bộ công thương cục quản lý cạnh tranhvcca.gov.vn/newsletters/ctntd_50_vn_preview.pdf ·...

32
BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 50 - 2015 Cục Quản lý cạnh tranh công bố tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng vai trò của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - thực tiễn việt nam và kinh nghiệm quốc tế hội thảo Quyền được thông tin của người tiêu dùng - thực trạng và giải pháp tại tP hồ Chí Minh BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Upload: others

Post on 07-Mar-2020

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

SỐ 50 - 2015

Cục Quản lý cạnh tranh công bố

tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng

vai trò của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - thực tiễn việt nam và kinh nghiệm quốc tế

hội thảo Quyền được thông tin của người tiêu dùng - thực trạng và giải pháp tại tP hồ Chí Minh

BỘ CÔNG THƯƠNGCỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Bộ Công Thương

CụC Quản lý Cạnh tranh

Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá, Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.

Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quả cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm.

30 HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ TỚI

Bản tInCạnh tranh & nGƯỜI tIÊu DÙnG

Của Cục Quản lý cạnh tranh

giấy phép xuất bản số 03/gP-XBBT Cấp ngày 06/01/2015

Phát hành vào ngày 20 hàng tháng

nGƯỜI ChỊu trÁCh nhIỆM XuẤt BảnBẠCh VĂn MỪng

Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương

Ban BIÊn tẬPngUYỄn Phương nAM, Võ VĂn ThúY,

Trần Thị Minh Phương, PhẠM ChâU giAng,PhẠM Thị QUỳnh Chi, PhẠM hương giAng, Bùi ngUYỄn Anh

TUấn, PhAn ĐứC QUế, Phùng VĂn Thành, CAo XUân QUảng, hồ Tùng BáCh, Trần DiệU LoAn,

TẠ MẠnh Cường

hỘI ĐỒnG CỐ VẤnTrương ĐÌnh TUYỂn

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mạiPgS. TS. LÊ DAnh VĨnh

Nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thươngông Trần QUỐC Khánh

Thứ trưởng Bộ Công ThươnggS. TS. hoàng ĐứC Thân

Đại học Kinh tế Quốc dânPgS. TS. ngUYỄn như PháT

Viện Nhà nước và Pháp luậtTS. Bùi ngUYÊn Khánh

Viện Nhà nước và Pháp luật

tổ chức sản xuất và phát hànhtrunG tÂM thÔnG tIn Cạnh tranh (CCID)

25 ngô Quyền - hà nộiĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04) 2220 5303

Email: [email protected]

Đại diện tại tP. hồ Chí MinhSố 12 Võ Văn Kiệt, Quận 1, TP.hCM

Phát hành tạiCông ty phát hành báo chí Trung ương

Mục lục

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chấtlượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: [email protected]

04 CHUYÊN MỤC Bảo vệ người tiêu dùng

15 TIN TỨC - SỰ KIỆN

26 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

4 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 5 0 - 2 0 1 5

Bảo vệ người tiêu dùng

Ủy ban Thương mại liên bang Hoa Kỳ (US.FTC) là cơ quan trực thuộc chính phủ Hoa Kỳ thực hiện cả hai chức năng: quản lý cạnh tranh và bảo vệ người tiêu

dùng. Để thực hiện chức năng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, UF.FTC theo dõi, điều tra những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật; phát triển hệ thống luật pháp BVQLNTD; và thực hiện công tác tuyên truyền về lĩnh vực này trên cả nước. Ngoài ra, US.FTC còn tiếp nhận khiếu nại và phản ánh của người tiêu dùng thông qua trang web econsumer.gov. Trong năm 2014, US.FTC công bố thống kê về khiếu nại trong khoảng thời gian từ tháng 01 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013. Các con số cho thấy xu hướng tiêu dùng và xu hướng khiếu nại của người tiêu dùng cụ thể như sau:

1. Sản phẩm/dịch vụ bị khiếu nại nhiều nhất

Xu hướng khiếu nại Của người tiêu dùng

tại hoa kỳ trong thời gian

gần đây

Chuyên mụC

5ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 5 0 - 2 0 1 5

Bảo vệ người tiêu dùng

Trong năm 2013, trang web econsumer.gov tiếp nhận tổng số 23437 khiếu nại liên quan đến rất nhiều sản phẩm/dịch vụ. Có thể thấy trong các loại hình sản phẩm dịch vụ, thì mua sắm tại nhà (mua theo catalogue sản phẩm) bị khiếu nại nhiều nhất với tỷ lệ 15% (tương đương 3460 khiếu nại). Con số này cho thấy xu hướng thương mại và tiêu dùng tại Hoa Kỳ hiện tại tập trung thực hiện thông qua các phương thức giao dịch gián tiếp như thương mại điện tử, bán hàng qua điện thoại, qua truyền hình… Đồng thời, do đặc điểm của các phương thức này là người tiêu dùng hoàn toàn dựa trên thông tin do nhà sản xuất/nhà kinh doanh đưa ra để quyết định việc mua sản phẩm, do đó dễ dẫn đến các tranh chấp giữa hai bên khi chất lượng không đạt hoặc thông tin không chính xác, không đầy đủ...

Sau mua sắm tại nhà là bán đấu giá trên mạng và sản phẩm linh kiện/phần mềm của máy tính với tỷ lệ 7% (tương đương 1574 khiếu nại). Khiếu nại về thẻ tín dụng và điện thoại lần lượt chiếm 5% (1072 khiếu nại) và 4% (922 khiếu nại) trong tổng số các khiếu nại. Cuối cùng là nhóm điện thoại, dịch vụ internet, tài chính – ngân hàng, chăm sóc sức khỏe và trang sức – đồng hồ cùng chiếm 3% (mỗi loại hình sản phẩm/dịch vụ chiếm từ 650 – 800 khiếu nại).

Các nhóm sản phẩm/dịch vụ khác bị khiếu nại như Du lịch, cơ hội việc làm, đầu tư theo hình thức timeshare, ô tô, dịch vụ thông tin trên mạng chiếm tỷ lệ từ 1,6 – 2,5 % (tương đương 370 – 520 khiếu nại).

2. Những hành vi bị khiếu nại nhiều nhất

Trong tổng số các đơn khiếu nại được US.FTC tổng hợp, những khiếu nại tổ cáo về việc không nhận được sản phẩm/dịch vụ chiếm 16% (tương đương 4864 khiếu nại), tiếp theo là tình trạng không được hoàn lại tiền và không thể liên lạc với người bán hàng với tỷ lệ 11% (tương đương 3248 khiếu nại). Hàng hóa với chất lượng kém chiếm 6% tổng số khiếu nại (tương đương 1886). Tình trạng sử dụng trái phép thông tin cá nhân và tài khoản của người tiêu dùng cũng được báo cáo với tỷ lệ 4% (1200 khiếu nại). Bên cạnh đó, việc không có bảo hành, sản phẩm không đúng như đơn đặt hàng, sản phẩm đến muộn cũng bị khiếu nại nhưng ở mức thấp hơn (3%).

3. So sánh với thực tiễn tại Việt NamCùng thực hiện chức năng và nhiệm vụ như US.FTC, Cục

Quản lý cạnh tranh là cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng quản lý cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (bên cạnh phòng vệ thương mại). Trong năm 2014 vừa qua, Cục Quản lý cạnh tranh đã tiếp nhận và xử lý khoảng trên 1000 khiếu nại của người tiêu dùng với các thông

tin cụ thể như sau:STT Ngành hàng Tỷ lệ

1 Điện thoại, viễn thông, truyền hình 50.02%2 Bất động sản, nhà ở 8.13%3 Máy tính, mạng internet 7.42%4 Hàng hóa tiêu dùng thường ngày 7.36%5 Thiết bị điện tử gia dụng 6.17%6 Dịch vụ vận tải, Phương tiện vận tải 6.12%7 Làm đẹp, sức khỏe 4.54%8 Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 3.60%9 Nội thất, ngoại thất 2.16%10 Thời trang, trang sức 2.10%11 Năng lượng, môi trường 1.58%12 Giáo dục, giải trí 0.80%

Như vậy, tại Việt Nam trong năm 2014, ngành hàng/sản phẩm bị khiếu nại nhiều nhất là điện thoại/viễn thông (50.02%). Sau đó là bất động sản – máy tính, mạng internet – hàng hóa tiêu dùng thường ngày và các loại sản phẩm khác.

Trong khi đó, khiếu nại về điện thoại tại Hoa Kỳ chỉ chiếm 4%. Điều này cho thấy, giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có những sự khác biệt nhất định về sự phát triển của các phương thức thương mại và tiêu dùng. Lĩnh vực điện thoại – viễn thông tại Hoa Kỳ đã được quản lý khá tốt chất lượng và dịch vụ liên quan, trong khi tại Việt Nam, vấn đề này vẫn còn rất nóng.

Ngoài ra, lĩnh vực và hành vi bị khiếu nại tại US.FTC cũng có phần đa dạng và phong phú hơn. Một số lĩnh vực và hành vi bị khiếu nại nhiều tại Hoa Kỳ nhưng tại Việt Nam thì lại chưa xuất hiện nhiều như: những khiếu nại liên quan đến cơ hội nghề nghiệp, đấu giá trên mạng, mua hàng theo catalogue tại nhà, đầu tư theo hình thức timeshare..

4. Kết luậnVới vị trí vai trò là nền kinh tế số 01 thế giới, có thể nói

Hoa Kỳ cũng là thị trường kinh doanh và tiêu dùng tiêu biểu trên thế giới. Với sự phát triển cao của nền kinh tế và sự sôi động, phong phú của thị trường tiêu dùng, những thực tiễn và kinh nghiệm từ Hoa Kỳ là rất quý báu và có tính tham khảo cao với nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Do sự tương đồng về chức năng, nhiệm vụ giữa US FTC và Cục QLCT, việc xem xét, so sánh các số liệu liên quan đến các vụ việc khiếu nại do các bên giải quyết sẽ giúp Cục QLCT có thêm thông tin về xu hướng phát triển của thị trường kinh doanh – tiêu dùng cũng như xu hướng của các hành vi vi phạm. Việc có thêm thông tin không chỉ hỗ trợ các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam xử lý tốt các vụ việc hiện tại mà còn có thể có sự chuẩn bị tốt hơn cho việc xử lý các vụ việc vi phạm trong tương lai.

Lê VâN ANh(Tổng hợp từ nguồn của US.FTC)

Chuyên MụC

6 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 5 0 - 2 0 1 5

Bảo vệ người tiêu dùng

Ngày 19 tháng 3 năm 2015, Cục Bảo vệ tài chính tiêu dùng của Mỹ (Consumer Financial

Protection Bureau - CFPB) đã công bố về việc xây dựng chính sách mới cho phép công khai thông tin khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến sản phẩm, dịch vụ tài chính tiêu dùng. Theo đó, khi người tiêu dùng khiếu kiện tới CFPB, họ sẽ có thêm lựa chọn chia sẻ thông tin vụ việc (dưới dạng tường thuật lại vụ việc) trong cơ sở dữ liệu khiếu nại của CFPB. CFPB cũng khuyến khích người tiêu dùng đóng góp và đưa ra các ý kiến của họ trên cơ sở các thông tin chia sẻ nhằm làm nổi bật các kinh nghiệm tiêu dùng hoặc góp phần đánh giá chất lượng dịch vụ của một công ty trên thị trường. Chính sách này dự đoán sẽ góp phần giúp người tiêu dùng có thêm các cơ sở thông tin khách quan để đưa ra quyết định của mình và giúp cho cơ quan quản lý sớm phát hiện các xu hướng vụ việc vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực liên quan.

CFPB bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2011. Tại thời điểm đó, cơ quan này đã bắt đầu tiếp nhận các khiếu nại của người tiêu dùng về các sản phẩm,

dịch vụ tài chính, bao gồm thẻ tín dụng, khoản thế chấp, tài khoản ngân hàng, cho học sinh vay, vay mua xe, vay tiêu dùng, báo cáo tín dụng, chuyển tiền, thu hồi nợ và vay lãi ngày. Đến thời điểm ngày 1 tháng 3 năm 2015, cơ quan này đã xử lý 558.800 khiếu nại, trong đó các khoản thế chấp và thu hồi nợ là hai lĩnh vực có nhiều khiếu nại nhất.

Tháng 6 năm 2012, CFPB đã vận hành Cơ sở dữ liệu khiếu nại của người tiêu dùng - đây được coi là cơ sở dữ liệu công khai lớn nhất về các khiếu nại trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng. Cơ sở bao gồm các thông tin cơ bản về khiếu nại của người tiêu dùng, gồm ngày nộp, địa chỉ, doanh nghiệp bị khiếu nại, sản phẩm, dịch vụ bị khiếu nại và cách thức xử lý của công ty bị khiếu nại.

Chính sách công khai thông tin khiếu nại của người tiêu dùng tại CFPB đã được xây dựng từ tháng 7 năm 2014. Việc thực hiện chính sách này không chỉ giúp người tiêu dùng chia sẻ kinh nghiệm của họ trong quá trình tiêu dùng mà còn cung cấp thêm các tình tiết nhằm làm sáng tỏ vụ việc, qua đó giúp các cơ quan quản lý nhận biết các xu hướng vi phạm người tiêu dùng và giúp người tiêu dùng khác

có thêm thông tin trước khi quyết định sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính. Để thực hiện việc chia sẻ này, bắt đầu từ ngày 19 tháng 3 năm 2015, khi gửi đơn lên CFPB, người tiêu dùng sẽ có thêm lựa chọn (tích vào ô chọn) đồng ý chia sẻ câu chuyện/thông tin khiếu nại của mình. Để giúp các doanh nghiệp chuẩn bị cho chính sách mới này, trong vòng 90 ngày sau khi chính sách này có hiệu lực, CFPB sẽ chưa công bố các thông tin khiếu nại của người tiêu dùng.

Chính sách mới của CFPB dựa trên nguyên tắc bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của người tiêu dùng và tạo cơ hội để các doanh nghiệp có thể đưa ra phương án khắc phục, sửa chữa. Theo đó, một số quy tắc vận hành của chính sách như sau:

1. Người tiêu dùng phải đồng ý chia sẻ thông tin/câu chuyện của họ. CFPB sẽ không công bố thông tin vụ việc khi chưa có sự đồng ý, cho phép của người tiêu dùng. Theo đó, khi người tiêu dùng gửi đơn trực tuyến tại địa chỉ www.consumerfinance.gov, họ phải kích chọn đồng ý cho phép CFPB đăng tải thông tin của họ. Hiện tại, chỉ có hình thức gửi đơn trực tuyến là cho phép người tiêu dùng chia sẻ thông tin khiếu nại của họ.

Quy định về Công khai thông tin khiếu nại Của người tiêu dùng tại Mỹ

(Trang chủ trên website của CFPB)

Chuyên mụC

7ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 5 0 - 2 0 1 5

Bảo vệ người tiêu dùng

2. Các thông tin cá nhân sẽ được xóa bỏ khỏi thông tin đăng tải. CFPB sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết và hợp lý để xóa bỏ các thông tin cá nhân khi đăng tải công khai thông tin khiếu nại. Các thông tin bị xóa bỏ bao gồm các thông tin có thể giúp cho người đọc truy ra danh tính, địa điểm, nhận dạng của người tiêu dùng trong câu chuyện khiếu nại.

3. Các doanh nghiệp có cơ hội để phản hồi đối với các khiếu nại. Trong vòng 180 ngày sau khi thông tin khiếu nại gửi tới doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể lựa chọn phương án thích hợp để giải quyết khiếu nại.

4. Người tiêu dùng có thể hủy đăng tải thông tin bất cứ lúc nào. Nếu người tiêu dùng muốn gỡ bỏ, xóa bỏ các thông tin đăng tải vào bất cứ thời điểm nào thì họ luôn có quyền thực hiện.

5. Chỉ những vụ khiếu nại thỏa mãn các tiêu chí mới có thể được đăng tải công khai. Các tiêu chí này bao gồm: chỉ những khiếu nại gửi qua website của CFPB; không bị gửi trùng và người tiêu dùng phải chứng minh được quan hệ giao dịch giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp bị khiếu nại.

Các khiếu nại sẽ được đăng tải trên cơ sở dữ liệu của CFPB chỉ sau khi doanh nghiệp đã có phản hồi đối với khiếu nại hoặc sau 15 ngày kể từ ngày khiếu nại, tùy trường hợp nào đến trước. CFPB sẽ đăng tải các thông tin khiếu nại khi doanh nghiệp có phản hồi công khai với khiếu nại hoặc sau 60 ngày kể từ khi doanh nghiệp tiếp nhận khiếu nại, tùy trường hợp nào đến trước.

Tại Việt Nam, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản liên quan đã có quy định về việc công bố công khai danh sách các tổ chức, cá nhân vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Cụ thể, khoản 4 Điều 26 của Luật quy định:

…tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tái phạm còn bị đưa vào Danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.

Và Điều 23 của Nghị định số 99/2011/NĐ-CP quy định:

Điều 23. Công bố công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

1. Cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện có trách nhiệm lập và công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trường hợp vụ việc

vi phạm liên quan từ hai huyện trở lên thì Sở Công Thương có trách nhiệm công bố danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm. Trường hợp vụ việc liên quan đến từ hai tỉnh trở lên, Bộ Công Thương có trách nhiệm công bố danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm.

2. Danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nội dung công bố công khai gồm:

a) Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân vi phạm;

b) Hành vi, địa bàn vi phạm;c) Cơ quan ban hành, số, ngày,

tháng, năm quyết định xử lý vi phạm.Thời hạn công bố tổ chức, cá nhân

kinh doanh vi phạm là ba mươi (30) ngày kể từ ngày công bố.

3. Ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, trung tâm thương mại công bố công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại vi phạm quyền lợi người tiêu dùng tại chợ, trung tâm thương mại do mình quản lý.

Như vậy, đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi tái phạm quyền lợi người tiêu dùng thì, tùy theo phạm vi xảy ra vi phạm, sẽ bị công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và tại trụ sở của cơ quan công bố thông tin. Cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện, Sở Công Thương, Bộ Công Thương và các Ban quản lý chợ là các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công bố công khai danh sách các tổ chức, cá nhân vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.

Thời hạn công bố là ba mươi ngày kể từ ngày công bố.

Thực tế công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam kể từ thời điểm Luật và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực chưa ghi nhận vụ việc công bố công khai tổ chức, cá nhân vi phạm quyền lợi người tiêu dùng nào. Đối với một số vụ việc cụ thể do Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương tiếp nhận và xử lý, sau quá trình giải quyết, xét thấy vụ việc có khả năng ảnh hưởng tới quyền lợi của nhiều người tiêu dùng hoặc vụ việc có sự quan tâm, chú ý của nhiều chủ thể, Cục Quản lý cạnh tranh chỉ dừng lại ở mức ra Thông cáo báo chí để thông tin về vụ việc. Trong năm 2014, sau khi ra thông cáo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc Cục Quản lý cạnh tranh tiếp nhận và xem xét các vấn đề liên quan đến Công ty Vietpay có dấu hiệu xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng, chỉ trong thời gian ngắn, Cục đã nhận được phản hồi của rất nhiều người tiêu dùng cũng như sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý liên quan. Từ vụ việc trên, Cục nhận thấy việc công bố công khai thông tin các vụ việc của người tiêu dùng trong nhiều trường hợp sẽ có hiệu quả tích cực. Hoạt động này không chỉ nhằm cung cấp thêm thông tin cho người tiêu dùng về hoạt động của các tổ chức, cá nhân kinh doanh, sản xuất hàng hóa, dịch vụ mà còn góp phần cảnh báo các tổ chức, cá nhân cần tuân thủ chặt chẽ các quy định về sản xuất, kinh doanh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để tránh tình trạng bị xử phạt và công bố công khai, ảnh hưởng đến uy tín và làm giảm hiệu quả kinh doanh của tổ chức, cá nhân.

TùNg Bách

Chuyên MụC

8 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 5 0 - 2 0 1 5

Bảo vệ người tiêu dùng

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó bên cạnh vai trò

định hướng, chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, là cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Vậy khái niệm Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được hiểu như thế nào? Tổ chức này được thành lập như thế nào? Có chức năng nhiệm vụ gì? Thời giạn qua hoạt động sao? Thực tiễn hoạt động của tổ chức này ở một số quốc gia trên thế giới như thế nào? Trong thời gian tới cần có giải pháp gì để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?... Đó là một số vấn đề mà tác giả muốn tìm hiểu trong khuôn khổ bài viết này.

1. Một số vấn đề về tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

1.1 Khái niệm tổ chức xã hội tham

gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Hiện nay, tại Việt Nam chưa có khái

niệm chính xác về tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Điều 27, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Điều 2 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước đối với hội, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được hiểu như sau:

Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam hoạt động thường xuyên, không vụ lợi, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy định pháp luật có liên quan nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

Một điểm khác biệt của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng so với các tổ chức xã hội khác đó là, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là tổ chức xã hội tự

nguyện, hoạt động của hội không chỉ bảo vệ quyền lợi của các thành viên của hội mà còn bảo vệ quyền lợi của các người tiêu dùng khác. Trên thực tế tại Việt Nam hiện nay, các tổ chức tham giả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không thu phí hội viên, đặc biệt là các hội viên là người tiêu dùng.

1.2 Nhiệm vụ của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nhiệm vụ của các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là thực hiện các nhiệm vụ đã được quy định trong điều lệ của hội, thông thường gồm một số hoặc tất cả những nhiệm vụ được quy định tại Điều 28 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cụ thể như sau:

- Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu;

- Đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng;

- Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ;

vai trò Của tổ ChứC Xã hội thaM gia bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng

- thựC tiễn việt naM và kinh nghiệM QuốC tế

Chuyên mụC

9ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 5 0 - 2 0 1 5

Bảo vệ người tiêu dùng

- Độc lập khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ do mình thực hiện; thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnh báo của mình; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Tham gia xây dựng pháp luật, chủ trương, chính sách, phương hướng, kế hoạch và biện pháp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao

- Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng.

1.3 Vai trò của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (hay thường gọi là Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng) đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.Với cơ quan quản lý nhà nước các hội đóng vai trò như cánh tay nối dài của cơ quan quản lý nhà nước, giúp cơ quan quản lý nhà nước thực hiện một số hoạt động về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, làm giảm tải gánh nặng của cơ quan quản lý nhà nước. Với người tiêu dùng và các doanh nghiệp, hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đóng vai trò trung gian giúp người tiêu dùng đạt được quyền lợi chính đáng khi giao dịch với các doanh nghiệp, với các doanh nghiệp chân chính hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ giúp truyền tải thông điệp của doanh nghiệp tới người tiêu dùng đồng thời kịp thời phản ánh những doanh nghiệp làm ăn không chân chính cho cơ quan quản lý nhà nước.

2. Thực tiễn hoạt động của các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong trời gian qua

2.1 Một số kết quả đạt đượcMặc dù còn nhiều khó khăn về kinh

phí và cơ sở vật chất để hoạt động, tuy nhiên cùng với sự giúp đỡ của các cơ quan quản lý nhà nước, trên phạm vi cả nước cho đến nay đã thành lập được 50 hội các tỉnh, 01 hội hoạt động trên phạm vi cả nước, trong số đó có 07 hội địa phương được tỉnh quyết định công nhận hội đặc thù là Bình Dương, Tiền Giang, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Cà Mau, Bến Tre. Trong thời gian qua các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã

tích cực tiến hành các hoạt động, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Theo báo cáo tổng kết của Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas)1, sau hơn 3 năm thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên cả nước đã đạt được nhiều kết quả đáng nghi nhận, trong đó nổi bật là các hoạt động sau:

* Đóng góp ý kiến xây dựng văn bản pháp luật:

Các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã tích cực đóng góp ý kiến xây dựng các băn vản pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, về luật An toàn thực phẩm; luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; luật Cạnh tranh; luật Giá; luật Quảng cáo; luật Phòng chống tác hại của thuốc lá vv..

* Tuyên truyền, phổ biến pháp luật: Sau 3 năm, các hội đã tổ chức, hoặc

phối hợp tổ chức 216 lớp tập huấn phổ biến Luật và các văn bản pháp luật có liên quan cho trên 27.600 học viên là cán bộ cơ quan cấp Sở, Chi cục; chính quyền quận, huyện; đoàn thể như MTTQ, hội Phụ nữ, hội Nông dân, hội Cựu chiến

1 Báo cáo ba năm thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Ông Nguyễn Mạnh Hùng – PCT Vinastas)

binh, hội Người cao tuổi và cán bộ hội viên trong hệ thống hội; trên 15.500 cuộc tuyên truyền với trên 1.146.000 lượt người tham gia.

Viết bài, trả lời phỏng vấn, tham gia diễn đàn báo chí, truyền hình trên 460 cuộc. In, phát hành gần 22.000 ấn phẩm, cuốn tài liệu, sổ tay tuyên truyền, tư vấn pháp luật. Phát hành gần 80.000 tờ gấp, tờ rơi. Xây dựng 982 phóng sự, đĩa, bản tin. Treo trên 1.600 băng rôn khẩu hiệu, cờ phướn. Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức trên 100 cuộc hội thảo, hội nghị, mít tinh, lễ phát động gần 11.000 lượt người dự.

* Hoạt động tư vấn giải quyết khiếu nại:

Đây là hoạt động đem lại kết quả thiết thực trực tiếp cho người tiêu dùng. Từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, các Hội đã tiếp nhận 3.210 vụ khiếu nại, tư vấn giải quyết thành công 2.604 vụ, tỷ lệ thành công trên 80%. Qua đó, không chỉ bảo vệ được quyền lợi chính đáng cho NTD mà còn giúp doanh nghiệp hoàn thiện sản phẩm, nâng cao trách nhiệm với khách hàng.

Ngoài ra, các hội còn phối hợp với các cơ quan tổ chức có liên quan tiến hành khảo sát, đánh giá các sản phẩm cung cấp trên thị trường, kịp thời phản ánh cho cơ quan quản lý nhà nước để bảo

Chuyên MụC

10 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 5 0 - 2 0 1 5

Bảo vệ người tiêu dùng

vệ quyền lợi người tiêu dùng.2.2 Một số khó khăn:Trên thực tế, tại Việt Nam, các tổ

chức xã hội đã và đang phải đối diện với các khó khăn chủ yếu sau đây:

Thứ nhất là khó khăn từ quy định pháp luật và cơ chế chính sách: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản pháp luật đã tạo được cơ sở pháp lý để các tổ chức xã hội tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn nhiều vấn đề về pháp lý cần tiếp tục được hoàn thiện để các tổ chức này hoạt động hiệu quả hơn như: cơ chế giao và hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao, thủ tục rút gọn tại tòa, trình tự thủ tục hòa giải vụ việc người tiêu dùng….

Thứ hai là khó khăn về vấn đề ngân sách và kinh phí hoạt động: như đã nêu trên hiện tại các tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hầu như không thu phí hội viên mà hoạt động chủ yếu từ hoạt động của các hội viên tổ chức (các

đơn vị sự nghiệp thuộc hội) và từ nguồn xã hội hóa.

Thứ ba là khó khăn về nhân lực: hiện tại, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút các lao động có chất lượng, đặc biệt là các lao động trẻ, tham gia hoạt động của hội.

Thứ tư là việc chưa nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các chủ thể có liên quan như: các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, cộng đồng doanh nghiệp...

3. hoạt động của một số hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thế giới

3.1 Kinh nghiệm của MalaysiaTrong Luật BVNTD Malaysia không

có quy định điều chỉnh về việc thành lập, cơ cấu tổ chức, chức năng quyền hạn của các Hội BVNTD, nhưng trên thực tế, hoạt động của các Hội BVNTD Malaysia diễn ra rất sôi nổi. Rất nhiều hội BVNTD ở các bang đã được thành lập từ trước khi Luật BVNTD được ban hành năm 1999. Ở Malaysia, Hội BVNTD cấp

bang được thành lập trước khi thành lập Hội BVNTD cấp liên bang.

Hội BVNTD liên bang Malaysia (FOMCA) 2 là một tổ chức phi chính phủ, phi chính trị, phi lợi nhuận, hướng tới đảm bảo quyền công dân tại Malaysia. Tổ chức này là ngôi nhà chung cho tất cả các Hội BVNTD đã đăng kí thành lập ở Malaysia. FOMCA là cầu nối, gắn kết các hoạt động của các Hội BVNTD Malaysia lại với nhau và tiến hành các hoạt động ở cấp quốc gia và quốc tế nhằm thúc đẩy phong trào BVNTD.

Cơ cấu tổ chức của FOMCA: gồm chủ tịch, phó chủ tịch, cố vấn (là những cựu chủ tịch của FOMCA), cố vấn pháp lý, và ban quản trị văn phòng.

FOMCA có vai trò: - Nghiên cứu các vấn đề về NTD và

ảnh hưởng của nó lên NTD- Thúc đẩy và thực hiện công tác

giáo dục cho NTD- Tuyên truyền phổ biến, thúc đẩy

2 Nguồn: http://www.fomca.org.my/

Chuyên mụC

11ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 5 0 - 2 0 1 5

phong trào NTD phát triển- Nếu được yêu cầu, sẽ tiến hành

các thí nghiệm, kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm.

Mục tiêu chính của FOMCA là:- Thúc đẩy phát triển và mở rộng

các phong trào BVNTD có tổ chức ở Malaysia

- Giải quyết các vấn đề của NTD và thúc đẩy quyền lợi của NTD

- Thúc đẩy thông qua sức mua của NTD một định hướng phát triển dựa trên sức cầu để đảm bảo công bằng về kinh tế và xã hội và chất lượng môi trường sống cho tất cả mọi người.

- Có vai trò như ban cố vấn, điều phối các hội BVNTD khác ở Malaysia.

FOMCA cũng được Hội đồng cố vấn BVNTD Quốc gia cấp kinh phí hoạt động.

3.2 Kinh nghiệm của Singapore Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng Singapore (CASE) là tổ chức phi chính phủ được thành lập từ năm 1971. Khi được thành lập, Thủ tướng Gio chor Tong đã cấp cho tổ chức này 5 triệu đô la. Hoạt động của Hội này dựa vào tiền đóng góp của các thành viên tham gia hội, phí thu được từ các vụ khiếu kiện của NTD và tiền quyên góp từ thiện thông qua các hoạt động thể thao.

Mục đích thành lập cũng như chức năng chính của CASE bao gồm:

- Giáo dục NTD thông qua việc cung cấp thông tin, kết quả nghiên cứu và thăm dò ý kiến nhằm giúp họ thành những NTD thông thái;

- Làm việc với doanh nghiệp và khu vực bán lẻ nhằm thúc đẩy thương mại lành mạnh có lợi cho NTD,

- Thúc đẩy việc xây dựng các văn bản luật.

Mặc dù không phải là cơ quan nhà nước nhưng vai trò và khả năng ảnh hưởng của CASE trong lĩnh vực NTD rất lớn, nhất là hoạt động dự thảo và vận động hành lang cho các đạo luật liên quan đển BVNTD, ví dụ như Luật BVNTD của Singapore3 năm 1975, Luật kinh doanh và bán hàng đa cấp sửa đổi năm 2000, Luật quảng cáo sửa đổi năm 2003, Luật BVNTD mới năm 20044. Điều này cho thấy CASE nắm trong tay thực quyền để giải quyết tốt những vấn đề về NTD. Khi Luật BVNTD năm 2004 chính thức có hiệu lực, CASE cũng đã kí Biên bản hợp tác với 21 hiệp hội doanh nghiệp và các đối tác nhằm thúc đẩy việc triển khai luật

3 Consumer Protection (Trade Discription and Safety Requirements) Act

4 Consumer Protection (Fair Trading) Act

cũng như thúc đẩy công tác hòa giải liên quan đến khiếu nại của NTD.

CASE có chiến lược tuyên truyền quảng bá hình ảnh ngay từ những ngày đầu thành lập. Từ năm 1975, CASE đã bắt đầu thiết lập mối quan hệ hợp tác với Trung tâm phát thanh truyền hình Singapore để thực hiện các chương trình NTD trên đài và vô tuyến. Năm 1996, CASE chính thức có mặt trên mạng Internet và ra Tạp chí NTD “Consumer Magazine” in màu toàn bộ. Xuất phát từ mục đích đặt lợi ích của NTD lên trên hết, CASE không ngừng phát triển những kế hoạch truyền thông để tiếp cận với NTD như: lên sóng chương trình phát thanh CASE Talk để giải đáp thắc mắc của NTD trên hệ NewsRadio 93.8; thành lập và hỗ trợ Mạng lưới hoạt động tiêu dùng do sinh viên quản lý của Trường Đại học Quản lý SMU (năm 2001); thậm chí CASE Talk còn được mở rộng sang kênh 95.8 FM của Capital Radio để tiếp cận thính giả Trung Quốc.

Có thể khẳng định rằng CASE hoạt động rất hiệu quả nhờ có việc phối hợp chặt chẽ với không chỉ các cơ quan trong nước mà còn tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế.

Nhìn vào những đóng góp và hoạt động của có thể thấy được tính hiệu quả của các tổ chức này. Thực tế, CASE thực hiện đồng thời nhiều chức năng: dự thảo và xây dựng luật để đề xuất lên chính phủ, thực thi những quyền hành pháp nhất định theo quy định của pháp luật, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khác khi triển khai hoạt động.

Với đặc thù là tổ chức phi chính phủ, CASE đã tận dụng được số lượng không nhỏ tình nguyện viên tham gia vào các hoạt động của mình góp phần đẩy nhanh tiến độ công việc cũng như tận dụng được nguồn nhân lực ấy.

Về việc giải quyết tranh chấp của NTD trình tự giải quyết khiếu nại theo từng bước sau:

- Xem xét các chứng cứ từ 2 phía NTD và nhà cung cấp

- Hòa giải tại các trung tâm - Nếu không được sẽ giải quyết khiếu

kiện ra tòa dân sự. Thực tế qua các năm tỉ lệ hoà giải

được tại các trung tâm chiếm 80% các vụ khiếu kiện của NTD.

Uy tín của CASE không ngừng được nâng cao khi mà Hiệp hội này luôn sáng tạo ra những kênh mới để tiếp cận với NTD và luôn tìm hiểu, chia sẻ nguyện vọng của NTD đồng thời đứng về phía họ trong trường hợp quyền lợi bị các doanh

nghiệp xâm phạm. Nhìn chung, CASE luôn có những

đổi mới và sáng tạo trong quá trình hoạt động, cùng với tiếng nói không nhỏ trong việc xây dựng luật BVNTD, CASE đã tạo được uy tín đối với NTD và đông đảo doanh nghiệp Singapore. CaseTrust là một điển hình cho những đóng góp của CASE. CaseTrust được hiểu là một loại mã (code) được CASE kiểm nghiệm và cấp cho các doanh nghiệp, cửa hàng để chứng minh cho NTD về chất lượng của sản phẩm cũng như dịch vụ. CaseTrust có thể được ví như một dạng “tem bảo hành”, là bên trung gian thu hút được lòng tin của cả NTD và doanh nghiệp. Sáng kiến này của CASE (1999) đến nay vẫn nhận được hưởng ứng và hợp tác từ phía doanh nghiệp và đông đảo NTD 5.

3.3 Hội Bảo vệ người tiêu dùng Hà Lan

Hội Bảo vệ người tiêu dùng Hà Lan 6 là một tổ chức phi lợi nhuận, có thu phí hội viên được thành lập để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Hội có 250 nhân viên và 482000 hội viên trên cả nước. Kinh phí hoạt động của hội chủ yếu là từ thu phí hội viên (61 euro/năm), ngoài ra từ nguồn thu các tạp chí hướng dẫn tiêu dùng do hội phát hành. Hội không nhận bất cứ sự hỗ trợ kinh phí nào từ Chính phủ.

Với những thành viên của hội khi có khiếu nại xảy ra, hội sẽ đứng ra bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà không thu phí, còn những người tiêu dùng không phải là hội viên muốn hội bảo vệ thì sẽ phải chịu phí như thuê luật sư, phí khởi kiện.

Từ thực tiễn hoạt động của một số hội nêu trên cho thấy nguồn kinh phí cho hoạt động của hội có thể là của Chính phủ cấp như Malaysia, có thể là do thu phí hội viên như hội Hà Lan, hoặc thu phí hoặc từ nhiều nguồn như hội của Singapore. Điểm chung của các hội đó là các hội hoạt động rất năng động, có nhiều sáng kiến, được người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn để giúp đỡ khi quyền lợi người tiêu dùng bị vi phạm.

4. Một số giải pháp để các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoạt động tốt hơn trong thời gian tới

Từ thực tiễn của Việt Nam và kinh nghiệm của một số quốc gia khác trên thế giới, để hoạt động của Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đạt hiệu quả

5 Nguồn: https://www.case.org.sg/ 6 Nguồn: http://www.

consumentenbond.nl/

TIN TỨC - SỰ KIỆN

12 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 5 0 - 2 0 1 5

Bảo vệ người tiêu dùng

cao hơn cần phải hỗ trợ, phối hợp từ các chủ thể có liên quan và sự nỗ lực của chính bản thân các Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Dưới đây là một số giải pháp mà các tổ chức xã hội có thể tham khảo để đẩy mạnh hoạt động trong thời gian tới:

4.1 Giải pháp từ cơ quan quản lý nhà nước:

Thực tế hiện nay, chỉ có 19 hội trong số 51 hội (01 hội trung ương) trong cả nước được ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, số còn lại là chưa có kinh phí hỗ trợ thường xuyên nên gặp khó khăn về kinh phí hoạt động, trang thiết bị, và nhân lực cho hoạt động này.

Muốn các hội này hoạt động tốt cơ quan quản lý nhà nước ban hành cơ chế chính sách nhằm đảm bảo các hội có được chi phí cho hoạt động thường xuyên, có trang thiết bị và cán bộ thường trực thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hiện nay luật có quy định một số nhiệm vụ được giao nhưng như vậy sẽ không đảm bảo chi phí hoạt động của các hội, các cơ quan quản lý nhà nước tại các địa phương nên cân nhắc xem xét hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là hội đặc thù hoặc cấp kinh phí đảm bảo đủ chi tiêu tối thiểu cho các hội hoạt động và ban hành cơ chế mở cho các hội có nguồn thu bù chi. Các nguồn thu này không phải chịu thuế, được dùng cho hoạt động của hội. Các hoạt động có thể đem lại nguồn thu cho các hội như: thu phí như phí hòa giải, thành lập các trung tâm giám định, kiểm định, thực hiện các đề án theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước, phát hành các ấn phẩm báo chí, hướng dẫn tiêu dùng.

4.2 Giải pháp từ các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

* Các Hội BVQLNTD cần tự hoàn thiện hoạt động của mình

Bên cạnh những khó khăn, thực tế do đặc điểm là tổ chức xã hội nên các Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng có những thuận lợi nhất định trong hoạt động như: dễ tìm kiếm nguồn tài trợ xã hội hóa, quy trình kiểm nghiệm và công bố thông tin đơn giản, linh hoạt, có số lượng hội viên đông đảo, dễ nhận được sự ủng hộ của cộng động... Trên thực tế, nếu phát huy được các lợi thế của mình, các Hội sẽ tìm được các hướng hoạt động mới mẻ và hiệu quả mà câu chuyện thành công của một số Hội địa phương được công nhận là Hội đặc thù hay việc khai thác các dự án quốc tế của Vinastas là những bài học hữu ích.

Để được khẳng định vai trò các hội cần hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nội dung hoạt động cần phong phú hơn, đạt hiệu quả hơn đặc biệt công tác tư vấn và giải quyết khiếu nại cho người tiêu dùng.

* Tích cực tham gia đóng góp ý kiến phản biện các vấn đề xã hội

Do nền kinh tế thị trường phát triển nên có nhiều loại hình kinh doanh mới xuất hiện, bên cạnh những ưu điểm vẫn tồn tại nhiều bất cập như nạn hàng giả, hàng nhái, hàng không đúng như quảng cáo. Nhằm phát huy vai trò phản biện xã hội, các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần mạnh dạn lên tiếng phán ánh tới các cơ quan chức năng để kịp thời xử lý.

Ngoài việc phản ánh các thông tin liên quan đến hàng hóa, dịch vụ cung cấp trên thị trường, các hội cần chủ động tiến hành các khảo sát độc lập, cung cấp thông tin cho người tiêu dùng mua và sử dụng hàng hóa, dịch vụ.

* Làm cầu nối giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng có nghĩa là bảo vệ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chân chính. Việc các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là việc làm cần thiết, tuy nhiên cũng cần bảo vệ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chân chính. Muốn làm được vậy, các tổ chức xã hội cần có đánh giá khách quan, chuyển tải thông điệp giúp các doanh nghiệp đến với người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp cung cấp thông tin đầy đủ chính xác đến với người tiêu dùng. Nói như vậy có nghĩa, các tổ chức xã hội cần đánh giá, cung cấp danh sách, thông tin về các hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tốt giá cả phải chăng cho người tiêu dùng lựa chọn, đồng thời cũng đưa thông tin về các doanh nghiệp hay vi phạm quyền lợi người tiêu dùng để người tiêu dùng tránh.

Đối với người tiêu dùng, các tổ chức xã hội cần tập hợp các ý kiến góp ý giúp các doanh nghiệp cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cách phục vụ người tiêu dùng ngày một tốt hơn. Làm được như vậy, các doanh nghiệp sẽ sẵn sàng đồng hành cùng các tổ chức xã hội thực hiện nhiệm vụ chung là bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng, đây cũng là cách làm chính đáng tạo nguồn kinh phí cho hoạt động của các hội.

* Chủ động, sáng tạo trong việc tìm kiếm kinh phí hoạt động

Từ kinh nghiệm một của Hà Lan và Singapore cho thấy, bên cạnh sự hỗ trợ kinh phí từ cơ quan quản lý nhà nước, các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thể tìm kiếm nguồn kinh phí từ một số nguồn khác như: tiến hành thu phí hội viên, thu phí hòa giải hoặc phát hành các ấn phẩm, tạp chí để bán... Tuy nhiên, cũng từ kinh nghiệm của các quốc gia này, muốn thu được kinh phí từ các nguồn trên, các tổ chức xã hội cần phải nỗ lực để khẳng định vai trò, vị trí cũng như chất lượng hoạt động của mình. Chỉ có như vậy, các tổ chức xã hội mới nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ hơn nữa về mọi mặt từ các cơ quan quản lý, cộng động doanh nghiệp và người tiêu dùng, trong đó có vấn đề tạo nguồn và thu phí.

Có thể nói, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng các Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam thời gian qua đã rất nỗ lực thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hi vọng rằng, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, các khó khăn, tồn tại của các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ dần được tháo gỡ, bản thân các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng hoạt động năng động để tìm kiếm sự hỗ trợ của các đơn vị, cá nhân tổ chức trong và ngoài nước nhằm mục đích góp phần bảo vệ ngày một tốt hơn quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam.

XuâN QuảNg - QuANg ĐôNg(Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng)

Chuyên mụC

13ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 5 0 - 2 0 1 5

Bảo vệ người tiêu dùng

Đầu tháng 3 năm 2015, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương đã có chuyến công tác thăm và làm việc về tình hình bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại tỉnh Đắk

Lắk. Qua chương trình làm việc với lãnh đạo Sở Công Thương và lãnh đạo Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh, cũng như khảo sát thực tế công tác hoạt động của Hội tỉnh Đắk Lắk và Hội thị xã Buôn Hồ, Đoàn công tác đã ghi nhận một số kết quả nổi bật và kinh nghiệm hiệu quả trong hoạt động của Hội tỉnh Đắk Lắk.

1. Xây dựng và phát triển mạng lưới tổ chức hộiTheo báo cáo của bà Nguyễn Thị Phương Lan – Chủ tịch

Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Đắk Lắk, đến nay, qua gần 10 năm hoạt động tổ chức Hội trên toàn tỉnh đã có 12 Chi hội ở các ngành, phường, xã trên địa bàn Tp Buôn Ma Thuột trực thuộc Tỉnh Hội; 08 Huyện hội đã được thành lập và 05 Ban vận động huyện (trên tổng số 15 đơn vị huyện), với tổng số 865 hội viên và 01 Câu lạc bộ Người tiêu dùng thông thái với 86 hội viên.

Đối với hoạt động của Hội tỉnh, được sự quan tâm, ủng hộ của Lãnh đạo tỉnh và Lãnh đạo Sở Công Thương, Hội đã có một trụ sở làm việc với các trang thiết bị văn phòng, thiết bị máy tính, máy in và điện thoại đầy đủ, nằm cùng địa điểm với Sở Công Thương.

Tại thị xã Buôn Hồ, Đoàn công tác cũng đã có dịp thăm văn phòng làm việc của Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thị xã Buôn Hồ. Theo quy hoạch của UBND thị xã, văn phòng

làm việc của Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thị xã được bố trí riêng một khu vực với nhiều Hội khác (Hội Cựu thanh niên xung phong, Hội nạn nhân chất độc da cam…). Việc sắp xếp cùng một chỗ các văn phòng làm việc của các Hội trên địa bàn thị xã không chỉ tạo môi trường làm việc gắn bó giữa các đơn vị mà còn góp phần chia sẻ nguồn lực, tiết kiệm kinh phí cho ngân sách. Đặc biệt, chỉ sau 4 tháng thành lập và hoạt động, đến tháng 7 năm 2012, Hội thị xã Buôn Hồ đã được công nhận là một trong 9 hội có tính chất đặc thù trên địa bàn thị xã Buôn Hồ. Qua đó, chi ngân sách cho hoạt động của Hội thị xã trong năm 2015 là hơn 110 triệu đồng, trong đó, chi lương cho cán bộ Hội là hơn 60 triệu đồng và chi thực hiện một số hoạt động của Hội là hơn 50 triệu đồng.

2. hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước Trong quá trình hoạt động, Hội Đắk Lắk đã có nhiều sáng

tạo trong hoạt động, không chỉ đảm bảo hiệu quả hoạt động mà còn thu hút hiệu quả sự quan tâm, chú ý của các cơ quan quản lý, người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Trong năm 2014, bên cạnh các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện báo đài, Hội đã phối hợp với Sở Công Thương tổ chức Hội nghị “Tập huấn công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” cho 500 người là cán bộ lãnh đạo cấp xã, phòng kinh tế hạ tầng, cán bộ huyện hội và người tiêu dùng trong tỉnh; tổ chức đoàn công tác làm việc với Ban quản lý các chợ nhằm khảo sát, nắm tình hình và đôn đốc nhắc nhở Ban quản lý các chợ thực thi các nội dung theo đúng quy định của Luật BVQLNTD như: Lắp đặt và duy trì hoạt động cân đối chứng, công khai niêm yết điện thoại đường dây nóng của Ban quản lý chợ để người tiêu dùng liên hệ khi cần. Trên cơ sở đó, Hội đã tiến hành in 10.000 tờ rơi nhằm tuyên truyền các quyền của người tiêu dùng và quảng bá địa chỉ, số điện thoại liên hệ của Văn phòng Hội nhằm hỗ trợ người tiêu dùng trong trường hợp cần thiết. Cùng với hoạt động của tỉnh Hội, các hội huyện, thị xã cũng tổ chức các hoạt động hướng trực tiếp vào các vấn đề tiêu dùng thiết yếu, nổi cộm của người dân. Ví dụ, năm 2013, Hội thị xã Buôn Hồ đã phối hợp với Điện lực Buôn Hồ tổ chức hội nghị nhằm ghi nhận và giải quyết các ý kiến của người dân liên quan đến vấn đề điện trên địa bàn Thị xã.

