bài học hàm thụ · 2012-03-12 · bài học hàm thụ trại tuyết sơn phần i: lịch...

22
Bài Hc Hàm ThTri Tuyết Sơn Phần I: Lịch Sử Đức Phật Thích Ca (Từ sơ sanh đến xuất gia) Em Nghe: Vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch, dân tộc A-ly-an (Aryen) thâu phục nước Ấn Độ và chia dân chúng ra thành bốn giai cấp như sau : 1. Bà-la-môn: Gồm các đạo sĩ học hành uyên thâm, giới hạnh đoan nghiêm. Văn hóa của dân tộc đều nằm trong sự điều khiển của các bậc này. 2. Sát-đế-lỵ: Dòng dõi vua chúa. 3. Phệ-xá: Hạng buôn bán. 4. Thủ-đà-la: Dân tôi tớ lao động. Ngoài ra còn có chủng tộc Ba-ly-a, là dân tộc mọi rợ. Chỉ có ba giai cấp trên được quyền học đạo. Hai giai cấp sau cùng không có quyền đọc kinh sách, ngược lại chỉ làm tôi tớ cho ba giai cấp trên. I. Sự ra đời của thái tử: Vào năm 623 Trước Tây Lịch, Vua Tịnh Phạn được 50 tuổi, và Hoàng Hậu Ma Gia được 45 tuổi, một hôm trong giấc ngủ an lành, hoàng hậu mộng thấy một con voi trắng sáu ngà chui vào hông bên phải của bà và sau đó thì hoàng hậu thọ thai. Thái tử sanh vào ngày trăng tròn tháng hai Ấn độ, tức nhằm ngày rằm tháng tư âm lịch năm 624 trước Tây lịch, dưới cây Vô ưu, vườn Lâm Tỳ Ni, nước Ca Tỳ La Vệ. Ngài được đặt tên Tất Đạt Đa, họ Thích Ca, vì Thích Ca là chi nhánh của dòng dõi Kiều Tất La nên ngài được gọi là Kiều Tất La Thích Ca Tất Đạt Đa. II. Tướng mạo Thái tử: Thái tử có 32 tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp. Tướng số A --Đà nhìn thái tử và nói rằng : "Nếu thái tử làm vua thì sẽ làm vị chuyển luân thánh vương, nếu xuất gia thì sẽ thành Phật." Ông A--Đà vừa vui vừa buồn. Vui là thái tử sẽ thành Phật, và buồn vì khi thái tử thành Phật thì ông không còn sống nữa. III. Cuộc sống của Thái tử: Thái tử chào đời được bảy ngày thì hoàng hậu Ma Gia qua đời. Thái tử được dì Ma Ha Ba Xà Ba Đề nuôi dưỡng. Thái tử nổi tiếng thông minh, văn võ song toàn, lại luôn luôn khiêm tốn, lễ độ nên được mọi người yêu chuộng. Đến năm 17 tuổi, sau khi chiến thắng được tất cả các cuộc thi đua, Thái tử cưới công chúa Da-Du-Đà-La làm vợ và sanh được đứa con trai tên La-Hầu-La.

Upload: others

Post on 07-Mar-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bài Học Hàm Thụ · 2012-03-12 · Bài Học Hàm Thụ Trại Tuyết Sơn Phần I: Lịch Sử Đức Phật Thích Ca (Từ sơ sanh đến xuất gia) Em Nghe: Vào khoảng

Bài Học Hàm Thụ

Trại Tuyết Sơn

Phần I: Lịch Sử Đức Phật Thích Ca (Từ sơ sanh đến xuất gia)

Em Nghe:

Vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch, dân tộc A-ly-an (Aryen) thâu phục nước Ấn Độ và chia dân

chúng ra thành bốn giai cấp như sau :

1. Bà-la-môn: Gồm các đạo sĩ học hành uyên thâm, giới hạnh đoan nghiêm. Văn hóa của dân

tộc đều nằm trong sự điều khiển của các bậc này.

2. Sát-đế-lỵ: Dòng dõi vua chúa.

3. Phệ-xá: Hạng buôn bán.

4. Thủ-đà-la: Dân tôi tớ lao động.

Ngoài ra còn có chủng tộc Ba-ly-a, là dân tộc mọi rợ.

Chỉ có ba giai cấp trên được quyền học đạo. Hai giai cấp sau cùng không có quyền đọc kinh sách, ngược

lại chỉ làm tôi tớ cho ba giai cấp trên.

I. Sự ra đời của thái tử:

Vào năm 623 Trước Tây Lịch, Vua Tịnh Phạn được 50 tuổi, và Hoàng Hậu Ma Gia được 45 tuổi, một

hôm trong giấc ngủ an lành, hoàng hậu mộng thấy một con voi trắng sáu ngà chui vào hông bên phải của

bà và sau đó thì hoàng hậu thọ thai. Thái tử sanh vào ngày trăng tròn tháng hai Ấn độ, tức nhằm ngày rằm

tháng tư âm lịch năm 624 trước Tây lịch, dưới cây Vô ưu, vườn Lâm Tỳ Ni, nước Ca Tỳ La Vệ. Ngài

được đặt tên Tất Đạt Đa, họ Thích Ca, vì Thích Ca là chi nhánh của dòng dõi Kiều Tất La nên ngài được

gọi là Kiều Tất La Thích Ca Tất Đạt Đa.

II. Tướng mạo Thái tử:

Thái tử có 32 tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp. Tướng số A -Tư-Đà nhìn thái tử và nói rằng : "Nếu thái tử

làm vua thì sẽ làm vị chuyển luân thánh vương, nếu xuất gia thì sẽ thành Phật." Ông A-Tư-Đà vừa vui

vừa buồn. Vui là thái tử sẽ thành Phật, và buồn vì khi thái tử thành Phật thì ông không còn sống nữa.

III. Cuộc sống của Thái tử:

Thái tử chào đời được bảy ngày thì hoàng hậu Ma Gia qua đời. Thái tử được dì Ma Ha Ba Xà Ba Đề nuôi

dưỡng. Thái tử nổi tiếng thông minh, văn võ song toàn, lại luôn luôn khiêm tốn, lễ độ nên được mọi

người yêu chuộng. Đến năm 17 tuổi, sau khi chiến thắng được tất cả các cuộc thi đua, Thái tử cưới công

chúa Da-Du-Đà-La làm vợ và sanh được đứa con trai tên La-Hầu-La.

