chi tiết xin liên hệ vụ sức khỏe bà mẹ - trẻ em, bộ y tế ... lieu huong dan su...

69
NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG SÁCH KHÔNG BÁN Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế 138A Giảng Võ - Ba Ðình - Hà Nội ÐT & Fax: 024-3.8464.060; http://www.sosuckhoe.com Sổ này được tài trợ bởi

Upload: others

Post on 15-Oct-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNGSÁCH KHÔNG BÁN

Chi tiết xin liên hệ

Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế138A Giảng Võ - Ba Ðình - Hà Nội

ÐT & Fax: 024-3.8464.060; http://www.sosuckhoe.com

Sổ này được tài trợ bởi

Page 2: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

1

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BH-UV-HG Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà

BM Bà mẹ

CBYT Cán bộ Y tế

CĐTB Cô đỡ thôn bản

NHS Nữ hộ sinh

PNMT Phụ nữ mang thai

Sổ TDSKBMTE Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em

TYT Trạm y tế xã

UBND Ủy ban nhân dân

VGB Viêm gan B

YTTB Y tế thôn bản

Page 3: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

2

MỤC LỤC

Giới thiệu về sổ theo dõi SKBMTE ..........................................................4

Phần hướng dẫn giới thiệu về gia đình về Sổ theo dõi SKBMTE ..........5

Phần hướng dẫn cụ thể .............................................................................................6

PHẦN I - CÁC THÔNG TIN CƠ BẢN ...........................................................9

1. Thông tin về gia đình .........................................................................................9

2. Thông tin về trẻ ................................................................................................. 10

3. Thông tin về mẹ ................................................................................................ 12

3.1 Tiền sử sản khoa .................................................................................. 12

3.2 Tiền sử bệnh tật ................................................................................... 13

3.3. Tiền sử về lần mang thai này ......................................................... 15

3.4. Tiêm phòng uốn ván ........................................................................ 16

PHẦN II - CHĂM SÓC THAI NGHÉN ........................................................18

1. Các trang khám thai ........................................................................................ 18

2. Các trang khám sức khỏe .............................................................................. 25

PHẦN III - CHĂM SÓC TRONG ĐẺ, NGAY SAU ĐẺ MẸ VÀ CON ..............26

1. Chăm sóc trong đẻ, ngay sau đẻ ................................................................. 26

2. Chăm sóc ngày đầu sau đẻ mẹ và con...................................................... 29

3. Theo dõi - Chăm sóc tuần đầu sau đẻ mẹ và con ................................. 32

4. Theo dõi tại nhà từ 2 – 6 tuần sau đẻ mẹ và con .................................. 36

Page 4: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

3

PHẦN IV. CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRẺ EM ..............................................40

1. Theo dõi – chăm sóc trẻ tại nhà từ 7 tuần đến 3 tháng tuổi ............ 40

2. Theo dõi – chăm sóc trẻ tại nhà từ 4 - 6 tháng tuổi ............................ 43

3. Theo dõi - chăm sóc trẻ tại nhà từ 7 - 9 tháng tuổi ............................. 45

Biểu đồ tăng trưởng ..............................................................................50

Lịch tiêm chủng ở trẻ em và Theo dõi tiêm chủng ..............................55

Các trang dành để khám theo dõi sức khỏe trẻ ...................................56

Ghi chép của ghi đình về các sự kiện quan trọng

từ lúc mới sinh đến 6 tuổi ......................................................................56

PHẦN V. THÔNG TIN DÀNH CHO BÀ MẸ VÀ GIA ĐÌNH .........................57

Page 5: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

4

GIỚI THIỆU VỀ SỔ THEO DÕI SỨC KHỎE BÀ MẸ TRẺ EM

Sổ theo dõi sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (TDSKBMTE) là công cụ cho cả cán bộ y tế và gia đình theo dõi sức khỏe cho bà mẹ mang thai và trẻ em cho đến 6 tuổi.

Đối với CBYT: CBYT cần ghi chép kết quả khám, chăm sóc, tư vấn và điều trị cho bà mẹ và trẻ em vào sổ; tham khảo kết quả khám và điều trị các lần trước, liên quan của bà mẹ và trẻ em khi cung cấp dịch vụ. Sổ cũng là nơi ghi chép các thông tin về tình trạng dinh dưỡng, tiêm chủng của bà mẹ và trẻ.

Đối với PNMT/BM và gia đình: Sổ dùng để theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em, tình trạng dinh dưỡng và tiêm chủng tại nhà. Sổ cung cấp các hướng dẫn về chăm sóc sức khỏe mẹ và trẻ trong thời gian mang thai, cuộc đẻ và sau đẻ cho đến khi trẻ được 6 tuổi. PNMT/BM và các thành viên khác trong gia đình có thể tìm hiểu thông tin để nâng cao kiến thức, hiểu biết về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em; Tự theo dõi, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại nhà; Tự ghi chép kết quả theo dõi vào sổ.

Để sử dụng Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em hiệu quả, CBYT cần được tập huấn, giám sát hỗ trợ và trao đổi trong các cuộc họp giao ban hàng tuần/hàng tháng CBYT cần hướng dẫn cách sử dụng cho PNMT/BM khi cấp sổ, trong các lần khám thai, khám và theo dõi sức khỏe cho mẹ và con.

Page 6: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

5

PHẦN HƯỚNG DẪN, GIỚI THIỆU VỚI GIA ĐÌNH VỀ SỔ TDSKBMTE

Cán bộ y tế khi phát Sổ TDSKBMTE cho bà mẹ cần giải thích cẩn thận, rõ ràng về các nội dung và cách sử dụng Sổ cho cả người mẹ và người bố. Nếu cả hai người đều không biết chữ, cần tìm hiểu trong gia đình, họ hàng có người biết chữ và có thể giúp mẹ trẻ ghi chép các theo dõi vào Sổ.

Khi phụ nữ mang thai đến cơ sở y tế để khám thai, cán bộ y tế cấp phát Sổ cần cung cấp những thông tin sau:

Phụ nữ đến khám thai và trẻ em dưới 1 tuổi đến khám bệnh hoặc kiểm tra sức khỏe (nếu chưa có sổ) đều được cấp sổ này.

Số dùng để theo dõi, ghi chép về tình trạng sức khỏe cho bà mẹ khi mang thai, sinh đẻ, sau đẻ và sức khỏe của trẻ từ khi mới sinh cho đến khi được 6 tuổi.

Bà mẹ nhớ luôn mang theo Sổ này khi đi khám thai, khám bệnh, khi sinh đẻ và cho các lần đưa trẻ đi tiêm chủng, theo dõi sức khỏe hoặc khám bệnh.

Nhắc bà mẹ và gia đình giữ gìn cẩn thận quyển sổ này cho đến khi trẻ lớn vì các thông tin được viết trong Sổ là những theo dõi về sự lớn lên, phát triển cũng như sức khỏe bệnh tật của trẻ trong những tháng, năm đầu tiên của cuộc đời bé.

Trường hợp gia đình làm mất Sổ, cần báo ngay cho cán bộ y tế nơi cung cấp Sổ để xin cấp Sổ khác và điền lại các thông tin cần thiết.

Các hướng dẫn, tư vấn cho bà mẹ bao gồm:

- Mục đích của việc sử dụng Sổ

- Nội dung, thứ tự các phần trong quyển Sổ

- Cách ghi chép, theo dõi các vấn đề về sức khỏe, dinh dưỡng và tiêm chủng của mẹ và con.

Page 7: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

6

PHẦN HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

CBYT cần hướng dẫn cho bà mẹ/người nhà về cách ghi chép và theo dõi cho từng trang trong quyển Sổ, cụ thể như sau:

Trang bìa

Ghi các thông tin thật cụ thể, rõ ràng. Cần chú ý:

Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu.

Tuổi mẹ: tính theo năm dương lịch. Nếu không nhớ ngày dương lịch, hướng dẫn hoặc giúp người nhà xem lại lịch.

Địa chỉ: ghi theo hộ khẩu.

Nơi ở hiện tại: Cần ghi rõ địa chỉ cụ thể để dễ dàng liên hệ

Ví dụ: Chị Nguyễn Thị Thu Hà, hộ khẩu tại Xã Quế Tân, Quế Võ, Bắc Ninh. Thường trú tại: Xóm Mới, xã Thu Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Số điện thoại nhà chị Hà: 02183.871339. Chị Hà được cấp sổ tại Trạm y tế xã Thu Phong ngày 8/1/2016. Chị Hà sinh con gái vào ngày 2/9/2016, đặt tên con là Trần Thị Hương Giang.

Trang bìa được ghi như sau:

Họ tên mẹ Nguyễn Thị Thu Hà Tuổi: 30

Họ tên trẻ Trần Thị Hương Giang

Địa chỉ: Xã Quế Tân, Quế Võ, Bắc Ninh

Nơi ở hiện tại: Xóm Mới, Xã Thu Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình

Điện thoại 02183. 871339

Nơi cấp sổ Trạm Y tế xã Thu Phong Ngày cấp sổ ngày 8 tháng 1 năm 2016

Page 8: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

7

Giới thiệuNhắc bà mẹ/người nhà về câu “Bà mẹ nhớ luôn mang theo Sổ này khi đi khám thai, sinh đẻ, khi đưa con đi tiêm chủng, khám sức khỏe hoặc khám bệnh” để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc này.

Thông điệp gửi gia đình

Nói với người nhà về đọc lời chúc mừng và dặn dò của những người chăm sóc sức khỏe cho họ để biết là họ được quan tâm thế nào.

Trang Thông điệp gửi cho trẻ

Cán bộ y tế cũng giới thiệu với bà mẹ và người nhà về thông điệp này. Đây là lời nhắn nhủ của gia đình và cán bộ y tế đối với trẻ. Qua thông điệp này, người nhà cũng sẽ cảm nhận được những quan tâm của xã hội, cán bộ y tế đối với con của họ.

Mong đợi của bố mẹ về con

CBYT hướng dẫn bố mẹ ghi những mong đợi, kỳ vọng về đứa con của họ, ví dụ như bố mẹ mong con lớn lên khỏe mạnh, trở thành một người sản xuất giỏi, hay giáo viên, nhân viên y tế hay bất cứ một ước muốn gì đối với con mình

Page 9: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

8

TRANG HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SỔ THEO DÕI SỨC KHỎE BÀ MẸ TRẺ EM

Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em gồm có năm phần:

PHẦN I: THÔNG TIN CƠ BẢN

PHẦN II: CHĂM SÓC THAI NGHÉN

PHẦN III: CHĂM SÓC TRONG, NGAY SAU ĐẺ MẸ VÀ CON

PHẦN IV: CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRẺ EM

PHẦN V : THÔNG TIN DÀNH CHO BÀ MẸ VÀ GIA ĐÌNH

Các phần khác nhau được phân chia và đánh dấu bằng các vạch mầu khác nhau ở mép bên trái và bên phải của mỗi trang, trên mỗi vạch mầu có ghi tiêu đề của từng phần.

Lưu ý

Khi thông tin được ghi vào ô màu trắng: sức khỏe của bà mẹ và/hoặc của trẻ bình thường.

Khi thông tin ghi vào ô màu vàng: có thể là bà mẹ và/hoặc trẻ có vấn đề về sức khỏe. Trong trường hợp này, bà mẹ và trẻ cần đến cơ sở y tế để được khám, xử trí, tư vấn trong thời gian sớm nhất.

Trong sổ có các trang dành cho gia đình ghi và các trang dành cho cán bộ y tế ghi, cụ thể:

(a) Trang có biểu tượng này là trang dành cho phụ nữ mang thai, bà mẹ và thành viên gia đình theo dõi và ghi chép.

(b) Trang có biểu tượng này là trang dành cho cán bộ y tế theo dõi và ghi chép.

Page 10: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

9

PHẦN I. CÁC THÔNG TIN CƠ BẢN

Cán bộ y tế nói cho người nhà biết là phần này họ tự ghi. CBYT có thể hỗ trợ họ nếu cần. Bà mẹ hoặc người nhà ghi tuần tự các mục như sau:

1. THÔNG TIN VỀ GIA ĐÌNH

Thông tin về cha mẹ

Có 1 bảng gồm 3 cột để ghi các thông tin về cha/mẹ của trẻ:

Cột thứ nhất ghi nội dung các thông tin

Cột thứ 2 là thông tin của mẹ

Cột thứ 3 là thông tin về người cha.

Nội dung cần ghi:

Họ và tên: ghi họ tên theo giấy khai sinh. Tên mẹ phải giống tên như ở trang bìa;

Ngày tháng năm sinh: ghi theo ngày, tháng, năm dương lịch. Nếu không nhớ ngày dương lịch, hỏi ngày âm lịch và chuyển đổi sang ngày dương lịch. Trường hợp bà mẹ không nhớ chính xác ngày sinh, qui định ghi ngày 15. Nếu không nhớ tháng sinh, cố gắng khai thác các thông tin, sự kiện liên quan như ngày Tết, ngày mùa... để ước tính tháng sinh của bà mẹ một cách chính xác nhất. Nếu không nhớ năm sinh, tìm cách hỏi tuổi của người cùng năm sinh hoặc sinh vào năm con gì... để có thể tính được tuổi mẹ một cách đúng nhất.

Nghề nghiệp: ghi nghề nghiệp hoặc công việc hiện đang làm

Dân tộc: ghi dân tộc của mỗi người trước khi kết hôn

Trình độ học vấn: ghi số lớp đã hoàn thành, ví dụ như lớp 8, lớp 9. Trường hợp người mẹ/ người cha học hệ 10 năm ghi năm học đã học trên hệ 10 năm, ví dụ đã học xong lớp 5 thì ghi 5/10. Trường hợp chưa đến trường, lớp nào thì ghi rõ là Không đi học.

Page 11: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

10

Ví dụ: Chị Nguyễn Thị Thu Hà, sinh ngày 15/3/1976, nghề nghiệp giáo viên, là người Kinh, đã tốt nghiệp trung cấp sư phạm. Chồng chị Hà là anh Trần Đức Chiến, sinh ngày 25/8/1970, ở nhà làm nông nghiệp, là người Kinh, đã học hết phổ thông trung học. Phần Thông tin của gia đình trên được ghi như sau:

Thông tin về gia đình

2. THÔNG TIN VỀ TRẺ

Phần đầu ghi đúng các mục như trong giấy khai sinh:

Họ và tên trẻ: đầy đủ họ, tên đệm và tên giống như trong giấy khai sinh và đúng như ở trang bìa.

Giới tính: ghi rõ Trai hoặc Gái

Ngày sinh: ghi ngày dương lịch

Nơi sinh: ghi đủ thông tin về nơi sinh, xã/phường, quận/huyện và tỉnh/thành phố.

Ví dụ: Chị Nguyễn Thị Thu Hà sinh 01 cháu gái ngày 2/9/2016 tại Trạm y tế xã Thu Phong, Huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, đặt tên cháu là Trần Thị Hương Giang. Phần Thông tin về trẻ được ghi như sau:

Thông tin Mẹ Cha

Họ tên Nguyễn Thị Thu Hà Trần Đức Chiến

Ngày sinh Ngày 15 tháng 3 năm 1986 Ngày 25 tháng 8 năm 1980

Nghề nghiệp Giáo viên Làm ruộng

Dân tộc Kinh Kinh

Trình độ học vấn Trung cấp sư phạm 12/12

Page 12: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

11

Thông tin về trẻ

Chứng nhận khai sinh

CBYT cần khuyến khích gia đình xin chứng nhận giấy khai sinh cho trẻ càng sớm càng tốt sau khi đưa trẻ về nhà. Xin xác nhận của Ủy ban nhân dân xã về ngày đăng ký khai sinh của trẻ và được ký tên, đóng dấu để các thông tin có giá trị về mặt pháp lý hơn.

Thông tin về thẻ bảo hiểm y tế:

Ghi số thẻ, ngày cấp và ngày hết hạn

Nếu chưa có: cần hướng dẫn gia đình đăng ký lấy thẻ để được hưởng quyền lợi về chăm sóc, khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Ví dụ: Cháu Trần Thị Hương Giang, sinh ngày 2/9/2016, đến ngày 01/10/2016 được cấp thẻ, ngày hết hạn là ngày 01/10/2017, số thẻ bảo hiểm y tế là 123456. Phần Thông tin về bảo hiểm y tế được ghi như sau:

Thông tin về bảo hiểm y tế

Họ và tên (ghi đầy đủ) Trần Thị Hương Giang

Giới tính Nam, Nữ

Ngày sinh: 02/09/2016

Nơi sinh: Trạm y tế xã Thu Phong, Huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình

Ngày cấp thẻ 01/10/2016

Ngày thẻ hết hạn 01/10/2017

Số thẻ bảo hiểm y tế

1 2 3 4 5 6

Page 13: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

12

3. THÔNG TIN VỀ MẸ

3.1. Tiền sử sản khoa

Đây là phần gia đình tự ghi chép về tiền sử các lần mang thai, phá thai và sinh đẻ của bà mẹ.

Tổng số lần mang thai: (ghi tổng số những lần mang thai bao gồm cả sẩy, phá thai, thai lưu và cả lần mang thai này (nếu đang mang thai).

Tổng số lần sẩy, phá thai: (ghi tổng số những lần sấy, phá thai)

Tổng số lần thai lưu: (ghi số lần thai chết trong buồng tử cung từ 22 tuần tuổi đến khi chuyển dạ.)

Tổng số lần đẻ, con sống: (ghi tổng số lần đã đẻ, kể cả những lần đẻ ra sống, sau đó mới chết).

CBYT cần giải thích rõ cho bà mẹ/người nhà về sự khác biệt giữa thai lưu và trẻ đẻ ra có dấu hiệu sống nhưng sau đó tử vong. Thai lưu là đẻ ra đã chết, còn nếu có một vài dấu hiệu sống như cựa quậy tay chân, thở ngáp v.v. rồi chết luôn là những trường hợp tử vong sơ sinh, không phải là thai lưu.

Ví dụ chị Hà, 38 tuổi có 5 lần mang thai bao gồm cả lần mang thai này. Tiền sử sản khoa chị đã có 1 lần đẻ con sống, 1 lần thai chết trong buồng tử cung 24 tuần tuổi, 1 lần hút thai và 1 lần sẩy thai)

Tổng số lần mang thai: 05

Tổng số lần sẩy, phá thai: 02

Tổng số lần thai lưu: 01

Tổng số lần đẻ, con sống: 01

Tiếp theo ghi các thông tin về trẻ đẻ sống vào bảng dưới đây. Ghi đầy đủ theo thứ tự ngày đẻ, phương pháp đẻ, giới tính, cân nặng của sơ sinh, tình trạng Mẹ và Con sau đẻ (sống, bệnh tật, di tật, tai biến hay tử vong). Tiếp theo với ví dụ trên bà mẹ 36 tuổi, hiện có 1 con trai, 2 tuổi, sinh ngày 7/5/2016, khi đẻ nặng 3300gram, không có bất thường sau đẻ.

Page 14: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

13

3.2. Tiền sử bệnh tật

Thu thập thông tin về tiền sử bệnh tật của mẹ có thể ảnh hưởng đến quá trình thai nghén gồm: tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm gan, tim mạch, bướu cổ, dị ứng thuốc, rubella, hoặc các bệnh khác bà mẹ mắc phải.

Trang này vẫn là do bà mẹ ghi nhưng nhân viên y tế nên kiểm tra lại. Nếu bà mẹ có bất cứ loại bệnh nào đánh dấu vào ô vàng và ghi tiếp vào cột cuối cùng: Tình trạng điều trị. Nếu không có bệnh, đánh dấu vào chữ “Không” và kết thúc trang này.

Ví dụ: Chị Hà bị tăng huyết áp, hiện đang điều trị, các bệnh khác chị không biết, hiện không phải điều trị bệnh nào. Phần Tiền sử bệnh tật của mẹ ghi như sau:

Ngaytte Phltc:tng phap Giai Can n,ng Bfnh t,t «e tinh cua cuatre set va bat thlto'ng sau 4e

tre sinh

Ii'.'! dethu'ong li'.'ltrai .071�/�Q}Q_ Dae mo Dgai 3JO.Qgram Khong D khac

D aethuong D trai .... .! .... .! ..... Dae mo Dgai ........ (gr) D khac

D dethuong D trai .... .! .... .! ..... Dae mo Dgai ........ (gr) D khac

D dethuong D trai .... ./ .... ./ ..... Dae mo Dgai ........ (gr) D khac

Page 15: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

14

Page 16: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

15

Nếu bà mẹ có bị một bệnh nào đó, cán bộ y tế nên hỏi lại về tình trạng điều trị. Nếu họ chưa điều trị, khuyên bà mẹ nên đi khám và điều trị. Nếu họ đang điều trị, nhắc và hướng dẫn bà mẹ về chăm sóc, theo dõi bệnh tật và lựa chọn nơi sinh đẻ an toàn.

3.3. Thông tin về lần mang thai này

Phần này vẫn do bà mẹ ghi, CBYT cần kiểm tra lại thông tin khi bà mẹ đến khám thai lần đầu của lần mang thai này xem có chính xác không. Hỏi tuổi bà mẹ khi có thai, đo chiều cao và đánh dấu vào các cột tương ứng.

Ví dụ: Chị Hà 36 tuổi, thai 1 tháng, cao 1,54m, cân nặng 50 kg.Như vậy với các thông tin như trên, cách ghi phần Thông tin về lần mang thai này như sau:

Thông tin về chiều cao, cân nặng của thai phụ này là bình thường (được đánh dấu ở ô màu trắng) nhưng vì thông tin về tuổi bà mẹ nằm trong ô màu vàng nên thai phụ này có nguy cơ cho thai nghén.

Cán bộ y tế cần tư vấn, hướng dẫn bà mẹ theo dõi các dấu hiệu có thể xẩy ra, khuyên bà mẹ nên sinh con ở những cơ sở y tế có thể xử trí được các biến chứng.

Page 17: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

16

3.4. Tiêm vắc xin phòng uốn ván

Ở phần này có 2 bảng, một bảng để bà mẹ ghi các mũi tiêm phòng uốn ván đã được tiêm trước lần mang thai trước và một bảng sau đó để CBYT theo dõi các mũi tiêm phòng uốn ván được tiêm trong lần mang thai này. Cán bộ y tế hướng dẫn bà mẹ đánh dấu vào các ô thích hợp. Nếu bà mẹ đã tiêm rồi thì ghi lại thời điểm tiêm. Nếu không nhớ chính xác ngày, tháng, cố gắng hỏi xem cách đây bao nhiêu năm để có thể ước lượng được thời gian tiêm cách lần mang thai này bao lâu.

Ví dụ: Chị Hà đã sinh con cách đây 2 năm. Lần mang thai trước chị được tiêm 2 mũi. Mũi một ngày 15/1/2016, mũi hai ngày 15/2/2016.

Tiền sử về tiêm phòng uốn ván

Bảng ghi các mũi tiêm cho lần mang thai này do cán bộ y tế ghi và cần chú ý ghi đủ các mục gồm: tiêm mũi thứ mấy (chỉ tính với lần mang thai này), thời gian nào và nhớ ghi ngày hẹn cho lần tiêm sau nếu cần thiết. Cán bộ y tế cũng nhớ ghi tên và ký vào cột tiếp đó.

Hỏi bà mẹ hoặc xem sổ tiêm chủng

Tiêm phòng uốn ván trong thời gian từ 15 tuổi đến trước lần

mang thai nàyMũi tiêm

Page 18: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

17

Ví dụ: Do lần có thai trước đã tiêm 2 mũi uốn ván, nên lần mang thai này chị Hà chỉ cần tiêm một mũi nhắc lại, ngày tiêm là 15/6/2016.

Tiêm phòng uốn ván cho lần mang thai này

Page 19: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

18

PHẦN II. CHĂM SÓC THAI NGHÉN

Phần này bao gồm các trang dành cho cán bộ ghi chép khi bà mẹ đến khám thai, khám sức khỏe định kỳ cho bà mẹ hoặc khám khi có vấn đề về sức khỏe.

1. CÁC TRANG KHÁM THAI:

Trong thời gian mang thai, thai phụ cần khám ít nhất là 4 lần vào 3 thai kỳ ở các thời điểm: 1 lần vào 3 tháng đầu, 1 lần vào 3 tháng giữa và 2 lần vào 3 tháng cuối. Hoặc khám định kỳ theo hẹn của cán bộ y tế, trong sổ dành 10 trang cho 10 lần khám thai.

Trước khi ghi kết quá khám thai, cán bộ y tế nhớ thu thập và điền đủ thông tin ở đầu trang:

Ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng: cố gắng thu thập ngày, tháng theo dương lịch. Nếu bà mẹ chỉ nhớ ngày âm lịch, cần dùng lịch để chuyển đổi sang ngày dương lịch. Trường hợp không thể đổi sang ngày dương lịch được, thì dùng ngày âm lịch nhưng phải chú thích là ngày âm lịch.

Dự kiến ngày sinh:

Theo dương lịch:

- Ngày: lấy ngày đầu của kỳ kinh cuối cộng 7

- Tháng:

Nếu tháng có kinh cuối cùng từ tháng 1 – tháng 3: cộng 9

Nếu tháng có kinh cuối cùng từ tháng 4 – tháng 12: trừ 3

Ví dụ 1. Ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng của chị Vân là 16 tháng 5 năm 2016. Cách tính dự kiến thời gian sinh là:

Ngày: 16 + 7 = 23

Tháng: 5 – 3 = 2

Như vậy, dự kiến chị Vân sẽ sinh vào khoảng 23 tháng 2 năm 2017

Ví dụ 2. Ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng của chị Hằng là 27 tháng 3 năm 2016. Cách tính dự kiến thời gian sinh là:

Page 20: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

19

Ngày: 27 + 7 = 34 (1 tháng và 4 ngày)

Tháng: 3 + 9 = 12

Vì trong phần tính ngày, có 1 tháng và 4 ngày, nên dự kiến tháng sinh sẽ phải cộng thêm 1 tháng. Như vậy dự kiến chị Hằng sẽ sinh con vào khoảng ngày 4 tháng 1 năm 2017

Nếu sản phụ không nhớ ngày dương lịch, chỉ nhớ ngày âm lịch thì cán bộ y tế dựa vào lịch mà chuyển ngày âm lịch sang ngày dương lịch.

Nếu có sẵn Thước tính tuổi thai và dự kiến ngày sinh thì sử dụng thước đó để tính.

Hoặc thai phụ có siêu âm tại lần khám thai này có thể dùng bảng ước tính tuổi thai theo siêu âm

Hướng dẫn khám thai

Khám toàn thân

- Đo chiều cao cơ thể (lần khám thai đầu).

- Cân nặng (cho mỗi lần khám thai).

- Khám da, niêm mạc, đánh giá có phù hoặc thiếu máu hay không (cho mỗi lần khám thai).

- Đo huyết áp (cho mỗi lần khám thai).

Khám tim phổi (cho mỗi lần khám thai).

- Khám vú.

- Khám các bộ phận khác khi có dấu hiệu bất thường.

Khám sản khoa

a. Ba tháng đầu

- Nắn trên mu xem đã thấy đáy tử cung.

- Xem có vết sẹo mổ bụng dưới.

- Khám cổ tử cung: nếu nghi ngờ viêm nhiễm đường sinh dục.

- Chỉ thăm âm đạo nếu các dấu hiệu có thai chưa rõ, cần xác định thêm.

Page 21: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

20

b. Ba tháng giữa

- Đo chiều cao tử cung.

- Nghe tim thai khi đáy tử cung đã đến rốn (tốt nhất bằng máy nghe tim thai, nếu có).

- Cử động thai, số lượng thai, tình trạng ối.

- Nếu nghi ngờ có viêm nhiễm đường sinh dục, đặt mỏ vịt để quan sát âm đạo, cổ tử cung.

c. Ba tháng cuối

- Tốt nhất nên khám thai mỗi tháng một lần.

- Đo chiều cao tử cung/vòng bụng.

- Nắn xác định ngôi thế.

- Nghe tim thai.

- Đánh giá độ xuống của đầu (trong vòng 1 tháng trước dự kiến đẻ).

- Cử động thai, số lượng thai, tình trạng ối.

- Nếu nghi ngờ có viêm nhiễm đường sinh dục đặt mỏ vịt để quan sát âm đạo, cổ tử cung.

Hướng dẫn cách đo và ghi chép phần khám thai:

Cách ghi Huyết áp: (tính băng mmHg)

Ô ghi kết quả Huyết áp (HA) của thai phụ trong các trang khám thai được chia làm 2 ô. Ghi kết quả HA tối đa và ô phía trên, trái và HA tối thiểu và ô phía dưới, phải.

Huyết áp tối đa có giá trị bình thường từ 90-140 mmHg

Huyết áp tối thiểu có giá trị bình thường từ 60-90 mmHg

Nếu có tình trạng tăng hoặc giảm huyết áp (giá trị huyết áp tối đa hoặc tối thiểu cao hoặc thấp hơn ngưỡng bình thường nói trên) thì ghi vào ô Khác (màu vàng)

Cách đo chiều cao tử cung: (tính băng cm)

Thai phụ cần đi tiểu trước khi đo.

Page 22: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

21

Cách đo: thai phụ nằm ngửa trên giường, cán bộ y tế dùng thước dây đo khoảng cách từ chính giữa bờ trên khớp mu lên đến đáy tử cung. Chú ý ghi lại thời gian và kết quả đo được, sau đó đối chiếu với tiêu chuẩn của tháng mang thai.

Nếu sau một tháng mà chiều cao của tử cung không hề thay đổi kết hợp với một số dấu hiệu như ra máu, cử động thai yếu hoặc không cử động, tử cung bè ngang… thì cần đến các cơ sở sản khoa để tìm nguyên nhân và xử trí kịp thời. Tham khảo dưới đây là số liệu chiều cao tử cung trung bình theo tháng tuổi thai (trung bình tăng 4 cm/tháng tuổi thai)

Cách đo vòng bụng: (tính băng cm)

Thai phụ cần đi tiểu trước khi đo.

Cách đo: yêu cầu thai phụ nằm ngửa trên giường, cán bộ y tế dùng thước dây đo khoảng cách từ chính giữa khớp mu lên đến đáy tử cung. Ghi lại kết quả đo được vào sổ.

Tháng mang thai Chiều cao tử cung (cm)

1 tháng 0 cm

2 tháng 4 cm

3 tháng 8 cm

4 tháng 12 cm

5 tháng 16 cm

6 tháng 20 cm

7 tháng 24 cm

8 tháng 28 cm

9 tháng 32 cm

Page 23: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

22

Cách khám và đánh giá tình trạng da/niêm mạc, kết hơp đánh giá thiếu máu

Dễ khám nhất là xem lòng bàn tay của sản phụ. Cán bộ y tế đề nghị sản phụ mở bàn tay ra và so sánh với lòng bàn tay của mình hoặc của những người xung quanh để đánh giá. Nếu lòng bàn tay của sản phụ nhợt nhạt hơn người khác là có dấu hiệu của thiếu máu.

Khám da, niêm mạc mắt hoặc bên trong môi cũng để phát hiện thiếu máu. Nếu phát hiện da xanh, niêm mạc nhợt thì có thể tình trạng thiếu máu nặng, cần thử huyết sắc tố hoặc chuyển đến cơ sở y tế có thể làm được.

Khám da cũng phát hiện có bị nhiễm khuẩn hoặc phù không.

Cách khám và đánh giá phù:

Dùng ngón tay cái ấn lên vùng mắt cá chân, mu bàn chân hoặc mặt trước trong xương chầy và giữ vài giây sau đó bỏ ngón tay ra. Nếu có vết lõm vào là có dấu hiệu phù.

Các xét nghiệm cần thiếta. Thử Protein nước tiểu:

- Lấy nước tiểu buổi sáng, giữa dòng.

- Dùng que thử Protein (so với gam màu mẫu) hoặc dùng phương pháp đốt.

- Thử nước tiểu cần làm cho mọi thai phụ vào mỗi lần thăm thai.

- Nếu có sẵn que thử, nên hướng dẫn thai phụ tự làm.

b. Thử Đường huyết:

Tùy theo dụng cụ hoặc xét nghiệm có sẵn ở các cơ sở y tế để đánh giá có giảm hay tăng đường huyết hay không. Việc đánh giá đường huyết rất quan trọng nhằm phát hiện thai phụ có triệu chứng của đái đường trong thời gian mang thai để xử trí kịp thời cho mẹ và có kế hoạch theo dõi phát triển thai và chuẩn bị chu đáo cho cuộc đẻ an toàn.

c. Thử huyết sắc tố

- Thử huyết sắc tố bằng giấy thử

- Tại tuyến huyện, xã có trang bị xét nghiệm nên định lượng huyết sắc tố (Hb) kèm thêm định lượng Hematocrit.

Page 24: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

23

Xác định thiếu máu: Nếu thai phụ có Hb dưới 11 g/l là bị thiếu máu.

d. Các xét nghiệm khác ( bao gồm cả HIV, Viêm gan, Giang mai,)

- Nếu có thiếu máu thì xét nghiệm phân xem có giun không

- Xét nghiệm khí hư (nếu cần).

- Ghi rõ tên các loại xét nghiệm đã làm. Nếu các xét nghiệm trên bình thường thì ghi vào ô màu trắng. Nếu có xét nghiệm nào bất thường ghi vào ô Bất thường (màu vàng) kèm ghi chú ở phần tư vấn, hướng dẫn.

Cách ghi vào ô uống viên sắt/axit folic hoặc viên đa vi chất:

Hỏi và kiểm tra thai phụ đã uống loại nào trong 3 loại trên. Nếu uống loại nào thì khoanh vào loại thuốc đó và đánh dấu vào ô «đã uống». Nếu chưa, đánh dấu vào ô «chưa uống».

Cách đánh giá và ghi tim thai:

Thông thường có thể nghe được tim thai bằng ống nghe tim thai khi thai được từ 20 tuần trở lên. Dùng thiết bị siêu âm có thể nghe thấy sớm hơn từ tuần thứ 7. Khi thai phụ đến khám thai lần 2 vào 3 tháng giữa của thời kỳ mang thai, bắt buộc cán bộ y tế phải nghe tim thai. Nhịp tim thai bình thường dao động từ 120 - 160 lần /phút, cán bộ y tế ghi vào ô trắng. Khi tim thai < 120/lần phút hoặc > 160 lần/phút là không bình thường, cán bộ y tế ghi tần số tim thai vào ô màu vàng.

Cách đánh giá và ghi về ngôi thai:

Khi thai được 36 tuần hoặc 1 tháng trước khi đẻ. Nếu đầu đã hướng xuống dưới coi như là bình thường, nếu chưa xuống ghi vào ô bất thường và phải theo dõi chặt chẽ.

Cần hẹn khám hàng tuần để theo dõi độ xuống của đầu, nếu vẫn chưa xuống, nằm ngang hoặc ngược phải chuẩn bị chuyển thai phụ lên tuyến trên.

Luôn nhớ ghi các kết quả bất thường vào ô màu vàng để lưu ý khi tư vấn, hướng dẫn bà mẹ cũng như theo dõi hoặc quyết định xử trí phù hơp.

Page 25: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

24

Phần ghi kết luận, tư vấn, hướng dẫn của Cán bộ y tế

Dưới các thông tin khám toàn thân và xét nghiệm là phần ghi kết luận, tư vấn, hướng dẫn của cán bộ y tế. Ghi các hướng dẫn cần thiết, nếu cần dùng thuốc, kê đơn và ghi luôn ở phần này. Nhớ ghi ngày hẹn cho lần khám thai sau. Trường hợp thai có nguy cơ hoặc có vấn đề bất thường trong lần khám này, cần hẹn khám sớm hơn tùy theo từng vấn đề được phát hiện. Cán bộ y tế cần ghi rõ tên, chức danh, ngày khám và cơ sở y tế ở phần cuối trang.

Ví dụ: Thai phụ khám thai lần 3 vào tháng thứ 8 của thời kỳ thai nghén

21/12/2016 54,6

Đường huyết

2588 hồng

xanhtái nhợt

Xétnghiệm

HIV

Xét nghiệm khác(Giang mai, viêm

gan, đường huyết...)

Page 26: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

25

Kết luận:

- Thai phát triển bình thường

- Phù chân do chèn ép

Hướng dẫn của CBYT:

- Nên nằm nghiêng, tốt hơn là nghiêng bên trái, hai chân kê gối hơi cao khi ngủ hoặc nằm nghỉ

Hẹn khám lần sau:

- 2 tuần sau hoặc khi có dấu hiệu bất thường

Ngày 5/8/2016, TYT xã Thu Phong

NHS Nguyệt

Nguyệt

2. PHẦN GHI CHÉP - TRANG KHÁM SỨC KHỎE BÀ MẸ MANG THAI DÀNH CHO CÁN BỘ Y TẾ GHI CHÉP KHI BÀ MẸ ĐI KHÁM VÌ LÝ DO CÁC SỨC KHỎE VÀ KHÁM BỆNH.

Các trang này dùng cho cán bộ ghi chép về những lần bà mẹ đi khám theo dõi sức khỏe hoặc bị bệnh. Phần này có thể thay cho quyển Sổ y bạ. Bà mẹ có thể dùng trong thời gian mang thai và trong suốt trong những tuần sau đẻ.

Page 27: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

26

PHẦN III. CHĂM SÓC TRONG ĐẺ, SAU ĐẺ MẸ VÀ CON

Phần này gồm trang ghi chép của cán bộ y tế về tình trạng và các diễn biến của bà mẹ và trẻ sơ sinh trong đẻ, ngay sau đẻ cho đến 6 tuần sau đẻ. Trang trong đẻ, ngay sau đẻ và ngày đầu sau đẻ do cán bộ y tế (hoặc người đỡ đẻ tại nhà) ghi chép các sự kiện, diễn biến xảy ra tại cuộc đẻ, ngay sau đẻ và ngày đầu sau đẻ. Nếu các sự kiện diễn ra bình thường, ghi vào các Ô màu trắng. Nếu các sự kiện diễn ra không bình thường, ghi vào Ô màu vàng.

Lý tưởng nhất là cán bộ y tế ghi chép mỗi phần ngay sau khi sự kiện xảy ra. Cụ thế là khi bà mẹ đẻ xong, cán bộ y tế hoàn tất các công việc chăm sóc bà mẹ, sơ sinh và ghi bệnh án đồng thời ghi vào trang Trong đẻ, ngay sau đẻ của sổ theo dõi SK BMTE. Tương tự, kết thúc ngày thứ nhất sau đẻ, cán bộ y tế ghi các sự kiện vào trang ngày đầu sau đẻ.

Trong một số trường hợp cán bộ y tế quá bận, thì trước khi bà mẹ và trẻ ra viện, về nhà, cần kiểm tra và ghi chép đầy đủ các phần này.

1. TRONG ĐẺ, NGAY SAU ĐẺ

Cách ghi các thông tin về Bà mẹ:

Thời gian chuyển dạ: tính thời gian từ khi bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ đến khi đẻ.

Ngôi thai: ghi rõ là ngôi chỏm, mặt, mông hay ngang

Cách đẻ: là đẻ thường, có can thiệp hay mổ đẻ

Tai biến: là các bất thường sau khi sinh như chảy máu, co giật, nhiễm khuẩn, rách tầng sinh môn.v.v

Nơi đẻ : ghi cụ thể tuyến bệnh viện, trạm y tế, tại nhà. Nếu đẻ nơi khác ghi rõ là nơi nào.

Người đỡ đẻ: Ghi vào ô tương ứng như cán bộ trạm y tế, bà đỡ được đào tạo, người khác.

Kết luận và xử trí: Cán bộ y tế ghi những kết luận về cuộc đẻ và ghi chép lại những xử trí, bất thường trong cuộc đẻ.

Page 28: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

27

Cán bộ y tế cần ghi rõ tên, chức danh, ngày khám và cơ sở y tế ở phần cuối trang.

Cách ghi thông tin về chăm sóc sơ sinh trong đẻ, ngay sau đẻ

Thời gian trẻ ra đời: Ghi thời gian theo: phút, giờ, ngày, tháng, năm khi trẻ được sinh ra

Tuổi thai: tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối đến ngày sinh con.

- Thai đủ tháng là thai có tuổi thai từ 37 – 41 tuần

- Thai non tháng là thai có tuổi thai < 37 tuần

- Thai già tháng là thai có tuổi thai > 41 tuần

Giới tính: đánh dấu vào các ô tương ứng cho trẻ trai, trẻ gái hay không rõ giới tính.

Khóc ngay: khóc ngay khi ra khỏi bụng mẹ, trẻ hồng hào. Khóc chậm là sau khi ra khỏi bụng mẹ vẫn chưa khóc, tím tái. Tuy nhiên trong một vài trường hợp thì trẻ không khóc nhưng thở bình thường, da hồng, không phải can thiệp hồi sức thì vẫn coi như là khóc ngay.

Hồi sức: là các động tác làm cho trẻ thở được hoặc khóc được bao gồm kích thích thở, hút đờm, dãi hoặc bóp bóng, thở oxy hoặc hà hơi, thổi ngạt. Nếu trẻ bị ngạt, cần hồi sức ngay và theo dõi chặt chẽ sau hồi sức. Tùy theo tình trạng trẻ và thời gian ổn định để quyết định có đặt trẻ da kề da lên ngực mẹ và cho trẻ bú sớm.

Nằm tiếp xúc da kề da với mẹ : trẻ có được nằm tiếp xúc da kề da với mẹ sau khi sinh bao nhiêu lâu và ghi vào ô tương ứng.

Trẻ có được bú sớm không : Trẻ có được bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ hay không.

Kiểm tra hậu môn xem có lỗ hậu môn hay không, nếu không có phải chuyển trẻ đến tuyến cao hơn để được xử trí thích hợp.

Kiểm tra xem có các dị tật ở tất cả các bộ phận của cơ thể.

Kiểm tra các vấn đề khác như có bị rau quấn cổ không? Có vấn đề gì về rốn không? hoặc bất cứ một vấn đề khác cần quan tâm.

Đánh giá tình trạng trẻ khi hoàn thành cuộc đẻ và ghi vào các ô tương ứng.

Page 29: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

28

Kết luận và xử trí : Cán bộ y tế ghi những kết luận về cuộc đẻ và ghi chép lại những xử trí, bất thường trong cuộc đẻ.

Cán bộ y tế cần ghi rõ tên, chức danh, ngày khám và cơ sở y tế ở phần cuối trang.

Ví dụ về cách ghi thông tin về chăm sóc mẹ và con trong đẻ, ngay sau đẻ

TRONG VÀ NGAY SAU ĐẺ: MẸ

Page 30: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

29

TRONG VÀ NGAY SAU ĐẺ: CON

2. CHĂM SÓC NGÀY ĐẦU SAU ĐẺ MẸ VÀ CON

Trong 2 giờ đầu sau sinh, sản phụ vẫn nằm ở phòng đẻ, cho trẻ nằm da kề da trên ngực mẹ ít nhất là 90 phút và cho con bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ. Các ghi chép bắt buộc phải có ở bệnh án và sau đó ghi lại các thông tin về bú mẹ trong giờ đầu, tiêm vitamin K hoặc Viêm gan B sơ sinh vào Sổ.

Từ giờ thứ ba đến hết ngày đầu, bà mẹ và trẻ được đưa về phòng và tiếp tục với các chăm sóc, theo dõi 1 giờ/lần trong 6h tiếp; sau đó theo dõi mẹ và trẻ 6 giờ/lần cho đến hết ngày thứ nhất. Nếu các thông tin về mẹ và trẻ không có gì bất thường (đều ở ô màu trắng) thì có thể ghi vào Sổ vào cuối ngày. Tuy nhiên nếu có bất cứ thông tin nào không bình thường (Ô màu vàng) thì cần ghi lại các thông tin vào thời điểm đó và ghi chú thời gian xẩy ra hiện tượng đó. Chú ý so sánh vòng đầu của trẻ với bảng tiêu chuẩn chung để phát hiện trẻ có vòng đầu nhỏ hay to hơn bình thường không.

Page 31: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

30

Các chăm sóc cụ thể như sau:

Chăm sóc mẹ:

Hướng dẫn người mẹ dùng băng vệ sinh sạch, dễ thấm.

Giúp người mẹ ăn uống được thuận lợi; nghỉ ngơi và ngủ tốt.

Vận động nhẹ sau 6 giờ.

Giúp và khuyến khích cho con bú mẹ hoàn toàn.

Hướng dẫn người mẹ chăm sóc con, theo dõi chảy máu rốn.Yêu cầu bà mẹ/người nhà gọi ngay CBYT khi bé không bú, khó thở, tím tái, chảy máu rốn hoặc bất cứ dấu hiệu bất thường nào khác.

Yêu cầu gọi ngay CBYT khi sản phụ chảy máu nhiều, đau bụng tăng, nhức đầu chóng mặt hoặc có bất cứ vấn đề gì khác.

Các giá trị bình thường của mạch, thân nhiệt, huyết áp được ghi rõ ở ô màu trắng hoặc màu vàng như ở trong Sổ TDSKBMTE. Dịch âm đạo trong ngày thứ nhất còn lẫn một ít máu, thấm ướt băng vệ sinh trong khoảng 3-4 giờ là bình thường. Nếu sau 1 giờ mà băng vệ sinh thấm ướt dịch âm đạo và máu, cần được xử trí ngay.

Chăm sóc con:

Đặt trẻ với mẹ, luôn chú ý giữ ấm cho trẻ.

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, kiểm tra xem có khó khăn gì khi cho con bú không. Giúp đỡ bà mẹ nếu có khó khăn.

Đo thân nhiệt (hoặc sờ thấy lạnh/nóng) nếu thấy các giá trị nằm ở ô màu vàng là trẻ có thể bị lạnh hoặc sốt.

Kiểm tra rốn xem có chảy máu không.

Kiểm tra đã đi ngoài phân su chưa. Tiểu tiện thế nào. Nếu chưa có phân su kiểm tra xem có lỗ hậu môn không. Nếu chưa đái được kiểm tra xem trẻ có bú đủ không.

Hướng dẫn cách đo vòng đầu cho trẻ:

Dụng cụ: Đo vòng đầu bằng một thước dây không chun giãn, chiều rộng thước khoảng 1cm và chia độ đến 0,1cm. Làm sạch thước sau mỗi lần đo. Nên thay thước sau nhiều nhất là một năm.

Thời điểm đo: Cần đo trong vòng 24 giờ sau khi sinh.

Page 32: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

31

Cách đo: Đặt thước vòng quanh chu vi lớn nhất của đầu, đi qua trán (phía trên 2 lông mày) và chẩm (phía sau), tránh đi qua tai và ép sát da đầu. Đọc số đo chính xác đến 0,1cm.

Cách đo vòng đầu ở trẻ sơ sinhĐánh giá:

Vòng đầu bình thường ở trẻ mới sinh đủ tháng khoảng 31,5-37cmNếu trẻ sinh ra đủ tháng, so sánh với Bảng chỉ số phát triển vòng đầu ở trẻ em đến 24 tháng của WHO, hoặc Biểu đồ tăng trưởng Fenton dành cho trẻ sinh non tháng. Đầu nhỏ được xác định khi vòng đầu đo được nhỏ hơn -2 độ lệch chuẩn theo tuổi và giới.

Ví dụ về cách ghi thông tin về chăm sóc bà mẹ trong ngày đầu sau đẻ

MẸ

N(jidung Blnh thllang M�ch (so Ian tren phut) 0 60-90 lan/phut Than nhi�t [c�p nach) ( °C) D 36,5 -37,4°C

0 toi da: 90-140

Conguyco D< 60 lan/phut 0>90 lan/phut D< 36,5°( >37,4°C D toida< 90 D t6i da > 140

Huyet ap (mm Hg) 0 toi thieu: 60 -90 D to i thieu <60 D toi thieu >90 Titcung 0 co hoitot D mem , cao tren ran, co hoi kem San d!ch 0 blnh thuong D batthuong Vu D c6sua,mem 0 dau, cuong, t1,1t num vu Ket luan va xittri: Gia.2..�.0.0. ngay.J. .. thang .?..11am ?0.!.6. ..Sot 3B;C. Mach, HA binh thl/an9, Tu cung Neri kham.Tr,c;,,rn..Y..t(x,iiJh.u.P.hCJT1g ........ co ho i tot. San djch lfat kh6, mau hong,

t����;f Ea, chu'a cho tre bu tot. Sot n�hi do Ngllai kham (h9 ten) _N,f-J.S . .f:J9.L!Y�t. ....

ciing tac sCi'a. Huang dan ba me cho tre bu Chu ky_ .N.fJLlY.�t .................................... ngay, nhieu Ian trong ngay, cho bu ca ngaylanaem.

0

Page 33: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

32

CON

3. THEO DÕI – CHĂM SÓC TUẦN ĐẦU SAU ĐẺ MẸ VÀ CON

Phần theo dõi trong tuần đầu sau đẻ, CBYT hướng dẫn người nhà theo dõi và ghi chép theo các mục trong sổ.

Về bà mẹ:

Chế độ ăn uống: ăn đủ lượng, đủ chất và an toàn không cần ăn kiêng bất cứ thức ăn nào trừ trường hợp bị dị ứng hoặc có chỉ định của bác sĩ.

Bảo đảm ngủ đủ, ít nhất 8 giờ/ngày, tôn trọng giấc ngủ trưa. Mặc đồ sạch sẽ, rộng rãi.

Cách đánh giá, ghi chép các chỉ số về thân nhiệt giống như theo dõi trong ngày đầu khi sinh.

Theo dõi về sản dịch: giai đoạn này, sản dịch màu nhạt và ít dần.

N9idung Binh thlictng I C6nguyccJ

Can n�ng (kg) p __ (kg)

Chieu cao (cm) 50 (cm)

Vong dau (cm) 34 (cm)

D!t�t D khong 0 c6 (Ban toy tr6i c6 6 ng6n}

Than nhitt (c�p nach) (°C) 0 36,S - 37,4°c D <36,5°C D > 37,4°C Ron 0kh6 Dchaymau Tieu titn [h6i ba m�] 0c6 D kh6ng Phan su [h6i ba m�l 0c6 D kh6ng Tiem Vitamin Kl 0c6 D kh6ng {trong vong 2h dau sau de] Tiem vac xin viem gan B scJ sinh Dc6 0kh6ng {trong vong 24h sau de] Ghi vao trang 50Tinh trc,mg tre 0 blnh thuong D phai dieu tr! I D tu' vong Ket lu�n va XU trr: Tre c6 6 ng6n a ban tay trai nhllng Gio.2..�.9.0. ngay} .. thang .9. .. nam ?O.!.� ..to an trqng binh thllang. Khong sot. Tre bum? sou 3h, NcJi kha� ,Tr.9.171_ ,YJe, x,<i, .fh.u. P.h()11g ........ m? ciing sii'a, tre c6 kh6 khan khi ngqm bat vu. Ho trc;t m? cho tre bu, hi�n tqi bu tot. Chua tiem phong vcic xin NgUai kham (he;, ten) t:'Jf:I.S..t:-Jg.uytt, ..... Viem gan B vi xii khong c6, dang lien h� vai Huy�n ae lay. Chu ky .. t:J9.11yft ....................................

Page 34: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

33

Thường chỉ phải thay băng vệ sinh 2-3 lần trong ngày. Nếu sản dịch nhiều máu hoặc có mùi hôi cần được khám và xử trí.

Xử trí đau do co bóp tử cung: nếu đau nhẹ: không cần xử trí. Nếu đau nhiều, có thể chườm nóng. Nếu tiếp tục đau nhiều, cần được tư vấn và xử trí của cán bộ y tế.

Chăm sóc vú: nếu tắc tia sữa cần xử lý sớm:

- Cho trẻ bú thường xuyên, nhiều lần hơn

- Day, vắt, hút sữa bảo đảm lưu thông sữa, phòng ngừa viêm vú, áp xe vú.

Chế độ vận động: sau đẻ 6 giờ đã có thể ngồi dậy, ngày hôm sau đi lại, vận động nhẹ nhàng.

Nếu chưa uống vitamin A và viên Sắt: khuyến khích uống theo hướng dẫn. Cụ thể:

- Vitamin A: uống 1 viên 200.000 đơn vị

- Viên Sắt: ngày 1 viên cho đến hết 6 tuần sau đẻ

Về con: Nhắc bà mẹ chăm sóc con theo hướng dẫn và đánh dấu vào các ô thích hợp:

Nuôi con băng sữa mẹ: cho bú mẹ hoàn toàn, bú cả ngày/đêm, ít nhất 8 lần/ngày. Nếu mẹ có khó khăn khi cho bú, hướng dẫn cách cho con bú đúng.

Bảo đảm con đươc nằm chung với mẹ trong phòng ấm. Ngủ màn. Không đặt trẻ nằm sấp, trên nền lạnh, cứng. Không cho tiếp xúc với người đang có bệnh, không cho gần súc vật, không để trong môi trường khói, bụi, khói thuốc.

Chăm sóc mắt: rửa tay sạch bằng xà phòng trước/sau khi chăm sóc. Dùng khăn sạch, ẩm lau mắt hàng ngày. Không nhỏ bất cứ thuốc gì vào mắt trẻ.

Chăm sóc rốn: để rốn khô và sạch. Không băng kín hoặc đắp bất cứ thứ gì lên rốn. Hạn chế sờ vào rốn và vùng quanh rốn.

Vệ sinh thân thể và chăm sóc da: lau rửa hàng ngày, không nhất thiết phải tắm hàng ngày. Tắm bằng nước ấm, sạch trong phòng ấm, kín gió. Thay đồ vải như mũ, áo, tã lót hàng ngày hoặc bị bẩn khi trẻ đái, ỉa.

Page 35: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

34

Ví dụ về cách ghi chép thông tin về Theo dõi trong tuần đầu sau đẻ (do gia đình ghi)

MẸ

CON

Nc)i dung

Bum,

Blnhthu'ang

bu me hoan toan: chi bu me, kh6ng cho bat cu thuc an; rn.Jcrc u6ng gl khac.

So Ian bu mil! Ii'.! tu 8 Ian trrJ len

Than nhiet Ii'.[ blnh thl.J'ong [qp nach) (°C) (tu 36,5 den 37,4°()

Da Ii'.[ vang nh�, nh<;1t dan

Mat Ii'.[ blnh thl.J'ong

Ron Ii'.! kh6

Tieuti,n Ii'.! trong

n,i ti,n li'.lvang

Toan tr,ng Ii'.[ blnh thl.J'ong

Co nguyce1

cho an/u6ng them cac thu khac ngoai sO'a m�

D ft hon 6 Ian

D so thay n6ng (tren 37,4°C) D SC1 thay l<;1nh (duai 36,5°()

D vang dam, tang dan D c6 m1,1ri mu

D c6 ghen/c6 du' Dc6 mu

D u6t /c6 mu, h6i D r1,1ng truac 3 ngay sau de

D vang d�m

D bac mau D d�m mau, c6 mau

D khac (ft cu' dc;m9. ho�c kh6c nhieu ho�c cac bat thl.J'ong khac)

Ii'.!D

Page 36: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

35

Ví dụ về cách ghi chép thông tin về Chăm sóc trong tuần đầu sau đẻ (do CBYT ghi)

MẸ

CON

Page 37: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

36

4. THEO DÕI TẠI NHÀ TỪ 2 – 6 TUẦN SAU ĐẺ MẸ VÀ CON

Phần theo dõi tại nhà từ 2 đến 6 tuần sau đẻ, CBYT hướng dẫn người nhà theo dõi và ghi chép theo các mục trong sổ.

Gia đình có thể ghi chép lại các thông tin bất cứ thời gian nào từ 2 đến 6 tuần sau đẻ hoặc tại thời điểm gia đình phát hiện có vấn đề bất thường (Ô vàng) và cần hỏi ý kiến tư vấn của cán bộ y tế ngay.

Theo dõi mẹ:

Tình trạng ăn, uống, nghỉ ngơi, đại tiểu tiện do bà mẹ đánh giá. Nếu không có vấn đề gì, khen ngợi và động viên bà mẹ.

Sốt: là tình trạng khi bà mẹ cảm thấy nóng hơn bình thường. Tốt nhất là được cặp nhiệt độ. Nếu thân nhiệt bà mẹ từ 37,50C trở lên là bị sốt và cần được cán bộ y tế theo dõi và xử trí.

Sản dịch: bình thường sản dịch vẫn còn từ 7-10 ngày sau đẻ. Sản dịch sau 1 tuần có thể còn hơi nhầy hồng, trong, tanh nhưng không hôi và ít dần. Nếu sản dịch có màu thẫm, hôi, cần đến ngay cơ sở y tế để khám.

Uống vitamin A: nếu chưa uống trong tuần đầu sau đẻ, bà mẹ cần uống trong thời gian này

Uống viên Sắt: khuyên bà mẹ tiếp tục uống mỗi ngày 1 viên cho đến 6 tuần sau đẻ.

Nếu bà mẹ có kinh trở lại, tư vấn về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp. Nếu có nhu cầu, tư vấn và cung cấp dịch vụ.

Theo dõi con:

Bú mẹ: cần bảo đảm trẻ được bú mẹ hoàn toàn, bú theo nhu cầu, cả ngày và đêm, ít nhất là 8 lần trong ngày. Nếu trẻ bú ít hơn 8 lần, cần tìm hiểu nguyên nhân và hướng dẫn bà mẹ cho con bú đủ.

Tình trạng da: Vàng da sinh lý thường xuất hiện vào ngày thứ 3 sau đẻ, rõ nhất vào ngày thứ 4 -5 sau đó nhạt và mất dần vào cuối tuần thứ nhất. Nếu sau 10 ngày vàng da vẫn rõ là không bình thường, cần được khám và xử trí sớm.

Rốn: Hầu hết các trẻ đều rụng rốn trong khoảng từ 5- 7 ngày. Nếu từ 10 ngày trở lên mà rốn chưa rụng là rốn có thể bị nhiễm khuẩn hoặc

Page 38: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

37

có các vấn đề bất thường khác. Nếu rốn rụng sớm trước 3 ngày cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc chảy máu. Rốn rụng sớm và muộn đều cần được khám và xử trí.

Toàn trạng: Hướng dẫn người nhà theo dõi các phản xạ bình thường của trẻ. Ở tuổi này, trẻ đã có phản ứng (giật mình, tỉnh giấc...) khi có tiếng động hoặc đưa mắt nhìn theo đồ vật. Nếu chưa có các phản xạ này, cần được cán bộ y tế kiểm tra cẩn thận hoặc chuyển đến các cơ sở y tế cao hơn nhằm phát hiện sớm các khuyết tật.

Tiêm phòng Lao: thông thường trẻ được tiêm phòng Lao ngay sau khi đẻ, nhưng nếu không trùng với ngày tiêm chủng thì thường tiêm muộn hơn. Tuy nhiên không muộn quá 1 tháng. Vì vậy những trẻ chưa được tiêm phòng Lao trong giai đoạn này, cần được tiêm bổ sung ngay.

Cần nhắc gia đình khai sinh cho trẻ nếu họ chưa làm

Nếu trong thời gian này, không may cháu tử vong, gia đình cần báo cho cán bộ y tế thôn bản hoặc y tế xã biết.

Ví dụ về cách ghi thông tin về Theo dõi tại từ 2 đến 6 tuần sau đẻ (phần gia đình ghi)

MẸ

Page 39: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

38

CON

Phần chăm sóc từ 2 đến 6 tuần sau đẻ do Cán bộ y tế ghi

Cán bộ y tế ghi chép khi đi khám tại nhà hoặc khi người nhà mang trẻ đến cơ sở y tế khám, theo dõi sức khỏe hoặc tiêm chủng. Cần đánh giá, khám cho mẹ và con theo các mục trong trang này. Nếu phát hiện có vấn đề gì bất thường, ghi vào Ô màu vàng và lưu ý phần kết luận và xử trí cho phù hợp. Cần đối chiếu trang theo dõi tại nhà của gia đình, phát hiện nội dung ghi vào ô màu vàng và giải quyết các vấn đề đó.

Ví dụ về cách ghi thông tin về Theo dõi tại từ từ 2 đến 6 tuần sau đẻ (phần CBYT ghi)

Page 40: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

39

MẸ

CON

Kiểm tra tiêm phòng Lao

Page 41: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

40

PHẦN IV. CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRẺ EM

Phần ghi chép

1. THEO DÕI TRẺ TẠI NHÀ TỪ 7 TUẦN ĐẾN 3 THÁNG TUỔI

Là giai đoạn của trẻ từ 42 ngày tuổi đến tròn 3 tháng tuổi. Trước thời giai đoạn này, chăm sóc trẻ được kết hợp với chăm sóc mẹ khi thực hiện chăm sóc sau sinh.

Người nhà có thể theo dõi và ghi chép các hiện tượng của trẻ vào bất cứ thời điểm nào thích hợp từ khi trẻ được 42 ngày tuổi đến tròn 3 tháng tuổi. Nếu các dấu hiệu theo dõi nằm trong ô màu trắng là bình thường, còn nếu ở ô màu vàng là không bình thường. Ví dụ, khi trẻ được tròn 3 tháng tuổi vẫn chưa giữ được đầu khi nằm sấp, đánh dấu vào ô “không” ở cột màu vàng và có thể hỏi cán bộ y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế để được tư vấn về chăm sóc và điều trị.

Ví dụ cách ghi thông tin trang Theo dõi trẻ tại nhà từ 7 tuần đến 3 tháng tuổi (do gia đình ghi)

Page 42: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

41

Page 43: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

42

Ví dụ cách ghi thông tin trang Chăm sóc trẻ từ 7 tuần đến 3 tháng tuổi (do CBYT ghi)

Page 44: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

43

2. THEO DÕI TRẺ TẠI NHÀ TỪ 4 - 6 THÁNG TUỔI

Thực hiện tương tự như các hướng dẫn cho giai đoạn 7 tuần - 3 tháng. Tuy nhiên, giai đoạn này, trẻ phát triển hơn về tinh thần vận động vì thế CBYT cần hướng dẫn bà mẹ chú ý hơn nhiều dấu hiệu về sự phát triển. Một số trẻ đã có thể mọc răng trong các tháng này nhưng nếu chưa mọc cũng là bình thường.

Ví dụ cách ghi thông tin trang Theo dõi trẻ tại nhà từ 4-6 tháng tuổi (phần gia đình ghi)

Page 45: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

44

Ví dụ cách ghi thông tin trang Chăm sóc trẻ từ 4-6 tháng tuổi (phần CBYT ghi)

Page 46: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

45

3. THEO DÕI TRẺ TẠI NHÀ TỪ 7 - 9 THÁNG TUỔI

- Ăn sam/ăn dặm là thức ăn bổ sung cho trẻ khi trẻ tròn 6 tháng (180 ngày). Ở giai đoạn này trẻ cần được ăn thêm 2-3 bữa một ngày. Cần cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều. Khi thay đổi thức ăn, cần tập ăn từ từ ít một. Trẻ ăn sam/dặm tốt nghĩa là trẻ thích các thức ăn, không có biểu hiện rối loạn tiêu hoá hoặc tiêu chảy. Các hướng dẫn cụ thể trong phần cung cấp thông tin của sổ.

- Hướng dẫn bà mẹ theo dõi các hoạt động khác của trẻ đã ghi trong trang này. Nếu trẻ chưa thực hiện được, ghi vào ô màu vàng và báo cho cán bộ y tế để được kiểm tra lại cẩn thận.

Ví dụ cách ghi thông tin trang Theo dõi trẻ tại nhà từ 7 - 9 tháng tuổi (phần gia đình ghi)

Page 47: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

46

Chăm sóc sức khỏe trẻ từ 7 – 9 tháng tuổi (do CBYT ghi)

Tương ứng với mỗi giai đoạn gia đình theo dõi đều có các trang cho CBYT ghi chép. Tốt nhất là trẻ cần được cả gia đình và CBYT theo dõi trong các thời kỳ phát triển khác nhau như có ở trong Sổ TDSKBMTE. Tuy nhiên ở nhiều địa phương không có thể tiếp cận được thường xuyên, gia đình chỉ mang trẻ đến CSYT khi bị bệnh. Vì vậy, CBYT cần hướng dẫn bà mẹ và người nhà theo dõi trẻ cẩn thận, ghi chép và phát hiện sớm các dấu hiệu nguy cơ và đưa trẻ đến CSYT để được chăm sóc, điều trị kịp thời.

Bất cứ khi nào trẻ đến CSYT cũng đều là dịp để CBYT theo dõi sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ. Nội dung theo dõi sức khỏe của trẻ trong mỗi trang đều có 4 phần: Đo các chỉ số cơ thể; Theo dõi phát triển thể chất, tinh thần; Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và Kiểm tra tình trạng tiêm chủng.

Ví dụ cách ghi thông tin trang Chăm sóc từ 7-9 tháng tuổi (phần CBYT ghi)

Page 48: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

47

Có vấn đề về sức khỏe: Suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổiTiếp tục cho bú mẹ 8 lần/ngày, bú cả ngày lẫn đêmTư vấn về cho trẻ ăn bổ sung: 2 bữa bột/ngày, cho trẻ ăn đủ thịt, cá, tôm, cua, mỡ, dầu ăn và thay đổi món thường xuyên. Cho trẻ ăn thêm trái cây như cam, chuối, đu đủ

Page 49: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

48

Binhthuang Co nguycCI

0c6 D khong 0c6 D khong 0c6 D khong

0c6 D khong

0c6 D khong

0c6 D khong

0c6 D khong 0c6 D khong 0c6 D khong

0c6 D khong

0 khong D c6

0c6 D khong, ly do

............................................

0kh6ng D c6 [c1,1 the ...................

....... ............... ]

Nq idung

Tre pha t am dung

Tre co the ke lcjli St! vitc nhU' da xay ra

Tre co the nhay lo co Tre co the ve va to mau m9t vai do v,t: ban, ghe, nha Tre nh,n biet du'<;1c mau sac Tre nh,n biet kich ca Ian nho cua do v,t

Tre nh,n biet vj trr cua cac do v,t

Tre biet ti! di vt sinh

Tre ti! m�c, cO'i qdn ao

Tre co the ti! noi ten minh

Tre co mqt so bieu hi�n bat thuang O' m�t, mat, tai ho�c co gi�t

Tiemchung:

Co van de ve sue khoe

Gia dinh dua tre di kham O' CCI SO' y te @khong D c6 [Cl,I the ...................

....... ................

............................................

.......... ................

Thực hiện các hướng dẫn tương tự cho bà mẹ/người nhà ghi đối với các giai đoạn tiếp theo cho đến khi trẻ đươc 6 tuổi. Chú ý nội dung tiêm chủng theo lịch của Chương trình tiêm chủng.

Ví dụ cách ghi thông tin trang Theo dõi trẻ tại nhà từ 5-6 tuổi (do Gia đình ghi)

Page 50: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

49

Ví dụ cách ghi thông tin trang Chăm sóc trẻ từ 5-6 tuổi (do CBYT ghi)

Page 51: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

50

BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG

Mục đích của việc theo dõi biểu đồ tăng trưởng

Theo dõi quá trình phát triển của trẻ bằng cân trọng lượng và đo chiều cao của trẻ từ 0 - 6 tuổi, sử dụng phiếu theo dõi sức khỏe trẻ em để đánh giá xem trẻ phát triển bình thường hay không.

Có hai loại biều đồ: biểu đồ theo dõi cân nặng theo tuổi và biểu đồ theo dõi chiều cao theo tuổi.

Mỗi loại biểu đồ (cân nặng theo tuổi và chiều cao theo tuổi) đều có 2 loại: loại màu xanh cho trẻ trai và loại màu hồng cho trẻ gái.

Trong mỗi quyển số có đủ 4 loại biểu đồ vì khi mang thai chưa biết trẻ sinh ra là trai hay gái. Vì vậy khi trẻ ra đời, nếu là trai, sử dụng biểu đồ cho trẻ trai, nếu là gái, sử dụng biểu đồ cho trẻ gái. Hai biểu đồ thừa ra có thể cắt bỏ đi.

Cách lập lịch tháng tuổi cho trẻ khi chấm biểu đồ tăng trường

Ghi tháng sinh của trẻ (dương lịch) vào phần dưới của cột dọc thứ nhất (có in sẵn số 1), ghi năm sinh phía dưới hoặc bên cạnh tháng sinh.

Từ cột thứ 2 trở đi, ghi các tháng tiếp theo tháng sinh cho đến hết năm đó (tháng 12). Tiếp tục chuyển sang năm sau từ tháng 1 đến 12. Cứ đến tháng 1 là phải ghi thêm năm mới ở dưới hoặc bên cạnh. Ghi các tháng liên tục, không bỏ sót hoặc để cách tháng.

Cân trẻ

Chọn địa điểm cân trẻ:

- Tiện cho các bà mẹ mang con đến cân

- Mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông

- Nền nhà phẳng và chắc

Hướng dẫn cách cân

- Đặt cân ở trên nền nhà bằng phẳng và chắc chắn.

- Mặt cân hướng ra nơi có nhiều ánh sáng để dễ đọc

- Trước mỗi ngày cân phải cân thử kiểm tra lại bằng vật chuẩn

Page 52: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

51

Cách cân trẻ:

- Nên cân trẻ vào buổi sáng khi mới ngủ dậy, sau khi đã đi đại, tiểu tiện và chưa ăn uống gì hoặc cân theo ngày giờ thống nhất với những điều kiện tương tự.

- Mùa hè nên cởi hết quần áo của trẻ. Mùa đông nếu trẻ mặc quần áo dầy, phải nhớ trừ bì quần áo.

- Cẩn thận đặt trẻ vào rổ cân/máng cân.

- Cố gắng đọc cân nặng của trẻ khi trẻ ngồi/nằm im.

- Khi đọc cân nặng cố gắng đọc chính xác đến 100 gam (ví dụ: 8,7 kg)

Page 53: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

52

Cách chấm biểu đồ tăng trưởng

Sau mỗi lần cân, cộng tác viên cần ghi vào sổ cân, đồng thời chấm cân nặng trên biểu đồ. Vị trí dấu chấm được xác định bởi tháng cân (tên tháng đã ghi sẵn ở các ô dưới mỗi cột dọc) và số cân (theo các dòng kẻ ngang tương ứng với số cân thực tế).

Dóng theo số cân thực tế, đến giữa cột tháng cân thì đánh một dấu chấm đậm tượng trưng cho số cân ứng với tháng cân đó. Các dấu chấm sau mỗi lần cân được nối lại với nhau làm thành một đường biểu diễn phát triển cân nặng (gọi là con đường phát triển sức khoẻ của trẻ).

Cách đánh giá tăng trưởng:

Giá trị đo của trẻ ở kênh màu xanh: trẻ phát triển bình thường.

Giá trị đo của trẻ ở kênh -3 đến mức -2: suy dinh dưỡng vừa (kênh màu hồng).

Giá trị đo của trẻ ở kênh dưới mức -3: suy dinh dưỡng nặng (kênh màu đỏ).

Cần lưu ý: xu hướng đường biểu diễn tăng trưởng của trẻ là rất quan trọng:

- Nếu đường tăng trưởng của trẻ đi lên là bình thường.

- Nếu đường tăng trưởng của trẻ nằm ngang là đe dọa.

- Nếu đường tăng trưởng cân nặng của trẻ đi xuống là nguy hiểm, cho dù cân nặng của trẻ vẫn nằm trong vùng bình thường.

Hướng dẫn đo chiều cao của trẻ:

- Chiều cao của trẻ dưới 24 tháng tuổi cần đo bằng thước đo nằm.

- Chiều cao của trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên được đo bằng thước đo đứng.

- Trẻ từ 24 cho đến 36 tháng tuổi có thể đo chiều dài nằm hoặc chiều cao đứng. Nếu đo chiều dài nằm thì sau đó sẽ phải hiệu chỉnh lại kết quả đo bằng cách trừ đi 0,7 cm của chiều dài nằm khi áp vào biểu đồ tăng trưởng chiều cao.

Chọn địa điểm đo chiều dài nằm của trẻ:

- Thước đo nằm được đặt trên bàn cao khoảng 70-80 cm.

Page 54: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

53

- Bàn đặt thước phải chắc chắn đặt trên nền phẳng và chắc chắn.

- Một mép bàn nên dựa vào tường chắc để để phòng khi trẻ giẫy có thể bị ngã xuống từ phía không có người đo.

Cách đo chiều dài nằm của trẻ dưới 24 tháng

- Đặt thước cố định trên mặt bàn với thanh trượt vuông góc với mặt thước.

- Cần hai người đã được tập huấn để có thể đo chiều dài nằm trẻ được chính xác.

- Trẻ mặc quần áo nhẹ hoặc tã lót, không đi giầy dép.

- Trẻ đặt nằm ngửa trên ở giữa của mặt thước, mặt hướng lên trần nhà, đầu chạm nhẹ vào thanh chắn đầu của thước, hai chân được giữ cho duỗi thẳng. Dịch thanh trượt di động từ dưới lên cho đến khi chạm và ép toàn bộ vào mặt bàn chân của trẻ.

- Đọc kết quả đo với độ chính xác 0,1 cm.

NGƯỜI ĐO

NGƯỜI PHỤ ĐO

Page 55: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

54

Cách đo chiều cao đứng của trẻ từ 24 tháng trở lên.

- Đặt thước đo chiều cao cố định trên nền nhà phẳng và chắc, mặt thước áp sát vào tường hoặc cột thẳng đứng.

- Trẻ mặc quần áo nhẹ, không đi giầy dép, đứng áp sát đầu, lưng, mông, bắp và gót chân vào mặt thước, hướng mặt về phía trước. Các điểm chạm mặt thước theo mũi tên từ 1 đến 5 (Hình 2).

- Cho trẻ đứng thẳng, vai và tay buông thõng tự do ở hai bên người, giữ đầu gối thẳng, không được chùng.

- Dịch thanh chặn nhẹ nhàng cho đến khi chạm vào đỉnh đầu của trẻ.

- Khi đọc thì tầm mắt của người đo phải ngang với thanh chặn của thước đo sau khi đã chạm vào đỉnh đầu của trẻ (theo chiều mũi tên 6, Hình 2).

- Đọc kết quả đo với độ chính xác là 0,1 cm. Ví dụ: 95,3 cm.

Page 56: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

55

LỊCH TIÊM CHỦNG Ở TRẺ EMVÀ THEO DÕI TIÊM CHỦNG

Trang này dùng để theo dõi thực hiện tiêm chủng của từng trẻ. Cán bộ y tế luôn ghi chép, kiểm tra, so sánh lịch tiêm chủng và yêu cầu cần được tiêm chủng của mỗi trẻ để bảo đảm là trẻ đã được tiêm phòng đủ và đúng lịch. Việc kiểm tra này cần được thực hiện trong tất cả các lần trẻ đến tiêm chủng hoặc đến khám sức khỏe hoặc đến khám bệnh. Khen ngợi khi bà mẹ đưa con đi tiêm chủng đúng và đủ, nhắc nhở và hẹn ngày tiêm bổ sung cho các trẻ chưa thực hiện đúng.

Cán bộ phụ trách tiêm chủng nhớ ghi vào trang này khi thực hiện tiêm chủng xong. Chú ý ghi đủ các mục và nhớ ký tên mình vào cột cuối cùng.

Cần chú ý kiểm tra và nhắc nhở gia đình cho trẻ đi tiêm phòng một số mũi theo lịch mới:

Sởi:

- Từ 9 – 11 tháng: mũi 1;

- 18 tháng tuổi: tiêm sởi - Rubella

Vắc xin DPT mũi 4 khi trẻ 19 tháng

Viêm não Nhật bản B:

- lần 1: khi trẻ 1 tuổi.

- lần 2: sau lần 1 từ 1-2 tuần

- lần 3: 1 năm sau lần 2.

Page 57: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

56

CÁC TRANG DÀNH ĐỂ KHÁM THEO DÕI SỨC KHỎE TRẺ

Các trang này dành cho cán bộ y tế ghi khi trẻ đi khám định kỳ hoặc đi khám bệnh. Có thể trẻ không dùng nhiều đến những trang này. Tuy nhiên, một số ít sẽ phải dùng nhiều hơn số trang có trong sổ. Trường hợp này có thể copy và kẹp thêm trang vào phần khám theo dõi sức khỏe trẻ.

GHI CHÉP CỦA GHI ĐÌNH VỀ CÁC SỰ KIỆN QUAN TRỌNG TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN 6 TUỔI

Trang này dành cho gia đình ghi những sự kiện đáng nhớ của trẻ từ lúc mới sinh đến tuổi đến trường. Tuỳ phong tục của từng nơi mà gợi ý cho bố mẹ làm theo dõi những việc có ý nghĩa cho trẻ. Có gia đình không ghi chép nhưng lại dán ảnh con theo từng năm hoặc từng giai đoạn phát triển. Có gia đình ghi những sự kiện đặc biệt như biết đi, biết gọi bà, gọi ông, gọi bố mẹ v.v.

Tùy theo phong tục, tập quán của địa phương và gia đình, cán bộ y tế gợi ý và tư vấn cho gia đình ghi chép, lưu giữ những gì đáng nhớ trong giai đoạn đầu đời của trẻ. Làm việc này cũng giúp gia đình quan tâm chăm sóc con mình nhiều hơn.

Các trang Ghi chép của gia đình: Trang này để cho gia đình ghi chép những vấn đề cần lưu ý về trẻ. Có thể ghi chép về:

- Tình trạng dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn.

- Kết quả nhóm máu, nếu có.

- Lịch sử bệnh tật

- Bất cứ vấn đề gì cần quan tâm

Page 58: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

57

PHẦN V. THÔNG TIN DÀNH CHO BÀ MẸ VÀ GIA ĐÌNH

CHĂM SÓC THAI NGHÉN

Phần này cung cấp thông tin – Hướng dẫn chăm sóc thai nghén, các dấu hiệu nguy hiểm trong thời gian mang thai và dấu hiệu chuyển dạ

Các trang này hướng dẫn phụ nữ mang thai và gia đình cách chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và thai trong thời gian mang thai đến khi chuyển dạ đẻ. Các nội dung hướng dẫn gồm: Khám thai, tiêm phòng uốn ván, uống viên sắt và axit folic, dinh dưỡng trong thời gian mang thai, vệ sinh, chế độ làm việc nghỉ ngơi, sinh hoạt hàng ngày, hỗ trợ của người chồng trong thời gian vợ mang thai và cho con bú, dấu hiệu nguy hiểm trong thời gian mang thai và dấu hiệu chuyển dạ. Các hướng dẫn được cập nhật theo Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản do Bộ Y tế ban hành năm 2016. Ngoài ra, phần dấu hiệu nguy hiểm trong thời gian mang thai và dấu hiệu chuyển dạ có kèm theo các hình minh họa để bà mẹ và gia đình dễ hiểu hơn.

2.1. Khám thai

Cán bộ y tế thôn bản cần vận động bà mẹ đi khám thai sớm, ngay khi biết có thai. Mỗi phụ nữ trong thời gian mang thai, cần được khám thai ít nhất là 4 lần. Một số bà mẹ có thể phải khám nhiều lần hơn theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Cần giải thích cho thai phụ về sự cần thiết của khám thai định kỳ và khám thai đủ ít nhất 3 lần trong 3 thai kỳ.

Cần lưu ý với thai phụ là mỗi lần đi khám thai cần được khám toàn diện kể cả làm các xét nghiệm cần thiết. Nếu chỉ siêu âm thì không phải là một lần khám thai.

2.2. Tiêm phòng uốn ván

Hướng dẫn tiêm phòng uốn ván ở trang này chủ yếu là cho phụ nữ mang thai và sinh đẻ. Nếu ở địa phương đã triển khai tiêm phòng cho trẻ gái từ tuổi vị thành niên, cán bộ y tế cần giải thích thêm về tác dụng và lịch tiêm phòng cho phù hợp.

Page 59: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

58

Cần lưu ý bà mẹ về trường hợp đẻ rơi ngoài cơ sở y tế. Những bà mẹ này cần đưa con đến cơ sở y tế để tiêm giải độc tố uốn ván rốn. Trường hợp bà mẹ chưa tiêm đủ mũi theo lịch, tiêm SAT cho cả mẹ và con. Biết được thông tin này, bà mẹ có thể phổ biến cho bất cứ ai trong làng xóm đẻ rơi.

2.3. Uống viên Sắt và axit Folic

Chú ý tư vấn cho các bà mẹ về tác dụng phụ của sắt, axit folic, khuyên họ nên uống vào một giờ nhất định. Nên uống bổ sung sắt và axit folic một tháng trước khi mang thai. Không uống kèm với sữa, nước chè hoặc cà phê. Khuyến khích họ ăn thêm rau, hoa quả, uống nhiều nước sẽ giảm được tác dụng phụ. Khẳng định với họ rằng các dấu hiệu này sẽ mất đi sau vài tuần. Những nơi có triển khai chương trình uống viên đa vi chất, cần hướng dẫn bà mẹ sử dụng theo khuyến nghị của chương trình.

2.4. Dinh dưỡng trong thời gian mang thai

Nhấn mạnh với bà mẹ về vai trò của dinh dưỡng trong thời gian mang thai. Khuyên phụ nữ khi mang thai nên ăn các thức ăn như hướng dẫn trong Sổ theo dõi Sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Giải thích kỹ hơn về các thức ăn chứa nhiều các chất Sắt, Kẽm, Axit folic ... và tác dụng của các chất này trong sự hình thành và phát triển thai. Các thức ăn có nhiều Vitamin C như rau, quả giúp hấp thu sắt và tham gia vào quá trình hình thành mô cơ thể, các chất có nhiều Can xi như trứng, sữa, cá... giúp phát triển hệ xương và răng.

Đối với một số phụ nữ mang thai có các vấn đề về dinh dưỡng, cần tư vấn cho họ về một số tình trạng hay gặp như:

Nghén: khuyên lựa chọn loại thực phẩm đúng khẩu vị và nên ăn nhiều bữa, mỗi bữa một ít.

Khó tiêu: Nên chia nhỏ bữa ăn, không ăn no trước khi đi ngủ. Nên ăn chậm, ngồi thẳng khi ăn.

Táo bón: Nên uống nhiều nước, ăn thức ăn có nhiều chất xơ như rau, hoa quả tươi.

Buồn nôn: Nên tránh thức ăn có mùi nhiều. Dùng thức ăn có nhiều chất đường bột như cơm, mỳ, bánh mỳ, khoai. Sáng sớm ngủ dậy nên uống một ly nước ấm hoặc sữa với bánh mỳ, bánh quy.

Page 60: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

59

Chuột rút: Nên ăn các thức ăn giàu canxi như sữa và chế phẩm, sữa đậu nành, tôm, cua, cá, đậu phụ, đậu tương, vừng nếu cần nên bổ sung canxi và vitamin D dạng thuốc theo đơn của thầy thuốc.

Ăn đủ trong thời gian mang sẽ giúp mẹ có đủ năng lượng nuôi thai lớn. Thông thường trong suốt thời gian mang thai, nếu bà mẹ ăn uống tốt, đủ chất dinh dưỡng và sẽ tăng từ 10 – 12 kg. Tuy nhiên việc tăng cân không giống nhau ở các thời kỳ thai mà thường tăng ở mỗi thời kỳ như sau:

Cán bộ y tế kiểm tra tăng cân của bà mẹ khi họ đến khám thai. Nếu tăng không đủ hoặc quá mức, tìm hiểu nguyên nhân và khuyên họ điều chỉnh chế độ ăn thích hợp hoặc đến khám ở những cơ sở y tế cao hơn nếu không tìm được nguyên nhân.

2.5. Vệ sinh

Hướng dẫn vệ sinh thân thể và bộ phận sinh dục. Chú ý chăm sóc vệ sinh vú, đặc biệt là những tháng cuối. Đối với các bà mẹ có những bất thường về vú và núm vú, cần hướng dẫn hoặc gửi đến cơ sở y tế có khả năng điều trị để bảo đảm bà mẹ có thể cho con bú sớm ngay sau khi sinh.

2.6. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi

Chú ý đối với các phụ nữ phải làm việc nặng và ở các tư thế không tốt cho thai nhi như mang vác, làm việc nặng, ngâm dưới nước lâu để có lời khuyên thích hợp.

Khuyên bà mẹ không làm các công việc như phun thuốc trừ sâu, tiếp xúc với các hóa chất độc hại.

Đối với các bà mẹ là công nhân viên chức nhà nước, khuyên họ nên nghỉ đẻ trước ngày dự kiến sinh 1 tháng, không nên để dành nghỉ sau đẻ vì nghỉ trước đẻ là rất cần thiết đảm bảo an toàn cho cả thai nhi và người mẹ.

Thời kỳ mang thai Số cân nặng tăng hơp lý

3 tháng đầu 1 - 1,5 kg

3 tháng giữa 4 - 5 kg

3 tháng cuối 5 - 6 kg

Page 61: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

60

2.7. Sinh hoạt hàng ngày

Quan tâm nhiều hơn đến đời sống tinh thần cho bà mẹ, khéo léo tư vấn về sinh hoạt vợ chồng nhằm bảo đảm an toàn cho thai nhi.

2.8. Hỗ trơ của người chồng

Hỗ trợ của người chồng hết sức quan trọng không những trong thời gian mang thai, sinh đẻ mà cả trong giai đoạn cho con bú và nuôi dưỡng trẻ. Khuyến khích người chồng đưa vợ đi khám thai để khi cán bộ hướng dẫn sử dụng Sổ có thể hướng dẫn được cho cả hai vợ chồng. Khi cán bộ y tế thôn bản đi thăm hộ gia đình, cần hướng dẫn người chồng về nội dung Sổ, đặc biệt là trang Hỗ trơ của người chồng trong thời gian vơ mang thai và cho con bú.

2.9. Các dấu hiệu nguy hiểm trong thời gian mang thai và các dấu hiệu chuyển dạ

Phần này cung cấp một số thông tin về dấu hiệu chuyển dạ và các dấu hiệu nguy hiểm trong thời gian mang thai để bà mẹ biết cách phát hiện và đến cơ sở y tế kịp thời.

Có các hình minh họa về dấu hiệu nguy hiểm, cán bộ y tế cần giải thích kỹ hơn về ý nghĩa của từng hình để bà mẹ hiều rõ hơn.

Page 62: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

61

CHĂM SÓC TRONG ĐẺ, SAU ĐẺ VÀ CHĂM SÓC SƠ SINH

Phần này cung cấp thông tin : Hướng dẫn chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ sau đẻ, chăm sóc sơ sinh thiết yếu và nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Các hướng dẫn thiết yếu cho bà mẹ sau đẻ tập trung vào các chăm sóc theo dõi các bất thường sau đẻ, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt, vận động và chăm sóc khác như uống vitamin A, hỗ trợ về tinh thần. Các hướng dẫn chăm sóc sơ sinh thiết yếu bao gồm chăm sóc sơ sinh ngay sau đẻ, chăm sóc hàng ngày gồm chăm sóc rốn, chăm sóc mắt, giữ ấm, bảo đảm vệ sinh cho trẻ, chăm sóc chung. Nội dung nuôi dưỡng trẻ nhỏ gồm hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ, lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ, thức ăn bổ sung cho trẻ và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ.

Phần ghi chép gồm các trang ghi chép của cán bộ y tế về tình trạng và các diễn biến của bà mẹ và trẻ sơ sinh trong đẻ, ngay sau đẻ cho đến 6 tuần sau đẻ.

Hướng dẫn chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ sau đẻ, chăm sóc sơ sinh thiết yếu và nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Từ khi đẻ cho đến hết ngày đầu sau đẻ, bà mẹ và sơ sinh nằm tại cơ sở y tế nên cán bộ y tế cần theo dõi bà mẹ và sơ sinh chặt chẽ. Hướng dẫn trong đẻ và ngay sau đẻ dùng cho cả cán bộ y tế và bà mẹ.

Cần đặc biệt lưu ý theo dõi chảy máu sau đẻ ở bà mẹ. Các hướng dẫn cụ thể được mô tả trong sổ, cán bộ y tế cần thực hiện đúng qui định về theo dõi bà mẹ sau đẻ đồng thời dặn bà mẹ và gia đình thông báo ngay cho cán bộ y tế về bất cứ diễn biến bất thường của bà mẹ để kịp thời xử trí.

Chăm sóc sơ sinh thiết yếu gồm các chăm sóc ngay sau đẻ và chăm sóc thường qui trong ngày đầu sau đẻ. Cần nhấn mạnh và khuyến khích bà mẹ thực hiện các nội dung sau:

Cho bú sớm và bú mẹ hoàn toàn

Không băng kín rốn, không đắp thứ gì lên mắt rốn

Kiểm tra đã tiêm vitamin K1 chưa

Page 63: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

62

Kiểm tra đã tiêm phòng viêm gan B, phòng lao chưa. Cần nhấn mạnh về tầm quan trọng của tiêm sớm vắc xin phòng viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh vì đó là biện pháp tốt nhất để phòng lây truyền vi rút viêm gan B từ mẹ sang con. Cung cấp thêm thông tin về tình hình nhiễm vi rút viêm gan B là rất cao ở nước ta. Bà mẹ nhiễm viêm gan B rất dễ lây cho con trong thời gian mang thai và sinh đẻ. Cần lưu ý là không tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh cho trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên vì khi trẻ được 2 tháng sẽ được tiêm vắc xin phối hợp BH-UV-HG-VGB-Hib để bảo đảm khoảng cách giữa các liều vắc xin là 4 tuần.

Phần nuôi dưỡng trẻ nhỏ được viết chi tiết trong sổ, cán bộ y tế cần hướng dẫn bà mẹ tìm đọc.

Page 64: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

63

CHĂM SÓC VÀ XỬ TRÍ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM

Phần này cung cấp thông tin gồm: Chăm sóc và xử trí một số bệnh thường gặp ở trẻ em cụ thể: xử trí tiêu chảy, xử trí nhiễm khuẩn đường hô hấp, xử trí sốt và sốt cao co giật, chăm sóc trẻ sau khi khỏi bệnh, chăm sóc răng, xử trí bỏng, xử trí khi trẻ bị đuối nước, cấp cứu dị vật đường thở; Tiêm chủng cho trẻ em và Theo dõi tăng trưởng ở trẻ em.

Chăm sóc và xử trí một số bệnh thường gặp ở trẻ em

Phần này hướng dẫn bà mẹ một số nội dung cơ bản về theo dõi, chăm sóc trẻ em và một số bệnh thường gặp ở trẻ em. Cán bộ y tế có thể sử dụng nội dung hướng dẫn này cho các buổi truyền thông, giáo dục sức khỏe cho bà mẹ mang thai và bà mẹ đang nuôi con nhỏ. Cán bộ y tế nên dựa vào tình hình sức khỏe và bệnh tật của trẻ em ở địa phương mình để tư vấn kỹ hơn về các nội dung đó. Một số cấp cứu thường gặp, cần có các hướng dẫn thực hành và có các vật dụng minh họa. Cần phối hợp với các chương trình khác như phòng chống tai nạn, thương tích; xây dựng cộng đồng an toàn để thực hiện các buổi truyền thông hiệu quả hơn.

Tiêm chủng cho trẻ em

Lịch tiêm chủng

Giải thích cho bà mẹ biết về lợi ích của tiêm chủng là Tiêm chủng là cách tốt nhất để phòng bệnh, những điều cần thực hiện khi đưa con đi tiêm chủng và những điều cần biết về vắc xin tiêm chủng.

Hướng dẫn bà mẹ ghi lại ngày, tháng, năm đưa trẻ đi tiêm chủng theo hướng dẫn ở trang này. Nếu không đưa trẻ đi đúng lịch hoặc thiếu chưa tiêm mũi nào, cần được tiêm bổ sung ngay.

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, cần uống vitamin A mỗi 6 tháng/1 lần theo hướng dẫn của cán bộ y tế

Page 65: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

64

Các vắc xin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng

Cán bộ y tế cần cung cấp những thông tin về các vắc xin tiêm chủng trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, cụ thể:

Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, ở trẻ nhỏ có thể mắc lao màng não rất nguy hiểm. Tiêm vắc xin BCG phòng lao cho trẻ trong vòng 1 tháng sau khi sinh sẽ góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh lao.

Việt Nam có tỷ lệ người nhiễm vi-rút viêm gan B rất cao. Viêm gan B là bệnh rất dễ lây qua đường tiêm chích, quan hệ tình dục, mẹ truyền sang con. Nếu con bị lây truyền Viêm gan từ mẹ thì nguy cơ tiến triển thành xơ gan, ung thư gan là rất cao. Tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh là biện pháp tốt nhất để phòng lây truyền vi-rút viêm gan B từ mẹ sang con.

Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, gây biến chứng năng ở tim, thần kinh.

Bệnh ho gà là bệnh truyền nhiễm, lây qua đường hô hấp, dễ gây tử vong ở trẻ nhỏ.

Bệnh uốn ván là bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do vi khuẩn xâm nhập qua vết thương hở, gây co cứng, co giật, ngạt thở dẫn đến tử vong.

Bệnh viêm phổi và viêm màng não do Hib là những bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp b (Hib) gây nên. Bệnh lây qua đường hô hấp, dễ gây tử vong ở trẻ nhỏ. Tiêm 3 liều vắc xin DPT-VGB-Hib sẽ phòng được các bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não do Hib.

Bệnh Bại liệt (polio) là bệnh truyền nhiễm lây qua đường tiêu hóa, bệnh có thể để lại di chứng liệt suốt đời. Để phòng bệnh bại liệt polio cần uống đủ 3 liều vắc xin bại liệt.

Bệnh Sởi là bệnh truyền nhiễm lây nhanh qua đường hô hấp, ở trẻ em bệnh gây suy giảm miễn dịch nên dễ biến chứng viêm phổi, tiêu chảy, suy dinh dưỡng dẫn đến tử vong. Bệnh có thể phòng được bằng cách tiêm 2 liều vắc xin sởi.

Page 66: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

65

Viêm não Nhật Bản B là bệnh truyền nhiễm lây qua muỗi đốt, bệnh thường gây viêm não, màng não ở trẻ em, tỷ lệ tử vong cao và để lại di chứng nặng nề về tinh thần và vận động. Bệnh có thể phòng được bằng cách tiêm 3 liều vắc xin viêm não Nhật Bản B.

Theo dõi tăng trưởng ở trẻ em

Cân, đo trẻ dưới 2 tuổi: thực hiện 1 lần/quý.

Cân, đo trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng: thực hiện hàng tháng.

Cân, đo chiều cao trẻ dưới 5 tuổi theo chiến dịch vào tháng 6 hàng năm.

Page 67: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:
Page 68: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ:

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SỔ THEO DÕI SỨC KHỎE BÀ MẸ VÀ TRẺ EM

----------------*----------------

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG Địa chỉ: Số 175 Giảng Võ - Hà Nội

Điện thoại: 024 38515380; Fax: 024 38515381Email: [email protected]

Website: www.nxblaodong.com.vn

Chi nhánh phía NamSố 85 Cách mạng Tháng Tám, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh

ĐT: 028 38390970; Fax: 028 39257205

Chịu trách nhiệm xuất bảnGiám đốc – Tổng Biên tập

Võ Thị Kim ThanhBiên tập: Mai Thị Thanh Hằng

Trình bàyPhạm Sơn Hải

LIÊN KẾT XUẤT BẢNBan Quản lý Chương trình ChildFund huyện Kim Bôi

Địa chỉ: Thị trấn Bo, Huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình

In 500 cuốn, khổ 14,5 x 20,5 cm, tại Công ty TNHH Luck HouseĐịa chỉ Số 4/6/518, Đội Cấn, phường Cống Vị, Quận Ba Đình, TP Hà Nội

Số xác nhận ĐKXB: 2036-2017/CXBIPH/10-130/LĐSố quyết định:593/QĐ-NXBLĐ, cấp ngày 28/6/2017

Mã ISBN: 978-604-59-8354-6In xong và nộp lưu chiểu Quý II năm 2017

Page 69: Chi tiết xin liên hệ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế ... lieu huong dan su dung... · Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu. Tuổi mẹ: