báo cáo thế giới về - who

61
Số liệu Xuất bản Trong Danh mục ư viện của WHO : Báo cáo ế giới về thương tích ở trẻ em/do Margie Peden … [và các cộng sự] biên soạn. 1.Phòng chống thương tích. 2.Phòng ngừa tai nạn. 3.Chăm sóc trẻ em. I.Tổ chức Y tế ế giới. WHO/NMH/VIP01.08 © Tổ Chức Y tế ế Giới 2008 Tất cả bản quyền đã được đăng ký. Những lựa chọn được sử dụng và những tài liệu trình bầy trong ấn phẩm này không mang hàm ý bầy tỏ bất cứ quan điểm nào của Tổ Chức Y tế ế Giới liên quan tới tình trạng pháp lý của bất cứ quốc gia, vùng lãnh thổ, thành phố hay khu vực nào, hoặc các chính quyền ở các khu vực đó, hay đề cập đến sự phân định biên giới hay ranh giới của họ. Những đường chấm trên các bản đồ đại diện cho các đường biên giới tương đối ở những nơi vẫn chưa được hoàn toàn đồng thuận về đường biên giới. Việc đề cập tới các công ty cụ thể hay các sản phẩm cụ thể của các nhà sản xuất không mang hàm ý rằng họ đã được Tổ Chức Y tế ế Giới phê chuẩn hay khuyến cáo trong sự thiên vị hơn các nhà sản xuất khác có cùng bản chất mà không được đề cập tới. Các lỗi và những thiếu sót được loại trừ, tên của các sản phẩm độc quyền được phân biệt bằng cách viết hoa các chữ cái đầu. Tổ Chức Y tế ế Giới không khẳng định rằng thông tin chứa đựng trong ấn phẩm này là hoàn toàn đầy đủ và đúng và sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại phát sinh từ việc sử dụng tài liệu này trong bất cứ trường hợp nào. Có thể có được các ấn phẩm của Tổ Chức Y tế ế Giới từ Phòng Marketing và Phân phối của Tổ Chức Y tế ế Giới tại số 20 Đại lộ Appia, 1211 Geneva 27, ụy sỹ (điện thoại.: +41 22 791 3264; fax: +41 22 791 4857; e-mail: [email protected]). Việc xin phép để tái bản hoặc dịch các ấn phẩm của WHO – dù là để bán hay cho việc phân phối phi lợi nhuận – phải được gửi đến Phòng Báo Chí, tại địa chỉ trên (fax: +41 22 791 4806; e-mail: [email protected]). Đối với các ấn phẩm của Tổ Chức Y tế ế Giới khu vực Tây ái Bình Dương, việc xin phép tái bản cần được dửi đến Phòng Xuất bản, Tổ Chức Y tế ế Giới khu vực Tây ái Bình Dương, P.O. Box 2932, 1000, Manila, Philippines, Fax. No. (632) 521-1036, email: [email protected]

Upload: others

Post on 20-Oct-2021

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Số liệu Xuất bản Trong Danh mục Th ư viện của WHO :

Báo cáo Th ế giới về thương tích ở trẻ em/do Margie Peden … [và các cộng sự] biên soạn. 1.Phòng chống thương tích. 2.Phòng ngừa tai nạn. 3.Chăm sóc trẻ em. I.Tổ chức Y tế Th ế giới.

WHO/NMH/VIP01.08

© Tổ Chức Y tế Th ế Giới 2008

Tất cả bản quyền đã được đăng ký.

Những lựa chọn được sử dụng và những tài liệu trình bầy trong ấn phẩm này không mang hàm ý bầy tỏ bất cứ quan điểm nào của Tổ Chức Y tế Th ế Giới liên quan tới tình trạng pháp lý của bất cứ quốc gia, vùng lãnh thổ, thành phố hay khu vực nào, hoặc các chính quyền ở các khu vực đó, hay đề cập đến sự phân định biên giới hay ranh giới của họ. Những đường chấm trên các bản đồ đại diện cho các đường biên giới tương đối ở những nơi vẫn chưa được hoàn toàn đồng thuận về đường biên giới.

Việc đề cập tới các công ty cụ thể hay các sản phẩm cụ thể của các nhà sản xuất không mang hàm ý rằng họ đã được Tổ Chức Y tế Th ế Giới phê chuẩn hay khuyến cáo trong sự thiên vị hơn các nhà sản xuất khác có cùng bản chất mà không được đề cập tới. Các lỗi và những thiếu sót được loại trừ, tên của các sản phẩm độc quyền được phân biệt bằng cách viết hoa các chữ cái đầu.

Tổ Chức Y tế Th ế Giới không khẳng định rằng thông tin chứa đựng trong ấn phẩm này là hoàn toàn đầy đủ và đúng và sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại phát sinh từ việc sử dụng tài liệu này trong bất cứ trường hợp nào.

Có thể có được các ấn phẩm của Tổ Chức Y tế Th ế Giới từ Phòng Marketing và Phân phối của Tổ Chức Y tế Th ế Giới tại số 20 Đại lộ Appia, 1211 Geneva 27, Th ụy sỹ (điện thoại.: +41 22 791 3264; fax: +41 22 791 4857; e-mail: [email protected]). Việc xin phép để tái bản hoặc dịch các ấn phẩm của WHO – dù là để bán hay cho việc phân phối phi lợi nhuận – phải được gửi đến Phòng Báo Chí, tại địa chỉ trên (fax: +41 22 791 4806; e-mail: [email protected]). Đối với các ấn phẩm của Tổ Chức Y tế Th ế Giới khu vực Tây Th ái Bình Dương, việc xin phép tái bản cần được dửi đến Phòng Xuất bản, Tổ Chức Y tế Th ế Giới khu vực Tây Th ái Bình Dương, P.O. Box 2932, 1000, Manila, Philippines, Fax. No. (632) 521-1036, email: [email protected]

Báo cáo Thế giới về

phòng chống thương tích ở trẻ em: Bản tóm tắt

BẢ

N T

ÓM

TẮ

TLời cảm ơn

Tổ chức Y tế Thế giới và UNICEF xin bầy tỏ lòng biết ơn đến Joanne Vincenten và Morag Mackay từ Liên Minh An Toàn Trẻ em Châu Âu người đã viết bản tóm tắt này và một bộ tờ thông tin dựa trên bản đầy đủ của Báo Cáo về phòng ngừa thương tích ở trẻ em. Bản báo cáo đầy đủ đã được xây dựng với sự đóng góp của hơn 180 cộng tác viên (biên tập viên, các tác giả đầu ngành, các thành viên của nhóm làm việc, những người tham gia tư vấn khu vực và các nhà phê bình đồng đẳng) từ 56 quốc gia trên thế giới. Các hỗ trợ và hướng dẫn được các cố vấn cho báo cáo này, các cố vấn khu vực của WHO và các nhân viên của UNICEF đưa ra. Sẽ không thể hoàn thành được báo cáo này nếu không có sự cống hiến, hỗ trợ và trình độ chuyên môn của họ.

Báo cáo thế giới về phòng chống thương tích ở trẻ em, bản tóm tắt và những tờ thông tin cũng nhận được sự đóng góp của một số tác giả khác, cụ thể là, Tony Kahane người đã biên tập bài viết cuối cùng của báo cáo chính và Angela Burton người đã biên tập bản tóm tắt. Lời cảm ơn cũng dành cho những người sau đây: Kidist Bartolomeos và Ian Scott cho công việc điều phối thường ngày của họ; Mike Linnan cho việc phân tích số liệu của UNICEF/TASC; Kidist Bartolomeos, Colin Mathers và Karen Oldenziel cho việc phân tích và diễn giải các số liệu của WHO; Adnan Hyder và Prasanthi Puvanachandra cho việc phân tích các số liệu từ nghiên cứu đa quốc gia; Laura Sminkey và Steven Lauwers về truyền thông và sự ủng hộ tích cực; Susan Kaplan về việc đọc và sửa bản in và Liza Furnival về việc lập bảng chú giải; Susan Hobbs, Irene Lengui và Aaron Andrade cho việc thiết kế đồ họa; Pascale Broisin và Frederique Robin-Wahlin cho việc điều phối in ấn; và cuối cùng là, Pascale Lanvers-Casasola cho các hỗ trợ của bà về hành chính và để điều phối việc biên dịch báo cáo này sang các ngôn ngữ khác.

Tổ chức Y tế Thế giới và UNICEF cũng mong muốn bày tỏ lời cảm ơn tới các cơ quan sau đây vì những hỗ trợ tài chính hào phóng cho việc xây dựng, biên dịch và xuất bản báo cáo này: Chương trình Vùng Vịnh Ả rập của các Tổ chức Phát triển của Liên Hiệp Quốc (AGFUND); Chính phủ các quốc gia Bỉ, Canada, Na Uy, Thụy Điển, Liên Hiệp Vương Quốc Anh; Diễn đàn toàn cầu về Nghiên cứu Y tế; Chính phủ Hà Lan; Các Trung tâm Phòng chống Bệnh tật của Hoa Kỳ, Trung tâm Quốc gia Phòng chống Tai nạn và Thương tích.

ii

B á o c á o t h ế g i ớ i v ề p h ò n g c h ố n g t h ư ơ n g t í c h ở t r ẻ e m

O C

ÁO

TH

Ế G

IỚI

Lời tựa

Mỗi ngày trên khắp thế giới cuộc sống của hơn 2000 gia đình phải rơi lệ vì sự ra đi của một đứa trẻ do một thương tích được gọi là ‘tình cờ’. Sự đau khổ mà các gia đình này phải chịu – những người mẹ, người cha, người anh, người chị, hay ông bà và bạn bè – là vô hạn và thường lan tỏa ra khắp cộng đồng. Thảm kịch như vậy có thể làm thay đổi nhiều cuộc đời một cách không thể khác được.

Một khi trẻ em lên 5 tuổi, các thương tích không chủ ý là mối đe dọa lớn nhất tới sự sống còn của các em. Các thương tích không chủ ý cũng là một nguyên nhân chủ yếu của các trường hợp tàn tật, mà có thể có ảnh hưởng kéo dài một cách toàn diện tới cuộc đời non trẻ của các em: những mối quan hệ, việc học tập và vui chơi. Trong số đó, những trẻ em phải sống trong nghèo đói, gánh nặng của thương tích là cao nhất, vì những em này ít có khả năng hưởng lợi từ các biện pháp phòng ngừa mà các em khác có thể đã nhận được.

Các thương tích ở trẻ em đã và đang bị lãng quên trong rất nhiều năm qua, và còn thiếu nhiều trong các sáng kiến hiện thời về sự sống còn của trẻ trong chương trình nghị sự toàn cầu. Qua bản Báo cáo thế giới về phòng chống thương tích ở trẻ em này, Tổ chức Y tế Thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc và nhiều đối tác khác đã quyết định phải đưa vấn đề thương tích trẻ em thành một ưu tiên cho y tế công cộng toàn cầu và phát triển các cộng đồng. Kiến thức và kinh nghiệm của gần hai trăm chuyên gia từ tất cả các lục địa và các ngành nghề khác nhau là vô giá trong việc đặt nền móng cho báo cáo trong thực tế cần sự chú ý ở rất nhiều quốc gia.

Mức độ chín chắn của trẻ em, mối quan tâm và nhu cầu của chúng khác với người lớn. Vì vậy, việc sao chép đơn thuần các chiến lược phòng chống thương tích phù hợp với người lớn là không bảo vệ trẻ em một cách thích đáng. Có những can thiệp đã được thực chứng như ghế ngồi của trẻ em trên ô tô, các mũ bảo hiểm xe đạp, đóng gói chống trẻ cho thuốc chữa bệnh, làm hàng rào cho bể bơi, quy định về nhiệt độ cho vòi nước nóng và chấn song cửa sổ, để định rõ một số ít can thiệp.

Bộ Y tế có thể đóng một vai trò trung tâm trong việc phòng chống, tuyên truyền và nghiên cứu chăm sóc và phục hồi chức năng của trẻ em với các thương tật. Những ngành chủ chốt khác bao gồm giáo dục, giao thông, môi trường và thực thi pháp luật.

Bản Báo cáo thế giới về phòng chống thương tích ở trẻ em này cần được xem như là một sự bổ sung cho nghiên cứu của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc về bạo lực đối với trẻ em được phát hành vào cuối năm 2006. Báo cáo đó đã đề cập tới các thương tích liên quan tới bạo lực hay có chủ ý. Cả hai báo cáo gợi ý rằng các chương trình phòng chống bạo lực và thương tích ở trẻ em cần được lồng ghép vào với sự sống còn của trẻ em và các chiến lược to lớn khác tập trung vào việc cải thiện cuộc sống của trẻ em.

Bằng chứng cho thấy những thành công ấn tượng trong công tác phòng chống thương tích ở trẻ em đã đạt được tại các quốc gia vừa có kế hoạch thực hiện với sự tham gia đa ngành. Các kết quả này ủng hộ cho việc tăng đầu tư về nguồn nhân lực và năng lực thể chế. Điều này sẽ cho phép sự phát triển, thực hiện và đánh giá các chương trình để ngăn chặn cơn triều dâng về thương tích ở trẻ em và tăng cường sức khỏe và tình trạng hạnh phúc của trẻ em và gia đình các em trên toàn thế giới. Việc thực hiện các can thiệp đã được thực chứng có thể cứu sống hàng nghìn trẻ em mỗi ngày.

Margaret Chan Ann VenemanTổng giám đốc Giám đốc Điều hành Tổ chức Y tế Thế giới Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc

B ả n t ó m t ắ t

iii

BẢ

N T

ÓM

TẮ

TMục lục

Lời cảm ơn ...................................................................................................................................................................iiLời tựa ......................................................................................................................................................................... iiiMục lục ........................................................................................................................................................................ivThương tích ở trẻ em .................................................................................................................................................1Lời giới thiệu ................................................................................................................................................................1Thương tích ở trẻ em có phải là vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng không ? .................................................2Thương tích ở trẻ em có liên quan như thế nào tới các mối quan tâm khác về sức khỏe trẻ em? ..................4Tại sao vấn đề thương tích ở trẻ em lại cấp bách? ..................................................................................................4Các mô hình về thương tích ở trẻ em là gì? ............................................................................................................4Điều gì làm cho trẻ em trở nên đặc biệt dễ bị tổn thương đối với thương tích? ...............................................6Thương tích có thể phòng ngừa được .....................................................................................................................7Tiếp cận nào phát huy tác dụng? ..............................................................................................................................8Chi phí và chi phí hiệu quả........................................................................................................................................9Vượt qua trở ngại ......................................................................................................................................................10Kết luận.......................................................................................................................................................................10Thương tích giao thông đường bộ ........................................................................................................................12Tính nghiêm trọng của thương tích giao thông đường bộ .................................................................................12Tại sạo trẻ em lại có nguy cơ về thương tích giao thông đường bộ? .................................................................13Có thể làm gì để phòng ngừa thương tích giao thông đường bộ? ....................................................................16Đối nước.....................................................................................................................................................................19Tính nghiêm trọng của đuối nước ..........................................................................................................................19Tại sạo trẻ em lại có nguy cơ bị đuối nước? ..........................................................................................................20Có thể làm gì để phòng ngừa đuối nước? .............................................................................................................21Bỏng ............................................................................................................................................................................23Tính nghiêm trọng của bỏng ...................................................................................................................................23Tại sạo trẻ em lại có nguy cơ bị bỏng? ...................................................................................................................24Có thể làm gì để phòng ngừa bỏng? ......................................................................................................................26Ngã ..............................................................................................................................................................................28Tính nghiêm trọng của ngã .....................................................................................................................................28Tại sạo trẻ em lại có nguy cơ bị ngã? ......................................................................................................................29Có thể làm gì để phòng ngừa ngã? .........................................................................................................................30Ngộ độc ......................................................................................................................................................................32Tính nghiêm trọng của ngộ độc ..............................................................................................................................32Tại sạo trẻ em lại có nguy cơ bị ngộ độc? ..............................................................................................................33Có thể làm gì để phòng ngừa ngộ độc? .................................................................................................................35Con đường phía trước .............................................................................................................................................37Các thông điệp chính của báo cáo .........................................................................................................................37Khuyến nghị ..............................................................................................................................................................39Kết luận.......................................................................................................................................................................42Tài liệu tham khảo ...................................................................................................................................................43

iv

B á o c á o t h ế g i ớ i v ề p h ò n g c h ố n g t h ư ơ n g t í c h ở t r ẻ e m

O C

ÁO

TH

Ế G

IỚI

Thương tích ở trẻ em

Lời giới thiệu

Công ước đánh dấu về các quyền lợi của trẻ em được hầu hết các chính phủ thông qua tuyên bố rằng trẻ em trên toàn thế giới có quyền được hưởng một môi trường an toàn và được bảo vệ khỏi thương tích và bạo lực. Công ước cũng tuyên bố rằng các cơ quan tổ chức, các dịch vụ, và các cơ sở có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ trẻ em phải tuân thủ các tiêu chuẩn đã được quy định, đặc biệt là trong các lĩnh vực an toàn và sức khỏe. Bảo vệ những quyền lợi này ở khắp mọi nơi không phải là dễ dàng, nhưng có thể đạt được bằng hành động phối hợp. Trẻ em tiếp xúc với các hiểm họa và nguy cơ khi chúng đi lại trong sinh hoạt hàng ngày và dễ bị tổn thương ở khắp mọi nơi đối với các loại thương tích giống nhau. Tuy nhiên, môi trường tự nhiên, xã hội, văn hóa, chính trị và kinh tế nơi trẻ em đang sống khác nhau rất nhiều. Do vậy, các môi trường cụ thể của trẻ là rất quan trọng.

Bản báo cáo này – nhằm tới các nhà hoạch định chính sách – là một tóm tắt của Báo cáo thế giới về phòng chống thương tích ở trẻ em1, báo cáo cung cấp một rà soát toàn diện về kiến thức hiện nay về các hình thức khác nhau của các thương tích không chủ ý ở trẻ em (các thương tích giao thông đường bộ, đuối nước, bỏng, ngã và ngộ độc) và làm thế nào để phòng chống được những thương tích này..

Mục đính tổng thể của báo cáo chính và bản tóm tắt này là:nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, các yếu tố nguy cơ và ảnh • hưởng của các thương tích ở trẻ em trên toàn cầu;thu hút sự chú ý đến tính có thể phòng ngừa của các thương tích ở trẻ em • và trình bầy những gì đã biết về tính hiệu quả của các chiến lược can thiệp;đưa ra các khuyến nghị mà có thể được tất cả các quốc gia thực hiện • để giảm các thương tích ở trẻ em một cách có hiệu quả.

Vì các mục đích của báo cáo này, trẻ em được định nghĩa theo Công ước về các Quyền của trẻ em (1), và do đó chỉ tập trung vào các thương tích xuất hiện ở trẻ “dưới 18 tuổi”. Tuy nhiên, một vài số liệu của WHO không thể kết hợp lại được thành dưới 18 tuổi, và do vậy thay vào đó loại hình dưới 20 tuổi đã được sử dụng. Để làm rõ, phạm vi tuổi luôn được chỉ ra tại các bảng và hình minh họa.

Nghiên cứu của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc về Bạo Lực đối với Trẻ em năm 2006 (2) và đi kèm với Báo cáo thế giới về bạo lực đối với trẻ em (3) đã cung cấp một kiểm điểm sâu sắc về các thương tích chủ ý ở trẻ em. Thêm vào đó, bản Báo cáo thể giới về bạo lực và sức khỏe đã bao gồm các chương về lạm dụng trẻ em, bạo lực thanh thiếu niên và xâm hại tình dục (4). Báo cáo này, do vậy, chỉ tập trung vào các thương tích không chủ ý hay ‘vô tình’.

1 Peden M, Oyegbite K, Ozanne-Smith J, và các cộng sự, tái bản. Báo cáo thể giới về phòng chống thương tích ở trẻ em. Geneva, Tổ chức Y tế Thế giới và UNICEF, 2008.

C H U Y Ệ N C ỦA J UA NJuan sống với bố, mẹ, bốn em trai và hai em gái ở một làng nhỏ ngoại ô Merinda tại Mehicô. Ở tuổi 14 Juan không còn đi học nữa, vì cậu phải giúp bố bán trái cây bên đường. Lý do cậu phải bỏ học liên quan tới một tai nạn khủng khiếp mà cô em út, Martha gặp phải cách đây 18 tháng.

Martha – lúc đó lên sáu tuổi, đã ngã xuống giếng ở sân sau nhà trong khi cố vớt đồ chơi mà em đánh rơi xuống giếng. Juan là người đầu tiên có mặt tại hiện trường tai nạn và đã đi gọi bố đang bán trái cây ở đường xa về. Hai người trong số họ mang Martha, người ủ rũ và không khóc, chạy tới phòng khám gần nhất. Các bác sĩ đã giúp em tỉnh lại nhưng vẫn trong tình trạng nguy hiểm và cần phải chuyển lên bệnh viện lớn ở Merida, nơi em phải ở lại nhiều tuần.

Juan hiện vẫn bị tai nạn này ám ảnh. Cậu cảm nhận có trách nhiệm cho việc Martha bị ngã xuống giếng, cho rằng tai nạn đó sẽ không xảy ra giá mà cậu có mặt ở đó. Đồng thời cậu cũng hãnh diện khoe với khách đến thăm về công trình gỗ mà cậu và bố cậu đã làm đặt lên giếng nước để ngăn chặn tai nạn tương tự xảy ra.

© WHO

B ả n t ó m t ắ t

1

BẢ

N T

ÓM

TẮ

TThương tích ở trẻ em có phải là vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng không?

Thương tích là kẻ giết người chính đối với trẻ em trên toàn thế giới, chịu trách nhiệm cho hơn 900.000 ca tử vong trẻ em và thanh niên dưới 18 tuổi mỗi năm. Nghĩa là mỗi giờ trong ngày có hơn 100 trẻ em chết một cách uổng phí. Các thương tích không chủ ý chiếm gần 90% tổng số các trường hợp này. Riêng thương tích giao thông đường bộ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong cao trong số trẻ ở độ tuổi 15–19 và là nguyên nhân đứng thứ hai trong số các thanh thiếu niên 10-14 tuổi. (Xem Bảng 1)

Ngoài các ca tử vong do thương tích không chủ ý, có hàng chục triệu trẻ em đòi hỏi phải được chăm sóc tại bệnh viện do các thương tích không gây tử vong. Nhiều trong số các trường hợp này đã bị thương tật dưới dạng nào đó, thường là hậu quả suốt đời. Các vụ va chạm giao thông đường bộ và ngã xếp loại trong 15 nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới ở trẻ em từ 0–14 tuổi. Còn đối với các em sống sót, nhu cầu chăm sóc và phục hồi chức năng cho thương tích và khả năng bị tàn tật suốt đời có thể ảnh hưởng sâu xa tới tương lai, sức khỏe, giáo dục và cả các hoạt động xã hội của các em và ảnh hưởng tới cuộc sống của cha mẹ các em.

Thương tích là gì?

Thương tích được định nghĩa là “sự tổn hại về thể chất xảy ra khi cơ thể con người bất ngờ phải chịu một lực vượt quá ngưỡng chịu đựng về sinh lý – nếu không thì là hậu quả của tình trạng thiếu một trong những yếu tố sống còn như ô xi” (5).

a Số liệu này đề cập tới các đối tượng dưới 20 tuổi.Nguồn: WHO (2008), Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu: cập nhật 2004.

Thư tự Dưới 1 tuổi 1-4 tuổi 5-9 tuổi 10-14 tuổi 15–19 tuổi Tổng số dưới 20 tuổi

1 Nguyên nhân Nhiễm trùng đường Nhiễm trùng đường Nhiễm trùng đường Thương tích Nguyên nhân chu sinh hô hấp dưới hô hấp dưới hô hấp dưới giao thông đường bộ chu sinh

2 Bệnh Bệnh Thương tích Thương tích Thương tích Nhiễm trùng đường tiêu chảy tiêu chảy giao thông đường bộ giao thông đường bộ tự gây ra hô hấp dưới

3 Nhiễm trùng đường Sởi Sốt rét Đuối nước Bạo lực Bệnh hô hấp dưới tiêu chảy

4 Sốt rét Sốt rét Bệnh Sốt rét Nhiễm trùng đường Sốt rét tiêu chảy hô hấp dưới

5 Dị tật HIV/AIDS Viêm màng não Viêm màng não Đuối nước Sởi bẩm sinh

6 Ho kéo dài Dị tật Đuối nước HIV/AIDS Bệnh lao Dị tật bẩm sinh bẩm sinh

7 HIV/AIDS Suy dinh dưỡng Suy dinh dưỡng Bệnh lao Bỏng HIV/AIDS do thiếu prô- tê- in do thiếu prô- tê- in do lửa

8 Uốn ván Đuối nước Sởi Bệnh HIV/AIDS Thương tích tiêu chảy giao thông đường bộ

9 Viêm màng não Thương tích Bệnh lao Suy dinh dưỡng Bệnh bạch cầu Ho kéo dài giao thông đường bộ do thiếu prô- tê- in

10 Sởi Viêm màng não HIV/AIDS Thương tích Viêm màng não Viêm màng não tự gây ra

11 Suy dinh dưỡng Bỏng Bỏng Bệnh bạch cầu Xuất huyết Đuối nước do thiếu prô- tê- in do lửa do lửa bà mẹ

12 Bệnh giang mai Bệnh lao Dị tật bẩm sinh Bỏng Ngã Suy dinh dưỡng do lửa do thiếu prô- tê- in

13 Rối loạn Bệnh lao Dị tật Chiến tranh và Ngộ độc Uốn ván nội tiết bẩm sinh xung đột

14 Bệnh lao Nhiễm khuẩn đường Động kinh Bạo lực Nạo thai Bệnh lao hô hấp trên

15 Nhiễm khuẩn đường Bệnh giang mai Bệnh bạch cầu Bệnh trùng Động kinh Bỏng hô hấp trên mũi khoan do lửa

Bảng 1: Các nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ ema, cả hai giới, Thế giới, năm 2004

2

B á o c á o t h ế g i ớ i v ề p h ò n g c h ố n g t h ư ơ n g t í c h ở t r ẻ e m

O C

ÁO

TH

Ế G

IỚI

Gánh nặng thương tích ở trẻ em là bất bình đẳng. Trẻ em ở các quốc gia nghèo hơn và ở các gia đình nghèo hơn tại các quốc gia giàu có thì dễ bị tổn thương nhất (Hình 1). Hơn 95% cả các ca tử vong do thương tích ở trẻ em trên thế giới xảy ra tại các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Mặc dù tỷ lệ tử vong do thương tích ở trẻ em là thấp hơn rất nhiều tại các quốc gia phát triển, nhưng thương tích vẫn là các nguyên nhân chính của tử vong, chiếm tới 40% tổng số tử vong trẻ em.

45+30–44.915–29.9<15No data

Hình 1: Tỷ lệ tử vong do thương tích không chủ ý trên 100.000 dâna theo khu vực của WHO và mức độ thu nhập, 2004

a Số liệu này đề cập tới các đối tượng dưới 20 tuổi. HIC = Các quốc gia thu nhập cao; LMIC = Các quốc gia thu nhập thấp và trung bình.Nguồn: WHO (2008), Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu: cập nhật năm 2004.

Sự thật về các thương tích ở trẻ em900.000 trẻ em • dưới 18 chết mỗi năm là kết quả của thương tích không chủ ý.Các thương tích không chủ ý là • nguyên nhân hàng đầu của tử vong đối với trẻ em trên 9 tuổi.Các thương tích giao thông đường bộ và đuối nước • chiếm tới gần một nửa các thương tích không chủ ý ở trẻ em.Mỗi năm,• hàng chục triệu trẻ em cần đến chăm sóc của bệnh viện cho các thương tích không gây tử vong.Các thương tích giao thông đường bộ và ngã• là các nguyên nhân chính gây tàn tật ở trẻ em liên quan tới thương tích.95% các thương tích ở trẻ em xảy ra tại • các quốc gia thu nhập thấp và trung bình.Thương tích ở trẻ em vẫn còn là một vấn đề ở • các quốc gia thu nhập cao, chiếm tới 40% tử vong trẻ em.Rất nhiều các quốc gia thu nhập cao đã có khả năng • giảm tử vong do thương tích ở trẻ em tới 50% trong hơn ba thập kỷ qua bằng cách thực hiện các tiếp cận đa ngành, đa chiều để phòng chống thương tích ở trẻ em.

Châu Phi Châu Mỹ Đông Nam Á Châu Âu Đông Địa Trung Hải Tây Thái Bình Dương

LMIC53.1

HIC14.4

LMIC21.8

LMIC49.0

HIC7.9

LMIC25.4

HIC41.6

LMIC45.7

HIC7.8

LMIC33.8

B ả n t ó m t ắ t

3

BẢ

N T

ÓM

TẮ

TThương tích ở trẻ em có liên quan như thế nào tới các mối quan tâm khác về sức

khỏe trẻ em?

Vì thương tích là nguyên nhân tử vong và thương tật hàng đầu ở trẻ em trên toàn thế giới, phòng chống thương tích ở trẻ em có liên quan chặt chẽ đến các vấn đề khác về sức khỏe của trẻ em. Giải quyết thương tích ở trẻ em phải là bộ phận trung tâm của tất cả các sáng kiến cải thiện tình hình tử vong và mắc bệnh ở trẻ em và sức khỏe chung của trẻ.

Sự sinh tồn của trẻ em được mô tả như “vấn đề đạo đức cấp bách nhất của Thiên niên kỷ mới” (6) và Công ước quốc tế về Quyền trẻ em, được thông qua vào tháng 11 năm 1989 đã khẳng định rằng mỗi đứa trẻ có quyền được hưởng mức độ cao nhất có thể về sức khỏe và môi trường an toàn. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã thông qua Công ước này, điều này đòi hỏi tất cả các biện pháp giáo dục và xã hội, hành chính, luật pháp phù hợp phải được các quốc gia thực thi (1). Công ước quốc tế về quyền trẻ em đưa ra một tuyên bố có quyền lực về các quan điểm tập thể về các trách nhiệm với trẻ em, nhưng một tuyên bố là chưa đủ – hành động mới là cần thiết.

Ở rất nhiều quốc gia, tỷ lệ tử vong do các thương tích ở trẻ em từ 1 đến 4 tuổi là vấn đề đủ nghiêm trọng để thấy rằng việc không quan tâm giải quyết các thương tích cùng với các bệnh truyền nhiễm sẽ cản trở việc đạt được mục tiêu Phát triển Thiên Niên Kỷ thứ tư-giảm tử vong trẻ em.

Tại sao vấn đề thương tích ở trẻ em lại cấp bách?

Với sự tiến bộ trong các lĩnh vực khác của sức khỏe trẻ em và các phương pháp thu thập số liệu tốt hơn, hiện nay đã rõ rằng là thương tích là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em và sức khỏe kém ở hầu hết các quốc gia (7, 8). Sự thừa nhận này là mới gần đây và với việc nó thành hiện thực, toàn bộ phạm vi của vấn đề về các thương tích vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ ở rất nhiều quốc gia. Ví dụ như, các điều tra dựa vào cộng đồng trên phạm vi rộng mới đây tại 5 quốc gia ở Đông Nam Á xem xét lại toàn bộ tử vong trẻ em đã phát hiện rằng con số tử vong do thương tích là cao hơn nhiều so với những gì người ta đã nghĩ về trẻ em ở tất cả các lứa tuổi (9). Những vấn đề sâu xa hơn nữa, như toàn cầu hóa, đô thị hóa, cơ giới hóa và thay đổi môi trường, tất cả đều tiềm ẩn khả năng làm cho thương tích trở nên tồi tệ hơn.

Các mô hình về thương tích ở trẻ em là gì?

Các thương tích ở trẻ em khác nhau về tính nghiêm trọng, nguyên nhân, tuổi của trẻ em và nơi các em sống, tất cả những điều này cần được tính đến khi lập kế hoạch hành động.

Các thương tích gây tử vong ở trẻ em Phần lớn các thương tích gây tử vong ở trẻ em dưới 18 trong năm 2004 là kết quả của các vụ va chạm giao thông đường bộ, đuối nước, bỏng do lửa, ngã hay ngộ độc. Năm loại hình này góp đến 60% cả tử vong do thương tích ở trẻ em (Hình 2).

“Nếu, cuối cùng, chúng ta sắp đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ là giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em, thì điều khẩn thiết là chúng ta phải hành động để xác định các nguyên nhân thương tích ở trẻ emAnupama, Rao SinghGiám đốc khu vực UNICEF Đông Á và Thái Bình Dương.

Giết người5.8%

Chiến tranh2.3%

Thương tích GTĐB22.3%

Tự hại4.4%

Ngộ độc3.9%

Ngã4.2%

Bỏng lửa9.1%

Đuối nước16.8%

Nguyên nhân không chủ ý khác

a

31.1%

Hình 2: Phân bổ tử vong trẻ em do thương tích trên toàn cầu theo nguyên nhân, từ 0-17 tuổi, Thế giới, 2004

a ‘Nguyên nhân khác’ bao gồm ngạt thở, bị nghẹt, tắc khí quản, động vật hoặc rắn cắn, giảm thân nhiệt và chứng thân nhiệt cao.Nguồn: WHO (2008), Gánh nặng Bệnh tật Toàn Cầu: cập nhật năm2004.

4

B á o c á o t h ế g i ớ i v ề p h ò n g c h ố n g t h ư ơ n g t í c h ở t r ẻ e m

O C

ÁO

TH

Ế G

IỚI

Tỷ lệ tử vong do thương tích ở trẻ em tại các quốc gia thu nhập thấp và trung bình cao hơn 3 lần so với các quốc gia thu nhập cao, có những khác biệt lớn theo loại hình tử vong do thương tích. Đối với các ca tử vong do lửa hoặc hỏa hoạn, tỷ lệ ở các quốc gia thu nhập thấp cao gấp gần 11 lần so với quốc gia thu nhập cao, đối với đuối nước hơn 6 lần, ngộ độc 4 lần và ngã hơn khoảng 6 lần (Bảng 2).

Tỷ lệ tử vong và loại hình tử vong do thương tích không chủ ý cũng khác nhau theo tuổi, và có sự khác nhau lớn giữa các quốc gia giàu và nghèo. Ví dụ như, trong khi đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trẻ em dưới 5 tuổi ở cả Hoa Kỳ lẫn châu Á, và tỷ lệ tử vong là cao hơn 30 lần ở châu Á (9, 10).

Trẻ em trai tử vong phổ biến hơn trẻ em gái ở tất cả các loại hình thương tích không chủ ý, trừ bỏng do lửa (Hình 3), ở những nơi cụ thể trên thế giới, chẳng hạn như Khu Vực Đông Nam Á của WHO và các quốc gia thu nhập thấp và trung bình của Khu vực miền Đông Địa Trung Hải, tử vong của nữ vị thành niên vượt quá nam vị thành niên tới 50%. Ở hầu hết các khu vực và quốc gia, sự khác biệt trong các thương tích gây tử vong giữa các em trai và gái tăng lên theo độ tuổi. Các tỷ lệ là gần bằng nhau cho tới 5 tuổi, sau đó trẻ em trai gây ra một tỷ lệ tăng lớn cho tới tuổi vị thành niên khi mà các nam vị thành niên từ 15–17 tuổi gây ra 86% tử vong do thương tích.

b

Thương tíchGiao thôngđường bộ

Đuối nước Ngã Bỏng lửa Ngộ độc Nguyên nhânkhông chủ ý

khác

Bé traiBé gái

Tỷ lệ

trên

100.

000 d

ân

0

5

10

15

Hình 3: Tỷ lệ tử vong do thương tích không chủ ý trên 100.000 dâna theo nguyên nhân và giới tính, Thế giới, 2004

a Số liệu này đề cập tới các đối tượng dưới 20 tuổi. b ‘Nguyên nhân khác’ bao gồm ngạt thở, bị nghẹt, tắc khí quản, động vật hoặc rắn cắn, giảm thân nhiệt và chứng thân nhiệt cao.Nguồn: WHO (2008), Gánh nặng Bệnh tật Toàn Cầu: cập nhật năm 2004.

