cÁc chuyÊn ĐỀ bỒi dƯỠng hỌc sinh giỎi cẤp...

10
CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HC SINH GII CP THCS I. CƠ BẢN VLP TRÌNH PASCAL: 1. Mở đầu - Khái nim vlp trình; - Các ngôn ngl p trình; - Tngôn ngữ máy đến ngôn ngbc cao; - Minh ha cthvngôn nglp trình. 2. Các kiu dliệu cơ bản và các phép toán - Khái nim kiu dliu, các ki u dliệu cơ bản; - Hng, biến và biu thc; - Các phép toán; - Minh ha cthvkiu dliu, các phép toán trong ngôn nglp trình 3. Cấu trúc chương trình đơn giản: - Cấu trúc chương trình; - Khai báo bi ến, hng; - Câu l nh; - Minh ha cthtrong ngôn nglp trình. 4. Các bước xây dựng chương trình - Tmã nguồn đến mã thi hành: mã ngun, biên dch, liên kết các thư viện, mã thi hành; - Sdng môi trường phát tri n Turbo Pascal/Free Pascal để viết, biên dch và thc hiện chương trình: nhng chc năng và tiện ích thông dng. 5. Xut/ nhp dliệu đơn giản - Xut dliu ra thiết bchun; - Nhp dliu tthi ết bchun; - Minh ha vxut/ nhp trong mt ngôn ngl p trình cth. 6. Các cấu trúc điều khin - Các loi cấu trúc điều khin; - Câu l nh rnhánh, chứa năng; - Cu trúc l p For…, While …, Repeat …, ý nghĩa; Các trường hp vòng lp vô hn và các cách kết thúc sm vòng l p; - Minh ha cthvcác cấu trúc điều khin trong ngôn ngl p trìnhcth. 7. Dliu kiu mng, xâu kí t: - Mng: Khái nim, khai báo và sdng mng; - Mt sthao tác vi mng; - Tchc vùng nhca mng; - Xâu kí tvà mt sthao tác làm vi c vi xâu kí t; - Minh ha cthvmng trong ngôn ngl p trìnhcth. 8. Thtc và Hàm: - Khái nim vThtc, Hàm; ưu điểm ca vic sdng Thtc, Hàm; - Định nghĩa Thtc, Hàm; l i gi Thtc, Hàm và truy n tham s; Ý nghĩa, cơ chế ca tham biến, tham trtrong Pascal. - Phm vi ca biến, biến toàn cc, cc b;

Upload: trandang

Post on 15-Feb-2018

212 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CẤP THCS

I. CƠ BẢN VỀ LẬP TRÌNH PASCAL: 1. Mở đầu

- Khái niệm về lập trình; - Các ngôn ngữ lập trình; - Từ ngôn ngữ máy đến ngôn ngữ bậc cao; - Minh họa cụ thể về ngôn ngữ lập trình.

2. Các kiểu dữ liệu cơ bản và các phép toán - Khái niệm kiểu dữ liệu, các kiểu dữ liệu cơ bản; - Hằng, biến và biểu thức; - Các phép toán; - Minh họa cụ thể về kiểu dữ liệu, các phép toán trong ngôn ngữ lập trình

3. Cấu trúc chương trình đơn giản: - Cấu trúc chương trình; - Khai báo biến, hằng; - Câu lệnh; - Minh họa cụ thể trong ngôn ngữ lập trình.

4. Các bước xây dựng chương trình - Từ mã nguồn đến mã thi hành: mã nguồn, biên dịch, liên kết các thư viện, mã thi

hành; - Sử dụng môi trường phát triển Turbo Pascal/Free Pascal để viết, biên dịch và thực hiện chương trình: những chức năng và tiện ích thông dụng.

5. Xuất/ nhập dữ liệu đơn giản - Xuất dữ liệu ra thiết bị chuẩn; - Nhập dữ liệu từ thiết bị chuẩn; - Minh họa về xuất/ nhập trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể.

6. Các cấu trúc điều khiển - Các loại cấu trúc điều khiển; - Câu lệnh rẽ nhánh, chứa năng; - Cấu trúc lặp For…, While …, Repeat …, ý nghĩa; Các trường hợp vòng lặp vô hạn và

các cách kết thúc sớm vòng lặp; - Minh họa cụ thể về các cấu trúc điều khiển trong ngôn ngữ lập trìnhcụ thể.

7. Dữ liệu kiểu mảng, xâu kí tự: - Mảng: Khái niệm, khai báo và sử dụng mảng; - Một số thao tác với mảng; - Tổ chức vùng nhớ của mảng; - Xâu kí tự và một số thao tác làm việc với xâu kí tự; - Minh họa cụ thể về mảng trong ngôn ngữ lập trìnhcụ thể.

8. Thủ tục và Hàm: - Khái niệm về Thủ tục, Hàm; ưu điểm của việc sử dụng Thủ tục, Hàm; - Định nghĩa Thủ tục, Hàm; lời gọi Thủ tục, Hàm và truyền tham số; Ý nghĩa, cơ chế

của tham biến, tham trị trong Pascal. - Phạm vi của biến, biến toàn cục, cục bộ;

- Thủ tục, Hàm đệ quy; - Minh họa về Thủ tục, Hàm trong ngôn ngữ lập trình: xây dựng các thủ tục và hàm

thêm, sửa, xóa phần tử trong mảng (sử dụng tham biến và tham trị). 9. Làm việc với tệp

- Khái niệm về tệp; - Một số thao tác với tệp: mở tệp, đóng tệp, đọc và ghi tệp; - Minh họa thao tác với tệp trong ngôn ngữ lập trình cụ thể.

II. CHUYÊN Đề PHÂN TÍCH, THIếT Kế VÀ CÀI ĐặT THUậT TOÁN 1. Khái niệm bài toán và thuật toán 2. Lựa chọn các bài toán, thuật toán cơ bản. Kiến thức và kĩ năng xây dựng thuậttoán tốt

là một yêu cầu xuyên suốt trong cả bậc học, vì vậy giáo viên thường xuyên chú trọng bổ sung củng cố khi giới thiệu các thuật toán cụ thể.

3. Một số thuật toán về số học, (chuyển đổi biểu diễn số, số nguyên tố, ước số, bội số, dãy số Fibonacci…).

4. Một số thuật toán sắp xếp và tìm kiếm cơ bản. 5. Một số chiến lược thiết kế thuật toán: Duyệt, chia để trị và đệ quy, tham lam. Thông

qua các bài tập kinh điển để phân tích đặc trưng các bài toán mà có thể vận dụng chiến lược tương ứng để giải, các công việc cần làm khi áp dụng một chiến lược thiết kế để xây dựng một thuật toán cụ thể.

6.Minh họa trong ngôn ngữ lập trình cụ thể.

III. MỘT SỐ BÀI TẬP TỔNG HỢP:

Bài B1: Số hoàn hảo Tên tệp B1.PAS

Số n gọi là số hoàn hảo, nếu như tổng các ước số của n (không kể n) bằng chính nó. Ví dụ: 28 = 1 + 2 + 4 + 7 + 14 là số hoàn hảo.

Viết chương trình (Pascal) cho nhập n nguyên, dương từ bàn phím. In ra màn hình :

- Các ước số của n (không kể n).

- Xác định n có phải là số hoàn hảo.

- Tất cả các số hoàn hảo trong phạm vi từ 1 n

File chương trình lưu vào đĩa với tên B1.PAS . Bài B2: Dãy số Tên tệp B2.PAS

Viết chương trình (Pascal) cho nhập n nguyên dương (n<=200) và dãy n số nguyên từ bàn phím . In ra màn hình:

- Số lớn nhất trong dãy. - Số lượng các số bằng số lớn nhất trong dãy.

- Số lượng các số nguyên tố trong dãy.

- Dãy con giảm dần dài nhất.

File chương trình lưu vào đĩa với tên B2.PAS .

Bài B3: Chia tổ Tên tệp B3.PAS

Đội văn nghệ của 1 trường có n nam và m nữ. Để phục vụ tại nhiều địa điểm, đội dự định sẽ chia thành các tổ, mỗi tổ phải có gồm cả nam và nữ. Số nam và nữ được chia đều cho các tổ.

Viết chương trình nhập vào số nam (n), số nữ (m), in ra màn hình số tổ có thể chia được nhiều nhất có thể ? Khi đó mỗi tổ có bao nhiêu nam; bao nhiêu nữ. Xuất kết quả ra màn hình.

Ví dụ: nhập n=48, m=72

Kết quả xuất ra màn hình: 24 to, moi to 2 nam va 3 nu.

Bài B4:Chọn hoa thơm của lớp Tên tệp B4.PAS

Một lớp có 30 học sinh, chia làm 3 tổ. Hàng tuần, giáo viên chủ nhiệm yêu cầu lớp trưởng báo cáo danh sách các bạn có điểm cao trong tuần (từ 8 trở lên) để chọn làm hoa thơm của lớp. Lớp trưởng phân công các tổ trưởng ghi nhận lại cho tổ mình, cuối tuần nộp lại cho lớp trưởng tổng hợp.

- Dữ liệu vào: 3 file văn bản có tên TO1.INP, TO2.INP, TO3.INP. Mỗi file có n dòng (n là số bạn đạt điểm cao trong tổ), mỗi dòng ghi tên một học sinh và một số nguyên biểu diễn điểm cao nhất của bạn đó trong tuần. Tên và điểm ngăn cách nhau bởi dấu gạch nối: “-“. Nếu có 2 bạn trùng tên trong lớp thì ghi thêm tên lót (cách với tên một khoảng trắng).

- Kết quả: ghi vào file văn bản có tên BAOCAO.OUT theo cấu trúc:

Dòng đầu ghi số học sinh đạt điểm 8,9,10 của lớp Dòng thứ hai ghi tên các học sinh đạt điểm 8 Dòng thứ ba ghi tên các học sinh đạt điểm 9 Dòng thứ tư ghi tên các học sinh đạt điểm 10 Tên học sinh trong cùng dòng cách nhau bởi dấu gạch nối “-“. Ví dụ:

TO1.INP TO2.INP TO3.INP 4 Hoa-9 Minh-9 Hoang-8 Nhi-10

5 Hoang Anh-8 Binh-9 Chi-8 Lan-10 Nam-9

4 Quyen-9 Truc-10 Thuy-9 Thy Anh-8

BAOCAO.OUT

4 6 3 Hoang-Hoang Anh-Chi-Thy Anh Hoa-Minh-Binh-Nam-Quyen-Thuy Nhi-Lan-Truc

Bài 5: Tính tổng Tên tệp B5.PAS Viết chương trình, nhập vào một số tự nhiên N. In ra màn hình tổng các chữ số

của nó, và cho biết tổng đó là số chẵn hay lẽ . Yêu cầu: N là số nguyên và 0 < N ≤ 1010 Ví dụ: Nhập vào số:

N = 1682 Xuất kết quả ra màn hinh:

Tong cac chu so cua 1682 la: 17, tong la mot so le. Bài B6: Dãy tăng dần Tên tệp B6.PAS

Cho dãy số A có n số nguyên (n<=1000). Viết chương trình in ra màn hình các kết quả sau (mỗi kết quả trên một hàng màn hình):

1/ Trung bình cộng các số dương trong dãy. 2/ Các số nguyên tố trong dãy và tổng của chúng. 3/ Dãy tăng dần là dãy con của A có tính chất A[i+1] > A[i] (với i=1..n-1). Hãy in ra các số trong dãy tăng dần dài nhất. Nếu có nhiều dãy tăng dần dài bằng nhau thì in ra tất cả các dãy đó, mỗi dãy in trên một hàng màn hình. Dữ liệu vào: cho trong File DAYSO.INP; hàng đầu tiên là n, các hàng còn lại là

các số nguyên trong dãy, mỗi số cách nhau ít nhất 1 khoảng trắng hoặc xuống hàng. * Ví dụ: DAYSO.INP Kết quả trên màn hình: 14 Cau 1: 5.20 1 3 5 0 4 6 8 -5 4 -3 6 8 7 -9 Cau 2: 3 5 7 Cau 3: 1 3 5 4 6 8

Bài B7: Phục hồi xâu kí tự Tên tệp B7.PAS Cho xâu kí tự S biểu diễn các từ có nghĩa có trong từ điển cho trước, vấn đề là

xâu S đã bị đảo thứ tự của các kí tự, các khoảng trắng bị mất; cần phải phục hồi lại nguyên trạng. Hãy lập trình phục hồi lại xâu S dựa vào từ điển đã cho. Để đơn giản, giả sử các từ trong từ điển không bỏ dấu tiếng việt.

Dữ liệu vào: cho trong File văn bản XAU.INP, hàng đầu tiên là xâu S với các kí tự bị đảo thứ tự (không phân biệt chữ hoa và chữ thuờng); hàng kế tiếp là số n (n<=1000) biểu diễn số từ có trong từ điển, n hàng còn lại là các xâu cho trong từ điển (chiều dài xâu không quá 200 kí tự).

Dữ liệu ra: trên màn hình là xâu S được phục hồi nguyên trạng. * Ví dụ: XAU.INP Kết quả trên màn hình aMthnYi May tinh 3 Tin hoc May tinh Thong tin

Bài B8: Đèn Trang trí Tên tệp B8.PAS

Để chào mừng hội thi TIN HỌC TRẺ Tỉnh Bến Tre, ban tổ chức đã bố trí một dàn đèn màu để trang trí ở khu vực lễ đài. Dàn đèn này gồm N bóng đèn được xếp thành hàng ngang. Mỗi bóng đèn đều có thể phát sáng M màu từ 0 đến M-1 (Màu 0 tương ứng với đèn không bật). Tại thời điểm ban đầu, bóng đèn i đang có màu A[i], sau mỗi giây đồng hồ, màu của các bóng đèn lại thay đổi. Bóng đèn i đang ở màu C sẽ chuyển thành màu (C+B[i]) mod M. Người ta muốn tính xem, sau bao nhiêu giây các bóng đèn quay trở lại trạng thái ban đầu.

Dữ liệu vào là các file Light1.inp, Light2.inp, …, Light9.inp, Light10.inp. Mỗi file có 3 dòng

- Dòng thứ nhất ghi 2 số N và M. - Dòng thứ hai ghi N số A[i]. - Dòng thứ ba ghi N số B[i]. Dữ liệu ra là các file Light1.out, Light2.out, …, Light9.out, Light10.out. Mỗi

file ghi một số duy nhất là sau bao nhiêu giây thì các bóng đèn quay lại trang thái ban đầu.

Ví dụ

Light.inp Light.out 4 4 1 3 2 1 1 4 2 3

4

Giải thích:

Giây Đèn1 Đèn2 Đèn3 Đèn4 0 1 3 2 1 1 2 3 0 0 2 3 3 2 3 3 0 3 0 2 4 1 3 2 1

Bài B9: Kim Tự Tháp Tên tệp B9.PAS

Bé bi rất thông minh và hiếu động. Bé vẫn thường chơi với những khối gỗ lập phương được sơn xanh hoặc đỏ (các khối gỗ có cùng kích thước). Một hôm bé lấy những khối gỗ này xếp chồng lên nhau để tạo thành kim tự tháp. Bé xếp theo nguyên tắc như sau: tầng dưới cùng có K * K khối lập phương. Tầng kế tiếp có (K-1) * (K-1) khối lập phương, cứ thế giảm dần cho đến tầng trên cùng chỉ có một khối lập phương. (Với cách xây như thế bé Bi được kim tự tháp K tầng).

Bé Bi muốn xây một kim tự tháp cao N tầng với điều kiện các khối lập phương bên ngoài trên mỗi tầng chỉ toàn màu xanh. Tuy vậy do số lượng khối lập phương có hạn nên bé không thể xây kim tự tháp như mình mong ước.

Hiện tại bé có B khối lập phương màu xanh và R khối lập phương màu đỏ. Hãy giúp bé tính xem cần có ít nhất bao nhiêu khối lập phương màu xanh nữa thì sẽ xây được kim tự tháp như ý muốn. (Lưu ý không được xin thêm khối màu đỏ)

Dữ liệu vào là file BluePyr.Inp gồm 10 test, mỗi test được ghi trên một dòng gồm 3 số N B R.

Dữ liệu ra là file BluePyr.Out gồm 10 dòng, mỗi dòng là một số duy nhất là số khối lập phương xanh cần thêm ứng với mỗi test trong file Input.

Ví dụ: Bé cần xây kim tự tháp 3 tầng (N=3), bé có 10 khối lập phương xanh (B=10) và một khối lập phương đỏ (R=1). Vậy bé cần phải có thêm 3 khối lập phương xanh.

Giải thích: Tầng dưới cần 8 khối lập phương màu xanh xung quanh, ở giửa là khối lập phuơng màu đỏ. Tầng 2 cần 4 khối lập phương màu xanh và tầng trên cùng cần 1 khối màu xanh. Như vậy để xây kim tự tháp 3 tầng cân phải có 13 khối lập phương màu xanh. Bé đã có 10 khối vậy cần thêm 3 khối nữa.

Bài 10: Thống kê Tên tệp B10.PAS Phòng Giáo dục quản lý học sinh các cấp học: Mầm non, Tiểu học và trung học cơ sở. Số lượng học sinh quản lý có độ tuổi từ 3 tuổi đến 15 tuổi. Để phục vụ cho việc báo cáo, phòng GD cần thống kê số học sinh theo từng độ tuổi. Yêu cầu: Hãy viết chương trình giúp phòng GD thống kê số lượng học sinh theo từng độ tuổi. Dữ liệu: Cho từ file văn bản có tên THONGKE.INP với cấu trúc sau:

- Dòng đầu ghi số N ( N < 10000) là số lượng học sinh mà phòng quản lý.

- Dòng thứ hai ghi N số tương ứng là số tuổi của N học sinh, mỗi số cách nhau ít nhất một khoảng cách.

Kết quả: ghi ra file văn bản THONGKE.OUT gồm nhiều dòng, mỗi dòng ghi hai số: số thứ nhất là độ tuổi, số thứ hai là số lượng học sinh ở độ tuổi đó.

Ví dụ:

Bài 11: Mã số sách Tên tệp B11.PAS Để đánh mã số cho từng quyển sách trong thự viện trường, cán bộ thư viện dùng 5 kí tự, trong đó hai kí tự đầu là các chữ cái in hoa ( A…Z), 3 kí tự sau là các chữ số (Lưu ý mã số sách không có 3 kí tự cuối là 000). Tuy nhiên trong quá trình đánh mã cho các quyển sách, cán bộ thư viện ghi nhầm một số quyển sách có mã không phù hợp với quy luật trên. Yêu cầu: Hãy viết chương trình giúp cán bộ thư viện tìm ra những mã số sách nhầm lẫn. Dữ liệu: Cho từ file văn bản có tên MASO.INP gồm nhiều dòng, mỗi dòng là một mã số của một quyển sách. Kết quả: Ghi ra file MASO.OUT trong đó ghi ra các mã số không phù hợp với quy luật, mỗi mã số một dòng. Ví dụ:

Bài 12: Hành Lang Bảo Vệ Tên tệp B12.PAS

Để tổ chức đại lễ “ 1000 năm, Thăng Long – Hà Nội”, ban tổ chức dự định bố trí nhiều khu vực như: Khu vực lễ đài, khu vực triển lãm, khu vực ẩm thực, khu vực vui chơi, … Mỗi khu vực là một hình chử nhật có các cạnh song song với các trục tọa độ. Để đảm bảo an ninh cho đại lễ, cần phải thiết lập một hành lang bảo vệ chung cho tất cả các khu vực. Hành lang bảo vệ là một hình chữ nhật bao quanh tất cả các khu vực sao cho mỗi cạnh của hành lang bảo vệ phải có khoảng cách đến cạnh của khu vực gần nhất là K đơn vị chiều dài.

Yêu cầu: Hãy viết chương trình giúp ban tổ chức xác định hành lang bảo vệ. (Tên chương trình HLBV.PAS)

THONGKE.INP THONGKE.OUT 13 3 4 12 3 5 13 5 3 12 15 3 8 15

3 4 4 1 5 2 8 1 12 2 13 1 15 2

MASO.INP MASO.OUT SU201 LY105 HOA01 VA000 DI111 T1001

HOA01 VA000 T1001

Dữ liệu: Cho từ file văn bản có tên HLBV.INP với cấu trúc sau: - Dòng đầu ghi 2 số N và K ( N là số khu vực, K là khoảng cách từ

cạnh của khu vực gần nhất đến hành lang bảo vệ). - N dòng tiếp theo mỗi dòng ghi 4 số là tọa độ đỉnh trái trên và phải

dưới của mỗi khu vực. Kết quả: Ghi ra file HLBV.OUT một dòng duy nhất gốm 4 số cho biết tọa độ các đỉnh trái trên và phải dưới của hành lang bảo vệ.

Ví dụ:

O 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 18

Bài 13: Phần Tử Cực Tiểu Tên tệp B13.PAS Cho bảng số nguyên A gồm M dòng, N cột. Một phần tử A[i, j] được gọi là phần tử cực tiểu nếu nó bé hơn hoặc bằng các phần tử ở các ô xung quanh nó (chung cạnh hoặc chung đỉnh)

Yêu cầu: Hãy viết chương trình cho biết có bao nhiêu phần tử cực tiểu và chỉ ra vị trí các phần tử cực tiểu của bảng. ( Tên chương trình CUCTIEU.PAS) Dữ liệu: Cho từ file văn bản có tên CUCTIEU.INP với cấu trúc sau:

- Dòng đầu ghi 2 số M, N ( M, N < 100).

HLBV.INP HLBV.OUT 5 1 5 13 13 10 15 12 16 10 14 9 17 5 3 8 6 3 11 4 14 2

2 14 18 1

- M dòng tiếp theo, mỗi dòng ghi N số thể hiện bảng số A. Kết quả: ghi ra file văn bản CUCTIEU.OUT.

- Dòng đầu ghi số K là số phần tử cực tiểu. - K dòng tiếp theo mỗi dòng ghi 2 số cho biết vị trí của mỗi phần tử

cực tiểu.

Ví dụ:

Bài 14: Chuỗi đá Tên tệp B14.PAS Nam đã làm được một chuỗi đá từ những viên đá màu mà cậu sưu tập được. Các viên đá của Nam có màu xanh, đỏ hoặc vàng. Theo Nam, một chuỗi đá đẹp phải có đủ ba màu xanh, đỏ, vàng và số lượng các viên đá mỗi màu phải bằng nhau. Bạn hãy viết chương trình giúp Nam kiểm tra chuỗi đá của cậu ấy có là chuỗi đá đẹp không? Dữ liệu vào được cho từ file necklace.inp gồm một dòng duy nhất ghi một xâu độ dài không quá 5000 biểu diễn chuỗi đá. Các kí tự của xâu là G, R hoặc Y tương ứng với các viên đá màu xanh, đỏ hoặc vàng.

Kết quả ghi ra file necklace.out chữ YES nếu chuỗi đá của Nam là chuỗi đá đẹp, ngược lại ghi chữ NO.

Ví dụ:

Necklace.inp Necklace.out Necklace.inp Necklace.out YRGGRY YES YRRGGGGY NO

Bài 15: Sưu tập đồ cổ Tên tệp B15.PAS

Bình rất thích trò chơi sưu tầm đồ cổ. Trò chơi đó như sau: Đầu tiên Bình chỉ có một món đồ cổ với “độ tuổi” là 1 ngày. Trong N ngày tiếp theo, ngày thứ i , cậu ghi lại tuổi của món đồ cổ nhất mà mình có, sau đó cậu bổ sung thêm một đồ vật có độ tuổi xi (ngày) vào bộ sưu tập của mình. Công việc tưởng chừng đơn giản nhưng khi số lượng đồ cổ tăng lên và đặc biệt là sau mỗi ngày độ tuổi của mỗi món đồ cổ đã có sẽ tăng lên 1. Bạn hãy viết chương trình giúp Bình xác định độ tuổi món đồ cổ nhất có được sau N ngày sưu tập.

Dữ liệu vào cho từ file collecto.inp với cấu trúc sau:

- Dòng đầu ghi số N ( N 1000) - N dòng tiếp theo, dòng thứ i ghi số xi .

Kết quả ghi ra file collecto.out ghi một số duy nhất là độ tuổi của món đồ cổ nhất.

CUCTIEU.INP CUCTIEU.OUT 3 5 4 2 6 3 7 7 3 2 1 4 8 4 6 4 5

2 1 2 2 4

Ví dụ:

Collecto.inp Collecto.out Collecto.inp Collecto.out 2 3 1

4 4 1 1 2 2

5

Các trường THCS xem và góp ý về nội dung chương trình bồi dưỡng. Gửi nội dung góp ý về Phòng GD&ĐT qua mail: [email protected] trước ngày 19 tháng 9 năm 2016.