chủ đề 1: giỚi thiỆu chung vỀ thẾ giỚi sỐng

19
Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 1 Chủ đề 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG Điểm Nhận xét của giáo viên A. Dàn bài học thuộc I. Các cấp tổ chức của thế giới sống 1. Các cấp tổ chức của thế giới sống 2. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống II. Các giới sinh vật 1. Giới và hệ thống phân loại 5 giới 2. Đặc điểm của mỗi giới B. Nội dung trọng tâm I. Các cấp tổ chức của thế giới sống 1. Các cấp tổ chức của thế giới sống - Các cấp tổ chức của thế giới sống: Nguyên tử phân tử bào quan ______________ cơ quan hệ cơ quan ____________________ quần thể quần xã hệ sinh thái sinh quyển. - Các cấp tổ chức cơ bản: ________________________________________________________________________________ - Nội dung của học thuyết tế bào: ________________________________________________________________________________ ________________________________________________________________________________ ________________________________________________________________________________ ________________________________________________________________________________ 2. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống a. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc - Nguyên tắc thứ bậc: ___________________________________________________________ ________________________________________________________________________________ - Đặc điểm nổi trội: Là đặc điểm của một cấp tổ chức nào đó được hình thành do sự tương tác giữa các bộ phận cấu tạo nên chúng. - Tổ chức sống cấp cao hơn vừa có đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp vừa có những đặc tính nổi trội.

Upload: others

Post on 02-Oct-2021

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chủ đề 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 1

Chủ đề 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG

Điểm Nhận xét của giáo viên

A. Dàn bài học thuộc

I. Các cấp tổ chức của thế giới sống

1. Các cấp tổ chức của thế giới sống

2. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống

II. Các giới sinh vật

1. Giới và hệ thống phân loại 5 giới

2. Đặc điểm của mỗi giới

B. Nội dung trọng tâm

I. Các cấp tổ chức của thế giới sống

1. Các cấp tổ chức của thế giới sống

- Các cấp tổ chức của thế giới sống: Nguyên tử phân tử bào quan ______________ mô

cơ quan hệ cơ quan ____________________ quần thể quần xã hệ sinh thái

sinh quyển.

- Các cấp tổ chức cơ bản:

________________________________________________________________________________

- Nội dung của học thuyết tế bào:

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

2. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống

a. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

- Nguyên tắc thứ bậc: ___________________________________________________________

________________________________________________________________________________

- Đặc điểm nổi trội: Là đặc điểm của một cấp tổ chức nào đó được hình thành do sự tương tác giữa

các bộ phận cấu tạo nên chúng.

- Tổ chức sống cấp cao hơn vừa có đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp vừa có những

đặc tính nổi trội.

Page 2: Chủ đề 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 2

b. Hệ thống mở và tự điều chỉnh

- Hệ thống mở: Sinh vật ở mọi tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với

môi trường sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi

môi trường.

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

c. Thế giới sống liên tục tiến hóa

- Thế giới sinh vật liên tục sinh sôi nảy nở và không ngừng tiến hóa.

- Các sinh vật trên trái đất đều có đặc điểm chung do có chung nguồn gốc nhưng tiến hóa theo nhiều

hướng khác nhau Thế giới sống đa dạng và phong phú.

II. Các giới sinh vật

1. Giới và hệ thống phân loại 5 giới

a. Khái niệm giới

- Giới là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm

nhất định.

- Phân chia giới sinh vật theo thứ tự nhỏ dần:

Giới – ngành – lớp – bộ – họ – chi (giống) – loài.

b. Hệ thống phân loại 5 giới

Thế giới sinh vật được chia làm 5 giới:

+ Khởi sinh.

+ Nguyên sinh.

+ Nấm.

+ Thực vật.

+ Động vật.

Page 3: Chủ đề 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 3

2. Đặc điểm chính của mỗi giới

Giới

Đặc điểm

Giới khởi sinh Giới nguyên sinh Giới nấm

Giới thực vật

Giới

động vật

Loại tế bào Nhân sơ Nhân thực

Mức độ

tổ chức cơ thể Đơn bào

Phương thức

dinh dưỡng

Đa dạng:

Tự dưỡng,

hoại sinh,

kí sinh

Tự dưỡng,

dị dưỡng Tự dưỡng

Đại diện Vi khuẩn

Nấm rơm,

nấm sợi,

địa y

Đặc điểm

khác

- Có khả

năng di

chuyển

- Phản ứng

nhanh

DẶN DÒ: _________________________________________________________________________

Page 4: Chủ đề 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 4

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cho các ý sau:

(1) Tế bào nhân thực.

(2) Thành tế bào bằng xenlulozo.

(3) Sống tự dưỡng.

(4) Cơ thể đơn bào hoặc đa bào dạng sợi.

(5) Không có lục lạp, không di chuyển được.

Trong các ý trên, có mấy ý không phải đặc điểm của nấm?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 2: Cho các đặc điểm sau: nhân sơ, tế bào chất không có hệ thống nội màng, bên ngoài có thành tế bào bảo vệ.

Xác định tên cấu trúc này?

A. Tế bào thực vật. B. Vi khuẩn. C. Nấm. D. Tế bào động vật.

Câu 3: Cho các ý sau:

(1) Đa bào, phân hóa thành các mô và cơ quan.

(2) Sống tự dưỡng, quang hợp và không có khả năng di chuyển.

(3) Tế bào nhân thực, có thành xenlulozo.

(4) Có hệ mạch để dẫn nước, muối khoáng.

(5) Sinh sản hữu tính và vô tính.

Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm của giới thực vật?

A. 3 B. 2 C. 5 D. 4

Câu 4: Khi nói về giới thực vật có những nhận định sau:

(1) Giới thực vật gồm những sinh vật đơn bào, đa bào.

(2) Giới thực vật gồm những sinh vật có tế bào nhân thực.

(3) Màng tế bào thực vật được cấu tạo bằng cacbohidrat.

(4) Thực vật có khả năng cảm ứng chậm.

(5) Giới thực vật được phân thành các ngành chính: Tảo, rêu, quyết, hạt trần, hạt kín.

Có mấy nhận định trên là không đúng?

A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.

Câu 5: Điểm giống nhau giữa nấm nhầy và động vật nguyên sinh?

A. Có chứa sắc tố quang hợp B. Có phương thức sống dị dưỡng.

C. Có cấu tạo đa bào. D. Tế bào cơ thể có nhiều nhân.

Câu 6: Tổ chức sống nào sau đây cao nhất so với các tổ chức còn lại?

A. Mô. B. Quần xã. C. Cơ thể. D. tế bào.

Câu 7: “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên

tắc nào của thế giới sống?

A. Nguyên tắc thứ bậc. B. Nguyên tắc mở. C. Nguyên tắc bổ sung. D. Nguyên tắc tự điều chỉnh.

Câu 8: Thế giới sinh vật được phân loại thành các nhóm theo trình tự lớn dần là:

A. loài - chi - bộ - họ - lớp - ngành - giới. B. loài - chi- họ - bộ - lớp - ngành - giới.

C. loài - bộ - họ - chi - lớp - ngành - giới. D. giới - ngành - lớp - bộ - họ - chi - loài.

Page 5: Chủ đề 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 5

Câu 9: Các tiêu chí cơ bản để phân biệt hệ thống 5 giới bao gồm:

A. khả năng di chuyển, cấu tạo cơ thể, kiểu dinh dưỡng.

B. loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng.

C. cấu tạo tế bào, mức độ tổ chức cơ thể.

D. trình tự các nucleotit, mức độ tổ chức cơ thể.

Câu 10: Vi khuẩn là dạng sinh vật được xếp vào giới nào sau đây?

A. Nguyên sinh. B. Thực vật. C. Khởi sinh. D. Động vật.

Câu 11: Khi nói về giới động vật, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Tự tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho hệ sinh thái.

(2) Làm tăng lượng oxi của không khí.

(3) Cung cấp thực phẩm cho con người.

(4) Góp phần tạo ra sự cân bằng sinh thái.

(5) Nhiều loài có thể là tác nhân gây truyền bệnh cho con người.

(6) Khi tăng số lượng đều gây hại cho cây trồng.

A. 3 B. 6 C. 4 D. 5

Câu 12: Những giới sinh vật thuộc nhóm sinh vật nhân thực là:

A. giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới nấm.

B. giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật.

C. giới nguyên sinh, giới thực vật , giới nấm, giới động vật.

D. giới khởi sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật.

Câu 13: Nhận định nào sau đây không đúng về giới động vật?

A. Giới động vật góp phần làm cân bằng hệ sinh thái.

B. Giới động vật không có khả năng quang hợp nên sống nhờ chất hữu cơ sẵn có của cơ thể khác.

C. Giới động vật thường có hệ thần kinh phát triển nên thích ứng cao với đời sống.

D. Giới động vật chủ yếu sống tự dưỡng, chuyên hóa cao.

Câu 14: Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là:

A. mô. B. tế bào. C. các đại phân tử. D. cơ quan.

Câu 15: Khái niệm về giới là:

A. đơn vị phân loại lớn nhất gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.

B. đơn vị phân loại nhỏ nhất gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.

C. đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các loài sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.

D. đơn vị phân loại nhỏ nhất bao gồm các loài sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.

Câu 16: Các giới sinh vật có cấu tạo cơ thể đa bào, nhân thực là

A. nấm, thực vật, động vật. B. nguyên sinh, khởi sinh, động vật.

C. thực vật, động vật, khởi sinh. D. nấm, khởi sinh, thực vật.

Câu 17: Ngành thực vật đa dạng và tiến hoá nhất là ngành

A. Rêu. B. Quyết. C. Hạt trần. D. Hạt kín.

Page 6: Chủ đề 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 6

CÂU HỎI TRUY BÀI

1. Nêu các cấp tổ chức của thế giới sống? Những cấp tổ chức sống nào là cơ bản?

2. Trình bày nội dung của học thuyết tế bào.

3. Trình bày khái niệm: Nguyên tắc thứ bậc, đặc điểm nổi trội.

4. Thế nào là hệ thống mở và tự điều chỉnh?

5. Hãy trình bày đặc điểm chính của Giới khởi sinh, Giới nguyên sinh và Giới nấm.

6. Sự khác biệt cơ bản giữa giới động vật và giới thực vật là gì?

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

Page 7: Chủ đề 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 7

Page 8: Chủ đề 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 8

HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC Điền tên các cấp tổ chức của thế giới sống cho phù hợp:

Phân tử

___________

Quần xã

Cá thể

SINH QUYỂN

Page 9: Chủ đề 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 9

CÁC

GIỚI

SINH

VẬT

Page 10: Chủ đề 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 10

Chủ đề 2: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO

Điểm Nhận xét của giáo viên

A. Dàn bài học thuộc

I. Các nguyên tố hóa học và nước

1. Các nguyên tố hóa học

2. Nước và vai trò của nước trong tế bào

II. Cacbohidrat, lipit và protein

1. _______________________________________________

2. ___________________________________________________

3. ___________________________________________________

III. Axit Nucleic

1. Axit deoxiribonucleic (ADN)

2. Axit ribonucleic (ARN)

Page 11: Chủ đề 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 11

B. Nội dung trọng tâm

I. Các nguyên tố hóa học và nước

1. Các nguyên tố hóa học

- Các nguyên tố hóa học cấu tạo nên thế giới sống và không sống.

- Các nguyên tố C, H, O, N chiếm 96% khối lượng cơ thể sống.

- C là nguyên tố đặc biệt quan trọng tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ.

- Tùy theo tỉ lệ các nguyên tố trong cơ thể sống mà các nhà khoa học chia các nguyên tố hóa học

thành 2 loại:

____________________________________________________________________________

____________________________________________________________________________

____________________________________________________________________________

____________________________________________________________________________

____________________________________________________________________________

____________________________________________________________________________

____________________________________________________________________________

2. Nước và vai trò của nước trong tế bào

a. Cấu trúc và đặc tính hóa lí của nước (H2O)

* Cấu trúc

- Phân tử nước được cấu tạo từ 1 nguyên tử oxi kết hợp với 2 nguyên tử hidro.

* Đặc tính: Phân tử nước có tính phân cực:

- Phân tử nước này hút các phân tử nước khác và hút các phân tử phân cực khác.

- Ý nghĩa: Làm cho nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống.

b. Vai trò của nước đối với tế bào

- Nước là thành phần cấu tạo tế bào, dung môi hòa tan các chất, môi trường của các phản ứng

sinh hóa.

→ Nước chiếm tỉ lệ lớn trong tế bào, nếu không có nước tế bào sẽ không thể tiến hành

chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống.

II. Cacbohidrat, Lipit và Protein

1. Cacbohidrat (đường): Là đại phân tử hữu cơ.

a. Cấu trúc hoá học

- Cacbohidrat là hợp chất hữu cơ chỉ chứa 3 nguyên tố hoá học là C, H, O.

- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

- Đơn phân chủ yếu là đường đơn 6 cacbon (Công thức chung (CH2O)n ).

Page 12: Chủ đề 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 12

- Phân loại: Tùy theo số lượng đơn phân chia ra các loại đường:

* Đường đơn: (Monosaccarit)

_______________________________________________________________________________

_______________________________________________________________________________

_______________________________________________________________________________

* Đường đôi: (Đisaccarit)

_______________________________________________________________________________

_______________________________________________________________________________

_______________________________________________________________________________

* Đường đa: (Polisaccarit)

_______________________________________________________________________________

_______________________________________________________________________________

_______________________________________________________________________________

b. Chức năng

- Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể, cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của

cơ thể.

2. Lipit

- Không tan trong nước.

- Không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân và có thành phần hóa học đa dạng.

- Gồm các loại:

* Mỡ

- Cấu tạo: Gồm 1 phân tử glixerol (rượu 3C) liên kết với 3 axit béo. Có 2 dạng:

+ Mỡ động vật: Được cấu tạo bởi axit béo no.

+ Mỡ thực vật và mỡ một số loại cá: Cấu tạo bởi các axit béo không no.

- Chức năng: Dự trữ năng lượng cho tế bào.

* Photpholipit

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

* Steroit

- Cấu tạo: Là hợp chất béo cấu tạo phức tạp của các nguyên tử cacbon.

- Chức năng: Cấu tạo nên màng sinh chất, một số hoocmon giới tính như testosteron, ostrogen.

Page 13: Chủ đề 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 13

* Sắc tố và vitamin

- Cấu tạo: Vitamin là phân tử hữu cơ nhỏ. Một số loại sắc tố như carotenoit và vitamin A, D, E, K

cũng là một dạng lipit.

- Chức năng: Tham gia vào mọi hoạt động sống của cơ thể.

3. Protein: Là đại phân tử hữu cơ

a. Cấu trúc của protein

- Protein là chất hữu cơ, có cấu trúc đa phân được cấu tạo từ các đơn phân là axit amin.

- Có 20 loại axit amin. Các protein khác nhau bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các

axit amin.

- Protein có 4 bậc cấu trúc:

+ Cấu trúc bậc 1: Các axit amin liên kết với nhau tạo thành chuỗi polipeptit.

+ Cấu trúc bậc 2: Chuỗi polipeptit bậc 1 xoắn hoặc gấp nếp.

+ Cấu trúc bậc 3: Chuỗi polipeptit bậc 2 tiếp tục xoắn tạo nên cấu trúc không gian 3 chiều

đặc trưng.

+ Cấu trúc bậc 4: Do 2 hay nhiều chuỗi polipeptit có cấu trúc bậc 3 tạo thành.

- Cấu trúc của protein quy định chức năng của nó. Khi cấu trúc không gian bị phá vỡ

(Do nhiệt độ cao, độ pH …) thì protein bị mất chức năng.

b. Chức năng của protein

- Cấu tạo nên tế bào và cơ thể. Ví dụ: colagen tham gia cấu tạo nên các mô liên kết.

- Dự trữ các axit amin. Ví dụ: protein sữa (cazein), protein dự trữ trong các hạt cây…

- Vận chuyển các chất. Ví dụ: hemoglobin.

- Bảo vệ cơ thể. Ví dụ: các kháng thể.

- Thu nhận thông tin. Ví dụ: các thụ thể trong tế bào.

- Xúc tác cho các phản ứng hóa sinh. Ví dụ: các enzim.

III. Axit nucleic

1. Axit deoxiribonucleic (ADN)

a. Cấu trúc hóa học

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

Page 14: Chủ đề 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 14

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

b. Cấu trúc không gian của ADN

- Hai mạch đơn xoắn kép, song song và ngược chiều nhau.

- Xoắn từ trái qua phải, gọi là xoắn phải, tạo nên những chu kì xoắn nhất định mỗi chu kì gồm

10 cặp nucleotit và có chiều dài 34 A0, đường kính là 20 A0.

c. Chức năng của ADN

- ADN có chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

- Các thông tin trên ADN có thể quy định các đặc điểm của cơ thể sinh vật.

2. Axit ribonucleic (ARN)

a. Cấu trúc của ARN

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________ b. Chức năng của ARN

Mỗi loại ARN thực hiện một chức năng nhất định:

- ARN thông tin (mARN) truyền thông tin từ ADN tới riboxom để tổng hợp protein.

- ARN riboxom (rARN) cùng với protein cấu tạo nên riboxom, là nơi tổng hợp nên protein.

- ARN vận chuyển (tARN) vận chuyển các axit amin tới riboxom.

DẶN DÒ ________________________________________________________________________

Page 15: Chủ đề 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 15

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Các nguyên tố hóa học chủ yếu cấu tạo nên cơ thể sống là những nguyên tố nào? A. Ca, P, Cu, O. B. O, H, Fe, K. C. C, H, O,N. D. O, H, Ni, Fe. Câu 2: Các nguyên tố hoá học chiếm lượng nhỏ trong khối lượng khô của cơ thể được gọi là A. nguyên tố hiếm. B. nguyên tố siêu vi lượng. C. nguyên tố đại lượng. D. nguyên tố vi lượng. Câu 3: Nguyên tố nào dưới đây là nguyên tố vi lượng? A. Đồng. B. Cacbon. C. Magie. D. Hiđrô. Câu 4: Trong cơ thể sinh vật các nguyên tố C, H, O, N chiếm tỉ lệ: A. 96%. B. 69%. C. 92%. D. 99%. Câu 5: Đường mía do hai phân tử đường nào sau đây kết hợp lại? A. Glucôzơ và fructôzơ. B. Xenlulozo và galactôzơ. C. Galactôzơ và tinh bột. D. Tinh bột và mantôzơ. Câu 6: Phôtpholipit có chức năng chủ yếu là A. cấu tạo nhân của tế bào. B. cấu tạo của màng tế bào. C. thành phần của máu ở động vật. D. cấu tạo nên chất diệp lục ở lá cây. Câu 7: Sắp xếp nào sau đây đúng theo thứ tự các loại đường từ đơn giản đến phức tạp? A. Đisaccarit, monosaccarit, polisaccarit. B. Monosaccarit, đisaccarit, polisaccarit. C. Polisaccarit, monosaccarit, đisaccarit. D. Monosaccarit, polisaccarit, đisaccarit. Câu 8: Trong các loại cacbohidrat sau, loại nào thuộc nhóm đường đa? A. Saccarose. B. Fructose. C. Lactose. D. Xenlulozo. Câu 9: Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia cacbohidrat thành ba loại là đường đơn, đường đôi, đường đa? A. Khối lượng của phân tử. B. Độ tan trong nước. C. Số loại đơn phân có trong phân tử. D. Số lượng đơn phân có trong phân tử. Câu 10: Thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các loại đường là A. đường đôi. B. cacbohyđrat. C. tinh bột. D. xenlulozo. Câu 11: Thực phẩm nào sau đây có chứa nhiều tinh bột ? (1) Ngô; (2) Rau xanh; (3) Gạo; (4) Khoai lang; (5) Đậu nành; (6) Nấm A. (1), (2), (6). B. (2),(3),(4). C. (1),(3),(4). D. (3),(4),(5). Câu 12: Protein không có chức năng nào sau đây? A. Thực hiện việc vận chuyển các chất, co cơ, thu nhận thông tin. B. Cấu trúc nên enzim, hoocmon, kháng thể. C. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền. D. Cấu tạo nên chất nguyên sinh, các bào quan, màng tế bào. Câu 13: Chức năng chính của mỡ là

A. dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. B. thành phần cấu tạo nên các bào quan. C. thành phần cấu tạo nên một số loại hoocmôn. D. thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất.

Page 16: Chủ đề 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 16

Câu 14: Nhận định nào sau đây không đúng về các nguyên tố chủ yếu của sự sống (C, H, O, N)? A. Là các nguyên tố phổ biến trong tự nhiên. B. Có tính chất lý, hóa phù hợp với các tổ chức sống. C. Có khả năng liên kết với nhau và với các nguyên tố khác tạo nên sự đa dạng của các phân tử và đại

phân tử. D. Hợp chất của các nguyên tố này luôn hòa tan trong nước. Câu 15: Những phân tử đường nào sau đây có chứa 6 nguyên tử cacbon? A. Glucose, fructose, pentose. B. Fructose, galactose, glucose. C. Galactose, xenlulozo, tinh bột. D. Tinh bột, lactose, pentose. Câu 16: Các loại protein khác nhau được phân biệt nhau bởi A. số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các axit amin. B. số lượng, thành phần axit amin và cấu trúc không gian. C. số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin và cấu trúc không gian. D. số lượng, trật tự sắp xếp các axit amin và cấu trúc không gian. Câu 17: Protein không có đặc điểm nào sau đây? A. Dễ biến tính khi nhiệt độ tăng cao. B. Có tính đa dạng. C. Là đại phân tử có cấu trúc đa phân. D. Có khả năng tự sao chép. Câu 18: Chức năng của ADN là A. cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào. B. bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. C. trực tiếp tổng hợp protein. D. thành phần cấu tạo của màng tế bào. Câu 19: Hợp chất nào sau đây không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân? A. Protein. B. Lipit. C. Axit nucleic. D. Cacbohiđrat. Câu 20: Hợp chất hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là các axit amin. Hợp

chất hữu cơ này có tên gọi là gì? A. Lipit. B. Axit nuclêôtit. C. Cacbohiđrat. D. Protein. CÂU HỎI TRUY BÀI

1. Phân biệt nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng, cho ví dụ. Những nguyên tố này có

vai trò như thế nào đối với cơ thể sống?

2. Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết lại tìm

xem ở đó có nước hay không?

3. Phân biệt các loại Cacbohirat, cho ví dụ tương ứng với từng loại.

4. Nêu cấu trúc và chức năng của các loại lipit.

5. Tại sao phải ăn protein từ nhiều loại thức ăn khác nhau? Phân tử protein bị biến tính trong những

điều kiện môi trường nào?

6. Nêu sự khác biệt về cấu trúc hóa học của ADN và ARN.

7. Tại sao cũng chỉ với 4 loại nucleotit nhưng tạo hóa lại có thể tạo nên những sinh vật có những đặc

điểm và kích thước rất khác nhau?

Page 17: Chủ đề 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 17

HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC

CACBOHIDRAT LIPIT VÀ PROTEIN

AXITNUCLEIC

CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

VÀ NƯỚC

Page 18: Chủ đề 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 18

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT !...

Những loại thực phẩm giàu Cacbohidrat 1. Cacbohidrat còn được gọi là gluxit: Cung cấp năng lượng cho cơ thể: Đây là vai trò chính, nó chiếm

55 – 65% tổng năng lượng. Tuy nhiên cần chú ý cung cấp gluxit cho cơ thể với liều lượng phù hợp. Vì nếu thiếu gluxit sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, không đủ năng lượng để thực hiện những hoạt động thường ngày. Song sử dụng quá nhiều gluxit cũng gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có béo phì. Do lượng gluxit dư thừa sẽ chuyển hoá thành mỡ để dự trữ năng lượng. Ngoài ra, tiểu đường cũng là một trong những vấn đề có thể gặp phải ở người sử dụng lượng gluxit quá nhiều.

- Đối với một số bệnh lý như đái tháo đường, béo phì, rối loạn mỡ máu + Cần ăn giảm chất bột đường so với bình thường. + Ưu tiên các loại ngũ cốc không xay xát quá kỹ: gạo lứt, bánh mỳ đen. + Các loại khoai củ ăn dưới dạng luộc hấp (không sử dụng dưới dạng nướng). + Các loại thực phẩm cần hạn chế: các loại bột tinh chế, bột dong, bột sắn, bột mì… bánh mì trắng, đường. + Hạn chế các loại quả ngọt nhiều đường, nên ăn dưới dạng cả múi, miếng, hạn chế ăn dưới dạng ép, sinh tố. + Tránh các loại đường, bánh kẹo ngọt, nước ngọt. + Tránh ăn hoa quả dạng sấy khô.

2. Ăn nhiều chất bột đường tăng nguy cơ tái phát ung thư Mã QR tham khảo

Page 19: Chủ đề 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 19

3. Vì sao phải uống đủ nước? Lượng nước cần thiết cho mỗi người có giống nhau không?