báo cáo khẢo sát chi tiêu công - home | unicef · pdf...

86
Bộ Kế hoạch và Đầu tư BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG Về thực hiện Quyết định 112/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 “Chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp luật thuộc Chương trình 135 giai đoạn II”

Upload: lyquynh

Post on 03-Feb-2018

227 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNGVề thực hiện Quyết định 112/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 “Chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp luật thuộc Chương trình 135 giai đoạn II”

Page 2: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công
Page 3: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNGVề thực hiện Quyết định 112/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 “Chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp luật thuộc Chương trình 135 giai đoạn II”

Page 4: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

iv BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Lời cảm ơnBáo cáo Khảo sát theo dõi chi tiêu công này được thực hiện trong năm 2011 - 2012 trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác Quốc gia giữa Chính phủ Việt Nam và UNICEF. Tài liệu này thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa Bộ Kế hoạch – Đầu tư, tỉnh Điện Biên và UNICEF Việt Nam.

Nghiên cứu do nhóm nghiên cứu gồm bà Nguyễn Thị Kim Dung (Viện Quản lý Kinh tế Trung ương), bà Trần Như Trang (Trung tâm Phát triển Nông thôn) và bà Hoàng Thị Thúy Nguyệt (Học viện Tài chính) thực hiện với sự hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật của Giáo sư Bernard Gauthier (Đại học tổng hợp Montreal).

Báo cáo Khảo sát này đã được lấy ý kiến từ các chuyên gia đến từ các Sở, ban ngành ở địa phương tại tỉnh Điện Biên (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục-Đào tạo, Sở Tài chính, Ban Dân tộc, Cục Thống kê, và các cơ quan có liên quan tại hai huyện Mường Chà và Điện Biên Đông) và Bộ ban ngành trung ương (Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Bộ Giáo dục- Đào tạo, Bộ Tài chính và Ủy ban Dân tộc).

Bộ Kế hoạch - Đầu tư và UNICEF Việt Nam xin chân thành cảm ơn các cơ quan, tổ chức và cá nhân đã đóng góp xây dựng và hoàn thành báo cáo này!

Page 5: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

vBÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Danh mục từ viết tắt

Bộ/Sở KH&ĐT Bộ/Sở Kế hoạch và Đầu tư

Bộ/Sở LĐTBXH Bộ/Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội

Bộ/Sở/Phòng GD&ĐT Bộ/Sở/Phòng Giáo dục và đào tạo

PTTH Phổ thông trung học

THCS Trung học cơ sở

QĐ 112 Quyết định 112

PETS Khảo sát chi tiêu công

UBND Ủy ban nhân dân

UBDT Ủy ban Dân tộc

UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc

Page 6: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

vi BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

MỤC LỤC

Tóm tắt Tổng quan ................................................................................................................................. x

1 Giới thiệu .................................................................................................................5

1.1 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................................5

1.2 Nội dung của Báo cáo ....................................................................................................................6

2 Phương pháp và công cụ Nghiên cứu ................................................................8

2.1 Nghiên cứu tài liệu .........................................................................................................................9

2.1 chọn mẫu .....................................................................................................................................10

2.2 Đặc điểm của hộ ...........................................................................................................................12

2.3 Đặc điểm của trường học ............................................................................................................12

3 Giới thiệu về chương trình 135 và Quyết định 112 ...........................................14

3.1 Mục tiêu của chương trình .........................................................................................................15

3.2 tỉnh Điện Biên và tình hình thực hiện chương trình 135 và Quyết định 112 .........................18

3.3 cơ cấu tổ chức thực hiện QĐ112 ..............................................................................................19

3.4 Quy trình lập dự toán ...................................................................................................................21

3.5 Quy định và mức hỗ trợ theo QĐ 112 .........................................................................................21

3.6 Dòng di chuyển của nguồn lực phân bổ thực hiện QĐ 112 ....................................................22

4 các phát hiện chính .............................................................................................24

4.1 chậm trễ ........................................................................................................................................25

4.1.1 Kinh phí chuyển từ trung ương xuống tỉnh ..................................................................................32

4.1.2 Kinh phí chuyển từ tỉnh xuống huyện .........................................................................................33

4.1.3 Kinh phí chuyển từ huyện xuống trường .....................................................................................33

4.1.4 Chậm trễ đáng kể trong chuyển kinh phí từ trường xuống hộ ...................................................33

4.2 Kinh phí chuyển giữa các cấp quản lý ......................................................................................38

4.2.1 Kinh phí chuyển từ trung ương xuống tỉnh .................................................................................38

4.2.2 Kinh phí chuyển từ tỉnh xuống huyện .........................................................................................38

4.2.3 Kinh phí phân bổ từ huyện xuống trường ..................................................................................39

Rút kinh phí từ Kho bạc huyện về trường ...........................................................................................41

Page 7: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

viiBÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

4.2.4 Nhận tiền ở hộ .............................................................................................................................42

4.3 các vấn đề về tính công bằng ....................................................................................................48

Phạm vi triển khai và đối tượng hưởng lợi ..........................................................................................48

Một số tồn tại trong khâu lập danh sách, xác định đối tượng ..............................................................51

4.4 các vấn đề khác ...........................................................................................................................51

Quy trình thủ tục phức tạp ....................................................................................................................51

Mức độ hài lòng của hộ và Thông tin về QĐ 112 ................................................................................53

Thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan ..............................................................................57

5 Kết luận và Khuyến nghị ......................................................................................58

5.1 Kết luận .........................................................................................................................................59

5.2 Khuyến nghị ..................................................................................................................................59

Bài học kinh nghiệm .............................................................................................................................63

Page 8: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

viii BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Danh mục BảngBảng 1. Các thông tin chính về hai huyện trong mẫu khảo sát ...........................................................10

Bảng 2. Các xã chọn mẫu ở hai huyện ............................................................................................... 11

Bảng 3. Mẫu khảo sát của nghiên cứu PETS Điện Biên ..................................................................... 11

Bảng 4. Các đặc điểm chính của nhóm hộ được chọn mẫu ...............................................................12

Bảng 5. Đặc điểm của các trường học trong mẫu khảo sát .................................................................13

Bảng 6. Tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh Điện Biên, năm 2007-2009 (%) .........................................................19

Bảng 7. Chênh lệch thời gian giữa quy định và việc thực hiện quy trình ngân sách của Q Đ 112 tại tỉnh Điện Biên qua 2 năm học 2009-2010 và 2010-2011 ..................................................26

Bảng 8. Rà soát, đối chiếu danh sách đối tượng hưởng lợi của QD112 với các bên ..........................29

Bảng 10. Thời gian phê duyệt ngân sách theo thông tin từ các trường (số ngày) ...............................32

Bảng 11. Kinh phí trung ương cấp về Điện Biên triển khai hỗ trợ học sinh nghèo theo QĐ 112 ........33

Bảng 12. Thời gian từ Ngày rút tiền đến Ngày chi trả cho học sinh ....................................................34

Bảng 13. Thời gian chậm trễ trong quy trình lập dự toán cho QĐ112 .................................................35

Bảng 14. Thời điểm nhận tiền hỗ trợ của học sinh tại hai huyện Mường Chà và Điện Biên Đông trong hai học kỳ năm học 2010-2011 .........................................................................37

Bảng 15. Kinh phí trung ương cấp về tỉnh Điện Biên triển khai hỗ trợ học sinh nghèo theo QĐ112 ..38

Bảng 16. Kinh phí cấp cho huyện Điện Biên Đông để triển khai QĐ 112 trong 2 năm học vừa qua (con số gộp cho cả 3 cấp học) ...................................................................39

Bảng 17. Kinh phí chuyển cho huyện Điện Biên Đông trong 2 năm học ............................................40

Bảng 18. Kinh phí chuyển cho huyện Mường Chà trong 2 năm học vừa qua ....................................40

Bảng 19. Số tiền các trường đã rút, báo cáo chi trả và kết chuyển kỳ sau trong 2 năm học vừa qua ....................................................................................................................41

Bảng 20. Phương thức chi trả hỗ trợ cho QĐ112 ...............................................................................42

Bảng 21. Tần suất nhận tiền hỗ trợ trong năm học 2010-2011 tại các trường học .............................43

Bảng 22. Thời điểm và số tiền hỗ trợ đã nhận của học sinh tại hai huyện Mường Chà và Điện Biên Đông trong hai học kỳ năm học 2010-2011 ....................................................................44

Bảng 23. Số tiền được giữ lại ở các trường sau các kỳ chi trả QĐ112 ...............................................46

Bảng 24. Số trường học rút kinh phí hỗ trợ trong kỳ nghỉ hè ..............................................................46

Bảng 25. Tỷ lệ người trả lời có nhận định về một số thiếu sót vừa qua trong triển khai QĐ112 đến người dân ..........................................................................................................................49

Bảng 26. Số trường học cung cấp được tài liệu, chứng từ có đề rõ ngày tháng cấp phát cho học sinh ........................................................................................................................................56

Page 9: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

ixBÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Danh mục HìnhHình 1. Các hợp phần của Chương trình 135 và QĐ 112 và Phạm vi triển khai nghiên cứu PETS ...18

Hình 2. Cơ cấu tổ chức thực hiện Quyết định 112 ...............................................................................20

Hình 3. Cơ cấu tổ chức triển khai Quyết định 112 theo thực tế tại tỉnh Điện Biên ...............................20

Hình 4. Dòng thông tin và kinh phí thực hiện QĐ112 ...........................................................................23

Hình 5.Tỷ lệ hộ cho biết phải trả hoa hồng để nhận tiền hỗ trợ QĐ112 ...............................................47

Hình 6. Tỷ lệ hộ cho biết phải đóng góp lại một số chi phí cho trường ngay khi được nhận tiền hỗ trợ QĐ112 .............................................................................................................47

Hình 7. Tỷ lệ học sinh nghèo thuộc trong mẫu khảo sát chưa nhận được kinh phí hỗ trợ ......................................................................................................................................50

Hình 8. Nhận xét của hộ và cán bộ giáo viên về thủ tục giấy tờ .........................................................51

Hình 9. Sử dụng tiền hỗ trợ theo QĐ112 tại hộ ...................................................................................53

Hình 10. Mức độ hài lòng của hộ về hỗ trợ từ QĐ112 .........................................................................53

Hình 11. Có được thông tin về tiền hỗ trợ QĐ112 trước khi nhận hỗ trợ ............................................54

Hình 12. Tỷ lệ hộ biết về QĐ 112 .........................................................................................................54

Hình 13. Tại sao hộ lại được hỗ trợ theo QĐ 112 ................................................................................55

Page 10: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

x BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Tóm tắt Tổng quanTrong thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả phát triển khả quan, trong đó có việc nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo cho người dân với tỷ lệ nghèo đói đã giảm đáng kể trong khắp cả nước. Việt Nam đã vượt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ là giảm một nửa tỷ lệ người nghèo sống với thu nhập dưới 1 đô la Mỹ một ngày so với năm 1990. Tuy nhiên khoảng cách giữa nông thôn và thành thị vẫn còn lớn, tỷ lệ nghèo đói ở các khu vực miền núi, đặc biệt trong nhóm các đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn cao. Năm 2008, tỷ lệ nghèo trong nhóm hộ dân tộc là 50,3%, trong nhóm người Kinh và người Hoa chỉ là 9%. Ngoài ra, tuy chỉ chiếm 1/8 dân số nhưng người dân tộc chiếm 50% trong nhóm người nghèo, nhất là nghèo lương thực. Đầu tư công vẫn tăng nhưng chất lượng giáo dục ở nhiều khu vực miền núi vẫn thấp, tỷ lệ trẻ em đi học cũng thấp. Chẳng hạn ở Điện Biên theo số liệu năm 2008, chỉ có 88 trong số 100 trẻ ở độ tuổi đến trường được đi học, trong khi tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi trung bình của cả nước là 90/100, và tỷ lệ này trong nhóm học sinh nữ vẫn thấp hơn trong nhóm học sinh nam 1.

Để đáp ứng yêu cầu của tình hình và vượt qua những thách thức mới, nhằm thực hiện đúng các cam kết và công ước quốc tế đã ký kết, đặc biệt là Công ước quốc tế về Quyền trẻ em (1989) và Tuyên bố chung về quyền con người (1984) với nhiều điều khoản nhấn mạnh về quyền an sinh và bảo trợ xã hội, chính phủ Việt Nam xây dựng kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội để đáp ứng yêu cầu trên từng lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội là công cụ phục vụ lập kế hoạch để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, môi trường, đảm bảo an ninh quốc gia. Ngoài ra, Chính phủ còn xây dựng các chương trình hỗ trợ đối với một số đối tượng mục tiêu và vùng trọng điểm nghèo đói.

Trong thời gian qua, UNICEF Việt Nam đã và đang phối hợp cùng Bộ Kế hoạch Đầu tư nâng cao chất lượng thiết kế các nội dung mang tính xã hội trong bản kế hoạch Phát triển Kinh tế xã hội bằng phương pháp tiếp cận kiểm toán xã hội. Các công cụ trong phương pháp này cung cấp thông tin về chất lượng cũng như chi tiêu cho dịch vụ xã hội từ ý kiến, nhận xét của người dân sử dụng dịch vụ. Trong các công cụ đó, Khảo sát Chi tiêu công (PETS) được thử nghiệm tại hai huyện của tỉnh Điện Biên nhằm trực tiếp đánh giá hiệu quả của một chương trình hỗ trợ tiền cho học sinh, và đồng thời nâng cao năng lực cho địa phương trong việc sử dụng công cụ này.

Mục tiêu của công cụ PETS hướng tới việc theo dõi lượng nguồn lực công được chuyển tới tay đối tượng mục tiêu và phân tích tìm ra những vấn đề nổi cộm trong quá trình cung ứng dịch vụ. Khảo sát PETS giúp xác định những vướng mắc của quá trình triển khai chương trình hỗ trợ, thu thập các thông tin giúp nâng cao chất lượng quá trình ra quyết định và xây dựng chính sách của Chính phủ. Ngoài ra, kết quả của PETS cho thấy phương thức, số lượng và thời điểm nguồn lực được chuyển tới tay người hưởng lợi. Ở Điện Biên, nghiên cứu PETS thu thập các thông tin và bằng chứng về việc chuyển kinh phí hỗ trợ qua các cấp quản lý và từ đơn vị cung cấp dịch vụ (trường học) tới người hưởng lợi (học sinh) trong suốt quá trình thực hiện Quyết định 112, một phần của Chương trình 135- Chương trình Mục tiêu quốc gia hỗ trợ các xã vùng đặc biệt khó khăn. Các đối tượng hưởng lợi là học sinh dân tộc thiểu số nghèo với mức hỗ trợ 140.000 đ/tháng (khoảng 7 đô la Mỹ) nhằm hỗ trợ thêm chi phí cho học tập, giảm tỷ lệ bỏ học của học sinh.

Khảo sát được triển khai từ tháng 12/2011 đến tháng 1/2012 tại huyện Điện Biên Đông và Mường Chà. Các nguồn thông tin thu thập chính gồm phỏng vấn cán bộ các cấp, ban giám hiệu 65 trường tiểu học và trung học cơ sở của hai huyện. Khảo sát 293 hộ với 604 học sinh, trong đó có 470 em đã nhận được hỗ trợ từ QĐ 112 ở tám xã đã thu nhận nhiều thông tin về chất lượng và cách thức chi trả hỗ trợ.

Nghiên cứu thu thập thông tin về quá trình thực hiện và chuyển hỗ trợ trong hai năm học 2009-2010 và 2010 – 2011. Ở cấp hộ, Nhóm nghiên cứu chỉ tập trung khảo sát thông tin của năm 2010-2011.

Các phát hiện chính cho thấy nhìn chung, các hộ hưởng lợi từ QĐ112 cũng như cán bộ và giáo viên địa phương đều hài lòng với hỗ trợ từ nhà nước theo quyết định này. 77% các hộ được khảo sát thể

1 UNICEF (2009), Báo cáo phân tích tình hình trẻ em tại Điện Biên, trang 80

Page 11: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

xiBÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

hiện mức hài lòng trong đó ở Điện Biên Đông có tới 85% các ý kiến hài lòng hoặc rất hài lòng, tỷ lệ này ở Mường Chà thấp hơn đôi chút (70%). Ngoài ra, 95% các ý kiến khẳng định hỗ trợ từ chương trình đóng góp một phần kinh phí đáng kể để tạo thêm cơ hội cho con em đi học- 1/10 trong tổng số các ý kiến khẳng định nếu không có hỗ trợ thì họ không thể cho con em tiếp tục đến lớp trong thời gian qua.

Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực như vậy, nghiên cứu PETS dưới đây cho thấy còn khá nhiều hạn chế cần rút kinh nghiệm cho các chương trình hỗ trợ tiếp theo như sau:

Khoản hỗ trợ tiền mặt của Chương trình được phân bổ một lần hoặc hai lần mỗi năm và không có nhiều bằng chứng về việc thực sự căn cứ vào thời gian đến lớp thực tế. Điều này chưa phù hợp với nội dung hướng dẫn của Chương trình khi quy định hỗ trợ tiền mặt hàng tháng cho học sinh con hộ nghèo thuộc các xã 135 theo thời gian đến lớp. Ngoài ra, kinh phí chuyển cho hộ thường chậm tới vài tháng, rất muộn vào cuối học kỳ, thậm chí tới kỳ nghỉ hè hay cho tới tận năm học sau, như vậy đã làm ảnh hưởng tới bản chất của chương trình muốn hỗ trợ tiền mặt kịp thời, giảm hiệu quả khuyến khích động lực của học sinh tích cực đến lớp.

Nguyên nhân đầu tiên chính là chậm trễ từ khâu lập dự toán ở tất cả các cấp quản lý- mức chậm trễ ghi nhận được của hai năm học được nghiên cứu là từ ba đến mười hai tháng, dẫn đến việc thực hiện chương trình cũng triển khai chậm, bắt đầu ngay từ khâu giải ngân, giao dự toán từ cấp trung ương về tỉnh. Theo quy định về quản lý ngân sách thông thường, kinh phí phải được giao từ trước 31 tháng 12 của năm trước. Tuy vậy rõ ràng nếu nhìn vào kinh phí của học kỳ hai năm học 2009-2010 chẳng hạn (thuộc năm tài chính 2010), thời gian kinh phí về đến tỉnh chậm là 5 tháng; còn kinh phí cho học kỳ 1 năm học 2010-2011 (cũng thuộc năm tài chính 2010), thời gian chậm chễ là 11 tháng. Việc chuyển kinh phí từ tỉnh xuống huyện có nhanh hơn đôi chút nhưng cũng thường mất từ hai tới thậm chí tám tuần qua hai năm học vừa qua.2

Hỗ trợ từ trường tới học sinh cũng tiếp tục bị chậm trễ. Theo số liệu của trường thì 2/3 số trường cấp hỗ trợ trong vòng 10 ngày sau khi rút tiền từ kho bạc huyện, và có tới 10% số trường phải chờ tới bốn tháng sau mới chuyển tiền hỗ trợ tới học sinh. Số liệu từ khảo sát hộ theo giả thuyết do nghiên cứu đặt ra cho rằng tỷ lệ chuyển tiền ngay trong tháng cũng chỉ đạt 60-70% và khoảng 20-30% chỉ được nhận tiền tới 4-5 tháng sau.

Số tiền đã nhận cho tới thời điểm khảo sát cũng là một thông tin cần xem xét nếu so với số tiền được cấp phát theo quy định. Đối với học kỳ 1 năm học 2010-2011, theo giả thuyết đang phân tích, ở Điện Biên Đông số tiền đã nhận vẫn còn thiếu 31% so với mức quy định, ở Mường Chà còn thiếu 9%; số tiền đã nhận của học kỳ 2 ở Điện Biên Đông còn thiếu 22% và Mường Chà là 12%.

Theo thông tin của các hộ, phải trả phí dịch vụ để nhận tiền hỗ trợ cũng là một thực tế không phải không phổ biến. Thêm vào đó, các hộ dân còn xác nhận là họ phải đóng góp một khoản tiền ngay cho trường khi được nhận hỗ trợ với số tiền trung bình là khoảng 140.000 – 170.000 đ mỗi học sinh- tương ứng khoảng hơn một tháng hỗ trợ cho học sinh.

Rủi ro về thất thoát còn nằm trong cách thức nhiều trường chưa chuyển lại phần kinh phí còn dư cho kho bạc. Dù có quy định rõ của hệ thống Kho bạc về quản lý kinh phí còn dư, ở cả hai huyện Mường Chà và Điện Biên Đông, một con số không nhỏ vẫn được giữ lại ở các trường: trong năm học 2010-2011, ở Mường Chà mỗi học kỳ số tiền được kết chuyển tiếp cho các trường lên tới hơn một tỷ đồng, số tiền ở Điện Biên Đông cũng từ 700 đến 800 triệu.

Quy trình xác định và rà soát đối tượng hưởng lợi khá rườm rà đã trở thành gánh nặng cho các hộ dân và tạo nguy cơ gây mất công bằng cho các đối tượng hưởng lợi. Cụ thể là yêu cầu photo 3 bản công chứng (sổ hộ nghèo) đang gây thêm phiền hà, tốn kém cho hộ dân, nhất là các hộ nghèo ở vùng sâu để hoàn tất hồ sơ để được nhận hỗ trợ.

2 Trong học kỳ 2 năm học 2010-2011, do kinh phí chuyển từ trung ương về muộn, tỉnh Điện Biên đã chủ động tạm ứng kinh phí của địa phương để thực hiện chi trả cho học sinh theo QĐ 496/QĐ-UBND của UBND tỉnh Điện Biên ngày 30/05/2011

Page 12: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

xii BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Các hộ dân cũng chia sẻ về vấn đề hạn chế trong việc nhận hỗ trợ. Có khoảng 20% số hộ dân được khảo sát cho biết con em họ vẫn chưa được nhận hỗ trợ cho dù điều kiện của gia đình phù hợp với tiêu chí của chương trình. Ở một số trường, tỉ lệ học sinh là con em các hộ nghèo chưa được nhận hỗ trợ còn lên tới 30%.

Phương thức tổ chức thực hiện chương trình ở tỉnh Điện Biên chưa hoàn toàn thống nhất với quy định của trung ương, đặc biệt là vai trò của Ban Dân tộc vẫn còn tương đối hạn chế so với trách nhiệm đã được giao là giám sát tổng thể, theo dõi và giám sát tình hình thực hiện chương trình tại tỉnh

Hệ thống thông tin phục vụ báo cáo và giải trình khá hạn chế bởi cách thức lập biểu, lưu trữ dữ liệu ở các đơn vị cấp huyện, xã và trường học chưa theo một quy chuẩn thống nhất nào. Thông tin còn sơ sài, và không thống nhất giữa các cấp và khó có thể thu thập được một cách đầy đủ và chính xác. Đặc biệt là ở cấp trường học, khi được đề nghị cung cấp thông tin, nhiều trường học không đưa ra được các chứng từ liên quan đến việc chuyển, nhậ tiền hỗ trợ. Ví dụ, danh sách ký nhận tiền của học sinh cũng chỉ có tên họ, chứ ký mà không có ngày nhận tiền thực tế của từng học sinh. Thêm vào đó, cách thức lập biểu, lưu trữ dữ liệu ở các đơn vị không tương đồng nên trong nhiều tính toán của nghiên cứu không thể so sánh dữ liệu giữa các bên.

Xét về công tác quản lý chung, cho tới thời điểm của nghiên cứu này (tháng 12/2011, tháng 1/2012), sáu tháng sau khi QĐ112 hoàn tất ở các trường học, công tác lập báo cáo quyết toán chi trả hỗ trợ vẫn chưa được tiến hành. Theo luật Ngân sách, báo cáo cuối cùng để kết luận về chi tiêu và quản lý chương trình chỉ có thể được thực hiện sau khi đơn vị quyết toán và được UBND địa phương thông qua, hoặc sau khi đơn vị thực hiện chi trả đã hoàn tất mọi thủ tục giấy tờ với Kho bạc. Quy định thông thường cho hàng năm là trước 25 tháng 1 năm sau3. Ở Điện Biên, chỉ mới có báo cáo quyết toán cho năm 2009, chưa quyết toán cho hai năm tài chính 2010 và 2011. Kinh phí chi trả đã hai năm nhưng thực ra vẫn mới chỉ là hình thức tạm ứng kinh phí. Do vậy chưa thể đưa ra kết luận về chất lượng và hiệu quả sử dụng kinh phí cũng như mức thất thoátthất thoát thực tế.

Một trong những phát hiện chính của nghiên cứu có thể lý giải cho mâu thuẫn trong việc tỷ lệ hài lòng của người dân vẫn cao cho dù có nhiều chậm trễ và có khả năng rò rỉ kinh phí hỗ trợ đó là thực tế người dân chưa hiểu rõ về mục tiêu và thời gian, số tiền được hỗ trợ theo quyết định. Chỉ 40% số hộ được khảo sát cho biết họ có biết đôi chút về quyết định này nhưng những hiểu biết chỉ rất mờ nhạt. Sau bốn năm triển khai Quyết định, tỷ lệ này là rất thấp. Theo đó, Với hiểu biết không kỹ về tiền hỗ trợ, việc sử dụng kinh phí cũng thiếu trọng tâm.

3 Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm

Page 13: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

1BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Các khuyến nghị

(1) Nâng cao chất lượng hệ thống quản lý chi tiêu công ở cơ sở từ bài học kinh nghiệm về quản lý hỗ trợ của QĐ 112 cho học sinh

Tỉnh nên tranh thủ mọi cơ hội và có biện pháp quản lý, điều hành phù hợp để tìm hiểu sâu hơn nữa những kết quả và bài học thực sự của quá trình triển khai QD 112 nhằm xây dựng một hệ thống quản lý chi tiêu công minh bạch, đơn giản hơn. Để làm được điều đó, tỉnh cần xác định và lựa chọn một số tiêu chí quan trọng như xác định chính xác đối tượng hưởng lợi, triển khai hỗ trợ kịp thời, đúng số lượng, nâng cao chất lượng kết quả thực hiện.

Địa phương nên rút kinh nghiệm để giảm bớt các yếu tố làm chậm tiến độ lập dự toán và trình duyệt dự toán, có thể bắt đầu từ quy trình lập và phê duyệt danh sách đối tượng hưởng lợi. Việc kiểm tra và đối chiếu với chính quyền xã cũng cần được thực hiện nhằm đảm bảo trách nhiệm giải trình của các bên.

(2) hạn chế và xóa bỏ các cách làm tạo nguy cơ thất thoát lớn

Để tăng khả năng đảm bảo nguồn lực vốn đã hạn hẹp của chương trình đến được đúng nhóm đối tượng mục tiêu, một số việc cần được kiên quyết thực hiện ngay, bao gồm kiểm tra đảm bảo chấm dứt cách thức đưa học sinh ký trước để hoàn tất thủ tục giấy tờ cho Kho bạc, ngăn chặn tình trạng trung gian và “phí dịch vụ” để được nhận hỗ trợ, giảm bớt các trường hợp thu đóng góp chi phí cho trường học ngay khi cấp phát hỗ trợ cho học sinh, kiểm tra lại và thực hiện theo đúng hướng dẫn của hệ thống Kho bạc về việc chuyển lại kinh phí còn dư sau cấp phát. Tăng cường nhận thức và sự tham gia của cộng đồng để hiểu rõ hơn về mục tiêu, quy trình thực hiện chính sách này nhằm giảm rủi ro thất thoát. Nên cân nhắc huy động thêm cả kênh ban phụ huynh, đoàn thể của xã phường để tham gia quá trình chi trả hỗ trợ và sau đó là sử dụng hỗ trợ của đối tượng hưởng lợi.

Nhanh chóng quyết toán theo hướng dẫn của Luật ngân sách cho các khoản đã chi trả của 3 học kỳ vừa qua. Cũng nên quy định địa phương và các trường học báo cáo công khai các hoạt động của chương trình theo định kỳ hàng quý và hàng năm, trong đó nêu rõ danh sách đối tượng, số tiền và ngày tháng của mỗi lần chuyển hỗ trợ. Nên thực hiện và công khai báo cáo kiểm toán động lập.

(3) Nâng cao tính công khai, minh bạch trong triển khai

Thông tin, tuyên truyền tốt hơn nữa cho người sử dụng, người hưởng lợi. Trong quá trình triển khai, cần huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là sự tham gia của chính quyền địa phương để không ngừng nâng cao nhận thức cho người hưởng lợi về mục tiêu của chương trình, qua đó tất cả cùng hướng tới tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và sử dụng hỗ trợ thật sự hiệu quả.

(4) Nâng cao sự tham gia của cộng đồng

Việc thiết lập các hoạt động tham gia của cộng đồng và tham vấn trong tiến trình lập ngân sách, nhất là khâu chuyển kinh phí hỗ trợ là những công việc cần thiết để thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng.

(5) Giám sát và trách nhiệm giải trình

Để hình thành một quy trình tổ chức minh bạch, rõ ràng, thông suốt, từng khâu thực hiện đều phải được tập hợp, ghi chép lại và đánh giá bằng những chỉ số hiệu quả cụ thể. Quy trình lập, giao dự toán

Page 14: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

2 BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

ngân sách cần được công khai hơn để mọi người cùng nắm rõ về quy trình, hình thức, biểu mẫu, đặc biệt ở cấp đơn vị cung cấp dịch vụ tuyến đầu và người sử dụng.

Hệ thống lưu trữ và quản lý cần được cải tiến ở tất cả các cấp, đặc biệt là cấp hộ gia đình.

Ban Dân tộc tỉnh và các Phòng Dân tộc huyện nên được phân công nhiệm vụ rõ ràng hơn nữa để thực sự trở thành một đơn vị giám sát quá trình cấp phát ngân sách, giải ngân và chi trả cho đối tượng hưởng lợi. Nên huy động cả Ban Giám hiệu nhà trường cùng thanh tra nhân dân của xã, thôn giám sát quá trình cấp phát và sử dụng hỗ trợ.

Nên sử dụng các tổ chức độc lập, bên ngoài các đơn vị thực hiện, các cơ quan chính quyền có liên quan để đánh giá độc lập về chất lượng thực hiện.

(6) củng cố hệ thống tổ chức quản lý và thực hiện

Hệ thống tổ chức, năng lực triển khai là những điểm cũng rất cần được nhìn nhận đầy đủ bởi chất lượng triển khai chung, tính bền vững của chương trình phụ thuộc đáng kể vào những yếu tố như vậy.

(7) vẫn còn một số vấn đề chưa được nghiên cứu đầy đủ, yêu cầu cần được nghiên cứu sâu hơn để cung cấp những gợi ý chính sách có giá trị, bao gồm;

● Tác động thực sự của khoản hỗ trợ tới chất lượng học tập của học sinh;

● Tiếp tục nghiên cứu hiệu quả triển khai hỗ trợ theo Nghị định 49 ở hai huyện nghiên cứu, qua đó sẽ có thể so sánh, rút ra bài học về phương thức triển khai cũng như mức hỗ trợ.

Page 15: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

3BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Page 16: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

4 BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

chương

1

Page 17: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

5BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Giới thiệu1.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trong thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả khả quan, đã nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo cho người dân với tỷ lệ nghèo đã giảm đáng kể trong khắp cả nước. Việt Nam đã vượt các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ- bao gồm mục tiêu từ năm 1990 tới năm 2015 giảm một nửa tỷ lệ người nghèo sống với mức thu nhập dưới 1 đô la Mỹ một ngày. Tuy nhiên, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị vẫn còn lớn, tỷ lệ nghèo đói ở các khu vực miền núi, đặc biệt trong nhóm các đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn cao. Tốc độ giảm nghèo ở các nhóm dân tộc đó thấp hơn nhiều so với nhóm dân có đa số là người Kinh và người Hoa. Năm 2008, tỷ lệ nghèo trong nhóm hộ dân tộc là 50,3%, trong nhóm người Kinh và người Hoa chỉ là 9%. Ngoài ra, tuy chỉ chiếm 1/8 dân số nhưng người dân tộc chiếm tới 50% số người nghèo, nhất là nghèo lương thực. Điều kiện tự nhiên và thời tiết khắc nghiệt, thiếu thốn các dịch vụ cơ bản, không tiếp cận được thị trường chính là những yếu tố chính gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân tộc ở khu vực miền núi cũng như những cộng đồng thôn xã vùng hẻo lánh.

Để đáp ứng yêu cầu của tình hình và vượt qua những thách thức mới và nhằm thực hiện đúng các cam kết và công ước quốc tế đã ký kết, đặc biệt là Công ước quốc tế về Quyền trẻ em (1989) và Tuyên bố chung về quyền con người (1984) với nhiều điều khoản nhấn mạnh về quyền an sinh và bảo trợ xã hội, chính phủ Việt Nam xây dựng kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội cho từng giai đoạn nhằm đáp ứng yêu cầu trên từng lĩnh vực bao gồm cả kinh tế, xã hội và môi trường. Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội là công cụ phục vụ lập kế hoạch để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh quốc gia. Ngoài ra, Chính phủ còn xây dựng các chương trình hỗ trợ một số đối tượng mục tiêu và vùng trọng điểm nghèo đói. Các chương trình hỗ trợ này tập trung nâng cao khả năng tiếp cận của các cộng đồng nghèo đến các dịch vụ công và các dịch vụ xã hội.

Trong thời gian qua, UNICEF Việt Nam đã và đang phối hợp cùng Bộ Kế hoạch Đầu tư nâng cao chất lượng các nội dung xã hội trong bản kế hoạch Phát triển Kinh tế xã hội thông qua phương pháp tiếp cận kiểm toán xã hội. Các công cụ theo phương pháp này được sử dụng để cung cấp thông tin về chất lượng của các dịch vụ xã hội cũng như chi tiêu cho các dịch vụ đó xuất phát từ ý kiến, nhận xét của người dân sử dụng dịch vụ. Trong số các công cụ đó, Khảo sát Chi tiêu công (PETS) được thử nghiệm ở hai huyện của tỉnh Điện Biên nhằm đánh giá hiệu quả của chương trình hỗ trợ tiền cho học sinh, và đồng thời để nâng cao năng lực của các cơ quan, cán bộ tai địa phương như Sở KHĐT, Sở LĐTBXH, Ban Dân tộc tỉnh, Cục Thống kê tỉnh và các đơn vị cấp huyện trong việc sử dụng công cụ này. Khảo sát PETS rà soát dòng chi hỗ trợ từ tỉnh xuống huyện, từ huyện xuống trường và sau đó là tới các học sinh của các trường tiểu học và trung học cơ sở.

Mục tiêu của công cụ PETS hướng tới việc theo dõi dòng chảy của nguồn lực công cho tới khi tới đích là được chuyển tới tận tay đối tượng mục tiêu và phân tích tìm ra những vấn đề nổi cộm trong quá trình cung ứng dịch vụ. Khảo sát PETS giúp xác định những vướng mắc của quá trình triển khai chương trình, thu thập các thông tin giúp nâng cao chất lượng quá trình ra quyết định và xây dựng

Page 18: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

6 BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

chính sách của Chính phủ. Ngoài ra, kết quả của PETS cho thấy phương thức, số lượng và thời điểm nguồn lực được chuyển tới tay người hưởng lợi. Ở Điện Biên, nghiên cứu PETS thu thập các thông tin và bằng chứng về việc chuyển kinh phí hỗ trợ qua các cấp quản lý và từ đơn vị cung cấp dịch vụ (trường học) tới người hưởng lợi (học sinh) trong quá trình thực hiện Quyết định 112, một phần của Chương trình 135- Chương trình Mục tiêu quốc gia hỗ trợ các xã vùng đặc biệt khó khăn. Các đối tượng hưởng lợi là học sinh với mức hỗ trợ 140.000 đ/tháng (khoảng 7 đô-la Mỹ) nhằm hỗ trợ thêm chi phí cho học tập, giảm tỷ lệ bỏ học.

Khảo sát được triển khai từ tháng 12/2011 đến tháng 1/2012 tại huyện Điện Biên Đông và Mường Chà. Các nguồn thông tin thu thập chính gồm phỏng vấn cán bộ các cấp, ban giám hiệu 65 trường tiểu học và trung học cơ sở của hai huyện. Khảo sát 293 hộ với 604 học sinh, 470 đã nhận được hỗ trợ từ QĐ 112 ở tám xã và đã thu nhận nhiều thông tin về chất lượng và cách thức chi trả hỗ trợ.

1.2 Nội dung của Báo cáo

Báo cáo gồm sáu phần chính. Sau phần 1 giới thiệu, phần 2 trình bày tổng quan về cách tiếp cận cũng như phương pháp chọn mẫu và thực hiện nghiên cứu. Phần 3 mô tả về chương trình mục tiêu 135, QĐ112 và bối cảnh tổ chức đợt khảo sát. Phần 4 tóm lược về cơ cấu tổ chức của chương trình, các định mức hỗ trợ. Phần 5 giới thiệu các phát hiện chính từ đợt khảo sát, những vướng mắc, hạn chế trong quá trình thực hiện như chậm trễ, dấu hiệu về thất thoát nguồn lực và tính công bằng trong phân bổ hỗ trợ. Phần 6 kết luận về nghiên cứu và đưa ra một số bài học, đề xuất.

Page 19: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

7BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Page 20: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

8 BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

ch

ươ

NG

2

Page 21: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

9BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Phương pháp và công cụ Nghiên cứuNhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra cho đợt khảo sát, nhóm nghiên cứu đã tiến hành theo ba bước: nghiên cứu tài liệu thứ cấp, phân tích hệ thống tổ chức thực hiện và đánh giá nhanh dữ liệu, và sau đó khảo sát diện rộng.

2.1 Nghiên cứu tài liệu

Nghiên cứu tài liệu là bước đầu tiên nhằm phân tích và tổng hợp các tài liệu và dữ liệu đã có sẵn. Nhóm nghiên cứu đã rà soát một số lượng lớn các tài liệu bao gồm các tài liệu chính thức của Chương trình 135 và QĐ 1124, tất cả các quyết định chính thức về việc thành lập các Ban chỉ đạo Chương trình 112 tại trung ương và cấp tỉnh. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn rà soát các tài liệu khác bao gồm các báo cáo hành chính, tài chính, thanh tra và kiểm toán có liên quan.

Việc nghiên cứu tài liệu đã cung cấp cho nhóm nghiên cứu những thông tin đầu vào hình thành báo cáo phân tích hệ thống tổ chức thực hiện, xác định các bên liên quan chính cũng như các luồng chu chuyển nguồn lực của QĐ112.

Phân tích hệ thống tổ chức thực hiện và Đánh giá nhanh dữ liệu

Báo cáo phân tích hệ thống tổ chức thực hiện nhằm đánh giá bộ máy tổ chức quản lý triển khai chương trình cũng như các quy định thực hiện. Bước này gồm các công việc như đánh giá nhanh lượng dữ liệu có sẵn thông qua phỏng vấn, trao đổi với các đơn vị liên quan ở tỉnh, huyện và cả xã trong quá trình lập dự toán và cấp phát kinh phí hỗ trợ của QĐ 112. Các cuộc phỏng vấn được thực hiện vào tháng 10 và tháng 12 năm 2011 với Ban Dân tộc tỉnh, Sở Tài chính, Sở GD&ĐT, Sở KH&ĐT, UBND tỉnh, Ban Dân tộc huyện, Phòng tài chính huyện, Phòng GD&ĐT huyện, UBND xã, trưởng thôn/bản, ban giám hiệu một số trường và đại diện một số hộ dân hưởng lợi. Mỗi cuộc phỏng vấn đều dựa trên các câu hỏi định hướng được chuẩn bị trước.

4 Quyết định số 07/2006/QD-TTg ngày 10/1/ 2006 và Quyết định số 112/2007/QD-TTg ngày 20/7/2007, Quyết định 101/2009-QD-TTg

Page 22: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

10 BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Khảo sát

Dựa vào kết quả đánh giá sơ bộ hệ thống tổ chức thực hiện và nguồn thông tin đã sẵn có, nhóm nghiên cứu biên soạn bảng hỏi dành cho các cấp quản lý, cấp trường học và bảng hỏi dành cho hộ dân. Bộ bảng hỏi dự thảo được tập huấn cho các cán bộ khảo sát và sử dụng trong lần khảo sát thử tại 15 hộ gia đình tại 2 xã thuộc huyện Điện Biên. Sau khi khảo sát thử, bảng hỏi được hoàn chỉnh cùng với bản hướng dẫn phỏng vấn để phục vụ đợt thu thập dữ liệu từ tháng 12/2011 đến tháng 1/2012.

2.1 chọn mẫu

Ngay từ đầu, hai huyện Mường Chà và Điện Biên Đông đã được lựa chọn làm địa bàn khảo sát bởi tỉ lệ hộ nghèo thuộc các dân tộc thiểu số cao (khoảng 50%) và do đó có số lượng trẻ em thuộc đối tượng hưởng lợi của QĐ112 lớn (hai huyện này chiếm khoảng 30% tổng số trẻ em được hưởng lợi của toàn tỉnh). Về mặt địa lý, hai huyện này đều nằm không quá xa so với tỉnh lỵ của tỉnh là thành phố Điện Biên Phủ nhưng lại có đặc điểm khác nhau: trong khi huyện Mường Chà có địa hình phẳng và có hệ thống đường nhựa tốt hơn thì huyện Điện Biên Đông lại khó tiếp cận hơn do địa hình đồi núi và điều kiện đường sá khó khăn hơn. Tại mỗi huyện có hai xã được lựa chọn và dự kiến có tổng cộng khoảng 300 bảng hỏi được thu thập từ các hộ gia đình được chọn mẫu từ các xã này (xem Bảng 1).

Bảng 1. các thông tin chính về hai huyện trong mẫu khảo sát

chỉ số huyện Mường chà huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên

Dân số 52,655 56,709 493,000

Tỷ lệ đồng bào dân tộc

95% 99% 78%

Tỷ lệ hộ nghèo (2009)

55.1% 49.8% 33.6%

Số xã 135 (% toàn tỉnh) 9 (15%) 13 (22%) 59

Vị trí Cách thành phố Điện Biên Phủ 45 km, đường trải nhựa

Cách thành phố Điện Biên Phủ 50 km, địa bàn khó đi, đường xấu

Số trường học

Tiểu học số lượng (% toàn tỉnh)

21 (12%) 23 (13%) 173

Trung học cơ sở số lượng (% toàn tỉnh)

18 (16%) 15 (13%) 115

Số học sinh nhận hỗ trợ từ QĐ 112 (2010-2011)

Tiểu học số lượng (% toàn tỉnh)

4,552 (18%) 3,358 (14%) 24,736 (100%)

Trung học cơ sở số lượng (% toàn tỉnh)

2,109 (15%) 1,576 (12%) 12,915 (100%)

Nguồn: Tính toán từ các tài liệu thứ cấp

Page 23: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

11BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Ở hai huyện, nhóm nghiên cứu dự kiến thu thập dữ liệu từ 300 hộ dân từ tám xã5. Các hộ được chọn từ danh sách đối tượng được nhận hỗ trợ của mỗi trường. Như vậy, tại tám xã địa bàn khảo sát có 24 trường học, từ mỗi trường chọn mẫu 10-15 học sinh từ danh sách đã nhận hỗ trợ của năm học 2010-2011 (tương ứng theo tỷ lệ số học sinh nhận hỗ trợ ở mỗi trường).

Bảng 2. các xã chọn mẫu ở hai huyện

Điện Biên Đông Mường chà

Mường Luân Huổi Lèng

Na Son Si Pa Phìn

Pú Nhi Mường Mươn

Luân Giói Mường Tùng

Cùng với khảo sát hộ ở 8 xã, toàn bộ 65 trường tiểu học và trung học cơ sở ở các xã 135 của hai huyện cũng được khảo sát bằng bảng hỏi riêng 6.

Bảng 3. Mẫu khảo sát của nghiên cứu PEtS Điện Biên

tại các xã chọn mẫu tại hai huyện chọn mẫu

tỉnh Điện Biên

Mường chà

Điện Biên Đông

Mường chà

Điện Biên Đông

Số học sinh được hỗ trợ từ QĐ 112 (năm học 2010-2011)

1.940 1.410 6.661 4.934 37.651

Số hộ khảo sát 170 123

Số học sinh nhận hỗ trợ QĐ112 đã được khảo sát

271 199 470

Tỷ lệ % học sinh nhận hỗ trợ của QĐ 112 đã được khảo sát so với toàn bộ

14,0% 14,1% 4,1% 4,0% 1,2%

Nguồn: Khảo sát PETS tại Điện Biên 2012

Đợt khảo sát đã thu được tổng cộng 293 bảng hỏi dành cho hộ, thu thập thông tin về 787 em (từ 6 đến 21 tuổi), trong đó có 604 em có đi học. Có 553 học sinh thuộc 24 trường được chọn mẫu tại các xã 135, trong đó có 470 em xác nhận đã nhận được khoản tiền hỗ trợ, chiếm 14% tổng số người hưởng lợi của các xã được chọn mẫu tại hai huyện.

5 Các phương án chọn xã do máy tính chọn ngẫu nhiên và Ban quản lý Dự án tỉnh bạn hữu Điện Biên quyết định lựa chọn phương án với đầy đủ đại diện cả xã vùng cao và vùng đồng bằng.

6 Bảng hỏi trường học gồm hai phần: bảng hỏi phỏng vấn do nhóm điều tra viên thực hiện khi đến gặp ban giám hiệu trường học và một biểu điền thông tin

Page 24: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

12 BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

2.2 Đặc điểm của hộ

Bảng 4 trình bày các đặc điểm chính của nhóm hộ trong mẫu- đặc trưng cho những hộ có học sinh được hưởng hỗ trợ từ QĐ 112 (bảng A1 trong phụ lục cung cấp chi tiết).

Đa số người trả lời phỏng vấn ở Mường Chà là người dân tộc H’Mông (63%) và người dân tộc Thái (30%). Ở huyện Điện Biên Đông, tỷ lệ người trả lời là người dân tộc Thái chiếm đa số (65%), người dân tộc H’Mông chỉ chiếm 24%. Trong toàn bộ những người tham gia cung cấp thông tin, chỉ có khoảng 10% đã học hết tiểu học, đa số chưa từng đi học. Trong nhóm vợ, chồng của người trả lời phỏng vấn, thông tin về trình độ học vấn cũng cho kết quả tương tự. Tất cả các hộ đến khảo sát đều có Sổ hộ nghèo cho năm 2011, nhưng chỉ có 82% trong tổng số các hộ này có Sổ hộ nghèo trong năm 2010. Trung bình mỗi gia đình ở Mường Chà có đông trẻ em hơn Điện Biên Đông- 2,87 so với 2,42 hàm ý số trẻ em trong tổng dân số ở Mường Chà là cao hơn. Tuy nhiên, khi tính đến tỷ lệ đi học đầy đủ trong tổng số trẻ em, tỷ lệ ở Mường Chà lại thấp hơn ở Điện Biên Đông (73% so với 79%). Xét về thu nhập, thu nhập hộ trung bình hàng năm ở cả hai huyện đều ngang nhau, khoảng 13 triệu đồng/năm.

Bảng 4. các đặc điểm chính của nhóm hộ được chọn mẫu

Mường chà Điện Biên Đông tổng

Số hộ trong mẫu 170 123 293

Người trả lời là nam giới (%) 82.4 37.4 63.5

Nhóm dân tộc Thái (%) 30.0 65.0 44.7

H’mông ( %) 63.5 24.4 47.1

Khác (%) 6.5 10 8

Học hết lớp 1 hoặc chưa bao giờ đi học (%) 58,2 71,5 63,8

Học hết lớp 1-5 (%) 28,2 19,5 24,6

Học hết lớp 6-12 (%) 12,4 8,1 10,6

Đã kết hôn (%) 92,4 83,7 88,7

Số trẻ trong độ tuổi đi học của hộ (6-21) 2,9 2,4

Tỷ lệ trẻ đang đi học (%) 73,16 79,6 75,6

Tỷ lệ hộ có sổ hộ nghèo năm 2011 (%) 100 99,2 99,7

Tỷ lệ hộ có sổ hộ nghèo năm 2010 (%) 72,4 95,1 81,9

Thu nhập trung bình năm (triệu đồng) 12,86 13,43 13,1

Nguồn: Khảo sát PETS tại Điện Biên 2012

2.3 Đặc điểm của trường học

Nhóm nghiên cứu đã thu thập được 65 bảng hỏi khảo sát từ các trường của hai huyện trong đó có 28 trường thuộc huyện Mường Chà (17 trường tiểu học, 10 trường trung học cơ sở, một trường gồm cả hai cấp học); 37 trường của huyện Điện Biên Đông (22 trường tiểu học, 15 trường trung học cơ sở) (xem Bảng 5).

Page 25: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

13BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Trung bình mỗi trường có 17 phòng học, một nửa trong số đó đã có điện. Hầu hết các trường học đều có nhà vệ sinh riêng cho nam nữ và có điện thoại cố định. 20% trường học chưa có Internet. Đa số các trường đều nằm gần trung tâm xã nhưng đều vẫn khá xa trung tâm huyện. Trung bình đi từ trường ra trung tâm huyện bằng xe máy mất 1,5 giờ, trong đó trường xa nhất mất 3 giờ.

Về đội ngũ cán bộ, bộ máy tổ chức giữa các trường khá tương đồng: mỗi trường có khoảng 35 cán bộ giáo viên, trong đó khoảng 80% là giáo viên. Số học sinh trung bình của một trường ở Mường Chà nhiều hơn so với Điện Biên Đông- 300 em so với 269 em. Tuy nhiên tỉ lệ học sinh là người dân tộc ở Điện Biên Đông lại cao hơn với 95% trong khi ở Mường Chà chỉ là 90%. Mặc dù vậy, tỷ lệ số học sinh hưởng lợi từ QĐ 112 ở Mường Chà vẫn cao hơn hẳn- 60% so với 46% ở Điện Biên Đông, trong nhóm đó học sinh dân tộc cũng chiếm tỷ lệ lớn hơn: 63% ở Mường Chà và 47% ở Điện Biên Đông.

Bảng 5. Đặc điểm của các trường học trong mẫu khảo sát

huyện Mường chà

huyện Điện Biên Đông

tổng cộng

Số trường khảo sát 28 37 65

Tỷ lệ trường có học sinh bán trú (%) 53% 62% 58%

Tỷ lệ trường có nhà vệ sinh riêng nam nữ (%) 93% 91% 92%

Tỷ lệ trường có điện thoại (%) 93% 95% 94%

Tỷ lệ trường có Internet (%) 79% 81% 80%

Thời gian đi bằng xe máy từ trường tới các địa điểm (phút)

- Trạm Y tế 29 16 22

- Trung tâm xã 26 19 22

- Kho bạc Huyện 96 81 87

- Phòng Giáo dục huyện 96 81 87

Số cán bộ giáo viên trung bình 35 34 34

Số giáo viên trung bình 28 26 27

Số học sinh trung bình (2010-2011) 300 239 263

Số học sinh là người dân tộc thiểu số trung bình (2010-2011)

271 228 246

Tỷ lệ % học sinh là người dân tộc thiểu số 90% 95% 94%

Tỷ lệ % học sinh được hưởng hỗ trợ từ QĐ 112 59% 46% 52%

Tỷ lệ % học sinh được hưởng hỗ trợ từ QĐ 112 là người dân tộc thiểu số

63% 47% 54%

Nguồn: Khảo sát PETS tại Điện Biên 2012

Page 26: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

14 BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

ch

ươ

NG

3

Page 27: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

15BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Giới thiệu về chương trình 135 và Quyết định 1123.1 Mục tiêu của chương trình

Năm 1998, Chính phủ Việt Nam thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia với tên gọi đầy đủ là “Chương trình Phát triển Kinh tế Xã hội cho các xã vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn giai đoạn 1998-2005 (thường được gọi là Chương trình 135 giai đoạn 1) và sau đó tiếp nối với giai đoạn hai từ 2006 đến 2010. Mục tiêu của Chương trình 135 là nhằm tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước.

