG TIN TKNN,

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Đây là vấn đề lần đầu tiên được nghiên cứu tới, trên cơ sở toàn bộ "bức tranh" về phổ biển số liệu TKNN ở TCTK từ trước tới nay nêu trên, việc hoàn thiện được đề cập tới theo các khía cạnh:

- Nhận rõ mục đích của phổ biến thông tin TKNN;

- Tìm hiểu kinh nghiệm phổ biến thông tin thống kê nước ngoài của một số cơ quan thống kê quốc gia trên thế giới;

- Phân loại đối tượng sử dụng TKNN và nội dung thông tin của họ;

- Tìm hiểu cơ sở pháp lý của hoạt động thống kê nước ngoài;

- Xác định tính đặc thù của TKNN so với thông tin thống kê trong nước;

- Xem xét các hình thức và công cụ phổ biến thông tin;

- Nghiên cứu tìm kiếm các nguồn thông tin thống kê nước ngoài;

- Tìm hiểu chính sách phổ biến thông tin thống kê;

- Khẳng định một số yêu cầu về nhân lực trong công tác TKNN.

1. MỤC ĐÍCH BIÊN SOẠN, PHỔ BIẾN SỐ LIỆU NƯỚC NGOÀI

1) Giúp các doanh nghiệp có thông tin về thế giới để lập kế hoạch nâng cao khả năng cạnh tranh, tìm kiếm thị trường, tìm bạn hàng và đối tác.

2) Giúp các cơ quan Đảng, Nhà nước nắm bắt tình hình và xu thế phát triển của thế giới để chủ động hội nhập, lựa chọn đối tác xứng đáng, đưa ra quyết sách phù hợp trong đàm phán, thoả thuận, hợp tác cùng có lợi.

3) Giúp các nhà nghiên cứu, cơ sở đào tạo có được các thông tin thống kê cần thiết về thế giới bên ngoài để thực hiện việc đào tạo các thế hệ mới, nâng cao nguồn nhân lực cho đất nước trong bối cảnh cạnh tranh gắt gao.

4) Để quảng đại quần chúng có thông tin hiểu thêm bức tranh kinh tế - xã hội của các nước, từ đó so sánh tìm vị thế của mình trong cộng đồng quốc tế. Đây cũng là một biện pháp nâng cao dân trí về thế giới bên ngoài.

5) Giúp các đơn vị trong nội bộ ngành Thống kê có được thông tin TKNN để thực hiện các chức năng phân tích, so sánh quốc tế.

322

Page 323: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỤ THỂ CỦA THẾ GIỚI

Do không có điều kiện khảo sát kinh nghiệm thực tế ở nước ngoài, các bài học tham khảo được thực hiện thông qua các cuộc trao đổi với các chuyên gia, cố vấn. Ý kiến các chuyên gia tập trung vào một số điểm sau đây:

- Nội dung các chỉ tiêu TKNN trước hết phải xuất phát từ nhu cầu của đông đảo người sử dụng, thường là các chỉ tiêu có tính tổng hợp cao;

- Số liệu nước ngoài được phổ biến là những chỉ tiêu dễ kiếm tìm, thu thập và dễ so sánh quốc tế;

- Đối với các nhu cầu cá biệt mang tính chất chi tiết hoặc có độ chuyên môn sâu thì người sử dụng phải trả tiền phí dịch vụ cho cơ quan thống kê đã bỏ công thu thập, biên soạn và tổng hợp;

- Việc phổ biến TKNN thường đi cùng phổ biến thông tin thống kê quốc gia với riêng một chương tại phần cuối của Niên giám thống kê hàng năm.

- Những số liệu nước ngoài phần lớn thuộc các chỉ tiêu mà cơ quan thống kê quốc gia thu thập được ở nước mình và công bố hàng năm.

- Nguồn số liệu chủ yếu để biên soạn TKNN ở các quốc gia là từ cơ sở dữ liệu của cơ quan thống kê LHQ và các tổ chức quốc tế có uy tín.

3. PHÂN LOẠI NHU CẦU

Nhu cầu thông tin thống kê nước ngoài có thể chia thành loại thường xuyên (định kỳ) và đột xuất.

Nhu cầu thường xuyên có thể coi là gồm các thông tin được nêu trong chương Thống kê nước ngoài của Niên giám thống kê hàng năm, hoặc các ấn phẩm thống kê nước ngoài được biên soạn và in ấn định kỳ.

Nhu cầu không thường xuyên (đột xuất) là những đòi hỏi đột xuất của các cơ quan Đảng, Chính phủ và Nhà nước và các đối tượng khác mà TCTK không nắm được kế hoạch từ trước. Nhu cầu đột xuất thường xảy ra với nội dung những thông tin chưa đem phổ biến, và nhu cầu này là khá lớn.

Nắm bắt nhu cầu từ trước là rất quan trọng để có thể có thời gian tìm kiếm, thu thập và soạn thảo.

4. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ ĐẶC THÙ CỦA CÔNG TÁC TKNN

Qua các văn bản pháp quy về thống kê, có thể khẳng định công tác TKNN cũng là hoạt động thống kê với đầy đủ các khâu: thu thập, tổng hợp, phân tích, bảo quản và công bố, song trong mỗi khâu đều có những nét đặc thù.

323

Page 324: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Khâu thu thập trong công tác TKNN khác với thu thập thông tin trong nước ở chỗ không có chế độ báo cáo, điều tra, mà phải dựa vào các nguồn thông tin sẵn có của các nước hay các tổ chức quốc tế công bố.

Khâu xử lý số liệu nước ngoài không có công đoạn thẩm tra số liệu, mà mặc nhiên phải tin tưởng và chấp nhận số liệu của thế giới và các nước.

Khâu phân tích đối với số liệu nước ngoài từ trước tới nay tại TCTK hầu như chưa có. Đây cũng là vấn đề cần đẩy mạnh.

Khâu công bố đã được trình bày ở các phần trên (thông qua Niên giám và các ấn phẩm chuyên, trang web và một số ấn phẩm khác).

Số liệu TKNN cũng được thu thập, xử lý, biên soạn để công bố, do đó nhất thiết phải tuân thủ các nguyên tắc chung, tức là bảo đảm tính trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời (Điều 4 của Luật thống kê).

Để đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan, phải nêu rõ nguồn, phương pháp xử lý, thể hiện sự minh bạch của thông tin thống kê.

Muốn đảm bảo tính kịp thời, thì phải thu thập số liệu của các nước ngay sau khi chúng xuất hiện trên các phương tiện phổ biến thông tin của họ.

Số liệu nước ngoài có những đặc thù riêng cần phải được quán triệt trong quá trình hoàn thiện việc cung cấp ở TCTK: 1) Theo khuôn khổ địa lý, thông tin TKNN phản ánh các hiện tượng kinh tế - xã hội xảy ra ở ngoài phạm vi lãnh thổ hành chính đất nước ta; 2) Thông tin TKNN do nước ngoài thu thập và được xử lý, tổng hợp theo những phương pháp luận có thể nhất quán hay không nhất quán với các tiêu chuẩn quốc tế; 3) Quá trình thu thập TKNN không có một chế độ báo cáo nào được thiết lập (thực tế cũng không thể thiết lập được giữa các quốc gia độc lập với nhau); 4) Nguồn thông tin chủ yếu lấy từ các ấn phẩm nước ngoài phần lớn đều phải được chế biến, xử lý lại, vì phạm vi phương pháp luận tính toán, đơn vị đo chưa thống nhất; 5) Việc sản xuất và phổ biến TKNN ở nước ta còn chưa nhận được sự quan tâm đúng tầm với bối cảnh hội nhập.

5. QUAN ĐIỂM VỀ CÁCH THỨC TỔ CHỨC

Đề tài đã đề cập tới quan điểm tập trung do Vụ HTQT làm đầu mối, và quan điểm phân tán để các Vụ chuyên ngành tự đáp ứng TKNN của chuyên ngành mình cho người sử dụng.

324

Page 325: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

6. HÌNH THỨC VÀ CÔNG CỤ PHỔ BIẾN THÔNG TIN

Khi khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin còn ở trình độ phát triển chưa cao, chủ yếu công cụ phổ biến vẫn chỉ là ấn phẩm, công văn giấy tờ, nên thường chậm, độ tin cậy đôi khi bị hạn chế do các công đoạn nhập tin cơ học thường có sai sót. Ngày nay, các hình thức truyền tin và các vật mang tin điện tử đã phát triển rất mạnh và đạt nhiều thành tựu. Việc phổ biến thông tin TKNN bằng công cụ điện tử đã trở nên thiết thực. Song các tài liệu in ấn vẫn chưa bị mất đi vì trong đó còn bao hàm nhiều ý nghĩa và tính pháp qui cao, dùng trong lưu trữ và truyền bá.

7. NGUỒN THÔNG TIN THỐNG KÊ NƯỚC NGOÀI

Hiện nay có nhiều nguồn làm cơ sở soạn thảo số liệu TKNN, chủ yếu là các ấn phẩm, nhưng lại phụ thuộc vào vấn đề có nhận được đều đặn hay không. Một nguồn mà không thể nào bỏ qua là các mạng Internet quốc tế, nhưng số liệu thường không đầy đủ, không được tổng hợp sẵn, và điều quan trọng nhất cản trở là sự đòi hỏi kinh phí từ phía người cấp tin.

Những khó khăn thường gặp là các nguồn khác nhau đưa ra số liệu khác nhau đòi hỏi phải biết chọn lọc, số liệu chậm 2-3 năm, mà yêu cầu người dùng lại muốn số liệu năm hiện hành, nên chẳng mấy khi đáp ứng nổi.

Còn một nguồn khác nữa có thể được hình thành thông qua trao đổi công văn với cơ quan thống kê các quốc gia đề nghị cung cấp số liệu. Đây là cách thức tạo nguồn thông tin với độ tin cậy cao nhất, nhưng nhược điểm là không phải khi nào cũng có sự phản hồi, hoặc sự phản hồi không kịp thời như mong muốn. Cơ bản nhất là yêu cầu cung cấp cái gì thì chúng ta vẫn chưa xác định được rõ. Có thể nói rằng xác định nhu cầu thông tin TKNN vẫn phải là khâu cốt yếu hàng đầu.

8. VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH PHỔ BIẾN SỐ LIỆU TKNN

Chính sách phổ biến thông tin thống kê nói chung, trong đó có TKNN nói riêng, ở TCTK cho tới nay vẫn là một trong những vấn đề bức xúc, vì đó là nền tảng cho hoạt động thu thập, biên soạn và phổ biến có nền nếp, đạt hiệu quả cao. Thiếu một chính sách rõ ràng, minh bạch thì mọi hoạt động khó có thể đi vào khuôn phép ổn định. Một chính sách như vậy mặc dù đã được Dự thảo với 5 lần sửa đổi, nhưng vẫn chưa đi tới ban hành. Đây là vấn đề cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa. Mục tiêu xây dựng chính sách phổ biến thông tin thống kê là:

325

Page 326: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

- Tránh sự trùng lặp hay sai lệch thông tin nếu để tình trạng nhiều nguồn thu thập và tính toán và nhiều đầu mối cung cấp khác nhau. Đưa về một đầu mối còn có tác dụng theo dõi tiến độ, nội dung và thời gian cung cấp, vừa đảm bảo sự nhất quán, tính kịp thời, vừa tiện lợi giao dịch, đỡ tốn thời gian (khi cần thông tin ở nhiều lĩnh vực, khách không phải đi lại nhiều đầu mối). Thực tế đã xảy ra điều này (chủ yếu qua đường điện thoại).

- Đảm bảo sự bình đẳng trong cơ hội tiếp cận với thông tin thống kê bằng hình thức có thời điểm “cấm công bố trước” (embargo).

- Đảm bảo thông tin đến được tất cả các đối tượng sử dụng có nhu cầu. Hiện nay, người có nhu cầu không biết lấy thông tin ở đâu, mà có biết thì cũng không có cách tiếp cận tới nguồn thông tin hợp lý. Trừ Niên giám chính thức được phổ biến bằng con đường "mua - bán", còn các ấn phẩm TKNN hầu như chỉ được phổ biến qua con đương "biếu tặng". Văn phòng chi một khoản tiền để in ấn với số lượng hạn chế, vừa đủ để gửi biếu tới những đối tượng quy định (phần lớn là cơ quan Nhà nước), chẳng còn để tới tay các đối tượng sử dụng khác. Như vậy, người "sản xuất" thông tin không đạt tới mục tiêu phổ biến rộng. Mâu thuẫn này cần được giải quyết.

- Tránh sự lãng phí giá trị của thông tin, nên cần thu một khoản phí dịch vụ khi cung cấp thông tin cho một số đối tượng. Điều này làm tăng giá trị thông tin, vì người dùng phải chi tiền mới có.

9. VẤN ĐỀ NHÂN LỰC

Nhân lực bao giờ cũng là yếu tố có tầm quan trọng quyết định sự thành đạt của công việc. Soạn thảo số liệu TKNN không nằm ngoài quỹ đạo ấy.

Người soạn thảo phải có nghiệp vụ thống kê toàn diện, vì số liệu cung cấp bao trùm tất cả các khía cạnh trong đời sống kinh tế - xã hội, phải nắm chắc phương pháp luận tính toán các chỉ tiêu của quốc tế, hay những đặc thù riêng của mỗi quốc gia, từ đó tổng hợp số liệu thành số liệu của khối nước, nhóm nước,... mà kiến thức về TKNN lại không được đào tạo tại bất kỳ trường lớp nào trong hệ thống các trường đào tạo trong nước.

Người soạn thảo TKNN cần có trình độ tiếng Anh đủ để tìm hiểu số liệu nước ngoài trên các trang điện tử, hay các ấn phẩm nước ngoài, nắm bắt con số và các ghi chú về phương pháp luận của họ.

326

Page 327: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua phân tích bối cảnh hiện nay của đất nước trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế và chủ động hội nhập quốc tế theo đường lối Đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, đáp ứng TKNN là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.

Số liệu TKNN có nhiều công dụng thiết thực, đặc biệt trong bối cảnh nước ta mới đặt chân vào WTO, là thành viên của nhiều thể chế quốc tế cũng như các khối liên minh, liên kết trên thế giới và trong khu vực.

Hầu hết cơ quan thống kê quốc gia các nước trên thế giới đều thực hiện thu thập, soạn thảo, và phổ biến số liệu nước ngoài dưới dạng một chương trong Niên giám thống kê, tên gọi, khuôn khổ, phạm vi và khối lượng thông tin tuỳ thuộc vào nhu cầu, khả năng thống kê ở mỗi nước.

Nhu cầu TKNN ngày càng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay ở nước ta. Nội dung ngày càng mở rộng, phong phú, đa dạng và chi tiết, nhất là đối với các chỉ tiêu thống kê gần đây mới xuất hiện.

Công tác thống kê nước ngoài ở TCTK đã có một nền tảng pháp lý rõ ràng thể hiện trong các văn bản cuả Chính phủ được chính thức ban hành.

Hoạt động TKNN có những đặc thù riêng, thể hiện trong đối tượng mà thông tin phản ánh, phạm vi địa lý, tính chất thu thập, cách thức tổng hợp, nguồn số liệu, …

Việc đáp ứng số liệu nước ngoài cho các đối tượng sử dụng tuy đã được TCTK chú trọng từ đầu những năm 70 của thế kỷ trước, và đã đạt một số thành tựu cụ thể bước đầu, song công tác này vẫn còn những bất cập:

- Chưa nắm bắt được nhu cầu và nội dung cụ thể của các chỉ tiêu thống kê mà người sử dụng yêu cầu, nên việc đáp ứng còn lúng túng;

- Nội dung các chỉ tiêu cung cấp thiếu nhất quán, nhiều khi tuỳ thuộc vào một số ý kiến chủ quan về việc phổ biến chỉ tiêu này hay chỉ tiêu khác, mở rộng hay co hẹp, thiếu sự chỉ đạo thống nhất. Bản thân các nội dung, hình thức đã có cũng không ổn định.

- Do sự hiểu biết về thống kê quốc tế còn hạn chế vào những năm đầu Đổi mới, việc phân tổ thống kê cũng có những điều chưa chuẩn xác, ví dụ đưa GDP và CPI vào các chỉ tiêu tài chính - ngân hàng; sản lượng cá đánh bắt

327

Page 328: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

đưa vào sản phẩm công nghiệp; du lịch quốc tế đưa vào giao thông vận tải,... Tuy điều đó đã được khắc phục sau khi TCTK áp dụng SNA với Bảng phân ngành chuẩn quốc tế ISIC.

- Trừ Niên giám Thống kê là tương đối đều đặn trong việc cung cấp số liệu nước ngoài, còn các ấn phẩm chuyên thì vẫn chưa ổn định.

- Nội dung thông tin cung cấp ít tính tổng hợp theo các khối nước, ít thông tin có sẵn.

- Trong nhiệm vụ và quyền hạn của TCTK được Thủ tướng Chính phủ quy định có việc tổ chức thu thập và phổ biến thông tin thống kê kinh tế - xã hội của nước ngoài. Nhưng khi thực hiện chưa hề có một văn bản pháp quy nào về nhiệm vụ này, các công việc hầu như làm theo cảm tính của người thực hiện.

- Số liệu TKNN qua các ấn phẩm quốc tế cho thấy thường xuyên có sự thay đổi, điều chỉnh, tạo tâm lý không muốn phổ biến những số liệu hay có sự điều chỉnh như vậy, ngại bị chất vấn.

- Nguồn thông tin quốc tế tuy ngày nay đã khá hơn trước, song số lượng nguồn mà TCTK tiếp cận được vẫn chưa phải là nhiều, chậm về thời gian, thất thường về chu kỳ nhận thông tin.

- TCTK còn chưa có chính sách phổ biến thông tin thống kê, trong đó có TKNN, dù ở dạng đơn giản nhất.

- Công cụ phổ biến thông tin TKNN hiện nay chủ yếu vẫn dưới dạng các ấn phẩm sách, mà cũng chưa có một khuôn hình hay một hệ thống chỉ tiêu ổn định để cập nhật số liệu, duy nhất phần thông tin trong Chương Số liệu thống kê kinh tế - xã hội nước ngoài của Niên giám thống kê được đưa lên trang web của TCTK.

- Ngoài các công cụ điện tử hiện đại như CD-ROM, đĩa mềm, micro-film, internet, …, thì ấn phẩm vẫn là hình thức phổ biến quan trọng nhất hiện nay để dù ở đâu, lúc nào cũng có thể tiếp cận được nguồn thông tin mà không bị lệ thuộc vào các thiết bị máy tính, nghe nhìn.

2. Kiến nghị biện pháp hoàn thiện đáp ứng TKNN

Để đáp ứng tốt số liệu TKNN, phải nắm bắt đầy đủ, thấu đáo nhu cầu của các đối tượng. Song đó là cả một quá trình đòi hỏi phải có thời gian, kinh

328

Page 329: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

phí, có kế hoạch chặt chẽ. Muốn biết nhu cầu thì phải có điều tra nhu cầu dùng tin (tựa như điều tra nhu cầu thông tin thống kê trong nước).

Trước mắt, khi chưa thực hiện được điều tra nhu cầu thông tin, cần duy trì và ổn định những nội dung TKNN mà TCTK vẫn thường xuyên cung cấp. Nội dung được thể hiện trong Niên giám thống kê, trong các ấn phẩm chuyên TKNN, cụ thể "Tư liệu kinh tế các nước thành viên ASEAN" và "Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới", với định kỳ 2 năm một lần xen kẽ nhau giữa hai loại ấn phẩm.

TCTK cần định ra một chính sách phổ biến thông tin thống kê, trong đó có TKNN với những quy định cụ thể hơn về nội dung, hình thức phổ biến, định kỳ thông tin,... Một quy chế như vậy sẽ đảm bảo nền tảng pháp lý cho các hoạt động thu thập, soạn thảo và phổ biến thông tin TKNN.

Cần ổn định (tương đối) nội dung và hình thức mẫu biểu số liệu nước ngoài trong các ấn phẩm có thông tin TKNN.

Cần có hình thức quảng bá nhằm nâng cao sự hiểu biết về bản chất của số liệu thống kê và quy trình sản xuất số liệu thống kê nói chung và số liệu thống kê quốc tế nói riêng cho các đối tượng có nhu cầu.

TCTK cần mau chóng đưa vào kế hoạch tính toán một số chỉ tiêu mà thế giới hay sử dụng, để đánh giá, so sánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội nước ta với các quốc gia, và đồng thời đáp ứng cho các cơ quan Đảng và Nhà nước sử dụng để hoạch định chính sách, chiến lược phát triển.

Khi soạn thảo, cần tăng cường tổng hợp số liệu theo các nhóm nước, khối nước, khu vực, đặc biệt là những thể chế mà nước ta tham gia... nhằm tạo thuận lợi cho người sử dụng.

Cần tìm cách phổ biến cách thức sử dụng thông tin thống kê, kiến thức cơ bản về thống kê học, đặc biệt thống kê quốc tế, để khỏi xuất hiện những nhu cầu mà thực tế không thể nào đáp ứng.

Cần nhậy bén nắm bắt những nhu cầu theo trọng điểm, ví dụ năm APEC nên có thông tin thống kê về APEC, năm kỷ niệm ASEAN nên có thông tin chi tiết về ASEAN, v.v., biết "đi trước đón đầu", khi có nhu cầu xuất hiện, thì nguồn thông tin đã có sẵn để kịp thời đáp ứng.

Hợp lý hoá tổ chức đáp ứng thông tin thống kê nước ngoài: tuy các hoạt động trong lĩnh vực này đã có những chuyển biến tích cực, song vẫn cần:

329

Page 330: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

1) Duy trì tập trung việc đáp ứng thông tin TKNN về một đầu mối là Vụ HTQT để đảm bảo có người theo dõi một cách hệ thống, tiếp thu ý kiến đóng góp của người dùng tin một cách liên tục nhằm xây dựng nội dung và hình thức phổ biến hữu hiệu nhất trong bối cảnh hiện nay về cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ.

2) Gắn hơn nữa tính thị trường vào chính sách phổ biến thông tin để vừa đảm bảo tất cả các đối tượng đều bình đẳng được quyền tiếp cận tới các nguồn thông tin, vừa nâng cao giá trị của thông tin. Để đảm bảo sự phù hợp với chính sách tài chính hiện nay của Nhà nước, có thể chuyển công đoạn phát hành và thu phí về Trung tâm tư liệu thống kê của Tổng cục.

3) Phải phổ biến rộng rãi hơn nữa các ấn phẩm TKNN ra công chúng chứ không thể bó hẹp trong phạm vi chỉ các cơ quan, tổ chức của Đảng và Nhà nước, kể cả phổ biến trên mạng internet.

4) Xây dựng cơ sở dữ liệu đơn giản (có thể chỉ dưới dạng các Bảng tính):

- Riêng cho các khối nước, các thể chế quốc tế mà Việt Nam tham gia (như ASEAN, APEC, ESCAP,...), thực tế công việc này đang được triển khai ở Vụ HTQT, mà nhờ đó công tác đáp ứng thông tin nước ngoài của TCTK năm qua đã có nhiều tiến bộ, và đã có những ý kiến đánh giá cao. Việc cập nhật số liệu cũng đã được thực hiện thường xuyên ngay sau khi có các ấn phẩm thống kê được công bố.

- Riêng cho các lĩnh vực mà các cơ quan Đảng và Nhà nước, Chính phủ yêu cầu nhiều.

330

Page 331: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

ĐỀ TÀI KHOA HỌC

SỐ: 2.2.16-CS06

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KẾ TOÁN TRONG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỐNG KÊ BẮC NINH

1. Cấp đề tài : Cơ sở

2. Thời gian nghiên cứu : 2006

3. Đơn vị chủ trì : Trường Cao đẳng Thống kê

4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê

5. Chủ nhiệm đề tài : TS. Chu Thế Mưu

6. Những người phối hợp nghiên cứu:

ThS. Nguyễn Văn Chung CN. Nguyễn Thị Phương

CN. Vũ Mai Hương CN. Trần Chiến

TS. Nguyễn Bá Triệu CN. Bạch Văn Thành

ThS. Nguyễn Ngọc Tú CN. Nguyễn Văn Bảo

CN. Nguyễn Tiến Đông CN. Ngô Diệu Lý

7. Điểm đánh giá nghiệm thu đề tài: 8,53 / Xếp loại: Khá

331

Page 332: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

PHẦN IMỤC TIÊU, YÊU CẦU CHUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

NGÀNH KẾ TOÁN TRONG TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỐNG KÊ

I. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỐNG KÊ

1. Vị trí của Trường Cao đẳng Thống kê

Trường Cao đẳng Thống kê là một trường trực thuộc Tổng cục Thống kê. Tiền thân của nó là Trường Cán bộ Thống kê TW. Do nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cùng với trước nhu cầu được đào tạo của xã hội, căn cứ vào quy hoạch mạng lưới các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước; sau khi được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về mặt chủ trương, ngày 23/8/2004 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số 4700/QĐ-BGD&ĐT-TCCB thành lập Trường Cao đẳng Thống kê trên cơ sở nâng cấp Trường Cán bộ Thống kê TW thuộc Tổng cục Thống kê. Theo Quyết định này, Trường Cao đẳng Thống kê có chức năng nhiệm vụ đào tạo trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn đối với 3 lĩnh vực Thống kê, Kế toán và Tin học, nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu phát triển ngành Thống kê và xã hội; trường hoạt động theo Điều lệ Trường Cao đẳng.

2. Chức năng của Trường Cao đẳng Thống kê

Trường Cao đẳng Thống kê có 2 chức năng đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Căn cứ vào chương trình khung của các ngành đào tạo mà Bộ giáo dục Đào tạo cho phép, căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh và Quy chế đào tạo của Nhà nước tiến hành công tác tuyển sinh, lập kế hoạch đào tạo theo chương trình được duyệt, đảm bảo quy mô hợp lý, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng đáp ứng yêu cầu của xã hội, góp phần bổ xung nguồn nhân lực có chất lượng cho ngành và cho nền kinh tế quốc dân.

Thường xuyên có mối liên hệ với thực tiễn quản lý và hoạt động sản xuất xã hội, gắn học với hành; đồng thời, mở rộng mối quan hệ liên kết với các cơ sở sản xuất kinh doanh, với các cơ quan nghiên cứu khoa học, với các cơ sở đào tạo khác trao đổi về các vấn đề học thuật, tiếp thu kinh nghiệm tiến bộ, ứng dụng thành quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn quản lý và sản xuất.

3. Nhiệm vụ của Trường Cao đẳng Thống kê

1. Căn cứ đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, nhu cầu nguồn nhân lực của ngành và xã hội, xây dựng mục tiêu, chương trình, kế hoạch đào tạo và trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thống kê, kế toán và tin học có

332

Page 333: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có kiến thức chuyên môn, có khả năng nghiên cứu và thực hành trong lĩnh vực thống kê, kế toán và tin học; có sức khoẻ; có năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn.

2. Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động thống kê và quản lý kinh tế - xã hội theo quy định của Luật Thống kê, Luật Khoa học công nghệ, Luật Giáo dục và các quy định khác của pháp luật.

3. Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong đội ngũ cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên của trường.

4. Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên; xây dựng đội ngũ giảng viên của trường đủ vế số lượng, đảm bảo chất lượng, cân đối về cơ cấu và trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu tuổi và giới.

5. Tuyển sinh và quản lý học sinh, sinh viên theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và các quy định của Tổng cục Thống kê.

6. Phối hợp với các tổ chức, cá nhân và gia đình người học trong các hoạt động giáo dục, đào tạo học sinh, sinh viên.

7. Tổ chức cho giảng viên, cán bộ, nhân viên và học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động thực tiễn phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu xã hội.

8. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

9. Quản lý, sử dụng đất đai, tài sản, tài chính, trang thiết bị theo quy định của pháp luật.

10. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

II. YÊU CẦU CHUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KẾ TOÁNĐẶC ĐIỂM CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐÀO TẠO TRONG TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỐNG KÊ

1. Yêu cầu chung của chương trình đào tạo

Khi xây dựng chương trình giáo dục phải đáp ứng 4 yêu cầu cụ thể:

- Phải thể hiện mục tiêu giáo dục trong chương trình.

- Phải đảm bảo tính hiện đại, tính ổn định, tính thống nhất; tạo điều kiện cho sự liên thông chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo và hình thức giáo dục.

- Yêu cầu nội dung kiến thức và kỹ năng trong chương trình phải được cụ thể hoá bằng giáo trình và tài liệu học tập giảng dạy.

333

Page 334: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

- Chương trình giáo dục được tổ chức theo năm học hoặc theo hình thức tính luỹ tín chỉ.

2. Yêu cầu của chương trình đào tạo bậc cao đẳng, đại học

Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm tuỳ theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông hay Trung cấp chuyên nghiệp; từ một năm rưỡi đến hai năm đối với người tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp cùng chuyên ngành.

Mục tiêu của giáo dục đại học, cao đẳng là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức có ý thức phục vụ nhân dân có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Riêng đối với trình độ cao đẳng còn phải giúp cho sinh viên có kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành đào tạo.

3. Yêu cầu của chương trình đào tạo ngành kế toán trong Trường Cao đẳng Thống kê

a. Kế toán - kiểm toán có thể được xem như ngành đào tạo cấp 3 trong danh mục giáo dục đào tạo; Tuy nhiên theo Quyết định 25 danh mục cấp 1 bao gồm các cấp học, bậc học nên kế toán - kiểm toán cũng có thể coi như ngành đào tạo cấp 2, sau đó sẽ phân chia thành các chuyên ngành cụ thể như: kế toán doanh nghiệp, kế toán ngân sách, kế toán quốc tế, v.v...

b. Chương trình đào tạo kế toán cao đẳng với thời gian đào tạo 3 năm gồm tối thiểu 140 đơn vị học trình (ĐVHT), chưa kể giáo dục thể chất (3 đơn vị học trình) và giáo dục quốc phòng (135 tiết, tương đương 9 đơn vị học trình).

Đối với Trường Cao đẳng Thống kê, trước hết, cần phải căn cứ mục tiêu đào tạo trình độ cao đẳng của trường để xác định mục tiêu, chuyên ngành đào tạo thuộc ngành kế toán. Từ đó, căn cứ vào yêu cầu của chương trình khung nói trên để bổ xung cho các học phần cần thiết.

III. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KẾ TOÁN TRONG TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỐNG KÊ

1. Các quan điểm xuất phát

Ở mục trên chúng ta đã làm rõ những yêu cầu tất yếu khi xây dựng chương trình đào tạo nói chung và trình độ cao đẳng nói riêng. Đối với trường cao đẳng nghiệp vụ quản lý kinh tế khi xây dựng chương trình đào tạo còn có những yêu cầu cụ thể đảm bảo nguồn nhân lực được đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội.

334

Page 335: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Muốn đạt được điều đó, theo chúng tôi khi xây dựng chương trình đào tạo ngành kế toán của Trường Cao đẳng Thống kê phải căn cứ vào các quan điểm xuất phát chủ yếu sau đây:

a/ Bám sát mục tiêu đào tạo.

b/ Phù hợp yêu cầu thực tiễn công tác kế toán.

c/ Kế thừa nội dung, phương pháp truyền thống và đáp ứng xu thế hiện đại hoá công tác kế toán.

d/ Khả năng liên thông trong đào tạo giữa các trình độ và tạo điều kiện cho sinh viên có thể học đồng thời 2 chương trình của trường.

e/ Gắn kết chặt chẽ giữa kế toán với thống kê.

Vì lẽ đó, một trong những quan điểm xuất phát khi xây dựng chương trình kế toán cần gắn kết chặt chẽ với thống kê, gắn trong chương trình đó một thời lượng kiến thức thống kê thoả đáng.

Về vấn đề này, Trường Cao đẳng Thống kê hoàn toàn có thể làm được. Đây cũng là đặc điểm riêng có của sinh viên ngành kế toán được đào tạo trong Trường Cao đẳng Thống kê.

2. Thiết kế chương trình cao đẳng kế toán trong Trường Cao đẳng Thống kê

Một số vấn đề mang tính nguyên tắc khi thiết kế chương trình đào tạo cao đẳng nói chung và cao đẳng kế toán nói riêng của Trường Cao đẳng Thống kê.

- Thứ nhất, phải tuân thủ yêu cầu, kết cấu chương trình khung của Bộ Giáo dục đào tạo.

- Thứ hai, phải vừa đảm bảo yêu cầu khối lượng, nội dung các học phần chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh vừa bố trí thích hợp các môn học của nền kinh tế thị trường như: Kinh tế vi mô, Tài chính - Tiền tệ, Quản trị doanh nghiệp.

- Thứ ba, phải ưu tiên kiến thức cốt lõi của tay nghề nhưng cũng dành thời lượng thoả đáng cho các kiến thức bổ trợ nhằm tạo cho sinh viên tính chủ động trong công tác, phát triển nghề nghiệp.

- Thứ tư, chú trọng kỹ năng thực hành. Vì trình độ cao đẳng chủ yếu là thực hành không những thế mà còn có khả năng tổ chức một nhóm công tác viên thực hành trong hoạt động thông thường của kế toán.

335

Page 336: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

- Thứ năm, có một phần nhất định kiến thức tiềm năng để sinh viên có thể tiếp thu thành tựu mới của khoa học kế toán, phương pháp kế toán.

Những vấn đề mang tính nguyên tắc trên sẽ được phản ánh bằng các yếu tố cụ thể trong khuôn khổ đề tài này.

PHẦN IINGHIÊN CỨU XÂY DỰNG NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

NGÀNH KẾ TOÁN

I. NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN CƠ SỞ NGÀNH

TT Tên môn học Số ĐVHT1 Triết học Mác - Lê nin 42 Kinh tế chính trị Mác - Lê nin 63 Chủ nghĩa xã hội khoa học 34 Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam 35 Tư tưởng Hồ Chí Minh 36 Pháp luật đại cương 37 Pháp luật kinh tế 38 Kinh tế vi mô 49 Quản trị học 310 Tài chính tiền tệ 411 Marketting cơ bản 3

CỘNG 39

II. NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN KẾ TOÁN BỔ TRỢ

STT Tên học phầnSố đơn vị học trình

Trong đóKỳ thực

hiệnLý

thuyếtThực hành

1 Kế toán hành chính sự nghiệp 06 62 28 42 Kế toán ngân sách và tài chính xã 04 40 20 43 Kế toán máy 05 45 30 54 Thuế 04 46 14 45 Thị trường chứng khoán 03 32 13 56 Quản trị tài chính doanh nghiệp 04 45 15 5

336

Page 337: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

III. NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN

TT Tên các học phầnSố

ĐVHTTrong đó Kỳ thực

hiệnLT TH1 Nguyên lý kế toán 5 3 2 22 KTDN I 7 5 2 33 KTDN II 7 5 2 44 Kế toán quản trị chi phí 4 2,5 1,5 55 Kế toán Thương mại- dịch vụ 4 2,5 1,5 46 Phân tích hoạt động kinh tế DN 4 3 1 57 Kiểm toán 4 3 1 5

IV. NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN THỐNG KÊ BỔ TRỢ

TT Tên các học phầnSố

ĐVHTTrong đó Kỳ thực

hiệnLT TH1 Nguyên lý Thống kê 3 2 1 32 Thống kê xã hội 4 2,5 1,5 33 Thống kê doanh nghiệp 4 2,5 1.5 4

V. NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN LIÊN QUAN KHÁC NHẰM HOÀN THIỆN QUI TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KẾ TOÁN

TT Tên các học phầnSố

ĐVHTTrong đó

Kỳ thực hiệnLý thuyết Thực hành

1 Toán cao cấp 4 3 1 I

2Lý thuyết xác suất và thống kê toán

4 3 1 III

3 Tiếng Anh 10 7 3 I, II, III4 Soạn thảo văn bản 3 2 1 V5 Tin học đại cương 4 3 1 II6 Tin học văn phòng 4 2 2 III

7 Giáo dục thể chất 3Theo QĐ

Bộ GD&ĐTII

8 Giáo dục quốc phòng135 tiết

Theo QĐ Bộ GD&ĐT

II

337

Page 338: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

VI. XÂY DỰNG NỘI DUNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HÀNH KẾ TOÁN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO BẬC CAO ĐẲNG

6.1. Nội dung thực hành kế toán

I. Phần Nguyên lý Kế toán

II. Phần Kế toán tài chính doanh nghiệp I và II.

1. Kế toán TSCĐ

2. Kế toán vật tư, hàng hoá

3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

4. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

5. Kế toán bán hàng, xác định kết quả và phân phối kết quả

6. Kế toán vốn bằng tiền

7. Kế toán các nghiệp vụ thanh toán

8. Báo cáo tài chính

9. Nguồn vốn chủ sở hữu.

6.2. Kế hoạch và tổ chức thực hành kế toán

6.2.1. Thực hành thường xuyên

6.2.2. Thực tập Tốt nghiệp

PHẦN IIITÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo kế toán viên trình độ cao đẳng có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ tốt, nắm vững kiến thức cơ bản, cơ sở, có kỹ năng thực hành nghiệp vụ kế toán, đủ khả năng giải quyết những vấn đề thông thường về chuyên môn kế toán và tổ chức công tác kế toán ở đơn vị, đồng thời có khả năng học tập nghiên cứu để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong điều kiện của nền kinh tế thị trường. Sinh viên tốt nghiệp đủ điều kiện làm việc tại bộ phận kế toán doanh nghiệp sản xuất vật chất, dịch vụ, các cơ quan hành chính

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 3 năm (36 tháng)

338

Page 339: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA: 148 ĐVHT (chưa kể giáo dục thể chất 3 ĐVHT, giáo dục quốc phòng: 135 tiết)

3.1. Kiến thức giáo dục đại cương 47 ĐVHT3.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 101 ĐVHTTrong đó- Kiến thức cơ sở của khối ngành và của ngành 22 ĐVHT- Kiến thức ngành (bao gồm cả chuyên ngành) 45 ĐVHT- Kiến thức bổ trợ 21 ĐVHT- Thực tập nghề nghiệp và thi tốt nghiệp 13 ĐVHT

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH: Tốt nghiệp PTTH hoặc tương đương

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

Theo quy chế đào tạo đại học và Cao đẳng hệ chính quy, Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2006/QĐ - BGD & ĐT ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

6. THANG ĐIỂM: 10/10 cho tất cả các học phần

7. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

7.1. Kiến thức giáo dục đại cương: 47 ĐVHT ( Chưa kể GDTC và GDQP )

TT Tên các học phầnSố

ĐVHT

Trong đó

Lý thuyếtThực hành

1 Triết học - Mác Lê nin 4 Theo QĐ của Bộ2 Kinh tế chính trị - Mác Lê Nin 6 "3 Chủ nghĩa xã hôi khoa học 3 "4 Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam 3 "5 Tư tưởng Hồ Chí Minh 3 "6 Toán cao cấp 4 3 17 Lý thuyết xác suất và thống kê toán 4 2,5 1,58 Tiếng Anh 10 7 39 Tin học đại cương 4 4 110 Soạn thảo văn bản 3 2 111 Pháp luật đại cương 3 Theo QĐ của Bộ12 Giáo dục thể chất 3 "13 Giáo dục quốc phòng 135 tiết "

339

Page 340: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 106 ĐVHT

7.2.1. Kiến thức cơ sở của khối ngành và ngành: 22 ĐVHT

TT Tên các học phầnSố

ĐVHT

Trong đó

Lý thuyếtThực hành

1 Kinh tế Vi mô 4 3 12 Quản trị học 3 2 13 Tài chính tiền tệ 4 3 14 Pháp luật kinh tế 3 2 16 Nguyên lý thống kê 3 2 17 Nguyên lý kế toán 5 3,5 1,5

7.2.2. Kiến thức ngành (bao gồm cả chuyên ngành): 45 ĐVHT

TT Tên các học phầnSố

ĐVHT

Trong đó

Lý thuyếtThực hành

1 Kế toán tài chính doanh nghiệp I 7 5 22 Kế toán tài chính doanh nghiệp II 7 5 23 Kế toán quản trị chi phí 4 2,5 1,54 Kế toán đơn vị HCSN 6 4 25 Kế toán thương mại và dịch vụ 4 2,5 1,56 Thuế 4 3 17 Tin học kế toán 5 3 28 Phân tích hoạt động kinh tế DN 4 3 1 9 Kiểm toán 4 3 1

7.2.3. Kiến thức bổ trợ: 21 ĐVHT

TT Tên các học phầnSố

ĐVHT

Trong đó

Lý thuyếtThực hành

1 Quản trị tài chính doanh nghiệp 4 3 12 Thống kê doanh nghiệp 4 2,5 1,53 Thống kê xã hội 4 2,5 1,54 Tin học văn phòng 3 1,5 1,55 Thị trường chứng khoán 3 2 16 Marketting căn bản 3 2 1

340

Page 341: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

7.2.4. Thực tập nghề nghiệp và thi tốt nghiệp: 13 ĐVHT

1. Thực hành thường xuyên

Tại phòng tư liệu thực hành của trường. Mô hình phòng tư liệu thực hành được xây dựng như một phòng kế toán tài vụ của một doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Bắt đầu từ học kỳ 3, mỗi tuần, học sinh được thực tập tại phòng thực hành 01 buổi.

Mục tiêu đạt được:

- Sổ kế toán tổng hợp và các chứng từ liên quan.

- Báo cáo tổng hợp về nhận thức đối với công tác hạch toán kế toán

2. Thực tập Tốt nghiệp

Học sinh được thực tập tốt nghiệp tại các doanh nghiệp, cơ quan Hành chính sự nghiệp trong thời gian 6 tuần.

Yêu cầu, mục tiêu:

- Sinh viên phải phải đạt được mục tiêu nâng cao được nhận thức và khả năng vận dụng các kiến thức đã học ở trường để hoàn chỉnh kỹ năng thực hành, nâng cao một bước cơ bản về kỹ năng thực hành hạch toán kế toán.

- Kết quả: Báo cáo thực tập tốt nghiệp có xác nhận của đơn vị thực tập và giáo viên hướng dẫn.

3. Thi tốt nghiệp

- Nội dung thi tốt nghiệp gồm 3 môn:

+ Chọn một trong các môn Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh

+ Nguyên lý kế toán

+ Kế toán doanh nghiệp.

8. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY

Học kỳ I học các học phần:

1. Triết học Mác Lênin 4 ĐVHT

2. Kinh tế chính trị Mác Lênin 6 ĐVHT

3. Toán cao cấp 4 ĐVHT

4. Pháp luật đại cương 3 ĐVHT

341

Page 342: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

5. Tiếng Anh 3 ĐVHT

6. Giáo dục quốc phòng 130 tiết

Học kỳ II học các học phần:

1. Chủ nghĩa xã hội khoa học 3 ĐVHT

2. Lịch sử Đảng CSVN 3 ĐVHT

3. Tiếng Anh 3 ĐVHT

4. Tin học đại cương 4 ĐVHT

5. Giáo dục thể chất 3 ĐVHT

6. Kinh tế vi mô 4 ĐVHT

7. Nguyên lý Kế toán 5 ĐVHT

Học kỳ III học các học phần:

1. Quản trị học 3 ĐVHT

2. Tài chính tiền tệ 4 ĐVHT

3. Tiếng Anh 4 ĐVHT

4. Phápluật kinh tế 3 ĐVHT

5. Lý thuyết xác suất và thống kê toán 4 ĐVHT

6. Quản trị tài chính doanh nghiệp 4 ĐVHT

7. Thuế 3 ĐVHT

8. Tin học văn phòng 3 ĐVHT

Học kỳ IV học các học phần:

1. Kế toán HCSN 6 ĐVHT

2. Kế toán doanh nghiêp I 7 ĐVHT

3. Kế toán thương mại dịch vụ 4 ĐVHT

4. Kế toán quản trị chi phí 4 ĐVHT

5. Tin học kế toán 5 ĐVHT

Học kỳ V: Học các học phần:

1. Kế toán doanh nghiệp II 7 ĐVHT

342

Page 343: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

2. Nguyên lý thống kê 4 ĐVHT

3. Kiểm toán 4 ĐVHT

4. Marketting căn bản 3 ĐVHT

5. Phân tích hoạt động kinh tế 4 ĐVHT

6. Soạn thảo văn bản 3 ĐVHT

Học kỳ VI: Học các học phần:

1. Thống kê doanh nghiệp 4 ĐVHT

2. Thống kê kinh tế xã hội 4 ĐVHT

3. Thị truờng chứng khoán 3 ĐVHT

4. Thực tập nghề nghiệp 5 ĐVHT

5. Thi tốt nghiệp 8 ĐVHT

343

Page 344: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

ĐỀ TÀI KHOA HỌC

SỐ: 2.2.6-CS06

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT, CHI PHÍ TRUNG GIAN, GIÁ TRỊ TĂNG THÊM

CỦA CÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÔNG VÌ LỢI Ở VIỆT NAM

1. Cấp đề tài : Cơ sở

2. Thời gian nghiên cứu : 2006

3. Đơn vị chủ trì : Vụ Hệ thống tài khoản Quốc gia

4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê

5. Chủ nhiệm đề tài : CN. Nguyễn Văn Nông

6. Những người phối hợp nghiên cứu:

CN. Hoàng Trung Đông

CN. Phạm Đình Hàn

CN. Nguyễn Văn Minh

CN. Khổng Đỗ Quỳnh Anh

7. Điểm đánh giá nghiệm thu đề tài: 8,4 / Xếp loại: Khá

344

Page 345: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

PHẦN INHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐỊNH NGHĨA, NỘI DUNG, PHẠM VI, HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG VÀ NHỮNG PHÂN TỔ CHÍNH CỦA CÁC

ĐƠN VỊ HOẠT ĐỘNG KHÔNG VÌ LỢI

I. Định nghĩa về đơn vị và khu vực không vì lợi

1. Đơn vị không vì lợi

Đơn vị không vì lợi Là các thực thể có tư cách pháp nhân hay được xã hội thừa nhận, nó được thành lập nhằm mục đích hoạt động không vì lợi nhuận, cung cấp các dịch vụ đem lại lợi ích cho một nhóm người, cho doanh nghiệp hoặc các tổ chức quản lý trực tiếp và cung cấp tài chính cho chúng hoặc vì mục đích từ thiện, phúc lợi. Hoạt động mang tính độc lập, tự nguyện không phụ thuộc vào sự chi phối của bất cứ đơn vị nào khác; tách biệt về mặt thể chế với Chính phủ (nghĩa là không thực hiện chức năng quản lý nhà nước). Không phân chia lợi nhuận cho bất cứ đối tượng nào hoặc không trở thành sở hữu của đơn vị thể chế khác, cũng như không được phép trở thành một nguồn thu nhập, lợi nhuận hay các thu nhập tài chính khác cho các đơn vị thành lập, kiểm soát và tài trợ chúng.

2. Khu vực không vì lợi

Theo thống kê Liên hiệp quốc đã đưa ra kiến nghị nhóm tất cả các đơn vị không vì lợi thành một khu vực riêng với tên gọi “khu vực không vì lợi”. Thêm vào đó, thống kê Liên hiệp quốc cũng đã đưa ra một số tiêu chí mới nhằm xác định các đơn vị có thể xếp vào khu vực không vì lợi, các tiêu chí này dựa trên các ý kiến tổng hợp của nhiều chuyên gia trên thế giới với mục đích làm rõ ràng hơn trong việc xác định các đơn vị không vì lợi so với các kiến nghị đã nêu trong SNA 93.

Khu vực không vì lợi bao gồm các đơn vị thoả mãn các điều kiện sau:

a/ Đó là các tổ chức, Các tổ chức ở đây được hiểu là các đơn vị thể chế thực sự, nghĩa là đơn vị “có cơ cấu tổ chức nội bộ, có mục tiêu hoạt động cụ thể, riêng biệt, có phạm vi hoạt động riêng với đầy đủ ý nghĩa là một tổ chức và có tư cách luật pháp trong việc sát nhập, giải thể. Không bao gồm ở đây một nhóm hoặc tập hợp một số người mang tính chất tạm thời và không có một cơ cấu tổ chức thực sự”. Đặc biệt, ở đây bao gồm cả các tổ chức không chính thức, tức là các tổ chức không thật sự đầy đủ tư cách pháp nhân tuy nhiên chúng lại có cơ cấu tổ chức nội bộ và mang tính bền vững và được xã hội thừa nhận.

345

Page 346: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

b/ Không vì mục đích lợi nhuận được hiểu là các đơn vị không vì lợi là những tổ chức có hoạt động, mục đích chính không vì lợi nhuận, dù là trực tiếp hay gián tiếp, không vì các mục đích thương mại hay mục đích lợi nhuận. Các đơn vị không vì lợi này có thể kiếm được giá trị thặng dư trong quá trình hoạt động của nó, tuy nhiên, tất cả các khoản thặng dư này đều được tái đầu tư vào các hoạt động của đơn vị, chứ không phân bổ cho các tổ chức, người sở hữu, thành viên, người sáng lập hay hội đồng quản lý của đơn vị. Điều này không ngụ ý rằng một đơn vị không vì lợi không thể có giá trị thặng dư trong quá trình hoạt động”.

c/ Sự tách biệt về mặt thể chế đối với chính phủ, điều này có nghĩa là các tổ chức này không phải là các cơ quan chính phủ, nó không có trách nhiệm thực hiện các chức năng của cơ quan chính phủ. Tổ chức này có thể nhận được những hỗ trợ quan trọng từ phía chính phủ, và ban điều hành của nó có thể có người của chính phủ, tuy nhiên, nó có quyền tự chủ cả về hoạt động sản xuất cũng như sử dụng nguồn tài chính của mình do vậy các hoạt động của nó không nhất thiết phải tuân theo các qui định về tài chính của chính phủ. “Điểm quan trọng mấu chốt ở đây là tổ chức này có định chế riêng tách biệt so với chính phủ, có nghĩa là nó không phải là một công cụ của đơn vị nhà nước, bất cứ ở mức độ quốc gia hay cấp tỉnh, do vậy nó không thực hiện các chức năng của một cơ quan nhà nước”.

d/ Độc lập được hiểu là các đơn vị có khả năng tự chủ về các hoạt động của mình và nó không chịu ảnh hưởng từ bất cứ một đơn vị nào khác. Có thể nói, thực ra không có một tổ chức nào là hoàn toàn độc lập. Tuy nhiên, để có thể được xem như là một đơn vị độc lập thì đơn vị đó phải tự chủ trong quản lý cũng như trong việc tiến hành các hoạt động quan trọng của mình, ngoài ra nó phải được quyền tự chủ điều hành về các quy chế nội bộ và thực sự độc lập với đầy đủ ý nghĩa của nó.

e/ Hoạt động dưới hình thức tự nguyện là các đơn vị mà yêu cầu về tư cách hội viên, yêu cầu về thời gian và đóng góp về kinh phí không bị bắt buộc do luật pháp hoặc yêu cầu phải có quyền công dân. Như đã nói ở trên, các tổ chức không vì lợi có thể thực hiện các chức năng cụ thể nhằm giúp cho thành viên của nó có đủ tư cách để tiến hành hoạt động nghề nghiệp…

Lưu ý, “Khu vực vô vị lợi” như xác định ở trên bao gồm tất cả các đơn vị thoả mãn 5 đặc tính đã nêu, tuy nhiên, đây chỉ là các tiêu chí mà thống kê Liên hiệp quốc muốn làm rõ hơn trong việc xác định một đơn vị là đơn vị không vì lợi. Để có thể xây dựng được một khu vực không vì lợi đầy đủ thì cần phải đưa thêm vào đây các đơn vị không vì lợi theo như kiến nghị của

346

Page 347: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

SNA 93, cụ thể: bao gồm các đơn vị không vì lợi là các nhà sản xuất thị trường, có nghĩa là các đơn vị này có thể bán sản phẩm là các hàng hoá và dịch vụ ra thị trường với giá thu lời. Các đơn vị loại này có thể tìm thấy trong khu vực phi tài chính hay khu vực tài chính trong SNA 93, tuỳ vào các hoạt động chính của chúng là gì. Ngoài ra, còn bao gồm các đơn vị trong khu vực chính phủ như trong SNA 93, đó là các đơn vị độc lập và tách riêng ra từ chính phủ, thậm chí họ được tài trợ chủ yếu từ chính phủ có đại diện của chính phủ trong ban giám đốc của đơn vị. Cuối cùng, các đơn vị không vì lợi nhận được phần lớn đóng góp từ các hộ gia đình, các đơn vị này có thể tìm thấy trong khu vực hộ gia đình hay khu vực không vì lợi phục vụ hộ gia đình trong SNA 93 cũng được xếp vào khu vực không vì lợi.

II. Đặc tính, mục đích và loại hình hoạt động của các đơn vị không vì lợi

1. Các đặc tính cơ bản của đơn vị không vì lợi

1.1. Phần lớn được thành lập theo luật mà sự tồn tại của chúng là độc lập với các đối tượng (người, doanh nghiệp hoặc chính phủ), quản lý và cung cấp tài chính cho chúng. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, nhiều đơn vị không vì lợi được xã hội, cộng đồng thành lập do vậy chúng không có tư cách pháp nhân và được tạo ra với mục đích cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phi thị trường cho đối tượng dân cư, hộ gia đình.

1.2. Nhiều đơn vị không vì lợi được quản lý bởi một tổ chức mà trong tổ chức này các thành viên của nó là hoàn toàn bình đẳng.

1.3. Các thành viên trong tổ chức không được phép sử dụng những lợi nhuận do các đơn vị không vì lợi có được, những lợi nhuận đó được giữ lại tại đơn vị để phục vụ cho các hoạt động của đơn vị trong tương lai.

1.4. Khái niệm “không vì lợi” bắt nguồn từ qui định (3) ở trên, tuy nhiên điều đó không ngụ ý rằng các đơn vị không vì lợi không thể kiếm được lợi nhuận từ các hoạt động của mình.

2. Mục đích và các loại hình hoạt động của các đơn vị không vì lợi

2.1. Các đơn vị không vì lợi được thành lập với nhiều mục đích khác nhau:

- Một số đơn vị không vì lợi được thành lập để cung cấp các dịch vụ vì lợi ích của cá nhân các đơn vị thành viên hay của đơn vị quản lý hoặc cấp kinh phí cho chúng (đơn vị chủ quản, có thể là doanh nghiệp).

- Một số đơn vị không vì lợi được thành lập vì mục đích từ thiện, nhân đạo nhằm cung cấp sản phẩm vật chất hay dịch vụ cho các hộ gia đình gặp khó khăn trong cuộc sống.

347

Page 348: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

- Một số đơn vị được thành lập để cung cấp dịch vụ giáo dục hoặc y tế không thu tiền.

- Một số đơn vị không vì lợi được thành lập để bảo vệ ích lợi của tập thể trong kinh doanh hay trong chính trị, v.v...

Hầu hết các đơn vị không vì lợi có tư cách pháp nhân. Các đơn vị này được quản lý bởi một hiệp hội mà hội viên của nó thường có quyền bình đẳng như nhau. Không có cổ đông, quyền quản lý được trao cho một nhóm người. Các đơn vị không vì lợi có thể tạo ra thặng dư hay lợi nhuận từ hoạt động sản xuất của mình.

