bai so 5.doc

23

Click here to load reader

Upload: truongdung

Post on 04-Feb-2017

219 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bai so 5.doc

CHUYÊN ĐỀ 5:

CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT,KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT Ở CHI BỘ,

ĐẢNG BỘ CƠ SỞ

PHẦN THỨ NHẤT:I- MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT1- Vị trí, tầm quan trọng và mục tiêu, yêu cầu của công tác kiểm tra, giám

sáta.Vị trí, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát.- Kiểm tra, giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng.Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là hoạt động của các cấp ủy đảng, các

ban chức năng của cấp ủy, các tổ chức đảng và đảng viên, hướng vào việc xây dựng, thực hiện các nghị quyết, quyết định và chỉ thị của Đảng; hoàn thiện quy trình lãnh đạo và giữ gìn kỷ luật đảng; giải quyết những vấn đề trong sinh hoạt nội bộ Đảng, tăng cường đoàn kết, thống nhất, góp phần tạo nên sức mạnh và bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị.

Hoạt động lãnh đạo của Đảng gồm nhiều khâu: xây dựng và đề ra cương lĩnh, đường lối, nghị quyết và các quyết định của Đảng; tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Đảng; công tác tư tưởng, công tác tổ chức và công tác kiểm tra, giám sát… Trong các khâu đó công tác kiểm tra, giám sát là khâu có vị trí rất quan trọng. Tiến hành kiểm tra, giám sát sẽ phát hiện ra những ưu điểm, khuyết điểm, thiếu sót của các quyết định và việc thực hiện quyết định để bổ sung, hoàn thiện các quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định với kết quả cao nhất. Kiểm tra, giám sát không phải là khâu cuối cùng của quy trình lãnh đạo, mà nó đan xen vào tất cả các khâu, góp phần hoàn thiện quy trình lãnh đạo của Đảng. Lãnh đạo mà không kiểm tra, giám sát thì coi như không có sự lãnh đạo.

- Kiểm tra, giám sát là bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Trong công tác xây dựng Đảng, tiến hành tốt công tác kiểm tra, giám sát sẽ

giúp cơ quan lãnh đạo của Đảng đánh giá đúng ưu điểm, khuyết điểm của tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ đảng viên; kịp thời đề ra các chủ trương, biện pháp xây dựng tổ chức, xây dựng đội ngũ đảng viên phù hợp, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên.

Kiểm tra, giám sát sẽ phát hiện ra những tổ chức đảng và đảng viên vi phạm kỷ luật đảng, kịp thời có biện pháp xử lý với các hình thức thích hợp, đưa ra khỏi Đảng những phần tử cơ hội, những kẻ tham nhũng, thoái hóa, biến chất, những người không đủ tư cách đảng viên, làm cho Đảng thực sự trong sạch vững mạnh.

Kiểm tra, giám sát có tác dụng giáo dục, thúc đẩy cán bộ, đảng viên làm tròn nhiệm vụ được giao, làm tấm gương tốt cho nhân dân học tập và noi theo, góp phần tăng cường sự lãnh đạo và nâng cao uy tín của Đảng trước quần chúng

b. Mục đích, yêu cầu của công tác kiểm tra, giám sát.

Page 2: Bai so 5.doc

Kiểm tra, giám sát đều là hoạt động của nội bộ đảng, do cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra thực hiện. Mục đích của công tác kiểm tra, giám sát là phát hiện những ưu điểm và những khuyết điểm, nhược điểm của tổ chức đảng và đảng viên trong quá trình lãnh đạo, thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện Điều lệ Đảng, nhiệm vụ của đảng viên; kịp thời biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ; có biện pháp giáo dục, nhắc nhở, xử lý kỷ luật, thích đáng đối với những trường hợp chấp hành không nghiêm chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ được giao; góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh; nâng cao năng lực sức chiến đấu của Đảng; thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Trong công tác kiểm tra, giám sát, phải coi trọng phát hiện nhân tố tích cực, tổng kết và phổ biến những tấm gương, những bài học kinh nghiệm tốt, góp phần phát huy ưu điểm, phòng ngừa khuyết điểm sai phạm của tổ chức đảng và đảng viên.

Giám sát là việc làm thường xuyên liên tục, để chủ động phòng ngừa ngăn chặn xảy ra vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên ngay từ lúc mới manh nha. Giám sát để phòng ngừa, ngăn chặn khuyết điểm, vi phạm là chính; giúp cho tổ chức đảng và đảng thực hiện đúng quy định, quy chế; phát hiện, góp ý, phản ảnh đề xuất biện pháp lãnh đạo, xây dựng tổ chức, giáo dục quản lý cán bộ, đảng viên phù hợp.

Công tác kiểm tra, giám sát phải tiến hành theo quy trình nhất định; coi trọng thẩm tra, xác minh, làm rõ đúng, sai, ưu điểm, khuyết điểm, vi phạm; từ đó có kết luận, xử lý vi phạm.

Trong tình hình hiện nay, công tác kiểm tra, giám sát cần được đẩy mạnh, góp phần đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, khắc phục suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ đảng viên, những vi phạm trong việc tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, khắc phục tình trạng quan liêu, mất dân chủ. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng khẳng định “Tập trung kiểm tra, giám sát, chấp hành Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước; việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ công tác, thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ gìn đoàn kết nội bộ; việc thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp; việc điều tra, truy tố xét xử, thi hành án, nhất là những vụ án nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội; kiểm tra, giám sát việc tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, đề bạt, bố trí, sử dụng cán bộ. Chú trọng kiểm tra, giám sát người đứng đầu tổ chức đảng, nhà nước, mặt trận và các đoàn thể nhân dân các cấp trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao”

2. Công tác kiểm tra, giám sát của chi bộ, đảng bộ cơ sở.Kiểm tra, giám sát là công việc của toàn Đảng, nhưng do vị trí, nhiệm vụ,

quyền hạn của các tổ chức đảng có khác nhau nên việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát cũng khác nhau. Vì vậy, các tổ chức Đảng cần căn cứ vào các quy định chung và tình hình đặc điểm cụ thể để xây dựng phương hướng, nhiệm vụ và nội dung, kế hoạch, kiểm tra, giám sát trong từng thời gian cho sát hợp với điều kiện, nhiệm vụ và phạm vi quyền hạn của mình

2

Page 3: Bai so 5.doc

a. Nội dung cơ bản công tác kiểm tra, giám sát của chi bộ. đảng bộ cơ sở.Điểm 2 Điều 30 Điều lệ Đảng quy định “Các cấp uỷ đảng lãnh đạo công tác

kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, các tổ chức đảng và đảng viên chấp hành cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng”.

Trong tình hình hiện nay, công tác kiểm tra giám sát ở chi bộ, đảng bộ cơ sở cần tập trung kiểm tra, giám sát những tổ chức đảng và đảng viên được giao nhiệm vụ quan trọng liên quan trực tiếp đến phát huy dân chủ ở cơ sở, phát triển kinh tế, thực hiện chính sách xã hội, chăm lo đời sống, giải quyết việc làm cho nhân dân, thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí, phòng, chống tham nhũng, quan liêu và các tiêu cực khác. Coi trọng kiểm tra, giám sát việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, tự phê bình và phê bình, giữ gìn đoàn kết, thống nhất nội bộ, giáo dục, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng của đảng viên.

Trong công tác giám sát, cần thực hiện đúng quy định “Tổ chức đảng và đảng viên phải thường xuyên tự kiểm tra. Tổ chức đảng cấp trên kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên…Tổ chức đảng cấp trên giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên. Tổ chức đảng và đảng viên thực hiện nhiệm vụ giám sát theo sự phân công. Giám sát của Đảng có giám sát thường xuyên và giám sát theo chuyên đề, hay theo sự phân công của tổ chức đảng có thẩm quyền. Chi bộ giám sát mọi đảng viên sinh hoạt trong chi bộ, tập trung giám sát việc thực hiện nghị quyết của chi bộ, thực hiện nhiệm vụ do chi bộ phân công và theo nhiệm vụ, tiêu chuẩn đảng viên; việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống và giữ mối liên hệ với tổ chức đảng nơi cư trú.

b. Công tác kiểm tra, giám sát của đảng ủy cơ sở.Đảng uỷ, ban thường vụ đảng uỷ cơ sở căn cứ vào nghị quyết, chỉ thị của cấp

trên và nghị quyết của cấp mình, đề ra chương trình, kế hoạch công tác kiểm tra, giám sát trong từng thời gian, định kỳ nghe báo cáo về tình hình và kết quả thực hiện công tác kiểm tra, giám sát trong đảng bộ, xem xét và giải quyết những yêu cầu, kiến nghị, đề nghị của các chi bộ, của uỷ ban kiểm tra đảng uỷ.

Chỉ đạo chặc chẽ về tổ chức và hoạt động của của uỷ ban kiểm tra đảng uỷ, xây dựng, bồi dưỡng cán bộ làm công tác kiểm tra, theo dõi tiến độ và kết quả hoạt động của ủy ban kiểm tra

Tổ chức thực hiện đầy đủ nội dung, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thuộc phạm vi, thẩm quyền, trách nhiệm của mình.

Kết luận các vấn đề sau khi kiểm tra, rút ra bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng đảng bộ.

c. Cách tiến hành tổ chức kiểm tra, giám sát ở chi bộ, đảng bộ cơ sở.Cấp uỷ chủ trì, chủ động thực hiện kiểm tra, giám sát theo chuơng trình kế

hoạch (hành tháng, quý, năm) đã được xây dựng, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Cương lĩnh, đường lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, thực hiện Điều lệ Đảng và nhiệm vụ cơ sở.

- Cấp uỷ có thể trực tiếp kiểm tra, hoặc thông qua các thành viên của cấp uỷ và các ban của đảng ủy (ủy ban kiểm tra, ban tổ chức,...) để tiến hành kiểm tra theo kế hoạch. Khi cần có thể kiểm tra bất thường.

3

Page 4: Bai so 5.doc

Để tổ chức tốt một cuộc kiểm tra cần làm tốt các bước công việc sau:+ Căn cứ vào mục đích, yêu cầu và tình hình cụ thể mà lựa chọn nội dung, đối

tượng cần kiểm tra. Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết, chu đáo và thông báo tổ chức đảng và đảng viên biết.

+ Yêu cầu đảng viên, tổ chức đảng thuộc quyền báo cáo, giải trình về những nội dung cần kiểm tra. Cá nhân, tổ chức chịu sự kiểm tra phải làm rõ những ưu điểm, khuyết điểm, sai phạm; tự đánh giá mức độ và nguyên nhân, đề ra phương hướng, biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm.

+ Cấp ủy, tổ chức đảng và cơ quan có thẩm quyền kiểm tra nhận xét, đánh giá, đúng ưu điểm, khuyết điểm, nêu những biện pháp để tổ chức đảng và đảng viên phát huy ưu điểm, khắc phục sữa chữa khuyết điểm. Đồng thời, đảng uỷ, chi uỷ, chi bộ củng phải tự đánh giá ưu, khuyết điểm, và trách nhiệm của mình trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thựuc hiện nhiệm vụ chính trị, quản lý, giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ cán bộ, đảng viên, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, rút ra những kinh nghiệm để nâng cao năng lực lãnh đạo, chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, xây dựng tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên trong sạch, vững mạnh.

- Chi bộ kiểm tra, giám sát đảng viên thông qua sinh hoạt thường kỳ (kiểm điểm công tác lãnh đạo, tự phê và phê bình); phân tích chất lượng đảng viên; qua theo dõi, đôn đốc đảng viên thực hiện nhiệm vụ được giao; qua yêu cầu đảng viên báo cáo khi cần thiết; nhận xét, đánh giá, phản ánh của các đoàn thể và nhân dân đối với tổ chức đảng và đảng viên; nghiên cứu, khảo sát nắm tình hình theo yêu cầu của cấp uỷ; sơ kết, tổng kết công tác chuyên môn của đơn vị để đánh giá đúng mặt mạnh, mặt yếu của đảng viên, kịp thời phời phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm, chủ động phòng ngừa vi phạm của đảng viên. Qua giám sát nếu phát hiện đảng viên có dấu hiệu vi phạm hoặc bị tố cáo, chi bộ kịp thời xem xét, hoặc báo cáo tổ chức đảng cấp trên có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

3. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của uỷ ban kiểm tra đảng uỷ cơ sở.a. Tổ chức. Điều 31 Điều lệ Đảng quy định việc lập uỷ ban kiểm tra các cấp từ đảng uỷ cơ

sở trở lên như sau:“1. Uỷ ban kiểm tra các cấp do cấp uỷ cùng cấp bầu, gồm một số đồng chí

trong cấp uỷ và một số đồng chí ngoài cấp uỷ.2. Các thành viên của uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm

tra cấp dưới phải được cấp uỷ cấp trên trực tiếp chuẩn y, nếu điều động chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra sang công tác khác phải được cấp uỷ cấp trên trực tiếp đồng ý.

3. Uỷ ban kiểm tra làm việc theo chế độ tập thể, dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ cùng cấp và sự chỉ đạo của uỷ ban kiểm tra cấp trên”.

Thực hiện quy định này, cần nắm vững và thực hiện tốt một số nội dung sau:- Uỷ ban kiẻm tra của đảng uỷ cơ sở do hội nghị BCH đảng uỷ bầu, gồm một số

đồng chí trong cấp uỷ và một số đồng chí ngoài cấp uỷ. Bầu uỷ viên uỷ ban kiểm tra

4

Page 5: Bai so 5.doc

trước, sau đó bầu chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra trong số uỷ viên uỷ ban kiểm tra. Việc bầu cử tiến hành bằng phiếu kín.

- Nhiệm kỳ của uỷ ban kiểm tra theo nhiệm kỳ của đảng uỷ. Uỷ ban kiểm tra khoá mới điều hành công việc ngay sau khi được bầu và nhận bàn giao từ uỷ ban kiểm tra khoá trước.

- Số lượng uỷ ban kiểm tra đảng uỷ có từ 3 đến 5 đồng chí (do đảng ủy cơ sở quyết định) trong đó đồng chí Phó Bí thư hoặc uỷ viên ban thường vụ làm chủ nhiệm. Trường hợp không có ban ttrường vụ cấp uỷ thì đồng chí phó bí thư làm chủ nhiệm, phó chủ nhiệm là cấp uỷ viên hoặc đảng viên. Các uỷ viên khác có thể là cấp uỷ viên, hoặc đảng viên phụ trách công tác đoàn thể, bí thư chi bộ, thanh tra nhân dân.

Các thành viên uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra cấp dưới phải được cấp uỷ cấp trên trực tiếp chuẩn y, nếu điều động chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra sang công tác khác phải được cấp uỷ cấp trên trực tiếp đồng ý. Khi thay đổi Phó chủ nhiệm hoặc uỷ viên uỷ ban kiểm tra (kể cả việc chuẩn bị người thay thế) cấp uỷ hoặc ban thưuờng vụ cấp uỷ phải trao đổi với uỷ ban kiểm tra cấp trên trực tiếp trước khi thực hiện.

- Đảng uỷ bộ phận và chi uỷ không lập uỷ ban kiểm tra thì tập thể cấp uỷ thực hiện công tác kiểm tra và phân công một đồng chí cấp uỷ viên phụ trách làm công tác kiểm tra.

- Chế độ làm việc của uỷ ban kiểm tra:Uỷ ban kiểm tra làm việc dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ cùng cấp và dưới sự chỉ

đạo, hướng dẫn kiểm tra, giám sát của uỷ ban kiểm tra cấp trên. Uỷ ban kiểm tra phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Điều lệ Đảng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của uỷ ban kiểm tra; định kỳ báo cáo với cấp uỷ chương trình, kế hoạch, kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát của mình và thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của cấp uỷ về công tác kiểm tra, giám sát, về quy chế làm việc của uỷ ban kiểm tra và các nhiệm vụ do cấp uỷ giao; chịu sự kiểm tra, giám sát của cấp uỷ về tất cả các hoạt động của mình.

Uỷ ban kiểm tra thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Uỷ ban kiểm tra có thể uỷ quyền cho tập thể thường trực uỷ ban (nơi có 02 phó chủ nhiệm trở lên) quyết định một số vấn đề cụ thể hoặc giao cho từng thành viên của uỷ ban kiểm tra giải quyết, quyết định một số việc cụ thể. Thường trực uỷ ban kiểm tra gồm chủ nhiệm và các phó chủ nhiệm.

b. Nhiệm vụ, quyền hạn của uỷ ban kiểm traĐiều 32 Điều lệ Đảng UBKT các cấp có nhiệm vụ: 1. Kiểm tra đảng viên, kể cả cấp ủy viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm tiêu

chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.2. Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc chấp

hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc của Đảng; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và thi hành kỷ luật trong đảng.

5

Page 6: Bai so 5.doc

3. Giám sát cấp ủy viên cùng cấp, cán bộ diện cấp ủy cùng cấp quản lý và tổ chức đảng cấp dưới về việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết của cấp ủy và đạo đức, lối sống theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

4. Xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật, quyết định hoặc đề nghị cấp ủy quyết định thi hành kỷ luật.

5. Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên; giải quyết khiếu nại về kỷ luật Đảng.