Bảng 2: Phân bổ tử vong trẻ em do thương tích trên toàn cầu theo nguyên nhân, từ 0-17 tuổi, Thế giới, 2004

a Số liệu này đề cập tới các đối tượng dưới 20 tuổi.b ‘‘Nguyên nhân khác’ bao gồm đám cháy âm ỉ, sự ngạt hơi, bị nghẹn thở, rắn hay động vật cắn, chứng giảm nhiệt và chứng than nhiệt cao.HIC = Các quốc gia thu nhập cao; LMIC = Các quốc gia thu nhập thấp và trung bình..Nguồn: WHO (2008), Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu: cập nhật 2004.

THƯƠNG TÍCH KHÔNG CHỦ Ý

Thương tích đường bộ

Đuối nước Bỏng do lửa Ngã Ngộ độcNguyên nhân

khácb TỔNG SỐ

HIC 7.0 1.2 0.4 0.4 0.5 2.6 12.2

LMIC 11.1 7.8 4.3 2.1 2.0 14.4 41.7

Thế giới 10.7 7.2 3.9 1.9 1.8 13.3 38.8

B ả n t ó m t ắ t

5

BẢ

N T

ÓM

TẮ

TCác thương tích không gây tử vong ở trẻ em và tàn tật

Tử vong do thương tích chỉ là chóp của tảng băng và các nguyên nhân thương tích gắn liền với tử vong trẻ em là khác với các nguyên nhân của thương tích không gây tử vong và tàn tật (xem Hình 4 minh họa tháp thương tích không gây tử vong ở trẻ em). Do vậy, điều quan trọng là phải xem xét vượt qua giới hạn các ca tử vong do thương tích, vì việc chỉ tập trung vào các tử vong có thể dẫn đến các chiến lược phòng chống thương tích không tính đến các thương tích không gây tử vong xảy ra thường xuyên gây tốn kém cho hệ thống y tế.

Các thương tích vùng đầu là loại hình thương tích phổ biến nhất – và tiềm ẩn mức nghiêm trọng nhất – mà trẻ em phải chịu. Trong số các thương tích nhỏ xảy ra với trẻ em, người ta thường thấy vết rách và thâm tím. Tuy nhiên, loại hình thương tích không chủ ý phổ biến nhất đòi hỏi phải nhập viện ở trẻ em dưới 15 tuổi là gãy xương tay và chân.

Các số liệu của Giám sát toàn cầu về thương tích không chủ ý ở trẻ em được tiến hành ở 4 quốc gia – Băng-la-đét, Colombia, Ai cập và Pakistan – đã chỉ ra rằng gần một nửa số trẻ em dưới 12 tuổi những em phải chịu một thương tích không chủ ý nặng tới mức phải được điều trị tại phòng cấp cứu đã bị thương tật suốt đời. Trong số trẻ em bị bỏng, 8% bị thương tật suốt đời, trong khi trẻ em bị thương tích trong các vụ va chạm giao thông thậm trí còn dễ bị các dạng thương tật khác hơn. Rất nhiều em sống sót sau các chấn thương lớn đã bị thương tật về tâm thần hay tâm lý và thể chất kéo dài, với một ảnh hưởng quan trọng tới cuộc sống riêng của các em cũng như gia đình. Hơn nữa trẻ em không những bị ảnh hưởng của thương tích với chính các em, mà còn bị ảnh hưởng của thương tích với những người khác. Điều này đặc biệt đúng khi một thương tích xảy ra với cha mẹ hoặc người trông giữ các em dẫn đến kết quả là tử vong hay tàn tật và mất đi nguồn thu nhập của gia đình (10, 12). Mặc dù vấn đề thương tích là rất lớn, nhưng vẫn có thể giải quyết được. Kinh nghiệm và nghiên cứu ở các quốc gia thu nhập cao đã cho thấy rằng phần lớn các thương tật và tử vong ở trẻ em do thương tích là có thể phòng ngừa được, và phần nhiều trong kiến thức đó có thể áp dụng được vào tất cả các quốc gia (13–15).

Điều gì làm cho trẻ em trở nên đặc biệt dễ bị tổn thương đối với thương tích?

Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ. Khả năng và hành vi của các em khác với những khả năng và hành vi của người lớn, điều này làm cho chúng có nguy cơ bị thương tích cao hơn. Khả năng thể chất và tâm thần của trẻ em, mức độ phụ thuộc, loại hình hoạt động và các hành vi có nguy cơ tất cả đều thay đổi về căn bản khi chúng lớn lên (16–19). Nhưng khi trẻ em phát triển, tính tò mò và nhu cầu thử nghiệm của trẻ không thường xuyên phù hợp với năng lực để hiểu biết và phản ứng với nguy hiểm, làm cho chúng có nguy cơ thương tích. Do vậy, thương tích ở trẻ em liên quan nhiều đến các loại hình chúng hoạt động, và điều này đến lượt nó lại liên quan đến tuổi và giai đoạn phát triển của trẻ.

Các vấn đề về tuổi và giai đoạn phát triển

Tử vong do thương tích ở trẻ em và thương tích là khác nhau về căn bản theo tuổi. Điều quan trọng là các chiến lược phòng chống thương tích phải tính đến tuổi và các giai đoạn phát triển của trẻ cũng như thực tế thế giới đang thay đổi của chúng ta. Ví dụ như, tình hình ở các vùng cận sa mạc Sahara châu Phi nơi HIV và AIDS đang gây ra cho các hộ gia đình không có cha mẹ và buộc trẻ em phải đảm nhận trách nhiệm của người lớn, chứng minh bản chất của trẻ em đã bị thay đổi hoàn toàn (20, 21).

Một số đặc điểm thể chất làm cho trẻ em dễ bị tổn thương với các thương tích. Kích thước nhỏ bé của chúng làm tăng nguy cơ trước môi trường đường bộ. Phát hiện ra chúng khó hơn so với người lớn và nếu bị xe cộ va phải, chúng dễ phải chịu thương tích vùng đầu hoặc cổ hơn so với người lớn (22). Đồng thời, trẻ nhỏ có

(1)

(4)

(13)

(24)

(690)

Tử vong

Thương tật suốt đời

Nhập viện (>10 ngày)

Nhập viện (1–9 ngày)

Nghỉ việc; Nghỉ học hoặc cần điều trị

Hình 4: Tính nghiêm trọng của ngã trên 100.000 dân trong số trẻ em từ 0–17 tuổi, Tỉnh Giang Tây, Trung Quốc

6

B á o c á o t h ế g i ớ i v ề p h ò n g c h ố n g t h ư ơ n g t í c h ở t r ẻ e m

O C

ÁO

TH

Ế G

IỚI

khó khăn phát hiện xe cộ, nhận định về tốc độ của các xe cộ đang chạy tới và về khoảng cách tới một chiếc xe thông qua tiếng động cơ của nó (23). Da của trẻ nhỏ dễ bị bỏng sâu hơn và nhanh hơn, ở nhiệt độ thấp hơn so với da dầy hơn ở người lớn (24). Hơn nữa, các đặc điểm thể chất nhất định của trẻ nhỏ có thể ảnh hưởng đến hậu quả của thương tích. Ví dụ, với cùng lượng chất độc trẻ em sẽ có nhiều khả năng ngộ độc hơn so với người lớn vì trọng lượng của đứa trẻ nhỏ hơn. (5). Kích thước nhỏ hơn của trẻ em cũng tạo ra nguy cơ đối với các bộ phận cơ thể, nguy hiểm nhất là đầu. Nhiều sản phẩm và môi trường không tính đến những nguy cơ này một cách đúng mức.

Các nghiên cứu về trẻ em tham gia giao thông cho thấy trẻ nhỏ có thể thiếu kiến thức, kỹ năng và mức độ tập trung cần thiết để xử lý môi trường đường bộ, cho dù tình trạng đường có tốt đến mấy (25). Hơn nữa khả năng về thể chất của chúng có thể không tương xứng với khả năng nhận thức. Ví dụ trẻ nhỏ, trong quá trình khám phá thế giới, có thể rơi từ trên cao bởi vì khả năng leo trèo của chúng không tương xứng với khả năng cân bằng hoặc suy luận (22).

Giới tính

Các em trai có xu hướng bị thương tích thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn so với các em gái (5, 26) và các lý thuyết khác nhau đã đề xuất sự khác nhau về các tỷ lệ thương tích giữa các em trai và các em gái (27). Những giả thuyết này bao gồm ý kiến cho rằng các em trai tham gia vào nhiều nguy cơ hơn so với các em gái, rằng chúng có các mức độ hoạt động cao hơn, rằng chúng cư xử một cách bột phát (28, 29). Cũng bao gồm trong các giả thuyết rằng các em trai được xã hội hóa theo một cách khác với các em gái. Các em trai ít bị bố mẹ cấm khám phá, chúng dễ có khả năng được cho phép đi xa hơn, và chúng dễ có khả năng được phép chơi một mình hơn (30–32).

Nghèo đói

Trẻ em ở các quốc gia nghèo hơn và những em sống trong các gia đình kém phong lưu hơn ở các quốc gia giàu có hơn đang có nguy cơ gia tăng về thương tích. Một loạt các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng tới nguy cơ thương tích của chúng (33). Các yếu tố bao gồm thu nhập gia đình, trình độ học vấn của mẹ, bố mẹ đơn thân, tuổi làm mẹ, số con, số người cư trú trong gia đình, hình thức nhà cửa và mức độ tình trạng quá đông người. Trẻ em sống trong nghèo đói thường dễ bị phơi nhiễm với các môi trường hiểm họa bao gồm giao thông với tốc độ di chuyển cao, khối lượng tham gia lớn, thiếu không gian và cơ sở vui chơi an toàn, các điều kiện sống chật hẹp, không có nhà bếp đúng quy cách, đun nấu bằng bếp lửa mở, của sổ không có chấn song và mái nhà để mở, và cầu thang không có tay vịn.

Thêm vào đó, các thương tích cũng có thể gây ra nghèo đói, gây ra một vòng luẩn quẩn. Dân cư nghèo là đặc biệt dễ bị tổn thương đối với sự khủng hoảng do các vụ va chạm giao thông đường bộ hay một trận lũ lụt mang lại, việc này có thể gây ra một sự suy kiệt các nguồn lực của gia đình (34). Trẻ em là một nhóm đặc biệt dễ bị tổn thương, trực tiếp là thông qua việc bản thân các em bị thương tích hoặc gián tiếp là thông qua việc mất cha mẹ. Ví dụ, ở Băng - La - Đét một nghiên cứu cho thấy rằng thương tích là nguyên nhân hàng đầu ở trẻ em mất cha mẹ, với khoảng 7900 ông bố và 4300 bà mẹ bị chết mỗi năm (12).

Môi trường

Các giai đoạn phát triển thể chất và tâm thần của trẻ em, độ tuổi và giới tính là quan trọng, nhưng trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thương với thương tích vì chúng đang sống trong một thế giới trong đó chúng có rất ít quyền lực hoặc quyền năng. Điều này còn phức tạp hơn vì trẻ em thiếu năng lực thay đổi môi trường của chúng (35). Trẻ em sống ở các môi trường nông thôn và thành thị được xây dựng bởi người lớn và dành cho người lớn. Tiếng nói chúng hiếm khi được người ta nghe và rất hiếm khi có những địa điểm được thiết kế có sự tư vấn của trẻ em (36). Những nhà thiết kế đô thị và các nhà hoạch định chính sách thường cho rằng các thay đổi sẽ đem lại lợi ích cho tất cả mọi người mà không cần tính đến những mối quan tâm của trẻ em (37). Những sản phẩm mới thường được thiết kế mà không tính đến khả năng chúng có thể được trẻ em sử dụng và mối nguy hại sau này. Các nhu cầu của trẻ em cần phải được đưa vào môi trường sống của chúng.

Thương tích có thể phòng ngừa được

Thương tích có thể được phòng ngừa hoặc kiểm soát. Một số quốc gia thu nhập cao đã đạt được sự suy giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở trẻ em, ở một số trường hợp là hơn 50% (38) (xem Hình 5). Tuy nhiên, thành công đó không là kết quả của việc đơn giản đưa ra các chiến lược an toàn thích hợp với người lớn. Các nhu cầu thực tế và duy nhất của trẻ em có thể được giải quyết bằng các nguyên tắc cơ bản mà làm cơ sở cho phần lớn các chương trình phòng chống thương tích ở trẻ em thành công trên thế giới.

B ả n t ó m t ắ t

7

BẢ

N T

ÓM

TẮ

TTiếp cận nào phát huy tác dụng?

Các quốc gia mà sử dụng một sự kết hợp các biện pháp chính, bổ sung với việc khuyến khích một văn hóa an toàn và cam kết chính trị mạnh, đã có những tiến bộ lớn nhất trong việc làm giảm gánh nặng thương tích ở trẻ em. Từng biện pháp chính này đã được áp dụng ở các lĩnh vực thương tích ở trẻ em khác nhau và các chiến lược phòng chống cụ thể đã được xây dựng, rất nhiều trong số đó đã chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm các thương tích, hoặc có triển vọng lớn.

Pháp chế và thực thiPháp chế là một công cụ có tác động mạnh trong việc phòng chống thương tích. Nó có thể được coi như là một “thử nghiệm cam kết với nguyên nhân an toàn cho trẻ em” (13). Có bằng chứng chứng minh rằng pháp chế đã làm tăng sự hiểu biết về các biện pháp phòng chống và giảm thương tích của trẻ em ở một số khu vực. Rất nhiều các quốc gia đã có các tiêu chuẩn cụ thể hay các quy định cho một phạm vị rộng các dịch vụ, ví dụ như các sản phẩm chăm sóc trẻ em và mũ bảo hiểm, và cũng thường có các quy định và tiêu chuẩn liên quan đến việc xây dựng các tòa nhà cũng như cho sức khỏe và an toàn nơi làm việc nói chung. Ví dụ như, pháp chế đặt ra cho mức độ cồn cho phép trong máu thấp hơn ở các lái xe trẻ tuổi cũng dẫn tới việc giảm đi 4% các vụ va chạm (39) và giảm đáng kể các ca ngộ độc ở các quốc gia thu nhập cao thông qua pháp luật đòi hỏi việc đóng gói chống trẻ cho các loại chất độc (40). Tuy nhiên cùng với việc đưa ra bộ luật mới, thì các bộ luật được áp dụng đồng bộ như thế nào và được thực thi nghiêm ngặt ra sao là rất quan trọng. Sửa đổi sản phẩmThay đổi thiết kế và chế tạo sản phẩm có thể giảm nguy cơ một thương tích, giảm tiếp cận đến rủi ro hay giảm tính nghiêm trọng của một thương tích. Việc sửa đổi sản phẩm đã góp phần vào việc phòng chống thương tích ở trẻ em. Ví dụ như, việc đưa ra đóng gói chống trẻ có hiệu quả trong việc giảm số ca tử vong ở trẻ em vì ngộ độc các chất như paraffi n, các sản phẩm dùng trong hộ gia đình, và các hóa chất trong khi thiết kế lại bếp lò đốt củi đã có khả năng giảm không những các nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính ở trẻ em, mà còn cả bỏng và bỏng nước nữa (41, 42).

Thay đổi môi trườngThay đổi môi trường để làm cho nó thân thiện hơn với người sử dụng là một biện pháp quan trọng trong việc phòng chống thương tích. Thay đổi môi trường có hiệu quả đã được xây dựng cho giao thông đường bộ và các gia đình. Ví dụ như, các quốc gia thu nhập cao đã có những tiến bộ đáng kể trong việc tạo ra cơ sở hạ tầng giao thông an toàn hơn, bao gồm cả quanh trường học và các nhà trẻ. Trong khi không phải tất cả các giải pháp này có thể có tác dụng với các quốc gia thu nhập thấp, một giải pháp có triển vọng là phân luồng các loại phương tiện khác nhau khi tham gia giao thông (43). Ví dụ ở Malaysia, việc phân luồng xe máy đã có kết quả giảm 27% các vụ va chạm (44).

Thăm hỗ trợ gia đình Thăm vấn của các điều dưỡng viên nhi khoa tới gia đình có nguy cơ cao về thương tích đã được sử dụng với một loạt mục đích, bao gồm cả việc cải thiện môi trường nhà ở, phát triển gia đình và chú ý tới hành vi của trẻ. Việc cải thiện chất lượng môi trường nhà ở được gắn liền với một nguy cơ được giảm đi cho một số loại thương tích, ví dụ ngã ở trẻ em còn rất bé (45), với ảnh hưởng lớn nhất được phát hiện trong các chương trình sử dụng những người đến thăm chuyên nghiệp với lịch thăm vấn dài hơn và cung cấp các thiết bị an toàn.

Các biện pháp phòng chống thương tích ở trẻ em

Pháp chế và thực thi• Sửa đổi sản phẩm • Thay đổi môi trường • Thăm hỗ trợ các gia đình và khuyến khích sử dụng • các thiết bị an toàn Giáo dục, phát triển các kỹ năng và thay đổi hành vi • Các dự án dựa vào cộng đồng • Chăm sóc tiền bệnh viện và cấp cứu, cũng như là • phục hồi chức năng

”Điều chỉnh môi trường theo đặc điểm của trẻ nhỏ và đưa an toàn vào thiết kế các sản phẩm là nằm trong số các chiến lược phòng chống thương tích thành công nhất “

Wim RogmansGiám đốc: Viện An toàn cho Người tiêu dùng.

Bé trai Bé gái

Tỷ lệ

trên

100.

000 d

ân

0

5

10

15

20

25

30

1969 1974 1979 1984 1989 1994 1999

Hình 5: Các xu hướng thương tích ở trẻ em, Thụy điển, 1969–1999

8

B á o c á o t h ế g i ớ i v ề p h ò n g c h ố n g t h ư ơ n g t í c h ở t r ẻ e m

O C

ÁO

TH

Ế G

IỚI

Các thiết bị an toàn Sự phát triển và khuyến khích các thiết bị an toàn có thể dẫn đến sự giảm đi rất nhiều thương tích. Ví dụ, mũ bảo hiểm xe đạp làm giảm tới 63–88% nguy cơ thương tích vùng đầu và chấn thương não nghiêm trọng trong số những người đi xe đạp ở tất cả các độ tuổi (46) trong khi thiết bị báo cháy giảm nguy cơ tử vong do hỏa hoạn tới 70% (47).

Giáo dục, kỹ năng và thay đổi hành vi Rõ ràng là, giáo dục làm cơ sở cho các chiến lược khác như pháp chế, việc khuyến khích các thiết bị an toàn và thăm vấn tại gia đình. Tuy nhiên, chỉ riêng các chương trình giáo dục lại không giảm được các thương tích và không nên chỉ tập trung vào các nỗ lực phòng chống thương tích ở trẻ em, đặc biệt là khi đã sẵn có các chiến lược khác đầy triển vọng và đã được thực chứng.

Cấp cứu Y tế Tăng cường các dịch vụ chăm sóc chấn thương rộng khắp, từ chăm sóc tiền bệnh viện, chăm sóc tại bệnh viện đến phục hồi chức năng, sẽ giảm nhiều cho gánh nặng tử vong và thương tật vì thương tích. Việc thực hiện chăm sóc tiền bệnh viện và tại bệnh viện có thể được nâng cao qua tiêu chuẩn hóa trang thiết bị, đào tạo, cơ sở hạ tầng và hoạt động, và ở những nơi không có các dịch vụ cấp cứu y tế chính thức, chăm sóc tiền bệnh viện có thể được cải thiện bằng cách xây dựng trên các hệ thống và vận tải không chính thức hiện có (48, 49).

Chi phí và chi phí hiệu quả

Đối với nhiều bậc cha mẹ, nỗi thương tiếc vì bất ngờ bị mất đi một đứa con do thương tích có thể mất hàng chục năm để chữa lành và nhiều trường hợp không bao giờ chữa được. Ở một số gia đình nỗi đau tình cảm còn lớn hơn rất nhiều khi họ nhận thấy rằng các biện pháp đơn giản có thể đã ngăn chặn được tai nạn đó. Ngay cả khi kết quả là một thương tích không gây tử vong, các chi phí y tế và chăm sóc đặc biệt cần đến cho trẻ bị thương tật nặng hay tàn tật có thể đòi hỏi các bậc cha mẹ một khoản tài chính lớn, và gây ra rất nhiều khó khăn lớn cho các gia đình và những người chăm sóc trẻ.

Ngoài những gì mà cha mẹ, anh chị, gia đình và cộng đồng phải chịu đựng, thương tích ở trẻ em cũng đặt ra một tình trạng quá tải cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe vốn đã có quá nhiều áp lực. Chi phí cho các chương trình phòng chống ban đầu là rẻ hơn rất nhiều so với việc điều trị cho một đứa trẻ, đôi khi phải mất hàng tháng trời, vì một thương tích có thể phòng ngừa được. Rất nhiều quốc gia giàu có đã thực hiện các chương trình phòng chống ban đầu chi phí hiệu quả đã dẫn đến việc giảm các chi phí y tế. Ví dụ tại Hoa Kỳ, người ta ước tính rằng cứ mỗi một đô la Mỹ sử dụng cho ghế an toàn của trẻ, sẽ tiết kiệm được 29 đô la Mỹ từ các chi phí y tế trực tiếp và gián tiếp, và các chi phí khác trong xã hội (50). Như trình bày ở Bảng 3, nhiều chiến lược chi phí hiệu quả cho các thương tích không chủ ý không những có thể cứu được tính mạng mà còn tiết kiệm các chi phí cho xã hội. Nếu các can thiệp hiệu quả tương tự cho phòng ngừa thương tích ở trẻ em đã được thực hiện trên toàn thế giới, hơn 1000 tính mạng trẻ em có thể sẽ được cứu sống mỗi ngày (51).

Chi phí cho các thương tích là những món tiền khổng lồ đối với các chính phủ. Ở các quốc gia đang phát triển, chỉ riêng thương tích giao thông đường bộ mỗi năm chiếm khoảng 1%–2% tổng sản phẩm quốc nội (khoảng 100 tỉ đô la Mỹ), hoặc gấp hai lần tổng số tiền hỗ trợ phát triển nhận được trên toàn thế giới ở các quốc gia đang phát triển (52). Trong khi không có những số liệu toàn cầu về chi phí của các thương tích không chủ ý ở trẻ em, nhưng một đánh giá gần đây ở Hoa Kỳ cho thấy chi phí y tế và tổn thất năng suất do hậu quả của tất cả các thương tật gây ra đối với trẻ em từ 0–14 tuổi ở trong phạm vi 50 tỷ đô la Mỹ mỗi năm (53). Vì vậy rất cần phải có các hành động chi phí hiệu quả và có mục tiêu tốt.

Bảng 3: Các tiết kiệm tài chính nhờ các can thiệp được lựa chọn cho phòng chống thương tích

CHỈ TIÊU CỦA MỖI 1 ĐÔ LA MỸ CHO:TIẾT KIỆM

(ĐÔ LA MỸ)

Thiết bị báo cháy 65

Ghế an toàn cho trẻ 29

Mũ bảo hiểm xe đạp 29

Tư vấn phòng ngừa của các bác sĩ khoa nhi 10

Các dịch vụ kiểm soát chất độc 7

Cải thiện an toàn đường bộ 3

B ả n t ó m t ắ t

9

BẢ

N T

ÓM

TẮ

TMột số các chiến lược phòng chống đã chứng minh có tác dụng và cũng có chi phí hiệu quả. Tuy nhiên, các thiết bị hiệu quả cần có sẵn và có thể thu xếp được về giá cả để chúng có thể tiếp cận được các gia đình, đặc biệt là ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Các số liệu từ 18 quốc gia có tính đa dạng về kinh tế đã được so sánh về 4 thiết bị hiệu quả: ghế an toàn cho trẻ, ghế tăng thế (tăng thế), mũ bảo hiểm xe đạp trẻ em và thiết bị báo cháy (54). Giá bán của các loại thiết bị này khác nhau rất nhiều và ở nhiều quốc gia chúng rất đắt tiền. Một công nhân nhà máy ở một quốc gia thu nhập thấp phải làm việc nhiều gấp 11 lần so với người cùng công việc ở một quốc gia thu nhập cao để mua một chiếc mũ bảo hiểm xe đạp, trong khi đối với ghế an toàn cho trẻ em thì phải làm việc số giờ gấp 16 lần thì mới mua được.

Phân tích chi phí và chi phí hiệu quả của các biện pháp can thiệp để làm giảm bớt hoặc giảm nhẹ các thương tích ở trẻ em được kêu gọi khẩn cấp. Bằng chứng này có thể có tác động mạnh lên những nhà hoạch định chính sách và thuyết phục họ đầu tư vào các can thiệp phòng chống ban đầu phù hợp.

Vượt qua trở ngại

“Bằng chứng tự nó không cung cấp được một công thức hoàn chỉnh cho thành công, hay một nhu cầu phải hành động” (55). Các phát hiện của nghiên cứu cần được chuyển dịch sang thực hành, để chúng có thể thích ứng với hoàn cảnh cụ thể và tình hình của địa phương. Ở các khu vực trên thế giới nơi mà các tiến bộ lớn lao đã đạt được, các nỗ lực là cần thiết để áp dụng các can thiệp hiệu quả rộng hơn. Ví dụ, phân tích mới đây được thực hiện tại Hoa Kỳ đã cho thấy rằng các trường hợp tử vong do thương tích ở trẻ em có thể được giảm đi còn một phần ba nếu những thực hành đã được thực chứng là hiệu quả tại các quốc gia nào đó được chấp nhận ở các quốc gia khác, quốc gia tương đồng (56). Tại các khu vực nơi mà hoạt động mới chỉ vừa bắt đầu, các can thiệp cần được ưu tiên sau khi đã xem xét phạm vi của vấn đề và tính hiệu quả và chi phí hiệu quả được biết đến hoặc chi phí của từng can thiệp (ở nơi có sẵn) trong bối cảnh của quốc gia đó. Thật không may, việc phòng chống thương tích ở trẻ em là rất phức tạp vì một số thuyết ngụy biện, các hạn chế và nhiều trở ngại khác,nhưng không có gì là không thể vượt qua được

Kết luận

Mặc dù còn nhiều trở ngại phức tạp, nhưng công tác phòng chống thương tích tạo ra nhiều cơ hội. Trong những năm gần đây, người ta ngày càng nhận ra ý nghĩa y tế công cộng của thương tích giao thông đường bộ và bạo lực. Đã có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết về tất cả các mặt của công tác phòng chống thương tích. Những phát triển này có thể tạo ra một cơ sở vững chắc để giảm đáng kể và liên tục về tỷ lệ tử vong và sức khỏe kém ở trẻ em trên khắp thế giới.

Các sáng kiến sinh tồn cho trẻ em đã thành công tốt đẹp. Vào thời gian đầu của “cuộc cánh mạng sinh tồn cho trẻ em”, trên 75% trẻ em trên thế giới sống ở các quốc gia nơi có tỷ lệ tử vong trẻ em cao – trong khi hiện nay, chỉ 30 năm sau, chỉ còn dưới 20%. Tuy nhiên những cải thiện hơn nữa cho sức khỏe trẻ em sẽ đòi hỏi phải có các chương trình rộng lớn để giảm và phòng chống nạn thương tích cho trẻ em đến 18 tuổi.

Bây giờ là thời điểm thích hợp để đề cập mối nguy hại có thể tránh được này cho trẻ em và cho xã hội. Mỗi đứa trẻ mất đi do thương tích hay bị tàn tật sẽ làm hao tổn nền kinh tế tương lai của quốc gia đó. Đưa vào thực hiện những gì đã biết về việc giảm thương tích ở trẻ em sẽ giúp đạt được các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ. Nó sẽ làm giảm các chi phí trong hệ thống y tế, cải thiện năng lực để giảm các tỷ lệ thương tích hơn nữa, và sẽ bảo vệ trẻ em.

“Chúng ta không thể chấp nhận các thương tích như các tai nạn sẽ xảy ra. Nếu một căn bệnh giết chết trẻ em chúng ta ở tỷ lệ các thương tích không chủ ý đang gây ra, công chúng sẽ bị tổn thương một cách không thể tưởng tượng được và đòi hỏi kẻ giết người đó phải bị ngăn chặn.”

C. Everett KoopNguyên tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, C. Everett Koop, 2001

10

B á o c á o t h ế g i ớ i v ề p h ò n g c h ố n g t h ư ơ n g t í c h ở t r ẻ e m

O C

ÁO

TH

Ế G

IỚI

Các thách thức trong phòng chống thương tích ở trẻ emThương tích vẫn còn được coi là do số phận • Ít quốc gia có số liệu mô tả tốt về thương tích ở trẻ em • Đánh giá còn hạn chế về “điều gì phát huy tác dụng “ ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình • Năng lực con người còn hạn chế để giải quyết vấn đề • Hợp tác kém giữa các cơ quan để giải quyết các thương tích ở trẻ em một cách mạch lạc • Thiếu kinh phí để hỗ trợ các nỗ lực phòng chống • Thiếu cam kết chính trị và hiểu biết •

INJURY PREVENTION

Chương trình ghi chép và phòng chống thương tích tại bệnh viện ở Canađa (CHIRPP) là một ví dụ về một chương trình giám sát thương tích trẻ em dựa vào khoa cấp cứu. Hệ thống này được vận hành từ năm 1990 và thu thập thông tin về hoàn cảnh khi thương tích xảy ra cùng với loại và mức độ nghiêm trọng của chúng.

Trong vòng 18 năm qua, CHIRPP đã cho xuất bản nhiều báo cáo về các vấn đề thương tích như tác động của pháp chế lên việc sử dụng mũ bảo hiểm xe đạp; tác dụng của những quy định mới cho phép việc kiểm tra cơ thể của những người chơi khúc quân cầu trên băng còn trẻ tuổi; và tác động của tiêu chuẩn mới của Canađa đối với các thiết bị sân chơi. Đáng chú ý nhất là báo cáo của CHIRPP về thương tích ở trẻ em sử dụng xe tập đi đã đưa đến việc Cục an toàn sản phẩm của Bộ Y Tế Canađa quyết định rằng xe tập đi gây nên những nguy cơ lớn và không cần thiết đối với trẻ em. Từ kết quả đó, tháng 6 năm 2007, Bộ trưởng Y Tế Canađa giữ nguyên lệnh cấm sử dụng xe tập đi, bao gồm cả việc cấm quảng cáo, bán và nhập khẩu. Cho đến nay Canađa là nước duy nhất trên thế giới cấm mọi loại xe tập đi.

© P.

Lanv

ers-C

asas

ola,

WHO

Ghi chép thương tích ở trẻ em

B ả n t ó m t ắ t

11

BẢ

N T

ÓM

TẮ

TTHƯƠNG TÍCH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Khi trẻ em lớn lên và cuộc sống của chúng mở rộng ra bên ngoài nhà của mình và vươn ra các đường bộ địa phương, chúng gặp phải các hiểm họa và nguy cơ. Bất chấp thực tế là trẻ em tham gia đường bộ như người đi bộ, người đi xe đạp, người điều khiển xe máy và người sử dụng xe cộ, ở rất nhiều quốc gia môi trường đường bộ không được xây dựng theo nhu cầu của họ. Ở một số quốc gia trẻ em thậm trí phải lao động, vui chơi hay sống ngay trên các con đường. Sự phơi nhiễm này, kéo dài cùng với các yếu tố nguy cơ vốn có ở trẻ thơ, làm cho trẻ em trở nên dễ bị tổn thương hơn trước giao thông.

Tính nghiêm trọng của thương tích giao thông đường bộ

Hơn 260000 trẻ em tử vong là kết quả của các vụ va chạm giao thông đường bộ mỗi năm, và ước tính rằng tới hơn 10 triệu em bị thương tích không gây tử vong. Chi phí toàn cầu về các thương tích giao thông đường bộ và tử vong được ước tính lên tới 518 tỷ đô la Mỹ mỗi năm (58), hay vào khoảng 3% của tổng sản lượng quốc gia của hấu hết các quốc gia (57). Trẻ em là nạn nhân của các thương tích giao thông đường bộ không chỉ những em phải chịu đau đớn, như đã được thực chứng ở Đông Nam Á nơi 20–66% trẻ mồ côi mất một hoặc cả hai cha mẹ trong một vụ va chạm giao thông đường bộ (59).

Chín mươi ba phần trăm ca tử vong do giao thông đường bộ xảy ra ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Khoảng hai phần ba ca tử vong do thương tích giao thông đường bộ xảy ra ở các khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình dương, mặc dù các

Va chạm giao thông đường bộ là gì?

Một va chạm giao thông đường bộ được định nghĩa như là một sự đụng chạm hay xô xát xảy ra liên quan tới ít nhất là một chiếc xe đang chuyển động, và một thương tích giao thông đường bộ được định nghĩa như là một thương tích gây tử vong hay không gây tử vong mà có kết quả từ một vụ va chạm giao thông đường bộ (57).

CHUYỆN CỦA DEANADeana là con gái tôi. Nó 17 tuổi khi cuộc đời của nó đã chấm dứt. Deana cùng ba cô bạn đi dự tiệc sinh nhật. Chúng vừa ra khỏi xe taxi và đang cố qua đường khi giao thông đông đúc, ở đó không có đèn giao thông hay chỗ qua đường, lúc đó Deana bị một xe buýt chạy nhanh đâm chết. Deana yêu quý nhiều thứ, nó yêu cuộc sống. Nó luôn dành thời gian cho những người khác hơn cho bản thân mình. Đối với chúng tôi, Deana đã trở thành “Thiên thần của sông Nin”.

Một tổ chức phi chính phủ, Hiệp hội An toàn Đường bộ, đã ra đời bởi vì con gái chúng tôi đã bị thiệt mạng. Phải mất nhiều công sức để làm cho đường sá ở Ai-cập an toàn hơn cho công dân của mình. Dự án đầu tiên của chúng tôi là xây dựng một hầm đường bộ dưới con đường Maadi Corniche El Nile, nơi Deana đã chết. Con đường đông đúc của tử thần chạy dọc theo bờ sông Nin thanh bình. Rất nhiều người dân Ai cập và người nước ngoài quan tâm và tận tụy đã liên kết với nhau với mục đích để làm cho hầm đường bộ trở thành hiện thực. Chúng tôi đã nhận được giấy phép của chính phủ và các yêu cầu cho đấu thầu xây dựng đã được gửi đi. Bước tiếp theo là đảm bảo đủ kinh phí thông qua quyên góp tự nguyện để hoàn thành dự án cứu mạng người này. Một quỹ học bổng mang tên Deana đã được thiết lập ở trường của nó và hàng năm một học sinh cuối cấp, người mỉm cười và đem lại ánh sáng cho học sinh khác, được trao thưởng bàn tay giúp đỡ mọi người.

Bằng cách xây dựng hầm đường bộ chúng tôi hy vọng cứu được nhiều mạng sống và, trong giấc mơ của mình, để nhìn thấy Deana của tôi, Thiên thần sông Nile của tôi, đang nhìn xuống chúng tôi và nở nụ cười đồng ý.

David Blanchard, Bố của Deana’s

© Ảnh của David Blanchard

Trên toàn cầu, khoảng 700 trẻ em và trẻ vị thành niên chết mỗi ngày là kết quả của va chạm giao thông đường bộ.

12

B á o c á o t h ế g i ớ i v ề p h ò n g c h ố n g t h ư ơ n g t í c h ở t r ẻ e m

O C

ÁO

TH

Ế G

IỚI

khu vực ở Châu Phi và Đông Địa Trung Hải có tỷ lệ tử vong cao nhất (Bảng 4). Ngay cả các quốc gia thuộc liên minh Châu Âu, ở những nơi mà các tỷ lệ không cao như vậy, thì thương tích giao thông đường bộ vẫn chiếm 1 trong 5 tử vong trẻ em (60)

Ở mỗi khu vực trên toàn thế giới, ít nhất số trẻ em trai bị tử vong do các vụ va chạm giao thông đường bộ lớn hơn gấp hai lần số trẻ em gái, và trẻ em ở độ tuổi từ 15–19 là có nguy cơ cao nhất (Bảng 5).

Trẻ em bị chết hay thương tích là người đi bộ, đi xe đạp, người ngồi trên xe ô tô, người điều khiển xe máy hay hành khách, hay người sử dụng giao thông công cộng chẳng hạn như xe buýt công cộng hay của buýt của trường (Hình 6). Thêm vào điều này, ở rất nhiều quốc gia trẻ em sống, chơi hay phải làm việc trên các đường phố.

Tại sao trẻ em lại có nguy cơ về thương tích giao thông đường bộ?

Trẻ em có nguy cơ về thương tích giao thông đường bộ vì rất nhiều lý do khác nhau. Việc xác định và hiểu rõ các yếu tố đưa trẻ em vào hiểm nguy va chạm giao thông đường bộ hay thương tích sẽ hỗ trợ nhiều trong việc phòng ngừa.

Độ tuổi và giai đoạn phát triển

Nguy cơ của trẻ em trước thương tích giao thông đường bộ tăng lên theo tuổi từ ngày ra đời, phản ánh cả sự phơi nhiễm tăng lên lẫn sự khác biệt trong cách mà trẻ em ở các độ tuổi khác nhau sử dụng đường bộ. Ví dụ, trẻ nhỏ hơn thường có khả năng có cha mẹ đi cùng khi đi lại trong khi các em lớn hơn bắt đầu tự đi xung quanh một cách độc lập trước tiên là đi bộ, sau đó bằng xe đạp, xe máy và cuối cùng là thành những lái xe ô tô. Các nguy cơ liên quan tới sự phát triển thể chất và nhận thức của trẻ, hành vi liều lĩnh và áp lực đồng đẳng.

Bảng 5: Tỷ lệ thương tích giao thông đường bộ gây tử vong ở trẻ em trên 100.000 dân theo tuổi và giới tính, Thế giới, 2004

a Số liệu này đề cập tới các đối tượng dưới 20 tuổi.HIC = Các quốc gia thu nhập cao; LMIC =Cácquốc gia thu nhập thấp và trung bìnhNguồn: WHO (2008), Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu: cập nhật 2004.

ĐỘ TUỔI (THEO NĂM)

Dưới 1 1–4 5–9 10–14 15–19 Dưới 20

Các em trai 11.5 9.7 13.3 8.7 23.4 13.8

Các em gái 7.4 8.3 9.3 4.5 7.9 7.5

Cả hai giới 9.5 9.0 11.4 6.6 15.9 10.7

a Số liệu này đề cập tới các đối tượng dưới 20 tuổi.HIC = Các quốc gia thu nhập cao; LMIC = Các quốc gia thu nhập thấp và trung bìnhNguồn: WHO (2008), Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu: cập nhật 2004.

Bảng 4: Tỷ lệ thương tích giao thông đường bộ gây tử vong ở trẻ em trên 100.000 dân theo giới tính, khu vực của WHO và mức độ thu nhập quốc gia, 2004

Châu Phi Châu Mỹ Đông Nam Á Châu ÂuĐông Địa Trung Hải

Tây Thái Bình Dương

LMIC HIC LMIC LMIC HIC LMIC HIC LMIC HIC LMIC

Các bé trai 23.9 10.8 10.5 9.6 7.4 11.2 27.8 22.3 5.8 12.2

Các bé gái 15.9 6.5 4.8 5.1 2.8 5.3 8.6 12.2 2.5 4.7

Cả hai giới 19.9 8.7 7.7 7.4 5.2 8.3 18.3 17.4 4.2 8.6

B ả n t ó m t ắ t

13

BẢ

N T

ÓM

TẮ

T

Phát triển thể chất Trẻ em dễ bị tổn thương về thể chất hơn trước ảnh hưởng của một thương tích so với người lớn vì kích thước nhỏ hơn của trẻ em có thể hạn chế khả năng nhìn của chúng cũng như khả năng được người khác phát hiện ra trong môi trường giao thông, và khả năng các giác quan chưa phát triển dẫn đến việc trẻ em không nhận thấy các dấu hiệu nguy hiểm lớn, do vậy làm tăng nguy cơ của chúng (23, 62).

Phát triển nhận thức Cấp độ phát triển nhận thức của trẻ em cũng ảnh hưởng đến năng lực của các em để đưa ra kết luận an toàn trên đường bộ (63). Rất nhiều các khái niệm đòi hỏi việc di chuyển an toàn trên đường giao thông, ví dụ như tốc độ và khoảng cách, không được trẻ nắm vững cho tới khi chúng lên 5–7 tuổi và trẻ em không thể xác định được chắc chắn các tình huống nguy hiểm trong giao thông cho đến khi lên 11 tuổi (64, 65). Năng lực của trẻ vị thành niên để suy luận, ra nhận định hay quyết định và kiểm soát sự bốc đồng của mình là chưa hoàn toàn chín chắn cho tới khi 20 tuổi, đặt trẻ em vào một nguy cơ gia tăng khi làm lái xe trẻ tuổi (66).

Hành vi liều lĩnhTrẻ em lớn hơn và trẻ vị thành niên có thể tích cực tìm ra nguy cơ để cảm nhận về kiểm soát hay đôi khi chống đối nhà chức trách. Việc tìm kiếm cảm giác mạnh tăng lên trong giai đoạn từ 9 đến 14 tuổi, đạt đỉnh ở cuối tuổi vị thành niên và là một dự báo quan trọng về thương tích giao thông đường bộ cho những người đi bộ và các lái xe trẻ tuổi (67–71).

Ảnh hưởng đồng đẳngCác lái xe trẻ tuổi trải qua áp lực đồng đẳng nhiều hơn dễ vi phạm pháp luật như lái xe quá tốc độ, lái xe dưới ảnh hưởng của rượu hay vượt xe nguy hiểm hơn là các lái xe lớn tuổi, đặc biệt là với sự có mặt của các hành khách cùng tuổi trên xe (72–74).

Người đi xe đạp Hành khách trên ô tô Người đi bộ

Hoa Kỳ

Vương Quốc Anh

Thổ Nhĩ Kỳ

Thụy Sỹ

Thụy Điển

Tây Ban Nha

Hàn Quốc

Ba Lan

Na Uy

Hà Lan

Ai - xơ len

Đức

Pháp

Phần Lan

Đan Mạch

Cộng hòa Séc

Canada

Australia

0 2 0 4 0 6 0 80 100

Tỷ trọng các thương tích GTĐB

New Zealand

Hình 6: Tỷ lệ tử vong giao thông đường bộ gây tử vong giữa các trẻ ema theo loại hình người tham gia giao thông ở các quốc gia OECD được lựa chọn

a Đề cập tới trẻ em dưới 15 tuổi.OECD = Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế.Nguồn: Tài liệu tham khảo 61.

14

B á o c á o t h ế g i ớ i v ề p h ò n g c h ố n g t h ư ơ n g t í c h ở t r ẻ e m

O C

ÁO

TH

Ế G

IỚI

Giới tính

Các trẻ em trai có nguy cơ cao hơn với thương tích giao thông đường bộ so với các em gái liên quan tới sự khác nhau trước phơi nhiễm, hành vi liều lĩnh và tìm kiếm cảm giác mạnh.

Người tham gia giao thông đường bộ

Người đi bộTrẻ em là những người đi bộ có nguy cơ vì sự phát triển thể chất và nhận thức và kích thước nhỏ hơn làm giảm khả năng của chúng để đưa ra các quyết định an toàn trên đường. Ở nhiều quốc gia thu nhập thấp và trung bình trẻ em cũng bị phơi nhiễm tăng lên vì chúng sử dụng đường bộ để làm việc và vui chơi.

Người ngồi trên xe Trẻ em ngồi trên xe có nguy cơ nếu không sử dụng dây an toàn hoặc sử dụng dây an toàn không đúng cách. Tỷ lệ hiện sử dụng dây an toàn đúng cách rất khác nhau từ gần 90% ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đến hầu như không sử dụng tại Oman (75, 76). Trẻ vị thành niên và những người trưởng thành trẻ tuổi có tỷ lệ sử dụng dây an toàn khi lái xe thấp nhất trên thế giới.

Người đi xe đạp và người điều khiển xe máy Nguy cơ của trẻ em đi xe đạp liên quan trực tiếp tới sự phơi nhiễm. Ở hầu hết các quốc gia thu nhập cao nơi hoạt động đạp xe được thực hiện như trò giải trí thì tỷ lệ thấp, tuy nhiên, ở rất nhiều quốc gia thu nhập thấp và trung bình tỷ lệ này là cao hơn một cách đáng kể – lên tới một phần ba (77, 78). Các nguy cơ khác bao gồm cả việc không đội mũ bảo hiểm đúng quy cách, đạp xe trong giao thông hỗn hợp, đạp xe trên vỉa hè hay đường dành cho người đi bộ và tầm nhìn của người đi xe đạp (46, 79, 80).

Nguy cơ với trẻ em là người điều khiển xe máy hay ngồi sau xe máy, liên quan trực tiếp đến sự phơi nhiễm, với rất nhiều trẻ em ngồi sau xe máy và ở rất nhiều quốc gia cho phép trẻ vị thành niên lái xe máy từ tuổi 15. Việc sử dụng mũ bảo hiểm đúng quy cách trong số những người điều khiển xe máy và người ngồi sau xe máy là thấp ở rất nhiều quốc gia và là một nguy cơ quan trọng cho các thương tích vùng đầu trong trường hợp va chạm xe(81).

Các lái xeTrẻ vị thành niên lái xe là nhóm nguy cơ đặc biệt. Trong một khoảng cách lái xe nhất định, các lái xe ở độ tuổi 16 dễ gây tai nạn chết người gấp 2 lần so với các lái xe độ tuổi 20–24 và gấp 4 lần so với độ tuổi 25–29 (82). Các lái xe mới tuổi từ 16–19 cũng va chạm nhiều hơn những người mới lái xe có tuổi hơn với cùng một số kinh nghệm lái xe như nhau (83). Chúng không những là dễ có khả năng uống rượu lái xe mà còn dễ bị tổn thương hơn trước ảnh hưởng của rượu lên việc lái xe (84–86). Các yếu tố nguy cơ bổ sung bao gồm cả việc khả năng lái xe quá tốc độ, không sử dụng dây an toàn, sử dụng điện thoại di động hay các thiết bị làm phân tán tư tưởng khác, bị mệt khi lái xe hoặc vi phạm luật giao thông (87–95).

Nghèo đói

Có một sự liên kết mạnh mẽ giữa trạng thái kinh tế xã hội và thương tích giao thông đường bộ ở trẻ em. Tại các quốc gia thu nhập cao nguy cơ ở trẻ em và những người lớn còn trẻ tuổi là cao hơn nếu họ sinh ra trong các gia đình ở tầng lớp thấp hơn trong xã hội (96–98). Ở một quốc gia thu nhập thấp, sự lựa chọn phương tiện giao thông để sử dụng đã được phát hiện là liên quan tới thu nhập của gia đình, việc này đến lượt nó có thể làm tăng nguy cơ (99). Tại một quốc gia khác, quy mô gia đình gắn liền với các nguy cơ về thương tích ở người đi bộ là trẻ em (100).

Thiết kế xe cộ

Thiết kế xe cộ là một yếu tố nguy cơ quan trọng cho thương tích giao thông đường bộ ở trẻ em dựa trên vóc dáng nhỏ bé của trẻ. Nó có thể ảnh hưởng đến khả năng và tính nghiêm trọng của các thương tích mà trẻ đi bộ phải chịu (101). Cụ thể là bộ phận ba đờ sốc đang được thiết kế lại để giảm ảnh hưởng vào đầu của trẻ đi bộ (102). Rất nhiều xe cộ hiện cũng đang được làm cho phù hợp với các bộ phận cảm biến dự bị khi lùi xe để giảm các thương tích do lùi xe va vào ở trẻ em trên đường ô tô hay tại các bãi đỗ xe. (103). Những thay đổi của khoa nghiên cứu về lao động với thiết kế xe đạp có thể cũng dẫn tới việc giảm nguy cơ thương tích (104, 105).

Môi trường đường bộ

Một số các yếu tố môi trường đường bộ đã làm tăng nguy cơ của các hệ thống đường bộ trẻ em (106–109). Trẻ em đi bộ là có nguy cơ đặc biệt khi:

B ả n t ó m t ắ t

15

BẢ

N T

ÓM

TẮ

Tlưu lượng giao thông vượt quá 15000 xe một ngày• không có hệ thống giao thông công cộng hiệu suất và an toàn • tốc độ không thích hợp • sử dụng đất đai kém và mạng lưới đường bộ dẫn đến thiếu sân chơi và thiếu sự phân luồng giao • thông đường bộ dài và thẳng khuyến khích tăng tốc độ trong các khu vực sử dụng đất đai hỗn hợp bao gồm • nhà cửa, trường học và các đại lý thương mại.

Thiếu tiếp cận đến điều trị và phục hồi chức năng

Tính sẵn có, tính có thể lo liệu được về chi phí và chất lượng của chăm sóc chấn thương tất cả đều có ảnh hưởng đến việc bình phục sau một thương tích giao thông đường bộ. Những dịch vụ này hoặc là không sẵn có để sử dụng được hoặc phạm vi hạn chế trong rất nhiều quốc gia thu nhập thấp và trung bình, dẫn đến việc rất nhiều trẻ em không được chăm sóc y tế (59).

Có thể làm gì để phòng ngừa thương tích giao thông đường bộ?

Người ta viết rất nhiều trong thập kỷ vừa qua về các cách tốt nhất để giảm tỷ lệ mắc mới thương tích. Bản Báo cáo thế giới về phòng chống thương tích ở trẻ em miêu tả các can thiệp đã được thực chứng và đưa ra sáu khuyến nghị để phòng chống thương tích tại các cấp độ quốc gia (57). Khuyến khích các tiếp cận hệ thống, các khuyến nghị của báo cáo là có thể áp dụng được như nhau đối với việc phòng chống các va chạm giao thông đường bộ liên quan tới trẻ em. Tuy nhiên, có một số can thiệp tập trung đặc biệt vào trẻ em.

Tiếp cận hệ thống là đặc biệt có giá trị với an toàn đường bộ cho trẻ em vì nó tách ra khỏi việc phân công các bổn phận của trẻ em để điều chỉnh các hành vi của chúng trong việc đối phó với giao thông, để nhận thức rằng nhu cầu của trẻ em cho việc di chuyển an toàn phải được thay vì bằng việc được đề cập tới trong thiết kế và quản lý toàn bộ hệ thống giao thông. Các thương tích giao thông đường bộ có thể giảm đi được qua việc sử dụng các chiến lược phòng chống đã được thực chứng (xem Bảng 6).

Tiếp cận có hệ thống với an toàn đường bộ là gì?

Làm cho hệ thống giao thông đường bộ ít nguy hiểm hơn đòi hỏi sự hiểu biết hệ thống một cách tổng thể, hiểu biết các tác động giữa các yếu tố – xe cộ, đường bộ, những người tham gia giao thông, các môi trường kinh tế và xã hội – và xác định xem ở đâu có tiềm năng cho can thiệp.

Bảng 6: Tóm tắt các chiến lược đã được thực chứng để phòng chống thương tích giao thông đường bộ ở trẻ em

CHIẾN LƯỢC HIỆU QUẢ

Đưa ra (và thực thi) các luật định giới hạn tuổi uống rượu 4

Thiết lập (và thực thi) hạ mức giới hạn về nồng độ cồn trong máu đối với các lái xe mới tập lái và không khoan nhượng với người vi phạm

4

Sử dụng ghế ngồi và dây an toàn phù hợp cho trẻ em 4

Đội mũ bảo hiểm xe đạp và xe máy 4

Bắt buộc giảm tốc độ quanh trường học, các khu dân cư, khu vui chơi 4

Phân luồng các loại hình tham gia giao thông khác nhau 4

Đưa ra (và thực thi) đèn chạy ban ngày cho xe máy 4

Đưa ra các hệ thống cấp bằng lái xe theo giai đoạn 4

Cần có một môi trường thân thiện hơn đối với chăm sóc cấp cứu

Một nghiên cứu ở Vương quốc Anh cho thấy rằng việc đến phòng cấp cứu sau khi bị tai nạn thường là lần đầu tiên một người trẻ tuổi tiếp cận với bệnh viện. Kinh nghiệm này có thể làm tăng thêm tổn thương thực thể do thiếu thông tin, thiếu hiểu biết, và cảm giác bị xa cách hoặc cô độc.

Khi điều trị một nạn nhân tai nạn giao thông trẻ tuổi, cán bộ y tế cần cung cấp thêm thông tin, theo cách phù hợp với người trẻ tuổi, và cố gắng tạo ra một môi trường thân thiện hơn.

16

B á o c á o t h ế g i ớ i v ề p h ò n g c h ố n g t h ư ơ n g t í c h ở t r ẻ e m

O C

ÁO

TH

Ế G

IỚI

Các tiếp cận kỹ thuật và kế hoạch đô thị Xây dựng các giới hạn tốc độ cho xe cộ phải giảm đi quanh khu vực trường học, các khu dân cư và vui • chơi. Sự sống sót của những người đi bộ và đi xe đạp là lớn hơn rất nhiều trong các vụ va chạm với các tốc độ dưới 30 km/h nên các biện pháp làm giảm lưu lượng giao thông có sử dụng các biện pháp kỹ thuật, như là các gờ giảm tốc, thay đổi tầm nhìn như là xử lý mặt bằng đường bộ, hay phân bổ lại giao thông (ví dụ như các đường một chiều quanh khu vực trường học) việc giảm tốc độ giao thông quanh các khu trường học và nhà ở cần được khuyến khích (57, 23).Xây dựng hạ tầng cơ sở để phân luồng người tham gia giao thông. Nguy cơ của các trẻ em đi xe đạp • hoặc xe máy có thể được giảm xuống bằng cách phân luồng sử dụng các hàng rào phân cách hay bê tông, hoặc các tín hiệu có thể nhìn thấy được (110). Các làn đường đi xe đạp cần được chỉ rõ để giảm 4% nguy cơ thương tích và việc tách rời các làn đường xe máy ở Malaysia đã có kết quả là giảm đi 27% các vụ va chạm (44, 111).

Thiết kế xe cộ và các thiết bị an toàn Thiết lập và thực thi các đèn chạy ban ngày làm tăng tầm nhìn của người điều khiển xe máy. Chiến lược • này đã cho thấy là có hiệu quả trong việc giảm tử vong tại các quốc gia nơi mà xe máy là phương tiện giao thông phổ biến (112, 113).Khuyến khích việc sử dụng các thiết bị bảo vệ trên xe ô tô, như là hệ thống ghế an toàn cho trẻ em, ghế • tăng thế và dây an toàn, và vị trí ngồi quay về phía sau cho trẻ em. Trong trường hợp va chạm, các hệ thống ghế ngồi cho trẻ em được lắp đặt và sử dụng đúng quy cách có thể làm giảm tử vong trong số trẻ nhỏ tới khoảng 70%, các tử vong trong số trẻ em tuổi từ 1–4 giảm tới 54%, và đối với trẻ em tuổi từ 4–7, các ghế tăng thế giảm các thương tích lâm sàng một cách đáng kể tới 59% chỉ riêng cho việc sử dụng dây an toàn (114, 115). Đối với trẻ em trên 10 tuổi hay cao hơn 150 cm, dây an toàn thông thường, làm giảm các nguy cơ bị văng ra và phải chịu thương tích nghiêm trọng hay tử vong tới 40–65%, phải được sử dụng (116). Khuyến khích việc sử dụng mũ bảo hiểm cho xe đạp và xe máy. Mũ bảo hiểm xe đạp giảm nguy cơ • thương tích vùng đầu và não cho người đi xe đạp ở tất cả các lứa tuổi tới 63–88% và đặc biệt quan trọng cho các trẻ em lớn hơn bởi vì sự phơi nhiễm gia tăng của chúng đối với giao thông (46). Tương tự như vậy, các mũ bảo hiểm xe máy bảo vệ đầu trong trường hợp va chạm, giảm nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của thương tích tới 72% và nguy cơ tử vong lên tới 39% (81). Mũ bảo hiểm là cách thức đơn giản hiệu quả nhất trong việc giảm thương tích vùng đầu và tử vong do các vụ va chạm xe máy (57).

Pháp chế và các tiêu chuẩn Thiết lập và thực thi luật định về tuổi hợp pháp tối thiểu được uống rượu. Các luật này quy định độ tuổi • được phép mua hoặc sử dụng rượu công khai. Các bằng chứng từ hợp chủng quốc Hoa Kỳ gợi ý rằng độ tuổi tối thiểu được uống rượu là 21 đã hạn chế việc uống rượu, và uống rượu lái xe và các vụ va chạm liên quan tới rượu ở thanh niên (39, 117).Thiết lập và thực thi nồng độ cồn trong máu thấp hơn cho phép đối với lái xe mới tập lái và không khoan • nhượng với người vi phạm ở tất cả các độ tuổi. Rất nhiều quốc gia đã đặt ra giới hạn thấp hơn về cồn trong máu (thường là từ 0 và 0.02 g/dl) cho các lái xe trẻ dưới 21 tuổi, và chiến lược này đã cho thấy việc giảm các vụ va chạm từ 4%–24% trong số các lái xe mới tập lái (39). Thiết lập và thực thi các hệ thống cấp bằng lái xe theo giai đoạn. Những hệ thống này, đã đặc biệt đưa ra • hạn chế cho các lái xe mới trong hai năm đầu tiên, đã cho thấy việc giảm đáng kể các vụ va chạm và tử vong với các ước tính hiệu quả từ 4%–60% (118, 119). Điều khoản đơn lẻ có hiệu quả nhất là việc kéo dài thời gian học lái để làm chậm việc lái xe không có người giám hộ (120). Thiết lập và thực thi việc sử dụng các thiết bị an toàn trên ô tô ví dụ như các hệ thống ghế an toàn cho • trẻ em, ghế tăng thế và dây an toàn, và vị trí ngồi phía sau cho trẻ em (121, 122). Thiết lập và thực thi luật về mũ bảo hiểm ở tất cả các độ tuổi. Để cho hiệu quả nhất, luật đội mũ bảo • hiểm cần được bao gồm cả những người ngồi đằng sau để cho trẻ em ngồi sau xe máy cũng bao gồm trong phạm vi điều chỉnh.

Giáo dục và xây dựng kỹ năng Tăng cường tính tuân thủ trong việc sử dụng các thiết bị an toàn trên xe ô tô ví dụ như hệ thống ghế an • toàn cho trẻ em, các ghế tăng thế và dây an toàn, và vị trí ngồi phía sau cho trẻ em thông qua các chiến dịch nhận thức công cộng, và các chiến lược đề cập tới vấn đề tiếp cận và tính có khả năng mua được (123–125).Tăng cường tính tuân thủ trong việc sử dụng mũ bảo hiểm xe đạp và xe máy và người ngồi sau thông qua các • chiến dịch nhận thức công cộng, và các chiến lược đề cập tới các vấn đề tiếp cận và tính có khả năng mua được.

B ả n t ó m t ắ t

17

BẢ

N T

ÓM

TẮ

TĐiều gì cần thêm bằng chứng hay phải được tránh?

Mặc dù các túi khí đã được thực chứng là có lợi ích cho người lớn, nhưng chúng chứa nhiều nguy cơ nghiêm trọng cho trẻ em dưới 13 tuổi và trẻ em không • nên ngồi ở hàng ghế đầu trong các ô tô có túi khí trừ khi không còn lựa chọn nào khác, hoặc túi khí đã được vô hiệu hóa (126). Hơn thế nữa, một ghế an toàn trẻ em hướng về phía sau không bao giờ được đặt trước với một túi khí (53).

• Giáo dục lái xe chưa cho thấy là một phương pháp có hiệu quả để giảm các thương tích giao thông đường bộ (127–129) và có một số bằng chứng rằng chiến lược này có thể làm tăng các vụ va chạm giao thông đường bộ, vì nó dẫn đến việc có nhiều lái xe trẻ tuổi hơn trên đường bộ (53).Căn cứ vào bằng chứng của nhiều nguy cơ gia tăng về các thương tích giao thông đường bộ cho các lái xe trẻ tuổi, người ta không khuyến nghị • việc cấp bằng lái xe sớm cho các lái xe tuổi vị thành niên mà không theo hệ thống cấp bằng lái xe theo giai đoạn (53).

INJURY PREVENTION

Từ năm 1999, Quỹ Phòng chống Thương vong châu Á đã làm việc để tăng tỷ lệ đội mũ bảo hiểm và giảm các thương vong giao thông đường bộ ở Việt Nam. Họ đã sử dụng kết hợp nhiều chiến lược bao gồm các chiến dịch nhận thức công cộng, vận động chính phủ, xây dựng các tiêu chuẩn mũ bảo hiểm cho người lớn và trẻ em, các dự án phân phát mũ bảo hiểm trẻ em kết hợp với giáo dục, và tiến tới việc sản xuất mũ bảo hiểm. Các nỗ lực này lên tới đỉnh điểm qua việc đưa ra một luật định bắt buộc đội mũ bảo hiểm vào tháng 12 năm 2007. Nghị Quyết này đã có một thành công tuyệt đối với một tỷ lệ sử dụng mũ bảo hiểm được quan sát là 90% và các con số tử vong và thương tích vùng đầu giảm đi do va chạm xe cộ.

Tuy nhiên, nó không được diễn ra mà không gặp phải các thách thức. Hai tuần ngay sau khi Nghị Quyết có hiệu lực, báo chí đã nhận ra được một kẽ hở trong ngữ nghĩa, không có chế tài xử phạt cho các lái xe có trẻ em ngồi sau không đội mũ bảo hiểm. Đồng thời, cộng đồng y khoa của quốc gia này đã công khai đặt câu hỏi liệu các mũ bảo hiểm có thể gây ra các chấn thương cổ nghiêm trọng cho trẻ em dưới 14 tuổi trong trường hợp có tai nạn xe cộ. Các bậc phụ huynh đã hưởng ứng bằng cách chủ động tránh đội mũ bảo hiểm cho con của họ và việc sử dụng mũ bảo hiểm trong nhóm tuổi này giảm xuống còn 10–25%. Cần có hành động cấp bách để giảm thiểu nguy cơ cho trẻ em do những thông tin không chính xác và các kẽ hở của pháp luật. Một chiến lược bao gồm cả việc giáo dục công chúng về các thông tin cần biết, nghiên cứu sâu hơn về trẻ em và mũ bảo hiểm và làm việc với chính phủ Việt Nam để giải quyết kẽ hở của luật định đã được xây dựng và hiện đang được thực thi.

© Quỹ phòng chống Thương vong Châu Á

Đội mũ bảo hiểm cho trẻ em: kinh nghiệm của Việt Nam

18

B á o c á o t h ế g i ớ i v ề p h ò n g c h ố n g t h ư ơ n g t í c h ở t r ẻ e m

O C

ÁO

TH

Ế G

IỚI

Đuối nước

Nước có ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống trẻ em. Trẻ em cần nước để phát triển, chúng được dỗ dành bằng nước, được tắm rửa và làm mát bằng nước – và thiếu nước thì trẻ em không thể tồn tại. Đối với phần lớn trẻ em, nước có nghĩa là thú vui, trò chơi và mạo hiểm – trong bể bơi, trong ao hồ hoặc ngay trên đường sau một trận mưa bão. Mặc dù vậy, nước có thể là nguy hiểm. Một đứa trẻ có thể bị đuối nước trong một cái xô chứa một vài xen-ti-met nước dưới đáy, trong bồn tắm, hoặc ở một ruộng lúa.

Tính nghiêm trọng của đuối nước

Mỗi năm, đuối nước gây ra tử vong cho hơn 175.000 trẻ em và thanh thiếu niên từ 0–19 tuổi. Mỗi ngày hơn 450 trẻ em chết đuối trên toàn thế giới và tối thiểu là 900 em khác mỗi ngày phải chịu thương tật nghiêm trọng suốt đời, bao gồm cả tổn thương về não bộ do các vụ đuối nước không gây tử vong (132–135).

Trẻ em là nạn nhân của các trường hợp đuối nước không gây tử vong thường cần hỗ trợ chăm sóc y tế và tài chính suốt đời, ước tính là chi phí suốt đời có trung bình cao nhất so với các thương tích khác (136). Kết quả của một vụ đuối nước có thể cũng có ảnh hưởng tàn phá về kinh tế và tình cảm tới các gia đình, tạo ra một sự khủng hoảng mà có thể đẩy gia đình đó tới nghèo đói (137). Ở Đông Nam Á, đuối nước là nguyên nhân số một của tử vong do thương tích ở trẻ em trong khi trên toàn cầu nó xếp thứ ba. Thêm vào đó, mỗi năm, vào khoảng giữa 2–3 triệu trẻ em dưới 15 tuổi trải nghiệm một vụ đuối nước không tử vong.

Dân cư có nguy cơ cao nhất là những người sống tại các quốc gia thu nhập thấp, đặc biệt ở các quốc gia có mật độ dân cư đông đúc với sự phơi nhiễm cao trước những vùng nước mở. Đuối nước lấy đi sinh mạng nhiều người một cách ngạc nhiên, vì nó xảy ra một cách thầm lặng, thường là chỉ trong vài phút.

Đuối nước là gì?

Đuối nước dùng để chỉ một sự kiện mà trong đó khí quản của đứa trẻ bị ngâm trong một môi trường chất lỏng, dẫn tới khó thở (130, 131). Kết quả có thể là tử vong hoặc không tử vong, với một số vụ đuối nước không tử vong dẫn đến sự tổn thương về hệ thần kinh một cách đáng kể.

CHUYỆN CỦA RUBYLễ Giáng sinh là một thời gian vui vẻ của phần lớn chúng ta, nhưng đối với hai bố mẹ Scott và Amanda và cô chị gái Abby, đêm giao thừa Giáng sinh 2006 là ngày mà họ phát hiện cô con gái Ruby 14 tháng tuổi nằm úp mặt dưới bể bơi của nhà mình trong tình trạng tím tái, bất động không một nhịp tim. Ruby đã được đưa lên bờ và Scott bắt đầu thực hiện hồi sức tim phổi trong khi Amanda hốt hoảng gọi xe cứu thương. 40 phút sau xe mới tới. Mọi người thở phào nhẹ nhõm khi tim của Ruby bắt đầu đập trở lại và cô bé được đưa nhanh tới bệnh viện.

Ruby có 10% cơ hội sống sót và Scott và Amanda được cảnh báo rằng nếu cô bé có sống sót thì khả năng tổn thương não lâu dài là rất cao. Nhưng sau ngày Giáng sinh trong trạng thái hôn mê sâu và tổng số 3 tuần tại đơn vị hồi sức cấp cứu nhi khoa, điều thần kỳ đã xảy ra, Ruby đã hồi phục một cách phi thường. Mặc dù sự sống sót của Ruby không phải là đặc trưng cho tất cả những đứa trẻ đã bị đuối nước không gây tử vong, nhưng hoàn cảnh xảy ra là rất phổ biến. Sự sao nhãng trong quá trình giám sát của người lớn thậm chí trong thời gian rất ngắn cũng là một yếu tố góp phần chính gây ra đuối nước ở trẻ em.

© Scott Cooper

Ở rất nhiều quốc gia tại Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương đuối nước là nguyên nhân hàng đầu đối với tử vong trẻ em do thương tích.

B ả n t ó m t ắ t

19

BẢ

N T

ÓM

TẮ

THơn 98% của các vụ đuối nước trẻ em trên toàn thế giới xảy ra tại các quốc gia thu nhập thấp và trung bình, với tỷ lệ thịnh hành cao nhất ở khu vực Tây Thái Bình Dương, khu vực mà có gấp hai lần tỷ lệ đuối nước so với trung bình của toàn cầu (Bảng 7). Hồ sơ về đuối nước trong từng khu vực trên thế giới chỉ ra rằng các em trai chết đuối gần gấp đôi tỷ lệ ở các em gái, và các em ở độ tuổi từ 1–4 là có nguy cơ cao nhất. Tuy nhiên, các nghiên cứu cộng đồng mới đây được thực hiện tại 5 quốc gia Đông Nam Á gợi ý rằng con số toàn cầu hiện nay có thể là ước tính không đủ về mức độ thực tế của tử vong do đuối nước ở trẻ em, nêu bật nhu cầu cấp bách để tăng cường an toàn nước (59).

Tại sạo trẻ em lại có nguy cơ bị đuối nước?

Trẻ em có nguy cơ bị đuối nước vì các nguyên nhân đa dạng. Xác định và hiểu rõ các yếu tố làm cho trẻ em bị nguy hiểm trước đuối nước sẽ hỗ trợ nhiều trong việc phòng chống.

Tuổi và giai đoạn phát triển

Trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ đuối nước cao nhất, tiếp theo là trẻ vị thành nên tuổi từ 15–19 (Hình 7). Mô hình này nhìn chung là nhất quán trên toàn thế giới và có liên quan tới các quá trình lớn lên và phát triển. Vì trẻ nhỏ dưới một tuổi thường không có khả năng tự tiếp cận nước, đuối nước không chủ ý ở tuổi này thường là do trẻ bị bỏ một mình hay với một người trông trẻ không đủ tư cách – chẳng hạn như là anh chị còn bé – ở dưới nước hay gần nước. Ngược lại, trẻ em hiếu động và tò mò, nhưng vẫn còn quá bé để phát triển các kỹ năng tránh thoát hay nhận thức về mối nguy hại thường đi tha thẩn thoát khỏi tầm kiểm soát của người lớn và ngã hay trèo gần vào khu vực nước (18, 138–140). Đối với trẻ vị thành niên, sự thử nghiệm, liều lĩnh và tính độc lập tăng lên tất cả đều dẫn tới nguy cơ đuối nước gia tăng (141).

Giới tính

Các em trai có nguy cơ đuối nước cao hơn các em gái vì tính phơi nhiễm lớn hơn của chúng tới môi trường nước đặc biệt là ở trẻ vị thành niên (142, 143).

Nghèo đói

Có một sự gắn kết giữa kinh tế xã hội và đuối nước trẻ em, đặc biệt nói về trình độ học vấn của cha mẹ hay người chăm sóc, quy mô gia đình và sắc tộc (144–146). Các nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng các nhóm dân tộc cụ thể có nguy cơ đuối nước gia tăng (147–149). Lý do cho điều này là không rõ ràng, nhưng sự lý giải có thể bao gồm tính khác nhau trong khả năng bơi lội và kinh nghiệm dưới nước, thiếu các cơ hội để học bơi, và thiếu sự giám sát trong các môi trường nơi mà các nhóm dân cư nguy cơ cao tham gia bơi lội.

HIC LMIC

Tuổi (năm)

0

2

4

6

8

10

12

< 1 1–4 5–9 10–14 15–19

Tỷ lệ

trên

100.

000 d

ân

Hình 7: Tỷ lệ đuối nước gây tử vong ở trẻ em trên 100.000 dâna theo tuổi và mức thu nhập quốc gia, Thế giới, 2004

a Số liệu này đề cập tới các đối tượng dưới 20 tuổi.HIC = Các quốc gia thu nhập cao; LMIC = Các quốc gia thu nhập thấp và trung bình.Nguồn: WHO (2008), Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu: cập nhật năm 2004.

Bảng 7: Tỷ lệ đuối nước gây tử vong ở trẻ em trên 100.000 dâna theo giới tính, mức thu nhập quốc gia và khu vực của WHO, Thế giới, 2004

a Số liệu này đề cập tới các đối tượng dưới 20 tuổi.HIC = Các quốc gia thu nhập cao; LMIC = Các quốc gia thu nhập thấp và trung bình.Nguồn: WHO (2008), Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu: cập nhật năm 2004.

Châu Phi Châu Mỹ Đông Nam Á Châu Âu Đông Địa Trung Hải Tây Thái Bình Dương

LMIC HIC LMIC LMIC HIC LMIC HIC LMIC HIC LMIC

Các em trai 9.0 1.8 5.0 7.1 0.8 5.5 10.7 9.0 1.7 17.5

Các em gái 5.4 0.7 1.8 5.2 0.3 2.4 1.6 4.5 0.7 9.9

Cả hai giới 7.2 1.3 3.4 6.2 0.6 4.0 6.2 6.8 1.2 13.9

20

B á o c á o t h ế g i ớ i v ề p h ò n g c h ố n g t h ư ơ n g t í c h ở t r ẻ e m

O C

ÁO

TH

Ế G

IỚI

Thiết bị an toàn

Thiết bị nổi như áo phao là không thể thiếu được trên tất cả các tàu thuyền, dù là được sử dụng để vận tải hay giải trí. Ngoài việc thiếu các thiết bị nổi, việc kém bảo dưỡng các thiết bị là một nguy cơ bổ sung. Chỉ được sử dụng cho trẻ em các thiết bị an toàn đã được phê chuẩn và chúng không thay thế được cho sự giám sát đầy đủ (150).

