bÁc hỒ dẠy cÁn bỘ - yên lạc...

32
BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ Luôn luôn cầu tiến bộ. Không tiến bộ thì là ngừng lại. Trong khi mình ngừng lại thì người ta cứ tiến bộ. Kết quả là mình thoái bộ, lạc hậu. Tiến bộ không giới hạn. Mình cố gắng tiến bộ, thì chắc tiến bộ mãi. Luôn luôn tự kiểm điểm, tự phê bình những lời mình đã nói, những việc mình đã làm, để phát triển điều hay của mình, sửa đổi khuyết điểm của mình. Đồng thời phải hoan nghênh người khác phê bình mình. Cần kiệm liêm chính. Tháng 6 năm 1949. T.5, Tr. 644

Upload: others

Post on 31-Dec-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ - Yên Lạc Districtyenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon... · 2016-11-11 · chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại. 2. Đảm

BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ

Luôn luôn cầu tiến bộ. Không tiến bộ thì là ngừng lại. Trong khi mình ngừng lại thì người ta cứ tiến bộ. Kết quả là mình thoái bộ, lạc hậu. Tiến bộ không giới hạn. Mình cố gắng tiến bộ, thì chắc tiến bộ mãi. Luôn luôn tự kiểm điểm, tự phê bình những lời mình đã nói, những việc mình đã làm, để phát triển điều hay của mình, sửa đổi khuyết điểm của mình. Đồng thời phải hoan nghênh người khác phê bình mình.

Cần kiệm liêm chính. Tháng 6 năm 1949. T.5, Tr. 644

Page 2: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ - Yên Lạc Districtyenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon... · 2016-11-11 · chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại. 2. Đảm

2 THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

I. QUAN ĐIỂM:1. Phát triển các khu

dịch vụ, du lịch chất lượng cao theo đúng chủ trương của Đảng, phù hợp với chiến lược phát triển Vùng Đồng bằng sông Hồng, Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, quy hoạch Vùng Thủ đô Hà Nội và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, các quy hoạch của tỉnh; gắn với bảo vệ thiên nhiên và môi trường bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

2. Tập trung phát triển dịch vụ, du lịch chất lượng cao là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội gắn với chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đảm bảo phát triển bền vững.

3. Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách tạo đột phá trong thu hút, lựa chọn có trọng tâm, trọng điểm các nhà đầu tư lớn nhằm phát triển dịch vụ, du lịch chất lượng cao, tạo ra những điểm đến chất lượng, hấp dẫn, khẳng định thương hiệu, khả năng cạnh tranh và có tính kết nối cao, mang tầm cỡ khu vực và quốc tế.

4. Khi ban hành cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện, không tạo chênh lệch lớn về lợi ích giữa các khu vực, các dự án trên địa bàn tỉnh đồng thời kết hợp hài hoà lợi ích của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trong vùng dự án, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân vùng khó chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

II. MỤC TIÊU:1. Vận động, lựa chọn,

thu hút những nhà đầu tư lớn, có uy tín, năng lực đầu tư vào các vùng có tiềm năng phát triển dịch vụ chất lượng cao nhưng khó chuyển đổi cơ cấu kinh tế; tạo điều kiện thuận lợi xây dựng một số trung tâm, tổ hợp du lịch, dịch vụ chất lượng cao… bằng các dịch vụ đa dạng, chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại.

2. Đảm bảo sự phát triển hài hoà giữa các địa phương trên địa bàn tỉnh, hình thành các tuyến du lịch, dịch vụ kết nối nội tỉnh và kết nối với các trung tâm dịch vụ, du lịch chất lượng cao trong

vùng, quốc gia và quốc tế.3. Sớm ổn định đời sống,

kịp thời đào tạo, chuyển đổi nghề và giải quyết việc làm cho người dân dành đất cho dự án.

4. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho nhân dân, đồng thời cải thiện cảnh quan, môi trường và hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội khu vực dự án.

III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Về quy hoạchTrên cơ sở các quy hoạch

vùng của Chính phủ, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, quy hoạch vùng tỉnh, quy hoạch phát triển ngành và lĩnh vực, từ đó phải xác định và lập quy hoạch các vùng, khu dịch vụ, du lịch chất lượng cao tại các địa bàn có tiềm năng, lợi thế nhưng khó chuyển đổi cơ cấu kinh tế làm cơ sở để giải phóng mặt bằng và thu hút các dự án đầu tư.

Tổ chức triển khai thực

Về việc “Khuyến khích đầu tư các dự án dịch vụ chất lượng cao tại các vùng khó chuyển đổi cơ cấu

kinh tế giai đoạn 2016 - 2021”

NGHỊ QUYẾT

Ngày 01 tháng 9 năm 2016, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU về “Khuyến khích đầu tư các dự án dịch vụ chất lượng cao tại các vùng khó chuyển đổi cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016-2021”. Ban Biên tập xin trích đăng nội dung chính như sau:

Page 3: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ - Yên Lạc Districtyenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon... · 2016-11-11 · chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại. 2. Đảm

3THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

hiện các quy hoạch đã được phê duyệt. Tăng cường công tác quản lý và thực hiện quy hoạch theo hướng hiệu quả, tiết kiệm đất, bảo vệ môi trường và cảnh quan.

2. Đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi; chú trọng công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính theo phương châm “Lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ”.

Tăng cường quảng bá, giới thiệu tiềm năng về phát triển dịch vụ chất lượng cao của tỉnh; xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch xúc tiến, quảng bá du lịch trong và ngoài nước với các hình thức phù hợp trong từng thời kỳ với các mục tiêu đã xác định.

Xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, tập trung thu hút các dự án đầu tư vào các khu dịch vụ, du lịch chất lượng cao đã quy hoạch, ưu tiên các dự án có quy mô lớn, chất lượng cao, thân thiện môi trường. Chủ động quỹ đất để xây dựng các khu du lịch mới theo nhu cầu của thị trường, phù hợp quy hoạch được duyệt.

3. Đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Quy hoạch, đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, thông tin, năng lượng, cấp thoát nước, môi trường và các lĩnh vực liên quan đảm bảo đồng bộ để phục vụ yêu cầu phát triển dịch vụ, du lịch

chất lượng cao, gắn với phát triển kinh tế-xã hội của khu vực có dự án.

Việc đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào được xem xét cụ thể cho từng dự án trên cơ sở quy hoạch và phù hợp với điều kiện của tỉnh.

4. Chính sách đặc thù về đất đai

Nhà đầu tư thực sự có năng lực đầu tư dự án khu dịch vụ, du lịch chất lượng cao có nhu cầu sử dụng đất lớn, tổng mức đầu tư cao, liên quan đến nhiều hộ dân dành đất cho dự án và có kế hoạch đầu tư nhanh, dự án sử dụng nhiều lao động địa phương thì được áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù. Các chính sách đặc thù được áp dụng cho từng dự án cụ thể.

Tỉnh vận dụng chính sách đất đai của Nhà nước, nghiên cứu, xây dựng, ban hành và thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù theo hướng: Tỉnh ứng một phần ngân sách để bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng các khu dịch vụ, du lịch chất lượng cao đã được phê duyệt; tổ chức đấu giá hoặc xin cơ chế giao đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất và giao, cho thuê đất sạch. Nhà đầu tư có trách nhiệm hoàn trả kinh phí giải phóng mặt bằng theo quy định của Nhà nước. Dự án được áp dụng mức giá thuê đất thấp nhất theo quy định.

Thực hiện tốt việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư, hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm

kiếm việc làm cho người dân dành đất cho dự án. Coi đây là giải pháp quan trọng nhất để sớm ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm cho người dân và cải thiện môi trường đầu tư.

Ngoài mức bồi thường, hỗ trợ theo quy định hiện hành, nghiên cứu, điều chỉnh chính sách theo hướng nâng mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho các hộ gia đình, cá nhân dành đất cho dự án; nâng mức thưởng giải phóng mặt bằng nhanh và các hỗ trợ khác… phù hợp với thực tế. Phần chi phí tăng thêm, tỉnh sẽ thoả thuận với nhà đầu tư cùng xem xét hỗ trợ và quyết định đối với từng dự án cụ thể.

5- Nâng cao đời sống người dân trong vùng dự án

Ngoài các quy định hiện hành, chính quyền các cấp phối hợp với nhà đầu tư, thực hiện việc đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi tuyển dụng lao động là người địa phương vào làm việc trong các khu dịch vụ, du lịch chất lượng cao, ưu tiên các hộ gia đình dành đất cho dự án.

Các cấp chính quyền phối hợp với nhà đầu tư hỗ trợ cộng đồng dân cư vùng dự án trong việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội như đường giao thông, chợ, trường học, công trình văn hoá, thể thao…

Thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân khu vực dự

(Xem tiếp trang 29) ►

Page 4: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ - Yên Lạc Districtyenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon... · 2016-11-11 · chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại. 2. Đảm

4 THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

Năm 2016, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tập trung lãnh

đạo, chỉ đạo và hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, hoàn thành chỉ tiêu giao quân 300/300 đạt 100%, đảm bảo dân chủ, khách quan, đúng luật. Tuy nhiên còn một số hạn chế như: Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền một số xã chưa kiên quyết, công tác tuyên truyền, giáo dục về Luật nghĩa vụ quân sự chưa thường xuyên, liên tục, chủ yếu tập trung vào thời gian tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ; công tác đăng ký, quản lý nguồn sẵn sàng nhập ngũ chưa chặt chẽ; việc khám sức khỏe sơ tuyển nghĩa vụ quân sự kết quả còn thấp; việc lập và xét duyệt hồ sơ còn phải chỉnh sửa nhiều; công tác quản lý thanh niên khám HIV-Ma túy và thanh niên đủ điều kiện nhập ngũ trước khi giao quân có nơi làm chưa chặt chẽ; việc xử lý những vi phạm theo Nghị định 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ và Luật nghĩa vụ quân sự năm

2015 chưa kiên quyết, chưa nghiêm theo quy định của pháp luật.

Thực hiện nhiệm vụ tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2017 của huyện Yên Lạc được giao chỉ tiêu là pháp lệnh, nhiệm vụ chính trị rất quan trọng của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong huyện. Để thực hiện tốt nhiệm vụ tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2017, Ban Thường vụ Huyện ủy yêu cầu cấp ủy, chính quyền, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể từ huyện đến các xã, thị trấn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

1. Phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, tập trung thống nhất của cấp ủy Đảng, chính quyền, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể từ huyện đến các xã, thị trấn. Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.

2. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi,

bổ sung ngày 03/7/2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016, Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Quốc phòng, Cơ yếu và các văn bản hướng dẫn thi hành; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam, truyền thống của quê hương, gia đình. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của công dân trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Quân đội; động viên tuổi trẻ hăng hái lên đường nhập ngũ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3. UBND huyện, Hội đồng nghĩa vụ Quân sự huyện xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai nhiệm vụ tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, bảo đảm dân chủ, công bằng, công khai, đúng luật, đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, đủ về số lượng, chất lượng tốt theo quy định; tổ chức buổi lễ giao, nhận quân thực sự là ngày hội.

Ngày 03/10/2016, Huyện ủy Yên Lạc đã Thông tri về việc lãnh đạo nhiệm vụ tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2017. Ban Biên tập đăng nội dung Thông tri như sau:

Về việc lãnh đạo nhiệm vụ tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2017

THÔNG TRI

(Xem tiếp trang 13) ►

Page 5: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ - Yên Lạc Districtyenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon... · 2016-11-11 · chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại. 2. Đảm

5THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo

tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

KẾ HOẠCH

Thực hiện Kế hoạch số 28-KH/TU ngày 22/9/2016 của Ban

Thường vụ Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc về Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về «Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh»; Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU1. Mục đíchTriển khai và thực hiện

nghiêm túc Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, Kế hoạch 03-KH/TW ngày 25/7/2016 của Ban Bí thư về «Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh» làm cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong huyện nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành việc làm thường xuyên, một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, góp phần xây dựng Đảng trong sạch,

vững mạnh về chính trị, tổ chức và đạo đức; xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; đổi mới phương pháp, tác phong làm việc của cán bộ, xây dựng hình ảnh người cán bộ, đảng viên gần dân, sát dân, lắng nghe dân, đối thoại với nhân dân, giản dị, khiêm tốn, tận tụy, trung thực và liêm khiết; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện «tự diễn biến», «tự chuyển hóa» trong nội bộ; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đảng các cấp và Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng.

2. Yêu cầuCác cấp ủy, tổ chức đảng,

thủ trưởng các phòng, ban, ngành, MTTQ và đoàn thể huyện lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc tổ chức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo phương châm «trên trước, dưới sau», «trong trước, ngoài sau», «học đi đôi với làm theo». Người đứng đầu phải gương mẫu xây dựng kế hoạch học tập và làm theo tư

tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên theo chức năng, nhiệm vụ của mình, xây dựng và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch với chi bộ, tập thể cơ quan, đơn vị nơi công tác. Lấy kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một trong những tiêu chuẩn đánh giá, bình xét, phân loại đảng viên, tổ chức đảng hằng năm và cả nhiệm kỳ.

Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo, hướng dẫn của cấp ủy cấp trên, đồng thời phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, linh hoạt của các cấp ủy, tổ chức đảng, các địa phương, cơ quan, đơn vị trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; ngăn ngừa, khắc phục bệnh hình thức, thành tích, nói không đi đôi với làm, thiếu trung thực trong việc thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

Page 6: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ - Yên Lạc Districtyenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon... · 2016-11-11 · chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại. 2. Đảm

6 THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

1. dựng kế hoạch làm theo các nội dung chủ yếu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

1.1. Tổ chức hội nghị học tập, quán triệt các nội dung chủ yếu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

1.1.1. Ở huyện: * Lớp cán bộ chủ chốt- Thành phần: Các đồng

chí uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND huyện; Bí thư, Phó bí thư các chi, đảng bộ trực thuộc Huyện ủy; trưởng, phó các phòng ban, ngành, đoàn thể ở huyện; Ủy viên UBKT Huyện ủy; báo cáo viên cấp huyện; giảng viên Trung tâm BDCT huyện; Bí thư, Phó Bí thư, Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng uỷ các xã, thị trấn.

- Thời gian: 1/2 ngày, xong trước ngày 20/ 11/2016

- Báo cáo viên: Mời báo cáo viên cấp trên.

- Kinh phí: Kinh phí tổ chức thực hiện theo quy định hiện hành.

* Lớp đảng viên các chi bộ trực thuộc Huyện ủy có dưới 20 đảng viên

- Thành phần: Toàn thể đảng viên.

- Thời gian: 1/2 ngày, xong trong tháng 11/2016

- Báo cáo viên: Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Huyện ủy.

- Kinh phí: Kinh phí tổ chức thực hiện theo quy định hiện hành.

* Đối với các chi bộ có trên 20 đảng viên đăng ký

với Ban Tuyên giáo Huyện ủy để tổ chức học tập

- Thành phần: Toàn thể đảng viên.

- Thời gian: 1/2 ngày, xong trước 15/12/2016.

Báo cáo viên: Bí thư Chi bộ.- Kinh phí: Kinh phí tổ chức

thực hiện theo quy định hiện hành.

* Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể huyện: Căn cứ kế hoạch của Huyện ủy, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện theo chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế tổ chức học tập, quán triệt các nội dung chủ yếu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đến toàn thể đoàn viên, hội viên bằng các hình thức phù hợp, đảm bảo hiệu quả, thiết thực. Thời gian hoàn thành: trong tháng 12/2016.

1.1.2. Ở xã, thị trấn- Thành phần: Toàn thể

đảng viên trong Đảng bộ.- Thời gian: 1/2 ngày, hoàn

thành xong trước 25/12/2016- Báo cáo viên: Bí thư Đảng

ủy, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Huyện ủy

- Kinh phí: Kinh phí tổ chức thực hiện theo quy định hiện hành.

1.1.3. Việc học tập chuyên đề toàn khóa và chuyên đề hằng năm: Sẽ có hướng dẫn cụ thể sau.

Việc tổ chức hội nghị học tập, quán triệt các chuyên đề của năm hoàn thành trong quí I hằng năm. Riêng năm 2016, hoàn thành trong quý IV.

1.2. Tổ chức sinh hoạt định kỳ

Các tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, đơn vị, đưa nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào sinh hoạt hằng tháng tại chi bộ; sinh hoạt định kỳ của cơ quan, đơn vị và chủ động xây dựng nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh sát hợp, thiết thực với ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, gắn với nhiệm vụ chính trị được giao, coi đây là công việc thường xuyên, quan trọng.

1.3. Xây dựng kế hoạch toàn khóa và hàng năm của tập thể, kế hoạch của cá nhân cho từng năm

1.3.1. Xây dựng kế hoạch toàn khóa và hằng năm của tập thể

- Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị đăng ký và xây dựng kế hoạch làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh gắn với nhiệm vụ cụ thể từng tháng, quý, năm của đơn vị mình. Định kỳ tổ chức kiểm điểm việc làm theo để biểu dương các gương điển hình tiên tiến, đồng thời rút kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp khắc phục những việc còn chậm, triển khai chưa hiệu quả.

- Thời gian hoàn thành:+ Kế hoạch toàn khóa

hoàn thành trong quí IV-2016.

+ Kế hoạch hằng năm hoàn thành trong quí IV của năm trước.

Page 7: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ - Yên Lạc Districtyenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon... · 2016-11-11 · chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại. 2. Đảm

7THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

1.3.2. Xây dựng kế hoạch của cá nhân cho từng năm

- Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành chi, Đảng bộ, bí thư cấp ủy, người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị đăng ký, xây dựng kế hoạch của cá nhân và thực hiện nhiệm nêu gương trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; báo cáo kết quả với cấp ủy hoặc chi bộ, cơ quan, đơn vị nơi công tác.

- Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên đăng ký và xây dựng kế hoạch làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, báo cáo kết quả với cấp ủy hoặc chi bộ, cơ quan, đơn vị nơi công tác.

- Lấy kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một trong những tiêu chuẩn đánh giá cán bộ hằng năm.

1.4. Rà soát, xây dựng quy định đối với cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu

Ban Thường vụ cấp ủy, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị rà soát, xây dựng quy định đối với cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu nghiên cứu, xây dựng các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của tập thể và từng cá nhân trong đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Tiếp tục nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên theo Quy định 101-QĐ/TW, ngày 06-7-2012 của Ban Bí thư

khoá XI về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp. Bổ sung, hoàn thiện, thực hiện nghiêm túc chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ ở từng cơ quan, đơn vị.

2. Đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015-2020; gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, giải quyết kịp thời, có hiệu quả những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, cơ quan, đơn vị.

2.1. Nội dung và phương pháp tiến hành

- Các cấp ủy, tổ chức Đảng tiến hành thảo luận, đưa nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành một nhiệm vụ quan trọng trong chương trình hành động, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020. Việc thực hiện phải góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng trong lãnh đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng hàng năm của địa phương, cơ quan, đơn vị.

- Gắn thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị với thực hiện Nghị quyết Trung

ương 4 (Khóa XI) «Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay» và các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy về xây dựng Đảng. Xác định những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, cơ quan, đơn vị để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời, có hiệu quả; tiến hành công khai kết quả giải quyết trước cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự đồng thuận trong việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các quy định của địa phương, cơ quan, đơn vị.

- Việc làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phải gắn chặt chẽ với nhiệm vụ cụ thể, các phong trào thi đua yêu nước của từng cấp, từng ngành và mỗi địa phương, gắn với trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong việc chấp hành Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và thực thi đạo đức công vụ.

- Các cơ quan, đơn vị tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ theo phương châm «sát chức năng, nhiệm vụ, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện», treo trang trọng tại trụ sở làm việc. Hoàn thiện, bổ sung các quy định liên quan đến đạo đức công vụ.

2.2. Cơ quan phụ trách- Ban Chấp hành Đảng bộ

các xã, thị trấn, đảng bộ trực thuộc căn cứ nội dung của Kế hoạch này lãnh đạo, chỉ đạo

Page 8: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ - Yên Lạc Districtyenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon... · 2016-11-11 · chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại. 2. Đảm

8 THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

tổ chức thực hiện. - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

và các đoàn thể huyện chỉ đạo, thực hiện đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước gắn với làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cụ thể theo hệ thống ngành từ huyện đến cơ sở.

2.3. Thời gian thực hiệnCác cấp ủy bổ sung nội

dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào kế hoạch, chương trình hành động xong trong quý IV/2016; lựa chọn các việc bức xúc, nổi cộm xong trong quý I hàng năm; triển khai thực hiện từ quý I/2017.

3. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người trở thành nền tảng vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam

3.1. Nội dung và phương pháp tiến hành

- Đẩy mạnh tuyên truyền, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; gương điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đồng thời thẳng thắn lên án, phê phán nhận thức lệch lạc, việc làm thiếu gương mẫu, học không đi đôi với làm, bệnh hình thức, báo cáo không trung thực; không dám đấu tranh với các quan

điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội.

- Đẩy mạnh hoạt động sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện Chương trình hành động số 74-CTr/TU, ngày 25/8/2014 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

3.2. Cơ quan phụ trách- Ban Tuyên giáo Huyện ủy

định hướng công tác tuyên truyền, thường xuyên thông tin tình hình, kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; gương “người tốt, việc tốt”, mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu tổ chức biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- Đài Truyền thanh, Cổng thông tin giao tiếp điện tử huyện đổi mới, nâng cao chất lượng chuyên mục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- Phòng Văn hoá - Thông tin huyện tham mưu Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo

UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ; rà soát, bổ sung, làm mới các panô, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở trung tâm huyện, trên các trục đường lớn dẫn vào huyện, vào xã.

- Phòng Nội vụ huyện chỉ đạo hướng dẫn hình thức khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo hướng dẫn của Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh.

4. Tiếp tục tổ chức thực hiện chương trình giảng dạy về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

4.1. Nội dung và phương pháp tiến hành

- Tổ chức giảng dạy chương trình “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cho các đối tượng là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tham gia các chương trình đào tạo sơ cấp, trung cấp lý luận chính trị; lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng… theo tài liệu Ban Tuyên giáo Trung ương và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn.

- Tổ chức giảng dạy chương trình về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cho các đối tượng là học sinh, sinh viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Page 9: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ - Yên Lạc Districtyenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon... · 2016-11-11 · chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại. 2. Đảm

9THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

4.2. Cơ quan phụ trách- Phòng Giáo dục và Đào

tạo, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện bám sát định hướng của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh kịp thời triển khai các nội dung về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong hệ thống giáo dục và các cơ sở giáo dục.

- Ban Tuyên giáo Huyện ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát công tác giảng dạy và học tập tại Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện và các trường học trên địa bàn huyện.

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện xây dựng kế hoạch về giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ.

4.3. Thời gian thực hiện: Từ năm học 2016-2017.

5. Công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong các Hồ Chí Minh

5.1. Nội dung và phương pháp tiến hành

- Các cấp ủy, tổ chức đảng thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch của Ban Thường vụ Huyện ủy. Kịp thời điều chỉnh, bổ sung các nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế và nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Hằng năm cấp ủy, chi, đảng bộ cơ sở tiến hành sơ kết việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị kết hợp với biểu dương,

khen thưởng, tôn vinh những điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; báo cáo kết quả triển khai thực hiện với Thường trực Huyện uỷ (Qua Ban Tuyên giáo Huyện uỷ).

5.2. Cơ quan phụ trách- Ban Thường vụ Huyện

ủy chỉ đạo, chủ trì việc sơ kết hằng năm và tổng kết cuối nhiệm kỳ.

- UBND huyện chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW trong các cơ quan, đơn vị hành chính ở huyện và UBND các xã, thị trấn.

- Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy và ủy ban kiểm tra Đảng uỷ xã, thị trấn tham mưu đưa vào kế hoạch kiểm tra, giám sát hàng năm của cấp ủy nội dung tổ chức thực hiện và kết quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của các cấp ủy, tổ chức đảng, các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị.

- Văn phòng Huyện ủy phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, sửa đổi và xây dựng các quy chế, quy định về đi công tác, làm việc với các ngành, địa phương, hội họp, lễ tân, sử dụng xe công vụ…

- Ban Tổ chức Huyện ủy chủ trì, hướng dẫn thực hiện Quy định đối với cán bộ, đảng viên về đề cao việc nêu gương trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- Ban Dân vận Huyện ủy chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện chỉ

đạo, hướng dẫn kế hoạch, kiểm tra, giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên ở các địa phương, cơ quan, đơn vị.

- Ban Tuyên giáo Huyện ủy hướng dẫn công tác sơ kết hằng năm và tổng kết toàn khóa.

5.3. Thời gian thực hiện- Hằng năm, căn cứ tình

hình thực tế, Ban Tuyên giáo Huyện ủy tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy kiểm tra định kỳ, đột xuất việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- Việc sơ kết (gắn với biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị) được tiến hành hằng năm, từ huyện đến cơ sở:

+ Ở cơ sở: Hoàn thành trong tháng 9.

+ Ở huyện: Hoàn thành trong tháng 10.

- Quý IV hằng năm, Ban Tuyên giáo Huyện ủy tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị, báo cáo Ban Thường vụ Huyện ủy và Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ.

- Việc tổng kết nhiệm kỳ: (Sẽ có hướng dẫn cụ thể sau).

6. Xác định nội dung đột phá nhằm tạo chuyển biến rõ nét trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

6.1. Nội dung và phương thức thực hiện

Page 10: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ - Yên Lạc Districtyenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon... · 2016-11-11 · chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại. 2. Đảm

10 THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

- Xác định việc xây dựng và thực hiện nghiêm túc các quy định, quy chế làm việc, xác định rõ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu, đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách, tác phong công tác, nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội là nội dung đột phá trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- Các cấp ủy, tổ chức đảng, địa phương, cơ quan, đơn vị tùy theo tình hình, điều kiện, xác định rõ những nội dung đột phá nhằm làm chuyển biến rõ nét trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngay từ đầu nhiệm kỳ, nhất là đổi mới phong cách, tác phong công tác gần dân, sát dân, lắng nghe, đối thoại với nhân dân; chống bệnh thành tích, hình thức; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng; nâng cao tinh thần trách nhiệm, quyết liệt trong công việc, “nói đi đôi với làm”.

6.2. Cơ quan phụ trách- HĐND, UBND và các

ban, ngành, đoàn thể ở huyện rà soát, bổ sung các quy chế, quy định đáp ứng yêu cầu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cơ quan nhà nước.

- Ban Tổ chức Huyện ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, bổ sung, xây dựng mới các quy định, quy chế về công tác

cán bộ và trách nhiệm người đứng đầu theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.

- Cấp uỷ, các chi, đảng bộ cơ sở; các ban, ngành, đoàn thể; các đơn vị lực lượng vũ trang chỉ đạo thực hiện nội dung 6.1.

6.3. Thời gian thực hiện- Quý IV/ 2016, các cấp ủy,

tổ chức đảng xác định nội dung đột phá, xây dựng kế hoạch, hằng năm sơ kết, báo cáo kết quả với cấp ủy cấp trên; hoàn thành việc rà soát các quy chế, quy định cần sửa đổi, bổ sung, báo cáo Ban Thường vụ Huyện ủy.

- Quý IV hằng năm, Ban Tuyên giáo Huyện ủy tổng hợp kết quả, báo cáo Ban Thường vụ Huyện ủy.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN1- Ban Thường vụ Huyện

ủy, trực tiếp là đồng chí Bí thư Huyện ủy chỉ đạo việc triển khai Kế hoạch này đến các cấp ủy, tổ chức đảng trong toàn Đảng bộ thông qua cấp uỷ, các chi, đảng bộ cơ sở.

Việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị do Ban Thường vụ cấp uỷ, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, trực tiếp là đồng chí bí thư cấp uỷ, người đứng đầu cơ quan, đơn vị chỉ đạo. Ban Tuyên giáo cấp uỷ các cấp là cơ quan giúp việc của cấp uỷ trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

2. Các chi, đảng bộ cơ sở căn cứ Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch

của Huyện ủy xây dựng kế hoạch thực hiện có hiệu quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở chi, đảng bộ.

3. Văn phòng Huyện ủy chủ trì, phối hợp với Phòng Tài chính - kế hoạch huyện căn cứ hướng dẫn của tỉnh kịp thời bố trí kinh phí triển khai thực hiện các hoạt động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn huyện.

Trước mắt, thực hiện theo Thông tư số 38/2012/TT-BTC, ngày 05/3/2012 của Bộ Tài chính về “Hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các cấp”.

4. Ban Tuyên giáo Huyện ủy là cơ quan giúp việc Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW và Kế hoạch của Ban Thường vụ Huyện ủy về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện định kỳ tổng hợp kết quả báo cáo Ban Thường vụ Huyện ủy theo quy định.

Cấp ủy, các chi, đảng bộ cơ sở quán triệt và thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này./.

T/M BAN THƯỜNG VỤPHÓ BÍ THƯ

(Đã ký)Hoàng Văn Dũng

Page 11: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ - Yên Lạc Districtyenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon... · 2016-11-11 · chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại. 2. Đảm

11THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

(phần cuối)7- Chủ trương xây dựng

và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa  phải tiến hành đồng bộ cả lập pháp, hành pháp, tư pháp và được tiến hành đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; gắn với đổi mới kinh tế, văn hoá, xã hội. Hoàn thiện thể chế, chức năng, nhiệm vụ, phương thức và cơ chế vận hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Phân định rõ hơn vai trò và hoàn thiện cơ chế giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. Trong những năm tới, đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bảo vệ pháp luật vừa là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội, vừa là công cụ để nhân dân làm chủ, kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước. Quản lý đất nước theo pháp luật, đồng thời coi trọng xây dựng nền tảng đạo đức xã hội. Đẩy mạnh việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

Xác định rõ cơ chế phân

công, phối hợp thực thi quyền lực nhà nước, nhất là cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở quyền lực nhà nước là thống nhất; xác định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của mỗi quyền. 

Chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Thực hiện thí điểm dân trực tiếp bầu một số chức danh ở cơ sở và cấp huyện; mở rộng đối tượng thi tuyển cán bộ quản lý.

8- Chủ trương xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng

Trong những năm tới, yêu cầu, nhiệm vụ nặng nề của thời kỳ phát triển mới đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng, trọng tâm là kiên quyết, kiên trì tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI. Các cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp từ Trung ương đến cơ sở phải nghiêm túc, tự giác và có kế hoạch, biện pháp phù hợp để khắc phục, sửa chữa những yếu kém, khuyết điểm.

Trước hết, phải chú trọng xây dựng Đảng về chính trị.

Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới. Nâng cao bản lĩnh chính trị, trí tuệ, tính chiến đấu của toàn Đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp; không dao động trong bất cứ tình huống nào.

Đổi mới công tác tư tưởng, lý luận, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng phục vụ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị, phù hợp với từng giai đoạn, tạo sự thống nhất cao trong Đảng, đồng thuận trong xã hội; đẩy mạnh tuyên truyền, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phù hợp với từng đối tượng theo hướng cụ thể, thiết thực, hiệu quả. Tiếp tục đổi mới tư duy lý luận; đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, cung cấp các luận cứ khoa học, lý luận cho việc hoạch định, phát triển đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Những điểm mới nổi bật trong văn kiện Đại hội XII của Đảng

Page 12: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ - Yên Lạc Districtyenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon... · 2016-11-11 · chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại. 2. Đảm

12 THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

Tăng cường rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng. Tập trung thực hiện mục tiêu: “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức”. Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, bè phái, “lợi ích nhóm”, nói không đi đôi với làm.

Tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; xác định rõ quan hệ giữa tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách; quyền hạn đi đôi với trách nhiệm và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn ngừa sự lạm quyền, vi phạm kỷ luật, kỷ cương. Nghiên cứu thực hiện thí điểm hợp nhất một số cơ quan đảng và nhà nước tương đồng về chức năng, nhiệm vụ. Sớm tổng kết mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện ở những nơi có điều kiện.

Kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng

đảng viên. Tập trung củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp, tạo chuyển biến về chất lượng hoạt động của các loại hình tổ chức cơ sở đảng, nhất là tổ chức đảng trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Kiện toàn tổ chức, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ở cơ sở. Xây dựng đội ngũ đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân,... vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng cao đẹp của Đảng.

Đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, coi trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện”Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.  Thể chế hoá, cụ thể hoá các nguyên tắc về xây dựng đảng. Tiếp tục ban hành và thực hiện các quy định, quy chế, cơ chế trong công tác cán bộ bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và chặt chẽ giữa các khâu, liên thông giữa các cấp; trong đó có quy chế về việc đánh giá đúng đắn, khách quan đối với cán bộ, để có cơ sở sử dụng, bố trí cán bộ, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy bằng cấp,... Đổi mới công tác bầu cử trong Đảng, phương thức tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ,... để lựa chọn những người thực sự có đức, có tài giữ các vị trí lãnh đạo,

đặc biệt là người đứng đầu. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ. Có cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài. Tăng cường trách nhiệm của cấp uỷ, nhất là cấp uỷ cơ sở trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ.

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Xử lý kịp thời, nghiêm minh tổ chức đảng, đảng viên vi phạm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những hành vi dung túng, bao che cho khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên, công khai kết quả xử lý. 

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân. Tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; giải quyết kịp thời, hiệu quả những bức xúc, những kiến nghị chính đáng của nhân dân và khiếu nại, tố cáo của công dân. Phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo thành phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Page 13: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ - Yên Lạc Districtyenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon... · 2016-11-11 · chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại. 2. Đảm

13THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, đồng thời là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, lâu dài. Các cấp uỷ đảng, trước hết là người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, và toàn bộ hệ thống chính trị phải kiên quyết phòng, chống tham nhũng, lãng phí; chủ động phòng ngừa, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí; xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng, lãng phí, bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi tham nhũng, lãng phí, can thiệp, ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí.

Đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, đặc biệt là với Nhà nước. Tiếp tục cụ thể hoá phương thức lãnh đạo của Đảng đã được xác định trong Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 ở tất cả các cấp bằng những quy chế, quy định, quy trình cụ thể. Coi trọng xây dựng văn hoá trong các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, trong hệ thống chính trị. Đổi mới phương pháp, phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ Trung ương tới cơ sở, xây dựng phong cách làm việc khoa học, tập thể, dân chủ,

gần dân, trọng dân, vì dân, bám sát thực tiễn, nói đi đôi với làm. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng việc xây dựng, ban hành nghị quyết của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước. Nghị quyết phải thiết thực, ngắn gọn, khả thi; phải tính đến cân đối nguồn lực và điều kiện bảo đảm triển khai thực hiện có hiệu quả; phân công rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân, thời hạn hoàn thành các nhiệm vụ, giải pháp được ghi trong Nghị quyết.

PGS. TS. Nguyễn Viết ThôngTổng Thư ký Hội đồng Lý

luận Trung ương

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, tạo điều kiện giúp đỡ, động viên các gia đình chính sách, gia đình quân nhân và các gia đình có thanh niên lên đường nhập ngũ; tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các thanh niên lên đường nhập ngũ.

4. Cơ quan Quân sự huyện tham mưu giúp Huyện ủy, UBND, Hội đồng nghĩa vụ Quân sự huyện tập trung rà soát, quản lý chặt chẽ nguồn sẵn sàng nhập ngũ. Thực hiện tốt các bước trong quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ; tuyên truyền nâng cao nhận thức và tính tự giác của mọi công dân trong việc chấp hành Luật nghĩa vụ quân sự. Kết hợp giữa tuyên

truyền và biện pháp xử lý đối với các trường hợp vi phạm Luật nghĩa vụ quân sự theo quy định.

5. Công an huyện phối hợp với Ban chỉ huy Quân sự huyện chỉ đạo, hướng dẫn công an các xã, thị trấn rà soát, xác minh rõ lý lịch những thanh niên đủ điều kiện nhập ngũ, hoàn thành thủ tục, hồ sơ nguồn sẵn sàng nhập ngũ; kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm trong tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ theo quy định; có kế hoạch, phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trong quá trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.

6. Ủy ban MTTQ và các đoàn thể, các cơ quan, ban,

ngành của huyện căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được phân công, phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy Quân sự huyện thực hiện tốt công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2017.

7. Các Ban xây dựng Đảng, Văn phòng Huyện ủy, UBND huyện hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện với Ban Thường vụ Huyện ủy theo quy định.

Thông tri này được phổ biến đến các chi, đảng bộ cơ sở ./.

T/M BAN THƯỜNG VỤ

BÍ THƯ

(Đã ký)

Nguyễn Văn Độ

Thông tri về việc lãnh đạo nhiệm vụ... (Tiếp theo trang 4)

Page 14: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ - Yên Lạc Districtyenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon... · 2016-11-11 · chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại. 2. Đảm

14 THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

Tình hình kinh tế - xã hội huyện Yên Lạc9 tháng năm 2016

Trong 9 tháng năm 2016 dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, sự quyết tâm

của cả hệ thống chính trị và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển ổn định, giá trị các ngành kinh tế của huyện cơ bản đạt và vượt mục tiêu so với cùng kỳ.

