bài tập tình huống trong tài chính doanh nghiệp, thạc sỹ

15
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Global Advanced Master of Business Administration BÀI TẬP CÁ NHÂN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Giảng viên: PGS. TS Nguyễn Thị Liên Hoa Họ và Tên: NGUYỄN THANH TÚ Lớp: GaMBA.C0311

Upload: tu-nguyen

Post on 07-Aug-2015

205 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

bao gồm 5 câu hỏi với 5 bài tập chủ đề phân tích

TRANSCRIPT

Page 1: bài tập tình huống trong tài chính doanh nghiệp, thạc sỹ

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

Global Advanced Master of Business Administration

BÀI TẬP CÁ NHÂN

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa

Họ và Tên: NGUYỄN THANH TÚ

Lớp: GaMBA.C0311

Tp. HCM – 11/2012

Page 2: bài tập tình huống trong tài chính doanh nghiệp, thạc sỹ

Tài chính doanh nghiệp

MỤC LỤC

Nội dung Trang

Đề bài............................................................................................................................3

Bài làm..........................................................................................................................5

Câu 1:............................................................................................................................5

Câu 2:............................................................................................................................6

Câu 3:............................................................................................................................8

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................11

2

Page 3: bài tập tình huống trong tài chính doanh nghiệp, thạc sỹ

Tài chính doanh nghiệp

ĐỀ BÀI

Bài 1. Chỉ có một số ít công ty, nếu có là có beta âm. Nhưng giả sử bạn tìm thấy một công ty có beta = -2,5.

a. Bạn sẽ mong đợi tỷ suất sinh lợi của cổ phần của công ty thay đổi như thế nào nếu tỷ suất sinh lợi thị trường tăng thêm 5%? Nếu tỷ suất sinh lợi thị trường giảm 5%?

b. Bạn có 1 triệu đô la đầu tư vào một danh mục cổ phần được đa dạng hóa tốt. Bây giờ bạn nhận thêm 20.000$ từ di chúc. Những hành động nào sau đây sẽ mang lại an toàn nhất cho tỷ suất sinh lợi danh mục đầu tư?

i. Đầu tư 20.000$ vào trái phiếu kho bạc (với beta = 0).ii. Đầu tư 20.000$ vào những cổ phần với beta = 1.iii. Đầu tư 20.000$ vào cổ phần với beta = -0,25.Giải thích câu trả lời của bạn.Bài 2. Giả dụ bạn có thể hoặc nắm giữ tiền mặt không sinh lãi hoặc đầu tư

vào chứng khoán có lãi suất 8%. Bạn không thể bán chứng khoán ngay khi cần tiền, vì vậy, bạn phải bù đắp cho số tiền mặt thâm hụt bằng cách sử dụng một hạn ngạch tín dụng ngân hàng với lãi suất 10%. Bạn nên đầu tư thêm hay bớt đầu tư vào chứng khoán trong mỗi tình huống dưới đây?

a. Đôi khi bạn không biết chắc lắm về các dòng tiền tương lai.b. Lãi suất vay ngân hàng tăng lên 11%.c. Lãi suất từ chứng khoán và lãi suất vay ngân hàng tăng cùng một tỷ lệ.d. Bạn điều chỉnh dự báo nhu cầu tiền mặt tương lai thấp xuống.Bài 3. Công ty VDEC đang quan tâm đến việc tính chi phí sử dụng vốn cho

công ty. Theo các điều tra hiện nay có những số liệu sau đây. Giả sử thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 40%.

Nợ: Công ty có thể tăng khoản nợ không giới hạn bằng cách bán trái phiếu coupon lãi suất 10% năm trả lãi hàng năm, trái phiếu có mệnh giá 1.000$. Chi phí hoa hồng trả cho nhà bảo lãnh phát hành 30$/cổ phần, chi phí phát hành 20$/cổ phần, thời hạn 10 năm.

Cổ phần ưu đãi: Công ty có thể bán cổ phần ưu đãi không giới hạn về số lượng với giá 100$/cổ phần lãi suất 11%/năm trả lãi hàng năm. Chi phí phát hành 20$/cổ phần.

Cổ phần thường: Cổ phần thường của công ty hiện nay đang bán với giá 80$/cổ phần. Công ty dự kiến chi trả cổ tức tiền mặt 6$/cổ phần vào năm sắp tới. Cổ tức của công ty tăng trưởng 6%/năm và không thay đổi trong tương lai. Cổ phần sẽ được bán dưới giá 4$/cổ phần, chi phí phát hành 4$/cổ phần. Công ty có thể bán với số lượng không hạn chế.

3

Page 4: bài tập tình huống trong tài chính doanh nghiệp, thạc sỹ

Tài chính doanh nghiệp

Lợi nhuận giữ lại: Công ty dự kiến giữ lại lợi nhuận 225.000$ trong năm tới. Nếu không có lợi nhuận giữ lại công ty sẽ phát hành cổ phần thường mới.

a.Tính chi phí sử dụng vốn cho từng nguồn tài trợ.b.Tính chi phí sử dụng vốn bình quân, giả định cấu trúc vốn mục tiêu là:Nguồn Tỷ trọngNợ dài hạn 40% Cổ phần ưu đãi 15%Cổ phần thường 45%Tổng cộng 100% (1) Xác định điểm gãy lợi nhuận giữ lại.(2) Tính chi phí sử dụng vốn biên tế và chi phí sử dụng vốn bình quân có

liên quan đến toàn bộ nguồn tài trợ mới.c. Sử dụng những thông tin về các cơ hội đầu tư trong bảng sau đây để vẽ

đường chi phí sử dụng vốn biên tế (WMCC) và đường cơ hội đầu tư (IOS) trên cùng đồ thị.

Dự án Đầu tư ban đầu IRRA 100.000$ 17,4%B 200.000$ 16%C 100.000$ 14,2%D 200.000$ 11,7%E 100.000$ 11,0%d. Bạn có lời khuyên gì về nguồn tài trợ nào công ty nên lựa chọn? tổng

nguồn tài trợ tối ưu cho công ty? và giải thích quan điểm của bạn.

4

Page 5: bài tập tình huống trong tài chính doanh nghiệp, thạc sỹ

Tài chính doanh nghiệp

BÀI LÀM

Bài 1: Ta có A = -2,5.a. Sự mong đợi tỷ suất sinh lợi của cổ phần công ty nếu tỷ suất sinh lợi thị

trường tăng thêm 5%, giảm thêm 5%: là độ nhạy của cổ phần của công ty đối với các biến đổi của thị trường.

Khi tỷ suất sinh lợi thị trường tăng thêm 5% thì tỷ suất sinh lợi của cổ phần của công ty sẽ giảm đi là 2,5 * 5% = 12,5%.

Khi tỷ suất sinh lợi thị trường giảm thêm 5% thì tỷ suất sinh lợi của cổ phần của công ty sẽ tăng lên là 2,5 * 5% = 12,5%.

b. Ta có 1.000.000$ đầu tư vào một danh mục được đa dạng hóa tốt. Có nghĩa là phần rủi ro không hệ thống của danh mục đã được loại bỏ. Rủi

ro của danh mục còn lại chính là rủi ro hệ thống của thị trường. Như vậy, danh mục có hệ số A = 1.

Ta có: A = 1 20.000$ từ di chúc:

X A=1.000 .000

1.000 .000+20.000=98,04 %

X B=20.000

1.000 .000+20.000=1,96 %

Đầu tư vào trái phiếu kho bạc B = 0: Rủi ro của danh mục đầu tư sẽ là: dm = XA.A + XB.B

dm = 0,9804

Đầu tư vào những cổ phần B = 1:Áp dụng công thức ta có dm = 1,0

Đầu tư vào cổ phần B = - 0,25:Áp dụng công thức ta có dm = 0,975

Như vậy, khi đầu tư vào các cổ phần có B = - 0,25 sẽ làm cho rủi ro của tỷ suất sinh lợi của danh mục đầu tư mới thấp nhất là 0,975.

5

Page 6: bài tập tình huống trong tài chính doanh nghiệp, thạc sỹ

Tài chính doanh nghiệp

Bài 2: Lãi suất của chứng khoán rck = 8%.Mck: tỷ lệ vốn đầu tư vào chứng khoán.Mtd: tỷ lệ hạn mức tín dụng trên tổng vốn.rtd: lãi suất vay rtd = 10%.Ta có tỷ suất sinh lợi của phương án: r = Mck (1+ rck) - Mtd (1+rtd) Sau khi chúng ta đầu tư thêm vào chứng khoán ∆Mck thì tỷ suất sinh lợi

mới của dự án khi nhu cầu tiền mặt không thay đổi (nếu chúng ta tăng thêm khoản đầu tư chứng khoán là ∆Mck thì tương ứng lượng tiền mặt thâm hụt cũng sẽ tăng ∆Mck) là:r’ = (Mck+∆Mck)*(1+ rck) – (Mtd+∆Mck)*(1+rtd) = r + ∆Mck (rck – rtd)

a. Khi không biết chắc chắn về các dòng tiền trong tương lai:

Như vậy, tỷ lệ hạn mức tín dụng ngân hàng trên tổng vốn phải bằng tỷ lệ vốn đã đầu tư vào chứng khoán Mck = Mtd.

r’ = Mck(rck - rtd) = Mck (8% - 10%) = - Mck * 2%Mặt khác: Mck [0;1] nên - 2% ≤ r’ ≤ 0: lợi nhuận của dự án luôn nhỏ hơn

≤ 0, chỉ bằng 0 khi Mck = 0. Như vậy, chúng ta không nên đầu tư vào chứng khoán, giảm đầu tư vào

chứng khoán, nắm giữ tiền mặt là tốt nhất.

b. Khi lãi suất ngân hàng tăng lên 11%, có nghĩa là rtd =11%:

Theo công thức ta có: r’ = r - ∆Mck * 3%Để giữ vững hoặc tăng tỷ suất lợi nhuận của dự án thì chúng ta cần phải có ∆Mck < 0 chúng ta giảm đầu tư vào chứng khoán.

c. Lãi suất từ chứng khoán và lãi suất vay ngân hàng tăng cùng một tỷ lệ

Theo công thức ta có: r’= r + ∆Mck (rck – rtd)rck = 8% < rtd = 10% => rck – rtd < 0 Nên nếu lãi suất từ chứng khoán và lãi suất vay ngân hàng tăng cùng một tỷ

lệ thì để r’ tăng hơn r thì ∆Mck phải < 0. Có nghĩa là ta phải giảm đầu tư chứng khoán.

6

Page 7: bài tập tình huống trong tài chính doanh nghiệp, thạc sỹ

Tài chính doanh nghiệp

d. Bạn điều chỉnh dự báo nhu cầu tiền mặt tương lai thấp xuống:Nếu nhu cầu tiền mặt của dự án giảm xuống 1 khoản ∆M td thì như vậy sẽ có

1 khoản ∆Mtd nhàn rỗi có thể đầu tư sinh lợi ta nên tăng đầu tư chứng khoán.

Bài 3: Công ty VDEC đang quan tâm đến việc tính chi phí sử dụng vốn cho công ty. Ta có thuế thu nhập doanh nghiệp (T = 40%).

1. Chi phí sử dụng vốn vay:- Trái phiếu Coupon: Lãi suất 10%

Lãi vay hàng năm: R = 100$Mệnh giá: FV = 1.000$Thời hạn: 10 nămDoanh thu phát hành thuần cho 1 cổ phần:P0 = 1.000 – 30 – 20 = 950$Chi phí sử dụng vốn trước thuế:

r D=R+

FV−P0

nFV+ P0

2

=100+ 1.000−950

101000+950

2

= 10,77%

Chi phí sử dụng vốn sau thuế:r*

D = rD (1 – T) = 10,77% . (1- 40%) = 6,46%- Cổ phần ưu đãi:

Mệnh giá Pp = 100$Chi phí phát hành 20$/cổ phầnLãi suất 11%Doanh thu thuần từ phát hành cổ phiếu ưu đãi: P’p = 100 – 20 = 80$Cổ tức hàng năm Dp = 11% x 100 = 11$Suy ra, chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi là:

r p=D p

Pp' =11

80 = 13,75%

- Cổ phần thường phát hành mới:Doanh thu phát hành mới cổ phần thường: P’0 = 80$ - 4$ - 4$ = 72$Cổ tức dự kiến vào cuối năm 1: D1 = 6$Tỷ lệ tăng trưởng đều hàng năm của cổ tức: g = 6%Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường phát hành mới rne như sau:

rne=D1

P ' 0

+g= 672

+6%=14,33 %

- Thu nhập giữ lại:Giá cổ phần thường: P’0 = 80$

7

Page 8: bài tập tình huống trong tài chính doanh nghiệp, thạc sỹ

Tài chính doanh nghiệp

Cổ tức dự kiến vào cuối năm 1: D1 = 6$Tỷ lệ tăng trưởng đều hàng năm của cổ tức: g = 6%Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường là:

re=D1

P0

+g= 680

+6 %=13,50 %

Thu nhập giữ lại như là sự gia tăng nguồn vốn cổ phần thường mà không tốn chi phí phát hành, chúng ta có thể xác định chi phí lợi nhuận giữ lại ngang bằng với chi phí sử dụng vốn cổ phần thường: rre = re = 13,50%

