duthaovanban.molisa.gov.vnduthaovanban.molisa.gov.vn/duthao/tt ban hanh.doc · web viewbỘ lao...

576
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /2020/TT- BLĐTBXH Hà Nội, ngày tháng năm 2020 THÔNG TƯ Ban hành Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014; Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Căn cứ Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam; Căn cứ Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng để áp dụng đối với các trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học có đào tạo trình độ cao đẳng (sau đây gọi là các trường), gồm: TT Tên ngành, nghề 1 Bảo trì và sửa chữa thiết bị nhiệt 2 Bảo vệ môi trường công nghiệp 3 Biên đạo múa

Upload: others

Post on 21-Oct-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /2020/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày tháng năm 2020

THÔNG TƯ

Ban hành Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam;

Căn cứ Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;

Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp,

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng để áp dụng đối với các trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học có đào tạo trình độ cao đẳng (sau đây gọi là các trường), gồm:

TT

Tên ngành, nghề

1

Bảo trì và sửa chữa thiết bị nhiệt

2

Bảo vệ môi trường công nghiệp

3

Biên đạo múa

4

Chạm khắc đá

5

Chăn nuôi - Thú y

6

Chăn nuôi gia súc, gia cầm

TT

Tên ngành, nghề

7

Công chứng

8

Công nghệ chống ăn mòn kim loại

9

Công nghệ điện ảnh - truyền hình

10

Công nghệ hoá nhựa

11

Công nghệ kỹ thuật đóng mới thân tàu biển

12

Công nghệ mạ

13

Công nghệ sơn tàu thuỷ

14

Công nghệ sơn tĩnh điện

15

Công nghệ thông tin (UDPM)

16

Đồ họa

17

Đúc, dát đồng mỹ nghệ

18

19

Hoá phân tích

20

Kế toán

21

Khai thác máy tàu biển

22

Khai thác, đánh bắt hải sản

23

Khoan đào đường hầm

24

Khoan khai thác mỏ

25

Khoan nổ mìn

26

Khoan thăm dò địa chất

27

Kiểm ngư

28

Kinh doanh xuất nhập khẩu

29

Kỹ thuật dược

30

31

Kỹ thuật máy nông nghiệp

32

Kỹ thuật phục hồi chức năng

33

Kỹ thuật truyền dẫn quang và vô tuyến

34

Kỹ thuật tua bin

35

Lặn nghiên cứu khảo sát

36

Lặn thi công

37

Lắp đặt cầu

TT

Tên ngành, nghề

38

Lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 220 KV trở lên

39

Lắp đặt giàn khoan

40

Lắp đặt thiết bị điện

41

Luyện Ferro hợp kim

42

Luyện gang

43

Luyện kim màu

44

Luyện thép

45

Marketing

46

Marketing du lịch

47

Nuôi trồng thuỷ sản

48

Piano

49

Quản lý và kinh doanh nông nghiệp

50

Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 220 KV trở lên

51

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

52

Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống

53

Sản xuất các chất vô cơ

54

Sản xuất gạch Ceramic

55

Sản xuất gạch Granit

56

Sản xuất gốm xây dựng

57

Sản xuất phân bón

58

Sản xuất pin, ắc quy

59

Sản xuất sản phẩm giặt tẩy

60

Sản xuất sản phẩm kính, thuỷ tinh

61

Sản xuất sơn

62

Sản xuất sứ xây dựng

63

Sản xuất vật liệu hàn

64

Sản xuất vật liệu nổ công nghiệp

65

Sản xuất xi măng

66

Sửa chữa máy tàu biển

67

Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí

TT

Tên ngành, nghề

68

Sửa chữa thiết bị hoá chất

69

Sửa chữa thiết bị in

70

Sửa chữa thiết bị khai thác dầu khí

71

Sửa chữa thiết bị mỏ hầm lò

72

Sửa chữa thiết bị tự động hoá

73

Thí nghiệm điện

74

Thông tin tín hiệu đường sắt

75

Tin học ứng dụng

76

Trồng cây công nghiệp

77

Vận hành thiết bị hoá dầu

78

Vận hành thiết bị mỏ hầm lò

79

Vận hành thiết bị sàng tuyển quặng kim loại

80

Vận hành thiết bị sàng tuyển than

81

Vận hành trạm khí hoá than

82

Vận hành, sửa chữa máy tàu cá

83

Vận hành, sửa chữa trạm xử lý nước thải mỏ hầm lò

84

Xây dựng công trình thủy

85

Xây dựng công trình thủy điện

86

Xử lý chất thải công nghiệp và y tế

87

88

Xử lý chất thải trong sản xuất cao su

89

Xử lý chất thải trong sản xuất thép

90

Xử lý rác thải

Điều 2. Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ban hành hướng dẫn chi tiết khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho từng vị trí việc làm theo ngành, nghề đào tạo quy định tại Điều 1 của Thông tư này để các trường làm căn cứ tổ chức xây dựng, thẩm định, phê duyệt chương trình, giáo trình đào tạo áp dụng cho trường mình.

Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2021.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các trường trực thuộc; các trường có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đối với các ngành, nghề quy định tại Điều 1 và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

  Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Chính phủ;- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);

- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;- Công báo, Website Chính phủ;

- Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH, Website Bộ;- Lưu: VT, TCGDNN (20 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY ĐỊNH

Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, báo chí và thông tin

(Ban hành kèm theo Thông tư số /2020/TT-BLĐTBXH ngày tháng năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

1.

QUY ĐỊNH

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA THIẾT BỊ NHIỆT

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Bảo trì và sửa chữa thiết bị nhiệt trình độ cao đẳng là ngành/nghề thực hiện các công việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị nhiệt đúng yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế và đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người có trình độ cao đẳng chuyên môn về Bảo trì và sửa chữa thiết bị nhiệt thường đảm nhận vị trí công việc là nhân viên kỹ thuật bảo trì, vận hành, sửa chữa; nhân viên tư vấn bán hàng, tư vấn kỹ thuật... thuộc các lĩnh vực như: lạnh dân dụng và thương nghiệp, lạnh công nghiệp, điều hòa không khí, sấy, lò hơi và các ngành liên quan. Ngoài ra, người học còn có thể đảm nhận các vị trí công việc: Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, gia công, sản xuất kinh doanh thiết bị vật tư chuyên ngành.

Các công việc của ngành/nghề chủ yếu được thực hiện trong môi trường làm việc không cố định, làm việc tại những nơi phát sinh bụi, tiếng ồn, thiếu ánh sáng, nhiệt độ thay đổi; làm việc trên cao... Chính vì vậy, để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng với vị trí công việc.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.941 giờ (tương đương 78 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Mô tả và giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, nguyên tắc điều khiển, nguyên tắc bảo vệ hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống sấy, hệ thống lò hơi;

- Xác định được quy trình Bảo trì, bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống máy lạnh công nghiệp, thương nghiệp, dân dụng, các hệ thống điều hòa không khí cục bộ, điều hòa không khí trung tâm, thiết bị sấy, lò hơi... đạt yêu cầu kỹ thuật, công nghệ;

- Phân tích được các đặc tính kỹ thuật, các thông số kỹ thuật của các chi tiết, cụm chi tiết, các thiết bị trong hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống sấy, hệ thống lò hơi;

- Mô tả được các phương pháp đo đạc, kiểm tra, phân tích và đề xuất phương án khắc phục, sửa chữa, thay thế các thiết bị trong hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống sấy, hệ thống lò hơi đúng kỹ thuật và an toàn lao động;

- Trình bày được một số nội dung cơ bản về cơ khí, kỹ thuật điện và kỹ thuật điều khiển tự động;

- Xác định được các tiêu chuẩn an toàn lao động;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định

3. Kỹ năng

- Vận hành được các thiết bị trong hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống sấy, hệ thống lò hơi đạt yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;

- Kiểm tra và đánh giá được hiện trạng của hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống sấy, hệ thống lò hơi;

- Thiết lập và thực hiện được quy trình bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị trong hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống sấy, hệ thống lò hơi;

- Đọc được các bản vẽ thiết kế, thi công;

- Lập được kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị trong hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống sấy, hệ thống lò hơi;

- Sử dụng thành thạo các dụng cụ trang thiết bị chuyên ngành đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;

- Thực hiện được các biện pháp vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động;

- Thích nghi được với các môi trường làm việc khác nhau (doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài);

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

- Tự chủ trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh về kỹ thuật;

- Đánh giá được chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

- Tuân thủ và chấp hành tốt các qui định pháp luật, chính sách của nhà nước trong các hoạt động về chuyên môn nghiệp vụ;

- Chấp hành nghiêm quy định về bảo hộ lao động, an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy;

- Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Bảo trì và sửa chữa hệ thống lạnh dân dụng và thương nghiệp;

- Bảo trì và sửa chữa hệ thống lạnh công nghiệp;

- Bảo trì và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí;

- Bảo trì và sửa chữa hệ thống lò hơi, hệ thống sấy;

- Tham gia thiết kế, lập dự án, giám sát thi công công trình cơ - nhiệt - điện;

- Sản xuất, gia công thiết bị nhiệt, tham gia kiểm định thiết bị áp lực;

- Tư vấn, bán hàng vật tư, thiết bị nhiệt.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Bảo trì và sửa chữa thiết bị nhiệt, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Bảo trì và sửa chữa thiết bị nhiệt trình độ trung cấp là ngành/nghề thực hiện các công việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị nhiệt đúng yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế và đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người có trình độ cao đẳng chuyên môn về Bảo trì và sửa chữa thiết bị nhiệt thường đảm nhận vị trí công việc là nhân viên kỹ thuật bảo trì, vận hành, sửa chữa; nhân viên tư vấn bán hàng, tư vấn kỹ thuật... thuộc các lĩnh vực như: lạnh dân dụng và thương nghiệp, lạnh công nghiệp, điều hòa không khí, sấy, lò hơi và các ngành liên quan. Ngoài ra, người học còn có thể đảm nhận các vị trí công việc: Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, gia công, sản xuất kinh doanh thiết bị vật tư chuyên ngành.

Các công việc của ngành/nghề chủ yếu được thực hiện trong môi trường làm việc không cố định, làm việc tại những nơi phát sinh bụi, tiếng ồn, thiếu ánh sáng, nhiệt độ thay đổi; làm việc trên cao... Chính vì vậy, để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng với vị trí công việc.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.545 giờ (tương đương 56 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Mô tả và giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, nguyên tắc điều khiển, nguyên tắc bảo vệ hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống sấy, hệ thống lò hơi;

- Xác định được quy trình Bảo trì, bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống máy lạnh công nghiệp, thương nghiệp, dân dụng, các hệ thống điều hòa không khí cục bộ, điều hòa không khí trung tâm, thiết bị sấy, lò hơi... đạt yêu cầu kỹ thuật, công nghệ;

- Phân tích được các đặc tính kỹ thuật, các thông số kỹ thuật của các chi tiết, cụm chi tiết, các thiết bị trong hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống sấy, hệ thống lò hơi;

- Mô tả được các phương pháp đo đạc, kiểm tra, phân tích và đề xuất phương án khắc phục, sửa chữa, thay thế các thiết bị trong hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống sấy, hệ thống lò hơi đúng kỹ thuật và an toàn lao động;

- Trình bày được một số nội dung cơ bản về cơ khí, kỹ thuật điện và kỹ thuật điều khiển tự động;

- Xác định được các tiêu chuẩn an toàn lao động;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định

3. Kỹ năng

- Vận hành được các thiết bị trong hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống sấy, hệ thống lò hơi đạt yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;

- Kiểm tra và đánh giá được hiện trạng của hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống sấy, hệ thống lò hơi;

- Thiết lập và thực hiện được quy trình bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị trong hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống sấy, hệ thống lò hơi;

- Đọc được các bản vẽ thiết kế, thi công;

- Lập được kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị trong hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống sấy, hệ thống lò hơi;

- Sử dụng thành thạo các dụng cụ trang thiết bị chuyên ngành đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;

- Thực hiện được các biện pháp vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động;

- Thích nghi được với các môi trường làm việc khác nhau (doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài);

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

- Tự chủ trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh về kỹ thuật;

- Đánh giá được chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

- Tuân thủ và chấp hành tốt các qui định pháp luật, chính sách của nhà nước trong các hoạt động về chuyên môn nghiệp vụ;

- Chấp hành nghiêm quy định về bảo hộ lao động, an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy;

- Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Bảo trì và sửa chữa hệ thống lạnh dân dụng và thương nghiệp;

- Bảo trì và sửa chữa hệ thống lạnh công nghiệp;

- Bảo trì và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí;

- Bảo trì và sửa chữa hệ thống lò hơi, hệ thống sấy;

- Tham gia thiết kế, lập dự án, giám sát thi công công trình cơ - nhiệt - điện;

- Sản xuất, gia công thiết bị nhiệt, tham gia kiểm định thiết bị áp lực;

- Tư vấn, bán hàng vật tư, thiết bị nhiệt.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Bảo trì và sửa chữa thiết bị nhiệt, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

2.

QUY ĐỊNH

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

3.

QUY ĐỊNH

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: BIÊN ĐẠO MÚA

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

4.

