bản tin logistics - gemadept...trong điều kiện nước ta là nền kinh tế đang phát...

24
SỐ 60 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 07 - 2018 1. Tđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định Pháp lut 4. Tiêu điểm tháng 06/2018 5. Công ty Gemadept 6. Gii pháp qun trLogistics 7. Xu hướng thtrường 8. Câu chuyn Logistics 9. Skin Logistics tháng ti

Upload: others

Post on 27-Feb-2020

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bản tin Logistics - GEMADEPT...trong điều kiện nước ta là nền kinh tế đang phát triển, cơ sở vật chất cũng như kinh nghiệm Logistics còn non yếu thì

SỐ 60

BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 07 - 2018

1. Từ điển Logistics

2. Khách hàng Logistics

3. Quy định – Pháp luật

4. Tiêu điểm tháng 06/2018

5. Công ty Gemadept

6. Giải pháp quản trị Logistics

7. Xu hướng thị trường

8. Câu chuyện Logistics

9. Sự kiện Logistics tháng tới

Page 2: Bản tin Logistics - GEMADEPT...trong điều kiện nước ta là nền kinh tế đang phát triển, cơ sở vật chất cũng như kinh nghiệm Logistics còn non yếu thì

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

TRIẾT LÝ KAIZEN VÀ CÔNG CỤ 5S TRONG LOGISTICS

Kaizen là gì?

Kaizen không phải là công cụ, không phải là kỹ thuật, Kaizen là một triết lý trong quản lý của người

Nhật, được ghép bởi từ 改 (“kai”) có nghĩa là thay đổi và từ 善 (“zen”) có nghĩa là tốt hơn, tức là “thay

đổi để tốt hơn” hoặc “cải tiến liên tục”. Thuật ngữ này trong tiếng Anh là “ongoing improvement” hoặc “continuous improvement” và trong tiếng Trung, Kaizen được phát âm là Gansai, nghĩa là hành động liên tục cải tiến, mang lại lợi ích vì tập thể hơn là lợi ích của cá nhân. Triết lý của Kaizen cho rằng: dù bất cứ nơi đâu – gia đình, công ty hay xã hội – đều cần được cải tiến liên tục.

5S là gì?

Người Nhật đề ra triết lý quản lý Kaizen với công cụ chính là 5S.

5S là chữ cái đầu của các từ tiếng Nhật “Seiri”, “Seiton”, “Seiso”, Seiketsu” và “Shitsuke”, tạm dịch sang tiếng Việt là “Sàng lọc”, “Sắp xếp”, “Sạch sẽ”, “Săn sóc”, “Sẵn sàng”. Từ ý nghĩa của các từ bắt đầu bằng 5 chữ S, các nguyên tắc chung của thực hành 5S được hiểu như sau:

- Seiri (Sàng lọc): là sàng lọc những vật dụng không cần thiết tại nơi làm việc và loại bỏ chúng.

- Seiton (Sắp xếp): Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp, theo một trật tự nhất định, tiện lợi khi sử dụng

- Seiso (Sạch sẽ): là vệ sinh tại nơi làm việc sao cho không còn rác hay bụi bẩn tại nơi làm việc (kể cả trên nền nhà, máy móc và thiết bị)

- Seiketsu (Săn sóc): là luôn săn sóc, giữ gìn nơi làm việc luôn sạch sẽ, thuận tiện và có năng suất bằng cách liên tục thực hiện Seiri, Seiton, Seiso.

- Shitsuke (Sẵn sàng): Tạo thành một nề nếp, thói quen tự giác làm việc tốt, duy trì môi trường làm việc thuận tiện

Để hiểu rõ hơn, các bạn hãy xem sự khác nhau giữa Kaizen và đổi mới:

Lưu ý Đổi mới Kaizen

Tác dụng Ngắn hạn nhưng tạo ấn tượng mạnh Dài hạn, lâu bền nhưng không ấn tượng

Bước đi Dài Từng bước ngắn

Thay đổi Đột ngột Từng bước vững chắc

Liên quan đến Một số người xuất sắc Mọi người trong công ty

Các yêu cầu Về đầu tư lớn Về đầu tư nhỏ

Hướng về Công nghệ Con người

Tiêu chuẩn đánh giá Kết quả về lợi nhuận Quá trình và mức phấn đấu

Lợi thế Phù hợp bước phát triển kinh tế nhanh Phù hợp bước phát triển kinh tế chậm

Các lợi ích Kaizen mang lại:

Lợi ích hữu hình:

Tích luỹ các cải tiến nhỏ trở thành kết quả lớn;

Giảm các lãng phí, tăng năng suất.

Lợi ích vô hình:

Tạo động lực thúc đẩy cá nhân có các ý tưởng cải tiến;

Tạo tinh thần làm việc tập thể, đoàn kết;

Tạo ý thức luôn hướng tới giảm thiểu các lãng phí;

Xây dựng nền văn hoá công ty.

TỪ ĐIỂN LOGISTICS 1

Page 3: Bản tin Logistics - GEMADEPT...trong điều kiện nước ta là nền kinh tế đang phát triển, cơ sở vật chất cũng như kinh nghiệm Logistics còn non yếu thì

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

Triết lý Kaizen và chiến lược trong Logistics

1. Liên tục cải tiến

Theo Kaizen, hoàn thành công việc không có nghĩa là kết thúc công việc mà chỉ là hoàn thành ở giai đoạn này trước khi chuyển sang một giai đoạn kế tiếp. Các tiêu chuẩn kỹ thuật, mẫu mã sản phẩm và chi phí hiện tại sẽ không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong tương lai. Nếu chúng ta tập trung cải tiến sản phẩm hiện tại thì sẽ hiệu quả hơn rất nhiều, ở cả góc độ chi phí lẫn thời gian so với việc sản xuất ra một sản phẩm mới. Vì vậy quá trình cải tiến sản phẩm dịch vụ cần được lập kế hoạch và thực hiện một cách liên tục rõ ràng.

Khi làm dịch vụ Logistics, doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý tới yếu tố này. Làm sao để hàng hóa được chuyển tới khách hàng nhanh nhất? Làm sao để không xảy ra những rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa? Làm sao để tiết giảm tối đa chi phí vận tải hàng hóa? Làm sao để làm hài lòng khách hàng? Tất cả những câu hỏi đó đòi hỏi dịch vụ Logistics phải không ngừng cải tiến. Đặc biệt, trong điều kiện nước ta là nền kinh tế đang phát triển, cơ sở vật chất cũng như kinh nghiệm Logistics còn non yếu thì “Cải tiến” chính là yếu tố sống còn với Ngành Logistics.

2. Định hướng khách hàng

Sản xuất và cung cấp dịch vụ theo định hướng thị trường và đáp ứng nhu cầu của khách hàng là nguyên tắc bất biến hàng đầu trong quản trị kinh doanh hiện đại. Trong Kaizen cũng tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc này. Mặc dù các công cụ Kaizen chủ yếu tập trung vào cải tiến và quản trị chất lượng sản phẩm, nhưng mục tiêu cuối cùng là phục vụ khách hàng, gia tăng lợi ích sản phẩm để tối đa hoá sự hài lòng của khách hàng. Người hưởng lợi cuối cùng chính là khách hàng nên bất cứ hoạt động nào không làm tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm và không ngừng nâng cao sự thoả mãn của khách hàng thì đều bị loại bỏ. Vì thế trong hoạt động của Chuỗi Cung ứng Logistics mọi yếu tố rườm rà và không cần thiết với khách hàng đều nên loại bỏ.

3. Xây dựng “văn hoá không đổ lỗi”

Trước hết cần xây dựng phương châm làm việc là “lỗi thì do tôi, thành công do tập thể”, quy trách nhiệm đúng đắn và phù hợp cho từng cá nhân và mỗi cá nhân phải chiụ trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ đã được tổ chức giao; đặc biệt không nên đổ lỗi cho người khác trong phạm vi trách nhiệm cá nhân đó. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trong tập thể của mình,

Trước công chúng, trước khách hàng, mỗi tổ chức cần xây dựng một môi trường “văn hoá không đổ lỗi”; không nên báo cáo, xin lỗi công chúng, khách hàng vì nhiều lý do khác nhau vì những lý do không chính đáng như: trời mưa, trời nắng, điều kiện kỹ thuật, điều kiện của ta còn nghèo nàn… Ngược lại, cần nhận trách nhiệm về chính mình. Tập thể thì nên cùng nhau phát huy năng lực của mỗi thành viên để cùng nhau sửa lỗi, hoàn thiện sản phẩm dịch vụ tốt nhất có thể; để mỗi ngày uy tín càng lớn hơn, sản phẩm và dịch vụ sẽ đứng vững trên thị trường.

Đặc thù của ngành Logistics đòi hỏi tính chuyên nghiệp, sự chính xác tuyệt đối, bởi chỉ cần một sai sót thì toàn bộ lô hàng vận chuyển sẽ gặp vấn đề. Khi đó nếu các bên không biết tự nhận trách nhiệm về mình mà đổ lỗi qua lại vậy tai hại sẽ thuộc về ai? Chắc chắn tất cả sẽ đều chịu thiệt thòi không chỉ về chi phí mà còn đánh mất niềm tin lẫn nhau.

4. Thúc đẩy môi trường văn hoá mở

Logistics cũng được coi là ngành nghề mang tính đa văn hóa bởi sự tiếp xúc hàng ngày hàng giờ với những nhân viên nước bạn, với phong cách và văn hóa làm việc hoàn toàn khác. Vì vậy, sự cởi mở được coi là một điểm mạnh để nhân viên sửa chữa sai sót nhanh nhất và tránh những cú sốc đa văn hóa. Một công ty Logistics thực sự vững mạnh khi công ty đó biết xây dựng môi trường làm việc thân thiện, cởi mở, hòa đồng và sẵn sàng góp ý với nhau. Từ đó làm tăng thêm sự tự tin khi giao tiếp với đối tác, khách hàng quốc tế.

Page 4: Bản tin Logistics - GEMADEPT...trong điều kiện nước ta là nền kinh tế đang phát triển, cơ sở vật chất cũng như kinh nghiệm Logistics còn non yếu thì

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

5. Phương pháp làm việc theo nhóm

Tạo dựng nên các nhóm làm việc hiệu quả là một phần quan trọng trong cấu trúc của công ty, đặc biệt là công ty Logistics. Mỗi nhóm cần được phân quyền hạn nhất định. Trưởng nhóm là người biết bao quát, nắm rõ nhiệm vụ, yêu cầu và có khả năng tập hợp, biết đánh giá và sắp xếp phù hợp năng lực các thành viên để triển khai dự án hiệu quả. Từng cá nhân viên cần nỗ lực phối hợp để xây dựng danh tiếng cho nhóm đó đạt kết quả tốt, hiệu quả và liên tục cải tiến theo nhóm. Kết thúc nhiệm vụ, mỗi nhóm cần đánh giá, xếp hạng thành viên, tôn trọng uy tín và cá tính của mỗi thành viên.

6. Quản lý theo chức năng chéo

Theo nguyên tắc này, các dự án được lập kế hoạch và thực hiện trên cơ sở sử dụng nguồn lực kết hơp từ các bộ phận, phòng ban trong công ty, kể cả tận dụng nguồn lực ngoài công ty. Tập đoàn Boeing là một ví dụ điển hình đã kết hợp các bộ phận trong nội bộ công ty liên kết với khách hàng tiềm năng và các nhà cung cấp để cùng sản xuất thế hệ máy bay mới - Boeing 777 để sản xuất phần thân và cánh máy bay. Kết quả đã đem lại lợi ích lớn cho Boeing: không chỉ có chu kỳ sản xuất và chi phí được giảm xuống đáng kể so với các thế hệ máy bay lớn trước đó như Boeing 747 mà còn kiểm soát được lãng phí về nguyên vật liệu, thời gian và nhân công; và rõ ràng là khách hàng đã hài lòng tối đa với sản phẩm của công ty.

7. Nuôi dưỡng “quan hệ hữu hảo”

Người Nhật thường không thích kẻ thù hay những quan hệ đối đầu, không khuyến khích cá nhân làm việc thực dụng chỉ coi trọng một yếu tố kết quả công việc. Người Nhật cũng không phù hợp với văn hoá đổ lỗi mà họ luôn duy trì văn hoá tập thể rất tốt, đảm bảo sự đồng nhất trong công ty. Họ thường đầu tư nhiều cho các chương trình đào tạo kỹ năng giao tiếp cho nhân viên, đặc biệt là các khoá đào tạo dành cho những người quản lý và lãnh đạo, bởi lẽ đó là những người có trách nhiệm cao nhất đảm bảo cho quá trình giao tiếp trao đổi thông tin một cách tốt đẹp nhất.

8. Rèn luyện ý thức kỷ luật tự giác

Ý thức kỷ luật tự giác đã hình thành một cách tự nhiên trong con người Nhật bản thông qua giáo dục tại nhà trường, nhà thờ và các tổ chức xã hội. Người Nhật thường tự nguyện thích nghi với nghi lễ, luật lệ của xã hội để họ luôn cảm nhận được thoải mái, đồng thời khẳng định sự đầy đủ và sức mạnh bên trong của mỗi người. Họ luôn tự soi xét để kiềm chế cá tính của riêng mình, sẵn sàng đặt công ty, nhóm hay trưởng nhóm lên trên bản thân và gia đình.

9. Thông tin đến mọi nhân viên

Kết quả nghiên cứu từ các nhà quản lý doanh nghiệp đã khẳng định rằng không thể yêu cầu nhân viên đạt kết quả xuất sắc ngoài mong đợi nếu họ không thấu hiểu nhiệm vụ, giá trị, sản phẩm, kết quả kinh doanh, nhân sự và các kế hoạch khác của công ty. Vì vậy, duy trì mọi nhân viên đều được chia sẻ thông tin chính là một phương thức để san sẻ khó khăn thách thức của công ty cho mỗi thành viên.

10. Thúc đẩy năng suất và hiệu quả

Triết lý Kaizen thúc đẩy năng suất và hiệu quả công việc của nhân viên thông qua tổng hợp các phương pháp gồm: Đào tạo đa kỹ năng; Khuyến khích và tạo ra động cơ làm việc; Xây dựng tinh thần trách nhiệm trong công việc; Phân quyền cụ thể; Phát huy khả năng làm việc chủ động và kỹ năng ra quyết định; Khả năng tiếp cận và sử dụng nguồn lực (dữ liệu thông tin, ngân sách, trí lực, sức lực, thời gian…); Tạo điều kiện cho nhân viên chủ động đưa ra ý kiến phản hồi; Luân chuyển công việc; Khen ngợi.

Kết luận:

Để xây dựng một tập thể trong môi trường Logistics không khó nhưng để xây dựng môi trường vững mạnh, hiệu quả và thấu hiểu là điều mà bất cứ nhà quản lý nào của công ty Logistics cần quan tâm và việc vận dụng triết lý Kaizen trong doanh nghiệp của bạn thực sự là cần thiết và quan trọng.

Back

Page 5: Bản tin Logistics - GEMADEPT...trong điều kiện nước ta là nền kinh tế đang phát triển, cơ sở vật chất cũng như kinh nghiệm Logistics còn non yếu thì

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VIỆT NAM

Với hơn 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, Châu Á là thị trường rộng lớn, có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa rất đa dạng, phong phú, nhiều phân khúc thị trường phù hợp với các sản phẩm thương hiệu Việt từ hàng cao cấp cho đến hàng tiêu dùng bình dân.

Khu vực Đông Nam Á

Các thị trường trọng điểm như: Thái Lan, Indonesia, Malaysia và các thị trường còn nhiều tiềm năng như Lào, Campuchia, Mianma. Tăng cường xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo có hàm lượng công nghệ cao, đẩy mạnh nhóm hàng nông, lâm, thủy sản như: gạo, thực phẩm, ra quả, cà phê, ca cao, sản phẩm cao su, thủy sản.

Chỉ tính năm 2017, tại nhiều thị trường như Malaysia, mặt hàng cá đông lạnh mới xuất khẩu được 35,1 triệu USD, trong khi nhu cầu nhập khẩu của nước này là 242 triệu USD (chiếm 14,5% thị phần); Cà phê Việt Nam xuất khẩu 65,2 triệu USD/245 triệu USD nhập khẩu của Malaysia (chiếm 6,6% thị phần).

Indonesia, Mianmar là thị trường mới nổi, rất nhiều mặt hàng thuần Việt có thể đẩy mạnh xuất khẩu như mặt hàng đường mía nhưng Việt Nam mới xuất khẩu 6,1 triệu USD, trong khi nhu cầu nhập khẩu của Myanmar là 1,37 tỉ USD (mới chiếm 0,44% thị trường nhập khẩu).

Thị trường Philipphines, nước sốt và chế phẩm gia vị Việt Nam xuất khẩu 42 triệu USD, trong khi Philipphines nhập khẩu 137 triệu USD (chiếm 3% thị phần). Mặt hàng nguyên liệu thực phẩm, Việt Nam xuất khẩu 32 triệu USD/694 triệu USD (chiếm 4,6 % thị phần).

Thái Lan là thị trường truyền thống của Việt Nam, nhưng đối với một số sản phẩm cụ thể như sữa và sản phẩm sữa, trái cây tươi (vải, nhãn, thanh long), trái cây sấy khô lại là thị trường hoàn toàn mới.

Hàn Quốc, quốc gia đầy tiềm năng

Theo Hiệp định VKFTA, Hàn Quốc dành cho Việt Nam ưu đãi cắt, giảm thuế quan, tạo cơ hội xuất khẩu mới quan trọng đối với các nhóm hàng nông, thủy sản chủ lực như: tôm, cua, cá, hoa quả, …

Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường đối với các sản phẩm hết sức nhạy cảm như: gừng, tỏi, mật ong, khoai lang… Hiệp định VKFTA đã tạo cơ hội cạnh tranh đáng kể cho hàng xuất khẩu của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Thái lan. Ví dụ với mặt hàng tôm, Hàn Quốc miễn thuế cho Việt Nam với lượng hạn ngạch 10 nghìn tấn/năm và tăng dần trong 5 năm đến mức 15 nghìn tấn/năm miễn thuế trong tổng số 5.000 tấn/năm dành cho 10 nước ASEAN.

Nhận Bản nhiều ưu đãi cho sản phẩm nhập từ Việt Nam

Với Hiệp định VJEPA, Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 83,8% xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong vòng 10 năm. Các sản phẩm từ Việt Nam được Nhật Bản đảm bảo ưu đãi cao nhất (so với các nước ASEAN khác) bao gồm: mật ong, gừng, tỏi, vải, sầu riêng, tôm và cua.

Nhật Bản giảm thuế 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với mây tre đan, đũa dùng 1 lần, chè đen, quả đông lạnh và quả sấy, rau tươi hoặc đông lạnh (bắp cải, hành tăm, nấm, mộc nhĩ, đậu tây), tôm tươi và đông lạnh các loại ghẹ, cua…

Tại thị trường Trung Quốc, cần tăng cường xuất khẩu mặt hàng có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, sử dụng nguyên liệu đầu vào xuất xứ trong nước. Tập trung thúc đẩy nhóm hàng nông, lâm, thủy sản gồm: rau quả, thủy sản, thịt gia súc gia cầm, hạt điều, sắn lát, sản phẩm cao su.

Nhiều quốc gia đang ưa chuộng hàng Việt Nam

Đối với Châu Đại Dương, doanh nghiệp cần tập trung vào thị trường Úc, New Zealand, phát triển nhóm hàng dệt may, thủy sản, rau quả, cà phê, ca cao, sản phẩm cao su, phân bón và tận dụng Hiệp định AANZFTA, cho phép các mặt hàng xuất khẩu của các nước ASEAN được hưởng thuế suất ưu đãi 14 nhóm mặt hàng.

KHÁCH HÀNG LOGISTICS 2

Page 6: Bản tin Logistics - GEMADEPT...trong điều kiện nước ta là nền kinh tế đang phát triển, cơ sở vật chất cũng như kinh nghiệm Logistics còn non yếu thì

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 5

Đối với các nước Châu Phi, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng gạo, cà phê, hạt tiêu, thủy sản, sản phẩm gia dụng, máy móc cơ khí nông nghiệp… Tại hầu hết các nước Châu Phi, ngành nuôi trồng thủy sản không phát triển do đó phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước trong khi xu hướng dùng hàng thủy sản thay thế cho thịt trong bữa ăn của người dân châu Phi đang tăng lên, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm tôm, cá phi lê.

Đối với khu vực Nam Á, tập trung vào các thị trường Ấn Độ, Pakixtan, Băng la đét, Xri lan ca với các mặt hàng: nông sản, lương thực, chè, cà phê, sản phẩm cao su, hạt tiêu…

Ấn Độ có nhu cầu cao củ gừng và củ đinh hương nhưng Việt Nam chưa xuất khẩu. Năm 2017, Việt Nam xuất khẩu 1,68 triệu tấn củ nghệ trong khi Ấn Độ nhập khẩu từ thế giới là 27,47 triệu tấn (chiếm 6,1% thị phần nhập khẩu).

Bangladesh cũng là thị trường đáng quan tâm với gần 160 triệu dân, có nhu cầu nhiều mặt hàng như: đường mía, đường bánh kẹo, sữa và kem có pha thêm đường nhưng Việt Nam còn bỏ ngỏ.

Back

Page 7: Bản tin Logistics - GEMADEPT...trong điều kiện nước ta là nền kinh tế đang phát triển, cơ sở vật chất cũng như kinh nghiệm Logistics còn non yếu thì

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 6

LUẬT ĐƯỜNG SẮT SỬA ĐỔI CÓ HIỆU LỰC TỪ 1/7/2018

Ngày 26/6/2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký Lệnh về việc công bố Đường sắt đã được Quốc hội thông qua ngày 16/6/2017 tại kỳ họp thứ 3, khóa XIV.

Luật Đường sắt năm 2017 gồm 10 chương, 87 điều, tăng 2 chương, giảm 27 điều so với Luật Đường sắt năm 2005, với đầy đủ các quy định điều chỉnh mọi hoạt động trong lĩnh vực đường sắt, có vai trò quan trọng và tác động rất lớn tới sự phát triển của ngành đường sắt nói riêng và kinh tế- xã hội của Việt Nam nói chung, bổ sung quy định đối với niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt.

Luật Đường sắt chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2018.

THỦ TƯỚNG RA CHỈ THỊ ĐẨY MẠNH CÁC GIẢI PHÁP CẮT GIẢM CHI PHÍ LOGISTICS

Ngày 18/07/2018, Thủ tướng đã có Chỉ thị 21/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí Logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông, trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu giao Bộ GTVT hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành; nâng cao chất lượng công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch; tăng cường kết nối, phát triển hợp lý các phương thức vận tải, phát huy tối đa vận tải đa phương thức và dịch vụ Logistics; tăng cường kết nối các phương thức vận tải, giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải....

