cách trình bày báo cáo tài chính

30
171 Chương 7 TRÌNH BÀY CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH (PRESENTATION OF FINANCIAL STATEMENTS) Đối tượng chươngỉ ỉ. Mục đích phạm vi của ỈASỈ/VAS2Ỉ “Trình bày các báo cáo tài chính ” (Objectives and Scope of ỈẢSỈ/VAS21 Presentation offinancial Statements) 2. Yêu cầu trình bày hợp lý (Requirements for fair presentation) 3. Các giả định và nguyên tắc cơ bản để lập BCTC (Fundamental assumptions/ principles) 4. Thông tin chung của các báo cáo tài chính (Indentification o f Financial statements) 5. Trình bày bảng cân đối kế toán (Presentatỉnon o f Blance sheet) 6. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Income statement) 7. Bảo cáo các thay đổi trong vốn chủ sở hữu (Statement of changes in equity) 8. Bản thuyết mình báo cáo tài chỉnh (Notes to financial statements) 9. Vấn đề với các công ty nhỏ (Problems with small entities). *** 1, Mục đích và phạm vi của IAS 1/ VAS 21 “Trình bày các báo cáo tài chính” (Objectives and scope of ĨAS1/VAS21 Presentation of financial Statements) 1.1. Muc đích của IAS 1/VAS 21 * (Theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) quy định và hướng dẫn các yêu cầu và nguyên tấc chung về việc lập và trình bày báo cáo tài chính gồm: Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc lập báo cáo tài chính; kết cấu và nội dung chủ yếu của các báo cáo tài chính. VAS 21 áp dụng trong việc lập và trình bày bảo cáo tài chính của các doanh nghiệp và báo cáo tàỉ chính hợp nhất của tập đoàn phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam. Nó được vận dụng cho việc ỉập và trình bày thông tin tài chính tóm lược giữa niên độ. Phạm vỉ (Scope): VAS 21 áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Những yêu cầu bổ sung đối với báo cáo tài chính của các ngân hàng và các tổ chức tài chính được nêu ở VAS 22 “Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự". 1.2. Mục đích của các báo cáo tài chính (Purpose of financial statements) Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hỉnh tài chính, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Mục đích của bấo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về tình hình Trần Xuân Nam - MBA

Upload: tam-phuc-ho

Post on 29-Jul-2015

1.049 views

Category:

Economy & Finance


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: Cách trình bày báo cáo tài chính

171

Chương 7

TRÌNH BÀY CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH(PRESENTATION OF FINANCIAL STATEMENTS)

Đối tượng chươngỉ

ỉ. Mục đích và phạm vi của ỈASỈ/VAS2Ỉ “Trình bày các báo cáo tài chính ”(Objectives and Scope o f ỈẢSỈ/VAS21 Presentation o f financial Statements)

2. Yêu cầu trình bày hợp lý (Requirements fo r fa ir presentation)3. Các giả định và nguyên tắc cơ bản để lập BCTC (Fundamental assumptions/ principles)4. Thông tin chung của các báo cáo tài chính (Indentification o f Financial statements)5. Trình bày bảng cân đối kế toán (Presentatỉnon o f Blance sheet)6. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Income statement)7. Bảo cáo các thay đổi trong vốn chủ sở hữu (Statement o f changes in equity)8. Bản thuyết mình báo cáo tài chỉnh (Notes to financial statements)9. Vấn đề với các công ty nhỏ (Problems with small entities).

***

1, Mục đích và phạm vi của IAS 1/ VAS 21 “Trình bày các báo cáo tài chính” (Objectives and scope of ĨAS1/VAS21 Presentation of financial Statements)

1.1. Muc đích của IAS 1/VAS 21*(Theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) quy định và hướng dẫn các yêu cầu và nguyên tấc chung về việc lập và trình bày báo cáo tài chính gồm: Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc lập báo cáo tài chính; kết cấu và nội dung chủ yếu của các báo cáo tài chính.

VAS 21 áp dụng trong việc lập và trình bày bảo cáo tài chính của các doanh nghiệp và báo cáo tàỉ chính hợp nhất của tập đoàn phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam. Nó được vận dụng cho việc ỉập và trình bày thông tin tài chính tóm lược giữa niên độ.

Phạm vỉ (Scope): VAS 21 áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Những yêu cầu bổ sung đối với báo cáo tài chính của các ngân hàng và các tổ chức tài chính được nêu ở VAS 22 “Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự".

1.2. Mục đích của các báo cáo tài chính (Purpose o f financial statements)

Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hỉnh tài chính, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Mục đích của bấo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về tình hình

Trần Xuân Nam - MBA

Page 2: Cách trình bày báo cáo tài chính

172 Phần ỉl: CÁC HỆ THỐNG KỂ TOÁN VÀ BỘ KHUNG IASB/ VAS

tài chính, tình hình kinh doanh và các dòng/ luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Để đạt mục đích này báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:

a/ Tài sản; b/ Nợ phải trả; c/ vốn chủ sở hữu;

d/ Doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ; đ/ Các luồng tiền.

Các thông tin này cùng với các thông tin trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính giúp người sử dụng dự đoán được các luồng tiền trong tương lai và đặc biệt là thời điểm và mức độ chắc chắn của việc tạo ra các luồng tiền và các khoản tương đương tiền.

1.3. Trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính(Responsibility o f financial statements)

Tổng giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp chịu trách nhiệm về lập và trình bày báo cáo tài chính.

1.4. Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp(Components o f financial statements) gồm:

a) Bảng cân đổi kế toán (Balance Sheet);b) Báo cảo kết quả hoạt động kinh doanh (Income Statement);c) Bảo cảo ỉim chuyển tiền tệ (Cash Flows);d) Bản thuyết minh báo cáo tài chỉnh (Notes to Financial Statements).

Ngoài báo cáo tài chính, doanh nghiệp có thể lập báo cáo quản lý trong đó mô tả và diễn giải những đặc điểm chính về tình hình kinh doanh và tài chính, cũng như những sự kiện không chắc chắn chủ yếu mà doanh nghiệp phải đối phó nếu ban giám đốc xét thấy chúng hữu ích cho những người sử dụng trong quá trình ra các quyết định kinh tế.

2. Yêu cầu trình bày họp lý (Requirements for fair presentation)Báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và hợp lý hoặc bợp lý và phù hựp vói VAS và IFRS (True & fair view/ or fair presentation & compliance with IFRS & VAS)về tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, các báo cáo tài chính phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành.

Doanh nghiệp cần nêu rõ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính ỉà báo cáo tài chính được lập và trình bày phù họp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam. Báo cáo tài chính được coi là lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam nếu báo cáo tài chính tuân thủ mọi quy định của từng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hướng đẫn thực hiện chuẩn mực kế toán Việt Nam của Bộ Tài chính.

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng chính sách kế toán khác với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam, không được coi là tuân thủ chuẩn mực và chế độ ké toán hiện hành dù đã thuyết minh đầy đủ trong chính sách kế toán cũng như trong báo cáo tài chính.

KỂ TOÁN TÀ! CHÍNH

Page 3: Cách trình bày báo cáo tài chính

Chương ĩ : Trình bày các báo cáo tài chính 173

Đê lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực và hợp lý (True & fair view), doanh nghiệp phải:

a) Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với các quy định ở dưới;

b) Trình bày các thông tin, kể cả các chính sách kế toán, nhằm cung cấp thông tin phù hợp, đảng tin cậy, so sánh được và dễ hiểu;

c) Cung cấp các thông tin bổ sung khi quy định trong chuẩn mực kế toán không đủ để giúp cho người sử đụng hiểu được tác động của những giao địch hoặc những sự kiện cụ thể đến tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Chính sách kế toán (Accounting policy)

Doành nghiệp phải lựa chọn và áp đụng các chính sách kế toán cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính phù hợp với quy định của từng chuẩn mực kế toán. Trường hợp chưa có quy định ở chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành, thì doanh nghiệp phải căn cứ vào chuẩn mực chung để xây dựng các phương pháp kế toán hợp lý nhằm đảm bảo báo cáo tài chính cung cấp được các thông tin đáp ứng các yêu cầu sau:

a. Thích họp với nhu cầu ra các quyết định kinh tế của người sử dụng;

b. Đáng tin cậy, khi:

- Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp;

- Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng;

~ Trình bày khách quan, không thiên vị;

- Tuân thủ nguyên tắc thận trọng;

- Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.

Chính sách kế toán bao gồm những nguyên tắc, cơ sở và các phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính.

Trong trường họrp không có chuẩn mực kế toán hướng dẫn riêng, khi xây đựng các phương pháp kế toán cụ thể, doanh nghiệp cần xem xét:

a. Những yêu cầu và hướng đẫn của các chuẩn mực kế toán đề cập đến những vấn đề tương tự và có liên quan;

b. Những khái niệm, tiêu chuẩn, điều kiện xác định và ghi nhận đối với các tài sản, nợ phải trả, thu nhập và chi phí được quy định trang chuẩn mực chung;

c. Những quy định đặc thù của ngành nghề kinh doanh chỉ được chấp thuận khi những qui định này phù hợp với các điểm (a) và (b) của đoạn này.

Trần Xuân Nam - MBA

Page 4: Cách trình bày báo cáo tài chính

172 Phần II: CÁC HỆ THỐNG KỂ TOÁN VÀ BỘ KHUNG ỈASB/ VAS

tài chính, tình hình kinh doanh và các dòng/ ìuồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Để đạt mục đích này báo cáo tài chính phải cung cấp những thông íin của một doanh nghiệp về:

a/ Tài sản; b/ Nợ phải trả; c/ vốn chủ sở hữu;

d1 Doanh thu, thu nhập khác, chi phí, ỉãi và ỉỗ; đ/ Các luồng tiền.

Các thông tin này cùng với các thông tin trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính giúp người sử dụng dự đoán được các luồng tiền trong tương lai và đặc biệt là thời điểm và mức độ chắc chắn của việc tạo ra các luồng tiền và các khoản tương đương tiền.

1.3. Trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính(Responsibility o f financial statements)

Tổng giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp chịu trách nhiệm về lập và trình bày báo cáo tài chính.

1.4. Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp(Components o f financial statements) gồm:

a) Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet);b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Income Statement);c) Bảo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash Flows);d) Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Notes to Financial Statements).

Ngoài báo cáo tài chính, doanh nghiệp có thể ỉập báo cáo quản lý trong đó mô tả và diễn giải những đặc điểm chính về tình hình kinh doanh và tài chính, cũng như những sự kiện không chắc chắn chủ yếu mà doanh nghiệp phải đối phổ nếu ban giám đốc xét thấy chúng hữu ích cho những người sử dụng trong quá trình ra các quyết định kinh tế.

2. Yêu Cầu trình bày họp lý (Requirements for fair presentation)Báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và hơp lý hoặc hợp lý và phù họp với VAS và IFRS (True & fair view/ or fair presentation & compliance with IFRS & VAS) về tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, các báo cáo tài chính phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành.

Doanh nghiệp cần nêu rõ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo tài chính được lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam. Báo cáo tài chính được coi là lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam nếu báo cáo tài chính tuân thủ mọi quy định cùa từng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán Việt Nam của Bộ Tài chính.

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng chính sách kế toán khác với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam, không được coi là tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành dù đã thuyết minh đầy đủ trong chính sách kế toán cũng như trong báo cáo tài chính.

KỂ TOÁN TÀ! CHÍNH

Page 5: Cách trình bày báo cáo tài chính

Chương ĩ : Trình bày các báo cáo tài chính 173

Đe lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực và họp lý (True & fair view), doanhnghiệp phải:

a) Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với các quy định ở dưới;

b) Trình bày các thông tin, kể cả các chính sách kế toán, nhằm cung cấp thông tin phù hợp, đáng tin cậy, so sánh được và đễ hiểu;

c) Gung cấp các thông tin bổ sung khi quy định trong chuẩn mực kế toán không đủ để giúp cho người sử dụng hiểu được tác động của những giao dịch hoặc những sự kiện cụ thể đến tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Chính sách kế toán (Accounting policy)

Dòanh nghiệp phải lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính phù hợp với quy định của từng chuẩn mực kế toán. Trường họp chưa có quy định ở chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành, thì doanh nghiệp phải căn cứ vào chuẩn mực chung để xây dựng các phương pháp kế toán hợp lý nhằm đảm bảo báo cáo tài chính cung cấp được các thông tin đáp ứng các yêu cầu sau:

a. Thích hợp với nhu cầu ra các quyết định kinh tế của người sử dụng;

b. Đống tin cậy, khi:

- Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp;

- Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng;

- Trình bày khách quan, không thiên vị;

- Tuân thủ nguyên tắc thận trọng;

- Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.

Chính sách kế toán bao gồm những nguyên tắc, cơ sở và các phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính.

Trong trường hợp không có chuẩn mực kế toán hướng dẫn riêng, khi xây dựng các phương pháp kế toán cụ thể, doanh nghiệp cần xem xét:

a. Những yêu cầu và hướng dẫn của các chuẩn mực kế toán đề cập đến nhũng vấn đề tương tự và có liên quan;

b. Những khái niệm, tiêu chuấn, điều kiện xác định và ghi nhận đối với các tài sản, nợ phải trả, thu nhập và chi phí được quy định trong chuẩn mực chung;

c. Những quy định đặc thù của ngành nghề kinh doanh chỉ được chấp thuận khi những qui định này phù hợp với các điềm (a) và (b) của đoạn này.

Trần Xuân Nam - MBA

Page 6: Cách trình bày báo cáo tài chính

174 Phần li: CÁC HỆ THỐNG KẾ TOÁN VÀ BỘ KHUNG lASBI VAS

3. Các giả định và nguyên tắc cơ bản để lập báo cáo tài chính(Fundamental assumptions/ principles)

3.1. Hoạt động liên tục (Going concern)

Khi ỉập và trình bày báo cáo tài chính, tổng giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp cần phải đánh giá về khả năng hoạt động ỉiên tục của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kỉnh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể qui mô hoạt động của mình. Khi đánh giá, nếu tổng giám đốc doanh nghiệp biết được có những điều không chắc chắn liên quan đến các sự kiện hoặc các điều kiện có thể gây ra sự nghi ngờ iớn về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thì những điều không chắc chắn đó cần được nêu rõ. Nếu báo cáo tài chính không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục, thì sự kiện này cần được nêu rõ, cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và lý do khiến cho doanh nghiệp không được coi là đang hoạt động liên tục.

Để đánh giá khả nãng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, tổng giám đốc doanh nghiệp cần phải xem xét đến mọi thông tin có thể đự đoán được tối thiểu trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày của bảng cân đối kế toán.

3.2. Cơ sở dồn tích (Accrual basis of accounting)

Doanh nghiệp phải ỉập bảo cáo tài chỉnh theo cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến các ỉuồng tiền.

Theo cơ sở kế toán dồn tích, các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sẳ kế toán và báo cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan. Các khoản chi phí được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc phù hợp không cho phép ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán những khoản mục không thoả mãn định nghĩa về tài sản hoặc nợ phải trả.

3.3. Nhất quán (Consistency)

Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chỉnh phải nhất quán (giỗng nhau) từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khỉ:

a) Cỏ sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày báo cảo tài chính cho thấy rằng cần phải thay đoi để có thể trình bày một cách hợp ỉý hơn các giao dịch và các sự kiện; hoặc

b) Một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu cố sự thay đổi trong việc trình bày.

Doanh nghiệp có thể trình bày báo cáo tài chính theo một cách khác khi mua sắm hoặc thanh lý lớn các tài sản, hoặc khi xem xét lại cách trình bày báo cáo tài chính. Việc thay đổi cách trình bày báo cáo tài chính chỉ được thực hiện khi cấu trúc trình bày mới sẽ được duy trì lâu dài trong tương lai hoặc nếu lọi ích của cách trình bày mới được xác định rõ ràng. Khi có thay

KỂ TOÁN TÀI CHÍNH

Page 7: Cách trình bày báo cáo tài chính

Chương 7: Trình bày các báo cáo tài chính 175

đổi thì doanh nghiệp phải phân loại lại các thông tin mang tính so sánh cho phù hợp với các quy định ở phần dưới và phải giải trình lý đo và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.

3.4. Trọng yếu và tập hơp (Materiality and aggregation)

Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục cỏ cùng tỉnh chất hoặc chức năng.

Khi trình bày báo cáo tài chính, một thông tin được coi là trọng yếu nếu không trình bày hoặc trình bày thiếu chính xác thông tin đó cỏ thể làm sai ỉệch đáng kể báo cáo tài chỉnh, làm ảnh hưởng đến quyết định kỉnh tể của người sử dụng bảo cáớ tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào quy mô và tính chất của các khoản mục được đánh giá trong các tình huống cụ thể nếu cáe khoản mục này không được trình bày riêng biệt. Để xác định một khoản mục hay một tập hợp các khoản mục là trọng yếu phải đánh giá tính chất và quy mô của chúng. Tùy theo các tình huống cụ thể, tính chất hoặc quy mô của tìmg khoản mục có thể là nhân tố quyết định tính trọng yếu. Ví dụ, các tài sản riêng lẻ có cùng tính chất và chức năng được tập hợp vào một khoản mục, kể cả khi giá tri của khoản mục là rất lớn. Tuy nhiên, các khoản mục quan trọng có tính chất hoặc chức năng khác nhau phải được trìĩứi bày một cách riêng rẽ.

Nếu một khoản mục không mang tính trọng yếu, thì nó được tập họp với các khoản mục khác có cùng tính chất hoặc chức năng trong báo cáo tài chính hoặc trình bày trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Tuy nhiên, có những khoản mục không được coi là trọng yếu để có thể được trình bày riêng biệt trên báo cáo tài chính, nhưng lại được coi là trọng yếu để phải trình bày riêng biệt trong phần thuyết minh báo cáo tài chính như lương của Tổng giám đốc.

Theo nguyên tắc trọng yếu, doanh nghiệp không nhất thiết phải tuân thủ các quy định về trình bày báo cáo tài chính của các chuẩn mực kế toán cụ the nếu các thông tin đố không có tính trọng yếu.

3.5. BÙ trừ (Offsetting)

Các khoản mục tài sản và nợ phải trà trình bày trên báo cảo tài chính không được bù trừ, trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ.

Các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí chỉ được bù trừ khi:

a) Được quy định tại một chuẩn mực kế toán khác; hoặc

b) Các khoản lãi, lỗ và các chi phí liên quan phát sinh từ các giao địch và các sự kiện giống nhau hoặc tương tự và không có tính trọng yếu. Các khoản này cần được tập hợp lại với nhau phù hợp với quy định của VAS.

Các tài sản và Ĩ1Ợ phải trả, các khoản thu nhập và chi phí có tính trọng yếu phải được báo cáo riêng biệt. Việc bù trừ các số liệu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoặc Bảng cân đối kế toán, ngoại trừ trường họp việc bù trừ này phản ánh bản chất của giao dịch hoặc sự

Trần Xuân Nam - MBA

Page 8: Cách trình bày báo cáo tài chính

176 Phần II: CÁC HỆ THỐNG KỂ TOÁN VÀ BỘ KHUNG ỊASB/ VAS

kiện, sẽ không cho phép người sử dụng hiểu được các giao địch hoặc sự kiện được thực hiện và dự tính được các luồng tiền trong tương lai của doanh nghiệp.

VAS 14 “Doanh thu và thu nhập khác” quy định doanh thu phải được đánh giá theo giá tri hợp lý của những khoản đã thu hoặc có thể thu được, trừ đi tất cả các khoản giảm trừ doanh thu. Trong hoạt động kinh doanh thông thường, doanh nghiệp thực hiện những giao dịch khác không làm phát sinh doanh thu, nhưng có liên quan đến các hoạt động chính làm phát sinh doanh thu. Kết quả của các giao địch này sẽ được trình bày bằng cách khấu trừ các khoản chi phí có liên quan phát sinh trong cùng một giao dịch vào khoản thu nhập tương ứng, nếu cách trình bày này phản ánh đúng bảĩi chất của các giao dịch hoặc sự kiện đó. Chẳng hạn như:

a) Lãi và lỗ phát sinh trong việc thanh lý các tài sản cố định và đầu tư đài hạn, được trình bày bằng cách khấu trừ giá trị ghi sổ của tài sản và các khoản chi phí thanh lý có liên quan vào giá bán tài sản;

b) Các khoản chi phí được hoàn lại theo thoả thuận hợp đồng với bên thứ ba (ví dụ hợp đảng cho thuê lại hoặc thầu lại) được trình bày thèo giá trị thuần sau khi đã khấu trừ đi khoản được hoàn trả tương ứng;

Các khoản lãi và lỗ phát sinh từ một nhóm các giao dịch tương tự sẽ được hạch toán theo giá trị thuần, ví dụ các khoản lãi và lỗ chênh lệch tỷ giá, lãi và lỗ phát sinh từ mua, bán các công cụ tài chính vì mục đích thương mại. Tuy nhiên, các khoản lãi và lỗ này cần được trình bày riêng biệt nếu quy mô, tính chất hoặc tác động của chúng yêu cầu phải được trình bày riêng biệt theo qui định của chuẩn mực “Lãi, lỗ thuần trong kỳ, các sai sót cơ bản và các thay đổi trong chính sách kế toán”.

3.6. Thông tin có thể so sánh (Comparative information)

Các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính để so sánh giữa các kỳ kế toán phải được trình bày tương ứng với các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính của kỳ trước/ Các thông tin so sánh cần phải bao gồm cả các thông tin diễn giải bằng lời nếu điều này là cần thiết giúp cho những người sử dụng hiểu rõ được báo cáo tài chính của kỳ hiện tại.

Khi thay đổi cách trình bày hoặc cách phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính thì phải phân loại lại các số liệu so sánh (trừ khi việc này không thể thực hiện được) nhằm đẩĩri bảo khả năng so sánh với kỳ hiện tại, phải trình bày tính chất, số liệu và lý do việc phân loại lại. Nếu không thể thực hiện được việc phân loại lại các số liệu tương ứng mang tính so sánh thì doanh nghiệp cần phải nêu rõ ỉý do và tính chất của những thay đổi nếu việc phân loại lại các số liệu được thực hiện.

Chuẩn mực “Lãi, lỗ thuần trong kỳ, các sai sót cơ bản và các thay đổi trong chính sách kế toán" đưa ra quy định về các điều chỉnh cần thực hiện đối với các thông tin mang tính so sánh trong trường hợp các thay đổi về chính sách kế toán được áp đụng cho các kỳ trước.

Yêu càu cụ thể của nguyên tắc cỏ thể Sỡ sánh

Theo nguyên tắc có thể so sánh giữa các kỳ kế toán, trong các báo cáo tài chính như: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phải trình bày các số liệu để so sánh, cụ thể:

KÉ TOÁN TÀI CHÍNH

Page 9: Cách trình bày báo cáo tài chính

Chương 7: Trình bày các báo cáo tài chỉnh 177

- Đối với Bảng cân đối kế toán:

+ Bảng cân đối kế toán năm phải trình bày số liệu so sánh theo từng chỉ tiêu tương ứng đượclập vào cuối kỳ kế toán năm trước gần nhất (Số đầu năm);

+ Bảng cân đối kế toán quý phải trình bày số liệu so sánh từng chỉ tiêu tường ứng được lậpvào cuối kỳ kế toán năm trước gần nhất (Số đầu năm).

- Đối vói Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

+ Báo cáo kết quả hoạt động kiĩih doanh năm phải trình bày số liệu so sánh theo từng chỉ tiêu tương ứng được lập cho kỳ kế toán năm trước gần nhất (năm trước);

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lập theo kỳ kế toán quý phải trình bày số liệu của quý báo cáo và số lũy kế từ đầu năm đến ngày lập báo cáo tài chính quý và có thề có số liệu so sánh theo từng chỉ tiêu của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý cùng kỳ năm trước (Quý này năm trước).

- Đối với Báo cáo lưu chuyến tiều tệ:

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm phải trình bày số liệu so sánh theo từng chỉ tiêu tương ứng được lập cho kỳ kế toán năm trước gần nhất (Năm trước);

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ quý phải trình bày số ỉũy kế từ đầu năm đến ngày lập báo cáo tài chính quý và có thể có số liệu so sánh theo từng chỉ tiêu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ quý cùng kỳ năm trước (Quý này năm trước).

Để bảo đảm nguyên tắc so sánh, số liệu “Năm trước” trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính phải được điều chỉnh lại số liệu trong các trường hợp:

- Năm báo cáo áp dụng chính sách kế toán khác với năm trước;

- Năm báo cáo phân loại chỉ tiêu báo cáo khác với năm trước;

- Kỳ kế toán “Năm báo cáo” dài hoặc ngắn hơn kỳ kế toán năm trước.

Ngoài ra, trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính còn phải trình bày rõ lý do của sự thay đổi trên để người sử dụng hiểu rõ được báo cáo tài chính.

4. Thông tin chung của các báo cáo tài chính(Identification of financial statements)

4.1. Những thông tin chung về doanh nghiệp(Identification o f financial statements)

Một điều rất quan trọng là doanh nghiệp cần phải phârí biệt rất rõ ràng giữa các báo cáo tài chính với các thông tin được bố cáo từ doanh nghiệp.

Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày các thông tin sau đây:

a) Tên và địa chi của doanh nghiệp báo eáo;

Trần Xuân Nam - MBA

Page 10: Cách trình bày báo cáo tài chính

178 Phần li: CÁC HỆ THỐNG KẾ TOÁN VÀ BỘ KHUNG ỈASB/ VAS

b) Nêu rõ báo cáo tài chính này là báo cáo tài chính riêng của doanh nghiệp hay báo cáo tài chính họp nhất của tập đoàn;

c) Kỳ báo cáo;

d) Ngày lập báo cáo tài chính;

đ) Đơn vị tiền tệ dùng để lập báo cáo tài chính.

Tùy từng trường hợp, cần phải xác định cách trình bày thích hợp nhất các thông tin trên. Báo cáo tài chính được trình bày trên các trang điện tử thì các trang tách rời nhau đều phải trình bày các thông tin kể trên nhằm đảm bảo cho người sử dụng dễ hiểu các thông tin được cung cấp.

4.2. Kỳ báo cáo (Reporting period)

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải được lập ít nhất cho từng kỳ kế toán năm là năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế. Riêng đối với các công ty niêm yết trên các sàn chứng khoán, doanh nghiệp Nhà nước, ngoài báo cáo tài chính năm cỏn phải lập báo cáo tài chính quý. Các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác theo yêu cầu cùa pháp luật, của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu. Trường hợp đặc biệt, một doanh nghiệp có thể thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho một niên độ kế toán có thể dài hơn hoặc ngán hơn một năm đương lịch nhưng không được vượt quá 15 tháng. Trường hợp này doanh nghiệp cần phải nêu rõ:

a) Lý do phải thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm; và

b) Các số liệu tương ứng ãhằm so sánh được trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và phần thuyết minh báo cáo tài chính có liên quan, trong trường hợp này là không thể so sánh được với các số iiệu của niên độ hiện tại.

Trong trường hợp đặc biệt, chẳng hạn một doanh nghiệp sau khi được mua iại bởi một doanh nghiệp khác có ngày kết thúc niên độ khác, có thể được yêu cầu hoặc quyết định thay đổi ngày lập báo cáo tài chính của mình. Trường hợp này không thể so sánh được số liệu của niên độ hiện tại và số liệu được trình bày nhằm mục đích so sánh, do đó doanh nghiệp phải giải trình lý do thay đổi ngày lập báo cáo tài chính.

5. Trình bày bảng cân đối kế toán (Presentation of balance sheet)5.1. Phân biệt ngắn hạn, dài hạn (The cuưent and non-cuưent distinction)

Trong Bảng cân đối kế toán mỗi doanh nghiệp phải trình bày riêng biệt các tài sản và nợ phải trả thành ngắn hạn và dài hạn. Trường hợp do tính chất hoạt động doanh nghiệp không thể phân biệt được giữa ngắn hạn và dài hạn, thì các tài sản và Ĩ1Ợ phải trả phải được trình bày theo thứ tự tính thanh khoản giảm đần.

Với cả hai phương pháp trình bày, đối với từng khoản mục tài sản và nợ phải trả, doanh nghiệp phải trình bày tồng số tiền dự tính được thu hồi hoặc thanh toán trong vòng 12 tháng

KỂ TOÁN TÀI CHÍNH

Page 11: Cách trình bày báo cáo tài chính

Chương ĩ'. Trình bày các báo cáo tài chính 179

kể từ ngày của bảng cân đối kế toán, số tiền được thu hồi hoặc thanh toán sau 12 tháng. (Theo VAS 21 tất cả sự phân biệt của ngắn hạn và dài hạn là 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, điều này có lẽ chưa chính xác, nhất là đối với các báo cáo tài chính giữa niên độ như tháng, quý. Bởi vậy trong phần này chúng ta theo IAS).

Việc phân ìoại riêng biệt các tài sản và nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn trong Bảng cân đối kế toán sẽ cung cấp những thông tin hữu ích thông qua việc phân biệt giữa các tài sản thuần luân chuyển ỉiên tục như vốn lưu động với các tài sản thuần được sử dụng cho hoạt động dài hạn của doanh nghiệp. Việc phân biệt này cũng làm rố tài sản sẽ được thu hồi và nợ phải trả đến hạn thanh toán trong kỳ hoạt động hiện tạì.

5.2. Tài sản ngắn hạn và dài hạn (Current & non-current assets)

Tài sản ngắn hạn (C urrent assets): Một tài sản được xếp vào ỉoại tài sản ngắn hạn, khi nỏ:

a) Được dự tính để bán hoặc sử dụng trong khuôn khổ của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp; hoặc

b) Được nắm giữ chủ yếu cho mục đích thương mại hoặc cho mục đích ngắn hạn và dự kiến thu hôi hoặc thanh toán trong vòng 12 thảng kể từ ngày cùa bảng cân đối kể toán ( VẢS 21 là từ ngày kết thúc niên độ, chưa được chính xác); hoặc

c) Là tiền hoặc tài sản tương đương tiền mà việc sử dụng không gặp một hạn chế nào.

Tài sản dài hạn (Non-current assets): Tất cả các tài sản khác ngoài tài sản ngắn hạn được xếp vào ỉoạỉ tài sản dài hạn. Tài sản dài hạn gồm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác.

Chu kỳ hoạt động (Operating cycle) của một doanh nghiệp là khoảng thời gian từ khỉ mua nguyên vật liệu tham gia vào một quy trình sản xuất đến khi chuyển đổi thành tiền hoặc tài sản dễ chuyển đổi thành tiền. Tài sản ngắn hạn bao gồm cả hàng tồn kho và các khoản phải íhu thương mại được bán, sử dụng và được thực hiện trong khuôn khổ của chu kỳ hoạt động bình thường kể cả khi chúng không được dự tính thực hiện trong 12 tháng tới kể từ ngày của bảng cân đối kế toán. Các loại chứng khoán có thị trường giao dịch được dự tính thực hiện ừong 12 tháng tới kể từ ngày của bảng cân đối kế toán sẽ được xếp vào loại tài sản ngắn hạn; các chứng khoán không đáp ứng điều kiện này được xếp vào loại tài sản dài hạn.

5.3. Nơ phải trả ngắn tìạn, dài hạn (Cuưent & non-current liabilities)

Nợ phải trả ngắn hạn (C urrent liabilities). Một khoản nợ phải trả được xếp vào loại nợ ngắn hạn, khi khoản nợ này:

a) Được dự kiến thanh toán trong một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp; hoặc

b) Được thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày của bảng cân đối kể toán.

Tất cả các khoản nợ phải trả khác ngoài nợ phải trả ngắn hạn được xếp vào ỉoại nợ phải trả dài hạn.

Trần Xuân Nam - MBA

Page 12: Cách trình bày báo cáo tài chính

180 Phần il: CÁC HỆ THỐNG KỂ TOÁN VÀ BỘ KHUNG IASB/ VAS

Các khoản nợ phải trả ngắn hạn có thể được phân loại giống như cách phân loại các tài sản ngắn hạn. Một số các khoản nợ phải trả ngắn hạn, như các khoản phải trả thương mại và các khoản nợ phải trả phát sinh từ các khoản phải trả công nhân viên và chi phí sản xuất kinh doanh phải trả, là những yếu tố cấu thành nguồn vốn ỉưu động được sử đụng trong một chu kỳ hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Các khoản nợ này được xếp vào loại nợ phải trả ngắn hạn kể cả khi chúng được thanh toán sau 12 tháng kể từ ngày của bảng cân đối kế toán.

Các khoản nợ phải trả ngắn hạn khác không được thanh toán trong một chu kỳ hoạt động hiện tại, nhưng phải được thanh toán trong 12 tháng tới kể từ ngày của bảng cân đối kể toán. Chẳng hạn các khoản nợ chịu lãi ngắn hạn, khoản thấu chi ngân hàng, thuế phải nộp và các khoản phải trả phi thương mại khác. Các khoản nợ chịu lãi để tạo nguồn vốn lưu động trên cơ sở dài hạn và không phải thanh toán trong 12 tháng tới, đều là nợ phải trả dài hạn.

Doanh nghiệp cần phải tiếp tục phân loại các khoản nợ chịu lãi dài hạn của mình vào loại nợ phải trả dài hạn, kể cả khi các khoản nợ này sẽ được thanh toán trong 12 tháng tới kể tữ ngày của bảng cân đối kế toán, nếu:

a) Kỳ hạn thanh toán ban đầu là trên 12 tháng;

b) Doanh nghiệp có ý định tái tài trợ các khoản nợ này trên CO’ sở dài hạn và đã được chấp nhận bằng vãn bản về việc tái tài trợ hoặc hoãn kỳ hạn thanh toán trước ngày báo cáo tài chính được phép phát hành.

Giá trị của các khoản nợ không được phân loại là nợ phải trả ngắn hạn theo qui định của đoạn này và các thông tin diễn giải cách trình bày trên phải được nêu rõ trong thuyết minh báo cáo tài chính.

Trường hợp có những khoản nợ đến hạn thanh toán trong chu kỳ hoạt động tới nhưng được doanh nghiệp dự định tái tài trợ hoặc hoãn kỳ hạn thanh toán và do đó đã không có ý định sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp thì khoản Ĩ1Ợ này được xếp vào nợ phải trả dài hạn. Trong trường hợp doanh nghiệp không được tùy ý đổi khoản nợ cũ bằng khoản nợ mới (như trường hợp không có thoả thuận được ký kết từ trước về việc chuyển đổi khoản nợ), thì việc đổi khoản nợ này được xếp vào loại nợ phải trả ngắn hạn trừ khi một thỏa thuận đối khoản nợ được ký kết trước khi báo cáo tài chính được phép phát hành nhằm đưa ra bằng chứng cho thấy rằng bản chất của khoản nợ này tại ngày của BCĐKT ỉà Ĩ1Ợ phải trả dài hạn.

Một số thoả thuận cho vay có điều khoản về sự cam kết của bên đi vay rằng khoản Ĩ1Ợ này sẽ phải được thanh toán ngay khi một số điều kiện nào đó có liên quan đến tinh hình tài chính của bên đi vay không được thoả mãn. Trong trường hợp này, khoản nợ chỉ được xếp vào loại công nọ'dài hạn, khi:

a) Bên cho vay đã cam kết, trước khi báo cáo tài chính được phép phát hành, là sẽ không đòi hỏi phải thanh toán khoản ĨIỢ này khi các điều kiện kể trên không được thoả mãn; và

b) Khả năng không thể xảy ra việc không thoả mãn các điều kiện kể trên trong 12 tháng tới kể từ ngày của bảng cân đối kế toán là rấ t thấp.

KỂ TOÁN TÀi CHÍNH

Page 13: Cách trình bày báo cáo tài chính

5 4 Các thông tin phải trình bày trong Bảng cân đối kế toán(Items must appear on the face o f the balance sheet)

5 4.1. Bảng cân đối kế toán phải bao gồm các khoản mục chủ yếu sau đây :

Ị Tiền và các khoản tương đương tiền (Cash & cash equivalence);

2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (Short term financial investmens);

3 Các khoản phải thu thương mại và phải thu khác (Trade & other receivables);

4 Hàng tằn kho (Inventories);

5. Tài sản ngắn hạn khác (Other current assets);

6. Tài sản cố định hữu hình (Property, plan and equipment/ Tangible fixed assets);

7. Tàỉ sản CO định vô hình (Intangible assets);

8. Các khoản đầu tư tài chỉnh dài hạn (Long term financial investments);

9. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (Construction- in- progress) (ỉAS ỉ không bắt buộc);

ỈO. Tài sản dài hạn khác (Other non-current assets);

ỉ ỉ. Vay ngắn hạn (Short-term loan from) (IAS 1 không bat buộc);

72. Cấc khoản phải trả thương mại và phải trả ngắn hạn khác (Trade & other payables);

13. Thuế và các khỡản phải nộp Nhà nước (Taxation & government paybles) (IAS ỉ không bắt buộc);

ỉ 4. Các khoản vay dài hạn và nợ phải trả dài hạn khác (Long term loan from & other non- current liabilities);

15. Các khoản dự phòng (Provisions);

16. Phần sở hữu của cổ đông thiểu so (Minority interests);

17. Von góp (Paid-in or issued capital);

18. Các khoản dự trữ (Reserves);

19. Lợi nhuận chưa phân phối (Retained earning).

Các khoản mục bổ sung, các tiêu đề và số cộng chi tiết cần phải được trình bày trong Bảng cân đối kế toán khi một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu hoặc khi việc trình bày đó là cần thiết để đáp ứng yêu cầu phản ánh trung thực và hợp lý về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Cách thức trình bày cảc yếu tố thông tin trên Bảng cân đối kế toán áp dụng với từng loại hình doanh nghiệp. Việc điều chỉnh các khoản mục trình bày ừên Bảng cân đối kế toán có thể bao gồm:

a) Các khoản mục hàng dọc được đưa thêm vào khi một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu phải trình bày riêng biệt trên Bảng cân đối 'kế toán hoặc khi quy mô, tính chất hoặc chức năng của một yếu tố thông tin đòi hỏi phải trình bày riêng biệt nhằm phản ánh trung thực và hợp lý tinh hình tài chính của doaiih nghiệp;

Chương 7- Trình bày các báo cáo tài chính 181

Page 14: Cách trình bày báo cáo tài chính

182 Phần II: CÁC HỆ THỐNG KỂ TOÁN VÀ BỘ KHUNG IASB/VAS

b) Cách thức trình bày và sắp xếp theo thứ tự các yếu tố thông tin có thể được sửa đồi theo tính chất và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho việc nắm bắt được tình hình tài chính tồng quan của doanh nghiệp. Ví đụ ngân hàng, các tổ chức tài chính tương tự thì việc trình bày Bảng cân đối kế toán được quy định cụ thể hơn trong Chuẩn mực VAS 22 “Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của ngân hàng và các tổ chửc tài chính tương tự ”. Xem tại trang Web:

www.vaa-hcmc.org.vn => Chuẩn mực nghề nghiệp => Chuẩn mực kế toán

5.4.2. Các thông tin phải được trình bày trong Bảng cân đối kế toán hoặc trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Doanh nghiệp phải trình bày trong Bảng cân đối kế toán hoặc trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính việc phân loại chi tiết bổ sung các khoản mục được trình bày, sắp xếp phù hợp với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi khoản mục cần được phân ioại chi tiết, nếu cần, theo tính chất; giá trị các khoản phải trả và phải thu từ công ty mẹ, từ các công ty con, công ty liên kết và từ các bên liên quan khác cần phải được trình bày riêng rẽ.

Mức độ chi tiết của việc phân loại chi tiết các khoản mục trong Bảng cãn đối kế toán hoặc trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính sẽ tùy thuộc vào những quy định của các chuẩn mực kế toán và cũng tùy thuộc vào quy mô, tính chất và chức năng cùa giá trị các khoản mục. Việc trình bày sẽ thay đổi đối với mỗi khoản mục, ví dụ:

a) Các tài sản cố định hữu hình được phân loại theo qui định trong VAS 03 “Tài sản cố định hữu hình” ra thành: Nhà cửa, vật kiến trúc; Máy móc, thiết bị; Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; Thiết bị, dụng cụ quản lý; Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm; TSCĐ hữu hình khác.

b) Các khoản phải thu được phân ra thành các khoản phải thu của khách hàng, các khoản phải thu nội bộ, các khoản phải thu của các bên có Hên quan, các khoản thanh toán trước và các khoản phải thu khác;

c) Hàng tồn kho được phân loại phù hợp với VAS 02 “Hàng tồn kho” ra thành nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm.

d) Các khoản dự phòng được phân loại riêng biệt cho phù hợp với hoạt động cùa đoanh nghiệp;

e) Vốn góp và các khoản dự trữ được trích lập từ lợi nhuận được phân loại riêng biệt thành vốn góp, thặng dư vốn cổ phần và các khoản đự trữ.

6* Báo cáo kết quả hoạt động kỉnh doanh (Income statement)6.1. Các thông tin phải trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh

doanh (Theo VAS 21)

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phảỉ bao gồm các khoản mục chủ yếu sau đây:

ỉ. Doanh thu bán hàng vù cung cấp dịch vụ (Sales Revenue)

2. Các khoản giảm trừ (Sales deductions);

KỂ TOÁN TÀI CHÍNH

Page 15: Cách trình bày báo cáo tài chính

Chương 7; Trình bày các báo cáo tài chính 183

3 Doanh thu thuần về bản hàng và cung cấp dịch vụ (Net Sales Revenue);

4, Giả vốn hàng bán (Cost o f Goods Sold);

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Gross Profit);

6. Doanh thu hoạt động tài chính (Finance incomes);

7. Chi phí tài chính (Finance expenses);

8. Chỉ phỉ bản hàng (Selling Expenses);

9. Chi phí quản ỉỷ doanh nghiệp (General & Administration Expenses);

10. Thu nhập khác (Other Incomes);

Ị 1. Chỉ phí khảc (Other Expenses)

12. Phần sở hữu trong ỉãỉ hoặc ỉỗ của công ty ỉiên kết và ỉiên doanh được kế toán theo phương phấp vốn chù sở hữu (Trong Báo cảo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhât); (share profit o f associates and joint ventures)

Ỉ 3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (Operating profit);

ỉ 4. Thuế thu nhập doanh nghiệp (Profit taxj;

ỉ 5. Lợi nhuận sau thuê (Profit after tax);

ỉ 6. Phần sở hữu của cổ đông thiểu số trong lãi hoặc lỗ sau thuế (Trong Báo cảo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhât) (Profit attributable to minority interest);

17. Lợi nhuận thuần trong kỳ (Profit attributable to equity holders o f parent).

Các khoản mục bổ sung, các tiêu đề và số cộng chi tiết cần phải được trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu hoặc khi việc trình bày đó là cần thiết để đáp ứng yêu cầu phản ánh trung thực và hợp lý tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Cách thức được sử dụng để mô tả và sấp xếp các khoản mục hàng dọc có thể đưọc sửa đổỉ phù hợp để diễn giải rõ hơn các yếu tố về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố cần được xem xét bao gồm tính trọng yếu, tính chất và chức năng của các yếu tố khác nhau cấu thành các khoản thu nhập và chi phí. Ví dụ đối với ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự việc trình bày Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được quy định cụ thể hơn trong Chuẩn mực VAS 22 “Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự”.

Trường hợp do tính chất ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp không thể trình bày các yếu tố thông tin trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chức năng của chi phí (by function) thì được trình bày theo bảa chất (nature, VAS 21 gọi là tính chất) của chi phí.

6.2. Các thông tỉn phải đưọx trình bày trong Báo cáo kết quả kinh doanh hoặc trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Doanh nghiệp phân loại các khoản chi phí theo chức nàng cần phải cung cấp những thông tin bổ sung về bản chất (tính chất) của các khoản chi phí, ví dụ như chi phí khấu hao và chi phí lương công nhân viên.

Trần Xuân Nam - MBA

Page 16: Cách trình bày báo cáo tài chính

ỉ ị : :

' • : ; 1iVÍỈ;:

1

in

nil'i :

Mr

I

if V' ■ I

J . f I ’I111 I

184 Phần II: CÁC HỆ THỐNG KỂ TOÁN VÀ BỘ KHUNG IASB/ VAS

Theo VAS 21, Doanh nghiệp phải trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính cố tức trên mỗi cổ phần (dividend per share) đã được đề nghị hoặc đã được công bố trong niên độ của báo cáo tài chính. Lưu ý là cổ tức mới đề nghị là đã phải ghi nhận và trình bày.

Tuy nhiên theo IAS 1, chỉ tiêu này phải được trình bày trên bề m ặt của báo cáo kết quả kinh doanh hoặc trong báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu.

7. Báo cáo các thay đổi trong vốn chủ sở hữu(Statement of changes in equity)

IAS 1 sửa đổi khác với VAS 21. IAS 1 yêu cầu các doanh nghiệp phải có báo cáo thay đổi trong vốn chủ sở hữu (Statement of changes in equity). Vì báo cáo này rất quan trọng với các nhà đầu tư. Tuy vậy theo VAS 21, phần này không được báo cáo riêng biệt như một báo cáo quan trọng mà nó được nằm trong phần thuyết minh các báo cáo tài chính.

Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu theo IAS 1

IAS đề nghị Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu có thể theo một trong hai cách. Cách 1 ĩihư bảng dưới chỉ ra tất cả các thay đổi ừong vốn chủ sở hữu hoặc cách 2 là báo cáo ghi nhận doanh thu và chi phí. Chi tiết Báo cáo thay đổi trong vốn chủ sở hữu (VCSH) xem phần 7 chương 35.

Bảng minh họa:

BÁO CÁO THAY Đổl VON CHỦ sộ HỮU (STATEMENT OF CHANGES IN EQUITY) Phần thuộc vốn cổ đông của công ty mẹ

Vốn góp Dự trữ Chuyển đồì Lãi lưu Tổng Lợi ích Tổngkhác dự trữ giữ thiểu số

Số dư 31/12/2008 mang sang X X (X) X X X XCác thay đổi VCSH* năm 2009:Lỗ từ đánh giá lạỉ bất động sản (X) (X) (X) (X)Các khoản đầu tư sẵn sàng để bán:- Lãỉ/(lỗ) do đánh giá đưa vào VCSH (X) (X) (X) ■- Đã chuyển vào íãí/lỗ khi bán Dòng tiền Khác {Cash flow hedges):

X X X

- Lãi/(lỗ) đưa vào VCSH X X X X- Đã chuyển vào lãi/lỗ trong kỳ (X) (X) ■ ( x r (X)Chênh lệch tỷ giá từ các hoạt độngchuyển đổi ngoại tệ (X) (X) (X) (X)Thuế trên các khoản đánh írực tiếptrên hoặc được chuyển từ VCSH X X X X X XTổng lãi (lỗ) thuần được ghi nhậntrực tiếp trong VCSH (X) (X) (X) (X). (X)Lãi trong kỳ X X X XTổng số thu nhập vổ chi phí đượcghi nhận irong kỳ (X) (X) X X X XCác khoản cổ tửc (X) (X) (X) <X).Phát hành cồ phần phổ thông X X XSố dư ngày 31/12/2009 X X X X X

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

Page 17: Cách trình bày báo cáo tài chính

Chương 7; Trình bày các báo cáo tài chính 185

TẬP ĐOÀN ABC BÁO CÁO GHI NHẬN THU NHẬP VÀ CHI PHÍ CHO NĂM KẾT THỨC VÀO NGÀY 31/12/2009

__________ ________________________ Đơn vị tỉnh: Triệu đồngNăm 2009 Năm 2008

Lãi/(LỖ) từ đánh giá lại bất động sản (X) XCác khoản đầu tù’' sẵn sàng để bân:

- Lãi/(ỉỗ) do đánh giá đưa vào VCSH (X) (X)- Đã chuyển vào lãi/iỗ khi bán X XDòng tiền khác (Cash flow hedges):- Lãi/(iỗ) đưa vào VCSH X X- Đã chuyển vào lãi/lỗ trong kỳ (X) (X)Chênh lệch tỷ giá ỉừ các hoạt độngchuyển đổi ngoại tệ (X) (X)Thuế trên các khoồn đánh ỉrực íiếptrên hoặc đưực chuyền từ VCSH X XTổng lãi (ìỗ) thuần được ghi nhậntrực tiếp trong VCSH X XLăi trong kỳ X XTổng số thu nhập và chi phí đượcghi nhận ỉrong kỳ X XTrong đố thuộc về:Chủ sở hữu công ty mẹ XLợi ích thiểu số XTổng X

Báo cáo lưu chuyền tiền tệ (Cash flow statements)

Báo cáo iưu chuyển tiền tệ được lập và trình bày theo quy định của VAS 24 "Báo cáo lưuchuyển tiền tệ". Nó được trình bày chi tiết ở Chương 24.

8. Bản thuyết minh báo câo tài chính (Notes to financial statements)8.1. Cấu trúc (Structure)Bản thuyết minh báo cáo tài chính cửa một doanh nghiệp cần phải:

a) Đưa ra các thông tin về cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và các chính sách kế toáncụ thể được chọn và áp dụng (basis on which the financial statements were prepared and which specific accounting policies) đối với cảc giao dịch và các sự kiện quan trọng;

b) Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán (required by IAS/ VAS) mà chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác;

c) Cung cấp thông tin bồ sung chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác, nhưng lại cần thỉết cho việc trinh bày trung thực và họp lý (fair presentation).

Bản thuyết minh báo cáo tài chính phải được trình bày một cách có hệ thống. Mỗi khoảnmục trong Bảng cân đối kế toán, Báp cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu

Page 18: Cách trình bày báo cáo tài chính

186 Phần íl: CÁC HỆ THỐNG KẾ TOÁN VÀ BỘ KHUNG IASBI VAS

chuyển tiền tệ cần được đánh dấu dẫn tới các thông tin liên quan trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

Bản thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm các phần mô tả mang tính tường thuật hoặc những phân tích chi tiết hơn các số liệu đã được thể hiện trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin bổ sung cần thiết khác. Chứng bao gồm những thông tin được các chuẩn mực kế toán yêu cầu trình, bày và những thông tin khác cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý.

Bản thuyết minh báo cáo tài chính thường được trình bày theo thứ tự sau đây và cần duy trì nhất quán nhằm giúp cho người sử đụng hiểu được báo cáo tài chính của doanh nghiệp và có thể so sánh với báo cáo tài chính của các doanh nghiệp khác:

a) Tuyên bố về việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam;b) Giải trình về cơ sở đánh giá và chính sách kế toán được áp dụng;c) Thông tin bổ sung cho các khoản mục được trình bày trong mỗi báo cáo tài chính theo thứ

tụ’ trình bày mỗi khoản mục hàng dọc và mỗi báo cáo tài chính;d) Trình bày những biến động trong nguồn vốn chủ sở hữu;e) Những thông tin khác, gồm:

(i) Những khoản nợ tiềm tàng, những khoản cam kết và những thông tin tài chính khác; và(ii) Những thông tin phi tài chính.

8.2. Trình bày chính sách kế toán (Presentation of accounting policies)

Các chính sách kế toán trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính phải trình bày những điểm sau đây:

Các cơ sở đo lường (measurement basis) được sử dụng trong việc lập báo cáo tài chính.

Mỗi chính sách kế toán cụ thể cần thiết cho việc hiểu đúng các báo cáo tài chính.

Ngoài các chính sách kế toán cụ thể được sử dụng trong báo cáo tài chính, điều quan trọng là người sử dụng phải nhận thức được cơ sở đo lường được sử dụng (như nguyên giá, giá hiện hành, giá trị thuần có thể thực hiện được, giá trị hợp lý hoặc giá trị hiện tại) vì các cơ sở này ià nền tảng để lập báo cáo tài chính. Khi doanh nghiệp sử đụng nhiều cơ sở đo lường khác nhau để lập báo cáo tài chính, như trường hợp một số tài sản được đánh giá lại theo quy định của Nhà nước, thì phải nêu rõ các tài sản và Ĩ1Ợ phải trả áp dụng mỗi cơ sở đo lường đó.

Khi quyết định việc trình bày chinh sách kế toán cụ thể trong báo cáo tài chính, tảng giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp phải xem xét xem việc diễn giải này có giúp cho người sử dụng hiểu được cách thức phản ánh các nghiệp vụ/ giao dịch và các sự kiện trong kết quả hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các chính sách kế toán doanh nghiệp thường đưa ra gồm:

a) Ghi nhận doanh thu;b) Nguyên tắc hợp nhất, kể cả hợp nhất công ty COĨ1 và công ty liên két;c) Hợp nhất kinh doanh;d) Các liên doanh;

KỂ TOÁN TÀỈ CHÍNH

Page 19: Cách trình bày báo cáo tài chính

Chương 7; Trình bày các báo cáo tài chính 187

è) Ghi nhận và khấu hao tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình; phân bổ chi phí trả trước và lợi thế thương mại;

f) Vốn hóa các khoản chi phí đi vay và các khoản chi phí khác;g) Các hợp đồng xây đựng;h) Bất động sản đầu tư;i) Công cụ tài chính và các khoản đầu tư tài chính; j) Hợp đồng thuê tài chính;k) Chi phí nghiên cứu và triển khai (R&D); ỉ) Hàng tồn kho;m) Thuế, bao gồm cả thuế hoãn lại; n) Các khoản dự phòng;o) Chuyển đổi ngoại tệ và các nghiệp vụ dự phòng rủi ro hối đoái;p) Xác định lĩnh vực kinh doanh, khu vực hoạt động và cơ sở phân bổ các khoản chi phí giữa

các lĩnh vực và khu vực hoạt động; q) Xác định các khoản tiền và to n g đương tiền; r) Các khoản trợ cấp của Chính phủ.

Việc trình bày chính sách kế toán trong các ỉĩnh vực kể trên sẽ được yêu cầu cụ thể trong các chuẩn mực kế toán khác liên quan.

Mỗi doanh nghiệp cần xem xét bản chất của các hoạt động và các chính sách của mình mà người sử dụng muốn được trình bày đối với loại hình doanh nghiệp đó. Khi một doanh nghiệp thực hiện những nghiệp vụ quan trọng ở nước ngoài hoặc có những giao dịch quan trọng bằng ngoại tệ, thì những người sử dụng sẽ mong đợi có phần diễn giải về các chính sách kế toán đối với việc ghi nhận các khoản lãi và lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái và việc dự phòng rủi ro hối đoái. Trong báo cáo tài chính hợp nhất phải trình bày chính sách kế toán được sử dụng để xác định ỉợi thế thương mại và iợi ích của cổ đông thiểu số.

Một chính sách kế toán có thể được coi là quan trọng thậm chí khi các số liệu được trình bày trong các niên độ hiện tại và trước đây không mang tính trọng yếu. Việc diễn giải các chính sách không được quy định trong các chuẩn mực kế toán hiện hành, nhưng được lựa chọn và áp dụng phù hợp là rất cần thiết.

8.3. Thay đổi trong vốn chủ sử hữu theo VAS 21 (Changes in equity)

Doanh nghiệp phải trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính những thông tin phản ánh sự thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu (changes in equity):

a) Lãi hoặc lỗ thuần của niên độ;

b) yếu tố thu nhập và chi phí, lãi hoặc lỗ được hạch toán trực tiếp vào nguồn vốn chủ sở hữu theo quy định của các chuẩn mực kế toán khác và tổng số các yếu tố này;

c) Tác động luỹ kế của những thay đồi trong chính sách kế toán và những sửa chữa sai sót cơ bản được đề cập trong phần các phương pháp hạch toán;

Trần Xuân Nam - MBA

Page 20: Cách trình bày báo cáo tài chính

188 Phần li: CÁC HỆ THỐNG KỂ TOÁN VÀ BỘ KHUNG IASB/ VAS.

đ) Các nghiệp vụ giao dịch về vốn với các chủ sở hữu và việc phân phối cổ tức, lợi nhuận cho các chủ sở hữu;

e) Số dư của khoản mục lãi, lỗ luỹ kế vào thời điểm đầu niên độ và cuối niên độ, những biến động trong niên độ; và

f) Đối chiếu giữa giá trị ghi sổ của mỗi loại vốn góp, thặng dư vốn cổ phần, các khoản dự trữ vào đầu niên độ, cuối niên độ và trình bày riêng biệt từng sự biến động.

8.4. Các thông tin chính trong bản thuyết minh báo cáo tài chính

Một doanh nghiệp cần phải cung cấp những thông tin sau đây trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính:

a) Đối với mỗi loại cổ phiếu (Share or Stock):

(i) Số cổ phiếu được phép phát hành;

(ii) Số cổ phiếu đã được phát hành và được góp vốn đầy đủ và số cổ phiếu đã được phát hành nhưng chưa được góp vốn đầy đủ;

(iii) Mệnh giá (par value) của cổ phiếu hoặc các cổ phiếu không có mệxứi giá;

(iv) Phần đối chiếu số cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm đầu và cuối niên độ;

(v) Các quyền lợi, ưu đãi và hạn chế gắn liền với cổ phiếu, kể cả những hạn chế trong việc phân phối cổ tức và việc trả lại vốn góp;

(vi) Các cổ phiếu do chính doanh nghiệp nắm giữ (ữeatury stocks) hoặc do các công ty con, công ty liên kết của đoanh nghiệp nắm giữ; và

(vii) Các cổ phiếu được dự trữ để phát hành theo các cách ỉựa chọn và các hợp đồng bán hàng,bao gồm điều khoản và số liệu bằng tiền;

b) Phần mô tả tính chất và mục đích của mỗi khoản dự trữ trong vốn chủ sở hữu;

c) Phần cổ tức đã được đề xuất (proposal), hoặc được công bố (Declared) sau ngày lập Bảngcân đối kế toán nhưng trước khi báo cáo tài chính được phép phát hành, và

d) Giá trị cổ tức của cổ phiếu ưu đãỉ luỹ kế chưa được ghi nhận.

Một doanh nghiệp không có vốn cổ phần, như công ty hợp danh, đoành nghiệp Nhà nước,công ty trách nhiệm hữu hạn cần phải cung cẩp những thông tin tương đương với các thông tin được yêu cầu trên đây, phản ánh những biến động của các loại vốn góp khác nhau trong suốt niên độ, cũng như các quyền lợi, ưu đãi và hạn chế gắn liền với mỗi loại vốn góp.

8.5. Các thông tin khác cần đươc cung cấp (Other disclosures)

Doanh nghiệp cần cung cấp các thông tin sau đây, trừ khi các thông tin này đã được cung cấp trong các tài ỉiệu khấc đỉnh kèm báo cáo tài chỉnh được công bố:

a) Trụ sở và loại hình pháp lý của doanh nghiệp, quốc gia đã chứng nhận tư cách pháp nhân của doanh nghiệp và địa chỉ của trụ sở doanh nghiệp (hoặc của cơ sở kinh doanh chính, nếu khác với trụ sở);

KỂ TOÁN TÀI CHÍNH

Page 21: Cách trình bày báo cáo tài chính

Chương 7: Trình bày các báo cáo tài chính 189

b) Phần xnô tả về tính chất của các nghiệp vụ và các hoạt động chinh của doanh nghiệp;

c) Tên của cồng ty mẹ và công ty mẹ của cả tập đoàn;

đ) Số ỉượng công nhân viên tại thời điểm cuối niên độ hoặc số lượng công nhân viên bình quân trong niên độ.

Chỉ tiết các báo cáo tài chính và bản thuyết mình theo yêu cầu của VAS 21 xin hãy xem trên trang web: www.vaa-hcmc.org.vn .-> Chuẩn mực nghề nghiệp => Chuẩn mực kế toán và www.vinamilk.com.vn =>Thông tin CO d0ng=>Bao cáo thường niên=> BC.thường niên 2008

9. Vấn đề với các công ty nhỏ (Problems with small entities)ở Việt Nam cũng như ở hầu hết các nước, một số lượng rất lớn các công ty hoặc các loại đơn vị (thực thể) kế toán khác là rất nhỏ. Chúng thường được sở hữu và điều hành, quản lý bởi một người hay một gia đình. Các chủ sở hữu đầu tư tiền của họ vào kinh doanh và không có các nhà đầu tư bên ngoài để cần bảo vệ,

Các công ty ỉớn (large entities), ngược ỉại, nhất ỉà các công ty đã niêm yết trên các thị trường chứng khoán HOSE hay HNX, có thể có nhiều cổ đông, những người đã đầu tư tiền của họ, hoặc thông qua các quỹ đầu tư, hưu trí, với rất ít sự hiểu biết về tình hình hoạt động của công ty. Những cổ đông này cần được bảo vệ và các quy định cho các công ty này cần được chặt chẽ và nghiêm khắc hom.

Bởi vậy có nhiều ý kiến cho rằng hệ thống các tài khoản và báo cáo cho các công ty nên được chia thành hai loại:

a) Loại “đơn giản” dành cho các công ty nhỏ với ít các quy định hơn, ít các yêu cầu trình bày thuyết minh hơn.

b) Loại “phức tạp” cho các công ty lớn với nhiều quy định và nhiều yêu cầu trình bày chi tiết.

Rõ ràng là có một số chuẩn mực kế toán IAS và VAS mà nó rất ít khi được sử dụng trong kế toán ở các công ty nhỏ, nhưng Ỉ1Ó lại ảnh hưởng thường xuyên đến các công ty lớn khác. Cụ thể là hầu hết các công ty, doanh nghiệp nhỏ sẽ bị điều chỉnh bởi các chuẩn mực kế toán về:

- Các tài sản cố định hữu hình;- Khấu hao;- Hàng tồn kho;- Trình bày báo cáo tài chính;- Các sự kiện ngẫu nhiên hay các sự kiện xảy ra sau ngày của bảng cân đối kế toán;“ Thuế thu nhập doanh nghiệp;- Doanh thu.

Bộ Tài chính đã ra Quyết định số 48/200Ố/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 về việc ban hành chế độ kế toán đoanli nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó có 5 phần (1) Quy định chung; (2) Hệ thống tài khoản kế toán, (3) Hệ thống báo cáo tài chính; (4) Chế độ chứng từ kế toán; (5) Chế độ sổ

Trần Xuân Nam - MBA

Page 22: Cách trình bày báo cáo tài chính

190 Phần II: CÁC HỆ THỐNG KỂ TOÁN VÀ BỘ KHUNG lASB/ VAS

kế toán. Chế độ này áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nó không áp dụng cho các công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, doanh nghiệp nhà nước (DNNN), công ty TNHH nhà nước một thành viên, hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán được áp dụng chế độ kế toán đặc thù do Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành.

Để xem các báo cảo tài chính thực theo VAS, bạn hãy xem trong phần Phụ lục 3 ở cuối sách: (PHỤ LỤC 3: BẢO CẢO TÀI CHÍNH TẬP ĐOÀN VINAMILK)

Bạn vào các trang web sau để tham khảo các báo cáo tài chính Việt Nam và quốc tế.

www.vinamilk.coni.vn =>Thông tin cổ đông=>Báo cáo thưởng niên=>BC. thường niên 2008

www.fpt.com.vn ~>quan hệ cổ'đông=>Báo cáo thường 'niên/Báo cáo tài chính

www.sacombank.com.vn => Quan hệ nhà đầu tu->Báo cáo tài chính/ Báo cáo thường niên

www.acb.com.vn => Thông tin dành cho cổ đôĩig=> Báo cáo tài chính

www.unilever.com =>Investor centei->Annual reports

Thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005 của Bộ trưởng BTC hưởng đẫn chi tiết VAS 21;hãyvào trang web: www.vaa-bcmc.org.vn => Chuẩn mực nghề nghiệp ~> Chuấn mựckế toán

Tóm lược chương (Chapter summary)

1. IAS 1/ VAS 21 “Trình bày các báo cáo tài chính” (Presentation o f financial statements) trình bày các khái niệm, nguyên tắc và yêu cầu cơ bản cho việc lập các báo cáo tài chính mà nó đã được trình bày ở chương 2 Hệ thống điều chỉnh công tác kế toán và chương 6 “Bộ khung khái niệm của IASB và VAS”. VAS 2 ỉ áp dụng trong việc ỉập và trình bày báo cáo tài chính của các doanh nghiệp và báo cáo tài chinh hợp nhất của tập đoàn. Nó được vận dụng cho việc lập và trình bày thông tin tài chính tóm lược giữa niên độ. Chuẩn mực này áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp.

2. Yêu cầu trình bày hợp iý các báo cáo tài chíuh (Requirements for fair presentation). Báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và hợp iý hoặc họp ỉý và phù hợp vớiVAS và IFRS (True & fair view/ or fair presentation & compliance with IFRS and VAS) tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp.

3. Các giả định co* bản và nguyên tắc lập các BCTC (Fundamental assumptions/ principles)

(1) Hoạt động liên tục (Going concern). Bảo cáo tài chỉnh phải được lập trên cơ sở giả định ỉà doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khỉ doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể quỉ mô hoạt động của mình.

KỂ TOÁN TÀI CHÍNH

Page 23: Cách trình bày báo cáo tài chính

Chương 7: Trình bày các báo cáo tài chính 191

(2) Cơ sở dồn tích (Accrual basis of accounting). Doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến các ỉuồng tiền. Theo cơ sở

. kế toán dồn tích, các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan.

(3) Nhất quán (Consistency).Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính phải giống nhau tù* niên độ này sang niên độ khác, trừ khi: (a) cỏ sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày báo cáo tài chính cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp ỉý hơn cấc giao dịch và các sự kiện; hoặc (b) Một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trinh bầy.

(4) Trọng ỵếu và tập hợp (Materiality and aggregation). Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cảo tài chỉnh. Cảc khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục cố cùng tỉnh chất hoặc chức năng. Theo nguyên tắc trọng yếu, doanh nghiệp không nhất thiết phải tuân thủ các quy định về trình bày báo cáo tài chính của các chuẩn mực kế toán cụ thể nếu các thông tin đó không có tính trọng yếu.

(5) Bà trừ (Offsetting). Các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên báo cáo tàichính không được bù trù', trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ.

(6) Thông tin có thể so sánh (Comparative information). Các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán phải được trình bày tương ứng với các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính của kỳ trước. Các thông tin so sánh cần phải bao gồm cả các thông tin diễn giải bằng lời nếu điều này là cần thiết giúp cho những người sử dụng hiểu rõ được báo cáo tài chính của kỳ hiện tại.

4. Những thông tin chung về doanh nghiệp (Identification of financial statements)

Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày các thông tin (a) Tên và địa chỉ của doanh nghiệp báo cáo; (b) báo cáo tài chính riêng hay báo cáo tài chính hợp nhất; (c) Kỳ báo cáo (quý hay năm); (d) Ngày của báo cáo tài chính; (đ) Đơn vị tiền tệ của báo cáo tài chính.

5. Bảng cân đối kế toán (Balance sheet). Trình bày các tài sản và nguồn vốn của thực thể tại một ngày nhất định. Các tài sản và nợ của thực thể được trình bày theo tính ngắn hạn hay dài hạn. Các tài sản ngắn hạn là tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền hay chuyển vào chi phí trong thời hạn 12 tháng kể tò ngày của Bảng cân đổi kế toán hay một chu kỳ kinh doanh nếu chu kỳ kinh doanh dài hơn 12 tháng. Ngược lại là các tài sản dài hạn. Tương tự như vậy nợ ngắn hạn là các khoản nợ mấ doanh nghiệp sẽ phải trả trong vòng 12 tháng tới, ngược lại là nợ dài hạn. vốn chủ sở hữu là khoản tiền còn lại của tổng tài sản trừ đi tổng Ĩ1Ợ phải trả. Nó còn được gọi là tài sản thuần.

Trần Xuân Nam - MBA

Page 24: Cách trình bày báo cáo tài chính

192 Phần li: CÁC HỆ THỐNG KỂ TOÁN VÀ BỘ KHUNG !ASB/ VAS

6. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Income statement). Trình bày cấc khoản doanh thu, giả vốn hàng bán, lãi gộp, chi phí kinh doanh, lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh cấc khoản thu nhập khác và chì phí khác, ỉãi trước thuế, chỉ phí thuế TNDN, lãi thuần sau thuế, ỉãi trên mỗi cổ phiếu (EPS). Theo VAS 21, Doanh nghiệp phải trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính cổ tức trên mỗi cổ phần (dividend per share) đã được đề nghị hoặc đã được công bố.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được trình bày riêng biệt ở chương 24.

7. Báo cáo các thay đỗi trong vốn chủ sở hữu (Changes in equity). Trình bày các khoản làm thay đổi vốn chủ sở hữu trong kỳ gồm vốn góp của chủ sở hữu, các quỹ dự trữ, lãi lưu giữ, lợi ích cổ đông thiểu số và tổng vốn chủ sở hữu. Theo IAS các thay đổi trong vốn chủ sả hữu được trình bày thành một báo cáo riêng biệt nhưng theo VAS báo cáo này nằm trong phần thuyết minh các báo cáo tài chính.

8. Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Notes to financial statements). Doanh nghiệp cần phải: (a) Đưa ra các thông tin về cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp đụng đối với các giao địch và các sự kiện quan trọng; (b) Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán (required by ĩ AS/ VAS) mà chưa được trình bày trong các báo cảo tài chính khác nhưng cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý (fair presentation). Bản thuyết minh báo cáo tài chính phải được trình bày một cách có hệ thống có số tham chiếu để ngưởi đọc dễ theo dõi.

9. Vấn đề với các công ty nhỏ (problems with small entities). Bộ Tài chính đã ra Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó có 5 phần (1) Quy định chung; (2) Hệ thống tài khoản kế toán, (3) Hệ thống báo cáo tài chính; (4) Chế độ chứng từ kế toán; (5) Chế độ sỗ kế toán. Chế độnày áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nó không áp đụng cho các công ty đã niêm yết ừên thị trường chứng khoán, doanh nghiệp nhà nước (DNNN), công ty TNHH nhà nước một thành viên, họp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã tín đụng.

Bài tập

Công ty Cổ phần Minh Cường vừa mới được thành lập. Trong tháng 12/2008 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: -

1. Ngày 01/12 các cổ đông góp vốn bằng việc chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi ngân hàng của công ty số tiền ỉà 400 triệu đồng.

2. Ngày 01/12 công ty đã vay ngắn hạn 400 triệu đồng của ngân hàng ACB, lãi suất 12°/o/nám. Tiền đã chuyển vào tài khoản cùa công ty tại ngân hàng.

3. Cùng ngày 01/12, công ty ký một hợp đồng thuê cửa hàng và văn phòng. Gông ty đã trả trước tiền thuê 6 tháng trị giá 120 triệu đồng bằng một tấm séc số 0011209.

4. Ngày 01/12, Công ty mua một xe tải trị giá 210 triệu đồng bao gồm cả thuế trước bạ. Công ty đã nhận xe và ữả toàn bộ tiền bằng một ủy nhiệm chi số 00112.

KẾ TOÁN TÀI CHỈNH

Page 25: Cách trình bày báo cáo tài chính

Chương 7: Trình bày các báo cáo tài chính 193

5 Ngày 02/12 công ty mua 120 điện thoại di động NOKIA từ Mai Sao, giá mua chưa bao gồm thuế VAT là 5 triệu đồng/cái, thuế VAT là 10% trên giá mua. Công ty trả ngay 60% bằng ủy nhiệm chi số 00212. Công ty dùng phương pháp thường xuyên cho kế toán hàng hóa.

6 Ngày '04/12 công ty mua thêm 40 điện thoại íừ Mai Sao, đơn giá chưa gồm thuế VAT là5 3 triệu đồng/cái, thuế VAT là 10% giá mua. Hàng đã nhận, tiền sẽ trả sau 30 ngày.

7 Ngày 05/12 công ty bán được 100 điện thoại cho Công ty Minh Trang, giá bán chưa có thuế VAT là 5,8 triệu cái, thuế VAT là 10% giá bán. Hàng đã giao, công ty nhận được 60% bằng một tấm séc. số còn lại công ty sẽ nhận sau 30 ngày. Công ty tính giá vốn hàng bán theo phương pháp bình quân gia quyền.

8. Ngày 15/12 công ty bán cho Minh Trang 50 cái điện thoại, giá bán chưa gồm thuế VAT là 6 triệu đồng/ cái, thuế VAT là 10% trên giá bán. Khách hàng trả ngay 30% bằng ủy nhiệm chi.

9. Ngày 28/12 Minh Trang trả lại 2 điện thoại (bán ngày 15/12). Công ty đã nhận.

10. Các chi phí hành chính chung của công ty gồm chi phí điện thoại, điện nước trong tháng là 4 triệu, công ty chưa trả tiền.

11. Bảng lương cuối tháng của Công ty như sau: Lương bộ phận bán hàng 20 triệu đồng, lương bộ phận quản lý và hành chính 30 triệu đồng. Nhân viên phải đóng BHXH và BHYT tương ứng là 5% và 1% trên lương. Tổng thuế thu nhập cá nhân 2 triệu đồng.

12. Công ty đóng BHXH và BHYT tương ứng là 15% và 2% trên lương của nhân viên.

13. Cuối tháng công ty tính khấu hao của xe tải theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Xe tải ước tính sử đụng trong 7 năm, không có giá trị phế thải.

14. Ngân hàng tính iãi tiền vay trong tháng là 4 triệu đồng và đã trừ tiền từ tài khoản tiền gửi ngân hàng của công ty.

15. Cuối tháng kế toán chuyển chí phí thuê trả trươc sang chi phí thuê cho tháng đẫ sử dụng trong đó 50% cho chi phí bán hàng và 50% chi phí quản iý chung và hành chính.

Yêu cầu: Bạn hãy

1. Lập bút toán các nghiệp vụ trên trong sổ Khật ký chung.

2. Chuyển vào sổ cái các tài khoản dưới dạng chữ T cho tài khoản Tiền gửi ngân hàng, Hàng hóa, Các khoản phải thu, Các khoản phải trả, Thuế VAT phải trả.

3. Lập các bút toán khóa sổ cuối tháng 12.

4. Lập các báo cáo tài chính: (1) Báo cáo kết quả kính doanh tháng 12/2008, (2) Bảng cãn đối kế toán ngày 31/12/2008, và (3) Báo cáo lưu chuyển tỉền tệ tháng 12/2008.

Trần Xuân Nam - MBA

Page 26: Cách trình bày báo cáo tài chính

194 Phần II: CÁC HỆ THỐNG KỂ TOÁN VÀ BỘ KHUNG ÍASB/ VAS

B ài giải: 1. Lập các bút toán nhật ký:

Công ty cể phẩn Minh cường sể nhật kỷ chung

Đơn vị tính: Triệu đổng

Ngàytháng

Số c.từ <TT)

Diễn giảiThamchiếu

Nợ Cớ

1/12 1 Tiền gửi ngân hàng V 400,00

Vốn góp cổ phẫn (chủ sỏ hữu) 400,00

Các cổ đôna aóD vốn vồo côna tv

1/12 2 Tiền gửi ngân hàng V 400,00

Vay ngắn hạn ngân hàng 400,00

Vav naân hà na. lãi suất 12%/nãm

1/12 3 Tiền thuê nhà trả trước 120,00

Tíển gửi ngân hàng V 120,00

Trả trưổc tiền thuê nhà. cửa hà na

1/12 4 TSCĐ - Xe tải 210,00

Tiền gửi ngân hàng V 210,00

Mua xe tải trả naav hằna tiền . ^ ■

2/12 5 Hàng hóa V 600,00

Thuế VAT đầu vào 60,00

Tiền gửi ngân hàng V 396,00

Phải trả thương mại Maỉ Sao 264,00

Mua 120 Đĩ. aiâ 5 triêu/cái. thuế VAT 10%. trả UNC

4/12 6 Hàng hóa V 212,00

Thuế VAT đầu vào 21,20

Phải trả người bán Mai Sao 233,20

Mua 40 ĐT X 5.3 trìêu/cáỉ. VAT 10% chưa trả tiền Mai Sao

5/12 7 Tiền gửi ngân hảng V 382,80

Khoản phảỉ thu thương mại Minh Trang V 255,20

Doanh thu bán hàng 580,00

Thuế VAT đẩu ra phải nộp 58,00

Bán 100 ĐT. 60% thu bằna séc. Minh Trana nơ 40%

5/12 7b Giá vốn hàng bán 507,50

Hàng hóa V 507,50

Giá vốn hàna bán 100 điên thoai

15/12 8 Tiền gửi ngân hàng 99,00

Phải thu Minh Trang 231,00

Doanh thu bán hồng 300,00

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

Page 27: Cách trình bày báo cáo tài chính

Chương 7: Trình bày các bào cáo tài chính 195

Ngàythang

SôC-từ

(TT)ũỉễn giải

Thamchiếu

NỢ Có

Thuế VAT đẩu ra phải nộp 30,00Rán 50 ĐT. aiá 6 triêu/cái. Minh Trana nơ 70%

15/12 8b Giá vốn hàng bán 253,75

Hàng hóa V 253,75..

Giá vốn của 50 điên thoai X 5.075 triêu/cái

9 Doanh thu bị trả lại 12,00

Thuế VAT đẩu ra phải nộp 1,20

Phải thu thương mại Minh Trang 13,20

?8/12 Côna 1v Mình Trana trả lai 2 chiếc ĐT. aiá bán 6 triêu/cái

9b Hàng hóa 10,15

Giá vốn hàng bán 10,15

Giá vốn hàna bán bi Minh Trana trả lai 2 cái X 5.075 triẽu

28/12 10 Chi phí điện thoại, điện nưồc - CP chung và hành chính 4,00

Chị phí hành chính phải trả 4,00

Các chi Dhí điên thoai, điên nước thána 12 chưa trả

31/12 11 Chỉ phí lương - CP bán hàng 20,00

Chi phí lương - hành chính 30,00

Lương phải trả 45,00

ĩhưế thu nhập cá nhân phải trả 2,00

BHXH phải trả 2,50

BHYT phải trả 0,50

Lườna. thuế TI\ICl\l. BHXH. BHYT của nhân viên

31/12 12 Chi phí 8HXH - CP bán hàng 3,00

Chi phí BHYT - Ghi phí bán hàng 0,40

Chi phí BHXH - CP chung và hành chính 4,50

Chi phí BHYT - Chi phí chung và hành chính 0,60

BHXH phải trả 7,50BHYT phải trả 1,00

BHXH vả Bảo hiểm V ỉế thuôc trách nhiêm cốna tv

31/12 13 Chi phí khấu hao 2,50

2,50Khấu hao iũy kế xe- tải

Khấu hao xe tải thán a 12

31/12 14 Chi phí lãi vay 4,00

Tiền gửi ngân hàng 4,00

Chi ohí íãi tiền vav thána 12 M % X 200 triêuì

31/12 15 Chí phí thuê nhà - Chỉ phí bán hàng 10,00

Chi phí thuê nhà - Chỉ phí chung và hành chính 10,00

Trân Xuân Nam - MBA

Page 28: Cách trình bày báo cáo tài chính

196 Phần II: CÁC HỆ THỐNG KẾ TOÁN VÀ BỘ KHUNG iASB/VAS

Ngàytháng

Sô' c.từ (TT)

Diễn giảiThamchiếu

Nự Có

Chi phí thuê nhà trả trước 20,00

Chuvển tiền thuê trả trước Sana chi Dhí thuê T12

31/12 16 Doanh thu 880,00

Xác định lăi íỗ 880,00

Kết chuvển TK doanh thu trona kv

31/12 17 Xấc đinh iãỉ iỗ 852,10

Giá vốn hàng bán 751,10

Doanh thu bị trả lại 12,00

Chi phí thuê cửa hàng - CP bán hàng 10,00

Chi phí thuê nhà, CP chung và hành chính 10,00

Chi phí lương - CP bán hàng 20,00

Chỉ phí lương - CP chung vầ hành chính 30,00

Chi phí BHXH- CP bán hàng 3,00

Chỉ phí BHXH - CP chung và hành chính 4,50

Chi phí BHYT - CP bán hàng 0,40

Chi phí BHYT - CP chung và hành chính 0,60

Chi phí khấu hao - Chi phí chung 2,50

Chi phí điện nước - Chị phí chung 4,00

Chi phỉ lãi tiền vay 4,00

Kết chuvển các tài khoản chi Dhí .DT trả lai íhána 12

31/12 18 Xác đinh lãi lỗ 27,90

Lãi chưa phân phối/ Lãi lưu giữ 27,90

Kết chuvển íãi thána 12

Tống NỢ hoặc Cổ 5.624,80 5-624,80

KỂ TOÁN TÀI CHÍNH

Page 29: Cách trình bày báo cáo tài chính

C h ư ơ n g ĩ : Trình bày các báo cáo tài chính 197

2 Stf Gái các tài khoảnNỢ Tiên gửi ngân hàng___________ Có

(1)(2)

400,00 120,00 (3) Phải trả Mai Sao400,00 210,00 (4) 264,00 (5)

Ợ)(8)

382,80 396,00 (5) 233,20 (6)99.00 4.00 (14) 497,20 Dư

Tổng 1.281,80 730,00

DƯ 551,80Hàng hốa ThuếVAT phải nộp

(5) 600,00 1 507,50 (7b) (5) 60,00 58,00 (7)

(6) 212,00 253,75 (8b) (6) 21,20 '30.00 m

(9b) 10,15 (9) 1.20Tổng 822,15 761,25 Tổng 82,40 88,00

Dư 60,9 5,60 DưPhải thu ỉ ỉiương mạỉ - IVlỉnh Trang

Ợ)(8)

255,20231,00

13,20 (9)

DƯ 473,00

Cổng ty cế phẩn Minh cường Báo cáo kết quả kinh doanh

Tháng 12/2008

Đơn vị tính: Triệu đồng Doanh thu 880,00

Trừ Doanh thu bị ỉrả lại (12,00)ũoanh thu thuần 868,00Gỉá vốn hàng bán 751.10

Lãi gộp 116,90Chỉ phí bán hàng

Chi phí thuê cửa hàng 10,00Chi phí ỉương 20,00Chi phíBHXH 3,00Chi phí bảo hiểm y.tế 0.40ĩẩng chỉ phí bán hàng 33,40

Chỉ phí chung và hành chínhGhi phí thuê văn phòng 10,00Ghi phí lương 30,00Chỉ phí BHXH 4,50Chi phí bảo hiểm y tế 0,60Chi phí khấu hao 2,50Chỉ phí điện nước 4,00Chi phí lãi tiền vay ■ 4,00Tổng chì phí chung và hành chính 55.60Lãi ròng 27.9Q

Trần Xuân Nam - MBA

Page 30: Cách trình bày báo cáo tài chính

198 Phần li: CÁC HỆ THỐNG KỂ TOÁN VÀ BỘ KHUNG iASB/ VAS

Cổng ty cẩ phẩn Minh cường Bảng cân ữỡì kế toán

Ngày 31/12/2008 Đơn vị tính: Triệu đồng

Tài sản NỢ phải trả và Vô'n chủ sở hữuTài sản ngắn hạn 1.185,70 Nự ngắn hạn 965,30

Tiền gửi ngân hâng 551,80 Khoản phải trả thương mại 497,20Khoản phải thu T.mại 473,00 Vay ngắn hạn ngân hàng 400,00Hàng hóa 60.90 Lương phải trả 45,00Tiền thuê trả trước 100,00 Thuế TNCN phải nộp 2,00

Tài sản dài hạn 207,50 BHXH phải trả 10,00Nguyên giá 210,00 BHYtế phải trả 1 50Khấu hao lũy kế (2,50) Thuế VAT phải nộp 5,60Giá trị còn lại 207.50 Chi phí điện nước phải trả 4,00

Vô'n chõ sô hữu 427,90Vốn góp 400,00Lãi chưa phân phối 27.90

Tổng tài sản 1.393.20 Tổng Nợ và vôn chủ sở hữu 1.393,20

Công ỉy cổ phần Minh Cường Báo cáo lưu chuyến tiền ỉệ

Tháng 12/2008Đơn vị tính: Triệu đổng

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanhThu tiền bán hàng

Tiển trả nhà cung cấp hàng

Chi tiền thuê nhà Chi trả lãi vay

Dòng tiền thuần tăng từ hoạt động kinh doanh Dòng tiền từ hoạt dộng đầu ỉư

Mua tài sản cô' định Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư Dòng tiền từ hoạt động ỉài chính

Vay ngân hàng Chủ doanh nghiệp góp vốn

Dòng tiển thuần từ hoạt động tài chính Dòng ỉỉền ỉỉiuẩn tăng trong tháng Số dư tỉển đầu kỷ Số dư tiền cuối kỳ (tháng)

481,80

(398,00)

(120,00)(4,00)

(210,00)

400,004QQ.QQ

(38,20)

(2 1 0 ,00)

800.00551.80

0.00551.80

KỂ TOÁN TÀ! CHÍNH