bÀi 5 dỰ toÁn hoẠt ĐỘng sẢn xuẤt kinh doanh …eldata2.neu.topica.vn/txktqt01/giao...

18
Bài 5: Dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp TXKTQT01_Bai5_v1.0015102203 67 BÀI 5 DỰ TOÁN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: 1. Nguyễn Ngọc Quang (Chủ biên) (2012), Giáo trình Kế toán quản trị, Nhà xuất Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 2. Ngô Thế Chi (Chủ biên) (2008), Giáo trình kế toán quản trị, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 3. Võ Văn Nhị (Chủ biên) (2006), Giáo trình kế toán quản trị, Nhà xuất bản Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Bài 5, trong Học phần Kế toán quản trị 1, Nghiên cứu các chức năng của các nhà quản trị, chức năng lập kế hoạch là chức năng đầu tiên. Đây là chức năng quan trọng nhằm định hướng cho doanh nghiệp phát triển trong ngắn hạn và dài hạn. Kế hoạch ngắn hạn cụ thể hóa các mục tiêu dài hạn thành các chỉ tiêu cần đạt trong ngắn hạn. Một công cụ giúp các nhà quản trị thực hiện được tốt chức năng của mình đó là dự toán sản xuất kinh doanh. Dự toán sản xuất kinh doanh tạo lập mối quan hệ phù hợp giữa các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. Giúp các nhà quản trị xác định mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận hướng đến thực hiện mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Mục tiêu Hiểu được tổng quan về dự toán như khái niệm, ý nghĩa, các tiêu thức phân loại, trình tự xây dựng dự toán. Mối quan hệ giữa định mức chi phí và hệ thống dự toán của doanh nghiệp. Cách thức xây dựng các dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.

Upload: buinga

Post on 19-Jul-2018

215 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Bài 5: Dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh

trong doanh nghiệp

TXKTQT01_Bai5_v1.0015102203 67

BÀI 5 DỰ TOÁN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP

Hướng dẫn học

Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:

Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.

Đọc tài liệu:

1. Nguyễn Ngọc Quang (Chủ biên) (2012), Giáo trình Kế toán quản trị, Nhà xuất Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

2. Ngô Thế Chi (Chủ biên) (2008), Giáo trình kế toán quản trị, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

3. Võ Văn Nhị (Chủ biên) (2006), Giáo trình kế toán quản trị, Nhà xuất bản Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.

Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học.

Nội dung

Bài 5, trong Học phần Kế toán quản trị 1, Nghiên cứu các chức năng của các nhà quản trị, chức năng lập kế hoạch là chức năng đầu tiên. Đây là chức năng quan trọng nhằm định hướng cho doanh nghiệp phát triển trong ngắn hạn và dài hạn. Kế hoạch ngắn hạn cụ thể hóa các mục tiêu dài hạn thành các chỉ tiêu cần đạt trong ngắn hạn. Một công cụ giúp các nhà quản trị thực hiện được tốt chức năng của mình đó là dự toán sản xuất kinh doanh. Dự toán sản xuất kinh doanh tạo lập mối quan hệ phù hợp giữa các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. Giúp các nhà quản trị xác định mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận hướng đến thực hiện mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp.

Mục tiêu

Hiểu được tổng quan về dự toán như khái niệm, ý nghĩa, các tiêu thức phân loại, trình tự xây dựng dự toán.

Mối quan hệ giữa định mức chi phí và hệ thống dự toán của doanh nghiệp.

Cách thức xây dựng các dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.

Bài 5: Dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh

trong doanh nghiệp

68 TXKTQT01_Bai5_v1.0015102203

Tình huống dẫn nhập

Những khó khăn của Công ty TNHH T3

Công ty TNHH T3 là một doanh nghiệp dệt may trưởng thành từ một hợp tác xã may mặc tại Hưng Yên. Theo báo cáo của các phân xưởng sản lượng sản xuất liên tục gia tăng do công ty mới đầu tư máy móc thiết bị hiện đại. Bộ phận tiêu thụ cũng cho biết dù kinh tế suy thoái nhưng sản lượng tiêu thụ vẫn được duy trì nhờ những đơn hàng lớn với những siêu thị trên thành phố. Các siêu thị này thường nhập một lượng lớn hàng hóa và thường thanh toán sau 2 – 3 tháng khi tiêu thụ được hàng.

Điều kỳ lạ là từ khi làm ăn phát đạt công ty phải đi vay nhiều hơn để có đủ tiền cho những hợp đồng mua vật liệu thậm chí là để trả lương cho công nhân sản xuất. Bên cạnh đó lượng sản xuất tăng cao buộc công ty phải thuê thêm hai kho hàng gần nơi sản xuất để dự trữ thành phẩm tạm thời với mức phí 10 triệu/tháng.

1. Công ty T3 đang gặp phải những khó khăn gì sau khi chuyển đổi mô hình kinh doanh?

2. Giám đốc công ty nên làm gì để giải quyết những vấn đề này?

Bài 5: Dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh

trong doanh nghiệp

TXKTQT01_Bai5_v1.0015102203 69

5.1. Tổng quan về dự toán

5.1.1. Khái niệm và ý nghĩa về dự toán

Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp đều hoạt động theo các mục tiêu đã xác định. Các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động chủ yếu vì mục tiêu lợi nhuận, các doanh nghiệp phi lợi nhuận hoạt động vì các mục tiêu cộng đồng, xã hội. Nhưng bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động cần phải xây dựng các chiến lược dài hạn, ngắn hạn nhằm ổn định môi trường kinh doanh và các nhà quản trị chủ động trước sự biến động thất thường của nền kinh tế. Dự toán chính là sự cụ thể hóa của của các mục tiêu dài hạn, các kế hoạch tổng thể trong một khoảng thời gian xác định.

Vậy dự toán là những dự kiến chi tiết về tình hình huy động và sử dụng các yếu tố sản xuất, các nguồn tài chính nhằm đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp diễn ra một cách bình thường, góp phần nâng cao hiệu quả của mọi hoạt động.

Dự toán có ý nghĩa quan trọng trong bất kỳ một tổ chức hoạt động nào, các ý nghĩa đó thường cụ thể như sau:

Cung cấp thông tin tổng thể và chi tiết cho các nhà quản lý một cách khái quát về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh sắp diễn ra của doanh nghiệp trong kỳ tới. Từ đó các nhà quản trị chủ động trong các quyết định điều hành, phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận để đảm bảo khai thác triệt để các yếu tố sản xuất.

Dự toán là cơ sở quan trọng để phân tích, so sánh với kết quả thực hiện. Từ đó phát hiện những nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt giữa dự toán và thực tế để đưa ra các biện pháp phù hợp.

Dự toán chính là cơ sở để đưa ra các quyết định tác nghiệp trong doanh nghiệp. Hàng ngày các nhà quản trị thường phải giải quyết hàng loạt các quyết định như: Mua vật tư của nhà cung cấp nào, mua với khối lượng bao nhiêu, tiêu chuẩn chất lượng vật tư ra sao, thuê phương tiện nào vận chuyển, khả năng tài chính như thế nào…

Dự toán chính là một bức tranh kinh tế tổng thể của doanh nghiệp trong tương lai, nó kết hợp toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp bằng các quyết định tác nghiệp của từng bộ phận khác nhau.

5.1.2. Phân loại dự toán

Theo nội dung của hoạt động sản xuất kinh doanh, dự toán được chia thành nhiều dạng: Dự toán tiền, dự toán chi phí, dự toán tiêu thụ sản phẩm…

Theo kỳ xây dựng của dự toán, dự toán được chia thành dự toán ngắn hạn và dự toán dài hạn. Dự toán ngắn hạn chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh. Dự toán ngắn hạn thường được xây dựng theo ngày, tuần, tháng, quý… Ví dụ, dự toán tiền tháng 1năm N. Dự toán dài hạn thường được xây dựng trong một khoản thời gian trên 1 năm.

Theo tính chất biến động hay ổn định của dự toán, dự toán được chia thành dự toán tĩnh và dự toán động (linh hoạt). Dự toán tĩnh thường được lập theo một mức độ hoạt động. Dự toán động (linh hoạt) thường được lập theo nhiều mức độ hoạt động trong phạm vi giới hạn của một hoạt động.

Bài 5: Dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh

trong doanh nghiệp

70 TXKTQT01_Bai5_v1.0015102203

5.1.3. Cơ sở khoa học xây dựng dự toán

Như đã phân tích ở trên, dự toán có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Do vậy để đảm bảo một dự toán có tính khả thi cao cần dựa trên những cơ sở khoa học sau:

Định mức chi phí tiêu chuẩn, định mức chi phí được coi là vấn đề then chốt của dự toán. Do vậy định mức phải hết sức khoa học, phù hợp với thực tế, bám sát thực tế.

Dựa trên hệ thống dự toán của kỳ trước, đây chính là những tài liệu tham khảo quan trọng, so sánh với các điều kiện về môi trường kinh doanh kỳ trước với kỳ dự toán để xây dựng dự toán kỳ này khả thi hơn.

Dựa trên các điều kiện thực tiễn của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Giá thực tế các yếu tố đầu vào tại thời điểm xây dựng dự toán, dự kiến sự biến động về giá cả nếu có.

Dựa trên các chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ như chính sách thuế, ngoại tệ, xuất, nhập khẩu. Đồng thời căn cứ vào chiến lược phát triển dài hạn của doanh nghiệp, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế vùng, địa phương.

Căn cứ vào trình độ chuyên môn của các chuyên gia khi xây dựng dự toán. Mỗi một lĩnh vực cần đòi hỏi các chuyên gia phải am hiểu sâu về kỹ thuật, kinh tế và những nhân tố tác động tới.

5.1.4. Trình tự xây dựng dự toán

Dự toán thường được lập từ cấp cơ sở trở lên trong các doanh nghiệp. Sau khi xây dựng dựa trên những cơ sở khoa học thu thập và đánh giá, chuyển cho bộ phận chức năng như các phòng, ban kỹ thuật thẩm định, phân tích tính khả thi của dự toán, sau đó bổ sung những mặt còn hạn chế để cho dự toán hoàn thiện hơn. Dự toán được chuyển cho cấp quản trị cao phê duyệt và cuối cùng chuyển tới các bộ phận cơ sở thực hiện.

5.2. Định mức chi phí

5.2.1. Khái niệm và ý nghĩa định mức chi phí

Định mức chi phí là sự kết tinh các khoản chi phí tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm thông qua sản xuất thử hoặc thí nghiệm. Định mức là thước đo xác định các khoản chi phí cho một đơn vị sản phẩm cần thiết. Ví dụ: Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của 1 đơn vị sản phẩm là 50 000 đồng.

Mặt khác định mức chi phí và dự toán chi phí có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Định mức chi phí là cơ sở để xây dựng dự toán. Dự toán là cơ sở đánh giá và kiểm tra xem xét các định mức đã khoa học chưa để có các biện pháp hoàn thiện định mức mới.

5.2.2. Nguyên tắc và phương pháp xây dựng định mức chi phí

Để xây dựng được một định mức khoa học, phù hợp với thực tế đòi hỏi các nhà quản phải kết hợp hài hòa sự hiểu biết giữa lý thuyết và thực tế. Song một định mức được xây dựng thường dựa trên những nguyên tắc sau:

Bài 5: Dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh

trong doanh nghiệp

TXKTQT01_Bai5_v1.0015102203 71

Căn cứ vào nhu cầu sản xuất sản phẩm thực tế của doanh nghiệp, các định mức thực tế của những kỳ trước đã xây dựng.

Căn cứ vào điều kiện kinh tế, đặc điểm sản xuất kỹ thuật, quy trình công nghệ sản xuất thực tế của doanh nghiệp, để xây dựng định mức chuẩn cho kỳ này.

Việc xây dựng định mức đòi hỏi có sự kết hợp cao giữa chuyên môn nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm và tư duy sáng tạo của các chuyên gia xây dựng định mức.