BỘ GTVT THÊM 75 THỦ TỤC THAM GIA CƠ CHẾ MỘT CỬA QUỐC GIA

Liên quan đến việc rà soát danh mục thủ tục hành chính (TTHC) của Bộ GTVT tham gia Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, giai đoạn 2018-2020, Bộ GTVT lên kế hoạch cung cấp 75 TTHC tham gia Cơ chế một cửa quốc gia, dự kiến hoàn thành vào ngày 1/11/2018 tới đây. Trong số này, đường bộ dẫn đầu với 65 thủ tục, kế đó là hàng hải 6 thủ tục, đường thuỷ nội địa 4 thủ tục.

VIỆT NAM – BRAZIL KÝ HIỆP ĐỊNH VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG

Ngày 02/07/2018 (theo giờ địa phương), Thứ trưởng Bộ GTVT Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Brazil đã thay mặt Chính phủ mỗi Bên ký Hiệp định Vận chuyển hàng không giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Liên bang Brazil.

Hiệp định gồm 24 Điều và 01 Phụ lục, sau khi có hiệu lực sẽ thiết lập quan hệ hợp tác chính thức về vận tải hàng không dân dụng giữa Việt Nam và Brazil. Nội dung chính của Hiệp định nhằm tạo thuận lợi, khuyến khích các hãng hàng không Việt Nam và Brazil-xin nghiên cứu khai thác thị trường hàng không giữa hai nước.

SẼ PHÂN LUỒNG CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA ƯU ĐÃI TỪ 15/08/2018

Ngày 29/06/2018, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Thông tư 15/2018/TT-BCT quy định về việc phân luồng trong quy trình cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi. Theo đó, Thông tư này bao gồm 5 Chương, 15 Điều, trong đó đáng chú ý là việc Thông tư đã phân chia thành 3 luồng khác nhau trong quy trình cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi, bao gồm luồng xanh, luồng đỏ và luồng thông thường.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2018.

PHÁP LUẬT – QUY ĐỊNH 3

Page 8: Bản tin Logistics - GEMADEPT...trong điều kiện nước ta là nền kinh tế đang phát triển, cơ sở vật chất cũng như kinh nghiệm Logistics còn non yếu thì

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 7

THỦ TƯỚNG PHÊ DUYỆT CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN HÀNG KHÔNG TRE VIỆT

Ngày 09/07/2018, Thủ tướng đã có Quyết định 836/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư dự án vận tải hàng không Tre Việt (Bamboo Airways).

Nội dung Quyết định 836 nêu rõ, mục tiêu dự án vận tải hàng không Tre Việt là trở thành một trong những hãng hàng không hàng đầu của Việt Nam, là lựa chọn số 1 đối với khách hàng cũng như các chủ đầu tư nhờ uy tín và khả năng cung cấp phương tiện và dịch vụ vận chuyển hàng không; xây dựng đơn vị này thành một tổ chức chuyên nghiệp, tạo dựng công việc ổn định, môi trường làm việc chuyên nghiệp, thu nhập cao cho cán bộ công nhân viên công ty.

Dự án vận tải hàng không Tre Việt có tổng vốn đầu tư 700 tỷ đồng, quy mô đầu tư đến năm 2023 là 10 tàu bay loại A320/A321 hoặc B737. Thời gian hoạt động dự án là 50 năm kể từ ngày quyết định chủ trương đầu tư dự án có hiệu lực.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

BỘ GTVT PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT SÂN BAY ĐỒNG HỚI

Ngày 11/7/2018, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1491/QĐ-BGTVT phê duyệt quy hoạch chi tiết Cảng hàng không Đồng Hới giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Theo quy hoạch, đến năm 2020, sẽ không có thay đổi nào đáng kể tại CHK Đồng Hới. Giai đoạn đến năm 2030 sẽ xây dựng nhà ga mới ở phía Đông Nam nhà ga hiện hữu với 2 cao trình đi/đến, đáp ứng khai thác 3 triệu khách/năm. Đồng thời, có dự trữ đất phía Tây Bắc của nhà ga để đảm bảo có thể xây dựng 1 nhà ga khác với công suất khoảng 3 triệu khách/năm cho giai đoạn sau đó.

GẦN 14.000 TỶ ĐỒNG XÂY DỰNG ĐÀ NẴNG THÀNH TRUNG TÂM LOGISTICS

HĐND TP. Đà Nẵng vừa thông qua Nghị quyết về quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ logistics TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển cho dịch vụ Logistics trên địa bàn thành phố là 13.695 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư của thành phố và Trung ương. Tổng diện tích đất ước khoảng 312 ha. Đồng thời, thành phố quy hoạch phát triển có trọng tâm trên cơ sở xác định quy mô trung tâm Logistics chính và số lượng, vị trí trung tâm Logistics vệ tinh, phù hợp với từng thời kỳ.

Đà Nẵng phấn đấu trở thành trung tâm Logistics của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong đó cảng Liên Chiểu được xác định như cảng cửa ngõ của chuỗi cung ứng dịch vụ Logistics trong các nước ASEAN và các nước châu Á - Thái Bình Dương. Mục tiêu tổng thể phát triển cơ sở hạ tầng ngành dịch vụ Logistics của TP Đà Nẵng là tận dụng kinh tế của địa phương để phát triển được hệ thống hạ tầng Logistics đồng bộ, liên thông đủ năng lực đáp ứng nhu cầu dịch chuyển, xử lý dòng hàng hóa phát sinh của thành phố, các tỉnh lân cận và một phần lượng hàng hóa từ hành lang kinh tế Đông - Tây.

Theo tính toán của Đà Nẵng, dự kiến đến năm 2050, trung tâm Logistics trên địa bàn thành phố đáp ứng khoảng 50% về lượng xử lý Logistics cho hàng hóa qua cảng biển, hàng không và đường sắt là 40%. Đồng thời, đến năm 2050, trên địa bàn thành phố xây dựng một trung tâm Logistics cấp vùng và cấp tỉnh như sau: Trung tâm Logistics cảng Liên Chiểu, Trung tâm Logistics Hòa Nhơn, Trung tâm Logistics ga hàng hóa Kim Liên mới, Trung tâm Logistics CHK quốc tế Đà Nẵng, Trung tâm Logistics Công nghiệp Khu công nghệ cao, các trung tâm Logistics nhỏ lẻ và các kho bãi khác. Đồng thời, Đà Nẵng tập trung quy hoạch, cải thiện hệ thống giao thông kết nối, xây dựng mới một đường sắt khổ đơn lồng kết nối trực tiếp ga hàng hóa đường sắt Kim Liên với trung tâm Logistics cảng Liên Chiểu. Xây dựng tuyến đường bộ kết nối cảng Liên Chiểu với QL1 phía Nam hầm Hải Vân,...

Page 9: Bản tin Logistics - GEMADEPT...trong điều kiện nước ta là nền kinh tế đang phát triển, cơ sở vật chất cũng như kinh nghiệm Logistics còn non yếu thì

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 8

QUY HOẠCH CHI TIẾT HỆ THỐNG CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Ngày 28/06/2018, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định 1733/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Theo đó, đến giai đoạn trước năm 2020 sẽ xây dựng hệ thống cảng, bến thuỷ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải với khối lượng vận chuyển hơn 8 triệu tấn hàng hoá và hơn 3 triệu hành khách vào năm 2020; giai đoạn 2021-2025, tiếp tục xây dựng hệ thống cảng, bến thuỷ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải với khối lượng vận chuyển hơn 20 triệu tấn hàng hoá và gần 6 triệu hành khách vào năm 2025; giai đoạn sau 2025, hoàn thiện hệ thống cảng, bến thuỷ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải với khối lượng vận chuyển hơn 40 triệu tấn hàng hoá và hơn 8 triệu hành khách vào năm 2030, khối lượng vận chuyển bằng đường thủy chiếm khoảng 15% tổng nhu cầu vận chuyển hàng hóa cả tỉnh.

TP. HCM MỜI GỌI NHÀ ĐẦU TƯ CỤM CẢNG TRUNG CHUYỂN 5.800 TỶ ĐỒNG TẠI QUẬN 9

UBND TP đã chỉ đạo UBND quận 9 khẩn trương lập, trình cấp thẩm quyền phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 tại khu vực (có liên quan đến dự án đầu tư xây dựng cụm cảng trung chuyển - ICD mới tại phường Long Bình, quận 9). Sau khi đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 được duyệt, Sở KHĐT sẽ thực hiện các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng cụm cảng trung chuyển - ICD mới tại phường Long Bình, quận 9 và dự án khu đô thị Trường Thọ, quận Thủ Đức (khu vực cụm cảng Trường Thọ hiện hữu). Trong thời gian TP tổ chức mời gọi, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án nói trên, các đơn vị đang hoạt động trong ranh dự án cụm cảng trung chuyển - ICD mới tại phường Long Bình, quận 9 và cụm cảng Trường Thọ hiện hữu tại phường Trường Thọ, quận Thủ Đức phải đảm bảo giữ hiện trạng về góp ý đất và hoạt động.

QUY ĐỊNH VỀ HẠN CHẾ VÀ CẤP PHÉP Ô TÔ CHỞ HÀNG TRONG NỘI ĐÔ TP. HCM

Ngày 19/07/2018, UBND Tp.HCM đã ban hành Quyết định số 23/2018/QĐ-UBND về hạn chế và cấp phép ô tô chở hàng, ô tô tải lưu thông trong khu vực nội đô thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể:

Quy định không được phép lưu thông vào khu vực nội đô thành như sau:

+ Xe tải nhẹ: từ 06 giờ đến 09 giờ và từ 16 giờ đến 20 giờ hàng ngày.

+ Xe tải nặng: từ 06 giờ đến 22 giờ hàng ngày (trừ quy định tại Điều 5 Quy định này).

Khu vực hạn chế và các tuyến đường hành lang trên các hướng.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/08/2018.

TP.HCM THU PHÍ ĐẬU Ô TÔ DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG TỪ 01/08/2018

Ngày 15/07/2018, Sở GTVT TP.HCM đã thông báo sẽ bắt đầu triển khai thu phí sử dụng tạm thời lòng đường để đậu ô tô từ ngày 01/08/2018. Theo đó, các tuyến đường được phép sử dụng tạm thời lòng đường để đậu xe ô tô sẽ là 21 - 23 tuyến đường. Mức thu từ 20.000 - 25.000 đồng/xe cho giờ đầu tiên. Với những xe đậu tới 5 giờ, mức phí có thể lên tới 170.000 đồng/xe. Các phương tiện được phép đậu xe dưới lòng đường có thu phí là ôtô đến 16 chỗ ngồi hoặc xe tải có tải trọng từ 1,5T đến 2,5T. Người sử dụng dịch vụ có thể thanh toán theo 2 hình thức: Nhắn tin trừ tiền trong tài khoản điện thoại qua đầu số 1008, hoặc qua ứng dụng My Parking trên thiết bị di động thông minh để thanh toán bằng thẻ thanh toán quốc tế hoặc thẻ thanh toán của ngân hàng đã được hỗ trợ trong ứng dụng.