Page 2: Bài Học Hàm Thụ · 2012-03-12 · Bài Học Hàm Thụ Trại Tuyết Sơn Phần I: Lịch Sử Đức Phật Thích Ca (Từ sơ sanh đến xuất gia) Em Nghe: Vào khoảng

IV. Thái tử tiếp xúc với đời:

Thái tử xin cha đi du ngoạn để biết cuộc sống ở ngoài hoàng cung. Lần thứ nhất ở cửa thành phía Đông

ngài gặp một cụ già da nhăn, lưng còm, tai điếc. Lần thứ hai ở cửa thành phía Tây gặp một người bịnh rên

la thảm thiết. Lần thứ ba ở cửa thành phía Nam ngài chứng kiến một đám tang, thân nhân khóc la sầu

thảm. Bấy giờ thái tử mới thực sự biết rõ thực trạng đau khổ của kiếp người. Lần thứ tư ở cửa thành phía

Bắc gặp một vị sa môn. Nhìn hình ảnh thanh thoát của vị sa môn làm thái tử nảy sanh ý chí tìm đạo. Ngài

hiểu rằng chỉ có phương pháp xuất gia, tìm đạo giải thoát, mới mong cứu được hết thảy chúng sanh khỏi

khổ đau.

V. Thái tử xuất gia:

Một đêm kia, sau buổi yến tiệc linh đình, thừa lúc mọi người đang ngủ say, thái tử nhìn vợ con lần cuối

rồi cùng Xa-Nặc phi ngựa Kiền-trắc theo hướng Đông Nam. Đến dòng sông A-Nô-Ma, ngài cởi hoàng

bào, cắt tóc, và trao gươm báu cho Xa-Nặc đem về cho vua cha để bày tỏ ý chí cương quyết xuất gia của

Thái tử. Ngài xuất gia vào ngày mùng 8 tháng 2 Âm Lịch lúc Ngài được 29 tuổi.

Suy Nghĩ:

1. Ngài luôn luôn nghĩ đến sự khổ đau của chúng sanh và tìm cách cứu giúp.

2. Thái tử xem nhẹ danh lợi, tài sắc, giã từ hạnh phúc gia đình để đi tìm hạnh phúc chân thật.

3. Ý chí dũng mạnh, cương quyết của Ngài đã giúp ngài vượt qua mọi gian khổ trên bước

đường xuất gia.

4. Sự có mặt của Ngài không phải là huyền ảo. Chính lịch sử nhân loại đã chứng minh ngài là

một nhân vật lịch sử, một nhân vật có thật.

Tu Tập:

Không đua đòi theo thế gian.

Không ăn chơi quá độ.

Không ngủ quá mức.

Luôn nghĩ đến khổ đau của người khác.

Thương mọi người như thương chính bản thân mình.

Không hơn thua ganh tị.

Giúp đỡ mọi người.

Không hèn nhát trong lẽ phải.

Đừng sợ hãi khi đối diện với sự thật.

Tinh tấn trong việc học hành cũng như công việc làm.

Page 3: Bài Học Hàm Thụ · 2012-03-12 · Bài Học Hàm Thụ Trại Tuyết Sơn Phần I: Lịch Sử Đức Phật Thích Ca (Từ sơ sanh đến xuất gia) Em Nghe: Vào khoảng

The history of the Guatuama Buddha (From His birth to departing)

Perception:

During the 6th century B.C., Aryans dominated India and classified the Indies into 4 classes as follows:

1. The Brahmin: Composed of all the intellectualists and elites.

2. The Ksatrya: Composed of the royalties and emperor's descendants.

3. The Vaisya: Composed of business people.

4. The Soudra: Composed of slaves.

There was also another class named Pariahs. This class was composed of all countryside and uncivilized

people. The three upper classes had all rights in practicing religions as well as doing things from which

the lower two classes were prohibited.

I. Prince Siddharta's Existence:

In the year the King Suddhodana (TÎnh Phån) was 50 years old and his wife, Queen Mahamaya (Ma Gia)

was 45 years old, the queen had a dream. In her dream she saw a white elephant with six tusks enter on

the right side of her body. That night she conceived Prince Siddharta (TÃt ñåt ña). He was born on the

full moon day in February, Indian calendar, which is the same as the full moon day in April on the Lunar

calendar, 624 B.C. He was born under the Asoka Tree (Cây Vô Ðu), in the Lumbini (Lâm Tÿ Ni) garden

of the Kapilavastu City. His full name was Kausala Sakya Siddharta (KiŠu TÃt La Thích Ca TÃt ñåt ña).

Sakya was his last name, and is a branch of the Kausala royal.

II. Prince's Characteristics:

He was born with many special features and was beautful. The prophet Asita (A TÜ ñà) had predicted

that Prince Siddharta would either be an invincible ruler or a Buddha. Asita had mixed emotions about the

prophecy. He was happy to know that more than likely Siddharta will become a Buddha, yet he was sad

he would not be around to see the Buddha.

III. Prince's Life:

Seven days after his birth, queen Mahamaya took her last breath. His aunt, Queen Pajapati (Ma Ha Ba Xà

Bà ñŠ), also married to the king, raised him. He was very intelligent and well trained in the martial arts,

yet he remained calm and well mannered, which earned him a very good reputation. In his teenage years,

he proved to be an over- achiever. He married princess Yasodhara (Da Du ñà La) at the age of 17 and had

a son named Rahula (La HÀu La).

IV. Prince's Encounters in Life:

The Prince asked for his father's permission to visit the city to learn about life on the other side of the

Palace. On the first occasion, he saw a deaf old person with wrinkles all over his body and a hunchback.

On the second occasion, he saw an ill person who was crying about his illness. On the third occasion, he

saw people carrying a dead body, followed by grieving relatives. At this moment, he realized the true

Page 4: Bài Học Hàm Thụ · 2012-03-12 · Bài Học Hàm Thụ Trại Tuyết Sơn Phần I: Lịch Sử Đức Phật Thích Ca (Từ sơ sanh đến xuất gia) Em Nghe: Vào khoảng

sufferings all beings must undergo which he had never been told of before. The last time he visited the

city, he saw a Brahmin monk with a profound appearance. He knew then the only solution to save all

living creatures was to become a monk. He made a decision to seek to end sufferings and lead all beings

to it.

