bản tin logistics - gemadept · pdf filemục tiêu của mô hình về cơ...

22
SỐ 21 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 12 - 2014 1. Tđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định Pháp lut 4. Tiêu điểm tháng 11/2014 5. Các công ty Logistics 6. Gii pháp qun trLogistics 7. Xu hướng thtrường 8. Skin Logistics tháng ti

Upload: phamkhue

Post on 07-Feb-2018

215 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bản tin Logistics - GEMADEPT · PDF fileMục tiêu của mô hình Về cơ bản Logistics Park hướng tới các mục tiêu sau: o Tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho khách

SỐ 21

BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 12 - 2014

1. Từ điển Logistics

2. Khách hàng Logistics

3. Quy định – Pháp luật

4. Tiêu điểm tháng 11/2014

5. Các công ty Logistics

6. Giải pháp quản trị Logistics

7. Xu hướng thị trường

8. Sự kiện Logistics tháng tới

Page 2: Bản tin Logistics - GEMADEPT · PDF fileMục tiêu của mô hình Về cơ bản Logistics Park hướng tới các mục tiêu sau: o Tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho khách

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

MÔ HÌNH LOGISTICS CLUSTER (LOGISTICS PARK)

Khái niệm

Theo định nghĩa của Europlaforms, Logistics Park hay Logistics Cluster (dịch là Trung tâm Logistics) chỉ một đặc khu/trung tâm với phạm vi địa lý rõ ràng ở đó các hoạt động liên quan đến vận tải, logistics và phân phối hàng hóa - cho nội địa hoặc quốc tế - được thực hiện trên cơ sở hợp đồng thương mại bởi các công ty vận hành trong trung tâm ấy.

Mục tiêu của mô hình

Về cơ bản Logistics Park hướng tới các mục tiêu sau:

o Tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho khách hàng

o Tối ưu hóa vận tải

o Tối ưu hóa hiệu suất sử dụng kho bãi, trung tâm phân phối

o Tối ưu hóa nguồn lực con người (nhất là trong bối cảnh nguồn nhân lực trong logistics ngày càng khan hiếm)

o Giảm tổng chi phí vận tải

o Giam tổng chi phí sản xuất

o Giảm chi phí nhân lực

o Tăng doanh thu

Vận hành mô hình

Các công ty vận hành có thể là người sở hữu hoặc người thuê lại cơ sở hạ tầng (kho, trung tâm phân phối, văn phòng, dịch vụ vận chuyển,...) trong trung tâm logistics.

Trung tâm logistics thường phải có thể hỗ trợ được vận tải đa phương thức (biển, hàng không, đường bộ, đường sông, đường sắt).

Vị trí chiến lược lý tưởng hiện nay trên thế giới của một trung tâm logistics thường nằm ở gần (hoặc trong) cảng biển lớn hoặc cảng hàng không hoặc trung tâm trung chuyển lớn.

Do quy mô đầu tư lớn nên Logistics Park thường được xây dựng theo mô hình quỹ theo đó huy động vốn từ nhiều nguồn: ngân hàng, chính phủ, các công ty 3PL, công ty vận tải, công ty bảo hiểm, công ty bất động sản.

Cấu trúc mô hình

Trung tâm logistics có thể được chia thành bốn nhóm chính:

- Trung tâm logistics phục vụ việc lưu thông hàng hóa

- Trung tâm logistics phục vụ hoạt động sản xuất

- Trung tâm logistics phục vụ hoạt động thương mại

- Trung tâm logistics phức hợp (integrated services-oriented).

Các nhân tố quyết định đến sự thành công của mô hình

Vùng đất đƣợc hoạch định hợp lý với cơ sở hạ tầng cần thiết

Điều này thể hiện ở việc lựa chọn khu vực đất hợp lý, đảm bảo tối ưu hóa hệ thống logistics (vận tải, kho bãi, phạm vi địa lý, hạ tầng giao thông, nguồn nhân lực,…). Cơ sở hạ tầng được xây dựng phù hợp với nhu cầu của người sử dụng.

Chất lƣợng dịch vụ cao

TỪ ĐIỂN LOGISTICS 1

Page 3: Bản tin Logistics - GEMADEPT · PDF fileMục tiêu của mô hình Về cơ bản Logistics Park hướng tới các mục tiêu sau: o Tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho khách

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

Chất lượng dịch vụ (vận tải, kho bãi) cao sẽ giúp tạo lợi thế cạnh tranh cho khách hàng. Logistics park phải đảm bảo hai yếu tố: giảm được tình trạng thắt nút cổ chai (vận tải, phân phối,…) và tình không hiệu quả từ quy mô nhỏ. Do đó đặc điểm chính của Logistics park là tính chuyên môn hóa cao theo nghĩa là giải pháp tốt nhất cho logistics (giảm được chi phí logistics và nâng cao năng suất).

Phát triển vận tải đa phƣơng thức.

Chi phí vận tải là khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí logistics (60%). Do đó Logistics Park cần đảm bảo vận dụng tối đa các phương thức vận tải nhằm đạt tới sự tối ưu hóa cần thiết, giúp khách hàng giảm được các chi phí nêu ở trên.

Các dịch vụ logistics trong trung tâm

Theo nghiên cứu, một trung tâm logistics cần cung cấp các dịch vụ logistics nhằm để hỗ trợ các hoạt động lưu chuyển hàng hóa một cách thông suốt. Về cơ bản các dịch vụ này được chia thành bốn (04) nhóm chính gồm:

- Dịch vụ thông tin: Báo cáo thông qua hệ thống dữ liệu điện tử, xử lý đơn hàng,…

- Dịch vụ liên quan đến hàng hóa: thông quan hàng nhập, dịch vụ kho ngoại quan, vận chuyển hàng nhập, giao nhận, chuyển hàng nhanh, quản lý hàng lưu kho, sàng lọc sản phẩm, sắp xếp - đóng gói, Dán nhãn/đánh dấu/đóng thùng,…

- Dịch vụ hỗ trợ vận tải đa phương thức: Vận chuyển, bãi container, depot,…

- Các dịch vụ khác: Kiểm tra an toàn, Bảo hiểm, kiểm dịch….

Back

Page 4: Bản tin Logistics - GEMADEPT · PDF fileMục tiêu của mô hình Về cơ bản Logistics Park hướng tới các mục tiêu sau: o Tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho khách

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

NHỮNG BƢỚC TIẾN KHÔNG NGỪNG CỦA PANASONIC TẠI VIỆT NAM

Tập đoàn Panasonic

- Thành lập: năm 1918

- Trụ sở chính: tại Osaka, Nhật Bản

- Số lượng nhân viên: gần 300.000 người

- Doanh thu: khoảng 70 tỷ USD mỗi năm

Là nhà sản xuất hàng đầu thế giới về chế tạo và phát triển các sản phẩm điện tử dân dụng, điện tử doanh nghiệp, và điện tử công nghiệp.

Tại Việt Nam

- Mục tiêu tại Việt Nam: Tập đoàn Panasonic cam kết đầu tư lâu dài và bền vững tại Việt Nam, hiện thực hóa mục tiêu vươn lên thành thương hiệu điện – điện tử gia dụng, công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.

- Phương châm: Panasonic là một trong những doanh nghiệp đặc biệt chú trọng tới các hoạt động xã hội giáo dục và môi trường.

- Năm 2005, Công ty Panasonic Việt Nam (PV) là công ty 100% vốn nước ngoài đầu tiên giữ vai trò công ty chủ quản tại Việt Nam.

- Chi nhánh hoạt động: Panasonic đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1996 với việc thành lập nhà máy đầu tiên - Panasonic AVC Networks Vietnam (PAVCV) - tại thành phố Hồ Chí Minh. Theo thời gian, Panasonic đã nhanh chóng mở rộng hoạt động kinh doanh khắp các tỉnh thành của Việt Nam. Panasonic đã đầu tư hơn 243 triệu USD tại Việt Nam thông qua nhóm 7 công ty thành viên, trong số đó có 5 công ty sản xuất gồm:

o Panasonic Industrial Devices Vietnam (PIDVN)

o Panasonic System Networks Vietnam (PSNV)

o Panasonic Appliances Vietnam (PAPVN)

o Panasonic AVC Networks Vietnam

o Panasonic Eco Solutions Vietnam (PESVN)

o Trung tâm nghiên cứu phát triển Panasonic Việt Nam (PRDCV).

- Nguồn nhân lực: trên 8.000 người.

- Ngày 15/11/2014 vừa qua, công ty đã khai trương nhà máy sản xuất thiết bị nối dây và thiết bị đóng ngắt điện tại tỉnh Bình Dương tên Panasonic Eco Solutions Việt Nam - Nhà máy mới với khoảng 670 công nhân viên (tính đến cuối tháng 10.2014) có vai trò là một cơ sở sản xuất thiết bị nối dây và thiết bị đóng ngắt điện mới ở khu vực Đông Nam Á. Nhà máy hiện đại của Panasonic Eco Solutions Việt Nam có vốn đầu tư lên đến 369 tỷ đồng

- Sau khi chính thức đi vào họat động, công suất hoạt động của nhà máy cũng dự kiến được tăng tốc theo từng giai đoạn. Trong năm tài chính 2014, nhà máy có kế hoạch sản xuất 30 triệu thiết bị nối dây và 5,15 triệu thiết bị đóng ngắt điện. Và công suất dự kiến sẽ được tăng gấp đôi vào năm tài chính 2018 cho cả hai sản phẩm trên.

Back

KHÁCH HÀNG LOGISTICS 2

Page 5: Bản tin Logistics - GEMADEPT · PDF fileMục tiêu của mô hình Về cơ bản Logistics Park hướng tới các mục tiêu sau: o Tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho khách

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

PHƢƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA CÓ NIÊN HẠN SỬ DỤNG TỪ 18-35 NĂM

Ngày 20/11/ 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111/2014/NĐ-CP quy định niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa và niên hạn sử dụng của phương tiện thủy được phép nhập khẩu.

Theo đó, các phương tiện thủy nội địa có niên hạn sử dụng dao động từ 18 - 35 năm, tùy từng loại và chất liệu. Cụ thể:

- Đối với tàu đệm khí có vỏ kim loại, chất dẻo, cốt sợi thủy tinh, xi măng lưới thép, bê tông cốt thép, niên hạn sử dụng tối đa là 18 năm;

- Đối với tàu cao tốc chở khách, niên hạn sử dụng không quá 20 năm;

- Đối với tàu chở hàng nguy hiểm, chở dầu, xô khí hóa lỏng; tàu thủy lưu trú du lịch nghie đêm, khách sạn nổi, nhà hàng nổi và các tàu khách còn lại, niên hạn sử dụng lần lượt là không quá 30 năm; 35 năm và 30 năm (hoặc 25 năm; 20 năm và 25 năm trường hợp vỏ tàu làm bằng gỗ).