6. Kiểm tra tài chính của cấp ủy cấp dưới và của cơ quan tài chính cấp ủy cùng cấp.

Thực hiện quy định này cần nắm vững những nội dung sau:- Về kiểm tra, giám sát.Uỷ ban kiểm tra cơ sở có trách nhiệm kiểm tra các tổ chức đảng và đảng viên

thuộc quyền khi có dấu hiệu vi phạm cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức của Đảng, vi phạm về tiêu chuẩn, thực hiện nhiệm vụ của đảng viên, cấp uỷ viên. Trường hợp đảng viên có dấu hiệu vi phạm là cán bộ thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý thì uỷ ban kiểm tra cấp cơ sở báo cáo lên uỷ ban kiểm tra cấp quản lý để chỉ đạo, tiến hành (hoặc do uỷ ban kiểm tra cấp trên chủ trì có sự phối hợp với đảng uỷ, chi uỷ và UBKT đảng uỷ cơ sở). Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm ở nội dung nào thì kiểm tra và kết luận ở nội dung đó.

Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và thi hành kỷ luật trong đảng. Đánh giá ưu, khuyết điểm về công tác kiểm tra, giúp cho tổ chức đảng cấp dưới thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn kiểm tra và thi hành kỷ luật của Đảng. Nội dung kiểm tra gồm: Kiểm tra việc thực hiện phương hướng, phương châm, nguyên tắc, thủ tục kiểm tra và thi hành kỷ luật trong phạm vi, quyền hạn quy định; kiểm tra việc khiếu nại kỷ luật đảng; kiểm tra việc chấp hành các quyết định, thông báo, chỉ thị của tổ chức đảng cấp trên về việc kiểm tra và thi hành kỷ luật; xem xét mức độ thi hành kỷ luật của tổ chức đảng đúng hay chưa đúng.

- Về giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên.Tố cáo trong Đảng là việc làm của công dân, đảng viên báo cáo cho tổ chức

đảng hoặc cán bộ, đảng viên có trách nhiệm biết về hành của tổ chức đảng hoặc đảng viên mà người tố cáo cho lá sai trái, vi phạm Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tổ chức Đảng có thẩm quyền giải quyết tố cáo bao gồm cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ và uỷ ban kỉêm tra các cấp, có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên thuộc phạm vi quản lý của cấp uỷ cấp mình.

Uỷ ban kiểm tra đảng uỷ cơ sở có nhiệm vụ giải quyết những tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên thuộc phạm vi quản lý của đảng uỷ cơ sở, có nội dung liên quan đến chấp hành Điều lệ Đảng, đường lối, nghị quyết, nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng; liên quan đến tiêu chuẩn đảng viên, cấp uỷ viên và việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên. Những tố cáo có nội dung liên quan đến pháp luật, kinh tế…vẫn xem

6

Page 7: Bai so 5.doc

xét giải quyết. Những trường hợp tố cáo mà uỷ ban kiểm tra không đủ khả năng, điều kiện xem xét, kết luận thì báo cáo với cấp uỷ, để cấp uỷ chỉ đạo, phối hợp với các tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật xem xét kết luận và giải quyết.

Những tố cáo về nghi vấn hoạt động chính trị phản động, về lịch sử chính trị thì chuyển cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết.

Không xem xét, giải quyết những tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ và những tố cáo có tên đã được cấp có thẩm quyền do Điều lệ Đảng quy định xem xét, kết luận, nay tố cáo lại nhưng không có thêm tài liệu, chứng cứ mới; những tố cáo có tên nhưng nội dung không cụ thể, không có căn cứ để thẩm tra xác minh; những thư tố cáo sao chụp chữ ký mà không ký trực tiếp cũng không xem xét, giải quyết.

Tổ chức đảng và đảng viên bị tố cáo, khi được kiểm tra phải báo cáo trung thực, rõ ràng, đầy đủ, kịp thời với tổ chức đảng có thẩm quyền; được đưa ra những bằng chứng xác thực để chứng minh nội dung tố cáo không đúng.

Cần đảm bảo bí mật cho người tố cáo, không để cho tổ chức đảng và đảng viên bị tố cáo chủ trì, giải quyết việc tố cáo đối với mình. Uỷ ban kiểm tra (cấp giải quyết tố cáo) phải kiên quyết xử lý hoặc đề nghị với cấp có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước cũng như các cơ quan chức năng bảo vệ pháp luật nghiêm trị mọi hành động trù dập, trả thù người tố cáo, gây cản trở, không giải quyết tố cáo, bao che cho người bị tố cáo, hoặc lợi dụng tố cáo để xuyên tạc sự thật, vu cáo, đả kích, gây dư luận xấu đối với người khác.

Giải quyết tố cáo là nhiệm vụ thường xuyên và trực tiếp của uỷ ban kiểm tra. Tiến hành tốt công tác này, vừa giúp cho tổ chức đảng và đảng viên bị tố cáo nhận thức rõ sai lầm, khuyết điểm để ngăn ngừa, sửa chữa hoặc thanh minh, bảo vệ cho tổ chức đảng và đảng viên bị tố cáo sai, bị vu cáo…, vừa bảo đảm quyền dân chủ của đảng viên và quần chúng trong công tác xây dựng đảng, vừa tăng cường sự đoàn kết nhất trí về chính trị và tư tưởng trong nhân dân.

- Giải quyết khiếu nại kỷ luật trong ĐảngKhiếu nại kỷ luật trong Đảng là quyền của tổ chức đảng và đảng viên bị thi

hành kỷ luật. Cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp có nhiệm vụ giải quyết khiếu nại kỷ luật trong Đảng. Ban thường vụ, ủy ban kiểm tra của đảng ủy cơ sở và đảng ủy bộ phận có trách nhiệm xem xét khiếu nại về kỷ luật của đảng viên do chi bộ quyết định, nhưng không có quyền chuẩn y, thay đổi hoặc xóa bỏ hình thức kỷ luật mà phải đề nghị đảng ủy cơ sở xem xét, quyết định. Việc giải quyết khiếu nại của tổ chức đảng và đảng viên phải tiến hành tuần tự từ ủy ban kiểm tra hoặc cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức đảng đã quyết định thi hành kỷ luật. Sau khi được giải quyết, nếu đảng viên hoặc tổ chức đảng bị thi hành kỷ luật không đồng ý, có khiếu nại tiếp thì cấp trên nữa mới giải quyết, lần lượt cho đến Ban Chấp hành Trung ương.

Khi nhận được khiếu nại kỷ luật, cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra phải thông báo cho tổ chức đảng hoặc người khiếu nại biết. Phải lắng nghe ý kiến trình bày của người khiếu nại, nghiên cứu nghiêm túc hồ sơ và các tài liệu có liên quan, xác định vấn đề thẩm tra, xem xét, giải quyết. Kể từ ngày nhận được khiếu nại trong thời hạn

7

Page 8: Bai so 5.doc

90 ngày đối với cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tương đương trở xuống, 180 ngày đối với cấp Trung ương, cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra phải xem xét giải quyết, trả lời cho tổ chức đảng hoặc người khiếu nại biết.

Không giải quyết những trường hợp khiếu nại sau đây: quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày tổ chức đảng, đảng viên nhận được quyết định kỷ luật; đã được cấp có thẩm quyền cao nhất xem xét, kết luận mà không có chứng cứ mới; bị tòa án quyết định hình phạt từ cảnh cáo trở lên chưa được cơ quan pháp luật có thẩm quyền hủy bỏ bản án; cá nhân, tập thể và tổ chức đảng khiếu nại hộ cho tổ chức và người bị thi hành kỷ luật; khiếu nại khi chưa có quyết định kỷ luật của tổ chức đảng có thẩm quyền.

Trường hợp người bị thi hành kỷ luật có khiếu nại chưa được giải quyết mà đã qua đời thì tổ chức đảng vẫn xem xét, giải quyết.

c. Một số vấn đề cần nắm vững trong công tác kiểm traMột là, nắm vững tư tưởng chỉ đạo: chủ động, chiến đấu, giáo dục, hiệu quả. Phải thường xuyên chủ động nắm vững tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị

và công tác xây dựng Đảng cơ sở. Từ đó, có chương trình, kế hoạch kiểm tra và tiến hành thực hiện theo chương trình, kế hoạch đã đề ra.

Khi tổ chức đảng và đảng viên có dấu hiệu vi phạm hoặc đã vi phạm, đã mắc sai lầm, khuyết điểm, tổ chức đảng, các cơ quan có trách nhiệm trong công tác kiểm tra và mọi đảng viên phải nêu cao tính chiến đấu, đấu tranh tìm ra sự thật, làm rõ đúng sai, làm rõ tính chất, mức độ tác hại, nguyên nhân vi phạm…, để đi đến kết luận đúng đắn. Qua mỗi vụ việc kiểm tra, kỷ luật cần rút ra những bài học về giáo dục, quản lý và rèn luyện cán bộ, đảng viên, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, góp phần thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng.

Hai là, nắm vững phương pháp cơ bản của công tác kiểm tra.Kiểm tra là một nội dung của công tác đảng, là sinh hoạt nội bộ Đảng. Do đó,

tiến hành công tác kiểm tra phải giữ vững nguyên tắc lãnh đạo và sinh hoạt đảng đúng tính chất công tác đảng. Vì vậy, phương pháp tiến hành công tác kiểm tra là:

- Phải dựa vào tổ chức và chính tổ chức đảng phải có trách nhiệm tiến hành công tác kiểm tra. Phát huy tinh thần tự giác của đảng viên và tổ chức đảng; động viên, giúp đỡ người vi phạm thành khẩn nhận thức đúng sai lầm, khuyết điểm, thiếu sót để khắc phục, sửa chữa.

- Phát huy tinh thần xây dựng Đảng của nhân dân, để nhân dân chủ động và tích cực đóng gáp ý kiến cho tổ chức đảng và đảng viên. Việc lấy ý kiến của nhân dân góp ý cần được lãnh đạo, tổ chức chặt chẽ, chu đáo bằng nhiều hình thức, phương pháp phù hợp để đem lại kết quả.

- Phải thận trọng, chu đáo trong việc xác minh, thẩm tra. Chưa thẩm tra, xác minh thì chưa kết luận.

Ba là, nắm vững và thực hiện tốt các hình thức kiểm tra.- Kiểm tra thường xuyên.

8

Page 9: Bai so 5.doc

Hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên trên các lĩnh vực diễn ra thường xuyên, do đó công tác kiểm tra cũng phải được tiến hành thường xuyên, gắn chặt với các hoạt động ấy. Kiểm tra thường xuyên được thực hiện thông qua các hoạt động: thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng đảng ở cơ sở; thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; sinh hoạt thường kỳ ở chi bộ mà kiểm điểm công tác lãnh đạo, tự phê bình và phê bình; phân tích chất lượng đảng viên; sơ kết, tổng kết; thông báo của tổ chức đảng cấp trên để đánh giá đúng ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu của tổ chức đảng và đảng viên. Muốn vậy, cấp ủy, ủy ban kiểm tra phải thường xuyên sinh hoạt, tham dự sinh hoạt đảng, tham dự các buổi sinh hoạt của đoàn thể nhân dân để nắm tình hình hoạt động của các đoàn thể và tình hình hoạt động của tổ chức đảng, đảng viên, qua đó mà phát hiện vấn đề cần xem xét, giải quyết.

- Kiểm tra định kỳ.Kiểm tra định kỳ là hình thức kiểm tra mà các tổ chức đảng xác định rõ kế

hoạch, thời gian, nội dung cụ thể và tạo điều kiện để tiến hành. Tùy theo đặc điểm, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng mà xác định nội dung, thời gian định kỳ kiểm tra cho phù hợp. Nội dung kiểm tra định kỳ có thể là kiểm tra toàn diện, nhưng cũng có thể chỉ đi sâu một số nội dung cần thiết, có tính chất chuyên đề như: kiểm tra việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc ra nghị quyết và thực hiện nghị quyết; kiểm tra việc tự phê bình, phê bình …

- Kiểm tra đột xuất, bất thường.Hình thức này được áp dụng khi có sự việc đột xuất xảy ra; khi có đơn thư tố

cáo, khiếu nại của đảng viên và quần chúng. Đối tượng kiểm tra thường ít, nội dung tập trung vào một số vấn đề nhất định, yêu cầu cần được xem xét và kết luận nhanh chóng. Vì vậy, khi tiến hành kiểm tra bất thường phải lên kế hoạch chu đáo, tỉ mỉ, xác định rõ mục đích, yêu cầu, đối tượng, nội dung và hình thức kiểm ta; bố trí lực lượng tham gia, định thời gian kiểm tra, kết luận cụ thể,chính xác.

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG1. Về khen thưởngĐiều 34 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định: “Tổ chức đảng và đảng

viên có thành tích được khen thưởng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương”. Việc khen thưởng đối với tổ chức đảng và đảng viên được quy định như sau:

a. Hình thức khen thưởng trong Đảng- Đối với tổ chức đảng: biểu dương, tặng giấy khen, bằng khen, tặng cờ, tặng

thưởng huân chương, huy chương và các danh hiệu vinh dự khác của Đảng và Nhà nước.

- Đối với đảng viên: biểu dương, tặng giấy khen, bằng khen, Huy hiệu Đảng 30 năm, 40 năm, 50 năm, 60 năm, 70 năm, 80 năm tuổi đảng, tặng thưởng huân chương, huy chương và các danh hiệu vinh dự khác của Đảng và Nhà nước.

b. Thẩm quyền khen thưởng- Chi bộ: biểu dương tổ đảng và đảng viên trong chi bộ.

9

Page 10: Bai so 5.doc

- Đảng ủy bộ phận: biểu dương tổ chức đảng và đảng viên trong đảng bộ.- Đảng ủy cơ sở: quyết định công nhận chi bộ trong sạch, vững mạnh, biểu

dương, khen thưởng, tặng giấy khen cho tổ chức đảng và đảng viên trong đảng bộ.- Huyện ủy (và tương đương): quyết định công nhận tổ chức cơ sở đảng trong

sạch, vững mạnh, tặng giấy khen cho tổ chức đảng và đảng viên trong đảng bộ.- Tỉnh ủy (và tương đương): quyết định tặng bằng khen, tặng cờ cho tổ chức

đảng, tặng Huy hiệu Đảng 30 năm, 40 năm, 50 năm, 60 năm, 70 năm, 80 năm tuổi đảng, bằng khen cho đảng viên trong đảng bộ.

- Việc tặng thưởng huân chương, huy chương và các danh hiệu cao quý khác cho tổ chức đảng và đảng viên thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và pháp luật về khen thưởng.

c. Tiêu chuẩn, đối tượng tặng Huy hiệu Đảng.Những đảng viên hoạt động cách mạng lâu năm, giữ gìn được tư cách đảng

viên, có đủ 30 năm, 40 năm, 50 năm, 60 năm, 70 năm, 80 năm tuổi đảng trở lên thì được tặng Huy hiệu Đảng. Đảng viên đã từ trần, nếu thời gian tham gia sinh hoạt đảng có đủ tuổi đảng như nêu trên thì được tuy tặng Huy hiệu Đảng. Tại thời điểm xét tặng Huy hiệu Đảng, đảng viên bị kỷ luật về Đảng từ hình thức cảnh cáo trở lên thì chưa được xét tặng; sau sáu tháng (đối với kỷ luật cảnh cáo), một năm (đối với kỷ luật cách chức), nếu sửa chữa tốt khuyết điểm sẽ được xét tặng Huy hiệu Đảng. Đảng viên bị bệnh nặng có thể được xét tặng Huy hiệu Đảng sớm, nhưng thời gian xét tặng không được quá một năm so với thời gian quy định.

- Việc tặng giấy khen, bằng khen, tặng cờ đối với tổ chức đảng, tặng giấy khen, bằng khen đối với đảng viên và thủ tục xét tặng Huy hiệu Đảng, các hình thức khen thưởng khác ở trong Đảng thực hiện theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.

- Chi bộ bình chọn và đề nghị đảng ủy cơ sở khen thưởng đối với đảng viên có thành tích hằng năm. Cấp ủy cấp trên cơ sở (huyện ủy, quận ủy, tỉnh ủy, thành ủy…) xem xét, quyết định khen thưởng những đảng viên có thành tích đặc biệt xuất sắc theo định kỳ hoặc bất thường theo đề nghị của cấp ủy cơ sở.

d. Giá trị tặng phẩm kèm theo các hình thức khen thưởng của Đảng.- Tặng phẩm kèm theo các hình thức khen thưởng huân, huy chương và các

danh hiệu cao quý khác, thực hiện theo quy định chung của Nhà nước.- Tặng phẩm kèm theo đối với các đảng viên được tặng Huy hiệu Đảng và các

hình thức khen thưởng khác trong Đảng được quy định thống nhất và nguồn kinh phí được trích từ quỹ khen thưởng chung của các địa phương và ngành hoặc một phần từ tài chính Đảng.

2. Về kỷ luậta. Mục đích kỷ luật của ĐảngThi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng viên nhằm giữ vững sự đoàn kết

trong Đảng, tăng cường sự thống nhất ý chí và hành động, tăng cường sức chiến đấu của Đảng, làm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh. Nếu kỷ luật của Đảng không nghiêm thì chủ trương, đường lối của Đảng bị chấp hành sai lệch, tổ chức đảng lỏng

10

Page 11: Bai so 5.doc

lẻo, vai trò lãnh đạo bị giảm sút, tổ chức đảng sẽ suy yếu. Vì vậy, những biểu hiện coi thường, xem nhẹ kỷ luật của Đảng cũng như mọi hành vi vi phạm kỷ luật, dù nhỏ cũng làm suy giảm sức chiến đấu và vai trò lãnh đạo của Đảng.

b. Đối tượng xử lý kỷ luậtCùng với việc khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên có thành tích, Điều lệ

Đảng cũng quy định các hình thức kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng viên vi phạm kỷ luật phải xử lý. Trong tình hình hiện nay, cần tập trung xử lý nghiêm những vi phạm sau:

- Lợi dụng dân chủ để tuyên truyền chống đảng; cố ý nói, viết và làm trái Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng; vô tổ chức, vô kỷ luật, không chấp hành nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Vi phạm nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ; cơ hội, kèn cựa, địa vị, độc đoán, chuyên quyền, lợi dụng dân chủ để kéo bè, kéo cánh gây mất đoàn kết nội bộ.

- Những hành vi tham nhũng, buôn lậu của cán bộ, đảng viên ở bất kỳ cấp nào, lĩnh vực nào.

- Quan liêu, thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý để địa phương, đơn vị mình trực tiếp phụ trách xảy ra tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết và các tiêu cực khác, gây hậu quả nghiêm trọng. Bản thân gây thiệt hại về kinh tế phải bồi hoàn nhưng cố ý không bồi hoàn.

- Suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống: nghiện ma túy; nghiện rượu, bia đến mức bê tha; tổ chức, tham gia các hoạt động không lành mạnh, bất chính, hành nghề mê tín dị đoan, tham gia tà đạo ….

Đảng viên ở bất kỳ cương vị nào, nếu vi phạm một trong những nội dung trên đều phải xử lý kỷ luật nghiêm minh. Đối với những vi phạm khác nếu đến mức phải xử lý kỷ luật, cũng phải xem xét, thi hành kỷ luật kịp thời để hạn chế và phòng ngừa vi phạm.

c. Tính chất kỷ luật của Đảng – nghiêm túc và tự giác- Nghiêm túc là mọi tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành vô điều kiện kỷ

luật của Đảng, Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị và các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng. Đảng không giảm bớt yêu cầu có tính nguyên tắc đó đối với bất cứ ai; không để cho ai có đặc quyền, đặc lợi và không cho phép ai coi là ngoại lệ.

- Tự giác là đặc trưng cơ bản của kỷ luật trong Đảng. Mọi tổ chức đảng và đảng viên trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào cũng đều phải tự giác chấp hành kỷ luật của Đảng.

Tính tự giác và nghiêm túc là sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt tập trung dân chủ, bắt buộc và tự giác. Sự thống nhất và kết hợp giữa nghiêm túc và tự giác bảo đảm cho kỷ luật của Đảng thực sự là kỷ luật sắt.

d. Phương châm thi hành kỷ luật

11

Page 12: Bai so 5.doc

Điểm 1 Điều 35 Điều lệ Đảng quy định: “Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm kỷ luật phải xử lý công minh, chính xác, kịp thời”.

Công minh: bất cứ tổ chức đảng và đảng viên nào, không phân biệt tổ chức đảng cấp trên hay cấp dưới, đảng viên có chức vụ cao hay thấp, tuổi đảng nhiều hay ít…, nếu vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật đều phải bị xử lý kỷ luật, không ai được ngoại lệ, không có khu vực cấm.

Chính xác: việc thi hành kỷ luật phải đúng đối tượng vi phạm, đúng nội dung, tính chất, mức độ tác hại và nguyên nhân vi phạm. Phải căn cứ vào các bằng chứng xác thực, phân biệt bản chất và hiện tượng, vi phạm do nhận thức không đúng hay cố ý làm trái; vi phạm nhất thời hay có hệ thống hoặc do những yếu tố khác…, để xử lý được chính xác.

Kịp thời: việc thi hành kỷ luật phải được xem xét và xử lý một cách khẩn trương, không để chậm trễ, kéo dài làm giảm hay mất tác dụng giáo dục của việc thi hành kỷ luật, ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng.

đ. Các hình thức kỷ luậtĐối với tổ chức đảng, có ba hình thức kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo và giải tán.Đối với đảng viên chính thức có bốn hình thức kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo,

cách chức và khai trừ khỏi Đảng.Đối với đảng viên dự bị: khiển trách, cảnh cáo. Nếu vi phạm đến mức nghiêm

trọng, không đủ tư cách đảng viên thì xóa tên trong danh sách đảng viên dự bị (không thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ)

e. Thẩm quyền thi hành kỷ luật của chi bộ, đảng ủy cơ sởThẩm quyền thi hành kỷ luật của chi bộ, đảng ủy cơ sở được quy định tại Mục

1 Điều 36 Điều lệ Đảng như sau:“Chi bộ quyết định khiển trách cảnh cáo đảng viên trong chi bộ (kể cả cấp ủy

viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý) vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên (trừ nhiệm vụ do cấp trên giao).

Đảng ủy cơ sở quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong đảng bộ, cách chức cấp ủy viên cấp dưới.

Đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì có quyền quyết định khai trừ đảng viên, nhưng không phải là cấp ủy viên cùng cấp và đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý”

Một số vấn đề cần chú ý:- Đối với cấp ủy viên các cấp sinh hoạt tại chi bộ, từ ủy viên đảng ủy cơ sở cho

đến ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý, nếu vi phạm nhiệm vụ do cấp trên giao, phải áp dụng hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên thì chi bộ đề nghị lên cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

12

Page 13: Bai so 5.doc

- Quyết định kỷ luật hoặc đề nghị thi hành kỷ luật bằng các hình thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức đối với đảng viên phải được biểu quyết với sự đồng ý của trên một nửa số thành viên của tổ chức đảng (ở chi bộ là đảng viên chính thức)

- Trường hợp xóa tên đảng viên, khai trừ đảng viên thì phải được ít nhất hai phần ba số thành viên của tổ chức đảng nhất trí đề nghị và được cấp ủy cấp trên có thẩm quyền quyết định với sự nhất trí của trên một nửa số thành viên.

- Việc biểu quyết kỷ luật phải được thực hiện bằng phiếu kín. Trường hợp biểu quyết mà không đủ số phiếu cần thiết như quy định thì phải báo cáo đầy đủ kết quả bỏ phiếu lên cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Quyết định của cấp có thẩm quyền phải được chấp hành nghiêm chỉnh.

3. Một số vấn đề về nguyên tắc, thủ tục thi hành kỷ luật ở chi bộ, đảng bộ cơ sở

a. Nguyên tắc thi hành kỷ luật - Về quyết định thi hành kỷ luật:Chỉ có các tổ chức đảng do Điều lệ Đảng quy định và Ban chấp hành Trung

ương ủy quyền mới có thẩm quyền quyết định thi hành kỷ luật. Quyết định kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên có hiệu lực ngay sau khi công bố; thời gian công bố chậm nhất không qua 15 ngày, kể từ ngày ký quyết định kỷ luật. Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghiêm chỉnh mọi quyết định kỷ luật; nếu không đồng ý thì có quyền khiếu nại, nhưng trong khi chưa được giải quyết phải chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật đã được công bố.

Trường hợp chi bộ, đảng ủy không xử lý, hoặc xử lý không đúng mức đối với đảng viên vi phạm thì tổ chức đảng cấp trên quyết định các hình thức kỷ luật theo thẩm quyền, đồng thời xem xét trách nhiệm của chi bộ và đảng ủy.

Trường hợp đảng viên bị kỷ luật bằng hình thức cách chức, trong vòng một năm kể từ ngày có quyết định, không được bầu vào cấp ủy, không được bổ nhiệm vào các chức vụ tương đương và cao hơn. Đề nghị của tổ chức đảng cấp dưới về các hình thức kỷ luật cách chức, khai trừ ra khỏi Đảng, giải tán tổ chức đảng khi chưa được tổ chức có thẩm quyền quyết định công cố thì đảng viên đó vẫn được sinh hoạt đảng, tổ chức đảng đó vẫn được hoạt động.

Tổ chức đảng, đảng viên không đồng ý với quyết định kỷ luật thì trong vòng một tháng (01 tháng) kể từ ngày nhận được quyết định, có quyền khiếu nại với cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra cấp trên cho đến Ban Chấp hành Trung ương.

- Về việc giải quyết khiếu nại kỷ luật:Khi nhận được khiếu nại kỷ luật, cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra phải thông báo

cho tổ chức đảng hoặc người khiếu nại biết. Kể từ ngày nhận được khiếu nại, trong thời hạn 90 ngày đối với cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương trở xuống, 180 ngày đối với cấp Trung ương, cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra phải xem xét, giải quyết, trả lời cho tổ chức đảng hoặc người khiếu nại biết.

13

Page 14: Bai so 5.doc

Nghiêm cấm các hành vi cản trở, dìm bỏ, không xem xét giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng. Trường hợp hết thời hạn mà chưa giải quyết xong, cấp có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho đối tượng khiếu nại biết.

b. Thủ tục thi hành kỷ luậtViệc thi hành kỷ luật trong Đảng phải tuân theo những thủ tục chủ yếu sau đây: - Đảng viên vi phạm kỷ luật phải kiểm điểm trước chi bộ, tự nhận hình thức kỷ

luật. Nếu từ chối kiểm điểm hoặc tạm giam, chi bộ vẫn tiến hành xem xét kỷ luật. Đảng viên vi phạm là cấp uỷ viên, từ đảng uỷ viên cơ sở trở lên và cán bộ thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý thì việc tổ chức kiểm điểm ở tổ chức đảng nào sẽ do cấp uỷ hoặc uỷ ban kiểm tra của cấp quản lý cán bộ đó quyết định.

- Trước khi quyết định kỷ luật, đại diện tổ chức đảng có thẩm quyền nghe đảng viên vi phạm trình bày ý kiến (nghe trực tiếp hoặc bằng văn bản). Trường hợp đảng viên hoặc tổ chức đảng vi phạm vì một lý do nào đó mà không thể trực tiếp trình bày ý kiến với tổ chức đảng có thẩm quyền, thì báo cáo bằng văn bản và chấp hành mọi quyết định của tổ chức đảng có thẩm quyền.

- Việc công bố quyết định phải kịp thời, chậm nhất không quá 15 ngày kể từ ngày ký, nếu quá hạn không công bố thì phải báo cáo ngay với cấp uỷ có thẩm quyền xem xét quyết định. Khi công bố quyết định kỷ luật phải lập biên bản và có chữ ký của người có trách nhiệm, chữ ký của đảng viên hoặc đại diện tổ chức đảng bị vi phạm kỷ luật.

Phải làm cho mọi đảng viên thấy rõ mục đích của việc kỷ luât, thông qua đó để rút ra những bài học kinh nghiệm về việc rèn luyện, tu dưỡng, giáo dục và quản lý đảng viên.

- Đảng viên vi phạm nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật khai trừ, nhưng lại xin ra khỏi Đảng, thì phải thi hành kỷ luật khai trừ, không chấp nhận việc xin ra khỏi Đảng. Cấp uỷ viên vi phạm đến mức phải cách chức nhưng lại xin rút khỏi cấp uỷ, thì không chấp nhận việc xin rút khỏi cấp uỷ mà phải thi hành kỷ luật cách chức.

- Mọi hồ sơ liên quan đến việc thi hành kỷ luật phải được ghi chép cẩn thận, tỉ mỉ và lưu trữ lại, cấp nào ra quyết định kỷ luật thì cấp đó lưu trữ hồ sơ./.

CÂU HỎI THẢO LUẬN1. Công tác kiểm tra, giám sát của chi bộ, đảng bộ cơ sở bao gồm những nội

dung gì?2. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở như thế

nào? Những vấn đề cần nắm vững trong công tác kiểm tra?3. Phân tích phương châm thi hành kỷ luật của Đảng và liên hệ thực tế tại đơn

vị đồng chí?

14