bài giảng: con người chính trị - ts bùi việt hương

26
CON NGƯỜI CHÍNH TRỊ TS. Bùi Việt Hương

Upload: cuonganh247

Post on 16-Jul-2015

1.485 views

Category:

Education


6 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương

CON NGƯỜI CHÍNH TRỊ

TS. Bùi Việt Hương

Page 2: Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương

KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ

1. Cách tiếp cận nghiên cứu con người chính trị

2. Lược sử Đông Tây về con người chính trị

3. Con người chính trị trong thế giới hiện đại

Page 3: Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương

1. CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU

CON NGƯỜI CHÍNH TRỊ

Quan niệm về bản chất con người:

- TỐT (THIỆN) – XẤU (ÁC)

nhận thức về động cơ, cách thức con người liên kết,về các vấn đề xã hội, chính trị và đạo đức

mục đích và giới hạn của nhà nước, cấu trúc, nguyêntắc vận hành của hệ thống chính trị

Tiêu chí đánh giá con người chính trị

Hai trường phái đạo đức chính trị:

- Đạo đức chính trị bị động.

- Đạo đức chính trị chủ động.

Page 4: Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương

2. LƯỢC SỬ ĐÔNG TÂY VỀ CON

NGƯỜI CHÍNH TRỊ

2.1. Con người chính trị trong tư tưởng chính trị

phương Đông

2.2. Con người chính trị trong tư tưởng chính trị

phương Tây

Page 5: Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương

2.1. CON NGƯỜI CHÍNH TRỊ TRONG TƯ

TƯỞNG CHÍNH TRỊ PHƯƠNG ĐÔNG

Khổng Tử:

- Con người: tiểu nhân - quân tử.

- Quân tử và tiểu nhân đều có Thiên Tính.

- Người cầm quyền thì phải sửa đổi con người và xã

hội

- Người cầm quyền cần có cả nhân đạo và thiên đạo,

cần “vi chính”, lấy ĐỨC làm giá trị cốt lõi.

- Một chính quyền tốt phải áp dụng nhân trị và phải có

được lòng tin của dân.

Page 6: Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương

Hàn Phi Tử:

- Con người vốn tham lam, tư lợi cai trị không thể

dùng đạo nghĩa mà phải dựa trên sự Thưởng Phạt.

- Cái làm cho đất nước trị hay loạn không phải là ông

vua của nước đó ra sao, mà là nền pháp trị của nước

đó như thế nào đề cao Pháp, Thế, Thuật để trị

nước.

- Chỉ có nhà vua mới có đủ những phẩm chất ưu tú cần

thiết để nắm nghệ thuật sử dụng quyền lực. Tuy

nhiên, bản thân bậc quân chủ cũng phải tôn trọng và

tuân thủ pháp luật.

Page 7: Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương

Lão Tử:

- Đạo pháp tự nhiên: “vô vi” là con đường duy nhất trừ

đi “tạo tác của con người”.

- Người cai trị nên lo cho dân vì khi dân ấm no, không

bệnh tật, không ham chuộng của quý vật lạ, không có

nhu cầu khoe tài hay ganh đua để được lãnh tụ yêu

mến thì dẫu có kẻ tài trí, tham lam xách động nhân

dân nổi loạn họ cũng không làm.

- Kẻ nào dùng bạo lực để trị quốc thì “hiếm khi không

bị thương ở tay” người theo đạo trị đừng trừng phạt

mà nên dùng tư cách thánh nhân để cảm hóa kẻ xấu.

- Chính sách quốc trị tốt nhất theo thứ tự: đạo trị đức

trị pháp chế xảo trị.

Page 8: Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương

Khang Hữu Vi:

- Bản chất con người là tốt, “chí thiện bất động”.

- Vua là ngọn, dân là gốc, có thể vì gốc mà ngắt ngọnchứ không thể vì ngọn mà nhổ gốc Vua là côngbộc cho dân tư tưởng dân nói chung, tư tưởng dânchủ, tư tưởng vì dân của Khang Hữu Vi.

Lương Khải Siêu:

- Nhân dân mới như là cơ sở của nhà nước

- Yêu cầu: Tân dân phải có công đức, có tư tưởng quốcgia tinh thần tiến thủ, mạo hiểm, có ý thức về quyềnlợi, về tự do, biết tự trị và tự tôn, biết hợp quần. Tândân phải góp phần vào đời sống chung.

Page 9: Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương

Tôn Trung Sơn: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do,

dân sinh hạnh phúc.

- Trong một quốc gia, người dân phải có quyền.

Những người tham gia chính phủ chỉ là những nhà

chuyên môn hữu năng. Họ cần có bản lĩnh, trung

thành với việc quốc gia.

- Cái đáng sợ nhất đối với một quốc gia thực hành dân

quyền là có một chính phủ vạn năng, nhân dân

không có gì tiết chế nó. Còn tốt nhất là nước đó có

một chính phủ toàn năng thuộc về nhân dân, mưu

cầu hành phúc cho dân quần chúng nhân dân làm

ra lịch sử, là những con người chính trị đích thực.

Page 10: Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương

2.2. CON NGƯỜI CHÍNH TRỊ TRONG LỊCH SỬ

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ PHƯƠNG TÂY

Xênôphôn.

- Thủ lĩnh chính trị: nổi trội về phẩm hạnh và tài chỉ huy,

được thừa nhận và đánh giá là hơn những người khác.

TLCT đưa ra tầm nhìn về tương lai, qui tụ những người

khác, giữ nhiệt huyết cho tập thể và giáo dục mọi

người, từ đó thiết lập những kì vọng bền vững.

TLCT phải xuất phát từ lợi ích chung, hiểu được bản

chất con người, phải thành thật và đáng tin cậy.

Sự kiểm nghiệm là khi những người khác tự giác tuân

thủ TLCT ngay cả trong những thời điểm khó khăn.

Page 11: Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương

Aristotle:

- Trạng thái tự nhiên là trạng thái chính trị. Con người

mang bản chất xã hội.

- Chính trị là vấn đề của cuộc sống cộng đồng. Mỗi cá

nhân phải biết những lợi ích của đời sống công dân

trong cộng đồng và chấp nhận những qui tắc của nó.

- Nhà nước đào tạo các công dân về mặt đức hạnh, giáo

dục công dân hướng tới mục tiêu cao thượng của cuộc

sống. “Có nhiều loại công dân khác nhau, nhưng một

công dân theo nghĩa đầy đủ nhất là một người có một

phần đặc quyền cai trị”.

Page 12: Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương

Thomas Aquinas:

- Con người khác biệt ở bản chất xã hội và duy lý.

- Xã hội chính trị không phải là kết quả thuần tuý của

bản năng, mà là của lý trí; được cấu thành bởi xã hội

con người và ở đấy họ là những người tự do.

- Muốn có con người tự do trong xã hội chính trị thì

phải có CNCT - người cầm quyền có đạo đức và

trách nhiệm, biết phấn đấu cho lợi ích chung và các

công dân chính trị - những người có quyền lực nhất

định trong trong hệ thống cai trị của xã hội.

- CNCT được phân làm 3 cấp độ: Người chỉ huy, các

đoàn pháp quan; các công dân.

Page 13: Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương

Montesquieu:

- CNCT: các cá nhân với hệ giá trị (đạo đức) tự nhiên,

bản tính: thân thiện, hoà bình, có chung sự tự do và

bình đẳng trong môi trường tự nhiên

- Con người có sự hữu hạn của lý tính và chịu ảnh

hưởng của các loại tình cảm và dục vọng vị kỉ.

- Người cầm quyền có xu hướng lạm quyền làm tổn hại

lợi ích của các thành viên khác, tổn hại đến giá trị “tự

do”, “bình đẳng” phải bị kiểm sóat thông qua một

hệ thống pháp luật và thể chế phù hợp với các điều

kiện của xã hội để khiến tính vị kỷ đó phục vụ xã hội.

Page 14: Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương

Rousseau:

- Bản chất của con người là tốt đẹp. Quá trình phát triểncủa chính phủ đã làm thay đổi bản chất của con người.Những vấn đề nan giải trong xã hội là do sự thay đổi bảnchất đó phải thay đổi con người hiện đại trở về sựtrong trắng, sự khỏe mạnh, sự bình đẳng và sự giản dị mànó vốn có.

- Mô hình quản lý xã hội: Thể chế chính trị cần đảm bảo“tự do” và “bình đẳng”

+ Tự do phải được đặt trên cơ sở nhận thức được cái đúng.

+ Các thể chế chính trị không phải để bảo vệ tự do, mà làđể giáo dục con người biết cách tự do. Con người tự làmra luật và chính phủ dùng luật để “bắt” những người nàochưa thể tự mình biết cách tự do phải tự do.

Page 15: Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương

NHẬN XÉT

Thời kì cổ đại, công dân là nam giới tự do, là thành

viên của một chế độ chính trị và có đủ phẩm chất

chính thể yêu cầu.

Công dân thời kỳ Trung cổ là những người hoạt động

sản xuất thủ công và buôn bán trong các phường hội.

Quan niệm về CNCT thời kì cận đại có những nội

dung mới, xuất phát từ những tư tưởng tiến bộ về các

quyền tự do, dân chủ cùng với những nhân tố khách

quan về kinh tế, chính trị để thực hiện các quyền tự

do của con người. Con người chính trị gắn với các

quyền và nghĩa vụ, được đặt trên cơ sở pháp lý

Page 16: Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương

2.3. QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI CHÍNH TRỊ

CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

Bản chất con người không phải là một hệ thống đóngkín, mà là hệ thống mở, tương ứng với điều kiện tồntại của con người

Con người chính trị là con người hiện thực, sống vàhoạt động trong những hoàn cảnh hiện thực vớinhững điều kiện do chính con người tạo ra trong mốiquan hệ với hiện thực ấy.

Con người chính trị nào cũng thuộc về một giai cấp,lực lượng xã hội, cộng đồng hay dân tộc nhất định.

Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủthể sáng tạo ra lịch sử

Page 17: Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương

3. CON NGƯỜI CHÍNH TRỊ

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

3.1. Quan niệm về con người chính trị

3.2. Phân loại con người chính trị

3.3. Con người chính trị Việt Nam truyền thống và

hiện đại

Page 18: Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương

3.1. QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI CHÍNH TRỊ

CNCT là con người của một giai đoạn lịch sử cụ thể,

có địa vị kinh tế, xã hội nhất định và thuộc về một giai

cấp, tầng lớp xã hội nhất định.

CNCT tham gia vào đời sống chính trị nhằm hiện thực

hoá ý chí và lợi ích của mình.

CNCT có vị thế và vai trò nhất định trong hệ thống

QLCT, QLNN, hoạt động của họ gắn liền với mục tiêu

giành, giữ và thực thi quyền lực của một giai cấp, tầng

lớp xã hội nhất định.

Page 19: Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương

3.2. PHÂN LOẠI CON NGƯỜI CHÍNH TRỊ

3.2.1. Lãnh tụ, thủ lĩnh chính trị

3.2.2. Giới chính trị chuyên nghiệp, công chức hành

chính

3.2.3. Quần chúng nhân dân

Page 20: Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương

3.2.1. LÃNH TỤ,THỦ LĨNH CHÍNH TRỊ

Quan niệm:

- Lãnh tụ, thủ lĩnh chính trị là người có quyền lực cao

nhất của một tổ chức, một nhóm hay một lực lượng

chính trị, có vai trò chi phối các quá trình chính trị.

Tinh hoa chính trị: một nhóm thiểu số giữ những vị trí

đặc quyền trong xã hội và có các điều kiện kiểm soát

các nguồn lực của quyền lực nhà nước

- Các phẩm chất của thủ lĩnh chính trị: Về chính trị, tư

tưởng, về đạo đức, về năng lực, về phong cách

Phân loại: theo cơ sở hình thành, theo phong cách lãnh

đạo

Page 21: Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương

3.2.2. GIỚI CHÍNH TRỊ CHUYÊN NGHIỆP,

CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH

Là những người đóng vai trò điều khiển, chỉ huy, lãnhđạo một tổ chức, cơ quan quyền lực hoặc thực thinhững nhiệm vụ được giao phó hay do luật định.

Đội ngũ này vừa là tác giả, vừa là đối tượng điềuchỉnh của các định chế do hệ thống chính trị tạo ra.

Các phẩm chất:

+ Về chính trị, tư tưởng

+ Về đạo đức

+ Về năng lực

+ Về phong cách

Page 22: Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương

3.2.3. QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN

Nhân dân là người có đủ điều kiện và tư cách, quyềnhạn và trách nhiệm trước nhà nước và xã hội; nhữngđiều kiện và tư cách, quyền hạn và trách nhiệm đượcquy định và bảo vệ bởi pháp luật.

Mọi lý tưởng tự nó không làm biến đổi xã hội màphải thông qua hoạt động thực tiễn của quần chúngnhân dân.

Các phẩm chất:

+ Về chính trị, tư tưởng

+ Về đạo đức

+ Về năng lực

Page 23: Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương

NHẬN XÉT

Cách quan niệm về CNCT cũng như các yêu cầu

đối với CNCT có sự thay đổi, phụ thuộc vào nhiều

yếu tố như: trình độ phát triển, ý thức hệ, …

Tuy nhiên, CNCT đều thực hiện những nghĩa vụ

chính trị, bảo vệ các thành quả phát triển do mình

và do cộng đồng tạo ra.

Tất cả những CNCT này cùng tạo nên một hệ thống

thống nhất cho sự phát triển của nhân loại và những

bước phát triển trong các thời đại.

Page 24: Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương

3.3. CON NGƯỜI VIỆT NAM

TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI

3.3.1. Con người Việt Nam truyền thống

3.3.2. Con người Việt Nam hiện đại

3.3.3. Xây dựng và hoàn thiện con người chính

trị Việt Nam hiện đại

Page 25: Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương

3.3.3. XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN

CON NGƯỜI CHÍNH TRỊ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

Xác định các chuẩn mực của con người chính trị ViệtNam hiện đại

- Cán bộ lãnh đạo

- Đội ngũ công chức, viên chức

- Người dân

Giáo dục các chuẩn mực

Chuẩn bị các điều kiện cần và đủ để hoàn thiện con ngườichính trị

- Nhận thức

- Tri thức

- Cơ hội

Page 26: Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương

Tổng hợp Bài giảng tại:

http://caocaplyluan.blogspot.com