2 giới thiệu - storage.googleapis.com

Post on 30-Oct-2021

2 Views

Category:

Documents

0 Downloads

Preview:

Click to see full reader

TRANSCRIPT

Hoasentrenda 2013

2

Giới Thiệu

Tháng Tư 19, 2011, 09:50:31 PM

Ga con: Ái chà. ,Đọc lại 1 loạt bài mà thấy người phủ sóng ngất ngây. Mong muốn các bài trên diễn đàn được tập hợp lại và in thành Tập Tin 6,7,8,9.... để muốn đọc khi nào thì đọc. Vì việc lên mạng vào HSTĐ để đọc cũng không phải dễ dàng gì. Admin nghĩ cách đi và thông báo cho bà con biết cách làm với nhé. Xin đa tạ. .

hoasen: Admin sẽ hỏi ý kiến chú Tibu và sẽ thông báo cùng Ga con và cả nhà rõ.

Tibu: Chơi liền! Nhưng lại phải tốn nhiều thời giờ ghê lắm đây.

Thay vì Tập Tin 6,7,8… có người đề nghị là “Hoa Sen Trên Đá”. Lý do: Thời kỳ Tập Tin đầu tiên trong thập niên 1980 với cái tên tựa là “Giải Thoát” hay… tập rồi mới tin… càng tin càng tập… qua rồi. Bây giờ là Thời Kỳ hoa sen mọc tá lã trên đá. Là thời kỳ triễn khai phương pháp và soi sáng các ngõ ngách của đời sống dưới cái nhìn HSTD.

Lại xin trích dẫn một câu nói của anh Sơn Đà Lạt trong một dịp sinh hoạt 5 ngày tại nhà anh với vài thân hữu: … mai sau… vài trăm năm sau… người ta sẽ nhắc tới các vị như là những bồ tát… Nói lại mà vẫn nhớ cái cách nói chuyện của anh Sơn. Anh nói mà mắt nhìn vào khoảng không trên tầm nhìn ngang một chút. Trong các buổi nói chuyện, anh hay chêm vào như vậy, nên phải để ý lắm mới bắt được.

Bồ tát đây thực ra là những người nói chuyện ngược đời và làm chuyện ruồi bu chớ chẳng phải gì ghê gớm. Ngược đời với thời bây giờ nhưng vì thắp sáng lại những lời dạy dỗ của Thầy Thích Ca cách

Hoasentrenda 2013

3đây hơn 2500 năm nên chẳng ngược. Và ruồi bu vì… ruồi bu thôi, không biết nói sao cho rõ hơn được.

Cuối cùng xin chân thành cảm tạ tất cả thành viên HSTD đã nhiệt tình trực tiếp hay gián tiếp đóng góp vào trang mạng và các cuốn Hoa Sen Trên Đá trong thời gian qua. Vì lý do ngoài sự kiểm soát của các anh em hstd, công việc phải tạm ngưng một thời gian dài… như chú Tibu đã nói trước. Nay hstd xin được phép làm phân đoạn tổng hợp cuối cùng và giới thiệu đến với tất cả mọi người.

Nguyện xin tất cả đều an lành trong ánh sáng Chánh Pháp. Nam Mô Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát. 1/1/2013.

Hstd xin trích dẫn bài viết sau đây của chú Tibu, HL, Thầy Trụ Trì của Đạo Tràng, ông Ù….. để làm “Lời Tựa”cho tập tổng hợp Thiền Định 1 này.

Hoasentrenda 2013

4

Lời Tựa

http://www.hoasentrenda. Com/Chutruong.htm

Sun Jan 25, 2009 10:03 pm

Chào các Bạn! "Hoa sen trên đá" là một linh ảnh từ Ngài Tỳ Lô Giá Na và Ngài đã trao tặng cho Cô Trang, vào ngày 24 tháng 11 năm 1991, khi Cô vừa làm xong cuộn băng cassette kể chuyện về một nhóm cư sĩ sống rất là bình phàm giữa cuộc đời tại thành phố Đà Lạt.

Ý nghĩa của Hoa Sen Trên Đá:

Hoa sen thông thường là từ bùn dơ mà ra, đó là thời xa xưa! Cho đến nay, bùn dơ và hôi tanh đó đã khô cằn và đã hoá thành... đá, nhưng lạ một điều là Hoa Sen vẫn còn có thể mọc được trên mõm đá cheo leo, ngay bên bờ vực thẳm!

Ngài Ty Lô Giá Na đã tiên đoán rằng tâm tánh của những cư dân sau này sẽ chuyển hoá từ tình trạng hư hỗng (nhưng vẫn còn rất là dễ uốn nắn y như tính dẻo của bùn dơ) ra dần về tình trạng càng ngày càng tồi tệ hơn!

Có nghĩa là: Rất là ích kỷ và lại cũng rất là cứng đầu y như là hình ảnh của mõm đá khô cằn với những chấp kiến và tội ác!

Mục đích chính của Hoa Sen Trên Đá:

Trong Võ thuật cổ truyền, khi Lý Tiểu Long (chưa có bằng Cao Đẳng) cho ra đời môn "Triệt Quyền Đạo" thì ai cũng tưởng rằng đây là một môn võ mới!

Nhưng thật ra, đây chỉ là một tiến trình bắt buộc của hệ thống Võ Thuật con người!

Hoasentrenda 2013

5Võ Sư đã khéo léo trộn lại hết tất cả những cái hay, cái khéo của những môn Võ trên thế giới (từ Vỉnh Xuân Quyền, qua Võ Tự Do Thái Lan, qua Arnis của Phi Luật Tân, Judo, Aikido, Nhu Thuật, rồi Savate của Âu Châu... Ông đem bỏ hết những động tác thừa của những môn này và cô động lại thành những chiến thuật, chiến lược để cho những võ sinh của mình thao dợt! Và dĩ nhiên với phương thức mới này (học ngay bằng chiến thuật và chiến lược chớ không phải là học tấn, học thế, rồi học đòn như những môn võ khác): Võ Sư trở nên rất là nổi tiếng.

Trong giới theo học Võ Sư, có hai loại: Loại 1. Là loại theo chính ngay Võ Sư để học. Những võ sinh này là từ đai đen đệ tứ đẳng cho tới đệ bát đẳng! Toàn là loại... "Võ Sư mà lại đi theo học Võ Sư" không mà thôi! Loại 2. Là loại không thích theo, là vì môn Triệt Quyền Đạo là một môn võ mà trong đó không có ai mang đai! (Đối với Võ Sư Lý Tiểu Long thì cái đai chỉ có công dụng là giữ cái quần đừng bị tuột!) Do vậy mà những võ sinh tự động liệt môn này là một môn võ thuật thuộc loại tự phát và do đó là loại võ giang hồ.

Thế nhưng, khi nghe ngóng thì môn võ này lại quá là hay: Tất cả những võ sinh theo chân Võ Sư, sau một thời gian, đều có thể biểu diễn những ngón đòn rất là đặc biệt.

Nhưng... kẹt một cái, nếu mà mình ghi danh xin theo Võ Sư để học thì... quê quá đi! Là vì mình cũng là võ sư kỳ cựu của những môn Võ thuộc loại chính phái: có đai, có bằng cấp đàng hoàng! Mà nay lại... hạ mình xuống để đi theo một tên vô danh tiểu tốt, không biết từ xứ nào đến, lại chưa có bằng Cao Đẳng (college), để học! Để rồi... danh dự của môn phái mình cũng theo đó mà tiêu thành mây... thành khói luôn sao! Nếu mà làm vậy thì... ai mà coi cho được! Do vậy mà... thôi thì đành... học lén vậy!

Hoasentrenda 2013

6Đó là chuyện võ thuật, nay trở lại chuyện chủ trương của Hoa Sen Trên Đá:

Dẹp bỏ hết tất cả những hoa lá cành không cần thiết (vì tính cách thương mại nhiều hơn là giúp cho trình độ tu chứng: Như hương hoa, quần áo, chuông mõ, bàn thờ). Và khai triển triệt để "Tứ Như Ý Túc" còn gọi là "Tứ Thần Túc" và nhất là "Dục Thần Túc" là một cái mà tất cả những chủ trương tu hành khác của Phật Giáo đều cố ý lãng quên và không được khai triển (Đối với những phương thức tu hành này: Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo do chính Đức Phật Thích Ca trình bày từ xa xưa thì đến nay chỉ còn có ba mươi sáu (36) phẩm), mời các Bạn đến đây coi:

http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%A9_th%E1%BA%A7n_t%C3%BAc

Tứ thần túc

Tứ thần túc (四神足, sa. catvāra ṛddhipādāḥ, pi. cattāro iddhi-pādā, bo.rdzu `phrul gyi rkang pa bzhi ɳāŖɌřāǼŢāǪĻāŊāŌŔŢā), cũng gọi là Tứ như ý túc

(四如意足), Tứ như ý phần (四如意分) là khoa thứ ba đứng sau Tứ niệm xứ và Tứ chánh cần trong 7 khoa của 37 phẩm trợ đạo, là bốn pháp thiền định, bốn thứ phương tiện giúp hành giả thành tựu các tam-ma-địa (samadhi). Thần là chỉ cho cái đức linh diệu; túc là chỉ cho định là nền tảng chỉ nơi nương tựa để phát sinh quả đức linh diệu.

Bốn bước này được xem là bốn loại thiền định (zh. 四種禪定) nhưng có nhiều loại định nghĩa khác nhau. Bốn loại định đó là dục làm chủ sẽ đắc định, tinh tấn làm chủ sẽ đắc định, tâm làm chủ sẽ đắc định, tư duy làm chủ sẽ đắc định. Nhờ sức mạnh của bốn pháp này dẫn phát các loại thần dụng mà sản sinh ra tam-ma-địa (chánh định). Sau đây là một cách phân loại.

1. Dục thần túc (zh. 欲神足, sa. chanda-ṛddhi-pāda, bo. `dun pa`irdzu `phrul gyi rkang pa ŖȭʼnāŊŖŢāɳāŖɌřāǼŢāǪĻāŊā), gọi đầy đủ là Dục tam-

Hoasentrenda 2013

7ma-địa đọan hành thành tựu thần túc (Srt: chanda-samādhi-prahāṇa-saṃskāra-samannāgata-ṛddhi-pāda, Pāli: chanda-samādhi-padhāna-saṃkhāra-samannāgata-iddhi-pāda), thiền định phát sanh do năng lực của ý muốn, tư tưởng mà đạt được thần thông. Dục ở đây chỉ cho ước muốn, mong cầu một cách thiết tha, mong muốn đạt được những gì mình chưa có; hay mong cầu và tìm cách đạt được những sở nguyện.

2. Cần thần túc (zh. 勤神足, sa. vīrya-ṛddhi-pāda, bo. brtson `gruskyi rdzu `phrul gyi rkang pa ŌɬŬʼnāŖǿŜāǤŢāɳāŖɌřāǼŢāǪĻāŊā), còn gọi là Tinh

tấn thần túc gọi đầy đủ là Tinh tấn tam-ma-địa đọan hành thành tựu thần túc (Srt: virya-samādhi-prahāṇa-saṃskāra-samannāgata-ṛddhi-pāda, Pāli: virya-samādhi-padhāna-saṃkhāra-samannāgata-iddhi-pāda), là thiền định phát sanh nhờ vào sức tinh tấn nỗ lực tu tập. Khi đã có mong cầu thì phải tinh tấn nổ lực để tu tập làm thiện, đoạn trừ các ác.

3. Tâm thần túc (zh. 心神足, sa. citta-ṛddhi-pāda, bo. bsam pa`i rdzu`phrul gyi rkang pa ŌŜŎāŊŖŢāɳāŖɌřāǼŢāǪĻāŊā), gọi đủ là tâm tam-ma-địa

đọan hành thành tựu thần túc (Srt: citta-samādhi-prahāṇa-saṃskāra-samannāgata-ṛddhi-pāda, Pāli: citta-samādhi-padhāna-saṃkhāra-samannāgata-iddhi-pāda), là thiền định phát sinh nhờ sức mạnh của tâm niệm. Một lòng chuyên tâm nhất niệm trụ nương vào sức mạnh của tâm, nên định dẫn phát sanh (thiền định do tâm niệm phát sanh).

4. Quán thần túc (zh. 觀神足, sa. mīmāṃsa-ṛddhi-pāda, bo. dpyodpa`i rdzu `phrul gyi rkang pa ŇȾŬŇāŊŖŢāɳāŖɌřāǼŢāǪĻāŊā), gọi đủ là quán

tam-ma-địa đọan hành thành tựu thần túc (Srt: vīmāṃsā-samādhi-prahāṇa-saṃskāra-samannāgata-ṛddhi-pāda, Pāli: vīmaṃsā-samādhi-padhāna-saṃkhāra-samannāgata-iddhi-pāda), là thiền định phát sinh nhờ sức mạnh tư duy quán sát Phật lý, nương vào sức mạnh tư duy quán sát nên phát sanh sức định.

Từ năm 1992, những trận mưa pháp này đã tuôn xối xả xuống những diễn đàn Phật Giáo và cũng từ đó những huyền thoại tưởng chỉ xảy ra trong truyện Cổ Tích và Tề thiên Đại Thánh như là: Linh ảnh Ngài Quan Thế Âm, hiện tượng "Ngộ Đạo", những công thức vào Diệt Thọ Tưởng Định, Những phương pháp "Phân Thân", những phương pháp

Hoasentrenda 2013

8"Độ Tử"... đã được khai quật trở lại và được trình bày dưới dạng văn chương bình dân.

Cái độc đáo của trang nhà này là: Sai lầm về "Lịch Sử" thì có thể xảy ra (hoàn toàn do cố ý). Nhưng sai lầm về "Phương Pháp Thực Hành" thì chưa một lần xảy ra!

Tất nhiên, các Bạn có thể học lén phương pháp tu hành này... y như những võ sư khác đối với môn "Triệt Quyền Đạo".

Nhưng tỷ lệ thành công chỉ dành cho những tu sĩ đã có để lại ít nhất là một thân xác trên Địa Cầu này mà thôi. Còn ngoài ra, tuy rằng khi đọc thì rất là "ngon ăn" và thậm chí "rất là dễ làm nữa đó", nhưng khi tập thì nó có những biến khúc mà một tu sĩ, dù có giỏi cách mấy đi nữa, cũng đều bí và bị vấp ngã.

Trường hợp này sẽ không xảy ra... nếu và chỉ nếu: Chính họ đã để lại một thể xác trên Điạ Cầu.

Nếu có gì thắc mắc thì xin mời các Bạn gia nhập vào Forum, hay mục "Hỏi và Đáp" để có thể cùng "nói chuyện ngang cơ". Lý do là vì ở đây, cũng... "không có đai" đối với nhau.

TB: Những mục ở bên trái là những điểm chính của Hoa Sen Trên Đá.

Viết lại theo ý của người Bạn Thân độc nhất của đệ ở San Jose.

Hoasentrenda 2013

9"Thường Trú Tam Bảo" February 15, 2009trigia: Trong mục Chia Vui, anh Tibu có đề cập đến "Thường Trú Tam Bảo" mức độ 1. Như thế nào là "Thường Trú Tam Bảo"? Và mức độ 1 nằm trong bao nhiêu mức độ? Thể hiện ở mỗi mức độ ra sao vậy anh? Cái vụ này trigia thường nghe hay đọc thấy. Và bản thân trigia cũng hay ê a đọc tụng nhưng thiệt tình thì không hiểu ngoài cái mặt chữ của nó. Tibu: Ngài Quan Thế Âm có rất là nhiều dạng, tụi mình thường thấy có cái hình nó cũng rất là đặc biệt đó là ngay trên trán của Ngài thì lại có một cái khung vòng cung và trong đó có một vị Phật, có khi đứng và có khi ngồi. Đó là hình ảnh thô kệch của một hiện tượng "quán đảnh". Thực tế khi hành giả tu hành lên đến cỡ "Tứ Thiền Hữu Sắc" thì mới có thể tự nhìn lên trên đảnh của chính mình được. Và khi nhìn lên như vậy thì có thể thấy được một số người. Những người này có thể là đang đứng hay là ngồi trên những hoa sen năm cánh. Trong đó: Người gần nhất là người Thầy của mình, hay có thể là cái đàn pháp mà mình đang học. Ví dụ như: Khi có ai đó trong nhóm lubu đến Tứ Thiền Hữu Sắc và có thời gian để nhìn lên đảnh của mình thì sẽ thấy người ngồi gần nhất là anh Hai Lúa. Nếu không thấy hình ảnh này thì có thể thấy cả ba pháp thân ở Tây Phương Tịnh Độ. Đó là: 1. Bên trái của tầm nhìn của tu sĩ này là: Pháp Thân của Ngài Quan Thế Âm. 2. Ngay giữa là Pháp Thân của Ngài A Di Đà 3. Bên phải của tầm nhìn của tu sĩ này là: Pháp Thân của Ngài Đại Thế Chí. Và khi tiếp tục nhìn lên trên nữa thì tu sĩ này có thể thấy thêm năm vị Cổ Phật, được sắp xếp theo kiểu: vị này ngồi trên đầu vị kia. Có nghiã là vị Cổ Phật thứ nhất ngồi (hay đứng) trên hoa sen năm cánh và cách một khoảng thì đến vị Cổ Phật thứ nhì cũng ngồi (hay đứng) trên hoa sen năm cánh, và cứ như vậy cho đến vị thứ năm là vị cao nhất. Tới đây có hai trường hợp rõ rệt: 1. Nếu tu sĩ này chưa vào được cõi Vô Sắc thì vị cuối cùng này là Ngài Tỳ Lô Giá Na có hào quang màu xanh da trời.

Hoasentrenda 2013

102. Nếu tu sĩ này đã vào được các cõi Vô Sắc thì vị cuối cùng này lại là Ngài Hắc Bì Phật có hào quang là 7 màu. Vì do công năng tu hành quá tinh tấn của tu sĩ nên chính tu sĩ này cũng cứ thấy như vậy hoài nên được gọi là "Thường Trú Tam Bảo". Như vậy, trong tình trạng "Tạm Trú Tam Bảo" thì các Ngài vẫn cứ ở đó, nhưng tu sĩ lại chưa có đủ tâm lực để có thể thấy dài dài được. Do tình trạng lúc thấy, lúc không này mà chính tu sĩ củng chưa an tâm gì cho lắm. Chớ thật ra là sau lễ quán đảnh (thông thường được ngụy trang trong các cách chỉ dẫn về cách thức tu hành) thì các Ngài đã dọn tới (bằng chiết linh) ở ngay đảnh của tu sĩ rồi! Lời bàn ngoài lề: Nghe như vậy thì cứ sinh hoạt bình thường nghe, như là gội đầu, ướp xấy, nhuộm thoải mái: Tụi tui không bị gì đâu cho dù đầu tóc có dơ thì tụi tui không có nghe mùi gì hết! Nhưng chỉ nghe mùi... tà đạo khi bổng nhiên không thèm tu hành nữa mà thôi . Và dĩ nhiên là nếu không thèm tu hành một thời gian lâu dài thì tụi tui dọn đi chỗ khác. Hết lời bàn. Nay lại bàn tiếp về tình trạng "Thường Trú Tam Bảo". Chính tình trạng này lại có mức độ thâm sâu của nó. Có hai mức độ: Mức độ 1: Các pháp thân của những vị Cổ Phật đứng im như hình chụp, mặc dù hào quang đã chiếu sáng một cách linh hoạt rồi: Trong trường hợp này, tu sĩ chỉ lo chăm chỉ tiếp tục bố thí pháp thì sẽ có ngày bước qua mức độ 2 theo nguyên tắc bất di bất dịch là: Muốn có, thì phải cho. Mức độ 2: Hào quang đã linh động lại càng linh động hơn, và các Pháp Thân cũng vì đó là sinh động hơn! Đây là trình độ cao cấp nhất của Mật Tông.

Théc méc May 02, 2009Catha: Hai lua cho biết từ Mật có phải qua nghi lễ Quán Đảnh? và nếu có tại sao?Tibu: Không. Vì dễ hiểu: Chưa có ai bị làm lễ quán đảnh (theo kiểu đổ nước trên đầu) trong đám lubu cả. Nhưng khi tu tập một thời gian

Hoasentrenda 2013

11thì có thể tự thấy trên đảnh của chính mình đã từng có người, hay là sau này nhiều Chư Phật ngồi lung tung trên đó .Catha: Muốn tu theo phương pháp thiền của HSTD phải qui y không? xin cám ơn Tibu: Cũng không luôn vì cũng chưa có ai đọc câu tam quy trong nhóm lubu trong lúc tu tập và cũng chẳng có ai quy y cho ai cả. Nhưng cũng như trên: Tập một thời gian và sau khi an trú được trình độ Tứ Thiền Hữu Sắc thì người nào, người nấy đều có thể thấy người và sau này là Chư Phật ngồi lung tung trên đảnh của mình. Theo sự đoán mò của tibu thì "quy y" là "làm y chang". Khi làm y chang thì các Ngài tự động... đến để ủng hộ. Còn không "làm y chang" mà cứ đi hết xứ này để "quy y" đến xứ kia để "quán đảnh" thì cũng bằng thưà!

Khái niệm tổng quát về Mật Tông Phật Giáo May 25, 2009Tibu: Khái niệm tổng quát để Tu Mật Tông Phật Giáo. Thông thường là hành giả bắt đầu trì chú và đọc những kinh về đề tài này. Trong này thường nói về công năng của những câu chân ngôn. Vào sâu hơn tí nữa thì lại có bàn về những vòng phép (mandala). Và dĩ nhiên cũng có nhìn thấy những hình ảnh về các ấn pháp. Tuy nhiên, để có đủ công năng như những cuốn kinh thì hành giả phải có một tâm lực vững vàng, một lối sống tràn đầy "Đại Nguyện". Và một sự đam mê đến "ám ảnh" về sự nghiên cứu những hiện tượng của các thế giới (còn gọi là "cõi") khác. Tất nhiên là để có một tâm lực vững vàng thì không gì hơn là Tứ Thiền Hữu Sắc (là mức độ tối thiểu), và những cõi Vô Sắc. - Lối sống tràn đầy "Đại Nguyện": Là lối chơi liều lỉnh, đông đưa với "Tử Thần", qua những "cái làm đại" để giúp người. - Đam mê nghiên cứu là: Cứ sau một câu hỏi: Tại sao? Là một thời gian tự kềm kẹp, giữ giới luật thật là nghiêm chỉnh bằng cách kiểm tra tư tưởng liên tục, và thiền định miên mật. Làm như vậy để giừ cái tâm thật là thanh tịnh, có nghiã là: Cái tâm nó im re và càng lắng sâu vào sự im re và sau cùng là tâm nó thăng bằng trong sự im re.

Hoasentrenda 2013

12

Do sự thằng bằng này mà hễ bất cứ một tư tưởng nào mà đụng tới hành giả là hành giả biết liền.Nghiên cứu: Và sau đó là dùng màn tivi và đưa câu hỏi vào. Có hai trường hợp: 1. Màn tivi im re: Tâm hành giả chưa đủ mức độ thanh tịnh để giải quyết sự việc. Giải quyết: Kềm kẹp tiếp và miên mật thiền định tiếp để lấn dần từ Tứ Thiền vào những lớp định cao hơn trong cõi Vô Sắc. 2. Màn tivi trả lời liền sau khi câu hỏi được đưa vào. Có được cái nhìn tổng quát như vậy, và hành giả vẫn cứ lì lợm cho rằng: Tuy là khó đó, nhưng tui vẫn có thể tập được. Vì nếu cần thì... hy sinh để tập cho bằng được. Hội đủ tiêu chuẩn cuối cùng này thì hành giả biết được là mình sinh ra là để tu tập Mật Tông Phật Giáo.

Xin hỏi May 04, 2009Quốc Việt: Cháu trai CT (gần 10 tuổi tây) đã quán xong 18 hột xâu chuỗ, và hột châu mẫu tự động xuất hiện. Vậy CT phải làm gì tiếp theo. (Năm ngoái nó quán tới chỗ này thì bị trục trặc, nên lần này xin Thầy theo dỏi sát để khỏi bị trật chìa. Tibu: Cần nhất là cái tính tình của nó có thay đổi hay chưa. Như là nó kiên nhẫn hơn và nhẫn nại hơn. Nếu nó đủ hai cái này rồi thì tác ý làm cho nó vui tới số 10 (với số 0 là không có vui gì hết và vui số 10 là vui tối đa). Sau khi nó vui được rồi (thì nó bớt sợ) thi cho nó niệm nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát, vưà niệm vưà nhìn vào hột châu mẫu. Hết phần của CT. Quốc Việt: Bé NT đã giữ Linh ảnh QTA hơn 1 năm rồi, có hỏi QTA "câu chú của Thầy (tức QTA) là câu gì" do Thầy đã chỉ cho nó nhưng QTA chưa trả lời (hỏi QTA hơn nữa năm rồi). Linh ảnh QTA rất rõ, phóng to thu nhỏ, xa gần... nó làm rất nhu nhuyễn. Tibu: Sở dĩ nó chưa có nghe được là vì cái tâm nó chưa yên lặng cho lắm. Nói nó là nên giữ cho tâm nó yên lặng, đừng nên cho cái tâm nó nói chuyện mà chỉ có lo giữ linh ảnh Ngài Quan Thế Âm càng nhỏ và càng rõ và nhất là càng phóng quang càng mạnh thì càng tốt. hoasen: HSTĐ đề nghị anh tham khảo bước kế tiếp ở đây: http://hoasentrenda.com/ThucHanh/DanPhapQTA_new.htm

Hoasentrenda 2013

13

Đàn Pháp Quan Thế Âm (mới) Bước thứ nhất: Đọc đều đều trong tâm câu: Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát. Vừa đọc vừa nhắm mắt, vừa dùng trí tưởng tượng vẽ ra một hòn bi màu vàng hoa quỳ, ngay đằng trước mặt, ngang với tầm nhìn. Sau khi hòn bi xuất hiện như thật ngay đằng trước mặt thì tiếp tục vẽ một hòn bi thứ hai và cứ tiếp tục như vậy cho tới khi đủ một vòng tròn gồm 18 hòn bi. Khỏi nói, Huynh cũng có thể hiểu đây là mình tạo ra trong trí tưởng tượng của mình... một xâu chuỗi 18 hột bằng câu niệm trên. Chú ý: khi hòn bi đầu tiên xuất hiện rõ ràng thì Huynh mới vẽ tiếp hòn bi thứ hai, hòn bi này nằm bên trái hòn đầu tiên và cứ thế mà vẽ cho tới khi có đủ một vòng tròn gồm 18 hòn bi. Bước thứ hai là: Là ngay giữa hòn bi thứ nhất và hòn bi thứ 18, ở phía trên một tí Huynh tiếp tục vẽ cũng bằng trí tưởng tượng một hòn bi thứ 19 (vốn là hột châu mẫu). Bước thứ ba là: Với 19 hòn bi màu vàng xuất hiện đằng trước mặt mình như thật như vậy, Huynh hướng cái tầm nhìn vào hột châu mẫu. Hột châu này càng ngày càng chiếu sáng, khi cảm thấy rằng nó sáng lắm rồi thì đọc câu: nguyện xin thể hiện. Thì đối với Cô Vân: Hột châu mẫu biến mất và một cảnh tượng cứu độ của Ngài Quan Thế Âm như sau: trong cảnh tranh tối, tranh sáng, có một đám đông ăn bận rách rưới và nghèo khổ, họ dơ tay lên trời và kêu gào thảm thiết. Một vùng ánh sáng xuất hiện và trong vùng ánh sáng này tất nhiên là Ngài QTA đang cầm bình cam lồ và nhành dương liễu: Ngài rảy nước tới ai thì người đó ăn bận lành lặn và yên bình tới đó... Đối với Cô Trang thì: Ngài QTA xuất hiện tay trái nâng cái hư không ngang tầm bụng, tay phải lại bắt ấn cam lồ, Ngài xuất hiện tới đâu thì đám đông đang đau

Hoasentrenda 2013

14khổ, kêu gào thê thảm, bỗng nhiên biến mất dưới hào quang phóng ra từ toàn thân của Ngài. Đối với đệ: đệ là... QTA ở tư thế thiên thủ thiên nhãn, thân hình to lớn và cao vời vợi. Chung quanh đệ là có một vùng ánh sáng khá rộng và ngoài vùng ánh sáng này là cảnh tấn công biển người, họ nhiều như kiến, họ tràn vào vùng ánh sáng từ khắp nơi, hễ mà họ đụng tới vùng ánh sáng này thi họ liền biến mất! Chưa hết, từ đảnh của đệ phóng ra một tia hào quang màu vàng, tia này quét tới đâu là đám đông trống trơn tới đó.

Dinhtam: con năm nay mới 28, đã có vợ con. Do lo toan với cuộc sống cơm áo gạo tiền nên chưa biết mùi vị của "tu xì khói" là thế nào. Con tự nhận mình có chút duyên, vẫn thỉnh thoảng đọc kinh và quán tưởng chủng tự chư Phật như quán chữ OM, Ah, Hum tại thóp, yết hầu, rốn. Tibu:Om là chấn động vũ trụ. Là âm thanh của màn tivi (luân xa thứ 6 có tên là Ajna.)Ah là âm thanh trí tuệ (của Ngài Văn Thù Sư Lợi). Và Hùm là chấn động hướng về tương lai. Với những chấn động và công dụng như vậy thì không biết ai mà chỉ cho Huynh cái cách an trú những chữ này gì kỳ cục vậy? Trên nguyên tắc thì tu sĩ không thể đá động gì đến cái thóp cả: Vì chỗ đó là chỗ đặc biệt của Chư Phật và Chư Thầy Tổ. Các Ngài sẽ xuất hiện khi hành giả đã làm đúng phương pháp. Ah là Trí Tuệ của Đức Văn Thù với công năng hướng dẫn: Học trò của mình thành Phật! Mà lại nằm ngay yết hầu (là nơi của những người giỏi (như là bác sĩ giỏi, kỹ sư giỏi, chỉ huy giỏi... những người này chỉ là giỏi chớ không phải là tu sĩ.) Hùm là chấn động hướng về tương lai mà lại… đi xuống rốn (là chỗ của A Tu La) là sao?

Hoasentrenda 2013

15Dinhtam: Đó chỉ là phương thức thui còn thì chưa ra cái j cả vì ngồi toàn nghĩ lung tung ah, nên việc đầu tiên con muốn là Định Tâm như nick của con zậy. Tibu: Cũng may là chưa tập được cái gì Chớ mà dụng công được thì không biết nó ra cái gì nữa. Đang mò coi Huynh nên đi về hướng nào đây, đợi một tí nghe Dinhtam: con xin hỏi thêm là: người mới tập thì cách hộ thân và xả ấn có cần thiết không? Tibu: Mới tập thì nằm trên giường đắp mền, mà tập cho nó khỏe cái thân. Vì tâm lực chưa có mạnh nên bắt ấn để làm gì? và có ai để ý tới mình đâu mà hộ thân chi cho mất công. Dinhtam: Trong các ấn pháp mà con down loạt về thì sao ấn Chuẩn Đề khác hoàn toàn so với mọi sách vở thế ah? Tibu: Đâu có khác cái gì đâu nè. Mà nó còn chi tiết hơn sách vở nữa đó chớ! Chuẩn Đề là khó chơi lắm đó! Đàn Pháp để thành Phật mà! Do đó nó đòi hỏi nhiều yếu tố lắm, vã lại nó đòi hỏi mình giữ giới luật y như là Chư Phật nên nó kinh hồn lắm. Trong đám lubu ngoài chú ra thì chỉ có Cô Ba Hột Nút (đã chết) là tập được. Vì là Mật Chú hay là Chơn Ngôn, nên nó sẽ biểu hiện trên rất là nhiều trình độ tâm linh. Trình độ tâm linh này căn cứ vào mức độ "Nhập Chánh Định Trên Một Đề Mục". Thông thường là chỉ tính điểm sau khi hành giả vào "Tứ Thiền Hữu Sắc". Có nghiã là đề mục xuất hiện từ trên 70 giây đồng hồ. Chỉ ở trình độ này thì hành giả mới đủ thanh tịnh để khai mớ một vòng phép (Mandala). Như vậy Tụng chú Chuẩn Đề thì những ông/bà Tiên ở Đao Lợi là hay tụng nhiều nhất và có cùng một ảo giác là Thất Cu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề. Đâu Xuất cho tới Tha Hoá Tự Tại là có hai con rồng bợ cái hoa sen trên đó là Phật Mẫu Chuẩn Đề. Hai trình độ này thì chưa có thể hiện được tính chất Phật Mẫu (tính chất... đẻ ra Phật). Tứ Thiền Hữu Sắc: Phật Mầu Chuân Đề Ngồi trên... con công đực. Ở đây hành giả hiểu được tính chất "đẻ ra Phật" của vòng phép này. Còn chuyện đưa chữ Hùm xuống cõi ATula thì... tibu chưa biết .Và lý luận của dinhtam là không đúng. Là vì mình chui vào cõi của người ta (Atula) mà mình đưa chữ Hùm ra là họ phản ứng liền. Chữ

Hoasentrenda 2013

16Hùm có nhiều ý nghiã theo trình độ Tâm Linh. Thấp nhất là chấn động hướng về tương lai. Còn cao nhất là Ngũ Phật Trí. Trình độ mới tu (có nghiã là Cận Định") mà đưa chữ này vào cõi của họ là... gây sự. Nên họ họp lại và gây trở ngại cho hành giả... mệt nghỉ. Do vậy mà tibu mới nói là "gì kỳ cục vậy?" Là vì mới chỉ có "Cận Định" thôi mà đã bị khó khăn rồi thì làm gì mà lên cao hơn được. Vì sau đó là hành giả phải ứng chiến 100% để đối phó với Atula trong suốt quá trình mà hành giả còn loay hoay ở Dục Giới. Y như là hành giả chọn con đường để đi lên Chuà, mà lại đi qua một đoạn đường toàn là dân xả hội đen không mà thôi! Để rồi chỉ mới ra khỏi nhà là đã bị hỏi giấy, nộp tiền mải lộ, bị đánh đấm... Còn nếu chưa bị gì, là vì hành giả chưa có trình độ tâm linh nào cả, và khi đọc thì y như là người thường đọc mà thôi: Do vậy mà chưa có đụng tới Atula.Be hat nho: Con giữ hạt châu mẫu sáng lắm rồi và hỷ lạc vui tới số 10 . Ba Phước chỉ cho con tiếp nha. Tibu: Con cứ giữ như vậy thêm một tháng nữa coi ra sao. Cho đến khi nào nỗi sợ hãi của con tự nhiên biến mất thì sẽ có bài tập tiếp cho con.Be hat nho: Con nên giữ liên tục hay quán một, hai lần trong ngày. Tibu: liên tụcBe hat nho: Con giữ hạt châu mẫu liên tục thì HCM mờ mờ. Nhưng nếu con quán vài lần trong ngày thì hạt châu mẫu vẫn rất sáng. Vậy con phải làm sao? Tibu: Con nên giữ 24/24. Và khi con không có việc gì làm. là con nhìn vào trung tâm của hột châu mẫu và giữ nó như vậy thì nó sáng lên liền. Và cứ như vậy mà làm. Thì nó sẽ càng ngày càng sáng. botatdao: Đệ đang thực hành đàn pháp Chuẩn Đề, việc quán ngài Chuẩn Đề với 18 cánh tay quả thật hơi khó với đệ, với lại trình độ của đệ chưa nhập vào sơ thiền nữa là.... Nên xin các đạo hữu, chú Tibu và Hai Lúa bày chỉ xem còn cách nào khác không ah, nếu không thì với cách quán hình trên thì nên như thế nào. Tibu: Vì Huynh chưa vào Sơ Thiền và Huynh dùng chữ "hơi khó" nên tibu cố gắng trình bày một phần sự thật cho Huynh coi. Để đi đến

Hoasentrenda 2013

17con đường này thì thông thường là phải đi đường vòng. Đây là những thứ mà mình nên trang bị: 1. Tối thiểu là Tứ Thiền Hữu Sắc. 2. Vì đây là "Phật Mẫu", nên trước khi đưa cái tâm của mình vào cái khuông này (ý chú là nói đến Đàn Pháp Chuẩn Đề) thì ít ra mình phải có cái dạng của cái khuông đó. Muốn như vậy, mình làm những chuyện có tính cách đồng dạng với các Ngài (có nghiã là... thiện pháp). Mà các Ngài thì đã làm những chuyện như vậy cách đây lâu lắm rồi. Đề cử một ví dụ cho Huynh hiểu, về việc thiện: Một Nhí (hiện này đang tu để thành một Quan Thế Âm) có 3 tỷ phân thân. Chỉ cần Nhí và hết tất cả phân thân của nó làm một việc thiện mà thôi, thì Nhí ta làm xong 3 000 000 000 001 (ba tỷ lẻ một) việc thiện. Và giả sử về phần Huynh thì: Cứ hễ 15 phút thì Huynh có thể làm được một việc thiện. Thì Huynh phải bỏ ra tới: 3000 000 000 001 chia cho (365x24x4)= 85 616,4383847032 năm, và làm không ngưng nghỉ thì mới kịp với Nhí. Thời gian này tương đương với thời gian là 856 kiếp người, nếu người này có tuổi thọ là 100 tuổi trong một kiếp sống. Nhưng mà Nhí bé hạt tiêu lại nói là: - - "Đâu có thể nào làm bằng Ngài Quan Thế Âm được, con chỉ có làm được một phần nhỏ nào đó mà thôi!" Chừng nhiêu thôi Huynh làm được không? Aragon: Phương pháp tu này có phải Mật tông hay không? Sao không giống khác các dòng khác là đi qua Ngondro và các pháp căn bản? Tibu: Nó là hầm bà làng xí cấu Những nhí thì rõ ràng là xuất phát từ Thiền, sau đó là vào Mật, trong khi Mật thì qua Tịnh Độ. Người lớn thì có người là Tịnh Độ, có người là Thiền. Chưa có ai là người lớn mà phăng ngang bửa củi vào Mật cả. Aragon: Vẫn theo phương pháp này có thể tu tập Mật thừa từ dòng khác hay không? Có xung đột gì xảy ra? Tibu: Nói về Mật thi kiểu này nó thuộc vào lọai "Thế Hệ Thứ Nhì! 1. Thế Hệ Thứ Nhất: Là những tu sĩ cực kỳ trứ danh, những Ngài này không hiểu vì nguyên nhân gì, hay vì trình độ Từ Bi nó như thế nào mà các Ngài đã có thể mò ra được những danh hiệu của những Quỷ

Hoasentrenda 2013

18Thần, Bồ Tát và những vị Phật! Chẳng hạng như là do đâu mà ra câu: Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát? Chỉ có những vị này thì mới biết nó từ đâu mà ra mà thôi. 2. Thế Hệ Thứ Hai: Nhờ vào câu Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát mà đã mò ra những câu thần chú như là Om Ma Ni Padme Hùm... Phương pháp này là thế hệ thứ hai, nên chỉ là quán tưởng và quán tưởng. Không có một pháp cụ nào cả! Chuông cũng không, mõ cũng chẳng có! nhang trầm dụng cụ âm nhạc... thậm chí đến áo quần... thì cũng không có luôn! Tại sao? Là vì ở hang núi thì làm gì mà có những thứ đó? Do đặc điểm này mà tự gọi là "Thế Hệ Thứ Hai" Aragon: Mong chú chỉ dẫn giúp phương pháp thực hành và lý thuyết. Tibu: Thông thường là ai cũng khoái Mật là vì nó oai hùng ở chỗ có thể... "trừ gian diệt bạo", "sống trong thế giới truyện cổ tích", "Có thể chọc Trời Khoáy biển"... Nhưng làm thì khó vô cùng tận, nó đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn quá cao và phần nhiều là những tiêu chuẩn của Siêu Nhân. Nguyên tắc là Mật Tông Phật Giáo chỉ xuất hiện sau trình độ Tứ Thiền Hữu Sắc. Còn trước đó mà tu sĩ lại có khả năng này nọ thì phương pháp tu này là cái gì đó, chớ không thể nào là Mật Tông Phật Giáo được. Do không phải là Phật Giáo nên nó có tình trạng đối kỵ. Còn đã là Phật Giáo rồi thì cái nào cũng giống như cái nào. vodanhvnn: con muốn tu tập mật thừa thì nên bắt đầu từ bài tập nào ạ? xin chú chỉ dẫn cho các bài tập nhé. rất mong chú hồi âm Tibu:1. Nên hỏi người đã quán đảnh cho mình trước cái đả (nếu có). 2. Nên suy nghĩ về tính cách "Đồng Dạng": Có nghiã là mình đã dùng âm thanh của Chư Phật hay là Chư Bồ Tát. Thì ít ra mình cũng phải đồng dạng với các Ngài. Nói rõ hơn: Từ Bi: Thì các Ngài làm từ quốc độ này tới quốc độ kia! Thì mình cũng làm cho một người ở gần mình và tự coi đó là một... quốc độ. Cứ từ đó mà suy ra cách làm cái "hỷ xả". Kết Luận: Mình không thể nào tụng chú mà nó linh được khi mình chưa có "Đồng Dạng" với các Ngài về Tứ Vô Lượng Tâm. 3. Người tu Mật chánh cống thì trong tự điển thường dùng của họ trong đời sống hằng ngày, họ không có cụm từ: "Tui Không Có Thể

Hoasentrenda 2013

19Làm [một cái gì đó (về thiện pháp)]" 4. Làm được những pháp căn bản này thì mới có thể vào dòng pháp của dân Mật Tông Phật Giáo, đó là: Tu sĩ MẬT TÔNG là một người sống bình phàm, mang lý tưởng BỒ TÁT, trên tiếp thông với chư PHẬT, dưới phổ độ chúng sanh, khi bình thường: như người thường, khi có việc lại SIÊU PHÀM VƯỢT THẾ. Nhìn các Nhí thì biết: Tụi nhỏ tiếp thông với Chư Phật (các Ngài xếp hàng mà ngồi trên đảnh của các Nhí này theo thứ tự: Thầy, Tổ, Bồ Tát và sau cùng là các Vị Phật và Cổ Phật. Tình trạng này là "Thường Trú 24 trên 24" Tụi nó giúp đở các chúng sanh là... khỏi nói luôn. Trong cuộc sống, tụi nó rất là bình thường, nhưng khi gặp chuyện là... siêu phàm, vượt thế! Tóm lại Tu sĩ Mật Tông lúc nào cũng... bị chê! Tại vì họ sống trong một môi trường lý tưởng của những Siêu Nhân. Do đó mà khi quen với họ thì sẽ thấy họ bị chê nhiều hơn là "bị khen"! Chuẩn bị tư tưởng như vậy thì mới hy vọng là thành dân Mật Tông Phật Giáo được.

Tốt Nghiệp QTA - Tập I July 10, 2009hoasen:Kính gửi quý huynh tỷ, đệ gửi đến quý huynh tỷ bài chat mạn phép gọi là Tốt Nghiệp QTA – tập 1, bài chat giữa anh HL và 3 nhí (tạm thời gọi là Trạm 3, Trạm 4, và Trạm 5, trạm 1 và 2 ở Utah). Mời quý vị thưởng thức, mọi thắc mắc, xin được trả lời trong Diễn Đàn. Nhân dịp này cũng xin thông báo thêm là phái nam có một nhí vừa vào Thánh, thấy Adiđà Phật 24/24 sáng như mặt trời, và đang thực tập độ tử. Chúc mừng tất cả!!! Phuoc Nguyen: ba đứa chuẩn bị chưa? baby: dạ Phuoc Nguyen: 4 phút qua rồi. Nghe cho kỷ baby: dạ Phuoc Nguyen: ủa quên đọc cho kỷ baby: dạ Phuoc Nguyen: tụi con quán thế nào mà tụi con có thể thấy hết tất cả

Hoasentrenda 2013

20các Phân thân của mình. baby: Trạm 3: nó chuyển động! baby: Trạm 4: chuyển động baby: Trạm 5: chuyển động Phuoc Nguyen: nó có tự thay đổi hay là cứ giữ 1 dạng như vậy? baby: cả 3! Hình dạng vẫn như vậy nhưng các phân thân tự chuyển động tại chỗ! Phuoc Nguyen: ok.Tức là bề ngoài nó là hình tròn, nhưng mà các phân thân trong đó nhúc nhích? baby: dạ baby: của Trạm 4 hình chữ Y nữa Bác Phuoc Nguyen: là Y (bác biết) baby: dạ Phuoc Nguyen: chữ Y thật ra (nhìn cho Kỹ) nó là cái gì? Con nhìn từ nhiều phía khác nhau baby: Trạm4: hình tứ giác Phuoc Nguyen: còn hình tròn thì các con cũng coi thật ra là nó là cái gì?baby: Trạm 4: chữ Y la` hình tứ giác' Phuoc Nguyen: cũng nhìn từ nhiều phiá khác nhau baby: Trạm 5: là hào quang baby: Trạm 3: là sự đoàn kết thành 1 khối baby: hình tứ giác là tình bạn! Phuoc Nguyen: Mấy tụi bây hay quá hớ, tự tìm ra ý nghiã của tất cả các phân thân mà không chờ Ta nói hớ baby: kakakaPhuoc Nguyen: Tuyệt Vời: Tụi con thật là xứng đáng là dân Kim Cangbaby: hìPhuoc Nguyen: Rất là hân hạnh gặp được cái Ngài tụ tập nơi này baby: hìbaby: bài hết chưa Bac? Phuoc Nguyen: chưa baby: Bác bày tiếp đi

Hoasentrenda 2013

21Phuoc Nguyen: Hào quang: Con nên khai triển để thấy được luồn Bhavanga (Cá Tính của người ta) và con nên khai triển những cái khuyết điểm của người ta cũng như là Ưu Đìểm của họ để từ đó con có thể chỉ cho họ tu hành cho thật là viên mãn. Phuoc Nguyen: hết baby: dạ baby: dạ rùi Phuoc Nguyen: Đoàn Kết thành một Khối: Đó là vòng Luân Hồi hay là bánh xe Pháp Hay còn gọi là Chuyễn Pháp Luân. Con nên nhìn vào hình ảnh này mà con thuyết pháp để cho người khác có thể hiểu. baby: dạ baby: dạ rùi Phuoc Nguyen: Tình Bạn. Con nên coi tiền kiếp của người ta và so sánh với tiền kiếp của mình để mà thông cảm cho họ và làm cho họ lên tinh thần để mà tu hành bằng cách vưà nói cho họ nghe những lầm lỗi của mình còn nhiều hơn cả họ mà do cố gắng mà con đã có thể tự bức phá và thành đạt đạo quả Bồ Tát Thập Điạ (Quan Thế Âm). Khi con nói cho họ nghe là cũng lúc đó con tự coi lại tiền kiếp của mình. Con làm như vậy thi họ sẽ lấy lại tinh thần và có thể tiến tu và lấy con làm gương để tu hành cho xong baby: dạ rùi Phuoc Nguyen: cả ba đứa ra trường với quả vị là Quan Thế Âm 11 đầu và trên một ngàn tay và trên 1000 con mắt baby: dạ baby: zậy là xong và thành công rùi hã Bác? Phuoc Nguyen: ừ. Tập 1 Phuoc Nguyen: xin mời quý vị ghé bổn rạp coi thêm tập 2 (qúy vị coi tụi nhỏ của tui nó học tập 2 có nổi không) baby: dạ baby: tụi con đã sẳn sàng Phuoc Nguyen: Ủa chưa đứa nào nhức đầu hêt à! baby: dạ baby: co' pe' … bùn ngủ rùi bác ui Phuoc Nguyen: cho nó đi ngủ. Hết rồi: đau tim: ……..

Hoasentrenda 2013

22baby: dạ Phuoc Nguyen: đi ngủ hết đi ba đứa Phuoc Nguyen: hết rồi baby: dạ baby: bye bác

baby: khi nào học tập 2 ? Zậy Bác Phuoc Nguyen: nghỉ ngơi cái đã baby: dạ Phuoc Nguyen: sẽ chỉ tiếp: Bảo đảm lần này bác dấu nghề. Không thôi tụi con tập bằng Bác thì... chết cha baby: kakakababy: dạ baby: pp Bác nhá!baby: tụi con đi ngủ, Bác đi nghỉ nhá! Phuoc Nguyen: bye các con cưng cua bác Phuoc Nguyen: coi như là kiếp này bác đã làm xong được nhiều thứ baby: dạ Phuoc Nguyen: cám ơn các con... hư hỏng của bác baby: trời đất ui baby: Bác cho tụi con thí dụ đi! Phuoc Nguyen: là đồ hư hỏng là đồ thúi tha! Tụi bay tu hành gần bằng ta rồi hahaha Phuoc Nguyen: đi ngủ đi các con baby: dạ pp Bac Phuoc Nguyen: chào vĩnh biệt Phuoc Nguyen: hahahaPhuoc Nguyen: chưa hết mà đã giận rồi baby: bây ji` con gọi t dc không Bác? Phuoc Nguyen: người ta nói là Chào Vĩnh Biệt cái Vô Minh và Chạo tạm biệt các con cưng baby: dạ Phuoc Nguyen: gọi ai là t baby: dạ má Nhung Phuoc Nguyen: là sao? không hiểu

Hoasentrenda 2013

23baby: bây h có má Nhung ở nhà không bác baby: để tụi con gọi wa cho bác Phuoc Nguyen: gọi cái gì? Phuoc Nguyen: hành tội tui như vậy chưa đủ nữa hả baby: da thui Bác đi nghỉ đi nha! baby: hẹn Bác lần sau baby: paj pajPhuoc Nguyen: đừng có dành Phuoc Nguyen: mỗi đứa một cái Phuoc Nguyen: bái bai các conbaby: dạ

Chân Ngôn và Thần Chú August 02, 2009hoasen: Các Thầy Tổ hay gọi đây là Chân Ngôn, kia là Thần Chú. Tại sao có sự khác biệt này vậy chú? Và công năng của Chân Ngôn hay Thần Chú mạnh mẽ riêng biệt ra sao vậy chú? Mà đọc các kinh sách con thấy hầm bà lằng xí cấu Chân Ngôn và Thần Chú. Cái nào cũng là nhất hết. Vậy theo Chú thì cái nào là Nhất hả Chú. Chỉ tính trong Liên Hoa Tạng thôi nghe Chú. Chú có thể giải thích được không ạ. Chú nhớ cho ví dụ nữa nghe. Tibu: http://hoasentrenda.com/MatTong/MatTongVanDap.htmVào đây mà đọc thì con có cái nhìn căn bản hơn về Mật Tông.

Những điều căn bản về Mật Tông. Nhằm mục đích giới thiệu về Mật Tông, tui và anh Hồng Phả soạn tài liệu này vào ngày 10 tháng 10 năm 1985. Tài liệu này gồm ba phần: 1. Mật Tông là gì? 2. Tu Mật phải làm gì? 3. Quan điểm của người tu Mật. Phần 1HL: Mật Tông là gì? HP:Mật Tông là một tông phái của Đạo Phật dùng các Mật Ngữ của Chư Phật làm phương tiện tu hành. HL: Mật Ngữ là gì?

Hoasentrenda 2013

24HP: Mật Ngữ có nghiã là lời nói kín, gọi là chân ngôn, tức là lời nói chân thật. Mật ngữ còn gọi là chú, đây là tiếng thông thường người đời hay dùng nhất, chú cũng có nghiã là lời nói bí mật vậy. HL Tại sao là chú lại là bí mật? HP: Bí mật vì nó không được giải nghiã, bí mật vì chỉ có Chư Phật thì mới hiểu trọn vẹn. Bí mật vì nó đem lại những kết quả không thể ngờ. Bí mật vì tùy trình độ căn cơ và sự ứng dụng, mỗi người hiểu một khác nên đạt một kết quả khác nhau. Bí mật vì nó chỉ truyền đạt do Tâm truyền tâm giữa Thầy Trò, giữa Chư Phật hoặc người nói ra chân ngôn với hành giả, điều này, chỉ người nào tu Mật rồi thì mới chứng nghiệm được. Bí mật vì kết quả đạt được tuỳ vào tâm của hành giả. HL: Tại sao lại dùng chú làm phương tiện tu hành? HP: Theo Đạo Phật thì có rất nhiều cách để đi đến cứu cánh giải thoát, có người niệm Phật, có người tụng kinh, có người ngồi thiền, vậy thì dùng chú cũng chỉ là mượn xe để đi đến đích mà thôi. HL:Tại sao lại chọn chú mà không dùng các cách khác như niệm Phật, tụng kinh? HP: Trong một cuộc hành trình muốn đi đến mục đích nào đó, người ta thường thích chọn xe nào đi cho nhanh nhất, và thoải mái, vậy thì việc chọn chú hay dùng cách phương tiện khác cũng là như thế mà thôi.HL: Tại Chú là phương tiện đi nhanh nhất? HP: Vì dùng chú thì ngoài tự lực của mình, còn nhờ tha lực như đi thuyền biết trương buồm, nên nhờ đến sức gió đẩy mà đi nhanh hơn. HL: Vậy thế nào là tự lực? Thế nào là tha lực? HP: Tự lực là dựa vào sức của chính mình mà thành việc, tha lực là nhờ vào sức khác ở ngoài mà trợ giúp, người tu mật tông nói đến tha lực là nói đến sức hỗ trợ vô hình từ các cõi khắp thế gian đưa đến. HL: Vậy tại sao là phải nhờ vào tha lực? HP: Bởi vì sức người có hạn, và sức ngoài thì vô hạn, nếu nương vào sức đó thì sẽ giúp ta sớm đạt được kết quả HL: Nhờ đâu ta có tha lực hổ trợ? HP: Nhờ chân ngôn tức chú.

Hoasentrenda 2013

25HL: Căn cứ vào đâu mà nói chú lại có tha lực? HP: Điều này thuộc về bí mật mà chỉ có thể chứng minh bằng đức tin của mình, bằng sự chứng nghiệm và cảm nhận. Kết quả chỉ được xác mình khi thực sự đã hành trì. HL: Vậy thì chú do đâu mà có? HP: Chú do tâm Phật mà có, Chú do lòng thương sót chúng sinh mà có, Chư Phật, chư bồ tát hoặc các vị khác khởi từ tâm chân thật, lòng thương xót chúng sinh mà nói ra chú để cứu độ. Vì xuất phát từ tâm chân thật nên có tên là chân ngôn. Lời bàn thêm của đệ: Tụi mình để ý đến hai cách trình bày một sự việc như sau: Cũng như khi ta dùng câu: Tiếng chó sủa để diễn tả hành động của con chó. Thì ta còn một cách khác nữa là ghi lại: Gâu! Gâu! Vốn là âm thanh thật sự của con chó khi sủa. Thêm một ví dụ nữa để cho thật là rõ: Khi ta dùng câu: Tiếng xe đang leo dốc nặng nhọc thì đó là ta đang nói về cái tiếng phát ra từ cái máy xe khi leo dốc, nhưng không có âm thanh.Nhưng khi để diễn tả rõ ràng hơn thì ta lại dùng thuật ngữ: Xe ầm ì leo dốc một cách nặng nhọc: Ùnn! Ùnn!!! Thì âm thanh ầm ì: Ùnn! Ùnn! đó chính là tiếng động do máy xe phát ra khi leo dốc. Thì ở đây, khi bàn về những hành động cứu độ của một Đức Phật (như Ngài A Di Đà Phật chẳng hạn) thì ta phải nói đến bốn mươi hai đại nguyện của Ngài: Nhưng khi đối trước Pháp Thân và lắng nghe âm thanh của Ngài khi cứu độ thì mình lại nghe được chân ngôn là “Hrih” vốn là cái âm thanh đại diện cho những đại nguyện của Ngài. Và khi ta dùng tâm ta để phát ra chính cái âm thành này thì ta lại vô tình... được đồng hành với Pháp Thân do vậy mà có kết quả nhanh chóng.HL: Đọc chú có lợi ích gì?

Hoasentrenda 2013

26HP: Vì chú xuất từ chỗ vô hạn là tâm Phật, nên lợi ích của nó cũng vô cùng, không thể kể hết, nên đối với người tu thì lợi ích đúng đắn và thiết thực nhất là giúp chúng ta được tìm cầu giải thoát mau chóng, giúp người khác cùng tiến với ta trên con đường giải thoát còn các pháp khác như là thần thông trừ tà ma, chữa bệnh là phụ. Không nên nhìn chú bằng con mắt hạn hẹp đó. HL: À!!!! Vậy những ai có thể đọc chú được? HP: Chú là phương tiện của Phật cho mượn, nên ai mà không có quyền đọc? Tuy nhiên khi ta mượn một cái xe thì điều cần thiết nhất là ta phải biết sử dụng nó hay không? Nếu không thì xe lại trở thành một trở ngại, một khó khăn cho ta, làm cho ta dừng lại với xe mà không tiến được trên con đường Đạo. Bởi vậy, những người biết lái xe, hiểu bệnh của xe, phải là người được huấn luyện chuyên môn.

Do đó đọc chú thì ai cũng đọc được nhưng có kết quả hay không? Kết quả nhiều hay ít thì đó mới là vấn đề!!! Ấy là chưa nói đến cái hại có thể đến nữa. Nói như thế không hẳn chỉ những người tu chân ngôn mới được đọc chú mà bất cứ ai nếu với tâm thành thật hướng đến sự tốt lành của ngươ‘i khác vẫn có thể dùng chú mà vẫn thấy linh nghiệm. HL: Đọc chú đòi hỏi những điều kiện gì? HP: Đương nhiên là cần một số điều kiện, thông thường thì ta phải có sự tin tưởng vững chắc vào chúng, lòng thành khẩn khi đọc, hướng về sự làm lợi ích cho tha nhân hay các chúng sanh. Người tu Mật Tông còn cần nhiều điều khác như: phải xả thế nào? Dụng tâm ra sao? Dụng ý thế nào? Dùng lực làm sao? Dụng thế nào trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi? Phải làm thế nào để “Tam Mật Tương Ưng”? Phải làm lợi ích cho chúng sanh thế nào? Phải hồi hướng công đức ra sao? Tất cả những điều đó, nói riêng cho người tu Mật sẽ được giải đáp trong phần 2 (Người Tu Mật Tông Phải Làm Gì?). HL: À!!! Vậy khi nào nên đọc chú? Và khi nào không nên đọc? HP: Nên đọc chú lúc tâm thanh tịnh, làm lợi lạc cho người khác! Không nên đọc trong lúc tâm rối loạn hay khởi những ý ác hại người. Tuy nhiên, nếu giữ được tâm bình thản thì lúc nào cũng đọc được.

Hoasentrenda 2013

27Ngược lại chú cũng giúp cho tâm ta an ổn khi ta biết sử dụng chú đúng lúc và đúng chỗ. Đối với người tu Mật thì không có lúc nào là không nên đọc chú, vấn đề là nên đọc chú nào? Vào trường hợp nào, để làm lợi lạc cho chúng sanh.HL: Đối với người tu Mật thì mục đích trì chú là gì? HP: Mục đích tối hậu là giải thoát cho mình và để cứu độ cho người khác.Mục đích là phải tu thành Phật bằng phương tiện trì chú ngay hiện kiếp. HL: Muốn tu thành Phật bằng phương tiện trì chú thì phải làm sao? HP: Thì hành giả tu Mật phải thực hiện được “Tam Mật Tương Ưng” nghiã là làm sao cho thân, khẩu, ý giống như chư Phật. HL: Làm thế nào có được “Tam Mật Tương Ưng”? HP: Muốn được Tam Mật Tương Ưng thì phải qua một quá trình tu tập và hành trì. Đi nhanh hay chậm là ở sự tự ngộ và mở tâm của mình.HL: Người tu Mật Tông đối với Giới, Định, Huệ là như thế nào? HP: Tu theo Đạo Phật mà muốn thành tựu thì chẳng có tôn phái nào mà không có Giới, Định, Huệ. Đối với người tu Mật Tông: Giới là tâm giới, định giới nghiã là tự lòng mình thấy cần phải giữ giới, tự mình trở về với cái tịnh, cái sạch đó là thân tương ưng. Nếu không giới tịnh thì việc tu không kết quả, khi đã giới rồi thì vào định chẳng khó. Vì tự giới đã sinh Định rồi lại còn nương vào oai lực của chơn ngôn nữa thì kết quả phải đạt do đó: Do có Định mà Huệ phát là cái tất nhiên. Tuy nhiên nếu nhìn sâu hơn thì Định Huệ là một, không rời nhau do đó nếu giữ Giới rồi, sau đó nương vào chơn ngôn mà hành trì thì có đủ cả Định và Huệ HL: Mật Tông thuộc Tiểu Thừa hay Đại Thừa? HP: Phân chia Tiểu Thưà và Đại Thưà chỉ là tạm tách ra cho dễ hiểu về đường hướng tu tập và quan niệm hành trì mà thôi. Mật Tông không nằm vào Thưà nào kể trên cả vì con đường Mật Tông là con đường nhanh nhất, ngắn nhất, một bước đến giải thoát nên còn gọi là “Tối Thượng Thưà” hay “Kim Cang Thưà”. HL: Thế nào là “Tối Thượng Thưà”?

Hoasentrenda 2013

28HP: “Tối Thượng Thưà” là một bước đi lên thành Phật, Tối Thượng Thưà là vạn Pháp thông đạt, vạn pháp đầy đủ, tâm vô cấu nhiễm, lià các pháp tướng đi hẳn vào tâm Phật. HL: Đường lối của Mật Tông ra làm sao? HP: Mật tông tu là để cứu độ chúng sanh, chớ không phải là chỉ để giải thoát cho riêng mình, do đó đường lối của Mật Tông là: mọi nơi, trong mọi lúc đều nhằm vào việc làm lợi lạc cho chúng sinh, lấy phương tiện độ sanh, độ tha làm tự độ. HL: Mật Tông khác với các Tông khác như thế nào? HP: Vì mục đích sau cùng của các Tông phái đều đạt đến chỗ “Giác Ngộ” và “Giải Thoát” vì vậy Mật Tông cũng không đi ra ngoài mục đích đó. Nếu có khác, là khác trên phương diện hành trì đối với các tông phái khác mà thôi. Hay nói khác đi là chỉ khác về cách dùng các phương tiện để đạt đến mục đích cứu cánh, vấn đề này sẽ được bàn rộng về phần 3 (Quan Niệm Của Người Tu Mật). Còn về sự khác nhau trên phương diện độ sanh tôi không nói đến vì tất cả đều là tùy duyên mà đáp ứng. HL: Tu Mật Tông có khó lắm không? HP: Khó hay dễ đều do mình, các cụ thường nói: Vạn sự khởi đầu nan, nghiã là mọi việc khi bắt đầu đều khó. Lúc quen rồi thì cũng thấy dễ thôi. HL: Người Nữ có thể tu được Mật Tông không? HP: Đạo không phân chia nam nữ, Phật không chọn nam nữ để độ riêng, vậy thì tại sao ta lại phân biệt? Đã là đi tìm giác ngộ thì già trẻ, lớn bé, gái trai gì mà không đều đi tìm giác ngộ được? HL: Hay!!! Người ta thường nói “tự tu, tự độ” thì Mật Tông có vậy không?HP: Nên hiểu “tự tu, tự độ” là mình tự tu cho mình, không ai tu dùm hoặc tu mướn cho mình được. Đừng hiểu là tu không cần Thầy! Các cụ đã dạy: “Không Thầy, đố mầy làm nên”. Vì vậy, dù thế gian hay xuất thế gian, làm việc gì muốn đạt đến đích cho mau chóng thì đều phải có học, phải có Thầy. Mật Tông cũng vậy mà thôi.

Hoasentrenda 2013

29HL: Người ta thường nói: Đọc chú, bất ấn và cho là mê tín và hành tà, giống như mấy ông Thầy Pháp hay là phù thủy đó. Vậy đối với Mật Tông thì sao? HP: Khi nào tin một cách mù quáng thì đó là mê tín, còn người tu Mật Tông thì biết rõ việc mình làm, có mục đích mình tiến tới, vậy sao gọi là mê tín được? Còn việc Tà hay Chánh thì phải hiểu là Đạo không phân chia tà chánh, mà tà hay chánh là do ở tâm ý của người hành đạo: Nếu ta tu theo chánh đạo mà ta dùng phương tiện đi làm việc xấu như: cướp đoạt tiền bạc, vợ con của người, lòng đầy tham sân si thì đó là ta đang hành tà. Còn nếu như Thầy pháp mà người ta làm việc cứu người, không nghĩ đến quyền lợi riêng tư của cá nhân, không hại người lành, ngăn chặn kẻ ác, thì đó là chánh chứ đâu phải tà? Về người tu Mật là: Tu để thành Phật, vậy làm sao gọi là tà được? Phật và ma chỉ khác nhau ở lòng từ bi cứu độ, mà từ bì cứu độ là tôn chỉ của Mật Tông vậy. HL: Tu Mật Tông phải cần ăn chay giữ giới không? HP: Nếu ăn chay được thì tốt, vừa ít bệnh tật và mau tiến tu hơn, vì thân thể thanh tịnh, còn như không ăn chay được thì cũng vẫn tu được, chỉ có điều là ta không thể hiện được lòng từ bi của Phật khi ta dùng thân mạng của một chúng sanh khác để nuôi sống chính bản thân của mình. Về giữ giới thì người Phật Tử nào đã quy y rồi thì đều phải giữ năm giới: Không sát sanh, Không trộm cướp. Không tà dâm. Không nói sai, nói dối, nói hai lưỡi, nói đâm thọc. Không uống rượu. Mật Tông cũng vậy thôi, vấn đề này sẽ được bàn đến trong phần sau. Người tu Mật Tông khi thật sự đã hành trì thì không nói đến giữ giới mà tự giữ giới còn hơn ai hết. HL: Nhưng làm sao để chọn chú nào mạnh, chú nào yếu? Chú nào linh, chú nào không linh?HP: Mạnh hay yếu, thì khi nào học và hành trì thì sẽ rõ. Linh hay không là do ở mình. Các cụ có nói: “Linh tại ngã, bất linh tại ngã” ta không nên quên điều đó.

Hoasentrenda 2013

30HL: Người Phật Tử khi đọc kinh sách gặp một câu chú thấy ghi những kết quả lớn, thì đem trì tụng như vậy có ích lợi không? HP: Có lợi nhưng rất nhỏ nhoi không đáng kể so với lợi ích đã ghi chép trong kinh sách.HL: Vì sao lợi ích lại nhỏ HP: Vì còn lòng tham: muốn cầu lợi riêng cho mình, vì tâm còn nhỏ hẹp nên sự linh ứng không lớn, vì không biết trì chú nên sự đáp ứng không được như ý, vì thiếu ấn pháp nên chưa trọn vẹn, vì công đức chưa đủ mà muốn được hành trì lớn. HL: Vì sao đọc chú lại cần bắt ấn? HP: Ấn là bí pháp thuộc về “Thân Mật”. Khi nào tu lâu sẽ hiểu, đại để có thể giải thích khi ta bắt ấn ta có thể phát huy cái lực của chú, cũng ví như khi mở đài TV mà có thêm ăng ten vậy. Đối với người tu Mật thì sự bắt ấn còn là một việc thể nhập vào pháp thân Phật nữa. HL: Tại sao người tu Mật lại gọi là “trì chú”? HP: Trì có nghiã là nắm giữ lấy, nếu ta chỉ đọc không thôi thì nó sẽ theo gió mà bay. Còn khi nói trì thì phải nghe rõ chú, phải theo âm thanh của chú, phải giữ chú mãi mãi không rời. Đó là sự khác nhau giữa đọc và trì. HL: Trì chú, bắt ấn bao lâu thì có kết quả? HP: Người tu Mật Tông chỉ nói đến hành trì để cứu độ chúng sanh mà thôi, chớ không mong kết quả cho mình. Còn thành tựu lâu hay mau, lớn hay nhỏ đều do ở mình. Chỉ có hai điều chắc chắn có thể nói được là: 1. Tu theo Mật Tông thì có thể tiến triển từng giờ, từng ngày. 2. Là khi có thành tựu chỉ có khác nhau ở chỗ lớn hay nhỏ mà thôi. HL: Thế nào là tiến từng giờ, từng ngày? HP: Vấn đề này thuộc về chứng nghiệm, chỉ khi nào tu thì mới thấy rõ được. Nhưng có thể nói rằng, nương vào chân ngôn, thì tiến được rất nhanh, giờ sau khác giờ trước, ngày sau khác ngày trước. HL: Tại sao thành tựu lại khác nhau lớn hay nhỏ? HP: Ở hành giả thì sự thành tựu lớn hay nhỏ là do tâm mình, nếu đem so sánh giữa hai hành giả thì tùy theo căn cơ phước đức và sự mở tâm của người đó mà có sự khác biệt. Tuy nhiên nếu gắng công tu

Hoasentrenda 2013

31để đạt tới sự tương ưng thì cái thành tựu ban đầu nhỏ nhoi đó sau cũng sẽ lớn lên vô hạn. Do đó, người hành giả đừng lo là không thành tựu mà cũng đừng buồn là thành tựu nhỏ. HL: Muốn tu Mật Tông thì cần phải có những điều kiện gì? HP: Cửa Phật mở rộng, không ngăn che ai cả, nên không cần điều kiện. Chỉ cần người tu hành thật sự muốn cứu độ chúng sanh là tu được mà thôi. Nếu ta sẳn có đức tin và có lòng từ thì tu đâu có trở ngại gì? HL: Điểm nào là điểm đặc biệt làm cho Mật Tông hơn hẳn các tông phái khác?HP: Mật Tông chỉ đem so sánh với các tông phái khác để biết sự khác biệt thôi, chớ không phải để phân biệt hơn kém. HL: Vậy thì có sự khác biệt ra sao? HP: Điểm nổi bật và thấy dễ nhất đó là Mật Tông lấy chú làm phương tiện và do phương tiện này, đem đến những lợi ích đặc biệt lớn lao. HL: Lợi ích lơn lao là như thế nào? HP: Nghiệp là cái đem con người trôi lăn trong sinh tử luân hồi, nay nhờ vào chú, ta chuyển được cái nghiệp đó, giải được nghiệp để sớm giải thoát, đó là điểm khác biệt quan trọng nhất của Mật Tông so với các tông phái khác.HL: Còn điểm nào khác nữa không? HP: Chú còn giúp hành giả lập công bồi đức và còn làm tiêu tội nghiệp nữa, đó là những điều mà nếu ta theo những pháp môn khác thì không giải quyết được dễ dàng. Đó là chỉ kể những vấn đề thiết thực cho vấn đề sinh tử luân hồi, chứ chưa nói đến lợi ích như chữa bệnh, tăng thêm thọ mạng... v.v... HL: Phật tử theo tông phái khác hay xem kinh sách và tự mình trì chú và bắt ấn như thế có được không? HP: Được chứ, có ai cấm đâu? Tuy nhiên tu học kiểu đó cũng giống như người mù chơi dao: lợi bất cập hại. HL: Tại sao lại lợi thì ít mà hại thì nhiều như vậy? HP: Vì chú là con dao hai lưỡi. nếu biết xài thì rất nhạy bén, nếu không biết xài thì dễ bị đứt tay!

Hoasentrenda 2013

32HL: Như vậy thì có ý nghiã gì? HP: Đã gọi là thần chú thì có những linh nghiệm lớn, thì cũng có những tác hại không nhỏ cho người hành giả nếu không biết sử dụng. HL: Hại à! Hại thì hại ra sao? HP: Đã có biết bao nhiêu tu sĩ cũng như Phật tử trì chú lâu ngày trở thành khùng điên, bất bình thường đó là phản ứng tất nhiên của chú. HL: Như vậy muốn trì chú và bắt ấn thì phải làm sao? HP: Phải được truyền pháp một cách đúng đắn qua các tu sĩ Mật Tông, hoặc những người đã tu học Mật chớ không nên tự mình làm ẩu! HL: Muốn được truyền pháp thì phải làm sao? HP: Thì phải gia nhập những dòng pháp của Mật Tông. HL: Nhập dòng pháp là thế nào? HP: Là xin gia nhập vào các dòng pháp và tu theo những người đã có kinh nghiệm và hành trì về dòng Pháp đó. Ghi chú:HL: Cái này là của Anh Hồng Phả, chớ không phải là của tui (HL), hồi gặp nhau trên Đà Lạt thì hai nhóm cư sĩ (lu bu Đà Lạt và nhóm cư sĩ chợ Bà Chiểu) cũng có ý đồ là phổ biến cái chuyện tu hành này nọ (nhóm Đà Lạt chủ trương cho coi... chùa, nhóm Bà Chiểu thì in ấn đàng hoàng hơn và tính chuyện buôn bán) nhưng tới bấy giờ thì tui vẫn chưa liên lạc Anh Hồng Phả được. Anh ấy sống ở costa mesa CA.Tuy vậy, ai cũng thích chuyện có tài liệu hay để... sưu tầm và cũng có thể tự tu được luôn. Nên tui mới tự động ghi lại buổi nói chuyện này từ băng cassette (thu vào năm 1992). Việc đã ghi ra thì Quý vị muốn làm gì thì làm!!!! Nhưng vì nó là kinh nghiệm đúc kết từ trại tù (lúc đi gở mìn của Anh Hồng Phả, anh trì chú Lăng Nghiêm và xin cán bộ cho ăn chay), và bốn lần chết đi sống lại của tui (HL) nên chuyện buôn bán thì không nên mà chỉ nên in xong rồi biếu không thì mới là xứng đáng…

hoasen: Chú nói trong Vũ Trụ tràn ngập Ánh Sáng và Âm Thanh. Có phải các Chư Phật và Chư Đại Bồ Tát trong Định tuyên nói Chân

Hoasentrenda 2013

33Ngôn hay Thần Chú cũng chỉ là rung động của Ánh Sáng và Âm Thanh. Phải không Chú? Vậy bao nhiêu phần trăm là Ánh Sáng và bao nhiêu phần trăm là Âm Thanh vậy hả chú. Tibu: Trong âm thanh có ánh sáng và trong ánh sáng có âm thanh, ynhư mình bắt đài vậy. Tùy vào linh ảnh mà mình có âm thanh và ánh sáng của linh ảnh đó. FM ra FM. AM ra AM. hoasen: Nếu việc này có thể phân định được thì quán Linh Ảnh và trì niệm có nên theo sự phân định đó mà làm không? Nếu nên thì tại sao Chú hay nói ở phần cuối của công phu là chỉ giữ Linh Ảnh không thôi. Và giữ càng lâu càng tốt. Tibu: Chuyện mà mới quen người nào đó thì cũng không có gì để nói ngoài câu chào hỏi cho có lệ. Nhưng khi quen lâu rồi thì đủ thứ cái để trao đổi. Chuyện đời là vậy thì chuyện Tâm Linh cũng rứa: Giữ cho lâu thì mới có chuyện trao đổi với nhau được.hoasen: Ngoài ra Chư Tổ làm cách gì để phiên âm lại cho cư dân ở Trái Đất này dựa theo mà tu tập? Có độ lệch không hả Chú? Tibu: Lúc nào cũng khác, lúc nào cũng thay đổi, lúc nào cũng mới lạ! Không có chuyện rửa tay được hai lần y chang như nhau trên một dòng sông. Chú chưa một lần ngang bằng bất cứ một linh ảnh nào cả, nên lúc nào cũng có cái để học từ một linh ảnh. Tuy nhiên, nó có điểm chính của nó. Điểm chính đó đả được Chư Tổ Phiên âm lại rồi. Làm sao mà phiên âm?Các Ngài đã khôn khéo dùng những cái tương đối để gặp cái tuyệt đối. Linh ảnh, câu chuyện, âm thanh của câu chú là những cái tương đối, chỉ khi nào hành giả gặp được linh ảnh thì mới có thể gặp cái Tuyệt Đối. Nói "có thể" vì có khi linh ảnh lại là thứ giả nữa:-). Nói hoài không bao giờ hết và rõ được! Nhưng khi tập thì y như mấy Nhí vậy (Nếu mà cẫn thận). Còn cà chớn thì gặp đồ cà chớn cho dù là đang dùng đồ thứ thiệt.hoasen: Cám ơn Chú. Giữ cho lâu thì mới có chuyện trao đổi với nhau được. Hay quá.

Phân Thân Từ Cõi Vô Sở Hữu Xứ August 02, 2009

Hoasentrenda 2013

34Tibu: Nhí bên Utah tiếp tục làm chuyện không thể nghĩ bàn: Từ Vô Sở Hữu Xứ, Nhí (Nam nhi) dùng Ngài Hắc Bì Phật để mà phân thân vào Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới. Một hiện tượng chưa từng xảy ra. Nhí đứng bên tay Trái của Đức Hắc Bì Phật. Bên Trái là bên Trí Tuệ. Công thức cũng bình thường như những lần khác. Nhưng đặc biệt là Nhí đã trụ ở Vô Sở Hữu Xứ để mà phân thân. Có nghiã là ngang với tầm nhìn của Nhí là cõi "Vô Sở Hữu Xứ". Ngài Hắc Bì Phật nói với Nhí là nên làm 7 lần phân thân. Bảy lần này là bảy cái Trung Tâm Năng Lực. Kết hợp từng cặp một để đưa Trí Tuệ vào các cõi, các từng trời. Màn tivi (6) kết hợp với một trung tâm năng lực nào đó. Như vậy thì có thể những trường hợp này xảy ra: (6) + (1)(6) + (2)(6) + (3)(6) + (4)(6) + (5)(6) + (6)Và cái cuối cùng nhất và cũng là cái khó nhất là: (6) + (7)hết thảy là 7 lần phân thân. Hết TB: Mừng quá, nên ghi vội, ghi vàng không biết đọc có dễ hiểu hay không nữa. Một hiên tượng hiếm thấy. Cập nhật hóa: Nhí đã làm thêm một lần phân thân nữa: Phân thân nhiều nên Nhí bị ngợp thở, nay đã bình phục lại bình thường.

Thành viên mới xin chào các Đạo Hữu August 15, 2009Kim Cang Bảo Thắng: Qua sự giới thiệu của Đạo Hữu DN. Kim Cang Bảo Thắng mới biết đến diễn đàn của các Đạo hữu. Nguyện mọi sự Cát Tường Tibu: Quán đảnh nó có nhiều cách làm lắm: Tự mình quán đảnh cho mình cũng được (thử nghĩ người đầu tiên thì ai quán đảnh cho?). Sau khi trên đảnh của mình có một cái gì rồi thì

Hoasentrenda 2013

35mình mới sao chép cái đảnh của mình qua cái đảnh của bạn bè đó là quán đảnh đó gọi là quánh đảnh cho thế hệ thứ hai. Và cứ thế mà tiếp diễn. Tuy nhiên, sự tác dụng của nó cũng y như là mình... ngắm người khác phái vậy! Có nghiã là: Nếu một người Bạn (Có Nghề) đang nhìn về hướng Đông và thấy có Đức Bồ Tát Quan Thế Âm quá là đẹp mà muốn chỉ cho tibu cùng nhìn về phía đó để mà thấy được Ngài. Nhưng tibu lại đang mãi mê nhìn về hướng Bắc và thấy một nàng A Tu La và nàng này cũng đẹp ra phết. Có hai trường hợp xảy ra:1. Nếu mà tibu vẫn cứ tiếp tục nhìn về hướng Bắc thì coi như là buổi quán đảnh thất bại. 2. Nếu mà tibu bỏ hướng Bắc và nhìn về hướng Đông thì buổi quánh đảnh thành công. Từ đó suy ra còn một cách quán đảnh nữa là: Nhận phương pháp về và tu hành liền ngay lập tức. Nay bàn về "Trộm Pháp". Sự thật lúc nào cũng phủ phàng: Tất cả những phương pháp tu hành không rõ ràng và tập hoài không có kết quả đều là "trộm Pháp" mà ra. Do đó mà người ta mới kết án là "Nếu mà Trộm Pháp thì đoạ A Tỳ Địa Ngục". Tịnh độ: Từ trước tới bây giờ chỉ có nghe kinh nói là có thể độ tử này nọ: nhưng thực tế chưa có một vị nào mà sau khi làm chuyện độ tử mà lại tuyên bố là gia đình đã có người về phẩm này phẩm nọ ở Tây Phương Tịnh Độ. Do vậy, từ khi nó bị thất truyền cho tới nay: Hầu như toàn thể Phật Giáo đều tu Tịnh Độ theo cách... "Trộm Pháp" Thiền: Chưa có ai khai triển kỹ thuật "An Trú Chánh Niệm đằng trước mặt". Do khuyết tật này mà toàn thể phương pháp thiền đều thất bại. Hoặc là chỉ thành công cho những người có... năng khiếu (theo kiểu tự nhiên làm được, và chính người này cũng không biết cách trình bày lại cho người khác làm cách nào để được như mình). Do đó, Thiền cũng từ là "Trộm Pháp" mà ra. Mật thì đủ thứ nhưng kiểu Phật Giáo thì không có. Do đó cũng từ "Trộm Pháp" mà ra.

NGŨ PHẬT TRÍ? October 15, 2009

Hoasentrenda 2013

36buuquang: Con xin chân thành cảm ơn bài viết của ban quản trị về ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát, http://www.hoasentrenda.com/FrontPage/DiaTangVuong.htm

Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát5-11-2009

"Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật, Chúng sinh độ tận, phương chứng Bồ-đề." “Từ nay đến tột số chẳng thể kể xiết ở đời sau, tôi vì những chúng sanh tội khổ trong sáu đường mà giảng bày nhiều phương tiện làm cho chúng đó được giải thoát hết cả, rồi tự thân tôi mới chứng thành Phật đạo”. Ngài đã lập nguyện rộng lớn đó, nên đến nay đã trải qua trăm ngìn muôn ức vô số kiếp, mà ngài vẫn còn làm vị Bồ Tát. Vì lòng từ mẫn xót thương mà cứu vớt, độ thoát tất cả chúng sinh mắc phải tội khổ. Ngài được thờ phượng và rất là phổ biến ở những nước như Trung Hoa, Hàn, Nhật, và Việt nam. Ngài là hiện thân của cứu nạn và cứu khổ cho chúng sinh ở đia ngục. Ở trong chánh điện của nhiều chùa ở VN, người ta thường thấy các tượng được thờ như: Thích Ca: TríQuan Thế Âm: Bi Địa Tạng: Dũng “Vì sao? Địa Tạng tượng trưng cho Dũng vì phải thật là lỳ đòn hay là dân chơi tứ hướng mới dám chọn Điạ Ngục A Tỳ làm quê hương và văn phòng làm việc. Ở đó chỉ một Ngôn Ngữ Duy Nhất là: Rên la thảm thiết. Không có ánh sáng.Không có khái niệm về hạnh phúc... thì Ổng phải rên la làm sao cho những Bệnh Nhân ở đó hiểu rằng: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều Không?Làm được công việc đó: Ngoài những Trí, Bi, thì Dũng phải là một yếu tố không thể thiếu để thực hiện Đại Nguyện.” HL. Hình ảnh của Đức Địa Tạng được thể hiện qua nhiều lần gặp gỡ của những tu sĩ đã vào địa ngục A-Tỳ để gặp Ngài như sau:

Hoasentrenda 2013

37- Thân hình đỏ rực rỡ. - Đầu đội cái nón có 5 cái khía (mỗi cái khía có một Ông Phật: tượng trưng cho Ngũ Phật Trí). - Tay trái ôm Phật A Di Đà màu vàng ròng trong lòng bàn tay, và Đức Phật A Di Đà lại quay mặt về phía Ngài. - Tay phải dùng ấn Kim Cang (Có nghĩa là: 2 ngón giữa và áp út cong vào lòng bàn tay và chính những ngón tay này) cầm tích trượng, có 4 cái khoen lớn, trên từng cái vòng này thì đếm được từng hai cái vòng nhỏ một - Lưng dựa vào Kỳ lân màu xanh da trời và có khi Ngài lại ngồi kiết già (không có hoa sen) trên con Vật này. Chân phải của con kỳ lân thì đạp trên viên ngọc mani. Đặc biệt:Dưới bụng của con kỳ lân có một bộ kinh là Kinh Khổng Tước, màu vàng. Kinh mày ghi lại tất cả các sở đoản, cũng như sở trường của các Thầy, Tổ kiếp này, kiếp trước, vô lượng kiếp trước. Con kỳ lân trong Phật Giáo nó màu xanh da trời của Ngài Tỳ Lô Giá Na, mũi nó màu đỏ, tư thế là nó nằm như con sư tử, không thấy nó có hòn ngọc. Con Kỳ Lân nó nằm đè lên cuốn kinh, và che kín cuốn kinh màu vàng - Tướng mạo thì cực kỳ vui tính nhưng khi nhìn kỹ thì toát ra vẻ cực kỳ nghiêm trang. - Hào quang tất cả là màu vàng. Không gian màu đen.

Ngài là một trong những vị cổ Phật, nhưng Ngài vì lòng bi mẫn nên đã phát Đại nguyện cứu khổ tất cả chúng sinh trong ác đạo nơi A Tỳ địa ngục, đồng nghĩa với việc Ngài phải có Đại Dũng để săn tay áo và chịu “lặn hụp” trong địa ngục cứu khỗ chúng sinh trong cảnh dầu sôi lửa bỏng với những tiếng rên la đau đớn, tiếng hét vì sợ hãi, tiếng gầm rống vì chịu cực hình. Ngài phải “lặn hụp xuống”: Từ chỗ thanh tịnh đến nơi ô nhiễm, Từ ánh sáng đến bóng tối, Từ Phật cảnh đến địa ngục A-tỳ

Hoasentrenda 2013

38Để cứu vớt tất cả chúng sinh và “đưa lên” thoát khỏi cảnh khổ: Từ Địa Ngục đến cõi Cực Lạc, Từ bóng đêm u tối đến ánh sáng an lành, Từ khổ đau đến hạnh phúc, Từ u-minh đến giác ngộ Giải Thoát. Chỉ có Ngài với Đại nguyện đầy đủ Bi, Trí, và Dũng mới có thể cầm nỗi Phật Di Đà trong lòng bàn tay của Ngài, đồng nghĩa với việc Ngài có thể cầm chư Phật trong lòng bàn tay của Ngài, vì Phật Di Đà đại diện Chư Phật, và đầu của Phật Di Đà là nơi dung chứa Thập Phương chư Phật. Và khi khen Ngài thì Thập Phương Chư Phật họp lại mới đủ năng lực để xoa đầu Ngài. Như vậy đủ nói lên Đại nguyện của Ngài to lớn vĩ đại không thể diễn tả và cũng không thể bàn đến được. Việc Ngài cầm Phật A Di Đà cho thấy là Pháp Thân của Ngài to lớn hơn Phật A Di Đà và ngay cả Phật A Di Đà cũng phải nhìn vào Đại Nguyện to lớn của Ngài. Thật bất khả tư nghì, vì trí tuệ của chúng ta không thể tưởng tượng và hiểu nỗi khi nhìn Ngài cầm Phật A Di Đà. Điều này chứng tỏ lời Đại Nguyện của Ngài là chủ đích của những Đức Phật. Ngài A Di Đà Phật là một vị Phật có Đại nguyện rất là lớn mà khi đối trước cái Đại Nguyện của vị cổ Phật hiện thân làm Bồ Tát này thì chỉ ngồi trong lòng bàn tay của Ngài mà thôi. Lại nữa, nhìn vào hình cho ta thấy có 3 cái vô tận: Đại Nguyện của Ngài là vô cùng tận A Di Đà đại diện cho Thập Phương Chư Phật (vô cùng tận), nhưng vẫn nhỏ hơn Đại nguyện của Ngài. Kỳ Lân màu xanh dương, là Trí Tuệ của Tỳ Lô Giá Na (Vô cùng tận)

Phân tích:a) Màu xanh dương là màu của Phật Tỳ-Lô-Giá-Na, là Trí Tuệ nó nâng đỡ cái Đại nguyện của Ngài Địa Tạng. b) Con Kỳ Lân là con vật ăn chất độc. Lời bàn: Trong những hình ảnh Tâm Linh, những vị Bồ Tát đứng hay ngồi trên

Hoasentrenda 2013

39những con vật như rồng hay là kỳ lân thì phải hiểu đây là hình ảnh mà các Ngài đã hàn phục được những con vật này. Các Ngài hàn phục các con vật này bằng cách… cho nó nuốt mình. Và khi nó nuốt mà nó không thể tiêu hoá được. Hay là “nuốt không trôi” thì nó tự động đội các Ngài lên đầu! Và đó cũng là dấu hiệu của sự hàn phục. Trí Tuệ của Ngài Tỳ Lô Giá Na chuyên dùng cái “Hợp Lý” để hoá giải tất cả những trở ngại mà người tu sĩ gặp phải trên đường tu hành. Nhưng khi đụng những “Đại Nguyện” thì cái “Hợp Lý” lại không thể giải thích được. Theo sự “Hợp Lý” thì những người ở Địa Ngục là những người có cái lương tâm quá nặng nề do tội ác, vì cái nặng nề này mà những người này mới bị kéo xuống và ở lại những nơi này. Nhưng cái “Hợp Lý” lại không giải thích được là: Tại sao lại có những vị tu sĩ rất là giỏi với cái lương tâm rất là nhẹ nhàn mà lại tình nguyện chọn Địa Ngục A Tỳ làm văn phòng làm việc? Nên biết A Tỳ là chỗ rất là nặng nề: Riêng không khí ở đây thôi là mình cũng có thể lấy dao mà cắt nó được! Đủ hiểu cái tình trạng nặng nề của nó là như thế nào. Không có ánh sáng là dĩ nhiên, nhưng những cư dân ở đây họ lại… đụng được cái màn đêm, là vì nó quá dầy đặc! Dĩ nhiên, cái “Hợp Lý” không thể giải thích được trong một nơi không có điều kiện của sự phát triển thì làm sao mà một người ‘lành mạnh” lại có thể làm việc được? Và trong điều kiện tồi tệ như vậy thì những người “lành mạnh” này làm được cái gì?

Kỳ Lân không ăn được cái Đại nguyện:- Vì Đại Nguyện là đi làm ba cái chuyện gì ghê sợ không hà nên nó là chất độc nhưng vì là sự hy sinh lớn quá nên nó thành ra cái Đại Nguyện. - Vì Đại Nguyện là việc ít ai làm nỗi nên... nó là chất độc, nhưng lọai này Kỳ Lân hay Trí Tuệ không tiêu hoá được nên nó đội lên đầu người nào mà làm cái chuyện này. - Kỳ Lân thua, vì nó có thể tiêu hoá tất cả mọi chất, là vì nó đã ăn cả

Hoasentrenda 2013

40thuốc độc, thì cơm nguội thì nhầm nhò gì nó, nhưng nó không thể tiêu hoá được Đại Nguyện nên nó đội lên người nó. Tóm Lại: Để ý thì Kỳ lân bằng cả Đại Nguyện! nhưng tiêu hoá không được, và có thể hiểu như vầy, cái Trí Tuệ của Ngài Tỳ Lô có thể tiêu hoá các chất độc, nhưng cũng không thể hiểu được cái Đại Nguyện của Ngài Địa Tạng! Nên trong một Mạn Đà La khác: Trên Đầu của Ngài Tỳ Lô là A Tỳ Địa Ngục, mà A Tỳ là Trú xứ của Ngài Điạ Tạng! Và trên đầu của Ngài Địa Tạng thì đội mũ năm vị Phật (Ngũ Phật Trí - hay là Trí Tuệ của Tỳ Lô.) Phải chăng Tỳ Lô là Địa Tạng và Địa Tạng là Tỳ Lô? “Tóm lại những cái mà người ta thường cho là to là lớn, thì Phật A Di Đà chỉ nằm trên tay của Ngài Địa Tạng, còn Phật Tỳ Lô là to là lớn nhưng chưa bằng cái Đại Nguyện của Ngài.” “Nó lớn quá hớ, đâm ra mình... không có tỷ lệ với những thế giới này.”Nhận xét của Hai Lúa: “Ngài là một vị Bồ Tát mà có Pháp Thân To Hơn Phật kể cũng lạ. Khi Xuất định, Hai Lúa tui mới hiểu rằng để đại diện cho Hệ thống Địa Tạng thì phải coi vấn đề Cứu Độ và Phương Tiện Độ to hơn Phật Tánh thì mới làm nỗi Đại Nguyện.” HL. Namo Đại Bi, Đại Nguyện, Đại Thánh, Đại Từ, Bổn Tôn Địa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát. Ruabien biên soạn và trich từ những bài chat với anh HL.

Một bài viết rất hay, rất đáng để học hỏi theo hạnh nguyện của Ngài. Tiện thể con xin được hỏi về "Ngũ Phật Trí" mà admin có đề cập đến bài viết này. Ban quản trị có thể giải thích cho con rõ về "Ngũ Phật Trí" được không ạ? Con thường nghe là "Thập Phương Chư Phật", còn "Ngũ Phương Phật" là sao nữa ạ? Có phải "Ngũ Phương Phật" và "Ngũ Phật Trí" là một không ạ? Tibu: Nói vậy chớ nó chẳng có gì là Trí Tuệ trong đó cả:-). Đây là một đàn pháp thuộc dạng khó của Mật Tông. Trong đó các

Hoasentrenda 2013

41tâm chú của năm Ngài Cổ Phật cùng phát ra hết cở, cùng một lúc, với mục đích là để trắc nghiệm tình trạng "Thanh Tịnh" của hành giả. Để chiụ đựng được những chấn động này thì hành giả phải trang bị tận răng. Hộ Thân thì phải làm cho hết 7 cách. Khi làm xong thì hành giả bị nhức đầu, và rất là đừ, cũng có thể bị bịnh luôn. Nhưng nếu mà tỉnh bơ thì hành giả mới vào được cái đấu trường đặc biệt này. Đấu trường này được giấu kỹ trong chữ Hùm Lớn (chữ của Tây Tạng). Phải biết cách chuẩn bị thì mới có thể vào được đấu trường, còn không thì chữ Hùm Lớn... không có mở. Cách chuẩn bị chính là hành giả sống trong một thời gian dài với tình trạng "Tam Mật Tương Ưng" với một Bổn Tôn mà hành giả đã làm quen được trong khi tu hành về các Đàn Pháp Mật Tông. Cách chuẩn bị phụ là giới luật nghiêm chỉnh. Khi vào đó rồi thì thời gian hành hạ chỉ có 1 tiếng đồng hồ! Cho tới nay, chưa có ai trong đám lubu vào được cái này. Thập Phương Chư Phật là cách nói của tất cảc các Đức Phật ở 10 phương (tám hướng thường dùng theo la bàn, cộng thêm hướng lên trên, và hướng xuống dưới). Ngũ Phương Phật là đấu trường của Ngũ Phật Trí.

Om Driym February 17, 2009trigia: Om Driym và Cái Chữ đã ra đời. Xin các bạn chia xẽ kinh nghiệm. Theo trigia thì Om Driym khác Om Triym. Tuy cả 2 đều là của Ngài Văn Thù Sư Lợi cả. Đọc Om Driym sẽ cộng hưởng được cái Rờ Đầu..... Dựa theo Thông Tin trên HSTĐ trigia góp nhặt lại như sau: Tue Jan 27, 2009- niệm cái gì thì về Trú Xứ của anh + hahahahaha. Khiến chết rồi hả. Sao hỏi câu này! - bật mí Bí Mật được không + vui hết cỡ thợ mộc Anh Hai Lúa mở Webcam + có Webcam không?

Hoasentrenda 2013

42- không có anh ơi. dịp khác anh nghe + gì không được. Ôm Driym. Nó đó - Thấy hình anh rồi. Cung cách niệm ra sao vậy anh + để vẽ chữ Nhất tự này và quán là về tới đó. Vui quá - anh cho Cái Chữ đó được không + vẽ xong là và chụp hình rồi gởi qua. Dư xăng - Cả nhóm cám ơn anh Hai món quà đầu năm này + hỏi hay quá và hoàn toàn bất ngờ. Hèn gì mấy ngày nay vui dữ dội lắm mà không biết cái gì? - hình anh qua Webcam thiệt là rõ em nghĩ cái này đâu 3,4 ngày gì đó + hay quá!- và tự nhiên cũng vui vui mà không biết cái gì. Anh cho phép đưa cái này ra cho nhóm không+ hỏi là được mà! Không sao - Nó đi tắt phải không anh + không, nó dùng cộng hưởng của cái rờ đầu của Ngài Văn Thù Sư Lợi. Do đó khi hỏi là trong nhóm thế nào cũng có biến chuyển lớn về tâm linh- Hèn gì. Một đằng là TriYim Một đằng là Driyim. Thiệt là mừng cho cả đám. Anh em chắc là vui lắm + cú rờ đầu rất là hời, nhưng tại vì do sự khai triển hết mức để trình bày cách tu tâp nên nó lại có tác dụng rất là mạnh. Om đọc nó nhẹ hơn. TriYm thì nó nặng hơn. - đọc với tầng số nào vậy anh + giọng trầm. Và rền như sấm là nó cộng hưởng luôn. Còn giọng cao là mình sẽ tự tìm hiểu và... chơi theo cách của mình - anh vẽ liền cái Chữ nghe. Anh còn dạy điều gì nữa không + để phục vụ nhóm riêng của mình. Sẽ vẽ, chụp hình và gởi qua. Không còn dặn gì nữa đâu. Sunday, 15 February, 2009Kiểu này của em. Thằng đực có chế độ không anh Hai? 1-- niệm Ngài Văn Thù theo xâu chuỗi

Hoasentrenda 2013

43- tới châu mẫu thì gài linh ảnh Om Driym vào châu mẫu - niệm Om Driym 2-- kết thúc buổi công phu bằng cách: + gài linh ảnh Hrih vào Om Driym (như theo tấm hình) và niệm Ngài hay+ gài mặt của Ngài A Di Đà vào cũng ở chỗ đó và niệm Ngài 1 khoảng 45 min 2 khoảng 10-15 min Em tiếp tục như vậy hay làm riêng biệt ở từng thời công phu khác nhau? Em hơi có chút phân vân chỗ này. HL:Ý đồ là sữ dụng cả hai cái tâm chú làm một! Là một trong những bí mật của dân Kim Cang. Họ làm, y như vậy: Tức là phần 1. Nhưng khi đưa Driym vào thì họ quán chữ này tan vào màn ti vi (tan vào màu trắng). Kế đó, trên màn tivi mà chữ Driym đã hoà tan, họ lại quán Hrih và sau đó là hrih nhỏ và biến mất hay đúng hơn là đã hoà tan vào cái tivi.Như vậy khi hành giả dùng để tivi này để quán chiếu này nọ thì hành giả gôm cả hai cái Trí Tuệ để soi xét một sự việc. Cái này là "Cao Đẳng" trong cách ứng dụng các "Tâm Chú". Dĩ nhiên trước khi thực tập thì hễ mà không hiểu cái gì thì hỏi liền. đừng có án chừng mà làm nghe.Trigia: Tg dựa theo khai thị trên của anh HaiLúa với nhóm và làm cái quy trình sau cho bản thân. Mong anh HaiLúa rà lại.- Khởi đầu trigia thấy khó nhớ cái Chữ dễ sợ luôn. Nhưng sau chia ra làm 3 mãnh rồi gom lại thì dễ quán hơn. - Trigia làm thử theo cánh niệm xâu chuỗi của Đàn Pháp QTÂ. - Niệm Nam Mô Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát và quán tưởng cho hột châu đầu tiên xuất hiện. - Tiếp tục niệm cho đến khi hột 1 sáng thật mạnh. - Hột 1 sáng mạnh rồi, tiếp tục niệm và tác ý cho hột 2 xuất hiện - Hột thứ 2 xuất hiện bên trái hột đầu tiên (theo chiều kim đồng hồ

Hoasentrenda 2013

44đối với hành giả). - Tiếp tục như vậy cho đến khi đủ 18 hột. - Tiếp tục niệm cho tất cả sáng đều - Tập trung vào chỗ giữa hột 1 và hột 18, niệm và tác ý cho hột châu mẫu xuất hiện - Hột mẫu hiện ra - Tập trung vào đó, vừa niệm Om Driym vừa tác ý gài linh ảnh vào hột mẫu - Linh ảnh hiện ra - Nhìn vào linh ảnh và tiếp tục niệm cho đến khi linh ảnh tan biến trong 1 TV đứng màu trắng Dù chỉ ở mức độ quán tưởng trigia hết gân ở đây. Lúc thì TV ra màu trắng yếu xìu, lúc thì lại trong suốt và có bề dày.

hoasen: Chú cho biết được không sự khác biệt giữa: Om Driym và Ah trong Om Ah Hùm. Cả 2 đều là tâm chú của Ngài VTSL...

Hoasentrenda 2013

45Tibu: ….. ớn óc! Om là chấn động của nguyên ngôn trong vũ trụ. Driym là... tiếng íi íi trong bán cầu phải, là cái phần căn bản của sự phát triển tâm linh (Vô Thức đã được thức tỉnh). Và dĩ nhiên là em đã tập hoàn toàn đúng cách khi tiếp tục tu chớ không dừng lại ở chỗ này. Vì hễ mà dừng lại thì chỉ có cái linh tính. Còn tiến tu thì linh tính nó mới có cơ hội biến qua Trí Tuệ. Do vậy mà thật là sai lầm khi tu sĩ dừng lại và chỉ lo chuyện nghe cái í í trong lỗ tai! Vì làm như vậy thì nó chỉ là cái ííí...ííi mà thôi! Chỉ khi nào an trú đề mục đằng trước mặt thì ííí... ííí mới có cơ hội thành là Dryim được! Trong trường hợp duy nhất này, Driym mới là Trí Tuệ, nhờ vào kỹ thuật An Trú Chánh Niệm Đang Trước Mặt. Ah thì chả làm gì được, ngoài cái nguyên ngôn của tất cả các ngôn ngữ của các chúng hữu tình. Nhưng mà một khi đã có ý là dùng ngôn ngữ này để mà thuyết pháp thì nó là cái hay nhất của các chúng hữu tình (tất nhiên là chính mình phải làm chuyện này). Do đã có làm chuyện này, nên khi ghép lại cả ba chấn đông thì nó lại là ngôn ngữ của các Chư Phật và Bồ Tát trong ba thời: Quá Khứ (là Om), Hiện Tại (Ah) và Tương Lai (Hùm). Người mà làm được chuyện động trời này thì chỉ có Ngài Văn Thù Sư Lợi mà thôi. Vì Ngài là ông Cổ Phật... chê niết bàn và làm cu li để cho thiên hạ thành Phật. Con cháu sau này, một khi cũng làm y như Ngài thì sẽ có người nhận dạng ra là một vị Cổ Phật, sự nhận dạng này là nhờ oai lực của Ngài, chớ thật ra là con cháu chỉ là một Bồ Tát. TB: Hỏi thấy mà sợ! Hỏi hay quá là hay hoasen: Trước đây bạn con tập với Hrih. Từ tháng 2 đến bây giờ thì tập với Om Driym và Hrih Bạn con hiện đang vẽ cái khung hình chữ Nhật nhỏ bằng móng tay út. Rồi làm cho nó lớn lên từ từ. Nhỏ thì rõ và sáng. Nhưng càng làm lớn thì cái khung hình càng mờ đi. Nhưng vẫn bỏ Om Driym vào để tập. Và có khi thì Hrih. Mới đây thấy 1 cái Ông ngồi trong cái khung hình. Thấy mờ mờ. Nhìn cái đầu thì mờ mờ chỉ có 1 cái Đảnh. Tuy tự nhiên hiện ra nhưng bạn con không biết có do cái Tâm nó vẽ ra không. Kế tiếp bạn con nên làm gì vậy chú.

Hoasentrenda 2013

46Tibu: Nguyên tắc của người Bạn này là đang cố gắng... trộn hai cái Trí Tuệ và với nhau trong cái màn tivi cho nó có nhiều công lực! hehehehe. Và khi tâm đã có phần nào nhu nhuyễn rồi thì ti vi tự động hiện ra cái hình như vậy. Nhận xét: Người Bạn này chơi ngầu đời thiệt (mưu đồ lớn) và đang đi đúng hướng. Động tác kế tiếp là cử giữ đề mục (cái Ông ngồi mờ mờ, với cái đảnh thì rõ này) cho nó quen và sau khi nó quen thì cũng từ từ, từng chút một, bành trướng cái rõ từ cái đảnh nó loang ra từ từ, từng bước một và từng chút một cho tới khi toàn thân cái Ông này nó rõ ràng luôn. Dợt đến đây đi cái đã nghe. hoasen: Về bạn con lubu tu tập, chú nói: - cứ giữ đề mục (cái Ông ngồi mờ mờ, với cái đảnh thì rõ này) cho nó quen- và sau khi nó quen thì cũng từ từ, từng chút một, bành trướng cái rõ từ cái đảnh nó loan ra từ từ, từng bước một - và từng chút một cho tới khi toàn thân cái Ông này nó rõ ràng luôn. Và lubu bạn con tiếp tục tập như sau: - tập với linh ảnh Hrih - tập với linh ảnh Om Driym - tập với linh ảnh cái Ông mờ mờ đó theo chú chỉ dẫn. Tập với cái này nhiều hơn 2 cái kia Và thể hiện mới đây của lubu là: - có 1 ngày linh ảnh Hrih tự nhiên mất cái viềng đỏ. Chỉ còn cái Chữ và cái nền vàng - rồi linh ảnh Om Driym mất cái nền màu xanh. Chỉ còn cái Chữ. - Cái Ông mờ mờ lộ ra sắc vàng. Tới đây thì lubu zoom cái Thấy vào khuôn mặt. Nó rõ hơn 1 chút. Nhưng khi zoom xuống tới cái vai thì cái Ông này xoay qua 1 bên. Zoom xuống nữa thì mấy cánh sen lại nằm không thứ tự gì hết và có khuynh hướng không đứng im Con tài lanh nói rằng :- ông nên quay lại 2 cái linh ảnh gốc - ông nên dừng cái Thấy ở cái mặt và làm cho nó rõ hơn nữa - ông nên kiểm tra lại việc ông làm và việc ông nói

Hoasentrenda 2013

47- và ông ráng giữ cho cái Tâm nó được bình đẳng đối với mọi người Chú kiểm tra lại giùm bạn con nghe. Tibu: Chỉ thêm có một tí xíu nữa thôi. Đó là: - ông nên bành trướng chậm lại, từng chút một. - và dừng lại ở chỗ đó và cũng cố cho nó rõ lên. - rồi mới bành trướng tiếp được. Giải thích sự quay ngang của linh ảnh: Là vì lực bất tòng tâm: Tâm mình muốn lẹ (bành trướng lẹ) mà thần kinh thì theo không kịp. Do đó cho nên nó bị mất thăng bằng! Từ đó mà nó xoay.

Hóa Thân November 25, 2009trigia: Tg có mấy câu hỏi về Hóa Thân: Tibu: hehehehe! Hết chỗ hỏi, nhè người tu sĩ tìm cách phân thân đợt một ra mà hỏi hehehe. Kể một tí xíu về... thảm trạng Phân Thân của tibu: Cũng ngon lành lắm và khi vào độ nhập định cáo nhất thì tibu phát nguyện phân thân: Nó phịt ra thêm một tibu nữa và đứng sớ rớ đâu đó! Chỉ có một tibu mà thôi. Nhí nhìn ra chỗ này thì cười gần chết! tibu hiểu là làm theo kiểu "Cây Nhà Lá Vườn" thì làm sao mà ra hành ra tỏi được hehehe. Dĩ nhiên, sau đó thì chơi một phát là tới thấu Thập Phương Chư Phật luôn trigia: Khi anh chỉ cho ai đó tu tập thì 1 trong Hóa Thân của anh tự động đi theo hay anh phải ra lệnh? Tibu: Sau khi chỉ xong rồi mà "có Hoá Thân" theo người đó thì tibu biết là người này sớm muộn gì cũng tập theo cách này. Còn không thấy ai theo cả thì tibu lại biết là: "Chỉ mua vui được vài ba trống canh" mà thôi! hehehehetrigia: Và khi Hóa Thân đã theo hành giả thì Hóa Thân làm việc ra sao anh có biết không? Tibu: Là tibu mà! làm gì mà không biết!trigia: Nếu Hóa Thân làm việc theo Lập Nguyện của anh thì mọi ép phê Hóa Thân chịu, hay ép phê quay lại hết về anh, hay là Hóa Thân chịu tức là anh chịu?

Hoasentrenda 2013

48Tibu: tibu bằng xác thân chịu. Nó gom bi vào khi tibu bệnh lần cuối cùng và chết y như mọi người mang tên là Bồ Tát Bất Thối Chuyển. trigia: Sự vận hành này theo 1 quy tắc của Vũ Trụ, phải không anh? Tibu: Quy luật vũ trụ là "Tình Yêu" chớ không phải một cách máy móc. Vì Nó là tình yêu. Thì... Biết nói gì đây, khi đã yêu nhau! Chỉ biết là: Chắc chắn tibu và những người cùng trình độ sẽ là những người ngồi ngoài sương gió. Còn khi còn yếu thì chắc chắn anh ngồi trong mát và tùy vào lúc, mà có khi lại ăn bát vàng nữa hehehehe trigia: Rồi Tg hiểu rồi. Quy luật căn bản cho sự phân thân là Tình Yêu, Tình Thương. Nên Vũ Trụ cũng không ngừng phát triễn, tự xé mình ra. Nhưng sao vi khuẩn bệnh tật cũng phát triễn theo Định Luật này mà lại để phá hoại vậy anh. Tibu: Cái suy nghĩ về Tình Yêu nó cũng rắc rối, tùy vào gốc độ nhìn của mình. Phàm Phu: Chết là hết. Bệnh là chết. (ở đây: cái sợ và cái bất mãn nó y như nhau cho dù là ngheò hay là giàu; quan hay là lính; Trai hay là Gái).Phật Giáo: Chết chưa hết!, Bệnh là trả nghiệp. (Khi mà có thể thấy lại thì hướng chính của những trở ngại này lại làm cho người này... tiến hoá). tibu đi lui về quá khứ và dừng lại khi còn là cây thuốc Nam có tên là "cây cỏ sướt". Sau bao nhiêu là thăng trầm thì nay là Con Người (với hai yếu tố: Nói Thật và Có Hiếu). Với cái thấy nó là như vậy, nên tibu lại có cảm giác là: "Bệnh lại là Sinh" chớ không phải là chỉ dừng ở cái Tử. Do đó cho nên, nhìn gần thì bệnh là tiêu đời và khổ! Nhưng vi mình sẽ tiến hoá trong tương lai nên: Bệnh nó tiềm ẩn một thư "Tình Yêu" cũng không thể nói sao nên lời được. củkhoaisùng: Đối với người nhận pháp (tịnh độ) gián tiếp từ các thành viên HSTĐ mà không phải từ Chú và Nhí thì họ có nhận được sự "chăm sóc" đầy đủ từ từ người dẫn đường không ạ?? Tibu: Câu trả lời là: Có

Hoasentrenda 2013

49brightmoon00: Vậy làm thế nào để thì chú không phải chịu ép phê đây? Chứ chú chịu hoài thì sao mà được? Hu hu: Mà ép phê là cái gì vậy chú? Tibu: Gốc tiếng Pháp, hay dùng cho khi chơi bi da (billard) khi trái bi da đụng vào cái cạnh bàn và dội lại. Gọi là lực dội lại. Tu hành mà chẳng làm gì hết (không chỉ cho bất cứ một ai hết, hoặc là chỉ mà chẳng có ai tu được gì cả) thì y như là mua chiếc xe về cất trong ga ra. Xe cũng sẽ hư và không có gì phải nói. Trong tình trạng naỳ, tu sĩ sẽ dư thời gian để làm thơ, uống trà và thưởng ngoạn. Và dĩ nhiên, khi thò tay ra mà chỉ cho bà con tu hành, và có người do tu theo phương pháp mà thành này, thành kia thì y như là: Lái xe đó mà chở tùm lum thì nó sẽ hư và hư lung tung. Trong tình trạng này thì tu sĩ không có làm thơ và lâu lâu cứ nghe tu sĩ nói là bị bịnh này, bịnh nọ và sau đó là chết rất là dữ tợn. Nghe cũng ớn óc, nhưng mà biết làm sao bây giờ: Bổn Sư mình bị như vậy kia mà!

Con xin ý kiến December 18, 2009tudieude: Ông Lý Hồng Chí (Sư phụ dạy PLC nói rằng PLC là một trong 8 vạn 4 nghìn pháp môn của đức Phật Thích Ca. Như vậy có đúng không ạ? Tibu: Con số 84000 là con số thật, xuất phát từ lời tuyên bố của Ngài Ananda. Sau này, vì làm biếng đọc nên các tu sĩ dõm dùng con số này y như là con số... vô cực. Theo kiểu: "Muốn thêm cái gì vào thì cứ thêm, có ai mà biết thực thụ là bao nhiêu"? Một bài thánh thi của tôn giả Ananda: (Trích từ chỗ này nè: http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-ananda/ananda10.htm)

Ðã nhờ rồi, tám mươi hai ngàn chân lý, Và hai ngàn nghe lại của đệ huynh! Cộng tám mươi bốn ngàn Phật Pháp cao minh (1) Giải thoát cho mình và năm mươi thế kỷ (2) Người không hiểu không nghe điều chân chánh (3) Thì đời trôi như con vật kéo xe,

Hoasentrenda 2013

50 Tuy bắp thịt tỏ ra chiều khoẻ mạnh, Nhưng tâm linh bị tham ái mù che. Ai đã học nhiều pháp lành cứu rỗi, Mà chẳng hành, còn khinh mạn phàm phu, Ví như kẻ có đèn không đốt rọi, Thấy gì chăng giữa biển khổ sa mù? Gặp bạn tốt, ta hiểu rành Pháp Bảo... Không buông trôi, ta cố gắng thực hành, Và nhờ thế ta sẽ vào Thánh đạo. Hộ pháp sau này hậu thế nêu danh. Bậc thiện trí trước sau hằng phân biệt, Nghĩa lý nhân duyên, hạt quả rõ ràng. Ngôn ngữ ví như phuơng trình đã viết, Ðáp số nằm trong minh sát thiền quang. (4) Giác tĩnh càng chuyên, định tâm càng vững, Theo cõi sắc danh thấy nó mọi đàng. Giác ngộ đến rồi, Thánh tâm liền chứng, Trí huệ bừng lên soi thấu Niết bàn. (Nguyễn Ðiều thoát dịch theo Tôn Túc kệ ngôn, từ câu số 1024 đến 1029 - Theragathàs 1024 – 1029.(1) 84,000 đoạn pháp (dhammakhandas) (2) thời gian của Phật Pháp, trường tồn 5000 năm (3) lời giảng được khẩu truyền, và ghi khắc qua chăm chú nghe (4) bậc thiện tri thức dùng Tuệ Phân tích (patisambhidà) để hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng.

tudieude: Ông này còn nói phương pháp NAM NỮ SONG TU (Hình 1 kim cang nam ôm 1 kim cang nữ trong các tranh vẽ ở Tây Tạng) là do từ một tinh cầu khác truyền vào trái đất chúng ta. Nhờ thầy giảng giải sơ qua về nguồn gốc của pháp tu này ạ? Bây giờ có còn ai tu theo như vậy không? Tibu: Người ta chỉ phỏng đoán mà thôi. Không có trúng trật vào đâu hết á! Đây là một phương pháp tu hành rất là cực kỳ cao cấp. Tất cả những Rinpoche Tây Tạng (Trình độ Tâm Linh tương đương với

Hoasentrenda 2013

51Ngài Dilgo Khyentse đều mơ về cái này! Đây là một đỉnh Hy Mã Lập Sơn trong Tâm Linh. Diễn tả cảnh "Tri Hành Hợp Nhất". Tất nhiên là khi tu cao rồi thi... Các Rinpoche hè nhau vào đây để thử sức: Hầu như chưa có ai ra được mà... toàn thây: Những Rinpoche rớt như ruồi. Tình hình nguy hiểm đến độ mà các tu sĩ nổi tiếng này cứ nhè "Nữ Đệ Tử" mà nghiên cứu. Sau khi thử sức với Vòng Phép Kim Cang Vương này. Cảnh tượng đơn giản: Khi nhập chánh định vào Kim Cang Vương này thì sẽ được ôn lại những cảnh ăn chơi tươi đẹp nhất mà Hành giả đã trải qua từ vô lượng kiếp cho tới nay (với hương hoa, đụng chạm và âm thanh nổi!). Cảnh này mà nó cứ dội bom trong vòng một hai ngày là tu sĩ lạc đường đi liền. Và khi ra cốc là đi tìm đối tượng để mà nghiên cứu. Những tu sĩ này bị bịnh luôn và khi đổ bể ra thì đành tuyên bố là: Đừng có làm cái gì tui đang làm, mà nên làm cái gì mà tui nói!tudieude: Cho con hỏi nếu như những vị Rinpoche này tu thành công thì đắc quả vị gì ạ? Tibu: Tri Hành Hợp Nhất (nói tới đâu làm tới đó).tudieude: Thầy có biết ai đã thành công chưa? Tibu: Chưa. tudieude: thầy giải thích luôn cho con hiểu về từ Kim Cang và nguồn gốc của Kim Cang với Tibu: Là một phương pháp tu hành đem lý thuyết của kinh Bát Nhã vào thực tế, phương pháp do một cư sĩ tìm ra (Ngài Thanh Liên Hoa Bồ Tát). tudieude: Kim Cang có phải là một quả vị hay là một cấp bậc? Tibu: Là một phương pháp tu rất là cao cường. Tu sĩ Kim Cang là trên tiếp thông với Chư Phật dưới thì phổ độ cúng sanh, khi bình thường thì còn tầm thường hơn cả người “Bình Thường”. Khi có chuyện là siêu phàm vượt thế. tudieude: Hay là từ dùng để chỉ các vị hộ pháp? Tibu: Hộ Pháp Kim Cang Vương là một con quỷ dữ, sau khi làm nhiều điều tội lỗi quá trời rồi thì nó lại ăn năn và chui vào hang núi và đào xâu xuống để trốn ở dưới đó. Sau đó thì Kim Cang Tu Sĩ sẽ tìm

Hoasentrenda 2013

52nó ra và đề nghị nó làm Hộ Pháp cho mình. Hết Nhí là tu sĩ Kim Cang đó.

Xin hình phật Chuẩn Đề June 27, 2009botatdao: Xin hỏi vị nào có hình phật Chuẩn Đề không cho đệ xin với, post lên đây nhé. Tibu: Hình đúng nhất là Ngài ngồi trên con công đực đang xoè đuôi. Không biết trên internet có hình này không? Đây là kết quả cuối cùng của cách tập của vòng phép Chuẩn Đề. Đi vào các cõi thì từ Đao Lợi đã có tượng gọi là "Chuẩn Đề" rồi. Tha Hoá Tự Tại thì Hai con Rồng đội Hành Giả. Cho tới cảnh cuối cùng là Phật Mẫu thứ thiệt thì Ngài ngồi trên con chim công. Điều tra cách tu tập, thì các hành giả này trình bày lại. Lúc này mới thấy rằng tùy theo cách tập mà nó ra một trạng thái Chuẩn Đề. Nhưng để tập cho ra Phật Mẫu Chuẩn Đề thì chỉ có một cách tập. Và là cách tập cam go và nguy hiểm nhất trong Mật Tông. Lại bàn về các con vật mà các Ngài ngồi lên. Việc ngồi trên con vật này nọ nó rất là khác nhau: Ngài Văn Thù Sư Lợi ngồi trên Kỳ Lân. Ngài Điạ Tạng ngồi trên Kỳ Lân. Và một số Vị khác cũng ngồi trên Kỳ Lân. Như vậy không phải là cứ thấy ngồi trên kỳ lân là nhắm mắt cho rằng Ngài này, hay là Ngài kia! Mà là phải hỏi tên, xong rồi hỏi câu chú tụng ra làm sao?

Đông Mật! Tạng Mật! Ôi Thật là rắc rối! January 22, 2010Tibu: tibu được thư riêng và có thắc mắc là: Do tập hoài không được, và khi hành giả này hỏi người đi trước thì được trả lời như sau: [...] Anh ấy (Sư Huynh) có nói là pháp môn con đang tu tập là của Đông Mật, không phải là Tạng Mật,và phải đọc: a. kinh sám hối 200 lần trước b. Rồi tiếp theo là đọc quyển "lạy 37 vị tôn sư của mật tông" thêm 200 lần Rồi mới được ngồi kết khế ấn và trì chú.[...]

Hoasentrenda 2013

53Là vì do không biết, nên hành giả làm đàn pháp và kiết ấn. Kế đó hành giả lại sợ vừa rồi là hổn hào với Chư Phật. Theo kiểu xâm phạm gia cư (chui vào đàn pháp) bất hợp pháp. Câu hỏi mà hành giả này đặt ra là: 1. Hai điều trên (a) và (b) có ý nghiã gì? 2. Như vậy là toi công cả mấy năm tu luyện hay sao? January 22, 2010Đọc đi đọc lại những nghi quỷ trên, tibu có cảm giác như sau: 1. Tu sĩ mà tìm ra phương cách này đang bí và ghi lại kế hoản binh của mình. Để tránh cảnh phải trả lời này nọ. Vã lại xác nhận là mình cũng đang bí thì... coi sao được! Từ đó suy ra: Họ nhìn Các Ngài y như là người dân mà nhìn các Quan! Rõ hơn là, các quan này lại ưa ăn hối lộ, ưa nịnh hót, ưa đút lót: Vì muốn làm quen thì chắc phải đi bằng đầu gối, phải tung hô vạn tuế, phải có hình thức là cung kính, khiếp sợ! Và dĩ nhiên, đây là sai lầm lớn! Với cái nhìn như trên: Thì không thể nào hiểu nỗi cái câu rất là bình dân học vụ: - - Tui là Phật đã thành, mấy ông là Phật sẽ thành! Diễn Nôm: Có nghiã rằng nếu mà: thân, khẩu, ý của mấy ông mà làm y chang như tui thì mấy ông là Phật. Và dĩ nhiên khi biết như vậy thì đâu có gì là "Mật" hiểu theo kiểu bí mật, mật vụ, kín, chỉ riêng cho một nhóm người! Mà Mật ở đây là khó nói cho rõ, khó làm cho hiểu qua ngôn ngữ.Ví dụ: Đau bụng. Chữ thì có, nhưng hiểu y chang thì chỉ có các Chư Thiên từ Không Vô Biên Xứ trở lên mới hiểu đúng 100% là đau như thế nào. Bây giờ, thay chữ "đau bụng" thành chữ "Thành Phật" thì lần này: Chỉ có Phật mới biết được mà thôi! Từ đó suy ra: Cái gì cũng là Mật được cả. Tịnh Độ: Có thể nào hiểu rõ qua ngôn ngữ không? Không! Nó đòi hỏi phải chứng và đắc. Thiền: Có thể nào hiểu rõ qua ngôn ngữ không? Cũng không luôn! Vì nó cũng đòi hỏi phải chứng và đắc Kết luận: Pháp môn nào cũng là Mật.

Hoasentrenda 2013

54January 23, 2010Trở về chuyện Phải làm trước cái này: a. kinh sám hối 200 lần trước b. Rồi tiếp theo là đọc quyển "lạy 37 vị tôn sư của mật tông" thêm 200 lần Rồi mới được ngồi kết khế ấn và trì chú. Trong tình huống cơm lành canh ngọt, vợ hiền con ngoan thì hành giả chưa thấy gì là ghê gớm! Và chắc chắn là còn nói với nhau là: Thằng tibu là cái con bà gì mà biết về chuyện này mà nói! Thằng đó có phải là Đông Mật, Tây Mật, Tạng Mật gì đâu! Mà nó thì chưa tới.... Mật ong nữa! Toàn là Ma Thuyết! Hơi đâu mà nghe! Hehehe, bớt nóng anh Bạn à! 1- Khu vực: Nhà Thương Từ Dũ gần cổng xe lửa số 3. Nhà thì san sát cả hai bên đường! Thời gian 1990. Tình huống: Có một cái tiệm sửa chữa gì đó và phát cháy. Khói đen mù mịt, bà con la lối ôm xòm! Tất cả chuẩn bị chạy giặc! Khoảng cách nhà tibu đang tới chơi (nhà vợ) là 300 thước (tức là cách xa có sáu trụ điện), phía bên kia đường: Đông Mật, Tây Mật,Tạng Mật gì đó mà muốn làm chuyện này qua nghi thức bên trên thì nó cháy tới... Nhà Thờ Huyện Sĩ thì cũng chưa xong cái công thức xin phép lằng nhằng, linh tinh này. Mặt xanh lè, xanh lét, tibu đứng nhìn đám lửa và khói thấy sợ đến nỗi mà tiêu hết "Mật" trong người luôn. Trong chưa tới 40 giây, mắt nhìn ngọn lửa và khói, tibu nghiến răng ép hết cả cái lưỡi lên nóc vọng để trấn áp cơn sợ hãi. Và nhập định lên Tứ Thiền Hữu Sắc để có đủ Tâm Lực. Quán một cái chày kim cang to bằng cái nhà thương Từ Dũ và một đầu thì dí vào chỗ cháy. Bà con nghe một tiếng Rầm! y như là sấm nó nổ. Lửa và khói tắt ngúm! Đó Mật ong đó... ăn đi cho biết! hehehe2- Gió Lốc ở Khu kinh tế mới Lộc Ngãi mà nổi lên là ghê lắm: nhà bay nóc như chơi. Thời gian sau chiến tranh thì vật tư không có đủ. Hư bất cứ cái gì cũng là cả một vấn đề! Gió thổi quá lớn. Ba D. chạy ra nhìn cơn gió và nhớ mang máng cái thằng bạn chết tiệt ở trên Đà Lạt có chỉ cách bắt một cái ấn gọi là Chỉ Lôi Điển. Ba D. làm liền

Hoasentrenda 2013

55không do dự: Nghiến răng thật là chặt, Ba D. nhập lên Tứ Thiền Hữu Sắc và bắt ấn chỉ về hướng ngọn gió và tác ý và hét trong tâm: - - Dừng lại! Ba D. nghe trong không trung một tiếng hét... bằng tiếng Việt: - - Thằng nào phá đó! Ba D. thấy luôn cái anh chàng quỷ Phi Đằng Dạ Xoa xuất hiện trên mây (Tứ Thiền Hữu Sắc mà!), và tác ý lại rằng: - - Mấy ông thổi bay căn nhà tui bây giờ! - - Không sao đâu, Nhà ông an toàn, tụi tui phải đi! Cơn gió lốc qua rất là nhanh: Nhà nguyên khu đó an toàn! Cái này chắc là Mật... gấu chớ làm gì mà Mật Tông! hehehe January 23, 2010Thử nghĩ sư phụ Milarepa trong cái hang núi, cơm không có mà ăn. Thì lấy gì mà lư hương, lấy gì mà quần áo. Lấy gì mà Trái cây, nước lạnh... Và Ngài thì chỉ có cái mạng cùi... Bộ không tập được à? Tới lui, nó chỉ là Tâm Lực. Phát họa cách tập: Như vậy, điểm đến đầu tiên là Tứ Thiền Hữu Sắc. Không cần qùy lụy ai hết á! Không cần tung hô ai hết á! Cứ thẳng băng như vậy mà làm.Cái khó, không phải là vòng phép (còn gọi là Mạn Đà La) mà là trình độ Tứ Thiền Hữu Sắc. Tới đây (Tứ Thiền Hữu Sắc) thì hầu hết những Mạn Đà La, hay là vòng phép được giải quyết trong vòng một giờ đồng hồ. Như vậy, trước khi tu tới Tứ Thiền Hữu Sắc mà tụng chú, bắt ấn vv và vv... đều là mất thời giờ một cách vô ích. Công thức chung cho bất cứ Mạn Đà La nào, trừ Phật Mẫu Chuẩn Đề và Ngũ Phật Trí. 1. Vừa niệm danh hiệu của các Ngài. 2. Và quán cho ra một hột châu của cái xâu chuỗi. 3. Kế đó là hột thứ hai... 4. Sau đó là 18 hột nằm hàng ngang (nhớ đếm cho đủ số). 5. Kế đó là tác ý bẻ cong 18 hột này thành cái vòng tròn và giáp hột thứ nhất, đụng với hột thư 18. 6. Ở chỗ giao nhau của hai hột trên [hột số (1) và số (18)] thì tác ý làm hột châu mẫu (hột thư 19). 7. Tập trung vào hột 19, những hột kia mờ dần.

Hoasentrenda 2013

568. Khi hột 19 sáng chói tối đa, thì tác ý hỏi một câu ngớ ngẩn và hoàn toàn phù hợp với trình độ tâm linh của hành giả, đại ý như sau: (danh hiệu Ngài) là cái gì? (vì tập Đàn Pháp Quan Thế Âm, nên câuhỏi ngớ ngẩn là: Nam Mô Quan Thế Âm Bô Tát là cái gì?)9. Hột 19 biến mất và câu chuyện về Ngài sẽ được kể bằng phim ảnh. Từ đó Hành Giả được biết rất là rõ vê Ngài mà chẳng cần ê a đọc kinh gì cả! Đề nghị: Bước đầu tiên về Mật Tông là: Ngài Quan Thế Âm Bồ TátTại sao? Ngài hiền từ và khi tập không bị phản ứng phụ. Là cái cành thấp nhất để leo lên cây Mật Tông. Áp dụng: Cứ công thức trên mà làm. Tập thì tối đa hành giả đi được tới đâu?Gặp Ngài A Di Đà. Lên Liên Hoa Tạng Gặp Ngài Tỳ Lô Giá Na Và Ngũ Phật Trí qua tiếng nổ Subham. (Vào lúc tibu viết bài này thì Nhí đang ở đây). Phản Bổn Hoàn Nguyên. Tập có khó lắm không?Tập Mật Tông là... mông có tật! Khó lắm Ai đã làm được trong lubu?: Cô Ba Hột Nút, Cô Trang, Ba D, Nhí Và một số anh em trong lubu (xin lỗi, họ không thích nêu tên ra đây). Một số kiến thức về các biểu hiện của Mạn Đà La:Phật Mẫu Chuẩn Đề: Linh ảnh ảnh cuối cùng là Ngài ngồi lên trên con công đực đang xoè lông Cố gắng giải thích bằng lời:Ngồi lên: là dấu hiệu đã thống trị (nắm thật chắc vấn đề, hiểu rõ tường tận không sai chạy) Con công đực xoè lông đuôi: Nhờ bộ lông đuôi mà con công nó có thể tạo ra được cái ảo giác cho những con vật khác nhìn lầm và hiểu lầm rằng: Nó có thể biến thành một con vật khổng lồ. Do đó cho nên nó đại diện cho ảo giác, vã lại nó rất là đẹp, và quyến rũ (y như là ảo giác).Như vậy: Chỉ cho ngươì ta học được cách "Thống lỉnh tất cả các ảo

Hoasentrenda 2013

57giác" tức là chỉ người đó biết cái Trí Tuệ, có nghiã là chỉ cho cách thành Phật! Ngắn gọn là Phật Mẫu (Mẹ của Phật). Vì nó rất la rộng lớn, Bà con cứ việc hỏi, như thường lệ: tibu sẽ cố gắng tìm ra câu trả lời. tudieude: Thầy cho con hỏi, trình độ tâm linh nào của Tịnh Độ thì bằng Tứ Thiền Hữu Sắc của Thiền ạ? Tu sĩ Tịnh Độ muốn học được các đàn pháp Mật Tông phải thỏa mãn các điều kiện nào? Tibu: Khi thấy Bổn Tôn là Mật và cũng là Tứ Thiền Hữu Sắc. Ba pháp môn giống nhau hoàn toàn. ti: Tại sao lại phải dùng chuỗi hay dùng chày để cầm trong lúc công phu?Tibu: Thật ra là chẳng có ai mà làm chuyện này hết Chỉ cầm nó trong khi ngủ để kiểm soát tư tưởng mà thôi.ti: Nếu không cần 2 thứ ấy có được không? Mà nếu cầm trong tay thì có ích gì?Tibu: Nó là bữu bối mà, nên nó cũng làm cho mình tự tin hơn.ti: Mà người tập trình độ nào mới cần tới 2 món đó ạ?Tibu: để có tác dụng thì Tứ Thiền Hữu Sắc thì mới biết hết cái hay của nó. Còn những trình độ khác thì toàn là nhờ vào năng lực gia trì của các Bồ Tát và thập phương Chư Phật. ti: nếu lỡ sài rồi lại bị đánh mất đi thì có nguy hiểm gì không?Tibu: Nó về Thai Tạng chẳng có chết thằng tây nào hết. ti: tại sao lại phải để nó tiếp xúc vào da? Làm ướt thì lại không được ạ? Tibu: Do sợ bị nứt, hay là bể. Nhưng mà nếu người làm mà đã ngâm nước và sau đó chỉ lấy phần không nứt mà làm thì chẳng sao. ti: Trình độ nào thì quán xâu chuỗi và chày Kim Cang?Tibu: Tứ Thiền Hữu Sắc thì làm mới ra.ti: Nếu mà con xin chú 2 món đó thì chú có cho con sài không? .... hihiTibu: Nó là năng lượng vũ trụ mà, ai mà biết cách làm thì đều có thể làm được. Tuy nhiên biết sài nó thì chỉ có Tứ Thiền Hữu Sắc.

Hoasentrenda 2013

58Bồ_Đề: khi mình tập thành công 1 Đàn pháp Mật tông thì đối với mình nó mang ý nghĩa thế nào, hay mình được quyền lợi gì khi tập xong nó.Tibu: Ngắn gọn: Hành giả thành Ngài đó. Dài dòng: Tuy nhiên nó vẫn có cấp độ như thường. Cái này có thể hiểu là đi học võ và leo lên Đai Đen Đệ Nhất Đẳng vậy. Từ Đệ Nhị đẳng trở lên, là do mình. Do đó mà nó là lớp da của Ngài, xong rồi tới thịt của Ngài, và sau cùng là xương của Ngài. Trình độ này là do Tứ Vô Lượng Tâm và mức độ chịu chơi của hành giả. yongji: vậy thì chẳng phải ngài khổng tước minh vương là chuẩn đề và ngược lại? xin chú cho con hỏi khi chú quán tưởng như con đã đọc thì chú được đi vào liên hoa tạng vậy thì trong lúc đó chú có trì chú gì không? và chú đó là chú gì?Tibu: Chú chơi theo kiểu "Nhất Nghệ Tinh, Nhất Thân Vinh" một khi chú đã quen được với Ngài Quan Thế Âm là chú... sai Ngài như dế (hehehe) cái gì cũng nhờ, đi đâu cũng nhờ, đi tìm gì cũng nhờ. Và chẳng có để ý gì đến thần chú gì gì nữa hết. Chỉ là nói bằng tác ý. Khi chú đủ sức thì Ngài gật đầu và làm liền, khi chú không đủ sức thì Ngài trơ trơ. Chuyện đi vào Liên Hoa Tạng nó cũng ngầu, và khó khăn ghê lắm. Như chú nói là: Không có thần chú nào cả. Mà chỉ là nhờ vào oai lực. Khi Ngài giúp đở thì chỉ có chưa tới 30 giây. Còn mình tự đi thì con đường ngắn nhất là nó tới trên 12 giờ đồng hồ mới tới nơi (tính bằng vận tốc tư tưởng) và mệt phờ râu. Để rồi chỉ lên đó rồi buồn ngủ.yongji: con có được 1 bài chú có tên gọi là quang minh chân ngôn xin chú tibu xem có đúng vậy không: om á mu khạ phá lu che na. ma ha mút tơ la, ma ni pát tơ ma. chít pha pha lai pha rơ ta da hum.Tibu: Làm gì mà tụng lung tung vậy? Nó chỉ là nghi quỹ, mà nghi quỹ chưa là gì hết. Và chỉ là tốn thời giờ.yongji: trong kinh có nói 1 người chưa được quán đảnh muốn thọ mật tông đông mật thì phải trì chú này 500 ngàn lần từ đó mọi sư tu tập sẽ được linh ứng và chứng đắc vào đời này, mong chú giải thích

Hoasentrenda 2013

59cho con hiểu. Chú ơi! xin chú cho con xin thần chú của ngài bất động minh vương và đại hắc thiên ạ. con đang cần lắm ạ!Tibu: Thua luôn, chú không biết nó ở nơi nào hehehe. Mà con tập cái gì? Và theo cách nào vậy?

Luồng Hỏa Xà February 07, 2010trigia:HL: Người mà bị Tẩu Hoả (kundalini vọt lên từ xương sống và vọt lên đầu và vọt luôn ra không gian). Nên bị mất sức trầm trọng, lạnh và bổng chốc có thể biến thành ông cụ, đi phải chóng gậy. Người bị như vậy mà cố gắng dùng tư tưởng để mà làm nóng lại thân hình, khi tập như vậy mà có con ong bay bay ngay đằng trước mặt (bay y như là để nhận dạng) thì sau khi ong bay đi là lành bệnh.Anh giải thích thêm cái này. Con ong sao hay vậy? Tibu: Khi mà nạn nhân này làm cho cái bụng mình nóng lên thì anh chàng rơi vào "Cận Định". Và khi tác ý di chuyển cái khối nóng này đi khắp thân thể (Vẫn là "Cận Định"). Thì con ong đến. Nó vo ve khó chịu kinh khủng, phần thì sợ nó chích. Và đang ngồi trong căn nhà hoang trên đường Trần Hưng Đạo Đà Lạt. Ong vo ve rồi lại dừng bất chợt (nó đậu đâu đó). Xong rồi vo ve, rồi lại dừng! Khó chịu kinh khủng. Nạn nhân chỉ còn cách là đi chỗ khác, hay là nghiến răng... chơi luôn. Nạn nhân quyết định nghiến răng chơi luôn. Và sau đó thì ong có vo ve hay là không thì không thành vấn đề nữa. Nạn nhân lọt vào trạng thái ngủ ngồi! Và chỉ chú tâm làm cho thân thể nóng lên. Sau đó thì nạn nhân không còn nghe tiếng vo ve gì cả. Và sau đó thì nạn nhân bỏ dậy và đi về nhà bình thường. Bằng một giọng khào khào: - - Tui cứ để ý vào con ong nó vo ve ở chỗ nào thì tui di chuyễn cục nóng tới chỗ đó, và không hiểu làm sao. Sau một lúc thì nó y như là ngủ gục mà cũng không phải là ngủ gục. Nó nữa tỉnh, nữa ngủ. Và khi không thích tập nữa thì bệnh tật cũng hết luôn. Thông thường thì một vật mà bay thì nó bay theo một con đường dễ bay nhất. Do vậy mà con ong nó bay theo chỗ cũng dễ bay. Và khi nạn nhân dùng ý để tạo ra điểm nóng nên từ trường quanh thân thể có

Hoasentrenda 2013

60thay đổi. Ong theo tự nhiên bay theo dạng tư trường này. Và nạn nhân lại đem cục nóng đó theo các đường tư trường này: Thế là hết bệnh. langnghiem: Thầy ơi! dzị con ong nó tự đến hay là may mắn gặp con ong? và nếu không phải con ong mà là 1 con nào khác thì sao Thầy ví dụ như con ruồi hay con kiến nó bò trên thân thể đó Thầy?Tibu: Lúc tibu chữa bệnh tại Trạm Y Tế P3 thì có gặp H.L. sau này thì H.L. mới là một lubu. H.L. bị tẩu hỏa và tibu châm cứu. Nhưng khi có con ong thì hết hẳn luôn. Chưa có ai gặp con gì khác hết. Vã lại tẩu hỏa cũng khó gặp, vì chỉ dành cho những tu sĩ trứ danh không mà thôi. Người tu từ từ thì khó mà tẩu hoả được lắm. HHDL: nếu chú đó là chú Hòa thì HH có gặp và đã nghe chính chú hòa kể lại chuyện con ong he he lúc con ong nó vo ve chú có sợ hãi, nhưng chú lập tức quán 'vạn vật đồng nhất thể" sau đó ngồi nhắm mắt làm như lời thầy dặn he he quả là diệu pháp

XIN CHỈ PHƯƠNG PHÁP TU MẬT TÔNG September 22, 2009uocmobenho: con tên Nhạc là thành viên mới, ham học hỏi về Phật pháp và yêu thích pháp môn MẬT TÔNG.nay xin chú TIBU hoan hỷ chỉ con phương pháp tu hành MẬT TÔNG,bước đầu tu tập như thế nào? xin cho con đề mục để con tu tập được không chú TIBU.... xin cám ơn chú. Tibu: Hú viá, ác nghiệp nhiều quá mà chơi Mật Tông là không được đâu. Thực tế, lúc nào cũng xảy ra theo cái kiểu mình muốn là một đường mà mình làm được lại là một nẽo Trong trường hợp của con. Nhí đã cân nhắc cẩn thận và tìm ra cho con là: Phương pháp:Tịnh Độ Quán chấm đỏ. uocmobenho: xin cám ơn chu TIBU, vậy con có thể lấy đề mục quán chấm đỏ ở mục nào trong diễn đàn vậy chú? cám ơn chúTibu: Mời uocmobenho vào những links này tìm hiểu về kỷ thuật Niệm Phật Quán Chấm Đỏ: http://www.hoasentrenda.com/TinhDo/KyThuat.htmhttp://www.hoasentrenda.com/TinhDo/TinhDo.htmhttp://www.hoasentrenda.com/smf/index.php?topic=299.0

Hoasentrenda 2013

61Đọc xong rồi, cứ thoải mái hỏi tiếp cho đến khi uocmobenho hiểu cho rõ và cho kỹ. Tibu chưa chỉ cho ai vừa mới tu Tịnh và lại tu Mật cả. Chỉ cho tới khi nào tu tịnh độ thành công rồi mới chuyển qua Mật. Tu thiền cũng vậy, phải leo lên được Tứ Thiền và có màn tivi thì mới bắt đầu tu Mật. Aragon: Chú Tibu cho con hỏi ké với. Sao chú không bao giờ nói người nọ, người kia có đắc quả vị gì hay không? Điều này có ảnh hưởng gì không? Ngày xưa, trước lúc nhập niết bàn Đức Phật có nói với ngài Anan an tâm vì ngài sẽ đắc Alahan.Tibu: Tibu biết chớ, nhưng không bao giờ lại ngu ngốc đến độ ấn định rằng người này hết cỡ là đạt quả vị này, hay là chứng quả vị kia! Vì đó là hành động thô sơ của Giáo Chủ chưa có kinh nghiệm dẫn đường: Họ vô tình dùng tâm lực của mình để ép người đi theo mình làm cho tới "chỗ đó" mà thôi. Nên khi tu hành xong thì hệ thống đó chỉ toàn là Rô Bô. Không có ai phát minh một chiêu thức nào mới mẻ hết. Đức Phật thì hay hơn ở chỗ là dùng chữ "Nên" thay vì chữ "Phải" do đó hành giả có toàn quyền lựa chọn và dĩ nhiên khi tu xong thì cũng có toàn quyền "chế chiêu" để cập nhật hoá phương pháp. Dĩ nhiên, chỉ có những người thân thiết thứ thiệt thì Ngài cũng bói toán chút đỉnh. Nhưng chỉ có vài người mới được như vậy mà thôi.Aragon: Giữa đề mục mình tự chọn với: Đất - Nước - Lửa - Gió và để mục do chú chỉ giúp thì đề mục nào dễ đắc thiền hơn.Tibu: Cái nào cũng khó hết Nhưng cái của chú nó lại có lý do (dưạ vào tính tình, hay là biệt nghiệp của tiền kiếp) còn cái "tự phát" thì tỷ lệ trúng cũng có chớ uocmobenho: con rất cám ơn chú đã chỉ cho con đề mục tu, trên con đường tìm về sự giác ngộ con quyết định từng bước một cho sự kỹ càng và chắc chắn... con xin chú có thể cho con biết về công năng hiệu nghiệm của pháp quán chấm đỏ được không chú?Tibu: Công năng: ---> "Mục Chia Vui". Hiệu Nghiệm: ---> Mục Chia Vui.uocmobenho: và con có 1 thắc mắc là tu bên mật tông có phần trì chú giải nghiệp và là một pháp môn tu có thể thành Phật trong một đời

Hoasentrenda 2013

62Tibu: Hồi xưa chú cũng tưởng vậy, Chú trì chú Chuẩn Đề dài dài và có công năng là chữa bệnh... Nhưng mà cái mà chú không biết là cái cảm giác mát mát và nằng nặng đằng sau ót và đôi khi ở bả vai. Sau khi chú an trú chánh niệm đằng trước mặt được rồi thì cảm giác đó biến đi đâu mất và đồng thời câu chú nó cũng khác lạ hơn trước: Nó trầm và nó rền hơn. Cho tới khi chú đọc được cuốn Trung Bộ Kinh (tập 3) thì chú mới biết là những cái cảm giác trên là cái gì, do đâu mà có. Bằng cái màn tivi (thật ra là Thiên Nhãn): Chú thấy rất rõ những cõi giới nó phụ giúp những người đang trì chú theo kiểu thông thường này (có nghiã là đọc trong tâm). Đồng thời những trò ma giáo của những cõi này: như lâu lâu, lấy đi một tí tinh khí thần của mình... Và những hậu quả của những pháp môn này: 1. Về già thì điên: Với nguyên nhân là: khi những cõi giới này nó giúp thì nó làm rách cái hào quang và khi mình già thì tinh khí từ chỗ đó mà xuất ra: nếu mà bị như vậy thì mình bị điên. 2. Còn không thì tinh khí xuất ra theo đường bình thường và mình bị bệnh rất là nặng. Nay lại bàn về câu chú "Giải Nghiệp": Thần chú này có công năng là kêu gọi những Hộ Pháp, hay là Chư Thiên đến hộ trì người tu hành. Do vậy mà nó có những điều kiện như sau: Người đọc phải đạt được tần số của Hộ Pháp hay Chư Thiên thì mới gọi được họ. Bàn về chuyện "tận số" một tí xíu: Chư Thiên thì ở băng tần: từ Sơ Thiền cho tới Tứ Thiền. Hộ Pháp, vì công việc đặc biệt của mình, nên tần số nó trải rộng hơn: Hộ Pháp có thể xuất hiện từ cõi rất là thấp (địa ngục), đến các cõi rất là cao (Chư Thiên). Do vậy mà tu sĩ đọc lạng quạng (đọc trong tâm theo kiểu khi có, khi không) lâu ngày thì Hộ Pháp sẽ tới (Hộ Pháp tới là vì đã hứa với Chư Phật). Hiện tượng này được gọi là... hên. Cho dễ hiểu (chớ thật ra là do thiện nghiệp của mình). Thì thử nghĩ Hộ Pháp thấy những gì? Họ thấy mình tu hành thì ít mà lừa đảo thì nhiều: Phản ứng tất nhiên là Hộ Pháp sẽ quậy và làm cho mình khổ để chỉ với mục đích là tu hành cho đàng hoàng hơn. Kết luận: Đọc thì đọc là

Hoasentrenda 2013

63chú Giải Nghiệp, nhưng vì không lo tu hành, nên Hộ Pháp quậy! Do đó mình bị khổ não. Bây giờ lại bàn tới sự ảnh hưởng của Chư Thiên, khi niệm chú: Dĩ nhiên, đây là tu sĩ thứ dữ rồi. Đâu có phải là dễ dàng đạt được trình độ Sơ Thiền đâu nè! Một khi Chư Thiên tới thì hoàn cảnh ngon lành lắm. Có nghiã là phước báu của hành giả được Kế toán trưởng là Chư Thiên lo: Nên nó trải dài ra và được chi dùng đều đều. Cuộc đời không có hiện tượng chết đói, nhưng hễ mà bị kẹt thì cũng thông lại liền. Cuộc đời có khi là mệt, nhưng không có khổ, và dĩ nhiên là không có giàu! Nhưng lại đầy đủ. Đó là đặc tính của những tu sĩ đã được con mắt xanh của Chư Thiên chiếu cố. Nhưng đừng có vì thế mà không thèm tu hành nữa thì Chư Thiên sẽ rũ Hộ Pháp tới, thế là tai hoạ! Hai trường hợp trên được gọi là... hên! Còn xui thì sẽ gặp Tha Hóa Tự Tại nó tới thì tiêu đời trai. Tha Hoá có hai loại: 1. Loại thấp: Họ có được sự tự tại này là vì: Họ làm không công cho thiên hạ theo kiểu nô lệ chuyên nghiệp. Do sự hy sinh này mà họ ở tầng trời cao nhất trong Dục Giới. Nhưng họ lại không có... thông minh gì cho lắm. Nên khi mình tụng chú mà họ lại tới thì dĩ nhiên họ chận hết những phúc lợi của mình để biến mình thành Nô Lệ Chuyên Nghiệp để mà có thể... lên Thiên Đàng với Họ! Nhìn thì có lý, nhưng con đường đi này: Không phải ai cũng làm được! 2. Loại cao: Gọi là "Cao" là vì họ... khôn hơn "loại thấp". Họ khôn như thế nào? Khi mình tụng chú theo kiểu đọc trong tâm thì họ tới và đứng ngoài chờ... Họ kiên nhẫn chờ... cho tới khi mình bịnh nặng. Vì họ đã quen với tầng số của mình rồi (qua thời gian đứng chờ) thì họ có thể thâm nhập vào giấc mơ của mình. Họ đề nghị là: Nếu mà tôn thờ họ thì họ sẽ làm cho mình hết bịnh, thành giàu sang, danh tiếng và có thể thành một giáo chủ. Trong cơn tuyệt vọng thì... bệnh nhân đành phải chấp nhận thôi! Thế là Tha Hóa này là gôm bi hết tất cả phước báu của mình và cho mình xài một lần trong một kiếp này! Hiện tượng bộc phát một sớm, một chiều: Giàu sang, danh tiếng, danh vọng, thiên hạ tung hô! Nhưng hết kiếp này thì tiêu đời trong một thời gian khá lâu. Vì bị phá sản tới tận gốc rể! Kết luận về việc

Hoasentrenda 2013

64tụng chú (theo kiểu đọc trong tâm): Cho dù mình đọc chú "Giải Nghiệp" thì mình có thể đụng chừng đó vấn đề chính! Còn biệt nghiệp thì khỏi nói: Nó rắc rối hơn nhiều. Vì mình không thể thấy được tình hình của mình là: Đã bị ác nghiệp nó đã vây bủa chưa? Hay là... đang bị bủa vây? Nếu mà nó đã vây bủa rồi! Thì khi mình tụng chú giải nghiệp thì họ càng ghét và càng làm mạnh tay hơn! Y như là bị nhốt và đã bỏ tù rồi mà còn kêu oan: Có mấy ai mà thèm nghe và giải quyết cho? Hay là họ sẽ cùm mình lại luôn! Theo kiểu cho mày chết luôn đi! Vào đây rồi mà còn bày đặc kêu oan! Chuyện đời như vậy, thì chuyện Đạo cũng y chang!uocmobenho: nhưng vì chú nói con nghiệp nặng quá không thể tu mật ngay được mà phải tu TỊNH trước... kiến thức con còn nông cạn nếu có gì xin chú thông cho con nhaTibu: Vì con đang đi xe đạp, nên chú chỉ cái đường vòng cho nó khỏe thân. Còn ai mà đi xe tăng thì chú chỉ cho cách băng rừng mà đi cho nó lẹ. Còn ai đi máy bay thì chú sẽ chỉ cái hướng mà đi cho nó sướng!uocmobenho: Nếu con bị suy nhược cơ thể,thật sự không biết bị bệnh gì vì có đi khám bệnh bên tây y thì bác sĩ nói bị suy nhược thần kinh-còn bên đông y thì nói suy thận.... nếu trường hợp con bị những bệnh như vậy thì con có thể tu học thành công không chú? mình tu học và hành theo PHẬT PHÁP mình có thể giải được nghiệp và từ đó co thể hết bịnh phải không chú.... trong PHẬT PHÁP có vị Phật DƯỢC SƯ, với một lòng tin tưởng và thành tâm nguyện cầu Phật Dược Sư mình có hy vọng được hết bịnh đúng không chú...Tibu: suy nghĩ như vầy mà lại ra lối thoát đây: Đàng nào cũng chết, thà là chết ngon lành còn hơn là chết như thiên hạ! Nay mình có phương pháp rồi! Còn chờ gì nữa? Tối nay chết thì sao?hoasen: Bạn mà tập được Vạn Thắng Công thì hay lắm đó bạn.uocmobenho: cám ơn HSTD.cho mình hỏi: vậy vừa tập QUÁN CHẤM ĐỎ vừa tập VẠN THẮNG CÔNGTibu: nó có hai vấn đề: 1. để mà thoát chết theo kiểu chết trong Vô Minh: Pháp Môn tu hành 2. để mà tăng thêm thể lực thì nên siêng năng mà dợt Vạn Thắng

Hoasentrenda 2013

65Công. http://hoasentrenda.com/VanThangCong.htmLúc đầu, thì đừng có áp dụng Om Ah Hùm là vì sức khỏe còn yếu dưới mức trung bình. Nên tập chiêu thứ nhất. Áp dụng nó trong lúc này thì nó không có chuyển mà trái lại nó lại không được gì cả. Ngoài trường hợp hành giả liều mình chơi đại: Nói "liều mình" là chơi chết bỏ, là tập 24 trên 24 trong vòng một ngày.hoasen:….. Loại cao: Gọi là "Cao" là vì họ... khôn hơn "loại thấp". Họ khôn như thế nào? Khi mình tụng chú theo kiểu đọc trong tâm thì họ tới và đứng ngoài chờ... Họ kiên nhẫn chờ... cho tới khi mình bịnh nặng. Vì họ đã quen với tần số của mình rồi (qua thời gian đứng chờ) thì họ có thể thâm nhập vào giấc mơ của mình. Họ đề nghị là: Nếu mà tôn thờ họ thì họ sẽ làm cho mình hết bịnh, thành giàu sang, danh tiếng và có thể thành một giáo chủ. Trong cơn tuyệt vọng thì... bệnh nhân đành phải chấp nhận thôi! Thế là Tha Hóa này là gôm bi hết tất cả phước báu của mình và cho mình xài một lần trong một kiếp này! Hiện tượng bộc phát một sớm, một chiều: Giàu sang, danh tiếng, danh vọng, thiên hạ tung hô! Nhưng hết kiếp này thì tiêu đời trong một thời gian khá lâu. Vì bị phá sản tới tận gôc rể! …..Có cái cách này vậy sao chú và sao THTT làm được?Tibu: Cái ngòi là Tha Hoá Tự Tại, Nó châm trước bằng những dân cò mồi của nó. Sau đó là tánh tham của mình nó tự chế chiêu những chiêu thức để dụ khị bà con nhẹ dạ. Những chiêu thức này tự động rút phước báu của mình. Do đó mà nó trở nên tệ hại như vậy! Tnt: Đây có giống như kiểu những nhà buôn bán cầu xin Thần tài để mua may bán đắt hay không huh chú? hay là kiểu tự nhiên trúng số độc đắc… Những cái "may mắn" đó có phải là đi từ phước đức hưũ lậu của mình chi ra không?Tibu: Cầu xin theo kiểu thắp nhang rồi thôi thì, Thần Tài ít khi can thiệp lắm, vì mình đâu có số điện thoại của ông này đâu (Số điện thoại là... tâm lực). Và tất nhiên, trúng số là tiền từ xã hội vào nhà mình! Có nghiã là mình đã làm cho xã hội chừng đó tiền, thì nay xã

Hoasentrenda 2013

66hội trả lại mình. Do vậy, ăn cơm nhà vát ngà voi! có cái lợi như vậy đó. Nhưng không ai biết cả.uocmobenho: Con đã hỏi ý kiến và xin phép thầy con về việc được tu tập phương pháp niệm PHẬT quán chấm đỏ, thầy con cho phép vì tất cả đều là Phật Pháp... chú TIBU ơi vậy con có thể được chú chỉ dạy tu tập không ạ?Tibu: 100% không còn gì trở ngại. Trên nguyên tắc của lubu là: ông mà chịu chơi với tui thì tui sẽ chơi hết mình với ông mọi thắc mắc của con chú sẽ cố gắng mà tìm cho ra câu trả lời.uocmobenho: con vừa tập niệm PHẬT quán chấm đỏ vừa CẦU SÁM HỐI BỒ TÁT MAHA TÁT được không chú?Tibu: Đâu có phải ai cũng vậy đâu? Trang bị như vậy là đầy đủ rồi! Đừng có làm gì thêm "cho chắc ăn nữa cả"! Nếu mà phải thêm cái gì thì đã thông báo ngay từ đầu rồi. Cứ vậy mà đi thôi, đừng có chế với độ, nó vưà nặng mà chính nó lại cản trở cho mình nữa. Nhớ đó nghe, đừng có làm gì thêm nữa đó nghe.củkhoaisùng: Con đọc mấy bài trước thấy mấy đại huynh có nói và vì thấy Mẹ con bệnh tùm lum nên con có khuyên Mẹ vừa niệm-quán + CẦU SÁM HỐI nữa. Vậy "Cầu Sám Hối" có tính phổ thông không Chú? Khi nào mình khuyên nên áp dụng? Nhờ Chú chỉ rõ cho con!Tibu: Trình độ của cukhaisung nó mạnh hơn là trình độ của Mẹ. cukhoaisung hồi hướng thì Mẹ được nhiều hơn. Vã lại cho Mẹ niệm Phật và quán cho ra cái chấm đỏ thì Mẹ cũng đã mệt rồi. Nên Mẹ mà tập thêm một cái gì nữa vì tâm lực nó đã đừ rồi nên sức chuyển lại không được bao nhiêu. Sinh rồi Lão rồi tới Bệnh mà! Tất nhiên, "Bệnh sẽ là thảm hoạ" nêu không có ai tu hành đúng cách trong nhà. Ngược lại, nó chỉ là tiến trình tự nhiên, khi trong nhà có người đang tinh tấn tu hành. Rồi người này lại để ý đến Đại ÂN Nhân của mình thì lại quá đúng pháp nên... Hộ Pháp hay là Chư Thiên cũng... mến lây.Cảm giác là: Mẹ bịnh nhưng tâm mình lại bình tỉnh. Bây gìơ lại bàn về câu niệm bất hủ này: Câu niệm là phổ thông trong trường hợp mình đọc với sự hiểu biết: Mình là tử tội, đã làm nhiều chuyện tày trời. Câu niệm sẽ không là phổ thông trong trường hợp

Hoasentrenda 2013

67mình đụng Thiên Ma. Là vì đụng Thiên Ma là mình đã là Tứ Thiền Hữu Sắc và đã có thần thông. Do đó câu niệm này lại là dùng đòn tâm lý để làm cho Thiên Ma hiểu lầm là mình không hiểu gì về trình độ Tứ Thiền Hữu Sắc. (Tứ Thiền Hữu Sắc và có thần thông thì tai qua nạn khỏi ngay cả trường hợp... Hoại Kiếp! Có nghĩa là Vũ Trụ nó tiêu. Lúc này thì Sơ Thiền tiêu do động đất! Nhị Thiền tiêu do nạn lửa! và Tam Thiền tiêu là do bão táp! Còn Tứ Thiền thì không việc gì!). Và dùng chiêu "Lải nhải như bà già" thì Thiên Ma mất kiên nhẫn nên nó lui. Và nó lui là mình dọt hihihihi. Hết TB: Tuy nhiên, chỉ áp dụng câu trên (ở tình trạng Phổ Thông) dưới sự giám sát của người chỉ đường. Nếu không thì đời sẽ ảm đạm và nặng nề lắm. Có nghiã là dùng lố liều lượng thì nó làm cho mình lờ đờ luôn!củkhoaisùng: Con không muốn đi quá xa, nhưng là vì trước đây có thân cận với một tu sĩ xuất gia tu thiền rồi cũng toan tính này nọ trong việc phát triển tu học và gặp nhiều khó khăn (người đời thường có câu “nói trước bước không tới” mà) Và như thế thì Ngài hay liên hệ đến việc bị Thiên Ma (TM) phá và bày cách… lừa họ ; chẳng hạn khi muốn làm gì mình nói không làm rồi lại làm và ngược lại, tức là tạo sự bất ngờ để TM không kịp trở tay . Con không thấy có chút gì ổn ở đây cả mà chỉ là hành động tự lừa chính mình bởi TM nếu muốn họ có thể đọc được tư tưởng của mình rất là dễ dàng và chuyện gì muốn làm, dù đời hay đạo, mà không có sự tính trước chứ?!! Mình đâu có nhanh hơn họ được, con nghĩ ngay cả việc chiêu cảm TM cũng không phải dễ nữa là Do vậy mà con muốn hỏi là ở chừng mực nào thì mình mới chiêu cảm TM, trong tu tập (thì Chú có nói rồi) còn trong việc hành đạo của người tu sĩ? Và cách thức đối phó ra sao? Làm sao nhận diện được TM? (Ngài có nói là TM khi nhìn vào thì mắt họ có tia!)Tibu: Thiên Ma là mình phải biết tâm lý của nó và mình lừa đúng cách thì nó mới chán mà nó đi. Chớ cái gì mình có thì nó cũng có. Nên khó mà chơi được nó lắm. Từ hồi tập tểnh tu hành thì khi sám hối thì cái tâm của mình nó vào cái tư thế sám hối rất là nhiêu lần. Và phản ứng của mình là hễ gặp rắc rối là sám hối. Sau này, khi sám hối

Hoasentrenda 2013

68thì mình đưa cái lương tâm ra mà sám hối. Công thức này mình làm cả triệu lần nên khi sám hối ở Tứ Thiền thì cái tâm nó làm đúng ghê lắm. Do đó cho nên, mình nhập vai và sám hối ngay ở chỗ... không có ai làm chuyện này! Thiên Ma, do hiểu rõ rằng ở Tứ Thiền mà có thần thông thì thảm họa "Hoại Kiếp" mà có xảy ra thì cũng không sao, nên có bao giờ Thiên Ma sám hối đâu? Nay là thấy mình lải nhải sám hối. Nên nản chí mà đi: Ai làm chiêu này đều kể lại là Thiên Ma nhìn hành giả bằng nữa con mắt rồi biến mất . Về nét đẹp thì ở Trái Đất cũng có tổ chức thi coi ai là người đẹp nhất. Tuy nhiên, cũng có người không có đi thi mà còn đẹp tàn bạo hơn những người được bầu là... đẹp nhất này. Bây giờ, lấy người đẹp tàn bạo này đem đứng cạnh Thiên Ma thì mình sẽ thấy người này y như là "con khỉ chết cháy". Định nghiã lại nè: Thiên Ma là tu sĩ tới Tứ Thiền vì hiểu rằng Hoại Kiếp có xảy thì thì mình cũng là an toàn nên những tu sĩ này không cần tu tới Niết Bàn. Nên những tu sĩ Phật Giáo nào mà khi tu tới trình độ: Tứ Thiền Hữu Sắc và có ý đồ... "Vượt Pháp" ở đây là đi trái với quan niệm của họ, nên họ xuất hiện và... hỏi giấy!uocmobenho: xin chú TIBU cho con hỏi, trong thời gian con tập quán chấm đỏ con có thể đọc kinh phật không chú? nếu được thì bắt đầu bằng kinh nào vậy chú? cám ơn chú.Tibu:- Kinh này thì hay: Quán Vô Lượng Thọ http://www.quangduc.com/tinhdo/17kinhquanphatvoluong.html- Không có thể nào áp đặt vào cho từng cá nhân được, nhưng cũng là những khái niệm: Những Bí Ẩn Của Cuộc Đời http://www.quangduc.com/TruyenNgan/170biancuocdoi.html- Hai chương đầu là đặc sắc: Trở Về Từ Cõi Sáng http://www.tamlinh.net/coi-sang/trovetucoisang.html- Nghiệp mà nói như vậy thì mới là hay nè. Chương Nghiệp báo trong “Đức Phật và Phật Pháp” http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-dp&pp/dp&pp18.htmuocmobenho: chú TIBU ơi, con đang bi đau mắt, trong thời gian này mình nghĩ tập được phải không chú, nhắm mắt lại rất là đau chú ah.

Hoasentrenda 2013

69Tibu: được, con tự nhiên, hễ mà khó chịu thì cứ nghỉ mệt.uocmobenho: không biết phải do nghiệp chướng của con nhiều quá hay sao mà con quán chấm đỏ hoài không được chú à?!Tibu: Con làm ăn ra làm sao mà nó không ra! Nói chơi cho vui chớ, có người 20 năm nay đề mục mới ra có một hai giây mà thôi. Cái đáng phục là cô này vẫn cứ tập! Cô bé hàng xóm của chú đây có hai đứa con là Nhí, tập 12 năm mới ra chấm đỏ có mấy giây mà thôi. Thông thường là khi tập thì nó sẽ làm cho mình biết là mình đang cần cái gì, cái gì nên bỏ, cái gì nên vun trồng...uocmobenho: chú TIBU cho con hỏi: con tập trung quán chấm đỏ có biểu hiện 2 bên thái dương của con bị nặng nặng, như vậy là sao hả chú?Tibu: Ông bà có nói trong các sách chữa bệnh: "Y tức là Ý". Câu nói ngắn gọn này đã được nhiều nhà luyện "Nội Công" áp dụng triệt để trong vấn đề luyện tập này nọ, và nhận thấy rằng: hễ mà ý ở đâu thì máu lại tụ về đó (nhiều hơn) và vì vậy mà có danh từ kép: "Khí Huyết". Tu tập cũng không ngoài cách này. Có nghiã là khi tập trung tư tưởng vào một đề mục ngang với tầm nhìn và ngay đằng trước mặt thì do sự tập trung này mà Ý biến thành Khí và... Khí nó tự tụ lên đầu và vì Khí ở đâu thì Huyết ở đó. Nên con có cảm giác nằng nặng ở hai thái dương. Kinh nghiệm: hễ mà thấy không khó chiụ thì cứ tập với vận tốc đó. hễ mà thấy nó có mòi nặng hơn lên thì cách 1 ngày, tập một ngày. Nó mà đau: Thì nên nghỉ một, hai tuần rồi tập lại rất là từ tốn. Kinh Điển: Trong các sách về Vi Diệu Pháp có nhắc đến tình trạng gọi là "Cận Định" với những định nghiã khô khan về những cái gọi là "Nimita".Học giả đọc có thuộc cuốn sách đó cũng không biết được là: Trên thực tế "Cận Định" diễn tả tình trạng tập trung tư tưởng nhiều hơn người thường. Khi hiện tượng này xảy ra: Thì trên thân thể có những biểu hiện như là cảm giác, ánh sáng, thân thể giao động... Cảm giác: Y như là con đang bị nằng nặng đây nè! Những biểu hiện trên đều có ba tính cách: 1. Bất Ngờ, không báo trước: y như là con đang tập mà tự nhiên nó

Hoasentrenda 2013

70nằng nặng. 2. Không thể tự làm y chang lại lần thứ hai: Con bị nó nằng nặng là tự nó chớ con không thể nào làm cho nó nằng nặng theo ý con muốn được. 3. Ngoài chương trình tu học: Cái này thì rất là rõ, con thì làm chuyện này... còn nó thì cứ nằng nặng. Và cái cảm giác này nó tự xuất hiện và nằm ngoài chương trình tu tập. Tóm lại: Con đang ở tình trạng "Cận Định". Và đây là bình thường (nếu nó không có khó chịu như là đau, hay là nặng quá...). Và nếu mà nó lại nặng qúa, hay là đau quá thì con nên ngừng tập cách nhật, hay là cách tuần...uocmobenho: chú TIBU ơi.con có thể để cây nhang trước mặt tập trung nhín chấm đỏ rồi sau đó nhắm mắt lại quán chấm đỏ của cây nhang được không chú? vì con quán chấm đỏ hoái không dược nên con nghĩ cách đó.nếu có gì sai chú đừng la con nha.Tibu: Không, nếu con chỉ mồi nó vài giây (có nghiã là trong phòng tối, con mở mắt nhìn và chấm đỏ của cây nhang trong vòng vài giây, và sau đó là nhắm mắt 100% rồi cố mà vẽ cho nó ra). Còn nó sẽ dẫn con qua hướng tu hành khác nếu con nhìn như là thôi miên vào cái đốm nhang này trong vòng vài phút cho tới cả cây nhang. Tất nhiên là con không nên tập theo cách là thôi miên nhìn vào đốm nhang. Mà chỉ là... mồi nó trong vài giây mà thôi.uocmobenho: chú cho con hỏi: trong lúc mỉnh bị cảm hay bị đau dạ dày mình tập có dược không chú?Tibu: Câu hỏi vậy mà lại hay Khi mình khỏe mà tập, do tinh khí thần nó đầy đủ và ổn định, nên việc tập này nó qua phần "tiến tu". Khi mình bệnh mà tập thử thì y như là "Hát Karaoke" vậy. Có nghiã là Hát thử coi mình có được y như là ca sĩ chưa. Hát Karaoke là như vậy! Thì tu trong lúc bị đau nó cũng na ná như là tu trong khi gần chết. Do đó mà mình cũng thử sức của mình coi... khi sắp dọn nhà thì... mình được tí xíu gì không? hihihi Kinh nghiệm của chú là: Cái sức "Định tâm" của Tứ Thiền Hữu Sắc nó mạnh ghê lắm! Do đó mà hiện tượng "Dưỡng Sinh" của những tu sĩ này rất là mạnh. Định lực mà mạnh thì

Hoasentrenda 2013

71ít bị bịnh. Còn khi mới tu thì bịnh nó lôi mình về lại cái cảm giác bị đau. Hồi chú tập xuất hồn thử chơi cho vui, khi chú đau bên trái: Chú thấy linh hồn nó bay về hướng trái híhi và chẳng đi đâu được cả Có khi nó cũng ra khỏi thân thể nhưng nó bị cơn đau níu kéo lại và linh hồn bị quăng một cái đụi xuống nền nhà hihihihi Linh hồn bị đau y như thân thể nên trong trường hợp này nó lại chẳng đi đâu được

Thông thường thì chữa bệnh trước cái đã. Sau đó thì tập tiếp. Còn bị nặng thì chơi luôn, cho nó chết luôn! Những lần chú bị chết (trong kiếp này) thì... khi chẳng để ý gì tới thể xác: Nó đi ngon lành lắm! uocmobenho: chú ơi: tối qua con tập trung dược 1 lúc thì thấy có những chấm đỏ hình trái tim-hình ngôi sao nhưng được 1 lúc thì bị đám mây trắng che đi và thời gian sau đó toàn là mây trắng, sau đó con nghĩ tập (lúc đó là 1 giờ sáng) và đến 3g30 sáng con lại tập tiếp hoàn toàn không có ngủ, mới đầu con cũng thấy được những chấm đỏ kỳ này là hình tam giác rồi được 1 lúc thì cũng bị mây trắng che phủ... thưa chú hiện tượng đó là sao hả chú? và cho con hỏi thêm là hiện tượng tối qua hoàn toàn không ngủ có liên quan gì đến việc tập không chú?Tibu: Trời! Trời! Tập vừa vừa thôi! Để dây thần kinh nó theo kịp cái đã! Nó ra hình này, hình nọ và gần với đề mục của mình là mình vào "Cận Định" rồi đó: Sự tập trung đang mạnh hơn người chưa tu tập. Những hình ảnh xuất hiện với ba đặc tính: 1. Bất Ngờ, không báo trước 2. Không thể lập lại y chang lần thứ hai. 3. Ngoaì chương trình tu tập Còn cái cảm giác không ngủ là mình hăng máu quá nên máu nó lên đầu nhiều quá nên mình tỉnh vì dư dưỡng khí (oxy). Nguyên tắc là tập từ từ để dây thần kinh nó cũng cố thì sau này mình có hành hạ nó thì nó vẫn còn được. Nếu không thì mình sẽ đau đầu. Và đây lại là một trở ngại mà tibu cố gắng tránh.củkhoaisùng: Chú ơi! Chú giải thích thêm cho con chỗ này. Khi nào thì mình biết là dây thần kinh đã đủ cứng cáp để có thể tập… thoả thích ạ? (Mẹ cũng có hỏi con câu này)

Hoasentrenda 2013

72Tibu: Câu hỏi này lại hay à! Triệu chứng đầu tiên, (mỗi số là mỗi trình độ từ thấp đến cao) là: 1. Chưa tập mà nó đã vui và nhẹ nhàng, lân lân rồi. 2. Tập thì đề mục hiện ra với dạng hình nổi, nó ổn định, ánh sáng đều và mạnh dần lên. 3. Cũng chừng đó thời gian: (20 phút) mà khi không tập nữa, thì có cảm giác là chỉ có 70% công lực mà thôi. Lúc này là chưa có bằng Nhí, nhưng tương đương với Nhí trong những bài tập trung bình khó Lotusviet: Lotusviet cũng bị rối ở chỗ làm sao phân biết mình bị cao huyết áp và bị đau đầu do tập?Tibu: Do áp huyết thì có thể cảm nhận cái cảm giác sau đây, (các số là từ nhẹ đến cao): 1. Cảm giác bị như bị chao đi một tí. 2. Cảm giác (dựa vào tiếng ý ý trong lỗ tai: Bên Phải nhiều hơn bên Trái), khi từ quay đầu qua bên trái và cứ quay cho tới hết cỡ thì tiếng ý ý này nó thay đổi cường độ: nó kêu mạnh hơn. (theo kiểu: iiii í ííííí ýýýýýýý)3. Chóng mặt. 4. Chỉ trừ khi ngộ đạo là chiụ thua hehehe hai cái giống nhau. Nhưng có mòi như cái chóng mặt của Ngộ Đạo nó nặng nề hơn. heheheuocmobenho: tối qua con tập niệm phật quán chấm đỏ con có cảm nhận chắc chắn 100% ngay huyệt bách hội giữa đĩnh đầu con nó xoáy xoáy rồi 1 lát nữa là ở giữa trán cũng vậy chú ạ,như vậy hiện tượng đó là sao hả chú?Tibu: Cận Định đó. Kinh nghiệm: Nên chú ý vào đề mục nhiều hơn nữa, bằng cách: mở mắt nhìn ra ngay đằng trước mặt, sau đó là nhìn vào một điểm. Và sau đó là nhắm mắt lại và... đem cái cảm giác nhìn đằng trước mặt vưà có được đó mà vẽ đề mục. Làm như vậy vài lần thì nó hết đi nhiều lắm.uocmobenho: mình tập pháp môn tịnh độ như vậy có phải trả nghiệp không chú sao dạo này con cứ bịnh hoài,hết bịnh viêm dạ dày cấp đến viêm hang vị bao tử?

Hoasentrenda 2013

73Tibu: Thân thể nó bịnh là nó cứ bệnh chớ không có chuyện tập mà nó sinh ra. Chỉ khi nào mình chỉ đường cho người ta tu hành thì lúc đó mình mới bị te tua, iả mữa, ra máu, mất máu, lùng bùng tướng sĩ heheheh nhưng đã lắm lận

Câu Thần chú hồi hướng November 28, 2009Bồ_Đề: Chú cho con hỏi ý nghĩa và công dụng của câu Thần chú: Om, sarva tathagata hridaya mani jvalatê avisthiya, hùm.Con search lung tung trên google nhưng không tìm ra câu chú này. bt: Nghe Chú Tibu nói một trong những công dụng của nó là đã thông (mở cửa) các cõi giới nhận hồi hướng của hành giả.Tibu: Nó nằm ở dưới A Tỳ Điạ Ngục ở trong kinh Khổng Tước đó

đi xuống đó lật hồ sơ Thần Chết ra và làm hồi hướng chung chung cho bà con đó.

Nhí Mới, xin chia vui July 08, 2009,Nhí Mới: Con là Nhí Mới tibu: Sức khỏe tới đâu rồi? Nhí Mới: Dạ tới đỉnh đầu ạ tibu: okNhí Mới: con học bài được chưa Bác tibu: Con nên hỏi Tam Tôn coi là: Con nên làm bao nhiêu lần phân thân nha! Bây giờ thì bác chỉ cho con phân thân đây. Nhí Mới: Dạ 1 lần Bác ui tibu: Hỏi lại cho chắc ăn: con có bị nhức đầu không? Nhí Mới: Dạ không tibu: Màn tiviNhí Mới: dạ sao Bác? (Nhí Mới này, chưa chuẩn bị gì cả, nên chưa biết tibu định nhờ nó làm cái gì!) tibu: Quán Tam TônNhí Mới: dạ ruj` ạ (cái này là cho màn tivi) dạ ruj` (chưa tới một giây sau là Nhí Mới đã quán ra Tam Tôn (Bồ Tát Quan Thế Âm, A Di Đà Phật, Bồ Tát Đại Thế Chí).Sở dĩ nhanh như vậy là vì Nhí nào cũng giữ linh ảnh này 24 trên 24.

Hoasentrenda 2013

74tibu: Con coi khi này con đang để ý tới Ngài nào nhất? Nhí Mới: Dạ adida tibu: ok (Rất là hài lòng, vi trong Tam Tôn, tu sĩ chính tông sẽ tập trung vào Ngài ở giữa, làm được như vậy là do giữ giới luật rất là nghiêm mật: Có Hiếu và Không nói xạo cùng với tình trạng Chánh Định 24 trên 24, Còn không thì tu sĩ sẽ trả lời là... không biết, hay là cả ba...). tibu: Con nhờ cả Tam Tôn đưa con qua Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới. Nhí Mới: Dạ rồi Bác (Nhí Mới trả lời sau đó 1 phút). tibu: Con thấy sao? Nhí Mới: Dạ không sao hết Bác tibu: Con có biết trong ba Ngài thì Ngài nào đưa con đi qua đây không?Nhí Mới: Dạ A Di Đà Phật luôn Bác. (Rất là hài lòng, là vì chỉ trong một chớp mắt là trùm hoa sen và ngay cái tích tắc bị trùm đó mà Nhí Mới vẫn còn đủ sự tỉnh trí để ghi nhận đó là do bàn tay của Phật A Di Đà đưa mình đi! Thì đây là biểu hiện của "Bình đẳng các Pháp"! Giải thích: Y như Hiệp Sĩ Mù bị đánh hội đồng! Lổ tai thì nghe tất cả các tiếng động: Tiếng hò hét, tiếng khua kiếm, tiếng di động của đối phương... Tất cả phải là bình đẳng! Chỉ có tiếng nào đó... trội hơn sự bình đẳng này thì Hiệp sĩ Mù mới phản ứng! Có nghiã là Nhí Mới nhìn Tam Tôn trong sự chói sáng của hào quang, tất cả là ba cái mặt trời! đứng gần nhau: Nhí Mới vẫn coi như: Các Pháp đều Bình Đẳng! Trong cái chói chang như vậy mà: Khi mặt trời ở giữa cục cựa (nó trội hơn cái Bình Đẳng) nên Nhí Mới mới có thể bắt trúng được. Và tất cả đều lẹ lắm. tibu: con đọc Tứ Đại Nguyện Nhí Mới: dạ tibu: con biết Tứ Đại Nguyện không? Nhí Mới: dạ không! (Đây là điều "dễ thương" nhất của bọn lubu! ai cũng hì hà hì hục giúp người còn lẹ hơn Hiệp Sĩ Mù rút kiếm nữa mà không có ai nhớ tới Tứ Đại Nguyện gồm những câu gì! tibu: Chúng sanh vô lượng thề Nguyện độ

Hoasentrenda 2013

75Nhí Mới: dạ Nhí Mới: dạ con đọc ruj` bác ui và tiếp theo là j` Bác tibu: đợi Bác tí! (ngay cả tibu cũng quên nó luôn, nên vào internet mà google, nhưng tìm hoài cũng không ra...) Nhí Mới: dạ tibu: Phiền não Vô Biên thề nguyện tận (sau đó là tibu đọc theo trí nhớ! Tibu lại ngạc nhiên vì cái trí nhớ này: Tibu bị bệnh tim nên nó cà xịch cà đụi lắm, vậy mà nó nhớ cũng được cái đại ý! Cũng y như người điạ phương có thể nói là họ đi trên con đường đó hằng triệu lần, nhưng hầu như là không ai biết tên của nó là gì!) Nhí Mới: dạ rồi bác tibu: Pháp Môn Vô Lượng Thề Nguyện học Nhí Mới: Dạ rồi bác tibu: Phật Đạo Vô Thượng thề nguyện thành Nhí Mới: Dạ rồi bác tibu: Con đối trước Tam Tôn mà đọc tứ Đại Nguyện này Nhí Mới: Dạ (sau đó hai phút, Nhí Mới leo vào màn tivi để đối diện với Tam Tôn và đọc Đại Nguyện) Nhí Mới: Dạ rồi tibu: Nguyện xin các Ngài Phân thân vào Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới để độ chúng sanh Giải thích: Vưà đọc xong là Tam Tôn phát sáng và phân thân, Nhí Mới cảm kích quá cũng làm rập khuôn luôn! Do đó mà Nhí Mới báo cáo liền tù tỳ tình hình chiến trường!) Nhí Mới: Dạ rồi Nhí Mới: Con thấy rất là sáng bác à! Nhí Mới: Chỗ nào có ánh sáng Nhí Mới: Chỗ đó có con bác ơi! tibu: Vì Tứ Đại Nguyện mà các Ngài đã phân thân được như vầy, thì con cũng theo các Ngài và cũng phân thân vào Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới để thực hiện Tứ Đại Nguyện Nhí Mới: Dạ Nhí Mới: Dạ rồi tibu: Hết

Hoasentrenda 2013

76Nhí Mới: Dạ Nhí Mới: Vậy là từ bây giờ, con có thể làm tiếp việc độ tử hả Bác tibu: Ừ Nhí Mới: Bác kiểm tra giùm con coi Phân Thân của con đúng chưa ạ (Câu này là của ngưòi lớn ngồi bên Nhí Mới nói xen vào) tibu: Con bị nhức đầu, hay là đừ rồi? (Nhí Mới vẫn tiếp tục báo cáo về tình hình chiến sự )Nhí Mới: Sao con thấy nhiều người giống con vậy bác Nhí Mới: Nhiều lắm tibu: Bao nhiêu?Nhí Mới: Ở đâu có ánh sáng ở đó có con tibu: Mà nhiều? Nhí Mới: Con thấy nhiếu lắm bác ui Nhí Mới: Không đếm được luôn Nhí Mới: Nó đứng đông lắm Nhí Mới: Con không bị bị nhức đầu mà bị đau vai thôi à tibu: oktibu: Con nghĩ mệt đi Nhí Mới: Dạ Nhí Mới: Bài Phân thân vậy là xong rồi đó hả Bác tibu: Khi nào bình tỉnh lại rồi thì con đếm bằng tivi, hay là hỏi Tam Tôn coi con có bao nhiêu phân thânNhí Mới: dạ Nhí Mới: Tối nay con có làm tiếp Phân Thân không Bác tibu: Tam Tôn nói chỉ 1 lần thôi mà? Nhí Mới: Dạ Nhí Mới: Nhiếu quá Bác ui Nhí Mới: Mà ai cũng như con hết Bác ui tibu: Nói phân thân cứ đi thực hiện Tứ Đại Nguyện Nhí Mới: Con tưởng có mình con thôi, ai dè tụi nó giống con quá bác uiNhí Mới: Dạ Nhí Mới: Bác chat với em NN nha tibu: Ok

Hoasentrenda 2013

77

Phật Đảnh Tôn Thắng Thần Chú January 12, 2010,danmiennam1982: Chú cho con hỏi chi tiết về Cách trì Phật đảnh tôn thắng thần chú nhé: 1/ Bản thân trì tụng:Nếu bản thân muốn trì tụng chú này thì làm thế nào hả chú? Có cần nghi thức, bắt ấn hay không? Đọc trong tâm hay đọc ra tiếng. Có phải vừa đọc vừa phóng niệm ra trước mặt không? 2/Hồi hướng cho ông Địa, Thần Tài và chúng hữu tình khác:Mình muốn trì chú này để hồi hướng cho chúng hữu tình khác thì làm thế nào ạ? Có cần nghi thức gì không? Với trình độ như con (chưa vào được Chánh Định..hix) thì có trì chú hồi hướng cho họ được không ạ? bt: Nguyên bài thì rất dài. Chú Tibu có nói là chỉ cần đọc câu tổng trì là được, cũng ngang bằng như đọc nguyên bài chú vậy:-). Đa số các bài chú có cách tìm câu tổng trì của bài chú mà bt được biết là: Bắt từ cái chữ cuối bài chú đếm ngược lên gặp chữ "Om" hay "Aum". Câu tổng trì được tính từ chữ "Om" này cho đến cuối bài.:-):-) danmiennam1982: Vậy lúc trì mình chỉ niệm trong đầu bình thường thôi đúng không? đâu có cần bắt ấn gì nữa phải khg? Mà trì chú có bị tác dụng ngược gì không? Mình sợ làm sai bị ép phê nguoc là tiêu..hihitrigia: - Học thuộc câu Tổng Trì - Xù xì đọc lời nguyện: thông thường Thần Chú này mà hồi hướng cho mấy chư Thần, Thánh, Tiên là số một. - Khi trì niệm nguyên bài, bạn có thể vừa nhìn (vì bài dài quá) vừa xù xì với giọng trầm - Khi trì niệm câu Tổng Trì bạn có thể nhắm mắt hướng tâm nhãn tới đằng trước rồi xù xì vẫn với giọng trầm - Về việc bắt Ấn thì phải anh Hai xem lại là bạn có cần làm không. Riêng Trigia hồi đó làm cái này thì có khi bắt Ấn Phật Đảnh, có khi chỉ giữ Ấn Kim Cang trung bình, và có khi chẳng bắt cái gì cả - Xù xì đọc lại lời Nguyện

Hoasentrenda 2013

78Trì niệm Thần Chú Chân Ngôn của chư Phật, chư Bồ Tát thì chẳng bao giờ tác dụng ngược. Làm đúng và với tâm lực thì có hiệu quả nhiều. Ngược lại thì hiệu quả ít, thế thôi. Mình làm việc thiện mà lị. Bạn mà bị ép phê ngược thì mấy Ngài là ai chớ không phải Phật, Bồ Tát.Hạ Vũ Tử: He he he, cho con bổ sung nha chú Trigia. Vấn đề là có "vốn" nữa. Mình tập cho có tâm lực đã. Có ai từng gỡ mấy lá bùa đem đốt chưa? Tác ý là: cảm ơn mấy ông lâu nay đã làm chuyện của mấy ông, rồi trì chú Phật Đảnh Tôn Thắng vài biến cho họ. Xong rồi đốt lá bùa từ dưới lên. Có lần HVT làm, lá bùa nó cháy và nổ một tiếng: Bốc. trigia: Cách đây lâu lắm, anh Hai có nói về Thần Chú này như sau: - một hôm nhân khi thấy 1 người lên đồng bị hành hạ quá, tớ mới về tụng cả bài 1 lần và hồi hướng (thân tặng) Công Đức cho Con Quỷ đó. Liền khoảng sáng hôm sau, người lên đồng sang cám ơn và Con Quỷ đó nói rằng nó sẽ không nhập vô ai nữa cả và sẽ thành Tiên. - 1 anh bạn ở Đà Lạt đã tụng và hồi hướng cho ba chết lúc anh còn ít tuổi. Sau 7 ngày, anh nằm mơ thấy ba về báo mộng: khi ông tụng Chú này thì cả cái chỗ của ba bị chấn động như bị động đất. Ông nên tiếp tục và hồi hướng cho cả giòng họ mình vì còn nhiều người đọa Địa Ngục. Thôi ba về Tây Phương Cực Lạc..... - Do đó Thần Chú này có công năng: chửa bệnh cho người cõi âm, nhất là mấy ông Tiên bị đọa rất là hiệu quả - Trước khi tụng nên phát tâm cho đến khi tự mình cảm thấy thật sự thương họ thì ép phê danmiennam1982: Em đang tập quán chấm đỏ. Cách đây vài hôm. Sau khi niệm A Di Đà và quán chấm đỏ chán chế trên trước lúc đi ngủ thì em chuyển qua niệm câu Tổng Trì Phật Đảnh Tôn Thắng thử. Niệm khoảng vài chục câu tự nhiên toàn thân thấy giống như gió lạnh thổi tới dính chặt người vào giường và thấy nổi gai ốc, rất lạnh mà trước mặt tự nhiên tối thui 1 cách kinh khủng và có cảm giác sự tối đó dán chặt vào mắt mình. Em chuyển qua niệm A Di Đà lại 1 chút thì thấy bình thường lại... sợ quá không tập nữa... hix. Hiện tượng này là sao vậy ta? mấy anh chị cho em biết với

Hoasentrenda 2013

79trigia: Nếu như vậy thì bạn cũng nhạy cảm lắm đó. Do bạn vừa tập xong Niệm Phật Quán Chấm Đỏ thì với sức tập trung và cái đà của câu Niệm Phật bạn làm Thần Chú này 1 cái là ép phê liền. Thần Chú này tác động rất mạnh với Trung Giới, Thần, Thánh, Tiên. Tập khơi khơi, bạn nên xù xì thông báo: tui xin thông báo với Chư Vị ở quanh đây là tui sẽ trì niệm Thần Chú Phật Đảnh Tôn Thắng. Để cảnh giới ngay chỗ bạn đang ở họ thu xếp tránh ra xa. Vì hào quang của bạn bắn ra búa xua và Thần Chú làm họ náo loạn, kinh động và chỗ ở của họ bị rung động. Nhưng bạn nên hồi hướng công năng trì tụng Thần Chú cho họ. Như anh Hai có nói, bạn mà làm vậy thì họ trúng số đó. Và Nguyện cho họ được giải thoát về các cõi Tịch Tỉnh. Tịch Tỉnh chớ không phải Tịnh Độ. Nhưng thôi đi. Bạn mà làm hoài thì cảnh giới cứ xúm vô bạn, không hay ho gì. Hồi hướng Câu Niệm Phật cho họ hay hơn.Bt: Khi hành giả nhận đề mục tu là Niệm Phật Quán Chấm Đỏ thì hành giả này chỉ độc nhất làm chuyện này thôi (có thể thêm vài môn trợ đạo như sám hối, hồi hướng v.v..) hành giả không tự ý đổi cách mà không thông qua ý kiến của vị Thầy. bt được nghe câu chuyện đại khái như vầy: Khi mình đem xe cứu lửa để cấp cứu cháy nhà thì mục đích duy nhất là xịt nước vào cái đám lửa ngay căn nhà. Nếu không hiểu vì nguyên nhân gì mà mình đem nước xịt ở cái đám cây hoa Dạ Lý Hương sau vườn, xịt nước vào cái hàng rào trước ngõ, rồi xịt nước vào hồ cá, v.v... Thì khi mang nước xịt vào cái nhà đang cháy, khả năng... hết nước rất cao. Phương pháp là do vị Thầy chỉ, có trời đất đổi dời gì thì cũng hỏi ổng cho chắc ăn và... ấm áp:-):-) Steelich: Vậy mấy câu chú như chú đại bi hay chú bát nhã thì có nguy hiểm không? mấy lần trước có thử tụng chú ngài a di đà, không biết có sao không? Chánh Đạt: Các thần chú Đại bi tâm Đarani, Bát nhã ba la mật đa tâm kinh, A Di Đà thần chú đều xuất hiện trong các bài kinh nhật tụng dành cho cư sĩ, và cho cả chư tăng... do đó huynh đọc các bài chú đó đều tốt cả. My Milky: Hèn chi, chỉ có vậy thôi mà cũng đi chỉ người ta. Ẩu thật.

Hoasentrenda 2013

80Chánh Đạt: Huynh hãy phân tích xem điiều Chánh Đạt phát biểu "ẩu" chỗ nào? Đức Phật dạy đệ tử Bát chánh đạo trong đó có Chánh ngữ. Trong ngũ giới: Sát, dâm, đạo, vọng, tửu, chớ có nên bỏ qua giới nào.My Milky: Có cái gì đâu mà phải om xòm. Chánh Đạt: Huynh đã công kích người mà không có bất kỳ một lập luận nào cả, và sau đó đã phát biểu vô trách nhiệm như thế coi sao được! My Milky: Vì Steelich là hành giả nhận phương pháp là niệm A Di Đà Phật và Quán Chấm Đỏ. Mà Steelich thì làm chưa có ra. Nó giống như trong một bài viết nào đó của Thầy TiBu, trình độ Tâm Lực của Steelich nó giống như em bé mới tập đứng thôi. Và khi em bé này nó đang đứng mà nó tập đi, em bé lại cứ muốn mang thêm đồ đạc, nào là cái ba lô, cái bình sữa, cái ghế, cái.... cỡ khỏang 5 không nữa. Thì mình mà đang trông em nó, mình sẽ khuyên nó là bỏ hết, chỉ tập đi cho nó nhẹ. Chứ mình còn xúi nó mang thêm đồ và để cho nó đi thì ra sao? Chánh Đạt: Cái thuật ngữ "trình độ tâm lực" tôi không tìm thấy trong kinh văn, vậy có thể là do huynh chế ra phải không? Hay là huynh nghe ai đó nói rồi nói theo? Nghĩa của nó là gì vậy? Có thể giảng cho Đạt hiểu ra được không? Giữa cái việc niệm A Di Đà Phật và Quán chấm đỏ so với việc trì tụng kinh chú chính thống thì chưa có cơ sở gì để khẳng định điều nào là đúng Chánh Pháp của Như Lai hơn đâu nhé. Nếu như có một đấng A la hán dạy thì Đạt sẽ tin ngay. Nhưng cũng không có cơ sở nào để xác nhận một vị thầy đã chứng đắc quả A la hán... vì Hội - Đồng - Chứng - Minh, về thực chất, đã không còn giá trị. Câu chuyện có vẽ đã đi quá xa rồi đó nhỉ? Tóm lại ý của Đạt là chưa thể khẳng định được một điều gì là đúng hoặc không đúng Chánh Pháp cả. Do đó nếu ta đưa ra kết luận thì đó sẽ là Vọng ngữ My Milky: Anh lại vin vô là mấy cái chú gì gì đó được in trong kinh sách chi đó và cư sĩ rồi chư Thầy cũng đọc, thì mình cũng đọc thì nó có trúng không? Trong khi đọc như vậy, thì họ có biết là...để làm gì, ảnh hưởng đến cõi giới nào, hiện tượng gì sẽ xảy ra... Còn nói chuyện

Hoasentrenda 2013

81mà mọi người đều nói vậy và mình làm theo thì xin đọc lại 4 điều tham chiếu của Bổn Sư nói, Chánh Đạt: Những điều này Đạt đã được học ở viện nghiên cứu Phật giáo. Và những điều Đạt phát biểu hoàn toàn không đi ngược với mục đích của Chánh Pháp của Như lai: Giải thoát. My Milky: Chuyện vọng ngữ nó còn nhẹ mà huynh Chánh Đạt, miễn sao ăn ngay nói thật là được rồi, chớ mà ngo ngoe cái ngón tay thì cẩn thận lắm lắm đó huynh. Chuyện sinh tử của con người ta chứ không phải chuyện chơi đâu. Chánh Đạt: Dường như huynh đã quên một điều cơ bản nhất của Phật tử: ngũ giới cấm. Đức Phật trước lúc nhập niết bàn đã căn dặn ngài A nan rằng: "Sau khi ta nhập niết bàn, chúng đệ tử hãy lấy giới luật làm thầy..." Giới Không vọng ngữ: không nói dối, không nói điều chưa hiểu biết tường tận, không nói lời kích động hận thù, không nói lời làm nhục người. Xin mượn lời Đức Khổng Tử: "Nhân bất học bất tri lý." Chánh Đạt xin kết thúc thảo luận tại đây. Chúc các huynh đệ thân tâm thường an lạc. Tibu: tibu nhắn vói theo 1. Sao vậy! Đang hay mà! Bàn về cái ẩu:1. Khi đọc chú bằng miệng một cách ồn ào, từ thế hệ này qua thế hệ sau thì nó cũng chỉ dẫn đến: 11. Ngay lúc đọc bằng miệng: Người đọc không còn miệng nào nữa để nói bậy. 12. Nhưng khi học thuộc lòng được rồi thì cái miệng nó đọc (tự động) còn cái ý cũng... đi ngắm gái như thường. 13. Ồn 14. Vô lý: Là vì Ngài viết ra để mà mình hành chớ không bao giờ nghĩ có ngày nguyên bọn đệ tử lại kéo nhau tới để đọc lại cho mình nghe!15. Tất cả mọi câu chú trong điều kiện này (đọc bằng miệng) thì nó cũng giống như là:

Hoasentrenda 2013

82- - I Zăng Ma Lu Kis Tê... Cái Khoèm … đọc bằng miệng thì chỉ tới bấy nhiêu mà thôi. Cái mà Milky nói Chánh Đạt là ẩu cũng có phần đúng đó. Đọc bằng tâm thì khác: 1. Khi đọc bằng tâm và khi anh nghĩ bậy thì anh buộc phải ngừng đọc. Cho dù anh đã thuộc nằm lòng hay anh mới bắt đầu đọc: Tất cả những "đọc thiệt" này đều bị rơi vào tình trạng này. Tibu có thể gọi cái này là "trình độ tâm lực" cao hơn một tí so với cái trên không? 2. Bây gìờ đọc trong tâm với hai giọng: 21. Bè thứ nhất là: Om (ngân dài cho tới khi bè tứ hai chấm dứt) Bè thứ hai là Ma Ni Pad Me Hum (đọc và để ý tới bè thứ nhất, và cho nó ngân cho tới chữ hùm) Nói cách khác: Tay trái vẽ vòng tròn, Tay phải vẽ hình vuông! Chánh Đạt (khi thực hành, chớ đừng có dùng trí thông minh mà tưởng tượng) thì sẽ nói y như bà xã của tibu: - - Ừ hớ! Cách của anh nó mạnh hơn khi đọc kinh từ đầu chí cuối. Tất nhiên: Trình độ Tâm Lực này nó lại mạnh hơn cái trên. tibu lại nhắn vói theo: - - Chánh Đạt ơi! Đừng có lục những cuốn sách Du Lịch đó làm gì! Không có nói trong đó đâu là vì đây là lời hướng dẫn của dân Điạ Phương! Chánh Đạt còn non nớt trong vấn đề chuyển ý của Khổng Tử: "Nhân bất học bất tri lý." Câu trên nó không có trúng 100% đâu: Huynh học sách binh thư thì huynh thấy là trong đó không có bàn đến đói, chết, bị thương, bị lạc, bị bắn lầm... Nhưng khi Huynh ôm khư khư cuốn sách này, rồi đi phỏng vấn các chiến sĩ hay là những người dân đang chạy giặc thì Huynh sẽ lấy làm lạ rằng: Sao trong sách binh thư này rõ ràng là không có nói đến giết, chết, bị thương, thất lạc... Mà khi mình hỏi những người thất học này... thì ai cũng nói về chuyện này cả! Lạ thiệt! - - Hừ! Đúng là Nhân Bất Học Bất Tri Lý Và Chánh Đạt sẽ nghĩ đến chuyện tạo ra những lớp học về "Binh Thư" cho bà con khai thông trí tuệ!

Hoasentrenda 2013

83Ga con: Diễn đàn có cái hay là có cơ hội cho mọi người trao đổi thoải mái, khi trao đổi hết cỡ thì nó động chạm đến nhiều thứ trong mỗi con người như vốn hiểu biết chuyện tu tập, tâm lý giao tiếp, tính tình, thói quen và nhất là cái món khó chữa: tự ái. Tự ái bùng lên rồi làm người ta ù tai, mờ mắt, ngọng miệng... Anh TIBU à, anh nghiên cứu dùm tụi em về cái tính tự ái này đi ạ. giải thích cái cơ chế của nó và phương cách giúp cho tụi em tránh cái chuyện tự ái, nóng mặt mà mất chánh niệm, mất chánh ngữ, mất chánh... hành động, tùm lum à. Có khi cười hổng nỗi đâu. Tibu: Trong vấn đề Tâm Linh, điều quan trọng là: Mình khởi tâm như thế nào mà thôi. 1. Người Viết vào nhà của người ta, chưa nghiên cứu kỹ, và kết luận liền đây là: Đồ Bố Láo một lủ! Thì dễ xem thường thiên hạ và cũng là dễ đụng lắm! hoasentrenda là chỗ dân có nghề theo kiểu: Lý thuyết thì dõm nhưng Thực Hành thì hết xảy. Khi họ đọc thì... Họ đọc được cái đằng sau hậu trường của Người Viết, nên họ hiểu trình độ thực hành của Người Viết liền. Do vậy mà khi Người Viết (mà chưa thưc hành) đặt vấn đề thì dễ bị trật đường rầy lắm. Sự việc diễn ra là: Người viết, tưởng là mình trúng, nhưng khi trao đổi thì thấy mình còn nhiều điều chưa biết quá! Do cái hiện tượng bị "dân man rợ này" đốn giò nên dễ làm tầm bậy. 2. Người Viết vào để mà nghiên cứu: Thì sẽ bị dội vì: Đây là dân cò ke lục chốt mà sao nó có thể làm được những điều mà dân chuyên nghiệp không cách gì mà làm được! Những nghịch lý bắt đầu ló dạng khi: Con nít làm hay hơn người lớn, Đàn bà làm giỏi hơn đàn ông! Kinh sách thì ở đây, dân cò ke lục chốt này moi móc vào những chỗ mà chẳng có chùa nào khai triễn. Như là: "Y pháp, bất y nhân" lại là cái tầm bậy.Vì ở đây: Người nói được thì đồng thời cũng là người làm được. Và vạch trần cái sự lấp lững con đen ở những chỗ khác: Sư Hổ Mang mà có quyền ăn nói Đạo Đức và còn được khen là hay!Kết luận: Dội là cái chắc! 3. Cạn Chén Trà. Tư thế được hoan nghênh và dễ hoà đồng nhất:: Có một ông giáo sư đại học đến thăm một vị thiền sư. Ông ta cứ mãi

Hoasentrenda 2013

84mê nói về thiền. Vị thầy rót trà ra mời, đổ đầy chén, nhưng cứ tiếp tục rót mãi. Ông giáo sư thấy thế, bảo vị thầy ngưng rót vì chén đã quá đầy, không còn chỗ để chứa thêm nữa. Vị thầy đáp: "Cũng giống như chén trà ấy, đầu ông bây giờ đã đầy ấp những quan niệm và thành kiến, không còn chỗ cho những cái mới nữa. Nếu muốn kinh nghiệm được Chân Lý, ông phải biết làm cạn chén trà của mình đi trước đã". Tóm lại: 1. Đọc Thần Chú sẽ dẫn đến chuyện... thuộc nằm lòng câu Thần Chú đó. Và tới đây là Hết. 2. Tập Thần Chú thì có thể thành: Ma, Quỷ, Thần, Tiên, Chư Thiên. Nếu tập sai cách? Đặc Biệt: Làm hai cách trên vì không thể nào mà thành Các Bậc Giải Thoát được nên, một cách gián tiếp, lại mang tội phỉ báng Chư Phật. Tại sao? Là vì mình biết đó là không đầy đủ, không có đúng mà cứ một lòng rủ rê bà con theo mình tu tập, in sách ra nói là đúng là thành được các Đức Phật! Nhân quả nhẹ nhất sẽ là: Đi tới đâu bà con chửi tới đó! 3. Tập đúng cách thì có thể thành Bồ Tát, Chư Phật. Đến lúc này thì mới yên mồ yên mả được

Thắc mắc về chú Thủ Lăng Nghiêm! September 20, 2010,lagviet: Mình có một thắc mắc về chú Thủ Lăng Nghiêm (Shurangama Matra). Bản của ngài Bát Lặc Mật Đế thì ở nhiều chỗ là âm TRÙM (Tờ rung), còn bản của ngài Bất Không Kim Cương thì lại là âm BHRÙM (Bờ rung). Mình không biết là chú của ai chính xác hơn.Tibu: Bhrum gần đúng hơn. Tuy nhiên, khi mà vào được rồi thì thần chú kêu rất là khác! Và đây (trùm hay là bhrum) chỉ là những điều nhỏ mà thôi. Khi người ta nghe được câu chú và cố gắng phiên âm lại thì bị kẹt vào rất là nhiều thứ. Vì ngôn ngữ từng miền, (Chữ Trung Hoa không có âm Rờ... thành thử khi ghi lại bằng cách gượng ép nó ra âm Lờ). Và quan cảnh khi câu chú được đọc lúc đó nữa... Và Tâm Lực của ngay hành giả khi vào được nới đó: Quang cảnh thay đổi tùy

Hoasentrenda 2013

85theo tâm lực nên khó có ai mà nghe cho được đúng lắm. Ví Dụ: 1. Tiền kiếp là người Zoulou, nay tu hành thần chú thì dù gì khi vào đó cái âm thanh cũng bị nhiễu do phong tục Zoulou (thuộc về tiền kiếp mà mình đã sống) 2. Do vậy mà chưa vào được thì cũng nên đi tìm và sưu tra, nhưng khi vào rồi thì tùy vào tâm lực đã đầy đủ hay chưa mà hành giả có nhiều cách để nghe nguyên bài chú. Có nghiã có khi chỉ mới là Ôm.... thì trong tiếng ngân đó hành giả trứ danh này đã nghe nguyên bài chú rồi. Thần Chú mà! Nó nhiệm mầu và không thể nghĩ bàn được.

Mật tông June 28, 2009Tibu: Khôg thể gọi là Mật Tông là một phương pháp tu của Phật Giáo được. Mà thật ra nó được chia ra làm ba bộ: 1. Quỷ thần 2. Bồ Tát 3. Phật Trong 3 cái này thì Bồ Tát và Phật thì được chớ cái bộ của Quỷ Thần thì rắc rối vô cùng. Và không biêt đâu mà rờ. Là vì trong bộ này thường hay có danh từ... "nhập vào" và "xuất ra". Và cũng có danh từ... đánh vỏ, uống bùa, xâm bùa, kiên cử những cái là lạ như là: Không được ăn... khế, thịt chó, thịt trâu, chui qua dây phơi đồ... Và dĩ nhiên là cái lạ nhất là: Nếu mà phạm thì sẽ bị bùa quật, hay là hành xác...Do đó cho nên, không có ai khi chơi Mật Tông mà lại đi tìm những cái thuộc về "cái bộ cho quỷ thần" này. Duy chỉ có một phần là được hay dùng đó là cách lên đồng của quỷ thần. Cách lên đồng như sau: Người lên đồng dùng 1 sợi dây tự thắc cổ, hay là nhờ 2 người đứng hai bên xiết thật mạnh và thật chặt sợi dây vào cổ của mình. Và khi sợi dây lún sâu vào cổ, với cái mặt tím lè vì nghẹt thở, thì cũng là lúc quỷ thần nhập vào và tiên đóan này nọ. Có khi cả tiêng đồng hồ!

Thắc mắc về việc ăn uống, sinh hoạt và cúng dường của người tu? December 10, 2010

Hoasentrenda 2013

86bongsen: Kính chào chú Tibu và các Nhí bồ tát của diễn đàn! Cháu có một thắc mắc rất mong chú hoặc các Nhí giải đáp giúp: Tibu: 1. Những điều cần biết về Mật Tông: Tu sĩ Mật Tông là một người sống bình phàm, mang lý tưởng Bồ Tát, trên tiếp thông với Chư Phật, dưới phổ độ chúng sanh, khi bình thường: như người thường, khi có việc lại Siêu Phàm Vượt Thế. 2. Khó khăn: Bọn lubu lại có nhận xét: Mật Tông là mông tật ---> đây là cách tu hành cực kỳ cam go, khó khăn và đôi khi lại nguy hiểm. Tại sao? Là vì chỉ có cách tu tập này là gom lại toàn bộ những phương pháp của Phật Giáo đó là: Thiền + Quán + Ấn + Chú + và Đàn Pháp. 3. Bàn về chữ "Mật": Vì là Mật Tông nên ai cũng tưởng là bí mật, không được phổ biến, cấm nói, không được truyền bá công khai,... Nhưng thực ra chỉ là Tam Mật Tương Ưng. Nôm na là: Thân Khẩu Ý tương ưng với một vị Bồ Tát nào đó. Có nghiã là: khi tu Mật Tông về đàn pháp Quan Thế Âm chẳng hạn thì khi tu xong rồi thì Tu Sĩ trứ danh này là Ngài Quan Thế Âm. 4. Điều quan trọng hơn hết là: Phật Giáo nói chung, và Mật Tông nói riêng: Không chấp nhận bất cứ cõi giới nào nhập vào thân thể của Tu Sĩ. Là vì tiêu chuẩn bất di bất dịch của Phật Giáo là "Tự Mình Thắp Đuốc Lên Mà Đi" nên khôngcó vụ nhập và xuất của bất cứ cõi nào! bongsen: Theo quan điểm người tu Mật Tông thì thường có vị Thầyđộ mạng theo hành giả để hướng đạo giúp hành giả tu tập, và vị Thầy này có thể là các Hóa Thân của các vị Bồ Tát, Minh Sư tại thế hoặc là các vị Thiên Long, Hộ Pháp... Nói chung là cháu còn rất mơ hồ về vấn đề nàyTibu: Trong đây có chữ Thầy, là các tu sĩ Mật Tông cần nên biết cho thật chính xác: Thầy. Trong Mật Tông cực kỳ quan trọng. Vị trí của Ngài là ngay đảnh (tức là ở chỗ cái thóp) của tu sĩ. Ngài ngồi trên hoa sen năm cánh. Vì là Vị Thầy trực tiếp nên Ngài có vị trí như vậy (tức là ngay sát cái thóp).

Hoasentrenda 2013

87Vì thông thường là ngoài Vị Thầy này ra thì còn có những Vị Tổ nữa. Cũng vì lý do này mà nguyên hệ thống các Tổ của nguyên giòng pháp tu hành cũng thể hiện trên đảnh vị học trò này luôn. Với cách sắp xếp "Ngài này lại là học trò của Ngài kia", nên trên đảnh của học trò lại có chi tiết Ngài này lại ngồi trên đầu Ngài kia và cứ tiếp tục như vậy cho tới trên cùng thì có thể có một trong hai Đức Phật đó là Ngài Tỳ Lô Giá Na (Dành cho những phương pháp tận cùng vào cõi Tứ Thiền Hữu Sắc). Và nếu trong phương pháp trải dài lên tới những cõi Vô Sắc thì thay vào Ngài Tỳ Lô Giá Na (Phật Màu Xanh Dương), lại là Ngài Hắc Bì Phật (Phật Da Đen). Như vậy, khi một người tu hành về Mật Tông mà trên đảnh lại không có gì hết thì chỉ có hai (2) trường hợp: 1. Đó là một Vị Phật Sống, tất nhiên là Vị này phải có cái hào quang tròn quay màu vàng hoa quỳ rộng tới giữa biển Thái Bình Dương nếu vị này đang đứng ở Đà Lạt...2. Hoặc là một người chưa được gì.bongsen: nhưng vì cháu đã ít nhiều học theo phương pháp Mật tông (trì chú và dự các lễ quán đảnh)... nên cháu mới có thắc mắc thế này: Trong đời sống sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi... mình phải làm gì để không phạm giới với các vị Thầy theo mình? Có cần phải xả giới, hoặc sám hối trước khi làm một điều gì đấy mà tâm hành giả không trụ được ở Chánh Định (nói chung là hay loạn tâm vì những cư sĩ tại gia như cháu, vì còn phải lo nhiều việc như gia đình, làm việc mưu sinh... đôi lúc hoặc nhiều khi có ăn mặn, nhậu với bạn bè cho vui...).Tibu: Thì nó cũng cần y như khi tu tập những pháp môn khác. Tuy nhiên vì ở đây đang bàn về Mật Tông, nên bà con cũng nên biết những tu sĩ trứ danh này ăn ra làm sao. Những tu sĩ này chủ trương là "Không để mắc nợ" nên khi đụng vào chuyện ăn thịt thì các Ngài đã độ tử xong cả rồi! Cũng như là mời Ngài này đến ăn giổ thì người ngồi trên bàn thờ đã được đưa đi lên trển luôn rồi. Vì tiêu chuẩn là như vậy nên các Ngài này có tước hiệu là "Giải Thoát Hiện Tiền".bongsen: Có quan niệm rằng Hóa Thân các vị tùy căn cơ của hành giả mà nhập vào làm một với hành giả để hướng đạo... Vậy như lúc ăn uống... hành giả có nên thực hành nghi thức cúng dường, cung

Hoasentrenda 2013

88thỉnh các vị Nhập thân mình thọ thực... hay không? Và nếu có thì nên làm thế nào cho phải?Tibu: Phật Giáo chính quy thì không có vụ Nhập và Xuất! Hết chuyện.bongsen: Trường hợp có người tu cùng lúc thọ trì rất nhiều pháp (ví dụ, quán đảnh Dược Sư, Chuẩn Đề, Thiên Thủ Thiên Nhãn,...) với 1 hoặc nhiều vị Thầy tại thế... và người tu cũng hành trì theo cùng lúc nhiều Pháp như vậy... thì các Pháp này có hỗ trợ nhau hay nghịch với nhau hay không? Đặc biệt đối với một người sơ cơ như cháu, mới bước vào con đường tu Đạo và rất mong muốn được thực chứng từng bước bằng pháp Thiền quán để thấy biết mọi thứ như thật... Chưa kể vì có nhiều lúc cháu hơi lo lắng sợ có nhiều Thiên ma ngoại đạo... theo phá mình nữa...Tibu: Nếu minh gặp đúng nhân duyên: Một lần đã là dư xăng rồi.

Thưa thầy cho con hỏi về việc trì chú theo phiên âm nàoDecember 21, 2010sangthe: Thưa thầy cùng một câu chú do Phật thuyết ra nhưng chúng ta dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau, vậy mình nên trì theo phiên âm của nước mình hay trì theo đúng phạn âm, cái nào sẽ tốt cho việc hành trì hơn. Hiện giờ con đang trì chú đại bi bằng phiên âm tiếng Việt. Không biết trì theo Phạn ngữ thì có tốt hơn khôngTibu: Cách phát âm không cần thiết gì cho lắm. Vì tiếng nước nào đi nữa cũng bị sai lệch do cách phát âm của từng điạ phương. Như là tiếng Việt Nam với cách phát âm như giọng miền Nam, giọng Huế, Bình Định, giọng Quảng,... Do vậy mà kỹ thuật hay là phương pháp niệm mới thành vấn đề.

PHƯƠNG PHÁP TRÌ CHÚ ĐẠI BIĐệ có cuốn Đà La Ni xuất tượng của Nguyên Phong dịch, nguyên câu (trang 15) là: Phát nguyện ấy rồi, chăm lòng xưng niệm danh hiệu của tôi và phải chuyên niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà Như Lai là đấng Bổn Sư của tôi, vậy sau mới tụng đủ năm biến, là đã trừ diệt tội nặng trăm ngàn muôn ức kiếp sanh tửtrong bản thân. Kinh nghiệm bản thân của nhóm lu bu thì không cần tới năm biến mà chỉ cần một

Hoasentrenda 2013

89biến thôi cũng đủ, nếu có một tâm lực mạnh. Cái chìa khóa của cách trì tụng không nằm ở con số năm mà lại nằm ở đoạn trên đó, mà đệ xin ghi lại một lần nữa cho rõ: Phát nguyện ấy rồi, chăm lòng xưng niệm danh hiệu của tôi và phải chuyên niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà Như Lai là đấng Bổn Sư của tôi, vậy sau mới tụng đủ năm biến. Khi đọc tới đây, đệ hiểu rằng phải đọc liên tục và không được dứt niệm.

Như vậy, thì dùng cái gì hay cách gì để cùng một lúc có thể đọc:1. Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát (y như kinh đã ghi câu: "chăm lòng xưng niệm danh hiệu của tôi") 2. Nam Mô A Di Đà Phật (để thoả điều kiện: "và phảichuyên niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà Như Lai là đấng Bổn Sư của tôi"). 3. Và trì tụng chú Đại Bi, như kinh đã chỉ cách: (vậy sau mới tụng đủ năm biến). Đệ tìm ra có hết thảy... ba cách để có thể trì tụng: Cách (1): Dùng trình độ chánh định của Tứ Thiền Hữu Sắc để quán cho ra cả ba vị: Phật A Di Đà ở ngay giữa, bên phải của Ngài là Bồ Tát Quan Thế Âm, bên Trái của Ngài là Đại Thế Chí Bồ Tát. Tất cả đều đứng trên Hoa sen năm cánh. Sau đó là tác ý đọc chú Đại Bi. Cách (2): Cũng dùng trình độ chánh định trên mà quán cho ra chữ Hrih (vốn là tâm chú của Quan Thế Âm Bồ Tát và cũng là tâm chú của Ngài A Di Đà Phật). Chữ có màu đỏ trong cái mặt trời màu vàng sáng chói. Và sau cùng là tác ý đọc Chú Đại Bi. Cách (3): Nhắm mắt nhìn chăm chú vào một điểm ngay đằng trước mặt và trì chú. Cách này chỉ dùng niềm tin với một tâm lực yếu hơn hai cách trên.Biểu hiện khi trừ diệt tội nặng: Ở hai cách đầu (1) và (2) thì linh ảnh biến mất và sẽ xuất hiện một màn ảnh rất là lớn (có thể nói là cả cái tầm nhìn 360 độ). Ở ngay giữa là một hình ảnh khá lớn, hình ảnh này mang ý nghĩa tổng quát của những khuynh hướng gây tội của mình, và chung quanh cái hình chính này là những hình nhỏ như ngón tay cái, mỗi hình lại diễn tả chi tiết nhũng lần phạm tội của mình, nếu mình tập trung vào cái

Hoasentrenda 2013

90hình đó. Kế đó, một giọng nói xuất phát từ một điểm cao hơn tầm nhìn khoảng 45 độ và ngay đằng trước mặt. Giọng nói này vang khắp cả bầu trời làm chấn động cả không gian:Ông muốn tôi xóa hết hay là để đó làm kỷ niệm? Hễ mình tác ý xoá thì màn ảnh liền trắng (Cô Trang), còn hễ mình tác ý là để làm kỷ niệm (Đệ và Cô Vân) thì màn ảnh còn y nguyên. Nhưng khi nhìn vào những hình ảnh nhỏ đó thì mình chỉ thấy đó là chuyện của ai đó đã làm chớ không phải là mình đã làm, nhưng mình hiểu rằng là chính mình đã làm. Và giọng nói đó lại một lần nữa vang lên với bài kệ của kinh nhật tụng quen thuộc. Ở cách 3 thì không được rõ ràng như vậy mà chỉ hiểu mang máng rằng mình cảm thấy nhẹ nhàng trong tâm và những giấc mơ với những nhân vật trong gia đình đã quá cố xuất hiện cám ơn mình đã trì tụng và họ đã được nhẹ tội. Sau khi đã trì tụng một thời gian khá lâu. HL

Thiện Đức: nếu ở trình độ như chú thì đúng là đọc kiểu gì cũng ép phê, ngay cả đọc một chữ trong 10 chữ của câu chú cũng ép phê, và có khi khỏi đọc chi mệt, tác pháp quán chữ Hrih cũng rất ép phê. Nhưng với những người sơ cơ thì lại khác, theo cháu thì chữ phạn đọc tốt hơn. Do vậy mà những người chưa vào tứ thiền hữu sắc cũng có thể tu mật được, tất nhiên phải có minh sư hướng dẫn.Tibu: Coi vậy chớ nó không phải vậy. Âm thanh câu chú nó rền và vang ghê lắm, mình không tài nào mà đọc cho đúng được! Trừ khi là chính mình nghe tiếng này nó ra làm sao. Còn cho dù đọc như thế nào thì cũng sai. Và sai thì ít phát huy được hết thần lực của câu chú. Ví dụ nổi tiếng do YB gởi vào diễn đàn là chuyện bắt chước tiếng xe gắn máy chạy qua với cách ghép rât là tài tình của những hiệu xe như là Yamaha, Suzuki, Honda và Harley!http://www.hoasentrenda.com/smf/index.php?topic=3656.msg15045#msg15045lienhuong: Thưa Thầy những người tu Tịnh Độ như chúng con gồm có 2 dạng: 1/ đã nhập chánh định và gặp Phật

Hoasentrenda 2013

912/ còn ở cận định Không phải tu Thiền,hơn nữa cũng không phải ở Tứ Thiền Hữu Sắc. Nếu như trong gia đình chúng con có người thân đang bị bệnh nặng,đang nằm bệnh viện, v.v… Thì chúng con phải làm gì để cứu giúp người thân thoát nguy, chúng con có nên trì chú Đại Bi không? (Vì nhiều hành vị Tôn Túc cho rằng Chú Đại Bi rất linh nghiệm và Công năng của chú Đại Bi cũng nói như thế). Nhất là những đệ tử sơ cơ của HSTD như con, tâm lực còn yếu... Xin Thầy chỉ dạy. Con cám ơn ThầyTibu: Hộ trì nó đòi hỏi tâm lực rất là mạnh. Chuyện này có thể xảy ra từng lúc một: Như là chuyện gia đinh của chính mình. Vì bị kích thích do sự cấp bách của vấn đề mà hành giả thực hiện theo kiểu có bao nhiêu, chơi bấy nhiêu nên đôi lúc lại làm được. Và dĩ nhiên chuyện độ được chắc chắn xảy ra với tâm lực thượng thừa. Như vậy thì cứ làm đại. Làm cái gì mà mình mạnh nhất thì làm. Và dĩ nhiên chuyện quen tay vào lúc này rất là quan trọng. (ví du, như quen niệm Phật thì cứ vậy mà làm! Không có chuyện là Ngài "không hiểu" để rồi đi đến chuyện làm trật lất trong vấn đề này! Tuy nhiên, không phải làm theo kiểu gì thì cũng được, mà nên làm theo trình tự như sau:1. Nhắm mắt 100%, nhìn cho ra cái mặt của đối tượng. Và giữ cho lâu đến khi nào nó thành 3D thì mới tác pháp. 2. Tác Pháp: bằng cầu nguyện, xoa bóp, cho uống thuốc,.....

Dòng pháp Kim Cang June 27, 2009botatdao: Trong các bài viết của huynh 2L, mình có nghe huynh nói về một dòng pháp mật tông là dòng pháp Kim Cang. Ý huynh nói mật tông kim cang thừa nói chung hay là dòng pháp nào đó tên Kim Cang? Nếu có dòng pháp tên Kim Cang thì huynh 2L hay các đạo hữu cho đệ biết thêm thông tin về dòng này nhé.Tibu: Cái này nó chẳng giống trong sách vở gì đâu. Chẳng qua là khi nhìn trên đảnh của nhau thì lại thấy thấp ở dưới là: Chư Thầy, rồi đến Chư Tổ, kế đó cao hơn một tí là Chư Bồ Tát và sau cùng là Chư Phật. Căn cứ vào những vị này thì mới biết là đó là những nhân vật trong

Hoasentrenda 2013

92dòng pháp Kim Cang. Nên gọi là dòng pháp Kim Cang. Chớ không có chuyện truyền thừa từ Tổ này đến Tổ kia như trong sách thường ghi lại.timchansu: chào chú tibu và bạn botatdao, hiện ở sg có một dòng pháp kim cang nơi đang diễn bày tánh giác của chư tôn, chư phật. Dòng pháp này hiện đang dẫn dắt các vị bồ tát giáng trần mà quên luôn nguyện hạnh là cứu độ chúng sanh trong ba cõi. đây là hệ phái của mật tông nhưng không dùng phương tiện thần thông làm cứu cánh mà dùng tánh giác hay gọi là trí tuệ của chư phật làm phương tiện cứu cánh đạt tới thành tựu chánh đẳng chánh giác.Tibu: Không biết được. Vì ngay cái tiền đề thì đã mập mờ rồi, đọc lại phần gạch đỏ: Y như người đi chợ mà khi đến chợ thì lại quên đi minh đến đây để làm gì thì tibu thua.

Xin CHAO Tibu December 10, 2010KIMCUONGTHUA: Mình tu hanh ở Binh dương chùa THẦY thíchMinh vũ, chùa Phổ thiện hòa, trong chùa ai cũng Tịnh đô, mình thì tu mật tông hix, sau này mình cũng có duyên gặp Hòa thượng tức là Hòa thượng ở gần chùa mình, Hòa thương ở chùa Tây tạng đó Tibu, sau này các vị lama về đó nhiều lắm.lubutaba: Không biết có phải không. Nếu là chùa Tây Tạng ở Bình Dương thì lubu cũng có biết. Cách đây 15 năm, bạn của lubu có gặp HT Thích Tịch Chiếu và được thầy biếu tặng đâu khoảng 10 cuốn “Milarepa Đại Thánh Sư Tây Tạng” do chùa ấn tống. Lubu hưởng sái được mấy cuốn và có biếu lại anh Tibu 1 cuốn. Theo thiển ý, bạn có đam mê với Mật Tông vì Thập Bát Ban võ nghệ bạn ôm hết. Nhưng có vẻ như bạn do đọc sách và thấy khoái cái nào là bạn làm cái đó….. và nghĩ là làm được. Không lẽ bạn đã mò được lên tới cái chùa này rồi chỉ để chia xẽ thôi sao. Nếu lubu là bạn thì lubu sẽ nói: tui nhờ anh Tibu và Nhí xem xét sự tu tập của tui và xin hướng dẫn giùm cách tu. Hay bạn có thể đọc hết 5 cuốn Tập Tin rồi quay lại cũng không muộn. Bạn nhé.KIMCUONGTHUA: Ý kct là chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn tu pháp mình đang tu đó, tại dùng lời không có văn chuơng, nhưng mình

Hoasentrenda 2013

93về sóc trăng xa Thầy tịch chiếu, mình chỉ dùng tâm để hỏi Thầy mà thôiTibu: Chào Huynh KIMCUONGTHUA, cho tibu hỏi chỗ này: Huynh làm cách nào mà "Dùng tâm để hỏi Thầy"? Và dĩ nhiên sau khi hỏi xong thì Thầy trả lời cho Huynh bằng cách nào? Huynh nhận tín hiệu ra làm sao? Và bằng cách nào?KIMCUONGTHUA: Còn quán thì mình biết có tác dụng nhưng để ý thấy xóm kct trước nó có đủ chuyện cướp, nè ma túy, nhưng 1 thời gian KCt tu thấy họ hết phá, tới lúc kct tụng kinh mấy quán cafê xung quánh tự họ vặn nhỏ nhạc lai, còn người ác kct găp họ xong, có quán hay không nhưng để ý họ có sửa đổi 1 thời gian họ phát tâm làm thiện rồi tìm vô chùa học tu niệm phật, và họ cũng có thay đổi và tin nhân quả ba đời không ít cũng nhiều, Ừm còn nói chung phap hành mình thấy tác dụng trợ duyên cho ngươi khác Tibu: Như vậy chứng tỏ rằng Huynh chi ra cho họ một năng lượng rất là mạnh. Năng lượng này phải rất là mạnh để mà họ có thể thay đổi nhiều như vậy. Và câu hỏi của tibu là: Sau khi họ thay đổi như vậy thì Huynh cảm thấy thế nào? KIMCUONGTHUA: nhưng còn chuyện độ sanh tử mình nghĩ, mình chưa làm được như Tibu Tibu: Cái này hơi lạ với tibu là vì: Khi một sinh vật vừa bị chết thì họ đớ người ra và hầu như là họ chưa biết hiện tượng gì đã xảy ra cho họ. Và trong trường hợp lớ quớ như vậy: Họ cũng chưa biết phải ứng phó ra làm sao. Tuy vậy, họ đã mất cái thể xác mà chỉ còn cái linh hồn và tư tưởng với tình trạng là ngầy ngật chưa tỉnh hẳn. Đáng lý ra là Huynh sẽ làm rất là dễ trong trường hợp này (vì họ còn bàng hoàng chưa biết mình đã chết). Trong khi, so với trường hợp họ còn sống: Lúc này, những người này đang còn bị chi phối bởi ba cái: Một thể xác, một linh hồn và tư tưởng. Với đầy đủ ác nghiệp, thiện nghiệp, cộng nghiệp, kèm theo tham sân si, bệnh hoạn... Với tình hình là họ đang tính toán, đối phó này nọ để sinh sống... thì Huynh chen vào và làm dễ ụi.Tóm lại, Tibu nhận xét là: Cái khó (độ sinh) thì Huynh làm được và làm ngon lành! Cái dễ (độ tử) thì Huynh chưa chắc chắn.

Hoasentrenda 2013

94KIMCUONGTHUA: Tibu thân mến mình dùng tâm tưởng đến thầy thì thầy xuất hiện, và thầy trả lời = câu nói, hành động hay gật đầu, Tibu: Đọc tới đây, tibu hiểu như vầy: Sau khi tác ý hỏi Thầy xong thì Thầy xuất hiện trong cái thấy của KIMCUONGTHUA. Kế đó là Thầy mở miệng ra nói. KIMCUONGTHUA nghe giọng nói đó y như là mình nghe nhạc vậy? Hoặc là nghe từ miệng của Thầy phát ra (tức là nghe y như là khi Thầy đứng trước mặt KIMCUONGTHUA mà nói vậy)?KIMCUONGTHUA: Mình có từng thử lúc ở sóc trăng xin sự phụ 2 ngày nua cho con lên gặp Hoà thượng, nếu Hthựong và Như lai đồng ý thì cho con đi. Sau đó thi mình lên và Hòa thựong gặp mình, lúc lên thấy chùa bận rôn lễ cúng rẳm, vô chánh điện lạy Phật xong HT đứng sau lưng mình và cùng lúc HT đi ngang mình cũng thấy, rồi mình lễ Phật xong thì vô gặp. À, H thượng không nói chuyện bay giờ nữa mà tất cả diễn ra = tâm hoặc các sư thị giả nói to lên cho H thượng và các sư trụ trì thầy xung quanh nghe câu nói đó, Nếu đúng chành pháp HT sẽ gật đầu, sai H thượng sẽ ra dấu,Tibu: Chỗ này, KIMCUONGTHUA viết không có chấm phẩy gì hết. Và làm cho người theo dõi không hiểu rõ ý của KIMCUONGTHUA. Tuy nhiên, tibu cũng hiểu sơ sơ là: KIMCUONGTHUA thử Thầy. Khi vào Chùa thì có tới hai Hòa Thượng: một Ngài thì đứng sau lưng khi KIMCUONGTHUA lạy Phật, đồng thời có một Thầy nữa, vừa đi ngang qua đằng trước mặt KIMCUONGTHUA. Kế đó là KIMCUONGTHUA đi vào gặp Thầy. Và hỏi Thầy bằng hai cách: 1. Chỉ cần nghĩ trong tâm câu hỏi: Nếu Thầy gật đầu thì đúng, còn Thầy ra dấu hiệu thì chưa đúng. 2. Cũng có người hỏi to lên cho mọi người nghe: Thầy gật đầu thì đúng, Thầy ra dấu thì chưa đúng. Như vậy, cùng một lúc có ba người hỏi Thầy. Trong đó có hai người dùng suy nghĩ để hỏi, và một người dùng lời nói. Thầy mà gật đầu là cả ba người đều đúng. Thầy mà ra dấu thì cả ba người đều sai.

Hoasentrenda 2013

95Nhưng lở trong đó có một người đúng và hai người kia sai thì Thầy làm sao để trả lời đây?KIMCUONGTHUA: đều rất lạ cái Ngày mà mình đuọc Hthựong xoa đầu chưa cảm giác gì, mà ra khỏi chàu lên xe Đầu nó rần rần và nặng như có ngọn núi trên đảnh y như có ai đè cục sắt lên mình, tòan thân mình rúng động và các tay ấn phát ra cả chục trăm nghìn Toàn cầm CHÀY Kim cưong loại ngắn của Kim cượng thủ tầt cả tay ấn đều sắc vàng thân cũng tếh chỉ có 1 việc mình chưa có chúng thiên nhãn nên hong thấy vong và các vị bồ tát ra sao, sau đó 1 tháng mình không có cảm giác trên nữa, mà mát mẽ như Phật Bồ Tát ngự đảnh, Tibu: Không có Thiên nhãn thì lấy cái gì mà KIMCUONGTHUA thấy những cái này?KIMCUONGTHUA: Còn mình quán vị nào thi vi đó hiện rõ như mình quán và tu thế á. nếu có 1 vong chết mình biết tên tuổi thì mình quán tưong đến kẻ đó, còn không mình quán trùm 10 pháp giới và nguyện cho tất cả, vày a Tibu Tibu: tibu có cảm giác là: Chuyện cực kỳ phức tạp thì KIMCUONGTHUA làm ngon ơ: Y như là một Bác Sĩ. Nhưng chuyện đơn giản thì KIMCUONGTHUA lại làm không được y như là người mù chữ. Thực tế, không thể nào có tình trạng lạ đời này: Một Bác Sĩ không thể nào lại là một người mù chữ được. Đề nghị: KIMCUONGTHUA nên nắm lấy một nắm hột đậu nành. Dùng cách của KIMCUONGTHUA coi và ghi trên giấy cái số hột mà KIMCUONGTHUA tìm ra. Kế đó là nhờ một người khác kiểm tra bằng cách đếm lại coi nó có trúng như KIMCUONGTHUA đã ghi ra trên giấy trước đó hay không?KIMCUONGTHUA: tibu hiểu ý KCT nhầm, lạy phật xong là Hòa thựong đi tới ngay sau lưng mình. Vừa lúc H thượng đi lại gần mình có cảm giác và way lại thì gặp. còn các trả lời thì thầy tra lời ngươi nào, thì Thầy nhìn vô ông đó và chỉ tay ngay vị đó Không bao giờ nhầm Tibu. Còn Tibu nè mình làm sao biết mình đã mở được Thiên nhãn hay chưa, mình chưa biết phưong pháp để kiểm tra

Hoasentrenda 2013

96

Tibu: Cách tránh bị ảo giác hay nhất là tự kiểm tra coi cái thấy nó đúng với mức độ nào. Tibu còn làm như sau: 1. Vào cái thời đầu tiên, lúc mà tibu thấy này, thấy nọ, tibu có nhờ Bố Vinh trên Đà Lạt dùng năm hòn bi và thử tibu dùng thần nhãn coi trong tay của Bố Vinh có bao nhiêu hòn bi. Có nghiã là Bố Vinh đưa hai bàn tay ra đằng sau lưng và tùy ý chia số hòn bi ra làm hai. Sau khi đã chia ra làm hai rồi thì Bố Vinh nắm tay lại và đưa ra đằng trước cho tibu dùng Thần Nhãn nhìn xuyên qua bàn tay để nhìn ra được bao nhiêu hòn bi. (hehehe! Chơi Roulette hay là Tài Xiủ là hết xảy hớ!). Có Má Sen kiểm tra. Kết quả: Đúng 100% 2. Sau đó thì lâu lâu, tibu tự kiểm tra lại "cái thấy" bằng cách lăn một đồng xu dưới tờ báo và dùng thần nhãn nhìn xuyên qua tờ báo. Sau đó là dùng ngón trõ của tibu dí lên ngay chốc chỗ đồng xu đang nằm dưới tờ báo. Kết quả: Đúng 100% Tại sao? Là vì hễ mà không chịu kiểm tra thì có ngày ôm đầu máu! Dĩ nhiên, nó đòi hỏi sự thanh tịnh ghê gớm lắm. Chỉ cần liếc gái với ý đồ là: "Sao mà đẹp thế (và dừng ở đây thì không sao). Ôm vào là hết chê! (khi thêm cái đoạn này vào thì từ chết tới bị thương!) Và kết quả chuyệch choạc, lung tung, trật lất liền. KIMCUONGTHUA à! Khi tu một mình thì nên làm như tibu đã từng làm. Để tránh cái chuyện ảo giác. Ảo giác là dùng không được, và là con đường cực Tà. KIMCUONGTHUA: ti bu nè mình để ý là mình quán tưởng ra thầy và thấy bằng cái quán tưởng đó, còn kiểm tra đậu nành thì minh đoán bằng cảm giác cái biết của mình Tibu: Không làm được "Đậu nành" thì đừng có nói này, nói nọ: Coi chừng bị ảo giác. KIMCUONGTHUA: LỜI KINH KHÓ HIỂU nhưng mình có thể giai thích cho các bạn vì minh đã đuọc học và nghiên cứu rõ ràng, có ứng dụng tu hành thục tế, không phải lên nói suông đâu nghe. Tibu: Ông ơi! Làm ơn viết xong thì sửa lỗi chánh tả, và trình bày bài vở cho nó coi được. Chớ viết xong rồi, không coi trước coi sau gì hết và vứt bừa lên đây thì khổ cho chúng sanh tụi tui quá!

Hoasentrenda 2013

97

KIMCUONGTHUA: Vậy TU để được luân hồi sanh tử tức là chuyển THỨC thành trí, THÌ CHÚNG PHÁP Thân, tibu và các bạn hoan hỷ, kct PHAI NGủ Bye all Tibu: Ông mà làm như vậy nữa thì chẳng có ma nào đọc được cái thứ ngoại ngữ này! Ông có thương thì thương cho trót chớ ở đây toàn là người Việt đọc được tiếng Việt, Nay còn phải bỏ thời giờ ra để mà học cái ngoại ngữ do ông chế ra nữa thì chết bà con cô bác ở đây hết bây giờ! KIMCUONGTHUA: "Còn cái công dụng, tốc độ, và hao xăng bao nhiu, chạy bằng nguyên liệu gì, là sắc pháp Riêng biệt của dòng xe Rollsroy, Tibu và các bạn hiểu hết về sắc chưa. Từ từ kct sẽ nói đến tánh Không sau cùng" tánh không là cai ĐiÊN DẦU NHỨT đó tibuTibu: KIMCANGTHUA à! Tui rất là kỵ cái chuyện chỉ có nói mà làm không được. Khi nào KIMCANGTHUA làm ra cái nắm đậu nành thì hẳn nói tiếp. Chưa làm thì đối với KIMCANGTHUA: Tibu đánh giá chỉ là học giả. Và chỉ là người hiểu kinh theo ý của mình. Ở đâu thì có giá trị, chớ ở Hoasentrenda thì không có giá trị.KIMCUONGTHUA: Tibu và các bạn vô gặp 1 vị dalai lama, chứng quả Ala hán tiểu thừa, không nói gì hết rồi thử xem Ngài nhìn ra mình tu pháp gì không, xin thưa bạn khởi ý nghĩ A la hán biết liền, a la hán nhập định và Thấy lại cảnh mình tu trì, như bạn chiếu phim ra dĩa vậy, Tiếng bạn đọc tụng gì nghe hết , ĐÓ LÀ a la hán nhìn trường họp bạn tụng to ra tiếng, ổng trả lời trúng phócTibu: Dạ thưa Bố, tụi con có gặp một vị A La Hán ở trên Đà Lạt rồi ạ! Tụi con biết thế nào là thứ dữ và thế nào là đồ dõm rồi Bố ơi. Hehehe Bố mà rảnh rổi leo núi để gặp được Anh chàng này thì Bố ị đùn trong quần luôn bây giờ đó Bố à!Vuhanp: Trong những ngày gần đây khi hành trì tác ý thấy hai bàn tay có vòng tròn xoay và càng lúc càng nóng, rát lắm, trong đầu có ý nghĩ là chày... kim cang, không biết có nên tác ý nữa không! có lúc tập trung nhìn thấy giống như cái khối vuông, kéo ra dài và nặng, Tôi hiện hành trì Ngũ Bộ Chú và trì chú của Ganesha.

Hoasentrenda 2013

98Tibu: Chuyện tu hành của Huynh làm cho tibu nhớ đến một người thuộc vào lớp đàn anh của tibu. Người đàn anh này ở trong xóm, trên Đà Lạt. Một hôm anh đến nhà (nhà hai anh em chỉ cách nhau 1 con hẻm) và hỏi về vụ vận khí như thế nào để mạnh hơn tí xíu. Tibu chỉ vẽ cách xác định cái Đan Điền và đề nghị nên dợt như vầy, như kia. Anh rất là thích thú và hứa là sẽ tập đàng hoàng! Nhưng một thời gian sau, anh ấy lại đến nhà và khoe rằng: - - Cách đưa khí của em còn quá dở so với cách mà anh mới tìm ra: Nó chạy đã lắm và trong người tuy là có hơi nóng, nhưng cũng hay hơn so với cách của em đó. Tibu hỏi anh ấy: - - Anh dẫn khí nó chạy ra làm sao? - - Đây nè nha, mình là con nhà Phật, nên anh dẫn khí theo đường đi của chữ Vạn! Vừa nói anh ấy vén bụng của anh ấy lên và vẽ cái hình chữ Vạn to bằng hai gan tay, và có trung tâm là ngay lỗ rún. Nghe và thấy anh ấy vẽ cái chữ Vạn ngay lỗ rún thì tibu, không hiểu nó ra làm sao cả - - Thôi đi anh! Anh nên ngừng tập vài ngày để cho em coi cái đường khí này nó ra sao cái đã. Thiệt tình thì em cũng chưa bao giờ tập như vậy cả! - - Ừ! Và anh ấy ra về. Vài ngày sau, tibu tìm ra được và chạy bay xuống nhà anh ấy: - - Anh ơi, ngưng lại ngay, và anh tập cho em cái thế này đi (tibu chỉ cách tập hatha yoga). Và biểu diễn cho anh ấy coi. Biểu diễn xong tư thế đó thì tibu lại nói rất là rõ ràng: - - Anh mà tập nữa thì anh sẽ bị mù! Vì khi khí nó chạy được là nó sẽ xông lên mắt, và nó kêu một cái bụp là anh bị mù! Anh ấy, tuy rằng nhìn thấy tận mắt, nghe tận tai, nhưng vì tibu là đàn em nên anh ấy không chịu làm theo. Sau đó, thì anh bị mù, anh báo cáo:- - Nó kêu một cái bụp và anh hết thấy gì luôn! Tibu không làm gì được:

Hoasentrenda 2013

99- - Bộ anh tưởng là em tự nghĩ ra cách vận khí như vậy rồi đem anh ra làm thí nghiệm hả? Anh đã không biết gì về khí lực con người, và nó chạy ra làm sao, thì tốt nhất là đừng có chế với độ! Vuhanp à! Huynh không biết tí gì về khí lực con người, và khí nó chạy thì nó sẽ ra làm sao! Thì tốt nhất là đừng có chế với độ.Vuhanp: … điều hạnh nguyện của mình là bắc cầu cho các bạn trẻ sơ cơ, mà các bạn trẻ vào Mật mà bảo ngồi trì chú rồi chờ giải thoát, mà không có thần thông thì là huyện... hoang đường!Tibu: Huynh cũng nên biết là có 30% các đệ tử thời Đức Phật Thích Ca lại không có thần thông!Vuhanp: Những huynh đệ của mình họ tinh tấn từng ngày, từng giờ, có bạn 16 tuổi tu trong 2 tháng, học gần hết trận pháp với binh gia được cấp, Khi bị nạn có Sư Phụ sai Thiên Long Bát Bộ, Chư Thiên giúp, (bạn muốn nghe kể không? rất sẵn lòng chia sẻ 4 chuyện xảy ra trong 2 tháng nhập môn!)Tibu: Chuyện này nghe cũng hơi kỳ kỳ, Thiên Long Bát Bô, có nhiệm vụ hộ pháp, mà phải có người sai thì mới làm. Có nghiã là tibu ở nhà một mình. Ngoài trời lạnh trừ 11 độ C. Một con rồng nhỏ xíu bay qua nó nhìn thấy tibu ở một mình trong hoàn cảnh nguy hiểm! Vì khi trời lạnh thì cái lò xo trong động mạch trái tim của tibu nó lạnh trước. Mà chỗ này mà nó lạnh là tibu xiủ liền thôi. Nên con rồng nhỏ xíu này bay đi tìm chỗ an toàn cho tibu. Dĩ nhiên là nó tìm ra: Nó thần giao cách cảm cho tibu biết là: - - Ông ơi, ông ở nơi này nguy hiểm lắm, ông qua nhà anh Thành thì yên ổn hơn. Thế là tibu khăn gói qua nhà anh Thành. Con rồng này đi ngang qua và thấy tibu bị lẻ loi nên nó làm liền. Không có Thầy nào mà sai nó tới nói với tibu cả. Thiên Long Hộ Pháp thứ thiệt đó.Vuhanp: Về việc thỉnh ý sư phụ hai Lúa vì giọng văn của huynh ấy bình dân, dí dỏm, dễ thương, thiện cảm, và tận tâm với sự "thiếu hiểu biết " của mình cũng như các bạn trẻ, mình cũng có sư phụ và không thể mỗi cái mỗi hỏi, ngại vì tuổi già, và nếu nghiệp có bắt bị như vậy mình cũng sẵn lòng, vì hiểu được rằng chạy có khỏi đâu?

Hoasentrenda 2013

100Tibu: Y da, Huynh mà ăn nói liều mạng như vậy là nguy hiểm lắm. Là vì không có trí tuệ mà có thiện chí thì dễ đi tới phá hoại. (tibu nói theo ý của Huynh là "Dũng và vô mưu" đó).Vuhanp: Rất vui được sự quan tâm của ĐSH Hai Lúa (nhờ vậy biết rằng ĐSH rất khoẻ, trả lời 2 lần trong topic) vấn đề tu tập của mình do nghiệp chuyển tùm lum, ngày trước khoản 1998 mình tập niệm A Di Đà, đến khi trong tai nghe như cả một đạo tràng, có cả nam lẩn nữ, muốn nghe chuông lập tức nghe cái boooong, tác ý nghe mõ, lập tức nghe lốc cốc... đi hỏi ông anh tu thiền từ giải phóng, ổng trả lời không thỏa mãn, lại còn hù hành thiền không đúng cách (trong người khi tác ý có gió chạy, tôi muốn mở Kundalini) coi chùng tẩu hỏa nhập ma, (cách của ổng thiền nằm, xin lỗi! ngày đó tôi cho rằng tu như vậy làm biếng) từ đó tôi trễ nải, thối tâm không còn tâm tu chết bỏ, và giải đải tạo thêm một đống nghiệp vốn dĩ đã dày nặng, cho đến khi gặp Mật của Cư sỹ Triệu Phước! Cũng như mọi người khác, khi nhận pháp và " tự bơi, tự chèo " tôi chỉ còn cách lục lạo, web này qua web khác, qua daitangkinh bị mắng là tà, qua HSTD bị rầy là môi giới Pháp, không thông suốt kinh điển! huynh đệ đồng môn kêu hoang tưởng! Trang nhà thì closed, tôi chỉ giải bày cái không biết của mình với tâm cầu học... Những kết quả cầu biết của tôi thật thảm hại, đêm qua quán xét và hiểu đó là do nghiệp... tội nặng vô cùng! Qua đó tôi cũng thắc mắc là huynh Kimcuongthua - "Niệm Phật cho người chết thì không hiểu là họ siêu thoát được chưa?" về phần huynh đệ chúng tôi thì mở đàn siêu độ cho những vong vất vưởng và biết chắc chắn nơi đến của họ, vì được chấp thuận!….. Tibu: Tui cũng thích cả hai ông luôn (KIMCANGTHUA và vuhanp) chuơng trình của tibu không dừng ở đây, mà còn tìm cách cho hai ông thoát luôn cái cảnh "Cận Định". Như hai ông thấy là biểu hiện rõ nhất của "Cận Định" là: 1. Tập cái này, nhưng nó lại ra cái kia. Như là niệm Phật mà lại tai nghe cả một đạo tràng! Cứ theo sự biểu hiện này, thì khi cầu cái này thì nó cũng ra cái kia. Với kết quả kó mà lường được. Một thí nghiệm mà tibu đề nghị: Cả hai ông cùng tác pháp làm một cái chuyện gì đi và cùng làm cho một

Hoasentrenda 2013

101vùng nào đó, có tên điạ danh đang hoàng, như là vùng: Cây Số Bốn Đà Lạt chẳng hạn. Thì sẽ thấy: Ông này diễn tả này, ông kia lại diễn tả thế kia. Và không thể ăn khớp nhau được. Ở đây, Nhí phóng quang chúc Tết: Một Nhí ở Đà Lạt, một ở Vũng Tàu. Vậy mà Nhí yếu cơ hơn diễn tả: Con bay lên Đà Lạt thì thấy có một ông Phật đang phóng quang trên đó. Nhí giỏi hơn lại nói trong khi con phóng quang thì một lúc sau con thấy Nhí kia cũng bay lên ở thấp hơn con và cùng phóng quang.Hstn: mấy ông mật tông này (Có N luôn đó nghe) nói gì nghe khó hiểu quá. Giống như vịt nghe sấm, thường dân mà nghe nhạc sopanh và betthoven do Đặng Thái Sơn biểu diễn. Nghe cải lương nam bộ hay hơn.Tibu: Có gì đâu. Đây là con đường đi từ "Cái Có" sang "Cái Không". Vì nó có nên nó có nhiều thứ lắm: Và đừng có tưởng rằng nó không có ảnh hưởng gì đối với những người "Không có đi theo con đưòng này"Vuhanp: Trong thời gian Hành Pháp, Chư Phật, Chư Bồ tát thị hiện, Thiên Tướng Thiên Binh có nhiệm vụ áp giải, Sư Tổ phải có mặt rồi, và xuất hiện coi mấy đứa nhỏ làm ăn ra sao, có mất mặt Người không? và dĩ nhiên khi Chư Vị xuất hiện bằng Pháp Thân thì lật đật quỳ cuối đầu đảnh lễ, mở tivi len lén hồi hộp coi diễn biến….Tibu: Tuy nhiên, ngay từ giây phút đầu tiên thì đã bị xâm nhập, và đã bị điều khiển rồi! Thì coi như là vuhanp và các bạn bè đã thua mặt trận "Tự Thắp Đuốc Lên Mà Đi Rồi". Là vì: Một khi nó đã vào nhà anh và tụi nó đã ĐIỄU KHIỂN ĐƯỢC ANH RỒI (qua những cử động, hô hấp, phát âm này nọ) thì anh đã thành người máy cho tụi nó sai khiến rồi Vuhanp: kính ĐSH Tibu có lẽ tiểu đệ "bị" huynh "chiếu tướng" nên huynh mới nghĩ rằng đệ mở cửa rước "họ" vào nhà, đó là cái Nanh heo rừng do huynh đệ tặng cho, trong đó có chút chút ám tàng, chứ ĐỆ CHƯA BAO GIỜ MỞ CỬA!Tibu: Chào Huynh vuhanp, lúc Huynh mới tập môn này. Cái ngày mà Huynh cầm cái linh phù dơ lên đầu, rồi chắp tay thì thân thể cục cựa,... Y như sách đã ghi. Thì đó là vấn đề và là lúc họ xâm

Hoasentrenda 2013

102nhập đó, còn tự động cục cựa là họ điều khiển đó. Nói như vầy rõ hơn nè: Trong số huynh đệ có người nào mà không có cục cựa mà vẫn hành pháp được như Huynh không?Vuhanp: Như ĐSH nói thì đệ đang phát triển Huệ Âm, hehehehe, hỏng coá! Tibu: Tibu nói là có vì hiện tượng thể hiện ngay trên người Huynh mà Huynh không biết nó là cái gì thì là Huệ Âm đó.Vuhanp: được sư phụ dắt đi đảnh lễ Đức Di Lặc, Phật Tổ, được các Ngài xoa đầu, Đức Quan Thế Âm rưới nước cam lồ cho tiêu nghiệp... Rất biết ơn sự cảnh tỉnh của huynh, đệ ăn mày Pháp Phật cũng hơn 20 năm, (và cũng giống y tính của huynh ngang tàng lỳ lợm kiểu ai làm được tui làm được...) đọc topic của Colony, thấy huynh sức khoẻ kém mà vẫn quan tâm đến đệ, huhuhuhu xúc động lắm...Tibu: tibu dám chắc là không có ai "ở trên Hoa Sen 5 cánh hết". Vô Học: Nhân việc bạn Colony nói về Ngondro của dòng truyền thừa Mật Tông, xin Thày Tibu giải thích thêm cho chúng con rõ về Ngondro là gìTibu: Đi tìm những Thầy và Tổ. Hồi mới dợt và thấy được vài cảnh này nọ thì tibu đâu có ai... quán đảnh! Và cũng chẳng biết nó là cái gì! Khi mang thân xác, và một đôi khi linh hồn này để phá phách và tìm tòi học hỏi lung tung chỗ và cùng khắp các cõi. Khi đi tới đâu người ta ấn chứng cho tibu tới đó! Dĩ nhiên cảnh đầu tiên mà tibu đến là Đức Bổn Sư của mình, đó là Phật Thích Ca. Thì tibu lớ quớ lắm, không biết nhìn Ngài bắt đầu từ chỗ nào (từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, từ trái qua phải hay là từ phải qua trái) tibu đâu có biết cách có nhiều cách nhìn như vậy đâu? Và cũng chẳng biết rằng với những cách nhìn này thì nó sẽ cho tibu biết được những gì! (sau này thì nó cho ra những kết quả khác nhau). Mà tibu cứ nhè ngay trái tim của Ngài mà nhìn. Ngài im lặng coi cái "thằng dòi này" nó làm cái gì? Càng nhìn thì nó chỉ có màu vàng và càng chói lòa (gấp 10.000 lần mặt trời!). Đối diện với cái anh sáng này thì đầu óc nó rêm hết luôn đó nghe! Tibu xuất định: tibu khôn lắm, tibu xuất định từng cấp độ một (trước

Hoasentrenda 2013

103hết là cảm nhận lại được cái vị trí của tibu tu hành, kế đó cảm giác lại được cái đỉnh đầu, rồi cảm giác loan dần xuống cho tới cái ngực, lúc này mới tới hơi thở, sau cùng là xuất định). Xuất định xong thì tibu bí lù! Không thể hiểu gì hết và cái linh tính nó biết là trong trái tim của Ngài nó có cái gì đó mà không thể thấy được vì hễ mà càng nhìn vào thì càng sáng và càng chánh định vào đó thì càng chói lòa luôn!Viết tiếp đây: 21/12/2010 lúc 08:02:13Sau này khi lên nhà Đắc Long ngồi nói chuyện đạo thì mới lòi ra ý này: Anh em đang bàn chuyện Đạo hăng say ghê lắm thì có ai đó vặn nhạc to lên! Ông chủ nhà la lên: Vặn nhỏ lại! Thế là ngộ! Vào công phu lại lần thứ hai, thằng dòi bình tỉnh tác ý: Bớt sáng lại! Thế là nó có thể thấy nhẹ nhàng những cái gì bên trong Trái Tim cuả Ngài: Có hết thẩy là bốn cái tháp (y như là những cái tháp trong mã thánh Phật Giáo vậy)!

Hình y chang như cái cuối cùng. (Stupa of Nirvana). 1. Mục Kiền Liên

Hoasentrenda 2013

1042. Xá Lợi Phất 3. Ma Ha Ca Diếp 4. AnanVà hàng thứ hai có hai cái: 5. Marpa6. MilarepaKhi thấy được cái này thì tư tưởng sau đây xuyên qua đầu tibu: Đây là những vị có công duy trì và phục hưng lại Phật Giáo. Trung bình khoảng 500 năm thì có một người. Sau này thì Cô Vân có vào lại và thông báo rằng có thêm một cái tháp nữa đó là tháp của Hai Luá. Từ đó suy ra. Chuyện Tổ này, Thầy kia chỉ có một công dụng là chia rẽ giữa dòng pháp này với dòng pháp kia! Nhất là từ khi những người cuồng tín xuất hiện! Vì chỉ do đám cuồng tín sau này làm ra với lý do là để phân biệt, và từ sự phân biệt này mà có sự chia rẽ nhau. Thực tế, không có Tổ Thầy nào có giá trị hơn Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. 23/12/2010, 10:16:55Viết tiếp cho hết ý. Bà Con Cô Bác để ý cho kỹ cái chuyện này: Đây là đạo Giải Thoát, nên tất cả đều thực hiện một công việc là tiêu diệt tất cả những dịch vụ có liên quan đến cái gọi là Bản Ngã. Cónghiã là với tất cả mọi trình độ tu chứng từ lơ tơ mơ, đến thứ dữ đều không thích, không chơi, không ưa tất cả những biểu hiện của kẻ thù truyền kiếp được gọi là Bản Ngã.Đó cũng là điều căn bản được mặc nhiên chấp nhận và hoan hô dưới bất kỳ phương pháp tu hành nào. Cho dù là Tịnh Độ, Thiền Tông, Mật Tông, Nam Tông, Bắc Tông, Đại Thừa, Tiểu Thừa! Nay bàn về những chi tiết của những tu sĩ đã tu thành công. Nên nhớ là những tu sĩ này đã chứng đắc tình trạng "Vô Ngã". Nhưng nhìn cho kỹ thì lại thấy còn cái dịch vụ lạ kỳ như là tạo ra những nhóm có tên tuổi với lý lịch rõ ràng. Câu hỏi đặt ra là, những người mà làm ra cái dịch vụ này có ý đồ gì? 1. Có thể là để họ khoe với Phật chăng? 2. Có thể Họ sợ bị quên lãng chăng?

Hoasentrenda 2013

1053. Có thể Họ dành phần với chính Đức Bổn Sư là tụi con có tu tới đây nè Thầy! Xin cho tụi con khoanh vùng này, xí phần kia nghe. 4. Có thể là gì nữa nhỉ? Hehehehe Dù lý do là gì gì đi nữa thì đây chỉ là một hành động hoàn toàn lố bịch: Bản Ngã còn nằm chình ình ra đó! Một tu sĩ đã đến mức độ Vô Ngã sẽ không phạm sai lầm như vậy được. Tại sao? Là vì một khi đã Vô Ngã thì còn cái ngã nào nữa để mà tạo nên nhóm này, nhóm kia cho nó rách việc đến như vậy! Đã vậy mà còn đặt tên nhóm mình có tên như thế này, nhóm kia lại như thế kia nữa chớ, chưa hết còn tuyên bố là có ông Tổ có tên là như vầy, Thầy là như kia! Nhìn cho kỹ: Đây là dịch vụ của Bản Ngã. Mặt khác, dịch vụ này bôi lọ Đức Bổn Sư.Thật vậy, khi vào tu tập trong nhóm này thì chỉ chú ý và gói gọn vào "cứt đông" của vị Tổ, và quên đi cái công đức thật sự của Đức Bổn Sư. Và từ đó chia năm, xẻ bảy ra: Cách của nhóm này thứ thiệt hơn, cách của nhóm kia rõ hơn... Làm sao mà có thể thấy được cái nhất quán của Đức Bổn Sư, một khi đã có phân chia bè phái như vậy? Một tu sĩ đã đến mức độ Vô Ngã sẽ không phạm sai lầm như vậy được.Tại vì: Một khi đã tu xong thì biết rằng mình chỉ là trái cây chín dú!Còn Đức Bổn Sư là trái chín cây! Tu sĩ này quá dư biết là: Tầm ảnh hưởng khi truyền pháp, hay là làm một Phật Sự nào đó để gọi là trang nghiêm quốc độ thì không là gì cả! Nếu so sánh với Đức Bổn Sư! Rõ hơn: Nếu có thể vẽ ra được tầm ảnh hưởng của Đức Bổn Sư là một hình tam giác đều với cạnh là 10. Thì mình cũng là một tam giác đều nhưng với cạnh chỉ là 2 cho tới 3 là nhiều lắm rồi.Như vậy đây là sự đồng dạng và sẽ tuyên bố rằng: Tui là một ông Phật Mini, còn Ngài Phật Bự chính là Đức Bổn Sư. Dĩ nhiên với sự hiểu biết chính xác và thực chứng như vậy thì Tu Sĩ Vô Ngã này lấy cái gì mà dám vỗ ngực xưng tên: Tui là Tổ sáng lập ra cái này, và là Thầy đã thành lập ra cái kia! Có chăng là hành động lố bịch của bọn ngu si cuồng tín, không biết sức mình, coi trời bằng vung.Hết

Hoasentrenda 2013

106

Đâu Xuất «: Tháng Mười 13, 2009 hoasen: Chú ơi! Chú nói cái này được không chú? Theo Kinh sách thì Đâu Xuất là Tầng Trời thứ tư thuộc Cõi Dục gồm 2 cảnh giới. Đâu Xuất Nội Viện hay Đâu Xuất Tịnh Độ và Đâu Xuất Ngoại Viện. Do Bi Nguyện nào mà Nội Viện được dựng lập ở đây vậy chú. Và do Nguyện gì mà 1 số hành giả tu thành công sau khi chết sẽ về Nội Viện vậy chú. Tibu: Chỗ này có bàn tới điểm này nè: http://www.hoasentrenda.com/smf/index.php?topic=466.0Trụ ở Đâu Xuất Tháng Bảy 14, 2009 hoasen: Hstd xin có đôi lời về việc chú Tibu bị tức ngực nếu nhập Định. Giống như mình đang ở nhà lầu mà dọn ra nhà lá thì tự nhiên mình thấy khó chịu nhưng dư ra 1 đống tiền để xài. Xài những cái dư này vào cái gì thì tùy tâm nguyện. Nhưng xài riết rồi cũng hết. Hết thì lại rách rưới và chỉ còn cái mớ kinh nghiệm sống để nói lại với anh em và con cháu. Nhưng thấy họ nghèo khổ quá nên lại quyết định dọn từ căn nhà lá ra ở gầm cầu ở để dư thêm 1 mớ nữa để xài tiếp. Giống như vậy chú, Tibu đang là Bồ Tát Đệ Bát Địa xuống trú ở Nhị Thiền. Xài riết thì bị phá sản nên từ Nhị Thiền lại mò xuống Dục Giới Nội Viện để kiếm tí… hhh…. Như vậy hiện tượng tức ngực giống như bị phản ứng do thay đổi môi trường sống. Hay do từ chỗ khí thanh nhẹ xuống 1 cái chỗ nặng trược hơn. Lần trước chú Tibu phải trồi lên trụt xuống cả 3 tháng mới trụ được ở Nhị Thiền. Lần này không biết bao lâu. Nhưng nếu có hồi hướng thì sẽ nhanh hơn. Trích Tập Tin 5:

Bồ Tát Di Lặc & Đâu XuấtAP: Huynh KKT nè, thế thì Phật Di Lặc cũng còn dục tình, ăn uống nhỉ. Chuyện này chắc anh không thể không nhờ anh Hai Lúa giúp đỡ trả lời được rồi. HL: Bồ Tát ở chỗ nào thì làm y theo phong tục chỗ đó, Bồ Tát Di Lạc là người tu hành giữ giới luật nghiêm mật, Ngài chúa ghét ai mà xưng là Thầy này Thầy nọ lắm! Gặp được Ngài thì Ngài hay giáo đầu bài đó trước! Vì làm cái gì mà có cấp bực là có hơn thua, là có che

Hoasentrenda 2013

107giấu, và là người ganh tỵ..... Bài thứ nhì là: Sáu thời sám hối. Bài thứ ba là: *Người Cho phải cám ơn *Người Nhận*! Họ cám ơn vì họ có cơ hội làm được một việc Thiện. Còn nói về nội Đâu Xuất thì nói về tập đoàn Bồ Tát ở trên đó, còn Ngoại Đâu Xuất thì là những ông tiên ưa nghe nhạc có nhiều nốt luyến lấy như Đàn Bầu (Độc quyền cầm) hay violon. Nhạc có nét tương tự như của Ấn độ không có tiết điệu rõ ràng, do đó người nghe ít khi đánh nhịp theo. Nhưng nghe cũng có lý lắm! Mến. AP: Y theo phong tục chỗ đó thì: dục tình là dục tình như thế nào và ăn uống thì ăn uống những thứ chi? HL: Họ yêu nhau bằng... tiếng cười. Tất nhiên họ có nhiều tiếng cười nhưng họ cười một cách đặc biệt và ở vùng... dưới đó có cảm giác như một cơn gió thoảng là xong rồi đó. Họ ăn uống thì ít lắm, những người trẻ thì ăn uống tại chỗ (họ ít di chuyển), còn người có tuổi thì lại hay di chuyển. Họ ăn những vật tròn tròn trắng trắng (không biết tên). Ăn xong thì những vật dụng đó bay bổng lên không trung và biến mất. Tuyệt nhiên không có ai dọn dẹp chi cả. AP: Như vậy, Bồ Tát Thập Địa chắc có ganh tỵ rồi hén. HL: Tất nhiên là không có chuyện đó (Từ Thập Địa tình nguyện xuống trụ ở Đâu Xuất mà!) mà Ngài có ý nói là: Bồ Tát làm như vậy, hay tự tạo ra những cảnh đặc biệt khác người thì sẽ làm cho những người học Đạo ganh tỵ với nhau. Do vậy mà phải làm sao mà vừa cực kỳ Vui Tính mà cũng vừa cực kỳ Nghiêm Nghị. Nhìn Ngài lạy sám hối mà mình ớn óc liền đệ nghĩ ngay lập tức: -- Ổng như vậy đó mà còn Sám Hối mà mình là cái thá gì mà hay quên sám hối woài vậy!* Đệ hỏi Ngài, mỗi lần Sám hối như vậy Ngài sám hối về đề mục gì? -- Tui sám hối về những điều hiểu lầm của tui trên đường đến Chân Lý, và những tai hại của nó khi vì hiểu lầm, tui cho bạn bè uống lầm thuốc: Tui cứ chắc mẩm rằng làm như vậy, như kia thì sẽ thành Phật! Nhưng sau nầy xét lại thì bạn bè vì nghe theo và thực hành nghiêm mật mà... không thành. Sự việc nầy có ảnh hưởng khá mạnh khi tui độ

Hoasentrenda 2013

108những chúng Hữu Tình sau nầy. Vì vậy mà tui sám hối từ Quá Khứ, tới Hiện Tại và sẽ tiếp tục sám hối vào Tương Lai trong ba thời công phu: sáng, chiều và tối. Nghe Ngài nói dứt khoác như vậy và xét lại mình mà *ớn óc, nổi da gà, chảy nước mắt* luôn! …..

Bàn về Nội và Ngoại: Ở ta bà này mà đả có nội với ngoại rồi thì chắc chắn ở đâu cũng có tình trạng này! ở Điạ Ngục cũng có "cái nội" này (kinh nghiệm tâm linh của Bé Hạt Tiêu). Do đâu mà có? Do đại nguyện mà ra. Gia đình Như Lai hiểu theo những bật "Chánh Đẳng Chánh Giác" sẽ xuất phát từ đây và sẽ làm y chang như nhau trên những nơi có điều kiện thuận tiện y như là Ấn Độ vào thời Đức Bổn Sư. Do nguyện gì? Do đã gôm bi lại đầy đủ cả gia phả của mình lại, và vì toàn là người trong một gia đình, đã từng sống chết có nhau "từ khuya" rồi. Vã lại đã từng làm Bồ Tát dày dạng kinh nghiệm về việc Độ Sinh, Độ Tử, Chữa bệnh... trong hằng hà sa số kiếp nên những người này cùng quyết định là nên để lại trần gian tất cả các kinh nghiệm tâm linh, tất cả các cách tu hành trong mọi hoàng cảnh: Từ Vua Chúa, giàu, trẻ, thông minh, ăn mày, và ngay cả những người làm những nghề thuộc về hạ cấp: Tất cả, nếu cố gắng, thì sẽ tu hành được. Sau khi được xác minh là đã thành công cả rồi thì cả đám Bồ Tát trứ danh này đi vào Niết Bàn. Và sau khi làm màn chót này thì chỗ đó sẽ có Tam Tạng Kinh Điển và chu kỳ Chánh Pháp cứ như vậy là xoay chuyển. Chuyện này không thể hết được COLONY: Hôm trước COLONY có nhớ là đọc được một bài trong đó Huynh có nói là Bổn Sư Thích Ca trước kia là đệ tử của Văn Thù Sư Lợi... Nói như vậy một lần nữa lại khẳng định Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đã là vị cổ Phật....Và không biết việc Phật Thích Ca & Di Lặc trước khi đản sanh ở cõi ta ba để giáo hóa chúng sanh là các vị đều ở cõi Đâu Suất, đều này không biết có liên quan gì đến đại nguyện của Đức Văn Thù Sư Lợi không? Nhờ Huynh giải thích giúp.Tibu: Thật ra thì tibu không có nghiên cứu nhiều về vị Thầy của tibu. Nhớ lại cái hồi gần gặp được Ngài thì tibu vui cả tuần trước đó luôn.

Hoasentrenda 2013

109Sau đó là gặp anh Hồng Phả, kế đó là gặp anh Sơn và chính anh Sơn đã chỉ cho tibu cái hình của Ngài Văn Thù Sư Lợi ở trong cuốn Đà La Ni Xuất Tượng của Nguyên Phong dịch. Cái hình Ngài dùng ngón tay út chỉ hư không đó. Khi tibu đang quán thì Ngài thò cái tay ra và rờ đầu. Từ đó trở đi là tibu đụng tới cái gì thì lại biết rất là rõ về cái đó. tibu có đọc về chuyện nói rằng Ngài Văn Thù Sư Lợi là Cổ Phật và học trò của Ngài đều là Phật.Thiện Đức: Thưa chú TiBu, sao lại là ngón tay út chỉ hư không? Vì ngón tay út tượng trưng cho Địa, còn ngón cái mới tượng trưng cho hư không. bongsen: Theo quan niệm ngũ hành, cơ thể con người mình cũng là một tiểu vũ trụ, có cấu trúc tương tự như đại vũ trụ (còn cấu trúc tâm linh thế nào con không biết à)!!! Và 5 ngón tay biểu hiện tương ứng với 5 hành: - Ngón cái: mộc - Ngón trỏ: hỏa - Ngón giữa: thổ - Ngón áp út: kim- Ngón út: thủy Tương sanh: mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sanh kim, kim sanh thủy... và các ấn quyết của Phật, lại tương ứng với các cách chập (khí điện trường) để kích hoạt các luân xa, kinh mạch trong cơ thể điều hòa... thông suốt (theo Đông y)... Nếu được mong thầy giải thích một chút về vấn đề này không ạ? Ví dụ: vì sao ấn của Ngài A Di Đà là ngón cái + ngón trỏ, Dược Sư: ngón cái + ngón giữa, Quán Âm(cam lồ): ngón cái + ngón áp út... Mỗi ấn tượng trưng cho một khả năng nào đó về cách vận hành và ứng dụng khí lực trong cơ thể(tương ưng với một vị Phật / Bồ Tát nào đấy) của mình hả Thầy? Đến trình độ nào mình không cần phải dùng ấn nữa???Tibu: Mấy ông tiên dục giới thì cái gì cũng dùng âm dương ngũ hành, và áp dụng cứng ngắc: Như là xung khắc, tương sinh. Nhưng Con Người đâu phải là một dụng cụ, một con số... nên nhắm mắt áp dụng thì không được cái gì cả. Ấn là một thế của bàn tay, và của toàn

Hoasentrenda 2013

110thân thể. Nó diễn tả đúng cái trạng thái tâm thức của Tu Sĩ ngay lúc đó. Chẳng hạn: Khi Đắc Đạo thì Đức Bổn Sư thò ngón tay giữa xuống và đụng vào mặt đất. Tác dụng: Động tác này ghi dấu nơi Ngài Thành Đạo. Và đồng thời lưu trử nguyên công trình đó luôn. Sau này, người ta đặt tên cho động tác này là cái gì cũng được! Nhưng rất là ít Người lại biết rằng: Khi tập trung tư tưởng ngay đằng trước mặt, ngang với tầm nhìn bằng cách nhập chánh định trên một đề mục là cái dấu hiệu đó thì Hành Giả trứ danh này sẽ thấy được lại các phương pháp mà Đức Bổn Sư đã trải qua để Thành Đạo. Cái vô duyên và khù khờ khi dùng ngũ hành để luận đoán: Bây gìờ cái hành của ngón giữa là "Thổ" và chỗ Ngài ngồi cũng là "Thổ". Như vậy "Thổ" dụng với "Thổ" nó ra cái gì? Nó không ra gì hết hay là nó ra một cục Thổ bự hơn! Y như câu: Mình Và mọi Người ---> Nó chỉ là một đám đông. Nhưng: Mình Vì Mọi Người ----> Thì nó mới là có vấn đề! Chữ Vì này không thể dùng ngũ hành mà luận ra được!Thiện Đức: Thưa chú TiBu, khi cháu đọc bài "Lục Tự Đại Minh Chơn Ngôn" thì cháu có những thắc mắc về "Khái Niệm" và "Trí tuệ" khi dùng Lục Tự chiếu.... các pháp. Câu hỏi: Tại sao cứ 6 mặt thì là Khái Niệm, ngược lại là Trí Tuệ mà không là con số nào khác? http://www.hoasentrenda.com/BaiMoi/bm13-LucTuDaiMinhChonNgon.htm

Lục Tự "Đại Minh" Chơn Ngôn

TP: Hello anhHai Lua: helloTP: Tại sao ngài Đại Thế Chí không có tên mà chỉ có Pháp hiệu? Hai Lua: hahahahahahaTP: hihihihiTP: có tên Sankrit, nhưng không thấy dịch sang tiếng Việt Hai Lua: N.U. là người dùng Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn để dò ra quan thế âm (không có hoa), nhưng nó chưa được giải thích quy trình

Hoasentrenda 2013

111này, nó làm đại khi nó coi DVD, và nó có xác nhận là nó cũng có coi lại và cũng thấy y như vậy TP: y như vậy? Hai Lua: có nghĩa là quan thế âm có 6 mặt, mỗi mặt là 1 hình ảnh khác nhau, lúc đó thì phe ta chỉ mới "ừ hử" thôi, rồi nó dùng Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn, nó coi luôn đức phật a di đà (không có hoa), và nó cũng thấy là có 6 mặt. TP: ý nghĩa thật sự của tên có Hoa và không hoa?

Hai Lua: Cô Ba Hột Nút dùng Lục tự Đại Minh Chân Ngôn cũng coi quan thế âm (không hoa) và a di đà (không hoa), nhưng khi coi vào Quan Thế Âm 11 đầu thì hình này không có 6 (sáu) mặt Hai Lua: phe ta nín thở coi cô có kết luận gì không? nhưng Cô lại không có kết luận gì cả, và phe ta cũng chỉ ừ hử. TP: hấp dẫn Hai Lua: và có nói là: Sau này nếu có người hỏi về tên tuổi của bất cứ vị Bồ Tát nào thì sẽ bật mí cái chuyện này, và sẽ nói về Lục tự "Đại Minh" Chân Ngôn TP: hahahaha, hay lắm, rà trúng đài Hai Lua: Nếu em để ý thì lâu lâu, trong diễn đàn hay có đề cập đến Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn TP: Om Mani Padme HùmHai Lua: và phe ta có hỏi là nó "Đại Minh" ở chỗ nào? và cho tới ngay bây giờ thì chưa có ai trả lời câu này TP: người ta giải thích mỗi âm là mỗi màu, 6 âm cho 6 cõi Hai Lua: chỉ giải nghiã thôi chớ chưa có nói là nó "Đại Minh" ở chỗ nào?TP: Chuyện chưa bao giờ nghe đến năm 2009 Hai Lua: ừ, người giữ bản quyền mà Hai Lua: nghe cho kỹ nè: 1. Nếu mà dùng Lục Tự Đại Minh mà nhìn vào bất cứ 1 đối tượng nào mà tu sĩ thấy đối tượng có 6 mặt thì.... đây chỉ là một khái niệm 2. Nếu mà dùng Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn mà nhìn vào đối tượng mà không thấy 6 mặt thì nó là "Trí Tuệ"

Hoasentrenda 2013

112Hai Lua: như vậy: Những đối tượng sau đây không có 6 mặt: Hai Lua: Quan Thế Âm 11 đầu, Đại Thế Chí, Chuẩn Đề, Văn Thù Sư Lợi, và Địa Tạng TP: wowHai Lua: còn tất cả những vị Phật đều là khái niệm! Hai Lua: tất cả đều có 6 mặt TP: từ ngữ khái niệm thì không có hình tướng? Hai Lua: ừ TP: nếu nói vậy ngài Tỳ Lô Giá Na, ngài TC cũng là khái niệm? Hai Lua: ừ TP: nhưng ngài TC là đức Phật của lịch sử mà Hai Lua: chỉ có Trí Tuệ thi mới là có tướng Hai Lua: hahahahaTP: sao anh lại cười? Hai Lua: Ngài Thích Ca lịch sử dùng một khái niêm để thành Phật Thích CaHai Lua: và tan biến vào khái niệm Hai Lua: suy nghĩ, suy nghĩ Hai Lua: dùng khái niệm để rồi tan biến vào khái niệm đó để thành Phật Thích Ca TP: như vậy thì với một người bình thường thì khi nhìn vào các vị thì lúc nào là khái niệm và lúc nào là trí tuệ? Hai Lua: hahahahaHai Lua: chỉ khi học Lục Tự "Đại Minh" Chân Ngôn thì mới biết lúc nào là khái niệm, lúc nào là Trí Tuệ TP: cái chìa khoá ở chỗ này? Hai Lua: ừ TP: nếu nói vậy thì Lục Tự Đại Minh Chơn Ngôn không phải chơn ngôn của ngài QTA? Hai Lua: cầm cái này là cầm nguyên con cái Đạo Phật đó TP: Như vậy thì Đại Minh là ở chỗ phân biệt giữa khái niệm và Trí Tuệ Hai Lua: đúng 100% TP: chơn ngôn của chư Phật chứ không phải chỉ riêng ngài QTA?

Hoasentrenda 2013

113Hai Lua: nhìn vào hình của vòng phép của Quan Thế Âm trong cuốn sách to tổ bố Hai Lua: thì họ lại vẽ rất là kỳ lạ TP: trang 21??Hai Lua: đúng Hai Lua: từ dưới lên trên, từ trái qua phải Hai Lua: Văn Thù làm hộ Pháp, Hàn hào quang làm hộ pháp Hai Lua: lên trên cao là Quan Thế Âm, lên 1 tí là tara màu trắng, rồi A Di Đà Hai Lua: và tara màu xanh, lên cùng là hắc bì Phật TP: có 6 chữ Lục Tự Hai Lua: ừ Hai Lua: Văn Thù lại làm... hộ Pháp Hai Lua: Quan Thế Âm là hành Hai Lua: và nếu để ý thì lục tự lại cao hơn A Di Đà Hai Lua: chứng tỏ là... A Di Đà lại không biết Chú này TP: kỳ vậy Hai Lua: ừ Hai Lua: thi mới là kỳ kỳ TP: phức tạp quá Hai Lua: chuyện xảy ra trên Đà Lạt ngay quán cà phê ông Xừng vào khoảng 1986 hay 1987 gì đó, ông Xừng là ông Tàu mà cái cổ bị hóa vôi nên ông ấy gù, và không có vợ, có biệt tài đánh piano hay nhất Đà Lạt. Hai Lua: người nói là anh Hoà Buà làm hợp tác xả Thông Xanh ngay trên đường Phan Đình Phùng Hai Lua: người hỏi là Hai Lúa TP: là Hoà Lùn?Hai Lua: Không Hoà Buà ở gần nhà Hoà Lùn, anh Thuận biết và dĩ nhiên Hoà Lùn cũng biết, Bảo thợ hồ biết, Vinh biết.... Tảo cũng biết Hai Lua: tóm lại Hoà Buà là rất là bình dân. HL: Anh Hoà ơi, cái bà trắng trắng đứng ngay cái đường đi lên chùa Linh Sơn là ông nào vậy? HB: Quan Thế Âm đó!

Hoasentrenda 2013

114HL: Bả giỏi không? HB: Giỏi chớ HL: Chuyện ra làm sao mà kêu là bả giỏi? Hai Lua: và anh Hoà Buà kể một câu chuyện mà anh ấy không biết từ đâu mà nó ra, theo cái kiểu "ai nói chớ không phai tui nói" Hai Lua: anh ấy kể rằng: Một hôm Phật Thích Ca cứ cười hoài nên có một đệ tử để ý và hỏi rằng sao lại cứ cười hoài? Và Ngài nói rằng: Trong một cái làng kia có một thanh niên tướng tá xấu xí, người bốc ra mùi hôi thúi, ăn nói thì không đầu, không đuôi, nhưng tuy vậy anh ta đang nắm giữ một bí mật mà ngay cả chư Phật cũng... không biết! Đệ tử nghe qua là xin Thầy cho con đi gặp người đó. Phật Thích Ca ok liền. Thế là anh chàng bưng gà men đi vê hướng đó để ăn xin, tới nơi thì anh chàng đứng im lặng và tâm niệm rằng: tuớng tá lôi thôi, hôi thúi và ăn nói lỗ mãng. Thì đứng đó, đợi tới chiều, thì có một thanh niên đi qua trong sân của nhà mình, mình mẩy đầy cứt. Thanh niên thấy thầy tu đứng gần muốn xụm bà chè, bèn hỏi: ăn chưa? hay là uống? Thầy không nói lời nào. Anh thanh niên nói: Thuộc giống gì mà hỏi mà không trả lời Thầy im lặng. Thanh niên nói: Thi cứ đứng đó đi, tui đang dọn chuồng heo, thế là anh chàng đi TP: sao ông Thầy không hỏi bí mật là gì? Hai Lua: một lúc sau: anh chàng lại tới và nhận xét: chắc là khát nước lắm đây, và đi múc nước cho Thầy uống, khi Thầy uống thì thanh niên hỏi: làm cái nghề gì? Và thầy nói là đệ tử của Phật Thích Ca Thanh niên hỏi: Thích Ca nào? Thế là thầy đem Thầy mình ra khoe Thanh niên nghe nghiêm chỉnh nhưng lại nói: Không biết, thôi chiều Thầy về với Phật Thích Ca "gì đó" đi, thì Thầy có nhắc lại là "chính anh đang giữ một bí mật mà ngay cả Thập Phương Chư Phật cũng không biết. TP: rồi sao nữa?

Hoasentrenda 2013

115Hai Lua: Thanh niên nói dọn chuồng heo hồi sáng tới giờ thì tui đâu có bí mật gì đâu nè? Và nói với theo khi anh ta bước vào nhà, Thầy đi về đi, tui khôngg có bí mật nào cả. Thầy chùa quay mình ra về Hai Lua: và ngay lúc đó, thanh niên thấy hoa sen màu xanh rơi từ trên trời xuống TP: wowHai Lua: thấy cảnh này, thanh niên kêu người thầy lại, và nói: Tới lúc này thi tui sẽ nói cho thầy nghe, và cũng ngay lúc đó A Di Đà xuất hiện và hỏi: Con dùng cái gì mà từ Sơ Địa lên Thập Địa nhanh như vậy? thì đây cũng là 1 nhân duyên, con nên nói cho ta biết luôn! Hai Lua: Om Mani Padme HùmHai Lua: Chào những hoa sen (anh Hoà) màu đỏ TP: anh thanh niên chỉ nói có Lục Tự thôi hả? Hai Lua: đúng vậy, rồi anh Hoà giải thích, anh chàng thanh niên này chỉ lo gíúp người lâu quá rồi nên quên hết tất cả công phu tu hành của mình, nên oai lực dễ tè lắm, chỉ đến đó rồi thôi. Hai Lua: sau này phe ta tập thì màu đỏ, nhưng khi gặp tới Tỳ Lô thì màu xanhHai Lua: màu đỏ (A Di Đà là bước một), sau này là màu xanh (Tỳ Lô là tận cùng) TP: em không hiểu cái đoạn ngài Adiđà xuất hiện và nói là từ Sơ Địa lên Thập Địa Hai Lua: nói tại sao anh chàng này mới từ Sơ Điạ, mà làm cái gì không biết mà thăng lên Thập Điạ liền TP: từ hoa sen đỏ lên thấy hoa sen xanh??? Hai Lua: không, anh Hoà là màu đỏ, nhưng sau này thì phe ta lại nói là màu xanhTP: àhHai Lua: màu đỏ là khởi đầu, còn màu xanh là cuối cùng TP: Sơ Địa đến Thập Địa có liên quan đến màu sắc không? TP: nếu có thì còn những màu nào nữa? Hai Lua: không, chỉ là nói theo sách vở

Hoasentrenda 2013

116TP: nói tóm lại là câu chuyện trên đây cho ta ý nghĩa và kết luận như thế nào? Hai Lua: là chuyện Đại Thưà nó có vài điểm... ngược chiều Hai Lua: Văn Thù là Bồ Tát mà học trò toàn là Phật TP: hihihihiHai Lua: Địa Tạng là Bồ Tát mà cầm trong tay Thập phương Chu Phật và cởi trên đầu trên cổ Ngài Tỳ Lô Giá Na (Kỳ Lân xanh) TP: đúng là kỳ TP: Không lẻ hạnh nguyện của BT lại hơn hạnh nguyện của chư Phật??? Hai Lua: bây giờ thì Om Mani Padme Hùm là cái gi` mà Thập phương Chư Phật cũng không biết? Hai Lua: Chỉ biết rằng: Bồ Tát thì hữu dụng cho chúng sinh hơn là Phật TP: công nhận, BT ở gần, chư Phật ở xa Hai Lua: đó là cái tại sao? Hai Lua: một cách nói ngược để xiển dương Bồ Tát Hạnh TP: anh vẫn chưa trả lời tại sao Đại Thế Chí không có tên? Hai Lua: đừ rồi TP: okTP: hôm nào hỏi tiếp, anh nghỉ nhé Hai Lua: okTP: chào anh, byeHai Lua: bye

Tibu: Khái niệm là một phần mà tu sĩ thực hiện cho bằng được để đạt được cái Trí Tuệ. Trí Tuệ là cái đích của Bồ Tát. Không có cái này thì toàn là dân phá hoại. Vì thiện chí mà không có Trí Tuệ là phá hoại.Thiện Đức: Theo như chú nói các vị Phật là Khái Niệm, và Khái niệm thì không có hình tướng, vậy thì các ngài "Khái Niệm" (tính từ) ở đặc điểm nào ạ?Tibu: Khái niệm có thể hiểu là hướng tu, và là từng công đoạn một, khi tiến tu đến cái Trí Tuệ?

Hoasentrenda 2013

117Thiện Đức: Còn các vị bồ tác thì là "Trí Tuệ", và Trí tuệ thì như chú nói là có hình tướng. Cho cháu hỏi là các vị bồ tác này "Trí tuệ" được thể hiện ở đặc điểm nào ạ?Tibu: Nó là kết quả của những khái niệm mà tu sĩ đã tu hành. Có nghiã là sau khi tập hết sáu mặt của khối lập phương có tên là Quan Thế Âm Bồ Tát thì hành giả là Trí Tuệ của Ngài Quan Thế Âm với Pháp Thân là 11 cái đầu và 1000 cái tay. (Sau này, số tay lại càng nhiều hơn nữa).Thiện Đức: Tại sao phải phân biệt Khái Niệm và Trí Tuệ của các pháp?Tibu: Khái Niệm chỉ là một phần của cái tổng thể. Cái tổng thể trong cách tu hành của Bồ Tát là cái Trí Tuệ.

Ngũ bộ chú November 15, 2010hstn: Anh Tibu có nói về Chuẩn đề.Trên mạng có nói về Ngũ bộ chú.Tibu: đọc thì đọc là vậy chớ Mật Tông là cái khó tập nhấthstn: Amh Tibu cho hỏi cái này xuất xứ từ đâu?Tibu: Cái này thì tibu có biết đôi chút nhưng chưa tìm ra được sự liên quan với các pháp môn của Phật Giáohstn: Nhân tiện, xin Anh Tibu chỉ cho chú uế tích và white umbrella.Tibu: Bạch tán Cái: Om, Anale, Visade, Vaira, Vajra, Dhare, Bandha, Bandhani, Vajrapani, Phat, Hum, Trum, Phat, Svahahstn: Sở dĩ tui tra thêm tên tiếng Anh của chú là để xem phần sanskrit nguyên thủy (?) để tham khảo vì các bản chú dịch qua, dịch lại khác nhau. Chưa biết tần số, sóng âm rung động khoa học và siêu hình thế nào, chỉ thấy là đó là một trong các phương pháp tập trung tư tưởng để nhất tâm bất loạnTibu: đúng là vậy đó, nó chỉ là một kỹ thuậthstn: giống như niệm phật hoặc quán tưởng đan điền...Tibu: Nhưng không nên dồn chung hai cách này với nhau. 1. Niệm Phật: Nó có thể làm chuyện không thể nghĩ bàn. Như là giúp cho người chết được siêu thoát đi về một nơi có tên đàng hoàng là Tây Phương Cực Lạc. Và khi đi đến đó thăm và học hỏi: Hành giả có cảm giác là đi về hướng chính Tây (có nghiã là hướng 270 độ) của la

Hoasentrenda 2013

118bàn ngay chỗ hành giả đang tu tập (Kinh nghiệm của hành giả đã vào Tứ Thiền). Nhưng nếu là Nhị Thiền (kinh nghiệm của tibu khi độ Má của tibu) thì hướng đi là hướng Tây Nam (225 độ). Niệm Phật có thể nghe Phật A Di Đà thuyết pháp. 2. Quán tưởng Đan Điền: Làm đúng thì có sức khỏe, sức mạnh kỳ lạ. Làm sai thì đau bụng không rõ nguyên nhân, bịnh trỉ, bất tỉnh khi vận dụng khí. Khi mà tụ được khí lực vào đan điền thì chỗ đó nó to ra như bụng bia. Không còn kinh nguyệt (con gái), không còn xuất tinh (con trai) Có thể xuất hồn và đi chơi đây đó, nếu mà cứ tác ý là xuất hồn thẳng góc với mặt đất và bay lên cao hoài thì sẽ đụng một cái vòm toàn là đá, dĩ nhiên không thể bay xuyên qua được nữa. Không thể độ người chết như là khi niệm Phật. Làm trật như là bị té ngồi ---> Bể thánh thai ---> tinh khí chảy ra dầm dề và có thể đi tới tử vong.hstn: mong Anh Tibu viết thêm bài Phật giáo và dưỡng sinhTibu: Hai cái này rất là rộng lớn tibu vẫn cứ viết về Phật Giáo đó chớ. Còn về dưỡng sinh thì cũng rất là rộng lớn, những gì mà tibu đã ghi vào đây đều là những kinh nghiệm của chính bản thân và một ít kinh nghiệm của Bạn Bè hồi còn ở Đà Lạt.hstn: Chú Uế Tích nghe qua youtube cũng đỡ nhưng anh giúp cho chữ phạn âm đi. Tra trên mạng ucchusma dharani/mantra mà vẫn không tìm ra, còn trên mạng toàn là phiên âm qua đợt 2 từ hán qua việt….Tibu: Không cách gì mà phiên âm cho đúng 100% được, chỉ có cách là đọc đại và khi gặp được Bổn Tôn thì Ngài sẽ đọc lại cho mình nhái theo thì lúc đó nó mới đúng được. Đại khái nó rền và vang dội như sấm trên trời.hstn: “Úm, phù hấu khốt lốt, ma ha bát na, ngân na hủ, vẫn phấn vẫn, vĩ hiệt vĩ, ma na thê, ô thô mồ khốt lốt, hồng hồng hồng, fát fát fát tóa ha.”Tibu: Tibu tập y như vậy đó.hstn: (1) OM (2) HÙM (3) PHAT PHAT PHAT (4) UGRA (5)‘SÙLAPÀNNI (SÙLA-PÀNI) (6) HÙM HÙM HÙM PHAT PHATPHAT (7) OM ( DÙTI)(9) NIMADA (NIRNADA) (10) HÙM HÙM HÙM PHAT PHAT

Hoasentrenda 2013

119PHAT OM OMOM (11) MAHÀHÀBALA (12) SVÀHÀ "Nếu tính từ câu cuối đọc ngược lại chữ om thì đoạn này nhiều om quá, vậy phần chú rút gọn thật sự ở đâu?Tibu: Thì cứ đọc từ chữ OM đầu tiên mà mình dò ngược lên. Đọc một lúc thì tự nhiên sẽ biết đọc như vậy có được hay không liền hà! Thần Chú mà!hstn: Còn câu om srhim/om srhyim thì đọc là sờ rờ hi yim hay đọc cách nào khác? Chú Dược sự bhaisajya sao nghe trên mạng 1 ông tây tạng hay ấn độ đọc là âm "vờ" chứ không fải âm "bờ", chữ "h" ở đây đọc như thế nào? Chữ "j" đọc làm sao? Dạ còn cale, cule lại đọc là cha lê, chu lê nữa.Tibu: Không thể nào biết được nó đọc đúng ra làm sao! Trừ khi chính mình nghe Bổn Tôn đọc cho mình nghe mà thôi. Đọc thì học giả dùng chữ rất là kêu, nhưng vì chưa một lần làm hành giả nên những cái bí mật chưa được bật mí, những hiện tượng khi tập dợt những câu thần chú này chưa được ghi lại... Thì suy cho cùng: Chỉ là quảng cáo cao đơn hoàn tán không hơn không kém. hstn: … chỉ khoái được 2 câu: "Do sức NIỆM QUAN ÂM Như mặt nhựt treo không" Và ít nhứt cũng lấy được câu thần chú tiếng sanskritTibu: Chỉ được cái là tiếng sanskrit mà thôi, và có đọc thuộc nằm lòng thì cũng chưa được gì! Còn hai bí mật vẫn chưa được mở ra thì học giả này chỉ dẫn được người tu hành đứng bên ngoài, bụng vẫn đói, vẫn khát. Ăn với nói "lạ đời" như vầy: Hiểu tất cả là không hiểu được ra cái gì cả là ngay từ đầu người khởi tu đã đạt được rồi! Thì cần gì mà tu tập chi cho nó khó khăn vậy? Hai câu mà hstn thích nhưng vì chưa có ai nói ra cách thực hành, thì cũng thua to. Do vậy, mà khi đọc sách về Phật Giáo thì nên để ý đến mức độ thực tập, mức độ khó khăn, tỷ lệ thành công. Và nhất là bài pháp phải có văn và có cả nghiã. Thì may ra mới mò ra được phần nào đó thôi. Ví dụ: Ai cũng nghe đến chuyện: "đi đứng nằm ngồi đều thiền". Nhưng làm thì làm như thế nào thì không có gì là rốt ráo hết. Ai cũng tưởng là đây là đường lối tu hành mới, một kiểu tu hành mới do các Tổ lập

Hoasentrenda 2013

120ra!http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-trungbo/trung122.htmĐọc xong là té ngữa là cái chắc hstn: Ngũ bộ chú = Ngũ bộ thần chú = Tới 5 bộ thần chú vậy phải không?Nếu theo toán học, mình có thể đảo thứ tự của 5 thần chú đó theo mình cho phù hợp, có được không? Còn ucchusma, white umbrella câu đó khó thuộc. Vậy mình có thể sáng tác - vẫn theo nguyên tắc anh nói là tâm chú bắt đầu = chữ om, kết thúc = swaha. Do vậy, ví như om ucchusma swaha và om sitatapatra swaha, có được k?Tibu: Súng đạn, hỏa tiển tầm xa không đó! Muốn chơi thử coi nó ra sao thì cử lấy mạng mình ra mà thí nghiệm

Được hay không được biết liền Như là: Chuyện trộn chú và chơi lung tung thì cũng đã có người chơi rồi! Còn câu tổng nhiếp là xưa rồi. Tính từ chữ Om cuối cùng và đọc cho tới hết câu. Đó là cái toát yếu của câu chú. Cái này thì đúng bài bản không có gì là ầm ỷ. Và không chết thằng tây nào hết. Cách đọc không đúng nó tác dụng như quay ngược cây súng về phía mình mà bóp cò! Tuy nhiên đọc chú như đọc báo thì chỉ có tác dụng là không cho Thô Tâm nó vọng. Làm như vậy thì vi tế tâm không cách gì mà thanh tịnh được! Như vậy những tác dụng này nọ, của câu chú, không có điều kiện (do không đủ tâm lực) để tác dụng theo ý mình muốn. Mà nếu nó có hiệu lực thì chỉ có một nguyên nhân đó là: Tha Hóa Tự Tại nó làm cho mình thấy, hoặc là nó làm cho mình cục cựa hoặc là nó nhập vào mình và thay mặt mình làm này, làm nọ. Cứ nhắm mắt làm liều như vậy thì: Về già thì bệnh nặng: Điên, xuất tinh dầm dề ---> Kiếp sau ngu đần, khờ khạo, không thể phát triển được trí thông minh. Đừng có nói là chưa được thông báo đó nghe.vuhanp: Ngũ Bộ Chú công năng thì khỏi nghĩ bàn, khi hành trì có Chư Thiên Long Bát Bộ thị hiện hộ pháp hành giả có điều... (tại sao?) hành giả tập được...Tha hóa tự tại cũng chơi được! nó cười cười và gằn giọng: " đọc như vầy nè..". chỉ có Uế tích Kim Cang là đối trị với sự ngang ngược của THTT, dù đọc UTKC lần đầu tiên, lắp bắp, ngắc ngứ nhưng vẫn hàng phục được.

Hoasentrenda 2013

121Tibu: Bàn riêng về câu Tổng nhíêp của tất cả các Thần Chú Phật Giáo. Không có chuyện chế biến theo kiểu: Om, bạch tán cái svaha. Hay là:Om, uế tích kim cang svaha. Chế biến như vậy là tạo quái thai, Làm như vậy là mình tự chế ra và tự một mình đi vào vùng chấn động của sự bừa bãi, sự làm ẩu nên chuyện thành này thành nọ không thể nào xảy ra. Định nghiã về câu Tổng Nhiếp: 1. Tính từ chữ cuối cùng của bài chú. 2. Từ chữ này dò ngược lên cho tới khi đụng chữ Om 3. Đọc câu này thì tương đương với đọc cả bài chú đó. Nay là bàn về các phát âm: 1. Không biết cách phát âm, y như là người này đây: Khi một người nào đó không biết chơi đàn ghi ta và cũng cứ đeo cây đờn vào làm điệu bộ y như là nhạc sĩ thứ thiệt và cứ quào quào vào sáu sợi dây. Thì cùng có người nghe, và cũng có người hoan hô và cho là hay!2. Biết cách phát âm, y như người này đây: Khi cầm cây đờn lên là người này lên dây đờn. Sau khi lên dây ờn xong thì mới đánh đờn. Tất nhiên là vấp tới, vấp lui. Nhưng sau một thời gian chú ý và lắng nghe. Và nhất là có những lúc học lóm được những "Chữ Nhạc". Thì dần dần người này thành thạo cái nhạc cụ mà mình đang chơi và chơi càng ngày, càng hay. Dĩ nhiên, sẽ có những người sành điệu, tới nghe và đưa ra nhận xét này nọ. Và nhờ những ngươì bạn tốt này mà mình có thể trở thành từ nhạc công, ra nhạc sĩ và đi tới Nghệ Sĩ. Để ý chuyện này: Nghệ Sĩ này chỉ có thể chơi một nhạc cụ với một thể loại nhạc mà thôi. Còn những thể lại khác thì chỉ là biết chơi, nhưng chơi không có hay. Đặc biệt: Trong hàng ngàn Nghệ Sĩ thì chỉ có một vài Nhạc Trưởng là có thể chơi được hết những nhạc cụ mà thôi. Tóm lại, từ những yếu tố trên, mà có tới 5 dạng người chơi nhạc và những người này cũng có những fan đi theo ủng hộ này nọ: a. Người không biết gì hết mà cũng quào quào lung tung loạn xạ... thì

Hoasentrenda 2013

122cũng có người tới nghe, và trong đó cũng có người ham mộ này nọ. Những người này thường vào trình độ không biết gì về âm nhạc. b. Người mới biết chơi nhạc cụ (gọi là nhạc công): Sẽ có một nhóm người thích thú nghe và cùng có những người ham mộ này nọ. Những người này thường vào trình độ nhạc công. c. Người mới biết chơi nhạc cụ rành rẽ hơn (gọi là nhạc sĩ): sẽ có một nhóm người thích thú nghe và cùng có những người ham mộ này nọ. Những người này thường vào trình độ nhạc sĩ. d. Người mới biết chơi nhạc cụ rất là rành và cực kỳ là hay (gọi là nghệ sĩ): sẽ có một nhóm người thích thú nghe và cùng có những người ham mộ này nọ. Những người này thường vào trình độ nghệ sĩ. e. Người mới biết chơi nhiều nhạc cụ (gọi là Nhạc Trưởng): sẽ có một nhóm người thích thú nghe và cùng có những người ham mộ này nọ. Những người này thường vào trình độ Nhạc Trưởng. Tóm lại: Ngưu tầm Ngưu, Mã tầm Mã! Nồi nào úp vung nấy! Nay tibu lại quay về chuyện tụng chú, cũng từ những trình độ trên mà khi tập dợt này nọ: 1. Người không biết dụng tâm là gì cả, mà cứ tụng thì cũng có người tới nghe, và trong đó cũng có người ham mộ này nọ. Nhưng những fan này cũng chỉ là những người không biết gì. Do vậy mà Cô Hồn Các Đảng được chiêu nạp tới. Do sự tập hợp này mà chỉ có sự não loạn. Thể hiện ở chỗ "Chưa Tu Được Gì" nên khi ăn nói thì khùng khùng, điên điên, chẳng ra sao cả! 2. Người biết dụng tâm chút đỉnh (trình độ "Cận Định") mà cứ tụng thì cũng có người tới nghe, và trong đó cũng có người ham mộ này nọ. Nhưng những fan này cũng chỉ là những người có kiến thức tàm tạm cỡ "Cận Định". Do vậy mà Tha Hóa Tự Tại được chiêu nạp tới. Do sự tập hợp này mà chỉ có sự não loạn. Thể hiện ở chỗ "Hành Pháp Không Tự Chủ" (Bị Nhập mà Không Biết) và từ đó ăn nói khó hiểu, theo kiểu "Không Không", "Có Văn Mà Không Có Nghiã". Với sự tác hại là ai muốn hiểu ra sao cũng được. Mạnh ai náy tập, chẳng có sự chỉ dẫn nào rõ ràng, tường tận cả! 3. Người biết dụng tâm kha khá (Chánh Định: Thể hiện ở chỗ tập

Hoasentrenda 2013

123trung tư tưởng ngay đằng trước mặt, ngang với tầm nhìn và nhập chánh định trên một đề mục chọn sẳn) thì có những lúc âm thanh tự điều chỉnh và câu niệm đã có lực: Niệm cao giọng (cao nhất mà trí tưởng tuợng có thể với tới): Có công năng hướng thượng, đi tìm Linh Ảnh của Bổn Tôn (Vị Chủ Trì câu Thần Chú). Niệm giọng trầm và rền (y như là tiếng vang rền của tiếng sấm)" Có công năng truyền cái tâm lực, thần lực của câu Thần Chú đó vào một vật, hay là về một hướng. Tuy nhiên vì trình độ Chánh Định chưa đủ mạnh nên tác dụng chưa có gì là rõ ràng. Những fan của tu sĩ này là những Chư Thiên thường tới thăm nhau. Với kết quả là thường theo dõi nội tâm: Khi sân thì biết là mình sân. Khi tham thì biết là mình tham. Như vậy, tu sĩ này đang kiện toàn dần cách tu hành của chính mình. Đường còn dài, nhưng cuối đường hầm đã có thể thấy được ánh sáng rồi. 4. Người biết dụng tâm rất là vững chắc được thể hiện ở cái chỗ là: Đề mục xuất hiện sáng chói, vững vàng, theo ý của tu sĩ này. Với kết quả rõ ràng như: Thân thể khinh an, nhẹ nhàng, nét mặt tươi sáng, cặp mắt sáng rực Hạnh Phúc và Trí Tuệ. Tu sĩ trứ danh này khi dụng tâm thì rõ ràng sắc nét, chính xác không chê vào đâu được. Tu sĩ này rất là rành khi dùng giọng niệm để mà chuyển tâm người hữu duyên. Những fan của tu sĩ trứ danh này là những Thánh Tăng từ Tu Đà Hườn trở lên. Do vậy mà Tu Sĩ này cực kỳ nhạy cảm và đạt được trình độ Lý Vô Ngại, Sự Vô Ngại, và tối đa là Lý Sự Vô Ngại. Với trình độ Thường Trụ Tam Bảo trình độ 1. 5. Những vị Phật với tầm ảnh hưởng yếu hơn so với Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.hstn: "Hum mama hum ni soha" có fải là white umbrella dharani k mà sao lên youtube nghe như vậy?Tibu: Om sarva tathagata anika sitatapatra hum phat! hum mamahum ni svaha!

Hoasentrenda 2013

124hstn: Như vậy câu lúc trước N cho là: "Om, Anale, Visade, Vaira, Vajra, Dhare, Bandha, Bandhani, Vajrapani, Phat, Hum, Trum, Phat,Svaha" là khác nữa a?Tibu: Tibu đi sưu tầm cho Hstn trên internet. Khi Hstn đưa ra câu hỏi thứ hai thì tibu lại đi sưu tầm nữa thì nó ra kết quả như vậy. Riêng Bạch Tán Cái thi tibu tập cách khác. Tibu tập trung tư tưởng ngay đằng trước mặt, ngang với tầm nhìn bằng cách nhập chánh định trên một đề mục chọn sẳn đó là cái ấn Bạch Tán Cái và sau đó là: Lắng nghe câu chú của cái ấn này. Sau đó đọc theo trong tâm với giọng trầm. Thế là xong. Cách này còn có thể áp dụng cho hầu hết những phản ứng này nọ đối với những tu sĩ với trình độ nhạy cảm khác nhau. Ví như Bé Hạt Tiêu cứ bị ói và đau bụng hoài. Và trong khi bị như vậy thì cứ thấy cảnh động đất. Tibu đưa ra giải pháp là dùng ấn Kim Cang (Theo kiểu bàn tay úp xuống và hai ngón tay giữa và áp út co lại vào bên trong lòng bàn tay) và thực hiện công đoạn trên. Có nghiã là chỉ cho Bé Hạt Tiêu tập trung tư tưởng ngay đằng trước mặt, ngang với tầm nhìn và nhập chánh định trên một đề mục chọn sẳn đó là cái ấn đó. Và chỉ cho Bé Hạt Tiêu lắng nghe cái âm thanh mà cái ấn đó phát ra. Kế đó là đọc với giọng trầm với tác ý là bảo vệ hệ thần kinh đừng có nhạy cảm thái quá như vậy: Chỉ cần làm một lần là Bé Hạt Tiêu hết bị luôn. Hehehehe Đó là cách tổng quát về ấn và chú đó. Áp dụng theo công thúc xưa còn hơn Trái Đất, đó là: Tam Mật Tương ƯngBongsen: Thầy có thể vui lòng giảng giải cho Bongsen rõ hơn tí nữa về phương pháp Tam Mật tương ưng này được không ạ?Tibu: Đó là thân khẩu ý của hành giả nó làm y chang như Bổn Tôn. Bongsen: Có phải theo cách của Thầy thì mình chỉ cần nhập vào Chánh định đằng trước mặt + 1 câu thần chú + quán cái ấn đang bắt đằng trước mặt phải không ạ?Tibu: Đây là công chuyện của Tứ Thiền Hữu Sắc. Chớ không phải là thân thể mình làm những việc này.Bongsen: Vậy thì Thân Khẩu Ý của mình hợp nhất với Bổn tôn, với vị mà mình đang tưởng nghĩ về phải không ạ? Vậy làm sao mình phân biệt được mình đã nhận được Tha lực của Bổn tôn hay các vị

Hoasentrenda 2013

125khác ngoài ý muốn đang ở trong cơ thể mình... Nói chung là làm thế nào để thể hiện đúng là Tam Mật tương ưng ạ? Và Tam Mật tương ưng có thể thực hành được mọi lúc mọi nơi được không Thầy ạ?Tibu: Con nằm xuống kế bên một em bé mới sinh ra: Nó cục cựa ra làm sao, nó la hét ra làm sao, nó ị ra làm sao thì khi con làm được y chang như vậy tức là Tam Mật Tương Ưng đó. Tha lực trong Mật tông thông thường là ở mãnh lực "di chuyển từ nơi này tới nơi khác qua hoa sen năm cánh". Không có vụ cục cựa, đánh võ, đọc tụng cái gì hết [ý của tibu là nói về việc đọc cái gọi là "Tâm Kinh" trong môn phái Tâm Linh (hậu duệ của Vạn Thiên Giới Linh, xuất xứ từ Đà Nẳng)] Tha lực có thể làm dùm việc này việc nọ cho tu sĩ, khi tu sĩ đang bận việc: Như là Nhí vào thăm hang núi thì lại đụng quỷ dữ. Tất nhiên là Nhí lo bảo vệ đoàn đi thám du. Và đồng thời Hộ Pháp lại phụ Nhí trong việc đánh đuổi những quỷ dữ đó và đem lên Tây Phương Cực Lạc. kiemmadocco: tại sao mình không đọc chú nữa vậy, lỡ ngày nào mình hứng lên đọc chú có bị sao không?Tibu: Là vì tất cả đều tính điểm từ Tâm Lực mà ra: Không có tâm lực thì không làm gì được cả. Mà càng làm thì những cõi giới thấp sẽ càng bu chung quanh mình. Họ sẽ theo mình và quấy rối mình. Như là Cô Hồn nó tới thì nó đòi ăn, Tha Hoá Tự Tại thì họ nhập vào mình và tạo ra ảo giác lung tung không biết đâu mà rờ! Một ví dụ: Một người cầm vũ khí thiệt đi ra ngoài đường thì sẽ có người thấy và tránh đường. Còn nếu cũng cầm vũ khí đó nhưng bằng nhựa thì có ngày đụng độ thiệt thì lấy gì mà đở đòn của người ta đây? Hầu như những ai tụng chú đều chỉ là tụng cháu, tụng cậu mà thôi

Cho nên càng tụng, càng rắc rối.

Chày kim cang November 02, 2009TLT: …Nhưng khi bịnh thuộc về gần chết thì... chơi cho nó chết luôn! Hồi tibu bị tim thì khi nhà thương quyết định đưa vào động mạch vành hai cái lò xo và cho biết là: Trong khi làm như vậy tỷ lệ đi

Hoasentrenda 2013

126luôn cũng có xảy ra hehehe… Thế là gia đinh họp lại trong năm phút, tibu nói thẳng thắng như sau: - - Nếu trái tim nó mới ngừng thì làm cái gì đó để cho nó đập lại thì cứ làm. Còn nó không thèm đập lại thì cứ để yên thân thể trong vòng 15 phút. Sau 15 phút thì cắt xẻ, nghiên cứu gì cũng được. Không cần thiết nữa. Cả nhà gật đầu đồng ý: Thế là chú vào phòng mổ với cái chày kim cang trong tay phải. Khi vào thuốc mê thì chú vào tình trạng "Nhất Tâm" và ngủ khò không mơ. Khi tỉnh lại thì chày vẫn còn trong tay phải. Chú biết là chú vẫn "Nhất Tâm".Con đọc hay thấy Chày Kim Cang liên quan đến mật tông Con đọc Tập tin thì thấy chú hay sử dụng Chày kim cang khi "lên trên trời" hay vào đàn pháp Mật tông gì đó. Trong phần này vì không biết có "một đi không trở lại" không nên chú vẫn cầm cái Chày như là "vũ khí" giống cây Thiết Bảng của Tề Thiên Đại Thánh hay nó là "cái bùa" hay bửu bối của Chú? (để làm gì ạ?)Tibu: Chỉ thử coi khi thuốc mê vào thì minh ra sao mà thôi. Nhí thì thấy Ngồi trước ông Phật khi bị thuốc mê.TLT: Nếu ng bình thường như tụi con thì cái Chày có công dụng gì? tại sao phải là cái chày mà không là cái búa hay cái gì khác?Tibu: Nó mang chấn động của sự Trung Tính là cái yếu nhất. Nó còn có thể mang cả cái "Trí Tuệ" của Mạn Đà La (vòng phép), hoặc là cả Liên Hoa Tạng khi mà mình đem nó lên trên đó, Hoặc là Nguyên Tắc Phản Bổn Hoàn Nguyên (lubu gọi là: 5 ông nhập một), một khi nó được đem vào những chỗ đó. Tuy nhiên cái hay nhất là nó cho mình biết được là: Tinh thần cũng là ảo giác. Vật Chất cũng là ảo giác. Chỉ có cái Trí Tuệ Giải Thoát thì mới là mục đích tối hậu.TLT: Muốn nó có công dụng thì phải "ếm xì bùa" nó phài không ạ?Tibu: Tu sĩ ưa tu hành: Có thể tự "ếm xì bùa" bằng cách là nó cứ ở bên mình, khi rảnh thì đem ra xăm soi chơi cho vui.

Hoasentrenda 2013

127TLT: Ngoài những ng "có nghề"thì ai là ng nên sữ dụng nó ạ? (vì con thấy mấy chỗ bán đồ Mật tông hay có bán lắm).Tibu: Cái bằng gỗ Lim là thứ dữ dằn nhất, Kế đó là gỗ Giáng Hương là hiền và hay nhất, gỗ Vong là hội tụ năng lượng hay nhất, gỗ trầm thì hồi sinh hay nhất. Khi làm, cái tốt nhất có sớ gỗ song song với trục của chày kim cang. Làm nhỏ nằm trong lòng bàn tay. Kích thước chính xác tibu không nói được cho đại chúng và sẽ sẵn sàng tiết lộ khi nào có tu sĩ tu hành chuyên khoa về chày Kim Cang

Còn bằng Kim Loại thì phải xét lại coi hành giả có bị... dị ứng với nó hay không.GiacTanh: … huynh Tibu nói là "ngũ khò không mơ" nhưng huynh

có hay biết gì khi bị cưa xẻ đặt ống thông tim v.v.. . Nói về Nhí thìthấy Ngồi trước ông Phật khi bị thuốc mê là Nhí đã nhập định ngồi trước ông Phật trước khi thuốc mê phát tác hay là như Nhí nói: trong khi bị thuốc mê thì thấy Ngồi trước ông Phật? Khi Ngồi trước ông Phật như vậy thì Nhí có hay biết chuyện gì đang xảy ra trên cơ thể của mình không? Bác sĩ, y tá nói chuyện làm gì mình thì mình có haybiết tí gì không?Người bình thường chắc có lẽ bị một khoảng thời gian [....] gần cả tiếng như chỉ vài giây hay vài phút [... không hay biết...] - giống như bị [ngắt khoảng] rồi lại [tiếp tục] hay biết bình thường. Nhí thì khoảng thời gian bị thuốc mê đó thì mới thấy Ngồi trước ông Phật.Huynh Tibu thì ngủ khò không mơ. Nhưng tóm lại là Nhí và huynh Tibu có hay biết những gì xảy ra trên cơ thể của mình hay không?Tibu: Không, nhưng tri kiến liên tục. Có nghiã là: Nghe bác sĩ gây mê nói là niệm tới mười thì chỉ niệm tới ba... thì thức dậy! (Tibu). Nhí thì ngồi trước ông Phật và thức dậy.tudieude: Những lúc con không tập, con đeo cái chày Kim Cang trên cổ có được không ạ?Tibu: để ở đâu lại chẳng được. Không trở ngại gì đâu timchansu: con vừa xin được 1 cái chày kim cang của các anh chị lubu. con thích chày kim cang từ lúc mới biết về mật tông cách nay khoản 5-6 năm, con có hỏi nhiều tu sĩ nhưng hkông ai trả lời cho kỹ càng và tường tận chỉ nói chung chung thôi. từ hôm có được chày

Hoasentrenda 2013

128kim cang của "phe ta" cho con, con lúc nào cũng thích ngắm nhìn nó và vuốt ve đến nó lên nước luôn, khi con cầm nó bên tay phải thì hình như có một dòng điện không biết phát ra từ đâu mà nó tê tê cái tay và dễ chịu lắm. thầy cho con hỏi cách sử dụng nó như thế nào?Tibu: Thì cứ cầm theo cái ấn Kim Cang. Có nghiã là: Bàn tay để ngửa, để cái chày lên lòng bàn tay. Và sau đó co hai ngó tay giữa và ngón áp út vào lòng bàn tay. Thế nào cho hai ngón này nó cuộn lên cái cục tròn của cái Chày Kim Cang. Ba ngón kia cứ duổi thẳng và thư giản tự nhiên. Tư thế của bàn tay có cả cái chày bên trong thì sao cũng được.timchansu: khi công phu,Tibu: làm như trêntimchansu: khi hộ thân,Tibu: Thì hộ thân xong thì mới cầm chày mà tập dợttimchansu: khi chữa bệnhTibu: Cận Định: Không nên làm gì cả. Lý do là do tâm chưa được ổn định nên chày có thể bị Tha Hoá Tự Tại nhập. Chỉ làm sau khi có Chánh Định vững chắc (Tứ Thiền Hữu Sắc).timchansu: và sự liên quan giữa chày kim cang và vũ trụ thì như thế nào.Tibu: Cái câu này mới thật là hay đó nghe Bà Con Cô Bác Giảm Vận Tốc Đọc lại, đường trở nên cực kỳ trơn trợt Cấu trúc của Chày Kim Cang (CKC):Hình dạng chung là gồm ba cục tròn. Có thể tưởng tượng là dồn ép ba cục này thành một cục gọn lỏn Và đó là cái viên mãn của Trí Tuệ. Khi bung ra (thành ba cục) thì hai cục ở hai đầu đại diện cho hai phần: 1. Vật Chất (cục bốn khiá) 2. Tinh Thần (cục bốn khiá). 3. Và cục ở giữa là cái cục của Trí Tuệ. Như vậy là CKC có nguồn gốc là Đại Vũ Trụ vì nó gồm cả ba phần: Vật Chất, Trí Tuệ, và Tinh Thần. Nếu nó chỉ dừng lại như vậy thôi thì cũng gọi là thường thôi.

Hoasentrenda 2013

129Nhưng trong quy trình đi tìm ra Đức Tỳ Lô Giá Na, hành giả lặn lội từ trú xứ của mình (Nam Thiện Bộ Châu) lên đến Liên Hoa Tạng. Tới đây rồi thì mới nhìn cho ra cái trung tâm của tập hợp các núi Tu Di. Và nhờ Thần Lực của Bổn Tôn để đưa mình vào cái núi Tu Di này. Và Ngài Tỳ Lô Giá Na xuất hiện. Sau đó là nhờ chính Ngài Tỳ Lô Giá Na đưa mình vào cái đảnh của Ngài. Và tại đó thực hiện quy trình Phản Bổn Hoàn Nguyên.Quy trình này, không dễ gì thực hiện được. Là vì chính nơi này sẽ hội tụ, đầy đủ năm Ngài Bổn Tôn (gồm Phật A Di Đà, Ngài Quan Thế Âm, Ngài Hộ Pháp và chính Hành Giả). Năm Ngài này sắp xếp như là hình xí ngầu ở mặt số năm (5). Với Đức Tỳ Lô Giá Na ở ngay giữa. Sau khi đã ổn định vị trí thì tất cả đều cầm mỗi người một cái CKC và đồng loạt quăng hướng vào ngay giữa. Vừa quăng và cũng đồng thời vừa tác ý bay vào ngay giao điểm mà năm cái chày này chạm nhau: Quy trình này tạo một sức nén vô cùng manh mẽ, và cùng với tiếng nỗ long trời lở đất cùng với ánh sánh chói loà,... Năm Ngài đã hoà tan vào thành một và hoàn thành câu chuyện tu hành từ cái Có qua cái Không. Dấu vết còn động lại trên CKC ở vào hai đầu. Chỗ mà năm nhánh giao lại với nhau ở hai phần Vật Chất và Tinh Thần. [...] Một ít ý so sánh về Thiền và Mật Tông: Tất cả các pháp hữu vi, sự vật đều là Phật và Thân này là Phật. Đây là phần nhân sinh quan sâu sắc và cũng là điều quan trọng khác biệt giữa cái nhìn của Mật Tông và Thiền Tông. - Thiền: Trực chỉ Chơn Tâm, kiến tánh thành Phật: Do đó cái nhìn của Thiền là trở về Nội Quan, nên Thiền chủ trương Phá Tướng nhập Tánh.* Mật chủ trương Dụng Tướng nhập Tánh!Ngoài ra:- Thiền chủ trương: Từ Tỉnh vào Định. * Mật chủ trương: Từ Động vào Định.Như vậy: - Thiền là trở về Nội Tâm: Mọi Tướng đều Phá. * Mật là: Nội Ngoại dung thông, Tướng Tâm Đồng Dụng.

Hoasentrenda 2013

130- Tinh thần Thiền là phá chấp triệt để. * Mật là chẳng chấp tướng mà cũng không phá tướng: Nhưng từ Hữu Tướng mà vào Vô Tướng.- Chỗ ngồi của Thiền là Đương Xứ: Tức là Ở Đây, Chỗ Này, Không Quá Khứ, Không Vị Lai. * Chỗ ngồi của Mật là: Tự Tại Vô Ngại, Ra Vào Dung Thông, Nhiếp cả Tam Thế (Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc giới).- Thiền cho rằng: Một giờ Thiền là một giờ Phật, một ngày Thiền là một ngày Phật, một đời Thiền là một đời Phật. * Mật cho rằng Phật ở trong Ta, Phật ở ngoài Ta, Phật hằng có đó, Phật chính là Ta.- Thiền quyết định: gặp Phật cũng đuổi, gặp Ma cũng đuổi: Xua đi tất cả chỉ còn Tâm ta. * Mật quyết định: Ta gởi Ta nơi Phật, Phật gởi Phật trong Ta, Cả hai đều cứu độ: Chẳng còn Phật, còn Ta.- Thiền chủ trương ngoài chẳng nhờ trợ duyên, trong không mống Tâm tạo tác. * Mật chủ trương ngoài cần cầu Tha Lực, trong Tự Lực khởi sanh: Tự Tha đều là một, mọi việc mới viên thành.Tóm lại người tu Mật đi từ: Sanh diệt môn vào Chơn Như, Tự Tánh. Từ Tướng Dụng đi vào Thể. Chuyển Phước Nghiệp Hữu Lậu thành Công Đức Vô Lậu nhờ vào phương tiện là Chơn Ngôn.Ruabien chú Tibu cho biết Chơn ngôn nào?Tibu: Thông thường là Chân Ngôn ngon lành nhất là do mình tự chế ra Nó mới thật lá hợp với mình. Thời gian gần đây: Nhí đã tiến tới cung cách này rối. Đó là những tu sĩ trứ danh của Nam Thiện Bộ Châu. Phần tu sĩ bình thuờng thì nên nương theo các ý nghĩa của các câu Chú thông thường mà mình đọc hằng ngày. Câu chú giá trị hơn hêt đó là vui số 10.

Tu tập trì chú-March 21, 2011DuyTan282: con tiêu thêm cái này nữa, trì chú khi chưa có tâm lực (vì hùi đó có biết tâm lực là gì đâu)

Hoasentrenda 2013

131Tibu: Không lộn thì ai cũng đã tu xong rồi. Vào con đường này mà tuyên bố là chưa có lộn lần nào là tu sĩ chưa có cao. Hoặc là chỉ tu theo trí tưởng tượng của mình mà thôi. Chớ chưa có dám dùng cách tu hành của mình mà thử lửa với thực tế. Chỉ khi nào mà tu sĩ chịu làm như vậy thì mới biết là mình chưa ra gì và cứ bị lầm hoài mà thôi.Ví dụ như: Kinh nói là niệm chỉ có 10 niệm là qua được Tây Phương Cực Lạc. Nhưng khi tới tay của Tổ gì đó thì nó biến thành cả chục ngàn biến! Niệm miên mật ngày và đêm! Như vậy là sai, là Tổ gì đó làm không đúng cách. Tai hại hơn là giờ này cũng có người làm theo! Đó là một thí dụ rõ ràng nhất về cách tu theo kiểu tưởng tượng của mình và không dám đem ra thực tế để thử nghiệm! Nếu Tổ gì đó mà đem ra thử với thực tế thì không thể nào mà dám cho in ấn thành quả của mình được! Là vì nó sai với kinh sách, vốn là lời chỉ dẫn chân thật của Chư Phật.

Tuột Định September 10, 2010lubutaba: Cứ chắc bẫm là theo thời gian và với nỗ lực cá nhân tụi mình tu tập sẽ nhuần nhuyễn, chắc nịch. Nhưng trước tiên phải chấp nhận sự thật là tụi mình không phải Thần Đồng nên sau hơn 2500 năm vẫn còn đây và vẫn cứ lăng quăng. Cho đến khi đến với HSTD này. Nên không có gì phải gấp rút cả mà làm theo sức của mình. Nỗ lực cá nhân cũng tùy theo từng người không thể so sánh được. Có bạn chỉ làm vài niệm là khò ngay. Vì đi làm cả ngày mệt quá, dù là công việc văn phòng hay lao động chân tay. Rồi còn phải lo nhiều thứ cho gia đình… Biết bao nhiêu là trách nhiệm và bổn phận. Hay cũng chỉ với 45 phút tập ở mỗi thời công phu, có người tiễn triễn nhanh đến chóng mặt. Có người cứ loay hoay mãi thôi. Điều này do Phước Báu và công phu tu tập từ nhiều kiếp. Vấn đề là mình nên ổn định tất cả tâm lý tiêu cực ảnh hưởng không hay đến việc tu tập như: - sao mình dở quá ta. Ông A, chị B thấy này thấy kia, sao mình cứ ì à ì ạch hoài vậy… - bữa nay mệt quá thôi nghỉ 1 bữa

Hoasentrenda 2013

132Và thay thế vào bằng những cái tự nói tự cười hay tác ý như: - bạn A, bạn B đó hay quá hả… Nguyện cho các bạn ấy tu tập rốt ráo thành tựu Chánh Đẳng Chánh Giác. Sự Tùy Hỷ nhiệt tâm này sẽ tạo Hỷ Lạc và những tâm lý tích cực hổ trợ tốt đẹp cho công phu. 1 lần công phu được kiểu này dù chỉ trong 20 phút cũng ích lợi gấp 10 lần công phu cho có hay có tính cách trả bài. Biểu hiện là mình sẽ hello với thằng cha có cái cái mặt ó đâm đầu ngõ…. 1 niềm vui không căn cứ dịu dàng nằm ở ngực cả ngày. Sự Hỷ Lạc này càng mạnh càng át đi những bực mình trong cuộc sống - Nhớ tới giờ tập là tập. Tới đâu hay tới đó. Giới Luật của Bồ Tát Sơ Phát Tâm tụi mình đó. Và nhớ đừng tự giới hạn là phải làm cho đựoc 30 phút hay 1 giờ. Hay phải làm cho ra cái này hay cho ra cái kia. Lý do là thay vì tập trung vào đề mục mình lại tập trung vào cái đã tác ý, vào cái tâm lý đó. Và bị giao động. Nhưng nếu mới 5 phút mà đã mệt rồi thì ráng tự nói trước khi nó khò: Ê… linh hồn, tập tiếp nghe, chiến đấu tiếp nghe. Biểu hiện sẽ có là những giấc mơ lành hay những giấc mơ công phu. Sau 1 thời gian tập đã khá nhuần nhuyễn, có chút trình độ, tụi mình, những Bồ Tát Sơ Phát Tâm nên để ý đến những cái sau: - Những hiện tượng tự nhiên có âm thanh tác động mạnh mẽ như gió bão, sấm chớp… - Nói chuyện tầm phào nhiều quá… - Ăn uống trúng phải thức ăn thức uống không thanh tịnh do người khác làm cho …Họ vừa làm cho mình vừa tham sân si. Tệ hơn, họ vừa làm vừa nghĩ đến chuyện dâm dục là hành giả ăn uống vào sẽ biết ngay với những phản ứng như buồn nôn, ói mữa… - Những giao động tâm lý có tính cách sân hận, tham lam, tật đố, si cuồng… Những cái đó sẽ làm cho hành giả Tuột Định hay nôm na gọi là Thụt Lùi trong công phu. Đề mục đang ngon lành thành ra ba chớp ba nháng. Đang rõ thành ra mờ mờ. Linh ảnh đang vui vẻ, thân mật đâm ra trơ trơ hay nghiêm khắc. Vậy thì nên:

Hoasentrenda 2013

133- thực hiện Hộ Thân kỹ lưỡng trước khi vào công phu hôm đó - Ráng chỉ nói chuyện có ích lợi - Thanh tịnh thức ăn, thức uống do người khác làm cho mình - Thường xuyên thực tập, tác ý Tứ Vô Lượng Tâm, Pháp Ấn Trên đây chỉ là ý chung về Tuột Định, xin mới các bạn chia sẻ kinh nghiệm tiếp để cùng học hỏi.lengoctao27: Cáo chình quý bạn! Tớ cũng hay nghỉ bậy nghỉ bạ,rồi làm tầm bậy tầm bạ! Do vậy mà vô công phu nó rất khó.Tớ có hai cách đối trị: Thứ nhất là sám hối thật lâu để cho nó yên rồi mớ vô đề mục. Thứ hai là niệm chú Tỳ Lô, là vì câu chú này rất dài nên mình phải cần chú ý tập trung cao. Sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày nếu niệm Adidaphat mà vẫn còn loạn thì nên niệm câu chú trên. Các bạn thử xem! Ga con: Đã lâu rồi, Tui đã có 1 lần hỏi cô Vân về việc niệm chú này, vì câu chú này tui cũng đã từng niệm (trong tâm) hăng hái khi tui thích: như khi đi đường sợ nguy hiểm, khi vọng tâm, khi lo sợ hay khó khăn với mục đích để "tập trung tư tưởng". Cô Vân đã trả lời là không nên làm như vậy, vì câu chú cũng có tác dụng "kêu cứu" và Hộ pháp cũng có thể tới, nhưng tới hoài mà chả có gì để “cứu” nên sẽ sinh ra 1 phản lực là họ - "Chư Hộ Pháp" bực mình. Tui nhớ Anh TIBU có trả lời cho thành viên nào đó rồi là khi sinh hoạt hàng ngày nếu muốn bớt tạp niệm có thể niệm A Di Đà Phật về phía trước mặt với tần số bình thường.

Tìm thầy mật tông-February 17, 2010hoangandesign: mình đang cần tìm một vị thầy mật tông có truyền thừa rõ ràng để tu học, mong quý vị hoan hỷ chỉ giúp.Tibu: Tibu đây, tibu tu tập chẳng có Thầy nào chỉ dạy. Sau này tu xong thì mới biết là hồi xa xưa có học với Thầy Milarepa. Chỉ vậy thôi. Có tập đàn pháp Quan Thế Âm. Nên tibu chỉ có chỉ cho bà con tập Đàn Pháp này. Còn những cái khác thì tibu có tập qua, nhưng vì có phản ứng phụ nên tibu không có chủ trương chỉ cho phương pháp tập. Phương pháp được chia ra làm hai bước: 1. Là làm sao có một mức độ nhập định cao cấp.

Hoasentrenda 2013

1342. Rồi từ đó mới khai triển đàn pháp. Và chính thức là tu sĩ Mật TôngTuyệt nhiên không có bàn thờ, nhang, đèn, hương trầm. hình ảnh, kinh sách, áo quần, nón cũng chẳng cần Pháp Danh. Về Kinh sách, sau khì tập xong đàn pháp, thì sẽ đọc lại để kiểm chứng mà thôi. Đại khái như vậy. Hiệu quả thì có các Nhí, Lestrange là mạnh nhất. Hiệu quả về các cõi thì có Bé Hạt Tiêu là Nhí chịu ghi lại những chỗ mà Nhí này đã đi qua. Mục Chia Vui, cùng mục Đề Mục để bà con tham khảo.Tìm Thầy:Câu chuyện không đơn giản và chẳng có gì là đang giởn cả. Từ Vô Minh, mình nghe rằng tiêu chuẩn của một vị Thầy là phải như vầy, như kia. Ví dụ như là theo cách chiết tự của chữ Phật: Lời đồn: - - Anh nên tìm người nào mà có cầm cái Phất Trần là người đó đúng tiêu chuẩn! - - Tại sao? - - Là vì chữ Phật có bộ Nhân đứng kế bên chữ Phất! (cái này là tibu nghe kể chớ không có rành về chữ Tàu). - - À! vậy à! Hèn chi! Và thế là ngưòi này đi tìm người có cầm cái phất trần! Thì gặp em bé đúng đuổi ruồi cho Mẹ bán phở... Gặp tài tử đóng phim Tề Thiên Đại Thánh... Lời đồn: - - Anh nên đi hỏi cho kỹ coi người này có bằng cấp hay là chứng từ gì đó chứng minh rằng Vị này thuộc giòng pháp này nọ thì chắc ăn! - - Ui Chao! Cám ơn anh nghe, tui gặp anh khuyên thì y như là gặp Phật vậy! Trên đường đi tìm Thầy thì người này lấn ngay cả Milarepa đang lui cui tìm cây cỏ Tầm Ma để về mà nấu! Milarepa ngả lăng chiên, và dĩ nhiên người này lục soát tận tình và không tìm thấy văn bản nào cả! Đang đau khổ thì có người đi đường mách cho biết là: - - Này anh bạn, bằng cấp này nọ, họ in hà rầm trong Photo Shop kià!

Hoasentrenda 2013

135Sao không vào đó mà... in vài cái chục luôn và làm cái nghề tu sĩ như người ta chớ có khó gì đâu mà than với thở? Lời đồn: - - Anh nên đi ra biển và coi các vết chân trên cát, thế nào anh cũng sẽ thấy vết chân Phật nó có cái hình bánh xe luân hồi! Nè Kinh Phật có nói đó nghe cha nội! - - Uy chao! Tui đi liền đây! Đúng là lời cầu nguyện của tui được các Ngài chứng rồi mà! Thế là đi ra biển và ngồi canh ngay cửa ra vào! Suốt ngày nhìn cảnh... Ông đi qua bà đi lại! Có người hỏi: - - Sao không xuống tắm biển mà Huynh cứ ngồi ở đây hoài vậy? Người đi tìm Thầy đưa hình bàn chân ra, và kể chuyện bước chân của Phật in trên cát! Người kia suy nghĩ rồi nói: - - Anh thấy cái ông cảnh sát đứng kia không? - - Tui thấy và hồi nảy ông có đi qua gần tui. - - À! Anh thấy cái vết chân này chớ gì! - - Dạ, đây là vết chân giầy bốt của ông cảnh sát đó! - - Người mà có thể in được vết chân của mình trên cát mà rõ ràng như vậy thì vết nứt ở chân có thể phải to và xâu như cái đế giầy thì anh mới có thể thấy được. Mà người có vết chân với những vết nứt như kia thì... đi không có được vì nó đau ghê lắm! - -!!!!Và nay đến lời của Nguời đi tìm Thầy: - - mình đang cần tìm một vị thầy mật tông có truyền thừa rõ ràng để tu học, mong quý vị hoan hỷ chỉgiúp. chân thành cảm ơn. - - Anh đi tìm người có truyền thừa hay là anh đi tìm người chỉ mình đi cách tu hành. Và cũng từ "Vô Minh" mà mình đi tìm Thầy theo tiêu chuẩn trên. Tibu tìm Thầy bằng tiêu chuẩn khác hẳn. Tiêu chuẩn là: Ăn ngay nói thật và Có Hiếu. Tiêu chuẩn này chứng tỏ rằng mình là "Con Người" (in chữ hoa). Và một khi mà mình đã là "Con Người" thì... các Ngài phải có bổn phận mà tìm tới tibu để mà chỉ dạy. Vì kinh Phật có nói là: - - Ông nhìn đất trong móng tay của tui nó nhiều hơn, hay là nó ít hơn

Hoasentrenda 2013

136đất ở... Trái Đất? - - Dạ thưa Thầy, sao Thầy lại hỏi con cái câu này? Đất ở móng tay thì làm sao mà nhiều bằng Đất ở cả Trái Đất được? - - Cũng vậy, ông Anan, Người có hiếu nó hiếm như vậy đó! Hết TB: Thầy Milarepa có đến thăm tibu. Và Ngài có ngồi ngay trên bụng của tibu (tibu tập ở tư thế nằm) và nói: - - Thằng nhỏ! Ông còn nhớ tui chớ! tibu chỉ cười... ruồi. Cô Vân (cô ba hột nút) có lên nhà thăm tibu và nói: - - Thầy có tới thăm anh à! tibu cũng chỉ cười.Kim Cang Bảo Thắng: Con vô minh nên vẫn chưa hiểu được nụ cười Ruồi của chú. Tibu: Thông thường là học trò hay đi tìm Thầy, nhưng học trò tibu lại binh (đánh xì phé) đường này. Một ông Thầy thứ thiệt bị bắt buộc phải đi những nước cờ như sau: - - Phải đi tìm cho ra cái thằng học trò chết tiệt đó. - - Canh cho nó lớn khôn. - - Đợi nhân duyên chín mùi. - - Xuất hiện và chỉ cho cái thằng chết tiệt đó tu. Ngoài ra, chắc chắn các Ngài, vì Đại Nguyện: - - Không được từ chối khi đứng trước một người thuộc diện "Đất Trong Móng Tay".- - Tức nhiên là không được cho "Đất Trong Móng Tay" (nếu mà bị từ chối) bị mai một đi, để rồi thành "đất ở dưới chân". Tibu nhà thì nghèo rớt mòng tơi. Không có đi đâu được ngoài cái thành phố nhỏ xíu là Đà Lạt. Tình thế thì bi đát: Chỉ còn một con chốt và hai nước cờ để chiến thắng bàn cờ thế "Đi Tìm Thầy". Tibu đánh đại, tới đâu thì tới vì đằng nào thì cũng chết. Có những lúc bí, và nãn đến mức độ mà vào một đêm Giao Thưà là đi lang thang một mình trong đường phố và trông cho một viên đạn nó bay vào đầu và chết cha nó đi cho rồi! (Vào thời đó bà con có súng hay bắn chỉa thiên nhiều lắm!).

Hoasentrenda 2013

137Thì chính ông Thầy xa xưa. Ngay cái ông mà chính mình chê và bỏ đi, nay lại... ngồi ngay trên bụng mình trong cái nhà do thằng bạn cho ở, thì không lẻ khóc! Vã lại lúc đó biết cái gì mà hỏi và nói! Nhưng có Ngài rồi thì tibu cũng chẳng hỏi và chẳng nói gì! Rồi vài ngày sau là gặp anh Sơn. Rồi có cuốn kinh Trung Bộ Kinh Tập 3 để đọc và tự sắp xếp ra nguyên cách tu. Tất nhiên sự việc trên là... trong muôn một! Nhưng có thể làm được. Sau này thì gặp ai cũng chỉ và cũng nói. Vì hơn ai hết, tibu biết rất là rõ và rành là: Học trò mà đi tìm cho ra một ông Thầy thứ thiệt thì khó khăn vô cùng. Mọi trường hợp gặp được Thầy thứ thiệt đều là "trong muôn một". Rồi đến lúc Cô Ba Hột Nút tu xong: Cô đi sưu tra lý lịch và thấy cái cảnh trên, nên bò lên nhà tibu và hỏi. Tibu chỉ cười ruồi vì cô Ba Hột Nút mò ra chuyện muôn một này. Cô thều thào trong cách nói hụt hơi vì mệt: - - Anh thì như vậy, em thì sướng thiệt: Cơm chín dâng tận miệng!trantan: Bạn muốn tìm thầy mật tông, mình xin giới thiệu với bạn 1 trang web này nhà “vutruhuyenbi.com” đây là trang web mật tông do chính đức sư thầy sáng lập ra, chỉ những người hữu duyên mơi được biết đến trang web này.trigia: Cách đây hơn 10 năm, 1 anh bạn có cho Tg cuốn sách đầu tay của ông này. Cuốn sách in sơ sài không bán, cóp nhặt thông tin đó đây, chen vào những lá bùa Thần Quyền: năm Ông, Lỗ ban... Rất ăn ảnh với những bạn yếu bóng vía, thích tu tắt... Và Tg đã quăng nó vào thùng rác Recycle. Ngày đó Trigia niệm Phật và trì tụng Phật Đảnh Tôn Thắng, chưa gặp Hai Lúa. Ngày nay Trigia viết cái này là để khẳng định thêm 1 lần nữa điều trên. Các bạn nên đọc "Đức Phật và Phật Pháp". Cuốn sách này mới là Bí Mật Phật Giáo thứ thiệt

Người phối ngẫu trong mật tông Tây Tạng March 25, 2011tudieude: Thầy cho con hỏi người phối ngẫu đóng vai trò gì trong tu tập mật giáo ạ? Vì sao các đạo sư nổi tiếng Tây Tạng như là đạo sư Padmasambhava (Liên Hoa Sanh) và đạo sư Marpa lại có vợ ạ? Các ngài này có vợ khi chưa tu hay là khi đã tu xong rồi?

Hoasentrenda 2013

138Tibu: Cái này nói lên năng lực tu tập. Khi nhận pháp về mà để đó, hoặc là đem ra hù thiên hạ thì không thể hiểu được tibu nói về cái gì qua cụm từ "Năng Lực Tu Hành". Nhưng khi ra tay dợt thử thì... khỏi nói: Nó khó làm vì mỗi động tác đều đòi hỏi sự an trú chánh niệm đằng trước mặt. Vốn là một thao tát khó vì chưa lần nào Tu Sĩ làm qua. Đã vậy mà cỏn quán ra hình các Ngài (cứ nhìn vào bất cứ cái hình nào thì không biết đằng nào mà nhìn và nếu cò thể thuộc cái hình thì lại không biết bắt đầu từ đâu (làm một lần, hoặc là từ trên xuống, hoặc là từ dưới lên trên?) Chưa hết: Mình độc thân mà còn dợt xì khói mà còn chưa ra, nhưng các sư phụ cùa mình thì vợ con tùm lum. Chuyện Vợ Con... Mà ai là khởi điểm cũng có vợ, có con: Đức Bổn Sư,... là cư sĩ!!! Nhưng không hiểu tại sao, sau này lại có phong trào cho rằng cư sĩ không ra gì!

Hỏi về cách đọc Chú December 31, 2010bờm: Thầy ơi mấy hôm nay bờm đọc Om Mani Padme Hum tầng số trầm và cho rền đó, sao khi đang đọc vậy thì bờm cứ bị vọng vì cái tiếng của con voi không hà, mà tiếng của con voi thì đâu có trầm đâu, kỳ quá ThầyTibu: Hỏi thật là hay đó bờm à Trong những linh ảnh của Mật Tông có vẽ những con Rồng, những con Kỳ Lân, những con Voi, những con chim gọi là Kim Xí Điểu, Con Công. Nay trong dịp này thì tibu lại được dịp bàn về Con Voi. Thông thường thì nó có gia đình và cả gia đình đều có lệ là hằng năm đi thăm tổ tiên bằng cách Voi Đầu Đàn dẫn tới chỗ những bộ xương khô, rồi dùng vòi ủi ủi cái xương sọ và đứng trầm ngâm... Tác phong y như Con Người. Voi nghe được siêu âm của nhau và có thể báo động cho nhau khi đàn này cách xa đàn kia cả chục cây số. Voi còn nghe được bằng chân, khi có gì nguy hiểm thì nó dậm chân và chấn động đặc biệt này có thể truyền tới cho đàn voi cùng một giòng tộc. Voi cái thì ở từng đàn kéo dài tới cô và dì luôn. Voi đực thì sống từ từ xa bầy và chết một mình.

Hoasentrenda 2013

139Tuy nhiên, vì một lý do gì đó mà xương sọ cũng được bầy Voi nhận dạng như thường. Khi một con gặp nạn thì nó kêu nhau và dùng tập thể để giải quyết.Do vậy mới xứng đáng là linh vật. Trong Mật Tông Người cởi Voi là dữ dằng nhất, Ngài Phổ Hiền Cởi Voi. Voi trong Mật Tông còn có nghiã là sự hiểu biết tường tận về Tiền Thai Giáo. Một kỹ thuật lôi người mâm trên xuống đầu thai vào Uế Độ. Bàn về tần số khi niệm chú với tâm lực của Ngài Phổ Hiền Và dĩ nhiên không thể thiếu cái tầng số đặc biệt có một không hai khi hành giả có đầy đủ tâm lực và bi nguyện khi hành giả này trì chú bằng tâm. Tiếng của Voi gồm cả ba tầng số: - Tầng số cao: Dùng để hướng đến các cõi cao cấp của các Thầy, Tổ. - Tầng số trung bình: Dùng để cảm thông với người bình thường, ngang cơ. - Tầng số trầm: Dùng để dán, truyền tâm lực vào một Bữu Bối hay vào một hướng nào đó. Là tầng số của Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát nên nó bắt buộc gồm được chừng đó công dụng. bờm: Thầy cho bờm hỏi với, sao mà bờm lại nghe cái tiếng con voi khi đang đọc câu Chú ha Thầy, vì bờm không biết cái âm thanh của con voi khi nó kêu cao, thấp như thế nào nữa, bờm chỉ nghe nó ngang ngang thôi, vì bờm đang muốn giọng trầm mà lại nghe một âm ngang ngang vậy nên thấy sao sao á, Thầy chỉ cho bờm giờ phải làm saoTibu: Vì con mới dợt thì làm sao mà có đầy đủ tiêu chuẩn như bài ở trên. Nhưng con mà cứ như vậy mà làm tới! Thì khả năng đã trình bày nằm trong tầm tay của con. Đề nghị: Làm đại coi nó tới đâu cho biết Đại Hạnh? Trước khi tìm hiểu về Đại Hạnh thì cũng nên biết về các Tiểu Hạnh của những Bồ Tát khác. - Tiểu Hạnh chỉ gồm những việc vớ vẫn như là: Chữa Thân bệnh (Bằng những phương pháp như là ép linh hồn xuống để cứu sống một chúng hữu tình nào đó). và Tâm bệnh (Là lặn lội đi

Hoasentrenda 2013

140truy tìm những phương pháp tu hành, rồi áp dụng cho chính mình trước cái đã! Trước khi chỉ cho Bạn Bè làm theo). Dựng ngay ngắn lại cái Trụ của Chánh Pháp: Thể hiện ở sự phục hồi giá trị của Con Người, với tính cách "Không Sợ" (danh từ chuyên môn là "Thí Vô Uý"), qua những thành quả tu hành như "Lý Vô Ngại" (gì cũng biết) Sự Vô Ngại (phương pháp nào cũng rành) Lý Sự Vô Ngại (Rành rẻ cả lý thuyết lẫn thực hành) Sự Sự Vô Ngại (thành Phật). Tất nhiên là phương pháp tu hành không chấp nhận có "Ơn Trên" "Thiêng Liêng" "Điển Xuống" "Nhập vào, Xuất ra",... Đưa ra những kiến thức đúng về những hình tượng Phân thân vào Liên Hoa Tạng để trang nghiêm quốc độ.... - Nhưng bàn về Đại Hạnh là cái khó nhất. Là vì khi làm cái Đại Hạnh thì hành giả chỉ tập trung vào kết quả của công việc mà quên đi cái Danh Dự, Tiếng Tăm, Tiếng Đồn, và nhất là tình trạng "Cái Buá Tạ". http://hoasentrenda.com/FrontPage/CaiBuaTa.htm

Cái Búa Tạ19-05-2009

Coi vậy chớ khi mà bàn về cách truyền Đạo của Đức Phật thì ít có ai để ý đến những trở ngại mà chính Đúc Bổn Sư đã gặp. hễ ai mà đã gặp Ngài là mình cứ chắc ăn là Ngài sẽ tận tình chỉ dẫn ngay lập tức, không có vấn đề hẹn lần, hẹn mòn! Thế nhưng, Hai Lúa tui có một lần đọc được một giai thoại là Ngài lại "không muốn thuyết pháp và đã nói đi nói lại đến ba bốn lần, khi có một người đến hỏi pháp tu: Này ông bạn! Như Lai đang bận đi trì bình!" Tất nhiên là người hỏi pháp cứ nà theo mà hỏi, và hễ mà hỏi thì Ngài lại từ chối một cách rất là không bình thường: Này ông bạn, chưa tới thời để Như Lai thuyết pháp! Đọc tới đây thì Hai Lúa tui lại nhớ đến chuyện ở Đà Lạt khi đến thăm một Thiền Sư nổi tiếng nọ tại Chùa Quan Âm ngay cạnh Hồ Xuân Hương. Lần đi này lại có anh Ban, anh này định hỏi Thiền Sư một vài điều gì đó. Nhưng không hiểu tại sao Thiền Sư lại từ chối, Ngài nói là

Hoasentrenda 2013

141hôm nay Ngài không thể nói pháp được vì Ngài lên đây để dưỡng bệnh. Hai Lúa tui nghe mà thấy tức trong mình, bèn nói lên cái điều suy nghĩ của mình: - - Thưa Thầy, con là một tên châm cứu quèn và khi con đang ăn mà có người gọi đi chữa bệnh. Là miệng còn nhai cơm thì chân đã bước. Chuyện chữa bệnh này đâu có cứu ai được đâu? Còn chuyện của Thầy thì mới cứu được người mà Thầy còn hẹn nữa chớ! Rồi quay qua anh Ban Hai lúa tui lại nói: - - Đi về anh Ban, Thầy không nói thì mình cũng không cần! Chuyện xảy ra lâu rồi mà khi viết tới đây, Hai Lúa tui vẫn còn thấy tức: Nhiệm vụ "vì sinh tử mà nói pháp" đã không thể hiện được! Nói móc qua cái chuyện xa xưa ở Đà Lạt này là để nhấn mạnh cái cảnh chán chường của Hai Lúa tui khi đọc được đoạn kinh trên! Và cũng nên nói: Đây là đoạn kinh khó nuốt nhất từ trước tới giờ! Cái chi tiết mà Đức Phật viện lẽ này, lẽ nọ để từ chối thuyết pháp là... không có trong đầu của Hai Luá tui. Sự uất nghẹn đã làm cho tui bỏ cuốn sách xuống và không đọc thêm được nữa. Phải vài tuần sau thì mới đọc tiếp được và thấy rằng: Người tới hỏi Pháp này thật là... hết thời! Tất nhiên, sau đó Đức Phật cho anh chàng một bài pháp và anh chàng đó chào Đức Phật ra về. Nhưng anh chàng chưa đi được bao xa thì lại bị một con bò điên nó húc chết liền tại chổ! Mở ngoặc cái chỗ này: Bò điên mà chạy ra đường phố là người ta la hét dữ lắm để báo động cho nhau! Thế mà anh chàng cứ đăm chiêu suy nghĩ về bài pháp, anh chàng đâu có nghe và thấy cái gì đâu? Cho tới khi con bò nó chạy tới và húc mạnh vào thân thể nhiều lần: Con bò dùng cặp sừng húc mạnh vào thân thể và hất mạnh lên cao (sức mạnh của một cái hất như vậy là 7 tấn mà anh chàng chỉ nặng cỡ 50 ký thì nhầm nhò gì?), thân xác anh quay vòng theo cái sức mạnh của con bò! Khi rớt xuống đất thì nó lại dích lên và làm tiếp nhu vậy vài lần thì thân thể mềm nhũn và tơi tả như một cái mền rách rơi xuống và nằm yên bất động.... Anh chàng đã chết! Có thể nói đây là một tu sĩ đã tu hành với một thời gian ngắn nhất và có thể đo được bằng... thước! Anh chàng chết cách đó khoảng trên

Hoasentrenda 2013

142dưới 1 cây số! Các Thầy khác đều có thắc mắc về anh chàng mới nhận pháp này. Anh đã bị chết một cách hết sức là bất ngờ như vậy, thì anh ta đi về đâu? Đức Phật nói là: A La Hán! Và Ngài không giải thích! Thế là Hai Lúa tui lại ôm bài kinh vài năm! Chẳng hiểu "mô tê" gì cả! Sau này nhờ có đồ nghề nên mới có thể thấy hết cái hay của Đức Bổn Sư: Trước khi vào vấn đề thì cũng nên nhìn qua những sư phụ khác khi gặp trường hợp tương tự. [...]Chân Sư nói với đệ tử: - - Tại sao anh lại đem đến cho tui "cái xác chết biết đi này"! Anh đó sẽ chết vào tuần tới, trong thời gian ngắn như vậy thì tôi không thể giúp đỡ gì cho anh ta được! [...]Tình trạng của Đức Bổn Sư còn tồi tệ hơn nhiều: Anh chàng hỏi Đạo này chỉ còn vài giờ để sống mà thôi! Và dĩ nhiên, Đức Phật, Ngài đã quán thấy cái cảnh này từ tối hôm qua! Anh chàng tới trình diện Đức Phật và hỏi pháp! Đức Phật dùng màn tivi coi ra và tính toán được cái lúc nên nói Pháp. Ngài đã tính toán chính xác rằng: Phải nói Pháp ngay lúc nào, thế nào cho anh chàng phải chết với cái tư tưởng "Vô Thường". Mà hành giả nào mà chết với tư tưởng cuối cùng là "Vô Thường" thì có khả năng "Giải Thoát" cao nhất khi còn ở giai đoạn "Cận Tử Nghiệp". Vì lý do đó mà Ngài cứ từ chối không thèm nói Pháp vài ba lần. Ngài đợi đến lúc thế nào, sau khi nghe pháp xong, anh chàng này sẽ miên mang suy nghĩ về những điều cao siêu vưà mới nghe và khi suy nghĩ đến cái tính "Vô Thường" của cuộc đời thì cũng là ngay lúc con bò điên nó húc! Thật là một nhà Đạo... diễn tài ba nhất thế giới! Chỉ có một lần duy nhất để làm mà Ngài đã bình tỉnh phối hợp và: Điều đáng phục nhất là Ngài đã nhìn ra được khe hở giữa ác nghiệp (bò điên húc) và thiện nghiệp (là sự suy nghĩ về bài pháp của anh chàng) Và Ngài đã chọn

Hoasentrenda 2013

143đúng thời gian thuyết pháp để cho anh chàng tự nhiên đi vào cõi chết (theo kiểu "để trả nghiệp sát") với cái tư tưởng cuối cùng là "Vô Thường". Và dĩ nhiên khi chết như vậy thì phải là: A La Hán. Tất nhiên, là Ngài cũng bị miệng lưỡi thiên hạ nói là: -- Đó thấy chưa! Tu theo ổng đâu có được gì đâu nè! Tu như vậy đâu có lợi! Mới có nghe thuyết pháp xong là đã bị bò điên nó húc chết rồi đó! Không biết Ngài bị cái búa tạ này bao lâu? H.L.Nhưng ở đây không phải như là câu chuyện đã trình bày ở trên mà lại là chuyện "Lôi Thượng Căn Xuống Làm Con Người"! Nghịch hạnh hay là Đại Hạnh Phổ Hiền? Lão già, nay đã trên 60 tuổi rồi, cố thu người nhỏ lại cho cô bé 16 tuổi đang giặt đồ dưới sông, cách cái bụi cây của lão chưa tới năm thước (15 feet) không nhìn thấy mình. Rồi bất chợt, lão vụt ra và vật lộn với cô gái! Cô gái giật mình vì bị một người bỗng ôm chặc mình đằng sau lưng, cô quay người hất mạnh lão già ra, nhưng không một tiếng kêu than, lão già vẫn nhào đại vào cô gái, cố gắng dùng tàn lực của mình để uy hiếp cô gái, nhưng, sức ông đã yếu nhiều qua bao năm tháng giang hồ. Cô bé lại may mắn đạp mạnh vào bụng ông già gân, và lần này thì cô đã hất văng ông già liều mạng đó ra khỏi thân thể của mình, cô kinh hoàng vừa khóc, vừa bỏ chạy bán sống bán chết về nhà. Bà mẹ quăng bó củi đang cầm trong tay xuống đất khi thấy từ xa con gái thân yêu độc nhất của mình, mình mảy thì ướt mem và lạnh cóng đang vừa chạy vừa khóc về phía mình: “Má! Có một ông lão tự nhiên đè con ra ngay suối, nhưng con đã vùng được, con đạp ông lão nằm ngửa trên bờ sông đó!” “Ông lão à! Đè con ra à!” Bà già thất thanh kêu lên, rồi bà hỏi tiếp: “Chuyện ra sao, con kể lại đầu đuôi cho má nghe!” Cô bé lập cập kể lại cho má mình nghe, trong khi bà nhúm bếp vừa hơ đồ cho cô bé "xui xẻo" đó. Nghe xong câu chuyện bà trầm ngâm suy nghĩ. Bà lão nghe kỹ đứa con gái tả hình dáng của ông lão, và bà

Hoasentrenda 2013

144nghĩ trong bụng: “Không lẽ, đó là Ngài à!” Rồi bà nói to lên: “Con à! Con quay lại ngay chỗ đó và gặp ông lão, nếu ông lão đó nói con làm cái gì thì cứ làm theo!” Cô bé quay lại chỗ cũ thì thấy lão già đang ngồi ở tư thế Kiết Già, tay bất ấn Đại Định, mắt nhắm, cả tư tưởng của ông đều chìm đắm trong cơn thiền định. Ông mở mắt ra thở dài và nói: “Lão có một người bạn trù trì chùa... chuyên môn thuyết pháp nhưng lại không để ý đến cách Tự Thực Hành Lời Thuyết Pháp Đó, tóm lại ổng chỉ nói chớ không làm. Ông đó vừa mới qua đời, lão rình và đón đường cái thần thức của ông đó sẽ bay qua đây. Lão tận lực cố gắng, tạo cho ông ấy một cơ hội làm người nữa mà không được!” Rồi ông lão chỉ qua bên kia sông, Lão nói tiếp: “Con thấy đó, bên kia sông vừa rồi trong bầy dê, có 2 con vừa *nghiên cứu* xong! Thế là ông đó đã làm con dê rồi!Rắn Con: Đọc mà run sống lưng luôn á Chú.Tibu: Trong này có ba người: Ông già gân đã hay! Nhưng bà già sai đứa con gái độc nhất của mình ra gặp lại ông già và nói làm theo ý ông già này thì quả là thứ thiệt! Nhưng cô bé là hết xảy luôn!

nhà binh: Thầy ơi, con vẫn chưa hiểu lúc đầu ông già làm cái gì Tibu: Ông này đang núp và chờ cho cái thần thức kia xuất hiện là ổng nghiên cứu cô bé.Steelich: Một vị tăng rất vững giới luật sống trong một ngôi làng, một ông triệu phú cùng làng thấy ghét, bèn kêu một cô geisha nghèo tới bảo: "cô hãy làm bẻ mặt lão thiền sư này cho tui coi" Trời mưa, cô geisha xin tá túc qua đêm chùa của thiền sư. Cô giở đủ trò, nhưng thiền sư không thèm để ý, tới chót, cô khóc,"tôi làm vậy theo lệnh của ông triệu phú, nếu tôi không làm thì sẽ không có tiền nuôi người nhà của tui". Thiền sư bèn đứng dậy và kéo tay cô geisha, nói "ồ vậy thì tôi sẽ giúp cô", đưa cô vào phòng. Ngày hôm sau, cả làng đồn ầm lên chuyện thiền sư phá giới, chỉ có cô geisha là biết

Hoasentrenda 2013

145được sự thật. Thiền sư Bạch Ẩn, thầy của Philiip Kapleau có lần dẫn môn đệ của mình tới một chốn lầu xanh để thử thách.Tibu: Hehehehe! Câu chuyện này bị hở sường là vì me sừ tu này quá dõm, và ông này đã lọt Mỹ Nhân Kế: Việc gì mà phải dẫn vô phòng khi chẳng có máy thâu thanh, chẳng có máy quay phim, chẳng ai có bằng chứng! me sừ (messieurs (tiếng Pháp) =mấy ông này) này không biết cách đối phó, không có tha tâm thông, nên mới ra nông nổi như vậy. Cách 1, là cách dở nhất: Thiền Sư thứ thiệt kia chỉ cần mĩm cười nói là:- - Con à! Con ngủ cho khỏe đêm nay và ngày mai thì con muốn nói gì về Thầy thì con cứ nói: Miễn sao con có xu của ông đó để con xài là ngon lành rồi. Cách 2, là cách hay hơn: Con nhắm mắt 100% và con làm như vầy như kia nè (ý là chỉ cho cô này phương pháp tu luôn). Xong rồi con nhớ là sáng mai con cứ nói xấu về Thầy, miễn là con có xu để xài là ngon lành rồi! Cách thư 3, là cách hay nhất: Thiền Sư ngoắc cô bé tới và cùng nhau ngủ trên một giường mà không có bất cứ chuyện gì xảy ra hết. Sáng hôm sau, vì cả đêm cô này đã được thấm nhuần sự thanh tịnh nên ở luôn tại chùa này và tu luôn.Roshi Philip Kapleau, author of The Three Pillars of Zen and founderof the Rochester Zen Center in upstate New York, died on May 6,2004 from complications of Parkinson's disease. He died in the sunlitgarden of the Zen Center surrounded by his students, family, andfriends.Ông này viết cuốn "Ba Trụ Thiền" do Đỗ Đình Đồng dịch và cho không. Tuy nhiên, về cách chết thì nó cũng không hay gì cho lắm. Ông này hô to lên vài ba tiếng và sau đó là tắt thở. Kế đó là chuyện buồn cười: Nguyên cả những đệ tử cao cấp lại hè nhau tụng bằng miệng kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa! Tibu có bình luận về chuyện này, nhưng tìm hoài không có hehehe. Nay viết lại để Bà Con Cô Bác có cái để suy nghĩ. Tại sao lại hô to?

Hoasentrenda 2013

146Là vì khi còn sống thì ông này tưởng bở là hễ mà mình đọc "Sắc Tức Thị Không" và "Không Tức Thị Sắc" là chuyện ngoài đời nó xảy ra cái rụp y như mình đọc! Nhưng khi ông này chết thì đau một cái là: Cảnh giới nó tới! Lúc này đâu có thể nào là "Sắc Tứ Thị Không" là Nó Không liền cho đâu? Mà thực tế là: Nó cứ có! Nó cứ xuất hiện chình ình ra đó! Bất chấp ông này làm cái gì! Hoảng quá! Ông hô to lên vài ba tiếng để xua đuổi cảnh giới đi nhưng không được và ông chết. Cả cái đám đệ tử chẳng có ma nào tu ra hồn, bèn hè nhau tụng kinh Bát Nhã cho người chết (vốn là người không cần nghe cái bài kinh này). Thật là Đau đầu! hoasen: Không biết sao, bài về Philip Kapleau lại lọt sổ ở Tập Tin 2. Để đọc nguyên gốc, các bạn có thể vào link: http://groups.yahoo.com/group/vn-buddhism/message/36248Hay là đọc bài được trình bày lại, kèm theo sau đây: 36248- Jun 22, 2005Re: Roshi Philip Kapleau 1912 - 2004Hoa Nguyen: Philip Kapleau (1912-2004), một thiền sư người Mỹ nổi tiếng khắp Phương Tây vừa viên tịch May 09, 2004 HL: Nghe thì hấp dẫn thiệt nhưng tài liệu không nói Ngài chết... ra làm sao? Ý của đệ muốn nói là cái công thức để chết của Ngài nó có giống cái công thức của Đức Phật Thích Ca khi nhập diệt không? Nếu đúng là vậy thì thiệt là hay. Còn không đúng thì chưa chắc là hay đâu. SN: Tại sao Anh HL lại đặt ví dụ giống với không giống ỡ đây. Chắc chắn 100% là không giống? vì Phật TC là Phật TC? HL là HL? HL: Ví dụ như cái Niết Bàn là cái phòng khách của nhà đệ đi:-). Khi đệ leo cửa sổ vào cái phòng khách thì đệ... thấy cái phòng khách. Cũng y như khi đệ đi vào cái cửa chính thì đệ cũng thấy cái phòng khách. Cái phòng khách y chang không thể sai khác. Duy chỉ có cách vào là có khác mà thôi. Phật bị kiết lỵ, Ngài bị liệt run tất nhiên cách vào phải khác nhau ở lúc khởi đầu. Phật dùng cách nhập định để vào Ngài dùng cách gì để vào. Không ai thấy (ý đệ nói là các đệ tử của Ngài) và diễn tả lại được thì té ra là cách chỉ dạy lại không có chất

Hoasentrenda 2013

147lượng. Câu ngạn ngữ có câu: Hảy cho tui biết bạn thân của Bạn là ai thì tui sẽ biết Bạn là gì liền. Hai Luá đệ lại có câu: Hảy cho tui coi cái chết của Bạn thì tui sẽ biết Bạn là ai liền:-). Bờm: Thế huynh HL có "lung tung lùng bùng tướng sĩ thông" như vậy thì huynh có thể bật mí cho tụi tui biết trước cái chết của huynh sẽ như thế nào để tụi tui cũng biết trước huynh sẽ là ai dược không, cám ơn. HL: Trong lần chết khi khám phá ra cách niệm Phật thì đệ gặp Ngài và được Ngài dùng ngón trỏ ghi lên ngực trái của đệ cái chữ Hrih. Ngài có noi rằng 120 tuổi thì mới về lại đây. Trong lần chết vì đau tim, khi đệ coi lại cái đám lu bu thì khi coi đến cô bé Diễm Phương thì tư tưởng sau đây lại xẹt qua xẹt lai đầu của đệ: - - Để nó tự tu. Đệ suy nghĩ rằng: "Nó biết cái gì mà tự tu!" Rồi đệ làm công thức sống tiếp để chỉ cho nó tu tiếp đây. Khi nó tu xong rồi thì hẳn tính tiếp vì cái nền ở Utah này chưa vững cho lắm. Chào... thằng bờm và các Bạn:-). Tiếng hét (Roshi Philip Kapleau) kéo dài trong vòng vài phút cuối cùng đó và rồi các đệ tử tụng "cho nhau nghe" bài Bát Nhã thì hai hiện tượng không trúng trật vào đâu cả, hai hiện tượng không ăn khớp với nhau. Nó không ăn khớp ở cái chỗ: Nếu Thầy đã vào rồi thì tụng kinh Bát Nhã để làm gì (vì Thầy không cần). Nếu Thầy chưa vào thì tụng kinh Bát Nhã lại là một việc vô ích vì... người chết thì không còn nghe được. Như vậy, thì cũng như không! Vì suy cho cùng thì cảnh chết này cũng y như những người bình thường chết mà thôi. Họ cũng có (máy) tụng kinh, họ cũng có người tụng kinh vậy đâu có khác gì đâu. Trong tình trạng này, lời Phật dạy là: Đường dài không có tư lương là vậy. Không tin thì các Bạn có nghề cứ quán lại cái phút mà Thầy la hét đó nó mang ý nghĩ gì? Quán ra rồi thì cũng câm cái họng lại dùm, chỉ có vậy thôi. Bờm: Ý da, thấy huynh Hai Lùa... i.. a có nhiều "nhãn" và "thông" quá nên Bờm tui hỏi vậy thôi chứ làm gì mà huynh nóng dữ vậy. Thế

Hoasentrenda 2013

148Bờm tui lại xin hỏi một câu nữa là: "Huynh có hét nổi 10 phút liền tù tì không nào, hề hề hề...?" HL: Đệ không còn nóng giận, lâu lắm rồi (trên mười năm rồi). Khi mà nói ra chẳng ích lợi gì và làm cho bà con càng lùng bùng tướng sĩ thì nên im lặng (câm cái họng lại):-). Đó cũng là lời Phật dạy. Hét liền tù tì hết 10 phút theo kiểu không lấy hơi thì chiụ, đệ chưa làm được:-). Nhưng hét trong vòng vài ba tiếng đồng hồ và sau khi hét lên một tiếng, rồi lấy hơi, và hét tiếp thì đệ có làm rồi. Khi tập hét tiếng Kiai hồi còn nhỏ. NQS: Lão HL có thể có Thiên Nhãn nhưng đối với Pháp Nhãn thì lão còn xa:-)). Cứ đọc những dòng sau: "Đặc biệt trong phần cuối cuốn sách, tác giả đã đề cập đến vấn đề đạo đức trong xã hội Mỹ. Ngài viết:"Người ta nói rằng thiền ở trên đạo lý nhưng đạo lý không nằm dưới thiền. Câu phát biểu mâu thuẫn này cùng với sự tự do thoát khỏi sự đa cảm và những thuyết giảng đạo đức đã nảy sinh khái niệm sai lầm là thiền chống lại đạo lý và làm ngơ trách nhiệm xã hội. Thật ra, độc giả sẽ khám phá thì vấn đề sẽ hoàn toàn ngược lại, thiền nuôi dưỡng hành vi đạo đức và có trách nhiệm với xã hội bằng cách chế ngự ngọn lửa tham, sân si đang đốt cháy con người". Thì biết lão này vẫn còn ở trình độ "Tâm lý học", dùng Thiền như một liệu pháp tâm lý chứ chưa biết rằng Thiền là để thành Phật:-)) Và đoạn sau đây nữa: "Ngài không tha thứ cho sự buông thả và tự ti, Ngài cũng không chấp nhận các lời xin lỗi hoặc lời cầu xin đặc biệt, Ngài chỉ mong đợi sự thành tâm và tinh tấn ở mọi đệ tử. Ngài từng nhắc nhở học trò của mình rằng: "Nếu trò không bằng thầy hoặc hơn thầy, thì đều xem là thất bại". Cho thấy lão này còn ràng buộc với nhiều nguyên tắc, có nghĩa là chưa tự do:-)) Trong kinh Duy Ma Cật có chuyện Phật có thể tha thứ cho người mắc tội dâm và giết người. Vấn đề không phải là chấp nhận hay không chấp nhận một điều gì mà là tùy duyên:-)) Giảng như vậy mới là người tự do:-)). Vì vậy những lời sau là lời xưng tụng của người viết chứ không phải là sự thật. Lão sư Philip Kapleau rõ ràng là một người Tây phương vừa đạt ngộ, Vì vậy cũng không cần

Hoasentrenda 2013

149phải biết một người nào đó chết như thế nào mới có thể biết đến hay chưa đến. Chỉ cần nghe họ thở ra ba hơi là biết liền thôi hà. Vấn đề là Pháp Nhãn:-)) bt: Huynh làm tiểu đệ cười ầm ỉ một cách rầu rỉ:-) Cách huynh nói giống như: muốn đẩy hòn núi thì chỉ cần thổi ba hơi là hòn núi bay ào ào liền à:-):-):-) Nói thì dễ thôi mà. Huynh muốn nói được như vậy thì trước tiên huynh phải có Pháp Nhãn cái đã rồi nói mới đúng được. Huynh còn chưa biết Pháp Nhãn là cái gì thì cớ làm sao nói toàn là... pháp nhãn không zdậy:-):-) Huynh suy đoán hay là huynh luận đoán hay là huynh đang nói theo kiểu sổ số??...:-):-):-)NQS: Hì... tâm thông thì ngôn thông. Không dễ gì nói dóc được đâu BT:-)) Võ lâm nhiều tay cao thủ, nói dóc không được đâu:-)) Nếu BT là cao thủ thì chỉ tớ sai chỗ nào chứ đừng chụp mũ thế:-)) bt: Huynh không có sai nhiều lắm đâu:-) chỉ hay thường bị nói cái mà chính huynh chưa biết thôi. Nếu nói để làm nghi tình và kiểm chứng thì quá ư là dách lầu. Còn khẳng định cái chuyện mình chưa biết thì lại là cái tệ hại khôn lường. Vì chuyện này nó xọ chuyện kia và dẫn đến con đường đi của mình nó... tùm lum hằm bà lằn hết. Rồi khi (như đệ vậy) mệt quá thì mới biết rằng mình chưa tới đâu cả...:-) "tâm thông thì ngôn thông" là thế nào vậy huynh?:-):-). Tâm thông như thế nào là ngon lành? Và ngôn thông là sao? Hay chỉ cần ngôn cho nó hợp cái ý muốn của người thì tâm được thông?:-) mến. Hết Trích Dẫn. PS. Bờm ở bài trên không Bờm HSTD. Lão Khùng: Nếu Bờm tụng trì nhiều quá! rùi lỡ 1 ngày nào đó... tiền bạc, công việc không được hanh thông? bị trục trặc... thì Bờm nghĩ

lúc ấy là do đâu ?....Tibu: Chào Lão Khùng, Tibu không hiểu Lão Khùng dựa vào chỗ nào mà nói rằng tu hành thì tiền bạc, công việc lại tiêu ma! Lão Khùng chỉ là con cừu, còn tibu thì huấn luyện lubu thành sư tử. Lão nhè ngay Bạn Bờm mà Lão Khùng lại chỉ dạy thì Lão mang tội nặng ghê lắm đó. Là vì nếu mà Lão còn làm một cách không có Trí Tuệ như vậy nữa thì dân số HSTD sẽ chỉ còn là một mình Lão mà

Hoasentrenda 2013

150thôi. Là vì Thành Viên của HSTD sẽ chết hết! Họ chết do bị lộn ruột vì cười đó. Trả lời cho bờm: Tiếng con voi là vừa cao, và đồng thời là hơi trầm. Do tiếng cao này, mà tâm lực nó vói lên tới cõi Phật và đồng thời tâm lực của bờm cũng được trao gởi vào những cõi thấp hơn (ở giọng trầm). Tuy nhiên khi bờm dợt chỉ với giọng trầm thì tâm lực chỉ có một hướng là ảnh hưởng đến các cõi rất là thấp: Và có thể tới Địa Ngục. Nó lấn cấn, lộn xộn là vì, giọng trầm là do từ bài tập mà ra. Trong khi đó, giọng con voi là do bờm tìm ra nên... Và dĩ nhiên, nó là của bờm. Do vậy mà nó quen và dễ thực hiện hơn.

Trì chú Chuẩn Đề December 11, 2009buuquang: Con muốn trì chú Chuẩn Đề nhưng nghe nói là, người nào muốn trì chú này phải có một vị Axàlê điểm đạo, rồi phải nhập thất 100 ngày, trong thời gian đó phải chay tịnh suốt và tuyệt dục cộng với hạ thủ công phu. Nay con muốn hỏi chú, điều này có đúng như vậy không ạ. Nếu đúng như vậy thì con phải tìm đâu ra một vị Axàlê để tu tập đây.Tibu: Trì Chú Chuẩn Đề có nhiều cách: 1. Là đọc bằng miệng ầm ầm theo nghi thức như gỏ mõ, đánh chuông, vái lạy. 2. Đọc xù xì, nho nhỏ trong miệng. Không có gỏ mõ, đánh chuông, vái lạy. 3. Đọc im re trong tâm. 4. Đọc và quán (không hiểu là quán cái gì). 5. Đọc và quán theo Mạn Đà La Phật Mẫu Chuẩn Đề Trong năm cách trên, buuquang chơi thứ nào?buuquang: Dạ. con muốn học theo cách thứ 2Tibu: Vậy buuquang chưa biết tác dụng của những cách niệm này! Khi niệm theo số: (1) Niệm ra tiếng: Có thể làm cho Thô Tâm yên lặng đôi chút. (2) Niệm nho nhỏ phát âm ra y như là tiếng xù xì... xù xì: Cô Hồn Các Đảng nghe (danh từ binh dân học vụ), chuyên môn hơn là cõi "Trung Giới" nghe.

Hoasentrenda 2013

151

Đây là điều thường gặp ở những người thường nói là tui trì Thần Chú này, Thần Chú nọ. Những hành giả này thường đọc xù xì, nhưng lại không hề biết là do đâu mà có cách đọc này, và khi đọc như vậy một thời gian thì chuyện gì xảy ra? Chỉ biết là những hành giả này đều đi đến kết quả là: Trì Chú Chuẩn Đề nó nóng lắm, nó nhức đầu! Nên gia thêm Thần Chú Bạch Tán Cái thì mới mát được chút ít! Tibu lại kể chuyện... hồi xưa: Tibu cũng có gặp những vị này và có hỏi: - - Thưa Thầy, như vậy thì nó có bớt tí xíu nào không? - - Đỡ đỡ! - - Thưa Thầy, con cũng bị luôn! - - Anh nên đến và xin Thầy câu Thần Chú Bạch Tán Cái (là cái lọng màu trắng) để nó bớt nóng. Riêng vấn đề này, thì tibu thấy sao sao á! Nên khi gặp Thầy (Thầy Thiền Tâm ở Đại Ninh) thì lại không hỏi Thầy câu Thần Chú có tên là "Bạch Tán Cái". Sau này, tibu tu giỏi hơn nên khi quay lại nhìn lại trường hợp trên thì mới biết nguyên nhân bị nóng. Nguồn gốc của cách niệm này: Niệm to một hồi thì mệt nên hành giả tự động hạ giọng xuống và niệm nho nhỏ, rồi tới phát ra tiếng y như là xù xì... xù xì.Tác dụng: Niệm một thời gian thì Hành Giả cũng có sự thanh tịnh nên hay nằm mơ thấy nhiều người tới quanh sân hay là ngoài cổng. Những người này nhìn thì nghèo nàn và rách rưới. Họ mà đến đông, trong giấc mơ, thì y như là cảnh tu tập lại... có vấn đề bất an. Phản ứng tự nhiên: Rồi hành giả nghĩ rằng chắc là phải cúng cho những người này. Riêng chuyện này thì tibu có chứng kiến là khi Thầy cúng thì... gió nó ào tới và sau đó thì yên tỉnh lại. Nhìn bằng màn tivi (Thiên Nhãn) thì thấy họ ùa tới... nhưng lại không được gì! Hay đúng hơn: Chỉ một ít người được cái gì đó mà thôi. Nhận xét: Chừng vài chục, cho đến vài trăm người đến chờ chực, mà chỉ có vài người... hình như được cái gì đó. Thì số phần còn lại họ phản ứng như thế nào? Trước nhất: Họ sẽ nghĩ đến tình trạng không công bằng: Kẻ có, người

Hoasentrenda 2013

152không!Kế đó: Nhưng về điều này thì chính họ nghe rõ ràng, Thầy nói là: Cho tất cả mọi người mà! Kết luận: Vậy thì đồ cúng nó biến đi đâu? Do tình trạng này cứ tái diễn, nên họ nổi loạn! Thế là cảnh tu hành lại... không yên! Chu kỳ cứ tái diễn: Không yên thì Thầy... lại cúng. Cúng thì: Người lại có (thì ít) kẻ thì không (lại nhiều). Thế là họ lại loạn! Và Loạn thì lại là... cúng! Cảnh loạn này tuy là không cảm nhận được, nhưng lâu ngày thì... nhức đầu, con người cứ bồn chồn, không yên.Ác một cái là: Tu sĩ lâu lâu cũng mơ ước này nọ và cũng xù xì câu mơ ước này của mình! Thế là có khi, tibu nhắc lại một lần nữa là: Một đôi khi họ nghe được yêu cầu của mình nên họ cũng giúp cho mình này nọ! Tu sĩ cứ cho là... linh! Tu sĩ ráng xù xì cho nhiều vào! Rồi lại yêu cầu... rồi có khi lại được... trả lời! Thế là lại càng xù xì, và có chỉ cho đệ tử xù xì với mình luôn. Đâm ra: Đầu tiên, Tu sĩ tu phát tâm là tu "Giải Thoát"! Nhưng, theo thời gian, khi nhìn kỹ lại thì lại thấy mình lại làm "Phù Thủy Nghiệp Dư" và có nuôi âm binh! Nguyên nhân: Tu sĩ cũng thanh tịnh nhưng lại... chưa có đủ tâm lực để mà điều khiển đám đông bằng sự hồi hướng công đức tu hành của mình! (3) Niệm trong tâm: Chư Thiên đôi khi nghe được. (4) Niệm vừa quán: Tùy vào cách quán, hay là linh ảnh "có hiện ra hay là không hiện ra" mà có tác dụng này nọ, (5) Niệm và quán theo cái vòng phép Phật Mẫu Chuẩn Đề: Đây mới là đúng cách làm ra Phật (Phật Mẫu = Mẹ của Phật mà!). Cách này thì mới cần sự:

kềm kẹp, lo lắng, khuyến khích, chăm sóc, theo dõi,điều nghiên,

Hoasentrenda 2013

153Thuyết Pháp về các Khẩu Quyết tối mật (Bí Mật thật Sự Luôn Đó!) Bằng cách viết ra giấy, đọc xong rồi... nuốt luôn! (Cô Ba Hột Nút)Tại sao phải giữ bí mật? Nếu chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng. Thì ai mà tập cách này thì đều bị bịnh. Một khi bị bịnh là bị luôn sự sợ hải luôn! Do đó Đàn Pháp Phật Mẫu đều có vẻ là... thất truyền. Tibu không hề bàn về nghi thức nghe, mà chỉ bàn về cốt lõi của vấn đề tu hành: Đó là cách quán. Với tỷ lệ cực kỳ khiêm nhường: 1 trên vài tỷ người biết được mà thôi. Chắc là trong tập tin hay đâu đó, tibu cũng đã viết ra cách này hihihihiĐặc biệt: Trong năm cách niệm ở trên, Hộ Pháp lúc nào cũng có thể nghe. Ông này mà nghe và mình không lo tiến tu theo đúng "Chánh Pháp"... thì sẽ gặp một số chuyện "cười ra nước mắt" nữa!tudieude: Tudieude có quen một người, anh này tu theo pháp môn Chuẩn Đề trong cuốn Hiển Mật Viên Thông của thầy Thích Viên Đức. Anh này nói cách tu của ảnh là viết câu chú bằng chữ Phạn ra giấy rồi nuốt và quán 9 chữ Phạn ở 9 vị trí trên thân nữa.Tibu: Câu khẩu quyết chớ không phải là những chữ Phạn đâu Tức là "cách quán như thế nào" mà nó ra Cái Linh Ảnh Của Phật Mẫu Chuẩn Đề.trigia: Đọc cho biết. Trình độ tối thiểu là Tứ Thiền Hữu Sắc cộng thêm nhiều điều kiện khác nữa. Hình như chỉ có 2 người làm được là anh Hai Lúa và Cô Ba Hột Nút. http://hoasentrenda.com/TapTin/TT2/tt2-81to120/111.htm Mạn da la thứ hai cũng quan trọng không kém đó là mạn đà la Phật Mẫu Chuẩn Đề, Mạn đà la này có hai phần: - Phần thứ nhất là phần mọc tay (y như cái hình vậy). Những cánh tay này dựa trên căn bản của tĩnh điện được tạo ra từ luồng kundalini.- Phần thứ nhì là dùng cách quán tưởng “hai chiều xoay” của các chữ trong vòng phép Chuẩn Đề. Không có kinh nghiệm về kundalini thì sẽ không được, khi hành giả khai mở đến chỗ này.

Hoasentrenda 2013

1541. Nó đòi hỏi một ý chí sắt đá, mà ý chí này chỉ có, khi hành giả đã thành thục về sự khai mở kundalini. Chớ không phải loại ý chí sơ sơ qua những buổi thức khuya trồng cây si ở dưới mưa, hay là cái ý chí của những đêm thức khuya để gạo bài thi... Mở ngoặc Phần này bàn về *Ý Chí*: Có thể gọi ý chí và ví nó như là chữ *l-ò* trong cụm từ: Lò nguyên tử vậy. Lò này chỉ có thể chạy với nhiên liệu đặc biệt dành riêng cho nó mà thôi, tuy cũng gọi đó là cái *l-ò* nhưng cái lò này không thể chạy bằng... củi được. Đóng ngoặc 2. Nó khó làm y như là khi, cùng một lúc dùng cả hai tay để mà vẽ những hình như sau: Trong khi tay trái đang vẽ vòng tròn thì tay phải đồng thời vẽ một hình vuông. Giới thiệu vòng phép: Trong vòng phép Chuẩn Đề thì Các Bạn sẽ thấy có một hình toàn bằng chữ không mà thôi. Hình này gồm hai vòng tròn đồng tâm với nhau: Vòng thứ nhất, ở bên trong, chỉ có một chữ độc nhất là chữ Om (hay là Aum). Vòng thứ hai ở bên ngoài (trên cái vành khuyên được tạo bởi hai vòng tròn đồng tâm) gồm tám chữ của câu thần chú đó là: Chiết; Lệ; Chủ; Lệ; Chuẩn; Đề; Taba; và sau cùng là chữ Ha (Trong cuốn Kinh Chuẩn Đề Đà La Ni của Thích Viên Đức) Thực hiện: Hành giả quán cho ra cái hình này. Sau khi cái hình xuất hiện như thật đằng trước mặt của mình thì động tác kế tiếp là Quán phần Chữ OM cho thật đứng im, có nghĩa là phần nằm trong cái hình thì đứng im, không nhúc nhích. Kế tiếp thì quán tám chữ kia, tức là phần ngoài của cái hình. Hành giả phải quán thế nào cho những chữ này: *quay trên chính nó* theo chiều *ngược với chiều kim đồng hồ* và đồng thời, tám chữ này phải chạy theo cái vành khuyên (phần này được tạo bởi hai vòng tròn đồng tâm) *theo chiều kim đồng hồ*. Làm được như vậy (có nghĩa là cùng một lúc phóng ra ba (3) tư tưởng: Đứng im, Bên trái và Bên phải) thì sẽ được Phật Mẫu Chuẩn Đề xuất hiện và ấn chứng bằng hai cách: 1. Xoa đầu

Hoasentrenda 2013

1552. Là chính Ngài sẽ vẽ lên thân thể của hành giả những chữ này qua những yếu huyệt hay trung tâm năng lực. Làm không được thì sẽ bị hất văng ra khỏi vòng phép bằng sự tuột định bất ngờ. Tất nhiên là có thể bị bịnh …..

Ngài Địa Tạng October 14, 2009buuquang: Xin chú Tibu hoặc có anh chị nào trên diễn đàn mình biết về tên con linh vật mà ngài Địa Tạng cưỡi không ạ? Nếu biết, xin nhờ giải thích giùm.hoasentrenda: Cảm ơn buuquang đã hỏi trúng đề tài mà hstd dự định đăng lên DD và trang web trong phần Địa Tạng Vương Bồ Tát. Dưới đây là bài biên soạn về ngài Địa Tạng theo sự hướng dẫn của chú Tibu:

Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ TátĐịa ngục vị không, thệ bất thành Phật,

Chúng sinh độ tận, phương chứng Bồ-đề.

“Từ nay đến tột số chẳng thể kể xiết ở đời sau, tôi vì những chúng sanh tội khổ trong sáu đường mà giảng bày nhiều phương tiện làm cho chúng đó được giải thoát hết cả, rồi tự thân tôi mới chứng thành Phật đạo”. Ngài đã lập nguyện rộng lớn đó, nên đến nay đã trải qua trăm ngìn muôn ức vô số kiếp, mà ngài vẫn còn làm vị Bồ Tát. Vì lòng từ mẫn xót thương mà cứu vớt, độ thoát tất cả chúng sinh mắc phải tội khổ. Ngài được thờ phượng và rất là phổ biến ở những nước như Trung Hoa, Hàn, Nhật, và Việt nam. Ngài là hiện thân của cứu nạn và cứu khổ cho chúng sinh ở đia ngục. Ở trong chánh điện của nhiều chùa ở VN, người ta thường thấy các tượng được thờ như: Thích Ca: TríQuan Thế Âm: Bi Địa Tạng: Dũng “Vì sao? Địa Tạng tượng trưng cho Dũng vì phải thật là lỳ đòn hay là dân chơi tứ hướng mới dám chọn Điạ Ngục A Tỳ làm quê hương

Hoasentrenda 2013

156và văn phòng làm việc. Ở đó chỉ một Ngôn Ngữ Duy Nhất là: Rên la thảm thiết.

Không có ánh sáng. Không có khái niệm về hạnh phúc ... thì Ổng phải rên la làm sao cho những Bệnh Nhân ở đó hiểu rằng: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều Không? Làm được công việc đó: Ngoài những Trí, Bi, thì Dũng phải là một yếu tố không thể thiếu để thực hiện Đại Nguyện.” HL. Hình ảnh của Đức Địa Tạng được thể hiện qua nhiều lần gặp gỡ của những tu sĩ đã vào địa ngục A-Tỳ để gặp Ngài như sau: - Thân hình đỏ rực rỡ. - Đầu đội cái nón có 5 cái khía (mỗi cái khía có một Ông Phật: tượng trưng cho Ngũ Phật Trí). - Tay trái ôm Phật A Di Đà màu vàng ròng trong lòng bàn tay, và Đức Phật A Di Đà lại quay mặt về phía Ngài. - Tay phải cầm tích trượng, có 4 cái khoen lớn, trên từng cái vòng này thì đếm được từng hai cái vòng nhỏ một - Lưng dựa vào Kỳ lân màu xanh da trời và có khi Ngài lại ngồi trên con Vật này. Chân phải của con kỳ lân thì đạp trên viên ngọc mani. Đặc biệt: Dưới bụng của con kỳ lân có một bộ kinh là Kinh Khổng Tước. Kinh mày ghi lại tất cả các sở đoản, cũng như sở trường của các Thầy, Tổ kiếp này, kiếp trước, vô lượng kiếp trước. - Tướng mạo thì cực kỳ vui tính nhưng khi nhìn kỹ thì toát ra vẻ cực kỳ nghiêm trang. Ngài là một trong những vị cổ Phật, nhưng Ngài vì lòng bi mẫn nên đã phát Đại nguyện cứu khổ tất cả chúng sinh trong ác đạo nơi A Tỳ địa ngục, đồng nghĩa với việc Ngài phải có Đại Dũng để săn tay áo và chịu “lặn hụp” trong địa ngục cứu khỗ chúng sinh trong cảnh dầu sôi lửa bỏng với những tiếng rên la đau đớn, tiếng hét vì sợ hãi, tiếng gầm rống vì chịu cực hình. Ngài phải “lặn hụp xuống”: Từ chỗ thanh tịnh đến nơi ô nhiễm, Từ ánh sáng đến bóng tối, Từ Phật cảnh đến địa ngục A-tỳ

Hoasentrenda 2013

157Để cứu vớt tất cả chúng sinh và “đưa lên” thoát khỏi cảnh khổ: Từ Địa Ngục đến cõi Cực Lạc, Từ bóng đêm u tối đến ánh sáng an lành, Từ khổ đau đến hạnh phúc, Từ u-minh đến giác ngộ Giải Thoát. Chỉ có Ngài với Đại nguyện đầy đủ Bi, Trí, và Dũng mới có thể cầm nỗi Phật Di Đà trong lòng bàn tay của Ngài, đồng nghĩa với việc Ngài có thể cầm chư Phật trong lòng bàn tay của Ngài, vì Phật Di Đà đại diện Chư Phật, và đầu của Phật Di Đà là nơi dung chứa Thập Phương chư Phật. Và khi khen Ngài thì Thập Phương Chư Phật họp lại mới đủ năng lực để xoa đầu Ngài. Như vậy đủ nói lên Đại nguyện của Ngài to lớn vĩ đại không thể diễn tả và cũng không thể bàn đến được. Việc Ngài cầm Phật A Di Đà cho thấy là Pháp Thân của Ngài to lớn hơn Phật A Di Đà và ngay cả Phật A Di Đà cũng phải nhìn vào Đại Nguyện to lớn của Ngài. Thật bất khả tư nghì, vì trí tuệ của chúng ta không thể tưởng tượng và hiểu nỗi khi nhìn Ngài cầm Phật A Di Đà. Điều này chứng tỏ lời Đại Nguyện của Ngài là chủ đích của những Đức Phật. Ngài A Di Đà Phật là một vị Phật có Đại nguyện rất là lớn mà khi đối trước cái Đại Nguyện của vị cổ Phật hiện thân làm Bồ Tát này thì chỉ ngồi trong lòng bàn tay của Ngài mà thôi. Lại nữa, nhìn vào hình cho ta thấy có 3 cái vô tận: 1. Đại Nguyện của Ngài là vô cùng tận 2. A Di Đà đại diện cho Thập Phương Chư Phật (vô cùng tận), nhưng vẫn nhỏ hơn Đại nguyện của Ngài. 3. Kỳ Lân màu xanh dương, là Trí Tuệ của Tỳ Lô Giá Na (Vô cùng tận) Phân tích:a) Màu xanh dương là màu của Phật Tỳ-Lô-Giá-Na, là Trí Tuệ nó nâng đỡ cái Đại nguyện của Ngài Địa Tạng. b) Con Kỳ Lân là con vật ăn chất độc. Lời bàn: Trong những hình ảnh Tâm Linh, những vị Bồ Tát đứng hay ngồi trên những con vật như rồng hay là kỳ lân thì phải hiểu đây là hình ảnh

Hoasentrenda 2013

158mà các Ngài đã hàn phục được những con vật này. Các Ngài hàn phục các con vật này bằng cách… cho nó nuốt mình. Và khi nó nuốt mà nó không thể tiêu hoá được. Hay là “nuốt không trôi” thì nó tự động đội các Ngài lên đầu! Và đó cũng là dấu hiệu của sự hàng phục. Trí Tuệ của Ngài Tỳ Lô Giá Na chuyên dùng cái “Hợp Lý” để hoá giải tất cả những trở ngại mà người tu sĩ gặp phải trên đường tu hành. Nhưng khi đụng những “Đại Nguyện” thì cái “Hợp Lý” lại không thể giải thích được. Theo sự “Hợp Lý” thì những người ở Địa Ngục là những người có cái lương tâm quá nặng nề do tội ác, vì cái nặng nề này mà những người này mới bị kéo xuống và ở lại những nơi này. Nhưng cái “Hợp Lý” lại không giải thích được là: Tại sao lại có những vị tu sĩ rất là giỏi với cái lương tâm rất là nhẹ nhàng mà lại tình nguyện chọn Địa Ngục A Tỳ làm văn phòng làm việc? Nên biết A Tỳ là chỗ rất là nặng nề: Riêng không khí ở đây thôi là mình cũng có thể lấy dao mà cắt nó được! Đủ hiểu cái tình trạng nặng nề của nó là như thế nào. Không có ánh sáng là dĩ nhiên, nhưng những cư dân ở đây họ lại… đụng được cái màn đêm, là vì nó quá dầy đặc! Dĩ nhiên, cái “Hợp Lý” không thể giải thích được trong một nơi không có điều kiện của sự phát triển thì làm sao mà một người ‘lành mạnh” lại có thể làm việc được? Và trong điều kiện tồi tệ như vậy thì những người “lành mạnh” này làm được cái gì? Kỳ Lân không ăn được cái Đại nguyện: - Vì Đại Nguyện là đi làm ba cái chuyện gì ghê sợ không hà nên nó là chất độc nhưng vì là sự hy sinh lớn quá nên nó thành ra cái Đại Nguyện. - Vì Đại Nguyện là việc ít ai làm nỗi nên... nó là chất độc, nhưng lọai này Kỳ Lân hay Trí Tuệ không tiêu hoá được nên nó đội lên đầu người nào mà làm cái chuyện này. - Kỳ Lân thua, vì nó có thể tiêu hoá tất cả mọi chất, là vì nó đã ăn cả thuốc độc, thì cơm nguội thì nhầm nhò gì nó, nhưng nó không thể tiêu hoá được Đại Nguyện nên nó đội lên người nó. Tóm Lại: Để ý thì Kỳ lân bằng cả Đại Nguyện! nhưng tiêu hoá không được, và

Hoasentrenda 2013

159có thể hiểu như vầy, cái Trí Tuệ của Ngài Tỳ Lô có thể tiêu hoá các chất độc, nhưng cũng không thể hiểu được cái Đại Nguyện của Ngài Địa Tạng! Nên trong một Mạn Đà La Khác: Trên Đầu của Ngài Tỳ Lô là A Tỳ Điạ Ngục, mà A Tỳ là Trú xứ của Ngài Điạ Tạng! Và trên đầu của Ngài Địa Tạng thì đội mũ năm vị Phật (Ngũ Phật Trí - hay là Trí Tuệ của Tỳ Lô). Phải chăng Tỳ Lô là Địa Tạng và Địa Tạng là Tỳ Lô? “Tóm lại những cái mà người ta thường cho là to là lớn, thì Phật A Di Đà chỉ nằm trên tay của Ngài Địa Tạng, còn Phật Tỳ Lô là to là lớn nhưng chưa bằng cái Đại Nguyện của Ngài.” “Nó lớn quá hớ, đâm ra mình... không có tỷ lệ với những thế giới này.” Nhận xét của Hai Lúa: “Ngài là một vị Bồ Tát mà có Pháp Thân To Hơn Phật kể cũng lạ. Khi Xuất định, Hai Lúa tui mới hiểu rằng để đại diện cho Hệ thống Địa Tạng thì phải coi vấn đề Cứu Độ và Phương Tiện Độ to hơn Phật Tánh thì mới làm nỗi Đại Nguyện.” HL Namo Đại Bi, Đại Nguyện, Đại Thánh, Đại Từ, Bổn Tôn Địa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát. TB:Em có cái ý nghĩ là trên đầu của Ngài Địa Tạng đội 5 Phật (Ngũ Phật Trí - Trí Tuệ Chư Phật (vô tận)) là cái thứ 4. HL: Năm cái trên đầu là có thể hiểu là công án “Phản Bổn Hoàn Nguyên” hay còn gọi là “năm ông nhập một” (danh từ của lubu) Tuy nhiên, nếu cái Đại Nguyện là cái vô tận thứ nhất, khi nhìn vào hình thì lại không thấy, mặc dù ý nghĩa là Đại Nguyện của Ngài thì như vậy nhưng nhìn vào cái hình thì không thuyết phục. HL: Không thấy thì nó mới là bự, chớ thấy được là… nó còn nhỏ!. Trong khi viết bài này, thì tâm thức em chuyển biến rất rõ ràng, kỳ diệu không diễn tả được, hihihih HL: chớ sao, nó lân lân như xì ke vậy đó hihihiThiện Đức: Thưa chú Tibu, con đọc tập tin và biết chú là Bồ tát Bát Địa (chú ghi vậy) và đang trụ ở nhị thiền, vậy những Bồ Tát và đức Địa Tạng khi độ chúng sanh ở địa ngục thì các ngài trụ tâm ở tầng thiền nào ạ?

Hoasentrenda 2013

160Tibu: Hiện gìờ thì tibu đang ở dưới Nội Đâu Xuất. hehehehe… Thông thường để có thể làm được một cái gì đó thì trụ tâm vào Tứ Thiền Hữu Sắc.Thiện Đức: Nhưng có phải các vị này (các bồ tác và đức Địa Tạng ở địa ngục) luôn trụ tâm ở mức cao (Tứ thiền hữu sắc chẳng hạn) hay là lúc cao lúc thấp như chú (Lúc tác pháp thì lên tứ thiền chẳn hạn, còn bình thường thì trụ ở Nội Đâu Xuất *như chú vừa ghi*)?Tibu: Đúng là vậy, có thể nói là ba hồi như vầy, bốn hồi như kia. Tùy vào công chuyện mà thôi. Tuy viết là như vậy, nhưng nó không có đúng như mình nghĩ đâu. Tức là: Có tác pháp và Không tác pháp;D. Theo kiểu là: trước là Không và sau đó thì Có: là dùng để mà tiếp cận trước Có và sau đó là Không, là để chỉ đường đi đầu thai. Hehehe ở dưới đó nó khác và không có quy luật gì rõ ràng lắm đâu. Ví dụ như: Dưới đó có loại Rồng Màu Đen Mặt Quỷ thường hay chở dân chúng ở dưới đó đi đầu thai. Rôì từ hiện tượng này mà áp dụng vào cách nhìn theo bài vở ở trên này thì Con Rồng này không biết xếp vào loại nào? Vì nó không giống ai.

Ruabien: Trong bài viết "Cái Thấy Siêu Việt" chú Tibu có viết: "Vàcuối cùng nếu có dịp thì sẽ là một câu chuyện vượt qua cái Đại Nguyện để thành một vị Bồ Tát theo kiểu: Ngài Địa Tạng. Mến. TB: Đối với đệ thì một ngày sẽ là như mọi ngày nếu không có sự tinh tấn tu hành trong cuộc sống."Khi nào đỡ mệt, nhờ chú Tibu kể câu chuyện vượt qua cái Đại Nguyện để thành một vị Bồ Tát theo kiểu: Ngài Địa Tạng. (Còn Tiếp)

Ghi Chú:Hoasentrenda giữ bản quyền về nội dung của quyển sách.

Hoasentrenda 2013

161

Trừ việc sửa đổi nội dung và sử dụng cho mục đích thương mại. Quý bạn có trọn quyền sao chép, in ấn, và truyền tải rộng rãi quyển sách này đến quý thân hữu.

top related