Trong giai đoạn 1, tính đến năm 2005, chương trình đã thực hiện trên tổng số 2410 xã và thôn bản nghèo nhất của đất nước với khoảng 1,1 triệu hộ, 6 triệu người dân. Tổng kinh phí của giai đoạn 1 là 8.434 tỷ đồng (khoảng 600 triệu đô la Mỹ) từ ngân sách trung ương, 240 tỷ đồng từ ngân sách địa phương; xây dựng được trên 20.000 hạng mục cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ ở xã và liên xã. Giai đoạn 2 của chương trình tiếp tục hỗ trợ 1.848 xã nghèo, 3.374 thôn bản, tổng kinh phí ước tính 7.000 tỷ đồng (450 triệu đô la Mỹ). Giai đoạn 2 gồm 4 hợp phần như sau:

● Về phát triển sản xuất: cung cấp hỗ trợ về cây con giống, phân bón, thuốc trừ sâu, khuyến nông, giới thiệu các mô hình phát triển nông nghiệp, cung cấp máy móc và công cụ sản xuất.

● Về phát triển cơ sở hạ tầng: xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu đường giao thông cho xe cơ giới (từ xe máy trở lên) từ trung tâm xã đến tất cả thôn, bản; công trình thủy lợi nhỏ; trường, lớp học kiên cố, trạm y tế, điện, nước sinh hoạt, nhà sinh hoạt cộng đồng, chợ.

● Về nâng cao đời sống văn hóa, xã hội cho nhân dân: hỗ trợ học sinh con hộ nghèo đang học nội trú hoặc bán trú, hỗ trợ các hoạt động văn hóa truyền thông; trợ giúp pháp lý cho người dân.

Page 28: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

16 BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

● Về nâng cao năng lực: trang bị, bổ sung những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao nhận thức pháp luật, nâng cao kiến thức quản lý đầu tư và kỹ năng quản lý điều hành để hoàn thành nhiệm vụ cho cán bộ, công chức cấp xã và trưởng thôn, bản.

Giai đoạn 2 của Chương trình 135 đã hỗ trợ được cho 926.326 học sinh con hộ nghèo đang học mẫu giáo và giáo dục các cấp. Theo một số đợt đánh giá, kiểm tra của các cơ quan, quốc hội, “Chương trình 135 đã đáp ứng tích cực mong muốn của người dân Việt Nam”; chương trình được dự kiến sẽ mở rộng sang giai đoạn 3.

Quyết định 112

Từ khi được triển khai, Hợp phần (iv) của Chương trình 135-Cải thiện đời sống văn hoá và xã hội-đã luôn mang một ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao đời sống văn hoá xã hội cho người dân thông qua nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục, y tế, nước sạch, điện và các dịch vụ quan trọng khác. Về khả năng tiếp cận với giáo dục, mục tiêu được chú trọng nhất chính là nâng cao tỉ lệ đăng ký và đến trường của các trẻ em sống trong các gia đình nằm trong đối tượng mục tiêu của Chương trình 135 do ngay trong giai đoạn thiết kế đã phát hiện ra chênh lệch lớn giữa các xã 135 và trên cả nước về tổng số đăng ký và tỷ lệ nhập học thuần ở tất cả các cấp học. Tổng số đăng ký và tỷ lệ nhập học thuần ở các trường tiểu học tại các xã thuộc CT135-II là 85% và 78% trong khi tỷ lệ của cả nước lần lượt là 104% và 89%. Mức khoảng cách hơn 20 điểm phần trăm cũng được ghi nhận ở tỉ lệ nhập học tại các trường trung học cơ sở7

Theo các số liệu báo cáo, tỉ lệ học sinh đến trường tại tỉnh Điện Biên nói chung thấp hơn mức trung bình của cả nước. Ví dụ, năm 2008, tỉ lệ học sinh đến trường của các em ở độ tuổi 6-9 của tỉnh chỉ đạt 88,4% so với mức trung bình 90,4% của cả nước. Trong khi đó, tỉ lệ trẻ em chưa bao giờ đến trường của tỉnh (10,4%) cũng cao hơn so với tỉ lệ trung bình của cả nước (8,1%).

Để thu hẹp khoảng cách này, vào ngày 20/7/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký duyệt Quyết định 112. Mục tiêu chính của Quyết định 112 được thể hiện qua chính tên của Quyết định, tức là hỗ trợ trực tiếp cho những người dân thuộc đối tượng mục tiêu nhằm cải thiện khả năng tiếp cận đến các dịch vụ công cộng và xã hội cơ bản của họ. Quyết định 112 bao gồm bốn hợp phần chính trong đó hợp phần thứ nhất là hợp phần hướng tới hỗ trợ học sinh bán trú là con em các hộ nghèo. Quyết định có hiệu lực từ ngày 5/9/2007, dự kiến triển khai từ năm 2007 đến năm 2010 nhưng sau đó tiểu hợp phần thứ nhất của Quyết định đã được gia hạn đến tháng 5/2011, tháng cuối cùng của năm học 2010-20118.

Quyết định 112 bao phủ một số lượng lớn các đối tượng hưởng lợi trên cả nước, từ trẻ em ở độ tuổi mầm non đến người lớn ở các hộ nghèo thuộc các xã và thôn bản thuộc Chương trình 135. Tính đến cuối năm 2009, tổng số vốn được giải ngân từ ngân sách nhà nước cho Quyết định 112, hợp phần hỗ trợ học sinh nghèo đạt 1.906,69 tỉ đồng, hỗ trợ được 926.326 trẻ em ở độ tuổi mầm non và các em học sinh nghèo tại các trường bán trú9.

7 Thêm vào đó, còn có những khoảng cách rất đáng lưu ý giữa tỉ lệ nhập học học thực tế với mức mục tiêu của năm 2010: 10% khoảng cách gữa tỉ lệ thực tế và tỉ lệ mục tiêu tại cấp tiểu học và 12% tại cấp trung học cơ sở (UNDP, 2008).

8 QĐ có hiệu lực từ ngày 5/9/2007 và ban đầu chỉ hỗ trợ học sinh bán trú, sau đó được sửa đổi trong Quyết định 101 (năm 2009) nhằm mở rộng đối tượng hưởng lợi tới tất cả các em học sinh thuộc các hộ nghèo đang học tại các trường công trong khu vực.

9 Dự thảo lần 8, Văn kiện chương trình 135 giai đoạn 3

Page 29: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

17BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Nguồn: PETS Điện Biên, ảnh chụp tại một trường học thuộc huyện Điện Biên Đông

Phạm vi nghiên cứu

Mục tiêu của đợt khảo sát này không phải là nghiên cứu toàn bộ bốn hợp phần của Chương trình 135 mà chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu sâu vào hợp phần thứ nhất của Quyết định 112, tức là hợp phần hỗ trợ trẻ em thuộc các hộ nghèo, đặc biệt là những em đang học tiểu học hoặc trung học cơ sở. Nghiên cứu này không hướng vào đối tượng học sinh trung học phổ thông do Sở GD-ĐT quản lý tại cấp tỉnh do có cơ chế quản lý hơi khác biệt so với các cấp khác. Phạm vi của nghiên cứu được mô tả tại Hình 1 dưới đây.

Page 30: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

18 BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

hình 1. các hợp phần của chương trình 135 và QĐ 112 và Phạm vi triển khai nghiên cứu PEtS

QD.112

ct 135-II

Hợp phần 1: Hỗ trợ sản xuất

2. Hỗ trợ cải thiện vệ sinh

Hợp phần 2: Cơ sở hạ tầng

3. Hỗ trợ văn hoá và thông tin

Hợp phần 3: Xây dựng năng lực

4. Hỗ trợ tăng cường tiếp cận các dịch vụ

pháp lý

Hợp phần 4: Cải thiện sinh kế và tiếp cận các dịch vụ xã hội

1. Hỗ trợ giáo dục cho trẻ em thuộc các hộ nghèo

đang đi học

3.2 tỉnh Điện Biên và tình hình thực hiện chương trình 135 và Quyết định 112

Điện Biên nằm ở vùng miền núi phía Bắc và là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước. Tổng số dân của tỉnh năm 2009 là 490.764 người, gồm 19 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm 37,99%, dân tộc H’Mông chiếm 34,8%, dân tộc Kinh chiếm 18,42% và các dân tộc khác như Dao, Khơ mú, Hà Nhì…. Tổng diện tích của tỉnh là 9.563 km2 với đường biên giới dài 360 km với Lào và 40,8 km với Trung Quốc. Về mặt hành chính, tỉnh Điện Biên gồm 9 huyện và thành phố/thị xã10 với 112 xã phường.

Trong những năm vừa qua, kinh tế của tỉnh đã tăng trưởng ổn định nhờ sự đầu tư đáng kể của chính phủ. Chi tiêu công dành cho giáo dục của tỉnh cũng tăng đáng kể-từ mức tăng 15% năm 2005 lên 28,3% năm 2008. Xét về con số tuyệt đối còn đáng chú ý hơn với con số chi tiêu công dành cho năm 2008 là 763 tỉ đồng, gần gấp 3 lần so với 253 tỉ đồng cho năm 2005. Nhờ vậy, đời sống của nhân dân trong tỉnh cũng đã dần dần được cải thiện.

Tuy nhiên, các dịch vụ xã hội của tỉnh vẫn còn đang là vấn đề đáng băn khoăn và tỉnh vẫn còn bị xếp vào nhóm các tỉnh nghèo nhất nước với 33% hộ gia đình có mức sống dưới chuẩn nghèo (năm 2009) của chính phủ (Bảng 6). 96.7% những hộ nghèo đó là các hộ dân tộc thiểu số. Tương ứng, Điện Biên là một trong những tỉnh được hỗ trợ nhiều nhất theo QĐ 112.

10 Thành phố Điện Biên Phủ, Thị xã Mường Lay và 7 huyện nông thôn bao gồm Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Chà, Mường Nhé, Tủa Chùa, Tuần Giáo và Mường Ảng

Huệ

TP. Hồ Chí Minh

Hà Nội

Điện Biên

Page 31: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

19BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Bảng 6. tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh Điện Biên, năm 2007-2009 (%)

các đơn vị hành chính tỉ lệ hộ nghèo (%)

2007 2008 2009

Toàn tỉnh 38,3 36,8 33,6

Thành phố Điện Biên Phủ 1,3 1,0 1,1

Huyện Mường Lay 9,8 5,2 5,3

Huyện Mường Nhé 72,0 66,2 58,5

Huyện Mường Chà (*) 41,5 55,3 55,1

Huyện Tủa Chùa 51,2 55,0 51,6

Huyện Tuần Giáo 47,0 40,0 35,5

Huyện Điện Biên 32,9 22,3 18,3

Huyện Điện Biên Đông (*) 48,3 50,6 49,8

Huyện Mường Áng - 58,3 53,4

Nguồn: Sở KH ĐT Điện Biên, 2010. Hai huyện mẫu của khảo sát PETS được đánh dấu (*)

3.3 cơ cấu tổ chức thực hiện QĐ112

Quyết định 112 quy định tại cấp quốc gia, UBDT là cơ quan chính phủ có vai trò chủ chốt trong quá trình triển khai và thực hiện chính sách hỗ trợ bằng kinh phí dành cho Chương trình 135-Giai đoạn II. Nhiệm vụ chính bao gồm lập dự toán hàng năm cho các địa phương, tổng hợp chung vào kế hoạch Chương trình 135 giai đoạn II; tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách; tổng hợp chung vào kết quả thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đóng vai trò là cơ quan điều phối, hỗ trợ Ủy ban Dân tộc trong việc lập dự toán, phân bổ kế hoạch vốn thực hiện các chính sách hàng năm, tổng hợp chung vào phương án phân bổ vốn của Chương trình 135 giai đoạn II.

Tại cấp tỉnh, UBND tỉnh được giao trách nhiệm tương tự, xây dựng hướng dẫn chi tiết triển khai các chính sách của trung ương tại địa phương với sự hỗ trợ của Ban Dân tộc tỉnh. Đáng lưu ý là Quyết định 112 đã tạo điều kiện cho các UBND tỉnh được tổ chức thực hiện theo cách thức của mình thông qua việc quy định rằng các địa phương được “Cụ thể hoá và áp dụng các quy định của cấp trung ương về cơ cấu tổ chức của Chương trình Quyết định 112 tuỳ thuộc vào điều kiện thực tiễn của địa phương”11.

Theo công văn số 588/UBND-NN, UBND tỉnh Điện Biên giao nhiệm vụ cho Ban Dân tộc tỉnh “hướng dẫn các huyện và thành phố lập kế hoạch ngân sách để trình lên UBND tỉnh”. Ban Dân tộc tỉnh cũng là cơ quan được giao nhiệm vụ hướng dẫn kỹ thuật, theo dõi và giám sát, đánh giá việc thực hiện cả 04 hợp phần trong Quyết định 112. Hình 2 mô tả cơ cấu tổ chức Quyết định 112 theo hướng dẫn trong QĐ 112.

11 Điều 5, khoản b, Quyết dịnh 112/2007/QD-TTg

Page 32: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

20 BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

hình 2. cơ cấu tổ chức thực hiện Quyết định 112

CP Thủ tướng CP

Bộ KH-ĐT

Sở KH-ĐT

UBDT Bộ Tài chính

UBND tỉnh=> (Ban DT tỉnh)

Sở Tài chính

Các trường

Các hộ gia đình hưởng lợi

Hợp tác:Chỉ đạo và hướng dẫn:

Nguồn: Từ Quyết định 112/2007/QD-TTg.

Mặc dù Ban Dân tộc tỉnh là đơn vị chính thức được giao nhiệm vụ, trên thực tế, Sở GD&ĐT tỉnh lại là nhân tố chính của quá trình triển khai thực hiện Quyết định 112. Sở GD-ĐT có trách nhiệm hướng dẫn các phòng GD&ĐT cấp huyện và các trường PTTH trong việc lập kế hoạch ngân sách hàng năm; xác định các đối tượng hưởng lợi tiềm năng và theo dõi, đánh giá và báo cáo về quá trình và tình hình thực hiện. Vai trò trung tâm của Sở GD&ĐT và vai trò thứ yếu của Ban Dân tộc tỉnh được thể hiện trên Hình 3.

hình 3. cơ cấu tổ chức triển khai Quyết định 112 theo thực tế tại tỉnh Điện Biên

Thủ tướng Chính phủ

Bộ KH&ĐT Bộ GD&ĐT Bộ Tài chính UBDT

Sở KH&ĐT

Hộ

UBND => (Sở GD&ĐT)

Phòng DT huyệnPhòng GD&ĐT huyện

Các trường

... Hộ

Ban DT tỉnh

Phụ thuộc Hợp tác

Sở Tài chính

Nguồn: Từ công văn số588/UBND-NN ngày16/6/2008 của tỉnh Điện Biên

Page 33: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

21BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Lý giải chính cho sự khác biệt giữa quy định và thực tế triển khai là năng lực của Ban Dân tộc tỉnh được cho là còn chưa đầy đủ về vai trò là cơ quan thực hiện của mình12.

3.4 Quy trình lập dự toán

Quy trình lập ngân sách chung

Quy trình lập ngân sách chung bắt đầu theo năm tài khóa, tương ứng từ ngày 1 tháng 1 đến 31 tháng 12 hàng năm. Hàng năm, cấp trung ương ban hành Hướng dẫn lập ngân sách của năm tiếp theo cho các chương trình chi tiêu công, bao gồm cả QĐ112. Trước 31 tháng 5, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về lập kế hoạch, hướng dẫn lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách hàng năm. Căn cứ vào Chỉ thị này, Bộ Tài Chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành thông tư hướng dẫn lập ngân sách cho các Bộ trực thuộc trung ương, Cơ quan nhà nước và UBND các tỉnh. Quy trình tương tự được áp dụng từ tỉnh xuống huyện và từ huyện xuống các trường học.

Ngược lại, quá trình xác định nhu cầu ngân sách và tổng hợp lại được thực hiện từ dưới lên: Các đơn vị cơ sở từ cấp quản lý thấp hơn phải lập ngân sách, tổng hợp các ngân sách và gửi lên cấp cao hơn. Ví dụ, trong khuôn khổ thực hiện quyết định 112, các xã 135 hoặc xã có thôn bản 135 nộp kế hoạch, ngân sách dự toán về huyện, huyện tổng hợp ngân sách được gửi từ các xã để gửi lên tỉnh, và các tỉnh sẽ gửi kế hoạch ngân sách về cơ quan Trung ương.

Luật Ngân sách Nhà nước không quy định cụ thể ngày phải nộp kế hoạch ngân sách của các cấp cơ sở (gồm cấp tỉnh, huyện và xã). Trách nhiệm này thuộc về UBND tỉnh và Luật chỉ quy định phải nộp kế hoạch ngân sách về trung ương trước 20 tháng 7. Tại trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra và tổng hợp các kế hoạch ngân sách của địa phương vào kế hoạch ngân sách quốc gia. Sau đó ngân sách quốc gia sẽ được trình lên Thủ tướng Chính phủ. Sau khi xem xét , Thủ tướng Chính phủ sẽ trình lên Quốc hội để xét duyệt lần cuối và thông qua tại kỳ họp lần thứ 2 hàng năm, thường vào tháng 11.

Quy trình quyết định và phân bổ ngân sách bắt đầu từ Trung ương, khi Quốc hội quyết định ngân sách phân bổ cho địa phương trước 15 tháng 11. Ở cơ sở, sau khi Sở Tài chính tổng hợp, thẩm định kế hoạch từ các ngành tỉnh và cấp huyện trình UBND tỉnh hội nghị tham vấn và hoàn thiện sau tham vấn trình Hội đồng Nhân dân tỉnh quyết định kế hoạch phân bổ ngân sách năm sau cho các Huyện trước 10 tháng 12 năm trước.

Hội đồng nhân dân huyện quyết định ngân sách cho các xã và các chương trình khác như QĐ 112 cho trường học. Tất cả quá trình này phải được hoàn thành trước 31 tháng 12 năm trước. Quyết định giao dự toán ngân sách này chính là cơ sở cho các cơ quan chi tiêu ngân sách cấp cơ sở như UBND xã hay trường học, rút tiền từ Kho bạc nhà nước cấp huyện và chi tiêu (gồm cả cấp phát tiền hàng tháng cho học sinh trong năm sau). Quy trình ngân sách được tóm lược trong Sơ đồ ở phụ lục

3.5 Quy định và mức hỗ trợ theo QĐ 112

Quy trình lập dự toán, phân bổ và cấp phát hỗ trợ của QĐ 112 phải tuân theo quy trình quản lý ngân sách nói chung và các quy định riêng của QĐ 112 13.

12 Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh tại cuộc họp thứ nhất và thứ hai với nhóm nghiên cứu, hoạt động duy nhất liên quan đến việc thực hiện Quyết định 112 mà cơ quan này đã thực hiện cho tới nay chỉ là nhận danh sách những người hưởng lợi từ Sở GD-ĐT và tham gia vào (chỉ) một đợt thanh tra do UBND tỉnh tổ chức.

13 Theo hướng dẫn trong QĐ 210/2006/QĐ-TTg, việc phân bổ vốn cho các chương trình mục tiêu quốc gia phải thực hiện theo nguyên tắc phân bổ và phù hợp với mục tiêu, đối tượng, cách thức tổ chức nhằm đảm bảo hợp lý giữa việc phục vụ các mục tiêu phát triển các trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, các vùng kinh tế trọng điểm, với việc ưu tiên hỗ trợ các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc và các vùng khó khăn khác để góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, thu nhập và mức sống của dân cư giữa các vùng miền trong cả nước.

Page 34: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

22 BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Các tiêu chí để được hỗ trợ được quy định trong Thông tư 06/2007/TT-UBDT của Ủy ban Dân tộc ngày 20/9/2007 bao gồm:

a. Là hộ nghèo: cơ sở để xác định hộ nghèo được quy định tại Quyết định 170/2005/QĐ-TTg với bằng chứng xác nhận là Giấy chứng nhận hộ nghèo do cơ quan quản lý có thẩm quyền tại địa phương cấp; hoặc

b. Là hộ sinh sống ở xã, làng, hoặc thôn vùng đặc biệt khó khăn trong danh sách địa bàn của Chương trình 135-II;

c. Đang theo học tại các trường mẫu giáo, tiểu học, THCS và PTTH; và

d. Học bán trú, ở gần hoặc ở trong trường 14.

Tiêu chuẩn cuối về học bán trú đã được bỏ để mở rộng đối tượng tới tất cả các học sinh nghèo ở các xã, thôn bản mục tiêu 15 có thể tiếp cận nguồn hỗ trợ. Do vậy, từ năm học 2009-2010, tất cả các học sinh nghèo ở các làng, xã thuộc chương trình 135 đều được hỗ trợ. Thời gian hỗ trợ là thời gian thực tế đi học nhưng không vượt quá 9 tháng/năm học.

Hai hình thức hỗ trợ chủ yếu là (a) tiền mặt hoặc (b) mua dụng cụ học tập tập hay tổ chức bữa ăn tại chỗ cho học sinh. Hội phụ huynh học sinh và Ban giám hiệu trường quyết định tùy theo điều kiện cụ thể và nguyện vọng của học sinh.

Việc hỗ trợ bằng tiền mặt được quy định thực hiện vào cuối mỗi tháng dựa trên số ngày thực tế đi học.16

3.6 Dòng di chuyển của nguồn lực phân bổ thực hiện QĐ 112

Do sử dụng ngân sách trung ương nên toàn bộ dòng lưu chuyển kinh phí thực hiện hỗ trợ theo QĐ 112 nằm trong khu vực kho bạc nhà nước bằng các lệnh báo nợ và báo có. Chỉ đến khi giao dự toán cho các trường học để triển khai, kinh phí mới được rút bằng tiền mặt ra khỏi hệ thống kho bạc. Căn cứ vào quyết định giao dự toán từ UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở GD&ĐT và sau đó là UBND huyện, Phòng Tài chính huyện, Phòng GD&ĐT xuống tới trường, các trường có học sinh hưởng lợi, với tư cách là đơn vị trực tiếp cấp phát hỗ trợ ở tuyến đầu sẽ rút tiền mặt để chuyển cho học sinh. Kho bạc tại hai huyện khảo sát đã rất nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi để các trường học rút tiền ngay khi đầy đủ giấy tờ theo quy định.

Hình 4 mô tả các luồng thông tin (thông báo giao dự toán ngân sách) và dòng tiền từ trong hệ thống kho bạc cho tới khi tới tay học sinh hưởng lợi.

14 Quyết định 112/2007/QĐ-TTg, ngày 20/7/2007.

15 Quyết định 101/2009/QĐ-TTg ngày 5/8/2009.

16 Thông tư 06/2007/TT-UBDT của Ủy ban Dân tộc.

Page 35: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

23BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

hình 4. Dòng thông tin và kinh phí thực hiện QĐ112

Thông tin

(1)

(2a)

(3a)

(4)

(5)

(7)

(6)

(2b)

(3b)

Kho bạc Bộ Tài chính

Sở Tài chính

Phòng Tài chính Kế hoạch

Phòng GD&ĐT

Các trường tiểu học và Trung học cơ sở

Học sinh

Kho bạc tỉnh

Kho bạc huyện

(1) Bộ Tài chính thông báo cho Kho bạc về việc giao dự toán ngân sách cho tỉnh

(2a) Kho bạc trung ương chuyển kinh phí cho Sở Tài chính tỉnh

(2b) Kho bạc trung ương thông báo (ghi có) cho Kho bạc tỉnh số tiền bằng kinh phí Bộ Tài chính quyết định chuyển cho tỉnh

(3a) Kho bạc tỉnh chuyển kinh phí cho Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện

(3b) Kho bạc tỉnh thông báo (ghi có) cho Kho bạc huyện số tiền bằng kinh phí tỉnh giao dự toán cho huyện

(4) Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thông báo cho Phòng GD&ĐT về ngân sách dự toán cho các trường tiểu học và trung học cơ sở

(5) Phòng GD&ĐT thông báo cho các trường tiểu học và trung học cơ sở về quyết định giao dự toán và rút kinh phí

(6) Kho bạc huyện giải ngân số tiền cho các trường căn cứ vào các giấy tờ và hồ sơ cần thiết.

(7) Chi trả kinh phí hỗ trợ cho học sinh

Page 36: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

24 BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

ch

ươ

NG

4

Page 37: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

25BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

các phát hiện chínhĐây là phần chính của báo cáo với các phát hiện từ nghiên cứu PETS, phản ánh những thiếu sót trong quá trình thiết kế và triển khai QĐ 112. Phần đầu nêu lên những chậm trễ từ khâu lập dự toán đến khâu chi trả, phần 2 tìm hiểu những nguy cơ rò rỉ, phần 3 phân tích các vấn đề liên quan đến tính công bằng trong thực hiện chính sách và phần 4 đề cập đến một số yếu kém, hiệu suất thấp của quá trình thực hiện.