Bên cạnh đó Nghị định số 111/2014/NĐ-CP cũng quy định chi tiết về tuổi được phép nhập khẩu. Trong đó, tuổi của tàu khách, tàu chở người được phép nhập khẩu không quá 10 năm; đối với các phương tiện thủy còn lại tối đa là 15 năm. Đặc biệt, không được nhập khẩu tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi vỏ gỗ và các phương tiện thủy không đủ căn cứ xác định được năm đóng phương tiện.

Riêng đối với các tàu cao tốc chở khách đã hết niên hạn sử dụng trước ngày 05 tháng 01 năm 2015; từ ngày 05 tháng 01 năm 2015 đến trước ngày 05 tháng 01 năm 2016 và các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 05 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 05 tháng 01 năm 2017, sẽ được phéo hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016; 31 tháng 12 năm 2017 và 31 tháng 12 năm 2018. Trường hợp hết niên hạn sử dụng từ ngày 05 tháng 01 năm 2017 sẽ không được kéo dài thời gian hoạt động.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/01/ 2015.

BỘ GTVT CÔNG BỐ TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI CẢNG ĐƢỜNG THỦY

Ngày 07/11/2014, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 61/2014/TT-BGTVT quy định tiêu chí phân loại cảng thủy nội địa và công bố danh mục cảng thủy nội địa.

Theo đó, đường thủy nội địa có 3 loại cảng I, II, III và việc phân định dựa theo các tiêu chí về cơ sở hạ tầng cảng, khả năng đón phương tiện lớn nhất và số lượng hàng (đối với cảng hàng hóa), số lượng khách (với cảng hành khách) thông qua trong 1 năm.

- Cảng loại I giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của một vùng, cảng hàng hóa có thể tiếp nhận được tàu từ 3.000 tấn trở lên, phục vụ trung chuyển từ 1,5 triệu tấn hàng/năm, có hệ thống nhà xưởng,thiết bị bốc xếp container; còn cảng hành khách phải tiếp nhận được tàu từ 300 khách trở lên, phục vụ hơn 200.000 khách/năm.

- Cảng loại II có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương, có thể tiếp nhận tàu 1.000- 3.000 tấn, có khả năng xếp dỡ container (cảng hàng), tàu chở 100-300 khách (cảng khách).

- Cảng loại III giữ vai trò phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi một khu vực của địa phương, đón phương tiện dưới 1.000 tấn và có hệ thống kho bãi, thiết bị xếp dỡ (cảng hàng hóa); đón phương tiện chở dưới 100 khách (cảng khách) và có nhà chờ, dịch vụ phục vụ khách.

Bộ GTVT có thẩm quyền công bố cảng trên đường thủy quốc gia, đường thủy chuyên dùng nối với đường thủy quốc gia, đường thủy chuyên dùng đi qua 2 tỉnh, thành phố thuộc Trung ương trở lên. UBND cấp tỉnh công bố cảng trên đường thủy địa phương.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ 01/01/2015.

PHÁP LUẬT – QUY ĐỊNH 3

Page 6: Bản tin Logistics - GEMADEPT · PDF fileMục tiêu của mô hình Về cơ bản Logistics Park hướng tới các mục tiêu sau: o Tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho khách

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 5

MỖI NĂM PHẢI KIỂM TRA LUỒNG ĐƢỜNG THỦY NỘI ĐỊA 52 LẦN

Ngày 10/11/2014, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 64/2014/TT-BGVT về Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa – xác định mức hao phí, cần thiết, các đầu việc trong bảo trì đường thủy nội địa. Các đầu việc nằm trong các loại định mức về nhân công, vật tư và máy thi công.

Theo đó, nội dung của khối lượng quản lý, kiểm tra thường xuyên đường thủy nội địa gồm 11 đầu việc (đo dò bãi cạn, đọc mực nước, đếm phương tiện, kiểm tra đèn ban đêm…) và công tác đặc thù (như quan hệ với địa phương, trực đảm bảo giao thông, trực phòng chống bão lũ, bảo dưỡng tàu công tác...).

Đơn vị bảo trì phải thực hiện công việc theo định mức quy định, như tự tổ chức kiểm tra thường xuyên toàn bộ tuyến luồng 52 lần/năm đối với tuyến luồng loại I, 65 lần/năm đối với loại II và 73 lần/năm với loại III; kiểm tra đèn hiệu ban đêm 12 lần/năm, đo dò bãi cạn 14 lần/ năm đối với loại I…

Trong mục Quan hệ với địa phương (phối hợp với chính quyền cấp huyện, xã), mỗi trạm quản lý phải có 12 lần làm việc, phối hợp công tác; còn trực tàu công tác đủ 365 ngày/tàu/trạm/năm, trực phòng chống bão lũ 6 lần/năm/trạm...

Công tác quản lý bảo trì đường thủy gồm 26 đầu việc (thả phao, chỉnh cột báo hiệu, bảo dưỡng hòm đựng ắc quy, thay đèn…). Chẳng hạn, mỗi năm phải chỉnh phao 15 lần/quả/phao, trục phao lên kiểm tra 3 lần/quả/năm đối với tuyến loại I…

Thông tư có hiệu lực thi hành từ 01/01/2015 và định ngạch này là cơ sở để có thể thực hiện đấu thầu dịch vụ quản lý, bảo trì đường thủy nội địa sau khi các đơn vị quản lý đường thủy nội địa hoàn thành việc chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp cổ phần.

DỰ ÁN CẢI TẠO LUỒNG SÔNG SÀI GÕN KÊU GỌI VỐN ĐẦU TƢ TƢ NHÂN Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản đề xuất Thủ tướng Chính phủ về dự án Cải tạo luồng sông Sài Gòn. Theo đó, nếu được thông qua, dự án sẽ là công trình hạ tầng đường thủy đầu tiên kêu gọi được vốn đầu tư tư nhân theo hình thức BOT.

Theo đề xuất của Bộ GTVT, Dự án Cải tạo luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi (TP.HCM) tới cảng Bến Súc (Bình Dương) sẽ bao gồm hai hạng mục chính: Nâng chiều cao thông thuyền tại cầu đường sắt Bình Lợi lên 4,5 m, đảm bảo cho các phương tiện thủy trọng tải lớn hơn 300 tấn lưu thông thuận tiện và cải tạo 62 km luồng sông Sài Gòn đạt luồng chuẩn cấp III.

Ước tính, tổng mức đầu tư dự án vào khoảng 1.008 tỷ đồng, trong đó phần vốn BOT là 852 tỷ đồng phục vụ cho việc cải tạo cầu Bình Lợi và nạo vét, mở luồng và chỉnh trị đoạn sông Sài Gòn. Phần 156 tỷ đồng còn lại để phục vụ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng sẽ do ngân sách TP.HCM đảm trách.

Công trình dự kiến được khởi công vào quý IV/2014 và hoàn thành vào năm 2015.

Thống kê của Đoạn quản lý đường sông số 10 cho thấy, tại khu vực cầu Bình Lợi mỗi tháng có khoảng 300 tàu có trọng tải từ 301 - 500 tấn qua lại; số tàu có trọng tải từ 500 tấn trở lên là 581 tàu. Như vậy, trong vòng 1 năm, nhà đầu tư có thể thu được phí từ khoảng 6 triệu tấn tàu qua lại khu vực này - con số tương đối ấn tượng đối với lĩnh vực vận tải thủy.

Để hoàn vốn cho nhà đầu tư, nhà đầu tư được phép thu phí luồng, lạch đối với các phương tiện thủy có trọng tải từ 300 tấn trở lên. Cụ thể, mức thu phí áp dụng sẽ vào khoảng 70 đồng/tấn trọng tải toàn phần/km.

Page 7: Bản tin Logistics - GEMADEPT · PDF fileMục tiêu của mô hình Về cơ bản Logistics Park hướng tới các mục tiêu sau: o Tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho khách

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 6

QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VẬN TẢI ĐƢỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Ngày 20/11/2014, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 110/2014/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa, gồm kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa. Theo đó, đơn vị kinh doanh vận tải đường thủy nội địa phải có đủ 5 điều kiện gồm.

1) Có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải thủy nội địa;

2) Phương tiện phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định; phù hợp với hình thức và phương án kinh doanh;

3) Thuyền viên phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định. Thuyền viên phải đủ tiêu chuẩn về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;

4) Thuyền viên, nhân viên phục vụ có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng, con của chủ hộ kinh doanh;

5) Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện đối với hành khách và người thứ ba.

Nghị định cũng quy định cụ thể điều kiện kinh doanh: Vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến; vận chuyển khách du lịch; vận tải hành khách ngang sông; vận tải hàng hóa.

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/01/2015; bãi bỏ Điều 10 Nghị định số 21/2005/NĐ-CP mgàu 01/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa.

CHÍNH PHỦ BAN HÀNH QUY CHẾ BẢO VỆ CẢNG BIỂN, LUỒNG HÀNG HẢI

Ngày 20/11/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2014/NĐ-CP về Quy chế bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải. Theo đó, Nghị định quy định các hành vi bị cấm trong bảo vệ công trình hàng hải gồm: Phá hủy, tháo gỡ, trộm cắp cấu kiện, phụ kiện, vật tư, vật liệu xây dựng và các thiết bị của công trình hàng hải; nổ mìn và các vật liệu nổ khác trong phạm vi cảng biển, vùng nước cảng biển, luồng hàng hải khi chưa được phép; thải các chất thải làm hư hại, ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của công trình hàng hải; xây dựng và khai thác trái phép các công trình cảng biển, công trình khác trong phạm vi quy hoạch cảng biển đã được phê duyệt, trong luồng hàng hải và phạm vi bảo vệ công trình hàng hải; khai thác đánh bắt thủy hải sản trong luồng hàng hải và phạm vi bảo vệ công trình hàng hải...

Theo Nghị định, phạm vi bảo vệ công trình bến cảng, cầu cảng được tính từ rìa ngoài cùng của công trình đến hết giới hạn phía ngoài của vùng nước trước bến cảng, cầu cảng. Còn phạm vi bảo vệ công trình cảng dầu khí ngoài khơi được giới hạn bởi vành đai an toàn có chiều rộng 500m tính từ điểm nhô ra xa nhất của công trình cảng dầu khí ngoài khơi và vùng cấm hành hải, thả neo có chiều rộng 2 hải lý tính từ vị trí tọa độ của công trình cảng dầu khí ngoài khơi.

Phạm vi bảo vệ luồng hàng hải được tính từ vị trí của tâm rùa neo phao báo hiệu luồng hàng hải ra hai bên luồng được xác định theo quy chuẩn kỹ thuật luồng hàng hải…

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/01/2015.

PHẢI CÓ 50 TỶ ĐỒNG MỚI ĐƢỢC PHÉP NHẬP TÀU CŨ VỀ PHÁ DỠ

Ngày 26/11/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 114/2014/NĐ-CP quy định về đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng. Theo đó, việc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải, an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.

Việc phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng chỉ được thực hiện tại cơ sở phá dỡ tàu biển đã được phép hoạt động theo quy định. Nghị định nêu rõ tàu biển đã qua sử dụng được nhập khẩu để phá dỡ phải thuộc các trường hợp quy định. Người nhập khẩu tàu phải có bản kê khai danh mục vật liệu trên tàu theo mẫu quy định. Tàu biển đã qua sử dụng nhập khẩu để phá dỡ không được hoán cải, nâng cấp,

Page 8: Bản tin Logistics - GEMADEPT · PDF fileMục tiêu của mô hình Về cơ bản Logistics Park hướng tới các mục tiêu sau: o Tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho khách

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 7

chuyển đổi mục đích sử dụng và không được chuyển nhượng, mua, bán lại. Tàu biển đã qua sử dụng nhập khẩu để phá dỡ phải được đưa vào cơ sở phá dỡ trong vòng 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan và không vượt quá 90 ngày kể từ ngày tàu đến cảng biển đầu tiên của Việt Nam. Thời gian phá dỡ tàu biển không được kéo dài quá 180 ngày kể từ ngày đưa tàu vào cơ sở phá dỡ.Tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ không trong tình trạng thế chấp hoặc khiếu nại hàng hải.

Theo Nghị định, doanh nghiệp phá dỡ tàu biển có đủ 3 điều kiện sau đây được Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển để phá dỡ:

- Một là, có đăng ký ngành nghề kinh doanh nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.

- Hai là, có các bộ phận chuyên trách thực hiện nghiệp vụ về nhập khẩu; pháp luật hàng hải; an toàn lao động và bảo vệ môi trường.

- Ba là, có vốn pháp định tối thiểu 50 tỷ đồng Việt Nam.

Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ có hiệu lực thực hiện trong 5 năm kể từ ngày cấp.

Theo Nghị định các loại tàu biển đã qua sử dụng được phép nhập khẩu để phá dỡ gồm:

1. Các tàu chở hàng khô (hàng tổng hợp, hàng rời, hàng thiết bị, gỗ dăm, gỗ cây, ngũ cốc, hàng đóng bao, hàng sắt thép).

2. Tàu công-ten-nơ, tàu chở quặng, tàu chở hàng lỏng (dầu thô, dầu sản phẩm, dầu thực vật).

3. Tàu chở gas, khí hóa lỏng.

4. Tàu Ro-Ro, tàu khách, sà lan biển, phà biển.

5. Các loại giàn khoan nổi, giàn khoan tự nâng, tàu chứa nổi, phương tiện chứa nổi và chuyển tải sản phẩm...

Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/01/2015.

TĂNG MỨC PHẠT VỚI LÁI, CHỦ XE CHỞ QUÁ TẢI Ngày 17/11/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký và ban hành 107/2014/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt. Khác biệt lớn nhất của nghị định này là quy định xử phạt rất cao đối với lái xe, các cá nhân và tổ chức vi phạm quy định về bốc xếp, vận chuyển hàng quá tải trọng cho phép.

Cụ thể tại Khoản 8, Điều 30 quy định:

- Mức xử phạt 12-14 triệu đồng đối với cá nhân và 24-28 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe để vi phạm trọng tải phương tiện vượt trên 40% đến 60% quy định;

- Mức xử phạt 14-16 triệu đồng đối với cá nhân và 28-32 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe để vi phạm trọng tải phương tiện vượt trên 60% đến 100% (vượt tải trọng cầu đường trên 50% đến 100%) quy định;

- Mức xử phạt 16-18 triệu đồng đối với cá nhân và 32-36 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe để vi phạm trọng tải phương tiện vượt trên 100% (vượt tải trọng cầu đường trên 100%).

Nghị định 107 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.

Back

Page 9: Bản tin Logistics - GEMADEPT · PDF fileMục tiêu của mô hình Về cơ bản Logistics Park hướng tới các mục tiêu sau: o Tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho khách

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 8

NGÀNH HÀNG KHÔNG

Vietjet sẽ IPO trƣớc 2016

Theo kế hoạch phát triển của Vietjet, ngay trong năm nay, Vietjet sẽ nhận 2-3 máy bay từ hợp đồng mua 100 chiếc với Airbus. Các năm sau, mỗi năm Vietjet sẽ nhận từ 6-12 máy bay.

Công ty cũng khẳng định kế hoạch IPO là một bước ngoặt đối mới lộ trình phát triển cũng như mục tiêu hình thành liên minh hàng không đa quốc gia của Vietjet. Dự kiến thời gian IPO công ty vào năm 2015-2016.

VietjetAir Cargo chính thức đi vào hoạt động

Công ty cổ phần VietjetAir Cargo - công ty con của hãng hàng không Vietjet vừa công bố khai trương, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 16/11/2014.

Chức năng chính của VietjetAir Cargo là khai thác tải cung ứng (load) trên các máy bay hành khách trên toàn mạng lưới đường bay nội địa và quốc tế; xây dựng đội máy bay vận chuyển hàng hóa (freighter fleet) và cung cấp các dịch vụ thuê chuyến vận tải hàng hóa (air charter service) cho thị trường trong nuớc và quốc tế. Ngoài ra, VietjetAir Cargo cũng sẽ hợp tác và liên kết với các hãng hàng không quốc tế (Interlines) nhằm phát triển và mở rộng mạng lưới vận chuyển của mình.

Với sự ra đời của VietjetAir Cargo, hãng hàng không Vietjet đang tạo ra một mô hình kinh doanh mới mang tính đột phá, trong đó kinh doanh khai thác thương mại hàng hóa (air cargo) trở thành một mảng kinh doanh độc lập, một đơn vị kinh doanh chiến lược với một kế hoạch mang nhiều tham vọng trở thành mô hình kinh doanh khai thác hàng hóa đầu tiên trong kinh doanh hàng không tại Việt Nam và Đông Nam Á.

IPO Vietnam Airlines: Thu về hơn 1 nghìn tỷ đồng

Ngày 14/11/2014, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) đã thông báo kết quả đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) của một trong những DNNN lớn nhất - TCT Hàng không VN (Vietnam Airlines) được tổ chức sáng ngày 14/11/2014. Theo đó, toàn bộ hơn 49 triệu cổ phần, tương đương 3,5% vốn điều lệ của Vietnam Airlines đem đấu giá đã được đặt mua hết với giá bình quân 22.307 đồng/cổ phiếu, cao hơn không đáng kể so với so với giá khởi điểm là 22.300 đồng. Hai lệnh đặt mua cao nhất là 22.562.900 cổ phiếu và 25.760.000 cổ phiếu. Tổng số tiền thu về đạt hơn 1.093 tỷ đồng.

Liên quan đến kết quả kinh doanh hậu cổ phần hoá, hãng hàng không số 1 Việt Nam này dự báo đạt tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 0,57% trong 2014. Con số này sẽ 1,96% vào 2015 và đạt 4,81% trong hai năm tiếp đó. Tương tự, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) lần lượt là 0,52%; 1,62% và 4,54%. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) từ năm 2016 ước đạt 14,42-18,97%.

TIÊU ĐIỂM THÁNG 11/2014 4

Vietnam Airlines hiện đang sở hữu mạng đường bay nội địa gồm 39 đường bay đến 21 điểm phủ khắp các vùng miền của đất nước cùng với mạng đường bay quốc tế gồm 52 đường bay đến 29 điểm thuộc 17 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó, Hãng đang hợp tác liên danh chia sẻ chặng bay, chuyến bay… với 20 hãng hàng không

Vietnam Airlines đang sở hữu một hệ thống các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ đồng bộ trong dây chuyền vận tải hàng không như Công ty TNHH MTV Xăng dầu Hàng không Việt Nam (VINAPCO), Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay (VAECO), các công ty giao nhận hàng hóa, các công ty chế biến suất ăn và các công ty cung cấp dịch vụ mặt đất tại các sân bay.

Mục tiêu của Vietnam Airlines là trở thành hãng hàng không tiên tiến, thuộc nhóm hãng hàng không đứng đầu khu vực ASEAN về quy mô, giữ vị trí chủ chốt trong vận tải hàng không Tiểu vùng CLMV; xây dựng Vietnam Airlines thành thương hiệu có uy tín của Việt Nam trên thị trường. Phấn đấu đến 2015 chất lượng sản phẩm và dịch vụ của Vietnam Airlines thuộc loại khá trong khu vực, mang bản sắc văn hóa Việt Nam đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, đạt tiêu chuẩn 4 sao; đến 2020 trở thành hãng hàng khôngđược ưa chuộng ở châu Á về chất lượng dịch vụ trên không và mặt đất.

Page 10: Bản tin Logistics - GEMADEPT · PDF fileMục tiêu của mô hình Về cơ bản Logistics Park hướng tới các mục tiêu sau: o Tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho khách

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 9

NGÀNH CẢNG BIỂN

Cảng Đoạn Xá: điều chỉnh giảm kế hoạch lợi nhuận năm 2014

Sau 9 tháng, DXP mới chỉ thực hiện 51% kế hoạch lợi nhuận (cũ). Sau điều chỉnh, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm của công ty đạt 71,2%.

Ngày 03/12/2014 vừa qua, Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá (DXP) công bố Nghị quyết HĐQT ngày 3/12/2014. Theo đó, HĐQT công ty đã thống nhất thông qua việc điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh với việc giảm các chỉ tiêu so với kế hoạch đã được ĐHCĐ thường niên thông qua. Cụ thể như sau:

- Tổng sản lượng hàng hóa thông quan: 4,1 triệu tấn

- Tổng doanh thu 170 tỷ đồng.

- Tổng LNTT 50 tỷ đồng.

So với kế hoạch trước đó, chỉ tiêu sản lượng hàng hóa thông quan giảm 300 nghìn tấn, Tổng doanh thu và LNTT giảm lần lượt 30 tỷ đồng và 20 tỷ đồng. Chỉ tiêu cổ tức dự kiến năm 2014 không được điều chỉnh trong nghị quyết HĐQT lần này. Trước đó, ĐHCĐ thường niên đã thông qua tỷ lệ 30%.

Quý 3/2014, Cảng Đoạn Xá lãi ròng 7 tỷ đồng, bằng một nửa cùng kỳ, chủ yếu do sản lượng hàng hóa thông cảng giảm mạnh. Lũy kế 9 tháng công ty lãi ròng 28,3 tỷ đồng, giảm 30% so với 9 tháng đầu năm 2013. Sau 9 tháng, DXP mới chỉ thực hiện 51% kế hoạch lợi nhuận (cũ). Sau điều chỉnh, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm của công ty đạt 71,2%.

Cảng Nam Hải Đình Vũ: năm 2014 đạt 300 tỷ đồng doanh thu, vƣợt kế hoạch lợi nhuận 20%

Cảng Nam Hải Đình Vũ do CTCP Gemadept đầu tư xây dựng tại Hải Phòng có vị trí chiến lược tại hạ lưu sông, đón đầu cửa ngõ vào luồng sông Cấm. Cảng có công suất thiết kế 500.000 TEU/năm, có quy mô lớn gấp 3 lần cảng Nam Hải hiện tại ở cùng khu vực Hải Phòng với 15ha bãi container, tổng mức đầu tư trên 1.200 tỷ đồng. Bên cạnh các trang thiết bị khai thác bãi khác như xe nâng, xe tải, thiết bị nâng hạ đóng rút,… cảng đã được đầu tư 2 cẩu giàn QC và 2 cẩu chân đế Tukan đảm bảo năng lực đón tàu trọng tải lên đến 30,000 DWT.

Đặc biệt, Cảng Nam Hải Đình Vũ có chiều dài cầu tàu 450m, độ sâu trước bến 11,5m và khu vực quay tàu 250m. Trong năm đầu tiên, cảng đã đón gần 290 chuyến tàu với tổng sản lượng ước tính đạt 300.000TEU, tương đương 60% công suất thiết kế của cảng, năng suất xếp dỡ của cảng được đánh giá là nằm trong top đầu của khu vực Hải Phòng hiện nay.

Sau khi đi vào hoạt động, cảng Nam Hải Đình Vũ đã liên tục đón các hãng tàu lớn vào làm hàng như Yang Ming (01/01/2014), tàu CMA-CGM (18/03/2014), tàu hàng KMTC và CKL (06/06/2014), và đặc biệt vào ngày 08/07/2014, con tàu có trọng tải 28,350DWT (2,045 TEU) của hãng tàu MSC - tàu container lớn nhất cập cảng khu vực Hải Phòng cũng đã vào cảng Nam Hải Đình Vũ.

Gemadept cho biết cảng Nam Hải Đình Vũ là mắt xích quan trọng trong chuỗi cảng biển của công ty từ Bắc đến Nam. Trong năm 2014, Gemadept ước tính doanh thu của Nam Hải Đình Vũ đạt 300 tỷ đồng, lợi nhuận sẽ vượt 20% kế hoạch năm đề ra. Đến 2015, Nam Hải Đình Vũ có kế hoạch đầu tư thêm 1 cẩu bánh lốp vào tháng 02/2015 và 1 cẩu QC vào tháng 10/2015, mở rộng hoàn thiện hơn nữa các cơ sở hạ tầng dịch vụ phụ trợ kho, bãi depot,…

Page 11: Bản tin Logistics - GEMADEPT · PDF fileMục tiêu của mô hình Về cơ bản Logistics Park hướng tới các mục tiêu sau: o Tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho khách

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 10

Cảng Nghệ Tĩnh IPO vào ngày 31/12/2014

Cty TNHH MTV Cảng Nghệ Tĩnh có trụ sở chính tại Số 10 đường Trường Thi, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An. Công ty có vốn điều lệ dự kiến là 215,172 tỷ đồng.

Lượng đấu giá là 3.894.156 cổ phần, tương đương 18,1% vốn điều lệ dự kiến. Giá khởi điểm đấu giá là 10.100 đồng/cp. Cảng Nghệ Tĩnh sẽ đấu giá cổ phần tại HNX.

Cảng Nghệ Tĩnh là cảng tổng hợp quốc gia đầu mối khu vực, hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng Nghệ Tĩnh trên địa bàn rộng lớn, đa dạng, bao gồm 2 khu vực Cửa Lò và Bến Thuỷ với hơn 800m cầu cảng. Năm 2013, cảng Nghệ Tĩnh đón 985 lượt tàu với lượng hàng hóa thông qua đạt 2,38 triệu tấn, trong đó nội địa đạt 1,18 triệu tấn và xuất khẩu đạt 1,16 triệu tấn.

Cảng Chân Mây: Cổ phiếu có theo “vết chân” các cảng biển

Tháng 12/2014, Công ty TNHH một thành viên Cảng Chân Mây sẽ phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO). Cảng Chân Mây sau khi cổ phần hóa sẽ có vốn điều lệ 308,623 tỷ đồng. Số cổ phần đem ra đấu giá lần này là 7.431.775 cổ phần, với giá khởi điểm 10.700 đồng/cổ phần. Tỷ lệ cổ phần bán ra ngoài chỉ ở mức khoảng 24%.

Cảng Đà Nẵng: Tái cơ cấu đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp

Kết quả kinh doanh 11 tháng đầu năm 2014 của cảng Đà Nẵng khá tốt. Sản lượng hàng hóa qua cảng Đà Nẵng đã đạt 5,33 triệu tấn, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến cả năm, sản lượng hàng hóa qua cảng khoảng 5,85 triệu tấn. Trong đó, sản lượng hàng container đạt trên 205.000 Teus, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến cả năm sản lượng khoảng 226.000 TEUS. Trong năm 2014, cảng Đà Nẵng phấn đấu lãi khoảng 70 tỷ đồng; cổ tức khoảng trên 8%.

Trong 3 năm tới, cảng Đà Nẵng vẫn xác định mục tiêu phát triển dịch vụ container và tàu du lịch, tăng cường mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ mới như cung cấp dịch vụ logistics door-to-door (từ nơi cung cấp đến nơi tiếp nhận), các dịch vụ đóng gói, vệ sinh container, dịch vụ đón tàu du lịch,… Mục tiêu đến năm 2020 là đạt 8 triệu tấn hàng qua cảng, trong đó hàng container khoảng 700 - 800 nghìn Teus.

Cảng Đà Nẵng sẽ tập trung vào hai mũi nhọn chính, đó là đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực và mở rộng cảng Đà Nẵng, tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng để trở thành điểm cuối của hành lang Đông Tây và vươn lên thành cảng trung chuyển cho các nước bạn. Cụ thể là đầu tư mở rộng giai đoạn 2 Cảng Tiên Sa, xây dựng cầu tàu 340 m; kho bãi 6 ha phục vụ cho tàu container và tàu khách. Về tàu container thì đáp ứng tàu 3.500Teus và tàu khách 100.000 GRT cập cảng được. Dự kiến tổng mức đầu tư của dự án này khoảng 1.300 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động từ các kênh khác nhau như vốn vay thương mại, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, vốn huy động từ các cổ đông,…

Cảng Chân Mây nằm giữa hai đô thị lớn nhất miền Trung (Huế và Đà Nẵng). Cảng có Bến số 1 với chiều dài 420 m, độ sâu trước bến 12,5 m đủ khả năng đón tàu có trọng tải 30.000 DWT và tàu du lịch quốc tế cỡ lớn. Về quy hoạch dài hạn, Cảng Chân Mây sẽ phát triển đào sâu vào đất liền với chiều dài bến cảng có thể đạt đến 20 km và lượng hàng thông qua có thể đạt đến 100 triệu tấn/năm, tương lai có khả năng tiếp nhận tàu biển có trọng tải đến 50.000 DWT. Trong 9 tháng đầu năm, Cảng Chân Mây đạt doanh thu hơn 70,2 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với mức gần 56 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng của Cảng đạt gần 4,4 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với mức 3,2 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Page 12: Bản tin Logistics - GEMADEPT · PDF fileMục tiêu của mô hình Về cơ bản Logistics Park hướng tới các mục tiêu sau: o Tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho khách

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 11

Hệ thống cảng biển Bà Rịa- Vũng Tàu: Lƣợng hàng thông qua cảng tăng 15%

Sở GT-VT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, tính đến tháng 12-2014, lượng hàng qua hệ thống cảng biển của tỉnh đạt 57,8 triệu tấn, tăng 15% so với năm 2013. Trong đó, lượng hàng container xuất nhập khẩu phục hồi tốt, tăng 22,5% (9,36/7,64 triệu tấn tương đương 1,38/0,9 triệu TEUs); hàng khô tăng 18% (17,2/14,55 triệu tấn); hàng lỏng đạt 13,1/12,9 triệu tấn so với năm 2013 và hàng quá cảnh đạt 18,11 triệu tấn, tăng 18,5% (18,11/15,27 triệu tấn).

Hệ thống cảng biển BR-VT đã đưa vào khai 28 dự án có công suất khoảng 87,1 triệu tấn.

IPO Cảng sông Tp. HCM: 1 nhà đầu tƣ đăng ký mua 90% lƣợng đấu giá

Nhóm Novaland đã đăng ký mua 25,4% cổ phần chào bán cho cổ đông chiến lược và đã mua phần lớn lượng cổ phiếu đấu giá.

Sáng 2/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức phiên bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của Công ty TNHH MTV Cảng sông Tp. HCM (Casoco). Theo đó, toàn bộ 8.377.850 cổ phần đấu giá đã được bán hết với giá trúng bình quân là 10.102 đồng/cổ phần. Số cổ phần này tương đương 25,4% vốn điều lệ dự kiến của Casoco. Đợt giấu này có 19 nhà đầu tư tham gia, đặt mua 8,43 triệu cổ phần, nhỉnh hơn không đáng kể so với lượng đấu giá; trong đó có 1 nhà đầu tư đặt mua 7,54 triệu cổ phần, tương đương 90% lượng đấu giá.

Theo kết quả đấu giá, có 17 nhà đầu tư đã trúng giá (3 tổ chức và 14 cá nhân).

Bên cạnh số cổ phần đấu giá, Casoco cũng sẽ bán 25,4% cổ phần cho cổ đông chiến lược là Novaland. Theo Phó Tổng giám đốc Casoco, cả 3 nhà đầu tư tổ chức trúng đấu giá đều liên quan đến Novaland; cộng với lượng cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược thì nhóm Novaland sẽ nắm giữ trên 50% cổ phần của Casoco.

Sau cổ phần hóa, đại diện vốn nhà nước là Tổng Công ty Cơ khí Giao thông vận tải Sài Gòn – SAMCO vẫn nắm giữ 49% cổ phần của Casoco.

Cảng Tân Cảng – Hiệp Phƣớc: hoạt động từ 08/12/2014

Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (SNP) vừa có thông báo gởi đến các hãng tàu và khách hàng về việc chính thức đưa vào hoạt động cảng Tân Cảng – Hiệp Phước từ ngày 08/12/2014 và thông báo giá vận chuyển container từ/đến cảng này từ ngày 01/12/2014.

SNP xác định cảng Tân Cảng - Hiệp Phước là cảng Cát Lái nối dài (thời gian vận chuyển sà lan từ Tân Cảng - Hiệp Phước về Cát Lái khoảng 1h), là cảng vệ tinh cho cảng Tân Cảng - Cái Mép; là nơi thu gom, tập kết, thông quan hàng hóa tại khu vực phía Nam TP.HCM và các tỉnh lân cận (chủ yếu là hàng nông sản, bách hóa tổng hợp).

Hiện tại, SNP đã đăng ký mã cảng trên UN/LOCODE là VN HPP, khách hàng có thể dùng mã này khi muốn giao nhận hàng hóa trực tiếp tại cảng Tân Cảng - Hiệp Phước.

SNP cũng công bố đơn giá vận chuyển bằng xà lan các container hàng NK tại cảng Tân Cảng – Hiệp Phước có cảng đích là cảng Cái Lái là 300.000 đồng/cont 20’ và 600.000 đồng/cont 40’; hàng NK chuyển từ cảng Tân Cảng – Hiệp Phước về các ICD liên kết khu vực Thủ Đức (Transimex, Tanamexco, Phúc Long, Sotrans) thì giá lần lượt là 150.000 đồng/cont 20' và 300.000 đồng/cont 40'.

Đối với container hàng xuất được hạ bãi tại cảng Cát Lái/ICD liên kết và vận chuyển đến cảng Tân Cảng - Hiệp Phước chờ xuất tàu thì mức giá tương tự như trên.

Page 13: Bản tin Logistics - GEMADEPT · PDF fileMục tiêu của mô hình Về cơ bản Logistics Park hướng tới các mục tiêu sau: o Tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho khách

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 12

Đối với container rỗng chuyển từ Cát Lái/ICD liên kết phục vụ đóng hàng tại cảng Tân Cảng – Hiệp Phước thì giá là 350.000 đồng/cont 20’ và 680.000 đồng/cont 40’. Mức giá này áp dụng từ 01/12/2014 đã bao gồm phí vận chuyển, phí nâng/hạ hai đầu phục vụ vận chuyển và thuế VAT.

Cảng Sài Gòn: đƣợc định giá gần 4.000 tỷ đồng

Giá trị doanh nghiệp tại thời điểm 0h ngày 1/1/2014 của Công ty TNHH MTV cảng Sài Gòn để cổ phần hóa là 3.995 tỷ đồng.

Số liệu quan trọng phục vụ cổ phần hóa này vừa được Ban chỉ đạo cổ phần hóa cảng Sài Gòn trình Hội đồng thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - Vinalines phê duyệt.

Cụ thể, giá trị thực tế của cảng Sài Gòn được xác định là 3.955,2 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là 2.162,9 tỷ đồng.

Trong số các tài sản đang dùng của Cảng Sài Gòn trị giá 3.995,2 tỷ đồng có 3.336,7 tỷ đồng tài sản cố định và đầu tư dài hạn; 370,9 tỷ đồng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn; 0,998 tỷ đồng là giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp; 246,532 tỷ đồng giá trị quyền sử dụng đất.

Được biết, tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, Cảng Sài Gòn đã đối chiếu được 98,21% các khoản công nợ phải thu và 92% các khoản công nợ phải trả.

Chính vì vậy, ngoài việc tiếp tục đối chiếu các khoản công nợ, Cảng Sài Gòn còn phải làm việc với UBND tỉnh Bà rịa – Vũng Tàu để có văn bản về giá đất đối với 3 khu đất được giao có nộp tiền sử dụng đất tại cảng SSIT, CMIT và 154 Hạ Long, Tp. Vũng Tàu.

Theo chỉ đạo của Bộ Giao thông - Vận tải, Cảng Sài Gòn sẽ phải hoàn thành công tác cổ phần hóa trong quý I/2015 với tỷ lệ phần vốn nhà nước nắm giữ khoảng 75%.

Trước đó, Hội đồng thành viên Vinalines đã thống nhất được tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược khi mua cổ phần tại cảng Sài Gòn.

Đối tượng được chọn là nhà đầu tư trong và ngoài nước có chức năng kinh doanh và hoạt động chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa bằng đường biển, đường sông, đường bộ; kinh doanh dịch vụ logistics; quản lý và khai thác cảng biển; tài chính, ngân hàng; có thời gian hoạt động liên tục tối thiểu đến năm 2014 là 5 năm; có số vốn chủ sở hữu tối thiểu là 50 tỷ đồng, tổng tài sản tối thiểu là 70 tỷ đồng vào niên độ tài chính năm 2013.

Căn cứ Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ, Cảng Sài Gòn được lựa chọn tối đa 3 nhà đầu tư làm nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp khi cổ phần hóa. Các nhà đầu tư chiến lược được quyền mua cổ phần của Cảng Sài Gòn theo giá do Ban Chỉ đạo cổ phần hóa thỏa thuận với nhà đầu tư (không phải qua đấu giá) hoặc không thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất của cuộc đấu giá công khai theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP. Cùng với các nhà đầu tư khác, nhà đầu tư chiến lược được mua số cổ phần từ 20% đến 25% vốn điều lệ của Cảng Sài Gòn.

Dự án cảng Tân Cảng - Hiệp Phước có chiều dài cầu cảng là 420m, tiếp nhận tàu có trọng tải 50.000 tấn trở lên; 4 bến trung chuyển tàu, xà lan có trọng tải 2.000 tấn; gần 15ha bãi chứa container và đường giao thông nội bộ; 8.580m² kho chứa hàng; 6.010m² các công trình phụ trợ ...

Hiện tại dự án đã hoàn thành xong giai đoạn 1 với 12ha bãi container, 300m cầu tàu, 250m bến xà lan. Sau khi

đưa vào khai thác giai đoạn 1, cảng sẽ tiếp tục xây dựng giai đoạn 2 và hoàn thành toàn bộ vào tháng 6-2015.

Theo Vinalines, Cảng Sài Gòn là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước do Tổng công ty Hàng hải Việt Nam làm chủ sở hữu theo Quyết định số 2684/QĐ-BGTVT ngày 30/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải với ngành nghề kinh doanh chính là khai thác cảng biển, xếp dỡ hàng hóa, vận tải, kho bãi, dịch vụ hàng hải, logistics...

Hiện nay, Cảng Sài Gòn đang trực tiếp quản lý, khai thác và đầu tư góp vốn tại các cảng biển trọng điểm khu vực

TP.HCM và Bà Rịa Vũng Tàu gồm: Cảng Nhà Rồng Khánh Hội, Cảng Tân Thuận, Cảng Tân Thuận 2, Cảng

Hành khách tàu biển, Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước, Cảng Nhà máy Thép Phú Mỹ, Cảng tổng hợp Thị Vải và các

cảng nước sâu tại Cái Mép - Thị Vải (SP-PSA, CMIT, SSIT).

Page 14: Bản tin Logistics - GEMADEPT · PDF fileMục tiêu của mô hình Về cơ bản Logistics Park hướng tới các mục tiêu sau: o Tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho khách

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 13

Cảng Cần Thơ: sẽ IPO vào ngày 31/12/2014

Cty TNHH MTV Cảng Cần Thơ có trụ sở chính tại Số 2, KV Phú Thắng, phường Tân Phú, Quận Cái Răng, TP.Cần Thơ.

Công ty có vốn điều lệ dự kiến là 284,8 tỷ đồng, đấu giá 13.640.500 cổ phần, tương đương 47,9% vốn điều lệ dự kiến. Giá khởi điểm đấu giá là 10.100 đồng/cp. Cảng Cần Thơ sẽ đấu giá cổ phần tại HoSE.

Qua nhiều giai đoạn đầu tư phát triển, tiếp quản, sáp nhập đến nay Cảng Cần Thơ là cảng lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cảng có hai đơn vị thành viên là chi nhánh Cảng Hoàng Diệu và chi nhánh Cảng Cái Cui được đầu tư tương đối hoàn thiện về cơ sở hạ tầng với tổng chiều dài cầu cảng là 667m và tổng diện tích mặt bằng khoảng 30 hecta.

Năm 2013, cảng Cần Thơ đón 292 lượt tàu với lượng hàng hóa thông qua đạt 1,53 triệu tấn, chủ yếu là hàng hóa nội địa.

Cảng Cần Thơ là cảng hiếm hoi có lượng đấu giá chiếm gần ½ vốn điều lệ dự kiến.

Cảng biển trong nƣớc: Nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài muốn đầu tƣ

Nổi bật trong số này là việc Công ty CP Đầu tư Việt Nam - Oman (VOI) đề xuất mua 19,68% cổ phần hiện do Nhà nước nắm giữ tại Công ty CP cảng Hải Phòng - doanh nghiệp vừa đại hội đồng cổ đông lần đầu vào cuối tháng 6/2014.

Trước đó, cộng đồng doanh nghiệp Bắc Âu cũng bày tỏ sự quan tâm đến hoạt động vận tải biển và các dự án đầu tư cảng tại Việt Nam.

SSA Marine cũng đã đề nghị với Bộ GTVT bán cho nhà đầu tư nước ngoài toàn bộ phần vốn đầu tư của Vinalines trong liên doanh cảng container quốc tế Cái Lân (CICT) khi biết Vinalines muốn thoái vốn tại công ty này.

NGÀNH VẬN TẢI BIỂN

Vinalines sẽ IPO đúng hẹn đầu năm 2015 trên HNX

Ngày 13/11/2014, tại Hà Nội, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Sàn Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).

Theo đó, HNX sẽ hỗ trợ Vinalines và các đơn vị thành viên thực hiện cổ phần hóa, đấu giá cổ phần, thoái vốn đầu tư ngoài ngành và bán phần vốn mà Vinalines không cần nắm tại các đơn vị thành viên; đưa Vinalines và các đơn vị thành viên niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán một cách hệ thống.

Tới đây, Vinalines tiếp tục IPO 5 doanh nghiệp là các cảng Nghệ Tĩnh, Sài Gòn, Năm Căn, Cam Ranh, Cần Thơ. Cuối tháng 12, Vinalines sẽ trình phương án cố phần hóa công ty mẹ và sẽ triển khai thủ tục để có thể tiến hành IPO vào cuối quý I/2015, đúng theo tiến độ.

Trước đó, với sự hỗ trợ của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Vinalines đã cổ phần hóa thành công 6 cảng gồm: Cảng Khuyến Lương và Quy Nhơn năm 2013, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Nẵng và Quảng Ninh năm 2014. Vinalines cũng đã thoái vốn được 17/37 doanh nghiệp đầu tư ngoài ngành.

Tàu biển Việt Nam thoát "danh sách đen"

Báo cáo mới nhất của Cục Hàng hải Việt Nam cho thấy, trong 11 tháng đầu năm, chỉ còn 26 lượt tàu Việt Nam bị lưu giữ tại các cảng thuộc khu vực Tokyo MOU trên tổng số 652 lượt tàu bị kiểm tra, các khiếm khuyết của tàu cũng có xu hướng giảm dần. Tỷ lệ tàu bị lưu giữ chỉ còn 3,99%. So với năm

Page 15: Bản tin Logistics - GEMADEPT · PDF fileMục tiêu của mô hình Về cơ bản Logistics Park hướng tới các mục tiêu sau: o Tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho khách

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 14

2012, tỷ lệ tàu bị lưu giữ của Việt Nam lên tới 6,88% với 54 tàu. Trước đó, năm 2011, con số này là 103 tàu bị lưu giữ.

Sau một thời gian vượt khó, đội tàu biển Việt Nam không những thoát khỏi “danh sách đen” mà còn có thể tăng hạng và lọt vào “danh sách trắng” - đội tàu biển có mức độ an toàn hàng hải cao của Tokyo MOU. khi được xếp vào thứ hạng cao trong “danh sách trắng” của Tokyo MOU, tàu Việt Nam sẽ không còn là đối tượng bị “săm soi” của các chính quyền cảng nước ngoài. 12 tháng, thậm chí 18 tháng hoặc 2 năm, các tàu trong đội tàu treo cờ Việt Nam mới bị chính quyền các cảng quốc tế kiểm tra một lần thay vì hai tháng, thậm chí một tháng/lần như trước đây.

NGÀNH ĐƢỜNG SẮT

Cổ phần hóa 22 doanh nghiệp đƣờng sắt trong năm 2015

Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về việc sắp xếp các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đồng ý thực hiện cổ phần hóa năm 2015 các Công ty Vận tải hành khách: Hà Nội và Sài Gòn (sau khi chuyển thành công ty TNHH một thành viên trong năm 2014).

Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý thực hiện cổ phần hóa 15 Công ty TNHH một thành viên Quản lý đường sắt trong năm 2015 gồm: Hà Hải, Hà Thái, Yên Lào, Hà Lạng, Vĩnh Phú, Hà Ninh, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, Bình Trị Thiên, Quảng Nam-Đà Nẵng, Nghĩa Bình, Phú Khánh, Thuận Hải, Sài Gòn.

5 Công ty TNHH một thành viên Thông tin tín hiệu đường sắt: Hà Nội, Bắc Giang, Vinh, Đà Nẵng, Sài Gòn cũng thuộc diện thực hiện tổ phần hóa năm 2015.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT chỉ đạo TCT Đường sắt Việt Nam căn cứ vào tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg ngày 18/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ, điều kiện thực tế của doanh nghiệp và yêu cầu bảo đảm an toàn vận tải đường sắt để quyết định tỷ lệ cổ phần Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nắm giữ khi cổ phần hóa các đơn vị trên.

Back

Page 16: Bản tin Logistics - GEMADEPT · PDF fileMục tiêu của mô hình Về cơ bản Logistics Park hướng tới các mục tiêu sau: o Tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho khách

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 15

DHL TRIỂN KHAI ĐƢỜNG BAY MỚI TRONG KHU VỰC CHÂU Á

Ngày 13/11/2014, DHL công bố đường bay mới trong khu vực châu Á và đây là bước phát triển vượt bậc cho mạng lưới hàng không khu vực nhằm kết nối các nền kinh tế Thái Lan, Việt Nam và Hồng Kông

Chuyến bay đầu tiên đã đưa vào hoạt động ngày 3/11/2014, kết nối chuyển phát giữa Bangkok, Hà Nội và Hồng Kông 5 lần mỗi tuần. Đường bay này khai thác sử dụng máy bay chuyên dụng Boeing B737-400SF vừa được cải biến có tổng tải trọng 21 tấn, do hãng K-Mile Air Thái Lan, một đối tác của DHL khai thác.

Đường bay mới này giúp thời gian vận chuyển hàng hóa từ các thành phố lớn trong mạng lưới bay của DHL đến và đi từ Hà Nội rút ngắn xuống còn một ngày, nhờ đó các doanh nghiệp và khách hàng có thể nhận hàng sớm hơn. Bước tiến mới này cũng giúp DHL giảm bớt tình trạng ùn tắc của trạm trung chuyển khu vực tại Hồng Kông.

DAMCO TRIỂN KHAI CỔNG THÔNG TIN LOGISTICS BÁN LẺ ĐỂ CẠNH TRANH

Công ty Damco, chi nhánh logistics của tập đoàn vừa triển khai trang web: Maersk.RetailLogistics.guru. Đây là cổng thông tin toàn cầu đầu tiên trên thế giới dành riêng cho các chuyên gia chuỗi cung ứng làm việc trong ngành công nghiệp bán lẻ.

Trang web mới triển khai gần đây nhằm cung cấp cách truy cập nhanh chóng và dễ dàng đến các vấn đề liên quan nhất và phù hợp nhất trên trang web về lĩnh vực bán lẻ. Cổng thông tin toàn cầu chia sẻ các đoạn trích của bài báo, bao gồm tất cả mọi thứ “nóng” trong lĩnh vực này như tin tức, xu hướng và các ý kiến và liên kết trực tiếp đến nguồn của toàn bộ bài viết. Website này tập hợp các câu chuyện thành sáu loại: xu hướng thị trường, nguồn cung ứng, phát triển bền vững, công nghệ, omni-channel và hàng dễ hỏng. Trang chủ của RetailLogistics.guru bao gồm công cụ tìm kiếm đơn giản, toàn diện và các tùy chọn đăng ký vào bản tin hàng tuần những gì đang xảy ra trong lĩnh vực logistics bán lẻ trực tiếp qua email.

RetailLogistics.guru là dịch vụ miễn phí không chỉ cho khách hàng Damco mà còn cho tất cả những ai làm việc trong ngành logistics bán lẻ trên thế giới. Cổng thông tin này có thể được tìm thấy tại http://www.retaillogistics.guru

TOLL LOGISTICS TÌM HIỂU CƠ HỘI ĐẦU TƢ TẠI VĨNH PHÖC

Ngày 28/11/2014, Công ty Toll Logistics Việt Nam đã đến tìm hiểu các thông tin liên quan đến Dự án Cảng thông quan nội địa ICD và ga đường sắt tại Vĩnh Phúc.

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS 5

DHL chính thức có mặt tại Việt Nam từ năm 1988 và đã liên tục đầu tư vào Việt Nam trong thời gian qua. Chỉ trong vòng một năm trở lại đây, DHL đã đầu tư 12 triệu USD, chiếm hơn 30% trong tổng vốn đầu tư 37 triệu USD của Tập đoàn ở Việt Nam. Điều này cho thấy mối quan tâm đặc biệt của DHL đối với thị trường Việt Nam.

Theo quy hoạch, Dự án Xây dựng cảng ICD và ga đường sắt nằm cạnh nút giao đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai, gần sân bay quốc tế Nội Bài, kết nối với quốc lộ 18, quốc lộ 5 mới đi cảng Cái Lân (Quảng Ninh) và Hải Phòng. Cảng nằm ở trung tâm phát triển công nghiệp ô tô, xe máy, điện tử công nghệ cao của tỉnh, gồm các KCN: Kim Hoa, nam Bình Xuyên, Sơn Lôi, Bình Xuyên 2, Thăng Long 3, Bá Thiện, Bá Thiện 2… Dự kiến, ICD sẽ có một hệ thống kho vận Logistics nội địa quy mô lớn và ga đường sắt với đầy đủ các dịch vụ đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa của các doanh nghiệp tại Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận; đảm bảo lưu thông hàng hóa, con người trên tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai, tuyến cảng Vĩnh Thịnh (sông Hồng),…

Page 17: Bản tin Logistics - GEMADEPT · PDF fileMục tiêu của mô hình Về cơ bản Logistics Park hướng tới các mục tiêu sau: o Tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho khách

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 16

YUSEN LOGISTICS KHÁNH THÀNH TRUNG TÂM TIẾP VẬN TẠI HẢI PHÕNG

Ngày 12/11/2014, tại KCN Đình Vũ, Tp. Hải Phòng, Công ty TNHH Yusen Logistics Việt Nam - Tập đoàn Yusen Logistics (Nhật Bản) đã tổ chức Lễ khánh thành Trung tâm tiếp vận Yusen Logistics Hải Phòng. Đây là trung tâm dịch vụ thứ 3 của Yusen Logistics tại Việt Nam, sau Hà Nội và Tp.HCM.

Trung tâm tiếp vận Yusen Logistics Hải Phòng có vốn đầu tư 21 triệu USD, được xây dựng trên diện tích 100.000 m2 tại KCN Đình Vũ. Trong đó, khu vực nhà kho rộng 12.000 m2; khu văn phòng làm việc hiện đại 2 tầng diện tích 1.800 m2; khu bãi để container, phương tiện vận tải và các công trình phụ trợ, hạ tầng, cây xanh có diện tích 87.000 m2. Dự kiến Trung tâm sẽ đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ logistics, vận tải và kho bãi của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư tại Hải Phòng, dự kiến tạo việc làm cho khoảng 300 - 400 lao động.

CTCP VẬN TẢI VÀ XẾP DỠ HẢI AN ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT TRÊN HOSE

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) thông báo đã nhận hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu của CTCP Vận tải và xếp dỡ Hải An. Theo đó, CTCP Vận tải và xếp dỡ Hải An (Công ty Hải An) đã đăng ký niêm yết gần 23,2 triệu cổ phiếu phổ thông trên HOSE. Đơn vị tư vấn niêm yết là CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI).

Công ty có vốn điều lệ gần 232 tỷ đồng, hoạt động chính là khai thác Cảng Hải An tại quận Hải An, Hải Phòng. Trụ sở chính của Công ty đặt tại tầng 7, số 45 Triệu Việt Vương, phường Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Trong cơ cấu cổ đông, Công ty Hải An có nhiều cổ đông là các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực logistics, trong số đó có những doanh nghiệp đã niêm yết trên 2 sở như CTCP Hàng hải Hà Nội (mã MHC – HOSE), CTCP Transimex Saigon (mã TMS – HOSE), CTCP Cung ứng và dịch vụ kỹ thuật Hàng hải (mã MAC – HNX), CTCP Hải Minh (mã HMH - HNX),…

Kết thúc 9 tháng đầu năm 2014, Công ty đạt doanh thu 276 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận 81,34 tỷ đồng, tăng lần lượt 78% và 43% so với 9 tháng 2013. EPS 9 tháng đạt 3.561 đồng/cổ phiếu.

SOTRANS TIẾP TỤC ĐẦU TƢ DỰ ÁN CÁT LÁI

Ngày 25/11/2014, công ty Sotrans (STG) đã công bố Nghị quyết HĐQT. Theo đó, HĐQT công ty thống nhất tiếp tục triển khai dự án đầu tư Cát Lái và kiến nghị SCIC - cổ đông lớn nhất nắm giữ gần 48% vốn điều lệ - xem xét chấp thuận và hỗ trợ ý kiến tư vấn về các hồ sơ, văn bản của dự án, đồng thời giao Ban điều hành phối hợp cùng SCIC để bổ sung, chỉnh sửa dự án chi tiết.

Về dự án đầu tư kho Phú Mỹ, HĐQT thống nhất chủ trương đầu tư và giao Ban điều hành triển khai thực hiện, trình chi tiết cho HĐQT. Việc nhượng vốn của Sotrans tại Công ty cổ phần SDB Việt Nam một lần nữa được HĐQT thông qua với mức giá 28,6 tỷ đồng. Chủ trương này đã được HĐQT thông qua tại Nghị quyết ngày 29/08/2014.

Tập đoàn Yusen Logistics được thành lập từ năm 1955, hiện nay Tập đoàn đã mở rộng kinh doanh tại 40 quốc gia trên thế giới và được các nhà đầu tư đánh giá là một trong số các tập đoàn kinh doanh dịch vụ logistics, vận chuyển quốc tế lớn nhất của Nhật Bản - nằm trong top 20 doanh nghiệp logistics hàng đầu trên thế giới. Tổng doanh thu năm 2013 của Tập đoàn đạt 4 tỷ USD.

Tại Việt Nam. sau 10 năm hoạt động tại Việt Nam, Yusen Logistics Việt Nam có hơn 1.400 lao động và hiện đang hoạt động kinh doanh hiệu quả tại Hà Nội, Tp. HCM, Hải Phòng và 22 địa điểm tại các địa phương trên cả nước.

Trong chiến lược phát triển tại thị trường châu Á, công ty đã bắt đầu triển khai kinh doanh tại Campuchia vào tháng

01/2013, và tại Myanmar vào tháng 4/2014 nhằm đón đầu cơ hội kinh doanh từ sự kiện thành lập cộng đồng kinh tế

ASEAN vào năm 2015

Tính đến hết quý III/2014, có 39 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kho vận đang niêm yết trên 2 Sở, trong đó 23 doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và 16 doanh nghiệp trên HNX.

Page 18: Bản tin Logistics - GEMADEPT · PDF fileMục tiêu của mô hình Về cơ bản Logistics Park hướng tới các mục tiêu sau: o Tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho khách

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 17

GEMADEPT LOGISTICS

Hoạt động tiêu biểu của GLC trong tháng 11/2014:

Trong tháng 11 các đơn vị của GLC đang hoạt động rất tích cực trên tất cả các mảng dịch vụ. Đơn vị tập trung để hoàn thành chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2014 đồng thời chuẩn bị cho kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2015.

- Hoạt động IDFF: do ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ nên sản lượng tăng lên khá cao, Gemadept Logistics đã đưa số container rỗng mới vào vận chuyển sử dụng, phục vụ cho các khách hàng có nhu cầu.

- Vận tải phân phối: với lượng hàng hóa trung bình 1.000 tấn/ngày, đội xe của công ty và các vendor được bố trí đáp ứng kịp thời toàn bộ khối lượng hàng hóa cần vận chuyển và phân phối trong ngày.

- Ngày 28/11/2014, Công ty đã vinh dự đạt giải thưởng Top 20 doanh nghiệp Logistics Việt Nam do Viện nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam, Tạp chí Vietnam Logistics Review và Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tổ chức. Đây là giải thưởng vinh danh các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành logistics Việt Nam.

- Ngày 3 đến 5/12/2014. Công ty đã tham gia Hội nghị Asia Coffee Conference tại Khách sạn Park Hyatt với sự tham gia của các hãng cà phê hàng đầu thế giới và VN để đánh giá về ngành café và chuẩn bị cho mùa vụ café 2014-2015 sắp tới.

- Ngày 09/12/2014, tại SCSC, "Vietnam Supply Chain" đã tổ chức đêm Gala và trao giải thưởng hàng năm. Đây là lần thứ 6 tổ chức này thực hiện đêm Gala và trao giải thưởng cho các đơn vị và cá nhân có các thành tích tiêu biểu hay sáng tạo, đột phá hoặc đóng góp nhiều cho cộng đồng chuỗi cung ứng. Năm nay, Gemadept Logistics đã xuất sắc giành được Giải Công nghệ chuỗi cung ứng xuất sắc năm 2014 và là công ty logistics trong nước duy nhất đạt được giải tại buổi trao giải năm nay.

Với những thành tích đã đạt được, GLC sẽ tiếp tục phát huy tinh thần: đột phá trong tư duy, sáng tạo trong công nghệ, chuyên nghiệp trong triển khai và hiệu quả trong kinh doanh để thành công hơn nữa trong các dự án sắp tới.

Kế hoạch 2015:

Theo kế hoạch 2015, Gemadept logistics sẽ lên kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ với một chương trình đào tạo bài bản chuyên sâu với nhiều module bởi các chuyên gia 3PL để đáp ứng chiến lược phát triển bền vững của công ty trong thời gian tới.

GLC nằm trong top 20 công ty logistics hàng đầu Việt Nam

năm 2014

GLC nhận giải Công nghệ chuỗi cung ứng xuất sắc năm 2014

Back

Page 19: Bản tin Logistics - GEMADEPT · PDF fileMục tiêu của mô hình Về cơ bản Logistics Park hướng tới các mục tiêu sau: o Tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho khách

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 18

NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỂ GIẢM CHI PHÍ LOGISTICS

Theo nghiên cứu về dịch vụ tư vấn hỗ trợ cho Bộ GTVTvề phát triển vận tải đa phương của tổ chức tư vấn ALG, chi phí logistics ở Việt Nam là tương đối lớn chiếm khoảng 20%; và các chi phí chính của logistics Việt Nam gồm chi phí vận tải chiếm khoảng 60%, chi phí lưu kho/xử lý hàng chiếm khoảng 32%.

Làm thế nào để giảm các chi phí trên?

Cục phó Cục Hàng hải Việt Nam đã chia sẻ quan điểm tại Diễn đàn Logistics Việt Nam lần thứ 2 với chủ đề “Logistics Thúc đẩy thương mại và hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu” diễn ra trong ngày 27/11/2014 tại Tp. Hồ Chí Minh:

(i) Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng GTVT đồng bộ, đảm bảo tính kết nối, tạo thuận lợi cho phát triển dịch vụ logistics;

(ii) Phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển, đầu tư xây dựng các tuyến đường bộ kết nối vào cảng biển;

(iii) Phát triển hệ thống đường bộ kết nói với hành lang, vành đai kinh tế phù hợp với Quy hoạch phát triển đã được phê duyệt;

(iv) Cải tạo, nâng cấp các tuyến luồng, cảng bến cảng thủy nội địa phù hợp với quy hoạch;

(v) Phát triển hệ thống đường sắt kết nối với hệ thống cảng biển quốc gia, đặc biệt kết nối với cảng biển khu vực Hải Phòng và Bà Rịa – Vũng Tàu;

(vi) Hoàn thiện hệ thống cảng hàng không tại các đô thị lớn.

Tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp là một giải pháp giúp giảm chi phí vận tải, chi phí logistics. Việc giảm chi phí vận tải không thể chỉ trông chờ vào chính sách, nhà nước, tự các mình phải nâng cao năng lực vận hành cảng, năng lực bốc xếp, phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng được yêu cầu phát triển,…

Năm 2014, ngành dịch vụ logistics của Việt Nam đã có bước phát triển mới, tăng trưởng với chất lượng tốt hơn năm 2013 và đứng thứ 48 thế giới (năm 2012 đứng thứ 53) - theo nghiên cứu xếp hạng của Ngân hàng Thế giới về chỉ số hoạt động logistics. Hiện tốc độ phát triển thị trường logistics trung bình 16%-20%/năm. Các DN logistics đã mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Vốn điều lệ bình quân của DN vừa và nhỏ đã tăng từ 4-5 tỉ đồng lên 9 tỉ đồng/DN. Tuy nhiên, tỉ lệ thuê ngoài còn thấp, khoảng 25%-30%, chi phí dịch vụ còn cao và chất lượng dịch vụ còn phải cải tiến nhiều hơn.

Back

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ LOGISTICS 6

Page 20: Bản tin Logistics - GEMADEPT · PDF fileMục tiêu của mô hình Về cơ bản Logistics Park hướng tới các mục tiêu sau: o Tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho khách

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 19

MIẾNG BÁNH THỊ TRƢỜNG GIAO NHẬN NGÀY CÀNG LỚN

Song hành cùng sự phát triển của thương mại điện tử (TMĐT), “miếng bánh” thị trường giao nhận hàng ngày càng phình to và bắt đầu xuất hiện sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty giao nhận với các công ty chuyển phát bưu chính.

Đi vào thị trƣờng chuyên biệt

Theo ghi nhận từ các doanh nghiệp TMĐT, tỷ lệ thanh toán trực tuyến hiện nay chỉ vào khoảng 5-10% trong khi mảng giao hàng - nhận tiền (Cash On Delivery - COD) chiếm tới 90-95%. Cùng với nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận chuyên nghiệp của các doanh nghiệp TMĐT, dịch vụ COD đang phát triển nhanh với sự tham gia của vài chục công ty lớn nhỏ tại Hà Nội và TPHCM. Các sạp hàng kinh doanh nhỏ lẻ trên mạng cũng có xu hướng chuyển dần qua sử dụng dịch vụ giao nhận chuyên nghiệp. Trước đây, họ chỉ có thể chuyển hàng thông qua các hãng xe tốc hành hoặc lệ thuộc vào đội ngũ giao hàng bằng xe ôm, khá “phập phù” về chất lượng giao nhận và không chuyên nghiệp về hình ảnh.

Hiện đã xuất hiện các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận cho TMĐT như giaohangnhanh, giaohangso1, giaohangtietkiem... Tuy nhiên, một số do mới thành lập, nguồn nhân lực còn hạn chế nên chỉ giới hạn địa bàn hoạt động tại TPHCM, Hà Nội hoặc Đà Nẵng. Thậm chí, có những doanh nghiệp quy mô nhỏ chỉ khoanh vùng giao nhận ở TPHCM trong giai đoạn đầu, như giaohangso1, giaohang30s hoặc tochanh.vn.

Khi các “ông lớn” lên tiếng

Bên cạnh các công ty mới khởi đầu dịch vụ giao nhận hàng, các “ông lớn” trong lĩnh vực dịch vụ chuyển phát như VNPost, Viettel Post, Kerry TTC,… cũng tỏ ra ngày càng quan tâm đến thị trường giao nhận cho TMĐT.

Viettel Post đang tăng cường các dịch vụ hậu cần cho TMĐT vì nhóm khách hàng TMĐT đang tăng trưởng mạnh, đến 40%, so với trước kia. Năm 2014 là thời điểm thích hợp để Viettel Post đầu tư mạnh vào kho bãi, đội ngũ giao nhận, giám sát hành trình giao nhận,... nhằm đón đầu sự phát triển của nhóm khách hàng này. Độ phủ của Viettel Post hiện khá áp đảo so với các doanh nghiệp khác, gần như đã phủ hết các tỉnh thành trên cả nước.

VNPost (TCT Bƣu điện Việt Nam) nếu trước đây chỉ tập trung vào nhóm khách hàng chuyển phát bưu chính thì nay công ty đã tổ chức bộ phận kinh doanh dành cho các doanh nghiệp TMĐT. Về thanh toán, người mua hàng trực tuyến có thể trả tiền mặt tại bưu cục hoặc yêu cầu nhân viên bưu điện giao hàng và nhận tiền tại nhà.

Dịch vụ giao nhận Seabornes (Công ty Song Bình) - đại lý độc quyền của FedEx Việt Nam chỉ cung cấp dịch vụ COD cho các trang web TMĐT quy mô lớn như Sendo, Zalora, Deca,…trong khi các công ty khối bưu chính tăng cường phục vụ nhóm khách hàng là các trang web bán hàng trực tuyến hay các sàn giao dịch TMĐT

Theo đánh giá của các doanh nghiệp TMĐT, hiện vẫn chưa có nhiều công ty giao nhận đảm bảo được thời gian vận chuyển và độ phủ trên phạm vi toàn quốc nên “miếng bánh” thị trường giao nhận còn rất lớn. Trong tổng số hơn 80 đơn vị kinh doanh dịch vụ chuyển phát (có giấy phép chính thức) trong nước vẫn chưa có nhiều công ty chính thức tham gia cung cấp dịch vụ COD.

Bên cạnh các công ty giao nhận độc lập cũng bắt đầu xuất hiện mô hình cổng giao nhận trung gian, như Shipchung.vn hay Nhanh.vn. Các cổng giao dịch này tiếp nhận các yêu cầu giao nhận COD từ các doanh nghiệp TMĐT và chuyển chúng đến các công ty giao nhận như Viettel Post, giaohangnhanh, EMS (Công ty cổ phần Chuyển phát nhanh bưu điện)...

Shipchung.vn ra đời cách nay hai năm. Dựa trên nền tảng giao dịch của các sàn giao dịch TMĐT chodientu.vn và ebay.vn, Shipchung từng bước phát triển thành cổng dịch vụ giao nhận hàng hóa cho các giao dịch TMĐT đầu tiên tại Việt Nam hoạt động theo mô hình trung gian. Hiện nay,

XU HƢỚNG LOGISTICS 7

Page 21: Bản tin Logistics - GEMADEPT · PDF fileMục tiêu của mô hình Về cơ bản Logistics Park hướng tới các mục tiêu sau: o Tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho khách

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 20

Shipchung đang hợp tác với tám đơn vị cung cấp dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hóa trên toàn quốc như Viettel Post, VietnamPost, Kerry TTC, giaohangnhanh, Netco (Công ty cổ phần Thương mại và Chuyển phát nhanh Nội Bài)...

Mới đây, Nhanh.vn cũng hợp tác với các công ty giao nhận để trở thành cổng giao nhận hàng hóa trung gian cho các giao dịch trực tuyến. Trước đây, Nhanh.vn chỉ chủ yếu phục vụ cho các giao dịch trên sàn giao dịch TMĐT vatgia.com.

Không chỉ là giao nhận

Nhiều người dự báo dịch vụ TMĐT trong giai đoạn sắp tới sẽ tiếp tục phát triển. Tuy các doanh nghiệp TMĐT có thể tổ chức đội ngũ giao nhận riêng cho mình ở Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng,... nhưng khi mở rộng phạm vi bán hàng thì họ phải hợp tác với các công ty giao nhận có phạm vi hoạt động trên nhiều tỉnh thành.

Và không chỉ là giao nhận hàng hóa. Một công ty logistics có thể làm thay cho doanh nghiệp TMĐT nhiều phần việc, từ trả lời điện thoại qua tổng đài, xử lý đơn hàng, quản lý kho bãi, đóng gói, giao hàng, thu tiền... Đến lúc đó, các doanh nghiệp kinh doanh trên mạng chỉ cần tập trung làm nội dung trang web, đảm bảo chất lượng hàng hóa, hệ thống kinh doanh trực tuyến và... ngồi chờ tiền chảy về tài khoản!

Giaohangnhanh đã bắt đầu tổ chức quản lý kho bãi và tổng đài chăm sóc khách hàng cho doanh nghiệp TMĐT, sắp tới sẽ đáp ứng nhiều hơn các yêu cầu mở rộng dịch vụ của doanh nghiệp TMĐT và từng bước hoàn thiện chuỗi cung ứng dịch vụ logistics cho TMĐT.

Nói về tương lai của dịch vụ logistics ở Việt Nam, một chuyên gia trong lĩnh vực TMĐT cho rằng các công ty giao nhận cần ứng dụng các công nghệ (như tự động hóa, giám sát hành trình bằng GPS...) để giảm thiểu chi phí giao nhận - vận chuyển hàng hóa xuống mức thấp hơn.

Một số doanh nghiệp TMĐT cho rằng việc hoàn thiện chuỗi cung ứng dịch vụ logistics TMĐT của các công ty giao nhận trong nước sẽ trở thành hiện thực chỉ trong vòng 2-3 năm tới. Dự báo giai đoạn 2016-2017 sẽ xuất hiện thêm nhiều dịch vụ TMĐT mới.

Back

Sự kiện "Ngày mua sắm trực tuyến 2014" đầu tiên tại Việt Nam diễn ra vào ngày 5/12/2014 đã có sự tham gia của gần 800 doanh nghiệp, cùng 800 chương trình khuyến mãi đa dạng. Tham gia “Ngày mua sắm trực tuyến 2014”, người tiêu dùng trên cả nước mua hàng trên các trang web đã đăng ký sẽ được hưởng nhiều hình thức khuyến mại, bao gồm miễn phí cước chuyển phát hàng hóa và nhận được hàng trước ngày 23/12/2014.

Page 22: Bản tin Logistics - GEMADEPT · PDF fileMục tiêu của mô hình Về cơ bản Logistics Park hướng tới các mục tiêu sau: o Tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho khách

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 21

CHƢƠNG TRÌNH TRÊN VTV9: VIETNAM LOGISTICS

Thời gian phát sóng: phát sóng lần đầu vào lúc 10g00 sáng Chủ nhật, phát lại vào lúc 11h10’ thứ Hai 8h00 và sáng thứ Tư tuần kế tiếp;

Kênh phát sóng: VTV9

Nhà sản xuất: Đài truyền hình Việt Nam

CHƢƠNG TRÌNH VỀ LOGISTICS TRÊN INFOTV- LOGISTICS VIỆT NAM

Thời gian phát sóng: 20h30 - 20h45 tối thứ Sáu và phát lại lúc 10h30 thứ Bảy hàng tuần

Kênh phát sóng: kênh InfoTV

Nhà sản xuất: VietNam Logistics Media phối hợp InfoTV

CUỘC THI CHUỖI CUNG ỨNG VÀ TÀI CHÍNH

Đơn vị tổ chức: CEL Consulting cùng The Fresh Connection và Cộng đồng Tài Chính Cung Ứng vừa hợp tác giới thiệu cuộc thi tranh tài mang tên “Cool Connection” cho sinh viên toàn cầu để kết nối sinh viên, tài năng trẻ với các công ty toàn cầu trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng và tài chính.

Giá trị giải thƣởng: Giải thưởng cuộc thi chính có tổng trị giá tiền mặt 20,000 euros và các cơ hội thực tập tại các tập đoàn toàn cầu như: Philips, Heineken, Unilever…

Mục đích: nhằm kết nối các tổ chức giáo dục và các tập đoàn kinh tế, ngân hàng để thu hẹp khoảng cách giữa kiến thức học thuật và thực tiễn nghề nghiệp trong lĩnh vực quản lý cung ứng và tài chính.

Vòng thi: chia thành 3 vòng dựa theo kết quả của nhóm qua trải nghiệm mô phỏng hoá một chuỗi cung ứng trên máy tính và trực tuyến - “The Cool Connection”. Vào 21/10/2014, những đội nào có kết quả đạt chuẩn quản lý chuỗi cung ứng “ảo” của mình sẽ được mời tham gia vòng đấu toàn cầu. Vào tháng 12/2014, cuộc thi sẽ công bố kết quả các đội vào chung kết để mời vào vòng thi đầu tổ chức tại Hà Lan vào tháng 3/2015.

Các đội vào vòng chung kết sẽ được hỗ trợ chi phí khách sạn trong vòng 1 tuần thi đấu tại Hà Lan. Tổng giải thưởng tiền mặt lên đến 20.000 euro. Cơ cấu giải thưởng tiền mặt bao gồm: Giải nhất: 10.000 euro, Giải nhì: 6.000 euor, Giải ba: 4.000 euro.

Cách thức tham dự: Để tham dự cuộc thi, các đội cần có 4 thành viên là SV chính qui năm cuối và được xác nhận hướng dẫn bởi một giảng viên đại học.

Back

SỰ KIỆN LOGISTICS TRONG CÁC THÁNG TỚI 8

"Humor is the great thing, the saving thing. The minute it crops up, all our irritations and resentments slip away and a sunny spirit takes their place.”

- Mark Twain (1835 - 1910)-