Nhờ những hoạt động tuyên truyền nổi bật nêu trên, hoạt động tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của Hội đã ghi nhận nhiều vụ việc có giá trị lớn, được giải quyết thành công, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. Theo đó, năm 2014 Văn phòng Tư vấn giải quyết khiếu nại Hội Đắk Lắk đã tiếp nhận, giải quyết và tư vấn giải quyết 21 vụ khiếu nại của người tiêu dùng về chất lượng hàng hóa, dịch vụ trên nhiều lĩnh vực, có 96% các vụ khiếu nại đã được giải quyết thành công với tổng giá trị hàng hóa dịch vụ khoảng 6.5 tỷ đồng, giá trị người tiêu dùng được đền bù khoảng 290 triệu đồng…

Một số kinh nghiệM từ hoạt động Của hội bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng tỉnh đắk lắk

Chuyên MụC

14 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 5 0 - 2 0 1 5

Bảo vệ người tiêu dùng

Đặc biệt, trong năm 2014, Hội Đắk Lắk đã dự thảo và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 9/6/2014 về việc tăng cường lãnh đạo và quản lý hoạt động của hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nhằm nâng cao trách nhiệm trong chỉ đạo thực hiện Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức hội trong toàn tỉnh.

Như vậy, thông qua hoạt động của Hội tỉnh và các Hội huyện, thị xã, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Đắk Lắk không chỉ đã đạt được các kết quả nổi bật mà còn đang xây dựng một nền tảng pháp lý vững chắc, tạo cơ sở tiếp tục thực hiện hiệu quả các hoạt động trong những năm sắp tới.

3. Một số kinh nghiệm từ hiệu quả hoạt động của hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Đắk Lắk

Có được kết quả xây dựng và phát triển tổ chức nhanh và mạnh như trên, theo Lãnh đạo Sở Công Thương và ghi nhận của nhiều cán bộ không chỉ trong địa bàn tỉnh Đắk Lắk mà còn ở các tỉnh lân cận là do hoạt động quyết liệt và nhiệt tình của Lãnh đạo Hội tỉnh, đặc biệt là vai trò của bà Nguyễn Thị Phương Lan.

Với kinh nghiệm công tác trong ngành Công Thương, ngay sau khi được bầu giữ chức Chủ tịch Hội tỉnh, bà Lan đã mạnh dạn đề xuất Lãnh đạo tỉnh và chủ động lên kế hoạch thực hiện nhiều công việc có tính chất quyết định, có quy mô và tạo điểm nhấn nhằm thu hút sự chú ý không chỉ của người dân mà còn các cơ quan khác đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa bàn tỉnh. Những hoạt động của bà Lan không chỉ dừng ở việc ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 9/6/2014 về việc tăng cường lãnh đạo và quản lý hoạt động của hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk mà còn được cụ thể hóa thông qua việc xuống trực tiếp và vận động Lãnh đạo UBND các huyện, thị xã thành lập và tạo điều kiện, hỗ trợ cho hoạt động của các hội huyện. Nhằm hỗ trợ hoạt động của các hội huyện, cũng như nâng cao vị thế và vai trò của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, định kỳ theo quý, Hội tỉnh đều tổ chức công tác đánh giá và tổng kết hoạt động của các hội trên địa bàn cả tỉnh. Tại các hội nghị này đều có sự tham gia và đưa tin của các phương tiện báo chí nhằm không chỉ tuyên truyền về hoạt động của các hội mà còn

ảnh: Quy trình làm việc của cán bộ và Quy chế hoạt động của Văn phòng tư vấn

và tiếp nhận khiếu nại của người tiêu dùng tại hội BVQLNTD Đắk Lắkthu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều đơn vị, cơ quan trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, trong các năm gần đây, hàng năm Hội đều lên kế hoạch và phối hợp cùng Sở Công Thương tỉnh tổ chức các hoạt động có quy mô khu vực, mời đại diện các tỉnh lân cận đến tham dự nhằm tạo điểm nhấn không chỉ cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn cho thương hiệu của tỉnh Đắk Lắk nói chung.

Cùng với sự chủ động và quyết liệt hoạt động từ phía Hội, sự quan tâm và hỗ trợ của Lãnh đạo UBND, Lãnh đạo Sở Công Thương là dấu ấn tiếp theo trong sự thành công của các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tại Đắk Lắk, hàng năm, hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đều được thực hiện lồng ghép với Lễ hội cà phê. Đây là hoạt động Lễ hội có quy mô quốc gia, thu hút sự chú ý của khối lượng lớn khách du lịch và rất nhiều công ty trong nhiều ngành, lĩnh vực. Việc song song tổ chức các hoạt động tuyên truyền công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời gian diễn ra Lễ hội không chỉ góp phần cung cấp thông tin hiệu quả tới nhiều người tiêu dùng mà còn góp phần xây dựng hình ảnh một môi trường tiêu dùng lành mạnh, môi trường kinh tế phát triển và địa điểm du lịch thân thiện cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Sự quan tâm, hỗ trợ của Lãnh đạo cũng tạo điều kiện trang bị văn phòng và thiết bị làm việc, góp phần đẩy mạnh thực hiện các hoạt động của các hội.

Như vậy, để đảm bảo hiệu quả hoạt động của các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, từ kinh nghiệm của Đắk Lắk nói riêng và nhiều hội tại các tỉnh, thành phía Nam nói chung, có hai yếu tố cần chú trọng, đó là, i) sự chủ động và quyết liệt trong hoạt động của hội, và ii) sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương. Trong hai yếu tố này, cần ưu tiên chú trọng trước hết vào sự chủ động của hội; sự mạnh dạn đề xuất và tham mưu từ phía hội lên các cấp lãnh đạo, các đơn vị, tổ chức nhằm tranh thủ mọi nguồn lực, từ đó, tạo đà phát triển và khẳng định vị thế, vai trò của các hội không chỉ trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn góp phần vào sự thành công của môi trường kinh tế, du lịch và các lĩnh vực khác tại địa phương.

TùNg Bách

Chuyên mụC

15ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 5 0 - 2 0 1 5

Ngày 17 tháng 3 năm 2015, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương phối hợp cùng Sở Công

Thương và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Tp Hồ Chí Minh và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản tổ chức hội thảo “Quyền được thông tin của người tiêu dùng – Thực trạng và giải pháp”. Hội thảo được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, thu hút đông đảo sự tham gia của các lãnh đạo và đại diện các sở ban ngành cũng như doanh nghiệp, người tiêu dùng, hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các phương tiện báo chí tại địa phương.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Trần Vinh Nhung, Phó giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò quan trọng của các phương tiện truyền thông trong việc truyền tải thông tin tới người tiêu dùng. Ông hy vọng, cùng với các hoạt động tuyên truyền của các cơ quan quản lý nhà nước, các phương tiện truyền thông sẽ góp phần truyền tải thông tin một cách nhanh nhạy, chính xác và không ảnh hưởng tới quyền lơi chính đáng của mọi người.

Ông Cao Xuân Quảng, Trưởng Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh giới thiệu về lịch sử các quyền cơ bản của người tiêu dùng, đồng thời nhấn mạnh vào quyền được thông tin – chủ đề được lựa chọn cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam năm 2015. Theo ông Quảng, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được trong thời gian vừa qua như việc doanh nghiệp đã tuân thủ trách nhiệm công bố thông tin liên quan đến giá cả, thành phần, thủ tục bảo hành…thì vẫn còn tồn tại nhiều hành vi, vụ việc xâm phạm nghiêm trọng tới tài sản và tính

mạng của người tiêu dùng. Nhằm bảo đảm quyền được thông tin của người tiêu dùng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã có nhiều quy định quan trọng nhằm quy định trách nhiệm của doanh nghiệp liên quan. Cụ thể, các Điều 12,

13 trong Luật quy định về những nội dung mà doanh nghiệp phải thông báo cho người tiêu dùng khi thực hiện giao dịch; các quy định tại Nghị định 99/2011/NĐ-CP về một số nội dung thông tin bắt buộc phải có trong các hợp đồng giao dịch đặc biệt như hợp đồng bán hàng tận cửa; bán hàng từ xa và hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục. Đặc biệt, ông Quảng nhấn mạnh về nhiều hành vi, nội dung có dấu hiệu vi phạm quyền được thông tin của người tiêu dùng trong các chương trình quảng cáo trên các đài truyền hình đang diễn ra phổ biến tại nhiều địa phương trên cả nước.

Chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản trong quá trình thực thi các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bà Ayumi Edakubo – Chuyên gia của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản nhấn mạnh về vai trò của người tiêu dùng trong nền kinh tế. Theo bà, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng chính là bảo vệ doanh nghiệp, tạo động lực để phát triển kinh tế và đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên.

Tóm tắt về thực trạng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại TP Hồ Chí Minh, bà Phan Thị Việt Thu, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Tp Hồ Chí Minh cho biết, trong thời gian gần đây rất nhiều người tiêu dùng đã liên hệ với Hội để được tư vấn, hướng dẫn thông tin tiêu dùng, đặc biệt là cách thức thực hiện các thủ

tục pháp luật để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Liên quan đến công tác tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng, ông Phạm Hoàng Long- Chuyên viên Cục Quản lý cạnh tranh đã giới thiệu về hoạt động của Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng tại đầu số miễn phí 1800.6838. Thông qua Tổng đài, Cục Quản lý cạnh tranh hy vọng sẽ hỗ trợ và nhận được nhiều hơn phản ánh của người tiêu dùng trên cả nước.

Tại nội dung hỏi đáp, ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh và ông Trần Vinh Nhung, Phó giám đốc Sở Công Thương Tp Hồ Chí Minh đã trả lời nhiều vấn đề của người tiêu dùng, trong đó tập trung vào vấn đề công bố giá cả của hàng hóa, dịch vụ (giá dịch vụ giữ xe tại các trung tâm thương mại); thông tin cơ quan quản lý có trách nhiệm tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng thực hiện quyền khiếu nại…Chia sẻ ý kiến tại Hội thảo, đại diện Tập đoàn TH đồng tình với việc cần nâng cao nhận thức người tiêu dùng đối với quyền lợi của người tiêu dùng, trong đó, nhấn mạnh vào quyền được thông tin về thành phần và nguồn gốc nguyên liệu, xuất xứ của các sản phẩm sữa tại Việt Nam.

Kết thúc Hội thảo, nhiều đại biểu đồng tình với việc các bên liên quan cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nhằm cung cấp thông tin minh bạch, chính xác và đầy đủ cho người tiêu dùng. Quan trọng hơn, bản thân người tiêu dùng cần đặc biệt chú ý, tìm hiểu và áp dụng các biện pháp cần thiết để trước hết tự bảo vệ quyền lợi của mình trước khi tìm tới sự tư vấn, hỗ trợ của các bên thứ ba.

hồ TùNg Bách

hội thảo Quyền đượC thông tin Của người tiêu dùng - thựC trạng và giải PháP tại tP hồ Chí Minh

TIN TỨC - SỰ KIỆN

16 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 5 0 - 2 0 1 5

Ngày 10 tháng 4 năm 2015 tại Tp. HCM, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) phối hợp

với Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam (VAWE) và Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD) tổ chức Hội nghị “Pháp luật cạnh tranh, phòng vệ thương mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, với sự tài trợ của Công ty Samsung Điện tử Việt Nam, nhằm đem lại sự nhận thức và hành động phù hợp cho doanh nghiệp (DN) về các quy định của pháp luật cạnh tranh, các biện pháp phòng vệ thương mại chính đáng trên thị trường và bảo vệ chính đáng quyền lợi người tiêu dùng. Tham gia hội nghị có đại diện Lãnh đạo Bộ Công Thương và hơn 170 đại biểu từ các hiệp hội, các doanh nghiệp và các cơ quan báo chí, truyền thông trong nước. Hội nghị là một trong những sự kiện thuộc Đề án phát triển thị trường trong nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, với mục đích lâu dài nhằm giúp người tiêu dùng nhận thức đúng về khả năng sản xuất, kinh doanh của DN Việt Nam, cũng như cái nhìn mới về hàng Việt Nam chất lượng trên thị trường.

Hai chủ thể chính của cuộc vận động này là người tiêu dùng Việt và doanh nghiệp Viêt. Hệ thống các cơ quan QLNN và các hiệp hội, hội phải có trách nhiệm hỗ trợ cho hai chủ thể này thông qua đường lối, chính sách và hệ thống pháp luật Việt nam. Trong thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, trong đó có một số văn bản pháp luật có tính chất quan trọng để đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững như Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, pháp luật phòng vệ thương mại… Tuy nhiên, theo bà Trần Phương Lan - Trưởng phòng Giám sát quản lý cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh cho biết chỉ có 20% DN trong nước biết về Luật Cạnh tranh, trong lúc tỉ lệ này ở DN FDI là 78%. Có nghĩa, các DN FDI tại Việt Nam hiểu rất rõ về

Luật Cạnh tranh và sử dụng tốt Luật này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của DN mình, trong lúc DN trong nước vẫn thờ ơ, chưa nắm bắt được pháp luật trên.

Theo ông Phan Thế Thắng, Phó Trưởng phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh chỉ ra rằng tình trạng không tuân thủ pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn diễn biến phức tạp và ngày càng tinh vi. Trong khi đó, nhận thức của người tiêu dùng về quyền lợi của mình vẫn chưa đầy đủ, chưa tạo thành sức mạnh để buộc các doanh nghiệp không chân chính tự nguyện thực hiện nghĩa vụ với người tiêu dùng. Người tiêu dùng cũng chưa ý thức được trách nhiệm tự bảo vệ quyền lợi của mình như mua hàng không lấy hóa đơn, không xem nhãn mác, xuất xứ, hướng dẫn sử dụng, ngại khiếu nại, khiếu kiện…

Tuy nhiên, ông Nguyễn Phương Nam – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh khẳng định, Luật BVQLNTD VN là để bảo vệ người tiêu dùng chân chính, nhưng phản đối những người tiêu dùng lạm dụng những quyền đó để đòi hỏi vô lối đối với doanh nghiệp. Trong thực tế hiện nay, có nhiều doanh nghiệp đối thủ đã sử dụng chiêu trò dèm pha nói xấu nhau để cạnh tranh không lành mạnh.

Ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương - đã nhấn mạnh mục đích của Hội nghị nhằm tạo sự đồng thuận giữa nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Theo cách tiếp cận mới của Bộ Công Thương, hàng Việt Nam là hàng hóa do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, lắp ráp hợp pháp tại Việt Nam trong đó có các doanh nghiệp FDI. Với cách tiếp cận mở này của Bộ Công Thương, hàng Việt Nam trong thời gian tới sẽ có sức mạnh cạnh tranh lớn trên thị trường.

Đồng thuận với ý kiến này, ông Kim Cheogi, Tổng Giám đốc Samsung Vina Electronics khẳng định: Với sứ mệnh gia tăng sức cạnh tranh của hàng “Made in Vietnam” trên thị trường quốc tế, Samsung hiểu rất rõ tầm quan trọng của Luật Cạnh tranh và Luật Bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng. Xây dựng lòng tự hào của người dân về hàng Việt Nam không chỉ là sứ mệnh của chính quyền mà còn là của các doanh nghiệp. Bằng những đóng góp của mình, Samsung hi vọng có thể hỗ trợ quảng bá hàng Việt Nam cũng như bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam.

Ông Nguyễn Phương Nam khẳng định, các hàng hóa do các DN thuần Việt cũng như các DN FDI đầu tư tại Việt Nam sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam như Samsung đều được gọi coi là hàng Việt Nam. Các doanh nghiệp này khi có vướng mắc về pháp lý trên thương trường sẽ được Bộ Công Thương và Cục Quản lý Cạnh tranh có trách nhiệm hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho DN.

Qua buổi hội nghị, Ban Tổ chức mong muốn gửi đến các DN và người tiêu dùng thông điệp: các DN hãy thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng cung cấp sản phẩm/dịch vụ nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng và vì người tiêu dùng Việt. Hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Chương trình hội nghị đã nhận được những phản hồi tích cực từ phía các đại biểu tham dự. Những ý kiến được đề cập tại hội nghị sẽ góp phần tìm ra các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người tiêu dùng và các DN kinh doanh chân chính.

Võ VăN Thúy

CụC Quản lý Cạnh tranh - bộ Công thương Phối hợP với hiệP hội nữ doanh nhân việt naM (vaWE) tổ ChứC hội nghị

“PháP luật Cạnh tranh, Phòng về thương Mại và bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng”

TIN TỨC - SỰ KIỆN

17ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 5 0 - 2 0 1 5

Căn cứ vào Điều 32 Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2014 và Điều 3 Thông tư

24/2014/TT-BCT ngày 30 tháng 07 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương (Cục QLCT) là đơn vị chịu trách nhiệm cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.

Tính đến thời điểm ngày 20 tháng 04 năm 2015, Cục QLCT đã tiếp nhận 49 hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, trong đó:

- Cấp 42 Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp: Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy, Công ty TNHH Amway Việt Nam, Công ty TNHH Aim Star Network Việt Nam, Công ty TNHH Mỹ phẩm Thường Xuân; Công ty TNHH Tam Sinh Yotofo Việt Nam, Công ty Cổ phần Liên kết Sản xuất – Thương mại Việt Nam, Công ty TNHH Unicity Việt Nam, Công ty TNHH Thiên

sư Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn liên kết Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tư sản xuất và thương mại MLM Việt Nam, Công ty TNHH Nhượng quyền Thương mại Thăng Long, Công ty Cổ phần Liên kết Tri Thức, Công ty Cổ phần Liên Minh Tiêu Dùng Việt Nam, Công ty TNHH Thương mại Lô Hội, Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại Sóng Đại Dương, Công ty TNHH Thương Mại Vision Việt Nam, Công ty TNHH Elken International Việt Nam, Công ty TNHH MTV Herbalife Việt Nam; Công ty TNHH Perfect Global (Việt Nam), Công ty TNHH Total Swiss Việt Nam, Công ty TNHH Tuperware Việt Nam, Công ty TNHH Visi Việt Nam, Công ty TNHH Siberian Health Quốc tế, Công ty Cổ phần Tân Ích Mỹ, Công ty TNHH Một Thành Viên Thương mại dịch vụ Hoằng Đạt, Công ty TNHH Một Thành Viên Naturally Plus Việt Nam, Công ty TNHH BHIP, Công ty TNHH CNI Việt Nam, Công ty TNHH Một Thành Viên Liên Kết Triển Vọng, Công ty TNHH Thương mại Tiến Thịnh Phát, Công ty TNHH Morinda Việt Nam, Công ty TNHH Một

hiện trạng tiếP nhận và Xử lý hồ sơ đề nghị CấP giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa CấP

Ngày 02 tháng 4 năm 2015, trang điện tử của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) (tài liệu G/

SG/N/9/IND/15) đã ra thông báo về việc Tổng vụ Tự vệ (Bộ Tài chính Ấn Độ) ban hành quyết định cuối cùng trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ với mặt hàng thép cuộn không gỉ cán nguội (Cold Rolled Flat Products Of Stainless Steel).

Một số thông tin chung về vụ việc như sau:

- Ngày khởi xướng điều tra: 19/9/2014. Theo thông báo khởi xướng điều tra, sản phẩm bị điều tra được nhập khẩu chủ yếu từ Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ và Mexico.

- Sản phẩm bị điều tra: Thép cuộn không gỉ cán nguội có Mã hS: 7219.31.12, 7219.31.11, 7219.32.10, 7219.33.10, 7219.34.10, 7219.35.10,

ấn độ ban hành Quyết định ChấM dứt điều tra áP dụng biện PháP tự vệ đối với Mặt hàng théP Cuộn không gỉ Cán nguội

7220.20.21 và 7220.90.21 - Nguyên đơn: Công ty M/s Jindal

Stainless Steel, nhà sản nhà sản xuất chiếm hơn 85% tổng sản xuất nội địa và đại diện cho ngành sản xuất trong nước.

- giai đoạn xác định thiệt hại: năm tài chính 2011 – 2014 (năm tài chính của Ấn Độ bắt đầu từ ngày 1 tháng 4 và kết thúc vào ngày 31 tháng 3 hàng năm).

- Kết luận cuối cùng của vụ việc:Căn cứ theo thông báo này, cơ quan

điều tra Ấn Độ quyết định chấm dứt cuộc điều tra và không áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng thép cuộn không gỉ cán nguội.

Quyết định được đưa ra do không có hoặc không đầy đủ những bằng chứng thuyết phục để áp dụng biện pháp tự vệ bao gồm: bằng chứng về sự gia tăng về nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra, sự thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ

Thành Viên CVI Link Việt Nam, Công ty TNHH Zija Quốc tế, Công ty TNHH Một Thành Viên Thương mại Xuất nhập khẩu Vi Na Linh, Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Trường Giang Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Thương mại Bông Sen Vàng, Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Con đường Việt, Công ty TNHH Vemma, Công ty TNHH Kangzen - Kenko Việt Nam;

- Yêu cầu sửa đổi bổ sung 01 hồ sơ: Công ty TNHH Người lái xe mặt trời Việt Nam;

- Trả 04 hồ sơ: Công ty TNHH Thương Mại Akuna Việt Nam, Công ty Cổ phần Quốc tế New Star, Công ty TNHH Synergy Việt Nam, Công ty TNHH Một Thành Viên Thương mại Mỹ Lợi;

- Đang trong quá trình thẩm định 02 hồ sơ: Công ty Cổ phần Mạng lưới Đầu tư và Thương mại Toàn Cầu, Công ty Cổ phần Nhượng quyền Thương mại Quốc tế G10.

(Phòng Điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh)

gây thiệt hại nghiêm trọng tới ngành sản xuất nội địa và mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu sản phẩm bị điều tra và thiệt hại/mối đe dọa thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước.

Thông tin chi tiết xem trang điện tử của Tổng vụ Tự vệ Ấn Độ tại: http://www.dgsafeguards.gov.in/

Lê hoàNg ANh(Phòng Xử lý các vụ kiện phòng vệ

thương mại của nước ngoài)

TIN TỨC - SỰ KIỆN

18 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 5 0 - 2 0 1 5

Ngày 27 tháng 04 năm 2015, Cục QLCT đã nhận được Công văn của Công ty Lenovo (Singapore) Pte. Ltd – (Công ty Lenovo), về việc triển khai Chương trình

thu hồi một số sản phâm pin máy tính xách tay, cụ thể như sau:1. hàng hóa bị ảnh hưởngSản phẩm thuộc Chương trình Thu hồi là sản phẩm pin

được bán ra từ tháng 02 năm 2010 đến tháng 06 năm 2012 (khoảng 200.000 pin lithium-ion) bên trong các dòng sản phẩm máy tính xách tay sau đây:

STT Tên

1Edge 11 , Edge 13, Edge 14, Edge15, Edge 120, Edge 125, Edge 320, Edge 325, Edge 420, Edge 425, Edge 430, Edge 520, Edge 525, Edge 530;

2 X200, X201, X200S, X201S, X220, X220T, X100E, X120E, X121E, X130E, X131E;

3 T410, T420, T510, T520;4 W510, W520; 5 L412, L420/421, L512, L520.Ngoài những sản phẩm pin được lắp trực tiếp bên trong

các máy tính xách tay nói trên, các sản phẩm pin thuộc diện thu hồi cũng bao gồm những sản phẩm được bán một cách riêng rẽ

thông báo về Chương trình thu hồi Một số sản PhẩM Pin Của Máy tính XáCh tay thinkPad

như sản phẩm pin tuỳ chọn độc lập, phụ kiện và các sản phẩm pin thay thế, cụ thể với những loại pin có mã sản phẩm như sau:42T4695 42T4711 42T4740 42T4798 42T480442T4812 42T4816 42T4822 42T4826 42T482842T4834 42T4840 42T4862 42T4868 42T487442T4880 42T4890 42T4944 42T4948 42T495442T4958 45NI022 45N1050 45N1060

Nguyên nhânTrong quá trình kiểm tra, Công ty Lenovo đã phát hiện

các sản phẩm Pin thuộc diện thu hồi có thể bị quá nóng, gây nguy cơ cháy hoặc bỏng cho người sử dụng.

Khuyến cáoNgười tiêu dùng có pin thuộc diện thu hồi nên ngay lập tức

tắt hệ thống, tháo pin ra khỏi máy tính và chỉ sử dụng thông qua việc kết nối dây nguồn và đồ sạc AC với máy tính.

Nội dung thực hiện Chương trình thu hồiCông ty Lenovo sẽ kiểm tra và trong trường hợp phát hiện

pin của người sử dụng thuộc diện cần thu hồi, Công ty Lenovo sẽ tổ chức thay thế miễn phí;

Để biết thêm thông tin hoặc cần được tư vấn, các khách hàng có thể liên hệ trực tiếp số điện thoại đường dây nóng của Công ty Lenovo: 12032222, hoặc qua trang điện tử: www.lenovo.com/batteryprogram2014

Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh khuyến cáo các khách hàng đang sử dụng các sản phẩm máy tính xách tay nói trên của Lenovo cập nhật và đối chiếu thông tin nêu trên để kiểm tra và thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi của mình.

(Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng – Cục Quản lý cạnh tranh)

TIN TỨC - SỰ KIỆN

19ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 5 0 - 2 0 1 5

giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng tại cục Quản lý cạnh tranh trong quý I năm 2015 và tình hình hoạt động của tổng đài 18006838

Trong Quý I năm 2015, Cục Quản lý cạnh tranh (Cục QLCT) đã tiến hành nâng cấp Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng và đưa vào sử dụng đầu số miễn phí 1800.6838 thay thế cho số điện thoại Hotline 04.3938.7846. Việc thay đổi đầu số và nâng cấp tổng đài đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác tư vấn kiến thức tiêu dùng và tiếp nhận khiếu nại của người tiêu dùng tại Cục, cụ thể như sau:

I. Tình hình hoạt động của tổng đài 1800 68381. Số liệu chung về hoạt động của tổng đài tư vấn 1800

6838Kể từ thời điểm đi vào hoạt động đến ngày 31 tháng 3

năm 2015, Tổng đài tư vấn đã ghi nhận có 4383 cuộc gọi đến, trong đó các chuyên viên của Cục đã tiếp nhận và trả lời 1796 cuộc gọi, chiếm 40,98%. Trong số 1796 cuộc gọi được trả lời, chỉ có 572 cuộc gọi thuộc phạm vi hoạt động của tổng đài. Số lượng cuộc gọi còn lại bao gồm:

- Người tiêu dùng hỏi thông tin cơ bản nên tổng đài viên trả lời nhanh không ghi lại các thông tin của người tiêu dùng;

- Cuộc gọi điện thoại trêu chọc (do số điện thoại tổng đài là số miễn phí nên thời gian đầu nhiều người tiêu dùng gọi để trêu);

- Các cuộc gọi đề nghị tư vấn các lĩnh vực không thuộc phạm vi hoạt động của tổng đài như hỏi đường, hỏi giá dịch vụ hàng hóa…

572 cuộc gọi yêu cầu của người tiêu dùng thuộc phạm vi hoạt động của Tổng đài bao gồm các tư vấn liên quan đến cách thức tiêu dùng, tiếp nhận yêu cầu hỗ trợ giải quyết khiếu nại. Theo đó, chỉ tính riêng tháng 3 năm 2015, Cục đã tiếp nhận và tư vấn 494 yêu cầu của NTD, chiếm hơn 86% tổng số yêu cầu của cả Quý. Tỷ lệ tăng đột biến về số lượng yêu cầu là do từ ngày 06 tháng 3 năm 2015, Cục đã tổ chức Lễ ra mắt Tổng đài và có sự góp mặt của đông đảo các phương tiện thông tin đại chúng. Trong các ngày tiếp theo, Cục đã phối hợp với các đơn vị truyền hình thực hiện các phóng sự, phỏng vấn về hoạt động của Tổng đài. Nhờ các hoạt động tuyên truyền tập trung, đặc biệt, do tính chất miễn phí cước gọi đến của Tổng đài, nên trong tháng 3, Cục đã tiếp nhận một số lượng đáng kể cuộc gọi

của NTD, gấp hơn 6 lần so với 2 tháng cùng Quý. Trong số các cuộc gọi này, bên cạnh việc phản ánh, khiếu nại về các vi phạm, xâm phạm quyền lợi của NTD và tư vấn về các vấn đề liên quan đến cách thức tiêu dùng an toàn thì cũng có một số lượng không ít cuộc gọi mang mục đích quấy rối.

Kết quả tư vấn, tiếp nhận và xử lý khiếu nại của NTD cho thấy, 90% vụ việc đã đáp ứng được yêu cầu của NTD (cung cấp kiến thức, pháp luật BVQLNTD, địa chỉ, thông tin các tổ chức, cơ quan BVQLNTD, cách thức thực hiện khiếu nại nhằm giải quyết tranh chấp);10% vụ việc còn lại Cục đều có hướng dẫn chi tiết để người tiêu dùng thực hiện các thủ tục khởi kiện hoặc liên hệ với các cơ quan, tổ chức có liên quan khác.

2. Tư vấn và hỗ trợ yêu cầu xử lý khiếu nại theo ngành hàng, lĩnh vực

Bảng số liệu cho thấy, trong các nhóm hàng hóa, dịch vụ thì nhóm Hàng hóa tiêu dùng thường ngày (sữa, bánh kẹo, nước giải khát, đồ gia dụng…) là nhóm có nhiều yêu cầu tư vấn và khiếu nại của NTD nhất, chiếm 28% tổng số vụ việc. Tiếp đó là nhóm Điện thoại, viễn thông (sản phẩm điện thoại, dịch vụ viễn thông) với tỷ lệ 17%; Thiết bị điện tử gia dụng (tủ lạnh,

giải Quyết khiếu nại Của người tiêu dùng tại CụC Quản lý Cạnh tranh trong Quý i năM 2015

và tình hình hoạt động Của tổng đài 18006838

TIN TỨC - SỰ KIỆN

20 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 5 0 - 2 0 1 5

ti vi, máy lọc nước…)11%.Bên cạnh đó, nhóm hàng hóa về Làm đẹp, sức khỏe (thuốc,

thực phẩm chức năng, thiết bị chăm sóc sức khỏe, làm đẹp…); Dịch vụ vận tải, Phương tiện vận tải và Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm có số lượng khiếu nại và yêu cầu tư vấn của NTD tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2014. Điều này cho thấy, trong thời gian tới cần tập trung chú ý vào những nhóm hàng này nhằm phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời các xu hướng mới vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

3. Số liệu tư vấn và hỗ trợ yêu cầu và xử lý khiếu nại theo khu vực địa lý

Nếu xét theo tiêu chí địa lý thì Hà Nội chiếm tỷ lệ cao nhất với con số 36,55%, sau đó là thành phố Hồ Chí Minh (9,65%), Bắc Giang (3,49%) và cuối cùng là Hải Phòng (2,05%). Các tỉnh, thành còn lại chiếm 48,26% trong tổng số khiếu nại.

II. Tình hình tiếp nhận và xử lý đơn yêu cầu giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng

Bên cạnh việc tiếp nhận và xử lý yêu cầu của người tiêu dùng qua Tổng đài 1800 6838, trong 3 tháng đầu năm 2015, Cục QLCT đã tiếp nhận và xử lý 30 đơn khiếu nại của người tiêu dùng thông qua các phương thức như sau:

Phương thức Số lượng

Trực tuyếnTrang tin 16

Email 8

Bưu điện 5Trực tiếp 1

Tổng 30

Trong thời gian tới, Cục QLCT sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cũng như các kênh tiếp nhận khiếu nại, đặc biệt là Tổng đài 1800.6838. Cục QLCT mong muốn trong thời gian tới sẽ nhận được nhiều khiếu nại, phản ánh của người tiêu dùng tại các tỉnh thành khác và sẽ hỗ trợ giải quyết triệt để các khiếu nại này, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và cả doanh nghiệp về lợi ích khi thực hiện tốt công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển bền vững và thịnh vượng.

Hiện nay, Cục QLCT tiếp nhận khiếu nại qua các phương thức:

Tổng đài hỗ trợ, tư vấn NTD 18006838;Trang tin BVQLNTD tại địa chỉ: www.bvntd.vca.gov.

vnhoặc địa chỉ email [email protected]. Gửi khiếu nại qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại

địa chỉ: Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Cục Quản lý cạnh tranh, 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Vụ việc điển hình trong Quý I.2015: (*)Vụ việc #1: cung cấp thông tin cho NTDNTD A sử dụng dịch vụ truyền hình cáp của công ty X.

Trong quá trình sử dụng, tín hiệu bị chập chờn. Khi đề nghị công ty xuống sửa chữa thì được thông báo phải trả chi phí. NTD bức xúc vì mới sử dụng dịch vụ được một thời gian ngắn, hơn nữa lỗi tín hiệu là do phía công ty, không phải lỗi của NTD, nên việc trả phí kiểm tra, sửa chữa là vô lý. Sau khi phản ánh lên Tổng đài, được tư vấn về quyền được thông tin của NTD, NTD đã liên hệ lại với công ty truyền hình cáp và được giải thích cụ thể khoản chi phí sửa chữa là phí hỗ trợ đi lại cho nhân viên kỹ thuật. Trong quá trình tư vấn cho NTD, công ty đã không cung cấp đầy đủ thông tin khiến NTD hiểu nhầm và bức xúc. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của Cục QLCT, NTD đã liên hệ, làm việc và được công ty sửa chữa miễn phí.

Vụ việc #2: Bảo hành sản phẩmNTD A phát hiện điện thoại di động bị trục trặc phần âm

thanh (sản phẩm vẫn còn trong thời hạn bảo hành). Sau khi bảo hành và nhận lại sản phẩm từ nhân viên của cửa hàng, NTD phát hiện camera chụp ảnh có vấn đề và đã thông báo lại cửa hàng. Cửa hàng tiếp tục nhận lại máy để bảo hành. Sau lần bảo hành thứ hai, máy vẫn bị hiện tượng mờ camera. Lần này, nhân viên yêu cầu người tiêu dùng trả chi phí thì mới sửa chữa. Sau khi được tư vấn pháp luật từ Tổng đài, người tiêu dùng đã chủ động liên hệ với Ban lãnh đạo của cửa hàng để phản ánh về dịch vụ và thông tin tư vấn của nhân viên tại Cửa hàng. Lãnh đạo cửa hàng sau đó đã đồng ý sửa camera miễn phí cho NTD.

Vụ việc #3: chất lượng sản phẩmNTD mua điện thoại Asus Zenphone 6 tại cửa hàng điện

máy. Trong thời hạn bảo hành, điện thoại bị hư và NTD đã đem điện thoại đến bảo hành tại Trung tâm bảo hành của hãng. Trung tâm bảo hành kết luận lỗi này không thể sửa được và viết giấy yêu cầu cửa hàng điện máy đổi máy mới hoặc trả lại tiền cho khách hàng, nhưng cửa hàng điện máy từ chối yêu cầu này. Sau khi thụ lý đơn khiếu nại, Cục QLCT đã có công văn yêu cầu doanh nghiệp tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của NTD theo đúng quy định pháp luật. Sau khi nhận yêu cầu doanh nghiệp đã hoàn lại tiền cho NTD.

(*) Thông tin cá nhân của NTD và DN đã được thay đổi để bảo đảm quy định về bảo mật thông tin.

TIN TỨC - SỰ KIỆN

21ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 5 0 - 2 0 1 5

Ngày 06 tháng 3 năm 2015, Cục Quản lý cạnh tranh đã tổ chức thành công Lễ ra mắt Tổng đài

tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng tại Tòa nhà Bộ Công Thương, 23 Ngô Quyền, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tham dự Lễ ra mắt có đại diện đến từ các cơ quan báo chí, truyền hình, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS), hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp…

Phát biểu khai mạc Lễ ra mắt, ông Trịnh Anh Tuấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh nhấn mạnh: Công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang trở nên cấp thiết và quan trọng hơn bao giờ hết, hàng năm có hàng nghìn vụ việc vi phạm pháp luật liên quan đến người tiêu dùng trên cả nước đã được các cơ quan chức năng tiếp nhận và xử lý. Tại Cục Quản lý cạnh tranh (Cục QLCT) - Bộ Công Thương, riêng năm 2014 đã tiếp nhận hơn 1.000 khiếu nại trong hầu hết các lĩnh vực tiêu dùng. Trong các phương thức gửi phản ánh và khiếu nại của người tiêu dùng đến Cục QLCT (bao gồm trang web, email, bưu điện, điện thoại, trực tiếp) thì điện thoại luôn là phương thức tiếp nhận nhiều phản ánh nhất với tỷ lệ gần 90%. Mặc dù Cục QLCT đã xây dựng đường dây nóng (đầu số 0439387846) từ giữa năm 2012 nhưng đầu số điện thoại này có một số hạn chế như số điện thoại không dễ nhớ, có tính phí cước gọi… Vì vậy vẫn chưa có nhiều người tiêu dùng biết đến và sử dụng số điện thoại này.

Từ những lý do trên và nhằm thúc đẩy tối đa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam, Cục QLCT đã triển khai xây dựng và lắp đặt Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng với đầu số 1800-6838 từ cuối năm 2014 với chức năng hỗ trợ, tư vấn trong trường hợp người tiêu dùng có thắc mắc, khiếu nại về hàng hóa, dịch vụ; tiếp nhận các phản ánh về hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cạnh tranh trên toàn quốc. Đây là đầu số điện thoại dễ nhớ, miễn phí cước cho người gọi, được xây dựng dựa trên ý tưởng kết hợp đầu số 1800 và các chữ số “6,8,3,8” tương ứng với các chữ cái “N, T, D, V” trên bàn phím điện thoại với ý nghĩa là “Người – Tiêu – Dùng - Việt”. Sau một thời gian vận hành thử nghiệm và nâng

cấp lần một vào tháng 2 năm 2015, Cục QLCT chính thức đưa vào vận hành Tổng đài từ đầu tháng 3 năm 2015 nhằm hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới 15 tháng 3 năm nay.

Việc đưa vào vận hành Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng tại Hà Nội mới chỉ là bước đầu tiên của quá trình xây dựng hệ thống tổng đài trên toàn quốc. Dự kiến trong Quý 2, Cục QLCT sẽ tiếp tục lắp đặt Tổng đài tại Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và sau đó sẽ thiết lập, kết nối đường dây đến các Sở Công Thương, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên khắp cả nước.

Phát biểu tại Lễ ra mắt, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VINASTAS đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vận hành tổng đài trong công tác bảo vệ người tiêu dùng. Ông Hùng cho biết, công tác bảo vệ người tiêu dùng không chỉ nóng ở các thành phố lớn, mà còn rất bức thiết ở những địa phương nhỏ - nơi xảy ra nhiều vi phạm nhưng không được xử lý, hơn nữa tâm lý ngại khiếu nại của người dân vẫn còn tồn tại. Vì thế, tổng đài hỗ trợ, tư vấn người tiêu dùng miễn phí cước gọi sẽ đóng góp một phần rất lớn trong việc thúc đẩy công tác bảo vệ người tiêu dùng.

Tại Lễ ra mắt, đại diện Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng – Cục QLCT đã giới thiệu hệ thống và cách thức vận hành Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng. Thay vì chỉ có thể tiếp nhận một

CụC Quản lý Cạnh tranh Công bố tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng

cuộc gọi, Tổng đài hiện tại đã có thể tiếp nhận nhiều số điện thoại cùng một lúc. Chức năng tích hợp thông tin cũng được nâng cấp với khả năng ghi nhận thông tin nhanh chóng, thông minh. Ngoài ra, Tổng đài mới còn được hỗ trợ với những chức năng mới cụ thể như sau:

- Phần mềm hỗ trợ truy cập nhanh, truy vấn dự liệu trực tiếp từ máy chủ;

- Nhiều tính năng hỗ trợ trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu, truy xuất thông tin từ cơ sở dữ liệu để hỗ trợ việc giải quyết khiếu nại...

- Nhiều tính năng hỗ trợ trong việc đánh giá dữ liệu, xây dựng báo cáo…

- Dễ dàng mở rộng và phát triển số lượng tổng đài và tổng đài viên (hiện tại hỗ trợ 10 tổng đài viên tư vấn cùng lúc)…

- Dễ dàng kết nối tới các tổng đài khác.

Bế mạc Lễ ra mắt, ông Trịnh Anh Tuấn một lần nữa khẳng định sự quan trọng của Tổng đài trong công tác bảo vệ người tiêu dùng. Một khi công tác này được tăng cường, người tiêu dùng sẽ hài lòng với sản phẩm và dịch vụ hơn, thúc đẩy nền kinh tế phát triển cũng như tính cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Lê Thị VâN ANh

TIN TỨC - SỰ KIỆN

22 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 5 0 - 2 0 1 5

Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, việc dỡ bỏ chính sách hoàn thuế đối với xuất khẩu mặt hàng

thép chứa Boron (thép chứa nguyên tố vi lượng Bo từ 0,0008% trở lên) của Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực, đánh dấu sự kết thúc ưu đãi cho phép các nhà xuất khẩu thép được hoàn tới 13% thuế giá trị gia tăng (VAT) khi xuất khẩu thép chứa Bo ra nước ngoài.

Ngay từ cuối năm 2014, thị trường thép Trung Quốc đã dấy lên câu hỏi về tác động của chính sách thuế nói trên đang chuẩn bị được Bộ Tài chính áp dụng đối với thép xuất khẩu, tạo ra những luồng quan điểm trái chiều trong chính các doanh nghiệp ngành thép của quốc gia này.

Tại Trung Quốc, mức VAT 17% được áp dụng cho hầu hết các giao dịch hàng hóa và dịch vụ, bao gồm cả thép. Một công ty phải trả VAT cho việc mua nguyên liệu đầu vào và thu lại khoản VAT này từ khách hàng nội địa của mình khi sản phẩm cuối cùng được bán ra. Do các giao dịch xuất khẩu không phải chịu VAT, các công ty khi xuất khẩu sẽ chịu thiệt hại hơn so với bán hàng nội địa do không thu hồi được khoản VAT này. Để bù đắp sự thiệt hại này, Trung Quốc cũng như nhiều quốc gia khác có chính sách hoàn thuế VAT cho nguyên liệu đầu vào khi xuất khẩu sản phẩm cuối cùng. Cụ thể, thép cây (Alloy bar) và thép tấm (Alloy plate) được hoàn tới 13%, trong khi dây thép cuộn (Alloy wire rod) và

thép cuộn cán nóng (Alloy HR coil) được hoàn thuế 9%.

Ngay khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thông báo về việc thay đổi chính sách hoàn thuế VAT khi xuất khẩu thép thì nhiều người đã bày tỏ sự ngạc nhiên về việc lựa chọn thời điểm của Bắc Kinh. Trước đó các chuyên gia dự đoán thời hạn áp dụng việc thay đổi sẽ trì hoãn thêm 1-2 tháng.

Chính sách cũ của Trung Quốc vốn tạo ra rất nhiều lợi ích cho các nhà xuất khẩu khi chỉ “tốn khoảng từ 1,60USD tới 3,20 USD” để đưa thêm nguyên liệu Bo (Boron) vào mỗi tấn thép, trong khi đó mức thuế được hoàn lại lên tới 48 USD”. Nhờ đó, trong năm 2014, xuất khẩu thép của Trung Quốc tăng 50% so với năm 2013, trong đó thép chứa Bo chiếm khoảng 60% tổng lượng xuất khẩu.

Một luồng quan điểm đánh giá đây là bước đi không hợp lý của Chính phủ Trung Quốc. Nhiều thương gia xuất khẩu cho rằng vị trí của họ trên thị trường thép quốc tế sẽ bị ảnh hưởng nhưng đã quá muộn để có thể phản ứng hoặc khắc phục bằng bất cứ biện pháp nào1. Tuy vậy, ngay từ giữa tháng 12, một vài nhà máy và

1 Theo báo Beijing’s Economic Observer

đại lý đã có nhiều động thái đối phó như chuyển lượng thép chứa nguyên tố Bo tồn kho tới các kho ngoại quan để tránh bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế. Điều này dẫn đến tình trạng kẹt xe nghiêm trọng ở khu vực biên giới và nhiều xe tải vẫn đang xếp hàng dài để chờ dỡ hàng xuống. Theo số liệu từ Hải quan Trung Quốc, sau thông tin thay đổi việc hoàn thuế, các doanh nghiệp đã “chạy đua xuất khẩu” trước khi chính sách có hiệu lực, dẫn đến xuất khẩu thép tăng tới 89% trong tháng 12 năm 2014 và 52.1% trong tháng 1 năm 2015. Một số khác thỏa thuận với các khách hàng ở nước ngoài về việc cho phép thay đổi giá trong trường hợp chính sách trên có hiệu lực.

Cũng có một luồng quan điểm khác cho rằng việc gỡ bỏ giảm thuế sẽ gây ảnh hưởng đến xuất khẩu trong trước mắt nhưng sẽ không kéo dài. Cụ thể, xuất khẩu thép tất nhiên là sẽ thu hẹp trong một vài tháng đầu năm 2015 nhưng sẽ quay lại mức bình thường khi các nhà máy tìm cách thêm vào các loại hợp kim khác như Crom (Cromium), mặc dù chi phí sẽ cao hơn một chút. Tại thời điểm cuối quý 1 năm 2015, các nhà xuất khẩu vẫn đang thận trọng đánh giá tình hình thị trường sau khi Trung Quốc thực thi

trung QuốC dỡ bỏ ưu đãi

hoàn thuế vat đối với

sản PhẩM théP Xuất khẩu

Chứa bo và táC động

đến việt naM

TIN TỨC - SỰ KIỆN

23ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 5 0 - 2 0 1 5

chính sách kể trên. Thực tế, sau khi Trung Quốc ra chính sách mới trên thì các nhà cung cấp Trung Quốc đã chuyển sang chào hàng phôi thép có chứa Cromium, Titanium hoặc Magnesium là một cách để tiếp tục được hưởng chính sách ưu đãi thuế. Riêng với các hợp đồng mua phôi có chứa Bo đã ký từ trước đó và chịu ảnh hưởng của chính sách bãi bỏ hoàn thuế thì các bên đang đàm phán lại giá cả và giao hàng, tuy nhiên người mua không sẵn sàng chia sẻ rủi ro vì giá phôi thép họ mua trước đó vẫn cao hơn giá giao dịch hiện tại từ 15-20 USD/tấn.

Xét về ảnh hưởng của chính sách hoàn thuế của Trung Quốc trong các vụ kiện chống bán phá giá, thông lệ tính toán của Cơ quan điều tra Hoa Kỳ (DOC) cho phép trừ 4-8% VAT không được hoàn vào giá xuất khẩu hàng hóa bị điều tra tới Hoa Kỳ khi tính toán biên độ phá giá của Trung Quốc. Cách tính này sẽ làm giảm giá xuất khẩu (export price - EP), do vậy dẫn tới tăng biên độ phá giá. Khác với

DOC, Cơ quan điều tra Việt Nam cộng khoản thuế nêu trên vào giá trị thông thường (normal value - NV) và cũng dẫn tới biên độ phá giá tăng lên.

Như vậy chính sách thuế mới của Trung Quốc nhìn chung tuy có tác động tới lượng xuất khẩu của quốc gia này nhưng dường như lại có lợi hơn với hàng xuất khẩu khi các cơ quan điều tra nước ngoài tiến hành tính toán biên độ phá giá. Về mặt kỹ thuật, với công thức tính biên độ phá giá (dumping margin - DM): DM = (NV-EP)/EP. Theo thông lệ của tính toán chi phí nguyên liệu đầu vào của Hoa Kỳ, mức 4-8% thuế VAT được hoàn không còn được trừ vào giá xuất khẩu nữa. Giá xuất khẩu tăng lên đồng nghĩa với biên độ phá giá thấp hơn. Với cách tính của Cơ quan điều tra Việt Nam, tuy phương pháp giảm trừ khác nhau, nhưng về mặt kỹ thuật cũng sẽ cho ra kết quả tương tự.

Liên quan đến thép chứa nguyên tố Bo nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế 0% đã diễn ra trong nhiều

năm qua gây khó khăn cho ngành thép trong nước, theo thông tin từ Hiệp hội thép (VSA), trong năm qua lượng thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam lên đến 11 triệu tấn, tăng 105% so với năm trước đó, mức tăng cao nhất từ trước đến nay, trong đó có đến 4,78 triệu tấn thép Bo. Thép Bo này khi vào Việt Nam được sử dụng làm thép xây dựng và được tung ra thị trường bán với giá thấp hơn thép xây dựng trong nước từ 1-2 triệu đồng/tấn. Đây là loại thép có chất lượng thấp nên khi đưa vào xây dựng sẽ không bảo đảm an toàn. Riêng đối với thép hợp kim Trung Quốc, trong năm 2014 nhập vào Việt Nam khoảng 5,3 triệu tấn, tăng 66,1% so với với năm trước đó. Theo đánh giá, chính sách của Chính phủ Trung Quốc về dỡ bỏ hoàn thuế VAT của mặt hàng thép hợp kim xuất khẩu (từ 7 - 13%), có khả năng lượng thép dây cuộn chứa Bo nhập về Việt Nam sẽ giảm trong những năm tới, thay vào đó là lượng nhập khẩu thép chứa Crom và Titanium.

Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong tháng 3-2015, Việt Nam nhập khẩu sắt thép các loại đạt 1,11 triệu tấn, trị giá 636 triệu USD, tăng tới 49,9% về lượng và tăng 42% về trị giá so với tháng trước. Theo đó, tính đến hết quý một, lượng sắt thép cả nước nhập về là 2,88 triệu tấn với tổng trị giá là 1,72 tỷ USD, tăng 30,7% về lượng và tăng 15% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, đáng lưu ý là nguồn nhập khẩu sắt thép của Việt Nam trong quý I năm 2015 chủ yếu từ Trung Quốc (đạt 1,7 triệu tấn, tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm 20142. Điều này cho thấy nếu Chính phủ Việt Nam không có biện pháp thích hợp, ngành thép trong nước vẫn sẽ tiếp tục gặp khó trên con đường gập ghềnh 2015.

Th.S PhùNg gIA Đức(Phòng Điều tra các vụ việc phòng vệ

thương mại của doanh nghiệp trong nước)

2 Theo Báo Hải quan

TIN TỨC - SỰ KIỆN

24 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 5 0 - 2 0 1 5

Nhằm hưởng ứng “Ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới 15 tháng 3 năm 2015”, ngày

24 tháng 3 năm 2015, tại khách sạn Vị Hoàng, 153 Nguyễn Du, Tp. Nam Định, tỉnh Nam Định, với sự hỗ trợ của dự án JICA, Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương đã phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Nam Định tổ chức Hội thảo “Quyền được thông tin của người tiêu dùng – thực trạng và giải pháp”.

Tham dự Hội thảo có ông Trịnh Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương; Ông Nguyễn Huy Dũng – Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và truyền thông, Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam; Ông Nguyễn Minh Văn - Giám Đốc Sở Công Thương tỉnh Nam Định và các đại diện đến từ các Sở, Ban, ngành, doanh nghiệp, Hội Bảo vệ người tiêu dùng và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Trịnh Anh Tuấn cho biết người tiêu dùng là động lực phát triển của nền kinh tế và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

chính là bảo vệ sự phát triển chung của toàn xã hội. Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ là vấn đề riêng của một quốc gia nào mà được sự quan tâm của toàn thế giới. Nhân sự kiện này, ông đánh giá cao sự quan tâm của UBND tỉnh Nam Định, Lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Nam Định trong năm qua đã cố gắng thành lập được Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hi vọng trong thời gian tới Sở Công Thương tỉnh Nam định sẽ quan tâm nhiều hơn nữa với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tại Hội thảo, Ông Phan Thế Thắng - Phó Trưởng phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh đã trình bày nội dung của quyền được thông tin của người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam, thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Ông Thắng đã dẫn chiếu nhiều vụ việc thực tế tại đó quyền được thông tin của người tiêu dùng chưa được đảm bảo, và chỉ ra một số nguyên nhân chính trong đó có việc doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm cung cấp thông tin cho người tiêu dùng. Ngoài ra, theo ông Thắng để thực hiện tốt quy định về

quyền của người tiêu dùng còn có vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức bảo vệ người tiêu dùng và chính bản thân người tiêu dùng. Tiếp đó, đại diện của Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng đã giới thiệu về Tổng đài Tư vấn hỗ trợ miễn phí cho người tiêu dùng trên phạm vi toàn quốc với đầu số1800-6838.

Tại Hội thảo ông Lê Bá Quốc Thịnh – Đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và truyền thông đã thông tin cho người tiêu dùng biết về tình trạng mất an toàn thông tin cá nhân của người tiêu dùng, phân tích các nguyên nhân đồng thời đã đưa ra các giải pháp khắc phục như: nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật, hạ tầng kỹ thuật cũng như phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản trong quá trình thực thi các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bà Ayumi Edakubo – Chuyên gia Trung tâm Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Nhật Bản cho biết yếu tố quyết định phát triển bền vững của nền kinh tế là niềm tin, niềm tin của người tiêu dùng với các doanh nghiệp và niềm tin giữa các doanh nghiệp cùng cạnh tranh trong nền kinh tế. Doanh nghiệp không có niềm tin của người tiêu dùng đồng nghĩa với việc không tồn tại được trên thương trường, như vậy không có cách nào khác để tồn tại và phát triển đó là nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ hướng đến người tiêu dùng.

Phát biểu tổng kết Hội thảo, Ông Nguyễn Minh Văn khẳng định, bảo vệ quyền lơi người tiêu dùng là việc làm thiết thực nhằm bảo vệ tất cả chúng ta, bởi ai cũng là người tiêu dùng, trong thời gian tới Sở Công Thương tỉnh Nam Định, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Nam Định sẽ tích cực hơn nữa nhằm tranh thủ sự hỗ trợ của Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dẫn tỉnh Nam Định, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam để làm nhiều việc có ích cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

ĐoàN QuANg ĐôNg

hội thảo Quyền đượC thông tin Của người tiêu dùng - thựC trạng và giải PháP

TIN TỨC - SỰ KIỆN

25ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 5 0 - 2 0 1 5

Ngày 13 tháng 3 năm 2015, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương phối hợp cùng Sở Công

Thương Đắk Lắk và Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) tổ chức hội thảo “Quyền được thông tin của người tiêu dùng – Thực trạng và giải pháp”. Hội thảo được tổ chức tại TP. Buôn Mê Thuột, tỉnh Đăk Lăk, thu hút đông đảo sự tham gia của các lãnh đạo và đại diện các sở ban ngành cũng như doanh nghiệp, người tiêu dùng, hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các phương tiện báo chí tại địa phương.

Tại Hội thảo, ông Cao Xuân Quảng – Trưởng phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh đã thông báo một số kết quả tình hình thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong ba năm vừa qua, đồng thời, đưa ra một số định hướng hỗ trợ, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam trong thời gian sắp tới. Theo đó, công tác xây dựng văn bản pháp luật tiếp tục được xác định là một trong những ưu tiên trọng tâm trong hoạt động của Cục Quản lý cạnh tranh nhằm hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật, theo sát và phù hợp với những diễn biến thực tế của tình hình bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam. Cùng với đó, hoạt động tuyên truyền, phổ biến, tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng cũng đã được thực thi mạnh mẽ và hiệu quả trên phạm vi cả nước. Đặc biệt, ngày 6 tháng 3 vừa qua, Cục Quản lý cạnh tranh đã chính thức công bố đưa vào sử dụng Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng tại đầu số

miễn phí 1800.6838. Liên quan đến tình

hình thực thi quyền được thông tin của người tiêu dùng – một trong những quyền cơ bản, ảnh hưởng tới phần lớn giao dịch tiêu dùng trên thị trường- ông Hồ Tùng Bách, Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh đã tóm tắt các quy định pháp luật điều chỉnh trực tiếp quyền quan trọng này của người tiêu dùng. Bên cạnh các quy định ràng

buộc chặt chẽ trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc đảm bảo thực thi quyền được cung cấp thông tin của người tiêu dùng, hệ thống quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng đã đưa ra những quy định điều chỉnh một số loại hình giao dịch đặc biệt của người tiêu dùng, như hợp đồng giao kết từ xa, hợp đồng bán hàng tận cửa và hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục.

Theo ông Trịnh Anh Tuấn- Phó Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh, việc thực thi luật và các quy định liên quan đến lĩnh vực này, nhất là quyền được thông tin còn nhiều bất cập. Trong đó, có thể kể đến tình trạng thiếu đồng bộ từ Trung ương đến địa phương trong việc hình thành bộ máy quản lý, thực thi công tác này. Hơn nữa, quy trình xử lý theo quy định chưa phù hợp nên không khuyến khích được người tiêu dùng khiếu nại. Do đó, công tác tuyên truyền rộng rãi cho người tiêu dùng về quyền của mình cũng như áp dụng các biện pháp xử phạt gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp cần được đẩy mạnh để việc thực thi Luật hiệu quả. Cùng với đó, nhằm xây dựng nền tảng cho hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên cả nước, ông Trịnh Anh Tuấn đã thông báo về kế hoạch của Cục Quản lý cạnh tranh đề xuất Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định công nhận Ngày quyền người tiêu dùng Việt Nam.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Mạnh Hùng- Phó Chủ tịch kiêm tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) cho rằng, để bảo vệ quyền người tiêu dùng hiệu quả,

bên canh phát huy các kinh nghiệm tham khảo, học tập từ các mô hình bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thế giới thì cần phải đẩy mạnh phát triển hoạt động của các hội bảo vệ người tiêu dùng cấp xã, phường để có thể đảm bảo hỗ trợ phần lớn người tiêu dùng tại các tỉnh, thành. Cùng quan điểm với ông Nguyễn Mạnh Hùng, bà Nguyễn Thị Phương Lan, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Đắk Lắk đã tóm tắt tình hình hoạt động của Hội, đặc biệt, bà thông báo đã thành lập được 8 Huyện Hội và nhiều Hội trong số này đã nhận được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách để thực hiện các hoạt động thường xuyên của Hội. Hiện, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Đắk Lắk là một trong bẩy hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đặc thù được bố trí kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước.

Tập trung nhấn mạnh vào sự cần thiết và hiệu quả thực tế của hoạt động phối hợp giữa Sở Công Thương và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, ông Huỳnh Ngọc Dương, Phó giám đốc Sở Công Thương Đắk Lắk cho biết trong những năm gần đây, Lãnh đạo tỉnh và Lãnh đạo Sở đã có sự quan tâm, chú ý tới công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung và hỗ trợ hoạt động của Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói riêng. Nhờ sự phối hợp này, hiện nay, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa bàn tỉnh được đánh giá có nhiều kết quả ấn tượng và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Đắk Lắk được coi là một trong mười Hội lớn mạnh trong cả nước.

Dịp 15 tháng 3 năm 2015 cũng trùng với dịp Lễ hội cà phê lần thứ V- năm 2015 được tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột. Đây là một trong những sự kiện xúc tiến thương mại có quy mô lớn tại tỉnh, thu hút sự tham gia của rất đông tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là du khách. Ông Huỳnh Ngọc Dương cho biết, mặc dù là thời điểm cao điểm của khách du lịch tới thăm quan, tham dự Lễ hội, tuy nhiên, do chuẩn bị từ trước, nạn “chặt chém” giá dịch vụ, nhà nghỉ hoàn toàn không xảy ra tại địa bàn tỉnh. Đây được coi là một trong những kết quả nổi bật của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Đắk Lắk trong nhiều năm gần đây.

TùNg Bách

hội thảo Quyền đượC thông tin Của người tiêu dùng - thựC trạng và giải PháP tại đắk lắk

TIN TỨC - SỰ KIỆN

26 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 5 0 - 2 0 1 5

Tổng quát các biện pháp Phòng vệ thương mại (PVTM) đối với các sản phẩm năng lượng tái tạo (renewable energy products)1

Kể từ sau Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, các quốc gia trên thế giới có xu hướng ngày càng tích cực hơn trong việc áp dụng các biện pháp PVTM2 nhằm bảo hộ ngành công nghiệp trong nước và sớm phục hồi được nền kinh tế. Theo số liệu thống kê, các biện pháp chống bán phá giá (AD) và chống trợ cấp (CVD) chiếm tới gần 40% trong tổng số các biện pháp bảo hộ được áp dụng. Nếu như trước đây, việc áp dụng các biện pháp PVTM thường giới hạn bởi một số quốc gia/thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu (EU), Canada và Úc; thì hiện nay, các biện pháp này ngày càng

1 Cơ quan năng lượng quốc tế IEA định nghĩa năng lượng tái tạo (renewable energy) là năng lượng có nguồn gốc từ các quy trình diễn biến liên tục trong tự nhiên. Năng lượng tái tạo có nhiều dạng khác nhau, có thể có nguồn gốc trực tiếp hoặc gián tiếp từ năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, và địa nhiệt…

2 Các biện pháp PVTM được nhắc tới trong bài viết này chỉ gồm biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp.

CáC sản PhẩM năng lượng tái tạo - MụC tiêu Mới

Của CáC vụ kiện Phòng vệ thương Mại

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

27ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 5 0 - 2 0 1 5

được áp dụng rộng rãi hơn bởi các quốc gia không truyền thống khác, đặc biệt là các nước đang phát triển, như Trung Quốc, Ấn Độ…

Việc áp dụng các biện pháp PVTM có thể giúp bảo hộ ngành công nghiệp trong nước, tuy nhiên, đôi khi lại mâu thuẫn với các mục tiêu phát triển xã hội khác. Ví dụ, việc áp dụng biện pháp PVTM đối với các sản phẩm năng lượng tái tạo làm phát sinh xung đột giữa mục tiêu kiểm soát lượng khí thải nhà kính và mục tiêu công bằng trong thương mại quốc tế. Ở hầu hết các quốc gia, nhằm thực hiện các chính sách xanh hướng tới khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo thay thế cho năng lượng từ dầu thô, Chính phủ đều cung cấp các trợ cấp nhất định cho ngành năng lượng tái tạo. Điều này dẫn tới việc các sản phẩm thuộc ngành này khi xuất khẩu có nguy cơ cao phải đối mặt với các vụ kiện chống trợ cấp. Trong khi đó, việc tăng cường sử dụng các biện pháp PVTM đối với sản phẩm năng lượng tái tạo nhập khẩu không chỉ gây hạn chế thương mại mà còn ngăn cản người tiêu dùng và ngành công nghiệp nội địa tiếp cận với hàng hóa và dịch vụ có giá cạnh tranh nhằm tăng cường sử dụng năng lượng sạch để bảo vệ môi trường.

Tính từ năm 2009 đến 2015, đã có 41 vụ việc khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với các sản phẩm năng lượng tái tạo (16 vụ việc với nhiên liệu sinh học; 18 vụ việc với các sản phẩm năng lượng mặt trời và 7 vụ việc với các sản phẩm năng lượng gió). Trong đó, các nước/thị trường tiến hành các vụ điều tra với sản phẩm năng lượng tái tạo nhiều nhất là Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Peru và Úc. Các nước/thị trường xuất khẩu bị điều tra chủ yếu là Argentina, Canada, Trung Quốc, Liên minh Châu Âu, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Hoa Kỳ và Việt Nam. Vào năm 2012, Việt Nam đã bị Hoa Kỳ kiện chống bán phá giá với sản phẩm tháp gió (wind tower) với mức thuế cuối cùng áp dụng tương đối cao là 51,50% - 58,49%.

Tác động của các biện pháp PVTM với ngành năng lượng tái tạo

Tác động chung của các biện pháp PVTM rất đa dạng, bao gồm cả tác động trực tiếp và tác động gián tiếp. Tác động trực tiếp rõ rệt nhất là làm giảm lượng nhập khẩu thông qua việc tăng thuế nhập khẩu dẫn tới tăng giá bán sản phẩm bị điều tra. Bên cạnh ảnh hưởng trực tiếp đến kim ngạch xuất nhập khẩu, các biện pháp PVTM còn gián tiếp tác động: (i)

làm suy giảm thương mại, cụ thể là sụt giảm trong thương mại với hàng hóa bị điều tra; (ii) làm chuyển hướng thương mại, cụ thể là sự gia tăng lượng hàng nhập khẩu tương tự từ nước thứ ba không thuộc đối tượng bị điều tra, áp dụng biện pháp PVTM; (iii) gây ra tác động với ngành công nghiệp hạ nguồn[3]: nghĩa cụm từ này? việc đánh thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có thể gây tác động xấu tới các ngành công nghiệp mà hàng hóa này là đầu vào sản xuất chính; (iv) gây tâm lý e ngại cho các đối tác khi quyết định xuất khẩu hàng hóa vào thị trường thường xuyên áp dụng các biện pháp PVTM, đặc biệt là các biện pháp chống bán phá giá;(v) gây ra phản cạnh tranh do có thể dẫn tới hành vi thông đồng giữa các công ty và làm sụt giảm thương mại; (vi) gây ảnh hưởng tới đầu tư trực tiếp nước ngoài, cụ thể là các nhà xuất khẩu nhằm tránh việc bị áp thuế AD/CVD có thể chuyển hướng đầu tư (xây dựng nhà xưởng,…) sang các nước không bị áp thuế; (vii) gây ra hiệu ứng trả đũa: thực tiễn cho thấy các nước trước đây thường bị điều tra PVTM thì nay lại trở thành các nước thường xuyên tích cực áp dụng các biện pháp PVTM.

Tuy có rất nhiều các nghiên cứu khác nhau về tác động kinh tế nói chung của các biện pháp PVTM, nhưng lại có rất ít

nghiên cứu đánh giá tác động riêng cụ thể các biện pháp này với ngành năng lượng tái tạo. Năm 2013, Ủy ban Quốc gia về Thương mại của Thụy Điển đã có nghiên cứu đánh giá về tác động của các vụ việc điều tra AD/CVD do EU tiến hành, trong đó có nhấn mạnh đến các biện pháp gần đây EU áp dụng với các sản phẩm về môi trường (trong đó bao gồm sản phẩm năng lượng tái tạo). Ngoài ra, cũng có một vài nghiên cứu khác về tác động của các biện pháp AD/CVD với sản phẩm năng lượng tái tạo, cũng như các khuyến nghị về việc sử dụng các biện pháp này tốt hơn, như nghiên cứu của Jonas Kasteng 20133, nghiên cứu của Simon Lester và Watson K. William 20134,…

Tổng hợp từ tất cả các nghiên cứu trên, biện pháp PVTM có thể có các tác động tiêu cực tới ngành năng lượng tái tạo thể hiện ở những khía cạnh sau: (1) làm tăng giá các sản phẩm năng lượng tái tạo dẫn tới làm hạn chế khả năng tiếp cận sản phẩm của người tiêu dùng và ngành công nghiệp nội địa; (2) biện pháp PVTM có thể làm tăng giá năng lượng điện tái tạo, từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh của năng lượng này so với nguồn nhiên liệu hóa thạch khác, từ đó gây tổn hại tới môi trường; (3) gây ảnh hưởng tới ngành công nghiệp hạ nguồn; (4) có khả năng dẫn tới hành vi trả đũa

3 Xem thêm tại: Jonas Kasteng, 2013, Trade Remedies on Clean Energy: A new trend in need of multilateral initiatives, Think piece for the E15 Expert Group of Clean Energy.

4 Xem thêm tại: Simon Lester và Watson K. William, 2013, Free Trade in Environmental goods: the trade remedy problem.

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

28 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 5 0 - 2 0 1 5

Bảng 1: Kim ngạch thương mại ước tính bị sụt giảm do biện pháp AD/cVD gây ra với ngành năng lượng tái tạo, giai đoạn 2008-2014

STT Nước khởi kiện

Nước bị kiện

Sản phẩm bị kiện

Kim ngạch thương mại trung bình (triệu uSD)

Thuế AD (%)

Thuế cVD (%)

Tổng thuế

Kim ngạch thương mại

sụt giảm (ước tính) (triệu

uSD)

1 Úc Hoa Kỳ Nhiên liệu sinh học (2011) 9 40 (est.) 55 (est.) 95 9

2 Úc Trung Quốc Tháp gió (2013) 433 16,2 N/A 16,2 703 Úc Hàn Quốc Tháp gió (2013) 13 12,1 N/A 12,1 2

4 T r u n g Quốc Hoa Kỳ Quang điện tin

thể silicon (2014) 785 57,0 2,1 59,1 464

5 T r u n g Quốc Hàn Quốc Quang điện tin

thể silicon (2014) 677 12,3 N/A 12,3 83

6 T r u n g Quốc Hoa Kỳ Quang điện tin

thể silicon (2014) 682 P P 59,4 (est.) 406

7 EU Hoa Kỳ Nhiên liệu sinh học (2009) 4572 19,3 36,0 55,3 2528

8 EU Canada Nhiên liệu sinh học (2011) 797 19,3 36,0 55,3 441

9 EU Singapore Nhiên liệu sinh học (2011) 684 0 0 0 0

10 EU Trung Quốc Sợi thủy tinh (2011) 171 13,8 N/A 13,8 24

11 EU Trung Quốc Vải dệt và sợi đan thủy tinh (2012) 67 0 0 0 0

12 EU Hoa Kỳ Bioethanol (2013) 1025 9,5 N/A 9,5 9713 EU Argentina Biodiesel (2013) 1410 24,6 N/A 24,6 34714 EU Indonesia Biodiesel (2013) 868 18,9 N/A 18,9 164

15 EU Trung Quốc

Tinh thể quang điện silicon và các thành phần chủ chốt (2013)

14670 47,7 11,5 29,6 4342

16 EU Trung Quốc Kính năng lượng mặt trời (2013) 146 42,1 P 42,1 61

17 Ấn Độ MalaysiaPin năng lượng mặt trời (est. 2014)

73 P N/A Est. 26,6 19

18 Ấn Độ Trung QuốcPin năng lượng mặt trời (est. 2014)

253 P N/A Est. 26,6 66

của các nước thường xuyên là đối tượng bị điều tra.

Mới đây, Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNCTAD) đã tiến hành khảo sát chi tiết về tác động cụ thể của biện pháp PVTM với ngành năng lượng tái tạo trong 5 năm từ khi bắt đầu Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 đến đầu năm 2014.5

5 Báo cáo “Trade Remedies: Targeting the Renewable Energy Sector”, UNCTAD, tháng 4

UNCTAD cho rằng, việc áp dụng các biện pháp PVTM làm nâng mức thuế hiện tại áp dụng cho các sản phẩm năng lượng tái tạo lên đáng kể (mức thuế trung bình hiện tại tương đối thấp: gần 0% với các sản phẩm năng lượng mặt trời, và 2,5-8% với các sản phẩm năng lượng gió). Cũng theo báo cáo này, các biện pháp AD/CVD áp dụng đối với ngành năng lượng tái tạo

năm 2014.

đã ảnh hưởng tới trung bình khoảng 32 tỷ USD kim ngạch thương mại các sản phẩm này mỗi năm, ước tính mỗi năm làm giảm 14 tỷ USD kim ngạch thương mại (tương đương với khoảng 4% tổng kim ngạch thương mại toàn cầu của các sản phẩm năng lượng tái tạo). Trong đó, 70% tổng kim ngạch thương mại sụt giảm (tương đương khoảng 10 tỷ USD) liên quan đến các sản phẩm năng lượng mặt trời.

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

29ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 5 0 - 2 0 1 5

Một số biện pháp AD/CVD đối với các sản phẩm năng lượng tái tạo đã được đưa ra giải quyết tranh chấp tại WTO. Trong số 06 vụ việc giải quyết tranh chấp tại WTO trong suốt giai đoạn từ 2008 đến nay, chỉ có 01 vụ việc giải quyết tranh chấp đã có kết luận cuối cùng của Cơ quan phúc thẩm (vụ việc DS412 – Nhật Bản kiện Canada về một số biện pháp áp dụng với ngành sản xuất năng lượng tái

tạo; theo đó Cơ quan phúc thẩm đã bác bỏ hầu hết các kết luận của Ban Hội thẩm cho rằng Canada vi phạm điều khoản của Hiệp định GATT và TRIMS); 01 vụ việc đang được tiếp tục khiếu kiện ra Cơ quan Phúc thẩm (vụ việc DS437 – Trung Quốc kiện Hoa Kỳ về các biện pháp chống bán phá giá với một số sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc); 02 vụ việc đã thành lập Ban Hội thẩm nhưng

chưa có kết luận cuối cùng của Ban Hội thẩm (vụ việc DS456 – Hoa Kỳ kiện Ấn Độ về một số biện pháp liên quan đến pin và mô-đun năng lượng mặt trời, và vụ DS473 – Argentina kiện EU về các biện pháp chống bán phá giá với nhiên liệu sinh học nhập khẩu từ Argentina); 02 vụ việc chưa thành lập Ban Hội thẩm (vụ việc DS443 – Argentina kiện EU về một số biện pháp với nhiên liệu sinh học nhập

19 Ấn Độ Đài LoanPin năng lượng mặt trời (est. 2014)

94 P N/A Est. 26,6 25

20 Ấn Độ Hoa KỳPin năng lượng mặt trời (est. 2014)

82 P N/A Est. 26,6 21

21 Peru Hoa Kỳ Biodiesel (2010) 40 26,0 22,0 48,0 19

22 Hoa Kỳ Trung QuốcPin t inh thể quang điện và mô-đun (2012)

1882 24,5 15,2 39,7 747

23 Hoa Kỳ Trung Quốc Tháp gió (2012) 278 70,6 28,3 98,9 27524 Hoa Kỳ Việt Nam Tháp gió (2012) 78 58,5 N/A 58,5 46

23 Hoa Kỳ Trung Quốc

Pin t inh thể quang điện và mô- đun (est . 2014)

1882 P P Est.165,0 3106

23 Hoa Kỳ Trung Quốc

Pin t inh thể quang điện và mô- đun (est . 2014)

293 P P Est. 75,7 222

Tổng kim n g ạ c h t h ư ơ n g mại

31965 13584

Nguồn: Tổng hợp và thống kê của UNCTAD trong Báo cáo “Trade Remedies: Targeting the Renewable Energy Sector”, UNCTAD, tháng 4 năm 2014.

(Ghi chú: P: vụ việc đang trong giai đoạn điều tra ra kết luận sơ bộ; Est.: số liệu ước tính)

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

30 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 5 0 - 2 0 1 5

khẩu, và vụ việc DS452 – Trung Quốc kiện EU về một số biện pháp ảnh hưởng tới ngành sản xuất năng lượng tái tạo).

Một số giải pháp giảm sự tác động của biện pháp PVTM với ngành năng lượng tái tạo

Trước tác động mạnh mẽ tới của các biện pháp PVTM tới các sản phẩm ngành năng lượng tái tạo, một số giải pháp để hạn chế áp dụng các biện pháp AD/CVD đối với các sản phẩm năng lượng tái tạo, nhằm mục tiêu vừa đảm bảo thương mại quốc tế công bằng vừa đạt được các mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đã được xây dựng như sau:

(1) Nguyên tắc thuế thấp hơn (lesser duty rule): các biện pháp PVTM có thể được hạn chế bằng cách sử dụng nguyên tắc thuế thấp hơn. Theo quy định của EU, thuế chỉ được áp dụng nhằm mục đích đủ để loại trừ thiệt hại với ngành công nghiệp nội địa; tức là, mức thuế áp dụng không được cao hơn biên độ phá giá hoặc biên độ trợ cấp, hoặc biên độ thiệt hại, tùy theo biên độ nào thấp hơn.

(2) Giới hạn thời gian: Việc quy định giới hạn thời gian áp dụng với các biện pháp PVTM với sản phẩm năng lượng tái tạo có thể làm giảm bớt thời hạn áp dụng và giảm bớt tác động của biện pháp PVTM với sản phẩm năng lượng tái tạo (thông thường biện pháp AD/CVD được áp dụng trong vòng 5 năm, có thể tiếp tục được gia hạn sau khi tiến hành “rà soát hoàng hôn”).

(3) Giới hạn phạm vi: có thể giới hạn áp dụng biện pháp PVTM chỉ với một số sản phẩm hoặc với một giá trị nhập khẩu nhất định.

(4) Đánh giá lợi ích cộng đồng: nếu việc đánh giá lợi ích cộng đồng (public interest test) là quy định bắt buộc sẽ khiến các chính phủ cân nhắc đánh giá tác động của biện pháp PTVM với môi trường trước khi áp dụng.

(5) Điều khoản thỏa thuận tạm thời (temporary peace clause): một điều khoản thoản thuận tạm thời có thể hạn chế việc sử dụng A D/CV D bằng cách kêu gọi không sử dụng biện pháp

PVTM trong một số trường hợp nhất định và bằng cách liệt kê các trợ cấp môi trường (environmental susbsidies) thuộc diện trợ cấp không bị khiếu kiện (non-actionable subsidies).

Theo quan điểm của UNCTAD, trong số các giải pháp trên, nguyên tắc thuế thấp hơn và giới hạn thời gian áp dụng ngắn hơn là khả thi nhất. Các giải pháp còn lại cũng có thể được xem xét nhằm giảm sự tác động của biện pháp PVTM tới hoạt động thương mại của các sản phẩm năng lượng tái tạo.

Hiện nay, mặc dù việc sản xuất, ứng dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam chưa phổ biến rộng rãi, Việt Nam cũng còn rất hạn chế trong việc sản xuất các sản phẩm năng lượng tái tạo xuất khẩu, nhưng Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng rất lớn với nguồn năng lượng tái tạo được phân bổ rộng khắp trên toàn quốc. Việt Nam cần tiếp tục theo dõi, chuẩn bị cho khả năng có thể bị khiếu kiện với các sản phẩm năng lượng tái tạo xuất khẩu trong tương lai.

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Trung tâm thông tin (CCID) là đơn vị trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh được thành lập theo quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh.

nhIỆM Vụ Và Quyền hạn1. Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong và ngoài nước phục vụ công tác quản lý nhà nước về cạnh

tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng biện pháp tự vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 2. Cung cấp thông tin trong nước và quốc tế liên quan đến công tác quản lý, điều hành của Cục theo yêu cầu của Lãnh

đạo Cục.3. Phát triển các hoạt động dịch vụ thông tin phục vụ yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và cá nhân

trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Cục trưởng. 4. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị trong, ngoài Cục biên tập, phát hành các ấn phẩm định kỳ tuyên truyền, giới thiệu

về quản lý cạnh tranh, phòng vệ thương mại và bảo vệ người tiêu dùng và các hoạt động khác của Cục.5. Xây dựng, duy trì và quản lý mạng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử của Cục.6. Vận hành, duy trì và phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin của Cục.7. Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về cạnh tranh, phòng vệ thương

mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;8. Tham gia hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị thuộc Cục trong công tác nghiên cứu, phân tích thông tin theo sự chỉ đạo

của Cục trưởng.9. Tìm kiếm các nguồn hỗ trợ trong nước và quốc tế thuộc thẩm quyền của Trung tâm để thực hiện nhiệm vụ được giao10. Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản được giao theo quy định.11. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo phân công của Cục trưởng.

Cơ CẤu tổ ChứC

CụC QUản Lý CẠnh TrAnhtrunG tÂM thÔnG tIn Cạnh tranhLuôn vượt sự mong đợi của bạn

Trụ sở: 25 ngô Quyền, hoàn Kiếm, hà nội, Việt namTel: (84.4) 2220 5305 ; Fax: (84.4) 2220 5303 ; Email: [email protected]

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ĐIỀU TRA VIÊNTrung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục Quản lý

cạnh tranh, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, thực hiện chức năng giúp Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng.

Cùng với Trung tâm Thông tin cạnh tranh, Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh.

Trung tâm Đào tạo điều tra viên có tên giao dịch tiếng Anh là: Competition Train-ing Center (CTC).

Thông tin liên hệ:trung tâm Đào tạo điều tra viên (CtC)Địa chỉ: Số 25 ngô Quyền, hoàn Kiếm, hà nộiĐiện thoại: 04 - 2220 5010

CÁC Ấn PhẩM Đã XuẤt Bản