4.1 chậm trễ

Kết quả nghiên cứu tài liệu từ Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên cũng như tài liệu của hai Phòng GD&ĐT của hai huyện cho thấy quy trình và thời gian thực hiện lập dự toán và hỗ trợ trên thực tế khác xa quy trình theo quy định lập ngân sách hỗ trợ cho học sinh thuộc đối tượng của QĐ 112 trong cả bốn học kỳ của hai năm học vừa qua (Bảng 7).

Một trong những lý do chính là sự khác nhau giữa năm học và năm tài khoá. Dự toán hỗ trợ được lập theo năm học,17 bắt đầu vào tháng 9 và kết thúc vào cuối tháng 5 của năm tiếp theo. Hơn nữa, thay vì lập ngân sách mỗi năm một lần, ở Điện Biên việc ban hành Hướng dẫn lập ngân sách, nộp ngân sách, và quyết định phân bổ ngân sách tại các cấp tỉnh, huyện, xã lại được thực hiện 2 lần mỗi năm, mỗi học kỳ một lần.

17 Năm học bắt đầu từ đầu tháng 9. Kỳ I của năm học tương ứng với 4 tháng cuối năm tài khoá (từ tháng 9 đến tháng 12), và kỳ II tương ứng với 5 tháng đầu năm của năm tài khoá tiếp theo (từ tháng 1 đến tháng 5).

Page 38: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

26 BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Bảng 7. chênh lệch thời gian giữa quy định và việc thực hiện quy trình ngân sách của Q Đ 112 tại tỉnh Điện Biên qua 2 năm học 2009-2010 và 2010-2011

các bước

Nội dung thời gian (theo luật ngân sách năm 2002)

thời gian thực hiện chương trình 112 trong năm tài khoá 2009

thời gian thực hiện chương trình 112 trong năm tài khoá 2010

thời gian thực hiện chương trình 112 trong năm tài khoá 2011

Hướng dẫn lập ngân sách

1. Thủ tướng chính phủ ban hành Chỉ thị về lập ngân sách cho năm tài khoá tiếp

Trước 31 tháng 5 của năm tài khoá trước

6/6/2008 5/6/2009 11/6/2010

Bước lập ngân sách

2. Bô tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn và quy định thời gian cho các Bộ (bao gồm Ủy ban Dân tộc) và các tỉnh về quy trình lập ngân sách

Trước 10 tháng 6 của năm tài khoá trước

20/6/2008 19/6/2009 16/6/2010

3. UBND tỉnh hướng dẫn UBND huyện, và UBND huyện hướng dẫn các cơ quan trực thuộc (ví dụ Sở Giáo dục và đào tạo) và UBND xã hướng dẫn các cơ quan trực thuộc (ví dụ trường học) lập kế hoạch ngân sách

mỗi năm 1 lần UBND tỉnh sẽ quy định thời gian cụ thể

Sở giáo dục Điện Biên hướng dẫn 2 lẫn mỗi năm tài khoá:

- Vào tháng 3/tháng 4 cho 5 tháng của năm tài khoá, như kỳ II của năm học

- Vào tháng 8/tháng 9 cho 4 tháng cuối của năm tài chính, như kỳ I của năm.

4. UBND xã và cấp trực thuộc (như trường học) gửi ngân sách lên UBND huyện hoặc cán bộ giám sát cấp huyện, rồi UBND huyện tổng hợp ngân sách và gửi lên UBND tỉnh

mỗi năm 1 lần UBND tỉnh sẽ quy định thời gian cụ thể

Trường học gửi ngân sách 2 lẫn mỗi năm

- - Vào tháng 3/tháng 4 cho 5 tháng của năm tài khoá, như kỳ II của năm học

- Vào tháng 8/tháng 9 cho 4 tháng cuối của năm tài chính, như kỳ I của năm.

5. UBND tỉnh nộp kế hoạch ngân sách cho Bộ tài chính, Bộ kế hoạch đầu tư và Uỷ ban dân tộc

Trước 20 tháng 7 của năm tài khoá trước

Không có Không có Không có

Page 39: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

27BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

các bước

Nội dung thời gian (theo luật ngân sách năm 2002)

thời gian thực hiện chương trình 112 trong năm tài khoá 2009

thời gian thực hiện chương trình 112 trong năm tài khoá 2010

thời gian thực hiện chương trình 112 trong năm tài khoá 2011

6. Bộ tài chính làm việc với cơ quan trung ương và địa phương nhằm tổng hợp và xây dựng kế hoạch ngân sách quốc gia.

Không chậm hơn 31 tháng 7 của năm tài khoá trước

Không có Không có Không có

Quốc hội kiểm tra, thông qua và phân bổ ngân sách quốc gia

7. Chính phủ trình bản thảo Ngân sách quốc gia lên Quốc hội để xem xét và thông qua.

Không chậm hơn 1 tháng 10 của năm tài khoá trước

Không có Không có Không có

8. Quốc hội thảo luận, hỏi đáp và thông qua ngân sách quốc gia và việc phân bổ ngân sách.

Không chậm hơn 15 tháng 11 của năm tài khoá trước

8/11/2008 cho Chương trình112 tại Điện Biên, Bộ tài chính phân bổ ngân sách 2 lần vào 1/4/2009 và 16/5/2009

11/11/2009 cho Chương trình 112, Bộ tài chính phân bổ ngân sách cho Điện Biên 2 lần, vào 21/4/2010 và 8/12/2010

10/11/2010 cho Chương trình 112, Bộ tài chính phân bổ ngân sách cho Điện Biên 1 lần vào 24/3/2011

Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, thông qua và phân bổ ngân sách quốc gia cho địa phương

9. Hội đồng Nhân dân tỉnh quyết định phân bổ ngân sách cho các cấp dưới

Mỗi năm 1 lần Trước 10/12 của năm tài khoá trước

Đối với chương trình 112, UBND tỉnh Điện Biên phân bổ ngân sách 2 lần mỗi năm tài khoá

- Vào tháng 4/tháng 5 cho 5 tháng của năm tài khoá hiện tại, như học kỳ II của năm học

- Vào tháng 10/tháng 12 cho 4 tháng của năm tài khoá, như học kỳ I của năm học tiếp theo

10. Hội đồng Nhân dân huyện quyết định kế hoạch phân bổ ngân sách huyện

Mỗi năm 1 lần Trước 20/12 của năm tài khoá trước

UBND huyện và phòng giáo dục đào tạo quyết định 2 lần mỗi năm tài khoá

- Vào tháng 12 của năm hiện tại/ tháng 1 của năm tiếp theo cho 4 tháng cuối của năm tài khoá, như học kỳ I của năm học tiếp theo

- Vào tháng 6/tháng 7 cho 5 tháng đầu của năm tài khoá, như học kỳ II của năm học

Nguồn: Tổng hợp từ các văn bản, công văn, ghi chép của Bộ tài chính, Sở GD&ĐT Điện Biên, Phòng GD&ĐT huyện Mường Chà và Điện Biên Đông.

Ngoài lý do chính nêu trên còn có một số lý do dẫn đến sự khác biệt về thời gian như 1) chậm thực hiện để đảm bảo rằng danh sách học sinh được hỗ trợ được điều chỉnh sát với thực tế học sinh đi học hay nghỉ học; và 2) trì hoãn để kiểm tra, đảm bảo những học sinh được hỗ trợ thuộc diện hộ nghèo với Giấy chứng nhận hộ nghèo được xem xét hàng năm, khi bắt đầu năm tài khoá và là giữa năm học.

Chậm trễ ở từng bước của quy trình thực hiện ngân sách được phân tích chi tiết như sau:

Page 40: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

28 BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Quy trình lập dự toán ngân sách và các chậm trễ

Bước 1: Thủ tướng chính phủ ban hành Chỉ thị về lập ngân sách cho năm tài khoá tiếp theo:

Số liệu cho thấy trong hai năm tài chính vừa qua quy trình được thực hiện đúng theo như quy định.

Bước 2: Ban hành hướng dẫn lập ngân sách

Theo số liệu thu thập được qua các học kỳ của hai năm học ở cả hai huyện, trung bình khoảng một tuần sau khi nhận được hướng dẫn từ Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT mới gửi tiếp hướng dẫn cho các trường chuẩn bị ngân sách (Bảng 9). Trong bốn học kỳ nghiên cứu có một ngoại lệ tại huyện Mường Chà trong học kỳ hai năm học 2010-2011 đã mất gần một tháng để Phòng GD&ĐT hướng dẫn cho các trường sau khi có hướng dẫn từ Sở GD&ĐT. Mặc dù không có quy định rõ thời hạn cho việc triển khai hướng dẫn ở cơ sở song với thực tế hướng dẫn từ cấp trung ương đã chậm so với thiết kế của chương trình, đây là khâu cần rút ngắn thêm nữa đối với các chương trình hỗ trợ có cách thức tương tự như QĐ 112.

Bên cạnh đó, thông tin tổng hợp cho thấy thời điểm khởi động quy trình chuẩn bị ngân sách giữa hai học kỳ cũng không giống nhau. Hướng dẫn lập ngân sách cho học kỳ 1 thường bắt đầu ngay tháng đầu năm học. Tuy nhiên thường phải tới tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm (19/3/2010 & 6/4/2011) mới có hướng dẫn lập ngân sách cho học kỳ 2- lúc này đã là gần tới nửa cuối của học kỳ 2. Đây là một nguyên nhân đáng lưu ý gây chậm trễ cho quá trình cấp phát ngân sách hỗ trợ học sinh, đặc biệt phần hỗ trợ cho học kỳ 2.

Bước 3: Lập dự toán ngân sách tại trường học

Thông tin khảo sát từ các Phòng GD&ĐT cũng như qua khảo sát và phỏng vấn ở các trường đều cho thấy rõ khâu lập dự toán ngân sách tại các trường học vừa qua đều khá tốn thời gian và công sức do yêu cầu về thủ tục giấy tờ xác định đối tượng hưởng lợi khá phức tạp.

Theo quy định chung, hàng năm xã và Phòng LĐTBXH rà soát lại các hộ nghèo để cập nhật tỷ lệ nghèo và sổ hộ nghèo (thường gọi là Thẻ vàng). Trong năm, các hộ có Sổ hộ nghèo sẽ được hưởng các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ mà không cần đánh giá lại. Tuy nhiên, theo hướng dẫn lập dự toán để nhận hỗ trợ từ QĐ112 của tỉnh Điện Biên, các hộ phải nộp cho nhà trường 03 bản sao sổ hộ nghèo có công chứng 18. Cần lưu ý thực tế là cũng theo quy định hiện tại, tại địa bàn các xã, chỉ có duy nhất UBND xã có thể thực hiện chức năng công chứng.

Thêm vào đó, các quy định còn yêu cầu không chỉ UBND xã phải xác nhận lại vào danh sách đối tượng hưởng lợi trước khi trường nộp cho Phòng GD&ĐT mà sau đó Phòng GD&ĐT lại phải đối chiếu lại danh sách này với Phòng LĐTBXH. Theo thực tế, chẳng hạn tại Mường Chà, hiệu trưởng các trường cho biết họ mất khá nhiều thời gian để lên huyện hoàn tất khâu đối chiếu, rà soát danh sách đối tượng hưởng lợi.

Không chỉ như vậy, theo kết quả phỏng vấn các đối tượng hưởng lợi, việc công chứng cũng rất mất thời gian, gây lãng phí về thời gian, nguồn lực, đặc biệt của chính các cha mẹ học sinh từ hộ nghèo và cán bộ giáo viên nhà trường. Nhiều báo cáo đánh giá của Sở GD&ĐT, các Phòng GD&ĐT và các cuộc phỏng vấn cán bộ nhiều đơn vị, trường học và cha mẹ học sinh trong đợt khảo sát đã ghi nhận tình trạng đó.

Bước 4 và 5. tổng hợp dự toán ở cấp huyện và cấp tỉnh

Quá trình tổng hợp ngân sách từ cấp huyện đến cấp tỉnh và sau đó gửi về trung ương cho tới khi nhận được phê duyệt cũng kéo dài đáng kể. Chẳng hạn với các tài liệu thu thập từ Phòng GD&ĐT

18 Ví dụ theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT số 1817/SGDĐT-KHTC ngày 11/09/2010; hướng dẫn của Phòng GD&ĐT Mường Chà số 345/PGDĐT-HD ngày 13/09/2010 hay hướng dẫn số 496/PGDĐT-KTTV ngày 16/09/2010 của Phòng GD&ĐT Điện Biên Đông. Ngoài ra, các huyện cũng hướng dẫn thêm các chi tiết như “Phải sắp xếp các bản sao công chứng sổ hộ nghèo theo đúng thứ tự danh sách đối tượng hưởng lợi” hay “Chỉ nhận những bản sao công chứng sau ngày 01/03/2010” (hướng dẫn của Phòng GD&ĐT Mường Chà.

Page 41: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

29BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Điện Biên Đông cho thấy tổng thời gian là hơn một tháng.19

Một số vấn đề khác như sai tên, hộ gửi sổ chậm cho nhà trường hoặc như vừa đề cập ở trên về thực tế một số hộ dân tộc ở quá xa không tự làm thủ tục công chứng được (phải nhờ nhà trường) khiến cho quá trình lập dự toán ở các trường khá vất vả và kéo dài.

Tuy có hướng dẫn chung nhưng khảo sát cho thấy thực tế lập dự toán ở mỗi huyện lại không giống nhau- cách thức chia sẻ thông tin và cách hiểu về hướng dẫn chưa thống nhất. Ở huyện Điện Biên20, Phòng GD&ĐT lấy sẵn danh sách con hộ nghèo từ Phòng LĐTBXH và sau đó gửi xuống để các trường để kiểm tra các học sinh đang đến lớp. Theo chia sẻ từ huyện Điện Biên, cách làm này đỡ tốn công sức hơn trong việc lập danh sách đối tượng hưởng lợi và dự toán so với ở Mường Chà hay Điện Biên Đông khi các trường vẫn phải rà soát và đối chiếu danh sách hai lần mỗi năm: đối chiếu với UBND xã và sau đó, với Phòng GD&ĐT và Phòng LĐTBXH. Theo khảo sát, 80% các trường ở Mường Chà và 90% các trường ở Điện Biên Đông đang làm theo cách thức như vậy.

Ngay cả trong một huyện, cách làm cũng đôi lúc khác biệt. Bảng 8 thống kê số lần rà soát, đối chiếu với các bên. Chỉ có 5 trong số 27 trường học ở huyện Mường Chà đối chiếu với Phòng LĐTBXH hai lần mỗi năm, 2 trường đối chiếu một lần và các trường còn lại cho biết không đến đối chiếu với Phòng LĐTBXH. Trong khi đó, ở huyện Điện Biên Đông, 31 trong số 37 trường đối chiếu một lần mỗi năm với Phòng LĐTBXH, và có một trường cho biết đã phải đối chiếu bổ sung thêm tới bốn lần (Bảng 8).

Bảng 8. Rà soát, đối chiếu danh sách đối tượng hưởng lợi của QD112 với các bên

Đối chiếu danh sách với uBND xã

Đối chiếu danh sách với Phòng GD&Đt

Đối chiếu danh sách với Phòng LĐtBXh

Mường chà

Điện Biên Đông

Mường chà

Điện Biên Đông

Mường chà

Điện Biên Đông

Một lần/năm 2 4 2 1 2 3

% 7.4% 10.8% 7.4% 2.7% 7.4% 8.1%

Hai lần/năm 16 29 20 20 5 31

% 59.3% 78.4% 74.1% 54.1% 18.5% 83.8%

3 lần/năm 2 0 2 0

% 7.4% 0.0% 7.4% 0.0% 0.0% 0.0%

4 lần/năm 1 1 1 0 0 1

% 4% 3% 4% 0% 0% 3%

Không đối chiếu

6 3 2 16 20 2

% 22% 8% 7% 43% 74% 5%

Tổng cộng 21 34 25 21 7 35

Nguồn: Khảo sát 65 trường học tại 2 huyện Mường Chà và Điện Biên Đông

19 Từ ngày 1/10 đến tận 29/12/2010 cho học kỳ 1 năm học 2010-2011 và với học kỳ 2 là 26/4/2011 đến 30/5/2011

20 Địa bàn thử công cụ khảo sát

Page 42: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

30 BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Quy trình phân bổ ngân sách và các chậm trễ

Bước 8-9: Giao dự toán ngân sách từ tỉnh xuống huyện

Phân tích các chứng từ và báo cáo tài chính cho thấy trung bình thời gian gửi quyết định giao dự toán từ tỉnh xuống huyện mất khoảng 20 ngày kể từ ngày nhận được quyết định phân bổ từ trung ương (số liệu của học kỳ 2 năm học 2009-2010 và học kỳ 1 năm học 2010-2011). Riêng học kỳ 2 năm học 2010-2011, thời gian chuẩn bị để giao dự toán từ tỉnh xuống huyện lên tới 67 ngày kể từ ngày giao dự toán từ trung ương. Trên thực tế, đây là học kỳ cuối cùng thực hiện Quyết định 112 theo các quy định cũ và trên thực tế trung ương đã tạm ứng kinh phí trước cả khi tỉnh bắt đầu lập dự toán. Như vậy, tuy con số thông thường khoảng 3 tuần khá đúng theo quy định nhưng nếu xét theo thực tế kinh phí chuyển từ trung ương cũng đã khá chậm so với thiết kế, quá trình cấp phát ngân sách từ tỉnh xuống huyện nên được thực hiện nhanh hơn.

Bước 9 và 10.1: Giao dự toán ngân sách từ uBND huyện cho Phòng GD&Đt

Khâu giao dự toán từ UBND huyện sang cho Phòng GD&ĐT huyện cũng kéo dài thêm quá trình lập và cấp phát ngân sách từ 15-20 ngày. Chỉ duy nhất có học kỳ 1 của năm học 2010-2011 ghi nhận thời gian giao dự toán từ UBND huyện sang cho Phòng GD&ĐT là trong vòng 2 ngày sau khi tỉnh giao dự toán. Còn đối với học kỳ 2 của năm học 2010-2011, giai đoạn này kéo dài tới 15-20 ngày. Trường hợp đặc biệt là ở huyện Mường Chà, giai đoạn này đã kéo dài tới một tháng cho học kỳ 2 năm học 2009-2010 và tới 2 tháng cho học kỳ 2 của năm học 2010-2011. Trong thời gian tới, đây là bài học kinh nghiệm cần lưu ý cho các chương trình tương tự bởi các hướng dẫn, quy chế đều để mở cho khâu này.

Bước 10.1 và 10.2: Giao dự toán ngân sách từ Phòng GD&Đt xuống các trường

So với các cấp khác, Phòng GD&ĐT ở cả hai huyện khảo sát đều khá nhanh chóng giao dự toán cho các trường. Trong các quan sát ghi nhận, có hai quyết định giao dự toán đã được gửi ngay trong ngày nhận được quyết định giao dự toán từ huyện (ở Mường Chà, học kỳ 1 của năm học 2009-2010 và học kỳ 1 năm 2010-2011). Còn lại nếu tính trung bình, thời gian chuẩn bị quyết định giao dự toán kéo dài khoảng một tuần. Tuy nhiên chính huyện Mường Chà cũng ghi nhận trường hợp cá biệt kéo dài tới gần 1 tháng (25 ngày) trong học kỳ 2 năm học 2010-2011.

Nhìn tổng thể, quy trình chi tiết của hai huyện thể hiện trong Bảng 9 cho thấy sự chênh lệch về thời gian, về khoảng thời gian ở mỗi bước. Theo quy định, ngân sách cho năm sau phải được dự toán và nộp về trung ương trước 20/7 của năm trước, quyết định giao dự toán phải được gửi từ trung ương về tỉnh phải trước ngày 31/12. Tuy nhiên trên thực tế, chậm trễ kéo dài cả năm. Kết quả là các huyện và các trường không thể đáp ứng yêu cầu cấp phát tiền hàng tháng cho học sinh theo quy định của QĐ 112. Thay vào đó, tiền được trả thành 2 lần. Mỗi năm học hầu hết các trường trả 560.000 đồng/học sinh cho 4 tháng đầu năm học (học kỳ 1), và trả lần hai 700.000 đồng/học sinh cho 5 tháng còn lại (học kỳ 2).

Page 43: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

31BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Bản

g 9.

Quy

trìn

h ng

ân s

ách

đã th

ực

hiên

tron

g 4

học

kỳ c

ủa n

ăm h

ọc 2

009-

2010

2010

-201

1 tạ

i 2 h

uyện

đư

ợc

khảo

sát

Kỳ

I năm

học

200

9-20

10K

ỳ II

năm

học

200

9-20

10K

ỳ I n

ăm h

ọc 2

010-

2011

Kỳ

II nă

m h

ọc 2

010-

2011

Đ

iện

Biê

n Đ

ông

ờng

Chà

Điệ

n B

iên

Đôn

gM

ườn

g C

hàĐ

iện

Biê

n Đ

ông

ờng

Chà

Điệ

n B

iên

Đôn

gM

ườn

g C

ớc 2

.1: H

ướn

g dẫ

n củ

a S

ở G

D&

ĐT

10/8

/200

910

/8/2

009

19/3

/201

019

/3/2

010

11/9

/201

011

/9/2

010

6/4/

2011

6/4/

2011

ớc 2

.2: H

ướn

g dẫ

n củ

a P

hòng

GD

T17

/8/2

009

20/8

/200

923

/3/2

010

25/3

/201

016

/9/2

010

13/9

/201

0

5/5/

2011

Thời

gia

n từ

bướ

c 2.

1 đế

n 2.

27

104

65

2

29

ớc 3

: Trư

ờng

lập

ngân

sác

h P

hòng

G

D&

ĐT

tổng

hợp

ngâ

n sá

ch

31/3

/201

0

1/10

/201

0

26/4

/201

1

ớc 4

& 5

: Sở

GD

T tổ

ng h

ợp n

gân

sách

gử

i san

g S

ở Tà

i chí

nh

7/5/

2011

7/5/

2011

ớc 6

-7: T

ổng

hợp

ngân

sác

h tạ

i các

câp

tru

ng ư

ơng

N/A

ớc 8

: Tạm

ứng

từ B

ộ Tà

i chí

nh c

ho

Chư

ơng

trình

112

n/a

n/a

24/4

/201

024

/4/2

010

8/12

/201

0 8/

12/2

010

24/3

/201

124

/3/2

011

ớc 9

: Quy

ết đ

ịnh

giao

dự

toán

ngâ

n sá

ch

của

UB

ND

tỉnh

22/1

0/20

09

22/1

0/20

09

11/5

/201

011

/5/2

010

29/1

2/20

10

29/1

2/20

10

30/5

/201

130

/5/2

011

Thời

gia

n từ

bướ

c 8

đến

bước

9

17

1721

2167

67

ớc 1

0.1:

Quy

ết đ

ịnh

giao

dự

toán

ngâ

n sá

ch c

ủa U

BN

D h

uyện

13

/11/

2009

6/

11/2

009

24/5

/201

0 8/

6/20

1031

/12/

2010

31

/12/

2010

13

/6/2

010

21/6

/201

1

Thời

gia

n từ

bướ

c 9

đến

bước

10.

122

1513

282

214

52

ớc 1

0.2:

Thô

ng b

áo từ

Phò

ng G

D&

ĐT

đến

các

trườn

g n/

a 6/

11/2

009

1/6/

2010

15/6

/201

0 1

0/1/

2011

31/1

2/20

10

22/6

/201

115

/8/2

011

Thời

gia

n từ

bướ

c 10

.1 đ

ến b

ước

10.2

0

87

100

925

Thời

gia

n từ

ớc 2

đến

ớc 1

0 ch

o m

ỗi

học

kỳ (s

ố ng

ày)

n/a

8874

8812

111

177

131

Thời

gia

n từ

ớc 2

đến

ớc 1

0 ch

o m

ỗi

năm

học

Điệ

n B

iên

Đôn

g: n

/a

ờng

Chà

: 176

ngà

y, x

ấp x

ỉ 6 th

áng,

hoà

n th

ành

2 lầ

n tạ

i cuố

i mỗi

học

kỳ

Điệ

n B

iên

Đôn

g: 1

98 n

gày,

xấp

xỉ 6

.5 th

áng

ờng

Chà

: 242

ngà

y, x

ấp x

ỉ 8 th

áng,

hoà

n th

ành

2 lầ

n tạ

i cuố

i mỗi

học

kỳ

Thời

gia

n qu

y đị

nhxấ

p xỉ

6 th

áng,

trư

ớc 3

1 th

áng

12 c

ủa n

ăm tà

i kho

á trư

ớcxấ

p xỉ

6 th

áng,

trư

ớc 3

1 th

áng

12 c

ủa n

ăm tà

i kho

á trư

ớc

Ngu

ồn: T

ổng

hợp

từ c

ác v

ăn b

ản p

háp

lý h

iện

hành

, ghi

ché

p củ

a B

ộ tà

i chí

nh, S

ở G

D&

ĐT

Điệ

n B

iên,

Phò

ng G

D&

ĐT

huyệ

n M

ườn

g C

hà v

à Đ

iện

Biê

n Đ

ông.

Page 44: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

32 BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Khảo sát trường học một lần nữa khẳng định thời gian lập ngân sách bị kéo dài (Bảng 10). Khi cộng thời gian từ bước 3 đến bước 10, quy trình phê duyệt ngân sách mất 107 ngày. Một ngoại lệ rơi vào học kỳ I năm học 2009-2010 (44 ngày) nhờ có một số tiền lớn chuyển từ năm học trước sang.

