chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

87
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HC NGOẠI THƯƠNG ---------o0o--------- Công trình tham dự Cuc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học Trường Đại hc Ngoại thương 2013 Tên công trình: CHĐỘ CNH TRANH KINH TVIT NAM: NHNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP Nhóm ngành: Kinh doanh và Quản lý 3 (KD3) Hà Nội, tháng 5 năm 2013

Upload: cong-tu-phuong-gia

Post on 18-Jul-2015

740 views

Category:

Economy & Finance


13 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

---------o0o---------

Công trình tham dự Cuộc thi

Sinh viên nghiên cứu khoa học Trường Đại học Ngoại thương 2013

Tên công trình:

CHẾ ĐỘ CẠNH TRANH KINH TẾ Ở VIỆT NAM:

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP

Nhóm ngành:

Kinh doanh và Quản lý 3 (KD3)

Hà Nội, tháng 5 năm 2013

Page 2: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

i

MỤC LỤC

MỤC LỤC ................................................................................................................... i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ ....................................................................... iv

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ CẠNH TRANH KINH TẾ ........... 5

1.1. Khái quát về cạnh tranh ................................................................................ 5

1.1.1. Khái niệm, bản chất của cạnh tranh ........................................................ 5

1.1.2. Vai trò của cạnh tranh .............................................................................. 7

1.1.3. Các hình thức của cạnh tranh .................................................................. 9

1.2. Khái quát về chế độ cạnh tranh kinh tế ..................................................... 14

1.2.1. Khái niệm ................................................................................................ 14

1.2.2. Nội dung của chế độ cạnh tranh kinh tế ................................................. 15

1.2.3. Vai trò của chế độ cạnh tranh ................................................................ 26

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CHẾ ĐỘ CẠNH TRANH

KINH TẾ Ở VIỆT NAM ........................................................................................... 33

2.1. Tổng quan về chế độ cạnh tranh kinh tế ở Việt Nam ............................... 33

2.2. Thực trạng chế độ cạnh tranh kinh tế ở Việt Nam ................................... 34

2.2.1. Chính sách và pháp luật cạnh tranh ...................................................... 34

2.2.2. Môi trường pháp luật về cạnh tranh ...................................................... 39

2.2.3. Thực thi pháp luật cạnh tranh ................................................................ 43

2.2.4. Ý thức tôn trọng và sự tuân thủ pháp luật cạnh tranh của doanh nghiệp

.......................................................................................................................... 51

2.2.5. Pháp luật cạnh tranh về bảo vệ người tiêu dùng ................................... 56

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ CẠNH TRANH

KINH TẾ Ở VIỆT NAM ........................................................................................... 64

3.1. Xu hướng phát triển của chế độ cạnh tranh kinh tế ở Việt Nam ............ 64

3.2. Một số khuyến nghị cụ thể .......................................................................... 65

3.2.1. Về chính sách và pháp luật cạnh tranh .................................................. 65

Page 3: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

ii

3.2.2. Về việc hoàn thiện môi trường pháp luật cạnh tranh ............................. 67

3.2.3. Về thực thi pháp luật cạnh tranh ............................................................ 69

3.2.4. Về ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật cạnh tranh đối với doanh

nghiệp ............................................................................................................... 71

3.2.5. Về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ..................................................... 75

KẾT LUẬN ............................................................................................................... 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 79

Page 4: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

APEC Asia-Pacific Economic Cooperation

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

ASEAN Association of Southeast Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Cục QLCT Cục Quản lý cạnh tranh

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

EVN Tập đoàn điện lực Việt Nam

HĐCT Hội đồng cạnh tranh

MFN Most Favoured Nation

Nguyên tắc Tối huệ quốc

NT National Treatment

Nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia

NTD Người tiêu dùng

OECD Organization for Economic Cooperation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Knh tế

OFT Office of Fair Trading

Văn ph ng Thương mại công ng

TCTD Tổ chức tín dụng

TTKT Tập trung kinh tế

WEF World Economic Forum

Diễn đàn kinh tế thế giới

WTO World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

XHCN Xã hội chủ nghĩa

Page 5: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ

I. DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Thống kê các vụ việc hạn chế cạnh tranh .................................................... 44

Bảng 2: Thống kê vụ việc cạnh tranh không lành mạnh ........................................... 46

Bảng 3: Biểu giá điện so sánh giữa năm 2010 và năm 2011 .................................... 57

Bảng 4: Thống kê số vụ việc cạnh tranh không lành mạnh năm 2006 – 2011 ......... 61

II. DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1: Sơ đồ hệ thống bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng ......................................................................................................... 25

Hình 2: Thống kê các vụ việc hạn chế cạnh tranh .................................................... 44

Hình 3: uá trình điều tra các vụ việc năm 2011 ..................................................... 45

Hình : Thống kê vụ việc cạnh tranh không lành mạnh ........................................... 46

Hình 5: Số lượng và giá tr M A tại Việt Nam t năm 2003 – quý I năm 2012 ..... 48

Hình 6: Biểu đồ giá xăng A92 ở Việt Nam t 21/07/2008 đến 28/03/2013 ............. 59

Page 6: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Cạnh tranh là một trong những quy luật và là một cơ chế vận hành của nền

kinh tế th trường. Khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang

nền kinh tế th trường đ nh hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam tất yếu n m trong sự

vận động của quy luật này. Với công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh

tế Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng ấn tượng trong hai thập niên v a qua khi

GDP ình quân đầu người đã tăng trung ình mỗi năm gần 6%. Tuy nhiên, ên cạnh

những thành tựu đó nền kinh tế nước ta cũng phải đối mặt với nhiều thách thức to

lớn và một trong số đó n m ở khả năng cạnh trạnh kinh tế c n yếu của chúng ta.

Thực tế cho thấy mức thu nhập của Việt Nam c n thấp, ngay cả so với các

nước châu Á láng giềng. Nghèo đói vẫn tồn tại ở một số vùng tăng trưởng chậm và

ngày càng khó xóa nếu chỉ thông qua các biện pháp kích thích tăng trưởng chung

chung. Việc mở cửa hội nhập sâu sắc khiến cho áp lực cạnh tranh ngày càng trở nên

sâu sắc và những bất ổn trong kinh tế vĩ mô có thể khiến những thành tựu đạt được

trở nên mong manh trước những cú sốc. Việc số doanh nghiệp phải đóng cửa trong

nửa đầu năm 2012 ng con số phá sản doanh nghiệp 20 năm trước cộng lại bộc lộ

ra hàng loạt những yếu kém của nền kinh tế trong việc cạnh tranh với các nền kinh

tế toàn cầu.

Đứng trước những thách thức như vậy, Việt Nam cần có một nền kinh tế với

sức cạnh tranh đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế để đạt được mục đích trở

thành nước công nghiệp vào năm 2020. Sự ra đời của pháp luật cạnh tranh và xây

dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh tích cực vẫn c n gặp nhiều khó khăn

đồng thời việc thực thi chưa thực sự hiệu quả do trình độ quản lý c n thiếu kinh

nghiệm. Do đó, việc nghiên cứu về chế độ cạnh tranh kinh tế tại Việt Nam là vô

cùng cần thiết để giúp nền kinh tế Việt Nam trở nên năng động và giải quyết được

những thách thức đặt ra.

Page 7: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

2

T những phân tích trên, chúng tôi quyết đ nh chọn đề tài: “Chế độ cạnh

tranh kinh tế ở Việt Nam: Những vấn đề đặt ra và giải pháp” cho công trình

nghiên cứu khoa học của nhóm.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Hiện nay cùng với xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam đang tham gia ngày càng

sâu rộng vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng như tự do hóa thương mại. Bởi

vậy vấn đề duy trì một môi trường cạnh tranh lành mạnh, ình đẳng, chống các

hành vi lạm dụng sức mạnh th trường, lạm dụng độc quyền trong khuôn khổ của

pháp luật cạnh tranh trở lên hết sức quan trọng. Luật cạnh tranh là một lĩnh vực

pháp luật mới và rất quan trọng ở nước ta hiện nay. Kể t thời điểm Luật Cạnh

tranh năm 200 được công ố và tiến hành đi vào thực thi đã có rất nhiều công trình

nghiên cứu liên quan đến cạnh tranh và các khía cạnh của pháp luật cạnh tranh. Có

thể nêu tên một số công trình tiêu iểu như sau:

Đinh Văn Ân, 2005, Thực trạng xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị

trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung

ương CIEM. Công trình đã hệ thống hóa quan điểm của tác giả về thể chế kinh

trường và mô hình kinh tế tế th trường đ nh hướng XHCN t đó chỉ ra vai tr

tương hỗ nhau giữa “nhà nước” và “th trường” trong mô hình.

Vũ Tuấn Anh, Phạm uang Đăng, 2005, “Quản lý cạnh tranh tại Việt

Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 6, tr. 26-27.

Đặng Vũ Huân, 2006, “Giải pháp thực thi các qui định về kiểm soát hành vi

hạn chế cạnh tranh”, Tạp chí luật học số 6/2006, tr. 3-7.

Tăng Văn Nghĩa, 2006, Chính sách cạnh tranh – công cụ vĩ mô nâng cao

năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dân doanh trong điều kiện hội nhập kinh tế

quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 333 tháng 2/2006.

Tăng Văn Nghĩa, 2007, Một số vấn đề đặt ra đối với việc thực thi Luật Cạnh

tranh, tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 7/2007, tr. 26 - 37.

Bùi Nguyễn Anh Tuấn, 2010, Chính sách cạnh tranh từ góc độ của các quốc

gia đang phát triển, Bài nghiên cứu số 18, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính

sách VEPR. Công trình này đã chỉ ra mối quan hệ giữa chính sách cạnh tranh với

Page 8: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

3

pháp luật cạnh tranh, đặt trong mối liên hệ và thống nhất với cả chính sách công

nghiệp và thương mại. Công trình cũng phân tích chính sách cạnh tranh tại các quốc

gia đang phát triển trong đó chú trọng tới Việt Nam t đó đưa ra khuyến ngh xây

dựng chính sách cạnh tranh phù hợp để khuyến khích cạnh tranh và xây dựng môi

trường đảm bảo cạnh tranh ình đẳng và ảo vệ quyền lợi đất nước.

Các công trình trên hầu hết mới chỉ đề cập đến một hoặc một vài khía cạnh

của cạnh tranh trong nền kinh tế. Những nội dung thường được đề cập đến là những

nội dung có liên quan tới chính sách và pháp luật cạnh tranh, nội dung về thực thi

pháp luật cạnh tranh, quản lý cạnh tranh,… Những nội dung đó chỉ là một phần nhỏ

trong tổng thể chế độ cạnh tranh kinh tế tại Việt Nam hiện nay. Trong khi chế độ

cạnh tranh kinh tế Việt Nam vẫn c n rất nhiều vấn đề cần phải hoàn thiện hơn nữa.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu tới vấn đề chế độ cạnh tranh

kinh tế tại Việt Nam, trên cơ sở tham khảo những nghiên cứu đã công ố của các

tác giả, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung xây dựng một chế độ cạnh tranh kinh tế dựa

trên các mặt chính sách, pháp luật, môi trường, thực thi và quản lý cạnh tranh,

nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam t đó đưa ra những khuyến ngh và giải pháp để

hoàn thiện chế độ cạnh tranh kinh tế Việt Nam.

3. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là:

+ Làm rõ và ổ sung vào lý luận về cạnh tranh và chế độ cạnh tranh kinh tế.

+ Phân tích thực tiễn chế độ cạnh tranh kinh tế ở Việt Nam.

+ Đưa ra những giải pháp, khuyến ngh cho việc hoàn thiện chế độ cạnh tranh

kinh tế phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chế độ cạnh tranh kinh tế ở Việt Nam.

Chế độ cạnh tranh kinh tế tại Việt Nam bao gồm 5 yếu tố chính, đó là: chính

sách và pháp luật cạnh tranh, môi trường pháp luật về cạnh tranh, việc thực thi pháp

luật cạnh tranh, ý thức tôn trọng và sự tuân thủ của doanh nghiệp và về các công cụ

của pháp luật cạnh tranh về bảo vệ người tiêu dùng.

Page 9: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

4

- Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian: phạm vi nghiên cứu của đề tài là chế độ cạnh tranh

kinh tế tại Việt Nam.

Phạm vi về thời gian: nghiên cứu về thực trạng chế độ cạnh tranh kinh tế Việt

Nam t thời điểm năm 200 – năm an hành Luật Cạnh tranh Việt Nam đến năm

2025 trên cơ sở đề xuất khuyến ngh cho việc hoàn thiện chế độ cạnh tranh kinh tế ở

Việt Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm:

- Tổng hợp, phân tích

- So sánh, đối chiếu

- Đánh giá

- Phân tích, nghiên cứu đ nh tính.

6. Kết cấu của đề tài

Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo..., bố cục của ài

nghiên cứu bao gồm 3 chương chính:

Chương 1: Lý luận chung về chế độ cạnh tranh kinh tế

Chương 2: Những vấn đề đặt ra đối với chế độ cạnh tranh kinh tế ở Việt Nam

Chương 3: Một số khuyến ngh hoàn thiện chế độ cạnh tranh kinh tế ở Việt Nam

Page 10: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

5

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ CẠNH TRANH KINH TẾ

1.1. Khái quát về cạnh tranh

1.1.1. Khái niệm, bản chất của cạnh tranh

1.1.1.1. Khái niệm

Cạnh tranh là một khái niệm rất rộng và được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh

vực khác nhau. Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa hoàn toàn đồng ý với bất cứ

khái niệm nào về cạnh tranh. Tùy theo quan điểm và cách tiếp cận ở các góc độ mà

các đ nh nghĩa của họ về cạnh tranh lại có những đặc điểm khác nhau. Xét t góc độ

của các nhà kinh tế, có một số quan điểm được coi là khá toàn diện vì chúng hàm

chứa được bản chất cũng như vai tr của cạnh tranh trong một nền kinh tế, đặc biệt

là nền kinh tế th trường.

Nhìn chung, có thể xem xét các quan điểm sau:

Thứ nhất, với tư cách là động lực nội tại trong mỗi chủ thể kinh doanh, cạnh

tranh được cuốn Black’s Law Dictionary diễn tả là “sự nỗ lực hoặc hành vi của hay

hay nhiều thương nhân nhằm tranh giành những lợi ích giống nhau từ chủ thể thứ

ba”1.

Thứ hai, ở góc độ doanh nghiệp, theo quan điểm của Michael Porter, cạnh

tranh là việc đấu tranh hoặc giành giật t một số đối thủ về khách hàng, th phần

hay nguồn lực của các doanh nghiệp. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận,

là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung ình mà doanh nghiệp đang có2.

Thứ ba, áo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012 – 2013 của Diễn đàn

kinh tế thế giới (World Economic Forum – WEF) cũng cho r ng tính cạnh tranh là

sự kết hợp của các thể chế, chính sách và các yếu tố nh m xác đ nh mức độ hiệu

quả của một quốc gia. Mức độ này, lại được xác đ nh dựa vào sự giàu có mà một

nền kinh tế có thể mang lại3.

1 Garner, B.A., 1999, Black’s Law Dictionary 7th Edition, West Group, p. 278

2 Porter, M.E., 1980, Competitive Strategy, Free Press, New York, p. 5

3 World Economic Forum, The Global Competitiveness Report 2012 – 2013, p. 4

http://www.weforum.org/reports/global-competitiveness-report-2012-2013

Page 11: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

6

Cuối cùng, với tư cách là hiện tượng xã hội, cạnh tranh trong cơ chế th trường

được đ nh nghĩa là “sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành

tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hóa về phía mình”4.

Tóm lại, mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về cạnh tranh nhưng có thể

thấy cạnh tranh là sự tranh giành lợi ích kinh tế giữa các ên tham gia vào th

trường. Do vậy, cạnh tranh tồn tại khi trên th trường có ít nhất hai chủ thể khác

nhau cùng tham gia, kết quả cạnh tranh tất yếu dẫn tới sự thắng thua và vì thế, cạnh

tranh trở thành linh hồn, động lực cho sự phát triển, là sản phẩm riêng có của nền

kinh tế th trường.

1.1.1.2. Bản chất của cạnh tranh

Khi nghiên cứu về cạnh tranh, nhiều nhà khoa học đã chỉ ra r ng cạnh tranh có

bản chất kinh tế và ản chất xã hội.

Bản chất kinh tế của cạnh tranh thể hiện mục đích tạo lập cho mình một ưu thế

chi phối th trường vì lợi nhuận, cạnh tranh để giành được lợi nhuận. Bản chất xã

hội của cạnh tranh là ộc lộ đạo đức kinh doanh và uy tín của mỗi chủ thể cạnh

tranh trong mối quan hệ đối với những người lao động trực tiếp tạo ra tiềm lực cạnh

tranh của chủ doanh nghiệp, trong mối quan hệ với người tiêu dùng và với các đối

thủ cạnh tranh khác.

Bản chất kinh tế

Cạnh tranh là sự tranh đua giữa các nhà sản xuất với nhau. Động lực của các

nhà sản xuất khi gia nhập th trường chính là lợi nhuận. Lợi nhuận mà nhà sản xuất

có được sẽ tỷ lệ với mức độ hài l ng và sự thỏa mãn họ mang lại cho người tiêu

dùng, khách hàng hay đối tác của mình. Để đáp ứng được th hiếu, nhà sản xuất

phải tìm cách để sản xuất sản phẩm chất lượng tốt hơn, chi phí rẻ hơn, hàm lượng

công nghệ cao hơn,... Cạnh tranh khiến cho nhà sản xuất trở nên năng động và nhạy

én hơn th trường, thúc đẩy doanh nghiệp phải liên tục tìm t i, cải tiến thì mới có

thể tồn tại được.

4 Lê Danh Vĩnh, 2010, “Giáo trình Luật cạnh tranh” NXB Đại học Kinh tế Luật,

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Page 12: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

7

Bản chất xã hội

Với tư cách là một hiện tượng xã hội, cạnh tranh chỉ xuất hiện khi tồn tại

những tiền đề nhất đ nh sau đây:

- Có sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và các

hình thức sở hữu khác nhau. Cạnh tranh chỉ thực sự trở thành động lực thúc đẩy khi

các doanh nghiệp đến t những thành phần kinh tế khác nhau, tham gia vào nhiều

ngành sản xuất khác nhau t kinh tế, y dược, cầu đường,... và có sự khác iệt về

vốn, phương thức kinh doanh, chiến lược phát triển,... nhưng đều có chung mục

đích là tìm kiếm lợi ích kinh tế5.

- Cạnh tranh chỉ có thể tồn tại nếu như các chủ thể có quyền tự do hành xử

trên th trường. Sự độc lập, tự do trong các hoạt động sẽ đảm bảo cho các doanh

nghiệp có thể chủ động tiến hành các cuộc tranh giành để tìm cơ hội phát triển trên

thương trường. Doanh nghiệp được quyền đưa ra những đối sách hợp lý cho sự phát

triển lâu ền của mình.

1.1.2. Vai trò của cạnh tranh

Trong nền kinh tế th trường, cạnh tranh có vai tr vô cùng quan trọng. Nếu

quan hệ cung cầu là cốt vật chất, giá cả là diện mạo thì cạnh tranh là linh hồn của th

trường. Nó được xem như là động lực phát triển quan trọng của mỗi cá nhân, doanh

nghiệp cho tới cả nền kinh tế nói chung. Dưới đây ta sẽ xem xét một số vai tr cơ

bản của cạnh tranh như sau:

1.1.2.1. Cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng

Mỗi nhà sản xuất khi tham gia th trường đều phải tự xác đ nh cho mình câu

hỏi là sản xuất cái gì và sản xuất cho ai? Và câu trả lời ở đây chính là người tiêu

dùng. Người tiêu dùng ng đồng tiền của mình có quyền quyết đ nh ai tồn tại được

và ai loại bỏ ra khỏi cuộc chơi. Cạnh tranh tạo cơ hội cho người tiêu dùng có

được cái mà họ muốn. Một nguyên lý của th trường là ở đâu có nhu cầu, có lợi

5 Nguyễn Như Phát, Trần Đình Hảo, 2001, Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh

tranh hiện nay ở Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Chuyên đề “Một số đặc điểm

của nền kinh tế th trường Việt Nam có ảnh hưởng tới Pháp luật cạnh tranh”

Page 13: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

8

nhuận thì ở đó có các nhà kinh doanh. Người tiêu dùng có quyền lựa chọn giữa các

nhà sản xuất khác nhau trên th trường nh m thỏa mãn tốt nhất nhu cầu và khả năng

tài chính của mình. Vì thế, các nhà sản xuất lại càng cần tích cực hơn trong việc

nâng cao giá tr hàng hóa, giảm giá thành, cho ra nhiều d ch vụ tiện ích đi kèm…

v a để làm hài l ng nhu cầu của khách hàng v a cố gắng đảm bảo mức độ trung

thành của khách hàng cho mục đích tăng trưởng dài hạn của mình.

Kinh tế học đánh giá một th trường được coi là hiệu quả nếu nó cung cấp

hàng hóa, d ch vụ đến tay người tiêu dùng với giá tr cao nhất. Với vai tr là yếu tố

nội tại, nhờ đó cạnh tranh giúp cho nhu cầu của người tiêu dùng được đáp ứng một

cách cao nhất trên th trường.

1.1.2.2. Cạnh tranh có vai tr điều phối các hoạt động kinh doanh trên th trường

Như một quy luật sinh tồn, cạnh tranh đảm bảo phân phối thu nhập và các

nguồn lực kinh tế tập trung vào tay những doanh nghiệp giỏi trong kinh doanh. Vai

tr điều phối của cạnh tranh thể hiện thông qua các chu trình của quá trình cạnh

tranh. Ở mỗi chu trình, mỗi giai đoạn sẽ có những doanh nghiệp vươn lên dẫn đầu

trong th trường. Kết thúc chu trình, doanh nghiệp thắng cuộc sẽ nắm trong tay một

th phần rộng lớn cùng với các nguồn lực sản xuất để tiếp tục cạnh tranh tiếp trong

những chu trình tiếp theo, đảm bảo các giá tr kinh tế của th trường được sử dụng

một cách tối ưu.

1.1.2.3. Cạnh tranh đảm bảo cho việc sử dụng các nguồn lực kinh tế một cách hiệu

quả nhất

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì sự cạnh tranh cũng theo đó ngày càng

gia tăng. Do tính chất khốc liệt của cạnh tranh, các doanh nghiệp phải nỗ lực để

đảm bảo cho mình một chỗ đứng trên th trường rồi xa hơn nữa là nâng cao v thế

của doanh nghiệp trên đấu trường kinh doanh. Xuất phát t nhu cầu đó, doanh

nghiệp buộc phải tìm mọi cách để đảm bảo làm sao có thể sử dụng các nguồn lực

kinh tế một cách tối ưu nh m nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các nguồn lực đó có

thể là vốn, nguồn nguyên vật liệu, nhân sự hay là các kênh phân phối của doanh

nghiệp,…Vốn phải được đầu tư sao cho có thể sinh lời nhiều nhất, v ng quay vốn

ngắn hay dài và ảnh hưởng như thế nào đến d ng tiền của doanh nghiệp, nhân sự có

Page 14: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

9

sử dụng đúng khả năng, năng suất lao động đã được khai thác một cách triệt để?

Thêm vào đó, nền kinh tế phát triển kéo theo các nguồn tài nguyên thiên cũng đang

dần dần khan hiếm đ i hỏi các doanh nghiệp không chỉ biết sử dụng hiệu quả mà

c n cần biết tiết kiệm và tái chế hoặc tìm ra các nguồn lực thay thế. Như vậy doanh

nghiệp mới đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình được vận hành trôi chảy

và đủ sức cạnh tranh trên th trường.

1.1.2.4. Cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ

thuật trong kinh doanh

Nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận đã thúc đẩy các doanh nghiệp không ng ng áp

dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật tiên tiến nh m nâng cao chất lượng sản phẩm,

giảm chi phí để đáp ứng ngày càng tốt hơn đ i hỏi của th trường. Trong cuộc chạy

đua này, nếu một doanh nghiệp b tụt hậu so với đối thủ về mặt công nghệ sẽ là một

bất lợi vô cùng lớn. Nhờ những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ

trên thế giới mà kể t đó đến nay, các tiến bộ khoa học kỹ thuật trở thành yếu tố

không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp phát triển trên th trường.

1.1.2.5. Cạnh tranh kích thích sự sáng tạo, là nguồn gốc của sự đổi mới

Cải tiến, đổi mới sẽ đảm bảo cho sự thành công của doanh nghiệp được kéo

dài. Đổi mới giúp doanh nghiệp không lạc hậu, thụt lùi. Mặt khác, cải tiến c n

nh m vào việc xác đ nh các nguyên nhân tiềm tàng của các hoạt động không tạo ra

các giá tr tăng thêm và loại bỏ chúng ng cách cải tiến. Sự sáng tạo làm cho cạnh

tranh diễn ra liên tục theo chiều hướng gia tăng của quy mô và nh p độ tăng trưởng

của nền kinh tế. Sự đổi mới trong đời sống kinh tế được thể hiện thông qua những

thay đổi trong cơ cấu th trường, hình thành những ngành nghề mới đáp ứng những

nhu cầu của đời sống hiện tại, sự phát triển liên tục của khoa học kỹ thuật, là sự tiến

bộ trong nhận thức của tư duy con người về các vấn đề liên quan đến kinh tế - xã

hội.

1.1.3. Các hình thức của cạnh tranh

1.1.3.1. Căn cứ vào vai tr điều tiết của nhà nước

Cạnh tranh tự do

Page 15: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

10

Khái niệm cạnh tranh tự do được hiểu t sự phân tích các chính sách xây dựng

và duy trì th trường tự do. Th trường tự do nhắc đến ở đây là th trường tự do tồn

tại khi không có sự can thiệp của Chính phủ và tại đó các tác nhân cung cầu được

phép hoạt động tự do6. Do đó, cạnh tranh tự do là hình thái th trường thoát khỏi

mọi sự can thiệp của nhà nước; giá cả được hình thành dưới sự chi phối của quan hệ

cung cầu và các thế lực th trường. Mô hình cạnh tranh là hoàn hảo và các chủ thể

tham gia hoàn chủ động và tự do ý chí trong việc xây dựng và thức hiện các kế

hoạch kinh doanh của mình.

Mô hình cạnh tranh tự do ra đời cùng với quan điểm về àn tay vô hình điều

tiết th trường của nhà kinh tế học Adam Smith. Theo ông, sự tự do tự nhiên đã sản

sinh ra một hệ thống điều tiết các quan hệ và các lợi ích th trường đơn giản và rõ

ràng. Mỗi người, khi chạy theo lợi ích cá nhân, đã vô tình đồng thời đáp ứng lợi ích

xã hội. Vì vậy, hệ thống cạnh tranh tự do tự nó đã sản sinh ra những quyền lực cần

thiết để điều tiết và phân ổ các nguồn lực một cách tối ưu nên Nhà nước không cần

phải can thiệp sâu nữa.

Cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước

Cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước là hình thức cạnh tranh mà ở đó Nhà

nước b ng các chính sách và các công cụ pháp luật can thiệp vào th trường nh m

điều tiết quan hệ cạnh tranh theo xu hướng phát triển trật tự, công ng và lành

mạnh. Khi th trường ngày một phát triển mạnh hơn, các doanh nghiệp theo đó cũng

ngày càng sáng tạo ra các thủ pháp cạnh tranh mới mẻ trong kinh doanh. Tuy nhiên,

với sự giục giã của lợi nhuận, ngoài những hành vi cạnh tranh lành mạnh, nhiều

doanh nghiệp đã sử dụng những thủ đoạn không lành mạnh để cạnh tranh trên th

trường. Khi đó, “ àn tay vô hình” không c n đủ sức mạnh để điều tiết th trường

theo đúng quy luật tự nhiên nữa thì lúc này xã hội cần thiết phải có thêm “ àn tay

hữu hình” của một thế lực đủ mạnh, đứng trên các chủ thể kinh doanh, có những

công cụ đủ mạnh để ngăn chặn và tr ng phạt các hành vi xâm hại trật tự công ng

6 Pearce, D.W., 1999, Từ điển kinh tế học hiện đại, (Sách d ch) NXB chính tr quốc

gia, tái ản lần 4, p. 397

Page 16: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

11

của th trường, khôi phục những lợi ích chính đáng xâm hại. Nhận thức về sự

điều tiết của Nhà nước càng trở nên cần thiết hơn khi nền kinh tế tư ản chuyển

sang giai đoạn phát triển tư ản độc quyền. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp độc

quyền và hành vi lạm dụng quyền lực th trường của các nhà tư ản dẫn đến những

cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội đ i hỏi Nhà nước phải can thiệp nh m duy trì trật

tự và hạn chế những khuyết tật mà tự do cạnh tranh gây ra, ngăn chặn khả năng lạm

dụng v trí độc quyền của những doanh nghiệp đang có vai tr thống tr .

1.1.3.2. Căn cứ vào tính chất và mức độ biểu hiện

Cạnh tranh hoàn hảo

Cạnh tranh hoàn hảo là hình thức cạnh tranh mà ở đó người mua và người án

đều không có khả năng tác động đến giá cả của sản phẩm trên th trường. Theo đó,

giá cả của sản phẩm hoàn toàn do quan hệ cung cầu, quy luật giá tr quyết đ nh;

không có sự tồn tại của bất cứ quyền lực nào chi phối th trường.

Cạnh tranh hoàn hảo chỉ tồn tại khi có đủ các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, số lượng doanh nghiệp tham gia thị trường và số lượng khách hàng

rất lớn đủ để không ai có khả năng tác động đến th trường; mỗi doanh nghiệp chỉ

chiếm một th phần đủ nhỏ để không can thiệp được vào sự biến động của giá cả.

Thứ hai, sản phẩm tham gia thị trường phải đồng nhất vì sự khác iệt trong

các sản phẩm chính là yếu tố tạo nên quyền lực cho các doanh nghiệp ở các mức độ

khác nhau.

Thứ ba, thông tin trên thị trường phải hoàn hảo để người án và người mua

đều không có cơ hội l a dối nhau nh m nâng giá hay ép giá sản phẩm.

Thứ tư, không có sự tồn tại của các rào cản gia nhập thị trường. Các doanh

nghiệp tiềm năng được quyền tự do gia nhập vào th trường nếu như họ quan sát

thấy các doanh nghiệp khác đang kiếm được lợi nhuận nhiều hơn ình thường trong

ngành. Tác động của sự gia nhập tự do sẽ làm cho đường cầu của mỗi doanh nghiệp

giảm đến khi lợi nhuận trở lại mức ình thường an đầu.

Cuối cùng, các yếu tố đầu vào của quy trình sản xuất được lưu thông tự do và

các doanh nghiệp đều có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận với những yếu tố trên.

Page 17: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

12

Điều này giúp đảm bảo cho doanh nghiệp có v thế và cơ hội ngang nhau trong việc

triển khai các chiến lược kinh doanh của mình.

Sự vận động liên tục của th trường như th hiếu người tiêu dùng thay đổi, sự

mở rộng th trường sản phẩm, th trường đ a lý,… khiến cho một th trường không

bao giờ hội tụ được đủ cả năm yếu tố trên. Do vậy, cạnh tranh hoàn hảo là mô hình

cạnh tranh chỉ tồn tại trên lý thuyết vì các quan hệ trên th trường tồn tại trong trạng

thái tĩnh.

Cạnh tranh không hoàn hảo

Cạnh tranh không hoàn hảo là hình thức cạnh tranh mà ở đó các doanh nghiệp

có đủ sức mạnh để có thể chi phối giá cả các sản phẩm của mình trên th trường.

Đây là hình thức cạnh tranh phổ biến trên th trường bởi vì như đã đề cập ở trên,

điều kiện để sự th trường hoàn hảo tồn tại là rất khó nên mỗi thành viên của th

trường đều có một mức độ quyền lực nhất đ nh đủ tác động được đến th trường.

Kinh tế học chia cạnh tranh không hoàn hảo thành hai loại : cạnh tranh mang tính

độc quyền và độc quyền nhóm:

Cạnh tranh mang tính độc quyền là hình thức cạnh tranh sản phẩm mà mỗi

doanh nghiệp đều có mức độ độc quyền nhất đ nh vì họ có sản phẩm của riêng

mình. Mức độ độc quyền phụ thuộc vào mức độ khác iệt hóa trong sản phẩm mà

họ có. Hình thức này thường tồn tại trong các ngành như: may mặc, ô tô, hóa mỹ

phẩm,…

Độc quyền nhóm là hình thức xuất hiện trong một số ngành chỉ có một số ít

nhà sản xuất và các nhà sản xuất đều nhận thức được r ng giá cả sản phẩm của

mình không chỉ phụ thuộc vào năng suất của mình mà c n phụ thuộc vào hoạt động

của các đối thủ cạnh tranh trong ngành đó7. Ở mô hình này, người ta chú trọng vào

số lượng thành viên của th trường, đặc thù công nghệ của một số ngành sản xuất

đ i hỏi quy mô lớn và chỉ có một số lượng nhỏ doanh nghiệp với tiềm lực mạnh

mới có thể tham gia đầu tư.

7 Đặng Vũ Huân, 1996, Chuyên đề về cạnh tranh, chống cạnh tranh không lành

mạnh và kiểm soát độc quyền, Viện khoa học pháp lý, Bộ tư pháp, p. 21

Page 18: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

13

1.1.3.3. Căn cứ vào mục đích và tính chất của cạnh tranh

Cạnh tranh lành mạnh

Cạnh tranh lành mạnh được đ nh nghĩa “là hình thức cạnh tranh công khai,

công bằng và ngay thẳng giữa các đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh”8. Đây chỉ

là khái niệm có ý nghĩa về mặt lý thuyết. Trong khoa học pháp lý, chưa có ất kỳ

khái niệm nào về cạnh tranh lành mạnh làm v a l ng tất cả những nhà khoa học

nhưng cũng đã có sự thống nhất về những đặc trưng của cạnh tranh lành mạnh như

sau:

- Có mục đích thu hút khách hàng;

- Không trái pháp luật và tập quán kinh doanh lành mạnh.

Cạnh tranh lành mạnh đem lại cho người tiêu dùng chất lượng sản phẩm ngày

càng cao, sự đa dạng sản phẩm theo nhu cầu, giá cả hợp lý; đem lại cho đời sống

kinh tế - xã hội những thành tựu phát triển của khoa học kỹ thuật, sự hợp lý trong

việc sử dụng các nguồn lực kinh tế như: vốn, lao động, nguyên liệu. Đối với doanh

nghiệp, cạnh tranh lành mạnh sẽ là trọng tài công ng để lựa chọn những nhà kinh

doanh có đủ năng lực, đủ bản lĩnh để tồn tại và kinh doanh hiệu quả.

Cạnh tranh không lành mạnh

Trong kinh doanh, khi nhu cầu lợi nhuận thúc giục thì ở một số doanh nghiệp

sẽ bắt đầu xuất hiện những thủ đoạn xấu trong cạnh tranh. Những hành động này có

ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của nền kinh tế. Cạnh tranh không lành mạnh

xảy ra ở bất kỳ quốc gia, bất kỳ nền kinh tế nào. Những hành vi cạnh tranh không

lành mạnh không cố đ nh mà luôn thay đổi. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song pháp

luật các nước để không thể đưa ra được khái niệm cạnh tranh không lành mạnh nào

có thể ao quát được mọi biểu hiện trên thực tế. Họ chỉ có thể đưa ra những căn cứ

để nhận dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh, đó là:

- Nh m mục đích cạnh tranh phát sinh trong kinh doanh.

- Trái với pháp luật cạnh tranh hoặc tập quán kinh doanh thông thường.

- Gây thiệt hại cho đối thủ hoặc khách hàng.

8 Garner, B.A., 1999, Black’s Law Dictionary 7th Edition, West Group, p. 279

Page 19: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

14

1.2. Khái quát về chế độ cạnh tranh kinh tế

1.2.1. Khái niệm

Chế độ kinh tế là một chương quan trọng của Hiến pháp nước Cộng h a xã hội

chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam năm 1992 (sửa đổi và ổ sung năm 2001) gồm 15

điều (t Điều 15 đến Điều 29). Các quy đ nh này đã k p thời thể chế hóa sự thay đổi

mang tính cách mạng trong chính sách phát triển kinh tế của nước ta theo hướng

xóa ỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, chuyển sang mô hình phát triển nền kinh tế

th trường, đ nh hướng XHCN th a nhận sự tồn tại hợp pháp của khu vực kinh tế tư

nhân, xây dựng nền kinh tế mở, mềm hóa sự tuyệt đối hóa vai tr của khu vực quốc

doanh trong nền kinh tế9.

Điều 16 Hiến pháp năm 1992, sửa đổi năm 2001 quy đ nh “Các thành phần

kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa. Tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế được sản xuất,

kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm; cùng phát triển lâu

dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật”. Chế độ kinh tế hiện tại của

Việt Nam chính là chế độ mà các thành phần kinh tế cùng phát triển lâu dài, hợp

tác, ình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật. Mục tiêu của chế độ cạnh tranh kinh tế

là mang lại những lợi ích cho người tiêu dùng và phần c n lại của nền kinh tế b ng

cách hỗ trợ và tăng cường quá trình cạnh tranh.

Chế độ cạnh tranh kinh tế ở Việt Nam hiện nay bao gồm 5 nội dung chính:

chính sách và pháp luật cạnh tranh; môi trường pháp luật về cạnh tranh; thực thi

pháp luật về cạnh tranh; ý thức tôn trọng và sự tuân thủ pháp luật cạnh tranh của

doanh nghiệp; công cụ pháp luật cạnh tranh bảo vệ người tiêu dùng.

Mỗi nội dung đều có mối quan hệ chặt chẽ và ổ sung cho nhau. Muốn xây

dựng và hoàn thiện chế độ cạnh tranh kinh tế ở Việt Nam thì phải nhận ra được

những vấn đề c n tồn tại ở t ng khía cạnh và t đó đưa ra giải pháp phù hợp.

9 Nguyễn Văn Cương, 2013, Chế độ kinh tế trong Hiến pháp năm 1992 – Những

vấn đề cần sửa đổi, bổ sung. http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Chinh-tri/572080/che-

do-kinh-te-trong-hien-phap-nam-1992---nhung-van-de-can-sua-doi-bo-sung

Page 20: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

15

1.2.2. Nội dung của chế độ cạnh tranh kinh tế

1.2.2.1. Chính sách và pháp luật cạnh tranh

Chính sách cạnh tranh

Về cơ bản, chính sách cạnh tranh là tổng hợp các biện pháp, công cụ vĩ mô

của Nhà nước nh m đảm bảo tự do cạnh tranh và điều tiết cạnh tranh trong nền kinh

tế, cũng như duy trì một môi trường cạnh tranh công ng, ình đẳng phù hợp với

lợi ích chung của xã hội10

. Chính sách cạnh tranh bao gồm tất cả các iện pháp của

Nhà nước nh m duy trì cạnh tranh, một mặt chủ động tạo ra các tiền đề cho cạnh

tranh, mở cửa th trường loại bỏ các hàng rào càn trở gia nhập th trường, mặt khác

thực thi các iện pháp chống lại các chiến lược hạn chế cạnh tranh của các doanh

nghiệp.

Có thể hiểu khái niệm này ở góc độ hẹp hơn ao gồm các quy tắc và quy đ nh

nh m thúc đẩy cạnh tranh trong một nền kinh tế quốc dân, một phần thông qua việc

phân ổ có hiệu quả hơn nguồn tài nguyên. Nó ao gồm các quy đ nh chống các

hành vi cạnh tranh không lành mạnh và những biện pháp chống các hành vi hạn chế

cạnh tranh.

Chính sách cạnh tranh có mục đích là tạo ra môi trường, khuôn khổ, đ nh

hướng các hoạt động cạnh tranh. Chính sách cạnh tranh theo quan điểm truyền

thống chỉ gồm những biện pháp chống hạn chế cạnh tranh như cấm cartel, cấm lạm

dụng v trí thống lĩnh th trường và kiểm soát sáp nhập, mua lại. Trong khi đó ở một

số nước, trong đó có Việt Nam, chính sách cạnh tranh được hiểu là tất cả những

biện pháp của Nhà nước nh m kiểm soát hạn chế cạnh tranh, khuyến khích cạnh

tranh lành mạnh và ảo vệ người tiêu dùng chống lại sự lạm dụng v trí độc quyền

và tác động của các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh.

Mỗi quốc gia đều xây dựng riêng cho mình một chính sách cạnh tranh bao

gồm các nguyên tắc và quan điểm dài hạn về một môi trường cạnh tranh của nền

10

Tăng Văn Nghĩa, 2006, Chính sách cạnh tranh – công cụ vĩ mô nâng cao năng

lực cạnh tranh của doanh nghiệp dân doanh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc

tế, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 333 tháng 2/2006

Page 21: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

16

kinh tế thông qua việc phân ổ có hiệu quả các nguồn tài nguyên hữu hạn. Chính

sách cạnh tranh thường tập trung vào các vấn đề cơ bản sau:

- Bảo vệ và duy trì cạnh tranh là mục tiêu trọng tâm ng cách không cho

phép độc quyền, cấm cạnh tranh không lành mạnh và loại bỏ hành động phân iệt

và cam kết về giá.

- Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ng cách cấm những hình thức kinh

doanh thiếu công ng, mang tính l a dối.

- Tập trung điều chỉnh hơn tới các yếu tố chính tr và xã hội có liên quan so

với vấn đề kinh doanh và kinh tế.

Pháp luật cạnh tranh

Cùng với chính sách cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh cũng được xây dựng với

nhiều mô hình khác nhau, nhưng những mô hình này đều nh m một mục đích: điều

tiết cạnh tranh của nền kinh tế.

- Bắc Mỹ là nơi đầu tiên trên thế giới an hành Luật Chống độc quyền đầy đủ

và hiện đại. Luật Chống độc quyền của Mỹ có các điều khoản cấm việc hạn chế sự

cạnh tranh, đặc biệt có các điều khoản cho phép giải tán các độc quyền đã được

thiết lập. Có đạo luật được coi là cơ sở quyết đ nh đối với tất cả các quy đ nh cạnh

tranh – chống độc quyền tại nước Mỹ là: Đạo luật Sherman năm 1890, Đạo luật

Clayton năm 191 , Đạo luật của Ủy an thương mại liên ang năm 191 , Đạo luật

cải tiến lĩnh vực chống độc quyền năm 197611

.

- Ở Châu Âu, nhiều nước an hành Luật Cạnh tranh có thái độ dung h a đối

với độc quyền. Luật của các nước này không xóa ỏ độc quyền mà chỉ có các điều

khoản ngăn chặn nó, không làm cho nó lạm dụng các quyền lực của độc quyền. Tức

là luật pháp của nước này chỉ ngăn chặn tác hại của độc quyền đối với nền kinh tế

xã hội, c n các mặt hàng không gây hại của độc quyền thì vẫn được phép duy trì.

- Ở Canada, Australia và New Zealand, họ áp dụng loại hình chính sách cạnh

tranh mạnh hơn Châu Âu vì họ có mức độ chấp hành Luật của t a án cao hơn đồng

11

Antitrust Laws – Luật chống độc quyền

http://www.saga.com.vn/tu-dien/Antitrust_laws/15694.saga

Page 22: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

17

thời họ cho phép thực hiện các ngoại lệ đối với Luật Cạnh tranh trong trường hợp

nhất đ nh, nếu công việc đó không mang lại lợi ích cho nền kinh tế hơn là thiệt hại

do nó gây ra.

Pháp luật cạnh tranh nếu được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm pháp luật chống

cạnh tranh không lành mạnh, pháp luật chống hạn chế cạnh tranh, những quy đ nh

điều chỉnh hoạt động tố tụng cạnh tranh và tất cả các quy phạm pháp luật điều chỉnh

hoạt động cạnh tranh trong các văn ản pháp luật có liên quan. Theo nghĩa hẹp,

pháp luật cạnh tranh là một đạo luật và những văn ản hướng dẫn thi hành điều

chỉnh hoạt động cạnh tranh nh m bảo vệ tự do cạnh tranh, cơ cấu th trường.

1.2.2.2. Môi trường pháp luật về cạnh tranh

Môi trường pháp luật về cạnh tranh ao gồm các văn ản chứa đựng các quy

phạm pháp luật trực tiếp hoặc gián tiếp điều chỉnh hoạt động cạnh tranh, hoạt động

tố tụng cạnh tranh và các quy đ nh về tổ chức, hoạt động cũng như thẩm quyền của

cơ quan cạnh tranh và các iện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh.

Môi trường pháp luật về cạnh tranh nói riêng và môi trường pháp luật nói

chung chủ yếu xoay quanh các văn ản pháp luật chủ yếu như sau:

Các văn ản luật do uốc hội an hành chính là nguồn quan trọng và cơ ản

nhất của pháp luật nói chung và luật cạnh tranh nói riêng. Trong môi trường pháp

luật về cạnh tranh Hiến pháp chính là nguồn luật đầu tiên, tiếp đến là Luật Cạnh

tranh năm 2004 quy đ nh về hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành

mạnh, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, iện pháp xử lý vi phạm pháp

luật về cạnh tranh và đây chính là nguồn chủ yếu để xử lý các vụ việc cạnh tranh.

Ngoài ra, c n có những quy đ nh liên quan đến hoạt động cạnh tranh của doanh

nghiệp c n được thể hiện trong một số điều trong Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại,

Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, Luật Sở hữu trí tuệ,… Tóm lại,

trong các văn ản uốc hội thông qua liên quan đến luật cạnh tranh thì Hiến pháp là

nguồn có giá tr quan trọng nhất và Luật Cạnh tranh năm 200 là nguồn chủ yếu và

được áp dụng nhiều nhất.

Các văn ản dưới luật được an hành ởi các cơ quan Nhà nước khác ngoài

uốc hội an hành hướng dẫn thực thi Luật Cạnh tranh. Các văn ản này ao gồm:

Page 23: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

18

ngh đ nh, quyết đ nh, thông tư, chỉ th của Chính phủ hoặc của các cơ quan có thẩm

quyền liên quan khác.

1.2.2.3. Thực thi pháp luật về cạnh tranh

Khác với các lĩnh vực pháp luật khác về kinh tế, pháp luật cạnh tranh chỉ quy

đ nh các hành vi cấm trong hoạt động cạnh tranh chứ không hướng dẫn các chủ thể

kinh doanh cần làm những gì, hoặc phải làm những gì trong quá trình cạnh tranh

trên th trường. Pháp luật cạnh tranh thường đặt ra những điều khoản mở và những

điều khoản miễn tr cho phép cơ quan thi hành có thể áp dụng pháp luật một cách

linh hoạt. Bởi cạnh tranh chính là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên

thương trường nên thường rất đa dạng, phong phú, có những hành vi thời điểm này

được xác đ nh là gây ảnh hưởng xấu tới môi trường cạnh tranh lành mạnh, nhưng

vào một thời điểm và hoàn cảnh khác thì hành vi đó lại không xâm hại gì đến lợi ích

công cũng như môi trường cạnh tranh. Điều này uộc các cơ quan thực thi pháp luật

cạnh tranh phải linh hoạt trong việc xử lý các hành vi có ảnh hưởng xấu đến cạnh

tranh. Vì những đặc trưng rất khác iệt so với các lĩnh vực pháp luật khác trong

kinh doanh nên cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh có vai tr quyết đ nh trong

việc đảm ảo thực thi pháp luật cạnh tranh.

Hiện nay, trên thế giới, mỗi nước đều có cơ quan quản lý cạnh tranh của riêng

mình. Cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh tại mỗi nước lại có một tên gọi khác

nhau cũng như đặc điểm khác nhau. Mỗi quốc gia có cách tổ chức cơ quan quản lý

cạnh tranh khác nhau nhưng đều thống nhất mục đích mấu chốt là phải đảm ảo

tính độc lập trong hoạt động cơ quan này. uyết đ nh xử lý vi phạm hoặc giải quyết

tranh chấp liên quan đến cạnh tranh cần được thực hiện khách quan, trung thực do

nó có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích doanh nghiệp. Ngoài ra, các cơ quan quản lý

cạnh tranh trên thế giới đều có một đặc điểm khác iệt so với các cơ quan thực thi

pháp luật khác là các cơ quan quản lý cạnh tranh thường mang tính lư ng cực, tức

là nó v a là cơ quan hành chính v a là cơ quan tư pháp. Cơ quan quản lý cạnh tranh

là một cơ quan hành chính vì đó chính là công cụ của Chính phủ trong việc thực thi

các chính sách, pháp luật về cạnh tranh. Song cơ quan quản lý cạnh tranh cũng là cơ

Page 24: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

19

quan tư pháp vì nó có quyền ra các quyết đ nh để phán xử đúng sai và áp dụng các

iện pháp, chế tài đối vơi các ên có hành vi vi phạm pháp luật.

Đồng thời, các cơ quan quản lý cạnh tranh đều có chức năng, nhiệm vụ chính

như sau:

- Điều tra, xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên th trường

- Chống độc quyền, lạm dụng v trí thống lĩnh trên th trường

- Kiểm soát quá trình sát nhập, hợp nhất doanh nghiệp

- Điều tra, xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trên th trường

- Thực hiện các hoạt động khác nh m đảm ảo môi trường cạnh tranh lành

mạnh

Hiện nay, cơ quan quản lý cạnh tranh ở Việt Nam là: Cục uản lý cạnh tranh

( LCT) và Hội đồng cạnh tranh (HĐCT). Ngoài thực hiện các chức năng nêu trên

thì Cục LCT c n có thêm chức năng thực thi pháp luật về iện pháp ảo đảm công

ng trong thương mại quốc tế – chức năng này là chức năng hoàn toàn khác iệt

của cơ quan quản lý cạnh tranh Việt Nam so với các cơ quan quản lý cạnh tranh

khác trên thế giới.

Theo như Điều 2 Ngh đ nh số 06/2006/NĐ-CP và Điều 3 Ngh đ nh số

05/2006/NĐ-CP hai cơ quan quản lý cạnh tranh ở Việt Nam là Hội đồng cạnh tranh

và Cục LCT cũng có nhiệm vụ riêng iệt. Trong khi Cục LCT có nhiệm vụ

chính là thụ lý, tổ chức điều tra các vụ việc cạnh tranh và thẩm đ nh các hồ sơ miễn

tr thì nhiệm vụ chính của HĐCT là xét xử, xử lý các vụ vệc liên quan đến hạn chế

cạnh tranh. Như vậy, hai cơ quan thực hiện 2 nhiệm vụ riêng iệt trong một vụ việc,

một ên tiến hành thụ lý và điều tra sau đó chuyển cho một ên khác xét xử, đưa ra

phán quyết. Nhưng thực chất, sự tách iệt này chỉ áp dụng cho các vụ việc hạn chế

cạnh tranh c n đối với các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh thì Cục LCT lại là

cơ quan thực hiện tất cả các quá trình t thụ lý, điều tra cho đến việc đưa ra quyết

đ nh xử lý.

1.2.2.4. Ý thức tôn trọng và sự tuân thủ pháp luật cạnh tranh của doanh nghiệp

Ý thức và sự tuân thủ của doanh nghiệp là một phần quan trọng của chế độ

cạnh tranh kinh tế ở Việt Nam. Điều 2 Luật Cạnh tranh 200 quy đ nh về đối tượng

Page 25: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

20

áp dụng luật cạnh tranh là “tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là

doanh nghiệp)” và “hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam”. Doanh nghiệp là

đối tượng chính trực tiếp ch u sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh. Trong thời kỳ hội

nhập kinh tế, cùng với việc pháp luật cạnh tranh có hiệu lực và ngày càng được áp

dụng một cách sâu rộng, ý thức tuân thủ pháp luật cạnh tranh của doanh nghiệp

càng cần phải được nâng cao hơn nữa.

Ý thức và sự tuân thủ của doanh nghiệp cần phải được xây dựng ngay t ên

trong của doanh nghiệp. Để đánh giá điều đó, chúng ta cần nhìn vào ên trong

doanh nghiệp, thông qua cam kết về cạnh tranh. Cam kết này được thể hiện dưới

dạng “Chương trình tuân thủ” của công ty. “Chương trình tuân thủ” là một cam

kết rõ ràng của công ty về việc tuân thủ pháp luật cạnh tranh, cam kết đó được

truyền đạt tới toàn ộ nhân viên trong công ty12

. Trong một văn ản hướng dẫn tuân

thủ của Cục Cạnh tranh Canada, một chương trình tuân thủ được xây dựng trên 5

nhân tố cơ ản sau: sự tham gia và hỗ trợ của quản lý cấp cao; những thủ tục, chính

sách tuân thủ của doanh nghiệp; đào tạo nguồn nhân lực; cơ chế giám sát, kiểm toán

và áo cáo; những biện pháp khích lệ và hình thức kỷ luật13

.

- Sự tham gia và hỗ trợ của quản lý cấp cao.

Sự tham gia và hỗ trợ của quản lý rõ ràng là nền tảng, là nhân tố cốt lõi của

một chương trình tuân thủ đáng tin cậy và có hiệu quả. Quản lý cấp cao luôn phải

hành động vì lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp, bao gồm cả việc tuân thủ những quy

đ nh và quy chế có liên quan. Họ phải xác đ nh và đánh giá những rủi ro cơ ản mà

doanh nghiệp đối mặt. Họ phải thực thi một hệ thống thích hợp để quản lý những

rủi ro đó.

12

Brown M., 2012, Competition law compliance programs and government support

or indifference, p. 1

http://www.mayerbrown.com/publications/detail.aspx?publication=8138

13 Competition Bureau, Canada, Corporate Compliance Programs.

http://www.competitionbureau.gc.ca/eic/site/cb-bc.nsf/eng/03280.html

Page 26: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

21

Quản lý cấp cao phải bồi dư ng một nền văn hóa tuân thủ trong tổ chức b ng

việc thúc đấy chương trình một cách tích cực và rõ ràng. Với sự cam kết tuân thủ,

họ truyền đi thông điệp r ng, những hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh sẽ không

được chấp nhận như là một hoạt động kinh doanh hợp pháp. Để giữ vững được nền

văn hóa tuân thủ, tăng cường, củng cố thông điệp, trước tiên họ cần làm cho chương

trình tuân thủ có hiệu lực. Điều này rất quan trọng bởi vì những giá tr và nguyên

tắc đã được đưa ra nhưng không thực hiện sẽ trở nên không c n tác dụng. Không

thể thi hành là lý do chính dẫn tới một chương trình thất bại.

Quản lý cấp cao nên truyền đạt và áo cáo với Hội đồng quản tr về vấn đề

chương trình tuân thủ của doanh nghiệp. Hội đồng quản tr cũng nên ổ nhiệm cá

nhân hay nhóm ch u trách nhiệm về việc tuân thủ, xác nhận chương trình tuân thủ

và đưa ra ất cứ hình thức kỷ luật nào đối với những vi phạm. Sự bổ nhiệm này như

là một sự bảo đảm bổ sung cho chương trình tuân thủ khi mà quản lý cấp cao có thể

chính là người có hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.

- Những thủ tục, chính sách tuân thủ của doanh nghiệp

Nội dung chính của chương trình tuân thủ được mô tả trong một ấn phẩm của

công ty. Những tài liệu hướng dẫn các thủ tục và chính sách phù hợp với hoạt động

của doanh nghiệp là rất quan trọng cho sự thành công của chương trình. Những thủ

tục và chính sách này cần được cập nhật khi cần thiết để phản ánh những thay đổi

quan trọng về hoạt động kinh doanh, về luật, về chính sách thực thi của cơ quan

quản lý cạnh tranh, về ngành kinh doanh. Thực hiện những biện pháp hợp lý để

thông áo cho người lao động về những thay đổi đó. Những tài liệu cũng cần được

công ố rộng rãi để nhân viên có thể dễ dàng tiếp cận.

- Đào tạo nguồn nhân lực

Một chương trình tuân thủ đáng tin cậy và có hiệu quả sẽ phải ao hàm một

thành phần là việc đào tạo liên tục, tập trung vào vấn đề tuân thủ của nhân viên ở

mọi cấp bậc, những người mà có khả năng hoặc b phát hiện xảy ra vi phạm.

- Cơ chế giám sát, kiểm toán và báo cáo

Cơ chế giám sát, kiểm toán và áo cáo là rất quan trọng cho sự thành công của

bất kỳ chương trình tuân thủ nào của doanh nghiệp. Một cơ chế giám sát, kiểm toán

Page 27: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

22

và áo cáo sẽ giúp ngăn chặn và phát hiện những hành vi yếu kém, giáo dục nhân

viên, cung cấp cho người lao động và quản lý những hiểu biết để họ có cái nhìn

tổng quát về những hiệu quả của chương trình.

Cơ chế có hiệu quả nhất sẽ cho phép doanh nghiệp xác đ nh được mức độ rủi

ro, những chương trình đào tạo bổ sung cần thiết và những vấn đề tuân thủ của

chính sách mới được phát triển. Hình thức sẽ phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của

doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ phải hài l ng với việc những biện pháp đó thường

có hiệu quả ngăn chặn những vi phạm Luật Cạnh tranh và phát hiện chúng khi

chúng xảy ra.

Trong khi tất cả những cơ chế đó là rất quan trọng đối với sự thành công của

bất kỳ chương trình tuân thủ nào, nhà quản lý cấp cao cũng phải điều tra những vấn

đề tuân thủ nảy sinh, thực hiện những biện pháp cần thiết để chấm dứt sự tiếp diễn

vi phạm và ngăn ng a vi phạm trong tương lai.

- Những biện pháp khích lệ và hình thức kỷ luật

Một hình thức kỷ luật đối với những người tham gia vào hành vi vi phạm Luật

Cạnh tranh hoặc những người không tham gia vào chương trình là rất quan trọng

đối với mục đích ngăn ng a vi phạm mà c n phản ánh một chính sách chống lại

những hành vi đó. Một chương trình đáng tin cậy và có hiệu quả nên quy đ nh rõ

ràng những hình thức kỷ luật (như đình chỉ công việc, giáng chức, sa thải) sẽ được

thực hiện nếu một nhân viên vi phạm.

Việc cung cấp những biện pháp khích lệ thích hợp (việc tuân thủ sẽ được cân

nhắc cho việc đánh giá, đãi ngộ và thăng chức nhân viên) cũng có một vai tr quan

trọng trong việc bồi dư ng văn hóa tuân thủ. Khuyến khích nhân viên là một công

cụ hiệu quả cho những doanh nghiệp muốn thúc đẩy sự tuân thủ b ng những hành

động cụ thể.

Toàn ộ những biện pháp khuyến khích và hình thức kỷ luật cần được ghi lại

vào những tài liệu phù hợp để có thể hỗ trợ cho việc giải quyết những trường hợp vi

phạm. Hình thức kỷ luật cũng phải được thực hiện đối với những người quản lý

không thực hiện những ước cần thiết để ngăn chặn và phát hiện những hành vi sai

trái.

Page 28: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

23

Ý thức tuân thủ của doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ đối với các thành

phần khác của chế độ cạnh tranh kinh tế. Những công cụ, biện pháp của Chính phủ

nh m bảo vệ và duy trì cạnh tranh lành mạnh. Những chính sách đó có hiệu quả khi

các doanh nghiệp đều có ý thức tuân thủ pháp luật cạnh tranh. Môi trường pháp luật

cạnh tranh ao trùm lên những hoạt động của doanh nghiệp. Đó là những quy phạm

bắt buộc mà ất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải tôn trọng và tuân thủ. Tuy nhiên,

một số doanh nghiệp lại cho r ng cạnh tranh là mối hiểm họa đối với khả năng sinh

lời cũng như sự tồn vong của doanh nghiệp. Vì vậy, thay vì cố gắng nâng cao khả

năng cạnh tranh, các doanh nghiệp này lại chọn cách dàn xếp, thỏa thuận với đối thủ

cạnh tranh trên th trường về giá cả, sản xuất, th trường, khách hàng…, nh m duy

trì th phần, lợi nhuận kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận, loại bỏ

các đối thủ cạnh tranh không tham gia thỏa thuận hoặc ngăn cản đối thủ mới gia

nhập th trường. Các hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh sẽ b

các cơ quan thực thi điều tra, xử lý vi phạm. uá trình thực thi cũng ảnh hưởng rất

lớn tới ý thức tuân thủ của doanh nghiệp. Các vụ việc b điều tra, xử lý sẽ có tác

dụng răn đe tới những doanh nghiệp đã và đang vi phạm pháp luật cạnh tranh. Cuối

cùng, khi các doanh nghiệp có ý thức cao trong việc tuân thủ pháp luật cạnh tranh,

người tiêu dùng sẽ là người hưởng lợi sau cùng.

1.2.2.5. Công cụ pháp luật cạnh tranh bảo vệ người tiêu dùng (NTD)

Sự cần thiết của pháp luật cạnh tranh trong việc bảo vệ NTD

NTD trong nền kinh tế th trường phải đưa ra nhiều loại quyết đ nh giống

nhau. Họ mua thực phẩm, quần áo, nhà cửa, phương tiện đi lại và giải trí trong giới

hạn khả năng tài chính của mình, và họ mong muốn có khả năng mua nhiều hơn

nữa. Thực tế là các nền kinh tế th trường đôi khi được miêu tả như là các hệ thống

thuộc “chủ quyền của người tiêu dùng” vì các quyết đ nh chi tiêu hàng ngày theo sự

lựa chọn của NTD sẽ quyết đ nh một phần lớn đến việc sản xuất hàng hóa và d ch

vụ gì trong nền kinh tế14

.

14

Người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường.

http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_marketeconomy_ii.html

Page 29: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

24

Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho NTD. Người sản xuất phải tìm

mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ

hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó cao hơn... để đáp ứng với th

hiếu của NTD. Tuy nhiên, cạnh tranh cũng có những tác động tiêu cực thể hiện ở

cạnh tranh không lành mạnh như những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm

pháp luật ( uôn lậu, trốn thuế, tung tin phá hoại,...) hoặc những hành vi cạnh tranh

làm phân hóa giàu nghèo, tổn hại môi trường sinh thái. Điều này không chỉ gây thiệt

hại cho NTD, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh chân chính mà c n

cả kinh tế - xã hội đất nước. Vì vai tr của NTD quan trọng như vậy nên tất yếu họ

là đối tượng cần được bảo vệ.

Những quy định cụ thể của Luật Cạnh tranh về bảo vệ quyền lợi NTD

Luật Cạnh tranh cấm hành vi lạm dụng v trí thống lĩnh hoặc độc quyền nh m

đảm bảo một môi trường tự do cạnh tranh cho tất cả các chủ thể tham gia, đồng thời

cũng là ảo vệ quyền lợi hợp pháp cho NTD. Chỉ có cạnh tranh thật sự, th trường

minh bạch mới buộc doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả thông qua sử dụng

tốt các nguồn lực, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực và trình độ quản lý,

nâng cao chất lượng hàng hóa, d ch vụ để thỏa mãn nhu cầu của NTD. Nếu doanh

nghiệp có v trí thống lĩnh th trường hoặc độc quyền, doanh nghiệp rất dễ có thể

lạm dụng v trí đó gây ất lợi cho NTD thông qua tăng giá, chất lượng không cao,

đưa ra điều kiện khó khăn cho khách hàng…

Luật Cạnh tranh cũng nghiêm cấm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm: Chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm

phạm í mật kinh doanh, ép uộc trong kinh doanh, gièm pha doanh nghiệp khác,

gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác, quảng cáo nh m cạnh tranh

không lành mạnh, khuyến mại nh m cạnh tranh không lành mạnh, phân iệt đối xử

của hiệp hội, án hàng đa cấp bất chính,…

ua đó, ta thấy pháp luật cho phép mỗi cá nhân, tổ chức được tự do tham gia

kinh doanh. Không ai có quyền can thiệp hoặc cản trở bất hợp pháp đến công việc

kinh doanh của nhau. Pháp luật cho phép cạnh tranh trong kinh doanh nhưng đó là

cạnh tranh dựa trên sự ình đẳng, tự do và tôn trọng lẫn nhau. Các doanh nghiệp

Page 30: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

25

cạnh tranh lành mạnh với nhau tức là hướng đến lợi ích của NTD. NTD có nhiều sự

lựa chọn hàng hóa, d ch vụ hơn. Chất lượng của sản phẩm cũng luôn được nâng

cấp, cải tiến để theo k p th trường, theo k p đối thủ. T đó, những nhu cầu của

NTD cũng được thỏa mãn hơn.

Các thiết chế liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD

Bên cạnh Luật Cạnh tranh với những điều khoản bảo vệ quyền lợi NTD, Luật

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chúng ta có các thiết chế liên quan đến bảo vệ

NTD, bao gồm: Các cơ quan quản lý Nhà nước, hệ thống T a án và Trọng tài, các

tổ chức xã hội tham gia bảo vệ NTD15

.

Hình 1: Sơ đồ hệ thống bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng

(Nguồn: Cục Quản lý cạnh tranh)

15

Cục Quản lý cạnh tranh, Hệ thống cơ quan nhà nước về người tiêu dùng,

http://bvntd.vca.gov.vn/introduction/organization.aspx

Page 31: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

26

1.2.3. Vai trò của chế độ cạnh tranh

1.2.3.1. Bảo vệ và khuyến khích cạnh tranh

“Cạnh tranh sẽ khiến cho các doanh nghiệp vươn lên để vượt đối thủ khác.

Theo cách đó, nhân tố thực sự quyết định doanh nghiệp nào là mũi nhọn cho nền

kinh tế không phải là Chính phủ mà là thị trường”16

.

uan điểm trên của Paul A. Geroski cho thấy, không chỉ có sự trợ cấp của

Chính phủ khi thực hiện chính sách phát triển công nghiệp mới có thể hình thành

nên các doanh nghiệp mũi nhọn, mà chính sách thúc đẩy cạnh tranh công ng cũng

có thể làm được điều này. Mặt khác, chính sách phát triển công nghiệp khó có thể

đem lại những mũi nhọn thực sự nếu thiếu chính sách cạnh tranh. Có thể nói, chính

sách cạnh tranh là một công cụ chống lại mặt trái của chính sách phát triển mũi

nhọn nói riêng và chống lại sự lũng đoạn của các doanh nghiệp độc quyền nói

chung. Sự ra đời của pháp luật cạnh tranh là kết quả của quá trình đấu tranh chống

lại sự lũng đoạn của các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, đây không phải là cuộc chiến

đơn giản.

Chính sách cạnh tranh tạo nền tảng cơ ản cho quá trình cạnh tranh, duy trì và

thúc đẩy quá trình cạnh tranh tự do hay bảo vệ hoặc thúc đẩy cạnh tranh hiệu quả.

Pháp luật cạnh tranh bảo vệ và khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh, hợp tác

ình đẳng trong một khuôn khổ pháp luật chung, điều tiết mặt trái của cạnh tranh

b ng cách kiểm soát quá trình dẫn đến v trí thống lĩnh th trường, độc quyền, chống

các hành vi cản trở cạnh tranh cũng như thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh trên

thương trường. Vì vậy, thách thức đặt ra đối với doanh nghiệp đó là uộc doanh

nghiệp khác phải chấp nhận cạnh tranh một cách văn minh hơn, ài ản hơn. Các

doanh nghiệp lớn sẽ phải cẩn thận hơn trước khi đưa ra những quyết đ nh quan

trọng trong kinh doanh, bởi lẽ những quyết đ nh của họ sẽ ảnh hưởng đáng kể tới th

trường và sẽ được giám sát chặt chẽ.

16

Geroski, P.A., 2005, Competition Policy and National Champions, London:

Competition Commission, p. 7.

Page 32: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

27

Chính sách cạnh tranh hạn chế các tác động tiêu cực nảy sinh do sự điều hành

quá mức của Nhà nước vào th trường như kéo dài thời gian quyết đ nh của doanh

nghiệp và chi phí giao d ch cao. uá trình chuyển đổi t nền kinh tế kế hoạch hóa

tập trung sang nền kinh tế th trường đã làm thay đổi về căn ản vai tr của Nhà

nước trong th trường. Có những điều được coi là hiển nhiên trong nền kinh tế kế

hoạch hóa trở nên không c n phù hợp với kinh tế th trường và ngược lại, có những

điều không được chấp nhận trong kinh tế tập trung lại thích hợp trong nền kinh tế

th trường. Trong kinh tế th trường việc Nhà nước quản lý nền kinh tế b ng các quy

đ nh, chỉ th , mệnh lệnh hành chính đối với hoạt động kinh doanh của các thành

phần kinh tế không c n phù hợp nữa. Thực tế cho thấy vẫn c n có không ít hiện

chia cắt th trường trong nước, chỉ đ nh đối tác giao d ch xuất phát t các cơ quan

quản lý nhà nước. Chính vì thế Luật Cạnh tranh của các nước trong Cộng đồng các

quốc gia độc lập (CIS) đều quy đ nh các hành vi cấm đối với các cơ quan quản lý

nhà nước cũng sẽ b điều chỉnh, góp phần làm hạn chế các tác động tiêu cực nảy

sinh do sự can thiệp quá mức của Nhà nước vào th trường.

Rõ ràng chính sách cạnh tranh giữ một vai tr quan trọng đối với nền kinh tế

th trường. Dưới sự điều chỉnh của Luật và chính sách cạnh tranh, các doanh nghiệp

sẽ được tạo ra một sân chơi ình đẳng, lành mạnh để có thể cung cấp các sản phẩm

đáp ứng nhu cầu th trường trong đó người tiêu dùng sẽ mua hàng hàng hóa d ch vụ

với chất lượng tốt nhất và giá rẻ nhất có thể. Điều này có nghĩa là thông qua quá

trình cạnh tranh, trình độ công nghệ của họ sẽ được nâng cao qua các hoạt động

Nghiên cứu và Phát triển hoặc cải tiến kiểu dáng và hiệu quả sẽ được nâng cao nhờ

cải tiến kỹ thuật cũng như cải tiến phương pháp quản lý hoạt động. Mở rộng cạnh

tranh nh m đảm bảo cho tự do hóa thương mại và ổn đ nh phát triển. Tự do thương

mại phải được hiểu là tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. Vì vậy chính

sách cạnh tranh góp phần duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc

quyền trong kinh doanh nh m khuyến khích cạnh tranh.

1.2.3.2. Tạo lập môi trường kinh doanh và cạnh tranh ình đẳng, tự do

Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế th trường mà để có nền kinh

tế th trường thì điều kiện tiên quyết là phải có môi trường cạnh tranh ình đẳng và

Page 33: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

28

tự do. Đại hôi Đảng lần thứ VIII cũng đã đưa ra nhiệm vụ là phải xây dựng, tạo lập

môi trường hợp tác và cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất kinh doanh.

Trong cơ chế th trường, các doanh nghiệp gia nhập th trường theo ý muốn,

tồn tại ng việc tạo ra lợi nhuận và phải cạnh tranh. Nhưng tuy nhiên, khi mục tiêu

và ham muốn lợi nhuận trở nên quá lớn, nhiều doanh nghiệp s n sàng thực hiện

những hành vi cạnh tranh không lành mạnh như tạo ra các chỉ dẫn nhầm lẫn, án

phá giá, gièm pha đối thủ, quảng cáo nh m cạnh tranh không lành mạnh,... Và khi

xã hội ngày càng tiến lên, các hành vi này cũng ngày càng trở nên tinh vi, đa dạng

và ngày càng ùng nổ gây ra tổn thất lớn cho các đối thủ đặc iệt là các doanh

nghiệp nhỏ đồng thời cản trở các doanh nghiệp muốn gia nhập th trường. Bên cạnh

các hành vi cạnh tranh lành mạnh như vậy, nhiều doanh nghiệp lớn c n s n sàng

thao túng th trường tạo ra những rào cản, ất lợi cho các doanh nghiệp khác.

Không chỉ doanh nghiệp là những người ảnh hưởng ởi các hành vi hạn chế và

cạnh tranh không lành mạnh này mà chính những người tiêu dùng cũng thiệt th i

và ảnh hưởng khi các hành vi này diễn ra. Các hoạt động khống chế giá của các liên

minh ắt uộc người tiêu dùng phải chấp nhận mức giá mà họ xứng đáng được

hưởng đồng thời hạn chế cạnh tranh c n hạn chế người tiêu dùng đến với th trường

sản phẩm với tính năng đa dạng, giá cả cạnh tranh. Tuy nhiên với việc an hành

Luật Cạnh tranh quy đ nh rõ ràng các hành vi vi phạm và việc xử lý vi phạm cùng

việc thắt chặt quản lý t Cục QLCT đã góp phần phát hiện xử lý, ngăn chặn các

hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh và nâng cao nhận thức

của các doanh nghiệp.

Như vậy, sự can thiệp của Nhà nước ng việc xây dựng chế độ cạnh tranh đã

góp phần xây dựng môi trường kinh doanh ình đ ng tự do thúc đẩy hoạt động của

các doanh nghiệp, ảo vệ sự lành mạnh của th trường đồng thời đảm ảo quyền lợi

người tiêu dùng.

1.2.3.3. Thúc đẩy sự đổi mới và phát triển kinh tế

Môi trường cạnh tranh chính là môi trường tốt nhất để thúc đẩy nền kinh tế đổi

mới và phát triển. Bởi vì trong một môi trường cạnh tranh, để tồn tại và phát triển

uộc các doanh nghiệp phải cải tiến, đổi mới chính mà và phải tạo lập được lợi thế

Page 34: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

29

cạnh tranh của riêng mình so với đối thủ để tồn tại trên th trường. Năng lực cạnh

tranh của doanh nghiệp thường được tạo ra t hai nguồn là giảm chi phí, giá thành

hoặc tạo ra sự khác iệt hóa. Nếu doanh nghiệp lựa chọn hướng đi là giảm chi phí

và giá thành thì uộc doanh nghiệp phải đảm ảo cho việc sử dụng các nguồn lực

kinh tế một cách hiệu quả nhất. Việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế được

thể hiện ở mọi mặt trong doanh nghiệp t việc sử dụng vốn hiệu quả, tuyển dụng và

đào tạo nguồn lao động chất lượng cao có trình độ chuyên môn cao, áp dụng khoa

học công nghệ trong sản xuất kinh doanh cho đến tổ chức ộ máy tối giản nhưng

đảm ảo chặt chẽ. C n phương thức thứ hai tạo ra năng lực cạnh tranh – sự khác

iệt hóa đ i hỏi doanh nghiệp phải không ng ng học hỏi sáng tạo cùng với sự sắc

én, nhanh nhạy trong việc nghiên cứu sở thích, th hiếu người tiêu dùng để tạo ra

những tính năng, công dụng mới thỏa mãn nhu cầu tiềm ẩn của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, quá trình toàn cầu hóa hiện nay đã vô tình khiến cho các ức

tường giữa các quốc gia hạ xuống, các loại rào chắn d ỏ, các doanh nghiệp

trên toàn thế giới đứng trên một sân chơi “đang được làm phẳng”. Khi các doanh

nghiệp được đứng trong một sân chơi lớn như hiện nay thì cũng có nghĩa là các

doanh nghiệp đang phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt t một số lượng lớn các

doanh nghiệp đến t các quốc gia khác nhau. Chính sự cạnh tranh khốc liệt nhưng

cũng như đa dạng ên cạnh sự mở cửa th trường đã khiến cho các doanh nghiệp

phải tìm kiếm các nguồn lực với chi phí thấp nhất t các vùng khác nhau trên thế

giới, phải áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất cũng như nâng cao khả năng đáp

ứng các sản phẩm với tình năng công dụng mới. Việc tăng cường cạnh tranh đem

lại những thách thức, khó khăn nhưng cũng mở ra rất nhiều cơ hội cho doanh

nghiệp.

Như vậy, vô hình chung cạnh tranh đã thúc đẩy doanh nghiệp hoàn thiện ản

thân, không ng ng sáng tạo, t đó thúc đẩy cả nền kinh tế đổi mới và phát triển. Bởi

vì, các doanh nghiệp chính là ộ mặt của nền kinh tế.

1.2.3.4. Bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp

Chế độ cạnh tranh kinh tế được xây dựng hoàn chỉnh sẽ có tác dụng nâng cao

ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuân thủ pháp

Page 35: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

30

luật cạnh tranh có vai tr quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp, bất kể quy mô

của chúng. Doanh nghiệp muốn tồn tại và hoạt động được thì điều kiện đầu tiên là

phải tuân thủ luật pháp nói chung và pháp luật cạnh tranh nói riêng. Trong môi

trường cạnh tranh như hiện nay, việc doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật cạnh tranh

sẽ giúp doanh nghiệp ngăn ng a, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.

Doanh nghiệp có thể dễ dàng xác đ nh những hành vi trái pháp luật hoặc b nghi

ngờ là hành vi cạnh tranh không lành mạnh của đối thủ. T đó nâng cao nhận thức

về pháp luật cạnh tranh, xác đ nh ranh giới của hành vi cho phép, cũng như xác đ nh

tình huống mà doanh nghiệp nên đi tìm sự tư vấn về mặt pháp lý.

Doanh nghiệp tuân thủ tốt đồng nghĩa với việc giảm thiểu được các rủi ro

pháp lý, rủi ro kinh tế và rủi ro danh tiếng của việc không tuân thủ. Đối với các

doanh nghiệp và nhà quản tr , những rủi ro này lớn hơn ất kỳ lợi thế cạnh tranh

nào. Ví dụ, nếu doanh nghiệp vi phạm pháp luật cạnh tranh, tổn thất về việc bồi

thường vi phạm sẽ không lớn b ng tổn thất của việc suy giảm uy tín, thương hiệu

doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có ý thức tuân thủ tất yếu sẽ được sự bảo vệ của pháp luật cạnh

tranh khi đối thủ có những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Một doanh nghiệp

tuân thủ tốt sẽ kéo theo một mạng lưới doanh nghiệp cũng tuân thủ theo. Môi

trường kinh doanh trở nên lành mạnh hơn. uyền lợi của doanh nghiệp sẽ được

đảm bảo hơn.

1.2.3.5. Bảo vệ quyền lợi NTD

Mức độ phát triển và văn minh của một quốc gia không chỉ được đánh giá

b ng tốc độ tăng trưởng của GDP, của thu nhập ình quân đầu người mà c n phụ

thuộc vào giá tr công ng và khả năng thực thi của pháp luật. Có lẽ vì thế, pháp

luật về bảo vệ quyền của NTD luôn là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống

pháp luật của các quốc gia phát triển17

.

17

Người tiêu dùng và pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.

http://luatminhkhue.vn/chuyen-doi/nguoi-tieu-dung-va-phap-luat-bao-ve-nguoi-

tieu-dung.aspx

Page 36: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

31

Tại Việt Nam, với quan niệm NTD là chủ thể trong các giao d ch thương mại

– dân sự, pháp luật luôn hướng đến việc bảo vệ sự công ng và duy trì tính minh

bạch của các hợp đồng là đối tượng điều chỉnh của Bộ luật Dân sự, Luật Thương

mại … Bảo vệ quyền lợi NTD đã thực sự trở thành một lĩnh vực pháp luật độc lập

và có v trí đáng kể trong hệ thống pháp luật thương mại. Hơn nữa, trong bối cạnh

nền kinh tế th trường hiện nay cùng với hàng trăm doanh nghiệp ra đời thì cạnh

tranh nảy sinh là điều tất yếu. Tuy nhiên, cạnh tranh trong khuôn khổ mà vẫn đảm

bảo được quyền lợi của NTD mới là mục tiêu hướng tới của các cấp quản lý18

.

Có cạnh tranh, hàng hoá sẽ có chất lượng ngày càng tốt hơn, mẫu mã ngày

càng đẹp, phong phú đa dạng hơn để đáp ứng các yêu cầu của NTD trong xã hội. Vì

vậy, đối với NTD, cạnh tranh có các vai tr sau:

- NTD có thể thoải mái, dễ dàng trong việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp

với túi tiền và sở thích của mình.

- Những lợi ích mà họ thu được t hàng hoá ngày càng được nâng cao, thoả

mãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu của họ nhờ các d ch vụ kèm theo được quan tâm

nhiều hơn. Đó chính là những lợi ích mà NTD có được t việc nâng cao khả năng

cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Thực tiễn cho thấy, khi nền kinh tế th trường càng phát triển, mức độ tự do

hóa thương mại càng gia tăng thì càng nảy sinh nhiều vấn đề không chỉ gây ảnh

hưởng đến quyền lợi NTD mà c n gây ất ổn cho cả nền kinh tế và xã hội nói

chung. Đó là các vấn đề nổi cộm liên quan đến hành vi lạm dụng v trí thống lĩnh th

trường, độc quyền hoặc cạnh tranh không lành mạnh. Khi xuất hiện các vấn đề này

thì NTD hạn chế trong việc lựa chọn hàng hóa, d ch vụ mà mình mong muốn.

ua đó ta thấy được tầm quan trọng của chế độ cạnh tranh, tầm quan trọng của

việc thiết lập một môi trường cạnh tranh tự do, ình đẳng, lành mạnh để các doanh

nghiệp cùng phát triển và cũng là ảo vệ được quyền lợi của NTD.

18

Nguyễn Ngọc Sơn, 2009, Người tiêu dùng và pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.

http://www.nclp.org.vn/ban_ve_du_an_luat/nguoi-tieu-dung-va-phap-luat-bao-ve-

nguoi-tieu-dung/

Page 37: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

32

1.2.3.6. Thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng và hiệu quả

Hiện nay, quá trình toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra một cách vô cùng mạnh

mẽ và sâu rộng ở khắp các quốc gia trên thế giới. Với sự phát triển của môi trường

công nghệ toàn cầu mà các quan hệ kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển do chi phí

vận tải và chi phí thông tin liên lạc được giảm xuống một cách đáng kể. Nhờ vậy,

ngày càng xuất hiện nhiều tổ chức kinh tế quốc tế, thúc đấy sự hình thành nên nhiều

vùng th trường khu vực và thế giới rộng lớn. Quan hệ thương mại quốc tế được

biểu hiện thông qua sự d ch chuyển các nguồn đầu tư tư ản và các giá tr thương

mại dưới hình thức hàng hóa hoặc d ch vụ giữa th trường của các nước với nhau

dựa trên Nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) và Nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia (NT).

Hai nguyên tắc này đảm bảo cho sự tự do và ình đẳng thực sự phát huy hiệu quả

trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, lợi dụng những lỗ hổng trong tự do hóa

thương mại mà ngày càng có nhiều hành vi cạnh tranh tự phát có thiên hướng thái

quá, cực đoan xuất hiện. Sự cạnh tranh ây giờ không chỉ d ng lại ở mức ganh đua

giữa những nhà sản xuất, cung ứng với nhau mà là c n ở sự đối đầu giữa các th

trường, các khu vực kinh tế. Những thế lực này thường dựa vào tiềm lực tài chính

và công nghệ của mình để thao túng th trường ở các nước mà họ tham gia đầu tư

hoặc kém phát triển hơn. Mặt khác hiện tượng cướp đoạt vốn liên doanh đang diễn

ra rất phổ biến ở th trường của các nước đang phát triển. Các tập đoàn kinh tế, công

ty đa quốc gia thường sử dụng hình thức liên kết vốn rồi b ng nhiều thủ đoạn khác

nhau tiến dần đến việc thâu tóm toàn ộ phần vốn liên doanh của doanh nghiệp nội

đ a. Lúc trước, theo như phân tích ở trên, th trường cần “ àn tay hữu hình” của

Chính phủ để điều tiết nh m đảm bảo môi trường cạnh tranh hiệu quả và lành mạnh

thì ây giờ xét trên phạm vi toàn cầu đang có quá nhiều “ àn tay hữu hình” đập vào

nhau và chưa có “một àn tay chung” nào làm chức năng điều tiết toàn cầu. Do vậy,

việc xây dựng cho mình một chế độ cạnh tranh riêng có ý nghĩa quan trọng trong

việc bảo vệ sự lành mạnh và đảm bảo sự phát triển tự thân của nền kinh tế nội đ a,

thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng, hiệu quả trên tinh thần phát

triển lợi thế so sánh của t ng th trường thành viên.

Page 38: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

33

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CHẾ ĐỘ CẠNH TRANH

KINH TẾ Ở VIỆT NAM

2.1. Tổng quan về chế độ cạnh tranh kinh tế ở Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế th

trường vận động theo những quy luật tất yếu của kinh tế th trường. Nền kinh tế th

trường dựa trên a nền tảng chính là tự do cạnh tranh, tự do đ nh đoạt của chủ thể

kinh doanh và chế độ sở hữu đa thành phần. Trong đó, cạnh tranh là động lực thúc

đẩy nền kinh tế phát triển đi lên. Nhận thấy được vai tr đặc biệt quan trọng của

cạnh tranh đối với nền kinh tế, Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay

cũng đã ắt đầu xây dựng nên chế độ cạnh tranh kinh tế cho riêng mình.

Chế độ cạnh tranh kinh tế ở Việt Nam đã dần hình thành trên một bộ khung

pháp lý cơ ản về cạnh tranh. Chính sách và pháp luật cạnh tranh là những đ nh

hướng cơ ản, là nền tảng để chế độ cạnh tranh phát triển. Chính sách và pháp luật

cạnh tranh được thay đổi vào t ng thời kỳ cho phù hợp với điều kiện thực tế. Mặc

dù vậy, những chính sách của Nhà nước t trước đến nay đều nhất quán và hướng

tới mục tiêu tạo ra một môi trường cạnh tranh ình đẳng, lành mạnh và công ng.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã có các cơ quan chuyên trách việc thực thi

pháp luật cạnh tranh. Những con số các vụ việc cạnh tranh đươc đưa ra điều tra tăng

mạnh mẽ đã thể hiện động thái tích cực rà soát, kiểm tra của cơ quan chức năng

nh m thanh lọc th trường phát hiện sớm và xử lý, ngăn chặn k p thời các hành vi vi

phạm và t đó làm ài học cho các doanh nghiệp. Các cơ quan chức năng đã được

mở rộng hơn như Cục LCT mở văn ph ng đại diện tại Tp. Hồ Chí Minh và Đà

N ng, thành lập 1 Hội ảo vệ người tiêu dùng trên 1 tỉnh thành trên cả nước để có

thể sát sao hơn trong việc điều tra, xử lý các vụ việc vi phạm. Động thái tích cực

này đã tạo niềm tin cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư về một th trường lành

mạnh nơi mà doanh nghiệp có thể cạnh tranh ình đẳng để thu về lợi nhuận chính

đáng.

Doanh nghiệp do họ chính là chủ thể kinh doanh trên th trường nên ch u sự

tác động lớn nhất của chế độ cạnh tranh kinh tế. Những vụ việc hạn chế cạnh tranh,

cạnh tranh không lành mạnh b phát hiện sẽ có tác dụng răn đe rất lớn. Bản thân

Page 39: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

34

doanh nghiệp Việt Nam dù nhận thức chưa thực sự cao nhưng cũng đã dần nhận ra

được tầm quan trọng của việc tuân thủ pháp luật cạnh tranh. Chỉ có doanh nghiệp

mới có thể bảo vệ tốt nhất cho chính ản thân mình b ng cách tôn trọng và tuân thủ

pháp luật cạnh tranh.

Người tiêu dùng Việt Nam do c n ít thông tin, hiểu biết về pháp luật, với ý

thức về quyền lợi của mình chưa cao, chưa thực sự tham gia tích cực vào ảo vệ

quyền lợi của chính mình. Điều đó đ i hỏi Nhà nước và các cơ quan chức năng

quan tâm chú ý hơn nữa tới việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trên thực tế,

pháp luật cạnh tranh có liên quan tới bảo hộ quyền lợi người tiêu dùng đã có tác

động không nhỏ tới ý thức tự bảo vệ của người tiêu dùng. Người tiêu dùng đã có thể

tự đề cao cảnh giác, cân nhắc, thận trọng trước khi mua hàng. T đó có thể k p thời

tố cáo những hành vi vi phạm khi phát hiện được, mạnh dạn khiếu kiện tới các cơ

quan có thẩm quyền để yêu cầu xử lý hoặc bồi thường thiệt hại.

Một cách tổng quát, chế độ cạnh tranh kinh tế ở Việt Nam cơ ản đã được

hình thành, đã đạt được một số thành tựu và c n tồn tại những hạn chế nhất đ nh.

Để làm rõ hơn điều đó, chúng ta sẽ cùng đi sâu vào nghiên cứu “Thực trạng chế độ

cạnh tranh kinh tế ở Việt Nam” thông qua 5 nội dung quan trọng của một chế độ

cạnh tranh kinh tế.

2.2. Thực trạng chế độ cạnh tranh kinh tế ở Việt Nam

2.2.1. Chính sách và pháp luật cạnh tranh

2.2.1.1. Thực trạng chính sách và pháp luật cạnh tranh Việt Nam

Quan điểm xây dựng chính sách cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh

của Nhà nước

Trong v ng hơn 20 năm kể t công cuộc đổi mới kinh tế năm 1986, với yêu

cầu phát triển xây dựng đất nước buộc chúng ta phải chuyển đổi nền kinh tế t quan

liêu ao cấp sang nền kinh tế th trường đ nh hướng XHCN. Nền kinh tế th trường

với quy luật cạnh tranh đã không c n chỗ cho sự ỷ lại, trông chờ vào trợ cấp, nó

buộc các chủ thể kinh tế phải luôn luôn hoạt động để tồn tại trong nền kinh tế. Do

tính chất khắc nghiệt của cạnh tranh nên yêu cầu tư duy, nhận thức, quan điểm về

chính sách cạnh tranh đang t ng ước hoàn thiện. Đảng và Nhà nước ta xác đ nh

Page 40: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

35

một trong những đặc trưng chủ yếu của kinh tế th trường đ nh hướng XHCN là có

nhiều chế độ sở hữu cùng tồn tại và là “nền kinh tế mở cửa, hội nhập với cả trong

và ngoài nước, cạnh tranh công ng, không ảo hộ khu vực, độc quyền hành chính,

bế quan toả cảng”19

.

Ngh quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đưa ra nhiệm vụ: “Tạo môi trường hợp

tác và cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất, kinh doanh. Thực hiện độc quyền nhà

nước trong một số ngành, một số lĩnh vực nhất đ nh vì lợi ích của đất nước, hạn chế

độc quyền kinh doanh, không để lợi dụng đ a v độc quyền để duy trì đặc quyền,

đặc lợi, lũng đoạn th trường”. Vấn đề khuyến khích cạnh tranh và kiểm soát độc

quyền đã được tiếp tục nhấn mạnh trong các văn kiện Đại hội IX của Đảng: “Nhà

nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi, ình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh

và hợp tác để phát triển”. Bàn về Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội năm 2001-

2010, văn kiện Đại hội IX cũng chỉ rõ: “Hình thành đồng bộ các loại th trường đi

đôi với việc xây dựng khuôn khổ pháp lý và thể chế cần thiết để th trường hoạt

động năng động, có hiệu quả, có trật tự, kỷ cương trong môi trường cạnh tranh lành

mạnh, hạn chế và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh.” Có giải pháp hữu hiệu

chống uôn lậu và gian lận thương mại. Cụ thể hơn, phương hướng, nhiệm vụ kế

hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, văn kiện Đại hội IX đã đề ra nhiệm vụ:

“chống đặc quyền và lũng đoạn th trường, an hành Luật Cạnh tranh và kiểm soát

độc quyền trong kinh doanh phù hợp với những điều kiện thực tế ở Việt Nam”.

Mục tiêu của chính sách cạnh tranh của Việt Nam được nêu ra là: Phân ổ các

yếu tố sản xuất một cách tối ưu; tạo lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh, thu

hút đầu tư trong và ngoài nước; đảm bảo sự linh hoạt cho nền kinh tế thích nghi với

những biến động trong và ngoài nước; chú trọng cạnh tranh thông qua đổi mới công

nghệ, sản phẩm, tổ chức; thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng

trong xã hội.

19

Viện quản lý kinh tế Trung ương, 200 , Chính sách phát triển kinh tế, tập III,

NXB GTVT, tr.41,42

Page 41: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

36

Nước ta nói riêng và các nước có nền kinh tế chuyển đổi nói chung cần phải

chú trọng đến việc tạo lập những yếu tố tiền đề cho cạnh tranh trong nền kinh tế.

Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã tập trung xây dựng và hoàn thiện

kinh tế th trường cùng những yếu tố tạo tiền đề cho cạnh tranh b ng các iện pháp

như: phát triển các loại th trường; phát triển các loại hình doanh nghiệp trong đó

chú trọng xử lý những tồn tại liên quan đến doanh nghiệp nhà nước; đổi mới kinh

tế20

.

Hình thành pháp luật về cạnh tranh

Cùng với công cuộc đổi mới và chính sách mở cửa, nền kinh tế Việt Nam đã

đạt được mức tăng trưởng ấn tượng trong thập niên 90 và những năm đầu thế kỉ 21.

Sự phát triển nhanh của nhiều ngành công nghiệp và d ch vụ đã tạo sức ép cạnh

tranh lên các doanh nghiệp và đặt ra yêu cầu phải xây dựng khuôn khổ pháp lý tạo

thuận lợi cho môi trường cạnh tranh. Trong quá trình thực hiện đường lối chuyển

đổi t kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế th trường có sự quản lý của nhà nước,

thực tế đã xuất hiện một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh và phản cạnh tranh,

gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế. Ngoài ra, việc nền kinh tế với

xuất phát điểm thấp và c n một số ngành và lĩnh vực tồn tại độc quyền nhà nước đã

dẫn đến sự hạn chế trong phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ảnh

hưởng tiêu cực đến môi trường cạnh tranh chung.

Trong bối cảnh đó, ngay t những năm 2000, Luật Cạnh tranh đã được Quốc

hội và Chính phủ đưa vào chương trình xây dựng pháp luật. Sau năm soạn thảo và

lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong và ngài nước, Luật Cạnh tranh đã

được Quốc hội thông qua năm ngày 3 tháng 12 năm 200 , ắt đầu có hiệu lực vào

ngày 1 tháng 7 năm 2005. Luật Cạnh tranh năm là văn ản luật chính thức đầu tiên

về cạnh tranh. Đây là một bộ khung pháp lý của pháp luật cạnh tranh Việt Nam, t

đó hình thành nên chế độ cạnh tranh kinh tế tại Việt Nam.

20

Đinh Văn Ân, 2005, Xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN ở Việt Nam, Tạp

chí uản lý kinh tế - Bộ Kế hoạch và đầu tư, tr. 7

Page 42: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

37

Mối quan hệ giữa chính sách công nghiệp, chính sách thương mại và

chính sách cạnh tranh

Theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội được Đại hội Đảng thông qua, một

trong những mục tiêu quan trọng nhất của Chính phủ là đưa đất nước “về cơ ản trở

thành một nước công nghiệp và hiện đại vào năm 2020”. Hướng tới mục tiêu đó

nước ta cần phải xây dựng các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu. Chiến lược

tập trung vào “phát triển nhanh các ngành tận dụng tốt nhất lợi thế cạnh tranh của

đất nước, kiểm soát th trường trong nước và thúc đẩy xuất khẩu” cùng với việc

“xây dựng một cách chọn lọc một số đơn v sản xuất công nghiệp nặng”. B ng việc

thành lập các tập đoàn kinh tế thuộc sở hữu nhà nước, Chính phủ kỳ vọng r ng các

tập đoàn này có thể lặp lại thành công của các nước Đông Á, đặc biệt là Hàn uốc,

để trở thành các đầu tàu kinh tế của nhà nước có tính cạnh tranh cao trên thế giới.

Hiện nay các công cụ chính mà các nước đang phát triển nói chung và Việt

Nam nói riêng áp dụng mạnh để đạt các mục tiêu chính sách công nghiệp là sự can

thiệp của Nhà nước vào th trường ên ngoài, th trường sản xuất và th trường các

yếu tố sản xuất. Một biện pháp được thường xuyên áp dụng để can thiệp vào th

trường hàng hoá nhập khẩu không sản xuất ở Việt Nam là thông qua kiểm soát giá

và số lượng. Tác động của bảo hộ đối với cạnh tranh là sự tạo lập các rào cản gia

nhập là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến mức độ tập trung kinh tế cao trong

ngành đó. Nhìn chung các ngành được bảo hộ thì mức giá trong nước sẽ thường cao

hơn so với giá án trên th th trường quốc tế. Mặc dù thu được lợi nhuận lớn hơn

mức trung ình nhưng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp dược bảo hộ không

được chứng minh một cách thuyết phục. Các ngành được bảo hộ nhiều nhất như

ngành ô tô, xi măng được coi là những ngành có sức cạnh tranh kém nhất và không

đạt được các mục tiêu về tỷ lệ nội đ a hoá, xuất khẩu…

Nh m thúc đẩy xuất khẩu chính phủ đã an hành các iện pháp hỗ trợ b ng

các iện pháp miễn giảm thuế và lệ phí, hoàn thuế, tín dụng ưu đãi và cơ chế

thưởng xuất khẩu. Các iện pháp này đã góp phần giúp Việt Nam có tỷ lệ ngoại

thương/GDP trên 100% và tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm 20% nhưng vẫn

duy trì một th trường được bảo hộ cao.

Page 43: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

38

2.2.1.2. Những vấn đề đặt ra đối với chính sách và pháp luật cạnh tranh Việt Nam

Sau gần 8 năm đi vào hiệu lực, chế độ cạnh tranh kinh tế dựa trên bộ khung

pháp lý về cạnh tranh đã góp phần xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh cho

doanh nghiệp tạo lập môi trường ình đẳng cho các doanh nghiệp cũng như ảo vệ

quyền lợi của người tiêu dùng. Mặc dù vậy, chính sách và pháp luật cạnh tranh ở

Việt Nam vẫn c n tồn tại một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, khó có thể xác đ nh liệu chính sách công nghiệp có dẫn tới cạnh

tranh nhiều hơn hay ít hơn do sự biến thiên trong các phép đo cũng như đặc điểm

của t ng ngành kinh tế cụ thể. Quyền sở hữu và độ mở của th trường cũng đóng vai

tr nhất đ nh trong việc xác đ nh thực trạng cạnh tranh của một khu vực nào đó.

Thứ hai, hiện nay Việt Nam đang đối mặt với cạnh tranh không công ng

ngay trên sân nhà với các tập đoàn đa quốc gia lớn. Do đó việc tạo ra một khuôn

khổ khả thi để có thể giúp giải quyết vấn đề này là yếu tố then chốt. Một chính sách

công nghiệp có mục tiêu tạo ra các “đầu tầu kinh tế” có khả năng cạnh tranh quốc tế

được nhiều cơ quan Chính phủ cũng như lãnh đạo khối doanh nghiệp nhà nước ủng

hộ. Nguyên nhân chính của môi trường cạnh tranh hạn chế ở Việt Nam là ắt nguồn

t v trí thống lĩnh của khu vực nhà nước. Khu vực tư nhân mới hình thành đã cho

thấy ngay cả không có sự hỗ trợ của nhà nước, bao gồm cả trực tiếp hay gián tiếp,

hoạt động của họ sẽ có hiệu quả hơn các doanh nghiệp nhà nước. Do vậy tổng thể

nền kinh tế sẽ có lợi nếu độc quyền nhà nước được ãi ỏ và một sân chơi ình

đẳng được thúc đẩy thông qua chính sách cạnh tranh.

Thứ ba, trong khi chính sách đầu tư nước ngoài ngày càng trở nên cởi mở tự

do thì các hạn chế đối với hoạt động đầu tư vẫn c n hiện hữu và ngăn cản đáng kể

cạnh tranh.

2.2.1.3. Những khó khăn, thách thức đối với việc hoàn thiện chính sách và pháp luật

cạnh tranh

Việc xem xét ản chất của các nhóm chính sách kinh tế khác nhau, đặc biệt là

chính sách công nghiệp, chính sách cạnh tranh và chính sách thương mại là r ng có

một xung đột tiềm ẩn giữa một ên là chính sách cạnh tranh hướng tới ngăn chặn

hoặc điều tiết sức mạnh th trường và ên kia là chính sách công nghiệp hướng tới

Page 44: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

39

tạo lập sức mạnh th trường cho các doanh nghiệp nhà nước trong một số ngành

nhất đ nh21

.

Trong một số ngành nhất đ nh, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

không được phép hoạt động hoặc b hạn chế chặt chẽ. Họ không thể hoạt động nếu

không thành lập các doanh nghiệp liên doanh với các đối tác trong nước. Các doanh

nghiệp nước ngoài có một lợi thế trên th trường tài chính quốc tế và ngay cả trong

nước nhưng họ không có quyền sở hữu về đất đai cũng như các quy đ nh hạn chế

tiếp cận đất đai22

.

2.2.2. Môi trường pháp luật về cạnh tranh

2.2.2.1. Thực trạng môi trường pháp luật về cạnh tranh tại Việt Nam

Để đảm bảo tạo dựng một môi trường mà ở đó các chủ thể có thể được tự do

hoạt động, phát triển và cạnh tranh công ng với nhau cũng như nâng cao được sức

cạnh tranh của toàn ộ nền kinh tế, song song với việc xây dựng chính sách và pháp

luật về cạnh tranh thì việc tạo lập môi trường pháp luật về cạnh tranh cũng là yếu tố

vô cùng cần thiết. Chính vì thế, trong nhiều năm qua Nhà nước ta đã có rất nhiều nỗ

lực trong việc xây dựng hệ thống pháp luật nh m quản lý và điều tiết nền kinh tế

b ng việc an hành các văn ản pháp luật quan trọng như: Hiến pháp, các đạo luật,

ngh đ nh, thông tư và các chỉ th của Chính phủ hoặc cơ quan có thẩm quyền khác .

Cụ thể là, Chính phủ đã tiến hành sửa đổi Hiến pháp nước Cộng h a XHCN

Việt Nam hai lần vào các năm 1995 và 2001 tạo tiền để cho sự đổi mới kinh tế phù

hợp với pháp luật. Ngày 25 tháng 12 năm 2001, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá X đã

thông qua Ngh quyết sửa đổi bổ sung Hiến Pháp 1992. Điều 15 Hiến pháp 1992

khẳng đ nh: “Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa; cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ

21

Huan, D.V., 2001, Relationships between Competion Law and other Specific

Laws in legal regulations in Vietnam, Journal of Democracy and Law, 8th

, pp. 13-17

22 Bùi Nguyễn Anh Tuấn, 2010, Chính sách cạnh tranh từ góc độ của các quốc gia

đang phát triển, Bài nghiên cứu số 18, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính

sách VEPR

Page 45: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

40

chức sản xuất kinh doanh đa dạng dựa trên sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở

hữu tư nhân…”. Thêm vào đó, để đáp ứng sự thay đổi ngày càng chóng mặt của

nền kinh tế, ngày 23/11/2012, Chính phủ đã an hành ngh quyết số 38/2012/QH13

chính thức công ố Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Dự thảo hiện đang được công

bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến t các tầng lớp

nhân dân.

Sau Hiến pháp, Chính phủ cũng triển khai việc an hành một loạt các hệ thống

văn ản pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển môi trường kinh doanh

tại Việt Nam bao gồm:

Luật Doanh nghiệp số 60/2005/ H11, ngày 29/11/2005. Luật Doanh nghiệp

năm 2005 ra đời là sự hoàn thiện của Luật Doanh nghiệp năm 1999. Ngoài việc quy

đ nh về việc thành lập, tổ chức và quản lý hoạt động của các công ty trách nhiệm,

công ty cổ phần, Luật Doanh nghiệp năm 2005 c n ổ sung thêm các loại hình mới

như công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, quy đ nh rõ hơn về các hình thức

doanh nghiệp, các thủ tục liên quan tới thành lập và hoạt động doanh nghiệp theo

hướng đơn giản hơn, quy đ nh về quản tr doanh nghiệp phù hợp hơn với khung

quản tr của doanh nghiệp thế giới.

Luật Đầu tư số 59/2005/QH11. Luật Đầu tư năm 2005 là sự hoàn thiện trên cơ

sở Luật Đầu tư nước ngoài 1987 và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Luật Đầu

tư năm 2005 quy đ nh về hoạt động đầu tư nh m mục đích kinh doanh, quyền và

nghĩa của nhà đầu tư, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, khuyến

khích và ưu đãi đầu tư, quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư t Việt

Nam ra nước ngoài. Điều quan trọng trong Luật Đầu tư năm 2005 là việc đảm bảo

đầu tư và hỗ trợ, ưu đãi đầu tư được chỉnh sửa cho phù hợp với các quy đ nh của

WTO, giảm thiểu những phân iệt đối xử giữa các chủ thể đầu tư. Việc an hành

Luật Đầu tư năm 2005 đã góp phần cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh

doanh tại Việt nam

Luật Cạnh tranh số 27/2004/ QH11. Luật Cạnh tranh năm 200 điều chỉnh các

hành vi hạn chế cạnh tranh trên th trường và hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Luật quy đ nh về các hành vi hạn chế cạnh tranh, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, sử

Page 46: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

41

dụng v trí thống lĩnh trên th trường, lạm dụng độc quyền, tập trung kinh tế và các

trường hợp ngoại lệ khác. Luật cũng quy đ nh về cơ quan thực thi Luật Cạnh tranh,

trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc và các iện pháp xử lý. Luật Cạnh tranh năm

200 là hành lang pháp lý quan trọng nh m bảo vệ và tạo ra một môi trường kinh

doanh ình đẳng và an toàn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, luật c n một số hạn

chế trong việc điều chỉnh hành vi của các tập đoàn hay công ty nhà nước.

Luật Thương mại số 36/2005/ H11 ngày 16/6/2005. So với những luật cũ đã

được an hành trước đó, Luật Thương mại năm 2005 đã mở rộng phạm vi điều

chỉnh t các hoạt động mua án sang cả các hoạt động cung ứng d ch vụ và xúc tiến

thương mại. Luật cũng ổ sung thêm 2 hình thức hoạt động bao gồm doanh nghiệp

liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Thêm vào đó, Luật Thương mại

năm 2005 cũng th a nhận những nguyên tắc như: nguyên tắc ình đẳng trước pháp

luật của thương nhân trong hoạt động thương mại, tự do thỏa thuận thương mại, bảo

vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng,… đã giúp xác đ nh rõ cơ chế hoạt

động thương mại cũng như giúp các tổ chức cá nhân tham gia xác đ nh rõ quyền và

nghĩa vụ của mình.

Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy đ nh

về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,

quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền này. Luật được áp dụng đối

với tổ chức cá nhân tại Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều

kiện Luật quy đ nh và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Việc an hành

luật góp phần thúc đẩy tính sáng tạo, tính hiệu quả trong hoạt động nghiên cứu và

triển khai, bảo đảm cho doanh nghiệp trước những hành vi cạnh tranh không lành

mạnh liên quan về công nghệ hoặc thương hiệu.

Ngoài những văn ản luật chung c n có rất nhiều văn ản luật chuyên ngành

khác như: Luật các TCTD năm 2010, Luật uảng cáo (số 16/2012/ H13), Luật Giá

(số 11/2012/ H13),… cùng các Thông tư, Ngh đ nh an hành hướng dẫn việc thi

hành luật cho thấy hành lang pháp lý của chúng ta đã điều chỉnh được gần như toàn

ộ các chủ thể cũng như các hoạt động kinh doanh của các chủ thể trên th trường,

Page 47: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

42

tạo ra một môi trường chung để mọi thành phần kinh tế có thể tự do hoạt động, cạnh

tranh lành mạnh với nhau.

2.2.2.2. Những vấn đề đặt ra đối với môi trường pháp luật về cạnh tranh tại Việt

Nam

Qua thời gian thực thi và triển khai, Luật Cạnh tranh đã ộc lộ rất nhiều ất

cập ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh của các doanh nghiệp. Vấn đề lớn nhất

đối với môi trường pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện nay là sự chồng chéo của

các văn ản pháp luật có liên quan tới yếu tố cạnh tranh.

Hệ thống pháp luật Việt Nam có nhiều văn ản khác nhau điều chỉnh các hành

vi liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh trong đó có quy đ nh thẩm quyền của

nhiều cơ quan khác nhau thuộc nhiều ngành quản lý khác nhau. Tình trạnh chồng

chéo thẩm quyền của các cơ quan thực thi trong khi nội dung Luật có nhiều điểm có

thể gây phát sinh những cách hiểu khác nhau đã gây khó khăn nhất đ nh cho hoạt

động triển khai thực thi pháp luật không chỉ đối với Cục LCT mà c n đối với các

cơ quan điều tiết ngành và cơ quan có thẩm quyền khác.

Ví dụ như việc thực thi Luật Cạnh tranh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đang khá

lỏng về điều kiện xác đ nh hành vi vi phạm, có sự chồng chéo về quy đ nh xử phạt

vi phạm hành chính giữa lĩnh vực cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm quyền sở

hữu trí tuệ. Vấn đề bất cập lớn về thẩm quyền khi kết hợp giữa các văn ản pháp

luật cạnh tranh và sở hữu trí tuệ, bao gồm Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ,

Ngh đ nh 120/2005/NĐ-CP, Ngh đ nh 7/2009/NĐ-CP, Ngh đ nh 97/2010/NĐ-

CP… Hiện nay cùng một lúc có rất nhiều cơ quan như Cục QLCT, Công an kinh tế,

cơ quan thanh tra chuyên ngành về sở hữu trí tuệ, quản lý th trường, hải quan…đều

có thẩm quyền xử phạt hành chính về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở

hữu trí tuệ.

Như vậy việc các văn ản pháp luật chồng chéo, không phân đ nh rõ các điều

kiện áp dụng, xác đ nh rõ hành vi vi phạm và tương ứng với đó là phân đ nh thẩm

quyền tương ứng, phân iệt chế tài áp dụng có thể dẫn đến tình trạnh cùng một hành

vi nhưng có thể b phạt hai lần hoặc gây khó khăn trong việc xử phạt.

Page 48: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

43

2.2.2.3. Những khó khăn, thách thức đối với việc hoàn thiện môi trường pháp luật

về cạnh tranh tại Việt Nam

Việc xây dựng môi trường pháp luật không phải là vấn đề dễ dàng. Các quy

đ nh làm cơ sở pháp lý điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh hiện nay

c n thiếu thống nhất, chặt chẽ và toàn diện. Việc nên hay không nên sửa đổi, bổ

sung Luật Cạnh tranh năm 2004 cần phải được xem xét cẩn thận, kỹ càng.

Có một thực tế ở Việt Nam hiện nay là việc các doanh nghiệp vẫn c n chưa có

những nhận thức và hiểu biết rõ ràng đối với pháp luật cạnh tranh. Việc này sẽ là

một thách thức rất lớn trong việc áp dụng Luật Cạnh tranh vào đời sống kinh doanh.

Để có một môi trường pháp luật về cạnh tranh lành mạnh, công ng thì trên hết,

chủ thể của hoạt động kinh doanh là doanh nghiệp lại càng cần phải nắm rõ luật.

2.2.3. Thực thi pháp luật cạnh tranh

2.2.3.1. Thực trạng thực thi pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam

Về hoạt động của Cục QLCT

- Các vụ việc hạn chế cạnh tranh

Thời gian đầu Luật Cạnh tranh được thực thi, số vụ điều tra tiền tố tụng các vụ

việc hạn chế cạnh tranh c n ít, nhưng đến năm gần đây, con số các vụ việc ngày

càng tăng cao (năm 2011 Cục LCT đã tiến hành điều tra 10 vụ gấp đôi năm 2006

với 5 vụ điều tra). Nguyên nhân một phần ởi các doanh nghiệp hiện nay đã có hiểu

iết hơn về Luật Cạnh tranh t đó dễ dàng nhận thức được các hành vi hạn chế cạnh

tranh để thông áo cơ quan chức năng nh m ảo vệ môi trường kinh doanh lành

mạnh. Hơn nữa, chúng ta cũng không thể phủ nhận những động thái tích cực của

Cục LCT trong việc phát hiện các vụ việc vi phạm.

Page 49: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

44

Hình 2: Thống kê các vụ việc hạn chế cạnh tranh

(Nguồn: Báo cáo hoạt động Cục LCT năm 2 11)

ảng 1: Thống kê các vụ việc hạn chế cạnh tranh

(Nguồn: Báo cáo hoạt động Cục LCT năm 2 11)

Tuy nhiên, nhìn vào ảng trên, ta có thể thấy được một vấn đề, đó chính là sự

chênh lệch giữa các vụ điều tra tiền tố tụng với số vụ khởi xướng điều tra và số vụ

đưa ra được quyết đ nh.

Trong 6 năm t 2006 – 2011 có 0 vụ điều tra tiền tố tụng trong khi đó chỉ có

6 vụ được chuyển điều tra sơ ộ và điều tra chính thức như vậy con số vụ được điều

Page 50: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

45

tra chính thức chỉ chiếm 15% trên tổng số vụ khởi xướng. Con số ít ỏi các vụ được

điều tra chính thức được lý giải do hầu hết các vụ việc hạn chế cạnh tranh đều có tài

liệu, chứng cứ thu thập chưa đủ chứng minh cho hành vi vi phạm pháp luật cạnh

tranh. Có thể nói r ng hiện nay một trong những vấn đề hóc úa đặt ra cho Cục

QLCT là làm sao có thể đưa ra chứng cứ sắc đáng cho các vụ việc hạn chế cạnh

tranh do lạm dụng v trí thống lĩnh hoặc thỏa thuận trong khi các hành vi này đều là

ngầm đ nh hoặc chỉ được thỏa thuận ng lời nói.

Ngoài ra, số vụ việc đã được đưa ra quyết đ nh cũng chỉ chiếm 50% trên tổng

số vụ điều tra chính thức.

Hình 3: Quá trình điều tra các vụ việc n m 2011

(Nguồn: Báo cáo hoạt động Cục LCT năm 2 11)

Ngay như trong năm 2011, Cục LCT tiến hành điều tra 3 vụ nhưng tuy nhiên

chưa vụ nào được trình lên Hội đồng cạnh tranh. Vấn đề này hoàn toàn do sự chậm

trễ cũng như do sự phức tạp trong quá trình điều tra của Cục LCT.

- Các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh

Khác với hành vi cạnh tranh, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh xảy ra

thường xuyên và rõ ràng hơn chính vì lý do đó mà con số các vụ việc cạnh tranh

không lành mạnh cũng lớn hơn rất nhiều so với các vụ việc hạn chế cạnh tranh.

Page 51: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

46

Chúng ta cũng phải ghi nhận r ng số lượng các vụ việc được tiếp nhận tăng

nhanh chóng t 7 vụ năm 2006 cho đến 88 vụ năm 2011. Hai nguyên nhân chủ yếu

là do môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt khiến một số doanh nghiệp đã phải

dùng một số chiêu thức cạnh tranh không lành mạnh để hạ thấp đối thủ và lý do thứ

hai là do công tác quản lý, nhận iết các hành vi cạnh tranh của cơ quan chức năng.

Hình 4: Thống kê vụ việc cạnh tranh không lành mạnh

(Nguồn: Báo cáo hoạt động Cục LCT năm 2 11)

ảng 2: Thống kê vụ việc cạnh tranh không lành mạnh

(Nguồn: Báo cáo hoạt động Cục LCT năm 2 11)

Page 52: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

47

Trong số 9 vụ việc điều tra về cạnh tranh không lành mạnh thì các vụ việc

hành vi quảng cáo nh m gây ra cạnh tranh không lành mạnh chiếm đến 58 vụ tức

khoảng 62% tổng số vụ việc, các vụ việc liên quan đến hành vi án hàng đa cấp ất

chính chiếm 20 vụ tức 21%, các vụ việc liên quan đến các sai phạm c n lại chỉ

chiếm một con số khiêm tốn là 17%. Ta có thể thấy r ng, cùng với sự phát triển của

công nghệ thông tin quảng cáo đã trở thành một trong những công cụ hỗ trợ

marketing hiệu quả nhất, quảng cáo xuất hiện khắp mọi nơi t tạp chí, tivi, đài, các

trang áo điện tử hay ngay cả trên những anner trên xe us. Nhưng cũng chính

vậy, quảng cáo chính là nơi mà các doanh nghiệp tôn vinh một cách thái quá sản

phẩm của mình cũng như hạ thấp uy tín của đối thủ. Đồng thời do sự phổ iến của

quảng cáo, mà các doanh nghiệp khác cũng như người tiêu dùng dễ dàng phát hiện

được những sai phạm cạnh tranh không lành mạnh trong quảng cáo. Ngoài ra, hoạt

động án hàng đa cấp – hoạt động án hàng mới xuất hiện ở nước ta nhưng đã phát

triển khá nhanh và phổ iến tuy nhiên lại theo một hướng khá tiêu cực. Các sản

phẩm không đảm ảo chất lượng và các hành vi liên minh liên kết và l a đảo người

tiêu dùng nh m tăng nhanh doanh số. Chính vì vậy, dù mới xuất hiện nhưng số vụ

việc về án hàng đa cấp vi phạm Luật Cạnh tranh đã chiếm một con số đáng giật

mình.

Do ản chất của các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh khá rõ ràng, nên việc

điều tra vụ việc cũng được tiến hành nhanh chóng và đơn giản hơn các vụ việc hạn

chế cạnh tranh. Số vụ việc cạnh tranh không lành mạnh đã được đưa ra kết luận

chiếm đến 88% các vụ việc được điều tra một con số rất cao so với 50% của các vụ

việc hạn chế cạnh tranh.

- Các vụ việc tập trung kinh tế

Tập trung kinh tế (TTKT) hay thường được gọi dưới thuật ngữ thông thường

là M A cũng là một trong những hoạt động kinh tế mới xuất hiện ở Việt Nam

những năm đầu thế kỷ 21. Nhưng tuy nhiên hoạt động này phát triển một cách

nhanh chóng ở Việt Nam, giá tr của các thương vụ M A đã tăng khoảng hơn 200

lần trong v ng mười năm t 30 triệu USD năm 2002 lên đến 6,25 tỷ USD năm

2011.

Page 53: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

48

Hình 5: Số lượng và giá trị A tại Việt Nam t n m 2003 – quý I n m 2012

(Nguồn: tox Plus, Thomson euters)

Đặc điểm các thương vụ M A ở Việt Nam là quy mô các thương vụ chủ yếu

là v a và nhỏ, chủ yếu là các thương vụ theo chiều ngang, thường diễn ra ở lĩnh vực

như tài chính ngân hàng, ngành hàng tiêu dùng, ất động sản và các thương vụ

thường có liên quan đến yếu tố nước ngoài trong đó Nhật Bản là nước dẫn đầu về số

thương vụ. Tuy nhiên hiện nay, các vụ M A có xu hướng phức tạp hơn và các

thương vụ tập trung theo chiều dọc đã xuất hiện nhiều hơn.

Như đã nói ở trên, các vụ M A chủ yếu có quy mô v a và nhỏ, vì vậy trong

tổng số 266 thương vụ năm 2011 thì Cục LCT chỉ nhận được hồ sơ TTKT và

ngoài ra có ý kiến tham vấn một số vụ việc khác vì tuy Cục LCT có chức năng

ao quát chung về TTKT nhưng chỉ khi th phần kết hợp các doanh nghiệp tham gia

TTKT chiếm t 30 – 50% th trường liên quan thì phải thực hiện thủ tục thông áo

TTKT cho Cục LCT theo quy đ nh điều 20 Luật Cạnh tranh. Tổng cộng t khi ắt

đầu thực hiện Luật Cạnh tranh đến hết năm 2011, Cục LCT tiếp nhận 21 vụ việc

Page 54: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

49

TTKT và đã đều phê chuẩn tất cả vụ việc được thông áo, chưa có vụ việc nào

cấm theo quy đ nh của Luật Cạnh tranh.

Về hoạt động của HĐCT

Trên thực tế, hoạt động của HĐCT trong thời gian qua khá mờ nhạt, dường

như trở thành “cái óng” của Cục QLCT. Số lượng vụ việc hạn chế cạnh tranh đã

xử lý d ng ở mức khiêm tốn, các thành viên trong Hội đồng cạnh tranh đều là kiêm

nhiệm. Bên cạnh đó, Hội đồng chưa có những hoạt động nổi bật về các chức năng

c n lại là quảng á, tuyên truyền pháp luật cạnh tranh, học hỏi kinh nghiệm xây

dựng, tổ chức của các nước trên thế giới, hoàn thiện pháp luật cạnh tranh,… Vì vậy,

mô hình tổ chức cũng như hoạt động của HĐCT Việt Nam chỉ mới d ng lại ở mức

c n sơ khai, chưa hoàn thiện.

Sau gần 8 năm thực hiện Luật Cạnh tranh đến nay, HĐCT vẫn chưa ao giờ

đưa ra mức phạt tối đa tức phạt 10% doanh thu của năm trước. Như vụ khá nghiêm

trọng về 19 công ty ảo hiểm, mức phạt đối với mỗi doanh nghiệp là 0,025% tổng

doanh thu năm 2007, tổng tiền phạt của 19 doanh nghiệp bảo hiểm trên 1,7 tỷ

đồng23. Ngoài ra mức phạt dựa trên tổng doanh thu của năm tài chính trước đó ộc

lộ nhiều ất cập như việc vi phạm chỉ diễn ra ở một lĩnh vực hoạt động doanh

nghiệp hay ở một th trường nhất đ nh nhưng mức phạt tính trên tổng doanh thu hay

khi tổng doanh thu ng 0 có nghĩa là dù vi phạm doanh nghiệp cũng chỉ phải nộp

phạt 0 đồng. Liệu r ng với mức phạt chỉ d ng lại ở mức cảnh áo doanh nghiệp và

như trên có thực sự răn đe được các doanh nghiệp khác nh m tạo ra môi trường

cạnh tranh lành mạnh.

2.2.3.2. Những vấn đề đặt ra đối với thực thi pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam

Nguồn nhân lực của cơ quan thực thi còn hạn chế

Thực tế triển khai cho thấy số vụ việc vi phạm cạnh tranh ngày một tăng cao

đ i hỏi nguồn nhân lực đảm bảo cả chất lẫn lượng t các cơ quan quản lý cạnh tranh

23

Phạt 19 doanh nghiệp bào hiểm: “Mang tính chất cảnh báo”.

http://vneconomy.vn/20100803042740945P0C6/phat-19-doanh-nghiep-bao-hiem-

mang-tinh-chat-canh-bao.htm

Page 55: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

50

mới có thể đáp ứng được việc thực thi cũng như khối lượng đồ sộ của công việc.

Việc số lượng chuyên viên và điều tra viên c n hạn chế hiện nay cũng góp phần ảnh

hưởng đối với việc thực thi luật cạnh tranh một cách hiệu quả.

Đối với Cục QLCT, do mới được thành lập trong điều kiện chưa lâu nên số

lượng chuyên gia, điều tra viên của cục c n ít. Dù nỗ lực triển khai trong vấn đề đào

tạo bồi dư ng chuyên gia thông qua các dự án hợp tác song phương với Nhật Bản

(dự án nâng cao năng lực về chính sách cạnh tranh và thực thi Luật cạnh tranh của

Việt Nam), Hàn uốc (hoạt động hỗ trợ của ủy an thương mại lành mạnh Hàn

Quốc với Cục QLCT trong việc tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho Cục QLCT),

Thụy sỹ (dự án Nâng cao năng lực cho các cơ quan cạnh tranh của Việt Nam),… và

các dự án hợp tác đa phương khác song mới chỉ đáp ứng được nhu cầu trước mắt.

Cục LCT là cơ quan quản lý nhà nước trong cả 3 lĩnh vực: cạnh tranh, ảo

vệ người tiêu dùng và ph ng vệ thương mại. Có một thực tế là không một cơ quan

quản lý cạnh tranh nào trên thế giới được quy đ nh nhiều chức năng, đặc iệt là ao

gồm cả các chức năng thực thi pháp luật về các iện pháp đảm ảo công ng trong

thương mại quốc tế như Việt Nam. Điều này đã dẫn đến tình trạng quá tải cho hoạt

động của Cục LCT trong thời gian qua.

Đối với HĐCT, việc không rõ ràng trong vấn đề xác đ nh thẩm quyền của

HĐCT gây nhiều tranh cãi trong vấn đề tổ chức. Sự không độc lập trong vấn đề

thực thi luật và nhiều ràng uộc khác t phía Bộ Công thương khiến cho hoạt động

của HĐCT cũng chi phối rất lớn. Mặt khác, sự mập mờ này đã iến HĐCT trở

thành cái óng của Cục QLCT. Việc xử lý các vụ cạnh tranh đều dựa hoàn toàn vào

kết quả t phía cục QLCT khiến cho nhân lực của cục thì không đáp ứng đủ mà

nhân lực của HĐCT thì lại chưa được sử dụng một cách hiệu quả.

Chế tài xử phạt chưa đủ sức r n đe

Hiện nay các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã xảy ra khá phổ biến,

nhiều nhất là ở các khía cạnh, công kích, nói xấu đối thủ cạnh tranh, gian dối hoặc

gây nhầm lẫn về sản phẩm, đặc biệt là việc sử dụng kênh thông tin mạng để nói xấu

nhau trên log, diễn đàn… Việc các doanh nghiệp chấp nhận ch u phạt để đạt được

mục đích cuối cùng là do chế tài c n lỏng lẻo, mức xử phạt đối với các hành vi cạnh

Page 56: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

51

tranh không lành mạnh c n thấp, chưa đủ sức răn đe. Theo quy đ nh của Ngh đ nh

120/2005/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, mức tiền

phạt cao nhất đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng chỉ là 100 triệu

đồng. Ngoài ra, có thể áp dụng một số hình phạt bổ sung khác hoặc biện pháp khắc

phục hậu quả. Nếu so sánh giữa mức tiền phạt mà doanh nghiệp phải ch u so với

những thiệt hại mà doanh nghiệp đó gây ra cho doanh nghiệp khác, cho người tiêu

dùng và xã hội thì vẫn chưa thỏa đáng.

2.2.3.3. Những khó khăn, thách thức đối với thực thi pháp luật cạnh tranh ở Việt

Nam

Hiện nay, đội ngũ cán ộ ở Cục LCT và Hội đồng cạnh tranh c n khá mỏng

và phải kiêm nhiệm nhiều chức năng một lúc, đồng thời số vụ việc cạnh tranh ngày

càng nhiều đã dẫn tới tình trạng quá tải và hoạt động kém hiệu quả ở cơ quan quản

lý. Việc tăng cường cả về chất lượng và số lượng cán ộ ở các cơ quan quản lý cạnh

tranh không thể thực hiện trong thời gian ngắn. Cần phải có một kế hoạch dài hạn,

phù hợp với thực tế chế độ cạnh tranh kinh tế tại Việt Nam.

Việc doanh nghiệp làm cản trở quá trình thực thi pháp luật cạnh tranh cũng là

một khó khăn cần chú ý đến. Những hành vi vi phạm pháp luật sẽ dễ dàng phát

hiện nếu như những doanh nghiệp có liên quan đến vụ việc cạnh tranh chủ động tìm

đến cơ quan thực thi giải quyết. Thực tế hiện nay, khi doanh nghiệp gặp phải những

hành vi cạnh tranh không lành mạnh của đối thủ, thay vì việc áo cáo lên cơ quan

quản lý, doanh nghiệp thường tìm cách trả đũa ng b ng chính những hành vi phản

cạnh tranh.

2.2.4. Ý thức tôn trọng và sự tuân thủ pháp luật cạnh tranh của doanh nghiệp

2.2.4.1. Thực trạng tuân thủ pháp luật cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam

Nhân tố cốt lõi của việc tuân thủ pháp luật cạnh tranh là cam kết tuân thủ của

nhà quản tr cấp cao. Nhà quản tr cấp cao, đặc biệt là Hội đồng quản tr , phải có

một cam kết rõ ràng cho việc tuân thủ pháp luật cạnh tranh. Nếu không có những

cam kết này thì sẽ không có một nỗ lực tuân thủ nào có thể đạt được cả. Thực tế

hiện nay, chủ doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa chú trọng vào vấn đề tìm hiểu, áp

dụng luật pháp vào quá trình kinh doanh. Thậm chí, trong một số trường hợp, chính

Page 57: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

52

những nhà quản tr cấp cao lại là người đầu tiên không có ý thức tôn trọng và tuân

thủ pháp luật cạnh tranh. Sau đây là một trường hợp điển hình của việc nhà quản tr

cấp cao (Tổng Giám đốc) trực tiếp chỉ đạo cho nhân viên trên toàn quốc thực hiện

hành vi cạnh tranh không lành mạnh, “chơi xấu” đối thủ cạnh tranh.

Câu chuyện cạnh tranh giữa hai hãng rượu Vodka Avinaa và Vodka Men24

.

- Diễn biến sự việc

Ngày 9/11/2011, ông Tô Văn Nhật – Tổng Giám đốc kinh doanh nhãn hiệu

Vodka Avinaa đã chỉ đạo b ng văn ản cho toàn hệ thống án hàng của mình phải

trực tiếp tiến hành thử nghiệm rượu của đối thủ (Vodka Men) b ng thí nghiệm điện

phân. Mục tiêu là để khách hàng, chủ nhà hàng chứng kiến là Vodka Men là rượu

có tạp chất, không tinh khiết, không thể chất lượng b ng Vodka Avinaa. Cũng theo

chỉ đạo này, thời gian thực hiện kéo dài 26 ngày, mỗi ngày, mỗi nhóm phải đi được

5 nhà hàng. Công ty sẽ chi tiền công tác phí ổ sung 70 nghìn đồng/ngày và tiền

mua rượu. Các trưởng nhóm sẽ phải áo cáo công việc trước 9h sáng ngày hôm sau.

Nếu tỉnh nào không làm áo cáo thì phải ch u phạt rất nặng. Nếu không hoàn thành

nhiệm vụ, giám đốc kinh doanh phụ trách phạt 10 triệu đồng, giám sát án hàng

b phạt 7 triệu đồng, đại diện thương mại b phạt 5 triệu đồng, nhân viên kinh doanh

b phạt 4 triệu đồng và PG sẽ b phạt 2 triệu đồng.

Nhân viên công ty thực hiện quá trình điện phân hai loại rượu Vodka Men và

Vodka Avinaa. Kết quả là, sau 8 phút, cốc rượu Vodka Men kết tủa màu đen như

màu nước cống, cốc rượu Vodka Avinaa rượu chỉ hơi ngả sang màu vàng và không

có kết tủa. Vodka Avinaa đã không áo cáo kết quả thí nghiệm này cho các cơ quan

chức năng mà đem kết quả này làm chiêu Marketing cho sản phẩm của mình. Mặc

dù không có một văn ản nào của cơ quan chức năng công nhận kết quả này, nhân

viên của Vodka Avinaa vẫn giải thích với khách hàng là rượu Vodka Men chuyển

màu đen là có độc tố, c n rượu Avinaa chuyển màu vàng là có khoáng chất. Các

24

ượu nội dìm nhau: Bôi xấu đối thủ ở quán nhậu.

http://www.vef.vn/2012-01-11-ruou-noi-dim-nhau-boi-xau-doi-thu-o-quan-nhau

Page 58: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

53

chủ nhà hàng và thực khách đã thuyết phục r ng, chỉ có rượu Vodka Avinaa là

sạch, c n rượu Vodka Men là độc hại.

- Nguyên nhân

Lý giải về công văn chỉ đạo trên, ông Nhật cho r ng việc đó xuất phát t việc

b Vodka Men chèn ép. Trong cuộc phỏng vấn trên Bản tin tài chính kinh doanh

ngày 7/3/2012 (kênh VTV1), ông Nhật đã trả lời r ng: “Tôi được nghe báo cáo về

việc, bên đối thủ kinh doanh, không biết là do ai chỉ đạo, có một nhóm người đi

uống rượu. au đó thì đập chai và nói rằng là rượu của Avinaa uống vào đau đầu,

đau bụng. Khi đấy thì bên chủ quán cũng không biết thực hư thế nào, người ta cũng

gọi điện về Avinaa và mang trả lại. Bản thân tôi thì xuất phát từ nhu cầu tự vệ. Và

cái thứ hai là vì cái kinh nghiệm thương trường của chúng tôi vẫn còn non kém,

trong khi đó, đối thủ cũng có rất nhiều biện pháp rất tinh vi”. Trên thực tế, nguyên

nhân sâu xa của vụ việc này chính là sự nhận thức yếu kém về pháp luật cạnh tranh

của người chủ doanh nghiệp.

- Biện pháp trả đũa của đối thủ cạnh tranh

Ngay sau khi Vodka Avinaa chỉ đạo nhân viên điện phân rượu của Vodka

Men thành màu đen, ngày 12/11/2011, ông Phạm Kinh Kha, giám đốc phụ trách

nhãn hiệu Vodka Men cũng đã thông qua email của mình ([email protected]) chỉ

đạo 100% các đại lý, nhà phân phối cũng sử dụng biện pháp điện phân. Trong đó có

lưu ý r ng, khi điện phân rượu của Vodka Avinaa, vì rượu ít iến đổi màu khi điện

phân nên “khi thử cho một ít muối, rượu sẽ chuyển màu rất nhanh”. Chỉ nên cho

một ít muối vì cho nhiều sẽ làm hỏng thiết b do b đứt cầu chì. Với nhiều kinh

nghiệm trên thương trường, Vodka Men đã cho người lén ghi lại những hành vi

cạnh tranh không lành mạnh của đối thủ để làm b ng chứng trong vụ việc cạnh

tranh này.

- Kết luận

Việc so sánh trực tiếp chất lượng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh là hành vi

cấm kỵ trong cạnh tranh. Theo quy đ nh của Luật Cạnh tranh, hành vi gièm pha, nói

xấu doanh nghiệp khác là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Hiện nay, Cục

QLCT đã chính thức ra Quyết đ nh điều tra vụ việc này.

Page 59: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

54

Hiện nay, doanh nghiệp đã dần dần nhận ra sự cần thiết của đội ngũ tư vấn

pháp luật. Nhưng không phải vì thế mà hiểu biết về pháp luật được nâng cao. Có

doanh nghiệp tuyển một lúc – 5 cử nhân luật song do bố trí nhân sự không hợp lý

nên tình hình không được cải thiện. Những nhân viên có hiểu biết về pháp luật phân

tán vào các ph ng an, không tập trung tạo thành ộ máy pháp luật tổng thể. T đó,

họ không thể hiện được vai tr của mình trong việc đưa ra ý kiến về những vấn đề

có liên quan tới pháp luật. Hiệu quả của việc giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh

cũng không cao khi doanh nghiệp tìm tới sự tư vấn của luật sư.

2.2.4.2. Những vấn đề đặt ra đối với việc tuân thủ pháp luật cạnh tranh của doanh

nghiệp Việt Nam

Nhận thức về pháp luật của doanh nghiệp còn hạn chế

Ý thức và sự tuân thủ pháp luật cạnh tranh của doanh nghiệp là một phần rất

quan trọng của chế độ cạnh tranh kinh tế Việt Nam bởi vì doanh nghiệp là đối tượng

chính ch u sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh. Mặc dù vậy, thực tế hiện nay, nhận

thức về pháp luật kinh doanh của nhiều chủ doanh nghiệp c n hạn chế, đặc biệt là

pháp luật cạnh tranh. Theo đại diện của Bộ Tư pháp, 50 – 80% doanh nghiệp phải

nhờ cậy các mối quan hệ với cơ quan nhà nước hoặc phải có sự hỗ trợ của bạn è và

người thân mới có thể tiếp cận được thông tin pháp lý25. C n theo áo cáo khảo sát

mức độ nhận thức của cộng đồng (bao gồm khối doanh nghiệp, các hiệp hội và các

cơ quan quản lý nhà nước) đối với các quy đ nh pháp luật về cạnh tranh năm 2009,

về tổng thể, nhận biết mới d ng lại ở mức độ “ iết luật cạnh tranh mới ra đời”26

.

Các đối tượng được hỏi cũng iết sơ ộ các khái niệm của hành vi cạnh tranh không

lành mạnh, hành vi hạn chế cạnh tranh. Tuy nhiên, số doanh nghiệp hiểu chi tiết về

Luật Cạnh tranh như iết ngư ng th phần b cấm, mức phạt, thủ tục giải quyết vụ

25

Các tổng công ty cần bộ phận pháp chế.

http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2006/04/3b9e9383/

26 Khảo sát mức độ nhận thức của cộng đồng đối với Luật Cạnh tranh.

http://www.vca.gov.vn/Web/Content.aspx?distid=1630&lang=vi-VN

Page 60: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

55

việc cạnh tranh c n khá khiêm tốn. Đây là một vấn đề cần phải được quan tâm nếu

muốn xây dựng chế độ cạnh tranh kinh tế hoàn thiện.

Chưa xây dựng được chương trình tuân thủ pháp luật cạnh tranh của

doanh nghiệp

Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, nhận thức về pháp luật cạnh

tranh chỉ là điều kiện cần để tồn tại. Như trường hợp của Vodka Avinaa và Vodka

Men ở trên, các doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Bản thân hai doanh

nghiệp đều không có một chương trình tuân thủ pháp luật hiệu quả. Hậu quả dẫn tới

việc hành vi cạnh tranh không lành mạnh xuất phát t nhà quản tr cấp cao của

doanh nghiệp chứ không phải chỉ là ột phát ở một số nhân viên dưới quyền. Đa số

các doanh nghiệp Việt Nam đều không có một chương trình tuân thủ pháp luật cạnh

tranh, nếu có thì cũng chưa thực sự hiệu quả. Hệ quả là ngày càng nhiều trường hợp

cạnh tranh không lành mạnh xảy ra.

Nhìn sang những quốc gia, khu vực khác, những doanh nghiệp đã nhận được

những hướng dẫn an đầu của việc xây dựng một chương trình tuân thủ đáng tin

cậy và hiệu quả.

Văn ph ng thương mại công ng (OFT) của Vương quốc Anh đã an hành

bản bộ hướng dẫn chi tiết cho doanh nghiệp về việc tuân thủ pháp luật cạnh tranh.

Chúng ao gồm những lời khuyên cụ thể cho nhà quản tr , hướng dẫn chung cho

toàn ộ doanh nghiệp, hướng dẫn nhanh và một đoạn phim ngắn27

.

Ngày 27/9/2010, Cục Cạnh tranh Canada cũng an hành một văn bản pháp

luật không ắt buộc về chương trình tuân thủ cạnh tranh của doanh nghiệp Canada.

Nó ao gồm những thông tin chung nhất và được cung cấp để hướng dẫn việc áp

dụng một cách thuận tiện Luật Cạnh tranh, Luật đóng gói, ghi nhãn mác hàng tiêu

dùng, Luật ghi nhãn hàng dệt may và Luật ghi nhãn hàng kim loại quý28

.

27

Office of Fair Trading (OFT), Competition Law compliance.

http://www.oft.gov.uk/OFTwork/competition-act-and-cartels/competition-law-

compliance/#.UWzRK6LniX4

28 Competition Bureau, Canada, Corporate Compliance Programs.

Page 61: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

56

Tháng 11/2011, Hội đồng Liên minh châu Âu – ch u trách nhiệm thực thi Luật

cạnh tranh trong khu vực EU cũng đã an hành hướng dẫn đầu tiên về chương trình

tuân thủ pháp luật cạnh tranh. Đó là một văn ản dài 22 trang “EU Commission,

Compliance matters: What companies can do better to respect EU competition

rules, pecial first edition, (Nov, 2 11)”29. Đây là một nguồn tham khảo quan trọng

giúp giải quyết vấn đề xây dựng chương trình tuân thủ của khu vực châu Âu.

2.2.4.3. Những khó khăn, thách thức đối với việc nâng cao ý thức tôn trọng và tuân

thủ pháp luật cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam

Khó khăn đầu tiên là việc các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro

có liên quan tới cạnh tranh. Rủi ro pháp lý về việc không tuân thủ pháp luật cạnh

tranh. Rủi ro kinh tế khi phải bồi thường thiệt hại, b phạt vi phạm. Và trên hết, rủi

ro b tổn hại về danh tiếng là nặng nề nhất. Khi Vodka Avinaa thực hiện hành vi nói

xấu doanh nghiệp khác, Vodka Men trả đũa, chưa cần biết ai đúng ai sai, rõ ràng là

hình ảnh của cả hai doanh nghiệp đều trở nên xấu hơn trong mắt người khác.

Thứ hai là việc Việt Nam, cụ thể là Cục QLCT vẫn chưa hề có ất kỳ một văn

bản hướng dẫn nào về việc xây dựng chương trình tuân thủ cho doanh nghiệp. Bản

thân chế độ cạnh tranh kinh tế ở Việt Nam vẫn c n đang trong giai đoạn hoàn thiện.

Đây là một thách thức không nhỏ đối với việc nâng cao ý thức tuân thủ của doanh

nghiệp. Muốn xây dựng được một ý thức tuân thủ tốt thì đ i hỏi cần có sự phối hợp

giữa cơ quan chức năng và ản thân doanh nghiệp.

2.2.5. Pháp luật cạnh tranh về bảo vệ người tiêu dùng

2.2.5.1. Thực trạng pháp luật cạnh tranh trên giác độ bảo vệ quyền lợi NTD

Về việc vi phạm quyền lợi của NTD

o Vấn đề độc quyền đối với mặt hàng điện:

http://www.competitionbureau.gc.ca/eic/site/cb-bc.nsf/eng/03280.html

29 The EU offers guidance on competition law compliance programs.

http://compliance.saiglobal.com/community/know/blogs/item/2862-eu-guidance-

on-competition-law-compliance-programs

Page 62: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

57

Hiện nay có a phía tham gia vào th trường phát điện ở Việt Nam, bao gồm:

Các công ty Nhà nước - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí

Việt Nam, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam. Cũng có các nhà sản xuất điện

độc lập và dự án BOT nước ngoài. Tuy nhiên, thực tế là các công ty Nhà nước

chiếm th phần rất lớn trong sản xuất điện.

EVN là đơn v sở hữu phần lớn công suất các nguồn điện, thâu tóm toàn ộ

khâu truyền tải, phân phối và kinh doanh án lẻ điện. Việc sản xuất kinh doanh thua

lỗ, đi kèm với tăng giá điện trong khi tình trạng cắt điện vẫn xảy ra liên tục trên

diện rộng gây ra nhiều tổn thất lớn cho NTD30

.

Mức tiêu dùng hàng tháng 2010 2011 Mức t ng

50 kWh đầu cho hộ nghèo và thu nhập thấp 600 993 65,5 %

0 – 100 kWh đầu cho hộ thu nhập ình

thường

1,004 1,242 23,7 %

101 – 150 kWh 1,214 1,304 7,4 %

151 -200 kWh 1,594 1,651 3,6 %

201 – 300 kWh 1,722 1,788 3,8 %

301 – 400 kWh 1,844 1,912 3,7 %

401 kWh trở lên 1,890 1,962 3,8 %

ảng 3: Biểu giá điện so sánh giữa n m 2010 và n m 2011

(Nguồn: Thời báo kinh tế ài Gòn năm 2 11)31

Chúng ta có thể thấy r ng nếu theo biểu giá mới thì với việc không trợ giá đại

trà cho 50 kWh đầu tiên, nhóm có mức tiêu thụ n m trong khoảng 51-75 kWh/tháng

sẽ là nhóm ch u tác động lớn nhất vì hóa đơn tiền điện của họ sẽ tăng trong khoảng

69-95%. Trong khi đó, mức tăng giá áp dụng đối với các hộ sử dụng nhiều điện

chưa đến 4%, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng giá điện trung ình 15,3%. Đã

30

EVN vẫn độc quyền kinh doanh điện, giá còn bất cập, http://vov.vn/Kinh-te/EVN-

van-doc-quyen-kinh-doanh-dien-gia-con-bat-cap/228674.vov

31 Thời áo kinh tế Sài G n, 2011, Thiếu công bằng trong tăng giá điện,

http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/ykien/49055

Page 63: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

58

đành là do giá điện trước đây của hộ nghèo tương đối thấp nên tỷ lệ tăng có thể phải

nhiều hơn, song chênh lệch đến mức độ này thì quả là thiếu tính công ng đối với

các hộ nghèo.

Giá điện có ảnh hưởng rất lớn đến giá tiêu dùng. Có thể nói r ng giá điện

chính là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chi tiêu hộ gia đình và sinh hoạt của

người dân. Chính vì vậy mà vấn đề độc quyền điện là một vấn đề nhức nhối, gây ra

nhiều trăn trở, và tranh luận trong bộ phận NTD hiện nay.

o Vấn đề độc quyền đối với mặt hàng xăng dầu

Xăng dầu t lâu đã trở thành một mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống của

người dân. Nó phục vụ các hoạt động t sản xuất đến tiêu dùng thường ngày. Theo

thống kê, hiện đang có 11 đơn v được kinh doanh nhập khẩu xăng dầu tại th

trường trong nước với khoảng 12000 trạm xăng dầu án lẻ. Tuy nhiên, hơn 60%

khối lượng phân phối được Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) quản lý.

Hơn nữa, kể t ngày 15/12/2009, sau khi có quyết đ nh cho phép các đơn v kinh

doanh xăng dầu được chủ động về giá án thì quyết đ nh tăng hay giảm giá xăng

dầu phụ thuộc vào Petrolimex rất nhiều.

Việc giá xăng tăng giảm thất thường không c n là điều quá xa lạ với NTD

nữa. Mặc dù có những đợt giảm giá tuy nhiên giá giảm rất ít và đồng thời tạo đà để

những lần sau tăng nhiều hơn. Do đó, việc giá xăng dầu giảm không c n khiến NTD

vui m ng nữa mà c n gây ra hoang mang và lo lắng cho đợt tăng giá kế tiếp.

NTD phải gánh ch u những khoản chi thêm khi giá xăng dầu tăng nhanh. Vì

mặt hàng xăng dầu là mặt hàng thiết yếu và tương đối không co giãn so với giá nên

đối tượng phải ch u gánh nặng nhiều nhất làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

chính là NTD. Ta có thể quan sát diễn biến giá xăng thông qua iểu đồ dưới đây:

Page 64: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

59

Hình 6: Biểu đồ giá x ng A92 ở Việt Nam t 21/07/2008 đến 28/03/2013

Đơn vị: Đồng

(Nguồn: Tự tổng hợp)32

Nhìn vào iểu đồ ta có thể thấy giá xăng nhìn chung là luôn có xu hướng tăng

trong suốt giai đoạn năm 2008 đến nay. ua đó ta thấy NTD luôn phải đối mặt với

tình trạng xăng tăng liên tục trong khi đồng lương và các khoản phải chi khác vẫn

vậy. Đó quả thực là một gánh nặng ngày càng lớn đang đè lên vai NTD.

Vấn đề đầu cơ, găm hàng, nói thách, nâng giá tùy tiện

Đầu cơ, găm hàng, nói thách, nâng giá tùy tiện t lâu đã không c n là những

thuật ngữ mới mẻ đối với NTD. Trên thực tế, mặc dù khi sự việc xảy ra, các công ty

có ao iện hay viện cớ gì đi chăng nữa thì đối tượng phải gánh ch u thiệt hại vẫn là

NTD. Tình trạng đầu cơ, găm hàng, nói thách, nâng giá tùy tiện diễn ra phổ biến

nhất trong những d p lễ tết khi nhu cầu mua sắm hàng hóa lên cao và truyền thống

chi tiêu thoải mái trong những d p lễ của NTD. Ngoài ra, khi nguồn cung gặp trục

trặc hoặc hệ thống phân phối có vấn đề thì các doanh nghiệp cũng đầu cơ, găm

hàng, án nhỏ giọt để chờ tình hình, tạo cơ hội để nếu tình hình tiếp diễn có thể án

hàng với mức giá cao hơn. Đặc biệt, trước mỗi d p chuẩn b tăng giá xăng, các cây

xăng án kiểu nhỏ giọt, găm hàng không c n gì xa lạ với người dân nữa.

32

Bảng tổng hợp giá bán lẻ xăng từ năm 2 5 đến nay. http://xangdau.net/thong-

tin-chung/gia-ban-le/lich-su-gia-ban-le/bang-tong-hop-gia-ban-le-xang-tu-nam-

2005-den-nay-32.html

05000

10000150002000025000

Giá xăng A92

Giá xăng A92

Page 65: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

60

Có thể lấy ví dụ về vụ "sốt" gạo hồi cuối tháng 0 /2008, giá gạo b đẩy lên gấp

2 - 3 lần so với ình thường, với mức cao kỷ lục 25.000 đồng/kg. Vụ gạo sốt ảo này

là điển hình rõ nhất về sự yếu kém của hệ thống phân phối tại Việt Nam. Trong khi

giới đầu cơ ém hàng, tung tin đồn khiến người dân đổ xô đi mua gạo dự trữ thì các

doanh nghiệp kinh doanh lương thực lại không thể đưa gạo ra th trường dù tồn kho

rất lớn.

Hoạt động của Cục QLCT trong các công tác bảo vệ quyền lợi NTD

Cục QLCT là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ

Công thương. Với chức năng chính là giúp Bộ trưởng Bộ Công thương thực hiện

quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi NTD, chống án phá giá, chống

trợ cấp và tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam, Cục QLCT đã

và đang nỗ lực hoạt động nh m: thúc đẩy môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ

quyền lợi của doanh nghiệp và NTD trước những hành vi hạn chế cạnh tranh, chống

các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ quyền lợi NTD và hỗ trợ cho

ngành sản xuất trong nuớc ph ng, chống các vụ kiện án phá giá, trợ cấp và tự vệ

của nước ngoài.

T sau thời điểm thành lập năm 2006, Cục QLCT đã nỗ lực hoạt động để việc

thực thi đúng pháp luật và ảo vệ quyền lợi NTD được các doanh nghiệp, các tổ

chức quan tâm, chú ý. Tổng cộng, trong giai đoạn 2006 – 2011, Cục đã tiếp nhận 40

hồ sơ về các vụ việc hạn chế cạnh tranh. Cụ thể, năm 2011, Cục QLCT đã điều tra

03 vụ việc hạn chế cạnh tranh, trong đó 01 vụ được thụ lý năm 2010 và kết thúc

điều tra trong năm và 02 vụ việc được khởi xướng và điều tra mới. Theo đó:

- 01 vụ việc liên quan đến khiếu nại về hành vi lạm dụng v trí thống lĩnh trên

th trường kinh doanh phim chiếu rạp tại Việt Nam.

- 02 vụ việc liên quan đến hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh: Trên th

trường tấm lợp tại miền Bắc và miền Trung và trên th trường bảo hiểm học sinh tại

đ a àn tỉnh Khánh H a.

- Đối với 08 vụ điều tra tiền tố tụng c n lại, tính đến thời điểm hiện tại, các tài

liệu, chứng cứ thu thập được chưa đủ chứng minh về dấu hiệu vi phạm pháp luật

cạnh tranh. Tuy nhiên, Cục LCT đang tiếp tục theo dõi và kiến ngh điều tra hoặc

Page 66: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

61

các phương án xử lý, giải quyết khác khi xảy ra tình trạng cạnh tranh bất thường

trên các th trường nói trên.

Qua biểu đồ ở hình 2.3 về thống kê số vụ việc cạnh tranh không lành mạnh ở

trên ta thấy r ng, số vụ kiện tụng về các hành vi hạn chế cạnh tranh đang có xu

hướng gia tăng. Tuy nhiên, việc điều tra và ra quyết đ nh của Cục vẫn c n hạn chế,

mới chỉ giải quyết được một phần rất nhỏ so với những hồ sơ được trình lên.

Một thực tế nữa là, theo Cục QLCT, cạnh tranh không lành mạnh chiếm đa số

trong các vụ khiếu nại mà cục nhận được. Trong giai đoạn 2006 – 2011, Cục đã

điều xa, xử phạt tổng cộng 94 vụ việc liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh.

Cụ thể về số liệu các vụ được thể hiện trong bảng sau:

ảng 4: Thống kê số vụ việc cạnh tranh không lành mạnh n m 2006 – 2011

(Nguồn: Báo cáo hoạt động Cục LCT năm 2 11)

Theo số liệu của bảng thống kê trên, hoạt động của Cục QLCT chưa có gì

trong năm 2006 và ắt đầu chính thức tiếp nhận và xử lý vi phạm các vụ t năm

2007. Số vụ vi phạm tăng một cách chóng mặt. Nếu năm 2007 mới chỉ có ốn vụ vi

phạm thì con số đó tăng vọt ở năm 2010 và 2011 với các con số lần lượt là 28 vụ và

Page 67: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

62

36 vụ. Số tiền phạt và phí xử lý thu được cũng theo đó mà tăng lên đáng kể. Năm

2011, số tiền phạt và phí xử lý thu được là 1 tỉ 425 triệu đồng, chiếm hơn 30% tổng

số tiền phạt của sáu năm gộp lại.

2.2.5.3. Những vấn đề đặt ra về pháp luật cạnh tranh có liên quan bảo vệ quyền lợi

NTD

Sau khi Luật Cạnh tranh được an hành, công tác thực thi được tiến hành

mạnh mẽ với việc thành lập các cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, bao gồm:

HĐCT Việt Nam (VCC) và Cục QLCT. Luật Cạnh tranh đã trao cho các cơ quan

này 2 nhiệm vụ lớn: Kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh và kiểm soát các

hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Tuy nhiên, sau một thời gian có hiệu lực, Luật Cạnh tranh cũng dần bộc lộ

những hạn chế nhất đ nh. Hạn chế đầu tiên là về đối tượng điều chỉnh, theo đó, Luật

Cạnh tranh và Luật Bảo vệ người tiêu dùng có mối tương quan mật thiết, nhưng

Luật Cạnh tranh điều chỉnh đối tượng là các doanh nghiệp, c n Luật Bảo vệ người

tiêu dùng thì đối tượng chủ yếu là người tiêu dùng. Vì vậy, việc Cục QLCT phải

đảm nhận cùng hai nhiệm vụ sẽ khó tạo được hiệu quả, lãng phí nhân lực và thiếu

chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, việc Luật Cạnh tranh không quy đ nh rõ cho mỗi hành vi/nhóm

hành vi đã dẫn tới cách hiểu không nhất thiết phải áp dụng cả 2 hình thức đối với

một hành vi theo tính mức độ vi phạm. Điều 117 Luật Cạnh tranh cũng nên điều

chỉnh theo hướng quy đ nh rõ nguyên tắc xác đ nh hình thức cảnh cáo, hoặc phạt

tiền để không áp dụng hình thức phạt tiền tràn lan.

Hơn nữa, kết quả điều tra của Cục QLCT là một trong những yếu tố quan

trọng nhất để quyết đ nh sự thành công của việc xét xử vụ việc hạn chế cạnh tranh ở

Việt Nam. Vì vậy, pháp luật cần quy đ nh để VCC có thể chủ động giao cho Cục

QLCT tiến hành điều tra vụ việc mà không phải chỉ là xuôi chiều như hiện nay. Có

như vậy thì số vụ việc hạn chế cạnh tranh b đưa ra xét xử ở Việt Nam mới nhiều

lên và góp phần đẩy mạnh thực thi pháp luật ở Việt Nam.

Cuối cùng là những vấn nạn liên quan chặt chẽ đến cạnh tranh vẫn không

được giải quyết như: giá sữa, giá thuốc chữa bệnh cao một cách bất thường và vẫn

Page 68: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

63

tiếp tục tăng; giá điện, nước, xăng dầu đều đặn chỉ tăng mà không giảm theo th

trường quốc tế; chất lượng các mạng điện thoại di động cứ đến tết, lễ là xuống cấp;

chất lượng công trình xây dựng quá thấp, hố tử thần xuất hiện; các mặt hàng xuất

khẩu chủ lực luôn kêu ca, khiếu nại về chất lượng, số lượng các vụ việc cạnh

tranh được Cục QLCT thụ lý chỉ đếm được trên đầu ngón tay, v…v, là những b ng

chứng cho thấy Luật Cạnh tranh của ta đã không giữ được vai tr mà nó phải có

trong nền kinh tế th trường.

2.3.2.5. Những khó khăn, thách thức trong việc thực thi pháp luật cạnh tranh để bảo

vệ NTD

Hiện nay, Việt Nam vẫn đang nỗ lực xây dựng nền kinh tế th trường theo

đ nh hướng XHCN. Mặc dù vậy, không thể phủ nhận r ng th trường hiện nay vẫn

c n tồn tại độc quyền. Vấn đề độc quyền trong một số lĩnh vực kinh doanh nhất

đ nh như kinh doanh điện, nước, xăng dầu,… vẫn đang là vấn đề nhức nhối trong xã

hội. Luật Cạnh tranh cũng có những khoản mục cấm các hành vi gây hạn chế cạnh

tranh. Nhà nước cũng đã có những hạn chế nhất đ nh đối với ảnh hưởng của độc

quyền tới người tiêu dùng nhưng những biện pháp đó vẫn chưa thể tạo ra một môi

trường cạnh tranh lành mạnh, đem đến lợi ích cho NTD.

Mặt khác, NTD hiện nay vẫn c n khá e dè và thường bỏ qua khi mua phải

hàng giả, hàng nhái hay thậm chí ăn phải những đồ ăn thiếu an toàn vệ sinh thực

phẩm. Đối với những trường hợp như vậy nếu không quá ảnh hưởng đến tính mạng

thì người tiêu dùng thường chỉ phàn nàn và ỏ qua hoặc lựa chọn những giải pháp

như không mua đồ ở chỗ đó nữa. Nguyên nhân là do chưa nắm rõ các quy đ nh của

pháp luật cũng như thủ tục giải quyết các khiếu nại, tố cáo nên họ không muốn b

phiền phức.

Page 69: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

64

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ CẠNH

TRANH KINH TẾ Ở VIỆT NAM

3.1. Xu hướng phát triển của chế độ cạnh tranh kinh tế ở Việt Nam

Mặc dù vẫn c n tồn tại một số vấn đề, chế độ cạnh tranh kinh tế ở Việt Nam

ước đầu đã hình thành và phát triển. Những thành tựu đạt được về việc xây dựng

một nền tảng pháp lý về cạnh tranh, về việc thực thi Luật Cạnh tranh là những minh

chứng rõ nét về thành công an đầu của chế độ cạnh tranh kinh tế tại Việt Nam.

Trong tương lai, Việt Nam sẽ dần dần khắc phục những vấn đề c n hạn chế, hướng

tới việc xây dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh, cơ quan thực thi hiệu quả,

ý thức tuân thủ của doanh nghiệp được nâng cao, đảm bảo lợi ích cho NTD.

Việt Nam đang tiến những ước dài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong quá trình đàm phán gia nhập và tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực như

APEC và WTO, Việt Nam cam kết thực hiện hiệu quả và minh ạch chính sách

cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. C n ở khối

ASEAN, theo cam kết của các quốc gia thành viên, đến năm 2015 tất cả các nước

ASEAN sẽ xây dựng và an hành luật, chính sách cạnh tranh nh m đảm bảo một

môi trường cạnh tranh lành mạnh và công ng. uá trình toàn cầu hóa đang diễn ra

ngày một sâu rộng, Việt Nam trong xu thế chung của thế giới cũng đang tích cực

xây dựng cho riêng mình một chế độ cạnh tranh kinh tế hoàn chỉnh.

Xét về triển vọng dài hạn, Việt Nam hướng đến một nền kinh tế đa sở hữu,

vẫn khẳng đ nh vai tr quan trọng của khu vực kinh tế Nhà nước nhưng sẽ giảm dần

tình trạng độc quyền và kém hiệu quả ở một số ngành có thể tự do cạnh tranh được;

tiếp đó là nền kinh tế vận hành theo các nguyên tắc cơ chế th trường mở và cuối

cùng là hướng vào khai thác các động lực và đáp ứng các yêu cầu phát triển theo

chiều sâu và ền vững. Vấn đề cuối cùng trong xu hướng phát triển của chế độ cạnh

tranh kinh tế tại Việt Nam chính là thay đổi tư duy về vai tr của Nhà nước trong

quản lý kinh tế th trường. Đi theo xu hướng này, ộ công cụ điều hành vĩ mô (gồm

có chính sách, pháp luật, thực thi và quản lý) của Nhà nước cũng cần phải có những

điều chỉnh hợp lý. Trước tiên đấy là xu hướng ình đẳng và đồng nhất hóa giữa các

loại hình doanh nghiệp, giảm thiểu sự phân iệt đối xử với khu vực kinh tế nhà

Page 70: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

65

nước, phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Sẽ có sự phân iệt rành

mạch hơn chức năng quản lý nhà nước với chức năng kinh doanh. Nhà nước sẽ chủ

yếu can thiệp gián tiếp vào doanh nghiệp thông qua sử dụng các công cụ điều hành

kinh tế, đ nh hướng hoạt động của các doanh nghiệp theo các quy hoạch và chiến

lược đề ra. Các cơ quan tư pháp sẽ được củng cố và hoạt động có hiệu quả hơn. Các

thiết chế th trường sẽ được hình thành và phát triển đồng bộ, lành mạnh và ngày có

vai tr hỗ trợ tạo đà cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các tổ chức

hiệp hội doanh nghiệp sẽ mở rộng quy mô để có tính “mở” và mang tính th trường

hơn. Về lâu dài, hoạt động của các hiệp hội và các tổ chức phi chính phủ sẽ có vai

tr quan trọng hơn trong nền kinh tế đồng thời mở rộng dần sang các lĩnh vực xây

dựng chính sách, cải thiện môi trường kinh doanh cho phù hợp với sự phát triển của

th trường.33

3.2. Một số khuyến nghị cụ thể

3.2.1. Về chính sách và pháp luật cạnh tranh

Toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại kéo theo các hoạt động cạnh tranh kinh tế

phát triển. Các hoạt động cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các chủ thể, đặc biệt là

chủ thể t các nước có nền kinh tế phát triển đ i hỏi phải có một chế độ cạnh tranh

kinh tế phù hợp. Chế độ cạnh tranh này tạo ra cơ sở pháp lý, đ nh hướng mô hình

hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trước tiên cần rà soát lại mối quan hệ giữa chính sách cạnh tranh với chính

sách công nghiệp và chính sách thương mại để t đó đưa ra một kế hoạch rõ ràng và

có thể dự đoán được t đó t ng ước mở cửa để các ngành được bảo hộ đối mặt với

cạnh tranh theo cơ chế th trường đồng thời đảm bảo chính sách cạnh tranh xuất

phát t nhu cầu thực tiễn và đi vào cuộc sống.

33

Nguyễn Minh Phong, 2011, Xu hướng phát triển kinh tế thế giới và Việt Nam,

Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội, kỳ cuối.

http://www.doanhnhan.net/xu-huong-phat-trien-kinh-te-the-gioi-va-viet-nam-ky-

cuo-i-p53a32091.html

Page 71: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

66

Để thực sự có thể tạo lập được môi trường cạnh tranh lành mạnh và khuyến

khích cạnh tranh, nhóm nghiên cứu xin đề xuất một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, Nhà nước cần thống nhất quan điểm đánh giá vai tr của cạnh tranh

trong nền kinh tế th trường, xóa ỏ tư tưởng phân iệt đối xử trong quản lý kinh tế.

Bởi đã là kinh doanh ình đẳng thì không nên có sự ưu đãi đối với bất kỳ thành

phần kinh tế nào. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có cơ hội tiếp

cận các yếu tố và cơ hội kinh doanh như nhau, s ng phẳng và minh ạch. Mặc dù

hiện tại một số ngành công nghiệp trọng điểm của cả nước vẫn cần có sự độc quyền

của Nhà nước, tuy nhiên trong tương lai nên có sự thay thế dần dần b ng các doanh

nghiệp dân doanh để th trường có thể tự do điều tiết cạnh tranh.

Thứ hai, Nhà nước cần rà soát lại và hạn chế bớt số lượng các lĩnh vực doanh

nghiệp Nhà nước được độc quyền kinh doanh, kiên quyết tiến hành tự do hóa trong

những ngành không thực sự quan trọng với an ninh quốc gia. Việc này an đầu có

thể được tiến hành ng cách chia tách các doanh nghiệp đang chiếm v trí chủ đạo

trong lĩnh vực thành các đơn v nhỏ độc lập nhưng phải đảm bảo các đơn v này có

khả năng cạnh tranh tương đương nhau và không hạn chế lĩnh vực và đ a àn

kinh doanh.

Thứ ba, trong một số lĩnh vực buộc phải duy trì độc quyền, Nhà nước cần tiếp

tục duy trì chế độ kiểm soát chặt chẽ nh m ngăn chặn việc lợi dụng độc quyền Nhà

nước để thực hiện độc quyền doanh nghiệp. Đồng thời, những doanh nghiệp này

cần phải xác đ nh rõ được “vai tr chủ đạo” của mình trong việc đi tiên phong và

đ nh hướng được cho nền kinh tế của mình.

Thứ tư, là thành viên của WTO và các hiệp đ nh thương mại khu vực khác,

Việt Nam nên xem xét đánh giá sự cân ng và lợi ích tiềm tàng trước khi áp dụng

các hàng rào hạn chế cạnh tranh để bảo vệ các ngành trong nước. Chính sách cạnh

tranh cần phục vụ cho các mục tiêu phát triển dài hạn của đất nước, đảm bảo cạnh

tranh công ng và ảo vệ quyền lợi đất nước.

Thứ năm, các cơ quan quản lý cần phân tích một các thấu đáo các kinh nghiệm

của các quốc gia phát triển trong giai đoạn trước khi họ phát triển.Trong một số giai

đoạn đặc biệt nào đó như suy thoái kinh tế trong nước và trên thế giới có thể áp

Page 72: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

67

dụng một số biện pháp phản cạnh tranh như cho phép các đ nh chế tài chính lớn

được sáp nhập hoặc mua lại để tránh sụp đổ hệ thống của các ngân hàng và ổn đ nh

th trường tài chính. Tuy nhiên khi nền kinh tế phục hồi cần thay thế b ng một chính

sách cạnh tranh mới. Những khó khăn kinh tế hiện thời không thể b lợi dụng để

quay trở lại những chính sách phi cạnh tranh, chẳng hạn như hạn chế đấu thầu cạnh

tranh và tăng quyền chỉ đ nh thầu cho các DNNN. T những kinh nghiệm của các

quốc gia khác, nhà nước đưa ra những chính sách phù hợp với điều kiện Việt Nam

hiện nay.

Sự thành công của bất kỳ một chính sách cạnh tranh nào đều phụ thuộc vào

tính hiệu lực và độ tin cậy của quá trình thực thi. Vấn đề điều tra các hành vi phản

cạnh tranh, đặc biệt là đối với các vụ việc có sự tham gia của các tập đoàn đa quốc

gia rất phức tạp và đồi hỏi chuyên môn cao. Vì vậy hai cơ quan thực thi và ra quyết

đ nh tại Việt Nam là Cục LCT và HĐCT cần có một bộ máy nhân lực chuyên môn

giỏi và không ảnh hưởng bởi các nhóm lợi ích ngành.

Việt Nam cần thực hiện các hoạt động tuyên truyền trên phạm vi rộng, đặc

biệt là trong giai đoạn đầu khi thực thi luật cạnh tranh làm cho cộng đồng doanh

nghiệp và xã hội chú ý đến pháp luật cạnh tranh và cơ quan quản lý cạnh tranh

3.2.2. Về việc hoàn thiện môi trường pháp luật cạnh tranh

Trong quá trình nghiên cứu về Luật Cạnh tranh năm 200 , nhóm nghiên cứu

có một số kiến ngh về nội dung Luật cạnh tranh nh m hoàn thiện môi trường về

pháp luật cạnh tranh như sau:

Thứ nhất, Luật Cạnh tranh năm 200 kiểm soát vụ việc tập trung kinh tế thông

qua tiêu chí th phần. Sử dụng tiêu chí th phần để xác đ nh ngư ng thông áo tập

trung kinh tế sẽ giúp cơ quan quản lý cạnh tranh có được những đánh giá an đầu

chính xác hơn về khả năng gây hạn chế cạnh tranh của vụ việc. Tuy nhiên các tiếp

cận tiêu chí này sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục

thông áo tập trung kinh tế như xác đ nh th trường liên quan, xác đ nh th phần của

mình trên th trường liên quan. Vì thế nhóm nghiên cứu đề xuất cần bổ sung thêm

các tiêu chí xác đ nh thông áo ngư ng tập trung kinh tế khác như: doanh thu trong

năm tài chính, giá tr giao d ch tập trung kinh tế…

Page 73: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

68

Thứ hai, Luật Cạnh tranh Việt Nam chỉ mới kiểm soát ng hình thức thông

áo hoặc cấm/miễn tr đối với hoạt động TTKT thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.

Việc sáp nhập các công ty đa quốc gia hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam tiềm ẩn

khả năng gây hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn t cả phía

doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước. Chính vì vậy cần bổ sung các quy đ nh

tạo hành lang pháp lý để Cơ quan quản lý cạnh tranh có thể xem xét các vụ việc

ngay t giai đoạn đầu.

Nhóm nghiên cứu cho r ng cần phải xây dựng một hệ thống các tiêu chí đánh

giá hành vi lạm dụng có tác động hạn chế cạnh tranh có thể xảy ra. Không nên phân

biệt hành vi lạm dụng v trí thống lĩnh th trường và lạm dụng v trí độc quyền như

hiện nay ngược lại cần nhắm vào ản chất hành vi lạm dụng sức mạnh th trường

của doanh nghiệp. Xây dựng các tiêu chí nh m đánh giá hành vi lạm dụng v trí

thống lĩnh. Các tiêu chí cần nhắm vào ản chất trục lợi hay đóng cửa th trường của

hành vi, không nên căn cứ vào mô tả về các iểu hiện ên ngoài của hành vi như

hiện nay.

Hiệp hội không trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh hay cạnh tranh trên

th trường nhưng hoạt động của các hiệp hội nói chung có ảnh hưởng lớn tới việc

tạo điều kiện để hình thành và thực hiện thoả thuận giữa các thành viên. Do đó cần

cân nhắc bổ sung các điều kiện để điều chỉnh hành vi của hiệp hội, đồng thời bổ

sung thêm quy đ nh về hình thức xử lý vi phạm đối với các hiệp hội ngành nghề. Do

hiệp hội ngành nghề là tổ chức phi lợi nhuận cho nên việc xác đ nh mức tiền phạt

dựa theo doanh thu như áp dụng đối với các doanh nghiệp vi phạm là không hợp lý.

Vì thế nhóm nghiên cứu đề xuất quy đ nh các mức phạt cứng đối với cá nhân thuộc

hiệp hội và đối với hiệp hội, đồng thời có thể áp dụng các iện pháp phạt bổ sung

hoặc các iện pháp khắc phục hậu quả, chẳng hạn như đề ngh các cơ quan hữu

quan rút giấy phép hoạt động, buộc cam kết không được tái phạm…

Thứ ba, cần xem lại các quy đ nh về hành vi án hàng đa cấp bất chính vì

những lý do sau: các hành vi được liệt kê trong Điều 48 Luật Cạnh tranh chủ yếu

xảy ra trong quan hệ giữa doanh nghiệp án hàng đa cấp với người tham gia mạng

Page 74: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

69

lưới án hàng, yếu tố cạnh tranh không thể hiện rõ trong t ng hành vi đã được quy

đ nh tại Điều 48 Luật Cạnh tranh.

Phải xác đ nh rõ ràng mối quan hệ giữa Luật Cạnh tranh và các văn ản pháp

luật quản lý Nhà nước các lĩnh vực kinh tế cụ thể là quan hệ pháp luật chung và

pháp luật chuyên ngành. Trong đó, Luật cạnh tranh nên đặt ra các nguyên tắc cơ ản

cho việc nhận dạng hành vi và xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trong

văn ản pháp luật cần có sự phân iệt rõ giữa hành vi cạnh tranh không lành mạnh

và hành vi đơn thuần chỉ vi phạm pháp luật chuyên ngành. Cần thống nhất các quy

đ nh pháp luật về các hành vi đã được quy đ nh trong Luật Cạnh tranh và các văn

bản pháp luật chuyên ngành và thống nhất về quan điểm xử lý.

Thứ tư, để tăng cường việc phát hiện các vụ việc vi phạm, uốc hội nên xem

xét sửa đổi thủ tục khiếu nại. Theo Điều 58 Luật Cạnh tranh thì tổ chức cá nhân có

quyền khiếu nại các hành vi vi phạm cạnh tranh nhưng người khiếu nại có trách

nhiệm phải cung cấp cho cơ qua cạnh tranh chứng cứ về hành vi vi phạm và trách

nhiệm về tính trung thực của chứng cứ đã cung cấp cho cơ quan chức năng. uy

đ nh này nh m ngăn chặn các khiếu nại vô căn cứ, giảm sức ép cho cơ quan quản lý

nhưng chính quy đ nh này đã gây ra gánh nặng và sức ép cho cho ên khiếu nại.

Nhóm nghiên cứu co kiến ngh nên sửa đổi thủ tục khiếu nại. Việc khiếu nại hoặc tố

cáo t ên thứ a có thể linh hoạt ng thư, email, điện thoại hoặc ax. Cơ quan

cạnh tranh sau đó có chức năng xem xét, đánh giá thông tin và tiếp tục thu thập

chứng cứ, tài liệu để quyết đ nh có tiếp tục. Người đi khiếu nại hoặc cung cấp thông

tin không r ng uộc trách nhiệm về tính xác thự của thông tin mà đây là trách

nhiệm của cơ quan cạnh tranh. Có làm như vậy thì số vụ việc vi phạm Luật Cạnh

tranh mới được phát hiện một cách tối đa và triệt để do sự tích cực tham gia của các

ên tránh tình trạng ỏ qua hành vi vi phạm do những rườm rà trong thủ tục khiếu

nại hiện nay.

3.2.3. Về thực thi pháp luật cạnh tranh

3.2.3.1. Đối với cơ quan quản lý cạnh tranh

Dựa trên những kinh nghiệm quốc tế và tình hình thực tiễn, cần có một cơ

quan cạnh tranh có tính độc lập tương đối trực thuộc chính phủ trên cơ sở thống

Page 75: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

70

nhất Hội đồng cạnh tranh và Cục LCT. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thế giải

quyết được các vấn đề sau:

- Đảm ảo kết luận điều tra được chính xác và nhanh chóng do thống nhất

được quá trình điều tra và xét xử tránh tình trạng lúng túng do tách iệt đơn v phụ

trách hai quá trình như hiện nay.

- Đảm ảo tính tự chủ trong quản lý ngân sách, tuyển chọn, ổ nhiệm nhân sự.

Điều này giúp ộ máy hoạt động được linh hoạt và minh ạch hơn.

Chỉ khi cơ quan cạnh tranh trở thành cơ quan trực thuộc chính phủ thì cơ quan

này mới có đủ v thế để tiến hành điều tra một cách hiệu quả các Tổng công ty nhà

nước, tập đoàn kinh tế lớn thậm chí là cả cơ quan quản lý nhà nước những đơn v

đang nắm giữ v trí then chốt trong nên kinh tế nước ta hiện nay.

Đồng thời, khi có được v thế của mình thì cơ quan cạnh tranh mới có thể thực

hiện được chức năng tham vấn của mình tức phát hiện và kiến ngh cơ quan có liên

quan giải quyết theo thẩm quyền về những văn ản đã an hành có nội dung không

phù hợp với quy đ nh của Luật Cạnh tranh. Chỉ khi thực hiện tốt được chức năng

tham vấn thì pháp luật cạnh tranh mới có thể trở nên đồng nhất với các hệ thống

pháp luật và chính sách khác cũng như hoạt đông một cách tốt nhất được.

Bên cạnh đó, cần tăng cường xây dựng đội ngũ cán ộ với trình độ cao và mở

rộng quy mô của cơ quan quản lý cạnh tranh.

3.2.3.2. Đối với việc tăng cường nguồn nhân lực cho các cơ quan quản lý cạnh tranh

và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán ộ

Cục LCT cần xây dựng được đội ngũ điều tra viên chuyên nghiệp được đào

tạo ài ản về lĩnh vực chuyên môn mà mình đảm nhiệm cũng như nghiệp vụ điều

tra. Bởi vì, lĩnh vực cạnh tranh là lĩnh vực phức tạp đ i hỏi các điều tra viên khi tiến

hành tố tụng phải có kiến thức chuyên sâu không chỉ về pháp lý mà c n ao gồm cả

kiến thức về lĩnh vực kinh tế chuyên ngành. Để xây dựng đội ngũ điều tra viên, Cục

LCT cần đưa ra một số chiến lược hợp lý như sau:

- Xây dựng chính sách đãi ngộ tốt nh m thu hút và thúc đẩy đội ngũ cán ộ

- Xây dựng chương trình đào tạo toàn diện cho t ng loại đối tượng đào tạo

Page 76: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

71

- Phối hợp với các tổ chức quốc tế và các cơ quan quản lý cạnh tranh nước

ngoài cũng như mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực cạnh tranh để tổ

chức các khóa học đào tạo kỹ năng cho đội ngũ điều tra viên

- Đưa các nội dung, kiến thức về Pháp luật Cạnh tranh vào giảng dạy tại các

trường đại học chuyên ngành luật, kinh tế, … hoặc các Viện nghiên cứ để tạo tiền

đề cho đội ngũ điều tra viên sau này. Vì đây chính là nơi đào tạo và cung cấp nguồn

nhân lực chủ yếu và chuyên nghiệp cho cơ quan quản lý cạnh tranh.

Đối với HĐCT, Hội đồng nên ổ sung thêm một số thành viên chuyên trách.

Theo như quy đ nh của Luật Cạnh tranh, HĐCT có thể có t 11-15 thành viên trong

khi hiện nay chính phủ mới chỉ ổ nhiệm 11 thành viên. 11 thành viên này được ổ

nhiệm t các lĩnh vực, ộ ngành khác nhau để đảm ảo có thể ao trùm hết các lĩnh

vực. Tuy nhiên, các vụ việc hạn chế cạnh tranh thường tập trung ở một số lĩnh vực

nhất đ nh. Vì vậy, kiến ngh được đưa ra là chính phủ ổ sung ỏ nhiệm một số

thành viên ở lĩnh vực then chốt ảnh hưởng vấn đề hạn chế cạnh tranh. Ngoài ra, Hội

đồng cạnh tranh là cơ quan có thẩm quyền ra quyết đ nh với các vụ việc và các

thành viên của Hội đồng là kiêm nhiệm t các ộ an ngành nên cơ quan quản lý

cần tăng cường kỹ năng thẩm phán cho các thành viên HĐCT cụ thể là qua việc

phối hợp với các T a án nhân dân để tổ chức các khóa đào tạo trau dồi kỹ năng

thẩm phán cho các thành viên.

3.2.4. Về ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật cạnh tranh đối với doanh nghiệp

3.2.4.1. Về việc nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về pháp luật cạnh tranh

Đầu tiên, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh. Các văn ản pháp

luật có liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu

tư, Luật Cạnh tranh, Luật Thương mại,… để đảm bảo tính thống nhất giữa các văn

bản pháp luật. Nếu các quy đ nh chặt chẽ, hiệu quả, hợp lý hơn thì doanh nghiệp sẽ

khó có thể dựa vào những sơ hở của pháp luật để lách luật hoặc thực hiện những

hành vi vi phạm. Nhận thức về pháp luật được nâng cao đồng nghĩa với việc doanh

nghiệp sẽ có ý thức tuân thủ pháp luật hơn.

Thứ hai, chế độ cạnh tranh kinh tế ở Việt Nam, đặc biệt là thành phần ý thức

và sự tuân thủ của doanh nghiệp hiện nay vẫn c n sơ khai, chưa có nhiều văn ản

Page 77: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

72

hướng dẫn rõ ràng. Các doanh nghiệp Việt Nam khó khăn trong việc tiếp cận thông

tin pháp luật nên rất cần đến những văn ản mang tính chất hướng dẫn, đ nh hướng

cho doanh nghiệp.

Văn ản hướng dẫn này thông thường là những văn ản không ắt buộc, có

tính chất pháp lý. Nó là những hướng dẫn, chỉ dẫn, cách thức thực hiện một chương

trình tuân thủ trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có những nghiên

cứu đi sâu vào vấn đề liên quan tới chương trình tuân thủ của doanh nghiệp.

Muốn nâng cao được nhận thức của doanh nghiệp, Cục QLCT cần an hành

văn ản hướng dẫn xây dựng chương trình tuân thủ pháp luật cạnh tranh cho doanh

nghiệp. Trong số những quốc gia được đề cập ở Chương 2, Vương quốc Anh là

quốc gia đã cung cấp một bộ hướng dẫn chi tiết nhất về chương trình tuân thủ của

doanh nghiệp.

Với nhân tố cốt lõi là cam kết tuân thủ của nhà quản tr cấp cao. Chương trình

tuân thủ do OFT đề xuất trong bản hướng dẫn bao gồm ước như sau34

:

- Bước 1: Nhận diện rủi ro

Nhận diện những rủi ro cơ ản mà doanh nghiệp phải đối mặt. Những rủi ro

này phụ thuộc vào ản chất và quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Nó ao gồm

những rủi ro kinh tế, rủi ro pháp lý và rủi ro danh tiếng của doanh nghiệp. Rủi ro

kinh tế liên quan tới việc doanh nghiệp phải bồi thường thiệt hại, phạt tiền nếu vi

phạm pháp luật cạnh tranh. Rủi ro pháp lý là ngoài việc nộp phạt, doanh nghiệp có

thể b tước giấy phép kinh doanh, cấm hoạt động trong một thời gian, chủ doanh

nghiệp có thể phải ch u trách nhiệm hình sự. Nhưng trên hết là rủi ro danh tiếng

không tuân thủ pháp luật. Doanh nghiệp cần phải mất rất nhiều thời gian, công sức

mới có thể gây dựng được hình ảnh, uy tín trên th trường. Nhưng chỉ cần một hành

vi cạnh tranh không lành mạnh cũng có thể làm suy giảm nghiêm trọng danh tiếng

của doanh nghiệp.

34

Interactive wheel.

http://www.oft.gov.uk/shared_oft/ca-and-cartels/competition-awareness-

compliance/staticwheel2.pdf

Page 78: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

73

- Bước 2: Đánh giá rủi ro

Tính toán độ nghiêm trọng của những rủi ro đã được nhận diện ở Bước 1.

Thông thường, để đơn giản nhất, chúng ta xếp hạng chúng vào các mức độ: thấp,

trung ình và cao. Trong một số trường hợp cụ thể, doanh nghiệp nên cân nhắc việc

đánh giá rủi ro của nhân viên ở mức cao. Những rủi ro này có thể bao gồm những

nhân viên có mối liên hệ với đối thủ cạnh tranh, những nhân viên trong ộ phận án

hàng và marketing.

- Bước 3: Giảm thiểu rủi ro

Thiết lập những chính sách, thủ tục và quy trình huấn luyện để đảm bảo r ng

những rủi ro đã được nhận diện sẽ không xảy ra và cách phát hiện, giải quyết vấn đề

nếu chúng xảy ra. Những gì là phù hợp nhất cần phải làm sẽ phụ thuộc vào những

rủi ro đã được nhận diện và khả năng xảy ra chúng.

- Bước 4: Xem xét lại chu trình

Kiểm tra lại chu trình t ước 1 tới ước 3 và cam kết tuân thủ của nhà quản

tr cấp cao một cách đ nh kỳ để đảm bảo r ng doanh nghiệp đã có một văn hóa tuân

thủ hiệu quả. Một vài doanh nghiệp đ nh kỳ kiểm tra hàng năm, một số khác thì

kiểm tra ít thường xuyên hơn. Có một số trường hợp cần cân nhắc việc kiểm tra cả

ên ngoài chu trình thông thường, chẳng hạn như khi thâu tóm doanh nghiệp khác

hoặc khi doanh nghiệp phải ch u sự điều tra của pháp luật cạnh tranh.

Cục QLCT có thể xem xét hướng dẫn trên của OFT về việc xây dựng chương

trình tuân thủ cho doanh nghiệp. T đó, Cục có thể xây dựng và phát triển cho riêng

mình một bộ hướng dẫn tuân thủ cho doanh nghiệp Viện Nam. Khi đó, doanh

nghiệp Việt Nam sẽ có thêm những thông tin cần thiết để có thể tự xây dựng

chương trình tuân thủ.

3.2.4.2. Về xây dựng chương trình tuân thủ pháp luật cạnh tranh đáng tin cậy và có

hiệu quả

Những hướng dẫn của cơ quan cạnh tranh chỉ là một phần trong ý thức tuân

thủ của doanh nghiệp. Bản thân doanh nghiệp phải tự biết cách xây dựng chương

trình tuân thủ đáng tin cậy và có hiệu quả. Sau đây là những giải pháp giúp doanh

Page 79: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

74

nghiệp đáp ứng 5 nhân tố cơ ản của một chương trình tuân thủ đáng tin cậy và có

hiệu quả.

Sự tham gia và hỗ trợ của quản lý cấp cao

Quản lý cấp cao cần thúc đẩy việc tuân thủ Luật Cạnh tranh tại doanh nghiệp

như là một phần cơ ản của chính sách kinh doanh. Quản lý cấp cao nên cam kết

tuân thủ một cách rõ ràng. Khi người đứng đầu doanh nghiệp cam kết tuân thủ thì

điều đó sẽ là tấm gương tuân thủ cho cấp dưới noi theo. Đối với bất kỳ vấn đề tuân

thủ pháp luật cạnh tranh nào, quản lý cấp cao cũng nên áo cáo với Hội đồng quản

tr về những việc như đánh giá rủi ro hàng năm để đánh giá sự ưu tiên tuân thủ một

cách tốt hơn. Một thành viên của những nhà quản lý cấp cao nên được chỉ đ nh làm

cán ộ tuân thủ, ch u trách nhiệm cho việc đảm bảo tuân thủ và giải quyết những

câu hỏi, vấn đề có liên quan tới việc tuân thủ Luật Cạnh tranh.

Những thủ tục, chính sách tuân thủ của doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần thiết lập những thủ tục và chính sách tuân thủ Luật Cạnh

tranh rõ ràng và truyền đạt tới những nhân viên có liên quan. Những thủ tục và

chính sách tuân thủ cần được đánh giá liên tục và thực hiện việc đánh giá một cách

hợp lý để thông áo k p thời tới toàn ộ nhân viên về những thay đổi trong chính

sách. Dựa trên những rủi ro về việc tuân thủ pháp luật cạnh tranh, doanh nghiệp cần

thiết kế những thủ tục, chính sách cho những thành phần kinh doanh khác nhau.

Ngoài ra, người lao động cũng phải ký vào Biên ản xác nhận việc họ đã đọc và

hiểu chương trình tuân thủ của công ty. Đó cũng là một biện pháp giúp người lao

động nâng cao ý thức bản thân đối với việc tuân thủ pháp luật cạnh tranh.

Về đào tạo nguồn nhân lực

Doanh nghiệp cần đào tạo toàn ộ nhân viên về tầm quan trọng của việc tuân

thủ pháp luật cạnh tranh ngay t những giai đoạn an đầu. Trong những trường hợp

cụ thể, công tác đào tạo quản lý cấp cao và nhân viên sẽ có tác dụng đánh giá một

cách thường xuyên những hiểu biết của người lao động về những thủ tục và chính

sách tuân thủ pháp luật cạnh tranh ở trên. Thêm vào đó, việc cung cấp những tư liệu

cho tất cả những chương trình đào tạo cũng là một biện pháp nâng cao nhận thức

của người lao động về pháp luật cạnh tranh.

Page 80: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

75

Cơ chế giám sát, kiểm toán và báo cáo

Việc giám sát những hoạt động kinh doanh cần được thực hiện liên tục hoặc

đ nh kỳ để đảm bảo việc tuân thủ cạnh tranh và phát hiện hành vi vi phạm. Chương

trình tuân thủ cũng cần được xem xét lại khi có những vấn đề mới phát sinh. Kế

hoạch kiểm toán tuân thủ có thể thực hiện khi đã chỉ đ nh hoặc không áo trước để

kiểm tra những hành vi vi phạm thực tế. Để đánh giá hiệu quả của chương trình

tuân thủ, doanh nghiệp có thể sử dụng việc điều tra, khảo sát, phỏng vấn nhân viên

của doanh nghiệp. Ngoài ra, cũng cần có những hướng dẫn kiểm toán viên xác nhận

bất cứ đơn v nào tuân thủ hoàn toàn, một kiểm toán viên có thể kiểm tra lại những

tài liệu, tập tin máy tính (đặc biệt là thư điện tử) của nhân viên để phát hiện những

dấu hiệu của những vi phạm pháp luật cạnh tranh. T đó có thể hành động ngay lập

tức để ngăn chặn những hành vi vi phạm. Những nhân viên được xác đ nh là có rủi

ro cao sẽ được nhận diện và t đó sẽ hình thành nên tư liệu về sự tuân thủ của nhân

viên.

Những biện pháp khích lệ và hình thức kỷ luật

Những hình thức kỷ luật cần được thực hiện thích hợp và nhất quán đối với

việc không tuân thủ chương trình. Hình thức kỷ luật cao nhất có thể là sa thải những

nhân viên không tuân thủ cam kết đã đề ra. Song song với những hình thức kỷ luật,

doanh nghiệp cũng nên tạo lập một hệ thống khuyến khích việc tuân thủ cho nhân

viên ở tất cả cấp bậc và đưa nó vào chương trình tuân thủ của mình.

3.2.5. Về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

3.2.5.1. Tăng cường thực thi Luật Cạnh tranh dưới giác độ bảo vệ quyền lợi NTD

Luật Cạnh tranh 200 có thể nói là một trong những biện pháp hữu hiệu để

bảo vệ quyền lợi NTD. Đặc thù của Luật Cạnh tranh là luật bảo vệ trật tự công cộng

trong lĩnh vực kinh tế. luật công. Chính vì vậy, khi phát hiện có tình trạng vi phạm,

có thể các cơ quan chức năng sẽ chủ động vào cuộc xem xét thực trạng của vấn đề

và xử lý vi phạm mà không cần đến việc NTD kiện đ i ảo vệ quyền lợi. Như vậy,

cơ chế bảo vệ NTD của Luật Cạnh tranh là rất tích cực. Tuy nhiên, việc thực thi

Luật Cạnh tranh vẫn c n nhiều hạn chế, kể t khâu quy đ nh pháp luật đến hoạt

động của các cơ quan chức năng. Trong thời gian tới Nhà Nước nên chú trọng hơn

Page 81: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

76

vào việc phổ biến, tuyên truyền về Luật Cạnh tranh đến các cấp quản lý để vấn đề

bảo vệ NTD được chú trọng hơn và Luật cũng được áp dụng thực thi một cách chủ

động và hiệu quả hơn.

3.2.5.2. Kiến ngh một số sửa đổi, bổ sung trong Luật Cạnh tranh về khía cạnh bảo

vệ quyền lợi NTD

Cho đến nay, Luật Cạnh tranh đã ộc lộ nhiều khe hở trong công tác thực thi

luật nh m bảo vệ NTD. Thiết nghĩ, Luật Cạnh tranh nên ổ sung tiêu chí xác đ nh

hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trên thực tế, trong Luật chỉ nêu ra chín hành

vi nhưng nội dung lại chưa rõ ràng, cụ thể nên nhiều hành vi cạnh tranh không lành

mạnh trên th trường vẫn chưa được xử lý triệt để. Vì vậy, việc bổ sung các tiêu chí

sẽ khiến cho Luật Cạnh tranh trở nên chặt chẽ hơn và có tác dụng bảo vệ NTD hơn.

Bên cạnh điều chỉnh Luật Cạnh tranh, Nhà nước cũng nên xem xét, điều chỉnh

một số khía cạnh trong Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Chẳng hạn như việc

chưa có một ngh đ nh cụ thể quy đ nh chi tiết thi hành Luật bảo vệ quyền lợi NTD

2010 nào mà qua đó, các thiết chế có thể xác đ nh được rõ trách nhiệm và quyền

hạn của mình. Việc phân đ nh rõ ràng những vấn đề đó sẽ tránh được tình trạng đùn

đẩy trách nhiệm hoặc NTD khi b vi phạm không iết phải khiếu kiện ở đâu, cơ

quan nào có thẩm quyền giải quyết.

3.2.5.3. Nâng cao năng lực thực thi của các thiết chế thực thi pháp luật cạnh tranh

liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD

T khi Luật Cạnh tranh có hiệu lực, việc thực hiện có nhiều hạn chế, bất cập

một phần quan trọng là do chưa xây dựng được Cơ quan quản lý cạnh tranh đủ năng

lực để kiểm soát và xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành

mạnh. Tình trạng đó kéo theo hệ quả là quyền lợi NTD cũng không được đảm bảo.

Vai tr của cơ quan quản lý cạnh tranh là rất quan trọng, việc thực thi Luật Cạnh

tranh được diễn ra tốt hay không là phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của cơ quan

này. Trên thực tế, Cục QLCT Việt Nam những năm qua rơi vào tình trạng v a thiếu

lại v a yếu về mặt nhân lực. Vì vậy, cần tăng cường nhanh chóng, hiệu quả về mọi

mặt cho cơ quan này để đẩy mạnh tốc độ thực thi Luật Cạnh tranh, góp phần tích

cực vào ảo vệ quyền lợi NTD. Cần tăng iên chế và ngân sách hoạt động cho Cục

Page 82: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

77

QLCT, bảo đảm cho Cục có lực lượng cán ộ chuyên trách ảo vệ NTD có đủ năng

lực cần thiết để thực hiện trách nhiệm giúp Bộ Công thương thực hiện nhiệm vụ

giúp Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD. Ngoài ra,

Cục c n phải được tăng cường năng lực để thực sự trở thành một trong những lực

lượng chủ chốt, đầu tàu trong công tác thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD.

Đối với lực lượng quản lý th trường thì Nhà nước cần sớm có những biện

pháp hỗ trợ, giải quyết những khó khăn về mặt tài chính để lực lượng quản lý th

trường có đầy đủ các trang thiết b , phương tiện cần thiết cho hoạt động của mình.

Các tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi NTD cần hoạt động năng nổ, tích cực hơn

nữa, tích cực trao đổi thông tin, kinh nghiệm và nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các

hội để thực hiện công tác ảo vệ NTD giữa các hội trong phạm vi cả nước. Ngoài

ra, các Hội cũng có thể huy động sự tham gia của các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp

hội ngành hàng vào công tác ảo vệ NTD.

Tóm lại, bảo vệ quyền lợi NTD không chỉ là trách nhiệm của bất kỳ một cá

nhân, tổ chức nào mà là trách nhiệm của toàn xã hội.

3.2.5. . Nâng cao ý thức tự bảo vệ của NTD

T sau khi Luật Cạnh tranh được ra đời năm 200 , vấn đề bảo vệ quyền lợi

của NTD đã được quan tâm chú ý lên rất nhiều.Tuy nhiên, ý thức tự bảo vệ mình

của NTD vẫn chưa cao. Phần lớn các trường hợp NTD gặp phải những trục trặc

trong việc mua án hàng hóa như mua phải đồ rởm, mua đắt, mua thiếu thì thường

NTD sẽ ch u ấm ức mà không phản ác hay nêu lên ý kiến gì. Chính vì vậy mà Nhà

nước cần phải nâng cao ý thức tự bảo vệ của NTD b ng những buổi tuyên truyền,

phổ biến. Những buổi này nh m giúp NTD nắm được v trí, vai tr và quyền lợi của

mình để t đó họ có ý thức bảo vệ mình hơn.

Ngoài ra, Nhà nước cần triển khai những chương trình tư vấn tiêu dùng. ua

đó giúp người dân iết cách lựa chọn hàng hóa sao cho đúng và đảm bảo chất

lượng.

Page 83: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

78

KẾT LUẬN

Chế độ cạnh tranh kinh tế ở Việt Nam được hình thành kể t khi nước ta

chuyển sang giai đoạn nền kinh tế th trường. Các thành phần kinh tế được tạo điều

kiện tốt nhất để phát triển thuận lợi. Một môi trường cạnh tranh công ng, lành

mạnh chính là động cơ tốt nhất thúc đẩy nền kinh tế phát triển. ua quá trình

nghiên cứu, tìm hiểu về chế độ cạnh tranh, nhóm nghiên cứu đã có nhận thức sâu

sắc hơn về chế độ cạnh tranh kinh tế tại Việt Nam. Những lợi ích mang lại t quá

trình cạnh tranh là lý do để pháp luật cạnh tranh tồn tại. Nhưng để đạt được sự cạnh

tranh lành mạnh là không hề dễ dàng. Trên thực tế, chế độ cạnh tranh kinh tế tại

Việt Nam vẫn c n một số vấn đề tồn tại. Nhóm nghiên cứu đã nhận diện được

những vấn đề này, t đó đề xuất một số giải pháp, khuyến ngh cụ thể nh m hoàn

thiện chế độ cạnh tranh kinh tế ở Việt Nam.

Vấn đề chính sách và pháp luật cạnh tranh, vấn đề môi trường pháp luật về

cạnh tranh, vấn đề thực thi pháp luật cạnh tranh, vấn đề ý thức tuân thủ pháp luật

cạnh tranh của doanh nghiệp và vấn đề pháp luật cạnh tranh bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng đều là những vấn đề cốt lõi hình thành nên chế độ cạnh tranh kinh tế ở

Việt Nam hiện nay. Mỗi một vấn đề đều có một cách tiếp cận khác nhau đối với chế

độ cạnh tranh kinh tế tại Việt Nam. Cách tiếp cận theo hướng vĩ mô, t chính sách

và pháp luật của Nhà nước. Cách tiếp cận theo hướng cơ quan quản lý cạnh tranh,

cách tiếp cận theo hướng doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Doanh nghiệp chính là chủ thể của pháp luật cạnh tranh, là nguồn gốc cho sự

phát triển của nền kinh tế cạnh tranh. Chương trình tuân thủ pháp luật cạnh tranh

của doanh nghiệp được duy trì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể ngăn ng a

được những những hành vi phi pháp có thể xảy ra. Một chương trình tuân thủ công

khai và liên tục giúp cho nhân viên trong doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về pháp

luật cạnh tranh t đó tránh được những sai sót không đáng có. Khi đó, doanh nghiệp

sẽ theo đuổi những hình thức kinh doanh sáng tạo, mang lại lợi nhuận bền vững.

Page 84: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Đinh Văn Ân, 2005, Xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN ở Việt Nam,

Tạp chí uản lý kinh tế - Bộ Kế hoạch và đầu tư, tr. 7.

2. Cục Quản lý cạnh tranh, Báo cáo tập trung kinh tế Việt Nam năm 2 12,

http://www.vca.gov.vn/Modules/CMS/Upload/36/2012_9_18/Baocao%20TT

KT_viet.pdf (Truy cập ngày 5/5/2 13)

3. Cục Quản lý cạnh tranh, Báo cáo hoạt động Cục Quản lý cạnh tranh năm

2011,

http://www.vca.gov.vn/Modules/CMS/Upload/36/2012_5_17/annual%20rep

ort%20Tieng%20Viet.pdf (Truy cập ngày 5/5/2013)

4. Cục Quản lý cạnh tranh, Hệ thống cơ quan nhà nước về người tiêu dùng,

http://bvntd.vca.gov.vn/introduction/organization.aspx (Truy cập ngày

5/5/2013)

5. Đặng Vũ Huân, 1996, Chuyên đề về cạnh tranh, chống cạnh tranh không

lành mạnh và kiểm soát độc quyền, Viện khoa học pháp lý, Bộ tư pháp, tr. 21

6. Tăng Văn Nghĩa, 2006, Chính sách cạnh tranh – công cụ vĩ mô nâng cao

năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dân doanh trong điều kiện hội nhập

kinh tế quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 333 tháng 2/2006.

7. Pearce, D.W., 1999, Từ điển kinh tế học hiện đại, (Sách d ch) NXB chính tr

quốc gia, tái ản lần 4, p. 397.

8. Nguyễn Như Phát, Trần Đình Hảo, 2001, Cạnh tranh và xây dựng pháp luật

cạnh tranh hiện nay ở Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Chuyên đề “Một

số đặc điểm của nền kinh tế th trường Việt Nam có ảnh hưởng tới Pháp luật

cạnh tranh”.

9. Nguyễn Minh Phong, 2011, Xu hướng phát triển kinh tế thế giới và Việt

Nam, Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội, kỳ cuối.

http://www.doanhnhan.net/xu-huong-phat-trien-kinh-te-the-gioi-va-viet-

nam-ky-cuo-i-p53a32091.html (Truy cập ngày 5/5/2013)

Page 85: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

80

10. Bùi Nguyễn Anh Tuấn, 2010, Chính sách cạnh tranh từ góc độ của các quốc

gia đang phát triển, VEPR.

11. Viện quản lý kinh tế Trung ương, 2004, Chính sách phát triển kinh tế, tập

III, NXB GTVT, tr.41,42.

12. Lê Danh Vĩnh, 2010, “Giáo trình Luật cạnh tranh” NXB Đại học Kinh tế

Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 11, 12, 34, 35.

II. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH

13. Brown M., 2012, Competition law compliance programs and government

support or indifference, p. 1

http://www.mayerbrown.com/publications/detail.aspx?publication=8138

(Truy cập ngày 13/ /2013)

14. Competition Bureau, Canada, Corporate Compliance Programs.

http://www.competitionbureau.gc.ca/eic/site/cb-bc.nsf/eng/03280.html (Truy

cập ngày 16/ /2013)

15. Garner, B.A., 1999, Black’s Law Dictionary 7th Edition, West Group, p.

278, 279

16. Geroski, P.A., 2005, Competition Policy and National Champions, London:

Competition Commission, p. 7

17. Huan, D.V., 2001, Relationships between Competion Law and other Specific

Laws in legal regulations in Vietnam, Journal of Democracy and Law, 8th

,

pp. 13 - 17.

18. Office of Fair Trading (OFT), Competition Law compliance.

http://www.oft.gov.uk/OFTwork/competition-act-and-cartels/competition-

law-compliance/#.UWzRK6LniX4 (Truy cập ngày 16/ /2013)

19. Porter, M.E., 1980, Competitive Strategy, Free Press, New York, p. 5

20. World Economic Forum, The Global Competitiveness Report 2012 – 2013,

tr. 4 http://www.weforum.org/reports/global-competitiveness-report-2012-

2013 (Truy cập ngày 27/1/12013)

III. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TRÊN INTERNET

Page 86: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

81

21. Antitrust Laws – Luật chống độc quyền http://www.saga.com.vn/tu-

dien/Antitrust_laws/15694.saga (Truy cập ngày 23/1/2013)

22. Bảng tổng hợp giá bán lẻ xăng từ năm 2 5 đến nay.

http://xangdau.net/thong-tin-chung/gia-ban-le/lich-su-gia-ban-le/bang-tong-

hop-gia-ban-le-xang-tu-nam-2005-den-nay-32.html (Truy cập ngày

5/5/2013)

23. Các tổng công ty cần bộ phận pháp chế. http://vnexpress.net/gl/phap-

luat/2006/04/3b9e9383/ (Truy cập ngày 10/ /2013)

24. Nguyễn Văn Cương, 2013, Chế độ kinh tế trong Hiến pháp năm 1992 –

Những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung. http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Chinh-

tri/572080/che-do-kinh-te-trong-hien-phap-nam-1992---nhung-van-de-can-

sua-doi-bo-sung (Truy cập ngày 22/1/2013)

25. EVN vẫn độc quyền kinh doanh điện, giá còn bất cập, http://vov.vn/Kinh-

te/EVN-van-doc-quyen-kinh-doanh-dien-gia-con-bat-cap/228674.vov (Truy

cập ngày 5/5/2013)

26. Interactive wheel.

http://www.oft.gov.uk/shared_oft/ca-and-cartels/competition-awareness-

compliance/staticwheel2.pdf (Truy cập ngày 5/5/2013)

27. Khảo sát mức độ nhận thức của cộng đồng đối với Luật Cạnh tranh.

http://www.vca.gov.vn/Web/Content.aspx?distid=1630&lang=vi-VN (Truy

cập ngày 10/ /2013)

28. Người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường.

http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_marketeconomy_ii.html (Truy

cập ngày 5/5/2013)

29. Người tiêu dùng và pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.

http://luatminhkhue.vn/chuyen-doi/nguoi-tieu-dung-va-phap-luat-bao-ve-

nguoi-tieu-dung.aspx (Truy cập ngày 5/5/2013)

30. Phạt 19 doanh nghiệp bào hiểm: “Mang tính chất cảnh báo”.

http://vneconomy.vn/20100803042740945P0C6/phat-19-doanh-nghiep-bao-

hiem-mang-tinh-chat-canh-bao.htm

Page 87: Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

82

31. ượu nội dìm nhau: Bôi xấu đối thủ ở quán nhậu. http://www.vef.vn/2012-

01-11-ruou-noi-dim-nhau-boi-xau-doi-thu-o-quan-nhau (Truy cập ngày

16/4/2013)

32. Nguyễn Ngọc Sơn, 2009, Người tiêu dùng và pháp luật bảo vệ người tiêu

dùng. http://www.nclp.org.vn/ban_ve_du_an_luat/nguoi-tieu-dung-va-phap-

luat-bao-ve-nguoi-tieu-dung/ (Truy cập ngày /3/2013)

33. Tại sao phải có chính sách cạnh tranh – đặc biệt đối với những nước đang

phát triển. http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_ej0299.html (Truy

cập ngày 3/3/2013)

34. The EU offers guidance on competition law compliance programs.

http://compliance.saiglobal.com/community/know/blogs/item/2862-eu-

guidance-on-competition-law-compliance-programs

(Truy cập ngày 16/ /2013)

35. Thời áo kinh tế Sài G n, 2011, Thiếu công bằng trong tăng giá điện,

http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/ykien/49055 (Truy cập ngày

18/4/2013)