QUY ĐỊNH

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: CHẠM KHẮC ĐÁ

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về nghề:

Chạm khắc đá là một nghề xuất hiện rất sớm trong xã hội loài người. Ở nước ta nghề chạm khắc đá còn là nghề truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá Việt nam. Sự phát triển của nghề chạm khắc đá luôn gắn liền với sự phát triển của nền văn hoá dân tộc. Các sản phẩm của nghề chạm khắc đá được làm từ nguyên vật liệu đá tự nhiên và một số nguyên liệu đá nhân tạo. Thông qua việc sử dụng các loại máy, thiết bị và dụng cụ thủ công, cùng với bàn tay khéo léo của người thợ đã gia công, chế tác, tạo lên những sản phẩm chạm khắc đá vừa đẹp lại tinh xảo, mang tính nghệ thuật cao, nhằm đáp ứng và phục vụ nhu cầu sử dụng của con người. Các sản phẩm đó bao gồm: các loại tranh phù điêu, hoa văn trang trí nội ngoại thất, các loại tượng khối ... nhằm phục vụ cho việc sửa chữa, tu bổ, phục chế và làm mới các công trình kiến trúc như: đình chùa, lăng mộ, nhà thờ, các di tích cổ, cũng như việc trang trí nội ngoại thất cho các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, công trình văn hoá công cộng khác...Sau khi được đào tạo người học sẽ đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Các nhiệm vụ chính cần thực hiện :

- Định hướng sản phẩm;

- Chuẩn bị và sử dụng dụng cụ thiết bị;

- Chuẩn bị nguyên vật liệu, gia công phôi;

- Chạm khắc được phù điêu có nền mặt phẳng, phù điêu có nền mặt cong, phù điêu thủng, chạm khắc tượng khối;

- Lắp đặt sản phẩm;

- Trang sức sản phẩm;

- Phân loại, đóng gói, nhập kho;

- Thiết kế mẫu sản phẩm;

- Khởi sự doanh nghiệp.

Người học nghề Chạm khắc đá sau khi tốt nghiệp có thể trở thành:

- Công nhân chạm khắc đá, thợ điêu khắc đá;

- Kỹ thuật viên, công nhân viên trang trí nội ngoại thất;

- Kỹ thuật viên bảo tồn và tu bổ các di tích cổ;

Điều kiện và môi trường làm việc :

Trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vục cho nghề Chạm khắc đá bao gồm:

- Nhà xưởng, bãi tập kết nguyên vật liệu, kho để chứa đựng và bảo quản sản phẩm;

- Các loại máy, thiết bị để phục vụ công việc gia công sản phẩm bao gồm: Máy cưa đá, máy mài đá, máy khoan đá, máy đánh nhẵn, máy dùi, cần cẩu, tời...;

- Các loại dụng cụ thủ công: Búa, vồ, cui, đục ve, đục sôn, đục phá...

- Vật liệu đá tự nhiên, đá nhân tạo và các loại vật liệu khác liên quan đến nghề.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2130 giờ(tương đương 77 tín chỉ)

2. Kiến thức:

- Đạt chuẩn tiếng Anh Bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

- Có kiến thức về tin học văn phòng cơ bản để vận dụng trong quá trình thực hiện công việc trong phạm vi làm việc của nghề;

- Xác định rõ các kỹ năng giao tiếp để vận dụng vào giải quyết các mối quan hệ trong chuyên môn cũng như trong xã hội;

- Vận dụng được kiến thức kỹ thuật cơ sở vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn nghề chạm khắc đá;

- Phân tích được các kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật, vẽ mỹ thuật;

- Trình bày được các biện pháp an toàn bảo hộ lao động và vệ sinh môi trường;

- Trình bày được các đặc điểm và tính chất cơ bản của các vật liệu đá;

- Trình bày được các kiến thức cơ bản về tổ chức và quản lý sản xuất;

- Trình bày được các tính năng, công dụng, cách sử dụng các loại dụng cụ thủ công trong nghề;

- Mô tả được cách sử dụng, vận hành các dụng cụ, thiết bị, máy thường dùng trong nghề;

- Trình bày được quy trình gia công phôi các loại phù điêu, tượng khối thông thường trong nghề;

- Phân tích được các kiến thức cơ bản về trang sức sản phẩm;

- Trình bày được các kiến thức cơ bản về phân loại, nhập kho đóng gói sản phẩm;

- Vẽ, thiết kế được mẫu sản phẩm thông thường trong nghề;

- Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ thủ công, máy, thiết bị thường dùng trong nghề chạm khắc đá, lựa chọn được các loại đá phù hợp cho từng loại sản phẩm;

- Chế tác được các sản phẩm như: phù điêu có nền mặt phẳng, phù điêu có nền mặt cong, phù điêu thủng, tượng con giống, tượng người; trang sức được các sản phẩm, phân loại, đóng gói sản phẩm, thiết kế được sản phẩm mẫu và khởi sự doanh nghiệp;

- Tìm hiểu được các phương pháp nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến phục vụ cho nghề;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng:

- Sử dụng được các phương tiện giao tiếp đa truyền thông (nói, viết, nghe, điện tử…) để giải quyết các lĩnh vực chuyên môn và xã hội;

-  Phân loại, đánh giá được thực trạng công tác vệ sinh môi trường;

- Đọc được hồ sơ bản vẽ thiết kế;

- Phân tích được đặc điểm, tính chất của các vật liệu thường dùng trong nghề;

- Lựa chọn, sử dụng, bảo quản được vật liệu;

- Phân loại được các loại đá thường dùng trong nghề;

- Lựa chọn được các loại đá phù hợp với từng loại sản phẩm;

- Vẽ, thiết kế được mẫu sản phẩm thông thường trong nghề;

- Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ thủ công, máy, thiết bị thường dùng trong nghề chạm khắc đá, lựa chọn được các loại đá phù hợp cho từng loại sản phẩm;

- Gia công được các sản phẩm như: phù điêu có nền mặt phẳng, phù điêu có nền mặt cong, phù điêu thủng, tượng con giống, tượng người, phân loại, đóng gói sản phẩm;

- Trang sức được các sản phẩm trong nghề;

- Thiết kế được sản phẩm mẫu;

- Khởi sự được doanh nghiệp;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

- Có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ vào trong công việc, giải quyết được những tình huống phức tạp trong thực tế khi thực hiện công việc, có tác phong công nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm và kỷ luật lao động;

- Có khả năng tổ chức thực hiện công việc, hướng dẫn và giám sát quá trình thực hiện các công việc trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Chủ động, nghiêm túc và tự tin trong thực hiện nhiệm vụ và có trách nhiệm trong công tác, vị trí được phân công trên nguyên tắc dám nghĩ, dám làm;

- Chịu trách nhiệm về máy, thiết bị, con người được giao quản lý trước lãnh đạo.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng yêu cầu tại các vị trí việc làm của nghề bao gồm:

- Định hướng sản phẩm;

- Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị;

- Chuẩn bị nguyên vật liệu;

- Chạm khắc phù điêu có nền mặt phẳng;

- Chạm khắc phù điêu có nền mặt cong;

- Chạm khắc phù điêu thủng;

- Chạm khắc tượng khối;

- Lắp đặt sản phẩm;

- Trang sức sản phẩm;

- Phân loại đóng gói sản phẩm;

- Thiết kế sản phẩm mẫu;

- Khởi sự doanh nghiệp.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp nghề Chạm khắc đá trình độ Cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng nghề hoặc trong nhóm nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1. Giới thiệu chung về ngành/nghề:

Chạm khắc đá là một nghề xuất hiện rất sớm trong xã hội loài người. Ở nước ta nghề chạm khắc đá còn là nghề truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá Việt nam. Sự phát triển của nghề chạm khắc đá luôn gắn liền với sự phát triển của nền văn hoá dân tộc. Các sản phẩm của nghề chạm khắc đá được làm từ nguyên vật liệu đá tự nhiên và một số nguyên liệu đá nhân tạo. Thông qua việc sử dụng các loại máy, thiết bị và dụng cụ thủ công, cùng với bàn tay khéo léo của người thợ đã gia công, chế tác, tạo lên những sản phẩm chạm khắc đá vừa đẹp lại tinh xảo, mang tính nghệ thuật cao, nhằm đáp ứng và phục vụ nhu cầu sử dụng của con người. Các sản phẩm đó bao gồm: các loại tranh phù điêu, hoa văn trang trí nội ngoại thất, các loại tượng khối ... nhằm phục vụ cho việc sửa chữa, tu bổ, phục chế và làm mới các công trình kiến trúc như: đình chùa, lăng mộ, nhà thờ, các di tích cổ, cũng như việc trang trí nội ngoại thất cho các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, công trình văn hoá công cộng khác...đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong khung trình độ quốc gia Việt nam.

Các nhiệm vụ chính cần thực hiện :

- Chuẩn bị và sử dụng dụng cụ thiết bị;

- Chuẩn bị nguyên vật liệu, gia công phôi;

- Chạm khắc được phù điêu có nền mặt phẳng, phù điêu có nền mặt cong, phù điêu thủng, chạm khắc tượng khối.

- Lắp đặt;

- Trang sức sản phẩm;

- Phân loại, đóng gói, nhập kho;

Người học nghề Chạm khắc đá sau khi tốt nghiệp có thể trở thành:

- Công nhân chạm khắc đá, thợ điêu khắc đá;

- Kỹ thuật viên, công nhân viên trang trí nội ngoại thất;

- Kỹ thuật viên bảo tồn và tu bổ các di tích cổ;

Điều kiện và môi trường làm việc :

Trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vục ho nghề Chạm khắc đá bao gồm:

- Nhà xưởng, bãi tập kết nguyên vật liệu, kho để chứa đựng và bảo quản sản phẩm;

- Các loại máy, thiết bị để phục vụ công việc gia công sản phẩm bao gồm: Máy cưa đá các loại, máy mài đá các loại, máy khoan đá các loại, máy đánh nhẵn, máy dùi, cần cẩu, tời...;

- Các loại dụng cụ thủ công: búa, vồ, cui, đục ve, đục sôn, đục phá...

- Vật liệu đá tự nhiên, đá nhân tạo và các loại vật liệu khác liên quan đến nghề.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1500 giờ(tương đương 55 tín chỉ)

2. Kiến thức:

- Đạt chuẩn tiếng Anh Bậc 1 (A1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

- Có kiến thức về tin học văn phòng cơ bản để vận dụng trong quá trình thực hiện công việc trong phạm vi làm việc của nghề;

- Xác định rõ các kỹ năng giao tiếp để vận dụng vào giải quyết các mối quan hệ trong chuyên môn cũng như trong xã hội;

- Vận dụng được kiến thức kỹ thuật cơ sở vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn nghề chạm khắc đá;

- Trình bày được các kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật, vẽ mỹ thuật,

- Mô tả được các biện pháp an toàn bảo hộ lao động và vệ sinh môi trường;

- Nêu được các đặc điểm và tính chất cơ bản của các vật liệu đá.

- Trình bày được các kiến thức cơ bản về tổ chức và quản lý sản xuất;

- Trình bày được các tính năng, công dụng, cách sử dụng các loại dụng cụ thủ công trong nghề;

- Mô tả được cách sử dụng, vận hành các dụng cụ, thiết bị, máy thường dùng trong nghề;

- Mô tả được quy trình gia công phôi các loại phù điêu, tượng khối thông thường trong nghề;

- Trình bày được các kiến thức cơ bản về trang sức sản phẩm;

- Trình bày được các kiến thức cơ bản về phân loại, nhập kho đóng gói sản phẩm;

+ Vẽ, thiết kế mẫu sản phẩm thông thường trong nghề.

+ Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ thủ công, máy, thiết bị thường dùng trong nghề chạm khắc đá, lựa chọn được các loại đá phù hợp cho từng loại sản phẩm.

+ Làm được các sản phẩm như: Phù điêu có nền mặt phẳng, Phù điêu có nền mặt cong, Phù điêu thủng, Tượng con giống và Tượng người và trang sức được các sản phẩm, phân loại, đóng gói sản phẩm

- Tìm hiểu phương pháp nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng:

- Sử dụng được các phương tiện giao tiếp đa truyền thông (nói, viết, nghe, điện tử…) để giải quyết các lĩnh vực chuyên môn và xã hội.

-  Phân loại, đánh giá được thực trạng công tác vệ sinh môi trường;

- Đọc được hồ sơ bản vẽ thiết kế;

- Chép được một số mẫu thường dùng trong nghề;

- Nhận biết được các đặc điểm, tính chất của các vật liệu thường dùng trong nghề;

- Lựa chọn, sử dụng, bảo quản được vật liệu;

- Nhận biết được các loại đá thường dùng trong nghề;

- Lựa chọn được các loại đá phù hợp với từng loại sản phẩm;

- Sử dụng được các dụng cụ thủ công, vận hành được các thiết bị, máy trong nghề;

- Gia công được các loại phôi như phôi phù điêu các loại, phôi tượng khối;

- Gia công, chạm khắc được các sản phẩm thông thường trong nghề như: phù điêu có nền mặt phẳng, phù điêu có nền mặt cong, phù điêu thủng, tượng khối;

- Trang sức được các sản phẩm trong nghề;

- Phân loại và đánh giá được chất lượng các sản phẩm trong nghề;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

- Có khả năng làm việc độc lập, ứng dụng khoa học công nghệ vào trong công việc, giải quyết được những tình huống trong thực tế khi thực hiện công việc, có tác phong công nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm và kỷ luật lao động;

- Có khả năng tổ chức thực hiện công việc, giám sát quá trình thực hiện các công việc trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Chủ động, nghiêm túc và tự tin trong thực hiện nhiệm vụ và có trách nhiệm trong công tác, vị trí được phân công.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành/nghề bao gồm:

- Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị.

- Chuẩn bị nguyên vật liệu.

- Chạm khắc phù điêu có nền mặt phẳng.

- Chạm khắc phù điêu có nền mặt cong.

- Chạm khắc phù điêu thủng.

- Chạm khắc tượng khối.

- Lắp đặt.

- Trang sức sản phẩm.

- Phân loại đóng gói sản phẩm.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành/nghề Chạm khắc đá trình độ Trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở trình độ cao hơn;

-  Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành/nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành/nghề hoặc trong nhóm ngành/nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

5.

QUY ĐỊNH

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: CHĂN NUÔI - THÚ Y

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành/nghề

Nghề “Chăn nuôi - Thú y” trình độ cao đẳng là nghề hoạt động trong lĩnh vực: nuôi dưỡng, chăm sóc, chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi. Ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm bảo vệ sức khỏe cho vật nuôi, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi, cung cấp sản phẩm có giá trị và an toàn cho xã hội, phục vụ tốt chiến lược phát triển chăn nuôi bền vững.

Các nhiệm vụ chính của nghề gồm: sản xuất thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi; truyền tinh nhân tạo; ấp trứng nhân tạo; nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi; chẩn đoán bệnh cho vật nuôi; phòng, điều trị bệnh cho vật nuôi; kiểm dịch, kiểm soát giết mổ; kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, khuyến nông trong chăn nuôi, thú y... đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người học sau khi tốt nghiệp nghề “Chăn nuôi - Thú y” trình độ cao đẳng có thể làm ở các cơ sở chăn nuôi, công ty sản xuất, kinh doanh thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi; các trại, công ty sản xuất con giống gia súc, gia cầm; các cơ sở, hợp tác xã, công ty, trang trại, hộ gia đình chăn nuôi; các trạm, trại, các trung tâm dịch vụ nông nghiệp, các cơ quan chuyên môn hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi thú y; các cửa hàng dịch vụ thú y, kinh doanh thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi; tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn...

2. Kiến thức

- Mô tả được các cách sử dụng: dụng cụ thú y, dụng cụ, thiết bị chăn nuôi, máy móc thiết bị phòng thí nghiệm, trang thiết bị phòng dịch, các máy móc thiết bị khác.

- Trình bày được nguồn gốc, vai trò dinh dưỡng của các loại thức ăn chăn nuôi

- Mô tả được tính chất, tác dụng và ứng dụng điều trị của các loại thuốc thú y, vắc xin và chế phẩm sinh học dùng trong thú y;

- Có kiến thức về công nghệ thông tin, kỹ năng giao tiếp, soạn thảo văn bản, làm việc nhóm, giải quyết các vấn đề phát sinh

- Trình bày được quy trình sản xuất thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi

- Mô tả được các bước kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào, giám sát quá trình sản xuất và kiểm tra chất lượng đầu ra.

- Mô tả được các phương pháp huấn luyện đực giống và khai thác tinh dịch

- Phân tích được các phương pháp pha chế, bảo quản, kiểm tra đánh giá chất lượng tinh dịch

- Trình bày được các điều kiện cần thiết để thực hiện vận hành máy ấp trứng

- Trình bày được các bước công việc trong quy trình ấp trứng nhân tạo;

- Mô tả được đặc điểm của các giống vật nuôi và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc các loại vật nuôi;

- Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.

- Trình bày được phương pháp trợ sản cho gia súc đẻ và các biện pháp can thiệp khi gia súc đẻ khó.

- Trình bày được các phương pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi.

- Mô tả được các phương pháp huấn luyện, chăm sóc, phòng và trị bệnh cho thú cưng.

- Phân tích được các bước công việc trong chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán trong phòng xét nghiệm, tiên lượng tình trạng bệnh cho vật nuôi.

- Trình bày được quy trình tiêm phòng vắc xin, nhận biết được những phản ứng sau khi tiêm vắc xin và đưa ra giải pháp xử lý kịp thời.

- Trình bày nguyên nhân, triệu chứng của các bệnh thường gặp trên vật nuôi, phân tích được phác đồ điều trị bệnh hiệu quả.

- Mô tả được quy trình kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y điểm và cơ sở giết mổ, các biện pháp xử lý.

- Trình bày được các bước lập kế hoạch và thực hiện kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi.

- Trình bày được các kiến thức về Luật Thú y, Luật Chăn nuôi và các biện pháp chuyển giao khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, thú y.

- Trình bày các biện pháp an toàn lao động, bảo vệ môi trường trong chăn nuôi thú y.

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, tin học, ngoại ngữ, giáo dục quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y

- Vận dụng kỹ năng giao tiếp, soạn thảo văn bản, làm việc nhóm, giải quyết các vấn đề phát sinh

- Sử dụng thành thạo: dụng cụ thú y, dụng cụ, thiết bị chăn nuôi, máy móc thiết bị phòng thí nghiệm, trang thiết bị phòng dịch, các máy móc thiết bị khác.

- Lựa chọn được các loại thức ăn chăn nuôi phù hợp với đối tượng vật nuôi.

- Tham gia thực hiện quy trình sản xuất thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi

- Kiểm tra, đánh giá được chất lượng nguyên liệu, giám sát quá trình sản xuất thức ăn.

- Thực hiện huấn luyện đực giống và khai thác tinh dịch đúng kỹ thuật.

- Thực hiện thành thạo việc pha chế, bảo quản, kiểm tra đánh giá chất lượng tinh dịch;

- Thực hiện thành thạo quy trình vận hành máy ấp trứng nhân tạo.

- Lựa chọn được con giống đạt tiêu chuẩn và thực hiện thành thạo quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc các loại vật nuôi;

- Thực hiện thành thạo việc trợ sản cho gia súc đẻ và xử lý tốt các trường hợp gia súc đẻ khó.

- Thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật.

- Thực hiện tốt quy trình huấn luyện, chăm sóc, phòng và trị bệnh cho thú cưng.

- Thực hiện thành thạo các phương pháp khám bệnh cho vật nuôi;

- Làm được các mẫu xét nghiệm và đọc được kết quả xét nghiệm

- Lập được phác đồ điều trị và thực hiện điều trị hiệu quả các bệnh: nội khoa, ngoại khoa, sản khoa, ký sinh trùng, truyền nhiễm cho vật nuôi.

- Thực hiện đúng quy trình tiêm phòng vắc xin và xử lý được các tai biến sau khi tiêm

- Thực hiện được quy trình kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y điểm và cơ sở giết mổ, các biện pháp xử lý.

- Lập được kế hoạch và thực hiện kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi đảm bảo đúng pháp luật của nhà nước.

- Vận dụng các kiến thức về Luật Thú y, Luật Chăn nuôi và thực hiện chuyển giao khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y.

- Sử dụng được các biện pháp khoa học, kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không gây ô nhiễm môi trường, tạo ra nền sản xuất nông nghiệp bền vững và phát triển.

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề.

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Có phẩm chất đạo đức tốt và nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc;

- Trung thực và có tính kỷ luật cao, có khả năng làm việc độc lập, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao; lao động có chất lượng và năng suất cao;

- Sử dụng đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động trong quá trình thực hiện, đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi

- Tự chịu trách nhiệm về công việc của mình trước cơ quan, doanh nghiệp và chính quyền nơi mình công tác;

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với nhóm;

- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên khác trong nhóm;

- Chủ động, sáng tạo, khoa học, cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc;

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng được các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Sản xuất thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi

- Truyền tinh nhân tạo

- Ấp trứng nhân tạo

- Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi

- Chẩn đoán bệnh cho vật nuôi

- Phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi

- Kiểm dịch và kiểm soát giết mổ

- Kinh doanh thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi

- Khuyến nông trong chăn nuôi, thú y

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Chăn nuôi - Thú y trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn.

- Người học sau khi tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2100 giờ tương đương 75 tín chỉ

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1. Giới thiệu chung về ngành/nghề

Nghề “Chăn nuôi - Thú y” trình độ trung cấp là nghề hoạt động trong lĩnh vực: nuôi dưỡng, chăm sóc, chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi. Ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm bảo vệ sức khỏe cho vật nuôi, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi, cung cấp sản phẩm có giá trị và an toàn cho xã hội, phục vụ tốt chiến lược phát triển chăn nuôi bền vững.

Các nhiệm vụ chính của nghề gồm: sản xuất thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi; truyền tinh nhân tạo; ấp trứng nhân tạo; nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi; chẩn đoán bệnh cho vật nuôi; phòng, điều trị bệnh cho vật nuôi; kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi; khuyến nông trong chăn nuôi, thú y... đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người học sau khi tốt nghiệp nghề “Chăn nuôi - Thú y” trình độ trung cấp có thể làm ở các cơ sở chăn nuôi, công ty sản xuất, kinh doanh thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi; các trại, công ty sản xuất con giống gia súc, gia cầm; các cơ sở, hợp tác xã, công ty, trang trại, hộ gia đình chăn nuôi; các trạm, trại, các trung tâm dịch vụ nông nghiệp, các cơ quan chuyên môn hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi thú y; các cửa hàng dịch vụ thú y, kinh doanh thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi; tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn...

2. Kiến thức

- Mô tả được các cách sử dụng: dụng cụ thú y, dụng cụ, thiết bị chăn nuôi, máy móc thiết bị phòng thí nghiệm, trang thiết bị phòng dịch, các máy móc thiết bị khác.

- Trình bày được nguồn gốc, vai trò dinh dưỡng của các loại thức ăn chăn nuôi

- Mô tả được tính chất, tác dụng và ứng dụng điều trị của các loại thuốc thú y, vắc xin và chế phẩm sinh học dùng trong thú y;

- Có kiến thức về công nghệ thông tin, kỹ năng giao tiếp, soạn thảo văn bản, làm việc nhóm, giải quyết các vấn đề phát sinh

- Trình bày được quy trình sản xuất thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi

- Mô tả được các bước kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào, quy trình sản xuất

- Mô tả được các phương pháp huấn luyện đực giống và khai thác tinh dịch

- Phân tích được các phương pháp pha chế, bảo quản, kiểm tra được chất lượng tinh dịch

- Trình bày được các điều kiện cần thiết để thực hiện vận hành máy ấp trứng

- Trình bày được các bước công việc trong quy trình ấp trứng nhân tạo;

- Mô tả được đặc điểm của các giống vật nuôi và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc các loại vật nuôi;

- Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.

- Trình bày được phương pháp trợ sản cho gia súc đẻ và các biện pháp can thiệp khi gia súc đẻ khó.

- Trình bày được các phương pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi.

- Mô tả được các phương pháp huấn luyện, chăm sóc, phòng và trị bệnh cho thú cưng.

- Trình bày được các bước công việc trong chẩn đoán lâm sàng, mổ khám, dịch tễ học và tiên lượng tình trạng bệnh cho vật nuôi.

- Trình bày được quy trình tiêm phòng vắc xin, nhận biết được những phản ứng sau khi tiêm vắc xin và đưa ra giải pháp xử lý kịp thời.

- Trình bày nguyên nhân, triệu chứng của các bệnh thường gặp trên vật nuôi, đưa ra được phác đồ điều trị bệnh hiệu quả.

- Trình bày được các bước lập kế hoạch và thực hiện kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi.

- Trình bày được các kiến thức về Luật Thú y, Luật Chăn nuôi và các biện pháp chuyển giao khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, thú y.

- Trình bày các biện pháp an toàn lao động, bảo vệ môi trường trong chăn nuôi thú y

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, tin học, ngoại ngữ, giáo dục quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y

- Vận dụng kỹ năng giao tiếp, soạn thảo văn bản, làm việc nhóm, giải quyết các vấn đề phát sinh

- Sử dụng thành thạo: dụng cụ thú y, dụng cụ, thiết bị chăn nuôi

- Vận hành được các máy móc thiết bị phòng thí nghiệm, trang thiết bị phòng dịch, các máy móc thiết bị khác.

- Lựa chọn được các loại thức ăn chăn nuôi phù hợp với đối tượng vật nuôi.

- Tham gia thực hiện quy trình sản xuất thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi

- Thực hiện huấn luyện đực giống và khai thác tinh dịch đúng kỹ thuật.

- Thực hiện được việc pha chế, bảo quản, kiểm tra đánh giá chất lượng tinh dịch;

- Thực hiện thành thạo quy trình vận hành máy ấp trứng nhân tạo.

- Lựa chọn được con giống đạt tiêu chuẩn và thực hiện thành thạo quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc các loại vật nuôi;

- Thực hiện được việc trợ sản cho gia súc đẻ và xử lý được các trường hợp gia súc đẻ khó.

- Thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật.

- Thực hiện được quy trình huấn luyện, chăm sóc, phòng và trị bệnh cho thú cưng.

- Thực hiện được các phương pháp khám bệnh cho vật nuôi;

- Lập được phác đồ điều trị và thực hiện điều trị được các bệnh: nội khoa, ngoại khoa, sản khoa, ký sinh trùng, truyền nhiễm cho vật nuôi.

- Thực hiện đúng quy trình tiêm phòng vắc xin và xử lý được các tai biến sau khi tiêm

- Lập được kế hoạch và thực hiện kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi đảm bảo đúng pháp luật của nhà nước.

- Vận dụng các kiến thức về Luật Thú y, Luật Chăn nuôi và thực hiện chuyển giao khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y.

- Sử dụng được các biện pháp khoa học, kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không gây ô nhiễm môi trường, tạo ra nền sản xuất nông nghiệp bền vững và phát triển.

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề.

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Có phẩm chất đạo đức tốt và nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc;

- Trung thực và có tính kỷ luật cao, có khả năng làm việc độc lập, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao; lao động có chất lượng và năng suất cao;

- Sử dụng đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động trong quá trình thực hiện, đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi

- Tự chịu trách nhiệm về công việc của mình trước cơ quan, doanh nghiệp và chính quyền nơi mình công tác;

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với nhóm;

- Kiểm tra được chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên khác trong nhóm;

- Chủ động, sáng tạo, khoa học, cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc;

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng được các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Sản xuất thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi

- Truyền tinh nhân tạo

- Ấp trứng nhân tạo

- Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi

- Chẩn đoán bệnh cho vật nuôi

- Phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi

- Kinh doanh thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi

- Khuyến nông trong chăn nuôi, thú y

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Chăn nuôi - Thú y trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn.

- Người học sau khi tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1600 giờ tương đương 55 tín chỉ

6.

QUY ĐỊNH

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

7.

QUY ĐỊNH

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: CÔNG CHỨNG

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Công chứng trình độ cao đẳng là ngành, nghề thuộc lĩnh vực Công chứng, cung cấp dịch vụ công đặc biệt với vị trí việc làm thư ký nghiệp vụ trong tổ chức hành nghề công chứng thông qua các công việc: giúp việc công chứng viên tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ của người yêu cầu công chứng, chứng thực; hướng dẫn người yêu cầu công chứng bổ sung, hoàn thiện hồ sơ yêu cầu công chứng; vào sổ thụ lý yêu cầu công chứng; giúp việc công chứng viên soạn thảo văn bản, kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; hướng dẫn người yêu cầu công chứng đọc, kiểm tra nội dung hợp đồng, giao dịch; nghiên cứu, cập nhật các quy định của pháp luật liên quan đến nghiệp vụ công chứng; giúp việc công chứng viên khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng; giúp việc công chứng viên sắp xếp, lập danh mục hồ sơ sau khi việc công chứng đã hoàn thành; giúp việc công chứng viên xác minh trong hoạt động công chứng; giúp việc công chứng viên chuẩn bị hồ sơ công chứng ngoài trụ sở. Các công việc này được thực hiện theo quy định của pháp luật nhằm mục đích chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng hoặc giao dịch dân sự khác bằng văn bản; tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Thông qua hoạt động công chứng, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức được bảo vệ, phòng ngừa tranh chấp và vi phạm pháp luật. Ngoài ra, công chứng còn cung cấp các tài liệu có giá trị chứng cứ phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.

Người học tốt nghiệp ngành, nghề Công chứng trình độ cao đẳng đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người học xong chương trình cao đẳng ngành, nghề Công chứng có thể làm việc tại các các tổ chức hành nghề công chứng.

Để hành nghề người lao động phải đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe, kiến thức chuyên môn, giao tiếp tốt trong quá trình làm việc, có đạo đức nghề nghiệp, có kỹ năng tổ chức và thực hiện các nghiệp vụ của ngành, nghề Công chứng.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.175 giờ (tương đương 89 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Mô tả được nhóm lĩnh vực dịch vụ thuộc phạm vi hành nghề của tổ chức hành nghề công chứng.

- Giải thích được các văn bản pháp luật liên quan đến yêu cầu công chứng.

- Đối chiếu, so sánh được các văn bản pháp luật liên quan đến yêu cầu công chứng.

- Giải thích được các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng khi yêu cầu công chứng; giải thích được các văn bản pháp luật liên quan đến yêu cầu công chứng.

- Kiểm tra được tính đầy đủ của hồ sơ, hợp đồng, và trường hợp được phép giao dịch theo quy định của pháp luật.

- Đối chiếu được các văn bản pháp luật liên quan đến hợp đồng, giao dịch.

- Giải thích lý do khi từ chối yêu cầu công chứng

- Liệt kê được các tài liệu phải có của hồ sơ công chứng tương ứng với loại việc công chứng cụ thể.

- Trình bày được các điều kiện thụ lý hồ sơ công chứng tương ứng với từng lĩnh vực công chứng cụ thể.

- Mô tả đầy đủ các quy định của pháp luật về hợp đồng và các quy định có liên quan đến giao dịch khi ký kết, thực hiện hợp đồng.

- Phân tích được nguồn pháp luật điều chỉnh và có liên quan đến nội dung của hợp đồng.

- Mô tả đúng và đầy đủ các quy định về hình thức, nội dung của hợp đồng về chủ thể tham gia ký kết hợp đồng.

- Mô tả được chính xác bản chất thực của những thoả thuận mà các bên đương sự thiết lập trong hợp đồng, giao dịch, lời chứng.

- Phân tích được nội dung các thoả thuận là hợp pháp và được xác lập dựa trên các giấy tờ, tài liệu đáng tin cậy, mọi thoả thuận cũng như giấy tờ, tài liệu đều phù hợp với những gì xảy ra trên thực tế.

- Trình bày được quy trình kiểm tra, bảo quản, xử lý thông tin người yêu cầu công chứng theo quy định; tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác, tính hợp pháp của thông tin, tài liệucó trong hồ sơ đã thu thập.

- Mô tả được các công việc khác mới cập nhật của nghiệp vụ công chứng.

- Mô tả được cơ chế cung cấp và khai thác thông tin; quy trình cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu công chứng.

- Thiết kế được nhật ký tự động quá trình cập nhật, tra cứu và sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng.

- Mô tả được quy trình bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.

- Khai thác, sử dụng các tính năng của phần mềm cơ sở dữ liệu công chứng được phân quyền phục vụ cho việc quản lý hoạt động công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng.

- Mô tả được quy trình kiểm tra, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản hồ sơ.

- Mô tả được các bước thực hiện niêm yết lịch làm việc; thủ tục công chứng; nội quy tiếp người yêu cầu công chứng, các loại phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.

- Mô tả được thủ tục yêu cầu công chứng ngoài trụ sở.

3. Kỹ năng

- Phân tích được các nhóm quan hệ pháp luật liên quan đến yêu cầu công chứng.

- Tra cứu, đối chiếu được tài liệu, văn bản pháp luật liên quan đến yêu cầu công chứng.

- So sánh được các văn bản pháp luật liên quan.

- Đánh giá được sơ bộ hồ sơ yêu cầu thực hiện công chứng, chứng thực của người yêu cầu công chứng thuộc phạm vi hành nghề.

- Nhận diện được các lý do khi từ chối yêu cầu công chứng.

- Đánh giá được yêu cầu của người yêu cầu công chứng thuộc phạm vi hành nghề của tổ chức hành nghề công chứng.

- Phát hiện được các tài liệu, nội dung còn thiếu cần phải bổ sung vào hợp đồng, giao dịch cần công chứng.

- Phát hiện được nội dung hoặc hình thức trái pháp luật trong hợp đồng, giao dịch cần công chứng.

- Áp dụng được đầy đủ, chính xác quy trình thủ tục hành chính về xử lý hồ sơ công chứng của tổ chức hành nghề công chứng.

- Ghi chép thành thạo, cẩn thận, tỉ mỉ các loại sổ công chứng.

- Phân tích được nội dung, yêu cầu của công việc để soạn thảo văn bản phù hợp và lựa chọn được loại văn bản phù hợp với yêu cầu công việc.

- Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến hợp đồng, giao dịch và lời chứng và rà soát thông tin, dữ liệu trong khi tiếp xúc người yêu cầu công chứng.

- Thập thông tin, chứng cứ, tài liệu bên ngoài phục vụ công việc khi được giao.

- Tổng hợp được các quy định mới của pháp luật, các công việc khác của nghiệp vụ công chứng và xây dựng được phương án giải quyết để tham mưu cho lãnh đạo hoặc tư vấn cho người yêu cầu công chứng.

- Vận dụng kỹ năng khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng.

- Sử dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm dữ liệu nhanh chóng, chính xác và thuận tiện, thông tin cập nhật được bảo mật tối đa, đã góp phần bảo đảm an toàn pháp lý các hợp đồng, giao dịch.  

- Sử dụng các biện pháp quản lý, kỹ thuật cần thiết để bảo quản, bảo mật đối với tài khoản đã được cấp và bảo đảm an toàn, bí mật thông tin.

- Áp dụng được quy trình kiểm tra, phân loại hồ sơ theo quy định.

- Sử dụng thành thạo các phương tiện lưu trữ, bảo quản và số hóa hồ sơ.

- Áp dụng được các bước thực hiện niêm yết.

- Áp dụng thủ tục yêu cầu công chứng ngoài trụ sở theo đúng quy định pháp luật.

- Khai thác và sử dụng hiệu quả các kỹ năng, phương tiện giao tiếp khi thực hiện công việc;

- Khai thác và sử dụng hiệu quả các kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh trong công việc;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 4/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ, trách nhiệm

- Chấp hành tốt nội quy, quy chế của tổ chức hành nghề công chứng.

- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân trước người đứng đầu tổ chức hành nghề công chứng.

- Có khả năng giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc không thuận lợi.

- Giúp việc công chứng viên tiếp nhận và giải quyết yêu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức một cách nhanh chóng, kịp thời khi yêu cầu công chứng đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội.

- Có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin trong hồ sơ yêu cầu công chứng, hồ sơ công chứng và tất cả thông tin biết được về nội dung công chứng trong quá trình hành nghề cũng như khi không còn hành nghề công chứng.

- Có trách nhiệm trong việc bảo quản tài liệu, hồ sơ khi làm việc;

- Cẩn thận, tỉ mỉ khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Có đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật.

- Ý thức học tập, rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn;

- Tuân thủ các quy định pháp luật, quy định của ngành, nghề công chứng khi tiếp xúc, thu thập thông tin và quản lý thông tin của đơn vị, tổ chức và của người yêu cầu công chứng.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Thư ký nghiệp vụ trong tổ chức hành nghề công chứng.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công chứng trình độ Cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Công chứng trình độ trung cấp là ngành, nghề thuộc lĩnh vực cung cấp dịch vụ công đặc biệt với vị trí việc làm thư ký nghiệp vụ trong tổ chức hành nghề công chứng thông qua việc giúp công chứng viên vào sổ thụ lý yêu cầu công chứng; giúp việc công chứng viên soạn thảo văn bản, kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nghiên cứu, cập nhật các quy định của pháp luật liên quan đến nghiệp vụ công chứng; giúp việc công chứng viên khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng; giúp việc công chứng viên sắp xếp, lập danh mục hồ sơ sau khi việc công chứng đã hoàn thành. Các công việc này được thực hiện theo quy định của pháp luật nhằm mục đích chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng hoặc giao dịch dân sự khác bằng văn bản; tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Người học tốt nghiệp ngành, nghề Công chứng trình độ trung cấp đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người học xong chương trình trung cấp ngành, nghề Công chứng có thể làm việc tại các các tổ chức hành nghề công chứng.

Để hành nghề người lao động phải đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe, kiến thức chuyên môn, giao tiếp tốt trong quá trình làm việc, có đạo đức nghề nghiệp, có kỹ năng tổ chức và thực hiện các nghiệp vụ của ngành, nghề Công chứng.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1290 giờ (tương đương 54 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Trình bày được các điều kiện thụ lý hồ sơ công chứng tương ứng với từng lĩnh vực công chứng cụ thể.

- Giải thích được các điều kiện thụ lý hồ sơ công chứng tương ứng với từng lĩnh vực công chứng cụ thể.

- Giải thích được các văn bản pháp luật liên quan đến yêu cầu công chứng.

- Phân loại được các loại việc công chứng.

- Giải thích được các trường hợp từ chối công chứng theo quy định của pháp luật.

- Mô tả đầy đủ các quy định của pháp luật về hợp đồng và các quy định có liên quan đến giao dịch khi ký kết, thực hiện hợp đồng.

- Phân tích được nguồn pháp luật điều chỉnh và có liên quan đến nội dung của hợp đồng.

- Mô tả đúng và đầy đủ các quy định về hình thức, nội dung của hợp đồng về chủ thể tham gia ký kết hợp đồng.

- Trình bày được quy trình kiểm tra, bảo quản, xử lý thông tin khách hàng theo quy định;

- Mô tả được các công việc khác mới cập nhật của nghiệp vụ công chứng.

- Mô tả được cơ chế cung cấp và khai thác thông tin; quy trình cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu công chứng;

- Thiết kế được nhật ký tự động quá trình cập nhật, tra cứu và sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng.

- Mô tả được quy trình bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.

- Khai thác, sử dụng các tính năng của phần mềm cơ sở dữ liệu công chứng được phân quyền phục vụ cho việc quản lý hoạt động công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng;

- Mô tả được quy trình kiểm tra, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản hồ sơ.

- Mô tả được các bước thực hiện niêm yết lịch làm việc; thủ tục công chứng; nội quy tiếp người yêu cầu công chứng, các loại phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.

3. Kỹ năng

- Tra cứu, đối chiếu được tài liệu, văn bản pháp luật liên quan đến yêu cầu công chứng.

- So sánh được các văn bản pháp luật liên quan.

- Ghi chép thành thạo, cẩn thận, tỉ mỉ các loại sổ công chứng.

- Phân tích được nội dung, yêu cầu của công việc để soạn thảo văn bản phù hợp và lựa chọn được loại văn bản phù hợp với yêu cầu công việc.

- Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến hợp đồng, giao dịch và lời chứng và rà soát thông tin, dữ liệu trong khi tiếp xúc khách hàng.

- Tổng hợp được các quy định mới của pháp luật, các công việc khác của nghiệp vụ công chứng và xây dựng được phương án giải quyết để tham mưu cho công chứng viên hoặc tư vấn cho người yêu cầu công chứng.

- Vận dụng kỹ năng khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng.

- Sử dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm dữ liệu nhanh chóng, chính xác và thuận tiện, thông tin cập nhật được bảo mật tối đa, đã góp phần bảo đảm an toàn pháp lý các hợp đồng, giao dịch.  

- Sử dụng các biện pháp quản lý, kỹ thuật cần thiết để bảo quản, bảo mật đối với tài khoản đã được cấp và bảo đảm an toàn, bí mật thông tin.

- Áp dụng được các bước thực hiện niêm yết.

- Áp dụng thủ tục yêu cầu công chứng ngoài trụ sở theo đúng quy định pháp luật.

- Khai thác và sử dụng hiệu quả các kỹ năng, phương tiện giao tiếp khi thực hiện công việc;

- Khai thác và sử dụng hiệu quả các kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh trong công việc;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 4/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ, trách nhiệm

- Chấp hành tốt nội quy, quy chế của tổ chức hành nghề công chứng.

- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân trước người đứng đầu tổ chức hành nghề công chứng.

- Chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động nghề nghiệp, có khả năng giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc không thuận lợi.

- Giúp công chứng viên tiếp nhận và giải quyết yêu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức một cách nhanh chóng, kịp thời khi yêu cầu công chứng đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội.

- Có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin trong hồ sơ yêu cầu công chứng, hồ sơ công chứng và tất cả thông tin biết được về nội dung công chứng trong quá trình hành nghề cũng như khi không còn hành nghề công chứng.

- Có trách nhiệm trong việc bảo quản tài liệu, hồ sơ khi làm việc;

- Cẩn thận, tỉ mỉ khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Có đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật.

- Ý thức học tập, rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn;

- Tuân thủ các quy định pháp luật, quy định của ngành, nghề công chứng khi tiếp xúc, thu thập thông tin và quản lý thông tin của đơn vị, tổ chức và của người yêu cầu công chứng.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Thư ký nghiệp vụ trong tổ chức hành nghề công chứng.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công chứng trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

8.

QUY ĐỊNH

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂN