chƢƠng trÌnh trÒ chƠi truyỀn...

19
ĐẠ I HC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA BÁO CHÍ ĐỖ TH BCH DƢƠNG CHƢƠNG TRÌNH TRÒ CHƠI TRUYỀN HÌNH VỚI KHÁN GIẢ VIT NAM ( Khảo sát một schƣơng trình trò chơi trên VTV3 - Đài THVN từ năm 2000 đến nay ) CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ HỌC MÃ SỐ: 5. 04. 30 LU N V ĂN TH C SKHOA H ỌC BÁO CHÍ Ngƣời hƣớng dn khoa hc Tiến sĐINH HƢỜNG Hà Nội - 2003 MC LC

Upload: others

Post on 05-Sep-2019

10 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA BÁO CHÍ

ĐỖ THỊ BẠCH DƢƠNG

CHƢƠNG TRÌNH TRÒ CHƠI TRUYỀN HÌNH

VỚI KHÁN GIẢ VIỆT NAM

( Khảo sát một số chƣơng trình trò chơi

trên VTV3 - Đài THVN từ năm 2000 đến nay )

CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ HỌC

MÃ SỐ: 5. 04. 30

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BÁO CHÍ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học Tiến sỹ ĐINH HƢỜNG

Hà Nội - 2003

MỤC LỤC

NỘI DUNG

TRANG

MỞ ĐẦU

1. Tính thời sự và cấp thiết của đề tài 1

2. Lý do chọn đề tài 2

1. 3. Tình hình nghiên cứu đề tài 3

2. 4. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 4

3. 5. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 5

4. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 6

7. Nội dung luận văn

9

NỘI DUNG LUẬN VĂN

Chương I: Những vấn đề cơ bản về quy luật tiếp nhận của

khán giả truyền hình và Trò chơi truyền hình

11

1. Những vấn đề cơ bản về quy luật tiếp nhận của khán

giả truyền hình

11

1.1. Khán giả truyền hình (công chúng xem truyền

hình)

11

1.2. Đặc điểm tiếp nhận của khán giả xem truyền

hình

14

1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật tiếp nhận

của khán giả xem truyền hình

20

2. Lý luận về trò chơi truyền hình 25

2.1. Trò chơi truyền hình là gì 25

2.2. Những đặc tính của trò chơi truyền hình 29

2.3. Trò chơi truyền hình với các chức năng báo chí 35

Chương II: Bước đầu khảo sát sự tiếp nhận của khán giả với

một số chương trình trò chơi truyền hình trên

VTV 3

40

1. Tìm hiểu thực trạng hoạt động tiếp nhận của khán giả

với các chương trình trò chơi truyền hình trên VTV3

hiện nay:

40

1.1. Mức độ thường xuyên và việc sử dụng thời gian

để theo dõi các chương trình trò chơi truyền

hình

40

1.2. Mức độ tiếp nhận của khán giả với một số

chương trình trò chơi truyền hình hiện nay

47

1.3. Một số xu hướng tiếp nhận của khán giả với các

chương trình Trò chơi truyền hình

57

2. Một số nhận xét bước đầu về đặc điểm tiếp nhận của

khán giả với các chương trình trò chơi truyền hình:

79

2.1. Nhu cầu tiếp nhận lớn và đa dạng 80

2.2. Tính tích cực trong xu hướng tiếp nhận 84

2.3. Tính “yêu cầu cao” của khán giả 85

Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp để nâng cao chất

lượng và hiệu quả các chương trình trò chơi trên VTV3

88

1. Những vấn đề đặt ra 88

1.1. Một số chương trình trò chơi truyền hình còn

chưa đạt đuợc yêu cầu cao về chất lượng

88

1.2. Chương trình trò chơi truyền hình chưa hướng

đến phục vụ được đầy đủ từng nhóm đối tượng

khán giả

91

1.3. Hình thức các chương trình trò chơi chưa thực

sự phong phú

94

1.4. Trò chơi của VTV3 chưa tận dụng hết được thế

mạnh phát sóng của truyền hình quốc gia

97

2. Một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng

và hiệu quả chương trình trò chơi trên VTV3

100

2.1. Về công tác sản xuất 101

2.2. Về công tác nghiên cứu và đào tạo

112

PHẦN KẾT LUẬN

118

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU

1. Tính thời sự và cấp thiết của đề tài:

Năm 1996 là năm đánh dấu sự ra đời của chương trình Trò chơi trên

sóng truyền hình Việt Nam cùng với sự ra đời của VTV3 (Ban Thể Thao -

Giải trí - Thông tin kinh tế). Kể từ đó đến nay, chưa đầy 10 năm, Chương

trình Trò chơi Truyền hình trên sóng VTV3 đã phát triển vô cùng nhanh

chóng cả về số lượng và chất lượng. Từ một SV 96, khán giả đã biết đến và

quen thuộc với rất nhiều các chương trình Trò chơi khác như Trò chơi liên

tỉnh, Bảy sắc Cầu vồng, Đường lên đỉnh Olympia, Ở nhà chủ nhật, Từ ánh

mắt đến trái tim, Vườn Cổ tích, Những người bạn ngộ nghĩnh, Những đứa

trẻ tinh nghịch, Hành trình Văn hoá, Chiếc nón kỳ diệu…. Từ những

chương trình trò chơi ban đầu với đội ngũ sản xuất còn chập chững, thiết bị và

đạo cụ còn đơn sơ, khán giả giờ đây đã được thưởng thức những chương trình

nhiều tính “công nghệ“ hơn và cũng được sản xuất bởi một đội ngũ đầy tính

“tinh nhuệ“.

Trò chơi truyền hình đang phát triển nội dung trên mọi lĩnh vực và cho

mọi lứa tuổi với ngày càng nhiều các đơn vị tham gia sản xuất. Từ việc tiểu

ban “Trò chơi và Gặp gỡ trên truyền hình“ sản xuất chương trình đầu tiên

(SV ’96) đến nay đã có rất nhiều các đơn vị khác tham gia sản xuất chương

trình trò chơi truyền hình: các Tiểu ban khác của VTV3 (Tiểu ban Ca nhạc –

Chương trình Thế kỷ âm nhạc, Trò chơi âm nhạc; Tiểu ban Nghệ thuật Điện

ảnh – Chương trình 24hình/giây), các Ban biên tập khác của Đài truyền hình

Việt Nam (VTV2 - Theo dòng lịch sử; Ban Văn nghệ – Làng vui chơi làng ca

hát). Các Đài truyền hình địa phương trên cả nước cũng đang nô nức đi theo

phong trào này: Đài Truyền hình Thành phố Hồ chí Minh – Vui để học ; Đài

Truyền hình Hà Nội – Khoẻ và khéo…

Rõ ràng, trò chơi truyền hình ở Việt nam đang trên đà phát triển và

đằng sau nó là một lượng công chúng ngày càng lớn với nhu cầu hiểu biết và

giải trí ngày càng cao. Trò chơi truyền hình ngày càng hấp dẫn khán giả và

như rất nhiều nhà nghiên cứu truyền hình trên thế giới đã nhận định trong

truyền hình hiện đại, trò chơi truyền hình là “một thể loại Major“ – thể loại

chiếm ưu thế.

Trong luận văn này, chúng tôi sẽ không phân tích hay tìm hiểu riêng

về chương trình trò chơi truyền hình – mà cốt yếu là nghiên cứu và tìm hiểu

nó trong sự tiếp nhận của khán giả truyền hình Việt Nam. Điều này thực sự

mang tính thời sự và cấp thiết vì thông qua việc nghiên cứu sự tiếp nhận của

khán giả, luận văn sẽ góp phần hình dung sự nhìn nhận và nhu cầu của khán

giả Việt Nam với các chương trình trò chơi truyền hình cả về mặt nội dung và

hình thức. Qua đó luận văn sẽ góp phần xây dựng để trò chơi truyền hình phát

triển vừa đáp ứng tính giảI trí đồng thời vẫn mang đầy đủ tính chất của Báo

chí cách mạng: tính tư tưởng, tính giáo dục, tính thông tin, tính thẩm mỹ...

Luận văn cũng sẽ góp phần vào việc định hướng và quy hoạch sản xuất các

chương trình trò chơi truyền hình của VTV 3 cũng như của các đơn vị sản

xuất chương trình trò chơi truyền hình khác trên cả nước.

2. Lý do chọn đề tài

Việc chọn lựa đề tài trên xuất phát từ những hiểu biết, kinh nghiệm và

những quan sát thực tế của bản thân người thực hiện về sự ra đời và phát triển

của Chương trình Trò chơi truyền hình ở Việt Nam. Đây cũng là một đề tài

mới trong một loạt những đề tài nghiên cứu về Trò chơi truyền hình những

năm gần đây.

Là một cử nhân tốt nghiệp khoa báo chí, hiện nay đang công tác tại tiểu

ban Trò chơi và Gặp gỡ trên truyền hình của VTV3 và đang phụ trách một

chuyên mục trò chơi, việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp tôi có thêm tầm nhìn bao

quát, hiểu biết sâu sắc và định hướng tốt hơn cho công việc của mình. Thông

qua đó, luận văn cũng mong muốn đóng góp một phần vào công tác chuyên

môn của Ban Thể thao – Giải trí – Thông tin kinh tế.

Việc nghiên cứu này cũng là cơ sở để đề tài phát triển ở mức độ nghiên

cứu sâu và rộng hơn trong tương lai.

3. Tình hình nghiên cứu đề tài

Như trên đã đề cập, luận văn này là một nghiên cứu đầu tiên về trò chơi

truyền hình trong sự tiếp nhận của khán giả dưới góc độ xã hội học và tâm lý

học.

Các công trình nghiên cứu trước có liên quan đến trò chơi truyền hình

thường là tìm hiểu về trò chơi truyền hình dưới góc độ lý luận báo chí như:

Nghiên cứu Trò chơi truyền hình với tư cách là một thể loại báo chí;

Nghiên cứu Kịch bản trò chơi Truyền hình. Một số những công trình khác

cũng nghiên cứu về trò chơi truyền hình nhưng lại chọn đề tài dưới góc độ

khác như: Nghiên cứu cách thức tổ chức một chương trình Trò chơi Truyền

hình; Nghiên cứu về việc áp dụng nghệ thuật sân khấu trong dàn dựng một

Trò chơi truyền hình…

Vì chương trình trò chơi truyền hình cũng mới chỉ xuất hiện ở nước ta

trong chưa đầy 10 năm gần đây nên trong nghiên cứu xã hội học truyền thông,

hay tâm lý học truyền thông chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt

về trò chơi truyền hình và khán giả của nó. Điều này càng được khẳng định

khi ở nước ta, việc nghiên cứu xã hội học hay tâm lý học riêng trong lĩnh vực

truyền hình còn ở mức chưa sâu và hạn hẹp.

Bởi vậy, đề tài nghiên cứu “Chƣơng trình trò chơi truyền hình với

khán giả Việt Nam” là một đề tài hết sức mới mẻ.

4. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài.

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, mục đích chung của đề tài là nghiên

cứu trò chơi truyền hình trong sự tiếp nhận của khán giả. Để thực hiện được

điều đó, tác giả luận văn tự đặt ra cho mình những nhiệm vụ nghiên cứu nhất

định.

Trước hết là việc nghiên cứu Lý luận về văn hóa và báo chí Chủ nghĩa

Mác – Lênin về; Các quan điểm của Đảng, Nhà nước về văn hóa và báo chí,

về tính giải trí trong báo chí; Các chủ trương, chính sách của Nhà nước đối

với các phương tiện thông tin đại chúng và truyền hình.

Nhiệm vụ thứ hai là nghiên cứu Cơ sở lý luận báo chí nói chung và cơ

sở lý luận về truyền hình và Trò chơi truyền hình; Cơ sở lý luận về về tâm lý

con người nói chung và tâm lý người xem truyền hình nói riêng; Nghiên cứu

lý thuyết cơ bản của xã hội học và điều tra xã hội học.

Luận văn cũng tìm hiểu những đề tài nghiên cứu trước đây về truyền

hình, tâm lý người xem truyền hình, về dư luận xã hội và về sự tiếp nhận của

khán giả truyền hình.

Dựa trên cở sở lý thuyết được đề cập và những hiểu biết qua kinh

nghiệm thực tiễn, đề tài đặt ra những giả thuyết nghiên cứu sau:

Giả thuyết thứ nhất: Như trên đã đề cập, trò chơi truyền hình ở Việt

Nam đang phát triển và càng có xu hướng phát triển mạnh trong tương lai.

Vậy khán giả đang tiếp nhận trò chơi truyền hình như thế nào thể hiện ở mức

độ xem, thái độ xem và họ tìm thấy điều gì cuốn hút ở các chương trình..

Giả thuyết thứ hai: Liệu có điều gì khác nhau về sự tiếp nhận trò chơi

truyền hình của các nhóm đối tượng khán giả khác nhau đặc biệt là các nhóm

khán giả mỗi vùng Bắc, Trung, Nam và bước đầu đưa ra các phân tích ở mức

nhận định.

Giả thuyết thứ ba: Tìm hiểu những nét chung nhất, khu biệt và mang

xu hướng quy luật trong sự tiếp nhận chương trình trò chơi truyền hình của

khán giả nước ta

5. Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu:

Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, hạn hẹp về điều kiện, và

nội dung luận văn lại mở rộng đối tượng ở cả ba vùng Bắc, Trung, Nam,

chúng tôi xin được thu hẹp phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu sẽ là một cuộc điều tra mang tính chất thăm dò ý

kiến của cư dân nội thành ở ba thành phố lớn: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí

Minh và Thành phố Đà Nẵng. Cuộc điều tra chủ yếu giúp luận văn tìm hiểu

trạng thái của việc tiếp nhận chương trình trò chơi trên truyền hình trên VTV

3 của khán giả Việt Nam.

Ba thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà

Nẵng cũng là ba địa danh có tính điển hình. Đây là ba thành phố ở ba vùng

Bắc, Trung, Nam của đất nước với những đặc điểm về dân cư, xã hội học và

tâm lý học có thể mang tính chất đại diện cho từng vùng địa phương. Ba

thành phố lớn cũng là nơi dân cư đông đúc, thành phần đa dạng và cũng là nơi

tập trung đông đảo nhất lượng khán giả truyền hình của cả nước. Hơn nữa, ba

địa dành này cũng là nơi khán giả được tiếp xúc với truyền hình một cách

tương đối đồng đều. Đây là những điều kiện cơ sở quan trọng để tác giả đề tài

xác định phạm vi nghiên cứu.

Dung lƣợng của cuộc điều tra là khoảng 500 phiếu hỏi (xem phụ lục)

được phân bố như sau: 100 phiếu tại Đà Nẵng, 200 phiếu tại TPHCM, 200

phiếu tại Hà Nội. Thời gian điều tra: tháng 4 năm 2003.

Phƣơng pháp chọn mẫu của điều tra là sử dụng kết hợp phương pháp

lấy mẫu ngẫu nhiên theo cụm (thường sử dụng trong nghiên cứu nhân quả)

kết hợp với lấy mẫu theo trí xét đoán của nhà nghiên cứu.

Các phiếu được phát vào các gia đình theo các cụm dân cư ở ba thành

phố. Các cụm dân cư đựợc chọn lựa theo tìm hiểu và xét đoán của nhà nghiên

cứu về cơ cấu và thành phần. Mục đích của việc kết hợp chọn mẫu này là để

có đựơc một kết quả gần với mẫu điển hình nhất. Phương pháp chọn mẫu này

là phù hợp với một cuộc điều tra mang tính chất thăm dò.

Về phạm vi các chương trình trò chơi truyền hình đưa vào nghiên cứu

trong luận văn, tác giả đi từ một số chương trình tiêu biểu xuất hiện từ năm

1999 đến 2002. Những chương trình xuất hiện từ lâu (như SV 2000) đến nay

không còn sản xuất nữa nhưng vẫn được đưa vào nghiên cứu để phần nào có

cơ sở nhận định và so sánh với các chương trình hiện tại.

Thông qua kết quả của cuộc điều tra, luận văn sẽ bước đầu đưa ra các

phân tích đánh giá dựa trên các phương pháp khác như: Phương pháp Trò

chuyện hỏi ý kiến, Phương pháp thống kê, xử lý và phân tích số liệu, phương

pháp phỏng vấn sâu, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp phân tích

thông tin thứ cấp, phương pháp quan sát…

Phương pháp Trò chuyện hỏi ý kiến: Được sử dụng như một phương

pháp quan trọng trong giai đoạn nghiên cứu thăm dò để tìm ra những giả thiết

và phương hướng của đề tài nghiên cứu.

Phương pháp thống kê, xử lý và phân tích số liệu: Sau khi đã thu thập

các mẫu đIều tra, chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS/PC + (Statistical Pakage

for Social Science) – phần mềm xử lý số liệu điều tra xã hội học dành cho

máy tính cá nhân để xử lý số liệu mẫu điều tra. Phần mềm này là phần mềm

tiên tiến nhất hiện nay, nó thích hợp ngay cả cho những cuộc điều tra có dung

lượng từ 200 đến vài chục nghìn mẫu điều tra và biết cách xử lý những sơ

xuất trong mẫu điều tra và tự đIều chỉnh để cho kết quả cuối cùng đáng tin

cậy nhất.

Các số liệu sau khi được xử lý sẽ được phân tích căn cứ vào mục đích

điều tra, phát hiện ra mối liên hệ giữa các hiện tượng, bản chất và tính quy

luật phát triển của chúng, kiểm định các giả thuyết.

Phương pháp phỏng vấn sâu: Là phương pháp được sử dụng để lý giải

các vấn đề phát hiện được sau khi đã phân tích số liệu của mẫu điều tra.

Trong đề tài này, phương pháp phỏng vấn sâu được áp dụng với: Đại diện của

nhóm mẫu điều tra; Các đồng nghiệp và những người có liên quan đến sản

xuất chương trình trò chơi truyền hình; Các chuyên gia trong lĩnh vực lý luận

báo chí, lý luận xã hội học và tâm lý học truyền thông và truyền hình.

Phương pháp thảo luận nhóm: Để thực hiện đề tài, chúng tôi có tổ

chức một số cuộc thảo luận nhóm giữa những người đang trực tiếp sản xuất

chương trình trò chơi truyền hình để tìm hiểu ý kiến và nhận định của những

người làm truyền hình về mối tương quan giữa các chương trình trò chơi

truyền hình và khán giả.

Phương pháp nghiên cứu thông tin thứ cấp: Để có thông tin từ nhiều

nguồn làm cơ sở cho luận văn, chúng tôi cũng tiến hành phân tích nguồn tư

liệu khác: Các thư từ của khán giả gửi tới; Các chương trình trò chơi truyền

hình tiêu biểu đã và đang phát sóng; Các luận văn và công trình nghiên cứu

trước đây; Các kết quả và số liệu điều tra từ các nguồn như Ban Tư tưởng

Văn hoá Trung ương, công ty Taylor Nielson Sofres, Công ty quảng cáo Kiết

Tường; Các tài liệu hướng dẫn và góp ý của các chuyên gia nước ngoài đang

hợp tác sản xuất chương trình với Đài truyền hình Việt Nam.

Phương pháp quan sát: Là phương pháp luôn được sử dụng kết hợp

với các phương pháp nghiên cứu khác khi tiếp cận với các cuộc trao đổi hay

phỏng vấn, trò chuyện để xác định các biểu hiện bên ngoài cũng như động cơ

bên trong của xu hướng tiếp nhận.

Các phương pháp trên được kết hợp chặt chẽ với nhau để khắc phục

những khó khăn về điều kiện, phạm vi nghiên cứu và những vấn đề khó khăn

khác mà luận văn đặt ra.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Đề tài này là đề tài nghiên cứu đầu tiên về trò chơi truyền hình trong sự

tiếp nhận của khán giả dựa trên lý thuyết của xã hội học và tâm lý học. Hi

vọng đề tài sẽ góp phần để làm toàn diện hơn bức tranh nghiên cứu về trò

chơi truyền hình, một mảng nghiên cứu quan trọng về báo chí còn rất mới ở

nước ta hiện nay.

Đề tài cũng mong là một công trình tham khảo nhỏ của xã hội học và

xã hội học truyền thông trong việc nghiên cứu khán, thính giả truyền hình –

một mảng nghiên cứu còn hạn hẹp ở nước ta.

Về mặt thực tiễn, với tư cách là một phóng viên, biên tập viên của Ban

Thể thao - Giải trí - Thông tin kinh tế, việc thực hiện đề tài cũng là một cơ

hội để người thực hiện nghiên cứu lý luận, tổng kết và đúc rút ít nhiều những

kinh nghiệm trong những năm làm việc chuyên môn vừa qua.

Hi vọng luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho kế hoạch xây dựng, quy

hoạch sản xuất và phát triển các chương trình trò chơi truyền hình của VTV3

cũng như của các đơn vị sản xuất chương trình truyền hình khác.

Gần gũi hơn, luận văn sẽ là những gợi ý cho những đồng nghiệp, những

người làm truyền hình trong quá trình trực tiếp tham gia sản xuất chương

trình trò chơi truyền hình.

Luận văn cũng mong là tư liệu tốt cho việc nghiên cứu và giảng dạy về

báo chí nói chung và trò chơi truyền hình nói riêng.

7. Nội dung luận văn: “Chƣơng trình trò chơi truyền hình với khán

giả Việt Nam”

Chƣơng I : Những vấn đề cơ bản về quy luật tiếp nhận của khán

giả truyền hình và trò chơi truyền hình.

Chương một gồm có hai phần. Phần một trình bày về những quy luật

tiếp nhận chung nhất của khán giả xem truyền hình, đặc điểm tiếp nhận của

khán giả và ý nghĩa của việc nghiên cứu khán giả xem truyền hình. Phần hai

trình bày lý thuyết về trò chơi truyền hình bao gồm khái niệm, đặc tính và

chức năng báo chí của trò chơi truyền hình.

Chƣơng II : Bƣớc đầu khảo sát sự tiếp nhận của khán giả với một

số chƣơng trình trò chơi truyền hình trên VTV3.

Chương hai trình bày những nghiên cứu bước đầu về thực trạng việc

tiếp nhận của khán giả với các chương trình trò chơi truyền hình trên sóng

VTV3 hiện nay thông qua các kết quả điều tra của luận văn. Thực trạng này

bao gồm việc sử dụng thời gian để tiếp nhận, mức độ tiếp nhận, khả năng tiếp

nhận và những sự lựa chọn trong việc tiếp nhận của khán giả. Chương hai

cũng đưa ra những nhận xét bước đầu của luận văn về những đặc điểm tiếp

nhận của khán giả với các chương trình trò chơi.

Chƣơng III: Một số kiến nghị và giải pháp để nâng cao chất lƣợng

và hiệu quả các chƣơng trình trò chơi trên VTV3.

Chương này rút ra một số điểm còn hạn chế nói chung của các chương

trình trò chơi trên VTV3 hiện nay thông qua tổng kết sự tiếp nhận của khán

giả trong chương hai. Tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị và giải pháp đề

xuất nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả các chương trình trò chơi trên

VTV3.

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nhóm tài liệu tiếng Việt

1. Báo Tuổi Trẻ năm 2000 đến 2002

2. Báo Thanh Niên năm 2000 đến 2002

3. Báo cáo đơn thư của Đài Truyền hình Việt Nam từ năm 1999 đến

2002.

4. Báo và Tạp chí Truyền hình từ năm 2000 đến 2002

5. Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn. Tập 4. NXB Đại học Quốc

gia Hà Nội, 2001.

6. Bộ Văn hoá - thông tin.Vụ Báo chí. Các quy định pháp lý về Báo Chí.

1998.

7. Ban tư tưởng văn hoá Trung ương. Báo cáo kết quả cuộc thăm dò dư

luận khán giả Đài Truyền hình Việt Nam năm 2002.

8. Cục bảo vệ An ninh văn hoá - Tư tưởng. Tổng cục an ninh. Văn bản

pháp quy về Báo chí – Xuất bản. 1998.

9. Công ty Quảng cáo Kiết Tường. Kết quả điều tra đánh giá của người

xem truyền hình về chương trình “Hành trình văn hoá”. TP HCM

2002.

10. Dương Xuân Sơn ( chủ biên ), Đinh Hường, Trần Quang. Cơ sở lý luận

báo chí truyền thông. NXB. Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 1995.

11. Dương Xuân Sơn, Trịnh Đình Thắng. Nguyên lý biên tập sách, báo.

NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 1995.

12. Đỗ Thu Hằng. Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ. Tâm lý tiếp nhận sản

phẩm báo chí của công chúng thanh niên sinh viên hiện nay. Hà Nội

2000.

13. Đinh Ngọc Sơn. Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ. Nâng cao chất lượng,

hiệu quả nghiên cứu ý kiến công chúng về chương trình truyền hình

(Qua thực tiễn ĐTH Việt Nam). Hà Nội, 2001.

14. Eric Fikhtelius. 10 Bí quyết kỹ năng nghề báo. NXB Lao động. Hà Nội

2002.

15. Hà Minh Đức. Báo chí Hồ Chí Minh – Chuyên luận và tuyển chọn.

NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.

16. Hà Minh Đức ( Chủ biên ). Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn.

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997.

17. Hoàng Thị Hải. Luận văn tốt nghiệp cử nhận. Trò chơi truyền hình –

một thể loại mới của truyền hình Việt Nam. Hà Nội 1998.

18. Larousse Bách khoa thư chuyên đề Con người và những phát minh.

Hà Nội 1998.

19. Lưu Văn Trường. Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Xã hội hoc.

Truyền thông đại chúng và công chúng ở thị xã Hoà Bình hiện nay .

Đại học KHXH & NV, 1998.

20. Lương Khắc Hiếu. Dư luận xã hội trong sự nghiệp đổi mới. NXB

Chính trị Quốc gia. Hà Nội 1999.

21. Mai Quỳnh Nam – Truyền thông đại chúng và Dư luận xã hội – Báo

chí, những vấn đề lý luận và thực tiễn Tập 4. NXB Đại học Quốc gia hà

Nội. 2001.

22. Nguyễn Sinh Huy. Xã hội học đại cương. NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội 1999.

23. Nguyễn Minh Tâm. Bài giảng Kỹ thuật truyền hình. Lớp cử nhân báo

chí K37, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn.

24. Nguyễn Minh Tâm. Bài giảng Báo chí Truyền hình. Lớp cao học báo

chí K37, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn.

25. Nguyễn Minh Tâm. Truyền hình Internet. Lớp văn bằng 2, K2, Đại

học Khoa học Xã hội & Nhân văn.

26. Nguyễn Minh Tiến (Biên soạn). Từ điển Báo chí. NXB Thông tấn.

TP HCM 2002.

27. Nguyễn Văn Dững (Chủ biên). Báo chí những đIểm nhìn từ thực tiễn

Tập 2 . NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội 2001.

28. Nhà báo bí quyết kỹ năng - nghề nghiệp. Khoa báo chí, Phân viện

Báo chí và Tuyên truyền. NXB Lao động, 1998.

29. NXB Văn hoá - Thông tin . Đại Từ điển Tiếng Việt . Hà Nội 1999.

30. Phan Ngọc. Một cách tiếp cận Văn hoá. NXB Thanh Niên, Hà Nội

2000.

31. Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa báo chí. Báo chí những

điểm nhìn từ thực tiễn Tập 1. NXB Văn hoá - thông tin. Hà Nội 2000.

32. Phạm Đình Huỳnh, PTS Phạm Chiến Khu (Đồng tác giả). Nghiên

cứu Xã hội học. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995.

33. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (Đồng chủ biên). Xã hội học. NXB

Giáo dục, Hà Nội 1999.

34. Phan Trọng Ngọ (Chủ biên). Xã hội học đại cương . NXB Chính trị

Quốc gia. Hà Nội 1997.

35. Tạ Ngọc Tấn. Truyền thông đại chúng. NXB Chính trị Quốc gia, Hà

Nội 2001.

36. Tạ Ngọc Tấn (Chủ biên). Cơ sở lý luận báo chí. NXB Văn hoá -

Thông tin. Hà Nội 1999.

37. Tạ Ngọc Tấn. Từ lý luận đến thực tiễn báo chí. NXB Văn hoá -

Thông tin, Hà Nội 1999.

38. Tạ Bích Loan – Sức hấp dẫn của thể loại Trò chơi Truyền hình –

Báo chí, những điểm nhìn từ thực tiễn Tập 2. NXB Văn hoá - Thông

tin. Hà Nội 2001.

39. Taylor Nelson Sofres Việt Nam – Báo cáo tổng hợp năm 2000, 2001.

40. Tổng cục thống kê. Niên giám thống kê 2000 . NXB Thống kê. Hà

Nội 2001.

41. Trần Trọng Thuỷ (Chủ biên) . Tâm lý học đại cương. NXB Giáo dục,

2001.

42. Trần Quang. Làm báo lý thuyết và thực hành. NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội, 2001.

43. Trung tâm Nghiên cứu dư luận xã hội. Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung

ương. Kết quả cuộc thăm dò dư luận xã hội “Khán giả với Đài

Truyền hình Việt Nam“ năm 1996, 1999, 2000, 2002.

44. Trung tâm nghiên cứu Dư luận xã hội - Ban Tư tưởng Văn hoá Trung

ương- Nghiên cứu sử dụng định hướng dư luận xã hội. NXB Lao

động. Hà Nội 1999.

45. Từ Điển. Điều tra thăm dò dư luận. NXB Thống kê, Hà Nội 1996.

46. Vũ Đình Hoè (Chủ biên). Truyền thông đại chúng trong công tác

lãnh đạo quản lý. Hà Nội 2000.

47. Viện FES. Báo cáo về cuộc thăm dò ý kiến khán giả truyền hình khu

vực Hà Nội năm 2002.

48. Vương Liêm. Hướng dẫn viết Tiểu luận và Luận văn. NXB Trẻ,

TPHCM 2000.

Nhóm tài liệu tiếng Anh

49. Bryan, J. and D. Zillion – Media effect: The Psychology of television-

www. Lucidexperience.com/ Hypnopapers

50. Daniel Chandler - Why do people watch television – www.

Aber.ac.uk/media/ documents / short

51. John Fiske – Television Culture – London Routledge, 1987.

52. Mc Quail, D., J. Blumer & R. Brown ( 1972) – Television Audience: a

resided perspective – in Dr.Mc Quail: Sociology of Mass

Communication. London: Longman John P. Holms & Ernest Wood.

53. Olaf Hoerschelr - Quiz and Game shows - www.museum.tv/

archives/etv/Q/htmlQ/quizandgame.

54. Satisfaction survey analysis using statistics. Copyright 1996 SPSS

Inc. 1996.

55. TV Game show Almanac. Chilton Book Company, Pennsylvania

1995.

56. Virginia Mason – What do we learn from television quizzes – www.

Aber.ac.uk/media / students