V. Prince's Detachment From the Pleasure World:

One night, after a royal party, when everyone was in a deep sleep, he took a last look at his family, then

the prince and his charioteer Channa (Xa N¥c) rode his horse Kanthaka (KiŠn Tr¡c) towards the

Southeast. They stopped at the Anoma river. Prince Siddharta cast off his royal garments and ornaments,

cut off his long hair and took off his sword. He gave all those things to Channa and told him to return to

the palace. The prince alone was on his way to seek a true religion on the 8th of February (Lunar) at the

age of 29.

Consider:

1. The Prince always thought about suffering which all living creatures face and sought for the

solution to end the suffering.

2. The prince cared less about his reputation, wealth, and self happiness. He would rather seek

for a true happiness.

3. His determination and courage helped him to bypass all his troubles

4. His existence was not a miracle or fantasy. History has proven that he was an actual human

being.

Practice:

Stop having overwhelming desires.

Stop spending lavishly.

Stop sleeping long hours.

Have sympathy gor the troubles of other people.

Love everyone as you love yourself.

No possessiveness or clinging.

Help those who need help.

Stand up for the rights of everyone.

Don't be afraid to look at the facts.

Persevere in school as well as in work.

Page 5: Bài Học Hàm Thụ · 2012-03-12 · Bài Học Hàm Thụ Trại Tuyết Sơn Phần I: Lịch Sử Đức Phật Thích Ca (Từ sơ sanh đến xuất gia) Em Nghe: Vào khoảng

Phần II: Ý Nghĩa Niệm Phật

I. Định Nghĩa:

Niệm Phật là một phương pháp Phật dạy các em thực hành để các em được gần Phật, và được như

đức Phật.

1. Niệm Phật là tụng các kinh Phật, những lời Phật dạy, những danh hiệu chư Phật và các vị Bồ- tát.

2. Niệm Phật là suy tưởng đến đức Phật, cúng dường các đức Phật.

3. Niệm Phật là sám-hối những lỗi lầm, là nguyện làm các việc lành, nguyện theo lời Phật dạy.

4. Niệm Phật là quán tưởng đến tướng tốt đẹp của chư Phật.

5. Niệm Phật là cầu đức Phật gia hộ cho em thoát khỏi bệnh tật.

II. Vì sao Phật khuyên em niệm Phật:

Đức Phật dạy các em niệm Phật để sửa đổi tánh tình, đỡ được đau khổ, tránh được tai nạn, luôn luôn

vui vẻ, được nhiều phước đức. Các em nhiều khi mê-mờ không rõ đường đi, niệm Phật tức các em

được đức Phật chỉ rõ hướng đi chơn chánh cho em.

III. Em niệm Phật được những lợi ích gì:

Thành tâm niệm Phật em sẽ thấy rất nhiều lợi ích đến với các em.

1. Em sẽ được gần Phật và được đức Phật che chở hộ-trì.

2. Em sẽ thấy tánh tình thay đổi. Em niệm Phật là em niệm những đức tánh tinh-tấn, hỷ-xả, thanh tịnh,

trí-huệ, từ-bi, tức là em tập được các hạnh ấy.

3. Em được mọi người kính yêu. Phật là một vị ai cũng tôn kính, một hình ảnh trung thành của đạo từ-

bi.

4. Em sẽ được che chở những nổi đau khổ và luôn luôn vui-vẻ.

IV. Em niệm Phật như thế nào:

1. Tụng niệm: Nghĩa là đứng trước bàn Phật, niệm lớn tiếng có chuông có mõ.

2. Mật niệm: Là niệm nhỏ tiếng, niệm thầm. Như trước khi đi ngũ, khi sáng thức dậy em niệm thầm vừa

đủ nghe là được.

3. Khẩn niệm: Là khi em gặp những sự đau khổ hoặc tai nạn, em niệm đức Quán-Thế-Âm một cách

khẩn thiết, chí thành. Khi em đau ốm em niệm đức Dược-Sư; khi có người sắp lìa đời em niệm danh

hiệu đức Phật A-Di-Đà.

4. Quán niệm: Là đứng trước hình ảnh của đức Phật, em chiêm ngưỡng tướng tốt của đức Phật hay

tưởng tượng đức Phật ở trước mặt.

5. Chuyên niệm: Là bất cứ làm việc gì em đều luôn luôn nhớ đến Phật và lúc nào cũng niệm Phật.

Đối với năm cách niệm Phật, em có thể niệm cách nào cũng được, nhưng cần thiết nhất là cách

chuyên niệm. Em luôn luôn niệm Phật và nhớ những lời Phật dạy sau đây:

1. Khi chán nản biếng nhác, em niệm hạnh tinh-tấn của đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni.

2. Lúc giận buồn, em niệm hạnh hỷ-xả của đức Phật Di-Lặc.

3. Khi nhiều lòng tham, em niệm hạnh thanh-tịnh của đức Phật A-Di-Đà.

Page 6: Bài Học Hàm Thụ · 2012-03-12 · Bài Học Hàm Thụ Trại Tuyết Sơn Phần I: Lịch Sử Đức Phật Thích Ca (Từ sơ sanh đến xuất gia) Em Nghe: Vào khoảng

4. Khi không hiểu hay si-mê, em niệm hạnh trí-tuệ của đức Văn-Thù.

5. Khi có ý hại người, em niệm hạnh từ-bi của đức Quán Thế-Âm.

Mỗi ngày trước khi đi ngủ em hãy tự kiểm lại em đã làm những gì trong năm hạnh của Phật-tử, nếu

có lỗi em hãy sám hối và niệm danh hiệu các đức Phật. Nếu trong nhà có bàn thờ Phật, em hãy niệm

ít nhất một ngày một lần đó mới chính là người con Phật.

V. Kết luận:

Niệm Phật là một việc làm đưa chúng ta đến gần đức Phật. Trong cảm ứng giao hòa giữa ta và Phật

đã đưa tâm hồn ta đến chỗ thanh tịnh, an vui- từ bi và hỹ xã - yêu thương và độ lượng với tất cả mọi

người.

Reciting the Buddha’s names

I. Definition:

Reciting to Buddha is one method of practicing Buddha's teachings and to get closer

spiritually to him. By doing this, one can be at peace with oneself and also become a future

Buddha.

1. Reciting to Buddha is accomplished by chanting Buddhist scriptures, Buddha's titles, and

future Buddha’s titles.

2. Reciting to Buddha is accomplished by thinking and remembering Buddha and his teachings.

From this, one can apply his teachings into one's everyday life.

3. Reciting to Buddha is accomplished by repenting all of one's mistakes and vowing to follow

Buddha's teachings to do good deeds.

4. Reciting to Buddha is accomplished by focusing on the special features of a particular

Buddha. By practicing his teachings one will possess similar special characteristics in future

lives.

5. Praying to Buddha is accomplished by practicing his ways to help lessen one's sufferings and

help one overcome obstacles.

II. Why do you pray to Buddha:

Praying to Buddha helps change unfavorable attitudes, and lessens one's sufferings and

misfortunes. Praying helps one gain merits and attain true happiness. Sometimes, one is

overtaken by ignorance; thus, by praying to Buddha one returns to the right path.

III. What are the benefits of praying to Buddha:

By sincerely praying to Buddha one, will gain these benefits:

Page 7: Bài Học Hàm Thụ · 2012-03-12 · Bài Học Hàm Thụ Trại Tuyết Sơn Phần I: Lịch Sử Đức Phật Thích Ca (Từ sơ sanh đến xuất gia) Em Nghe: Vào khoảng

1. Be closer spiritually to him and be protected by him.

2. Improve one's personality and attain the 5 morals of conduct or the five precepts.

3. Gain some of the same respect people have for Buddha.

4. Lessen the sufferings in one's life and attain true happiness.

IV. How to recite to Buddha:

1. Verbal chanting: Standing in front of Buddha, thinking of him, and chanting out loud

along with the bell and the wooden drum.

2. Chanting to yourself: This is usually done before one sleeps and after one wakes up.

Chanting to oneself, either softly or silently.

3. Situational chanting: Chanting the titles of Buddhas and future Buddhas when

encountering any mishaps and sufferings.

4. Visual chanting: Chanting in front of the statue of Buddha and feeling his presence.

5. Diligent chanting: Always chanting and thinking of Buddha while performing any

task.

V. Conclusion:

Through reciting to Buddha, one will be closer to him and his teaching methods.

Furthermore, by praying, one can feel the presence of Buddha within oneself.

Page 8: Bài Học Hàm Thụ · 2012-03-12 · Bài Học Hàm Thụ Trại Tuyết Sơn Phần I: Lịch Sử Đức Phật Thích Ca (Từ sơ sanh đến xuất gia) Em Nghe: Vào khoảng

Phần III: Tam Quy Y

I. ĐỊNH NGHĨA:

Quy là quay về hoặc trở về; y là nương tựa. Quy-y là trở về nương tựa một nơi nào chắc chắn, có

thể hướng dẫn, che chở và đùm bọc mình được.

Tam Bảo: là ba ngôi quý báu: Phật, Pháp và Tăng.

Quy-y Tam Bảo là quay, trở về nương tựa vào Phật, Pháp và Tăng, là 3 ngôi báu quý nhất trên

đời, có thể che chở, hướng dẫn chúng ta thoát ra khỏi bể khổ của cuộc đời.

1/ Quy y Phật Bảo: Quay về nương tựa với Đức Phật vì Ngài từ là một người phàm phu như

chúng ta quyết tâm tu hành đạt đến quả vị giác ngộ, sáng suốt hoàn toàn, không còn đau khổ

và sanh tử luân hồi nữa. Một khi chúng ta đã quy-y Phật rồi thì chúng ta không theo thượng

đế tà sư, ma quỷ thiên thần nào hết vì họ vẫn chưa giác ngộ, còn bị luân hồi như chúng ta.

2/ Quy y Pháp Bảo: Là trở về với giáo Pháp của Phật vì đó là những phương pháp tu hành

quý báu chỉ chúng ta sửa sai, làm đúng để không còn đau khổ trên cõi đời và từ từ đi dần đến

quả vị Phật. Chúng ta đã quy-y Pháp rồi thì không theo những ngoại đạo tà giáo vì những lý

thuyết và phương pháp đó sẽ không đưa chúng ta đến chổ giác ngộ hoàn toàn được.

3/ Quy y Tăng Bảo: Là trở về nương tựa với những vị xuất gia tu hành (từ bốn người trở lên)

theo đúng giới luật của Đức Phật. Các vị ấy sống đúng theo tinh thần Lục Hòa và có nhiệm

vụ thay thế Phật để hướng dẫn, dạy bảo các Phật tử hiểu rõ giáo lý của Đức Phật mà tu tập.

Chúng ta đã trở về với Tăng Bảo thì không theo các bạn bè độc ác có hại từ lời nói, ý nghĩ

cho đến việc làm.

II. PHẢI QUY-Y NHƯ THẾ NÀO?

Quy-y phải đủ sự và lý.

Sự quy-y là quy-y Tam Bảo bên ngoài. Nguyện noi theo con đường Đức Phật đã đi là quy-y

Phật. Quyết thực hành những lời chỉ dạy của Đức Phật còn ghi trong kinh điển là quy-y Pháp. Thuận

theo sự hướng dẫn tu hành của chúng Tăng là quy-y Tăng.

Lý quy-y là quy-y Tam Bảo tại (tự) tâm. Chúng ta trở về với tánh giác sáng suốt sẵn có nơi

chúng ta là quy-y Phật; trở về với lòng từ bi, hỹ xãvà bình đẵng đối với chúng sanh của mình là quy-y

Pháp; trở về với đức tánh thanh tịnh, tinh thần hòa hợp của mình là quy-y Tăng.

Nói tóm lại trở về nương tựa Phật, Pháp và Tăng là một việc làm rất quan trọng, là thay đổi hẳn

đời sống của mình, là bước trên con đường mới mẻ luôn luôn được Phật, Pháp và Tăng soi sáng chỉ

đường và che chở. Người Phật tử thực hành đúng sự và lý quy-y thì con đường an vui, hạnh phúc sẽ đến

với ta rất nhanh.

Page 9: Bài Học Hàm Thụ · 2012-03-12 · Bài Học Hàm Thụ Trại Tuyết Sơn Phần I: Lịch Sử Đức Phật Thích Ca (Từ sơ sanh đến xuất gia) Em Nghe: Vào khoảng

Taking Refuge in the Three Jewels

I. Definition:

Quy y: Taking Refuge – to come back and seek reliance on something/place that is stable and

that gives guidance, protection to us

Tam Bao: The Three Jewels that are Buddha, Dharma (Buddha’s teachings) and Sangha

Quy y Tam Bao is to become a Buddhist or to take refuge in the three Jewels: Buddha, Dharma

and Sangha and they are priceless and able to protect, guide us out of the cycle of life suffering.

1/ Quy y Phat Bao: Taking Refuge in the Buddha, the One who shows the way in this life,

because he is a human being just like us who determined to seek ways to become the absolute

awakening and who has pierced through the veil of ignorance to completely liberate himself

from the cycle of life suffering and reincarnation. Once we take refuge in the Buddha, we

don’t worship any other Gods, Angels, and other religions besides Buddhism.

2/ Quy y Phap Bao: Taking refuge in the Dharma, is to live by Buddha’s teaching because

it can re-evaluate the ways we live and practice to get out of all sufferings to attain

enlightenment. Once we take refuge in the Dharma, we don’t practice cruel faction and

heterodoxy.

3/ Quy y Tang Bao: Taking refuge in the Sanghas, is a community consisting of four or

more Buddhist monks that lives together in harmony and awareness. The Sanghas live strictly

according to Six Rules of Harmony. They are also substitutes of the Buddha to interpret,

show and teach us understand the teachings of the Buddha. Once we take refuge in the

Sanghas, we don’t associate with dangerous groups that could have had bad influence on

speeches and behaviors.

II. How to take refuge in the three Jewels?

There are 2 important elements when taking refuge in the Three Jewels:

1. Practical refuge: We vow to follow His footstep, His teachings and guidance of the

Sanghas.

2. Theoretical refuge: We return to our awakening inner-self, which already exist the

“Buddhahood” characteristic, that is taking refuge in the Buddha. We return to our love,

compassion and equality for all beings including other living things, that is taking refuge

in the Dharma. We return to our purity and living in harmony, that is taking refuge in

the Sangha.

In conclusion, taking refuge in the Buddha, Dharma and Sangha is a very important practice to redirect

our life to the right path. A Buddhist vows to practice correctly the “Practical and Theoretical Refuge” of

taking refuge in the Three Jewels will eventually end all sufferings, obtain happiness, and the road to

liberation will not seem that far.

Page 10: Bài Học Hàm Thụ · 2012-03-12 · Bài Học Hàm Thụ Trại Tuyết Sơn Phần I: Lịch Sử Đức Phật Thích Ca (Từ sơ sanh đến xuất gia) Em Nghe: Vào khoảng

Phần IV: Ý Nghĩa Ăn Chay

Đạo Phật là đạo từ bi, Phật Tử phải tôn trọng sự sống của mọi loài. Đức Phật dạy cho chúng ta

phải ăn chay. Vậy các em cần biết ăn chay là thế nào, có lợi ích gì và ăn chay ra sao. Có vậy các

em mới tránh được những sai lầm khi ăn chay để kềm hãm bớt tội lỗi cho các em.

I. Ý Nghĩa Ăn Chay:

Ăn chay là một phương pháp Phật dạy các em làm để thay thế ăn mặn. Ăn chay là ăn những

loài thảo mộc như hoa quả, rau cải, chứ không ăn các món ăn thuộc loài động vật như heo,

bò, tôm, cá, gà, vịt v.v...

II. Ích Lợi Của Sự Ăn Chay:

1. Về Phương Diện Tu Học: Đạo Phật là đạo từ bi, bình đẳng, tôn trọng sự sống của

mọi loài kể cả loài vật. Mọi loài, vật cũng như người, đều biết tham sống sợ chết. Cá

thấy người cá lội, chim thấy người chim bay, người thấy cọp người sợ hãi. Đức Phật

xem mọi loài đều bình đẳng và không cho rằng loài này có đặc ân hơn loài khác hoặc

loài này phải làm vật hy sinh cho loài khác. Người Phật Tử muốn cho đức tánh từ bi

bình đẳng được tăng trưởng hay sự tu hành của mình tiến bộ thì phải ăn chay. Hơn

nữa ăn chay tránh cho ta quả báo của sự sát hại.

2. Về Phương Diện Tinh Thần: Ăn chay giúp trí não sáng suốt, tính tình thuần hậu.

Khi ăn nhiều thịt cá trí não nặng nề mệt nhọc vì bộ máy tiêu hóa hoạt động nhiều,

nhất là khi có chất mỡ khó tiêu làm mệt trí óc. Còn ăn chay trí não nhẹ nhàng, tinh

thần minh mẫn, thuận lợi cho việc học hành và tính tình bớt hung bạo. Ăn chay còn

thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình.

3. Về Phương Diện Thân Thể: Người ăn chay thân thể được mạnh khỏe, làm việc dẻo

dai, sống lâu và ít bịnh. Trong hoa quả ít có chất độc. Hoa quả, rau cải, khoai, ngũ cốc

có đủ dinh dưỡng để nuôi sống con người. Trái lại thịt cá là món ăn có thể có độc. Ở

xứ nóng, thịt cá bắt đầu sình thối khoảng năm giờ sau khi con thú bị giết. Ăn thịt hư

có thể nguy hiểm đến tánh mạng.

III. Cách Thức Ăn Chay:

Ăn chay có nhiều cách tùy hoàn cảnh, một người có thể chọn một trong các phương pháp

sau:

1. Ăn chay trọn đời (trường trai): Người phát nguyện ăn chay trọn đời, không bao giờ ăn

mặn nữa.

2. Ăn chay ba tháng trong một năm.

3. Ăn chay mười ngày trong một tháng: Gồm ngày 1, 8, 12, rằm, 18, 25, 26, 28, 29, 30

Âm Lịch.

4. Ăn chay bốn ngày trong một tháng: Gồm ngày 1, 14, rằm, 29 hoặc 30 Âm Lịch.

Page 11: Bài Học Hàm Thụ · 2012-03-12 · Bài Học Hàm Thụ Trại Tuyết Sơn Phần I: Lịch Sử Đức Phật Thích Ca (Từ sơ sanh đến xuất gia) Em Nghe: Vào khoảng

5. Ăn chay hai ngày trong một tháng: Gồm ngày 1 và rằm Âm Lịch.

6. Ăn chay những ngày vía chư Phật, vía các vị Bồ Tát.

Khi đã phát nguyện ăn chay thì nên cố gắng giữ theo, không vì trường hợp gì mà bỏ qua, trừ khi

đau bịnh nặng và thầy thuốc khuyên phải ăn mặn để chữa bịnh. Sau khi khỏi bịnh phải sám hối

và phát nguyện giữ lại.

Tóm lại, ăn chay có nhiều lợi ích cho sự tu học cũng như thể chất và tinh thần. Tùy theo hoàn cảnh cũng

như dễ dàng cho mỗi người, chúng ta nên tự chọn một phương pháp ăn chay và cố gắng giữ để mang lại

lợi ích cho chính mình.

The Vegetarianism

Buddhism is a compassionate religion; therefore, Buddhists should respect the lives of others.

This includes animals. The Buddha teaches us not to consume meat; however, before applying

this rule, one should know the meaning of it, the benefits of it, and the ways to be a vegetarian.

By obtaining an understanding of this, one will not make mistakes when practicing and will not

commit any sins.

I. The Meaning of Being a Vegetarian:

It is a method taught by Buddha. It means to only eat fruit, grains, and vegetables and no

meat of any kind (including seafood).

II. The Benefits of Eating vegetarian:

1. The Practicing Buddhism Aspect: The Buddhist Religion is compassionate,

impartial, and respectful of the lives of other beings, including animals. Like humans,

animals have the right to live, the wish to live, and are afraid of death. Therefore,

Buddha treats all beings equally and none are more favorable than others. None

should be used to sacrifice for others. Hence, to cultivate the compassionate nature in

oneself and expand one's wisdom, a Buddhist should eat only vegetables, fruits, and

grains. Furthermore, by not eating meat, one can avoid the consequences of killing.

2. The Spiritual Aspect: Eating just vegetables, fruits, and grains make the brain

function more efficiently. When one eats too much meat, the digestive system has to

work harder to digest the complex fat. This fatigues the brain. Eating

vegetables/fruits/grains benefits one's study habits. It also shows the peace-loving

nature in oneself.

Page 12: Bài Học Hàm Thụ · 2012-03-12 · Bài Học Hàm Thụ Trại Tuyết Sơn Phần I: Lịch Sử Đức Phật Thích Ca (Từ sơ sanh đến xuất gia) Em Nghe: Vào khoảng

3. The Physical Aspect: Being a vegetarian helps one to live healthier and longer. One

can obtain all required nutrients from vegetables, fruits, and grains. On the other

hand, meat products contain harmful substances, such as fat and cholesterol.

III. The Methods To Practice Being a Vegetarian:

Depending on the circumstances, one can choose to eat only vegetables, grains, and fruits by

one of the following methods:

1. For the remainder of one's life.

2. For any three months out of the year.

3. For ten days of a month (1, 8, 12, 14, 15, 18, 25, 26, 28, 29 or 30 -- Lunar Calendar).

4. For four days of a month (1, 4, 15, 29 or 30 -- Lunar Calendar).

5. For two days of a month (1 and 15 -- Lunar Calendar).

6. On the special memorial days of the Buddhas and the Bodhisattvas.

Whichever method is chosen, one needs to keep the vow, except when very ill and asked by a

physician to eat meat again. However, after recuperation, that person needs to repent and re-

pledge.

Not consuming meat benefits a person spiritually, as well as physically. When practicing being a

vegetarian, one needs to choose a method most convenient and suitable to one's personal situation and

conditions.

Page 13: Bài Học Hàm Thụ · 2012-03-12 · Bài Học Hàm Thụ Trại Tuyết Sơn Phần I: Lịch Sử Đức Phật Thích Ca (Từ sơ sanh đến xuất gia) Em Nghe: Vào khoảng

Phần V: Sổ Sách Hành Chánh Cấp Đàn

Sổ Sách Ðàn gồm có:

1. Ðàn Phả

2. Sổ Sinh Hoạt

3. Sổ Ðiểm Danh

1. Ðàn Phả: Gồm hai phần

a. Phần đầu là danh sách tất cả đàn viên theo thứ tự thời gian vào đoàn. Dành chừng

mười trang tập vở 100 trang, bìa cứng.

M ẫu:

STT SDB.GÐ SDB.BHD Họ và Tên Pháp Danh Ghi Chú

1

2

b. Phần thứ hai có 3 đoạn:

i. Lý Lịch:

* Họ và tên

* Ngày sinh

* Chánh quán

* Học lực hay nghề nghiệp

* Ðịa chỉ

* Tên và nghề nghiệp phụ huynh

* Pháp danh đoàn sinh

* Ngày quy y

* Bổn sư hiệu

ii. Thành Tích Học Tập:

* Vượt bậc Mở Mắt ngày:

* Vượt bậc Cánh Mềm ngày:

* Vượt bậc Chân Cứng ngày:

Page 14: Bài Học Hàm Thụ · 2012-03-12 · Bài Học Hàm Thụ Trại Tuyết Sơn Phần I: Lịch Sử Đức Phật Thích Ca (Từ sơ sanh đến xuất gia) Em Nghe: Vào khoảng

* Vượt bậc Tung Bay ngày:

iii. Thành Tích Ðặc Biệt: Viết lại những thành tích mà đàn viên mình đã làm.

2. Sổ Sinh Hoạt:

Một cuốn sổ bìa cứng, chừng 100 đến 200 trang dùng để viết lại những sinh hoạt trong

đàn của mình.

3. Sổ Ðiểm Danh:

Dùng để điểm danh đàn sinh hằng tuần. Nếu bạn nào vắng không có lý do, đàn trưởng, phó nên

gọi hỏi thăm bạn đó như thế nào. Nếu như bạn đó bị bệnh hay gia đình bạn đó có chuyện buồn

như có người bị bệnh hay chết, chúng ta nên báo cho Anh, Chị Ðoàn Trưởng, Phó biết.

M ẫu:

Tháng 6 năm 2004

STT Họ và Tên Pháp Danh Ngày 6 Ngày 13 Ngày 20 Ngày 27

1 Trần Hải Huệ Hải P

2 Nguyễn Sơn Huệ Trường V

3 Trần Ðạt Thiện Phát P

Ghi Chú:

em nào vắng không xin phép ghi chữ - V ; nghỉ có xin phép ghi chữ - P

Chúng ta cũng phải viết xuống bạn đó có phép gì nên không đi sinh hoạt được.

Hải 13/06: có phép vì phải học bài để thi

Ðạt 20/06: có phép vì bệnh

*** Về việc sổ sách, các em có thể mua một cuốn vở có 3 phần rồi chia từng phần cho mỗi cuốn

sổ. Còn nếu em nào giỏi về Microsoft Excel thì có thể dùng nó để làm sổ Ðiểm Danh thì càng

tốt.

Page 15: Bài Học Hàm Thụ · 2012-03-12 · Bài Học Hàm Thụ Trại Tuyết Sơn Phần I: Lịch Sử Đức Phật Thích Ca (Từ sơ sanh đến xuất gia) Em Nghe: Vào khoảng

SUB-UNIT BOOKKEEPING and ADMINISTRATION

Sub-Unit Records/Books include:

1. Group Book

2. Activity Book

3. Attendance Book

1. Group Book: Has 2 parts

The first part contains a listing of all the members of the group in order of membership.

Sample Forms:

Member List

No. SDB.GĐ DB.BHD Full Name Buddhist Name Notes

1

2

The second part contains 3 sub-parts

a. Background:

Full Name:

Birthday:

Place of Origin:

Educational/Occupational:

Address:

Parents’ Name & Occupation:

Buddhist Name:

Date of Taking Refuge:

Name of Master Giving Refuge:

b. Accomplishment in Dharma Classes:

Date of Mở Mắt Level accomplishment:

Date of Cánh Mềm Level accomplishment:

Date of Chân Cứng Level accomplishment:

Date of Tung Bay Level accomplishment:

c. Special Accomplishments: Record all the accomplishments of each team member.

Page 16: Bài Học Hàm Thụ · 2012-03-12 · Bài Học Hàm Thụ Trại Tuyết Sơn Phần I: Lịch Sử Đức Phật Thích Ca (Từ sơ sanh đến xuất gia) Em Nghe: Vào khoảng

2. Activity Book:

A hardcover notebook, 100 to 200 pages that use to record group’s activities that has

completed.

3. Attendance Book:

The day of assembly should be recorded. If a member is absent without providing a

reason, the sub-unit leader, or the assistant leader should give this member a call to

see what is going wrong with him/her. If this member is sick or this member’s family

has some family’s problem such as illness or someone is passed away, the sub-unit

leader should report to the group leader or assistant leader.

Sample Forms:

June of 2004

NO Full Name Budhist Name 6/06 6/13 6/20 6/27

1 Trần Hải Huệ Hải P

2 Nguyễn Sơn Huệ Trường V

3 Trần Ðạt Thiện Phát P

Notes:

V: Absence without reason; P: Absence with a reason

We have to write down the reason why this member does not attend.

Hải 6/13: study for final

Ðạt 6/20: sick

*** About this bookkeeping/records, a sub-unit leader can buy a notebook that has 3 subjects and use

each subject for each book. For those who are good with the Microsoft Excel, it would be better if you

can create the attendance book using Microsoft Excel.

Page 17: Bài Học Hàm Thụ · 2012-03-12 · Bài Học Hàm Thụ Trại Tuyết Sơn Phần I: Lịch Sử Đức Phật Thích Ca (Từ sơ sanh đến xuất gia) Em Nghe: Vào khoảng

Phần VI: Dấu Đi Đường

I. Mục Đích và Lợi Ích:

Đời sống ở trại và xã hội tạo cho đoàn sinh biết quan sát tất cả những đồ vật chung

quanh, những việc xảy ra, đoàn sinh không thể bỏ qua được. Nhờ dấu đi đường đoàn sinh

biết đây là đường phải, chỗ nguy hiểm phải tránh. Đoàn sinh phải phân biệt kỹ dấu đi đường

để khỏi bị lầm trong khi đi đường, đi trại.

II. Những Điều Cần Biết Khi Đặt Dấu Đi Đường:

1. Dụng cụ mang theo: Dao, phấn, viết, markers, giấy, cardboard, kéo, v.v.

2. Đặt dấu bên tay phải và ngang tầm mắt trở xuống. Dấu phải dễ thấy, dễ nhận.

3. Khi đặt dấu nhớ viết vào sổ tay của mình và nhớ xóa dấu sau khi chơi xong.

4. Khi đặt dấu nên nhớ là có thể mất dấu nếu đặt ngay ở đường đi, vẽ trên cát, v.v.

III. Nhận Dấu:

1. Khi đi chơi những trò chơi lớn, không nên đoán mò để chạy theo toán trước.

2. Mỗi dấu khả nghi đều phải xem xét kỹ lưỡng và ghi vào sổ tay.

3. Nếu đi đoạn đường dài mà không thấy dấu thì phải trở lại dấu nào gần đó nhất và quan sát thật kỹ

những quãng đường ở chung quanh dấu đó.

Page 18: Bài Học Hàm Thụ · 2012-03-12 · Bài Học Hàm Thụ Trại Tuyết Sơn Phần I: Lịch Sử Đức Phật Thích Ca (Từ sơ sanh đến xuất gia) Em Nghe: Vào khoảng

IV. Những Dấu Thông Dụng Cần Biết:

Bắt Đầu Đi

Đi Theo Lối Này

Đi Nhanh Lên

Đi Chậm Lại

Trở Ngại Phải Vượt

Qua

Chia Thành Hai

Trại Phía Này

Trở Lại Đường Cũ

Mật Thư Tứ Phía

Đợi Ở Đây

Hết Dấu, Đến Đích

A.

B.

Đường Cấm Vào (Trại)

Quẹo Trái

Quẹo Phải

Hocï Sinh Đi Bộ Qua

Đường

Dấu Ngừng Lại

Dấu Chậm Lại và

Nhường

Đường Cấm Vào

(Xa Lộ)

Đường Rầy Xe Lữa

Đường Ngược Chiều

12 dấu đầu tiên áp dụng vào những kỳ trại, trò chơi thuộc trong phạm vi của GĐPT, còn 8 dấu cuối cùng

thường được thấy trên đường phố và xa lộ.

Tất cả trại sinh Tuyết Sơn phải biết 16 dấu đầu tiên, và Trại Sinh Anoma, Ni Liên thì biết hết tất cả 20

dấu.

Page 19: Bài Học Hàm Thụ · 2012-03-12 · Bài Học Hàm Thụ Trại Tuyết Sơn Phần I: Lịch Sử Đức Phật Thích Ca (Từ sơ sanh đến xuất gia) Em Nghe: Vào khoảng

ROAD SYMBOLS

I. Objective and Benefits:

Being at camp and society help one to develop a sense of awareness of all the things

around him/her; when a situation arises (or something happens), one cannot ignore it. We

need Road Symbols to show us which is the right way, where is the dangerous place that has

to be voided, etc. One has to be able to distinguish the different Road Symbols in order to

prevent making mistakes or being confused on the road and/or during camp.

II. Things to Remember When Making Road Symbols:

1. Materials to bring along: Knife, chalk, pen, markers, paper, cardboard, scissors, etc.

2. Draw/Make Road Symbols at or below eye level on your right hand side. These symbols need to

be easily noticeable and can easily be detected.

3. Remember to write the road symbols down in your notepad after drawing/making them and also

remember to erase/remove them after you have finished playing the game.

4. Remember that even though you have drawn/made the road symbols, they could be easily erased

or removed if you have placed them directly on the road, drawn them on the sand, etc.

III. Looking for Road Symbols:

1. During the game at camp, do not blindly guess and just follow, running after the group ahead.

2. Carefully examine each Road Symbol and record it in your notepad.

3. After going a long way and not seeing another Road Symbol, return to the last-seen road symbol

and carefully examine the area around it (to see if you had missed detecting another road symbol).

Page 20: Bài Học Hàm Thụ · 2012-03-12 · Bài Học Hàm Thụ Trại Tuyết Sơn Phần I: Lịch Sử Đức Phật Thích Ca (Từ sơ sanh đến xuất gia) Em Nghe: Vào khoảng

IV. Several Common Symbol Roads That Need To Be Known:

Start

Go This Way

Go Faster

Go Slow Down

Go Over Obstacle

Divide Into 2 Groups

Camp This Way

Go Back

Secret Letter 4 Way

Wait Here

End

C.

D.

Road Prohibited, Do

Not Enter (at Camp)

Left Turn

Right Turn

School Crossing

Stop

Slow Down & Yeild

Road Prohibited, Do

Not Enter (on Road)

Railroad

Wrong Way, Do Not

Drive In

The first 12 Road Symbols are applied more on the games that were set up at camp of our Buddhist Youth

Association. The last 8 road symbols can be seen often on the road/street.

All Tuyeát Sôn students must know the first 16 road symbols and all Anoma, Ni Lieân students must

know all those 20 above road symbols.

Page 21: Bài Học Hàm Thụ · 2012-03-12 · Bài Học Hàm Thụ Trại Tuyết Sơn Phần I: Lịch Sử Đức Phật Thích Ca (Từ sơ sanh đến xuất gia) Em Nghe: Vào khoảng

Câu Hỏi Hàm Thụ

Trại Tuyết Sơn

Phần I: Lịch Sử Đức Phật Thích Ca (Từ sơ sanh đến xuất gia) 1/ Thái Tử Tất Đạt Đa sinh vào ngày tháng năm nào, tại đâu?

2/ Thái Tử Tất Đạt Đa là con của ai?

3/ Thái Tử có bao nhiêu tướng tốt?

4/ Tại sao ông A Tư Đà vừa vui vừa buồn?

5/ Sau khi hoàng hậu Ma Gia qua đời, ai chăm sóc Thái Tử?

6/ Vợ và con trai của Thái Tử tên gì?

7/ Thái Tử gặp ai khi Ngài ra cổng thành phía Đông? Tây? Nam? Bắc?

8/ Thái Tử cùng với ai lìa khỏi hoàng cung để đi tìm đạo?

9/ Thái Tử xuất gia vào ngày mấy? Lúc đó Ngài bao nhiêu tuổi?

10/ Em học được tính tốt gì từ Thái Tử?

Phần II: Ý Nghĩa Niệm Phật

1/ Vì sao các em cần niệm Phật hàng ngày?

2/ Niệm Phật có lợi ích gì?

3/ Em hãy kể một phương pháp niệm Phật?

4/ Khi lười biếng, em niệm Phật nào?

5/ Khi buồn giận, em niệm Phật nào?

6/ Khi có lòng tham lam, em niệm Phật nào?

7/ Khi không hiểu hay si mê, em niệm Bồ Tát nào?

8/ Khi có ý hại người, em niệm Bồ Tát nào?

Phần III: Tam Quy Y

1/ Quy Y có nghĩa là gì?

2/ Tam Bảo là gì?

3/ Tại sao quy y Phật?

4/ Tại sao quy y Pháp?

5/ Tại sao quy y Tăng?

6/ Quy y Tam Bảo có lợi ích gì?

Phần IV: Ý Nghĩa Ăn Chay

1/ Tại sao Phật Tử chúng ta nên ăn chay?

2/ Ăn chay là ăn những thức ăn gì?

3/ Em hãy kể một vài lợi ích của việc ăn chay?

4/ Người ăn chay trọn đời, không bao giờ ăn mặn, gọi là gì?

Page 22: Bài Học Hàm Thụ · 2012-03-12 · Bài Học Hàm Thụ Trại Tuyết Sơn Phần I: Lịch Sử Đức Phật Thích Ca (Từ sơ sanh đến xuất gia) Em Nghe: Vào khoảng

Phần V: Sổ Sách Hành Chánh Cấp Đàn

1/ Ba loại sổ sách cấp Đàn là gì?

2/ Sổ điểm danh dùng để làm gì?

3/ Khi bạn vắng không có xin phép, em ghi chữ gì trên sổ điểm danh?

4/ Khi bạn vắng có xin phép, em ghi chữ gì trên sổ điểm danh?

Phần VI: Dấu Đi Đường

1/ Chúng ta cần biết dấu đi đường để áp dụng trong sinh hoạt gì của Gia Đình Phật Tử?

2/ Khi em đi đường, để quan sát dấu đi đường, em nên nhìn về phía tay trái hay tay phải?

3/ Khi thấy đội bạn phía trước rẽ trái, em có nên chạy theo đội của bạn hay không? tại sao?

4/ Hãy nêu ý nghĩa của những dấu sau đây: