cách viết mục tiêu bài giảng nhằm gây hứng thú cho học sinh

10
Mục tiêu bài giảng là gì? - Mục tiêu nói chung là kết quả dự kiến cần đạt được sau khi thực hiện một hoạt động. - Mục tiêu dạy học là cái đích học sinh phải đạt được sau khi học; đó chính là “đích” cuối cùng mà thầy trò đều phải hướng tới. - Mục tiêu bài giảng (bài dạy) có nhiều cách diễn đạt chẳng hạn như: Mục tiêu bài giảng là kết quả mà giáo viên mong muốn người học đạt được sau bài giảng. Mục tiêu bài giảng“là tuyên bố về những gì học sinh phải hiểu rõ, phải nắm vững, phải làm được sau bài dạy”. Mục tiêu nói về việc người học sẽ như thế nào hoặc có khả năng làm được gì sau khi kết thúc một bài giảng.

Upload: nguyen-ba-quy

Post on 11-Jan-2017

3.061 views

Category:

Education


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: Cách viết mục tiêu bài giảng nhằm gây hứng thú cho học sinh

Mục tiêu bài giảng là gì?- Mục tiêu nói chung là kết quả dự kiến cần đạt được sau

khi thực hiện một hoạt động.- Mục tiêu dạy học là cái đích học sinh phải đạt được sau

khi học; đó chính là “đích” cuối cùng mà thầy trò đều phải hướng tới.

- Mục tiêu bài giảng (bài dạy)  có nhiều cách diễn đạt chẳng hạn như:

•           Mục tiêu bài giảng là kết quả mà giáo viên mong muốn người học đạt được sau bài giảng.

•           Mục tiêu bài giảng“là tuyên bố về những gì học sinh phải hiểu rõ, phải nắm vững, phải làm được sau bài dạy”.

• Mục tiêu nói về việc người học sẽ như thế nào hoặc có khả năng làm được gì sau khi kết thúc một bài giảng.

Page 2: Cách viết mục tiêu bài giảng nhằm gây hứng thú cho học sinh

Ý nghĩa của mục tiêu đối với giáo viên- Một mục tiêu được xác định rõ ràng, đầy đủ, cụ thể và chính xác

giúp giáo viên lựa chọn và sắp xếp nội dung bài giảng cho phù hợp.- Mục tiêu bài giảng định hướng cho các bước tiếp theo trong kế

hoạch bài dạy; dựa trên mục tiêu mà lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để bài giảng có kết quả tốt nhất. 

- Mục tiêu bài giảng là cơ sở để giáo viên xây dựng các câu hỏi, bài kiểm tra và các hình thức kiểm tra để đánh giá được tình trạng nhận thức của học sinh,đo lường năng lực của học sinh sau tiết giảng hay học phần môn học; là căn cứ để giáo viên đánh giá được sự tiến bộ của học sinh đến mức nào theo chuẩn đã định.

- Tạo niềm say mê, hứng thú nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm trong quá trình dạy học.

Page 3: Cách viết mục tiêu bài giảng nhằm gây hứng thú cho học sinh

         ý nghĩa mục tiêu đối với học sinh

• Học sinh nắm được mục tiêu bài giảng mà giáo viên đặt ra sẽ tự xác định cái đích mà mình cần hướng tới trong quá trình học môn học, bài học, tiết học,…Từ đó, học sinh biết lựa chọn tài liệu học tập, cách học, tự tổ chức quá trình học tập của bản thân theo một định hướng rõ ràng nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.

• Học sinh biết được cái chuẩn để tự so sánh, đánh giá được sự tiến bộ của bản thân trong việc học tập.

• Thực hiện được mục tiêu bài giảng sẽ phát triển ở người học các năng lực trí tuệ,các phẩm chất tư duy,các kĩ năng hành động, hình thành thái độ và cả niềm say mê đối với môn học. 

Page 4: Cách viết mục tiêu bài giảng nhằm gây hứng thú cho học sinh

Viết mục tiêu kiến thứcKiến thức:“Là thông tin được chứa trong não”. Các

thông tin này có thể bao gồm: Sự kiện thực tế; khái niệm;  nguyên lý; quy trình; quá trình; cấu trúc,.

Để viết được mục tiêu bài giảng  lý thuyết cần nắm vững  6 mức độ về kiến thức do B. J.Bloomđề xuất như sau:Nhận biết, thông hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá.

Page 5: Cách viết mục tiêu bài giảng nhằm gây hứng thú cho học sinh

Yêu cầu đối với mục tiêu bài giảng

- Bao giờ mục tiêu bài giảng cũng phải được diễn đạt theo yêu cầu của người học chứ không phải chức năng của người dạy

- Mục tiêu bài giảng  phải thích đáng (quan trọng, thiết thực, phù hợp), khả thi (có thể thực hiện được).

- Mục tiêu bài giảng  phải được diễn đạt bằng một động từ hành động đơn nghĩa (dễ hiểu và hiểu thống nhất như nhau) và tập trung vào kết quả.

- Kết quả mong đợi phải được diễn tả dưới dạng hành vi có thể quan sát thấy được (có khả năng đo lường được).

- Xác định được hoàn cảnh hành vi sẽ diễn ra: thời gian, điều kiện thực hiện.

- Phải phù hợp với đối tượng học sinh (đặc điểm tâm sinh lý, trình độ hiện có của học sinh).

Page 6: Cách viết mục tiêu bài giảng nhằm gây hứng thú cho học sinh

Viết mục tiêu kiến thức

+ Biết:Nhắc lại được, kể tên được, trình bày được, nêu được,  điền vào, xác định, liệt kê, đặt tên, nhớ lại, nêu lên, kể ra, viết ra…

+ Hiểu: diễn đạt được, mô tả, giải thích, phân tích, diễn đạt, báo cáo, sắp xếp, tính toán, lựa chọn, tóm tắt, khái quát hóa,xây dựng, chứng minh, phân biệt,  minh họa, trình bày, chọn lựa, …

+ Áp dụng: Thể hiện, ứng dụng, trình diễn, minh hoạ, bố trí, hoàn thành, áp dụng,  liên hệ, giải quyết, so sánh, soạn thảo, bố trí, thiết lập, xếp hạng, phát hiện được…

Page 7: Cách viết mục tiêu bài giảng nhằm gây hứng thú cho học sinh

Viết mục tiêu kiến thức

+ Phân tích: Phân tích, phân hoá, phân loại, đánh giá, so sánh, tính toán...đối chiếu, phân biệt, tìm sự khác nhau, tách ra…

+ Tổng hợp: Soạn thảo, tổng kết, hệ thống, lập kế hoạch, thiết kế, bố trí, thiết lập, kết hợp, hình thành, lập kế hoạch, đề xuất, liên hệ…

+ Đánh giá: nhận xét được, đánh giá được, xếp hạng, so sánh, chọn lựa, định giá, cho điểm, lập luận, xác định giá trị, phê phán, nhận xét, bảo vệ, khẳng định. ủng hộ, bình phẩm, miêu tả…

Page 8: Cách viết mục tiêu bài giảng nhằm gây hứng thú cho học sinh

Viết mục tiêu kỹ năng

Kỹ năng:Là:"Hoạt động quan sát được và những phản ứng mà một người thực hiện nhằm đạt được mục đích".

Kỹ năng được chia ra: Kỹ năng nhận thức và kỹ năng tâm vận (thực hành).

Page 9: Cách viết mục tiêu bài giảng nhằm gây hứng thú cho học sinh

Viết mục tiêu kỹ năng

Sử dụng các động từ để mô tả mức kỹ năng cần đạt được từ đơn giản đến phức tạp, biết thực hiện (hay tiến hành, hoàn thành, làm...) hành động hay hành vi nào đó, ở trình độ nhất định (đúng mẫu, nhanh đến đâu, chính xác ở mức độ nào) như: kể được, vẽ được, thực hành được, thực hiện được, soạn thảo được, định khoản được, làm được, vận dụng được, lắp ráp được, vận hành được, sáng tác được, cải tiến được, thiết kế được, nhận biết được, tiến hành, hoàn thành, giải quyết vấn đề, thực hiện, quan sát, thu thập, sử dụng, đo lường, lập kế hoạch, chẩn đoán, chế biến, ước lượng, tập hợp, xây dựng, tổ chức, phân tích, xem xét, phát hiện,  áp dụng, sử dụng, xử lý, đọc được đúng cách…

Page 10: Cách viết mục tiêu bài giảng nhằm gây hứng thú cho học sinh

Viết mục tiêu thái độ

• Thái độ:“Là cảm nhận của con người và ứng xử của họ đối với một công việc, những thái độ biểu hiện có thể có tính chất cá nhân(thói quen) hoặc hành vi liên cá nhân”.

• Có 2 loại thái độ: Thái độ không quan sát được và thái độ quan sát được.

• Sử dụng các cụm từ để diễn tả như: qua tiết giảng hình thành được đức tính cẩn thận,trung thực, kiên trì, ý thức trách nhiệm trong công việc, ý thức và đạo đức nghề nghiệp, đoàn kết, nhận thức được, tôn trọng, chấp nhận, đồng tình, ủng hộ. yêu thích, phê phán, bác bỏ, hợp tác, phán xử, tuân thủ, thay đổi, hợp nhất, sửa đổi, tin tưởng, nghiêm túc, chủ động đề xuất, biết tiết kiệm, đảm bảo an toàn, phối hợp…