chuÙc mÖØng naÊm mÔÙi1. cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập...

68
THÔNG TIN STINFO KHOA HOC&COÂNG NGHEÂ www.cesti.gov.vn TAÏP CHÍ DO TRUNG TAÂM THOÂNG TIN KH&CN TP.HCM (CESTI) - SÔÛ KH&CN TP.HCM XUAÁT BAÛN ISSN 1859 - 2651 Toàn cảnh KH&CN THẾ GIỚI năm 2013 Trào lưu tự chế tạo đổi mới trường học Lớn lên từ vườn ươm doanh nghiệp Số 1&2 CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI Hoạt động KH & CN: vì sự phát triển của TP. HCM

Upload: others

Post on 02-Feb-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

THÔNG TIN

STINFO

KHOA HOC&COÂNG NGHEÂw

ww

.ce

sti.

go

v.vn

TAÏP CHÍ DO TRUNG TAÂM THOÂNG TIN KH&CN TP.HCM (CESTI) - SÔÛ KH&CN TP.HCM XUAÁT BAÛN

ISSN 1859 - 2651

Toàn cảnh

KH&CN THẾ GIỚInăm 2013

Trào lưu tự chế tạođổi mới trường học

Lớn lên từ vườn ươm doanh nghiệp

Số 1&2

CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI

Hoạt động KH & CN:vì sự phát triển của TP. HCM

Page 2: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu quan trọng trong nước và quốc tế thông qua hệ thống mạng www.cesti.gov.vn

2. Chuyển giao thông tin theo chuyên ngành: cung cấp tài liệu chuyên ngành theo yêu cầu. Chỉ cần lựa chọn những tài liệu theo danh sách hiện có, hoặc đưa ra yêu cầu về lĩnh vực quan tâm.

3. Phục vụ trực tiếp tại thư viện: được hướng dẫn tận tình với hệ thống phòng đọc mở, có thể tìm đọc tài liệu dạng giấy, CD-ROM, CSDL trực tuyến.

TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TP. HCM

THƯ VIỆN

Nơi tập hợp nguồn lực thông tin KH&CN: 9 Nội dung đa ngành

9 Loại hình đa dạng

9 Cập nhật thường xuyên

Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ TP. HCMPhòng Tư liệu

Địa chỉ: 79 Trương Định, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCMTel: 08 3823 2197, 08 3829 7040 (nội bộ 302) / Fax: 08 3829 1957 / Email: [email protected]

Tạo cơ hội tiếp cận nhanh nhất đến nguồn tư liệu KH&CN.Với nhiều hình thức phục vụ phong phú, thuận tiện cho người sử dụng:

Địa chỉ liên hệ:

• CSDL kết quả nghiên cứu Quốc gia: hơn 8.000 kết quả nghiên cứu KH&CN quốc gia về tất cả các lĩnh vực.

• CSDL Kết quả nghiên cứu TP. HCM: 1.700 kết quả nghiên cứu được đăng ký và triển khai tại TP. HCM.

• CSDL tạp chí chuyên ngành: hơn 100.000 bài nghiên cứu được đăng trên tạp chí các chuyên ngành trong nước, được cập nhật hàng ngày.

• CSDL tiêu chuẩn: hơn 11.600 tiêu chuẩn và quy chuẩn của Quốc gia, Hiệp hội Tiêu chuẩn Thế giới (ISO) và các quốc gia khác.

• CSDL phim KH&CN: hơn 500 phim nghiên cứu về các vấn đề KH&CN được ứng dụng trong thực tế cuộc sống,…

• CSDL SpringerLink: thông tin từ hơn 2.743 tạp chí đa ngành; 5 triệu dữ liệu và các tài liệu tham khảo điện tử; 45.000 sách điện tử mang tính học thuật cao, được cập nhật hàng ngày.

• CSDL ProQuest: truy cập tới 11.250 tạp chí (8.400 tạp chí toàn văn), 479 báo toàn văn và các luận văn, báo cáo của Ox Research và EIU về 252 quốc gia và khu vực, hồ sơ doanh nghiệp, báo cáo công nghiệp ...được cập nhật hàng ngày.

• CSDL sáng chế Wipsglobal: truy cập tới hơn 110 triệu tư liệu sáng chế, kèm chức năng tìm kiếm và công cụ phân tích xu hướng phát triển của các ngành công nghệ.

Nguồn lực thông tin

Page 3: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu
Page 4: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

mục lụcSỐ 1 & 2 - 2014

04-09 TIN TỨC & SỰ KIỆN�Hoạt động KH&CN: vì sự phát triển của TP. HCM�Hoạt động chuyển giao công nghệ tại Trung tâm Thông tin KH&CN

TP. HCM�Kỹ thuật xác định giá trị tài sản trí tuệ�Hội nghị Sàn giao dịch công nghệ năm 2013�Kết hợp bền vững nền nông nghiệp địa phương với công nghiệp chế biến

biomass�Lễ ký kết hợp đồng viện trợ không hoàn lại�Tập huấn về an toàn sinh học�Ứng phó biến đổi khí hậu - các vấn đề và giải pháp của TP. HCM�Hội nghị quốc tế về ứng dụng toán học - VIAMC�Xuất khẩu Việt Nam trước ngưỡng cửa TPP�Hội nghị các vấn đề toán học đương đại và ứng dụng trong khoa học và

Lễ ký kết hợp tác với IIG Việt Nam�Bảo vệ môi trường trong hệ thống các khu công nghiệp ở Việt Nam�10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước của năm 2013

10-22 TOÀN CẢNH KH&CN THẾ GIỚI NĂM 2013�10 sự kiện KH&CN nổi bật trong năm 2013 do Science Media Centre bình

chọn�10 công nghệ đột phá do MIT Technology Review tuyển chọn�12 sản phẩm sáng tạo do Popular Science công bố�25 sáng chế hay nhất do Tạp chí Time đánh giá�10 dự đoán xu hướng công nghệ năm 2014 của Juniper Research

23-27 THẾ GIỚI DỮ LIỆU�Từ giải trí đến công nghiệp

BAN BIÊN TẬP

Quyền Tổng biên tập:

ThS. Nguyễn Thị Kim Loan

Các thành viên:

KS. Trần Trung Hải

KS. Hoàng Mi

CN. Nguyễn Thảo Nhiên

ThS. Nguyễn Thanh Phong

CN. Nguyễn Thị Vân

TRÌNH BÀY

Hoàng Thi

Phát hành vào tuần đầu hàng tháng

Địa chỉ: 79 Trương Định, Quận 1, TP. HCM

ĐT: (08) 3825 6321 - 3829 7040 Ext. 402

Fax: (08) 3829 1957

Email: [email protected]

Giấy phép xuất bản:

699/GP-BTTTT do Bộ Thông tin

và Truyền thông cấp ngày 08/5/2008

7

2

11

Page 5: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

28-48 KHÔNG GIAN CÔNG NGHỆ�Những ý tưởng lớn về công nghệ giáo dục năm 2013�Trào lưu tự chế tạo đổi mới trường học�Chợ CN&TB TP. HCM�Hỏi - Đáp công nghệ: sản xuất rượu vang mơ nguyên quả�Giới thiệu kết quả nghiên cứu KH&CN tại TP. HCM�Sáng chế làm bánh�Chế tạo tàu đệm khí phục vụ dân sinh

49-54 SUỐI NGUỒN TRI THỨC�Ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt ở TP. HCM lên vi giáp xác Daphnia

Magna�Canh tác tự nhiên: hạt giống thiện lành giữa sa mạc thế gian

55-60 DOANH TRƯỜNG KH&CN�Lớn lên từ vườn ươm doanh nghiệp�Phát triển doanh nghiệp từ nghiên cứu khoa học�Cẩn trọng với hóa đơn

61-64 MUÔN MÀU CUỘC SỐNG�Giấc mơ lớn của Da Vinci�Vang xa nhờ công nghệ

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014 3

18

46

58

61

Page 6: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

Tin tức & sự kiện

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

PHƯƠNG LAN

Nghiên cứu KH&CN gắn với địa chỉ ứng dụng Hoạt động nghiên cứu khoa học tại TP.HCM luôn hướng đến việc giải quyết những vấn đề bức xúc và phục vụ phát triển Thành phố. Năm 2013, Sở KH&CN TP.HCM đã tổ chức xét duyệt 160 đề tài, giám định 54 đề tài, nghiệm thu 90 đề tài, dự án. Tỷ lệ ứng dụng của các đề tài sau nghiệm thu đạt khoảng 34%. Sự gắn kết giữa nghiên cứu với nhu cầu thực tiễn luôn được chú trọng nhằm nâng cao tỷ lệ ứng dụng của đề tài, thông qua việc tăng cường đặt hàng trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao ứng dụng kết quả nghiên cứu, cũng như hỗ trợ phát triển đề tài sau nghiệm thu. Các kết quả nghiên cứu giải quyết những vấn đề của TP.HCM và đã chuyển giao ứng dụng trong năm qua có thể kể đến như:

“Chương trình mục tiêu phát triển ngành xây dựng TP.HCM giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020”: kết quả nghiên cứu đã được Thường trực UBND Thành phố thông qua và trình cho Thường trực Thành ủy phê duyệt Chương trình mục tiêu ngành xây dựng đến năm 2020.

“Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá ảnh hưởng và đề ra các giải pháp khắc phục, hạn chế sạt lỡ bờ do khai thác cát trên địa bàn TP.HCM”: kết quả sẽ được chuyển giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường sử dụng trong việc quản lý khai thác cát trên sông Sài Gòn, Đồng Nai.

“Đánh giá độ rủi ro động đất và ước lượng thiệt hại về nhà cửa và người cho các Quận 4, 7 và Nhà Bè, TP.HCM sử dụng công nghệ GIS”: đề tài đã xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu GIS chứa các kịch bản rủi ro động đất tính cho các khu vực Quận 4, 7 và Nhà Bè.

“Nghiên cứu bảo vệ và phát triển nguồn nước dưới đất bằng nguồn nước mưa tại khu vực nội thành TP.HCM”: thành công đáng kể của đề tài là xây dựng và vận hành mô hình pilot tại Trường Đại học Bách khoa TP. HCM, cho thấy việc thu gom nước mưa bổ sung qua giếng hấp thụ nước là khả thi.

“Xây dựng hệ thống thông tin quản lý lâm nghiệp (FORMIS) cho TP.HCM”: đã chuyển giao cho Chi cục Lâm nghiệp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM, Trung tâm Nghiên cứu rừng ngập mặn Cần Giờ, Chi cục Kiểm Lâm Thành phố.

“Thiết kế chế tạo hệ thống xử lý nước thải y tế compact công suất 2m3/ngày phù hợp điều kiện Việt Nam”: hệ thống xử lý nước thải đã xử lý thử nghiệm nước thải tại Bệnh viện đa khoa Bưu điện 2 (Số B9 Thành Thái, quận 10, TP. HCM). Kết quả đã được Trung tâm Công nghệ và Quản lý môi trường đề nghị chuyển giao để nghiên cứu ứng dụng cho các đơn vị y tế tư nhân.

Đồng thời, các đề tài nghiên cứu bám sát nhu cầu sản xuất trong đời sống xã hội đã được đón nhận và chuyển giao đến các địa chỉ cụ thể như:

“Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng dưa lê theo hướng công nghệ cao”: đã tập huấn chuyển giao tại Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp của Khu Nông nghiệp công nghệ cao.

“Nghiên cứu quy trình công nghệ sơ chế, bảo quản và chế tạo thiết bị sơ chế, bảo quản một số loại rau phổ biến tại TP.HCM”: đã tập huấn, hướng dẫn vận hành dây chuyền tại Công ty TNHH-SX-TM-DV Kim Xuân Quang trên địa bàn TP.HCM.

“Thử nghiệm nuôi cua thịt (Scylla paramamosain) từ con giống sinh sản nhân tạo tại Cần Giờ”: Trung tâm Khuyến nông TP.HCM đã hỗ trợ con giống và triển khai chuyển giao quy trình cho 10 hộ.

“Sinh sản nhân tạo cá chạch lửa (Mastacembelus erythrotaenia Bleeker, 1870) để làm cá cảnh và bước đầu nghiên cứu thăm dò sinh sản nhân tạo cá Thái hổ (Datnioides pulcher Kottelat, 1998)”: chuyển giao cho các cơ sở sản xuất cá cảnh Ông Tài (huyện Củ Chi TP. HCM)

“Nghiên cứu thiết kế chế tạo và triển khai ứng dụng hệ thống định ôn tự động phục vụ sản xuất hạt giống”: chuyển giao cho Tổng công ty Giống cây

Hoạt động KH&CN:vì sự phát triển của TP. HCM

Đẩy mạnh ứng dụng các công trình nghiên cứu để hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) đóng góp ngày càng hiệu quả hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội Thành phố.

4

Page 7: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

Tin tức & sự kiện

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

trồng miền Nam sử dụng để làm lúa bất dục GMS và trồng khổ qua, dưa leo sản xuất hạt giống.

“Đánh giá kết quả điều trị ung thư thực quản bằng phẫu trị phối hợp xạ trị”: chuyển giao Bệnh viện Ung Bướu, - Bệnh viện Bình Dân.

Các chương trình thiết thựcĐóng góp từ các hoạt động KH&CN cho tăng trưởng kinh tế bền vững của Thành phố thông qua các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp được chú trọng triển khai như: tư vấn lựa chọn công nghệ, thiết bị; xây dựng thương hiệu; áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng; quản lý chất lượng theo ISO, …Trong chương trình phát triển sản phẩm trọng điểm lĩnh vực công nghệ cao (CNC), có 9 nhóm sản phẩm CNC được Thành phố ưu tiên đầu tư và 65 nhóm sản phẩm CNC được Thành phố khuyến khích đầu tư đến năm 2020; Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tái cấu trúc đổi mới công nghệ đã tập trung vào việc thành lập, sử dụng quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp và tư vấn đổi mới công nghệ cũng như góp ý đề án tái cấu trúc cho 41 doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố; Chương trình nâng cao năng lực thiết kế, chế tạo và chuyển giao thiết bị mới đã hỗ trợ 71 đề tài cho các doanh nghiệp, trường đại học nghiên cứu thiết kế cải tiến thiết bị, dây chuyền sản xuất và mô hình đào tạo phục vụ giảng dạy. Ngoài ra các chương trình đã được triển khai từ nhiều năm qua cũng được duy trì phát triển như: Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các công cụ quản lý nhằm nâng cao năng suất- chất lượng; Chương trình chế tạo thiết bị thay thế nhập khẩu và robot công nghiệp; Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố; Chương trình vườn ươm doanh nghiệp công nghệ, Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ; Quỹ phát triển KH&CN.

Triển khai ứng dụng đề tài, dự án KH&CN tại các quận huyện, sở, ngành cũng rất được quan tâm để đưa tiến bộ kỹ thuật vào công tác quản lý tại địa phương và phát triển đời sống người dân như xây dựng các hệ thống: Quản lý chất thải rắn tại quận 7, quận 10, quận Gò Vấp; Quản lý nhân khẩu tại phường 4 quận 8, phường Bình Thọ và Linh Tây – quận Thủ Đức; Giải pháp nâng cao hiệu quả đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn giáp ranh thành phố (Thủ Đức) và tỉnh Bình Dương; Thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng dân lập trên địa bàn phường 8 quận 6; Bản đồ mảng xanh và cơ cấu cây xanh tại quận 3. Và xây dựng các mô hình: Tính TFP ngành nông nghiệp thành phố giai đoạn 2011-2012; Giải pháp đào tạo nghề cho thanh niên người dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố cho Ban Dân tộc; Quản lý dạy và học ứng dụng cho cấp tiểu học tại quận 1; Trồng chuối giá trị cao tại xã

Trung An huyện Củ Chi; Trồng cây Giảo cổ lam phục vụ thị trường dược liệu trong nước và xuất khẩu; Trồng cây sung Mỹ tạo nguồn cây cảnh và chế biến dược liệu tại Củ Chi; Nuôi ốc hương và tôm thẻ sạch; Mô hình thực nghiệm xử lý vi sinh nước nuôi tôm tại huyện Cần Giờ; Hồ thu trữ nước chạt trong sản xuất muối tại xã Lý Nhơn, Cần Giờ; và mô hình Phát triển du lịch sinh thái phường Phước Long quận 9.

Hướng đến phát triển thị trường công nghệ

Nhiều hoạt động KH&CN tại TP. HCM trong năm qua được thực hiện nhằm phát triển thị trường công nghệ. Mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao hiệu quả các chương trình đổi mới công nghệ công nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp; các hoạt động trưng bày, giới thiệu phân tích, kết nối các giao dịch công nghệ thiết bị là bước đầu để xây dựng sàn giao dịch công nghệ.

Nhiều hoạt động đồng bộ được tiến hành để đẩy mạnh chuyển giao công nghệ. Các địa điểm giao dịch, giới thiệu, mua bán công nghệ/thiết bị được đầu tư, tạo cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp và đơn vị nghiên cứu. Tại Chợ Công nghệ và Thiết bị thường xuyên có sự góp mặt của 39 đơn vị KH&CN với 106 công nghệ / thiết bị chào bán. Các Techmart chuyên ngành về công nghệ thực phẩm và hóa - dược - môi trường và các hội thảo để trao đổi về các công nghệ/thiết bị cụ thể đã được tổ chức thu hút sự quan tâm của cả hai bên cung – cầu. Kiên trì hoạt động từ nhiều năm qua, Chợ Công nghệ và Thiết bị trên mạng (Techmart Online) là địa chỉ tìm kiếm và giới thiệu công nghệ/thiết bị khi doanh nghiệp cần. Hiện Techmart Online có 1.319 thành viên chào bán với 4.641 công nghệ/thiết bị. Năm qua, các kết nối thành công có thể kể đến như chuyển giao “Dây chuyền công nghệ sản xuất bánh tráng”; “Công nghệ sản xuất máy bứt củ lạc”; “Công nghệ sản xuất rau-củ-quả đong hôp”; tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp lựa chọn công nghệ sản xuất maltodextrin;…

Đã hỗ trợ thương mại hóa cho 8 sản phẩm trong danh sách 38 sản phẩm cần hỗ trợ thương mại hóa, cụ thể như: hoàn chỉnh báo cáo thẩm định giá bộ sản phẩm thuốc RUVINTAT (thuốc giảm cholesterol, hạ huyết áp) và làm việc với 04 công ty sản xuất kinh doanh dược phẩm về phương án triển khai hợp tác phát triển thuốc RUVINTAT; hỗ trợ hoàn thiện công nghệ và sản phẩm “Máy phun hạt mài lưu tốc cao” và “Máy ép trục khuỷu và máy rải san đầm”; hỗ trợ kinh phí và hợp đồng giao nhiệm vụ thực hiện chuyển giao công nghệ chế tạo máy bứt của lạc công suất 500 kg/giờ cho Trung tâm ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ, …

5

Page 8: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

Tin tức & sự kiện

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Tăng cường quản lý KH&CN, mở trói cho hoạt động nghiên cứuCác hoạt động liên quan đến quản lý nhà nước về KH&CN đã có sự chuyển biến tích cực trên các mặt: quản lý công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn-đo lường - chất lượng, an toàn bức xạ, công tác thanh tra, kiểm tra, cùng với việc triển khai quản lý nhà nước về KH&CN tại quận - huyện.

Nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong thủ tục thanh quyết toán các đề tài/dự án nghiên cứu khoa học, quy định tạm thời “Quy trình quản lý thực hiện thí điểm hợp đồng đặt hàng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ” được Sở KH&CN TP.HCM ban hành tháng 4/2013. Hiện có 17 đề tài tham gia hình thức hợp đồng mua sản phẩm, trong đó đã ký hợp đồng triển khai 04 đề tài. Chương trình đặt hàng các nhà khoa học được chính thức khởi động từ năm 2013 nhằm giải quyết những bất hợp lý về tài chính trong nghiên cứu khoa học. Các doanh nghiệp có thể đặt hàng nhà khoa học các nội dung nghiên cứu và triển khai công nghệ, áp dụng các tiến bộ KH&CN vào sản xuất; các sở/ban/ngành, quận/huyện trên địa bàn Thành phố có nhu cầu đặt hàng nghiên cứu các vấn đề khoa học và triển khai công nghệ cũng nằm trong chương trình này.

Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp được quan tâm để tạo thêm nguồn lực cho phát triển KH&CN, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Trên 40 lượt doanh nghiệp đã được tư vấn và hướng dẫn về thủ tục thành lập và sử dụng quỹ. Kết quả trong năm 2013 có 19 doanh nghiệp gửi hồ sơ thành lập quỹ, nâng tổng số doanh nghiệp có thành lập quỹ phát triển KH&CN là 57 doanh nghiệp, trong đó, có 23 doanh nghiệp đã trích và sử dụng quỹ với tổng số tiền trích lập là 346,83 tỷ đồng, tổng số tiền chi đầu tư đổi mới công nghệ/thiết bị là 117,8 tỷ đồng (chiếm 33,96% tổng số tiền trích lập). Đây là nguồn lực đáng kể đầu tư cho phát triển KH&CN của doanh nghiệp.

…Và năm 2014Sở KH&CN TP.HCM kiên trì với mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính kịp thời các công trình nghiên cứu khoa học, tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý KH&CN, các nhiệm vụ KH&CN sẽ được triển khai trên cơ sở đặt hàng, giao nhiệm vụ của Lãnh đạo thành phố đồng thời triển khai cơ chế đồng đầu tư thực hiện các nhiệm vụ KH&CN gắn kết giữa doanh nghiệp với các viện-trường. Tiếp tục nâng cao năng lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về KH&CN ở cấp thành phố, các sở-ngành và quận-huyện. Thúc đẩy các tổ chức KH&CN hoạt động theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong nền kinh tế thị trường và hình thành lực lượng doanh nghiệp KH&CN làm nhân tố cho sự phát triển KH&CN trong tương lai.

Đầu tư tập trung các chương trình KH&CN phục vụ trực tiếp các chương trình phát triển kinh tế-xã hội trọng

điểm của Thành phố đã được xác định tại Đại hội Đảng bộ Thành phố như các chương trình phát triển công nghiệp công nghệ cao góp phần quan trọng vào tái cấu trúc kinh tế thành phố, chương trình KH&CN chống kẹt xe, chống ngập nước, an ninh thông tin... Đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KH&CN vào phát triển các sản phẩm công nghệ cao, chú trọng phát triển các hướng công nghệ ưu tiên: vi mạch bán dẫn, công nghệ thông tin-truyền thông, công nghệ nano và vật liệu mới, công nghệ sinh học, tế bào gốc, công nghệ năng lượng, môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.

Đẩy mạnh đổi mới công nghệ phục vụ tái cấu trúc doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh của các doanh nghiệp. Xây dựng và triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ có giá trị gia tăng cao, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu với doanh nghiệp. Lấy doanh nghiệp làm trung tâm ứng dụng và đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất-chất lượng hỗ trợ chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố; chuyển giao công nghệ từ nước ngoài trong các ngành kinh tế kỹ thuật và từng bước hình thành nền kinh tế tri thức. Tăng tỷ trọng đóng góp của KH&CN vào phát triển kinh tế-xã hội Thành phố, tạo sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa.

Phát triển thị trường công nghệ, đưa Sàn Giao dịch công nghệ thử nghiệm hoạt động hiệu quả, đồng thời phối hợp với Bộ KH&CN đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án xây dựng Sàn Giao dịch công nghệ sớm hoàn thành nhằm thúc đẩy sự chuyển giao công nghệ trong và ngoài nước đến các doanh nghiệp.

Tăng cường tiềm lực KH&CN Thành phố. Thể chế hóa các cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng trí thức KH&CN trong và ngoài nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cùng với việc tạo cơ chế, chính sách để phát huy năng lực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; trao đổi chuyên gia và đào tạo chuyên môn ở nước ngoài, hợp tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Tăng đầu tư hàng năm để phát triển hoạt động KH&CN, trong đó tập trung đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các tổ chức KH&CN. Đầu tư phát triển hệ thống dịch vụ và thông tin KH&CN đủ sức giải quyết các nhiệm vụ quốc gia ở trình độ quốc tế.

Sử dụng nguồn kinh phí cho KH&CN hiệu quả, trao quyền chủ động sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học cho các cơ quan thực hiện và chủ nhiệm đề tài/dự án, đồng thời cải tiến thủ tục cấp phát và thanh quyết toán kinh phí. Hỗ trợ doanh nghiệp trong quản lý và sử dụng Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp, tạo nguồn tài chính dồi dào đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển, đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm. �

6

Page 9: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

Tin tức & sự kiện

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Tại TP. HCM, Chợ Công nghệ và Thiết bị (Techmart) đầu tiên được

Trung tâm Thông tin KH&CN (CESTI) tổ chức dưới sự chỉ đạo của Sở KH&CN TP. HCM vào năm 1999, chỉ có 16 đơn vị tham gia chào bán 117 công nghệ/thiết bị (CN/TB), có thể xem là khởi đầu cho thị trường công nghệ, và vào năm 2002, CESTI cũng là đơn vị được giao nhiệm vụ triển khai mô hình chợ CN/TB trên mạng Internet (Techmart online) sớm nhất trong cả nước. Đến nay rất nhiều kỳ Techmart từ thực tế đến chợ ảo trên mạng được triển khai thực hiện với quy mô khác nhau từ cấp Quốc gia đến khắp các các tỉnh thành.

Kiên trì với mục tiêu làm cầu nối giữa hai bên mua và bán CN/TB, CESTI thường xuyên tổ chức các hoạt động xúc tiến chuyển giao công nghệ, tiến hành kết hợp nhiều hoạt động đồng bộ nhằm tăng hiệu quả trong việc thúc đẩy mở rộng thị trường công nghệ, quảng bá sản phẩm nghiên cứu; tăng kết nối và tăng khả năng ký kết hợp đồng chuyển giao. Techmart thường xuyên (TechMart Daily) tại địa chỉ 79 Trương Định - trụ sở của CESTI trưng bày giới thiệu chào bán gần 100 công nghệ thiết bị của 36 đơn vị. Trong năm 2013 đã có hàng trăm yêu cầu cung cấp thông tin, mua bán, chuyển giao CN/TB đã được các doanh nghiệp, cá nhân đặt hàng là minh chứng cho những hiệu quả bước đầu của mô hình này. Cũng trong năm qua, hai kỳ TechMart chuyên ngành: thực phẩm

Hoạt động chuyển giao công nghệtại Trung tâm Thông tin KH&CN TP. HCM

DUY KHANH

và hóa dược được CESTI tổ chức; 14 buổi hội thảo giới thiệu, trình diễn công nghệ; 5 chuyến tham quan thực tế CN/TB tại các cơ sở sản xuất và 10 kỳ báo cáo phân tích xu hướng công nghệ đã diễn ra thu hút đông đảo các đơn vị giới thiệu chào bán cũng như các doanh nghiệp muốn tìm hiểu mua CN/TB. Song song đó, Chợ TechMart online bền bỉ hoạt động, hiện nay có hơn 4.000 CN/TB của các viện, trường, các nhà khoa học giới thiệu chào bán đã góp phần không nhỏ trong việc đưa các sản phẩm KH&CN đến với thị trường.

Chu trình để kết quả nghiên cứu đến với thị trường không hề đơn giản và CESTI luôn cố gắng hiện diện kịp thời để hỗ trợ tối đa cho các đơn vị có nhu cầu chào bán hoặc tìm mua CN/TB. Có thể tóm tắt chu trình đó là: tìm kiếm trên mạng → TechMart Daily → tham dự các buổi trình diễn, giới thiệu CN/TB → tham quan thực tế → được tư vấn lựa chọn phương án đầu tư, mua bán CN/TB. Không dừng lại, hiện nay CESTI đang từng bước chuyên môn hóa để đạt chất lượng cũng như uy tín trong việc kết nối xúc tiến chuyển giao công nghệ, đồng thời đặt nền tảng nghiên cứu xây dựng một sàn giao dịch CN/TB tại TP. HCM.

Sự phối hợp nhịp nhàng giữa Techmart Daily và Đề án thử nghiệm Sàn giao dịch công nghệ trong năm vừa qua đã mang đến thành công cho những dự án chuyển giao CN/TB được ký kết và triển khai thực hiện như: công nghệ tạo nước diệt khuẩn Serius, giải pháp cải tiến máy ép gạch không nung, công nghệ chế tạo máy bứt quả lạc tươi… Một trong

Lê ký hêt hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất bánh tráng.

Hôi thảo "Ứng dụng công nghệ Nano trong y Dược học, bước đầu ứng dụng

Nano Curcumin trong phòng và trị bệnh" tại Trung tâm 2013.

Khách tham quan gian hàng tại Techmart Hoa dược, môi trương 2013

những dự án được kết nối thành công tiêu biểu là dự án chuyển giao trọn gói toàn bộ công nghệ, dây chuyền thiết bị sản xuất bánh tráng xuất khẩu cho một doanh nghiệp ở Huyện Củ Chi. Công nghệ này được phát triển từ đề tài nghiên cứu do Sở KH&CN TP. HCM quản lý, hiện nhà máy đang trong giai đoạn lắp đặt và hoàn thiện. CESTI vẫn đang theo dõi chặt chẽ tiến độ dự án, phối hợp tư vấn, khảo sát và đề xuất những phương án hỗ trợ cần thiết.

Hoạt động kết nối chuyển giao CN/TB trong năm 2013 đã có những bước khởi sắc đáng ghi nhận, nhưng thị trường công nghệ nước ta chủ yếu vẫn là tìm kiếm mua bán máy móc thiết bị, chưa có nhiều các giao dịch có hàm lượng công nghệ cao như mua bán công nghệ, bản quyền sáng chế...Dù hiện nay có nhiều nhu cầu về CN/TB, nhưng đa số dừng ở mức khảo sát thông tin. Các sản phẩm nghiên cứu KH&CN trong nước thường xuyên được doanh nghiệp đặt lên bàn cân, so sánh với những đơn vị cung cấp ở nước ngoài. Nếu như không có những thông tin cụ thể, tư vấn thiệt hơn, sản phẩm trong nước sẽ khó cạnh tranh dù chất lượng đảm bảo, giá thành rẻ hoặc tương đương, và điều kiện bảo hành - bảo trì tốt hơn. Với mong muốn góp phần thúc đẩy thị trường công nghệ, với chức năng của mình, CESTI đã từng bước chuẩn bị tạo nguồn lực, kinh nghiệm để trở thành địa chỉ tin cậy cho các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư, đổi mới CN/TB, cũng như làm chỗ dựa để các đơn vị nghiên cứu, các nhà khoa học giới thiệu, chào bán các sản phẩm KH&CN. �

7

Page 10: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

Tin tức & sự kiện

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Điểm tin YÊN LƯƠNG

Ngày 12/12/2013, tại TP. HCM, Cục Công tác phía Nam Bộ KH&CN phối hợp với Cục Phát triển Thị trường và

Doanh nghiệp KH&CN tổ chức Hội nghị Sàn giao dịch công nghệ (SGDCN) năm 2013. Hiện nay, cả nước có khoảng 10 SGDCN tại các địa phương. Hầu hết các SGDCN hiện nay đang hoạt động là một đơn vị sự nghiệp KH&CN thuộc Sở KH&CN. Các SGDCN chủ yếu trưng bày, giới thiệu các thiết bị/công nghệ trong và ngoài nước nhưng số lượng và chủng loại không nhiều. Hoạt động xúc tiến hỗ trợ, đảm bảo thực hiện giao dịch công nghệ qua các sàn như mua bán, chuyển giao công nghệ,… còn rất hạn chế. Các sàn đều đang gặp khó khăn không chỉ ở nắm bắt, cập nhật nhu cầu đổi mới, tiếp thu công nghệ của doanh nghiệp mà còn cả ở tìm kiếm, bổ sung kịp thời công nghệ, thiết bị đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Để hoạt động hiệu quả hơn trong thời gian tới, không nhất thiết mỗi một địa phương phải thành lập một SGDCN mà có thể liên kết theo vùng; phải hình thành được các kênh chuyển giao công nghệ qua các chuyên gia, các hội thảo, hội nghị trong và ngoài nước... �

Ngày 12/12/2013, Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM tổ chức hội

thảo báo cáo kết quả dự án “Kết hợp bền vững nền nông nghiệp địa phương với công nghiệp chế biến biomass” (dự án JICA) năm 2013. Dự án do Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM và Viện Khoa học Công nghiệp - Đại học Tokyo phối hợp thực hiện từ năm 2009. Với mục tiêu phát triển các công nghệ tiên tiến có khả năng áp dụng vào thực tiễn- một mắt xích quan trọng để xây dựng thị trấn sinh khối (Biomass Town) ở Việt Nam và châu Á, dự án đã thành công với sản phẩm ethanol được sản xuất từ rơm rạ và biogas từ các chất thải nông nghiệp. Trong khuôn khổ dự án, hai xưởng thực nghiệm biomass tại Trường Đại học Bách Khoa và xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi đã xây dựng được để phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu. �

Ngày 17/12/2013, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trường Đại

học Khoa học Tự nhiên TP.HCM tổ chức khóa tập huấn về an toàn sinh học cho các phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh vật biến đổi gen (BĐG). Khóa tập huấn tập trung vào một số nội dung chủ yếu như tổng quan về quản lý an toàn sinh vật BĐG; thực trạng, triển vọng của cây trồng BĐG ở Việt Nam; những điểm cần lưu ý về an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm, sinh vật BĐG, an toàn môi trường;... Ngoài việc trao đổi, thảo luận lý thuyết với các chuyên gia, các học viên còn được thực hành tại một số phòng thí nghiệm. �

Ngày 4/12/2013, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức

hội thảo trực tuyến Hà Nội – TP.HCM về kỹ thuật xác định giá trị tài sản trí tuệ (TSTT). Hội thảo trình bày và thảo luận các vấn đề: TSTT – đối tượng nghiên cứu, khái quát về các phương pháp xác định giá trị TSTT; các phương pháp chi phí, thu nhập, thị trường và kỹ thuật thực hiện; nội dung cơ bản của dự thảo thông tư hướng dẫn định giá đối với TSTT sử dụng ngân sách nhà nước. �

Hình ảnh hôi thảo phía TP. HCM. Ảnh: HY.

Ngày 17/12/3013, Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM tổ

chức lễ ký kết hợp đồng viện trợ không hoàn lại với tổng giá trị 853.211 Đô la Mỹ cho 8 dự án thuộc các tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Trà Vinh, Hậu Giang, Đồng Tháp, Bình Phước, Long An. Đây là các dự án thuộc Lê ký kêt viện trợ không hoàn lại. Ảnh: YL.

chương trình viện trợ không hoàn lại của chính phủ Nhật Bản, gồm 4 dự án xây dựng trường tiểu học ở các tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Trà Vinh; 3 dự án trang bị thiết bị

y tế cho các bệnh viện ở các tỉnh Hậu Giang, Đồng Tháp và Bình Phước; 1 dự án xây dựng hệ thống cấp nước cho xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An. �

8

Page 11: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

Tin tức & sự kiện

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Ngày 18/12/2013, Văn phòng Biến đổi khí hậu TP.

HCM chủ trì tổ chức hội thảo “Ứng phó biến đổi khí hậu – các vấn đề và giải pháp của TP. HCM”. Hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) giữa các chuyên gia và các tổ chức trong và ngoài nước như Thái Lan, Nhật Bản, Hà Lan, Hàn Quốc… Các báo cáo tham luận xoay quanh các vấn đề trọng tâm của ứng phó BĐKH và lựa chọn giải pháp phù hợp với điều kiện của TP. HCM như: quy hoạch đô thị TP. HCM ứng phó với BĐKH; quy hoạch sử dụng đất thích ứng với rủi ro khí hậu cho TP. HCM; giải pháp giao thông thông minh ứng phó BĐKH; mô hình xe buýt nhanh cho TP. HCM; thu hồi năng lượng từ rác – giải pháp thích hợp hướng tới phát triển bền vững; sử dụng công nghệ bền vững và hiệu quả cho giải pháp xử lý nước thải ở Việt Nam; quản lý tài nguyên nước trong điều kiện BĐKH ở TP. HCM. �

Ngày 19/12/2013, tại TP.HCM, Hội Ứng dụng toán học Việt Nam, Trường Đại học Sài Gòn và Viện Nghiên cứu, Đào tạo

và Phát triển nguồn nhân lực Quốc tế phối hợp tổ chức Hội nghị quốc tế về ứng dụng toán học – VIAMC 2013. Các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi và làm nổi bật những tiến bộ mới nhất trong ứng dụng toán học và tin học vào quản lý kinh tế, tài chính, rủi ro, cùng những bài toán kỹ thuật và ứng dụng trong công nghiệp. �

Xuất khẩu Việt Nam trước ngưỡng cửa TPP (Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương) là chủ đề hội thảo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tập đoàn Alibaba, Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghệ OSB và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) tổ chức ngày 20/12/2013 tại TP.HCM. Hội thảo đề cập đến các vấn đề về TPP và những lợi ích của Việt Nam khi tham gia TPP. TPP được kỳ vọng là một hiệp định thương mại tự do của thế kỷ 21. �

Ngày 27/12/2013, tại TP. HCM, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) phối hợp với Viện Khoa học Môi trường và Phát triển

(VESDEC) tổ chức hội thảo “Bảo vệ môi trường trong hệ thống các khu công nghiệp ở Việt Nam - Các lỗ hổng chính chính sách, vấn đề minh bạch thông tin và tác động đối với cộng đồng”. Hội thảo nhằm chia sẻ một số kết quả điền dã báo chí, tạo diễn đàn mở để các bên liên quan cùng thảo luận về các bất cập trong chính sách bảo vệ môi trường nói chung và đánh giá tác động môi trường (ĐTM) nói riêng, đồng thời đóng góp các khuyến nghị chính sách cho tiến trình sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường 2005.

Ông Nguyên Văn Hậu (Pho Chủ tịch Đoàn Luật sư TP. HCM) trình bày về các thách thức trong công tác tư pháp môi trương ở Việt Nam và khuyên nghị sửa

đổi chính sách. Ảnh: VA.

Ngày 31/12/2013, Tin Môi trường (www.tinmoitruong.vn) cùng các nhà

báo chuyên viết về lĩnh vực môi trường đã bình chọn 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước của năm 2013. Các sự kiện được sắp xếp theo thứ tự thời gian gồm: Phát hiện động dung nham dài nhất Đông Nam Á ở Đồng Nai; Phát hiện Công ty Cổ phần Nicotex Thanh Thái chôn hàng trăm tấn thuốc trừ sâu xuống lòng đất; Dừng vĩnh viễn dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A; Phát hiện loại mang lớn hiếm có tại khu bảo tồn Sao La; Tìm thấy hoa Trà Mi Krempf sau hơn 100 năm; Vỡ bờ moong khai thác titan ở Bình Thuận; Đình chỉ hoạt động Công ty Hào Dương do xả thải ra sông Đồng Điền; Quốc hội thông qua Luật Đất đai sửa đổi; Thủ tướng yêu cầu đóng cửa rừng tự nhiên trong năm 2014; Công ty của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai chặt bỏ rừng trồng cao su để trồng mía.

Hội nghị các vấn đề toán học đương đại và ứng dụng trong khoa học và Lễ ký kết hợp tác với IIG Việt Nam đã được Trường Đại học Nguyễn Tất Thành TP.HCM tổ chức đồng thời vào ngày 20/12/2013. Hội nghị toán học nhấn mạnh đến những tiến bộ mới nhất trong ứng dụng toán

Hiệu trưởng Trương ĐH Nguyên Tất Thành và đại diện IIG Việt Nam ký kêt hợp

tác. Ảnh: YL.

học vào quản lý kinh tế, tài chính, rủi ro, ứng dụng trong công nghiệp. Tại lễ ký kết, IIG Việt Nam (đại diện của Viện Khảo thí giáo dục Hoa Kỳ) và Trường ĐH Nguyễn Tất Thành xác định thỏa thuận hợp tác trong việc chuẩn hóa trình độ tin học cho sinh viên của nhà trường bằng chương trình MOS (Microsoft Office

Specialist). Chứng chỉ MOS do IIG cấp sẽ được công nhận là một trong những điều kiện quan trọng để sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành hoàn thành chuẩn đầu ra theo quy định, qua đó giúp sinh viên trang bị những kỹ năng tin học cần thiết, bổ sung cho hành trang khởi nghiệp của mình. �

9

Page 12: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Toàn cảnh KH&CNthế giới năm

P. NGUYỄN tổng hợp

Không co sự kiện khoa học “ồn ào” như hạt Higgs năm trước, vẫn những công nghệ “hot” liên quan đên ADN, năng lượng mặt trơi, in 3D và thiêt bị thông minh…

nhưng dấu ấn trong năm 2013 đo là nhiều thành tựu khoa học và công nghệ (KH&CN) co ý nghĩa thiêt thực làm cho cuôc sống tốt đẹp hơn. Toàn cảnh KH&CN thê giới năm 2013 thông qua kêt quả bình chọn của các cơ quan thông tin KH&CN uy tín trên thê giới được giới thiệu sau đây:

¾ 10 Sự kiện KH&CN nổi bật trong năm 2013 do Science Media Centre bình chọn.

¾ 10 Công nghệ đột phá do MIT Technology Review tuyển chọn.

¾ 12 Sản phẩm sáng tạo do Popular Science công bố.

¾ 25 Sáng chế hay nhất do Tạp chí Time đánh giá.

¾ 10 Dự đoán xu hướng công nghệ năm 2014 của Juniper Research.

10 sự kiện KH&CN nổi bật trong nămdo Science Media Centre bình chọn

Từ chiêc hamburger đầu tiên "nuôi" trong phòng thí nghiệm đên phát hiện núi lửa lớn nhất thê giới, các nhà khoa học đã đẩy xa biên giới tri thức nhân loại và phát triển các công nghệ

co thể thay đổi hoàn toàn cuôc sống con ngươi.

Vào tháng 9, tàu vũ trụ Voyager 1 của NASA trở thành vật thể nhân tạo đầu tiên rời khỏi hệ mặt trời của chúng ta và du hành vào vùng liên ngân hà. Được phóng lên vào năm 1977 với mục tiêu đi đến sao Mộc và sao Thổ, giờ đây tàu đã cách xa mặt trời hơn 19 tỉ km. Các nhà khoa học đã lắng nghe xung động môi trường xung quanh Voyager sau khi nó bị một làn sóng năng lượng mặt trời va đập dữ dội hồi tháng Tư. Xung động cho phép họ tính toán mật độ môi trường khác biệt giữa hệ mặt trời và không gian bên ngoài, xác nhận Voyager đã đi ra ngoài. �

Vũ trụ tiết lộ Voyager 1 đã hoàn toàn ra khỏi hệ mặt trời1

10

Page 13: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

2Trong tháng 5, mức carbon dioxide (CO2) trong bầu khí quyển của trái đất đi qua cột mốc có tính biểu tượng: vượt 400ppm (phần triệu) lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại (lần vượt ngưỡng này trước đó cách đây khoảng 3 triệu năm, lúc đó trái đất chưa có loài người). Chỉ vài tháng sau, trong tháng 9, cơ quan quốc tế hàng đầu về đánh giá biến đổi khí hậu, Tổ chức Liên chính phủ IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change) phát hiện ra rằng ảnh hưởng của con người đối với khí hậu rõ ràng hơn bao giờ hết, chắc chắn 95% khả năng con người là nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu. �

Carbon dioxide đạt kỷ lục mới và ảnh hưởng của con người đến sự biến đổi khí hậu rõ ràng hơn bao giờ hết

Cũng trong tháng 5 các nhà khoa học đã sử dụng kỹ thuật nhân bản tạo ra các tế bào gốc phôi người lần đầu tiên. Quá trình này bao gồm việc tách nhân trong đó đã tuyển chọn các đặc tính di truyền theo mong muốn từ tế bào thường để đưa vào trứng chưa thụ tinh đã được loại bỏ yếu tố di truyền. Tuy phương pháp này trước đây đã được sử dụng ở khỉ và chuột, nhưng chưa bao giờ thành công với tế bào của người. Phát hiện này được đánh giá là "bước đôt phá lớn trong y học tái tạo", có thể giúp phát triển các phương pháp điều trị cá nhân cho một số bệnh không thể chữa được hiện nay. Tuy nhiên, liệu pháp này cần người hiến trứng (điều không phải là dễ dàng) và đặt ra một số vấn đề đạo đức. �

Tạo ra tế bào gốc của người bằng kỹ thuật nhân bản3

Tại một cuộc họp báo ở London vào tháng 8, người ta đã được nếm thử thịt đầu tiên làm từ phòng thí nghiệm. Sự kiện đã nhanh chóng trở thành tin "hot" trên khắp thế giới. Thịt chiêu đãi tại buổi họp báo, mà một nhà phê bình ẩm thực mô tả là "y như thịt", được phát triển bởi các nhà khoa học tại Đại học Maastricht ở Hà Lan với sự tài trợ của Sergey Brin, người đồng sáng lập Google. Từ các tế bào gốc sinh thiết của hai con bò, các nhà khoa học đã phát triển các sợi cơ rồi ép cùng với vụn bánh mì và các thành phần gắn kết, sau đó tô màu với nước ép củ cải đường và nghệ tây, thành quả là chiếc hamburger đắt tiền nhất trong lịch sử có giá thành khoảng 325.000 USD, tương đương 6 tỷ 825 triệu đồng. �

4 Hamburger đắt nhất thế giới được "sản xuất" từ phòng thí nghiệm

5Một đứa trẻ sinh ra bị nhiễm HIV và được điều trị với một loạt thuốc kháng virus trong 18 tháng đầu đời đã trở nên miễn nhiễm virus này hơn 12 tháng sau khi kết thúc điều trị. Khi đứa trẻ được 30 tháng tuổi vẫn hoàn toàn không phát hiện kháng thể HIV-1. Tuy nhiên, câu hỏi lớn là liệu đứa trẻ này, được gọi là "bé Mississippi", đã thực sự được chữa khỏi HIV vẫn chưa có câu trả lời. "Câu trả lơi tốt nhất tại thơi điểm này là chắc chắn co thể", chuyên gia HIV Scott Hammer đã viết như thế trong tạp chí New England Journal of Medicine. �

Chặn đứng HIV trong "bé Mississippi"

11

Page 14: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Các nhà khoa học Nhật đã cấy ghép thành công 'mầm gan' bé xíu từ tế bào gốc của người cho chuột có hệ miễn dịch bị vô hiệu hóa. Kết quả ban đầu này đã được công bố trên tạp chí Nature vào đầu tháng 7. Tuy sẽ cần nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, nhưng đây được xem là gợi ý cho lời giải bài toán khan hiếm gan người để cấy ghép trên toàn thế giới hiện nay. �

7 Chuột nuôi gan người

8 Phát hiện một vị vua trong bãi đậu xeVào tháng 2, xương của vua Richard III được phát hiện trong khu vực xung quanh bãi đậu xe ở Leicester (Anh), hơn 500 năm sau khi ông qua đời. Niên đại được xác định bằng carbon phóng xạ, X quang, phân tích ADN và xương đã giúp xác định danh tính vị vua cuối cùng của triều đại danh tiếng Plantagenet (1154-1485, Vương quốc Anh). Khảo sát sau đó tiết lộ Richard đã bị nhiễm giun đũa trong đường ruột. �

9 Ếch Úc sống lạiVào tháng 3, các nhà khoa học Úc công bố đã thành công trong việc phát triển phôi giai đoạn đầu có chứa ADN của một loài ếch đã tuyệt chủng. Nghiên cứu này là bước đầu tiên của dự án Lazarus nhằm đưa loài ếch ấp bằng dạ dày của Úc trở lại cuộc sống. Các nhà khoa học đã lấy nhân có chứa ADN của ếch tuyệt chủng từ các mẫu mô đông lạnh thu được năm 1970, tiêm vào trứng của ếch họ xa để phát triển thành phôi, làm sống lại hy vọng cho con vật đã bị tuyệt chủng từ năm 1983. Nghiên cứu này được tạp chí Time đưa vào danh sách 25 sáng chế hay nhất của năm 2013. �

Vào tháng 9, các nhà khoa học đã phát hiện ngọn núi lửa lớn nhất trên trái đất bên dưới Thái Bình Dương. Siêu núi lửa này dài đến 650 km, nhưng đừng lo, nó ngủ say hơn 145 triệu năm qua. Người ta đã từng nghĩ núi lửa này, được gọi là Tamu Massif, là một dãy các núi lửa, nhưng việc thăm dò đại dương cho thấy nó thực ra là một núi lửa khổng lồ duy nhất, được hình thành từ dòng dung nham phun ra từ tâm núi lửa tạo nên hình dạng giống như tấm chắn rộng. �

10 Phát hiện núi lửa lớn nhất thế giới

6Thêm môt sự kiện trong tháng 5: phát hành phiên bản mới cuốn cẩm nang chẩn đoán các rối loạn tâm thần dành cho các bác sĩ ở Mỹ cũng như trên toàn thế giới. Bản chỉnh sửa thứ năm của cuốn Chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders - DSM-5) là bản cập nhật đầu tiên trong gần 20 năm và sau chục năm thu thập và xem xét các ý kiến. Có nhiều tranh cãi về ấn phẩm này. Một trong những thay đổi quan trọng của nó là giới thiệu cấp độ xếp loại được biết đến như 'Autism Spectrum Disorder' kết hợp 4 rối loạn có liên quan đến tự kỷ. Mặt khác, một số rối loạn mới được thêm vào, các cấp độ mới đánh giá rủi ro tự tử được giới thiệu và mức ngưỡng để chẩn đoán rối loạn 'stress' sau chấn thương được hạ xuống. Các chuyên gia cho rằng DSM-5 sẽ dẫn đến chẩn đoán "lố" các rối loạn tâm thần và hàng triệu người về cơ bản là bình thường bị kỳ thị. �

Xác định lại bệnh tâm thần

12

Page 15: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

10 công nghệ đột phá

Công nghệ học sâu là cách xây dựng hệ thống máy tính

thông minh thực sự, có thể hiểu và rồi tự nó có thể đưa ra các suy luận và quyết định như não người, với điều kiện cần phải có là nguồn dữ liệu cũng như một sức mạnh tính toán khổng lồ và phần mềm có thể “học”, nhận diện các mẫu dưới dạng số hóa của các âm thanh, hình ảnh, và các loại dữ liệu khác.

Với nguồn lực điện toán cực lớn, máy móc giờ đây có thể nhận biết các đối tượng và phiên dịch lời nói theo thời gian thực. Trí tuệ nhân tạo nay đã trở nên thông minh, đủ

khả năng “bắt chước” não người. Với những đột phá này, tháng 6 vừa qua, một hệ thống học sâu của Google đã được cho xem 10 triệu bức ảnh từ các video trên Youtube và nó đã chứng minh được khả năng nhận dạng tốt gấp hai lần so với bất cứ công nghệ nhận dạng nào trước đó. Chúng ta đang chứng kiến sự phát triển của phần mềm cực mạnh có khả năng phát hiện một đối tượng trong hàng chục triệu tấm hình, có thể dịch tức thời bài phát biểu gần như hoàn hảo, có thể phân tích các protein và xác định cách thức sử dụng chúng để chống lại bệnh tật…

1 Học sâu(Các công ty hàng đầu: Google, IBM, Microsoft, …)

Đích đến của công nghệ này là tạo nên bộ não nhân tạo ngang bằng hay thậm chí tốt hơn bộ não của chúng ta. �

2

T in nhắn tự hủy một cách nhanh chóng giải quyết vấn

đề khó chịu nhất của phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến (như Twitter) đó là tính “vĩnh viên”, cải thiện tính bảo mật (riêng tư) và làm cho người ta cảm thấy thoải mái hơn.

Thế hệ công nghệ tin nhắn mới có thể làm cho tin nhắn (tweet), văn bản (text), hình ảnh, âm thanh và video “hêt hạn” sau khi

được xem, giống như “lơi noi gio bay” . Ví dụ như Snapchat, một ứng dụng di động gửi tin nhắn và hình ảnh có thời hạn. Hay Wickr, một ứng dụng khác hứa hẹn mã hóa văn bản tối mật, hình ảnh, âm thanh và video có thể định “thơi hạn sử dụng” (quá hạn không thể xem được). Các ứng dụng như thế này đang khôi phục lại sự riêng tư cho truyền thông, cái mà chúng ta đã mất trong thời đại Internet. �

Truyền thông xã hội có thời hạn (Công ty hàng đầu: Snapchat, Gryphn, Burn Note, Wickr)

Mỗi năm MIT Technology Review chọn 10 công nghệ co tính đôt phá. Môt số công nghệ nổi bật của các năm trước như huy đông vốn số đông (crowdfunding) năm 2012, giao tiêp với máy tính

bằng cử chỉ năm 2011, công nghệ tê bào gốc năm 2010 và phân tích ADN giá rẻ năm 2009.Năm 2013 co gì?

13

Page 16: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Baxter cạnh tranh với nhân công giá rẻ, đem đến khả năng

tự động hóa cho sản xuất quy mô nhỏ. Baxter có thể thực hiện những công việc đơn giản, lặp đi lặp lại trong sản xuất dây chuyền và di chuyển bằng hệ thống giá đỡ có gắn bánh ở phía dưới. Đặc biệt, có thể hướng dẫn chú robot này làm việc như một “nhân viên mới” vì Baxter có khả năng thích nghi rất

tốt. Sản phẩm Baxter của Rethink Robotics dễ tương tác, nhưng những sáng tạo đằng sau robot này cho thấy làm việc cùng với con người phức tạp như thế nào. Baxter được tung ra hồi năm rồi, việc MIT đưa Baxter vào danh sách năm 2013 cho thấy mức độ chấp nhận của thị trường. Có vẻ như chẳng bao lâu nữa sẽ xuất hiện robot ở nơi làm việc của chúng ta. �

Baxter: robot “cổ xanh” (Công ty Rethink Robotics)

5

Hơn 20 năm nghiên cứu chế tạo “chip nhớ” có khả năng mô

phỏng chức năng xử lý tín hiệu của não, Theodore Berger, kỹ sư y sinh và thần kinh học tại Đại học Southern California tin rằng đã giải mã được cách thức não hình thành trí nhớ

dài hạn. Mục tiêu của Berger là chip cấy vào não không chỉ giúp nhớ lâu mà còn có thể khôi phục ký ức cho những người bị tổn thương não do tai nạn, đột quỵ, Alzheimer hay tuổi tác. Đến nay kết quả thử nghiệm với chuột và khỉ rất ấn tượng. �

Bộ nhớ cấy (Tác giả: Theodore Berger - Đại học Southern California)6

4

Nếu bạn vẫn còn nghi ngờ về in 3D (xem thêm bài Máy in

3D, tạp chí STINFO số 8/2012) thì nên biết nhà sản xuất lớn nhất thế giới, General Electric đang chuẩn bị chuyển việc đúc các bộ phận máy bay sang công nghệ sản xuất chồng lớp (hay công nghệ in 3D). Các công ty y sinh cũng đang thực

hiện “in” các cơ quan và mô của cơ thể người.

Sản xuất truyền thống đang trải qua một cuộc cách mạng trong việc tạo mẫu và đang phát triển thành mô hình sản xuất theo đơn hàng riêng một cách rộng rãi nhờ công nghệ in 3D. �

Sản xuất chồng lớp (Công ty hàng đầu: General Electric, EADS, United Technoloies, Pratt & Whitney)

Đọc ADN của thai nhi là mặt trận tiếp theo của cuộc cách

mạng gen.

Thực hiện xét nghiệm không xâm hại đến thai nhi, không cần phải chọc ối để phát hiện rối loạn di truyền (như thực hiện xét nghiệm hội chứng Down), mà chỉ cần từ máu của người mẹ giờ đây có thể cung cấp bản đồ

di truyền của thai nhi.

Bốn công ty trong đó có Verinata đã phát triển ứng dụng thương mại cho việc xét nghiệm ADN thai nhi và dự đoán việc xác định toàn bộ hệ gen từ máu của người mẹ sẽ trở thành xét nghiệm thông thường trước khi sinh với giá cả phải chăng trong tương lai rất gần. �

Xét nghiệm ADN trước khi sinh (Công ty hàng đầu: Verinata, Illumina)3

14

Page 17: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Chiếc đồng hồ thông minh Pebble ra đời khi các nhà thiết

kế nhận ra rằng điện thoại di động sẽ hữu ích hơn nếu bạn không phải lấy nó ra khỏi túi! Pebble sử dụng Bluetooth kết nối không dây với iPhone hoặc điện thoại Android và hiển thị các thông báo, tin nhắn và

thông tin đơn giản khác do người dùng chọn trên màn hình LCD nhỏ xíu. Mức độ hấp dẫn của công nghệ này có thể nhận thấy qua việc Migicovsky gọi vốn 100.000 USD trên Kickstarter (công nghệ đột phá năm 2012), sau 5 tuần nhận được trên 10 triệu USD. �

Đồng hồ thông minh (Công ty hàng đầu: Pebble, Sony, Motorola, MetaWatch)

7

Tăng gấp đôi hiệu quả của thiết bị năng lượng mặt trời sẽ thay đổi

hoàn toàn ngành kinh tế năng lượng tái tạo. Các tấm pin mặt trời trên thị trường hiện nay gồm các tế bào được làm từ cùng một loại vật liệu bán dẫn, thường là silicon. Vì vật liệu này chỉ hấp thụ một dải hẹp quang phổ mặt trời, phần lớn năng lượng ánh sáng mặt trời bị mất do biến thành nhiệt, chỉ dưới 20% năng lượng biến thành

điện năng. Thiết bị mà giáo sư Harry Atwater và các đồng nghiệp của ông thiết kế có khả năng tăng hiệu suất lên ít nhất 50%. Thiết kế này giống như lăng kính chia tách ánh sáng mặt trời thành 6-8 bước sóng, mỗi bước sóng có màu sắc ánh sáng khác nhau. Mỗi dải ánh sáng màu sau đó sẽ được dẫn đến một tế bào được làm bằng chất bán dẫn có thể hấp thụ nó tốt nhất. �

8 Năng lượng mặt trời siêu hiệu quả (Tác giả: Harry Atwater, Caltech; Albert Polman, AMOLF; Eli Yablonovitch, ĐH California)

Thu thập và phân tích thông tin từ những chiếc điện thoại di

động có thể cho những nhận biết đáng ngạc nhiên về cách ứng xử và di chuyển của con người, sẽ giúp chúng ta có những nhận định về một sự việc hay hiện tượng nào đó, ví dụ như biết được sự lây lan của dịch bệnh. Bệnh sốt rét ở châu Phi và bệnh sốt xuất

huyết ở Bắc Mỹ đã từng được phân tích thông qua lưu lượng di động.

Giám sát dữ liệu để tìm “mẫu” luôn là công cụ vô giá cho các nhà nghiên cứu. Giờ đây với 6 tỷ điện thoại di động trên thế giới, chúng ta có một cách khác để nghiên cứu các sự việc và hiện tượng thông qua hành vi con người. �

9 Dữ liệu lớn từ điện thoại di động (Tác giả: Caroline Buckee, ĐH Harvard; William Hoffman, World Economic Forum; Alex Pentland, MIT; Andy Tatem, ĐH Southampton)

Dòng điện DC (1 chiều) cao áp có thể truyền tải điện hiệu quả qua

hàng ngàn cây số, vượt trội dòng điện AC thống trị lưới điện hiện nay. Nhưng cả trăm năm nay, AC chiếm ưu thế bởi vì DC cao áp chỉ có thể truyền điểm-điểm, không thể hình thành các mạng lưới kết nối. Tập đoàn Thụy Sĩ ABB đã phát triển công nghệ giải quyết rào cản chính: ngắt mạch DC cao áp, cho phép ngắt

kết nối phần mạng lưới có vấn đề, phần còn lại vẫn tiếp tục làm việc.

Lưới điện DC sẽ kết nối hiệu quả hơn các nguồn năng lượng tái tạo xa xôi. Năng lượng mặt trời từ sa mạc Sahara có thể cấp điện cho nước Đức đầy mây, và năng lượng gió từ khắp châu Âu có thể giữ cho các đô thị sáng đèn vào ban đêm. �

10 Siêu lưới điện (Công ty hàng đầu: ABB, Siemens, EPRI, General Atomics)

15

Page 18: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

12 sản phẩm sáng tạoHàng năm Popular Science săn lùng khắp thê giới để tìm ra 100 sản phẩm sáng tạo định hình

tương lai sắp tới của chúng ta, “làm cho thê giới và cuôc sống tốt đẹp hơn”. Ở đây giới thiệu những sản phẩm tiêu biểu trong 12 lĩnh vực.

SD SemiAutomatic đem đến trải nghiệm hoàn toàn mới về tuốc nơ vít không dây. Nó được thiết kế bộ phận từ tính lắp sẵn các đầu vít, cho phép người dùng đổi từ đầu vít ba-ke sang đầu dẹt hay lục giác trong vài giây. Nặng 0,6 kg, tuốc nơ vít này cầm vừa tay và có thể nhét gọn vào ngăn bàn. �

Tuốc nơ vít bán tự độngCông ty WORX.1 2

Giày Track Spikes in 3-D của New Balance được thiết kế và sản xuất từng đôi theo yêu cầu của các vận động viên siêu sao. Phòng nghiên cứu của công ty thu thập dữ liệu cơ sinh học của từng vận động viên, cùng với thông tin yêu cầu từ chính các vận động viên để tạo ra mẫu đế giày riêng, sau đó dùng máy in 3D tạo từng lớp đế. Những đôi giày này hiện rất đắt và sản xuất hạn chế, nhưng rồi sẽ đến lúc bất cứ ai cũng có thể "scan" đôi chân của mình để đặt hàng và nhận được đôi giày vừa vặn. �

3

Giày kỷ nguyên mớiCông ty New Balance

Minimax là máy X-quang di động nhỏ gọn nhất thế giới. Không giống như các phiên bản có chân cồng kềnh trước đây, Minimax chỉ nặng 2,5 kg, có thể mang đi đến bất cứ nơi nào cần rọi X-quang. Bên trong máy, một nguồn X-quang kích cỡ lon soda tạo ra chùm tia mạnh như máy chiếu cố định, chỉ dùng 1 pin 9-volt thay vì biến áp cồng kềnh. Bí quyết nằm ở chỗ nguồn X-quang này dùng các lớp polyme đặc biệt tạo nên lượng lớn tĩnh điện khi ghép lại và phóng điện khi tách ra. �

X-quang mọi nơiPhòng thí nghiệm quốc gia (Mỹ) Los Alamos

Theo yêu cầu của chính quyền liên bang, các trường công ở Mỹ phải thực hiện các bài thi kỹ thuật số trong năm học 2014-15. Nhưng chưa đến 50% trường có phần cứng cần thiết để thực hiện điều đó, mua mới và bảo trì vài chục máy tính trong khoảng 5 năm tốn gần trăm ngàn USD. Để giải bài toán này, Công ty Neverware có trụ sở tại New York đã phát triển phần mềm có thể kéo dài "tuổi thọ" của các máy tính vô thời hạn.

Thiết lập khá đơn giản. Neverware kết nối một máy chủ, được gọi là Juicebox, vào hệ thống mạng của nhà trường. Máy chủ này sau đó chạy một bản Windows riêng cho từng máy trạm trong mạng. Vì hệ điều hành và các ứng dụng chạy trên máy chủ, một máy tính chỉ cần bộ nhớ tối thiểu 256 MB (RAM) và chipset trong 10 năm trở lại sẽ làm việc như máy mới. Đến nay có hơn 50 trường công lập ở New York đang sử dụng hệ thống này của Neverware. �

Hồi sinh máy tính cũCông ty Neverware 4

16

Page 19: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Khắc phục nhược điểm nuôi gà công nghiệp lấy trứng rất tốn năng lượng và gây ô nhiễm, và có thể lây lan dịch cúm gia cầm. Hampton Creek Foods đưa ra một giải pháp thay thế sạch hơn và an toàn hơn: trứng thực vật.

Công thức hợp chất thực vật của công ty này tái tạo chính xác những phẩm chất giống như trứng trong bánh nướng với giá rẻ hơn 18% (dành cho các nhà sản xuất thực phẩm). Giải pháp của Hampton Creek Foods làm cho việc sản xuất lương thực trở nên bền vững hơn. Người ăn chay cũng sẽ được hưởng lợi với việc thay thế trứng bằng cây cỏ. �

Trứng thực vậtCông ty Hampton Creek Foods5 6

Nissan và Mercedes-Benz cam kết sẽ đưa ô tô tự hành ra bán vào năm 2020. Năm nay, chiếc Nissan Infiniti Q50 sang trọng trình làng một trong những bước tiến lớn nhất từ trước đến nay hướng tới mục tiêu đó: hệ thống lái tự động thương mại đầu tiên. Điều khiển lái thích ứng trực tiếp (Direct Adaptive Steering) bỏ qua kết nối cơ học giữa vô lăng và bánh xe. Cảm biến đo cách người lái quay vô lăng và gửi dữ liệu qua bộ điều khiển điện tử đến thiết bị truyền động để xoay trục lái. (Để an toàn, có hai bộ điều khiển dự phòng ). Vì không có liên kết vật lý giữa mặt đường và tay lái, người lái xe sẽ không cảm thấy chấn động, tuy nhiên hệ thống có mô phỏng bằng điện tử phản lực tự nhiên. Trong trường hợp mất nguồn, bộ ly hợp sẽ phục hồi cơ chế kiểm soát cơ học. �

Lái tự độngCông ty Nissan

7

8

Gaia được xây dựng để mở toang vũ trụ.

Gaia là đài quan sát, một vệ tinh hai tấn có gắn máy ảnh kỹ thuật số lớn nhất được đưa lên không gian. Với hệ thống chụp ảnh cực mạnh với máy ảnh tỷ điểm ảnh và hai kính thiên văn, Gaia có thể làm được nhiều thứ chứ không chỉ lập bản đồ vị trí (cả quá khứ và tương lai) của hàng tỷ ngôi sao. �

Đôi mắt vũ trụ: GaiaCơ quan Không gian châu Âu

Kết nối 265 tòa nhà và 13.000 cổng mạng với tốc độ nhanh nhất thế giới, đây là mạng nội bộ (LAN) lớn nhất thế giới hiện nay. Bước đột phá không phải hệ thống mà là quy mô. Các nhà nghiên cứu tại National Solar Thermal Test Facility ở nơi xa xôi tận Albuquerque, New Mexico, giờ có thể tải lên và kéo về dữ liệu hay phim ảnh nhanh hơn bất kỳ ai trên Trái đất.

Xây dựng mạng này, Sandia thay cáp đồng 4 inch thông thường bằng cáp quang 1/2 inch có khả năng truyền tiếng nói, dữ liệu máy tính và an ninh trên một đường duy nhất. Mạng của Sandia hiện đạt tốc độ truyền tối đa 10 GB mỗi giây, đặc biệt cả 13.000 cổng đều đạt tốc độ này, mục tiêu cuối cùng đạt tốc độ 100 GB. Có thể xem nó như phiên bản thu nhỏ của Internet. �

Mạng LAN cáp quang lớn nhất thế giới Phòng Thí nghiệm Quốc gia Sandia

17

Page 20: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

9 10Chế tạo thiết bị di động có thể thỏa mãn game thủ "thứ thiệt" dường như là nhiệm vụ không thể. Màn hình quá nhỏ, xử lý đồ họa cũng không đủ mạnh, điều khiển cảm ứng "không trơn". Tuy nhiên, Shield là thiết bị chơi game di động đầu tiên có thể làm thay đổi suy nghĩ trên. Các kỹ sư của Nvidia đã chế tạo thiết bị gấp được dùng chip Tegra 4, có GPU 72 nhân và một CPU 4 nhân 1,9 GHz. Kiến trúc rất mạnh này cho phép Shield dựng chi tiết đồ họa như vân, bóng trên màn hình 5 inch độ phân giải 720p hoặc trên bất kỳ HD TiVi nào qua ngõ HDMI.

Thiết bị này cũng có một trong những danh mục trò chơi lớn nhất so với bất kỳ thiết bị chơi game nào khác. Nó có thể chơi hàng chục hàng ngàn trò chơi trên Google Play, khoảng 100 trong số đó được thiết kế tối ưu cho bộ điều khiển của thiết bị này. Ngoài ra còn có thể chơi hàng ngàn trò chơi khác "trên mây"... �

Chuẩn mới cho chơi gameCông ty Nvidia

Mẫu kính Google ra mắt vào tháng 6/2012 đã trở thành một trong những thiết bị được mong đợi nhất, sánh với iPhone đầu tiên. Thực chất, kính Google là màn hình đeo đầu. Các cuộc gọi đến, tin nhắn và các thông báo lịch bật lên ngay tầm mắt. Nó còn có một camera (video), tiện ích tìm đường, tìm kiếm bằng giọng nói, và các ứng dụng hợp tác như Twitter, Facebook, ... Với các tính năng cơ bản như vậy, kính Google dễ bị xếp vào loại phụ tùng, nhưng thực ra chúng ta chỉ mới bắt đầu khai thác tiềm năng của nó. Khoảng 2.000 nhà phát triển đang làm việc để mở rộng ứng dụng của nó trước khi tung ra bán đại trà trong năm 2014. �

Kính GoogleCông ty Google

12

Argus II làm được điều tưởng như không thể: mang lại thị giác cho người mù. Đây là võng mạc nhân tạo đầu tiên được Cơ quan quản lý Dược và Thực phẩm (FDA) của Mỹ phê chuẩn. Nó gồm một máy quay video nhỏ gắn trên cặp kính gửi hình ảnh đến bộ vi xử lý đeo ở thắt lưng. Bộ vi xử lý chuyển đổi dữ liệu hình ảnh thành tín hiệu điện tử rồi truyền không dây đến mảng điện cực 60-pixel cấy phía sau mắt. Hệ thống thần kinh nhận các tín hiệu này và gửi đến não, nơi chúng được diễn giải dạng hình ảnh xám thô sơ.

Hiện Argus có độ phân giải đủ để người ta nhìn thấy lối đi, tìm các đối tượng, và đọc chữ cao vài cm. �

Mắt sinh họcCông ty Second Sight

11

Nhiều người hiện đang làm việc từ xa, nhờ có các phương tiện như điện thoại, e-mail, hoặc hội đàm video. Nhưng người ta dù có liên lạc với đồng nghiệp thường xuyên đến mấy đi nữa thì vẫn không thay đổi được một thực tế là họ không có mặt tại văn phòng. Một số công ty đang cố gắng lấp đầy khoảng trống vật lý với robot đại diện. Beam là robot đại diện, cao 1m6, thích hợp cho giao tiếp mặt đối mặt, và màn hình LCD 17 inch của nó hiển thị người dùng với kích cỡ thật. Micro lọc tiếng ồn và hệ thống loa làm cho cuộc trò chuyện dễ dàng ở cả hai đầu. �

Đại diện tại văn phòngCông ty Suitable Technologies

18

Page 21: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

25 sáng chế hay nhấtTạp chí Time đánh giá cao sáng chê nêu no "giải quyêt vấn đề mà ngươi ta nghĩ không thể giải quyêt được". Chẳng hạn như tòa nhà chọc trơi không thể vô hình. Bút không thể viêt

trong không trung. Ngươi liệt hai chi dưới không thể đi lại… Nhưng giơ thì co thể.

1. Anki Drive - bộ đồ chơi điều khiển bằng từ xa bằng iPhone có giá 200 USD (khoảng 4.200.000 đ). Sản phẩm (đầu tiên) của hãng Anki (Mỹ) đưa robot đến với mọi người.

2. Hộp đèn (6x3m) gồm 196 panel với 4.096 bóng đèn LED giả lập ánh sáng cực mạnh ngoài không gian, được đạo diễn Alfonso Cuarón chế riêng cho bộ phim "Gravity".

3. Cà phê cồn - một loại thức uống hoàn toàn mới chế biến từ cà phê được các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha công bố trên tạp chí Food Science and Technology, có độ cồn tương đương rượu tequila và vodka.

4. DSC-QX100, ống kính thông minh của Sony có đầy đủ khớp nối cho máy ảnh kỹ thuật số nhưng có thể cặp vào iPhone hay smartphone chạy Android để ngắm chụp (dùng phần mềm PlayMemories của Sony).

5. Cronut - bánh ngọt kiểu sừng trâu, được nướng giống bánh doughnut (hay donut), có nhân kem và lớp phủ trên mặt, được Dominique Ansel - Bếp trưởng New York tung ra hồi tháng 5.

6. Chiếc xe điện Mission R của Mission Motors có tốc độ tối đa 240 km/giờ và có thể đi được 225 km mới phải sạc lại.

19

Page 22: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

7. Plus - hồ bơi cỡ Olympic của 3 nhà thiết kế Dong-Ping Wong, Archie Lee Coates IV và Jeffrey Franklin nổi bồng bềnh trên sông Đông New York kiêm nhiệm vụ làm sạch nước sông.

8. Mũ đội thực tế ảo Oculus Rift của Oculus VR đưa game thủ vào trong trò chơi để trải nghiệm những môi trường 3D hoành tráng.

9. Viên mật khẩu nuốt được của Motorola, gồm một con chip nhỏ xíu được cấp nguồn nhờ acid dạ dày, phát tín hiệu đến máy tính hoặc smartphone, biến cơ thể bạn thành mật khẩu.

10. Tòa nhà chọc trời Infinity Tower của Hàn Quốc sử dụng đèn LED kết hợp với camera độ nét cao tạo nên hiệu ứng giống như vô hình đối với người quan sát phía ngoài tòa nhà.

11. 3Doodler, một loại bút mới dùng để vẽ nguệch ngoạc trong không gian và tạo ra kiến trúc có hình dáng bất kỳ bằng nhựa màu. Có thể hình dung nó làm việc giống máy in 3D. Sáng chế của Maxwell Bogue, Peter Dilworth và Daniel Cowen làm việc tại công ty đồ chơi WobbleWorks.

12. Tấm bạt năng lượng mặt trời cấp nguồn sạc cho xe của Volvo có thể cuộn lại bỏ vào thùng xe.

13. Ký ức nhân tạo, được các nhà khoa học tại MIT gọi là dự án Inception, thành công trong việc làm cho một con chuột trải nghiệm ký ức giả, giống như trong bộ phim nổi tiếng Inception.

14. Amplituhedro - phương pháp mới được các nhà vật lý tại Viện Cao học tại Princeton phát hiện giúp dự đoán va chạm hạt hạ nguyên tử.

15. Nest Protect (hãng Nest) - thiết bị dò khói và khí carbon monoxide, có thể tắt bằng cách chỉ cần vẫy tay, nó sẽ nhắn tin cho bạn khi pin gần cạn.

16. Đồng hồ nguyên tử mới được các nhà vật lý tại Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ quốc gia Mỹ giới thiệu hồi tháng 8 chính xác hơn đồng hồ hiện tại 100 lần.

20

Page 23: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

25. Bộ khung ReWalk do ARGO Medical Technologies chế tạo cho phép người liệt chi dưới đi lại nhở cảm biến ghi nhận thay đổi trạng thái cân bằng của người dùng và "phiên dịch" thành các cử động như đứng lên, đi lại.

17. GravityLight của Deciwatt hoạt động nhờ trọng lực của túi đá, cát hoặc nước, có thể thay thế đèn dầu nguy hiểm và ô nhiễm hiện được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển.

18. SpaceShipTwo do Virgin Galactic phát triển, hứa hẹn đưa bất kỳ ai có khoảng 250.000 USD (tương đương 5 tỷ 250 triệu đồng) vào không gian trong năm 2014.

19. Ếch ấp bằng dạ dày của Úc đã tiệt chủng từ năm 1983 được các nhà khoa học tại đại học Newscatle (Úc) hồi sinh (phôi) từ mô đông lạnh.

20. Robot Atlas được Công ty Boston Dynamics thiết kế bắt chước nhân viên cứu hộ, trong tình huống thảm họa và khẩn cấp.

21. Võng mạc nhân tạo Argus II của Second Sight đi cùng cặp kính và bộ quay video có thể cấy và phục hồi thị lực một phần những người bị viêm võng mạc nặng.

22. Máy bay không người lái X- 47B được phát triển bởi Hải quân Hoa Kỳ, dùng động cơ phản lực như máy bay chiến đấu, mang được trên 2.000 kg vũ khí.

23. Khoan giếng dùng dầu nhờn, không dùng nước, giải pháp của Công ty GasFrac (Canada) vừa tiết kiệm nước vừa tránh ô nhiễm.

24. Tụy nhân tạo có khả năng phát hiện lượng đường sụt giảm để điều tiết giống tụy thật, dùng cho bệnh nhân tiểu đường loại 1.

21

Page 24: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

1. Thành phố thông minh hơnÝ tưởng kết nối mọi đối tượng vật lý với Internet không mới, tuy nhiên năm qua đã có sự gia tăng chưa từng có trong việc thiết lập hạ tầng kết nối thông qua các hệ thống thông minh. Công nghệ tiếp tục tạo điều kiện cho cuộc sống đô thị ngày càng kinh tế và tốt hơn, yêu cầu đặt ra cho nhà chức trách trong việc cắt giảm khí thải cacbon và chi phí tổng thể sẽ ngày càng cao.

2. “Nông nghiệp di động” dựa trên thanh toán di động tại các thị trường đang phát triểnVài năm qua điện thoại di động đã mang ngân hàng đến với hàng triệu người dân vùng Hạ Sahara ở châu Phi và nhiều vùng ở châu Á thông qua ví điện tử di động. Năm 2014 sẽ chứng kiến sự gia tăng đáng kể các dịch vụ cho vay "vi mô", giúp nông dân mua hàng hóa hay máy móc để cải thiện năng suất, và bảo hiểm "vi mô" phòng khi vụ mùa thất bát. Và ngày càng có nhiều các dịch vụ tin thoại hay văn bản cung cấp thông tin quan trọng về chăm sóc cây trồng, giám sát sản phẩm, hoặc cho phép người làm nông thu thập và chia sẻ dữ liệu về kỹ thuật canh tác.

3. Năm bản lề cho thiết bị mangGoogle có kính, Samsung có đồng hồ thông minh, và còn iWatch của Apple và nhiều thiết bị thông minh khác mang trên người sắp ra mắt. Năm 2014 sẽ là "năm bản lề" cho thiết bị mang, đồng thời đặt ra vấn đề cần quan tâm về tính riêng tư.

4. iPad và máy tính bảng phát triển mạnh trong môi trường giáo dụcMáy tính bảng giờ là thiết bị hấp dẫn dành cho cả người dạy và người học, cung cấp nội dung thu hút người học và làm phong phú việc dạy và học. Năm 2014 số lượng máy tính bảng được dùng cho giáo dục sẽ tăng mạnh, cả để bổ sung lẫn thay thế máy tính để bàn.

5. Thị trường thiết bị thể dục di động ngày càng lớn Cơ sở hạ tầng hỗ trợ thể dục di động đã đủ lớn, các thiết bị hữu ích được tạo ra ngày càng tinh vi, có khả năng kết nối với điện thoại thông minh và từ đó mở ra một loạt dịch vụ mới. Các nhà cung cấp thiết bị sẽ bắt đầu tìm kiếm mở rộng danh mục sản phẩm trong các thiết bị thể dục và sức khỏe di động.

Dự đoán xu hướng công nghệ cho năm

Juniper Research dự đoán xu hướng môt loạt công nghệ và ứng dụng, phần nhiều trong số đo dựa trên “kêt nối thông minh"; đây là những xu hướng được cho là sẽ sôi đông trong 12 tháng tới.

6. Thuê bao 4G-LTE toàn cầu tăng gấp đôi

Dịch vụ 4G-LTE đã bắt đầu có số lượng lớn thuê bao đăng ký trong năm 2013, dự kiến số lượng sẽ tăng gấp đôi trong năm 2014. Mạng 4G-LTE đã phủ khắp nhiều quốc gia như Mỹ. Thậm chí một số nhà khai thác đã bắt đầu tung ra mạng LTE-Advanced (LTE -A) nhanh hơn.

7. Điện toán di động "hiểu biết" hơn

Nhiếu thứ mang được hơn và thông minh hơn, các thiết bị sẽ ngày càng có khả năng nhận biết nơi chúng ta ở, việc chúng ta đang làm, và biết làm gì để giúp chúng ta. Google Now là ví dụ hiện thời.

8. Đột phá thị trường game gia đình

Một dòng thiết bị chơi game gia đình mới hơn, tuy không đe dọa đối tượng khách hàng chính của PS4 hoặc Xbox One, nhưng có thể tạo đột phá trong năm 2014 khi nhắm đến phân khúc người dùng bình dân và cao cấp. Ví dụ như máy chơi game Ouya chạy Android gọi vốn thông qua Kickstarter thu vượt 904% so với mục tiêu ban đầu.

9. Chuyển sang đám mây riêng

Đám mây chung dễ bị nhòm ngó, vì vậy người dùng dần chuyển sang giải pháp đám mây riêng với thiết bị lưu trữ gắn mạng (SAN) ngay tại nhà. Giá ổ đĩa ngày càng hạ sẽ thúc đẩy mạnh hơn nhu cầu này.

10. Doanh số máy in 3D tăng

Tuy doanh số máy in 3D hiện vẫn còn khá khiêm tốn, nhưng dự kiến sẽ tăng đáng kể trong 12 tháng tới khi phạm vi ứng dụng của nó ngày càng rộng. �

22

Page 25: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Thế giới dữ liệu

Ngựa từ lâu đã gần gũi và hữu ích với người, được dùng để vận chuyển, chiến đấu, giải trí, tuần tra

cùng cảnh sát và…ăn thịt; huyết thanh ngựa được dùng làm vắc xin; sữa ngựa có thể sử dụng như sữa bò; da ngựa làm được nhiều mặt hàng dân dụng; lông ngựa làm bàn chải, lông đuôi làm vỹ đàn cho vỹ cầm; phân ngựa bón cây hoặc nuôi giun đất… Từ ngựa, ngày nay người ta đã tạo nên một nền công nghiệp đa dạng: từ nuôi ngựa, chăm sóc, huấn luyện, giải trí, mua bán ngựa,…nổi bật là công nghiệp giải trí với đua ngựa, cầu ngựa (polo), triển lãm ngựa, và đã hình thành nền “công nghiệp phụ trợ” xoay quanh ngựa như sản xuất yên ngựa, quần áo, giày vớ, nón cho cưỡi ngựa,…rồi đến sân bãi, đường đua, công nghệ quản lý đường đua, cá cược. Nền công nghiệp ngựa đã đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế tại nhiều nước như Mỹ, Úc, New Zealand…và bắt đầu phát triển ở các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore.

Công nghiệp ngựa ở một số nướcPhát triển công nghiệp ngựa hầu như chỉ tại các nước phát triển và đua ngựa là mũi nhọn trong lĩnh vực này. Đua ngựa là môn thể thao ưa thích của giới nhiều tiền của, trường đua là địa chỉ để bàn bạc làm ăn và cả chính trị, nhưng trên tất cả, chính tính cá cược ăn thua đã thu hút đông đảo lượng người tham gia vào môn thể thao có hệ thống tổ chức như một ngành công nghiệp này. Đây cũng là lĩnh vực được quan tâm phát triển để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, tạo doanh thu cho các ngành dịch vụ phụ trợ, giải quyết công ăn việc làm. Nhiều quốc gia còn đưa môn thể thao này vào các sự kiện hấp dẫn và trọng đại trong nước.

Từ giải trí đến công nghiệp ANH TÙNG

Công nghiệp ngựa ở AnhCưỡi ngựa phổ biên từ rất lâu, đua ngựa là môn thể thao rất được ưa thích và công nghiệp ngựa rất phát triển ở Anh.

Đơn vị tính Số lượng

Ngành công nghiệp ngựa

Số lượng ngựa Con 988.000

Đóng góp vào nền kinh tế Tỷ bảng (£) 7

Số lượng người cưỡi ngựa Triệu người 4,3

Tạo việc làm Việc làm 220.000 - 270.000

Đua ngựa

Số lượng ngựa đua Con 13.716

Đóng góp vào nền kinh tế Anh

Tỷ bảng (£) 3,7

Đóng góp thuế Triệu bảng (£) 325

Tạo việc làm Việc làm 90.000

Lượng người xem Triệu người 5,58

Nguồn: Deloitte, Economic impact of British racing; British Horse Industry Confederation, 2013.

Công nghiệp ngựa ở MỹKêt nối nhiều lĩnh vực và khu vực, từ nông thôn: nuôi nấng, chăm soc, huấn luyện,.. đên thành thị: các hoạt đông giải trí, đua ngựa,.. đã mang lại lợi ích không nhỏ cho nền kinh tê Mỹ.

Đơn vị tính Số lượng

Số lượng ngựa Triệu con 9,2

Số lượng ngựa đua Con 844,531

Lượng người tham gia nền công nghiệp ngựa

Triệu người 4,6

Sở hữu ngựa Triệu người 2

Tạo việc làm Triệu người 1,4

Lượng người giải trí từ ngựa

Triệu người 110

Đóng góp vào nền kinh tế Tỷ USD 101,58

Đóng góp thuế Tỷ USD 1,9

Nguồn: http://www.theequestrianchannel.com, 2013.

Ngựa ở Hàn QuốcQuốc gia châu Á phát triển, thành phần giàu co gia tăng là mảnh đất màu mỡ để nền công nghiệp ngựa được kỳ vọng sẽ phát triển ở Hàn Quốc.

Đơn vị tính 2011 2016*

Số lượng ngựa Con 30.400 50.000

Số người cưỡi ngựa thể thao

Người 25.000 50.000

Số nông trại ngựa thể thao Trại 300 500

Công việc mới trong ngành ngựa đua

Công việc ‘ 10.000

*: Mục tiêuNguồn: Sangyong Oh, Horse Market Brief; Ministry of Agriculture,

Food and Rural Affaira (MAFRA).

23

Page 26: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Thế giới dữ liệu

Hoạt động đua ngựa ở Hàn QuốcTrường đua Hoạt động 2010 2012

Trường đua Seoul: mở cửa năm 1989, diện tích 1.150.000 m2, 77.000 chỗ ngồi, 480 chủ ngựa, 1.500 ngựa đua.

Số ngày đua 92 96

Số cuộc đua 1.058 1.087

Lượng người xem (triệu) 17,1 15,9

Nhà tổ chức thu lợi (Ngàn tỷ won) 4,7 4,8

Giải thưởng (Tỷ won) ‘ 109

Trường đua Busan: mở cửa năm 2005, diện tích 1.240.000 m2, 30.000 chỗ ngồi, , 341 chủ ngưa, 800 ngựa đua.

Số ngày đua 92 94

Số cuộc đua 736 786

Lượng người xem (triệu) 0,5 1,1

Nhà tổ chức thu lợi (Ngàn tỷ won) 2 2,3

Giải thưởng (Tỷ won) ‘ 63

Trường đua Jeju: mở cửa năm 1990, diện tích 2.170.000 m2, 6.393 chỗ ngồi, , 166 chủ ngưa, 500 ngựa đua.

Số ngày đua 90 96

Số cuộc đua 840 863

Lượng người xem (triệu) 0,3 0,5

Nhà tổ chức thu lợi (Ngàn tỷ won) 0,8 1

Giải thưởng (Tỷ won) ‘ 20

Nguồn: Sangyong Oh, Horse Market Brief; www.kra.co.kr.

Nhập khẩu ngựa tại Hàn QuốcTriệu USD

0

5

10

15

20

25

30

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012Ngựa giống Ngựa đua Khác Tổng cộng

Nguồn: Sangyong Oh, Horse Market Brief; Korea Int’l Trade Association (KITA) Trade Statistics Database (KOTIS).

Con

0100200300400500600700800900

1000

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012Ngựa giống Ngựa đua Khác Tổng cộng

0100200300400500600700800900

1000

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012Ngựa giống Ngựa đua Khác Tổng cộng

24

Page 27: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Thế giới dữ liệu

Ở Việt Nam, chăn nuôi ngựa chưa được quan tâm nhiều bởi nhu cầu vận chuyển bằng ngựa hầu như chỉ còn rất ít ở những vùng núi xa xôi, thịt ngựa thì không mấy người sử dụng. Giải trí từ ngựa gần như không có cho dù môn đua ngựa theo người Pháp vào nước ta từ năm 1893, đến năm 1932, Hiệp hội Ngựa đua Sài Gòn được thành lập và xây dựng trường đua Phú Thọ. Sau ngày giải phóng miền Nam, đến năm 1989 hoạt động trở lại. Từ đầu tháng 6/2011 Trường đua ngựa Phú Thọ lại đóng cửa. Ở Bắc Hà có giải đua ngựa được tổ chức hàng năm như một môn thể thao giải trí ở vùng núi phía Bắc. Còn Lâm Đồng, UBND Tỉnh đã thông qua quy hoạch tổng thể mặt bằng của dự án Trường đua ngựa Thiên Mã - Madagui, câu lạc bộ Polo và ngựa biểu diễn của Công ty cổ phần đua ngựa Thiên Mã - Madagui, với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng tại huyện Đạ Huoai nhằm hướng

đến việc xây dựng một trường đua ngựa, câu lạc bộ mã cầu và ngựa biểu diễn tầm cỡ khu vực để góp phần thu hút khách du lịch. Tuy vậy, chăn nuôi khai thác ngựa vẫn chưa được xem là một ngành kinh tế ở Việt Nam.

Sử dụng ngựa qua lăng kính sở hữu công nghiệpSử dụng đa dạng và phổ biến nên ngựa được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh và các đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên thế giới liên quan đến ngựa có không ít. Theo dữ liệu sáng chế (SC) tiếp cận được, có hơn 200 SC liên quan đến ngựa được đăng ký ở các nước.

Khai thác lông ngựa trong công nghiệp dệt có thể kể đến John Boyd, một thương nhân vải sợi người Scotland

Phát triển số lượng ngựa nhập vào Trung QuốcCưỡi ngựa đang phát triển nhanh chóng ở Trung Quốc, hầu hết các thành phố lớn đều có câu lạc bộ cưỡi ngựa. Đây là cơ sở để mở rộng thị trường đầy tiềm năng của công nghiệp ngựa. Trung Quốc nhập ngựa từ Hà Lan, Đức, Mỹ và xu hướng tăng cao qua từng năm, là thị trường nhập khẩu ngựa được nhiều nước quan tâm.

0

5

10

15

20

25

2007 2008 2009 2010 2011 T11-2012

Tỷ USD

Nguồn: www.gtis.com

0

2

4

6

8

10

12

14

16

Hà Lan Mỹ Đức New Zealand Úc Khác

2010 2010 2010

Triệu USD

Quốc gia xuất khẩu ngựa vào Hàn QuốcCon

Nguồn: Sangyong Oh, Horse Market Brief; Korea Int’l Trade Association (KITA) Trade Statistics Database (KOTIS).

02468

1012141618

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012Mỹ Úc Đức Khác

Triệu USD

050

100150200250300350400450

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012Mỹ Úc Đức Khác

Ngựa nhập khẩu vào Hàn Quốc nhiều nhất từ Mỹ, chiếm 76% giá trị trong năm 2012. Sau Mỹ, Úc và Đức là hai nước so kè nhau trong xuất khẩu ngựa sang Hàn Quốc.

050

100150200250300350400450

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012Mỹ Úc Đức Khác

25

Page 28: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Thế giới dữ liệu

So sánh thành phần giữa thịt ngựa và thịt bòNgựa Bò

Nước (g) 64,4 66,4

Chất đạm (g) 28,1 26,4

Chất béo (g) 5,29 3,78

Sắt (mg) 3,8 1,9

Nguồn: Trần Việt Hưng, “Thịt Ngựa, sữa ngựa” và thuốc Đông - Tây từ ngựa.

Phát triển lượng SC liên quan đến ngựa được đăng ký trên thế giới

Nguồn: Wipsglobal.

Số lượng SC

Năm

3734

1612 11

5 4 3

0

5

10

15

20

25

30

35

40

A61K A23L A01K D02G D03D D01F D01D A61F

Các lĩnh vực nghiên cứu về ngựa qua đăng ký SC trên thế giới

Ghi chú: A61K, A61F, A23L, A01K, D02G, D01F, D01D, D03D: số phân loại SC quốc tế (IPC).

� A61K, A61F: dược phẩm để chữa bệnh

� A23L: thực phẩm, chế biến thực phẩm.

� A01K: chăn nuôi.

� D02G, D01F, D01D: kéo sợi.

� D03D: các sản phẩm dệt.

Nguồn: Wipsglobal.

Số lượng SC

đã nhận thấy tiềm năng của lông ngựa và lập doanh nghiệp John Boyd Textiles năm 1837 ở Anh, sử dụng nguyên liệu dệt từ lông ngựa. Đến thế kỷ thứ 19, lông ngựa được làm sợi dệt các mặt hàng như nệm ghế, đồ trang trí nội thất khá phổ biến. Nước Anh có SC đăng ký lâu đời nhất vào năm 1897 về máy chải lông ngựa, sau đó là hàng loạt SC về sử dụng lông ngựa để làm nệm, sợi dệt, bàn chải,.. được đăng ký vào những năm 90 đã biến Anh thành nước dẫn đầu số lượng SC liên quan đến ngựa.

Dù SC liên quan đến ngựa có từ lâu, nhưng được đăng ký rải rác, mãi đến những năm 2000, số lượng SC mới gia tăng. Những năm 90 trở về trước hầu như chỉ ở các nước Âu Mỹ có SC đăng ký, hầu hết liên quan đến khai thác lông và chăm sóc ngựa. Những năm gần đây mới phát triển ở Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc, đa số trong lĩnh vực chế biến thịt, xương hay máu ngựa… Thông qua các SC được đăng ký, các lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến sử dụng ngựa xếp theo thứ tự là: dược phẩm,

thực phẩm, chăn nuôi và dệt. Những nước có nhiều SC đăng ký là Anh, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật. Trong những năm 2000 SC đăng ký liên quan đến chế biến thịt ngựa xuất hiện nhiều ở Trung Quốc và Nhật. Còn trong ngành dược chiếm đa số là các SC đăng ký ở Trung Quốc và Hàn Quốc. Những năm gần đây, xuất hiện SC đăng ký ở Hàn Quốc sử dụng xương ngựa trong mỹ phẩm chăm sóc da.

26

Page 29: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Thế giới dữ liệu

4943

35

1912 10

5 3

0

10

20

30

40

50

60

Anh Hàn Quốc

Trung Quốc

Nhật Mỹ Đức Nga Canada

Các quốc gia có nhiều đăng ký SC liên quan đến ngựa

Nguồn: Wipsglobal.

Số lượng SC

Loại hàng hoa: thức ăn cho động vật.Chủ sở hữu: Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Bình Định.

Loại hàng hoa: bột gia vị các loại, bột màu thực phẩm, các loại gia vị, bộ dụng cụ đựng gia vị, bát đĩa, bình uống nước, lọ đựng gia vị, rổ nhựa.Chủ sở hữu: Cơ sở Thuận Hưng

Các loại hàng hóa khác

Loại hàng hoa: hạt dưa rangChủ sở hữu: Cơ sở Duy Ký

Loại hàng hoa: trà Chủ sở hữu: Cơ sở Bảo Long.

Loại hàng hoa: vật liệu xây dựng phi kim loại.Chủ sở hữu: Công ty cổ phần tập đoàn ATA.

Trên nhãn hàngCó lẽ là loài vật gần gũi, thân thiết hứa hẹn kết quả tốt như câu “mã đáo thành công” nên hình ảnh ngựa được các doanh nghiệp sử dụng làm nhãn hàng cho rất nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau. Có hơn 30 nhãn hàng hình ngựa đăng ký ở Việt Nam, trong đó nhiều nhất là các loại thực phẩm, đồ uống, kế đến là dược phẩm, thuốc lá và có cả nhãn hàng cho tập học sinh, ổ bi,.v.v…Dưới đây là một số nhãn hàng đã được đăng ký tại Việt Nam:

Trong thực phẩm

Loại hàng hoa: nước uống tinh khiết, nước giải khát tăng lực.Chủ sở hữu: Công ty TNHH Chaichareon Việt – Thái.

Trong dược phẩm

Loại hàng hoa: dược phẩm.Chủ sở hữu: Cơ sở Sản xuất và Kinh doanh đông dược Phú Tín.

Loại hàng hoa: cao xương ngựa, thịt ngựa.Chủ sở hữu: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến ngựa Trung Hiếu.

Loại hàng hoa: dầu xoa, thuốc y học dân tộc.Chủ sở hữu: Cơ sở Tân Phước

Loại hàng hoa: ổ bi, miếng đệm máy.Chủ sở hữu: Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Bông Sen Vàng. �

27

Page 30: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Không gian công nghệ

“Xây dựng một nền kinh tế mạnh và một nước mạnh phải bắt đầu từ giáo dục”

Những ý tưởng lớn về công nghệ giáo dục năm 2013

TRUNG HẢI

Chắc chúng ta ai cũng nhận thấy công nghệ giáo dục đang thay đổi với tốc đô rất nhanh. Chỉ trong môt thơi gian ngắn, những cụm từ, thuật ngữ mới như MOOC, “lớp học đảo” hay những hiện tượng như Minecraft đã tràn vào câu chuyện của những nhà giáo dục và tác đông đên công việc của họ. Mơi bạn cùng làm quen với những con ngươi, ý tưởng, sáng tạo dù đã co kêt quả hay đang ở dạng tiềm năng cũng sẽ tác đông mạnh mẽ đên giáo dục.

Joel Klein, Giám đốc điều hànhcủa Amplify

Câu hỏi liệu máy tính nên có mặt trong lớp học hay không hay câu hỏi máy tính trông như thế nào và có chức năng gì đã không còn nữa, Joel Klein, Giám đốc điều hành của Amplify gợi ý rằng trong vòng 5 năm tới, gần 1/3 trong số 3 triệu giáo viên của Mỹ sẽ về hưu. Điều này có nghĩa là sẽ có một cuộc “đổ bô” vào lớp học của những giáo viên thế hệ 8x trở về sau, rành công nghệ thông tin. Đó là cơ hội thực sự để nước Mỹ có thể biến đổi việc học theo mong muốn.

Đưa ra máy tính bảng giá rẻ có nạp sẵn sách giáo khoa theo chương trình học sẽ giúp Amplify trở thành kẻ thay đổi nhu cầu máy tính của từng người, thay đổi thị trường máy tính và hứa hẹn về một giải pháp học tập toàn diện được tổ chức dựa trên các chương

trình chạy trên máy tính. Đồng thời cung cấp cho các nhà giáo dục một trung tâm kết nối một - một, bao gồm cả tính năng quản lý thiết bị kiểu “cá nhân hoa” trong trường học và thầy giáo có thể gửi trực tiếp tài liệu học tập đến máy tính bảng.

Dĩ nhiên sẽ có nhiều đối tác tham gia ý tưởng này của Amplify để xuất bản giáo trình và định ra chương trình học chuẩn. Klein cho rằng công nghệ đã làm những cuộc cách mạng trên thế giới nhưng chưa xảy ra trong lớp học và ông hy vọng máy tính bảng sẽ giúp thực hiện điều đó cũng như khắc phục được tình trạng thua kém của học sinh Mỹ so với thế giới.

“Chúng tôi muốn sáng tạo lại giáo dục. Chúng tôi muốn mang đến một nền giáo dục cho cả hành tinh, cho mọi người trên toàn thế giới”

Anant Agarwal, Chủ tịch edX

Tuy hơi tham vọng nhưng khóa học mở trực tuyến cho đại chúng

(MOOC - Massive Open Online Classes) của Agarwal có được sự ủng hộ đáng giá - những khóa học do Đại học Harvard và Viện Công nghệ Massachusset (MIT) phối hợp thực hiện. Phương thức học gần như không thể với trường lớp thực ngoài đời này gồm những bài giảng đẳng cấp bằng video, bài tập kèm theo, bài tập về nhà được chấm điểm bằng máy tính gần như tức thời, khả năng thảo luận với 154.000 bạn học.

Điều này có ý nghĩa như thế nào với những người chưa vào đại học? edX đã phát hành mã nguồn của Xblock để những nhà phát triển có thể tạo ra những khóa học độc lập, kết hợp dễ dàng vào những chương trình hiện có trên nền tảng này. Với 5-10% người dùng edX là học sinh trung học, nên những khóa học của mô hình này có thể giữ vai trò như nguồn tài nguyên để giáo viên tham khảo nhằm nâng cao chương trình dạy, giúp học sinh đạt kết quả cao hơn.

Việc hiện thực nền tảng edX cũng là một cơ hội tốt để các em học sinh có thể “đặt chân” vào chương trình học đẳng cấp MIT hay Hardvard và gây ấn tượng tốt với các ban tuyển chọn đại học. Agarwal chia sẻ rằng ông muốn mang lại cơ hội miễn phí cho tất cả mọi người tiếp cận với những giáo sư giỏi nhất của những đại học tốt nhất.

28

Page 31: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Không gian công nghệ

Andrew Ng, đồng sáng lập và đồng giám đốc điều hành Coursera

Với hơn 3 triệu người dùng đăng ký trên 10 triệu khóa học, người đồng sáng lập Coursera (www.coursera.org) là Andrew Ng cảm thấy thoải mái khi nói về nỗ lực sáng tạo trong giáo dục. Theo ông, hầu hết mọi người hiện nay sẽ không bao giờ tham gia được một lớp học ở Stanford nhưng với sự hợp tác của nhiều đại học hàng đầu ở Mỹ và 14 nước khác, Coursera đang đưa những lớp học này lên mạng miễn phí cho mọi người. Vốn là giáo sư Đại học Stanford, Andrew Ng thường dạy những lớp có khoảng 400 sinh viên nhưng khi đưa lớp học đó lên mạng thì số người học là 800.000, con số mà một giáo sư như ông phải dạy trong 250 năm mới đạt được.

Andrew Ng hy vọng sẽ làm phụ đề cho những khóa học mới với một số ngôn ngữ như Pháp, Ý, Hoa, Tây Ban Nha cũng như hợp tác với một số đại học danh tiếng quốc tế để mở rộng tầm phủ của Coursera đến những vùng mới như những nước nói tiếng Pháp ở châu Phi. Điểm đáng phấn khởi của cộng đồng đang lớn mạnh toàn cầu này là khả năng hợp tác với một số nhà xuất bản để cung cấp giáo trình miễn phí cho sinh viên những nước đang phát triển.

Những khóa học của Coursera tuy từ những đại học tinh hoa nhưng không phải tất cả đều chuyên sâu về công nghệ, khoa học, học thuật đòi hỏi phải có nền tảng toán và lý. “Để nghe âm nhạc thê giới (Listening to World Music)” của Đại học Pennsylvania có thể hấp dẫn những người sẽ theo học chuyên về âm

nhạc hay giáo viên nhạc cập nhật bài giảng. “Dinh dưỡng và nấu ăn cho trẻ (Child Nutrition and Cooking)” của Đại học Stanford có thể giúp các vận động viên thiếu niên hiểu được cách nạp năng lượng tốt nhất cho thành tích thi đấu cũng như cách nấu ăn bổ dưỡng. Những khóa học dành hẵn cho giáo viên như “Nghệ thuật và sự tìm tòi: Chiên lược dạy về bảo tàng cho lớp học của bạn (Art and Inquiry: Museum Teaching Strategies for Your Classroom)” của Viện Bảo tàng nghệ thuật hiện đại (MoMA) … Như vậy cho dù học về chủ đề nào, ở đâu, thời gian nào vẫn là chuyện hết sức khả thi.

“Đừng nghe lời khuyên. Suy nghĩ, cân nhắc, xem xét kỹ rồi ra quyết định. Đặc biệt đừng nghe lời khuyên trên Internet. Ngoại trừ lời khuyên này.”

Markus Alexej Persson, Nhà sáng lập và là cha đẻ của Minecraft

Khi Persson sáng tạo ra trò chơi (game) mà người chơi chọn hình đại diện cho mình và tiến hành xây dựng hay phá hủy theo những khối như lego trong một thế giới ảo đã từng “gây nghiện” vào năm 2009, ông không biết rằng đến một ngày nó trở thành cổng kết nối cho việc học bằng trò chơi ở một số trường. Giáo viên đang tìm thấy những ứng dụng cho lớp học từ trò chơi xây dựng sáng tạo này chứ không chỉ trốn chạy các thây ma và quái thú.

Dùng trò chơi để tạo ra những mô hình tế bào sinh học, xây dựng những ngôi nhà đúng như trong thế giới cổ, thử nghiệm các lý

thuyết vật lý bằng các thí nghiệm kỹ thuật số hay khám phá những bài học ngôn ngữ và xã hội trong khi học sinh đang phối hợp để xây dựng một thành phố. Ứng dụng mới chuyên cho giáo dục này hiện đang cung cấp với giá thấp hơn cho những trường học có ngân sách thấp trong khi vẫn cung cấp những công cụ xây dựng thế giới, tùy biến để đáp ứng những chương trình học tương ứng; không những thế nó sẽ sớm có tính năng cho phép bất kỳ nhà giáo nào cũng có thể tạo ra một thế giới, bài học hay hoạt động rồi chia sẻ. Giáo viên có thể xem qua bằng trình duyệt và tải về nội dung bài giảng của họ chỉ với vài cú nhấp chuột.

Trò chơi hấp dẫn khó ngờ của Persson phổ biến đến mức vượt qua cả trò chơi đình đám “Call of Duty” trên nền XBOX 360, vận hành như một nền tảng lý tưởng cho việc chơi theo chương trình học. Điều này thúc ép các nhà giáo dục phải có một định nghĩa rộng hơn cho giá trị của trò chơi trong lĩnh vực giáo dục. Quyết định của anh khi ủng hộ phiên bản dành cho lớp học thể hiện tinh thần độc lập và đưa anh trở thành người có ảnh hưởng đến lớp trẻ thông qua đam mê của mình.

“Chúng tôi chỉ là bộ đôi giáo viên có ý tưởng hay thực sự”

Aaron Sams (trái) và Jonathan Bergmann

Jonathan Bergmann và Aaron Sams, giáo viên trung học môn khoa học và đồng tác giả của mô hình “Đảo chiều lớp học: tiêp cận từng học sinh trong từng lớp theo từng ngày (Flip Your Classroom: Reach Every Student in Every Class Every Day)”, có ý tưởng đơn giản: điều gì sẽ xảy ra

29

Page 32: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Không gian công nghệ

nếu chuyển bài tập ở lớp thành bài tập ở nhà và bài tập ở nhà thành bài tập ở lớp?

Cả hai đã suy nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu thôi hướng dẫn trực tiếp và ghi hình sẵn những bài giảng để các em có thể truy cập ở nhà? Điều kỳ diệu bắt đầu xảy ra. Lấy lại được thời gian quý báu từ bài tập ở lớp, giáo viên có thể tiến hành cách học theo dự án, tương tác trong cách thức giả lập hoặc vấn đề cần giải quyết, khuyến khích đặt câu hỏi và phát triển khả năng làm chủ vấn đề của học sinh.

Mô hình học đảo chiều này thậm chí mang lại nhiều cơ hội hơn nữa cho những người tán thưởng phong trào dạy theo mô hình một - một. Điểm mấu chốt ở đây là khi phải vật lộn với vấn đề của mình, thì trong phòng học đã có sẵn người thầy ở đó để giúp các em vượt qua.

Từng có thời tri thức nằm trong thư viện, sách giáo khoa hay giáo viên nhưng giờ thì không hoàn toàn như vậy nữa. Chỉ riêng năm ngoái, đã có 15.000 giáo viên của Mỹ được huấn luyện mô hình học đảo chiều. Bạn thử nghĩ đến số lượng thật lớn các video mà những giáo viên này đã thực hiện và tạo sẵn nội dung trên mạng. Ý tưởng về mô hình đã lan ra toàn cầu. 10% giáo viên của Iceland đã được gửi đi học mô hình này với mong muốn thay đổi đất nước họ. Chắc chắn nó sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta nhưng quan trọng hơn là nó sẽ thay đổi cuộc sống của rất nhiều trẻ em.

“Không nên có bất cứ điều gì ngăn cản mọi người học tập hay thu nhận tri thức.”

Sheikha Mozah bint Nasser Al Missned

Niềm tin của Hoàng phi Sheikha Mozah của Qatar vào việc khuyến khích những suy nghĩ khác biệt và xử lý tri thức có thể tạo ra con người toàn diện tỏ ra rất thích hợp với vai trò là động lực thúc đẩy của bà đằng sau kênh truyền hình “Jeem” dành cho trẻ em của Al Jazeera. Kênh này cung cấp những chương trình giải trí giáo dục cho trẻ em Ả Rập từ 7-15 tuổi, có cả nhiều chương trình quốc tế lồng tiếng Ả Rập cũng như “Thành phố giáo dục” của Qatar.

Thành phố giáo dục gồm những trường đại học danh tiếng (6 của Mỹ, 1 của Anh, 1 của Pháp và 1 của Qatar); Công viên Khoa học và Công nghệ Qatar có 21 công ty nghiên cứu và phát triển khoa học đẳng cấp thế giới trong một không gian gồm văn phòng và phòng thí nghiệm 45.000 m2. Thành phố Giáo dục cũng có cả những chương trình học thuật đặc biệt như học thuật Qatar dành cho nhà trẻ đến đại học, trung tâm học tập dành cho học sinh trên trung bình và cầu nối học thuật dành cho học sinh trung học muốn vào đại học.

Khi một trong những phụ nữ quyền lực nhất thế giới ở Trung Đông vượt ra khỏi vai trò hoàng gia để làm được rất nhiều điều cho tương lai của công nghệ và tiến bộ thông qua giáo dục, bà đã tạo ra hy vọng to lớn cho thế giới và nhiều người sẽ theo gương bà.

“Mục tiêu số một của đời tôi là thấy được một nhà thiết kế trò chơi được đề cử giải Nobel Hòa bình.”

Jane McGonigal

Jane McGonigal muốn học sinh dành nhiều thời gian hơn cho trò chơi. Không có gì đáng ngạc nghiên khi một nhà thiết kế trò chơi nghĩ như thế, nhưng chương trình của McGonigal vượt xa những trò chơi thông thường. McGonigal tạo ra những trò chơi như “SuperBetter” mà cô đã thiết kế để giúp bản thân phục hồi những chấn thương não hay trò chơi Evoke mà cô đã phát triển để dạy thanh niên vùng hạ Saharan châu Phi bắt đầu những doanh nghiệp xã hội của họ và giải quyết những vấn đề như đói nghèo.

Thông điệp của McGonigal là trò chơi không chỉ là những món đồ chơi công nghệ mà còn là những công cụ hợp lý để đạt được những mục tiêu trong thế giới thực. Những trò chơi phức tạp hiện nay giúp tăng cường kỹ năng suy nghĩ hệ thống cũng như giải quyết những vấn đề theo dạng cộng tác. Các nhà giáo dục có thể kết hợp hài hòa trò chơi vào chương trình học và ngược lại để kích thích hứng thú học tập cho học sinh. McGonigal có những số liệu thống kê chứng minh cho điều đó.

Kết quả nghiên cứu khoa học trong 10 năm cho thấy việc chơi game là chuyện hữu ích nhất mà chúng ta có thể làm, còn hữu ích hơn cả hầu hết những gì chúng ta đã làm ở trường, McGonigal trong buổi thuyết trình được ưa thích ở “TED Talk” cho biết. Mục đích của cô là được chứng kiến cả thế giới dành ra 21 tỷ giờ mỗi tuần để chơi trò chơi và đã giảng giải về điều đó. Theo lập luận của McGonigal thì trạng thái tích cực sau khi chơi game có thể giảm nỗi lo sợ và giúp học sinh tập trung hơn. Vì khi chơi game chúng ta thể hiện chính mình tốt nhất: được động viên và tạo sự lạc quan, cộng tác với những người khác và lấy lại sức bật khi gặp thất bại. Những cảm xúc có được trong game sẽ tràn ngập cuộc sống thực nên chơi game mạnh mẽ trong 90 giây sẽ làm bạn tự tin trong 24 giờ, thực hiện tốt công việc hay bài kiểm tra. �

30

Page 33: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Không gian công nghệ

Văn hóa tự chế tạo với trào lưu mỗi người, mỗi cộng đồng đều là nhà sản xuất theo nhu cầu riêng “Maker Movement” là sự mở rộng của văn hóa tự mình làm lấy (DIY - Do It Yourself ) nhờ sự phát triển của điện tử, robot, in 3D, v.v… Trào lưu “Maker Movement”, tạm gọi là trào lưu tự chế tạo đang thâm nhập mạnh mẽ nhiều lĩnh vực và sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với giáo dục hiện nay?

Vấn đề này sẽ được hai chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục và công nghệ phân tích trong hình thức “chất vấn”. Sylvia Martinez (SM), là đồng tác giả cuốn sách vừa xuất bản “Invent To Learn: Making, Tinkering, and Engineering in the Classroom”, tạm dịch “Sáng chê để học: chê tạo, tinh chỉnh và hoàn chỉnh trong lớp học”; TS. Gary A. Carnow (GC), phụ trách tổ chức Tư duy phong phú (Prolific Thinkers), nguyên Giám đốc công nghệ

Trào lưu tự chế tạo đổi mới trường học

TRẦN QUÂN

Dự báo môi trương giáo dục sẽ thay đổi mạnh mẽ với trào lưu “tự chê tạo” trong tương lai.

Trường Pasadena Unified và cũng là đồng tác giả của nhiều sách kỹ thuật giáo dục. Cả hai đều rất hào hứng với phong trào Maker Movement.

GC: Tôi giật mình khi nghe một số trường học đang tự sáng chế được gọi là trường STEM hay STEAM. STEM hay STEAM là những danh hiệu thú vị nhưng bị hạn chế với những gì đang xảy ra vượt ngoài những định chế giáo dục truyền thống. Trong khi đó, lực lượng phụ huynh hiểu biết và giáo viên đầy sáng tạo ngày càng đông đảo, đang kết hợp với nhau ở những hội chợ tự chế tạo (Maker Faires), vậy trào lưu Maker Movement là gì và tại sao chúng ta phải quan tâm đến nó?

SM: Có nhiều lý do. Thứ nhất, đó là cuộc cách mạng về công nghệ và sáng tạo trên toàn thế giới. Một vài người tiên đoán rằng những công cụ và công nghệ của phong trào Maker Movement sẽ cách mạng hóa cách thức sản xuất, tiếp thị, bán hàng hóa và dịch vụ của chúng ta trên toàn cầu. Cần đồng hồ mới ư? Không cần phải chuyển hàng đi khắp thế giới mà chỉ cần in ra! Hay hơn nữa là bạn tự thiết kế lấy rồi in luôn. Mỗi nhà giáo dục hẵn phải nắm bắt thông tin về hiện tượng này.

Thứ hai, phong trào Maker Movement cổ vũ cho tinh thần DIY đối với thế giới và những vấn đề cần phải giải quyết. Học sử dụng những gì mình có và hãy TS. Gary A. Carnow (GC)Sylvia Martinez (SM)

31

Page 34: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Không gian công nghệ

thử nghiệm là những tư duy đáng giá cho những người học trẻ tuổi. Hay hơn nữa là những thành viên “tự làm” (Maker) trên toàn thế giới đang phát triển những công cụ, vật liệu, kỹ năng kỳ diệu và mời gọi cả thế giới nhập cuộc chơi. Sử dụng công nghệ mới để chế tạo, sửa chữa hay chỉnh sửa những thứ chúng ta cần sẽ đưa công nghệ, thiết kế và khoa học máy tính vào cuộc sống.

Cuối cùng, Maker Movement có phần thuộc về thiên hướng tự nhiên của trẻ em và là sức mạnh của việc học hỏi thông qua thực hành. Đối với những nhà giáo dục thỉnh thoảng lại quên mất việc dạy phải lấy người học làm trung tâm, tôi tin rằng giữ thái độ cởi mở đối với những bài học từ phong trào Maker Movement là yếu tố then chốt để tái tạo năng lực tốt nhất.

Hội chợ tự chế tạo toàn cầu và sự phát triển của thư viện học thuật đang tạo cảm hứng cho người học muốn trở thành những nhà sáng chế và nắm quyền kiểm soát thế giới của mình dù họ ở lứa tuổi nào và có kinh nghiệm hay không. Cộng đồng trực tuyến đóng vai trò như những trung tâm kết nối các phòng học chung trên toàn cầu, cho phép mọi người chia sẻ không chỉ ý tưởng mà cả những dòng lệnh và thiết kế thực của họ. Sự chia sẽ dễ dàng này hạ thấp rào cản gia nhập nên những người mới có thể dễ dàng sử dụng mã lệnh hay thiết kế của người khác làm đơn vị cơ bản cho những sáng tạo của riêng mình.

GC: Theo Wikipedia thì phong trào Maker Movement chú trọng đến việc áp dụng những công nghệ mới và độc đáo, khuyến khích sáng chế và đưa ra mẫu thử nghiệm; tập trung mạnh mẽ

vào việc sử dụng và học tập những kỹ năng thực tế để áp dụng một cách sáng tạo. Những điều đó có ý nghĩa như thế nào trong những lớp học hiện nay?

SM: Tổ chức tiêu chuẩn khoa học mới (Next Generation Science Standards) đã kêu gọi chuẩn hóa về phương pháp đánh giá có ý nghĩa, kiến thức liên ngành, tính sáng tạo, khả năng chất vấn và công nghệ chế tạo. Đặc biệt chúng ta phải thay đổi cách trường học tiếp cận với khoa học và toán.

Việc sáng tạo những cơ hội để học sinh giải những bài toán thực tế, kết hợp sinh động vật liệu và công nghệ mới làm cho việc học trở nên sống động và mang lại hiểu biết sâu sắc khó mà có được nếu chỉ học lý thuyết suông. Chúng ta phải sáng tạo lại lớp học trở thành nơi học sinh là nhà sáng chế, nhà thiết kế, nhà khoa học và nhà toán học ngay hôm nay. Chế tạo là con đường để vẻ lại hình ảnh của nền giáo dục trong thế kỷ 21.

GC: Giáo viên, phụ huynh, học sinh, các nhà quản lý hay bất kỳ ai quan tâm đến việc mang lại cho người học những trãi nghiệm đầy ý nghĩa phải bắt đầu từ đâu?

SM: Trong cuốn sách năm 2005, có tựa là Phòng thí nghiệm: Cuộc cách mạng trên bàn làm việc – từ máy tính cá nhân đến chế tạo cá nhân (Fab: The Coming Revolution

on your desktop - from Personal Computers to Personal Fabrication), Neil Gershenfeld - giáo sư Viện Kỹ thuật Massachusset (MIT), mô tả cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, trong đó mọi người sẽ sản xuất bất cứ thứ gì họ cần để giải quyết những vấn đề của chính mình. Gershenfield dự đoán rằng với chi phí ngang với chiếc máy tính đầu tiên của trường học, bạn có thể trang bị cho mình một phòng thí nghiệm sản xuất (Fabrication Lab hay gọi tắt là fab lab), một nhà máy công nghệ cao bỏ túi có khả năng sản xuất những thứ được thiết kế trên máy tính. Tiên đoán này đang là hiện thực.

Trong cuốn sách mới của mình, chúng tôi xác định ba lĩnh vực của cuộc cách mạng chế tạo là những yếu tố làm thay đổi trường học, đó là:

Thiêt bị chê tạo điều khiển bằng máy tính: trong vài năm qua, thiết bị chế tạo những vật thể ba chiều đang trở nên rẻ hơn. Những máy in 3D có thể nhận một tập tin thiết kế và cho ra một vật thể vật lý. Với thiết kế và in ấn 3D, học sinh có thể thiết kế và sáng tạo những vật thể của riêng mình bằng cách kết hợp toán học, khoa học, công nghệ và kỹ năng thủ công.

Điện toán vật lý: những bộ vi điều khiển, cảm biến và giao diện dùng mã nguồn mở giúp kết nối thế giới vật lý với thế giới số theo những phương thức chưa từng có. Nhiều trường học đã quen thuộc với khoa học người máy, một

Website của tổ chức “Tư duy phong phú” với giao diện mới chú trọng đên phát minh, sáng chê (Inventive Thinkers)

32

Page 35: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Không gian công nghệ

khía cạnh của điện toán vật lý nhưng những thế giới mới vẫn đang được mở ra như điện toán mang được trên người (wearable computing). Điện toán mang được, mạch điện mềm và vải điện tử dùng những mạch dẫn và bộ vi xử lý di động tí hon để chế tạo những loại vải và y phục thông minh. Những bộ vi xử lý mới khác như Arduinos, kết hợp với những thiết bị cắm-chạy kết nối với internet và kết nối với nhau hay với số lượng cảm biến bất kỳ nào. Điều này có nghĩa là những thiết bị điện toán dễ chế tạo, giá thấp có thể được thử nghiệm, vận hành, tô điểm và khám phá thế giới.

Lập trình: là chìa khóa để điều khiển thế giới thiết bị điện toán mới và phạm vi của ngôn ngữ lập trình chưa bao giờ rộng mở như thế. Những ngôn ngữ hiện đại được thiết kế cho mọi mục đích và mọi lứa tuổi.

Sợi dây kết nối chung ở đây là điện toán. Tiềm năng điện toán của những vật liệu, công cụ và công nghệ này nâng cao tiềm năng học tập vượt ra ngoài những dự án nghề nghiệp. Tất nhiên có nhiều thứ cần phải học và trong sách của mình

chúng tôi thảo luận về mọi hình thức và không gian chế tạo phục vụ học tập. Tuy nhiên, điện toán là “kẻ” thay đổi thời cuộc và những nhà giáo dục cần phải ngồi lại để đánh giá và nhận định.

GC: Đối với tôi điều quan trọng nhất trong học tập không phải là sản phẩm mà là quá trình. Điều tôi yêu thích đối với phong trào Maker Movement là những nhà chế tạo hiếm khi làm việc đơn độc. Chế tạo là một hoạt động mang tính xã hội. Trào lưu Maker Movement chấp nhận thất bại nhưng tin tưởng ai cũng làm được. Thời tôi đi học thì giáo viên chỉ biết đến sức mạnh của mô hình học theo dự án. Điều gì đưa cô đến với Maker Movement? Đây cũng chỉ là một trào lưu hay thực sự có ý nghĩa?

SM: Gary, anh dồn quá nhiều thứ vào trong câu hỏi rồi đó! Điều đưa tôi đến với Maker Movement có mối liên hệ sâu xa với những lý do cá nhân của tôi muốn trở thành một kỹ sư. Tôi muốn biết cách giải quyết những vấn đề - những bài toán thực sự trong đời thực chứ không phải những bài toán trong sách giáo khoa. Tôi nghĩ mọi đứa trẻ đều muốn thay

đổi thế giới và Maker Movement cũng như đặc tính của những nhà chế tạo sẽ dạy cho các em biết rằng chúng có sức mạnh để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn ngay trong hiện tại. Các em không phải chờ giáo viên hay sách vở bảo phải làm gì vì có cả một thế giới ngoài kia với biết bao người đang thử nghiệm mọi thứ và chia sẻ kết quả. Sẽ có người ở đâu đó hỏi cùng những câu hỏi của bạn và bằng cách chia sẻ quá trình tìm kiếm tất cả chúng ta sẽ học được nhiều hơn.

Tôi nhận ra rằng sự hấp dẫn của việc luôn tìm kiếm cái mới hơn của cái mới - “new new thing” – là chiếc đũa thần để giải mọi bài toán. Tôi không tin Maker Movement là chiếc đũa thần nhưng hy vọng là nó sẽ không trở thành một sáo ngữ. chúng ta có thể nói nhiều đến cách để những cường điệu không lấn át những hứa hẹn của Maker Movement đối với trường học. Tuy nhiên, tôi tin tưởng rằng những nhà giáo dục khi tìm hiểu cặn kẻ Maker Movement sẽ phát hiện vô số ý tưởng và niềm cảm hứng mới để tái sinh lớp học của họ và mang lại cho trẻ em cơ hội chạm tay vào tương lai. �

STEM: viêt tắt của các lĩnh vực học tập gồm science (khoa học), technology (công nghệ), engineering (kỹ nghệ),và mathematics (toán), thương dùng trong các chính sách giáo dục và chọn chương trình học từ nhà trẻ đên đại học ở Mỹ.

STEAM: mô hình STEM nhưng được bổ sung nghệ thuật và thiêt kê (Art).

Maker Faires: hôi chợ của những ngươi theo trào lưu Maker trên toàn thê giới được tổ chức từ năm 2006 và Maker Faire 2012 đã co 120.000 ngươi tham dự.

K-12: diên đạt ngắn gọn cho việc giáo dục từ nhà trẻ (Kindergarten, 4-6 tuổi) đên lớp 12 (17-19 tuổi), lớp đầu đên lớp cuối của nền giáo dục miên phí ở Mỹ, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines và Úc (Úc co khi dùng cụm từ P-12).

The Next Generation Science Standards: chương trình của nhiều bang ở Mỹ để đưa ra

những tiêu chuẩn giáo dục mới với “lý thuyêt và thực hành phong phú được phối hợp chặt chẽ, nhất quán trong mọi môn học và cấp học để mang lại cho học sinh môt nền giáo dục khoa học được quốc tê công nhận. Các tiêu chuẩn được xây dựng với sự hợp lực của 26 bang của Mỹ và nhiều tổ chức quốc gia như Hiệp hôi giáo viên khoa học quốc gia, Ủy ban nghiên cứu quốc gia, tổ chức phi lợi nhuận Phát triển tiêu chuẩn toán và Anh ngữ Achieve… Bản dự thảo cuối cùng đã được ban hành vào tháng 4/2103.

Arduinos: bo mạch vi điều khiển co thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau trong lĩnh vực điện tử với phần cứng dạng mã nguồn mở được thiêt kê với bô vi điều khiển Atmel AVR 8 bit hay Atmel ARM 32 bit. Bạn co thể mua bo Arduino làm sẵn hay tự mình ráp lấy (DIY). Đầu tháng 10 vừa qua, Intel đã công bố hợp tác với Arduino và công bố bo mạch tương thích của họ là Intel Galileo.

Thuật ngữ trong bài:

33

Page 36: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Không gian công nghệ

Chào bán, tìm mua công nghệ và thiêt bị, xin liên hệ:

TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HọC Và CÔNG NGHệ TP. HCM Phòng Thông tin Công nghệ

79 Trương Định, Phương Bên Thành, Quận 1, TP. HCM ĐT: 08-3825 0602; Fax: 08-3829 1957; Email: [email protected]

CHÔÏ COÂNG NGHEÄ VAØ THIEÁT BÒTHAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH

Nguyên lý hoạt động:

Khi ánh sáng chiếu vào bộ phận thu nhiệt, các ống thủy tinh chân không với tính năng hấp thụ nhiệt cao, tỷ lệ phát xạ thấp sẽ hấp thụ bức xạ ánh sáng mặt trời và chuyển hóa thành nhiệt năng, làm nóng lượng nước chứa trong ống.

Do nước nóng có tỷ trọng nhỏ và nước lạnh có tỷ trọng lớn hơn nên nước lạnh đi xuống và nước nóng sẽ đi lên tạo thành 1 vòng tuần hoàn tự nhiên giữa ống thủy tinh và bồn chứa nước. Quá trình này diễn ra liên tục cho đến khi nước trong bồn chứa đạt nhiệt độ cao nhất (80oC).

Ưu điểm của CN/TB:

• Giá thành rẻ, cách lắp đặt đơn

giản, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng, loại bỏ nguy cơ rò rỉ điện, cháy nổ (gas) v.v.

• Ống thủy tinh thu nhiệt chân không có kích thước gọn nhẹ, chất lượng cao, hấp thụ nhiệt năng lớn, có thể sử dụng bình thường khi thời tiết mưa kéo dài 2- 3 ngày.

• Bình chứa nước là loại bình bảo ôn được thiết kế đặc biệt đảm bảo giữ được nước nóng tới 72 giờ.

• Biến nguồn năng lượng mặt trời thành nhiệt năng nên nước được đun nóng liên tục, đảm bảo nhu cầu sử dụng nước nóng hằng ngày.

• Máy chỉ sử dụng năng lượng mặt trời nên tiết kiệm chi phí điện, không phát sinh chất thải, tiếng ồn

Máy nước nóng năng lượng mặt trời

và không làm ô nhiễm môi trường.

• Máy nước nóng năng lượng mặt trời có nhiều dung tích và chất liệu khác nhau phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu khách hàng. �

Ánh nắng mặt trời

Nước nóng

Nước lạnh

Phản xạ từtấm phản quang

34

Page 37: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Không gian công nghệ

Xử lý bảo quản thực phẩm bằng công nghệ plasma

Mô hình xử lý bằng công nghệ plasma:

Hình 3 - Mô hình xử lý nấm men bằng công nghệ plasma (a), ống thủy tinh và đĩa petri được phong lớn (b)

Một trong những khâu quan trọng của việc xử lý và bảo quản thực phẩm là phải ngăn ngừa và tiêu diệt các vi sinh vật có hại.

Với ưu điểm không để lại các chất bảo quản, hóa chất tồn dư nên các phương pháp vật lý được ưu tiên áp dụng để xử lý và bảo quản thực phẩm; đó là phương pháp làm khô (phơi, sấy), nhiệt (sử dụng nhiệt độ thấp và cao), hút chân không, siêu âm, tia bức xạ…

Hiện nay công nghệ plasma đang được các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng thành công vào lĩnh vực khử khuẩn như xử lý nước uống công cộng, xử lý nước thải y tế, khử mùi/diệt khuẩn, làm sạch không khí, xử lý dụng cụ y tế… Công nghệ plasma chỉ sử dụng năng lượng điện để tạo ra môi trường ion hóa các chất khí, làm tăng động năng các hạt electron, ion và các nguyên tử, hướng chúng vào các đối tượng cần xử lý với thời gian xử lý nhanh và hiệu quả nên rất an toàn, tiết kiệm.

Công nghệ plasma nhiệt độ thấp:

Hình 1 – Ảnh hưởng các gốc oxy hoa bậc cao OH*, O* lên cấu trúc phân tử tê bào

virus, vi khuẩn, nấm mốc

Phá vỡ sợi đơn

Phá vỡ sợi đôi

Nối chéo giữa các

mạch

Base thiệt hại

Vị trí mất đi

Hình 2 – Ảnh hưởng của tia UV lên cấu trúc DNA

Plasma là trạng thái thứ tư của vật chất, chứa các ion dương, điện tử (electrons), nguyên tử hay phân tử khí trung tính, tia cực tím (UV) và các nguyên tử, phân tử ở trạng thái kích thích. Plasma chứa năng lượng lớn dưới dạng động năng của electrons, ions và nội năng các hạt trung tính bị kích thích.

Khi hướng chùm plasma vào bề mặt cần xử lý (nấm mốc, vi khuẩn) các electron, ion động năng lớn sẽ bắn phá thành tế bào của nấm mốc, vi khuẩn, phá vỡ thành tế bào, các liên kết giữa các thành phần trong tế bào.

Khi chiếu các tia lên bề mặt cần xử lý sẽ tạo ra các gốc oxy hóa bậc cao O*,

35

Page 38: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Không gian công nghệ

OH* và chúng sẽ phá vỡ các cấu trúc DNA, các phân tử của tế bào vi khuẩn, virus nấm mốc. Tia UV xuất hiện trong quá trình tạo plasma cũng sẽ gây ức chế, phá hủy cấu trúc DNA, phá hủy thành tế bào của vi khuẩn, virus, nấm mốc.

Mô hình (hình 3) gồm: bộ nguồn cung cấp điện áp cao (1), bình khí argon (2), ống (noozle) tạo plasma (3), bộ phận mang đĩa petri (4), bộ phận điều khiển (5), đĩa petri được cấy nấm men (6).

Ống tạo plasma (3) cấu tạo từ ống thủy tinh và được gắn hai điện cực, điện cực dương (40kV, 2A, 40 kHz) làm từ thanh đồng đặt giữa ống thủy tinh và điện cực âm gắn với vỏ ngoài làm bằng nhôm. Bộ phận (4) được tạo nên bởi hai thanh trượt

đặt vuông góc với nhau, di chuyển nhờ hai động cơ bước và được điều khiển bằng máy tính.

Khí Ar từ bình (2) được bơm vào ống (3) giữa hai điện cực, tại đây dưới điện áp và tần số cao (40kV, 2A, 40 kHz) diễn ra quá trình kích thích, ion hóa theo các phương trình (1), (2), (3), (4), cuối đường ống dòng khí trở thành chùm tia plasma (xem hình 5).

Chùm plasma này chiếu trực tiếp lên đĩa petri (đã cấy nấm men) (6) đặt trên bộ phận (4) di chuyển theo hình chữ thập, để kết quả sau khi xử lý thu được như hình 6.

Ion hoa: Ar → Ar+ + e- (1)

Ar+ → Ar++ + e- (2)

Kích thích: Ar → Ar* (3)

Ar + e- → Ar* + e- (4)

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, plasma nhiệt độ thấp có khả năng xử lý được nấm men. Hệ thống trên sử dụng: điện áp 100V, dòng điện 2A, lưu lượng khí 5÷7 l/p, tốc độ xử lý 400mm/p.

Kết luận:

• Với khả năng tiêu diệt vi khuẩn mà không dùng hóa chất, thời gian xử lý nhanh, công nghệ plasma nhiệt độ thấp có tính ứng dụng cao trong xử lý và bảo quản thực phẩm.

• Các thiết bị tạo plasma chỉ sử dụng năng lượng điện, các loại khí nên có thể dễ dàng ghép với các thiết bị khác trong quy trình xử lý và bảo quản thực phẩm. �

Hình 4 - Ảnh thực tê của mô hình

Hình 5 – Quá trình xử lý

Hình 6 – Ảnh chụp đĩa petri sau khi xử lý plasma

Bảng 1 – Thông số ống

Đường kính ngoài (mm) 5

Đường kính trong (mm) 19

Chiều dài ống (mm) 300

Đường kính đầu ống (mm) 10

Đường kính cực dương lớn nhất (mm) 17

36

Page 39: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Không gian công nghệ

Mặc dù dừa mang tiếng là “cây trồng nhà nghèo” nhưng từ lâu dừa đã là nguồn sống cho biết bao nông dân, có khoảng 70% dân Bến Tre gắn bó với cây dừa. Dừa đã trở thành cây truyền thống, cây “đặc trưng” có vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của tỉnh Bến Tre. Tuy nhiên, hiện nay dừa đa phần chỉ khai thác sản phẩm thô nên giá trị không cao. Ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm thực phẩm từ dừa như cơm dừa nạo sấy, bột sữa dừa, nước cốt dừa,... bắt đầu phát triển ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã nâng giá trị sản phẩm từ dừa và tạo khả năng xuất khẩu. Trong đó, nguyên liệu chủ yếu dùng để chế biến các sản phẩm trên là thịt quả dừa khô được gọt sạch vỏ nâu.

Hiện nay, công đoạn gọt vỏ nâu cơm dừa sau khi miếng cơm dừa khô được tách ra khỏi gáo cứng vẫn làm thủ công bằng dao bào hai lưỡi. Phương pháp gọt vỏ này đòi hỏi người công nhân phải khéo tay và thuần thục, không phải ai cũng làm được. Cách làm thủ công này có một số nhược điểm: năng suất thấp, không đạt vệ sinh, tỷ lệ hao hụt cao do lớp vỏ nâu bị gọt lấn quá sâu vào phần thịt dừa, giá thành cao, không hiệu quả.

Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ (Sở KH&CN TP. HCM) đã nghiên cứu và chế tạo thành công máy gọt vỏ nâu dừa khắc phục được các nhược điểm đã trình bày ở trên.

Dựa theo nguyên lý hoạt động máy gọt vỏ nâu của Malaysia, nhóm nghiên cứu thiết kế máy gọt vỏ nâu theo nguyên lý như sau:

Khi hoạt động, miếng cơm dừa được đặt vào trục (1), trục (1) quay sẽ mang miếng cơm dừa vào trong khe hở giữa trục (1) và trục mang mâm gá dao quay tròn (5), nhờ vào những gai nhọn trên trục (1) giữ cho miếng cơm dừa không bị trượt khi di chuyển vào bên trong khe hở giữa trục (1) và trục (5), lớp vỏ nâu được gọt sạch nhờ hệ thống dao được gắn bên dưới trục (5) có chuyển động

Máy gọt vỏ nâu cơm dừaGọt vỏ cơm dửa bắng tay

Gá giữ cơm dừa

Trục

Dao gọt

Cơm dừa

Trục

Lò xo

Gọt vỏ cơm dửa bắng máy

tương đối theo hình dáng của miếng cơm dừa. Có thể gọt được các miếng cơm dừa có hình dạng bất kỳ, có kích thước và độ dày khác nhau nhờ vào chuyển động tịnh tiến của trục (5) qua tác động của lò xo (6).

Phương án này có ưu điểm:

� Gọt được các miếng cơm dừa có độ dày khác nhau;

� Gọt được những miếng cơm dừa bị vở vụn;

� Vận hành đơn giản, không cần kỷ năng tay nghề;

� Năng suất cao.

Máy có năng suất 100 kg cơm dừa trong một giờ, công suất tổng 3 mã lực và chỉ cần một lao động phổ thông thao tác. Máy đã được thử nghiệm thành công và được nhiều khách hàng đánh giá cao. Đây là kết quả đề tài nghiên cứu được Hội đồng khoa học của Sở KH&CN TP. HCM thông qua năm 2013. �

37

Page 40: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Không gian công nghệ

HỎI - ĐÁP CÔNG NGHỆHỎI - ĐÁP CÔNG NGHỆHỏi: Xin cho biết cách sản xuất rượu từ quả mơ? (Thùy Lâm - Bắc Kạn)

Đáp: Mơ có tên khoa học là Primus mume. Thành phần dinh dưỡng của quả mơ rất phong phú, ngoài những thành phần chính như đường (8-10%), hàm lượng axit cao (4-6%, chủ yếu là axit xitric, axit malic, axit oxalic và một vài loại axit hữu cơ khác), trong quả mơ có tới 22 loại axit amin, 0,37 - 0,83% muối khoáng rất cần cho cơ thể cùng với một lượng đáng kể caroten, vitamin c, pectin, pexiodaza, … Mơ là loại quả thích hợp làm nguyên liệu sản xuất nước giải khát hoặc rượu vang do nước quả có màu sắc đẹp, đặc biệt là hương vị thơm ngon, hấp dẫn.

Hiện nay ở Việt Nam, mơ chủ yếu được chế biến thành một số loại nước giải khát như nước mơ trong, nước mơ đục, necta mơ hoặc mơ dầm muối. Rượu vang mơ đã được một số cơ sở sản xuất, tuy nhiên chất lượng chưa cao và chưa được bán rộng rãi trên thị trường. Một số nước châu Âu và châu Á có các sản phẩm rượu vang nguyên quả truyền thống, trong đó chủ yếu người ta ngâm quả tươi trong các loại rượu nồng độ cao có bổ sung đường để chiết các hợp chất như chất màu, hương, axit, v.v... từ quả. Đồng thời, đường từ dịch ngâm sẽ thẩm thấu vào trong quả nên sản phẩm rượu vang nguyên quả có hương thơm đặc trưng của loại quả nguyên liệu và các quả này khi ăn lại giòn, có vị chua ngọt hài hòa. Một loại đồ uống truyền thống của Nhật Bản có tên là umeshu (rượu mơ), trong đó quả mơ được ngâm trong rượu trắng có tên là shochu (loại rượu nồng độ cao, thường khoảng 30 - 35% độ cồn, tương tự rượu trắng của Việt Nam) và được

Quy trình sản xuất rượu vang mơ nguyên quả Quả mơ

Xử lý bằng dung dịch CaCl2 0,5%

Để ráo

Phối trộn lần 1 (thơi gian ngâm 3 tháng)

Dung dịch ngâm (Đương: 200 gr/lít; Cồn: 25%

đô cồn; SO2: 500 mg/lít)

Dung dịch ngâm quả nguyên

Dịch vang mơ lên men

Phối trộn lần 2 (thơi gian ngâm 3 tháng)

Sản phẩm quả nguyên

Sản phẩm rượu vangmơ nguyên quả

Lọc trong

Đóng lọ

Bỏ cuống

Chọn lựa, rửa sạch

bổ sung đường, thời gian ngâm kéo dài vài tháng. Umeshu thường được pha với nước nóng hoặc nước lạnh trước khi uống.

Phương pháp sản xuất rượu vang mơ nguyên quả của tác giả Đặng Hồng Ánh và Takumi Takayama (người Nhật) được cấp bằng sáng

38

Page 41: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Không gian công nghệ

chế số 2-0000814, năm 2010 đề xuất quy trình sản xuất rượu vang mơ nguyên quả độc đáo bằng sự kết hợp giữa đồ uống umeshu của Nhật Bản và rượu vang mơ qua quá trình lên men nhằm phối hợp hương vị của đồ uống lên men với hương vị của quả tươi.

Quy trình sản xuất rượu vang nguyên quả theo sáng chế bao gồm các bước:

a. Chọn các quả mơ có kích thước tương đương nhau, độ chín kỹ thuật 65 - 85%, độ lún trung bình trên 0,16mm, loại bỏ cuống và rửa sạch.

Lựa chọn nguyên liệu là bước rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và màu sắc của rượu vang mơ sau này; tốt nhất là chọn quả mơ có trọng lượng 10,5-10,7 g/quả.

b. Xử lý các quả mơ đã rửa sạch từ bước (a) bằng cách ngâm trong dung dịch CaCl2 0,5% trong 30 phút, sau đó vớt ra và để ráo.

c. Chuẩn bị dịch vang mơ lên men bằng cách lên men quả mơ đã rửa sạch từ bước (a);

d. Chuẩn bị dịch ngâm quả: ngâm quả đã được xử lý bằng CaCl2 từ bước (b) trong dung dịch chứa rượu 25% độ cồn, đường 200 g/l, SO2 500 mg/l, tỷ lệ quả/dung dịch ngâm là 1/1,5 trong khoảng 3 tháng, tách riêng quả ra khỏi dịch ngâm quả.

Độ giòn của quả nguyên là một chỉ tiêu cảm quan rất quan trọng quyết định giá trị cảm quan của sản phẩm vang nguyên quả. Để tăng độ giòn, quả mơ được ngâm trong dung dịch CaCl2 0,5% trong 30 phút. Độ lún của quả không thay đổi đáng kể sau khi ngâm quả đã được xử lý trong dung dịch ngâm chứa rượu, đường và SO2.

SO2 được sử dụng trong sản xuất rượu vang nhờ tính chất chống oxy hóa và diệt khuẩn của nó. SO2 còn là dung môi hòa tan các

polyphenol, làm màu sắc dịch quả tươi sáng hơn, tăng độ kết dính của các hạt huyền phù trong dịch quả và rượu vang làm dịch quả trong nhanh hơn, có khả năng lắng cặn tốt hơn.

Thực hiện quá trình ngâm quả: rửa sạch thiết bị ngâm. Hòa tan đường, bổ sung rượu vào thiết bị sau đó khuấy đều, bổ sung chất chống oxy hóa. Dung dịch ngâm chứa rượu 25% độ cồn, đường 200g/l, SO2 500mg/l. Cho quả vào thiết bị có chứa dịch ngâm (khi đưa quả vào đảo trộn kỹ nhưng phải chú ý tránh làm dập quả). Nồng độ rượu và đường tại chỗ tiếp xúc với quả bị giảm dần, do vậy khoảng 15-20 ngày nên đảo trộn dịch ngâm bằng bơm tuần hoàn hoặc cánh khuấy. Định kỳ theo dõi tình trạng dịch chiết và kiểm tra sự nhiễm tạp vi sinh vật. Phải ngâm ở nơi mát, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.

e) Phối trộn dịch vang mơ lên men từ bước (c) và dịch ngâm quả từ bước (d) theo tỷ lệ trong khoảng từ 10:90 đến 30:70 (thể tích/thể tích), tốt hơn là 20:80 để thu được dịch rượu vang, sau đó, dịch rượu vang được lọc trong.

f) Phối trộn quả từ bước (d) với dịch rượu vang từ bước (e) theo tỷ lệ 75-80ml dịch rượu vang/quả để thu được sản phẩm rượu vang mơ nguyên quả.

Nên dùng chai có màu sẫm để đựng rượu vang mơ và sản phẩm sau khi đóng chai nên được bảo quản ở nơi mát, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Sản xuất dịch vang mơ lên men (bước c) được thực hiện như sau:

Quả mơ ở độ chín kỹ thuật 80-85% được lựa chọn để loại bỏ các quả thối, hỏng, kém chất lượng, sau đó rửa để loại bỏ các chất bẩn, hạn chế sự nhiễm tạp, để ráo nước.

Quả được ngâm đường, tỷ lệ quả và đường là 1:1, thời gian ngâm

Sản xuất dịch vang mơlên men

Quả

Chọn

Rửa sạch, để ráo

Ngâm đường(tỷ lệ: 1 Kg quả : 1 Kg đương

trong thơi gian 3 tháng)

Sirô quả 50oBx

Pha chế môi trường lên men(pha loãng đên 20oBx và xử lý bằng enzym Pectinex 3XL, nồng đô 0,04%)

Thanh trùng môi trường lên men

Men giống Lên men chính

Lên men phụ

Tách cặn lần 1

Tàng trữ

Tách cặn lần 2

Lọc

Dịch vang mơ lên men

chiết có thể kéo dài đến 3 tháng. Dịch sirô thu được có nồng độ chất khô khoảng 50°Bx và nồng độ axit cao, độ pH thấp nên có thể ức chế vi sinh vật và bảo quản trong điều kiện thường cho đến khi được sử dụng mà hầu như không thay đổi chất lượng.

Trước khi lên men sirô được pha loãng đến 20°Bx và xử lý bằng enzym Pectinex 3XL với nồng độ 0,04%, sau đó được điều chỉnh độ

39

Page 42: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Không gian công nghệ

pH, phối chế dịch lên men, thêm đường đến 25°Bx.

Môi trường pha chế được thanh trùng để tiêu diệt các men dại, các sinh vật lạ v.v…, đảm bảo cho chất lượng của sản phẩm cuối cùng và hạn chế sự nhiễm tạp trong quá trình lên men. Có thể thanh trùng bằng nhiệt và kết hợp với việc sulfit hóa.

Chủng men giống Saccharomyces cerevisae được nhân qua các cấp và đưa vào dịch lên men. Thời gian lên men kéo dài từ 10 đến 15 ngày. Nhiệt độ lên men khoảng 25°C đến 30°C và cần giữ ổn định để sản phẩm có chất lượng cao.

Sau khi kết thúc quá trình lên men, vang non được hạ nhiệt độ xuống 10°C để tách cặn nhằm loại bỏ nấm men, cặn lắng tạo ra từ các phản ứng sinh lý, sinh hóa trong quá trình lên men.

Dịch vang mơ lên men sau khi tách cặn được xử lý làm trong bằng bentonit, khi dịch vang mơ lên men trong hơn thì tiến hành lọc sơ bộ để loại bỏ bentonit và cặn lắng. Sau đó, dịch vang mơ lên men được sulfit hóa với nồng độ 100 mg/l để chống biến màu do quá trình oxy hóa trong thời gian bảo quản. Dịch vang

mơ lên men thường được bảo quản ở nhiệt độ 20°C, thời gian tối thiểu là ba tháng. Sau đó, dịch vang mơ lên men được tách cặn lần hai và lọc trong.

Ví dụ: Nguyên liệu 3 kg quả mơ, trong đó 2 kg được dùng để sản xuất dịch vang mơ lên men, còn lại 1 kg dùng để chế biến quả nguyên và dịch ngâm.

Sản xuất dịch vang mơ lên men: lựa chọn quả theo yêu cầu theo tỷ lệ 2 kg mơ trong 2 kg đường, sau khoảng 3 tháng sẽ thu được 3 lít dịch sirô 50°Bx. Sau đó, pha loãng đến nồng độ 20°Bx sẽ thu được 7,5 lít dịch sirô 20°Bx. Sử dụng chế phẩm enzym Pectinex 3XL với nồng độ 0,04% (dùng 0,003 ml chế phẩm enzym) để làm trong, sau đó dùng CaCO3 để điều chỉnh độ pH về 3,5, rồi bổ sung đường đến 25°Bx. Chủng men giống Saccharomyces cerevisae được nhân qua các cấp và đưa vào dịch sirô để lên men. Thời gian lên men kéo dài từ 10 đến 15 ngày, nhiệt độ lên men từ 25°C đến 30°C. Sau quá trình lên men và tách cặn thu được khoảng 6 lít dịch vang mơ lên men.

Để sản xuất quả nguyên thì mơ tươi được lựa chọn theo yêu cầu như trên, trọng lượng quả trung bình khoảng 10,5 - 10,7 g. Tiến hành ngâm 1 kg quả tươi trong dung dịch chứa rượu, đường và SO2 theo tỷ lệ như nêu trên trong khoảng 3 tháng, sau đó tách riêng quả ra khỏi dịch ngâm, thu được 1,5 lít dịch ngâm quả nguyên. Phối trộn 1,5 lít dịch ngâm quả nguyên với 6 lít dịch vang mơ lên men để thu được 7,5

lít dịch rượu vang. Quả nguyên được bổ sung vào dịch rượu vang theo tỷ lệ 75 - 80 ml dịch rượu vang/quả để thu được sản phẩm rượu vang mơ nguyên quả. Như vậy, sau khi phối trộn thì có tổng thể tích rượu là 7,5 lít trên tổng số quả là 93 - 100 quả.

Độc đáo rượu vang nguyên quả Sản phẩm vang mơ nguyên quả theo sáng chế có thể được phân biệt với rượu vang nguyên quả của Nhật Bản và các nước khác nhờ công đoạn lên men dịch quả mơ. Quá trình phối trộn giữa dịch ngâm và dịch vang lên men đã tạo ra đồ uống hài hòa nhờ kết hợp được cả tính chất của rượu vang lên men và rượu ngâm quả, đồng thời bổ sung vào sản phẩm quả nguyên có vị giòn, thơm, chua, ngọt hài hòa. Các ưu điểm của vang mơ nguyên quả:

• Hương thơm của rượu vang nguyên quả tốt do sự phối hợp giữa hương của dịch ngâm quả và hương của sản phẩm lên men.

• Giá trị dinh dưỡng cao.

• Sản phẩm có độ hấp dẫn cao do ngoài thành phần rượu còn có quả nguyên với hình dáng và màu sắc gần giống quả tươi, khi ăn có độ giòn và vị hài hòa chua ngọt.

• Đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng của mọi lứa tuổi và mọi giới.

• Giải quyết đầu ra cho nguồn nguyên liệu mơ rất dồi dào hiện nay, tăng thu nhập cho người trổng mơ, góp phần đa dạng hóa sản phẩm của ngành đồ uống. �

Tìm hiểu các công nghệ vui lòng liên hệ Ban biên tập STINFO, địa chỉ 79 Trương Định, Quận 1, TP. HCM, ĐT: 08 3829 7040 (403), email: [email protected]

40

Page 43: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Không gian công nghệ

VÂN NGUYỄN

Giới thiệu kết quả nghiên cứuKH&CN tại TP.HCM

Công ty TNHH Cơ điện và Phần mềm Hoài Thành đã nghiên cứu

hoàn thiện công nghệ, thiết kế và chế tạo thành công máy cắt kim loại dạng tấm theo công nghệ khí gas - oxy và plasma CNC. Sản phẩm có tính năng tương đương nhập ngoại nhưng giá thành rẻ hơn (khoảng 300 triệu đồng, trong khi máy nhập của Trung Quốc có giá khoảng 900 triệu đồng).

Công nghệ cắt bằng khí gas - oxy và plasma CNC là công nghệ tiên tiến, đã được ứng dụng nhiều trong ngành cơ khí chế tạo trên thế giới vì khắc phục được những hạn chế trong việc cắt kim loại dạng tấm theo phương pháp truyền thống (cắt khí gas - oxy) như giảm thời gian sắp xếp sơ đồ cắt, tăng hiệu quả sử dụng vật liệu, chất lượng

cắt không phụ thuộc vào tay nghề người thợ. Tuy nhiên, việc sử dụng máy cắt kim loại dạng tấm CNC trong ngành cơ khí chế tạo nước ta còn ít, bởi hầu hết các máy này được nhập ngoại với giá thành cao, chỉ những công ty có vốn đầu tư lớn hoặc công ty có vốn đầu tư nước ngoài mới có điều kiện trang bị. Thành công từ dự án của Hoài Thành đã mang lại khả năng làm chủ công nghệ, chế tạo thiết bị thay thế ngoại nhập với chi phí thấp, để các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp gia công cơ khí dễ dàng tiếp cận với thế hệ máy CNC.

KS. Đào Chiến Thuật (Giám đốc Công ty Hoài Thành) cho biết, hoạt động trong lĩnh vực điện tử và tự động hóa. Hoài Thành luôn chú trọng nắm bắt

Hoàn thiện công nghệ, thiết kế và chế tạo máy cắt kim loại dạng tấm bằng khí gas – oxy và plasma CNC

Chủ nhiệm dự án: KS. Đào Chiến Thuật

Cơ quan chủ trì: Công ty TNHH Cơ điện và Phần mềm Hoài Thành

Năm hoàn thành: 2013

Cơ quan quản lý: Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM Máy gas – oxy và plasma CNCcủa Công ty Hoài Thành. Ảnh: VN

nhu cầu của thị trường trong nước và nỗ lực đầu tư nghiên cứu, nâng cao năng lực cạnh tranh để tìm ra con đường tiến tới làm chủ các sản phẩm máy cắt kim loại tấm, chế tạo loại máy gia công cơ khí nhiều ưu điểm với giá thành hạ giúp người sử dụng dễ dàng tiếp cận.

Năm 2010 - 2011, Hoài Thành đã sản xuất chế tạo và cung cấp 9 máy cắt tấm bằng khí gas - oxy và plasma cho thị trường trong nước. Sản phẩm đã tham gia Triển lãm Quốc tế về công nghệ kỹ thuật hàn cắt và gia công kim loại Việt Nam (tháng 7/2012) tại TP. HCM; Chợ Công nghệ và thiết bị Hà Nội (tháng 9/2012) và nhận được sự quan tâm, đánh giá cao của đông đảo các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, của giới chuyên môn ngành máy móc thiết bị, hàn cắt, gia công cơ khí trong nước và quốc tế.

Với quan điểm vừa “đi ngõ tắt” để giải mã công nghệ của nước ngoài và bắt đầu bằng những đề tài, dự án nhỏ để giữ thế chủ động, vừa tích lũy kinh nghiệm để từng bước nội địa hóa sản phẩm, Hoài Thành tiếp tục triển khai dự án về máy cắt kim loại dạng tấm bằng khí gas – oxy và plasma CNC. Trong dự án này, Phòng Nghiên cứu độ bền (Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga) là nơi thực hiện thiết kế kỹ thuật và quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm; Hoài Thành gia công chế tạo,

Lắp đặt máy cắt kim loại tấm theo công nghệ khí gas - oxy và plasmatại đơn vị ứng dụng. Ảnh: VN.

41

Page 44: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Không gian công nghệ

Thiết kế chế tạo máy đóng gói tự động định lượng bằng cân điện tử có năng suất và độ chính xác cao

Chủ nhiệm dự án: KS. Phan Thanh Định

Cơ quan chủ trì: Công ty TNHH Chế tạo máy A.K.B

Năm hoàn thành: 2013

Cơ quan quản lý: Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM

tiếp thị thương mại để phát triển sản xuất và triển khai lắp đặt. Dự án đã nghiên cứu tổng quan nguyên lý và kết cấu của các máy cắt gas – oxy và plasma điều khiển CNC, từ đó đề ra nguyên lý, kết cấu máy phù hợp với điều kiện và công nghệ sản xuất của Việt Nam. Dự án đã sử dụng tối đa các nguồn nguyên vật liệu trong nước,

nhân công tại chỗ, tiết kiệm chi phí, qua đó nâng cao được năng lực thiết kế, chế tạo làm chủ công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh.

Kết quả của dự án là sự phối hợp giữa đơn vị quản lý nhà nước về KH&CN (Sở KH&CN TP.HCM) - đơn vị nghiên cứu (Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga) –

doanh nghiệp (Công ty Hoài Thành) để đẩy mạnh ứng dụng nghiên cứu khoa học trong sản xuất và đời sống. Dự kiến năm 2014, Hoài Thành sẽ tiếp tục sản xuất và cung cấp cho thị trường khoảng 10 máy cắt khí gas – oxy và plasma, đồng thời sẵn sàng chuyển giao công nghệ với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. �

Từ dự án này, trong nước đã thiết kế chế tạo máy đóng gói

đầu tiên với hệ thống cân điện tử tự chế tạo thay cho ngoại nhập, cho phép sản xuất hàng loạt, phù hợp sử dụng tại Việt Nam. Giá thành của sản phẩm khoảng trên 500 triệu đồng (chỉ bằng 25% so với thiết bị nhập từ châu Âu và bằng 50% thiết bị nhập từ Trung Quốc).

Hiện nay, nhu cầu định lượng chính xác cho máy đóng bao tự động năng suất cao rất lớn và cũng là công đoạn khó khăn nhất. Qua khảo sát của nhóm nghiên cứu về các máy đóng bao định lượng cho sản phẩm dạng bột hoặc hạt nhỏ trên thị trường (trọng lượng 1 – 3 kg) cho thấy, hầu hết các máy đóng bao định lượng thiết kế, chế tạo trong nước đều dùng nguyên tắc định lượng bằng trục vít. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản nhưng độ chính xác không cao. Để nâng cấp, có thể sử dụng module cân và đầu đọc nhập từ nước ngoài nhưng với giá cao sẽ làm tăng giá thành sản phẩm. Công trình trọng

điểm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở Công ty Nông dược Bình Dương với máy đóng gói thuốc trừ sâu với định lượng cân điện tử, giá thành toàn bộ dây chuyền 40 bao/phút lên đến gần nửa triệu USD. Vì vậy, dự án đã tìm cách tạo sản phẩm khi không nhập toàn bộ đầu cân điện tử, mà chỉ nhập cảm biến cân. Từ đó chế tạo máy đóng gói tự động định lượng cân điện tử độ chính xác cao, giá thành thấp để cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước.

Sản phẩm được thiết kế, chế tạo và đưa vào sử dụng là máy đóng bao

dạng cổ áo, chạy bằng hệ điều hành NC nên cắt đúng vị trí ngay bao đầu tiên, hao phí bao bì dưới 1%. Thiết bị định lượng liệu bằng hệ thống cân điện tử hai đầu cân. Trọng lượng liệu từ 1.000 g – 3.000 g; tốc độ đóng bao từ 15 – 40 gói/phút tùy loại sản phẩm; sai số đóng gói không quá ± 0,8% ở năng suất 15 bao 1kg/phút. Máy được trang bị màn hình LCD, bộ bàn phím, tích hợp hệ thống MSC (Micro System Controller) và hoạt động như một máy tính nên khả năng vận hành thông minh, các chi tiết cơ khí đơn giản, hầu hết các thông số được điều chỉnh tức thời bằng chương trình mà không cần phải điều chỉnh cơ khí như các loại máy kiểu cũ. Người sử dụng có thể cài đặt và lưu lại 10 chương trình ứng với 10 loại bao khác nhau, khi chạy máy chỉ cần chọn chương trình đã lưu.

Kết quả của dự án cho phép chủ động công nghệ, tạo sản phẩm có mức nội địa hóa cao, giá thành thấp, đủ sức cạnh tranh với thiết bị ngoại nhập; tăng tính tự động hóa của dây chuyền sản xuất. Sản phẩm đã được lắp đặt tại nhà máy của Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam. A.K.B sẽ tiếp tục có những cải tiến và triển khai rộng rãi để hạ giá thành sản phẩm. �

Máy đóng gói tự động với thiết bị định lượng bằng hệ thống cân điện tửhai đầu cân được chế tạo tại Việt nam. Ảnh: Vn

42

Page 45: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Không gian công nghệ

Các đề tài/dự án nghiệm thu trong quý 4 năm 2013Tên đề tài / dự án Chủ nhiệm - Cơ quan chủ trì

1. Khảo sát hệ vi sinh vật trong hạt kefir và khả năng ứng dụng trong thực phẩm lên men.

Trần Thị Tưởng AnTrung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ

2. Nghiên cứu giá trị cốt lõi và xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu điểm đến du lịch TP. HCM.

ThS. Võ Văn QuangSở Văn hóa Thể thao và Du lịch TP. HCM

3. Nghiên cứu tạo và ứng dụng kháng thể đơn dòng nhằm phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.

PGS. TS. Hồ Huỳnh Thùy DươngCông ty TNHH Công nghệ sinh học Khoa Thương

4. Thực trạng sử dụng thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo tại TP. HCM năm 2007.

GS. TSKH. Phạm Mạnh Hùng, ThS. BS. Phạm Văn BắcBệnh viện Da liễu TP. HCM

5. Nghiên cứu tác dụng kiểu estrogen của một số dược liệu (chùm ngây, dâm bụp, cát lồi, ích mẫu).

PGS. TS. Nguyễn Thị Thu HươngTrung tâm Sâm và Dược liệu TP. HCM

6. Thiết kế chế tạo các băng tải linh động phù hợp cho các phương tiện vận chuyển thay đổi về độ cao.

KS. Huỳnh Văn TĩnhCông ty TNHH TMDV Thiên Hòa

7. Thiết kế chế tạo máy đóng gói tự động định lượng bằng cân điện tử có năng suất và độ chính xác cao.

KS. Phan Thanh ĐịnhCông ty TNHH Chế tạo máy A.K.B

8. Xây dựng quy trình phát hiện tính kích thích miễn dịch của một số chất bằng real time RT - PCR .

ThS. Trần Quốc VũTrung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ

9. Nghiên cứu dịch tễ bệnh lý sa sút trí tuệ tại TP. HCM. PGS. TS. Vũ Anh Nhị - Đại học Y Dược TP. HCM

10. Nghiên cứu điều chế và khảo sát hoạt tính quang xúc tác của vật liệu nano TiO2 mang Fe3O4.

TS. Nguyễn Quang LongTrung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ

11. Xây dựng quy trình định lượng HPV (Human Papillomavirus) type 16, 18 bằng kỹ thuật Realtime PCR.

CN. Trần Hoàng Thị Minh Tú.Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ

12. Nghiên cứu ứng dụng xạ trị trong suất liều cao trong điều trị tiền phẫu ung thư cổ tử cung.

GS. BS. Nguyễn Chấn HùngBệnh viện Ung bướu

13. Khảo sát hoạt động của virus viêm gan B trước và sau các liệu pháp điều trị ở bệnh nhân ung thư gan nguyên phát có HBsAg dương tính.

GS. Phạm Hoàng Phiệt, PGST. TS. Đỗ Đình CôngBệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM

14. Đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao tại TP. HCM. TS. Phan Đình Khánh - Hội Luật gia TP. HCM

15. Nghiên cứu vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP. HCM TS. Ngô Thị Ngọc Huyền - Đại học Kinh tế TP. HCM

16. Huy động và sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính quyền địa phương TP. HCM vào việc phát triển cơ sở hạ tầng.

GS. TS. Trương Thị Bình MinhĐại học Kinh tế TP. HCM

17. Xây dựng bản đồ khí tượng thủy văn TP. HCM. PGS.TS Nguyễn Kỳ Phùng - Viện Khí tượng thủy văn, Hải văn và Môi trường TP. HCM

18. Nghiên cứu tạo dẫn xuất của chitooligosaccharides, khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa và ức chế matrix metalloproteinase.

PGS. TS. Ngô Đại NghiệpĐại học Khoa học Tự nhiên TP. HCM

19. Nghiên cứu tính đa hình di truyền của một số giống cà chua nhờ dấu chuẩn phân tử nhằm xác định nguồn nguyên liệu kháng bệnh héo rũ vi khuẩn Ralstonia solanacearum.

ThS. Trương Quốc ÁnhViện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

20. Hoàn thiện công nghệ, thiết kế và chế tạo máy cắt kim loại dạng tấm bằng khí Gas - Oxy và Plasma CNC.

KS. Đào Chiến Thuật.Công ty TNHH Cơ điện và Phần mềm Hoài Thành

21. Đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật về môi trường trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh trên địa bàn TP. HCM.

PGS.TS Trương Thị HiềnTrường Cán bộ TP. HCM

22. Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy gọt vỏ nâu cơm dừa. ThS. Trần Đức Đạt, KS. Lê Nhứt ThốngTrung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ TP. HCM

23. Khảo sát công nghệ chảo phát điện mặt trời và khả năng chế tạo tại Việt Nam. KS. Trịnh Quang Dũng - Viện Vật lý TP. HCM

24. Nghiên cứu cây trồng một số loài cây bản địa phòng chống sạt lở ven sông rạch ở huyện Nhà Bè - TP. HCM.

ThS. Kiều Tuấn ĐạtViện Khoa học Lâm nghiệp Nam bộ

25. Nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc rừng ngập mặn với các yếu tố môi trường làm cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp lâm sinh nhằm nâng cao hiệu quả phòng hộ vùng cửa sông ven biển huyện Cần Giờ TP. HCM.

PGS.TS Viên Ngọc NamTrường Đại học Nông Lâm TP. HCM

26. Nghiên cứu tác dụng của cao linh chi (Ganoderma lucidum) trong việc phục hồi tình trạng suy giảm bạch cầu gây bởi các thuốc chống ung thư.

PGS.TS Trần Mạnh HùngTrung tâm KH&CN dược Sài Gòn (Sapharcen)

43

Page 46: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Không gian công nghệ

Sáng chế làm bánh MINH NHẬT

Số công bố đơn: 32548; ngày nộp đơn: 25/07/2012 tại Việt Nam; tác giả: Stefan Jiraschek, Josef Haas, Johannes Haas, Fritz Obermaier; người nộp đơn: Haas Food Equipment GmbH; địa chỉ: Gerstlgasse 25, 1210 Wien, Áo.

Sáng chế đề cập đến bánh nướng rỗng; thiết bị và phương pháp sản xuất bánh nướng rỗng.

Bánh được cắt thành miếng mỏng, dẹt, cho vào thiết bị có hốc tạo hình khi còn nóng. Bộ phận chày đẩy miếng bánh vào hốc để tạo độ rỗng, sau đó (hoặc đồng thời) làm nguội nhanh để bột bánh rắn lại.

Bánh nướng rỗng “ra lò" vừa giòn tan lại tạo thành nhiều lớp xếp lên nhau rất đẹp. �

Bánh nướng rỗng vừa đẹp vừa ngon

Số công bố đơn: 26535; ngày nộp đơn: 20/01/2011 tại Việt Nam; tác giả: Masayuki Shimozawa; người nộp đơn: Sanyo Electric Co., LTD.; địa chỉ: 5-5, Keihanhondori 2-chome, Moriguchi-Shi, Osaka 5708677, Japan.

Sáng chế đề xuất loại bột nhào để làm bánh mì được sản xuất theo quy trình:

� Bước 1: ngâm hạt ngũ cốc trong chất lỏng trước khi nghiền.

� Bước 2: nghiền hỗn hợp hạt ngũ cốc và chất lỏng.

� Bước 3: hỗn hợp hạt ngũ cốc nghiền với chất lỏng ở bước 2 được nhào trộn bằng lưỡi dao nhào trộn tạo thành bột nhào. Ở bước này, gluten, gia vị, chất làm nở bột và phụ gia được bổ sung vào bột nhào. Nếu dùng chất làm nở

bột dạng nấm men thì cần thêm bước điều chỉnh nhiệt độ bột nhào trước khi bổ sung nấm men vào hỗn hợp.

Gluten là chuỗi các protein trong bột mì, thành phần quan trọng hình thành nên cấu trúc bánh mì. Bột mì khi trộn với nước sẽ hình thành gluten dạng sợi, màu trắng. Quá trình nhào và nhồi bột đúng cách giúp sợi gluten dài và dẻo dai, cho khối bột đàn hồi, co giãn tốt.

Bánh mì thường làm từ bột có hàm lượng gluten cao, còn gọi là “bột khỏe”. Càng nhiều gluten bột càng dính và dẻo, bánh mì càng căng phồng dưới tác dụng của nấm men, cho loại bánh nở, dai và xốp.

Các loại bánh ngọt muốn mềm, mịn sẽ dùng loại bột ít gluten hơn. �

Bột nhào làm bánh mì

Số công bố đơn: 24026; ngày nộp đơn: 13/12/2010 tại Việt Nam; tác giả: Lee Myoung Gu, Cha Gil Hong, Lee Jong Min, đơn vị người nộp đơn: Paris Croissant Co., LTD.; địa chỉ: 149-3, Sangdaewon-dong, Joongwon-ku, Songnam-shi, Kyoungki-do 462-807, Republic of Korea.

Sáng chế đề xuất phương pháp làm bánh mì vừa tăng hương vị vừa kéo dài hạn sử dụng cho bánh, gồm các công đoạn: lên men lần đầu ở nhiệt độ thấp, tạo bột nhào, và công đoạn lên men thứ hai.

1. Lên men lần đầu ở nhiệt độ thấp: trộn đều các thành phần (bột khỏe,

nấm men khô, cơ chất nấm men, muối, bột kích nở và nước) ở nhiệt độ từ 15 - 17 độ C. Khuấy đều ở tốc độ thấp từ 2 - 4 phút, khuấy ở tốc độ cao từ 1 - 2 phút. Sau đó lên men từ 15 - 18 giờ trong điều kiện nhiệt độ từ 2 - 4 độ C và độ ẩm khoảng 90 - 95%.

2. Tạo bột nhào: hỗn hợp thu được sau công đoạn lên men lần đầu được trộn thêm các thành phần bột khỏe, đường, muối, sữa bột, nấm men khô, bơ margarin, và nước. Để bột “nghỉ” trong 15-20 phút rồi tiếp tục nhào khoảng 15 - 20 phút nữa, sau đó chia thành từng miếng bột.

3. Lên men lần thứ hai: các miếng bột

Bánh mì

nhào đã chia nhỏ được tạo hình và để lên men lần thứ hai ở nhiệt độ khoảng 36 - 40 độ C, độ ẩm khoảng 90 đến 95% trong 50 đến 60 phút.

Điểm đặc biệt của sáng chế nằm ở quá trình lên men bột nhào ở nhiệt độ thấp trong khoảng thời gian dài, giúp cải thiện cấu trúc và làm dậy mùi thơm của bánh. �

Bánh nướng rỗng

Bôt nhiều gluten dính và dẻo hơn bôt ít gluten khi cho cùng môt lượng nước

Bánh mì

44

Page 47: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Không gian công nghệ

Số bằng sáng chế: 1-0007568; cấp ngày: 02/03/2009 tại Việt Nam; tác giả và chủ bằng: Trần Doãn Sơn; địa chỉ: Số 44 đường số 3, cư xá Lữ Gia, phường 15, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện nay, trên thế giới và tại Việt Nam chưa có thiết bị sản xuất bánh tráng rế. Các cơ sở sản xuất hầu hết sử dụng phương pháp thủ công. Người làm bánh dùng một lon nhỏ chứa hỗn hợp bột lỏng, đáy lon có đục lỗ, rê lon đều tay sao cho bột chảy thành nhiều sợi nhỏ đan xen trên mặt chảo đã tráng mỡ. Theo cách này, mất khoảng 12-15 giây để tráng xong một chiếc bánh.

Sáng chế đề cập thiết bị sản xuất bánh tráng rế bán tự động, thay thế phương pháp thủ công nhằm tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và cải thiện điều kiện làm việc:

Thiết bị tráng bánh theo sáng chế gồm:

� Lon bôt: chuyển động theo quỹ đạo cong nhờ cơ cấu tay quay-con trượt. Dưới đáy lon bột được đục một hàng lỗ theo đường thẳng qua tâm.

� Đĩa tráng bánh: chuyển động quay tròn.

� Mâm xoay có các đĩa tráng bánh được điều khiển bằng công tắc. Đĩa tráng bánh sau khi bôi mỡ được xoay sang vị trí tráng bánh, kế tiếp là vị trí làm chín bánh và vị trí lấy bánh.

Bánh được làm chín nhờ điện trở hoặc gas bố trí phía dưới mỗi đĩa tráng bánh. Vân bánh hình thành nhờ

Thiết bị làm bánh tráng rếSố công bố đơn: 20084; ngày nộp đơn: 19/12/2010 tại Việt Nam; tác giả và người nộp đơn: Lee Dae-Gu; địa chỉ: 601-201ho, Doshi Gebal APT, 816bunji, Banghwa3-dong, Gangseo-gu, Seoul 157-856, Korea.

Pizza là món bánh nổi tiếng của Ý, làm từ bột mì nặn thành hình tròn, dẹt rồi nướng chín, có vỏ bánh giòn rụm và lớp nhân đủ loại đặc sắc trên bề mặt.

Sáng chế đề cập đến phương pháp làm bánh pizza từ gạo kết hợp với nước sốt làm bằng nước tương truyền thống Hàn Quốc.

Bánh pizza gạo theo sáng chế có phần đế làm bằng bánh gạo. Bánh gạo được làm từ bột gạo, tạo hình tròn với độ dầy tùy ý, sau đó mang hấp ở nhiệt độ 100 - 250oC trong khoảng 15 - 40 phút.

Lớp nhân trên mặt có thể kết hợp thịt heo, hải sản, kim chi… với các loại sốt như nước tương tiêu cay Hàn Quốc, nước tương đậu nành lên men, sốt đậu nành.... Muốn thay đổi khẩu vị thì dùng trái cây như dưa hấu, táo, đào, cam, kiwi... làm nhân bánh. Cuối cùng, thêm một lớp phô mai Mozzarella béo ngậy trứ danh của Ý trên mặt rồi mang nướng ở nhiệt độ 270-330 độ C từ 2-3 phút.

Một mặt, loại bánh này tốt cho sức khỏe người lớn tuổi nhờ thay thế các thành phần không có lợi trong bánh pizza thông thường bằng nguyên liệu truyền thống Hàn Quốc. Mặt khác, đây là cách dùng gạo chế biến kiểu thức ăn nhanh để thu hút giới trẻ, thúc đẩy việc tiêu dùng gạo trong gia đình. �

Pizza gạo

Số bằng sáng chế: 2-0000530; cấp ngày: 28/03/2006 tại Việt Nam; tác giả và chủ bằng: Nguyễn Quang Ngọc; địa chỉ: Thôn 3, xã Quảng Tín, ĐăkRLâp - ĐăkLăk.

Gọi là “bánh” nhưng chẳng để ăn mà là để… uống. Bánh cà phê nén này dùng kèm với loại phin cà phê “dùng môt lần rồi bỏ” bằng nhựa, thiết kế tương tự phin cà phê truyền thống. Cà phê, đường, sữa sẽ được

nén sẵn thành “bánh” trong phin, sử dụng vừa vệ sinh, nhanh chóng và rất tiện lợi.

Giải pháp hữu ích đề cập phương pháp sản xuất bánh cà phê nén gồm các bước:

• Tạo hình bánh cà phê: định lượng cà phê đã rang, xay để đưa vào khuôn ép với áp lực chuẩn theo kích thước của phin cà phê.

• Tạo hương vị: đưa bánh cà phê này qua hệ thống phun sương kín, phun tổ hợp các chất kết dính, tạo mùi, định hương vị (đường, sữa,...).

• Bảo quản: sấy chân không bánh cà phê ở nhiệt độ trên 85oC để điều chỉnh độ ẩm về ngưỡng thích hợp, sau đó làm lạnh nhanh ở nhiệt độ dưới 0oC. Nhờ đó, bánh cà phê được nén chặt, khó bị vỡ trong quá trình vận chuyển và sử dụng. �

Bánh cà phê nén

Thiêt bị làm bánh tráng rê bán tự đông

hai chuyển động kết hợp với nhau: chuyển động theo quỹ đạo cong của lon bột do cơ cấu tay quay-con trượt tạo nên, và chuyển động quay tròn của đĩa tráng. Vân bánh và đường kính bánh có thể điều chỉnh nhờ thay đổi khoảng cách từ tâm lon bột so với tâm đĩa tráng bánh.

Thiết bị tráng bánh theo sáng chế cho mẻ bánh có chất lượng ổn định và năng suất gấp đôi so với tráng thủ công. �

45

Page 48: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Không gian công nghệ

Tàu đệm khí là gì?TĐK (hovercraft hay air cushion vehicle) là loại tàu có khả năng đứng yên hay di chuyển trên mặt đất, mặt nước, đầm lầy và đồng ruộng với tốc độ cao. Đây là loại tàu lai giữa máy bay và tàu thủy nhưng thiên về máy bay hơn về phương diện vận hành, điều khiển. So với các loại tàu thủy truyền thống, TĐK có ưu điểm vừa chạy được trên cạn vừa chạy được dưới nước nên được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau từ quân sự cho đến du lịch, cứu hộ cứu nạn, v.v…

Tùy cấu trúc và thiết kế có nhiều loại TĐK khác nhau trong hệ thống phân loại phương tiện vận chuyển đường biển, tuy nhiên bài viết này chỉ tập trung vào TĐK váy mềm.

Cấu tạo của TĐK về cơ bản có thân tàu, quạt nâng, chong chóng đẩy, váy đệm khí, hệ thống lái. TĐK vận hành nhờ quạt nâng cung cấp khí cho váy tạo ra

và duy trì áp lực đệm khí để tàu tự nâng trên mặt thoáng; chong chóng đẩy tạo lực đẩy chính cho tàu và bánh lái đảm nhiệm việc điều khiển. Người ta có thể dùng một động cơ chung cho cả chong chóng đẩy và cấp khí nâng cho váy (hình 1), hay bố trí động cơ riêng cho phần nâng và phần đẩy (hình 2).

TĐK có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực như:

- Du lịch sinh thái, thể thao giải trí, thám hiểm,... nhờ tính độc đáo và hấp dẫn;

- Cứu hộ, cứu lũ, công tác tuần tra dọc sông ngòi, bờ biển, hoặc hải đảo xa xôi nhờ tính linh hoạt, cơ động;

- Vận chuyển hành khách hạn chế say sóng nhờ khả năng “theo sóng” của tàu;

- Khai thác khu vực bãi bùn, đầm lầy, mớn nước thấp, rừng ngập mặn, sông rạch nhỏ hạn chế tàu cao tốc (làm lỡ bờ) nhờ khả năng thủy - bộ phối hợp;

Chế tạo tàu đệm khí phục vụ dân sinh ANH THY

Hình 1: TĐK dùng môt đông cơ chung cho cả chong chong đẩy và cấp khí nâng cho váy.

Hình 2: TĐK dùng đông cơ riêng cho phần nâng và phần đẩy.

Nghiên cứu tàu đệm khí qua góc nhìn sáng chếTheo nguồn cơ sở dữ liệu sáng chế (SC) tiếp cận được, cuối thập niên 50 đã có SC đăng ký về TĐK và cho đến nay có hơn 1.200 SC (BĐ 1) đăng ký ở khoảng 30 quốc gia trên thế giới. Các nước có nhiều đăng ký SC TĐK là Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nhật (BĐ 2). Tại Mỹ và Anh là những nước sớm có SC về TĐK đăng ký, tập trung nhiều trong những năm 60 đế 90.Từ năm 2000 đến nay, lượng sáng chế về TĐK đăng ký nhiều ở Trung Quốc.

Các SC cho thấy TĐK được quan tâm nghiên cứu theo các hướng sau đây (BĐ 3):

1. Chất liệu, cấu trúc, hình dáng của đệm khí (B60V). Nguyên liệu để chế tạo đệm khí, ví dụ composite hay polymer. Cấu trúc bên ngoài và bên trong của đệm khí, hệ thống các vách ngăn phân chia đệm khí, thành đệm khí, từ đó hình thành nên hệ thống dẫn truyền khí bên trong.

2. Thiết kế thân tàu, boong tàu, và các trang thiết bị phục vụ tàu (B63B) như: các thiết bị thông gió, điều hòa, khoang hàng, v.v… tính toán thiết kế mặt phẳng lướt, đảm bảo lực nổi nhờ lực thủy động học.

3. Thiết kế bộ phận dẫn tiến hoặc điều khiển tàu (B63H) gồm: các bộ dẫn tiến hoạt động trong không khí, bộ dẫn tiến hoạt động nhờ sức gió, các bộ dẫn tiến phản lực; các bộ dẫn tiến hoạt động nhờ sức cơ bắp; nhờ cáp neo; thiết bị hoạt động trong nước được dẫn động bằng động cơ gió, v.v…

Tại Mỹ, SC đăng ký thiên nhiều về chất liệu, cấu trúc và hình dạng của đệm khí, chiếm đến khoảng 69% tổng lượng SC đăng ký, hầu như không có SC về thiết

Nghiên cứu chê tạo tàu đệm khí (TĐK) đặt nền mong và hoàn thiện khả năng tự chê tạo TĐK theo tính toán, thiêt kê riêng

nhằm tăng cương phương tiện cứu hô, cứu nạn với giá cả hợp lý, gop phần khai thác hiệu quả hơn các vùng nước nông hoặc bị rong rêu, rừng ngập mặn, hải đảo… và phục vụ an ninh, quốc phòng.

46

Page 49: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Không gian công nghệ

70,8%

7%

1,1%B60V

B63B

B63H

BĐ 3: Các hướng nghiên cứu về tàu đệm khí được quan tâm nhiều

Ghi chú: B60V, B63B, B63H: số phấn loại SC quốc tế (IPC)Nguồn: Cesti, Wipsglobal.

(Nghiên cứu về chất liệu, cấu trúc và hình dáng của đệm khí.)

(Nghiên cứu thiết kế thân tàu, boong tàu và các trang thiết bị phục vụ tàu.)

(Nghiên cứu thiết kế bộ phận dẫn tiến hoặc điều khiển tàu.)

BĐ 1: Phát triển đăng ký SC về TĐK trên thế giới

Nguồn: Cesti, Wipsglobal. �Giai đoạn 1957-1979: có 441SC �Giai đoạn 1980-1999: có 458 SC �Giai đoạn 2000-2013: có 332 SC

kế bộ phận dẫn tiến hoặc điều khiển. Ở Anh, hầu như tất cả SC đăng ký trong những năm 60 chỉ tập trung theo hướng nghiên cứu về chất liệu, cấu trúc và hình dạng đệm khí. Còn lượng SC đăng ký ở Nhật trong những năm 80 về nghiên cứu chất liệu, cấu trúc, hình dạng chiếm đa số (khoảng 82%) còn lại là về thiết kế thân, boong tàu, các trang thiết bị phục vụ. Trung Quốc có lượng SC đăng ký đa số từ năm 2000 đến nay, phần lớn vẫn là về chất liệu, cấu trúc và hình dạng của đệm khí (gần 59%), tiếp theo là thiết kế thân tàu, boong tàu và các trang thiết bị phục vụ (khoảng 8%), v.v…

Phát triển tàu đệm khí trong đời sống

Christopher Cockerell (1910 – 1999)

Với đặc điểm cấu tạo và vận hành độc đáo, linh hoạt gần như trên mọi địa hình nên TĐK đã được nghiên cứu và ứng dụng phổ biến trên thế giới từ lâu. Ngay từ năm 1955, Christopher Cockerell (người Anh) đã có những thử nghiệm mô hình TĐK và sau đó được xem là ứng dụng quan trọng trong lĩnh vực quân sự.

Năm 1963 TĐK chở khách SR.N2 của Công ty Saunders Roe dài 19,8 m, trọng tải 27 tấn, tốc độ 73 knot (khoảng 135 km/giờ) có thể chở 48 khách và sau đó là TĐK “khủng” SR.N4 MK.III Princess Anne với trọng tải 320 tấn, dài 56,38 m, rộng 23,16 m, chở được 418 khách và 60 xe ô tô và băng qua biển Manche chỉ trong 22 phút. Trung tâm Phát triển Kỹ thuật lưu chất - Bộ Công nghiệp Hàng không - Không gian, Bắc Kinh cũng chế tạo TĐK HT-901 chạy trên vịnh Hàng Châu có thể chở 50 khách cũng như một số loại khác dành cho quân sự như TĐK Model 722-1. Nga từ lâu cũng đã có TĐK quân sự lớn như Zurb (dài 57,3 m, rộng 25,6 m),

Số lượng SC

0

50

100

150

200

250

300

350

400 353

231

126 116

63 6235 33 22 14

BĐ 2: Các quốc gia có nhiều đăng ký SC về TĐK

Nguồn: Cesti, Wipsglobal.

Số lượng SC

47

Page 50: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Không gian công nghệ

Bài viêt được thực hiện trên cơ sở tài liệu của chương trình “Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ” tháng 12/2013 tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ TP. HCM (CESTI) với chuyên đề “Chê tạo tàu đệm khí tại Việt Nam phục vụ dân sinh” do Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp với TS. Lê Đình Tuân - Khoa Kỹ thuật giao thông – Trương Đại học Bách khoa TP.HCM kiêm Giám đốc kỹ thuật Công ty HONEYB tổ chức.

Chương trình “Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ” được tổ chức thương xuyên tại CESTI với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu trong từng lĩnh vực và tài liệu phân tích được chuẩn bị chu đáo bởi các chuyên gia trong ngành và các chuyên viên khai thác thông tin, đặc biệt là khai thác thông tin sáng chê tại CESTI. Bạn đọc quan tâm tham dự chương trình “Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ” liên hệ đăng ký tại phòng Cung cấp Thông tin, điện thoại: (08) 3824 3826.

thủy thủ đoàn 27 người, vận tốc gần 100 km/giờ. Giữa thập niên 60, Mỹ đã từng đưa vào chiến trường miền Nam nước ta TĐK PACV Model 7232SK5 ở Mộc Hóa với biệt danh là “Quái vật“ dài 11,8 m, nặng 7,1 tấn, tổng công suất 1000 HP, tốc độ 60 knot (khoảng 110 km/giờ)…

Ở Việt Nam các sự kiện liên quan nghiên cứu thiết kế và chế tạo TĐK có thể kể đến là:

• Năm 2005, trong chương trình thuộc mạng lưới Đại học AUN-SeedNet tại Hà Nội, Đại học Bandung (Indonesia) giới thiệu tàu dùng hiệu ứng mặt thoáng hay còn gọi là TĐK động (WIG - wing-in-ground-effect), không người lái. Kết quả thử nghiệm tốt nhưng vẫn chưa ổn định.

• Năm 2008, tại hội thảo giữa Trường Đại học Bách khoa TP. HCM và Trường Đại học Hàng hải Hàn Quốc (Korea Maritime University-KMU), KMU giới thiệu công nghệ chế tạo tàu có đáy hốc (Air Cavity System - ACS), động cơ 2 kỳ 2HP-7000 v/ph và 8,5 HP-4800 v/ph, điều khiển từ xa đạt 60 hải lý /giờ. Cũng tại hội thảo này, KMU giới thiệu kỹ thuật về kết cấu khuôn composite cho TĐK sử dụng vật liệu mới với sự tham gia của công ty đóng tàu TopSpeed (Jeonnam, Hàn Quốc).

• Năm 2006-08 Công ty Công nghiệp Thủy sản đã thử nghiệm mô hình trong bể thử và thử nghiệm một dạng TĐK là tàu cỡ nhỏ trên cánh.

• Năm 2006, Bộ môn Kỹ thuật Tàu

thủy & Kỹ thuật Hàng không Đại học Bách khoa TP.HCM bắt đầu nghiên cứu về TĐK, đến năm 2007 thực hiện đề tài “Thiêt kê thi công TĐK” (B2007-20-28).

• Năm 2009, TĐK loại PARWIG (Power-augmented wing-in-ground effect craft) có tên là Ekranoplan, loại tàu 2 chỗ, công suất 2x28 HP, vật liệu composite, tốc độ cất cánh khoảng 70 km/giờ đã được thử nghiệm, do GS.TSKH Nguyễn Tiến Khiêm, Viện Cơ học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) nghiên cứu chế tạo với sự cố vấn của chuyên gia Nhật Bản.

• Năm 2009, đề tài trọng điểm (Đại học Quốc gia TP.HCM) B2010-20-10TĐ với sự ra đời của tàu đệm khí BAKVEE tại Việt Nam. Theo TS. Lê Đình Tuân cho đến lúc thực hiện đề tài này thì ở Việt Nam, vẫn chưa thấy công bố nào về một thiết kế và quy trình công nghệ sản xuất hoàn chỉnh cũng như việc chế tạo và chạy thử liên quan đến TĐK.

BAKVEE đã được trưng bày, giới thiệu và chạy biểu diễn mô hình trong chương trình “Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ” tháng 12/2013 tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ TP. HCM.

BAKVEE dùng một động cơ nhưng thiết kế hệ thống tạo lực nâng (quạt nâng) và hệ thống đẩy (chong chóng đẩy) tách biệt, nhờ vậy tận dụng tối đa ưu điểm của cả hai kiểu thiết kế phổ biến của TĐK nên việc điều khiển linh động, hiệu suất cao; hệ thống lái điều khiển hướng: bố trí 2-3 bánh lái, dạng cánh khí động

đối xứng; cabin lái bố trí ngồi dọc, phù hợp với hình dáng thuôn dài của tàu, phân bố tải đều dọc tàu, dễ cân bằng và ổn định. Hệ thống nâng: hệ thống váy mềm (ACV) với những đặc điểm như giảm đáng kể công suất nâng, cho phép vượt chướng ngại vật dễ dàng; sức cản trên nước tĩnh giảm, đặc biệt tại tốc độ “vượt đỉnh” (hump speed); khả năng lưỡng cư thực thụ (chạy cả trên cạn lẫn dưới nước); mặt khác khả năng điều khiển cũng được cải thiện bằng cách nâng và dịch chuyển váy, tính an toàn được cải thiện nhờ khả năng theo sóng.

BAKVEE có các thông số chính sau: số chỗ: 3 người; chiều dài toàn bộ: 4,7 m; chiều rộng khi căng váy: 2,2 m; trọng lượng tàu không: 180 kg; công suất: 26 HP; tốc độ: 40-50 km/h; phạm vi hoạt động: lưỡng cư (mặt đất & mặt nước); tầm hoạt động: 100-150 km; kết cấu: ván ép-composite-xốp đúc chân không; trang bị GPS.

Tại buổi trình diễn, các đại biểu ở Tây nguyên hết sức quan tâm về khả năng ứng dụng tàu đệm khí trong công tác cứu nạn, cứu hộ đặc biệt là trong những tình huống lũ lụt, trượt đất v.v… . GSTS. Nguyễn Thiện Tống giải đáp cặn kẻ về cả phương diện tàu thủy và phương diện khí động, kỹ thuật hàng không. Những thắc mắc về giá thành, vật liệu, thời gian thi công, v.v… đã được TS. Tuân và đại diện công ty HoneyB trình bày chi tiết dựa trên kết quả nghiên cứu, thi công thực tế. Theo TS. Tuân nếu mọi điều kiện đều thuận lợi thì giá thành của một TĐK hoàn toàn phù hợp ở Việt Nam (dưới 200 triệu).

Việc chế tạo thành công TĐK BAKVEE trong nước là cơ sở để có giá thành sản xuất thấp, chủ động kỹ thuật đóng, sửa chữa, bảo trì và cải tiến; tạo ra nguồn tư liệu khoa học kỹ thuật quý báu trong lãnh vực thiết kế và chế tạo TĐK phục vụ đào tạo, nghiên cứu trong các lãnh vực kỹ thuật tàu thủy/hàng không. Không những thế, đây còn là yếu tố kích thích cho các dòng sản phẩm tàu, máy bay liên quan cùng phát triển (tàu WIGS, PARWIG, thủy phi cơ…); tăng cường phương tiện cứu hộ, cứu nạn, góp phần khai thác hiệu quả hơn các vùng nước nông hoặc bị rong rêu, rừng ngập mặn, hải đảo… và phục vụ an ninh, quốc phòng. �

48

Page 51: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Suối nguồn tri thức

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế xã hội lớn nhất cả nước với

hơn 7 triệu dân. Tuy vậy, Thành phố đang đối mặt với vấn đề chất thải và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hầu hết nước thải sinh hoạt được xả thải trực tiếp vào hệ thống kênh rạch nội thành mà chưa qua xử lý. Bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 12/2005, trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa (huyện Bình Chánh, TP. HCM) có chức năng chính là xử lý một phần nước thải của TP. HCM bằng công nghệ xử lý sinh học thuần túy. Việc quản lý, đánh giá chất lượng nước thải tại trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa chủ yếu được quan trắc với những thông số thông dụng về lý hóa và sinh học (pH, nhiệt độ, tổng chất rắn lơ lửng, nhu cầu oxy sinh học, coliform, phiêu sinh vật)… Tuy nhiên, nghiên cứu độc học sinh thái của nước thải sinh hoạt TP. HCM vẫn chưa được quan tâm, thực hiện.

Trong nghiên cứu độc học sinh thái, nhiều sinh vật được sử dụng làm đối tượng chính cho thử nghiệm như tảo, động vật phù du, cá, thú… Daphnia magna (thuộc nhóm vi giáp xác, động vật phù du) là một trong những sinh vật chuẩn trong nghiên cứu độc học sinh thái nhờ vào những ưu điểm nổi bật như độ nhạy của chúng đối với các hợp chất chứa độc tố dễ dàng được nhận biết và kiểm soát, có khả năng phân bố

rộng, có khả năng sinh sản với số lượng nhiều bằng hình thức sinh sản vô tính. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng mãn tính của nước thải sinh hoạt tại TP.HCM (trước và sau khi xử lý) lên sinh vật, vi giáp xác Daphnia magna.

Mẫu nước dùng cho thí nghiệm được thu tại trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa ở khu vực đầu vào (nước chưa qua xử lý) và đầu ra (nước đã xử lý, hình 1). Các yếu tố lý hóa của nước mặt được đo trực tiếp ngoài môi trường bao gồm pH (Metrohm 744), độ đục (Hach DR/2010), độ dẫn điện, tổng chất rắn lơ lửng (WTW LF197), nhiệt độ và hàm lượng oxy hòa tan (WTW Oxi197i).

Thiết lập thí nghiệm độc học sinh thái:Từ 14 đến 15 cá thể Daphnia magna con (≤ 1 ngày tuổi) được lựa chọn ngẫu nhiên cho mỗi thí nghiệm mãn tính và được nuôi riêng lẻ trong các bình thủy tinh. Daphnia được phơi nhiễm với nước thải ở 3 nồng độ khác nhau (10%, 50%, và 100%) và với môi trường đối chứng (môi trường không chứa nước thải). Daphnia được cho ăn bằng tảo lục Scenedesmus sp. Môi trường và

Ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt ở TP. HCM lên vi giáp xác Daphnia Magna NGÔ THị THANH HUYềN VÀ ĐÀo THANH SƠN

VIỆN MÔI TRƯờNG VÀ TÀI NGUYÊNEmail: [email protected]

Hình 1:Trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa.

thức ăn được thay mới sau mỗi 2 ngày thí nghiệm. Thí nghiệm kéo dài trong 30 ngày. Các đặc điểm sinh học của sinh vật được theo dõi, ghi nhận hàng ngày bao gồm: số lượng sinh vật còn sống/chết, ngày thành thục, số lượng con non trong một lứa đẻ.

Kết quả đo đạc cho thấy, các yếu tố lý hóa môi trường nước như pH, tổng chất rắn lơ lửng (TSS) tại vị trí tiếp nhận nước thải (đầu vào) và xả thải (đầu ra) đều đạt QCVN 14: 2008/BTNMT. Nhiệt độ đạt QCVN 24: 2009/BTNMT. Tuy nhiên, tại vị trí đầu vào giá trị DO thấp (< 2mg/l), và mùi không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt tại cột B (bảng 1).

Ảnh hưởng của nước thải lên Daphnia magnaSau 30 ngày thí nghiệm, ở lô đối chứng, tỉ lệ sống sót của D. magna là 100% (hình 2). Điều này hoàn toàn phù hợp

Bảng 1: Các thông số lý hóa nước ở trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa

Thông số lý hóa Đầu vào Đầu ra

pH 6,5 7,5

Nhiệt độ 30oC 29oC

Độ đục 176 NTU 44 NTU

Độ dẫn điện 717 µS/cm 573 µS/cmTSS 46 mg/l 23 mg/l

DO 0,2 mg/l 8,6 mg/l

Mùi Khó chịu Không khó chịu

49

Page 52: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Suối nguồn tri thức

với đặc điểm sinh học của Daphnia được nuôi trong môi trường chuẩn. Đối với nước thải đầu vào, tỉ lệ sống sót của sinh vật giảm mạnh sau 10 ngày tại cả 3 nồng độ, đặc biệt, sau 30 ngày phơi nhiễm với nồng độ 100%, tất cả các cá thể D. magna đều chết (hình 2). Độc tố môi trường nước thải đầu vào càng cao càng dễ gây bất hoạt lên sinh vật, sinh vật càng dễ chết. Như vậy, nước thải đầu vào có chứa những chất/hợp chất gây độc lên sinh vật.

Đối với nước thải đầu ra, trong 10 ngày đầu cho phơi nhiễm ở 3 nồng độ khác nhau, D. magna thích ứng hoặc chịu đựng được với môi trường nước thải (100% cá thể sống). Tỉ lệ sống sót của D. magna giảm nhẹ sau 10 ngày phơi nhiễm, tuy nhiên tỉ lệ giảm không đáng kể (< 9%), cho thấy chất lượng nước thải đầu ra ảnh hưởng không đáng kể lên khả năng sống của D. magna, cơ thể sinh vật có khả năng đáp ứng đối với thành phần nước thải đầu ra (hình 2). So với nước thải đầu vào, nước thải đầu ra đã được xử lý khá tốt độc chất ảnh hưởng sức sống của sinh vật.

Trong phơi nhiễm với nước thải đầu vào, nồng độ nước thải càng cao, thời gian thành thục càng lâu. Ở nồng độ nước thải 10%, 89% sinh vật thành thục sau 5 ngày và 11% sinh vật không thành thục mặc dù chúng vẫn còn sống đến gần cuối thí nghiệm. Tỷ lệ sinh vật thành thục trong phơi nhiễm ở nồng độ 50% và 100% nước thải đầu vào lần lượt là 50% và 55% (bảng 2). Tuy nhiên, số lượng con chết trong phơi nhiễm ở hai nồng độ 50 và 100% rất cao (hình 2). Điều này cho thấy nước thải đầu vào kìm hãm sự phát triển.