Một định mức xây dựng thường thể hiện qua những hình thức sau:

o Định mức lý tưởng (Định mức lý thuyết) đó là những định mức có thể đạt được trong các điều kiện hoàn hảo nhất. Để đạt được định mức này đòi hỏi công nhân có một trình độ tay nghề cao trong suốt thời gian lao động, máy móc thiết bị không được gián đoạn và hư hỏng. Do vậy định mức này thường được đưa ra tham khảo để xây dựng định mức thực tế.

o Định mức thực tế là định mức được xây dựng căn cứ và các điều kiện thực tế của quá trình sản xuất để xây dựng cho phù hợp. Định mức này có nhiều ý nghĩa đối với các nhà quản trị dùng để phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí từ đó đưa ra các biện pháp giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.

Thông thường các doanh nghiệp thường vận dụng các phương pháp xây dựng định mức sau:

o Phương pháp thí nghiệm. Theo phương pháp này định mức được xây dựng dựa trên các thông số kỹ thuật của sản phẩm, điều kiện sản xuất, trình độ của người lao động và điều kiện thực tiễn của doanh nghiệp.

o Phương pháp sản xuất thử. Theo phương pháp này định mức được xây dựng tương tự như phương pháp trên. Sau đó đưa định mức vào sản xuất thử các sản phẩm. Sau một thời gian sản xuất thử, tiến hành phân tích, đánh giá tính ưu điểm và tồn tại của định mức, bổ sung thêm những điểm cần thiết. Từ đó mới được công khai áp dụng định mức trong thực tế.

o Phương pháp thống kê kinh nghiệm. Theo phương pháp này phải dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ, từ đó xác định định mức chi phí trung bình. Đồng thời kết hợp với các điều kiện thực tiễn để xây dựng định mức chi phí hợp lý trong kỳ.

5.2.3. Các định mức chi phí trong doanh nghiệp

5.2.3.1. Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng đáng kể trong chỉ tiêu giá thành sản xuất của nhiều loại sản phẩm. Do vậy để hạ giá thành sản phẩm các nhà quản trị cần tăng cường công tác kiểm soát chi phí này thông qua định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Định mức chi phí nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm thường phụ thuộc vào 2 yếu tố:

Bài 5: Dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh

trong doanh nghiệp

72 TXKTQT01_Bai5_v1.0015102203

Số lượng nguyên vật liệu sử dụng cho 1 đơn vị sản phẩm.

Giá thực tế của 1 đơn vị vật liệu.

Nguyên tắc chung tính toán định mức chi phí nguyên vật liệu, trước hết phải dựa vào bản vẽ thiết kế kỹ thuật về sản phẩm đó. Từ đó xác định số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ cần sử dụng, dự tính các vật liệu có khả năng thay thế. Khi xác định số lượng vật liệu sử dụng cần dựa trên trình độ tay nghề của công nhân đối với sản phẩm cụ thể.

Khi xác định đơn giá vật liệu chính, vật liệu phụ tiêu dùng cho các loại sản phẩm cần căn cứ vào giá thực tế trên thị trường thu mua, phí vận chuyển, định mức hao hụt, nguồn cung ứng. Sau khi xác định được số lượng vật liệu và đơn giá ta xây dựng định mức chi phí vật liệu cho đơn vị sản phẩm.

Định mức chi phí nguyên vật liệu cho 1

đơn vị sản phẩm =

Số lượng vật liệu tiêu hao cho 1 đơn vị sản phẩm

Đơn giá thực tế nguyên vật liệu

Như vậy có 2 nhân tố ảnh hưởng đến định mức tiêu vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm: Số lượng vật liệu sử dụng cho 1 đơn vị sản phẩm và đơn giá thực tế của vật liệu. Bằng phương pháp loại trừ ta có thể xác định mức độ ảnh hưởng của 2 nhân tố đến sự tăng hay giảm định mức chi phí nguyên vật liệu.

Ví dụ, doanh nghiệp X dự kiến sản xuất ra bàn làm việc ký hiệu B10. Định mức nguyên vật liệu:

Gỗ 0,2 m3 cho 1 sản phẩm, đơn giá: 1 triệu đồng/m3.

Sắt 2 kg cho 1 sản phẩm, đơn giá 15 000 đồng/kg.

Sơn 0,2 kg cho 1 sản phẩm, đơn giá 35 000 đồng/kg.

Định mức gỗ cho 1 sản phẩm: 0,2 1.000.000 = 200.000

Định mức sắt cho 1 sản phẩm: 2 15.000 = 30.000

Định mức sơn cho 1 sản phẩm: 0,2 35.000 = 7.000

Vậy định mức chi phí nguyên vật liệu cho 1 sản phẩm: 237.000 đồng

5.2.3.2. Định mức chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp thường chiếm tỷ trọng đáng kể trong chỉ tiêu giá thành sản xuất sản phẩm đối với các doanh nghiệp. Nhìn chung, định mức chi phí nhân công trực tiếp cho 1 đơn vị sản phẩm thường phụ thuộc vào những yếu tố sau:

Thời gian cần thiết để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm;

Giá thực tế của 1 đơn vị thời gian.

Nguyên tắc chung tính toán định mức chi phí nhân công trực tiếp, trước hết phải dựa vào bản vẽ thiết kế kỹ thuật về sản phẩm đó. Từ đó xác định lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra đơn vị sản phẩm. Khi xác định lượng thời gian cần thiết dựa trên trình độ tay nghề của từng loại công nhân đối với sản phẩm cụ thể. Đồng thời gắn với các điều kiện trung bình của môi trường làm việc có tính đến thời gian nghỉ ngơi của công nhân, thời gian bảo dưỡng máy móc, máy chạy không tải.

Khi xác định thời gian lao động cần thiết cho 1 đơn vị sản phẩm có thể dựa vào hệ thống bấm giờ tự động cho 1 đơn vị sản phẩm hoàn thành. Hoặc chia sản phẩm thành

Bài 5: Dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh

trong doanh nghiệp

TXKTQT01_Bai5_v1.0015102203 73

từng thao tác khác nhau, sau đó xác định thời gian của mỗi thao tác và tổng hợp lại thành thời gian cần thiết tạo ra 1 sản phẩm.