Về kinh tế có mức tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất nông nghiệp 1.314,5 tỷ đồng, đạt 87,1% kế hoạch. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 15.079,2 ha, đạt 100,06%, giảm 1,5%; trong đó: cây lúa diện tích 9.136,1 ha, năng suất 53,36tạ/ha (vụ Xuân đạt 68tạ/ha, vụ Mùa 37,33 tạ/ha). Chăn nuôi phát triển khá, đã hình thành một số trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn, xa khu dân cư sản xuất theo quy trình công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao, tổng diện tích NTTS 1.390 ha, sản lượng 4.790 tấn, đạt 75,6%. Giá trị sản xuất Công nghiệp - TTCN - XDCB: 3.155,4 tỷ đồng, đạt 72,3%, tăng 14,24%, trong đó: Công nghiệp 2.292,9 tỷ đồng, tăng 12,67%; Giá trị XDCB 862,5 tỷ đồng, tăng 18,64%. Hoạt động Công nghiệp - TTCN, các làng nghề, ngành nghề truyền thống được duy trì ổn định, một số ngành nghề được duy trì và phát triển. Giá trị thương mại - dịch vụ 1.445,7 tỷ đồng, đạt 79,4%, tăng 19,68%. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện 112 tỷ đồng, đạt 102%. Công tác kê khai, thu

nộp thuế được triển khai tích cực; các khoản thu hầu hết đều đạt và vượt cùng kỳ. Ngân hàng CSXH thực hiện giải ngân kịp thời, đôn đốc thu hồi nợ, cho vay đúng đối tượng chính sách, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.

Về văn hóa - xã hội có sự tiến bộ trên nhiều mặt, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá được thực hiện có hiệu quả. Các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, vui chơi giải trí  nhân các ngày lễ  lớn  như ngày thành lập Đảng, 70 năm Cách mạng tháng tám và Quốc khánh 2/9… được diễn ra sôi nổi, rộng khắp. Giáo dục&Đào tạo tiếp tục phát triển ổn định, duy trì giữ vững ở tốp đầu của tỉnh. Chất lượng giáo dục đại trà, mũi nhọn được duy trì và phát triển. Cơ sở vật chất trong các nhà trường được tăng cường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Huyện đạt chuẩn phổ cập mẫu giáo trẻ 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học đạt chuẩn mức độ 2; phổ cập giáo dục THCS đạt chuẩn. Duy trì hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn 10%; tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đủ miễn dịch đạt 72,5%, tăng 0,3%; tỷ lệ người dân tham gia các hình thức BHYT đạt 73,1%, đạt 99,8%, tăng 4,4%.Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo và

các đối tượng bảo trợ xã hội Công tác tuyển quân, các

hoạt động quốc phòng địa phương, chính sách quân nhân được đảm bảo. Tình hình an ninh nông thôn, an ninh chính trị nội bộ và trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định, không để xảy ra các tình huống đột xuất, bất ngờ; trật tự ATGT, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Triển khai 6 cuộc thanh tra theo kế hoạch; công tác tiếp công dân được thực hiện thường xuyên, đảm bảo đúng quy định; giải quyết đơn thư có chuyển biến tích cực; tuyên truyền PBGDPL được thực hiện thường xuyên; Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp.

Về xây dựng nông thôn mới, tập trung huy động nguồn lực thực hiện giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với các xã đã đạt. Chỉ đạo xã Đồng Cương thực hiện các tiêu chí theo kế hoạch năm 2016; khắc phục tồn tại hạn chế ở xã Bình Định và Đại Tự. Kết quả: Xã Đồng Cương đã hoàn thành 16/19 tiêu chí; xã Bình Định đã xây dựng xong Trung tâm văn hóa xã và đưa vào sử dụng.

Tuy nhiên, việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế -

(Xem tiếp trang 16) ►

Page 15: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ - Yên Lạc Districtyenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon... · 2016-11-11 · chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại. 2. Đảm

15THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

Dân tộc ta vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo, đó là phẩm chất

tốt đẹp mà nhân dân ta mãi giữ gìn và ngày càng phát huy, phát triển. Trong lịch sử lâu dài của dân tộc, người thầy giáo chân chính, có đạo đức cao trọng luôn luôn xứng đáng với tình cảm cao quý mà nhân dân dành cho họ.

Ngay dưới chế độ phong kiến đã nổi lên những tấm gương sáng ngời của thầy giáo Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, trong hoàn cảnh đen tối của một triều đại suy tàn đã khẳng khái dâng sớ xin chém đầu bọn lộng thần. Nguyễn Trãi, linh hồn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, người viết “Bình Ngô đại cáo” đã từng là thầy dạy học ở thành Đông quan. Thầy giáo Nguyễn Thiếp không đành ẩn dật nơi thâm sơn cùng cốc, trong cơn hoạn nạn của nước nhà ông sẵn sàng ra giúp người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh và sau khi yên giặc thầy đã mở Viện Sùng chính để chỉnh đốn việc học cho cả nước. Người thầy giáo lớn của đất phương Nam có chí khí và đạo đức cao đẹp, đó là Võ Trường Toản. Học trò quý mến thầy không chỉ buổi sinh thời và cả sau khi qua đời (lúc giặc Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam kỳ học sinh đã dời mộ thầy về miền Tây, nơi còn là vùng đất tự do). Không ai có thể quên hình ảnh người thầy giáo, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, bị mù lòa lúc còn sung mãn nhưng đã không

từ bỏ lý tưởng của mình và ông đã sống một cuộc đời thanh cao yêu nước thương dân, không hợp tác với giặc và đề cao nhân nghĩa. Trong phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược bấy giờ đã xuất hiện những thầy giáo nổi bật như Phan Bội Châu, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền... đã đóng vai trò quan trọng trong việc vận động nhân dân đứng lên cầm vũ khí chống giặc. Cả một thế hệ nhà giáo sau này như Trần Phú, Hà Huy Tập, Phạm Văn Đông, Nguyễn Đức Cảnh, Châu Văn Liêm, Phan Đăng Lưu, Võ Nguyên Giáp... đã sớm thành những cán bộ ưu tú, có những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc mãi mãi đi vào lòng quần chúng nhân dân. Hơn hết cả, kết tinh cho hình ảnh cao đẹp của nhà giáo Việt Nam là nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc đã bắt đầu cuộc đời hoạt động yêu nước của mình bằng nghề dạy học. Đó là thầy giáo Nguyễn Tất Thành dạy học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết). Người đã có

một số quan điểm giáo dục cụ thể, hiện đại: dạy vừa sức học sinh, dạy trên lớp kết hợp với thực tiễn, tôn trọng nhân cách học sinh... Đây chính là nền tảng cho nền giáo dục nước nhà mà hiện nay vẫn còn nguyên giá trị.

Trong suốt cả một đoạn đường lịch sử oai hùng của dân tộc những nhà giáo ưu tú xuất hiện là tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước thương dân, có ý chí bất khuất trước kẻ thù, có lòng nhân ái sâu sắc, có tính vị tha cao cả, họ sống giản dị dù bất cứ trong hoàn cảnh nào cũng không màng danh lợi, không chuộng hư vinh, luôn luôn giữ gìn tâm hồn cao khiết.

Trong lịch sử hào hùng của dân tộc, tiếp bước cha anh lớp lớp các thầy cô giáo của bao thế hệ đã tận tình tâm huyết với nghề đã tạo nên những truyền thống tốt đẹp của nhà giáo Việt Nam để cho mỗi chúng ta học tập và phát huy. Ngày hôm nay, trong bộn bề khó khăn của nền kinh tế thị trường, đất nước đang bước vào thời kỳ mới - thời kỳ hội nhập quốc tế - công nghiệp hóa và hiện đại hóa

Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11

Page 16: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ - Yên Lạc Districtyenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon... · 2016-11-11 · chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại. 2. Đảm

xã hội vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, khó khăn cần khắc phục như: Công tác quản lý vệ sinh ATTP, sản xuất theo quy trình VietGAP, sản xuất chuỗi chưa phát triển; công nghiệp - TTCN chưa bền vững, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; tình trạng xây dựng không phép, vi phạm chỉ giới vẫn còn xảy ra; công tác bồi thường GPMB còn nhiều khó khăn, diện tích GPMB đạt thấp; chưa xử lý dứt điểm tình trạng vi phạm về đất đai, việc lấn chiếm, xây dựng trái phép còn xảy ra; công tác vệ sinh môi trường chưa được quan tâm thường xuyên, quản lý các hoạt động văn hóa và các dịch vụ văn hóa chưa chặt chẽ, quản lý ở một số nhà trường chậm đổi mới; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao; giải quyết đơn thư, tổ chức thực hiện kết luận còn chậm, kéo dài, tiến độ thực hiện nông thôn mới chậm; công tác lãnh, chỉ đạo điều hành ở một số cơ quan, xã, thị trấn chưa quyết liệt, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của một số công chức ở huyện, xã, thị trấn còn hạn chế…

Để phát huy những kết quả đã đạt được trong 9

tháng và khắc phục những tồn tại hạn chế, giải pháp chủ yếu các tháng cuối năm 2016 như sau:

Tiếp tục nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp, chuẩn bị giống tốt, năng suất cao, thực hiện gieo trồng vụ Đông đúng thời vụ, đảm bảo diện tích. Phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản theo mô hình trang trại tập trung xa khu dân cư.

Duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh trong các làng nghề, Cụm công nghiệp; đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công và hoàn thành các dự án. Tăng cường kiểm tra, rà soát các hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ đảm bảo kinh doanh đúng ngành nghề theo quy định của pháp luật, giữ bình ổn giá cả các mặt hàng trên địa bàn. Chú trọng công tác quản lý đất đai, bảo vệ môi trường, xử lý các trường hợp vi phạm, lấn chiếm đất đai; hoàn thành BTGPMB theo kế hoạch; Quản lý tốt các nguồn thu, tăng cường kiểm tra việc kê khai, nộp thuế, quyết toán.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa; chỉ đạo thực hiện tốt phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; giữ

vững trên 90% GĐVH, làng văn hóa, đơn vị văn hóa;thực hiện tốt Chỉ thị 11 của Tỉnh ủy; tích cực triển khai các hoạt động văn hóa, văn nghệ; làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đại trà, chất lượng học sinh giỏi ở các bậc học; giữ vững và nâng cao các chỉ số về phổ cập giáo dục ở các cấp học. Duy trì thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

Chủ động nắm chắc tình hình an ninh, chính trị, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh với các loại tội phạm; kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự ATGT. Đảm bảo công tác quân sự quốc phòng. Thực hiện tốt công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết đơn thư KN, TC.

Chỉ đạo các xã nông thôn mới giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới; xã Đại Tự hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động Nhà lớp học Trường THCS; xã Đồng Cương đẩy nhanh tiến độ hoàn thành 3 tiêu chí, năm 2016 để đề nghị tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới./.

Uỷ ban nhân dân huyện

đất nước, hàng vạn thầy cô giáo đang mang trong mình một trọng trách lớn đóng góp trí tuệ và công sức của mình để làm chuyển biến một bước mới trogn sự nghiệp giáo dục, từ đó có trách nhiệm đào tạo lớp người lao động mới có đủ phẩm chất, đạo đức và tri

thức khoa học để xây dựng đất nước phát triển “sánh vai với các cường quốc năm châu”.

Ôn lại truyền thống nhà giáo Việt Nam, chúng ta càng thêm yêu nghề dạy học, thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Có gì vẻ vang hơn là đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp

phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất, những thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”.

Tùng Quyên

16 THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

(Tiếp theo trang 14)Tình hình kinh tế - xã hội...

Page 17: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ - Yên Lạc Districtyenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon... · 2016-11-11 · chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại. 2. Đảm

17THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

Cô Nguyễn Thị Năm Nhớ - một Phó Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản

Hồ Chí Minh, một giáo viên môn Ngữ văn trường THPT Đồng Đậu, ở cương vị nào, cô cũng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Là Phó bí thư Đoàn trường, trong các phong trào hoạt động Đoàn như văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động ngoài giờ lên lớp, cô luôn nỗ lực tổ chức tốt các hoạt động và đạt hiệu quả cao. Tháng 12/2015, cô Nhớ đã hướng dẫn học sinh tham dự kì thi “Nhảy dân vũ” do Huyện đoàn Yên Lạc tổ chức và đạt giải nhì.

Là một đảng viên trẻ, cô luôn thể hiện ý thức trách nhiệm cao trong công tác phát triển Đảng, tích cực xây dựng Chi bộ Đảng trong sạch, vững mạnh.

Là giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, cô luôn thực hiện tốt việc đổi mới phương dạy học; tích cực tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, dạy phụ đạo học sinh yếu kém; ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy; tổ chức các hoạt động ngoại khoá để đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường; tích

cực tham gia các phong trào, hoạt động, cuộc thi do Sở giáo dục tổ chức và đạt được nhiều thành tích đáng kể.

Năm học 2015 – 2016 đã khép lại, nhìn lại những thành tích mà cô Nhớ đạt được để mỗi chúng ta không khỏi ngưỡng mộ, tự hào: Tham dự kì thi giáo viên giỏi cấp Tỉnh môn Ngữ văn đạt giải ba; Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn lớp 11 thi vượt cấp HSG Ngữ văn 12 cấp Tỉnh: 100% đạt giải. Cụ thể: 1 giải nhất; 1 giải nhì; 1 giải ba; 1 giải khuyến khích; Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 11 cấp tỉnh: 100% đạt giải. Cụ thể: 1 giải nhì; 1 giải ba; 4 giải khuyến khích; Hướng dẫn học sinh tham gia thi nghiên cứu khoa học - kỹ thuật cấp Tỉnh: Đạt 1 giải nhì lĩnh vực; 1 giải ba toàn cuộc; Hướng dẫn học sinh tham gia thi nghiên cứu khoa học - kỹ thuật cấp Quốc gia: Đạt giải ba lĩnh vực; Thi soạn giáo án tích hợp cấp Tỉnh đạt giải nhì; Hướng dẫn HS thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống trong thực tiễn cấp Tỉnh đạt giải nhì – đây cũng là sản phẩm gửi đi tham gia cấp quốc gia và đạt giải nhì.

Trong công tác chuyên môn, là một giáo viên giỏi,

đầy nhiệt huyết, cô được đồng nghiệp khâm phục, học sinh tin yêu. Còn trong lối sống và phẩm chất đạo đức, bản thân cô luôn chịu khó tu dưỡng và rèn luyện, sống gần gũi với đồng nghiệp, học sinh và nhân dân, biết lắng nghe ý kiến của đồng chí, đồng nghiệp, luôn giữ gìn đoàn kết nội bộ, thống nhất trong nhà trường. Cô Nhớ rất hài hước, thường đem đến niềm vui và tiếng cười cho mọi người xung quanh.

Với nỗ lực không ngừng trong suốt 7 năm qua, cô đã ba lần được Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở và được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tặng bằng khen cho giáo viên có thành tích xuất sắc và Công Đoàn ngành tặng bằng khen. Năm học 2016-2017 đang bắt đầu, chắc chắn với tài năng và tâm huyết của mình, cô Nhớ sẽ còn đạt được nhiều thành công hơn nữa, cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp trồng người của huyện Yên Lạc nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung./.

Nguyễn Thị HươngTrường THPT Đồng Đậu

CÔ NGUYỄN THỊ NĂM NHỚ - Giáo viên Trường THPT Đồng Đậu - Tấm gương sáng

trong sự nghiệp trồng người

Page 18: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ - Yên Lạc Districtyenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon... · 2016-11-11 · chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại. 2. Đảm

18 THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

BẢN HIẾN PHÁP ĐẦU TIÊN

Hiến pháp  là  văn bản pháp luật có giá trị cao

nhất  có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật và đời sống chính trị của mỗi quốc gia; đồng thời có thể coi là tuyên ngôn chính trị của mỗi chính thể nhà nước. Hiến pháp là cơ sở pháp lý để xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất; đồng thời là cơ sở cho việc tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước. Hiến pháp Việt Nam “là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng nhất sau  cương lĩnh của Đảng, là đạo luật gốc, quy định những vấn đề hết sức cơ bản của một Nhà nước...”.

Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

năm 1946:(Đã được Quốc hội nước

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua ngày 9/11/1946)

Ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Nhà nước kiểu mới. Ngày 03/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề về sự cần

thiết phải có một bản Hiến pháp dân chủ cho nước Việt Nam. Cùng với việc chuẩn bị tổ chức tuyển cử bầu Quốc hội khóa đầu tiên, theo Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời ngày 20/9/1945, một ủy ban dự thảo Hiến pháp được thành lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì. Sau hơn một năm chuẩn bị Hiến pháp đã được hoàn thành. Ngày 9/11/1946, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa I, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã thông qua bản Hiến pháp.

Hiến pháp năm 1946, gồm 7 chương, 70 điều ngắn gọn chặt chẽ, phản ánh được hoàn cảnh thực tế của đất nước ở những năm đầu của Nhà nước cách mạng. Hiến pháp 1946 ra đời là sự khẳng định mạnh mẽ về mặt pháp lý chủ quyền quốc gia của nhân dân Việt Nam, sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên, do điều kiện chiến tranh nên bản Hiến pháp 1946 không được chính thức công bố. Mặc dù vậy, những tinh thần và nội dung của Hiến pháp 1946 luôn được Chính phủ lâm thời và Ban thường vụ Quốc hội áp dụng, điều hành đất nước. Tư tưởng lập hiến của Hiến pháp 1946 luôn được kế thừa và phát triển trong các bản Hiến

pháp sau này.

Tính đến nay, trong lịch sử lập hiến của nước ta, có 05 bản Hiến pháp đã được ban hành: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992  (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) và bản Hiến pháp đang có hiệu lực là bản Hiến pháp năm 2013. 

Như vậy, cho đến nay sau Hiến pháp 1946, Quốc hội nước ta đã ban hành các Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 và Hiến pháp hiện hành năm 2013.  Trong những điều kiện đổi mới hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiến pháp 2013 đã và đang đi vào cuộc sống, ngày càng thể hiện rõ tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chúng ta đang quyết tâm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết tâm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, đưa đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 như mục tiêu Đại hội XII của Đảng đề ra, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam./.

TQ

70NĂM

Page 19: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ - Yên Lạc Districtyenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon... · 2016-11-11 · chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại. 2. Đảm

Cách đây 86 năm, giữa lúc cao trào cách mạng đầu tiên dưới sự

lãnh đạo của Đảng mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh đang diễn ra rầm rộ ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh, hình thức đầu tiên của Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam. Mặt trận nhằm đoàn kết các đảng phái, giai cấp, nhân sĩ trí thức Việt Nam và nòng cốt là liên minh công - nông dưới sự lãnh đạo của Đảng, đấu tranh chống đế

quốc, xây dựng nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh.

Hội nghị Trung ương Đảng (11/1936) quyết định thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, đến tháng 3/1938 đổi tên thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương (gọi tắt là Mặt trận dân chủ Đông Dương).

Ngày 19/5/1941, theo sáng kiến của đồng chí Hồ Chí Minh, Việt Nam độc lập đồng minh hội (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh) thành

lập tại Pắc Pó (Cao Bằng). Đây là thời kỳ chính sách Mặt trận được đề ra cụ thể, được áp dụng sinh động và các kinh nghiệm phong phú nhất. Nhờ chính sách Mặt trận đúng đắn, phong trào lan rộng, cơ sở Mặt trận phát triển rộng rãi, khi thời cơ đến, Việt Minh đã ra lệnh Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền về tay nhân dân.

Sau cách mạng tháng Tám thành công, theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tháng 5/1946, Hội

19THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

NGÀY THÀNH LẬP MẶT TRẬN DÂN TỘCTHỐNG NHẤT VIỆT NAM (18/11/1930-18/11/2016)

(Xem tiếp trang 21) ►

Page 20: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ - Yên Lạc Districtyenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon... · 2016-11-11 · chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại. 2. Đảm

20 THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên dải

đất hình chữ S. Mỗi dân tộc góp vào nền văn hóa chung một sắc màu độc đáo, tạo nên một bức tranh về văn hóa Việt Nam phong phú và đa dạng. Khi khẳng định văn hóa gắn liền với toàn bộ cuộc sống và sự phát triển của xã hội. Con người ra đời, trưởng thành là nhờ văn hóa, hướng tới tương lai cũng từ văn hóa. Giá trị văn hóa của một dân tộc thể hiện bản sắc của dân tộc ấy. Những giá trị văn hóa của con người là thước đo trình độ phát triển và thể hiện đặc tính riêng của mỗi dân tộc

 Xác định tầm quan trọng của di sản văn hóa dân tộc. Sau ngày đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

2-9-1945 chưa đầy 3 tháng, ngày 23 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65/SL “Ấn định nhiệm vụ của Đông Phương Bác cổ Học viện” - Sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước ta về việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Sắc lệnh ra đời trong hoàn cảnh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ đang gặp vô vàn khó khăn về giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, đất nước đang ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

  Xuất phát từ ý nghĩa đó và trước yêu cầu tình hình, nhiệm vụ của đất nước trong thời kỳ mới, ngày 24 tháng 2 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg về việc hàng năm lấy ngày 23 tháng 11 là “Ngày Di sản Văn hóa

Việt Nam”, nhằm “phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của những người làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam, động viên các tầng lớp xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc”. Quyết định của Thủ tuớng Chính phủ xác định 5 yêu cầu của Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam là: Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa trong toàn dân; Tăng cường ý thức trách nhiệm, niềm tự hào của những người làm công tác bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

NGÀY DI SẢNVĂN HOÁ VIỆT NAM 23/11

Page 21: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ - Yên Lạc Districtyenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon... · 2016-11-11 · chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại. 2. Đảm

21THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

Liên hiệp quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Hội Liên Việt) được thành lập, thu hút thêm một số nhân sĩ, địa chủ yêu nước.

Đến 3/3/1951, Đại hội thống nhất Việt Minh - Liên Việt lấy tên là Mặt trận Liên Việt. Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951) đã khẳng định “Mặt trận là một trong những trụ cột của Nhà nước dân chủ nhân dân, là sức mạnh vô biên của cuộc kháng chiến và kiến quốc, là cơ sở quần chúng rộng rãi, làm thành áo giáp vững bền của Đảng”.

  Sau Hiệp định Giơnevơ (7/1954), ngày 10/9/1955, Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất đã quyết định thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đại hội đã thông qua cương lĩnh Mặt trận, chính sách đại đoàn kết toàn dân, vai trò và nhiệm vụ của

Mặt trận đối với cách mạng nước ta trong giai đoạn mới.

Ngày 20/1/1968, Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình Việt Nam được thành lập nhằm đoàn kết và tranh thủ một số người ở thành thị, mở rộng thêm một bước Mặt trận chống Mỹ cứu nước.

Sau khi thống nhất nước nhà, ngày 31/1/1977, Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất quyết định thống nhất ba tổ chức Mặt trận, lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thông qua chương trình hoạt động và Điều lệ mới nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân để cùng nhau phấn đấu xây dựng Tổ quốc Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, XHCN và tích cực góp phần vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới.

Như vậy, trong lịch sử Việt Nam, từ khi Đảng ra đời đến nay, không có thời kỳ nào vắng bóng tổ chức Mặt trận. Lịch sử Cách mạng Việt Nam đã khẳng định Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam là vũ khí chính trị không thể thiếu để nhân dân ta phát huy sức mạnh tổng hợp của mình trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do và xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Mặt trận dân tộc thống nhất đã góp phần quan trọng xây dựng Đảng, xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân, củng cố khối liên minh công nông và tầng lớp trí thức, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang nhân dân./.

Trần Thị Thoa

Với ý nghĩa to lớn của văn hoá đối với dân tộc, với các thế hệ tương lai của đất nước, ngày Di sản văn hoá cũng là dịp để mỗi người dân nêu cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, có ý thức trách nhiệm bảo vệ các di sản văn hoá. Hơn ai hết, những người quản lý và trực tiếp hoạt động bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích cần tiếp tục nâng cao tinh thần, trình độ chuyên môn, ý

thức trách nhiệm, đồng thời động viên các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc. Bên cạnh đó, những tổ chức, cá nhân có công lao trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị di sản văn hoá cần có hình thức khen thưởng thích hợp và ngược lại, cơ quan quản lý di tích phối hợp chặt chẽ với các ngành bảo tồn, bảo tàng, công binh; vận dụng vật liệu,

công nghệ mới; xã hội hóa việc bảo tồn, tôn tạo một số thành phần di tích để huy động nguồn kinh phí từ các doanh nghiệp và sự giúp đỡ của người dân. Bên cạnh bảo tồn, bảo vệ di tích; công tác hướng dẫn du khách chuyên nghiệp cũng là những nhiệm vụ quan trọng cần được đầu tư, xem trọng./.

Tùng Quyên

NGÀY THÀNH LẬP MẶT TRẬN DÂN TỘC... (Tiếp theo trang 19)

Page 22: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ - Yên Lạc Districtyenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon... · 2016-11-11 · chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại. 2. Đảm

22 THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

Câu chuyện về 3 chiếc ba lôMặc dù luôn được đồng chí nhường

những việc nhẹ, nhưng Bác không bao giờ nhận những đặc quyền ấy. Với Bác, công việc phải chia đều, chỉ có lao động thật sự mới mang lại hạnh phúc.

Trong những ngày sống ở Việt Bắc, mỗi lần Bác đi công tác đều có hai chiến sĩ đi cùng. Vì sợ Bác mệt nên hai chiến sĩ định mang hộ ba lô cho Bác. Nhưng Bác nói:

- Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt. Tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân ra mỗi người mang một ít, các chú à !

Khi mọi thứ đã được phân ra cho vào 3 chiếc ba lô rồi, Bác còn hỏi thêm:

- Các chú đã chia đều rồi chứ?

Hai chiến sĩ trả lời:

- Thưa Bác, rồi ạ.

Bác cháu lên đường. Qua một chặng, mọi người dừng chân. Bác đến chỗ chiến sĩ bên cạnh, xách chiếc ba lô lên.

- Tại sao ba lô của chú nặng mà Bác lại nhẹ?

Sau đó, Bác mở cả 3 chiếc ba lô ra xem thì thấy ba lô của Bác nhẹ nhất, chỉ có chăn, màn. Bác không đồng ý và nói:

- Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.

Hai chiến sĩ kia lại phải san đều các thứ vào 3 chiếc ba lô. 

Trích “Những mẩu chuyện về đời sống của Bác” (Kỳ I)

Ngay sau Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Yên Lạc khoá XXI, huyện đã nhanh chóng tập trung cụ thể hóa

chủ trương đường lối, đưa Nghị quyết vào cuộc sống bằng những việc làm cụ thể, sát với tình hình của từng đơn vị, địa phương. Năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXI, giai đoạn 2015-2020; từ đầu năm đến nay tình hình kinh tế trên địa bàn huyện phát triển ổn định; giá trị các ngành kinh tế đều đạt kế hoạch và tăng so với cùng kỳ. Sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá, công nghiệp - TTCN phát triển ổn định, các ngành dịch vụ đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, thu ngân sách tăng khá so với cùng kỳ. Thực hiện nhiệm vụ chính trị trong bối cảnh nền kinh tế của cả nước và của tỉnh có sự chuyển biến tích cực, song cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời và quyết liệt của Huyện ủy, UBND huyện, sự nỗ lực của các cơ quan, ban, ngành và nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế huyện đã đạt được những kết quả quan trọng. Phát huy những kết quả đã đạt được; 03 tháng cuối năm huyện tiếp tục đẩy mạnh, triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế năm 2016 trên các lĩnh vực.

Xác định phát triển kinh tế nông nghiệp đóng vai trò “nền tảng” và có ý nghĩa quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế chung của toàn huyện do đó trong 3 tháng cuối năm huyện tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, giá trị sản xuất nông nghiệp, đem lại thu nhập cao cho bà con nông dân. Tập trung đầy đủ giống tốt có năng suất, chất lượng cao, chỉ đạo gieo trồng vụ Đông

Page 23: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ - Yên Lạc Districtyenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon... · 2016-11-11 · chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại. 2. Đảm

23THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

Huyện Yên Lạc tích cực chỉ đạo hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế năm 2016

đúng thời vụ, đảm bảo về diện tích (tối thiểu đạt 3.235 ha), không bỏ đất trống. Tăng cường chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa nhiều giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Xây dựng các mô hình trình diễn, sản xuất tập trung đối với một số loại cây lương thực, cây rau màu có giá trị. Tập trung phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm, thủy sản tại các trang trại; thực hiện các dự án đầu tư phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản. phát triển chăn nuôi gia cầm và NTTS theo mô hình sản xuất trang trại tập trung xa khu dân cư. Tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng nông thôn mới đối với các xã đã đạt; quyết liệt chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thành 3 tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở xã Đồng Cương; phấn đấu hết năm 2016, toàn huyện có 16/16 xã đạt nông thôn mới.

Kế thừa những kết quả đã đạt được trong phát triển Công nghiệp - TTCN - GT - XD, Thương mại - Dịch vụ. Huyện tiếp tục chỉ đạo duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh trong các làng nghề, Cụm công nghiệp, đặc biệt là

các ngành nghề có thế mạnh của huyện. Hoàn thành giao đất cho các nhóm hộ trong Cụm công nghiệp Tề Lỗ; lựa chọn nhà đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại Cụm công nghiệp Minh Phương; tiến hành giao đất cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh vào Cụm công nghiệp Đồng Văn. Đẩy nhanh tiến độ thi công và hoàn thành các hạng mục công trình trong kế hoạch năm 2016 đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp; tăng cường công tác kiểm tra, rà soát các hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ đảm bảo kinh doanh đúng ngành nghề theo quy định của pháp luật, duy trì giữ bình ổn giá cả các mặt hàng trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và hoàn thiện hạ tầng các cụm công nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi triển khai các dự án trên địa bàn cũng như các doanh nghiệp, hộ gia đình thực hiện đầu tư sản xuất, kinh doanh trong các Cụm công nghiệp, làng nghề. Bên cạnh đó, huyện cũng có cơ chế khuyến khích mở rộng quy mô các doanh nghiệp, ngành nghề và tăng

cường phối hợp với các sở, ban ngành xúc tiến đầu tư để quảng bá, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng công tác quản lý đất đai, bảo vệ môi trường, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm, lấn chiếm đất đai. Thực hiện tốt nhiệm vụ thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2016; tập trung chỉ đạo công tác thu, chống thất thu thuế; quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, tổ chức có hiệu quả các đợt bán đấu giá đất. Tăng cường huy động các nguồn vốn, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vay vốn của các đối tượng, phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sản xuất kinh doanh, phát triển nông nghiệp nông thôn.

Bằng việc triển khai đồng bộ các giải pháp với tinh thần đoàn kết nhất trí, sự nỗ lực hết mình của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế các tháng cuối năm, tin tưởng rằng năm 2016, huyện Yên Lạc sẽ hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế đã đề ra, góp phần xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp, văn minh./.

Vũ Thị Kim HồngHUV – Chánh Văn phòng

UBND huyện

Page 24: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ - Yên Lạc Districtyenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon... · 2016-11-11 · chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại. 2. Đảm

24 THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

CỰU CHIẾN BINH, CỰU QUÂN NHÂNTHỊ TRẤN YÊN LẠC LÀM KINH TẾ GIỎI

5 năm qua hưởng ứng phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm

nghèo làm kinh tế giỏi” giai đoạn 2011 – 2016. Hội đã làm tốt công tác tuyên truyền quán triệt học tập nghị quyết của Đảng các cấp về công tác phát triển kinh tế. Hầu hết cán bộ, hội viên có chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động, sáng tạo nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả để nâng cao đời sống gia đình và xây dựng quê hương đổi mới.

Với phương châm “giỏi công tác hội và giỏi trong lao động triển triển kinh tế”. Nhiều Cựu chiến binh và cựu quân nhân bám sát Nghị quyết 03 của Tỉnh uỷ và Kế hoạch số 22-KH/HU của Huyện uỷ Yên Lạc về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân.

Hội đã vận động hội viên cựu chiến binh, cựu quân nhân mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng ngành nghề truyền thống của địa phương theo hướng sản xuất hàng hoá. 5 năm qua đã mở rộng và phát triển lên 351 mô hình kinh tế giỏi, trong đó 231 mô hình kinh tế của cựu chiến binh gồm 151 cơ sở sản xuất đồ mộc, 22 trang trại, gia trại, 8 doanh nghiệp, 2 HTX vận tải, 48 mô hình thương mại dịch vụ. Các mô hình kinh tế đều cho

thu nhập cao, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động và góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế ở địa phương.

Điển hình như vợ chồng hội viên cựu chiến binh Lê Thị Hoa - Phạm Văn Sự chi hội CCB 3 Đoài thành lập Công ty Huy Hoàng, ủng hộ các quỹ từ thiện mỗi năm hàng trăm triệu đồng; mô hình chăn nuôi gia súc của hội viên Phạm Văn Thuận chi hội CCB 1 Đông mỗi năm cung cấp ra thị trường hàng nghìn con lợn giống và 100 tấn thịt lợn thương phẩm. Mô hình giống cây trồng của cựu chiến binh Đinh Thanh Hải, mỗi năm cung cấp 200 tấn giống cây trồng năng suất cao cho nông dân. Thu mua chế biến nông sản của hội viên Phạm Văn Hải chi hội 2 Trung tạo việc làm cho 40 công nhân. Mô hình sản xuất đồ mộc của uỷ viên BCH Nguyễn Văn Cậy mỗi năm cung cấp ra thị trường hàng nghìn sản phẩm. Mô hình trang trại của hội viên Phạm Văn Sơn chi hội 2 Đông đầu tư hàng trăm triệu đồng cải tạo trang trại, mua sắm máy móc nông nghiệp phục vụ nông dân và hàng trăm mô hình kinh tế khác đều cho thu nhập cao, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động và đóng góp đầy đủ ngân sách cho nhà nước, năm sau cao hơn năm trước.

Với tình cảm đồng chí, đồng đội gắn bó, chia ngọt

sẻ bùi, các hội viên đóng góp giúp nhau xoá nghèo vươn lên làm giàu chính đáng, sau 5 năm vốn của Hội tăng lên 1 tỷ 360 triệu đồng, giúp cho hơn 400 lượt hội viên vay mượn để tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho gia đình.

Hội viên Ngô Văn Thao - chi hội 1 Đông trước đây vốn là diện hộ nghèo, nhờ vốn vay của Hội và chịu thương, chịu khó làm ăn đã vươn lên thoát nghèo, rồi có của ăn của để. Đến nay với số tiền tiết kiệm và vốn vay ngân hàng, đầu tư 2 xưởng mộc trên diện tích 1000m2, doanh thu hàng năm 10 tỷ đồng, tạo ra lợi nhuận mỗi năm 1 tỷ đồng.

Kinh tế phát triển, đời sống gia đình hội viên khá và giàu tăng lên 75%, hộ nghèo chỉ còn 0,03%, công tác tình nghĩa ngày một nâng cao, việc thăm hỏi nhau lúc ốm đau, tổ chức tang lễ khi hội viên qua đời, giúp nhau lúc khó khăn hoạn nạn đều được quan tâm chu đáo, tạo chất keo gắn bó hội viên với hội. Bốn năm qua, hội đã vận động được 106 triệu đồng hỗ trợ cựu chiến binh nghèo có khó khăn nhà ở, ủng hộ các quỹ từ thiện nhân đạo do MTTQ phát động được 340 triệu đồng, luôn là đơn vị đứng đầu phong trào ủng hộ các quỹ của Hội CCB huyện Yên Lạc và Thị trấn Yên Lạc.

(Xem tiếp trang 26) ►

Page 25: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ - Yên Lạc Districtyenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon... · 2016-11-11 · chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại. 2. Đảm

25THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

XÃ HỒNG CHÂU VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNGGIỮ VỮNG ĐẠT TIÊU CHÍ

NÔNG THÔN MỚI

Sau 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng

nông thôn mới (NTM), diện mạo nông thôn xã Hồng Châu đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể. Kết cấu hạ tầng khang trang, đồng bộ, kinh tế - văn hóa - xã hội phát triển, an ninh - chính trị được giữ vững, hệ thống chính trị hoạt động có hiệu quả, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện... Lĩnh vực môi trường thường xuyên được quan tâm; các thôn, làng đều có HTX môi trường, tổ vệ sinh môi trường để thu gom rác thải thường xuyên trên địa bàn toàn xã; 4/4 làng truyền thống quy hoạch và xây dựng nghĩa trang nhân dân đảm bảo tiêu chí NTM. Có được những thành quả trên là nhờ sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, nhất là phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên vận động nhân dân chung sức, đồng lòng thực hiện các tiêu chí về NTM.

Việc hoàn thành các tiêu chí đã khó, song việc giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí lại càng khó hơn, đặc biệt là tiêu chí về môi trường. Do đây là một tiêu

chí động, trong khi đó, điều kiện để duy trì các nội dung đạt được của tiêu chí còn nhiều khó khăn như hạ tầng thu gom, xử lý rác thải, nhận thức và ý thức trách nhiệm của người dân còn hạn chế,...

Nguyên nhân chủ yếu là do tập quán sinh sống của người dân ở khu vực nông thôn còn lạc hậu, sản xuất, chăn nuôi nhỏ lẻ, tự do, tùy tiện còn phổ biến. Thói quen đổ rác thải bừa bãi, tư tưởng “sạch nhà, bẩn ngõ”, vô cảm, ngại va chạm với những hành vi gây ô nhiễm môi trường sống xung quanh đã ăn sâu trong trong lối sống của một bộ phận người dân. Do xuất phát điểm khi bắt đầu xây dựng nông thôn mới còn thấp nên hạ tầng về bảo vệ môi trường ở nông thôn còn thiếu và yếu, đặc biệt là việc thu gom, xử lý rác thải. Hiện nay 9/9 thôn đã tổ chức

và duy trì được hoạt động thu gom rác thải tuy nhiên, việc xử lý gặp rất nhiều khó khăn, do đến nay vẫn chưa có lò đốt rác để xử lý lượng rác thải sinh hoạt.

Để tiếp tục phát huy kết quả đạt được, hạn chế những mặt tiêu cực đối với công tác bảo vệ môi trường, Đảng ủy xã thường xuyên chỉ đạo chính quyền, các đoàn thể tiếp tục giữ vững các tiêu chí NTM đã đạt được; ngay từ đầu năm 2016 đã phối hợp với Công ty nước sạch lắp đặt hệ thống nước sạch cho các hộ dân thuộc 2 làng Ngọc Đường và làng Cẩm La; làm tốt công tác tuyên truyền cho nhân dân về xây dựng nếp sống văn minh, tiếp tục duy trì, củng cố, bổ sung và nâng cấp các tiêu chí đã hoàn thành. Đồng thời, giao chỉ tiêu đánh giá thi đua cho Mặt trận Tổ quốc và

Page 26: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ - Yên Lạc Districtyenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon... · 2016-11-11 · chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại. 2. Đảm

26 THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

các đoàn thể, các tổ chức xã hội của xã để tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia giúp nhau làm kinh tế, phát triển sản xuất, giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn; tổ chức chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng tập trung xa khu dân cư, chú trọng xây dựng các hầm biogas, không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Với phương châm “sạch từ mỗi gia đình, khu dân cư”, các đoàn thể tích cực triển khai các phong trào nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân như: Tổ chức ngày “Vệ sinh môi trường toàn huyện” vào ngày mùng 5 hàng tháng; Phong trào “5 không, 3 sạch” do Hội Phụ nữ xã phát động và làm nòng cốt thực hiện và ngày thứ bảy tổng vệ sinh môi trường do Hội phụ nữ huyện phát động; ngày chủ nhật xanh của Đoàn Thanh niên xã; mô hình các tuyến đường tự quản của Hội Cựu chiến binh, Hội nông dân, Hội phụ nữ và Đoàn thanh niên đã thu hút và nhận được sự ủng hộ đông đảo của hội viên, đoàn viên và nhân dân. Đến nay, các gia trại, trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trong toàn xã đều xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải, giảm thiểu mùi hôi. Mỗi gia đình đã tự giác phân loại nguồn rác thải của gia đình và để đúng nơi quy định, nhằm giúp cho việc thu gom được đảm bảo. Cùng với đó, xã thường xuyên kiện toàn tổ vệ sinh môi trường, các thành viên trong tổ sẽ chịu trách

nhiệm đi thu gom rác thải 1 lần/tuần tại các hộ dân, sau đó vận chuyển tới khu vực bãi rác. Thường xuyên phun thuốc khử trùng tại các bãi rác thải nhằm phòng ngừa nguy cơ dịch bệnh sảy ra trên địa bàn. Chỉ đạo 4/4 làng truyền thống xây dựng quy chế quản trang, tăng cường trồng cây xanh, có hệ thống thu gom, xử lý chất thải tập trung nhằm đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, cảnh quan khuôn viên Nghĩa trang nhân dân.

Xây dựng NTM không dừng lại ở việc hoàn thành 19/19 tiêu chí mà cần giữ vững, củng cố và phát triển bền vững thành quả đã đạt được. Thời gian tới, Hồng Châu tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, theo Nghị quyết Đại hội đảng bộ xã nhiệm kỳ 2015-2020, đặc biệt là công tác bảo vệ môi trường. Tiếp tục cùng các ngành, đoàn thể vận động đoàn viên, hội viên thực hiện tốt các nội dung của các cuộc phát động như: Tổ chức ngày “Vệ sinh môi trường toàn huyện” vào ngày mùng 5 hàng tháng; Phong trào “5 không, 3 sạch”, ngày thứ bảy tổng vệ sinh môi trường do Hội phụ nữ phát động; ngày chủ nhật xanh của Đoàn Thanh niên xã, các tuyến đường tự quản của Hội nông dân và Hội Cựu chiến binh, quy ước, hương ước làng văn hóa... Đồng thời, thường

xuyên kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh môi trường. Định hướng người dân trong việc giữ gìn môi trường, cải thiện chất lượng cuộc sống./.

Nguyễn Quốc LuậnPhó bí thư thường trực

Đảng ủy Hồng Châu

Hoà chung phong trào xây dựng nông thôn mới của huyện, một số đường làng ngõ xóm xuống cấp, chi hộ 1, 4, 5, 6 Đông và chi hội 2 Đoài vận động hội viên ủng hộ 819 triệu đồng đổ 3000m2 đường bê tông ngõ xóm, được Đảng, chính quyền đánh giá cao và nhân dân ca ngợi.

Kết quả phát triển kinh tế 5 năm qua của Hội CCB Thị trấn Yên Lạc thể hiện rõ vai trò lãnh đạo của cán bộ hội đã đưa Nghị quyết của Đảng, của hội vào cuộc sống cựu chiến binh và cựu quân nhân, biết phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, dám nghĩ, dám làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình. Đời sống kinh tế của hội viên cựu chiến binh ổn định là điều kiện đảm bảo xây dựng hội trong sạch vững mạnh./.

Dương Quang LịchChủ tịch Hội CCB Thị trấn

Yên Lạc

CỰU CHIẾN BINH,CỰU QUÂN NHÂN...

(Tiếp theo trang 24)

Page 27: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ - Yên Lạc Districtyenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon... · 2016-11-11 · chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại. 2. Đảm

27THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

Thực hiện Chỉ thị số 04/CT-CT ngày 19/02/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh

Vĩnh Phúc về việc tăng cường các biện pháp cấp bách diệt chuột bảo vệ sản xuất và đời sống; Kế hoạch số 07/KH-SNN&PTNT ngày 04/3/2016 của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Vĩnh Phúc về việc thực hiện diệt chuột năm 2016, UBND huyện xây dựng kế hoạch số 295/KH-UBND ngày 22/3/2016 thực hiện diệt chuột năm 2016. Theo đó năm 2016 triển khai 3 đợt diệt chuột tập trung ở 3 vụ sản xuất. Công tác diệt chuột được thực hiện đồng loạt trên địa bàn toàn tỉnh. Thành lập BCĐ diệt chuột và các Tổ công tác chỉ đạo diệt chuột từ tỉnh đến cơ sở. Công tác thông tin tuyền truyền, tập huấn được triển khai tốt để mọi người dân hiểu và tích cực tham gia diệt chuột. Qua 2 đợt diệt chuột tập trung vụ Xuân, vụ Mùa năm 2016 cho thấy đã giảm đáng kể sự gây hại của chuột trên đồng ruộng, góp phần bảo vệ an toàn sản xuất nông nghiệp. Vụ Đông năm 2016, kế hoạch gieo trồng toàn huyện 3.235 ha cây trồng, công tác diệt chuột gặp khó khăn do sản xuất vụ Đông không tập trung, diện tích gieo trồng xen kẽ với diện tích bỏ không. Để tiếp tục phát huy hiệu quả công tác diệt chuột vụ Xuân, vụ Mùa, tổ chức tốt công tác diệt chuột vụ Đông năm 2016 cần thực hiện một

số nội dung sau:

Một là: Thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của huyện, xã, thị trấn về nội dung Chỉ thị của UBND tỉnh, Kế hoạch của UBND huyện về công tác diệt chuột, tăng cường công tác tuyên truyền về tác hại và nguy cơ của chuột với sản xuất, hướng dẫn các biện pháp phòng trừ chuột. Tuyên truyền để mọi người, mọi nhà cùng tham gia diệt chuột, phát động toàn dân hưởng ứng tham gia diệt chuột tập trung.

Hai là: Thực hiện tốt công tác chỉ đạo, quản lý, sử dụng lượng thuốc, kinh phí hỗ trợ tổ chức diệt chuột đúng mục đích, đúng đối tượng. Lượng thuốc diệt chuột tỉnh hỗ trợ: 21.000 gói Ranpart 2%DS để phòng trừ cho diện tích 1.500 ha. Ngân sách huyện hỗ trợ 50% kinh phí mua thóc làm mồi diệt chuột; Ngân sách xã, thị trấn hỗ trợ 50% kinh phí mua thóc làm mồi diệt chuột; Để công tác diệt chuột thực

hiện hiệu quả cao đề nghị các xã, thị trấn tiếp tục hỗ trợ kinh phí tổ chức diệt chuột tập trung như: hỗ trợ công luộc mồi, trộn bả, thu gom xác chuột, mua thêm thuốc diệt chuột (nếu cần). Tổ công tác chỉ đạo diệt chuột của huyện tăng cường đi kiểm tra, hướng dẫn thực hiện tại cơ sở.

Bà là: Chỉ đạo thực hiện diệt chuột thường xuyên, đồng thời xác định rõ các đợt cao điểm phát động chiến dịch diệt chuột đồng loạt để đạt hiệu quả cao. Xác định trong thời gian mới gieo trồng cây vụ Đông xong, thức ăn chuột khan hiếm, dễ phát hiện lối đi, nơi ở của chuột, các địa phương trong toàn huyện tiến hành diệt chuột đồng loạt, tập trung từ ngày 20/10 đến ngày 30/10/2016 trên toàn bộ diện tích đất phục vụ sản xuất nông nghiệp, khu dân cư, bệnh viện, trường học, các nơi

TỔ CHỨC DIỆT CHUỘT VỤ ĐÔNG 2016

(Xem tiếp trang 32) ►

Page 28: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ - Yên Lạc Districtyenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon... · 2016-11-11 · chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại. 2. Đảm

Câu hỏi 1: Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời:

Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 63 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, cụ thể là:

1. Đối với vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính, thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển các quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm

hành chính.

2. Việc xử phạt vi phạm hành chính được căn cứ vào hồ sơ vụ vi phạm do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự chuyển đến.

Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền xử phạt tiến hành xác minh thêm tình tiết để làm căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

3. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 30 ngày, kể từ ngày nhận được các quyết định quy định tại khoản 1 Điều 63 nêu trên kèm theo hồ sơ vụ vi phạm. Trong trường hợp cần xác minh thêm quy định tại khoản 2 Điều 63 nêu trên thì thời hạn tối đa không quá 45 ngày.

Câu hỏi 2: Pháp luật quy định như thế nào về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện vi phạm hành chính của cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 64 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.

Việc quản lý, sử dụng và quy định danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

a) Tôn trọng quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, bí mật đời tư của công dân, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức.

b) Tuân thủ đúng quy trình, quy tắc về sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.

c) Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được ghi nhận bằng văn bản và chỉ được sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính.

d) Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền quy định.

Việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính sẽ do Chính phủ quy định cụ thể.

PHÁP LUẬT VÀ CUỘC SỐNG:

Page 29: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ - Yên Lạc Districtyenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon... · 2016-11-11 · chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại. 2. Đảm

29THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

(Tiếp theo trang 3)

Điều 1. Điều chỉnh trợ cấp đối với thanh niên xung phong đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến từ 360.000 đồng/tháng lên 540.000 đồng/tháng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Trường hợp thanh niên xung phong từ trần kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng chưa được điều chỉnh trợ cấp theo Quyết định này thì người tổ chức mai táng được truy lĩnh khoản tiền chênh lệch do điều chỉnh trợ cấp kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến tháng thanh niên xung phong từ trần (số tiền 180.000 đồng/tháng).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 8 năm 2016.Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính

phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Điều chỉnh chế độ trợ cấp hàng tháng đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành

nhiệm vụ trong kháng chiến

QUYẾT ĐỊNH

Ngày 05 tháng 7 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành quyết định số 29/2016/QĐ-TTg về việc điều chỉnh chế độ trợ cấp hàng tháng đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến. Ban biên tập trích đăng Quyết định số 29/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

án tham gia hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, đồng thời tự tạo việc làm mới, đi lao động ở nước ngoài theo cơ chế, chính sách của tỉnh.

6. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể và nâng cao nhận thức của nhân dân

Các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội nâng cao tinh thần trách nhiệm, thống nhất trong

lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và vận động nhân dân. Tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm môi trường để phát triển các khu dịch vụ, du lịch chất lượng cao.

Đẩy mạnh công tác quán triệt, tuyên truyền trong cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân khu vực dự án nhằm thống nhất cao trong nhận thức và sự đồng thuận, ủng hộ trong toàn hệ thống chính trị và xã hội, nhất là trong bồi thường giải phóng mặt bằng.

Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, vận động nhân dân tự giác và tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường; thực hiện nếp sống văn minh, tôn trọng pháp luật. Phát huy vai trò tích cực của cộng đồng dân cư và trách nhiệm mỗi công dân, tạo động lực phát triển và nâng cao hình ảnh Vĩnh Phúc./.

TM BAN THƯỜNG VỤPHÓ BÍ THƯ

(Đã ký)Trần Văn Vinh

NGHỊ QUYẾT VỀ VIỆC “KHUYẾN KHÍCH...

Page 30: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ - Yên Lạc Districtyenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon... · 2016-11-11 · chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại. 2. Đảm

30 THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

Vinh quang cô gái Sán DìuEm sinh ra bên triền Tam ĐảoNơi ngày xưa quận Hẻo đào đấu đong quânCó ngôi đền thiêng mây phủ trắng ngầnĐiệp khúc đại ngàn vang ngân trong gióLối mòn men lau dẫn về bản nhỏTiếng mõ trâu gõ nhịp chiều vàng.

Tuổi thơ lăn lóc sỏi đá đồi hoangMẹ cha ruộng đồng nắng rang mưa xốiCây sắn cọc còi dây khoai cằn cỗiMột bát cơm đổi mấy bát mồ hôiNhững ước mơ chưa ra khỏi cổng làngChỉ mong vượt đói tháng ba, mong ấm khi đông tràn tháng chạpĐọc thạo viết thông để chép lời bài hát“Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ”…

Không có thể ngờCô gái Sán Dìu sống ở miền Sơn CướcBàn chân thuộc từng con dốcBàn tay quen vịn lá rừngMười ba tuổi xa nhàNhớ mẹ cha nhớ rừng là khócRồi những tháng năm khổ luyện miệt màiEm khẳng định tài năng ở đấu trường quốc gia, quốc tếLại vững vàng tay chèo lướt trên sóng nướcNhững tấm huy chương phấp phới bay vềMười sáu tuổi em làm nên kỳ tích (*) cho Vĩnh Phúc quê nhàChiếm lĩnh đỉnh cao vô địchBước lên đài vinh quangTrong khúc tiến quân ca và màu cờ đỏ sao vàng./.(*) Cô gái Sán Dìu Trương Thị Phương - Đoạt huy chương vàngChâu Á môn đua thuyền CANOEING

Lỗ Trọng Bường

Page 31: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ - Yên Lạc Districtyenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon... · 2016-11-11 · chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại. 2. Đảm

31THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

* Chiều 30/9/2016, Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ em mồ côi (NTT và TEMC) huyện Yên Lạc đã phối hợp với Hội Bảo trợ NTT và TEMC tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức tiếp nhận và trao tặng miễn phí xe lăn của Tổ chức Trả lại tuổi thơ cho người khuyết tật trên địa bàn huyện Yên Lạc. Tại buổi trao xe lăn cho người khuyết tật đợt 2 năm 2016, các đối tượng là người khuyết tật và người nhà đã được các cán bộ, nhân viên của Hội Bảo trợ NTT và TEMC tỉnh, huyện hướng dẫn các thao tác kỹ thuật và cách sử dụng của 3 loại xe lăn mà các gia đình đã đăng ký nhận để sử dụng xe lăn đúng cách, mang lại hiệu qủa cao nhất. Trong đợt này có 24 đối tượng là người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn ở 7 xã, thị trấn trên địa bàn được trao xe lăn, mỗi xe trị giá khoảng 5 triệu đồng.

* Nhằm thiết thực các hoạt động chào mừng kỷ niệm 25 năm ngày Quốc tế NCT (1/10/1991 – 1/10/2016) và tạo ra sân chơi bổ ích, lý thú giúp NCT sống vui, sống khỏe, sống có ích, phát huy vai trò của NCT trong xã hội “ Tuổi cao trí càng cao nêu gương sáng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”, sáng ngày 1/10/2016 Hội NCT huyện Yên Lạc đã phối hợp với UBND xã Đồng Văn tổ chức Hội thi Tiếng hát Người cao tuổi lần thứ IV năm 2016. Tham dự Hội thi có 17 đội đến từ Hội Người cao tuổi các xã, thị trấn trong toàn huyện. Tại hội thi các đội đã thể hiện nhiều tiết mục ca múa nhạc đặc sắc với các nội dung chủ yếu xoay quanh các chủ đề: Ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ kính yêu, ca ngợi quê hương đất nước trên con đường đổi mới, ca ngợi người nông dân, người cao tuổi trong thời kỳ xây dựng nông thôn mới và công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Kết thúc Hội thi, ban tổ chức đã trao 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và các giải phụ cho các đơn vị có những tiết mục dự thi đặc sắc nhất.

* Chiều 6/10/2016 đoàn đại biểu Quốc hội gồm các ông Trần Văn Tiến – Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khóa XIV và bà Phùng Thị Thường –

Phó chủ tịch công đoàn công ty Shinwon đã có buổi tiếp xúc với cử tri 5 xã Nguyệt Đức, Văn Tiến, Yên Phương, Trung Hà và Trung Kiên tại xã Nguyệt Đức. Cùng đi có đại diện 1 số sở, ban, ngành của tỉnh và của huyện Yên Lạc. Tại buổi tiếp xúc, ông Trần Văn Tiến - Tỉnh ủy viên, phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khóa XIV đã thay mặt đoàn đại biểu Quốc hội báo cáo về chương trình, nội dung kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV; tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2016, 3 dự thảo luật và Nghị quyết dự kiến thông qua trong kì họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV… Đa số cử tri đều bày tỏ sự tin tưởng, phấn khởi trước những kết quả về phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, của tỉnh trong 9 tháng đầu năm 2016. Cử tri mong muốn các đại biểu Quốc hội khóa XIV tiếp tục thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của người đại biểu dân cử, lắng nghe tâm tư nguyện vọng, phản ánh và kịp thời giải quyết những kiến nghị, đề xuất của nhân dân; các hội nghị tiếp xúc cử tri cần đưa ra nội dung, định hướng cho cử tri để cử tri tham gia góp ý.

* Từ 10/10 đến 18/11/2016 tại trường Tiểu học Minh Tân đã tổ chức đón tiếp và giao lưu với cô giáo Shalom - giáo viên tiếng Anh người New Zealand về giảng dạy nhằm tăng cường khả năng giao tiếp của giáo viên và học sinh. từ ngày 10/10/2016 đến ngày 18/11/2016. Cô Shalom đã trao đổi cho các em học sinh phương pháp để học tốt tiếng Anh, một số phương pháp như: xem phim bằng tiếng anh có phụ đề, nghe nhạc bằng tiếng anh, học thuộc một bài hát tiếng Anh nào đó... Qua buổi giao lưu đầu tiên hy vọng cả thầy và trò đều háo hức với những bài học mới mà thầy sẽ cho các em được trải nghiệm và sáng tạo với môn học này./.

* Sáng 10/10/2016, Công ty Điện Lực Vĩnh Phúc phối hợp Trường tiểu học Đại Tự tổ chức thực hiện chương trình hoạt động ngoại khóa với chủ đề “ Trường tiểu học chung tay tiết kiệm điện” năm 2016. Chương

Page 32: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ - Yên Lạc Districtyenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon... · 2016-11-11 · chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại. 2. Đảm

32 THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

trình nhằm tuyên truyền, nâng cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm, an toàn và hiệu quả vì sự phát triển bền vững; thông qua chương trình giúp các em nâng cao ý thức tiết kiệm điện và có tinh thần trách nhiệm đối với việc sử dụng tài nguyên quốc gia. Cũng tại chương trình, Công ty Điện Lực Vĩnh Phúc đã trao 20 suất quà cho 20 em học sinh Trường Tiểu học Đại Tự có hoàn cảnh khó khăn, nỗ lực vươn lên trong học tập; 20 giải viết thư, vẽ tranh tại chương trình “Trường tiểu học chung tay tiết kiệm điện” năm 2016.

* Ngày 12/10/2016, tại Trung tâm Văn hoá - thể thao, huyện Yên Lạc long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống lực lượng vũ trang (LLVT) Quân khu 2 (19/10/1946 – 19/10/2016) và gặp mặt các đồng chí cán bộ quân đội nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn huyện có cấp bậc từ trung tá đến thượng tá và có chức vụ Tiểu đoàn tương đương. Dự buổi lễ có đồng chí Trịnh Thị Thoa –Uỷ viên Thường vụ Huyện ủy, Phó chủ tịch HĐND huyện; lãnh đạo UBND huyện; Các đồng chí trong BTV Huyện ủy. Tại buổi lễ các đại biểu đã cùng ôn lại truyền thống 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của LLVT Quân khu 2, trong đó có sự đóng góp tích cực của LLVT huyện Yên Lạc. Đồng chí Trịnh Thị Thoa – Uỷ viên Thường vụ Huyện ủy, Phó chủ tịch HĐND huyện thay mặt Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện phát biểu ý kiến ghi nhận công lao to lớn của cán bộ, chiến sĩ LLVT Quân khu 2 nói chung, lực lượng vũ trang huyện Yên Lạc nói riêng trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc.

* Sáng ngày 17/10/2016, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới và lớp Sơ cấp lý luận chính trị khóa II năm 2016. Dự và chỉ đạo lớp học có đồng chí: Hoàng Văn Dũng – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; cùng dự có lãnh đạo các Ban Xây dựng Đảng; lãnh đạo Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện. Tham dự lớp bồi dưỡng cho đảng viên mới lần này có 149 học viên là đảng viên mới đến từ các đảng bộ, chi bộ cơ sở trực thuộc. Đợt I diễn ra từ ngày 17 đến 24/10, các học viên sẽ được phổ biến những nội dung chủ yếu

gồm 9 bài học theo chương trình bồi dưỡng lý luận cho đảng viên mới. Sau khi hoàn thiện xong chương trình bồi dưỡng cho đảng viên mới, các đồng chí được xác nhận có trình độ tương đương Sơ cấp lý luận chính trị sẽ được cấp chứng chỉ bồi dưỡng lý luận cho đảng viên mới; số còn lại sẽ bắt đầu học tập chương trình Sơ cấp lý luận chính trị từ ngày 31/10-17/11/2016.

* Ngày 17/10/2016, Trường THCS Kim Ngọc phối hợp với câu lạc bộ “Ước mơ xanh, những trái tim không tật nguyền” đến từ Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ gây quỹ từ thiện ủng hộ cho những người khuyết tật thiệt thòi. Nằm trong khuôn khổ các hoạt động từ thiện của nhà trường, buổi giao lưu đã diễn ra vui vẻ, ý nghĩa, khơi dậy cho các em tinh thần tương thân tương ái. Ngoài ý nghĩa từ thiện tốt đẹp, buổi giao lưu còn mang tới nhiều chương trình văn nghệ đặc sắc, nhiều tiết mục hấp dẫn do các nghệ sĩ đến câu lạc bộ “Ước mơ xanh” biểu diễn. Thầy và trò nhà trường cũng tham dự vừa được giao lưu với các nghệ sĩ vừa nhận được đóng góp từ những tấm lòng hảo tâm với số tiền thu được là 3.150.000 đồng.

có dấu hiệu ẩn náu và hoạt động của chuột (trong đó tập trung bờ lớn ven đê, gò bãi, các trang trại).

Bốn là: Thực hiện diệt chuột đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, gia súc, gia cầm; chú trọng bảo vệ hệ thống kênh mương, đường giao thông nông nội đồng và vệ sinh môi trường. Áp dụng các biện pháp diệt chuột như vệ sinh đồng ruộng, phát quang bờ bụi, sử dụng bẫy sập bán nguyệt, phát triển đàn mèo và thiên địch hại chuột; sử dụng các loại bả sinh học, thuốc diệt chuột như ranpart 2%D, Rat –K2%D. Tuyệt đối không dùng thuốc cấm, không dùng điện để diệt chuột./.

Kỹ sư Nguyễn Văn HùngPhó trưởng phòng NN & PTNT

TỔ CHỨC DIỆT CHUỘT...(Tiếp theo trang 27)