Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn...

126
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH --------------------------------- NGUYỄN CHƢƠNG PHÁT ẢNH HƢỞNG CỦA HỆ THỐNG ANH SINH XÃ HỘI TỚI VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI HỘ NÔNG DÂN HUYỆN VĂN CHẤN - TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2009

Upload: others

Post on 15-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

---------------------------------

NGUYỄN CHƢƠNG PHÁT

ẢNH HƢỞNG CỦA HỆ THỐNG ANH SINH XÃ HỘI

TỚI VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI HỘ NÔNG DÂN HUYỆN

VĂN CHẤN - TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2009

Page 2: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

---------------------------------

NGUYỄN CHƢƠNG PHÁT

ẢNH HƢỞNG CỦA HỆ THỐNG ANH SINH XÃ HỘI

TỚI VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI HỘ NÔNG DÂN HUYỆN

VĂN CHẤN - TỈNH YÊN BÁI

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

MÃ SỐ : 60 - 31 - 10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. BÙI ĐÌNH HÕA

THÁI NGUYÊN - 2009

Page 3: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác

giả. Các số liệu và kết quả sử dụng trong luận văn là trung

thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đều được ghi

rõ ràng nguồn gốc của các tài liệu.

Tác giả luận văn

NGUYỄN CHƢƠNG PHÁT

Page 4: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iv

LỜI CẢM ƠN

ĐỀ TÀI: " Ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã hội tới vấn đề nghèo đói của hộ

nông dân huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái" đã được hoàn thành.

Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng đến các Phó giáo sư, Tiến

sỹ, cán bộ, công chức trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Đại học Thái

Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin đặc biệt cảm ơn Tiến sỹ Bùi Đình Hòa -Trưởng khoa Khuyến nông và

phát triển nông thôn, trường Đại học Nông lâm Đại học Thái Nguyên đã tận tình

hướng dẫn, chỉ đạo khoa học giúp tôi hoàn thành tốt luận văn.

Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh Cục thống kê tỉnh Yên Bái; Sở Lao động

thương binh và xã hội; Bảo hiểm xã hội; Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và

Đào tạo; Phòng Thống kê huyện Văn Chấn; UBND huyện Văn Chấn, các phòng

ban chức năng và bà con nông dân các xã tại địa bàn điều tra khảo sát đã cung cấp

tư liệu, số liệu chính xác, khách quan, đầy đủ giúp tác giả đưa ra những đánh giá

và phân tích đúng đắn..

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn

bè, đồng nghiệp đã động viên tạo mọi điều kiện thuận lợi và đóng góp những ý kiến

quý báu để giúp tôi hoàn thành luận văn này./.

Page 5: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

v

MỤC LỤC

Trang phụ bìa………………………………………………………………………...i

Lời cam đoan………………………………………………………………………..ii

Lời cảm ơn……………………………………………………………………….…iii

Mục lục.......................................... ………………………………………………...iv

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt .....……………………………………………..v

Danh mục các bảng, biểu…………………………………………………………...vi

Danh mục các sơ đồ, đồ thị………………………………………………………...vii

MỞ ĐẦU i

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ..................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 3

2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................. 3

2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3

3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3

3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 4

4. Kết cấu của đề tài ................................................................................................ 4

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU ............................................................................................................ 5

1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ........................................................................... 5

1.1.1.Hệ thống an sinh xã hội .................................................................................. 5

1.1.2. Những ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã hội ..............................................10

1.1.3. Tình hình hoạt động của hệ thống an sinh xã hội trên thế giới .......................12

1.1.4. Tình hình hoạt động hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam ..............................15

1.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................21

1.2.1. Các câu hỏi đặt ra .........................................................................................21

1.2.2. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................21

1.2.3. Hệ Thống chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................23

Page 6: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vi

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƢỞNG HỆ THỐNG ASXH TỚI THU

NHẬP VÀ NGHÈO ĐÓI CỦA HỘ NÔNG DÂN HUYỆN VĂN

CHẤN TỈNH YÊN BÁI ........................................................................................ 25

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ...........................................................................25

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .........................................................................................25

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..............................................................................31

2.2. Một số nét cơ bản về hệ thống an sinh xã hội huyện Văn Chấn .......................44

2.2.1. Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế .................................................................44

2.2.2. Cứu trợ xã hội ...............................................................................................45

2.2.3. Ưu đãi xã hội ................................................................................................47

2.2.4. Kinh phí chi cho giáo dục .............................................................................48

2.2.5. Thực hiện chương trình 135 giai đoạn I ........................................................49

2.3. Hoạt động của hệ thống ASXH huyện Văn Chấn .............................................51

2.3.1. Hoạt động Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế...............................................51

2.3.2. Hoạt động cứu trợ xã hội ..............................................................................57

2.3.3. Hoạt động ưu đãi xã hội ................................................................................62

2.3.4. Tình hình Giáo dục .......................................................................................64

2.4. Kết quả thực hiện chương trình 135 giai đoạn II ..............................................65

2.4.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật..................................................................................65

2.4.2. Kinh phí thực hiện ........................................................................................66

2.5. Kết quả thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn (2006 - 2008) ...67

2.5.1. Nhóm các chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo thu nhập bền

vững, nâng cao năng lực cán bộ giảm nghèo ...........................................................68

2.5.2. Nhóm dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã nghèo vùng nghèo ..........68

2.5.3. Nhóm dự án hỗ trợ trực tiếp hộ nghèo phát triển bền vững............................69

2.5.4. Kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo ........................................................70

2.6. Ảnh hưởng của ASXH tới thu nhập của hộ nông dân .......................................72

2.6.1. Tình hình cơ bản của nhóm hộ điều tra nghiên cứu .......................................72

2.6.2. Tổng thu của hộ ............................................................................................79

Page 7: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vii

2.6.3. Chi phí sản xuất kinh doanh của hộ ...............................................................80

2.6.4. Thu nhập của hộ ...........................................................................................80

2.6.5. Ảnh hưởng của trợ cấp giáo dục, y tế đến thu nhập .......................................82

2.6.6. Ảnh hưởng của trợ cấp giáo dục đến việc huy động trẻ đến trường ...............83

2.6.7. Ảnh hưởng của trợ cấp y tế đến chăm sóc sức khỏe của người dân ...............87

2.6.8. Ảnh hưởng của chương trình 135 đến phát triển kinh tế - xã hội ...................89

2.7. Ảnh hưởng của ASXH tới nghèo đói của hộ nông dân .....................................91

2.8. Kết luận về hệ thống ASXH huyện Văn Chấn..................................................94

2.8.1. Những thành công.........................................................................................94

2.8.2. Những hạn chế ..............................................................................................95

Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM XÂY DỰNG HỆ THỐNG

ASXH TOÀN DIỆN BẢO ĐẢM GIỮA TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VỚI

XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO ...................................................................................... 97

3.1. Quan điểm, định hướng, giải pháp xây dựng và thực hiện chính sách ASXH.. .97

3.1.1. Quan điểm xây dựng hệ thống an sinh xã hội ................................................97

3.1.2. Định hướng xây dựng hệ thống chính sách an sinh xã hội .............................98

3.1.3. Giải pháp thực hiện chính sách an sinh xã hội ............................................. 100

3.2. Một số quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm

ASXH với xóa đói giảm nghèo tại huyện Văn Chấn ............................................. 102

3.2.1. Quan điểm và định hướng phát triển ........................................................... 102

3.2.2. Mục tiêu phát triển ...................................................................................... 103

3.2.3. Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội

gắn với xóa đói giảm nghèo tại địa phương .......................................................... 104

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................110

1. Kết luận ............................................................................................................ 110

2. Đề nghị ............................................................................................................ 111

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................114

Page 8: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT Chữ viết tắt Nghĩa

1 ASXH An sinh xã hội

2 BHXH Bảo hiểm xã hội

3 BHYT Bảo hiểm y tế

4 SXKD Sản xuất kinh doanh

5 PTBQ Phát triển bình quân

Page 9: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Văn Chấn năm 2006 - 2008...........29

Bảng 2.2. Tình hình dân số và lao động huyện Văn Chấn 2006 - 2008 ..................32

Bảng 2.3. Số trường, lớp học, giáo viên và học sinh huyện Văn Chấn ...................36

Bảng 2.4. Cơ sở Y tế, giường bệnh và cán bộ Y tế trên địa bàn huyện Văn Chấn .......... 37

Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu tổng hợp huyện Văn Chấn ..............................................39

Bảng 2.6. Số người tham gia BHXH theo ngành và loại hình sử dụng lao

động huyện Văn Chấn ............................................................................52

Bảng 2.7. Số người tham gia Bảo hiểm y tế theo ngành và loại hình sử dụng

lao động huyện Văn Chấn ......................................................................53

Bảng 2.8. Tổng thu Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế năm 2006 - 2008

huyện Văn Chấn ....................................................................................55

Bảng 2.9. Chi trả Bảo hiểm xã hội 2006 - 2008 huyện Văn Chấn .........................55

Bảng 2.10. Số người nhận bảo hiểm xã hội 2006 - 2008 huyện Văn Chấn .............56

Bảng 2.11. Đối tượng, kinh phí thực hiện cứu trợ thường xuyên 2006 –

2008 huyện Văn Chấn ...........................................................................58

Bảng 2.12. Đối tượng, kinh phí thực hiện cứu trợ đột xuất 2006 - 2008

huyện Văn Chấn ....................................................................................61

Bảng 2.13. Đối tượng hưởng chính sách ưu đãi người có công 2006 - 2008

huyện Văn Chấn ....................................................................................62

Bảng 2.14. Chi trả ưu đãi người có công 2006 - 2008 huyện Văn Chấn .................63

Bảng 2.15. Một số chỉ tiêu cơ bản về giáo dục huyện Văn Chấn ...........................64

Bảng 2.16. Cơ sở hạ tầng chương trình 135 thực hiện 2006 - 2008 huyện

Văn Chấn ...............................................................................................66

Bảng 2.17. Kinh phí thực hiện chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2008

huyện Văn Chấn ....................................................................................67

Bảng 2.18. Tổng số và tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới (Quyết định170/QĐ-

TTg) trong 3 năm 2006 - 2008 ...............................................................71

Bảng 2.19. Một số thông tin cơ bản về hộ điều tra ..................................................73

Bảng 2.19. Một số thông tin cơ bản về hộ điều tra (tiếp theo) .................................74

Page 10: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

x

Bảng 2.20. Trị giá đồ dùng lâu bền bình quân 1 hộ điều tra có đồ dùng lâu bền .............76

Bảng 2.21. Tỷ lệ hộ có tài sản cố định chia theo tài sản cố định chủ yếu .................78

Bảng 2.22. Tổng thu bình quân 1 hộ/năm ...............................................................79

Bảng 2.23. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh bình quân 1 hộ/năm..........................80

Bảng 2.24. Thu nhập bình quân 1 hộ/năm ...............................................................81

Bảng 2.25. Chi cho giáo dục, đào tạo bình quân 1 người đi học trong 12

tháng qua ...............................................................................................85

Bảng 2.26. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế của các cơ sở y tế ........................................88

Bảng 2.27. Tỷ lệ phần trăm dân số được nhận trợ cấp an sinh xã hội, theo

nhóm nghèo ...........................................................................................92

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu tổng hợp về phát triển kinh tế - xã hội huyện Văn

Chấn đến năm 2015 ............................................................................. 101

Page 11: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xi

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Hình 2.1. Cơ cấu sử dụng đất đai huyện Văn Chấn ......................................................................... 30

Hình 2.2. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành .................................................. 40

Hình 2.3. Số người tham gia BHXH theo ngành và loại hình sử dụng lao động qua các năm.. 52

Hình 2.4. Số người nhận BHXH dài hạn và ngắn hạn 2006 - 2008 .............................................. 57

Hình 2.5. Biến đổi tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh và các huyện, thị giai đoạn 2006 - 2008 (%) .......... 72

Hình 2.6. Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của hộ ............................................................... 75

Hình 2.7. Tổng thu nhập của hộ năm 2008 ....................................................................................... 82

Hình 2.8. Kinh phí nhận được từ trợ cấp giáo dục, y tế ................................................................... 83

Hình 2.9. Mức độ nghèo khi loại trừ từng loại trợ cấp ..................................................................... 93

Page 12: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề an sinh xã hội đang là vấn đề thu hút quan

tâm của toàn xã hội. Trên 20 năm đổi mới và phát triển, Việt Nam đã đạt được

nhiều thành tựu trong xây dựng đất nước. Mặc dù vậy, bên cạnh những thành tựu

đạt được, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường cũng xuất hiện những

mặt tiêu cực tác động đến đời sống xã hội. Trong đó, vấn đề an sinh xã hội (ASXH)

cần được quan tâm hơn cả. Hàng loạt các vấn đề về an sinh xã hội nảy sinh ở các

lĩnh vực đời sống, đặc biệt trong các lĩnh vực Bảo hiểm y tế (BHYT) và an sinh xã

hội cho người nghèo và những nhóm dân cư bị thiệt thòi như trẻ em, người già, dân

di cư, người khuyết tật…

Hiện nay, các chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam còn nhiều bất cập và hạn

chế. Đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) còn thấp (khoảng 15%). Phần

lớn nông dân, lao động tự do và các đối tượng khác trong khu vực phi chính thức

chưa được tham gia bảo hiểm y tế hoặc người dân không muốn tham gia bảo hiểm

y tế do chất lượng khám, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế chưa tốt. Hệ thống

chính sách trợ giúp đặc biệt (người có công) quá phức tạp, nhiều chế độ, rất khó

quản lý từ khâu giám định, xét duyệt đến chi trả trợ cấp. Công tác xoá đói giảm

nghèo chưa bền vững; nguy cơ tái nghèo cao nhất là ở vùng thường xuyên bị thiên

tai, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; một số chính sách bao cấp kéo dài,

chậm được sửa đổi, bổ sung; việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản có chất lượng

còn hạn chế; khoảng cách thu nhập và mức sống giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ

nghèo, giữa các vùng kinh tế, giữa thành thị và nông thôn vẫn có xu hướng gia tăng.

Việt Nam đã thành công trong nỗ lực giảm tỷ lệ nghèo từ hơn 60% năm 1990

xuống còn 18,1% năm 2004 (theo chuẩn cũ), năm 2008 còn 13% (theo chuẩn mới)

phần lớn nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, với mức tăng bình quân 8 - 9% mỗi

năm. Duy trì được đà tăng trưởng kinh tế hiện nay là điều kiện cần nhưng chưa đủ.

Tăng trưởng phải đi liền với bình đẳng và phải mang lại lợi ích cho tất cả các

vùng và nhóm dân cư trong nước. Phần đông người nghèo ở nước ta sống trong

Page 13: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

hoàn cảnh bị tách biệt về mặt địa lý, dân tộc, ngôn ngữ, xã hội và kinh tế, tình

trạng chênh lệch và bất bình đẳng xã hội giữa các vùng, giới tính và nhóm dân

cư ngày càng tăng. Trong khi các vùng đô thị được hưởng lợi nhiều nhất từ các

chính sách cải cách, tăng trưởng kinh tế và hệ thống an sinh xã hội, thì tình trạng

nghèo vẫn giai dẳng ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam và ở mức độ cao. Cùng

với việc nỗ lực trong việc hội nhập với nền kinh tế toàn cầu sẽ tạo ra nhiều cơ

hội cho sự tăng trưởng, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với sự nghiệp

giảm nghèo. Cùng với đà tăng trưởng kinh tế, điều hết sức quan trọng là phải tạo

ra các mạng lưới an sinh xã hội nhằm giúp các nhóm dân cư dễ bị tổn thương

nhất khỏi bị đẩy trở lại tình trạng nghèo đói do yếu sức khoẻ, tàn tật hay chi phí

giáo dục gia tăng cho con em họ.

An sinh xã hội là một chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta,

giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội đã được nhấn mạnh trong các

kỳ đại hội Đảng, đặc biệt tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001): “Khẩn

trương mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội. Sớm thực hiện chính

sách bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động... Thực hiện các chính sách xã hội

bảo đảm an toàn cho cuộc sống của các thành viên cộng đồng, bao gồm bảo hiểm xã

hội đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế, cứu trợ xã hội đối với

người gặp rủi ro, bất hạnh, ... thực hiện chính sách ưu đãi xã hội và vận động toàn

dân tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa...”.

Trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi

mới của nước ta hiện nay, đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống an sinh xã hội toàn

diện theo hướng đảm bảo hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội,

từng bước bao phủ hết các đối tượng trợ cấp xã hội, mở rộng các đối tượng trợ giúp

cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Văn Chấn là một huyện miền núi của tỉnh Yên Bái, điều kiện kinh tế - xã hội

còn rất nhiều khó khăn, hệ thống an sinh xã hội cũng mang đặc điểm chung như

trên. Tuy nhiên, trợ cấp từ hệ thống an sinh xã hội có ảnh hưởng đến thu nhập và

nghèo đói của người dân đặc biệt là ở vùng nông thôn vùng sâu, vùng xa...

Page 14: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

Từ thực trạng của hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt là ảnh hưởng của hệ

thống an sinh xã hội tới nghèo đói ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc

biệt khó khăn. Vì vậy, tôi nghiên cứu đề tài "Ảnh hƣởng của hệ thống an sinh xã

hội tới vấn đề nghèo đói của hộ nông dân huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái". Đề

tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, tạo điều kiện cho các cơ quan chính quyền, đoàn

thể và nhân dân có thể nhận diện bức tranh toàn cảnh về an sinh xã hội và ảnh

hưởng của hệ thống an sinh xã hội tới vùng nông thôn với một mức độ nhất định.

Từ đó, giúp cho nhà nước có căn cứ xây dựng pháp luật, chế độ, chính sách;

phương hướng hoạt động phù hợp nhằm tăng cường an sinh xã hội; cải thiện đời

sống, xoá đói giảm nghèo và giảm thiểu rủi ro cho những người bị thiệt thòi trong

xã hội; đưa đất nước phát triển bền vững đi lên trong nền kinh tế thị trường.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới nghèo đói của hộ

nông dân huyện Văn Chấn, đưa ra các kiến nghị, giải pháp xây dựng hệ thống an

sinh xã hội toàn diện bảo đảm giữa tăng trưởng với xóa đói giảm nghèo.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá các vấn đề chung về hệ thống an sinh xã hội: khái niệm, vai

trò và ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn đề nghèo đói của hộ nông dân trên

thế giới và Việt Nam.

- Thực trạng hệ thống an sinh xã hội, ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội

tới vấn đề thu nhập, nghèo đói của hộ nông dân tên địa bàn huyện Văn Chấn -

tỉnh Yên Bái.

- Kiến nghị một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng hệ thống an sinh xã

hội toàn diện bảo đảm giữa tăng trưởng kinh tế với xoá đói giảm nghèo.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Hệ thống an sinh xã hội và ảnh hưởng

của hệ thống an sinh xã hội tới vấn đề nghèo đói của hộ nông dân huyện Văn Chấn -

tỉnh Yên Bái.

Page 15: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4

3.2. Phạm vi nghiên cứu

* Về nội dung: Do thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ

tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của trợ cấp giáo dục, trợ cấp y tế và chương trình

135 đến vấn đề nghèo đói hộ nông dân.

* Về không gian: Đề tài được thực hiện tại các cơ quan chức năng của tỉnh

Yên Bái, huyện Văn Chấn và các hộ nông dân tại 8 xã và 1 thị trấn trong huyện.

* Về thời gian: Đề tài nghiên cứu sử dụng các số liệu về thực trạng của trợ

cấp giáo dục, y tế và chương trình 135 trong giai đoạn 2006 - 2008 và số liệu điều

tra hộ gia đình năm 2008.

4. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm có 3 chương

Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Chƣơng 2: Thực trạng ảnh hưởng của hệ thống ASXH tới thu nhập và nghèo

đói của hộ nông dân huyện Văn chấn - tỉnh Yên Bái.

Chƣơng 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng hệ thống ASXH toàn

diện bảo đảm giữa tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo.

Page 16: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

5

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1.1.Hệ thống an sinh xã hội

1.1.1.1.Khái niệm

* An sinh xã hội: Theo tiếng Anh, ASXH thường được gọi là Social Security

và khi dịch ra tiếng Việt, ngoài ASXH thì thuật ngữ này còn được dịch là bảo đảm

xã hội, bảo trợ xã hội, an ninh xã hội, an toàn xã hội… với những ý nghĩa không

hoàn toàn tương đồng nhau. Theo nghĩa chung nhất, Social Security là sự đảm bảo

thực hiện các quyền của con người được sống trong hòa bình, được tự do làm ăn, cư

trú, di chuyển, phát biểu chính kiến trong khuôn khổ luật pháp; được bảo vệ và bình

đẳng trước pháp luật; được học tập, được có việc làm, có nhà ở; được đảm bảo thu

nhập để thoả mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu khi bị rủi ro, tai nạn, tuổi

già…Theo nghĩa này thì tầm “bao” của Social Security rất lớn. Theo nghĩa hẹp,

Social Security được hiểu là sự bảo đảm thu nhập và một số điều kiện sinh sống

thiết yếu khác cho người lao động và gia đình họ khi bị giảm hoặc mất thu nhập do

bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm; cho những người già cả, cô

đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người nghèo đói và những người bị thiên

tai, dịch hoạ…Từ những cách tiếp cận khác nhau, một số nhà khoa học đưa ra

những khái niệm rộng - hẹp khác nhau về ASXH, chẳng hạn:

- Theo H. Beveridge, nhà kinh tế học và xã hội học người Anh (1879 -1963),

ASXH là sự bảo đảm về việc làm khi người ta còn sức làm việc và bảo đảm một lợi

tức khi người ta không còn sức làm việc nữa.

- Trong Đạo luật về ASXH của Mỹ, ASXH được hiểu khái quát hơn, đó là

sự bảo đảm của xã hội, nhằm bảo tồn nhân cách cùng giá trị của cá nhân, đồng

thời tạo lập cho con người một đời sống sung mãn và hữu ích để phát triển tài

năng đến tột độ.

Page 17: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

6

Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đang sử dụng: "ASXH là sự bảo vệ của xã

hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt biện pháp công cộng, nhằm

chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây

ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết;

đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con" [4].

Ở Việt Nam, thuật ngữ “An sinh xã hội” đã xuất hiện vào những năm 70 trong

một số cuốn sách nghiên cứu về pháp luật của một số học giả Sài Gòn. Sau năm

1975, thuật ngữ này được dùng nhiều và đặc biệt là từ năm 1995 trở lại đây nó được

dùng khá rộng rãi hơn. Thuật ngữ “an sinh xã hội” thường được các nhà quản lý,

các nhà nghiên cứu và những người làm công tác xã hội nhắc đến nhiều trong các

cuộc hội thảo về chính sách xã hội, trên hệ thống thông tin đại chúng cũng như

trong các tài liệu, văn bản dịch. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau

về an sinh xã hội. Có quan niệm thì coi an sinh xã hội như là “bảo đảm xã hội”,

“bảo trợ xã hội”, “an toàn xã hội” hoặc là “bảo hiểm xã hội” nhưng có quan niệm

khác lại cho rằng: “an sinh xã hội” là bao trùm các vấn đề nêu trên. Chúng ta có thể

hiểu như sau:

An sinh xã hội là khái niệm chỉ sự bảo vệ của phương thức sản xuất đối với

các thành viên bằng hệ thống chính sách và biện pháp công cộng nhằm khắc phục

tình trạng hẫng hụt về kinh tế và xã hội, trước hết là của người lao động, để đổi lấy

kế sinh nhai cho mình và cho gia đình, trước các rủi ro [8].

* Hệ thống an sinh xã hội: Về mặt cấu trúc trên giác độ khái quát nhất ASXH

gồm những bộ phận cơ bản là

- Bảo hiểm xã hội: Đây là bộ phận lớn nhất trong hệ thống ASXH. Có thể

nói, không có BHXH thì không thể có một nền ASXH vững mạnh. BHXH ra đời và

phát triển từ khi cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện ở châu Âu. BHXH nhằm

bảo đảm cuộc sống cho những người công nhân công nghiệp và gia đình họ trước

những rủi ro xã hội như ốm đau, tai nạn, mất việc làm…, làm giảm hoặc mất thu

nhập. Tuy nhiên, cũng do tính lịch sử và phức tạp của vấn đề, khái niệm BHXH đến

nay cũng chưa được hiểu hoàn toàn thống nhất và gần đây có xu hướng hòa nhập

Page 18: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

7

giữa BHXH với ASXH. Khi đề cập đến vấn đề chung nhất, người ta dùng khái niệm

Social Security và vẫn dịch là BHXH, nhưng khi đi vào cụ thể từng chế độ thì

BHXH được hiểu theo nghĩa của từ Social Insurance. Tuy nhiên, sự hòa nhập này

không có nghĩa là hai thuật ngữ này là một. Theo nghĩa hẹp, cụ thể, có thể hiểu

BHXH: là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động

khi họ mất hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng

lao động hoặc mất việc làm, thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tài

chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, nhằm góp phần bảo

đảm an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ; đồng thời góp phần bảo

đảm an toàn xã hội.

BHXH có những điểm cơ bản là: BHXH dựa trên nguyên tắc cùng chia sẻ rủi

ro giữa những người tham gia; đòi hỏi tất cả mọi người tham gia phải đóng góp tạo

nên một quỹ chung; các thành viên được hưởng chế độ khi họ gặp các “sự cố” và đủ

điều kiện để hưởng; chi phí cho các chế độ được chi trả bởi quỹ BHXH; nguồn quỹ

được hình thành từ sự đóng góp của những người tham gia, thường là sự chia sẻ

giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, với một phần tham gia của Nhà nước;

đòi hỏi tham gia bắt buộc, trừ những trường hợp ngoại lệ; phần tạm thời chưa sử

dụng của Quỹ được đầu tư tăng trưởng, nâng cao mức hưởng cho người thụ hưởng

chế độ BHXH; các chế độ được bảo đảm trên cơ sở các đóng góp BHXH, không

liên quan đến tài sản của người hưởng BHXH; các mức đóng góp và mức hưởng tỷ

lệ với thu nhập trước khi hưởng BHXH…

- Trợ giúp xã hội: Đó là sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội về thu nhập và

các điều kiện sinh sống thiết yếu khác đối với mọi thành viên của xã hội trong

những trường hợp bất hạnh, rủi ro, nghèo đói, không đủ khả năng để tự lo được

cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình.

Trợ giúp xã hội là sự giúp đỡ thêm của cộng đồng và xã hội bằng tiền hoặc

bằng các điều kiện và phương tiện thích hợp để đối tượng được giúp đỡ có thể phát

huy khả năng tự lo liệu cuộc sống cho mình và gia đình, sớm hòa nhập trở lại với

cuộc sống của cộng đồng.

Page 19: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

8

Trợ giúp xã hội có đặc điểm:

+ Thuế được dùng để tài trợ cho các chương trình xã hội đa dạng để chi trả

trợ cấp.

+ Trợ cấp được chi trả khi các điều kiện theo quy định được đáp ứng.

+ Thẩm tra tài sản (thu nhập, tài sản và vốn) thường dùng được xác định mức

hưởng trợ cấp.

- Trợ cấp gia đình:

+ Trong hệ thống ASXH của nhiều nước quy định chế độ BHXH dựa trên

những nhu cầu đặc biệt và có những chi phí bổ sung gắn với gia đình.

+ Những phương pháp áp dụng bao gồm việc sử dụng cơ cấu thuế để gắn với

trách nhiệm gia đình. Người không có con phải nộp thuế cao hơn những người có

con; người ít con phải nộp thuế nhiều hơn người đông con…

- Các quỹ tiết kiệm xã hội: Ngoài BHXH, trong hệ thống ASXH của nhiều

nước có tổ chức các quỹ tiết kiệm dựa trên đóng góp cá nhân.

+ Những đóng góp được tích tụ dùng để chi trả cho các thành viên khi sự cố

xảy ra. Đóng góp và khoản sinh lời được chi trả một lần theo những quy định.

+ Từng cá nhân nhận khoản đóng góp của mình và khoản sinh lời, không

chia sẻ rủi ro cho người khác…

- Các dịch vụ xã hội được tài trợ bằng nguồn vốn công cộng: Ở nhiều nước,

đặc biệt là ở các nước phát triển, trong hệ thống ASXH có nhiều dạng dịch vụ xã

hội, được tài trợ bằng nguồn vốn công cộng (ngân sách Nhà nước), bao gồm:

+ Trợ cấp cơ bản cho mọi cư dân, hoặc tất cả những người đã từng làm việc

trong một khoảng thời gian nhất định.

+ Trợ cấp này không liên quan đến tài sản trước đó của người thụ hưởng; các

chế độ được chi trả từ ngân sách Nhà nước.

- Trách nhiệm từ chủ sử dụng lao động:

+ Thường chỉ là hệ thống tai nạn nghề nghiệp hoặc hệ thống đền bù cho

người lao động.

+ Chủ yếu liên quan đến tai nạn tại nơi làm việc và bệnh nghề nghiệp.

Page 20: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

9

+ Trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với chăm sóc y tế và bồi thường

tuỳ theo mức độ tai nạn và bệnh nghề nghiệp.

+ Có thể bao gồm một phần để chi trả chế độ cho người lao động trong thời

gian ngừng việc (nằm trong chế độ BHXH).

- Dịch vụ xã hội khác:

+ Quy định thêm về ASXH dưới các hình thức khác.

+ Khi không có hệ thống ASXH.

+ Có thể được thực hiện bởi các tổ chức tự nguyện hoặc phi Chính phủ.

+ Bao gồm các dịch vụ đối với người già, người tàn tật, trẻ em, phục hồi

chức năng cho người bị tai nạn và tàn tật, các hoạt động phòng chống trong y tế (ví

dụ tiêm phòng), kế hoạch hóa gia đình [4].

1.1.1.2. Vai trò hệ thống an sinh xã hội

ASXH là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên trong cộng đồng

không may lâm vào hoàn cảnh yếu thế thông qua các biện pháp phân phối lại tiền

bạc và dịch vụ xã hội. Nội dung của ASXH thường được thể hiện ở các chính sách

kinh tế - xã hội như BHXH, cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội, xoá đói giảm nghèo, các

quỹ phòng xa… Cho tới nay, tất cả các quốc gia trên thế giới cũng như Liên hiệp

quốc đều thừa nhận được hưởng dịch vụ ASXH là một trong những quyền của con

người trong mọi thời đại và mọi chế độ xã hội. Với mục tiêu tạo ra một lưới an toàn

cho mọi thành viên trong cộng đồng xã hội khi bất kỳ một cá nhân nào không may

gặp rủi ro hoặc lâm vào tình cảnh yếu thế, góp phần xây dựng một xã hội đồng

thuận, công bằng và phát triển bền vững, ASXH ngày càng chứng minh được vai trò

quan trọng đối với mỗi quốc gia trên thế giới.

Thứ nhất, ASXH vừa là nhân tố ổn định, vừa là nhân tố động lực cho sự

phát triển kinh tế - xã hội. Với vai trò đó, ASXH góp phần che chắn, bảo vệ cho mỗi

thành viên cộng đồng, đồng thời là niềm an ủi không thể thiếu đối với các nạn nhân

chiến tranh, khủng bố… Đồng thời, ASXH có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế của

mỗi quốc gia, đặc biệt khi quy mô và diện mạo của ASXH ngày càng được mở rộng

như giúp người lao động có sức khoẻ tốt để làm việc, giúp họ yên tâm công tác và

Page 21: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

10

học tập, từ đó tác động lớn tới việc nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng

suất lao động xã hội; góp phần thực hành tiết kiệm, tạo lập quỹ đầu tư cho các mục

tiêu kinh tế - xã hội của đất nước…

Thứ hai, ASXH góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Trong xu thế quốc tế

hoá toàn cầu, hố sâu ngăn cách giàu nghèo đã và đang có xu hướng gia tăng giữa

các vùng miền, các quốc gia và các châu lục. Ở Việt Nam, sự phát triển nhanh

chóng về kinh tế giúp cải thiện tiêu chuẩn sống của hàng triệu người và góp phần

vào những thành tựu ổn định, dần đạt tới các Mục tiêu thiên niên kỷ, nhưng sự bất

bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội cũng ngày càng rộng hơn. Hệ

thống ASXH được đông đảo người dân trên thế giới, trong đó có Việt Nam rất quan

tâm bởi ASXH là một trong những chính sách quan trọng làm giảm sự tách biệt xã

hội về kinh tế đối với người dân. ASXH là công cụ để cải thiện điều kiện sống và

làm việc của các tầng lớp dân cư, đồng thời ít nhiều góp phần đảm bảo công bằng

xã hội thông qua việc phân phối lại thu nhập và các dịch vụ có lợi cho những người

yếu thế trong xã hội.

Thứ ba, ASXH khơi dậy được tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau của các

thành viên trong xã hội. ASXH tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên

thông qua sự san sẻ rủi ro, giảm bớt gánh nặng và nỗi đau cho những người không

may lâm vào hoàn cảnh yếu thế trong xã hội, phát huy sức mạnh của cả cộng đồng,

giúp con người vượt qua khó khăn và giúp xã hội phát triển lành mạnh, bền vững.

Thứ tư, ASXH là cầu nối giúp các quốc gia, các dân tộc hiểu biết và xích lại

gần nhau. Thật vậy, hàng loạt các chương trình hành động thể hiện việc đảm bảo

ASXH toàn cầu đã được các tổ chức quốc tế thực hiện trong thời gian vừa qua như:

chương trình xoá đói giảm nghèo và an ninh lương thực thế giới, chương trình

phòng chống lây nhiễm HIV, chương trình cứu trợ nhân đạo, chương trình phòng

chống tội phạm xuyên quốc gia [1].

1.1.2. Những ảnh hƣởng của hệ thống an sinh xã hội

Thực tế cho thấy, hệ thống ASXH được thực hiện đúng và toàn diện sẽ mang

lại những ảnh hưởng tích cực đáng kể về mặt xã hội:

Page 22: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

11

- An sinh xã hội đảm bảo cho các đối tượng “yếu thế” nói riêng và người lao

động nói chung được chăm sóc, bảo vệ khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt;

tạo cho những người bất hạnh có thêm những điều kiện cần thiết để khắc phục

những “rủi ro xã hội”, có cơ hội để phát triển, có cơ hội hoà nhập vào cộng đồng.

An sinh xã hội với các chức năng của mình, kích thích tính tích cực xã hội trong

mỗi con người, hướng tới những chuẩn mực của chân thiện mỹ. An sinh xã hội

nhằm hướng tới những điều cao đẹp trong cuộc sống, hoà đồng mọi người không

phân biệt chính kiến, tôn giáo, dân tộc, giới tính... vào một xã hội nhân ái, công

bằng và an toàn cho mọi thành viên.

- An sinh xã hội thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tương thân

tương ái giữa những con người trong xã hội. Sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong

cộng đồng là một trong những nhân tố để ổn định và phát triển xã hội đồng thời

nhằm hoàn thiện những giá trị nhân bản của con người giúp cho xã hội phát triển

lành mạnh.

- An sinh xã hội dựa trên nguyên tắc san sẻ trách nhiệm và thực hiện công

bằng xã hội, được thực hiện bằng nhiều hình thức, phương thức và biện pháp khác

nhau. Trên bình diện xã hội, an sinh xã hội là một công cụ để cải thiện các điều kiện

sống của các tầng lớp dân cư đặc biệt là những người nghèo khó, những nhóm dân

cư yếu thế trong xã hội. Dưới giác độ kinh tế, an sinh xã hội là công cụ phân phối

lại thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng. Nếu xây dựng được hệ thống

ASXH tốt thì sẽ giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Đây là nền tảng để xây dựng một

xã hội bác ái, công bằng, vì an sinh xã hội không chỉ giải quyết các vấn đề xã hội

mà nó còn góp phần thiết yếu trong việc phát triển xã hội, thể hiện sự chuyển giao

xã hội làm cho xã hội tốt đẹp hơn, văn minh hơn. Bởi vậy, trong xã hội hiện đại, an

sinh xã hội ngày càng được củng cố và hoàn thiện để trở thành một hệ thống thiết

yếu trong bộ máy Nhà nước. Nó có chức năng tổng hợp và tập trung các nguồn lực

vào việc phát triển xã hội, đem lại hạnh phúc cho nhân dân.

- An sinh xã hội còn đóng vai trò tích cực đối với sự ổn định tình hình chính

trị của đất nước. Điều này cũng dễ nhận ra bởi vì tình hình kinh tế - xã hội của đất

Page 23: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

12

nước có ổn định, có vững mạnh thì tình hình chính trị mới ổn định và vững mạnh.

Mặt khác khi cuộc sống của người lao động thường xuyên bị đe doạ bởi những

thiếu thốn do ốm đau, do thất nghiệp, do già yếu... thì cũng ảnh hưởng sâu sắc đến

tình hình chính trị. Trên thế giới thường xảy ra những cuộc biểu tình, gây xáo động

về nội các của một số chính phủ bởi không đáp ứng về trợ cấp cho công nhân khi

ốm đau, khi thất nghiệp, hưu trí...

- An sinh xã hội góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội. Xét cho cùng trong chiến

lược phát triển của mỗi quốc gia đều có chung một mục đích cuối cùng là: đảm bảo

và có những cải thiện nhất định cho hạnh phúc của mỗi người và đem lại lợi ích cho

mọi người. Trong sự phát triển đó an sinh xã hội có những đóng góp quan trọng.

Bằng những biện pháp của mình, an sinh xã hội tạo ra “lưới chắn” an toàn gồm

nhiều tầng, nhiều lớp nhằm bảo vệ cho mọi thành viên trong cộng đồng khi bị giảm

hoặc mất thu nhập hoặc phải tăng chi phí đột xuất do nhiều nguyên nhân khác nhau

gọi là những “rủi ro xã hội”.

An sinh xã hội không chỉ có ý nghĩa với quốc gia mà còn có ý nghĩa quốc tế.

Ngoài việc thuộc phạm trù quyền con người, là biểu hiện trình độ văn minh tiến bộ

của mỗi quốc gia, ngày nay trong xã hội hiện đại mỗi nước đều nhận thức được rằng

an sinh xã hội là vấn đề được toàn nhân loại quan tâm. Việc thực hiện an sinh xã hội

không bị giới hạn bởi bất kỳ rào cản chính trị hay địa lý nào, thể hiện rõ nhất đó là

các hoạt động cứu trợ xã hội, các hiệp định hợp tác về bảo hiểm xã hội giữa các

quốc gia vì một thế giới hoà bình ổn định và phát triển. ” [4].

1.1.3. Tình hình hoạt động của hệ thống an sinh xã hội trên thế giới

1.1.3.1. Tổng quan về ASXH ở Trung Quốc

* Khái quát sự phát triển của hệ thống ASXH Trung Quốc: Ngay từ những

ngày đầu Trung Quốc giành độc lập, các chính sách, chế độ về an sinh xã hội đã

được ban hành. Năm 1950 chính sách nhằm trợ giúp và giải quyết vấn đề công nhân

thất nghiệp từ chế độ cũ để lại đã được triển khai. Năm 1951, chính sách, chế độ

bảo hiểm về hưu trí, tàn tật, tử tuất, ốm đau, chăm sóc y tế, tai nạn lao động, bệnh

nghề nghiệp, thai sản đã được đưa ra. Sau đó Trung Quốc đã ban hành một loạt các

Page 24: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

13

chính sách, chế độ về an sinh xã hội bao gồm cả cứu tế xã hội, chế độ đối xử và

chăm sóc đặc biệt nhằm không ngừng đẩy mạnh và điều chỉnh cho phù hợp với nhu

cầu nâng cao của xã hội. Tuy nhiên, phạm vi của chế độ an sinh xã hội cho đến

những năm giữa của thập kỷ 80 về cơ bản mới được thực hiện ở khu vực thành phố

và tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước.

Kể từ năm 1984, Trung Quốc tiến hành một loạt các cải cách đối với lĩnh vực

an sinh xã hội. Năm 1984 bắt đầu cải cách chính sách hưu trí đối với lao động làm

việc trong các doanh nghiệp. Năm 1986, ban hành chế độ bảo hiểm thất nghiệp đối

với khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Các chính sách BHXH như thai sản, tai nạn

lao động, chăm sóc y tế được cải cách và ban hành vào các năm 1994, 1996 và

1998. Năm 1999, chính sách bảo đảm mức sống tối thiểu được đưa ra và năm 2002

mô hình hợp tác xã y tế kiểu mới đối với khu vực nông thôn được thiết lập... Những

cải cách và phát triển của hệ thống an sinh xã hội đã thực sự đóng góp vai trò quan

trọng trong phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

* Cấu trúc của hệ thống ASXH: Hệ thống an sinh xã hội ở Trung Quốc về cơ

bản bao gồm BHXH, cứu trợ xã hội, phúc lợi xã hội, chế độ đối xử và chăm sóc đặc

biệt, chính sách tương hỗ xã hội.

- Chế độ về BHXH gồm: hưu trí, thất nghiệp, BHYT cơ bản, tai nạn lao động

và thai sản. Quỹ BHXH bảo đảm mọi cá nhân được trợ cấp và hỗ trợ tài chính khi

tuổi già, thất nghiệp, ốm đau, tai nạn lao động và sinh đẻ ở mức cơ bản. Nguồn kinh

phí để chi trả các chế độ này chủ yếu trên cơ sở đóng góp của người lao động và

chủ sử dụng lao động.

- Chế độ cứu trợ giúp xã hội: nhằm cung cấp, hỗ trợ tài chính cho người dân

để đảm bảo duy trì mức sống tối thiểu. Nhóm người được chế độ này quan tâm là:

những người không có khả năng làm việc, không có khả năng kiếm tiền, có khả

năng kiếm tiền nhưng dưới mức tối thiểu và những người có khả năng kiếm việc

làm nhưng tạm thời nghỉ vì tai nạn. Nguồn kinh phí để chi chế độ này chủ yếu từ

ngân sách địa phương và hỗ trợ của ngân sách Trung ương.

Page 25: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

14

- Chế độ phúc lợi xã hội: nhằm thực hiện 5 bảo đảm (ăn, mặc, ở, chăm sóc y

tế và chi phí mai táng) cho những người già, trẻ em mồ côi đang sống trong những

hoàn cảnh quá khó khăn. Ngoài ra, các doanh nghiệp phúc lợi xã hội được khuyến

khích để tạo ra các cơ hội việc làm đối với những người tàn tật. Nguồn kinh phí

thực hiện chế độ này được bố trí hàng năm trong ngân sách Trung ương và địa

phương.

- Chế độ đối xử và chăm sóc đặc biệt: nhằm công nhận và hỗ trợ đối với

những người có đóng góp đặc biệt cho tổ quốc và xã hội như người có công với

cách mạng, quân nhân, cựu chiến binh.

- Chính sách tương hỗ xã hội: nhằm khuyến khích và hỗ trợ đối với các tổ

chức xã hội mà thực hiện các hoạt động trợ giúp người đói, nghèo. Các hoạt động

này hiện chủ yếu cung cấp bởi tổ chức công đoàn, hội phụ nữ, hội thanh niên, nhà

tài trợ nhân đạo thuộc các tổ chức phi Chính phủ và các tổ chức trợ giúp hoạt động

theo nguyên tắc tự nguyện [6].

1.1.3.2. Tổng quan về ASXH Nhật Bản

Hệ thống an sinh xã hội Nhật Bản bắt đầu hình thành từ việc ban hành Quy

định cứu trợ nghèo đói vào năm 1874, sau đó lần lượt các luật liên quan đến các

chính sách an sinh xã hội ra đời như: Luật Hưu trí, Luật BHYT, Luật Phúc lợi xã

hội, Luật Vô gia cư… Hiện tại, hệ thống an sinh xã hội Nhật Bản bao gồm các chế

độ sau:

- Cứu trợ xã hội: là chế độ mà Chính phủ đảm bảo mức sống tối thiểu cho tất

cả những người gặp khó khăn trong cuộc sống và khuyến khích họ sống tự lập. Các

hỗ trợ của Nhà nước bao gồm: chăm sóc y tế, kiếm sống, chi phí giáo dục, nhà ở,

đào tạo nghề, xây dựng các cơ sở cứu trợ, phục hồi chức năng, ký túc xá cho người

nghèo…

- Phúc lợi xã hội: là chế độ cung cấp cho những người có những thiệt thòi

khác nhau trong cuộc sống như người tàn tật, mồ côi cha, vì thế họ không thể vượt

qua được những mất mát và sống cuộc sống an toàn. Các phúc lợi xã hội được cung

cấp cho người tàn tật, người trí tuệ chậm phát triển, người già, trẻ em…

Page 26: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

15

- BHXH: là một hệ thống các chế độ bảo hiểm bắt buộc cung cấp những

phúc lợi nhất định cho người tham gia bảo hiểm khi ốm đau, thương tật, sinh con,

chết, tuổi già, tàn tật, thất nghiệp và các sự kiện được bảo hiểm khác mà kết quả làm

cho cuộc sống khó khăn, với mục tiêu là duy trì sự ổn định cuộc sống. Các chế độ

BHXH bao gồm: bảo hiểm hưu trí, BHYT, bảo hiểm chăm sóc dài ngày, bảo hiểm

việc làm, bảo hiểm bồi thường tai nạn cho người lao động…

- Y tế công: là hệ thống chăm sóc y tế và phòng bệnh vì mục tiêu cuộc sống

khỏe mạnh cho người dân Nhật Bản, bao gồm chương trình quản lý bệnh lao, bệnh

lây nhiễm, ma túy, nước máy, nước thải, rác thải…Chính phủ và chính quyền địa

phương cùng chia sẻ trách nhiệm đối với việc quản lý về an sinh xã hội. Nhiệm vụ

của Chính phủ là đưa ra các chính sách, quy định chung và hỗ trợ một phần tài

chính, nhiệm vụ của chính quyền địa phương chủ yếu là tổ chức thực hiện các chính

sách an sinh xã hội [7].

1.1.4. Tình hình hoạt động hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay an sinh xã hội là một ngành luật tương đối mới mẻ

được cấu thành gồm ba bộ phận chính là: Bảo hiểm xã hội, Cứu trợ xã hội và Ưu

đãi xã hội. Nếu xem xét ở phạm vi rộng thì an sinh xã hội Việt Nam còn bao gồm cả

các nội dung khác như: chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình y tế, chăm

sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, giúp đỡ những người lầm lỡ ...và gồm

cả các loại quỹ tiết kiệm và các loại bảo hiểm khác. Tuy nhiên, ba bộ phận chính

cấu thành hệ thống an sinh xã hội Việt Nam là: Bảo hiểm xã hội, Cứu trợ xã hội và

Ưu đãi xã hội.

- Bảo hiểm xã hội là một bộ phận quan trọng nhất, có ý nghĩa rất lớn đối với

người lao động trong hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam. Nếu như trước đây, ở

nước ta bảo hiểm xã hội bó hẹp về phạm vi đối tượng, tài chính phụ thuộc vào ngân

sách Nhà nước, các chế độ bảo hiểm xã hội còn đan xen với nhiều các chính sách

chế độ khác như ưu đãi xã hội, kế hoạch hoá dân số... Hiện nay bảo hiểm xã hội

Việt Nam đã được cải cách và ngày càng phát huy vai trò của mình đối với đời sống

người lao động. Đối tượng bảo hiểm xã hội đã được mở rộng tới mọi người lao

Page 27: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

16

động với hai hình thức tham gia bắt buộc và tự nguyện. Chế độ bảo hiểm xã hội bao

gồm các khoản trợ cấp dài hạn, trợ cấp ngắn hạn và bảo hiểm y tế. Quản lý và thực

hiện bảo hiểm xã hội được tập trung thống nhất, quĩ bảo hiểm xã hội được hạch toán

độc lập và được Nhà nước bảo trợ.

- Cứu trợ xã hội là một công tác trọng tâm trong chính sách xã hội ở nước ta.

Cứu trợ xã hội ở Việt Nam được thực hiện chủ yếu theo hai chế độ: cứu trợ thường

xuyên và cứu trợ đột xuất. Cứu trợ thường xuyên áp dụng với các đối tượng người

già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật nặng... với các hình thức bằng tiền, hiện vật

để giúp đỡ các đối tượng này ổn định cuộc sống. Cứu trợ xã hội đột xuất áp dụng

với các đối tượng gặp rủi ro, hoạn nạn, thiên tai hạn hán, hoả hoạn... Chế độ cứu trợ

này có tính chất tức thời giúp đỡ con người vượt qua hoạn nạn, khó khăn.

- Ưu đãi xã hội là một bộ phận đặc thù trong hệ thống an sinh xã hội Việt

Nam. Đối tượng hưởng ưu đãi xã hội là những người tham gia bảo vệ giải phóng đất

nước. Ưu đãi xã hội là sự đãi ngộ về vật chất và tinh thần đối với những người có

công với nước với dân, với cách mạng (và thành viên của gia đình) nhằm ghi nhận

những công lao đóng góp, hy sinh cao cả của họ. Điều này chẳng những thể hiện

trách nhiệm của Nhà nước, cộng đồng và toàn xã hội, mà còn nói lên đạo lý của dân

tộc “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” [4].

1.1.4.1. Nguồn tài chính dành cho an sinh xã hội

Đặc biệt, thực hiện nguyên tắc cùng chia sẻ trách nhiệm trong BHXH và

BHYT, người lao động và người sử dụng lao động đều có trách nhiệm đóng góp

vào quỹ BHXH và quỹ BHYT. Đối với chính sách bồi thường tai nạn lao động,

trách nhiệm bồi thường hoàn toàn thuộc về người sử dụng lao động. Đổi mới này rất

quan trọng, nhờ đó đã giảm dần gánh nặng về chi ngân sách nhà nước cho các chế

độ BHXH và BHYT, đồng thời nâng cao tinh thần tự chịu trách nhiệm và đảm bảo

xã hội của từng cá nhân người lao động. Quỹ BHXH và BHYT được tách ra khỏi

ngân sách nhà nước. Điều này phân định rõ chức năng quản lý nhà nước đối với

chính sách BHXH, BHYT và chức năng thực hiện chính sách, cụ thể là các nghiệp

vụ thu chi, bảo đảm chính sách của nhà nước thực hiện có hiệu quả.

Page 28: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

17

Ngân sách nhà nước hiện nay chỉ tập trung vào các chính sách bảo trợ xã hội

và ưu đãi đối với người có công. Tỷ trọng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các

lãnh vực xã hội chiếm từ 25,2% đến 27,8% tổng chi tiêu của Nhà nước hàng năm.

Trong đó, Nhà nước đặc biệt ưu tiên đầu tư giải quyết việc làm, xóa đói giảm

nghèo, ưu đãi người có công, trợ giúp xã hội cho nhóm yếu thế ...và chiếm hơn 14%

tổng chi ngân sách nhà nước (gần bằng chi ngân sách cho ngành giáo dục). Trong

những năm qua, ngân sách nhà nước chi cho cứu trợ xã hội ở Việt Nam trung bình

đạt 100 - 150 tỷ đồng/năm, chưa kể trợ cấp bằng hiện vật, đặc biệt là gạo để cứu

đói. Ngoài ra, nguồn huy động từ dân hàng năm cũng chiếm khoảng 30% tổng chi

cứu trợ thường xuyên [8].

1.1.4.2. Thành công và hạn chế của chính sách an sinh xã hội Việt Nam

a. Thành công của chính sách an sinh xã hội

Trong những năm 1990, tỷ lệ nghèo ở Việt Nam giảm một cách đáng kể số

người sống dưới ngưỡng nghèo đói (theo chuẩn quốc tế) giảm từ 58% năm 1993

xuống còn 20% năm 2004, hoàn thành sớm kế hoạch toàn cầu "giảm một nửa tỷ lệ

nghèo vào năm 2015" mà Liên hợp quốc đề ra. Đây là thành công đầy ấn tượng,

một phần là nhờ các chương trình ASXH được thực hiện trong thời kỳ này.

Hệ thống chính sách ngày càng được hoàn thiện và đi vào cuộc sống. Nhờ

đó, khoảng 6 triệu người (chiếm 14% lực lượng lao động) tham gia BHXH bắt buộc

hoặc hưởng chính sách xã hội (bao gồm người có công); khoảng 22,1% đối tượng

yếu thế đặc biệt khó khăn (người tàn tật nặng, người già cô đơn không nơi nương

tựa, trẻ mồ côi...) được hưởng trợ cấp thường xuyên. Đời sống của những người yếu

thế và dễ bị tổn thương được cải thiện rõ rệt và hòa nhập tốt hơn vào công đồng.

+ Thành công của chính sách BHXH: Số người lao động tham gia BHXH,

BHYT ngày càng tăng, từ 2,9 triệu người năm 1995 lên 8,5 triệu người năm 2005.

Việc mở rộng đối tượng tham gia bảo BHXH trong thời gian qua chủ yếu thuộc khu

vực kinh tế ngoài quốc doanh, kể cả trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Tương tự số người mua thẻ BHYT cũng tăng nhanh, từ 8,9 triệu người năm 1996

lên 23,6 triệu người năm 2005. Với số lao động tham gia ngày càng tăng nên thu

Page 29: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

18

vào quỹ BHXH cũng tăng lên nhanh chóng. Riêng năm 2005 thu đạt trên 17,6

nghìn tỷ đồng, tăng gấp 20,5 lần so với năm 1995 góp phần giảm gánh nặng chi

ngân sách cho 2 chế độ này. Từ 1995 - 2005, BHXH Việt Nam đã thực hiện chi

lương hưu và các chế độ trợ cấp cho hàng triệu đối tượng hưởng BHXH, BHYT với

tổng số tiền trên 101 nghìn tỷ đồng.

+ Thành công của chính sách bảo trợ xã hội và ưu đãi người có công: Thực

hiện xã hội hóa cứu trợ xã hội trong những năm qua đã đạt kết quả to lớn. Bên cạnh

ngân sách nhà nước, huy động đóng góp ủng hộ của nhân dân và các tổ chức xã

hội, cho công tác cứu trợ. Đặc biệt cho đồng bào bị thiên tai là rất lớn, chiếm

khoảng 30 - 40% tổng cứu trợ thiên tai.

Mạng lưới các cơ sở bảo trợ xã hội được mở rộng. Hiện cả nước có hàng

trăm cơ sở phục vụ đối tượng xã hội, trong đó có các cơ sở bảo trợ xã hội, nuôi

dưỡng người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật...Tính chung cả giai đoạn 1996 -

2005, đã có hàng trăm nghìn người hưởng chế độ trợ cấp xã hội (cứu trợ thường

xuyên). Hầu hết các địa phương đều đẩy mạnh vận động các tổ chức, cá nhân đỡ

đầu, nuôi dưỡng cho hàng chục ngàn trẻ em mồ côi không nơi nương tựa. Các quỹ

bảo trợ xã hội có vai trò quan trọng trong công tác bảo đảm xã hội cho những nhóm

dễ bị tổn thương. Nâng cao khả năng và hiệu quả của hệ thống bảo đảm xã hội có

tính chất quyết định cho phép người dân Việt Nam tham gia phát triển các kỹ năng

của mình và phát triển đất nước, giảm nghèo nhanh hơn và bảo đảm phân phối của

cải đất nước công bằng hơn khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn.

b. Hạn chế của chính sách an sinh xã hội Việt Nam

* Bảo hiểm xã hội

+ Chương trình BHXH: Hoạt động BHXH còn nặng tính bao cấp Nhà nước,

tập trung chủ yếu vào khu vực Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước. Chế độ còn

thiếu hấp dẫn đối với người tham gia, đặc biệt đối với người tham gia tự nguyện.

Công tác phối hợp, tuyên truyền, giám sát, tổ chức thực hiện chính sách xã hội giữa

các ngành có liên quan còn thiếu, hoạt động của quỹ BHXH chưa rõ ràng. Tình

trạng thất thu còn phổ biến, số doanh nghiệp nợ đóng BHXH xã hội tồn tại nhiều

Page 30: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

19

năm với số lượng không nhỏ, trình độ cán bộ thực hiện nghiệp vụ chi trả BHXH

còn thiếu và yếu dẫn đến khiếu nại, thắc mắc về các chế độ BHXH còn phổ biến.

+ Bảo hiểm và bồi tường tai nạn lao động: Hoạt động còn nặng nề bao cấp

nhà nước, còn mang tính bình quân, chủ yếu tập trung trong khu vực nhà nước,

doanh nghiệp nhà nước còn thiếu hấp dẫn nên khó mở rộng đối tượng tham gia.

Thiếu sự phối hợp giữa các ngành trong thực hiện chính sách bảo hiểm và bồi

thường lao động, nhiều doanh nghiệp tham gia bảo hiểm nên việc giải quyết chế độ

và mức bồi thường tai nạn không thống nhất với cùng một loại hậu quả do tai nạn

xảy ra.

+ Bảo hiểm Y tế: Vẫn còn nặng nề về bao cấp nhà nước, đối tượng tham gia

chủ yếu là những người hưởng lương và tài trợ của ngân sách nhà nước, vẫn chưa

có một cơ chế thích hợp giữa 3 bên, người đóng BHYT, cơ quan BHYT và cơ sở

khám chữa bệnh, người có thẻ BHYT chưa được hưởng các dịch vụ y tế chất lượng

tốt tương xứng với tiền mình đóng góp, thậm chí còn phải chi thêm một cách bất

công, do đó mất lòng tin đối với cơ sở khám chữa bệnh BHYT. Đối với quỹ BHYT

do đối tượng chủ yếu là người hưởng lương tham gia, do tiền lương tối thiểu thấp

dẫn đến mức đóng góp thấp do đó không đủ bù chi khám chữa bệnh, ảnh hưởng bảo

toàn quỹ BHYT.

+ Chính sách bảo hiểm thất nghiệp: Nhà nước đã có những chính sách trợ

giúp với công nhân viên của doanh nghiệp nhà nước nghỉ việc theo chế độ. Tuy

nhiên quỹ dự phòng trợ cấp mất việc ít có tính khả thi. Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ

phần hóa doanh nghiệp nhà nước, với mục đích đào tạo, đào tạo lại để giải quyết

việc làm mới cho cho số lao động dôi dư trong quá trình chuyển đổi sở hữu và sắp

xếp doanh nghiệp và trợ cấp cho số lao động tự chấm dứt hợp đồng, bị mất việc làm

khi sắp xếp lại doanh nghiệp. Lâu nay, ở Việt Nam trợ cấp thất nghiệp vẫn được coi

là nằm trong khuân khổ các chính sách việc làm hơn là trong các chính sách ASXH.

Thực hiện Luật BHXH được Quốc hội thông qua vào cuối tháng 6/2006 và được cụ

thể hóa bằng Nghị định 127 ngày 12/12/2008 thì từ 01/01/2009, người lao động và

Page 31: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

20

các doanh nghiệp sẽ bắt đầu phải đóng bảo hiểm thất nghiệp và ít nhất tới

01/01/2010, người lao động bị thất nghiệp sẽ được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp.

+ Cơ chế chi trả hiện nay chưa tạo điều kiện cho các nhóm người nghèo tham

gia BHXH: Mặc dù Việt Nam ngày càng quan tâm đến việc duy trì các nguồn lực

của khu vực xã hội trong quá trình điều chỉnh và ổn định, nhưng lại đưa vào cơ chế

trả phí sử dụng các dịch vụ BHXH mà không quan tâm thích đáng đến khả năng

chịu đựng của người nghèo. Khi thu nhập của người dân quá thấp, chi phí mua dịch

vụ bảo hiểm trở nên quá xa xỉ với họ. Hàng nghìn người không thể tiếp cận các dịch

vụ bảo hiểm cần thiết là do sự nghèo đói túng quẫn. Đặc biệt những người sống ở

vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ thất nghiệp và thất học cao thông

thường họ không hiểu được lợi ích của BHXH và ASXH.

* Bảo trợ xã hội

Các chương trình bảo trợ xã hội không đáp ứng được nhu cầu của bảo trợ

hay mức độ phù hợp của công tác bảo trợ. Hơn 1 triệu người cần bảo trợ nhưng thực

tế, dưới 20% trong số họ nhận được một sự giúp đỡ nào đó của Chính phủ. Chỉ có

2% số người nhận được sự bảo trợ được chăm sóc trong các cơ sở chuyên môn hóa,

chưa đầy 40% số người tàn tật nặng, hơn 50% só người già cô đơn được hưởng bảo

trợ xã hội.

Sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan như ngành Lao động, Thương binh

và Xã hội, Bộ tài chính, Hội trữ thập đỏ và Mặt trận tổ quốc...chưa chặt chẽ, ảnh

hưởng đến khả năng huy động, quản lý và phân bổ nguồn tài chính cho cứu trợ, dẫn

đến hiệu quả cứu trợ chưa cao.

Chưa có sự lồng ghép giữa chính sách cứu trợ với các chính sách kinh tế và

xã hội khác để tạo nên sức mạnh chống thiên tai và giúp các đối tượng yếu thế hòa

nhập với cộng đồng Ví dụ qui hoạch dân cư vùng có nguy cơ bị lũ lụt, chính sách

bảo vệ môi trường, công tác phòng chống thiên tai còn kém...nên khi gặp thiên tai

rất bị động, gây thiệt hại lớn về người và của. [8]

Page 32: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

21

1.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2.1. Các câu hỏi đặt ra

Để giải quyết được mục tiêu và đáp ứng được nội dung nghiên cứu của đề tài

cần trả lời câu hỏi: Hệ thống an sinh xã hội huyện Văn Chấn hiện nay? Thực trạng

hoạt động của hệ thống an sinh xã hội? ảnh hưởng của trợ cấp y tế, giáo dục và

chương trình 135 tới vấn đề thu nhập và nghèo đói của hộ nông dân huyện Văn

Chấn? Để giải quyết được vấn đề tăng thu nhập, giảm nghèo đói của hộ nông dân

huyện Văn Chấn hệ thống an sinh xã hội cần giải quyết những vấn đề gì?

1.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2.2.1. Phương pháp luận

Phương pháp luận được sử dụng trong nghiên cứu đề tài là phương pháp duy

vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin.

1.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

a. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan nhà nước. Các nghiên

cứu của cá nhân, tổ chức về phát triển kinh tế, hệ thống an sinh xã hội, xóa đói giảm

nghèo....Những thông tin về tình hình cơ bản của huyện, hoạt động của hệ thống an

sinh xã hội do các cơ quan chức năng của huyện, tỉnh cung cấp và các nguồn tài liệu

khác như: Sách báo, tạp chí....vv.

b. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp

+ Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Văn Chấn nằm ở sườn phía Đông Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn. Địa hình phức

tạp, có nhiều núi cao và suối lớn chia cắt. Tuy địa hình khá phức tạp nhưng Văn

chấn có thể chia thành 3 vùng lớn có đặc điểm về khí hậu, tập quán sinh sống, sản

xuất cũng như đời sống dân cư: Vùng trong (vùng mường lò) bao gồm 11 xã, thị

trấn, là vùng tương đối bằng phẳng có tập quán canh tác tiến bộ hơn các vùng khác,

đây là vùng lúa trọng điểm của huyện và của tỉnh với diện tích lúa ruộng tập trung

3.874 ha.

Page 33: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

22

Vùng ngoài bao gồm 9 xã, thị trấn là vùng có mật độ dân cư thấp hơn vùng

trong, đại bộ phận là người Tày, Kinh có tập quán canh tác lúa nước và vườn đồi,

vườn rừng, đời sống dân cư khá hơn so với các vùng khác.

Vùng cao thượng huyện bao gồm 11 xã, là vùng có độ cao trung bình từ 600 m

trở lên. Vùng này dân cư thưa thớt đại bộ phận là đồng bào dân tộc thiểu số: Mông,

Dao, Khơ Mú… tập quán canh tác lạc hậu, đời sống còn nhiều khó khăn, trình độ

dân trí thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém.

Vì vậy, để cho kết quả nghiên cứu có thể đem so sánh được với nhau đề tài đã

lựa chọn 9/31 xã để tiến hành điều tra. Phương pháp chọn xã đại diện chọn ngẫu

nhiên theo khoảng cách dựa trên số hộ năm 2007 của các xã cụ thể: Vùng trong lựa

chọn 2 xã Phù Nham, Sơn Thịnh; Vùng ngoài lựa chọn 4 đơn vị gồm: xã Đồng Khê,

Cát Thịnh, Bình Thuận và Thị trấn nông trường Trần Phú; Vùng cao thượng huyện

chọn 3 đơn vị gồm xã Nậm Mười, Tú Lệ và Sùng Đô.

+ Phương pháp chọn mẫu điều tra:

Với mục tiêu nghiên cứu, đề tài lựa chọn 135 hộ nông dân để tiến hành điều tra

khảo sát (Mỗi 01 xã chọn 01 thôn; mỗi 01 thôn chọn 15 hộ), việc lựa chọn thôn trên cơ

sở chọn thôn điều tra có số hộ trung bình giữa các thôn trong xã, việc chọn hộ điều tra

hoàn toàn ngẫu nhiên trên cơ sở sắp xếp các hộ theo danh sách phân loại hộ của thôn

năm 2007.

+ Sau khi tiến hành xác định được số lượng mẫu cần điều tra và địa điểm điều

tra, bước tiếp theo là xây dựng phiếu điều tra hộ gia đình và tiến hành điều tra.

+ Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: thu thập thông tin qua các cán bộ

địa phương, người lãnh đạo trong cộng đồng và những người dân có uy tín trong

cộng đồng. Phương pháp này cho phép khai thác được những kiến thức bản địa của

người dân địa phương.

1.2.2.3. Phương pháp sử lý số liệu

Các số liệu điều tra thu thập được sẽ được cập nhật và xử lý bằng chương

trình phần mềm EXCEL

Page 34: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

23

1.2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

a. Phương pháp so sánh

Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu. Thông qua

phương pháp này có thể rút ra được kết luận ảnh hưởng của lĩnh vực Y tế, giáo dục,

chương trình 135 đến vấn đề nghèo đói trước và sau khi người dân được hưởng lợi.

b. Phương pháp Thống kê mô tả

Dựa trên số liệu Thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát

triển của một hiện tượng kinh tế - xã hội. Mô tả ảnh hưởng của dịch vụ xã hội cơ

bản y tế, giáo dục, chương trình 135 đến vấn đề nghèo đói của hộ nông dân.

1.2.2.5. Phương pháp chuyên gia

Được sử dụng nhằm thu thập có chọn lọc ý kiến của các chuyên gia kinh tế,

của những cán bộ nghiên cứu hoặc công tác trong lĩnh vực an sinh xã hội. Tham

khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu.

1.2.3. Hệ Thống chỉ tiêu nghiên cứu

Đề tài sử dụng các hệ thống chỉ tiêu sau trong nghiên cứu:

1.2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu hệ thống an sinh xã hội ảnh hưởng tới thu

nhập của hộ nông dân.

- Thu nhập từ trợ cấp giáo dục, học bổng

- Thu nhập từ trợ cấp y tế

- Thu nhập từ lương hưu

- Thu nhập từ các nguồn cứu trợ khác

- Chương trình 135 với phát triển kinh tế - xã hội

Page 35: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

24

1.2.3.2. Hệ Thống chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã hội đến

nghèo đói

a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động của hệ thống an sinh xã hội

- Số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

- Số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tự nguyện

- Tỷ lệ người tham gia BHXH so tổng dân số

- Tỷ lệ người tham gia Bảo hiểm y tế so tổng dân số

- Tổng thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

- Kinh phí tri trả bảo hiểm xã hội

- Đối tượng và kinh phí hoạt động cứu trợ xã hội

- Đối tượng và kinh phí hoạt động ưu đãi xã hội

- Chương trình 135 với xóa đói giảm nghèo

b. Nhóm chỉ tiêu phân tích ảnh hưởng của trợ cấp giáo dục và trợ cấp y tế

- Số người, kinh phí hưởng từ ngân sách giáo dục

- Số người, kinh phí hưởng từ ngân sách y tế

- Thu nhập thay đổi trước và sau khi được thụ hưởng trợ cấp giáo dục và y tế

- Tỷ lệ trẻ em được đi học

- Tỷ lệ người được khám chữa bệnh

Page 36: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

25

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG ẢNH HƢỞNG HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI

TỚI THU NHẬP VÀ NGHÈO ĐÓI CỦA HỘ NÔNG DÂN

HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH YÊN BÁI

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Văn Chấn là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Yên Bái, có

tọa độ địa lý: 21020 phút - 21

045 phút độ vĩ bắc, 104

020 phút - 104

053 phút độ kinh

đông

+ Phía Bắc giáp huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

+ Phía Nam giáp huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.

+ Phía Đông giáp huyện Trấn Yên và Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

+ Phía Tây giáp huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.

Có tổng diện tích tự nhiên 1.210,9 km2 chiếm trên 17% diện tích toàn tỉnh và

là huyện lớn thứ 2 về diện tích trong 9 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh.

Huyện Văn Chấn có 34 đơn vị hành chính (3 thị trấn và 31 xã), đến năm 2004,

thực hiện Nghị định 167 của Chính phủ Văn Chấn còn lại 31 đơn vị hành chính (3

thị trấn và 28 xã), trong đó nhà nước công nhận 18 xã vùng cao (có 11 xã đặc biệt

khó khăn).

Huyện Văn Chấn cách trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh 70 km,

cách Hà Nội 190 km, có đường quốc lộ 32, 37 chạy dọc theo chiều dài của huyện, là

cửa ngõ đi vào Thị xã Nghĩa Lộ, các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải; Phù Yên và

Bắc Yên (tỉnh Sơn La). Vị trí địa lý này là điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát

triển kinh tế.

Bên cạnh những thế mạnh trong phát triển kinh tế, Văn Chấn còn có vị trí chiến

lược quan trọng trong hệ thống quốc phòng của tỉnh và khu vực Tây Bắc.

Page 37: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

26

1.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Văn Chấn nằm ở sườn phía Đông Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn. Địa hình phức

tạp, có nhiều núi cao và suối lớn chia cắt. Độ cao trung bình so với mặt nước biển

400 m, tuy địa hình khá phức tạp nhưng có thể chia thành 3 vùng lớn:

+ Vùng trong (vùng Mường Lò): là vùng tương đối bằng phẳng gồm các xã

Sơn Thịnh, Đồng Khê, Phù Nham, Sơn A, Phúc Sơn, Thanh Lương, Hạnh Sơn, Sơn

Lương, Thạch Lương, Thị trấn Nông trường Liên Sơn, Thị trấn Nông trường Nghĩa

Lộ. Có diện tích tự nhiên là 13.572,7 ha chiếm 11,26% diện tích toàn huyện, vùng

Mường Lò có dân cư đông đúc, đại bộ phận là người Kinh, Thái, Mường… có tập

quán canh tác tiến bộ hơn các vùng khác, đây là vùng lúa trọng điểm của huyện và

của tỉnh với diện tích lúa ruộng tập trung 3.874 ha.

+ Vùng ngoài: bao gồm các xã Chấn Thịnh, Bình Thuận, Nghĩa Tâm, Đại

Lịch, Minh An, Thượng Bằng La, Tân Thịnh, Cát Thịnh, Thị trấn Nông trường Trần

Phú. Có diện tích tự nhiên là 53.155 ha chiếm 44,15% diện tích toàn huyện. Vùng

ngoài có mật độ dân cư thấp hơn vùng trong, đại bộ phận là người Tày, Kinh có tập

quán canh tác lúa nước và vườn đồi, vườn rừng, đời sống dân cư khá hơn so với các

vùng khác.

+ Vùng cao thượng huyện: bao gồm các xã Tú Lệ, Nậm Búng, Gia Hội, Sùng

Đô, An Lương, Nậm Mười, Nậm Lành, Suối Quyền, Suối Bu, Suối Giàng, Nghĩa

Sơn. Là vùng có độ cao trung bình từ 600 m trở lên, có diện tích tự nhiên là

53.798,8 ha chiếm 44,6% diện tích toàn huyện. Vùng này dân cư thưa thớt đại bộ

phận là đồng bào thiểu số: Mông, Dao, Khơ Mú… tập quán canh tác lạc hậu, đời

sống còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém… nhưng tiềm

năng đất đai, lâm sản, khoáng sản có khả năng huy động vào phát triển kinh tế thời

gian tới tương đối khá.

1.1.1.3. Đặc điểm thời tiết và khí hậu

Do vị trí địa lý, đặc điểm địa hình phức tạp nên khí hậu Văn Chấn cũng thể

hiện những đặc điểm đó:

Page 38: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

27

+ Nhiệt độ trung bình: 20 - 300C, mùa đông rét đậm nhiệt độ xuống đến 2 đến

-30C, tổng nhiệt độ của cả năm đạt 7.500 - 8.100

0C.

+ Lượng mưa: được chia thành hai mùa rõ rệt, từ tháng 11 đến tháng 4 năm

sau là mùa ít mưa, từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm là mùa mưa nhiều. Lượng

mưa trung bình hàng năm từ 1.200 - 1.600mm, số ngày mưa trong năm 140 ngày.

+ Ẩm độ, ánh sáng: Độ ẩm bình quân từ 83 - 87%, thấp nhất 80%, lượng bốc hơi

trung bình từ 770 - 780mm/năm. Thời gian chiếu sáng nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 9,

ít nhất từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Tổng số giờ nắng trong năm từ 1.360 - 1.730

giờ, lượng bức xạ thực tế đến được mặt đất bình quân cả năm đạt 45%.

+ Gió: Do địa hình lòng máng chạy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc nên

hướng gió chủ yếu thổi theo độ mở của thung lũng. Gió khô và nóng thường xuyên

xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm (tập trung nhất vào tháng 5 đến tháng 7),

ngày gió nóng nhiệt độ lên tới 35 - 380C, bình quân mỗi năm có 20 ngày gió nóng.

+ Sương muối: Thường xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, mỗi tháng

thường có từ 5 đến 7 ngày, mỗi ngày kéo dài 1 đến 2 giờ.

1.1.1.4. Tài nguyên đất

Huyện Văn Chấn có tổng diện tích đất tự nhiên là: 121.090,02 ha, theo tài liệu

của Sở Tài nguyên và Môi trường phân chia các loại đất theo tiêu chuẩn FAO -

VNESCO, căn cứ vào sự hình thành của các loại đất phân chia thành 7 nhóm sau:

+ Nhóm phù sa 11.196 ha chiếm 9,25% tổng diện tích đất tự nhiên toàn

huyện.

+ Nhóm dốc tụ 15.932 ha chiếm 13,16% tổng diện tích đất của huyện.

+ Nhóm đất đỏ 6.532 ha chiếm 5,39% tổng diện tích đất tự nhiên của

huyện.

+ Nhóm đất nâu tím 1.723 ha chiếm 1,42% tổng diện tích đất của huyện.

+ Nhóm đất tích vôi 1.302 ha chiếm 1,07% tổng diện tích đất của huyện.

Page 39: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

28

+ Nhóm đất Glây 398 ha chiếm 0,33% tổng diện tích đất của huyện.

+ Nhóm đất xám chiếm diện tích lớn nhất 84.007,02 ha chiếm 69,38% tổng

diện tích đất của huyện.

Qua số liệu bảng 2.1 tình hình sử dụng đất đai của huyện Văn Chấn ta thấy

diện tích đất chia theo mục đích sử dụng thì đất chưa sử dụng năm 2008 là 29.198,2

ha chiếm 24,12% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, đây là một tiềm năng lớn để

Văn Chấn khai thác đưa diện tích đất này vào sử dụng có hiệu quả nhằm phát triển

kinh tế - xã hội của huyện.

2.1.1.5. Tài nguyên khoáng sản

Về cấu trúc địa chất qua các tài liệu khảo sát lịch sử, Văn Chấn có các loại

trầm tích Xerisit, Octphia, Tunphogen núi lửa và á núi lửa liên quan đến sự tạo

thành khoáng sản gồm:

+ Nhóm khoáng sản kim loại: Nhiều nhất là sắt phân bổ ở Sùng Đô, Làng Mỵ…

có trữ lượng vài chục triệu tấn, nhưng hàm lượng sắt không cao. Ngoài ra còn có chì,

kẽm ở Tú Lệ và một số khoáng sản khác chưa điều tra kỹ.

+ Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng: nguồn khoáng sản này phân bố tương đối

đồng đều trên toàn địa bàn huyện bao gồm: Đá vôi, cát, đá, sỏi… phục vụ cho sự phát

triển công nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng của địa phương.

+ Nhóm khoáng sản năng lượng: Văn Chấn có nguồn khoáng sản năng lượng

không lớn, nằm rải rác ở một số xã như: Than đá ở Suối Quyền, Thượng Bằng La,

Đồng Khê, Thị Trấn Nông Trường Liên Sơn; Than bùn ở xã Phù nham. Điều kiện

khai thác thuận lợi, hiện đang được khai thác để sản xuất vật liệu xây dựng và sản

xuất chế biến chè.

+ Nhóm nước khoáng: Văn Chấn có 6 điểm nước khoáng nóng ở các xã: Sơn

Thịnh, Sơn A, Phù Nham, gia Hội, Tú Lệ và Thị Trấn Nông Trường Nghĩa lộ. Đây

là các điểm nước khoáng nóng thuộc dạng nước khoáng dinh dưỡng đang được

nghiên cứu, phân tích để khai thác đưa vào sử dụng điều dưỡng và chữa bệnh cho

nhân dân kết hợp với du lịch sinh thái.

Page 40: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Văn Chấn năm 2006 - 2008

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Văn Chấn năm 2008

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tốc độ phát

triển bình

quân

(PTBQ)

Diện tích

(Ha)

Cơ cấu

(%)

Diện tích

(Ha)

Cơ cấu

(%)

Diện tích

(Ha)

Cơ cấu

(%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 120.714,61 100,00 121.090,02 100,0 121.090,02 100,0 100,15

I. Đất nông nghiệp 83.584,81 69,24 84.506,17 69,79 86.787,72 71,67 101,90

1.Đất sản xuất nông nghiệp 16.676,98 19,95 16.196,97 19,17 15.943,27 18,37 97,75

- Đất trồng cây hàng năm 8.246,53 49,45 7.961,49 48,87 7.794,84 48,89 97,20

- Đất trồng cây lâu năm 8.430,45 50,55 8.235,48 51,13 8.148,43 51,11 98,30

2. Đất lâm nghiệp 66.698,59 79,80 68.100,01 80,59 70.630,26 81,38 102,90

3.Đất nuôi trồng thủy sản 197,25 0,24 197,20 0,23 195,91 0,23 99,65

4. Đất nông nghiệp khác 11,99 0,01 11,99 0,01 18,28 0,02 122,65

II. Đất phi nông nghiệp 4.777,41 3,96 4.916,89 4,06 5.104,10 4,21 103,35

1. Đất ở 976,2 20,43 981,54 19,96 983,58 19,27 100,36

2.Đất chuyên dùng 1.982,09 41,49 2.127,41 43,27 2.330,53 45,66 108,45

3.Đất tôn giáo, tín ngưỡng 1,27 0,03 1,27 0,03 1,27 0,02 100,00

4.Đất nghĩa trang, nghĩa địa 174,81 3,66 174,98 3,56 158,83 3,11 95,30

5.Đất sông suối và mặt nước 1.632,24 34,16 1.620,89 32,96 1.621,86 31,78 99,70

6.Đất phi nông nghiệp khác 10,80 0,23 10,80 0,22 8,03 0,16 86,25

III. Đất chưa sử dụng 32.352,39 26,80 31.666,96 26,15 29.198,20 24,12 95,00

- Đất bằng chưa sử dụng 60,24 0,19 57,19 0,18 52,90 0,18 93,75

- Đất đồi núi chưa sử dụng 31.145,66 96,27 30.453,04 96,17 27.990,16 95,86 94,80

- Núi đá không có rừng cây 1.146,49 3,54 1.156,73 3,65 1.155,14 3,96 100,35

29

Page 41: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

30

Năm 2006

69,24%

3,96%

26,80%

Năm 2007

69,79%

4,06%

26,15%

Năm 2008

71,67%

4,21%

24,12%

Đất Nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chƣa sử dụng

Hình 2.1. Cơ cấu sử dụng đất đai huyện Văn Chấn

2.1.1.6. Tài nguyên nước

a. Nguồn nước mặt: gồm 3 hệ thống ngòi, suối lớn

- Hệ thống suối Ngòi Thia: dài 104 km có diện tích lưu vực 824 km2, bao gồm

các nhánh:

+ Ngòi Nhì: Dài 30 km, diện tích lưu vực 360 km2

+ Nậm Tăng: Dài 28 km, diện tích lưu vực 156 km2

+ Nậm Mười: Dài 18 km, diện tích lưu vực 166 km2

+ Nậm Đông: Dài 28 km, diện tích lưu vực 142 km2

- Hệ thống suối Ngòi Lao: dài 66 km có diện tích lưu vực 510 km2

, bao gồm

các nhánh:

+ Ngòi Phà: Dài 14 km, diện tích lưu vực 50 km2

Page 42: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

31

+ Ngòi Tú: Dài 20 km, diện tích lưu vực 63 km2

+ Ngòi Mỵ: Dài 10 km, diện tích lưu vực 27 km2

- Hệ thống suối Ngòi Hút: có diện tích lưu vực thuộc Văn Chấn 397 km2, gồm

nhiều suối nhỏ.

Các hệ thống ngòi, suối Văn Chấn đều bắt nguồn từ núi cao, độ dài ngắn nên

độ dốc lớn, ngoài tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt đời sống còn có

tiềm năng về phát triển thuỷ điện.

b. Nguồn nước ngầm: đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá tiềm

năng, trữ lượng nguồn nước ngầm của huyện Văn Chấn. Tuy nhiên theo cấu trúc địa

chất của toàn vùng cho thấy mức độ chứa nước ngầm không nhiều, lưu lượng 0,1 -

0,5 lít/giây.

2.1.1.7. Tiềm năng du lịch

Là một huyện miền núi, Văn Chấn có phong cảnh thiên nhiên đa dạng và

phong phú, có nhiều hang động đẹp như: Thẩm Lé, Thẩm Han, Hang Bi... Khu suối

nước nóng Bản Bon, Bản Hốc. Khu chè cổ thụ Tuyết Shan…..và các địa danh gắn

liền với truyền thuyết Lò Tạo Trượng vùng Mường Lò cùng các nét văn hóa bản sắc

riêng biệt và ẩm thực dân tộc độc đáo... Đó là nguồn tiềm năng du lịch của Văn

Chấn. Tuy nhiên, do kinh tế chưa phát triển, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, nên chưa

có điều kiện khai thác những tiềm năng này để phát triển ngành du lịch.

Trong những năm tới, với chính sách "mở cửa" thu hút đầu tư nhiều thành

phần kinh tế. Ngành du lịch Văn Chấn sẽ phát triển nối liền với các tuyến du lịch

của các tỉnh bạn Phú Thọ, Lào Cai và Hà Nội...

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Dân số, lao động

Dân số huyện Văn Chấn năm 2008 là 146.378 người, mật độ dân số 121

người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2008 là 1,20%. Dân cư nông thôn chiếm

88,64% (129.478 người); dân cư thành thị chiếm 13,36% (16.630 người) [10]. Mật

độ dân số phân bố không đều các xã gần trung tâm huyện, thị trấn mật độ lớn hơn,

các xã ở xa mật độ dân số thấp do đó đã ảnh hưởng đến việc giải quyết lao động,

Page 43: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

32

việc làm bảo đảm khai thác tiềm năng của huyện trong quá trình phát triển kinh tế -

xã hội gặp nhiều khó khăn, việc phân bố dân cư hợp lý để khai thác các tiềm năng

thế mạnh của huyện cũng là vấn đề cần được quan tâm.

Bảng 2.2. Tình hình dân số và lao động huyện Văn Chấn 2006 - 2008

Đơn vị

tính

Năm

2006

Năm

2007

Năm

2008

Tốc độ

PTBQ

1. Tổng số nhân khẩu Khẩu 143.838 145.580 146.378 100,90

2. Tổng số hộ Hộ 32.480 32.920 33.042 100,85

3. Nguồn lao động Người 102.827 103.855 103.949 100,55

+ Số người trong độ tuổi LĐ Người 99.982 98.970 99.060 99,50

- Có khả năng lao động Người 96.016 96.985 97.073 100,55

- Mất khả năng lao động Người 1.966 1.985 1.987 100,55

+ Số người ngoài độ tuổi có

tham gia thực tế lao động Người 4.845 4.885 4.889 100,45

- Trên độ tuổi lao động Người 2.940 2.965 2.967 100,45

- Dưới độ tuổi lao động Người 1.905 1.920 1.922 100,45

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Văn Chấn năm 2008

Văn Chấn có 13 dân tộc anh em chung sống, dân tộc Kinh chiếm 37,6%; dân

tộc Thái chiếm 21,18%; dân tộc Tày chiếm 17,10%; dân tộc Dao chiếm 8,24%; dân

tộc Mường chiếm 7,64%; dân tộc Mông chiếm 5,15% và các dân tộc khác 3,09%.

Trình độ dân trí ở các dân tộc, các vùng khác nhau, vùng sâu, vùng xa trình độ dân

trí thấp, cơ sở hạ tầng được đầu tư ít, kém phát triển, đời sống vẫn còn nghèo.

Dân số trong độ tuổi lao động năm 2008 là 99.060 người chiếm 67,67% dân

số, trong đó có khả năng lao động 97.073 người (chiếm 97,99% người trong độ tuổi

lao động), mất khả năng lao động 1.987 người (chiếm 2,01% người trong độ tuổi

lao động). Lao động đang làm việc trong ngành Nông lâm nghiệp và Thủy sản

chiếm 79,89% còn lại là các ngành kinh tế khác. Trình độ lao động còn thấp, lao

động qua đào tạo chiếm khoảng 30%, chưa qua đào tạo chiếm khoảng 70%, hầu hết

là lao động phổ thông. Là một huyện miền núi có nhiều dân tộc với phong tục tập

quán canh tác khác nhau. Mặc dù trong thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có

Page 44: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

33

những chính sách đầu tư đối với các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Cơ sở hạ

tầng đời sống dân cư được nâng lên rõ rệt. Song việc sử dụng thời gian lao động

trong năm ở khu vực nông thôn còn thấp, chỉ đạt 75%, số người chưa có việc làm

hoặc thiếu việc làm còn lớn. Vì vậy, cần có giải pháp nâng cao trình độ và tạo việc

làm cho người lao động. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát

triển kinh tế - xã hội của huyện.

2.1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh

tế - xã hội của mỗi địa phương là chỉ tiêu đánh giá về điều kiện sản xuất, ứng dụng

khoa học công nghệ, đời sống văn hóa tinh thần của dân cư, thể hiện lợi thế trong

cạnh tranh và thu hút đầu tư. Đối với huyện Văn Chấn do có vị trí địa kinh tế tương

đối thuận lợi nên có lợi thế hưởng lợi và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật so

với các huyện thị khác trong tỉnh.

* Giao thông: Huyện Văn Chấn có trục đường quốc lộ 37 và quốc lộ 32 trải

theo chiều dài của huyện, là cửa ngõ đi vào các huyện miền Tây của tỉnh Yên

Bái như Thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trạm Tấu, huyện Mù Cang Chải, có trục đường

quốc lộ nối với huyện Phù Yên, Bắc Yên (tỉnh Sơn La) và chỉ cách trung tâm

tỉnh lỵ Yên Bái 70 km và cách thủ đô Hà Nội 190 km. Đối với hệ thống đường

giao thông từ huyện đến các xã trong huyện cũng được đầu tư phát triển . Năm

2005, đã có 31/31 (100%) xã, thị trấn có đường ôtô đến trung tâm xã. Trong đó

có 18/31 xã có đường đến trung tâm xã là đường nhựa; 2/31 xã đường rải đá;

7/31 xã đường rải cấp phối và 4/31 xã đường đến trung tâm là đường đất. Đến

2008 đã có 22/31 đến trung tâm xã là đường nhựa; 2/31 xã đường đá; 6/31 xã

đường cấp phối và chỉ còn 1 xã đường ôtô đến trung tâm xã là đường đất. Như

vậy, với hệ thống giao thông của huyện như trên đã đáp ứng được nhu cầu cơ

bản về đi lại, vận chuyển hàng hóa, vật tư các sản phẩm sản xuất ra trong địa bàn

huyện đi trao đổi tiêu thụ. Tuy nhiên, đây mới là hệ thống giao thông đến trung

tâm các xã còn hệ thống giao thông nông thôn như đường liên xã liên thôn còn

có nhiều khó khăn, đặc biệt các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa giao thông đi lại

Page 45: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

34

chỉ thuận lợi được trong mùa khô, mùa mưa việc đi lại rất khó khăn do đó đã ảnh

hưởng đến việc phát triển kinh tế và đi lại của người dân.

* Thuỷ lợi: Trong những năm qua bằng nguồn vốn của các chương trình

mục tiêu quốc gia, nguồn vốn của tỉnh hỗ trợ và ngân sách địa phương, huyện

Văn Chấn đã nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới được nhiều công trìmh thủy lợi

vừa và nhỏ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Đến nay, toàn huyện có 700 km

kênh mương nội đồng (đã kiên cố hóa được 142 km); 180 công trình thuỷ lợi

trong đó có: 5 công trình có năng lực tưới 150 ha trở lên; 3 công trình có năng

lực tưới từ 100 - 150 ha; 2 công trình có năng lực tưới từ 50 - 100 ha; 17 công

trình có năng lực tưới từ 20 - 50 ha; 43 công trình có năng lực tưới từ 10 - 20 ha

và 110 công trình có năng lực tưới dưới 10 ha. Hiệu ích tưới thực tế của toàn bộ

các công trình đạt khoảng 3.100 ha so với thiết kế 3.438 ha đạt 90%.

Đối với nước sinh hoạt nông thôn và vùng cao: tiếp tục thực hiện các chương trình,

dự án nước sạch nông thôn như chương trình 134, dự án WB, dự án chia sẻ, các chương

trình mục tiêu Quốc gia nông lâm nghiệp… Đối với vùng thấp chủ yếu xây dựng nhiều

giếng lọc, giếng khoan bơm tay; Với vùng cao, vùng xa xây dựng các công trình tự chảy

và giếng lọc; Với các thôn bản vùng xa, ở phân tán không có nguồn nước có thể xây hệ

thống bể chứa nước mưa phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân. Đến nay, tỷ lệ hộ

dân được dùng nước hợp vệ sinh ước đạt 78%, phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ hộ dân được

dùng nước hợp vệ sinh là 85% và năm 2015 toàn bộ 100% số hộ dân được dùng nước

hợp vệ sinh [13].

* Điện: Đến nay đã có 31/31 đơn vị xã, thị trấn đã có điện. Trong đó: 29/31 đơn

vị có hệ thống điện Quốc gia, 2/31 đơn vị sử dụng nguồn điện khác. Tuy nhiên, hệ thống

điện quốc gia mới đến được trung tâm xã và 1 số khu vực dân cư tập trung. Do tập quán

sinh sống của các đồng bào dân tộc thường ở rải rác hoặc thành cụm dân cư nhỏ nên việc

đầu tư đưa điện lưới Quốc gia đến những nơi này gặp rất nhiều khó khăn do vốn đầu tư

lớn hiệu quả thấp. Tuy nhiên với mạng lưới điện như hiện nay đã góp phần không nhỏ

vào việc thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi và góp phần phục vụ phát triển khinh tế -

xã hội địa phương.

Page 46: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

35

* Hệ thống văn hoá thông tin và phát thanh - truyền hình: Toàn bộ 31/31 xã,

thị trấn của huyện đều có điện thoại, 26/31 đơn vị có điểm văn hoá xã, 100% số xã,

thị trấn có công văn, báo chí chuyển đến trong ngày. Như vậy, hệ thống thông tin

liên lạc đã đảm bảo kịp thời những thông tin về kinh tế, văn hoá cũng như việc

tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

Đời sống văn hoá ở cơ sở được quan tâm, phong trào văn hoá văn nghệ được

phát triển rộng khắp, đặc biệt là phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống

văn hoá trong các khu dân cư. Đến nay, toàn huyện có 75% số hộ đạt tiêu chuẩn gia

đình văn hoá và xây dựng được 180 làng bản văn hoá trong đó đã có 53 làng bản

được công nhận (6 làng cấp tỉnh và 47 làng cấp huyện).

Hệ thống phát thanh truyền hình được củng cố và phát triển; năm 2008 đã

có 13 điểm TVRO thu phát lại truyền hình nâng tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt

100%; 12 trạm truyền thanh và phát sóng FM tại các xã nâng tỷ lệ phủ sóng

phát thanh đạt 100% [13].

Hệ thống cơ sở vật chất tuy được đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu

cầu của phát triển, vẫn ở tình trạng nhỏ bé, lạc hậu, chưa đồng bộ. Đây là khó

khăn lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo hướng công

nghiệp hóa - hiện đại hóa.

2.1.2.3. Hệ thống giáo dục, đào tạo

Công tác giáo dục, đào tạo của huyện được coi là nhiệm vụ trọng tâm nhằm

nâng cao trình độ dân trí, cung cấp nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội,

do đó đã được mở rộng quy mô phát triển các ngành học, bậc học cả vùng thấp và

vùng cao. Trong những năm qua được sự đầu tư từ các chương trình cũng như nội lực

của huyện, cơ sở vật chất ngành giáo dục từng bước được kiên cố hóa dần đáp ứng

được yêu cầu dậy và học của giáo viên và học sinh. Tính đến năm học 2007 - 2008 Văn

Chấn có 95 trường mầm non và phổ thông, 100% số xã, thị trấn có trường Tiểu học và

không còn trường tạm (với tỷ lệ lớp học được xây dựng kiên cố đạt trên 70%): Trong

đó trường Mầm non 31 trường, Tiểu học 31 trường, Trung học cơ sở 30 trường, Trung

học phổ thông 3 trường. Toàn huyện có 1.749 cán bộ giáo viên các cấp: Trong đó giáo

viên Mầm non 354 người, tiểu học 648 người, trung học 581 người và trung học phổ

thông 166 người.

Page 47: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

36

Bảng 2.3. Số trƣờng, lớp học, giáo viên và học sinh huyện Văn Chấn

qua các niên khoá học

Chỉ tiêu

2005 - 2006 2006 - 2007 2007 - 2008

Nhà

nƣớc

Bán

công

Dân

lập

Nhà

nƣớc

Bán

công

Dân

lập

Nhà

nƣớc

Bán

công

Dân

lập

1- Giáo dục mẫu

giáo

- Số trường - - - - - - - - -

- Số lớp 178 - - 180 - - 177 - -

- Số giáo viên trực

tiếp giảng dạy(người) 258 - - 283 - - 354 - -

- Số học sinh (cháu) 5.145 - - 5.165 - - 5.342 - -

2- Giáo dục phổ

thông

- - - -

- Số trường 64 - - 64 - - 64 - -

- Số phòng học 813 - - 820 - - 694 - -

- Số lớp học 1.017 - - 963 - - 969 - -

- Số giáo viên trực

tiếp giảng dạy(người) 1.460 - - 1.380 - - 1.395 - -

- Số học sinh (H.sinh) 30.015 - - 29.896 - - 28.062 - -

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Văn Chấn 2008

+ Giáo dục mẫu giáo: có 177 lớp với 5.342 cháu đi mẫu giáo; trong đó tỷ lệ

huy động trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 95% so với tổng số trẻ em 5 tuổi.

+ Giáo dục Tiểu học: có 577 lớp với 13.199 học sinh.

+ Giáo dục Trung học cơ sở: có 311 lớp với 11.699 học sinh.

+ Giáo dục Trung học phổ thông: có 81 lớp với với số học sinh là 3.164 em.

+ Công tác phổ cập giáo dục - chống mù chữ: Đến nay có 31/31 đơn vị xã

thị trấn đạt phổ cập Tiểu học; có 28/31 đơn vị xã thị trấn đạt phổ cập Trung học

cơ sở; 3 trường đạt chuẩn Quốc gia.

Page 48: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

37

2.1.2.4. Hệ thống Y tế

Cùng với việc đầu tư phát triển hệ thống giáo dục, công tác chăm lo sức khỏe

nhân dân cũng được chú trọng. Tính đến nay, huyện Văn Chấn đã xóa xã trắng về Y

tế, 100% xã, thị trấn đều có trạm Y tế để phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân.

Năm 2008, trên địa bàn huyện có 46 cơ sở Y tế. Trong đó 2 bệnh viện (Bệnh viện

đa khoa huyện và Bệnh viện kinh tế mới); 12 phòng khám đa khoa khu vực; 31 trạm

Y tế xã, với tổng số giường bệnh 366 giường đạt 25 giường bệnh/1 vạn dân và 355

cán bộ y tế (ngành Y là 317 người, ngành dược 38 người) với 54 bác sỹ, trên bác sỹ,

đạt 3,7 bác sỹ trên 1 vạn dân.

Bảng 2.4. Cơ sở Y tế, giƣờng bệnh và cán bộ Y tế

trên địa bàn huyện Văn Chấn

2006 2007 2008

Tốc độ

PTBQ

1 -Số cơ sở Y tế 41 46 46 105,90

- Bệnh viện 2 2 2 100,00

- Phòng Khám đa khoa khu vực 8 12 12 122,45

- Trạm điều dưỡng - - - -

- Trạm Y tế xã, phường 31 31 31 100,00

2- Số giường bệnh (giường) 374 366 366 98,9

- Bệnh viện 115 115 115 100,00

- Phòng Khám đa khoa khu vực 94 80 80 92,25

- Trạm điều dưỡng - - - -

- Trạm Y tế xã, phường 165 165 165 100,00

3- Số cán bộ Y tế(người) 347 367 355 101,15

- Ngành Y 316 333 317 100,15

- Ngành dược 31 34 38 110,70

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Văn Chấn năm 2008

Page 49: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

38

Mặc dù được đầu tư cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ ngành

Y, nhưng việc đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh đối với nhân dân còn gặp rất nhiều

khó khăn. Với những nỗ lực của ngành các chương trình Y tế đã được triển khai

tích cực tại 31 xã nhất là các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa góp phần giảm tỷ lệ

sốt rét xuống còn 0,25%, bướu cổ dưới 12% so với dân số, tỷ lệ trẻ em suy dinh

dưỡng 29,2%, có 3 xã đạt chuẩn Quốc gia về Y tế.

Nhìn chung, hiện trạng đô thị của huyện Văn Chấn là loại nhỏ (loại 5) tốc độ

đô thị hoá diễn ra chậm, kinh tế phát triển chậm, chưa khai thác được những tiềm

năng thế mạnh của địa phương vào phát triển kinh tế - xã hội. Nền kinh tế chủ yếu

vẫn là phát triển nông lâm nghiệp bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất tập

trung như vùng lúa cao sản, cây ăn quả, vùng chè, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp và các hoạt động dịch vụ thương mại đã được hình thành và phát triển

nhưng qui mô còn nhỏ lẻ. Kết cấu hạ tầng được đầu tư, nâng cấp, xây dựng mới

nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển và xu thế hội nhập hiện nay. Đời

sống dân cư tuy được cải thiện nhưng các chỉ số bình quân về mức hưởng lợi của

người dân về cơ sở vật chất kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe, văn hóa tinh thần còn

thấp. Để Văn Chấn phát huy tốt các thế mạnh của mình trong phát triển kinh tế - xã

hội trở thành một trung tâm đô thị miền Tây của Yên Bái. Ngoài phát huy tối đa nội

lực cần có sự quan tâm đầu tư của Nhà nước nhằm phát triển ngành công nghiệp -

xây dựng và dịch vụ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế địa phương theo hướng

công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

2.1.2.5. Tình hình phát triển kinh tế

Văn chấn là một huyện có nhiều tiềm năng và lợi thế trong phát triển kinh tế,

trên 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới cùng với các thành tựu đạt được của tỉnh

Yên Bái, huyện Văn Chấn cũng đã đạt được những kết quả khả quan trong phát

triển kinh tế.

Qua số liệu bảng 2.5 cho thấy năm 2008 tổng giá trị sản xuất theo giá hiện

hành đạt 1.432.278 triệu đồng là năm đạt tổng giá trị sản xuất cao nhất từ trước đến

nay, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2008 đạt 21%. Trong đó: giá trị sản

Page 50: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

39

xuất nông, lâm nghiệp - thủy sản đạt 586.815 triệu đồng, đạt tốc độ tăng bình quân

19,7%; công nghiệp - xây dựng đạt 505.904 triệu đồng, tốc độ bình quân 21,8%;

dịch vụ đạt 339,559 triệu đồng, tốc độ bình quân tăng 6,65%.

Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu tổng hợp huyện Văn Chấn

Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2005 2006 2007 2008

Tốc độ

PTBQ

1-Tổng giá trị sản xuất

(giá hiện hành)

Triệu

đồng 808.759 1.067.111 1.368.106 1.432.278 121,00

+ Nông, lâm nghiệp-

thủy sản '' 342.120 423.237 530.849 586.815 119,70

+ Công nghiệp-Xây

dựng '' 279.863 391.660 412.097 505.904 121,80

+ Dịch vụ '' 186.776 252.214 425.160 339.559 106,65

2- Sản lượng lương

thực có hạt Tấn 41.247 45.986 47.768 50.001 106,60

3- Tổng thu ngân sách

nhà nước

Triệu

đồng 95.757 111.515 146.476 200.176 107,85

4- Tổng chi ngân sách

nhà nước “ 88.915 106.061 137.451 193.853 129,65

5- Bình quân lương

thực/người Kg/người 291 320 327 341 108,25

6- Thu nhập bình

quân/người

1000đ/

người 5.200 5.500 6.500 6.700 106,55

7- Hộ nghèo Hộ 12.729 10.771 9.951 8.983

8- Tỷ lệ hộ nghèo % 41,95 37,50 31,27 27,30

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Văn Chấn năm 2008

Về cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ lệ cơ cấu ngành

nông lâm nghiệp - thủy sản giảm dần, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có chiều

hướng tăng lên cụ thể năm 2005, nhóm nông, lâm nghiệp - thủy sản chiếm 42,3%;

công nghiệp - xây dựng 34,6%; dịch vụ 23,1%. Đến năm 2008, nhóm nông, lâm

nghiệp - thủy sản còn 40,97%; công nghiệp - xây dựng tăng lên 35,32% và nhóm

dịch vụ tăng lên 23,7% được thể hiện số liệu tại bảng số 2.5.

Page 51: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

40

Năm 2005

34,60%

23.10%42,30%

Năm 2008

35,32%

23,27% 40,97%

Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

Hình 2.2. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành

+ Sản xuất nông nghiệp: Do có lợi thế về địa hình và khí hậu Văn Chấn là

vùng trọng điểm về sản xuất nông nghiệp của tỉnh, năm 2008 tổng diện tích gieo

trồng cây hàng năm đạt 17.133 ha. Trong đó diện tích gieo trồng cây lương thực

chiếm 86,48% (14.817 ha) cùng với đầu tư thâm canh và áp dụng khoa học kỹ thuật

đưa giống cây lương thực có chất lượng, năng xuất cao và ổn định vào sản xuất. Vì

vậy, sản lượng lương thực có hạt năm sau cao hơn năm trước từ 41.247 tấn năm

2005, tăng lên 50.001 tấn năm 2008, bình quân lương thực đầu người đạt 291

kg/người năm 2005, năm 2008 đạt 341kg/người. Thu nhập bình quân tăng từ

5.200.000 đồng/người năm 2005 lên 6.700.000 đồng/người năm 2008.

Ngoài sản xuất cây trồng hàng năm, Văn Chấn cũng là vùng trọng điểm về

phát triển cây lâu năm của tỉnh Yên Bái. Với diện tích chè năm 2008 là 4.281 ha,

tăng 11,72% so với năm 2005, sản lượng đạt 34.143 tấn, tăng 36,37% so với năm

2005; diện tích cây ăn quả 2.507 ha, sản lượng 6.611 tấn, bằng 79,97% về diện tích,

tăng 33,69% so với năm 2005. Diện tích giảm là do trong những năm gần đây giá trị

hàng hóa của cây nhãn không ổn định nên nông dân đã chặt bỏ chuyển sang trồng

cây ăn quả khác như cam, quýt. Đây là huyện có diện tích cây ăn quả trồng tập

trung và sản lượng lớn nhất của tỉnh. Trong chăn nuôi đây là vùng có tổng số đàn

Page 52: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

41

gia súc, gia cầm lớn phát triển tương đối ổn định năm 2008 tổng số đàn trâu của

huyện đạt 19.979 con; bò 6.257 con; lợn 70.535 con; ngựa 1.124 con; dê 4.175 con

và gia cầm là 666.100 con. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng trâu 533 tấn, bò

186 tấn, lợn 2.991 tấn và gia cầm 199,7 tấn. Với hệ thống sông suối nhiều nên sản

xuất nuôi trồng và khai thác thủy sản tương đối phát triển năm 2008 đạt sản lượng

nuôi trồng và khai thác thủy sản 183 tấn giảm 36 tấn so với năm 2005, nguyên nhân

năm 2008 do ảnh hưởng của lũ lụt nên sản lượng nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại

nặng nề .

+ Sản xuất công nghiệp: Năm 2008, trên địa bàn huyện có 1.910 cơ sở sản

xuất công nghiệp. Trong đó có 01 cơ sở thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

còn lại là khu vực kinh tế trong nước và chủ yếu là thành phần cá thể chiếm 96,96%

(1.851 cơ sở). Nếu phân theo ngành công nghiệp thì có đến 1.871 cơ sở thuộc ngành

công nghiệp chế biến chiếm 97,96% tổng số các cơ sở công nghiệp bởi Văn Chấn là

vùng trọng điển sản xuất lương thực, chè và cây ăn quả do vậy số cơ sở công nghiệp

tập trung chủ yếu vào lĩnh vực chế biến. Đồng thời trong sản xuất công nghiệp đã

chú trọng đến phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền

thống và có các chính sách nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, trong giai

đoạn qua huyện đã thu hút được 2 dự án công nghiệp với tổng số vốn 604,6 tỷ đồng

gồm dự án thủy điện Văn Chấn công suất 36 MW, vốn đầu tư 600 tỷ đồng và cơ sở

sản xuất giấy đế công suất 2.400 tấn/năm, vốn đầu tư 4,6 tỷ đồng.

+ Thương mại - Dịch vụ: Có bước phát triển khá, bảo đảm cung ứng các mặt

hàng phục vụ sản xuất và đời sống, các mặt hàng chính sách cho đồng bào dân tộc.

Các chợ nông thôn được xây dựng, tạo nên thị trường giao lưu hàng hóa giữa các

vùng. Theo số liệu Thống kê đến năm 2008 có 1.607 cơ sở kinh doanh thương mại,

du lịch và khách sạn nhà hàng trên địa bàn huyện, tăng 63,15% (622 cơ sở) so với

năm 2005; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn đạt 153.580

triệu đồng, tăng 112,46% so với năm 2008. Hoạt động du lịch đã có những tiến bộ.

Các cơ sở du lịch sinh thái, du lịch văn hóa bước đầu được quan tâm phát triển, đến

nay đã có dự án được cấp phép đầu tư kinh doanh du lịch vào địa bàn huyện.

Page 53: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

42

Hoạt động tín dụng ngân hàng được mở rộng và có hiệu quả kinh tế - xã hội

trên cả 2 kênh: Tín dụng thương mại và tín dụng hộ nghèo, số dư tiền gửi tiết kiệm

năm 2008 đạt 64.096 triệu đồng, tăng 128,44% so với năm 2005; cho vay và thu nợ

tín dụng trung và dài hạn đạt 98.175 triệu đồng, tăng 41,70% so với năm 2005. Hoạt

động tín dụng ngân hàng đã gắn với phát triển kinh tế - xã hội một cách tích cực,

bảo đảm cung ứng vốn cho các thành phần kinh tế, thực hiện kịp thời các chương

trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện.

Thu ngân sách nhà nước năm 2008 đạt 200.176 triệu đồng, tăng 27,85% so

với năm 2005. Trong đó thu ngân sách trên địa bàn đạt 24.027 triệu đồng, tăng

48,54% so với năm 2005; Tổng chi ngân sách đạt 183.953 triệu đồng, tăng 29,65%

so với năm 2005, chi ngân sách đã đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc

phòng an ninh và các hoạt động hành chính, sự nghiệp của địa phương, tiết kiệm và

đúng luật ngân sách nhà nước.

2.1.2.6. Những thuận lợi khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội huyện Văn

Chấn

* Những lợi thế

+ Về vị trí địa kinh tế: Huyện Văn Chấn có quốc lộ 37 và quốc lộ 32 trải theo

chiều dài của huyện, là của ngõ đi vào thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trạm Tấu, Mù Cang

Chải; huyện Phù Yên, Bắc Yên (tỉnh Sơ La); Hệ thống đường giao thông này cùng

với các tuyến đường liên huyện, là nhân tố thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội

giữa huyện Văn Chấn với các vùng lân cận của miền núi và các tỉnh miền xuôi. Đây

là lợi thế tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư đối với các nhà đầu tư trong và

ngoài nước.

+ Về sản xuất cây lương thực và cây ăn quả: được thiên nhiên ưu đãi Văn

Chấn có gần 4.000 ha ruộng nước, riêng cánh đồng Mường Lò có trên 2.000 ha,

hàng năm cho sản lượng lương thực có hạt trên 40.000 tấn, không những đủ

lương thực cho nhu cầu tiêu dùng mà còn xuất bán cho huyện bạn, tỉnh bạn

những sản phẩm nổi tiếng được nhiều người tiêu dùng biết đến như nếp Tú Lệ,

gạo Mường Lò....

Page 54: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

43

Văn Chấn có vùng cây ăn quả cam, quýt ở vùng ngoài với diện tích tập trung

trên 600 ha, hàng năm cho sản lượng trên 2.000 tấn. Sản phẩm cam, quýt Văn Chấn

đã được người tiêu dùng trên thị trường biết đến.

+ Về sản xuất chè: Với diện tích chè trên 4.000 ha, sản lượng búp tươi hàng

năm trên 30.000 tấn chiếm gần 50% sản lượng chè búp toàn tỉnh. Hiện nay, trên địa

bàn huyện có 17 cơ sở chế biến chè gồm 3 công ty cổ phần, 3 công ty trách nhiệm

hữu hạn, 1 cơ sở quốc doanh, 7 doanh nghiệp tư nhân 3 cơ sở của công ty cổ phần

chè của tỉnh. Sản lượng thương phẩm hàng năm đạt trên 4.000 tấn. Sản phẩm chè

của Văn Chấn đã có thương hiệu trên thị trường trong nước và nước ngoài như chè

Suối Giàng, chè đen xuất khẩu...

+ Về tiềm năng đất đai: Đất đồi núi chưa sử dụng còn chiếm tỷ lệ cao, là điều

kiện tốt cho phát triển nông lâm nghiệp theo tiểu vùng khí hậu. Hình thành các khu

chuyên canh tập trung tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao như cây ăn

quả, thực phẩm sạch....

+ Về nguồn lực lao động: Với nguồn lao động dồi dào năm 2008 là 99.060

người với truyền thống cần cù lao động sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm sản xuất

nông lâm nghiệp. Đây là nguồn lực to lớn và cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã

hội của huyện.

* Những hạn chế và thách thức

+ Về kinh tế: Nền kinh tế tuy có tốc độ phát triển khá, song chưa vững trắc

và phát triển bền vững, đồng đều giữa các vùng, có sự chênh lệch lớn giữa các

vùng. Đặc biệt vùng cao và vùng Mường Lò đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó

khăn. Nền sản xuất còn mang nặng hình thức tự cấp tự túc, sản xuất hàng hóa chưa

phát triển tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Thu ngân sách hàng năm bình quân đạt 47% nhu

cầu chi, vẫn cần sự hỗ trợ của tỉnh và trung ương để đảm bảo các hoạt động kinh tế

- xã hội của địa phương. Cơ cấu kinh tế tuy chuyển dịch đúng hướng nhưng còn

chậm. Rừng và đất rừng là một lợi thế nhưng phần lớn đang ở dạng tiềm năng.

Đang có sự bất cập giữa quản lý khai thác tài nguyên rừng và tái tạo vốn rừng.

Page 55: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

44

+ Về nguồn nhân lực: Trình độ dân trí thấp, đội ngũ cán bộ chủ chốt xã,

thị trấn trình độ văn hóa chưa cao, một số xã vùng cao cán bộ chủ chốt xã mới

có trình độ cấp tiểu học. Phần lớn cán bộ chủ chốt xã không có bằng cấp về

chuyên môn kỹ thuật.

Lực lượng lao động dồi dào nhưng phần lớn chưa qua đào tạo. Chỉ có

khoảng 9% người có trình độ đại học, cao đẳng; Trung cấp và công nhân kỹ thuật

16,1%. Số người có trình độ phần lớn nằm ở cơ quan đơn vị của nhà nước; ở địa

bàn nông thôn tập trung gần 90% lực lượng lao động, nhưng số người có trình độ

chuyên môn về nông lâm nghiệp rất ít.

+ Về kết cấu hạ tầng: Trong nhiều năm qua được sự quan tâm của nhà nước

nhiều công trình về giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục... được đầu tư xây dựng đang

phát huy tác dụng trong phát triển kinh tế - xã hội. Song chưa đáp ứng được với yêu

cầu hiện nay.

Hệ thống đường giao thông cơ bản đã được nâng cấp; nhưng các tuyến

đường liên xã, liên thôn chưa được đầu tư, đi lại còn nhiều khó khăn nhất là vào

mùa mưa.

2.2. MỘT SỐ NÉT CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI HUYỆN

VĂN CHẤN

2.2.1. Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế

BHXH huyện Văn Chấn quản lý và tổ chức chi trả thường xuyên hàng tháng

cho trên 4.400 đối tượng, ngoài ra còn chi trả các chế độ ngắn hạn cho người lao

động tham gia đóng BHXH, BHYT như: ốm đau, thai sản, dưỡng sức.... Nhiệm vụ

này luôn được coi là quan trọng hàng đầu, bởi làm tốt sẽ góp phần giữ vững ổn định

tình hình chính trị và trật tự xã hội trên địa bàn. Hai phương thức chi trả trực tiếp và

uỷ quyền qua 38 đại lý trên địa bàn được duy trì và củng cố chặt chẽ theo quy định

của BHXH Việt Nam là yếu tốt góp phần chi đúng kỳ, đủ số, tận tay đối tượng được

hưởng. Sổ sách, bảng biểu được thực hiện đúng hướng dẫn, sắp xếp khoa học, báo

cáo tăng giảm kịp thời, công nghệ tin học được ứng dụng trong việc quản lý đối

tượng đã giúp cho việc chi trả đúng đối tượng và chế độ; công tác thanh quyết toán

nhanh chóng. Nhờ đó, trong năm 2008, BHXH huyện đã chi trả trên 73 tỷ đồng đến

Page 56: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

45

tay đối tượng hưởng thường xuyên và trợ cấp BHXH. Năm 2008, toàn huyện có

5.820 người ở 132 đơn vị tham gia BHXH.

Chính sách BHXH đã cổ vũ, động viên người lao động hăng say lao động

sản xuất, góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Không chỉ đảm bảo chi trả các

chế độ trên địa bàn, khai thác và mở rộng đối tượng, chú trọng đến công tác thu

BHXH - BHYT bắt buộc, trong năm 2008 đã thu được trên 18 tỷ đồng, đạt 101,9%

kế hoạch năm; tuyên truyền mở rộng được 390 lao động, 3 đơn vị ngoài quốc doanh

tham gia BHXH - BHYT cho người lao động. Năm 2008, BHXH Văn Chấn đã

củng cố và thành lập mới được 17 đại lý BHYT tự nguyện nhân dân trên địa bàn 15

xã có đối tượng thuộc diện tham gia BHYT tự nguyện, triển khai BHYT học sinh

năm học 2008 - 2009 và kết quả vận động được 5.783 người tham gia, với tổng số

tiền 978.916.000 đồng, bằng 107,5% kế hoạch cả năm, trong đó BHYT tự nguyện

nhân dân có 2.136 người, BHYT tự nguyện học sinh 3.621 người.

2.2.2. Cứu trợ xã hội

Hoạt động cứu trợ xã hội bao gồm Trợ giúp thường xuyên và Trợ giúp đột

xuất cả hai hình thức trợ giúp này đều được thực hiện từ ngân sách nhà nước, quản

lý và chi trả thông qua Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, ngoài ra trợ giúp

đột xuất khi xẩy ra còn được các tổ chức đoàn thể như Mặt trận tổ quốc, Hội chữ

thập đỏ; doanh nghiệp, tập thể đơn vị, cá nhân....vv tham gia trên tinh thần lá lành

đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều của truyền thống dân tộc Việt Nam khi gặp

rủi ro, thiên tai...vv.

Đối với hoạt động trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội hiện nay được áp

dụng và thực hiện theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP, ngày 13 tháng 4 năm 2007 về

chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội:

a. Đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp hàng tháng do xã, phường, thị

trấn quản lý gồm:

1.Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em

mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại

Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo

Page 57: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

46

quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian

chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm

HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo.

Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa,

học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.

2. Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn vợ

hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa,

thuộc hộ gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo được Chính phủ quy định cho từng

thời kỳ).

3. Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội.

4. Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng

tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo.

5. Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm

thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa

thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc

gia đình thuộc diện hộ nghèo.

6. Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia

đình nghèo.

7. Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi.

8. Hộ gia đình có từ 02 người trở lên tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ.

9. Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi;

trường hợp con đang đi học văn hoá, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi.

b. Đối tượng được trợ giúp đột xuất (một lần) là những người, hộ gia đình

gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng khác gây ra,

bao gồm:

+ Hộ gia đình có người chết, mất tích;

+ Hộ gia đình có người bị thương nặng;

Page 58: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

47

+ Hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng;

+ Hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất, lâm vào cảnh thiếu đói;

+ Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét;

+ Người bị đói do thiếu lương thực;

+ Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không

biết để chăm sóc;

+ Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú.

c. Ủy ban nhân dân cấp xã, bệnh viện, cơ quan, đơn vị đứng ra tổ chức mai táng

cho người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị chết, gia đình không biết để mai táng.

Trong những năm qua hoạt động cứu trợ xã hội của huyện Văn Chấn đã góp

phần trợ giúp những người có hoàn cảnh thiệt thòi ổn định cuộc sống hòa nhập với

cộng đồng và xã hội.

2.2.3. Ƣu đãi xã hội

Ưu đãi xã hội hiện nay chủ yếu là thực hiện chính sách ưu đãi người có công,

các đối tượng được hưởng chính sách này được qui định tại Pháp lệnh ưu đãi người

có công với cách mạng ngày 29 tháng 6 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung

một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng ngày 21 tháng 6

năm 2007.

Đối với huyện Văn chấn các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi người có

công gồm:

Cán bộ tiền khởi nghĩa

Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh

+ Suy giảm khả năng lao động từ 21-80%

+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên

+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% có vết thương đặc biệt nặng

Thương binh loại B

+ Suy giảm khả năng lao động từ 21-80%

Page 59: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

48

Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 21-80%

Bệnh binh hạng 3

+ Suy giảm lao động từ 41-50%

+ Suy giảm lao động từ 51-60%

Người phục vụ thương binh, thương binh loại B, bệnh binh,

+ Người phục vụ thương binh, thương binh loại B, bệnh binh từ

81% trở lên

+ Người phục vụ thương binh, thương binh loại B, bệnh binh loại đặc biệt.

Trợ cấp tuất đối với thân nhân người có công với cách mạng

+ Trợ cấp tuất với thân nhân 1 liệt sỹ

+ Trợ cấp tuất với thân nhân 2 liệt sỹ

+ Trợ cấp tuất nuôi dưỡng đối với thân nhân liệt sỹ

+ Trợ cấp tuất đối với thân nhân của thương binh, thương binh B,

bệnh binh.

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

+ Bị mắc bệnh hiểm nghèo không còn khả năng lao động

+ Bị mắc bệnh hiểm nghèo suy giảm khả năng lao động

Con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

+ Bị dị dạng, dị tật không tự lực được trong sinh hoạt

+ Bị dị dạng, dị tật suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt

Nguồn kinh phí chi trả các đối tượng trên được thực hiện từ ngân sách nhà

nước thông qua Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện để chi trả với hàng

tháng chi trả cho trên 1.000 đối tượng với số kinh phí gần 600 triệu đồng bảo đảm

đúng tiêu chuẩn đối tượng theo qui định của nhà nước.

2.2.4. Kinh phí chi cho giáo dục

Để tạo điều kiện cho giáo dục phát triển về cơ sở vật chất nâng cao chất

lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, hàng năm kinh phí đầu cho lĩnh vực giáo

dục luôn được ưu tiên nhằm tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực của địa

Page 60: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

49

phương, nâng cao trình độ dân trí góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội. Hàng

năm nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước của huyện chi cho giáo dục chiếm một

tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi ngân sách địa phương, tỷ trọng này chiếm

khoảng từ 25 - 28% tổng chi ngân sách địa phương. Cụ thể, năm 2006 chi cho giáo

dục từ nguồn ngân sách thường xuyên là 26.335 triệu đồng chiếm 24,83% tổng chi

ngân sách, năm 2008 tăng lên 54.278 triệu đồng chiếm 28% tổng chi ngân sách.

Ngoài nguồn kinh phí thường xuyên từ ngân sách đầu tư cho giáo dục, kinh

phí đầu tư cho giáo dục còn được thực hiện bởi các nguồn kinh phí khác như

chương trình, dự án, các chính sách hỗ trợ giáo dục các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc

biệt khó khăn....vv, như chính sách trợ giúp giáo dục cho người nghèo thực hiện

chủ trương của nhà nước về hỗ trợ học sinh nghèo trong giáo dục đã có 19.634 học

sinh được hỗ trợ, tổng kinh phí hỗ trợ là 4,05 tỷ đồng; Chính sách phổ cập giáo dục

trung học cơ sở theo Thông tư số 22/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BGD&ĐT, đã

hỗ trợ năm 2008 cho 2.601 học sinh, mức hỗ trợ bình quân là 120.000 đồng/học

sinh, kinh phí hỗ trợ 312,12 triệu đồng.

2.2.5. Thực hiện chƣơng trình 135 giai đoạn I

Chương trình phát triển kinh - tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng

bào dân tộc miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là chương trình 135).

Được tiến hành tại tỉnh Yên Bái năm 1999, riêng huyện Văn Chấn được thực hiện

từ năm 2000. Trong năm 2000 được đầu tư tại 8 xã, năm 2001 bổ xung thêm 3 xã

đưa tổng số xã được hưởng theo chương trình là 11 xã. Qua 6 năm thực hiện giai

đoạn 1 của chương trình hạ tầng cơ sở của các xã được nâng lên rõ rệt, góp phần

quan trọng cho việc phát triển kinh tế - xã hội ổn định đời sống nhân dân các xã đặc

biệt khó khăn.

Đánh giá kết quả thực hiện từng dự án thành phần thuộc chương trình 135

giai đoạn 2000-2005. Trong 5 năm với tổng số vốn thực hiện của chương trình là

34.906,74 triệu đồng.

Page 61: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

50

+ Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng: Từ năm 2000 - 2005 toàn huyện đã đầu tư

được 92 công trình và 99,5 ha khai hoang ruộng nước. Với kinh phí đầu tư 28.417

triệu đồng bằng 81,8%.

Trong đó:

Đường giao thông, cầu, ngầm 29 công trình với: 11.888,7 triệu = 41,84%

Trường học 31 công trình: 6.977,1 triệu = 24,55%

Thủy lợi, nước sạch 17 công trình: 5.314,3 triệu = 18,7%

Điện 7 công trình: 2.186,0 triệu = 7,69%

Trạm xá 1 công trình: 401,2 triệu = 1,41%

Khai hoang ruộng nước 99,5 ha: 389,0 triệu = 1,4 %

San tạo mặt bằng 3 công trình: 503,0 triệu = 1,77 %

Cấp nước sinh hoạt 4 công trình: 748,6 triệu = 2,63%

+ Dự án xây dựng trung tâm cụm xã: Đầu tư xây dựng 3 xã: Nghĩa Tâm, Tú

Lệ, Nậm Búng gồm 10 công trình, với Tổng kinh phí đầu tư 3.442,1 triệu đồng bằng

9,86% tổng kinh phí

Trong đó:

Chợ 2 công trình: 947,31 triệu = 27,52%

Trường học 4 công trình: 1.600,7 triệu = 46,50%

Đường giao thông 1 công trình: 448,3 triệu = 13,02%

Nước sạch 1 công trình: 323,64 triệu = 9,37%

San tạo mặt bằng khu trung tâm 1 công trình: 65,2 triệu = 1,89%

Đóng bàn ghế trường học: 24,7 triệu = 0,72%

+ Dự án phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ sản

phẩm với tổng số vốn đầu tư 560 triệu đồng bằng 1,6% tổng kinh phí

Trong đó:

Hỗ giống cây lương thực: 170 triệu

Hỗ trợ mua máy móc thiết bị: 90 triệu

Hỗ trợ mua 100 con Trâu (Bò): 230 triệu

Mở lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật tại các xã: 20 triệu

Hỗ trợ phân bón cho cây trồng: 50 triệu

Page 62: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

51

+ Dự án định canh, định cư Tổng số vốn đầu tư 2.487,64 triệu bằng 7,14%

tổng kinh phí

Trong đó:

Chăm sóc 429 ha chè cùng cao: 720,6 triệu

Trồng mới 100 ha chè: 309,1 triệu

Bảo vệ rừng khoanh nuôi, phòng hộ: 21,74 triệu

Xây dựng 3 công trình thủy lợi: 887,6 triệu

Khai hoang 138,5 ha: 277,0 triệu

Di chuyển dân: 136 hộ: 221,6 triệu

Qua số liệu vốn đầu tư của các dự án có thể thấy mục tiêu của chương trình

là đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn do đó kinh phí giành cho

đầu tư cơ sở hạ tầng chiếm đến 81,% tổng vốn đầu tư của chương trình.

Qua kết quả khảo sát, đánh giá các dự án các chương trình mục tiêu đầu tư vào

các vùng dự án đã đem lại các hiệu quả thiết thực, các mô hình đã được triển khai ở

tất cả các thôn bản và tới hầu hết các hộ gia đình nghèo ở các xã thuộc vùng dự án.

Việc triển khi mô hình thực hiện công khai dân chủ, người dân trong thôn, bản được

trực tiếp tham gia thảo luận bình chọn các hộ nghèo tham gia chương trình. Các hộ

dân được hưởng lợi từ dự án đều đúng tiêu chuẩn, đối tượng và hợp lòng dân. Qua

kết quả khảo sát thống kê đời sống đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó

khăn đã được cải thiện một cách rõ rệt góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo sau khi kết

thúc chương trình 135 gia đoạn I, năm 2001 là 21,88% xuống còn 9,5% năm 2005

(theo tiêu trí cũ).

2.3. HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ASXH HUYỆN VĂN CHẤN

2.3.1. Hoạt động Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế

2.3.1.1. Số người tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế

a. Số người tham gia BHXH

Bảng 2.6 cho thấy số người tham gia BHXH theo ngành và loại hình sử

dụng sử dụng lao động. Qua đó có thể thấy rõ ràng lao động thuộc khu vực nhà

nước chiếm đa số người tham gia BHXH từ 83,28% năm 2006 tăng lên 83,93%

Page 63: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

52

năm 2008 so với tổng số người tham gia, tốc độ tănng bình quân đạt 7,9% năm.

Như vậy, diện phủ của BHXH mới chỉ tập trung chủ yếu vào các đối tượng hưởng

lương từ ngân sách nhà nước, chưa thu hút được các đối tượng khác trong xã hội

tham gia kể cả đối với cả các doanh nghiệp. Đặc biệt là các tổ chức tư nhân hoặc hộ

cá thể...vv

Bảng 2.6. Số ngƣời tham gia BHXH theo ngành

và loại hình sử dụng lao động huyện Văn Chấn

Đơn vị tính: người

Đối tƣợng 2006 2007 2008 Tốc độ

PTBQ

- Các tổ chức xã hội khác nhau: đảng....... 2.381 2.801 2.879 109,95

- Xã, phường 588 597 605 101,45

- Doanh nghiệp nhà nước 188 123 121 80,20

- Doanh nghiệp tư nhân 408 468 546 115,70

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - - - -

- Các tổ chức tư nhân - - - -

Tổng cộng 3.565 3.989 4.151 107,90

Nguồn: Bảo hiểm xã hội huyện Văn Chấn

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

2006 2007 2008

Các tổ chức XH khác nhau Xã, phường DN nhà nước DN tư nhân

Hình 2.3. Số ngƣời tham gia BHXH theo ngành và loại hình

sử dụng lao động qua các năm

Page 64: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

53

b. Số người tham gia Bảo hiểm y tế

Tham gia BHYT được thực hiện bởi 2 hình thức đó là Bảo hiểm y tế bắt

buộc và Bảo hiểm y tế tự nguyện; Đối với Bảo hiểm y tế bắt buộc đối tượng là

những người tham gia đóng BHXH ngoài phần phải đóng 5% tổng thu nhập thông

qua bảng lương hàng tháng, bắt buộc đóng thêm 1% để tham gia bảo hiểm y tế, số

người tham gia loại hình BHYT bắt buộc thường ổn định; Bảo hiểm y tế tự nguyện

được thực hiện để các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế một cách tự nguyện không

bắt buộc, được mua theo các định mức tiền khác nhau với thời gian thường là 1

năm, các đối tượng tham gia chủ yếu là học sinh, sinh viên ...vv, và các đối tượng

được ngân sách nhà nước tài trợ như các đối tượng chính sách, người nghèo.

Bảng 2.7. Số ngƣời tham gia Bảo hiểm y tế theo ngành

và loại hình sử dụng lao động huyện Văn Chấn

Đơn vị tính: người

Đối tƣợng 2006 2007 2008 Tốc độ

PTBQ

- Các tổ chức xã hội khác nhau: đảng, 2.381 2.801 2.879 109,95

- Xã, phường 588 597 605 101,45

- Doanh nghiệp nhà nước 188 123 121 80,20

- Doanh nghiệp tư nhân 408 468 546 115,70

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - - - -

- Các tổ chức tư nhân - - - -

- Học sinh, sinh viên 5.558 4.889 3.621 80,70

- Cấp thẻ BHYT cho đối tượng chính sách 1.032 1.001 977 97,30

- Cấp thẻ BHYT cho người nghèo 51.077 51.410 31.214 78,15

Tổng cộng 61.232 61.289 39.873 80,70

Nguồn: Bảo hiểm xã hội huyện Văn Chấn

Page 65: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

54

Bảng 2.7 cho thấy số người tham gia BHYT bắt buộc qua số liệu từ 2006 -

2008 tương đối ổn định không có sự biến động lớn và chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng

10%) tổng số người tham gia. Riêng 2 đối tượng thuộc Bảo hiểm y tế tự nguyện có

sự biến động tương đối lớn đó là BHYT học sinh, sinh viên năm 2008 chỉ đạt

65,15% so với năm 2006 (tốc độ phát triển bình quân 80,70% năm), nguyên nhân

chủ yếu do khi tham gia BHYT các đối tượng đã không được hưởng các dịch vụ y

tế tương xứng với những gì mình đã bỏ ra, cùng với thói quen khi bị ốm thường tự

điều trị không đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh, do đó tác dụng của tham gia

BHYT mang lại hiệu quả không cao nên đã không tham gia. Đối với việc cấp thẻ y

tế cho người nghèo, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế và chính sách của

chính quyền địa phương cho từng thời kỳ khác nhau nên số đối tượng được cấp thẻ

cũng luôn biến động cụ thể năm 2008 việc cấp thẻ cho đối tượng này chỉ đạt

61,11% so với năm 2006 (tốc độ phát triển bình quân 78,15% năm).

2.3.1.2. Thu Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm Y tế

Hiện nay, có nhiều lý do để các cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức,

doanh nghiệp...vv trốn đóng BHXH chính thức, thứ nhất nhiều loại hình công việc,

việc trả công chưa được chính thức hóa giống như hình thức tự làm hoặc trả công

trao tay. Thứ hai cả khi các doanh nghiệp có hợp đồng lao động chính thức thì mức

lương để tham gia đóng bảo hiểm thường thấp hơn so với thực tế để tránh phải đóng

quá nhiều. Đối với khối cơ quan hành chính sự nghiệp mức lương cứng tham gia

đóng BHXH được thực hiện theo mức lương cơ bản của nhà nước qui định cho từng

thời kỳ, thâm niên thể hiện theo hệ số lương để nhân với mức lương cơ bản theo qui

định. Các cơ quan nhà nước đều lấy lương cứng để làm căn cứ tham gia BHXH và

BHYT. Tuy nhiên phần trốn đóng bảo hiểm ở phần được gọi là lương mềm đó là

các khoản phụ cấp, tiền thưởng và thu nhập tăng thêm của người lao động, do đó

việc giám sát đóng BHXH, BHYT gặp rất nhiều khó khăn.

Qua số liệu bảng 2.8 cho thấy số tiền thu BHXH năm 2008 đạt 15.253 triệu

đồng, tăng 27,21% so với năm 2006, bình quân/ người/năm đóng trên 3,6 triệu

Page 66: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

55

đồng; BHYT năm 2008 thu 2.853 triệu đồng tăng 80,34% so với năm 2006, bình

quân/người/năm đóng 73.400 đồng.

Bảng 2.8. Tổng thu Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế năm 2006 - 2008

huyện Văn Chấn

Năm

Tổng thu Bảo hiểm xã hội Tổng thu Bảo hiểm y tế

Số lƣợng

(triệu đồng)

Bình

quân/ngƣời

(1000 đ)

Số lƣợng

(triệu đồng)

Bình

quân/ngƣời

(1000 đ)

2006 11.974 3.360,2 1.582 26,3

2007 12.599 3.158,4 1.889 31,3

2008 15.253 3.674,5 2.853 73,4

Nguồn: Bảo hiểm xã hội huyện Văn Chấn

2.3.1.3. Chi trả Bảo hiểm xã hội

Mức chi trả BHXH năm 2006 - 2008 được thể hiện qua bảng 2.9. Mức tăng

bình quân 25,15% năm. Khu vực tăng nhanh nhất là khu vực trợ cấp hưu trí chiếm

trên 90% tổng mức chi trả, mức tăng chi trả cũng tập trung chủ yếu ở khu vực này

chiếm đến gần 90%.

Bảng 2.9. Chi trả Bảo hiểm xã hội 2006 - 2008 huyện Văn Chấn

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm

BHXH dài hạn BHXH ngắn hạn

Tổng

cộng

Trợ

cấp

hƣu

trí

Chi trả

Bảo

hiểm

trả một

lần

Tử

tuất

Trợ cấp

ốm đau

thƣơng

tật

Trợ cấp

thai sản

Trợ cấp

tai nạn

và bệnh

nghề

nghiệp

2006 45.432 374,5 450,2 157,1 731,5 54,1 46.999,4

2007 56.396 265,7 730,8 249,8 599,4 74,1 58.215,8

2008 70.679 924,6 660,8 232,2 1.054,2 67,7 73.618,5

Tốc độ

PTBQ 124,75 157,15 121,15 121,55 120,05 111,85 125,15

Nguồn: Bảo hiểm xã hội huyện Văn Chấn

Page 67: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

56

Chi trả hưu trí hiện nay chủ yếu dành chi trả người lao động thuộc khu vực nhà

nước trước năm 1995, thời điểm bắt đầu áp dụng các qui định mới về đóng, trả đối

với quỹ hưu trí, những người tham gia sẽ tiếp tục nghỉ hưu và nhận lương hưu và

không phải đóng góp theo qui định hiện hành và trợ cấp hưu trí sẽ chiếm một tỷ

trọng lớn về sau này

2.3.1.4. Số người nhận BHXH dưới hình thức chi trả

Bảng 2.10 thể hiện số người nhận BHXH. Số liệu là tổng số lũy kế người

hưởng BHXH hàng năm, ở đây được chia ra thành 2 loại, người hưởng BHXH dài

hạn và người hưởng BHXH ngắn hạn. Người hưởng BHXH dài hạn thường tiến

hành làm các thủ tục để hưởng 1 lần và được hưởng liên tục từ thời điểm đó và

chiếm trên 70% số người hưởng BHXH trong năm và số người hưởng lương hưu trí

là nhóm hưởng BHXH dài hạn lớn nhất trên 4 nghìn người qua các năm 2006 -

2008

Bảng 2.10. Số ngƣời nhận bảo hiểm xã hội 2006 - 2008 huyện Văn Chấn

Đơn vị tính: người

Năm

BHXH dài hạn BHXH ngắn hạn

Lƣơng

hƣu trí

Chi trả Bảo

hiểm trả

một lần

Tử tuất

Trợ

cấp ốm

đau

thƣơng

tật

Trợ

cấp

thai

sản

Trợ cấp

tai nạn và

bệnh nghề

nghiệp

2006 4.317 95 78 1.407 142 4

2007 4.348 126 90 1.179 120 5

2008 4.374 179 85 1.532 200 6

Tốc độ

PTBQ 100,65 137,25 104,40 104,35 118,65 122,45

Nguồn: Bảo hiểm xã hội huyện Văn Chấn

Số người nhận BHXH ngắn hạn dưới hình thức chi trả thể hiện người đề nghị

nhận hưởng BHXH trong năm. Qua bảng số liệu cho thấy số người nhận trợ cấp

ốm đau, tương tật tương đối cao năm 2006 là 1.407 người chiếm 90,6% tổng số

người đề nghị hưởng BHXH ngắn hạn; 2007 là 1.179 chiếm 90,4% và năm 2008 là

Page 68: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

57

88,15%. Mức tăng bình quân số người xin BHXH ngắn hạn rất cao, tăng 18,65%

năm từ 2006 - 2008 đối với trợ cấp thai sản và 22,45% đối với trợ cấp tai nạn.

4.990

1.553

4.564

1.304

4.656

1.738

0

1000

2000

3000

4000

5000

2006 2007 2008

BHXH dài hạn BHXH ngắn hạn

Hình 2.4. Số ngƣời nhận BHXH dài hạn và ngắn hạn 2006 - 2008

2.3.2. Hoạt động cứu trợ xã hội

2.3.2.1. Cưú trợ thường xuyên

Trợ cấp thu nhập hành tháng từ quỹ Bảo trợ xã hội có phạm vi rất nhỏ chiếm

khoảng gần 2% dân số. Do thiếu hụt về ngân sách, quản lý yếu kém và thủ tục hành

chính phức tạp là những hạn chế của quỹ, nguồn ngân sách được cấp không đủ

trong khi điều kiện kinh tế của địa phương không có khả năng để bù đắp vào phần

thiếu hụt này, do đó còn nhiều người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn nhưng chưa được

hưởng và những người được hưởng chỉ nhận được một phần rất nhỏ chưa đáp ứng

được yêu cầu cuộc sống của họ. Mức trợ cấp thì khác nhau giữa các tỉnh, huyện.

Hiện nay số đối tượng được trợ cấp thường xuyên được bao phủ rộng hơn

theo qui định của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP, ngày 13 tháng 4 năm 2007 có đến

9 loại đối tượng được trợ cấp với mức trợ cấp thấp nhất có hệ số 1,0 cao nhất là 4,0

nhân với mức lương cơ bản theo qui định của nhà nước. Tuy nhiên với qui định này,

rất ít các địa phương có thể cân đối ngân sách để thực hiện được.

Page 69: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

58

Bảng 2.11. Đối tƣợng, kinh phí thực hiện cứu trợ thƣờng xuyên 2006 – 2008 huyện Văn Chấn

Đối tƣợng

2006 2007 2008 Tốc độ

PTBQ

Đối

tƣợng

(ngƣời)

Kinh

phí

(1000đ)

Đối

tƣợng

(ngƣời)

Kinh

phí

(1000đ)

Đối

tƣợng

(ngƣời)

Kinh

phí

(1000đ)

Đối

tƣợng

Kinh

phí

-Trẻ mồ côi cả cha, mẹ 68 55.245 71 63.840 112 92.160 128,35 128,85

-Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ nghèo...... 380 520.320 388 529.320 594 664.280 125,05 113,00

-Người cao tuổi từ 85 tuổi trở lên không có lương

hưu hoặc trợ cấp BHXH 294 289.154 307 319.440 752 398.880 140,70

111,30

-Người tàn tật nặng không có khả năng lao động 245 387.263 253 397.560 453 522.960 136,00 116,20

-Người mắc bệnh tâm thần .................... 7 14.670 9 16.740 31 36.180 236,50 156,85

-Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao

động, thuộc hộ gia đình nghèo. - - - - - - - -

-Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi,

trẻ em bị bỏ rơi. 44 122.754 46 124.560 86 162.960 139,80 115,20

-Hộ gia đình có từ 02 người trở lên tàn tật nặng,

không có khả năng tự phục vụ. - - - - - - - -

-Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, - - - - - - - -

Tổng số 1.038 1.389.406 1.074 1.451.460 2.117 1.889.460 142,80 116,60

58

Page 70: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

59

Nguồn: Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái

Page 71: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

60

Qua số liệu ở bảng 2.11 cho thấy trong 3 năm từ 2006 - 2008 số đối tượng

hưởng cứu trợ thường xuyên tăng 9,7% (1.079 người), kinh phí để chi trả tăng

35,99%. Hầu hết các nhóm đều tăng cả về đối tượng và kinh phí, nhóm tăng ít nhất

là nhóm người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn vợ

hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa,

thuộc hộ gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo được Chính phủ quy định cho từng thời

kỳ) tăng 56,3% về đối tượng và 27,7% về kinh phí. Nhóm tăng nhiều nhất là nhóm

người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã

được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm

và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình

thuộc diện hộ nghèo tăng bình quân 136,5% năm về đối tượng và 56,85% năm về

kinh phí.

2.3.2.1. Cưú trợ đột xuất

Trợ cấp đột xuất theo qui định của Chính phủ bao gồm 8 nhóm đối tượng

được cứu trợ đột xuất khi xẩy ra. Tuy nhiên, trên thực tế đối tượng được cứu trợ

đột xuất còn mở rộng hơn và kinh phí các đối tượng nhận được cũng khác hơn. Bởi

vì, khi có rủi ro đột xuất xẩy ra nhiều tổ chức xã hội cùng tham gia vào công tác cứu

trợ với nhiều hình thức, kinh phí khác nhau, số liệu ở bảng 2.12 mới chỉ đề cập đến

các đối tượng được cứu trợ theo qui định và kinh phí cứu trợ được trính từ nguồn

ngân sách của địa phương. Qua số liệu tại bảng 2.12 cho thấy cứu trợ đột xuất hàng

năm tập trung chủ yếu vào cứu trợ người bị đói do thiếu lương thực. Năm 2006 là

năm cứu trợ người bị đói do thiếu lương thực nhiều nhất với 39.516 nhân khẩu

(chiếm 27,47% tổng dân số) tương đương với kinh phí trên 1 tỷ đồng, nguyên nhân

là do năm 2006 thời tiết không thuận lợi dẫn đến việc sản xuất nông nghiệp nói

chung và sản xuất lương thực nói riêng trên địa bàn huyện gặp rất nhiều khó khăn

sản lượng lương thực có hạt đạt 45.986 tấn nên người dân đã thiếu lương thực khi

giáp hạt, năm 2008 số nhân khẩu phải cứu trợ do thiếu lương thực chỉ còn 9.388

nhân khẩu (6,41% tổng dân số) tương đương với số kinh phí 1,6 tỷ đồng.

Page 72: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

61

Bảng 2.12. Đối tƣợng, kinh phí thực hiện cứu trợ đột xuất 2006 - 2008

huyện Văn Chấn

Đối tƣợng

2006 2007 2008

Đối

tƣợng

(hộ,

ngƣời)

Kinh phí

(1000đ)

Đối tƣợng

(hộ, ngƣời)

Kinh phí

(1000đ)

Đối

tƣợng

(hộ,

ngƣời)

Kinh phí

(1000đ)

- Hộ gia đình có

người chết, mất

tích

3 3.000 1 1.000 7 21.000

- Hộ gia đình có

người bị thương

nặng

- - 1 500 1 1.000

- Hộ gia đình có

nhà bị đổ, sập,

trôi, cháy, hỏng

nặng

5 8.500 7 18.000 13 65.000

- Hộ gia đình bị

mất phương tiện

sản xuất, lâm

vào cảnh thiếu

đói

- - - - - -

- Hộ gia đình

phải di rời khẩn

cấp do nguy cơ

sập lở đất........

- - - - 1 5.000

- Người bị đói

do thiếu lương

thực

39.516 1.013.954 12.759 916.369 9.388 1.605.328

- Người gặp rủi

ro ngoài vùng

cư trú dẫn đến

bị thương nặng,

gia đình không

biết để chăm

sóc;

- - - - - -

- Người lang

thang xin ăn

trong thời gian

tập trung chờ

đưa về nơi cư

trú.

- - - - - -

Nguồn: Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái

63

Page 73: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

62

2.3.3. Hoạt động ƣu đãi xã hội

2.3.3.1. Số đối tượng hưởng chính sách ưu đãi người có công

Sau hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để giải phóng

dân tộc thống nhất đất nước, Việt Nam đã chịu những hậu quả chiến tranh để lại

như số liệt sỹ, thương bệnh binh, nhiễm chất độc mầu da cam cho đến tận ngày

nay....vv. Để giải quyết các vấn đề này hội nghị Trung ương lần thứ 8 năm 1997 đã

ra nghị quyết về việc thực hiện chính sách đối với người bị thương tật hoặc mất

người thân đi chiến đấu trong hai cuộc kháng chiến phải đảm bảo mức sống trung

bình thông qua các khoản trợ cấp xã hội. Do đó một loạt các chương trình trợ cấp

bằng tiền và hiện vật của quỹ Bảo trợ xã hội dành cho các cựu chiến binh, thương

binh, gia đình liệt sỹ và những người chịu hậu quả trực tiếp của chiến tranh đã được

thực hiện.

Bảng 2.13. Đối tƣợng hƣởng chính sách ƣu đãi ngƣời có công 2006 - 2008

huyện Văn Chấn

Đơn vị tính: Người

Đối tƣợng 2006 2007 2008

1-Cán bộ tiền khởi nghĩa 10 10 8

2-Mẹ Việt nam anh hùng 3 3 2

3-Thương binh người hưởng chính sách như thương binh 342 330 329

4-Thương binh loại B 8 9 9

5-Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 21-80% 78 76 73

6-Bệnh binh hạng 3 7 7 7

7- Người phục vụ thương binh, thương binh loại B, bệnh

binh,

10 10 10

8-Trợ cấp tuất đối với thân nhân người có công với cách

mạng

401 387 370

9-Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học 93 90 90

10-Con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc

hóa học 80 79 79

Tổng 1.032 1.001 977

Nguồn: Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái

Page 74: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

63

Qua số liệu bảng 2.13 cho thấy số người hưởng chính sách ưu đãi người có

công năm 2006 là 1.032 người (chiếm 0,72% dân số toàn huyện); năm 2008 là 977

người (chiếm 0,67% dân số), trong 9 nhóm đối tượng hưởng chính sách thì tập

trung chủ yếu ở 2 nhóm thương binh và người hưởng chính sách như thương binh;

Trợ cấp tuất đối với thân nhân người có công với cách mạng, năm 2006 hai nhóm

này chiếm 72% trong tổng số đối tượng hưởng; năm 2008 chiếm 71,55%.

2.3.4.2. Kinh phí thực hiện chi trả ưu đãi người có công

Bảng 2.14. Chi trả ƣu đãi ngƣời có công 2006 - 2008 huyện Văn Chấn

Đơn vị tính:Triệu đồng

Đối tƣợng 2006 2007 2008 Tốc độ

PTBQ

1-Cán bộ tiền khởi nghĩa 44,4 58,8 56,4 112,70

2-Mẹ Việt nam anh hùng 32,4 42,9 35,8 103,40

3-Thương binh người hưởng chính

sách như thương binh

1.909,3 2.448,8 2.928,2 123,85

4-Thương binh loại B 34,7 50,7 62,4 134,10

5-Bệnh binh suy giảm khả năng lao

động từ 21-80%

611,8 972,2 971,9 126,00

6-Bệnh binh hạng 3 38,0 50,3 58,6 124,20

7- Người phục vụ thương binh, thương

binh loại B, bệnh binh,

25,8 505,6 71,7 166,70

8-Trợ cấp tuất đối với thân nhân người

có công với cách mạng

1.713,0 2.127,6 2.491,5 120,60

9-Người hoạt động kháng chiến bị

nhiễm chất độc hóa học

448,9 57,6 691,6 124,10

10-Con đẻ người hoạt động kháng

chiến bị nhiễm chất độc hóa học

198,0 259,0 336,9 130,45

Tổng 5.056,3 6.573,5 7.705,0 123,50

Nguồn: Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái

Hiện nay, kinh phí chi trả ưu đãi người có công được điều chỉnh theo từng giai

đoạn cụ thể phù hợp với phát triển kinh tế của đất nước, cũng như theo hướng cải

thiện đời sống cho những người có công với với cách mạng. Ba năm từ 2006 - 2008

Chính phủ đã ban hành 4 Nghị định qui định về mức chi trả trợ cấp, phụ cấp ưu đãi

đối với người có công với cách mạng bao gồm Nghị định số 147/2006/NĐ-CP;

Page 75: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

64

Nghị định số 32/2007/NĐ-CP; Nghị định số 07/2008/NĐ-CP và Nghị định

105/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ. Mức chuẩn để xác

định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo quy

định tại Nghị định này là 650.000 đồng, với mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi mới này đã

giảm bớt những khó khăn cho các đối tượng chính sách

Qua số liệu bảng 2.14 cho thấy kinh phí từ ngân sách dùng để chi trả ưu đãi

người có công trên địa bàn huyện rất lớn năm 2006 chiếm đến 41,27% thu ngân

sách trên địa bàn; năm 2007 là 43% và năm 2008 là 32,08%, cùng với số đối tượng

hưởng thì kinh phí chi trả cũng tập trung chủ yếu vào 2 nhóm là thương binh người

hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp tuất đối với thân nhân người có công

với cách mạng, năm 2006 kinh phí thực hiện chi trả cho 2 nhóm này là 3.622,3 triệu

đồng chiếm 71,64% tổng kinh phí chi trả trong năm, năm 2008 là 5.419,7 triệu đồng

chiếm 70,32%. Tốc độ tăng bình quân kinh phí chi trả người có công là 13,5% năm.

2.3.4. Tình hình Giáo dục

Công tác giáo dục, đào tạo luôn được cấp ủy và chính quyền địa phương coi

là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương,

bởi vì phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy những lĩnh

vực khác phát triển. Vì vậy, việc đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đội

ngũ giáo viên luôn được quan tâm đầu tư mang lại những hiệu quả tốt.

Bảng 2.15. Một số chỉ tiêu cơ bản về giáo dục huyện Văn Chấn

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008

- Thực trạng trường phổ thông đã được xây

dựng Trường

+ Trường tiểu học “ 28 28 29

+ Trường THCS “ 25 25 26

+ Trường THPT “ 2 2 2

- Số xã, phường đã hoàn thành chương trình

phổ cập giáo dục tiểu học Xã 31 31 31

- Số xã, phường đã hoàn thành chương trình

phổ cập giáo dục trung học cơ sở “ 24 26 28

- Tỷ lệ học sinh đúng độ tuổi đến trường % 99,43 99,31 99,52

- Ngân sách bình quân/1 học sinh 1000 đ 551 582 607

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Yên Bái năm 2008

Page 76: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

65

Qua số liệu ở bảng 2.15 cho thấy một số chỉ tiêu cơ bản về giáo dục tại địa

phương đều đạt cao, về cơ sở hạ tầng hầu hết các trường phổ thông đều đã được đầu

tư thông qua các dự án, chương trình mục tiêu như chương trình 135, chương trình

kiên cố hóa trường lớp học, dự án chia sẻ, dự án WB....vv. Đến nay, trên địa bàn

huyện các trường phổ thông đều có cơ sở vật chất khang trang và hiện đại có đến

29/31 trường tiểu học (chiếm 93,55%); 26/30 (chiếm 86,67%) trường trung học cơ

sở và 2/3 (chiếm 66,67%) trường trung học phổ thông được đầu tư xây dựng kiên cố

hóa.

100% các xã trong huyện đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục tiểu

học và 28/31 xã (chiếm 90,32%) hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục trung

học cơ sở. Với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao đội ngũ cán bộ giáo

viên và đầu tư ngân sách bình quân/1 học sinh cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho

việc huy động trẻ đến trường, năm 2008 tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi đến trường đạt

99,52% đạt tỷ lệ cao so với từ trước đến nay, tỷ lệ trẻ còn lại không đến trường chủ

yếu tập trung ở các xã vùng cao do tập quán dân tộc, hoàn cảnh kinh tế gia đình, sức

khỏe...vv đã không đến trường theo đúng độ tuổi đi học.

2.4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II

2.4.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Chương trình 135 giai đoạn I (2000 - 2005) đã đạt được những kết quả tốt

đóng góp rất lớn vào phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng sâu, vùng xa vùng đặc

biệt khó khăn, với những kết quả mà chương trình đem lại cùng với những kiến

nghị của các địa phương về hiệu quả của chương trình, Chính phủ tiếp tục phê duyệt

thực hiện chương trình 135 giai đoạn II (2006-2010).

Đối với Văn Chấn là một trong những huyện của tỉnh Yên Bái tiếp tục được

thực hiện giai đoạn II của chương trình, năm 2006 có 10 xã thuộc diện đặc biệt khó

khăn; năm 2007 là 15 xã; năm 2008 là 15 xã triển khai thực hiện chương trình giai

đoạn II. Qua số liệu bảng 2.16 cho thấy qua 3 năm thực hiện về cơ sở vật chất kỹ

thuật chương trình đã triển khai 8 nhóm công trình về cơ sở hại tầng tại các xã thuộc

Page 77: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

66

chương trình và tập chung chủ yếu vào các công tình đường giao thông, thủy lợi

với 22, 9 km đường đường giao thông và 13,7 km kiên cố hóa kênh mương.

Bảng 2.16. Cơ sở hạ tầng chƣơng trình 135 thực hiện 2006 - 2008

huyện Văn Chấn

Công trình Đơn vị

tính 2006 2007 2008 Tổng cộng

- Công trình điện Km 5,0 0,7 - 5,7

- Đường giao thông Km 11,7 4,8 6,4 22,9

- Kiên cố kênh mương Km 13,7 - - 13,7

- Công trình chợ Chợ 1,0 - - 1,0

- Công trình ngầm tràn m - 736 - 736

- Công trình thủy lợi Công trình - 4 4 8,0

- Quy hoạch xây dựng cơ

sở hạ tầng xã

Xã - - 5 5

- Hỗ trợ xây dựng nhà sinh

hoạt cộng đồng thôn

Nhà - - 5 5

- Trường học Trường - - - -

- Trạm Y tế M2 - - 144 144

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái

2.4.2. Kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện chương trình 135 giai đoạn II được ghi cho hợp phần xây

dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu bảo đảm kế hoạch vốn đầy đủ theo dự toán từng công

trình đã được phê duyệt. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện do ảnh hưởng thủ tục

hành chính và lạm phát, nên việc giải ngân vốn của chương trình không cao đạt

khoảng 85%.

Qua số liệu bảng 2.17 cho thấy trong 3 năm (2006 - 2008) kinh phí thực hiện

đạt trên 20,9 tỷ đồng. Trong đó năm 2006 là năm đầu tiên thực hiện giai đoạn II của

chương trình số vốn thực hiện đạt 4,7 tỷ đồng, chiếm 22,49% tổng số vốn thực hiện

trong 3 năm; năm 2007 thực hiện 7,4 tỷ chiếm 35,41% và năm 2008 đạt 8,8 tỷ đồng

Page 78: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

67

chiếm 42,1%. Số vốn được giải ngân tập trung chủ yếu ở các công trình giao thông

và thủy lợi chiếm 75,6% tổng số vốn giải ngân trong 3 năm.

Bảng 2.17. Kinh phí thực hiện chƣơng trình 135 giai đoạn 2006 - 2008

huyện Văn Chấn

Đơn vị tính: Triệu đồng

Công trình 2006 2007 2008 Tổng cộng

-Công trình địên 800,0 278,0 - 1.078,0

-Đường giao thông 1.700,0 3.527,0 6.512,0 11.739,0

-Kiên cố kênh mương 1.801,0 - - 1.801,0

-Công trình chợ 400,0 - - 400,0

-Công trình ngầm tràn - 1.174,0 - 1.174,0

-Công trình thủy lợi - 2.428,0 1.729,0 4.157,0

-Quy hoạch xây dựng cơ sở

hạ tầng xã - - 75,0 75,0

-Hỗ trợ xây dựng nhà sinh

hoạt cộng đồng thôn - - 150,0 150,0

-Trường học - - - -

-Trạm Y tế - - 418,0 418,0

Tổng cộng 4.701,0 7.407,0 8.884,0 20.992,0

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái

2.5. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM

NGHÈO GIAI ĐOẠN (2006 - 2008)

Các chương trình mục tiêu về xóa đói giảm nghèo hoặc là tập trung vào những

xã được xác định có tỷ lệ nghèo cao hoặc là các xã vùng sâu, vùng xa vùng đồng

bào dân tộc thiểu số sinh sống. Các chương trình này gồm chương trình quốc gia về

xóa đói giảm nghèo, chương trình 135, hai chương trình này tập trung vào xây dựng

cơ sở hạ tầng thiết yếu. Ngoài ra còn có sự tham gia của Bộ y tế trong việc trợ cấp y

tế và Bộ giáo dục và Đào tạo trong miễn giảm học phí, Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn trong chương trình khuyến nông và phát triển nông thôn và Ngân

Page 79: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

68

hàng nhà nước Việt Nam trong các chương trình tín dụng. Trong 3 năm qua huyện

Văn Chấn đã triển khai thực hiện tốt các chương trình, dự án này góp phần tích cực

trong việc xóa đói giảm nghèo tại địa phương cụ thể như sau

2.5.1. Nhóm các chính sách nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, tạo thu

nhập bền vững, nâng cao năng lực cán bộ giảm nghèo

- Dự án dạy nghề cho người nghèo bắt đầu được triển khai từ năm 2007, từ

nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia toàn huyện đã mở được 8 lớp đào tạo

nghề cho 205 người nghèo tham gia. Nội dung đào tạo tập trung vào các lĩnh vực

nuôi trồng thủy sản và chế biến nông, lâm sản…vv

- Công tác nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo

có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách, dự

án giảm nghèo. Bằng nguồn vốn của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo,

huyện đã phối hợp cùng Sở Lao động, thương binh và Xã hội mở các lớp nâng

cao năng lực cho hơn 300 cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo các cấp với

kinh phí gần 170 triệu đồng.

- Với mục đích hỗ trợ người nghèo về kiến thức và kỹ năng xây dựng kế

hoạch, bố trí sản xuất hợp lý, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh

doanh và tiêu thụ sản phẩm, đã có gần 20.000 hộ nghèo được hướng dẫn làm ăn

và hỗ trợ phát triển sản xuất.

2.5.2. Nhóm dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng các xã nghèo vùng

nghèo

- Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng các xã nghèo ngoài vùng 135: Trong 3 năm

huyện Văn Chấn đã đầu tư xây dựng gần 100 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu ở

các xã khó khăn ngoài vùng 135, với tổng kinh phí thực hiện từ 3 - 8 tỷ đồng.

Các hạng mục công trình gồm trường học, trạm xá, nước sạch, thủy lợi được xây

mới và phát huy được hiệu quả, góp phần tạo cho người nghèo tiếp cận tốt hơn

với các dịch vụ xã hội.

Page 80: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

69

- Dự án phát triển các xã nghèo (Quỹ cộng đồng): Lồng ghép các hoạt động

của Dự án Chia sẻ trong công tác giảm nghèo, mỗi năm huy động nguồn lực đạt 5 tỷ

đồng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực y tế, giáo dục, xây dựng cơ sở hạ tầng, sản

xuất, quản lý tài nguyên ở các xã vùng cao.

- Dự án giảm nghèo WB trong các năm 2006 - 2007 mỗi năm hỗ trợ 2 - 5 tỷ

đồng chủ yếu đầu tư cơ sở hạ tầng các xã nghèo trong toàn huyện, ngoài ra còn hỗ

trợ khuyến nông, khuyến ngư và hỗ trợ giáo dục cho các xã nghèo.

2.5.3. Nhóm dự án hỗ trợ trực tiếp hộ nghèo phát triển bền vững

- Tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh thông

qua hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội đã huy động nguồn vốn đạt 38,397 tỷ,

mỗi năm có 1.900 - 2.600 lượt hộ nghèo được xét duyệt cho vay vốn, doanh số cho

vay năm 2008 đạt 18 tỷ đồng bình quân mỗi hộ nghèo được vay 6,92 triệu

đồng/lượt, nâng tổng số hộ nghèo dư nợ lên 6.163 hộ, tổng dư nợ 58,429 tỷ đồng.

Nguồn vốn trên chủ yếu được sử dụng tập trung cho phát triển sản xuất, làm nhà và

xây dựng công trình nước sạch sinh hoạt.

- Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở: toàn huyện đã hỗ trợ được cho 297 hộ

nghèo làm mới nhà và sửa chữa nhà theo chương trình 134.

- Chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số với kinh phí là

310 triệu đồng

-Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo: Bảo đảm đúng đối tượng chính

sách về việc khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo theo nghị định số

63/2005/NĐ-CP của Chính phủ, với mục đích hỗ trợ người nghèo tiếp cận, bình

đẳng trong khám chữa bệnh huyện Văn Chấn đã cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho 133.701

lượt đối tượng, tổng kinh phí là 7,621 tỷ đồng. Về công tác khám chữa bệnh cho

người nghèo Bộ Y tế đã tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế.

Thông qua chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế, đã giúp cho người nghèo giảm

bớt khó khăn khi gặp phải ốm đau, bệnh tật.

- Chính sách trợ giúp giáo dục cho người nghèo thực hiện chủ trương của nhà

nước về hỗ trợ học sinh nghèo trong giáo dục đã có 19.634 học sinh được hỗ trợ,

Page 81: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

70

tổng kinh phí hỗ trợ là 4,05 tỷ đồng; Chính sách phổ cập giáo dục trung học cơ sở

theo Thông tư số 22, đã hỗ trợ năm 2008 cho 2.601 học sinh, mức hỗ trợ bình quân

là 120.000 đồng/học sinh, kinh phí hỗ trợ 312,12 triệu đồng.

- Chính sách hỗ trợ người nghèo về nước sinh hoạt thực hiện Quyết định

134/QĐ-TTg, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ nước sinh hoạt

cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, từ nguồn vốn trung ương đầu tư đã tiến hành

hỗ trợ xây bể và mua téc chứa nước, đào giếng và xây dựng công trình cấp nước tập

trung cung cấp nước sạch cho gần 3.000 hộ, tổng kinh phí thực hiện trên 1 tỷ đồng.

- Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo trong 2 năm 2007 - 2008 Trung

tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh đã tổ chức nhiều đợt trợ giúp pháp lý lưu động tại các xã

trong huyện cho 497 lượt người nghèo được trợ giúp pháp lý.

- Dự án nhân rộng mô hình xóa đói giảm nghèo trong năm 2006 đã đầu tư 401

triệu đồng để xây dựng mô hình giảm nghèo phát triển đàn bò sinh sản cho 45 hộ

nghèo ở các xã Suối Quyền, Sùng Đô, Chấn Thịnh được hưởng lợi. Ngoài ra còn

nhiều mô hình trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản do các ban, ngành chỉ đạo

thực hiện để hướng dẫn người ngèo cách làm ăn và nhân rộng mô hình có hiệu quả.

2.5.4. Kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo

Nhờ áp dụng và thực hiện đồng bộ cơ chế chính sách, giải pháp như trên, qua

3 năm thực hiện công tác giảm nghèo tại huyện Văn Chấn đã đạt được kết quả cụ

thể, qua số liệu bảng 2.18 cho thấy trong 2 năm (2007 - 2008) tổng số hộ nghèo của

huyện từ 11.378 (chiếm 24,06% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh) đã giảm xuống còn

10.486 hộ, bình quân mỗi năm giảm được 446 hộ, tỷ lệ hộ nghèo từ 37,5% đầu năm

2007 giảm xuống còn 31,8% cuối năm 2008. Đây là tỷ lệ đạt thấp. Riêng năm 2008

toàn huyện đã tăng cả về số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo và không đạt kế hoạch giảm

nghèo đề ra. Nguyên nhân chủ yếu việc tái nghèo là do

- Đầu năm 2008 trên địa bàn huyện bị ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại kéo

dài đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp 1.396 ha lúa và nhiều gia súc,

Page 82: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

71

gia cầm đã bị chết rét, gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt

là đồng bào vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn, làm cho số hộ nghèo phát

sinh tăng 535 hộ so với năm 2007.

- Năm 2008 cũng là năm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và lạm phát tăng

cao, người dân đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc mua sắm các nhu yếu phẩm

thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày cũng như đầu tư cho phát triển sản xuất.

Bảng 2.18. Tổng số và tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới

(Quyết định170/QĐ-TTg) trong 3 năm 2006 - 2008

STT Đơn vị

31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008

Tổng số

hộ nghèo

Tỷ lệ

%

Tổng số

hộ nghèo

Tỷ lệ

%

Tổng số

hộ nghèo

Tỷ lệ

%

1 Thành phố Yên Bái 1.077 5,5 848 4,12 1.522 6,1

2 Thị xã Nghĩa Lộ 1.640 27,0 1.366 20,85 1.498 22,3

3 Huyện Văn Yên 6.707 28,5 5.932 23,26 6.524 24,8

4 Huyện Trấn Yên 5.072 21,5 4.530 18,34 4.314 20,6

5 Huyện Lục Yên 8.526 41,0 6.381 29,07 7.056 31,5

6 Huyện Yên Bình 5.846 27,0 4.077 17,51 5.052 20,9

7 Huyện Văn Chấn 11.378 37,5 9.951 31,27 10.486 31,8

8 Huyện Trạm Tấu 2.384 65,0 2.363 57,61 2.624 61,3

9 Huyện Mù Cang Chải 4.668 69,0 4.595 63,20 5.148 66,8

Toàn tỉnh 47.297 30,7 40.043 24,16 44.252 25,9

Nguồn: Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái

Page 83: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

72

5,5

27,0

28,5

21,5

41,0

27,0

37,5

65,0

69,0

30,7

4,1

20,9

23,3

18,3

29,1

17,5

31,3

57,6

63,2

24,2

6,1

22,3

24,8

20,6

31,5

20,9

31,8

61,3

66,8

25,9

TP Yên Bái

Txã Nghĩa lộ

Văn Yên

Trấn Yên

Lục Yên

Yên Bình

Văn Chấn

Trạm Tấu

Mù Cang Chải

Toàn tỉnh

Năm 2008

Năm 2007

Năm 2006

Hình 2.5. Biến đổi tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh và các huyện, thị

giai đoạn 2006 - 2008 (%)

2.6. ẢNH HƢỞNG CỦA AN SINH XÃ HỘI TỚI THU NHẬP CỦA HỘ

NÔNG DÂN

2.6.1. Tình hình cơ bản của nhóm hộ điều tra nghiên cứu

Để nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã hội đến nghèo

đói của hộ nông dân. Cụ thể ảnh hưởng của trợ cấp giáo dục, trợ cấp y tế và chương

trình 135 theo giới hạn đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát

135 hộ tại 9 địa bàn điều tra bao gồm xã Phù Nham, Sơn Thịnh, Đồng Khê, Cát

Thịnh, Bình Thuận, Thị trấn nông trường Trần Phú, Nậm Mười, Tú Lệ và Sùng Đô.

Qua số liệu bảng 2.19 cho ta thấy

Page 84: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

73

Bảng 2.19. Một số thông tin cơ bản về hộ điều tra

Chỉ tiêu Tổng số

hộ

Cơcấu

(%)

Nhóm hộ điều tra

Giàu-

khá

Trung

bình

Hộ

nghèo

TỔNG CỘNG 135 100,0 45 45 45

1. Tuổi chủ hộ

Dưới 40 54 40,0 22 19 13

Từ 41 - 50 44 32,6 16 13 15

Từ 51 trở lên 37 27,4 12 8 17

2. Giới tính chủ hộ

Nam 111 82,2 40 41 18

Nữ 24 17,8 5 4 27

3. Trình độ học vấn

Không bằng cấp 44 32,6 3 17 24

Tốt nghiệp tiểu học 34 25,2 11 10 13

Tốt nghiệp THCS 31 23,0 13 11 7

Tốt nghiệp THPT 10 7,4 6 3 1

Công nhân kỹ thuật 8 5,9 5 3 -

Trung học chuyên nghiệp 5 3,7 4 1 -

Cao đẳng, đại học 3 2,2 3 - -

4. Số nhân khẩu

Dươí 4 người 26 19,3 10 11 5

Từ 4 - 6 người 84 62,2 29 28 27

Trên 6 người 25 18,5 6 6 13

5. Ngành SXKD chính của hộ

Nông nghiệp 112 83,0 28 39 45

Lâm nghiệp - - - - -

Thủy sản - - - - -

Page 85: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

74

Bảng 2.19. Một số thông tin cơ bản về hộ điều tra (tiếp theo)

Chỉ tiêu Tổng

số hộ

Cơcấu

(%)

Nhóm hộ điều tra

Giàu-

khá

Trung

bình

Hộ

nghèo

Công nghiệp 16 11,8 11 5 -

Xây dựng - - - - -

Thương nghiệp 4 3,0 3 1 -

Dịch vụ 3 2,2 3 - -

Khác - - - - -

6. Giá trị đồ dùng lâu bền của hộ

<10 triệu 91 67,4 23 23 45

Từ 10 - 30 triệu 39 28,9 17 22 -

Từ 31 - 40 triệu 3 2,2 3 - -

Từ 41 - 50 triệu - - - - -

Trên 50 triệu 2 1,5 2 - -

7. Giá trị tài sản tài sản cố định

của hộ

<10 triệu 109 80,7 29 35 45

Từ 10 - 30 triệu 19 14,1 10 9 -

Từ 31 - 40 triệu 2 1,5 1 1 -

Từ 41 - 50 triệu 2 1,5 2 - -

Trên 50 triệu 3 2,2 3 - -

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2008

2.6.1.1. Nguồn nhân lực của hộ

Tuổi của chủ hộ dưới 40 tuổi chiếm 40%, từ 41 - 50 tuổi chiếm 32,6% và từ

51 tuổi trở lên chiếm 27,4% tổng số hộ điều tra nghiên cứu. Qua số liệu tổng hợp

cho thấy tuổi của chủ hộ tập trung chủ yếu ở từ 50 tuổi trở xuống chiếm đến

72,59% đây là độ tuổi mà đa số các chủ hộ đã ổn định về cơ sở vật chất có vốn tích

lũy trong cuộc sống và làm ăn. Bên cạnh đó vai trò của người nam giới đã được

khẳng định là trụ cột trong gia đình có đến 111 chủ hộ là nam giới chiếm 82,22%

tổng số hộ.

Page 86: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

75

Trình độ học vấn của chủ hộ tương đối thấp có 43 hộ không có bằng cấp

chiếm 31,8%; tốt nghiệp từ trung học cơ sở, tiểu học chiếm 48,2%, trình độ từ

công nhân kỹ thuật trở lên chỉ chiếm 20,1%. Trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ

thuật thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức sản xuất, quản lý kinh tế và chi

tiêu trong gia đình, chủ hộ có trình độ cao hơn thì nhận thức tốt hơn trong việc

tiếp cận với khoa học kỹ thuật áp vào sản xuất mang lại hiệu quả cao hơn. Như

vậy trình độ văn hóa sẽ ảnh hưởng đến việc tổ chức, quản lý sản suất tạo ra thu

nhập cho gia đình.

Qui mô nhân khẩu các hộ có qui mô nhân khẩu từ 4 - 6 người chiếm 62,2%

(84 hộ), hộ có qui mô dưới 4 người chiếm 19,3% tập trung chủ yếu ở nhóm hộ giàu

và trung bình, nhóm hộ nghèo chỉ có 5/26 hộ bằng 19,2%. Nếu xét về bình quân

nhân khẩu 1 hộ chia theo 5 nhóm thu nhập (nhóm 1: rất nghèo; nhóm 2: nghèo;

nhóm 3: trung bình; nhóm 4: khá; nhóm 5: giàu) thì nhóm 1 bình quân nhân khẩu 8

người, nhóm 2: 4,68, nhóm 3: 4,21, nhóm 4: 5,26, nhóm 5: 3,57. Như vậy, qui mô

nhân khẩu của các hộ ảnh hưởng rất lớn đến lao động, thu nhập và vấn đề đói nghèo

của hộ, hộ nghèo thường có số nhân khẩu đông hơn.

2.6.1.2. Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của hộ

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

Hộ giàu-khá Hộ trung bình Hộ nghèo

Nông nghiệp Công nghiệp Thƣơng mại Dịch vụ

Hình 2.6. Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của hộ

Page 87: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

76

Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của hộ ảnh hưởng rất lớn đến việc sử

dụng lao động và tạo ra thu nhập của hộ, qua số liệu tại bảng 2.19 cho thấy ngành

nghề sản xuất kinh doanh chính của hộ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp chiếm đến

83%, sản xuất công nghiệp chiếm 11,8% còn lại là các ngành nghề khác chỉ chiếm

5,19%. Hộ có ngành nghề chính là sản xuất nông nghiệp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến

thu nhập của hộ, bởi lãi xuất trong sản xuất nông nghiệp thấp, đồng thời sản xuất

nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, dẫn đến thu nhập của hộ thấp và tính

bền vững không cao. Qua hình 2.6 cho thấy 100% nhóm hộ nghèo ngành nghề sản

xuất chính là nông nghiệp nên ảnh hưởng đến thu nhập so với các nhóm hộ khác.

2.6.1.3. Giá trị đồ dùng lâu bền của hộ

Bảng 2.20. Trị giá đồ dùng lâu bền bình quân 1 hộ điều tra

có đồ dùng lâu bền

Đơn vị tính: 1000đ

Chung

Thành thị - Nông thôn

Thành thị Nông thôn

CHUNG 9.676 20.279 7.869

Ô tô - - -

Xe máy 8.413 17.200 6.755

Máy điện thoại 698 1283 456

Đầu video 547 511 553

Ti vi mầu 1.741 1.708 1.747

Dàn nghe nhạc các loại 1.247 3.000 370

Radio/ Radio Cassettes 89 - 89

Máy vi tính - - -

Máy ảnh, máy quay video - - -

Tủ lạnh, tủ đá 2.780 2.971 2.333

Máy điều hòa nhiệt độ - - -

Máy giặt, sấy quần áo 3.900 3.900 -

Bình tắm nước nóng - - -

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2008

Page 88: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

77

Đồ dùng lâu bền của hộ thông qua đó có thể đánh giá được chất lượng

cuộc sống của hộ qua số liệu ở bảng 2.19 cho thấy các hộ có giá trị đồ dùng lâu

bền dưới 10 triệu đồng là chủ yếu chiếm 67,4% ( 91 hộ); từ 10 - 30 triệu chiếm

28,9% (39 hộ), số hộ có giá trị đồ dùng lâu bền trên 31 triệu đồng chiếm tỷ lệ rất

thấp 3,7% (5 hộ).

Qua số liệu ở bảng 2.20 cho thấy trị giá đồ dùng lâu bền bình quân 1 hộ có

đồ dùng lâu bền ở thành thị là 20.279.000 đồng gấp 2,58 lần so với khu vực nông

thôn nhìn chung giá trị bình quân các đồ dùng lâu bền ở khu vực thành thị đều có

giá trị bình quân cao hơn điều đó nói lên cùng 1 loại đồ dùng lâu bền thì các hộ ở

khu vực thành thị sử dụng loại đồ dùng có chất lượng tốt và giá trị cao hơn sơ với

khu vực nông thôn

2.6.1.4. Giá trị tài sản cố định

Tài sản cố định của hộ phản ánh qui mô và năng lực sản xuất của hộ, tuy

nhiên qua số liệu bảng 2.19 cho thấy giá trị tài sản cố định của hộ dưới 10 triệu

đồng chiếm đến 80,7% số hộ, trong đó 100% nhóm hộ nghèo có tài sản cố định

dưới 10 triệu đồng, giá trị tài sản cố định của hộ từ 10 - 30 triệu chiếm 14,1%, trên

31 triệu chỉ chiếm có 6,2%, qua đó cho thấy đầu tư mua sắm tài sản cố định phục vụ

cho sản xuất kinh doanh của các hộ ở mức độ thấp, nên qui mô sản xuất nhỏ việc tổ

chức sản xuất giải quyết việc làm tạo ra thu nhập của hộ sẽ thấp

Qua số liệu bảng 2.21 cho thấy tỷ lệ hộ có tài sản cố định thuộc khu vực

nông thôn có tỷ lệ cao hơn so với thành thị chiếm đến 73,33% số hộ, thành thị là

60% và qua danh mục tài sản cố định chủ yếu cho thấy các tài sản cố định thuộc

khu vực nông thôn chủ yếu là tài sản cố định phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như

diện tích nuôi trồng thủy sản, trâu, bò sinh sản, chuồng trại chăn nuôi...vv. Các tài

Page 89: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

78

sản cố định phục vụ cho sản xuất phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ và và không

đa dạng, ngược lại đối với khu vực thành thị tài sản cố định chủ yếu là nhà xưởng,

của hàng đây là những tài sản phục vụ cho sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Như

vậy, kết quả cho thấy qui mô, năng lực và ngành nghề sản xuất kinh doanh của các

hộ là qui mô nhỏ, năng lực thấp và sản xuất nông nghiệp là chính.

Bảng 2.21. Tỷ lệ hộ có tài sản cố định chia theo tài sản cố định chủ yếu

Đơn vị tính: %

Chung

Thành thị-Nông thôn

Thành thị Nông thôn

CHUNG 71,43 60,00 73,33

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 18,10 6,67 20,00

Trâu, bò, ngựa kéo, sinh sản 26,67 - 31,11

Lợn nái, lợn đực giống 20,95 - 24,44

Đàn gia súc, gia cầm cơ bản - - -

Chuồng trại chăn nuôi 21,90 - 25,56

Máy xay xát 0,95 - 1,11

Máy tuốt lúa 0,95 - 1,11

Nhà xưởng 0,95 6,67 -

Cửa hàng 1,90 13,33 -

Ô tô dùng cho SXKD - - -

Máy kéo các loại 0,95 - 1,11

Tàu thuyền/ghe, xuồng,có động cơ - - -

Máy bơm nước - - -

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra năm 2008

Page 90: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

79

2.6.2. Tổng thu của hộ

Qua số liệu bảng 2.22 cho thấy nguồn thu của hộ của yếu là thu từ sản xuất

nông, lâm và thủy sản chiếm 50,38%; thu từ các khoản trợ giúp giáo dục, y tế chiếm

0,46%; thu từ tiền công tiền lương chiếm 11,98%; thu từ ngành nghề sản xuất kinh

doanh, dịch vụ chiếm 19,01% và thu khác chiếm 18,17%. Trong đó sự chênh lệch

nguồn thu giữa các nhóm tương đối rõ rệt nhóm giàu - khá so với trung bình là 2,96

lần, so với nhóm nghèo là 3,45 lần; nhóm trung bình so với nhóm nghèo là 1,16 lần

Bảng 2.22. Tổng thu bình quân 1 hộ/năm

Đơn vị tính: 1000 đồng

Chỉ tiêu Chung

Nhóm hộ điều tra

Giàu-

khá

Trung

bình

Hộ

nghèo

TỔNG CỘNG 38.338,26 70.743,96 23.792,93 20.477,89

1. Trị giá các khoản trợ giúp, học

bổng thưởng nhận từ giáo dục 36,04 9,60 14,18 84,36

2. Trị giá các khoản trợ giúp nhận

được từ y tế 140,23 87,56 140,47 192,67

3. Thu từ tiền công, tiền lương

của các thành viên 4.591,62 9.229,56 2.140,51 2.404,80

4. Thu từ trồng trọt 10.730,57 15.452,00 7.790,38 8.949,33

5. Thu từ chăn nuôi 6.495,73 8.886,13 7.210,27 3.390,78

6. Thu từ dịch vụ nông nghiệp 10,37 20,00 11,10 -

7. Thu từ săn bắt thuần dưỡng

chim, thú 10,00 - 30,00 -

8. Thu từ lâm nghiệp 1.679,46 2.806,36 1.434,64 797,38

9. Thu từ thủy sản 389,63 818,22 233,78 116,89

10. Thu từ ngành nghề SXKD,

dịch vụ phi nông , lâm nghiệp,

thủy sản….

7.287,17 21.120,44 617,56 123,51

11. Thu khác tính vào thu nhập 2.074,18 5.061,98 642,00 518,56

12. Thu khác không tính vào thu

nhập 4.893,26 7.252,11 3.528,04 3.899,62

Nguồn:Tính toán từ số liệu điều tra năm 2008

Page 91: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

80

2.6.3. Chi phí sản xuất kinh doanh của hộ

Bảng 2.23. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh bình quân 1 hộ/năm

Đơn vị tính: 1000 đồng

Chỉ tiêu Chung

Nhóm hộ điều tra

Giàu-khá Trung

bình

Hộ

nghèo

TỔNG CỘNG 13.732,88 28.884,44 7.474,64 4.839,56

1. Chi phí trồng trọt 3.541,94 5.408,20 2.492,91 2.724,71

2. Chi phí chăn nuôi 4.123,42 6.218,69 4.242,22 1.909,36

3. Chi phí hoạt động dịch vụ nông

nghiệp 4,00 8,00 4,00 -

4. Chi phí săn bắt, thuần dưỡng

chim, thú 0,22 - 0,67 -

5. Chi phí lâm nghiệp 271,66 503,87 215,44 95,67

6. Chi phí thủy sản 87,44 196,47 45,73 20,13

7. Chi phí ngành nghề SXKD, dịch

vụ phi nông , lâm nghiệp, thủy

sản….

5.704,19 16.549,22 473,67 89,69

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra năm 2008

Chi phí sản xuất kinh doanh tập trung chủ yếu vào sản xuất nông, lâm, thủy

sản chiếm 58,46%, còn lại 41,54% là chi phí thuộc sản xuất phi nông nghiệp. Mức

đầu tư cho sản xuất giữa các nhóm hộ cũng có sự chênh lệch khá lớn đối với nhóm

hộ giàu - khá do có điều kiện về kinh tế nên việc đầu tư cho sản xuất kinh doanh

nhiều hơn chiếm 40,83% tổng thu, nhóm trung bình 31,42%, nhóm nghèo chỉ có

23,62%. Như vậy, chi phí sản xuất kinh doanh sẽ phản ánh mức độ đầu tư về giống

cây, con, trình độ thâm canh và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nếu loại trừ

các yếu tố khách quan thì việc đầu tư lớn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

2.6.4. Thu nhập của hộ

Với tổng thu chủ yếu từ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản thì nguồn thu

nhập cũng phụ thuộc chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất này, qua số liệu bảng 2.24 cho

thấy thu nhập từ sản xuất nông lâm nghiệp chiếm 57,26%; từ tiền lương tiền công

Page 92: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

81

23,29%; từ trợ giúp giáo dục, trợ giúp y tế 0,89%; từ ngành nghề SXKD 8,03% và

thu khác tính vào thu nhập chiếm 10,52%.

Bảng 2.24. Thu nhập bình quân 1 hộ/năm

Đơn vị tính: 1000 đồng

Chỉ tiêu Chung

Nhóm hộ điều tra

Giàu-khá Trung

bình

Hộ

nghèo

TỔNG CỘNG 19.712,12 34.607,40 12.790,24 11.738,71

1. Trị giá các khoản trợ giúp, học

bổng thưởng nhận từ giáo dục 36,04 9,60 14,18 84,36

2. Trị giá các khỏan trợ giúp nhận

được từ y tế 140,23 87,56 140,47 192,67

3. Thu từ tiền công, tiền lương của

các thành viên 4.591,62 9.229,56 2.140,51 2.404,80

4. Thu nhập từ trồng trọt 7.188,63 10.043,80 5.297,47 6.224,62

5. Thu nhập từ chăn nuôi 2.372,30 2.667,44 2.968,04 1.481,42

6. Thu nhập từ dịch vụ nông nghiệp 6,37 12,00 7,11 -

7. Thu nhập từ săn bắt thuần dưỡng

chim, thú 9,78 - 29,33 -

8. Thu nhập từ lâm nghiệp 1.407,80 2.302,49 1.219,20 701,71

9. Thu nhập từ thủy sản 302,19 621,76 188,04 96,76

10. Thu nhập từ ngành nghề SXKD,

dịch vụ phi nông , lâm nghiệp, thủy

sản….

1.582,98 4.571,22 143,89 33,82

11. Thu khác tính vào thu nhập 2.074,18 5.061,98 642,00 518,56

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra năm 2008

Thu nhập bình quân 1 khẩu/ một tháng là 444.000 đồng. Trong đó: thành thị

911.000 đồng, nông thôn 394.000 đồng ( thành thị so với nông thôn gấp 2,31 lần).

Nếu chia theo 5 nhóm thu nhập (nhóm 1: 172.000 đồng, nhóm 2: 277.000 đồng,

nhóm 3: 404.000 đồng, nhóm 4: 509.000 đồng và nhóm 5: là 851.000 đồng), nhóm

5 so với nhóm 1 thu nhập gấp 4,95 lần. Điều đó chứng tỏ chênh lệch giàu, nghèo

giữa thành thị, nông thôn, giữa hộ giàu và nghèo vẫn chưa được cải thiện mà có su

hướng ngày càng lớn hơn.

Page 93: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

82

10,52%

8,03%

0,9%

23,29%

57,26%

SX nông, lâm nghiệp Tiền công, tiền lƣơng Trợ giúp giáo dục, y tế

Sản xuất kinh doanh Thu nhập khác

Hình 2.7. Cơ cấu thu nhập của hộ năm 2008

Tuy sản xuất nông, lâm nghiệp có cơ cấu cao trong tổng thu nhập của hộ,

nhưng nếu xét về thu nhập 1 khẩu 1 tháng chia theo ngành sản xuất kinh doanh

chính của hộ thì ngành dịch vụ thu nhập bình quân cao nhất 1.298.000 đồng gấp

3,36 lần ngành sản xuất nông, lâm nghiệp 384.000 đồng. Điều này có thể nói lên tuy

là ngành sản xuất chính, nhưng sản xuất nông lâm nghiệp mang lại thu nhập rất

thấp. Vì vậy, việc chuyển dịch cơ cấu ngành tại khu vực nông thôn là việc làm hết

sức cần thiết để góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo.

2.6.5. Ảnh hƣởng của trợ cấp giáo dục, y tế đến thu nhập

Hiện nay, các chính sách trợ cấp giáo dục, trợ cấp y tế tập trung chủ yếu vào

các đối tượng chính sách, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và các hộ

nghèo, qua số liệu bảng 2.24 cho thấy trong tổng số trợ cấp giáo dục, trợ cấp y tế

(23.797.000 đồng). Nếu chia theo 3 nhóm thu nhập, nhóm giàu - khá chiếm 18,37%;

nhóm trung bình chiếm 29,24% và nhóm nghèo chiếm 52,39%.

Page 94: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

83

0

5000

10000

15000

20000

25000

Tổng số Giàu-khá Trung bình Nghèo

Tổng số Trợ cấp y tế Trợ cấp giáo dục

Hình 2.8. Kinh phí nhận đƣợc từ trợ cấp giáo dục, y tế

Qua hình 2.8 cho thấy kinh phí nhận được từ nguồn trợ cấp giáo dục, y tế có

xu hướng tăng dần từ nhóm giàu - khá, trung bình và nhóm nghèo được hưởng lợi

từ hai nguồn trợ cấp nhiều nhất, xu hướng trên cũng phù hợp với chính sách của

Đảng và nhà nước trong việc thực hiện trợ giúp người nghèo.

Nếu xét về cơ cấu của hai nguồn trợ cấp này đối với thu nhập của hộ cho

thấy đối với nhóm giàu - khá chiếm 0,28%, nhóm trung bình 1,21% và nhóm nghèo

chiếm 2,36% trong tổng thu nhập. Qua đó cho thấy hai nguồn trợ cấp này chiếm 1

tỷ lệ nhỏ trong tổng thu nhập, mức độ ảnh hưởng đến thu nhập của hộ là không

đáng kể, nhưng nó có một ý nghĩa rất quan trọng về mặt xã hội tạo điều kiện để các

hộ gia đình tiếp cận được với các dịch vụ về giáo dục và y tế.

2.6.6. Ảnh hƣởng của trợ cấp giáo dục đến việc huy động trẻ đến trƣờng

Theo kết quả điều tra khảo sát cho thấy tỷ lệ biết chữ dân số 10 tuổi trở lên là

89,25% (nam là 93,55%, nữ 84,83%). Trong đó thành thị là 100%, nông thôn là

Page 95: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

84

88,05%, kết quả trên đã phản ánh được thực trạng tình hình giáo dục của huyện và

khẳng định nỗ lực cố gắng trong công tác giáo dục của các ngành tại địa phương.

Tỷ lệ người biết chữ ở nhóm thu nhập cao là 95,6%, nhóm thu nhập thấp là 67,14%

(chênh lệch 28,46%); dân tộc Kinh tỷ lệ cao nhất 98,36%, Dao thấp nhất 75%. Qua

mức chênh lệch tỷ lệ biết chữ giữa các nhóm thu nhập, các dân tộc đòi hỏi các cấp,

các ngành tập trung đầu tư, đẩy mạnh công tác giáo dục tại vùng sâu, xa vùng dân

tộc ít người và hộ nghèo của huyện để các đối tượng này có điều kiện tiếp cận các

dịch vụ giáo dục, nâng cao trình độ văn hoá.

Số học sinh đi học chủ yếu học ở các trường công lập chiếm đến 99,2%, đây

cũng phản ánh đúng thực trạng bởi giáo dục công lập vẫn được bảo trợ của nhà

nước do đó chi phí học ở các trường này thấp hơn so với các loại hình khác.

Qua số liệu bảng 2.25 cho thấy chi cho giáo dục, đào tạo 1 người đi học 1

năm là 607.000 đồng, mức chi phí này tương đối thấp. Tuy nhiên, qua khảo sát chủ

yếu số người đi học là giáo dục phổ thông, còn giáo dục chuyên nghiệp chiếm tỷ

trọng rất ít và là mức chi đã bỏ qua phần được miễn, giảm theo qui định. Chi phí

thành thị cao hơn nông thôn 1,6 lần, chi phí này cũng cao dần theo nhóm thu nhập,

nhóm nghèo chi 421.000 đồng, nhóm giàu - khá chi 1.918.000 đồng (chênh lệch

giữa 2 nhóm 4,56 lần). Các khoản chi phí cao tập trung vào đóng góp cho trường,

lớp, sách giáo khoa và đồ dùng học tập. Vì vậy, để giáo giáo dục, đào tạo vùng sâu,

vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và hộ nghèo được tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ

giáo dục đòi hỏi phải có những chính sách ngoài miễn giảm học phí phải tập trung

vào các nội dung trên đồng thời mở rộng đối tượng hưởng lợi từ các chính sách này.

Tỷ lệ học sinh Trung học cơ sở được miễn giảm học phí là 55,32%, chủ yếu là miễn

giảm hộ nghèo và vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn, các chính sách về

miễn giảm học phí và trợ cấp giáo dục đã có tác động rất cụ thể đến các hộ gia đình

trong việc cho con em mình đi học.

Page 96: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

85

Bảng 2.25. Chi cho giáo dục, đào tạo bình quân 1 ngƣời đi học trong 12 tháng qua

Đơn vị tính: 1000 đồng

Chung

Chia theo các khoản chi

Học phí

Đóng góp

cho trƣờng,

lớp

Quần áo,

đồng

phục

Sách

giáo

khoa

Dụng cụ

học tập

Học

thêm

Chi

giáo

dục

khác

CHUNG 607 54 153 2 85 106 25 52

Thành thị - Nông thôn

Thành thị 891 188 231 - 140 144 117 72

Nông thôn 556 31 139 3 75 99 8 48

Nhóm thu nhập chung

Nhóm nghèo 421 20 161 - 81 139 6 -

Nhóm trung bình 555 50 191 10 110 137 18 39

Nhóm giàu - khá 1.918 181 373 - 216 233 89 229

Loại hình trƣờng

Công lập 588 55 155 2 85 107 25 28

Bán công - - - - - - - -

Dân lập, tư thục - - - - - - - -

Khác 3.000 - - - - - - 3.000

84

Page 97: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

86

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra năm 2008

Page 98: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

87

Cụ thể tỷ lệ huy động trẻ đến trường đúng độ tuổi theo cấp học như sau Tiểu

học đạt 82,93%, Trung học cơ sở 84,78% và Trung học phổ thông 32,65%. Trong

đó thành thị đi học đúng độ tuổi ở 100% các cấp học, ngược lại vùng nông thôn tỷ

học đi học đúng độ tuổi chỉ đạt Tiểu học 82,05%, Trung học cơ sở 84,78% và Trung

học phổ thông 26,67%. Qua số liệu trên cho thấy các bậc học có nhiều chính sách

ưu đãi và trợ cấp thì tỷ lệ học sinh đi học cao hơn còn cấp học ưu đãi thấp đi học ít

hơn, do vậy cơ hội để người nghèo và ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn tiếp

cận đối với các dịch vụ giáo dục ở bậc cao hơn còn rất thấp cần phải có chính sách

tốt hơn để tạo điều kiện cho khu vực này tiếp cận được với các cấp học cao hơn để

nâng cao trình độ dân trí góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo.

2.6.7. Ảnh hƣởng của trợ cấp y tế đến chăm sóc sức khỏe của ngƣời dân

Trong những năm qua các chương trình y tế nhất là các chương trình liên

quan đến công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu được ưu tiên đầu tư cho vùng cao,

vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa việc tiếp cận với

các dịch vụ y tế còn gặp nhiều khó khăn. Theo kết quả điều tra, trước thời điểm điều

tra 12 tháng có 31,2% tỷ lệ người đi khám chữa bệnh, tỷ lệ này cao hơn năm 2006

là 1,7%. Trong đó thành thị là 56,25%, nông thôn là 28,54% (cao hơn năm 2006 là

6,3%). Như vậy, năm 2008 việc chăm sóc sức khoẻ ở khu vực nông thôn đã được

các cơ sở y tế và người dân quan tâm hơn. Tỷ lệ này cũng cao tăng dần theo nhóm

thu nhập (nhóm 1: 20,83% trong khi nhóm 5: 40,00%), chứng tỏ với trình độ cao

hơn và thu nhập cao hơn thì việc chăm sóc sức khoẻ cũng được quan tâm nhiều hơn

(do nhận thức và do điều kiện kinh tế).

Tỷ lệ người có điều trị nội trú là 8,6% trong tổng số người có khám bệnh.

Trong đó tỷ lệ người có BHYT hoặc sổ khám chữa bệnh miễn phí chiếm 7,4%; Tỷ

lệ người có điều trị ngoại trú là 25,40%. Trong đó tỷ lệ người có BHYT hoặc sổ

khám chữa bệnh miễn phí chiếm 20,60% và tập trung sử dụng dịch vụ y tế chủ yếu

ở các cơ sở y tế thuộc nhà nước qua số liệu bảng 2.26.

Page 99: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

88

Bảng 2.26. Tỷ lệ lƣợt ngƣời khám chữa bệnh trong 12 tháng qua

tại các cơ sở y tế

Đơn vị tính: %

Tổng

Bệnh

viện

nhà

nƣớc

Trạm y

tế xã,

phƣờng

Phòng

khám

đa

khoa

khu

vực

Y tế tƣ

nhân

Lang

y

Cơ sở

y tế

khác

I - Nội trú 100,00 52,00 24,00 24,00 - - -

Tr.đó: - Thành thị 100,00 20,00 40,00 40,00 - - -

- Nông thôn 100,00 55,56 22,22 22,22 - - -

II – Ngoại trú 100,00 24,44 49,84 4,50 8,36 12,86 -

Tr.đó: - Thành thị 100,00 54,26 19,15 5,32 21,28 - -

- Nông thôn 100,00 11,52 63,18 4,15 2,76 18,43 -

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra năm 2008

Chi tiêu y tế bình quân 1 người có khám chữa bệnh trong năm là 319.000

đồng so với năm 2006 tăng 112,6%. Trong đó: điều trị nội trú 724.000 đồng, so với

năm 2006 tăng 151,00%; điều trị ngoại trú là 182.000 đồng tăng 57,6% so với năm

2006. Như vậy, chi tiêu y tế có chiều hướng tăng lên, đặc biệt là điều trị nội trú điều

này có nghĩa là ngoài việc giá dịch vụ tăng lên thì người dân do điều kiện kinh tế có

khá hơn nên đã lựa chọn những dịch vụ y tế có chất lượng hơn để sử dụng.

Chi tiêu y tế bình quân một người trong năm có khám chữa bệnh khu vực

thành thị: 349.000 đồng, gấp1,12 lần khu vực nông thôn: 313.000 đồng. Một phần

do khu vực thành thị tiếp cận các dịch vụ y tế thuận lợi hơn, mặt khác điều kiện

kinh tế khá hơn. Ngược lại ở nông thôn có nhiều hộ nghèo không đủ khả năng đi

khám, chữa bệnh hoặc có những hộ được cấp bảo hiểm y tế và có vùng được miễn

giảm khám, chữa bệnh nên người dân tuy có đi khám, chữa bệnh nhưng chi phí

Page 100: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

89

không đáng kể. Chi tiêu y tế của nhóm 5 (390.000 đồng) gấp 3,25 lần nhóm 1

(120.000 đồng).

Các hộ thu nhập thấp ở khu vực nông thôn chi phí chữa bệnh chiếm tỷ trọng

(9,0%) trong tổng chi tiêu lớn hơn ở khu vực thành thị (5,04%) và ngược lại các hộ

có thu nhập cao chi phí chữa bệnh chiếm tỷ trọng trong tổng chi tiêu thấp hơn ở

thành thị. Là do các hộ nghèo ở khu vực nông thôn đời sống còn nhiều khó khăn,

đầu tư cho chăm sóc sức khoẻ ban đầu và phòng tránh bệnh còn thấp. . . chính vì

vậy họ hay mắc bệnh và thường bệnh quá nặng mới đi chữa nên chi phí cho khám

chữa bệnh lúc đó khá cao và chiếm phần lớn trong tổng chi tiêu của hộ.

Như vậy, qua số liệu chi cho khám chữa bệnh của các hộ ở khu vực nông

thôn, dân tộc thiểu số và hộ có thu nhập thấp cho thấy tuy ở khu vực này đã được

hưởng những chính sách về y tế nhưng khi bị bệnh nặng, hiểm nghèo các nhóm

dân cư này sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc chữa bệnh hay nói cách khác chi phí

cho chữa bệnh thật sự là gánh nặng đối với họ, đòi hỏi phải có những chính sách trợ

giúp tốt hơn nữa để giảm bớt gánh nặng cho người dân khi gặp phải những rỏi ro về

sức khỏe.

2.6.8. Ảnh hƣởng của chƣơng trình 135 đến phát triển kinh tế - xã hội

Chương trình phát triển kinh - tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng

bào dân tộc miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là chương trình 135).

Huyện Văn Chấn được thực hiện từ năm 2000. Giai đoạn 1 của trương trình có 11

xã tham gia, giai đoạn 2 huyện Văn Chấn có 15 xã tham gia, với những hợp phần

của chương trình thực hiện đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội

của địa phương ổn định đời sống nhân dân đặc biệt là các xã có triển khai chương

trình cụ thể.

* Về phát triển kinh tế: Năm 2000 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,8%, cơ cấu

kinh tế nhóm Nông, lâm nghiệp - thủy sản 53%, Công nghiệp - xây dựng 26%,

Dịch vụ 20,5%, thu nhập bình quân đầu người đạt 2,6 triệu đồng/năm. Đến năm

2008 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13%, nhóm Nông, lâm nghiệp - thủy sản còn

Page 101: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

90

40,97%; Công nghiệp - xây dựng tăng lên 35,32% và nhóm dịch vụ tăng lên 23,7%,

thu nhập bình quân đầu người đạt 6,7 triệu đồng/năm, gấp 2,6 lần so với năm 2000

- Sản xuất nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2000 theo giá hiện

hành đạt 184,1 tỷ, năm 2008 đạt 523,8 tỷ tăng 184% so với năm 2000. Sản lượng

lương thực có hạt tăng từ 40.149 tấn năm 2000, lên 50.001,1 năm 2008, sản lượng

chè búp tươi tăng từ 19.000 tấn lên 34.143 tấn, đàn gia súc, gia cầm đều tăng đàn

trâu từ 16.566 con lên 19.979 con, đàn bò 3.106 lên 6.257 con...

- Lâm nghiệp, thủy sản: Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng từ 33,9 tỷ đồng năm

2000 lên 48,7 tỷ năm 2008, tăng 43,6%; giá trị sản xuất thủy sản từ 1,8 tỷ lên 14,3

tỷ đồng.

- Công nghiệp - Xây dựng: Số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm

2000 là 632 cơ sở năm 2008 là 1.910 cơ sở tăng gấp 3 lần so với năm 2000, giá trị

sản xuất tăng từ 81,7 tỷ lên 204,8 tỷ đồng. Vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn tăng từ

60 tỷ năm 2000 lên 310 tỷ năm 2008. 100% số xã dùng điện trong đó có 29/31 xã

sử dụng điện lưới quốc gia, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Trong đó:

năm 2000 đường đến trung tâm xã bằng đường nhựa có 10 xã, đường đá có 9 xã và

đường cấp phối có 12 xã đến năm 2008 số xã có đường nhựa đến trung tâm là 22

xã, đường đá là 2 xã và đường cấp phối còn 7 xã.

- Dịch vụ: Năm 2000 có 433 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ khách sạn

trên địa bàn, năm 2008 đã có 1.607 cơ sở tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này,

tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng từ 44,5 tỷ đồng năm 2000 lên

153,6 tỷ năm 2008.

* Về lĩnh vực xã hội: Cùng với những tác động đến phát triển kinh tế chương

trình cũng đã góp phần vào phát triển các lĩnh vực xã hội.

- Lao động việc làm, xóa đói giảm nghèo và thực hiện các chính sách xã hội:

Đã giải quyết và tạo việc làm năm 2000 cho 13.700 lao động, năm 2008 là 23.600

lao động, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu trí cũ giảm từ 24,6% năm 2000, còn 11,5 %. Theo

tiêu trí mới giảm từ 41,95% năm 2005 còn 31,8% năm 2008, đã hoàn thành việc

xóa 1.406 căn nhà dột nát cho hộ chính sách, hộ nghèo.....

Page 102: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

91

- Giáo dục và đào tạo: Cơ sở vật chất ngành giáo dục được đầu tư nâng cấp

năm 2000 trên địa bàn còn có 4 trường tạm đến năm 2005 trên địa bàn 100% được

xây dựng từ nhà từ cấp 4 trở lên. Năm 2000 có 19 xã được công nhận phổ cập giáo

dục tiểu học và chưa có đơn vị nào được công nhận phỏ cập trung học cơ sở, đến

nay đã có 31/31 xã đạt phổ cập giáo dục tiểu học và 28/31 xã đạt phổ cập trung học

cơ sở và 3 trường đạt chuẩn quốc gia.

- Y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân: Bệnh viện tuyến huyện và phòng khám đa

khoa khu vực được nâng cấp cả về cơ sở vật chất và trang thiết bị, 100% xã có trạm

y tế, năm 2000 có 25 trạm y tế có nhà xây cấp III và cấp IV đến nay đã có 31/31

trạm y tế được xây dựng.

2.7. ẢNH HƢỞNG CỦA AN SINH XÃ HỘI TỚI NGHÈO ĐÓI CỦA HỘ

NÔNG DÂN

Phần phân tích thu nhập và cơ cấu thu nhập ở mục 2.6 là cần thiết để tách

ASXH ra khỏi các nguồn thu nhập và ước lượng tác động của chúng tới thu nhập

chung, phân tích dựa trên thu nhập không phải là cách tiếp cận tốt nhất để phân tích

mức sống của hộ như ở nước ta có mức thu nhập thấp, chi tiêu cho tiêu dùng hộ gia

đình được xác định chính xác hơn thu nhập rất nhiều. Tuy nhiên, số liệu về chi tiêu

cho tiêu dùng là bức tranh của ASXH vì nó là cơ sở cho phân tích nghèo. Chỉ cần

xem xét số liệu về chi tiêu cho tiêu dùng chúng ta có thể chỉ ra mức độ tương tác

giữa ASXH và nghèo.

Cơ cấu phần chi tiêu theo điều tra khảo sát bao gồm:

- Chi tiêu dùng lương thực, thực phẩm - cho các dịp lễ, tết và ngày thường;

bao gồm lương thực, thực phẩm tự sản xuất tự sản xuất hoặc được cho và lương

thực thực phẩm qua trao đổi hàng hóa.

- Chi cho hàng hóa phi lương thực, thực phẩm thường xuyên và không

thường xuyên, trừ các hàng hóa lâu bền.

- Chi tiêu cho giáo dục, y tế và chi tiêu sinh hoạt.

Chi phí gửi tiền cho người thân, thuế và các khoản chi tiêu lớn như mua sắm

hàng hóa lâu bền không được đưa vào trong cấu phần chi tiêu.

Page 103: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

92

Để đánh giá các hình thức trợ cấp ASXH trong mối quan hệ với nghèo phần

này tập trung vào 5 loại trợ cấp trợ cấp giáo dục, trợ cấp y tế, BHXH tại nơi làm

việc, phúc lợi xã hội và BHXH dưới dạng lương hưu. Như kết quả khảo sát phần

thu nhập về mặt tài chính, hai nguồn quan trọng nhất là lương hưu và trợ cấp y tế.

Mức độ thụ hưởng của người nghèo từ trợ cấp này như thế nào. Để trả lời câu hỏi

này chia số dân số thành các nhóm khác nhau dựa trên vị trí của họ so với chuẩn

nghèo (đối với thành thị 260.000 đồng/người/tháng; nông thôn 200.000

đồng/người/tháng) để phân biệt những người ở bên trên chuẩn nghèo rất cao (khó

có thể rơi lại tình trạng nghèo trong tương lai); những người ở sát trên chuẩn nghèo

(có khả năng tái nghèo trong tương lai); những người ngay dưới chuẩn nghèo (có

thể vượt lên chuẩn nghèo trong tương lai hoặc đang nghèo trong giai đoạn này do

gặp rủi ro; những người ở sâu dưới chuẩn nghèo, do đó có khả năng sẽ nghèo lâu

dài. Cách phân nhóm này dựa trên cách đo tiêu dùng ở trên và điều đó có nghĩa một

số khoản chi tiêu của một số nhóm phải dựa vào nhận trợ cấp ASXH.

Bảng 2.27. Tỷ lệ phần trăm dân số đƣợc nhận trợ cấp an sinh xã hội,

theo nhóm nghèo

Nhóm hộ nghèo: Mức tiêu dùng so

với chuẩn nghèo

%

nhận

trợ

cấp

giáo

dục

%

nhận

trợ

cấp y

tế

%

nhận

BHXH

nơi

làm

việc

%

nhận

phúc

lợi xã

hội

%

nhận

lƣơng

hƣu

Gấp hơn 2 lần chuẩn nghèo 20,8 32,3 3,6 5,1 16,3

Hơn chuẩn nghèo từ 1,5 đến 1,99 lần 15,1 29,9 0,9 6,5 9,4

Hơn chuẩn nghèo từ 1,2 đến 1,49 lần 16,4 27,1 0,4 6,2 6,2

Hơn chuẩn nghèo từ 1 đến 1,19 lần 16,5 30,5 0,6 8,7 6,7

Hơn chuẩn nghèo từ 0,8 đến 0,99 lần 16,1 30,0 0,3 12,8 3,6

Hơn chuẩn nghèo từ 0,5 đến 0,79 25,2 33,1 0,2 12,1 2,4

Dưới một nửa chuẩn nghèo 37,7 30,3 2,8 31,2 1,3

Tổng số 18,9 30,7 1,6 7,7 9,5

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra năm 2008

Page 104: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

93

Qua số liệu bảng 2.27 phản sánh tỷ lệ hộ trong từng nhóm nhận được bất kỳ

trợ cấp nào. Tỷ lệ phần trăm nhận được từ trợ cấp giáo dục và phúc lợi xã hội cao

nhất ở nhóm nghèo nhất. Đối với lương hưu thì ngược lại những người trong nhóm

hộ giàu hơn nhận được nhiều hơn và các hộ nghèo nhất nhận được ít hơn. Trợ cấp

xã hội nhận được chủ yếu là BHYT tương đối đồng đều nhau giữa các nhóm và số

người hưởng BHXH nơi làm việc rất ít.

Nếu xem xét dưới dạng nhận được trung bình một khoản trợ cấp nào đó cũng

phân theo nhóm nghèo như trên, về trị tuyệt đối lương hưu vẫn là khoản trợ cấp lớn

nhất; tiếp theo là phúc lợi xã hội (đối với những người được nhận). Đối với các loại

trợ cấp, giá trị tuyệt đối của các hộ giàu – khá nhận được theo đầu người cao hơn

nhiều so với hộ nghèo nhất. Riêng trợ cấp về giáo dục sự chênh lệch này không cao.

Vấn đề phải xem xét các khoản trợ cấp này so với chi tiêu của hộ gia đình thì

lương hưu vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 38,5% tiếp đến phúc lợi xã hội 12,2%,

BHXH nơi làm việc 2,8%, trợ cấp y tế 3,2% và thấp nhất là trợ cấp giáo dục 1,2%.

33,5 33,7

34,7

33,6

34,2

36,2

37,2

31

32

33

34

35

36

37

38

Ban đầu Không

có trợ

cấp giáo

dục

Không

có trợ

cấp y tế

Không

BHXH

nơi làm

việc

Không

có phúc

lợi xã

hội

Không

có lương

hưu

Không

có loại

trợ cấp

nào

Tỷ lệ nghèo trong từng trƣờng hợp giả định

Hình 2.9. Mức độ nghèo khi loại trừ từng loại trợ cấp

Page 105: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

94

Để đánh giá tác động của việc nhận trợ cấp ASXH với nghèo cách đơn giản

nhất là trừ đi trợ cấp ASXH được nhận của một hộ ra khỏi tổng chi tiêu dùng trong

một giai đoạn và tính toán lại nghèo dựa trên mức chi tiêu mới này. Qua hình 2.9

cho thấy khi so sánh tỷ lệ nghèo ban đầu với các tỷ lệ nghèo được tính khi không có

từng loại trợ cấp ASXH, cho thấy nghèo sẽ tăng trong mọi trường hợp và rõ nhất ở

lương hưu. Các khoản nhận trợ cấp khác có ít tác động thể hiện ở tỷ lệ nghèo tăng

không đáng kể khi không có chúng. Tuy nhiên tác động tổng hợp là mức tăng 3,7%

nếu không có bất kỳ khoản trợ cấp nào. Nhìn chung tác động giảm nghèo lớn nhất

là lương hưu, sau đó là trợ cấp y tế và phúc lợi xã hội còn trợ cấp giáo dục và

BHXH ngắn hạn tại nơi làm việc có tác động rất nhỏ.

2.8. KẾT LUẬN VỀ HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI HUYỆN VĂN CHẤN

2.8.1. Những thành công

Trong những năm qua với sự chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy và chính quyền địa

phương cùng với những chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nhằm duy trì tốc độ

tăng trưởng kinh tế cao, bền vững và đảm bảo an sinh xã hội của Đảng và nhà

nước. Hệ thống ASXH huyện Văn Chấn cũng đạt được những thành tựu quan trọng

góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo tại địa phương

+ Tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo mới giảm từ 37,5% năm 2006 xuống còn

31,8% năm 2008. Đây là một thành công có sự đóng góp quan trọng của các chính

sách ASXH được triển khai trong giai đoạn này tại địa phương. Các chính sách

ASXH ngày càng được đổi mới và hoàn thiện. Do đó có khoảng trên 5.000 người

(chiếm 5,28% số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động) tham gia

BHXH hoặc hưởng chính sách xã hội (bao gồm người có công); Đời sống của

người yếu thế ngày càng được quan tâm có đến 2.117 người được trợ cấp thường

xuyên, cuộc sống của hộ được cải thiện rõ rệt và hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng.

+ Thành công của chính sách BHXH là tổng thu từ BHXH, BHYT ngày

càng tăng, từ 11,9 tỷ đồng năm 2006, tăng lên 15,2 tỷ năm 2008; Việc chi trả

BHXH dài hạn và ngắn hạn tăng từ 46,9 tỷ đồng năm 2006 lên 73,6 tỷ đồng năm

Page 106: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

95

2008, bảo đảm đúng đối tượng chính sách và là nguồn thu nhập đáng kể đối với các

đối tượng được hưởng.

+ Hoạt động cứu trợ xã hội, do việc mở rộng đối tượng hưởng chính sách

cứu trợ xã hội nên đối tượng được hưởng cứu trợ thường xuyên tăng từ 1.038 người

năm 2006, tăng lên 2.117 người năm 2008 đã góp phần giúp những người yếu thế

trong xã hội cải thiện được cuộc sống, giảm bớt nghèo đói. Công tác xã hội hóa

công tác cứu trợ đã huy động được các cá nhân, tổ chức xã hội tham gia vào công

tác cứu trợ. Đặc biệt là cứu trợ đột xuất khi bị thiên tai lũ lụt hoặc thiếu đói giáp hạt.

+ Hoạt động ưu đãi xã hội chủ yếu thực hiện ưu đãi người có công đã được

mở rộng đối tượng hưởng, đã động viên kịp thời các đối tượng có tham gia cách

mạng nhưng do qui định chưa được hưởng chính sách đãi ngộ.

Hoạt động của hệ thống ASXH huyện Văn Chấn trong những năm cùng với

các chính sách trợ cấp y tế, trợ cấp giáo dục, chương trình 134, 135, chương trình

xóa đói giảm nghèo…vv đã góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo

những hộ gia đình có nhận trợ cấp từ các chính sách ASXH đều có cuộc sống tương

đối ổn định và hòa nhập với cuộc sống cộng đồng tốt hơn. Đặc biệt là ở vùng sâu,

vùng xa vùng đặc biệt khó khăn.

2.8.2. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được hệ thống ASXH huyện Văn Chấn vẫn còn

có những hạn chế cần khắc phục.

Một là: Diện bao phủ của BHXH mới chỉ tập trung vào các đối tượng hưởng

lương từ ngân sách nhà nước, chưa thu hút được các đối tượng khác trong xã hội

tham gia kể cả đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt là các tổ chức tư nhân hocặc hộ

cá thể, số người tham gia BHXH tuy có tăng từ 3.565 người năm 2006 lên 4.151

năm 2008 nhưng cũng chỉ chiếm 4,28% (lực lượng lao động trên địa bàn).

Hai là: Công tác xã hội hóa chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn huyện

gặp nhiều khó khăn, việc triển khai BHYT độ bao phủ đến các đối tượng còn thấp,

Page 107: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

96

đối tượng BHYT tự nguyện mới chỉ dừng lại ở cac đối tượng được hưởng các chính

sách trợ cấp của nhà nước như gia đình chính sách, người nghèo, các đối tượng

khác hầu như không triển khai được. Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan

BHYT, cơ sở khám chữa bệnh người sử dụng thẻ y tế, do đó tác dụng của tham gia

BHYT chưa cao nên chưa thu hút được các đối tượng tham gia BHYT.

Ba là: Các chương trình bảo trợ xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế

hiện nay, số người cần bảo trợ rất lớn nhưng đối tượng nhận được bảo trợ theo qui

định nhỏ, khả năng nguồn tài chính chính của địa phương không đáp ứng được. Còn

thiếu các trung tâm bảo trợ xã hội tập trung. Việc tổ chức quản lý, phân bổ nguồn

tài chính cứu trợ còn nhiều bất cập chưa có sự phối hợp của các ngành Lao động

thương binh xã hội, Hội chữ thập đỏ, Mặt trận tổ quốc, phòng tài chính…vv nên

hiệu quả chưa cao.

Bốn là: Các chương trình, chính sách phát triển kinh tế xã hội gắn với xóa

đói giảm nghèo phát huy hiệu quả chưa cao, việc đầu tư còn dàn trải, tiếp cận của

người dân với các chương trình còn khó khăn, thủ tục hành chính còn rườm rà chậm

khắc phục, xóa đói giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao.

Page 108: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

97

Chƣơng 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM XÂY DỰNG

HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI TOÀN DIỆN BẢO ĐẢM GIỮA

TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VỚI XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ THỰC

HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI.

3.1.1. Quan điểm xây dựng hệ thống an sinh xã hội

Chính sách an sinh xã hội là một trong những chính sách xã hội cơ bản của

quốc gia hướng vào bảo vệ, bảo đảm an toàn cho các thành viên trong xã hội đối với

các trường hợp rủi ro dẫn đến bị giảm hoặc bị mất thu nhập, hoặc phải tăng chi phí

đột xuất do nhiều nguyên nhân khác nhau - gọi là "rủi ro xã hội". An sinh xã hội

dựa trên nguyên tắc chia sẻ trách nhiệm và công bằng xã hội, là một trong những

chỉ báo quan trọng của một xã hội phát triển.

Chính sách an sinh xã hội có hai chức năng cơ bản là: bảo đảm an toàn cho

mọi thành viên trong xã hội ở mức tối thiểu về thu nhập, dịch vụ y tế và xã hội để

cho phép họ sống một cuộc sống xã hội có ý nghĩa; duy trì thu nhập, khi các thành

viên xã hội đang hoạt động kinh tế hoặc mọi công dân khi nghỉ hưu, cho phép họ

duy trì được mức sống hiện tại trong các trường hợp thất nghiệp, ốm đau, thai sản,

tuổi già, tàn tật, mà không có khả năng tạo thu nhập.

Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm phát triển hệ thống an sinh xã hội với

những chính sách cụ thể nhằm phòng ngừa và khắc phục rủi ro trong kinh tế thị

trường và rủi ro xã hội khác cho mọi người, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc

sống của nhân dân. Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã đề ra chủ trương:

"Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng; phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm xã

hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động"[19]. Nghị quyết Hội

nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Khóa X một lần nữa nhấn mạnh: "Từng

bước mở rộng và cải thiện hệ thống an sinh xã hội để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu

cầu đa dạng của mọi tầng lớp trong xã hội, nhất là của nhóm đối tượng chính sách,

đối tượng nghèo" [20].

Page 109: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

98

Thực hiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với kinh tế thị trường, tạo cơ

hội cho mọi người dân tiếp cận các chính sách an sinh xã hội, nhất là bảo hiểm xã

hội (bao gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế,

bảo hiểm thất nghiệp), giảm nghèo và hòa nhập xã hội nhóm yếu thế (trợ giúp xã

hội)... chính là thực hiện công bằng xã hội, hướng vào phát triển con người, tạo

động lực tăng trưởng và phát triển bền vững, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đầu tư cho chính sách an sinh xã hội cũng chính là đầu tư cho con người, đầu tư

cho phát triển.

3.1.2. Định hƣớng xây dựng hệ thống chính sách an sinh xã hội

Trong thời gian tới, đồng thời với phát triển nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, cần phải xây

dựng và phát triển hệ thống an sinh xã hội phù hợp với điều kiện của nước ta. Đất

nước càng phát triển theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì con

người càng phải được bảo vệ, bảo đảm an toàn bằng một hệ thống chính sách an

sinh xã hội hiệu quả. Đó là một hệ thống an sinh xã hội đa tầng và linh hoạt, có thể

hỗ trợ lẫn nhau, tạo điều kiện để mọi người dân đều có cơ hội tiếp cận nhằm phòng

ngừa và khắc phục rủi ro, không một người nào bị gạt ra bên lề xã hội. Phát triển hệ

thống chính sách an sinh xã hội theo định hướng sau:

3.1.2.1. Xây dựng một hệ thống bảo hiểm xã hội hoàn chỉnh

Theo nguyên tắc "đóng - hưởng". Nghiên cứu tách bảo hiểm xã hội đối với

khu vực hành chính sự nghiệp và khu vực doanh nghiệp; bổ sung, sửa đổi các chế

độ bảo hiểm xã hội còn bất hợp lý; điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội

theo cơ chế tạo nguồn, độc lập tương đối với chính sách tiền lương, giảm dần phần

hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm tự

nguyện khác nhằm mở rộng vững chắc, tiến tới mọi người lao động ở mọi thành

phần kinh tế đều được tham gia bảo hiểm xã hội; bảo đảm cân đối thu chi bảo hiểm

xã hội trên cơ sở mức "đóng - hưởng" tăng lên theo lộ trình quy định của Luật Bảo

hiểm xã hội, áp dụng các biện pháp đầu tư hiệu quả từ quỹ bảo hiểm xã hội để bảo

toàn và tăng trưởng bền vững quỹ.

Page 110: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

99

3.1.2.2. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách ưu đãi người có công với

cách mạng

Tiếp tục thực hiện cải cách chế độ trợ cấp người có công trên cơ sở mức

sống trung bình của xã hội đạt được trong từng thời kỳ; phát triển hệ thống các hoạt

động sự nghiệp, các chương trình, dự án chăm sóc người có công và mở rộng phong

trào đền ơn, đáp nghĩa, toàn dân tham gia chăm sóc người có công nhằm bảo đảm

mức sống gia đình người có công bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của xã

hội; thực hiện quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng thế hệ con em người có công tiếp nối

sự nghiệp và phát huy truyền thống cách mạng của thế hệ cha anh, đóng góp cho sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ mới.

Thực hiện chính sách tăng trưởng kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững; tiếp

tục thực hiện chủ trương và chính sách khuyến khích làm giàu đi đôi với tích cực

thực hiện giảm nghèo, vươn lên no ấm, trước nhất là ở nông thôn, vùng miền núi,

vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng trước đây; đưa mục

tiêu giảm nghèo vào nội dung chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả

nước, của từng địa phương; giữ khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ở mức hợp lý,

không trở thành vấn đề xã hội bức xúc. Nghiên cứu xây dựng chương trình phát

triển cộng đồng và phát triển nông thôn gắn với giảm nghèo.

3.1.2.3. Đa dạng hóa các loại hình trợ giúp xã hội và cứu trợ xã hội

Đa dạng hóa các loại hình trợ giúp xã hội và cứu trợ xã hội tự nguyện, nhân

đạo, chuyển mạnh sang cung cấp dịch vụ bảo trợ xã hội hoạt động không vì mục

tiêu lợi nhuận và chăm sóc đối tượng dựa vào cộng đồng; sửa đổi, bổ sung chế độ

trợ cấp xã hội dựa trên cơ sở tăng mức sống tối thiểu của toàn xã hội; tạo cơ hội và

ưu tiên cho các đối tượng bảo trợ xã hội tiếp cận nguồn lực kinh tế (trước hết là

người còn khả năng lao động), dịch vụ công thiết yếu, bình đẳng về giáo dục đào

tạo, dạy nghề, tạo việc làm, chăm sóc sức khỏe, nhà ở, văn hóa thông tin... thông

qua thực hiện các chương trình mục tiêu.

Page 111: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

100

3.1.3. Giải pháp thực hiện chính sách an sinh xã hội

Để thực hiện có hiệu quả chính sách an sinh xã hội, chúng ta cần triển khai

đồng bộ các giải pháp sau đây:

Thứ nhất: tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, quan điểm của Đảng về an

sinh xã hội thành cơ chế, chính sách, luật pháp. Tập trung mở rộng loại hình, đối

tượng tham gia bảo hiểm xã hội; thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm

thất nghiệp theo đúng lộ trình quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; nghiên cứu xây

dựng chính sách bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; chính sách bảo

hiểm chăm sóc tuổi già, phát triển và tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân; xây dựng và

thực hiện Đề án cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có

công giai đoạn 2007 - 2012. Xây dựng và thực hiện chính sách tăng trưởng kinh tế

gắn với giảm nghèo, chính sách khuyến khích làm giàu đi đôi với tích cực thực

hiện giảm nghèo, vươn lên no ấm, trước hết là ở nông thôn, vùng miền núi, vùng

đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng trước đây; xây dựng cơ chế,

chính sách khuyến khích hộ, xã thoát nghèo; sửa đổi chính sách hỗ trợ người

nghèo về y tế, giáo dục, dạy nghề, nhà ở... phù hợp với tăng trưởng kinh tế. Xây

dựng Luật Người cao tuổi, Luật Người tàn tật; xây dựng quỹ dự phòng thiên tai tại

địa phương; sửa đổi, bổ sung chế độ trợ cấp xã hội theo mức sống tối thiểu của xã

hội được nâng lên từng thời kỳ. Xây dựng chiến lược phát triển hệ thống an sinh

xã hội đến năm 2020.

Thứ hai: nghiên cứu, đánh giá và cảnh báo tác động của hội nhập kinh tế

quốc tế đến an sinh xã hội để có chính sách phù hợp giảm thiểu tác động tiêu cực.

Trước mắt, để ổn định đời sống của người nghèo, đối tượng chính sách xã hội và

người có thu nhập thấp trong tình hình lạm phát cao hiện nay, Chính phủ tập trung

chỉ đạo tổ chức thực hiện đầy đủ, đúng, kịp thời, có hiệu quả các chính sách bảo trợ

xã hội, chính sách đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã được ban

hành, không để bất kỳ người dân, hộ gia đình nào bị đói, có chính sách mà không

được hưởng; đồng thời các tỉnh, thành phố có điều kiện về ngân sách sớm xem

Page 112: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

101

xét, quyết định mức trợ cấp xã hội cao hơn mức quy định. Tăng nguồn lực cho

chương trình giảm nghèo và chương trình 135 theo Chỉ thị 04/2007/CT-TTg của

Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt ưu tiên cho 61 huyện nghèo nhất. Nghiên cứu điều

chỉnh chuẩn nghèo và trợ cấp xã hội phù hợp để áp dụng cho giai đoạn tiếp theo.

Điều chỉnh thích hợp lộ trình tăng lương theo Đề án cho cán bộ, công nhân viên

khu vực hành chính sự nghiệp, cán bộ, chiến sỹ các lực lượng vũ trang và người

lao động làm việc trong các doanh nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp hỗ trợ

thiết thực cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, nhất là ở các

khu công nghiệp tập trung.

Thứ ba: tăng đầu tư và ngân sách cho thực hiện hiệu quả chính sách và các

chương trình mục tiêu về an sinh xã hội như việc làm, phát triển nguồn nhân lực,

dạy nghề, xuất khẩu lao động và chuyên gia; an toàn vệ sinh lao động; giảm nghèo;

hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn; nâng cao mức sống của người có công; chương

trình trợ giúp người cao tuổi, chương trình chăm sóc thay thế trẻ em đặc biệt khó

khăn dựa vào cộng đồng; chương trình trợ giúp người tàn tật; chương trình phòng

chống tệ nạn xã hội. Để bảo đảm việc thực hiện các chính sách và chương trình an

sinh xã hội đã ban hành, Chính phủ ưu tiên bố trí đủ nguồn vốn và tăng dự trữ, dự

phòng; đồng thời xây dựng cơ chế thực thi và chỉ đạo kiểm tra chặt chẽ việc thực

hiện, bảo đảm nguồn hỗ trợ của Nhà nước kịp thời, đúng đối tượng và hiệu quả,

không để thất thoát, lãng phí.

Thứ tư: hoàn thiện và đổi mới phương thức quản lý, hoạt động của hệ thống

sự nghiệp cung cấp dịch vụ an sinh xã hội theo hướng đơn vị tự chủ và tự chịu trách

nhiệm, chuyển mạnh sang cung cấp dịch vụ công và chăm sóc đối tượng dựa vào

cộng đồng; bảo đảm cho sự phát triển bền vững lĩnh vực an sinh xã hội.

Thứ năm: tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành, đẩy mạnh cải cách

hành chính, tăng cường phân cấp, nâng cao trách nhiệm chính quyền địa phương

trong quản lý, điều hành và thực hiện các chính sách, chương trình an sinh xã hội.

Phát triển công tác xã hội thành một nghề chuyên nghiệp và nâng cao năng lực cán

Page 113: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

102

bộ theo hướng chuyên môn hóa để tư vấn, hỗ trợ và tham gia chăm sóc đối tượng tại

cộng đồng. Đưa công nghệ thông tin vào hoạt động điều hành hệ thống an sinh xã

hội, trước hết là quản lý đối tượng và chi trả chế độ trợ cấp.

3.2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI, BẢO ĐẢM ASXH VỚI XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

TẠI HUYỆN VĂN CHẤN

3.2.1. Quan điểm và định hƣớng phát triển

+ Huyện Văn Chấn nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Yên Bái, định hướng phát

triển kinh tế - xã hội phải gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của

tỉnh.

+ Phát triển kinh tế của huyện Văn Chấn phải trên cơ sở thúc đẩy sự chuyển

dịch hợp lý cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chuyển mạnh từ tự

cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế,

trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo phát triển theo định hướng xã hội chủ

nghĩa. Hướng sự huy động các nguồn lực đầu tư phát triển vào những ngành, lĩnh

vực có thế mạnh và tiềm năng của huyện, tạo hành lang, môi trường đầu tư hấp dẫn

cho các đối tác trong và ngoài nước.

+ Phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa nông nghiệp và

phát triển nông thôn, trên cơ sở tiếp thu và áp dụng có hiệu quả những tiến bộ của

khoa học kỹ thuật vào sản xuất và các lĩnh vực đời sống xã hội.

+ Phát triển kinh tế phải hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ xã

hội, gắn tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo. Thực hiện mục tiêu chiến lược

con người thông qua việc thực hiện có hiệu quả hơn các chương trình y tế, giáo dục

và đào tạo, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân; Nâng cao dân trí, bồi

dưỡng nhân tài là mục tiêu, động lực phát triển kinh tế - xã hội.

+ Kết hợp phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh quốc phòng; Quy hoạch các

cụm Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, các khu du lịch, dịch vụ, hệ thống giao

thông, thông tin liên lạc....gắn liền với chiến lược phòng thủ quốc phòng và giữ

vững an ninh chính trị.

Page 114: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

103

3.2.2. Mục tiêu phát triển

Chủ động và khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng thế mạnh của huyện, tranh

thủ sự giúp đỡ của Tỉnh, Trung ương và các tổ chức quốc tế để đẩy nhanh tốc độ

phát triển, kết hợp hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với các mục tiêu tiến

bộ xã hội, giữ vững ổn định chính trị, củng cố an ninh quốc phòng; Cải thiện và

nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tiềm năng, thế mạnh và qui

hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Văn Chấn, trong quá trình nghiên cứu tại

địa bàn, chúng tôi dự kiến một số chỉ tiêu tổng hợp về phát tiển kinh tế - xã hội đảm

bảo an sinh xã hội và xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu tổng hợp về phát triển kinh tế - xã hội

huyện Văn Chấn đến năm 2015

Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2010 2015

Tốc độ

PTBQ

2011-2015

1- Giá trị tăng thêm (CĐ 94) Tỷ đồng 866,3 1.672 114,05

+ Nông, lâm nghiệp - thủy sản '' 271,5 344 104,85

+ Công nghiệp - Xây dựng '' 379,3 877 118,25

+ Dịch vụ '' 215,5 451 115,90

2- Tốc độ tăng trưởng % 13,5 14,5 114,05

3- Thu nhập bình quân đầu người Triệu 9,5 15,8 110,07

4- Tổng thu ngân sách trên địa bàn Tỷ đồng 27,0 40,0 108,20

5- Tổng chi ngân sách nhà nước “ 250,0 360,0 107,55

6- Bình quân lương thực/người Kg/người 348 351 100,15

7- Hộ nghèo (chuẩn QG) theo từng giai đoạn Hộ 6.363 6.803 101,35

8- Tỷ lệ hộ nghèo % 19,28 20,15 100,90

9- Số người tạo việc làm mới trong năm người 2.600 2.600 100,00

10- Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 11,0 15,0 106,40

11- Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo % 69,0 81,0 103,25

12- Tổng số giường bệnh/vạn dân giường 19,7 19,6 99,90

13- Số bác sỹ/vạn dân Bác sỹ 2,7 3,0 102,10

14- Số xã, thị trấn có bác sỹ Xã, TT 20 31 109,15

15- Đối tượng tham gia BHXH Người 5.300 8.600 110,15

16- Đối tượng tham gia BHYT " 60.400 87.600 107,70

Page 115: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

104

Trong điều kiện hiện nay, huyện cần cần khai thác các lợi thế về điều kiện tự

nhiên, kinh tế - xã hội nhằm mục tiêu phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững,

bảo đảm an sinh xã hội và xóa đói giảm nghèo. Đến năm 2010 dự kiến tốc độ tăng

trưởng kinh tế đạt 13,5%, năm 2015 đạt 14,5%, tốc độ tăng trưởng bình quân giai

đoạn 2010 - 2015 đạt 14,05%; Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 9,5 triệu đồng

năm 2010 lên 15,8 triệu đồng năm 2015, tốc độ tăng bình quân 5 năm 10,07%....Về

xã hội tỷ lệ hộ nghèo theo từng giai đoạn tăng bình quân mỗi năm 0,9%, tăng tỷ lệ

lao động qua đào tạo từ 11% năm 2010 lên 15% năm 2015; huy động trẻ đi học

đúng độ tuổi mẫu giáo từ 69% lên 81% vào năm 2015; số xã thị trấn có bác sỹ tăng

từ 20 xã, thị trấn năm 2010 lên 31 xã, thị trấn năm 2015; số đối tượng tham gia

BHXH, BHYT đạt tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2010-2015 là 10,15% và

7,7%. Bên cạnh các mục tiêu về phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và xóa

đói giảm nghèo, công tác bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã

hội cần được chú trọng để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra.

3.2.3. Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an

sinh xã hội gắn với xóa đói giảm nghèo tại địa phƣơng

3.2.3.1. Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội

a. Các giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế

+ Huy động mọi nguồn lực để đầu tư cho phát triển. Tập trung phát triển

giao thông vào các vùng sản xuất hàng hóa, các khu du lịch. Đầu tư vốn trong dân,

vốn tín dụng cho các chương trình phát triển trọng tâm của huyện như: phát triển

chăn nuôi, đưa giống chè chất lượng cao vào sản xuất, cải tạo giống cây ăn quả, áp

dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ và thiết bị trong sản xuất

công nghiệp.

+ Hoàn thành việc điều chỉnh qui hoạch tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế

xã hội, quy hoạch ngành, vùng sản xuất quy hoạch kết cấu hạ tầng, khoáng sản giai

đoạn 2010-2015, 2015-2020 trên cơ sở quy hoạch của huyện và của các vùng các

địa phương rà soát lại việc quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên, trước hết là tài

nguyên đất. Có giải pháp thu hồi các quỹ đất sử dụng không hiệu quả để bố trí cho

Page 116: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

105

các dự án có hiệu quả hơn, ưu tiên dành quỹ đất cho đầu tư phát triển các trung tâm

thương mại, kinh doanh dịch vụ, phát triển công nghiệp nhỏ ở nông thôn và các

chương trình phát triển kinh tế nông lâm nghiệp tập trung.

+ Đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên các lĩnh vực vào sản xuất,

trọng tâm là giống mới chất lượng cao vào sản xuất nông lâm nghiệp; thiết bị và

công nghệ trong chế biến chè, bảo quản và sơ chế hoa quả. Ứng dụng rộng rãi các

tiến bộ về kỹ thuật canh tác nhất là canh tác trên đất dốc để chuẩn canh tác lúa

nương sang thâm canh nương và ruộng cạn. Hoàn thành định canh, định cư đối với

đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Tăng đầu tư cho thương mại và thu hút đầu tư của các doanh nghiệp và cá

nhân vào địa bàn. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, từng bước xây dựng 3

thương hiệu sản phẩm hàng hóa có thế mạnh của huyện là: cam, lúa và chè chất

lượng cao.

+ Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, chủ yếu đào tạo nguồn nhân lực có kỹ

thuật cho phát triển nông lâm nghiệp, ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống khuyến

nông gắn với kỹ thuật viên ngành chăn nuôi, đầu tư cho tập huấn kỹ thuật sản xuất

tới các hộ nông dân, nhất là vùng sản xuất hàng hóa. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để

các doanh nghiệp đầu tư cho đào tạo nhân lực phục vụ chương trình xuất khẩu lao

động. Phấn đấu 100% các xã, phường, thị trấn có 01 cán bộ trình độ trung cấp nông

lâm nghiệp để phục vụ cho phát triển nông lâm nghiệp tại địa phương.

b. Các giải pháp chủ yếu về phát triển văn hóa - xã hội

+ Tạo mọi nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng y tế, văn hóa, giáo dục để mọi

người được hưởng lợi tốt nhất về phúc lợi xã hội. Gắn phát triển kinh tế với tới giải

quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội, nhất là việc xóa đói giảm nghèo, an sinh xã

hội, nâng cao rõ nét đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, trong đó đặc biệt quan

tâm vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn.

+ Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân và các tổ chức xã hội trong thực

hiện xã hội hóa mạnh mẽ các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế; tập trung giải quyết

Page 117: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

106

các vấn đề bức xúc; chỉ đạo các cơ quan chức năng cùng với toàn dân kiên quyết

tiến công ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi từng bước giải quyết được tệ nạn nghiện hút

các chất ma túy, ngăn chặn có hiệu quả HIV/AIDS; giảm thiểu thấp nhất các vi

phạm về trật tự an toàn giao thông.

+ Phối hợp chặt chẽ giữa Mật trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, trong

vận động nhân dân phát huy truyền thống tương thân tương ái, tình làng nghĩa xóm

trong thực hiện các chính sách xã hội, xóa đói giảm nghèo.

3.2.3.2. Nhóm giải pháp về quản lý thực hiện cơ chế chính sách ASXH

- Tổ chức quán triệt và tuyên truyền sâu rộng các chủ trương chính sách của

Đảng, nhà nước và địa phương về chính sách an sinh xã hội đến toàn thể cán bộ

Đảng viên và quần chúng nhân dân.

- Khuyến khích, động viên các thành phần kinh tế và nhân dân tham gia các

hình thức bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp theo đúng lộ trình qui định

hiện nay. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội gắn với giảm nghèo một cách

cụ thể cho từng giai đoạn, bảo đảm giữa phát triển kinh tế với xóa đói giảm nghèo.

- Kiểm tra, rà soát các hộ nghèo, các đối tượng chính sách xã hội bảo đảm

đúng đối tượng, tiêu chuẩn theo qui định, phát hiện và kiến nghị bổ sung các đối

tượng được hưởng các chính sách của nhà nước về cứu trợ hoặc ưu đãi xã hội.

- Tổ chức triển khai thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và

nhà nước về chính sách ASXH trên địa bàn huyện như chương trình 135; chương

trình 134; các chương trình mục tiêu về xóa đói giảm nghèo, trợ giúp y tế, trợ giúp

giáo dục, lao động việc làm, đào tạo nghề...vv.

- Vận động các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm trong và

ngoài huyện tham gia đóng góp tiền, hiện vật vào các quỹ ASXH của huyện để

cùng ngân sách địa phương trong việc chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh và

hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong xã hội hoặc gặp rủi ro bảo đảm ổn định đời sống

hòa nhập với cộng đồng.

- Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp

vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp tham gia giải quyết các chế độ chính

sách từ huyện đến các xã, thị trấn.

Page 118: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

107

3.2.3.3. Nhóm giải pháp về xóa đói giảm nghèo

Để giải quyết tốt việc xóa đói giảm nghèo tại địa phương việc kết hợp các

nguồn lực là rất cần thiết bảo đảm sự chỉ đạo điều hành một cách tập trung, đầu tư

có chiều sâu mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Do đó, các nguồn lực và các

hoạt động cần tập trung vào một số nội dung như sau:

a. Nhóm chính sách nhằm nâng cao năng lực khả năng của người nghèo

- Tăng cường công tác truyền thông, sử dụng nhiều hình thức truyền thông

như qua phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, thành lập các câu lạc bộ giảm

nghèo, tổ tiết kiệm …vv để tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi

hành vi của người nghèo, tạo ý trí phấn đấu, phát huy khả năng tự cứu vươn lên

thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, không cam phận đói nghèo.

- Biên soạn, đổi mới các nội dung tuyên truyền về các gương điển hình trong

xóa đói giảm nghèo, mô hình giảm nghèo có hiệu quả các thông tin về việc làm

trong tỉnh, ngoài tỉnh và thông tin về thị trường xuất khẩu lao động.

- Đối với vùng cao cần xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên tại chỗ am hiểu

phong tục tập quán để kết hợp các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, vay vốn

…vv với việc vận động nhân dân trong trong công tác xóa đói giảm nghèo.

- Phát huy truyền thống của đồng bào vùng cao là tương thân, tương ái, đồng

lòng, đồng sức, hạn chế những yếu tố tiêu cực như bình quân chủ nghĩa và cam chịu

đói nghèo.

- Nâng cao trình độ văn hóa cho đồng bào vùng cao, tiếp tục đầu tư cơ sở vật

chất, nâng cấp hệ thống trường, lớp, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên từ mầm

non đến trung học cơ sở ở các xã, thị trấn trong toàn huyện, đặc biệt quan tâm đến

các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn. Quan tâm việc tổ hức

dạy học mầm non, trang bị khả năng nghe, hiểu, nói tiếng phổ thông thành thạo

ngay từ bậc học mầm non, để có điều kiện tiếp thu tốt kiến thức ngay từ bậc tiểu

học. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi hộ nghèo, học sinh nghèo…vv. Tiếp tục

đổi mới phương pháp dạy và học tạo niềm đam mê, hứng thú học tập của học sinh.

Page 119: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

108

- Đào tạo nghề cho người nghèo, thực hiện công tác khuyến nông, khuyến

lâm, khuyến ngư, hướng dẫn người nghèo cách làm ăn, tiếp tục đẩy mạnh loại hình

dạy nghề hướng nghiệp hiện nay trong các trường trung học phổ thông bằng việc

nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò, tiến tới gắn công tác đào tạo nghề

với giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động.

- Cung cấp cho hộ nghèo có kỹ năng tổ chức, quản lý, hạch toán kinh tế hộ,

nhóm hộ, trang trại. Đây là giải pháp quan trọng, nhằm trang bị cho người nghèo

cách lập kế hoạch chi tiêu một cách hợp lý ngay trong cuộc sống hàng ngày, sau đó

là kế hoạch phát triển sản xuất kinh tế hộ gia đình, nhóm hộ và kinh tế trang trại.

b. Nhóm chính sách nhằm tạo cơ hội cho người nghèo

- Các chính sách phải được hoạch định trên cơ sở tạo điều kiện cho người

nghèo, hộ nghèo được hưởng lợi các cơ sở hạ tầng kỹ thuật (điện, đường, trường,

trạm, nước sinh hoạt, truyền thanh, truyền hình….)

- Xây dựng kế hoạch phát triển của địa phương duy trì phương pháp từ dưới

lên tạo điều kiện cho người dân được tham gia vào xây dựng kế hoạch thôn, bản;

cộng đồng, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương, tham gia trực

tiếp vào đánh giá đói nghèo tại thôn bản.

- Đẩy mạnh các hoạt động, phong trào xây dựng nếp sống văn hóa nơi dân

cư, đấu tranh loại bỏ các phong tục, tập quán cổ hủ, lạc hậu như ma chay, cưới xin,

tảo hôn, ngăn chặn, loại trừ các tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc….

- Tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận khoa học, kỹ thuật,

nghiên cứu phổ biến các giống cây trồng vật nuôi, phương pháp canh tác, thâm canh

áp dụng vào sản xuất.

- Tiếp tục phát huy hiệu quả của nguồn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, tạo

điều kiện cho hộ nghèo có nguồn lực đầu tư vào phát triển kinh tế hộ gia đình.

- Thực hiện cơ chế cam kết 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh

nghiệp, ngân hàng, nhằm định hướng cho đồng bào nghèo đối tượng sản xuất, cam

kết hỗ trợ vốn vay, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm.

Page 120: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

109

c. Nhóm chính sách đẩy mạnh dịch vụ công

- Chú trọng công tác qui hoạch đất đai định canh định cư trong kế hoạch

phát triển kinh tế - xã hội trung và dài hạn.

- Đẩy mạnh năng lực mạng lưới y tế, đầu tư cơ sở vật chất đội ngũ cán

bộ y tế và trang thiết bị nhằm phục vụ tốt hơn công tác khám chữa bệnh cho

người nghèo.

- Nâng cao dịch vụ hệ thống ngân hàng chính sách xã hội, tạo điều kiện tốt

nhất để người nghèo, hộ nghèo tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển đầu

tư sản xuất, có phương án xử lý các rủi ro nợ xấu…

- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cấp xã, đặc biệt là cán bộ tham gia

xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm trong

tỉnh và xuất khẩu lao động, thực hiện tốt công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo.

d. Nhóm chính sách tạo sự an toàn cho người nghèo

- Qui hoạch tạo tuyến dân cư an toàn kinh tế bền vững; di chuyển các hộ ra

khỏi vùng địa chất có nguy cơ cao như lũ quét, sạt lở đất .

- Ngăn ngừa khắc phục tình trạng trẻ em lao động sớm, lao động nặng nhọc,

nguy hiểm, thực hiện tốt công tác bình đẳng giới.

- Giữ gìn vệ sinh môi trường trong cộng đồng dân cư, duy trì phát triển chính

sách ASXH, bảo đảm cho các người yếu thế trong xã hội được thụ hưởng những

chính sách của Đảng và nhà nước, ổn định cuộc sống hòa đồng với xã hội.

Page 121: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

110

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Hệ thống an sinh xã hội và các chính sách về an sinh xã hội có vai trò quan

trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của huyện

Văn Chấn, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi, đặc biệt là vùng

sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn,

- Hệ thống an sinh xã hội có hai nhóm hưởng lợi chính. Thứ nhất là các hộ

có thu nhập thấp đến trung bình được nhận các loại trợ cấp nhằm hỗ trợ họ trong

việc tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục và một số trợ cấp xã hội khác. Các trợ cấp này

có liên quan tới thu nhập và một số được cung cấp trực tiếp thông qua các chương

trình giảm nghèo. Nhóm thứ hai gồm hai loại đối tượng được thụ hưởng là công

chức đã về hưu hiện nhận lương hưu từ quỹ lương hưu BHXH và các thương binh,

gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng. Như vậy trên thực tế có nhiều hộ

có thu nhập cao vẫn được nhận trợ cấp y tế.

- Các khoản trợ cấp giáo dục và y tế nhóm trung bình (1,21%) và nhóm

nghèo 2,36%) chiếm một tỷ trọng lớn hơn so với nhóm giàu - khá (0,28%) so với

tổng thu nhập của hộ, tác động của các khoản trợ cấp này đối với thu nhập không

cao. Nhưng có ý nghĩa rất lớn đến tác động hành vi của các hộ trong việc tiếp cận

với các dịch vụ về y tế và giáo dục.

- Trợ giúp giáo dục đã có tác động trực tiếp đến việc huy động trẻ đến

trường đúng độ tuổi theo cấp học Tiểu học 82,93%, Trung học cơ sở 84,78% và

Trung học phổ thông 32,65%. Như vậy ở những cấp học có nhiều chế độ, chính

sách ưu đãi, trợ cấp...như Tiểu học và Trung học cơ sở thì tỷ lệ đi học cao hơn so

với Trung học phổ thông do đó các hộ nghèo, dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa

vùng đặc biệt khó khăn việc tiếp cận với các bậc học cao hơn rất khó khăn.

- Trợ cấp về y tế thông qua việc cấp thẻ BHYT miễn phí, cấp thuốc miễn

phí .... cùng với các cơ sở y tế tiếp nhận khám chữa bệnh cho người bệnh có

BHYT do đó người dân có nhiều phương án lựa chọn để sử dụng các dịch vụ y tế

Page 122: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

111

tại các cơ sở y tế khác nhau. Tuy nhiên trợ cấp y tế chiếm tỷ lệ thấp trong tổng chi

tiêu về y tế, đặc biệt đối với nhóm hộ có thu nhập thấp. Do vậy, khi bị bệnh chi

phí về y tế luôn là gánh nặng đối với họ.

- Chương trình 135 đã phát huy được hiệu quả, nông thôn miền núi nhờ có

chương trình đã thay đổi cơ bản về hệ thống cơ sở hạ tầng, từng bước phát huy

được thế mạnh của từng vùng, giao lưu thương mại được mở rộng đời sống nhân

dân được nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người/năm của huyện năm 2000

là 2,6 triệu đồng, năm 2008 là 6,7 triệu đồng, giảm hộ nghèo từ 41,95% năm 2005

còn 31,8% năm 2008.

- Tác động của nhận trợ cấp an sinh xã hội đối với nghèo thể hiện ở sự gia

tăng tỉ lệ nghèo theo đầu người lên thêm 3,7% khi không có bất kỳ nhận khoản trợ

cấp an sinh xã hội nào. Chủ yếu tác động là nhờ vào lương hưu còn các loại trợ

cấp chuyển khoản khác có tác động không đáng kể dựa trên điểm phần trăm tăng

tỷ lệ nghèo. Những ước lượng này không cố gắng tính tới tình huống giả định về

sự thay đổi của mức tiêu dùng khi không có trợ cấp an sinh xã hội dưới hình thức

chuyển khoản.

- Tốc độ giảm nghèo không đồng đều, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo

còn lớn giữa các vùng, nhóm dân tộc. Cả huyện còn có đến 18 xã vùng cao đặc

biệt khó khăn, tỷ lệ nghèo cao tập trung chủ yếu ở vùng này.

- Kết quả giảm nghèo tuy nhanh nhưng thiếu bền vững, nguy cơ tái nghèo

cao, thu nhập của hộ nông dân rất thấp, khá đông hộ nông dân có thu nhập bình

quân đầu người nằm sát trên chuẩn nghèo một chút. Như vậy chỉ cần một biến

động nhỏ về giá cả hoặc chịu ảnh hưởng của thiên tai là có thể rơi xuống ngưỡng

nghèo. Chính sách giảm nghèo vẫn nặng nề về bao cấp, chưa khuyến khích người

nghèo tự chủ vươn lên, năng động theo thể chế thị trường.

2. ĐỀ NGHỊ

Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài tại huyện Văn Chấn - tỉnh

Yên Bái với đề tài “ Ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã hội đến vấn đề nghèo đói

Page 123: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

112

hộ nông dân huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái”. Để phát triển kinh tế và đảm bảo an

sinh xã hội, tôi xin đưa ra một số đề nghị sau:

a. Đối với tỉnh

Để Văn Chấn phát huy được những lợi thế về phát triển kinh tế bền vững,

giải quyết tốt các vấn đề xã hội tỉnh phải có những chính sách ưu tiên đầu tư về

các lĩnh vực.

- Đầu tư nâng cấp các cơ sở hạ tầng đặc biệt là đường giao thông.

- Chính sách đầu tư thâm canh cải tạo giống chè, cây ăn quả...

- Có chính sách về hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm

- Các chính sách về thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến,

thuỷ điện, khai thác khoáng sản, du lịch...

Với các chính sách về an sinh xã hội cần tập trung vào một số nội dung sau

- Tuyên truyền mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT trong lĩnh vực

bảo biểm tự nguyện.

- Có sự chỉ đạo chặt chẽ trong việc phối hợp giữa các cơ quan tổ chức khi

thực hiện các chương trình cứu trợ xã hội. Đặc biệt là cứu trợ đột xuất.

- Xây dựng quỹ an sinh xã hội bảo đảm chủ động giải quyết các vấn

đề phát sinh.

- Hỗ trợ từ nguồn ngân sách của tỉnh nâng định mức mua BHYT cho người

nghèo từ 80.000 đồng theo qui định lên 100.000 đồng và theo hướng tăng thời

gian sử dụng thẻ bảo hiểm y tế từ 1 năm lên 2 năm; bảo lưu thêm 2 năm đối với

các hộ mới thoát nghèo để các hộ có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ y tế tốt hơn.

- Có chính sách khuyến khích cụ thể để con em các đồng bào dân tộc

thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được tiếp cận với các bậc

học cao hơn.

Page 124: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

113

b. Đối với huyện Văn Chấn

- Tranh thủ mọi nguồn lực, phát huy những lợi thế của địa phương, tập

trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế

cao và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân và người nghèo được hưởng lợi

nhiều hơn từ thành quả tăng trưởng kinh tế.

- Rà soát lại những xã có tỷ lệ nghèo cao, xây dựng kế hoạch giảm nghèo

cụ thể theo từng năm trình tỉnh phê duyệt. Đề nghị tỉnh hỗ trợ nguồn lực trọn gói

theo kế hoạch đề ra hoặc thực hiện theo hình thức cuốn chiếu.

- Tập trung giải quyết cơ bản về cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất

và phát triển dịch vụ xã hội, khắc phục việc đầu tư dàn trải, tập trung làm dứt điểm

ở một số xã sau đó chuyển sang các xã nghèo khác

- Tập trung triển khai thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội trên địa

bàn bảo đảm đúng đối tượng, tiêu chuẩn. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền

thông, nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân về cơ chế, chính sách giảm

nghèo của nhà nước.

- Tăng cường sự chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với việc thực

hiện các chính sách an sinh xã hội, coi đó là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên

của cấp ủy Đảng. Phát huy vai trò của các cơ quan chuyên môn trong chỉ đạo

điều hành các chính sách an sinh xã hội, bố trí đủ cán bộ để thực hiện các

chương trình và giám sát, đánh giá kết quả thực hiện từ ở các cơ sở, từ thôn,

bản đến xã và huyện.

Page 125: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

114

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bùi Quỳnh Anh (2007), Phát triển hệ thống an sinh xã hội khi việt nam ra

nhập WTO, Đại học kinh tế quốc dân

2 Cục Thống kê tỉnh Yên Bái (2008), Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái.

3 Cục Thống kê tỉnh Yên Bái (2008), Báo cáo phân tích khảo sát mức sống.

4 Lê Thị Hoài Thu, Một số vấn đề lý luận về an sinh xã hội.

5 Matin Evans, Lan Gough, Susan Harkness, Andrew Mckay, Đào Thanh

Huyền và Đỗ Lê Thu Ngọc (2008), An sinh xã hội ở Việt nam lũy tiến đến

mức nào.

6 Nhật Linh (2005), Tổng quan an sinh xã hội và Bảo hiểm xã hội Trung

Quốc, Tạp chí Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

7 Nhật Linh (2007), Tổng quan về hệ thống an sinh xã hội Nhật Bản, Tạp chí

Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

8 Nguyễn Văn Thường (2008), Giáo trình Kinh tế Việt Nam, Nxb Đại học

kinh tế quốc dân.

9 Nguyễn Chương Phát, Bùi Đình Hòa (2009), Đảm bảo an sinh xã hội xóa

đói giảm nghèo ở Văn Chấn, Tạp chí Con số và sự kiện, Số 9/2009, trang

15-17.

10 Phòng Thống kê huyện Văn Chấn (2008), Niên giám thống kê huyện Văn

Chấn 2007.

11 Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái (2008), Thực trạng và giảm

nghèo bền vững tỉnh Yên Bái.

12 Từ Nguyễn Linh (2007), Tổng quan về hệ thống an sinh xã hội và BHXH Nhật

Bản.

13 UBND huyện Văn Chấn (2006), Dự án rà soát bổ xung quy hoạch tổng thể

phát triển kinh tế - xã hội huyện Văn Chấn thời kỳ 2006 - 2015.

14

UBND tỉnh Yên Bái (2005), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 - 2020.

15 UBND tỉnh Yên Bái (2005), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm

2006 – 2010 tỉnh Yên Bái.

Page 126: Đề cương đề tài: Ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/26/anh_huong_cua_he_thong_anh...Số hóa bởi Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

115

16 UBND huyện Văn Chấn (2009), Báo cáo kết quả thực hiện chương trình 135 năm

2006 – 2009.

17 UBND huyện Văn Chấn (2005), Báo cáo kết Tổng kết 6 năm thực hiện chương

trình 135 (2000 – 2005).

18 UBND huyện Văn Chấn (2008), Báo cáo kết quả 3 năm thực hiện mục tiêu quốc

gia giảm nghèo huyện Văn Chấn giai đoạn 2006 – 2010.

19 Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,

2006, tr 33.

20 Văn kiện Đại hội lần thứ VI Ban chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội, 2008, tr 154.

21 Website: www.molisa.gov.vn

22 Website: www.tapchibaohiemxahoi.org.vn

23 Website: www.gso.gov.vn