Khi xác định đơn giá 1 đơn vị thời gian cần chú ý tới trình độ tay nghề của từng loại công nhân để thực hiện những thao tác đó. Xác định đơn giá của 1 đơn vị thời gian thường đi kèm các khoản phụ cấp nếu có, như bảo hiểm, trách nhiệm, độc hại… Sau khi xác định được lượng thời gian và đơn giá ta xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp cho đơn vị sản phẩm.

Định mức chi phí nhân công trực tiếp

cho 1 đơn vị sản phẩm =

Lượng thời gian cần thiết tiêu hao

cho 1 đơn vị sản phẩm

Đơn giá thực tế 1 đơn vị thời gian

Như vậy có 2 nhân tố ảnh hưởng đến định mức chi phí nhân công trực tiếp cho 1 đơn vị sản phẩm: Lượng thời gian sử dụng cho 1 đơn vị sản phẩm và đơn giá thực tế của 1 đơn vị thời gian. Bằng phương pháp loại trừ ta có thể xác định mức độ ảnh hưởng của 2 nhân tố đến sự tăng hay giảm định mức chi phí nhân công trực tiếp.

Ví dụ, doanh nghiệp X dự kiến sản xuất ra bàn làm việc ký hiệu B10. Định mức thời gian như sau:

Thời gian sản xuất của công nhân bậc 3: 2 giờ, công nhân bậc 2: 1 giờ.

Thời gian nghỉ ngơi của công nhân bậc 3: 10 phút, công nhân bậc 2: 5 phút .

Đơn giá tiền công của công nhân bậc 3: 18.000 đồng. Bậc 2: 16 000 đồng

Tiền công của công nhân bậc 3: (18.000 2) + 3.000 = 42.000

Tiền công của công nhân bậc 2: (15.000 1) + 1.250 = 16.250

Vậy định mức chi phí nhân công trực tiếp cho 1 sản phẩm: 58.250 đồng

5.2.3.3. Định mức chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là chi phí hỗn hợp bao gồm nhiều yếu tố, mỗi yếu tố của chi phí thường bao gồm phần định phí và biến phí. Do vậy xây dựng định mức chi phí sản xuất chung cần gắn với từng yếu tố chi phí cụ thể. Đối với các yếu tố mang tính chất biến phí cần dựa vào các định mức cho 1 đơn vị sản phẩm. Các yếu tố mang tính chất định phí thường xác định phạm vi giới hạn của quy mô hoạt động. Mặt khác xây dựng định mức chi phí sản xuất chung còn phụ thuộc vào đặc điểm chi phí trực tiếp của các doanh nghiệp, quy mô và giới hạn hoạt động, yêu cầu quản lý của các cấp.

Trường hợp chi phí sản xuất chung có mối quan hệ chặt chẽ với chi phí trực tiếp, có thể áp dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm để xác định, định mức biến phí sản xuất chung dựa trên định mức chi phí trực tiếp và tỷ lệ biến phí sản xuất chung so với chi phí trực tiếp.

Định mức biến phí sản xuất chung

cho 1 đơn vị sản phẩm =

Định mức chi phí trực tiếp cho

1 đơn vị sản phẩm

Tỷ lệ biến phí sản xuất chung

so với chi phí trực tiếp

Trường hợp doanh nghiệp xác định được các tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung một cách khoa học, hợp lý thì xác định, định mức biến phí sản xuất chung trên cơ sở ước tính tổng chi phí sản xuất chung và dự toán tổng tiêu thức phân bổ, xác định đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung.

Bài 5: Dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh

trong doanh nghiệp

74 TXKTQT01_Bai5_v1.0015102203

Tổng biến phí sản xuất chung ước tính Đơn giá phân bổ biến phí sản xuất chung

= Tổng tiêu thức phân bổ

Định mức biến phí sản xuất chung

= Đơn giá phân bổ biến phí

sản xuất chung

Đơn vị tiêu chuẩn cho 1 đơn vị hoạt động

Định phí sản xuất chung thường là những chi phí không thay đổi trong phạm vi giới hạn của quy mô hoạt động. Do vậy căn cứ vào mức định phí hàng kỳ và tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung ta xác định ta xác định tỷ lệ phân bổ định phí sản xuất chung.

Tổng định phí sản xuất chung Tỷ lệ phân bổ định phí sản xuất chung

= Tổng tiêu thức phân bổ

Định mức định phí sản xuất chung

= Tỷ lệ phân bổ định phí

sản xuất chung

Đơn vị tiêu chuẩn cho 1 đơn vị hoạt động

Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến định mức chi phí sản xuất chung ta kết hợp phương pháp so sánh và phương pháp loại trừ nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, từ đó đưa ra các biện pháp thích hợp.

Bên cạnh các định mức chi phí sản xuất, trong các doanh nghiệp còn các định mức chi phí bán hàng và định mức chi phí quản lý doanh nghiệp. Đặc điểm của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp gồm nhiều yếu tố, mỗi yếu tố thường mang tính chất biến phí và định phí, do vậy cách xây dựng định mức và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến định mức tương tự như chi phí sản xuất chung.

5.3. Hệ thống dự toán trong doanh nghiệp

5.3.1. Dự toán tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ là khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh, thông qua tiêu thụ mơi thúc đẩy quá trình kinh doanh tiếp theo. Quá trình sản xuất mà không tiêu thụ hoặc tiêu thụ kém gây đình trệ trong toàn bộ chu trình kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn thấp, nguyên nhân dẫn đến phá sản.

Do vậy trong các doanh nghiệp kinh doanh, dự toán tiêu thụ là khâu quan trọng nhất nó thường được xây dựng đầu tiên và là cơ sở để xây dựng các dự toán khác. Dự toán tiêu thụ có thể xây dựng cho từng mặt hàng cụ thể, nhóm mặt hàng và toàn doanh nghiệp hoặc có thể xây dựng theo thời gian tiêu thụ, từng cửa hàng, thị trường…

Dự toán tiêu thụ thường bao gồm dự toán doanh thu, dự toán khối lượng sản phẩm, hàng hóa và dự toán thu tiền. Căn cứ để xây dựng dự toán tiêu thụ cần phải tổng hợp và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kỳ xây dựng dự toán:

Sản lượng tiêu thụ của kỳ trước và dự báo sản lượng tiêu thụ của kỳ dự toán. Chỉ tiêu sản lượng dự toán rất quan trọng nó phụ thuộc vào kết quả thăm dò nhu cầu tiêu dùng của khách hàng mà doanh nghiệp tiến hành, trình độ chuyên môn của cán bộ dự đoán.

Bài 5: Dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh

trong doanh nghiệp

TXKTQT01_Bai5_v1.0015102203 75

Sản lượng tồn kho đầu kỳ, cơ cấu các mặt hàng tồn kho, sản lượng dự trữ cuối kỳ mong muốn, sản lượng sản xuất, thu mua dự kiến.

Chính sánh giá của doanh nghiệp, đơn giá cho từng mặt hàng cụ thể.

Các đơn đặt hàng của doanh nghiệp chưa có khả năng cung cấp và những đơn đặt hàng mới dự kiến.

Các phương thức thanh toán tiền hàng, thời hạn thanh toán. Các hình thức quảng cáo tiếp thị, khuyến mại, chiết khấu, giảm giá… đều tác động tới mức tiêu thụ.

Nhu cầu thị hiếu của khách hàng, mức thu nhập của từng vùng dân cư.

Trên cơ sở phân tích các thông tin trên, dự kiến mức sản lượng tiêu thụ của từng mặt hàng, đơn giá bán để xác định doanh thu.

Dự toán doanh thu của từng mặt hàng

= Dự kiến sản lượng tiêu thụ Đơn giá bán

Từ đó ta xác định được dự toán doanh thu của toàn doanh nghiệp.

Dự toán doanh thu

Tháng 3 năm N

Chỉ tiêu Sản phẩm A Sản phẩm B Sản phẩm C … Tổng

Sản lượng dự kiến

Đơn giá bán dự kiến

Doanh thu dự toán (3 = 1 2)

Từ dự toán doanh thu tiêu thụ, thời hạn thanh toán tiền ta xác định được số tiền dự kiến thu được trong kỳ tới.

Dự toán số tiền thu được của từng hợp đồng

= Doanh thu

của từng hợp đồng

Tỷ lệ % thanh toán trong kỳ

5.3.2. Dự toán sản lượng sản xuất kinh doanh

Dự toán sản lượng sản phẩm sản xuất hay sản lượng hàng hóa thu mua trong các loại hình doanh nghiệp nhằm dự kiến các mức hoạt động trong kỳ tới, giúp cho các nhà quản trị chủ động trong mọi quyết định.

Dự toán này nhằm giúp doanh nghiệp chủ động trong quyết định sản xuất, dự kiến lượng tồn kho cũng như tránh ứ đọng vốn quá nhiều hay thiếu sản phẩm tiêu thụ đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Căn cứ để xây dựng dự toán sản xuất bao gồm:

Dự toán sản lượng tiêu thụ;

Dự toán hàng tồn đầu kỳ, cuối kỳ.

Ngoài ra còn dựa vào khả năng sản xuất của doanh nghiệp, khả năng tài chính, chu kỳ kinh doanh, môi trường sản xuất, thị trường cung ứng…

Từ sự phân tích trên ta xây dựng dự toán sản lượng sản xuất như sau:

Dự toán sản lượng sản

phẩm sản xuất =

Sản lượng dự kiến tồn

cuối kỳ +

Sản lượng dự toán tiêu thụ

trong kỳ –

Sản lượng dự kiến tồn

đầu kỳ

Bài 5: Dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh

trong doanh nghiệp

76 TXKTQT01_Bai5_v1.0015102203

Trong doanh nghiệp thương mại, dự toán sản lượng hàng hóa thu mua như sau:

Dự toán sản lượng hàng hóa

thu mua =

Sản lượng dự kiến tồn

cuối kỳ +

Sản lượng dự toán tiêu thụ

trong kỳ –

Sản lượng dự kiến tồn

đầu kỳ

Từ đó ta xác định được dự toán sản lượng sản xuất của toàn doanh nghiệp.

Dự toán sản lượng sản phẩm sản xuất Quý 1 năm N

Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tổng cả

quý 1

Sản lượng dự toán tiêu thụ

Sản lượng tồn cuối kỳ dự kiến

Tổng nhu cầu sản lượng (3 = 1 + 2)

Sản lượng tồn đầu kỳ dự kiến

Sản lượng dự toán sản xuất trong kỳ (5 = 3 – 4)

Dự toán số tiền mua hàng hóa trong kỳ:

Dự toán số tiền mua hàng

= Sản lượng hàng mua dự toán Đơn giá mua dự kiến

5.3.3. Dự toán chi phí

5.3.3.1. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong chỉ tiêu giá thành sản xuất sản phẩm thường mang tính chất biến phí. Do vậy tổng mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường tỷ lệ với sản lượng sản phẩm sản xuất, đây là nhân tố quan trọng giúp cho quá trình xây dựng dự toán nhanh và chính xác.

Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phản ánh toàn bộ các khoản chi phí vật liệu trực tiếp để sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản trị trong việc thu mua kịp thời vật tư, đảm bảo sản xuất liên tục, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Căn cứ để xây dựng dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường dựa vào những cơ sở sau:

Định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm.

Đơn giá dự toán nguyên vật liệu sử dụng. Thông thường đơn giá nguyên vật liệu khi lập dự toán thường ổn định trong cả một kỳ. Tuy nhiên đơn giá vật liệu cũng phụ thuộc vào các phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho.

Dự toán về sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ tới.

Từ những thông tin trên, ta xác định được dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho các sản phẩm.

Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

= Dự toán lượng vật

liệu sử dụng

Đơn giá vật liệu dự kiến

Trong đó

Bài 5: Dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh

trong doanh nghiệp

TXKTQT01_Bai5_v1.0015102203 77

Dự toán lượng vật liệu sử dụng

= Sản lượng sản phẩm sản

xuất dự toán

Định mức tiêu hao vật liệu

Hoặc:

Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

= Dự toán sản lượng sản phẩm sản xuất

Định mức chi phí nguyên vật liệu cho 1 sản phẩm

5.3.3.2. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp trong chỉ tiêu giá thành sản xuất sản phẩm thường mang tính chất biến phí có mối quan hệ với sản lượng sản phẩm sản xuất. Tuy nhiên trong một số doanh nghiệp được đầu tư công nghệ hiện đại thì chi phí nhân công trực tiếp ít bị chi phối bởi quy mô hoạt động. Đây là nhân tố quan trọng giúp cho quá trình xây dựng dự toán cần xem xét, phân tích và thận trọng.

Dự toán chi phí nhân công trực tiếp phản ánh toàn bộ các khoản tiền lương, tiền công, bảo hiểm… của công nhân trực tiếp để sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản trị trong các quyết định sử dụng lao động, đảm bảo môi trường làm việc văn minh, khuyến khích tăng năng suất lao động.

Dự toán này có tác dụng giúp doanh nghiệp chủ động trong việc sử dụng, tuyển dụng, đào tạo lao động một cách hợp lý, không quá dư thừa và thiếu góp phần giảm chi phí, đồng thời xây dựng mối quan hệ hài hoà giữa người lao động và doanh nghiệp.

Căn cứ để xây dựng dự toán chi phí nhân công trực tiếp thường dựa vào những cơ sở sau:

Định mức lao động để sản xuất ra đơn vị sản phẩm như thời gian cần thiết để sản xuất ra 1 sản phẩm…

Đơn giá dự toán 1 đơn vị thời gian hay 1 sản phẩm.

Cơ cấu sử dụng lao động, trình độ chuyên môn và tay nghề của từng loại lao động.

Các thông tin về môi trường làm việc, khả năng cung ứng nguồn lao động, nhu cầu tuyển dụng…

Dự toán về sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ tới.

Từ những thông tin trên, ta xác định được dự toán chi phí nhân công trực tiếp cho các sản phẩm.

Dự toán chi phí nhân công trực tiếp

=Dự toán sản lượng sản phẩm sản xuất

Định mức tiền công

1 sản phẩm

Hoặc:

Dự toán chi phí nhân công trực tiếp

= Dự toán tổng thời gian

sản xuất sản phẩm

Đơn giá tiền công 1 đơn vị thời gian

5.3.3.3. Dự toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất của phân xưởng, đội sản xuất. Khoản chi phí này thường bao gồm nhiều yếu tố, mỗi yếu tố thể hiện nội dung kinh tế của chi phí như lương nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu quản lý phân xưởng, chi phí công cụ phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định

Bài 5: Dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh

trong doanh nghiệp

78 TXKTQT01_Bai5_v1.0015102203

phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài… Ta có thể xây dựng dự toán theo từng yếu tố. Song mỗi yếu tố phụ thuộc ít, nhiều vào quy mô hoạt động, do vậy dự toán theo cách thức này thường phức tạp, do vậy thường phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

Mặt khác ta có thể xây dựng dự toán chi phí sản xuất chung dựa vào nghiên cứu bản chất của từng yếu tố trong khoản mục này. Mỗi yếu tố thuộc chi phí sản xuất chung vừa mang tính chất biến phí và định phí. Do vậy, việc xây dựng dự toán chi phí sản xuất chung cần phải tách biệt các yếu tố mang tính chất biến phí và các yếu tố mang tính chất định phí.

Biến phí sản xuất chung thường được xây dựng dự toán cho từng hoạt động dựa trên định mức biến phí cho 1 đơn vị sản phẩm.

Dự toán biến phí sản xuất chung

= Dự toán sản lượng sản xuất sản phẩm

Định mức biến phí 1 đơn vị sản phẩm

Biến phí sản xuất cũng có thể được xây dựng dự toán dựa trên tỷ lệ biến phí theo dự kiến và dự toán biến phí trực tiếp (biến phí trực tiếp thực chất là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp).

Dự toán biến phí sản xuất chung

= Dự toán biến phí

trực tiếp

Tỷ lệ biến phí theo dự kiến

Dự toán định phí sản xuất chung thường căn cứ vào giới hạn phạm vi của quy mô hoạt động. Đồng thời cần phân biệt các định phí bộ phận, định phí chung. Định phí bộ phận thường phụ thuộc vào các quyết định cụ thể của nhà quản trị, định phí chung thường ổn định trong cả một kỳ dự toán. Dự toán định phí có thể căn cứ vào mức độ tăng, giảm các tài sản cố định dự kiến trong kỳ tới của doanh nghiệp.

Dự toán định phí sản xuất chung

= Định phí sản xuất chung

của kỳ trước

Tỷ lệ tăng, giảm định phí dự kiến

5.3.3.4. Dự toán chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng là các khoản chi phí phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa từ khâu hoàn thành sản xuất đến người tiêu dùng. Khoản chi phí này thường bao gồm nhiều yếu tố, mỗi yếu tố thể hiện nội dung kinh tế của chi phí như lương nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu quản lý bán hàng, chi phí công cụ phục vụ bán hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định bộ phận bán hàng, chi phí dịch vụ mua ngoài… Ta có thể xây dựng dự toán theo từng yếu tố. Song mỗi yếu tố phụ thuộc ít, nhiều vào quy mô hoạt động, sản lượng tiêu thụ, vòng đời sản phẩm… do vậy dự toán theo cách thức này thường phức tạp, do vậy thường phù hợp với các doanh nghiệp thị trường tiêu thụ ổn định.

Mặt khác ta có thể xây dựng dự toán chi phí bán hàng dựa vào nghiên cứu bản chất của từng yếu tố trong khoản mục này. Mỗi yếu tố thuộc chi phí vừa mang tính chất biến phí và định phí. Do vậy, việc xây dựng dự toán chi phí bán hàng cần phải tách biệt các yếu tố mang tính chất biến phí và các yếu tố mang tính chất định phí.

Biến phí bán hàng thường là các khoản như hoa hồng cho nhân viên bán hàng, lương nhân viên bán hàng… Các khoản biến phí thường được xây dựng dự toán cho từng

Bài 5: Dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh

trong doanh nghiệp

TXKTQT01_Bai5_v1.0015102203 79

hoạt động dựa trên định mức biến phí cho 1 đơn vị sản phẩm tiêu thụ.

Dự toán biến phí bán hàng

= Dự toán sản lượng sản phẩm tiêu thụ

Định mức biến phí bán hàng 1 đơn vị sản phẩm

Biến phí bán hàng cũng có thể được xây dựng dự toán dựa trên tỷ lệ biến phí theo dự kiến và dự toán biến phí trực tiếp.

Dự toán biến phí bán hàng

= Dự toán biến phí trực

tiếp

Tỷ lệ biến phí theo dự kiến

Dự toán định phí bán hàng thường căn cứ vào giới hạn phạm vi của quy mô hoạt động, sản lượng tiêu thụ, các giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm. Đồng thời cần phân biệt các định phí bộ phận, định phí chung. Định phí bộ phận thường phụ thuộc vào các quyết định cụ thể của nhà quản trị như tiền thuê cửa hàng, định phí chung thường ổn định trong cả một kỳ dự toán như chi phí quảng cáo. Dự toán định phí bán hàng có thể căn cứ vào mức độ tăng, giảm của các quyết định dài hạn liên quan tới các định phí trong kỳ tới của doanh nghiệp.

Dự toán định phí bán hàng

= Định phí bán hàng của

kỳ trước

Tỷ lệ tăng, giảm định phí dự kiến

5.3.3.5. Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản chi phí phục vụ cho bộ máy điều hành của ban giám đốc. Khoản chi phí này thường bao gồm nhiều yếu tố, mỗi yếu tố thể hiện nội dung kinh tế của chi phí như lương nhân viên bộ máy doanh nghiệp, chi phí vật liệu quản lý doanh nghiệp, chi phí công cụ phục vụ quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định văn phòng quản lý, chi phí dịch vụ mua ngoài… Ta có thể xây dựng dự toán theo từng yếu tố. Song mỗi yếu tố phụ thuộc ít, nhiều vào quy mô hoạt động, cơ cấu tổ chức hoạt động… Do vậy dự toán theo cách thức này thường phức tạp, thường phù hợp với các doanh nghiệp phi lợi nhuận.

Mặt khác ta có thể xây dựng dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp dựa vào nghiên cứu bản chất của từng yếu tố trong khoản mục này. Mỗi yếu tố thuộc chi phí vừa mang tính chất biến phí và định phí. Do vậy, việc xây dựng dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp cần phải tách biệt các yếu tố mang tính chất biến phí và các yếu tố mang tính chất định phí.

Biến phí quản lý doanh nghiệp thường là các khoản như dịch vụ mua ngoài… Các khoản biến phí thường được xây dựng dự toán cho từng hoạt động dựa trên định mức biến phí cho 1 đơn vị sản phẩm sản xuất hay tiêu thụ.

Dự toán biến phí quản lý doanh nghiệp

= Dự toán sản lượng

sản phẩm

Định mức biến phí QLDN 1 đơn vị sản phẩm

Biến phí quản lý doanh nghiệp cũng có thể được xây dựng dự toán dựa trên tỷ lệ biến phí theo dự kiến và dự toán biến phí trực tiếp.

Dự toán biến phí quản lý doanh nghiệp

= Dự toán biến phí

trực tiếp

Tỷ lệ biến phí theo dự kiến

Bài 5: Dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh

trong doanh nghiệp

80 TXKTQT01_Bai5_v1.0015102203

Dự toán định phí quản lý doanh nghiệp thường căn cứ vào giới hạn phạm vi của quy mô hoạt động, sản lượng sản xuất và tiêu thụ, các quyết định dài hạn trong tương lai.

Đồng thời cần phân biệt các định phí túy ý và định phí bắt buộc. Định phí tùy ý thường phụ thuộc vào các quyết định cụ thể của nhà quản trị như tiền đầu tư trang thiết bị cho các bộ phận phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng hành chính… Định phí bắt buộc thường ổn định trong cả một kỳ dự toán như chi phí thuê văn phòng, tiền thuê đất. Dự toán định phí quản lý doanh nghiệp có thể căn cứ vào mức độ tăng, giảm của các quyết định dài hạn liên quan tới các định phí trong kỳ tới của doanh nghiệp.

Dự toán định phí quản lý doanh nghiệp

= Định phí quản lý doanh

nghiệp của kỳ trước

Tỷ lệ tăng, giảm định phí dự kiến

5.3.4. Dự toán tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng)

Dự toán tiền nhằm để khái quát dòng tiền thu, chi trong kỳ tới để các nhà quản trị có các quyết định huy động và sử dụng tiền đúng mục đích nhằm nâng cao hiệu quả mọi hoạt động.

Dự toán tiền bao gồm việc tính toán lượng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng thu và chi liên quan tới mọi hoạt động kinh doanh. Dự toán này thường được xây dựng theo tuần, tháng, quý, năm. Trong các trường hợp cần thiết có thể xây dựng theo ngày.

Dự toán tiền là một trong những dự toán quan trọng nhất cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị trong các quyết định tài chính. Đồng thời nó là nguồn thông tin bổ ích cung cấp cho các đối tượng bên ngoài khi đưa ra các quyết định đầu tư, cho vay, mua cổ phiếu.

Các dòng tiền dự kiến thu bao gồm tiền từ hoạt động bán hàng, tiền từ hoạt động đầu tư tài chính, tiền từ hoạt động khác.

Các dòng tiền dự kiến chi bao gồm chi cho hoạt động thường xuyên, chi cho hoạt động đầu tư tài chính, chi cho hoạt động khác.

Khi xây dựng dự toán dòng tiền cần chú ý những điểm sau:

Phải chú ý thời điểm ghi nhận doanh thu và thời điểm thu tiền được thể hiện trên hóa đơn và hợp đồng kinh tế.

Phải chú ý thời điểm nhận hàng, ghi nhận chi phí và thời điểm thanh toán tiền cho nhà cung cấp được thể hiện trên hóa đơn, biên bản giao nhận và hợp đồng kinh tế.

Phải loại trừ các khoản chi không bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng như chi phí khấu hao, chi phí dự phòng, chi phí trích trước, chi phí chờ phân bổ.

Phải xây dựng số dư tiền tối thiểu tại đơn vị bao gồm số tiền mặt tồn quỹ, số dư tiền gửi ngân hàng nhằm ổn định hoạt động kinh doanh ở mức thấp nhất.

5.3.5. Dự toán Báo cáo tài chính

5.3.5.1. Dự toán Báo cáo kết quả kinh doanh

Dự toán Báo cáo kết quả kinh doanh nhằm để khái quát tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong kỳ tới, từ đó các nhà quản trị chủ động trong các quyết định điều hành doanhn nghiệp.

Dự toán Báo cáo kết quả kinh doanh là nguồn thông tin quan trọng cung cấp cho mọi đối tượng các chỉ tiêu dự kiến về kết quả kinh doanh trong kỳ tới. Từ các chỉ tiêu phản

Bài 5: Dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh

trong doanh nghiệp

TXKTQT01_Bai5_v1.0015102203 81

ánh kết quả sẽ đánh giá hiệu quả kinh doanh của từng hoạt động và toàn doanh nghiệp, nguồn thông tin hữu ích đó sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư, tổ chức tín dụng, đối tác liên doanh đưa ra quyết định tối ưu.

Dự toán Báo cáo kết quả kinh doanh thường dựa vào các dự toán khác đã xây dựng như dự toán tiêu thụ, dự toán chi phí…

Dự toán Báo cáo kết quả kinh doanh có thể được xây dựng theo 1 trong 2 phương pháp xác định chi phí trực tiếp và toàn bộ.

Dự toán Báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp toàn bộ Quý 1 năm N

Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 3 Tháng 3 Tổng

Doanh thu

Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận gộp (3 = 1–2)

Chi phí bán hàng

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Lợi nhuận trước thuế

(6 = 3 – 4 – 5)

Chi phí thuế TNDN

Lợi nhuận sau thuế TNDN

(8 = 6 – 7)

Dự toán Báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp trực tiếp Quý 1 năm N

Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 3 Tháng 3 Tổng

Doanh thu

Chi phí khả biến

Biến phí sản xuất

Biến phí bán hàng

Biến phí quản lý DN

Lợi nhuận góp (3 = 1 – 2)

Định phí

Định phí sản xuất

Định phí bán hàng

Định phí quản lý doanh nghiệp

Lợi nhuận trước thuế (5 = 3 – 4)

Chi phí thuế TNDN

Lợi nhuận sau thuế TNDN (7 = 5 – 6)

Trong đó biến phí sản xuất được xác định như sau:

Dự toán biến phí sản xuất

= Biến phí nguyên vật liệu trực tiếp

+ Biến phí nhân công trực tiếp

+ Biến phí sản xuất chung

Trong doanh nghiệp thương mại biến phí sản xuất thực chất là biến phí mua hàng, được xác định như sau:

Dự toán biến phí mua hàng

= Dự toán sản lượng

tiêu thụ

Đơn giá hàng mua dự kiến

Bài 5: Dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh

trong doanh nghiệp

82 TXKTQT01_Bai5_v1.0015102203

5.3.5.2. Dự toán Bảng cân đối kế toán

Dự toán Bảng cân đối kế toán nhằm để khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn và các quan hệ tài chính của doanh nghiệp trong kỳ tới. Từ đó các nhà quản trị thấy được khả năng tài chính dự kiến và chủ động trong các quyết định huy động và sử dụng vốn có hiệu quả hơn.

Căn cứ lập dự toán Bảng cân đối kế toán là Bảng cân đối kế toán của năm trước và các dự toán khác của doanh nghiệp.

Hệ thống các bảng dự toán trên của doanh nghiệp có thể được khái quát qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 5.1. Trình tự xây dựng dự toán trong doanh nghiệp

Dự toán tiêu thụ

Dự toán sản xuất

Dự toán nhân công trực tiếp

Dự toán giá thành sản xuất

Dự toán giá vốn hàng bán

Báo cáo kết quả kinh doanh dự toán

Bảng cân đối kế toán dự toán

Dự toán vốn bằng tiền

Dự toán vốn Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự toán

Dự toán chi phí

tài chính Dự toán tài chính

Dự toán dự trữ thành phầm

Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp

Dự toán chi phí sản xuất chung

Dự toán hoạt động

Dự toán chi phí bán hàng

Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Bài 5: Dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh

trong doanh nghiệp

TXKTQT01_Bai5_v1.0015102203 83

Tóm lược cuối bài Dự toán sản xuất kinh doanh ngắn hạn là bảng tóm tắt các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận trong đơn vị. Cụ thể hóa các mục tiêu dài hạn thành các chỉ tiêu cần thực hiện trong từng năm. Cần hiểu được ý nghĩa của dự toán, mối quan hệ giữa dự toán và định mức chi phí. Việc lập dự toán ngắn hạn phải theo trình tự nhất định, bắt đầu từ dự toán tiêu thụ và kết thúc ở dự toán bảng cân đối kế toán. Cách xây dựng các dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng thông tin mà có thể lập dự toán tĩnh hoặc dự toán linh hoạt cho từng đối tượng cụ thể.

Bài 5: Dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh

trong doanh nghiệp

84 TXKTQT01_Bai5_v1.0015102203

Câu hỏi ôn tập

1. Cho biết khái niệm, ý nghĩa, cách phân loại của dự toán?

2. Thế nào là định mức chi phí? Quan hệ giữa định mức chi phí và dự toán?

3. Trình tự xây dựng dự toán? Các phương pháp xây dựng định mức chi phí?

4. Nội dung các dự toán trong doanh nghiệp?