btl thanh toan quoc te_trung

35
Sinh viên: ^_^ Bùi Sỹ Trung – Lớp KTB47ĐH2- Đại học Hàng Hải ^_^ LỜI MỞ ĐẦU Trong ngoại thương, thanh toán tiền hàng là vấn đề hết sức quan trọng vì người xuất khẩu và nhập khẩu ở hai quốc gia khác nhau, không quen biết nhau, đơn vị tiền tệ, luật pháp, ngôn ngữ có thể khác nhau, có thể còn chưa tin cậy lẫn nhau và việc thanh toán quốc tế vì thế hoàn toàn khác với thanh toán trong nước. Người bán muốn chắc chắn khi hàng đã giao sẽ được thanh toán tiền hàng và trái lại, người mua khi đã trả tiền hàng, tin rằng sẽ nhận được hàng hoá phù hợp với nhu cầu của mình. Cho nên, trong hợp đồng ngoại thương, hai bên mua bán ngoài việc quan tâm đến giá cả hàng còn rất chú ý đến phương thức thanh toán tiền hàng và tuỳ theo phương thức thanh toán, giá cả chào hàng có thể cao hay thấp. Trong các phương thức thanh toán quốc tế thường dùng như L/C, DA, DP, TT...phương thức L/C (tín dụng chứng từ - document credit) được xem như quan trọng và phổ biến nhất so với các cách thức thanh toán khác, nhưng không có nghĩa là không rủi ro, hoàn toàn an toàn. Đồng thời tiền tệ trong thanh toán quốc tế thường không phải là tiền mặt mà tồn tại dưới hình thức là các phương tiện thanh toán như hối phiếu, kỳ phiếu, séc...Do vậy sự xuất hiện của một bên thứ ba khác (ngân hàng ) ngoài người mua và người bán góp phần tích cực (^)_(^) Trang 1/35 (^)_(^)

Upload: buisytrung

Post on 08-Jun-2015

1.537 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Btl Thanh Toan Quoc Te_trung

Sinh viên: ^_^ Bùi Sỹ Trung – Lớp KTB47ĐH2- Đại học Hàng Hải ^_^

LỜI MỞ ĐẦUTrong ngoại thương, thanh toán tiền hàng là vấn đề hết sức quan trọng vì

người xuất khẩu và nhập khẩu ở hai quốc gia khác nhau, không quen biết nhau, đơn

vị tiền tệ, luật pháp, ngôn ngữ có thể khác nhau, có thể còn chưa tin cậy lẫn nhau và

việc thanh toán quốc tế vì thế hoàn toàn khác với thanh toán trong nước. Người bán

muốn chắc chắn khi hàng đã giao sẽ được thanh toán tiền hàng và trái lại, người

mua khi đã trả tiền hàng, tin rằng sẽ nhận được hàng hoá phù hợp với nhu cầu của

mình. Cho nên, trong hợp đồng ngoại thương, hai bên mua bán ngoài việc quan

tâm đến giá cả hàng còn rất chú ý đến phương thức thanh toán tiền hàng và tuỳ theo

phương thức thanh toán, giá cả chào hàng có thể cao hay thấp. Trong các phương

thức thanh toán quốc tế thường dùng như L/C, DA, DP, TT...phương thức L/C (tín

dụng chứng từ - document credit) được xem như quan trọng và phổ biến nhất so

với các cách thức thanh toán khác, nhưng không có nghĩa là không rủi ro, hoàn

toàn an toàn. Đồng thời tiền tệ trong thanh toán quốc tế thường không phải là tiền

mặt mà tồn tại dưới hình thức là các phương tiện thanh toán như hối phiếu, kỳ

phiếu, séc...Do vậy sự xuất hiện của một bên thứ ba khác (ngân hàng ) ngoài người

mua và người bán góp phần tích cực và đáng kể vào việc đẩy mạnh hơn nữa hoạt

động mua bán giữa các quốc gia. Xem xét phương thức thanh toán tín dụng chứng

từ trong ngoại thương sẽ cho ta có cách nhìn đầy đủ về vai trò của ngân hàng cũng

như những nghiệp vụ liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá trong ngoại

thương. Làm thế nào để thực hiện được việc thanh toán thông qua phương thức tín

dụng chứng từ, cách thức cũng như những khó khăn gì sẽ gặp phải khi thanh toán

theo phương thức này...sẽ được giải đáp khi nghiên cứu một số nghiệp vụ sẽ được

trình bày sau đây.

(^)_(^) Trang 1/24 (^)_(^)

Page 2: Btl Thanh Toan Quoc Te_trung

Sinh viên: ^_^ Bùi Sỹ Trung – Lớp KTB47ĐH2- Đại học Hàng Hải ^_^

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................................................3

I. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ( Documentary Credit )..........................................31. Khái niệm.......................................................................................................................................32. Cơ sở pháp lý.................................................................................................................................32. Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có:..................................................33. Quy trình nghiệp vụ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ...........................................4

II. Bộ chứng từ trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.................................................51. Mục đích lập bộ chứng từ...............................................................................................................52. Chứng từ thương mại ( Commercial Documents)..........................................................................5

2.1 Hóa đơn thương mại ( Commercial Invoices ).........................................................................52.2. Vận tải đơn ( Bill of Lading - B/L).........................................................................................72.3 Chứng từ bảo hiểm ( Insurance documents)............................................................................92.4. Giấy chứng nhận xuất xứ ( C/O - Certificate of Origin).........................................................92.5 Các giấy tờ khác.....................................................................................................................10

3. Chứng từ tài chính (Financial Documents ).................................................................................123.1 Định nghĩa hối phiếu:.............................................................................................................123.2 Đặc điểm:...............................................................................................................................133.3 Phân loại.................................................................................................................................133.4 Lưu ý :....................................................................................................................................14

PHẦN II: TRỌNG TÂM BÀI TẬP LỚN.............................................................................14

I Viết giấy đề nghị mở L/C................................................................................................................141. Điều kiện mở L/C.........................................................................................................................14

1.1 Để được mở L/C.....................................................................................................................141.2. Hồ sơ yêu cầu........................................................................................................................141.3. Lưu ý khi làm đơn xin mở L/C.............................................................................................141.4. Ký quỹ mở L/C.....................................................................................................................151.5. Thanh toán phí mở L/C.........................................................................................................15

2. Giấy đề nghị mở thư tín dụng......................................................................................................163. Giải thích cách ghi Giấy đề nghị mở thư tín dụng.......................................................................16

II. Lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của thư tín dụng ( L/C ).........................................171. Cơ sở lý luận để lập bộ chứng từ.................................................................................................172. Các bất hợp lệ thường gặp............................................................................................................17

2.1 Hóa đơn thương mại...............................................................................................................172.2 Vận tải đơn.............................................................................................................................172.3 Chứng từ bảo hiểm.................................................................................................................182.4 Hối phiếu ( Bill of Exchange - B/E / Draft )..........................................................................182.5 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ( C/O – Certificate of Origin ).......................................18

3. Giải thích cách lập các loại chứng từ thanh toán quy định trong L/C..........................................183.1 Hóa đơn thương mại ( Commercial invoices)........................................................................183.2 Vận tải đơn ( Bill of Lading – B/L).......................................................................................193.3 Giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hóa ( Certificate of Cargo marine insurance)....................203.4 Hối phiếu ( Bill of Exchange - B/E / Draft )..........................................................................203.5 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O- Certificate of Origin)..........................................21

(^)_(^) Trang 2/24 (^)_(^)

Page 3: Btl Thanh Toan Quoc Te_trung

Sinh viên: ^_^ Bùi Sỹ Trung – Lớp KTB47ĐH2- Đại học Hàng Hải ^_^

PHẦN 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

I. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ( Documentary Credit )

1. Khái niệm Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một ngân hàng( Ngân hàng

mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng ( người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền

nhất định cho người khác( người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do

người này kí phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng thanh toán một bộ

chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định của thư tín dụng

Thư tín dụng ( Letter of credit – L/C) là một công cụ quan trọng của phương thức tín dụng

chứng từ. Thư tín dụng là một bức thư ( thực chất là một văn bản ) do ngân hàng lập do yêu cầu của

nhà nhập khẩu cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu với điều kiện nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ

thanh toán phù hợp với những điều khoản và điều kiện ghi trong thư tín dụng.

2. Cơ sở pháp lý2.1. Người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng viết đơn yêu cầu phát hành L/C gửi đến ngân hàng chỉ

định trong hợp đồng, nếu có, hoặc tự lựa chọn

2.2. Bản chất pháp lý của đơn yêu cầu phát hành L/C là một loại hợp đồng dịch vụ ký kết giữa ngân

hàng phát hành và người yêu cầu, do vậy khi viết đơn cần phải dựa vào những văn bản pháp lý điều

chỉnh loại hợp đồng này. Các văn bản pháp lý gồm:

- Luật thương mại Việt Nam 2005

- Pháp lệnh ngoại hối Việt Nam 2005

- Các luật điều chỉnh Ngân hàng phát hành và Người yêu cầu

- UCP 600 bản sửa đổi 2007 ICC, nếu có dẫn chiếu trong L/C

2.3. L/C được hình thành trên cơ sở hợp đồng thương mại, vì vậy nội dung của hợp đồng là cơ sở để

thiết lập đơn yêu cầu phát hành L/C

2.4. Người yêu cầu phải ký quỹ mở L/C tại ngân hàng phát hành. Mức ký quỹ bao nhiêu là do ngân

hàng quy định

2.5. Người nhập khẩu Việt Nam không thể trực tiếp yêu cầu ngân hàng phát hành( mẹ) phát hành

L/C mà phải thông qua chi nhánh của nó có trụ sở thường trú cùng với người nhập khẩu. Trong

trường hợp này, vai trò của chi nhánh ngân hàng phát hành là ngân hàng yêu cầu phát hành L/C

(Applicant bank)

2.6. Người yêu cầu không nên đưa quá nhiều nội dung chi tiết vào L/C. Người yêu cầu phải chịu rủi

ro về sự mơ hồ ghi ở trong đơn yêu cầu phát hành L/C

(^)_(^) Trang 3/24 (^)_(^)

Page 4: Btl Thanh Toan Quoc Te_trung

Sinh viên: ^_^ Bùi Sỹ Trung – Lớp KTB47ĐH2- Đại học Hàng Hải ^_^

2. Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có:- Người yêu cầu mở thư tín dụng( Applicant): là người mua hàng, người nhập khẩu hoặc là người

nhận nhập khẩu uỷ thác cho một người khác. Người này có 2 nghĩa vụ cơ bản:

Viết giấy đề nghị xin mở L/C

Kiểm tra bộ chứng từ do ngân hàng xuất trình, nếu thấy hợp lệ sẽ thanh toán cho ngân

hàng

- Ngân hàng, tổ chức phát hành thư tín dụng( Issuing bank/ Issuer): là ngân hàng của người nhập

khẩu, hoặc một tổ chức nào đó có năng lực tài chính tốt và có đủ khả năng phát hành, nó cấp tín

dụng cho người nhập khẩu.

Nó có nghĩa vụ cơ bản như sau:

Kiểm tra giấy đề nghị xin mở L/C

Phát hành L/C để cam kết trả tiền cho người hưởng lợi, và bằng mọi biện pháp nhanh

chóng, hợp lý thông báo nội dung của L/C cho người hưởng lợi biết

Kiểm tra bộ chứng từ do người hưởng lợi xuất trình, nếu thoả mãn các cam kết và điều

kện của L/C thì sẽ trả tiền cho người hưởng lợi

- Người hưởng lợi thư tín dụng( Benificary): là người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác do

người hưởng lợi chỉ định

Người này có những nghĩa vụ cơ bản sau:

Kiểm tra nội dung cơ bản của L/C

Khi thấy L/C hợp lý, có khả năng đáp ứng yêu cầu của L/C thì giao hàng phù hợp với

yêu cầu của L/C

Thiết lập bộ chứng từ thoả mãn các yêu cầu, điều kiện của L/C và xuất trình cho ngân

hàng để làm việc

- Ngân hàng, tổ chức thông báo L/C( Advising bank, adviser): là ngân hàng đại lý của ngân hàng

phát hành L/C ở nước người hưởng lợi hoặc là tổ chức bất kỳ, miễn là có đủ năng lực, thoả mãn

các điều kiện. Nó có nghĩa vụ thông báo đầy đủ nội dung của L/C cho người hưởng lợi và không

phải chịu trách nhiệm về tính chính xác hay thiếu sót của L/C

3. Quy trình nghiệp vụ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.

(^)_(^) Trang 4/24 (^)_(^)

Ngân hàng phát hành (issuing bank)

Ngân hàng thông báo (advising bank)

Người yêu cầu mở L/C (applicant)

Người hưởng lợi (beneficiary)

HĐMBNT

4

109 853

2

1

6

7

Page 5: Btl Thanh Toan Quoc Te_trung

Sinh viên: ^_^ Bùi Sỹ Trung – Lớp KTB47ĐH2- Đại học Hàng Hải ^_^

(1) Người nhập khẩu viết giấy yêu cầu một ngân hàng bất kỳ do người nhập khẩu chọn hoặc do đã thỏa thuận trong HĐMBNT mở L/C với tên người hưởng lợi là người xuất khẩu.

(2) Ngân hàng được yêu cầu hay ngân hàng phát hành L/C sẽ xem xđt các yêu cầu mà người nhập khẩu đưa ra và phát hành L/C để cam kết trả tiền, sau đó thông báo cho người hưởng lợi qua ngân hàng mà có mối quan hệ với thương mại với ngân hàng phát hành L/C hoặc là ngân hàng chi nhánh của ngân hàng phát hành L/C được gọi là ngân hàng thông báo.

(3) Ngân hàng thông báo sẽ thông báo nội dung của L/C cho người hưởng lợi hay là người xuất khẩu.

(4) Nếu người xuất khẩu thấy L/C hợp lý không có gì phải thay đổi thì tiến hành giao hàng.(5) Người xuất khẩu sau khi giao hàng và lập các chứng từ theo yêu cầu của L/C sẽ xuất trình

cho ngân hàng thông báo bộ chứng từ đã lập.(6) Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ này cho ngân hàng phát hành L/C để ngân hàng

phát hành đối chiếu và xem xđt bề mặt của chứng từ có phù hợp với yêu cầu của L/C hay không (theo thông lệ ở Việt Nam thì số ngày ngân hàng được phđt kiểm tra là 7 ngày).

(7) Ngân hàng phát hành sau khi xem xđt chứng từ có phù hợp với L/C hay không, nếu được ngân hàng sẽ trả tiền cho người hưởng lợi thường là thông qua ngân hàng thông báo.

(8) Ngân hàng thông báo nhận được tiền sẽ thông báo cho người hưởng lợi về số tiền đã nhận được.

(9) Ngân hàng phát hành xuất trình bộ chứng từ để đòi tiền người nhập khẩu.(10)Người nhập khẩu sau khi kiểm tra chứng từ nếu hợp lệ thì sẽ thanh toán tiền đề nhận chứng

từ để lấy hàng còn nếu không thì người nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán số tiền đó và không nhận hàng.

II. Bộ chứng từ trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

1. Mục đích lập bộ chứng từChứng từ là bằng chứng chứng minh nhà xuất khẩu đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng những nội dung quy định của L/C. Và là căn cứ để ngân hàng dựa vào đó tiến hành trả tiền cho người bán nếu bộ chứng từ xuất trình phù hợp với L/C.Vì vậy nhà xuất khẩu sau khi giao hàng sẽ lập bộ chứng từ dựa trên L/C để lấy tiền từ người nhập khẩu

2. Chứng từ thương mại ( Commercial Documents)

2.1 Hóa đơn thương mại ( Commercial Invoices )

Hóa đơn thương mại là một chứng từ không thể thiếu trong bộ chứng từ giao hàng và là cơ sở quan trọng để xác định trị giá hải quan của hàng hóa để tính thuế nhập khẩu.. Thông tin trong hóa đơn thương mại không đầy đủ và/hoặc không trung thực và/hoặc không chính xác có thể gây khó khăn và chậm trễ cho người nhập khẩu trong khâu giải phóng hàng hoặc bị phạt tiền hoặc chịu “oan” thêm thuế nhập khẩu. Đối với người xuất khẩu, thông tin không trung thực và/hoặc không chính xác trong hóa đơn thương mại có thể dẫn đến bị Hải quan phạt tiền hoặc cấm không cho xuất hàng vào Hoa Kỳ hoặc ghi vào sổ đen để kiểm tra kỹ hơn các lô hàng xuất khẩu sau đó.

(^)_(^) Trang 5/24 (^)_(^)

Page 6: Btl Thanh Toan Quoc Te_trung

Sinh viên: ^_^ Bùi Sỹ Trung – Lớp KTB47ĐH2- Đại học Hàng Hải ^_^

Hóa đơn thương mại phải được lập bằng tiếng Anh hoặc có bản dịch tiếng Anh chính xác kèm theo. Một số thông tin yêu cầu (như trình bầy đưới đây) có thể được ghi ngay trên hóa đơn hoặc trên phụ lục kèm theo.

Các yêu cầu đối với hóa đơn thương mại xuất hàng vào Hoa Kỳ rất nhiều và phức tạp. Những thông tin yêu cầu có trong hóa đơn thương mại vượt quá xa mức bình thường và không cần thiết đối với mục đích khai hải quan và tính thuế nhập khẩu. Yêu cầu này gây khó khăn và tốn kđm đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và mới thâm nhập thị trường như hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Thực tế có không ít doanh nghiệp Việt Nam đã phải làm đi làm lại không dưới vài ba lần một hóa đơn thương mại xuất hàng sang Hoa Kỳ.

 Nội dung hóa đơn. Luật Thuế quan yêu cầu hóa đơn thương mại phải cung cấp các thông

tin sau:

         Tên cửa khẩu hàng đến;

         Tên người mua;

         Tên người bán;

         Mô tả chi tiết sản phẩm: tên thông thường của sản phẩm, cấp hạng hay chất lượng, và mã hiêu, số hiệu và ký hiệu của hàng hóa khi lưu thông trên thị trường nội địa nước xuất khẩu, cùng với số mã hiệu bao gói hàng hóa;

         Số lượng tính theo trọng lượng hoặc kích thước của nước giao hàng hoặc của Hoa Kỳ;

         Giá của từng mặt hàng;

         Loại tiền;

         Các chi phí liên quan ghi rõ từng khoản (nếu có) như: cước phí vận tải quốc tế, phí bảo hiểm, hoa hồng, chi phí bao bì, chi phí côngtenơ, chi phí đóng gói, và tất cả các chi phí và phí tổn khác (nếu chưa nằm trong các khoản trên) liên quan đến việc đưa hàng từ dọc mạn tầu tại cảng xuất khẩu đến dọc mạn tầu (FAS) tại cảng đến ở Hoa Kỳ. Chi phí đóng gói, bao bì, côngtenơ và cước phí vận tải nội địa đến cảng xuất khẩu không phải liêt kê nếu như đã nằm trong giá hóa đơn và được chú thích như vây.

         Các giảm giá, chiết khấu;

         Nước xuất xứ hàng hóa;

         Hóa đơn thương mại phải thể hiện rõ có sự “hỗ trợ” của người mua cho việc sản xuất hàng hóa hay không; Nếu có thì phải ghi rõ giá trị (nếu biết) và tên nhà cung cấp; Sự hỗ trợ đó được miễn phí hay trên cơ sở thuê muớn hay phải trả tiền riêng? Nếu phải trả tiền riêng thì gửi kèm hóa đơn. “Hỗ trợ” bao gồm như khuôn đúc, khuôn đp, dụng cụ sản xuất, trống in, chế bản, sơ đồ, bản thiết kế, hỗ trợ tài chính v.v.

Thông tin bổ sung. Theo qui định của Hải quan, có 45 chủng loại hàng hóa đòi hỏi phải có thêm một số thông tin khác (ngoài các thông tin đã liệt kê ở trên) trong hóa đơn thương mại. Ví dụ: đối với chuỗi hạt, hóa đơn thương mại phải cho biết chiều dài sơi dây, kích thước hạt bằng mm, hạt làm bằng chất liệu gì: thuỷ tinh hay ngà voi hay ngọc trai v.v... Đối với khăn trải bàn hay ga phủ giường, hóa đơn thương mại phải nói rõ có thêu ren, viền, tua và trang trí hay không v.v.

 Hóa đơn riêng. Mỗi chuyến hàng giao từ một người giao hàng đến một người nhận hàng cần một hóa đơn riêng. Hàng giao ghđp. Các hàng hóa do hãng vận tải gom lại để giao cho cùng một người nhận hàng có thể ghi gộp vào một hóa đơn. Các vận đơn hoặc hóa đơn gốc của các hàng hóa đó thể hiện giá đã thực trả hoặc sẽ phải trả phải được gửi kèm với hóa đơn gộp đó.

(^)_(^) Trang 6/24 (^)_(^)

Page 7: Btl Thanh Toan Quoc Te_trung

Sinh viên: ^_^ Bùi Sỹ Trung – Lớp KTB47ĐH2- Đại học Hàng Hải ^_^

Giao hàng nhiều chuyến. Các chuyến giao hàng thuộc cùng một đơn hàng hoặc hợp đồng từ cùng một người giao đến cùng một người nhận có thể gộp trong cùng một hóa đơn nếu như các chuyến giao đó bằng bất cứ hình thức vận tải nào tới cảng đến trong vòng không quá 10 ngày liên tục. Hóa đơn gộp này được lập giống như các hóa đơn bình thường khác và chỉ khác ở chỗ là phải tách riêng số lượng, trị gía và các số liệu khác của từng chuyến hàng.

 

Những lỗi thường gặp khi lập hóa đơn 

Người bán cho rằng hoa hồng, tiền bản quyền và các loại phí khác không phải chịu thuế nên không ghi vào trong hóa đơn.

Người xuất khẩu mua hàng từ nhà sản xuất rồi bán lại cho người nhập khẩu Hoa Kỳ và chỉ ghi trên hóa đơn giá họ mua của người sản xuất chứ không ghi gía họ bán cho người nhập khẩu.

Trị giá nguyên liệu của người nhập khẩu cung cấp cho người xuất khẩu để sản xuất ra hàng hóa không được thể hiện trong hóa đơn.

Nhà sản xuất nước ngoài gửi hàng thay thế cho một khách hàng ở Hoa Kỳ và chỉ ghi giá thực thu của hàng hóa mà không thể hiện giá đầy đủ trừ đi tiền bồi thường cho hàng hóa khiếm khuyết đã giao trước đây và bị trả lại.

Người giao hàng nước ngoài bán hàng có chiết khấu nhưng trên hóa đơn chỉ ghi gía thực thu mà không thể hiện số tiền chiết khấu.

Người xuất khẩu bán hàng theo giá giao hàng (gía gắn với một điều kiện giao hàng nào đó ví dụ như gía CIF chẳng hạn) nhưng chi ghi hóa đơn theo gia FOB tại nơi xếp hàng và không ghi những chi phí tiếp theo sau.

Người giao hàng ghi trên hóa đơn người nhập khẩu là người mua hàng nhưng trên thực tế người nhập khẩu chỉ là đại lý hoa hồng hoặc là bên chỉ nhận một phần tiền bán hàng cho việc làm trung gian của mình.

Mô tả hàng hóa không rõ ràng, thiếu một số thông tin yêu cầu, gộp nhiều mặt hàng vào cùng một loại v.v.

 Trước khi giao hàng và lập hóa đơn thương mại hoặc thậm chí ngay từ khi thảo luận hợp đồng, người xuất khẩu phải kiểm tra với người nhập khẩu hoặc luật sư hoặc đại lý giao nhận hàng hóa (tốt nhất là với người nhập khẩu) về những thông tin cần phải ghi trong hóa đơn thương mại. Cẩn thận hơn nữa, người xuất khẩu nên gửi bản thảo hóa đơn thương mại cho người nhập khẩu để kiểm tra và thông qua trước khi lập hóa đơn chính thức.

Ngoài hóa đơn thương mại (commercial invoice) mà ta thường gặp, trong thực tế còn có:

Hóa đơn tạm thời: (Provisional invoice) là hóa đơn để thanh toán sơ bộ tiền hàng trong các trường hợp: giá hàng mới là giá tạm tính, thanh toán từng phần hàng hóa (trong trường hợp hợp đồng giao hàng nhiều lần).

Hóa đơn chính thức (Final ivoice) là hóa đơn dùng để thanh toán tiền hàng khi thực hiện toàn bộ hợp đồng.

Hóa đơn chi tiết (Detailed invoice) có tác dụng phân tích chi tiết các bộ phận của giá hàng.

Hóa đơn chiếu lệ (Proforma invoice) là loại chứng từ có hình thức giống như hóa đơn, nhưng không dùng để thanh toán vì nó không phải là yêu cầu đòi tiền. Hóa đơn chiếu lệ giống như một hình thức hóa đơn thương mại bình thường có tác dụng đại diện cho số hàng gửi đi triển lãm, gửi bán hoặc có tác dụng làm đơn chào hàng, làm thủ tục xin giấy phđp xuất nhập khẩu (đối với hàng xuất nhập khẩu có điều kiện).

(^)_(^) Trang 7/24 (^)_(^)

Page 8: Btl Thanh Toan Quoc Te_trung

Sinh viên: ^_^ Bùi Sỹ Trung – Lớp KTB47ĐH2- Đại học Hàng Hải ^_^

2.2. Vận tải đơn ( Bill of Lading - B/L)2.2.1Địnhnghĩa Là chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng) cấp cho người gửi hàng nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận để vận chuyển. Tuy mỗi hãng tàu đều có mẫu vận đơn riêng, nhưng về nội dung chúng có những điểm chung. ở mặt trước của B/L có ghi rõ tên người gởi, người nhận (hoặc "theo lệnh" ...), tên tàu, cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng, tên hàng, ký mã hiệu, số lượng kiện, trọng lượng, giá cả, tổng trị giá, cách trả cước (cước trả trước hay trả tại cảng đến), tình hình xếp hàng, số bản gốc đã lập, ngày tháng cấp vận đơn .v.v.. Mặt sau ghi các điều kiện chuyên chở. Khi chuyên chở hàng vừa có hợp đồng vừa có vận đơn thì quan hệ giữa người vận tải và người nhận hàng do vận đơn điều chỉnh, còn quan hệ giữa người gửi hàng và người vận tải do hợp đồng thuê tàu điều chỉnh. 2.2.2ChứcnăngB/L có ba chức năng cơ bản sau:

-    Là một biên lai của người chuyên chở xác nhận là họ đã nhận hàng để chở. -    Là một bằng chứng về những điều khoản của một hợp đồng vận tải đường biển. -    Là một chứng từ sở hữu hàng hóa, quy định hàng hóa sẽ giao cho ai ở cảng đích, do đó

cho phđp mua bán hàng hóa bằng cách chuyển nhượng B/L. Chính vì chức năng đặc biệt này mà việc thay thế B/L bằng thủ tục EDI là việc rất khó khăn hiện nay.

Vận đơn đường biển được lập thành một số bản gốc. Trên các bản gốc, người ta in hoặc đóng dấu các chữ "Original". Ngoài bộ vận đơn gốc, còn có một số bản sao, trên đó ghi chữ "Copy". Chỉ có bản gốc của B/L mới có chức năng nêu trên, còn các bản sao không có giá trị pháp lý như bản gốc, chúng chỉ dùng trong các trường hợp: thông báo giao hàng, kiểm tra hàng hóa, thống kê hải quan .v.v . . 2.2.3 Phân loại

1) Nếu căn cứ theo dấu hiệu trên vận đơn có ghi chú xấu về hàng hóa hay không, thì vận đơn được chia làm hai loại:

-    Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L) là vận đơn không có ghi chú khiếm khuyết của hàng hóa hay bao bì.

-    Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L) là loại vận đơn trên đó người chuyên chở có ghi chú xấu về tình trạng hàng hóa hay bao bì.

 2) Nếu căn cứ theo dấu hiệu người vận tải nhận hàng khi hàng đã được xếp lên tàu hay chưa, thì B/L được chia làm hai loại:

-    Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on board B/L) nghĩa là vận đơn đã được cấp khi hàng hóa đã nằm trên tàu.

-    Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L) là vận đơn được cấp trước khi hàng hóa được xếp lên tàu. Trên B/L không ghi rõ ngày, tháng được xếp xuống tàu. Sau khi xếp hàng xuống tàu, người gửi hàng có thể đổi lấy vận đơn đã xếp hàng.

 3) Nếu căn cứ theo dấu hiệu qui định người nhận hàng sẽ có các loại vận đơn: - Vận đơn theo lệnh (B/L to order) là B/L theo đó người chuyên chở sẽ giao hàng theo

lệnh của người gửi hàng, ngân hàng hoặc người nhận hàng. - Vận đơn đính danh (B/L to anamed person) or (straight B/ L) là B/L trong đó có ghi

rõ tên và địa chỉ người nhận hàng, do đó hàng chỉ có thể giao được cho người có tên trong B/L. - Vận đơn xuất trình (Bearer B/L) hay vận đơn vô danh, là vận đơn trong đó không ghi

rõ tên người nhận hàng, cũng không ghi rõ theo lệnh của ai. Người chuyên chở sẽ giao hàng cho người cầm vận đơn xuất trình cho họ. Vận đơn này thường được chuyển nhượng bằng cách trao tay.

(^)_(^) Trang 8/24 (^)_(^)

Page 9: Btl Thanh Toan Quoc Te_trung

Sinh viên: ^_^ Bùi Sỹ Trung – Lớp KTB47ĐH2- Đại học Hàng Hải ^_^

4) Nếu căn cứ theo dấu hiệu hàng hóa được chuyển bằng một hay nhiều tàu thì có các loại vận đơn:

- Vận đơn đi thẳng (Direct B/L) cấp cho hàng hóa được chuyên chở bằng một con tàu đi từ cảng xếp đến cảng đích, nghĩa là tàu chở đi từ cảng đến cảng

- Vận đơn đi suốt (Through B/L) là B/L dùng trong trường hợp chuyên chở hàng hóa giữa các cảng bằng hai hoặc nhiều tàu thuộc hai hay nhiều chủ khác nhau. Người cấp vận đơn đi suốt phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trên chặng đường từ cảng xếp đến cảng dỡ cuối cùng.

- Vận đơn địa hạt (Local B/L) là B/L do các tàu tham gia chuyên chở cấp, loại B/L này chỉ có chức năng là biên lai nhận hàng hóa mà thôi.

Ngoài các loại B/L cơ bản kể trên, trong thực tế còn gặp các loại B/L khác như: -   Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter party B/L) là loại B/L do thuyền trưởng cấp. Loại

này chỉ in một mặt, còn mặt sau để trắng (nên còn có tên gọi là B/L lưng trắng - Blank back B/L). Trừ khi có quy dịnh riêng trong L/C, các ngân hàng sẽ từ chối các loại vận đơn này.

-    Vận đơn hỗn hợp (Combined B/L) là loại vận đơn chở hàng bằng nhiều loại phương tiện vận tải khác nhau, trong đó có vận tải bằng đường biển. Loại vận đơn này đã được phòng Thương mại Quốc tế thừa nhận trong khuôn khổ Hiệp hội những người vận tải FIATA nên được gọi là FIATA combined B/L.

-    Vận đơn rút gọn (Short B/L) là loại vận đơn tóm tắt những điều khoản chủ yếu.

2.3 Chứng từ bảo hiểm ( Insurance documents)Là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm, nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và được dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm. Trong mối quan hệ này, tổ chức bảo hiểm nhận bồi thường cho những tổn thất xảy ra vì những rủi ro mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, còn người được bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm một số tiền nhất định là phí bảo hiểm.

Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm.

2.3.1 Đơn bảo hiểm (Insurance policy)Là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp, bao gồm những điều khoản chủ yếu của hợp đồng

bảo hiểm, nhằm hợp thức hóa hợp đồng này.Đơn bảo hiểm gồm có: - Các điều khoản chung và có tính chất thường xuyên, trong đó người ta quy định rõ trách

nhiệm của người bảo hiểm và người được bảo hiểm. -         Các điều khoản riêng về đối tượng bảo hiểm (tên hàng, số lượng, ký mã hiệu, tên

phương tiện chở hàng .v.v..) và việc tính toán phí bảo hiểm.

2.3.2 Giấy chứng  nhận bảo hiểm (Insurance certificate)Là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để xác nhận hàng hóa đã

được mua bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng. Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ bao gồm điều khoản nói lên đối tượng được

bảo hiểm, các chi tiết cần thiết cho việc tính toán phí bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm đã thỏa thuận.

Trong Ngoại thương có hai loại chứng từ bảo hiểm liên quan đến các hợp đồng vận tài ký kết. Người ta phân biệt giữa hai hình thức chứng từ này:

Bảo hiểm đơn: được phát hành cho từng chuyến vận tải đơn và chỉ bảo hiểm các rủi ro của hành trình này. Giấy chứng nhận bảo hiểm: được phát hành tên cơ sở một hợp đồng tổng thể, bao gồm nội dung của một hợp đồng bảo hiểm liên tục.Trong thực tế, chứng từ này được bảo hiểm liên tục vì mỗi lần cung cấp hàng người xuất khẩu đặt ra những câu hỏi mới về rủi ro trong vận chuyển và đưa thêm vào Hợp đồng bảo hiểm.Sau mỗi lần gửi hàng, người xuất khẩu sẽ thông báo cho Hãng bảo hiểm và nhận

(^)_(^) Trang 9/24 (^)_(^)

Page 10: Btl Thanh Toan Quoc Te_trung

Sinh viên: ^_^ Bùi Sỹ Trung – Lớp KTB47ĐH2- Đại học Hàng Hải ^_^

chứng từ đó một giấy chứng nhận bảo hiểm, trên cơ sở một bảo hiểm tổng thể phát sinh, theo đó anh ta sẽ có thể chứng minh quyền được bảo hiểm đối với những lô hàng gửi.

Như vậy, các chứng từ bảo hiểm là bằng chứng về quyền được bảo hiểm về vận tải và phạm vi của nó bao gồm các loại giấy tờ đơn lẻ.Nếu các chứng từ bảo hiểm được phát hành như một giấy tờ có giá theo lệnh ( to order) thì việc chuyển tiếp chỉ được thực hiện bằng hình thức chuyển nhượng (endorsement).Dạng hay được sử dụng nhất là phát hành chứng từ bảo hiểm như Giấy tờ có giá thuộc người sở hữu với điều ghi chú for account of whom it may concern.Các chứng từ bảo hiểm được phát hành làm nhiều bản tuy nhiên trong trừong hợp xảy ra thiệt hại thì việc bồi thường chỉ tiến hành trên cơ sở bản chính và các bản còn lại sẽ mất hết hiệu lực.

2.4. Giấy chứng nhận xuất xứ ( C/O - Certificate of Origin)a/ Bản chất, nội dung:Giấy chứng nhận xuất xứ là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan có thẩm quyền, thường là phòng thương mại/bộ thương mại cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hoá.

Nội dung của C/O bao gồm : Tên và địa chỉ của người mua, tên và địa chỉ của người bán; tên hàng; số lượng; ký mã hiệu; lời khai của chủ hàng về nơi sản xuất hoặc khai thác hàng; xác nhận của cơquan có thẩm quyền.

b/ Các loại giấy chứng nhận xuất xứ:

C/O có nhiều loại: Form A, Form B, Form ICO, Form C, Form T, Form D...

c/ Những nội dung cần lưu ý khi lập và kiểm tra C/O:

Cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ có phải nơi được chỉ định trong L/C (Do nhà sản xuất cấp hay do cơ quan có thẩm quyền của nước người bán như phòng thương mại cấp) không?

Các nội dung sau có đúng so với L/C và thống nhất với các chứng từ khác không? Tên, địa chỉ của người gửi hàng, người nhận hàng, người được thông báo, tên con tàu. Nơi xuất xứ, nơi đến. Tên loại hàng, quy cách hàng hoá, trọng lượng hàng hoá, ký mã hiệu. Các phụ chú khác có đúng không? (Số L/C, số Invoices) Người cấp giấy chứng nhận có ký không?

2.5 Các giấy tờ khác2.5.1 Chứng từ vận tải liên hợp

Trong những năm gần đây, ngành kinh tế vận tải đã phát triển một loạt kỹ thuật mới đó là vận tải liên hợp với nhiều hình thức vận tải khác nhau như: đường sắt, đường bộ, đường hành không và đường biển. Đặc biệt thuận lợi là sự thực hiện ngày càng nhiều các hình thức xếp hàng theo chuẩn như Palette, Contianer. Do vậy, đòi hỏi một cách tất nhiên bộ chứng từ vận tài liên hợp bao gồm tất cả các hình thức vận tải, ví dụ một vận đơn vận tải bao gồm tất cả các hình thức vận tải, ví dụ một vận đơn vận tải hỗn hợp (combined transport B/L)-viết tắt là CBT hay một vận đơn suốt (through B/L).Trong khi một CBT được phát hành cho việc chở hàng bằng container chỉ thể hiện thuần túy đường biển và có giá trị như một vận đơn thể hiện hàng hoá thì một CBT tểh hiện cả trên đừong bộ và đường biển lại không được coi như vậy vì nó thừong do một hãng vận tải (Spediter) phát hành, và do vậy họ không thể hành động như là người chuyên chở (Carrier) đối với tất cả các hình thức vận tải.Một hãng vận tải do vậy không bao giờ phát hành một vận đơn liên hợp cho một người chuyên chở không htuộc trách nhiệm của mình, kể cả khi trong đó đường biển là đường vận tải quan trọng nhất và dài nhất.

(^)_(^) Trang 10/24 (^)_(^)

Page 11: Btl Thanh Toan Quoc Te_trung

Sinh viên: ^_^ Bùi Sỹ Trung – Lớp KTB47ĐH2- Đại học Hàng Hải ^_^

2.5.2 Vận đơn đường sắt có bản phụ

Vận đơn đường sắt là chứng từ bốc hàng trong giao thông đường sắt được gửi phát hành làm nhiều bản. Bản chính (original) sẽ đi cùng với hàng hoá. bản phụ có đóng dấu của cơ quan đừong sắt do người gửi hàng giữ để chứng minh là anh ta đã gửi hàng còn giữ bản phụ và hàng hoá còn chưa được giao cho người nhận thì anh ta vẫn có quyền quyết định với số hàng hoá này. Người gửi hàng có thể yêu cầu đi đường khác, dừng lại hoặc thu hồi hàng hoá về. Nếu anh ta chuyển tiếp chứng từ đi, ví dụ để sử dụng trong thanh toán bằng L/C thì sẽ mất quyền quyết định đối với lô hàng. Người nhận hàng không cần bản phụ chỉ để chắc chắn rằng, hàng đã được gửi cho anh ta không hủy ngang và không còn thuộc quyền quyết định của người gửi hàng nữa.

2.5.3. Giấy chứng nhận hàng của hãng vận tải ( Forwarder’s Certificate of receipt hoặc Forwarding Agent’s certificate of receipt-FCR)

Trong việc trao đổi hàng hoá nội bộ giữa các nước Châu Âu, việc gửi hàng nội bộ đóng một vai trò quan trọng. Từ đó thường xuất hiện chứng từ FCR, trong đó Hãng vận tải xác nhận rằng hàng hoá vận chuyển đã được tiếp nhận .Thông qua nội dung của chứng từ này, người bán chứng minh với người mua về việc gừi hàng không huỷ ngang của mình.

Trong thực tế xuất hiện hai loại giấy chứng nhận của Hãng vận tải như sau:ôi khi các Hãng vận tải sử dụng các mẫu được tách rời Theo từng ngành vận tải nội địa và không bao gồm điều khoản cho phđp người gửi hàng huỷ ngang hoặc thay đổi yêu cầu vận chuyển.Nếu người xuất khẩu đi giao hàng cho Hãng vận tải để vận chuyển không huỷ ngang và nhận một giấy chứng nhận hàng như vậy thì anh ta sẽ không còn khả năng quyết định đối với hàng hoá nữa.

Tuy nhiên, trong ngành vận tải đã xác nhận một dạng chứng từ quốc tế mới vừa được Tổ chức vận tải quốc tế đưa ra, viết theo tiếng Anh là Forwarding Agent’s Certificate of Receipt-FCR( Giấy chứng nhận nhận hang của hang vận tải). Đối với chứng từ này người nhận hàng chỉ cần xuất trình uỷ nhiệm gửi hàng của chính mình là có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ việc gừi hàng đi, tức là hàng chưa được giao cho người nhận.Như vậy tính chất của chứng từ này phù hợp với vận đơn hàng không và vận đơn đường sắt có bản phụ.

2.5.4. Giấy gửi hàng bưu điện ( Post-office receipt)

Giấy gửi hang bưu điện có đóng dầu bưu điện cũng là bằng chứng cho việc gửi hàng sau đó.Ngược lại, với các loại chứng từ kể trên, giấy này chỉ được phát hành một bản, nó không bao gồm các số liệu về hàng hoá nói chung không đóng vai trò gì trong thanh toán quốc tế. 2.5.5.Giấy biên nhận của thuyền trưởng (Master’s receipt)

Chứng từ này là bằng chứng xác nhận hàng hoá đã được gửi xuống tàu trong vận tải đường biển. Đó là một giấy chứng nhận tạm thời về việc xếp hang xuống tàu.Trong thực tế nó cũng bao gồm những số liệu như vận đơn đường biển được phát hanh về sau.Nó bao gồm một điều khoản nói rằng, người chuyên chở hoặc đại lý của họ sẽ trao vận đơn on board cho người nào xuất trình giấy chứng nhận này.

2.5.6. Lệnh giao hàng (Delivery order)

Nếu hàng hoá được giao cho nhiều người nhận hàng nhưng hàng được chuyên chở trên cùng một con tàu và trong cùng một vận đơn thì một người được ủy quyền tại nước tiếp nhận hàng đầu tiên sẽ được uỷ nhiệm để cung cấp tiếp hàng cho những người nhận hàng cuối cùng. Anh ta sẽ được nhận bản

(^)_(^) Trang 11/24 (^)_(^)

Page 12: Btl Thanh Toan Quoc Te_trung

Sinh viên: ^_^ Bùi Sỹ Trung – Lớp KTB47ĐH2- Đại học Hàng Hải ^_^

chính vận đơn và phát hành các lệnh giao hàng để cho những người nhận hàng đơn lẻ tiếp nhận phần hàng hoá của mình tại người uỷ nhiệm khi được xuất trình lệnh trên.

2.5.7 Phiếu đóng gói(packing list):

Là bản kê khai tất cả hàng hoá đựng trong một kiện hàng (thùng hàng, containers).Phiếu đóng gói được lập khi đóng gói hàng hoá.phiếu đóng gói tạo điều kiện cho việc kiểm hàng hoá trong mỗi kiện.Nội dung của phiếu đóng gói bao gồm các chi tiết sau:Tên người bán và người mua, tên hàng, số hiệu hợp đồng, số L/C, tên tàu, ngày bốc hàng, cảng bốc, cảng dỡ, số thứ tự của kiện hàng, cách đóng gói, số lượng hàng hoá đựng trong kiện hàng, trọng lượng hàng hoá đó, thể tích của kiện hàng, số lượng container và số containers

Một để trong kiện hàng để cho người nhận hàng có thể kiểm tra hàng trong kiện khi cần, nó là chứng từ để đối chiếu hàng hoá thực tế với hàng hoá do người bán gởi.

Một bản để cùng với các phiếu đóng gói khác tạo nên một bộ đầy đủ. Bộ này được xếp vào trong kiện hàng thứ nhất của lô hàng.

Một bản còn lại cũng được lập thành một bộ với các phiếu khác, này được kèm với hoá đơn để xuất trình cho ngân hàng thanh toán.

Trong thực tế nhiều hợp đồng còn quy định sử dụng các loại phiếu đóng gói dưới dạng đặc biệt như:

o Phiếu đóng gói chi tiết(detailed packing list)o Liệt kê tỉ mỉ hàng hoá trong kiện hàng. Đôi khi nội dung không có gì khác biệt so với

phiếu đóng gói thông thường, nhưng nếu nó có chi tiết.o Phiếu đóng gói trung lập( neutral packing list)o Trong đó không ghi tên ngưòi bán và người mua nhằm để người mụa có thể sử dụng

phiếu này bán lại hàng hoá cho ngưòi thứ ba.Bất hợp lệ thường gặp khi lập P/L trong phương thức thanh toán L/C là tổng số số lượng hàng hoá được kê chi tiết trong packing list không bằng với số lượng hàng hoá ghi trong hoá đơn,Giấy chứng nhận phẩm chất (Quality certificate) - Chứng từ này là một xác nhận đặc biệt của người sản xuất về tính hoàn hảo và phẩm chất của hàng hoá đúng với thoả thuận trong hợp đồng mua bán.2.5.8. Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of quality)

Là chứng từ xác nhận chất lượng của hàng thực giao và chứng minh phẩm chất hàng phù hợp với các điều khoản của hợp đồng, giấy chứng nhận chất lượng có thể do người cung cấp hàng, cũng có thể do cơ quan giám định hàng hoá cấp, tùy theo sự thoả thuận của 2 bên mua bán.2.5.9. Giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng (Certificate of quantity/weight)a/ Bản chất:Là chứng từ xác nhận số lượng/trọng lượng của hàng hoá thực giao. Giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng cũng có thể do người cung cấp hoặc tổ chức giám định hàng hoá cấp, tùy theo sự thoả thuận trong hợp đồng.Khi thoả thuận về các giấy chứng nhận chất lượng,số lượng hoặc trọng lượng cần đặc biệt quan tâm đến giấy chứng nhận lần cuối, bởi các giấy này sẽ có tác dụng quyết định trong việc giải quyết tranh chấp sau này. Phải quy định rõ kiểm tra lần cuối sẽ được thực hiện tại đâu, ai tiến hành kiểm tra và cấp giấy chứng nhận. b/ Những nội dung cần lưu ý khi kiểm tra giấy chứng nhận số lượng/chất lượng :

o Cơ quan cấp giấy chứng nhận số lượng,chất lượng có phải là nơi được chỉ định trong L/C?o Các yếu tố về người giao hàng, người mua, các phụ chú (số L/C, số Invoices) có đúng với

L/C và các chứng từ khác không?o Các chứng nhận ghi rõ ràng loại hàng đã được kiểm thấy tốt, phù hợp với tiêu chuẩn kiểm

nghiệm của nơi cấp chứng nhận, xác nhận đúng về quy cách đặt hàng.o Xác nhận đủ số lượng, ghi chú về trọng lượng tịnh, trọng lượng cả bì.

(^)_(^) Trang 12/24 (^)_(^)

Page 13: Btl Thanh Toan Quoc Te_trung

Sinh viên: ^_^ Bùi Sỹ Trung – Lớp KTB47ĐH2- Đại học Hàng Hải ^_^

o Giấy chứng nhận có được ký không?

2.5.10 Giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh:Là những chứng từ do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp cho chủ hàng để xác nhận hàng hoá đã được an toàn về mặt dịch bệnh, sâu hại, nấm độc...

3. Chứng từ tài chính (Financial Documents )- Hối phiếu thương mại hoặc hối phiếu ngân hàng (Banker’s Bill of Exchange, Draft)- Kỳ phiếu thương mại- Séc (Cheque).- Ngoài ra có các chứng từ khác không phải là chứng từ thương mại.Ở đây ta sử dụng Hối phiếu (Bill of Exchange – B/E, Draft)

3.1 Định nghĩa hối phiếu:Hối phiếu là một lệnh viết đòi tiền vô điều kiện của ng ười ký phát hối phiếu cho ng

ười khác, yêu cầu ng ười này khi nhìn thấy phiếu, hoặc đến một ngày cụ thể nhất định hoặc một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho một người khác hoặc trả cho người cầm phiếu.

3.2 Đặc điểm:Thứ nhất, tính trừu tượng của hối phiếu thể hiện rằng trên hối phiếu không cần phải

ghi nội dung quan hệ tín dụng, tức là nguyên nhân sinh ra việc lập hối phiếu mà chỉ cần ghi số tiền phải trả v à những nội dung có li ên quan đ ến việc trả tiền. Hiệu lực pháp lý của hối phiếu cũng không bị ràng buộc do nguyên nhân gì sinh ra hối phiếu. Một khi được tách khỏi hợp đồng và nằm trong tay người thứ ba thì hối phiếu trở thành một trái vụ độc lập, chứ không phải là trái vụ sinh ra từ hợp đồng. Nghĩa vụ trả tiền của hối phiếu là trừu tượng.Thứ hai, tính bắt buộc trả tiền c ủa hối phiếu thể hiện ng ười trả tiền hối phiếu phải trả theo đúng nội dung ghi trên phiếu và không được viện những lý do riêng của mình đối với người phát phiếu, người ký hậu để từ chối việc trả tiền, trừ tr ường hợp hối phiếu đ ược lập trái với đạo luật chi phối nó.

Thứ ba, tính lưu thông của hối phiếu thể hiện hối phiếu có thể được chuyển nhượng một hay nhiều lần trong thời hạn của nó. Như vậy nhờ vào tính trừu tượng và tính bắt buộc nghĩa vụ trả tiền mà hối phiếu có tính lưu thông.

3.3 Phân loại Cãn cứ vào thời hạn trả tiền của hối phiếu, người ta chia hối phiếu làm 3 loại:

- Hối phiếu trả tiền ngay: Người trả tiền khi nhìn thấy hối phiếu này do người cầm phiếu xuất trình thì phải trả tiền ngay cho họ.

- Hối phiếu trả tiền ngay sau một số ngày nhất định, thường là trả tiền sau 5-7 ngày: Người trả tiền khi nhìn thấy hối phiếu này do người cầm phiếu xuất trình thì tiến hành ký chấp nhận trả tiền, sau đó từ 5 - 7 ngày thì trả tiền tờ hối phiếu đó.

- Hối phiếu có kỳ hạn: Sau một thời gian nhất định ghi trên hối phiếu, người trả tiền phải trả hoặc tính từ ngày ký phát hối phiếu hoặc tính từ ngày chấp nhận hối phiếu hoặc từ một ngày quy định cụ thể

Cãn cứ vào hối phiếu có kèm theo chứng từ hay không, có thể chia hối phiếu làm 2 loại:- Hối phiếu trơn: Loại này được gửi đến đòi tiền người trả tiền không kèm theo chứng

từ thương mại. Trong thanh toán quốc tế, hối phiếu n ày dùng để thu tiền cước phí vận chuyển, bảo hiểm, hoa hồng v.v.. hoặc d ùng để đòi tiền mua h àng của những th ương nhân nhập khẩutin cậy.

- Hối phiếu kèm chứng từ: Loại hối phiếu này được gửi đến cho người nhập khẩu

(^)_(^) Trang 13/24 (^)_(^)

Page 14: Btl Thanh Toan Quoc Te_trung

Sinh viên: ^_^ Bùi Sỹ Trung – Lớp KTB47ĐH2- Đại học Hàng Hải ^_^

có kèm chứng từ th ương mại. Hối phiếu k èm chứng từ có hai loại: Loại hối phiếu k èm chứng từtrả tiền ngay và loại hối phiếu kèm chứng từ có chấp nhận.

Cãn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu có thể chia hối phiếu làm 2 loại:- Hối phiếu đích danh : Là loại hối phiếu ghi r õ hộ tên người hưởng lợi hối phiếu

không kèm theo điều khoản theo lệnh. Ví dụ: Hối phiếu ghi như sau “Sau khi nhìn thấy hối phiếu này, trả cho ông X một số tiền là ..”. Hối phiếu đích danh không chuyển nhượng được bằngthủ tục ký hậu theo luật định.

- Hối phiếu theo lệnh: Là loại hối phiếu ghi trả theo lệnh của ng ười hưởng lợi hối phiếu.Ví dụ ghi như sau: “Sau khi nhìn thấy hối phiếu này, trả theo lệnh của ông X một số tiền là..”. Hối phiếu theo lệnh chuyển nhượng đ ược theo h ình thức ký hậu theo luật định. Nó đ ượcsử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế.

Cãn cứ vào người ký phát hối phiếu, người ta chia hối phiếu làm 2 loại:- Hối phiếu thương mại là hối phiếu do người xuất khẩu ký phát đòi tiền người

nhập khẩu trong nghiệp vụ về thanh toán hàng hóa xuất khẩu hoặc cung cấp lao vụ lẫn nhau.- Hối phiếu ngân hàng là hối phiếu do ngân hàng phát hành ra lệnh cho ngân hàng đại lý

của mình thanh toán một số tiền nhất định cho người hưởng lợi chỉ định trên hối phiếu.

3.4 Lưu ý :- Số tiền trên hối phiếu phải phù hợp, đồng nhất với L/C. Loại tiền và lượng tiền phải phù hợp và

nằm trong phạm vi cho phép của L/C

- Tên người trả tiền: Nếu trên L/C không có quy định nào khác thì người trả tiền được hiểu là ngân

hàng mở L/C

- Chứng từ đi kèm: phải có sự tham chiếu đến L/C

PHẦN 2: TRỌNG TÂM BÀI TẬP LỚN

I Viết giấy đề nghị mở L/C

1. Điều kiện mở L/C

1.1 Để được mở L/C Doanh nghiệp phải nộp tại ngân hàng- Giấy đăng ký kinh doanh

- Tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng ( Muốn mở tài khoản phải đóng ít nhất 500 USD vào tài khoản

chuẩn bị mở cùng với các giấy tờ sau:

+ Quyết định thành lập của Công ty

+ Quyết định bổ nhiệm Giám đốc và Kế toán trưởng

1.2. Hồ sơ yêu cầu Hồ sơ pháp lý Giấy đề nghị phát hành tín dụng thư ( theo mẫu của ACB) Hợp đồng ngoại thương

(^)_(^) Trang 14/24 (^)_(^)

Page 15: Btl Thanh Toan Quoc Te_trung

Sinh viên: ^_^ Bùi Sỹ Trung – Lớp KTB47ĐH2- Đại học Hàng Hải ^_^

Giấy phđp nhập khẩu/hạn ngạch (đối với các mặt hàng cần phải có giấy phđp nhập khẩu/hạn ngạch)

o Đối với trường hợp nhập khẩu ủy thác, cần xuất trình thêm các chứng từ sau: Hợp đồng ủy thác nhập khẩu Biên bản thỏa thuận (theo mẫu của ACB)

o Đối với tín dụng thư trả chậm, cần xuất trình thêm các chứng từ sau: Lịch chuyển tiền thanh toán tín dụng thư trả chậm Vãn bản xác nhận hãng ký vay, trả nợ nước ngoài của Ngân hàng Nhà Nước

(trong trường hợp thời hạn thanh toán của hợp đồng > 1 nãm) o Đối với thanh toán chuyển khẩu, cầu xuất trình thêm các chứng từ sau:

Cam kết chuyển nguồn thu xuất khẩu về ACB Hợp đồng xuất khẩu phải quy định rõ trong điều khoản thanh toán sẽ chuyển

tiền về tài khoản tiền gửi của Quý khách tại ACB.

1.3. Lưu ý khi làm đơn xin mở L/C

- Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết nhưng nhà nhập khẩu có thể thêm một số nội dung có lợi cho mình

- Trên đơn phải có chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng đơn vị nhập khẩu. Nếu thực hiện nhập khẩu ủy thác thì trên đơn xin mở L/C phải có đầy đủ 4 chữ ký: Chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng của đơn vị nhập khẩu ủy thác, chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng của đơn vị nhận ủy thác

- Để tránh L/C phải tu chỉnh nhiều lần mất thời gian và tốn kém, nhà nhập khẩu có thể fax đơn xin mở L/C đến nhà xuất khẩu xem trước và xin ý kiến

- Nhà nhập khẩu nên xem L/C bản gốc và đề nghị tu chỉnh nếu cần để bảo vệ quyền lợi cho mình

1.4. Ký quỹ mở L/C

Hiện nay các ngân hàng quy định tỷ lệ ký quỹ (100%; dưới 100%; hoặc không cần ký quỹ) đối với doanh nghiệp nhập khẩu căn cứ vào:

- Uy tín thanh toán của doanh nghiệp- Mối quan hệ của doanh nghiệp đối với ngân hàng- Số dư ngoại tệ trên tài khoản của doanh nghiệp- Công nợ của doanh nghiệp nhập khẩu- Tính khả thi trong phương án kinh doanh hàng nhập khẩu của đơn vị nhập khẩu Cách thức ký quỹ

- Nếu số dư trên tài khoản tiền gửi của khách hàng lớn hơn số tiền ký quỹ, ngân hàng sẽ trích từ tài khoản tiền gửi chuyển sang tài khoản ký quỹ. Phòng nhập khẩu trực tiếp làm phiếu chuyển khoản nội dung ký quỹ mở L/C sau đó sẽ chuyển sang Phòng kế toán để thực hiện

- Nếu số dư tài khoản tiền gửi nhỏ hơn số tiền ký quỹ, giải quyết bằng 2 cách sau

+ Mua ngoại tệ để ký quỹ

+ Vay ngoại tệ để ký quỹ

1.5. Thanh toán phí mở L/C

Phí mở L/C tùy theo mức nhà nhập khẩu thực hiện ký quỹ

(^)_(^) Trang 15/24 (^)_(^)

Page 16: Btl Thanh Toan Quoc Te_trung

Sinh viên: ^_^ Bùi Sỹ Trung – Lớp KTB47ĐH2- Đại học Hàng Hải ^_^

Ví dụ: Tại ngân hàng ACB

Thư tín dụng nhập khẩuKý quỹ Phí mở L/C

1 Phát hành thư tín dụng- Ký quỹ 100% 0,075%; TT:20USD; TĐ: 500USD

-Ký quỹ<100% (kể cả trường

hợp ký quỹ =0%)TT: 20USD

+ Số tiền ký quỹ 0,075%+ Số tiền không ký quỹ 0,15%2 Tu chỉnh thư tín dụng- Tu chỉnh tăng số tiền Như phát hành thư tín dụng- Các tu chỉnh khác 10USD

3Ký hậu vận đơn/phát hành ủy

quyền nhận hàng2USD

4Chấp nhận hối phiếu/chấp

nhận thanh toán thư tín dụng trả chậm (phí tính trọn tháng)

- Ký quỹ 100% 0,05%/ tháng; TT:50USD- Ký quỹ<100% 0,08%/ tháng; TT: 50USD5 Thanh toán thư tín dụng 0,20%; TT:20USD; TĐ: 500USD

6 Hủy thư tín dụng10 USD + phải trả ngân hàng nước ngoài(nếu có phát

sinh)

2. Giấy đề nghị mở thư tín dụng (Kèm theo – Mẫu thư tín dụng không hủy ngang của ngân hàng ACB)

3. Giải thích cách ghi Giấy đề nghị mở thư tín dụng(1) To (Kính gửi): Trong hợp đồng không quy định ngân hàng phát hành L/C là ngân hàng nào vì

vậy có thể chọn bất kỳ ngân hàng nào có uy tín tại Việt Nam. (điều 6.3 hợp đồng)Do đó chọn Ngân hàng phát hành L/C là ngân hàng ACB trụ sở chính tại Việt Nam và có quan hệ đại lý với ngân hàng Commerzbank tại Đức

Kính gửi: Ngân hàng TMCP Á ChâuTo: ASIA COMMERCIAL BANK (ACB)

(2) Type of credit: Chọn loại thư tín dụng sẽ mởThư tín dụng chọn loại không hủy ngang “Irrevocable” (điều 6.1 hợp đồng)(3) Issued: Chọn cách phát hànhPhát hành bằng điện Swift chọn “by teletransmission”(4) Advising Bank: Ghi tên và địa chỉ Ngân hàng thông báo (ngân hàng đại lý của ACB)- Ghi “ COMMERZBANK BERLIN, GERMANY”(5) Expiry date: Thời hạn hiệu lực của L/C: 60 days ( điều 6.1 Hợp đồng)(6) Applicant: Tên, địa chỉ của người nhập khẩuAddress: 23 BATRIEU ST, HA NOI, VIET NAMTel: 084 4 8616767 Fax: 084 4 86166565(7) Beneficiary: Tên, địa chỉ và số tài khoản của người xuất khẩuAddress: WITTSTOCKER CHAUSSEE 1, HEILIGENGRABE, GERMANYTel: 49 (0) 333457/69-150 Fax: 49 (0) 333457/69-488 (8) Amount: Số tiền ghi trên L/C là số tiền tổng giá trị hợp đồng ghi tại điều 4.3 là In figures: US$ 817,500.00 ( 5% at the seller option)In words: United States Dollars Eight Hundred Seventeen Thousand and Five Hundred 5%(9) Credit available with: tên ngân hàng thanh toán có thể là ngân hàng mở L/C hoặc là ngân hàng

đại lý được ngân hàng mở ủy thác thanh toán thư tín dụng

(^)_(^) Trang 16/24 (^)_(^)

Page 17: Btl Thanh Toan Quoc Te_trung

Sinh viên: ^_^ Bùi Sỹ Trung – Lớp KTB47ĐH2- Đại học Hàng Hải ^_^

- Ghi : “COMMERZBANK BERLIN, GERMANY”(10) Draft(s) at : hình thức thanh toán hối phiếu (điều 3.1 hợp đồng)Draft at 60 days after sight for 100% of invoice value(11) Partial shipment: Cho phép giao hàng từng phần hay khôngKhông qui định trong hợp đồng nên tùy chọn(12) Transhipment : Cho phép chuyển tải hay khôngKhông qui định trong hợp đồng nên tùy chọn(13) Shipment from...to : Vận chuyển hàng từ địa điểm xếp hàng đến nơi dỡ hàng- Theo điều 5.2 và 5.3 hợp đồng

From: GERMANY MAIN PORTTo: HAI PHONG PORT

(14) Latest shipment date: ngày giao hàng muộn nhất- Theo điều 5.1 hợp đồng- Ghi “27 April 2007”(15) Goods: Mô tả ngắn gọn hàng hóa- Theo điều 1, 2, 3, 4 hợp đồng- Điều kiện chở hàng: CIF (điều 4.1 hợp đồng)(16) Packing: Bao bì, đóng gói (17) Marking: Ghi chú hàng hóa(18) Document required : Chứng từ yêu cầu cần xuất trình cho ngân hàng để thanh toán L/C

(điều 6.5 hợp đồng)(19) Other documents: Các chứng từ khác(20) Other conditions: Các điều kiện khác

II. Lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của thư tín dụng ( L/C )

1. Cơ sở lý luận để lập bộ chứng từ- Cơ sở để lập chứng từ là quy định trong L/C

- Chuẩn mực của bộ chứng từ là đúng, đủ, hợp lý, thoả mãn với các điều kiện của L/C

* Đúng: là đúng đối tượng, đúng cơ quan có thẩm quyền quy định cấp. Chứng từ phải trung

thực và hoàn hảo

* Đủ: là đủ theo yêu cầu của L/C, trên L/C quy định chứng từ nào thì người bán phải xuất

trình chứng từ đó. Có một số chứng từ không quy định trong L/C nhưng người bán đương nhiên phải

xuất trình. VD: hối phiếu vì đây là công cụ đòi tiền

* Hợp lý: nghĩa là giữa các chứng từ không có mâu thuẫn với nhau và không có mâu thuẫn

giữa các chứng từ với các quy định trong L/C

- Có 3 nhóm chứng từ cơ bản là:

* Nhóm chứng từ liên quan đến quá trình vận chuyển: B/L, chứng từ bảo hiểm hàng hoá, ...

* Nhóm chứng từ liên quan đến hàng hoá: Phụ thuộc vào từng loại hàng và quy định của từng

quốc gia

* Nhóm chứng từ liên quan đến công cụ thanh toán

(^)_(^) Trang 17/24 (^)_(^)

Page 18: Btl Thanh Toan Quoc Te_trung

Sinh viên: ^_^ Bùi Sỹ Trung – Lớp KTB47ĐH2- Đại học Hàng Hải ^_^

2. Các bất hợp lệ thường gặp

2.1 Hóa đơn thương mại- Tên và địa chỉ của các bên có liên quan được ghi trên hóa đơn thương mại khác với L/C và các

chứng từ khác

- Số bản hóa đơn phát hành không đủ theo yêu cầu của L/C

- Số lượng, đơn giá, mô tả hàng hóa, tổng giá trị, điều kiện đóng gói và ký mã hiệu hàng hóa trên hóa

đơn không chính xác với nội dung L/C

- Số L/C và ngày mở L/C không chính xác

- Các dữ kiện về vận tải hàng hóa không phù hợp với B/L

- Không có chữ ký theo quy định của L/C

2.2 Vận tải đơn- Tên, địa chỉ và các thông tin khác về người gửi hàng, người nhận hàng, người được thông báo

không phù hợp thưo quy định của L/C

- Các thay đổi bổ sung trên vận đơn không có xác nhận của người lập (Chữ ký và con dấu)

- Vận đơn thiếu tính xác thực do người lập vận đơn không nêu rõ tư cách pháp lý đối với trách nhiệm

chuyên chở lô hàng này

- Số L/C và ngày mở L/C không chính xác

- Các điều kiện đóng gói và ký mã hiệu hàng hóa không theo đúng quy định của L/C

- Số hiệu container hay lô hàng không khớp với các chứng từ khác như chứng từ bảo hiểm, hóa

đơn...

2.3 Chứng từ bảo hiểm- Số bản chính được xuất trình không đủ theo yêu cầu của L/C

- Tên hoặc địa chỉ của các bên liên quan đến chứng từ bảo hiểm không chính xác

- Chứng từ bảo hiểm không ký hậu chuyển quyền sở hữu bảo hiểm hàng hóa cho nhà nhập khẩu

- Mô tả hàng hóa và những thông tin khác không khớp với L/C hoặc các chứng từ khác

- Mua bảo hiểm sau khi giao hàng lên tàu hoặc không nêu ngày lập chứng từ bảo hiểm

- Không nêu số lượng bản chính được phát hành

- Không nêu hoặc nêu không đầy đủ các điều kiện bảo hiểm

- Không nêu tổ chức giám định hàng hóa hoặc nơi khiếu nại, bồi thường theo quy định của L/C

2.4 Hối phiếu ( Bill of Exchange - B/E / Draft )- Hối phiếu thiếu hoặc không chính xác về tên và địa chỉ của các bên có liên quan

- Hối phiếu chưa ký hậu

- Số tiền ghi trên hối phiếu bằng số và bằng chữ không khớp nhau hay không bằng trị giá hóa đơn

- Ngày ký phát hối phiếu quá hạn hiệu lực của L/C

(^)_(^) Trang 18/24 (^)_(^)

Page 19: Btl Thanh Toan Quoc Te_trung

Sinh viên: ^_^ Bùi Sỹ Trung – Lớp KTB47ĐH2- Đại học Hàng Hải ^_^

- Số L/C và ngày mở L/C ghi trên hối phiếu không chính xác

2.5 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ( C/O – Certificate of Origin )- Giấy chứng nhận xuất xứ do Phòng thương mại và Công nghiệp hoặc người sản xuất hoặc người thụ hưởng lập theo quy định của L/C

3. Giải thích cách lập các loại chứng từ thanh toán quy định trong L/C

3.1 Hóa đơn thương mại ( Commercial invoices)(1) Shiper/Exporter : Chủ hàng/ người xuất khẩuGhi tên, địa chỉ nhà xuất khẩu theo trường 59 trong L/C(2) No&Date of invoice: Số hiệu và ngày lập hóa đơn thương mại- Số hiệu: ở Bài tập lớn này thì tự chọn cách viết- Ngày lập hóa đơn: Trùng hoặc sau ngày giao hàng, trong thời gian hiệu lực của L/C và không được trùng với ngày hết hạn L/C(3) For account & Risk of : Ghi tên, địa chỉ người thanh toán chi phí và rủi ro- Ghi theo trường Consignee của vận tải đơn(4) Notify party: Thông báo cho đối tác (người nhập khẩu)- Ghi theo trường 50 của L/C(5) Payment: phương thức thanh toán- Thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ không hủy ngang, số L/C, ngày phát hành- Ghi theo trường 40A, 20, 31C của L/C(6) Port of loading: Cảng xếp hàng- Ghi theo trường “Port of loading” trong vận tải đơn(7) Final destination: Nơi vận chuyển hàng đến- Ghi theo trường “Port of discharging” trong vận tải đơn(8) Carrier: Tên tàu vận chuyển- Ghi theo trường “Ocean Vessel” trong vận tải đơn(9) Sailing on or about : Ngày tàu khởi hành- Trùng với ngày xếp hàng xong lên tàu, trùng hoặc trước ngày giao hàng muộn nhất quy định tại trường 44C của L/C(10) Marks & No of packages: Ký mà hiệu và số hiệu đóng gói- Trong bài tập lớn có thể để trống(11) Description of goods: Mô tả hàng hóa- Ghi theo trường 45A của L/C(12) Quantity Unit: Số lượng hàng và đơn vị đo- Ghi theo trường 45A của L/C(13) Unit Price: Đơn giá- Ghi theo trường 45A của L/C(14) Amount: Trị giá của lô hàng- Ghi theo trường 32B(15) Total: Tổng giá trị của lô hàng- ghi bằng số và chữ phải tương đương nhau, cùng 1 loại tiền tệ, ghi rõ ràng và là 1 con số chính xác. Ghi theo trường 32BIn figure: Ghi bằng sốIn words: Ghi bằng chữ

3.2 Vận tải đơn ( Bill of Lading – B/L)(1) Shipper (chủ hàng,người gửi hàng) : tên (công ty hoặc người) , địa chỉ (cụ thể)- Ghi theo trường 59 trong L/C(2) Consignee(bên nhận hàng): tên (công ty hoặc người) , địa chỉ (cụ thể)- Ghi “ TO ORDER” theo trường 46A, mục 3 L/C(3) Notify party: thông báo cho đối tác (người nhập khẩu)- Thông báo cho “APPLICANT” theo trường 46A, mục 3 L/C

(^)_(^) Trang 19/24 (^)_(^)

Page 20: Btl Thanh Toan Quoc Te_trung

Sinh viên: ^_^ Bùi Sỹ Trung – Lớp KTB47ĐH2- Đại học Hàng Hải ^_^

- Ghi theo trường 50 L/C(4) Ref no (tham chiếu số)- Trong bài tập lớn tự chọn(5) Place receipt : (địa điểm lập hóa đơn)- Trong bài tập lớn để trống(6) Ocean vessel: (tên tàu biển vận chuyển hàng)- Ghi tàu chở hàng, trong bài tập lớn có thể chọn 1 tên như:”OCEAN STAR”(7) Port of lading(cảng xếp hàng)- Theo trường 44A có thể xếp tại bất kỳ cảng nào tại Việt Nam- Theo trường 46A mục 3, phải chỉ rõ tên cảng xếp- Chọn “HAIPHONG PORT”

(8) Port of discharginh(cảng dỡ)- Ghi theo trường 44B của L/C(9) Place of delivery(địa điểm giao hàng)- Trong bài tập lớn để trống(10) For delivery of goods please apply to: Việc giao hàng áp dụng cho- Trong bài tập lớn để trống(11) Freight payable at(trả cước tại)- địa điểm thanh toán tiền cước- Theo trường 46A mục 3 L/C cước trả trước “FREIGHT PREPAID”- Theo trường 45A mục 3 L/C điều kiện vận chuyển CIF YANGPU PORT, CHINA- Ghi “HAIPHONG, VIETNAM”

(12) Number of original B/L : Số lượng vận tải đơn gốc phát hành- Theo trường 46A mục 3 L/C

- Ghi “THREE (03)”(13) Marks and number : Ký mã hiệu và số hiệu- Bài tập lớn để trống(14) No of Package : Số hiệu bao, kiện đóng gói- Bài tập lớn để trống(15) Description of package and goods: Mô tả cụ thể bao bì và hàng hóa của chủ hàng- Ghi theo trường 45A của L/C(16) Gross weight (tổng trọng lượng)- Ghi theo trường 45A của L/C(17) Measurement (kích thước)- Trong trường 45A không ghi kích thước nên để trống(18) Clean on board (đã xếp hàng lên tàu)- Ghi chú thêm ngày hàng hóa đã được xếp xong lên tàu, trước hoặc trùng với ngày giao hàng chậm nhất trường 44C của L/C(19) Freight and charges(Cước vận tải và các phí tổn)- Như thỏa thuận của các bên- Ghi “ AS ARRANGE ”

(20) Prepaid (Trả tiền trước)- Theo trường 46A mục 3 của L/C- Ghi “ FREIGHT PREPAID”

(21) Collect (Trả tiền sau)- Để trống(22) Stamp and sign (đóng dấu và chữ kí):- Người ký có thể là thuyền trưởng, người chuyên chở hoặc đại lý của người chuyên chở- Ghi “AS AGENT FOR THE CARRIER” và đóng dấu

Theo trường 46A mục 3 ký hậu theo lệnh và để trống=>Ghi “TO ORDER” và ký tên

3.3 Giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hóa ( Certificate of Cargo marine insurance)(1) Name of assured: Tên, địa chỉ của người được bảo hiểm hàng hóa- Vận chuyển theo điều kiện CIF (trường 45A L/C) nên người mua bảo hiểm cho hàng hóa và

chịu phí bảo hiểm là người xuất khẩu

(^)_(^) Trang 20/24 (^)_(^)

Page 21: Btl Thanh Toan Quoc Te_trung

Sinh viên: ^_^ Bùi Sỹ Trung – Lớp KTB47ĐH2- Đại học Hàng Hải ^_^

- Ghi theo trường 59 L/C

(2) Name and/or No, of Vessel/Flight: Tên, số hiệu chuyến tàu/ chuyến bay- Ghi tên tàu như trường “Ocean Vessel” của vận tải đơn(3) Documentary Credit (L/C) No: Số hiệu của thư tín dụng- Ghi theo trường 20 L/C(4) B/L No: Số hiệu vận tải đơn- Trùng với trường “B/L Number” trong vận tải đơn(5) Contract No: Số hiệu hợp đồng- Trong bài tập lớn tùy chọn (6) From: Vận chuyển hàng xuất phát từ- Ghi như trường “Port of loading” trong B/L(7) To: Vận chuyển hàng tới- Ghi như trường “Port of discharging” trong B/L(8) Sailing on or about: Ngày tàu khởi hành- Trùng ngày giao hàng xong lên tàu(9) Subject Matter Insured: Đối tượng được bảo hiểm- Ghi theo trường 45A trong L/C(10) Sum Insured: Tổng giá trị được bảo hiểm- Ghi theo trường 46A mục 2 của L/C- Ghi “110% FULL INVOICE VALUE ”

(11) Premium Rate: Tỉ lệ phí bảo hiểm- Tùy thuộc vào quy định của hãng bảo hiểm- Ghi “0.11%”

(12) Premium: Phí bảo hiểm = tỉ lệ phí bảo hiểm * giá trị lô hàng- Ghi “GBP 222,200.00”(13) VAT: 0%(14) Total Amout: Tổng số phí bảo hiểm phải trả- Ghi “GBP 222,200.00”(15) Issued in Ha Noi on: Ngày phát hành đơn bảo hiểm- Mua bảo hiểm trước khi giao hàng lên tàu, sau khi mở thư tín dụng nên ngày phát hành nằm trong khoảng thời gian này

3.4 Hối phiếu ( Bill of Exchange - B/E / Draft )(1) No: Số hiệu hối phiếu

- Trong bài tập lớn tùy chọn

(2) For: Số tiền ghi trên hối phiếu

- Ghi theo trường 32B trong L/C

(3) At......sight : Hối phiếu trả ngay hay trả chậm

- Theo trường 42 C là hối phiếu trả chậm

- Ghi “AT 90 DAYS AFTER SIGHT”

(4) Pay to: Trả tiền cho

- Hối phiếu theo phương thức tín dụng chứng từ nên trả tiền theo lệnh của ngân hàng ACB

(5) The sum of: Tổng số tiền ghi bằng chữ tương đương với số tiền ghi bằng số

(6) Value received as per our invoice(s) No(s): Số hiệu của hóa đơn thương mại, trùng với số hiệu

ghi trong trường “No & Date of invoice” của hóa đơn thương mại

(^)_(^) Trang 21/24 (^)_(^)

Page 22: Btl Thanh Toan Quoc Te_trung

Sinh viên: ^_^ Bùi Sỹ Trung – Lớp KTB47ĐH2- Đại học Hàng Hải ^_^

(7) Dated: Ngày lập hóa đơn thương mại, trùng với ngày ghi trong trường “No & Date of invoice”

của hóa đơn thương mại

(8) Drawn under: Ký phát cho

- Ghi theo trường 42A trong L/C

(9) Irrevocable L/C No: Số hiệu thư tín dụng không hủy ngang

- Ghi thưo trường 20 của L/C

(10) Dated/Wired: Ngày phát hành L/C

- Ghi theo trường 31C của L/C

(11) To: Gửi tới

- Gửi tới người bị ký phát theo trường 42A

(12) For: Người hưởng lợi hối phiếu

- Ghi theo trường 59 của L/C

3.5 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O- Certificate of Origin)Reference No: Số tham chiếu(1) Goods consigned from: Hàng được gửi bởi (chủ hàng/người xuất khẩu)- Ghi tên, địa chỉ người xuất khẩu- Theo trường 59 của L/C(2) Goods consigned to: Hàng được chuyển tới (người nhận hàng)- Ghi theo trường “Consignee” của vận tải đơn- Ghi “TO ORDER”(3) Means of transport and route: Phương tiện vận chuyển và tuyến đường- Ghi “BY SEA FROM HAIPHONG PORT, VIETNAM TO YANGPU PORT, P.R. CHINA”(4) Competent authority: Cơ quan có thẩm quyền (5) For offical use: Chính thức có hiệu lực(6) Marks, numbers and kind of packages; description of goods: Ký mã hiệu, số hiệu và loại bao gói- Ghi theo trường 45A của L/C(7) Gross weight or other quantity: Tổng khối lượng hàng- Ghi theo trường 45A của L/C(8) Number and date of invoices: Số hiệu và ngày lập hóa đơn thương mại- Ghi giống trường “No & Date of invoice” trong hóa đơn thương mại(9) Certification: cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận lời khai của người xuất khẩu là đúng(10) Declaration by the exporter: Người xuất khẩu xác nhận lời khai là đúng

(^)_(^) Trang 22/24 (^)_(^)

Page 23: Btl Thanh Toan Quoc Te_trung

Sinh viên: ^_^ Bùi Sỹ Trung – Lớp KTB47ĐH2- Đại học Hàng Hải ^_^

KẾT LUẬNQua việc thực hành các nghiệp vụ liên quan đến phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

như làm đơn xin mở L/C, chuẩn bị bộ chứng từ gửi hàng phù hợp với các điều kiện và điều khoản

của L/C, kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ về hình thức bề ngoài và nội dung bên trong....., chúng

ta nhận thấy một số điểm như sau:

Tín dụng thư (Letter of Credit) là phương thức thanh toán phổ biến và hiệu quả trong các giao

dịch thương mại quốc tế. Trong hơn 70 năm qua, phương thức thanh toán này được các doanh

nghiệp trên toàn cầu áp dụng theo các quy định tại Quy tắc Thực hành thống nhất về Tín dụng thư

chứng từ (UCP) do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) ban hành. Do vậy, UCP được coi là cẩm nang

cho các doanh nghiệp trong hoạt động thanh toán quốc tế.Sau 03 năm soạn thảo và chỉnh lý, ngày 25

tháng 10 năm 2006, Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) đã thông qua Bản Quy tắc Thực hành thống

nhất về tín dụng chứng từ mới (UCP600), phiên bản thứ 7, thay thế cho Bản Quy tắc thực hành

thống nhất về tín dụng chứng từ cũ (UCP 500) và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2007. - UCP

là viết tắt của “The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits” (Quy tắc thực

hành thống nhất về tín dụng chứng từ). Chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển và

những vấn đề cần quan tâm theo quy định của UCP 600

Tháng 5 năm 2003, Phòng Thương mại quốc tế đã ủy quyền cho ủy ban Kỹ thuật và Tập quán ngân

hàng triển khai việc sửa đổi bản quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, ấn phẩm ICC

số 500 (gọi tắt là UCP 500). Mục đích của việc sửa đổi UCP 500 là phản ánh được những thay đổi

và phát triển các hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, vận tải và bảo hiểm. Bên cạnh đó là rà soát lại

ngôn từ, hành văn trong UCP nhằm tránh những tranh chấp phát sinh khi ứng dụng và giải thích trên

thực tế. Sau hơn 3 năm khảo sát, phân tích, rà soát, tranh luận và dung hòa giữa các thành viên của

nhóm soạn thảo ủy ban Ngân hàng và các ủy ban quốc gia có liên quan của ICC, ấn phẩm mới ICC

số 600 đã ra đời – UCP 600, áp dụng cho bất kỳ loại tín dụng chứng từ nào (“Tín dụng”), bao gồm

cả thư tín dụng dự phòng trong chừng mực mà các quy tắc này có thể áp dụng nếu nội dung tín dụng

chỉ ra một cách rõ ràng nó phụ thuộc vào các quy tắc này. Các quy tắc này ràng buộc tất cả các bên

trừ loại tín dụng loại trừ hoặc sửa đổi một cách rõ ràng

Khi thực hiện việc thanh toán bằng L/C, ngân hàng chỉ thực hiện việc kiểm tra về mặt chứng từ chứ không kiểm tra hàng thực tế. Vì vậy, người xuất khẩu cần đặc biệt chú ý đến tính hợp lý, tính chính xác và đầy đủ của bộ chứng từ để được ngân hàng thanh toán.

Nghiệp vụ thanh toán chỉ là một nghiệp vụ trong các nghiệp vụ phục vụ cho việc mua bán hàng hoá ngoại thương nhưng là nghiệp vụ rất quan trọng. Do đó để thực hiện việc thanh toán tiền hàng được nhanh chóng và thuận tiện, người bán, người mua cần lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp. Và phương thức thanh toán bằng L/C là một trong những phương thức thanh toán an toàn, hiệu quả mà các bên có thể lựa chọn.

(^)_(^) Trang 23/24 (^)_(^)

Page 24: Btl Thanh Toan Quoc Te_trung

Sinh viên: ^_^ Bùi Sỹ Trung – Lớp KTB47ĐH2- Đại học Hàng Hải ^_^

(^)_(^) Trang 24/24 (^)_(^)