Bảng 10. thời gian phê duyệt ngân sách theo thông tin từ các trường (số ngày)

huyện Mường chà huyện Điện Biên Đông

thời gian trung bình

Số lượng quan sát có giá trị *

thời gian trung bình

Số lượng quan sát có giá trị *

Thông tin có chứng từ

Kỳ I năm học 2009-2010 44 5 n/a n/a

Kỳ II năm học 2009-2010 65 5 60 2

Kỳ I năm học 2010-2011 98 9 107 1

Kỳ II năm học 2010-2011 92 4 72 2

Nguồn: Chứng từ từ các trường khảo sát. Ghi chú: * = chứng từ chỉ rõ cả việc dự toán ngân sách với ngày nọp dự toán và ngày thông báo.

huyện Mường chà huyện Điện Biên Đông

thời gian trung bình

Số lượng quan sát

thời gian trung bình

Số lượng quan sát

Thông tin từ biểu thông tin do trường tự điền

Kỳ I năm học 2009-2010 88 15 35 4

Kỳ II năm học 2009-2010 73 14 73 10

Kỳ I năm học 2010-2011 108 14 97 8

Kỳ II năm học 2010-2011 84 11 127 9

Nguồn: Khảo sát trường học, PETS Điện Biên 2012

4.1.1 Kinh phí chuyển từ trung ương xuống tỉnh

Kinh phí chuyển từ Ngân sách trung ương về tỉnh Điện Biên để triển khai QĐ112, hợp phần hỗ trợ học sinh nghèo được cấp dần theo từng đợt. Mặc dù theo quyết định, toàn bộ kinh phí đã được chuyển về tỉnh nhưng thời gian chuyển thường bị chậm như thể hiện trên Bảng 11.21

21 Cho tới ngày 21/04/2010, tức là gần cuối năm học, trung ương mới chuyển toàn bộ kinh phí 32,1 tỷ đồng cho cả hai học kỳ của năm học 2009-2010 cho toàn bộ khối mẫu giáo và các trường học. Ngày 8/12/2010, chuyển 16,312 tỷ cho học kỳ 1 của năm học 2010-2011- thời điểm cuối học kỳ. Số tiền hỗ trợ của học kỳ 2 năm học 2010-2011 là 22,005 tỷ được chuyển vào ngày 24/03/2011, tức nửa cuối của học kỳ 2 năm học 2010-2011.

Page 45: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

33BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Bảng 11. Kinh phí trung ương cấp về Điện Biên triển khai hỗ trợ học sinh nghèo theo QĐ 112

(tr đồng).

học kỳ 1 2009-2010

học kỳ 2 2009-2010

học kỳ 1 2010-2011

học kỳ 2 2010-2011

Tổng kinh phí Bộ Tài chính giao cho tỉnh (cho cả 3 cấp học và mẫu giáo)

32,100 16,342 22,005

Ngày tháng chuyển 21-T’4-2010 8-T’12-2010 24-T’3-2011

Tổng kinh phí tỉnh Điện Biên đã nhận (cho cả 3 cấp học và mẫu giáo)

32,100 16,342 22,005

% kinh phí tỉnh đã nhận so với kinh phí đã chuyển từ trung ương

100% 100% 100%

Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu của Sở GD&ĐT Điện Biên, các quyết định của Bộ Tài chính

4.1.2 Kinh phí chuyển từ tỉnh xuống huyện

Tỉnh chuyển kinh phí xuống huyện để hỗ trợ cho học sinh thường khá nhanh, trong khoảng từ 17 đến 66 ngày. Thậm chí vào tháng 5/2011 khi năm học 2010-2011 đã gần hết, do trung ương chuyển chưa đủ kinh phí vào đợt tháng 3/2011, tỉnh đã tạm ứng từ ngân sách địa phương (tới 1/3 tổng nhu cầu) để chuyển cho các trường trong khi chờ trung ương chuyển nốt. Quyết định 496/QĐ-UBND ngày 30/5/2011 của UBND tỉnh Điện Biên hướng dẫn chi tiết về tình huống này khi tỉnh tạm thời sử dụng một dòng ngân sách khác chưa sử dụng tới để tạm ứng triển khai hỗ trợ học sinh nghèo theo QĐ 112.

4.1.3 Kinh phí chuyển từ huyện xuống trường

Ở bước 10.1 và 10.2, các Phòng GD&ĐT của cả hai huyện đều rất nhanh chóng giao dự toán xuống trường. Trung bình chỉ mất khoảng một tuần, thậm chí có hai học kỳ, quyết định giao dự toán được gửi ngay trong ngày nhận được quyết định từ UBND huyện. Riêng ở Mường Chà có học kỳ hai năm học 2010-2011 chỉ giao dự toán sau một tháng kể từ ngày nhận.

4.1.4 chậm trễ đáng kể trong chuyển kinh phí từ trường xuống hộ

Dựa trên biểu mẫu cung cấp thông tin từ các trường, hầu hết đều cho thấy trường chi trả ngay lập tức sau khi rút tiền từ kho bạc. 2/3 số trường chi trả trong vòng 10 ngày, 1/2 số trường thậm chí cung cấp số liệu về việc chi trả ngay trong ngày. Tuy nhiên, nghiên cứu sâu bộ chứng từ được gửi kèm với các biểu mẫu từ khảo sát trường học cung cấp một số phát hiện đáng lưu ý. Việc chi trả toàn bộ kinh phí trong một ngày rút tiền cho tất cả các đối tượng là không thể thực hiện được bởi các trường đều khá xa trung tâm huyện, khoảng cách và điều kiện đi lại của các hộ nghèo tới trường cũng không thuận lợi. Ngoài ra, nếu xem xét kỹ thông tin sẽ thấy ngày rút tiền và ngày chuyển cho hộ nhiều khi có khoảng cách khá xa. Trong số 35 trường học điền thông tin vào bảng, 14 trường để chậm hơn 10 ngày mới chuyển cho học sinh trong hai học kỳ của năm học 2010-2011. Thậm chí ở học kỳ 1 năm học 2010-2011, một số trường giữ kinh phí tới ba đến bốn tháng (xem Bảng 12).

Page 46: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

34 BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Bảng 12. thời gian từ Ngày rút tiền đến Ngày chi trả cho học sinh

số ngày

học kỳ 1, 2010-2011 học kỳ 2, 2010-2011

TH Hừa Ngài 129 TH Chà Tở 68

TH Mường Anh 42 TH Ta Té 33

TH Suối Lư 23 TH Mường Anh 13

TH Ta Té 9 TH Số 2 Mường Mươn..... 11

PTDT BT THCS Hừa Ngài 6 THCS Chiềng Sơ 11

TH số 1 Mường Mươn 3 TH Hừa Ngài 10

THCS Tân Phong 2 TH Tìa Dình 5

TH Mường Luân 2 TH Mường Luân 3

TH Pá Vạt 2 TH Pá Vạt 3

THCS Pu Nhi 2 TH Tân Lập 3

TH Xam Măn 1 PTDT BT THCS Hừa Ngài 2

THCS Luân Giói 1 PT DTNT THCS Tân Lập 2

THCS Keo Lôm 1 TH số 1 Mường Mươn 1

THCS Thị Trấn DBDong -18 THCS Pu Nhi 1

PT DTNT THCS Tân Lập -25 TH Xam Măn 1

TH Huổi Lèng -120 THCS Nong U 1

TH Pú Hồng -122

THCS Nong U -160

Nguồn: Tính toán từ biểu mẫu do các trường học cung cấp, với 35 quan sát của học kỳ 1, 30 quan sát trong học kỳ 2 có đầy đủ thông tin ngày rút tiền và ngày chuyển tiền do trường điền

Đáng lưu ý hơn là thực tế rất ít trường có thể cung cấp chứng từ đề rõ ngày chi trả kinh phí cho các hộ. Nếu sử dụng thông tin do các trường điền vào biểu mẫu với 65 biểu mẫu thu được, chỉ có 38 trường điền được ngày chi trả cho học kỳ 1 và 34 trường điền được ngày chi trả của học kỳ 2 năm học 2010-2011. Chính vì thiếu thông tin chính xác nên nhiều trường đã điền luôn ngày lập danh sách, gửi dự toán cho Phòng GD&ĐT vào phần ngày chuyển tiền. Có lẽ đây là nguyên nhân dẫn đến kết quả tính thời gian từ ngày rút tiền đến ngày chuyển tiền cho học sinh có cả giá trị âm (5 trường hợp).

Như vậy trong từng bước của quá trình lập dự toán đều phát sinh chậm trễ so với quy định. Khâu lập dự toán chậm đáng kể ở tất cả các cấp quản lý- ở cấp tỉnh, thời gian nhanh nhất cũng lên tới 90 ngày (13 tuần) và dài nhất tới 150 ngày (5 tháng). Ở cấp huyện mất khoảng 130 ngày (4 tháng) cho học kỳ 2 năm học 2010-2011 (Mường Chà) hoặc chỉ 74 ngày (2.5 tháng) như ở Điện Biên Đông trong học kỳ 2 năm học 2010-2011 nhưng đây cũng là khoảng thời gian ngắn nhất. Khâu lập dự toán ở các trường

Page 47: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

35BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

học cũng không nhanh và tốn kém nhiều công sức, chủ yếu do yêu cầu giấy tờ về xác định đối tượng và do chênh lệch năm tài chính và năm học.

Không chỉ quy trình lập dự toán và phê duyệt chậm mà cả khâu chuyển kinh phí hỗ trợ cũng luôn chậm, trong đó chậm nhất là chuyển từ trung ương về tỉnh. Theo quy định, dự toán phải được giao trước 31 tháng 12 năm trước để các đơn vị có thể chủ động phân bổ tiếp và chuyển cho đối tượng. Trên thực tế, dự toán chỉ được chuyển về cho tỉnh rất muộn- ví dụ năm học 2009-2010, kinh phí hỗ trợ cho học kỳ 2 đến muộn 5 tháng. Đối với học kỳ 1 năm học 2010-2011, chậm trễ là 11 tháng; với học kỳ hai là 4 tháng để có kinh phí cấp hỗ trợ (Bảng 13).

Bảng 13. thời gian chậm trễ trong quy trình lập dự toán cho QĐ112

các bước Nội dung thời gian (theo luật ngân sách năm 2002)

thời gian bị chậm của QĐ112 trong các năm 2009, 2010 và 2011

Bước 1 Thủ tướng chính phủ ban hành Chỉ thị về lập ngân sách cho năm tài khoá tiếp

Trước 31 tháng 5 của năm tài khoá trước

Bô tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn và quy định thời gian cho các Bộ và các tỉnh về quy trình lập ngân sách

Trước 10 tháng 6 của năm tài khoá trước

Thường chậm 5-10 ngày

Bước 2 UBND tỉnh hướng dẫn UBND huyện, và UBND huyện hướng dẫn các cơ quan trực thuộc (ví dụ Phòng GD&ĐT) và UBND xã (ví dụ trường học) lập kế hoạch, dự toán ngân sách

UBND tỉnh sẽ quy định thời gian cụ thể

Quy trình thường mất 3-4 tháng, với 2 hướng dẫn cho 2 học kỳ khác nhau

Bước 3 Xã, trường học lập dự toán gửi huyện, sau đó huyện gửi tỉnh tổng hợp

UBND tỉnh sẽ quy định thời gian cụ thể

Quy trình thường mất 3-4 tháng, với 2 hướng dẫn cho 2 học kỳ khác nhau

Bước 4 UBND tỉnh tổng hợp kế hoạch ngân sách của các huyện, sở ngành thành Kế hoạch và ngân sách cho tỉnh

Trước 20 tháng 7 của năm tài khoá trước

Không có

Bước 5 UBND tỉnh gửi kế hoạch và ngân sách của tỉnh cho Bộ tài chính, Bộ kế hoạch đầu tư và Uỷ ban dân tộc

Bước 6 Bộ tài chính tổng hợp kế hoạch của các tỉnh và cơ quan trung ương nhằm tổng hợp và xây dựng kế hoạch ngân sách quốc gia trình Văn phòng Chính phủ và Thủ tướng.

Trước 31 tháng 7 của năm tài khoá trước

Không có

Bước 7 Thủ tướng trình dự thảo Ngân sách quốc gia lên Quốc hội để xem xét và thông qua.

Trước 1 tháng 10 của năm tài khoá trước

n.a

Bước 8 Quốc hội thảo luận, hỏi đáp và thông qua ngân sách quốc gia và việc phân bổ ngân sách. Bộ Tài chính thông báo cho các tỉnh, bộ về ngân sách.

Trước 15 tháng 11 của năm tài khoá trước

Thường chậm 4-5 tháng so với quy định của Luật Ngân sách

Page 48: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

36 BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

các bước Nội dung thời gian (theo luật ngân sách năm 2002)

thời gian bị chậm của QĐ112 trong các năm 2009, 2010 và 2011

Bước 9 Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định phân bổ ngân sách cho các cấp dưới

Trước 20 tháng 12 của năm tài khoá trước

Thường chậm 4-5 tháng so với quy định của Luật Ngân sách

Bước 10 UBND huyện duyệt dự toán ngân sách, phân bổ cho các ngành và xã.

Ngành phê duyệt, cấp dự toán cho ngành dọc nếu có

Trước 20 tháng 7 của năm tài khoá trước

Thường chậm 5-7 tháng so với quy định của Luật Ngân sách

Nguồn: Tổng hợp từ các công văn, quyết định, báo cáo của Bộ tài chính, Sở GD&ĐT Điện Biên, Phòng GD&ĐT huyện Mường Chà và Điện Biên Đông.

Mặc dù việc giao dự toán từ tỉnh xuống huyện và từ huyện xuống các trường học đều khá nhanh chóng, kịp thời, theo một số ý kiến phản ảnh, việc cấp phát từ trường xuống hộ thường không nhanh như vậy. Theo biểu mẫu thông tin do một số trường cung cấp, khoảng trên 10 ngày sau khi rút tiền trường mới tiến hành cấp phát cho học sinh. Thậm chí ở một số trường, ngày cấp phát diễn ra vào kỳ nghỉ hè hoặc thậm chí đến năm học sau. Kết quả khảo sát hộ cho thấy bức tranh thực tế chi trả còn phức tạp hơn rất nhiều. Các hộ chỉ nhớ nhận tiền và không biết được đó là tiền của năm học nào. Thời điểm nhận tiền và số tiền rất đa dạng với các mức nhận khác nhau.

Vì vậy, căn cứ vào thông tin từ các quyết định giao dự toán chính thức của các Phòng GD&ĐT cho các trường cho hai học kỳ của năm học 2010-2011: học kỳ 1, ngày 31/12/2010 ở Mường Chà và ngày 10/1/2011 ở Điện Biên Đông, học kỳ 2- ngày 1/8/2011 ở Mường Chà và ngày 22/6/2011 ở Điện Biên Đông (Bảng 9), có thể tính toán số tiền và thời gian nhận tiền của các hộ dựa trên giả định như sau 22:

● Tiền hỗ trợ cho bốn tháng của học kỳ 1 năm học 2010-2011 được các trường ở Mường Chà cấp từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2011; ở Điện Biên Đông là tháng 1 đến tháng 6 năm 2011;

● Tiền hỗ trợ cho năm tháng của học kỳ 2 năm học 2010-2011 được các trường ở Mường Chà cấp từ sau tháng 8/2011; ở Điện Biên Đông là sau tháng 6/2011 (từ tháng 7);

● Tiền hỗ trợ được cấp phát đầy đủ do không có thông tin về trường hợp nào bị trừ bớt do đi học không đầy đủ.

Kết quả tính toán theo giả thuyết này trong Bảng 14 cho thấy ở Mường Chà, đa số các trường hợp nhận tiền trong vòng một tháng nhưng vẫn có nhiều trường hợp nhận tiền tới 4-5 tháng sau. Ở Điện Biên Đông, 20%-25% trường hợp cho biết chỉ nhận được tiền trong 4 tới 5 tháng sau. Nếu cộng thêm thời gian chậm trễ về lập dự toán, giao dự toán, rõ ràng có nhiều trường hợp nhận tiền hỗ trợ sau cả năm so với thiết kế theo chính sách.

22 Thống kê, lựa chọn các trường hợp nhận tiền từ các tháng tương ứng, số tiền cho học kỳ 1 là các trường hợp nhận dưới 560.000 đ, học kỳ 2 là các trường hợp nhận dưới 700.000 đ.

Page 49: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

37BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Bảng 14. thời điểm nhận tiền hỗ trợ của học sinh tại hai huyện Mường chà và Điện Biên Đông trong hai học kỳ năm học 2010-2011

Mường chà Điện Biên Đông

Học kỳ I Thời điểm giao dự toán từ

huyện xuống trường

Tháng nhận tiền

Số quan sát (%)

Thời điểm giao dự toán từ

huyện xuống trường

Tháng nhận tiền Số quan sát (%)

31/12/2010 Tháng 1/ 2011 72 (61%) Ngày 10 tháng 1 năm 2011

Tháng 1/ 2011 39 (27%)

Tháng 2/2011 9 (8%) Tháng 2/2011 18 (12%)

Tháng 3/2011 5 (4%) Tháng 3/2011 19 (13%)

Tháng 4/2011 1 (1%) Tháng 4/2011 24 (16%)

Tháng 5/2011 10 (8%) Tháng 5/2011 41 (28%)

Tháng 6/2011 4 (3%) Tháng 6/2011 6 (4%)

Tháng 7/2011 17 (14%)

Tháng 8/2011 12 (10%)

Total 118 (100%) 147 (100%)

Học kỳ II Thời điểm giao dự toán từ

huyện xuống trường

Tháng nhận tiền

Số quan sát (%)

Thời điểm giao dự toán từ

huyện xuống trường

Tháng nhận tiền Số quan sát (%)

22/06/2011 Tháng 7/2011 0

Tháng 8/2011 1 (1%)

15/08/2011 Tháng 9/ 2011 157 (74%) Tháng 9/ 2011 46 (40%)

Tháng 10/2011 41 (19%) Tháng 10/2011 43 (37%)

Tháng 11/2011 5 (2%) Tháng 11/2011 12 (10%)

Tháng 12/2011 9 (4%) Tháng 12/2011 14 (12%)

Total 212 (100%) 116 (100%)

Nhìn lại mục tiêu cơ bản của QĐ 112 là hỗ trợ kịp thời và trực tiếp cho học sinh nghèo, cải thiện điều kiện học tập và từ đó nâng cao tỷ lệ đến lớp đầy đủ của học sinh, tình trạng cấp phát chậm trễ như vừa nêu rõ ràng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả và tác động của chương trình.

Page 50: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

38 BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

4.2 Kinh phí chuyển giữa các cấp quản lý

Mặc dù nghiên cứu này không xác định được tình trạng thất thoát chính thức trong triển khai QĐ 112 tại tỉnh Điện Biên bởi các đơn vị chưa làm quyết toán chi trả song đã có một số bằng chứng cần lưu ý bởi đây có thể là những dấu hiệu về khả năng thất thoát tiềm ẩn trong quá trình chi trả hỗ trợ.

4.2.1 Kinh phí chuyển từ trung ương xuống tỉnh

Mặc dù kinh phí chuyển từ Ngân sách trung ương về tỉnh Điện Biên để triển khai QĐ 112 cho cả giai đoạn 2007-2010, hợp phần hỗ trợ học sinh nghèo được cấp dần theo từng đợt và thời gian chuyển thường bị chậm nhưng các số liệu báo cáo cho thấy toàn bộ (100%) kinh phí đã được chuyển cho các cấp để triển khai QĐ (xem Bảng 15).

Bảng 15. Kinh phí trung ương cấp về tỉnh Điện Biên triển khai hỗ trợ học sinh nghèo theo QĐ112

(tr đồng).

học kỳ 1 2009-2010

học kỳ 2 2009-2010

học kỳ 1 2010-2011

học kỳ 2 2010-2011

Tổng kinh phí Bộ Tài chính giao cho tỉnh (cho cả 3 cấp học và mẫu giáo)

32,100 16,342 22,005

Tổng kinh phí tỉnh Điện Biên đã nhận (cho cả 3 cấp học và mẫu giáo)

32,100 16,342 22,005

% kinh phí tỉnh đã nhận so với kinh phí đã chuyển từ trung ương

100% 100% 100%

Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu của Sở GD&ĐT Điện Biên, các quyết định của Bộ Tài chính

4.2.2 Kinh phí chuyển từ tỉnh xuống huyện

Nhìn chung, kinh phí cấp từ trung ương xuống tỉnh để triển khai QĐ 112 cho học sinh nghèo, sau đó từ tỉnh xuống huyện, huyện xuống trường đã đáp ứng đủ nhu cầu của địa phương. Ở Mường Chà, tuy chưa kiểm tra được con số đề xuất xin cấp kinh phí để đối chiếu với kinh phí đã cấp song dựa trên con số báo cáo hàng năm đều dư, chuyển tiếp năm sau có thể nhận định rằng kinh phí cấp không thiếu so với nhu cầu. Tổng hợp các báo cáo của Phòng GD&ĐT Mường Chà cho thấy kinh phí được cấp qua các năm như sau:

o Học kỳ 2, năm học 2009-2010: 1.078,42 triệu đồng

o Học kỳ 1, năm học 2010-2011: 1.438,52 triệu đồng

o Học kỳ 2, năm học 2010-2011: 70.770 triệu đồng

Ở huyện Điện Biên Đông, các con số được tổng hợp trong Bảng 16 dưới đây cho thấy nhu cầu kinh phí được đáp ứng về cơ bản.

Page 51: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

39BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Bảng 16. Kinh phí cấp cho huyện Điện Biên Đông để triển khai QĐ 112 trong 2 năm học vừa qua (con số gộp cho cả 3 cấp học)

Đơn vị: triệu đồng.

học kỳ 1 2009-2010

học kỳ 2 2009-2010

học kỳ 1 2010-2011

học kỳ 2 2010-2011

Dự toán 3.108 4.557 2.469 3.126

Kinh phí tỉnh phân bổ cho huyện (cả 3 cấp)

3.108 4.557 2.469 3.126

% kinh phí tỉnh phân bổ so với dự toán

100% 100% 100% 100%

Kinh phí UBND huyện nhận 3.108 4.557 2.469 3.126

% kinh phí UBND huyện nhận so với kinh phí tỉnh đã phân bổ

100% 100% 100% 100%

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo, công văn của UBND và Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên Đông, Mường Chà

4.2.3 Kinh phí phân bổ từ huyện xuống trường

(gồm hai bước- từ UBND huyện xuống Phòng GD&ĐT, sau đó từ Phòng GD&ĐT xuống trường)

Bảng 17 và Bảng 18 tổng hợp kinh phí phân bổ cho việc triển khai QĐ112 tại hai huyện Điện Biên Đông và Mường Chà trong hai năm học vừa qua. Nhìn chung, hai huyện đã giải ngân toàn bộ kinh phí cho Phòng GD&ĐT và sau đó các Phòng GD&ĐT đều giải ngân hầu hết kinh phí của các học kỳ trước (92%), đặc biệt giải ngân toàn bộ (100%) kinh phí của học kỳ 2 năm học 2010-2011. Ở Mường Chà kinh phí còn dư được kết chuyển, giữ lại để các trường tiếp tục sử dụng cho các học kỳ sau. Do đó, học kỳ 1 năm học 2009-2010 Phòng GD&ĐT Mường Chà chỉ chuyển 77% kinh phí nhận được từ UBND huyện cho các trường bởi các trường vẫn còn dư kinh phí đáng kể từ năm 2008-2009.

Page 52: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

40 BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Bảng 17. Kinh phí chuyển cho huyện Điện Biên Đông trong 2 năm học

Đơn vị: triệu đồng.

học kỳ 1 2009-2010

học kỳ 2 2009-2010

học kỳ 1 2010-2011

học kỳ 2 2010-2011

Kinh phí tỉnh phân bổ cho huyện (cả 3 cấp)

3,108 4.557 2.469 3.126

Kinh phí UBND huyện phân bổ cho Phòng GD&ĐT huyện (cả 3 cấp)

3,108 4.557 2.469 3.126

% kinh phí UBND huyện phân bổ cho Phòng GD&ĐT huyện sau khi nhận được từ tỉnh

100% 100% 100% 100%

Kinh phí Phòng GD&ĐT huyện phân bổ cho các trường (cả 3 cấp)

n/a 4.184 2.281 3.126

% kinh phí Phòng GD&ĐT huyện phân bổ cho các trường sau khi được phân bổ từ UBND huyện

n/a 92% 92% 100%

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo, công văn và tài liệu của UBND và Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên Đông, Mường Chà

Bảng 18. Kinh phí chuyển cho huyện Mường chà trong 2 năm học vừa qua

Đơn vị: triệu đồng.

học kỳ 1 2009-2010

học kỳ 2 2009-2010

học kỳ 1 2010-2011

học kỳ 2 2010-2011

Kinh phí tỉnh phân bổ cho huyện (cả 3 cấp)

5,969 5,514 2,904 5,466

Kinh phí UBND huyện phân bổ cho Phòng GD&ĐT huyện (cả 3 cấp)

5,969 5,514 2,904 5,466

% kinh phí UBND huyện phân bổ cho Phòng GD&ĐT huyện sau khi nhận được từ tỉnh

100% 100% 100% 100%

Kinh phí UBND huyện phân bổ cho Phòng GD&ĐT huyện (cho 2 cấp học tiểu học và trung học cơ sở)

4,785 7,140 4,599

Kinh phí Phòng GD&ĐT huyện phân bổ cho các trường (cho 2 cấp học tiểu học và trung học cơ sở)

3,689 6,960 4,613

% kinh phí Phòng GD&ĐT huyện phân bổ cho các trường sau khi được phân bổ từ UBND huyện

77% 97% 100.30%

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo, công văn và tài liệu của UBND và Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên Đông, Mường Chà

Page 53: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

41BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Rút kinh phí từ Kho bạc huyện về trường

Kết quả trao đổi từ các buổi phỏng vấn sâu với Kho bạc cho thấy hệ thống Kho bạc đã hỗ trợ tích cực cho các trường rút kinh phí để chi trả cho học sinh. Như tổng hợp trong Bảng 19, hầu hết các trường đều rút ngay số tiền được giao dự toán (100% số tiền của các trường ở Điện Biên Đông và 99.5% số tiền của các trường ở Mường Chà).

Bảng 19. Số tiền các trường đã rút, báo cáo chi trả và kết chuyển kỳ sau trong 2 năm học vừa qua

Đơn vị: triệu đồng.

học kỳ 1 2009-2010

học kỳ 2 2009-2010

học kỳ 1 2010-2011

học kỳ 2 2010-2011

tại huyện Điện Biên Đông

Kinh phí Phòng GD&ĐT huyện phân bổ cho các trường (cho 2 cấp học tiểu học và trung học cơ sở)

Không có 3.651 1.966 2.755

Số tiền các trường đã rút khỏi Kho bạc N/A 3.651 1.966 2.755

Số tiền các trường đã rút khỏi Kho bạc tính theo % kinh phí đã được Phòng GD&ĐT giao dự toán

100% 100% 100%

Kinh phí Phòng GD&ĐT báo cáo các trường đã chi trả cho học sinh

2,569 3,229 2,418 3,098

Kinh phí Phòng GD&ĐT báo cáo các trường đã chi tính theo % kinh phí đã rút khỏi kho bạc

n/a 88,40% 123,00% 112,40%

Cân đối- Kinh phí đã chi trả cho học sinh so với kinh phí rút khỏi kho bạc theo dự toán (1)

n/a -422 452 343

Báo cáo chính thức của Phòng GD&ĐT về số dư kết chuyển kỳ sau ở các trường (2)

0.8 2 802 459

Chênh lệch giữa con số báo cáo kết chuyển chính thức (2) và cân đối thực tế (1)

424 350 116

tại huyện Mường chà

Kinh phí Phòng GD&ĐT huyện phân bổ cho các trường (cho 2 cấp học tiểu học và trung học cơ sở)

3.689 6.960 4.613

Số tiền các trường đã rút khỏi Kho bạc n/a 11.518

Số tiền các trường đã rút khỏi Kho bạc tính theo % kinh phí đã được Phòng GD&ĐT giao dự toán

99,52%

Kinh phí Phòng GD&ĐT báo cáo các trường đã chi trả cho học sinh

n/a 13.326

Page 54: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

42 BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Đơn vị: triệu đồng.

học kỳ 1 2009-2010

học kỳ 2 2009-2010

học kỳ 1 2010-2011

học kỳ 2 2010-2011

Kinh phí Phòng GD&ĐT báo cáo các trường đã chi tính theo % kinh phí đã rút khỏi kho bạc

n/a 116%

Cân đối- Kinh phí đã chi trả cho học sinh so với kinh phí rút khỏi kho bạc theo dự toán (1)

1.808

Báo cáo chính thức của Phòng GD&ĐT về số dư kết chuyển kỳ sau ở các trường (2)

1.078 1.439 71

Chênh lệch giữa con số báo cáo kết chuyển chính thức (2) và cân đối thực tế (1)

780

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo, công văn và tài liệu của các Phòng GD&ĐT huyện, các Kho bạc huyện và một số trường

4.2.4 Nhận tiền ở hộ

Như đã đề cập ở phần 4.2 về quy trình lập dự toán và cấp phát hỗ trợ, có hai hình thức hỗ trợ được quy định gồm hỗ trợ bằng tiền hoặc tổ chức bữa ăn. Tuy nhiên số liệu thống kê từ Bảng 20 cho thấy phương thức cấp phát bằng tiền mặt là phương thức chính: 100% hộ được phỏng vấn ở Mường Chà và 99% hộ được phỏng vấn ở Điện Biên Đông khẳng định họ chỉ nhận tiền mặt. 100% các trường học tham gia khảo sát cũng áp dụng theo phương thức này do Sở GD&ĐT hướng dẫn trong tất cả các học kỳ vừa qua.

Bảng 20. Phương thức chi trả hỗ trợ cho QĐ112

Phương thức cung cấp hỗ trợ Mường chà Điện Biên Đông toàn bộ mẫu

thông tin từ khảo sát hộ

Tiền mặt 294 208 502

Hiện vật (ví dụ: gạo, vở viết…) 0 2 2

Kết hợp 0 0 0

thông tin từ khảo sát trường học

Tiền mặt 27 37 64

Tổ chức bữa ăn 0 0 0

Tiền mặt và tổ chức bữa ăn 0 0 0

Khác 0 0 0

Nguồn: Khảo sát PETS Điện Biên 2011, Thông tin từ khảo sát Hộ và khảo sát Trường học

Thông thường, việc tiến hành rà soát dòng chi tiêu bằng tiền đơn giản hơn nhiều so với chi hỗ trợ bằng hiện vật. Tuy nhiên trong trường hợp khảo sát PETS tại Điện Biên việc tính toán số liệu thất thoát thực ra lại không đơn giản như vậy bởi số liệu chưa hoàn chỉnh, đầy đủ và chính xác. Nhóm nghiên cứu đặt ra một số giả định để phân tích các số liệu và tính toán bằng các tài liệu và con số đã

Page 55: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

43BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

thu thập được nhằm xác định mức thất thoát có thể xảy ra thông qua mức kinh phí hỗ trợ cho năm học 2010-2011 các hộ đã báo cáo nhận được tính đến thời điểm khảo sát.

Số liệu từ khảo sát hộ cho thấy có 66% đối tượng hưởng lợi báo đã nhận 2 lần tiền hỗ trợ trong năm học 2010-2011, có tới 32% cho biết chỉ mới nhận một lần hỗ trợ cho cả năm. 5% nhóm đối tượng khảo sát ở Điện Biên Đông nhận hỗ trợ theo tháng (Bảng 4.14). (Phụ lục 3 trình bày kỹ hơn về thời gian và số tiền nhận được ở cấp hộ). Các trường hợp nhận được tiền hỗ trợ theo tháng tập trung ở hai trường tiểu học Na Phát và THCS Na Son của Điện Biên Đông (Bảng 21).

Bảng 21. tần suất nhận tiền hỗ trợ trong năm học 2010-2011 tại các trường học

Một lần/năm hai lần/năm hàng tháng

Khác tổng số quan sát

DTBT THCS Huổi Lèng 5 (31%) 11 (69%) 0 (0%) 0 (0%) 16

DTBT THCS Mường Mươn 10 (37%) 17 (63%) 0 (0%) 0 (0%) 27

TH Sư Lư 6 (33%) 12 (67%) 0 (0%) 0 (0%) 18

TH Tân Phong 8 (40%) 11 (55%) 1 (5%) 0 (0%) 20

TH Huổi Lèng 14 (58%) 10 (42%) 0 (0%) 0 (0%) 24

TH Na Phát 0 (0%) 4 (36%) 7 (64%) 0 (0%) 11

TH Nậm He 10 (32%) 21 (68%) 0 (0%) 0 (0%) 31

TH Nậm Ngám 3 (13%) 21 (88%) 0 (0%) 0 (0%) 24

TH Pu Nhi 12 (57%) 9 (43%) 0 (0%) 0 (0%) 21

TH Pá Vạt 0 (0%) 10 (100%) 0 (0%) 0 (0%) 10

TH Số 1 Si Pa Phìn 20 (84%) 7 (26%) 0 (0%) 0 (0%) 27

Số 2 Mường Mươn... 0 (0%) 24 (100%) 0 (0%) 0 (0%) 24

TH số 1 Mường Mươn 5 (17%) 24 (83%) 0 (0%) 0 (0%) 29

THCS Mường Tùng 10 (77%) 3 (23%) 0 (0%) 0 (0%) 13

THCS Tân Phong 27 (56%) 21 (44%) 0 (0%) 0 (0%) 48

THCS Muong Muon 0 (0%) 1 (100%) 0 (0%) 0 (0%) 1

THCS Mường Luân 0 (0%) 6 (100%) 0 (0%) 0 (0%) 6

THCS Mường Tùng 12 (92%) 1 (8%) 0 (0%) 0 (0%) 13

THCS Na Son 1 (11%) 5 (65%) 3 (33%) 0 (0%) 9

THCS Nậm He 6 (33%) 12 (67%) 0 (0%) 0 (0%) 18

THCS Pu Nhi 10 (100%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 10

THCS Tan Phong 2 (67%) 1 (33%) 0 (0%) 0 (0%) 3

Page 56: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

44 BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Một lần/năm hai lần/năm hàng tháng

Khác tổng số quan sát

Mường chà 129 (43,88%) 164 (55,78%) 1 (0,34%) 294 (100%)

Điện Biên Đông 32 (15,24%) 168 (80%) 10 (4,76%) 210 (100%)

Nguồn: Khảo sát PETS Điện Biên 2011, Thông tin từ khảo sát Hộ

Tiếp tục với giả thuyết đã đặt ra ở trên gồm thời gian và số tiền nhận cho mỗi học kỳ- số tiền nhận so với mức 560.000 đ của học kỳ 1 hay 700.000 đ của học kỳ 2 và thời điểm nhận so với thời điểm giao dự toán từ Phòng GD&ĐT xuống trường cho hai học kỳ- nhóm nghiên cứu ước tính số tiền trung bình đã nhận từ những quan sát có cung cấp đủ thông tin về số tiền và thời gian nhận.

Bảng 22 tổng hợp thông tin về số tiền và thời gian nhận tiền của 146 trường hợp báo đã nhận tiền một lần và 314 trường hợp nhận tiền hai lần (tổng cộng là 774 quan sát về số tiền và thời gian nhận). Kết quả thống kê sử dụng giả thuyết đặt ra là như sau:

Đối với học kỳ 1, như đã nêu trên 61% học sinh ở Mường Chà đã nhận được tiền ngay trong tháng 1 và số còn lại nhận được dần trong các tháng sau. Ở Điện Biên Đông tuy nhận được tiền chỉ 10 ngày sau so với Mường chà nhưng chỉ có 40% học sinh nhận được kinh phí ngay trong tháng 1. Đáng lưu ý hơn, số tiền các học sinh ở Mường Chà nhận được trung bình là 511.000 đ, còn ở Điện Biên Đông chỉ có 385.000 đ, chiếm tỷ lệ tương ứng ở cả hai huyện là 91% và 69% so với mức đáng lẽ được nhận 560.000 đ.

Ở học kỳ 2, hỗ trợ ở Mường Chà cũng khá nhanh với 74% hỗ trợ được nhận ngay đầu năm học, trong vòng một tháng Phòng GD&DDT giao dự toán (22/8/2011). Ở Điện Biên Đông, tuy hỗ trợ được giao dự toán từ tháng 6 nhưng tới tháng 9 mới chỉ có 40% trường hợp học sinh nhận được, còn lại là tháng 10 (37%) và sau đó tới tận tháng 11 và 12. Như vậy kinh phí đã “nằm” ở tài khoản các trường suốt ba tháng mà không được cấp phát ra. Số tiền học sinh ở Mường Chà đã nhận trung bình là 618.000 đ tức 88%; số tiền của học sinh Điện Biên Đông đã nhận là 543.000 đ, chỉ tương ứng 78% tổng mức hỗ trợ.

Bảng 22. thời điểm và số tiền hỗ trợ đã nhận của học sinh tại hai huyện Mường chà và Điện Biên Đông trong hai học kỳ năm học 2010-2011

Mường chà Điện Biên Đông

Học kỳ I Thời điểm giao dự toán từ huyện xuống trường

Tháng nhận tiền

Số quan sát (%)

Thời điểm giao dự toán từ huyện xuống trường

Tháng nhận tiền

Số quan sát (%)

31/12/2010 Tháng 1/ 2011 72 (61%) 10 Jan. 2011

Tháng 1/ 2011 39 (27%)

Tháng 2/2011 9 (8%) Tháng 2/2011 18 (12%)

Tháng 3/2011 5 (4%) Tháng 3/2011 19 (13%)

Tháng 4/2011 1 (1%) Tháng 4/2011 24 (16%)

Tháng 5/2011 10 (8%) Tháng 5/2011 41 (28%)

Tháng 6/2011 4 (3%) Tháng 6/2011 6 (4%)

Tháng 7/2011 17 (14%)

Tháng 8/2011 12 (10%)

Page 57: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

45BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Mường chà Điện Biên Đông

Tổng 118 (100%)

147 (100%)

Số quan sát 93(*) Số quan sát 71

Trung bình số tiền nhận được 510,968 Trung bình số tiền nhận được

385,140

91% 69%

Học kỳ II Thời điểm giao dự toán từ huyện xuống trường

Tháng nhận tiền

Số quan sát (%)

Thời điểm giao dự toán từ huyện xuống trường

Tháng nhận tiền

Số quan sát (%)

22/06/2011 Tháng 7/2011 0

Tháng 8/2011 1 (1%)

15/08/2011 Tháng 9/ 2011 157 (74%)

Tháng 9/ 2011 46 (40%)

Tháng 10/2011

41 (19%) Tháng 10/2011

43 (37%)

Tháng 11/2011

5 (2%) Tháng 11/2011

12 (10%)

Tháng 12/2011

9 (4%) Tháng 12/2011

14 (12%)

Tổng 212 (100%)

116 (100%)

Số quan sát 213(**) Số quan sát 115 (**)

Trung bình số tiền nhận được 618.357 Trung bình số tiền nhận

được

543.130

88% 78%

(*) = chỉ ước tính cho các trường hợp nhận tiền trong thời gian tương ứng của học kỳ 1 với số tiền nhỏ hơn 560.000 VND

(**) = chỉ ước tính cho các trường hợp nhận tiền trong thời gian tương ứng của học kỳ 2 với số tiền nhỏ hơn 700.000 VND23

Với những con số tính toán này từ phía khảo sát hộ, tỷ lệ nguồn lực chưa tới tay đối tượng hưởng lợi trong học kỳ 1 năm học 2010-2011 ở Mường Chà là khoảng 9% còn ở Điện Biên Đông là 31%. Đối với học kỳ 2 năm học 2010-2011, tỷ lệ ở Mường Chà là 12%, ở Điện Biên Đông là 22%.

Xin nhấn mạnh lại những tính toán vừa nêu chỉ dựa trên số liệu thu thập lại dựa theo trí nhớ của các đối tượng khảo sát mà không có bằng chứng bằng văn bản. Trong nhiều trường hợp, các đối tượng không hoàn toàn chắc chắn nhớ được chính xác thời gian và số tiền đã nhận mỗi lần.

Nguy cơ thất thoát do phương thức thực hiện chưa hợp lý: số tiền hỗ trợ không sử dụng hết được giữ lại ở trường

Rủi ro về thất thoát còn nằm trong cách thức nhiều trường chưa chuyển lại phần kinh phí còn dư cho kho bạc do ở cả hai huyện Mường Chà và Điện Biên Đông. Một con số không nhỏ vẫn được giữ lại ở

23 Giả thuyết cho tính toán đã nêu ở phần trên: trường ở Điện Biên Đông trả toàn bộ tiền hỗ trợ cho hoc kỳ 1 (560.000 đ) từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2011, ở Mường Chà là từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2011. Toàn bộ 5 tháng hỗ trợ của học kỳ 2 (700.000 đ) được chi trả từ sau tháng 6 năm 2011 cho các học sinh ở Điện Biên Đông và từ sau tháng 8 năm 2011 cho học sinh ở Mường Chà. Các trường hợp chi trả đều đầy đủ do không có thông tin báo cáo về những trường hợp bị khấu trừ do đi học không đầy đủ.

Page 58: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

46 BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

các trường: trong năm 2010, ở Mường Chà mỗi học kỳ số tiền được kết chuyển tiếp cho các trường lên tới hơn một tỷ đồng, số tiền ở Điện Biên Đông cũng từ 700 đến 800 triệu. Theo Luật Ngân sách, kinh phí còn dư phải được chuyển về Kho bạc, tuy nhiên thực tế quản lý kinh phí hỗ trợ ở khu vực khảo sát chưa thực hiện chặt chẽ như vậy khiến một lượng tiền không nhỏ vẫn đang nằm ngoài hệ thống trong một thời gian đáng kể. Bảng 23 tổng hợp một vài con số về số tiền “nằm lại” ở các trường thuộc hai huyện trong thời gian qua. Số tiền này lẽ ra phải được nộp về Kho bạc để sử dụng cho các mục tiêu khác nếu có nhu cầu cần thiết hơn.

Bảng 23. Số tiền được giữ lại ở các trường sau các kỳ chi trả QĐ112

(nghìn đồng)

học kỳ 1 2009-2010

học kỳ 2 2009-2010

học kỳ 1 2010-2011

học kỳ 2 2010-2011

Điện Biên Đông 780 2.110 801.680 458.910

Mường Chà 1.078.420 1.438.520 70.770

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ báo cáo của các Phòng GD&ĐT, Kho bạc và các trường của hai huyện

Bên cạnh các trường học đợi đến đầu năm học mới rút tiền để chi trả cho học sinh, có một số trường hợp rút tiền ngay từ trong kỳ nghỉ hè (Bảng 24). Có một số bằng chứng cho thấy việc rút tiền cũng không đảm bảo đối tượng được chi trả ngay và rõ ràng chưa xác định được mục tiêu thực sự của việc rút tiền ngay trong kỳ nghỉ hè.

Bảng 24. Số trường học rút kinh phí hỗ trợ trong kỳ nghỉ hè

Mường chà Điện Biên Đông

học kỳ 2, 2009-2010

Số quan sát (cung cấp thông tin ngày rút tiền) 14 17

Số quan sát cho thấy trường học rút tiền trước 1/09/ 2010 3 10

học kỳ 2, 2010-2011

Số quan sát (cung cấp thông tin ngày rút tiền) 11 19

Số quan sát cho thấy trường học rút tiền trước 1/09/ 2011 0 8

Nguồn: Khảo sát PETS Điện Biên 2011, Tổng hợp từ biểu mẫu và chứng từ do các trường học cung cấp

Nguy cơ thất thoát từ việc trả “phí dịch vụ”

Một điểm đáng lưu ý từ số liệu khảo sát hộ báo động một nguy cơ thất thoát khác là thực tế do một số hộ phản ảnh về việc phải nộp phí dịch vụ khi nhận tiền hỗ trợ.

Tuy không có bằng chứng chính xác bởi các hộ đều từ chối đưa thông tin cụ thể về con số và đối tượng thu phí dịch vụ nhưng một tỷ lệ khá lớn các hộ khảo sát cho biết họ có phải trả chi phí dịch vụ khi nhận tiền hỗ trợ- ở Mường Chà tỷ lệ này là khoảng 30% và ở Điện Biên Đông là 70%.

Page 59: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

47BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

hình 5.tỷ lệ hộ cho biết phải trả hoa hồng để nhận tiền hỗ trợ QĐ112

Mường Chà

Lần nhận tiền thứ nhấtLần nhận tiền thứ hai

Điện Biên Đông

28.97

71.9

37.2

75.84

0

20

40

60

80

100

%

Nguồn: Khảo sát PETS Điện Biên 2011, Thông tin từ khảo sát Hộ

Nguy cơ thất thoát từ việc các hộ thường phải đóng góp ngay một số khoản cho trường khi nhận kinh phí hỗ trợ

Khoảng 30% người trả lời ở Mường Chà và tới 80% ở Điện Biên Đông xác nhận thực tiễn phải đóng góp một khoản tiền ngay cho trường khi được nhận hỗ trợ (Hình 6). Con số trung bình phải đóng góp khoảng 117.000-118.000 đồng ở lần nhận tiền thứ nhất ở cả 2 huyện. Ở lần nhận tiền thứ hai, con số trung bình đóng góp ở Mường Chà là 77.000 đ, ở Điện Biên Đông là 55.000 đ. Nếu cộng cả hai lần, con số hộ thường phải đóng góp cho trường vào khoảng 140.000 – 170.000 đ- tương ứng khoảng một tháng hỗ trợ cho học sinh.

hình 6. tỷ lệ hộ cho biết phải đóng góp lại một số chi phí cho trường ngay khi được nhận tiền hỗ trợ QĐ112

Mường Chà Điện Biên Đông

Lần nhận tiền thứ nhấtLần nhận tiền thứ hai

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

Nguồn: Khảo sát PETS Điện Biên 2011, Thông tin từ khảo sát Hộ

Từ phía trường học, thông tin khảo sát các trường cũng xác nhận có thu một số khoản tiền làm kinh phí bổ sung cho một số hoạt động (sửa chữa nhỏ, hội phụ huynh, vệ sinh …). Điều đáng lưu ý hơn nữa là nếu theo thông tin từ các trường, con số trung bình chỉ khoảng 40.000 đồng, thấp hơn nhiều so

Page 60: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

48 BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

với con số do các hộ chia sẻ. Trong điều kiện mục tiêu của chính sách đưa ra là nhằm hỗ trợ trực tiếp để giúp học sinh có thêm kinh phí cho học tập, việc thu lại một số khoản tiền như vậy đã tạo ra một kẽ hở có khả năng gây thất thoát nguồn lực.

Nguy cơ thất thoát do phương thức hạch toán và quyết toán nguồn lực

Phỏng vấn sâu một số cán bộ kế toán của các trường học tại Mường Chà cũng như cán bộ của Kho bạc huyện cho thấy cần xem xét lại cách làm hiện nay ở Mường Chà trong việc rút tiền và chi trả cho đối tượng hưởng lợi. Một số trường học áp dụng phương thức thực chi: ứng tiền của trường, chi trả cho đối tượng hưởng lợi và sau đó lấy đủ chứng từ, chữ ký xác nhận nhận tiền để sau đó ra Kho bạc làm thủ tục thanh toán luôn. Tuy vậy thực tế hầu như các trường không có tiền mặt để ứng thực, chỉ lấy danh sách ký nhận để có đầy đủ bộ chứng từ. Sau khi nhận tiền từ Kho bạc (chỉ phải đi một lần) nhà trường mới thanh toán cho đối tượng và có ký nhận trên một danh sách khác.

Rõ ràng cách làm ở Mường Chà tiềm ẩn nhiều rủi ro gây thất thoát nguồn lực. Thứ nhất, học sinh đã ký tên nhưng thực ra có thể không bao giờ nhận tiền bởi với các danh sách đã ký nhận đầy đủ mặc dù chưa thực sự nhận tiền, các trường có thể rút tiền về nhưng không chi trả ngay hoặc thậm chí không chi trả cho một số trường hợp. Thứ hai, do đã nộp chứng từ thực thanh thực chi, khả năng để trường lập danh sách bổ sung hay điều chỉnh danh sách nhận hỗ trợ là rất thấp. Với một danh sách không được cập nhật, điều chỉnh sẽ mở ra nhiều khả năng hỗ trợ được trao không đúng đối tượng (không phải học sinh nghèo) hoặc thậm chí học sinh đã nghỉ học nhưng vấn ký nhận tiền.

4.3 các vấn đề về tính công bằng

Phạm vi triển khai và đối tượng hưởng lợi

Theo các báo cáo hiện nay của Sở GD&ĐT và Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên, 100% học sinh con em hộ nghèo đang được hỗ trợ từ QĐ112. Tuy nhiên theo các số liệu từ nghiên cứu này đặt ra nhiều e ngại về mức độ bao phủ thực sự. Cụ thể, ba yếu tố cần phải được xem xét chi tiết bao gồm: (i) bỏ sót các đối tượng hợp lệ; (ii) hỗ trợ sai đối tượng; và (iii) chưa có cơ chế để hỗ trợ học sinh từ những hộ cũng rất khó khăn nhưng không có sổ hộ nghèo.

Khảo sát trong trường học có tới 85% hiệu trưởng ở Mường Chà và 68% hiệu trưởng ở Điện Biên Đông cho rằng có vấn đề bỏ sót các học sinh khó khăn nhưng không có sổ hộ nghèo để được hưởng hỗ trợ là một vấn đề cần lưu ý. Ở Điện Biên Đông, ý kiến của cha mẹ học sinh và các giáo viên cho thấy vẫn có tình trạng hỗ trợ sai đối tượng cần phải điều chỉnh (Bảng 25).

Page 61: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

49BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Bảng 25. tỷ lệ người trả lời có nhận định về một số thiếu sót vừa qua trong triển khai QĐ112 đến người dân

thiếu sót trong triển khai đến đối tượngNhận định của giáo viên

Mường chà Điện Biên Đông

• Bỏ sót đối tượng 40,74% 43,24%

• Chưa hỗ trợ được các học sinh rất khó khăn nhưng nhà không có sổ hộ nghèo

85,19% 67,57%

• Hỗ trợ đối tượng không phù hợp 55,56% 64,86%

Nguồn: Dữ liệu khảo sát hộ và trường học.

Tổng số trong mẫu khảo sát có tới 115 trường hợp- 76 ở Mường Chà và 39 ở Điện Biên Đông cho biết chưa được hỗ trợ mặc dù có đủ sổ hộ nghèo cho năm 2011 và vẫn có con em đang đi học. Tỷ lệ trung trên toàn mẫu là 20%, trong đó tỷ lệ cao nhất là học sinh của trường tiểu học Huổi Lèng, tới 38% xác nhận chưa được nhận hỗ trợ (Hình 7).

Tìm hiểu kỹ tại 24 trường học tại 8 xã địa bàn khảo sát có 82 trường hợp chưa nhận được hỗ trợ, trong đó 33 trường hợp có tên trong danh sách học sinh nhận tiền hỗ trợ (được dùng để chọn mẫu cho nghiên cứu). Trong số 49 trường hợp còn lại, nguyên nhân có thể có thể do chưa nộp đủ hồ sơ để được đưa vào danh sách hưởng lợi hoặc cũng có thể do thực tế học sinh không còn đi học đầy đủ.

Page 62: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

50 BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

hình 7. tỷ lệ học sinh nghèo thuộc trong mẫu khảo sát chưa nhận được kinh phí hỗ trợ

38%

12%

17%

20%

0% 10% 20% 30% 40% 50%

TH Số 2 Mường Mươn...

TH Số 1 Mường Mươn

TH Số 1 Si Pa Phìn

TH Tân Phong

TH Huổi Lèng

TH Mường Tùng

TH Nâm He

THCS PT DTBT Mường Mươn

THCS PT DTBT Huổi Lèng

THCS Mường Tùng

THCS Nậm He

THCS Tân Phong

TH Luân Giói

TH Na Ngua

TH Na Phát

TH Nậm Ngám

TH Sư lư

TH Mường Luân

TH Pu Nhi

TH Pá Vạt

THCS Mường Luân

THCS Luân Giói

THCS Na Son

THCS Pu Nhi

Điện Biên Đông

Mường Chà

Toàn bộ mẫu

Nguồn: Khảo sát PETS Điện Biên 2011, Thông tin từ khảo sát Hộ

Ngược lại với trường hợp bỏ sót đối tượng, theo kết quả khảo sát cho thấy có 16 trong số 504 đối tượng đã nhận kinh phí hỗ trợ không còn tiếp tục đi học. 10 trường hợp đã nghỉ học trong vòng 12 tháng trở lại đây và 6 trường hợp đã nghỉ từ trước thời điểm khảo sát hơn một năm. Tuy vậy, thông tin kiểm tra kỹ cho thấy chỉ có 4 trường hợp nhận kinh phí hỗ trợ của học kỳ 2 năm học 2009-2010 hoặc học kỳ 1 năm học 2010-2011. Còn 2 trường hợp nhận 700.000 đ vào tháng 10/2011- có thể trong nhóm mới nghỉ học gần đây. Tuy tỷ lệ này không lớn (3%) nhưng cũng cần lưu ý công tác giám sát chặt chẽ hơn nữa để đảm bảo việc tính toán mức độ hỗ trợ thực sự căn cứ vào thời gian đến lớp thực tế, góp phần thực hiện mục tiêu của chương trình là nâng cao tỷ lệ học sinh đến lớp.

Page 63: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

51BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Một số tồn tại trong khâu lập danh sách, xác định đối tượng

Việc xác định được chính xác đối tượng hưởng lợi của chương trình được coi là một trong những mấu chốt quan trọng của quá trình thực hiện. Việc quá dựa vào sổ hộ nghèo để lựa chọn đối tượng hưởng lợi sẽ đặt chương trình hỗ trợ này vào rủi ro bỏ sót nhiều trường hợp cũng rất cần hỗ trợ. Trong một số trường hợp rủi ro của chương trình lại là việc đưa vào danh sách những trường hợp không phải là đối tượng cần hỗ trợ bởi có một số hộ tuy đã thoát nghèo những vẫn tìm cách giữ được thẻ vàng để hưởng các chính sách hỗ trợ. Một vấn đề khác tuy không lớn nhưng cũng cần đề cập lại là tình trạng một vài học sinh đã nghỉ học nhưng vẫn có trong danh sách nhận tiền- có 16 trong số 504 đối tượng đã nhận kinh phí hỗ trợ không còn tiếp tục đi học. 10 trường hợp đã nghỉ học trong vòng 12 tháng trở lại đây và 6 trường hợp đã nghỉ từ trước thời điểm khảo sát hơn một năm.

4.4 các vấn đề khác

Quy trình thủ tục phức tạp

Như đã phân tích và đề cập khá rõ ở trên, quy trình xác định và rà soát đối tượng hưởng lợi hiện nay là khá rườm rà. Khảo sát ý kiến hộ dân và cán bộ giáo viên các trường đều chia sẻ vấn đề này.

Yếu tố cần xem xét nhất là yêu cầu photo công chứng đang gây thêm phiền hà, tốn kém cho hộ dân, nhất là các hộ nghèo ở vùng sâu. Yêu cầu lại phải đối chiếu với xã, với huyện làm mất thời gian của cán bộ giáo viên và chính quyền. 80% người dân Điện Biên Đông và 40% người dân Mường Chà cho rằng đây là khâu cần điều chỉnh.

hình 8. Nhận xét của hộ và cán bộ giáo viên về thủ tục giấy tờ

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Hộ ở Mường Chà

Không có gì Một chút Trung bình Rất lớnLớn

Hộ ở Điện Biên Đông Các giáo viên trong trường

Nguồn: Khảo sát PETS Điện Biên 2011, Thông tin từ khảo sát Hộ và khảo sát Trường học

Page 64: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

52 BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Khung 1: Bản sao công chứng Sổ hộ nghèo

Trường tiểu học Nậm He nằm cách trung tâm xã Mường Tùng khoảng 20 km nhưng chỉ có thể đi xe máy khi thời tiết tốt, chưa có đường ôtô và nếu đi xe máy cũng mất hơn một giờ đồng hồ. Nếu trời mưa chỉ còn cách đi bộ. Trong các năm học vừa qua, vào mỗi đợt lập danh sách và dự toán nhận kinh phí hỗ trợ theo quyết định 112, hiệu trưởng và kế toán trường phải thu sổ hộ nghèo và cõng cả ba lô ra UBND xã để công chứng. Đến thời điểm khảo sát, trường vẫn nợ xã tiền công chứng cho đợt hỗ trợ trước.

Xã Xá Tổng là xã chủ yếu gồm đồng bào H’mông, nằm cách thị xã Mường Lay 40 km và ở độ cao 1500 m trên mực nước biển. Mỗi học kỳ vừa qua, đến kỳ lập danh sách và dự toán cho quyết định 112, UBND xã lại đông kín phụ huynh của 4 trường học trong xã đến công chứng Sổ hộ nghèo (1 trường mẫu giáo, 2 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở). UBND xã chỉ có một máy photo và thường bị hỏng. Rất nhiều trường hợp phụ huynh phải thuê xe ôm xuống thị xã Mường Lay làm công chứng. Riêng khâu này đã mất cả ngày với chi phí khoảng 150.000đ.

Nguồn: Phỏng vấn sâu hiệu trưởng các trường tiểu học Nậm He, Xá Tổng, tháng 12/2011.

Khâu yêu cầu đối chiếu với Phòng LĐTBXH cũng được coi là không phù hợp lắm bởi thực tế Phòng LĐTBXH vẫn phải dựa vào UBND xã để cập nhật danh sách hộ nghèo chứ không thể kiểm tra chi tiết cho tất cả các học sinh nghèo trong huyện, nhất là khi đến thời điểm lập dự toán, đồng loạt các trường trong huyện đều phải đối chiếu.

Sử dụng tiền hỗ trợ theo QĐ 112 tại hộ

Phương thức chi trả hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt nhìn chung đã tạo cơ hội cho hộ học sinh hưởng lợi được tự quyết về cách thức sử dụng. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là mọi trường hợp đều sử dụng tiền hỗ trợ đúng mục đích là hỗ trợ cho học sinh bởi qua phỏng vấn sâu vẫn cho thấy nhiều trường hợp cha mẹ sử dụng tiền hỗ trợ vào những việc khác như chi tiêu chung cho hộ hoặc thậm chí cả cho những chi phí văn hóa, cộng đồng khác.

56% ý kiến trả lời ở Điện Biên Đông khẳng định sử dụng tiền hỗ trợ để chi tiêu chung cho gia đình. Tỷ lệ này ở Mường Chà thấp hơn một chút song cũng lên tới 20%.

Sau khi hộ nhận kinh phí, thông tin tổng hợp từ phỏng vấn các hộ cho thấy tiền hỗ trợ được dùng cho nhiều khoản chi khác nhau, gồm cả chi phí chung cho hộ và chi riêng cho con em đang đi học. Các hạng mục phổ biến nhất bao gồm quần áo, thức ăn, học phẩm và dành để chăm sóc y tế, giáo dục (Hình 9). Cao nhất là cho quần áo (94% các hộ ở cả 2 huyện); sau đó là đồ dùng học tập (78% ở Mường Chà và 85% ở Điện Biên Đông); chi tiêu cho đồ ăn là khoảng 30-35% ở cả hai huyện.

Page 65: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

53BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

hình 9. Sử dụng tiền hỗ trợ theo QĐ112 tại hộ

Chi tiêu mục ở huyện Mường Chà Chi tiêu mục ở huyện Điện Biên Đông

131, 37%

12, 3%50, 14%

158, 44%

2, 1%

4, 1%

39%

0%16%

43%

1%

1%

Giáo dục Chăm sóc sức khỏe Thực phẩm Quần áo Văn hóa những người khác

Nguồn: Khảo sát PETS Điện Biên 2011, Thông tin từ khảo sát Hộ

Mức độ hài lòng của hộ và thông tin về QĐ 112

Tuy tiền hỗ trợ đến muộn, mức tiền nhận được cho tới nay còn chưa đủ so với mức quy định của QĐ 112 vàthủ tục nhận tiền còn phức tạp, các hộ gia đình vẫn đánh giá cao và hài lòng về hỗ trợ của QĐ 112 như thể hiện rõ trên Hình 10. 77% các hộ được khảo sát thể hiện mức hài lòng và rất hài lòng, trong đó ở Điện Biên Đông có tới 85% các ý kiến hài lòng hoặc rất hài lòng, tỷ lệ này ở Mường Chà thấp hơn đôi chút nhưng cũng tới 70%.

hình 10. Mức độ hài lòng của hộ về hỗ trợ từ QĐ112

0%

20%

40%

60%

80%

100%Rất hài lòng

Hài lòng

Bình thường

Không hài lòng lắm

Hoàn toàn không hài lòng

Mường Chà Điện Biên Đông Tất cả các mẫu

Nguồn: Khảo sát PETS Điện Biên 2011, Thông tin từ khảo sát Hộ

Một nhân tố lý giải cho tỷ lệ này có thể do kết quả khảo sát cho thấy thông tin về QĐ 112 là rất sơ sài, ngay cả thông tin cho nhóm đối tượng hưởng lợi cũng chưa được chú ý đúng mức. Chỉ khoảng 10% người được trả lời ở Mường Chà và 30% hộ ở Điện Biên Đông được thông tin về QĐ 112 trước khi đến nhận tiền hỗ trợ (Hình 11).

Page 66: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

54 BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

hình 11. có được thông tin về tiền hỗ trợ QĐ112 trước khi nhận hỗ trợ

Mường Chà Điện Biên Đông

6.63

33.15

0

20

40

%

Lần nhận tiền thứ nhấtLần nhận tiền thứ hai

Nguồn: Khảo sát PETS Điện Biên 2011, Thông tin từ khảo sát Hộ

Tương tự, chỉ có 60% các hộ biết về hỗ trợ theo QĐ 112- tỷ lệ này ở Mường Chà là 72% và ở Điện Biên Đông là gần 44% (Hình 12).

hình 12. tỷ lệ hộ biết về QĐ 112

Mường Chà Điện Biên Đông Toàn bộ mẫu

%

71.76

43.44

59.93

0

20

40

60

80

%

Nguồn: Khảo sát PETS Điện Biên 2011, Thông tin từ khảo sát Hộ

Các số liệu và biểu đồ trên cho thấy tuy thể hiện có biết về QĐ 112 nhưng thực ra hiểu biết của các hộ về QĐ 112 còn rất sơ sài, đặc biệt về mục tiêu, đối tượng hỗ trợ, quy trình thủ tục. Hầu hết các hộ đều hiểu rằng mình được hỗ trợ vì hộ nghèo nhưng vẫn còn tới 10% ở Mường Chà và 19% ở Điện Biên Đông nghĩ rằng chỉ cần nghèo là được hỗ trợ (Hình 13).

Page 67: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

55BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

hình 13. tại sao hộ lại được hỗ trợ theo QĐ 112

0102030405060708090

Mường Cha Điện Biên Đông

Chúng tôi có sổ hộ nghèo

Chúng tôi rất nghèo

Trường chọn chúng tôi

Không có thông tin9.8418.87

%

Nguồn: Khảo sát PETS Điện Biên 2011, Thông tin từ khảo sát Hộ

Như vậy, thiếu hiểu biết về QĐ 112, đặc biệt trong nhóm hộ ở Điện Biên Đông, có lẽ chính là nguyên nhân giải thích cho thực tế đối nghịch giữa số tiền các hộ ở Điện Biên Đông nhận được tuy còn thấp nhưng lại có mức độ hài lòng cao hơn, đồng thời cũng giải thích cho cách thức chi tiêu của nhiều hộ còn chưa đặt trọng tâm vào hỗ trợ cho con em đi học. Ngoài ra, việc hộ không ghi nhớ được thời gian hay số tiền nhận được của các lần nhận hỗ trợ cũng là những chỉ số khẳng định sự thiếu hiểu biết của các hộ và đối tượng hưởng lợi về QĐ 112. Những phân tích này cung cấp nhiều bài học về các khía cạnh, nội dung cần hướng dẫn, thực hiện và giám sát cho các chương trình sử dụng cơ chế hỗ trợ tiền mặt tương tự khác.

Giám sát và trách nhiệm giải trình

Kiểm tra & Giám sát

Trong QĐ112 nêu rõ UBND tỉnh triển khai Chương trình 135 chịu trách nhiệm thường xuyên theo dõi, giám sát để đảm bảo triển khai các biện pháp phù hợp, tránh gây thất thoát, lãng phí.

Ở tỉnh Điện Biên việc giám sát chủ yếu thông qua báo cáo tài chính để đáp ứng các quy định của Sở Tài chính. Quá trình thực hiện Chương trình chưa hề có đánh giá độc lập hay kiểm toán nội bộ để rút kinh nghiệm. Ngoài ra, theo quan sát của nhóm nghiên cứu, công tác quản lý không có hệ thống sổ tay quản lý, thông tin thống kê, báo cáo kế toán; không có hệ thống báo cáo định kỳ hoặc đột xuất để có thông tin cho theo dõi và đánh giá.

Trong thời gian qua tỉnh đã tổ chức một số buổi giám sát việc thực hiện QĐ112, gồm cả đi hiện trường hoặc họp mặt trao đổi nhưng các đợt giám sát này mang tính chất bất thường, chưa có kế hoạch tổng thể. Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh, cho tới nay mới chỉ có hai đợt giám sát và cho tất cả các nội dung có liên quan.

Ở cấp huyện, công tác giám sát và thanh tra được thực hiện thường xuyên hơn bởi chính Phòng GD&ĐT và Phòng Tài chính - Kế hoạch, thậm chí có trường hợp kết hợp cả Thanh tra huyện. Tuy nhiên cũng không có nhiều báo cáo và thông tin từ những hoạt động này.

Trong toàn bộ mẫu khảo sát 293 hộ chỉ có duy nhất 1 hộ cho biết đã từng tiếp một đoàn thanh tra - con số này khẳng định sự thiếu vắng công tác giám sát, đánh giá cho việc triển khai QĐ 112 ở tỉnh Điện Biên.

Page 68: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

56 BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Quản lý thông tin, dữ liệu

Theo quy định, các dữ liệu hành chính, bao gồm số liệu về học sinh hưởng lợi, các giấy tờ cho quy trình chuyển tiền mặt đều phải được lưu trữ đầy đủ ở các trường và định kỳ báo cáo cho tỉnh (quý, năm). Tuy nhiên qua đợt khảo sát này có thể thấy được cách thức lập biểu, lưu trữ dữ liệu ở các đơn vị chưa theo một quy chuẩn thống nhất nào. Vì thế trong nhiều tính toán không thể so sánh dữ liệu giữa các bên bởi cách tổng hợp và ghi chép không tương đồng.

Một thách thức đặt ra cho nghiên cứu này là khả năng thu thập đầy đủ và chính xác các chứng từ tài chính. Như đã phân tích khá kỹ ở trên, khi được đề nghị cung cấp thông tin, nhiều trường học không xác định nổi chính xác ngày tháng đã chuyển tiền học sinh bởi danh sách ký nhận không có ngày tháng.

Chất lượng hệ thống ghi chép, chứng minh chuyển tiền cũng rất thấp; dữ liệu thường thiếu. Con số tài chính giữa các bộ phận nhiều khi không thống nhất.

Đối với một chương trình hỗ trợ bằng hình thức chuyển tiền mặt, sự thiếu vắng các sổ sách, chứng từ với số tiền, thời gian biên nhận rõ ràng sẽ rất khó giải trình về chất lượng thực hiện. Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi các đơn vị tuyến đầu thiếu những công cụ như vậy- ở đây là trường học và hộ gia đình. Trên thực tế, không một hộ trả lời phỏng vấn nào có thể đưa ra bằng chứng ghi nhận thời gian nhận hay số tiền nhận- tất cả chỉ dựa trên trí nhớ. Không có những tài liệu, công cụ như vậy, chính hộ cũng không tự kiểm tra được hỗ trợ nào của giai đoạn nào để xem tổng lượng hỗ trợ đã nhận là bao nhiêu. Do dựa trên trí nhớ, sự nhầm lẫn hỗ trợ của QĐ112 với các hỗ trợ khác là điều khó tránh khỏi.

Tìm hiểu kỹ hơn từ các bản sao chứng từ, tài liệu kèm theo biểu mẫu có thể thấy rõ thực tế nhiều trường không thể xác định lại chính xác ngày chuyển tiền cho đối tượng hưởng lợi bởi chứng từ không có thông tin đầy đủ (Bảng 26). Danh sách người nhận tiền thường chỉ có một loạt tên và chữ ký, không đề ngày nhận tiền của từng trường hợp. Do thiếu thông tin này nên thực ra không có bằng chứng nào xác thực cho thời điểm nhận tiền của từng đối tượng hưởng lợi- cả ở hộ cũng như ngay chính ở các trường học dù có lưu giữ chứng từ chung cho báo cáo.

Bảng 26. Số trường học cung cấp được tài liệu, chứng từ có đề rõ ngày tháng cấp phát cho học sinh

Mường chà Điện Biên Đông

Số trường học cung cấp chứng từ minh họa

Số quan sát hợp lệ với đầy đủ chứng từ cung cấp thông tin về ngày rút tiền từ kho bạc và ngày chuyển tiền cho học sinh

Số trường học cung cấp chứng từ minh họa

Số quan sát hợp lệ với đầy đủ chứng từ cung cấp thông tin về ngày rút tiền từ kho bạc và ngày chuyển tiền cho học sinh

Học kỳ 1, 2009-2010

5 1 9 0

Học kỳ 2, 2009-2010

3 1 14 7

Học kỳ 1, 2010-2011

2 0 11 7

Học kỳ 2, 2010-2011

1 1 9 4

Nguồn: Khảo sát PETS Điện Biên 2011, Thông tin từ khảo sát Trường học qua các tài liệu do các trường cung cấp.

Page 69: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

57BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

chưa lập quyết toán

Xét về công tác quản lý chung, cho tới thời điểm của nghiên cứu này (tháng 12/2011, tháng 1/2012), sáu tháng sau khi QĐ112 hoàn tất ở các trường học, công tác lập báo cáo quyết toán chi trả vẫn chưa được tiến hành. Theo luật Ngân sách, báo cáo cuối cùng để kết luận về chi tiêu và quản lý chương trình chỉ có thể được thực hiện sau khi đơn vị quyết toán và được UBND địa phương thông qua, hoặc sau khi đơn vị thực hiện chi trả đã hoàn tất mọi thủ tục giấy tờ với Kho bạc. Quy định thông thường cho hàng năm là trước 25 tháng 1 năm sau 24. Ở tỉnh Điện Biên, tất cả các cấp đều chưa hoàn tất khâu này cho hai năm tài chính 2010 và 2011. Kinh phí chi trả đã hai năm nhưng thực ra vẫn mới chỉ là hình thức tạm ứng kinh phí. Do vậy chưa thể đưa ra kết luận về chất lượng và hiệu quả sử dụng kinh phí cũng như mức thất thoát thực tế.

thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan

Giữa các bên liên quan ở tỉnh, huyện còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ để triển khai chương trình.

Ở cấp trung ương và tỉnh, theo hướng dẫn, việc triển khai QĐ112 cần sự tham gia của Ban Dân tộc tỉnh, Sở GD&ĐT, Sở Tài chính, Sở KH ĐT và Sở LĐTBXH. Tuy nhiên ở tỉnh Điện Biên, cơ chế hợp tác giữa các bên còn lỏng lẻo, ít được tăng cường. Đặc biệt do còn thiếu năng lực xét cả về số lượng và chuyên môn như đã đề cập ở phần 3, Ban Dân tộc tỉnh chỉ mới tham gia ở giai đoạn ban hành hướng dẫn và lên kế hoạch phân bổ dự toán, chứ chưa tham gia nhiều vào khâu triển khai thực hiện.

Ở cấp huyện cũng có tình trạng tương tự. Trong khi Phòng GD&ĐT tích cực tổ chức triển khai thực hiện, một số đơn vị có liên quan như Phòng Dân tộc, Phòng LĐTBXH lại nắm ít thông tin (vd như ở Điện Biên Đông). Ngoài ra, tuy được phân công là đơn vị đầu mối thực hiện QĐ112 nói riêng, Chương trình 135 nói chung, Phòng Dân tộc ở huyện hầu như chỉ đảm nhiệm một vai trò rất nhỏ. Cán bộ trưởng phòng Dân tộc ở Điện Biên Đông quan tâm đến chương trình để có thông tin viết báo cáo, còn cán bộ trưởng phòng Dân tộc ở Mường Chà thì chưa tham gia nhiều vào các hoạt động của hợp phần hỗ trợ học sinh.

Tương tự, tuy có chức năng “tổng hợp số liệu về tài chính và lập quyết toán để trình UBND huyện” nhưng vai trò của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện cũng còn rất nhỏ bé trong quá trình triển khai QĐ112. Việc các đơn vị ít tham gia đã tạo những ảnh hưởng không tốt như chưa lập được quyết toán, hạn chế công tác theo dõi và đánh giá chất lượng thực hiện chương trình.

Như vậy một điểm có thể thấy rõ do hạn chế về năng lực, việc triển khai công tác theo dõi, giám sát của Ban dân tộc đối với QĐ 112, Chương trình 135 theo hướng dẫn trong Quyết định 588/UBND-NN của Điện Biên còn hạn chế. Cùng với thực tế các đơn vị tham gia cũng chưa phát huy hết các chức năng về quản lý, giám sát của mình, UBND tỉnh chưa thể có đầy đủ thông tin để hoàn thành nhiệm vụ quản lý chung và giám sát toàn bộ quá trình thực hiện QĐ 112. Thông tin, báo cáo về chất lượng, hiệu quả thực hiện chương trình còn cần được bổ sung, đặc biệt trên những mặt còn có nhiều dấu hiệu cần cải thiện, nâng cao hiệu quả.

24 Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm

Page 70: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

58 BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

ch

ươ

NG

5

Page 71: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

59BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Kết luận và Khuyến nghị5.1 Kết luận

QĐ 112 là một hợp phần quan trọng của Chương trình 135 nhằm hỗ trợ học sinh nghèo tại vùng cao, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn với mục tiêu nâng cao tỷ lệ học sinh đi học và đến trường đầy đủ.

Mặc dù hình thức hỗ trợ tiền mặt trực tiếp nhìn chung đã được đánh giá là một phương thức tốt để giúp đối tượng hưởng lợi tự quyết định cách sử dụng, những phân tích của nghiên cứu này đã chỉ ra quá trình triển khai còn tồn tại một số vấn đề liên quan tới khía cạnh tổ chức quản lý tài chính.

Như đã nêu ở phần 4, một số tồn tại, vấn đề này bao gồm:

● chậm trễ về khâu lập kế hoạch, lập dự toán ngay từ ban đầu của quy trình;

● quy trình cấp phát kéo dài ở hầu hết tất cả các cấp quản lý tới trường học dẫn tới hệ quả chậm chi trả nguồn lực so với thiết kế ban đầu;

● nguy cơ thất thoát tiềm ẩn khá cao bởi thực tế tồn tại một số phương thức chi trả không chuẩn so với chuẩn mực kế toán thông thường như việc phải trả phí dịch vụ hay các hiện tượng chờ tiền hỗ trợ để triển khai thu ngay một số khoản chi xã hội hóa cho giáo dục;

● Tình trạng các đối tượng hưởng lợi và hộ gia đình thiếu thông tin và hiểu biết đầy đủ về mục tiêu và quy định của chương trình hỗ trợ nên không tự giám sát và đánh giá chính xác được về chất lượng triển khai hỗ trợ- tỷ lệ hài lòng về hỗ trợ đạt khá cao mặc dù hỗ trợ khá muộn với nguy cơ thất thoát ở mức đáng kể.

● Ngoài ra còn có các vấn đề đáng lưu tâm như tính công bằng trong hỗ trợ các đối tượng học sinh cần hỗ trợ, sử dụng kinh phí chưa đúng mục đích và thiếu cơ chế để bảo đảm hệ thống báo cáo, minh bạch đều đã và đang hạn chế đến hiệu quả của chương trình chung.

Để đề xuất các giải pháp giúp chương trình vượt qua những vấn đề đó, chính quyền các cấp cần nỗ lực hơn nữa để điều chỉnh kịp thời ở mọi cấp, mọi nơi, mọi mặt. Thay đổi không dễ diễn ra ngay trong một sớm một chiều, mục tiêu và tiến trình thay đổi cần rất cụ thể, từ từ và đồng bộ.

5.2 Khuyến nghị

QĐ 112 là một chương trình hỗ trợ học sinh nghèo ở vùng miền núi và đã kết thúc năm 2010. Tuy nhiên có một số chương trình và chính sách tương tự khác đang thực hiện như Nghị định 49 với đối tượng và địa bàn xã 135 tương tự như QĐ 112. Chất lượng thực hiện các chính sách đó có thể nâng cao thêm rất nhiều nếu tham khảo các bài học kinh nghiệm của QĐ 112 tại Điện Biên.