Giao thông không an toàn

Trẻ em, cũng như là người lớn, có nguy cơ cao với đuối nước trong khi đi lại trên các con tàu hay phà lớn mà lại quá đông, không thể chịu được sóng biển hay thiếu thiết bị an toàn.

Rượu

Việc sử dụng rượu có liên quan đến 25–50% tử vong ở trẻ vị thành niên và người lớn gắn với các trò chơi dưới nước (151). Đối với trẻ vị thành niên việc sử dụng rượu trong khi ở dưới nước hoặc gần nước có thể dẫn đến việc thiếu các nhận định, điều phối và cân bằng, làm tăng nguy cơ đuối nước của chúng trong trường hợp gặp phải một tình huống khó (152). Trong khi sự đóng góp trực tiếp của rượu vào đuối nước đã nhận được chú ý đáng kể, thì ít việc được thực hiện để ước tính nguy cơ đối với trẻ em về việc sử dụng rượu của người giám sát chúng, nhưng vấn đề này phải được xem xét (153).

Địa điểm tự nhiên

Phần lớn các vụ đuối nước trẻ em xảy ra trong hay xung quanh nhà ở. Tại các quốc gia thu nhập thấp và trung bình đuối nước thường xảy ra ở những vùng nước mở tự nhiên, hay các hệ thống chứa nước trong các sinh hoạt hằng ngày ví dụ như vui chơi, giặt giũ, lấy nước hay đi qua các vùng có nước để tới trường. Ở các quốc gia thu nhập cao phần lớn đuối nước xảy ra tại gia đình hay địa điểm giải trí mà có các bể bơi. Trẻ em sống trong các cộng đồng nông thôn là có nguy cơ lớn hơn với đuối nước so với những trẻ em sống trong môi trường đô thị (142, 144, 154).

Khí hậu

Các điều kiện khí hậu cũng làm cho trẻ em có nguy cơ đuối nước như là kết quả của lũ lụt, đại hồng thủy và sóng thần. Theo UNICEF, một phần ba số nạn nhân đã chết trong vụ sóng thần ở Đông Nam Á năm 2004 là trẻ em (155).

Kỳ nghỉ ngơi

Trẻ em cũng bị nguy cơ đuối nước cao hơn khi chúng đi nghỉ vì sự phơi nhiễm lớn hơn với nước và không quen thuộc với môi trường xung quanh. Tại một số quốc gia có nhiều trẻ em chết đuối trong khi đi nghỉ ở nước ngoài hơn là ở nhà (156).

Có thể làm gì để phòng ngừa đuối nước?

Các ca mắc mới của đuối nước có thể được giảm đi qua việc sử dụng các chiến lược phòng chống có hiệu quả (xem Bảng 8). Thêm vào đó, một vài thực hành có triển vọng cần được đánh giá trong các hoàn cảnh khác nhau.

Dựa vào tính phức tạp của các vụ đuối nước, các chiến lược phòng chống cần gắn kết với hoàn cảnh và địa điểm liên quan đến việc sử dụng các tiếp cận đa khía cạnh càng nhiều càng tốt.

“Xét rằng đuối nước là nguyên nhân hàng đầu thứ hai gây tử vong do thương tích trên toàn thế giới và là nguyên nhân hàng đầu duy nhất của tử vong trẻ em (bao gồm cả bệnh tật) tại một số quốc gia, tiêu điểm của báo cáo quan trọng này đưa ra vấn đề và các biện pháp phòng ngừa có thể làm được là hết sức giá trị. Bây giờ đến lúc phải hành động.”

Alan WhelptonChủ tịch thế giới: Liên đoàn Cứu hộ Quốc tế.

Những địa điểm nơi trẻ em chết đuối:

Biển, hồ, suối• Bể bơi• Giếng, bể chứa nước • Thùng xô• Bồn tắm, bồn xông hơi• Ao vườn •

Bảng 8: Tóm tắt các chiến lược phòng chống đuối nước đã được kiểm chứng và có triển vọng

CHIẾN LƯỢC HIỆU QUẢ CÓ TRIỂN VỌNG

Loại bỏ (hay che đậy) các mối nguy hại về nước 4

Cần dựng hàng rào riêng biệt (4-phía) xung quanh các bể bơi 4

Sử dụng các thiết bị nổi cá nhân 4

Đảm bảo cấp cứu tức thì 4

Đảm bảo sự có mặt của nhân viên cứu hộ ở các khu vực bơi ?

Tiến hành nâng cao nhận thức có đích về đuối nước ?

B ả n t ó m t ắ t

21

BẢ

N T

ÓM

TẮ

TCác tiếp cận kỹ thuật và môi trường

Tháo nước tích tụ ở trong bồn tắm, ao, xô thùng v.v.. Các chuyên gia đồng ý rằng làm giảm sự phơi nhiễm • các nguồn nước mà trẻ em có thể trèo vào hay ngã xuống có thể làm giảm đuối nước (157).Xây dựng các cầu an toàn và lắp đặt hệ thống ống dẫn nước để làm giảm sự phơi nhiễm trước những • vùng nước mở. Trong lịch sử, tại các quốc gia thu nhập thấp và trung bình đã đạt được việc giảm đuối nước bằng cách thực hiện cả hai chiến lược này (157).Đậy nắp giếng và những nơi chứa nước mưa (ví dụ các bể chứa, thùng tròn) bằng các phên sắt nặng. Tạo • ra một rào cản giữa trẻ em và các bể chứa nước làm giảm đi nguy cơ đuối nước (144).

Pháp chế và tiêu chuẩn

Xây dựng và duy trì hàng rào cách biệt bốn phía có cổng tự đóng chốt quanh bể bơi và làm cho thực thi pháp luật. Những rào cản này đã được kiểm chứng để giảm đuối nước thành công ở những nơi được thực thi và áp dụng (158).

Giáo dục và xây dựng kỹ năng Bài học bơi cung cấp các kỹ năng cho trẻ em trên 5 tuổi, nhưng vẫn còn tranh cãi xung quanh việc dạy • trẻ tập bơi như một chiến lược phòng ngừa đuối nước. Cần thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để đánh giá tính hiệu quả của các bài học bơi trong phòng chống đuối nước và để định rõ kiểu bơi và các kỹ năng sống còn nào phải được dạy. Trong khi không có nghiên cứu nào đánh giá tính hiệu quả của công tác cứu hộ như một biện pháp phòng • chống ban đầu, các cứu hộ viên được đào tạo tại bờ biển và bể bơi công cộng đảm bảo sự tôn trọng triệt các tiêu chuẩn thực hành, chấp hành cứu hộ dưới nước, hỗ trợ trong việc kiềm chế các hành vi mạo hiểm và làm mẫu hành vi an toàn (53, 159, 160). Giáo dục các bậc cha mẹ và những người chăm sóc trẻ • về các nguy cơ đuối nước và tầm quan trọng của công tác giám sát. Đặc biệt là, dạy bảo về mối nguy hiểm của việc để trẻ nhỏ dưới 5 tuổi ở một mình hay với một trẻ em khác ở dưới hay ở gần vùng nước (53).Hướng dẫn cha mẹ và người chăm sóc các kỹ năng sơ • cứu và kỹ năng cơ cản về cứu hộ. Không có sơ cứu tức thì (bao gồm cả cấp cứu tim phổi), thì các thủ thuật hỗ trợ mạng sống tiên tiến tiếp theo là có ít giá trị trong phần lớn các ca đuối nước.Đào tạo toàn thể cộng đồng về cấp cứu tim phổi. Cấp • cứu tức thì được khởi đầu bởi những người đứng ngoài xem làm tăng sự sống sót của trẻ em bị đuối nước (161, 162).

Điều gì cần thêm bằng chứng và phái được tránh?

Nhiều cuộc tranh cãi quanh vấn đề • dạy trẻ dưới 5 tuổi tập bơi. Trong khi rõ ràng rằng việc học bơi là một kỹ năng quan trọng, thì liệu nó bảo vệ trẻ trước đuối nước không, đòi hỏi sự đánh giá nghiêm khắc hơn. Các can thiệp khác như hạn chế tiếp cận tới • các khu vực không an toàn, bác sĩ tư vấn cho các bậc cha mẹ hoặc đưa ra luật định về liều lượng cồn trong máu của người bơi cần được đánh giá sâu hơn.

• Che nắng mặt trời ở bể bơi và các ghế ngồi tắm của trẻ em không phải là các thiết bị phòng chống đuối nước và cũng không phải là thay thế cho sự giám sát của người lớn.

INJURY PREVENTION

Ở Mê-hi-cô, có một câu châm ngôn “trẻ đuối nước mới lo đậy nắp giếng”, một câu nói đúng, sự thật là việc có một cái giếng như một tài sản làm tăng nguy cơ đuối nước trẻ em tới gần 7 lần. Nguy cơ đuối nước ở trẻ em trong các giếng có thể được giảm đi rất nhiều nếu các giếng đang để mở được đậy với một chiếc khóa chốt. Tuy nhiên, vì phải lấy nước từ các giếng hàng ngày, đây là một giải pháp không thỏa đáng, đặc biệt là khi cái nắp giếng đủ rộng để cho một đứa trẻ đang tập đi chui lọt qua. Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa trẻ em không bị đuối nước tại các giếng là lắp một chiếc máy bơm (hoặc là bơm tay hay điện) để lấy nước từ giếng lên. Giải pháp này làm cho lấy nước ở các hộ gia đình được dễ hơn trong khi loại trừ được nguy cơ đuối nước trẻ em.

© M. Peden, WHO

Đậy nắp giếng ở Mê-hi-cô

22

B á o c á o t h ế g i ớ i v ề p h ò n g c h ố n g t h ư ơ n g t í c h ở t r ẻ e m

O C

ÁO

TH

Ế G

IỚI

Bỏng

Trẻ em vốn có tính hiếu kỳ. Ngay sau khi biết di chuyển, chúng muốn khám phá môi trường xung quanh và chơi với những đồ vật mới. Tuy nhiên quá trình học tập này có nghĩa là chúng tiếp xúc với các đồ vật có thể gây những thương tích nghiêm trọng. Nghịch lửa hoặc sờ vào các vật nóng có thể gây bỏng, gây ra sự đau đớn dữ dội và thường là các hậu quả lâu dài. Điều này gây ra đau khổ không chỉ cho đứa trẻ mà còn cả cho gia đình và rộng hơn là cộng đồng.

Tính nghiêm trọng của bỏng

Trong năm 2004, trên toàn cầu, 95 772 trẻ em và thanh thiếu niên tuổi dưới 20 bị thương tích do bỏng liên quan tới lửa (Bảng 8). Trong khi bỏng do lửa đóng góp phần lớn cho các tử vong liên quan tới bỏng ở trẻ em, thì bỏng nước và bỏng tiếp xúc là nguyên nhân quan trọng của bỏng không gây tử vong và là nguyên nhân đáng kể của thương tật (164–167).

Bỏng có thể để lại kết quả là những hậu quả lâu dài to lớn mà – ở những nơi thiếu một chương trình phục hồi chức năng toàn diện và được điều phối – có thể để lại cho trẻ em các vết sẹo, cả về thể chất lẫn tâm lý, đối với phần còn lại của cuộc đời chúng (167, 168). Các hậu quả thể chất dài hạn phổ biến nhất sau bỏng bao gồm sẹo nặng, di chuyển hạn chế, hay phải cắt cụt một chân hoặc tay (167).

Bỏng đặt ra một gánh nặng kinh tế đối với chăm sóc y tế. Một nghiên cứu từ Hoa Kỳ đã phát hiện rằng chi phí nhập viện cho các vụ bỏng có phạm vi từ 1187 đô la Mỹ cho các ca bỏng nước tới 4102 đô la Mỹ cho ca bỏng lửa (169).

Bỏng là gì?

Bỏng được định nghĩa là một thương tích đối với da hoặc các mô hữu cơ khác do nhiệt gây ra. Nó xảy ra khi một vài hoặc tất cả các tế bào trong da hoặc các mô khác bị phá hủy bởi chất lỏng nóng (bỏng nước), các chất rắn nóng (bỏng tiếp xúc), hoặc ngọn lửa (bỏng do lửa). Các thương tích cho da hoặc các mô hữu cơ khác do bức xạ, phóng xạ, điện, ma sát hoặc tiếp xúc với hóa chất cũng được coi là bỏng (163).

CHUYỆN CỦA VUSICách đây 5 năm, khi lên 13 tuổi, Vusi bị bỏng nặng. Một đêm, cậu bé tỉnh giấc nhận thấy chăn và phòng ngủ của mình đang bốc cháy do một ngọn nến bị đổ. Vusi bị bỏng ở mặt, tay và chân. Sau nhiều tháng điều trị ở bệnh viện, Vusia trở về, quấn băng chun màu nâu. Ngay từ đầu, Vusi đã rất nhạy cảm về diện mạo của mình. Thêm vào đó, thời gian dài ở bệnh viện và sự căng thẳng về tâm lý dẫn đến các vấn đề ở trường và việc học hành của em bị chậm trễ. Nhưng bất chấp tất cả những gì mà em đã trải qua, Vusi đã trở thành một người có duyên và thân thiện với một nụ cười duyên dáng. Cậu thích âm nhạc và tình nguyện dành thời gian cùng với trẻ em mù và các bạn khuyết tật khác, động viên các bạn tập luyện nhiều hơn.

Em đã được hỗ trợ của tổ chức từ thiện đầu tiên về bỏng ở châu Phi, “Trẻ em bị bỏng”, đã giúp đỡ những trẻ em bị bỏng nặng được phẫu thuật phức tạp, điều trị và học hành. Tổ chức này cũng tiến hành giáo dục cộng đồng và đã tham gia vào việc khuyến khích các bếp lò và các giá nến an toàn hơn. Vào tháng 6 năm 2007, Vusi và 14 thanh thiếu niên bị bỏng sống sót khác, đã leo lên đỉnh núi Kilimanjaro để nâng cao nhận thức về thương tích do bỏng và cách phòng tránh, và tăng cường sức chịu đựng thương tật và dị hình.

© Trẻ em trong lửa

Các loại bỏng

Bỏng nhiệt bao gồm:bỏng nước – do chất lỏng nóng hay hơi nóng gây ra • bỏng tiếp xúc – do vật rắn nóng hay đồ vật nóng gây ra chẳng hạn như là bàn là bằng • sắt nóng và các dụng cụ nấu ăn, cũng như thuốc lá đang cháybỏng do lửa – do lửa hay các vụ hỏa hoạn lớn gây ra, như là những trường hợp được bắt • đầu bằng thuốc lá đang cháy, nến, đèn và bếp lò bỏng hóa chất – do phơi nhiễm với các chất hóa học hoạt tính gây ra, ví dụ như các a • xít mạnh hay kiềm bỏng điện – do một dòng điện chuyền từ một ổ cắm điện, dây hay thiết bị qua cơ thể • gây ra.

Bỏng do hít phải là kết quả của việc hít vào các hơi ga và hơi nước quá nóng, các chất lỏng nóng hay các sản phẩm độc hại của các chất đang cháy. Hít khói vào là yếu tố quyết định mạnh nhất của tử vong do bỏng.

B ả n t ó m t ắ t

23

BẢ

N T

ÓM

TẮ

TThêm vào đó, cũng có cả chi phí cho các gia đình của trẻ em phải nhập viện, nhu cầu phục hồi chức năng dài hạn, những ngày phải bỏ việc học tập và giáo dục, khả năng có thể thất nghiệp trong tương lai, sự chối bỏ của xã hội và các vấn đề tâm lý xã hội khác (170, 171). Có một tiềm năng to lớn để giảm những chi phí xã hội và cá nhân qua các can thiệp phòng ngừa bỏng hiệu quả. Ví dụ như, một nghiên cứu mới đây ở Ontario, Canada, đã phát hiện rằng việc kết hợp giữa các biện pháp giáo dục và pháp chế có thể tiết kiệm 531 đô la Canada cho một trường hợp bỏng nước (172).

Tỷ lệ tử vong do bỏng ở trẻ em tại các quốc gia thu nhập thấp và trung bình cao hơn chín lần so với tỷ lệ đó ở các quốc gia thu nhập cao. Phần lớn các ca tử vong xảy ra tại những khu vực nghèo hơn trên thế giới, bao gồm cả Châu Phi và Đông Nam Á, và các quốc gia thu nhập thấp và trung bình ở Đông Địa Trung Hải. Trẻ nhỏ có tỷ lệ tử vong cao nhất, trong khi trẻ em ở tuổi 10–14 có tỷ lệ thấp nhất. Tỷ lệ tử vong lại lên cao đối với trẻ em từ 15–19 tuổi, có thể là kết quả của việc phơi nhiễm nhiều hơn, thử nghiệm và mạo hiểm, cũng như thực tế là nhiều thanh niên ở nhóm tuổi này đang bắt đầu có việc làm.

Bỏng là hình thức duy nhất của thương tích không chủ ý khi mà các em bé gái có một tỷ lệ thương tích cao hơn các bé trai (Hình 8). Sự khác biệt về giới tính lớn nhất được phát hiện ở Đông Nam Á và tại các quốc gia thu nhập thấp và trung bình ở Đông Địa Trung Hải ở những nơi mà tỷ lệ của các bé gái ở độ tuổi 15–19 là vào khoảng cao hơn 8 đến 15 lần so với tỷ lệ của cùng nhóm tuổi ở khu vực khác.

Tại sao trẻ em lại có nguy cơ bị bỏng?

Trẻ em có nguy cơ bị bỏng vì các nguyên nhân đa dạng. Xác định và hiểu rõ các yếu tố đưa trẻ em vào tình trạng nguy hiểm với bỏng sẽ hỗ trợ nhiều cho việc phòng chống.

Tuổi và giai đoạn phát triển

Đối với trẻ nhỏ, mức độ phát triển các dây thần kinh vận động không hoàn toàn tương ứng với hiểu biết và sự phát triển tri thức của chúng, và bỏng có thể xảy ra dễ dàng hơn (173). Trẻ nhỏ dưới một tuổi là đặt biệt nguy cơ khi chúng bắt đầu di chuyển được và chúng với ra để đụng chạm vào các đồ vật (174). Các trường hợp bỏng phổ biến nhất mà chúng gặp phải là bỏng nước do các cốc chứa nước nóng hay bỏng tiếp xúc

Bỏng có thể để lại kết quả là những hậu quả lâu dài to lớn – về thể chất, tâm lý và tài chính.

Bé trai Bé gái

< 1 1–4 5–9 10–14 15–19

Tỷ lệ

trên

100.

000 d

ân

0

2

4

6

8

10

12

14

Tuổi (năm)

Hình 8: Tỷ lệ bỏng do lửa gây tử vong trên 100.000 dân theo nhóm tuổi và giới tính, Thế giới, 2004

a Số liệu này đề cập tới các đối tượng dưới 20 tuổi.HIC = Các quốc gia thu nhập cao; LMIC = Các quốc gia thu nhập thấp và trung bình.Nguồn: WHO (2008), Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu: cập nhật năm 2004.

Bảng 9: Tỷ lệ tử vong trẻ em do bỏng liên quan đến lửa trên 100.000 dâna theo giới, khu vực của WHO và mức thu nhập quốc gia, 2004

a Số liệu này đề cập tới các đối tượng dưới 20 tuổi.HIC = Các quốc gia thu nhập cao; LMIC = Các quốc gia thu nhập thấp và trung bình.Nguồn: WHO (2008), Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu: cập nhật năm 2004.

Châu Phi Châu Mỹ Đông nam Á Đông Nam Á Đông Địa Trung Hải Tây Thái Bình Dương

LMIC HIC LMIC LMIC HIC LMIC HIC LMIC HIC LMICCác em trai 8.9 0.7 0.7 3.3 0.2 1.3 0.6 3.6 0.3 0.4

Các em gái 8.5 0.6 0.6 9.1 0.2 1.0 0.1 5.8 0.3 0.8

Cả hai giới 8.7 0.7 0.6 6.1 0.2 1.1 0.4 4.7 0.3 0.6

24

B á o c á o t h ế g i ớ i v ề p h ò n g c h ố n g t h ư ơ n g t í c h ở t r ẻ e m

O C

ÁO

TH

Ế G

IỚI

do lò sưởi hay các vòi nước nóng. Bỏng nước thường là loại hình phổ biến nhất trong trẻ em dưới 6 tuổi. Những điều này thường xảy ra khi một đứa trẻ kéo đổ một bình chứa chất lỏng nóng, như một cốc cà phê, đổ vào mặt bé, từ đỉnh đầu và cả thân người. Các em trai lớn hơn từ 6 đến 8 tuổi thường trở nên tò mò về lửa, dẫn đến việc thử nghiệm với diêm, bật lửa và pháo hoa (175).

Giới tính

Bỏng là loại hình duy nhất của thương tích ngây tử vong mà xảy ra thường xuyên hơn ở các em bé gái so với các em trai ở Đông Nam Á và các quốc gia thu nhập thấp và trung bình tại các khu vực Đông Địa Trung Hải và Tây Thái Bình Dương. Tập quán địa phương sử dụng bếp lửa mở cho việc nấu ăn và sưởi ấm, cùng với việc mặc quần áo rộng lùng thùng, đặc biệt trong số các em gái ở tuổi thanh thiếu niên tại các khu vực Đông Nam Á và Đông Địa Trung Hải (29), gắn liền với một tỷ lệ tăng lên của bỏng trong số các phụ nữ trẻ (163). Đối với các vụ bỏng không gây tử vong, mô hình này không hoàn toàn rõ ràng, và trong một số trường hợp các em trai có thể có nguy cơ cao hơn trong các vụ bỏng so với các em gái, vì bản chất tò mò của chúng và vì các hành vi liều lĩnh hơn (175, 176).

Kinh tế xã hội và nghèo đói

Tử vong và thương tật do bỏng gắn liền với nghèo đói. Thêm vào với tỷ lệ mắc mới cao hơn đáng kể các vụ bỏng trẻ em ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình, còn có những sự khác nhau của tầng lớp kinh tế xã hội nội trong các quốc gia thu nhập cao, với những nghiên cứu chỉ ra rằng một nguy cơ bỏng gia tăng trong số trẻ em nghèo hơn (97, 177). Một kiểm điểm có hệ thống phát hiện rằng những trẻ em ở hạng thấp nhất về thu nhập đã có khả năng tử vong vì bỏng do lửa trong nhà cao hơn 2,4 lần so với các trẻ em trong hai hạng thu nhập cao nhất (178). Các yếu tố kinh tế xã hội khác bao gồm: tỷ lệ biết đọc biết viết thấp trong các gia đình; sống trong các khu ở quá đông đúc hay với các khu vực hỗn loạn tại nhà; không giám sát trẻ em đúng đắn; tiền sử bỏng trong các anh chị em; và sự thiếu các luật định và quy chế liên quan tới các bộ luật về các tòa nhà, các thiết bị báo cháy và quần áo dễ cháy (179–181). Thiếu tiếp cận tới việc cung ứng nước tốt dưới dạng vòi, ống phun nước hay hệ thống phun chống cháy lên các ngọn lửa hay dập lửa đang lan là một trong các yếu tố nguy cơ to lớn khác (181).

Các thiết bị không an toàn

Tại các quốc gia thu nhập thấp và trung bình, các nguồn nhiệt, nguồn sáng và dụng cụ nấu ăn, đặc biệt là những quốc gia còn dựa vào các nguyên liệu hóa thạch, tất cả đều đang mang theo các nguy cơ vốn có (179). Đặc biệt là, sưởi ấm hay nấu ăn sử dụng bếp lửa mở mà đặt ngay ở dưới đất tạo ra những nguy hiểm đáng kể cho trẻ em. Có những nguy hiểm tương tự trong việc sử dụng bếp dầu hỏa hay đèn xách, nến để thắp sáng, và những loại chất đốt dễ bay hơi hay dễ cháy khác để trong nhà (179, 182–184). Cho trẻ em tiếp cận dễ dàng tới các thiết bị nấu ăn hay xoong chảo với các chất lỏng đang được đun sôi là một yếu tố nguy cơ cao hơn của bỏng (182–185).

Các chất dễ cháy

Không nên cất giữ trong nhà các chất dễ cháy như dầu hỏa và paraffi n. Các chương trình cộng đồng để đảm bảo sự giám sát tốt với trẻ em đặc biệt là với các trẻ em bị tàn tật tiến triển, để giáo dục cha mẹ về bỏng và để khuyên về cách cất giữ các chất dễ cháy trong nhà, tất cả đã được đề xuất như là các chiến lược phòng chống bỏng ban đầu (180). Thêm vào đó, việc tạo ra một nguy cơ cháy, các chất dễ cháy cũng đưa ra một nguy cơ gây ngộ độc cho trẻ nhỏ vì các chất này thường được chứa trong các thùng không có nắp chống trẻ.

Pháo hoa

Pháo hoa đặt ra một nguy to lớn với trẻ em, đặc biệt là các em trai ở tuổi vị thành niên. Rất nhiều quốc gia kỷ niệm các ngày hội tôn giáo hay quốc gia bằng cách bắn pháo hoa và rất nhiều thương tích bỏng thường xuyên xảy ra xung quanh những ngày nghỉ này (179, 186, 187). Pháo hoa đã bị cấm ở rất nhiều quốc gia thu nhập cao, nhưng ở hầu hết các quốc gia thu nhập thấp và trung bình, chưa có luật pháp để hạn chế việc sử dụng pháo hoa (188–190).

Các khu vực nấu ăn và sinh hoạt

Đa phần bỏng ở trẻ em là xảy ra tại nhà, và cụ thể là ở bếp. Người ta gợi ý rằng vị trí của các thiết bị sưởi ấm trong gia đình và cấu trúc của bếp có thể tạo ra các nguy cơ đáng kể với trẻ em (191). Các ngôi nhà có một hoặc hai phòng được chia nội thất ra một cách tạm thời bằng màn gió hoặc bìa cứng và được sử dụng cho các chức năng như ngủ, tắm rửa, nấu ăn và ăn uống có thể làm gia tăng nhiều sự phơi nhiễm của trẻ tới các thiết bị gia đình và các nguồn nhiệt (191–193). Tương tự, việc thiếu các thiết bị báo cháy hay là có các thiết bị báo cháy không hoạt động có vẻ như cũng liên quan tới nguy cơ gia tăng các vụ bỏng trẻ em tại một số quốc gia phát triển (194).

B ả n t ó m t ắ t

25

BẢ

N T

ÓM

TẮ

TThời gian tai nạn

Hai thời gian cao điểm trong ngày được báo cáo cho các sự cố liên quan đến bỏng – cuối buổi sáng, khi các nhiệm vụ trong nhà đang được thực thi, và vào khoảng thời gian bữa tối (195, 196). Trong một số khu vực trên thế giới cũng có những giờ cao điểm được ghi nhận theo mùa và các ca bỏng liên quan tới những ngày nghỉ công cộng và tôn giáo.

Có thể làm gì để phòng ngừa bỏng?

Bỏng có thể được giảm đi bằng việc sử dụng các chiến lược phòng chống hiệu quả (xem Bảng 10). Thêm vào đó, một số các thực hành có triển vọng cần được kiểm tra trong các hoàn cảnh khác nhau.

Các tiếp cận kỹ thuật và môi trường Xây dựng và làm cho sẵn có các loại đèn và bếp lò an toàn và chuyển các bếp lò ra ngoài trời và lên cao • khỏi mặt đất để giảm tiếp cận của trẻ em và sự phơi nhiễm của khói bốc trong phòng. Việc thử nghiệm bếp củi cải tiến ở vùng nông thôn Guatemala làm giảm các ca nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính và bỏng liên quan đến lửa (42). Việc tách biệt các khu vực nấu ăn ra ngoài các khu sinh hoạt đã cho thấy là một chiến lược có triển vọng • nhưng vẫn cần được đánh giá nghiêm túc (197).

Pháp chế và tiêu chuẩn Thiết lập và thực thi pháp chế đòi hỏi việc lắp đặt các thiết bị báo cháy. Đảm bảo rằng tất cả các nhà ở có • thiết bị báo cháy có hoạt động ở tất cả các cấp, bao gồm cả khu ngủ. Để bảo vệ tối ưu, hãy kiểm tra các thiết bị báo cháy hàng tháng và thay pin (ắc quy) hai lần một năm, hoặc sử dụng các thiết bị mới mà đã có pin (ắc quy) hay được kiểm soát bằng mạch điện trong công việc xây dựng nhà cửa. Các thiết bị báo cháy đã được phát hiện là làm giảm nguy cơ của tử vong đến hơn 70% (47).Xây dựng và thực thi các tiêu chuẩn cho việc thiết kế và cung cấp bật lửa chống trẻ. Một nghiên cứu ở Hoa • Kỳ phát hiện rằng việc đưa một tiêu chuẩn làm giảm tới 58% các vụ cháy, tử vong và thương tích do trẻ nhỏ chơi bật lửa, tiết kiệm được hơn 1,5 tỷ đô la Mỹ trong các chi phí xã hội tính riêng trong năm 1998 (198).Xây dựng và thực thi pháp chế đòi hỏi quy định về nhiệt độ của nước nóng từ các vòi trong gia đình. • Một nghiên cứu ở Canada đã đánh giá tính hiệu quả của một tiếp cận kết hợp pháp chế và giáo dục để giảm việc đặt bộ ổn nhiệt, và phát hiện được là giảm 56% các trường hợp bỏng nước (172).Xây dựng và thực thi các tiêu chuẩn và bộ luật về vải chậm cháy. Việc thay đổi sản phẩm cho phù hợp • với các ca bỏng liên quan tới lửa là một biện pháp có triển vọng. Tiếp theo, tại Úc việc đưa ra vải chậm cháy cho khăn trải giường của trẻ em vào năm 1979, con số bỏng hàng năm liên quan tới vải vóc giảm vào khoảng từ 300 xuống còn 30 trường hợp (199).Xây dựng và thực thi pháp chế cấm sản xuất và bán pháo hoa. Rất nhiều quốc gia thu nhập cao đã cấm • việc trẻ em mua bán hay sở hữu pháo hoa. Một kiểm điểm mới đây ở Vương quốc Anh đã chỉ ra rằng việc đưa ra đạo luật về pháo hoa vào năm 2003 và các quy định về pháo hoa năm 2004 (đã hạn chế việc mua bán pháo hoa và cấm những người dưới 18 tuổi mua bán hay sở hữu pháo hoa) có một ảnh hưởng nhất định trong việc giảm thương tích do pháo hoa, yêu cầu phải thực thi nghiêm hơn (200).

Bảng 10: Tóm tắt các chiến lược phòng chống bỏng đã được kiểm chứng và có triển vọng

CHIẾN LƯỢC HIỆU QUẢ CÓ TRIỂN VỌNG

Xây dựng (và thực thi) luật định về thiết bị báo cháy 4

Xây dựng một tiêu chuẩn cho các bật lửa chống trẻ 4

Xây dựng (và thực thi) luật định về nhiệt độ của vòi nước nóng và giáo dục công chúng 4

Điều trị bệnh nhân tại các trung tâm chuyên khoa bỏng 4

Tách biệt khu nấu ăn ra ngoài phòng sinh hoạt ?

Xây dựng các tiêu chuẩn và bộ luật về các loại vải chậm cháy ?

Cấm sản xuất và mua bán pháo hoa ?

Khuyến khích sử dụng các loại đèn và bếp lò an toàn ?

Cung cấp sơ cứu cho bỏng nước (ví dụ như ‘làm mát vết bỏng’) ?

“Kinh nghiệm tồi tệ nhất của cháu xảy ra trên một chiếc xe buýt đông người. Các hành khách khác không rời mắt khỏi cháu nên cháu cởi áo khoác ra và trùm lên đầu. Cháu chỉ muốn không ai nhìn thấy và cháu muốn tất cả bọn họ cũng biến đi cho.”

Michael17 tuổi, từ Những bộ mặt biến dạng, một tổ chức phi chính phủ của Liên Hiệp Vương Quốc Anh cho những người với sự biến dạng.

26

B á o c á o t h ế g i ớ i v ề p h ò n g c h ố n g t h ư ơ n g t í c h ở t r ẻ e m

O C

ÁO

TH

Ế G

IỚI

Giáo dục và xây dựng kỹ năng Giáo dục và đào tạo các bậc cha mẹ, những người chăm sóc trẻ và cộng đồng về cách sơ cứu tức thì cho • các trường hợp bỏng nước/bỏng do lửa. Mục đích tổng thể phải là làm mát vết bỏng bằng nước, phòng ngừa cháy không ngừng và phòng chống nhiễm trùng.

Xử lý bỏng Làm mát bề mặt vết bỏng. Đây là một trong những • phương pháp lâu đời nhất trong việc điều trị cấp cứu (201). Ở Việt Nam, một nghiên cứu so sánh các trẻ em đã được làm mát tức thì bằng nước sau bỏng, với những trẻ không được làm như vậy, đã phát hiện ra rằng trẻ em nhận được sơ cứu đúng cách cần ghép da ít hơn 32% sau đó (202).Thiết lập, vận hành và duy trì các trung tâm chuyên khoa • bỏng. Mặc dù không phải tất cả trẻ em đều cần xử lý tại một trung tâm bỏng, nhưng ý kiến chuyên gia hỗ trợ đòi hỏi rằng trẻ em bị bỏng nặng sẽ có kết quả tốt hơn và chi phí xử lý thấp hơn nếu chúng được chăm sóc tại các trung tâm chuyên khoa bỏng (203).Cung cấp các cơ sở phục hồi chức năng. Trẻ em bị thương do bỏng đáng được nhận chăm sóc tại các cơ • sở phục hồi chức năng hiện có, do vậy các em có thể quay lại với các vai trò sản xuất và thực hành ngay trong cộng đồng. Phục hồi chức năng không đầy đủ có thể gây ra kết quả thiệt hại về thể chất và tâm lý với ảnh hưởng nghiêm trọng và kéo dài suốt đời (167, 168).

Điều gì cần thêm bằng chứng và phái được tránh?

Không đủ bằng chứng để khuyến khích việc sử dụng • các chiến dịch dựa vào cộng đồng và các can thiệp bao gồm việc phân phối các thiết bị báo cháy (mà không có luật định đi kèm), lắp đặt các thiết bị phun nước chữa cháy tại nhà và việc sửa đổi tại nhà, hay các chương trình thăm vấn các gia đình có nguy cơ. B• ơ, đường, dầu và các phương thuốc cổ truyền khác không được sử dụng cho bỏng.

INJURY PREVENTION

Năm 1992, lần đầu tiên, bang New South Wales của Úc đã phát động một chiến dịch phòng ngừa bỏng nước ở trẻ em trên phạm vi toàn bang, mang tên “Bỏng Nước Nóng Như Bỏng Lửa”. Chiến dịch này được tiếp theo bằng sự công bố một báo cáo về thương tích tại các khoa cấp cứu mà cho thấy bỏng nước là nguyên nhân đứng thứ tư dẫn đến tình trạng phải nhập viện ở trẻ em. Kết quả của chiến dịch này là toàn lãnh thổ nước Úc hiện nay có những bộ luật quy định về nhiệt độ tối đa là 50oC đối với vòi nước nóng trong buồng tắm – cho cả các vòi lắp mới và cũ được thay thế.

Giai đoạn đầu của chiến dịch nhằm mục đích nâng cao nhận thức về những nguyên nhân gây bỏng nước cho trẻ em, trong đó nguyên nhân lớn nhất và có thể phòng tránh được là vòi nước nóng. Giai đoạn thứ hai tập trung vào cách điều chỉnh nhiệt độ của các vòi nước nóng trong buồng tắm với các nhà chuyên môn liên quan điều chỉnh các tiêu chuẩn và sau đó thực hiện chúng. Giữa các năm, từ 1989 đến 1996, tỷ lệ nhập viện do bỏng nước ở trẻ nhỏ từ 0–4 tuổi giảm 13% và thời gian điều trị tại bệnh viện giảm 18% - dẫn đến giảm chung 27% trong tổng số giường bệnh được sử dụng. Tỷ lệ các ca bỏng nước nặng cho thấy sự giảm lớn nhất – giảm 30% cho 2 năm thực hiện giai đoạn thứ hai của chiến dịch này. Tổng thể, hàng năm tiết kiệm được cho hệ thống chăm sóc y tế khoảng 3,8-6,5 triệu đô la Úc.

