bẢn tin cẠnh tranh & ngƯỜi tiÊu dÙng - vca.gov.vn · bẢn tin cẠnh tranh &...

32
BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 58 - 2016 Xác định ưu tiên chiến lược đối với cơ quan cạnh tranh Chứng cứ trong điều tra cạnh tranh Bàn về vấn đề vị trí thống lĩnh theo pháp luật cạnh tranh Bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử tại khu vực ASEAN Hàn Quốc BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 58 - 2016 Xác định ưu tiên chiến lược đối với cơ

BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

SỐ 58 - 2016

Xác định ưu tiên chiến lược đối với cơ quan cạnh tranh

Chứng cứ trong điều tra cạnh tranh

Bàn về vấn đề vị trí thống lĩnh theo pháp luật cạnh tranh

Bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử tại khu vực ASEAN – Hàn Quốc

BỘ CÔNG THƯƠNGCỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Page 2: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 58 - 2016 Xác định ưu tiên chiến lược đối với cơ

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chấtlượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303

BỘ CÔNG THƯƠNG

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá, Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.

Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quả cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm.

Page 3: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 58 - 2016 Xác định ưu tiên chiến lược đối với cơ

BẢN TINCẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

Của Cục Quản lý cạnh tranh

Giấy phép xuất bản số 04/GP-XBBT Cấp ngày 05/01/2016

Phát hành vào ngày 20 hàng tháng

NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢNBẠCH VĂN MỪNG

Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬPNGUYỄN PHƯƠNG NAM

PHÓ TRƯỞNG BAN BIÊN TẬPVÕ VĂN THÚY

THÀNH VIÊN BAN BIÊN TẬPTRẦN THỊ MINH PHƯƠNG, PHẠM CHÂU GIANG, PHẠM

THỊ QUỲNH CHI, PHẠM HƯƠNG GIANG, PHAN ĐỨC QUẾ, PHÙNG VĂN THÀNH, CAO XUÂN QUẢNG, HỒ TÙNG BÁCH,

TRẦN DIỆU LOAN, TẠ MẠNH CƯỜNG

THƯ KÝ BAN BIÊN TẬPNGUYỄN PHƯƠNG TRANG

PHẠM THU HÀ

Tổ chức sản xuất và phát hànhTRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID)

25 Ngô Quyền - Hà NộiĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04) 2220 5303

Đại diện tại TP. Hồ Chí MinhSố 12 Võ Văn Kiệt, Quận 1, TP.HCM

Phát hành tạiCông ty phát hành báo chí Trung ương

Mục lục

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chấtlượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303

04 CHUYÊN MỤC Cạnh tranh

25 TIN TỨC - SỰ KIỆN

42 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 4: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 58 - 2016 Xác định ưu tiên chiến lược đối với cơ

4 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 8 - 2 0 1 6

Hạn chế cạnh tranh

1. Đặt vấn đềThị trường trong đó các doanh

nghiệp cạnh tranh bình đẳng với nhau và các hành vi phản cạnh tranh được kiểm soát và hạn chế tối đa sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng và cho toàn xã hội khi các nguồn lực xã hội được phân bổ hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, do các doanh nghiệp trên thị trường đều hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận1 nên không tránh khỏi việc những doanh nghiệp lớn, có sức mạnh hay vị trí thống lĩnh trên thị trường thực hiện những hành vi xâm hại tới môi trường cạnh tranh nói chung, và vì vậy ảnh hưởng tới lợi ích người tiêu dùng và lợi ích toàn xã hội.

Mặc dù có nguy cơ về hành vi phản cạnh tranh do các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện nhưng các quốc gia trên thế giới đều thống nhất quan điểm rằng bản thân thống lĩnh thị

1 Nhận định này mang tính chung nhất cho các doanh nghiệp, trừ trường hợp đặc biệt là các doanh nghiệp công ích.

BÀN VỀ VẤN ĐỀ VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THEO PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

trường không phải là vấn đề đối với nền kinh tế của một quốc gia. Chính sách và pháp luật cạnh tranh ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận sự tồn tại một cách hợp pháp của nhiều loại hình doanh nghiệp với quy mô khác nhau bao gồm cả doanh nghiệp có sức mạnh hay vị trí thống lĩnh thị trường. Do đó, pháp luật cạnh tranh của hầu hết các nước không quy định cấm đối với doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường mà luôn ghi nhận quyền tự do kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp trong đó gồm cả sự tự do phát triển là một quyền cơ bản. Vấn đề chỉ nảy sinh khi doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường lạm dụng vị thế hay sức mạnh của mình để thực hiện những hành vi nhằm tới hoặc có tác động triệt tiêu, cản trở hay làm sai lệch, bóp méo cạnh tranh trên thị trường hoặc thực hiện những hành vi để trục lợi bất chính. Vì vậy, pháp luật cạnh tranh của các quốc gia đều có quy định nhằm kiểm soát và điều chỉnh về mặt hành vi đối với những doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh để hạn

chế, ngăn chặn và tránh những hành vi lạm dụng gây tác động phản cạnh tranh xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác, của người tiêu dùng và của toàn xã hội.

2. Thống lĩnh với ý nghĩa là có sức mạnh thị trường đáng kể

Sức mạnh thị trường (market power) là thuật ngữ kinh tế thông dụng được dùng trong lĩnh vực cạnh tranh để đánh giá khả năng gây tác động phản cạnh tranh của hành vi thỏa thuận hay hành vi đơn phươnwg được thực hiện bởi các chủ thể kinh doanh trên thị trường. Trên thực tế, cả người mua và người bán đều có thể có sức mạnh thị trường. Tuy nhiên, trong bài viết này sức mạnh thị trường được hiểu là sức mạnh của của người bán.

Từ góc độ lý thuyết kinh tế, rất khó để khẳng định một cách tuyệt đối một doanh nghiệp nào đó trên thị trường có hay không có sức mạnh. Sức mạnh thị trường là một khái niệm trừu tượng, có tính vô định hình. Bất kỳ một doanh nghiệp nào trong vô số các doanh nghiệp

CHUYÊN MỤC

Page 5: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 58 - 2016 Xác định ưu tiên chiến lược đối với cơ

5ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 8 - 2 0 1 6

Hạn chế cạnh tranh

đang kinh doanh trên cùng một thị trường đều chiếm giữ sức mạnh thị trường ở một mức độ nào đó2. Tức là, về nguyên tắc, mỗi doanh nghiệp trên cùng một thị trường đều nắm giữ một sức mạnh thị trường ở một mức độ nhất định và cùng cạnh tranh với nhau để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nắm giữ sức mạnh thị trường ở mức độ đáng kể.

Sức mạnh thị trường đáng kể (significant/substantial market power)3 thường được hiểu là sức mạnh thị trường ở một mức độ đủ để làm cho doanh nghiệp nắm giữ không phải đối mặt hay ít phải đối mặt với áp lực cạnh tranh từ các đối thủ khác trên thị trường, hoặc ít chịu sức ép từ việc gia nhập ngành của các đối thủ tiềm năng. Vì vậy, doanh nghiệp này có thể hành động một cách tương đối độc lập với các đối thủ cạnh tranh cũng như là với phản ứng của người tiêu dùng và có khả năng tăng lợi nhuận từ việc tăng và duy trì mức giá cao hơn mức giá được xác định trong thị trường cạnh tranh hoặc từ việc hạn chế sản lượng hay chất lượng dưới mức của thị trường cạnh tranh. Hiện nay có nhiều quan điểm cho rằng sức mạnh thị trường đáng kể là khả năng của doanh nghiệp có thể gia tăng lợi nhuận từ việc tăng và duy trì mức giá cao hơn mức giá cạnh tranh hoặc việc hạn chế, kiểm soát sản lượng4. Tuy nhiên, hiểu một cách đầy đủ thì sức mạnh thị trường đáng kể được tiếp cận ở hai góc độ:

Thứ nhất, có sức mạnh về giá (power over price) đó là khả năng có thể gia tăng lợi nhuận từ việc tăng và duy trì mức giá cao hơn mức giá cạnh tranh hoặc khả năng kiểm soát, hạn chế sản lượng (ability to control output) để tăng giá. Đây chính là lý do mà trong quá trình đánh giá kiểm soát tập trung kinh tế, mối quan tâm hàng đầu của cơ quan cạnh tranh là sự hợp nhất sau tập trung kinh tế có khả năng tạo ra doanh nghiệp thống lĩnh với sức mạnh đáng kể để dễ dàng trục lợi từ khách hàng thông qua việc định giá cao hơn mức cạnh tranh trước đó.

Thứ hai, có sức mạnh loại trừ (power to exclude) đó là khả năng vượt trội trên thị trường để có thể thực hiện hành vi ngăn cản, kìm hãm hay loại trừ đối thủ cạnh tranh xâm phạm trực tiếp đến cấu

2 Khái niệm thống lĩnh theo Luật cạnh tranh Châu Âu - The concept of Dominance in EC Competition Law.

3 Substantial market power và significant market power được dùng với nghĩa như nhau.

4 Nhận định được đưa ra trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu chuyên môn của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia.

trúc cạnh tranh và từ đó có thể tăng giá. Đây là cách tiếp cận theo thiên hướng của các học giả theo trường phái hậu Chi-ca-gô và được xem xét nhiều hơn trên cơ sở quy định của Luật chống độc quyền Mỹ5.

Dưới góc độ lý thuyết kinh tế, cạnh tranh trên thị trường được cho là hoàn hảo khi mà không có một chủ thể kinh doanh nào, hoặc là hành động độc lập hay cùng với các chủ thể khác, có thể lạm dụng sức mạnh thị trường đáng kể. Khi doanh nghiệp có sức mạnh thị trường đạt tới một mức độ đáng kể sẽ được coi là có vị trí thống lĩnh (dominance) thị trường. Điều đó nghĩa là có sự đồng nhất giữa việc doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường (dominant position) với việc doanh nghiệp có sức mạnh thị trường đáng kể6. Vì vậy để xác định doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hay không thì phải đánh giá và xác định xem doanh nghiệp đó có sức mạnh thị trường một cách đáng kể hay không. Trường hợp đặc biệt là khi sức mạnh thị trường ở mức vượt trội hoàn toàn so với các đối thủ còn lại thì doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền.

3. Vị trí thống lĩnh theo pháp luật cạnh tranh

Từ cách tiếp cận thống lĩnh với ý nghĩa là có sức mạnh thị trường đáng kể, khái niệm vị trí thống lĩnh đã được pháp luật, cơ quan hay toà cạnh tranh của các quốc gia đưa ra.

Theo pháp luật cạnh tranh Châu Âu, một chủ thể kinh doanh sẽ bị cho là nắm giữ sức mạnh thị trường đáng kể nếu như có vị trí trên thị trường với mức độ thống lĩnh. Khái niệm vị trí thống lĩnh không được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật cạnh tranh của Châu Âu mà xuất hiện trong các án lệ.

Năm 1978, trong phán quyết đối với vụ việc United Brands v. Commission, Toà án công lý Châu Âu (European Court of Justice - ECJ) lần đầu tiên định nghĩa “…vị trí thống lĩnh vì vậy được xác định, hay có liên quan tới vị trí với sức mạnh kinh tế của một thể chế thị trường mà có thể cho phép nó thực hiện việc ngăn cản hoạt động cạnh tranh hiệu quả đang tồn tại và được duy trì trên thị trường liên quan bằng cách sử dụng sức mạnh để hành động trong một chừng mực nào đó là độc lập đáng kể với các đối thủ cạnh

5 Giorgio Monti, Khoa Luật, Trường kinh tế Luân Đôn (London School of Economics): Khái niệm thống lĩnh.

6 Nicolas Petit, Viện nghiên cứu pháp lý Châu Âu, Đại học Liege.

tranh, người tiêu dùng và với những khách hàng tiêu dùng cuối cùng”7. Tuy nhiên, khái niệm này được các nhà nghiên cứu, các luật gia đánh giá là còn khá trừu tượng và có vấn đề về mặt ngữ nghĩa bởi việc doanh nghiệp thống lĩnh hành động một cách độc lập với các đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng và với những khách hàng tiêu dùng cuối cùng đặt ra trong khái niệm không có nhiều ý nghĩa nếu xét dưới góc độ lý thuyết kinh tế. Thực tiễn kinh doanh chỉ ra rằng chỉ có doanh nghiệp với sức mạnh độc quyền8 và trên một thị trường có rào cản gia nhập rất cao mới có thể hành động một cách độc lập với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Nhưng ngay cả doanh nghiệp với sức mạnh độc quyền cũng không thể hành động một cách độc lập hoặc hành động mà không quan tâm tới nhu cầu xuất phát từ phía người tiêu dùng cũng như là nhu cầu của những khách hàng tiêu dùng thực tế cuối cùng hoặc tiềm năng của mình.

Tiếp đó, năm 1979 ECJ đã sử dụng lặp lại khái niệm này khi ra phán quyết trong vụ việc Hoffmann La Roche v. Commission và khẳng định “khái niệm lạm dụng là một khái niệm chỉ mục đích liên quan tới hành vi của một chủ thể kinh doanh có vị trí thống lĩnh trên thị trường như hành vi tác động đến cấu trúc thị trường, hành vi mà…từ cách thức cho đến những phương pháp thực hiện đều khác biệt so với trong điều kiện cạnh tranh thông thường, có tác động gây cản trở đối với việc duy trì mức độ cạnh tranh hiện tại trên thị trường hoặc sự phát triển của cạnh tranh”.

Toà án tối cao Mỹ (Supreme Court) xác định sức mạnh thị trường đáng kể hay thống lĩnh thị trường là khả năng của doanh nghiệp với sức mạnh để có thể tăng và duy trì mức giá của sản phẩm hay dịch vụ cao hơn so mức giá được xác định trong điều kiện thị trường cạnh tranh thông thường, và sức mạnh độc quyền (monopolist power) là sức mạnh để có thể kiểm soát giá hoặc loại trừ cạnh tranh9.

Cơ quan thương mại công bằng Anh (Office of Fair Trading - OFT) xác định

7 Phán quyết của Toà án công lý Châu Âu, vụ việc United Brands v Commission, năm 1978.

8 Độc quyền được hiểu là doanh nghiệp có sức mạnh hoàn toàn vượt trội so với các doanh nghiệp còn lại khác trên thị trường (cách hiểu này khác so với cách tiếp cận về độc quyền theo quy định của Luật Cạnh tranh Việt Nam).

9 Trích dẫn theo Jeremy West, chuyên gia nghiên cứu thuộc Phòng cạnh tranh của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD Competition Devision).

CHUYÊN MỤC

Page 6: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 58 - 2016 Xác định ưu tiên chiến lược đối với cơ

6 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 8 - 2 0 1 6

Hạn chế cạnh tranh

một chủ thể kinh doanh trên thị trường sẽ không thể có vị trí thống lĩnh trừ khi nó nắm giữ sức mạnh thị trường ở mức đáng kể. Theo cơ quan này, sức mạnh thị trường đáng kể hay thống lĩnh thị trường là khả năng có thể thu lợi nhuận từ việc tăng và duy trì mức giá cao hơn so với mức giá trong thị trường cạnh tranh hoặc từ việc hạn chế sản lượng hay chất lượng dưới mức của thị trường cạnh tranh. Ngoài ra, OFT còn cho rằng doanh nghiệp có sức mạnh đáng kể còn có khả năng và động lực thực hiện những hành vi xâm hại cạnh tranh khác như làm cho hoạt động cạnh tranh hiện tại suy yếu đi, gia tăng các rào cản gia nhập thị trường hay làm chậm lại tiến trình cải tiến hay đổi mới sản phẩm10.

Luật cạnh tranh In-đô-nê-si-a quy định vị trí thống lĩnh là trường hợp một chủ thể kinh doanh ở một vị trí mà không có đối thủ cạnh tranh đáng kể (substantial competitor) trên thị trường liên quan xét trong mối quan hệ với một phân đoạn thị trường nhất định được kiểm soát, hoặc trường hợp một chủ thể kinh doanh ở vị trí vượt trội nhất so với các đối thủ cạnh tranh còn lại trên thị trường liên quan xét trên các góc độ liên quan tới khả năng tài chính, khả năng tham gia cung ứng hoặc bán hàng, và năng lực để điều chỉnh mức cung hoặc mức cầu của một loại hàng hóa hay dịch vụ nhất định11.

Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), trên cơ sở nghiên cứu của mình đã định nghĩa sức mạnh thị trường đáng kể hay thống lĩnh thị trường là khả năng duy trì giá ở mức cao hơn mức chi phí biên ngắn hạn (short-run marginal cost)12.

Như vậy, hiện nay trên thế giới đã thống nhất xác định sức mạnh thị trường đáng kể hay thống lĩnh thị trường là khả năng của chủ thể kinh doanh có thể thu lợi nhuận từ việc tăng và duy trì giá cao hơn giá được xác định trong điều kiện thị trường cạnh tranh thông thường hoặc từ việc kiểm soát sản lượng hay loại trừ cạnh tranh để tăng giá.

4. Những yếu tố làm căn cứ đánh giá sức mạnh thị trường đáng kể hay xác định vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp

Mối quan tâm hàng đầu trong chính

10 Abuse of dominant posit ion – Understanding competition law, Office of Fair Trading, UK.

11 Xem Khoản 4, Điều 1, Đạo luật cấm các hành vi độc quyền và cạnh tranh không lành mạng của In-đô-nê-si-a.

12 Identifying dominance and its abuse, Jeremy West, OECD Competition Devision.

sách cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh và của cơ quan cạnh tranh ở các quốc gia là việc quy định cụ thể cũng như là việc làm sao để xác định vị trí thống lĩnh hay đánh giá sức mạnh thị trường đáng kể, sức mạnh mà có thể tạo cho doanh nghiệp khả năng thực hiện những hành vi nhằm mục đích hoặc có tác động làm hạn chế, làm giảm, ngăn cản hay làm sai lệch hoạt động cạnh tranh trên thị trường hoặc những hành vi trục lợi bất chính khác làm ảnh hưởng tới người tiêu dùng và toàn xã hội.

Việc đánh giá và xác định doanh nghiệp có sức mạnh đáng kể hay có vị trí thống lĩnh hay không sẽ giúp ích cho việc xem xét liệu trong trường hợp nào và ở chừng mực nào thì doanh nghiệp đó phải đối mặt với những sức ép cạnh tranh, có thể là áp lực cạnh tranh từ các đối thủ hiện tại, đối thủ tiềm năng hoặc từ sức mạnh thị trường của người mua. Khi một doanh nghiệp không phải đối mặt hoặc ít phải đối mặt với sức ép cạnh tranh tức là doanh nghiệp đó có sức mạnh đáng kể hay có vị trí thống lĩnh thì những quyết định về sản lượng và giá cả của doanh nghiệp đó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cạnh tranh trên thị trường hay ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi người tiêu dùng.

Trong các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi lạm dụng đòi hỏi các cơ quan cạnh tranh hay tòa án ở các quốc gia phải đánh giá sức mạnh thị trường đáng kể hoặc xác định vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là việc xác định như thế nào, dựa vào những yếu tố nào.

Thông thường để đánh giá và xác định được sức mạnh đáng kể hay vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp thì cơ quan có thẩm quyền hay tòa án phải xem xét dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, sử dụng nhiều loại chứng cứ trực tiếp và/hoặc gián tiếp khác nhau.

Sức mạnh thị trường trước hết được biểu hiện thông qua dấu hiệu nội tại cơ bản nhất của doanh nghiệp đó là thị phần. Vì vậy, thị phần thường là dấu hiệu quan trọng, yếu tố đầu tiên được các cơ quan cạnh tranh sử dụng để đánh giá sức mạnh đáng kể hay xác định vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp. Yếu tố thị phần phải được xem xét và đánh giá một cách toàn diện, và đặc biệt là trên quan điểm động cùng với sự vận động liên tục và không ngừng của thị trường. Vì vậy, xem xét dấu hiệu thị phần đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền:

Thứ nhất, phải thu thập và xác minh thông tin thị phần và mức biến động thị

phần của doanh nghiệp bị điều tra hay bị nghi vấn trên thị trường liên quan trong một quá trình gồm ở hiện tại và trong thời gian trước đó.

Thứ hai, phải thu thập và xác minh thông tin thị phần và mức biến động thị phần của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan.

Thứ ba, phải xem xét và đánh giá yếu tố thị phần của doanh nghiệp bị điều tra hay bị nghi vấn trong mối tương quan và biến động cùng với các doanh nghiệp đối thủ.

Việc xem xét xu hướng vận động của thị trường trên cơ sở thị phần, đánh giá mối tương quan và sự biến đổi về mức thị phần giữa các chủ thể tham gia thị trường sẽ giúp cơ quan cạnh tranh hay tòa án có được những thông tin quan trọng để xem xét các yếu tố của cạnh tranh hiện tại, cũng như dự đoán xu thế phát triển của các đối thủ cạnh tranh và môi trường cạnh tranh tương lai.

Một doanh nghiệp có xu hướng và được một số cơ quan cạnh tranh giả định một cách chắc chắn là có sức mạnh thị trường đáng kể hay có vị trí thống lĩnh nếu như các đối thủ cạnh tranh trực tiếp ở vị thế yếu hoặc nếu như doanh nghiệp đó chiếm mức thị phần cao và mức thị phần đó được duy trì ổn định trong một khoảng thời gian. Khi doanh nghiệp chiếm được mức thị phần cao trong thời gian dài trên thị trường, đặc biệt là mức thị phần đó được gia tăng qua các năm thì cơ quan cạnh tranh không cần phải sử dụng thêm nhiều loại chứng cứ khác cũng có thể giả định chắc chắn rằng doanh nghiệp đó có sức mạnh đáng kể hay có vị trí thống lĩnh. Ngược lại, với doanh nghiệp có mức thị phần thấp thì cơ quan cạnh tranh cần thu thập và sử dụng thêm nhiều loại chứng cứ khác để hỗ trợ cho việc xem xét, đánh giá và đi đến kết luận cuối cùng về sức mạnh hay vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp. Mức biến động về thị phần sẽ là minh chứng cho thấy sự cạnh tranh hiệu quả giữa các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nếu sự biến động đó không thuộc trường hợp là kết quả của quá trình tập trung kinh tế như mua bán hay sáp nhập.

Mặc dù quan trọng nhưng thị phần không phải là yếu tố hay căn cứ duy nhất để đánh giá và xác định xem một doanh nghiệp có sức mạnh đáng kể hay vị trí thống lĩnh hay không.

Pháp luật cạnh tranh và cơ quan cạnh tranh ở nhiều quốc gia như Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản…mặc dù coi thị phần là dấu hiệu đầu tiên cần xem xét khi đánh giá sức mạnh thị trường hay

CHUYÊN MỤC

Page 7: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 58 - 2016 Xác định ưu tiên chiến lược đối với cơ

7ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 8 - 2 0 1 6

Hạn chế cạnh tranh

cách hiệu quả thị trường cạnh tranh”17.Các yếu tố khác như tương quan

sức mạnh tài chính giữa các đối thủ, điều kiện về cấp phép và kinh doanh của chính phủ, sức mạnh được tạo ra từ quyền độc quyền khai thác thương hiệu từ một doanh nghiệp khác, tính dị biệt và đồng nhất của các sản phẩm hay dịch vụ...vv.

Những yếu tố trên đây được xem xét và đánh giá một cách tổng thể trong mối quan hệ tác động qua lại căn cứ trên những thông tin, chứng cứ thu thập được trong một bối cảnh của một vụ việc cạnh tranh cụ thể để đi đến kết luận cuối cùng.

Đơn cử một ví dụ là Ủy ban cạnh tranh Ấn Độ xác định thống lĩnh là vị trí của doanh nghiệp có sức mạnh trên thị trường liên quan để có thể tạo cho nó khả năng (i) hành xử một cách độc lập với các yếu tố của cạnh tranh trên thị trường, hoặc (ii) tác động ảnh hưởng tới các đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng hay thị trường liên quan để trục lợi.

Để xác định doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hay không, Ủy ban cạnh tranh Ấn Độ phải xem xét kết hợp nhiều yếu tố trong số các yếu tố gồm (a) mức thị phần của doanh nghiệp, (b) quy mô doanh nghiệp hay các nguồn lực của doanh nghiệp, (c) quy mô của đối thủ và tương quan sức mạnh trên thị trường, (d) sức mạnh kinh tế của doanh nghiệp bao gồm cả những lợi thế thương trường trong so sánh với các đối thủ, (e) chuỗi liên kết dọc của doanh nghiệp hoặc là quy mô của hệ thống phân phối, hệ thống cung cấp dịch vụ hậu mãi, dịch vụ sau bán hàng, (f) sự phụ thuộc của người tiêu dùng vào doanh nghiệp đối với các san phẩm hay dịch vụ, (g) vị trí độc quyền hay thống lĩnh có được do chính sách của chính phủ, hay bởi nguồn gốc doanh nghiệp là của nhà nước hoặc do doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích hoặc do các nguyên nhân khác, (i) các rào cản gia nhập thị trường như rào cản pháp lý, rào cản liên quan đến khả năng rủi ro về tài chính, rào cản liên quan đến mức chi phí đầu tư ban đầu cao, rào cản xúc tiến gia nhập, rào cản kỹ thuật, rào cản về quy mô kinh tế, chi phí đối với sản phẩm hay dịch vụ thay thế cho người sử dụng cao, (k) sức mạnh từ phía người mua, (l) cấu trúc thị trường và dung lượng thị trường, (m) các nghĩa vụ xã hội hay các loại chi phí xã hội của doanh nghiệp, (n) các lợi ích liên quan, như việc bằng cách để đóng góp cho sự phát triển của nền

17 Trích theo Giorgio Monti, Khoa Luật, Trường kinh tế Luân Đôn trong tài liệu Khái niệm thống lĩnh.

xác định vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp nhưng không đưa ra hay quy định một cách chính xác về mức thị phần chiếm giữ để có thể coi doanh nghiệp có sức mạnh thị trường đáng kể hay có vị trí thống lĩnh thị trường. Ví dụ, cách đánh giá yếu tố thị phần theo pháp luật và cơ quan cạnh tranh Mỹ và Châu Âu như bảng sau:131415

Khả năng kết luận về sức mạnh thị trường hay vị trí thống lĩnh dựa trên tiêu chí thị

phần

Mức thị phầnEU U.S.

Giả định chắc chắn doanh nghiệp khả năng có sức mạnh thị trường đáng kể hay vị trí thống lĩnh thị trường (chủ yếu kết luận thông qua những chứng cứ ban đầu)

> 50%13 70 – 80%

Giả định tương đối chắc chắn doanh nghiệp khả năng có sức mạnh thị trường đáng kể hay vị trí thống lĩnh thị trường nhưng cần thu thập thêm chứng cứ khác

40 – 50%

Giả định không chắc chắn doanh nghiệp khả năng có sức mạnh thị trường đáng kể hay vị trí thống lĩnh thị trường, cần thu thập thêm nhiều chứng cứ khác để chứng minh

30 – 40% 50 – 70%

Không có dấu hiệu về khả năng có sức mạnh thị trường đáng kể hay vị trí thống lĩnh thị trường, không cần phải xem xét thêm các yếu tố khác

< 25%14 < 50%15

Theo cách đánh giá này, thị phần là dấu hiệu quan trọng đầu tiên cần xem xét chứ không đồng nhất giữa việc doanh nghiệp chiếm mức thị phần cao trên thị trường với việc doanh nghiệp có sức mạnh đáng kể hay vị trí thống lĩnh. Doanh nghiệp có mức thị phần cao không có nghĩa là doanh nghiệp đó có sức mạnh đáng kể hay có vị trí thống lĩnh. Thị phần chỉ là một trong những chỉ tiêu đánh giá, mặc dù quan trọng nhưng không đóng vai trò quyết định. Các phán quyết của tòa án đều cho rằng việc chứng minh vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp đòi hỏi một quá trình đánh giá và xem xét một cách toàn diện và không chỉ đơn thuần dựa trên tiêu chí thị phần2.

Bên cạnh thị phần, cơ quan cạnh tranh có thể xem xét thêm một số yếu tố khác của doanh nghiệp như khả năng tài chính, uy tín về chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ, các đánh giá hay kết luận trước đây của cơ quan có thẩm quyền về vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp, lợi thế hay ưu thế về công nghệ, những phát minh, sáng chế hay cải tiến sản phẩm mà doanh nghiệp đang nắm giữ.

Ngoài yếu tố thị phần, cơ quan cạnh tranh còn cần phải xem xét những yếu tố khác của thị trường bao gồm:

Cấu trúc thị trường là số lượng doanh nghiệp và mức độ tập trung trên thị trường.Rào cản gia nhập (barrier to entry) là những yếu tố có khả năng gây cản trở

đối với sự gia nhập thị trường của doanh nghiệp mới16. Rào cản gia nhập có thể là rào cản tự nhiên, rào cản chiến lược, rào cản về tài chính hay cơ chế chính sách.

Rào cản mở rộng (barrier to expansion) là những yếu tố mà có thể cản trở hay hạn chế khả năng gia tăng sản lượng một cách nhanh chóng và hiệu quả của những chủ thể đang kinh doanh trên thị trường với mức giá hợp lý để đáp ứng nhu cầu.

Chi phí chuyển đổi (switching cost) là việc xem xét mức chi phí mà khách hàng phải bỏ ra để chuyển sang sử dụng sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp khác.

Sức mạnh người mua (buyer power) là khả năng ảnh hưởng của người mua đến hành vi của các chủ thể kinh doanh trên thị trường. Như Ủy ban Châu Âu xác định “sức mạnh người mua không chỉ có thể bảo vệ chính họ, mà còn giúp bảo vệ một

13 Trong phán quyết của Tòa án công lý Châu Âu năm 1979 đối với vụ việc Hoffmann La Roche v. Commission khẳng định “với việc xem xét và căn cứ vào số liệu thị phần Tòa cho rằng bản thân mức thị phần lớn, và trừ trong những trường hợp hay hoàn cảnh ngoại lệ, là bằng chứng cho thấy sự tồn tại của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh. Trường hợp mà ở đó có mức thị phần hơn 50% như đã xác định được trong vụ việc này”.

14 Theo Thông lệ 32 Quy chế Hội đồng EC (Concil Regulation EC) số 139/2004 ngày 20/01/2004 về kiểm soát tập trung kinh tế của doanh nghiệp (Quy chế sáp nhập EC), OJ 24 L, 2004/01/29.

15 Ngoại trừ trường hợp “nỗ lực độc quyền hóa” khi hành vi trong nghi vấn có khả năng tạo nên độc quyền trên thị trường liên quan, tuy mức độ thị phần doanh nghiệp thấp nhưng vẫn cần xem xét thêm.

16 Doanh nghiệp mới ở đây có thể là doanh nghiệp mới được thành lập hoặc doanh nghiệp đang kinh doanh ở một lĩnh vực khác muốn chuyển sang đầu tư, kinh doanh trên thị trường mới.

CHUYÊN MỤC

Page 8: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 58 - 2016 Xác định ưu tiên chiến lược đối với cơ

8 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 8 - 2 0 1 6

Hạn chế cạnh tranh

kinh tế, doanh nghiệp có sự lạm dụng vị trí thống lĩnh mà mình đang có hoặc có một tác động phản cạnh tranh nào đó được cảnh báo, (o) và bất cứ một yếu tố nào khác nữa nếu như Ủy ban cạnh tranh nhận thấy có liên quan và cần xem xét18.

Từ những phân tích và ví dụ trên cho thấy để đánh giá sức mạnh đáng kể hay xác định vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp, cơ quan cạnh tranh cần phải xem xét nhiều yếu tố và sử dụng nhiều loại chứng cứ trực tiếp và gián tiếp khác nhau. Vì vậy, việc này gặp nhiều khó khăn, phức tạp và trong một số trường hợp còn gây ra những tranh cãi. Để tránh điều đó, một số nước có xu hướng đơn giản hóa cách đánh giá sức mạnh đáng kể hay xác định vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp bằng việc đề cao hay coi trọng quá mức yếu tố thị phần, quy định và đồng nhất giữa việc có mức thị phần cao với việc có vị trí thống lĩnh. Ví dụ, Luật Cạnh tranh Đài Loan quy định doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh nếu thị phần trên thị trường liên quan từ chiếm từ ½ trở lên19. Mặc dù nhằm để đơn giản hóa nhưng quy định theo hướng này bộc lộ nhiều khiếm khuyết.

Thứ nhất, việc quy định thị phần là căn cứ duy nhất để xác định vị trí thống lĩnh mà bỏ qua việc xem xét các yếu tố khác phần nào sẽ làm mờ đi cái bản chất cốt lõi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh đó là có sức mạnh thị trường một cách đáng kể. Như các nhà nghiên cứu đã chỉ ra không phải bàn cãi gì trong việc xác định thị phần là công cụ hữu dụng đầu tiên nhằm đánh giá sức mạnh thị trường. Tuy nhiên, chỉ một yếu tố thị phần là không đủ để có thể kết luận về sự thống lĩnh. Nếu chỉ căn cứ vào số liệu về thị phần sẽ không đảm bảo độ tin cậy để minh chứng cho một kết luận về vị trí thống lĩnh, bản thân số liệu thị phần sẽ là vô nghĩa nếu không xem xét nó trong mối quan hệ qua lại cùng với các yếu tố bổ sung khác để có thể minh chứng cho một sức mạnh hay vị trí thực sự của doanh nghiệp trên thị trường20.

Thứ hai, quy định theo hướng này sẽ tạo ra một nguyên tắc cứng nhắc cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc xác định vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp.

Thứ ba, việc quy định thị phần là căn

18 Tham khảo pháp luật cạnh tranh và việc xác định vị trí thống lĩnh của Ủy ban cạnh tranh Ấn Độ.

19 Tham khảo quy định trong pháp luật cạnh tranh Đài Loan

20 Tham khảo tài liệu Khái niệm thống lĩnh theo Luật cạnh tranh Châu Âu (The Concept of Dominance under the EU Competition Law).

cứ duy nhất sẽ làm cho việc xác định vị trí thống lĩnh không đảm bảo tính chính xác và toàn diện.

Thứ tư, việc quy định cứng mức thị phần của doanh nghiệp bị điều tra hay bị nghị vấn làm cơ sở xác định vị trí thống lĩnh mà không xem xét mối tương quan và sự biến động mức thị phần với các doanh nghiệp khác trên thị trường sẽ không phản ánh đúng sự vận động thực tế khách quan của thị trường.

Thứ năm, quy định theo hướng này đã loại bỏ khả năng xem xét các yếu tố mang tính đặc thù trong từng ngành, lĩnh vực có khả năng tạo nên sức mạnh thị trường đáng kể cho các doanh nghiệp. Ví dụ, việc nắm giữ các cơ sở hạ tầng hay phương tiện thiết yếu của doanh nghiệp trong ngành viễn thông.

Luật Cạnh tranh Việt Nam cũng quy định xác định vị trí thống lĩnh theo tiêu chí thị phần mặc dù còn quy định cả việc xem xét khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể21. Tuy nhiên, căn cứ để xem xét khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể bao gồm năng lực tài chính (của doanh nghiệp, của công ty mẹ, của tổ chức, cá nhân thành lập, kiểm soát hoặc chi phối), năng lực công nghệ, quy mô mạng lưới phân phối, quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 22, Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh lại chưa thực sự hoàn thiện, chưa thật rõ ràng và đầy đủ.

5. Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh

Lý thuyết kinh tế chỉ ra rằng sức mạnh thị trường không chỉ có thể do một doanh nghiệp nắm giữ mà còn có thể do nhóm doanh nghiệp cùng nắm giữ. Vì vậy, ngoài trường hợp một doanh nghiệp còn có trường hợp nhóm doanh nghiệp có sức mạnh thị trường đáng kể hay nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh (joint dominance/collective dominance). Pháp luật cạnh tranh và cơ quan cạnh tranh ở các nước trên thế giới đều nhìn nhận đối với trường hợp nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh.

Phương thức truyền thống của việc cùng nắm giữ sức mạnh thị trường là việc thành lập các-ten. Tuy nhiên, mặc dù không tồn tại một các-ten hay thỏa thuận, trong những điều kiện thị trường nhất định sẽ tạo tiền đề để cho nhóm các doanh nghiệp độc lập cùng thống nhất

21 Xem Khoản 1, Điều 11, Luật Cạnh tranh

nên sức mạnh thị trường đáng kể hay vị trí thống lĩnh thị trường22.

Các nền tài phán trên thế giới có những cách tiếp cận tương đối khác biệt trong việc quy định nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh. Trong luật cạnh tranh của một số nước có quy phạm cụ thể quy định cấm đối với hành vi lạm dụng của nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, trong khi luật cạnh tranh của một số nước khác lại thực hiện việc cấm hành vi lạm dụng của nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thông qua chế định về các-ten.

Tại Điều 102, Hiệp ước Liên minh Châu Âu (Treaty on the Functioning of the European Union – TFEU)23 quy định cấm đối với bất kỳ một hành vi lạm dụng nào do một hoặc một nhóm chủ thể kinh doanh trên thị trường có vị trí thống lĩnh thực hiện trong khuôn khổ khu vực thị trường chung hoặc phần khu vực trọng yếu liên quan”. Mặc dù trong Luật cạnh tranh không quy định, nhưng trong Hướng dẫn áp dụng và thực thi luật cạnh tranh do Ủy ban cạnh tranh Ma-lay-xi-a ban hành xác định “vị trí thống lĩnh được hiểu là tình huống mà một hoặc nhiều doanh nghiệp nắm giữ sức mạnh đáng kể trên thị trường có thể điều chỉnh mức giá hoặc sản lượng hoặc các điều kiện giao thương nhưng không hoặc ít bị áp lực từ phía các đối thủ cạnh tranh hiện tại hoặc tiềm năng”. Với quy định như vậy thì việc xem xét, đánh giá và xác định nhóm doanh nghiệp có sức mạnh thị trường đáng kể hay có vị trí thống lĩnh cũng giống với trường hợp của một doanh nghiệp.

Tại Châu Âu, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh lần đầu tiên được Tòa sơ thẩm Châu Âu (Court of First Instance - CFI) xem xét trong vụ việc kính phẳng Ý (Italian flat glass case)24 năm 1989. Trong vụ việc này, ngoài việc xem xét cấu trúc thị trường, CFI còn xem xét mối quan hệ đặc biệt giữa các bên để xác định nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh. Trong phán quyết về vụ việc, CFI xác định về nguyên tắc không có gì ngăn cản hai hoặc nhiều chủ thể kinh tế độc lập, trên một

22 Tham khảo tài liệu Khái niệm thống lĩnh theo Luật cạnh tranh Châu Âu.

23 Trước đây là điều 82 trong Hiệp ước Rome.

24 Trong vụ việc này, ba nhà sản xuất kính phẳng bị cáo buộc cùng duy trì mức giá sản phẩm và đưa ra những điều kiện bán hàng giống nhau. Ngoài ra, hai trong số ba công ty này đã cùng thực hiện những hành vi được xác định là nhằm đạt được sự kiểm soát hoàn toàn không những đối với việc sản xuất kính mà cả việc phân phối sản phẩm bằng cách loại bỏ khỏi thị trường nhà phân phối, bán buôn độc lập.

CHUYÊN MỤC

Page 9: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 58 - 2016 Xác định ưu tiên chiến lược đối với cơ

9ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 8 - 2 0 1 6

Hạn chế cạnh tranh

thị trường nhất định tạo, thành một khối dựa trên những gắn kết về mặt kinh tế mà, vì thế, những chủ thể này cùng nhau có vị trí thống lĩnh xét trong mối quan hệ với những chủ thể kinh doanh khác trên cùng một thị trường. Tuy nhiên, CFI không chỉ ra thế nào là những gắn kết về mặt kinh tế. Tiếp đó, trong phán quyết đối với vụ việc Compagnie Maritime Belge25, ECJ cũng xác định vị trí thống lĩnh có thể được nắm giữ bởi hai hay nhiều chủ thể kinh doanh độc lập với nhau về mặt pháp lý, cùng với điều kiện đó dưới góc độ kinh tế những chủ thể này tự hành động hoặc cùng nhau hành động trong một thị trường riêng như một thực thể chung (collective entity). Nhằm chứng minh cho sự tồn tại của nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh như một thực thể chung đó thì cần thiết phải xem xét những gắn kết về mặt kinh tế hay các nhân tố có thể chỉ ra một mối liên hệ giữa những chủ thể được quan tâm. Đến năm 2002, trong phán quyết đối với vụ việc Airtours/First Choice26, CFI đã đưa ra một quy trình và những vấn đề để xem xét liệu nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hay không gồm (i) sự minh bạch thông tin thị trường để tạo cho từng chủ thể kinh doanh trong nhóm biết để thực hiện chính sách kinh doanh chung, (ii) sự hiện diện của những hành động kết hợp, và (iii) sự đảm bảo rằng những đối thủ cạnh tranh hiện tại khác trên thị trường hoặc tiềm năng không thể xóa bỏ được việc kết hợp thực hiện chinh sách

25 Compagnie Maritime Belge là một công hội tàu chuyên tuyến được thành lập từ những năm 1895. Tháng 12 năm 1992, Ủy ban Châu Âu ban hành Quyết định số 93/82/EC trong đó xác định có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh của nhóm doanh nghiệp trong các công hội tàu chuyên tuyến thuộc CEWAL (Hiệp hội tàu chuyên tuyến khu vực trung tâm Tây Phi - Associated Central West Africa Lines), bao gồm cả Compagnie Maritime Belge (CMB). Sau đó CMB đã khiếu nại quyết định này lên Tòa sơ thẩm Châu Âu (Court of First Instance – CFI) nhưng CFI đã bác bỏ hầu hết các luận điểm mà CMB đưa ra. CMB tiếp tục kháng cáo và Tòa án công lý Châu Âu (Court of Justice) đã ra phán quyêt vào ngày 16/3/2000 (cùng với các vụ việc C-395/96P và C-396/96P) khẳng định sự tồn tại của nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh đã được xác định trong Quyết định của Ủy ban Châu Âu.

26 Airtours và First Choice là hai công ty du lịch lữ hành của Anh trong đó Airtours có hoạt động tại 17 nước Châu Âu còn First Choice hoạt động chủ yếu tại Anh và một số quốc gia Châu Âu khác. Airtours đề xuất được mua lại toàn bộ phần vốn của First Choice. Sau khi xem xét vụ việc, Ủy ban Châu Âu kết luận vụ mua bán này có thể tạo ra sự thống lĩnh thị trường và do vậy cấu trúc cạnh tranh trên thị trường có thể bị tác động một cách đáng kể. Vụ việc sau đó được khiếu nại lên Tòa sơ thẩm Châu Âu.

kinh doanh chung đó.Với việc đề cao yếu tố thị phần như

đã đề cập, luật cạnh tranh của một số nước quy định nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên cơ sở mức thị phần kết hợp của nhóm doanh nghiệp được xem xét. Luật Cạnh tranh Đài Loan quy định thị phần kết hợp của hai doanh nghiệp từ 2/3 trở lên, thị phần kết hợp của ba doanh nghiệp từ 3/4 trở lên trên thị trường liên quan thì được coi là có vị trí thống lĩnh. Luật Cạnh tranh Việt Nam cũng quy định nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh dựa trên mức thị phần kết hợp của nhóm doanh nghiệp được xem xét trên thị trường liên quan27.

Khác với cách tiếp cận và quy định trong pháp luật của các nước trên, Luật cạnh tranh Hoa Kỳ28 không có điều khoản quy định đối với hành vi lạm dụng của nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh khi mà các doanh nghiệp này cùng hành động theo một cách thức mang tính phối hợp nhưng không phải là kết quả của bất kỳ một thỏa thuận hay sự dàn xếp giữa nào. Trong khi đó hành vi lạm dụng của một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh lại được quy định tại Điều 2, Đạo luật Sherman (Sherman Antitrust Act). Trong một số vụ việc, tòa án Hoa Kỳ cho rằng cần phải có chứng cứ về những hành vi dẫn tới một âm mưu chung khi xem xét nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh theo Điều 2, Đạo luật Sherman vì vậy đã từng bác bỏ các cáo buộc29.

Mặc dù có được quy định nhưng các vụ việc liên quan đến hành vi lạm dụng của nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh được cơ quan cạnh tranh tại các quốc gia trên thế giới điều tra và xử lý là không nhiều do những khó khăn trong việc đánh giá và xác định vị trí thống lĩnh của nhóm doanh nghiệp, đặc biệt là những khó khăn trong việc tìm kiếm và đưa ra những thông tin, chứng cứ để chứng minh sự gắn kết giữa các doanh nghiệp này.

6. Xác định thị trường liên quan – yêu cầu đầu tiên trong quá trình đánh giá sức mạnh đáng kể hay xác định vị trí thống lĩnh

Sức mạnh thị trường đáng kể hay vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp như đề cập không phải là một khái niệm chung

27 Xem quy định cụ thể tại Khoản 2, Điều 11, Luật Cạnh tranh Việt Nam.

28 Bao gồm các đạo luật như Sherman Act, Clayton Act…và các luật liên bang.

29 Tham khảo tài liệu Lạm dụng của nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, tài liệu trong cuộc Hội thảo hàng năm về luật cạnh tranh năm 2010 của Đoàn luật sư Ca-na-đa.

chung và không thể tồn tại độc lập hay tách biệt mà phải gắn với một hoàn cảnh cụ thể trong một sự việc cụ thể được gọi là thị trường liên quan. Các yếu tố như thị phần, rào cản, cấu trúc thị trường, khả năng tài chính, mối tương quan sức mạnh giữa các doanh nghiệp trên thị trường…phải được xem xét và đánh giá trên cơ sở một thị trường liên quan đã được xác định. Khi có đầy đủ các thông tin, chứng cứ để xác định doanh nghiệp có sức mạnh thị trường đáng kể trên một thị trường liên quan xác định thì doanh nghiệp sẽ được coi là có vị trí thống lĩnh trên thị trường liên quan đó. Vì vậy, để xác định xem doanh nghiệp có sức mạnh thị trường đáng kể hay có vị trí thống lĩnh thì trước hết cần phải xác định được thị trường liên quan.

Xác định thị trường liên quan được coi là bước quan trọng, mang tính quyết định trong các vụ việc liên quan đến hành vi lạm dụng. Xác định thị trường liên quan ngoài việc giúp đánh giá được sức mạnh thị trường đáng kể của các chủ thể kinh doanh còn giúp đánh giá tác động của hành vi lạm dụng được thực hiện bởi doanh nghiệp có sức mạnh thị trường đáng kể hay có vị trí thống lĩnh. Việc xác định thị trường liên quan còn làm cơ sở cho việc tính thị phần cũng như là xem xét các yếu tố liên quan khác.

Xác định thị trường liên quan chính là việc đi trả lời câu hỏi: Đâu là những sản phẩm mà người tiêu dùng cho là có khả năng thay thế cho nhau ở mức chấp nhận được căn cứ trên các yếu tố đặc điểm đặc trưng, đặc tính, giá cả, mục đích sử dụng và các thuộc tính quan trọng khác của sản phẩm, và ở trong phạm vi nào ?

Có nhiều loại thông tin, tài liệu giúp cơ quan cạnh tranh đánh giá mức độ về khả năng thay thế giữa các sản phẩm hay sự khác biệt giữa các khu vực bán sản phẩm. Trong từng vụ việc, các loại thông tin, chứng cứ khác nhau sẽ đóng vai trò quyết định cho việc xem xét, phân tích. Điều này phụ thuộc nhiều vào những đặc tính, đặc trưng riêng của ngành công nghiệp và các sản phẩm, dịch vụ mà cơ quan cạnh tranh đang xem xét.

Khi xác định thị trường liên quan thường phải xem xét khả năng thay thế về cầu và khả năng thay thế về cung. Trong hầu hết các trường hợp, thị trường liên quan được xác định dựa trên quan điểm của khách hàng, tức là xét từ góc độ khả năng thay thế về cầu. Trong trường hợp cần thiết có thể xác định dựa trên quan điểm của nhà cung cấp.

Dưới góc độ kinh tế, khả năng thay

CHUYÊN MỤC

Page 10: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 58 - 2016 Xác định ưu tiên chiến lược đối với cơ

10 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 8 - 2 0 1 6

Hạn chế cạnh tranh

thế về cầu tạo nên sức mạnh thường xuyên, có hiệu quả và ngay tức thì cho các nhà cung cấp một loại sản phẩm hay dịch vụ cụ thể. Nếu như khách hàng có thể dễ dàng chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế sẵn có hoặc chuyển sang một nhà cung cấp ở một khu vực địa lý khác, thì doanh nghiệp không bị coi là có thể tác động đáng kể lên những yếu tố của thị trường như giá cả, sản lượng…trong điều kiện cạnh tranh thông thường.

Về cơ bản, việc xác định thị trường liên quan bao gồm xác định các nguồn cung về mặt sản phẩm hay dịch vụ và phạm vi địa lý mà nhà cung cấp có khả năng thay thế hiệu quả cho khách hàng. Tức là, thị trường liên quan được xác định trên phương diện sản phẩm, dịch vụ và phương diện địa lý.

Từ cách tiếp cận trên đây, pháp luật cạnh tranh và các cơ quan áp dụng, thực thi ở các nước trên thế giới đều thống nhất quan điểm “thị trường liên quan bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan”. Mặc dù cách thức diễn đạt, phương pháp xác định thị trường liên quan của các cơ quan áp dụng, thực thi ở các nước khác nhau có thể khác nhau. Ví dụ, pháp luật cạnh tranh Hoa Kỳ quy định thị trường liên quan được xác định là một sản phẩm

hoặc nhóm sản phẩm và một khu vực địa lý mà trong đó chỉ có một doanh nghiệp giả định tối đa hóa lợi nhuận sản xuất và phân phối, không thuộc đối tượng điều chỉnh giá, đó là nhà sản xuất hoặc nhà phân phối sản phẩm duy nhất tại khu vực đó có khả năng tăng giá nhỏ nhưng đáng kể và liên tục (small but significant and nontransitory) trong hiện tại và tương lai, giả sử các điều kiện bán tất cả các sản phẩm khác là không đổi30. Theo cách định nghĩa đơn giản hơn, pháp luật cạnh tranh Châu Âu quy định thị trường liên quan bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan31. Cũng theo cách này, Luật cạnh tranh Việt Nam quy định thị trường liên quan bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan.

Như vậy, để xác định thị trường liên quan trong các vụ việc, cơ quan cạnh tranh phải xác định được thị trường sản phẩm/dịch vụ liên quan và thị trường địa lý liên quan.

Theo cách tiếp cận chung nhất trong pháp luật cạnh tranh và của cơ quan cạnh

30 Theo quy định trong Hướng dẫn sáp nhập của Hoa Kỳ.

31 Theo quy định trong Hướng dẫn xác định thị trường sản phẩm liên quan của Uỷ ban Châu Âu.

tranh ở các nước trên thế giới thì thị trường sản phẩm/dịch vụ liên quan bao gồm tất cả các hàng hóa và/hoặc dịch vụ được coi là có thể hoán đổi hoặc thay thế cho nhau trên cơ sở của những đặc điểm đặc trưng, đặc tính, giá cả và mục đích sử dụng của các loại hàng hóa và/hoặc dịch vụ đó theo quan điểm của người tiêu dùng.

Theo hướng dẫn của Ủy ban Châu Âu, một thị trường sản phẩm liên quan bao gồm tất cả những sản phẩm và/hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng cho là có thể hoán đổi, thay thế cho nhau căn cứ trên cơ sở các đặc điểm hay đặc tính, giá cả và mục đích sử dụng của các sản phẩm đó32. Cũng như vậy, OFT xác định thị trường sản phẩm liên quan bao gồm tất cả các sản phẩm và/hoặc dịch vụ mà được người tiêu dùng coi là có thể hoán đổi hay thay thế cho nhau, căn cứ trên cơ sở các đặc điểm của những sản phẩm/dịch vụ đó, giá cả của chúng và mục đích sử dụng của chúng33. Trên cơ sở đó, trong

32 Xem Thông cáo của Ủy ban Châu Âu về xác định thị trường liên quan theo mục đích của các điều khoản cạnh tranh đăng trên Tạp chí chính thức số 97 C372.

33 Tham khảo Phán quyết mã số No. CA98/12/2002 của Cơ quan thương mại công bằng Anh trong vụ thỏa thuận ấn định giá đòn điều chỉnh phanh khí nén tự động (Vụ việc mã số

CHUYÊN MỤC

Page 11: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 58 - 2016 Xác định ưu tiên chiến lược đối với cơ

11ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 8 - 2 0 1 6

Hạn chế cạnh tranh

vụ việc CP/0717/01 liên quan đến hành vi thỏa thuận giá giữa các công ty John Bruce Limited, Fleet Parts Limited và Truck and Trailer Components, OFT xác định thị trường sản phẩm liên quan là thị trường đòn điều chỉnh phanh khí nén tự động dựa trên những đánh giá như sau:

Trên thị trường Anh, đòn điều chỉnh phanh khí nén tự động hiệu MEI phải cạnh tranh với vài nhãn hiệu khác như ATM, Blatec, BPW, Ecksil, Fermi, Haldex, Knorr-Bremse, Martec, Meritor, Sabex, SBT và Truck Technik.

Mặc dù sản phẩm của các hãng có chức năng giống nhau, nhưng trên thực tế chúng không hoàn toàn thay thế cho nhau. Có những loại sản phẩm có thể dùng cho nhiều loại phương tiện khác nhau nhưng có loại sản phẩm lại chỉ được dùng cho một lượng hạn chế phương tiện. Vì vậy, khả năng hoàn toàn thay thế hay hoán đổi chỉ ở những loại phương tiện phổ thông.

Cũng có rất nhiều loại sản phẩm đòn điều chỉnh phanh thủ công. Về khía cạnh kỹ thuật thì đòn điều chỉnh phanh khí nén tự động và đòn điều chỉnh phanh thủ công có thể thay thế cho nhau. Tuy vậy, đòn điều chỉnh phanh thủ công không tiện lợi cho dù giá rẻ hơn rất nhiều so với đòn điều chỉnh phanh tự động. Vì vậy, đòn điều chỉnh phanh thủ công dường như không được coi như có thể thay thế hoàn toàn cho đòn điều chỉnh phanh tự động nên thị trường sản phẩm liên quan không bao gồm sản phẩm đòn điều chỉnh phanh thủ công.

Thỏa thuận giữa các bên không có sự phân biệt giữa các dạng sản phẩm khác nhau của MEI với các kiểu phương tiện khác nhau.

Cơ quan cạnh tranh Hoa Kỳ cũng xác định khi một sản phẩm được bán bởi một công ty sáp nhập (sản phẩm A) cạnh tranh với một hoặc nhiều sản phẩm được bán bởi một công ty sáp nhập khác, cơ quan cạnh tranh sẽ xác định thị trường sản phẩm liên quan xung quanh sản phẩm A để đánh giá về tầm quan trọng của quan hệ cạnh tranh này. Thị trường sản phẩm liên quan đó bao gồm nhóm các sản phẩm có khả năng thay thế cho sản phẩm A, và bao gồm cả sản phẩm A. Vì vậy, cơ quan cạnh tranh có thể xác định một thị trường liên quan bao gồm nhiều sản phẩm34. Luật Cạnh tranh Việt Nam quy định thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch

CP/0717/01 ngày 13 tháng 5 năm 2002).34 Thao khảo tài liệu Hướng dẫn sáp nhập

theo chiều dọc, Cơ quan cạnh tranh Hoa Kỳ công bố ngày 19/8/2010.

vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả35.

Như vậy, khi xác định thị trường sản phẩm liên quan, cơ quan cạnh tranh cần xác định nhóm các sản phẩm được coi là thuộc cùng một thị trường sản phẩm liên quan để phục vụ quá trình phân tích các tác động cạnh tranh mà hành vi phản cạnh tranh đang bị nghi ngờ có thể gây ra đối với những sản phẩm đó. Để thực hiện được điều này, các cơ quan cạnh tranh trên thế giới thường (i) phân tích khả năng thay thế về cầu của sản phẩm dẫn đến hình thành một nhóm các sản phẩm mà theo đánh giá của người tiêu dùng đó là các sản phẩm có khả năng thay thế cho nhau, (ii) phân tích khả năng thay thế về cung trong trường hợp ảnh hưởng của khả năng thay thế về cung tương đương với khả năng thay thế về cầu liên quan đến tính hiệu quả và kịp thời, (iii) sử dụng phép thử SSNIP hay còn gọi là phép thử nhà độc quyền giả định.

Thị trường sản phẩm/dịch vụ liên quan trên đây phải được xem xét đồng thời và gắn với một phạm vi địa lý nhất định được gọi là thị trường địa lý liên quan. Thông thường, thị trường địa lý liên quan được hiểu là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực lân cận. Theo hướng dẫn của Ủy ban Châu Âu, thị trường địa lý liên quan bao gồm khu vực địa lý mà trong đó các doanh nghiệp có liên quan tham gia vào cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ và các điều kiện cạnh tranh là tương đối đồng. Cụ thể, nó bao gồm các khu vực nơi mà các doanh nghiệp có liên quan có mối liên hệ với nhau trong việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ, trong đó các điều kiện cạnh tranh là đồng nhất và có thể phân biệt với các khu vực địa lý lân cận do các điều kiện cạnh tranh tại các khu vực này là khác biệt đáng kể. Các nhân tố có liên quan trong quá trình xác định thị trường địa lý liên quan bao gồm bản chất và các đặc tính của sản phẩm hoặc dịch vụ có liên quan, sự tồn tại của các rào cản gia nhập thị trường hay thị hiếu của người tiêu dùng, sự khác biệt đáng kể về thị phần của các doanh nghiệp giữa các khu vực địa lý lân cận hay các khác biệt đáng kể về giá36. Cũng như vậy, OFT xác định

35 Khoản 1, Điều 3, Luật Cạnh tranh.36 Xem Thông cáo của Ủy ban Châu Âu về

xác định thị trường liên quan theo mục đích của các điều khoản cạnh tranh đăng trên Tạp chí chính thức số 97 C372.

thị trường địa lý liên quan là khu vực địa lý mà tại đó các doanh nghiệp liên quan tham gia vào quá trình cung ứng hoặc cầu về sản phẩm hay dịch vụ trong điều kiện về cạnh tranh tương tự và có thể phân biệt được với các khu vực địa lý lân cận trên cơ sở điều kiện cạnh tranh tương đối khác biệt giữa các vùng này37.

Một số bằng chứng mà cơ quan cạnh tranh có thể xem xét để đưa ra kết luận về thị trường địa lý liên quan như (i) bằng chứng về sự phân chia đơn đặt hàng tới các khu vực khác nhau trong quá khứ, (ii) các đặc tính cơ bản của cầu, (iii) quan điểm của khách hàng và đối thủ cạnh tranh, (iv) mô hình mua sắm trong phạm vi địa lý hiện tại, (v) các rào cản gia nhập và rút khỏi thị trường v.v…

Sau khi xác định được thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan, cơ quan cạnh tranh sẽ đưa ra kết luận về thị trường liên quan.

7. Kết luận và đề xuấtTừ những nội dung đã trình bày trên

đây, kết luận của bài viết như sau:Thứ nhất, bản chất của doanh nghiệp

có vị trí thống lĩnh đó là có sức mạnh thị trường một cách đáng kể, đó là khả năng của chủ thể kinh doanh có thể thu lợi nhuận từ việc tăng và duy trì giá cao hơn giá được xác định trong điều kiện thị trường cạnh tranh thông thường hoặc từ việc kiểm soát sản lượng hay loại trừ cạnh tranh để tăng giá.

Thứ hai, xác định thị trường liên quan là bước quan trọng, mang tính quyết định trong các vụ việc liên quan đến hành vi lạm dụng.

Thứ ba, chỉ một yếu tố thị phần là không đủ để có thể kết luận về sự thống lĩnh. Bản thân số liệu thị phần sẽ không có nhiều ý nghĩa nếu không xem xét nó trong mối quan hệ qua lại cùng với các yếu tố bổ sung khác để có thể minh chứng cho một sức mạnh hay vị trí thực sự của doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy, việc quy định nhằm đơn giản hóa việc xác định vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp cần phải được xem xét và cân nhắc lại.

PHÙNG VĂN THÀNH(Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công

Thương)

37 Tham khảo Phán quyết mã số No. CA98/12/2002 của Cơ quan thương mại công bằng Anh trong vụ thỏa thuận ấn định giá đòn điều chỉnh phanh khí nén tự động (Vụ việc mã số CP/0717/01 ngày 13 tháng 5 năm 2002).

CHUYÊN MỤC

Page 12: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 58 - 2016 Xác định ưu tiên chiến lược đối với cơ

12 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 8 - 2 0 1 6

Hạn chế cạnh tranh

XÁC ĐỊNH ƯU TIÊN CHIẾN LƯỢC ĐỐI VỚI

CƠ QUAN CẠNH TRANH

“Để trở thành một cơ quan thực thi hiệu quả, phải có ưu tiên chiến lược rõ ràng. Mục tiêu chính là nhằm tập trung vào các nỗ lực thực thi riêng của cơ quan cạnh tranh, tuy nhiên, thông qua đó các doanh nghiệp có thể nắm bắt thông tin và có cơ hội xem xét điều chỉnh lại hành vi của mình” - trích phát biểu của ông Rod Sim, Chủ tịch Uỷ ban cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng Úc tại Hội nghị của Uỷ ban phát triển kinh tế Úc ngày 19 tháng 2 năm 2015.

Xác định ưu tiên chiến lược là cần thiết không chỉ đối với cơ quan cạnh tranh, mà đối với tất cả các cơ quan quản lý nhà nước khác cũng như bất kỳ một đơn vị, tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội nào. Xác định ưu tiên chiến lược đối với cơ quan cạnh tranh thực chất là việc xác định những lĩnh vực ngành nghề quan trọng cần giám sát, điều chỉnh hay những

CHUYÊN MỤC

Page 13: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 58 - 2016 Xác định ưu tiên chiến lược đối với cơ

13ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 8 - 2 0 1 6

Hạn chế cạnh tranh

loại hành vi vi phạm nghiêm trọng, có khả năng xảy ra phổ biến cần can thiệp kịp thời hoặc những đối tượng cần quan tâm bảo vệ trong một thời điểm nhất định. Hàng năm, chúng ta vẫn xây dựng chủ trương, định hướng công tác cho cả năm đối với từng lĩnh vực quản lý. Tuy nhiên, việc xây dựng định hướng này hầu như chưa được thực hiện một cách bài bản, dẫn đến thiếu hiệu quả trong thực thi.

Bài viết này sẽ phân tích kinh nghiệm của cơ quan cạnh tranh nước ngoài (chủ yếu là của Uỷ ban cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng Úc (ACCC)) trong xác định ưu tiên chiến lược thực thi pháp luật cạnh tranh làm cơ sở tham khảo cho cơ quan cạnh tranh Việt Nam.

Tầm quan trọng của việc xác định ưu tiên chiến lược

Xác định hay thiết lập ưu tiên là một quá trình chuyển hoá từ mục tiêu chiến lược thành các ưu tiên hành động. Việc xác định ưu tiên chiến lược đóng vai trò quan trọng, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả thực thi của cơ quan cạnh tranh thông qua việc phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả; giúp cơ quan cạnh tranh xem xét, xác định những nhiệm vụ quan trọng phù hợp với mục tiêu của Chính phủ cũng như phù hợp với xu hướng vận động của thế giới, cân bằng giữa mục tiêu của các nhóm đối tượng liên quan (bao gồm doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, cơ quan chính phủ khác, người tiêu dùng…).

Thứ nhất, việc thiết lập ưu tiên chiến lược giúp cơ quan cạnh tranh phân bổ nguồn lực hiệu quả để đạt được những mục tiêu đặt ra. Bởi vì, trong bối cảnh yêu cầu, đòi hỏi của doanh nghiệp và người tiêu dùng gần như là không giới hạn, thì nguồn lực của cơ quan cạnh tranh luôn hạn chế, cả về nhân lực và tài chính. Cơ quan cạnh tranh không thể kỳ vọng giải quyết được tất cả các yêu cầu, đòi hỏi đó. Do đó, cơ quan cạnh tranh cần xác định những vấn đề, nhiệm vụ quan trọng nhất để ưu tiên tập trung nguồn lực triển khai thực hiện, giải quyết.

Tham khảo kinh nghiệm của Úc cho thấy, mỗi năm Uỷ ban cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng Úc (ACCC) nhận được khoảng hơn 200.000 khiếu nại và yêu cầu liên quan đến các vấn đề về cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng thông qua các kênh thông tin như đơn, thư khiếu nại, tố cáo; thông tin tình báo… Tuy nhiên, chỉ có khoảng 500 vụ việc được điều tra, trong số đó có khoảng 30-40 vụ được đưa

ra Toà án để xử lý mỗi năm1. Với nguồn lực hiện có, ACCC đảm bảo hoàn thành điều tra được khoảng 30-40 vụ mỗi năm, trong khi các yêu cầu và khiếu nại rất nhiều. Để phân bổ nguồn lực hiệu quả, ACCC đã sử dụng ưu tiên chiến lược được thiết lập và công bố hàng năm làm căn cứ để xem xét, lựa chọn vụ việc điều tra.

Thứ hai, Chính phủ hàng năm cũng xác định những nhiệm vụ cần ưu tiên tập trung thực hiện. Việc thiết lập ưu tiên chiến lược cũng chính là quá trình cơ quan cạnh tranh xác định khu vực giao thoa giữa mục tiêu của mình và mục tiêu của Chính phủ nhằm đảm bảo các ưu tiên của cơ quan cạnh tranh phù hợp với ưu tiên của Chính phủ.

Thứ ba, mục tiêu thực thi chính sách cạnh tranh là nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng, công bằng, từ đó đảm bảo lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Các nhóm đối tượng chịu sự điều chỉnh hoặc tác động của pháp luật cạnh tranh là tương đối rộng, bao gồm doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, cơ quan quản lý nhà nước và người tiêu dùng. Trong khi đó, lợi ích và mục tiêu của các nhóm đối tượng này là khác nhau. Việc xác định ưu tiên chiến lược cũng là quá trình xác định khu vực giao thoa giữa mục tiêu của cơ quan cạnh tranh và mục tiêu của các nhóm đối tượng liên quan, để đảm bảo các vấn đề ưu tiên giải quyết đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng thiết yếu nhất của nhiều nhóm đối tượng và cân bằng lợi ích giữa các nhóm đối tượng khác nhau mà không bị thiên lệch về lợi ích của một nhóm đối tượng nào cụ thể.

Thứ tư, với xu hướng toàn cầu hoá, sự xuất hiện của những tập đoàn xuyên quốc gia ngày càng trở nên phổ biến. Do vậy, các hành vi phản cạnh tranh do những doanh nghiệp này thực hiện có phạm vi ảnh hưởng rộng khắp, không chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia nhất định nào đó, mà có thể lan rộng ra thị trường của nhiều quốc gia liên quan, thậm chí là toàn cầu. Trong khi đó, những vụ việc cạnh tranh có phạm vi ảnh hưởng lớn như vậy đều là những vụ việc cần ưu tiên điều tra, xử lý kịp thời. Trên thực tế, một số vụ việc cạnh tranh xuyên biên giới đã bị điều tra ở một quốc gia, nhưng đồng thời hoặc sau đó có thể bị điều tra ở một hoặc một

1 Số liệu được trích từ bài phát biểu của ông Rod Sim, Chủ tịch Uỷ ban cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng Úc tại Hội nghị của Uỷ ban phát triển kinh tế Úc ngày 19 tháng 2 năm 2015, Nguồn: https://www.accc.gov.au/speech/priorities-2015

số quốc gia khác2. Chính vì vậy, trong quá trình xây dựng ưu tiên chiến lược, cơ quan cạnh tranh trong một số trường hợp nên tham khảo thực tiễn điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan cạnh tranh khác để đảm bảo những ưu tiên đặt ra phù hợp với xu hướng thực thi chung của thế giới.

Cách thức xác định ưu tiên chiến lược

Mặc dù tầm quan trọng của việc xác định ưu tiên chiến lược thực thi chính sách cạnh tranh được các cơ quan cạnh tranh nhận thức rất rõ, tuy nhiên cách thức xây dựng ưu tiên chiến lược của mỗi cơ quan là khác nhau và không phải cơ quan cạnh tranh nào cũng có thể thiết lập ưu tiên một cách hiệu quả.

Úc là quốc gia có kinh nghiệm trong thực thi pháp luật và chính sách cạnh tranh. Hàng năm, ACCC đều thiết lập ưu tiên thực thi chính sách cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Compliance and Enforcement Policy) và công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng cũng như trên trang tin điện tử của cơ quan này. Việc xác định ưu tiên chiến lược của ACCC tuân theo một quy trình nhất định, cụ thể như hình dưới đây:

Để xây dựng ưu tiên chiến lược thực thi chính sách cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng trong vòng 01 năm, ACCC phải mất khoảng hơn năm tháng, tuân theo một quy trình nội bộ bài bản, kỹ lưỡng, trên nguyên tắc thống nhất

2 Chẳng hạn, vụ việc thoả thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vận tải hàng không (air cargo cartel) đồng thời bị điều tra và xử lý ở nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, EU, Hàn Quốc…

CHUYÊN MỤC

Page 14: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 58 - 2016 Xác định ưu tiên chiến lược đối với cơ

14 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 8 - 2 0 1 6

Hạn chế cạnh tranh

của tập thể, từ nhân viên đến lãnh đạo cấp cao.

Cụ thể, trước khi tiến hành họp lãnh đạo cấp cao của ACCC để bàn về ưu tiên chiến lược cho năm sau, trong vòng 03 tháng trước đó, các nhân viên của ACCC phải thu thập thông tin để xây dựng Báo cáo đánh giá biến động môi trường (environmental scan). Các thông tin được thu thập từ nhiều kênh khác nhau, bao gồm:

Khảo sát doanh nghiệp;Khảo sát nhân viên;Tham vấn Uỷ ban tư vấn;Tham vấn các thành viên Uỷ ban

của ACCC;Tham vấn các cơ quan chính phủ

khác (bao gồm cả địa phương và quốc tế);Rà soát thông tin báo chí, phương

tiện thông tin đại chúng;Phân tích các báo cáo nội bộ và bên

ngoài, ưu tiên chiến lược của các năm trước và đánh giá các công việc hiện tại;

Phân tích dữ liệu kinh tế và thông tin thị trường;

Phân tích dữ liệu khiếu nại…Tại cuộc họp lãnh đạo cấp cao của

ACCC, các thành viên tham dự sẽ bàn bạc, thảo luận trên cơ sở đánh giá Báo cáo đánh giá biến động môi trường, đồng thời xem xét Chương trình cải cách pháp luật và Chương trình hành động của Chính phủ, đánh giá các nguồn lực hiện có về nhân sự, pháp lý, ngân sách để từ đó sàng lọc và thống nhất định hướng nội dung ưu tiên chiến lược, phân công các bộ phận chuyên môn xây dựng kế hoạch công tác cụ thể. Quá trình hoàn thiện ưu tiên chiến lược thực thi và xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết được thực hiện trong vòng 02 tháng. Sau đó, Ưu tiên thực thi chính sách cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Compliance and Enforcement Policy) sẽ được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên trang tin điện tử của ACCC (thông thường vào tháng 02 hàng năm) nhằm phổ biến rộng rãi cho nhân viên của cơ quan cạnh tranh này và các đối tượng liên quan.

Về kỹ thuật xây dựng ưu tiên chiến lược, ACCC áp dụng cả tiêu chí ưu tiên và lĩnh vực ưu tiên, trong đó:

Tiêu chí ưu tiên không nhắm đến một hành vi hay một ngành cụ thể nào, mà nhắm đến các hành vi có khả năng ảnh hưởng rộng, cụ thể:

Hành vi có liên quan đến lợi ích công;

Hành vi có liên quan đến thị trường lớn hoặc các thị trường mới nổi;

Hành vi xảy ra phổ biến hoặc có khả nanưg trở nên phổ biến trong ngành nếu như ACCC không can thiệp kịp thời.

Lĩnh vực ưu tiên cho phép nhắm đến một hành vi cụ thể và được khoanh vùng trong một ngành công nghiệp, một loại hành vi vi phạm hoặc một lĩnh vực được quan tâm, chẳng hạn như các vấn đề cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng trong ngành nông nghiệp; các vấn đề về cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng trong ngành y tế và chăm sóc sức khoẻ; bảo vệ doanh nghiệp nhỏ…

Sử dụng ưu tiên chiến lược trong công tác thực thi

Cách tiếp cận của ACCC trong việc sử dụng ưu tiên chiến lược thực thi chính sách cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng tương đối cởi mở. ACCC không chỉ sử dụng ưu tiên chiến lược như một tài liệu nội bộ để định hướng hoạt động và công tác cho các bộ phận chuyên môn, mà còn công bố công khai, quảng bá, cung cấp cho các nhóm đối tượng liên quan; dẫn chiếu trong các sự kiện lớn như tại các diễn đàn, hội nghị, hội thảo…; phổ biến thông qua báo chí, truyền thông. Mục đích của việc công khai các ưu tiên chiến lược là nhằm cảnh báo thị trường và làm thay đổi hành vi của doanh nghiệp hoặc hành động của các cơ quan chính phủ liên quan khác trên thị trường.

Đối với các nhân viên của ACCC, khi nhận thức được các vấn đề ưu tiên thực thi, trong thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của mình, họ sẽ tập trung nỗ lực để xem xét, giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực ưu tiên, chẳng hạn như sàng lọc vụ việc để tiến hành điều tra; sàng lọc thị trường để rà soát, nghiên cứu… Kinh nghiệm thực thi chính sách cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng của Úc cho thấy, 100% các cuộc điều tra và xem xét, trong đó 83% số cuộc điều tra sâu và 63% quyết định xử lý của toà án đều thuộc lĩnh vực ưu tiên3.

Đối với các đối tượng liên quan, khi nhận thức được các vấn đề ưu tiên thực thi của cơ quan cạnh tranh có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà họ đang kinh doanh hoặc hành vi mà họ đang thực hiện, các đối tượng đó sẽ có xu hướng xem xét, điều chỉnh hành vi của mình trên thị trường. Kinh nghiệm thực thi của Úc cũng cho thấy việc công bố ưu tiên chiến lược thực thi có tác động tích cực trong việc cảnh báo thị trường và làm thay đổi hành vi của các nhóm đối tượng liên quan. Chẳng hạn,

3 Số liệu do chuyên gia ACCC trình bày tại Hội thảo “Xây dựng chiến lược thực thi chính sách cạnh tranh hiệu quả” ngày 23 tháng 8 năm 2016 tại Hà Nội.

khi ACCC công bố hành vi thoả thuận trong lĩnh vực mua sắm công thuộc lĩnh vực ưu tiên thực thi trong năm 2015, sau đó các cơ quan chính phủ có liên quan đã xem xét lại hành động của mình và chủ động hợp tác với ACCC trong việc kiểm soát các thoả thuận mua sắm công. Tương tự, sau khi nhận thức được ngành phân phối bán lẻ qua hệ thống siêu thị thuộc lĩnh vực ưu tiên thực thi của ACCC, các doanh nghiệp nhỏ cung cấp hàng hoá cho siêu thị đã chủ động phối hợp cung cấp thông tin cho ACCC, giúp cơ quan này điều tra thành công đối với hành vi phản cạnh tranh của hai siêu thị lớn tại Úc, dẫn đến kết quả hai siêu thị này phải nộp 10 triệu AUD tiền phạt và 12 triệu AUD tiền bồi thường.

Đối với những cơ quan cạnh tranh còn non trẻ, việc xác định ưu tiên chiến lược đóng vai trò rất quan trọng. Trong giai đoạn đầu thực thi pháp luật và chính sách cạnh tranh, các cơ quan cạnh tranh thường ưu tiên tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật; kiện toàn bộ máy, cơ cấu tổ chức; nâng cao năng lực thực thi của cơ quan; đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên; ưu tiên điều tra các vụ việc thoả thuận hạn chế cạnh tranh nghiêm trọng (hardcore cartel) trên thị trường, bao gồm thoả thuận ấn định giá, phân chia thị trường, hạn chế sản lượng, thông đồng đấu thầu và các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, độc quyền trên thị trường. Tháng 7 vừa qua, Quốc hội khoá XIV đã phê duyệt việc sửa đổi, bổ sung Luật Cạnh tranh. Do đó, theo ý kiến của tác giả, trong giai đoạn này, bên cạnh ưu tiên điều tra, xử lý các hành vi phản cạnh tranh nghiêm trọng trên thị trường, cơ quan cạnh tranh Việt Nam đồng thời nên ưu tiên tập trung nguồn lực cho công tác rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Cạnh tranh và các nghị định hướng dẫn thi hành; xây dựng và hoàn thiện mô hình cơ quan cạnh tranh; chú trọng đào tạo nhân lực nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả thực thi pháp luật và chính sách cạnh tranh./.

Nguồn tham khảo: Bài viết có sử dụng một số dữ liệu trong các bài thuyết trình của ông Nicholas Heys – Phó giám đốc điều hành, Bộ phận điều phối thực thi chính sách cạnh tranh và ông Simon Erwood – Trợ lý giám đốc, Bộ phận Tổng hợp và Báo cáo, Ban thông tin, Chiến lược, Quốc tế và Tuyên truyền, ACCC tại Hội thảo “Xây dựng chiến lược thực thi chính sách cạnh tranh hiệu quả” ngày 23 tháng 8 năm 2016 tại Hà Nội.

CHUYÊN MỤC

Page 15: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 58 - 2016 Xác định ưu tiên chiến lược đối với cơ

15ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 8 - 2 0 1 6

Hạn chế cạnh tranh

KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT VÀ ĐẶC TRƯNG PHÁP LÝ CỦA THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH THEO PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

ứng dịch vụ.Như vậy, những yếu tố của cạnh

tranh trên thị trường như giá cả, chất lượng, sản lượng hay các yếu tố kinh doanh khác cũng chính là những yếu tố mà các bên tham gia thỏa thuận hướng tới nhằm làm áp lực cạnh tranh lẫn nhau. Dưới góc độ pháp luật cạnh tranh, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mang bản chất hạn chế cạnh tranh nên cần phải được kiểm soát. Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có những đặc trưng pháp lý sau:

Thứ nhất, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là thỏa thuận giữa các doanh nghiệp. Doanh nghiệp là chủ thể trong quan hệ thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Doanh nghiệp, theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Luật cạnh tranh, được hiểu là các tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh

Theo Điều 8, Luật cạnh tranh, các thoả thuận hạn chế cạnh tranh gồm (1) thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, (2) thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ, (3) thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ, (4) thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư, (5) thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng, (6) thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh, (7) thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận, (8) thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là một trong số những hành vi hạn chế cạnh tranh được Luật cạnh

tranh điều chỉnh. Theo quy định tại Khoản 3, Điều 3, Luật cạnh tranh, hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế. Mặc dù Luật cạnh tranh không trực tiếp đưa ra định nghĩa về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nhưng từ nội dung của quy định nêu trên có thể hiểu thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là thỏa thuận giữa hai hay nhiều chủ thể kinh doanh trên thị trường hướng tới hoặc có tác động làm giảm, làm sai lệch hay cản trở hoạt động cạnh tranh bình thường trên thị trường.

CHUYÊN MỤC

Page 16: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 58 - 2016 Xác định ưu tiên chiến lược đối với cơ

16 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 8 - 2 0 1 6

Hạn chế cạnh tranh

vực thuộc độc quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam. Doanh nghiệp là chủ thể tạo nên và quyết định mức độ cũng như hình thức của cạnh tranh, đồng thời, cũng chính các doanh nghiệp có thể gây hạn chế, giảm bớt hay thậm chí triệt tiêu cạnh tranh do chính mình tạo ra bằng các thỏa thuận. Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể là giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau hoặc có thể là giữa những doanh nghiệp có mối liên hệ với nhau trong cùng một chuỗi sản xuất hay cung ứng sản phẩm, dịch vụ.

Thứ hai, giữa các doanh nghiệp có thoả thuận hạn chế cạnh tranh. Thoả thuận là đặc trưng pháp lý cơ bản và là yếu tố cấu thành hành vi quan trọng, được hiểu là sự thống nhất ý chí giữa các bên tham gia.

Trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đòi hỏi phải có sự thể hiện và thống nhất ý chí giữa các bên tham gia thỏa thuận thông qua sự thể hiện và thống nhất ý chí của những người có thẩm quyền và hướng tới mục đích hạn chế cạnh tranh. Vì vậy, thoả thuận hạn chế cạnh tranh thường là kết quả của quá trình đàm phán, thương lượng giữa các bên tham gia với nhau liên quan đến một hoặc một số nội dung hay yếu tố nào đó của thị trường. Tuy nhiên, cũng có trường hợp các bên tham gia không trực tiếp thỏa thuận với nhau mà gián tiếp đạt được sự thoả thuận thông qua các nghị quyết, quyết định hay hành động chung của Hiệp hội mà các bên là thành viên. Sở dĩ trường hợp này cũng được coi là thoả thuận bởi khi các doanh nghiệp tham gia và là thành viên của hiệp hội, tự nguyện chấp nhận hay đồng tình theo những cam kết hay chủ trương chung của hiệp hội, chấp nhận cho phép hiệp hội được đưa ra nghị quyết, quyết định hoặc hành động chung và bản thân các doanh nghiệp thành viên tuân thủ theo thì đó cũng chính là một sự thoả thuận giữa các doanh nghiệp thành viên đã đạt được. Hình thức của thỏa thuận dạng kiểu như vậy gần như mang tính chất uỷ quyền quyết định cho hiệp hội do vậy có giàng buộc nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý với các thành viên. Ngoài ra, thoả thuận hạn chế cạnh tranh còn có thể biểu hiện dưới dạng các cam kết tuân thủ hay đáp ứng những yêu cầu do một hoặc một số bên đặt ra. Trong thực tế, có trường hợp các doanh nghiệp thực hiện những hành vi giống nhau nhưng không vì thế mà có thể kết luận giữa các doanh nghiệp có sự thoả thuận bởi có thể đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên trên cơ sở tính

toán và đưa ra quyết định một cách độc lập của từng doanh nghiệp. Chỉ có thể quy kết là có sự tồn tại một thoả thuận nếu có thông tin, chứng cứ cho thấy rằng giữa các doanh nghiệp đã có sự gặp gỡ, trao đổi và thống nhất giữa ý chí, hay nói cách khác các doanh nghiệp đã tìm được tiếng nói và hành động chung mà không bị tác động bởi bất cứ lý do nào.

Thứ ba, mục đích của thoả thuận là nhằm hạn chế cạnh tranh. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể theo chiều ngang hoặc chiều dọc. Nội dung của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là các yếu tố của cạnh tranh như giá cả hay thị trường. Mục đích của các bên tham gia thỏa thuận là làm giảm sức ép cạnh tranh hay chính là hạn chế cạnh tranh và thông qua đó gây thiệt hại cho các doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận, cho các doanh nghiệp tiềm năng, xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng và toàn xã hội. Đối với khách hàng, lợi ích trực tiếp bị thiệt hại là không được hưởng các sản phẩm với chất lượng tốt hơn và mức giá cả phù hợp hơn. Đối với doanh nghiệp không tham gia thoả thuận có nguy cơ mất cơ hội kinh doanh, bị loại ra khỏi thị trường. Với sự liên kết giữa các doanh nghiệp thông qua một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tạo nên sức mạnh khống chế và buộc khách hàng phải tuân theo những luật chơi do các doanh nghiệp này tự ra không dựa trên cơ sở quy luật của thị trường. Ngoài ra, bằng việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, các doanh nghiệp tham gia thoả thuận cũng có thể áp đặt những điều kiện bất lợi trong các giao dịch với những doanh nghiệp ngoài thoả thuận.

Thứ tư, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được biểu hiện dưới một hình thức nhất định. Hình thức biểu hiện của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không được coi là tiêu chí bắt buộc, có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản, chính thức hay không chính thức. Tuy nhiên, trong thực tế việc xác định hình thức biểu hiện của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh lại có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều tra và xử lý đối với các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, cho dù hình thức biểu hiện của thoả thuận hạn chế cạnh tranh không làm ảnh hưởng đến hậu quả pháp lý của các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể được biểu hiện dưới các hình thức như bằng miệng hoặc văn bản, thoả thuận ngầm hay thoả thuận công khai dưới các loại như hợp đồng, nghị quyết, quyết định, nội quy của các

hiệp hội.Việc xác định hình thức biểu hiện

của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không ảnh hưởng đến hậu quả pháp lý nhưng có khả năng ảnh hưởng tới mức độ thành công của việc chứng minh thỏa thuận. Nếu thoả thuận hạn chế cạnh tranh được thể hiện thông qua hình thức văn bản như hợp đồng, biên bản cuộc họp, quyết định, nghị quyết, các trao đổi điện thoại, fax, email... thì việc thu thập chứng cứ và chứng minh sẽ dễ dàng hơn. Vấn đề sẽ trở nên khó khăn nếu thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là các thỏa thuận ngầm. Khi đó cần phải dựa vào các loại chứng cứ gián tiếp nên việc chứng minh sẽ khó khăn hơn.

Thứ năm, hậu quả của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là làm giảm, làm sai lệch hay cản trở hoặc thậm chí triệt tiêu các hoạt động cạnh tranh bình thường trên thị trường. Tuy nhiên, hậu quả này có thể đã xảy ra hoặc chưa xảy ra. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chỉ đòi hỏi đảm bảo các yếu tố cấu thành về mặt hình thức. Khi xác định hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không cần xét đến hậu quả thực tế mà chỉ cần xác định hậu quả về mặt hình thức. Hậu quả thực tế chỉ có ý nghĩa trong việc xác định mức độ trách nhiệm pháp lý hay mức phạt.

CHUYÊN MỤC

Page 17: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 58 - 2016 Xác định ưu tiên chiến lược đối với cơ

17ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 8 - 2 0 1 6

BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI KHU VỰC ASEAN HÀN QUỐC

Nhằm nâng cao nhận thức của các bên liên quan và chia sẻ kinh nghiệm, thực tiễn về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử, Cục Quản lý cạnh tranh đã phối hợp với Ban Thư ký ASEAN và Cơ quan Bảo vệ người tiêu dùng Hàn Quốc (KCA) tổ chức “Hội thảo về tăng cường bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử giữa khu vực ASEAN và Hàn Quốc” trong hai ngày 05 và 06 tháng 9 năm 2016 vừa qua, tại Thành phố Đà Nẵng.

Tham dự Hội thảo về phía nước chủ trì có ông Trịnh Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương. Về phía ASEAN có Ông Penn Sovicheat - Tổng Cục trưởng Tổng Cục Nội thương, Bộ Thương mại Campuchia

kiêm Chủ tịch Ủy ban ASEAN về Bảo vệ người tiêu dùng (ACCP); Bà Yap Lai Peng - Trưởng Bộ phận Cạnh tranh, Bảo vệ người tiêu dùng và Sở hữu trí tuệ, Ban Thư ký ASEAN. Đại diện Hàn Quốc có ông Gu Kyung Tae- Trưởng Bộ phận Hợp tác quốc tế, Cơ quan Bảo vệ người tiêu dùng Hàn Quốc (KCA). Cùng với đó, Hội thảo có sự tham gia của hơn 50 diễn giả và đại biểu đến từ các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng và thương mại điện tử của các nước thành viên ASEAN và Hàn Quốc.

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, ông Trịnh Anh Tuấn dẫn chứng sự phát triển nhanh chóng và đóng góp tích cực của các giao dịch thương mại điện tử đối với nền kinh tế của các quốc gia nói riêng

và kinh tế khu vực, thế giới nói chung. Cùng quan điểm này, ông Penn Sovicheat cho rằng khu vực ASEAN với lượng dân số trẻ lớn và tốc độ tăng trưởng Internet cao đang là thị trường tiêu dùng hấp dẫn và có tiềm năng phát triển, không chỉ về thương mại truyền thống mà bao gồm cả thị trường thương mại điện tử.

Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển và đóng góp tích cực, thị trường thương mại điện tử cũng đang bộc lộ nhiều hạn chế và rào cản, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt là trong các giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C). Nhận định về thực trạng này, các chuyên gia và diễn giả đến từ các nước ASEAN, Hàn Quốc đã đưa ra các vấn đề tồn tại, trong đó nổi

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 18: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 58 - 2016 Xác định ưu tiên chiến lược đối với cơ

18 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 8 - 2 0 1 6

bật là các hình thức lừa đảo trong giao dịch thương mại điện tử; hiệu quả của công tác giải quyết tranh chấp đối với các giao dịch xuyên biên giới, sự an toàn của thông tin của người tiêu dùng và vấn đề hợp tác quốc tế để tăng cường hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các thiệt hại phát sinh trong loại hình giao dịch thương mại điện tử, đại diện các nước cũng đã chia sẻ các mô hình đang được áp dụng thực tiễn, ví dụ các chương trình đánh giá mức độ uy tín của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn doanh nghiệp tin cậy để giao dịch; các mô hình về giải quyết rút gọn khiếu nại của người tiêu dùng; các công cụ nhằm phát hiện và ngăn chặn các loại hình lừa đảo trực tuyến… Một trong các ý kiến được chia sẻ và được sự thống nhất cao của các đại biểu là sự cần thiết của việc ban hành và hoàn thiện quy định pháp lý về bảo

vệ người tiêu dùng trong các giao dịch thương mại điện tử. Theo đó, hiện tại hầu hết các nước thành viên ASEAN và Hàn Quốc đã có hệ thống quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch thương mại điện tử.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả của hoạt động liên quan, đặc biệt trong mối quan hệ giữa các nước ASEAN với Hàn Quốc, Ông Gu Kyung Tae mong muốn trong thời gian tới các cơ quan, tổ chức cần chú trọng đẩy mạnh hợp tác quốc tế, xây dựng cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin và xử lý khiếu nại của người tiêu dùng xuyên biên giới. Đại diện các nước tham gia Hội thảo đều nhất trí với kiến nghị của phía Hàn Quốc, đồng thời cho rằng, để đảm bảo hiệu quả của công tác này, trước mắt, các nước cần xem xét và thúc đẩy việc ký kết các Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực liên quan từ đó xây dựng mạng lưới trao đổi và phối hợp xử lý thông tin hiệu quả.

Như vậy, thông qua Chương trình Hội thảo, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử đã được đưa ra thành nội dung mang tính khu vực và quốc tế. Các quốc gia tham dự đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử, đã chia sẻ và học hỏi nhiều kinh nghiệm, mô hình, công cụ và đặc biệt đã thống nhất cao trong việc cần thực hiện một số hoạt động để tiếp tục tăng cường hiệu quả của công tác trong thời gian tới.

Sự thành công của Hội thảo này đã mở ra nhiều triển vọng hợp tác giữa các nước ASEAN với Hàn Quốc trong nhiều lĩnh vực khác, đồng thời, tiếp tục khẳng định vai trò chủ động và tích cực của Việt Nam trong việc thúc đẩy hiệu quả hoạt động của Ủy ban ASEAN về Bảo vệ người tiêu dùng nói riêng và hoạt động của khu vực ASEAN nói chung./.

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 19: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 58 - 2016 Xác định ưu tiên chiến lược đối với cơ

19ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 8 - 2 0 1 6

CÔNG BỐ KẾT QUẢ KHẢO SÁT NHẬN

THỨC CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VỀ BẢO

VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

TẠI VIỆT NAM

Ngày 12 tháng 8 năm 2016, Cục Quản lý cạnh tranh (Cục QLCT) đã tổ chức Hội thảo “Công bố kết

quả khảo sát nhận thức của người tiêu dùng về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam” tại khách sạn Fortuna, Hà Nội. Hội thảo ghi nhận sự tham gia đông đảo của các cơ quan quản lý nhà nước, các Sở Công Thương, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD), các trường đại học, viện nghiên cứu và giới truyền thông, báo chí…

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, sau 05 năm kể từ ngày Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực, với sự triển khai mạnh mẽ từ các bộ, ngành, tổ chức xã hội, công tác BVQLNTD đang phát triển lên một tầm cao mới. Ông Tuấn cho biết, nhằm có cơ sở đánh giá hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời gian qua, được sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Cục Quản lý cạnh tranh đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công Thương tiến hành khảo sát ý kiến, nhận thức của người tiêu dùng về BVQLNTD trên một số tỉnh, thành phố điển hình trong cả nước.

Trình bày về kết quả khảo sát, Ông Phan Thế Thắng, Phó trưởng Phòng BVQLNTD, Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, khảo sát cho thấy nhiều kết quả quan trọng trong công tác BVQLNTD như: Số lượng người biết đến Luật BVQLNTD; tỷ lệ NTD biết đến cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức xã hội tham gia BVQLNTD; phản ứng của NTD khi bị xâm phạm quyền lợi (khiếu nại/im lặng/khiếu nại đến đơn vị nào); đánh giá về công tác giải quyết khiếu nại của cơ quan

quản lý nhà nước, tổ chức xã hội; đề xuất của NTD nhằm nâng cao hiệu quả công tác BVQLNTD,… Ông Thắng cho biết, những kết quả này không chỉ đơn thuần là những con số, mà còn phản ánh được rất nhiều về tình hình của công tác BVQLNTD hiện nay cũng như hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức liên quan. Những số liệu và thông tin này đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng, hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội nói chung và giải pháp tăng cường công tác BVQLNTD nói riêng trong thời gian tới. Trong đó, Cục Quản lý cạnh tranh sẽ quan tâm, chú trọng một số hoạt động được người tiêu dùng đề xuất trong tương lai như tuyên truyền, nâng cao hơn nữa nhận thức của NTD; hỗ trợ, giải quyết hiệu quả khiếu nại của NTD; kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng,...

Chia sẻ tại Hội thảo, bà Phạm Quế Anh, chuyên gia Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) cho biết, việc vận dụng kết quả khảo sát trong thực tiễn là rất cần thiết. Bà Quế Anh đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác BVQLNTD tại Việt Nam như xây dựng cơ sở dữ liệu chi tiết về vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến. Bên cạnh đó, cần áp dụng quy trình tiên tiến vào cơ chế giải quyết khiếu nại để những người nghèo, vùng sâu vùng xa yếu thế hơn có thể tiếp cận. Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế khiếu nại tập

thể, nâng cao nhận thức về trách nhiệm của NTD vì mục tiêu tiêu dùng xanh bền vững trong tương lai.

Bên cạnh đó, Hội thảo ghi nhận phần trao đổi rất sôi nổi từ các đại biểu như: đại diện các trường đại học, viện nghiên cứu, sở công thương, các hội BVQLNTD. Các đại biểu nhận xét khá chi tiết về kết quả khảo sát, chia sẻ về tình hình quyền lợi NTD bị vi phạm trong thời gian gần đây, các khó khăn trong công tác BVQLNTD và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, các đại biểu cũng đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về BVQLNTD và các tổ chức xã hội tham gia BVQLNTD.

Hội thảo “Công bố kết quả khảo sát nhận thức của người tiêu dùng về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam” nhận được rất nhiều sự quan tâm và đóng góp ý kiến từ đại diện các cơ quan, tổ chức. Các đại biểu đều thống nhất, các số liệu từ kết quả khảo sát bước đầu đánh giá được tổng quan về hoạt động BVQLNTD Việt Nam, đồng thời là cơ sở dữ liệu quý giá cho việc định hướng các chính sách xã hội trong tương lai. Cục QLCT hy vọng, từ buổi Hội thảo này, các cơ quan và tổ chức liên quan sẽ định hướng hoạt động tập trung vào quyền lợi NTD nhiều hơn và phát triển cơ chế hỗ trợ tối đa cho NTD trong việc giải quyết khiếu nại.

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 20: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 58 - 2016 Xác định ưu tiên chiến lược đối với cơ

20 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 8 - 2 0 1 6

HOA KỲ SỬA ĐỔI QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CƠ SỞ ĐỂ XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ THÔNG THƯỜNG (NORMAL VALUE) TRONG

TÍNH TOÁN BIÊN ĐỘ PHÁ GIÁ DÙNG TẠI VIỆT NAM

Ngày 19 tháng 8 năm 2016, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đăng Công báo liên bang về đề

xuất dự thảo sửa đổi quy định liên quan đến việc sử dụng trị giá tự xây dựng (constructed value) hay giá bán ở nước thứ ba (third country sales) làm cơ sở để tính toán trị giá thông thường (normal value), trong trường hợp nước xuất khẩu không phải là nước có thị trường khả thi (viable market).

1. Thông tin chungTheo quy định tại mục 731, Đạo luật

thuế quan 1930 Hoa Kỳ, trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu được bán tại thị trường Hoa Kỳ với giá thấp hơn giá trị thông thường, và Ủy ban thương mại quốc tế (ITC) kết luận rằng ngành sản xuất nội địa chịu thiệt hại hoặc bị đe dọa thiệt hại đáng kể do hàng hóa nhập khẩu đó gây ra, thì DOC sẽ áp thuế chống bán phá giá.

Để xác định được biên độ phá giá, DOC sẽ so sánh giữa giá xuất khẩu sản phẩm bị điều tra vào Hoa Kỳ với trị giá thông thường (thường là mức giá bán tại thị trường nước xuất khẩu). Tuy nhiên, trong trường hợp nước xuất khẩu được xác định là nước không có thị trường khả thi (viable market) thì DOC có quyền sử dụng các nguồn khác để tính toán trị giá thông thường.

Theo quy định tại Đạo luật liên bang mục 19 CFR 351.404(b), một nước xuất khẩu hay một nước thứ ba được coi là nước có thị trường khả thi nếu việc bán sản phẩm tương tự tại nước đó có đủ số lượng (sufficient quantity) để hình thành cơ sở xác định trị giá thông thường. Có đủ số lượng thường có nghĩa là số lượng tổng hợp (hoặc, nếu số lượng là không thích hợp, thì trị giá) của sản phẩm tương tự nước ngoài do nhà sản xuất/xuất khẩu bán ở nước đó lớn hơn hoặc bằng 5% tổng lượng (trị giá) của doanh số bán hàng hóa bị điều tra của nhà sản xuất/xuất khẩu đó vào Hoa Kỳ.

Các nguồn khác để làm cơ sở tính toán trị giá thông thường bao gồm: (i) giá bán của sản phẩm tương tự tại một nước thứ ba; (ii) trị giá tự xây dựng.

Theo đó việc sử dụng giá bán của sản

phẩm tương tự tại một nước thứ ba được ưu tiên áp dụng hơn trong các trường hợp sau: (i) không có việc bán sản phẩm tương tự tại nước xuất khẩu, (ii) không có đủ số lượng bán hàng hóa tương tự tại nước xuất khẩu và do đó thị trường là không khả thi; hoặc (iii) DOC xác định rằng DOC không thể sử dụng giá bán tại thị trường nước xuất khẩu để làm cơ sở xác định trị giá thông thường.

2. Đề xuất sửa đổi quy định của DOC

Theo thông tin đăng tại Công báo liên bang, DOC dự định thay đổi thứ tự ưu tiên đối với các cơ sở mà DOC sử dụng để xác định trị giá thông thường trong trường hợp nước xuất khẩu được xác định là không có thị trường khả thi. Theo đó, DOC sẽ ưu tiên sử dụng trị giá tự xây dựng để làm cơ sở tính toán, thay vì ưu tiên sử dụng giá bán tại thị trường nước thứ ba như hiện nay.

Lý do DOC đưa ra là:(i) việc thay đổi này là phù hợp với

quy định của Đạo luật mở rộng ưu đãi thương mại 2015 (Trade Preferences Extension Act 2015 – TPEA), theo đó, TPEA yêu cầu DOC phải thu thập thông tin về chi phí từ các bị đơn bắt buộc trong các vụ điều tra chống bán phá giá (AD). Căn cứ trên quy định của TPEA, trong các vụ việc AD mà vào ngày 6/8/2015 chưa ban hành bản câu hỏi đầu tiên thì DOC sẽ yêu cầu các bên cung cấp thông tin về chi phí sản xuất (cost of production) cần thiết để hình thành nên trị giá tự xây dựng. Do đó, việc sử dụng trị giá tự xây dựng không tăng thêm gánh nặng quá nhiều cho cả DOC lẫn các bên bị đơn (DOC sẽ không cần phải thu thập các thông tin liên quan đến giá bán tại các nước thứ ba).

(ii) Thêm vào đó, dựa trên kinh nghiệm của DOC, việc sử dụng trị giá tự xây dựng sẽ cho kết quả hợp lý hơn về trị giá thông thường. Do đôi khi việc sử dụng giá bán sản phẩm tương tự (like product) tại các nước thứ ba gặp phải rủi ro là các sản phẩm tương tự này có thể chỉ ở mức tương tự (similar), chứ không phải là sản phẩm giống hệt (identical) với sản phẩm đang bị điều tra bán tại Hoa Kỳ.

(iii) Hơn nữa, trị giá tự xây dựng

cũng phản ánh các chi phí thực tế gắn liền với việc sản xuất và bán hàng hóa bị điều tra.

Các thực thể có thể bị ảnh hưởng bởi quy định này bao gồm các nhà sản xuất/xuất khẩu (mà một số nhà sản xuất/xuất khẩu này có thể liên kết với các công ty và nhà nhập khẩu Hoa Kỳ).

DOC đánh giá quy định này sẽ không có ảnh hưởng đáng kể tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ do bản thân trong bản câu hỏi đối với các bị đơn bắt buộc, DOC cũng đã yêu cầu các thông tin về chi phí để từ đó có thể xác định được trị giá tự xây dựng.

Quy định sửa đổi này dự định có hiệu lực 30 ngày sau khi quy định cuối cùng được ban hành.

3. Phương thức bình luận về đề xuất của DOC

- Các bên quan tâm có thể đưa ra bình luận trước ngày 26/9/2016.

- Tất cả các bình luận phải được nộp thông qua Cổng thương mại điện tử Federal eRulemakinghttp://www.regulations.gov.

- Trong trường hợp các bên bình luận không thể vào Internet, các bên này có thể nộp bản gốc và bản mềm bình luận trực tiếp hoặc qua bưu điện. Địa chỉ nhận như sau:

Paul Piquado, Assisstant Secretary for Enforcement&Compliance

Room 1870, Department of Commerce,

14th Street and Constitution Ave. NW., Washington, DC 20230

Tất cả các bình luận sẽ được đăng tải trên Cổng thương mại điện tử Federal eRulemakinghttp://www.regulations.gov.

DOC sẽ không chấp nhận bất cứ bình luận nào mà yêu cầu giữ bí mật một phần hoặc toàn bộ các thông tin nêu trong bình luận.

(Phòng Xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài)

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 21: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 58 - 2016 Xác định ưu tiên chiến lược đối với cơ

21ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 8 - 2 0 1 6

BỘ CÔNG THƯƠNG BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠM THỜI

SẢN PHẨM THÉP MẠ NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM CÓ XUẤT XỨ TỪ TRUNG QUỐC (BAO GỒM HỒNG KÔNG)

VÀ HÀN QUỐC (MÃ VỤ VIỆC AD02)Ngày 03 tháng 3 năm 2016, Bộ Công

Thương đã ban hành Quyết định số 818/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng thép mạ nhập khẩu vào Việt Nam có nguồn gốc xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (bao gồm Hồng Kông) và Hàn Quốc (mã vụ việc AD02).

Ngày 01 tháng 9 năm 2016, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3584/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp

chống bán phá giá tạm thời sản phẩm thép mạ nhập khẩu vào Việt Nam.

Sản phẩm thép mạ bị áp dụng thuế chống bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam được phân loại theo các mã HS sau: 7210.41.11; 7210.41.12; 7210.41.19; 7210.49.11; 7210.49.12; 7210.49.13; 7210.49.19; 7210.50.00; 7210.61.11; 7210.61.12; 7210.61.19; 7210.69.11; 7210.69.12; 7210.69.19; 7210.90.10; 7210.90.90; 7212.30.10; 7212.30.20;

7212.30.91; 7212.30.99; 7212.50.11; 7212.50.12; 7212.50.19; 7212.50.21; 7212.50.22; 7212.50.29; 7212.50.91; 7212.50.92; 7212.50.99; 7212.60.10; 7212.60.20; 7212.60.90; 7225.92.90; 7226.99.11; 7226.99.91 (35 mã HS).

Theo đó, mức thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông) và Hàn Quốc như sau:

Nước/Vùng lãnh thổ TT Tên nhà sản xuất/xuất khẩu Các công ty thương mại

Mức thuế chống bán phá giá tạm thời

Trung Quốc(bao gồm Hồng

Kông)

1 Yieh Phui (China) Technomaterial Co., Ltd. Chin Fong Metal Pte., Ltd. 4.02%

2 Bazhou Sanquiang Metal Products Co., Ltd.

Sumec International Technology Co., Ltd. 7.20%

3 BX Steel POSCO Cold Rolled Sheet Co., Ltd.

Benxi Iron and Steel International Economic and Trading Co., Ltd. 38.34%

4 Bengang Steel Plates Co., Ltd. Benxi Iron and Steel International Economic and Trading Co., Ltd. 34.77%

5 Tianjin Haigang Steel Sheet Tianjin Hajinde Co., Ltd. 11.87%

6 Hebei Iron & Steel Co., Ltd., Tangshan Branch

Tangshan Iron & Steel Group Co., Ltd. 20.76%

7 Wuhan Iron and Steel Company Limited

1. International Economic and Trading Corporation WISCO 2. Wugang Trading Company Limited 3. Ye-Steel Trading Co., Limited 4. Steelco Pacific Trading Limited

25.63%

8 Các nhà sản xuất/xuất khẩu khác của Trung Quốc 38.34%

Hàn Quốc1 POSCO

1. Daewoo International Corporation 2 . P O S C O A s i a 3. POSCO Processing & Service Co., Ltd

12.40%

2 Các nhà sản xuất/xuất khẩu khác của Hàn Quốc 19.00%

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 22: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 58 - 2016 Xác định ưu tiên chiến lược đối với cơ

22 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 8 - 2 0 1 6

Để được hưởng thuế suất dành cho các nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài hợp tác với Cơ quan điều tra như liệt kê ở trên, các nhà nhập khẩu hàng hóa, khi làm thủ tục hải quan, cần nộp các tài liệu sau:

- Hợp đồng thương mại, trong đó thể hiện tên công ty xuất khẩu là một trong các nhà sản xuất/xuất khẩu hoặc các công ty thương mại được liệt kê ở trên;

- Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa (Mill-test Certificate) hoặc các giấy tờ tương tự thể hiện nhà sản xuất hàng hóa là một trong các nhà sản xuất/xuất khẩu được liệt kê ở trên;

- Giấy chứng nhận xuất xứ thể hiện hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông) và Hàn Quốc.

Thuế chống bán phá giá tạm thời có hiệu lực trong vòng 120 ngày, cụ thể từ

ngày 16 tháng 9 năm 2016 đến hết ngày 13 tháng 01 năm 2017.

Trong giai đoạn điều tra tiếp theo của vụ việc, Cơ quan điều tra sẽ tiến hành thẩm tra tại chỗ đối với các doanh nghiệp hợp tác nhằm kiểm tra tính chính xác và đầy đủ của các thông tin do các doanh nghiệp cung cấp để xem xét và tính toán lại biên độ bán phá giá chính thức. Kế hoạch và lịch trình thẩm tra sẽ được Cơ quan điều tra thông báo cụ thể tới từng doanh nghiệp trong khoảng thời gian hợp lý.

Sau khi kết thúc thẩm tra, Cơ quan điều tra sẽ tổ chức Phiên tham vấn công khai với các bên liên quan trong vụ việc, nhằm tạo cơ hội cho tất cả các bên được trình bày ý kiến của mình. Thông tin về Phiên tham vấn công khai sẽ được Cơ quan điều tra thông báo tới các bên liên quan và đăng trên website (http://www.

vca.gov.vnhoặc http://www.qlct.gov.vn).Mọi thông tin liên hệ và bình luận

xin gửi về:Phòng Điều tra vụ kiện phòng vệ

thương mại của doanh nghiệp trong nướcCục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công

ThươngĐịa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm,

Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: (+84 4) 2220 5018 hoặc

(+84 4) 2220 5002 (máy lẻ: 1039)Điều tra viên phụ trách vụ việc:- N g u y ễ n T h ị N g u y ệ t

Nga, email: [email protected] Vũ Quỳnh Giao, email: giaovq@

moit.gov.vn.(Phòng Điều tra các vụ kiện phòng vệ

thương mại - Cục Quản lý cạnh tranh)

LƯU Ý NGƯỜI TIÊU DÙNG CÁCH THỨC XỬ LÝ KHI MẤT THẺ HOẶC CÓ DẤU HIỆU BỊ LỘ THÔNG TIN TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG

Thời gian gần đây, các vụ việc liên quan đến mất tiền trong tài khoản thanh toán hoặc thẻ ngân hàng

đang thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều bên, đặc biệt là sự lo lắng của người tiêu dùng khi gửi tiền hoặc sử dụng các dịch vụ liên quan của ngân hàng.

Nhằm ngăn ngừa và phòng tránh các thiệt hại xảy ra, đồng thời hướng dẫn người tiêu dùng cách thức xử lý kịp thời, chính xác và hiệu quả trong các tình huống bị mất thẻ hoặc bị lộ thông tin tài khoản, Cục Quản lý cạnh tranh xin khuyến cáo người tiêu dùng một số nội dung trong quá trình sử dụng các dịch vụ liên quan của ngân hàng.

1. Nghiên cứu hợp đồng cung cấp dịch vụ để biết các quy định trong các trường hợp bị mất thẻ hoặc lộ thông tin tài khoản

Người tiêu dùng cần nắm rõ hợp đồng quy định như thế nào trong trường hợp thẻ bị mất hoặc lộ thông tin tài khoản; trách nhiệm của các bên liên quan và hướng dẫn cụ thể của ngân hàng. Trường hợp hợp đồng không nêu hoặc nêu chưa rõ, người tiêu dùng cần thống nhất bằng văn bản hoặc bằng hình thức có lưu vết với ngân hàng về các quy định nêu trên để áp dụng trong trường hợp phát sinh tranh chấp.

Theo quy định, dịch vụ phát hành thẻ ghi nợ nội địa, mở và sử dụng dịch vụ

tài khoản thanh toán (áp dụng cho khách hàng cá nhân) là dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung. Việc này nhằm hạn chế và ngăn chặn các điều khoản có yếu tố bất lợi cho người tiêu dùng, qua đó, nâng cao vị thế của người tiêu dùng trong quá trình sử dụng dịch vụ. Vì vậy, để hạn chế các rủi ro về mặt pháp lý, người tiêu dùng nên xác định rõ hợp đồng và các tài liệu liên quan mà ngân hàng, tổ chức cung cấp dịch vụ sử dụng đã được đăng ký vơi cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hay chưa.

Để hạn chế rủi ro đối với thông tin cung cấp cho ngân hàng, người tiêu dùng nên tham khảo và cân nhắc điều khoản trong hợp đồng liên quan đến việc đồng ý cho ngân hàng thu thập, sử dụng và chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba. Theo quy định, ngân hàng chỉ được chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi có sự đồng ý của người tiêu dùng (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).

2. Ghi nhớ thông tin liên hệ của ngân hàng để kịp thời sử dụng 24/7

Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hoặc tài khoản ngân hàng có thể được sử dụng 24/7. Vì vậy, khi bị mất thẻ hoặc bị lộ thông tin tài khoản, người tiêu dùng phải thông báo ngay lập tức với ngân hàng. Việc thông báo càng nhanh thì nguy cơ

giảm thiểu rủi ro càng cao vì kẻ gian thường có xu hướng sử dụng thẻ ngay khi lấy cắp được. Để kịp thời thông báo trong trường hợp rủi ro mất thẻ, người tiêu dùng cần ghi nhớ cách thức liên hệ với ngân hàng hoặc thông thường là số điện thoại chăm sóc khách hàng của ngân hàng được in sẵn trên mặt sau của thẻ.

Một số ngân hàng có quy định cụ thể về thời điểm, hình thức thông báo và giá trị pháp lý của thông báo mất thẻ. Người tiêu dùng nên tìm hiểu rõ điều khoản này trong hợp đồng.

Người tiêu dùng nên ghi nhớ số điện thoại chăm sóc khách hàng thường được ghi rõ trên hàng đầu tiên, mặt phía sau của thẻ hoặc công bố trên website của ngân hàng.

3. Lưu giữ thông tin về việc đã gửi thông báo cho ngân hàng khi bị mất thẻ hoặc lộ tài khoản

Để xác minh thời điểm thông báo cho ngân hàng, người tiêu dùng nên ưu tiên thực hiện các phương thức thông báo có lưu vết như ghi âm cuộc điện thoại hoặc xác nhận bằng văn bản tại điểm giao dịch. Phần lớn các ngân hàng đều tạo điều kiện để người tiêu dùng thông báo qua điện thoại. Tuy nhiên, nếu có thể, người tiêu dùng nên đồng thời sử dụng thông báo bằng văn bản.

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 23: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 58 - 2016 Xác định ưu tiên chiến lược đối với cơ

23ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 8 - 2 0 1 6

4. Thực hiện những nội dung sau để phòng ngừa mất thẻ, thông tin tài khoản

- CẦN đăng ký dịch vụ nhận tin nhắn thông báo thay đổi số dư tự động của ngân hàng để giám sát các biến động trên tài khoản cá nhân /thẻ. Việc đăng ký dịch vụ này có thể giúp người tiêu dùng phát hiện ngay khi có giao dịch biến động trên tài khoản hoặc thẻ của mình, từ đó, kịp thời có biện pháp ngăn chặn và xử lý.

- KHÔNG cung cấp thông tin bảo mật: tên đăng nhập, mật khẩu truy cập tài khoản trực tuyến/thẻ, mã xác nhận giao dịch,... cho bất kỳ ai dưới bất kỳ hình thức nào. Hiện nay, đang có xu hướng lừa đảo mạo danh người thân, bạn bè, chương trình trúng thưởng để đề nghị người tiêu dùng cung cấp các thông tin bảo mật. Trong bất kỳ trường hợp nào, người tiêu dùng nên ghi nhớ ngân hàng không có quyền chủ động yêu cầu người tiêu dùng cung cấp các thông tin bảo mật.

- KHÔNG truy cập vào đường link được gửi qua tin nhắn, email, mạng xã hội,...Chỉ thực hiện giao dịch ngân hàng tại website chính thức của ngân hàng (nhập bằng tay đường link truy cập của ngân hàng) hoặc các website có biểu tượng Verified by Visa và/ hoặc MasterCard SecureCode.

- KHÔNG lưu tự động các thông tin đăng nhập khi thực hiện các giao dịch trực tuyến. Luôn nhớ đăng xuất/ thoát khỏi chương trình khi không sử dụng. Hạn chế sử dụng máy tính công cộng để thực hiện giao dịch trực tuyến. Nhiều trường hợp do vội hoặc không để ý, sau khi sử dụng tài khoản vẫn để nguyên trạng thái đăng nhập. Khi đó, kẻ gian có thể tranh thủ sử dụng và chiếm đoạt tài sản của người tiêu dùng.

5. Phối hợp với các bên liên quan để xử lý sự cố

Khi có sự cố xảy ra, người tiêu dùng cần phối hợp và cung cấp thông tin đầy đủ để hỗ trợ các bên làm rõ và xử lý vụ việc.

Trường hợp phương án giải quyết giữa người tiêu dùng và tổ chức cung cấp dịch vụ không đảm bảo quyền lợi chính đáng, người tiêu dùng có thể phản ánh, khiếu nại tới các cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc có thể liên hệ Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng miễn phí của Cục Quản lý cạnh tranh - 1800.6838 để được tư vấn thông tin hoặc hỗ trợ giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

(Phòng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng)

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG M&A TOÀN CẦU THÁNG 5/2016 (tiếp kỳ trước)

dịch khu vực Châu Á, Thái BÌnh Dương (ngoại trừ Nhật Bản). So với tháng 5/2015, giá trị lũy tiến của hoạt động M&A của Trung Quốc tăng 27,2%, mặc dù số giao dịch giảm 44 giao dịch. Thiếu sự hỗ trợ của các giao dịch lớn, Hàn Quốc và Hồng Kông đều sụt giảm về giá trị giao dịch so với năm trước.

Các giao dịch ra ngoài nước trong khu vực vẫn dùy trì ổn định trong tháng 5, với 47 giao dịch trị giá 13,1 tỉ USD, tăng 49 % về giá trị so với tháng 5/2015 (48 giao dịch, 8,8 tỉ USD). Trung Quốc (23 giao dịch, 11,3 tỉ USD), tiếp tục đóng vai trò chủ chốt, chiếm 85,9% tổng giá trị giao dịch ra ngoài nước. Thêm vào đó, mức đầu tư hàng tháng của Trung Quốc vào các công ty phi Châu Á đã vượt 10 tỉ USD trong 5 tháng liên tiếp, trái ngược với thực tế rằng không có tháng nào đạt 10 tỉ USD trong ba năm qua (2013-2015).

Trung Quốc chuyển tập trung từ Hoa Kỳ sang Châu Âu. Các giao dịch của Trung Quốc nhắm vào các công ty Hoa Kỳ giảm mạnh tới 183 triệu USD trong tháng 5, sự giảm xuống dưới 1 tỉ USD lần đầu tiên kể từ tháng 10, giảm 96,5% về giá trị so với tháng 4 (5,2 tỉ USD).

Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do sự tăng rủi ro về quy định pháp luật,

Khu vực Châu Á –Thái Bình Dương

Tính từ đầu tháng 1, hoạt động M&A tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục sụt giảm. Trong tháng 5, tổng giá trị giao dịch đạt 52,6 tỉ USD với 234 giáo dịch, tương ứng giảm 45,3% về giá trị và giảm 88 giao dịch kể từ tháng 5/2015 (96,2 tỉ USD, 322 giao dịch).

Truyền thông là lĩnh vực dẫn đầu với 6 giao dịch trị giá 7,8 tỉ USD, tăng 14,8% thị phần và 356,8% về giá trị so với tháng 5/2015 (1,7 tỉ USD, 12 giao dịch). Sự gia tăng này nhờ phần lớn vào hai giao dịch dẫn đầu, chiếm 91,6% tổng giá trị giao dịch – giao dịch Wanda Cinema Line mua lại công ty truyền thông Wanda với 5,7 tỉ USD, giao dịch công ty công nghệ thông tin và truyền thông mạng Leshi mua lại Le Vision Pictures (trụ sở tại Trung Quốc) với 1,5 tỉ USD. Tương tự, lĩnh vực Giao thông (6 giao dịch, 7,9 tỉ USD) đứng vị trị thứ hai về giá trị nhờ vào các giao dịch hàng đầu trong khu vực, đó là giao dịch trị giá 6,8 tỉ USD của công ty SF, nhà cung cấp dịch vụ đưa tin hàng đầu Trung Quốc.

Trung Quốc là nước đứng đầu trong tháng 5/2016 với 112 giao dịch trị giá 35,7 tỉ USD, chiếm 67,8% tổng giá trị giao

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 24: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 58 - 2016 Xác định ưu tiên chiến lược đối với cơ

24 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 8 - 2 0 1 6

đặc biệt từ Ủy ban đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS). Tập đoàn bảo hiểu Anbang mới đây đã rút lại thương vụ mua lại Công ty bảo hiểm nhân thọ Fidelity&Guaranty là nguyên nhân thứ 2 của sự sụt giảm này. Một nguyên nhân khác đó là cuộc bầu cử Chủ tịch, do các

10 giao dịch tiêu biểu tháng 5/2016 tại Châu Á Thái Bình Dương

Giá trị giao dịch

(USD)

Ngày thông báo

(2016)

Công ty mua Công ty mục tiêu Công ty bán Lĩnh vực

6,8 tỉ 23/5Maanshan Dingtai Rare Earth & New

Materials SF Holding

Nhóm đầu tư đại diện bởi Wang Wei (Nhà

đầu tư tư nhân)Giao thông

5,7 tỉ 13/5 Wanda Cinema Line Wanda Media

Một nhóm đầu tư đại diện bởi Công ty

TNHH đầu tư Beijing Wanda

Truyền thông

4,4 tỉ 30/5 Tập đoàn Dalian Wanda

Công ty THHH Dalian Wanda Commercial

Properties Bất động sản

3,4 tỉ 31/5Tập đoàn Temasek;

GIC Private Limited; Tập đoàn Alibaba

Tập đoàn Alibaba (1.85% cổ phần)

SoftBank Group Công nghệ

2,8 tỉ 20/5Công ty TNHH Khoa học và công nghệ vật

liệu mới Kingray

Công ty chứng khoán Minmetals (3.4% cổ phần);

Minmetals International Trust and Investment (1.86% cổ phần); Công ty tài chính Minmetals; Minmetals & Jingyi Futures (10.4% cổ

phần)

Dịch vụ tài chính

2,2 tỉ 13/5 Mirae Asset Daewoo Mirae Asset Securities Dịch vụ tài chính

2,1 tỉ 20/5 Công ty TNHH Khai thác dầu khí Tập đoàn InterOil

Năng lượng, khoáng sản và Dịch vụ công

cộng

1,5 tỉ 6/5Công ty thông tin

mạng Leshi và Tập đoàn công nghệ Beijing

Công ty TNHH Le Vision Pictures (Beijing)

Nhóm đầu tư đại diện bởi Leshi Holding

(Beijing)Truyền thông

1,5 tỉ 30/5

Tập đoàn viễn thông Globe; Công ty điện thoại Long distance

Philippine

Tập đoàn viễn thông Vega Tập đoàn San Miguel Viễn thông

1,0 tỉ 12/5 Apple Inc Didi Chuxing Công nghệ

doanh nghiệp Trung Quốc còn bảo thủ đối với các chiến dịch tuyên truyền.

Các công ty Châu Âu trở thành mục tiêu được yêu thích nhất thu hút hơn một nửa số tiền đầu tư ra ngoài nước (7,1 tỉ USD), tăng 146,7% so với tháng 4 (2,9 tỉ USD). Lĩnh vực Công nghiệp và Hóa

chất cũng thay thế lĩnh vực Công nghệ trở thành lĩnh vực đầu tư ngoài nước hàng đầu với 7 giao dịch trị giá 4,2 tỉ USD, chiếm 38,1% tổng giá trị giao dịch ra ngoài nước.

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 25: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 58 - 2016 Xác định ưu tiên chiến lược đối với cơ

25ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 8 - 2 0 1 6

Nhật BảnTrái ngược với xu hướng giảm tại

phần còn lại của khu vực Châu Á Thái Bình Dương, năm nay ghi nhận sự tăng liên tiếp các đàm phán M&A nhằm vào Nhật Bản. Giá trị giao dịch đạt 29,8 tỉ USD với 168 giao dịch, tăng 67,2% so với cùng kì năm 2015 và là giá trị cao nhất tính từ đầu năm tới nay sau kỉ lục năm 2012 (37,4 tỉ USD với 179 giao dịch).

Nhờ vào công nghệ sản xuất tiên tiến, lĩnh vực công nghiệp luôn nằm trong số những lĩnh vực năng động nhất của hoạt động M&A tại Nhật Bản. Tháng này, lĩnh vực Công nghiệp và Hóa học đã vượt qua lĩnh vực lĩnh vực Dược, Y tế và Công nghệ sinh học, trở thành lĩnh vực có giá trị cao nhất từ đầu năm tới nay với 36 giao dịch trị giá 9,7 tỉ USD, tăng 159% so với giá trị giao dịch được thông báo trong năm tháng đầu năm ngoái (3,7 tỉ USD).

Trong lĩnh vực này, ngành tự động thu hút nhiều giao dịch lớn nhất trong tháng. Nhà sản xuất ô tô lớn Nhật Bản

Mitsubishi đã bán 34% cổ phần cho liên minh Nissan – Renault với 2,2 tỉ USD, với hi vọng rằng Carlos Ghosn, ông chủ người Pháp của Nissan-Renault người được đặt nick-name Le Cost Killer nhờ việc đã giúp công ty Renault thoát khỏi thua lỗ chỉ trong một năm, sẽ giúp công ty lấy lại được niềm tin từ thị trường. Theo Mergermarket, sự tăng trưởng trong lĩnh vực tự động hóa sẽ tiếp tục trong những tháng tiếp theo năm 2016. Nhà sản xuất linh kiện ô tô bằng kim loại có trụ sở tại Tokyo Ohashi Technica có thể xem xét việc mua bán – sáp nhập nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh. Mục tiêu lý tưởng là một nhà sản xuất linh kiện ô tô bằng kim loại và có thể ưu tiên trước hết một công ty đã có hiện diện kinh doanh tại thị trường ô tô Nhật Bản.

Mặc dù khó có thể đạt được kết quả giao dịch ra ngoài nước bằng năm ngoái, tháng 5 đã ghi nhận sự hồi phục mạnh các công ty Nhật Bản đầu tư ra ngoài nước, đối lập với sự trì trệ của các hoạt động đầu tư ra ngoài nước trong những

tháng đầu năm 2016. Giá trị giao dịch (1,3 tỉ USD, 13 giao dịch) tăng 77,3% so với tổng giá trị giao dịch 743 triệu USD tháng 5/2015, mặc dù giá trị 13,5 tỉ USD tính từ đầu năm tới nay vẫn thấp hơn kết quả ghi nhận được trong năm 2015 (41,3 tỉ USD). Nhiều công ty Nhật Bản tiết lộ kế hoạch đầu tư vào các nước Đông Nam Á trong tháng 5. Có thể kể ra một số kế hoạch như: Kyokuyo, công ty sản xuất thức ăn hải sản có trụ sở ở Tokyo, đang tìm kiếm đối tác mua bán – sáp nhập tại các nước như Thái Lan, Việt Nam và Căm-pu-chia nhằm mở rộng kinh doanh ra ngoài nước; Kinsei Sangyo, công ty công nghệ máy móc của Nhật đang xem xét mở rộng thị trường tại Thái Lan thông qua liên doanh để thiết lập một công ty thiêu hủy rác thải y tế tại Đông Nam Á; Sangetsu, công ty nội thất có trụ sở tại Aichi, đang xem xét gia nhập thị trường Đông Nam Á bằng việc thành lập các chi nhánh hoặc liên doanh.

10 giao dịch tiêu biểu tháng 5/2016 tại Nhật Bản

Giá trị giao dịch

(USD)

Ngày thông báo

(2016)

Công ty mua Công ty mục tiêu Công ty bán Lĩnh vực

3,0 tỉ 13/5 Tập đoàn thép Nippon & Kim loại Sumitomo

Thép Nisshin (42,78% cổ phần) Bất động sản

2,2 tỉ 25/5 Nissan Motor Tập đoàn Motor

Mitsubishi (34% cổ phần)

Công nghiệp và hóa học

1,5 tỉ 26/5 Nomura Real Estate Master Fund Top REIT

The Master Trust Bank of Japan; Japan Trustee Services Bank

Bất động sản

995 triệu 13/5Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ; Công ty TNHH cho thuê

tài chính Mitsubishi UFJ

Tập đoàn tài chính Hitachi (27.2% cổ phần) Hitachi Dịch vụ tài chính

173 triệu 31/5 NECCông ty CN điện tử

Japan Aviation (10,97% cổ phần)

Công nghệ

156 triệu 12/5 Tập đoàn xi măng Taiheiyo Công ty TNHH DC (71.76% cổ phần) Xây dựng

79 triệu 11/5 DA Consortium IREP (42.37% cổ phần) Dược, Y tế& Công nghệ sinh học

57 triệu 12/5 House Foods Gaban (84.1% cổ phần) Ajinomoto Công nghiệp và Hóa chất

42 triệu 10/5 NTT Data NJK (48.82% cổ phần) Nhóm các nhà đầu tư do Kaga đại diện

Công nghiệp và Hóa chất

41 triệu 16/5 Kyocera Tập đoàn điện Nihon Inter (30.18% cổ phần)

Công ty sản xuất điện Kyosan

Dược, Y tế và Công nghệ sinh

họcLê Nguyễn (biên dịch)

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 26: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 58 - 2016 Xác định ưu tiên chiến lược đối với cơ

26 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 8 - 2 0 1 6

CHỨNG CỨ TRONG ĐIỀU TRA CẠNH TRANH

1. Điều tra cạnh tranh và chứng cứĐiều tra là hoạt động nhằm mục đích

khám phá sự thật khách quan phục vụ nhu cầu của con người. Trong thực tiễn điều tra có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức, theo các phương pháp khác nhau nhưng tựu chung có hai dạng chính là điều tra xã hội và điều tra tố tụng. Đặc điểm chung của điều tra là quá trình gồm các hoạt động phát hiện, thu thập, củng cố, ghi nhận, thu giữ thông tin, bằng chứng nhằm phục vụ cho một mục đích cụ thể. Thông thường điều tra xã hội chỉ đơn thuần mang tính thu thập thông tin còn điều tra tố tụng đòi hỏi tuân thủ theo một trình tự, thủ tục luật định. Đây chính là hoạt động tố tụng của cơ quan có thẩm quyền nhằm thu thập, củng cố và kiểm tra chứng cứ để làm sáng tỏ sự thật khách quan trong một vụ việc cụ thể.

Điều tra cạnh tranh là một dạng điều tra tố tụng được thực hiện theo một trình tự, thủ tục do pháp luật cạnh tranh quy định. Theo quy định của pháp luật cạnh tranh thì thẩm quyền thực hiện điều tra cạnh tranh thuộc cơ quan quản lý cạnh tranh. Đây là hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh nhằm thu thập thông tin,

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 27: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 58 - 2016 Xác định ưu tiên chiến lược đối với cơ

27ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 8 - 2 0 1 6

xác minh, củng cố và kiểm tra chứng cứ nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan trong một vụ việc cạnh tranh. Nói cách khác điều tra cạnh tranh nhằm chứng minh những tình tiết, sự kiện phản ánh bản chất của vụ việc cạnh tranh. Điều đó cũng có nghĩa điều tra cạnh tranh phải gắn với việc tìm kiếm, thu thập các thông tin chứng cứ. Xét về bản chất, chứng cứ là những thông tin, tài liệu hay những gì có thật được cơ quan tiến hành tố tụng thu thập, kiểm tra và đánh giá theo quy định của pháp luật nhằm phục vụ cho việc giải quyết đúng đắn một sự việc.

2. Khái niệm và đánh giá xác định chứng cứ trong điều tra cạnh tranh

Khoản 1, Điều 60, Luật cạnh tranh quy định chứng cứ là những gì có thật, được điều tra viên, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi vi phạm quy định của Luật này.

Về cơ bản khái niệm chứng cứ trên đây khá giống với khái niệm chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự và tố tụng hành chính. Cũng giống như các loại chứng cứ đó, chứng cứ trong cạnh tranh phải đảm bảo các thuộc tính vốn có gồm tính có thật và liên quan.

Tính có thật đòi hỏi những thông tin, tài liệu được sử dụng làm chứng cứ trong các vụ việc cạnh tranh phải có thật, mang tính khách quan phản ánh trung thực những tình tiết của vụ việc cạnh tranh. Những thông tin, tài liệu làm chứng cứ tồn tại khách quan trước khi có cuộc điều tra mà không phải là mới được tạo ra một cách giả tạo nhằm phục vụ cho một mục đích nào đó. Những chứng cứ này cũng phải đảm bảo tính chất gốc mà không thể làm lại hay mô phỏng lại.

Tính liên quan đòi hỏi những thông tin, tài liệu làm chứng cứ phải có mối liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến vụ việc cạnh tranh, là cơ sở để xác định sự tồn tại hay không tồn tại của những vấn đề cần chứng minh, là yếu tố cần thiết đảm bảo cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc cạnh tranh.

Trong quá trình điều tra xử lý các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền như cơ quan cạnh tranh, hội đồng cạnh tranh, hội đồng xử lý, các điều tra viên và thành viên hội đồng xử lý có nghĩa vụ phải xem xét, đánh giá các thuộc tính của chứng cứ để quyết định việc sử dụng chứng cứ.

Điều 83, Nghị định số 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/09/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều

của Luật cạnh tranh (Nghị định 116) quy định cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải đánh giá từng chứng cứ, đánh giá sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳng định giá trị pháp lý của từng chứng cứ. Việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác.

Có thể nói đánh giá chứng cứ là hoạt động tư duy lôgíc được tiến hành dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật và ý thức pháp luật. Mục đích của việc đánh giá chứng cứ nhằm (1) xác định tính xác thực, độ tin cậy và giá trị của chứng cứ, (2) xác định khả năng sử dụng của từng chứng cứ, (3) xác định tính chất, ý nghĩa và mức độ liên quan giữa các chứng cứ, (4) xác định giá trị của từng chứng cứ trong việc chứng minh làm sáng tỏ sự việc, và (5) xác định hướng sử dụng tiếp theo. Để đạt được điều đó cần thực hiện so sánh, đối chiếu giữa các chứng cứ đã thu thập được với các tình tiết của vụ việc để xem xét tính phù hợp hay mâu thuẫn. Việc xác định tính phù hợp hoặc mâu thuẫn giữa các chứng cứ trong cùng một vụ việc nhằm làm căn cứ, cơ sở để quyết định việc tiếp tục điều tra, thu thập thêm chứng cứ mới.

Yêu cầu đầu tiên của việc đánh giá chứng cứ là cần xác định tính có thật, khách quan của từng chứng cứ. Điều này phải được thực hiện một cách cẩn trọng nhằm đạt được kết quả tốt nhất vì nếu không xác định được tính xác thực hay có thật của chứng cứ thì không thể nói tới giá trị chứng minh của chứng cứ đó. Vì vậy, điều tra viên khi thực hiện điều tra phải xác định xem chứng cứ được sử dụng ở nguồn nào, xuất phát từ đâu và thu thập như thế nào. Đồng thời cũng phải đánh giá xem chứng cứ đó trong mối liên hệ với các chứng cứ khác như thế nào, liên hệ trực tiếp hay gián tiếp, có bổ sung hỗ trợ gì cho nhau không. Việc xác định rõ mối liên hệ giữa các chứng cứ và sử dụng chúng một cách phù hợp là nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo làm rõ nội dung vụ việc.

Sau khi xác định tính xác thực, việc tiếp theo là xem xét giá trị chứng minh của từng chứng cứ. Tức là xác định xem chứng cứ đó liên quan và có khả năng làm rõ được những tình tiết nào trong vụ việc, chứng minh được những nội dung gì và có đủ cơ sở để đưa ra kết luận cuối cùng về nội dung đó hay không. Vì vậy, đánh giá và xác định giá trị chứng minh của chứng cứ có vai trò rất quan trọng.

3. Xác định nguồn gốc chứng cứ trong điều tra cạnh tranh

Theo Khoản 2, Điều 60, Luật cạnh tranh và Điều 76, Nghị định 116, chứng cứ được xác định từ các nguồn gồm vật chứng; lời khai của người làm chứng và giải trình của các tổ chức, cá nhân liên quan; các tài liệu hoặc biên bản, kết luận giám định. Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện vi phạm, tiền và những vật khác có giá trị chứng minh cho hành vi vi phạm. Vật chứng dùng làm chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc. Lời khai của người làm chứng, giải trình của tổ chức, cá nhân liên quan được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình và các thiết bị ghi âm, ghi hình khác kèm theo văn bản xác nhận về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó, hoặc khai bằng lời tại phiên điều trần. Tài liệu gốc, bản sao tài liệu gốc, bản dịch tài liệu gốc được công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận được coi là chứng cứ nếu là tài liệu đọc được nội dung. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

Có thể nói điều tra cạnh tranh là hoạt động mang tính đặc thù nên chứng cứ trong cạnh tranh cũng có điểm khác biệt. Thứ nhất, trong các vụ việc cạnh tranh vật chứng thường xuất hiện ít hơn các dạng chứng cứ khác. Thứ hai, thực tiễn cho thấy chứng cứ được sử dụng trong các vụ việc cạnh tranh không bị giới hạn bởi các nguồn chứng cứ quy định tại Điều 76 trên đây. Trong nhiều vụ việc cạnh tranh đòi hỏi phải xác định thị trường liên quan, xác minh thị phần, thị phần kết hợp của các doanh nghiệp trên thị trường liên quan để xác định hành vi vi phạm hoặc xác định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Trong trường hợp đó, các thông tin trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như doanh thu, doanh số được sử dụng làm chứng cứ để xác định thị phần, thị phần kết hợp hay xác định vị trí của doanh nghiệp.

4. Những loại chứng cứ cần thu thập trong điều tra cạnh tranh

Do tính đặc thù của các vụ việc cạnh tranh nên có những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh. Điều 75, Nghị định 116 quy định những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh là những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 28: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 58 - 2016 Xác định ưu tiên chiến lược đối với cơ

28 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 8 - 2 0 1 6

đều biết và được cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh thừa nhận; những tình tiết, sự kiện thích hợp đã được xác định trong các bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật; những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp.

Những tình tiết, sự kiện ngoài những tình tiết, sự kiện đáp ứng được yêu cầu trên đây thì cần thu thập chứng cứ để chứng minh. Chứng cứ cần thu thập phụ thuộc vào từng vụ việc cụ thể trên cơ sở xem xét hành vi cạnh tranh bất hợp pháp là gì, chủ thể vi phạm là ai, chủ thể có thỏa mãn điều kiện luật định hay không, mức độ của hành vi vi phạm và trách nhiệm pháp lý như thế nào. Trên cơ sở đó mà chứng cứ cần thu thập trong các vụ việc cạnh tranh thường bao gồm chứng cứ về hành vi, chứng cứ xác định chủ thể và điều kiện chủ thể, chứng cứ xác minh thị trường, và chứng cứ xác định trách nhiệm pháp lý.

Chứng cứ về hành vi là những chứng cứ được dùng để chứng minh hành vi vi phạm hoặc không vi phạm các quy định của pháp luật cạnh tranh của một đối tượng chủ thể nhất định. Điều 89, Luật cạnh tranh quy định đối với vụ việc thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị tri thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền hoặc tập trung kinh tế, nội dung điều tra gồm việc thu thập và phân tích chứng cứ về hành vi vi phạm và đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, điều tra viên phải xác định căn cứ cho rằng bên bị điều tra đã hoặc đang thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Do vậy, thu thập chứng cứ chứng minh hành vi là yêu cầu bắt buộc đầu tiên đối với điều tra viên trong quá trình điều tra. Việc có thu thập được chứng cứ chứng minh hành vi hay không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều tra và quyết định sự thành công của toàn bộ quá trình điều tra. Chứng cứ chứng minh hành vi cũng là cơ sở để điều tra viên đưa ra quyết định về việc tiếp tục hoặc dừng việc điều tra nếu không muốn tiêu tốn vô ích các nguồn lực.

Chứng cứ xác định chủ thể và điều kiện chủ thể rất phong phú và đa dạng bao gồm các loại thông tin, tài liệu chứng minh cho sự tồn tại thực sự của các chủ thể là đối tượng điều tra trong vụ việc

cạnh tranh, chứng minh cho sự tham gia hay liên quan của những đối tượng này vào các hành vi vi phạm, chứng minh cho mức thị phần chiếm giữ hoặc thị phần kết hợp của nhóm doanh nghiệp trong những vụ việc đòi hỏi phải xác định các tiêu chí thị phần nhằm xác định tính hợp pháp hay bất hợp pháp của hành vi. Các chứng cứ xác định chủ thể và điều kiện chủ thể cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các vụ việc cạnh tranh bởi chỉ khi xác định được chính xác những chủ thể có hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật cạnh tranh thì mới có khả năng áp dụng được các biện pháp xử lý đúng đắn và phù hợp để đảm bảo và tăng cường tính khả thi của pháp luật cạnh tranh.

Chứng cứ xác minh thị trường là những chứng cứ được sử dụng để xác định thị trường liên quan trong những vụ việc cạnh tranh đòi hỏi phải xác định thị trường liên quan. Đó là những vụ việc liên quan đến các hành vi thoả thuận, lạm dụng hay tập trung kinh tế trong đó yêu cầu phải xác định thị trường liên quan nhằm làm cơ sở cho việc xác định mức thị phần hay thị phần kết hợp của các doanh nghiệp để kết luận về tính hợp pháp hay bất hợp pháp của hành vi. Chứng cứ xác minh thị trường thường bao gồm rất nhiều loại khác nhau như các thông tin, tài liệu nhằm xác định đặc tính, mục đích sử dụng, giá cả của hàng hoá hay dịch vụ hay các thông tin nhằm khoanh vùng các khu vực địa lý liên quan nằm trong phạm vi hay khuôn khổ của cuộc điều tra.

Chứng cứ xác định trách nhiệm pháp lý là những chứng cứ làm cơ sở cho việc đưa ra một biện pháp xử lý phù hợp nhất đảm bảo sự tương xứng với tính chất và mức độ của hành vi vi phạm. Điều 7, Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh quy định khi xác định mức độ xử lý đối với từng hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, cơ quan có thẩm quyền có quyền căn cứ vào một hoặc một số yếu tố gồm (1) mức độ gây hạn chế cạnh tranh do hành vi vi phạm gây ra, (2) mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra, (3) khả năng gây hạn chế cạnh tranh của các đối tượng vi phạm, (4) thời gian thực hiện hành vi vi phạm, (5) khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm, (6) các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng. Vì vậy, sau khi xác định được đối tượng và chứng minh được hành vi vi phạm thì điều tra viên cũng cần thu thập

các chứng cứ nhằm xác định mức độ xử lý theo các tiêu chí đã được quy định.

Khi thực hiện việc thu thập các loại chứng cứ trên đây các điều tra viên cần lưu ý chỉ được sử dụng các biện pháp và tuân theo đúng trình tự, thủ tục luật định. Không được làm sai lệch hồ sơ tài liệu, cố tình bỏ ra ngoài hồ sơ những chứng cứ quan trọng, thêm bớt hoặc sửa chữa hồ sơ tài liệu hay chứng cứ làm ảnh hưởng đến việc giải quyết đúng đắn vụ việc cạnh tranh. Việc thu thập chứng cứ cũng cần phải được thực hiện một cách kịp thời, nhanh chóng và đầy đủ.

5. Nghĩa vụ chứng minh và việc thu thập chứng cứ

Việc thu thập chứng cứ trong quá trình điều tra phụ thuộc vào nghĩa vụ chứng minh theo quy định của pháp luật cạnh tranh. Điều 74, Nghị định 116 quy định bên khiếu nại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho khiếu nại, yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp. Bên phản đối khiếu nại, yêu cầu của người khác đối với mình có quyền chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh. Cơ quan quản lý cạnh tranh có nghĩa vụ chứng minh hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong trường hợp tự khởi xướng điều tra khi phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong thời hạn hai năm kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện.

Theo quy định trên, bên khiếu nại có nghĩa vụ thu thập chứng cứ để cung cấp cho cơ quan cạnh tranh khi thực hiện khiếu nại. Cơ quan cạnh tranh có nghĩa vụ thẩm định và xem xét hồ sơ khiếu nại và thực hiện các biện pháp điều tra cần thiết nhằm xác minh các tình tiết, sự kiện trong hồ sơ khiếu nại và thu thập thêm các chứng cứ cần thiết khác nhằm đưa ra kết luận chính xác về vụ việc.

Còn trong trường hợp phát hiện dấu hiệu về hành vi vi phạm và khởi xướng một cuộc điều tra thì cơ quan cạnh tranh có nghĩa vụ thu thập chứng cứ. Khi thu thập chứng cứ cơ quan cạnh tranh sẽ thực hiện những quyền năng cơ bản được pháp luật cạnh tranh quy định cho phép gồm quyền yêu cầu các bên liên quan cung cấp thông tin và giải trình, quyền thực hiện khám xét, quyền thực hiện thẩm vấn lấy lời khai.

Liên quan đến việc yêu cầu các bên liên quan giải trình và cung cấp thông tin chứng cứ, Điều 32, Luật cạnh tranh quy định cơ quan quản lý cạnh tranh có

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 29: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 58 - 2016 Xác định ưu tiên chiến lược đối với cơ

29ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 8 - 2 0 1 6

quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin về thoả thuận hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế đang được cơ quan quản lý cạnh tranh thụ lý. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan quản lý cạnh tranh, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề được yêu cầu. Cũng liên quan đến vấn đề này, Điều 77, Luật cạnh tranh quy định khi tiến hành tố tụng cạnh tranh điều tra viên có quyền (1) yêu cầu tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin cần thiết và các tài liệu có liên quan đến vụ việc cạnh tranh, (2) yêu cầu bên bị điều tra cung cấp tài liệu, giải trình liên quan đến vụ việc bị điều tra, (3) kiến nghị Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh trưng cầu giám định.

Cùng với quyền yêu cầu giải trình và cung cấp thông tin chứng cứ của cơ quan cạnh tranh, điều tra viên là nghĩa vụ cung cấp thông tin chứng cứ của bên khiếu nại, bên bị điều tra theo đó điểm a, Khoản 3, Điều 66, Luật cạnh tranh quy định bên bị điều tra, bên khiếu nại có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời những chứng cứ cần thiết liên quan đến kiến nghị, yêu cầu của mình. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 77, Nghị định 116 thì các bên liên quan có nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh trong quá trình điều tra, giải quyết vụ việc cạnh tranh. Việc giao nộp chứng cứ phải được lập biên bản ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp và chữ ký của người nhận và dấu của cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc cạnh tranh và một bản giao cho bên nộp chứng cứ giữ.

Trong các vụ việc cạnh tranh, cơ quan cạnh tranh thường tận dụng một cách triệt để quyền yêu cầu các bên giải trình và cung cấp thông tin chứng cứ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các bên được yêu cầu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ thì cơ quan cạnh tranh có thể thực hiện việc lấy lời khai. Điều 78, Nghị định 116 quy định điều tra viên, thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh tiến hành lấy lời khai của bên khiếu nại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi họ chưa có bản giải trình hoặc nội dung bản giải trình chưa đầy đủ, rõ ràng. Bên khiếu nại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan,

người làm chứng phải tự viết bản khai và ký tên của mình. Trong trường hợp bên khiếu nại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng không thể tự viết được thì điều tra viên, thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh lấy lời khai của họ. Người lấy lời khai tự mình hoặc thư ký phiên điều trần ghi lại lời khai của bên khiếu nại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng vào biên bản. Biên bản ghi lời khai phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ. Người khai có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lời khai và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận. Biên bản phải có chữ ký của người lấy lời khai, người ghi biên bản và đóng dấu của cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh; nếu biên bản được ghi thành nhiều trang rời nhau thì phải ký vào từng trang và đóng dấu giáp lai. Việc lấy lời khai của bên khiếu nại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng là người chưa thành niên hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện hợp pháp của người đó. Biên bản ghi lời khai của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được coi là bộ phận không tách rời của bản giải trình của những người này.

Ngoài ra, Điều 88, Nghị định 116 quy định trong những trường hợp đặc biệt cần thiết, để ngăn chặn kịp thời vi phạm pháp luật về cạnh tranh hoặc để bảo đảm việc xử lý vụ việc cạnh tranh, người có thẩm quyền có thể áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh bao gồm khám người; khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh.

Cũng cần lưu ý rằng thông thường số lượng thông tin, chứng cứ trong các vụ việc cạnh tranh khá nhiều, rất phong phú và đa dạng trong khi nhân lực điều tra thường khá hạn chế vì vậy phải vận dụng một cách linh hoạt những yêu cầu và thời gian đặt ra của các quá trình điều tra sơ bộ, điều tra chính thức theo quy định tại các điều từ Điều 86 đến Điều 90, Luật cạnh tranh. Theo quy định thì thời hạn điều tra chính thức và sơ bộ có sự khác nhau và yêu cầu trong điều tra chính thức và điều tra sơ bộ cũng khác nhau nên điều tra viên phải có sự phân bổ thời gian và sức lực một cách hợp lý và khoa học nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình điều tra.

6. Ý nghĩa và việc sử dụng chứng

cứ trong quá trình tố tụngCó thể nói chứng cứ có ý nghĩa hết

sức quan trọng trong suốt quá trình tố tụng cạnh tranh. Căn cứ trên cơ sở các chứng cứ được cung cấp hay thu thập được mà cơ quan cạnh tranh có thể đưa ra những quyết định thích hợp.

Trước hết có thể khẳng định chứng cứ là điều kiện bắt buộc phải có để thực hiện quyền khiếu nại bởi Điều 58, Luật cạnh tranh và Điều 45, Nghị định 116 quy định tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của Luật này có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh tranh. Hồ sơ khiếu nại phải có những tài liệu chủ yếu gồm đơn khiếu nại theo mẫu của cơ quan quản lý cạnh tranh, chứng cứ về hành vi vi phạm để chứng minh đơn khiếu nại là có căn cứ và hợp pháp. Bên khiếu nại phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của các chứng cứ đã cung cấp cho cơ quan quản lý cạnh tranh.

Thứ hai, chứng cứ đầy đủ, hợp lệ là cơ sở cho việc thụ lý hồ sơ khiếu nại bởi Điều 59, Luật cạnh tranh quy định cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thụ lý hồ sơ khiếu nại. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ khiếu nại, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên khiếu nại về việc thụ lý hồ sơ. Và Điều 47, Nghị định 116 quy định sau khi nhận hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh đầy đủ, hợp lệ, cơ quan quản lý cạnh tranh phải thông báo ngay cho bên khiếu nại nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh trừ trường hợp được miễn tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý cạnh tranh, bên khiếu nại phải nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh. Cơ quan quản lý cạnh tranh thụ lý hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh sau khi nhận đươc biên lai nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh.

Thứ ba, chứng cứ là cơ sở để cơ quan cạnh tranh xem xét, cân nhắc khởi xướng điều tra bởi Điều 65 và Điều 86, Luật cạnh tranh quy định việc điều tra sơ bộ vụ việc cạnh tranh được tiến hành theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh trong trường hợp cơ quan quản lý cạnh tranh phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật này. Bên bị điều tra là doanh nghiệp bị cơ quan quản lý cạnh tranh phát hiện là đang hoặc đã thực hiện hành vi có dấu

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 30: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 58 - 2016 Xác định ưu tiên chiến lược đối với cơ

30 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 8 - 2 0 1 6

hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong thời hạn hai năm, kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện. Để xác định được dấu hiệu về hành vi vi phạm theo các quy định này thì cơ quan cạnh tranh phải thu thập được một lượng nào đó các thông tin, chứng cứ ban đầu.

Thứ tư, chứng cứ không đầy đủ là cơ sở để Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh bởi Điều 101, Luật cạnh tranh quy định Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồng cạnh tranh trong trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh đề nghị đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh trong trường hợp không đủ chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm quy định của Luật này và Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh xét thấy đề nghị đó là xác đáng.

Thứ năm, chứng cứ chưa đủ để xác định hành vi vi phạm là cơ sở để Hội đồng cạnh tranh yêu cầu trả hồ sơ để điều tra bổ sung vì Điều 100, Luật cạnh tranh quy định trường hợp nhận thấy các chứng cứ thu thập được chưa đủ để xác định hành vi vi phạm quy định của Luật này, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Thứ sáu, chứng cứ đã được thu thập đầy đủ để xác định hành vi vi phạm là cơ sở để Hội đồng cạnh tranh tiến hành điều trần và ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bởi Điều 99, Luật cạnh tranh quy định sau khi nhận được báo cáo điều tra và toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải ra quyết định mở phiên điều trần nếu các chứng cứ đã được thu thập đầy đủ.

7. Vấn đề chứng cứ điện tử trong các vụ việc cạnh tranh

Cùng với sự phát triển của công nghệ và khoa học máy tính cùng với những tính năng ưu việt đã thúc đẩy việc áp dụng rộng khắp công nghệ và khoa học này trong kinh doanh. Vì vậy, rất nhiều loại thông tin, tài liệu, số liệu hay kết quả kinh doanh cũng như nhiều giao dịch giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường được lưu giữ ở dạng dữ liệu điện tử. Và trong nhiều trường hợp những thông tin, tài liệu được lưu giữ ở dạng điện tử này trở thành những chứng cứ quan trọng trong các vụ việc cạnh tranh.

Do vậy, có thể khái quát chứng cứ điện tử là những chứng cứ được lưu giữ dưới dạng tín hiệu điện tử trong máy tính hoặc trong các thiết bị có bộ nhớ kỹ thuật số.

Nhằm đáp ứng những điều kiện phát triển mới, pháp luật Việt Nam đã quy định và công nhận giá trị của chứng cứ điện tử. Luật giao dịch điện tử năm 2005 công nhận giá trị pháp lý của thông điệp điện tử bằng việc quy định thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu (Điều 11). Luật này cũng quy định trường hợp thông điệp điện tử có giá trị như văn bản, theo đó trường hợp pháp luật yêu cầu thông tin phải được thể hiện bằng văn bản thì thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng yêu cầu này nếu thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết (Điều 12), và quy định thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc, theo đó thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc khi đáp ứng được các điều kiện gồm nội dung của thông điệp dữ liệu được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng một thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh (Nội dung của thông điệp dữ liệu được xem là toàn vẹn khi nội dung đó chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu); nội dung của thông điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết (Điều 13). Đặc biệt Luật này khẳng định thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ, theo đó thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác (Điều 14).

Thực tiễn trong điều tra cạnh tranh ở nhiều nước trên thế giới cho thấy chứng cứ điện tử ngày càng xuất hiện nhiều theo sự phát triển của khoa học công nghệ. Vì vậy, hoạt động điều tra cạnh tranh cũng cần điều chỉnh linh động để thích ứng với sự phát triển đó. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các dạng chứng cứ điện tử trong các vụ việc cạnh tranh đòi hỏi các điều tra viên phải không ngừng nâng cao kỹ năng và trình độ để có thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra khi thực hiện việc thu thập và xử lý chứng cứ điện tử trong quá

trình điều tra các vụ việc cạnh tranh. Đây cũng là đòi hỏi cấp thiết của các điều tra viên trong cơ quan cạnh tranh hiện nay. Liên quan đến chứng cứ điện tử trong các vụ việc cạnh tranh hiện nay có rất nhiều vấn đề được đặt ra và phải có hướng giải quyết đó là vấn đề thu thập các thông tin, chứng cứ điện tử như thế nào, việc chuyển hóa các chứng cứ điện tử đó như thế nào để có thể sử dụng chúng trong quá trình tố tụng cạnh tranh.

8. Việc công bố và sử dụng chứng cứ

Trong điều tra cạnh tranh bên cạnh việc thu thập thì cơ quan cạnh tranh cũng bị yêu cầu phải công bố và sử dụng chứng cứ. Điều 84, Nghị định 116 quy định mọi chứng cứ được công bố và sử dụng công khai như nhau. Cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh không công bố và sử dụng công khai các chứng cứ thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật; chứng cứ liên quan tới thuần phong mỹ tục, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu chính đáng của bên liên quan. Trường hợp xét thấy cần thiết, cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có quyền chỉ công bố và sử dụng công khai một số chứng cứ vào thời điểm thích hợp nhằm đảm bảo cho việc điều tra và xử lý được vụ việc cạnh tranh. Người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng phải giữ bí mật theo quy định của pháp luật những chứng cứ thuộc trường hợp không công bố và sử dụng công khai.

9. Kết luận Có thể nói việc thu thập đầy đủ

chứng cứ là yêu cầu bắt buộc trong điều tra cạnh tranh. Để quá trình điều tra các vụ việc cạnh tranh đạt được kết quả tốt đòi hỏi các điều tra viên phải nắm chắc và không ngừng nâng cao kỹ năng tìm kiếm, thu thập và xử lý chứng cứ. Bên cạnh các kỹ năng nhận biết, đánh giá tính liên quan và giá trị chứng minh của chứng cứ, xác định nguồn gốc của chứng cứ thì các kỹ năng phân loại, sử dụng chứng cứ cũng rất quan trọng. Đặc biệt cùng với sự phát triển của công nghệ và khoa học máy tính thì vấn đề đặt ra hiện nay là các điều tra viên cần nâng cao năng lực, nghiệp vụ và các kỹ năng thu thập, xử lý các loại chứng cứ điện tử phục vụ cho điều tra cạnh tranh.

PHÙNG VĂN THÀNH(Phòng Điều tra vụ việc hạn chế cạnh

tranh)

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 31: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 58 - 2016 Xác định ưu tiên chiến lược đối với cơ

Trung tâm thông tin (CCID) là đơn vị trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh được thành lập theo quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh.

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN1. Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong và ngoài nước phục vụ công tác quản lý nhà nước về cạnh

tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng biện pháp tự vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 2. Cung cấp thông tin trong nước và quốc tế liên quan đến công tác quản lý, điều hành của Cục theo yêu cầu của Lãnh

đạo Cục.3. Phát triển các hoạt động dịch vụ thông tin phục vụ yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và cá nhân

trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Cục trưởng. 4. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị trong, ngoài Cục biên tập, phát hành các ấn phẩm định kỳ tuyên truyền, giới thiệu

về quản lý cạnh tranh, phòng vệ thương mại và bảo vệ người tiêu dùng và các hoạt động khác của Cục.5. Xây dựng, duy trì và quản lý mạng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử của Cục.6. Vận hành, duy trì và phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin của Cục.7. Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về cạnh tranh, phòng vệ thương

mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;8. Tham gia hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị thuộc Cục trong công tác nghiên cứu, phân tích thông tin theo sự chỉ đạo

của Cục trưởng.9. Tìm kiếm các nguồn hỗ trợ trong nước và quốc tế thuộc thẩm quyền của Trung tâm để thực hiện nhiệm vụ được giao10. Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản được giao theo quy định.11. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo phân công của Cục trưởng.

CƠ CẤU TỔ CHỨC

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANHTRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANHLuôn vượt sự mong đợi của bạn

Trụ sở: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamTel: (84.4) 2220 5305 ; Fax: (84.4) 2220 5303 ; Email: [email protected]

Page 32: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 58 - 2016 Xác định ưu tiên chiến lược đối với cơ

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ĐIỀU TRA VIÊNTrung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục Quản lý

cạnh tranh, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, thực hiện chức năng giúp Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng.

Cùng với Trung tâm Thông tin cạnh tranh, Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh.

Trung tâm Đào tạo điều tra viên có tên giao dịch tiếng Anh là: Competition Train-ing Center (CTC).

Thông tin liên hệ:Trung tâm Đào tạo điều tra viên (CTC)Địa chỉ: Số 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà NộiĐiện thoại: 04 - 2220 5010

CÁC ẤN PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN