cây thuốc

209
ALLIUM FISTULOSUM L. ALLIACEAE NH , nh ho a, đạ i th ôn g, th ôn g bạ ch , ho mb úa (T i) , ng (D ao ). H µ n h MÔ TẢ: Cây cỏ, cao 20-40cm. Thân hành vảy, màu trắng. Lá gồm 4-6 cái, hình trụ rỗng, thuôn, đầu nhọn. Hoa 1

Upload: jerry-nguyen

Post on 05-Jul-2015

303 views

Category:

Documents


11 download

TRANSCRIPT

ALLIUM FISTULOSUM L.

 ALLIACEAE

HÀNH,

hành hoa, đại

thông, thông bạch, hombúa (Thái), sông (Dao).

Hµnh

MÔ TẢ: Cây cỏ, cao 20-40cm. Thân hành vảy, màu trắng. Lá gồm 4-6 cái, hình trụ rỗng, thuôn, đầu nhọn. Hoa nhỏ, màu trắng, tụ tập thành tán giả trên một cuống chung dài. Quả nang. Hạt nhỏ, hình 3 cạnh, màu đen. Toàn cây có mùi thơm hăng, cay.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 8-10.

PHÂN BỔ: Cây trồng ở khắp nơi, làm gia vị.

BỘ PHẬN DÙNG: Toàn cây, chủ yếu thân hành. Thu hái vào mùa đông xuân. Dùng tươi hoặc phơi khô.

1

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân hành chứa tinh dầu. Trong tinh dầu có allyl propyl disulfit, diallyl disulfit và hợp chất chứa sulfur.

CÔNG DỤNG: Chữa cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, tiêu hóa kém, nhiễm trùng đường ruột, thấp khớp, đau răng, mụn nhọt, bí tiểu tiện. Ngày 30-60g cây tươi dạng sẳc, nước ép hoặc ăn với cháo nóng. Thân hành giã đắp chữa mụn nhọt hoặc thêm nước sôi vào xông để giải cảm.

 

ALLIUM ODORUM L. ALLIACEAE

HẸ,

phỉ tử, cửu

thái,

dã cửu, phiec cát ngàn (Thái).

H Ẹ

MÔ TẢ: Cây cỏ, cao 15-35cm. Thân hành vảy nhỏ. Lá nhiều, hình dải hẹp, dày, đầu nhọn. Hoa nhỏ, màu trắng, tụ tập thành tán giả trên một cuống chung mọc từ gốc, hình gần 3 cạnh, rỗng. Quả nang, hạt nhỏ, màu đen. Toàn cây có mùi thơm hăng đặc biệt.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 7-10.PHÂN BỔ: Cây trồng ở nhiều nơi làm gia vị và làm thuốc.

BỘ PHẬN DÙNG: Thân hành và lá. Thu hái quanh năm. Dùng tươi. Hạt lấy lúc

2

quả già, có màu đen, phơi hoặc sấy khô.THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá và thân hành chứa các hợp chất có sulfur, saponin, chất

đắng. Hạt có alcaloid và saponin.CÔNG DỤNG: Lá và thân hành chữa thổ huyết, chảy máu cam, ho, hen,

viêm họng, bế kinh, tiêu hóa kém, lỵ, giun kim: Ngày 20-30g sắc. Dùng ngoài, giã đắp để tiêu viêm. Hạt chữa di tinh, đái ra máu, đái dầm, đau lưng, đau khớp, khí hư: Ngày 6-12g dạng sắc.

 

ALLIUM SATIVUM L. ALLIACEAE

TỎI

TA, đại toán, hom kía (Thái), sluộn (Tày).

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một năm. Thân hành gồm nhiều hành con gọi là nhánh tỏi mọc áp sát vào nhau. Lá hình dải, mỏng, bẹ to, gân song song, đầu nhọn hoắt. Hoa màu trắng hay hồng mọc tụ tập thành khối hình cầu bao bọc bởi một lá bắc to.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 8-11.PHÂN BỔ: Cây được trồng phổ biến ở khắp nơi.

BỘ PHẬN DÙNG: Thân hành. Thu hoạch vào cuối đông, đầu xuân. Dùng tươi hay phơi khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân hành chứa tinh dầu. Trong tinh dầu có allicin, hợp chất diallyl disulfit, allyl propyl disulfit và một số hợp chất chứa sulfur khác.

CÔNG DỤNG: Chữa lỵ amip, lỵ trực khuẩn: Ngày 4-6g. Thụt 100ml dung dịch 5-10% tẩy giun kim, chữa viêm đại tràng. Cồn tỏi chữa ho, ho gà, viêm phế quản. Nước tỏi nhỏ mũi, cháo tỏi ăn trị cảm cúm. Còn chữa chứng tăng cholesterol máu. Đắp ngoài

3

chữa ung nhọt, rết cắn.

 

ALOCASIA MACRORRHIZA (L.) Schott ARACEAE

RÁY, ráy

dại,

dã vu,

khoai

sáp, vạt

vẹo (Tày), co vát (Thái).

MÔ TẢ: Cây cỏ cao 0,5 - 1m, sống nhiều năm. Thân rễ dài hình trụ, mập có nhiều đốt. Lá to, hình tim, có cuống dài và có bẹ. Cụm hoa bông mo mang hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới. Quả mọng hình trứng, khi chín màu đỏ. Loại ráy lá quăn dùng tốt hơn.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 1 - 5.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở rừng núi, chỗ ẩm mát.

BỘ PHẬN DÙNG: Lá, thân rễ. Thu hái quanh năm. Lá dùng tươi. Thân rễ luộc kỹ cho bớt ngứa. Phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân rễ chứa phytosterol, alcaloid, glucose, fructosa.

CÔNG DỤNG: Chữa lở ngứa, mụn nhọt, sưng tấy, rắn cắn: Thân rễ, lá tươi giã nát, thêm nước uống, bã đắp. Còn chữa đau bụng, nôn mửa, viêm phổi, sốt rét: Ngày 10 - 20g thân rễ khô sắc uống. Dùng cao dán trị mụn nhọt. Cây có vị ngứa độc, dùng thận trọng.

4

 ALPINIA GALANGA Willd.

 ZINGIBERACEAE

RIỀNG, riềng ấ

m, hậu khá (Thái), riềng nếp.

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống lâu năm, cao 1 - 2m. Thân rễ mập, mọc bò ngang, hình trụ, có phủ nhiều vảy. Lá mọc so le, hình ngọn dáo, phiến cứng và bóng, có bẹ. Cụm hoa mọc thành chùm dài 20 - 30 cm ở ngọn thân, gồm nhiều hoa màu trắng, cánh môi hẹp có vân hồng. Quả hình cầu hay hình trứng. Loài Alpinia officinarum Hance cũng được dùng.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 5 - 9.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở miền núi và được trồng khắp nơi.

BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa thu đông. Phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân rễ chứa tinh dầu gồm cineol, methyl cinnamat; các flavon: galangin, alpinin; kaempferid 3 - dioxy 4 - methoxy flavon.

CÔNG DỤNG: Kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Chữa ăn không tiêu, đầy hơi, nôn mửa, đau dạ dày, đau bụng, ỉa chảy, cảm sốt, sốt rét: Ngày 3 - 6g dạng thuốc sắc, bột hoặc rượu thuốc. Còn chữa đau răng bằng cách ngậm thân rễ, cắn nhẹ ở chỗ răng đau.

 

5

ALSTONIA SCHOLARIS (L.) R.Br.

 APOCYNACEAE

SỮA, mùa cua, mò cua, mạy mản (Tày), co tin pất (Thái).

MÔ TẢ: Cây gỗ to, cao tới hơn 15m. Vỏ dày, có nhiều vết nứt nẻ. Lá mọc vòng, 3 - 8 cái, thường tập trung ở đầu cành. Phiến lá dày hình thuôn dài, đầu tròn, nhiều gân phụ song song. Cụm hoa hình xim tán, gồm nhiều hoa nhỏ màu trắng lục, có mùi thơm hắc. Quả nang gồm 2 dải hẹp và dài. Hạt màu nâu, có mào lông ở 2 đầu. Toàn cây có nhựa mủ.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 9 - 10; Quả: Tháng 10 - 11.

6

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở miền núi và được trồng ở nhiều nơi lấy bóng mát.

BỘ PHẬN DÙNG: Vỏ cây loại bỏ lớp bần. Thu hái vào mùa xuân, hạ. Phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Alcaloid: Ditain, echitenin, echitamin (ditamin), echitamidin. Ngoài ra, còn có triterpen: α-amyrin và lupeol.

CÔNG DỤNG: Thuốc bổ, sát trùng chữa thiếu máu, kinh nguyệt không đều, sốt rét, đau bụng, ỉa chảy, lỵ, viêm khớp cấp. Ngày 1 - 3g dạng thuốc sắc, thuốc bột, rượu thuốc, hoặc cao. Dùng ngoài, vỏ cây sắc lấy nước đặc rửa chữa lở ngứa, hoặc ngậm chữa sâu răng.

AMOMUM AROMATICUM Roxb. ZINGIBERACEAE

THẢO QUẢ, đò ho,

mác háu (Thái), thảo đậu khấu.

MÔ TẢ: Cây cỏ lớn, sống nhiều năm, cao 2 - 3m. Thân rễ có nhiều đốt. Lá to, dài, mọc so le, có bẹ ôm kín thân. Hoa to, màu vàng có đốm đỏ nhạt, mọc thành bông ở gốc. Quả hình trứng, màu đỏ sẫm, mọc dày đặc. Hạt nhiều, có cạnh, có mùi thơm đặc biệt.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 5 - 7; Quả: Tháng 8 - 11.PHÂN BỔ: Cây chủ yếu được trồng ở vùng núi cao lạnh, dưới tán rừng

cây to, đất ẩm nhiều mùn. Các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà

7

Giang.BỘ PHẬN DÙNG: Hạt của quả. Quả thu hái vào mùa đông. Phơi hoặc sấy khô.

Khi dùng, đập bỏ vỏ ngoài, lấy hạt.THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Tinh dầu với tỉ lệ 1 - 1,5%.

CÔNG DỤNG: Kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Chữa ăn không tiêu, bụng trướng đau, nôn mửa, ỉa chảy, ho, sốt rét, lách to. Ngày 3 - 6g dạng thuốc bột, thuốc sắc hoặc thuốc viên. Còn dùng ngậm chữa đau răng, viêm lợi; làm gia vị.

 

AMOMUM VILLOSUM Lour. ZINGIBERACEAE

SA NHÂN, mé tré bà,

dương xuân sa,

co nénh (Thái), la vê (Ba Na), pa đoóc (K’dong),

m

8

ác nẻng (Tày).

MÔ TẢ: Cây cỏ, cao 0,5 - 1,5m. Thân rễ, mọc bò ngang. Lá nhẵn bóng, có bẹ, không cuống, mọc so le, phiến hình dải, đầu nhọn dài. Hoa trắng, cánh môi vàng đốm tía, mọc thành chùm ở gốc. Quả nang, 3 ô, có gai mềm, khi chín màu đỏ nâu. Có nhiều loài khác mang tên sa nhân, cũng được dùng.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 5 - 6; Quả: Tháng 7 - 8.

PHÂN BỔ: Cây mọc trên đất ẩm, ven rừng, bờ suối.

BỘ PHẬN DÙNG: Quả và hạt. Quả thu hái vào mùa hè- thu. Phơi khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Hạt chứa tinh dầu gồm D-camphor, D-borneol, D-bornylacetat, D-limonen, α-pinen, phellandren, paramethoxy ethyl cinnamat, nerolidol, linalol.

CÔNG DỤNG: Kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Chữa ăn không tiêu, đau bụng, đầy trướng, ỉa chảy, nôn mửa, phù: Ngày 2 - 6g dạng bột, viên, thuốc sắc. Phối hợp với một số cây thuốc khác chữa động thai, đau bụng. Chữa nhức răng: Sa nhân ngậm, hoặc tán bột chấm vào răng đau.Còn dùng làm gia vị.

 

9

ANDROGRAPHIS PANICULATA (Burm.f.) Nees

 ACANTHACEAE

XUYÊN TÂM LIÊN, cây công cộng, lãm hạch liên, hùng bút.

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một năm; cao 0,40 - 1m. Thân có cạnh, phân nhiều cành. Lá mọc đối, có cuống rất ngắn. Hoa màu trắng điểm những đốm hồng tím, mọc thành chùm thưa ở kẽ lá và đầu cành. Quả nang, thuôn hẹp, có lông rất nhỏ. Hạt màu nâu, hình cầu, thuôn.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 9 - 10; Quả: Tháng 10 - 11.

PHÂN BỔ: Cây được trồng rải rác ở một số địa phương.

BỘ PHẬN DÙNG: Cả cây, chủ yếu là lá, thu hái vào mùa hạ. Phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Cả cây chứa glucosid đắng: Andrographolid, neoandrographolid, panaculosid, các paniculid A, B, C; các flavonoid: Andrographin, panicalin, apigenin 7 - 4 - dimethyl ether

10

CÔNG DỤNG: Chữa lỵ, ỉa chảy, viêm ruột, cảm sốt, ho, viêm họng, viêm amiđan, viêm phế quản, đau nhức xương khớp, bế kinh, ứ huyết sau đẻ, lao phổi và hạch cổ, huyết áp cao, rắn cắn: Ngày 10 - 20g cây dạng sắc, 2 - 4g lá dạng bột, viên. Giã đắp ngoài trị rắn cắn, sưng tấy.

 ANGELICA DAHURICA (Fisch. ex Hoffm.) Benth. et Hook. f.   APIACEAE

BẠCH CHỈ.

MÔ TẢ: Cây cỏ, cao 0,5 – 1m hoặc hơn, thân hình trụ, rỗng, không phân nhánh. Lá to, có cuống, phần dưới phát triển thành bẹ ôm lấy thân, phiến lá xẻ 2 – 3 lần lông chim, mép khía răng, có lông ở gân lá mặt trên. Cụm hoa tán kép, mọc ở ngọn; hoa nhỏ màu trắng. Quả bế, dẹt. Toàn cây có mùi thơm.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 4 – 6.

PHÂN BỔ: Cây nhập nội, trồng ở cả miền núi và đồng bằng.

BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hoạch vào mùa thu, tránh làm sây sát vỏ và gãy rễ. Không thu hoạch ở cây đã ra hoa kết quả. Rửa sạch, cắt bỏ rễ con, xông diêm sinh 24 giờ, rồi phơi hay sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Tinh dầu, nhựa 1%, angelicotoxin 0,43%, byak angelicin, acid angelic, phellandren, dẫn chất furocoumarin.

CÔNG DỤNG: Chữa cảm sốt, nhức đầu, sổ mũi, đau răng, phong thấp, nhức xương, bạch đới. Thuốc cầm máu trong đại tiện ra máu, chảy máu cam. Ngày 4 - 12g, dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột. Còn được dùng làm gia vị.

ANGELICA SINENSIS (Oliv.) Diels APIACEAE

ĐƯƠNG QUI,

tần

11

qui, can qui.

MÔ TẢ: Cây cỏ, cao 40 - 60cm. Thân rễ phát triển. Lá mọc so le, cuống lá màu tím nhạt, có bẹ. Phiến lá xẻ 3 - 4 lần lông chim, mép khía răng. Hoa nhỏ màu trắng ngà, mọc tụ tập thành tán kép ở ngọn. Quả bế, dẹt. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 6 - 8.

PHÂN BỔ: Cây nhập trồng ở nhiều nơi.

BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hoạch vào mùa thu, đông, ở cây đã trồng năm thứ 2 hoặc 3. Cắt bỏ rễ con, phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ cho se, sau đó phơi tiếp đến khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ chứa tinh dầu trong có ligustilid, n-butyliden phtalid, n-valerophenol, acid o-carboxylic, n-butylphtalid, ber-gapten, safrol, p-cymen, sesquiterpen, dodecanol, tetradecanol và vitamin B12.

CÔNG DỤNG: Chữa đau đầu do thiếu máu, gầy yếu, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực, đau bụng, táo bón, tê bại, lở ngứa, mụn nhọt, tổn thương ứ huyết, kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh. Ngày dùng 10-20g, sắc hoặc rượu thuốc.

 

ARECA CATECHU L. ARECACEAE

CAU, tân lang, binh

lang,

mạy

làng

(Tày), pơ lạng

(K’ho)

.

12

MÔ TẢ: Cây thân trụ, cao tới hơn 10m. Thân có nhiều vòng sẹo. Lá tập trung ở ngọn, cuống phát triển thành bẹ to ôm lấy thân; phiến lá xẻ lông chim. Cụm hoa bông mo, mo rụng khi hoa nở. Hoa nhỏ, màu trắng ngà, thơm, tụ tập thành bông phân nhánh; hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới. Quả hạch, hình trứng. Một hạt màu nâu.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 5 - 12.

PHÂN BỔ: Cây trồng khắp nơi.

BỘ PHẬN DÙNG: Vỏ quả và hạt. Hái quả già, bóc lấy riêng vỏ và hạt, phơi hay sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Hạt chứa tanin catechin, 70% trong hạt non, 15-20% trong hạt già; lipid 14% gồm laurin, olein, myristin; glucid 50-60%; muối vô cơ 5%; alcaloid 0,5% arecolin, arecaidin, guvacin, guvacolin.

CÔNG DỤNG: Arecolin làm co đồng tử, giảm nhãn áp trong bệnh tăng nhãn áp. Vỏ quả chữa bụng đầy trướng, phù , bí tiểu tiện, ốm nghén nôn mửa: Ngày 6 - 12g dạng sắc. Hạt chữa lỵ, ỉa chảy: Ngày 0,5 - 4g. Hạt còn chữa sốt rét, tẩy sán, dùng hạt cần thận trọng vì có độc.

 

ABELMOSCHUS SAGITTIFOLIUS Kurz var.quinquelobus Gagnep.

 MALVACEAE QUINQUELOBUS Gagnep.

SÂM BỐ CHÍNH, thổ hào sâm, nhân sâ

13

m Phú Yên.

MÔ TẢ: Cây cỏ, cao tới 50cm. Rễ mập thành củ. Lá mọc so le, có cuống dài, mép khía răng. Lá ở gốc không xẻ, lá ở giữa thân và ngọn xẻ 5 thuỳ sâu. Hoa to, màu đỏ mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả nang, hình trứng nhọn, khi chín nứt thành 5 mảnh. Hạt nhiều , màu nâu. Toàn cây có lông. Cây bá sâm (Abelmoschus sagittifolius Kurz var. septentrionalis Gagnep.), hoa màu vàng hay đỏ, cũng được dùng với tên sâm bố chính.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-9.

PHÂN BỔ: Vốn là cây mọc hoang, nay chủ yếu được trồng ở nhiều nơi.

BỘ PHẬN DÙNG: Củ. Thu hái hái vào mùa thu, đông. Rửa sạch, ngâm nước gạo một đêm, đồ chín, phơi khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Củ chứa tinh bột, chất nhầy.

CÔNG DỤNG: Chữa cơ thể suy nhược, ít ngủ, lao phổi, kém ăn, trẻ em cam mồm, gầy còm chậm lớn, sốt và ho dai dẳng, viêm họng, viêm phế quản, kinh nguyệt không đều, đau lưng, đau mình, hoa mắt, chóng mặt, khí hư. Ngày 10-20g dạng thuốc sắc, bột hoặc ngâm rượu uống.

 ABRUS PRECATORIUS L.

 FABACEAE

CAM THẢO DÂY, cườm thả

14

o đỏ, dây chi chi, dây cườm cườm,

tương tư đằng, cảm sảo (Tày)

MÔ TẢ: Dây leo, sống nhiều năm; cành non có lông nhỏ. Lá kép lông chim chẵn, mọc so le. Hoa màu hồng, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả đậu, dẹt, có 3-7 hạt hình trứng, màu đỏ có đốm đen, rất độc. Toàn cây có vị ngọt.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 6-7; Quả: Tháng 8-10.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở vùng rừng núi, nhiều nhất ở vùng ven biển. Còn được trồng.

BỘ PHẬN DÙNG: Rễ, dây, lá. Thu hái vào mùa thu đông, tốt nhất lúc cây mới ra hoa. Dùng tươi hoặc phơi hoặc sấy khô. Hạt độc, dùng ngoài.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Trong hạt có protein độc: L(+) abrin, glucosid abralin, hemagglutinin làm vón máu, N-methyl tryptophan, men ureasa. Rễ và dây mang lá chứa glycyrrhizin.

CÔNG DỤNG: Chữa ho, cảm sốt, hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng, giải độc, vị ngọt nên dùng trong các đơn thuốc cho dễ uống. Ngày 8-16g rễ, dây, sắc. Hạt độc, giã đắp ngoài, sát khuẩn, tiêu viêm, làm mụn nhọt chóng vỡ, trị vú sưng đau, tắc tia sữa.

 

15

ABUTILON INDICUM (L.) Sweet MALVACEAE

CỐI XAY, giàng xay, quýnh ma, kim hoa thảo,

ma

bản thảo,

co tó ép (Thái), phao tôn (Tày)

MÔ TẢ: Cây nhỏ, sống dai, mọc thành bụi, cao 1-1,5 m, có lông mềm hình sao. Lá mọc so le, hình tim, có cuống dài, mép khía răng. Hoa vàng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá, cuống gấp khúc. Quả có hình giống cái cối xay, có lông. Hạt hình thận, nhẵn, màu đen nhạt.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 2-3; Quả; Tháng 4-6.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang và được trồng ở các vườn thuốc.

BỘ PHẬN DÙNG: Cành mang lá. Thu hái vào mùa hạ, thu. Dùng tươi hoặc phơi khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Toàn cây chứa chất nhầy, asparagin.

16

CÔNG DỤNG: Chữa cảm sốt, nhức đầu, ù tai, bí tiểu tiện, bạch đới: Ngày 4-8g rễ hoặc lá, sắc. Chữa mụn nhọt, lỵ, rắn cắn: Lá tươi và hạt (ngày 8-12g) giã, thêm nước uống, bã đắp. Chữa vàng da, hậu sản: Phối hợp cối xay với các dược liệu khác.

 ACANTHOPANAX TRIFOLIATUS (L.) Merr.   ARALIACEAE

NGŨ GIA BÌ GAI, ngũ gia bì hương, mạy tảng nam, póp tưn, póp dinh

(Tày), co nam slư (Thái)

MÔ TẢ: Cây bụi, có gai. Lá kép chân vịt, 3-5 lá chét, mọc so le, mép lá khía răng, đôi khi có gai ở gân giữa. Hoa nhỏ, màu trắng lục, mọc thành tán phân nhánh ở đầu cành. Quả hình cầu hơi dẹt, khi chín màu đen, gồm 2 hạt. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt. Các loài A. trifoliatus var.setosus Li và A. gracilistylus W.W. Smith cũng được dùng với tên là ngũ gia bì gai.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 9-11; Quả: Tháng 12-1.

PHÂN BỔ: Cây mọc chủ yếu ở vùng rừng núi đá vôi, các tỉnh Tây Bắc và Đông Bắc.

BỘ PHẬN DÙNG: Vỏ rễ, vỏ thân. Thu hái vào mùa hạ, thu. Ủ cho thơm. Phơi trong bóng râm chỗ thoáng gió tới khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Vỏ rễ, vỏ thân chứa saponin triterpen, acid oleanolic.

CÔNG DỤNG: Chữa phong thấp, đau lưng nhức xương, liệt dương. Còn có tác dụng kích thích, bổ dưỡng, làm tăng trí nhớ. Ngày 6-12g, dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc.

Chú ý: Là cây thuốc thuộc diện quí hiếm; cần chú ý bảo vệ ở Việt Nam và phát triển trồng thêm

ACHYRATHES ASPERA L. AMARANTHACEAE

CỎ XƯỚ

17

C, ngưu tất

nam, nhả khoanh ngù (Tày), co nhả lìn ngu (Thái), hà ngù, thín hồng mía (Dao)

MÔ TẢ: Cây cỏ, cao gần 1m, có lông mềm. Lá mọc đối, có cuống ngắn, mép uốn lượn. Hoa nhiều, mọc chúc xuống áp sát vào cành thành bông ở ngọn dài đến 20-30cm. Quả mang lá bắc còn lại, nhọn thành gai dễ mắc vào quần áo khi đụng phải. Hạt hình trứng dài.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 7-12.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang khắp nơi, ở bãi cỏ, ven đường.

BỘ PHẬN DÙNG: Toàn cây, chủ yếu là rễ. Thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ chứa saponin triterpen, thủy phân cho acid oleanolic, galactosa, rhamnosa, glucosa. Quả có nhiều muối kali. Hạt có dầu béo.

CÔNG DỤNG: Tác dụng chống viêm, chống tích huyết, gây co bóp tử cung. Chữa thấp khớp, ngã sưng đau, đau lưng, nhức xương, đái dắt buốt, sau khi đẻ máu hôi không ra và kinh nguyệt đau. Ngày 8-16g, dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với dược liệu khác

ACHYRANTHES BIDENTATA Blume   AMARANTHACEAE

18

NGƯU TẤT, hoài ngưu tất.

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 60-80cm. Rễ củ hình trụ dài. Thân có cạnh, phình lên ở những đốt. Lá mọc đối, hình bầu dục, có cuống ngắn, mép lượn sóng. Cụm hoa hình bông mọc ở ngọn thân hoặc đầu cành. Quả hình bầu dục, có 1 hạt.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-7.

PHÂN BỔ: Cây nhập, trồng được ở miền núi xuống đến đồng bằng.

BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ. Thu hái vào mùa đông xuân, phơi tái rồi ủ đến khi nhăn da (6-7 ngày). Xông diêm sinh, sấy khô. Dùng sống hoặc tẩm rượu sao.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Rễ củ chứa saponin triterpen, genin là acid oleanolic, các sterol ecdysteron, inokosteron.

CÔNG DỤNG: Chống viêm, hạ cholesterol máu, hạ áp, gây co bóp tử cung. Chữa thấp khớp, đau lưng, bế kinh, kinh đau, đái buốt ra máu, đẻ khó hoặc nhau thai không ra, sau đẻ ứ huyết, chấn thương tụ máu, viêm họng. Ngày 6-12g sắc

ACONITUM FORTUNEI Hemsl. RANUNCULACEAE

Ô ĐẦU, củ gấu tàu, ấu tàu, phụ tử,

cố y (H

19

’mông),

co ú tàu (Thái), thảo ô, xuyên ô.

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,6-1m. Rễ củ hình nón, có củ cái, củ con. Thân đứng, hình trụ nhẵn. Lá của cây con hình tim tròn, mép có răng cưa to. Lá già xẻ 3- 5 thùy không đều, mép khía răng nhọn. Hoa to màu xanh lam, mọc thành chùm ở ngọn thân. Quả có 5 đại mỏng. Hạt có vảy.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 10-11.

PHÂN BỔ: Cây nhập trồng ở vùng núi cao.

BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ. Thu hái vào mùa thu trước khi cây ra hoa. Phơi khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ củ chứa alcaloid aconitin.

CÔNG DỤNG: Chữa nhức mỏi chân tay, tê bại, đau khớp, sai khớp, bong gân, đụng giập. Rễ củ thái mỏng ngâm rượu, dùng xoa bóp. Có độc, không được uống. Phụ tử chế có thể dùng trong, với liều lượng rất ít.

 ACORUS GRAMINEUS Soland.   ARACEAE

THẠCH XƯƠNG BỒ, bồ bồ, bồ hoàng, khinh chơ nặm (Thái), lầy nặm (Tày),

xình pầu chú (Dao).

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm. Thân rễ phân nhánh, mọc bò ngang gồm nhiều đốt. Lá hình dải hẹp, có bẹ, mọc ốp vào nhau và xòe sang hai bên ở ngọn. Cụm hoa hình bông mo mọc ở đầu một cán dẹt, phủ bởi một lá bắc to và dài. Quả mọng khi chín màu đỏ nhạt. Thân rễ và lá có mùi thơm đặc biệt. Cây thủy xương bồ (Acorus calamus L.) và thạch xương bồ lá nhỏ (A. gramineus Soland. var. pusillus Engl.) cũng được dùng.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 3-6.

PHÂN BỔ: Cây mọc bám trên đá ở suối, dưới tán rừng ẩm.

BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái vào mùa thu, đông. Phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Thân rễ chứa tinh dầu có asaron, asaryl al-dehyd, glucosid đắng acorin và tannin.

CÔNG DỤNG: Tác dụng long đờm, kích thích tiêu hóa, chữa ỉa chảy, đau dạ dày, ho, hen phế quản, sốt, kinh giật, thấp khớp, nhức xương, suy nhược thần kinh, loạn nhịp tim. Ngày 3-8g dạng sắc, bột, viên. Uống liền 1-2 tháng. Dùng ngoài chữa bệnh ngoài da, trĩ. Diệt chấy, rận.

20

ACRONYCHIA LAURIFOLIA Blume RUTACEAE

BƯỞI BUNG, bái

bài, cứt

sát, bí bái

cái, mác thao sang (Tày), co dọng dạnh (Thái), cô nèng (K’ho).

MÔ TẢ: Cây bụi hoặc gỗ nhỏ, phân cành nhiều, cao 1-3m hoặc hơn. Lá mọc đối , có cuống dài, thuôn, mép nguyên, vò nát có mùi thơm. Cụm hoa hình ngù, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành; hoa màu trắng, có mùi thơm. Quả hạch hình cầu, khi chín màu vàng nhạt, ăn được. Tránh nhầm với cây cơm rượu (Glycosmis pentaphylla Correa), cũng có nơi gọi là bưởi bung.

21

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 7-9; Quả: Tháng 10-11.

PHÂN BỔ: Mọc hoang ở miền núi và trung du.

BỘ PHẬN DÙNG: Rễ và lá, thu hái quanh năm. Rễ đào lên, bỏ rễ con, rửa sạch, chặt thành đoạn ngắn, phơi khô. Lấy lá bánh tẻ, không sâu hay vàng úa, phơi hay sấy khô. Vỏ thân để dùng ngoài.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá có tinh dầu với tỷ lệ 1,25%; alcaloid acronycin.

CÔNG DỤNG: Chữa phong thấp, đau lưng, chân tay tê mỏi, ứ huyết sau đẻ, mụn nhọt, chốc lở, rắn cắn: Ngày 8-20g rễ sắc, ngâm rượu. Phụ nữ đẻ kém ăn ngày dùng 6-12g rễ, lá sắc. Dùng ngoài chữa chốc lở, mụn nhọt: Lá giã đắp, hoặc vỏ thân nấu nước rửa.

ADENOSMA INDIANUM (Lour.) Merr. SCROPHULARIACEAE

BỒ BỒ, chè đồng, chè nội, chè cát, nhân trần.

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một năm, cao 20-60cm; cành có lông. Lá mọc đối, có cuống ngắn, hình mác, mép khía răng, có lông. Hoa nhỏ, màu tím mọc tụ tập thành hình đầu ở ngọn. Quả nang, nhiều hạt nhỏ. Toàn cây có tinh dầu thơm.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 4-7.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở vùng đồi, bờ ruộng ở miền núi.

22

BỘ PHẬN DÙNG: Toàn cây, trừ rễ. Thu hái vào mùa hạ, khi cây đang có hoa, rửa sạch, phơi trong râm đến khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Saponin triterpen, acid nhân thơm, coumarin, flavonoid, tinh dầu 0,7-1%, màu vàng nhạt gồm L-fenchon 33,5%, L-limonen 22,6%, cineol 5,9%, fenchol, piperitenon oxyd và sesquiterpen oxyd.

CÔNG DỤNG: Tác dụng kháng khuẩn, lợi mật, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa. Dùng chữa viêm gan do virut, các chứng vàng da, tiểu tiện ít, vàng đục, sốt, nhức mắt, chóng mặt, phụ nữ kém ăn sau khi đẻ. Ngày dùng 10-20g, dạng thuốc sắc, cao, sirô, viên.

AGERATUM CONYZOIDES L. ASTERACEAE

CỎ CỨT LỢN: bù xích,

cỏ hôi, thắng hồng kế,

nhờ

hất

bồ (K’ho).

MÔ TẢ: Cây cỏ sống một năm, cao 30-50cm. Thân có lông mềm, màu lục hoặc tím đỏ. Lá mọc đối, mép khía răng tròn, hai mặt đều có lông, 3 gân tỏa từ gốc lá. Hoa tím hay trắng, mọc thành ngù đầu ở ngọn. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc.

23

MÙA HOA QUẢ: Gần như quanh năm.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang trên đất ẩm, ở khắp nơi.

BỘ PHẬN DÙNG: Toàn cây, trừ rễ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào khi bắt đầu có nụ. Dùng tươi hay phơi khô. Thường dùng tươi.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Tinh dầu 0,7-2,0%, màu vàng nhạt, gồm ageratochromen, demethoxy ageratochromen, cadinen, caryophyllen. Ngoài ra còn có alcaloid, saponin.

CÔNG DỤNG: Tác dụng chống viêm, chống dị ứng. Chữa viêm mũi, viêm xoang dị ứng: Nước ép cây tươi hay dịch chiết cây khô làm thuốc nhỏ mũi. Chữa rong huyết sau đẻ: Ngày 30-50g cây tươi giã nát lấy nước uống. Cây tươi nấu nước gội đầu cho thơm, sạch gầu, trơn tóc.

 ALISMA PLANTAGO-AQUATICA L.   ALISMATACEAE

TRẠCH TẢ, mã đề nước.

MÔ TẢ: Cây cỏ, cao 40-50 cm, mọc ở ao đầm và ruộng nước. Thân củ hình cầu, màu trắng. Lá có cuống dài, có bẹ to mọc ốp vào nhau thành hình hoa thị. Phiến lá nguyên hình thìa giống lá mã đề, gân hình cung. Hoa màu trắng mọc thành xim tán ở giữa cụm lá. Quả bế.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 7-10.

PHÂN BỔ: Vốn là cây mọc hoang nay đã được trồng ở nhiều nơi.

BỘ PHẬN DÙNG: Thân củ. Thu hái vào mùa thu. Phơi hoặc sấy khô. Khi dùng tẩm rượu hoặc nước muối, sao vàng.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Củ chứa tinh dầu có alisol A,B,C và epialisol A, nhựa, protid và tinh bột.

CÔNG DỤNG: Thuốc lợi tiểu, chữa thủy thũng, viêm thận, bí tiểu tiện, đái ra máu, đái dắt, đái buốt, sỏi thận, bụng đầy trướng, nôn ọe, ỉa chảy. Ngày 8-16g dạng thuốc sắc, hoặc hoàn tán. Có thể dùng làm thuốc lợi sữa cho phụ nữ thiếu sữa và trị đái đường.

24

ARISTOLOCHIA ROXBURGHIANA Klotsch ARISTOLOCHIACEAE

MÃ ĐÂU LINH, dây khổ rách, phi hùng, cuốp ma (

H’mông),

thiên tiên đằng.

MÔ TẢ: Dây leo, có rãnh dọc; thân già màu xám, nứt nẻ; có rễ củ mùi thơm đặc biệt. Lá mọc so le, có cuống dài, hình tim thuôn, nhọn đầu. Cụm hoa mọc ở kẽ lá, lá bắc nhỏ. Hoa hình ống, màu nâu tía, mọc cong lên. Quả nang, hình trứng, khi chín tự nứt ra theo 6 đường ở đầu cuống. Hạt nhiều, hình tam giác, mép có cánh.

25

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 4 - 5; Quả: Tháng 6 - 10.PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở miền núi.

BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu. Phơi hoặc sấy khô.

CÔNG DỤNG: Trợ giúp tiêu hóa, chữa đau bụng, viêm dạ dày, viêm ruột, lỵ, ỉa chảy, ngộ độc thức ăn, viêm họng, mụn nhọt, thấp khớp, phù thũng, kinh nguyệt bế tắc. Ngày 6 - 12g dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột. Kết hợp với một số cây thuốc khác chữa sốt rét cơn.

 ARMENIACA VULGARIS Lam.   ROSACEAE

MƠ, mai, hạnh, má pheng (Thái), mác mòi (Tày).

MÔ TẢ: Cây gỗ nhỏ, cao 3 - 5m. Lá mọc so le, hình tim nhọn đầu, mép có răng cưa. Hoa màu trắng, mọc trước khi cây ra lá. Quả hạch, có lông mịn, khi chín màu vàng. Hạt màu nâu.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 1 - 2; Quả: Tháng 3 - 5.

PHÂN BỔ: Cây trồng lấy quả ăn và làm thuốc.

BỘ PHẬN DÙNG: Quả. Thu hái vào đầu mùa hạ. Dùng tươi hoặc ướp muối, phơi khô làm thành ô mai.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Quả chứa các acid hữu cơ citric, tartric; carotenoid: lycopen, α-caroten; các flavonoid: quercetin, isoquercetin; các vitamin A, B15. Nhân hạt: dầu béo, enzym và amygdalin, emul-sin.

CÔNG DỤNG: Kháng khuẩn, nhuận phổi. Mơ muối chữa ho khó thở, hen suyễn, viêm họng, khản tiếng, lỵ, ỉa chảy kéo dài, giun đũa: Ngày 4 - 8g ngậm hoặc sắc, viên. Nước cất hạt mơ độc, chữa ho, khó thở, đau dạ dày: Ngày 1 - 4ml. Dầu hạt mơ dùng nhuận tràng dạng nhũ tương.

ARTEMISIA VULGARIS L. ASTERACEAE

N

26

GẢI CỨU, thuốc cứu, ngải diệp,

nhả

ngải (Tày), quá sú (H’mông), co linh li (Thái).

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,4 - 1m; cành non có lông. Lá mọc so le, phiến lá xẻ lông chim, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới màu trắng xám, có lông. Vò nát có mùi thơm hắc. Cụm hoa hình đầu nhỏ, màu vàng lục nhạt, mọc tập trung thành từng chùm kép ở đầu cành. Quả bế nhỏ, không có túm lông.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 10 - 12.

PHÂN BỔ: Cây được trồng ở khắp nơi.

BỘ PHẬN DÙNG: Cành mang lá. Thu hái vào mùa hè, thu; khi hoa chưa nở. Dùng tươi hoặc phơi khô trong bóng râm.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Cả cây chứa tinh dầu, thành phần chủ yếu là cineol, α-thuyon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol, arachyl alcol, adenin, cholin.

CÔNG DỤNG: Chữa kinh nguyệt không đều, khí hư, động thai, băng huyết, thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, nôn mửa, đau bụng, đau dây thần kinh, thấp khớp ghẻ lở. Ngày 6 - 12g dạng sắc, cao. Ngải nhung dùng làm mồi cứu. Để điều kinh, uống tuần lễ trước khi có kinh.

 ASARUM MAXIMUM Hemsl.   ARISTOLOCHIACEAE

27

HOA TIÊN, đầu tiên, trầu tiên, đại hoa tế tân.

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống lâu năm, cao 20 - 30cm. Lá có cuống dài, 1 - 2 cái mọc từ thân rễ. Phiến lá hình tim dài, đầu nhọn, nhẵn. Hoa hình ống, màu tím nâu, có sọc trắng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả bao bọc trong bao hoa tồn tại, nhiều hạt nhỏ, màu nâu đen.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 4 - 8.

PHÂN BỔ: Cây mọc nơi đất ẩm, bờ khe, suối ở vùng núi cao.

BỘ PHẬN DÙNG: Cả cây. Thu hái quanh năm. Hoa thu hái vào đầu mùa hạ. Phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Hoa chứa anthocyanosid.

CÔNG DỤNG: Hoa và rễ dùng bồi bổ, tăng cường thể lực, ngày 6 - 12g dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc. Lá sắc uống với liều hàng ngày 10 - 16g chữa ăn uống không tiêu, đau bụng.

Chú ý: Là cây thuốc thuộc diện quí hiếm, cần chú ý bảo vệ ở VN

ASPARAGUS COCHINCHINENSIS (Lour.) Merr. ASPARAGACEAE

THIÊN MÔN, tóc tiên leo, thiên môn đông, co

28

sin sương (Thái), sùa sú tùng (

H’mông),

mằn săm (Tày), đù mào siam (Dao).

MÔ TẢ: Cây nhỏ, leo, sống nhiều năm. Rễ củ mập. Thân có gai ở các mấu. Lá do cành nhỏ biến đổi gọi là diệp chi, hình lưỡi liềm, mọc so le hay mọc vòng, mặt cắt có 3 góc. Hoa nhỏ màu trắng, mọc 1 - 3 cái ở kẽ lá. Quả mọng hình cầu, màu lục nhạt sau chuyển ngà vàng rồi màu trắng. Hạt màu đen.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 5 - 7; Quả: Tháng 8 - 10.

PHÂN BỔ: Cây mọc tự nhiên ở vùng núi đá vôi và vùng rú bụi, ven biển. Đã được trồng ở một số nơi để làm thuốc và làm cảnh..

BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ. Thu hái vào mùa thu đông. Ngâm nước hoặc đồ chín. Phơi khô. Khi dùng, bỏ lõi, tẩm rượu, sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ củ chứa asparagin, chất nhầy, tinh bột và đường.

CÔNG DỤNG: Thuốc bổ, long đờm, lợi tiểu. Chữa ho lâu ngày, ho ra máu, khô cổ, sốt, bí tiểu tiện, đại tiện táo bón. Còn chữa suy nhược thần kinh. Ngày 8 - 16g dạng thuốc sắc, cao, rượu thuốc hoặc dạng Sirô. Thường phối hợp với đảng sâm, thục địa làm thuốc bổ.

 ATRACTYLODES MACROCEPHALA Koidz.   ASTERACEAE

29

BẠCH TRUẬT.

MÔ TẢ:

MÙA HOA QUẢ: Tháng 8 - 10.PHÂN BỔ: Cây nhập nội, trồng được ở cả miền núi

và đồng bằng.BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ. Thu hoạch vào tháng 11, khi lá ở

gốc đã khô vàng, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Thân rễ chứa tinh dầu 1,5%, atractylol, atractylon, glucosid, inulin, vitamin A và muối kali atractylat.

CÔNG DỤNG: Chữa viêm loét dạ dày, suy giảm chức phận gan, ăn chậm tiêu, nôn mửa, ỉa chảy phân sống, viêm ruột mạn tính, ốm nghén, có thai đau bụng, sốt ra mồ hôi. Cũng dùng lợi tiểu, chữa ho, trị đái tháo đường. Ngày 6 - 12g dạng thuốc sắc, bột hoặc cao.

BAECKEA FRUTESCENS L. MYRTACEAE

CHỔI XUỂ, chổi trện, thanh hao.

MÔ TẢ: Cây mọc thành bụi thấp, cao khoảng 1m, phân cành nhiều. Lá nhỏ, mọc đối, dễ rụng, chỉ có một gân giữa. Hoa nhỏ màu trắng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả nang nhỏ. Hạt có cạnh. Toàn cây có mùi thơm và vị nóng.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 4 - 6.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở đồi trọc nhất là ở vùng ven biển.

BỘ PHẬN DÙNG: Cành mang lá. Thu hái vào tháng 7 - 10, khi cây đang có hoa, phơi hoặc sấy khô. Có thể cất lấy tinh dầu.

30

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Toàn cây chứa tinh dầu với tỷ lệ 0,76% gồm cineol, pinen, linalol, limonen...

CÔNG DỤNG: Chữa cảm cúm, nhức đầu, đau bụng, vàng da, sởi: Cây khô đốt xông khói hoặc nấu nước xông. Chữa chảy máu cam, lở ngứa, kém tiêu, ỉa ra máu, kinh nguyệt không đều: Ngày 8 - 16g sắc. Dùng ngoài sát trùng, chữa mụn nhọt, lở ngứa. Chữa tê thấp: Rượu chổi dùng xoa bóp.

BELAMCANDA CHINENSIS (L.) DC.   IRIDACEAE

RẺ QUẠT, xạ can, lưỡi dòng, co quat phi (Thái).

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,5 - 1m. Thân rễ mọc bò, phân nhánh nhiều. Lá hình dải, có bẹ mọc ốp vào thân và xòe ra, phẳng. Gân lá song song mọc sít nhau. Hoa màu vàng cam điểm những đốm tía. Quả hình trứng, có cạnh; nhiều hạt màu đen bóng.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 7 - 10.

PHÂN BỔ: Cây được trồng ở nhiều nơi, để làm thuốc và làm cảnh.

BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái và mùa thu. Dùng tươi hay phơi, sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Thân rễ chứa belamcandin, tectoridin, iridin, shekanin. Belamcandin thủy phân cho glucosa và belamcangenin. Thủy phân tectoridin cho tectorigenin.

CÔNG DỤNG: Kháng khuẩn, tiêu viêm, tiêu đờm. Chữa ho, ho gà, viêm họng, khản tiếng, viêm amiđan. Còn chữa sốt, thống kinh, bí đại tiểu tiện, sưng vú tắc tia sữa, đau nhức tai, rắn cắn: Ngày 3 - 6g sắc uống. Hoặc giã nhỏ 10 - 20g thân rễ tươi với muối ngậm, bã đắp.

BERBERIS WALLICHIANA DC. BERBERIDACEAE

H

31

OÀNG LIÊN GAI,

hoàng mù, hoàng mộc, tiểu la tán, tiểu nghiệt.

MÔ TẢ: Cây bụi cao 2 - 3m. Gỗ thân và rễ màu vàng. Cành có gai chẽ ba mọc dưới các cụm lá. Lá thuôn nhọn, cứng, mặt trên bóng mọc tụ tập 3 - 5 cái, mép khía răng nhọn sắc. Hoa nhỏ màu vàng mọc ở giữa các cụm lá. Quả mọng, màu đỏ sau đen. Hạt nhỏ. Ở Việt Nam còn có loài Berberis julianae Schneid. cũng được dùng.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 3-4; Quả: Tháng 5-12.

PHÂN BỔ: Cây mọc ở vùng núi cao lạnh.

BỘ PHẬN DÙNG: Rễ. Thu hái vào mùa thu. Phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ chứa alcaloid: Berberin, oxyacanthin, umbellantin.

CÔNG DỤNG: Chữa ỉa chảy, kiết lỵ, đau mắt, ăn uống kém tiêu. Ngày 4 - 6g dạng thuốc sắc hoặc thuốc viên, bột. Rễ ngâm rượu ngậm chữa đau răng, uống chữa nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt. Còn là nguyên liệu để chiết suất berberin.

Chú ý: Là cây thuốc thuộc diện quý hiếm, cần chú ý bảo Việt Nam.

BIOTA ORIENTALIS (L.) Endl.   CUPRESSACEAE

32

TRẮC BÁ, trắc bách diệp, bá tử, co tồng péc (Thái).

MÔ TẢ: Cây nhỏ, phân nhánh nhiều. Các nhánh xếp theo những mặt phẳng thẳng đứng. Lá dẹt, hình vảy, mọc đối. Hoa đực ở đầu cành, hoa cái hình nón, tròn ở gốc cành nhỏ. Quả hình trứng.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 3 - 9.

PHÂN BỔ: Cây được trồng làm cảnh ở nhiều nơi.

BỘ PHẬN DÙNG: Lá và nhân hạt. Lá thu hái quanh năm. Quả hái vào mùa thu, bỏ vỏ, lấy nhân hạt phơi khô. Khi dùng để nguyên nhân hoặc ép bỏ dầu.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Lá và quả chứa tinh dầu. Trong tinh dầu có l-borneol, bornyl acctat, α-thuyon, camphor, sesquiterpen alcol. Lá còn chứa rhodoxanthin, amentoflavon, quercetin, myricetin caroten, xanthophyl và acid ascorbic. Hạt chứa saponosid.

CÔNG DỤNG: Tác dụng cầm máu. Lá chữa thổ huyết, ỉa ra máu, đái ra máu, ho ra máu, băng huyết, rong kinh, chảy máu cam, sốt, ho: Ngày 8-12g dạng thuốc sắc, cao lỏng. Nhân hạt chữa kém ngủ, hồi hộp, nhiều mồ hôi, táo bón: Ngày 4 - 12g dạng bột viên

BISCHOFIA TRIFOLIATA (Roxb.) Hook.f. EUPHORBIACEAE

NHỘI, quả cơm nguội,

mạy

33

phat (Tày), xích mốc, bích hợp, trọng dương mộc.

MÔ TẢ: Cây gỗ, cao 15 - 20m. Lá có cuống dài, mọc so le, gồm 3 lá chét, mép có răng cưa. Hoa đơn tính khác gốc, màu lục nhạt, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả thịt, hình cầu, màu nâu.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 3 - 5; Quả : Tháng 6 - 8.PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở rừng núi và được trồng để lấy bóng mát.

BỘ PHẬN DÙNG: Lá và ngọn non. Thu hái vào tháng 4 - 5. Dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá chứa vitamin C và tanin.CÔNG DỤNG: Chữa khí hư, viêm ngứa âm hộ do trùng roi, mụn nhọt, lở

loét: Lá và ngọn non nấu cao bôi ngoài, hoặc dùng nước sắc để ngâm. Chữa ỉa chảy: Ngày 20-40g lá khô sắc uống. Còn dùng chữa răng lợi sưng đau, đau họng.

 BLUMEA BALSAMIFERA (L.) DC. ASTERACEAE

34

ĐẠI BI, từ bi, đại

ngải, co nát (Thái), phặc phà (Tày).

MÔ TẢ: Cây nhỏ, cao 1 - 2m, thân có rãnh dọc, phân cành ở ngọn. Lá mọc so le, gốc lá thường có tai do phiến lá xẻ quá sâu, mép khía răng. Hoa hình đầu, màu vàng, tụ tập thành ngù ở đầu cành. Quả bế, có lông. Toàn cây có lông mềm và tinh dầu thơm.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 3 - 8.PHÂN BỔ: Cây mọc hoang khắp nơi, nhiều nhất ở trung du và miền núi.

BỘ PHẬN DÙNG: Lá. Thu hái vào mùa hạ. Phơi trong bóng râm đến khô, có khi dùng tươi. Cất lá để lấy mai hoa băng phiến và camphor.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá chứa tinh dầu trong có L-borneol, D-camphor, cineol.CÔNG DỤNG: Lá chữa cảm sốt, cúm, ho, đầy bụng: Ngày 6 - 12g, sắc. Lá

còn dùng xông để giải cảm; giã đắp chữa trĩ, hoặc ngâm rượu xoa bóp chữa chấn thương. Băng phiến đại bi chữa đau bụng, đau ngực, đau họng, ho, đau răng: Ngày uống 0,10 - 0,20g, dạng bột. Dùng ngoài chữa chốc lở.

BOEHMERIA NIVEA (L.) Gaud.

 URTICACEAE

GAI, câ

35

y lá gai, trữ ma, gai

tuyết, chiều

đủ (Dao), bâư pán (Tày), hạc co pán (Thái).

MÔ TẢ: Cây bụi nhỏ, cao 1m hay hơn, gốc hóa gỗ, cành non và cuống lá màu tím đỏ, có lông. Lá mọc so le, có cuống, mép khía răng, mặt dưới có lông trắng bạc. Hoa đực và hoa cái tụ tập thành bông kép, ở kẽ lá. Quả bế có đài tồn tại.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 11 - 2.

PHÂN BỔ: Cây trồng ở khắp nơi, lấy lá làm bánh gai, vỏ lấy sợi và rễ củ làm thuốc.

BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đông. Thái lát, phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ chứa flavonoid rutin. Toàn cây có acid cyanhydric. Hạt có dầu béo, nhiều acid tự do.

CÔNG DỤNG: Kháng khuẩn, lợi tiểu. Chữa động thai đau bụng ra huyết sa, viêm tử cung, trĩ, xích bạch đới, đái dắt, đái đục, đái ra máu, mụn lở. Ngày 12 - 20g dạng sắc, bột, viên. Dùng an thai chỉ uống 2 - 3 ngày. Dùng ngoài, rễ tươi giã đắp hoặc đun nước để rửa.

 

36

BRUCEA JAVANICA (L.) Merr. SIMAROUBACEAE

SẦU ĐÂU RỪNG, xoan rừng, sầu đâu cứt

chuột, cứt

dê, nha đảm tử,

khổ sâm, ích bờ đê (Ba Na).

MÔ TẢ: Cây bụi nhỏ, cao tới 2m. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, mép có răng cưa, có lông mềm ở cả hai mặt. Hoa đơn tính khác gốc, mọc thành chùm xim. Quả hạch, hình trứng, khi chín màu đen. Hạt cứng, dẹt, màu nâu đen, vỏ ngoài răn reo, nhân có dầu, vị rất đắng.

37

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 3 - 4; Quả: Tháng 5 - 9.PHÂN BỔ: Cây mọc hoang nhiều ở vùng đồi cây bụi ven biển, đảo.

BỘ PHẬN DÙNG: Hạt. Thu hái vào mùa thu khi quả chín. Xát để loại thịt quả, rửa sạch. Phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Hạt chứa dầu béo, glucosid kosamin, saponin, chất đắng brucein A.B.C.G. và brusatol.

CÔNG DỤNG: Chữa lỵ amip, ngày 4 - 16g hạt đã loại dầu để tránh nôn, dạng thuốc sắc, bột, chia 3 lần, trong 3-7 ngày. Chữa sốt rét, ngày 3 - 6g hạt, chia 3 lần, sau bữa ăn, trong 4 - 5 ngày. Dùng dung dịch ngâm thụt giữ ít độc hơn. Chữa trĩ ngoại, giã hạt đắp.

 

CCAPSELLA BURSA-PASTORIS (L.) Medik. BRASSICACEAE

TỀ THÁI, cây tề, đình lịch, cỏ tâm giác, địa mễ thái, c

38

ải dại.

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một năm, cao 20-30cm. Lá ở gốc, có cuống, mọc sát mặt đất, mép xẻ thùy và khía răng không đều. Lá ở trên không cuống, mọc ôm lấy thân, mép khía răng nhỏ, thưa. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành chùm ở ngọn thân. Quả hình tim ngược, dẹt, khi khô tự mở ở cuống. Hạt nhỏ, nhiều.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 3 - 8.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở bãi sông và ruộng bỏ hoang.

BỘ PHẬN DÙNG: Cả cây. Thu hái vào mùa hạ. Phơi khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Cả cây chứa alcaloid bursin; cholin, diosmin; các acid: thiocyanic, citric, malic, fumaric, tartric, tanic và bursinic. Ngoài ra còn có vitamin C, inositol, saponin, rhamnoglucosid hyssopin.

CÔNG DỤNG: Thuốc cầm máu trong những trường hợp khái huyết, xuất huyết ruột và tử cung, kinh nguyệt quá nhiều, chữa phù thũng, sốt, đái ra dưỡng trấp. Ngày 6 - 12g dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc cồn thuốc. Ngoài ra, rễ và hạt làm sáng mắt, hoa chữa lỵ lâu ngày.

 

CASSIA ALATA L. CAESALPINIACEAE

MUỒNG TRÂU,

cây

lác.

MÔ TẢ: Cây bụi, cao đến 3m, phân cành. Lá kép lông chim chẵn, gồm 8 - 12 đôi lá chét, mọc so le; có lá kèm. Cành và cuống lá thường có màu nâu đỏ. Hoa màu vàng, mọc thành bông ở đầu cành và kẽ lá. Quả dài, hơi dẹt và có cánh ở 2 bên dìa. Hạt nhiều, màu đen.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 5-6: Quả : Tháng 7-10.

PHÂN BỔ: Cây mọc ở vùng núi và trung du. Còn được trồng làm cảnh.

BỘ PHẬN DÙNG: Lá và thân. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào tháng 4 - 5, trước khi cây có hoa. Dùng tươi hoặc phơi khô.

39

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá chứa anthraglucosid, acid chrysophanic, rhein.

CÔNG DỤNG: Chữa táo bón, phù thũng, đau gan, vàng da: Lá dùng dưới dạng chè. Chữa hắc lào, bệnh tôkêlô, ecpét loang vòng, ghẻ, lở loét ở súc vật: Lá tươi giã nát xát, hoặc vắt nước bôi vào nơi bị bệnh. Dùng nhuận tràng: Ngày 4 - 8g bột thân lá; tẩy: 15 - 20g sắc uống.

 CASSIA TORA L.   CAESALPINIACEAE

THẢO QUYẾT MINH, muồng ngủ, đậu ma, lạc trời, muồng lạc, nhả lá mứn

(Thái), nhả cóc bẻ (Tày), muồng hoè, diêm tập (Dao), t, răng (Ba Na).

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một năm, cao 30 -90 cm. Lá kép lông chim chẵn, mọc so le, gồm ba đôi lá chét hình trứng. Hoa màu vàng, 1 -3 cái ở kẽ lá. Quả đậu dài, hẹp và cong. Hạt nhiều, màu nâu, nhẵn bóng.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 4 - 5; Quả: Tháng 6 - 8.PHÂN BỔ: Cây mọc tập trung thành đám ở các bãi

cỏ ven đường đi, ven đồi ở trung du và miền núi.

BỘ PHẬN DÙNG: Hạt. Quả già thu hái vào cuối thu. Phơi khô, tách vỏ quả lấy hạt. Khi dùng sao vàng.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Cả cây chứa anthraglucosid, thuỷ phân cho emodin và glucosa. Ngoài ra có rhein, chrysophanol. Dầu hạt gồm acid oleic, linolic, palmitic, lignoceric và sitosterol.

CÔNG DỤNG: Hạt dùng sống có tác dụng nhuận tràng, ngày 10-15g. Hạt rang chín chữa mất ngủ, nhức đầu, ho, huyết áp cao, mắt đỏ, mờ mắt, ra nhiều nước mắt, táo bón, đái ít. Ngày 10-15g dạng sắc, bột hoặc viên. Lá tươi giã nát ngâm rượu hoặc giấm, bôi chữa hắc lào, chàm.

CATHARANTHUS ROSEUS(L.) G. Don   APOCYNACEAE

DỪA CẠN, bông dừa, hoa hải đằng, trường xuân hoa, phjặc pót đông

(Tày).

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 30 - 80 cm. Thân màu đỏ hồng, phân nhiều cành. Lá mọc đối, hình trứng ngược. Hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng. Hoa màu hồng hay trắng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả hai đại, thuôn , hơi choãi ra. Hạt nhỏ nhiều, màu nâu đen.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 5 -10.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở vùng ven biển. Còn được trồng làm cảnh và dược liệu xuất khẩu.

BỘ PHẬN DÙNG: Lá, rễ. Lá thu hái trước khi cây có hoa, phơi hoặc sấy nhẹ đến khô. Rễ thu hái vào cuối thu. Rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Lá chứa các alcaloid : serpentin, ajmalin, ajmalicin, catharanthin, catharanthinol, vindolin, vindolicin, vincaleucoblastin, leurocin.

CÔNG DỤNG: Chữa bệnh đi tiểu đỏ và ít, đái đường, kinh nguyệt không đều. Ngày 4-8g lá dạng thuốc sắc, cao lỏng. Hiện nay, nhiều alcaloid được chiết ra từ lá có tác dụng chữa bệnh bạch cầu, và từ rễ làm giãn mạch máu não, chữa huyết áp cao.

40

CENTELLA ASIATICA (L.) Urb. APIACEAE

RAU MÁ, phắc chèn (Tày), tích tuyết thảo,

liên

tiền thảo.

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm. Thân mảnh mọc bò, bén rễ ở các mấu. Lá mọc so le hoặc tụ tập nhiều lá ở một mấu. Phiến lá hình thận hoặc gần tròn, mép khía tai bèo. Cụm hoa hình tán đơn mang 1-5 hoa nhỏ không cuống, màu trắng hoặc phớt đỏ. Quả dẹt.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 4-6.

PHÂN BỔ: Cây mọc trên đất ẩm, mát ở khắp nơi.

BỘ PHẬN DÙNG: Cả cây. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Cả cây chứa tinh dầu, dầu béo gồm glycerid của các acid : oleic, linolic, linolenic, lignoceric, palmitic và stearic; alcaloid hydrocotylin; chất đắng vellarin; glucosid asiaticosid thuỷ phân cho acid asiatic và glucosa, rhamnosa ; vitamin C.

CÔNG DỤNG: Chữa sốt, sởi, nôn ra máu, chảy máu cam, lỵ, ỉa chảy, táo bón, vàng da , đái dắt buốt, thống kinh, bạch đới, giãn tĩnh mạch, mụn nhọt. Ngày 30-40g cây tươi giã thêm nước uống hoặc sắc. Đắp ngoài chữa tổn thương do ngã, gãy xương, bong gân, ung nhọt.

41

CERBERA MANGHAS L.   APOCYNACEAE

MƯỚP SÁT, hải qua tử

MÔ TẢ: Cây gỗ, có khi cao tới 10m. Vỏ thân xù xì, dày; gỗ mềm. Lá hình mác thuôn, mặt trên nhẵn bóng, thường tập trung ở đầu cành. Cụm hoa hình xim ở đầu cành; hoa màu trắng, ở giữa màu hồng đỏ, có mùi thơm. Quả hạch, hình trái xoan, to. Toàn cây có nhựa mủ màu trắng.

MÙA HOA QUẢ: Hoa : Tháng 3-5; Quả : Tháng 6-10.PHÂN BỔ: Cây mọc ở vùng ven biển và hải đảo.

BỘ PHẬN DÙNG: Hạt, thu hái khi quả chín. Phơi khô; đập vỡ hạt lấy nhân ép dầu. Hạt rất độc.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Hạt chứa glucosid: Cerberin, cerberosid, neriifolin, thevetin.

CÔNG DỤNG: Dầu hạt bôi lên da chữa ghẻ, ngứa hoặc bôi lên tóc trừ chấy. Các glucosid chiết được từ hạt dùng chữa bệnh suy tim . Có nơi dùng vỏ cây hoặc lá làm thuốc tẩy. Cần rất thận trọng vì độc

CHENOPODIUM AMBROSIOIDES L.

 

CHENOPODI

ACEAE

DẦU GIUN, cỏ hôi, rau muối dại, thanh hao dại, kinh giới đất.

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một năm hoặc nhiều năm, cao 0,5 - 1m. Thân có khía dọc, màu lục hoặc tía. Lá mọc so le, khía răng không đều. Gân lá mặt dưới có lông. Hoa nhỏ, tụ tập ở kẽ lá. Quả bế, hình cầu, màu lục nhạt. Hạt nhỏ, màu đen bóng. Toàn cây có mùi hắc đặc biệt.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 5 -7.

PHÂN BỔ: Cây mọc tập trung chủ yếu ở các bãi sông.

BỘ PHẬN DÙNG: Cành mang lá. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào tháng 5-6, lúc cây có hoa; cắt về phải cất ngay lấy tinh dầu, không để lâu.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Toàn cây chứa tinh dầu ( lá: 0,3-0,5%, hạt: 1,00%) gồm ascaridol, p-cymen, limonen, pinocarvon, arituson.

CÔNG DỤNG: Trị giun đũa, giun móc. Người lớn uống 1ml tinh dầu giun pha trong 30 ml dầu thầu dầu,

42

hoặc dạng viên nang. Sau đó uống thuốc tẩy magiê sulfat. Dùng cho trẻ em trên 5 tuổi, liều tính theo tuổi, từ 10-20 giọt tinh dầu giun. Thuốc độc, cẩn thận khi dùng.

CHRYSANTHEMUM INDICUM L. ASTERACEAE

CÚC HOA VÀNG, kim cúc, dã cúc, cam cúc, khổ ý, biooc kim (Tày).

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một năm hay nhiều năm, cao 20-50 cm. Thân có khía rãnh. Lá mọc so le, có thuỳ sâu, mép khía răng. Hoa hình đầu, màu vàng mọc thành ngù ở kẽ lá hoặc đầu cành. Còn có loài cúc hoa trắng (Chrysanthemum morifolium Ram.) cũng được dùng.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 9-12.

PHÂN BỔ: Cây được trồng làm cảnh, lấy hoa ướp chè, làm rượu và làm thuốc.

BỘ PHẬN DÙNG: Hoa. Thu hái vào tháng 9 - 10, quây cót, xông sinh 2-3 giờ. Đem nén nặng 1 đêm để chảy hết nước đen. Phơi 3-5 nắng đến khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Trong hoa có glucosid chrysanthemin, thuỷ phân cho glucosa và cyanidin ; stachydrin, tinh dầu, vitamin A. Hạt chứa dầu bán khô 15,8%.

43

CÔNG DỤNG: Hoa làm thuốc chữa chứng hoa mắt, chóng mặt, sốt, nhức đầu, đau mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt, mắt khô tròng, mắt mờ, huyết áp cao, mụn nhọt, sưng tấy.Uống nhiều trẻ lâu. Ngày 8-16g dạng thuốc sắc, dạng trà; dùng riêng hay phối hợp với cây khác. Dùng ngoài để rửa, đắp mụn nhọt.

 CIBOTIUM BAROMETZ (L.) J. Sm. DICKSONIACEAE

CẨU TÍCH, culy, kim mao, co cút pá (

44

Thái), cút báng (Tày), cây lông khỉ, nhải cù viằng (Dao)

MÔ TẢ: Loại dương xỉ thụ trạng; thân rễ to, ngắn, hơi nạc, phủ lông tơ dày màu vàng nâu. Lá kép 3 lần lông chim, dài tới hơn 2m; mặt dưới có nhiều túi bào tử màu nâu nhạt.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 8-10 (mùa có bào tử).

PHÂN BỔ: Cây mọc nơi đất ẩm, gần bờ khe suối ở vùng núi.

BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hoạch quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đông, cắt bỏ rễ con và cuống lá, cạo hết lông vàng, để riêng. Rễ đã cạo hết lông, rửa sạch, thái phiến hay cắt từng đoạn dài 4 -

45

10cm, phơi hay sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Thân rễ chứa tinh bột, 30%. Lông vàng ở thân rễ có tanin, sắc tố.

CÔNG DỤNG: Làm thuốc chống viêm, giảm đau. Chữa thấp khớp, tay chân nhức mỏi, đau lưng, đau dây thần kinh hông, khí hư, người già đi tiểu nhiều lần, bí đái, đái dắt. Ngày dùng 10-20g dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu. Lông vàng ở thân rễ dùng để đắp cầm máu vết thương.

 

CINAMOMUM CAMPHORA (L.) Presl   LAURACEAE

LONG NÃO, dã hương, chương não, mạy khảo chuông (Tày).

MÔ TẢ: Cây gỗ, cao tới 20 m. Vỏ thân dày, nứt nẻ. Lá mọc so le, có cuống dài, mặt trên xanh bóng, 3 gân chính xuất phát từ gốc lá và có tuyến nhỏ. Hoa nhỏ, màu vàng lục, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả mọng, khi chín có màu đen.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 5 - 6; Quả: Tháng 7- 9.

PHÂN BỔ: Cây nhập trồng ở nhiều nơi để làm thuốc và lấy bóng mát.

BỘ PHẬN DÙNG: Rễ, gỗ thân thu hái quanh năm. Dùng cất tinh dầu.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Gỗ thân, lá chứa tinh dầu gồm những thành phần : camphor, D và α-pinen, cineol, terpineol, caryophyllen, safrol, limonen, phellandren, carvacrol, camphoren, azulen.

CÔNG DỤNG: Long não thường dùng dưới dạng thuốc tiêm có tác dụng hồi sức tim, chữa trụy tim. Uống chữa đau bụng, sốt, viêm họng, liệt dương. Dùng ngoài sát khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, trị mụn lở ngứa, đau dây thần kinh, thấp khớp , dạng cồn,

46

nước, thuốc mỡ.

CINNAMOMUM CASSIA Presl LAURACEAE

QUẾ,

quế đơn, quế bì, mạy quẽ (Tày)

MÔ TẢ: Cây gỗ, cao 10 - 20m. Vỏ thân nhẵn. Lá mọc so le, có cuống ngắn, cứng và giòn, đầu nhọn hoặc hơi tù, có 3 gân hình cung. Mặt trên lá xanh sẫm bóng. Hoa trắng, mọc thành chùm xim ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả hạch, hình trứng, khi chín màu nâu tím, nhẵn bóng. Toàn cây có tinh dầu thơm, nhất là vỏ thân.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 4 - 7; Quả: Tháng 8 - 12.PHÂN BỔ: Cây mọc hoang và đã được trồng ở nhiều nơi, vùng núi.

BỘ PHẬN DÙNG: Vỏ thân, vỏ cành. Thu hái vào mùa hạ, thu. Ủ sau để cho khô dần ở chỗ râm mát, thoáng gió. Có thể cất lấy tinh dầu.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Toàn cây, nhất là vỏ thân, vỏ cành, chứa tinh dầu, aldehyd cinnamic, coumarin.

CÔNG DỤNG: Kháng khuẩn mạnh. Chữa tiêu hoá kém, đau bụng, ỉa chảy, lỵ, bệnh dịch tả, cảm cúm, ho hen, bế kinh, tê bại, rắn cắn. Ngày 1-4g sắc, hãm, bột, viên hoặc mài với nước uống. Quế còn được dùng làm thuốc bổ . Tinh dầu quế có trong thành phần của cao xoa. Quế còn được dùng làm gia vị.

 CITRUS GRANDIS (L.) Osbeck   RUTACEAE

47

BƯỞI, bòng, mác pục (Tày), chu loan, plài plình (K'ho)

MÔ TẢ: Cây gỗ, cao tới gần 10m. Cây nhỏ và cành non có gai. Lá mọc so le, có cuống ; phiến lá có tai ở gốc. Cụm hoa hình xim, hoa màu trắng thơm. Quả to, hình cầu, trong có nhiều múi, chứa nhiều tép, ăn được. Hạt có cạnh, hơi dẹt. Vỏ thân, vỏ quả và lá có tinh dầu thơm.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 2-3; Quả: Tháng 4 - 11.

PHÂN BỔ: Cây trồng ở khắp nơi.

BỘ PHẬN DÙNG: Lá, vỏ quả, hoa và hạt. Hái quả già, gọt lấy vỏ, phơi trong râm cho khô. Lá thu hái quanh năm, thường dùng tươi. Hoa, cất lấy tinh dầu hoa bưởi.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Tinh dầu, với tỷ lệ 0,84% trong lá, gồm dipenten, linalol, citral, limonen; flavonoid; vitamin A, C, B1 ; đường rhamnosa; acid citric; pectin , dầu béo,…

CÔNG DỤNG: Lá tươi nấu với lá thơm khác xông chữa cảm cúm, nhức đầu. Vỏ quả sắc uống chữa khó tiêu, đau bụng, ho: ngày 4-12g. Vỏ hạt có pectin dùng làm thuốc cầm máu. Hạt bóc vỏ đốt thành than chữa chốc đầu. Lá non hơ nóng xoa bóp chữa chấn thương ứ máu.

CITRUS LIMONIA Osbeck   RUTACEAE

CHANH, má điêu (Thái), chứ hở câu (H’mông), mác vo (Tày), piều sui

(Dao)

MÔ TẢ: Cây bụi, có gai dài. Lá mọc so le, mép hơi khía răng. Hoa trắng, mọc riêng lẻ hoặc thành chùm, 2-3 hoa. Quả hình cầu, vỏ quả mỏng, khi chín màu vàng nhạt, vị chua.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 3 - 4; Quả: Tháng 5 - 9.

PHÂN BỔ: Cây được trồng ở khắp nơi lấy lá và quả làm gia vị và làm thuốc.

BỘ PHẬN DÙNG: Lá, quả, rễ. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi, sấy khô. Quả thu hái vào mùa thu, dùng tươi hoặc phơi khô; quả tươi muối làm thành chanh muối.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Lá chứa tinh dầu 0,3-0,5%, stachydrin. Vỏ quả chứa tinh dầu gồm D-limonen, α-pinen, β-phellandren, camphen, citral và pectin. Dịch quả : acid citric 5-10%, citrat acid calci-kali 1-2%, vitamin C, B1 , riboflavin.

CÔNG DỤNG: Lá chanh tươi nấu nước xông chữa cảm cúm. Lá, rễ, vỏ quả chữa ho, viêm họng, khó thở, nhức đầu, đau nhức mắt, sưng vú tắc tia sữa, kém ăn, nôn, rắn cắn: ngày 6-12g ngậm hoặc sắc uống. Dịch quả dùng giải khát, chữa bệnh scobut, lợi tiểu. Tinh dầu vỏ quả làm hương liệu.

48

CITRUS RETICULATA Blanco RUTACEAE

QUÍT, mạy cam chỉa (Tày), quất thực.

MÔ TẢ: Cây gỗ nhỏ, cao 5-8m, không có gai hoặc có gai ngắn. Lá mọc so le,phiến hình thuôn, đầu tù hoặc hơi nhọn. Cuống lá hơi có cánh. Hoa trắng mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả tròn, hoặc hơi dẹt, khi chín màu vàng cam sẫm. Có nhiều loại: quít giấy, quít hôi, quít đường,… Vỏ đều dùng được.

MÙA HOA QUẢ: Gần như quanh năm (tuỳ loại).

PHÂN BỔ: Cây được trồng ở nhiều nơi .

BỘ PHẬN DÙNG: Lá, vỏ quả, hạt. Lá thu hái quanh năm. Vỏ quả xanh có tên là thanh bì, vỏ quả chín phơi khô là trần bì. Trần bì để càng lâu năm càng tốt.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá và vỏ quả chứa tinh dầu gồm các thành phần là D-limonen, DL-limonen, linalol, aldehyd nonylic và decylic, methylanthranilat. Nước quả có đường, acid citric, vitamin C, caroten.

CÔNG DỤNG: Chữa ho, tức ngực, nhiều đờm, khó tiêu, đau bụng, ỉa chảy, ợ hơi, nôn mửa. Còn chữa thấp khớp, lợi tiểu: ngày 4-12g vỏ quít khô sắc. Chữa đau bụng , sưng vú : lá tươi hơ nóng đắp, hoặc phơi khô sắc uống, ngày 6-12g. Hạt chữa tràn dịch tinh mạc, nôn, rắn cắn: ngày 6-12g ngậm hoặc sắc uống. Dịch quả giải khát, chữa bệnh scobut, lợi tiểu. Tinh dầu vỏ quả dùng làm hương liệu.

 

49

CLERODENDRUM philippinum var.symplex Wu et Feng VERBENACEAE

MÒ MÂM XÔI, mò trắng, bấn trắng, ngọc nữ thơm, puồng pỉ (Tày) búng súi mía (Dao)

MÔ TẢ: Cây bụi, cao 0,5-1,5m; cành non vuông, có lông. Lá mọc đối , có

50

cuống dài và có lông ở cả hai mặt; mép lá khía răng hay uốn lượn. Hoa mầu trắng , mọc ở đầu cành , tụ tập thành đầu như mâm xôi. Quả mọng, hình cầu, có đài tồn tại. Các loài xích đồng nam (C.squamatum Vahl); bạch đồng nữ (C.viscosum Vent.), ngọc nữ đỏ (C.paniculatum L.) cũng được dùng.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 5 - 8.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở khắp nơi

BỘ PHẬN DÙNG: Rễ: lấy vào tháng 7-8. Đào lấy toàn bộ rễ, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

CÔNG DỤNG: Có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm. Chữa viêm tử cung, bạch đới, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt, lở ngứa, đau nhức xương, đau lưng, vàng da, huyết áp cao : Ngày 12-16g dạng sắc hoặc viên. Nước sắc còn dùng rửa, trị vết thương nhiễm trùng, bỏng, lở loét.

CLERODENDRUM SQUAMATUM Vahl   VERBENACEAE

XÍCH ĐỒNG NAM, mò hoa đỏ, lẹo cái, co púng pính (Thái).

MÔ TẢ: Cây bụi, cao khoảng 1m. Thân có cạnh, nhẵn. Lá mọc đối, hình tim, có cuống dài, mép nguyên hoặc có răng nhỏ. Hoa màu đỏ mọc thành xim hai ngả ở ngọn. Nhị và nhuỵ mọc thò dài. Quả mọng , hình cầu. Còn có loài bạch đồng nữ, hoa trắng (Clerodendrum viscosum Vent.) cũng được dùng với công dụng tương tự.

MÙA HOA QUẢ: Hoa : Tháng 5 - 6; Quả : Tháng 6-8.PHÂN BỔ: Cây mọc hoang rải rác ở vùng núi thấp,

trung du và đồng bằng.BỘ PHẬN DÙNG: Toàn thân.Thu hái quanh năm, tốt nhất

vào lúc cây sắp có hoa. Phơi hoặc sấy khô. Có khi dùng tươi.

CÔNG DỤNG: Kháng khuẩn, chống viêm. Chữa khí hư, viêm tử cung, kinh nguyệt không đều, vàng da, mụn lở, huyết áp cao, khớp xương đau nhức, đau lưng: ngày 15-20g toàn cây dưới dạng thuốc sắc, cao, viên. Lá tươi giã đắp hoặc ép lấy nước rửa vết thương , bỏng, mụn lở.

51

CODONOPSIS JAVANICA (Blume) Hook.f. CAMPANULACEAE

ĐẢNG SÂM, ngân đằng, đùi gà, mằn rày cáy (Tày), cang hô (

H’mông), co nhả dòi (Thái

52

).

MÔ TẢ: Dây leo nhỏ, sống nhiều năm. Rễ củ nạc. lá mọc đối, hình tim, mép nguyên hay khía răng, có nhựa mủ trắng. Hoa hình chuông, màu vàng ngà, họng có vân tím, mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả mọng, màu tím, nhiều hạt nhỏ.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 7-12.

PHÂN BỔ: Cây mọc lẫn trong các trảng cỏ, nương rẫy cũ hoặc ven rừng ở vùng núi cao.

BỘ PHẬN DÙNG: Thu hái vào mùa thu. Phơi hoặc sấy khô. Khi dùng tẩm nước gừng, sao vàng.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ chứa đường, chất béo, tinh dầu, glucosid scutellarin, vết alcaloid.

CÔNG DỤNG: Bổ dạ dày, long đờm, lợi tiểu; chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, vàng da, kém tiêu hoá, ỉa lỏng, mệt mỏi, ho, viêm thận, nước tiểu có albumin, phù trĩ, sa tử cung, rong kinh, bệnh hệ bạch huyết: ngày dùng 15-30g dạng thuốc sắc, viên, bột, rượu thuốc. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

chú ý: Là cây thuốc thuộc diện quí hiếm, cần bảo vệ và trồng

COIX LACHRYMA - JOBI L.   POACEAE

Ý DĨ, bo bo, hạt cườm, co đươi (Thái), mạy păt (Tày)..

MÔ TẢ: Cây cỏ, mọc thành bụi, cao 1-2m. Thân nhẵn, ruột xốp. Lá hình dải, mọc so le, có bẹ, mép uốn lượn. Hoa đơn tính cùng gốc mọc thành bông thẳng đứng ở kẽ lá. Hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới. Quả hình bầu dục, vỏ màu xám nhạt, cứng, bóng, ở trong có nhân hạt.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 5 - 12.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi .

BỘ PHẬN DÙNG: Quả (thường gọi là hạt) thu hái vào mùa đông. Phơi khô. Khi dùng, giã bỏ vỏ, lấy nhân. Dùng sống hoặc sao vàng.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Hạt chứa hydrat carbon, protid, lipid và các acid amin như leucin, lysin, arginin, tyrosin…, coixol, coixenolid, sitosterol, dimethyl glucosid.

CÔNG DỤNG: Thuốc bồi dưỡng cơ thể do có hàm lượng protid và lipid cao . Chữa viêm ruột và ỉa chảy kéo dài ở trẻ em , phù thũng, sỏi thận, tê thấp, nhức mỏi chân tay: ngày 10-30g dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc.

COLEUS AMBOINICUS Lour.

 

LAMIACEAE

53

HÚNG CHANH, rau tần lá dày, dương tử tô, rau thơm lông..

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống lâu năm, cao 20-50cm. Phần thân sát gốc hoá gỗ. Lá mọc đối, dày cứng, giòn, mọng nước, mép khía răng tròn. Hai mặt lá màu xanh lục nhạt. Hoa nhỏ, màu tím đỏ, mọc thành bông ở đầu cành. Quả nhỏ, tròn, màu nâu. Toàn cây có lông rất nhỏ và thơm như mùi chanh.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 3 - 5.PHÂN BỔ: Cây được trồng làm gia vị và làm thuốc.

BỘ PHẬN DÙNG: Lá. Thu hái quanh năm. Dùng tươi.THÀNH PHẦN HÓA

HỌC:Toàn cây có chứa tinh dầu carvacrol.

CÔNG DỤNG: Chữa cảm, cúm, sốt cao, sốt không ra mồ hôi được, ho, hen, ho ra máu, viêm họng, khản tiếng, nôn ra máu, chảy máu cam: ngày dùng 10-16g dạng thuốc sắc, thuốc xông hoặc giã nát, thêm nước gạn uống. Dùng ngoài giã đắp trị rết , bọ cạp cắn.

COMBRETUM QUADRANGULARE Kurz. COMBRETACEAE

TRÂM BẦU, chưng bầu, tim bầu, săng

54

kê, song re.

MÔ TẢ: Cây bụi hoặc gỗ nhỏ, cao 2-10m. Thân có nhiều cành ngắn rụng lá nom như gai. Cành non hình 4 cạnh, mép có dìa mỏng. Lá mọc đối, cuống ngắn. Hai mặt lá có lông, dày hơn ở mặt dưới. Hoa nhỏ màu vàng ngà, mọc thành bông ở kẽ lá và đầu cành.Quả có 4 cánh mỏng, chứa một hạt hình thoi.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 9-11.PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở khắp các tỉnh phía nam , nhất là vùng

đồng bằng.BỘ PHẬN DÙNG: Hạt. Thu hái quả vào mùa thu-đông, phơi khô, bỏ vỏ lấy hạt.

Còn dùng lá và vỏ cây.THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Tanin.

CÔNG DỤNG: CÔNG DỤNG : Hạt làm thuốc tẩy giun đũa và giun kim: nướng hoặc rang vàng rồi ăn với chuối chín, người lớn dùng ngày 10-15 hạt (14-20g), trẻ em tuỳ tuổi từ 5-10 hạt (7-14g); dùng 3 ngày liền. Lá và vỏ cây cũng có tác dụng như hạt.

 

COSCINIUM FENESTRATUM (Gaertn.) Colebr. MENISPERMACEAE

VÀNG ĐẮNG, vang đ

55

ằng, hoàng đằng lá trắng, loong t’rơn, dây mỏ vàng, dây nại cày, kơ trơng (Ba Na)

MÔ TẢ: Dây leo, gỗ. Rễ và thân màu vàng. Vỏ thân nứt nẻ, màu xám trắng. Lá mọc so le, có cuống dài, hơi dính vào trong phiến lá, 3-5 gân, mặt dưới có lông trắng bạc . Hoa đơn tính khác gốc; hoa nhỏ. Quả hạch, to, hình cầu, khi chín màu vàng.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-10.

PHÂN BỔ: Mọc ở rừng, rải rác tại các tỉnh miền núi phía nam.

BỘ PHẬN DÙNG: Thân và rễ. Khai thac vào mùa thu và đông. Phơi hoặc sấy khô. Thường dùng để chiết berberin.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân và rễ chứa alcaloid berberin với tỷ lệ 1,5-3%.

CÔNG DỤNG: Chữa ỉa chảy, lỵ trực khuẩn, viêm ruột, vàng da, sốt, sốt rét, kém tiêu hoá: ngày 10-16g dạng sắc, bột hoặc viên. Dùng berberin chlorid dạng viên nén 0,05g , ngày 0,30-0,50g chia 2 lần. Trẻ em tuỳ tuổi dùng ít hơn. Dung dịch 0,5-1% berberin chlorid chữa đau mắt.

COSTUS SPECIOSUS (Koening) Smith.   COSTUS SPECIOSUS (Koening) Smith

56

MÍA DÒ, đọt đắng, cát lồi, sẹ vòng, tậu chó, co ướng bôn (Thái), nó ưởng

(Tày).

MÔ TẢ: Cây thân cỏ, sống nhiều năm, mọc thẳng, có thể cao tới hơn 2m, lụi hàng năm. Thân rễ nạc, mọc ngang. Lá có bẹ, mọc so le, lúc non xếp thành hình xoắn ốc, có lông. Cụm hoa hình bông, mọc ở ngọn thân. Hoa màu trắng, lá bắc màu đỏ. Quả nang, chứa nhiều hạt, màu đen. Các loài Costus speciosus Sm. var. argyrophyllus Wall. và Costus tonkinensis Gapnep. cũng được dùng.

MÙA HOA QUẢ: Hoa : Tháng 6-8; Quả : Tháng 9-11.

PHÂN BỔ: Cây mọc nơi đất ẩm ven rừng, nương rẫy, rải rác khắp các tỉnh miền núi và trung du.

BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái quanh năm. Phơi hoặc sấy khô. Còn dùng ngọn và cành non.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Thân rễ chứa saponin steroid: diosgenin , tigogenin.

CÔNG DỤNG: Tác dụng chống viêm; chữa sốt, đái buốt, đái vàng, thấp khớp, đau lưng, đau dây thần kinh: ngày 10-20g dạng thuốc sắc, hoặc cao lỏng. Ngọn và cành non còn tươi, nướng, giã , vắt lấy nước nhỏ tai chữa viêm tai. Có thể dùng làm nguyên liệu để chiết xuất diosgenin.

CRINUM ASIATICUM L. AMARYLLIDACEAE

NÁNG HOA TRẮNG, lá nắng,

57

chuối

nước,

tỏi voi,

tỏi lơi,

văn châu lan, cap

gụn (Tày), co lạc

quận (Thái).

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm; thân hành to, hình cầu hoặc hình trứng thuôn. Lá hình bản, dài tới 1m; mép nguyên và uốn lượn. Cụm hoa hình tán, cuống chung mập, hơi dẹt. Hoa màu trắng, to, có mùi thơm. Quả gần hình cầu, hạt nhiều nội nhũ.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 6-10.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở nhiều nơi và còn được trồng để làm cảnh.

BỘ PHẬN DÙNG: Lá, thân hành. Thu hái quanh năm. Dùng tươi..

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân hành và lá chứa alcaloid : Lycorin, crinamin.

CÔNG DỤNG: Lá tươi giã, hơ nóng, đắp chữa sưng tụ máu do ngã, bó gẫy xương , bong gân, sai khớp. Thân hành giã, nướng, đắp chữa thấp khớp, nhức mỏi. Lá khô sắc, rửa chữa trĩ ngoại. Thân hành giã ép lấy nước uống để gây nôn. Nước ép thân hành nhỏ tai chữa viêm tai.

 

CROTON TIGLIUM L. EUPHORBIACEAE

N

58

GHỆ,

nghệ vàng,

uất kim, khương hoàng, co hem, co khản mỉn (Thái), khinh lương (Tày).

MÔ TẢ: Cây nhỡ, phân cành nhiều; cao 3- 6m. Lá mọc so le, mép khía răng; lá non màu hồng tím. Cụm hoa hình chùm mọc ở đầu cành; hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới. Quả nang màu vàng nhạt. Hạt nhỏ, có vỏ cứng màu vàng nâu.

MÙA HOA QUẢ: Hoa : Tháng 5-7; Quả: Tháng 8-10.

PHÂN BỔ: Cây mọc ở đồi, rừng ẩm, bờ nương rẫy ở miền núi.

BỘ PHẬN DÙNG: Hạt. Hái quả chín vào tháng 8-9, nhưng chưa nứt các mảnh vỏ, phơi khô, đập lấy hạt, phơi lại lần nữa. Có thể để nguyên quả, khi dùng mới đập lấy hạt.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Hạt: dầu béo 30- 50%, gồm stearin, palmitin, glycerid crotonic và tiglic; protein 18%, glucosid crotonosid; nhựa là polyeste của crotonol, phorbol; acid amin (arginin, lysin); alcaloid; men lypasa.

CÔNG DỤNG: Chữa đầy bụng, không tiêu, táo bón, đau bụng, phù thũng, khó thở, ho nhiều. Ngày 0.01- 0.05g ba đậu sương (hạt nghiền nát, ép bỏ dầu, sao vàng), làm viên hoặc chế cao. Thuốc độc, phụ nứ có thai không được dùng. Chữa ngộ độc ba đậu: uống nước hoàng liên, nước đậu đũa.

 

CROTON TONKINENSIS Gagnep.   EUPHORBIACEA

59

KHỔ SÂM, cù đèn, co chạy đón (Thái).

MÔ TẢ: Cây nhỏ, cao 1-1,5m. Lá mọc so le, có khi tụ họp 3-4 lá như kiểu mọc vòng , hai mặt có lông óng ánh như lá nhót, dày hơn ở mặt dưới, 3 gân toả từ gốc. Hoa nhỏ trắng mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đầu cành, đơn tính cùng gốc. Quả có 3 mảnh vỏ. Hạt hình trứng, màu nâu.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-8.PHÂN BỔ: Cây mọc hoang và được trồng ở khắp

nơi.BỘ PHẬN DÙNG: Lá. Thu hái khi cây đang có hoa. Phơi

hoặc sấy khô. Khi dùng sao vàng.CÔNG DỤNG: Chữa ung nhọt, lở loét, viêm mũi, ỉa ra

máu, viêm loét dạ dày, tá tràng, lỵ, đau bụng, tiêu hóa kém. Ngày 16-20g lá sao vàng, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài nước sắc đặc để rửa, chữa mụn nhọt, lở ngứa

CURCUMA DOMESTICA Valet. ZINGIBERACEA

NGHỆ, nghệ vàng,

uất kim, khương hoàng, co hem, co kh

60

ản mỉn (Thái), khinh lương (Tày).

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,5-1m; thường lụi vào mùa khô. Thân rễ (thường gọi là củ) nạc, phân nhánh có màu vàng và mùi hắc. Lá to, có bẹ, mọc so le. Hoa màu vàng, mọc thành bông hình trụ ở ngọn. Lá bắc màu lục hoặc pha hồng ở đầu.

MÙA HOA QUẢ: Hoa : Tháng 3-5.

PHÂN BỔ: Cây được trồng ở khắp nơi để làm gia vị và làm thuốc

BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái vào tháng 11-12. Cắt bỏ rễ con, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HOÁ HỌC: Thân rễ chứa chất màu, curcumin; tinh dầu gồm các sesquiterpen : zingiberen, D-α-phellandren, turmeron, dehydrotumeron, α, γ-alantolactone; curcumen, cineol.

CÔNG DỤNG: Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm gan, vàng da, kinh nguyệt không đều, bế kinh, tích máu sau đẻ, ngã tổn thương tụ máu, thấp khớp, tay chân đau nhức, mụn nhọt, ghẻ lở: ngày 3-12g, dạng bột, sắc. Dùng ngoài, giã nát bôi vết thương mới lành để chống sẹo, dùng chữa ngộ độc bã đậu : giã nát lọc lấy nước uống.

CURCUMA ZEDOARIA (Berg.) Rosc. ZINGIBERACEA

NGA TRUẬT, nghệ đen,

61

nghệ tím, nghệ xanh, nghệ đăm (Tày), bồng truật, ngải tím,

tam nại,

m'gang mơ lung (Ba Na).

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm; thường lụi về mùa khô. Thân rễ (thường gọi là củ) hình con quay với nhiều nhánh phụ hình trứng. Lá có bẹ, to, có đốm tía ở gân giữa mặt trên. Hoa màu trắng hồng có họng vàng; lá bắc xanh, đầu đỏ ; tập trung thành bông hình trụ, mọc lên từ thân rễ, trước khi cây ra lá.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 3-5.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang trên đất ẩm, gần bờ suối quanh nương rẫy và ruộng bỏ hoang. Có nhiều ở các tỉnh miền núi.

BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái vào tháng 11-12, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, thái lát, phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HOÁ HỌC: Thân rễ chứa tinh dầu gồm α-pinen, D-camphen, cineol, D-camphor, D-borneol, sesquiterpen alcol, zingiberen.

CÔNG DỤNG: Thuốc giúp tiêu hoá, điều kinh; chữa đau bụng, ăn uống không tiêu,

62

nôn mửa, ho, bế kinh, kinh nguyệt không đều; còn có tác dụng bổ. Ngày 3-6g dạng thuốc, thuốc bột hoặc thuốc viên.

 

CYMBOPOGON CITRATUS (DC.) Stapf POAECEA

SẢ, hương mao,

chạ

phiéc (Tày), phắc châu (Thái), mờ b'lạng (K'ho).

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống lâu năm, mọc khóm dày. Thân rễ màu trắng hoặc tím. Lá dài, hẹp, có bẹ, mép hơi ráp. Cụm hoa gồm nhiều bông nhỏ không cuống. Toàn cây có mùi thơm như chanh.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 3-7.

PHÂN BỔ: Cây được trồng tập trung (để cất tinh dầu); trồng rải rác trong nhân dân để làm gia vị và làm thuốc.

BỘ PHẬN DÙNG: Cả cây. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hoặc phơi trong râm mát cho khô. Có thể cất lấy tinh dầu.

THÀNH PHẦN HOÁ HỌC: Cả cây chứa tinh dầu gồm citral, limonen, isopulegol, acid citronellic,

63

acid của geranium và α-camphoren.

CÔNG DỤNG: Chữa cảm cúm, sốt: 10-20g cả cây sắc uống hoặc nấu nước xông cùng những lá thơm khác. Giúp tiêu hoá, chữa đầy bụng, nôn mửa, trung tiện kém: 3-4 giọt tinh dầu uống với nước. Chữa chàm mặt: rễ giã, xát. Tinh dầu sả dùng chủ yếu trong công nghiệp hương liệu; ngoài ra còn tác dụng trừ muỗi, tẩy mùi hôi.

 CYPERUS ROTUNDUS L.   CYPERACEA

CỎ GẤU, củ gấu, cỏ cú, hương phụ, sa thảo, nhả khuôn mu (Thái), tùng gháy thật mía

(Dao).

MÔ TẢ: Cỏ sống dai, nhiều năm, cao 20-30cm. Thân rễ phình lên thành củ ngắn, thịt màu nâu đỏ, thơm. Lá nhỏ hẹp, dài, một gân, có bẹ. Hoa nhỏ, mọc thành hình tán màu nâu đỏ ở ngọn thân. Quả 3 cạnh, màu xám. Loài hải hương phụ ( Cyperus Stoloniferus Retz.) mọc ở ven biển, có củ to nên thường được khai thác sử dụng.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 3-7.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở khắp nơi.

BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đông. Đào lấy thân rễ, vun thành đống, đốt cho cháy hết rễ con và lá, rửa sạch, phơi khô. Để nguyên hoặc chế với giấm, nước tiểu, nước muối và rượu (hương phụ tứ chế).

THÀNH PHẦN HOÁ HỌC:

Thân rễ chứa tinh dầu với tỷ lệ 0,5-1,2% gồm cyperen, cyperol, α-cyperon, vết cineol và L-α-pinen. Tinh bột.

CÔNG DỤNG: Chữa kinh nguyệt không đều, thống kinh, đau dạ dày, nôn mửa, khó tiêu, ỉa chảy: ngày 6-12g, dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc viên hoặc rượu thuốc. Dùng riêng hoặc phối hợp với ích mẫu, ngải cứu.

DATURA METEL L. SOLANACEA

CÀ ĐỘC

DƯỢC

,

64

cà diên, cà lục lược

(Tày), sùa

tùa (H'mông)

, mạn đà la, hìa kía piếu (Dao)

.

MÔ TẢ: Cây bụi nhỏ, hóa gỗ ít, cao 1-1,5m; cành non có nhiều lông mịn và sẹo lá. Lá mọc so le, phiến lệch, mép lượn sóng, cả hai mặt đều có lông. Hoa to, hình loa kèn, màu trắng, mọc riêng ở kẽ lá. Quả hình cầu, có gai, khi chín nứt theo 3-4 đường; nhiều hạt nhỏ, dẹt, màu nâu đen.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 4 - 10.

PHÂN BỔ: Cây thường mọc trên đất ẩm ở ven đường, bãi hoang, ở nhiều địa phương. Còn được trồng làm cảnh.

BỘ PHẬN DÙNG: Lá và hoa (chỉ lấy cánh hoa). Lá bánh tẻ thu hái lúc cây sắp và đang ra hoa, phơi nắng hay sấy nhẹ. Hoa thu hái vào mùa thu, phơi nắng hay sấy nhẹ.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Alcaloid toàn phần có trong lá : 0,01-0,5%, trong hoa : 0,25-0,60%, trong rễ : 0,10-0,20%, trong quả : 0,12%. Gồm một số loại: Scopolamin, hyoscyamin và atropin, norhyoscyamin, vitamin C.

CÔNG DỤNG: Chữa ho, hen, thấp khớp, sưng chân, chống co thắt giảm đau trong loét dạ dày, ruột, chữa trĩ, say sóng, say máy bay. Đắp mụn nhọt đỡ đau nhức: lá, cành hoa khô 0,2g/lần, ngày 3 lần dưới dạng bột uống, hoặc cao; chữa hen: làm thành thuốc hút (như thuốc lá).

 DENROBIUM NOBILE Lindl.   ORCHIDACEA

65

THẠCH HỘC, kẹp thảo, hoàng thảo cẳng gà, kim thạch hộc, co vàng sào

(Thái), cỏ vàng, xè kẹp (Tày), phi điệp kép.

MÔ TẢ: Thuộc loại phong lan phụ sinh trên cây gỗ hay vách đá, cao 30-50cm. Thường mọc thành khóm. Thân hơi dẹt, có rãnh dọc, khi khô có màu vàng rơm. Lá mọc so le thành dãy đều ở hai bên thân. Hoa to, màu hồng, mọc thành chùm 2-4 cái ở kẽ lá. Quả nang, hơi hình thoi, khi khô tự mở theo các rãnh dọc. Hạt nhiều. Một số loài khác thuộc chi Dendrobium và Desmotricum cũng được dùng như thạch hộc.

MÙA HOA QUẢ: Hoa : Tháng 2-4; Quả : Tháng 5-6.

PHÂN BỔ: Có ở một số tỉnh miền núi và được trồng để làm cảnh.

BỘ PHẬN DÙNG: Toàn bộ phần thân (bỏ lá và rễ). Thu hái vào mùa đông. Phơi hoặc sấy khô. Khi dùng tẩm rượu, đồ chín, thái nhỏ.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Thân cây chứa chất nhầy, alcaloid dendrobin.

CÔNG DỤNG: Thuốc bổ dưỡng dùng cho người hư lao gầy yếu, thiếu tân dịch, đầy hơi, miệng khô khát, sốt nóng, không muốn ăn, ra mồ hôi trộm. Còn dùng để chữa liệt dương, mắt nhìn kém, đau khớp, nhược cơ, đau lưng, tay chân nhức mỏi. Ngày 8-16g dạng thuốc sắc, viên, bột.

Chú ý: Là cây thuốc thuộc diện quí hiếm,cần chú ý bảo vệ ở

[

DESMODIUM TRIANGULARE (Retz.) Merr. FABACEA

BA CHẼ, niễng đực,

ván đất, đậu bạc đầu,

66

mạy thặp moong (Tày), bien ong (Dao).

MÔ TẢ: Cây bụi, cao 2-3m. Lá kép mọc so le, 3 lá chét hình trứng, mép nguyên, cái ở giữa lớn hơn hai cái bên, mặt dưới lá và cành non phủ lông mềm màu trắng bạc. Hoa màu trắng, tập trung ở kẽ lá. Quả đậu, nhiều lông, thắt lại ở giữa các hạt. Hạt hình thận. Tránh nhầm với cây niễng cái (Moghania macrophylla(Willd.) 0.Kuntze).

MÙA HOA QUẢ: Hoa : Tháng 5-8; Quả : Tháng 9-11.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở miền núi và trung du.

BỘ PHẬN DÙNG: Lá. Thu hái vào mùa hạ, trước khi cây ra hoa, rửa sạch, dùng tươi, phơi hay sấy ở nhiệt độ 50-60º.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá chứa tanin, flavoniod , acid hữu cơ và alcaloid.

CÔNG DỤNG: Tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Chữa lỵ trực khuẩn, hội chứng lỵ, ỉa chảy: ngày 30-50g, chia 2-3 lần, liền 3-5 ngày, dưới dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc viên từ cao khô. Chữa rắn cắn, dùng lá tươi giã nát, uống nước, bã đắp.

DICHROA FEBRIFUGA Lour.   HYDRANGEACEAE

THƯỜNG SƠN, thường sơn tía, ô rô lửa, thục tất, áp niệu thảo, sleng slảo

mè (Tày)..

MÔ TẢ: Cây bụi nhỏ, cao 1-2m. Thân nhẵn, màu lục hoặc tím nhạt. Lá mọc đối, mép có răng cưa. Cuống lá và gân giữa có màu tím. Cụm hoa hình xim mọc ở ngọn thân hoặc kẽ lá. Hoa màu xanh lam hoặc hồng tím. Quả mọng màu lam hoặc tím. Hạt nhỏ, hình quả lê. Tránh nhầm với cây thường sơn trắng ( Gendarussa ventricosa Nees) và thường sơn Nhật Bản (Phlogacanthus turgidus Nich.).

MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-8.

PHÂN BỔ: Cây mọc nơi đất ẩm, ven rừng, bờ suối..., khắp các tỉnh miền núi.

BỘ PHẬN DÙNG: Rễ và lá. Rễ thu hái vào mùa đông, phơi hoặc sấy khô, khi dùng tẩm rượu, sao vàng. Lá hái vào hè- thu, sao vàng hoặc đồ chín, phơi khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Rễ chứa các alcaloid : α-dichroin, β-dichroin, γ-dichroin và 4-ketodihydroquinazolin.

CÔNG DỤNG: Chữa sốt, sốt rét, sốt cách nhật, long đờm, thông tiểu tiện. Dùng sống hay gây nôn, do vậy dùng thuốc sắc từ lá, rễ đã tẩm rượu sao vàng, ngày 6-12g, hoặc dùng alcaloid toàn phần.

67

Dùng riêng hoặc phối hợp với một số cây khác.

DIOSCOREA PERSIMILIS Prain et Burkill DIOSCOREACEA

CỦ MÀI, khoai mài, sơn dược, mán địn (Thái)

68

, mằn chèn (Tày), gờ lờn (K'dong), hìa dòi (Dao).

MÔ TẢ: Dây leo bằng thân quấn, nhẵn. Củ đơn độc hoặc hai, to và hơi dẹt, tròn đầu giống như quả bầu, sâu trong đất. Thân thường mang củ ngắn ở kẽ lá gọi là dái mài (thiên hoài). Lá mọc so le hay mọc đối, hình tim. Hoa đơn tính khác gốc nhỏ màu vàng mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả có 3 cánh.

MÙA HOA QUẢ: Hoa : Tháng 5-7; Quả : Tháng 8-10.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở các tỉnh miền núi và được trồng để lấy củ.

BỘ PHẬN DÙNG: Củ. Thu hái vào mùa thu hoặc mùa đông khi cây tàn lụi, rửa sạch, gọt vỏ, ngâm nước phèn chua 2-4 giờ cho bớt nhớt, xông diêm sinh 48giờ, phơi khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Củ chứa glucid 63,25%, protid 6,75%, lipid 0,45%, chất nhầy 2,0-2,8%; dioscin, sapotoxin, allantoin, dioscorin và acid amin.

CÔNG DỤNG: Bổ, hạ nhiệt. Chữa ăn kém tiêu, gầy yếu, viêm ruột mạn, ỉa

69

chảy và lỵ mạn tính, mồ hôi trộm, di tinh, khi hư, đái đường, đau lưng, đi tiêu luôn, hoa mắt, chóng mặt, hư lao: ngày 10-25g, dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Đắp ngoài mụn nhọt.Củ ăn được.

 

DIOSCOREA ZINGIBERENSIS C.H. Wright   DIOSCOREACEAE

CỦ MÀI GỪNG, cờ lóh (Ba Na).

MÔ TẢ: Dây leo bằng thân quấn, nhẵn cứng, dài 5-10m. Thân rễ (củ) mọc bò ngang, vỏ ngoài thô, màu nâu, rễ con cứng. Lá mọc so le, hình tim, đầu lá nhọn hoắt. Cuống lá dài, có gai ở gốc. Hoa đơn tính khác gốc, cụm hoa hình bông dài mọc ở kẽ lá. Quả có 3 cánh.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 2-5.

PHÂN BỔ: Mọc ở ven rừng, gần bờ suối; một số tỉnh Quảng Nam, Bình Định và Lâm Đồng.

BỘ PHẬN DÙNG: Củ. Thu hái vào mùa thu, khi cây tàn lụi, rửa sạch, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Củ chứa 2,0-2,5% diosgenin.

CÔNG DỤNG: Diosgenin là một trong những nguyên liệu chính để tổng hợp các thuốc steroid, như nội tiết tố sinh dục, thuốc chống viêm corticosteroid, thuốc cai đẻ và thuốc làm tăng đồng hoá. Củ tươi còn dùng để duốc cá. Củ có độc không ăn được.

70

DIPSACUS JAPONICUS Miq. DIPSACACEA

TỤC ĐOẠN, sơn cân thái, oa thái, rễ

71

kế,

đầu vù (H'mông).

MÔ TẢ: Cây cỏ, cao 60-90cm. Rễ củ mập, không phân nhánh. Thân có cạnh và có gai nhỏ, thưa. Lá mọc đối, không cuống, mép khía răng; lá gốc xẻ thuỳ sâu, lá phía trên nguyên. Toàn bộ phần trên mặt đất lụi vào mùa đông.Cụm hoa hình đầu tròn mọc trên một cán dài bao bọc bởi nhiều tổng bao lá bắc cứng. Hoa màu trắng. Quả bế hơi hình 4 cạnh, nhẵn.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 6-11.

PHÂN BỔ: Cây mọc ở ven rừng hay đồi, nương rẫy bỏ hoang; độ cao 1000m trở lên. Có ở các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang. Mới đưa vào trồng thêm ở Sa Pa.

BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ. Thu hoạch vào mùa thu. Rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, tẩm rượu hoặc nước muối , sao vàng.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Alcaloid, tanin, đường.

CÔNG DỤNG: Thuốc bổ, làm dịu đau, chống viêm, chữa đau lưng, cước khí, thấp khớp, nhức xương, di tinh, bạch đới, động thai đau bụng, gan thận yếu, báng, chấn thương, bong gân, gãy xương, mụn nhọt và còn lợi sữa, cầm máu. Ngày 10-12g dạng thuốc sắc, ngâm rượu, bột hoặc viên.

Chú ý: Là cây thuốc thuộc diện quí hiếm, cần chú ý bảo vệ ở Việt Nam

DISPOROPSIS ASPERA (Hua) Engl. ex Krause CONVALLARIACEAE

NGỌC TRÚC HOÀNG TINH

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,2-0,5m; có thể lụi hàng năm vào mùa đông. Thân rễ mọc ngang, có những đốt ngắn, màu vàng

72

nhạt. Lá mọc so le, gần như không cuống, dai, xanh sẫm. Hoa hình chuông, màu trắng, mọc 2 cái trên một cuống chung ở kẽ lá. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu tím đen.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-6.

PHÂN BỔ: Mọc tự nhiên ở các hốc mùn đá, ỏ một vài địa phương, thuộc vùng núi cao. Cây cũng được trồng.

BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái vào tháng 8,9 khi hoa đã kết quả. Phơi hoặc sấy khô.

CÔNG DỤNG: Thuốc bổ, chữa cơ thể suy nhược, sốt nóng âm ỉ, mồ hôi ra nhiều, mồ hôi trộm, đi tiểu nhiều, di tinh, ho khan, khát nước. Ngày 6-12g dạng thuốc sắc, rượu thuốc, thuốc viên hoặc thuốc bột. Dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều vị thuốc khác.

 DISPOROPSIS LONGIFOLIA Craib CONVALLARIACEAE

HOÀNG TINH HOA TRẮNG, hoàng tinh lá mọc so le,

cây

73

đót,

co hán han (Thái), voòng chính, néng lài (Tày).

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm. Thân rễ mập, mọc ngang, gồm nhiều đốt, mặt trên có sẹo do vết thân tàn lụi để lại. Thân đứng, nhẵn, cao đến gần 1m. Lá không cuống, mọc so le, hình trứng hoặc trái xoan. Hoa trắng, hình chuông, mọc ở kẽ lá. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu tím đen.

MÙA HOA QUẢ: Hoa : Tháng 3-5; Quả : Tháng 6-8.PHÂN BỔ: Cây mọc trên các hốc mùn đá, dưới tán rừng; ở các tỉnh

miền núi phía bắc.BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái vào mùa thu. Rửa sạch, đồ chín, phơi khô,

sau đó chế thành "thục" bằng cách: ban đêm đun, ban ngày phơi, làm liên tục 9 lần.

CÔNG DỤNG: Thân rễ đã chế được dùng làm thuốc bổ, tăng lực, chữa mệt mỏi, kém ăn, đau lưng, thấp khớp, khô cổ khát nước. Mỗi ngày 12-20g dạng thuốc sắc, tán bột hoặc ngâm rượu uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với ba kích, đảng sâm,...

Chú ý: Là cây thuốc thuộc diện quí hiếm, cần chú ý bảo vệ ở Việt Nam.

 DOLICHOS LABLAB L.   FABACEA

74

ĐẬU VÁN TRẮNG, bạch biển đậu, bạch đậu, đậu biển, thúa pản khao

(Tày), tập bẩy pẹ (Dao).

MÔ TẢ: Dây leo bằng thân quấn. Cành non có lông. Lá mọc so le, 3 lá chét, có lông. Hoa trắng, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả đậu, dẹt, đầu có mỏ nhọn cong. Hạt hình thận, màu trắng, có mồng ở mép.

MÙA HOA QUẢ: Hoa : Tháng 4-5; Quả : Tháng 6-8.

PHÂN BỔ: Cây trồng ở khắp nơi, lấy quả non, hạt ăn và làm thuốc.

BỘ PHẬN DÙNG: Hạt thu từ quả già. Phơi hoặc sấy khô, bóc lấy hạt. Khi dùng sao vàng. Còn dùng lá.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Hạt chứa protid, lipid, glucid, acid amin: trytophan, arginin, tyrosin, man tyrosinasa, vitamin A1, B1, C acid cyanhydric, muối vô cơ Ca, P, Fe.

CÔNG DỤNG: Thuốc bổ, mát, giải độc, chống nôn, chữa cảm nắng, ỉa chảy, viêm ruột, đau bụng, chữa ngộ độc rượu, thạch tín, cá nóc. Ngày 8-16g dạng thuốc sắc. Lá tươi nhai ngậm với muối, nuốt nước chữa họng sưng đau.

DRACAENA CAMBODIANA Pierre ex Gagnep. DRACAENACEAE

HUYẾT GIÁC, cây xó nhà, cau

75

rừng, dứa dại, giáng ông, ỏi càng (Tày), co ỏi khang (Thái).

MÔ TẢ: Cây nhỏ, thân cột dạng cau dừa, nhưng có phân nhánh. Cao 2-4m. Vỏ thân già hoá gỗ ở gốc, khi bị mục có những phần rắn lại, màu đỏ nâu. Lá mọc tụ họp ở ngọn, hình dải, mép nguyên, có bẹ. Hoa màu lục vàng, mọc thành chùm kép ở ngọn thân. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu đỏ, chứa một hạt.

MÙA HOA QUẢ: Tháng : 5-10.

PHÂN BỔ: Cây thường mọc ở vùng núi đá; đã gặp ở nhiều tỉnh.

BỘ PHẬN DÙNG: Phần vỏ thân không bị mục nát hoá gỗ, màu đỏ nâu. Có thể khai thác quanh năm, phơi hoặc sấy khô.

CÔNG DỤNG: Thông huyết, tiêu viêm. Chữa ứ huyết, bầm tím do chấn thương, bế kinh, thấp khớp, đau lưng, nhức xương, tê mỏi: ngày 8-12g dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc để uống. Còn được dùng ngoài, phối hợp với quế chi ngâm rượu để xoa bóp.

 DRYNARIA FORTUNEI (Kze) J.Sm.   POLYPODIACEAE

76

BỔ CỐT TOÁI, ráng bay, tắc kè đá, co tạng tó (Thái), đờ rờ (K'ho), hộc

quyết, tổ phượng, sáng vìăng (Dao).

MÔ TẢ: Thuộc loại dương xỉ, phụ sinh, sống nhiều năm. Thân rễ hơi dẹt, mọng nước, phủ lông dạng vảy màu nâu. Lá có 2 loại : lá hứng mùn, xẻ thùy, bất thụ, không cuống, phủ kín thân rễ và lá hữu thụ, có cuống, xẻ thùy sâu, mặt dưới mang nhiều túi bào tử. Các loài Drynaria bonii Christ; D.quercifolia (L.) J.Sm. cũng gọi là bổ cốt toái và được dùng.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-8.

PHÂN BỔ: Cây sống bám trên cây gỗ và đá trong rừng ẩm, một số tỉnh miền núi.

BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hoạch quanh năm. Cắt bỏ rễ con , phần lá còn sót lại và cạo sạch lông, rửa sạch, cắt thành từng miếng theo kích thước qui định, phơi hay sấy khô.

CÔNG DỤNG: Chữa đau lưng, đau xương, sưng đau khớp, ngã chấn thương, tụ máu, bong gân, gãy xương kín, ù tai, chảy máu chân răng, thận hư: ngày 8-16g, dạng thuốc sắc, ngâm rượu. Dùng ngoài, giã đắp lên chỗ sưng đau, bong gân hoặc bó gãy xương

ECLIPTA ALBA (L.) Hassk.   ASTERACEAE

NHỌ NỒI, cỏ mực, hạn liên thảo, nhả cha chát (Thái), phong trường, mạy

mỏ lắc nà (Tày).

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một hay nhiều năm, mọc đứng hay mọc bò, cao 30-40cm. Thân màu lục hoặc đỏ tía, phình lên ở những mấu, có lông cứng. Lá mọc đối, gần như không cuống, mép khía răng rất nhỏ; hai mặt lá có lông. Hoa hình đầu, màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc ngọn thân, gồm hoa cái ở ngoài và hoa lưỡng tính ở giữa. Quả bế, có 3 cạnh, hơi dẹt.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 2-8.

PHÂN BỔ: Cây mọc trên đất ẩm, từ miền núi đến đồng bằng.

BỘ PHẬN DÙNG: Cả cây. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hay phơi, sấy khô. Khi dùng để nguyên hoặc sao đen.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Trong cây chứa alcaloid : ecliptin, nicotin và coumarin lacton là wedelolacton.

CÔNG DỤNG: Chữa chảy máu bên trong và bên ngoài, rong kinh, băng huyết, chảy máu cam, trĩ, đại tiểu tiện ra máu, nôn và ho ra máu, chảy máu dưới da; còn chữa ban sởi, ho, hen, viêm họng, bỏng, nấm da, tưa lưỡi. Ngày 12-20g cây khô sắc hoặc 30-50g cây tươi ép nước uống.

ELEUSINE INDICA (L.) Gaertn.   POACEAE

77

CỎ MẦN TRẦU, thanh tâm thảo, ngưu cân thảo, màng trầu, co nhả hút (Thái), hang ma (Tày), hìa xú xan

(Dao).

MÔ TẢ: Cây cỏ sống hàng năm, cao 30-60cm, mọc thẳng đứng hoặc mọc bò thành cụm. Lá hình dải, xếp thành hai dãy. Phiến lá nhẵn, mềm, bẹ lá có lông. Cụm hoa mọc trên một cán ở ngọn thân, gồm 5-7 bông xếp hình phóng xạ và 1-2 bông khác mọc thấp hơn. Mỗi bông lại mang nhiều bông nhỏ. Quả thuôn dài, gần như 3 cạnh.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-7.

PHÂN BỔ: Cây mọc trên đất ẩm, khắp các vùng.

BỘ PHẬN DÙNG: Toàn cây. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hoặc phơi khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Toàn cây chứa muối nitrat.

CÔNG DỤNG: Cỏ mần trầu là một vị thuốc trong toa căn bản, có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, nhuận gan, giải độc, kích thích tiêu hoá; chữa cảm sốt, huyết áp cao, tiểu tiện không thông, đái ít. Ngày 60-100g dưới dạng thuốc sắc.

ELEUTHERINE SUBAPHYLLA Gagnep.

 IRIDACEAE

SÂM ĐẠI HÀNH, hành đỏ, tỏi đỏ, sâm

78

cau, phong nhan, hom búa lượt (Thái), tỏi lào.

MÔ TẢ: Cây cỏ, cao 30-40cm, sống nhiều năm, thường lụi vào mùa khô. Thân hành có màu đỏ tía. Lá hình mác dài, có bẹ, gốc và đầu thuôn nhọn, nhiều gân song song. Hoa màu trắng mọc thành chùm trên một cuống chung dài. Quả nang, nhiều hạt.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 4-6.

PHÂN BỔ: Cây được trồng ở nhiều nơi.

BỘ PHẬN DÙNG: Thân hành. Thu hái khi cây tàn lụi; thái ngang củ thành lát. Phơi hoặc sấy nhẹ dưới 50°C tới khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân hành chứa các hợp chất quinoid: eleutherin, isoeleutherin, eleutherol.

CÔNG DỤNG: Thuốc bổ máu chữa thiếu máu, vàng da, hoa mắt, nhức đầu; cầm máu trong chứng ho ra máu, băng huyết, bị thương; kháng khuẩn, chống viêm trong viêm họng, ho gà, mụn nhọt, chốc lở; sau khi nạo thai, đặt vòng tránh thai. Ngày 4-12g dạng sắc, hãm, bột hoặc viên: Làm thành dạng thuốc mỡ để bôi ngoài da.

 ELSHOLTZIA CILIATA(Thunb.)Hyland. LAMIACEAE

K

79

INH GIỚI, khương giới, giả tô, nhả nát hom (Thái).

MÔ TẢ: Cây cỏ, cao 40-60cm. Thân vuông , có lông min. Lá mọc đối, mép khía răng, gân lá nổi rõ ở mặt dưới. Hoa nhỏ màu tím nhạt, hoặc hồng tía mọc thành bông lệch ở đầu cành. Quả bế, thuôn nhẵn. Toàn cây có mùi thơm.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 6-8.

PHÂN BỔ: Cây được trồng phổ biến làm gia vị và làm thuốc.

BỘ PHẬN DÙNG: Cành lá và cụm hoa. Thu hái vào lúc cây đang đang ra hoa; phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Cả cây chứa tinh dầu trong có các ceton của elsholtzia.

CÔNG DỤNG: Chữa cảm sốt, nhức đầu, sởi, cúm, đau xương, viêm họng, mụn nhọt, băng huyết, rong huyết, thổ huyết, đại tiện ra máu.

80

Ngày 10-16g cây khô hoặc 30-50g cây tươi dạng thuốc sắc hoặc xông. Có thể giã nát cây tươi vắt nước uống. Sao đen khi dùng để cầm máu.

 

ERIOBOTRYA JAPONICA (Thunb.) Lindl. ROSACEAE

TÌ BÀ DIỆP, nhót tây, sơn tra Nhật Bản, phì phà (Tày).

MÔ TẢ: Cây gỗ nhỏ, cao 5-7cm. Cành non có lông tơ, cành già nhẵn. Lá mọc so le, dày và cứng, mép khía răng, mặt dưới có nhiều lông mềm. Hoa trắng mọc thành chùm ở đầu cành. Toàn bộ cụm hoa phủ đầy lông. Quả hạch, màu vàng vị chua, ăn được, chứa 3-5 hạt.

MÙA HOA QUẢ: Hoa : Tháng 2-3; Quả : Tháng 3-6.

PHÂN BỔ: Cây được trồng ở nhiều nơi, lấy quả ăn, lá làm thuốc và còn để làm cảnh.

81

BỘ PHẬN DÙNG: Lá. Thu hái vào mùa hè, thu. Phơi khô. Khi dùng, lau sạch lông, để nguyên hoặc tẩm mật sao.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Quả chứa đường levulosa, sucrosa; acid malic, citric, tartric, succinc; cryptoxanthin, β-caroten, neo-β-caroten. Hạt có amydalin, dầu béo. Lá có saponin, acid ursolic, acid oleanolic và caryophyllen.

CÔNG DỤNG: Chữa ho, viêm phế quản mạn tính, suyễn khó thở, trừ đờm, sốt nóng, cảm mệt, nôn mửa nhất là khi thai nghén, tiêu hoá, chảy máu cam. Ngày 10-20g lá khô dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc cao nước. Nước sắc lá còn dùng rửa vết thương

ERYTHRINA VARIEGATA L. var. ORIENTALIS (L.) Merr.   FABACEAE

VÔNG NEM, lá vông, hải đồng, thích đồng, co toóng lang (Thái), bơ tòng

(Tày).

MÔ TẢ: Cây gỗ, cao gần 10m. Thân non và cành có gai ngắn. Lá mọc so le, 3 lá chét, lá chét giữa to hơn. Cuống lá chét có tuyến nhỏ. Hoa đỏ mọc thành chùm dày, trước khi cây ra lá. Quả đậu, màu đen, thắt lại giữa các hạt. Hạt hình thận, màu đỏ hay nâu.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 3-5.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang và được trồng phổ biến ở khắp nơi.

BỘ PHẬN DÙNG: Lá.Thu hái vào mùa xuân, hạ. Dùng tươi hay phơi khô. Còn dùng vỏ thân.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Thân và lá chứa alcaloid erythrinalin; hạt có alcaloid hypaphorin. Ngoài ra, còn có saponin migarrhin.

CÔNG DỤNG: An thần. Chữa mất ngủ do hồi hộp, lo âu. Ngày 8-16g lá khô sắc hoặc nấu cao uống (thường phối hợp với lạc tiên, lá dâu,…) Lá tươi giã đắp chữa trĩ, sa tử cung. Bột lá rắc vết thương chống nhiễm trùng. Chữa phong thấp: Ngày 5-10g vỏ thân, dạng thuốc sắc, cao, hoặc rượu thuốc

EUCOMMIA ULMOIDES Oliv.

 EUCOMMIACEAE.

ĐỖ TRỌ

82

NG, dang ping(Tày).

MÔ TẢ: Cây gỗ, cao 10m hay hơn. Lá mọc so le, có cuống, mép khía răng. Vỏ thân và lá có nhựa mủ trắng, khi bị bẻ gãy kéo dài ra như tơ nối liền giữa các mảnh. Hoa đơn tính khác gốc, hoa đực và hoa cái không có bao hoa. Quả hình thoi dẹt, màu nâu. Vỏ thân của một số loài Euonymus L., họ Dây gối (Celastraceae) cũng được dùng với tên đỗ trọng nam.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-11.

PHÂN BỔ: Cây nhập, trồng ở vùng núi cao.

BỘ PHẬN DÙNG: Vỏ cây. Thu hoạch vào mùa xuân, hạ. Vỏ bóc đem ép phẳng, xếp thành đống, ủ 6-7 ngày đến khi mặt trong có màu đen. Phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Vỏ cây chứa gutta-percha, chất nhựa, glucosid aucubin, loganin, lipid, protid, tinh dầu, acid chlorogenic.

CÔNG DỤNG: Hạ áp, giúp hoạt động nội tiết , chống viêm, chữa suy giảm nội tiết, đau lưng, mỏi gối, di tinh, liệt dương, có thai đau bụng, động thai ra huyết, cao huyết áp, thấp khớp, phù thũng, đi đái nhiều lần. Ngày 12-20g, dạng thuốc sắc, cao lỏng, bột, viên, rượu thuốc (thường phối hợp với các vị thuốc khác).

 

EUPATORIUM STAECHADOSMUM Hance ASTERACEAE

MẦN TƯỚI, trạch lan, lan thả

83

o, co phất phứ.(Thái).

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm, có thể cao tới 1m; cành non màu tím, có rãnh dọc. Lá mọc đối, phiến lá hẹp, nhọn đầu, mép có răng cưa, vò nát có mùi thơm hắc. Hoa hình đầu, màu tím nhạt, mọc thành ngù kép ở đầu hay kẽ lá. Quả bế nhỏ, màu đen. Tránh nhầm với cây bả dột (Eupatorium triplinerve Vahl.) có lá mép nguyên và 3 gân rõ.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 9-10.

PHÂN BỔ: Cây được trồng ở nhiều nơi để làm rau ăn và làm thuốc.

BỘ PHẬN DÙNG: Toàn thân.Thu hái vào mùa hạ trước khi cây ra hoa. Dùng tươi hoặc phơi khô trong bóng râm.

CÔNG DỤNG: Sát trùng, lợi tiểu, lợi tiêu hoá, điều kinh; chữa sốt, bế kinh, kinh nguyệt không đều, đau bụng, tích huyết sau đẻ, phù thũng, choáng váng, mụn nhọt, lở ngứa, chấn thương. Ngày 10-20g cây khô dạng thuốc sắc. Còn dùng cây tươi để diệt chấy, rận, rệp, bọ mạt, mọt.

EUPHORBIA THYMIFOLIA L. EUPHORBIACEA

CỎ SỮA LÁ NHỎ, vú sữa

đất, thiên căn thảo,

84

nhả

nậm mòn,

nhả mực nọi ( Thái).

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một năm, có nhựa mủ. Thân, cành mảnh, màu đỏ tím, có lông rất nhỏ. Lá mọc đối, hình bầu dục, mép có răng cưa, mặt dưới có lông. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành xim ít hoa. Quả nang, có lông. Hạt nhẵn có 4 cạnh rõ.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-10.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang khắp nơi.

BỘ PHẬN DÙNG: Toàn cây. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa hạ, rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi khô, sao vàng.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Toàn cây chứa 5, 7, 4-trihydroxy flavon-7, glucosid, tinh dầu.

CÔNG DỤNG: Chữa lỵ trực khuẩn, mụn nhọt, thiếu sữa, tắc tia sữa, băng huyết, trẻ em ỉa phân xanh. Ngày 20-30g dạng thuốc sắc; trẻ em 10-20g. Phối hợp với rau sam liều lượng bằng nhau để chữa lỵ. Giã đắp bên ngoài chữa bệnh ngoài da, vết thương. Còn dùng diệt sâu bọ.

 EUPHORIA LONGAN (Lour.) Steud. EUPHORIA

NHÃN, lệ chi

nô,

m

85

ạy ngận,

mác nhan (Tày).

MÔ TẢ: Cây gỗ, cao 5-10m. Lá kép lông chim, mọc so le, gồm 5-9 lá chét, hình mác thuôn; mặt trên lá nhẵn bóng. Hoa màu vàng nhạt mọc thành chùm kép ở đầu cành. Quả hình cầu, nhẵn hoặc hơi nháp ở vỏ ngoài, màu vàng nâu. Hạt đen bóng, có áo hạt. Hiện có nhiều giống nhãn khác nhau, cũng được dùng.

MÙA HOA QUẢ: Hoa : Tháng 4-5; Quả : Tháng 6-8.

PHÂN BỔ: Cây được trồng ở khắp nơi.

BỘ PHẬN DÙNG: Cùi quả và hạt. Thu hái vào tháng 7-8. Cùi quả chế biến phơi khô gọi là long nhãn.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Cùi quả chứa đường glucosa, saccharosa, vitamin A, B, protid và chất béo. Hạt : Tinh bột, saponin, tanin, chất béo.

CÔNG DỤNG: Làm thuốc bồi bổ sức khoẻ, chữa chứng hay quên, trí nhớ sút kém, mất ngủ, thần kinh suy nhược. Ngày 9-10g cùi quả khô sắc hoặc nấu cao uống. Hạt tán bột dùng ngoài chữa chốc lở, chảy máu đứt tay chân.

[

FALLOPIA MULTIFLORA (Thunb) Haraldson. POLYGONACEAE

HÀ THỦ Ô ĐỎ, dạ g

86

iao đằng, má ỏn, khua lình (Thái), mằn năng ón (Tày), xạ ú sí (Dao).

MÔ TẢ: Dây leo bằng thân quấn. Thân cành và cuống lá màu đỏ tím. Rễ củ to nạc, màu đỏ nâu. Lá hình tim nhọn, mọc so le, bẹ chìa hình ống, mỏng. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành chuỳ ở kẽ lá. Quả hình 3 cạnh, có cánh.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 9-11. Quả: Tháng 12-2.

PHÂN BỔ: Cây mọc ở vùng núi cao Lào Cai, Lai Châu, Sơn la, Hà Giang. Trồng được ở nhiều nơi.

BỘ PHẬN DÙNG: Củ, thu hoạch vào mùa thu. Rửa sạch, bổ ra, đồ rồi phơi hoặc sấy khô. Khi dùng nấu với nước đậu đen, nhiều lần, đến khi rễ có màu đen, thái mỏng, phơi khô.

87

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ chứa rhaponticin (rhapontin, ponticin), acid chrysophanic, emodin, physcion, rhein và acid polygonic.

CÔNG DỤNG: Bổ máu, chống viêm. Chữa thận suy, yếu gan, thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, sốt rét mạn tính, thiếu máu, ít sữa, đau lưng, thấp khớp, di tinh, khí hư, đại tiểu tiện ra máu, mẩn ngứa. Uống lâu ngày làm đen râu tóc, trẻ lâu: liều dùng ngày 12-20g dạng thuốc sắc, rượu thuốc.

 FIBRAUREA TINCTORIA Lour.

 MENISPERMACEAE

HOÀNG ĐẰNG, hoàng liên nam, dây vàng gian

88

g, khau khem (Tày), co lạc khem (Thái), tốt choọc, t'rơn (K'dong).

MÔ TẢ: Dây leo gỗ, rễ và thân già màu vàng. Lá mọc so le, nhọn đầu, 3 gân chính rõ. Cuống lá dài phình ra ở hai đầu. Hoa đơn tính khác gốc, màu vàng lục nhạt, mọc thành chùm trên thân già đã rụng lá. Quả hình trái xoan, khi chín màu vàng, có mùi hôi, một hạt.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-8.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở các tỉnh miền núi.

BỘ PHẬN DÙNG: Rễ và thân già. Thu hái vào mùa thu, phơi hoặc sấy khô. Còn dùng để chiết palmatin.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ chứa alcaloid : Palmatin, jatrorrhizin, columbamin, berberin.

89

CÔNG DỤNG: Rễ được dùng trong nhiều thể viêm như đau mắt, mụn nhọt, mẩn ngứa, viêm ruột, viêm dạ dày, viêm bàng quang, kiết lỵ, sốt nóng. Ngày 4-12g dạng thuốc sắc. Chữa viêm tai có mủ : bột hoàng đằng (20g), trộn với phèn chua (10g), thổi vào tai. Palmatin pha dưới dạng nước làm thuốc chữa đau mắt.

 

FICUS PUMILA L.

 MORACEAE

TRÂU CỔ,

vảy

ốc, cơm lênh, bị lệ, cây xộp,

mộc liên, sung thằn

lằn,

mác

púp

(Tày).

MÔ TẢ: Cây leo nhỏ, mọc áp sát trên thân cây gỗ, đá hoặc gia thể khác nhờ rễ. Khi cây còn nhỏ, lá hình vảy ốc. Ở cây trưởng thành, cành lá mọc vươn dài và mang hoa, quả. Lá mọc so le, nhẵn. Cụm hoa mọc ở kẽ lá; hoa đực mọc ở gần đỉnh cụm hoa; hoa

90

cái ở dưới. Quả phức mọc riêng lẻ, nhẵn, màu tím nâu khi chín.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-10.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở vùng rừng núi, trung du. Còn được trồng làm cảnh.

BỘ PHẬN DÙNG: Cành lá thu hái quanh năm. Quả thu hái vào mùa thu, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, sao vàng.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Chất gôm thuỷ phân cho glucosa, fructosa, arabinosa, protein, nhựa mủ.

CÔNG DỤNG: Thuốc bổ máu, bổ toàn thân, chữa lỵ lâu ngày, trĩ, tắc tia sữa, di tinh, liệt dương, kinh nguyệt không đều, bí đại tiểu tiện, lở ngứa, nhọt, đau lưng, nhức xương, thấp khớp. Ngày 8-16g cành và lá, dạng thuốc sắc, cao, rượu thuốc; hoặc 3-6g quả dạng thuốc sắc, cao hoặc làm mứt.

 

FORTUNELLA JAPONICA (Thunb.) Swingle RUTACEAE

QUẤT, kim quất

MÔ TẢ: Cây bụi, cao 1 - 3m. Lá mọc so le, có cuống ngắn, hình trái xoan hay hình trứng, đầu hơi tù. Mặt trên lá xanh sẫm bóng. Hoa màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả hình cầu, khi chín màu đỏ da cam, vị chua. Toàn cây có tinh dầu thơm.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 3-12.

PHÂN BỔ: Cây được trồng làm cảnh, trang trí vào dịp tết nguyên đán

BỘ PHẬN DÙNG: Quả. Thu hoạch vào đầu mùa xuân . Dùng tươi.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá và quả chứa tinh dầu. Dịch quả có đường, acid hữu cơ

CÔNG DỤNG: Chữa ho, viêm họng trẻ em: 8-12g quả trộn với đường phèn hoặc mật ong, hấp cơm, uống 2-3 lần trong ngày. Người lớn có thể dùng mứt quất hoặc quất ngâm đường làm thành sirô (10-15ml một lần).

 

91

GARDENIA JASMINOIDES Ellis RUBIACEAE

DÀNH DÀNH, chi

tử, thuỷ hoàng chi, mác làng cương (Tày)..

MÔ TẢ: Cây bụi, cao 1-2m. Lá mọc đối hay mọc vòng 3 cái một, nhẵn bóng. Lá kèm to bao quanh thân. Hoa to, trắng vàng rất thơm mọc riêng lẻ ở đầu cành. Quả hình trứng, có cạnh lồi, và đài tồn tại, chứa nhiều hạt. Thịt quả màu vàng. Loài sơn chi tử (Gardenia stenophyllus Merr.) có dáng nhỏ hơn, cũng được dùng.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 3-5; Quả : Tháng 6-10.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở những nơi gần nước. Còn được trồng làm cảnh.

BỘ PHẬN DÙNG: Lá và quả. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi. Quả hái vào tháng 8-10 khi chín già, ngắt bỏ cuống, rồi phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Trong lá và quả chứa glucosid (gardenosid, gentiobiosid, geniposid, crocin), tanin, tinh dầu, pectin, β-sitosterol, D-mannitol, nonacosan.

CÔNG DỤNG: Thuốc hạ nhiệt, tiêu viêm, lợi mật, lợi tiểu; chữa sốt , vàng da, chảy máu cam, đau họng, thổ huyết, đại tiện ra máu, bí tiểu tiện, bỏng, mụn lở: ngày 6-12g quả dạng sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với nhân trần. Chữa vết thương sưng đau, đau mắt đỏ : lá tươi giã đắp.

92

 

GOMPHANDRA TONKINENSIS Gapnep. ICACINACEAE

BỔ BÉO, bùi béo, béo trắng, tiết hung, lô nội..

MÔ TẢ: Cây bụi, cao 2-4m; cành non có lông mịn. Rễ củ nạc. Lá mọc so le, hình mác, mép nguyên, mặt dưới có nhiều lông mịn. Cụm hoa hình ngù kép, mọc đối diện với lá; hoa nhỏ, màu trắng. Quả hình thoi,

93

đài tồn tại, có lông. Tránh nhầm với loài Polygala aureocauda Dunn. họ Viễn chí (Polygalaceae), có rễ củ và cũng gọi là bổ béo.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-9.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở rừng, tại một số tỉnh miền núi..

BỘ PHẬN DÙNG: Rễ. Thu hoạch quanh năm, tốt nhất vào mùa thu. Đào về, rửa sạch, thái mỏng, ngâm nước vo gạo 24 giờ, phơi hoặc sấy khô.

CÔNG DỤNG: Thuốc bồi dưỡng, kích thích ăn ngon, lợi sữa, nhuận tràng, lợi tiểu: ngày dùng 10-20g dưới dạng thuốc sắc, rượu thuốc, tán bột hoặc trộn với mật làm viên.

 HEDYOTIS CAPITELLATA Wall. ex G.Don var. MOLLIS Pierre ex Pitard RUBIACEAE

DẠ CẨM, loét mồm, đứt lưỡi, ngón cúi, ngón lợn, chạ k

94

hẩu cắm (Tày), sán công mía (Dao).

MÔ TẢ: Cây cỏ, leo bằng thân quấn. Thân hình trụ, phình ra ở các đốt. Lá mọc đối, mặt trên lục sẫm, mặt dưới nhạt. Lá kèm hình sợi. Hoa trắng hoặc trắng vàng mọc thành xim tán ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả nhỏ, chứa nhiều hạt. Toàn cây có lông mịn. Thứ thân màu tím được dùng nhiều hơn.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-7.

PHÂN BỔ: Cây mọc ở ven rừng, đồi... các tỉnh trung du và miền núi.

BỘ PHẬN DÙNG: Thân, cành mang lá. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa hè, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Toàn cây chứa alcaloid, saponin, tanin.

CÔNG DỤNG: Chữa đau loét dạ dày, ợ chua. Ngày 20-40g, dạng thuốc sắc, bột, cao. Chia 2 lần uống lúc đâu hoặc trước bữa ăn. Cao lỏng dạ cẩm trộn mật ong bôi chữa lở loét miệng lưỡi. Chữa vết thương, làm chóng lên da non: lá tươi giã đắp.

 HEMEROCALLIS FULVA L. HEMEROCALLIDACEAE

HOA HIÊ

95

N, huyên thảo, kim châm,

hoàng hoa thái, phắc

chăm (Tày), rau huyên.

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm, có nhiều rễ củ. Lá hình dải hẹp, mọc xoè ra hai bên. Hoa hình loa kèn, màu vàng cam, 6-10 cái mọc trên một trục hoa phân nhánh. Quả hình 3 cạnh. Hạt màu đen bóng.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-9.

PHÂN BỔ: Cây nhập trồng làm cảnh.

BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ, lá và hoa. Rễ củ và lá thu hái quanh năm, phơi hay sấy khô. Lá dùng tươi. Hoa hái lúc chớm nở, phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:Hoa chứa protein, chất béo, đường khử, vitamin A,C, các acid amin : adenin, cholin, arginin, ngoài ra còn có iodin. Rễ củ có asparagin.

CÔNG DỤNG: Chữa sốt, viêm đại tràng, lỵ, phù thũng, tiểu tiện khó, đái ra sỏi, sưng vú, chảy máu, đổ máu cam, nôn ra máu, viêm khớp. Ngày dùng 6-12g rễ hoặc 30-50g hoa, sắc hoặc ép tươi lấy nước uống. Dùng ngoài, giã nát rễ hoặc lá tươi đắp lên chỗ sưng đau.

 

96

 SMILACAEAE

KHÚC KHẮC, dây kim cang, củ

cun,

kim cang

mỡ, dây nâu

.MÔ TẢ: Cây leo, thân già hóa gỗ, không gai. Lá hình trứng, gốc hơi

hình tim, mọc so le, có cuống dài, mang tua cuốn. Cụm hoa hình tán, mọc ở kẽ lá, có cuống dài. Hoa màu hồng hoặc điểm chấm đỏ gồm hoa đực và hoa cái riêng biệt. Quả hình cầu, đường kính 8-10mm, khi chín màu đen , có 2-4 hạt hình trứng.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-10.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở các tỉnh miền núi và trung du.

BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ. Thu hái vào mùa hạ. Phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ củ chứa saponin, tanin, chất nhựa.

CÔNG DỤNG: Chống viêm, chống dị ứng. Chữa thấp khớp, đau xương, đau lưng, đau khớp, mụn nhọt, tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, ngộ độc thuỷ ngân. Ngày dung 15-30g dạng thuốc sắc, cao nước hoặc thuốc bột , viên.

 

97

HIBISCUS MUTABILIS L. MALVACEAE

PHÙ DUNG, mộc liên, mộc phù dung, boóc đao (Tày).

MÔ TẢ: Cây bụi hoặc dạng gỗ nhỏ, cao vài mét. Cành non có lông. Lá

98

mọc so le, có cuống dài, 5 thuỳ nông, mép khía răng, nhiều lông ở mặt dưới. Gân lá hình chân vịt. Hoa to, đơn hay kép, mọc riêng lẻ ở kẽ lá hoặc đầu cành, màu trắng sau chuyển màu hồng. Quả hình cầu, có lông. Hạt hình trứng, có lông dài.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 9-11.

PHÂN BỔ: Cây được trồng làm cảnh ở nhiều nơi.

BỘ PHẬN DÙNG: Lá và hoa. Lá thu hái quanh năm. Hoa hái khi đã nở. Dùng tươi.

CÔNG DỤNG: Chữa mụn nhọt, đinh râu : lá và hoa khô tán nhỏ, thêm nước chè đặc, trộn đều, đắp, làm mụn chóng vỡ mủ. Còn chữa lở ngứa, viêm tử cung, khí hư, sưng vú, viêm thận và bàng quang, bí tiểu tiện, nhiễm trùng. Ngày 5-20g dạng thuốc sắc uống.

 

HOLARRHENA ANTIDYSENTERICA (Roxb.)Wall. ex G. Don. 

APOCYNACEAE

MỨC HOA TRẮNG, mộc hoa trắng, th

99

ừng mực lá to, sừng trâu, mộc vài (Tày), xi chào (K'ho), hồ liên.

MÔ TẢ: Cây gỗ, có thể cao tới hơn 10m; vỏ thân màu nâu, có nốt sần. Cành non có lông. Lá hình bầu dục to, gần như không cuống, mọc đối. Hoa màu trắng, mọc thành xim ngù ở kẽ lá hay đầu cành. Quả gồm hai đại, dài, mọc cong vào nhau. Hạt nhiều, màu nâu, có túm lông màu trắng ở đầu. Toàn cây có nhựa mủ.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 4-5; Quả: Tháng 6-9.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở các tỉnh.

BỘ PHẬN DÙNG: Vỏ cây. Thu hái hái vào tháng 2-3. Phơi hoặc sấy khô. Còn dùng hạt.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Trong vỏ thân có chứa Alcaloid: conessin, norconessin, conessimin, isoconessimin, kurchin, conimin, conamin, conkurchin, holarrhin, holarrhimin. Các chất khác: gôm, nhựa, tanin, triterpen alcol, lupeol và β-sitosterol.

CÔNG DỤNG: Chữa lỵ amip. Liều dùng 1 ngày: vỏ cây khô 3-10g, hoặc hạt 3-6g, dưới dạng bột, cồn thuốc hoặc cao lỏng. Còn dùng dưới dạng

100

alcaloid toàn phần, hoặc conessin. Dùng ngoài vỏ cây hoặc lá nấu nước tắm chữa ghẻ. Vỏ rễ giã ngâm rượu cùng với rễ hoè bôi ghẻ.

 HOMALONEMA OCCULTA (Lour.) Schott ARACEAE.

THIÊN NIÊN KIỆN, sơn thục, ráy hương, bao kim,

101

vắt vẻo, vạt hương (Tày), t’rao yêng (K’ho), duyên (Ba Na), hìa hẩu ton (Dao).

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm. Thân rễ hình trụ, dài, mặt cắt có xơ cứng. Lá to, hình mũi tên, gốc hình tim, có bẹ. Cụm hoa hình bông mo. Hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới; hoa không có bao hoa. Quả mọng, khi chín

102

màu đỏ. Toàn cây có tinh dầu thơm, nhất là ở thân rễ.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 4- 8.

PHÂN BỔ: Cây mọc gần bờ suối, dưới tán rừng ẩm, có ở hầu hết các tỉnh miền núi.

BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái vào mùa thu - đông. Cạo sạch vỏ ngoài, chặt thành đoạn, phơi hoặc sấy khô. Còn dùng lá tươi.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân rễ chứa tinh dầu gồm linalol là thành phần chủ yếu,- terpineol và linalyl acetat, sabinen, limonen, aldehyd propionic và acid acetic.

CÔNG DỤNG: Chữa thấp khớp, đau nhức xương, tê bại, đau dạ dày, khó tiêu, đau bụng kinh: ngày 6- 12g thân rễ dạng thuốc sắc, rượu thuốc hoặc cao. Dùng ngoài, thân rễ tươi ngâm rượu xao bóp chữa đau nhức, hoặc lá tươi giã đắp chữa nhọt, hơ nóng buộc lên trán chữa đau đầu. Bột thân rễ trị sâu, nhậy.

HOUTTUYNIA CORDATA Thunb. SAURURACEAE.

DIẾP CÁ, lá giấp,

rau giấp,

tập thái, ngư tinh thảo,

cù mua mía (Dao), co

103

vầy mèo (Thái), rau vẹn, phjăc hoảy (Tày).

MÔ TẢ: Cây cỏ, cao 20- 40cm. Thân màu lục hoặc đỏ tía. Lá mọc so le, hình tim, có bẹ, khi vò có mùi tanh như cá. Hoa nhỏ, màu trắng hoặc vàng nhạt, họp thành bông có 4 lá bắc màu trắng nom như một chiếc hoa riêng lẻ. Hạt hình trái xoan nhẵn.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 5- 7.

PHÂN BỔ: Cây mọc trên đất ẩm trong thung lũng, ven suối, bờ mương. Phân bố khắp các tỉnh miền núi.

BỘ PHẬN DÙNG: Cả cây, bỏ rễ. Thu hái quanh năm. Dùng tươi.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:Cả cây chứa tinh dầu: methylnonyl ceton, myrcen, D-limonen, -pinen, p-cymen, linalol, geraniol; alcaloid: cordalin, flavon: quercitrin, lipid, acid hexadecanoic, acid decanoic…

CÔNG DỤNG: Chữa lòi dom, sởi, đau mắt đỏ hoặc mắt nhiễm khuẩn mủ xanh, viêm ruột, kinh nguyệt không đều. Ngày 6- 12g cây khô hoặc 20- 40g cây tươi, dạng thuốc sắc hoặc giã nát vắt lấy nước, lọc uống. Lá tươi giã đắp chữa sưng đau, đau mắt. Lá còn được dùng làm rau gia vị.

 HOVENIA DULCIS Thunb. RHAMNACEAE.

KHÚNG KH

104

ÉNG, vạn thọ, chỉ cụ, kê trảo.

MÔ TẢ: Cây gỗ nhỏ, cao 7- 10m. Cành non có lông và nốt sần. Lá mọc so le, có cuống dài, 3 gân tỏa từ gốc lá, mép khía răng nhọn. Hoa màu lục nhạt mọc thành xim ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả hình cầu, khi chín những nhánh con mang quả phồng to lên màu nâu hồng, vị ngọt, ăn được. Hạt tròn dẹt, màu đen.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 6 -8; Quả: Tháng 9-11.

PHÂN BỔ: Cây vốn mọc hoang nay được trồng ở Cao Bằng, Lạng Sơn.

BỘ PHẬN DÙNG: Quả và nhánh con mang quả. Thu hái khi quả chín, phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Quả chứa đường glucosa, fructosa, sucrosa và muối kali nitrat, kali malat.

CÔNG DỤNG: Thuốc bổ, giải độc, chữa ngộ độc rượu, tiểu tiện không thông, cơ thể gầy yếu, khát nước, khô cổ: ngày 3- 5g ngâm rượu uống.

 HYDNOCARPUS ANTHELMINTICA Pierre FLACOURTIACEAE

C

105

HÙM BAO LỚN, đại phong tử, lọ nồi.

MÔ TẢ: Cây gỗ, cao 8-10m hay hơn. Cành mốc trắng. Lá mọc so le, lá non mềm, mỏng, màu hồng, lá già dai, màu lục bóng; mép lá nguyên. Hoa màu hồng, đơn tính cùng gốc hoặc tạp tính, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả hình cầu, đường kính 5-8cm, chứa nhiều hạt có cạnh, xếp sít nhau.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 4- 6; Quả: Tháng 7- 11.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở một số vùng rừng núi, còn được trồng để lấy bóng mát.

BỘ PHẬN DÙNG: Hạt. Thu hái khi quả chín già, tách lấy hạt, ép dầu.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:Nhân hạt chứa lipid 40 - 55%, 1 glucosid thủy phân cho glucosa và acid cyanhydric; dầu màu vàng nâu gồm glycerid của các acid: chaulmoogric, hydnocarpic, gorlic.

CÔNG DỤNG: Nhân hạt chùm bao lớn chữa mũi đỏ, phong, ghẻ lở, giang mai và một số bệnh ngoài da khác. Chủ yếu dùng bôi ngoài dạng thuốc dầu, thuốc mỡ. Có khi dùng uống dầu nhũ hoá dưới dạng giọt, nhưng thuốc rất độc, cần hết sức thận trọng khi sử dụng.

 

106

ILLICIUM VERUM Hook.f.

 ILLICIACEAE

HỒI, bát giác hồi hương, đại hồi, hồi sao, mác chác, mác hồi (Tày).

MÔ TẢ: Cây gỗ, cao 6- 10m. Cành dễ gãy, vỏ nhẵn. Lá thường tụ tập ở những mấu, nom như mọc vòng; phiến lá nguyên, dày, cứng, nhẵn bóng. Hoa màu hồng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả cấu tạo bởi 8 đại, có khi hơn, xếp thành hình sao, mỗi đại có 1 hạt. Toàn cây, nhất là quả có mùi thơm và vị nóng.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 5- 6; Quả: Tháng 7- 9.

107

PHÂN BỔ: Cây được trồng nhiều ở Lạng Sơn và một số tỉnh miền núi phía bắc.

BỘ PHẬN DÙNG: Quả chín. Thu hái vào mùa thu. Phơi khô (tránh làm gãy cánh). Để nguyên dùng hoặc cất lấy tinh dầu. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi.

Ầ Ọ Quả chứa tinh dầu: 9- 10%, gồm anethol: 85- 90%, -pinen, limonen,-phellandren, -terpineol, farnesol và safrol.

CÔNG DỤNG: Dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, nôn mửa, bụng đầy trướng, thấp khớp và làm thuốc gây trung tiện, lợi sữa,chữa ngộ độc thức ăn. Ngày dùng 1- 4g quả dạng thuốc bột hoặc 4- 8g thuốc sắc. Dùng ngoài quả ngâm rượu xoa bóp chữa đau nhức xương, đau khớp. Tinh dầu hồi còn dùng để pha rượu.

 

IMPERATA CYLINDRICA P. Beauv.

 POACEAE

CỎ TRANH, cỏ tranh săng,

bạch mao,

nhá cá (Thái), gan (Dao).

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống lâu năm, cao 0,60 - 1,50m. Thân nằm ngang, gồm

108

nhiểu đốt. Thân có lông cứng. Lá hẹp, dài, gân chính to, ráp ở mặt trên, mép lá sắc. Cụm hoa màu trắng bạc gồm nhiều bông nhỏ có lông tơ mịn.

MÙA HOA QUẢ: Gần như quanh năm.

PHÂN BỔ: Cây mọc ở khắp nơi. Là loài cỏ dại khó diệt trừ.

BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân rễ chứa glucosa, fructosa, acid hữu cơ.

CÔNG DỤNG: Chữa đái buốt, đái dắt, đái ra máu, sốt nóng. Ngày 10- 40g dưới dạng thuốc sắc. Phối hợp với râu ngô, tác dụng lợi tiểu mạnh.

 

JASMINUM SUBTRIPLINERVE Blume OLEACEAE

VẰNG, chè vằng, râm trắng, râm ri, lài ba gân.

MÔ TẢ: Dây leo nhỏ. Cành nhẵn. Lá mọc đối, 3 gân tỏa từ gốc; hai mặt lá nhẵn, bóng. Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành, gồm 2- 3 hoa màu trắng,thơm. Quả mọng, khi chín màu đen. Theo nhân dân, một số loài chè vằng khác cũng được dùng. Tránh nhầm với cây lá ngón (Gelsemium elegans Benth.) có lá rất độc.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 3- 4; Quả: Tháng 5- 6.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở các tỉnh miền núi, trung du và có cả ở đồng

109

bằng.

BỘ PHẬN DÙNG: Cành lá, thu hái quanh năm; băm nhỏ, phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá chứa alcaloid, nhựa, flavonoid.

CÔNG DỤNG: Có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, thuốc bổ đắng cho phụ nữ đẻ. Trị nhiễm khuẩn sau đẻ, viêm hạch bạch huyết, viêm tử cung, viêm tuyến sữa, bế kinh, khí hư, thấp khớp, nhức xương, ngứa, lở chốc: ngày 20- 30g cành lá sắc uống. Lá tươi sắc dùng tắm, rửa hoặc giã đắp.

 

KAEMPFERIA GALANGA L.

 ZINGIBERACEAE

ĐỊA LIỀN, thiền liền, sơn nại, tam nại, sa khương,

co xá choóng (Thái).

110

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm; phần trên mặt đất lụi vào mùa đông hoặc mùa khô. Thân rễ gồm nhiều củ nhỏ, hình trứng. Lá 2- 3 cái, mọc hàng năm vào mùa mưa; phiến lá rộng, có bẹ, mọc sát đất, mặt dưới có lông. Hoa trắng, pha tím, không cuống, mọc từ kẽ lá. Toàn cây, nhất là thân rễ có mùi thơm, nóng. Loài địa liền lá hẹp (K. angustifolia Roscoe) mọc ở rừng rụng lá, tại một số tỉnh phía nam cũng được dùng.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 5- 7.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở miền núi và được trồng ở một số địa phương để xuất khẩu.

BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái vào mùa thu, đông; phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Thân rễ chứa tinh dầu (2,4 – 3,9%), trong có p-methoxytranscinnamat ethyl, acid p-methoxytranscinnamic, acid transcinnamic, p-methoxystyren, acid p-coumaric, n-pentadecan, ∆3-caren, borneol, camphen.

CÔNG DỤNG: Chữa ăn uống không tiêu, ngực bụng lạnh đau, nhức đầu, cảm sốt, đau răng. Ngày 3- 6g, dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc viên. Thân rễ ngâm rượu 40° - 50° để xoa bóp chữa bị tê thấp, đau nhức.

 KALANCHOE PINNATA (Lam.) Pers.

 CRASSULACEAE

THUỐC BỎNG, cây sống đời, trư

111

ờng sinh, diệp sinh căn, đả bất tử, tầu púa sung (Dao)..

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 40- 60cm. Thân tròn, nhẵn, có đốm tía. Lá mọc đối, nguyên hoặc xẻ 3 thuỳ, ít khi 5- 7; phiến lá dày, mọng nước, có răng cưa tròn ở mép. Hoa mọc thõng xuống, màu đỏ hoặc vàng cam tụ tập thành xim trên một cán dài ở ngọn thân. Quả gồm 4 đại.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 1- 3 (5).

PHÂN BỔ: Cây thường mọc trên đá, ở các tỉnh ven biển miền Trung. Còn được trồng ở khắp nơi.

BỘ PHẬN DÙNG: Lá. Thu hái quanh năm. Thường dùng tươi.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Cả cây chứa bryophyllin, các acid hữu cơ: citric, isocitric, malic.

CÔNG DỤNG: Có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm. Dùng chữa bỏng, vết thương, lở loét, viêm tấy, đau mắt sưng đỏ, chảy máu, dùng làm thuốc giải độc. Dùng trong, ngày 20- 40g lá tươi, giã, thêm nước và gạn uống. Dùng ngoài, lấy lá tươi giã nhỏ, đắp hoặc chế thành dạng thuốc mỡ để bôi.

112

LACTUCA INDICA L. ASTERACEAE

BỒ CÔNG ANH, mũi mác, diếp

dại,

rau bao, phắc bao (Tày),

lày máy kìm (Dao).

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một năm, cao 0,5 - 1m. Lá mọc so le, không cuống, xẻ thuỳ hẹp và sâu, mép khía răng; lá ở ngọn ít xe. Hoa nhỏ màu vàng, hình đầu. Quả bế, có túm lông. Loài Taraxacum officinale Wigg. cũng gọi là bồ công anh và cũng được dùng.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 6- 8.PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở khắp nơi, trên các bãi trống và ruộng bỏ

hoang…BỘ PHẬN DÙNG: Toàn cây, trừ rễ. Thu hái vào đầu mùa hạ, khi cây chưa có

hoa. Loại bỏ lá xấu, lá già vàng úa. Dùng tươi hoặc phơi nắng, sấy nhẹ đến khô.

CÔNG DỤNG: Có tác dụng chống viêm, dùng trong trường hợp sưng vú,

113

tắc tia sữa, mụn nhọt, đinh râu, áp xe. Còn chữa đau dạ dày, kém tiêu. Ngày dùng 8- 20g, dạng thuốc sắc, cao, siro. Phối hợp với nhiều vị thuốc khác. Dùng ngoài, lá tươi giã nát, đắp.

 

LEONURUS ARTEMISIA (Lour.) S.Y.Hu LAMIACEAE

ÍCH MẪU, cây chói đèn, sung uý, chạ linh lo (Thái), làm ngài (Tày).

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống 1 năm, cao 0,5 - 1m, có khi hơn ( ở cây trồng). Thân vuông. Lá mọc đối, lá gốc gần hình tròn, khía răng tròn, cuống dài; lá ở giữa, thân xẻ thuỳ không đều, khía răng nhọn; lá ngọn ngắn, ít xẻ hoặc nguyên. Hoa màu trắng hoặc hồng mọc tụ tập ở kẽ lá. Quả bế, nhẵn.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 3- 5; Quả: Tháng 6- 7.PHÂN BỔ: Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi.

114

BỘ PHẬN DÙNG: Phần thân và cành mang lá, khi chưa có hoa. Thu hái vào mùa hạ. Phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Cả cây chứa flavonoid (rutin), leucoan- thocyan-glucosid, steroid, alcaloid, cholin, các acid amin và tanin.

CÔNG DỤNG: Chữa kinh nguyệt bế tắc, đau bụng kinh, kinh nguyệt quá nhiều, máu ứ tích tụ sau khi đẻ, huyết áp cao, vài thể bệnh về tim. Ngày 8- 16g dạng thuốc sắc, thuốc cao hoặc thuốc viên.

PREMNA INTEGRIFOLIA Roxb. VERBENACEAE

VỌNG CÁCH, cây cách,

cách núi.

MÔ TẢ: Cây bụi, cao 3-7m. Cành non có cạnh, cành già đôi khi có gai. Lá mọc đối, mép nguyên hoặc khía răng rất nhỏ ở gần đầu lá, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới rất nhạt. Cụm hoa hình ngù mọc ở ngọn gồm nhiều hoa màu trắng hoặc hơi xanh lục. Quả hạch, màu đen, hình cầu hoặc hình trứng.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-8.

PHÂN BỔ: Cây mọc ở các tỉnh ven biển; cũng có nơi trồng lấy lá làm rau gia vị.

BỘ PHẬN DÙNG: Lá và rễ. Thu hái quanh năm. Phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Vỏ thân chứa alcaloid premnin, ganiarin. Rễ chứa tinh dầu.

CÔNG DỤNG: Chữa sốt, đau bụng, ỉa chảy, kiết lỵ, bí tiểu tiện, đầy bụng, khó tiêu, thấp khớp. Còn làm thuốc lợi sữa, thông tiểu: ngày dùng 30-50g lá tươi giã nhỏ, ép lấy nước uống, hoặc 10-15g rễ hay lá khô sắc

115

uống.

 

PRUNELLA VULGARIS L. LAMIACEAE

HẠ KHÔ THẢO.

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một năm hay nhiều năm, cao 20-30cm. Thân vuông, màu tím đỏ, có lông. Lá mọc đối, mép nguyên hoặc hơi khía răng. Hoa nhỏ, màu tím nhạt, tụ tập thành bông xim co ở đầu cành, có hai dạng, hoa cái nhỏ, hoa lưỡng tính to. Quả bế nhỏ, cứng, có 4 ô. Tránh nhầm với cây cải trời hay còn gọi là hạ khô thảo nam (Blumea subcapitata DC., họ Cúc- Asteraceae).

MÙA HOA QUẢ: Tháng 4-6.

PHÂN BỔ: Cây mọc trên đất ẩm, gần bờ suối ở vùng núi cao, thuộc các tỉnh miền núi phía bắc.

BỘ PHẬN DÙNG: Cả cây, trừ rễ. Thu hái khi cây đang có hoa. Phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Cả cây chứa D- fenchon, acid ursolic.

CÔNG DỤNG: Kháng khuẩn. Chữa sưng vú, lao hạch, bướu cổ, đau nhức mắt, viêm tử cung, huyết áp cao, viêm thần kinh da, viêm gan, mụn nhọt, ngứa lở, hắc lào, tiểu tiện ít, khí hư: ngày 8-16g, dạng thuốc sắc. Cây tươi giã đắp chữa vết thương.

 

116

PRUNUS PERSICA (L.) Batsch ROSACEAE

ĐÀO, mạy phăng (Tày), kén má cai, co tào (Thái), phiếu kiào (Dao).

MÔ TẢ: Cây gỗ nhỏ, cao 3-4m. Lá mọc so le, phiến thuôn dài, mép khía răng. Hoa màu hồng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả hạch, có một rãnh bên rõ, phủ lông tơ mịn, khi chín hơi có màu đỏ. Hạt cứng, màu nâu.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 1-3. Quả: Tháng 4-8.

PHÂN BỔ: Cây trồng nhiều ở vùng núi cao lấy quả ăn, lá và hạt làm thuốc.

BỘ PHẬN DÙNG: Hạt và lá. Hạt thụ hoạch vào màu thu, đập vỡ vỏ, lấy nhân, phơi hoặc sấy khô. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Quả chứa các acid: ascorbic, citric, oxalic; vitamin A, thiamin. Hạt: Dầu béo, glucosid amygdalin. Lá: Quercitrin, kaempferol, acid cafeic và acid p-coumaric.

CÔNG DỤNG: Nhân hạt chữa ho, kinh nguyệt bế, bầm máu, đụng giập, cầm máu sau đẻ, ngày 6-12g sắc uống. Lá đào tươi nấu nước tắm hoặc giã đắp chữa ghẻ, ngứa lở. Hoa đào chữa bí tiểu tiện, táo bón, ngày 3-5g sắc, hãm. Phụ nữ có thai không dùng. Lá đào độc, dùng thận trọng.

117

 

PUERARIA THOMSONII Benth. FABACEAE

SẮN DÂY,

bạch cát, bẳn mắm kéo (Thái), khau cát (Tày).

MÔ TẢ: Dây leo, sống nhiều năm, có thể dài tới 10m và thường lụi vào mùa đông. Rễ củ dài, to, màu lục vàng nhạt. Lá kép, mọc so le gồm 3 lá chét nguyên hoặc xẻ thuỳ. Cụm hoa hình chùm mọc ở kẽ lá gồm nhiều hoa màu xanh tím, thơm. Quả giáp dẹt, có lông mềm, thắt lại giữa các hạt.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 9-10. Quả: Tháng 11-12.PHÂN BỔ: Cây được trồng ở khắp nơi.

BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ. Thu hoạch vào mùa đông, xuân. Thái lát, xông diêm sinh, phơi hoặc sấy khô. Có thể mài lấy bột để dùng.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ củ chứa isoflavon: puerarin, daidzin, daidzein, tinh bột. Lá có các acid amin: asparagin, adenin.

CÔNG DỤNG: Chữa cảm sốt, nhức đầu, khát nước, mụn nhọt: ngày 10-15g rễ sắc uống hoặc 5-10g bột sắn dây pha nước uống với đường.

118

 

PUNICA GRANATUM L.

 PUNICACEAE L

ỰU, an thạch lựu, mác lìu (Tày).

MÔ TẢ: Cây bụi, cao 2-3m, vỏ thân màu xám. Lá mọc đối hoặc so le, có khi thành từng cụm, cuống ngắn. Hoa đỏ tươi mọc ở đầu cành. Quả mọng, hình cầu, đường kính 5-8cm, có đài tồn tại, khi chín màu vàng, đốm đỏ nâu. Hạt nhiều, áo hạt (cơm) ăn được.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 4-5. Quả: Tháng 6-10.

PHÂN BỔ: Cây trồng để lấy quả ăn, làm cảnh và làm thuốc.

BỘ PHẬN DÙNG: Vỏ rễ, vỏ thân. Thu hái vào mùa thu, phơi hoặc sấy khô. Vỏ thu hái vào tháng 5-6. Dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Vỏ rễ, vỏ thân chứa pelletierin, isopelletierin, pseudo-pelletierin, methyl-pelletierin. Vỏ quả: Tanin. Dịch quả có acid citric, acid malic, đường glucosa, fructosa, maltosa.

CÔNG DỤNG: Chữa sán dây: ngày 20-50g vỏ rễ hoặc vỏ thân khô, dạng thuốc sắc, hoặc 0,30g pelletierin phối hợp với 0,40g tanin chia thành 3 lần uống. Chữa kiết lỵ, ỉa chảy: ngày 15-20g vỏ quả, dạng thuốc sắc. Thuốc có độc, dùng thận trọng. Không dùng cho trẻ em, phụ nữ có thai.

 

119

QUISQUALIS INDICA L. COMBRETACEAE

SỬ QUÂN, quả giun,

dây giun,

quả

nấc, mạy lăng cường, mác giáo giun (Tày).

MÔ TẢ: Cây bụi, có cành vươn dài. Lá mọc đối, hình trứng, gốc lá tròn hay hơi hình tim, đầu nhọn. Hoa có ống tràng dài, màu trắng sau khi chuyển dần thành màu đỏ hồng, mọc thành bông ở đầu cành và kẽ lá. Quả hình thoi, có 5 cạnh lồi, màu nâu sẫm.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 3-6. Quả: Tháng 7-9.

PHÂN BỔ: Cây mọc ở ven rừng, đồi, ở các tỉnh miền núi và được trồng để làm cảnh.

BỘ PHẬN DÙNG: Nhân của quả. Thu hái quả vào tháng 8-9, phơi khô. Khi dùng đập bỏ vỏ lấy nhân, cắt bỏ hai đầu và bóc màng, sao vàng.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Nhân quả chứa chất dầu thành phần gồm acid myristic, palmitic, stearic, oleic, linoleic, muối kali của acid quisqualic, trigonellin, phytosterol. Hoa chứa cyanidin mono-glucosid.

120

CÔNG DỤNG: Thuốc tẩy giun đũa. Mỗi ngày người lớn uống 10-20g nhân quả đã bóc màng (để khỏi bị nấc); trẻ em tuỳ tuổi từ 4-8g, tán bột. Sau 3 giờ, uống thuốc tẩy muối. Rễ chữa thấp khớp, ngày 12-20g sắc uống. Quả đập nát, sắc lấy nước đặc ngậm chữa đau răng.

RAUVOLFIA CAMBODIANA Pierre ex Pitard APOCYNACEAE

BA GẠC, ba gạc lá to, hơ rác, ka day (Ba Na).

MÔ TẢ: Cây bụi, cao 0,5-1,5m; vỏ dày có nốt sần. Lá mọc vòng 3, phiến thuôn, mép nguyên. Cụm hoa hình xim, ở đầu cành hay kẽ lá; hoa hình ống màu hồng tím, cánh hoa màu trắng. Quả đôi, khi chín màu tím đen, có nhiều chấm nhỏ màu xám. Toàn cây có nhựa mủ. Các loài Rauvolfia indosinesis M. Pichon, R. serpentina (L.) Benth. ex Kurz, R. tetraphylla L., T. verticillata (Lour.) Baill., R. vomitora Afzel. ex Spreng cũng gọi là ba gạc và được dùng.

MÙA HOA QUẢ: Gần như quanh năm.

PHÂN BỔ: Cây mọc ở ven rừng, nương rẫy; ở các tỉnh phía nam: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định và Tây Nguyên..

BỘ PHẬN DÙNG: Vỏ rễ. Thu hoạch rễ quanh năm, tốt nhất vào mùa thu đông, rửa sạch, bóc lấy vỏ, phơi hay sấy khô. Chú ý bảo vệ lớp vỏ vì vỏ chứa nhiều loại hoạt chất.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Alcaloid toàn phần trong vỏ rễ là 2,64%, có reserpin, ajmalin. Các loài khác có thêm serpentin, reserpinin, ajmalicin, rauvomitin (R.vomitoria),

121

canescin (R. canescens).

CÔNG DỤNG: Chữa huyết áp cao. Dùng dạng cao cồn 1,5% hoặc viên 2mg alcaloid toàn phần. Mỗi lần 10-15 giọt hoặc 1 viên. Ngày 2-3 lần. Uống liền 2-4 tuần, nghỉ 2-4 tuần rồi tiếp đợt khác, nếu cần.

Chú ý: Cây thuốc này đã được xếp vào diện quí hiếm ở Việt Nam, cần bảo vệ.

 

REHMANNIA GLUTINOSA Libosch. SCROPHULARIACEAE

SINH ĐỊA, địa hoàng.

MÔ TẢ: Cây cỏ, cao 20-30cm, sống nhiều năm, thường lụi vào mùa đông. Rễ mập thành củ. Lá hình bầu dục, gốc thuôn, đầu tròn, mọc tập trung thành hình hoa thị, mép khía răng tròn không đều; gân lá hình mạng lưới nổi rất rõ ở mặt dưới làm cho lá như bị rộp. Hoa hình ống, màu tím đỏ, mọc thành chùm trên một cuống chung dài. Quả nang, nhiều hạt. Toàn cây có lông mềm.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 4-7.

PHÂN BỔ: Cây nhập trồng ở các tỉnh trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ. Thu hái khi cây trồng được được 7-8 tháng. Phơi khô. Dùng sống hoặc chế thành thục địa.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ củ chứa các chất mannit, glucosa, glucosid rehmanin và caroten.

CÔNG DỤNG: Bổ, lợi tiểu. Chữa đái tháo đường, cơ thể suy nhược, thiếu máu, lao phổi, chảy máu cam, băng huyết, đa kinh, động thai, chảy máu bên trong, viêm thận mạn tính, viêm họng, phát ban, lỵ. Cũng dùng giải độc, làm mạnh tim, chữa mất ngủ. Ngày 8-16g dạng thuốc sắc, cao.

 

122

RHODOMYRTUS TOMENTOSA (Ait.) Hassk.

 MYRTACEAE

SIM, hồng sim, dương lê, đào kim nương, co nim (Thái), mác nim (

123

Tày).

MÔ TẢ: Cây bụi, cao 1-3m, phân cành nhiều. Cành non có cạnh, nhiều lông mềm sau hình trụ nhẵn. Lá hình trứng thuôn, mọc đối, phiến dày, có 3 gân chính, mặt dưới có lông tơ. Hoa màu hồng tím mọc riêng lẻ hoặc tập trung 2-3 cái ở kẽ lá. Quả mọng, khi chín màu tím sẫm, ăn được. Hạt nhỏ, nhiều.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 4 - 6; Quả: Tháng 7 - 8.

PHÂN BỔ: Mọc ở các vùng đồi hoặc nương rẫy bỏ hoang, ở khắp các tỉnh vùng núi thấp và trung du.

BỘ PHẬN DÙNG: Búp non, lá, nụ hoa, quả chín. Búp thu hái vào mùa xuân. Nụ hoa, quả vào mùa hạ. Phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Cả cây chứa tanin. Quả có protein, chất béo, glucid, vitamin A, thiamin, riboflavin và acid nicotinic.

CÔNG DỤNG: Chữa đau bụng, ỉa chảy, lỵ, ung nhọt, cầm máu: dùng búp non hoặc nụ hoa, ngày 10-30 búp hoặc nụ tươi nhai nuốt nước, hoặc khô tán bột, sắc uống. Nước sắc đặc lá hoặc búp dùng rửa vết thương, chốc lở và bỏng. Cũng dùng quả chín phối hợp tô mộc làm thuốc chữa bệnh đường ruột.

 RICINUS COMMUNIS L. EUPHORBIACEAE

THẦU DẦU, tỳ ma, đu đủ tía,

co húng hóm ( Thái),

124

dầu ve, slùng đeng (Tày), mạ

puông sí (Dao).

MÔ TẢ: Cây nhỏ, cao 1-5m. Thân rỗng. Lá mọc so le, có cuống dài, chia 5-7 thùy, mép khía răng. Cành và lá non phủ phấn trắng. Hoa nhỏ, mọc thành chùm xim, hoa đực ở dưới, hoa cái ở trên. Quả nang có gai mềm, chứa 3 hạt hình trứng hơi dẹt, màu nâu, bóng, có vân.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 5 - 8.

PHÂN BỔ: Cây được trồng chủ yếu ở vùng bãi sông, để lấy hạt ép dầu.

BỘ PHẬN DÙNG: Hạt. Thu hoạch vào tháng 4-5, khi quả đã già. Phơi khô. Còn dùng lá.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Hạt chứa dầu béo gồm các glycerid như stearin, palmitin; một glycerid đặc biệt là ricinolein thủy phân cho acid ricinoleic; chất protein độc là ricin và alcaloid ricinin.

CÔNG DỤNG: Dầu hạt dùng để nhuận tràng, liều 2-5ml, để tẩy liều 20-30ml. Hạt giã đắp vào bên bị liệt chữa méo miệng, xếch mắt. Hạt (15 hạt) và lá thầu dầu tía giã nhỏ đắp vào gan bàn chân chữa sót rau, đẻ khó. Sau khi thai, rau ra rồi cần rửa sạch chân.

ROSA LAEVIGATA Michx.

 ROSACEAE

KIM ANH, mác

125

nam coi (Tày),

thích lê tử, đường quán tử.

MÔ TẢ: Cây nhỏ, mọc dựa, thành bụi. Thân cành có gai. Lá kép gồm 3 lá chét, mép khía răng nhọn, có lá kèm nhỏ. Hoa to, màu trắng, mọc riêng lẻ ở đầu cành. Quả giả (đế hoa), hình trứng, có gai và đài còn lại, khi chín màu vàng nâu. Hạt (quả thật) nhiều, dẹt.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 3 - 6; Quả: Tháng 7 - 9.

PHÂN BỔ: Cây mọc ở vùng đồi cây bụi, chân núi đá vôi, tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.

BỘ PHẬN DÙNG: Quả. Thu hái vào mùa thu. Cho vào bao tải, lấy gậy đập cho gãy hết gai; bổ đôi, nạo hết hạt và lông trắng ở trong. Phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Quả chứa acid citric, acid malic, tanin, vitamin C, glucosid, saponin.

CÔNG DỤNG: Kim anh là thuốc bồi dưỡng, nguồn cung cấp vitamin C, chữa di tinh, hoạt tinh, khí hư, đái són, đái dắt, tả lỵ lâu ngày, chảy máu, suy nhược thần kinh. Ngày dùng 6 - 12g dạng thuốc sắc, thuốc bột, viên, cao hoặc mứt đường.

 

126

RUMEX CHINENSIS Campd. POLYGONACEAE

CHÚT CHÍT, lưỡi bò, dương đề, thổ địa hoàng, phắc cát n

127

gàn (Thái), mác sây (Tày).

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một năm, cao 30-50cm. Rễ mập, màu nâu. Thân có khía dọc. Lá mọc so le, mép uốn lượn. Lá gốc to và rộng, cuống dài; lá giữa và lá ngọn hẹp, gần như không cuống. Hoa màu vàng lục mọc thành xim ở ngọn cành. Quả nhỏ, nhọn đầu, có 3 cạnh bao bọc bởi 3 lá đài, dày.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 3 - 4; Quả: Tháng 4- 6.

PHÂN BỔ: Cây mọc trên đất ẩm gần nước, hoặc đất ngập nước tạm thời; ở khắp nơi.

BỘ PHẬN DÙNG: Rễ và lá. Rễ thu hoạch quanh năm, tốt nhất vào mùa thu đông, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Lá thu hái vào mùa xuân, hạ, dùng ngoài để tươi, dùng trong phơi khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ và lá có anthraglucosid 3,0- 3,4%, trong đó ở dạng tự do 0,47% và dạng kết hợp 2,54%; tanin, nhựa.

CÔNG DỤNG: Chữa táo bón. Ngày 1- 3g rễ sắc hoặc tán bột uống; liều 4- 10g dùng làm thuốc tẩy. Dùng ngoài chữa ứ huyết sưng đau, trứng cá, hắc lào, lở ngứa, chốc đầu, âm hộ ngứa: rễ hoặc lá tươi giã nát hoà với giấm hoặc ngâm rượu, bôi.

[

SAUROPUS ANDROGYNUS (L.) Merr.   EUPHORBIACEAE

RAU NGÓT, bồ ngót, phắc ót

MÔ TẢ: Cây bụi nhỏ, phân cành nhiều, cao 0,8- 1,5m. Thân tròn, nhẵn. Lá mọc so le, hình trứng, gốc tròn, đầu nhọn, cuống rất ngắn. Lá kèm nhỏ. Hoa đực và hoa cái ở cùng một cây, màu vàng lục. Quả nang, hình cầu, màu trắng, khi chín nứt làm 3 mảnh.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 9 - 11.

PHÂN BỔ: Cây được trồng khắp nơi để lấy lá làm rau ăn.

BỘ PHẬN DÙNG: Lá và rễ. Thu hái ở những cây 2 năm trở lên. Hái lá tươi về dùng ngay.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Lá chứa acid amin: lysin, methionin, tryptophan, phenylalanin, threonin, valin, leucin, isoleucin; acid nicotinic, vitamin C, caroten.

CÔNG DỤNG: Chữa sót rau: 40g lá, rễ tươi giã nát, thêm nước gạn, chia uống 2 lần, cách nhau 10 phút. Chữa tưa lưỡi trẻ em: Lá tươi giã nát ép lấy nước, hòa mật ong đánh lên lưỡi, lợi, vòm miệng. Lá

128

(Thái), phéc bón (Tày), hắc diện thần, chùm ngọt.

còn chữa ban, sởi, viêm phổi, bí tiểu tiện. Rễ có tác dụng lợi tiểu, thông huyết

129

SCHEFFLERA HEPTAPHYLLA (L) Frodin

 ARALIACEAE

NGŨ GIA BÌ CHÂN CHIM, cây đáng, lá lằng, mạy tảng (Tày),

co tan (Thái), tạng tó, xi tờ rốt

(K’ho), lo

130

ong veng vuông (Ba Na).

MÔ TẢ: Cây gỗ, cao tới hơn 10m. Lá kép chân vịt, gồm 6- 8 lá chét, mọc so le, cuống có bẹ. Vỏ thân và lá có mùi thơm. Cụm hoa chùm tụ tán, mọc ở kẽ lá hay đầu cành; hoa nhỏ, màu trắng. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu tím đen.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 12-1; Quả: Tháng 2-5.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở các tỉnh miền núi và hải đảo lớn.

BỘ PHẬN DÙNG: Vỏ rễ, vỏ thân. Thu hái vào mùa thu. Ủ cho thơm, phơi trong bóng râm,nơi thoáng gió tới khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Trong vỏ có saponin triterpen khi thuỷ phân cho acid oleanolic.

CÔNG DỤNG: Bổ, chống viêm, lợi tiểu; chữa phong thấp, đau lưng, nhức xương, tê bại, trí nhớ kém, viêm, ngứa âm hộ, liệt dương, tiêu hoá kém, còi xương trẻ em, phù thũng, bí tiểu tiện, lở ngứa. Ngày dùng 10- 20g vỏ thân hoặc 6- 12g vỏ rễ dưới dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc.Lá non làm rau ăn, có tác dụng tiêu hoá tốt.

 

SCOPARIA DULCIS L. SCROPHULARIACEAE

CAM THẢO

131

ĐẤT,

cam thảo nam, dã cam thảo,

dạ kham (Tày), t’rôm lạy(K’ho).

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một năm, cao 40- 70cm; phân cành đối xứng, cành non vuông. Lá mọc vòng 3 hay đối, mép khía răng. Hoa nhỏ màu trắng, mọc tập trung ở kẽ lá. Quả nang nhỏ, hình cầu, nhiều hạt nhỏ.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 5 - 7.PHÂN BỔ: Cây mọc trên đất ẩm, ở ruộng hoang, ven đường hoặc bãi

sông...ở khắp các địa phương.BỘ PHẬN DÙNG: Toàn cây, cả rễ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa hè,

rửa sạch. Dùng tươi hay phơi, sấy khô.THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ chứa alcaloid, chất đắng, amellin.

CÔNG DỤNG: Hạ nhiệt, chống viêm, lợi tiểu; chữa cảm, sốt, nóng nhiều, ho, viêm họng, phát ban, sởi, mụn nhọt, lở ngứa, say sắn giải độc cơ thể, kinh nguyệt quá nhiều. Liều dùng ngày 8- 12g dược liệu khô hoặc 20- 40g cây tươi, dạng thuốc sắc. Nếu ho khan, dùng tươi.

 

132

SCROPHULARIA NINGPOENSIS Hemsl. SCROPHULARIACEAE

HUYỀN SÂM, hắc sâm, nguyên sâm.

MÔ TẢ: Cây bụi, cao 1,5-2m. Có thể lụi hàng năm vào mùa đông. Thân vuông, màu lục, có rãnh dọc. Lá mọc đối, đầu nhọn, mép khía răng. Hoa màu vàng nâu mọc thành chùm ngắn ở ngọn thân và kẽ lá đầu cành. Quả và hạt màu đen.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 6 - 10.

PHÂN BỔ: Cây nhập trồng, phát triển tốt ở đồng bằng, trung du và miền núi cao.

BỘ PHẬN DÙNG: Rễ. Thu hoạch vào mùa thu. Rửa sạch, ủ 5-10 ngày đến khi ruột có màu đen.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ chứa scrophularin, asparagin, phytosterol, tinh dầu, acid béo và đường.

CÔNG DỤNG: Thuốc giải nhiệt, tiêu viêm, kháng khuẩn, dùng khi sốt nóng về chiều, phát ban, miệng lưỡi khô khát, táo bón, mẩn ngứa, mụn nhọt, viêm họng, lở miệng, viêm amidan: ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc hoặc viên.

 

133

SIEGESBECKIA ORIENTALIS L. ASTERACEAE

HY THIÊM, cỏ đĩ, cỏ bà a, chó

đẻ hoa vàng,

cứt lợn, nhả khỉ

cáy(Tày), co boóng bo ( Thái).

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống hàng năm, cao 30- 60cm. Thân và cành và có lông. Lá mọc đối, hình gần tam giác đến hình thoi, mép có răng cưa thô, 3 gân chính từ gốc. Hoa hình đầu, màu vàng, mọc ỏ kẽ lá hoặc đầu cành. Lá bắc có lông dính. Quả bế, hình trứng, nhẵn, màu đen.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 3 - 10.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở các tỉnh miền núi, thường gặp trên đất ẩm, bãi sông, ruộng ngô.

BỘ PHẬN DÙNG: Thân, cành mang lá. Thu hái trước khi cây có hoa. Phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.

134

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Cả cây chứa chất đắng, tinh dầu, darutin, diterpen.

CÔNG DỤNG: Chống viêm. Chữa thấp khớp, tê bại nửa người, đau nhức xương khớp, lưng gối đau, mụn nhọt, lở ngứa, rắn cắn, kinh nguyệt không đều: ngày dùng 10- 15g dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc hoàn, tán. Dùng ngoài, lá giã đắp chữa mụn nhọt, lở ngứa, ong đốt, rắn cắn.

 SMILAX GLABRA Roxb. SMILACACEAE

THỔ PHỤC LINH, khúc khắc,

khau đâu (Tày),

d’rạng lò (Châu mạ), tơ pớt

(K’ho), lái (K’dong), mọt hoi

đò

135

i (Dao).

MÔ TẢ: Dây leo, dài 4- 5m. Thân rễ (củ) nạc; vỏ nâu. Cành không gai. Lá mọc so le, hình bầu dục thuôn, đầu nhọn, 3 gân hình cung. Cuống lá mang 2 tua cuốn nhỏ do lá kèm biến thành. Hoa nhỏ, màu lục vàng nhạt, mọc thành tán đơn ở kẽ lá. Quả mọng, hình cầu, gần như 3 cạnh, khi chín màu đen. Cây dây kim cang (Heterosmilax erythrantha Baill.) cũng được dùng để thay thế.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 5 - 7; Quả: Tháng 8 - 12.

PHÂN BỔ: Cây mọc rải rác ở các tỉnh miền núi và trung du.

BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ củ chứa -sitosterol, stigmasterol, saponin.

CÔNG DỤNG: Thuốc chống viêm, chống dị ứng, lợi tiểu, làm ra mồ hôi, giải độc cơ thể, trị lở ngứa, mụn nhọt, viêm tấy, vảy nến, tổ đỉa, thấp khớp, đau nhức xương, lao hạch, giang mai, ngộ độc thủy ngân. Ngày 15- 30g dạng thuốc sắc, cao nước hoặc hoàn tán. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

SOLANUM HAINANENSE Hance.

 SOLANACEAE

CÀ GAI LEO, cà quạnh, cà gai d

136

ây, cà quýnh , cà vạnh, chẻ nan (Tày), b’rongoon (Ba Na).

MÔ TẢ: Cây bụi, nhiều gai, mọc dựa hay bò. Lá mọc so le, xẻ thùy không đều, mặt trên có gai, mặt dưới phủ lông mềm hình sao. Cụm hoa hình xim, ở kẽ lá, gồm 2-5 hoa màu tím nhạt. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu đỏ. Hạt hình thân dẹt, màu vàng. Tránh nhầm với loài Solanum thorelli Bonat.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 4 - 6; Quả: Tháng 7 - 9.PHÂN BỔ: Cây mọc lẫn trong các lùm bụi ven làng, bãi hoang; ở các

tỉnh đồng bằng và trung du.BỘ PHẬN DÙNG: Cả cây và rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, cắt thành đoạn;

phơi hay sấy khô.THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Toàn cây, nhất là rễ, chứa saponin steroid. Khi thủy phân

cho diosgenin, solasodinon, solasodin, flavonoid.

CÔNG DỤNG: Tác dụng chống viêm, chống dị ứng và chống xơ hóa. Dùng chữa cảm cúm, bệnh dị ứng, ho gà, đau lưng, đau nhức xương, thấp khớp, rắn cắn: ngày 16- 20g rễ hoặc 30- 40g thân lá dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc viên. Cao lỏng dùng ngậm chữa viêm lợi, viêm quanh răng.

137

SOLANUM VERBASCIFOLIUM L. SOLANACEAE

NGOI,

cà hôi, cà lông, la rừng,

phô

hức (Tày), co sà lang (Thái), toong muốc.

MÔ TẢ: Cây bụi, cao 1-3m, thân và cành non có lông màu vàng nhạt. Lá mọc so le, có cuống, mép nguyên và có lông ở cả hai mặt. Cụm hoa hình xim, mọc ở đầu cành hay kẽ lá, hoa màu trắng. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu vàng. Nhiều hạt.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 3-6; Quả: Tháng 7-10.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở miền núi và trung du.

BỘ PHẬN DÙNG: Lá thu hái quanh năm. Dùng tươi.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá chứa tinh dầu, saponin và các alcaloid: solanin, solasodin.

CÔNG DỤNG: Chữa trị, lao hạch: Lấy lá tươi, giã nát, sao nóng, đắp vào chỗ trĩ đã rửa sạch hoặc chỗ hạch, băng lại. Nên đắp thuốc vào buổi tối. Chữa hắc lào, ghẻ lở: Nước ép đặc từ lá tươi giã nát,

138

dùng bôi. Chữa sán trâu bò: Lá nấu nước cho uống.

 

SOPHORA JAPONICA L. FABACEAE

HOÈ, hòe

hoa, hòe mễ, lài luồng (Tày)..

MÔ TẢ: Cây gỗ nhỏ, cao 5-7m, có khi hơn. Thân cành luôn có màu lục, nhẵn. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, gồm 13-17 lá chét, mặt dưới hơi có lông. Hoa nhỏ, màu vàng lục nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành. Quả đậu, nhẵn, thắt lại giữa các hạt, đầu có mũi nhọn dài. Hạt hơi dẹt, màu nâu vàng bóng.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 5 - 8; Quả: Tháng 9 - 11.

PHÂN BỔ: Cây được trồng ở nhiều nơi, nhất là Thái Bình, Nghệ An, Ninh Bình...

BỘ PHẬN DÙNG: Nụ hoa và quả. Nụ hoa ( không dùng loại hoa đã nở) thu hoạch vào tháng 5 - 8.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Nụ hoa và quả chứa rutin: 8-30%(ở nụ hoa), sophoraflavonolosid, sophoricosid, sophorabiosid, D-maackiain glucosid và DL- maackiain. Lá có alcaloid cytisin. Hạt có dầu béo, nhiều acid linoleic, protein và chất nhầy.

CÔNG DỤNG: Thuốc hạ huyết áp và làm bền vững thành mạch. Thường dùng chữa huyết áp cao, phòng ngừa đứt mạch máu não, chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết, trĩ ra máu: ngày dùng 0,5-3g dạng bột hoặc viên, 8-16g thuốc hãm hay sắc.

139

STEMONA TUBEROSA Lour.

 STEMONACEAE

BACH BỘ, dây ba mươi, sam síp lạc (Tày), bẳn sam síp (Thái), pê chầu ch

140

àng (H’

mông), hơ linh (K’ho), dây đẹt ác, mùi sấy dòi (Dao).

MÔ TẢ: Dây leo thân cỏ, sống nhiều năm, có thể dài tới 5-6m. Rễ củ nhiều, nạc. Lá mọc đối hay so le, phiến lá hình tim, gân chính hình cung, nhiều gân ngang nhỏ. Hoa mọc ở kẽ lá, màu đỏ tía, có mùi hôi. Quả nang, nhiều hạt.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 3 - 5; Quả: Tháng 6 - 8.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở các tỉnh miền núi và trung du.

BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ. Thu hoạch quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, rửa sạch, cắt bỏ hai đầu, đem đồ vừa chín hay nhúng nước sôi. Loại nhỏ để nguyên, loại to bổ dọc đôi, phơi nắng hay sấy ở nhiệt độ 50- 60ºC đến khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ chứa các alcaloid stemonin, tuberstemonin, isotuberostemonin, stemonidin, sinostemonin; glucid 2,3%; lipid 0,83%; protid 9,0%; acid hữu cơ (citric, formic, malic, succinic…).

CÔNG DỤNG: Tác dụng kháng khuẩn, long đờm. Chữa ho, tẩy giun đũa, giun kim: ngày 4-12g, dạng thuốc sắc, cao, bột, viên. Uống liền 4- 6 ngày. Dùng ngoài sắc lấy nước rửa hoặc nấu cao bôi chữa lở ghẻ. Còn có tác dụng diệt côn trùng, bọ gậy, chấy rận.

141

STEPHANIA SPP.

 MENISPERMACEAE

BÌNH VÔI, củ một, dây mối trơn, cà tòm (Tày), co cáy khẩu (Thái), của gà ấp, tở lù

142

ng dòi (Dao).

MÔ TẢ: Dây leo, dài 2-6m. Rễ phình to thành củ nạc, có khi nặng tới 50kg. Lá mọc so le, có cuống dài, phiến mỏng hình khiên hoặc tam giác gần tròn. Hoa đơn tính, khác gốc, màu vàng cam tụ tập thành tán kép. Quả hình cầu dẹt, khi chín màu đỏ. Một hạt, hình móng ngựa, có gai. Nhiều loài có rễ củ mang tên bình vôi như Stephania brachyandra Diels; S. Cambodica Gagnef...; S. cepharantha Hayata; S.glabra Lour; S. sinica Diels; S. kwangsiemsis Lour...đều được dùng.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 2 - 6.

PHÂN BỔ: Cây mọc chủ yếu ở vùng núi đá vôi.

BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ. Thu hoạch quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu, đông. Cạo bỏ vỏ đen, thái mỏng, phơi hay sấy khô. Còn là nguyên liệu chiết L.tetrahydro palmatin.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ củ chứa alcaloid với hàm lượng rất khác nhau từ vết đến 2,5% trong từng loài. Các alcoloid là L-tetrahydropalmatin, stepharin, roemerin, cycleanin.

CÔNG DỤNG: Thuốc an thần, gây ngủ, chữa nhức đầu, sốt nóng, đau dạ dày, ho hen. Ngày 3- 6g, dạng bột hoặc rượu thuốc. Hoạt chất L-tetrahydropalmatin dùng chữa suy nhược và rối loạn tâm thần. Ngày 1-3 viên (mỗi viên: 50mg).

 STREPTOCAULON JUVENTAS (Lour.) Merr.

 ASCLEPIADACEAE

HÀ THỦ Ô TRẮNG, dâ

143

y sừng bò, khau cần cà (Tày), chừa ma sìn (Thái), dây mốc, xạ ú pẹ (Dao).

MÔ TẢ: Dây leo bằng thân quấn. Thân màu nâu, có lông. Rễ củ dài, nạc. Lá mọc đối, hình trứng ngược, nhiều lông. Hoa nhỏ, màu vàng nâu, mọc thành xim ở kẽ lá. Quả hai đại, mọc choãi ra. Hạt nhỏ, có mào lông. Toàn cây có nhựa mủ và có lông dày.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 7 - 12.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở các tỉnh miền núi và trung du.

BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ, thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu. Rửa sạch, bổ ra, nấu với nước đậu đen rồi thái lát, phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Sơ bộ thấy có tinh bột, alcaloid trong rễ.

CÔNG DỤNG: Thuốc bổ, chữa thiếu máu, suy gan thận, ăn ngủ kém, ít sữa, thần kinh suy nhược, sốt rét mạn tính, thấp khớp, nhức xương, tê bại, kinh nguyệt không đều, khí hư, ỉa ra máu, mẩn ngứa, rắn cắn. Uống lâu làm đen râu tóc, trẻ lâu. Liều dùng ngày 12 - 20g dạng thuốc sắc, cao, rượu thuốc.

144

STROBILANTHES CUSIA (Nees) Kuntze

 ACANTHACEAE

CHÀM MÈO, chàm nhuộm, chàm lá to, mã lam, thanh đại, mạy ốt (

145

Tày), co sơm (Thái), tần gàm (Dao).

MÔ TẢ: Cây bụi nhỏ, cao 50-70cm. Thân nhẵn, phình ở các mấu. Lá hình bầu dục, mềm thuôn, mọc đối, mép khía răng. Hoa có tràng hơi cong, màu lam tím hoặc tím hồng mọc thành bông ít hoa ở kẽ lá. Quả rang, nhẵn, hẹp và dài.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 12 - 2.

PHÂN BỔ: Vốn mọc hoang dại, hiện chủ yếu được trồng ở vùng núi cao.

BỘ PHẬN DÙNG: Lá, thu hái vào mùa thu, trước khi cây ra hoa, phơi trong râm đến khô. Cách chế bột chàm: Lá tươi ngâm nước sạch ở 30ºC trong 12 giờ cho lên men. Lọc. Kiềm hoá bằng vôi và khuấy liên tục 4-6 giờ. Lọc gạn lấy bột chàm, ép kiệt nước, thái thành miếng, phơi trong mát đến khô. Bột chàm tốt phải chứa 60-70% indigotin.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Glucosid indican, thủy phân cho glucosa và indoxyl. Indoxyl oxy hoá cho indigotin màu lam.

CÔNG DỤNG: Kháng nội tiết sinh dục nữ, gây co bóp tử cung. Chữa rong kinh, rong huyết, sốt, viêm họng, viêm lợi. Ngày 4- 6g lá dạng thuốc sắc. Với liều cao, có thể gây sẩy thai khi thai còn ít tháng. Dùng ngoài, cao đặc bôi chữa chàm má trẻ em, chốc đầu.

 

STROPHANTHUS DIVARICATUS (Lour.) Hook. et Arn.

146

 APOCYNACEAE

SỪNG DÊ, sừng bò, dương giác ảo, dây vòi voi, coóc bẻ (Tày).

MÔ TẢ: Cây bụi, có cành vươn dài 3- 4m. Vỏ có nhiều nốt sần. Lá mọc đối, có cuống ngắn, Cụm hoa hình xim ở đầu cành. Hoa màu vàng, cánh hoa kéo

147

dài thành hình sợi. Quả nang, gồm 2 đại nhọn đầu, dính nhau ở gốc. Hạt nhiều, màu nâu, có cán mang chùm lông mịn. Toàn cây có nhựa mủ.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 6 - 7; Quả: Tháng 8 - 12.

PHÂN BỔ: Cây mọc ở vùng đồi núi và các trảng cây bụi ven biển.

BỘ PHẬN DÙNG: Hạt. Thu hái quả vào tháng 11-12. Lấy hạt, bỏ chùm lông, phơi hoặc sấy khô. Là nguyên liệu chiết xuất D. strophantin.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Hạt chứa các glucosid: divaricosid, thủy phân cho genin là sarmentogenin và phần đường là L-oleandrosa; divostrosid, caudosid, sinosid…

CÔNG DỤNG: D.Strophantin là hỗn hợp glucosid dùng chữa suy tim cấp và mạn tính, trường hợp suy tim không chịu tác dụng của thuốc loại Digitalis. Ngày 1- 2 ống tiêm, mỗi ống 2ml có 0,25mg D.Strophantin. Tiêm dung dịch nguyên hoặc pha loãng trong dung dịch tiêm glucosa, tiêm thật chậm vào tĩnh mạch.

 

STRYCHNOS NUX-VOMICA L.

 LOGANIACEAE

MÃ TIỀN, củ chi,

mác chèn sứ (Tày), co

148

bên kho (Thái).

MÔ TẢ: Cây gỗ, cao tới hơn 10m, cành non có gai. Lá mọc đối, mặt trên xanh bóng, 5 gân hình cung. Cụm hoa hình ngù, mọc ở đầu cành. Hoa nhỏ, hình ống, màu vàng nhạt. Quả thịt, hình cầu, đường kính 3-5cm, khi chín màu vàng cam. Hạt hình đĩa dẹt, một mặt hơi lõm, có lông màu xám bạc.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 3 - 4; Quả: Tháng 5 - 8.

PHÂN BỔ: Cây mọc ở một số tỉnh miền núi phía nam.

BỘ PHẬN DÙNG: Hạt. Thu hái quả già vào mùa thu. Tách quả lấy hạt, ngâm nước gạo 1 ngày, 1 đêm. Cạo vỏ ngoài, bỏ mầm. Thái mỏng. Tẩm dầu vừng 1 ngày, sao cho vàng đậm.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Hạt chứa các alcaloid: strychnin, brucin, vomicin, b-colubrin, pseudostrychnin, N methyl-sec-pseudobrucin, strucin, glucosid loganin.

CÔNG DỤNG: Chữa thấp khớp, nhức mỏi tay chân, đau dây thần kinh, bại liệt, nhược cơ, giảm cường kiện ruột, đái dầm, thiếu máu. Người lớn mỗi lần uống 0,05g hạt mã tiền chế, ngày 1-3 lần dạng sắc hoặc bột. Còn dùng thuốc tiêm strychnin tinh khiết. Rượu thuốc hạt để xoa bóp. Thuốc độc, dùng thận trọng.

 STRYCHNOS WALLICHIANA Steud. ex DC.

 LOGANIACEAE

HOÀNG NÀN, mã tiền lá

149

quế, vỏ doãn.

MÔ TẢ: Dây leo, thân gỗ, có móc hoặc tua cuốn đơn hay kép. Lá mọc đối, có 3 gân. Cụm hoa hình chùy dạng ngù, mọc ở đầu những cành nhỏ. Hoa màu vàng nhạt. Quả thịt hình cầu, đường kính 4- 5cm, có nhiều hạt dẹt. Hạt có lông mượt màu vàng ánh bạc. Tránh nhầm lẫn với nhiều loài Strychnos khác cũng dạng dây leo.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 6-8; Quả: Tháng 9-11.

PHÂN BỔ: Cây mọc ở một số tỉnh miền núi.

BỘ PHẬN DÙNG: Vỏ thân và vỏ cành. Thu hái quanh năm, phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Vỏ thân chứa alcaloid toàn phần 5,23%, strychnin 2,37- 2,43%, brucin 2,8%.

CÔNG DỤNG: Chữa thấp khớp, đau nhức xương, chân tay co quắp tê cứng, đau lưng, đau hông, đau bụng, ỉa chảy. Còn làm cường dương. Uống tối đa 1 lần: 0,10g; 24 giờ: 0,40g dạng bột. Dùng ngoài chữa ghẻ, hủi và một số bệnh ngoài da khó chữa. Thuốc độc, không có kinh nghiệm không dùng. Ngoài ra hạt cũng được dùng như hạt mã tiền.

 TACCA CHANTRIERI André TACCACEAE

RÂU HÙM, phá lủa (Tày), nưa, cẩm đị

150

a la, pinh đỏ (K’dong), cu dòm (Ba

Na).

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm. Thân rễ mọc nổi trên mặt đất, có nhiều đốt. Lá mọc thẳng từ thân rễ, có cuống dài, mép nguyên lượn sóng. Hoa màu tím đen mọc tụ họp thành tán trên một cán thẳng hay cong. Tổng bao có 4 lá bắc to, nhỏ mọc đối chéo nhau. Lá bắc con hình sợi dài cùng màu. Quả nang dài. Hạt có 3 cạnh, màu đỏ tím.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 7- 8; Quả: Tháng 9- 10.

PHÂN BỔ: Cây mọc ở ven suối, dưới tán rừng ẩm; ở hầu hết các tỉnh miền núi.

BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái quanh năm. Phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân rễ chứa saponin steroid thủy phân cho diosgenin, taccaosid, β-sitosterol.

CÔNG DỤNG: Chữa thấp khớp: 50g thân rễ giã nhỏ, ngâm rượu xoa bóp. Không được uống. Còn là nguyên liệu để chiết diosgenin.

 

TACCA PLANTAGINEA (Hance) Drenth

 TACCACEAE

HỒI ĐẦU, cỏ vùi đầ

151

u, thuỷ điền thất,

mằn tảo láy (Tày), vạn bố, bơ pỉa mến (Thái), vùi sầu.

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một năm, cao 20-30 cm. Rễ củ, hình tròn, mọc cong lên. Không có thân. Lá mọc thẳng từ rễ. Phiến lá nguyên, lượn sóng, men theo cuống đến tận gốc. Cụm hoa hình tán, 6- 10 hoa trên một cán cong, 4 lá bắc màu tím đen. Hoa màu tím. Quả nang.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 7-12.

PHÂN BỔ: Cây mọc ở một số tỉnh rừng núi phía bắc; thường mọc chỗ ẩm mát, ven suối.

BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ. Thu hái vào mùa thu. Phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, ủ cho mềm rồi thái lát, tẩm gừng, sao thơm.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ củ chứa saponin steroid, khi thuỷ phân cho diosgenin.

CÔNG DỤNG: Chữa tiêu hoá kém, đau bụng, vàng da do viêm gan siêu vi trùng, ỉa chảy, thần kinh suy nhược, huyết áp cao, đau dây thần kinh toạ, thấp khớp, trẻ em sốt bại liệt, kinh nguyệt không đều. Liều dùng ngày 2- 4g rễ dạng thuốc viên hoặc bột, có thể dùng đến 20g sắc uống.

 

152

TALINUM PATENS (L.) Willd. PORTULACACEAE.

THỔ NHÂN SÂM, thổ cao ly sâm,

đông dương sâm,

mằn sâm đăm (Tày), cửa ly sinh (Thái).

MÔ TẢ: Cây cỏ, có rễ củ, sống nhiều năm, cao 30- 50 cm. Thân và cành có khi màu đỏ tía, mọng nước. Lá phía gốc mọc so le, phía ngọn gần như mọc đối, hình trứng. Phiến lá dày, gân lá mờ. Hoa nhỏ, màu hồng mọc thành chùm kép ở đầu cành. Quả nhỏ, màu đỏ nâu. hạt dẹt, màu đen nhánh.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 6- 8; Quả: Tháng 9- 11.PHÂN BỔ: Cây thường mọc trên các hốc mùn đá, ở các tỉnh có núi đá

153

vôi. Cây đã được trồng để làm thuốc.BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ. Thu hái vào mùa thu. Phơi hoặc sấy khô. Khi dùng ủ

mềm, thái mỏng, tẩm nước gừng hoặc nước đường. Đồ chín.

CÔNG DỤNG: Thuốc bổ, chữa suy nhược thần kinh, ho, đau dạ dày, lao phổi. Dùng rễ củ, cạo bỏ vỏ rồi nướng chín ăn hoặc dạng thuốc sắc. Liều dùng ngày 20-30g. Còn chữa ỉa chảy mất nước. Lá tươi nấu canh ăn làm dễ tiêu.

 

TERMINALIA NIGROVENULOSA Pierre ex Laness.

 COMBRETACEAE

CHIÊU LIÊU, chiêu liêu gân đen.

MÔ TẢ: Cây gỗ to, cao 10- 30m. Cành non có lông mịn. Lá mọc đối, mặt trên có những chấm trắng nhỏ. Cuống lá có hai hạch. Hoa trắng, không cánh mọc thành chùy kép ở đầu cành. Quả màu đỏ tím, có 3 cánh rộng, chứa một hạt.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 3- 4; Quả: Tháng 5- 6.

PHÂN BỔ: Cây mọc ở rừng nửa rụng lá ở Tây Nguyên và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

BỘ PHẬN DÙNG: Vỏ thân. Thu hoạch quanh năm, tốt nhất vào mùa xuân, hè. Cạo sạch vỏ, thái phiến, phơi hoặc sấy khô. Quả thu hái vào mùa thu, phơi khô, khi dùng sao qua, bỏ hạt.

154

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Vỏ thân chứa tanin. Quả: 20- 40% tanin gồm acid ellagic, acid gallic, acid luteolic, dầu béo 36,7%.

CÔNG DỤNG: Chữa ỉa chảy, lỵ mạn tính, đau họng, mất tiếng, trĩ. Ngày 10- 20g vỏ thân, hoặc 3- 6g quả khô, dạng thuốc sắc, thuốc viên hoặc ngâm với rượu tỷ lệ 20% dược liệu.

 

THEVETIA PERUVIANA (Pers.) K. Schum. APOCYNACEAE

THÔNG THIÊN, cây đầu tây.

MÔ TẢ: Cây bụi, cao 2- 3m. Cành mang nhiều vết sẹo do lá rụng để lại. Lá mọc so le, hình mác hẹp, gân chính rõ. Hoa to, màu vàng tươi mọc thành xim gồm 2- 3 cái ở kẽ lá gần ngọn. Quả hạch, có cạnh nhẵn. Hạt màu nâu. Toàn cây có nhựa mủ trắng.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 4- 6; Quả: Tháng 7- 10.

PHÂN BỔ: Cây nhập trồng làm cảnh ở khắp nơi.

BỘ PHẬN DÙNG: Hạt. Thu hái quả khi chín. Phơi khô. Khi dùng, đập vỡ vỏ , lấy nhân.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Hạt thông thiên chứa các glucosid trợ tim như thevetin (A,B) 2’-O-acetyl cerberosid, neriifolin, cerberin, peruvosid, theveneriin, acid peruvosidic.

CÔNG DỤNG: Thuốc trợ tim, chữa suy tim. Dùng hoạt chất thevetin chiết từ hạt dưới dạng dung dịch 1%0 để uống, ngày 1-2ml, hoặc dạng ống tiêm 2ml = 1mg, ngày 1- 2 ống. Hạt giã nát còn dùng làm thuốc trừ sâu. Thuốc rất độc.

 

155

THUNBERGIA GRANDIFLORA Roxb.

 ACANTHACEAE

DÂY BÔNG XANH, bông báo, madia (H’

mông).

MÔ TẢ: Dây leo bằng thân quấn. Thân có lông. Lá mọc đối, có cuống dài, mép chia thùy không đều, gốc hình tim. Hoa to màu xanh lơ hoặc xanh tím, mọc thành chùm ở đầu cành, ít khi ở kẽ lá. Quả nang nhẵn, có mũi nhọn dài.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 3- 9.PHÂN BỔ: Cây mọc ở ven rừng ẩm; các tỉnh miền núi. Còn được trồng

làm cảnh.BỘ PHẬN DÙNG: Lá. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hay phơi khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá có nhiều kali. Hoa chứa acid amin: acid aspartic, serin, glycin, alanin, valin; flavonoid; apigenin- 7 glucuronid, luteolin, anthocyanin, malvidin: đường saccharosa, glucosa, fructosa.

CÔNG DỤNG: Thuốc chữa rắn cắn: hái 30- 50g lá tươi, bỏ cuống giã nát, lấy nước xoa bóp từ trên xuống dưới nơi rắn cắn, bã đắp lên vết cắn. Ngày làm 2 lần. Dùng riêng hoặc phối hợp với lá

156

vông vang; hạt hồng bì. Hoặc dùng bột mịn lá khô tẩm ẩm đắp.

TIEGHEMOPANAX FRUTICOSUS Vig. ARALIACEAE

ĐINH LĂNG, cây gỏi cá, nam dương lâm, đinh lăng lá nhỏ.

MÔ TẢ: Cây bụi, cao 0,5- 1,5m, cành dễ gãy. Lá kép 3 lần lông chim, mọc so le, cuống lá có bẹ, mép khía răng. Hoa nhỏ, màu trắng xám, tụ tập thành chùm tụ tán ở đầu cành. Quả hình cầu dẹt. Toàn cây, nhất là lá có mùi thơm.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 4 - 7.

PHÂN BỔ: Cây trồng ở nhiều nơi làm cảnh, lá làm gia vị và rễ làm thuốc.

BỘ PHẬN DÙNG: Rễ, thu hái vào mùa thu ở cây đã trồng từ 3 năm trở lên; thái lát phơi hoặc sấy khô. Còn dùng lá.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ chứa saponin triterpen.

157

CÔNG DỤNG: Chữa cơ thể suy nhược, tiêu hoá kém, sốt, nhức đầu, sưng vú, ít sữa, ho, ho ra máu, đái ít, thấp khớp, đau lưng. Ngày 1- 6g rễ hoặc 30- 50 g thân cành dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc. Lá tươi (50- 100 g) nấu cháo ăn để lợi sữa, hoặc giã đắp trị vết thương, mụn nhọt.

 

TINOSPORA CAPILLIPES Gagnep. MENISPERMACEAE

CỦ GIÓ, kim quả lãm, kim ngưu đởm,

sơn từ cô.

MÔ TẢ: Dây leo nhỏ, sống lâu năm, Cành tròn có lông. Rễ dài, cứ từng đoạn lại phình lên thành củ mập, vỏ ngoài màu vàng nâu, ruột màu trắng. Lá hình mác, mọc so le, có cuống dài. Gốc lá hình mũi tên, gân lá hình chân vịt có lông nhỏ. Hoa nhỏ, màu lục vàng mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả hình thuôn. Hạt tròn dẹt.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 3- 5.PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở vùng núi cao, chỗ ẩm, râm mát.

BỘ PHẬN DÙNG: Rễ. Thu hoạch quanh năm, tốt nhất vào mùa thu đông, rửa sạch, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô.

158

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ chứa columbin.CÔNG DỤNG: Chữa cổ họng sưng đau, ho mất tiếng, đau bụng, ỉa chảy.

Ngày 6- 12 g rễ dưới dạng thuốc sắc, ngâm rượu hoặc tán bột uống. Dùng ngoài giã nát đắp, chữa ung nhọt, viêm tấy.

 TYPHONIUM TRILOBATUM Schott. ARACEAE

CỦ CHÓC, bán hạ nam, bán hạ ba thuỳ,

nam tinh, phặc hẻo (Tày), co thả lủa (Thái), nàng pía

hẩu (Dao

159

).

MÔ TẢ: Cây cỏ, phần trên mặt đất lụi hàng năm, cao 20- 30cm. Thân củ tròn, nạc. Lá chia 3 thuỳ, cuống dài, có bẹ. Cụm hoa là một bông mo, màu xanh pha đỏ tím. Hoa nhỏ, hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới, có mùi hôi. Quả mọng, khi chín màu đỏ. Cây củ chóc ri (Typhonium divaricatum Decne) cũng được dùng.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 5- 7.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang khắp nơi, trên đất ẩm.

BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái vào mùa hạ, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng ngâm nước phèn và nước gừng, thái lát rồi tẩm nước cam thảo, sao vàng.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân rễ chứa protein, chất vô cơ: Ca, P, I, F, Fe, Na, K; thiamin, niacin, caroten, acid folic, các sterol và β-sitosterol.

CÔNG DỤNG: Chữa nôn mửa, ho, hen suyễn nhiều đờm, họng viêm có mủ, nhức đầu, viêm loét dạ dày: ngày 6- 12 g thân rễ đã chế, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài rễ tươi giã nhỏ đắp chữa ung nhọt, rắn cắn. Người có thai khi dùng cần thận trọng.

 

VITEX TRIFOLIA L.f. VERBENACEAE

MẠN KINH,

đẹn ba lá, quan â

m, từ bi biển,

mác nim (Tày)

MÔ TẢ: Cây bụi, cao 1- 3m; cành non hình vuông, có lông mềm. Lá kép, 3

160

lá chét, mọc đối, mặt dưới phủ lông mềm màu trắng, vò nát có mùi thơm. Cụm hoa hình xim, mọc ở đầu cành, hoa màu tím nhạt. Quả hình cầu, có đài tồn tại. Loài Vetex ovata Thunb cũng được dùng làm thuốc với tên là mạn kinh.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 4- 7.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở các tỉnh thuộc vùng núi thấp và trung du.

BỘ PHẬN DÙNG: Quả. Thu hái từ tháng 9- 11. Phơi hoặc sấy khô. Dùng sống hoặc sao nhẹ.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Quả chứa alcaloid vitricin. Lá chứa tinh dầu trong có L-α-pinen, camphen, terpinyl acetat, diterpen alcol, các flavonoid: aucubin, agnusid, casticin, orientin, iso-orientin, luteolin 7-glucosid.

CÔNG DỤNG: Chữa cảm mạo, sốt, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, nhức hai bên thái dương, đau nhức mắt, tăng nhãn áp, thấp khớp, đau dây thần kinh. Ngày 6- 12g quả, dạng thuốc sắc hoặc 2- 3g dạng thuốc bột.

 WEDELIA CALENDULACEA Less.

 ASTERACEAE

SÀI ĐẤT, húng trám, cúc nháp, ngổ núi

161

, ngổ đất, tân sa, lỗ địa cúc.

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm, mọc bò. Thân đứng cao 20- 40cm. Lá mọc đối, gần như không cuống, có răng cưa to và nông, hai mặt lá có lông thô. Lá khi vò có mùi thơm như trám. Hoa màu vàng như hoa cúc, hình đầu mọc ở kẽ lá và đầu cành trên một cán dài.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 3- 5.PHÂN BỔ: Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi, chỗ ẩm mát.

BỘ PHẬN DÙNG: Cả cây, trừ rễ. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hay phơi khô.THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Cả cây chứa tanin, saponin, caroten, isoflavonoid và

wedelolacton.CÔNG DỤNG: Chữa sưng tấy, mụn nhọt, chốc lở, sưng vụ, bắp chuối, cảm

sốt, sốt phát ban, viêm bàng quang. Ngày 50- 100g cây tươi giã nát thêm nước, gạn uống hoặc 20- 40g cây khô sắc, nấu cao uống. Dùng cây tươi nấu nước tắm cho trẻ em trừ rôm sảy.

 

WIKSTROEMIA INDICA (L.) C.A. Mey.

 THYMELEACEAE

NIỆT GI

162

Ó, gió niết, gió cánh, nam cam toại.

MÔ TẢ: Cây bụi nhỏ, cành màu đỏ, lúc đầu có lông, sau nhẵn, mang nhiều vết sẹo rõ. Lá mọc so le hay mọc đối, gần như không cuống; phiến lá dai, nhẵn, mặt trên sẫm, mặt dưới nhạt. Cụm hoa là một bông ngắn mọc ở đầu cành. Hoa màu vàng lục. Quả hình trứng, khi chín màu đỏ.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 6- 7; Quả: Tháng 8- 9.PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở các tỉnh miền núi và trung du.

BỘ PHẬN DÙNG: Lá thu hái quanh năm. Dùng tươi.CÔNG DỤNG: Chữa mụn nhọt, sưng đau: lá giã nát thêm dầu lạc hoặc

dầu vừng, đắp (trộn dầu để tránh gây phồng da). Có thể dùng làm thuốc diệt sâu bọ trong nông nghiệp. Cây độc, cần hết sức thận trọng khi dùng.

 

XANTHIUM STRUMARIUM L. ASTERACEAE

KÉ ĐẦU NGỰA, thươ

163

ng nhĩ,

phắt ma, mác nháng (Tày).

MÔ TẢ: Cây dạng bụi nhỏ, sống một năm, cao 40- 70cm. Thân màu lục, có khía, đôi khi có những chấm màu nâu tím. Lá mọc so le, chia thùy không đều, mép khía răng, có lông ngắn và cứng. Cụm hoa hình đầu mọc tụ tập ở kẽ lá. Quả hình trứng, có móc.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 5- 8.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang khắp nơi, ở ven đường, bãi trống, ruộng hoang.

BỘ PHẬN DÙNG: Quả. Thu hái khi quả chưa ngả màu vàng; phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Quả chứa alcaloid, sesquiterpen lacton (xanthinin, xanthumin, xanthatin), dầu béo. Lá chứa iod: 200 microgam trong 1g lá. Trong quả là 220 - 230 microgam/1g quả.

CÔNG DỤNG: Chống dị ứng, chống viêm. Chữa mụn nhọt, lở loét, mày đay, tràng nhạc, bướu cổ, đau khớp, thấp khớp, tay chân đau co rút, đau đầu, viêm mũi chảy nước hôi, đau họng, lỵ: ngày 6- 12g thuốc sắc, cao hoặc viên. Nước sắc quả ngậm chữa đau răng, bôi chữa nấm tóc, hắc lào.

 ZANTHOXYLUM NITIDUM (Roxb.) DC.

 RUTACEAE

XUYÊN TIÊU, cây sâng,

164

hạt

sẻn, mac khen (Tày), hoàng lực, sơn tiêu, lưỡng diện trâm,

chứ xá (H’

mông).

MÔ TẢ: Cây bụi, mọc dựa, có gai. Cành vươn dài. Lá kép lông chim, mọc so le, gồm 5 lá chét nguyên. Hai mặt lá đều có gai ở gân, nhất lá gân chính và cuống lá. Cụm hoa hình chùm mọc ở kẽ lá. Hoa trắng nhỏ, đơn tính. Quả có 1- 5 mảnh vỏ, mỗi mảnh đựng một hạt màu đen bóng.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 2- 5.

PHÂN BỔ: Cây mọc ở ven rừng, đồi ở các tỉnh miền núi và trung du.

BỘ PHẬN DÙNG: Rễ và quả. Rễ thu hái quanh năm. Quả hái khi còn xanh. Phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Vỏ cành và rễ chứa alcaloid nitidin, không bền vững dễ chuyển thành dihydronitidin và oxynitidin. Vỏ rễ chứa flavon, glucosid diosmin. Hạt có tinh dầu chứa linalol.

CÔNG DỤNG: Quả có tác dụng kích thích tiêu hoá, chữa ho, đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy, nhức răng, tê bại, thấp khớp, giun đũa: ngày 3- 5g dạng sắc, bột. Rễ chữa sốt, sốt rét, thấp khớp: ngày 6- 12g dạng sắc, ngâm rượu. Quả dùng ngoài, chữa đau răng: sắc hoặc ngâm rượu ngậm, và chữa rắn cắn, giã nát bôi.

 

165

ZEA MAYS L. POACEAE

NGÔ, bắp, má khẩu lí (Thái), hờ bo (Ba Na).

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một năm, cao 1- 2m. Lá mọc so le, hình dải, dài. Hoa đơn tính cùng gốc. Hoa đực nhỏ, mọc thành bông ở ngọn. Hoa cái mọc sít nhau, được bao bởi nhiều lá bắc to, vòi nhụy dài. Quả dĩnh. Hạt nhiều, xếp thành hàng.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 4- 6, hoặc tùy thuộc vào mùa gieo trồng trong năm.

PHÂN BỔ: Cây trồng ở khắp nơi.

BỘ PHẬN DÙNG: Vòi nhụy (râu ngô) thu hái khi bắp ngô đã già. Phơi hoặc sấy nhẹ tới khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Râu ngô chứa muối kali. Hạt có tinh bột, đường glucosa, fructosa, sucrosa, raffinosa, chất béo, vitamin E,C,K,b-caroten.

CÔNG DỤNG: Thuốc lợi tiểu dùng trong bệnh tim, cao huyết áp, viêm bàng quang, viêm niệu quản, sỏi thận, viêm túi mật, viêm gan gây cản trở sự bài tiết mật, thấp khớp, đái đường. Còn phối hợp với vitamin K để cầm máu. Liều dùng ngày 20- 30g râu ngô dạng thuốc sắc, hãm, cao lỏng.

 

166

ZINGIBER OFFICINALE Rosc. ZINGIBERACEAE

GỪNG, sinh khương, can khương, co khinh (Thái), sung (D

167

ao).

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm, phần thân mang lá lụi vào mùa đông. Thân rễ dạng củ, phân nhánh. Phần trên mặt đất mọc hàng năm vào mùa mưa, cao 0,5- 1m. Lá mọc so le, hình dải, có bẹ ôm lấy thân. Hoa màu vàng, pha xanh tím, tụ tập thành bông, mọc từ gốc. Quả nang. Toàn cây, nhất lá thân rễ có mùi thơm, vị cay nóng.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 5- 8.

PHÂN BỔ: Cây trồng ở khắp nơi, làm gia vị và làm thuốc.

BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hoạch vào mùa đông. Muốn giữ tươi lâu, đặt gừng vào chậu, phủ cát lên. Gừng tươi là sinh khương, gừng khô là can khương.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân rễ chứa tinh dầu trong có D-cam-phen, b-phellandren, zingiberen, sesquiterpen alcol, citral, borneol, geraniol và nhựa, chất cay gingeron, shogaol, gingerol.

CÔNG DỤNG: Kháng khuẩn, giúp tiêu hoá. Chữa đau bụng lạnh, đầy trướng, không tiêu, kém ăn, nôn mửa, ỉa chảy, lỵ ra máu, nhức đầu, cảm cúm, chân tay lạnh, mạch yếu, ho mất tiếng, ho suyễn, thấp khớp, ngứa dị ứng, băng huyết. Liều dùng ngày 3- 6g, dạng thuốc sắc, bột, viên, rượu thuốc.

 ZIZYPHUS MAURITIANA Lam..

 RHAMNACEAE

TÁO TA,

mác tảo (Tày), tá

168

o chua.

MÔ TẢ: Cây gỗ nhỡ, cao 5- 10m, phân cành nhiều. Cành có gai, non có nhiều lông mịn, sau nhẵn, màu nâu đen. Lá mọc so le, hình trứng hay gần tròn, mép hơi khía răng, 3 gân rõ, mặt dưới có nhiều lông màu trắng bạc. Hoa nhỏ màu vàng lục, mọc thành xim ở kẽ lá. Quả hạch hình cầu, khi chín màu vàng nhạt. Hạt màu xám bạc.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 6 - 10.PHÂN BỔ: Cây được trồng ở khắp nơi.

BỘ PHẬN DÙNG: Nhân hạt, gọi là táo nhân. Hạt thu hái ở những quả chín. Đập vỡ vỏ lấy nhân. Khi dùng, để sống hoặc sao đen. Còn dùng lá tươi hay khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Quả chứa vitamin C, acid betulinic và betulin. Nhân hạt có saponin và phytosterol. Lá chứa rutin và quercetin.

CÔNG DỤNG: Tác dụng an thần: nhân hạt làm thuốc chữa hồi hợp, mất ngủ, suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ, miệng khô, ra nhiều mồ hôi: ngày 1- 2g (nhân sao đen 6- 12g) dạng thuốc bột, viên hoặc sắc. Lá chữa ho, hen, ngày 20- 40g lá sao vàng, dạng sắc. Lá đắp ngoài chữa mụn nhọt, lở ngứa.

 

169