bÀi 3 nhÀ nƯỚc vÀ phÁp luẬt thẾ giỚi cỔ...

46
v1.0015105229 1 BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUT THGII CĐẠI Ging viên: ThS. Nguyn ThHoài Phương

Upload: vonga

Post on 17-Jun-2018

225 views

Category:

Documents


8 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.00151052291

BÀI 3NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

THẾ GIỚI CỔ ĐẠI

Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Hoài Phương

Page 2: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

MỤC TIÊU BÀI HỌC

• Trình bày được những cơ sở kinh tế - xã hội cho sự rađời, tồn tại và phát triển của nhà nước và pháp luật mộtsố quốc gia cổ đại phương Đông (Ai Cập, Lưỡng Hà, ẤnĐộ, Trung Quốc).

• Trình bày được những đặc điểm chung nhất về nhà nướcvà pháp luật phương Đông cổ đại.

• Trình bày được những cơ sở kinh tế - xã hội cho sự rađời, tồn tại và phát triển của nhà nước và pháp luật HyLạp, La Mã cổ đại.

• Trình bày được những đặc điểm chung nhất về nhà nướcvà pháp luật phương Tây cổ đại.

2

Page 3: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ

• Để học tốt môn học này, sinh viên cần có kiến thức củamôn Lý luận chung nhà nước và pháp luật.

3

Page 4: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

HƯỚNG DẪN HỌC

• Đọc tài liệu tham khảo.

• Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác vềnhững vấn đề chưa nắm rõ.

4

Page 5: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

CẤU TRÚC NỘI DUNG

5

Nhà nước và pháp luật phương Đông cổ đại3.1

Nhà nước và pháp luật phương Tây cổ đại3.2

Page 6: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI

6

3.1.1. Nhà nước và pháp luật Ai Cập

cổ đại

3.1.3. Nhà nước và pháp luật Ấn Độ

cổ đại

3.1.4. Nhà nước và pháp luật Trung Quốc

cổ đại

3.1.2. Nhà nước và pháp luật Lưỡng Hà

cổ đại

3.1.5. Nhận xét chungvề nhà nước và pháp

luật phương Đôngcổ đại

Page 7: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.1.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT AI CẬP CỔ ĐẠI

• Tượng nhân sư: Biểu thị sức mạnh tổng hợpcủa trí lực (đầu người), thể lực (mình sư tử).

7

Page 8: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.1.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT AI CẬP CỔ ĐẠI (tiếp theo)

• Quá trình hình thành nhà nước:

Từ thiên niên kỷ thứ IV TCN, xã hội Ai Cập bắt đầu có sự phân hóa giàu nghèo.Sự phân hóa này tuy diễn ra chậm chạp nhưng cũng đã dần làm hình thành 3giai cấp chính:

Chủ nô: Giai cấp bóc lột, gồm quý tộc thị tộc cũ, tăng lữ và những người giàucó khác.

Nông dân công xã: Giai cấp bị bóc lột, là lực lượng đông đảo nhất, gồm cácthương nhân, thợ thủ công, người làm nghề trồng trọt, chăn nuôi...

Nô lệ: Tù binh chiến tranh, những người bị phá sản. Họ không được xem làngười, thuộc sở hữu của chủ nô, có quyền giết, chuyển nhượng nô lệ. Sốlượng nô lệ không chiếm phần lớn dân số, không phải là lực lao động tạo racủa cải vật chất chính cho xã hội.

Sau này, Ai Cập bị đế chế La Mã thôn tính.

8

Page 9: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.1.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT AI CẬP CỔ ĐẠI (tiếp theo)

• Tổ chức bộ máy nhà nước:

Bộ máy nhà nước đơn giản:

Đứng đầu là vua (Pharaông): Có quyền lực cao nhất, được thần thánh hóa; làchủ sở hữu tối cao về ruộng đất.

Hàng ngũ quan lại cao cấp.

Đơn vị hành chính: Cả nước Ai Cập được chia thành các vùng, gọi là các Nôm(chính quyền địa phương).

Về tòa án: Khá hoàn chỉnh.

Về quân sự: Rất được chú trọng. Mục đích để tự vệ và bành trướng lãnh thổ.

Về tôn giáo: Là công cụ thống trị tinh thần, có nhiệm vụ thần thánh hóa nhà vua.

9

Page 10: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.1.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT AI CẬP CỔ ĐẠI (tiếp theo)

• Tình hình pháp luật

Các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội:

Phong tục, tập quán.

Quy phạm tôn giáo.

Chưa phát hiện một bộ luật thành văn nào của Ai Cập cổ đại.

10

Page 11: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.1.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT AI CẬP CỔ ĐẠI (tiếp theo)

• Nhận xét chung về Ai Cập cổ đại:

Ai Cập không phải là nhà nước chiếm hữu nô lệ điển hình: Lực lượng laođộng chủ yếu chiếm đa số không phải là nô lệ mà là nông dân công xã.

Hình thức chính thể: Quân chủ chuyên chế tập quyền mạnh, thể hiện tính đạidiện cao (trị thủy, chống ngoại xâm, phát triển kinh tế - xã hội).

11

Page 12: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.1.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI

• Quá trình hình thành và phát triển nhà nước

Lưỡng Hà được hình thành rất sớm, khoảng thiên niên kỷ thứ III TCN, nằm bênlưu vực 2 con sông Tigrơ và Ơphơrat, là lãnh thổ của Iran, Cô oet, Irac ngày nay.

Xã hội Lưỡng Hà cổ đại được phân chia giai cấp như sau:

Giai cấp thống trị: Vua, quan lại, chủ nô, tăng lữ.

Tầng lớp bình dân: Thương nhân, nông dân công xã nông thôn (là lực lượngchủ yếu, chiếm số đông trong xã hội).

Nô lệ: Chế độ nô lệ ở Lưỡng Hà không phải là chế độ nô lệ điển hình.

Quốc gia tiêu biểu của Lưỡng Hà cổ đại là Babilon.

12

Page 13: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.1.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI (tiếp theo)

• Quốc gia cổ Babilon và bộ máy nhà nước của nó

Quốc gia Babilon hình thành muộn nhưng do có vị trí địa lí thuận lợi nênnhanh chóng trở thành trung tâm và là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất củaLưỡng Hà cổ đại.

Hình thức chính thể: Quân chủ chuyên chế tập quyền.

Đứng đầu là vua, nắm thần quyền và thế quyền.

Dưới vua là các đại thần giúp việc.

Có cơ quan tư pháp chuyên trách.

Có tòa án tối cao do vua điều khiển.

13

Page 14: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.1.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI (tiếp theo)

• Tình hình pháp luật – Bộ luật Hammurabi

Bộ luật được xây dựng dưới thời vua Hammurabi.

Về cấu trúc: Gồm 282 điều, chia 3 phần: mở đầu, nội dung, kết luận.

Về các lĩnh vực pháp luật:

Luật Hình sự: Bộ luật Hình sự hóa hầu hết các quan hệ xã hội, thể hiện rõ sựbất bình đẳng, công khai bảo vệ giai cấp thống trị và còn nhiều tàn dư củacông xã nguyên thủy.

Luật Dân sự: Đặc biệt chú ý điều chỉnh quan hệ hợp đồng; về thừa kế tài sản.

Luật Hôn nhân và gia đình: Chủ yếu củng cố địa vị người chồng, người chatrong gia đình.

Pháp luật Tố tụng.

14

Page 15: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.1.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI (tiếp theo)

Luật Hình sự:• Khi nô lệ tát người tự do thì bị chặt một tay.

• Người quản gia làm thất thoát tài sản của chủ bị ném cho dã thú xé xác.

• Bước đầu phân thành “tội cố ý” và “tội vô ý”: “trong khi ẩu đả làm chết người, nếu kẻlàm chết người chứng minh được rằng không cố ý giết người thì sẽ không bị tử hình,chỉ bị phạt tiền”.

Luật Dân sự:• Quy định 3 điều kiện bắt buộc đối với hợp đồng mua bán: Người bán phải là chủ

thực sự, tài sản phải có giá trị sử dụng, phải có người làm chứng.

Vì vậy, người nào bán đồ vật, tài sản của người khác thì bị tử hình.

Về thừa kế tài sản:• Phân thành 2 loại: Thừa kế theo pháp luật & thừa kế theo di chúc.

Tiến bộ: Con trai và con gái được hưởng thừa kế ngang nhau.

Hạn chế: Con ngoài giá thú của chủ nô với nữ nô lệ không được quyền thừa kếdù chủ nô có nhận đó là con của mình.

Luật Hôn nhân và gia đình: Nếu không có con, người chồng có quyền ly dị vợ, bán vợhoặc lấy vợ lẽ.

15

Page 16: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.1.3. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

• Sự ra đời nhà nước và tổ chức bộ máy nhà nước:

Từ đầu thiên niên kỷ thứ III đến nửa đầu thiên niên kỷ thứ II TCN, ở Ấn Độ diễnra quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy và hình thành nhà nước.

Xã hội Ấn Độ là xã hội đẳng cấp rất đặc trưng:

Đẳng cấp Bàlamôn: Đẳng cấp cao nhất làm nghề tôn giáo, được hưởng nhiềuđặc quyền, đặc lợi nhất.

Đẳng cấp Ksatơria: Gồm những quý tộc võ sỹ Ấn Độ.

Đẳng cấp Vaisia: Gồm những người chăn nuôi, buôn bán, là những ngườitrực tiếp lao động ra của cải vật chất để nuôi sống bản thân mình & xã hội.

Đẳng cấp Suđơra: Là đẳng cấp thấp hèn, khổ cực nhất và bị khinh rẻ nhấttrong xã hội, phải phục vụ cho đẳng cấp trên.

Đặc trưng: Nếu như ở các xã hội chiếm hữu nô lệ bình thường, người nô lệ có thểđược giải phóng thành người tự do; còn chế độ đẳng cấp này, là thân phận vĩnhviễn, không thể biến đổi, từ đời này sang đời khác.

16

Page 17: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.1.3. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI (tiếp theo)

• Bộ máy nhà nước:

Hình thức chính thể: Quân chủ chuyên chế tậpquyền:

Đứng đầu là vua có mọi quyền hành và đượcthần thánh hóa.

Hội đồng thượng thư. Chức quan cao nhất làĐại tư tế.

Đơn vị hành chính lãnh thổ:

1 đặc khu kinh đô.

4 tỉnh, dưới tỉnh có huyện và làng.

17

Page 18: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.1.3. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI (tiếp theo)

• Tình hình pháp luật - Bộ luật Manu

Bộ luật được lấy tên của Manu – ông tổ loài người. Thực chất đây là những luậtlệ, tập quán pháp của giai cấp thống trị.

Về cấu trúc: 2685 điều, chia 12 chương, nội dung rất rộng, ngoài các quy địnhpháp lý còn quy định về tôn giáo, quan niệm về vũ trụ, thế giới.

Về lĩnh vực pháp luật:

Luật Hình sự: Thể hiện rõ tính đẳng cấp.

Luật Dân sự: Thể hiện rõ quan hệ sở hữu, đặc biệt là sở hữu ruộng đất.

Luật Hôn nhân và gia đình: Tuyệt đối hóa quyền của người đàn ông trong giađình và ngoài xã hội.

Pháp luật tố tụng: Khẳng định cơ quan xét xử là tòa án, rất coi trọng chứng cứ.

18

Page 19: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.1.3. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI (tiếp theo)

Luật Hình sự: Nếu đẳng cấp Suđơra cãi nhau với người ởđẳng cấp trên thì sẽ bị hình phạt cắt lưỡi, đổ dầu sôi vàomiệng, hoặc dùng đinh sắt nung đỏ chọc vào miệng. Nếuđẳng cấp Bàlamôn vu cáo cho người thuộc đẳng cấp dướithì chỉ bị phạt tiền.

Luật Hôn nhân và gia đình• Khi còn nhỏ phụ nữ phục tùng cha, tuổi thanh xuân lấy

chồng phục tùng chồng. Khi chồng chết phải phục tùngcon trai trưởng. Tuyệt đối cấm người phụ nữ ly hôn.

• Quy định về 6 điều cấm đối với phụ nữ: Cấm say rượu,giao thiệp với người xấu trong xã hội, bỏ chồng, sốnglang bạt, về ở nhà mình, ngủ những lúc không đáng ngủ.

19

Page 20: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.1.4. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI

• Quá trình hình thành và phát triển nhà nước:

Thế kỷ XXI TCN, xã hội Trung Quốc phân hóa sâu sắc và nhà nước ra đời. Lịchsử cổ đại Trung Quốc kéo dài khoảng 2000 năm (khoảng thế kỷ XXI TCN – năm221 TCN).

Lược sử các triều đại:

Triều đại nhà Hạ (thế kỷ XXI TCN – thế kỷ XVI TCN).

Triều đại nhà Thương (thế kỷ XVI) – thế kỷ XI TCN).

Triều đại Tây Chu (thế kỷ XI TCN – 771 TCN).

Triều đại Đông Chu (770 TCN – 256 TCN) – Thời Xuân Thu – Chiến Quốc(770 TCN – 221 TCN).

20

Page 21: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.1.4. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI (tiếp theo)

• Tổ chức bộ máy nhà nước:

Tổ chức bộ máy nhà nước ở Trung Quốc thời kỳ cổ đại khá đơn giản.

Đứng đầu là Vua: Nắm cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, cả thần quyềnvà thế quyền.

Dưới Vua là bộ máy quan lại ở trung ương và địa phương.

Vua

Bộ máy quan lại ở Trung ương

Bộ máy quan lại ở địa phương

21

Page 22: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.1.4. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI (tiếp theo)

• Tình hình pháp luật:

Thời kỳ này ở Trung Quốc hiện vẫn chưa tìm thấy một bộ luật thành văn nào.

Một số học thuyết chính trị - pháp lý:

Phái Nho gia: Do Khổng Tử sáng lập, chủ trương đức trị, dùng đạo đức để cai trị.

Phái Pháp gia: Chủ trương Pháp trị, dùng pháp luật để cai trị. Đại diện tiêubiểu là Hàn Phi Tử.

03 nội dung chủ yếu của thuyết Pháp trị• Pháp: Là pháp luật, mệnh lệnh, chiếu chỉ, xuất phát từ ý chí của nhà vua để thần

dân tuân thủ. Mục đích của pháp luật là để trừng trị, răn đe cho dân sợ.• Thế: Muốn Pháp được thi hành, vua phải có thế, phải có uy quyền.• Thuật: Muốn cai trị được tốt phải chú ý đến thuật, bao gồm 3 mặt là bổ nhiệm, khảo

hạch và thưởng phạt.

22

Page 23: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.1.5. NHẬN XÉT CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI

• Về nhà nước phương Đông cổ đại:

Về tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất: Nhà nước phương Đông ra đờitrên cơ sở lực lượng sản xuất phát triển chưa cao. Sự phân hóa tài sản và mâuthuẫn giai cấp chưa đến mức gay gắt.

Về điều kiện tự nhiên: Hầu hết các nước phương Đông đều được hình thành bêncạnh các con sông lớn nên thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp phát triển.

Về sở hữu ruộng đất: Ruộng đất hầu hết thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà vua.

Về hình thức nhà nước: Chủ yếu là nhà nước quân chủ. Vua đứng đầu nhà nướccó quyền lực cao nhất về mọi mặt, vua được thần thánh hóa.

Tính liên kết mạnh, tính đại diện cao, xu hướng tập quyền mạnh, đấu tranh giaicấp chưa thực sự gay gắt.

23

Page 24: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.1.5. NHẬN XÉT CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI (tiếp theo)

• Về pháp luật phương Đông cổ đại:

Pháp luật các quốc gia cổ đại phương Đông có nhiều hình phạt tàn bạo thể hiện tínhbất bình đẳng cao, còn nhiều biểu hiện của tàn dư chế độ công xã nguyên thủy.

Mức độ dân chủ ở các nhà nước phương Đông phát triển chậm và ở trình độ thấp.

Phong tục, tập quán giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc điều chỉnh các quanhệ xã hội tại cộng đồng.

Có hai bộ luật thành văn đồ sộ và cổ xưa nhất của loài người, là Bộ luậtHammurabi và Bộ luật Manu.

24

Page 25: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠI

25

3.2.1. Nhà nước và pháp luật Hy Lạp

cổ đại

3.2.3. Nhận xét về nhà nước & pháp luật

phương Tây cổ đại

3.2.2. Nhà nước và pháp luật La Mã

cổ đại

Page 26: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.2.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HY LẠP CỔ ĐẠI

• Sơ lược về quá trình phát triển:

Cư dân người Hy Lạp cổ đại bao gồm nhiều tộc người: Êôliêng, Lôniêng,Akêăng, Đôriêng.

Thế kỷ XII, XI TCN, chế độ công xã nguyên thủy bắt đầu tan rã.

Thế kỷ III TCN, ở Hy Lạp hình thành một số nhà nước chiếm hữu nô lệ sơ khai.Trong quá trình hình thành nhà nước, ở Hy Lạp xuất hiện nhiều quốc gia thành bang.

• Đặc điểm quốc gia thành bang ở Hy Lạp:

Mỗi quốc gia thành bang độc lập về kinh tế, chính trị, có chủ quyền riêng, lựclượng vũ trang và luật lệ riêng.

Các quốc gia thành bang không có nhu cầu hợp nhất hay sáp nhập thành mộtquốc gia thống nhất. Do vậy, lịch sử Hy Lạp cổ đại là lịch sử của hàng chục quốcgia thành bang.

02 quốc gia thành bang điển hình nhất:

Nhà nước Xpac.

Nhà nước Aten.

26

Page 27: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.2.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HY LẠP CỔ ĐẠI (tiếp theo)

a. Nhà nước Xpac• Sự ra đời của nhà nước Xpac.

• Thời gian hình thành: Khoảng thế kỷ thứ VIII TCN.

• Sự phân hóa xã hội ở Xpac:

Giai cấp thống trị: Quý tộc chủ nô Xpac (gồm người Đôriêng và Akêăng bịĐôriêng hóa).

Giai cấp bị trị: Tầng lớp bình dân (các thương nhân, thợ thủ công); nô lệ (ngườiIlốt và nông dân đồng bằng Lacôni).

• Đặc điểm của giai cấp Nô lệ ở Xpac:

Nô lệ có gia đình riêng, có tài sản riêng (khi cày cấy trên ruộng đất của chủ nô thìđược hưởng 1/2 hoa lợi).

Chế độ nô lệ tập thể của tập thể chủ nô Xpac:

Nô lệ không thuộc sở hữu riêng của từng chủ nô.

Chủ nô không có quyền bán hoặc giết nô lệ.

Nhà nước quản lý và phân phối nô lệ.

27

Page 28: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.2.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HY LẠP CỔ ĐẠI (tiếp theo)

a. Nhà nước Xpac• Tổ chức bộ máy nhà nước Xpac:

Hình thức chính thể: Cộng hòa quý tộc chủ nô.

Đứng đầu nhà nước là 02 vua: Có quyền ngang nhau nhưng không nắm toàn bộquyền lực (vua vừa là thủ lĩnh quân sự, vừa là tăng lữ tối cao, vừa là người xử án).

Hội đồng trưởng lão: Gồm 02 vua & 28 vị trưởng lão.

Hội nghị công dân: Điều kiện nam giới là công dân tự do, từ 30 tuổi trở lên.

Hội đồng 5 quan giám sát: Là cơ quan có thực quyền nhất.

Nguyên nhân thành lập: Dung hòa giữa Hội đồng trưởng lão và Hội nghị công dân.

Thành viên gồm 5 quý tộc chủ nô giàu có nhất.

Nhà nước Xpac rất chú trọng xây dựng lực lượng quân đội.

28

Page 29: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.2.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HY LẠP CỔ ĐẠI (tiếp theo)

a. Nhà nước Xpac• Đặc trưng của nhà nước Xpac:

Nhà nước được hình thành khá muộn.

Chế độ chiếm hữu nô lệ ở Xpac là điển hình vì số lượng nô lệ khá đông đảo.

Nô lệ ở Xpac có nhiều đặc điểm khác biệt với nô lệ các nước khác (nô lệ tập thể).

Nhà nước có 2 vua ngang quyền và trách nhiệm, vua không nắm nhiều quyềnhành như các nước phương Đông.

Có Hội nghị công dân là cơ quan quyền lực tối cao, là thiết chế dân chủ nhưngrất hạn chế (hoạt động không thường xuyên, không có quyền bàn bạc...).

Tính chất giám sát khá đặc biệt với vai trò của Hội đồng 5 quan giám sát (cóquyền giám sát cả vua và các cơ quan tối cao khác).

Không có sự chia sẻ quyền lực cho tầng lớp quý tộc mới – là điểm khác biệt nhấtlàm nên sự khác biệt giữa 2 hình thức chính thể cộng hòa (Cộng hòa quý tộc chủnô & Cộng hòa dân chủ chủ nô).

29

Page 30: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.2.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HY LẠP CỔ ĐẠI (tiếp theo)

b. Nhà nước cộng hòa dân chủ chủ nô Aten• Sự ra đời của Nhà nước cộng hòa dân chủ chủ nô Aten.

Khoảng thế kỷ VIII – VI TCN, Aten bước vào giaiđoạn phân chia giai cấp và xuất hiện nhà nước.

Do công thương nghiệp phát triển, kéo theo sựxuất hiện của tầng lớp chủ nô mới (chủ xưởng, chủthuyền, thương nhân) bên cạnh tầng lớp chủ

30

nô cũ. Ban đầu, tầng lớp chủ nô mới không có quyền lực. Nhưng khi nắm trongtay quyền lực về kinh tế, quyền lực về chính trị của họ ngày càng tăng.

Xã hội tồn tại 02 mâu thuẫn cơ bản:

Giữa giai cấp quý tộc chủ nô và chủ nô mới.

Giữa giai cấp quý tộc chủ nô và người bình dân, nô lệ.

Như vậy, khi mới ra đời, hình thức chính thể của Aten là cộng hòa quý tộc chủ nô, vềsau chuyển sang hình thức chính thể cộng hòa dân chủ chủ nô.

Page 31: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.2.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HY LẠP CỔ ĐẠI (tiếp theo)

b. Nhà nước cộng hòa dân chủ chủ nô Aten• Cải cách của Xô Lông (495 TCN) – Cải cách về kinh tế, chính trị:

Về kinh tế:

Chủ trương phát triển xuất nhập khẩu, kích thích công thương nghiệp để giảiphóng số lượng lớn người nông dân, đưa họ thành lực lượng hậu thuẫn chocuộc cải cách.

Thừa nhận tư hữu tài sản; quy định mức chiếm hữu tài sản tối đa của quý tộcchủ nô cũ.

Về chính trị:

Chia cư dân Aten thành 4 đẳng cấp tùy thuộc vào mức thu nhập tài sản trongmột năm.

Thành lập Hội đồng 400 người với sự tham gia của đông đảo những ngườithuộc đẳng cấp thứ hai và ba của các Bộ lạc.

31

Page 32: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.2.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HY LẠP CỔ ĐẠI (tiếp theo)

b. Nhà nước cộng hòa dân chủ chủ nô Aten• Cải cách của Clixten

Chia lại đơn vị hành chính của Aten, mở rộng Hội đồng 400 người thành Hộiđồng 500 người, thành lập cơ quan mới Hội đồng 10 tướng lĩnh.

Đặt ra luật bỏ phiếu bằng vỏ sò.

• Hệ quả: Chính thể cộng hòa quý tộc chủ nô chính thức ra đời - khẳng định vai tròcủa quý tộc mới, công dân tự do được tham gia vào hoạt động chính trị.

• Cải cách của Pêriclét.

Tăng quyền lực cho Hội nghị công dân: Họp thường xuyên 10 ngày 1 lần. Cácthành viên được thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

Thường xuyên tiến hành trợ cấp, phúc lợi cho công dân nghèo gặp khó khăn.

32

Page 33: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.2.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HY LẠP CỔ ĐẠI (tiếp theo)

Quá trình chuyển hóa sang chính thể cộng hòa dân chủ chủ nô Aten

• Khi mới thành lập, Aten có hình thứcchính thể cộng hòa dân chủ quý tộc:Tầng lớp quý tộc chủ nô độc quyềnthống trị.

• Xã hội tồn tại 2 mâu thuẫn cơ bản:Quý tộc chủ nô và nô lệ; quý tộc chủnô và công thương, nông dân, thợthủ công.

• Quá trình dân chủ hóa để chuyểnsang hình thức chính thể cộng hòadân chủ chủ nô ở Aten được tiếnhành thông qua 3 cuộc cải cách lớn:

Cải cách của Xôlông.

Cải cách của Clixten.

Cải cách của Pêriclet.

• Hệ quả từ các cuộc cải cách

Từng bước tước bỏ quyền lựcchính trị của quý tộc chủ nô; tăngquyền lực kinh tế và chính trị choquý tộc mới.

Tăng quyền lực cho cơ quan Hộinghị công dân, đồng nghĩa vớiviệc tăng các thiết chế dân chủ.

Thường xuyên thực hiện các chínhsách xã hội có lợi cho nhân dân.

33

Page 34: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.2.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HY LẠP CỔ ĐẠI (tiếp theo)

c. Tình hình pháp luật Hy Lạp cổ đại• Về nguồn luật:

Nguồn luật cơ bản ở Aten là các đạo luật. Ở Aten, các đạo luật đều do Hội nghịcông dân thông qua, được ghi trên các tấm đá và đặt ở quảng trường thành phố.

Nguồn thứ hai là những tập quán bất thành văn.

• Các lĩnh vực pháp luật chủ yếu:

Chế định luật dân sự: Nhìn chung khá phát triển, coi quyền tư hữu là thiêngliêng và bất khả xâm phạm, được bảo vệ bằng nhiều biện pháp khác nhau.

Luật Hình sự: Nhìn chung kém phát triển hơn so với dân luật, vẫn bảo tồnnhững tàn tích của chế độ công xã nguyên thủy, đặc biệt là hình thức trả nợmáu và nhiều hình thức rất tàn ác.

Pháp luật Tố tụng: Luật Tố tụng của Aten rất coi trọng chứng cứ, việc thẩm travụ án được thực hiện trước khi xét xử ở Tòa án. Người buộc tội và người bịbuộc tội đều có thể đưa ra vật chứng và nhân chứng để bảo vệ lý lẽ của mình.

34

Page 35: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.2.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HY LẠP CỔ ĐẠI (tiếp theo)

c. Tình hình pháp luật Hy Lạp cổ đại• Tượng nữ thần công lý: 3 biểu tượng của công lý

Thanh gươm tượng trưng cho quyền lực.

Cái cân tượng trưng cho sự công bằng.

Dải băng bịt mắt tượng trưng cho sự khách quan.

35

Page 36: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.2.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT LA MÃ CỔ ĐẠI

a. Nhà nước La Mã cổ đại• Sự hình thành nhà nước La Mã cổ đại:

Vị trí địa lý và điều kiện kinh tế - xã hội: La Mã hay Roma (Italia ngày nay) là vùngđất có nhiều đồng bằng rộng và đất đai màu mỡ, là nơi gặp gỡ của nhiều luồngvăn minh nhân loại Chính điều kiện địa lý tự nhiên này góp phần quyết địnhđến sự phát triển rực rỡ của nền văn minh La Mã cổ đại.

Lịch sử Nhà nước La Mã cổ đại có thể chia làm 3 thời kỳ chính:

Thời kỳ 1: Thời kỳ hình thành nhà nước (Thế kỷ VIII TCN đến thế kỷ IV TCN).

Thời kỳ 2: Thời kỳ Cộng hòa La Mã (Thế kỷ III TCN đến thế kỷ I TCN).

Thời kỳ 3: Thời kỳ Đế quốc La Mã (Thế kỷ I TCN đến năm 476).

Đến thế kỷ thứ VI TCN, La Mã bước vào xã hội có giai cấp và hình thành nhà nước.

Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước La Mã gắn liền với các cuộcchiến tranh xâm lược và bảo vệ lãnh thổ, cướp bóc và nô dịch các dân tộc khác.

36

Page 37: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.2.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT LA MÃ CỔ ĐẠI (tiếp theo)

a. Nhà nước La Mã cổ đại• Tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hòa quý tộc chủ nô La Mã:

Đại hội công dân, gồm:

Đại hội Xăng tu ri: Là đại hội tổ chức theo đơn vị quân đội của các đẳng cấp,có quyền hành lớn.

Đại hội nhân dân: Mọi công dân La Mã đến tuổi trưởng thành đều được thamgia. Tuy nhiên sự dân chủ này chỉ mang tính hình thức.

Viện nguyên lão: Là cơ quan quyền lực của nhà nước, có quyền quyết địnhnhững vấn đề quan trọng của đất nước, gồm các quý tộc giàu sang, có thể lực.

Cơ quan hành pháp bao gồm 2 hội đồng: Hội đồng chấp chính và Hội đồng quanán đều do Đại hộ Xăng tu ri bầu ra và hoạt động có nhiệm kỳ.

Viện giám sát: Do Hội đồng nhân dân bầu ra để bảo vệ quyền lợi cho giới bìnhdân. Tuy vậy, quyền lực của Viện giám sát rất hạn chế.

Thể hiện sâu sắc tính chất quý tộc của nền cộng hòa La Mã. Đó là chính thể Cộnghòa quý tộc chủ nô.

37

Page 38: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.2.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT LA MÃ CỔ ĐẠI (tiếp theo)

a. Nhà nước La Mã cổ đại• Chính thể quân chủ chuyên chế chủ nô thay thế cho

nền Cộng hòa quý tộc chủ nô:

Cuối thế kỷ II TCN, nhà nước La Mã có xu hướngchuyển dần từ nhà nước cộng hòa quý tộc chủ nôsang chính thể nhà nước quân chủ chuyên chế.

Sự khác biệt giữa quân chủ chuyên chế ở La Mãvới các quốc gia cổ đại phương Đông:

Bên cạnh Hoàng đế, ở La Mã còn có Việnnguyên lão rất có thực quyền, có quyền phêchuẩn các quyết định của Hoàng đế, bầu ngườikế nhiệm hội đồng khi ông băng hà.

Chính thể quân chủ chuyên chế ở phươngĐông tồn tại rất lâu dài, còn ở La Mã chỉ xuấthiện và tồn tại trong thời gian ngắn, khi nhànước La Mã đã bước vào giai đoạn khủnghoảng, suy vong.

38

Page 39: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.2.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT LA MÃ CỔ ĐẠI (tiếp theo)

b. Pháp luật La Mã cổ đại• Luật La Mã thời cộng hòa sơ kỳ - Luật 12 bảng:

Thời Cộng hòa sơ kỳ là thời kỳ đầu, trong khoảng thế kỷ VI TCN đến thế kỷ IVTCN. Thời kỳ này pháp luật phát triển chưa cao. Tiêu biểu cho giai đoạn này có“Luật 12 bảng”.

Luật 12 bảng được khắc trên 12 tấm bảng đồng (số 12 được xem là con số maymắn theo quan điểm của người châu Âu), được đặt ở nơi công cộng cho mọingười cùng xem. Về nội dung cũng đề cập đến phạm vi khá rộng: Từ lĩnh vựcLuật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Hôn nhân & gia đình, pháp luật tố tụng...

Nội dung chủ yếu của Luật 12 bảng bảo vệ quyền tư hữu tài sản bằng nhiều biệnpháp. Trong bộ luật còn ghi nhận nhiều hình phạt hết sức dã man.

39

Page 40: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.2.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT LA MÃ CỔ ĐẠI (tiếp theo)

b. Pháp luật La Mã cổ đại• Luật La Mã từ thời cộng hòa hậu kỳ trở đi:

Đây là thời kỳ phát triển đỉnh cao của luật học La Mã. Nguyên nhân là do xã hộiLa Mã rất phát triển, đòi hỏi phải có luật pháp để cai quản một vùng đất rộng lớnvà giàu có.

Nguồn của Luật La Mã thời kỳ này:

Các quyết định của các hoàng đế La Mã, các quyết định của cơ quan quyềnlực cao nhất (viện nguyên lão), các quyết định của tòa án.

Các tập quán pháp.

Văn bản pháp luật – là sản phẩm của hoạt động hệ thống hóa pháp luật.

Nguồn luật rất phong phú.

40

Page 41: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.2.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT LA MÃ CỔ ĐẠI (tiếp theo)

Các chế định pháp luật cơ bản của Luật La Mã

Chế định tố tụng

Chế định hình sự

Chế định hôn nhân và gia đình

Chế định thừa kế

Chế định hợp đồng

Chế định quyền sở hữu

41

Page 42: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.2.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT LA MÃ CỔ ĐẠI (tiếp theo)

• Chế định quyền sở hữu, quyền chiếm hữu:

Thừa nhận 3 hình thức sở hữu: Sở hữu nhà nước, sở hữu công xã, sở hữu tưnhân.

Thừa nhận quyền sở hữu bao gồm quyền sử dụng và định đoạt.

Quyền sở hữu không bao gồm quyền chiếm hữu hay nói cách khác quyền sởhữu không phải là tuyệt đối.

Có những quy định về sử dụng tài sản của người khác.

• Chế định hợp đồng:

Quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.

Phân loại hợp đồng.

Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.

Trái vụ.

42

Page 43: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.2.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT LA MÃ CỔ ĐẠI (tiếp theo)

• Chế định thừa kế:

Thừa kế được chia thành 2 loại: Thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật.

Thời điểm mở thừa kế.

Người để lại thừa kế.

Người nhận thừa kế và nghĩa vụ của người nhận thừa kế.

Quy định về hàng thừa kế và diện thừa kế.

• Chế định hôn nhân và gia đình:

Thừa nhận hôn nhân một vợ một chồng trên cơ sở tự nguyện.

Quy định về điều kiện kết hôn.

Quy định về hôn sản và nghĩa vụ của vợ, chồng.

Quy định về vấn đề người cha không có quyền bán con mình.

• Chế định tố tụng:

Các vụ trọng án được xét xử bằng cách bỏ phiếu.

Cách xét xử mang nặng tính nhục hình, cực hình, không dựa vào nhân chứng,vật chứng.

Biện pháp tra tấn thường được dùng để xét hỏi.43

Page 44: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.2.3. NHẬN XÉT VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠI

• Nguyên nhân sự phát triển của pháp luật dân sự ở La Mã thời kỳ cổ đại:

Thứ nhất, dựa vào bản chất cơ bản của nhà nước La Mã là chế độ tư hữu.

Thứ hai, do quan hệ trao đổi hàng hóa ở La Mã diễn ra hết sức phát triển ở thờikì hậu cộng hòa.

Thứ ba, mưu đồ bá chủ thế giới của đế quốc La Mã cổ đại đã kết hợp, thừa kếnhiều hệ thống pháp luật của các nước bị La Mã xâm chiếm.

Page 45: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

3.2.3. NHẬN XÉT VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠI (tiếp theo)

• Nhà nước phương Tây cổ đại:

Nhà nước Phương Tây cổ đại xuất hiện muộn hơn các nhà nước ở phươngĐông gần 2 thiên niên kỷ. Trong đó nhà nước thành bang của Hy Lạp xuất hiệnsớm nhất, vào khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN.

Mâu thuẫn giai cấp diễn ra quyết liệt hơn các nhà nước phương Đông.

Chế độ nô lệ ở phương Tây là điển hình.

Hình thức nhà nước ở các quốc gia phương Tây rất đa dạng: Dân chủ chủ nô,cộng hòa quý tộc, quân chủ chuyên chế... Nhưng dù dưới hình thức nào thì bảnchất nhà nước vẫn là bảo vệ nền chuyên chính của giai cấp chủ nô. Tuy nhiên,khác với phương Đông, trong một số nhà nước phương Tây cổ đại, người dân tựdo cũng được hưởng những quyền dân chủ nhất định.

• Pháp luật phương Tây cổ đại

Pháp luật phương Tây được chú trọng hơn: Đa dạng về nguồn pháp luật, phạmvi điều chỉnh rộng, rất chú trọng Luật Dân sự.

Công trình pháp luật tiêu biểu: Luật 12 bảng (thời kỳ đầu của nền cộng hòa) vàLuật La Mã (thời kỳ cuối của nền cộng hòa).

45

Page 46: BÀI 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CỔ ĐẠIeldata10.topica.edu.vn/HGW101/PDF_slide/HGW101_Bai... · v1.0015105229 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày đượcnhững

v1.0015105229

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

46

Qua bài học này, chúng ta đã đề cập đến các nội dung sau đây:

• Nhà nước và pháp luật Ai Cập cổ đại.

• Nhà nước và pháp luật Lưỡng Hà cổ đại.

• Nhà nước và pháp luật Ấn Độ cổ đại.

• Nhà nước và pháp luật Trung Quốc cổ đại.

• Nhà nước và pháp luật Hy Lạp cổ đại.

• Nhà nước và pháp luật La Mã cổ đại.