2. Chi phí sử dụng vốn bình quân:Cấu trúc nguồn vốn mục tiêu:

Nguồn Tỷ trọngNợ vay dài hạnCổ phần ưu đãiCổ phần thường

40%15%45%

Tổng 100%

Công ty kỳ vọng được lợi nhuận giữ lại là 225.000$ trong năm tới. Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC như sau:

Nguồn tài trợ Tỷ trọngChi phí sử dụng

vốnChi phí sử dụng vốn

tính theo tỷ trọngNợ vay dài hạn 40% 6,46% 2,584%Cổ phần ưu đãi 15% 13,75% 2,062%Lợi nhuận giữ lại 45% 13,50% 6,075%Tổng cộng 100% 10,721%

Vậy chi phí sử dụng vốn bình quân là 10,721%Nếu không có lợi nhuận giữ lại thì công ty sẽ phát hành cổ phiếu thường, lúc

này chi phí sử dụng vốn bình quân sẽ là:

Nguồn tài trợ Tỷ trọngChi phí sử dụng

vốnChi phí sử dụng vốn

tính theo tỷ trọngNợ vay dài hạn 40% 6,46% 2,584%Cổ phần ưu đãi 15% 13,75% 2,062%Cổ phần thường phát hành mới

45% 14,33% 6,449%

Tổng cộng 100% 11,095%

Chi phí sử dụng vốn bình quân trong trường hợp này là 11,095%Điểm gãy lợi nhuận giữ lại:BPlợi nhuận giữ lại = 225.000 /45% = 500.000$

Quy mô của Nguồn tài trợ Tỷ trọng Chi phí Chi phí 8

Page 9: bài tập tình huống trong tài chính doanh nghiệp, thạc sỹ

Tài chính doanh nghiệp

tổng nguồn tài trợ

theo tỷ trọng

Từ 0$ đến 500.000$

Nợ vay dài hạn 40% 6,46% 2,584%Cổ phần ưu đãi 15% 13,75% 2,062%Lợi nhuận giữ lại 45% 13,50% 6,075%Chi phí sử dụng vốn bình quân 10,721%

Từ 500.000$ trở lên

Nợ vay dài hạn 40% 6,46% 2,584%Cổ phần ưu đãi 15% 13,75% 2,062%Cổ phiếu thường phát hành mới

45% 14,33% 6,449%

Chi phí sử dụng vốn bình quân 11,095%

0

100000

200000

300000

400000

500000

600000

700000

800000

900000

1000000

11000008

8.5

9

9.5

10

10.5

11

11.5

10,72111,095

WCMM

%

Hình 3.1 Chi phí sử dụng vốn biên tế - WCMM của VDEC

Chi phí sử dụng vốn biên tế WMCC của công ty VDEC

Phạm vi của tổng nguồn tài trợ WACC

0$ đến 500.000$ 10,721%

Từ 500.000$ trở lên 11,095%

9

Page 10: bài tập tình huống trong tài chính doanh nghiệp, thạc sỹ

Tài chính doanh nghiệp

0

100000

200000

300000

400000

500000

600000

700000

800000

900000

1000000

110000010

11

12

13

14

15

16

17

18A

17.4

B

16,0

C

14.2

D

11.7 E

11 IOS

Hình 1.3 Kết hợp các quyết định đầu tư và tài trợ của công ty VDEC

3. Khi tỷ suất sinh lợi của các dự án cao hơn chi phí sử dụng vốn biên tế thì dự án đó sẽ được chấp nhận. Trong khi IRR sẽ giảm dần nhưng vẫn còn có nhiều dự án được chấp nhận.

Chi phí sử dụng vốn biên tế sẽ gia tăng theo tổng quy mô nguồn vốn đầu tư gia tăng. Khi vượt quá điểm này, IRR của dự án sẽ thấp hơn chi phí sử dụng vốn của nó. Do vậy, các dự án được chấp nhận là các dự án được bắt đầu với khoảng cách IRR và WACC max và sau đó giảm dần cho tới điểm có IRR = WACC. Chúng ta nhận thấy Công ty VDEC nên chọn thực hiện các dự án A, B, C, D với tổng nguồn tài trợ tối ưu là: 100.000 + 200.000 + 100.000 + 200.000 = 600.000$. Không chọn dự án E vì IRR < WMCC.

10

Page 11: bài tập tình huống trong tài chính doanh nghiệp, thạc sỹ

Tài chính doanh nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng chương trình MBA của Griggs do PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa trình bày.

2. Tài chính doanh nghiệp hiện đại – Khoa TCDN Trường Đại học Kinh tế TPHCM.

11

Page 12: bài tập tình huống trong tài chính doanh nghiệp, thạc sỹ

Tài chính doanh nghiệp

12