2.2. Loại hình hoạt động của các đơn vị không vì lợi được thể hiện như sau:

Trong SNA năm1993 đã phân biệt hai nhóm loại hình hoạt động của các đơn vị không vì lợi khác nhau, đó là:

a. Đơn vị không vì lợi có tính chất thị trường

Các đơn vị không vì lợi thuộc nhóm này bán hầu hết hoặc tất cả sản lượng của mình cho người tiêu dùng với giá có ý nghĩa kinh tế, tức là, với giá

Các đơn vị không vì lợi (NPIs)

Các đơn vị không vì lợi hoạt động

trong KV tài chính

Các đơn vị không vì lợi hoạt động trong KV

phi tài chính

Các đơn vị không vì lợi mang tính thị trường

Các đơn vị không vì lợi phi thị trường

Các đơn vị không vì lợi trong KV hộ gia đình

Các đơn vị không vì lợi trong KV chính phủ

Các đơn vị không vì lợi phục vụ hộ gia đình

(NPISHs)

348

Page 349: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

dự tính là có ảnh hưởng đáng kể cả về số lượng được cung lẫn số lượng được cầu, có thể lãi hoặc bị lỗ. Song về nguyên tắc, giá trị thặng dư (khoản lãi) được giữ lại làm vốn của đơn vị, không được phân chia cho những người điều hành đơn vị như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác. Đơn vị không vì lợi có tính chất thị trường gồm hai loại sau:

a.1) Đơn vị không vì lợi có tính thị trường liên quan tới sản xuất

Các đơn vị không vì lợi có tính thị trường liên quan tới sản xuất là các đơn vị có sản phẩm sản xuất được đem bán trên thị trường, theo giá thị trường để nhằm thu được giá trị thặng dư. Tuy nhiên, do tính chất không vì lợi, giá trị thặng dư sẽ được giữ lại chứ không phân chia cho các thành viên của đơn vị. Nguồn vốn chủ yếu để các đơn vị này chủ yếu là do khách hàng chi trả (tiền học phí, tiền viện phí, tiền vé xem biểu diễn nghệ thuật...), ngoài ra do chức năng hoạt động, đơn vị cũng có thể huy động các nguồn vốn bổ xung từ các nhà tài trợ khác. Đơn vị không vì lợi liên quan tới sản xuất có tính thị trường thường gặp trong thực tế là các đơn vị hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế...

a.2) Đơn vị không vì lợi có tính thị trường phục vụ kinh doanh

Các đơn vị này do các hiệp hội kinh doanh thành lập với mục đích phát triển và bảo vệ lợi ích kinh doanh như: các hiệp hội thủy sản, hiệp hội mía đường, trung tâm nghiên cứu và phát triển... Hoạt động của các đơn vị này phục vụ lợi ích của các thành viên trong hiệp hội và lợi ích của đơn vị chủ quản, đó là các đơn vị quản lý và cung cấp tài chính cho hiệp hội. Hoạt động của các đơn vị không vì lợi có tính thị trường phục vụ kinh doanh thường liên quan đến những hoạt động như: quảng bá sản phẩm; vận động chính trị cho nhóm kinh doanh; tư vấn cho các thành viên... Nguồn vốn chủ yếu để hoạt động của các đơn vị không vì lợi có tính thị trường phục vụ kinh doanh là do đóng góp, hội phí từ các đơn vị thành viên và từ đơn vị chủ quản.

b. Đơn vị không vì lợi phi thị trường

Phần lớn các đơn vị không vì lợi ở các quốc gia là các đơn vị không vì lợi phi thị trường. Kết quả sản xuất của các đơn vị này được cung cấp miễn phí, hay được bán với giá bằng hoặc thấp hơn giá thành sản xuất. Do vậy, nguồn kinh phí chủ yếu để hoạt động của các đơn vị này là do các thành viên của đơn vị đóng góp, do các khoản biếu tặng, tài trợ từ bên ngoài. Đơn vị không vì lợi phi thị trường gồm hai loại sau:

349

Page 350: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

b.1) Đơn vị không vì lợi phi thị trường do Nhà nước quản lý và cấp kinh phí

Là những thực thể do Chính Phủ thành lập một cách hợp pháp và tồn tại độc lập tách biệt với chính phủ. Hoạt động của các đơn vị không vì lợi này chủ yếu trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp như phòng thương mại, hoặc liên quan tới việc thiết lập, duy trì chuẩn mực chất lượng trong một số lĩnh vực như: y tế, bảo vệ môi trường, giáo dục, kế toán, tài chính... cho cả doanh nghiệp (người sản xuất) và hộ gia đình (người tiêu dùng). Nguồn kinh phí cho các đơn vị hoạt động chủ yếu lấy từ ngân sách Nhà nước.

b.2) Đơn vị không vì lợi phi thị trường phục vụ trực tiếp hộ gia đình (Khu vực thể chế không vì lợi phục vụ hộ gia đình - NPISHs)

Khu vực thể chế không vì lợi phục vụ hộ gia đình bao gồm tất cả các đơn vị thể chế thường trú không vì lợi phi thị trường (trừ những đơn vị chịu sự quản lý và kinh phí do Chính phủ cấp).

Khu vực không vì lợi phục vụ hộ gia đình phi lợi nhuận được phân thành 2 nhóm chính như sau:

(1) Nhóm thứ nhất: Các đơn vị không vì lợi phục vụ hội viên

Bao gồm các tổ chức, hiệp hội được thành lập từ các đơn vị thành viên cung cấp sản phẩm vật chất và dịch vụ gắn với lợi ích của từng thành viên. Các dịch vụ này cung cấp miễn phí và được tổ chức sản xuất dựa trên nguồn tài chính đóng góp thường xuyên hoặc tiền hội phí của các hội viên.

(2) Nhóm thứ hai: Các đơn vị không vì lợi làm công tác từ thiện

Bao gồm các tổ chức hiệp hội từ thiện, cứu trợ được thành lập với mục đích nhân đạo; không phục vụ lợi ích cá nhân của các thành viên trong tổ chức hiệp hội. Các tổ chức không vì lợi nhuận này cung cấp sản phẩm vật chất và dịch vụ cho các hộ gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn do thiên tai, bão lụt, đói nghèo... Nguồn tài chính và hàng hoá cứu trợ của các tổ chức này dựa vào sự đóng góp, viện trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, của Chính phủ và của các cá nhân dân cư trong và ngoài nước.

PHẦN IINỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRỊ SẢN XUẤT,CHI PHÍ TRUNG GIAN, GIÁ TRỊ TĂNG THÊM CỦA CÁC ĐƠN VỊ HOẠT

ĐỘNG KHÔNG VÌ LỢI THUỘC CÁC NHÓM NGÀNH KINH TẾ Ở VIỆT NAM

350

Page 351: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

A. Đơn vị và phạm vi hoạt động của các đơn vị không vì lợi thuộc nhóm ngành kinh tế

1. Đơn vị không vì lợi

Đơn vị không vì lợi trong các nhóm ngành: giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ; văn hoá thể thao, vui chơi giải tri; y tế cứu trợ xã hội, vệ sinh môi truờng, dịch vụ nhà ở, dịch vụ pháp lý - chính sách, hiệp hội và tổ chức tôn giáo... Là các thực thể có tư cách pháp nhân hay được xã hội thừa nhận, nó được thành lập nhằm mục đích hoạt động không vì lợi nhuận, cung cấp các dịch vụ đem lại lợi ích cho một nhóm người, cho doanh nghiệp hoặc các tổ chức quản lý trực tiếp và cung cấp tài chính cho chúng hoặc vì mục đích từ thiện, phúc lợi. Hoạt động mang tính độc lập, tự nguyện không phụ thuộc vào sự chi phối của bất cứ đơn vị nào khác; tách biệt về mặt thể chế với Chính phủ (nghĩa là không thực hiện chức năng quản lý nhà nước). Những hàng hoá và dịch vụ do các đơn vị giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ; văn hoá thể thao, vui chơi giải tri; y tế cứu trợ xã hội,vệ sinh môi truờng, dịch vụ nhà ở, dịch vụ pháp lý - chính sách, hiệp hội và tổ chức tôn giáo... cung cấp các dịch vụ miễn phí hoặc với mức thấp hơn so với mức giá thị trường cho các đối tượng cần cung cấp và trợ giúp.

2. Phạm vi hoạt động của các đơn vị không vì lợi thuộc các nhóm ngành

2.1. Giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học công nghệ mang tính chất không vì lợi được thực hiện trong các lĩnh vực:

- Hoạt động nhà trẻ và giáo dục mầm non; giáo dục tiểu học; giáo dục trung học; giáo dục và đào tạo trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học; bổ túc văn hoá, giáo dục và đào tạo khác không vì mục đích lợi nhuận.

- Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ không vì lợi.

2.2. Hoạt động văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí mang tính chất không vì lợi được thực hiện trong các lĩnh vực sau:

+ Sản xuất và phát hành phim điện ảnh, video, chiếu phim điện ảnh và video, phát thanh và truyền hình, hoạt động nghệ thuật sân khấu, âm nhạc và các hoạt động giải trí khác như: xiếc, múa rối, thêu vẽ, vui chơi ca hát, v.v…;

+ Hoạt động thông tấn xã và các tổ chức cung cấp tin tức cho các bản tin, đài phát thanh truyền hình, báo và tạp chí;

+ Hoạt động thư viện và lưu trữ;

351

Page 352: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

+ Hoạt động bảo tồn, bảo tàng;

+ Hoạt động của các vườn bách thảo, bách thú và khu bảo tồn thiên nhiên;

+ Hoạt động thể thao, thể hình, huấn luyện vận động viên;

+ Các hoạt động vui chơi giải trí khác.

2.3. Hoạt động y tế cứu trợ xã hội và vệ sinh môi trường mang tính không vì lợi được thực hiện trên các lĩnh vực và loại hình:

- Hoạt động y tế và chăm sóc sức khoẻ

- Hoạt động thú y

- Hoạt động cứu trợ xã hội

- Hoạt động vệ sinh và bảo vệ môi trường

2.4. hoạt động dịch vụ nhà ở là những hoạt động tư vấn, sở hữu, quản lý và phát triển quỹ nhà ở (thuộc nhà trung cư, nhà tập thể, nhà trọ, nhà từ thiện vv…) để cho hộ gia đình và cá nhân dân cư sử dụng làm nơi ở hoặc làm nơi hoạt động mang tính chất từ thiện, cho các đơn vị và tổ chức hoạt động không vì lợi khác sử dụng, với hai loại hình thức cung ứng dịch vụ sử dụng cho tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình hoặc phục vụ cho tổ chức và đơn vị khác mà không thu lợi nhuận, cụ thể là:

+ Cho mượn hoặc cho thuê hoặc tư vấn nhà ở với giá không có lợi nhuận, tức là với giá chỉ đủ chi phí quản lý cho hoạt động dịch vụ đó mà không có giá trị thặng dư sản xuất.

+ Cho các hộ gia đình hoặc tổ chức không vì lợi khác sử dụng không phải chi trả một khoản chi phí nào cả - tức là hộ gia đình được hưởng thụ hoặc tổ chức không vì lợi khác sử dụng mà không mất tiền thuê.

- Đối với dịch vụ tư vấn pháp lý và nghiên cứu chính sách gồm các hoạt động mang tính tự nguyện phục vụ do cá nhân dân cư, hộ gia đình và các tổ chức về:

+ Tư vấn và giúp đỡ thực hiện các văn bản pháp qui và các chính sách chế độ của nhà nước; dịch vụ luật sư, biện hộ, giám hộ bảo vệ quyền công dân, quyền con người, thám tử điều tra thu thập chứng cứ liên qan đến bảo vệ quyền và nghĩa vụ công dân…Những dịch vụ này hộ gia đình, cá nhân, dân cư hoặc tổ chức phải trả một khoản dịch vụ với giá không có lợi nhuận, tức là với giá chỉ đủ cho chi phí quản lý của đơn vị hoạt động hoặc được hưởng

352

Page 353: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

không (không phải chi trả chi phí dịch vụ nào cho các đơn vị dịch vụ pháp lý và chính sách).

- Hoạt động của các hiệp hội như: hiệp hội phục vụ kinh doanh và hiệp hội người tiêu dùng, người cao tuổi, các câu lạc bộ dưỡng sinh… nhằm cung cấp các dịch vụ cho các hội viên, các hộ gia đình và tổ chức dân cư với giá thấp hoặc cho không (nghĩa là hoạt động không nhằm mục đích thu lợi nhuận, không đem lại giá trị thặng dư, nếu có giá trị thặng dư rất nhỏ thì cũng không phân chia cho bất cứ ai).

- Hoạt động của các tổ chức tôn giáo thuộc các tổ chức công giáo, đạo tin lành, phật giáo, hồi giáo, cao đài, hoà hảo… mà biểu hiện trực tiếp cho các hoạt động này: hoạt động lễ hội, cúng bái định kỳ của các nhà thờ, các nhà chùa, các đền thờ miếu mạo, các nơi thờ cúng của các tổ chức và cộng đồng dân cư (như thứ bảy, chủ nhật hàng tuần, ngày Noen, ngày lễ phục sinh, ngày phật đản, ngày mùng một và ngày rằm hàng tháng, tết dương lịch, tết nguyên đán, ngày lễ hội của các đình đền thờ...)…; không định kỳ (ngày rước vong linh của người thân lên chùa, ngày tổ chức tang lễ ở nhà thờ, ngày cưới, cầu duyên trong các nhà thờ…). Các chi phí hoạt động của các tổ chức tôn giáo đó (như chi phí điện, nước, văn phòng phẩm, quần áo đồng phục lễ hội, các đồ vật cúng lễ…) của nhà thờ, nhà chùa, các đền đài thánh thất…do các đơn vị tôn giáo đó tự bỏ tiền chi trả từ các nguồn đóng góp tự nguyện của cá nhân và tổ chức. Dân cư tận hưởng các dịch vụ tôn giáo (lễ hội, cúng bái, cầu hôn…) không phải trả tiền dịch vụ hoặc trả với những khoản chi phí rất thấp mang tính tự tâm, tự nguyện để cho công việc hành lễ được tốt hơn. Tuy nhiên từ trong lòng hảo tâm, công đức, cúng tiễn tự nguyện của những cá nhân tổ chức cho nhà thờ, nhà chùa, cho các đền đài, thánh thất…một khoản tiền hay những đồ vật có giá trị …thì các khoản đó không coi là chi phí cho dịch vụ tôn giáo mà là hình thức chuyển nhượng hiện hành không có điều kiện.

3. Giá trị sản xuất, chi phí trung gian và giá trị tăng thêm của hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học công nghệ được tính theo hai loại giá: giá thực tế và giá so sánh.

B. Nội dung, phương pháp tính giá trị sản xuất, chi phí trung gian và giá trị tăng thêm

1. Theo giá thực tế

1.1. Giá trị sản xuất

353

Page 354: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Do đặc thù và tính chất khác nhau về điều kiện và nhiệm vụ hoạt động của các đơn vị hoạt động không vì lợi nên giá trị sản xuất được tính theo các phương pháp sau:

a. Đối với các đơn vị hoạt động hoạt động không vì lợi mang tính chất thị trường:

Giá trị sản xuất (theo giá cơ bản hay giá sản xuất) trong kỳ

=Doanh thu tiêu thụ thuần hoặc doanh thu tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của đơn vị hoạt động không vì lợi mang tính thị trường trong kỳ

b. Đối với các đơn vị không vì lợi hoạt động mang tính chất phi thị trường được dựa trên chi phí cho hoạt động sản xuất trong kỳ của đơn vị để tính:

Giá trị sản xuất

= Tổng chi phí thường xuyên cho hoạt động của đơn vị

-(trừ) Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ cho hoạt động của đơn vị

-(trừ) Các khoản chi chuyển nhượng thường xuyên (như: phúc lợi tập thể, chi công tác xã hội, từ thiện, hỗ trợ giúp đỡ các tổ chức, đơn vị khác và dân cư, v.v…

+ (cộng) Phần hao mòn TSCĐ trong năm của đơn vị

c. Đối với phần giá trị công lao động tình nguyện (không phải trả công lao động) cho hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học:

Ở nhiều ngành các đơn vị không vì lợi sử dụng lao động có trả lương và lao động tình nguyện không trả lương, thông thường sử dụng lao động tình nguyện không trả lương có xu hướng tăng lên, nhiều loại hình hoạt động, nhiều đơn vị sử dụng một lượng lớn lao động tình nguyện. Tuy nhiên phương pháp tính, phạm vi thu thập thông tin và chất lượng về lao động và công việc tình nguyện còn hạn chế so với việc có trả lương. Đối với những loại sản phẩm hàng hoá và dịch vụ do các đơn vị không vì lợi tạo ra mang tính thị trường thì việc đo lường kết quả đầu ra như giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm, v.v… mang tính đầy đủ hơn có nghĩa là có trả lương hay không trả lương (lao động tình nguyện) đều được thể hiện trong giá trị sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Nhưng đối với những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ các đơn vị không vì lợi, không mang tính thị trường lại gặp khó khăn, nhất là lao động tình nguyện không trả lương chưa được thể hiện trong chi phí hoạt động sản xuất

354

Page 355: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

của đơn vị, v.v… Do đó chưa đánh gia đúng kết quả dịch vụ đã được tạo ra, vì vậy theo Sổ tay về các đơn vị không vì lợi trong Tài khoản quốc gia của thống kê Liên hợp quốc và trường đại hoc Jóhn Hopkins đã đưa ra khuyến nghị giá trị dịch vụ từ kết quả lao động tình nguyện được đánh giá bằng giá trị ngày công (hay giờ công lao động tình nguyện).

Giá trị công lao động

tình nguyện trong kỳ

=

Tổng số ngày công hoặc giờ công lao động tình nguyện

trong kỳ (chia theo loại hình, nhóm ngành hoạt động…)

x

Mức lương hoặc thù lao lao động bình quân cho 1 ngày công hoặc giờ công của loại công việc tương ứng có trả lương hoặc trả công của loại hình, nhóm ngành… hoạt động trong kỳ

d. Tổng Giá trị sản xuất của hoạt động không vì lợi = (bằng) phần giá trị sản xuất của các đơn vị không vì lợi mang tính chất thị trường + (cộng) phần Giá trị sản xuất của các đơn vị không vì lợi mang tính chất phi thị trường + (cộng) phần giá trị công lao động tình nguyện (không phải trả công) phục vụ cho hoạt động không vì lợi.

1.2. Chi phí trung gian

Chi phí trung gian của hoạt động không vì lợi bao gồm chi phí vật chất và chi phí dịch vụ phục vụ cho hoạt động thường xuyên trong kỳ của các đơn vị hoạt động trong khu vực không vì lợi.

a. Đối với những đơn vị không vì lợi thực hiện chế độ hạch toán thu chi đầy đủ, chi phí trung gian trong kỳ bao gồm các yếu tố sau:

i. Chi phí vật chất gồm:

- Chi thanh toán tiền điện nước

- Chi tiền nhiên liệu

- Chi vật tư, văn phòng phẩm

- Chi mua phim ảnh, sách, báo (tạp chí, thư viện, v.v…) phục vụ cho hoạt động sản xuất của đơn vị

- Chi mua trang thiết bị, dụng cụ chuyên dùng không phải tài sản cố định

- Chi mua đồ dùng, dụng cụ bảo hộ lao động

- Các chi phí vật chất khác phục vụ cho hoạt động thường xuyên của đơn vị.

ii. Chi phí dịch vụ:

355

Page 356: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

- Chi thanh toán tiền vệ sinh, môi trường và các dịch vụ liên quan đến vệ sinh môi trường và dịch vụ công cộng

- Chi cước phí điện thoại, trong và ngoài nước, cước phí bưu chính, fax, thuê bao kênh vệ tinh, truyền hình, quảng cáo, internet, website, v.v…

- Chi phí hội nghị, tập huấn nghiệp vụ, v.v… (không kể tiền bồi dưỡng giảng viên, báo cáo viên)

- Chi công tác phí (không kể tiền phụ cấp công tác phí)

- Chi cho đoàn ra và đoàn vào (không kể: tiền ăn, tiền tiêu vặt và phụ cấp công tác phí)

- Chi sửa chữa thường xuyên TSCĐ

- Chi thanh toán hợp đồng với bên ngoài về thuê điều tra, khảo sát, thăm dò dư luận, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi kỷ niệm những ngày lễ lớn, v.v…

b. Đối với những đơn vị không vì lợi chưa thực hiện chế độ hạch toán thu chi đầy đủ

Chi phí trung gian của đơn vị hoạt động không vì lợi chưa thực hiện chế độ hạch toán thu chi đầy

đủ trong kỳ

=

Giá trị sản xuất của các đơn vị hoạt động không

vì lợi chưa thực hiện chế độ hạch toán thu chi

trong kỳ

x

Tỉ lệ chi phí trung gian so với Giá trị sản xuất của các đơn vị điều tra mẫu trong kỳ

1.3. Giá trị tăng thêm

Có hai phương pháp được vận dụng để tính giá trị tăng thêm của loại hình hoạt động này như sau:

i. Theo phương pháp sản xuất: Giá trị tăng thêm = Giá trị sản xuất – Chi phí trung gian

ii. Theo phương pháp thu nhập: Giá trị tăng thêm bằng tổng các yếu tố sau:

- Thu của người lao động

- Khấu hao TSCĐ (số trích khấu hao TSCĐ trong năm)

- Thuế sản xuất (nếu có)

- Giá trị thặng dư (nếu có)

- Giá trị ngày công lao động tình nguyện (chưa được tính trong phần giá trị thặng dư và phần thu của người lao động).

356

Page 357: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

2. Theo giá so sánh

a. Giá trị sản xuất theo giá so sánh

Trong đó:

+ GOt,to(kvl): Giá trị sản xuất của hoạt động không vì lợi năm cần nghiên cứu t, tính theo giá năm gốc so sánh to

+ GOt,t(kvl): Giá trị sản xuất của hoạt động không vì lợi của năm cần nghiên cứu t theo giá thực tế năm t.

Ippt,to(kvl): Chỉ số giá sản xuất cho hoạt động dịch vụ (theo nhóm ngành tương ứng) của năm cần nghiên cứu t so với năm gốc so sánh to. Trong thực tế hiện nay một số ngành chưa có chỉ số giá tương thích cho từng loại hoạt động để áp dụng theo cách tính trên, ta có thể sử dụng phương pháp ngoại suy theo chỉ số khối lượng để tính Giá trị sản xuất theo giá so sánh năm gốc. Ví dụ đối với ngành giáo dục đào tạo:

GOt,to(GD) =Giá trị sản xuất của hoạt

động giáo dục đào tạo của năm gốc theo giá so sánh

x Iqt,to(DVGD)

Trong đó:

Iqt,to(DVGD) =

Số lượng học sinh, sinh viên, học viên thuộc khu vực không vì lợi của năm cần nghiên cứu t

Số lượng học sinh, sinh viên, học viên thuộc khu vực không vì lợi của năm gốc so sánh to

(Lưu ý: chỉ số khối lượng (Iqt,to) có thể tính riêng cho từng cấp học, bậc học như: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng đại học và trên đại học).

b. Chi phí trung gian theo giá so sánh

Chi phí trung gian theo giá so sánh năm to của hoạt động không vì lợi được tính theo công thức sau:

Trong đó:

357

Page 358: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

+ ICt,to(kvl): chi phí trung gian của hoạt động không vì lợi của năm cần nghiên cứu t, theo giá so sánh năm gốc to.

+ ICt,t(kvl): chi phí trung gian của hoạt động không vì lợi của năm cần nghiên cứu t, theo giá thực tế năm t.

+ Ipvt, to: chỉ số giá chi phí đầu vào cho hoạt động dịch vụ không vì lợi, hoặc chỉ số giá tiêu dùng nhóm vật tư, nhiên liệu, thiết bị, động lực, dịch vụ cho nhóm ngành không vì lợi bình quân năm cần nghiên cứu t so với năm gốc to.

c. Giá trị tăng thêm theo giá so sánh

Giá trị tăng thêm của hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học không vì lợi theo giá so sánh năm gốc được tính như sau:

Theo phương pháp giảm phát kép:

VAt,t0(kvl) = GOt,t0(kvl) – ICt,t0 (kvl)

Hoặc có thể tính theo phương pháp giảm phát đơn như sau:

Trong đó:

+ VAt,to(kvl): Giá trị tăng thêm của hoạt động không vì lợi của năm cần nghiên cứu t tính theo giá so sánh năm to.

+ VAt,t(kvl): giá trị tăng thêm hoạt động không vì lợi của năm nghiên cứu t theo giá thực tế năm t.

+ GOt,t(kvl): Giá trị sản xuất hoạt động không vì lợi của năm nghiên cứu t theo giá thực tế năm t.

PHẦN IIIMỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ÁP DỤNG

TÍNH NHỮNG CHỈ TIÊU TỔNG HỢP CỦA CÁC HOẠT ĐỘNGKHÔNG VÌ LỢI Ở VIỆT NAM

1. Một số kiến nghị hướng triển khai áp dụng tính các chỉ tiêu tổng hợp của khu vực không vì lợi ở Việt Nam

Để đáp ứng được các yêu cầu đang đặt ra như trên phải tiến hành thực thi một số đề suất sau:

358

Page 359: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

* Thứ nhất: Sớm triển khai áp dụng tính các chỉ tiêu thống kê về khu vực không vì lợ.i

* Thứ hai: Quan tâm và đầu tư thích đáng cho việc nghiên cứu, tính toán và lập các tài khoản vệ tinh của khu vực không vì lợi.

* Thứ ba: Nghiên cứu ứng dụng lập tài khoản vệ tinh của khu vực không vì lợi của Liên hợp quốc vào điều kiện Việt Nam.

* Thứ tư: Hợp tác và trao đổi, hoc tập kinh nghiệm đối với các tổ chức quốc tế và các nước khu vực về việc áp dụng tính và lập tài khoản khu vực không vì lợi.

2. Những giải pháp thực hiện

Để giải quyết được các vấn đề trên cần thực hiện các giải pháp sau:

1. Xây dựng danh mục các đơn vị không vì lợi và được cập nhật thường xuyên hàng năm

Để làm cơ sở cho việc điều tra, thu thập thông tin thống kê nhằm đáp ứng yêu cầu tính các chỉ tiêu tổng hợp như: giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm…Và tiến tới lập tài khoản vệ tinh của khu vực không vì lợi, phải xây dựng được danh mục các đơn vị hoạt động không vì lợi, dữ liệu này phải được phân tổ, phân loại một cách có hệ thống và toàn diện và thường xuyên được cập nhật hàng năm.

2. Xây dựng các nguồn số liệu phục vụ yêu cầu thực hiện các chỉ tiêu thống kê về khu vực không vì lợi trên cơ sở kết hợpcác nguồn số liệu sẵn có và nguồn số liệu mới được bổ sung

Các nguồn số liệu phục vụ cho lập các chỉ tiêu khu vực không vì lợi thường bao gồm các kênh thông tin chủ yếu sau:

a. Từ các nguồn số liệu thống kê tổng hợp sẵn có thuộc các thống kê chuyên ngành và thống kê tài khoản quốc gia.

b. Từ chế độ báo cáo thống kê và kế toán hàng quý, năm của các đơn vị và tổ chức hoạt động không vì lợi.

c. Từ các nguồn số liệu được lồng ghép liên quan đến hoạt động không vì lợi trong các cuộc tổng điều tra.

359

Page 360: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

d. Từ hồ sơ hành chính của các cơ quan bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan hành chính như: văn phòng chủ tịch nước, văn phòng Quốc hội; cơ quan chuyên môn thuộc Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm soát nhân dân tối cao; các tổ chức chính trị; tổ chức chính trị xã hội; tổ chức xã hội nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác…

đ. Từ kết quả của các cuộc điều tra theo định kỳ hoặc chuyên đề hàng năm nhằm thu nhập thông tin cơ bản phục vụ cho việc lập các chỉ tiêu tổng hợp của khu vực không vì lợi.

Trên cơ sở từ kết quả của Tổng điều tra cơ sở kinh tế và hành chính sự nghiệp tiến hành khảo sát và điều tra bổ sung thêm những thông tin còn thiếu để phục vụ cho việc xây dựng một cách đầy đủ bảng danh mục các đơn vị và tổ chức không vì lợi.

3. Tiến hành tổ chức một số cuộc điều tra chuyên sâu về hoạt động không vì lợi

Tiến hành tổ chức điều tra mẫu (đảm bảo tính đại diện cho các ngành, lĩnh vực các loại hình các khu vực cũng như các loại hình vùng, lãnh thổ về các điều kiện hoạt động (kể cả lao động), tài sản, cơ sở vật chât, chi phí sản xuất và kết quả hoạt động sản xuất và dịch vụ của các đơn vị và tổ chức không vì lợi mà các nguồn thông tin từ chế độ báo cáo, hồ sơ hành chính và các cuộc điều tra thống kê định kỳ và thường xuyên chưa bao quát hết, trên cơ sở đó tính các hệ số cơ bản phục vụ cho việc biên soạn các chỉ tiêu chủ yếu của các khu vực không vì lợi cũng như các chỉ tiêu thuộc hệ thống tài khoản quốc gia theo ku vực thể chế.

4. Tiến hành nghiên cứu và tổ chức thu thập thông tin phục vụ cho việc đánh giá lao động tình nguyện phù hợp với điều kiện Việt Nam

4.1. Thông thường việc thu thập thông tin về lao động tình nguyện thông qua các hình thức sau:

- Lồng nghép và kết hợp trong các cuộc điều tra

- Tiến hành điều tra trực tiếp từ các đơn vị và tổ chức không vì lợi.

4.2. Để tính toán giá trị quy đổi của lao động tình nguyện người ta cần quan tâm đến các chỉ tiêu sau:

- Số lượng tình nguyện viên phân theo ngành và loại hình hoạt động

- Số lượng giờ làm công việc tình nguyện cho mỗi tình nguyện viên.

360

Page 361: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Giá trị ngày công hoặc giờ công trung bình của mỗi tình nguyện viên (theo ngành và loại hình hoạt động). Giá trị ngày công hoặc giờ công lao động tình nguyện được quy ước bằng mức tiền lương hoặc tiền công trung bình của những loại lao động và công việc tương tự của đơn vị có trả lương và trả công.

361

Page 362: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

ĐỀ TÀI KHOA HỌC

SỐ: 2.2.5-CS06

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN NỘI DUNG THÔNG TIN TRONGTỔNG ĐIỀU TRA CÁC CƠ SỞ KINH TẾ, HÀNH CHÍNH, SỰ NGHIỆP

1. Cấp đề tài : Cơ sở

2. Thời gian nghiên cứu : 2006

3. Đơn vị chủ trì : Vụ Thương mại, Dịch vụ và Giá cả

4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê

5. Chủ nhiệm đề tài : ThS. Nguyễn Văn Đoàn

6. Những người phối hợp nghiên cứu:

CN. Ngô Kim Thanh

CN. Hồ Thanh

CN. Trần Văn Nghị

CN. Nguyễn Thị Xuân Mai

CN. Tăng Thanh Hoà

7. Điểm đánh giá nghiệm thu đề tài: 8,1 / Xếp loại: Khá

362

Page 363: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

PHẦN ICƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CĂN CỨ THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH NỘI DUNG

THÔNG TIN TRONG TỔNG ĐIỀU TRA CƠ SỞ KINH TẾ,HÀNH CHÍNH, SỰ NGHIỆP

Đề tài đề cập đến 9 cơ sở lý luận và căn cứ thực tiễn sau để xác định nội dung thông tin trong tổng điều tra kinh tế.

1. Nghiên cứu hiện tượng kinh tế xã hội: Quan sát, nghiên cứu hiện tượng kinh tế xã hội đang diễn ra như thế nào, theo chiều hướng nào? Hiện tượng đó có cần phải đo lường không? Hiện tượng đó đã được đo lường chưa và đo lường như thế nào? Trả lời được những câu hỏi nói trên sẽ là một trong các cơ sở lý luận để thiết kế một cuộc tổng điều tra nói chung và nội dung thông tin trong tổng điều tra nói riêng.

2. Căn cứ vào chủ trương, định hướng và chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ của đất nước. Chẳng hạn, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc trong từng nhiệm kỳ; mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, 10 năm...

3. Nhu cầu sử dụng thông tin: Công việc đầu tiên của việc thiết kế bất kỳ một cuộc điều tra hay tổng điều tra nào là phải tiến hành nghiên cứu, đánh giá nhu cầu sử dụng thông tin/đối tượng sử dụng thông tin.

4. Mục đích của tổng điều tra: Căn cứ vào mục đích của tổng điều tra để xác định nội dung thông tin cần thu thập để tránh thừa, thiếu thông tin gây lãng phí, không hiệu quả.

5. Đối tượng, đơn vị điều tra: Căn cứ vào từng đối tượng, đơn vị điều tra để lựa chọn nội dung thông tin mới thu được thông tin có chất lượng. Nếu không sẽ không thu thập được thông tin hoặc thu được thông tin kém chất lượng. Đơn vị điều tra trong tổng điều tra cơ sở kinh tế là đơn vị cơ sở và được định nghĩa như sau:

Đơn vị cơ sở là nơi trực tiếp diễn ra hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ, hoặc hoạt động quản lý nhà nước, sự nghiệp, hoạt động của đoàn thể, hiệp hội; có chủ thể quản lý hoặc người chịu trách nhiệm thực hiện công việc tại đó; có địa điểm xác định; và có thời gian hoạt động thường xuyên.

6. Tính khoa học, tính khả thi và cơ sở pháp lý là những căn cứ không thể thiếu để xác định nội dung thông tin trong tổng điều tra cơ sở kinh tế.

363

Page 364: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

7. Tính kế thừa, tính so sánh không gian và thời gian cũng là một căn cứ để xác định nội dung thông tin trong tổng điều tra. Nếu không có tính kế thừa sẽ không đảm bảo tính so sánh về thời gian, thì kết quả tổng điều tra sẽ hạn chế rất nhiều trong phân tích, đánh giá và đưa ra các kiến nghị.

8. Phương pháp tổng điều tra là một căn cứ khoa học và thực tiễn cực kỳ quan trọng trong việc xác định nội dung thông tin.

9. Kinh nghiệm của nước ngoài cũng là một căn cứ khá quan trọng để xác định nội dung thông tin trong tổng điều tra cơ sở kinh tế.

Tổng điều tra cơ sở kinh tế phải căn cứ đồng thời vào 9 cơ sở lý luận và thực tiễn nói trên để xác định nội dung thông tin cần thu thập từ đơn vị cơ sở.

PHẦN IINỘI DUNG THÔNG TIN TRONG TỔNG ĐIỀU TRA CƠ SỞ KINH TẾ

CỦA MỘT SỐ NƯỚC

1. Sơ lược về tổng điều tra cơ sở kinh tế của một số nước

Theo nghiên cứu của chúng tôi, Liên hiệp Anh (UK) tiến hành tổng điều tra kinh tế sớm nhất vào năm 1907, Nhật Bản tiến hành Tổng điều tra cơ sở kinh tế lần đầu tiên vào năm 1947, Hà Lan (1948), Mỹ (1967), Colômbia (1967), Canađa (1990), Iran (1974), Ấn độ (1977), Hàn Quốc (1981), Philipines (1956), Inđônêxia (1986), Thái Lan (1965). Trung Quốc tiến hành tổng điều tra năm 1993; gần đây nhất là Lào đã tiến hành tổng điều tra cơ sở kinh tế lần đầu tiên vào năm 2006.

Hội thảo quốc tế chuyên đề về Tổng điều tra các cơ sở kinh tế hoặc kết hợp với một số chủ đề khác có liên quan đến Tổng điều tra các cơ sở kinh tế đã được tổ chức nhiều lần ở các nước khác nhau. Hội thảo gần đây nhất về Tổng điều tra kinh tế được tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc) vào tháng 9/2005. Tại Hội thảo này có 2 quan điểm về tổng điều tra kinh tế. Thứ nhất là tổng điều tra cơ sở kinh tế; thứ 2 là tổng điều tra kinh tế.

Vậy, tổng điều tra cơ sở kinh tế và tổng điều tra kinh tế có những điểm giống và khác nhau như thế nào?

Điểm giống nhau cơ bản giữa tổng điều tra cơ sở kinh tế và tổng điều tra kinh tế là đơn vị điều tra đều là “Đơn vị cơ sở”.

Điểm khác nhau cơ bản là mục đích tổng điều tra kinh tế lớn hơn mục đích tổng điều tra cơ sở kinh tế. Tổng điều tra kinh tế ngoài mục đích là cung

364

Page 365: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

cấp bức tranh tổng thể về sự phân bố của số cơ sở, số lao động theo ngành và địa bàn; cung cấp dàn mẫu cho các cuộc điều tra mẫu như tổng điều tra cơ sở kinh tế, mà còn nhằm mục đích tính toán một số chỉ số thống kê tổng hợp của toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia. Chẳng hạn, thống kê giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm, vốn, tài sản của toàn bộ nền kinh tế từ kết quả tổng điều tra kinh tế. Do mục đích khác nhau, nên nội dung thông tin trong trong tổng điều tra kinh tế cũng sẽ được thiết kế với nhiều thông tin về tài chính và mức độ chi tiết hơn so với tổng điều tra cơ sở kinh tế. Và do vậy qui mô, phạm vi tổng điều tra kinh tế lớn hơn rất nhiều tổng điều tra cơ sở kinh tế.

Do phạm vi nghiên cứu của đề tài, nên Báo cáo này chỉ đề cập đến nội dung thông tin trong tổng điều tra cơ sở kinh tế của một số nước.

2. Nội dung thông tin trong tổng điều tra cơ sở kinh tế của một số nước

Những thông tin trong tổng điều tra cơ sở kinh tế của Nhật Bản, Hàn Quốc, Inđônêxia, Thái Lan được thống kê ở Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1: Nội dung thông tin trong tổng điều tra của một số nước

Tên chỉ tiêu Nhật Bản

Hàn Quốc

Inđônêxia Thái Lan

1 Tên cơ sở 2 Địa chỉ cơ sở 3 Điện thoại, Fax, email 4 Thông tin người đại diện

- Họ và tên - Giới tính - Tuổi

5 Thông tin thay đổi về tên, địa chỉ 6 Loại hình pháp lý (loại hình DN)

- Nhà nước - Tư nhân - Trách nhiệm hữu hạn - Cổ phần - …

7 Loại hình tổ chức - Cơ sở đơn - Trụ sở chính - Chi nhánh - Văn phòng đại diện - Đơn vị phụ trợ, điểm SXKD

9 Loại cơ sở - Cửa hàng - Nhà hàng - Khách sạn …

365

Page 366: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Tên chỉ tiêu Nhật Bản

Hàn Quốc

Inđônêxia Thái Lan

10 Năm hoạt động 11 Thông tin về trụ sở chính hoặc tập đoàn

- Tên trụ sở chính hoặc tên tập đoàn - Địa chỉ - Ngành hoạt động chính

12 Lao động - Giới tính - Lao động gia đình, lao động trả lương

13 Doanh thu 14 Ngành hoạt động chính 15 Sản phẩm chính 16 Vốn 17 Tài sản 18 Chi phí 19 Giá trị tồn kho 20 Thương mại điện tử 21 Số chứng minh thư của chủ cơ sở

Nguồn: Tài liệu tổng điều tra cơ sở kinh tế và doanh nghiệp năm 2001 của Nhật; Inđônêxia; United National International Workshop on Economic Census 26-29 July 2005, Beijing.

Những thông tin ở bảng trên cho thấy, trong tổng số 21 thông tin được liệt kê ở Bảng 1, chỉ có 11 thông tin (từ 1 đến 14) các nước đều thu thập trong tổng điều tra cơ sở kinh tế; thông tin về vốn của cơ sở có 2 nước thu thập là Nhật Bản và Inđônêxia; thông tin về tài sản chỉ có 2 nước là Hàn Quốc và Inđônêxia thu thập; thông tin về chi phí và tồn kho của đơn vị cơ sở chỉ có Hàn Quốc thu thập; thông tin về thương mại điện tử chỉ có Nhật Bản thu thập; số chứng thư của chủ cơ sở chỉ có Hàn Quốc thu thập. Riêng đối với Inđônêxia, những thông tin ở Bảng trên là những thông tin thu thập trong khâu liệt kê danh sách trong tổng điều tra kinh tế năm 2006. Giai đoạn điều tra (điều tra mẫu) chỉ thu thập những thông tin chi tiết để tính toán giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của cơ sở. Thiết nghĩ, tổng điều tra cơ sở kinh tế của Inđônêxia là kinh nghiệm tốt.

PHẦN IIIĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THÔNG TIN TRONG TỔNG ĐIỀU TRA

CƠ SỞ KINH TẾ, HÀNH CHÍNH, SỰ NGHIỆP CỦA VIỆT NAM

Đánh giá hiện trạng nội dung thông tin trong tổng điều tra cơ sở kinh tế 2 lần trước đây (1995 và 2002) sẽ không chỉ có ý nghĩa khoa học thuần tuý mà còn được sử dụng cho tổng điều tra cơ sở kinh tế năm 2007.

366

Page 367: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

A. Thông tin trong giai đoạn liệt kê danh sách

Thông tin trong giai đoạn liệt kê danh sách tổng điều tra năm 1995, gồm: Tên cơ sở; điện thoại; địa chỉ (số nhà, đường phố, xã/phường, huyện/quận); cơ quan chủ quản; ngành nghề kinh doanh.

Thông tin trong giai đoạn liệt kê danh sách tổng điều tra năm 2002, gồm: Tên cơ sở; điện thoại; địa chỉ cơ sở (số nhà, đường phố); ngành nghề hoạt động chính; mã ngành; loại đơn vị điều tra

Như vậy, thông tin trong giai đoạn liệt kê danh sách các đơn vị cơ sở giữa 2 lần tổng điều tra cơ bản giống nhau. Tổng điều tra năm 2002 bỏ thông tin “cơ quan chủ quản của cơ sở” và bổ sung thông tin “loại cơ sở”. Mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung một số thông tin so với tổng điều tra năm 1995, những vẫn còn một số thông tin không nhất thiết phải thu thập trong giai đoạn liệt kê danh sách, như thông tin về ngành nghề hoạt động chính, mã ngành. Vì những thông tin này sẽ được thu thập trong giai đoạn điều tra. Thông tin thu thập trong giai đoạn liệt kê danh sách vẫn chưa thể tạo ra được dàn mẫu.

B. Thông tin trong giai đoạn thu thập thông tin (tổng điều tra)

1. Hiện trạng thông tin đối với đơn vị điều tra là doanh nghiệp độc lập

Trước hết, về số lượng thông tin cần thu thập: Số lượng thông tin cần thu thập giữa 2 lần tổng điều tra có sự khác nhau. Tổng điều tra năm 1995, có 22 thông tin chính (không kể thông tin chi tiết) được thu thập từ đơn vị điều tra là doanh nghiệp, thì tổng điều tra năm 2002, tăng lên 35 thông tin (tăng 13 thông tin); Nếu kể cả những thông tin chi tiết thì tổng điều tra năm 2002 có lượng thông tin tăng rất nhiều so với tổng điều tra năm 1995 (do kết hợp điều tra doanh nghiệp phục vụ báo cáo chính thức năm).

Về trật tự và tên gọi các thông tin: Tên gọi và cách sắp xếp thông tin trong phiếu điều tra cũng rất khác nhau giữa 2 lần tổng điều tra. Ví dụ: Thông tin về điện thoại, fax, năm 1995 được bố trí ở vị trí số 3 và số 4, thì năm 2002 không bố trí thành thông tin chính mà nằm trong thông tin về địa chỉ của doanh nghiệp. Thông tin về địa chỉ của doanh nghiệp được bố trí ở vị trí số 5 trong tổng điều tra 1995, nhưng năm 2002 lại được sắp xếp ở vị trí số 2 trong phiếu điều tra. Họ và tên giám đốc được bố trí ở vị trí số 8 trong tổng điều tra năm 1995, thì năm 2002 lại được bố trí ở vị trí số 3 và được đổi thành “Thông tin về giám đốc”. Thông tin về loại hình tổ chức được bố trí ở vị trí số 10 trong tổng điều tra năm năm 1995, thì tổng điều tra năm 2002 lại được gọi là “Loại hình doanh nghiệp” và được bố trí ở vị trí số 5 trong phiếu điều tra.

367

Page 368: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Về phạm vi thông tin: Phạm vi một số thông tin không nhất quán giữa 2 lần tổng điều tra. Chẳng hạn, thông tin về doanh thu, tổng điều tra 1995 thu thập doanh thu của toàn doanh nghiệp, nhưng năm 2002 vừa thu thập thông tin của trụ sở chính, vừa thu thập thông tin của toàn doanh nghiệp. Thông tin về lao động cũng có tình trạng như vậy.

Một số thông tin đã được thiết kế phù hợp với mục đích tổng điều tra và đã thu thập được ở tổng điều tra năm 1995, nhưng không được thiết kế để thu thập trong tổng điều tra năm 2002. Ví dụ: thông tin về tên một số sản phẩm chính. Ngược lại, một số thông tin được thiết kế và đã thu thập trong tổng điều tra năm 2002 không liên quan đến mục đích tổng điều tra. Ví dụ: thông tin về tai nạn lao động, thông tin về đào tạo nghề...

Tương tự, hiện trạng thông tin đối với đơn vị điều tra là cơ sở SXKD cá thể phi nông nghiệp; cơ sở hành chính, sự nghiệp cũng có khá nhiều sự khác nhau giữa 2 lần tổng điều tra.

2. So sánh thông tin thu thập giữa 4 loại đơn vị điều tra trong tổng điều tra cơ sở kinh tế năm 2002 cho thấy sự nhất quán cao giữa các thông tin của 4 loại đơn vị điều tra. Tuy nhiên, một số thông tin quá chi tiết như, trình độ chuyên môn của người lao động; hay một số thông tin nhậy cảm, như tình trạng đăng ký, tình trạng nộp thuế... vẫn được thu thập trong tổng điều tra cơ sở kinh tế năm 2002.

Tóm lại: thông tin trong tổng điều tra cơ sở kinh tế năm 1995, 2002 đã phản ánh được bức tranh khái quát về sự phân bố số cơ sở, số lao động theo địa bàn, theo ngành kinh tế của nước ta tại thời điểm 01/07/1995 và 01/07/2002. Bức tranh này, tuy chưa hoàn hảo, nhưng không thể có được, nếu không tiến hành tổng điều tra cơ sở kinh tế năm 1995 và 2002. Hơn thế nữa, tổng điều tra cơ sở kinh tế năm 1995 còn là mốc lịch sử đánh dấu thống kê kinh tế Việt Nam đã tiếp cận với loại đơn vị thống kê mới, đó là “Đơn vị cơ sở”. Đơn vị cơ sở là đơn vị thống kê tốt nhất cho thống kê tài khoản quốc gia (theo khuyến nghị của tổ chức thống kê Liên hợp quốc) theo ngành và địa bàn.

Nội dung thông tin trong tổng điều tra cơ sở kinh tế năm 1995 và năm 2002 có những điểm khác nhau hoặc chưa được nhất quán cao, một mặt thể hiện sự phát triển nhanh chóng và đa dạng của nền kinh tế nước ta, mặt khác cũng thể hiện tổng điều tra cơ sở kinh tế đang trong quá trình hoàn thiện phương pháp luận tổng điều tra nói chung và nội dung tổng điều tra nói riêng.

368

Page 369: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Tuy nhiên, một số thông tin quá chi tiết (trình độ chuyên môn của người lao động), thông tin nhậy cảm (tình trạng nộp thuế, trình trạng đăng ký) cần được cân nhắc thấu đáo trong những lần tổng điều tra cơ sở kinh tế tiếp theo.

PHẦN IVHOÀN THIỆN THÔNG TIN TRONG TỔNG ĐIỀU TRA KINH TẾ,

HÀNH CHÍNH, SỰ NGHIỆP

Để hoàn thiện thông tin trong tổng điều tra cơ sở kinh tế, trước hết cần thống nhất quan điểm về tổng điều tra và xác định phương pháp tổng điều tra.

1. Thống nhất quan điểm tổng điều tra

Nếu chỉ tiến hành tổng điều tra cơ sở kinh tế đơn thuần, thì nội dung khá đơn giản, kết quả tổng điều tra bị hạn chế và không có nhiều đối tượng khai thác và sử dụng. Do vậy, Tổng điều tra cơ sở kinh tế đã được tiến hành năm 1995, 2002 đã thu thập một số chỉ tiêu tài chính hoặc kết hợp điều tra doanh nghiệp. Tổng điều tra tiếp theo nên chuyển hẳn sang tổng điều tra kinh tế như tổng điều tra kinh tế năm 2006 của Inđônêxia và tổng điều tra kinh tế năm 2004 của Trung Quốc đã làm.

2. Phương pháp tổng điều tra

Tổng điều tra cơ sở kinh tế năm 1995, 2002 được tiến hành theo 2 bước: Bước 1: Liệt kê danh sách các đơn vị cơ sở; Bước 2: Tổng điều tra. Tổng điều tra tiếp theo cần thực hiện theo một trong 2 phương pháp sau:

- Phương pháp tổng điều tra 4 bước là tiến hành tổng điều tra theo 4 bước sau: Bước 1: Cập Nhật Bản đồ địa bàn điều tra dân số năm 1999 để sử dụng cho tổng điều tra cơ sở kinh tế; Bước 2: Liệt kê toàn bộ danh sách các đơn vị cơ sở; Bước 3: Điều tra toàn bộ các đơn vị cơ sở; Bước 4: Điều tra mẫu sâu (điều tra 100% cơ sở có qui mô lớn và điều tra mẫu các cơ sở có qui mô vừa và nhỏ).

- Phương pháp tổng điều tra 3 bước là tiến hành tổng điều tra theo 3 bước sau: Bước 1: Cập Nhật Bản đồ địa bàn điều tra; Bước 2: Liệt kê toàn bộ đơn vị điều tra; Bước 3: Điều tra 100% cơ sở có qui mô lớn và điều tra mẫu các cơ sở có qui mô vừa và nhỏ (không tiến hành điều tra toàn bộ).

Nội dung thông tin trong liệt kê danh sách và trong điều tra sẽ phụ thuộc vào 2 phương pháp tổng điều tra nói trên.

3. Nội dung thông tin trong giai đoạn liệt kê danh sách các đơn vị cơ sở

Nếu tiến hành tổng điều tra theo phương pháp 4 bước, thông tin trong giai đoạn liệt kê danh sách sẽ là những thông tin rất cơ bản sau: Tên cơ sở,

369

Page 370: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

địa chỉ cơ sở, loại cơ sở. Kết quả của giai đoạn liệt kê danh sách theo phương pháp tổng điều tra 4 bước sẽ chỉ tạo ra danh sách các đơn vị điều tra, chứ không tạo ra các dàn mẫu phục vụ các cuộc điều tra mẫu. Vì các thông tin cơ bản, đặc trưng khác về cơ sở sẽ được thu thập trong giai đoạn điều tra. Ví dụ, thông tin về loại cơ sở; ngành nghề kinh doanh, mã ngành sẽ được thu thập trong giai đoạn điều tra. Nếu những thông tin trên cũng được thu thập trong giai đoạn liệt kê danh sách sẽ bị trùng lắp, lãng phí.

Nếu tiến hành tổng điều tra theo phương pháp 3 bước, thông tin cần thu thập trong giai đoạn liệt kê danh sách sẽ gồm những thông tin sau:

- Tên cơ sở (tên chính thức; tên giao dịch);

- Địa chỉ cơ sở (số nhà, đường phố/thôn/xóm; xã/phường; huyện/quận; tỉnh/thành phố);

- Mã số thuế (nếu có);

- Địa điểm của cơ sở (tại nhà ở; tại nhà đi thuê; tại khu CN, chế xuất; tại siêu thị, trung tâm thương mại; tại chợ; tại vỉa hè, lề đường; khác (ghi cụ thể).

- Loại hình sở hữu (nhà nước; tư nhân; nước ngoài; hỗn hợp);

- Thông tin về cấu trúc cơ sở (cơ sở đơn, trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ trợ/điểm SXKD; thông tin về đơn vị cấp trên trực tiếp quản lý cơ sở (nếu là chi nhánh, văn phòng đại diện); thông tin về nhóm doanh nghiệp (nếu là cơ sở đơn, trụ sở chính);

- Ngành SXKD chính (mô tả ngành chính, xác định mã ngành);

- Lao động (tổng số; nữ, lao động là người nước ngoài);

- Doanh thu (tổng số).

Những thông tin trong giai đoạn liệt kê danh sách như đã liệt kê ở trên sẽ không chỉ tạo ra các số liệu tổng hợp về số cơ sở, số lao động cũng như sự phân bố của chúng theo ngành và địa bàn, theo sở hữu, loại cơ sở, theo qui mô lao động, qui doanh thu…, mà còn tạo ra các dàn mẫu phục vụ các cuộc điều tra mẫu.

4. Nội dung thông tin trong giai đoạn thu thập thông tin

Nội dung thông tin trong tổng điều tra cũng cần hoàn thiện theo hướng tổng điều tra theo phương pháp 3 bước, gồm những thông tin sau:

a) Nhóm thông tin định danh

- Tên cơ sở (tên chính thức; tên giao dịch);

370

Page 371: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

- Địa chỉ cơ sở (số nhà, đường phố/thôn/xóm; xã/phường; huyện/quận; tỉnh/thành phố);

- Mã số thuế nếu có;

(Nhóm thông tin định danh nói trên đã được thu thập trong khâu liệt kê danh sách, nên trong điều tra không cần phải thu thập lại thông tin này mà sử dụng dữ liệu liệt kê danh sách để kết nối và in sẵn vào phiếu điều tra (In các thông tin định danh của cơ sở vào phiếu điều tra từ các dàn mẫu đã được chọn). Đơn vị cơ sở chỉ cần kiểm tra và điều chỉnh nếu có thay đổi so với thực tế. Làm theo cách này sẽ giảm gánh nặng cho điều tra viên và cơ sở, giúp đẩy nhanh tiến độ phỏng vấn, ghi phiếu điều tra).

- Năm thành lập, năm bắt đầu sản xuất kinh doanh;

- Thông tin về người đứng đầu cơ sở (Họ tên, giới tính, tuổi, dân tộc, quốc tịch, trình độ chuyên môn);

b) Nhóm thông tin về lao động, thu nhập của người lao động

- Lao động (độ tuổi, lao động gia đình, lao động thuê ngoài, lao động là người nước ngoài);

- Thu nhập của người lao động (lương, thưởng và các khoản phụ cấp có tính chất lương; bảo hiểm xã hội trả thay lương; các khoản thu nhập khác từ SXKD không tính vào chi phí);

(c) Nhóm thông tin về kết quả SXKD

- Doanh thu (doanh thu SXKD chính; doanh thu SXKD khác);

- Trị giá sản phẩm/dịch vụ (chỉ đối với cơ sở không tính được doanh thu).

- Sản phẩm chủ yếu (số lượng và giá trị của một số sản phẩm chủ yếu);

- Chi phí SXKD (chi phí chi tiết theo các khoản mục như: chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, công cụ và phụ tùng; Chi phí nhân công; khấu hao tài sản cố định; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí khác bằng tiền cho hoạt động chính; chi phí cho hoạt động khác);

- Thuế tiêu thụ phát sinh phải nộp (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu);

- Những thông tin chi tiết riêng có của mỗi ngành để tính toán đầu vào, đầu ra và cơ cấu của các ngành. Ví dụ, thông tin về trị giá vốn hàng bán ra đối với hoạt động bán buôn, bán lẻ; thông tin về chi hộ khách đối với hoạt động du lịch lữ hành; thông tin về khối lượng và giá trị hàng gia công đối với

371

Page 372: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

công nghiệp chế biến; thông tin về sản phẩm dở dang, tồn kho sản phẩm, hàng hoá đối với các ngành công nghiệp.

d) Nhóm thông tin ứng dụng công nghệ thông tin: số máy vi tính; số lao động biết sử dụng máy tính; số máy tính kết nối mạng Internet; giao dịch thương mại điện tử (trị giá hàng hoá, dịch vụ mua, bán qua Internet).

Đối với cơ sở hoạt động trong lĩnh vực quản lý nhà nước, sự nghiệp và các tổ chức đoàn thể, hiệp hội, ngoài những thông tin liên hệ, ngành hoạt động, sản phẩm dịch vụ chủ yếu, thông tin về đơn vị cấp trên trực tiếp quản lý, ứng dụng CNTT như đối với cơ sở SXKD cần thu thập những thông tin để phản ánh đặc trưng của các đơn vị cơ sở này và các thông tin phục vụ tính toán giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức đoàn thể, hiệp hội như sau:

- Loại hình pháp lý (cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công, đơn vị sự nghiệp bán công, đơn vị sự nghiệp dân lập/tư thục, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội);

- Tổng kinh phí được sử dụng trong kỳ chia theo nguồn (Ngân sách giao, phí, lệ phí để lại; viện trợ từ ngân sách; nguồn khác). Chia theo loại khoản (kinh phí hoạt động; kinh phí theo đơn đặt hàng của nhà nước; kinh phí dự án; kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản);

- Tổng chi, ngoài những thông tin chi tiết theo nguồn, theo khoản mục như tổng thu, cần thu thập những thông tin chi tiết về chi phí của từng khoản mục.

Thông tin về nguồn kinh phí và sử dụng kinh phí nói trên chỉ bao gồm phạm vi thu, chi kinh phí cho hoạt động của cơ sở. Không bao gồm các khoản thu hộ, chi hộ).

Như vậy, thông tin trong tổng điều tra cơ sở kinh tế như đề xuất hoàn thiện ở trên đã kế thừa một số thông tin trong tổng điều tra kinh tế 2 lần trước đây và đã bổ sung khá nhiều thông tin mới, như: Địa điểm của cơ sở; thông tin về tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ-công ty con; trị giá sản phẩm/dịch vụ (đối với các cơ sở không tính được doanh thu); lao động là người nước ngoài; lao động không phải trả công, trả lương; độ tuổi của người lao động, thu nhập của người lao động; khối lượng sản phẩm/dịch vụ sản xuất kinh doanh; thông tin chi tiết đặc thù của từng ngành... Đặc biệt là những thông tin về kết quả và chi phí sản xuất kinh doanh của cơ sở để tính giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của cơ sở theo ngành và địa bàn. Những thông tin chính

372

Page 373: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

được liệt kê ở trên có thể chi tiết hơn nữa khi trình bầy trên các phiếu thu thập thông tin, nhằm đáp ứng tối đa cho việc tính toán giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của đơn vị cơ sở theo ngành kinh tế, địa bàn và phản ánh được đặc trưng của mỗi ngành. Phiếu thu thập thông tin cũng sẽ được thiết kế riêng phù hợp với đặc điểm của từng ngành (Tổng điều tra cơ sở kinh tế năm 2002 của Mỹ sử dụng khoảng 600 mẫu phiếu khác nhau để thu thập thông tin). Với điều kiện công nghệ như hiện nay và những thông tin trong giai đoạn liệt kê danh sách hoàn toàn cho phép thiết kế mẫu phiếu thu thập thông tin riêng cho từng ngành.

Những thông tin trong giai đoạn điều tra nói trên, một số được thu thập theo thời điểm (thông tin tại tại thời điểm tổng điều tra), một số thông tin được thu thập theo thời kỳ cả năm trước năm tổng điều tra và kỳ 6 tháng của năm điều tra (nếu thời điểm điều tra vào ngày 01/07). Thông tin được thu thập theo kỳ năm và 6 tháng sẽ khắc phục được ảnh hưởng của tính thời vụ, tính bất thường hơn là thông tin của kỳ 1 tháng trong năm.

Thu thập thông tin theo kỳ năm hoặc 6 tháng đối với các cơ sở có qui mô lớn sẽ không có vướng mắc nhiều (vì các cơ sở lớn đều thực hiện chế độ hạch toán kế toán). Nhưng đối với các cơ sở có qui mô vừa và nhỏ, thường không thực hiện chế độ hạch toán kế toán, nên sẽ là một thách thức lớn nếu tiến hành điều tra toàn bộ các cơ sở này. Phương pháp tổng điều tra 3 bước sẽ chỉ điều tra mẫu nhỏ đối với các cơ sở có qui mô vừa và nhỏ, do đó, việc thu thập thông tin kỳ năm hoặc 6 tháng sẽ không còn là thách thức đối với tổng điều tra nữa (do mẫu nhỏ, cần ít điều tra viên, nên sẽ chọn được điều điều tra viên tốt có trình độ để phỏng vấn, khai thác, tính toán).

5. Giải thích nội dung một số thông tin trong tổng điều tra cơ sở kinh tế

Những thông tin trong tổng điều tra cơ sở kinh tế nói trên sẽ được trình bầy chi tiết và theo trật tự logic nhất định trên phiếu điều tra (Xem Phụ lục 2), đồng thời chúng cũng sẽ được giải thích rõ ràng để mọi đối tượng liên quan đến tổng điều tra cơ sở kinh tế đều hiểu nhất quán, chính xác từng nội dung của thông tin trong tổng điều tra cơ sở kinh tế. Do hạn chế về thời lượng, Báo cáo này chỉ tập trung giải thích nội dung một số thông tin sau:

- Địa điểm của cơ sở: Thông tin này cần xác định rõ trụ sở của cơ sở được đặt ở đâu? Đặt tại nhà của chủ cơ sở, hay tại nhà đi thuê của cá nhân, hay tại khu công nghiệp, khu chế xuất, hay tại làng nghề, hay tại chợ, hay tại nơi cố định khác.

373

Page 374: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Cơ sở đặt tại nhà ở của chủ cơ sở: Là cơ sở được đặt tại nhà ở của chủ cơ sở (nhà vừa để ở, vừa để sản xuất kinh doanh). Cơ sở SXKD đặt trong khuôn viên nhà ở của chủ sở hữu cũng được coi là tại nhà ở của chủ cơ sở.

Cơ sở đặt tại nhà đi thuê của cá nhân: Là cơ sở đặt tại nhà đi thuê của cá nhân; cơ sở thuê nhà của cá nhân để sản xuất kinh doanh; Chủ cơ sở phải trả tiền thuê nhà hàng tháng (hoặc trả trước 3 tháng, 6 tháng, năm); chi phí thuê nhà được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh; toàn bộ giá trị nhà đi thuê không được tính vào giá trị tài sản cố định của cơ sở.

Cơ sở đặt tại khu công nghiệp, khu chế xuất: Là cơ sở đặt trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao... (khu công nghiệp, khu chế xuất... đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập).

Cơ sở đặt tại các làng nghề: Là cơ sở được đặt tại các làng nghề (Làng nghề đã được cấp có thẩm quyền quyết định).

Cơ sở đặt tại siêu thị, trung tâm thương mại: Là cơ sở đặt tại siêu thị, trung tâm thương mại (Siêu thị, trung tâm thương mại đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập và hoạt động).

Cơ sở đặt tại chợ: Là cơ sở đặt tại chợ (chợ đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động). Lưu ý: Những tụ điểm kinh doanh chưa được cấp có thẩm quyền cho phép hoạt động chợ, thì không được coi là chợ mà phải xác định là địa điểm cố định khác (xem giải thích ở dưới).

Cơ sở đặt tại nơi cố định khác: Là cơ sở đặt tại nơi cố định khác ngoài các nơi cố định đã được liệt kê ở trên. Nơi cố định khác, có thể là vỉa hè, lề đường, khu đất trống, trong công viên, khu du lịch, trong khuôn viên của cơ quan, đơn vị khác. Ví dụ: Cơ sở trông giữ xe đạp, xe máy tại khuôn viên của bệnh viện.

- Thông tin về người đứng đầu cơ sở gồm những nội dung thông tin như sau:

Người đứng đầu cơ sở là người trực tiếp quản lý, điều hành và nhận lương/công/thu nhập tại cơ sở. Đối với cơ sở đơn, trụ sở chính của doanh nghiệp, người đứng đầu thường là giám đốc hoặc tổng giám đốc.

Năm sinh của người đứng đầu: Ghi năm sinh theo năm dương lịch.

Trình độ chuyên môn được đào tạo: Ghi theo bằng hoặc giấy chứng nhận trình độ cao nhất hiện có. Trong trường hợp một người đang học hoặc đã kết thúc khoá học ở trình độ chuyên môn nào đó, nhưng chưa được cấp

374

Page 375: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

bằng hoặc giấy chứng nhận “Đã tốt nghiệp” thì vẫn không được coi là có trình độ chuyên môn ở trình độ đó. Ví dụ: người đứng đầu cơ sở A đã có bằng đại học, hiện đang nghiên cứu sinh bảo vệ luận án tiến sỹ, thì vẫn phải ghi trình độ chuyên môn ở trình độ đại học.

Chưa được đào tạo: Là người chưa được đào tạo ở bất kỳ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nào đã được liệt kê cụ thể là tiến sỹ, thạc sỹ, cao đẳng...

- Năm thành lập, năm bắt đầu SXKD: Năm thành lập: ghi theo quyết định thành lập. Nếu không có quyết định thành lập thì ghi năm được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận hoạt động. Trường hợp không có các giấy tờ nói trên, thì ghi năm bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở.

Lưu ý:

Trường hợp chia tách: Một cơ sở được chia tách thành 2 cơ sở mới, thì năm thành lập của cơ sở là năm được chia tách để thành lập mới.

Trường hợp sáp nhập để thành lập mới: Hai cơ sở được sáp nhập lại thành một cơ sở mới, năm thành lập của cơ sở là năm được sáp nhập lại để thành lập cơ sở mới.

Trường hợp sáp nhập vào một cơ sở khác (không thành lập mới): năm thành lập của cơ sở được sáp nhập là năm thành lập cơ sở trước đây chưa được sáp nhập.

Trường hợp đổi tên, chuyển loại hình: năm thành lập được lấy theo năm đã thành lập trước khi đổi tên, chuyển đổi loại hình.

Năm bắt đầu sản xuất kinh doanh: Là năm cơ sở bắt đầu tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh (cơ sở sử dụng lao động, nguyên nhiên vật liệu…) để sản xuất ra sản phẩm/dịch vụ; không kể năm doanh nghiệp bắt đầu xây dựng cơ sở vật chất (giải phóng mặt bằng, xây dựng nhà xưởng...).

- Ngành sản xuất kinh doanh chính: Là ngành thực tế sản xuất kinh doanh tạo ra giá trị tăng thêm lớn nhất. Nếu không xác định được theo giá trị tăng thêm thì căn cứ vào giá trị sản xuất/doanh thu của ngành lớn nhất. Nếu không xác định được ngành chính theo giá trị sản xuất/doanh thu thì căn cứ vào ngành nào sử dụng nhiều lao động nhất là ngành sản xuất kinh doanh chính.

Đối với cơ sở là trụ sở chính của doanh nghiệp chỉ thực hiện chức năng điều hành, quản lý hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn doanh

375

Page 376: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

nghiệp (không trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh), thì ngành sản xuất kinh doanh chính là ngành “Hoạt động của trụ sở chính văn phòng”, mã ngành 70100. Không xác định ngành chính của trụ sở chính là ngành chính của toàn doanh nghiệp.

- Loại cơ sở: Nội dung thông tin này như sau:

Cơ sở đơn là cơ sở không thuộc cơ cấu tổ chức của bất kỳ cơ sở nào (không có cơ sở SXKD cấp trên và cũng không có cơ sở SXKD cấp dưới của cơ sở) và chỉ đặt tại một địa điểm duy nhất;

Trụ sở chính là địa điểm liên lạc, giao dịch và là nơi đặt bộ máy quản lý, chỉ đạo, điều hành các hoạt động của các cơ sở cấp dưới; trụ sở chính không có cơ sở cấp trên, nhưng lại có cơ sở cấp dưới, như chi nhánh, văn phòng đại diện, điểm sản xuất kinh doanh.

Chi nhánh là cơ sở do trụ sở chính thành lập và được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp “Giấy chứng nhận hoạt động”. Chi nhánh thường đặt ở địa bàn khác với trụ sở chính.

Văn phòng đại diện: Văn phòng đại diện do trụ sở chính thành lập và được cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận hoạt động”. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của trụ sở chính.

Đơn vị phụ trợ: Đơn vị phụ trợ được hiểu như là một bộ phận của chủ thể SXKD có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động phụ trợ cho 1 hoặc một số đơn vị khác của chủ thể SXKD. Ví dụ: Đơn vị vận tải nội bộ của doanh nghiệp có nhiệm vụ chuyên đưa đón công nhân đi làm; không kinh doanh vận tải.

Địa điểm sản xuất kinh doanh là nơi trực tiếp SXKD.

Lưu ý: Tất cả các cơ sở SXKD thuộc cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đoàn thể, hiệp hội chưa đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp thống nhất được qui định là cơ sở chi nhánh.

- Tập đoàn/công ty mẹ - công ty con/tổng công ty: Thông tin này chỉ hỏi đối với cơ sở đơn và trụ sở chính.

Tập đoàn/công ty mẹ - công ty con/tổng công ty hay còn gọi là “nhóm công ty” là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác.

- Doanh thu thuần: Chỉ ghi doanh thu thuần do cơ sở thực hiện, không bao gồm doanh thu do cơ sở khác địa điểm cùng hệ thống thực hiện.

376

Page 377: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Doanh thu thuần là số tiền cơ sở thu được hoặc sẽ thu được, không bao gồm các khoản giảm trừ (hàng bán bị trả lại, trợ cấp của nhà nước); không kể thuế tiêu thụ, như thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất khẩu.

- Trị giá sản phẩm/dịch vụ sản xuất kinh doanh: Thông tin này chỉ đối với những cơ sở không hoạch toán được doanh thu. Những cơ sở chỉ thực hiện chức năng sản xuất, không có chức năng tiêu thụ sản phẩm, nên không có sẵn số liệu doanh thu. Cơ sở cần ước lượng trị giá sản phẩm/dịch vụ được sản xuất ra trong kỳ theo công thức: Trị giá sản phẩm/dịch vụ bằng (=) số lượng sản phẩm/dịch vụ SX trong kỳ nhân (x) giá thành 1 sản phẩm.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

(1) Mặc dù còn có một số tồn tại về nội dung thông tin trong tổng điều tra cơ sở kinh tế được tiến hành năm 1995, 2002, nhưng những thông tin thu thập được trong tổng điều tra cơ sở kinh tế đã vẽ nên bức trang tổng quát về sự phân bố số cơ sở, số lao động theo ngành và lãnh thổ. Bức tranh này, trước năm 1995 không thể có được. Đồng thời, tổng điều tra năm 1995 đã đánh dấu mốc lịch sử của Thống kê Việt Nam tiếp cận với thống kê các nước về đơn vị cơ sở nói riêng và thống kê kinh tế nói chung.

(2) Tổng điều tra cơ sở kinh tế được tiến hành 5 năm một lần và rất tốn kém, do đó, cần nghiên cứu và xác định thông tin trong tổng điều tra cơ sở kinh tế đủ liều lượng, rõ ràng sẽ không chỉ đáp ứng được mục tiêu của tổng điều tra cơ sở kinh tế mà còn đảm bảo tính hiệu quả, tiết kiệm được các nguồn lực của xã hội nói chung và của ngành Thống kê nói riêng. Vì vậy, nghiên cứu hoàn thiện nội dung thông tin tổng điều tra cơ sở kinh tế là yêu cầu tất yếu và cần thiết của quá trình hoàn thiện tổng điều tra cơ sở kinh tế.

2. Kiến nghị

(1) Về lâu dài, tổng điều tra cơ sở kinh tế cần hoàn thiện theo hướng sau:

- Tổng điều tra cơ sở kinh tế cần chuyển mạnh sang tổng điều tra kinh tế như một số nước đang thực hiện;

- Tổng điều tra cơ sở kinh tế cần được tiến hành theo phương pháp tổng điều tra 3 bước, trong đó bước cập Nhật Bản đồ địa bàn điều tra và bước liệt kê danh sách các đơn vị cơ sở cần được quan tâm và đầu tư thích đáng.

377

Page 378: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

- Nội dung thông tin trong khâu liệt kê danh sách cần bổ sung nhiều thông tin để tổng hợp được số cơ sở, số lao động và sự phân bố của chúng theo ngành và địa bàn, theo qui mô; đồng thời những thông tin trong liệt kê danh sách các đơn vị cơ sở sẽ đáp ứng được các dàn mẫu cho các cuộc điều tra mẫu có liên quan như những thông tin đã đề xuất ở Phần IV của báo cáo này.

- Nội dung thông tin trong giai đoạn điều tra cũng cần được bổ sung những thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh, nhất là các thông tin về tài chính của cơ sở theo từng ngành, từng lĩnh vực để tính toán được giá trị sản xuất, giá trị gia tăng của từng cơ sở phục vụ thống kê tài khoản quốc gia theo ngành và địa bàn như đã đề xuất ở Phần IV của báo cáo này.

- Mẫu phiếu sử dụng trong tổng điều tra kinh tế: Đối với giai đoạn liệt kê danh sách sẽ thiết kế mẫu phiếu duy nhất cho các cơ sở thuộc tất cả các ngành. Đối với giai đoạn thu thập thông tin (điều tra 100% cơ sở có qui mô lớn và điều tra mẫu các cơ sở có qui mô vừa và nhỏ) sẽ thiết kế mẫu phiếu riêng cho từng ngành.

(2) Trước mắt, do có một số hạn chế nhất định trong quá trình tổ chức tổng điều tra, trong khai thác và sử dụng dữ liệu bản đồ địa bàn điều tra của Tổng điều tra dân số năm 1999 phục vụ cho tổng điều tra cơ sở kinh tế, nên năm 2007 chưa thể tiến hành theo phương pháp tổng điều tra 3 bước như đã đề xuất ở trên, mà vẫn tiến hành liệt kê danh sách, sau đó tiến hành điều tra toàn bộ. Do đó, thông tin trong giai đoạn liệt kê danh sách cũng chỉ dừng lại ở một số thông tin cơ bản là: Tên cơ sở; địa chỉ cơ sở; loại cơ sở. Một số thông tin về đặc trưng, cấu trúc của cơ sở sẽ chuyển sang thu thập trong giai đoạn điều tra cùng với thông tin về lao động, kết quả sản xuất kinh doanh của cơ sở.

Những thông tin phục vụ tính giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của cơ sở cũng chưa thể tiến hành thu thập trong tổng điều tra cơ sở kinh tế năm 2007 này (do vẫn tiến hành điều tra toàn bộ các cơ sở). Và như vậy, phiếu điều tra cũng chưa thể thiết kế riêng cho từng ngành, từng lĩnh vực mà sẽ thiết kế thành 3 loại phiếu cho 3 loại đơn vị điều tra. (xem Phụ lục 2 Báo cáo tổng hợp).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu hướng dẫn Tổng điều tra kinh tế, hành chính sự nghiệp năm 1995 và năm 2002;

2. Tài liệu hướng dẫn Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999;

3. Luật Thống kê;

378

Page 379: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

4. Quyết định số 305/QĐ-TTg, ngày 24/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu quốc gia;

5. United National International Workshop on Economic Census 26-29 July 2005, Beijing (United Nations Statistics Division - UNSD) National Bureau of Statistics of China - NBS);

6. Highlight on Indonesian Economic Census 2006 (SE - 06);

7. The Census on Basic Characteristics of Establishments (Korea Nationa Statistical Office);

8. Country Profile on Economic Census Thailand;

9. Provisional Results of the Fifth Economic Census;

10. Tổng điều tra các doanh nghiệp, kinh tế Nhật Bản “Viện Nghiên cứu, kế hoạch tổng hợp HITACHI (Tài liệu dịch);

11. The Power on Survey Design;

12. http://www.census.gov/econ/www/.

379

Page 380: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

ĐỀ TÀI KHOA HỌC

SỐ: 2.2.15-CS06

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TÍNH TOÁN CHỈ SỐ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP, CHỈ SỐ TIÊU THỤ VÀ CHỈ SỐ TỒN KHO ĐỊNH KỲ

HÀNG THÁNG Ở VIỆT NAM

2. Cấp đề tài : Cơ sở

3. Thời gian nghiên cứu : 2006

4. Đơn vị chủ trì : Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng

5. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê

6. Chủ nhiệm đề tài : ThS. Phạm Đình Thúy

7. Những người phối hợp nghiên cứu:

CN. Vũ Văn Tuấn

CN. Dương Thanh Hằng

CN. Phạm Thị Hồng Trang

ThS. Dương Trí Thắng

CN. Hồ Thanh

8. Điểm đánh giá nghiệm thu đề tài: 8,0 / Xếp loại: Khá

380

Page 381: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

I. THỰC TRẠNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ CÔNG NGHIỆP HÀNG THÁNG HIỆN NAY

Trong nhiều năm qua, để đánh giá tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp hàng tháng, Tổng cục Thống kê chủ yếu dựa vào chỉ tiêu “giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định” và đã đạt được kết quả nhất định trong việc cung cấp các thông tin nhanh giúp Đảng, Nhà nước hoạch định các chủ trương chính sách phát triển ngành công nghiệp một cách kịp thời và hiệu quả. Cơ sở của phương pháp đánh giá tăng trưởng công nghiệp bằng chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá cố định phù hợp với nền kinh tế phát triển trên cơ chế quản lý là kế hoạch hoá tập trung bao cấp, số lượng cơ sở sản xuất ít, sản phẩm sản xuất không nhiều, không đa dạng, nên phát huy tối đa ưu thế của phương pháp, rất phù hợp với cơ chế này.

Tuy nhiên, hiện nay, kinh tế Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, ngành công nghiệp Việt Nam đang phát triển rất nhanh, xuất hiện nhiều sản phẩm mới, phong phú, đa dạng, không còn đơn điệu và ổn định theo kế hoạch, giá cả không còn ổn định lâu dài theo quy định của Nhà nước, tất cả đều theo quy định cung cầu của thị trường quyết định, dẫn đến việc đánh giá tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp theo bảng giá cố định trở nên lỗi thời, không còn phù hợp với điều kiện thực tế (trên thế giới không còn nước nào áp dụng), nền tảng của phương pháp luận không còn phù hợp, do vậy cần phải được đổi mới, tìm phương pháp khác để thay thế.

Thống kê công nghiệp hàng tháng hiện nay được hình thành từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung và tồn tại suốt nửa thế kỷ qua, đến nay cả về hệ thống chỉ tiêu và phương pháp tính đều bộc lộ những hạn chế đòi hỏi phải có sự thay đổi toàn diện cả về chỉ tiêu và phương pháp tính toán. Những tồn tại hạn chế đó là:

(1) Chỉ tiêu báo cáo hàng tháng không đáp ứng được yêu cầu quản lý và điều hành của Nhà nước, cũng như không đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của các nhà nghiên cứu, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

(2) Phương pháp tính các chỉ tiêu không còn thích hợp với nền kinh tế thị trường, nhất là phương pháp đánh giá tốc độ tăng trưởng của sản xuất.

(3) Phương pháp thống kê công nghiệp hàng tháng hiện hành không đảm bảo tính so sánh quốc tế.

381

Page 382: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Số liệu thống kê công nghiệp hàng tháng ở các nước được tính toán trực tiếp từ các sản phẩm công nghiệp hiện vật chủ yếu đại diện cho các ngành sản phẩm, một số nước tính bổ sung bằng chỉ tiêu giá trị tăng thêm theo giá so sánh. Không có nước nào sử dụng chỉ tiêu giá trị sản xuất và lại tính theo giá cố định để đánh giá tốc độ tăng trưởng công nghiệp như nước ta hiện nay. Bởi vậy số liệu thống kê công nghiệp hàng tháng của nước ta không có tính so sánh quốc tế vì chỉ tiêu báo cáo, phương pháp tính toán hoàn toàn khác biệt, không giống với bất cứ nước nào và cũng không theo chuẩn mực thông lệ của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc quy định.

Với những tồn tại và hạn chế của thống kê công nghiệp hàng tháng hiện nay, đã bộc lộ tất cả những gì không phù hợp với yêu cầu thông tin trong nước và quốc tế. Phương pháp hiện nay cũng không còn cho phép khả năng kiểm tra, kiểm soát về chuyên môn nghiệp vụ thống kê của cấp trên với cấp dưới đặc biệt là với cơ sở. Điều đó đòi hỏi phải thay thế bằng phương pháp mới, khắc phục được những tồn tại hạn chế của phương pháp cũ, phù hợp với thực tế hiện tại, đòi hỏi này mang tính tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường và đường lối chủ động hội nhập quốc tế của Nhà nước ta.

Phương pháp mới dự kiến được thay thế cho phương pháp cũ hiện nay là phương pháp thống kê các sản phẩm công nghiệp hàng tháng. Nếu thực hiện phương pháp này sẽ khắc phục toàn bộ những hạn chế của phương pháp cũ hiện nay, đáp ứng nhu cầu thông tin tốt hơn, rộng rãi hơn cho các đối tượng dùng tin, cụ thể là:

- Thông tin cung cấp hàng tháng không chỉ đánh giá về tốc độ tăng trưởng của sản xuất, mà còn cung cấp những thông tin về chỉ số tiêu thụ sản phẩm, chỉ số tồn kho; không chỉ cho phạm vi toàn ngành công nghiệp, mà còn phải cung cấp thông tin phản ảnh chi tiết đến từng ngành, nhóm ngành và từng sản phẩm cụ thể, đó là những thông tin cần thiết đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế thị trường.

- Chất lượng, độ tin cậy của thông tin cao hơn, vì số liệu tổng hợp được tính toán từ các thông tin ban đầu là khối lượng sản phẩm hiện vật được sản xuất ra đủ đại diện cho các ngành hoặc nhóm ngành sản phẩm, đại diện cho các vùng và các địa phương.

382

Page 383: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

- Phương pháp thu thập số liệu và phương pháp tổng hợp tính toán phù hợp với nền kinh tế thị trường và theo các chuẩn mực thống kê công nghiệp quốc tế. Vì thế thông tin được cung cấp ổn định, đầy đủ cho các đối tượng dùng tin ở trong và ngoài nước, đảm bảo tính so sánh quốc tế.

- Mở rộng đối tượng cung cấp thông tin, đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước các cấp, của các nhà đầu tư, các cơ quan nghiên cứu khác.

II. PHƯƠNG PHÁP LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍNH CHỈ SỐ KHỐI LƯỢNG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ VÀ TỒN KHO SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP HÀNG THÁNG VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG VIỆC TÍNH TOÁN CÁC CHỈ SỐ KHỐI LƯỢNG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ VÀ TỒN KHO

1. Phương pháp luận chung về chọn mẫu và tính chỉ số khối lượng sản xuất, tiêu thụ và tồn kho sản phẩm công nghiệp hàng tháng

Muốn tính các chỉ số nói chung và chỉ số của ngành công nghiệp nói riêng đều phải xuất phát từ các đại lượng đo lường của các chỉ tiêu cần thiết có liên quan đến chỉ số. Ví dụ cần tính chỉ số khối lượng sản xuất thì phải có chỉ tiêu đo lường kết quả sản xuất của hai thời kỳ khác nhau; tính chỉ số tiêu thụ hoặc chỉ số tồn kho, thì phải có chỉ tiêu đo lường khối lượng tiêu thụ hoặc khối lượng tồn kho của hai thời kỳ khác nhau.

Đo lường các chỉ tiêu phục vụ cho tính chỉ số có thể đo lường bằng giá trị hoặc hiện vật (cũng có thể đo lường bằng các hình thức khác như hao phí lao động sống, nhưng không phổ biến).

Đối với ngành công nghiệp, các chỉ tiêu đo bằng giá trị có ý nghĩa phản ánh tính đầy đủ và chính xác cao, nhưng chỉ với chu kỳ năm và là số liệu chính thức; còn tính cho hàng tháng và yêu cầu nhanh đối với số liệu quý, 6 tháng, 9 tháng, năm thì tính theo giá trị là không có tính khả thi.

Có nhiều phương pháp tính chỉ số khối lượng sản xuất (gọi tắt là chỉ số phát triển sản xuất), tiêu thụ và tồn kho công nghiệp hàng tháng. Dưới đây giới thiệu phương pháp cơ bản về chọn mẫu và tính chỉ số phát triển sản xuất, chỉ số tiêu thụ và chỉ số tồn kho công nghiệp đang được áp dụng rộng rãi hơn so với các phương pháp khác.

Việc xây dựng chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp, chỉ số tiêu thụ và chỉ số tồn kho bắt đầu từ việc phân ngành công nghiệp. Giả sử phân ngành

383

Page 384: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

công nghiệp đạt tới cấp 4, thì trước hết ta lựa chọn ngành, sản phẩm và cơ sở đại diện để điều tra thường xuyên. Các bước thực hiện cụ thể như sau:

Bước 1: Chọn các ngành công nghiệp cấp 4 đại diện cho toàn ngành công nghiệp để điều tra thường xuyên.

Bước 2: Trong mỗi ngành công nghiệp 4 được chọn ở bước 1, lựa chọn các sản phẩm đủ đại diện để điều tra.

Bước 3: Đối với mỗi sản phẩm được chọn ở bước 2, lựa chọn các cơ sở sản xuất đại diện để điều tra.

Quy trình chọn lựa ở bước 1, bước 2, bước 3 đều theo nguyên tắc chung sau: sắp xếp trật tự các ngành công nghiệp cấp 4 (ở bước 1) hoặc các sản phẩm của cơ sở (ở bước 2) hoặc các cơ sở sản xuất ra sản phẩm (ở bước 3) giảm dần (từ cao xuống thấp) theo tỷ trọng giá trị tăng thêm hoặc giá trị sản xuất. Việc lựa chọn bắt đầu từ cao xuống thấp theo tỷ trọng đã sắp, và được dừng lại (ngành cuối cùng của bước 1 cũng như sản phẩm cuối cùng ở bước 2 và cơ sở cuối cùng ở bước 3) khi tổng giá trị tăng thêm hoặc tổng giá trị sản xuất (cộng dồn) chiếm trên 70% tổng giá trị tăng thêm hoặc tổng giá trị sản xuất của ngành cấp 4 đó (ở bước 1) hoặc của sản phẩm đó (ở bước 2) và khi khối lượng sản phẩm (cộng dồn) của các cơ sở đó chiếm trên 70% tổng khối lượng sản phẩm đó (ở bước 3).

Để tính toán chỉ số phát triển sản xuất, tiêu thụ và tồn kho của toàn ngành công nghiệp ta phải lần lượt tính các chỉ số sau:

+ Chỉ số cá thể cho các sản phẩm được chọn

+ Chỉ số bình quân chung của mỗi ngành cấp 4 được chọn

+ Chỉ số phát triển sản xuất, tiêu thụ và tồn kho chung của toàn ngành công nghiệp (hoặc có thể tính chỉ số bình quân cho mỗi ngành công nghiệp cấp I, sau đó tính chỉ số bình quân chung toàn ngành công nghiệp).

Các bước tính toán cụ thể

A. Chọn lựa

Bước 1: Giả sử toàn ngành công nghiệp có n ngành cấp 4, ta lập bảng để lựa chọn các ngành cấp 4 để điều tra thường xuyên như sau:

Thứ tự Tên ngành Giá trị Quyền số Quyền số Ghi chú

384

Page 385: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

cấp 4

tăng thêm

(hoặc GTSX, doanh thu)

(tỷ trọng GTTT hoặc GTSX, DT trong toàn ngành CN)

cộng dồn (%)

A B 1 2: We 3: We

1 Ngành thư nhất - - - - -- - - - - - - - - - Các ngành được sắp theo thứ tự giảm dần của giá trị tăng thêm (hoặc GTSX, DT).

2 Ngành thứ 2 - - - - - - - - - - - - - - -

... ........... - - - - - - - - - -- - - - - - -

i Ngành thứ i 70%

... ........... - - - - - - - - - - - - - - -

N Ngành thứ n - - - - - - - - - - - - - -

Tổng số () 100%

Như vậy, ta chọn được i ngành cấp 4 để điều tra thường xuyên.

Bước 2: Từ mỗi một ngành cấp 4 trong i ngành đã được chọn ở bước 1 ta lập bảng sau để chọn lựa sản phẩm điều tra thường xuyên. Chẳng hạn ta lập cho ngành cấp 4 thứ nhất mà ngành này có m loại sản phẩm.

Thứ tựTên sản phẩm

Giá trị tăng thêm

(hoặc GTSX, doanh thu)

Quyền số(tỷ trọng GTTT

hoặc GTSX trong toàn ngành CN)

Quyền số cộng

dồnGhi chú

A B 1 2: Wq 3: Wq 4

1 Sản phẩm 1 - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - Các sản phẩm được

sắp theo thứ tự

giảm dần của tỷ

trọng GTTT (hoặc

GTSX, DT)

2 Sản phẩm 2 - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

... ... - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

k Sản phẩm k 70%

... ... - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

m Sản phẩm m - - - - - - - - 100%

Ghi chú: Trong thực tế, việc tính giá trị tăng thêm cho sản phẩm là rất khó khăn. Tuy nhiên, ta có thể tính giá trị tăng thêm cho sản phẩm tương đối chính xác bằng cách nhân tổng doanh thu (hoặc trị giá khối lượng sản phẩm sản xuất) trong một năm của một sản phẩm được chọn với hệ số giá trị tăng thêm bình quân của ngành công nghiệp cấp 4.

B. Tính toán các chỉ số

1. Chỉ số cá thể SX, tiêu thụ, tồn kho của SP ở mỗi ngành cấp 4 được chọn

385

Page 386: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

2. Chỉ số phát triển SX, tiêu thụ, tồn kho của mỗi ngành cấp 4 được chọn tính theo công thức:

(we là quyền số của mỗi sản phẩm đã chọn ở bước 2)

3. Chỉ số phát triển SX, tiêu thụ, tồn kho chung của toàn ngành công nghiệp

(wq là quyền số của mỗi ngành cấp 4 đã chọn ở bước 2).

2. Phương pháp tính cụ thể chỉ số phát triển sản xuất, chỉ số tiêu thụ, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp

2.1. Những chỉ số cơ bản của ngành công nghiệp và các điều kiện để tính các chỉ số cơ bản

a) Chỉ số cơ bản của ngành công nghiệp

Nói đến chỉ số của ngành công nghiệp thì có rất nhiều, nhất là tính các chỉ số cho năm. Nhưng để tính cho hàng tháng hoặc cho các yêu cầu ước tính nhanh, thường chỉ tính những chỉ số sau:

- Chỉ số phát triển sản xuất;

- Chỉ số tiêu thụ;

- Chỉ số tồn kho.

Ngoài ra còn các chỉ số khác như: chỉ số sử dụng lao động, chỉ số năng suất lao động, chỉ số sử dụng công suất, chỉ số xuất khẩu trong công nghiệp, chỉ số vật tư đầu vào (chỉ số tiêu dùng vật tư),… nhưng chỉ một số nước thực hiện vì khâu thu thập thông tin khó khăn.

b) Điều kiện để tính các chỉ số cơ bản hàng tháng của ngành công nghiệp

Để tính các chỉ số cơ bản hàng tháng của ngành công nghiệp cần có các thông tin sau:

(1) Chỉ tiêu về sản xuất các sản phẩm và mặt hàng đại diện hàng tháng tính theo hiện vật.

386

Page 387: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

(2) Chỉ tiêu về tiêu thụ và tồn kho của các sản phẩm và mặt hàng đại diện phát sinh hàng tháng theo hiện vật.

Đối với các sản phẩm, mặt hàng đại diện trong các chỉ tiêu sản xuất, tiêu thụ, tồn kho phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Danh mục sản phẩm và mặt hàng sản phẩm phải ổn định trong một thời kỳ nhất định, ít nhất cũng phải từ một năm trở lên.

- Mỗi sản phẩm, mặt hàng sản phẩm phải được quy định rõ ràng về quy cách, phẩm chất, tính chất và thành phần hoá học (nếu có). Trong một sản phẩm không nên bao gồm những mặt hàng có giá trị chênh lệch quá lớn giữa mặt hàng có giá trị cao nhất và thấp nhất. Nếu có trường hợp đó xảy ra thì phải tách sản phẩm thành các mặt hàng chi tiết.

- Trong danh mục sản phẩm, có sản phẩm hoàn chỉnh và nhiều sản phẩm khác chỉ là các chi tiết, linh kiện phục vụ cho lắp ráp sản phẩm chính, thì ưu tiên lựa chọn sản phẩm hoàn chỉnh và cần loại bớt một số sản phẩm chỉ đơn thuần là phục vụ cho lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh.

- Phải thống nhất đơn vị tính cho tất cả các cơ sở điều tra.

- Số lượng sản phẩm và mặt hàng đại diện phải chiếm ít nhất 75% khối lượng sản xuất của ngành cấp trên nó (hay nói cách khác là phải có tổng tỷ trọng chiếm từ 75% trở lên trong tổng số giá trị sản xuất hoặc giá trị tăng thêm của ngành cấp trên nó).

(3) Các bộ quyền số, gồm:

- Quyền số của sản phẩm đại diện;

- Quyền số của ngành công nghiệp cấp 4 đại diện;

- Quyền số của ngành công nghiệp cấp 2;

- Quyền số của ngành công nghiệp cấp 1;

Bộ quyền số có thể tính cho hàng năm hoặc của một năm nào đó được dùng cố định cho nhiều năm (gọi là quyền số cố định). Phổ biến hiện nay là sử dụng quyền số cố định.

2.2. Phương pháp tính quyền số để tính chỉ số phát triển sản xuất, chỉ số tiêu thụ, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp

a. Các loại quyền số và chỉ tiêu dùng để tính các chỉ số công nghiệp

Để tính các chỉ số công nghiệp theo khối lượng sản phẩm hiện vật cần có các loại quyền số sau đây:

387

Page 388: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

(1) Quyền số của chỉ số phát triển sản xuất, hay còn gọi là quyền số sản xuất gồm:

- Quyền số sản xuất của sản phẩm đại diện cho ngành công nghiệp cấp 4.

- Quyền số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4, cấp 3, cấp 2, cấp 1;

Quyền số sản xuất được tính từ 2 chỉ tiêu:

- Quyền số để tính chỉ số phát triển sản xuất nhằm đánh giá tăng trưởng của sản xuất công nghiệp thì chỉ tiêu tính quyền số là giá trị tăng thêm công nghiệp.

- Quyền số để tính chỉ số phát triển sản xuất nhằm so sánh, phân tích trong mối quan hệ với chỉ số tiêu thụ, chỉ số tồn kho thì chỉ tiêu tính quyền số là giá trị sản xuất công nghiệp.

(2) Quyền số của chỉ số tiêu thụ hay còn gọi là quyền số tiêu thụ gồm:

- Quyền số tiêu thụ của sản phẩm đại diện cho ngành công nghiệp cấp 4.

- Quyền số tiêu thụ của ngành công nghiệp cấp 4, cấp 3, cấp 2, cấp 1;

Quyền số tiêu thụ được tính từ chỉ tiêu doanh thu thuần công nghiệp hoặc giá trị sản xuất. Nói chung thì tính từ chỉ tiêu doanh thu thuần công nghiệp là chính xác nhất. Nếu vì khó khăn không tính được doanh thu thuần công nghiệp thì mới dùng giá trị sản xuất.

(3) Quyền số của chỉ số tồn kho hay còn gọi là quyền số tồn kho gồm:

- Quyền số tồn kho của sản phẩm đại diện cho ngành cấp 4.

- Quyền số tồn kho của ngành cấp 4, cấp 3, cấp 2, cấp1;

Quyền số tồn kho được tính từ chỉ tiêu giá trị tồn kho tại một thời điểm.

Các loại quyền số sản xuất, tiêu thụ, tồn kho được tính cho từng thời kỳ liên tiếp nhau (quyền số của từng thời kỳ hiện tại) gọi là quyền số khả biến hoặc chỉ tính cho một thời kỳ nào đó và được cố định sử dụng cho nhiều thời kỳ tiếp theo, gọi là quyền số cố định.

Việc tính các loại quyền số bao giờ cũng khó khăn, mất nhiều thời gian và rất tốn kém kinh phí, nên mặc dù quyền số khả biến giúp cho tính các chỉ số bình quân chính xác hơn, nhưng trong thực tế không có tính khả thi, mà hầu hết các quốc gia đều dùng quyền số cố định.

Đối với ngành công nghiệp Việt Nam cũng sử dụng quyền số cố định, cụ thể là dùng quyền số của 1 năm gốc để cố định tính cho nhiều năm tiếp theo.

388

Page 389: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

b. Phương pháp tính các loại quyền số công nghiệp

- Quyền số sản xuất

Quyền số sản xuất được tính bằng 2 chỉ tiêu: giá trị tăng thêm và giá trị sản xuất. Phương pháp tính cơ bản là giống nhau, nên được trình bày chung mà không trình bày riêng theo từng chỉ tiêu.

+ Phương pháp tính quyền số sản xuất của sản phẩm đại diện ngành công nghiệp cấp 4.

Quyền số sản xuất của sản phẩm là tỷ trọng giá trị tăng thêm (giá trị sản xuất) các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp cấp 4 trong tổng giá trị tăng thêm (giá trị sản xuất) của ngành công nghiệp cấp 4. Trong một ngành công nghiệp cấp 4 có rất nhiều sản phẩm, nên không thể tính đầy đủ cho 100% số sản phẩm của ngành cấp 4, mà chỉ cần tính cho số sản phẩm quan trọng đại diện chiếm từ 75% giá trị tăng thêm (giá trị sản xuất) trở lên của ngành công nghiệp cấp 4 là đảm bảo được yêu cầu cho tính toán.

Công thức tính như sau:

Wqn: Là quyền số của sản phẩm n

VAqn(GOqn): Là giá trị tăng thêm (giá trị sản xuất) của sản phẩm n

4qNVA ( 4qNGO ): Là giá trị tăng thêm (giá trị sản xuất) của một ngành công nghiệp cấp 4 N.

n: Là số sản phẩm đại diện của một ngành công nghiệp cấp 4 N.

(n = 1,2,3 …k).

q: Là ký hiệu cho sản xuất.

+ Phương pháp tính quyền số sản xuất cho ngành công nghiệp cấp 4.

Quyền số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4 là tỷ trọng của ngành công nghiệp cấp 4 trong tổng ngành công nghiệp cấp 3 tính theo giá trị tăng thêm và theo giá trị sản xuất. Nhưng thực tế ít khi sử dụng tới ngành công nghiệp cấp 3, nên trong hướng dẫn phương pháp tính quyền số của ngành cấp 4 là tính trong tổng ngành công nghiệp cấp 2.

Công thức tính:

389

Page 390: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Trường hợp tính quyền số cho những ngành công nghiệp cấp 4 đại diện cho ngành cấp 2:

)()(

44

444

qNqN

qNqNqN GOVA

GOVAW

WqN4: Quyền số của ngành công nghiệp cấp 4 N

VAqN4 (GOqN4): Là tổng giá trị tăng thêm (giá trị sản xuất) của ngành công nghiệp cấp 4 N.

)( 44 qNqN GOVA : Là tổng giá trị tăng thêm hoặc giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 4 đại diện cho ngành công nghiệp cấp 2.

Trường hợp tính quyền số cho tất cả các ngành công nghiệp cấp 4 trong ngành công nghiệp cấp 2.

VAqN2: Là giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp cấp 2.

GOqN2: Là giá trị sản xuất của ngành công nghiệp cấp 2.

+ Phương pháp tính quyền số sản xuất cho ngành công nghiệp cấp 2.

Quyền số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 2 là tỷ trọng của từng ngành công nghiệp cấp 2 trong tổng giá trị tăng thêm (giá trị sản xuất) của ngành công nghiệp cấp 1.

Công thức tính:

WqN2: Là quyền số của ngành công nghiệp cấp 2 N.

VAqN2(GOqN2): Là giá trị tăng thêm (giá trị sản xuất) của ngành công nghiệp cấp 2 N.

VAqn1(GOqN1): Là giá trị tăng thêm (giá trị sản xuất) của ngành công nghiệp cấp 1.

+ Phương pháp tính quyền số sản xuất cho ngành công nghiệp cấp 1.

Quyền số của ngành công nghiệp cấp 1 là tỷ trọng giá trị tăng thêm (giá trị sản xuất) của từng ngành công nghiệp cấp 1 trong toàn ngành công nghiệp.

390

Page 391: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Công thức tính:

WqN1: Là quyền số của ngành công nghiệp cấp 1 N.

VAqN1(GOqN1): Là giá trị tăng thêm (giá trị sản xuất) của ngành công nghiệp cấp 1 N.

:)( qNqN GOVA Là giá trị tăng thêm (giá trị sản xuất) của toàn ngành công nghiệp.

- Quyền số tiêu thụ

Quyền số tiêu thụ được tính bằng chỉ tiêu tổng giá trị hàng hoá xuất kho theo giá bán chưa có thuế tiêu thụ. Trong thực tế nhiều trường hợp tính tổng giá trị hàng hoá xuất kho tiêu thụ rất khó khăn, do vậy có thể thay bằng chỉ tiêu doanh thu thuần công nghiệp của thời kỳ tính quyền số (thường là năm).

+ Phương pháp tính quyền số tiêu thụ của sản phẩm.

Quyền số tiêu thụ sản phẩm là tỷ trọng giá trị tiêu thụ (không gồm thuế tiêu thụ) của từng sản phẩm trong tổng giá trị tiêu thụ của các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp cấp 4.

Công thức tính:

:TnW Là quyền số tiêu thụ của sản phẩm n.

:TnDT Là giá trị tiêu thụ của sản phẩm n.

:TnDT Là giá trị tiêu thụ của tất cả các sản phẩm trong ngành CN cấp

4.

:T Ký hiệu cho tiêu thụ.

Trong thực tế số sản phẩm của một ngành CN cấp 4 rất nhiều, nên không thể tính đầy đủ 100% cho các sản phẩm của ngành. Vì vậy, chỉ cần tính cho các sản phẩm đại diện chiếm từ 75% giá trị tiêu thụ của ngành là đủ đảm bảo cho yêu cầu tính toán chỉ số tiêu thụ. Những sản phẩm không đại diện cũng được giả định là tác động đến chỉ số tiêu thụ giống như quyền số

391

Page 392: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

của các sản phẩm đại diện. Vì thế quyền số tiêu thụ đầy đủ được tính trên các số liệu sau:

:TnDT Là giá trị tiêu thụ của sản phẩm đại diện n.

:TnDT Là tổng giá trị tiêu thụ của các SP đại diện cho ngành N.

+ Phương pháp tính quyền số tiêu thụ cho ngành công nghiệp cấp 4

Quyền số tiêu thụ của ngành công nghiệp cấp 4 là tỷ trọng doanh thu thuần công nghiệp của từng ngành công nghiệp cấp 4 trong tổng doanh thu thuần của ngành công nghiệp cấp 3.

Trong thực tế ít khi tính toán sử dụng đến ngành công nghiệp cấp 3, nên thường tính tỷ trọng ngành CN cấp 4 trong tổng ngành CN cấp 2.

Công thức tính:

:4TNW Là quyền số tiêu thụ của ngành công nghiệp cấp 4 N.

:4TNDT Là doanh thu thuần công nghiệp của ngành công nghiệp cấp 4 N.

:2TNDT Là doanh thu thuần công nghiệp của ngành công nghiệp cấp 2 N.

Trong thực tế có nhiều ngành công nghiệp cấp 2 có số ngành cấp 4 rất lớn, nhưng khi tính toán không cần thiết phải tính đầy đủ cho toàn bộ ngành cấp 4 mà chỉ cần tính cho một số ngành cấp 4 đại diện chiếm từ 75% giá trị của ngành cấp 2 là đủ đáp ứng yêu cầu tính toán. Khi đó tính quyền số tiêu thụ cho các ngành công nghiệp cấp 4 đại diện được thay thế.

- :4TNDT Là doanh thu thuần công nghiệp của ngành cấp 4 đại diện N.

- :2TNDT Được thay bằng tổng doanh thu thuần công nghiệp của các

ngành CN cấp 4 đại diện )( 4NTDT .

+ Phương pháp tính quyền số tiêu thụ cho ngành công nghiệp cấp 2

Quyền số tiêu thụ ngành công nghiệp cấp 2 là tỷ trọng doanh thu thuần từng ngành công nghiệp cấp 2 trong tổng doanh thu thuần của ngành công nghiệp cấp 1.

Công thức tính:

392

Page 393: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

:2TNW Quyền số tiêu thụ của ngành CN cấp 2 N.

:2TNDT Doanh thu thuần công nghiệp của ngành CN cấp 2 N.

:1TNDT Doanh thu thuần công nghiệp của ngành CN cấp 1 N.

+ Phương pháp tính quyền số tiêu thụ cho ngành công nghiệp cấp 1

Quyền số tiêu thụ ngành CN cấp 1 là tỷ trọng của từng ngành công nghiệp cấp 1 trong tổng doanh thu thuần công nghiệp của toàn ngành công nghiệp.

Công thức tính:

:1TNW Là quyền số tiêu thụ của ngành công nghiệp cấp 1 N.

:1TNDT Là doanh thu thuần công nghiệp của ngành công nghiệp cấp 1 N.

:TNDT Là doanh thu thuần công nghiệp của toàn ngành công nghiệp.

- Quyền số tồn kho

Quyền số tồn kho được tính theo chỉ tiêu giá trị tồn kho của sản phẩm công nghiệp tại một thời điểm nhất định (thường là cuối năm).

+ Quyền số tồn kho sản phẩm

Quyền số tồn kho sản phẩm là tỷ trọng giá trị tồn kho của từng sản phẩm trong tổng giá trị tồn kho của các sản phẩm trong ngành công nghiệp cấp 4.

Trong thực tế một ngành công nghiệp cấp 4 có rất nhiều sản phẩm, không thể tính giá trị tồn kho cho đầy đủ 100% sản phẩm và cũng không thể tính theo giá thành nhập kho của từng sản phẩm của ngành. Vì vậy, về số sản phẩm chỉ cần tính cho những sản phẩm đại diện chiếm từ 75% giá trị tồn kho của ngành công nghiệp cấp 4 là đủ đảm bảo cho tính toán. Về giá để tính giá trị tồn kho là giá tiêu thụ bình quân (không gồm thuế tiêu thụ) của sản phẩm trong kỳ.

Công thức tính:

393

Page 394: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Wdn: Là quyền số tồn kho của sản phẩm n.

Gdn: Là giá trị tồn kho của sản phẩm đại diện n tính theo sản lượng tồn kho nhân (x) với giá tiêu thụ bình quân.

dnG : Là tổng giá trị tồn kho của các sản phẩm đại diện n.

d: Ký hiệu cho tồn kho.

+ Tính quyền số tồn kho cho ngành công nghiệp cấp 4

Quyền số tồn kho ngành công nghiệp cấp 4 là tỷ trọng giá trị tồn kho của từng ngành công nghiệp cấp 4 trong tổng giá trị tồn kho của ngành công nghiệp cấp 3 hoặc cấp 2. Trong thực tế chỉ sử dụng quyền số ngành cấp 4 để tính chỉ số ngành cấp 2, nên chỉ tính quyền số ngành cấp 4 trong ngành cấp 2.

Giá trị tồn kho của ngành công nghiệp cấp 4 tính bằng giá trị tồn kho theo giá thành sản phẩm nhập kho.

Công thức tính:

WdN4: Quyền số tồn kho của ngành công nghiệp cấp 4 N

GdN4: Giá trị tồn kho của ngành công nghiệp cấp 4 N tính theo giá thành nhập kho.

GdN2: Giá trị tồn kho của ngành công nghiệp cấp 2 N tính theo giá thành nhập kho.

Trường hợp không cần tính quyền số tiêu thụ cho tất cả các ngành công nghiệp cấp 4, mà chỉ cần tính cho các ngành công nghiệp cấp 4 đại diện thì thay thế giá trị tồn kho ngành công nghiệp cấp 2 bằng tổng giá trị tồn kho của các ngành công nghiệp cấp 4 đại diện (GdN4).

+ Tính quyền số tồn kho cho ngành công nghiệp cấp 2

Quyền số tồn kho của ngành công nghiệp cấp 2 là tỷ trọng giá trị tồn kho của từng ngành công nghiệp cấp 2 trong tổng giá trị tồn kho của ngành công nghiệp cấp 1.

Giá trị tồn kho tính theo giá thành sản phẩm nhập kho.

Công thức tính:

394

Page 395: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

WdN2: Là quyền số tồn kho của ngành công nghiệp cấp 2 N.

GdN2: Là giá trị tồn kho của ngành công nghiệp cấp 2 N.

GdN1: Là giá trị tồn kho của ngành công nghiệp cấp 1 N.

+ Tính quyền số tồn kho ngành công nghiệp cấp 1

Quyền số tồn kho ngành công nghiệp cấp 1 là tỷ trọng giá trị tồn kho của ngành công nghiệp cấp 1 trong tổng giá trị tồn kho của toàn ngành công nghiệp.

Giá trị tồn kho của toàn ngành công nghiệp tính theo giá thành sản phẩm nhập kho.

Công thức tính:

WdN1: Là quyền số tồn kho ngành công nghiệp cấp 1 N.

GdN1: Là giá trị tồn kho ngành công nghiệp cấp 1 N.

GdN: Là giá trị tồn kho toàn ngành công nghiệp.

2.3. Phương pháp tính các chỉ số cơ bản công nghiệp

2.3.1. Phương pháp tính chỉ số phát triển sản xuất

Chỉ số phát triển sản xuất là số tương đối thường được tính bằng tỷ lệ phần trăm phản ánh mức độ so sánh khối lượng sản xuất được tạo ra giữa hai kỳ so sánh là kỳ hiện tại và kỳ gốc.

Kỳ gốc so sánh có thể được chọn theo nhiều góc độ khác nhau:

- Nếu muốn so với cùng kỳ năm trước thì ta chọn kỳ gốc là tháng, quý cùng kỳ của năm trước.

- Nếu muốn so sánh với kỳ liền kề trước đó, thì thì ta chọn là tháng trước, quý trước, năm trước.

- Nếu muốn so sánh với một kỳ chuẩn cố định, thì ta chọn một tháng hoặc một tháng bình quân, một quý hoặc một quý bình quân của một năm cố định nào đó làm gốc.

Chọn kỳ gốc là tuỳ thuộc vào tập quán và thói quen của người dùng tin. ở nước ta lâu nay thường quen dùng số liệu so sánh với cùng kỳ năm trước và

395

Page 396: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

số liệu so sánh với kỳ trước liền kề (so sánh động), ít dùng so sánh với một tháng cố định của một năm nào đó (so sánh tĩnh).

Chỉ số phát triển sản xuất có công thức chung là:

- IX: Là chỉ số phát triển sản xuất chung

- iXn: Là chỉ số phát triển sản xuất của SP (hoặc của một ngành) thứ n.

- WXn: Là quyền số sản xuất của SP (hoặc của một ngành) thứ n.

Việc tính chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp được bắt đầu từ tính chỉ số khối lượng sản xuất của sản phẩm hay còn gọi là chỉ số cá thể. Từ chỉ số cá thể có thể tính cho các chỉ số khối lượng sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4, cấp 2, cấp 1 và toàn ngành công nghiệp; cũng có thể tính cho một địa phương, một loại hình kinh tế và cho toàn quốc.

Phương pháp tính cụ thể như sau:

(1) Tính chỉ số phát triển sản xuất cho 1 sản phẩm

Công thức tính:

- iqn: là chỉ số phát triển sản xuất của sản phẩm cụ thể n (ví dụ như: sản phẩm điện, than, vải, xi măng…);

- qn1: là khối lượng sản phẩm hiện vật được sản xuất ra ở thời kỳ hiện tại;

- qn0: là khối lượng sản phẩm hiện vật được sản xuất ra ở thời kỳ gốc.

Tính chỉ số phát triển sản xuất cho từng sản phẩm riêng biệt rất đơn giản, nhưng lại vô cùng quan trọng, bởi các chỉ số cá biệt từng sản phẩm sẽ là cơ sở để tính chỉ số chung cho ngành, cho địa phương và cho toàn quốc. Nếu các chỉ số cá biệt của sản phẩm thiếu chính xác sẽ làm cho chỉ số chung không chính xác.

(2) Tính chỉ số phát triển sản xuất cho một ngành công nghiệp cấp 4

Chỉ số phát triển sản xuất của một ngành công nghiệp cấp 4 là chỉ số bình quân gia quyền của các chỉ số sản phẩm đại diện cho ngành đó.

396

Page 397: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Công thức tính:

IqN4 = iqn x Wqn

- IqN4: là chỉ số phát triển sản xuất của ngành cấp 4 thứ N.

- iqn: là chỉ số phát triển sản xuất của sản phẩm thứ n.

- Wqn: là quyền số sản xuất của sản phẩm thứ n.

- q: là ký hiệu cho sản xuất.

- N4: là ký hiệu cho ngành cấp 4 (N4=1,2,3,…j).

(j: là số thứ tự của ngành cấp 4 cuối cùng).

- n: là ký hiệu cho số sản phẩm (n=1,2,3…k).

(k là số thứ tự của sản phẩm cuối cùng trong ngành công nghiệp cấp 4).

(3) Tính chỉ số phát triển sản xuất cho một ngành công nghiệp cấp 2

Chỉ số phát triển sản xuất của ngành công nghiệp cấp 2 là chỉ số bình quân gia quyền các chỉ số phát triển sản xuất của ngành cấp 4 đại diện cho ngành cấp 2.

Công thức tính:

IqN2 = IqN4 x WqN4

- IqN2: là chỉ số phát triển sản xuất của ngành công nghiệp cấp 2.

- IqN4: là chỉ số phát triển sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4 đại diện trong ngành công nghiệp cấp 2.

- WqN4: là quyền số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4 trong ngành công nghiệp cấp 2.

(4) Tính chỉ số phát triển sản xuất cho ngành công nghiệp cấp 1

Chỉ số phát triển sản xuất của ngành công nghiệp cấp 1 là chỉ số bình quân gia quyền của các chỉ số phát triển sản xuất của ngành công nghiệp cấp 2 trong ngành cấp 1.

Công thức tính:

IqN1 = IqN2 xWqN2

- IqN1: là chỉ số phát triển sản xuất của ngành công nghiệp cấp 1.

- IqN2: là chỉ số phát triển sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 2.

397

Page 398: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

- WqN2: là quyền số sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 2.

Trong ngành công nghiệp cấp 1 bao gồm nhiều ngành công nghiệp cấp 2 có vị trí quan trọng khác nhau. Tuỳ điều kiện và khả năng, yêu cầu, mà chỉ số phát triển sản xuất của ngành công nghiệp cấp 1 được tính bình quân gia quyền từ tất cả các ngành công nghiệp cấp 2 thuộc ngành cấp 1, hoặc chỉ tính bình quân gia quyền của một số ngành cấp 2 quan trọng đủ đại diện cho ngành cấp 1.

(5) Tính chỉ số phát triển sản xuất cho toàn ngành công nghiệp

Chỉ số phát triển sản xuất của toàn ngành công nghiệp là chỉ số bình quân gia quyền các chỉ số phát triển sản xuất của ngành cấp 1.

Công thức tính:

IQ = I qN1 x WqN1

- IQ: là chỉ số phát triển sản xuất của toàn ngành công nghiệp

- IqN1: là chỉ số phát triển sản xuất của ngành công nghiệp cấp 1

- WqN1: là quyền số của ngành công nghiệp cấp 1

2.3.2. Phương pháp tính chỉ số tiêu thụ

(Tương tư như phương pháp tính chỉ số phát triển sản xuất, nhưng khác nhau ở quyền số và chỉ tiêu dùng để tính toán và các số liệu về tiêu thụ sản phẩm). Xem trong báo cáo tổng hợp.

2.3.3. Phương pháp tính chỉ số tồn kho

(Tương tư như phương pháp tính chỉ số phát triển sản xuất, nhưng khác nhau ở quyền số và chỉ tiêu dùng để tính toán và các số liệu về tồn kho sản phẩm). Xem trong báo cáo tổng hợp.

2.4. Chỉ số phát triển sản xuất, chỉ số tiêu thụ, chỉ số tồn kho được biểu hiện trong chu kỳ sản xuất công nghiệp

Chỉ số phát triển sản xuất, chỉ số tiêu thụ và chỉ số tồn kho là một công cụ rất hữu hiệu khi phân tích chu kỳ sản xuất công nghiệp. Bằng cách sử dụng các chỉ số này, người sử dụng có thể dự đoán khi nào sản xuất công nghiệp đạt đến đỉnh tăng trưởng tiếp theo trong khuôn khổ của chu kỳ tồn kho. Chu kỳ tồn kho được tạo lập bởi các hoạt động nhằm tăng hay giảm tồn

398

Page 399: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

kho dựa trên dự đoán của các doanh nghiệp về nhu cầu tồn kho cho cung và cầu trong tương lai. Chu kỳ tồn kho chia làm 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Bắt đầu bằng sản xuất tăng lên, các cơ sở sẽ nhanh chóng mua nhiều nguyên vật liệu để sản xuất và tăng cường tồn kho để đáp ứng nhu cầu dự tính sẽ tăng trong tương lai. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn tăng trưởng sản xuất và tăng cường tồn kho. Trong giai đoạn này, nền kinh tế chưa thực sự tăng trưởng mạnh nhưng có những hy vọng tốt vào tương lai và quyết định tăng sản xuất cũng như tăng tồn kho.

Giai đoạn 2: Sản xuất tăng trưởng đến đỉnh và bắt đầu bước vào giai đoạn suy giảm. Nhu cầu thực tế thấp hơn dự kiến của các nhà sản xuất. Trong giai đoạn này mọi người vẫn duy trì hy vọng tốt, nhưng khối lượng xuất kho thực tế đang giảm xuống. Vì vẫn tiếp tục duy trì sản xuất trong khi xuất kho giảm, nên tồn kho tăng lên và đạt tới đỉnh cao về tích tụ tồn kho.

Giai đoạn 3: Để giảm tồn kho tích tụ, sản xuất bắt đầu giảm. Kết quả là sản xuất bị trì trệ và suy giảm xuống đến đáy. Đây được gọi là giai đoạn điều chỉnh tồn kho. Trong giai đoạn này, các nhà quản lý nhận thấy nền kinh tế đang hoạt động không tốt và quyết định giảm sản xuất để giảm dần tồn kho.

Giai đoạn 4: Sau khi sản xuất giảm đến đáy, tồn kho cũng giảm đến điểm không còn đáp ứng được nhu cầu, lúc đó sản xuất lại bắt đầu tăng trưởng trở lại, cả sản xuất, xuất kho, tồn kho đều tăng trở lại với khởi đầu chu kỳ phát triển mới. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn tăng cường tồn kho không định trước. Trong giai đoạn này sản xuất tăng trưởng bởi rất nhiều lý do: xuất khẩu tăng, chi tiêu của Chính phủ tăng hay các nhân tố khác đã dẫn đến sản xuất tăng trở lại.

III. ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ SẢN XUẤT, TIÊU THỤ, TỒN KHO CÔNG NGHIỆP HÀNG THÁNG VÀO VIỆT NAM

1. Đề xuất chung

Cơ sơ lý luận về phương pháp tính chỉ số sản xuất, tiêu thụ và tồn kho trình bày trong phần 2 là cơ sở lý luận chung, mang tính chất quốc tế đã được áp dụng ở nhiều nước trên toàn thế giới, điển hình như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia,...và phương pháp này cũng đã được Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc khuyến nghị áp dụng. Do vậy, Ban chủ nhiệm đề tài đề xuất cần áp dụng phương pháp luận cơ bản này vào thực tế Việt Nam và tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về kỹ thuật chọn mẫu ngành, sản phẩm, cơ

399

Page 400: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

sở sản xuất, nguyên tắc tính toán quyền số và tính các chỉ số phát triển sản xuất, tiêu thụ và tồn kho ngành công nghiệp hàng tháng. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu thực tế, điều kiện áp dụng và đặc biệt là thói quen sử dụng số liệu của các nhà dùng tin trong nước, việc áp dụng phương pháp luận chung tính chỉ số phát triển sản xuất, tiêu thụ và tồn kho vào Việt Nam cũng cần phải giải quyết một số vấn đề quan trọng dưới đây.

2. Đề xuất áp dụng các vấn đề cơ bản liên quan đến điều tra và tính các chỉ số phát triển sản xuất, tiêu thụ và tồn kho công nghiệp hàng tháng vào thực tiễn Việt Nam

2.1. Đơn vị điều tra

Hiện nay, tất cả các nước tổ chức điều tra thống kê để tính các chỉ số sản xuất, tiêu thụ và tồn kho ngành công nghiệp hàng tháng đều áp dụng đơn vị điều tra là cơ sở kinh tế. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam hiện nay, điều tra hàng tháng, thậm chí hàng năm về thống kê công nghiệp và nhiều chuyên ngành khác vẫn thống kê theo đơn vị điều tra là doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập. Xuất phát từ mục đích và yêu cầu của thực tế của phương pháp luận là tính toán các chỉ tiêu sản xuất, tiêu thụ và tồn kho theo khối lượng sản phẩm, do vậy điều kiện tiên quyết khi áp dụng vào Việt Nam là phải áp dụng đơn vị điều tra là “cơ sở sản xuất” vì cơ sở sản xuất là nơi trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp, là đơn vị có đủ điều kiện tiến hành chọn mẫu điều tra, thu thập thông tin cần thiết để tính các chỉ số theo yêu cầu. Đồng thời đơn vị điều tra phải là đơn vị cơ sở thường trú trên địa bàn tỉnh, TP sẽ đảm bảo tính chỉ số chính xác cho các tỉnh, TP hơn là đơn vị doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập.

2.2. Xác định cấp tính toán chỉ số sản xuất, tiêu thụ, tồn kho

Hầu hết các nước trên thế giới điều tra công nghiệp hàng tháng chỉ áp dụng tính các chỉ số sản xuất công nghiệp cho cấp toàn quốc, không tính toán cho cấp thấp hơn, như cấp tỉnh, TP hay cấp huyện, quận. Lý do chủ yếu chỉ áp dụng cho cấp toàn quốc là vì:

- Điều tra hàng tháng là điều tra thường xuyên, chu kỳ ngắn, nên chỉ cần phản ánh nhanh xu hướng sản xuất ngành công nghiệp theo ngành kinh tế và các sản phẩm/mặt hàng chủ yếu là đủ.

- Nếu phải điều tra, tính các chỉ số sản xuất công nghiệp hàng tháng tới cấp tỉnh, TP, huyện, quận thì khối lượng cơ sở, ngành và sản phẩm chọn mẫu,

400

Page 401: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

thu thập số liệu hàng tháng rất lớn, mất nhiều thời gian thu thập, kiểm tra, tổng hợp kết quả và tốn kém nhiều kinh phí tổ chức điều điều tra.

Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu thực tế, Ban chủ nhiệm đề tài đề nghị cấp áp dụng tính các chỉ số sản xuất công nghiệp hàng tháng đối với Việt Nam là: cấp toàn quốc và cấp tỉnh, TP, không tính cho cấp huyện, quận. Lý do chính là:

- Áp dụng cho cấp tỉnh, TP vì hiện nay, cấp tỉnh, TP không chỉ quản lý về mặt hành chính mà còn tham gia quản lý kinh tế, rất cần các thông tin để đánh giá tăng trưởng kinh tế nói chung và tăng trưởng công nghiệp nói riêng. Hơn nữa, chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng công nghiệp hàng tháng của cấp tỉnh, TP còn là chỉ tiêu thống kê quốc gia để đánh giá tiến trình công nghiệp hóa của đất nước cũng như của các tỉnh, TP.

- Không áp dụng tính các chỉ số sản xuất công nghiệp cho cấp huyện, quận vì nếu điều tra để tính các chỉ số sản xuất công nghiệp tới cấp huyện, quận sẽ làm cho khối lượng công việc liên quan đến chọn mẫu ngành, sản phẩm, cơ sở điều tra và tính các quyền số quá lớn, mất nhiều thời gian, tốn kém kinh phí, không thể thực hiện được.

2.3. Tính các chỉ tiêu về phát triển sản xuất, tiêu thụ, tồn kho theo phương pháp mới, đồng thời tính các chỉ tiêu thống kê công nghiệp hàng tháng theo phương pháp hiện hành

Phương pháp điều tra mới theo chuẩn quốc tế sẽ đưa ra các chỉ số mới về sản xuất, tiêu thụ và tồn kho như đã trình bày ở phần 2 trên đây. Tuy nhiên, không thể chỉ tính và công bố các chỉ tiêu mới, xóa bỏ tất cả các chỉ tiêu cũ mà còn phải tính toán, công bố các chỉ tiêu cũ, thường dùng từ nhiều năm, cụ thể:

- Tính chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp bằng chỉ tiêu truyền thống là “giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định” vì chỉ tiêu này là chỉ tiêu kế hoạch đến năm 2010 của quốc gia cũng như cấp tỉnh, TP.

- Tính chỉ tiêu “giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế và giá so sánh” để phục vụ tính các chỉ tiêu GDP ngành công nghiệp.

2.4. Đề xuất một số nội dung cơ bản về điều tra và tính các chỉ số phát triển sản xuất, tiêu thụ và tồn kho

a. Chọn mẫu điều tra

401

Page 402: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Điều tra công nghiệp hàng tháng được tiến hành theo phương pháp điều tra chọn mẫu. Cách chọn mẫu được thực hiện cho khu vực doanh nghiệp riêng và khu vực cơ sở cá thể riêng.

+ Chọn mẫu cho khu vực doanh nghiệp

(1) Mẫu của khu vực doanh nghiệp được chọn đại diện cho từng tỉnh, TP trực thuộc trung ương và sử dụng cố định cho nhiều năm. Khi cỡ mẫu đã đại diện cho 64 tỉnh, TP thì cũng đại diện cho toàn quốc.

(2) Mẫu của khu vực doanh nghiệp được chọn theo 3 cấp:

- Cấp 1: Chọn ngành công nghiệp cấp 4

- Cấp 2: Chọn sản phẩm

- Cấp 3: Chọn cơ sở sản xuất ra sản phẩm.

(3) Phương pháp chọn mẫu cho mỗi cấp:

Mẫu cấp 1: Chọn các ngành công nghiệp cấp 4 đại diện cho các ngành công nghiệp cấp 1 của tỉnh, thành phố.

Dàn chọn mẫu: Là danh sách các ngành công nghiệp cấp 4 hiện có ở năm 2005, kèm theo giá trị tăng thêm của từng ngành.

Phương pháp chọn mẫu: Các ngành công nghiệp cấp 4 trong mỗi ngành công nghiệp cấp 1 được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ cao nhất đến thấp nhất của chỉ tiêu giá trị tăng thêm theo giá thực tế năm 2005. Sau đó tính tỷ trọng của từng ngành công nghiệp cấp 4 trong tổng giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp cấp 1. Những ngành công nghiệp cấp 4 được chọn vào mẫu điều tra là những ngành có tỷ trọng giá trị tăng thêm cao nhất đến ngành có tỷ trọng giá trị tăng thêm cộng dồn đạt ít nhất là 75% của ngành công nghiệp cấp 1.

Để đảm bảo tính thống nhất cao giữa số liệu của từng tỉnh, TP với số liệu chung của cả nước, yêu cầu khi chọn mẫu các ngành công nghiệp cấp 4 có tỷ trọng lớn của tỉnh, TP phải chú ý ưu tiên các ngành công nghiệp cấp 4 trọng điểm của cả nước. Những ngành công nghiệp cấp 4 trọng điểm của cả nước là những ngành công nghiệp cấp 4 có tỷ trọng giá trị tăng thêm lớn trong ngành công nghiệp cấp 1 và nằm trong danh sách các ngành có tỷ trọng cộng dồn từ cao nhất đến thấp nhất đạt từ 75% trở lên (tính chung cho cả nước).

402

Page 403: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Nguyên tắc ưu tiên các ngành công nghiệp cấp 4 trọng điểm của toàn quốc được quy định như sau:

a/ Những ngành cấp 4 của tỉnh, TP được chọn vào mẫu trùng với các ngành cấp 4 trọng điểm của toàn quốc thì giữ nguyên không thay đổi.

b/ Những ngành công nghiệp cấp 4 của tỉnh, TP được chọn vào mẫu, nhưng không có trong danh sách các ngành cấp 4 trọng điểm của toàn quốc thì xử lý như sau:

- Nếu ngành cấp 4 đó thực sự quan trọng với tỉnh, TP mà không thể thay thế được bằng các ngành khác hoặc có thể thay thế được bằng ngành khác nhưng ngành khác đó cũng không phải là ngành trọng điểm của toàn quốc thì để lại ngành đó trong mẫu đã chọn của tỉnh, thành phố.

- Nếu ngành cấp 4 đó có thể thay thế bằng 1 hoặc 1 số ngành trọng điểm của toàn quốc thì thay ngành đó bằng 1 hoặc 1 số ngành trọng điểm của toàn quốc vào mẫu của tỉnh, TP.

c/ Những ngành cấp 4 là trọng điểm của toàn quốc, nhưng trong mẫu đã chọn của các tỉnh, TP lại chưa đủ 75% giá trị tăng thêm của ngành đó ở toàn quốc thì phải bổ sung thêm các tỉnh, TP có giá trị tăng thêm của ngành đó là lớn nhất và khi đảm bảo chiếm được 75% theo giá trị tăng thêm thì dừng lại.

Mẫu cấp 2: Chọn sản phẩm đại diện cho các ngành công nghiệp cấp 4 được chọn ở mẫu cấp 1.

Dàn chọn mẫu: Là danh mục các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp cấp 4 và kèm theo giá trị sản phẩm được sản xuất trong năm 2005.

Căn cứ vào kết quả điều tra doanh nghiệp 2006 về sản phẩm sản xuất của các cơ sở (gồm cả cơ sở của doanh nghiệp công nghiệp và cơ sở phụ thuộc trong doanh nghiệp của các ngành khác), để tổng hợp danh mục các sản phẩm, số lượng sản xuất và giá trị của từng sản phẩm năm 2005 cho từng ngành công nghiệp cấp 4.

Phương pháp chọn mẫu: Sắp xếp các sản phẩm của từng ngành công nghiệp cấp 4 theo thứ tự giảm dần từ cao nhất đến thấp nhất của giá trị sản phẩm đã tính được.

403

Page 404: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Tính tỷ trọng giá trị của từng sản phẩm trong tổng giá trị sản xuất năm 2005 theo giá thực tế của ngành công nghiệp cấp 4 (Giá trị sản xuất năm 2005 của ngành công nghiệp cấp 4 tính theo cơ sở sản xuất).

Sản phẩm được chọn vào mẫu điều tra là những sản phẩm có tỷ trọng giá trị sản xuất lớn nhất đến sản phẩm có tỷ trọng cộng dồn đạt ít nhất là 70%.

Mẫu cấp 3: Chọn cơ sở sản xuất ra các sản phẩm trong danh mục điều tra.

Dàn chọn mẫu: Là danh sách các cơ sở có sản xuất ra sản phẩm đã được chọn vào mẫu điều tra cấp 2, kèm theo sản lượng sản xuất thực tế năm 2005.

Phương pháp chọn mẫu:

o Sắp xếp các cơ sở có sản xuất cùng loại sản phẩm của năm 2005 theo thứ tự giảm dần từ cơ sở có khối lượng sản phẩm sản xuất cao nhất đến cơ sở có khối lượng sản phẩm sản xuất thấp nhất (khối lượng sản phẩm sản xuất tính theo đơn vị hiện vật thống nhất).

o Tính tỷ trọng khối lượng sản phẩm sản xuất của từng cơ sở trong tổng khối lượng sản phẩm sản xuất của các cơ sở.

o Chọn các cơ sở vào mẫu điều tra theo nguyên tắc lấy từ cơ sở có tỷ trọng cao nhất đến cơ sở có tỷ trọng cộng dồn đạt ít nhất là 70%.

Tổng hợp các cơ sở được chọn của những sản phẩm trong mẫu điều tra cấp 2, đó là danh sách của mẫu cấp 3. Hay nói cách khác đó chính là danh sách các cơ sở sản xuất được điều tra hàng tháng của tỉnh, TP.

+ Chọn mẫu cho khu vực công nghiệp cá thể

Mẫu điều tra cơ sở công nghiệp cá thể hàng tháng được chọn đại diện cho huyện, quận, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, TP.

Mẫu chọn cố định cho nhiều năm, khi có biến động ảnh hưởng đến tính các chỉ tiêu công nghiệp hàng tháng, sẽ được bổ sung hoặc chọn lại mẫu.

Phương pháp chọn mẫu:

Mẫu điều tra cơ sở công nghiệp cá thể hàng tháng được chọn theo 3 cấp:

Mẫu cấp 1: Chọn các ngành công nghiệp cấp 2 đại diện cho các ngành CN cấp 1 của huyện, quận.

Phương pháp chọn cụ thể như sau:

404

Page 405: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

- Sắp xếp các ngành công nghiệp cá thể cấp 2 trong ngành cấp 1 của huyện, quận theo thứ tự giảm dần của chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá thực tế của năm chọn mẫu.

- Tính tỷ trọng giá trị sản xuất của từng ngành công nghiệp cấp 2 trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp cá thể của ngành cấp 1.

- Chọn những ngành công nghiệp có tỷ trọng cao nhất đến các ngành tiếp theo cho đến ngành có tỷ trọng cộng dồn đạt ít nhất 75% thì dừng lại. Những ngành công nghiệp cấp 2 nói trên được chọn mẫu điều tra cho các ngành công nghiệp cấp 1 của huyện, quận.

Mẫu cấp 2: Chọn xã, phường đại diện cho sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 2 được chọn mẫu.

Trong mỗi ngành công nghiệp cấp 2 được điều tra, chọn các xã, phường có giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong ngành. Các xã, phường được chọn phải đảm bảo chiếm ít nhất 70% giá trị sản xuất (hoặc cơ sở sản xuất) của ngành đó trong huyện, quận.

Mẫu cấp 3: Chọn cơ sở sản xuất đại diện cho mỗi ngành công nghiệp cấp 2.

Trong các xã, phường được chọn điều tra, tiến hành lập danh sách các cơ sở theo ngành công nghiệp cấp 2 trọng điểm đã được chọn ở mẫu cấp 1.

Sau khi đã có danh sách các cơ sở theo từng ngành công nghiệp cấp 2 của tất cả các xã phường được chọn mẫu, tiến hành chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên rải đều.

b. Nội dung điều tra

* Đối với cơ sở thuộc doanh nghiệp: Tên cơ sở; Địa chỉ; Loại hình doanh nghiệp; Khối lượng sản phẩm tồn kho đầu tháng; Khối lượng sản phẩm sản xuất trong tháng; Khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong tháng; Giá trị sản phẩm tiêu thụ trong tháng; Khối lượng sản phẩm xuất kho cho chế biến tiếp ở DN; Khối lượng sản phẩm dự tính sản xuất của tháng tiếp theo; Doanh thu thuần của hoạt động SXCN thực hiện trong tháng.

* Đối với cơ sở công nghiệp cá thể: Tên cơ sở; Địa chỉ; Ngành hoạt động chính; Doanh thu của hoạt động sản xuất công nghiệp trong tháng; Thuế tiêu thụ phát sinh phải nộp trong tháng; Khối lượng sản phẩm sản xuất trong tháng.

c. Bổ sung mẫu điều tra

405

Page 406: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Nếu mẫu có biến động ảnh hưởng đến tính đại diện của các chỉ tiêu được công bố hàng tháng của địa phương thì sẽ được bổ sung hàng năm. Nguyên tắc bổ sung mẫu chỉ được thực hiện cho sản phẩm trong ngành cấp 4 khi sản phẩm đó được bổ sung thêm năng lực sản xuất mới, mà năng lực sản xuất ấy tạo ra khối lượng sản phẩm bằng 15% tổng khối lượng sản phẩm đó của tháng điều tra hoặc chỉ bổ sung mẫu khi cơ sở sản xuất cùng loại sản phẩm đã được chọn điều tra có khối lượng lớn hơn khối lượng của cơ sở cuối cùng được chọn.

Một số ví dụ về việc bổ sung mẫu và tính toán chỉ số mới có sự tham gia của mẫu mới (xem trong báo cáo tổng hợp).

d. Các biểu báo cáo tổng hợp kết quả điều tra công nghiệp hàng tháng

Biểu số 1: Chỉ số khối lượng sản xuất công nghiệp.

Biểu số 2: Sản xuất sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp.

Biểu số 3: Chỉ số tiêu thụ, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp.

Biểu số 4: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp theo giá cố định.

Biểu số 5: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp theo giá thực tế và giá so sánh.

V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

(1) Phương pháp điều tra công nghiệp hàng tháng hiện nay (chủ yếu đánh giá sự phát triển của ngành công nghiệp bằng chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định 1994) của Việt Nam đã lạc hậu, không còn phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Do vậy, nghiên cứu, áp dụng phương pháp luận mới để đánh giá sự phát triển ngành công nghiệp hàng tháng là điều cần thiết, cấp bách, không thể trì hoãn.

(2) Việc áp dụng phương pháp luận mới về điều tra công hàng tháng để tính toán, phổ biến các chỉ số phát triển sản xuất, tiêu thụ, tồn kho ngành công nghiệp theo chuẩn mực quốc tế là không khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên, để việc áp dụng vừa phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin trong nước hiện nay là rất phức tạp, khó khăn vì các lý do chủ yếu sau:

- Hầu hết các nước chỉ điều tra, tính toán và phổ biến các chỉ số công nghiệp hàng tháng ở cấp quốc gia, trong khi Việt Nam phải thực hiện tới cấp

406

Page 407: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

tỉnh, TP, thậm chí một số chỉ tiêu phải thực hiện đến cấp quận, huyện. Đây là đòi hỏi của thực tế cơ chế quản lý kinh tế các cấp của Việt Nam và cũng là đòi hỏi làm cho việc áp dụng phương pháp luận mới về thống kê công nghiệp hàng tháng vào Việt Nam gặp khó khăn lớn nhất do kỹ thuật chọn mẫu phức tạp hơn rất nhiều, đồng thời làm cho số lượng mẫu điều tra (ngành, sản phẩm, cơ sở), khối lượng công việc tổ chức, tính toán, tổng hợp và phổ biến số liệu lớn hơn rất nhiều so với các nước khác trên thế giới.

- Việc thiết kế điều tra theo phương pháp mới ở Việt Nam không chỉ dừng lại ở việc phổ biến một số chỉ số cơ bản như hầu hết các nước khác đang thực hiện như: chỉ số phát triển sản xuất, chỉ số tiêu thụ và chỉ số tồn kho mà còn phải duy trì tính toán, tổng hợp và phổ biến thêm các chỉ số khác có tính chất đáp ứng thời kỳ quá độ chuyển đổi, đáp ứng mục tiêu kiểm điểm kế hoạch thực hiện phát triển kinh tế các cấp từ trung ương đến các địa phương đến năm 2010 như: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế và giá so sánh.

- Việc tính toán, tổng hợp và phổ biến số liệu không chỉ dừng lại ở chỉ số bằng số tương đối mà một số chỉ tiêu còn phải bằng cả số tuyệt đối.

- Mặc dù phương pháp mới, hệ thống chỉ tiêu mới có nhiều ưu điểm, nhưng để triển khai thực hiện có kết quả, cần phải thống nhất quan điểm, nhận thức của người làm công tác thống kê, các cơ sở báo cáo thống kê và đặc biệt với người sử dụng thông tin thấy được sự cần thiết cấp bách phải thay thế phương pháp cũ bằng phương pháp mới. Điều này xem ra không dễ dàng vì phương pháp cũ đã quen thuộc và tồn tại gần 50 năm, trong khi phương pháp mới lại có nhiều điểm mà lâu nay, mới nghe nói nhưng chưa áp dụng, mới học lý thuyết mà chưa giỏi thực hành như: Vấn đề quyền số, chọn mẫu, phân tích chu kỳ sản xuất và đặc biệt với người sử dụng thông tin cần thay đổi tập quán thích sử dụng số tuyệt đối, thì nay cần sử dụng thông tin nhiều hơn là các chỉ số (số tương đối) trong mối quan hệ phân tích tổng hợp sâu sắc hơn đến cả quá trình sản xuất công nghiệp gắn với cơ chế thị trường. Hơn nữa cũng cần phải công bố và giải thích đầy đủ để người dùng tin hiểu được sự khác nhau giữa các chỉ số, đặc biệt là sự khác nhau giữa “chỉ số giá trị sản xuất theo giá cố định” và chỉ số mới là “chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp - tính theo khối lượng sản phẩm và quyền số là giá trị tăng thêm” vì chỉ số mới sẽ cho tốc độ tăng trưởng thấp hơn, nhưng phản ánh chính xác hơn chỉ số thường dùng hiện nay là giá trị sản xuất theo giá cố định do tính trùng

407

Page 408: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

quá nhiều, gây tâm lý không thấy thoải mái cho các nhà lãnh đạo mắc bệnh thành tích, thích tốc độ tăng trưởng cao nhưng không thực chất.

Xuất phát từ khả năng áp dụng phương pháp luận mới về điều tra công nghiệp hàng tháng vào thực tiễn Việt Nam, kiến nghị lộ trình áp dụng như sau:

Năm 2007 áp dụng chính thức phương pháp mới và hệ thống chỉ tiêu mới, kết hợp tính các chỉ tiêu cũ, nhưng trước mắt chỉ tính và công bố 3 chỉ tiêu sau:

- Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định và chỉ số sản xuất công nghiệp tính bằng giá trị sản xuất theo giá cố định 1994.

- Chỉ số phát triển sản xuất tính bằng khối lượng sản của các sản phẩm công nghiệp chủ yếu được điều tra mẫu.

- Số lượng sản phẩm và chỉ số khối lượng sản xuất của các sản phẩm công nghiệp chủ yếu.

Những chỉ tiêu khác như: Chỉ số tiêu thụ, chỉ số tồn kho, giá trị sản xuất theo giá so sánh sẽ được tính thử nghiệm ở năm 2008 và chính thức tính toán và công bố vào các quí của năm 2009 trở đi.

Đến năm 2010 phương pháp thống kê công nghiệp mới hàng tháng sẽ được thực hiện ổn định và các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán và công bố kịp thời đầy đủ đến tất cả các đối tượng dùng tin. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, mở rộng các chỉ tiêu điều tra, tổng hợp và phổ biến như: Chỉ số sử dụng lao động, thu nhập của người lao động, chỉ số sử dụng công suất, chỉ số sử dụng thời gian,...

Năm 2010 chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bắt đầu từ 2011 thay thế năm gốc so sánh từ 2005 thành năm gốc 2010.

Từ năm 2011 trở đi, hoàn toàn xoá bỏ, không tính và công bố chỉ tiêu “giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định” mà thay bằng chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng công nghiệp hàng tháng là “chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo chính thức kết quả thực hiện Dự án “Nghiên cứu Phát triển Thống kê Công nghiệp Việt Nam” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện - Tháng 8 năm 2006.

408

Page 409: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

2. Báo cáo chính thức kết quả thực hiện Dự án “Thực hiện Chương trình Thống kê Công nghiệp Quốc gia” năm 2000 do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) thực hiện (Dự án triển khai từ năm 1997 đến 2000 tại Việt Nam).

3. Chuyên san “Thống kê Công nghiệp hàng tháng” - Viện Khoa học Thống kê năm 2006.

4. Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ về điều tra công nghiệp hàng tháng của Nhật Bản.

5. Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ về điều tra công nghiệp hàng tháng của Thái Lan.

6. Nghiên cứu áp dụng tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp - PGS.TS Tăng Văn Khiên.

409

Page 410: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

ĐỀ TÀI KHOA HỌC

SỐ: 2.2.8-CS06

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG THÔNG TIN THỐNG KÊ CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ ĐỂ TÍNH CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ

QUỐC GIA

2. Cấp đề tài : Cơ sở

3. Thời gian nghiên cứu : 2006

4. Đơn vị chủ trì : Vụ phương pháp chế độ

5. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê

6. Chủ nhiệm đề tài : CN. Đào Ngọc Lâm

7. Những người phối hợp nghiên cứu:

PGS. TS. Tăng Văn Khiên

CN. Đào Thị Kim Dung

CN. Vũ Thị Mai

8. Điểm đánh giá nghiệm thu đề tài: 8,0 / Xếp loại: Khá

410

Page 411: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

PHẦN ISỰ CẦN THIẾT VÀ TÍNH CẤP BÁCH CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU

Việc nghiên cứu xác định hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh để tính các chỉ tiêu thống kê quốc gia là việc làm rất cần thiết và có tính cấp bách. Sự cần thiết và tính cấp bách của việc nghiên cứu xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh để tính các chỉ tiêu thống kê quốc gia xuất phát từ 3 điểm chủ yếu sau đây.

1. Xuất phát từ yêu cầu pháp lý

Trong Quyết định số 305/2005/QĐ-TTg ngày 24/11/2005 ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Thủ tướng chính phủ đã giao trách nhiệm cho Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê quy định hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh/huyện/xã.

Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh bao gồm:

1) Những chỉ tiêu thống kê trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia có phân tổ theo tỉnh/thành phố;

2) Những chỉ tiêu phục vụ yêu cầu quản lý hoặc nhu cầu thông tin đặc thù của địa phương.

Đầu vào của hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia không phải bao gồm tất cả những nội dung trên do Cục Thống kê báo cáo Tổng cục Thống kê mà chỉ báo cáo những chỉ tiêu mà Tổng cục Thống kê cần thu thập ở cấp tỉnh qua kênh ngành dọc.

Như vậy, yêu cầu pháp lý đòi hỏi phải có sự nghiên cứu xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh để tính các chỉ tiêu thống kê quốc gia.

2. Xuất phát từ vị trí, vai trò của hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh

a) Thông tin thống kê thu thập từ cấp tỉnh (ngành dọc) là một trong hai kênh thông tin quan trọng để tính các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.

Việc tính toán thông tin theo hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Tổng cục Thống kê phải tiến hành thu thập, tổng hợp theo hai kênh với hướng phân công như sau:

- Kênh thông tin từ ngành dọc, bao gồm chủ yếu những thông tin từ khu vực sản xuất kinh doanh và khu vực hộ gia đình.

411

Page 412: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

- Kênh thông tin từ Bộ, ngành, bao gồm những thông tin được tổng hợp từ hồ sơ hành chính, từ báo cáo hành chính.

b) Việc thu thập tổng hợp thông tin thống kê từ cấp tỉnh đòi hỏi tính chuyên nghiệp thống kê cao hơn.

Đã gọi là hồ sơ hành chính, báo cáo hành chính thì thông tin từ kênh này gần như là một tất yếu, một sự tận dụng cái đã có sẵn phần lớn thu thập và tổng hợp từ dưới lên, thông qua việc quản lý hành chính; tính thống kê mà đặc trưng chủ yếu là số lớn, là mẫu ít được áp dụng. Trái lại, thông tin từ sản xuất kinh doanh, từ hộ gia đình thì phần lớn được áp dụng bằng hình thức điều tra mẫu là chủ yếu, báo cáo định kỳ chủ yếu áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đã nói đến điều tra, đặc biệt là điều tra mẫu là nói đến phương án điều tra, với các nội dung khác hẳn với việc thu thập, tổng hợp từ báo cáo, nhất là từ báo cáo hành chính. Trong đó có những nội dung đòi hỏi trình độ nghiệp vụ thống kê cao hơn, có tính chuyên nghiệp hơn, như:

- Xác định phạm vi điều tra;

- Xác định các đơn vị điều tra, đối tượng điều tra;

- Xây dựng dàn chọn mẫu để điều tra;

- Phương pháp chọn đơn vị mẫu;

- Phương pháp điều tra;

- Tính toán suy rộng kết quả điều tra.

c) Thông tin được thu thập từ kênh ngành dọc khối lượng nhiều hơn thu thập từ hồ sơ hành chính thuộc nhiều Bộ ngành quản lý nhà nước.

3. Xuất phát từ thực trạng của hệ thống thông tin thống kê thu thập từ cấp tỉnh

Việc thu thập hệ thống thông tin thống kê từ cấp tỉnh, hiện nay có những kết quả ưu điểm và hạn chế, bất cập.

a) Những kết quả, ưu điểm chủ yếu

- Thứ nhất, đây là nguồn thông tin thống kê chủ yếu để tính toán thông tin thống kê quốc gia. Hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu được thu thập, tổng hợp từ ngành dọc, từ cấp tỉnh, huyện, xã, từ các chỉ tiêu tổng hợp đến các chỉ tiêu chuyên ngành. Cục Thống kê tỉnh trở thành đầu mối thu thập hầu hết các thông tin từ các doanh nghiệp, các sở ngành, các hộ gia đình và tổng hợp báo cáo

412

Page 413: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

Tổng cục Thống kê; chỉ còn một số loại thông tin nếu không thu thập, tổng hợp đựơc từ Cục Thống kê (như thông tin từ các ngành quản lý ngành dọc chẳng hạn), hoặc những thông tin nếu thu thập, tổng hợp từ Cục Thống kê sẽ không chính xác (như thông tin về lĩnh vực xuất, nhật khẩu, thông tin về khách quốc tế đến Việt Nam... nếu tổng hợp từ Cục Thống kê sẽ dễ trùng lắp).

- Thứ hai, do là một đầu mối, nên Cục Thống kê các tỉnh, thành phố có điều kiện thu thập, tổng hợp thông tin tương đối toàn diện để phục vụ địa phương và báo cáo cho Tổng cục Thống kê.

Cũng nhờ vậy mà thông tin do Cục Thống kê tổng hợp báo cáo có điều kiện tập trung và trở thành nguồn thông tin thống kê tổng hợp duy nhất để báo cáo cấp Uỷ, chính quyền và cung cấp cho các ngành, các cấp ở địa phương, nâng cao vị trí, vai trò của hệ thống thống kê ngành dọc.

b) Những hạn chế, bất cập

Việc thu thập, tổng hợp thông tin thống kê từ Cục Thống kê, từ ngành dọc hiện cũng còn nhiều hạn chế, bất cập.

- Thứ nhất, có sự trùng, chéo thông tin giữa hai kênh ngành dọc và kênh Bộ, ngành, nhất là những thông tin được tổng hợp từ hồ sơ hành chính. Những thông tin sau đây đã đựơc thu thập, tổng hợp từ cả hai kênh ngành dọc và kênh Bộ ngành (cụ thể trong báo cáo tổng hợp).

- Thứ hai, gánh nặng thông tin cho hệ thống thống kê tập trung dồn cho ngành dọc, trong khi không tập trung được các thông tin tổng hợp từ hồ sơ và báo cáo hành chính của các Bộ, ngành. Tình hình này dẫn đến hai hậu quả:

Một, gánh nặng dồn vào hệ thống tổ chức thống kê tập trung, làm cho hệ thống thống kê tập trung không có điều kiện tập trung vào các thông tin thuộc chức năng nhiệm vụ của mình mà không có Bộ, ngành nào có thể thay thế được. Đi kèm theo gánh nặng thông tin là gánh nặng biên chế, gánh nặng kinh phí...

Hai, không tận dụng được các thông tin tổng hợp từ hồ sơ và báo cáo hành chính của các Bộ, ngành vô hình dung đã giảm nhẹ vai trò của hệ thống thống kê Bộ, ngành cả về tổ chức, bộ máy, cả về chức năng nhiệm vụ, cả về sự đa dạng phong phú của hệ thông thông tin thống kê.

- Thứ ba, do tập trung chủ yếu vào việc thu thập thông tin từ hệ thống tổ chức thống kê ngành dọc, trong khi nguồn số liệu để báo cáo từ hồ sơ hành chính, Cục Thống kê tỉnh, thành phố, phòng thống kê huyện, quận, thị xã,

413

Page 414: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

thành phố trực thuộc tỉnh lại nằm ở các Sở ban ngành, ở các phòng ban chuyên môn thuộc ngành lĩnh vực do Bộ, ngành quản lý. Một số Cục Thống kê đã phải thốt lên:” Tổng cục Thống kê đã biến Cục Thống kê thành người đi xin số liệu của các Sở, ngành”

- Thứ tư, Cục Thống kê phải thu thập, tổng hợp thông tin thống kê theo địa bàn lãnh thổ, tức là phải thu thập, tổng hợp thông tin thống kê không chỉ của những đơn vị do địa phương quản lý, còn phải thu thập, tổng hợp thông tin thống kê của những đơn vị do trung ương quản lý. Điều đó giải thích tại sao, nếu tính giá thực tế, Cục Thống kê tổng hợp vẫn còn thiếu theo số thực tế phát sinh trên địa bàn.

PHẦN IICÁC VẤN ĐỀ CHUNG CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG THÔNG TIN

THU THẬP TỪ CẤP TỈNH

1) Căn cứ để xác định những chỉ tiêu cần thu thập từ cấp tỉnh

Mục tiêu của đề tài là xác định những chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh để tính chỉ tiêu thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. Điều đó có nghĩa là phải xác định được những chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia phải thu thập từ cấp tỉnh. Để thực hiện công việc này, cần lấy hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia làm chuẩn, rồi dùng những phương pháp loại trừ những chỉ tiêu thống kê cần thu thập từ kênh Bộ, ngành và những chỉ tiêu thống kê do cấp tỉnh thu thập. Cụ thể cách làm như sau:

a) Căn cứ và hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia để xác định những chỉ tiêu thu thập từ kênh Bộ, ngành.

Đó là cơ sở cho việc xây dựng chế độ báo cáo thống kê tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ ban hành áp dụng đối với các Bộ, ngành rất có ý nghĩa đối với hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh. Bởi vì Bộ, ngành sẽ ban hành chế độ báo cáo áp dụng đối với Sở ngành và các phòng ban chuyên môn đồng gửi cho các Cục Thống kê cấp tỉnh và phòng thống kê cấp huyện để phục vụ địa phương.

Cục Thống kê không phải tổng hợp những chỉ tiêu này để báo cáo Tổng cục Thống kê, nhằm khắc phục những nhược điểm trùng lắp như hiện nay và bảo đảm nguyên tắc tránh trùng lắp theo quy định của Tổng cục Thống kê; Tổng cục Thống kê vẫn có số liệu thu thập qua báo cáo của các Bộ, ngành, vừa tận dụng được thông tin tổng hợp từ hồ sơ và báo cáo hành chính, vừa tăng cường được công tác thống kê các Bộ, ngành.

414

Page 415: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

b) Căn cứ và hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia để xác định những chỉ tiêu do Tổng cục Thống kê thu thập tổng hợp.

Trong các chỉ tiêu mà Thủ tuớng đã phân công cho Tổng cục Thống kê, không phải các chỉ tiêu nào cũng giao cho Tổng cục Thống kê cũng đều phải yêu cầu các địa phương báo cáo. Bởi vì;

- Có một số chỉ tiêu do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính toán từ các chỉ tiêu tổng hợp của cả nước, như các chỉ tiêu:

0308- Năng suất lao động xã hội do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính từ GDP và lao động của cả nước.

0411- Năng lực sản xuất của một số sản phẩm chủ yếu do Tổng cục Thống kê trực tiếp tổng hợp từ các Bộ, ngành.

0502- Vốn đầu tư thực hiện so với tổng sản phẩm trong nước do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính từ vốn đầu tư thực hiện và GDP của cả nước.

0503- Hệ số sử dụng vốn đầu tư (ICOR) do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính từ các chỉ tiêu vốn đầu tư, GDP theo giá thực tế, giá so sánh, tốc độ tăng GDP.

0603- Cơ cấu Tổng sản phẩm trong nước (giá thực tế) do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính toán trên cơ sở GDP theo giá thực tế của toàn bộ nền kinh tế và của từng nhóm ngành (nông, lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ), của từng ngành cấp I... ở tầm cả nước.

0604- Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (giá so sánh) do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính trên cơ sở GDP của cả nước tính theo giá so sánh.

0605- Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (tính bằng VNĐ theo giá thực tế, tính bằng đô la Mỹ theo tỷ giá hối đoái và sức muưa tương đương) do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính cho cả nước.

0606- Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính từ các chỉ tiêu của cả nước.

0607- Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố vốn, lao động, năng suất các nhân tổ tổng hợp vào tốc độ tăng trưởng chung do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính từ các chỉ tiêu của cả nước.

0608- Tính tích luỹ tài sản gộp (giá thực tế, giá so sánh) do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính từ các chỉ tiêu chung của cả nước.

0609- Tích luỹ tài sản thuần (giá thực tế, giá so sánh) do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính từ các chỉ tiêu chung của cả nước.

415

Page 416: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

0610- Tiêu dùng cuối cùng của nhà nước (giá thực tế, giá so sánh) do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính từ các chỉ tiêu chung của cả nước.

0611- Tiêu dùng cuối cùng của cá nhân (giá thực tế, giá so sánh) do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính từ các chỉ tiêu chung của cả nước.

0612- Tổng thu nhập quốc gia (giá thực tế) do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính từ các chỉ tiêu chung của cả nước.

0613- Thu nhập quốc gia khả dụng (giá thực tế) do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính từ các chỉ tiêu chung của cả nước.

0614- Tiết kiệm so với tổng sản phẩm trong nước (giá thực tế) do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính từ tiết kiệm và GDP cuả cả nước.

0702- Thu ngân sách nhà nước so với tổng sản phẩm trong nước do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính từ thu ngân sách nhà nứơc và GDP theo giá thực tế cuả cả nước.

0705- Bội chi ngân sách nhà nứơc so với tổng sản phẩm trong nước do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính từ mức bội chi ngân sách nhà nước và GDP tính theo giá thực tế của cả nước.

0814 - Thu phí bảo hiểm do Tổng cục Thống kê thu thập trực tiếp từ Bộ Tài chính (hoặc Tổng công ty bảo hiểm), sau đó phân bổ các chỉ tiêu cho các địa phương; nếu có phân cho các địa phương cũng không phải báo cáo cho Tổng cục Thống kê

0815- Chi bồi thường bảo hiểm và trả tiền bảo hiểm, giống như 0814.

1006 - Nguồn năng lượng và tiêu dùng năng lượng so Tổng cục Thống kê cân đối trên phạm vi cả nước; nếu có thu thập tổng hợp ở địa phương thì chủ yếu lấy lượng tiêu dùng. Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê lấy số liệu ở Tổng công ty điện lực Việt Nam và một số nguồn khác thuận lợi hơn là yêu cầu cấp tỉnh báo cáo.

1205 - Xuất, nhập khẩu với các châu lục, khối nước, nước vùng/vùng lãnh thổ do Tổng cục Thống kê trực tiếp thu thập, tổng hợp số liệu từ Bộ Tài chính (Tổng cục Hải Quan) không yêu cầu các Cục Thống kê tỉnh báo cáo.

1206 - Xuất siêu/nhập siêu hàng hoá do Tổng cục Thống kê trực tiếp thu thập, tổng hợp số liệu từ Tổng cục Hải quan, không yêu cầu các Cục Thống kê tỉnh báo cáo.

1207 - Giá trị xuất khẩu dịch vụ

416

Page 417: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

1208 - Giá trị nhập khẩu dịch vụ

1209 - Xuất siêu/nhập siêu dịch vụ.

3 chỉ tiêu này Tổng cục Thống kê trực tiếp thu thập tổng hợp từ các Bộ ngành (Ngân hàng nhà nước và các bộ ngành có quản lý dịch vụ).

1304- 1305 Chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ do do Tổng cục Thống kê trực tiếp số liệu của Tổng cục Hải Quan không yêu cầu các Cục Thống kê tính.

1604- Số thuê bao điện thoại bình quân 100 dân do Tổng cục Thống kê tính từ số thuê bao và dân số bình quân.

1807- Tỷ lệ đi học phổ thông do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính trên cơ sở số học sinh phổ thông và số dân số trong độ tuổi đi học tương ứng

1903- Số thầy thuốc, số bác sĩ bình quân 10.000 dân do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính từ số thầy thuốc, số bác sỹ do Bộ Y tế cung cấp và số dân số ngành Thống kê nắm.

2101- Chỉ số phát triển con người (HDI) do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính trên phạm vi cả nước dựa vào chỉ số thành phần là GDP bình quân đầu người, chỉ số tuổi thọ và chỉ số giáo dục.

Số chỉ tiêu còn lại trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia phân công cho Tổng cục Thống kê chịu trách nhiệm chính thu thập, tổng hợp từ tỉnh. Tuy nhiên trong những chỉ tiêu này, cũng còn một số chỉ tiêu được thu thập bằng các cuộc điều tra trực tiếp do Tổng cục Thống kê tiến hành theo phương án điều tra thống nhất từ trên xuống dưới, phương án xử lý tập trung cả nước hay theo vùng, khi xử lý tổng hợp thông tin Tổng cục Thống kê sẽ chia số liệu theo tỉnh, thành phố chẳng hạn:

2010 - Dân số Tổng cục Thống kê tiến hành điều tra mẫu dân số hàng năm rồi tính suy rộng cho tỉnh, không yêu cầu tỉnh báo cáo; chỉ khi nào giữa Cục Thống kê và Tổng cục Thống kê có sự sai lệch mới yêu cầu báo cáo và trả lời.

- Các chỉ tiêu về Dân số khác (0203,0204,0205,0206,0207,0208) cũng tương tự.

2. Nguyên tắc xây dựng

Việc nghiên cứu xác định hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh để tính chỉ tiêu thống kê quốc gia phải đáp ứng các yêu cầu và nguyên tắc sau đây:

417

Page 418: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

a) Đáp ứng yêu cầu thông tin (như trình bầy ở trên)

b) Bảo đảm tính khả thi, tức là có thể tính được hoặc muốn tính được thì phải có những điều kiện nhất định chẳng hạn:

0201- Dân số Tổng điều tra 10 năm 1 lần. Nhưng hàng năm phải có số liệu này, nên phải điều tra mẫu. Nếu chỉ phân tổ theo giới tính và thành thị nông thôn thì có thể thực hiện được; nhưng nếu phân tổ theo đơn vị hành chính (huyện/quận/thị xã/thành phố) thì có 2 vấn đề dặt ra:

+ Hoặc là phải mở rộng qui mô điều tra chọn mẫu để suy rộng đến cấp huyện chứ không thể chỉ có suy rộng đến cấp tỉnh như hiện nay; nếu vậy kinh phí rất lớn, ngành Thống kê không thể bảo đảm được.

+ Hoặc là phải sử dụng số liệu do ngành Dân số - Gia đình và Trẻ em báo cáo từ thôn, xã lên, nếu sử dụng số liệu này sẽ rất khó chính xác và thường có chênh lệch lớn khi tính cho cấp tỉnh cũng như cả nước.

Chúng tôi xin đề nghị đề xuất cách tính như sau: Sử dụng kết quả điều tra chọn mẫu suy rộng đến cấp tỉnh của ngành Thống kê như hiện nay. So sánh số liệu cộng từ huyện lên tỉnh của ngành Dân số - Gia đình và Trẻ em với số liệu điều tra mẫu ở cấp tỉnh của ngành Thống kê, sau đó dùng hệ số đó nhân với số liệu từng huyện của ngành Dân số - Gia đình và Trẻ em để điều chính.

0501- Vốn đầu tư thực hiện. Đối với vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý, vốn của các doanh nghiệp, vốn đầu tư nước ngoài, của hộ cá thể hiện đã có nguồn thu thập; nguồn vốn ngân sách do Trung ương quản lý đầu tư trên địa bàn thu thập có khó khăn hơn, nhưng có thể lấy từ kho bạc nhà nước tỉnh; còn nguồn của hộ gia đình thì có thể cài đặt vào điều tra mức sống hộ gia đình 2 năm một lần. Muốn có số liệu hàng năm thì phải dựa vào kết quả điều tra hộ gia đình năm trước để ước tính, hoặc Tổng cục cấp kinh phí để điều tra.

1004- Số lượng nhà ở và tổng diện tích mặt sàn xây dựng nhà ở mới đã hoàn thành. Tổng cục phải cho điều tra mới thu thập được số liệu này.

1401- Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam.

1404- Số lượng, năng lực và công suất sử dụng cơ sở lưu trú. Tổng cục phải cho điều tra mới thu thập được.

1606- Số máy vi tính đang sử dụng. Các đối tượng khác thì có thể cài đặt đựơc nhưng đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thì chưa có nguồn lấy.

418

Page 419: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

1803- Tỷ lệ đị học phổ thông (phân tổ chính là chung/đúng tuổi, cấp học, giới tính) gặp khó khăn do mẫu số không thể cung cấp được hàng năm.

1913 - Số người tàn tật có hai vấn đề: một là phải điều tra, hai là để ngành Thống kê điều tra hay ngành Lao động - Thương bình và Xã hội điều tra.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊKết luận

Việc nghiên cứu xác định hệ thống thông tin cấp tỉnh để tính chỉ tiêu thống kê quốc gia là việc làm rất cần thiết và có tính cấp bách. Ngoài ý nghĩa hệ thống thông tin này là cơ sở đầu vào quan trọng để tính chí tiêu thống kê quốc gia theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, việc nghiên cứu xác định hệ thống thông tin cấp tỉnh còn có ý nghĩa nhiều mặt.

Một mặt, hệ thống chỉ tiêu này cùng với các thông tin do các Sở, ngành cung cấp (theo chế độ báo cáo tổng hợp của các Bộ, ngành quy định cho các Sở, ngành khi báo cáo cho Bộ, ngành thì đồng thời báo cáo gửi cho Cục Thống kê) hình thành Bộ chỉ tiêu thống kê tương đối hoàn chỉnh của cấp tỉnh, phục vụ việc điều hành chỉ đạo của cấp Uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và các nhu cầu thông tin thống kê của các đối tượng khác nhau đối với các tỉnh/thành phố trong điều kiện cơ chế và phân cấp quản lý cuả Việt Nam.

Mặt khác, hệ thống thông tin này còn là cơ sở cho việc sửa đổi chế độ báo cáo thống kê hiện hành đối với cấp tỉnh hiện vừa thiếu vừa thừa, vừa nặng nề, trùng chéo và vừa khó có tính khả thi.

Hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh còn bảo đảm tính thống nhất một nguyên tắc quan trọng của hoạt động thống kê theo quy định của Luật Thống kê, đồng thời giảm nhẹ gánh nặng cho Cục Thống kê trong việc báo cáo Tổng cục Thống kê, có điều kiện tập trung vào việc thành lập, tổng hợp tính toán và báo cáo những chỉ tiêu quan trọng nhất, phù hợp với chức năng chủ yếu của ngành Thống kê, theo mô hình tập trung kết hợp với phân tán.

Kiến nghị

1) Kết quả cuả đề tài này là cơ sở để Tổng cục Thống kê:

- Ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã theo quy định của Thủ tướng Chính phủ trong Quyết định số 305/QĐ-TTg ngày 24/11/2005 về việc ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.

419

Page 420: vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/214/Ky yeu 2006.doc · Web view- Tổng cục nên nghiên cứu và áp dụng phương thức thu thập thông tin qua báo cáo

- Ban hành chế độ báo cáo thống kê và quyết định điều tra thống kê đối với cấp tỉnh về những chỉ tiêu thống kê được Thủ tướng Chính phủ phân công chịu trách nhiệm chính thu thập, tổng hợp trong quy định trên. Chế độ báo cáo và điều tra thống kê đối với cấp tỉnh cần lấy đây làm căn cứ để tránh sự trùng lắp gây nặng nề cho Cục Thống kê tỉnh/thành phố và để bảo đảm thực hiện các chỉ tiêu thống kê quốc gia được phân công.

2) Để có thể thực hiện được hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh phục vụ việc tính chỉ tiêu thống kê quốc gia như đề xuất trên, Tổng cục cần cân nhắc về phạm vi điều tra (mở rộng đến cấp tỉnh hay cấp huyện) hoặc có cách hợp lý (ước tính, xây dựng hệ số điều chỉnh) đối với cấp huyện, cấp xã để bảo đảm có nguồn thông tin và phù hợp với cơ chế và quản lý của nứơc ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Thống kê.

2. Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13/2/2004/ của Chính phủ.

3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia ban hành theo Quyết định 3005/2005/QĐ-TTg ngày 24/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

4. Tham gia ý kiến của 64 Cục Thống kê tỉnh/thành phố.

5. Khảo sát thực tế tại 20 Cục Thống kê tỉnh/thành phố.

420