[© K. McGee]

Chiến dịch “Bỏng nước nóng như bỏng lửa” ở New South Wales

“Bỏng lửa là một nguyên nhân thường gặp đối với tử vong do tai nạn trên thế giới. Mặc dù đã có hàng loạt các biện pháp phòng chống và chăm sóc, nhưng thương tích do bỏng vẫn đang tăng. Chỉ với những hiểu biết thấu đáo hơn về các nguyên nhân chủ chốt đối với loại thương tích này chúng ta mới có thế đưa ra được những giải pháp thay thế có hiệu quả. Nếu các đề xuất của báo cáo này được thực thi một cách đúng đắn, chúng có thể mang lại những thay đổi cần thiết.”

Mehmet HaberalChủ tịch Hiệp hội quốc tế về thương tích do bỏng

B ả n t ó m t ắ t

27

BẢ

N T

ÓM

TẮ

TNgã

Ngã là một việc bình thường trong sự phát triển của một đứa trẻ và một phần của quá trình để tập đi, chạy, nhảy, leo trèo và khám phá môi trường xung quanh. May thay, phần lớn các trường hợp ngã của trẻ em đều ít gây hậu quả và phần lớn trẻ em ngã nhiều lần trong đời mà không gây thương tích gì ngoài một vài vết rách và bầm tím. Tuy nhiên, một số trường hợp ngã vượt quá khả năng phục hồi của cơ thể con người cũng như khả năng bề mặt tiếp xúc để hấp thụ lực được chuyển giao. Cho nên ngã là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến thương tích ở trẻ em, bao gồm những trường hợp ngã dẫn đến tàn tật suốt đời hoặc tử vong.

Tính nghiêm trọng của ngã

Trên toàn cầu, hàng năm 46 898 trẻ em dưới 20 tuổi tử vong do ngã nghiêm trọng – đó là hơn 128 trẻ em ngã chết trong một ngày. Ngã là nguyên nhân hàng đầu đứng thứ tư gây tử vong ở trẻ em tuổi từ 5 – 9 và đứng thứ năm trong số các trẻ em từ 15–19 tuổi (Hình 9).

Ngã một gánh nặng bệnh tật và thương tích lớn nhất cho trẻ em ở độ tuổi từ 5–14 và ở một số quốc gia ngã là hình thức phổ biến nhất trong thương tích trẻ em được đưa đến các khoa cấp cứu, chiếm tới trong khoảng từ 25–52% của các cuộc thăm vấn (26, 204). Ví dụ, ở Trung Quốc, một cuộc điều tra cho thấy rằng đối với mỗi ca tử vong vì một trường hợp ngã, có đến 1,1 trường hợp tàn tật suốt đời, 3,1 trường hợp cần được nhập viện trong 10 ngày hoặc hơn thế, 6,5 trường hợp cần được nhập viện từ 1–9 ngày, và 83,7 trường hợp chỉ tìm kiếm chăm sóc hay phải nghỉ học hay làm việc một ngày, chứng minh ảnh hưởng mà các thương tích do ngã có thêm ngoài các tử vong (11).

Nhìn chung, trẻ ngã từ độ cao càng lớn thì thương tích càng nghiêm trọng, và với các trẻ em càng lớn, các trường hợp ngã từ các

Ngã là gì?

Ngã là một sự việc làm cho một người phải dừng lại đột ngột ở trên mặt đất hoặc sàn nhà hoặc ở một mặt bằng thấp hơn.

CHUYỆN CỦA SOHELSohel, cậu bé 14 tuổi, là trụ cột chính của gia đình 4 người. Cậu sống ở làng Krishnapur, huyện Narsingdi ở Băng-la-đét. Năm lên 7 tuổi, Sohel đã mồ côi cha. Vì khó khăn kinh tế của gia đình, Sohel phải bỏ học từ lớp 7. Để kiếm sống, cậu bé đã bắt đầu trồng cấy trên mảnh đất nhỏ của gia đình. Cậu trồng lúa và các cây khác, phần lớn chỉ để cho gia đình tiêu dùng. Sohel và các bạn thường ra sông bắt cá, để kiếm thêm một ít tiền phục vụ sinh hoạt gia đình hằng ngày.

Khi đó là mùa mưa năm 2004. Một buổi chiều Sohel ra sông bắt cá cùng hai người bạn, dừng chân trước một nhà thờ hồi giáo cổ nơi đang được tu tạo. Sohel, một cậu bé tò mò, trèo lên mái nhà thờ, bỏ qua những lời cầu xin của các bạn gọi cậu xuống. Cậu đi tới mép mái nhưng vấp phải một số vật liệu xây dựng, tụt chân và ngã xuống. Cậu bé bị thương nặng, và được đưa đến trung tâm y tế gần nhất cách đó 15 km, nơi cậu đã qua đời. Trẻ em như Sohel không cần phải chết vì những thương tích mà có thể phòng ngừa được. Chúng ta phải hành động ngay từ bây giờ.

© Tranh, C. Khasnabis

HIC

Tuổi (năm)

Tỷ lệ

trên

100.

000 d

ân

0

2

4

6

< 1 1–4 5–9 10–14 15–19 < 20

LMIC

Hình 9: Tỷ lệ thương tích liên quan tới ngã ở trẻ em gây tử vong trên 100.000 dâna theo tuổi và mức thu nhập quốc gia, Thế giới, 2004

a Số liệu này đề cập tới các đối tượng dưới 20 tuổi.HIC = Các quốc gia thu nhập cao; LMIC = Các quốc gia thu nhập thấp và trung bình.Nguồn: WHO (2008), Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu: cập nhật năm 2004.

28

B á o c á o t h ế g i ớ i v ề p h ò n g c h ố n g t h ư ơ n g t í c h ở t r ẻ e m

O C

ÁO

TH

Ế G

IỚI

độ cao lớn hơn càng tăng lên (11, 205, 206). Ngã là một nguyên nhân hàng đầu của chấn thương não, đặc biệt là trẻ nhỏ, với một nguy cơ đáng kể về tổn thương thần kinh lâu dài (207–214). Ngã cũng rất tốn kém. Một ước tính ở Canada cho thấy rằng nếu các các chiến lược phòng chống ngã thực chứng được thực hiện nó sẽ mang lại một kết quả là giảm được 20% số ca mắc mới, và con số thực tiết kiệm được là 126 triệu đô la Canada mỗi năm (215).

Các quốc gia thu nhập thấp và trung bình ở các khu vực Đông Nam Á và phía Đông Địa Trung Hải đã có tỷ lệ tử vong trẻ em cao nhất vì ngã trên toàn cầu, với một tỷ lệ cao hơn 10 lần so với tỷ lệ ở các quốc gia thu nhập cao tại Châu Mỹ (Bảng 11). Trẻ em dưới 1 tuổi tại các quốc gia thu nhập thấp và trung bình có nguy cơ cao nhất. Trong từng khu vực trên thế giới nhiều các em trai tử vong vì ngã hơn so với các em gái, và cao hơn đến 4 lần so với tỷ lệ ở các quốc gia thu nhập cao ở Châu Mỹ. Tại hầu hết các quốc gia thu nhập cao, trẻ em dưới 1 tuổi rất có thể bị ngã từ các đồ đạc hay ghế xe ô tô, hoặc do bị đánh rơi; trẻ em từ 1–3 tuổi dễ bị ngã ở cầu thang và trên các bậc thềm, cửa sổ, đồ đạc hay thiết bị đồ chơi; và trẻ em nhiều tuổi hơn đặc biệt ngã từ các thiết bị tại sân chơi, vì bị ẩn hay xô đẩy, hay trong khi thoát khỏi các vụ hỏa hoạn, các mái nhà và hành lang (216–218).

Tại sạo trẻ em lại có nguy cơ bị ngã?

Trẻ em có nguy cơ bị ngã vì các lý do khác nhau rất đa dạng. Xác định và hiểu rõ các yếu tố làm cho trẻ em đứng trước hiểm họa ngã sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc phòng chống.

Tuổi và giai đoạn phát triển

Các trẻ nhỏ có nguy cơ vì sự tò mò của chúng và cần làm quen với môi trường xung quanh, thường không thích hợp với năng lực của chúng để đánh giá hay phản ứng với nguy hiểm (26, 219). Vì trẻ em sẽ lớn lên dần, năng lực của chúng để phản ứng với các hiểm họa thường xảy ra đồng thời với các mức độ tăng dần của tính tự lập, chơi nhiều hơn và đi cách nhà xa hơn, hoạt động thể chất tăng lên, và các hành vi thách thức và liều lĩnh hơn thường được đề cập đến như là ‘liều lĩnh’, do đó trẻ bị phơi nhiễm nhiều hơn trước các tình huống mà chúng có thể bị ngã.

Giới tính

Trẻ em trai có thể có nguy cơ cao hơn về các trường hợp ngã gây tử vong và không gây tử vong (7, 8, 220). Điều này được giải thích một phần bằng các mô hình nuôi dạy trẻ, xã hội hóa, mong đợi các vai trò và sự tham gia nhiều hơn của các em trai trong những hành vi liều lĩnh và các trò chơi nguy hiểm (221).

Nghèo đói

Có một quan hệ mạnh mẽ giữa tầng lớp xã hội và ngã ở trẻ thơ giữa cả các khu vực cũng như trong các quốc gia (204). Các nguy cơ được xác định bao gồm cả sự phơi nhiễm lớn hơn vì các môi trường quá đông đúc và đầy hiểm họa, cha mẹ đơn thân, thất nghiệp, tuổi mẹ còn trẻ, trình độ giáo dục thấp, áp lực của người trông giữ trẻ và các vấn đề sức khỏe tâm thần, và sự bất bình đẳng trong tiếp cận chăm sóc y tế (26, 222–226).

Trẻ em bị tàn tật

Sự hiện diện của tàn tật về trí tuệ có thể dẫn đến một sự dôi dư gấp tám lần các nguy cơ của thương tích không chủ ý bao gồm cả các trường hợp ngã (227–230). Trẻ em trên xe lăn cũng đặc biệt nguy cơ, không tính đến khả năng nhận thức của chúng, với ước tính các ca ngã lên đến 42% các ca mắc mới ở những người sử dụng xe lăn (219).

Bảng 11: Tỷ lệ thương tích liên quan tới ngã gây tử vong ở trẻ em trên 100.000 dâna theo giới tính, khu vực của WHO và mức thu nhập quốc gia, 2004

a Số liệu này đề cập tới các đối tượng dưới 20 tuổi.HIC = Các quốc gia thu nhập cao; LMIC = Các quốc gia thu nhập thấp và trung bình.Nguồn: WHO (2008), Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu: cập nhật năm 2004.

Châu Phi Châu Mỹ Đông nam Á Châu Âu Đông Địa Trung Hải Tây Thái Bình Dương

LMIC HIC LMIC LMIC HIC LMIC HIC LMIC HIC LMICBé trai 1.8 0.3 1.0 3.0 0.5 1.3 4.0 3.5 0.5 2.5

Bé gái 1.1 0.1 0.4 2.4 0.2 0.6 0.3 2.3 0.3 1.9

Cả hai giới 1.5 0.2 0.7 2.7 0.3 1.0 2.2 2.9 0.4 2.2

B ả n t ó m t ắ t

29

BẢ

N T

ÓM

TẮ

TMôi trường thể chất

Môi trường được xây dựng, bao gồm thiết kế và kết cấu nhà, quy hoạch đô thị, những khu vui chơi và việc sử dụng đất là một yếu tố cần thiết với sức khỏe trẻ em và sự phát triển, nhưng có thể cũng là một nguồn của các thương tích không gây tử vong (231). Các yếu tố đóng góp có thể bao gồm việc bảo dưỡng tài sản bị trì hoãn hay không thích hợp, đặc biệt với các tài sản thuê với thu nhập thấp, và các thiết kế tòa nhà và sản phẩm mà không tính đến khả năng phát triển của trẻ nhỏ hay các nhu cầu của gia đình họ, ví dụ chiếu sáng kém, chấn song cửa sổ ở các nhà cao tầng, thiếu các tay vịn cầu thang, các ban công và tiếp cận mái mở.

Môi trường văn hóa xã hội

Sự giám sát không đầy đủ của người lớn thường được kể ra như một nhân tố quan trọng trong các thương tích ở trẻ em (232, 233) nhưng các vấn đề liên quan là rất phức tạp và tương tác với nhiều yếu tố thách thức với các gia đình có nguy cơ và dễ bị tổn thương nhất. Cha mẹ, các nhân viên dịch vụ xã hội và nhân viên y tế thường đồng ý rằng cụ thể là trẻ trước khi đến trường cần được giám sát ‘liên tục’, có nghĩa là ít hơn 5 phút cho một lần không giám sát để giảm thiểu nguy cơ thương tích (233). Ở các gia đình nghèo hơn, trẻ em có thể không chỉ không được giám sát, mà còn được mong đợi để chăm sóc cho các em bé hơn chúng trong nhà (234).

Tiếp cận điều trị và phục hồi chức năng

Điều tra ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình cho thấy rằng tỷ lệ lớn trẻ em, bao gồm cả các em bị thương tích liên quan tới ngã ở mức vừa phải tới nghiêm trọng, không nhận được chăm sóc y tế vì những khoảng cách rất xa đến bệnh viện, các chi phí vận chuyển cao đến mức không thể chi trả được, thiếu tiếp cận vì yêu cầu chi phí và nguồn lực, và thiếu nhận thức của người chăm sóc trẻ về nhu cầu sớm được quan tâm (11, 235–238).

Có thể làm gì để phòng ngừa ngã?

Tỷ lệ mặc mới do ngã có thể được giảm xuống qua việc sử dung các chiến lược phòng chống hiệu quả (xem Bảng 12). Một số can thiệp có triển vọng cũng cần được kiểm tra trong một số hoàn cảnh khác nhau. Gánh nặng lớn về bệnh tật, chi phí chăm sóc y tế, và nguy cơ đáng kể về tử vong do các chấn thương vùng đầu đòi hỏi rằng việc phòng ngừa các thương tích liên quan tới ngã phải được làm tiêu điểm cho các nỗ lực an toàn cho trẻ trên toàn thế giới.

Các Tiếp cận kỹ thuật và môi trường Xác định, thay thế hay sửa đổi sản phẩm không an toàn. Rất nhiều quốc gia thu nhập cao đạt được việc làm • giảm các thương tích do ngã ở trẻ em bằng cách loại bỏ hay thiết kế lại các đồ đạc nhà trẻ ví dụ như giường cũi, thay thảm, khung tập đi cho trẻ, và giường tầng, thiết bị sân chơi, thiết bị giải trí và thể thao (239, 240).

Trẻ em ngã từ đâu?

Xe đẩy, xe tập đi, ghế cao, bàn thay đồ • Giường cũi, giường ngủ, giường tầng• Nóc nhà, cửa sổ, ban công • Cầu thang, lan can và thành cầu thang • Cây cối• Thiết bị sân chơi chẳng hạn như xích đu, đu quay (có các con • vật), cầu trượt, tấm bạt nhào lộn Trong khi chơi các môn thể thao có tổ chức • Ván trượt, trượt tuyết, trượt băng • Cưỡi ngựa, đua lừa•

Bảng 12: Tóm tắt các chiến lược phòng chống ngã đã được kiểm chứng và có triển vọng

CHIẾN LƯỢC HIỆU QUẢ CÓ TRIỂN VỌNG

Thực hiện các chương trình cộng đồng đa dạng như ‘Trẻ em không thể bay được’ 4

Thiết kế lại các đồ đạc nhà trẻ và các sản phẩm khác 4

Xây dựng các tiêu chuẩn sân chơi cho độ dày của các vật liệu bề mặt phù hợp, chiều cao của thiết bị và bảo dưỡng 4

Pháp chế về chấn song cửa sổ 4

Sử dụng các cửa cầu thang và tay vịn cầu thang ?

Tiến hành các thăm vấn hỗ trợ và giáo dục các gia đình có nguy cơ cao ?

Tổ chức các chiến dịch truyền thông hướng tới các bậc cha mẹ và các cán bộ y tế ?

Cung cấp chăm sóc cấp cứu nhi khoa phù hợp ?

Ngã là một loại hình phổ biến của thương tích trẻ em được đưa tới các khoa cấp cứu, chiếm tới trong khoảng từ 25–52% của các cuộc thăm vấn.

30

B á o c á o t h ế g i ớ i v ề p h ò n g c h ố n g t h ư ơ n g t í c h ở t r ẻ e m

O C

ÁO

TH

Ế G

IỚI

Cung cấp và lắp đặt cửa cầu thang. Hỗ trợ các gia đình như việc cung cấp các thiết bị an toàn trong nhà • miễn phí như cửa cầu thang, lắp đặt miễn phí, có thể cải thiện các thực hành an toàn cho cuộc sống của các gia đình tại các khu vực thiếu thốn (241).

Pháp chế và tiêu chuẩn

Thiết lập và thực thi pháp chế đòi hỏi chủ nhà lắp đặt các chấn song cửa sổ. Người ta đã chứng kiến một • sự giảm đi đáng kể các trường hợp ngã gây tử vong ở trẻ em từ các tòa nhà cao tầng tại một bang của Hoa Kỳ theo sau việc thông qua pháp chế về lắp đặt chấn song cửa sổ (242).Xây dựng và thực thi tiêu chuẩn cho việc xây dựng và bảo dưỡng sân chơi an toàn với việc lắp đặt mặt • bằng sân chơi bằng cao su hay vỏ cây với đủ độ sâu, và kết hợp với chiều cao an toàn của cấu trúc và thiết bị như các ván trượt. Những tiếp cận này đã thực chất làm giảm các thương tích tại sân chơi ở rất nhiều quốc gia thu nhập cao (239).

Giáo dục và xây dựng kỹ năng

Xây dựng và cung cấp các chiến dịch truyền thông đại chúng và tờ rơi cho các quốc gia thu nhập thấp • và trung bình (243) với việc giáo dục phòng ngừa thương tích và an toàn tại gia đình hướng tới các bậc cha mẹ, các cán bộ y tế, các cán bộ thực thi pháp luật, các cán bộ thành phố, công nhân xây dựng và các nhà hoạch định chính sách.

Các chiến lược kết hợp Thiết lập và cung cấp những thăm vấn tại gia đình trong • giai đoạn đầu của tuổi thơ. Những cuộc thăm vấn này đã được dùng để đáp ứng một phạm vi rộng các mục tiêu, bao gồm việc cải thiện môi trường gia đình, hỗ trợ gia đình và việc phòng ngừa các vấn đề hành vi ở trẻ em. Bằng chứng minh họa rằng các thăm vấn tại nhà bao gồm các chương trình nhằm đến các gia đình khó khăn hơn là có hiệu quả trong việc cải thiện sự an toàn tại nhà và làm giảm đi các nguy cơ thương tích (244–249). Những cuộc thăm vấn này xem ra là có hiệu quả nhất khi thông tin được cung cấp có mục tiêu, phù hợp với độ tuổi, và kết hợp với việc cung cấp và lắp đặt thiết bị an toàn (53, 250–251). Sử dụng các chiến lược đa dạng được lặp lại dưới các dạng và hoàn cảnh khác nhau như một phương • tiện cổ vũ cho một văn hóa an toàn trong các cộng đồng (53). Việc phòng ngừa ngã thường được bao gồm trong mục đích của các chương trình dựa vào cộng đồng được thiết kế để giảm thương tích ở trẻ em và đã có hiệu quả cụ thể trong việc lắp đặt các chấn song cửa sổ tại các tòa nhà cao tầng (218).

Điều gì cần thêm bằng chứng và phải được tránh?

Không đủ bằng chứng để khuyến khích việc chỉ sử • dụng các chiến dịch giáo dục phòng ngừa ngã hoặc thực hiện các bộ luật về nhà ở và các tòa nhà.

• Đậy nắp các giếng và rãnh nước, mặc dù đã được thực chứng để phòng ngừa đuối nước, nhưng vẫn chưa được đánh giá trong việc phòng ngừa ngã.

INJURY PREVENTION

“Trẻ em không thể bay được” là một chương trình được Sở Y tế của thành phố New York xây dựng vào đầu những năm 1970 để ứng phó với tỷ lệ tử vong và thương tích cao ở trẻ em sau khi ngã từ cửa sổ xuống. Chương trình bao gồm một bộ luật quy định rằng các chấn song cửa sổ cần được lắp đặt trong các căn hộ ở trên cao nơi có trẻ em sinh sống. Thêm vào với luật định này, có một hệ thống báo cáo tự nguyện yêu cầu tất cả các trẻ em ngã phải được báo cáo để một điều dưỡng viên có thể đến thăm và đánh giá tình hình, tư vấn các bậc cha mẹ đề cập tới việc phòng ngừa ngã cung cấp các chấn song cửa sổ miến phí cho các gia đình có trẻ nhỏ sống trong các khu vực có nguy cơ cao.

Kết quả của chương trình này là, số ca ngã mới được nghi nhận là giảm đáng kể, đặc biệt là ở quận Bronx của thành phố, nơi số ca ngã được báo cáo giảm 50%. Nhiều thành phố khác trên thế giới đã làm theo gương của thành phố New York. Ngoài những tính mạng được cứu, can thiệp này chứng tỏ chi phí hiệu quả dưới dạng tiền tiết kiệm được trong việc nhập viện, phục hồi chức năng và các khoản chi phí chăm sóc cho các em nhỏ bị thương và tàn tật vĩnh viễn.

Chiến dịch ‘Trẻ em không thể bay được’, New York

© T. Toroyan, WHO

B ả n t ó m t ắ t

31

BẢ

N T

ÓM

TẮ

TNgộ độc

Nhà ở và môi trường xung quanh có thể là các địa điểm nguy hiểm với trẻ em, đặc biệt là khả năng bị ngộ độc không chủ ý. Trẻ em có bản tính tò mò, muốn khám phá bên trong và xung quanh ngôi nhà của mình. Kết quả là, mỗi năm các trung tâm chống độc (cũng được gọi là các trung tâm thông tin về ngộ độc) đã tiếp nhận hàng triệu cuộc gọi, và hàng nghìn trẻ em đã được tiếp nhận vào các khoa cấp cứu vì chúng vô tình ăn uống phải một vài loại hình sản phẩm gia đình, thuốc hoặc thuốc trừ sâu. Phần lớn các ca ngộ độc “tai nạn” này lẽ ra đã có thể được phòng ngừa.

Tính nghiêm trọng của ngộ độc

Mỗi năm, ngộ độc bất ngờ có kết quả trong hơn 45000 ca tử vong ở trẻ em và thanh thiếu niên từ 0-19, chiếm tới 13% của tất cả các trường hợp ngộ độc bất ngờ trên thế giới. Như một nguyên nhân gây nên thương tích không chủ ý ở trẻ em trong độ tuổi từ 1–14, ngộ độc xếp thứ tư sau các thương tích đường bộ, bỏng và đuối nước trong một điều tra ở 16 quốc gia thu nhập cao và trung bình vào các năm 2000/2001 (252).

Trong khi không có sẵn các số liệu toàn cầu về ngộ độc không gây tử vong, thì các ước tính về gánh nặng thương tích đặt ra cho xã hội là có thật và các nghiên cứu từ cả các quốc gia thu nhập thấp và thu nhập cao cho thấy rằng các ca ngộ độc và việc xử lý chúng là rất tốn kém (253–255).

Ngộ độc là gì?

Ngộ độc để cập đến một thương tổn tế bào hay tử vong do hít vào, ăn vào, tiêm vào hay hấp thụ được các chất có độc tố hay ‘chất độc’. Các yếu tố chủ chốt để dự báo tính nghiệm trọng và kết quả của ngộ độc là bản chất, liều lượng, công thức và lộ trình phơi nhiễm với chất độc; đồng-phơi nhiễm với các chất độc khác; trạng thái dinh dưỡng của trẻ em hay tình trạng nhịn ăn; tuổi và các điều kiện sức khỏe có từ trước.

“Tất cả mọi chất đều là chất độc và không có chất gì là không có độc tố, chỉ có đúng liều lượng cho phép một chất gì đó không có độc”Paracelsus, Bách khoa toàn thư của nước Anh..”

CHUYỆN CỦA HARRISONHarrison là con út trong một gia đình có năm con. Vào ngày đầu tiên của kỳ nghỉ hè, Lisa, mẹ của Harrison, thay đổi thói quen buổi sang thường ngày và thay vì đi thẳng xuống bếp, kiểm tra xem các cửa của tủ bếp còn khóa không, bà ta đi xuống phòng khách và cho một băng video vào máy cho đứa con lớn của mình xem. Trong lúc này, Harrison 18 tháng tuổi đã mở một tủ bếp, tháo chiếc nắp của một hộp đựng nước rửa bát ra và uống chất rửa đó. Mặc dù hộp nước rửa bát đã có nắp chống trẻ, nhưng phải vặn nắp vào hai lần để đóng lại một cách an toàn đúng quy cách. Vì không có chỉ dẫn cho việc này ngoài vỏ hộp, mẹ Harrison không biết được điều đó.

Harrison đã sống sót, nhưng thương tật của cậu bé đã làm thay đổi cả cuộc đời của cháu và cuộc sống của gia đình. Câu chuyện của Harrison, và của các cháu khác ở tuổi tập đi mà phải chịu các thương tích tương tự như vậy đã nhanh chóng được các báo chí đưa ra. Ngay trong vài tuần sau đó, công ty đã phải thay thế các nhãn hiệu cảnh báo trên tất cả các hộp đựng của họ để báo động cho người tiêu dùng về ‘cơ chế đóng vặn có tiếng đập hai lần’. Một vài tháng sau hộp đựng đã được thiết kế lại để kết hợp hạn chế dòng chảy và việc đóng nắp ‘đập một lần’. Nước Úc hiện có pháp chế yêu cầu rằng tất cả các bột rửa bát phải được phân phối trong các hộp đựng chống trẻ với các nhãn cảnh báo cụ thể nếu độ pH của chất được đựng ở trong lớn hơn 11,5. Những chất tẩy có độ pH lớn hơn 12,5 đã bị phải loại khỏi thị trường trong nước.

© Quỹ bệnh viện trẻ em Hoàng gia

Các tác nhân thông thường nhất liên quan tới ngộ độc trẻ em

Những thuốc chữa bệnh tại quầy như paracetamol, thuốc ho/cảm lạnh, các viên vitamin và sắt, • các viên thuốc kháng dị ứng và kháng viêm. Việc kê các đơn thuốc chữa bệnh như thuốc chống suy nhược, thuốc ngủ, thuốc giảm đau và các • thuốc bất hợp pháp.Paraffi n/dầu lửa• Các sản phẩm dùng cho hộ gia đình chẳng hạn như chất tẩy trắng, thuốc tẩy rửa, chất làm sạch, • các chất quét dọn, mỹ phẩm, giấm. Thuốc trừ sâu bao gồm cả thuốc trừ sâu, thuốc diệt động vật gậm nhấm và thuốc diệt cỏ. • Thực vật có chất độc khác nhau.• Động vật hay côn trùng cắn.•

32

B á o c á o t h ế g i ớ i v ề p h ò n g c h ố n g t h ư ơ n g t í c h ở t r ẻ e m

O C

ÁO

TH

Ế G

IỚI

Trẻ em dưới một tuổi có nguy cơ cao nhất trước ngộ độc gây tử vong, đặc biệt là ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình (Hình 10). Sau độ tuổi còn ẵm ngửa, các ca ngộ độc gây tử vong giảm dần theo độ tuổi cho tới 14 tuổi lại tăng lên một lần – có thể quy cho hoặc là tại việc sử dụng sai các chất hay tại khả năng phơi nhiễm tăng lên do tham gia vào lực lượng lao động. Đối với ngộ độc không gây tử vong, các ca mắc mới là cao hơn trong thanh thiếu niên và trẻ em trên 1 tuổi.

Các quốc gia thu nhập thấp và trung bình có tỷ lệ cao hơn gấp 4 lần so với các quốc gia thu nhập cao trong tất cả các khu vực trừ ở Châu Mỹ nơi tỷ lệ tử vong là cao hơn ở các quốc gia thu nhập cao, đặc biệt đối với trẻ em từ 15–19 tuổi (Bảng 13). Tỷ lệ mắc mới cao nhất là ở Châu Phi và tại các quốc gia thu nhập thấp và trung bình của Châu Âu và khu vực Tây Thái Bình Dương. Ở tất cả các khu vực trẻ em trai có tỷ lệ cao hơn trẻ em gái. Mặc dù không có sẵn các số liệu toàn cầu về các trường hợp ngộ độc không gây tử vong, cứ mỗi ca tử vong thì có hàng nghìn cuộc gọi tới các trung tâm chống độc trên toàn thế giới.

Tại sao trẻ em lại có nguy cơ bị ngộ độc?

Trẻ em là có nguy cơ ngộ độc vì rất nhiều lý do khác nhau. Xác định và hiểu được các nguy cơ sẽ hỗ trợ trong việc phòng chống. Tuổi và giai đoạn phát triển

Tuổi và sự phát triển liên kết chặt chẽ với ngộ độc. Chúng ảnh hưởng đến cả sự phơi nhiễm đến các loại hình ngộ độc cũng như kết quả của ngộ độc tình cờ (256). Trẻ nhỏ là đặc biệt dễ bị tổn thương trước các ngộ độc nuốt vào bụng, đặc biệt là các chất lỏng, vì trẻ cho hầu hết các đồ vật vào mồm, rất tò mò và không nhận thức được các hậu quả (257). Mặt khác, trẻ vị thành niên có nhận thức cao hơn về các hậu quả của hành động chúng làm nhưng áp lực đồng đẳng và hành vi liều lĩnh có thể đưa chúng tới việc sử dụng nhầm rượu hay thuốc bất hợp pháp, dẫn đến một tỷ lệ tử vong cao hơn so với ở trẻ nhỏ (258).

Giới tính

Các em trai có nguy cơ ngộ độc cao hơn nhiều so với các em gái với ít ngoại lệ (254, 259, 260). Ở những nơi có ngoại lệ, sự khác biệt này có thể được giải thích bằng sự khác nhau trong việc xã hội hóa giới tính giữa các quốc gia khác nhau và các nền văn hóa khác nhau.

Các bé traiCác bé gái

1< 1–4 5–9 10–14 15–19 20<

Tỷ lệ

trên

100.

000 d

ân

0

2

4

6

Tuổi (năm)

Hình 10: Tỷ lệ ngộ độc gây tử vong ở trẻ em trên 100.000 dân theo tuổi và giới tính, Thế giới, 2004

Số liệu này đề cập tới các đối tượng dưới 20 tuổi.Nguồn: WHO (2008), Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu: cập nhật năm 2004.

Bảng 13: Tỷ lệ tử vong trẻ em do ngộ độc trên 100.000 dâna theo giới tính, mức thu nhập quốc gia và khu vực của WHO, 2004

a Số liệu này đề cập tới các đối tượng dưới 20 tuổi. HIC = Các quốc gia thu nhập cao; LMIC = Các quốc gia thu nhập thấp và trung bình.Nguồn: WHO (2008), Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu: cập nhật năm 2004.

Châu Phi Châu Mỹ Đông nam Á Châu Âu Đông Địa Trung Hải Tây Thái Bình Dương

LMIC HIC LMIC LMIC HIC LMIC HIC LMIC HIC LMICCác em trai 4.9 1.2 0.4 1.7 0.3 2.4 1.3 1.7 0.1 1.5

Các em gái 3.0 0.4 0.3 1.6 0.2 1.7 0.0 1.5 0.1 2.1

Cả hai giới 4.0 0.8 0.3 1.7 0.2 2.0 0.7 1.6 0.3 1.8

B ả n t ó m t ắ t

33

BẢ

N T

ÓM

TẮ

TNghèo đói

Tình trạng kinh tế xã hội là liên kết chặt chẽ với cả hai trường hợp ngộ độc gây tử vong và không gây tử vong, không những giữa các quốc gia với nhau mà còn ngay trong cùng một quốc gia (261). Các gia đình nghèo hơn có thể làm tăng sự phơi nhiễm trước một số chất độc vì họ sử dụng paraffi n/dầu hỏa để sưởi ấm và nấu ăn, có ít chỗ để cất giữ các chất độc khỏi tầm với của trẻ em, là có thể sống gần môi trường độc hại, và có thể bị buộc phải ăn các thực phẩm không an toàn. Các gia đình nghèo hơn cũng có thể có ít tiếp cận đến các trung tâm chống độc hay xử lý cấp cứu có chất lượng tốt.

Các đặc điểm của chất độc

Chất độc càng cô đặc hay càng hiệu nghiệm, nguy cơ càng lớn cho ngộ độc nghiêm trọng hay tử vong. Các chất độc ở thể lỏng chẳng hạn như paracetamol nước tạo ra một nguy cơ lớn hơn nhiều so với paracetamol dạng rắn giống như chất làm sạch bát đĩa hay thuốc viên vì chúng dễ có thể bị nuốt chửng (256). Khi chất độc liên hệ qua tiếp xúc với da hay miệng, như là trường hợp với a xít hay các chất kiềm, các kết quả tổn thương lớn hơn. Các đặc điểm vật chất như là kích thước, màu sắc và bản chất tự nhiên có thể hấp dẫn hay ngăn cản một đứa trẻ không cầm lấy và nuốt chửng một chất. Các nghiên cứu cho thấy rằng các chất lỏng trong là hấp dẫn nhất, cũng như các viên thuốc có màu sáng (262).

Cất giữ và tiếp cận các chất

Trẻ em tiếp cận tới chất độc là dụng cụ dự báo trước lớn nhất của ngộ độc. Phân phối các loại chất độc trong các hộp/thùng đựng mà không có đóng gói chống trẻ làm tăng ngộ độc ở trẻ em (263, 264). Thậm trí khi được đựng và dán nhãn đúng quy cách, trẻ em vẫn có nguy cơ nếu hộp đựng không được người lớn cất giữ phù hợp. Hơn thế nữa, rất nhiều cha mẹ không hiểu rằng chống trẻ không có nghĩa là ngăn ngừa trẻ phá và rằng trẻ em vẫn có thể mở gói ra. Vì vậy, đóng gói chống trẻ không bao giờ thay thế được sự giám sát tốt.

Các điều kiện theo mùa và thời tiết

Ngộ độc trẻ em xuất hiện quanh năm mặc dù không có sự khác biệt rõ rệt theo mùa đói với các chất độc khác nhau. Các vết cắn của động vật và việc nuốt dầu hỏa, thuốc chữa bệnh và thuốc trừ sâu cao nhất là vào mùa hè (265, 266). Lời giải thích có thể là do có nhiều thời gian ở bên ngoài hơn, những sự thay đổi trong việc giám sát và uống các chất lỏng trong những tháng mùa hè (267–269). Ngộ độc monoxide các-bon từ các nguồn đốt nóng, ngộ độc thuốc chữa ho và thuốc chữa cảm là phổ biến hơn trong mùa đông (270).

Môi trường văn hóa xã hội

Bằng chứng từ các quốc gia thu nhập thấp và trung bình cho thấy tầm quan trọng của các yếu tố nguy cơ dân số học xã hội ở ngộ độc ở trẻ em. Các yếu tố bao gồm các cha mẹ còn trẻ, sự giám sát của người lớn còn hạn chế và những người thường xuyên chuyển nhà (268, 271, 272). Thêm vào đó, các điều kiện sống nghèo khổ, đức tin và tập quán địa phương, và việc không hiểu biết về các hiểm họa hóa chất là tất cả các yếu tố nguy cơ ngắn liền với ngộ độc cấp tính (263).

Các chính sách, tiêu chuẩn và pháp chế

Rất nhiếu quốc gia không có các chính sách, tiêu chuẩn và pháp chế để khống chế việc sản xuất, dán nhãn, phân phối, lưu giữ và hủy bỏ các chất độc và các kết quả phụ của quá trình sản xuất. Kết quả là, trẻ em đã bị đưa vào nguy cơ ngộ độc qua phơi nhiễm với các chất độc cả bên trong và bên ngoài nhà của chúng. Việc đóng gói và phân phối thuốc và các chất độc hại khác không theo quy định trong các hộp chống trẻ làm cho trẻ dễ tiếp cận với các chất độc và các liều thuốc gây chết người. Việc sử dụng và lưu giữ không được khống chế, và việc vứt bỏ thuốc trừ sâu gần nhà ở và nguồn cung cấp nước đã trẻ em vào tình trạng phơi nhiễm với chất độc, đặc biệt là các em xuất thân từ các tầng lớp kinh tế xã hội thấp hơn. Điều này đặc biệt đúng ở các quốc gia đang phát triển nơi mà các lực lượng kinh tế dẫn đến việc sử dụng các chất dược phẩm và không dược phẩm có nguy cơ cao hơn và quá hạn sử dụng.

Tiếp cận các cơ sở chăm sóc y tế thích hợp

Trong các vụ ngộ độc, xử lý nhanh chóng và kịp thời là thiết yếu cho một kết quả khả quan. Tính sẵn có và tiếp cận được tới các trung tâm chống độc và các cơ sở y tế có chất lượng tốt ảnh hưởng tới tính nghiêm trọng của các thương tích ngộ độc. Vì vậy các trẻ em sống tại vùng nông thôn và vùng xa xôi hẻo lánh, nơi mà các cơ sơ y tế là không có hay không tiếp cận được hay có chất lượng kém, đứng trước nguy cơ cao hơn về một kết quả kém cỏi.

34

B á o c á o t h ế g i ớ i v ề p h ò n g c h ố n g t h ư ơ n g t í c h ở t r ẻ e m

O C

ÁO

TH

Ế G

IỚI

Có thể làm gì để phòng ngừa ngộ độc?

Vì ngộ độc thường xuyên được chẩn đoán nhầm hay xảy ra không được thừa nhận, việc điều trị có thể bị trì hoãn, thường mang lại kết quả bi thảm. Vì vậy, phòng ngừa là tốt nhất và có thể đạt được qua việc sử dụng các chiến lược phòng chống đã được kiểm chứng (xem Bảng 15). Khóa riêng các loại thuốc chữa bệnh và các chất độc khác, mặc dù qua trực giác về một thực hành tốt, chưa trải qua một đánh giá khắt khe.

Các tiếp cận kỹ thuật và môi trường Loại bỏ chất độc ra khỏi môi trường, như là hủy bỏ các cây có chất độc và bỏ đi từng nguồn xăng dầu • riêng lẻ như dầu hỏa đóng chai trong các ngành dịch vụ công cộng bằng cách cung ứng điện hay các khí hơi tự nhiên (273).Thay thế chất độc bằng chất ít độc hại hơn, ví dụ, thay một loại thuốc an thần độc tố cao (thuốc ngủ an • thần được dùng để ngủ) bằng một loại thuốc ngủ giảm đau khác an toàn hơn (benzodiazepines); công thức hóa lại rượu pha metanola để bao gồm cả rượu pha ethila hơn là metanola (274).Giảm tính độc tố của các chất độc bằng cách đóng gói nồng độ hay theo các liều lượng không chết người. • Ví dụ, hạn chế việc bán chất a xít axetíc (giấm) dưới hình thức pha loãng ở Saint Lucia làm giảm các ca ngộ độc vì chất này (275).

Pháp chế và tiêu chuẩn Xây dựng và thực thi các tiêu chuẩn đóng gói chống trẻ cho các chất độc cần thiết ví dụ như các thuốc • chữa bệnh, các hóa chất dùng cho hộ gia đình và các sản phẩm độc hại khác. Thông qua việc sử dụng biện pháp này đã giảm đáng kể các ca ngộ độc tại các quốc gia thu nhập cao (274, 276).

Giáo dục và xây dựng kỹ năngĐảm bảo việc đóng gói an toàn hơn và cất giữ các thuốc chữa bệnh và các sản phẩm độc hại khác ở nhà. • Các chuyên gia đồng ý rằng việc này liên quan đến giáo dục những người trông giữ trẻ về các nguy cơ và nhu cầu cất giữ an toàn, tiêu chuẩn để không khuyến khích việc sử dụng các thùng chứa không phù hợp cho các chất nguy hại, và sự tham gia của các nhà sản xuất và những người phân phối sản phẩm. Một can thiệp thành công ở Châu Phi liên quan tới việc phân phối các hộp đựng đóng gói chống trẻ miễn phí đã làm giảm đi các ca ngộ độc dầu lửa xuống còn một nửa (268).

Chăm sóc sức khỏe

Thiết lập các trung tâm chống độc để ưu tiên các trường • hợp ngộ độc, đưa ra các lời khuyên chính xác và kịp thời cho những người trông giữ trẻ và các cơ sở y tế, hướng dẫn sơ cứu ở nơi cần thiết, và chuyển các ca ngộ độc nghiêm trọng đến điều trị tại các cơ sở y tế (277).

Bảng 15: Tóm tắt các chiến lược phòng chống ngộ độc đã được kiểm chứng và có triển vọng

CHIẾN LƯỢC HIỆU QUẢ CÓ TRIỂN VỌNG

Chiến lược 4

Loại bỏ chất độc 4

Pháp chế hóa (và thực thi) việc đóng gói chống trẻ cho các loại thuốc chữa bệnh và các chất độc 4

Đóng gói thuốc với số lượng không chết người 4

Thiết lập các trung tâm chống độc ?

Khóa kỹ các loại thuốc chữa bệnh và các chất độc khác

Điều gì cần thêm bằng chứng hay không có tác dụng?

Không có đủ bằng chứng để hỗ trợ việc • quy định hay hủy bỏ các chất độc mà dễ bị nhầm lẫn với các món ăn được, hoặc giảm tính hấp dẫn của sản phẩm độc hại. Việc đưa ra • đóng gói không tiêu chuẩn, không đóng kín hay đóng gói phồng lên cho thuốc viên có tiềm ẩn nguy hại vì đó không phải là chống trẻ em.

B ả n t ó m t ắ t

35

BẢ

N T

ÓM

TẮ

T

INJURY PREVENTION

Mỗi đứa trẻ đều có quyền được lớn lên trong một môi trường không nguy hại cho sức khỏe hay tình trạng khỏe mạnh của nó. Thế nhưng, hiện nay ở Nam Phi, mỗi năm vào khoảng từ 40.000 – 60.000 trẻ em bị ngộ độc sau khi nuốt paraffi n/dầu hỏa vào bụng – loại dầu phổ biến được sử dụng để sưởi ấm và đun nấu trong hầu hết các gia đình – từ các bình chứa không dán nhãn và không an toàn. Và trong khi không phải tất cả các ca ngộ độc này là gây tử vong, thì nỗi đau và việc phải chịu đựng sự đau khổ của trẻ em và gia đình chúng và chi phí điều trị cho tình trạng này là đáng kể.

Đây là không kể đến sự thật rằng một giải pháp hiệu quả đang tồn tại. Đóng gói chống trẻ – được định nghĩa là cách đóng gói mà trẻ em dưới 5 tuổi khó có thể mở ra được, nhưng người lớn có thể mở ra được một cách dễ dàng – là can thiệp duy nhất đã được kiểm chứng là sẽ làm giảm đi việc nuốt paraffi n vào bụng ở trẻ em. Chiến lược được kiểm chứng này đã cho thấy khả năng có thể chuyển giao được ở một cộng đồng tại Phi và người ta ước tính rằng việc bắt buộc sử dụng đóng gói chống trẻ mỗi năm có thể cứu sống được hơn 80 tính mạng trẻ em trên toàn quốc gia này, và giảm việc nuốt paraffi n vào bụng xuống còn một nửa.

Thay đổi đóng gói, cứu sống trẻ em

[ © L. Matzopoulos]

36

B á o c á o t h ế g i ớ i v ề p h ò n g c h ố n g t h ư ơ n g t í c h ở t r ẻ e m

O C

ÁO

TH

Ế G

IỚI

Con đường phía trước

Báo cáo này, báo cáo đầu tiên của thế giới về chủ đề thương tích ở trẻ em, trình bầy kiến thức hiện nay về 5 nguyên nhân quan trọng nhất gây thương tích không chủ ý ở trẻ em dưới 18 tuổi cũng như một số hành động cần thiểt được thực hiện để giải quyết vấn đề này.

Các thông điệp chính của báo cáo

Thương tích ở trẻ em là một vấn đề y tế công cộng quan trọng trực tiếp liên quan tới sự sống còn của trẻ em. Trên toàn cầu mỗi năm trên 900.000 trẻ em dưới 18 tuổi chết do thương tích, và hàng chục triệu trẻ em khác chịu đựng các thương tích không gây tử vong khác. Điều nay không tính đến sự thật là đa số các quốc gia trên thế giới đã phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em (1), Công ước này đòi hỏi rằng tất cả các biện pháp phù hợp phải được thực hiện để bảo vệ trẻ em trước các thương tích này.

Tin tốt lành ở đây là chúng tôi biết nhiều trong số các biện pháp đó là gì – các thương tích ở trẻ em có thể được phòng ngừa và phần nhiều của tóm tắt riêng này đã đi tới việc nêu bật các chiến lược đã được kiểm chứng và có triển vọng hiện đang có sẵn. Rất nhiều quốc gia thu nhập cao đã có khả năng làm giảm tỷ lệ tử vong do các thương tích ở trẻ em một cách căn bản. Ví dụ, ở Thụy Điển cách đây khoảng hơn 30 năm, tỷ lệ thương tích trẻ em đã được giảm xuống còn khoảng hơn 50% (38). Thậm chí nếu chỉ có hàng tá hay gần như vậy các chiến lược đã kiểm chứng được thảo luận tại báo cáo này được thực hiện trên toàn thế giới, mỗi năm gần một nửa triệu tử vong trẻ em đã có thể được phòng ngừa – đó là hơn 1000 tính mạng của trẻ được cứu sống mỗi ngày (51). Chúng ta không thể chấp nhận để đợi – chi phí của việc không làm gì là không thể chấp nhận được.

Các thông điệp chính của báo cáoCác thương tích ở trẻ em là một vấn đề y tế công cộng quan trọng • Các thương tích trực tiếp ảnh hưởng sự sống còn của trẻ em • Trẻ em dễ bị tổn thương hơn trước các thương tích • Các thương tích ở trẻ em có thể phòng ngừa được• Cái giá của việc không hành động là không thể chấp nhận được • Ít quốc gia có các số liệu tốt về thương tích trẻ em • Nghiên cứu về các thương tích ở trẻ em còn quá hạn chế • Có quá ít người đang hành nghề về phòng chống thương tích ở trẻ em• Phòng chống thương tích ở trẻ em là trách nhiệm của nhiều ngành• Phòng chống thương tích ở trẻ em không được cấp đủ kinh phí • Cần xây dựng và duy trì nhận thức•

Trẻ em là các tác nhân quan trọng cho sự thay đổi và cần được tính đến trong sự phát triển và thực hiện của các dự án phòng chống thương tích ở trẻ em ở các cấp địa phương, quốc gia và quốc tế. Sau đây là một trích đoạn từ bài tiểu luận của cô bé Anupama Kumar của Kerala – mười sáu tuổi, ở Ấn độ. Cô bé đã giành giải thưởng của Tiếng nói UNICEF trong cuộc thi an toàn đường bộ cho thanh thiếu niên và được nhận phần thưởng của mình tại Đại hội đồng Thanh thiếu niên Thế giới, tổ chức tại Cung các Quốc gia của Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sỹ vào tháng 4 năm 2007.

“Báo chí đã là một yếu tố có một tầm nhìn rộng lớn trong việc tạo ra các nhận thức về an toàn đường bộ. Sự tán thành của những người nổi tiếng, một vài thông điệp trên vô tuyến vào các khoảng chống quan trọng và các chương trình giáo dục đồng đẳng có thể đưa ra những phương tiện tiếp cận và hấp dẫn cho việc việc nâng cao nhận thức, đặc biệt là trong thanh thiếu niên. Họ có thể truyền đạt thông điệp rằng lái xe an toàn là lái xe ‘điềm tĩnh’, và thường xuyên củng cố rằng say rượu khi lái xe, sử dụng điện thoại trên đường và lái xe mà không sử dụng dây an toàn (hay đội mũ bảo hiểm) là không chỉ nguy hiểm, mà còn ‘không hợp thời trang một cách nghiêm trọng’. Các nhân vật nổi tiếng cũng có thể tích cực khuyến khích việc đi bộ và đi xe đạp vào bất cứ khi nào và ở bất cứ nơi nào có thể”.

© M. Kokic, WHO

CHUYỆN CỦA ANUPAMA

B ả n t ó m t ắ t

37

25 can thiệp đã được kiểm chứng cho việc phòng chống thương tích ở trẻ em

Đuối nướcL• oại bỏ (hay che đậy) các hiểm họa về nước Cần đến hàng rào cô lập (bốn-phía) quanh bể bơi • Sử dụng các thiết bị nổi cá nhân • Đảm bảo hô hấp cấp cứu tức thì •

BỏngĐặt ra (và thực thi) các luật định về thiết bị báo cháy • Thiết kế và thực hiện một tiêu chuẩn cho bật lửa chống trẻ • Đặt ra (và thực thi) các luật định về nhiệt độ vòi nước nóng, và giáo dục công chúng• Điều trị bệnh nhân tại trung tâm chuyên khoa bỏng•

NgãThực hiện các chương trình cộng đồng đa dạng như là ‘Trẻ em không thể bay được’ • Thiết kế lại các đồ đạc ở lớp mẫu giáo và các sản phẩm khác,• Đặt ra các tiêu chuẩn sân chơi có độ dày vật liệu bề mặt phù hợp, chiều cao của thiết bị và • bảo trìPháp chế hóa các chấn song cửa sổ•

Ngộ độcLoại bỏ các chất độc hại • Pháp chế hóa (và thực thi) việc đóng gói chống trẻ cho các loại thuốc chữa bệnh và• chất độc • Đóng gói thuốc với số lượng không gây chết người • Xây dựng các trung tâm phòng chống ngộ độc•

An toàn đường bộĐưa ra (và thực thi) các luật định về tuổi tối thiểu được phép uống rượu • Đặt ra (và thực thi) các hạn chế nồng độ cồn cho phép trong máu thấp hơn cho các lái xe mới • tập lái và sự không khoan nhượng với những người vi phạm Sử dụng ghế an toàn của trẻ em và dây an toàn đúng quy cách• Đội mũ bảo hiểm xe máy và xe đạp • Xây dựng (và thực thi) luật về dây an toàn, ghế an toàn của trẻ em và mũ bảo hiểm • Bắt buộc việc giảm tốc độ quanh trường học, khu dân cư và các khu vui chơi • Phân luồng các loại hình tham gia giao thông • Đưa ra (và thực thi) các loại đèn chạy ban ngày cho xe máy• Đưa ra (và thực thi) các hệ thống cấp bằng lái xe theo giai đoạn•

38

B á o c á o t h ế g i ớ i v ề p h ò n g c h ố n g t h ư ơ n g t í c h ở t r ẻ e m

O C

ÁO

TH

Ế G

IỚI

Thêm vào việc chấp nhận và thực hiện các chiến lược phòng chống thương tích ở trẻ em được kiểm chứng và có triển vọng, các quốc gia cũng cần kiểm tra lại cơ sở hạ tầng để hỗ trợ các hoạt động như vậy. Chỉ một vài quốc gia có các số liệu tốt về thương tích ở trẻ em và các nghiên cứu về thương tích ở trẻ em là quá hạn chế. Cụ thể là, ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình, chúng ta cần biết rằng điều gì là có tác dụng. Nghiên cứu về thương tích ở trẻ em là không có đủ kinh phí ở khắp nơi và có quá ít người hành nghề về phòng chống thương tích ở trẻ em để đạt được những gì cần phải làm.

Các thương tích ở trẻ em là trách nhiệm của rất nhiều ngành và nhận thức và hiểu biết về tầm quan trọng, các yếu tố nguy cơ và các nhu cầu ngăn chặn cần được xây dựng và hành động ngay. Giảm nguy cơ thương tích ở trẻ em đòi hỏi sự tham gia và cam kết của hàng loạt các nhóm bao gồm cả các tổ chức quốc tế, xây dựng và tài trợ, chính phủ và phi chính phủ, ngành tư nhân, các phương tiện truyền thông đại chúng, các giáo viên và các lãnh đạo công đồng, cha mẹ và trẻ em, chính bản thân các thanh thiếu niên. Tất cả mọi người đều có một vai trò cụ thể.

Khuyến nghị

Bản Báo cáo thế giới về phòng chống thương tích ở trẻ em là một lời yêu cầu khẩn thiết cho việc thu hút các can thiệp dựa vào bằng chứng và những đầu tư bền vững của tất cả các ngành – công cộng, tư nhân và dân sự – trong công tác phòng ngừa và kiểm soát thương tích ở trẻ em. Đã đến lúc cam kết tích cực với lời hứa của các chính phủ để đề cập đến thương tích ở trẻ em và tạo ra một thế giới nơi mà trẻ em được sống, học tập, và vui chơi, mà không có nguy cơ bị chết hay bị thương tích. Các chính phủ và các bên được khuyến khích để hành động giải quyết nạn dịch về thương tích trẻ em và để tiếp tục thực thi bẩy khuyến nghị khi xây dựng các chương trình phòng chống thương tích ở trẻ em.

Khuyến nghị 1: Lồng ghép thương tích ở trẻ em với một tiếp cận toàn diện cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ

Một chiến lược toàn diện cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ em cần bao gồm tất cả các nguyên nhân hàng đầu của sức khỏe bệnh tật và tàn tật ở trẻ em, và vì vậy sẽ bao gồm cả thương tích. Các chương trình hiện có về sự sống còn của trẻ em cần đưa các chiến lược phòng ngừa thương tích ở trẻ em vào như là một phần của gói cơ bản cho các dịch vụ sức khỏe trẻ em. Sự nhấn mạnh đổi mới hiện nay về chăm sóc sức khỏe ban đầu cung cấp một cơ hội cho các chính phủ, các bộ y tế và các tổ chức dân sự xã hội để cấu trúc lại các chương trình sức khỏe trẻ em của họ bao gồm cả thương tích ở trẻ em. Sự thành công của các chương trình sức khỏe trẻ em cần được đo lường không chỉ bằng các biện pháp truyền thống với tỷ lệ tử vong của các bệnh truyền nhiễm mà còn bằng các chỉ số khác của thương tích gây tử vong và không gây tử vong.

Khuyến nghị 2: Xây dựng và thực hiện một chính sách phòng chống thương tích ở trẻ em và một kế hoạch hành động

Mỗi quốc gia cần chuẩn bị một chính sách phòng chống thương tích ở trẻ em, đưa vào trong một phạm vi rộng các ngành. Các cơ quan tham gia cần bao gồm cả những đơn vị liên quan tới giao thông, y tế, kế hoạch, an toàn sản phẩm tiêu dùng, nông nghiệp, giáo dục, và luật pháp. Cũng cần có sự đại diện xuyên suốt các ngành, với các chuyên gia phát triển trẻ em, các nhà dịch tễ học thương tích, các kỹ sư, các nhà kế hoạch đô thị, các cán bộ lâm sàng, các nhà khoa học xã hội và những người khác cùng tham gia. Các nhóm liên quan phải được giới thiệu từ chính phủ, ngành tư nhân, các tổ chức phi chính phủ, các phương tiện truyền thông đại chúng và công chúng nói chung.

Chính sách này cần tính đến tất cả các nhu cầu ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ em dễ bị tổn thương, như là trẻ em nghèo, vô gia cư và các em gái, và cần kết nối với các chiến lược sức khỏe trẻ em khác nữa. Chính sách về thương tích ở trẻ em của một quốc gia cần thúc đẩy việc xây dựng các tiêu chuẩn và các bộ luật quốc gia

Chính phủ cần

đưa vấn đề thương tích ở trẻ em thành một ưu tiên;• xác định một cơ quan hay đơn vị lãnh đạo công tác phòng chống thương • tích ở trẻ em – hoặc ngay ở trong chiến lược sức khỏe trẻ em rộng lớn hay kế hoạch phòng chống thương tích ở trẻ em cụ thể hơn; bổ nhiệm ít nhất là một người làm việc toàn phần với trách nhiệm phòng • ngừa thương tích, bao gồm cả các thương tích ở trẻ em, trong một bộ thích hợp;thiết lập một hệ thống thu thập số liệu bền vững theo các nhu cầu của • quốc gia và các vấn đề địa phương cụ thể liên quan tới trẻ em;xây dựng một kế hoạch hành động đa ngành cho công tác phòng chống • thương tích ở trẻ em, bao gồm cả việc xây dựng mục tiêu; điều phối các hoạt động và phối hợp liên ngành để thực hiện và đánh giá • các chương trình phòng chống thương tích ở trẻ em; ban hành, thực hiện và thi hành các luật định và tiêu chuẩn đã được kiểm • chứng để làm giảm các thương tích;đảm bảo đủ kinh phí và nhân lực cho nỗ lực phòng chống thương tích • ở trẻ em;cung cấp các tiếp cận có thể thu xếp được tới các cấp của chăm sóc và dịch • vụ y tế cho tất cả trẻ em;khuyến khích việc lồng ghép các mối quan tâm về sức khỏe và an toàn và • đánh giá ảnh hưởng của thương tích với tất cả các dự án mới, bao gồm cả các dự án về hạ tầng cơ sở;tính đến cả trẻ em và thanh thiếu niên trong việc xây dựng và thực hiện • các dự án ở các cấp quốc gia và địa phương.

B ả n t ó m t ắ t

39

BẢ

N T

ÓM

TẮ

Tvề các vấn đề có mối liên quan trực tiếp tới thương tích ở trẻ em, bao gồm cả các hạng mục như sản phẩm và thiết bị, an toàn sân chơi và trường học, và các quy định và luật pháp về nhà ở và các chung cư.

Một chiến lược cần đặt các mục tiêu có nhiều tham vọng nhưng thực tế cho tối thiểu là 5 đến 10 năm. Nó cần có các kết quả đầu ra đo lường được và đủ kinh phí để xây dựng, thực hiện, quản lý, theo dõi và đánh giá các hành động. Một khi chiến lược phòng ngừa thương tích ở trẻ em được thiết lập, các kế hoạch hành động ở địa phương và quốc gia cần được chuẩn bị, xác nhận các hành động cụ thể để thực hiện và phân bổ nguồn lực cho các hành động đó.

Khuyến nghị 3: Thực hiện các hành động cụ thể để phòng chống thương tích ở trẻ em

Cần có các hành động cụ thể để phòng chống thương tích ở trẻ em và hạn chế tối thiểu hậu quả của chúng. Những hành động này – hình thành một phần chiến lược quốc gia về sức khỏe trẻ em – cần được dựa trên các bằng chứng hoàn chỉnh, phù hợp về mặt văn hóa và các ngữ cảnh khác của địa phương, và phải được thử nghiệm tại địa phương. Việc đánh giá các can thiệp cần là một phần không thể thiếu được của chương trình.

Các can thiệp cụ thể cho từng loại thương tích được thảo luận chi tiết ở các phần trước của bản tóm tắt này cũng như ảnh hưởng của chúng tới các thương tích nghiêm trọng và thường xuyên, và tính chi phí hiệu quả của chúng ở nơi được biết đến. Không có gói chuẩn can thiệp nào sẽ phù hợp cho tất cả các quốc gia nhưng các tiếp cận chính vẫn được giữ nguyên: pháp chế và thực thi, điều chỉnh sản phẩm, điều chỉnh môi trường, phát triển giáo dục và xây dựng kỹ năng và chăm sóc y tế cấp cứu.

Khuyến nghị 4: Tăng cường hệ thống y tế để giải quyết thương tích ở trẻ em

Hệ thống y tế nói chung cần được tăng cường để cung cấp chăm sóc chất lượng cao cho trẻ em bị thương tích, cũng như các dịch vụ phục hồi chức năng và hỗ trợ. Những cải thiện này cần bao gồm việc xây dựng và duy trì một hệ thống hiệu suất của chăm sóc tiền bệnh viện; xử lý cấp tính chất lượng tốt cho trẻ em bị thương tích trong các bệnh viện và phòng khám, với các thiết bị và thuốc phù hợp cụ thể cho trẻ em; các chương trình phục hồi chức năng phù hợp, giải quyết các hậu quả dài hạn của thương tích về cả thể chất lẫn tâm lý; và điều phối với các ngành liên quan để đảm bảo quản lý và chăm sóc toàn diện cho trẻ em bị thương tích.

Hệ thống y tế cũng cần được củng cố để cung cấp phòng ngừa về tài chính và hỗ trợ xã hội cho các gia đình và các hộ gia đình có trẻ em bị thương tích. Nếu điều này không được thực hiện, các hộ gia đình có thể sẽ bị đẩy vào cảnh nghèo đói như một kết quả của thương tích ở trẻ em, đặc biệt là ở các quốc gia nghèo hơn.

Các chương trình đào tạo phù hợp cần được ưu tiên. Nhiều quốc gia không có đủ nhân lực với kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để xây dựng và thực hiện một chương trình phòng chống thương tích ở trẻ em hiệu quả.

Các chính phủ cần bắt đầu quá trình này bằng cách phân công một cán bộ phụ trách hay một điều phối viên về phòng chống thương tích ở trẻ em ngay bên trong bộ y tế. Mô hình tổ chức đặc biệt được sử dụng có thể tùy thuộc vào hoàn cảnh quốc gia, nhưng quan trọng là sự quan tâm đến công tác phòng chống thương tích ở trẻ em dứt khoát phải được bắt đầu.

Khuyến nghị 5: Nâng cao chất lượng và số lượng số liệu cho việc phòng chống thương tích ở trẻ em

Một yếu tố quan trọng trong việc giải quyết các thương tích ở trẻ em là xác định tầm quan trọng và đặc điểm của vấn đề, cũng như việc đánh giá các chính sách quốc gia về thương tích ở trẻ em và khả năng xử lý các thương tích đó. Một hiểu biết kỹ lưỡng là cần thiết, không chỉ vì số lượng các ca tử vong do thương tích ở trẻ em, các thương tích không gây tử vong và tàn tật, mà còn vì những trẻ em bị ảnh hưởng nhiều nhất; các loại hình thương tích phổ biến nhất; các khu vực địa lý được phát hiện là có vấn đề lớn nhất; các yếu tố nguy cơ cụ thể; và các chính sách, chương trình và các can thiệp cho thương tích cụ thể về sức khỏe trẻ em hiện có. Thêm vào những điều này, các định nghĩa tiêu chuẩn là cần thiết được sử dụng ở khắp các quốc gia, không những cho thương tích, mà còn cho cả tàn tật.

Các nguồn số liệu có thể khác nhau tùy thuộc vào loại hình thương tích. Ví dụ như, các số liệu thương tích giao thông đường bộ có thể xin được từ cảnh sát, bộ y tế và các cơ sở chăm sóc y tế, và bộ giao thông vận tải.

Nhớ phải tính đến cả trẻ em trong việc ra quyết định vì các em có thể:

hành động như các vai trò mẫu qua việc chấp nhận các phương • pháp an toàn để giảm các nguy cơ nạn thương tích–như là việc sử dụng các thiết bị an toàn và chơi tại các địa điểm an toàn; khuyến khích phòng ngừa nạn thương tích trong các đồng đẳng • và gia đình; kiếm chế không tham gia vào các hành vi có nguy cơ cao;• đóng góp vào việc quyết định các ưu tiên cho hành động;• tham gia vào các chiến dịch và chương trình phòng chống tai • nạn thương tích.

SU

MM

AR

Y

B á o c á o t h ế g i ớ i v ề p h ò n g c h ố n g t h ư ơ n g t í c h ở t r ẻ e m

40

O C

ÁO

TH

Ế G

IỚI

SU

MM

AR

YMặt khác, các số liệu về ngã có thể xin được từ các hệ thống giám sát thương tích, các điều tra dựa vào cộng đồng và hồ sơ nhập viện nhi khoa. Trong bất cứ trường hợp nào, sự hạn chế của các nguồn số liệu này và tiềm năng của chúng ảnh hưởng tới những gì cần được quan sát, cần được xem xét kỹ trước khi sử dụng.

Các hệ thống thông tin về thương tích ở trẻ em cần đơn giản và chi phí hiệu quả để thực hiện, phù hợp với các cấp độ kỹ năng của nhân viên sử dụng chúng, và nhất quán với các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế (bao gồm cả việc mã hóa các nguyên nhân bên ngoài). Ở nơi có thể, các hệ thống này cần được lồng ghép với các hệ thống thông tin sức khỏe trẻ em khác, chẳng hạn như các điều tra sức khỏe và nhân khẩu học, các điều tra lồng ghép chăm sóc trẻ ốm và các nghiên cứu phân tích qua phỏng vấn. Các số liệu cần được chia sẻ rộng rãi trong các nhà chức trách phù hợp và các nhóm liên quan, đặc biệt là những người có trách nhiệm với sức khỏe, giáo dục và các dịch vụ xã hội cho trẻ em, ví dụ như các cơ quan phát triển trẻ em.

Có rất hiếm số liệu về ảnh hưởng kinh tế của thương tích ở trẻ em tại hầu hết các quốc gia, mặc dù nó được biết đến như là một ảnh hưởng trọng yếu. Không hề có nghiên cứu nào về chi phí hiệu quả của các can thiệp phòng ngừa. Đánh giá các chi phí kinh tế trực tiếp và gián tiếp, ở nơi nào có thể, cũng như là tỷ lệ của tổng sản phẩm quốc gia có thể quy cho thương tích ở trẻ em, có thể giúp tăng cường nhận thức về phạm vi của vấn đề.

Khuyến nghị 6: Xác định ưu tiên cho nghiên cứu, và hỗ trợ nghiên cứu về nguyên nhân, hậu quả, chi phí và phòng ngừa thương tích ở trẻ em

Một chương trình nghị sự nghiên cứu về thương tích ở trẻ em cần được xây dựng ở các cấp quốc gia và khu vực. Chương trình nghị sự này cần được dựa vào bằng chứng từ một phạm vi rộng các ngành. Nghiên cứu trong tất cả các lĩnh vực chính liên quan tới thương tích ở trẻ em cần được tăng cường, bao gồm cả phân tích kinh tế – cả chi phí cho các thương tích ở trẻ em và chi phí can thiệp; các thử nghiệm can thiệp phạm vi rộng, đặc biệt là ở các quốc gia nghèo hơn; các kết quả không gây tử vong của thương tích và tàn tật; và làm thế nào để lồng ghép các can thiệp thương tích vào các chương trình sức khỏe trẻ em một cách tốt nhất.

Nghiên cứu, nếu thành công, đòi hỏi các đầu tư có trọng tâm vào năng lực con người và kỹ thuật, đặc biệt ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Cần xây dựng một số đông các nhà nghiên cứu được đào tạo về thương tích và phòng ngừa.

Các kỹ năng nghiên cứu cần được củng cố trong hàng loạt các ngành, bao gồm cả những lĩnh vực dịch tễ học; các thử nghiệm lâm sàng; kinh tế học; công việc kỹ sư; xã hội học; tâm lý hành vi và phát triển; đánh giá sản phẩm; và phân tích chính sách.

Khuyến nghị 7: Nâng cao nhận thức về đầu tư có đích vào công tác phòng ngừa thương tích ở trẻ em

Hơn thế nữa, các hội nghị quốc tế mang lại các cơ hội để trao đổi kiến thức và thiết lập các mạng lưới và những sự hợp tác. Các chiến lược bổ trợ, chẳng hạn như đưa ra công tác phòng ngừa thương tích ở trẻ em vào các chương trình giảng dạy ở đại học và trường học, cũng có thể giúp đỡ cảm hóa những người trẻ tuổi trước nguy cơ của thương tích ở trẻ em.

Hơn nữa, các hội nghị quốc tế còn mang lại cơ hội cho việc trao đổi kiến thức và thiết lập mạng lưới và hợp tác. Các biện pháp bổ xung như việc đưa nội dung phòng chống vào giáo trình của các trường có thể giúp giới trẻ hiểu biết về nguy cơ của thương tích ở trẻ em.

Các đầu tư tài chính có mục tiêu tốt có thể làm giảm thương tích ở trẻ em và tử vong một cách đáng kể. Đánh giá các chi phí với các lợi ích của

Các giáo viên và những người lãnh đạo cộng đồng cần:

dạy về phòng ngừa thương tích ở nhà trường từ tuổi nhỏ;• đảm bảo rằng các nhà trường, sân chơi, và đường tới trường tất cả • đều an toàn;thiết lập và gìn giữ các nơi công cộng an toàn và các cơ sở thể thao và • giải trí an toàn;khuyến khích phòng chống thương tích tại trường đại học và lồng ghép • chủ đề này với các chương trình nghiệp vụ hiện có;cỗ vũ nghiên cứu về phòng chống thương tích ở trẻ em trong các môi • trường giáo dục;tính đến trẻ em và các thanh thiếu niên khi thực hiện các can thiệp cho • thương tích trẻ em ở cấp cộng đồng.

Các nhà báo và các phóng viên có thể giúp đỡ nâng cao mô tả sơ lược về công tác phòng chống thương tích bằng cách:

nghiên cứu các thương tích ở trẻ em và hành động để phòng ngừa chúng;• báo cáo một cách có trách nhiệm, chính xác và nhạy cảm về hậu quả chấn • thương của các thương tích – với thông tin về công tác phòng chống luôn luôn bao gồm trong các báo cáo;khuyến khích việc phòng chống thương tích trẻ em bằng cách mô tả các nét • đặc trưng của câu chuyện về những người sống sót trẻ tuổi và gia đình họ, nêu bật các thực hành tốt trong phòng ngừa thương tích;mô tả các nét đặc trưng của thực hành an toàn tại các vở kịch truyền thanh • và truyền hình, và các chương trình phát thanh truyền hình khác;khởi xướng hay hỗ trợ các chiến dịch phòng ngừa thương tích ở trẻ em.•

Các tổ chức quốc tế, phát triển và tài trợ cần làm cho – bằng một phương pháp có thể thấy rõ – phòng chống thương tích ở trẻ em thành một ưu tiên ở cấp quốc tế; cấp kinh phí và hỗ trợ nghiên cứu, can thiệp và đánh giá việc phòng chống thương tích ở trẻ em; khuyến khích các chính phủ có hành động bền vững cho công tác phòng chống thương tích ở trẻ em; và hỗ trợ các nỗ lực xây dựng năng lực.

B ả n t ó m t ắ t

41

can thiệp cụ thể và xác định các ưu tiên phù hợp là điều quan trọng với tất cả các quốc gia. Các tổ chức phi chính phủ quốc tế và các công ty lớn có thể giúp đỡ nâng cao nhận thức ở các cấp toàn cầu và quốc gia, cũng như là có thể – ở cấp địa phương – các nhân viên nhận thức xã hội và các công dân cam kết bình thường.

Kết luận

Cam kết để giảm gánh nặng bệnh tật ở trẻ thơ thường được công bố qua các tuyên ngôn quốc tế và quốc gia. Đồng thời, mức độ cao của tử vong, mắc bệnh và tàn tật trẻ em vẫn tiếp tục là một trở ngại. Một lý do chính cho điều này là ảnh hưởng của thương tích ở trẻ em, ảnh hưởng tới trẻ em ở tất cả các độ tuổi.

Cộng đồng toàn cầu có kiến thức, một kho vũ khí của các can thiệp và nguồn lực để phòng ngừa việc mất đi những cuộc sống khỏe mạnh trong các thành viên trẻ tuổi nhất trong cộng đồng của chúng ta. Báo cáo này là lời yêu cầu khẩn thiết cho các can thiệp dựa vào bằng chứng và những đầu tư bền vững của tất cả các ngành – công cộng, tư nhân và dân sự – trong việc phòng chống và kiểm soát thương tích cho trẻ em. Bây giờ đã đến lúc phải thực hiện lời hứa của các chính phủ và tạo ra một thế giới nơi mà trẻ em có thể học tập, vui chơi, lớn lên và sống mà không bị chết hoặc thương tích.

INJURY PREVENTION

Đại hội đồng Thanh niên thế giới về An toàn giao thông lần đầu tiên được tổ chức tại Liên Hợp Quốc tại Geneve, Thụy Sỹ vào tháng 4 năm 2007. Gần 400 đại biểu từ hơn 100 nước đã gặp gỡ và trao đổi ý kiến, kinh nghiệm và xác định các biện pháp nhằm tăng cường các hoạt động an toàn giao thông tại các quốc gia của họ. Sự kiện kéo dài hai ngày này được tổ chức và điều hành bởi Thanh niên. Điểm nổi bật của sự kiện này là việc đưa ra Tuyên bố của Thanh niên về An toàn giao thông và chuyển tới Chủ tịch của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Để tưởng nhớ các nạn nhân do tai nạn giao thông, các đại biểu đã tập trung trước trước thềm của Cung các Quốc gia và thả bóng màu trắng. Yomna Safwat từ Ai Cập thả quả bóng màu trắng để tưởng nhớ em trai của mình đã bị chết trong một tai nạn giao thông và nói “Những quả bóng này được thả rất nhiều nhưng cũng không bằng nước mắt đổ xuống mỗi khi người thân của chúng ta chết đi một cách uổng phí do tai nạn giao thông. Để tưởng nhớ những linh hồn trẻ tuổi này, mỗi một quả bóng là một lời kêu gọi thế giới hãy hành động để bảo vệ thế hệ thanh niên và ngăn chặn thương tích và tử vong do tai nạn giao thông. Tôi dành quả bóng này cho người em trai yêu quý của tôi là Mohammed Karim với một lời nhắn rằng sự ra đi của em sẽ không bị uổng phí và nó sẽ tiếp sức cho thế hệ thanh niên trên toàn thế giới hành động vì an toàn giao thông.”

Tuyên bố của Thanh niên về An toàn giao thông

© M. Kokic, WHO

T

42

B á o c á o t h ế g i ớ i v ề p h ò n g c h ố n g t h ư ơ n g t í c h ở t r ẻ e m

O C

ÁO

TH

Ế G

IỚIT

Tài liệu tham khảo

1. Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em. New York, NY, Liên Hiệp Quốc, 1989 (A/RES/44/25) (htt p://www.unhchr.ch/html/menu3/b/k2crc.htm, truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2008).

2. Báo cáo của chuyên gia đôc lập cho nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc về bạo lực trẻ em. New York, NY, Liên Hiệp Quốc, ngày 29 tháng 8 năm 2006 (A/61/299) (htt p://www.violencestudy.org/IMG/pdf/English-2-2.pdf, truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2008).

3. Pinheiro PS. Báo cáo thế giới về bạo lực đối với trẻ em. Geneva, Thụy sĩ, Nghiên cứu của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc về bạo lực đối với trẻ em, 2006 (htt p://www.violencestudy.org/a553, truy cập ngày 21 tháng 01 năm 2008).

4. Krug EG và các cộng sự, tái bản. Báo cáo thế giới về bạo lực và sức khỏe. Geneva, Thụy sĩ, Tổ chức Y tế Thế giới, 2002 (htt p://www.who.int/violence_injury_prevention/violence/world_report/en/full_en.pdf, truy cập ngày 21 tháng 01 năm 2008).

5. Baker SP và các cộng sự, tái bản. Cuốn sách thực tế về thương tích, xuất bản lần thứ hai. Các sách của Lexington, MA, Lexington, 1992.

6. Nhóm Bellagio về sự sống sót của trẻ em. Các số của Tạp chí Lancet. Sự sống sót của trẻ em [thông cáo báo chí của WHO]. Geneva, Tổ chức Y tế Thế giới (htt p://www.who.int/child-adolescent-health/NEWS/news_27.htm, truy cập ngày 22 tháng 01 năm 2008).

7. Peden MM, Scott I, Krug E, tái bản. Thương tích: một nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật toàn cầu, 2002. Tổ chức Y tế Thế giới, Geneva, 2006 (htt p://whqlibdoc.who.int/publications/2002/9241562323.pdf, truy cập ngày 21 tháng 01 năm 2008).

8. Phòng chống thương tích ở trẻ em và thanh thiếu niên: kêu gọi hành động toàn cầu. Geneva, Tổ chức Y tế Thế giới, 2005 (htt p://whqlibdoc.who.int/publications/2005/9241593415_eng.pdf, truy cập ngày 22 tháng 01 năm 2008).

9. Linnan M và các cộng sự. Tử vong và thương tích trẻ em ở Châu Á: các gợi ý chương trình và chính sách. Florence, Trung tâm Nghiên cứu Innocenti của UNICEF, 2007 (htt p://www.unicef-irc.org/publications/pdf/iwp_2007_07.pdf, truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2008). (Tài liệu làm việc 2007-07, Số đặc biệt về thương tích trẻ em số 4).

10. Grossman DC. Lịch sử của kiểm soát thương tích và dịch tễ học của thương tích ở trẻ em và thanh thiếu niên. Tương lai của Trẻ em, 2000, 10: 23–52.

11. Điều tra thương tích ở Giang Tây: báo cáo thương tích ở trẻ em. Giang Tây, trung tâm khống chế bệnh tật Giang Tây; Liên minh Cứu trợ Trẻ em; UNICEF–Trung quốc; Sở Y tế tỉnh Giang Tây; Chương trình Đào tạo Dịch tễ học Thực địa của Trung quốc, 2006.

12. Rahman A và các cộng sự. Báo cáo điều tra thương tích ở trẻ em và Y tế Bănglađét. Dhaka, Viện Sức khỏe bà mẹ và trẻ em, 2005.

13. Một bảng xếp hạng tử vong trẻ em do thương tích ở các quốc gia giàu có (Thẻ Báo cáo Innocenti số 2). Florence, Trung tâm Nghiên cứu Innocenti của UNICEF, 2001 (htt p://www.unicef-icdc.org/publications/pdf/repcard2e.pdf, truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2008).

14. Berger LR, Mohan D, tái bản. Kiểm soát thương tích: một quan điểm toàn cầu. Delhi, Báo chí trường đại học Oxford, 1996.

15. Forjuoh S, Guohua L. Kiểm điểm các can thiệp thành công về thương tích giao thông và ở nhà để hướng dẫn các quốc gia đang phát triển. Khoa học xã hội và Y học, 1996, 43:1551–1560.

16. Rivara FP. Các vấn đề phát triển và hành vi trong việc phòng chống thương tích ở tuổi thơ. Tạp chí Nhi khoa Hành vi Phát triển, 1995, 16:362–370.

B ả n t ó m t ắ t

43

BẢ

N T

ÓM

TẮ

T17. Agran PF và các cộng sự. Tỷ lệ các thương tích ở nhi đồng và trẻ vị thành niên theo độ tuổi. Nhi Khoa,

2001, 108:45–56.

18. Agran PF và các cộng sự. Tỷ lệ các thương tích trong ba tháng một lần với trẻ em từ 0 đến 3 tuổi. Nhi Khoa, 2003, 111:683–692.

19. Flavin MP và các cộng sự. Các bước phát triển và mô hình thương tích trong những năm đầu đời: một phân tích dựa vào dân cư. Y tế công cộng BMC, 2006, 6(187) (htt p://www.biomedcentral.com/1471-2458/6/187, truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2008).

20. Bourdillon M. Trẻ em đang phát triển. Tiến bộ trong các nghiên cứu phát triển, 2004, 4:99–113.

21. Hope K. Sinh tồn, nghèo đói và lao động trẻ em tại châu Phi. Tạp chí Trẻ em và Nghèo đói, 2005, 11:19–42.

22. Wilson M và các cộng sự. Cứu trẻ em: hướng dẫn phòng chống thương tích. New York, NY, Bộ phận báo chí trường đại học Cambridge, 1991.

23. Toroyan T, Peden M, tái bản. Thanh niên và an toàn đường bộ. Geneva, Thụy sĩ, Tổ chức Y tế Thế giới, 2007 (htt p://whqlibdoc.who.int/publications/2007/9241595116_eng.pdf, truy cập ngày 18 tháng 02 năm 2008).

24. Kalayi G, Muhammed I. Bỏng ở trẻ em dưới dưới 3 tuổi: kinh nghiệm của Zaria. Biên niên sử của Nhi khoa Nhiệt đới, 1996, 16:243–248.

25. Thomson J và các cộng sự. Sự phát triển của trẻ em và các mục tiêu giáo dục an toàn đường bộ education: kiểm điểm và phân tích. Norwich, Văn phòng Văn phòng phẩm, 1996 (Cục Nghiên cứu An toàn Giao thông đường bộ số 1).

26. Bartlett SN. Vấn đề thương tật của trẻ em ở các quốc gia thu nhập thấp: kiểm điểm. Chính sách và Hoạch định sức khỏe, 2002, 17:1–13.

27. Morrongiello BA, Rennie H. Tại sao khi con trai tham gia vào làm con gái bị nguy cơ hơn? Tạp chí Tâm lý Nhi khoa, 1998, 23:33–43.

28. Rosen BN, Peterson L. Những khác nhau về giới trong những thương tích khi chơi ngoài trời của trẻ em: một kiểm điểm và lồng ghép. Xem xét lại tâm lý lâm sàng, 1990, 10:187–205.

29. Eaton W. Những khác biệt về giới tính ở cấp độ hoạt động xe cơ giới của trẻ em có phải là một chức năng cho sự khác biệt giới tính về tình trạng trưởng thành hay không? Phát triển trẻ em, 1989, 60:1005–1011.

30. Block J. Các tòa nhà khác biệt nảy sinh từ việc xã hội hóa khác nhau của giới tính: một số phỏng đoán. Sự phát triển của trẻ em, 1983, 54:1335–1354.

31. Saegert S, Hart R. Sự phát triển của những khác biệt giới tính về sự tin tưởng môi trường của trẻ em. Trong: P. Burnett , ed. Phụ nữ trong xã hội. Chicago, Báo chí Maaroufa, 1990:157–175.

32. Fagot B. Sự ảnh hưởng của giới tính của đứa trẻ đến các phản ứng của cha mẹ đối với trẻ mới biết đi. Phát triển của trẻ em, 1978, 49:459–465.

33. Towner E và các cộng sự. Thương tích ở trẻ em từ 0–14 tuổi và những bất bình đẳng. London, Cơ quan Phát triển Sức khỏe, 2005 (htt p://www.nice.org.uk/niceMedia/pdf/injuries_in_children_inequalities.pdf, truy cập ngày 22 tháng 01 năm 2008).

34. Sen B. Những lái xe thoát hiểm và con đường dốc: thay đổi vận mệnh của hộ gia đình ở vùng nông thôn của Băng-la-đét. Phát triển thế giới, 2003, 31:513–534.

35. Lansdown G. Khả năng phát triển của trẻ em. Florence, Trung tâm nghiên cứu Innocenti UNICEF, 2005 (htt p://www.unicef-irc.org/publications/pdf/evolving-eng. pdf, truy cập ngày 21 tháng 01 năm 2008).

36. Towner E, Towner J. Phòng chống thương tích không chủ ý của tuổi thơ. Nhi khoa hiện nay, 2001, 11:403–408.

44

B á o c á o t h ế g i ớ i v ề p h ò n g c h ố n g t h ư ơ n g t í c h ở t r ẻ e m

O C

ÁO

TH

Ế G

IỚI

37. Bartlett S. Kinh nghiệm của trẻ em của môi trường tự nhiên ở các khu dân cư đô thị nghèo và những biểu hiện về chính sách, quy hoạch và thực tế. Môi trường & Đô thị hóa, 1999, 11:63–73.

38. Berfenstam R. Sweden’s pioneering child accident programme: 40 years later. Injury Prevention, 1995:68–69.

39. Shultz R và các cộng sự. Review of evidence regarding interventions to reduce alcohol-impaired driving, American Journal of Preventive Medicine, 2001, 21:66–84.

40. Thực hành tốt nhất: Ngộ độc các can thiệp. Trung tâm nghiên cứu Phòng chống Thương tích Harborview (htt p://depts.washington.edu/hiprc/practices/topic/ poisoning/packaging.html, truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2008).

41. Phòng chống thương tích ở trẻ em [Tăng cường sức khỏe dựa trên cơ sở bằng chứng số 4]. Melbourne, Vụ Dịch vụ con người của Chính phủ Victoria, 2001 (htt p://health.vic.gov.au/healthpromotion/quality/child_injury.htm, truy cập ngày 22 tháng 01 năm 2008).

42. Bruce N và các cộng sự. Phòng ngừa bỏng ở trẻ em trong những gia đình dùng củi làm nhiên liệu ở vùng nông thôn Guatemala (trình bày bằng áp phích). Hội nghị thường niên lần thứ 16 của Hiệp hội Quốc tế về Dịch tễ học Môi trường, New York, NY, 1-4 tháng 8 năm 2004.

43. Tiwari G. Lưu lượng giao thông và an toàn: nhu cầu các mô hình mới cho giao thông khác giới. Trong: Mohan D, Tiwari G, eds. Phòng chống và điều khiển thương tích. London, Taylor and Francis, 2000:71–78.

44. Những người tham gia giao thông dễ bị tổn thương ở các khu vực Châu Á và Thái Bình Dương. Manila, Philippines, Ngân hàng phát triển Châu Á, 2003 (htt p://www.adb.org/Documents/Books/Road-Safety-Guidelines/vulnerable-road-users.pdf, truy cập ngày 23 tháng 01 năm 2008).

45. Kendrick D và các cộng sự. Thăm nhà ở có làm tăng trách nhiệm của bố mẹ và chất lượng của môi trường ở nhà? Một cuộc kiểm điểm có hệ thống và phân tích biến đổi. Lưu trữ bệnh tật ở trẻ em, 2000, 82:443–451.

46. Thompson DC, Rivara FP, Thompson R. Mũ bảo hiểm để phòng chống thương tật đầu và mặt trong số những người đi xe đạp. Cơ sở số liệu Cochrane của các kiểm điểm có hệ thống, 2005, số 4.

47. DiGuiseppi C, Goss C, Higgins JPT. Các can thiệp đối với việc tăng cường sở hữu thiết bị báo cháy và chức năng của nó. Cơ sở số liệu Cochrane của các kiểm điểm có hệ thống, 2001, (2):CD002246.

48. Sasser S và các cộng sự. Các hệ thống chăm sóc chấn thương trước khi nhập viện. Geneva, Tổ chức Y tế Thế giới, 2005 (htt p://www.who.int/entity/violence_injury_prevention/publications/services/39162_oms_new.pdf, truy cập ngày 16 tháng 05 năm 2008).

49. Mock C và các cộng sự. Hướng dẫn chăm sóc chấn thương cơ bản. Geneva, Tổ chức Y tế Thế giới, 2004 (htt p://whqlibdoc.who.int/publications/2004/9241546409.pdf, truy cập ngày 16 tháng 05 năm 2008).

50. Miller TR, Levy DT. Phân tích kết quả chi phí trong việc phòng chống thương tích: 84 ước tính mới đây cho nước Mỹ. Chăm sóc y tế. 2000, 38:570–573.

51. Hyder AA và các cộng sự. Cứu sống 1000 trẻ em một ngày: tiềm năng Phòng chống Thương tích ở trẻ em [bản thảo viết tay chưa xuất bản]. Baltimore, MD, Đại học Johns Hopkins, 2008.

52. Peden M, Hyder AA. Thương tích giao thông đường bộ là một vấn đề y tế công cộng toàn cầu. Tạp chí y học Anh, 2002, 324:1153.

53. Doll LS và các cộng sự, tái bản. Sổ tay Phòng chống thương tích và bạo lực. Atlanta, GA, Springer, 2007.

54. Hendrie D và các cộng sự. Sự có sẵn của thiết bị gia đình và trẻ em tính theo mức thu nhập của quốc gia: so sánh 18 quốc gia. Phòng chống thương tích, 2004, 10:338–343.

55. Kelly M, Speller V, Meyrick J. Đưa bằng chứng vào thực tế trong y tế công cộng. London, Cơ quan quản lý giáo dục sức khỏe, 2004.

56. Philippakis A và các cộng sự. Định lượng tỷ lệ tử vong không chủ ý ở trẻ em có thể phòng chống được ở nước Mỹ. Phòng chống thương tích, 2004, 10:79–82.

B ả n t ó m t ắ t

45

BẢ

N T

ÓM

TẮ

T57. Peden M và các cộng sự, tái bản. Báo cáo thế giới về Phòng chống tai nạn thương tích giao thông đường bộ.

Geneva, Tổ chức Y tế Thế giới, 2004 (htt p://www.who.int/violence_injury_prevention/publications/road_traffi c/world_report/en/index.html, truy cập ngày 22 tháng 01 năm 2008).

58. Jacobs G, Thomas AA, Astrop A. Uớc tính số thương vong đường bộ toàn cầu. Crowthorne, Phòng thí nghiệm nghiên cứu giao thông, 2000 (Báo cáo TRL 445) (htt p://www.transportlinks.org/transport_links/fi learea/publications/1_329_TRL445.pdf, truy cập ngày 22 tháng 01 năm 2008).

59. Linnan M và các cộng sự. Tử vong và thương tích trẻ em ở châu Á: các kết quả và bằng chứng điều tra. (Tài liệu làm việc Innocenti 2007-06, Số đặc biệt về thương tích trẻ em số 3). Florence, Trung tâm nghiên cứu Innocenti của UNICEF, 2007b (htt p://www.unicef-irc.org/ publications/pdf/ iwp_2007_06.pdf, truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2008).

60. Vincenten J, Michalsen A. Các Ưu tiên cho sự an toàn của trẻ trong Liên minh Châu Âu: chương trình nghị sự cho hành động. Khuyến khích an toàn và phòng chống thương tích, 2003, 9:1–8.

61. Christie N và các cộng sự. An toàn giao thông đường bộ ở trẻ em: một cuộc điều tra quốc tế về chính sách và thực tế. Luân đôn, Bộ giao thông, 2004 (htt p://eprints.ucl.ac.uk/1211/1/2004_4.pdf, truy cập ngày 22 tháng 01 năm 2008) (Báo cáo nghiên cứu an toàn giao thông số 47).

62. Whitebread D, Neilson K. Đóng góp của các chiến lược nghiên cứu trực quan đối với sự phát triển các kỹ năng đi bộ của trẻ em từ 4–11 tuổi. Tạp chí Tâm lý giáo dục Anh, 2000, 70(4):539–557.

63. Dunbar G, Hill R, Lewis V. Các kỹ năng chú ý và hành vi đường bộ của trẻ em. Tạp chí Tâm lý Thí nghiệm: Ứng dụng, 2001, 7(3):227–234.

64. Siegler R S, Richards DD. Phát triển khái niệm về vận tốc, thời gian và khoảng cách. Tâm lý phát triển, 1979, 15: 288–298.

65. Ampofo-Boateng K, Thomson JA. Khái niệm của trẻ em về an toàn và nguy hiểm trên đường bộ. Tạp chí Tâm lý Anh, 1991, 82(Pt 4):487–505.

66. Giedd J. Hình ảnh cộng hưởng cấu trúc của não bộ vị thành niên. Biên niên sử của Học viện Khoa học New York, 2004, 1021:77–85.

67. Arnett J. Các nguồn phát triển của nguy cơ va chạm ở các lái xe trẻ tuổi. Phòng chống thương tích, 2002, 8 (Suppl II):ii17–ii23.

68. Zuckerman M. Biểu đạt hành vi và cơ sở sinh vật học của tìm kiếm cảm giác. New York, NY, Bộ phận báo chí trường đại học Cambridge, 1994.

69. Cross D, Hall M. An toàn trẻ em đi bộ: vai trò của khoa học hành vi [xã luận]. Tạp chí y học Úc, 2005, 182(7):318–319.

70. Bina M, Graziano F, Bonino S. Lái xe và các lối sống nguy cơ trong vị thành niên. Phân tích và Phòng chống tai nạn, 2006, 38(3):472–481.

71. Stevenson M và các cộng sự. Các yếu tố hành vi những dự báo về các vụ va chạm xe cơ giới ở các lái xe trẻ tuổi. Tạp chí Phòng ngừa va chạm và Kiểm soát tai nạn giao thông, 2001, 2(4):247–254.

72. Parker D và các cộng sự. Các yếu tố cố ý vi phạm lái xe. Phân tích và Phòng chống tai nạn, 1992, 24(2):117–131.

73. McKenna FP, Crick JL. Các phát triển về nhận thức hiểm họa. Báo cáo cuối cùng. Luân đôn, Bộ Giao thông, 1994.

74. Waylen A, McKenna F. Thái độ nguồn gốc: hậu quả nghiêm trọng. Sự phát triển khác nhau về giới trong các thái độ và hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông. Basingstoke, AA Cơ sở cho Nghiên cứu An toàn Đường bộ, 2002.

75. Sự thật về an toàn giao thông. Việc sử dụng ghế an toàn cho trẻ em năm 2007: các kết quả tổng thể. Washington, DC, Cục quản lý an toàn giao thông đường quốc lộ, 2008.

76. Điều tra. Salim và Salimah, trang web bình an vô sự (htt p://www.salimandsalimah.org/survey.htm, truy cập ngày 28 tháng 04 năm 2008).

46

B á o c á o t h ế g i ớ i v ề p h ò n g c h ố n g t h ư ơ n g t í c h ở t r ẻ e m

O C

ÁO

TH

Ế G

IỚI

77. Traffi c safety facts. Bicyclists and other cyclists. [NHTSA DOT HS 810 802]. Washington, DC, Cục quản lý an toàn giao thông đường quốc lộ, 2006.

78. Li G, Baker SP. Các thương tích đối với những người đi xe đạp ở Vũ hán, Công hòa nhân dân Trung Hoa. Tạp chí Y tế công cộng của Mỹ, 1997, 87:1049–1052.

79. Mohan D. An toàn đường bộ ở các môi trường ít xe cơ giới hơn: những quan ngại trong tương lai. Tạp chí Dịch tễ học quốc tế, 2002, 31(3):527–532.

80. Senturia YD và các cộng sự. Các tình huống đi xe đạp và các tương tích ở trẻ em tuổi học đường: một nghiên cứu bệnh-chứng. Hồ sơ lưu trữ Nhi khoa và Y học vị thành niên, 1997, 151(5):485–489.

81. Liu B và các cộng sự. Mũ bảo hiểm để Phòng chống thương tích ở những người điều khiển xe máy. Cơ sở số liệu Cochrane của các kiểm điểm có hệ thống, 2005, issue 4.

82. Các sự kiện về sự rủi ro: vị thành niên 2005. Arlington, VA, Viện bảo hiểm An toàn Đường cao tốc, 2006 (www.iihs.org/research/fatality_facts/teenagers.html, truy cập ngày 13 tháng 05 năm 2008).

83. Mayhew DR, Simpson HM, Pak A. Những thay đổi về tỷ lệ va chạm trong số các lái xe chưa có kinh nghiệm trong những tháng lái xe đầu tiên. Phân tích và Phòng chống tai nạn, 2003, 35(5):683–691.

84. Keall M, Frith W, Patt erson T. Ảnh hưởng của rượu, tuổi và số hành khách trên đối với nguy cơ chấn thương chết người của lái xe vào ban đêm ở New Zealand. Phân tích và Phòng chống tai nạn, 2004, 36(1):49–61.

85. McAnally K, Kypri K. rượu và hành vi an toàn đường bộ trong sinh viên đại học ở New Zealand. Tạp chí quốc tế Sức khỏe Y tế Vị thành niên, 2004, 16:229–237.

86. Hội đồng nghiên cứu quốc gia và Viện y học. Một nghiên cứu về tương tác: Những báo cáo viên mới xuất hiện. Ủy ban Chương trình cho một hội thảo về Tổng hợp Nghiên cứu về Sức khỏe và Phát triển vị thành niên. Ban Trẻ em, thanh thiếu niên và Gia đình, Phòng Khoa học và Giáo dục xã hội và hành vi. Washington, DC, Cơ quan báo chí các viện quốc gia, 2006.

87. Simons-Morton B, Lerner N, Singer J. Các ảnh hưởng được quan sát về hành vi lái xe nguy hiểm của các lái xe vị thành niên. Phân tích và Phòng chống tai nạn, 2005, 37(6):973–982.

88. Blows S và các cộng sự. Các thói quen lái xe nguy cơ và thương tích của lái xe gắn máy. Phân tích và Phòng chống tai nạn, 2005, 37(4):619–624.

89. Giám sát hành vi nguy cơ của vị thành niên: Hoa Kỳ, 2005. Atlanta, GA, Trung tâm quốc gia phòng chống bệnh kinh niên và tăng cường sức khỏe, các trung tâm phòng chống bệnh tật, 2006 (htt p://apps.nccd.cdc.gov/yrbss/CategoryQuestions.asp?cat=1&desc= Unintentional Injuries and Violence, truy cập ngày 28 tháng 04 năm 2008).

90. Hendrick JL, Switzer JR. Cuộc đàm thoại của điện thoại không cầm tay với điện thoại cầm tay trên một phản ứng phanh bởi các lái xe trẻ tuổi. Nhận thức và các kỹ năng xe máy, 2007, 105(2):514–522.

91. Lam LT và các cộng sự. Chở khách và thương tích do va chạm xe cộ: so sánh giữa các lái xe trẻ tuổi và các lái xe cao tuổi hơn. Phân tích và Phòng chống tai nạn, 2003, 35(6):861–867.

92. Ferguson SA. Các yếu tố nguy cơ cao khác của các lái xe trẻ tuổi: cấp bằng sau khi tốt nghiệp có, không đề cập hay có thể đề cập các vấn đề đó bằng cách nào. Tạp chí Nghiện cứu an toàn, 2003, 34(1):71–77.

93. Braitman KA và các cộng sự. Các vụ va chạm của các lái xe vị thành niên chưa có kinh nghiệm: các đặc điểm và yếu tố góp phần. Tạp chí Nghiên cứu An toàn, 2008, 39(1):27–54.

94. Maycock G. Uống rượu và lái xe ở Anh: Xem xét lại. (Báo cáo TRL 232) Crowthorne, Phòng thí nghiệm nghiên cứu giao thông, 1997.

95. Dandona R, Kumar GA, Dandona L. Hành vi nguy cơ của các lái xe mô tô hai bánh ở Ấn độ. Tạp chí Nghiên cứu An toàn, 2006, 37(2):149–158.

96. La Flamme L. Sự bất bình đẳng xã hội trong các nguy cơ tai nạn giao thông: kiến thức tích lũy và các kế hoạch cho tương lai. Stockholm, Viện Y tế Công cộng quốc gia, 1998.

B ả n t ó m t ắ t

47

BẢ

N T

ÓM

TẮ

T97. Hippisley-Cox J và các cộng sự. Điều tra chéo ngành về sự khác biệt kinh tế xã hội về mức độ nghiêm

trọng và cơ chế của thương tích ở trẻ em ở Trent 1992–7. Tạp chí Y học Anh, 2002, 324:1132–1134.

98. Hasselberg M, Lafl amme L, Weitoft GR. Những khác biệt về kinh tế xã hội của các thương tích giao thông đường bộ ở trẻ em và tuổi thanh niên: một cái nhìn cận cảnh về các loại đối tượng tham gia giao thông khác nhau. Tạp chí Dịch tễ và Y tế Công cộng, 2001, 55(12):858–862.

99. Nantulya WM, Reich M. Bệnh dịch bị lãng quên: thương tích giao thông đường bộ ở các quốc gia đang phát triển. Tạp chí Y học Anh, 2002, 324:1139–1141.

100. Celis A và các cộng sự. Các đặc điểm gia đình và nguy cơ thương tích ở trẻ em đi bộ tại Mexihco. Phòng chống thương tích, 2003, 9:58–61.

101. Mizuno K, Kajzer J. Chấn thương đầu trong tác động của xe với người đi bộ. Trong: Các nghi thức của Đại hội Thế giới của Hội Kỹ sư Ô tô, 6–9 tháng 3 năm 2000, Detroit, Michigan. Warrendale, PA, Hội Kỹ sư Ô tô, 2000 (htt p://www.sae.org/servlets/productDetail?PROD_TYP=PAPER&PROD_CD=2000-01-0157, truy cập ngày 22 tháng 04 năm 2008).

102. Crandall JR, Bhalla KS, Madeley NJ. Thiết kế phương tiện giao thông đường bộ cho việc bảo vệ người đi bộ. Tạp chí Y học Anh, 2002, 324(7346):1145–1148.

103. Lovett e B. Các thiết bị phát hiện sao lưu: tất cả chúng ta cần biết cái gì? Các góc khuất nguy hiểm. Tạp chí Chăm sóc Sức khỏe Nhi Khoa, 2007, 21(2):123–128.

104. Mohan D, Tiwari G. An toàn đường bộ ở các quốc gia thu nhập thấp: các vấn đề và quan ngại về chuyển giao công nghệ từ các quốc gia thu nhập cao. Trong: Những phản ánh về việc chuyển giao kiến thức an toàn giao thông cho các quốc gia đang cơ giới hóa. Melbourne, Niềm tin An toàn Giao thông Toàn cầu, 1998:27–56.

105. Schoon CC. Ảnh hưởng của chất lượng xe đạp đối với các vụ va chạm [bài báo bằng tiếng Hà lan]. Leidschendam, Viện Nghiên cứu An toàn đường bộ, 1996 (Báo cáo SWOV R-96-32).

106. Mueller BA và các cộng sự. Các yếu tố môi trường và nguy cơ xảy ra va chạm giữa xe cơ giới và trẻ em đi bộ. Tạp chí dịch tế học Mỹ, 1990, 132(3):550–560.

107. Joly MF, Foggin PM, Pless IB. Một nghiên cứu bệnh-chứng về tai nạn giao thông trong những trẻ em đi bộ. Trong: Các nghi thức của Hội nghị quốc tế về An toàn Giao thông, New Delhi, 1991.

108. Roberts I và các cộng sự. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường trước nguy cơ thương tích ở trẻ em đi bộ do các xe cơ giới gây ra: Một nghiên cứu bệnh-chứng. Tạp chí Y học Anh, 1995, 310(6972):91–94.

109. Stevenson M. Thương tích của trẻ em đi bộ: những gì có thể đạt được cho các thay đổi đối với môi trường đường bộ? Tạp chí Y tế Công cộng Úc New Zealand, 1997, 21(1):33–37.

110. Sự an toàn của những người tham gia giao thông dễ bị tổn thương. Paris, Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển, 1998 (htt p://www.oecd.org/dataoecd/24/4/2103492.pdf, truy cập ngày 23 tháng 01 năm 2008).

111. Elvik R, Vaa T, tái bản. Sổ tay Các biện pháp An toàn Đường bộ. Amsterdam, Hà lan, Công ty TNHH Khoa học Elsevier, 2004.

112. Umar RS. Các sáng kiến mũ bảo hiểm ở Malaysia. Trong: Quy trình thủ tục của Hội nghị Kỹ thuật Thế giới lần thứ hai, Kuching, 22–25 tháng 7 năm 2002. Kuching, Viện Kỹ sư, 2002:93–101.

113. Yuan W. Hiệu quả của pháp chế “ride bright” ở Singapore. Phân tích và Phòng chống tai nạn, 2000, 32(4):559–563.

114. Zaza S và các cộng sự. Kiểm điểm lại những bằng chứng liên quan đến các can thiệp để tăng cường việc sử dụng ghế ngồi an toàn của trẻ em. Tạp chí của Hội Y học Dự phòng Mỹ, 2001, 21(4 Suppl 1):31–47.

115. Anund A và các cộng sự. An toàn của trẻ em trên xe ô tô: nghiên cứu tài liệu (Báo cáo VTI 489A). Stockholm, Viện Nghiên cứu Giao thông Đường bộ Quốc gia Thụy Điển, 2003.

116. Những thực tế về an toàn giao thông 2004: bảo vệ người ngồi trên xe. Washington, DC, Cục quản lý an toàn giao thông đường quốc lộ, 2004b.

48

B á o c á o t h ế g i ớ i v ề p h ò n g c h ố n g t h ư ơ n g t í c h ở t r ẻ e m

O C

ÁO

TH

Ế G

IỚI

117. Hingson RW, Assailly J-P, Williams AF. Uống rượu dưới tuổi quy định: tần suất, hậu quả và can thiệp. Phòng chống thương tích giao thông, 2004, 5:228–236.

118. Hedlund J, Shults R, Compton R. Những gì chúng ta biết, những gì chúng ta không biết và những gì chúng ta cần biết về việc cấp bằng lái xe theo các giai đoạn. Tạp chí Nghiên cứu An toàn, 2003, 34:107–115.

119. Hedlund J, Compton R. Nghiên cứu cấp bằng lái xe theo các giai đoạn năm 2004 và 2005. Tạp chí Nghiên cứu An toàn, 2005, 36: 4–14.

120. Preusser DF, Tison J. GDL sau đó và bây giờ. Tạp chí Nghiên cứu An toàn, 2007, 28(2): 159–163.

121. Karwacki JJ Jr, Baker SP. Trẻ em ngồi trên xe cơ giới: không bao là quá trẻ để có thể chết được. Tạp chí Hội y học Mỹ, 1979, 242:2848–2851.

122. Durbin D, Elliott M, Winston F. Ghế ngồi tăng thế định vị bằng dây bảo hiểm và việc giảm nguy cơ thương tích ở trẻ em trong các vụ va chạm xe cơ giới. Tạp chí Hội y học Mỹ, 2003, 289:2835–2840.

123. Ehiri JE và các cộng sự. Các can thiệp cho tăng cường sử dụng ghế tăng thế ở trẻ nhỏ từ 4-8 tuổi khi ngồi trên các xe cơ giới. Cơ sở số liệu Cochrane của các kiểm điểm có hệ thống, 2007, số 1.

124. Tai nạn giao thông người ngồi trên xe cơ giới: các chiến lược tăng cường sử dụng ghế an toàn cho trẻ em, tăng cường sử dụng dây an toàn và giảm hiện tượng lái xe kém do ảnh hưởng của rượu. Báo cáo hàng tuần về tỷ lệ tử vong và tỷ lệ lây nhiễm, 2001, 50:1 (htt p://www.cdc.gov/mmwr/preview/mmwrhtml/rr5007a1.htm, truy cập ngày 22 tháng 01 năm 2008).

125. Kedikoglou S và các cộng sự. Đề án sắp đặt việc cho mượn ghế an toàn cho trẻ em trên ô tô dựa vào bệnh viện phụ sản: y tế công cộng và đánh giá kinh tế của can thiệp nhằm giảm thương tích giao thông đường bộ. Tạp chí Y tế Công cộng của Scandinavian, 2005, 33:42–49.

126. Cummings P và các cộng sự. Túi khí và tỷ lệ thương vong tính theo độ tuổi của hành khách và việc sử dụng ghế an toàn cho trẻ em. Dịch tễ học, 2002, 13(5):525–532.

127. Vernick JS và các cộng sự. Ảnh hưởng của giáo dục lái xe ở trường trung học phổ thông đối với các vụ va chạm cơ giới, các vụ vi phạm, và vấn đề cấp bằng. Tạp chí của Hội Y học Dự phòng Mỹ, 1999, 16 (1 Suppl.):40–46.

128. Ian R và các cộng sự. Giáo dục trên cơ sở trường học để phòng tránh các vụ va chạm giao thông. Cơ sở số liệu Cochrane của các kiểm điểm có hệ thống, 2001, (3): CD003201.

129. Ker K và các cộng sự. Giáo dục lái xe sau khi cấp bằng để phòng ngừa các vụ va chạm giao thông đường bộ: một kiểm điểm có hệ thống về các thử nghiệm được kiểm soát ngẫu nhiên. Phân tích và Phòng chống tai nạn, 2005, 37(2):205–213.

130. Idris AH và các cộng sự. Hướng dẫn được khuyến nghị để báo cáo thống nhất các số liệu về đuối nước: “Kiểu Utstein”. Hồi sức, 2003, 59:45–57.

131. Van Beeck EF và các cộng sự. Một định nghĩa mới về đuối nước: tiến tới lưu hồ sơ và phòng ngừa vấn đề y tế công cộng toàn cầu. Bản tin của Tổ chức y tế thế giới, 2005, 83:853–856.

132. Meyer RJ, Theodorou AA, Berg, RA. Đuối nước trẻ em. Kiểm điểm Nhi khoa, 2006, 27:163–169.

133. Smith GS, Brenner RA. Những nguy cơ thay đổi của đuối nước đối với trẻ vị thành niên ở Hoa Kỳ và các chiến lược kiểm soát hiệu quả. Y học Trẻ vị thành niên, 1995, 6:153–170.

134. Ellis AA, Trent RB. Nhập viện của những vụ suýt chết đuối ở California: Phạm vi ảnh hưởng và chi phí. Tạp chí Y tế Công cộng của Mỹ, 1995, 85:1115–1118.

135. Wintemute GJ và các cộng sự. Rượu và đuối nước: một phân tích về các yếu tố góp phần và một cuộc thảo luận về các tiêu chuẩn để lựa chọn trường hợp. Phân tích và Phòng chống Tai nạn, 1990, 22:291–296.

136. Watson W, Ozanne-Smith J. Chi phí thương tích cho Victoria. Clayton, Trường đại học Monash, 1997 (Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Tai nạn Trường đại học Monash 124).

B ả n t ó m t ắ t

49

BẢ

N T

ÓM

TẮ

T137. Peden M, McGee K. Dịch tễ học về đuối nước trên toàn thế giới. Kiểm soát thương tích và Tăng cường

An toàn, 2003, 10:195–199.

138. Cass DT, Ross F, Lam LT. Đuối nước trẻ em tại New South Wales 1990–1995: một nghiên cứu dựa vào dân cư. Tạp chí Y học của Úc, 1996, 165:610–612.

139. Blum C, Shield J. Đuối nước ở trẻ mới biết đi trong các bể bơi gia đình. Phòng chống thương tích, 2000, 6:288–290.

140. Rowntree G. Tai nạn ở trẻ em dưới hai tuổi ở Vương quốc Anh. Phòng chống thương tích, 1998, 4:69–76.

141. Kreisfeld R, Henley G. Tử vong và nhập viện do đuối nước, Úc 1999–2000 đến 2003–2004. Adelaide, Viện Sức khỏe và Phúc lợi Úc, 2008 (Nghiên cứu Tử vong và Nhập viện và các số Thống kê, Số 39).

142. Kobusingye O, Guwatudde D, Lett R. Các mô hình thương tích ở vùng nông thôn và thành thị ở Uganda. Phòng chống thương tích, 2001, 7:46–50.

143. Morgan D, Ozanne-Smith J, Triggs. T. Đo lường bằng biện pháp quan sát trực tiếp sự tiếp súc với nguy cơ đuối nước phơi nhiễm với những người tắm biển lướt sóng. Tạp chí Khoa học và Y học trong Thể thao, 2008 (trong báo chí).

144. Celis, A. Đuối nước tại nhà trong độ tuổi trước tiểu học ở trẻ em Mexico. Phòng chống thương tích, 1997, 3:252–256.

145. Rahman A và các cộng sự. Đuối nước – một vấn đề sức khỏe lớn ở trẻ em nhưng bị bỏ quên ở vùng nông thôn của Băng-la-đét: những gợi ý cho các quốc gia thu nhập thấp. Tạp chí Quốc tế về phòng chống thương tích và Tăng cường An toàn, 2006, 13:101–105.

146. Fang Y và các cộng sự. Những ca tử vong do đuối nước ở trẻ em tại thành phố Xiamen và các vùng ngoại ô, nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, 2007,13:339–343.

147. Saluja G và các cộng sự. Các vụ đuối nước tại bể bơi trong công dân Mỹ ở lứa tuổi 5-24: hiểu biết những khác biệt về chủng tộc/dân tộc. Tạp chí Y tế Công cộng của Mỹ, 2006, 96:728–733.

148. Karr CJ, Rivara FP, Cummings P. Thương tích nghiêm trọng trong số trẻ em gốc Tây ban nha và trẻ em không phải là Tây ban nha tại bang Washington. Các báo cáo Y tế Công cộng, 2005, 120:19–24.

149. Stirbu I và các cộng sự. Tỷ lệ tử vong do thương tích trong các nhóm dân tộc thiểu số ở Hà Lan. Tạp chí Dịch tễ học và Sức khỏe Cộng đồng, 2006, 60:249–255.

150. Áo phao cứu hộ và người cứu hộ. Chicago, IL, Học viện Nhi khoa của Mỹ (htt p://www.aap.org/family/tippslip.htm, truy cập ngày 23 tháng 04 năm 2008).

151. Howland J, Hingson R. rượu như một yếu tố nguy cơ cho đuối nước: một nghiên cứu tài liệu (1950–1985). Phân tích và Phòng chống Tai nạn, 1988, 20:19–25.

152. Smith GS, Kraus JF. rượu và các thương tích ở nơi ở, giải trí, và nghề nghiệp: kiểm điểm bằng chứng dịch tễ. Kiểm điểm thường niên về Y tế Công cộng, 1988, 9:99–121.

153. Smith GS. Gánh nặng toàn cầu của đuối nước. Trong: Bierens JJLM, tái bản. Sổ tay về đuối nước; phòng ngừa, cứu hộ, điều trị. Berlin, Springer Verlag, 2005:56–61.

154. Hyder AA và các cộng sự. Tử vong do đuối nước: định nghĩa một thách thức mới cho sự sinh tồn của trẻ tại Băng-la-đét. Phòng chống thương tích và Tăng cường An toàn, 2003, 10:205–210.

155. Thảm họa sóng thần: Các nỗ lực cứu trợ của Liên Hiệp Quốc. UNICEF, 2004

(htt p://www.un.org/ events/UNART/tsunami_disaster.pdf, truy cập ngày 20 tháng 04 năm 2008).

156. Morgan D, Ozanne-Smith J, Triggs T. Dịch tế học mô tả tử vong do đuối nước trong những người bơi lội và lướt sóng trên bãi biển. Phòng chống thương tích, 2008, 14:62–65.

157. Staines C, Ozanne-Smith J, Davison G. Đuối nước ở trẻ em và trẻ vị thành niên ở các cộng đồng đang phát triển: Victoria, một nghiên cứu trường hợp. Melbourne, Trung tâm Nghiên cứu tai nạn Đại học Monash năm, 2008.

50

B á o c á o t h ế g i ớ i v ề p h ò n g c h ố n g t h ư ơ n g t í c h ở t r ẻ e m

O C

ÁO

TH

Ế G

IỚI

158. Thompson DC, Rivara FP. Làm hàng rào để phòng ngừa đuối nước ở trẻ em. Cơ sở số liệu Cochrane của các kiểm điểm có hệ thống, 2000, (2):CD001047.

159. Manolios N, Mackie I. Đuối nước và suýt chết đuối trên các bãi tắm ở Úc được các nhân viên cứu hộ phát hiện: một nghiên cứu 10 năm, 1973–1983. Tạp chí Y học của Úc, 1988, 148:170–171.

160. Fenner PJ và các cộng sự. Thành công của các ca lướt sóng được tỉnh lại nhờ cứu hộ tại Queensland, 1973–1992. Tạp chí Y học của Úc, 1885, 164:580–583.

161. Kyriacou DN và các cộng sự. Ảnh hưởng của hồi sức ngay đối với trẻ em bị thương tích do ngập nước. Nhi khoa, 1994, 94:137–142.

162. Wigginton J. 2002. Vai trò chủ đạo của các hành động của người ngoài cuộc trong các vụ tai nạn đuối nước. Trong: Đại hội Thế giới về đuối nước, Amsterdam, từ ngày 26 đến ngày 28 tháng 06 năm 2002. Amsterdam, Viện An toàn Người tiêu dùng, 2002.

163. Thực tế về thương tích: bỏng. Geneva, Tổ chức Y tế Thế giới và Hiệp hội Quốc tế về Thương tích do Bỏng, 2006. (htt p://www.who.int/entity/violence_injury_prevention/publications/other_injury/en/burns_factsheet.pdf, truy cập ngày 17 tháng 04 năm 2008).

164. Achebe UJ, Akpuaka FC. Bỏng hóa chất ở Enugu. Tạp chí Y học Tây Phi, 1989, 8:205–208.

165. Chuang SS, Yang JY, Tsai FC. Bình đun nước nóng chạy điện: một hiểm họa mới của bỏng nhi khoa. Bỏng, 2003, 29:589–591.

166. Nursal TZ và các cộng sự. Bỏng ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ: bỏng do điện vẫn là một vấn đề lớn. Tạp chí Chăm sóc và Phục hồi chức năng Bỏng, 2003, 24:309–314.

167. Esselman PC. Phục hồi chức năng bỏng: tổng quan. Lưu trữ về Phục hồi chức năng y học và vật lý, 2007, 88(Suppl. 2):S3–S6.

168. Smith JS, Smith KR, Rainey SL. Tâm lý chăm sóc bỏng. Tạp chí Điều dưỡng Chấn thương, 2006, 13:105–106.

169. Forjuoh SN. Các cơ chế, cường độ điều trị, và kết quả của bỏng phải nhập viện: vấn đề về phòng ngừa. Tạp chí Chăm sóc và Phục hồi chức năng Bỏng, 1998, 19:456–460.

170. Kent L, King H, Cochrane R. Chuỗi tâm lý bà mẹ và trẻ em trong các thương tích nhi khoa do bỏng. Bỏng, 2000, 26:317–322.

171. Joseph KE và các cộng sự. Tương quan của cha mẹ về các thương tích không chủ ý do bỏng ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Bỏng, 2002, 28:455–463.

172. Han RK, Ungar WJ, Macarthur C. Phân tích chi phí hiệu quả của đề án chiến lược giáo dục/pháp chế y tế công nhằm giảm thương tích bỏng do nước máy ở trẻ em. Phòng chống Thương tích, 2007, 13:248–253.

173. Chung ECH và các cộng sự. Các thương tích do bỏng tại Trung quốc: điều tra một năm tại Bệnh viện Thiên chúa giáo Thống nhất. Thực hành Hồng Kông, 1996, 18:631–636.

174. Nguyen DQ và các cộng sự. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi có nhiều nguy cơ bị thương tích do bỏng. Bỏng, 2008 (trên báo).

175. Ying SY, Ho WS. Chơi với lửa: một nguyên nhân chính gây thương tích trẻ em do bỏng. Bỏng, 2001, 27:39–41.

176. Chan KYO và các cộng sự. Rà soát lại những vết bỏng mà bệnh nhân phải vào đơn vị bỏng của bệnh viện trường đại học Kebangsaan, Malaysia. Tạp chí Y học Malaysia, 2002, 57:418–425.

177. Reimers A, Lafl amme L. Thành phần kinh tế xã hội và các nguy cơ thương tích của những người sống lân cận. Acta Paediatrica, 2005, 94:1488–1494.

178. Warda L, Tenenbein M, Moff at MEK. Cập nhật phòng tránh hỏa hoạn trong nhà (Phần 1): xem xét lại các yếu tố nguy cơ của hỏa hoạn gây tử vong và không gây tử vong tại nhà. Phòng chống Thương tích, 1999, 5:145–150.

B ả n t ó m t ắ t

51

BẢ

N T

ÓM

TẮ

T179. Delgado J và các cộng sự. Các yếu tố nguy cơ bỏng ở trẻ em: đông đúc, nghèo đói, và bà mẹ giáo dục

kém. Phòng chống Thương tích, 2002, 8:38–41.

180. Daisy S và các cộng sự. Ảnh hưởng kinh tế xã hội và văn hóa trong việc gây bỏng ở trẻ em thành thị của Băng-la-đét. Tạp chí Chăm sóc và Phục hồi chức năng Bỏng, 2001, 22:269–273.

181. Forjuoh SN và các cộng sự. Các yếu tố nguy cơ của bỏng ở trẻ em: một một nghiên cứu bệnh-chứng về trẻ em Ghana. Tạp chí Dịch tễ học và Y tế Công cộng, 1995, 49:189–193.

182. Werneck GL, Reichenheim ME. Bỏng nhi khoa và các yếu tố nguy cơ liên quan tại Rio de Janeiro, Bra-xin. Bỏng, 1997, 23:478–83.

183. Katcher ML. Phòng ngừa bỏng nước máy: đã đến lúc cho một nỗ lực toàn thế giới. Phòng chống Thương tích, 1998, 4:167–168.

184. Forjuoh SN. Bỏng ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình: nghiên cứu tài liệu sẵn có về dịch tễ học mô tả, các yếu tố nguy cơ, điều trị, và phòng ngừa. Bỏng, 2006, 32:529–537.

185. Vassilia K, Eleni P, Dimitrios T. Các thương tích trẻ em liên quan đến pháo hoa ở Hy Lạp: một vấn đề quốc gia. Bỏng, 2004, 30:151–153.

186. Mohan D, Varghese M. Pháo hoa tỏa bóng tối lên Lễ hội đèn của Ấn Độ. Diễn đàn Sức khỏe Thế giới, 1990, 11:323–326.

187. Abdulwadud O, Ozanne-Smith J. Thương tích liên quan đến pháo hoa tại Victoria: một xem xét dịch tễ học. Phòng chống Thương tích, 1998, 4:272–275.

188. Witsaman RJ, Comstock RD, Smith GA. Thương tích nhi khoa liên quan đến pháo hoa ở trẻ em ở nước Mỹ, 1990–2003. Nhi khoa, 2006, 118:296–303.

189. Roesler JS, Day H. Pháo hoa cầm tay, bom khói, và rắn, ồ, lạy chúa! Ảnh hưởng của pháp chế đối với các thương tích liên quan đến pháo hoa ở Minnesota, 1999–2005. Tạp chí Y học Minnesota, 2007, 90:46–47.

190. Van Niekerk A và các cộng sự. Kinh nghiệm của người chăm sóc, bối cảnh hóa và hiểu biết về thương tích do bỏng ở con của họ: miêu tả từ các hoàn cảnh thu nhập thấp ở Nam Phi. Trẻ em: Chăm sóc, Sức khỏe và Phát triển, 2007, 33:236–245.

191. Godwin Y, Hudson DA, Bloch CE. Hỏa hoạn ở khu nhà tạm: hậu quả của di cư đô thị. Bỏng, 1996, 23:151–153.

192. Zwi KJ và các cộng sự. Các mô hình thương tích ở trẻ em và trẻ vị thành niên có mặt tại trung tâm y tế của thị trấn ở Nam Phi. Phòng chống Thương tích, 1995, 1:26–30.

193. LeBlank JC và các cộng sự. Các biện pháp an toàn tại nhà và nguy cơ thương tích không chủ ý ở trẻ em: nghiên cứu bệnh-chứng đa trung tâm. Tạp chí Hiệp hội Y học Canada, 2006, 175:883–887.

194. Poulos R và các cộng sự. Tình trạng kinh tế xã hội và phạm vi ảnh hưởng của tai nạ thương tích ở trẻ em tại New South Wales, Úc. Phòng chống Thương tích, 2007, 13:322–327.

195. Mashreky SR và các cộng sự. Dịch tễ học về bỏng ở trẻ em: kết quả của điều tra về thương tích dựa vào cộng đồng lớn nhất tại Băng-la-đét. Bỏng, 2008 (trên báo chí).

196. Davies JWL. Vấn đề bỏng ở Ấn Độ. Bỏng, 1990, 16(Suppl. 1):S1–S24.

197. Norton R và các cộng sự. Thương tích không chủ ý. Trong: Jamison DT và các cộng sự., xuất bản lần. Ưu tiên phòng chống bệnh tật ở các quốc gia đang phát triển, tái bản lần thứ 2. New York, Báo chí trường đại học tổng hợp Oxford và Ngân hàng thế giới, 2006:737–753 (htt p://www.dcp2.org/pubs/DCP/39/, truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2008).

198. Smith L, Smith C, Ray D. Bật lửa và diêm: một đánh giá nguy cơ gắn liền với việc sở hữu và sử dụng hộ gia đình. Washington, DC, Ủy ban An toàn Sản phẩm Người tiêu dung của Mỹ, 1991.

199. Tờ thông tin về hỏa hoạn và bỏng. Brisbane, An toàn trẻ nhỏ Úc (htt p://www.gtp.com.au/kidsafeqld/inewsfi les/inews.25847.1.pdf, truy cập ngày 16 tháng 06 năm 2008).

52

B á o c á o t h ế g i ớ i v ề p h ò n g c h ố n g t h ư ơ n g t í c h ở t r ẻ e m

O C

ÁO

TH

Ế G

IỚI

200. Edwin AF, Cubison TC, Pape SA. Ảnh hưởng của pháp chế gần đây đối với các thương tích nhi khoa do đốt pháo hoa ở khu vực Newcastle so với Tyne. Bỏng, 2008, 05/26 epub trước khi in ấn].

201. Davies JWL. Làm mát nhanh vùng bị bỏng: xem xét lại những lợi ích và các cơ chế phản ứng. Bỏng, 1982, 9:1–6.

202. Nguyen NL và các cộng sự. Tầm quan trọng của việc làm mát tức thì: một loạt trưởng hợp bỏng ở trẻ em ở Việt Nam. Bỏng, 2002, 28:173–176.

203. Các nguồn chăm sóc tối ưu của bệnh nhân bị chấn thương. Chicago, IL, Trường cao đẳng Bác sĩ phẫu thuật, Ủy ban Chấn thương, 1999.

204. Khambalia A và các cộng sự. Các yếu tố nguy cơ của các thương tích không chủ ý vì ngã ở trẻ em tuổi từ 0–6: một kiểm điểm có hệ thống. Phòng chống Thương tích, 2006, 12:378–385.

205. Hàn lâm Nhi Khoa Mỹ. Ngã từ trên cao: của sổ, mái nhà và ban công. Nhi Khoa, 2001, 107:1188–1191.

206. Bắc Kinh điều tra thương tích: báo cáo thương tích ở trẻ em. Bắc Kinh, Chương trình Đào tạo Dịch tễ học Thực địa của Trung quốc; Liên minh Cứu trợ Trẻ em; UNICEF–Trung quốc, 2003.

207. Pickett W và các cộng sự. Các thương tích được trải nghiệm trong các trẻ nhỏ: một phân tích dịch tễ dựa vào dân cư. Nhi Khoa, 2003, 111:e365–70.

208. Chalmers DJ, Langley JD. Dịch tễ học các thương tích do thiết bị sân chơi kết quả trong việc nhập viện. Tạp chí Nhi khoa và Sức khỏe Trẻ em, 1990, 26:329–334.

209. Reiber GD. Tử vong do ngã ở trẻ em. Trẻ phải ngã cách xa bao nhiêu để chịu đựng được thương tích tử vong ở đầu? Báo các về các trường hợpv à nghiên cứu tài liệu. Tạp chí Pháp Y và Bệnh học của Mỹ, 1993, 14:201–207.

210. Chadwick DL và các cộng sự. Tử vong do ngã ở trẻ em: tử vong cách bao xa? Tạp chí Chấn thương: Thương tích, Nhiễm trùng, và Chăm sóc đặc biệt, 1991, 31:1353–1355.

211. Williams RA. Thương tích ở trẻ em dưới bẩy tuổi và trẻ nhỏ có kết quả từ ngã tự do được thực chứng và chứng kiến. Tạp chí Chấn thương, 1991, 31:1350–1352.

212. Goodacre S và các cộng sự. Có thể sự báo được khoảng cách ngã gây nên thương tích nghiêm trọng sau khi có một trường hợp ngã từ trên cao? Tạp chí Chấn thương: Thương tích, Nhiễm trùng, và Chăm sóc đặc biệt, 1999, 46:1055–1058.

213. Abdullah J và các cộng sự. Tính kiên trì của sự thiếu nhận thức sau thương tích nhi khoa ở đầu mà không có phục hồi chức năng chuyên nghiệp ở vùng nông thôn vùng Bờ Biển đông Malaysia. Tạp chí Ngoại Khoa Châu Á, 2005, 28:163–167.

214. Hyder AA và các cộng sự. Ảnh hưởng của các thương tích chấn thương não: một viễn cảnh toàn cầu. Phục hồi Chức năng Thần kinh, 2007, 22:341.

215. Gánh nặng kinh tế của thương tích không chủ ý ở Ca na đa. Toronto, ON, Smartrisk; Chi nhánh Dịch vụ y tế khẩn cấp, Bộ Y tế, Ontario; 1998.

216. Sieben RL, Leavitt JD, French JH. Ngã như là tai nạn ở trẻ em: một nguy cơ đang tăng lên ở thành thị. Nhi Khoa, 1971, 47:886–892.

217. Bergner L, Mayer S, Harris D. Ngã từ trên cao: a childhood epidemic in an urban area. Tạp chí của Mỹ về Y tế công cộng, 1971, 61:90–96.

218. Spiegel CN, Lindaman FC. Trẻ em không thể bay: một chương trình phòng ngừa tử vong và tình trạng bệnh tật ở trẻ thơ vì ngã từ cửa sổ xuống. Tạp chí của Mỹ về Y tế công cộng, 1977, 67:1143–1147.

219. Matheny AP. Các thương tích ngẫu nhiên. Trong: Routh D, tái bản. Sổ tay tâm lý nhi khoa. New York, NY, Báo chí Guilford, 1988.

220. Morrison A, Stone DH. Tử vong do thương tích không chủ ý ở trẻ em tại châu Âu 1984–93: một báo cáo của Nhóm làm việc EURORISC. Phòng chống Thương tích, 1999, 5:171–176.

B ả n t ó m t ắ t

53

BẢ

N T

ÓM

TẮ

T221. Morrongiello BA, Dawber T. Đáp ứng của các bà mẹ với con trai và con gái liên quan tới các hành vi

nguy cơ thương tích trên sân chơi: gợi ý cho sự khác biệt giới trong tỷ lệ thương tích. Tạp chí Tâm Lý học thử nghiệm trẻ em, 2000, 76:89–103.

222. Reading R và các cộng sự. Accidents to preschool children: comparing family and neighbourhood risk factors. Khoa học xã hội và Y học, 1999, 48:321–330.

223. Engstrom K, Diderichsen F, Lafl amme L. Sự khác biệt kinh tế xã hội trong các nguy cơ thương tích ở trẻ em và trẻ vị thành niên: một nghiên cứu toàn quốc về các thương tích chủ ý và không chủ ý ở Thụy điển. Phòng chống Thương tích, 2002, 8:137–142.

224. Faelker T, Pickett W, Brison RJ. Sự khác biệt kinh tế xã hội trong các thương tích ở trẻ em: một nghiên cứu dịch tễ dựa vào dân cư ở Ontario, Canada. Phòng chống Thương tích, 2000, 6:203–208.

225. Pensola TH, Valkonen T. Sự khác biệt tử vong do giai tầng xã hội của cha mẹ từ khi thơ ấu đến khi trưởng thành. Tạp chí Dịch tễ học và Y học cộng đồng, 2000, 54:525–529.

226. Thanh NX và các cộng sự. Có sự tồn tại của “bẫy thương tích nghèo đói” không? Một nghiên cứu chiều dọc từ Ba vì, Việt Nam. Chính sách Y tế, 2006, 78:249–257.

227. Dunne RG, Asher KN, Rivara FP. Thương tích ở người trẻ tuổi với sự tàn tật tiến triển: một điều tra so sánh từ Điều tra Phỏng vấn Sức khỏe quốc gia năm 1988. Sự phát triển tâm thần chậm, 1993, 31:83–88.

228. Sherrard J, Tonge BJ, Ozanne-Smith J. Thương tích ở người trẻ tuổi với tàn tật về trí tuệ: dịch tễ học mô tả. Phòng chống Thương tích, 2001, 7:56–61.

229. Gallagher SS và các cộng sự. Sự thịnh hành của các thương tích trong số 87.000 trẻ em và trẻ vị thành niên ở Massachusett s: các kết quả của hệ thống giám sát chương trình Phòng chống Thương tích ở trẻ em trong toàn bang 1980–81. Tạp chí của Mỹ về Y tế công cộng, 1984, 74:1340–1347.

230. Petridou E và các cộng sự. Các yếu tố nguy cơ của ngộ độc trẻ em: một nghiên cứu hướng dẫn theo trường hợp ở Hy Lạp. Phòng chống Thương tích, 2003, 9:226–230.

231. Cummins SK, Jackson RJ. Môi trường xây dựng và sức khỏe trẻ em. Các phòng khám Nhi ở Bắc Mỹ, 2001, 48:1241–1252.

232. Garbarino J. Preventing childhood injury: developmental and mental health issues. American Journal of Orthopsychiatry, 1988, 58:25–45.

233. Peterson L, Ewigman B, Kivlahan C. Những nhận định liên quan tới sự giám sát trẻ em phù hợp để phòng chống thương tích: vai trò của nguy cơ môi trường và tuổi của trẻ. Phát triển của trẻ em, 1993, 64:934–950.

234. Thompstone G, Chen J, Emmons K. Sự tham gia của trẻ em và người trẻ tuổi trong các trường hợp cấp cứu: một hướng dẫn cho các cơ quan cứu trợ phần lớn dựa vào các kinh nghiệm của đáp ứng sóng thần ở châu Á. Băng cốc, Văn phòng khu vực Đông Á và Thái bình dương của UNICEF, 2007 (htt p://www.unicef.org/eapro/the_participation_of_children_and_young_people_in_emergencies.pdf, truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2008).

235. Bangdiwala SI và các cộng sự. Phạm vi ảnh hưởng của các thương tích trong những người trẻ tuổi: I. Phương pháp luật và các kết quả của một nghiên cứu hợp tác tại Bra zin, Chi lê, Cuba và Venezuela. Tạp chí Quốc tế về Dịch tễ học, 1990, 19:115–124.

236. Tercero F và các cộng sự. Dịch tễ học các thương tích vừa và nghiêm trọng tại một cộng đồng ở Nicaragua: một điều tra dựa vào hộ gia đình. Y tế công cộng, 2006, 120:106–114.

237. Bickler SW, Rode H. Các dịch vụ ngoại khoa cho trẻ em ở các quốc gia đang phát triển. Bản tin của Tổ chức Y tế Thế giới, 2002, 80:829–835.

238. Mock CN, Denno D, Adzotor E. Chấn thương nhi khoa ở thế giới nông thôn đang phát triển: các biện pháp chi phí thấp để nâng cao hiệu quả. Thương tích, 1993, 24:291–296.

54

B á o c á o t h ế g i ớ i v ề p h ò n g c h ố n g t h ư ơ n g t í c h ở t r ẻ e m

O C

ÁO

TH

Ế G

IỚI

239. MacKay M và các cộng sự. Hướng dẫn thực hành tốt về an toàn trẻ em: những đầu tư tốt trong việc Phòng chống Thương tích không chủ ý ở trẻ em và khuyến khích an toàn. Amsterdam, Liên minh vì sự an toàn của trẻ em tại Châu Âu, (EuroSafe), 2006.

240. Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ, Ủy ban Phòng chống Thương tích, bạo lực và ngộ độc. Các thương tích liên quan tới xe bò/ngựa bán hàng ở trẻ em. Nhi Khoa, 2006, 118:825–827.

241. Watson M và các cộng sự. Cung cấp cho trẻ thiết bị an toàn để Phòng chống Thương tích: thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát. Tạp chí Y học Anh, 2005, 330:178.

242. Barlow B và các cộng sự. Mười năm kinh nghiệm với ngã từ trên cao của trẻ em. Tạp chí về Ngoại khoa Nhi, 1983, 18:509–511.

243. Hij ar-Medina MC và các cộng sự. Factores de riesgo de accidentes en el hogar en niños. Estudio de casos y controles [Các yếu tố nguy cơ của các tai nạn tại nhà trong trẻ em. Một nghiên cứu bệnh-chứng]. Boletín Médico del Hospital Infantil de México, 1993, 50:463–474.

244. Roberts I, Kramer MS, Suissa S. Có phải là đến thăm vấn các gia đình sẽ phòng ngừa đuợc thương tích ở trẻ em không? Một kiểm điểm có hệ thống cho các nghiên cứu bệnh-chứng. Tạp chí Y học Anh, 1996, 312:29–33.

245. King WJ và các cộng sự. Ảnh hưởng dài hạn của một cuộc thăm vấn tại gia đình để Phòng chống Thương tích: ba năm theo dõi cho một thử nghiệm ngẫu nhiên. Phòng chống Thương tích, 2005, 11:106–109.

246. Posner JC và các cộng sự. Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên của can thiệp an toàn tại nhà dựa trên một khung cảnh khoa cấp cứu. Nhi Khoa, 2004, 113:1603–1608.

247. Clamp M, Kendrick D. Một thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát với lời khuyên an toàn của bác sĩ đa khoa cho các gia đình có trẻ em dưới 5 tuổi. Tạp chí Y học Anh, 1998, 316:1576–1579.

248. Watson M và các cộng sự. Cung cấp cho trẻ thiết bị an toàn để Phòng chống Thương tích: thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát. Tạp chí Y học Anh, 2005, 330:178.

249. Viscusi WK, Cavallo GO. Ảnh hưởng của quy định sản phẩm an toàn đối với việc đề phòng an toàn. Phân tích nguy cơ, 1994, 14:917–930.

250. Kendrick D và các cộng sự. Giáo dục an toàn tại nhà và cung cấp thiết bị an toàn để Phòng chống Thương tích. Cơ sở số liệu Cochrane của các kiểm điểm có hệ thống, 2007, (1):CD005014.

251. Kendrick D, Mulvaney C, Watson M. Có phải việc nhằm tới Phòng chống Thương tích ở các gia đình trong các vùng khó khăn làm giảm đi sự bất bình đẳng trong thực hành an toàn? Nghiên Cứu Giáo dục Sức khỏe, 2008 (trên báo chí).

252. Taft C và các cộng sự. Thương tích không chủ ý ở trẻ em trên toàn thế giới: đáp ứng thách thức. Washington DC, An toàn Trẻ em trên toàn thế giới, 2002 (htt p://www.safekids.org/pdf/WW-Study-Ltr.pdf, truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2008).

253. Danseco ER, Miller TR, Spicer RS. Phạm vi ảnh hưởng và các chi phí của các thương tích ở trẻ em trong những năm 1987–1994: bảng phân tích nhân khẩu học. Nhi Khoa, 2000, 105:E27.

254. Ellis JB và các cộng sự. Nuốt Paraffi n vào bụng: một vấn đề. Tạp chí Y khoa Trung Phi, 1994, 84:727–730.

255. Finkelstein EA, Corso PS, Miller TR. Phạm vi ảnh hưởng và gánh nặng kinh tế của các thương tích ở Hoa Kỳ. New York, NY, báo chí trường Đại học Tổng hợp Oxford, 2006.

256. Ghi chép dịch tễ và các báo cáo về các trường hợp nuốt chửng vào bụng một cách không chủ ý các viên thuốc kê trong đơn ở trẻ em dưới năm tuổi. Báo cáo Hàng tuần về Tử vong và tình hình bệnh tật, 1987, 36:124–126, 131–132 (htt p://iier.isciii.es/mmwr/preview/mmwrhtml/00.000884.htm, accessed 6 April 2008).

257. Korb FA, Young MH. Dịch tễ học của các tai nạn ngộ độc ở trẻ em. Tạp chí Y khoa Trung Phi, 1985, 68:225–228.

B ả n t ó m t ắ t

55

BẢ

N T

ÓM

TẮ

T258. Cheng TL và các cộng sự. Một chuỗi rộng sự nhiễm độc và ngộ độc trong trẻ vị thành niên: giám sát

trong dân cư thành thị. Phòng chống Thương tích, 2006, 12:129–132.

259. Fernando R, Fernando DN. Ngộ độc trẻ em ở Sri Lanka. Tạp chí Nhi Khoa Ấn độ, 1997, 64 : 457–560.

260. Soori, H. Phát triển các yếu tố nguy cơ cho các ngộ độc không chủ ý ở trẻ em. Tạp chí Y Khoa Saudi, 2001, 22:227–230.

261. Turrel G, Mathers C. Sự bất công về kinh tế xã hội trong tử vong do tất cả các nguyên nhân và nguyên nhân cụ thể ở Úc: 1985–1987 và 1995–1997. Tạp chí Quốc tế về Dịch tễ học, 2001, 30:231–239.

262. Gee P, Ardagh M. Việc nuốt chửng paracetamol để thăm dò nhi khoa. Tạp chí Y khoa New Zealand, 1998, 111:186–188.

263. Nhachi CF, Kasilo OM. Mô hình ngộ độc ở thành thị của Zimbabwe. Tạp chí về các nghiên cứu về các chất độc ứng dụng, 1992, 12: 435–438.

264. Chibwana C, Mhango T, Molyneux E. Ngộ độc trẻ em tại Bệnh viện trung tâm Nữ Hoàng Elizabeth, Blantyre, Malawi. Tạp chí Y học Đông Phi, 2001, 78:292–295.

265. Abu-Ekteish F. Kerosene. Ngộ độc ở trẻ em: một báo cáo từ Miền Bắc Jordan. Bác sĩ vùng nhiệt đới, 2002, 32:27–29.

266. de Wet B và các cộng sự. Có phải ngộ độc ở trẻ em do Paraffi n (dầu hỏa): là có thể thu xếp để phòng ngừa được ở Nam Phi không? Tạp chí Y khoa Trung Phi, 1994, 84:735–738.

267. Phòng ngừa Ngộ độc ở trẻ em. Viện hàn lâm Nhi Khoa Ấn độ, Chi nhánh Bang Kerala (htt p://www.pediatricskerala.com/html/poisoning.htm, truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2008).

268. Krug A và các cộng sự. Ảnh hưởng của hộp đựng hàng chống trẻ em cho phạm vi ảnh hưởng của việc nuốt chửng paraffi n (kerosene) vào bụng ở trẻ em. Tạp chí Y khoa Trung Phi, 1994, 84:730–734.

269. Wezorek C, Dean B, Krenzelok E. Tai nạn ngộ độc trẻ em: ảnh hưởng của loại hình người giữ trẻ với thuyết nguyên nhân và nguy cơ. Biên niên sử Nhi Khoa vùng nhiệt đới, 1998, 30:574–576.

270. Wilson RC, Saunders PJ, Smith G. Một nghiên cứu dịch tễ về ngộ độc carbon monoxide cấp tính ở Phía Tây Miền trung. Y Học Lao động và Môi Trường, 1998, 55:723–728.

271. Azizi BH, Zulkifl i HI, Kasim MS. Các yếu tố nguy cơ của tai nạn ngộ độc ở trẻ em ở thành thị Malaysia. Biên niên sử Nhi Khoa vùng nhiệt đới, 1993, 13:183–188.

272. Ozanne-Smith J và các cộng sự. Ngộ độc trẻ em: Tiếp cận và phòng ngừa. Tạp chí Nhi Khoa sức khỏe trẻ em, 2001, 37:262-265.

273. Goldman L, Tran N. Chất độc và nghèo đói: ảnh hưởng của chất độc đối với người nghèo ở các quốc gia đang phát triển. Washington, DC, Ngân Hàng Thế giới, 2002.

274. Flanagan R, Rooney C, Griffi ths C. Ngộ độc gây tử vong ở trẻ em, Nước Anh và Xứ Wales, 1968–2000. Khoa học Pháp y quốc tế, 2005, 148:121–129.

275. Trung tâm Dịch tễ học Caribbe (CAREC). Dịch tễ học về Ngộ độc ở các quốc gia thành viên của CAREC-. CAREC báo cáo giám sát, 1986, 12:2–3.

276. CPSC yêu cầu đóng gói chống trẻ em cho các sản phẩm hộ gia đình thông thường có chứa hydrocarbons, bao gồm cả một số loại dầu cho trẻ em. Hiệp hội An toàn sản phẩm cho người tiêu dùng Hoa Kỳ (htt p://www.cpsc.gov/cpscpub/prerel/prhtml02/02015.html, truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2008).

277. Miller T, Lestina D. Các chi phí của ngộ độc ở Hoa Kỳ những tiết kiệm ở các trung tâm chống độc: một phân tích về quan hệ vốn lãi. Biên niên sử Cấp cứu Y Khoa, 1997, 29:239–245.

56

B á o c á o t h ế g i ớ i v ề p h ò n g c h ố n g t h ư ơ n g t í c h ở t r ẻ e m