Page 72: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

60 BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

(1) Nâng cao chất lượng hệ thống quản lý chi tiêu công ở cơ sở

Quyết định 112 là quyết định tạo cơ chế thoáng cho chính quyền địa phương tìm kiếm các hình thức phù hợp nhất để thực hiện chính sách. Do đó, nhóm nghiên cứu đề nghị chính quyền tỉnh tranh thủ cơ hội, có biện pháp phù hợp để tìm hiểu sâu hơn nữa những kết quả thực sự và bài học thực sự của quá trình triển khai QĐ 112 nhằm xây dựng một hệ thống quản lý chi tiêu công minh bạch, đơn giản để quản lý và vận hành tốt hơn nữa các nguồn lực từ ngân sách trung ương, đến tỉnh, đến địa phương.

Để làm được điều đó, cần xác định và lựa chọn một số tiêu chí quan trọng như xác định chính xác đối tượng hưởng lợi, triển khai hỗ trợ kịp thời, đúng số lượng, nâng cao chất lượng kết quả thực hiện. Đồng thời, cần nâng cao chất lượng của việc xác định, mở rộng đối tượng hưởng lợi, bảo đảm tính công bằng trong hỗ trợ, chất lượng chi trả (xóa bỏ tình trạng phí dịch vụ hay thu ngay các chi phí xã hội hóa chưa rõ ràng) lựa chọn hình thức và thể thức hỗ trợ phù hợp, thu hút sự tham gia của cộng đồng vào toàn bộ quy trình.

Quy trình lập và phê duyệt danh sách đối tượng hưởng lợi nên được đơn giản hóa như bỏ quy định chụp và công chứng sổ hộ nghèo nên là động thái đầu tiên nên làm. Với Nghị định 49, tương tự nên bỏ quy định chụp công chứng sổ hộ khẩu. Trường lập danh sách và để xã ký nhận, xác nhận người hưởng lợi sẽ là một cơ hội tăng tính chuyên nghiệp, nâng cao vai trò và tăng tính tự chịu trách nhiệm của chính quyền xã.

(2) hạn chế và xóa bỏ các cách làm tạo nguy cơ thất thoát

Để tăng khả năng đảm bảo nguồn lực vốn đã hạn hẹp của chương trình đến được nhóm đối tượng mục tiêu, một số việc cần được kiên quyết thực hiện ngay bao gồm:

● Kiểm tra và có cách làm đảm bảo chấm dứt cách thức đưa học sinh ký trước để hoàn tất thủ tục giấy tờ cho Kho bạc như trước đây.

● Cần tìm hiểu thêm về vấn đề “Trả phí dịch vụ” để cần chấm dứt ngay nếu thực sự có hiện tượng như vậy.

● Kiểm tra lại và thực hiện theo đúng hướng dẫn của hệ thống Kho bạc về việc chuyển lại tiền dư và coi đây như một nguồn lực tài chính cần hết sức cẩn trọng. Cần đặt ra thêm một số cơ chế thưởng phạt để đảm bảo kinh phí rút về được chi trả đúng, đủ và nhanh chóng cho đối tượng hượng lợi.

● Tăng cường nhận thức và sự tham gia của cộng đồng để hiểu rõ hơn về mục tiêu, quy trình thực hiện nhằm giảm rủi ro thất thoát. Nên huy động thêm cả kênh ban phụ huynh, đoàn thể của xã phường để tham gia quá trình chi trả hỗ trợ và sau đó là sử dụng hỗ trợ cho đối tượng hưởng lợi.

● Cần nhanh chóng quyết toán theo hướng dẫn của Luật ngân sách cho các khoản đã chi trả của 3 học kỳ vừa qua. Chỉ sau khi quyết toán mới có thể tiến hành đánh giá toàn diện về kết quả thực hiện chương trình, nâng dần tính minh bạch cho quá trình thực hiện.

● Triển khai hệ thống giám sát, kiểm toán và báo cáo đầy đủ về các hoạt động của chương trình nhằm nâng cao chất lượng thực hiện, độ tin cậy và tính bền vững của chương trình. Nên có hệ thống kiểm soát nội bộ với các nhiệm vụ kiểm tra về cách thức thực hiện xét trên đầy đủ các mặt như pháp lý, tài chính và chất lượng triển khai. Mục tiêu cuối cùng nhằm nhìn nhận rõ mức độ đạt được các kết quả dự kiến, hạn chế các rủi ro về sử dụng sai và lãng phí nguồn lực, hệ thống sổ sách ghi chép không đầy đủ, sai sót hay thực hiện sai các chỉ đạo từ cấp trên.

Page 73: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

61BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

● Nên có quy định để địa phương và các trường học báo cáo công khai các hoạt động của chương trình theo định kỳ quý và báo cáo năm. Sau mỗi lần chuyển kinh phí hỗ trợ, ít nhất phải niêm yết công khai danh sách đối tượng, ngày tháng đã chuyển hỗ trợ. Nên thực hiện và công khai báo cáo kiểm toán động lập.

(3) Nâng cao tính công khai, minh bạch trong triển khai

Cần tăng thêm các luồng thông tin để tăng tính minh bạch cho việc thực hiện chương trình. Thông tin, tuyên truyền tốt hơn nữa cho người sử dụng, người hưởng lợi sẽ có thể làm tăng chất lượng thực hiện. Các hộ cần nhận thức rõ không phải hỗ trợ tiền là họ được tùy nghi sử dụng mà cần hiểu đối tượng ưu tiên của hỗ trợ đó là quần áo, đồ ăn cho con, học phẩm để học tập tốt hơn.

Trong quá trình triển khai, cần huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là chính quyền địa phương để không ngừng nâng cao nhận thức cho người hưởng lợi về mục tiêu của chương trình, qua đó tất cả cùng hướng tới tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và sử dụng hỗ trợ thật sự hiệu quả.

Khá nhiều hộ nghèo đã có TV (50%) và/hoặc điện thoại di động (45%) nên một kênh thông tin tuyên truyền hữu hiệu nên được phát huy chính là truyền thông (ví dụ như đài truyền hình địa phương) và trực tiếp qua cán bộ địa phương.

(4) Nâng cao sự tham gia của cộng đồng

Việc tổ chức các hoạt động tham vấn và có sự tham gia của cộng đồng trong tiến trình lập ngân sách, đặc biệt là bước chuyển kinh phí hỗ trợ là những công việc cần thiết để thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào việc thực hiện không chỉ chương trình này mà còn có thể áp dụng bất cứ một chương trình nào khác.

Trong điều kiện các hộ dân tộc có trình độ chưa cao, sự tham gia có thể chỉ cần qua các công cụ đơn giản như sổ tay ghi chép, chuyển hỗ trợ tại trường học hoặc các cơ sở cung cấp dịch vụ cần có sự góp mặt 3 bên- cả chính quyền địa phương, người nghèo hưởng lợi và đơn vị cung cấp dịch vụ. Làm như vậy sẽ tăng được sự tham gia của tất cả các bên vào quá trình triển khai chương trình hỗ trợ một cách trọn vẹn, đi đúng mục tiêu.

(5) Giám sát và trách nhiệm giải trình

Việc hình thành một cơ cấu tổ chức minh bạch, rõ ràng, thông suốt là một mục tiêu cần làm rõ ngay từ giai đoạn đầu thực hiện- từ khâu lập kế hoạch, đến khâu thực hiện và khâu kết thúc. Tương ứng, khi vào quá trình thực hiện, mọi thành quả, mọi khó khăn ở từng khâu đều phải được tập hợp, ghi chép lại và đánh giá bằng những chỉ số hiệu quả cụ thể. Quy trình lập, giao dự toán ngân sách cần được thực hiện chuyên nghiệp hơn, công khai hơn để mọi người cùng nắm rõ về quy trình, hình thức, biểu mẫu. Điều này đặc biệt quan trọng trong mối quan hệ trực tiếp giữa người cung cấp dịch vụ tuyến đầu và người sử dụng.

Hệ thống lưu trữ và quản lý cần được cải tiến ở tất cả các cấp, đặc biệt là cấp hộ gia đình. Bởi đây là các hộ nghèo ở các vùng sâu, chưa thể tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng, cần thay thế bằng một hệ thống ghi chép đơn giản nhưng rõ ràng về nhận kinh phí hỗ trợ, thời gian, số tiền được lưu giữ ở cả cấp hộ gia đình và trường học. Cách làm này cũng góp phần nâng cao nhận thức của hộ nghèo về mục tiêu cũng như đối tượng hưởng lợi của chương trình.

Cũng không thể bỏ qua đề xuất cần củng cố lại hệ thống giám sát, đánh giá chương trình để ghi nhận những tác động về xã hội, về giảm nghèo sau khi thực hiện Chương trình.

Page 74: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

62 BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Ban Dân tộc tỉnh và các Phòng Dân tộc huyện nên được phân công rõ ràng hơn nữa để thực sự trở thành một đơn vị giám sát quá trình cấp phát ngân sách, giải ngân và chi trả cho đối tượng hưởng lợi. Nên huy động cả Ban Giám hiệu nhà trường cùng thanh tra nhân dân của xã, thôn giám sát quá trình cấp phát và sử dụng hỗ trợ.

Nên sử dụng các tổ chức độc lập, bên ngoài các đơn vị thực hiện, các cơ quan chính quyền có liên quan để đánh giá độc lập về chất lượng thực hiện.

(6) củng cố hệ thống tổ chức quản lý và thực hiện

Trong số các vấn đề đáng lưu ý về triển khai QĐ 112, hệ thống tổ chức, năng lực triển khai là một điểm cũng rất cần được nhìn nhận đầy đủ bởi chất lượng triển khai chung, tính bền vững của chương trình phụ thuộc đáng kể vào những yếu tố như vậy.

Nghiên cứu đã cho thấy cần tiếp tục nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ ở các cấp nhằm giúp họ liên tục trau dồi kiến thức pháp lý để làm và thực hiện đúng quy định đề ra. Hình thức phù hợp là đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn với các nội dung thực tế, phù hợp với tình hình ở địa phương. Ngoài nội dung chuyên môn, nên bồi dưỡng cả kỹ năng ứng xử, thái độ và tinh thần trách nhiệm của người cán bộ công tác trong khu vực dịch vụ công.

Cán bộ của Phòng GD&ĐT, Phòng Dân tộc là những nhóm cán bộ cần được tạo điều kiện cho bồi dưỡng, nâng cao năng lực bởi công việc của họ đòi hỏi nhiều trách nhiệm đan chéo, tổ chức và giám sát thực hiện ở nhiều đơn vị và người sử dụng dịch vụ. Với vai trò đầu mối về quản lý nhà nước, gắn trực tiếp tới các đơn vị cung cấp dịch vụ (trường học) và người sử dụng dịch vụ (hộ dân), năng lực quản lý tài chính và xây dựng, quản lý hệ thống chế độ khuyến khích chính là những ưu tiên hàng đầu cho xây dựng năng lực.

Bên cạnh đó, hai nhân tố khác của hệ thống tổ chức thực hiện cũng có ảnh hưởng đến sự thành công của chương trình bao gồm:

● Hệ thống triển khai thực hiện nên có đầy đủ đại diện của các bên liên quan bởi trong thời gian qua, chương trình chưa tạo điều kiện để hộ dân và học sinh tham gia đóng góp vào quá trình triển khai;

● Thông tin từ khảo sát cũng cho thấy năng lực về quản lý tài chính của một vài cá nhân cán bộ của các bộ phận như kế toán hay thậm chí trưởng phó phòng của một số phòng ban liên quan còn rất yếu. Hệ thống quản lý tài chính của các chương trình tương tự nên làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân để đảm bảo mức trách nhiệm và tinh thần, đạo đức trong công việc ở mức cao nhất.

(7) Đề xuất các chủ đề cho nghiên cứu tiếp theo

Do hạn chế về thời gian và nguồn lực, nghiên cứu này chưa đi sâu tìm hiểu được một số khía cạnh đáng lưu ý như sau:

● Tác động thực sự của khoản hỗ trợ tới chất lượng học tập của học sinh;

● Tiếp tục nghiên cứu hiệu quả triển khai hỗ trợ theo Nghị định 49 ở hai huyện nghiên cứu, qua đó sẽ có thể so sánh, rút ra bài học về phương thức triển khai cũng như mức hỗ trợ.

Page 75: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

63BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Bài học kinh nghiệmTừ nghiên cứu này có thể đúc kết một số bài học kinh nghiệm như sau:

Bài học 1: tranh thủ sự ủng hộ và phối hợp từ đối tác địa phương

Thành công của nghiên cứu phụ thuộc rất lớn vào sự phối hợp và ủng hộ của chính quyền và người dân địa phương. Nhất là trong điều kiện của các vùng có địa hình đi lại phức tạp, nếu không có sự hỗ trợ của cán bộ địa phương sẽ rất khó đến gặp được các hộ, thậm chí trong nhiều trường hợp là không thể gặp được.

Bài học 2: cần có người phiên dịch và sử dụng tiếng địa phương

Điện Biên là một tỉnh với tỷ lệ đồng bào dân tộc chiếm đa số với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Yếu tố ngôn ngữ cần được đặc biệt lưu tâm bởi rất nhiều hộ dân không thể hoặc không muốn trao đổi bằng tiếng Kinh. Phần khảo sát ở hộ cần chuẩn bị sẵn lực lượng phiên dịch.

Bài học 3: cần thời gian và nguồn lực đầy đủ để tiến hành một nghiên cứu PEtS tổng thể

Do còn hạn chế về thời gian và nguồn lực, nghiên cứu PETS này mới chỉ triển khai được trong phạm vi nghiên cứu ở tám xã (trong tổng số 112 xã phường) tại hai huyện (trong tổng số 9 huyện thị) của tỉnh Điện Biên. Mẫu khảo sát hộ cũng chưa đủ lớn để đại diện thực sự cho toàn bộ bức tranh triển khai QĐ 112 tại tỉnh bởi Điện Biên còn có rất nhiều địa bàn đa dạng với nhiều nhóm dân tộc khác nhau.

Bài học 4: Lựa chọn thời điểm phù hợp để khảo sát

Cần rất lưu ý về thời gian thực hiện khảo sát hộ. Nghiên cứu PETS này thử nghiệm và khảo sát đúng vào tháng Giêng và tháng Hai, ngay trước dịp Tết Nguyên đán nên khó gặp và trao đổi tập trung với các đối tượng cần phỏng vấn. Đây chính là một trong những nguyên nhân có nhiều thông tin không được chia sẻ đầy đủ. Ngoài ra, do thời tiết tháng Giêng và tháng Hai khá nhiều mưa nên nhóm khảo sát rất khó đến được một số địa bàn vùng sâu bởi đường không đi được.

Bài học 5: cần thêm thời gian để xây dựng bộ công cụ bảng hỏi, thử nghiệm và hiệu đính, hoàn chỉnh

Câu hỏi đặt trong bảng hỏi phải rất chính xác nhưng cũng dễ hiểu để người dân có thể trả lời đúng thông tin cần tìm hiểu. Trong điều kiện đối tượng khảo sát là người dân tộc, đây là công việc càng đòi hỏi thời gian chuẩn bị cho kỹ. Nên để nhiều thời gian để thiết kế bảng hỏi giúp cán bộ khảo sát dễ dàng trao đổi, phỏng vấn và sau đó cán bộ phân tích dễ dàng phân tích dữ liệu thu được.

Bài học 6: hỗ trợ từ chuyên gia quốc tế trong viết báo cáo

PETS hiện nay vẫn còn mới đối với nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam. Do đó, nghiên cứu sẽ hoàn chỉnh hơn nếu có được một chuyên gia quốc tế đóng góp và phản biện cho khâu phân tích dữ liệu và viết báo cáo.

Page 76: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

64 BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Tài liệu tham khảo1. Ủy ban dân tộc (CEMA), Thông tư 06/2007/TT-UBDT

2. Sở Giáo dục - Đào tạo Điện Biên, Báo cáo về việc thực hiện Quyết định 112 ngày 26 tháng 10 năm 2011

3. Quyết định UBND tỉnh Điện Biên 105/QĐ-UBND ngày 5 tháng 9 năm 2009

4. Bộ giáo dục Đào tạo (Bộ GD-ĐT), Thông tư 24/2010/TT-BGDDT ngày 2 tháng 10 năm 2010 về Quy định thực hiện trường bán trú cho học sinh dân tộc thiểu số

5. Bộ Tài chính (BTC), Thông tư 90/2011/TT-BTC hướng dẫn lập dự toán ngân sách

6. Bộ Tài chính – Bộ Giáo dục Đào tạo, Thông tư109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT

7. Quyết định của thủ tướng 85/2010/Decision-TTg

8. Văn kiện chương trình 135 (2011-2015), pha III, bản thảo số 8

9. Báo cáo của các sở ban ngành ở Điện Biên cho nhóm Khảo sát theo dõi chi tiêu công t trong chuyến đi khảo sát ban đầu vào tháng 10 năm 2011

10. Nghị quyết 49/2010/NĐ - CP

11. Quyết định của Thủ tướng 112/2007- QD/TTg

12. UNDP (2008), Đánh giá giữa kỳ việc thực hiện chương trình 135 - II

13. UNESCO, Trương Huyền Chi (2009), Tự thuật của trẻ em: tác động tương phản của các chính sách giáo dục cho hoc sinh dân tộc thiểu số ở Việt Nam từ Khảo sát từ những cuộc đời trẻ thơ (Young Lives Surveys)

14. UNICEF và UBND tỉnh Điện Biên (2010), Phân tích tình hình trẻ em ở Điện Biên, Báo cáo từ Chương trình tỉnh bạn hữu do UNICEF trợ giúp giai đoạn 2006-2011

15. UNICEF, MOLISA (Cục Bảo trợ trẻ em và Viện Khoa học Lao động và Xã hội ( 2010), tổng quan về các chính sách hiện tại liên quan tới hỗ trợ tiền mặt cho trẻ em trong hệ thống bảo trợ xã hội ở Việt Nam.

16. UNICEF/IS/Viên Khoa học xã hội (2008), đánh giá giữa kỳ về việc thực hiện chương trình 135, Hợp phần IV

Page 77: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

65BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Phụ lục

Bảng A1. các đặc điểm của hộ trong mẫu

Mường chà Điện Biên Đông tổng cộng

Số hộ phỏng vấn 170 123 293

tuổi

Giới tính

Nam 140 46 186

% 82,35 37,4 63,48

Nữ 30 77 107

% 17,65 62,6 36,52

Giới tính

Thái 51 80 131

% 30,00 65,04 44,71

Hmông 108 30 138

% 63,53 24,39 47,1

Khác 11 13 26

% 6,5 10 8

trình độ học vấn

Chưa đi học hoặc chưa hết lớp 1 99 88 187

% 58,24 71,54 63,82

Học hết các lớp từ 1 đến 5 48 24 72

% 28,24 19,52 24,57

Học hết các lớp từ 6 đến 12 21 10 31

% 12,36 8,12 10,57

Dạy nghề 2 0 2

tình trạng hôn nhân

Độc thân 2 1 3

% 1,18 0,81 1,02

Page 78: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

66 BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Mường chà Điện Biên Đông tổng cộng

Đã có gia đình 157 103 260

% 92,35 83,74 88,74

Góa 9 13 22

% 5,29 10,57 7,51

Đã ly dị 2 6 8

% 1,18 4,88 2,73

Số trẻ em từ 6-21 trong hộ 2,87 2,42

có sổ hộ nghèo của năm 2011 170 122 292

% 100 99,19 99,66

có sổ hộ nghèo của năm 2010 123 117 240

% 72,35 95,12 81,91

trẻ còn đến trường

357 238 595

% 73,16 79,6 75,6

thu nhập trung bình

Trung bình 12,86 13,43 13,1

Trung vị 12,00 11,00 11,3

tài sản

Xe đạp 22 10 32

% 12,94 8,13 10,92

Xe máy 121 73 194

% 71,18 59,35 66,21

Di động 75 53 128

% 44,12 43,09 43,69

Máy tính 1 0 1

% 0,59 0 0,34

Bếp điện, bếp ga 0 1 1

% 0 0,81 0,34

Page 79: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

67BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Mường chà Điện Biên Đông tổng cộng

TV 85 61 146

% 50 49,59 49,83

Tủ lạnh 7 1 8

% 4,12 0,81 2,73

Khác 18 26 44

% 10,59 21,14 15,02

tường Nhà

Gạch/đá/bê tông 22 2 24

% 12,94 1,63 8,19

Gỗ 118 110 228

% 69,41 89,43 77,82

Bùn/rơm 3 4 7

% 1,76 3,25 2,39

Khác 27 6 33

% 15,88 4,88 11,26

chiếu sáng

Điện 138 117 255

% 81,18 95,12 87,03

Đèn dầu 29 4 33

% 17,06 3,25 11,26

Củi gỗ 3 1 4

% 1,76 0,81 1,37

Mái nhà

Tấm lợp 106 98 204

% 62,35 79,67 69,62

Page 80: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

68 BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Mường chà Điện Biên Đông tổng cộng

Xi măng 6 0 6

% 3,53 0 2,05

Tranh 38 6 44

% 22,35 4,88 15,02

Đất sét

%

Khác 20 18 38

% 11,76 14,63 12,97

Nền nhà

Gạch 21 0 21

% 12,35 0 7,17

Xi măng 6 14 20

% 3,53 11,38 6,83

Gỗ 29 55 84

% 17,06 44,72 28,67

Đất 113 33 146

% 66,47 26,83 49,83

Khác 1 20 21

% 0,59 16,26 7,17

Nước

Vòi nước riêng 0 0 0

%

Vòi nước công cộng 2 0 2

% 1,18 0 0,68

Bể nước công cộng 22 12 34

% 12,94 9,76 11,6

Nước suối 122 101 223

% 71,76 82,11 76,11

Page 81: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

69BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Mường chà Điện Biên Đông tổng cộng

Giếng khoan 24 9 33

% 14,12 7,32 11,26

Khác 0 0 0

%

Nhà vệ sinh

Tự hoại

%

Đào cải tiến 1 7 8

% 0,59 5,69 2,73

Hố xí hai ngăn 13 0 13

% 7,65 0 4,44

Thấm dột nước 18 0 18

% 10,59 0 6,14

Hố xí tạm 28 20 48

% 16,47 16,26 16,38

Không có nhà vệ sinh 105 93 198

% 61,76 75,61 67,58

Khác 0 2 2

% 0 1,63 0,68

Đun nấu bằng

Điện, ga

%

Than 1 0 1

% 0,59 0 0,34

Dầu 168 121 289

% 98,82 98,37 98,63

Gỗ 1 1 2

% 0,59 0,81 0,68

Page 82: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

70 BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Mường chà Điện Biên Đông tổng cộng

Khác

%

Bảng 2: Đặc điểm chính của các trường học trong mẫu khảo sát

Mường chà Điện Biên Đông tổng cộng

Số trường trong mẫu 28 37 65

Loại trường

Tiểu học 17 22 39

% 61% 59% 60%

Trung học cơ sở 10 15 25

% 36% 41% 38%

Cả hai cấp 1 0 1

% 4% 0% 2%

Số trường có học sinh bán trú 15 23 38

% 53% 62%

Số phòng học (trung bình) 17 16

Số phòng học kiên cố (trung bình) 10 8

Số phòng học có điện (trung bình) 9 8

Số ngày mất điện trong tháng trước

Không mất điện ngày nào 11 3 14

% 39,29 8,11 21,54

Một ngày 9 4 13

% 32,14 10,81 20

2-8 ngày 5 19 24

% 17,86 51,35 36,92

Nửa tháng 3 3

% 4,62

Mất điện nhiều 3 5 8

Page 83: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

71BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Mường chà Điện Biên Đông tổng cộng

% 10,71 13,51 12,31

Không có điện 11 3 14

% 39,29 8,11 21,54

có nhà vệ sinh riêng cho nam và nữ

Có 25 31 56

% 93% 91% 92%

Không 2 3 5

% 7% 9% 8%

có điện thoại

Có 26 35 61

% 93% 95% 94%

Không 2 2 4

% 7% 5% 6%

Loại điện thoại

Cố định 16 9 25

% 62% 25% 40%

Không dây, di động của trường 6 11 17

% 23% 31% 27%

Di động của cán bộ giáo viên 4 16 20

% 15% 44% 32%

Báo chí

Có 20 19 39

% 74% 51% 61%

Không 7 18 25

% 26% 49% 39%

Có internet

Có 22 30 52

% 79% 81% 80%

Page 84: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

72 BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Mường chà Điện Biên Đông tổng cộng

Không 6 7 13

% 21% 19% 20%

Số máy tính trong trường có kết nối Internet

%

thời gian đi bằng xe máy từ trường đến các điểm sau- (phút)

Trạm y tế 29 16 22

Trung tâm xã 26 19 22

Kho bạc 96 81 87

Phòng Giáo dục 96 81 87

Page 85: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

73BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Page 86: BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG - Home | UNICEF · PDF file · 2017-06-29BÁo cÁo KhẢo SÁt chI tIÊu cÔNG ... 1 Giới thiệu ... 4.3 các vấn đề về tính công

74 BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

81A trần Quốc toản, hà Nội, việt Namtel: (+84.4) 3.942.5706 - 11 Fax: (+84.4) 3.942.5705Email: [email protected] us:

6B hoàng Diệu, Ba Đình, hà Nộitel: (84-4) 38455298; 08044404Fax: (84-4) 3823445Web: www.mpi.gov.vn

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

www.unicef.org/vietnamwww.facebook.com/unicefvietnamwww.youtube.com/unicefvietnamwww.flickr.com/photos/unicefvietnam

ha Noi, January 2013