Back

Page 10: Bản tin Logistics - GEMADEPT...trong điều kiện nước ta là nền kinh tế đang phát triển, cơ sở vật chất cũng như kinh nghiệm Logistics còn non yếu thì

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 9

TIN KINH TẾ

Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2018

- Tăng trưởng GDP: tăng 7,08% - mức tăng cao nhất của 6 tháng kể từ năm 2011 trở về đây

- CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2018 tăng 3,29% so với bình quân cùng kỳ năm 2017

- Kim ngạch xuất khẩu đạt 113,93 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2017

- Kim ngạch nhập khẩu đạt 111,22 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước

- FDI: Tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) là 20,33 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó:

o Theo lĩnh vực: các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, sản xuất, phân phối điện, khí nước.

o Theo đối tác đầu tư: đã có 128 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc, tiếp theo là Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Britishvirgin Islands, Hồng Kông.

o Theo địa bàn: ĐTNN đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó Tp. HCM vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI, tiếp theo là Hà Nội, Bình Dương.

NGÀNH VẬN TẢI BIỂN

Trung Quốc quyết định áp dụng tiêu chuẩn khí thải “IMO Tier II” để hạn chế nhập khẩu tàu cũ.

Trong cố gắng giảm ô nhiễm môi trường do khí thải độc hại, Bộ GTVT Trung Quốc vừa công bố quyết định áp dụng tiêu chuẩn khí thải theo “IMO Tier II” từ ngày 01/09/2018 cho tất cả các tàu cũ được nhập khẩu, tàu treo cờ Trung Quốc và tàu treo cờ nước ngoài đã được cấp phép hoạt động nội địa, chính sách này sẽ được kéo dài đến hết tháng 8 năm 2023 (05 năm).

Hiện nay giới hạn tuổi tàu nhập khẩu được Trung Quốc qui định như sau: Tàu dầu: 12 tuổi; tàu hàng khô: 18 tuổi và tàu container: 20 tuổi. Tuy nhiên tiêu chuẩn khí thải “IMO Tier II” lại áp dụng cho các tàu được lắp máy từ ngày 01/01/2011. Như vậy hầu hết các tàu đóng trước thời điểm nói trên sẽ không thỏa mãn được tiêu chuẩn khí thải mà Quyết định nói trên của Bộ GTVT Trung Quốc qui định.

Yang Ming đã ký hợp đồng thuê 10 tàu đóng mới loại 11.000 đến 12.000 TEU

Yang Ming Marine Transport vừa xác nhận đã ký hợp đồng thuê 10 tàu đóng mới gồm 05 tàu 11.000 Teu của Costamare Shipping (Hy Lạp) và 05 tàu 12.000 Teu của Shoei Kisen Kaisha (công ty con của hãng đóng tàu Imabari Shipbuilding Nhật bản), các tàu này sẽ được giao từ quý II năm 2020 đến quý III năm 2021, được đóng phù hợp với các tiêu chuẩn khí thải của IMO (Nox Tier III) và có kích thước phù hợp để đi qua kênh đào Panama sau khi mở rộng.

Hợp đồng này nằm trong kế hoạch thay thế và phát triển đội tàu container của hãng, ngoài ra hãng cũng đang theo đuổi kế hoạch đóng mới các tàu 20.000 TEU vì tính đến năm 2020 Liên minh 2M (Maersk và MSC) sẽ có 62 tàu từ 18.000 đến 20.000 TEU, Ocean Alliance (CMA CGM, COSCO, EMC) cũng có tới 51 tàu cùng loại, Liên minh The Alliance (Hapag, ONE, YM) mới chỉ có 12 tàu. Vì vậy cả YM và ONE đều có kế hoạch đóng mới tàu 20.000 TEU trong các năm tới.

ZIM hợp tác với 2M

ZIM vừa ký hợp đồng hợp tác chiến lược và dài hạn với 2M (Maersk và MSC) để đổi chỗ trên 5 tuyến vận tải container từ Châu Á đi bờ Đông châu Mỹ (ASIA - US EAST COAST). Bắt đầu từ tháng 9/2018 ZIM sẽ khai thác 01 tuyến, còn 2M sẽ khai thác 04 tuyến. Hợp đồng hợp tác chiến lược này sẽ giúp ZIM trở thành một trong những nhà khai thác chính trên tuyến vận tải này.

Hợp đồng có thời hạn là 07 năm và các hãng sẽ công bố sớm lịch tàu chi tiết.

TIÊU ĐIỂM THÁNG 6/2018

/2017

/2017

4

Page 11: Bản tin Logistics - GEMADEPT...trong điều kiện nước ta là nền kinh tế đang phát triển, cơ sở vật chất cũng như kinh nghiệm Logistics còn non yếu thì

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 10

Sinokor mua 30 tàu Feeder

Sinokor có kế hoạch mua 30 tàu Feeder của hãng Vroon- hãng tàu lớn đang sở hữu và khai thác hơn 200 tàu biển của Đan Mạch trước khi hãng này tiến hành tái cấu trúc tài chính.

Cả 30 tàu nói trên có trọng tải từ 700 đến 1.700 TEU, được đóng mới cuối thập kỷ trước bằng nguồn vốn của Bremer Landesbank và đều được đặt tên với từ đầu là “Max..”. Ngân hàng này cũng đang tái cấu trúc thông qua việc bán các tài sản đã đầu tư vào ngành công nghiệp hàng hải, họ đã thu giữ 30 con tàu nói trên từ nhiều chủ tàu khác nhau và giao cho hãng Vroon quản lý, khai thác từ năm 2015, 2016 nhưng cũng không hiệu quả. Vì vậy dự kiến họ sẽ dành các điều kiện ưu đãi về giá, lãi suất… cho Sinokor khi mua cả lô tàu này. Cho đến nay, giá của thương vụ này chưa được tiết lộ.

Liên minh “The Alliance” giảm một tuyến tàu trên tuyến Transpacific

Lo ngại chiến tranh thương mại sẽ giảm lượng hàng giữa hai bờ Thái Bình Dương, tháng 7/2018 liên minh 2M đã công bố giảm một tuyến tàu từ châu Á đi Vancouver và Seattle (TP1), mới đây đến lượt liên minh “The Alliance” (HLL, ONE, YM) đã công bố giảm thêm một tuyến tàu ở khu vực này thông qua việc sáp nhập tuyến PS8 vào PS5 (tuyến PS8 đang sử dụng 6 tàu loại 6.500 TEU). Động thái này làm tăng thêm số tàu container phải nằm chờ việc. Theo thống kê của Lloyd’s List Intelligence trọng tải đội tàu container đang phải nằm chờ việc tuần qua đã lên tới 305.594 TEU chiếm 1,5% tổng trọng tải của đội tàu container thế giới (hơn 21 triệu TEU).

ONE giới thiệu tuyến dịch vụ kết nối Hàn Quốc – Việt Nam – Thái Lan

Hãng tàu ONE đã giới thiệu tuyến dịch vụ chuyên biệt hàng tuần kết nối Hàn Quốc - Việt Nam và Thái Lan thông qua việc trao đổi chỗ trên tuyến ‘KHS1’ – đang được hợp tác khai thác bởi Heung-A, Sinokor and KMTC. Tuyến mới của ONE dự kiến có tên ‘Korea Vietnam Thailand (KVT)’ sẽ hoạt động từ 12/06/2018 từ Busan với tàu Nordlily 1,756 teu. Tuyến sẽ đi qua các cảng: Ulsan, Busan, Kwangyang, Ho Chi Minh City, Laem Chabang, Bangkok, Laem Chabang, Ho Chi Minh City, Ulsan sử dụng 3 tàu 'Bangkokmax' cỡ từ 1,500 đến 1,800 Teu.

NGÀNH HÀNG KHÔNG

Hãng hàng không Bamboo Airways dự kiến sẽ có chuyến bay đầu tiên vào ngày 10/10/2018

Trên Fanpage chính thức của mình, Hãng hàng không Bamboo Airways cho biết, ngày 10/10 tới đây, chuyến bay đầu tiên của hãng dự kiến sẽ cất cánh.

Thông báo về lịch bay của Bamboo được phát đi chỉ sau 4 ngày hãng hàng không này được chính thức cho phép thành lập (9/7/2018). Đây cũng là thời điểm Bamboo Airways đã quyết định chủ trương tăng vốn điều lệ lên gần gấp đôi.

Theo đó, Bamboo Airways tăng từ mức 700 nghìn tỷ đồng lên 1.300 tỷ đồng theo hình thức: Chủ sở hữu - Công ty Cổ phần tập đoàn FLC góp vốn thêm vào Bamboo Airways.

Bamboo Airways cho biết hãng hướng tới khai thác các tuyến bay thẳng từ quốc tế tới các điểm du lịch Việt Nam, bao gồm các địa phương có dự án của FLC, như Quy Nhơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Phú Quốc, Nha Trang...

Bên cạnh đó là các đường bay trong nước, kết nối các điểm du lịch như đường bay Thanh Hóa - Quy Nhơn, Thanh Hóa - Phú Quốc, Thanh Hóa - Nha trang, Hải Phòng - Quy Nhơn....

Trong hai năm đầu tiên, Bamboo Airways sẽ hoạt động trong nước khoảng 8 - 10 tuyến bay với các điểm đến ưu tiên như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá, Quy Nhơn hay Nha Trang…Từ năm thứ ba, các tuyến bay quốc tế sẽ được triển khai kết nối trong nước với các vùng lãnh thổ Đông Bắc Á quan trọng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Hong Kong, Đài Loan…

Dự kiến đến năm 2023, Bamboo Airways sẽ mở 24 đường bay nội địa và 16 đường bay quốc tế.

Page 12: Bản tin Logistics - GEMADEPT...trong điều kiện nước ta là nền kinh tế đang phát triển, cơ sở vật chất cũng như kinh nghiệm Logistics còn non yếu thì

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 11

Vinalines triển khai thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) vừa tổng kết kết quả sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2018 và đề ra nhiệm vụ cho 6 tháng cuối năm. Theo đó 6 tháng đầu năm sản lượng vận tải biển đạt hơn 12,28 triệu tấn đạt hơn 57% kế hoạch; sản lượng hàng thông qua cảng đạt hơn 41,4 triệu tấn đạt 43% kế hoạch, tổng doanh thu đạt hơn 6.660 tỷ đồng đạt gần 49% kế hoạch. Lợi nhuận Công ty mẹ đạt 73 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu của khối vận tải biển 6 tháng đầu năm đạt gần 3.000 tỷ đồng tương đương 74% kế hoạch năm 2018.

Công việc trọng tâm trong nửa năm còn lại là chuẩn bị và thực hiện thành công IPO Công ty mẹ vào quý III và chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần vào quý IV/2018, bên cạnh đó là tiếp tục triển khai các giải pháp về phát triển thị trường, chú trọng sự liên kết giữa các doanh nghiệp thành viên trong dịch vụ chuỗi, tăng doanh thu, tiết giảm chi phí, đẩy mạnh hoàn thiện các dự án đầu tư, hoàn thành việc xây dựng các quy trình, thủ tục, nâng cao năng lực nội bộ…

NGÀNH CẢNG BIỂN

Hàng container qua cảng biển tăng gần 30 lần

Theo Cục HHVN, riêng 6 TĐN 2018, sản lượng hàng container cả nước đạt 8,7 triệu Teu, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2017.

Theo dự báo của Viện Chiến lược và Phát triển GTVT, đến năm 2020, tổng khối lượng hàng container thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam sẽ đạt khoảng 202 - 224 triệu tấn (17,6 - 19,5 triệu Teu) và cán mốc khoảng 406 - 467 triệu tấn (35,3 - 40,6 triệu Teu) giai đoạn đến năm 2030.

Cảng Hải Phòng: đặt mục tiêu đạt doanh thu gần 1.760 tỷ đồng

Tại ĐHCĐ thường niên năm 2018, HĐQT công ty trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm 2018 với chỉ tiêu doanh thu đạt 1.759 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 363,4 tỷ đồng.

Theo đó, PHP đặt mục tiêu sản lượng thực hiện đạt 26,496 triệu tấn, tăng 11,5% so với thực hiện năm 2017. Mặt hàng container dự kiến đạt 1,27 triệu TEU, tăng 14% so với thực hiện năm 2017.

Doanh thu cả năm ước đạt 1.759 tỷ đồng, tăng 10% so với thực hiện năm 2017. Doanh thu từ hoạt động khai thác cảng tăng 11%, đạt 1.603 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế theo kế hoạch đạt 363,4 tỷ đồng, tăng 10% so với thực hiện năm trước. PHP cũng dự kiến sẽ chi hơn 850 tỷ đồng cho đầu tư; trong đó, dự án mở rộng cảng được chú trọng với số vốn chiếm hơn 50%, đạt 445,6 tỷ đồng. Công ty cũng dự kiến sẽ thoái vốn tại một số doanh nghiệp có vốn góp nhưng tỷ lệ nắm giữ quyền chi phối không cao hoặc kinh doanh không hiệu quả.

Viconship: Lợi nhuận 6 tháng đầu năm tăng 50%

Theo BCTC hợp nhất Q2/2018, doanh thu thuần của CTCP Container Việt Nam (HOSE: VSC) đạt 430 tỷ đồng, tăng 27%. Lợi nhuận sau thuế đạt 103 tỷ đồng, tăng 48%. Theo báo cáo giải trình của VSC, lợi nhuận tăng là do lượng hàng hóa thông cảng tăng nhiều hơn so với năm trước.

Tính lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Công ty đạt 796 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 176 tỷ đồng, tăng 50%. Về chỉ tiêu, VSC lần lượt đạt 45% kế hoạch về doanh thu, và 49% kế hoạch về lợi nhuận trước thuế của năm.

Cảng Đoạn Xá: Lợi nhuận 6 tháng đầu năm đạt 54% kế hoạch năm

Theo Nghị quyết HĐQT cảng Đoạn Xá, trong 6 TĐN 2018, bên cạnh việc hoàn thành nâng cấp tải trọng cầu cảng 40.000DWT giảm tải, kết quả SXKD của công ty lũy kế 6 tháng đạt được như sau:

- Sản lượng: 710.861 tấn (đạt 42 kế hoạch 2018)

- Doanh thu: đạt 50,495 tỷ đồng (đạt 51% kế hoạch 2018)

- LNTT: đạt 13,165 tỷ đồng (đạt 54% kế hoạch 2018)

Page 13: Bản tin Logistics - GEMADEPT...trong điều kiện nước ta là nền kinh tế đang phát triển, cơ sở vật chất cũng như kinh nghiệm Logistics còn non yếu thì

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 12

Cảng Cái Lân được phép tiếp nhận tàu chở container trọng tải đến 69.000 DWT giảm tải

Bộ GTVT vừa có văn bản chấp thuận chủ trương cầu cảng số 2, 3, 4 – Bến cảng Cái Lân chính thức tiếp nhận tàu chở container trọng tải đến 69.000 DWT giảm tải với kích thước phù hợp theo đề xuất của Cục Hàng hải Việt Nam.

Cảng Đà Nẵng: Khánh thành Dự án mở rộng cảng Tiên Sa giai đoạn II

Ngày 28/7, tại Đà Nẵng, CTCP Cảng Đà Nẵng đã khánh thành Dự án mở rộng cảng Tiên Sa giai đoạn II.

Dự án mở rộng Cảng Tiên Sa giai đoạn II do CTCP Cảng Đà Nẵng làm chủ đầu tư được triển khai tại Xí nghiệp Cảng Tiên Sa (01 Yết Kiêu, Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) từ ngày 31/07/2016 với diện tích gần 60.000m2, khi hoàn thành sẽ kết hợp với hệ thống kho bãi có sẵn tại xí nghiệp và các công ty thành viên, nâng tổng diện tích cảng lên gần 31 hecta.

Dự án bao gồm việc xây dựng 2 cầu tàu, gồm 1cầu 310m với độ sâu trước bến đạt –14.3m và 1cầu tàu 210m với độ sâu trước bến đạt –11m, trang bị 2 hệ thống cẩu QCC Feeder Server sức nâng đạt 40 tấn, tầm với 40m và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đi kèm.

Cụm cảng Cái Mép - Thị Vải duy trì đà tăng trưởng khả quan

Trong 6 tháng đầu năm 2018, số lượng tàu vào cụm cảng Cái Mép - Thị Vải tăng 40% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó có hơn 50% tàu trọng tải lớn trên 80.000 tấn. Tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng tăng 20% so với cùng kỳ, trong đó hàng container đạt hơn 1,2 triệu TEUS, tăng 25% so với cùng kỳ. Kết quả này cho thấy những dấu hiệu lạc quan, tích cực, tạo đà để kinh tế cảng biển phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế.

NGÀNH LOGISTICS

Vận tải hàng hóa 6 tháng đầu năm 2018 tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2017

Theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê, tính chung 6 tháng, vận tải hàng hóa đạt 796,2 triệu tấn, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Xét theo ngành vận tải so với cùng kỳ:

- Đường bộ đạt 614,5 triệu tấn, tăng 10,1%

- Đường thủy nội địa đạt 140,7 triệu tấn, tăng 7,4%

- Đường biển đạt 38 triệu tấn, tăng 4,4%

- Đường hàng không đạt 176,4 nghìn tấn, tăng 14,8%

- Đường sắt đạt 2,9 triệu tấn, tăng 4,1%

Năng lực Logistics quốc gia Việt Nam tăng bậc

Theo báo cáo từ Ngân hàng thế giới (World Bank), Chỉ số năng lực quốc gia ngành Logistics Việt Nam đă được cải thiện đáng kể chỉ sau 2 năm, tăng 25 hạng từ 64 năm 2016 lên 39 năm 2018 trên tổng số 160 quốc gia dựa trên chỉ số LPI (Logistics Perfomance Index- chỉ số năng lực quốc gia về Logistics.

LPI được đánh giá dựa trên 6 tiêu chí: Cơ sở hạ tầng (infrastructure); Chuyến hàng quốc tế (shipments international); Năng lực logistics (Competence Logistics); Khả năng trade các lô hàng (Tracking & tracing); Đúng thời gian (Timeliness); Hải quan (customs).

Back

Page 14: Bản tin Logistics - GEMADEPT...trong điều kiện nước ta là nền kinh tế đang phát triển, cơ sở vật chất cũng như kinh nghiệm Logistics còn non yếu thì

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 13

GEMADEPT LẦN THỨ 3 LIÊN TIẾP THUỘC TRONG TOP 50 CÔNG TY NIÊM YẾT TỐT NHẤT VIỆT NAM

Ngày 26/7/2018, Diễn đàn Kinh doanh Forbes Việt Nam 2018 đã diễn ra tốt đẹp tại Tp.HCM. Diễn đàn Kinh doanh thường niên của Forbes Việt Nam năm nay có chủ đề “Tạo dựng tăng trưởng bền vững” là nơi lãnh đạo doanh nghiệp và các chuyên gia, nhà tư tưởng gặp nhau, thảo luận những vấn đề quan trọng nhất đối với sức khỏe của nền kinh tế và phát triển doanh nghiệp. Một điểm nhấn của Diễn đàn năm nay là buổi buổi Lễ vinh danh 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2018.

Vào tháng 6 vừa qua, Forbes Việt Nam đã công bố danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam nhằm vinh danh các công ty có hiệu quả kinh doanh tốt nhất thị trường. Theo thống kê của Forbes, 50 công ty trong danh sách năm nay chiếm giá trị vốn hóa 70,8% vốn hóa của cả hai sàn HSX và HNX. Tổng lợi nhuận của các công ty trong danh sách đạt 106.949 tỉ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ. Danh sách lần thứ sáu của Forbes Việt Nam cũng cho thấy sự bứt phá của nhiều công ty lớn, trong đó dấu ấn đến từ khối doanh nghiệp tư nhân.

Diễn đàn Kinh doanh 2018 được tổ chức trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang dần ổn định. Bên cạnh những điểm sáng về thành tích kinh tế nửa đầu năm, Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức từ những biến động địa chính trị trên thế giới, trong đó chiến tranh thương mại giữa hai trong số các nền kinh tế lớn nhất là Trung Quốc và Mỹ đang được chú ý hơn cả. Nhằm thích nghi với môi trường kinh doanh không ngừng biến động, doanh nghiệp cần lập chiến lược để đảm bảo tăng trưởng bền vững thông qua đầu tư dài hạn vào các ngành công nghiệp cốt lõi mà Việt Nam có khả năng phát triển.

Vinh dự lần thứ 3 liên tiếp được Forbes vinh danh trong danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam, Gemadept đã có những phấn đấu, nỗ lực không ngừng trong suốt 30 năm phát triển. Hướng đến năm 2022, Tập đoàn tiếp tục vận hành tốt mạng lưới hiện hữu, đồng thời tiếp tục đầu tư mở rộng và phát triển các dự án Cảng và Logistics trọng điểm, góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Gemadept không ngừng phát huy thế mạnh của một thương hiệu Việt hàng đầu, tự hào sánh vai với bạn bè quốc tế trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng.

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS HOẠT ĐỘNG CỦA GEMADEPT 5

Page 15: Bản tin Logistics - GEMADEPT...trong điều kiện nước ta là nền kinh tế đang phát triển, cơ sở vật chất cũng như kinh nghiệm Logistics còn non yếu thì

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 14

GEMADEPT LOGISTICS TIẾP TỤC CÙNG MONDELEZ – KINH ĐÔ TRÊN CHẶNG ĐƯỜNG MỚI

Hợp tác cùng nhau từ năm 2013, Gemadept đã ký hợp đồng với khách hàng Kinh Đô để cung cấp giải pháp inhouse Logistics tại Kho thành phẩm của nhà máy Kinh Đô – VSIP 1 tại Bình Dương. Với dự án này, Gemadept đã lần đầu tiên đưa vào Việt Nam công nghệ hệ SOS satellite sử dụng thiết bị Orbit tự động vận hành cùng hệ thống racking 5 tầng hiện đại. Dự án đã mang lại hiệu quả cao cho khách hàng, giúp cắt giảm chi phí, rút ngắn thời gian phản hồi và quản lý chính xác hàng tồn kho. Và cũng với dự án này, Gemadept đã ghi dấu ấn trong việc tiên phong ứng dụng công nghệ trong hoạt động chuỗi cung ứng khi được Việt Nam Supply Chain - một trong những giải thưởng uy tín và được đánh giá cao nhất trong lĩnh vực chuỗi cung ứng tại Việt Nam trao tặng giải thưởng của năm.

Sau 5 năm, với quy mô hoạt động ngày càng mở rộng, nhu cầu của Mondelez – Kinh Đô đối với kho thành phẩm ngày càng cao, Gemadept Logistics đã cùng phối hợp với đối tác để tiến hành sửa chữa, nâng cấp hoán cải Kho số 1 An Thạnh, Bình Dương của Gemadept để từ một kho hàng nông sản đơn thuần trở thành một trung tâm phân phối hiện đại, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Sau 2,5 tháng thi công khẩn trương, đến ngày 15/07/2018, công việc sửa chữa 10.000 m2 DC1 An Thạnh đã hoàn thành và bắt đầu nhập xuất hàng. DC1 An Thạnh được đầu tư nâng cấp hiện đại với mái lợp tôn bluesope steel mới lấy sáng tự nhiên, tầng lửng meizzanine rộng 1.440 m2 giúp đáp ứng các dịch vụ giá trị gia tăng (Customization) dành cho khách hàng. Bên cạnh đó, DC được trang bị sử dụng thang nâng hàng chuyên dụng với thiết kế tối ưu, bố trí cửa nhập và xuất riêng theo sơ đồ chữ I giúp đáp ứng tối đa yêu cầu vận hành của hàng hoá tiêu dùng nhanh (FMCG). Ngoài ra, DC cũng được trang bị 3 dock leveler của hãng Hormann – Đức, hệ thống PCCC tự động sprinkler, đèn led chiếu sáng tiết kiệm điện năng cùng hệ thống racking cao 5-6 tầng với công suất lên đến 10.000 Pallets. Hệ thống Wifi được phủ sóng toàn DC đáp ứng việc quản lý dữ liệu hàng hoá theo thời gian thực (realtime) thông qua các thiết bị quét cầm tay 2D (handheld) thế hệ mới nhất. Việc Gemadept tập trung triển khai đầu tư nâng cấp DC An Thạnh trước mắt sẽ giúp đáp ứng kịp thời nhu cầu hàng hoá mùa cao điểm của Mondelez – Kinh Đô sắp tới và về lâu dài sẽ mang đến cho thị trường một sự lựa chọn mới.

Có thể nói, Mondelez – Kinh Đô vừa là khách hàng, vừa là một đối tác tuyệt vời của Gemadept Logistics trong suốt hơn 5 năm qua. Những gì mà Gemadept đã mang đến cho Mondelez – Kinh Đô cũng đều thể hiện được sự gắn kết, tính chuyên nghiệp cũng như cam kết tuyệt đối của Gemadept dành cho Mondelez – Kinh Đô nói riêng và các đối tác, khách hàng của Gemadept nói chung.

Hình ảnh thiết kế DC An Thạnh Hình ảnh đầu tiên về DC An Thạnh

Page 16: Bản tin Logistics - GEMADEPT...trong điều kiện nước ta là nền kinh tế đang phát triển, cơ sở vật chất cũng như kinh nghiệm Logistics còn non yếu thì

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 15

GEMADEPT DUNG QUẤT ĐÓN TÀU XUẤT KHẨU HÀNG GE VIỆT NAM

Sáng ngày 4/7/2018, Cảng quốc tế Gemadept Dung Quất đã đón tàu Mv. Kai Jie, quốc tịch Hồng Kông cập cảng, vận chuyển hàng thiết bị thu hồi nhiệt (thuộc dự án Takhiatash số 1) của công ty TNHH GE Việt Nam tại Khu Kinh tế Dung Quất đến cảng Masan, Hàn Quốc.

Trước áp lực về thời gian của khách hàng, 132 kiện hàng thiết bị siêu trường siêu trọng đã được Gemadept Dung Quất khẩn trương vận chuyển từ nhà máy GE về Cảng và nhanh chóng xếp dỡ lên tàu an toàn trong thời gian chỉ hơn 1 ngày. Sự tận tâm với khách hàng cũng như tác phong chuyên nghiệp của đội ngũ công nhân viên Gemadept Dung Quất trong suốt thời gian hợp tác đã được phía khách hàng GE Việt Nam hài lòng và phản hồi tích cực.

Cảng quốc tế Gemadept Dung Quất đã và đang không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, khẳng định là nhà cung ứng dịch vụ Cảng và Logistics tin cậy của GE nói riêng và khách hàng tại khu vực miền Trung nói chung.

Một số hình ảnh xếp dỡ các kiện siêu trường siêu trọng lên tàu:

Các kiện hàng siêu trường được vận chuyển bằng mooc dài chuyên dụng

Page 17: Bản tin Logistics - GEMADEPT...trong điều kiện nước ta là nền kinh tế đang phát triển, cơ sở vật chất cũng như kinh nghiệm Logistics còn non yếu thì

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 16

CẢNG NAM ĐÌNH VŨ ĐÓN CHÀO ĐOÀN SINH VIÊN THỰC TẬP CỦA ĐH HÀNG HẢI VIỆT NAM

Ngày 10/07/2018, cảng Nam Đình Vũ đã chào đón đoàn sinh viên của Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam đến tham quan cảng. Đoàn gồm 56 sinh viên đang theo học năm thứ 02, đang tham gia học tập tại Viện đào tạo quốc tế - một trong nhưng đơn vị mũi nhọn của trường. Tại buổi tham quan, các em sinh viên đã được nghe giới thiệu tổng quan về Gemadept, về trang thiết bị, cơ sở vật chất cũng như quy trình vận hành của một trong những cảng container lớn và hiện đại nhất khu vực Hải Phòng - cảng Nam Đình Vũ. Đại diện phòng Marketing của cảng đã chia sẻ rất nhiều những kinh nghiệm làm việc cũng như truyền lửa đam mê với lĩnh vực khai thác cảng và Logistics nhằm mang đến cho các em sinh viên những kiến thức thực tế bổ ích, hỗ trợ các em trong quá trình học tập cũng như định hướng trong việc chọn nghề nghiệp tương lai.

Cuối buổi tham quan, đại diện đoàn thực tập đã phát biểu, cảm ơn Ban Giám đốc và CBCNV cảng Nam Đình Vũ đã tạo mọi điều kiện để các em có cơ hội được tham quan, trải nghiệm cũng như tổ chức đón đoàn chu đáo, giúp các em có thêm tự tin để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình.

GEMADEPT TRI ÂN NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ

Kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947– 27/7/2018), Ban lãnh đạo, Công đoàn cùng đại diện cán bộ công nhân viên Gemadept đã tổ chức dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại đài tưởng niệm nghĩa trang liệt sỹ thành phố Hồ Chí Minh- Quận 9, Tp.HCM.

Trong không khí trang nghiêm, trước anh linh các Anh hùng liệt sỹ, tại Đài tưởng niệm đoàn đã thành kính dâng hoa, dâng hương và dành một phút tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ. Sau lễ viếng, đoàn đã thắp nhang từng phần mộ liệt sỹ, mỗi nén tâm nhang thắp lên là sự thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các Anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sỹ mãi mãi là tấm gương sáng để thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau học tập, noi theo.

Hoạt động viếng nghĩa trang liệt sỹ nằm trong chuỗi các hoạt động tri ân nghĩa tình truyền thống hàng năm nhằm phát huy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc đã được Công ty xây dựng như một nét văn hóa đẹp được hình thành, nuôi dưỡng trong suốt gần 30 năm qua.

Một số hình ảnh trong buổi Lễ dâng hương tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ

Back

Page 18: Bản tin Logistics - GEMADEPT...trong điều kiện nước ta là nền kinh tế đang phát triển, cơ sở vật chất cũng như kinh nghiệm Logistics còn non yếu thì

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 17

GIAO HÀNG NỘI THÀNH: CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI HAY ĐÀM PHÁN HÒA BÌNH

Dịch vụ giao hàng nội thành trong thời gian ngắn đang ngày càng sôi động. Tham gia cuộc chiến này không chỉ có những công ty chuyển phát lớn, mà còn là rất nhiều những startup với vô vàn những dịch vụ được tăng cường và mở rộng.

Sau cú knock-out Uber, Grab đang nắm trong tay lợi thế lớn chưa từng có ở mảng vận chuyển: khối lượng khách hàng và tài xế đều tăng lên, hầu như không có đối thủ xứng tầm ở khu vực. Vì vậy, với lượng người dùng rất lớn ở mảng gọi xe, cộng với nguồn vốn dồi dào, Grab hoàn toàn có cơ sở để triển khai nhiều dịch vụ mới mẻ ở Đông Nam Á - khu vực đang có tốc độ phát triển mạnh mẽ.

Tại Việt Nam, cũng giống như cuộc chiến giữa Grab, Uber và taxi một thời, thị trường giao nhận hàng cũng đang có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đơn vị giao nhận hàng truyền thống và đơn vị giao hàng công nghệ. Nắm giữ mạng lưới hơn 7 triệu tài xế, nhà đại lý và người bán hàng khắp Đông Nam Á, việc Grab bước chân vào lĩnh vực giao hàng, thể hiện tham vọng giữ vững vị trí thống lĩnh thị trường trong bối cảnh hàng loạt đối thủ mới đang sẵn sàng tấn công vào thị trường Việt Nam.

Sự xuất hiện của các công ty vận chuyển công nghệ mới như: Go-Viet, Super Ship, Busship,... được cho là sẽ gây áp lực cạnh tranh lớn cho những công ty đi trước, đồng thời mang đến sự thay đổi đáng kể trong cuộc chiến giành thị phần mảng giao hàng ở Việt Nam.

Cuộc chiến của trang TMĐT với các app giao hàng

Các doanh nghiệp có thị phần lớn của thị trường chuyển phát trong nước như VNPost, ViettelPost,... cũng đã có những giải pháp dịch vụ dành riêng cho giao hàng nội thành bên cạnh những app công nghệ để chở đồ, chở người (như Grab), giao hàng (AhaMove, Lalamove) hay chở các loại hàng hoá riêng biệt (Now chuyên giao đồ ăn, và mới mở rộng sang giao hoa và thực phẩm), đặc biệt là đội ngũ vô cùng đông đảo shipper tự do, ship ruột của các cửa hàng,...

Số lượng đơn hàng nội thành có thể lên đến 150.000 đơn hàng/ngày, nhưng những công ty này mới chỉ tiếp nhận và vận chuyển được khoảng 20% dung lượng thị trường, chứng tỏ cuộc chiến giao hàng nội thành đã "tăng nhiệt" trở nên gay gắt và khốc liệt hơn rất nhiều.

Sự lớn mạnh của các app giao hàng nội thành đi kèm với sự phát triển của các trang TMĐT đang bùng nổ. Vì thế, việc các trang TMĐT hợp tác với các app giao hàng để tối ưu hóa giải pháp giao hàng nội thành như Shopee dù đã có đội ship riêng, nhưng vẫn kết hợp cùng Giao Hàng Nhanh và Giaohangtietkiem để mở rộng mạng lưới, hay Sendo hợp tác cùng AhaMove,... Tuy nhiên, đây cũng là bài toán khó với bất kì doanh nghiệp nào, bởi họ sẽ phải đầu tư chiều sâu vào hệ thống nhân viên, ứng dụng công nghệ để giải quyết các nút thắt về thời gian và chi phí.

Cuộc chiến "nội bộ" giữa các app giao hàng nội thành

Hệ sinh thái mà các bên đang tham gia đều có những cấu trúc riêng. Ví như Now và Foody về một nhà để tạo ra hệ sinh thái về đồ ăn, tức là Foody là nơi review nhà hàng và Now giao hàng theo yêu cầu của các quán ăn và nhà hàng trên Foody. Hay như AhaMove cũng nằm trong hệ sinh thái, nhưng đó là hệ sinh thái giao hàng. Tuy vậy, hiện các doanh nghiệp vẫn có xu hướng tự đầu tư hệ thống giao nhận riêng nhằm quản lý tập trung, củng cố thương hiệu và tối ưu chi phí. Thị trường thương mại điện tử trong nước mới ở những bước đầu tiên và sẽ còn tăng trưởng rất nhanh. Chính điều này đòi hỏi các nhà bán lẻ trực tuyến các giải pháp hậu cần, vận chuyển chất lượng cao và chuyên nghiệp để mở rộng quy mô hoạt động. Và xu hướng được các nhà bán hàng trực tuyến lựa chọn, đó chính là hợp tác và phối hợp chặt chẽ với các công ty chuyển phát để thúc đẩy dịch vụ theo yêu cầu cụ thể của khách hàng. Các công ty chuyển phát cũng "bắt tay" nhau để phục vụ nhiều khách hàng hơn ở những chỗ mình mạnh, khách hàng từ đó cũng được phục vụ tốt hơn. Điều này thực chất đều có lợi cho tất cả các bên bởi có thể tận dụng tối đa các cơ hội của thị trường, nâng cao dịch vụ chuyển phát tiến tới dịch vụ vận chuyển đơn hàng ngày càng hoàn thiện hơn.

Back

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ LOGISTICS QUẢN TRỊ LOGISTICS 6

Page 19: Bản tin Logistics - GEMADEPT...trong điều kiện nước ta là nền kinh tế đang phát triển, cơ sở vật chất cũng như kinh nghiệm Logistics còn non yếu thì

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 18

THỊ TRƯỜNG GIAO ĐỒ ĂN TRỰC TUYẾN

Dự báo năm 2020, thị trường đặt đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam sẽ trị giá tới 38 triệu USD. Tuy nhiên, để chiếm lĩnh thị trường này không phải là điều đơn giản.

"Miếng bánh" ngon

Qua số liệu thống kê của một số tổ chức, thị trường đặt món trực tuyến ở Việt Nam hiện đang rất tiềm năng. Theo thống kê từ Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, năm 2017 mới chỉ có 30% số người dân thành thị sử dụng các dịch vụ đặt món trực tuyến tại Hà Nội và TP.HCM nhưng trong 6 tháng đầu năm 2018 đã lên tới hơn 70%. Như vậy chỉ trong một năm, lượng người dùng dịch vụ này đã tăng tới 40%, một tốc độ quá nhanh, mặc dù mới chỉ giới hạn ở khu vực thành thị, nơi tập trung lượng dân văn phòng lớn.

Thêm vào đó, theo báo cáo của Euromonitor cho biết, thị trường đặt món trực tuyến ở Việt Nam giá trị khoảng 33 triệu USD vào năm nay và dự báo sẽ đạt hơn 38 triệu USD vào năm 2020.

Như vậy, từ thói quen người dùng thay đổi, mọi người cần giao hàng nhanh cho thực phẩm, để giữ cho chúng nóng sốt, cộng với dự báo thị trường tiềm năng, sự cạnh tranh trong dịch vụ đặt món trực tuyến chắc chắn sẽ không hề đơn giản.

Hoạt động của thị trường

Tại Việt Nam, sau cuộc "bán mình" cho đối thủ vào cuối năm 2015 của Foodpanda, thị trường đặt món trực tuyến ở Việt Nam còn hai tên tuổi được nhiều người biết đến là Delivery Now (tức Foody) và Vietnammm. Một số cái tên khác được cho rằng chiếm thị phần còn khá nhỏ như Eat.vn và Chonmon.vn. Chính khảo sát của Havas Riverorchid cũng xác nhận, Delivery Now là cái tên đầu tiên được người dùng nhắm đến khi hỏi về dịch vụ đặt món ăn tại TP HCM.

Bên cạnh đó, còn hai cái tên ngoại là Grab và Go-Jek cũng đang nhăm nhe vào thị trường này. Cụ thể, hiện Grab đã bắt đầu thí điểm ứng dụng GrabFood tại 5 quận tại TP.HCM. Theo đơn vị này, hiện Grab đang có 500 đối tác là các nhà hàng, quán ăn ở 5 khu vực này, hình thức thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng. Số liệu mới nhất cho biết, GrabFood đã mở rộng từ 2 quốc gia lên 6 quốc gia chỉ trong quý II/2018, với tổng doanh thu tăng gấp 9 lần trong 12 tháng qua. Còn Go-Jek, ứng dụng đến từ Indonesia sắp thâm nhập vào thị trường Việt Nam, rất có thể sẽ mang theo ứng dụng Go-Food, một ứng dụng trong hệ sinh thái của họ.

Khắc nghiệt của thị trường

Với tốc độ thương mại điện tử tăng trưởng mạnh như hiện nay, đặt món trực tuyến rõ ràng là thị trường có tiềm năng rất lớn. Nhưng đây hoàn toàn không phải bài toán dễ vì kinh doanh giao nhận thực phẩm tươi sống, trong đó có đồ ăn có biên độ lợi nhuận thấp do yêu cầu cao về các khâu bảo quản, giao hàng tận tay người dùng. Chưa kể đến chi phí không hề nhỏ đầu tư cho nguồn nhân lực giao hàng. Bên cạnh đó, việc giao nhận món ăn cần phải đầu tư một số lượng lớn nhân viên mới có thể “phủ sóng” toàn bộ các điểm giao nhận trên toàn thành phố (Hà Nội, TPHCM), đồng thời, phải tổ chức nhóm giao nhận chuyên cho món ăn chứ không thể sử dụng đội ngũ giao nhận các mặt hàng như quần áo, túi xách hay phụ kiện điện thoại.

Euromonitor cho rằng, tốc độ tăng trưởng trung bình của thị trường đặt món trực tuyến là 11% mỗi năm. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng ở quy mô toàn cầu tương đối cao hơn. Research and Markets dự báo thị trường giao thức ăn và thực phẩm mang đi toàn cầu tăng trưởng 15,25% giai đoạn 2016-2021. Technavio dự báo thị trường giao thực phẩm trực tuyến theo yêu cầu sẽ tăng đến 32% trong giai đoạn 2017-2021. Dù mức độ tăng trưởng ở Việt Nam không quá cao nhưng với nhiều diễn biến "nóng sốt", thị trường đặt món trực tuyến được dự báo sẽ là địa hạt của cuộc chiến mới.

Back

XU HƯỚNG LOGISTICS 7

Page 20: Bản tin Logistics - GEMADEPT...trong điều kiện nước ta là nền kinh tế đang phát triển, cơ sở vật chất cũng như kinh nghiệm Logistics còn non yếu thì

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 19

DABBAWALLAS- BÀI HỌC VỀ CHUỖI CUNG ỨNG

Dabbawallas là gì?

Theo tiếng Anh nó chính là “one who carries the box”. Cụ thể hơn Dabbawallas chính là người mà nghĩa vụ cao cả của anh ta là mang đồ thực phẩm được chế biến tươi sống từ nhà đến văn phòng.

Sự thực là vào những năm 1880 khi Ấn Độ còn là thuộc địa của Anh, có nhiều người Ấn Độ làm việc cho các công ty Anh ở Ấn Độ và họ chẳng thể nào nuốt trôi mấy thứ đồ ăn của người Anh và thế là có dịch vụ mang cơm từ chính nhà của họ đến văn phòng vào mỗi buổi trưa.

Và rồi Dabbawallas đã ra đời từ đó. Nhưng Dabbawallas kết hợp thành hiệp hội (mạng lưới) của những người cung cấp dịch vụ chuyển đồ ăn từ nhà đến văn phòng trong buổi trưa.

Chuỗi cung ứng cần phải áp dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại?

Bạn đã từng nghe đến khái niệm chuỗi cung ứng không ít thì nhiều trong những năm gần đây. Cái khái niệm ấy có vẻ cao siêu bởi nó là một khái niệm phức hợp, rối rắm, liên quan đến nhiều khái niệm khác nữa như Logistics, vận tải, kho bãi, sản xuất, hoạch định. Hẳn bạn đã từng nghe người ta ca ngợi Bộ Quốc Phòng Mỹ, một tổ chức tiên phong cải tiến chuỗi cung ứng, áp dụng công nghệ tiên tiến vào quản trị chuỗi cung ứng. Tuy nhiên nếu bạn càng háo hức với những concept tiên tiến ấy thì bạn càng dễ dàng thất vọng, và thậm chí là nản lòng nếu nhìn vào điều kiện ở Việt Nam. Đấy là điều mà tôi nghĩ bạn cần chuẩn bị trước. Tất nhiên trừ các công ty đa quốc gia ra, thì Việt Nam vẫn là vùng “ốc đảo” cách biệt với cái concept ấy. Có vẻ tôi đang lan man. Nhưng cũng là cớ để tôi tìm kiếm những ý tưởng, concept đơn giản về chuỗi cung ứng mà có thể áp dụng ở những quốc gia còn “dân dã” như ta.

Vậy thì Dabbawallas hoạt động thế nào?

Vì nghe có vẻ đơn giản nhưng cũng chẳng đơn giản chút nào. Bởi nếu đơn giản quá thì ai cũng làm hết rồi. Trước hết, Dabbawallas đều là những nông dân, thất học nhưng vô cùng trung thực, cần mẫn.

Mô hình mang cơm từ nhà đến công sở hoạt động như thế này.

Vào mỗi 10:34-11:20AM, các Dabbawallas tỏa đi khắp các gia đình mà họ được phân công để thu các cặp lồng cơm và xếp chúng vào những thùng gỗ, sau đó vận chuyển bằng tàu điện, tàu hỏa, hoặc các phương tiện thô sơ khác đến các trạm tập kết (station) đã được tối ưu hóa. Mà bạn có biết station của họ thường đặt ở đâu không? Câu trả lời là ở cổng các chùa, vì ở đó có không gian rộng, và không tốn chi phí, được sự ủng hộ của nhà chùa vì bạn có biết là phần lớn người Ấn Độ ăn chay mà.

Từ 11:20 -12:30PM, một nhóm Dabbawallas khác có nhiệm vụ tập trung tại các trạm tập kết, lấy các hộp cơm được phân chia theo khu vực văn phòng hoặc tòa nhà văn phòng (destination area) sau đó chuyển đến các nơi này. Có những vận chuyển cần 2 hoặc hơn 3 Dabbawallas. Mỗi chuyến vận chuyển như vậy có thể đảm đương được tới 150 cặp lồng cơm.

Từ 1:15-2:00PM, các Dabbawallas sẽ đi thu hồi các cặp lồng cơm rỗng từ nơi họ đã giao để chuyển về các trạm tập kết. Sau đó sẽ được chuyển trả lại cho các gia đình theo như quy định.

Câu hỏi là làm sao họ có thể làm được điều này. Nhất là quỹ thời gian vô cùng eo hẹp và chặt chẽ trong vòng hơn 1h đồng hồ và không quá 12h30 trưa, họ phải giao đúng, đủ cho người nhận?

Và điều đặc biệt hơn cả, chắc bạn sẽ bất ngờ là Tỷ lệ sai sót của các Dabbawallas đạt tới mức không thể tưởng tượng được 1/16 triệu giao dịch. Đặc biệt hơn là không có sự hỗ trợ của công nghệ như điện thoại, máy nhắn tin, GPS,.. Và đặc biệt hơn, theo tạp chí Forbes thì chỉ cần tỷ lệ sai sót 1/8 triệu đã đạt chuẩn Six Sigma rồi. Dabbawallas cũng là tổ chức có lượng người đạt chuẩn six sigma

CÂU CHUYỆN LOGISTICS 8

Page 21: Bản tin Logistics - GEMADEPT...trong điều kiện nước ta là nền kinh tế đang phát triển, cơ sở vật chất cũng như kinh nghiệm Logistics còn non yếu thì

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 20

nhiều nhất thế giới, mặc dù bản thân họ chỉ biết nó là một cái huy chương. Mà suy cho cùng họ cũng không quan tâm nhiều đến điều đó bởi lẽ nó đã là một phần trách nhiệm họ phải làm.

Một câu hỏi đặt ra là làm thế nào họ có thể tránh được sai sót?

Câu trả lời là, dùng ký hiệu thể hiện trên nắp cặp lồng cơm. Và nó được đánh mã số như thế này. Trong đó:

3: Tên trạm tiếp nhận trung chuyển

9E12: mã của nơi nhận cặp lồng (E là viết tắt tòa nhà văn phòng nhận cơm, 12 số tầng,..)

Chuỗi cung ứng hiệu quả tuyệt vời!

Những con số quan trọng :

Số lượng Dabbawallas: 5000 người (phần lớn mới hết lớp 8)

Số lượng cặp lồng cơm: 2 triêu cặp lồng mỗi ngày (tương đương khoảng 700 triệu cặp lồng cơm một năm) trong bán kính 60km với thời gian 3h đồng hồ.

Sở dĩ Dabbawallas là chuỗi cung ứng vô cùng hiệu quả là bởi vì các điều sau:

Hoạt động logistics chỉ diễn ra trong vòng 1h và liên tục hàng ngày

Năng lực hoạt động Logistics đạt được là nhờ:

Thiết kế mạng lưới tốt (mặc dù Dabbawallas không rành rẽ về chuyện này)

Thông tin truyền tải tốt

Vận chuyển tối ưu và hiệu quả

Tồn kho bằng không

Trạm trung chuyển sáng tạo vô cùng

Nếu tính theo các thước đo trong chuỗi cung ứng thì Dabbawallas đã được:

Không tốn nhiên liệu (không gây ô nhiễm môi trường)

Không tốn tiền đầu tư vào công nghệ

Không tốn tiền đầu tư vào cơ sở vật chất

99,9999% hiệu quả hoạt động

100% khách hàng hài lòng (mà trên thực tế , để đạt được 100% khách hàng hài lòng, các công ty sản xuất phải đánh đổi với chi phí về tồn kho và các chi phí khác vô cùng khổng lồ)

Mô hình kinh doanh, bất khả xâm phạm

Phân tích theo mô hình 5 tác lực của Michael Porter, người ta rút ra những kết luận cơ bản sau:

Môi trường cạnh tranh: rất khó để đối thủ bắt chước một mạng lưới chuỗi cung ứng phức tạp như vậy.

Rào cản gia nhập: mặc dù có sự gia nhập của fastfood, cơm hộp,... nhưng khó có thứ nào thay thể nổi cơm nhà cả.

Sức mạnh đàm phán của người mua: chi phí giao hàng cực thấp, thấp đến mức người mua không muốn đàm phán để giảm giá hơn nữa.

Sức mạnh của nhà cung cấp: do tối thiểu hóa đầu tư hạ tầng và công nghệ, nên chẳng có lý do gì mà nhà cung cấp có thể gây sức ép

Đe dọa sản phẩm thay thế: khó mà có thứ nào thay thế nổi thực phẩm của nhà nấu, đặc biệt là đối với người Ấn Độ.

Page 22: Bản tin Logistics - GEMADEPT...trong điều kiện nước ta là nền kinh tế đang phát triển, cơ sở vật chất cũng như kinh nghiệm Logistics còn non yếu thì

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 21

Rõ ràng Dabbawallas là một mô hình kinh doanh bất khả xâm phạm tại thị trường Ấn Độ.

Những bài học lớn nhưng vô cùng đơn giản:

Con người, và chỉ cần con người là làm nên tất cả. Rõ ràng mô hình Dabbawallas đã chứng minh điều đó, họ với những con người cần mẫn, trung thực và đầy nhiệt huyết đã tạo nên một sức mạnh to lớn Trung thực và thống nhất tuyệt đối

Cho dù trong hoàn cảnh nào, sự trung thực và tinh thần thống nhất quyết tâm đã giúp các Dabbawallas hoàn thành sứ mạng của mình mặc dù đó cũng là thời điểm mà họ cũng cần ăn ,cần nghỉ.

Nguyên tắc và quản lý thời gian chặt chẽ: Lại một bài học quan trọng nữa. Nếu thiếu nguyên tắc, thiếu sự tuân thủ nguyên tắc thì hẳn các Dabbawallas đã không thể thực thi được nhiệm vụ của mình Chính vì thế mà Thái Tử Charles khi đến thăm các Dabbawallas ở Mumbai vào năm 2003, đã được các Dabbawallas yêu cầu không đến vào thời điểm họ đang làm nhiệm vụ (buổi trưa).

Niềm tự hào với công việc: Đối với các Dabbawallas đây là sứ mạng vô cùng cao cả.

Còn đối với chuỗi cung ứng chính là bài học về multiple-coding (đánh mã sản phẩm theo số hiệu và màu sắc) và về cả Logistics thu hồi nữa…

Back

Page 23: Bản tin Logistics - GEMADEPT...trong điều kiện nước ta là nền kinh tế đang phát triển, cơ sở vật chất cũng như kinh nghiệm Logistics còn non yếu thì

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 22

CHƯƠNG TRÌNH TRÊN VTV9: VIETNAM LOGISTICS

Thời gian phát sóng: phát sóng lần đầu vào lúc 10g00 sáng Chủ nhật, phát lại vào lúc 11h10’ thứ Hai 8h00 và sáng thứ Tư tuần kế tiếp;

Kênh phát sóng: VTV9

Nhà sản xuất: Đài truyền hình Việt Nam

CHƯƠNG TRÌNH VỀ LOGISTICS TRÊN INFOTV- LOGISTICS VIỆT NAM

Thời gian phát sóng: 20h30 - 20h45 tối thứ Sáu và phát lại lúc 10h30 thứ Bảy hàng tuần

Kênh phát sóng: kênh InfoTV

Nhà sản xuất: VietNam Logistics Media phối hợp InfoTV

CUỘC THI ẢNH: LOGISTICS VIỆT NAM – NHỮNG GÓC NHÌN – LẦN 1 – NĂM 2018

Bảo trợ: Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (VAPA) - Hiệp hội DN Dịch vụ Logistics VN (VLA)

Tổ chức: Hiệp hội VLA - Tạp chí Vietnam Logistics Review (VLR)

Đối tượng dự thi: Là những người yêu thích nhiếp ảnh, các nghệ sĩ nhiếp ảnh chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, không phân biệt giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, người Việt Nam hay người nước ngoài đang làm việc và cư trú tại Việt Nam.

Thời gian gửi ảnh: đến hết ngày 25/7/2018

DỰ ÁN KHÓA ĐÀO TẠO: “VẬN TẢI VÀ LOGISTICS BỀN VỮNG KHU VỰC MEKONG”

Khóa đào tạo: dành cho lái xe của các doanh nghiệp vận tải và logistics tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận

Đơn vị tổ chức: Cơ quan hợp tác Quốc tế Đức

Thời gian tổ chức: trong 3 ngày (10-12/08/2018)

Thành phần khóa học: lái xe tải (có giấy phép lái xe hạng C là thấp nhất)

Số Doanh nghiệp tham gia: 20 (mỗi doanh nghiệp cử 1 lái xe) – first come – first serve

Địa điểm: tại Ryobi (Vietnam), Lô HC, Đường D2, Saigon Hi-Tech Park, Quận 9, TP HCM.

Phí tham gia: Toàn bộ chi phí đào tạo, thuê trang thiết bị sẽ do dự án chi trả trực tiếp cho bên cung cấp dịch vụ. Học viên sẽ được hỗ trợ chi phí đi lại (theo hạn mức của dự án và quy định của GIZ Việt Nam)

VIETNAM YOUNG LOGISTICS TALENTS 2018- SÂN CHƠI CỦA GIỚI TRẺ LOGISTICS

Tên cuộc thi: “Tài năng trẻ Logistics Việt Nam 2018- Viet Nam Young Logistics Talents 2018”

Đơn vị tổ chức: Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phối hợp cùng Mạng lưới Đào tạo Logistics Việt Nam - là mạng lưới bao gồm các trường đại học, cao đẳng và tổ chức có đào tạo chuyên môn logistics

Địa điểm tổ chức: tại 3 điểm Hà Nội, Đà Nẵng và Tp. HCM

Thời gian: từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2018

Nội dung kiến thức: Từ tổng quan đến chuyên sâu về Logistics.

Đối tượng dự thi: Sinh viên chuyên ngành Logistics và các chuyên ngành gần (vận tải, kinh tế đối ngoại, ngoại thương, quản trị kinh doanh, quản lý công nghiệp, kinh tế quốc tế, kinh tế và kinh doanh xuất nhập khẩu, và các ngành có liên quan…) trên phạm vi cả nước.

SỰ KIỆN LOGISTICS TRONG CÁC THÁNG TỚI 9

Page 24: Bản tin Logistics - GEMADEPT...trong điều kiện nước ta là nền kinh tế đang phát triển, cơ sở vật chất cũng như kinh nghiệm Logistics còn non yếu thì

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 23

Đối tượng liên quan: Các trường, viện đào tạo về logistics; doanh nghiệp dịch vụ logistics; cộng đồng giảng viên, sinh viên, chuyên gia về logistics.

Nội dung cuộc thi:

o Tháng 8-9: Tiến hành các cuộc thi Vòng 1 tại các trường

o Tháng 10: Các cuộc thi Vòng 2 tại khu các khu vực

o Tháng 11: Thi Vòng 3 - vòng Chung kết

Liên hệ để biết thêm chi tiết:

o Fanpage: https://www.facebook.com/VYLT2018

o Emai: [email protected]

o Hotline:

+ Ban Đối ngoại: 091 331 1385

+ Ban Truyền thông: 093 606 2526

+ Ban Chuyên môn: 090 999 3749

+ Ban Hậu cần: 090 755 6768

TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI HẬU CẦN MALAYSIA LOGISWARE

Thời gian: từ ngày 05 đến ngày 07/09/2018

Địa điểm: Trung tâm hội nghị thành phố Setia, ở Selangor, Malaysia

Đơn vị tổ chức: Bộ GTVT và Cơ quan Phát triển Đầu tư của Malaysia

Nội dung: Logisware sẽ giới thiệu một loạt các hệ thống và giải pháp, bao gồm: Lưu trữ; chọn lọc hàng; kho bãi; xe công nghiệp; xe tải và xe trang bị đặc biệt; tàu sân bay; pallet và container; bao bì; CNTT; kỹ thuật và tư vấn; các bộ phận cho thiết bị hậu cần,…

HỘI NGHỊ FIATA WORLD CONGRESS 2018

Thời gian: từ ngày 26-29/09/2018

Địa điểm: thành phố New Delhi, Ấn Độ

Nội dung: cung cấp những khái niệm mới, các phân tích chuyên sâu về cơ hội-thách thức và giải pháp của ngành Logistics trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

HỘI NGHỊ TOÀN CẦU VỀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

Thời gian: ngày 11-12/10/2018

Địa điểm: tại Hà Nội

Đơn vị tổ chức: Học viện quản lý tri thức quốc tế cùng khoa Thí nghiệm, Logistics và hệ thống vận tải của trường Đại Hoc Libre de Bruxelles, Vương quốc Bỉ.

Nội dung chính: “Đạt tới sự vượt trội của chuỗi cung ứng trong tương lai”. Những chuyên gia đầu ngành, các nhà ngoại giao và đại diện của các học viện quốc tế sẽ mang tới những phần trình bày với nhiều nội dung cập nhật, thu hút về chiến lược đẩy mạnh chuỗi cung ứng và quản lý Logistics lên một tầm cao mới.

Back

“Change your thoughts and you change your world.”

- Norman Vincent Peale (1898 - 1993)-

- Buddha -