bài kiến tập của ngân

140
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định LỜI MỞ ĐẦU Thực tập tổng hợp là một yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh Trường Đai học Quy Nhơn trước khi kết thúc 4 năm học tại trường. Một mặt là yêu cầu, nhưng mặt khác đây cũng là giai đoạn hết sức có ý nghĩa và vô cùng quan trọng, là bước khởi đầu giúp sinh viên tập làm quen với công việc thực tế, hiểu hơn về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đồng thời vận dụng kiến thức đã học ở Trường để tiến hành phân tích, đánh giá một số hoạt động chủ yếu của tổ chức đó. Để tồn tại và phát triển thích ứng với một nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải tìm cách đối phó với những cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh S V T H : T r ư ơ n g T h M N g â n Nguyễn Thanh Xuân Vi 1

Upload: vantruongqn1991

Post on 30-Jun-2015

207 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

LỜI MỞ ĐẦU

Thực tập tổng hợp là một yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh Trường Đai học Quy Nhơn trước khi kết thúc 4 năm học tại trường. Một mặt là yêu cầu, nhưng mặt khác đây cũng là giai đoạn hết sức có ý nghĩa và vô cùng quan trọng, là bước khởi đầu giúp sinh viên tập làm quen với công việc thực tế, hiểu hơn về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đồng thời vận dụng kiến thức đã học ở Trường để tiến hành phân tích, đánh giá một số hoạt động chủ yếu của tổ chức đó. Để tồn tại và phát triển thích ứng với một nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải tìm cách đối phó với những cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp khác nhất là trong giai đoạn khi nền kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Do đó, các doanh nghiệp luôn tìm giải pháp đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất, nhưng để đạt được điều đó không phải là vấn đề đơn giản nó cần nhiều thời gian công sức, phải vạch ra kế hoạch trước nhưng làm sao để sản phẩm khi sản xuất ra thị trường phải được chấp nhận và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có kế hoạch và đầu tư hợp lý thì doanh nghiệp đó hoạt động càng hiệu quả và ngày càng phát triển. Là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xây lắp Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Đường bộ Bình Định có vốn góp 30% của Nhà nước luôn cố gắng tìm tòi một chiến lược kinh doanh hiệu quả nhằm đạt các mục tiêu về chất lượng, hiệu quả và lợi nhuận. Vì vậy, mỗi bộ phận phòng ban và cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty luôn nổ lực trong công tác lập kế hoạch, tổ chức tham gia đấu thầu và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản một cách có hiệu quả nhằm giành lợi thế cạnh tranh trên thị trường và thu về lợi nhuận cao nhất. Qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Đường bộ

Bình Định, từ ngày 7/5/2012 đến ngày 1/6/2012, em nhận thấy hiểu rõ hơn về hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty và tạo điều kiện để em hoàn thành xong bài báo cáo thực tập tổng hợp. Sau một tháng thực tập em nhận được sự giúp đỡ tận tình của Bác Huỳnh Văn Nghĩa (Chủ tịch Hội đồng Quản trị), Cô Lê Thị Chưa (Giám đốc) và các cô chú trong Công ty, cùng sự đóng góp của các thầy cô giáo trong trường, đặc biệt là Cô giáo Nguyễn Thị Kim Ánh và sự góp ý của các bạn, cho đến nay báo cáo thực tập của em đã hoàn thành. Em xin chân thành cảm ơn các cô chú trong Công ty, các thầy cô giáo trong trường, trong khoa và cũng xin cảm ơn Giáo viên hướng dẫn, bạn bè đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập vừa qua.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 1

Page 2: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

Nội dung bài báo cáo thực tập tổng hợp bao gồm 2 phần:

- Phần 1: Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Đường bộ Bình Định. - Phần 2: Các nghiệp vụ cơ bản của Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Đường bộ Bình Định. Nhưng do có những hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm và thời gian tìm hiểu thực tế chưa có nhiều nên báo cáo thực tập của em còn có nhiều sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô giáo, cô chú trong Công ty để em có thể tiếp cận thực tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tốt hơn và có kinh nghiệm phục vụ cho quá trình đi làm sau này. Em xin chân thành cảm ơn!

Quy Nhơn, ngày , tháng , năm 2012 Sinh viên thực hiện

Trương Thị Mỹ Ngân

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 2

Page 3: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

PHẦN 1GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG BỘ BÌNH ĐỊNH

1.1. Giới thiệu chung về Công ty CP Quản lý và Xây dựng Đường bộ Bình Định1.1.1. Tên và địa chỉ của Công ty

Tên gọi: Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Đường bộ Bình Định. Tên giao dịch: Binh Dinh Road Management and Construction Joint Stock Company. Tên viết tắt: BD CRISCo. Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Đường bộ Bình Định là hình thức công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước. Trụ sở chính: 40 Lý Thái Tổ - Phường Nguyễn Văn Cừ - Thành phố Quy Nhơn – Tỉnh Bình Định. Điện thoại: 056.746 925 Fax: 056.746 916 Mã số thuế: 4100259388 Đăng ký kinh doanh: ngày 1 tháng 7 năm 2006, giấy phép kinh doanh số 35 03000100 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định cấp và có con dấu riêng. Tài khoản số: 5811 000 0000 111 tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Phú Tài có trụ sở tại: Km 1230 Quốc lộ 1A – Phường Trần Quang Diệu – Thành phố Quy Nhơn- tỉnh Bình Định. Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng. Người đại diện pháp lý: LÊ THỊ CHƯA 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Quá trình hình thành của Công ty Công ty CP Quản lý và Xây dựng Đường bộ Bình Định là một doanh nghiệp Cổ phần có 30% vốn thuộc sở hữu Nhà nước vừa hoạt động công ích vừa hoạt động kinh doanh, còn lại 70% vốn thuộc sở hữu các cổ đông là pháp nhân và cá nhân ngoài vốn Nhà nước. Tiền thân của Công ty là Xí nghiệp đá Vạn Mỹ được thành lập sau ngày giải phóng đất nước trên cơ sở cải tạo hãng GMK của Mỹ nhằm phục vụ công cuộc xây dựng đất nước, hàn gắn vết thương sau chiến tranh. Nhiệm vụ của Xí nghiệp là sản xuất các loại đá phục vụ cho thi công, sữa chữa các công trình giao thông tỉnh Nghĩa Bình. Sau đó để phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước Xí nghiệp đá Vạn Mỹ đã đổi tên thành Công ty Công trình 504 thuộc liên hiệp các xí nghiệp giao thông V với quy mô hoạt động lớn hơn. Đất nước đang trên đà phát triển để đáp ứng yêu cầu giao thông ngày càng lớn. Bộ giao thông vận tải đã phân chia khu vực quản lý cho

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 3

Page 4: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

các khu, Công ty đã đổi tên thành Xí nghiệp Đường bộ 504 thuộc khu Quản lý Đường bộ V, với nhiệm vụ là quản lý bảo dưỡng các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Định. Năm 1993, thực hiện phân cấp quản lý xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp, xí nghiệp được chia tách thành hai đơn vị là Công ty công trình giao thông 504 và phân khu Quản lý Đường bộ Bình Định. Công ty Công trình giao thông 504 là đơn vị kinh doanh trực thuộc Tổng Công ty Công trình Giao thông V làm nhiệm vụ sửa chữa xây dựng các công trình giao thông đường bộ trong toàn quốc. Phân khu Quản lý Đường bộ là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Khu Quản lý Đường bộ V với nhiệm vụ quản lý, sữa chữa duy tu sữa chữa bảo dưỡng các công trình giao thông đường bộ thuộc tỉnh Bình Định. Ngày 25 tháng 9 năm 1999, Phân khu Quản lý Đường bộ Bình Định chuyển đổi thành doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích theo Quyết định số 500/QĐ/1999/TCCBLĐ của Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận tải lấy tên là Công ty Quản lý và Sữa chữa Bình Định , với chức năng và quy mô hoạt động được mở rộng. Công ty đã đầu tư cơ sở vật chất, máy móc thiết bị có khả năng đảm nhận được công trình xây dựng lớn, kỹ thuật cao như đầu tư trạm trộn BTN 100T/h, hai dây chuyền sản xuất đá hiện đại,… Đến ngày 01/7/2006 theo giấy phép kinh doanh số 3503000100 chuyển đổi từ Công ty Quản lý và Sữa chữa Đường bộ Bình Định thành Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Đường bộ Bình Định.

Quá trình phát triển của Công ty Quá trình hoạt động của Công ty từ năm 2006 đến năm 2012 gần 6 năm thì năm nào Công ty cũng làm ăn có lãi và chịu cổ tức; lãi năm sau cao hơn năm trước. Chỉ qua 2 năm hoạt động, tổng số vốn của Công ty từ 55.403.858.664 đồng năm 2010 đã tăng lên 68.954.978.744 đồng năm 2011 Công ty đã mở rộng quy mô hoạt động, tham gia đấu thầu, ký hợp đồng và nhận thi công nhiều công trình, vượt qua những khó khăn và có những chính sách đúng đắn nhằm góp phần phát triển Công ty vững mạnh. Đồng thời, Công ty thực hiện bảo vệ môi trường trên các công trình, cũng như xây dựng các công trình bền vững có chất lượng và giá cả phù hợp với ngân sách nhà đầu tư, bàn giao công trình đúng tiến độ, bảo hành công trình chu đáo và thõa mãn nhu cầu của nhà đầu tư. Công ty luôn mong muốn được tiếp xúc với tất cả các chủ đầu tư để được tham gia thiết kế thi công công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông cho các công trình tại Việt Nam. 1.1.3. Quy mô hiện tại của Công ty - Tổng vốn điều lệ của Công ty là 10.000.000.000 đồng. - Trong đó, giá trị phần vốn Nhà nước tại DN là 3.000.000.000 đồng, vốn thuộc sở hữu của các cổ đông tại DN là 7.000.000.000 đồng.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 4

Page 5: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

- Tổng số lao động tính đến tháng 12 năm 2011 là 177 người bao gồm cả khối cơ quan và khối lao động trực tiếp. + Khoái cô quan: ñöôïc chia thaønh caùc phoøng ban chuû yeáu ñeå chæ ñaïo coâng trình thöïc hieän bao goàm: Phoøng toå chöùc haønh chính; Phoøng taøi chính – keá toaùn; Phoøng kế hoạch

– kinh doanh; Phòng kỹ thuật – Quản lý giao thông; Phòng thiết bị – vật tư. + Khối lao động trực tiếp bao gồm : Hạt QLQL Phù cát; Hạt QLQL Tây sơn; Hạt QLQL Quy Nhơn; Hạt QLQL Hoài Nhơn; Đội Sản xuất đá Bình Đê; Đội sản xuất vật liệu Nhơn Hoà; Đội Công Trình 1; Đội Công Trình 3; Đội Công Trình 4; Đội dịch vụ; Xưởng sửa chữa; Trạm thu phí. Quy mô của Công ty CP này là loại hình doanh nghiệp vừa, hiện nay hoạt động dưới hình thức cổ phần hóa. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển đơn vị đã khắc phục những khó khăn, khai thác những thuận lợi để đưa Công ty phát triển trên tất cả các mặt. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty CP Quản lý và Xây dựng Đường bộ Bình Định 1.2.1. Các lĩnh vực, nhiệm vụ của Công ty

Chức năng Công ty CPQL&XD ĐB Bình Định là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có đầy

đủ tư cách pháp nhân, mở tài khoản tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Phú Tài, được sử dụng con dấu riêng thực hiện các chức năng chủ yếu sau: + Quản lý, khai thác, duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng đường bộ. + Đảm bảo giao thông thông suốt khi có thiên tai, dịch hoạ xảy ra trên địa bàn được giao. + Sửa chữa lớn và xây dựng cơ bản các công trình, dự án thuộc nhóm C. + Sản xuất vật liệu xây dựng, bán thành phẩm, sửa chữa phụ trợ và kinh doanh dịch vụ khác.

Nhiệm vụ của Công ty Công ty làm nhiệm vụ hoạt động công ích, được Nhà nước giao quyền sử dụng vốn và tài sản, Công ty tự bổ sung để thực hiện nhiệm vụ quản lý và sửa chữa thường xuyên : - Km 1125-km 1243 đường Quốc lộ 1A: thuộc phạm vi từ đèo Bình Đê (Quãng Ngãi) đến đèo Cù Mông. - Km15 đến Km 67: thuộc phạm vi Quốc lộ19. - Km 00 –Km 20+700 (sông Cầu): thuộc phạm vi Quốc lộ 1D. - Sữa chữa, xây dựng các công trình trúng thầu. Trong quá trình hoạt động, Công ty đã đề ra phương hướng để hoàn thành nhiệm vụ:

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 5

Page 6: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

+ Xây dựng và thực hiện tốt các kế hoạch sản xuất kinh doanh, trực tiếp quản lý về chất lượng - mỹ thuật công trình, đảm bảo đầu tư, mua sắm trang thiết bị, cân đối thu chi và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước. + Làm tốt công tác đảm bảo an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường. + Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. + Sử dụng thêm lao động, tạo thêm việc làm.

1.2.2. Các loại hàng hóa, dịch vụ của Công ty

Sản phẩm của Công ty xây dựng mang đặc thù riêng so với các sản phẩm của ngành sản xuất kinh doanh khác. Sản phẩm chính và chủ yếu của công ty là các công trình xây dựng, sữa chữa hoàn thành, đá các loại. Đồng thời công ty còn kinh doanh lĩnh vực dịch vụ như: Nhà khách, Sản xuất đá tinh khiết, Nhà thi đấu thể thao.

Ngành, nghề kinh doanh của Công ty bao gồm:

- Xây dựng sửa chữa các công trình giao thông, quản lý khai thác, duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng đường bộ, đảm bảo giao thông khi có thiên tai, dịch họa xảy ra trên địa bàn quản Hạt được giao. - Nạo vét và bồi đắp kênh mương san ủi mặt bằng, đào đắp nền đất, thi công các công trình. - Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, khai thác đá. - Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện, đường dây các công trình kỹ thuật hạ tầng, các khu đô thị ,công nghiệp. - Chế tạo, sửa chữa, gia công các phụ tùng, xe máy, phương tiện vận chuyển. - Vận tải hàng hoá, hành khách mua bán máy móc, thiết bị và phụ tùng thay thế. - Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống,… - Sản xuất kinh doanh các loại nước giải khát, sản xuất nước đá tinh khiết. - Cho thuê kho, bãi đỗ xe. - Dịch vụ môi giới tuyển chọn lao động và cung cấp nhân sự. - Kinh doanh xăng, dầu.

1.2.3. Công nghệ sản xuất của một số hàng hóa chủ yếu

Hàng hoá của công ty thì nhiều loại khác nhau. Với mỗi loại sản phẩm quy trình công nghệ sản xuất đều khác nhau. Sau đây sẽ giới thiệu về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty.

Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

- Đối với sản phẩm đá xây dựng: quy trình công nghệ khai thác sản phẩm đá của Công ty được thể hiện qua sơ đồ dưới đây.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 6

Page 7: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

Sơ đồ 1.1: Quy trình khai thác đá của công ty

- Đối với các sản phẩm xây lắp

Công ty CPQL& XD Đường bộ Bình Định là đơn vị sản xuất xây lắp thuộc ngành giao thông vận tải nên sản phẩm sản xuất ra của đơn vị ít chủng loại và thường có giá trị lớn, sản phẩm đơn chiếc. Mỗi sản phẩm có hồ sơ thiết kế riêng do đó đơn vị không lập quy trình công nghệ riêng. Một số bộ phận thi công như Đội, Hạt, Phân xưởng khi thi công công trình, hạng mục công trình sẽ đảm nhiệm từ khâu khởi đầu cho đến quyết toán kết thúc ( không có dây chuyền sản xuất công nghệ sản phẩm). Quá trình được thực hiện trên cơ sở các hợp đồng đã ký với các đơn vị chủ thầu. Tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật của sản phẩm xây dựng được xác định cụ thể trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được duyệt trước. Sản phẩm xây dựng là những công trình, hạng mục công trình có kiến trúc quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian thi công dài và phải tuân thủ theo các quy phạm, sản phẩm có giá trị lớn và đặc biệt không di chuyển được. Vì vậy, máy móc thiết bị phải di chuyển theo địa điểm sản xuất sản phẩm. Hiện nay, hình thức tổ chức sản xuất được áp dụng phổ biến trong các DNXD là phương pháp giao khoán và đấu thầu sản phẩm xây dựng trong các đơn vị cơ sở, các đội, các tổ thi công với hình thức khoán trọn gói và hình thức khoán theo từng khoản chi phí. Các sản phẩm của doanh nghiệp không trực tiếp trao đổi trên thị trường như sản phẩm hàng hóa khác mà nó chỉ được thực hiện sau khi có đơn đặt hàng hoặc các hợp đồng đã ký kết. Tất cả các công trình xây dựng của DN từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn thành phải trãi qua các giai đoạn nhất định qua sơ đồ sau:

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 7

Bốc tầng phủ Xúc đá lên phương tiệnKhoan nổ mìn phá đá

Xúc lên xe vận chuyển Nghiền sàng đá vận chuyển về nghiền

vận chuyển thành phẩm về bãi

(Nguồn: Phòng Kế hoạch- Kinh doanh)

Page 8: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

(Nguồn: Phòng Kế hoạch- Kinh doanh) Sơ đồ 1.2: Quy trình SXSP xây lắp

1.2.4. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của công ty.

1.2.4.1. Hình thức tổ chức sản xuất ở Công ty.

Công ty tổ chức sản xuất theo hình thức chuyên môn hóa từng bộ phận. Tức là

mỗi một bộ phận phụ trách một công việc nhất định hoàn thành trước khi chuyển

qua bộ phận khác.

1.2.4.2. Kết cấu sản xuất của công ty.

Đơn vị có 2 đội công trình chủ yếu gồm 10 người chính thức còn tùy thuộc vào

yêu cầu, tiến độ thi công của từng công trình để thuê thêm nhân công ngoài.

Hạt sản xuất gồm Hạt có 60 người được phân bổ theo các địa bàn khác nhau

như sau: Hạt Phù Cát ở Huyện Phù Cát; Hạt Hoài Nhơn ở Huyện Hoài Nhơn; Hạt

Tây Sơn ở Huyện Tây Sơn; Hạt Quy Nhơn Sông Cầu đóng trên đường Quy Nhơn

Sông Cầu. Các Hạt có nhiệm vụ quản lý và sữa chữa 184 km trên Quốc lộ 1A, 19,

1D, ngoài ra còn tham gia thi công các công trình tùy theo tình hình và năng lực

thực tế của từng Hạt.

Đội sản xuất vật liệu gồm 2 đội 20 người có nhiệm vụ khai thác và sản xuất đá

các loại, sản xuất bê tông nhựa cung cấp nguyên vật liệu cho từng công trình theo

yêu cầu của Đội, Hạt ngoài ra còn bán ra ngoài khi không có nhu cầu nội bộ.

Đội sửa chữa: Làm nhiệm vụ sửa chữa TSCĐ của đơn vị và bảo dưỡng máy

móc thiết bị theo định kỳ, sửa chữa kịp thời máy móc thiết bị khi có sự cố xảy ra

trong quá trình thi công xây lắp. Mặc khác đội còn làm công tác thăm dò tìm kiếm

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi

Công trình hoàn thành, quyết toán bàn giao cho chủ thầu

Thông báo trúng thầu

Thông báo nhận thầu

Thành lập ủy ban chỉ huy công trường

Tổ chức nghiệm thu khối lượng và chất lượng công trình

Tiến hành thi công theo kế hoạch được duyệt

Hồ sơ dự thầu

Chỉ định thầu

Bảo vệ phương án và biện pháp thi công

Lập phương án thi công

8

Lập bảng nghiệm thu thanh toán công trình

Page 9: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

đề xuất mua sắm các thiết bị phụ tùng khan hiếm phục vụ sửa chửa lớn TSCĐ hàng

năm của đơn vị.

Trạm thu phí đóng trên Quốc lộ làm nhiệm vụ thu phí đường bộ theo quy định

của Nhà nước nhằm bù đắp 1 phần chi phí đầu tư cho các dự án của Bộ Giao thông

vận tải. Các đội hạt làm nhiệm vụ thi công chỉ có một thống kê, tuy đóng rải rác trên

các địa bàn khác nhau nhưng có mối liên hệ chặt chẽ hổ trợ tạo thành mạng lưới

trong dây chuyền sản xuất và chỉ có một phòng kế toán trung tâm nên mô hình tổ

chức sản xuất là mô hình tập trung.

(Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính)Sơ đồ 1.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh

Khối lượng thi công hằng ngày do đội thi công và phòng kỹ thuật báo cáo, chỉ huy trưởng sẽ tổng hợp khối lượng và tiến độ thi công so với kế hoạch và báo cáo về trụ sở chính theo định kỳ hàng tuần. Khi có yêu cầu hỗ trợ hoặc vướng mắc thì Giám đốc điều hành sẽ báo cáo về trụ sở chính để yêu cầu hỗ trợ tăng cường vật tư, thiết bị, máy móc đảm bảo thi công đúng tiến độ và chất lượng công trình. 1.3. Bộ máy tổ chức của Công ty Quản lý và Xây dựng Đường bộ Bình Định 1.3.1. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý Cơ cấu bộ máy quản lý là một cơ cấu tổ chức thực hiện các chức năng quản lý trong doanh nghiệp. Nó tổng hợp các bộ phận quản lý có mối quan hệ mật thiết và liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, có trách nhiệm và quyền hạn nhất định. Được bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ và phát huy tính sáng tạo của từng bộ phận nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Có nhiều loại hình tổ chức bộ máy quản lý, mỗi loại hình có những đặc điểm khác nhau nên sử dụng đúng mô hình tổ chức bộ máy quản lý điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng tốt nhất thời gian quản lý, chỉ đạo, thúc đẩy sản xuất nhanh, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả. Quản lý tốt giúp đơn vị định hướng được hoạt động sản xuất kinh doanh giúp người quản lý tốt nắm vững được

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi

Bộ phận thí nghiệm

Đội thi công số 1

Đội thi công số 2

Đội vật tư thiết bị xe máy

GĐ điều hành

Chỉ huy trưởng công trình

Phòng kỹ thuật

Đội trưởng thi công

9

Page 10: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

công tác điều hành. Số lao động của Công tu được tổ chức thành 2 khối cơ bản: Khối cơ quan và khối lao động trực tiếp. Trong Công ty CPQL&XD ĐB Bình Định đã xác định rõ mối quan hệ lãnh đạo, chức năng giữa các bộ phận phòng ban cụ thể thông qua sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị dưới đây:

(Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính) Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lýChú thích : Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng 1.3.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý

Đại hội đồng cổ đông gồm: Hội đồng quản trị, Chủ tịch HĐQT, Ban Kiểm soát. - Hội đồng quản trị: Do đại hội đồng cổ đông bầu ra và có nhiệm vụ: Nghiên cứu đánh giá tình hình hoạt động và đóng góp vào việc xây dựng phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh; thực hiện điều lệ của công ty và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. Nghị quyết có liên quan đến từng thành viên theo sự phân công của Hội đồng quản trị.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi

Các hạt quản lý

Phòng VT- TB

Phòng KH-KD

Các đội thi công

Phó Giám Đốc

Đại Hội đồng cổ đông

Ban Kiểm Soát

Hội đồng quản trị

Chủ tịch HĐQT

Giám Đốc

Phó Giám Đốc Kinh doanh

PhòngTC-KT

Phòng KT- CL

Phòng TC-HC

Các đội sản xuất

Tổ sửa chữa

Trạm thu phí cầu đường

10

Page 11: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

- Chủ tịch Hội đồng quản trị: Là người đứng đầu Hội đồng quản trị và có nhiệm vụ là người đại diện cho công ty trước pháp luật, có quyền triệu tập các phiên họp của HĐQT; chuẩn bị nội dung chương trình điều khiển các cuộc họp để thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền HĐQT; lập chương trình công tác và phân công công tác các thành viên thực hiện kiểm tra giám sát hoạt động của Công ty.

- Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản trị về điều hành của công ty.

Ban Giám đốc gồm: Một Giám đốc và hai Phó Giám đốc Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất của Công ty chỉ đạo chung và chịu

trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý, chăm lo đời sống về cán bộ nhân viên, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về hoạt động của doanh nghiệp.

Phó Giám đốc Kỹ thuật: Phụ trách kỹ thuật giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực kỹ thuật, chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật Phụ trách trực tiếp phòng Kỹ thuật- Quản lý Giao thông.các công trình đơn vị thi công .

Phó Giám đốc Kinh doanh: Phụ trách kinh doanh giúp việc cho Giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác kinh doanh, tìm kiếm việc làm, được Giám đốc ủy quyền ký hợp đồng với bạn hàng và khách hàng. Phụ trách trực tiếp phòng Kế hoạch- Kinh doanh.

Phòng Vật tư- Thiết bị: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh và dự toán các công trình để lập và duyệt kế hoạch vật tư thi công cho từng công trình, chịu trách nhiệm mua và cung ứng các loại vật tư cho các đơn vị thi công. Tìm kiếm nguồn hàng để đảm bảo cung ứng vật tư đúng kế hoạch, tiến độ thi công đảm bảo giá cả và chất lượng. Quản lý kho bãi vật tư, theo dõi tình hình xe máy hoạt động thi công công trình.

Phòng Tài chính- Kế toán: Có chức năng nghiên cứu, tham mưu cho ban quản lý về các lĩnh vực quản lý tài chính, kế toán của Công ty, lập các báo cáo tài chính hàng tháng, quý, hằng năm và thống kê tình hình tài chính cho cơ quan thuế.Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, áp dụng kịp thời các chế độ chính sách trong quản lý kinh tế, xây dựng kế hoạch tiền mặt hàng tháng, quý, tổ chức kiểm kê định kỳ. Đồng thời hướng dẫn quyết toán và duyệt quyết toán hoàn thành các công trình xây dựng, các dự án đầu tư của Công ty.

Phòng Tổ chức- Hành chính: Quản ký công việc hành chính, tổ chức sắp xếp công tác nhân sự, tổ chức tập huấn nâng cao tay nghề cho CBCNV, nắm bắt các văn bản pháp lý về pháp luật, giúp giám đốc trong việc tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý. Ban hành các văn bản nội quy kỷ luật lao động, quy chế thi đua, khen thưởng.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 11

Page 12: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

Phòng Kỹ thuật- Quản lý Giao thông: Chịu trách nhiệm về chất lượng các công trình, giám sát kiểm tra các Đội, Hạt thi công các công trình cả về tiến độ kỹ thuật và chất lượng sản phẩm. Kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý khắc phục do thiên tai và các nguyên nhân khác đảm bảo giao thông. Chịu trách nhiệm thiết kế, lắp đặt các hệ thống an toàn giao thông như cọc tiêu…Tham gia nghiệm thu quyết toán bàn giao công trình hoàn thành.

Phòng Kế hoạch- Kinh doanh: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập dự toán trình chủ đầu tư duyệt, khai thác tìm kiếm các công trình, lập hợp đồng và tham gia quyết toán, thanh toán với khách hàng.

Các Hạt, Đội: Chuyên làm nhiệm vụ quản lý, thi công các công trình.Đội sửa chữa: Chuyên làm nhiệm vụ sửa chữa xe máy theo yêu cầu của

Công ty.Các Đội sản xuất đá, sản xuất vật liệu: Làm nhiệm vụ sản xuất đá các loại,

sản xuất bê tông nhựa đáp ứng nhu cầu thi công công trình của Công ty.Trạm thu phí: Làm nhiệm vụ thu phí đường bộ theo quy định của Nhà nước

để bù vào một phần chi phí đầu tư cho các dự án nâng cấp sửa chữa lớn cho các công trình giao thông. Trong Công ty các phòng ban có mối quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau để nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình và nhằm đạt mục tiêu của Công ty.1.4. Khái quát kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty CP Quản lý và Xây dựng Đường bộ Bình Định

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp.

Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực ( lao động, máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp- mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. 1.4.1. Vốn

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có tài sản, bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. Các tài sản này được hình thành từ vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay – nợ. Việc bảo đảm nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh là một vấn đề cốt yếu cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả. Cuối quý hoặc cuối năm kế toán tổng hợp dựa vào số liệu bảng kế toán năm trước để vào cột số đầu năm trên bảng cân đối, dựa vào số liệu trên sổ cái tài khoản tổng hợp và tài khoản phân tích, bảng cân đối tài khoản, các tài liệu liên quan khác để lên bảng cân đối kế toán.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 12

Page 13: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

Bảng 1.1: Bảng cân đối kế toán năm 2010-2011 ( Đơn vị tính: đồng)

Khoản mục Năm 2010 Năm 2011

Chênh lệch

+/- %

TÀI SẢN        

A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 46.952.839.410 58.788.076.548 11.835.237.138 25.21

I.Tiền và các khoản tương đương tiền 10.253.962033 13.117.327.409 2.863.365.376 27.92

1.Tiền 4.253.962.033 1.717.327.409 2.536.634.624 59.63

2.Các khoản tương đương tiền 6.000.000.000 11.400.000.000 5.400.000.000 90.00

II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - - -

III.Các khoản phải thu ngắn hạn 29.328.595.979 36.280.038.433 6.951.442.454 23.70

1.Phải thu khách hàng 29.847.705.537 36.242.919.610 6.395.214.073 21.43

2.Trả trước cho người bán 286.020.793 243.781.593 (-42.239.200) (-14.77)

3.Các khoản phải thu khác 327.634.923 1.012.617.566 684.982.643 209.07

4.Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 969.565.274 1.219.280.336 249.715.062 25.76

IV. Hàng tồn kho 7.291.642.499 9.279.627.884 1.987.985.385 27.26

1.Hàng tồn kho 7.291.642.499 9.279.627.884 1.987.985.385 27.26

2.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - - - -

V.Tài sản ngắn hạn khác 78.638.899 111.082.822 32.443.923 41.26

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 8.451.019.254 10.166.902.196 1.715.882.942 20.30

I. Các khoản phải thu dài hạn - - - -

II. Tài sản cố định 8.251.059.229 9.789.847.755 1.538.788.526 18.65

1.Tài sản cố định hữu hình 8.251.059.229 9.789.847.755 1.538.788.526 18.65

- Nguyên giá 29.428.102.718 33.545.861.983 4.117.759.265 13.99

- Giá trị hao mòn lũy kế 21.177.043.489 23.756.014.228 2.578.970.739 12.18

2.Tài sản cố định vô hình - - - -

- Nguyên giá 10.000.000 10.000.000 0 0

- Giá trị hao mòn lũy kế 10.000.000 10.000.000 0 0

III.Bất động sản đầu tư - - - -

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 13

Page 14: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

IV.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - - -

V.Tài sản dài hạn khác 199.960.025 377.054.441 177.094.416 88.56

1.Chi trả trước dài hạn 21.017.025 198.111.441 177.094.416 842.62

2.Tài sản dài hạn khác 178.943.000 178.943.000 0 0

TỔNG TÀI SẢN 55.403.858.664 68.954.978.744 13.551.120.080 24.46

NGUỒN VỐN    

A.NỢ PHẢI TRẢ 30.980.579.803 39.518.097.321 8.537.517.518 27.56

I.  Nợ ngắn hạn 30.873.927.093 39.395.962.678 8.522.035.585 27.60

1.Vay và nợ ngắn hạn 2.639.529.928 580.000.000 (-2.059.529.928) (-78.03)

2.Phải trả người bán 11.740.985.224 7.718.328.086 (-4.022.657.138) (-34.26)

3.Người mua trả tiền trước 255.733.002 201.075.000 (-54.658.002) (-21.37)

4.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 1.708.449.996 4.001.438.449 2.292.988.453 134.21

5.Phải trả người lao động 2.709.902.789 8.144.454.614 5.434.551.825 200.54

6.Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 10.005.925.961 21.431.834.825 11.425.908.864 114.19

7.Quỹ khen thưởng, phúc lợi 1.813.400.194 1.318.777.704 (-494.622.490) 27.28

II. Nợ dài hạn 106.652.710 122.134.643 15.481.933 14.52

1.Dự phòng trợ cấp mất việc làm 106.652.710 122.134.643 15.481.933 14.52

2.Phải trả dài hạn người bán - - - -

B.VỐN CHỦ SỞ HỮU 24.423.278.861 29.436.881.423 5.013.602.562 20.53

I. Vốn chủ sở hữu 22.218.991.516 24.531.779.309 2.312.787.793 10.41

1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 10.000.000.000 10.000.000.000 0 0

2.Quỹ đầu tư phát triển 4.309.767.053 5.652.598.499 1.342.831.446 31.16

3.Quỹ dự phòng tài chính 891.234.956 1.372.436.513 481.201.557 53.99

4.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 7.071.989.507 7.506.744.297 434.754.790 6.15

II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 2.204.287.345 4.905.102.114 2.700.814.769 122.53

1.Nguồn kinh phí - - - -

2.Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định 2.204.287.345 4.905.102.114 2.700.814.769 122.53

TỔNG NGUỒN VỐN 55.403.858.664 68.954.978.744 13.551.120.080 24.46

(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán)

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 14

Page 15: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

Qua bảng cân đối kế toán của Công ty, ta thấy được tình hình quản lý và sử dụng tài sản, nguồn vốn của Công ty; tình hình tài chính và những vấn đề bất hợp lý trong cân đối tài sản- nguồn vốn để giúp Công ty có những giải pháp phù hợp để khắc phục và phát triển hơn.

Về tài sản: Tổng tài sản của Công ty năm 2011 tăng so với năm 2010 tăng 13.551.120.080 đồng, tăng tương ứng 24,46%. Cụ thể, trong tài sản ngắn hạn thì năm 2011 tăng so với năm 2010 tăng 11.835.237.138 đồng ( tăng 25,21%) là do Công ty hoàn thành xong các công trình và được quyết toán. Tuy nhiên lượng tiền mặt giảm đáng kể so với năm 2010, giảm 59,63% nhưng không ảnh hưởng nhiều đến tổng tài sản. Nguyên nhân là do các khoản tương đương tiền tăng 90%, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tài sản ngắn hạn tăng 23,7%; ngoài ra, hàng tồn kho tăng 27,26% và tài sản ngắn hạn khác tăng 41,26% so với năm 2010. Trong đó, tài sản ngắn hạn năm 2011 chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, chiếm 85,26% còn tài sản dài hạn chiếm 14,74%.

Trong tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn của Công ty cuối năm 2011 tăng so với năm 2010 tăng 1.715.882.942 đồng ( tăng 20,23%) là do Công ty tăng cường đầu tư máy móc, thiết bị để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.Tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao trong tài sản dài hạn.

Về nguồn vốn: cuối năm 2011 tăng 13.551.120.080 đồng so với năm 2010, tăng tương ứng 24.46%. Trong đó, năm 2011 các khoản nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 57,13%, còn nguồn vốn của chủ sở hữu chiếm 42,87% trong tổng nguồn vốn của Công ty, cho thấy Công ty chưa tự chủ về nguồn vốn. Đối với khoản nợ phải trả thì cuối năm 2011 so với năm 2010 tăng 8.537.517.518 đồng ( tăng 27,56%) là do nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và tăng 27,6% so với năm 2010. Vốn của chủ sở hữu cuối năm 2011 cũng tăng 5.013.602.562 đồng ( tăng 20,53%) so với năm 2010. Ngoài ra các khoản mục khác đều tăng.

Vì thế, cho thấy rằng Công ty quản lý, sử dụng vốn rất tốt và không mắc phải những hạn chế trong cân đối tài sản- nguồn vốn. 1.4.2. Lao động Nhân lực là yếu tố hết sức quan trọng của một doanh nghiệp, là một trong các yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Xác định được tầm quan trọng như vậy nên ngoài việc không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, tay nghề của cán bộ công nhân viên, còn phải quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên. Cán bộ công nhân viên trong Công ty có tư duy sáng tạo độc lập, có tư cách đạo đức tốt luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hàng năm Công ty có các chính sách khen thưởng đối với cán bộ công nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ như tổ chức các chuyến du lịch, tham quan...Tổng số công nhân hiện có tính đến tháng 12 năm 2011 của công ty là 177 người, trong đó nhân viên quản lý là 30 người còn lại là công nhân trực tiếp sản xuất.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 15

Page 16: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

Cơ cấu lao động của công ty CP QL&XD ĐB Bình Định cụ thể như sau:

Bảng 1.2: Bảng thống kê cơ cấu lao động (Đơn vị tính: Người)

Chỉ tiêu Trong đó Năm 2011 Năm 2010 Năm 2011/2010

Số lượng

% Số lượng

% Số lượng

%

Theo chức năng sản xuất

Lao động trực tiếp

147 83,05 155 83,33 (-8) (-5,16)

Lao động gián tiếp

30 16,95 31 16,67 (-1) (-3,22)

Theo giới tính

Nam 120 67,8 128 68,8 (-8) (-6,25)

Nữ 57 32,2 58 31,2 (-1) (-1,72)

Theo trình độ chuyên môn

Đại học 37 20,9 35 18,8 +2 +5,71

Cao đẳng 5 2,8 5 2,7 0 0

Trung cấp 32 18,1 33 17,7 (-1) (-3,03)

Công nhân kỹ thuật

70 39,6 71 38,2 (-1) (-1,41)

Lao động phổ thông

33 18,6 42 22,6 (-9) (-21,43)

(Nguoàn: Phoøng Tổ

chức- Hành chính)

Nhìn vaøo cô caáu lao ñoäng cuûa coâng ty ta nhaän thaáy coù söï thay ñoåi nhöng thay ñoåi khoâng ñaùng keå. Tổng số lao

động năm 2011 là 177 người giảm so với năm 2010 ( năm 2010 là 186 người), tức là giảm 9 người. Trong đó, lao động trực tiếp phần lớn chiếm gần 83,05% tổng lao động của Công ty năm 2011 và giảm 5,16% so với năm 2010 và hầu hết là lao động nam là lao động chính của Công ty, chiếm 67,8% năm 2011, tuy nhiên số lao động nam lại giảm đi so với năm 2010, giảm 8 người ( giảm 6,25%). Mặt khác, lao động gián tiếp ở khối cơ quan cũng là lực lượng rất quan trọng trong công tác chỉ đạo điều hành và đề xuất kế hoạch để công nhân trực tiếp tham gia sản xuất, chiếm 16,95% năm 2011, số lao động này cũng giảm 1 người ( giảm 3,22%) so với năm 2010. Xét theo trình độ chuyên môn, thì trong Công ty công nhân kỹ thuật chiếm đông nhất, năm 2011 là 70 người, chiếm 39,6%. Nhìn chung, số lao động theo trình độ chuyên môn của Công ty đều giảm, chỉ có tuyển thêm 2 lao động có trình độ Đại học, lao động có trình độ Cao đẳng không thay đổi. Nguyên nhân là do trong cơ cấu lao động trong Công ty có sự thay đổi, như số lao động được nghĩ hưu, được nghĩ ốm đau, sinh đẻ; ngoài ra có một số lao động chuyển công tác. Tổng quỹ lương của Công ty: đều có xu hướng tăng cao qua các năm.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 16

Page 17: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

- Năm 2009: 6.646.162.733 đồng. - Năm 2010: 11.611.207.185 đồng. - Năm 2011: 18.296.551.715 đồng.1.4.3. Sản phẩm chủ yếu

Sản phẩm của Công ty mang tính đơn chiếc và không giống nhau, thời gian thi công kéo dài, thủ tục tiến hành thi công được một công trình hiện nay phức tạp và trãi qua nhiều bước. Những sản phẩm chính của công ty được sản xuất trong điều kiện ở môi trường độc hại, người công nhân luôn tiếp xúc với bụi đá, các chất hoá học và làm việc ở ngoài trời. Mặt khác, sản phẩm chỉ được sản xuất ra trong điều kiện thời tiết nắng ráo, còn mùa mưa không thể sản xuất được.

Các sản phẩm chính của Công ty như: Các công trình xây dựng, sửa chữa hoàn thành, đá các loại; ngoài ra Công ty còn kinh doanh Nhà khách, Sản xuất đá tinh khiết, Nhà thi đấu thể thao. Các sản phẩm đều tuân theo quy định của Nhà nước ban hành.

Bảng 1.3: Bảng tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty năm 2009-2011 (Đơn vị tính: đồng)Tên hàng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

SL Doanh thu SL Doanh thu SL Doanh thu

1. SCL- tự làm

6 6.581.134.068 7 3.958.671.362 7 5.878.117.274

2.SCL-vừa

- QL 1A- QL 19- QL 14

12 35.740.467.271 15 70.187.526.364 12 92.700.842.727

10 23.661.342.726 7 11.741.122.727 7 52.158.478.181

2 12.079.124.545 8 49.380.182.728 5 40.542.364.546

- - - 9.066.220.909 - -

3.SC-thường xuyên:-SC Đường- SC Cầu- Tuyên truyền ATGT

7 5.607.957.001 6 6.320.739.091 6 12.687.766.070

4 4.085.700.910 3 4.541.778.182 4 5.231.111.619

3 1.012.441.818 3 1.776.642.727

2.318.182

2 7.456.654.454

4.Hoạt động bão lũ

2 2.007.977.540 2 2.407.495.450 2 2.608.810.231

5.Sản xuất đá

2 3.279.221.897 2 5.389.172.137 2 7.162.472.858

6.Hoạt động dịch vụ

2 1.183.339.794 2 1.165.585.750 2 783.268.247

Tổng cộng 29 54.400.097.577 34 89.429.190.159 31 121.821.277.469

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 17

Page 18: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán) Nhìn chung, tình hình doanh thu về tiêu thụ sản phẩm của Công ty tăng rất cao qua các năm, năm 2010 tăng gần 65% so với năm 2009 và năm 2011 doanh thu tăng hơn 36% so với năm 2010. Cơ cấu sản xuất các loại sản phẩm của Công ty qua các năm có sự khác nhau, tùy vào tính chất và quy mô của các sản phẩm mà Công ty đạt được doanh thu khác nhau. Đặc biệt, năm 2011 đối với các công trình sửa chữa lớn- vừa chiếm tỷ trọng cao nhất( chiếm 76,1%) trong tất cả các công trình, đạt hơn 92 tỷ đồng, tuy số lượng thực hiện công trình ít hơn năm 2010 nhưng Công ty thu về doanh thu cao hơn, là do năm 2011 Công ty tham gia đấu thầu và nhận các công trình lớn và tiến độ thi công các công trình dài. Tuy nhiên, đối với các hoạt động dịch vụ thì doanh thu đã giảm, bởi vì đây chỉ là sản phẩm phụ của Công ty, nên năm 2011 Công ty không chú trọng đầu tư sản xuất lĩnh vực này nhiều đã làm doanh thu giảm sút như vậy, nhưng nó không ảnh hưởng gì nhiều đến kết quả kinh doanh của Công ty. Như vậy, ta thấy hoạt động tổ chức sản xuất của Công ty vẫn ổn định và đạt doanh thu ngày càng cao hơn, điều này chứng tỏ Công ty đã áp dụng các chính sách phù hợp. 1.4.4. Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận chủ yếu của mỗi doanh nghiệp, nó có ý nghĩa quan trọng với toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là khoản chênh lệch giữa doanh

thu tiêu thụ sản phẩm và hóa dịch vụ, lao vụ của các hoạt động sản xuất kinh doanh

chính và phụ của doanh nghiệp.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn đạt lợi nhuận cao nhất và có hiệu quả cao. Lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của Công ty. Vì vậy, để xem Công ty kinh doanh có hiệu quả hay không ta đi vào xem xét bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009 đếnnăm 2011.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 18

Page 19: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

Bảng 1.4: Bảng số liệu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ( Đơn vị tính: đồng)

STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 54.400.097.577 89.429.190.159 121.821.277.469

2Các khoản giảm trừ doanh thu - - -

3Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 54.400.097.577 89.429.190.159 121.821.277.469

4 Giá vốn hàng bán 46.076.825.218 72.676.290.468 104.940.560.503

5LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 8.323.272.359 16.752.899.691 16.880.717.466

6Doanh thu hoạt động tài chính 296.678.519 435.614.918 1.781.595.394

7

Chi phí tài chính 464.854.399 425.037.196 363.468.016

Trong đó: Chi phí lãi vay 464.854.399 425.037.196 363.468.016

8 Chi phí bán hàng - - -

9Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.176.800.486 5.861.496.979 6.341.897.227

10Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 4.978.295.993 10.902.007.434 11.956.947.617

11 Thu nhập khác 1.195.922.737 1.924.400.453 1.252.492.058

12 Chi phí khác 239.149.891 47.100.733 339.746.554

13 Lợi nhuận khác 956.772.846 1.877.299.720 912.727.504

14Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 5.935.068.839 12.779.307.154 12.869.675.121

15Chi phí thu nhập DN hiện hành 668.092.225 1.829.288.231 2.384.214.083

16Chi phí thuế thu nhập DN hoãn lại - - -

17 Lợi nhuận sau thuế TNDN 5.266.976.614 10.950.018.923 10.485.661.038

18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 5.267 10.950 10.486

(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán) Qua kết quả trên, ta thấy, doanh thu qua các năm đều tăng, doanh thu thuần về cung cấp dịch vụ năm 2010 là 89.429.190.159 đồng tăng so với năm 2009 là 54.400.097.577 đồng, tăng thêm 35.029.092.580 đồng (tăng 64,39%); doanh thu tiếp tục tăng nhanh đến năm 2011 đạt 121.821.277.469, tăng 32.392.087.250 đồng so với năm 2010 (tăng 36,22%). Trong khi đó, thì các khoản mục chi phí qua các năm

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 19

Page 20: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

cũng tăng cao, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 là 6.341.897.227 đồng, tăng 480.400.248 đồng ( tăng 8,2%) so với năm 2010. Nhìn chung các chỉ tiêu khác cũng tăng qua các năm, tuy nhiên năm vừa qua thì mức lợi nhuận lại giảm. Lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2010 là 10.950.018.923 đồng tăng so với năm 2009 tăng 5.683.042.306 đồng ( tăng 107,9%), nhưng sang năm 2011 thì lợi nhuận giảm xuống còn 10.485.661.038 đồng, tương ứng giảm 464.357.890 đồng ( giảm 4,24%) so với năm 2010, sở dĩ là do Công ty trích lập các quỹ năm 2011 cao hơn so với năm 2010, tăng 5% năm 2010 lên 7% năm 2011 như Quỹ phúc lợi xã hội, Quỹ phát triển sản xuất, Quỹ dự phòng tài chính, Quỹ khen thưởng, ngoài ra cũng chiu ảnh hưởng bởi tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu và tài sản. Như vậy, ta thấy Công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong năm vừa qua. Công ty cần có những chính sách hợp lý hơn nữa để đưa Công ty phát triển vững mạnh, đồng thời vượt qua những khó khăn và đạt hiệu quả cao hơn.1.4.5. Năng suất lao động Năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh tế- xã hội và là nhân tố quan trọng nhất đánh giá khả năng cạnh tranh của hệ thống sản xuất trong mỗi doanh nghiệp, đồng thời cũng thể hiện trình độ phát triển của doanh nghiệp, các quốc gia. Năng suất lao động phản ánh tính hiệu quả của việc sử dụng lao động. Thực chất nó đo giá trị đầu ra do một công nhân tạo ra trong một khoản thời gian nhất định (năm, tháng, ngày, giờ,...) hoặc là số thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

Bảng 1.5: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động

Các chỉ tiêu

ĐVT Năm 2010 Năm 2011

So sánh 2010/2011

ST TL%

Doanh thu thuần

Đồng 89.429.190.159 121.821.277.469 39.392.087.250 44,05

Lợi nhuận sau thuế

Đồng 10.950.018.923 10.485.661.038 (-464.357.890) (-4,24)

Số lao động BQ

Người 186 177 (-9) (-4,84)

NSLĐ Đồng/người 480.802.097,6 688.255.804,5 207.453.706,9 42,15

(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán)

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 20

Page 21: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

Nhìn chung, năng suất lao động bình quân của Công ty năm 2011 tăng 207.453.706,9 đồng/người so với năm 2010, tăng tương ứng 42,15%. Mặc dù, số lao động bình quân năm 2011 giảm 9 người so với năm 2010 nhưng do doanh thu mà Công ty đạt được tăng rất cao, tăng 39.392.087.250 đồng năm 2011 so với năm 2010 (tăng 44,05%) đã làm cho năng suất lao động bình quân tăng lên. Như vậy, có thể thấy Công ty sử dụng lao động rất hiệu quả.1.4.6. Nộp ngân sách  Nộp ngân sách cho Nhà nước là nghĩa vụ của các doanh nghiệp để giúp Nhà nước quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản của Nhà nước, tăng tích lũy nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Bảng 1.6: Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước

( Đơn vị tính: đồng)

STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011

1 Thuế VAT 1.596.966.384 1.400.211.412 5.350.048.713

2 Thuế thu nhập DN - 1.165.626.275 1.318.183.940

3 Thuế môn bài 2.000.000 2.000.000 2.000.000

4 Thuế đất 93.384.000 73.644.000 183.384.000

5 Thuế tài nguyên 138.818.901 33.157.149 509.823.850

6 Phí bảo vệ môi trường

48.093.990 57.803.680 53.498.550

7 Tổng thuế 1.831.169.285 5.432.442.516 7.416.939.003

(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán)

Qua bảng số liệu trên, ta thấy Công ty đã thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước đúng thời hạn. Nhìn chung thì tất cả các loại thuế đều tăng qua các năm, năm 2010 tổng các loại thuế tăng 3.601.273.231 đồng ( tăng 196,7%) so với năm 2009, sang năm 2011 thì tổng các loại thuế tăng cao hơn, tăng 1.984.496.487 đồng (tăng 36,53%) so với năm 2010. Trong đó, Công ty nộp thuế giá trị gia tăng nhiều nhất, nộp 5.350.048.713 đồng năm 2011, tới thuế thu nhập doanh nghiệp, Công ty phải nộp 1.318.183.940 đồng. Vì vốn điều lệ của Công ty qua các năm không thay đổi nên thuế môn bài vẫn giữ nguyên ở mức 2.000.000 đồng. Tuy nhiên thì phí bảo vệ môi trường năm 2011 giảm so với năm 2010, giảm còn 53.498.550 đồng, đặc biệt năm 2011 Công ty phải đóng thuế tài nguyên rất cao, gấp mấy lần so với các năm trước là 509.823.850 đồng.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 21

Page 22: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

1.4.7. Tính các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ROE, ROA

Để phản ánh tình hình lợi nhuận của Công ty, ta tiến hành xét 2 chỉ tiêu sau: Tỷ xuất sinh lời trên vốn chủ sở hữu:

ROE =Lợi nhuận sau thuế

x 100%Vốn chủ sở hữu bình quân

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản:

ROA =Lợi nhuận sau thuế

x100%Tổng tài sản bình quân

Bảng 1.7: Tỷ suất lợi nhuận ROE, ROA qua các năm 2009- 2011

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011LN sau thuế đồng 5.266.976.614 10.950.018.923 10.485.661.038

Vốn CSH BQ đồng 19.854.775.581 22.656.339.902 26.930.080.142Tổng TS BQ đồng 36.609.600.989 47.981.440.151 62.179.418.704ROE % 25.21 44.83 35.62ROA %

12.99 19.76 15.21

Nhìn vào bảng tính toán trên, chỉ tiêu về khả năng sinh lời trong năm 2010 cao hơn năm 2009, nhưng năm 2011 lại thấp hơn năm 2010 là do chi phí tài chính tăng dẫn đến tốc độ tăng trưởng lợi nhuận không theo kịp tốc độ tăng trưởng doanh thu, tài sản. Chỉ tiêu ROA thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân cứ một đồng tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

+ Năm 2009: ROE= 25,21% cho biết bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào quá trình kinh doanh sẽ tạo ra được 0,2521 đồng lợi nhuận. Chỉ số này cũng thay đổi dần qua các năm, năm 2010 tăng lên 44,83%, đến 2011 giảm xuống 35,62%. Qua đây ta thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty chưa tốt qua các năm từ 2009 đến 2011.

+ Năm 2009: ROA= 12,99% cho biết bình quân 1 đồng tài sản được sử dụng trong quá trình kinh doanh sẽ tạo ra được 0,1299 đồng lợi nhuận. Đến 2010 thì ROA tăng lên ,đạt 19,76% và 2011 đã giảm xuống còn 15,21% . Qua chỉ số trên ta thấy tình hình sử dụng tài sản của Công ty chưa đạt hiệu quả.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 22

Page 23: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

PHẦN 2CÁC NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦNQUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG BỘ BÌNH ĐỊNH

2.1. Lập kế hoạch marketing của Công ty CP Quản lý và Xây dựng Đường bộ Bình Định Sau khi nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế bao cấp sang hoạch toán kinh tế, Công ty đã hình thành bộ máy tổ chức quản lý gọn nhẹ, đồng thời nới rộng quyền sản xuất, cải tạo dây chuyền sản xuất, từng bước cải tiến chất lượng sản phẩm. Bám sát thị trường để đủ sức cạnh trạnh với các thành phần kinh tế khác đang phát triển. Hoạt động dưới hình thức cổ phần hóa, Công ty CP QL& XD ĐB Bình Định đang đứng trước những thách thức lớn. Công ty cần chuẩn bị hành trang để thực sự bước vào sân chơi mới theo cơ chế thị trường, chuyển biến và cạnh tranh đầy gay go, quyết liệt. Nhận thức được điều đó Công ty đã tạo được nhiều niềm tin với nhiều doanh nghiệp bạn trên khắp cả nước. 2.1.1. Phân tích môi trường Marketing 2.1.1.2. Phân tích môi trường bên ngoài

Thị trường đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp - Thị trường đầu vào: Công ty sử dụng các nguyên vật liệu như nhựa đường, xi măng, sắt thép, các cấu kiện bê tông đúc sẵn, xăng dầu,…Nguồn nguyên liệu này được lấy từ các Công ty như: Công ty CP XNK Vật tư giao thông Hải Phòng, Công ty Xăng dầu Bình Định, Chi nhánh nhựa đường Bình Định,… - Thị trường đầu ra: do sản phẩm công ty làm ra theo đơn đặt hàng hoặc đấu thầu nên đối tác chủ yếu của công ty là Khu Quản lý Đường bộ V, các ban quản lý dự án trong tỉnh Bình Định, ngoài ra công ty còn có các sản phẩm đá 1x2, đá 0.5x1, đá 2x4, đá 4x6,…cung cấp cho các doanh nghiệp trong tỉnh.

Bảng 2.1: Thị trường tiêu thụ năm 2011STT Thị trường Doanh thu(VND) Tỷ lệ (%)

1 Bình Định 89.668.238.220 73,61

2 Đăk Nông 7.895.245.689 6,48

3 Quảng Ngãi 6.227.629.882 5,11

4 Phú yên 11.433.456.732 9,38

5 Các thị trường khác 6.596.706.879 5,42

Tổng cộng 121.821.277.469 100

(Nguồn: Phòng Kế hoạch- Kinh doanh)

Nhìn chung, Tỉnh Bình Định là thi trường mục tiêu của Công ty.Các đối thủ cạnh tranh của Công ty

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 23

Page 24: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

Đối thủ cạnh tranh là một trong những yếu tố quyết định đến sống còn của công ty. Trong những năm gần đây, dưới sự tác động của khủng hoảng kinh tế nên hoạt động sản xuất của công ty tương đối gặp khó khăn. Tuy nhiên, công ty đang dần khẳng định lại vị thế của mình, dựa vào chất lượng công trình, giá thành và sự tin tưởng của khách hàng. Tại địa bàn trong tỉnh Bình Định, ngoài Công ty CP QL&XD ĐB Bình Định với chức năng là XDCB và xây dựng giao thông, còn có rất nhiều công ty khác với chức năng tương tự như: Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Kim Cúc, Công ty Xây dựng Minh Phương, Công ty cổ phần Xây dựng 47... do vậy tại địa bàn trong tỉnh việc tìm kiếm cơ hội cho công ty gặp nhiều khó khăn.2.1.1.1. Phân tích môi trường bên trong

Mục tiêu của Công ty Công ty được thành lập để huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước, sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh về xây dựng các công trình giao thông và các lĩnh vực khác nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa: Tạo việc làm ổn định cho người lao động, tăng lợi tức cho các cổ đông, đóng góp ngân sách Nhà nước và phát triển Công ty.

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp Tổng tài sản của công ty được hình thành từ hai nguồn là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu năm 2011 chiếm 42,69%, phần vốn huy động bên ngoài từ vay và tín dụng chiếm 57,31%.

Đặc điểm nguồn lực chủ yếu cuả công ty Đặc điểm lao động tại công ty: Lao động hàng năm giảm nhưng số lượng

không đáng kể. Trong cơ cấu nhân viên quản lý thì lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng chiếm 23,7% còn lại 76,3% là lao động có trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, lao động phổ thông. Hầu hết nhân viên quản lý của công ty xây dựng này là những người có kinh nghiệm làm việc lâu năm nên rất giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nên hiệu quả đạt được của công ty là rất cao.

Tài sản cố định năm 2011: 9.789.847.775 đồng.

- Giá trị hào mòn lũy kế đến năm 2011: 23.756.014.228 đồng. 2.1.2. Chiến lược Marketing của Công ty Hiện nay, Công ty đã chuyển sang hình thức cổ phần hóa nên Công ty phải có những chính sách sản xuất kinh doanh phù hợp nhằm đạt mục tiêu của toàn Công ty. Công ty cần có các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, tổ chức tham gia đấu thầu, tìm kiếm dự án để tổ chức hoạt động thi công công trình, xây dựng thêm hình ảnh, thương hiệu của Công ty hơn. Chính sách Marketing của Công ty bao gồm các hoạt động: Chào hàng, Sản xuất hàng, Bán hàng. Hàng năm Công ty đã có những chính sách chào hàng cho các đối tác như Tỉnh, Sở, Khu, Cục, Bộ. Các nhân viên trong Công ty tiến hành tìm

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 24

Page 25: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

kiếm, nghiên cứu về thị trường, tìm hiểu những đoạn đường nào đang bị hư cần phải sửa chữa, đoạn đường nào nhỏ, hẹp cần mở rộng để đảm bảo an toàn giao thông cho người dân. Từ đó Công ty sẽ trình dự án lên Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải duyệt để tổ chức thi công nhằm phát triển cơ sở hạ tầng ở nước ta. Công ty còn tiến hành giới thiệu cho các khách hàng, đối tác biết sản phẩm Bê tông nhựa đạt tiêu chuẩn Việt Nam, đá đạt chất lượng cao bằng các hình thức quảng cáo, phương pháp trực tiếp hay người dân ở địa bàn đó yêu cầu xây dựng đường bộ, cầu cống.2.2. Lập kế hoạch sản xuất của Công ty CP Quản lý và Xây dựng Đường bộ Bình Định Hiện nay, trong thời buổi kinh tế thị trường luôn có những biến động, nên buộc các doanh nghiệp phải lập các kế hoạch cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Trong đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thì cần phải lập kế hoạch sản xuất. Công tác lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa việc sử dụng các yếu tố sản xuất, nó còn quyết định đến chi phí sản xuất, đến chất lượng sản phẩm, đến khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của một DN và là căn cứ để xây dựng các kế hoạch khác, đồng thời là công cụ kiểm soát tiến độ thực hiện.

Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định chuyên về lĩnh vực xây lắp các công trình, nên để việc tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi Công ty phải có phương án lập kế hoạch sản xuất. Kế hoạch sản xuất của Công ty phải căn cứ vào các hồ sơ đấu thầu mà Công ty đã trúng. Mỗi hợp đồng thi công phải có một kế hoạch sản xuất riêng trong khuôn khổ kế hoạch sản xuất chung của toàn Công ty.

Kế hoạch sản xuất của Công ty bao gồm:

- Bước 1: Tìm kiếm thông tin và chuẩn bị hồ sơ đấu thầu.- Bước 2: Xác định năng lực sản xuất của Công ty gồm: Năng lực lao động,

năng lực máy móc thiết bị, nguồn nguyên liệu, tài chính, số năm kinh nghiệm,…- Bước 3: Tham gia đấu thầu- Bước 4: Lên kế hoạch và theo dõi quá trình sản xuất. Nếu trúng thầu Công

ty tiến hành thực thi công trình gồm: Xác định ngày bắt đầu, phân chia giai đoạn thi công, thường xuyên kiểm tra mức độ hoàn thành.

- Bước 5: Bàn giao công trình sau khi công trình được hoàn thành, hai bên tiến hành kiểm tra khối lượng hoàn thành cũng như chất lượng công trình. Nếu đảm bảo theo yêu cầu của thiết kế thì tiến hành bàn giao ngay tại chỗ và tổ chức thanh quyết toán công trình. Kế hoạch sản xuất của Công ty có thể được trình bày qua một gói thầu xây

dựng công trình sau đây: - Tên dự án: Sửa chữa cục bộ mặt đường, thảm bê tông nhựa đoạn Km750+00 ÷ Km756+00, Quốc lộ 14- Tỉnh Đăk Nông. - Chủ đầu tư: Khu Quản lý đường bộ V.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 25

Page 26: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

- Nhà thầu: Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Đường bộ Bình Định. - Giá trị trúng thầu: 7.133.377.000 đồng. - Hình thức hợp đồng: Hình thức theo đơn giá. - Thời gian thực hiện hợp đồng: 90 ngày kể từ ngày bàn giao mặt bằng. 2.2.1. Giới thiệu chung về công trình Quốc lộ 14 là tuyến giao thông huyết mạch của khu vực Tây Nguyên, có tầm quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và ổn định chính trị và an ninh quốc phòng của các tỉnh Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Đoạn tuyến Km750+00 ÷ Km756+00, QL14 thuộc địa phận Huyện Đăk Mil, Tỉnh Đăk Nông, hiện tại tồn tại một số đoạn hư hỏng cục bộ mặt đường gây mất an toàn giao thông.

Đặc điểm hiện trạng tuyến

Đoạn tuyến từ Km750+00 ÷ Km756+00 đi qua địa phận Tỉnh Đăk Nông đang được quản lý và khai thác theo đường cấp III miền núi. Nền đường rộng trung bình Bmặt = 6,0m; lề đường mỗi bên rộng trung bình Blề= 1,5x2. Trên tuyến có các đoạn bị hư hỏng cục bộ dạng sình lún, nứt gãy, rạn nứt lớn được sửa chữa và thảm bê tông nhựa đảm bảo êm thuận. 2.2.2. Năng lực của Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định Công ty CP Quản lý và Xây dựng Đường bộ Bình Định được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Bình Định. Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, tổ chức tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. - Vốn điều lệ của Công ty cuối năm 2009: 10.000.000.000 đồng. - Tổng số công nhân viên cuối năm 2009 là 199. Trong đó, nhân viên quản lý 60 người. - Tổng số năm kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực xây dựng là 35 năm. 2.2.3. Các bước lập kế hoạch tổ chức thi công công trình của Công ty 2.2.3.1. Căn cứ lập biện pháp thi công Căn cứ Quyết định số 1043/QĐ-CĐBVN ngày 15/06/2009 của Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: Sửa chữa cục bộ mặt đường thảm bê tông nhựa Km750+00 ÷ Km756+00, Quốc lộ 14 - Tỉnh Đăk Nông. Xác định các điều kiện thi công:

Đặc điểm công trình

- Công trình trên Quốc lộ 14, tỉnh Đăk Nông cách xa trụ sở Công ty, việc tổ chức quản lý thi công khó khăn trong công tác kiểm tra, điều động, bố trí công nhân và máy móc thi công. - Nơi làm việc thường xuyên thay đổi, gây khó khăn cho công tác chuẩn bị điện thi công, việc bố trí ăn ở, sinh hoạt cho cán bộ và công nhân tham gia thi công công trình.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 26

Page 27: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

- Chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện khí hậu, thời tiết, chủ yếu là mưa…vì công tác xây lắp đều phải làm ngoài trời.

Để khắc phục những khó khăn do các đặc điểm trên, tùy theo lượng và tính chất các hạng mục công trình mà chọn hình thức thi công cho phù hợp.

Điều kiện mặt bằng: Đặc điểm gói thầu gồm nhiều hạng mục nằm trải dài trên tuyến không có điều kiện tổ chức mặt bằng tập trung. Trên từng hạng mục, căn cứ vào mặt bằng cụ thể để bố trí mặt bằng thi công; trên cơ sở mặt bằng hiện có hoặc theo chỉ định của thiết kế nhà thầu có thể bố trí khu vực lán trại phục vụ thi công phù hợp với điều kiện thi công thực tế.

Điều kiện bãi thải: Đoạn tuyến dân cư sinh sống dọc hai bên tuyến và do địa hình không được phép thải ngang các loại vật liệu thừa. Do vậy nhà thầu trước khi thi công phải tiến hành làm việc với chính quyền địa phương về vị trí bãi thải cho công trình để không làm ảnh hưởng đến công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn; vị trí bãi đổ đất thừa tại Km746+460 và Km747+100 bên trái tuyến.

Điều kiện cung cấp nhân vật lực

- Xe máy, thiết bị: Nhà thầu có đầy đủ xe máy, thiết bị đáp ứng và phù hợp với công nghệ thi công công trình - Nhân lực: Nhà thầu có đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề trong lĩnh vực xây dựng cầu đường. Ngoài ra, nhà thầu có thể hợp đồng sử dụng lực lượng nhân công nhàn rỗi của đại phương.

Điều kiện cung cấp vật liệu

- Đá các loại: Hợp đồng mua tại mỏ đá Cầu 14 Km733+799 đi vào 500m của Công ty QL&SC Đường bộ ĐăkLăk quản lý và khai thác. Chất lượng đá đảm bảo các yêu cầu xây dựng công trình. - Nhựa đường: Mua tại thành phố Buôn Mê Thuột. - Bê tông nhựa nóng: Hợp đồng mua bê tông nhựa tại khu vực mỏ đá Cầu 14 Km733+700 đi vào 500m của Công ty QL&SC Đường bộ ĐăkLăk.

Định mức tiêu hao và đơn giá nguyên vật liệu:

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 27

Page 28: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

Bảng 2.2: Bảng tính giá vật liệu công trình: Sửa chữa cục bộ mặt đường,

thảm bê tông nhựađoạn Km750+00÷Km756+00, Quốc lộ 14- Tỉnh Đăk Nông

TT Loại vật liệu ĐVT Khối lượng

Đơn giá Thành tiền (năm)

1 - Bột khoáng Kg 188.374,8 662,1 124.722.959,82 - Cát m3 64,8 200.317,9 12.977.605,03 - Cát vàng( BTN) m3 327,2 104.503,9 34.197.113,64 - Cấp phối đá dăm

0.075-50mmm3 752,1 216.994,3 163.206.675,2

5 - Dầu hỏa Kg 8.457,8 14.171,1 119.856.067,56 - Gas Kg 59,4 18.000,0 1.010.065,47 - Nhựa bitum Kg 20.677,2 10.974,7 226.926.406,58 - Nhựa đường Kg 9.561,3 10.974,7 104.932.406,59 - Nhựa đường( BTN) Kg 237.274,3 10.960,6 2.600.669.034,810 - Sơn dẻo nhiệt, lót Kg 2.100,2 11.854,7 26.036.89311 - Đá 0,5x1 m3 1.159,6 144.921,3 265.938.080,3

17 - Đá dăm 0.5x1 m3 48,3 189360,6 9.143.533,718 - Đá dăm 0,5x2 m3 51,0 221.160,6 11.273.795,719 - Đá dăm 1x2 m3 36,3 221.160,6 8.031.165,520 - Đá dăm 2x4 m3 9,0 212.160,6 1.917.042,821 - Đá dăm 4x6 m3 674,8 191.877,4 129.476.499,0

Tổng cộng 3.680.473.307

(Nguồn: Phòng Kế hoạch- Kinh doanh)2.2.3.2. Quy trình tổ chức thi công

Chọn hình thức tổ chức thi công

Công tác xây dựng đường ô tô có những đặc thù riêng và trên các điều kiện thi công đặc điểm công trình, điều kiện cung cấp nhân vật lực và cung cấp vật liệu, tùy theo khối lượng và tính chất các hạng mục công trình mà chịn hình thức thi công chi phù hợp. - Thi công sửa chữa cục bộ nền, mặt đường cũ: Khối lượng tương đối lớn, phân bố không đều trên từng đoạn thi công. Tổ chức các tổ, đội thi công theo tính chất công việc, tốc độ thi công thay đổi. Để đảm bảo chất lượng công trình và an toàn giao thông trên tuyến, phân đoạn thi công và thi công theo phương pháp hỗn hợp. - Thi công thảm BTNC20 trên mặt đường cũ: Khối lượng lớn, phân bố tương đối đều trên từng đoạn thi công do kết cấu mặt đường không thay đổi. Tổ chức các tổ, đội thi công tương đối ổn định, tốc độ thi công thường không thay đổi. Để đảm bảo chất lượng công trình và nâng cao năng suất lao động, năng suất thiết bị máy móc thường tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền. - Thi công lề đường và hệ thống an toàn: Khối lượng thi công nhỏ, nằm rải rác nên chọn hình thức tổ chức thi công theo phương pháp hỗn hợp.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 28

Page 29: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

Thời gian thi công

Căn cứ khối lượng thi công công trình, tiến độ thi công mời thầu và năng lực của nhà thầu. Tiến độ thực hiện công trình 90 ngày ( tính từ ngày khởi công): - Khởi công: Ngay sau khi nhận bàn giao mặt bằng. - Hoàn thành: Sau khi khởi công 90 ngày. Trình tự thi công các hạng mục công trình: được thực hiện theo các bước:

- Bước 1: Công tác chuẩn bị.- Bước 2: Thi công, sửa chữa các hư hỏng cục bộ nền, mặt đường.- Bước 3: Thi công thảm bê tông nhựa tăng cường mặt đường.- Bước 4: Thi công lề đường, mở rộng mặt đường phía bụng đường cong.- Bước 5: Thi công hệ thống an toàn giao thông.- Bước 6: Công tác hoàn thiện công trình Bước 1: Công tác chuẩn bị

+ Chuẩn bị mặt bằng. + Xây dựng nhà ở lán trại lưu động và nhà điều hành sản xuất: Công ty xây

dựng lán trại cho cán bộ, công nhân trong khu vực vị trí công trình thi công. Bố trí văn phòng điều hành sản xuất và phòng thí nghiệm hiện trường đảm bảo cho việc tổ chức thi công và quản lý chất lượng công trình.

+ Chuẩn bị vật liệu thi công: Ký kết hợp đồng mua bán và kiểm tra, thí nghiệm các loại vật liệu dùng trong công trình. Bao gồm các vật liệu: Đất đắp lề đường, cấp phối đá dăm, đá dùng để láng nhựa, nhựa đường, đá dăm và cát dùng trong sản xuất bê tông nhựa, bột khoáng, hỗn hợp bê tông nhựa nóng, sơn mặt đường. Các loại vật liệu này phải đảm bảo chất lượng và phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật.

+ Chuyển quân, tập kết máy móc, thiết bị: Máy móc, thiết bị thi công và trang thiết bị được kiểm tra về số lượng, chủng loại, tính năng và tình trạng kỹ thuật đáp ứng theo yêu cầu thiết kế đề ra; các máy móc, thiết bị tập kết tại địa điểm thi công đều ở tình trạng tốt. + Nhật ký thi công: Công ty lập sổ nhật ký công trình theo mẫu thống nhất của Chủ đầu tư, phân công cán bộ quản lý và ghi chép thường xuyên hàng ngày.

+ Công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường: Tổ chức học tập cho cán bộ, công nhân tham gia thi công công trình về an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Bước 2: Thi công sửa chữa cục bộ nền, mặt đường cũ

Bố trí một dây chuyền thi công gồm máy đào bánh lốp, máy san, máy lu các loại, kết hợp với ô tô vận chuyển và các thiết bị phụ trợ khác. Tổ chức thi công trên từng đoạn với chiều không quá 300m, thi công lần lượt ½ mặt đường, ½ mặt đường còn lại để đảm bảo giao thông. Thi công dứt điểm trên đoạn này mới chuyển thi công đoạn khác, tránh thi công tràn lan, không hoàn thiện gây mất an toàn giao thông trên tuyến.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 29

Page 30: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

Sửa chữa mặt đường sình lún:

+ Xác định, đánh dấu bằng sơn mặt đường sình lún. + Cắt mặt đường bê tông nhựa bằng máy cắt. + Đào bỏ mặt, móng đường cũ bị hư hỏng sâu 37cm bằng máy đào, xúc vật liệu

thải lên ô tô vận chuyển đổ đến nơi quy định. + Sửa chửa, san phẳng bằng máy san kết hợp với thủ công và lu lèn hoàn thiện

nền đường cũ. + Làm móng cấp phối đá dăm loại I dày 30cm, đầm chặt K98, (rải 2 lớp). + Vệ sinh móng cấp phối đá dăm và tưới nhựa thấm bám TC 1,0kg/m2. + Vá bê tông nhựa (BTNR25 hoặc BTNC20) dày 7cm và lu lèn chặt. Sửa chữa mặt đường nứt gãy

Thi công kết hợp với công tác sửa chữa mặt đường sình lún khi thi công hoàn trả lớp bê tông nhựa. Các bước thi công như sau: + Xác định phạm vi mặt đường hư hỏng. + Cắt mặt đường BTN cũ bằng máy cắt. + Đào bỏ lớp bê tông nhựa cũ bê tồn nhựa cũ bị hư hỏng bằng máy đào, xúc vật

liệu thải lên ô tô vận chuyển đổ đến nơi quy định. + San sửa, đầm lèn hoàn thiện máy cũ. + Vệ sinh móng CPĐB và tưới nhựa thấm bám TC 1,0kg/m2( móng đường cũ). + Vá bê tông nhựa(BTNR25 hoặc BTNC20) dày 7,0cm và lu lèn chặt. Sửa chữa mặt đường cũ nứt lớn, bong tróc

+ Xác định, đánh dấu phạm vi mặt đường hưu hỏng dạng nứt lớn, bong tróc. + Vệ sinh mặt đường cũ bằng thủ công. + Láng nhựa một lớp TCN 1,2kg/m2: tưới nhựa TCN 1,2kg/m2 trên phạm vi

mặt đường rạn nứt, rải đá 5/10(nm) tiêu chuẩn 1÷12 lít/m2, lu lèn ngay sau khi rải đá. Sửa chữa mặt đường vòng lõm sâu TB 3cm

+ Xác định, đánh dấu phạm vi mặt đường vòng lõm. + Vệ sinh mặt đường cũ bằng thủ công và tưới nhựa dính bám TC 0,8kg/m2. + Bù lõm bằng BTNC20 dày 3cm.

Bước 3: Thi công thảm bê tông nhựa tăng cường mặt đường

Sau khi sửa chữa triệt để các hư hỏng cục bộ mặt đường, tiến hành thảm bê tông nhựa. Trình tự thi công như sau:+ Chuẩn bị vật liệu dùng cho bê tông nhựa đầy đủ tại trạm trộn.+ Vệ sinh mặt đường, tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 0,8kg/m2.

+ Trộn và vận chuyển bê tông nhựa BTNC20 ra hiện trường và thảm bê tông nhựa kết hợp bù vênh. + Lu lèn lớp BTN bằng lu bánh sắt 6T, lu lốp 16T, lu bánh sắt 12T. Bước 4: Thi công lề đường + Mở rộng mặt đường phía bụng đường cong

Tại các vị trí mở rộng mặt đường kết hợp gia cố lề

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 30

Page 31: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

- Đào khuôn đường, xáo xới lu lèn chặt K98:+ Khôi phục các cọc chi tiết, định phạm vi thi công.+ Đào khuôn lề đường bằng máy đào đến cao độ tính toán theo thiết kế.+ Xáo xới đất nền đường bằng máy đào, kết hợp với nhân công.+ Lu lèn nền đường đạt độ chặt yêu cầu K98.

- Thi công lớp móng đá dăm tiêu chuẩn: Móng đá dăm tiêu chuẩn mặt đường mở rộng dày 30cm được chia thành 2 lớp mỗi lớp dày 15cm, thi công từng lớp. trình tự thi công như sau:

+ Vận chuyển vật liệu bằng ô tô vận chuyển đến đổ thành từng đống trên mặt đường được tính toán theo chiều dày lớp mỏng.+ San rải đá dăm tiêu chuẩn bằng máy san kết hợp với thủ công.+ Lu lèn chặt móng đá dăm tiêu chuẩn.

- Thi công láng nhựa - Làm sạch mặt móng đá dăm tiêu chuẩn bằng máy nén khí kết hợp với thủ công. - Đánh dấu, căn dây xác định phạm vi láng nhựa. - Thi công lớp láng nhựa 3 lớp TCN 4,5kg/m2. - Bảo dưỡng lề đường trong 15 ngày.

Đối với đoạn lề đắp đất

- Dẫy cỏ lề đường, những vị trí chiều dày đắp hđắp < 10cm tiến hành xáo xới lề đường dày 10cm đắp bù phụ. - Khai thác vận chuyển đắp đất đến hiện trường và san rải theo đúng yêu cầu thiết kế. - Lu lèn lề đường đảm bảo độ chặt K95. Bước 5: Thi công hệ thống an toàn giao thông

Sơn vạch đường bằng sơn dẻo nhiệt phản quang màu trắng, các bước thi công như sau:

+ Xác định, đánh dấu vị trí vạch sơn trên mặt đường.+ Vệ sinh mặt đường bằng thủ công.+ Thi công lớp keo dính bám.+ Sơn vạch kẻ đường bằng máy sơn đường chuyên dụng.+ Bảo dưỡng bề mặt sơn khô hoàn toàn mới thông xe.

Bước 6: Công tác hoàn thiện công trình

Sau khi các hạng mục công trình đã thi công xong, đơn vị thi công sẽ bố trí nhân công hoàn thiện công trình.

+ Kiểm tra lại các bộ phận công trình, cấu kiện nếu có thiếu sót trong quá trình thi công thì phải xử lý ngay trước khi nghiệm thu bàn giao công trình.

+ Thu gôm rác thải vận chuyển đến bãi đổ quy định. + Dọn dẹp mặt bằng thi công, mặt bằng lán trại, kho vật liệu, san trả lại mặt

bằng… và đưa máy móc thiết bị thi công ra khỏi phạm vi ra công trường.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 31

Page 32: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

Khối lượng thi công công trình: được thể hiện qua bảng dưới đây

Bảng 2.3: Thống kê khối lượng thi công công trình: Sửa chữa cục bộ mặt

đường, thảm bê tông nhựa đoạn Km750+00÷Km756+00, QL 14 tỉnh Đăk Nông

STT Hạng mục công việc ĐVT Khối lượng

A SỬA CHỮA HƯ HỎNG NỀN MẶT ĐƯỜNGI Xử lý mặt đường sình lún1 Đào móng đường cũ dày 37cm+ Đầm chặt nền đường

cũ+ Rãi CPĐB loại I dày 30cm (chia làm 2 lớp) + Tưới nhựa thấm bám TCN 1,0kg/m2+ Vá BTNR25 dày 7cm

m2 1.755,75

2 Đào móng đường cũ dày 37cm+ Đầm chặt nền đường cũ+ Rãi CPĐB loại I dày 30cm (chia làm 2 lớp) + Tưới nhựa thấm bám TCN 1,0kg/m2+ Vá BTNR20 dày 7cm

m2 9,80

II Sửa chữa mặt đường nứt lớn, võng lõm, nứt gãy: m2

1 Láng nhựa 1 lớp TCN 1,2kg/m2 m2 1057,692 Tưới nhựa dính bám TCN 0,8kg/m2 + Vá BTNC20 dày

3cmm2 58,00

3 Tưới nhựa thấm bám TCN 1,0kg/m2+ Vá BTNR25 dày 7cm

m2 78,00

4 Tưới nhựa thấm bám TCN 1,0kg/m2+ Vá BTNR20 dày 7cm

m2 4,50

B THẢM BTN MẶT ĐƯỜNG m2

1 Cày xới lề đường dày 10cm m2 6.710,152 Đào đất m3 482,663 Đắp đất K95 m3 1.612,764 Đầm chặt nền đường K98+ Đá dăm tiêu chuẩn dày

30cm( chia làm 2 lớp) + Láng nhựa 3 lớp TCN 4,50kg/m2

m2 1704,87

5 Tưới nhựa dính bám TCN 0,8kg/m2 trên mặt đường cũ và đoạn vuốt nối

m2 29.883,44

6 Tưới nhựa dính bám TCN 0,3kg/m2 trên lớp láng nhựa m2 1.057,697 Thảm BTNC 20 dày trung bình 2,5cm vuốt nối m2 125,608 Bù vênh BTNC 20 dày trung bình 0,71cm + Thảm

BTNC 20 dày 5cmm2 30.815,53

C HỆ THỐNG ATGT m2

1 Sơn dẻo nhiệt phản quang màu trắng dày 2mm m2 342,792 Sơn gồ giảm tốc dày m2 20,40D VUỐT ĐƯỜNG NGANG m2

1 Tưới nhựa dính bám TCN 0,8kg/m2 + BTNC20 vuốt nối đường ngang

m2 287,15

2 Đất đắp vuốt nối đường ngang m3 3,75E ĐẢM BẢO GIAO THÔNG 1,00

(Nguồn: Phòng Kỹ thuật- Quản lý Giao thông)

Chi phí tổ chức thi công công trình

Bảng 2.4: Bảng giá công nhân và ca máy của công trình: Sửa chữa cục bộ mặt đường, thảm BTN đoạn Km750+00÷Km756+00, QL 14 tỉnh Đăk Nông

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 32

Page 33: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

(Đơn vị tính: đồng)TT Loại nhân công và máy thi công Đơn vị Đơn giá 1 công, 1 ca máy1 - Nhân công bậc 2.7/7 Công 86.445,02 - Nhân công bậc 3.0/7 Công 89.490,03 - Nhân công bậc 3.5/7 Công 95.290,04 - Nhân công bậc 4.0/7 Công 101.090,05 - Nhân công bậc 4.5/7 Công 108.050,06 - Lu bánh lốp 16T Ca 920.463,07 - Lu bánh thép 10T Ca 920.463,08 - Lu rung 25T Ca 1.950.529,09 - Lò nấu sơn YHK 3A Ca 464.657,010 - Máy cắt uốn Ca 96.600,011 - Máy cắt uốn 5KW Ca 96.600,012 - Máy hàn 23KW Ca 154.431,013 - Máy lu 10T Ca 920.463,014 - Máy lu 8.5T Ca 920.463,015 - Máy nén khí Ca 781.930,016 - Máy rải 130-140CV Ca 1.609.034,017 - Máy rải 50-60m3/h Ca 1.609.034,018 - Máy san 108CV Ca 1.165.672,019 - Máy san 110CV Ca 1.165.672,020 - Máy trộn 250 Ca 134.233,021 - Máy tưới nhựa Ca 1.465.377,022 - Máy xúc 0.6m3 Ca 975.227,023 - Máy đào <=0.8m3 Ca 1.631.618,024 - Máy đào <-1.25m3 Ca 2.277.102,025 - Máy đầm 16T Ca 891.438,026 - Máy đầm 25T Ca 1.100.760,027 - Máy đầm bàn 1KW Ca 91.598,028 - Máy đầm cóc Ca 115.201,029 - Máy đầm dùi 1.5KW Ca 93.754,030 - Máy ủi 110CV Ca 1.218.358,031 - Máy ủi 140CV Ca 1.682.127,032 - Máy ủi <= 110CV Ca 1.218.358,033 - Thiết bị nấu nhựa Ca 100.361,034 - Thiết bị sơn kẻ vạch YHK 10A Ca 141.559,035 - Trạm trộn 50-60T/h Ca 24.001.177,036 - Vận thăng 0.8T Ca 143.593,037 - Ô tô 2.5T Ca 376.545,038 - Ô tô tưới nhựa 7T Ca 1.465.377,039 - Ô tô tưới nước 5m3 Ca 605.280,040 - Ô tô tự đổ 10T Ca 1.109.952,0

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 33

Page 34: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

(Nguồn: Phòng Kế hoạch- Kinh doanh)

Kế hoạch tiến độ thi công công trình: Tiến độ thi công được thể hiện trong

bảng tiến độ thi công tổng thể, trên cơ sở tính năng suất lao động từ định mức dự

toán xây dựng, định mức chi phí sử dụng máy và bố trí dây chuyền sản xuất một

cách hợp lý, có tính tới đặc điểm của từng công việc, điều kiện thời tiết theo mùa

của khu vực và thời gian chờ đợi các công tác thi công.

Bảng 2.5: Bảng Tiến độ thi công công trình: Sửa chữa cục bộ mặt đường, thảm bê tông nhựa đoạn Km750+00÷Km756+00 Quốc lộ 14 tỉnh Đăk Nông

STT Hạng mục công Khối Thời gian Số Thời gian thi công

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 34

Page 35: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

việc lượng thi công(ngày)

người tham gia

Tháng thứ 1 Tháng thứ 2 Tháng thứ 3

5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90

I Công tác chuẩn bị

1 Giao nhận mặt bằng, khôi phục cọc+ Tập kết máy móc thiết bị+ Vật tư thi công

1,00 5 3CN,1kỹ sư, 1 trung cấp (1)

II Sửa chữa hư hỏng nền, mặt đường

1 Sửa chữa mặt đường sình lún+nứt gãy+vòng lõm

1.906.,05 15 10 (2)

2 Sửa chữa mặt đường rạn nứt

1.057,69 5 10 (3)

III Thi công mặt đường+ lề đường

1 Tưới nhựa dính bám+Thảm BTNC20 và bù vênh

31.228,28 20 20 (4)

2 Mở rộng mặt đường phía bụng đường cong+ lề đường gia cố

2.1 Đào đất(482,66m3)+ xáo xới lu lèn nền đường cũ K98(1704,87m2)

1.704,87 10 5 (5)

2.2 Móng đá dăm tiêu chuẩn dày 30cm

1.704,87 10 10 (6)

2.3 Láng nhựa 3 lớp TCN 4,5kg/m2

1.704,87 5 10 (7)

3 Lề đường đắp đất

3.1 Xáo xới lề đường dày 10cm

6.710,15 5 10 (8)

3.2 Đắp đất lề đường K95+ vuốt nối đường ngang

1.616,51 10 10 (9)

IV Thi công hệ thống an toàn giao thông

Ghi chú: (1) 10CN+ 1 kỹ sư+ 1 trung cấp

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 35

Page 36: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

(2) 10CN+ 1 máy đào+ 1 máy san+ 1 lu thép 12T+ 1 lu rung 25T+ 1 lu lốp 16T+ 2 đầm cóc+ 1 máy tưới nhựa+ 2 ô tô 15T+ 1 xe tưới nước+ 1 máy cắt BTN.

(3) 10CN+ 1 lu 8T+ 1 lu 15T. (4) 20CN+ 1 máy tưới nhựa+ 1 máy nén khí+ 1 máy rãi BTN+ 1 lu 6T+ 1 lu

lốp 16T+ 1 lu 12T+ 6 ô tô 15T. (5) 5CN+ 1 máy đào+ 1 máy san+1 lu thép 12T+1lu rung 12T+ 1 xe tưới nước.

(6) 10CN+ 1 lu thép 12T+ 2 ô tô 15T+ 1 xe tưới nước. (7) 1CN+ 1 lu bánh thép(8÷10)T.

(8) 10CN+ 1 máy đào+ 1 ô tô 15T. (9) 10CN+ 1 máy đào+1 máy san+1 lu thép 12T+2 ô tô 15T+1 xe tưới nước.

(10) 5CN+ 1 thiết bị sơn+ 1 ô tô 2,5T.(11) 5CN+ 1 ô tô vận chuyển.

Tổ chức công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình:

Công ty lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu , tính chất quy mô công trình xây dựng trên; thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế; kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công, ghi nhật ký thi công; kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công trường; tiến hành nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình xây dựng, hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng hoàn thành.

Sau đó báo cáo với chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư và yêu cầu chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu. 2.3. Lập kế hoạch bán hàng của Công ty CP Quản lý và Xây dựng Đường bộ Bình Định Công ty CP Quản lý và Xây dựng Đường bộ là Công ty chuyên về lĩnh vực xây dựng dân dụng, nhà cửa, xây dựng cầu đường và xây dựng khác… Sản phẩm của Công ty thường mang tính đơn chiếc và không giống nhau nên Công ty thường đưa ra các chính sách giá khác nhau. - Đối với dự án < 2 tỷ: Công ty được Chủ đầu tư chỉ định thực hiện dự án. - Đối với dự án > 2 tỷ: Công ty phải tổ chức tham gia đấu thầu. Công tác tham gia đấu thầu của Nhà thầu được thực hiện theo trình tự: - Mua hồ sơ mời thầu về nghiên cứu các yêu cầu thủ tục đấu thầu của Chủ đầu tư như: chỉ dẫn đối với nhà thầu, bảng dữ liệu đấu thầu, tiêu chuẩn đánh giá và nội dung xác định giá đánh giá, biểu mẩu dự thầu, yêu cầu về xây lắp, yêu cầu về tiến độ thực hiện, yêu cầu về mặt kỹ thuật, yêu cầu về hợp đồng,… - Sau khi Chủ đầu tư mời thầu trong vòng 30 ngày, Nhà thầu phải lập hồ sơ dự thầu thực hiện theo các yêu cầu của Nhà đầu tư như yêu cầu nhân lực, thiết bị , tài

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 36

Page 37: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

chính, giải pháp thi công đi kèm biện pháp đảm bảo chất lượng, tiến độ… tất cả đêu tuân theo mẫu. - Tổ chức chấm thầu, thông báo kết quả đến đơn vị trúng thầu. - Sau khi trúng thầu, Nhà thầu lập hồ sơ trúng thầu và làm hợp đồng giao nhận thầu, tiến hành bàn giao hợp đồng cho Công ty. - Nhà thầu thiết kế bản vẽ thi công XDCT. - Nhà thầu tổ chức thi công CT: trong quá trình thi công bố trí giám sát,điềuhành. - Tổ chức nghiệm thu, đưa vào sử dụng và thanh quyết toán CT với Chủ đầu tư - Bảo hành công trình. Công tác bán hàng của Công ty thành công được thể hiện qua các hợp đồng thi công xây dựng đã ký kết giữa Chủ đầu tư với Nhà thầu ( Công ty).

Trong hợp đồng thi công xây dựng của gói thầu xấy lắp: Sửa chữa cục bộ mặt đường, thảm bê tông nhựa đoạn Km750+00÷Km756+00, Quốc lộ 14- tỉnh Đăk Nông bao gồm: Các căn cứ pháp lý, các quy định về nội dung công việc, chất lượng thi công công trình và các yêu cầu kỹ thuật khác, thời gian thực hiện và công tác giám sát thi công, bàn giao và nghiệm thu công trình xây dựng; giá cả, phương thức thanh toán; thời hạn bảo hành; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và các thỏa thuận khác. Công ty tiến hành dự toán cho công trình bao gồm: tính các định mức về nhân công, máy móc thiết bị, vật liệu, giá trị gia tăng và thuế. Sau khi hoàn thành xong công trình, Công ty tiến hành công tác nghiệm thu, bàn giao công trình cho Chủ đầu tư là Khu Quản lý đường bộ V. Tiến hành thanh quyết toán công trình.

Bảng 2.6: Bảng giá xây dựng công trình: Sửa chữa cục bộ mặt đường, thảm

bê tông nhựa đoạn Km750+00÷Km756+00, Quốc lộ 14 tỉnh Đăk Nông

TT Nội dung công việc ĐV Khối Đơn giá Thành tiền

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 37

Page 38: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

T lượng trúng thầu (đồng)(1) (2) (3) (4) (5) (6)=(4)x(5)A Sửa chữa hư hỏng nền mặt

đường761.453.237,50

I Xử lý mặt đường sình lún 705.371.301,091 Đào móng đường cũ dày

37cm+Đầm chặt nền đường cũ+Rãi CPĐB loại I dày 30cm(chia làm 2 lớp)+ Tưới nhựa thấm bám TCN 1,0kg/m2+Vá BTNR25 dày 7cm

m2 1.755,75

399.094,85 700.710.776,29

2 Đào móng đường cũ dày 37cm+Đầm chặt nền đường cũ+Rãi CPĐB loại I dày 30cm(chia làm 2 lớp)+ Tưới nhựa thấm bám TCN 1,0kg/m2+Vá BTNC20 dày 7cm

m2 9,80 475.563,76 4.660.524,81

II Sửa chữa mặt đường nứt lớn, võng lõm, nứt gãy

56.081.936,41

1 Láng nhựa 1 lớp TCN 1,2kg/m2

1 m2 1.057,69

30.184,50 31.925.843,81

2 Tưới nhựa dính bám TCN 0,8kg/m2+ Vá BTNC20 dày 30cm

1 m2 58,00 108.678,34 6.303.343,60

3 Tưới nhựa thấm bám TCN 1,0kg/m2+ vá BTNR25 dày 7cm

1 m2 78,00 215.320,91 16.795.030,70

4 Tưới nhựa thấm bám TCN 1,0kg/m2+ Vá BTNC20 dày 7cm

1 m2 4,50 235.048,51 1.057.718,30

B Thảm BTN đường 6.215.568.394,60

1 Cày xới lề đường dày 10cm 1 m2 6.710,15

1.248,90 8.380.306,30

2 Đào đất 1 m3 482,66 100.939,34 48.719.381,803 Đắp đất K95 1 m3 1.612,7

6167.885,46 270.758.984,00

4 Đầm chặt nền đường K98+Đá dăm tiêu chuẩn dày 30cm( chia thành 2 lớp)+ láng nhựa 3 lớp TCN 4,5kg/m2

1 m2 1.704,87

287.573,30 490.275.092,00

5 Tưới nhựa dính bám TCN 0,8kg/m2 trên mặt đường cũ

1 m2 29.883,44

15.920,50 475.759.306,50

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 38

Page 39: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

và đoạn vuốt nối 6 Tưới nhựa dính bám TCN

0,3kg/m2 trên lớp láng nhựa1 m2 1.057,6

96.003,70 6.350.053,50

7 Thảm BTNC20 dày trung bình 2,5cm vuốt nối

1 m2 125,60 74.028,53 9.297.983,50

8 Bù vênh BTNC20 dày trung bình 0,71cm+ Thảm BTNC20 dày 5cm

1 m2 30.815,53

159.206,33 4.906.027.323,00

C Hệ thống ATGT 59.377.233,001 Sơn dẻo nhiệt phản quang

màu trắng dày 2mmm2 342,79 149.222,80 51.152.083,60

2 Sơn gồ giảm tốc dày 6mm m2 20,40 403.193,60 8.225.149,40D Vuốt nối đường ngang 26.351.065,301 Tưới nhựa dính bám TCN

0,8kg/m2+ BTNC20 vuốt nối đường ngang

1 m2 287,15 89.949,03 25.828.864,30

2 Đắp đất vuốt nối đường ngang

1 m3 3,75 139.253,60 522.201,00

E Đảm bảo giao thông T.bộ 70.627.499,30

Tổng cộng 7.133.377.430 (Nguồn: Phòng Kế hoạch- Kinh doanh)

2.4. Lập dự án đầu tư của Công ty CP Quản lý và Xây dựng Đường bộ Bình Định Theo quy định tại Khoản 17, Điều 3 Luật xây dựng thì dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án xây dựng thông thường gồm phần thuyết minh dự án và bản vẽ thiết kế cơ sở. Đây chính là các căn cứ để triển khai cho bản vẽ thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công sau này. Tổng mức đầu tư của dự án chính là giá trị đầu tư xây dựng của dự án. Không phải bất cứ công trình nào cũng phải lập dự án. Các công trình thông thường được chia thành các loại như nhóm A, nhóm B, nhóm C…và các loại công trình này phải phân chia căn cứ vào các mức giá trị đầu tư của công trình và theo loại công trình. Dự án đầu tư xây dựng công trình trước khi quyết định đầu tư phải được thẩm định theo quy định của Chính phủ. Lập dự án đầu tư xây dựng của Công ty:

- Tên dự án: Sửa chữa cục bộ mặt đường, thảm BTN đoạn Km750+00 ÷ Km756+00, Quốc lộ 14 - tỉnh Đăk Nông.

- Chủ đầu tư: Khu Quản lý đường bộ V.- Tổ chức tư vấn lập dự án đầu tư: Trung tâm kỹ thuật đường bộ V.- Chủ nhiệm lập dự án đầu tư: Kỹ sư Lê Khả Mậu.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 39

Page 40: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

- Các bước lập dự án đầu tư xây dựng bao gồm: + Bước 1: Lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi). + Bước 2: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu khả thi)2.4.1. Lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình 2.4.2.1. Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư

Sự cần thiết phải đầu tư

- Đoạn tuyến Km750+00 ÷ Km754+00 & Km755+00 ÷ Km756+00, QL14 có bề rộng lề gia cố hiện tại B=0,0m không đảm bảo bề rộng tối thiểu của phần gia cố lề đường theo quy trình Bmin = 1,0M; (TCQN 4054-2005). - Bề rộng mặt đường tại một số đường cong (kể cả độ mở rộng) nhỏ hơn bề rộng mặt đường (kể cả độ mở rộng) theo quy trình. - Độ dốc siêu cao tại một số đường cong chưa đảm bảo theo TCVN 4054-2005. Do ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu khắc nghiệt khu vực Tây nguyên cùng với sự phát triển kinh tế ngày càng cao của khu vực, lưu lượng giao thông qua lại trên đoạn tuyến ngày càng lớn về số lượng lẫn tải trọng nên tình trạng nền , mặt đường đoạn tuyến bị hư hỏng ( dạng rạn nứt, nứt gãy, sình lún…) đang có hiện tượng xuống cấp. Do đó, để đảm bảo lưu thông thuận tiện và thông suốt, kéo dài tuổi thọ và tăng hiệu quả khai thác của đoạn tuyến, góp phần đảm bảo an toàn cho người khác và các phương tiện tham gia giao thông cần thiết phải sửa chữa mặt đường, thảm bê tông nhựa, mở rộng mặt đường phía bụng đường cong kết hợp gia cố lề phạm vi mở rộng, cải tạo cục bộ dốc siêu cao, dốc ngang mặt đường thuộc đoạn tuyến Km750+00 ÷ Km756+00, QL 14 - tỉnh Đăk Nông.

Mục tiêu đầu tư xây dựng: Sửa chữa hư hỏng mặt đường cũ, thảm tăng cường kết cấu mặt đường, mở rộng bụng đường cong đạt tiêu chuẩn, tạo êm thuận, mỹ quan và duy trì khả năng khai thác của đoạn tuyến. 2.4.1.2. Dự kiến quy mô đầu tư xây dựng Trên cơ sở nền mặt đường hiện tại, tiến hành sửa chữa các hư hỏng mặt đường, bù vênh và thảm tăng cường bê tông nhựa các đoạn cục bộ. Tận dụng và hoàn thiện hệ thống an toàn giao thông.

Địa điểm xây dựng: Km750+00 ÷ Km756+00, QL 14 - tỉnh Đăk Nông. Diện tích sử dụng đất: Không chiếm dụng diện tích đất mới. Hình thức đầu tư: Sửa chữa xây dựng đường bộ. Các tiêu chuẩn xây dựng áp dụng: - Đường ô tô- Yêu cầu thiết kế TCVN 4054- 2005. - Quy trình thiết kế áo đường mềm 22TCN 221-06. - Điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN 237-01.

2.4.1.3. Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ kỹ thuật

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 40

Page 41: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

Lựa chọn công nghệ kỹ thuật: Dự án được thực hiện dựa vào sự hỗ trợ của Khu Quản lý đường bộ V và Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng C.D.C.

Loại, cấp công trình: Công trình giao thông đường bộ. Xác định điều kiện thực hiện dự án

- Điều kiện mặt bằng: Đặc điểm gói thầu gồm nhiều hạng mục nằm trải dài trên tuyến không có điều kiện tổ chức mặt bằng tập trung. Trên từng hạng mục, căn cứ vào mặt bằng cụ thể để bố trí mặt bằng thi công; Trên cơ sở mặt bằng hiện có hoặc theo chỉ định của thiết kế nhà thầu có thể bố trí khu vực lán trại phục vụ thi công phù hợp với điều kiện thi công thực tế.

- Điều kiện bãi thải: Đoạn tuyến dân cư sinh sống dọc hai bên tuyến và do địa hình không được phép thải ngang các loại vật liệu thừa. Do vậy nhà thầu trước khi thi công phải tiến hành làm việc với chính quyền địa phương về vị trí bãi thải cho công trình để không làm ảnh hưởng đến công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn; Vị trí bãi đổ đất thừa tại Km746+460 và Km747+100 bên trái tuyến.- Điều kiện cung cấp nhân vật lực

+ Xe máy, thiết bị: Nhà thầu có đầy đủ xe máy, thiết bị đáp ứng và phù hợp với công nghệ thi công công trình. + Nhân lực: Nhà thầu có đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề trong lĩnh vực xây dựng cầu đường. Ngoài ra, nhà thầu có thể hợp đồng sử dụng lực lượng nhân công nhàn rỗi của đại phương. - Điều kiện cung cấp vật liệu + Đá các loại: Hợp đồng mua tại mỏ đá Cầu 14 Km733+799 đi vào 500m của Công ty QL&SC Đường bộ ĐăkLăk quản lý và khai thác. Chất lượng đá đảm bảo các yêu cầu xây dựng công trình. + Nhựa đường: Mua tại thành phố Buôn Mê Thuột + Bê tông nhựa nóng: Hợp đồng mua bê tông nhựa tại khu vực mỏ đá Cầu 14 Km733+700 đi vào 500m của Công ty QL&SC Đường bộ ĐăkLăk. 2.4.1.4. Phương án xây dựng( thiết kế cơ sở): Trên cơ sở đường hiện tại giữ nguyên bề rộng nền Bn=9m, mặt đường Bm=6m, tiến hành sửa chữa như sau: - Sửa chữa hư hỏng cục bộ mặt đường:

+ Sình lún: Đào bóc hết kết cấu áo đường cũ dày trung bình 37cm, hoàn trả lại bằng CPĐB loại I dày 30cm và lớp BTNR25 dày 7cm;

+ Mặt đường bong bật cục bộ: Tiến hành đào bóc lớp BTN cũ dày trung bình dày 7cm và hoàn trả bằng BTNR25;

+ Mặt đường rạn nứt: Tiến hành láng nhựa 2 lớp tiêu chuẩn 2,7Kg/m2. - Thảm BTN tăng cường mặt đường cũ: Toàn bộ diện tích mặt đường cũ sau khi sửa chữa cục bộ, tiến hành bù vênh bằng BTNC20 và thảm một lớp BTNC20 dày 5cm tạo êm thuận.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 41

Page 42: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

- Mở rộng bụng đường cong: Các đường cong bán kính nhỏ được mở rộng về phía bụng đảm bảo theo tiêu chuẩn TCVN4054-05 và gia cố lề rộng 1,5m với kết cấu: Mặt láng nhựa 3 lớp tiêu chuẩn nhựa 4,5Kg/m2 trên lớp đá dăm tiêu chuẩn dày 30cm và lớp đất nền đường đầm chặt K>=0,98. - Lề đường và vuốt nối đường ngang, đường dân sinh : + Đắp phụ lề bằng đất đồi chọn lọc chiều dày phù hợp với cao độ mặt đường sau khi sửa chữa;

+ Các đường ngang đã có nhựa được vuốt nối từ mép mặt đường vào 5m bằng BTNC20, các bề ngang bằng đất đắp vuốt nối bằng đất đồi chọn lọc.

- Hệ thống ATGT: Tận dụng lại toàn bộ cọc tiêu biển báo hiệu có, điều chỉnh lại cho phù hợp, bổ sung sơn kẻ đường bằng sơn nhiệt dẻo theo điều lệ báo hiệu đường bộ.

Tổng mức đầu tư: 7.941.541.000 đồng( Bảy tỷ, chín trăm bốn mươi mốt triệu, năm trăm bốn mươi mốt ngàn đồng chẵn)

Trong đó: - Chi phí xây dựng: 6.450.939.000 đồng; - Chi phí QLDA: 120.926.000 đồng; - Chi phí tư vấn ĐTXD: 504.190.000 đồng; - Chi phí khác: 1 43.528.000 đồng; - Chi phí dự phòng: 721.958.000 đồng.

Nguồn vốn đầu tư: Vốn sửa chữa đường bộ và có sự cung ứng vốn của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Phú Tài

Hình thức quản lý dự án: Thuê quản lý dự án. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2009-2010.

2.4.1.5. Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án Dự án: Sửa chữa cục bộ mặt đường, thảm BTN đoạn Km750+00 ÷

Km756+00, Quốc lộ 14 - tỉnh Đăk Nông không chỉ đảm bảo an toàn giao thông cho người dân, tạo sự thuận tiện trong việc đi lại; dự án còn góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, tạo mỹ quan đô thi và phục vụ cho các hoạt động kinh tế xã hội khác.2.4.2. Lập dự án đầu tư xây dựng công trình 2.4.2.1. Các căn cứ pháp lý của dự án - Căn cứ Quyết định số 017/QĐ-TCCB&LĐ ngày 03/01/1992 của Bộ Giao thông vận tải quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Khu Quản lý đường bộ V; - Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình xây dựng; - Căn cứ Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/01/2008 cuả Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2004/NĐ-CP;

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 42

Page 43: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

- Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP; - Căn cứ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư số 1043/QĐ-CĐBVN ngày 15/6/2009 của cục ĐBVN; - Căn cứ kết quả thẩm định Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình Sửa chữa cục bộ mặt đường, thảm bêtông nhựa đoạn Km750+00 ÷ Km756+00 Quốc lộ 14 - tỉnh Đăk Nông của phòng KTCL_ Khu QLĐBV ngày 02/12/2009 và phòng KTLH_ Khu QLĐBV gày 14/12/1009; - Căn cứ Hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình Sửa chữa cục bộ mặt đường, thảm bêtông nhựa đoạn Km750+00 ÷ Km756+00 Quốc lộ 14 - tỉnh Đăk Nông đã được Trung tâm kỹ thuật đường bộ V hoàn chỉnh theo kết quả điều tra thẩm định. 2.4.2.2. Chi phí của dự án Công trình được nhà thầu hoạch toán qua bảng tính giá thi công sau:

Bảng 2.7: Bảng tổng hợp giá thi công công trình

Đơn vị tính: VNĐ

TT Hạng mục công việc Thành tiền

A Sửa chữa hư hỏng nền mặt đường 761.453.273

B Thảm bê tông nhựa mặt đường 6.215.568.395

C Hệ thống ATGT 59.377.233

D Vuốt nối đường ngang 26.351.065

E Đảm bảo giao thông 70.627.499

Tổng cộng 7.133.377.430

(Nguồn: Phòng Kế hoạch- Kinh doanh) 2.4.2.3. Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu

Năng lực tài chính của Nhà thầu

- Doanh thu trung bình 3 năm (2006,2007,2008) >= 15 tỷ đồng. - Số liệu tài chính đã được kiểm toán hàng năm và có xác nhận của cơ quan thuế, cơ quan tài chính có thẩm quyền. - Vốn lưu động và vốn vay của nhà thầu đủ để thực hiện hoàn thành gói thầu. - Tổng lợi nhuận sau thuế trong 3 năm liền kề gần đây của Công ty >= 0.

Về kinh nghiệm và năng lực chuyên môn:

- Nhà thầu đã tham gia ít nhất 03 công trình ( hoặc gói thầu) có quy mô tính chất tương tự và giá trị bằng 50% công trình đang dự thầu. - Kinh nghiệm thi công trong xây dựng cầu, đường bộ, công trình đô thi trong vòng 5 năm trong năm trở lại đây phải thể hiện rõ: thời gian xây dựng, địa điểm tên công trình, chủ đầu tư, quy mô tính chất công trình; Nhà thầu thực hiện theo vai trò thầu chính hay thầu phụ; giá trị từng hợp đồng.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 43

Page 44: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

2.4.2.4. Tổ chức thiết kế xây dựng công trình, thiết kế bản vẽ thi công XDCT - Sửa chữa các hư hỏng cục bộ móng, mặt đường : (Km750+00 ÷ Km756+00) cụ thể như sau: + Diện tích xử lý mặt đường bị nứt gãy ( hủy liệt): 82,50m2. + Diện tích xử lý mặt đường bị sình lún: 1765,55m2. + Diện tích xử lý mặt đường bị nứt lớn: láng nhựa 1 lớp TCN 1,2Kg/m2: 1057,69m2. + Diện tích xử lý mặt đường bị võng lõm dày 3cm: 58,0m2. - Thảm tăng cường mặt đường cũ: (Km750+00 ÷ Km754+00 & Km755+00 ÷ Km756+00) + Sau khi sửa chữa triệt để hư hỏng mặt đường tiến hành tưới nhựa dính bám 0,8kg/m2 và thảm tăng cường kết hợp bù vênh BTNC20 các đoạn Km750+00 ÷ Km754+00, L= 3900,65m, Km755+00 ÷ Km756+00, L= 956,90m. + Mở rộng bụng đường cong và gia cố lề phạm vi mở rộng từ Km750+310,13 -Km750+448,36;Km750+655,32 - Km750+903,71;Km750+405,33 - Km751+470,2;Km751+630,38 - Km751+783,14; Km752+738,79 - Km752+955,26; Km755+248,5 - Km755+464,10. Tổng chiều dài L= 1036,29m. - Lề đường:

+ Đoạn lề trong phạm vi có mở rộng bụng: gia cố lề.+ Đoạn ngoài phạm vi mở rông bụng: Đắp đất chọn lọc đầm chặt K95; dốc

ngang i=4,0%. Đối với đoạn chiều dày đắp đất < 10cm tiến hành cày xới lề đường cũ trước đắp đất.

- Hệ thống thoát nước: Tận dụng toàn bộ hệ thống thoát nước hiện có. Bổ sung đào rãnh đất tại các vị trí đọng nước.

- Hệ thống an toàn giao thông: Sơn nhiệt dẻo phản quang màu trắng dày 2mm,tổng diện tích: 342,79m2; Sơn gồ giảm tốc màu trắng dày 6mm, tổng diện tích: 20,40m2.2.4.3. Kết luận và kiến nghị Dự án đầu tư xây dựng công trình: Sửa chữa cục bộ mặt đường, thảm BTN đoạn Km750+00 ÷ Km756+00, Quốc lộ 14 - tỉnh Đăk Nông đã được Chính phủ phê duyệt và cấp giấy phép hoạt động đầu tư và tổ chức thi công công trình. Sau khi công trình đã hoàn thành xong, Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu công trình, kiểm tra chất lượng, tiến độ và các biện pháp thi công, thực hiện quyết toán chi phí thi công công trình cho nhà thầu.2.5. Kỹ thuật thu thập, phân tích và xử lý thông tin của Công ty CP Quản lý và Xây dựng Đường bộ Bình Định Để phục vụ cho công tác lập báo cáo tài chính hàng tháng, quý, năm và thống kê tình hình tài chính, hàng tháng tiến hành phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh kịp thời, chính xác cho lãnh đạo. Công ty CP Quản lý và Xây dựng Đường bộ Bình

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 44

Page 45: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

Định đã sử dụng các phần mềm máy tính để hỗ trợ cho việc thu thập thông tin về tình hình diễn biến, lưu chuyển tiền vốn trong hệ thống toàn Công ty, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, các đơn vị để tổng hợp, phân tích, đề xuất các biện pháp quản lý, khắc phục rủi ro tài chính của Công ty. Đồng thời hướng dẫn quyết toán và duyệt quyết toán hoàn thành các công trình xây dựng, các dự án đầu tư của Công ty. Vì vậy, Công ty đã sử dụng phầm mềm VKTwin-2010 ( Accounting Software). Thông tin về phần mềm Accounting Software:

- Cơ sở dữ liệu và lập trình bằng VF8.- Cài đặt nhanh gọn, đơn giản, dung lượng lưu trữ nhỏ.- Giao diện tiếng việt thân thiện, dễ sử dụng.- Các module chức năng kế toán: Tổng hợp, Thu chi, Bán hàng, Mua hàng, Tồn

kho, Giá thành, Tài sản dụng cụ.- Chế độ báo cáo tài chính: Quyết định 48/2006/BTC ngày ngày 14 tháng 9 năm

2006.- Sổ sách kế toán: Tùy chung 3 hình thức nhật ký chung, chứng từ ghi sổ, nhật ký

chứng từ.- Khấu hao tài sản cố định: Theo nguyên giá hoặc giá trị còn lại theo tỷ lệ hoặc

đường thẳng thời gian.- Quản lý công nợ theo thời vụ công trình.- Quản lý theo dõi được số dư, cân đối phát sinh, chi tiết phát sinh khế ước vay

ngân hàng.- Đưa được dữ liệu của từng chứng từ ra Excel.- Đưa chi tiết ra Excel đầy đủ thông tin, định dạng đẹp và cực nhanh.- Theo dõi khoản mục chi phí tổng hợp và chi tiết.- Tổng hợp và chi tiết phát sinh các vụ việc: Doanh thu, chi phí và lãi gộp các vụ

việc.- Tính giá thành sản xuất phân bước, giản đơn.- Phân bổ chi phí theo số lượng, giá trị nhập theo nguyên vật liệu trực tiếp, theo số

lượng thành phẩm nhập kho. - Báo cáo doanh số bán hàng theo khách hàng, nhân viên kinh doanh.- Báo cáo công nợ theo khách hàng, nhân viên quản lý

KẾT LUẬN

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 45

Page 46: Bài kiến tập của ngân

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty CP QL& XD Đường bộ Bình Định

Khi nói đến sản xuất kinh doanh thì cho dù dưới hình thức nào vấn đề được

nêu ra trước tiên vẫn là hiệu quả. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu phấn đấu

của một nền sản xuất, là thước đo về mọi mặt của nền kinh tế quốc dân cũng như

từng đơn vị sản xuất. Bên cạnh đó, lợi nhuận kinh doanh là mục tiêu lớn nhất của

mọi doanh nghiệp. Để đạt được các mục tiêu trên mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt,

giá thành hợp lý, doanh nghiệp vẫn vững vàng trong cạnh tranh thì các doanh nghiệp

phải không ngừng nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh, trong đó đưa ra chiến lược

kinh doanh là vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định đến kết quả và hiệu quả sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Vì vậy, Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Đường bộ Bình Định luôn có những chiến lược kinh doanh phù hợp trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Cụ thể, Công ty tiến hành lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả đấu thầu và chất lượng các công trình thi công. Tuy hiệu quả kinh doanh của Công ty những năm gần đây không cao nhưng Công ty vẫn phát triển vững mạnh, làm ăn có lời và có định hướng phát triển lâu dài. Mong rằng trong thời gian tới Công ty sẽ phát triển nhanh chóng, làm ăn hiệu quả hơn, đạt lợi nhuận cao và sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao để phục vụ xã hội.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thi Kim Ánh và ban lãnh đạo Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp này.

Quy Nhơn, ngày 25 tháng 5 năm 2012

Sinh viên thực hiện

Trương Thị Mỹ Ngân

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh SVTH: Trương Thị Mỹ Ngân Nguyễn Thanh Xuân Vi 46