Trong phơi nhiễm với nước thải đầu ra, thời gian thành thục của D. magna (4 – 5 ngày) sớm hơn so với thời gian thành thục của mẫu đối chứng (khoảng 5,5 ngày, hình 3). Tuy nhiên tỉ lệ thành thục của D. magna trong phơi nhiễm thấp hơn từ 7 – 34% so với mẫu đối chứng (bảng 2). Thời gian thành thục sớm hơn nhưng tỉ lệ thành thục thấp hơn cho thấy ảnh hưởng của nước thải sau xử lý lên sự thành thục của sinh vật. Có thể đây là một hình thức đáp ứng của sinh vật trong điều kiện môi trường bất lợi.

Hình 2: Tỉ lệ sống sot của Daphnia magna đối với các nồng đô khác nhau của nước thải đầu ra (R, hình trên) và đầu vào (V, hình dưới) tại trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa.

Bảng 2: Tỉ lệ thành thục của Daphnia magna(tính trên số sinh vật sống sót)

Đối chứng 10% nước thải 50% nước thải 100% nước thải

Đầu vào 100 % 89 % 50 % 55 %

Đầu ra 100 % 71 % 93 % 66 %

Về kết quả thí nghiệm trên sự sinh sản của sinh vật, trong 30 ngày thí nghiệm của lô đối chứng, D. magna sinh sản từ 7 đến 8 lứa. Sự sinh sản của D. magna trong một lứa đẻ dao động từ 9 - 13 con, trung bình là 11 ± 5 con/lứa. Tổng số lượng con sinh ra là 1226 cá thể. Trong phơi nhiễm với nước thải đầu vào, D.magna sinh sản từ 5-11 lứa, trung bình 14 ± 7con/lứa ở nồng độ nước thải 10%, từ 4 -11 lứa, trung bình là 23 ± 13 con/lứa ở nồng độ nước thải 50%, từ 2-8 lứa, trung bình 20 ± 12 con/lứa ở nồng độ

nước thải 100%. Tổng số lượng con được sinh ra cũng có sự thay đổi với các nồng độ nước thải khác nhau. Nồng độ nước thải 10% và 50% làm gia tăng sự sinh sản của D. magna, trong khi khả năng sinh sản của sinh vật tại nồng độ 100% có sự giảm so với đối chứng (hình 4).

Trong phơi nhiễm với nước thải đầu ra, D. magna sinh sản từ 3-8 lứa đối với nồng độ nước thải 10%, trung bình 12 ±7 con/lứa, từ 7-9 lứa đối với nồng độ nước thải 50%, trung bình 19 ± 8 con/lứa, và

50

Page 53: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Suối nguồn tri thức

Hình 3: Sự thành thục của Daphnia magna trong các lô thí nghiệm

từ 5-9 lứa đối với nồng độ nước thải 100%, trung bình 23 ± 13 con/lứa. Tổng số lượng con sinh ra của D. magna mẹ phơi nhiễm có sự thay đổi đối với nồng độ pha loãng khác nhau. Nồng độ nước thải pha loãng 10% làm giảm mạnh khả năng sinh sản của D. magna, trong khi nồng độ pha loãng 50% và 100% làm gia tăng sự sinh sản của D. magna (hình 4). Kết quả thí nghiệm cho thấy có sự gia tăng số lứa đẻ ở các nồng độ nước thải so với lô đối chứng và số con trong một lứa. Sự gia tăng số lứa đẻ cao ở các nồng độ thấp của nước thải (nồng độ 10% và 50%) so với nước thải đầu vào và đầu ra. Điều này cho thấy sinh vật đáp ứng với môi trường nằm trong một giới hạn nhất định và theo hai hướng: tăng cường và hạn chế sự sinh sản của sinh vật, tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm.

Bên cạnh một số đặc điểm sinh học theo dõi phía trên (sức sống, thành thục, sinh sản), sự dị dạng của con non từ sinh vật mẹ phơi nhiễm cũng tình cờ quan sát thấy trong quá trình nghiên cứu. Phơi nhiễm với nước thải đầu vào và đầu ra tại các nồng độ khác nhau còn gây ra hiện tượng trứng/phôi bị phân hủy trong buồng trứng của D. magna mẹ. Đặc biệt, sự phơi nhiễm còn xuất hiện hiện tượng dị dạng (malformation) của thế hệ con sinh ra, bao gồm sự phát triển không hoàn chỉnh của râu lớn (dùng để bơi) và đuôi bị cong (hình 5b,c). Hiện tượng dị dạng xuất hiện tại cả nước thải đầu vào và nước thải đầu ra, tuy nhiên xuất hiện nhiều tại nước thải đầu ra, đặc biệt là ở nồng độ 100% và 50%. Trứng/phôi bị phân hủy nhiều hơn tại nước thải đầu vào, đặc biệt là ở nồng độ 50%. Như vậy, nước thải đầu vào có ảnh hưởng mạnh hơn lên sự phát triển của phôi sinh vật.

Kết luậnNghiên cứu độc học mãn tính D. magna trên nước thải đầu vào và đầu ra của trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa cho thấy tính chất lý hóa môi trường nước mặc dù đạt QCVN 14: 2008/BTNMT, nhưng vẫn ảnh hưởng mạnh lên sự sinh sản, phát triển của sinh vật sống.

Ảnh hưởng mãn tính của nước thải lên D. magna cũng cho thấy khả năng đáp ứng của sinh vật đối với mức độ ô

Hình 4: Số lượng con non Daphnia magna được sinh ra trong thí nghiệm phơi nhiêm với nươc thải từ trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa.

Hình 5: Hiện tượng dị dạng của D. magna khi phơi nhiêm với nước thải. (a) D. magna từ lô đối chứng, bình thương, (b) D. magna từ lô phơi nhiêm, dị tật, (c) Gai dị tật.

nhiễm khác nhau, chất lượng nước thải đầu vào gây ảnh hưởng mạnh lên sự tồn tại của sinh vật so với nước thải đầu ra. Nếu tiếp tục phơi nhiễm với nước thải sinh hoạt (đặc biệt nước thải chưa qua xử lý), quần thể, quần xã sinh vật, và hệ sinh thái sẽ bị suy giảm theo thời gian.

Ảnh hưởng sinh học của nước thải đối

với sinh vật trong quá trình phơi nhiễm là công cụ cảnh báo cho sức khỏe người dân tiếp xúc trực tiếp với kênh rạch xả thải sinh hoạt của Thành phố.

Các phân tích hóa học, và nghiên cứu chi tiết các nhóm chất /yếu tố trong nước thải ảnh hưởng xấu lên D. magna nên được thực hiện. �

51

Page 54: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Suối nguồn tri thức

Nông nghiệp “vô vi vô tác”Cách đây 40 năm, quyển sách “The One-Straw Revolution” (tạm dịch “Cuôc cách mạng rơm”) của nhà nông học Nhật Bản Masanobu Fukuoka (1913-2008) đã trình bày một triết lý nông nghiệp có vẻ ngược dòng với hiện đại nhưng vô cùng hấp dẫn. Đó là khái niệm “canh tác tự nhiên” - Natural farming - hay “phương pháp Fukuoka”, phản ánh niềm tin sâu sắc về sự nguyên vẹn và cân bằng của thế giới tự nhiên.

Người Nhật gọi canh tác tự nhiên (CTTN) là nền nông nghiệp “vô vi vô tác”, còn phương Tây dùng từ “do-nothing farming” – tức canh tác… không làm gì cả. CTTN không cần cày xới, không bón phân, không tưới nước, không nhổ cỏ, không thuốc trừ sâu rầy. Quan trọng nhất, không lãng phí công sức. Chỉ một điều người nông dân phải làm đó là: gieo hạt giống.

Người ta thường nhầm lẫn CTTN với trào lưu nông nghiệp hữu cơ rất phổ biến hiện nay. Tuy nông nghiệp hữu cơ cũng không sử dụng hóa chất, nhưng khác với

CTTN, người nông dân vẫn canh tác, nhổ cỏ và tưới nước như bình thường.

Những nông trường “thiền” Quá cầu toàn! Đó là nhận xét của Masanobu Fukuoka về sai lầm của nông nghiệp hiện đại. Chúng ta nhổ hết cỏ, diệt sạch sâu rầy, cày xới đất và lạm dụng hóa chất thay vì chấp nhận và nương theo những điều tự nhiên mong muốn. CTTN không dùng bất cứ kỹ thuật đặc biệt nào và loại bỏ mọi lãng phí trong nông nghiệp. Cây cỏ không cần chăm bẵm cầu kỳ. Chúng chỉ cần chút xíu hỗ trợ vào những thời điểm còn non nớt và sẽ tự phát triển hoàn hảo khi đã cứng cáp hơn.

Nếu có ai nghi ngờ phương pháp Fukuoka, xin mời đến thăm nông trường dạy CTTN AKAME tại quận Nara (Nhật Bản). Hoàn toàn miễn phí cho mọi người, AKAME đã trở thành nơi thực hành và phổ biến phương thức canh tác này vô cùng hiệu quả hơn 30 năm qua. Kawaguchi Yoshikazu, người sáng lập nông trường - một trong những học viên đầu tiên

Canh tác tự nhiên: Hạt giống thiện lành giữa sa mạc thế gian

Nông nghiệp tự nhiên không cần nước, không phân bon, không thuốc diệt cỏ, không thuốc trừ sâu. Điều duy nhất ngươi nông dân cần chỉ là: hạt giống.

NHẬT ANH

Manasobu Fukuoka

“The one Straw Revolution” là quyển sách không thể thiếu cho bất cứ ai muốn biết tương lai của thực phẩm và nông nghiệp.

(Michael Pollan – môt trong những cây bút chuyên về dinh dưỡng hàng đầu nước Mỹ)Kawaguchi và các học viên

tại nông trương AKAMECTTN mang lại sự hoan hỉ cả về tinh thần

lẫn thể chất

52

Page 55: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Suối nguồn tri thức

của Fukuoka - đã kế thừa, phát triển CTTN trên nền tảng y học cổ truyền và nhân rộng giá trị ứng dụng trong thực tế.

Người ta gọi những nông trường canh tác theo phương thức tự nhiên này là những nông trường “thiền”. Nơi đó hoa màu, cỏ cây hồn nhiên phát triển giữa mênh mông trời đất, con người chỉ can thiệp khi thật sự cần thiết. Không chỉ nông dân mới muốn tìm hiểu về CTTN. Nhiều học viên tại AKAME đến từ thành phố lớn, xuất thân từ vô số ngành nghề khác nhau. Hòa mình vào thiên nhiên mang đến cho họ sự hoan hỉ cả về tinh thần lẫn thể chất.

Một cô gái từng là giáo viên đã chuyển đến sống và làm việc tại nông trường gần 8 năm chia sẻ: “Được sống và làm việc trong bầu không khí trong lành này, mỗi ngày tôi đều tràn trề hứng khởi và trái tim tôi nhảy múa vì vui mừng”.

Phó thác mọi sự cho thiên nhiên“Pho thác mọi sự cho thiên nhiên” là triết lý cốt lõi của CTTN mà mọi học viên tại AKAME đều thuộc nằm lòng. Nghe có vẻ giản đơn nhưng đó là thành quả đúc kết từ nhiều năm quan sát, nghiên cứu của Fukuoka. Nông dân chỉ làm những gì thật cần thiết theo quy luật tự nhiên. Fukuoka khẳng định: “Sao phải băn khoăn, chính tự do sẽ làm thiên nhiên nảy nở”.

Đất sau thu hoạch, theo phương pháp thông thương (trái)và theo phương pháp NNTN (phải)

Bọc hạt giống trong đất sét Hạt giống nảy mầm

Nguyên tắc thứ nhất của CT TN: không xới đất, đất càng màu mỡ: những cánh đồng ở nông trường AKAME luôn xanh mướt chính nhờ… 30 năm không cày xới. Mỗi mùa gặt đi qua, mảnh đất càng dầy thêm dinh dưỡng và độ ẩm vì được bồi đắp hàng lớp lớp xác thực vật và động vật vi sinh. Đó là lý do trồng trọt theo CTTN hầu như không cần bón phân hay tưới nước, trừ trường hợp nắng nóng kéo dài. Kawaguchi khẳng định, chính việc canh tác đất thường xuyên mới phá hủy chu trình hoàn hảo này, làm môi trường đất mất cân bằng và thúc đẩy cỏ dại phát triển. Vì vậy nguyên tắc đầu tiên của CTTN là: không cày xới đất.

Nguyên tắc thứ hai của CT TN: không dùng thuốc diệt côn trùng. Không có côn trùng “co hại”. Người ta thường chia côn trùng thành hai loại, có ích và hại cho cây trồng. Nhưng theo triết lý CTTN, không tồn tại loài côn trùng nào có hại. Mỗi mảnh vườn tại nông trường AKAME là một hệ

sinh thái phong phú đủ mọi loài sinh vật cùng nhau phát triển. Chính chúng tạo thêm chất dinh dưỡng cho đất đai và cây trồng.

Thay vì phun thuốc trừ sâu, hiệu quả ngắn hạn nhưng nguy hiểm lâu dài. Fukuoka bọc những hạt giống mới gieo trong đất sét ẩm để bảo vệ chúng khỏi côn trùng và chim. Khi lớn lên, những cây quá yếu ớt sẽ bị côn trùng tiêu diệt, chỉ cá thể nào mạnh mẽ mới tồn tại và sinh sôi. Kết quả thu được là 100% nông sản chất lượng cao chọn lọc theo cách hoàn toàn tự nhiên.

Nguyên tắc thứ ba của CT TN: không diệt cỏ. Cỏ dại vốn là khắc tinh của nhà nông. Nhưng Fukuoka quan sát thấy khi ngừng cày xới thì cỏ cũng bớt sinh sôi. Cày xới khuấy động tầng đất sâu vốn có nhiều hạt cỏ dại và làm chúng nảy mầm. Do đó nhổ cỏ hay xới đất tuyệt nhiên không phải giải pháp tốt mà chỉ khiến đất khô cứng, cằn cỗi hơn. Thuốc diệt cỏ càng không! Hóa chất phá vỡ sự cân bằng và làm nhiễm độc đất, nước.

Thay vì diệt cỏ, Fukuoka trái lại: sử dụng cỏ. Ông phủ rơm lên cánh đồng để hạn chế cỏ mọc ở những vùng có lúa. Lúa và cỏ sẽ nương tựa, sinh sôi một cách hài hòa cạnh nhau. Cỏ ngăn chặn xói mòn đất, giữ độ ẩm và các vi sinh vật. Ai nói cỏ có hại cho cây?

Ông còn khám phá một loài cỏ tuyệt diệu có thể cải thiện đất trồng và ngăn ngừa các loài cây dại. Đó chính là cỏ ba lá (landine clover). Cỏ ba lá sinh trưởng rất khỏe, chỉ

53

Page 56: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Suối nguồn tri thức

cần gieo hạt 6 - 8 năm một lần.

Cây cỏ là nguồn dinh dưỡng tự nhiên. Trong môi trường tự nhiên, sự phát triển và phân hủy một cách trật tự của thực vật và động vật giúp nuôi dưỡng đất mà không cần đến con người. Dùng phân hóa học tuy giúp cây trồng tăng trưởng mạnh, thực chất không thêm được dinh dưỡng gì cho đất.

Nguyên tắc cuối cùng: không dùng phân hóa học, thay vào đó hãy dùng cỏ, rơm rạ và các loài cây dại như một nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho đất. Đó chính là ý nghĩa của sự sống có tương quan.

Cần sự nhẫn nạiLẽ tất yếu, không thể một sớm một chiều mà hái quả ngọt với CTTN. Thời gian đầu áp dụng CTTN năng suất cây trồng giảm nhẹ. Nhưng sau khoảng vài năm không cày xới, những mảnh đất áp dụng CTTN như nông trường AKAME nay đã màu mỡ đến mức người nông dân chỉ cần gieo hạt mà không phải chăm bón gì thêm.

Phương pháp CTTN cho sản lượng bằng hoặc ít hơn khoảng 20% phương pháp thông thường nhưng sản phẩm thì tươi ngon hơn hẳn. Chất lượng nông sản CTTN đủ sức sánh ngang với các nông trường sử dụng kỹ thuật canh tác hiện đại nhất.

Tuy “vô vi vô tác” không cần nhiều

Phủ rơm lên mặt đất hạn chê cỏ mọc Cỏ ba lá

lao động, phương pháp này đòi hỏi người nông dân phải hiểu rõ và thành thục tương quan giữa động thực vật, con người với môi trường. Đó là rào cản lớn nhất với những ai chỉ quan tâm đến lợi nhuận tức thời mà thiếu lòng kiên nhẫn.

Gieo hạt giống thiện lành trên sa mạc thế gianKhông máy móc, không phân bón, ít tốn nước, cải thiện đất, bảo vệ môi trường, lại cung cấp rau quả sạch, tươi, ngon; lẽ ra mô hình CTTN phải là điểm son giữa nền nông nghiệp thế kỷ 21 đang héo mòn vì hóa chất.

Tuy nhiên thời gian canh tác mỗi mùa vụ kéo dài, phải mất vài năm để năng suất cây trồng thật sự ổn định. Chưa kể khi nông sản CTTN được giá gấp đôi thì lợi nhuận cũng không thể sánh bằng món hời mà việc dùng hóa chất mang lại. Do đó, bất chấp những nỗ lực cải tiến phương pháp và nhân rộng mô hình nông trường AKAME trên 10

địa điểm, ngay chính những người nông dân Nhật Bản cũng chẳng mặn mà với CTTN.

Fukuoka từng cảm thán: “Con ngươi khôn ngoan nhơ trí tuệ, nhưng chính trí tuệ đôi lúc lại bop méo sự khôn ngoan của con ngươi”. Nhật Bản đang rướn mình mong chạm đến đỉnh cao khoa học, nên phương pháp canh tác như loại bỏ hoàn toàn khoa học của CTTN sẽ khó được chấp nhận tại đây. Thay vào đó, Fukuoka tin tưởng mô hình giản dị nhưng hiệu quả của mình sẽ được chào đón hơn tại nơi nào chưa hoàn toàn công nghiệp hóa.

Dẫn lời một vị đệ tử tại Trung tâm Thiền San Francisco từng nói với Fukuoka: “nào chúng ta cùng nhau gieo hạt giống thiện lành trên sa mạc thê gian”. CTTN tựa hạt giống tốt giữa sa mạc “công nghiệp hoa” lặng thầm chờ người gieo vào miền đất hứa. Nơi có thể hiện thực hóa ước mơ đó liệu có phải là những quốc gia đang phát triển, như Việt Nam? �

Nông sản CTTN không chỉ sạch mà còn rất tươi, ngon Fukuoka – ngươi gieo hạt giống thiện lành.

54

Page 57: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Doanh trường KH&CN

55

Nhà thông minh với chi phí thấpNhu cầu về tiện nghi trong cuộc sống ngày càng cao, trong các gia đình ngày càng xuất hiện nhiều loại thiết bị phục vụ sinh hoạt, làm việc, giải trí của con người. Tuy nhiên, việc điều khiển và kiểm soát các thiết bị này trở nên phức tạp, tốn nhiều thao tác và thời gian, gây lãng phí điện năng. Ở nước ngoài, đã có nhiều sản phẩm điều khiển tự động các thiết bị trong nhà, nhưng có chi phí không hề rẻ, việc thi công lắp đặt và sử dụng cũng khá phức tạp, chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam, hầu hết chỉ các công trình cao cấp mới có khả năng ứng dụng. Trước thực tế này, Công ty CP Công nghệ ACIS đã nghiên cứu sản phẩm tập trung vào tính năng linh hoạt, dễ thi công lắp đặt, dễ sử dụng, phù hợp với mọi đối tượng, mọi quy mô công trình. Hướng đi của ACIS đã được SHTP-IC tiếp sức hoàn thiện và đưa ra thị trường.

ACIS được thành lập năm 2012 là kết quả của dự án về trung tâm trí tuệ nhân tạo. Ông Đỗ Nguyên Thanh Đồng (Giám đốc ACIS) cho biết, với lợi thế làm chủ về công nghệ và sản xuất độc lập, ACIS là đơn vị tiên

phong trong việc nghiên cứu và chế tạo các sản phẩm giải pháp điều khiển và kiểm soát thiết bị điện thông minh với chi phí thấp và khả năng tương thích cao, ACIS hiện là doanh nghiệp duy nhất thuộc lĩnh vực điện – điện tử tự động được ươm tạo tại SHTP-IC.

Sản phẩm chủ lực ACIS cung cấp trên thị trường là hệ thống điều khiển điện thông minh, giúp khách hàng có thể trang bị cho ngôi nhà của mình những tính năng cần thiết của một ngôi nhà thông minh với chi phí khá thấp. Hai gói giải pháp ACIS đưa ra thị trường là tủ tích hợp trung tâm POWERCONTROL và thiết bị điều khiển không dây EASYCONTROL được thiết kế đơn giản, dễ thi công lắp đặt, có thể sử dụng cho cả công trình xây mới hoặc nhà có sẵn. So với các sản phẩm nhập ngoại, giá thành sản phẩm của ACIS chỉ bằng 1/5-1/10 (khoảng 10-100 triệu đồng cho một căn nhà riêng lẻ hoặc biệt thự; trong khi các sản phẩm nhập ngoại có giá từ 200 triệu trở lên).

POWERCONTROL là hệ thống điều khiển điện trung tâm cho phép điều khiển tất cả các thiết bị điện trong nhà từ xa, hoặc theo chương trình được lập sẵn. Hệ thống

LAM VÂN

Lớn lên từ vườn ươm doanh nghiệp Từ ý tưởng được ấp ủ suốt 10 năm về một “trung tâm trí tuệ nhân tạo” của nhóm sinh viên Đại học Bách Khoa TP. HCM, một công ty nghiên cứu thiết kế và phát triển các sản phẩm giải pháp thông minh và điểu khiển tự động đã ra đời từ Vườn ươm Doanh nghiệp công nghệ cao (SHTP-IC) thuộc Khu Công nghệ cao TP. HCM.

Ông Đỗ Nguyên Thanh Đồng (Giám đốc ACIS)giới thiệu về EASYCONTROL, sản phẩm đang được

bán chạy trên thị trường. Ảnh: LV. POWERCONTROL, hệ thống kiểm soát điện thông minh

cho ngôi nhà thông minh. Ảnh: LV.

Page 58: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Doanh trường KH&CN

giúp kiểm soát mức tiêu thụ năng lượng trong gia đình, đồng thời kiểm soát an toàn, bảo vệ hệ thống điện và phát điện dự phòng tự động cho các ngôi nhà.

EASYCONTROL gồm nhiều dòng sản phẩm rời, sử dụng linh hoạt và tiện lợi nên phù hợp trong gia đình Việt. Đó có thể là một dạng công tắc điện thông minh, được điều khiển từ xa qua điện thoại, máy tính; có khả năng kết nối đồng bộ với các hệ thống báo cháy, báo trộm, giúp việc sử dụng các hệ thống thiết bị trong nhà được an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.

Theo ông Đồng, nhà thông minh đang là một xu thế, nhưng chưa phổ biến tại Việt Nam. Với giải pháp ACIS cung cấp, mọi người có thể dễ dàng tiếp cận công nghệ mới, bước đầu sử dụng ngôi nhà thông minh. Vì vậy, tiềm năng thị trường lĩnh vực này còn rất lớn. Doanh doanh thu năm 2013 từ dòng sản phẩm EASYCONTROL khoảng 500 triệu đồng. Với sự hỗ trợ từ SHTP-IC, ACIS sẽ tiếp tục hoàn thiện, phát triển chuyên sâu để đa dạng hóa mẫu mã và tính năng sản phẩm, cung cấp ra thị trường gói giải pháp hạng trung phục vụ hệ thống nhà thông minh. Hiện ACIS đang được SHTP-IC hỗ trợ tạo điều kiện nghiên cứu thực hiện thí điểm dự án hệ thống chiếu sáng thông minh tại Khu Công nghệ cao TP. HCM.

Kỳ vọng từ vườn ươmNgoài ACIS, hiện tại SHTP-IC cũng đang ươm tạo 5 dự án, doanh nghiệp khác là Công ty TNHH Robot Việt Nam; dự án chế tạo hệ thống kho hàng tự động; dự án máy viễn áp chăm sóc sức khỏe từ xa; dự án hệ thống phòng học thông minh và dự án máy cân bằng động của Công ty TNHH Khoa học Công nghệ HoneyB. Các hỗ trợ từ SHTP-IC cho các doanh nghiệp, dự án này là thiết bị, văn phòng làm việc, phòng R&D, nhà xưởng xây sẵn; tổ chức giới thiệu sản phẩm, kết nối nhà đầu tư, tư vấn công nghệ, giới thiệu đối tác; hỗ trợ xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoàn thiện sản phẩm... Đặc biệt là hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký doanh nghiệp khoa học công nghệ để hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, tiếp cận nguồn vốn.

Năm 2013, SHTP-IC đã đăng ký thành công Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao của Bộ Khoa học và Công nghệ cho Công ty Robot với khoản kinh phí được hỗ trợ là 3,5 tỷ đồng, đồng thời tiếp xúc và làm việc với 5 dự án tiềm năng để đưa vào ươm tạo; ký kết với Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao công nghệ của Đại học Quốc gia thỏa thuận hợp tác về hỗ trợ ươm tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ giai đoạn 2013- 2017; đưa vào hoạt động Câu lạc bộ Khởi sự doanh nghiệp công nghệ; tổ chức thành công cuộc thi Sáng tạo ứng dụng di động - Mobile Innovation Challenge 2013 và Cuộc thi Lập trình di động phục vụ bảo vệ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em.

Những thành công bước đầu của các doanh nghiệp tại SHTP-IC cho thấy, từ ý tưởng đến sản phẩm thương mại ra thị trường là con đường rất dài và không dễ dàng. Ở lĩnh vực điện – điện tử như ACIS nói riêng và các lĩnh vực công nghệ cao nói chung, đòi hỏi đầu tư lớn và đồng bộ. Thực tế phần lớn các doanh nghiệp thiếu vốn, thiếu thiết bị máy móc phục vụ nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm, phải thuê mướn tốn kém. Các nguồn vốn vay vẫn khó tiếp cận, làm doanh nghiệp nản lòng. Ông Đỗ Nguyên Thanh Đồng chia sẻ, hiện tại, ACIS chủ yếu vẫn đang “tự xoay sở”, những nỗ lực từ vườn ươm là rất cần thiết, song mới chỉ là bước đầu tìm hướng vừa đi vừa “gỡ”, mong sao có sản phẩm bán được trên thị trường đã là thành công. Vì vậy, rất cần một nguồn vốn chủ động dạng quỹ đầu tư mạo hiểm giúp doanh nghiệp tự đứng được bằng ý tưởng nghiên cứu của chính mình. Nhà nước và doanh nghiệp có thể kết nối xây dựng câu lạc bộ doanh nghiệp mà ở đó quy tụ các chuyên gia giỏi của nhiều lĩnh vực như tài chính, kinh doanh, kỹ thuật công nghệ, thiết kế phát triển sản phẩm, các nhà đầu tư có tiềm lực… dựa vào các chính sách, xây dựng được nguồn tài chính và chủ động duy trì phát triển hoạt động ươm tạo.

Hoạt động hỗ trợ của SHTP-IC cho các doanh nghiệp ươm tạo còn hạn chế do những khó khăn về cơ sở vật chất, máy móc thử nghiệm, kinh phí cho việc ươm tạo, nhà xưởng…. Mặt khác, chủ trương, chính sách hỗ trợ cho vườn ươm, doanh nghiệp ươm tạo chưa được cụ thể hóa; thiếu hụt nhân sự cả về số lượng và kinh nghiệm quản lý vườn ươm; kinh phí cho cán bộ công chức, nhân viên nâng cao nghiệp vụ và học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước còn hạn chế. Với những định hướng hoạt động và đề xuất “tháo gỡ” trong thời gian sắp tới, hy vọng hoạt động vườn ươm sẽ vươn mình mạnh mẽ giúp các doanh nghiệp được ươm tạo có sự khởi đầu đúng hướng và tồn tại, phát triển bền vững. Đó cũng là con đường tất yếu để gắn kết giữa đào tạo - nghiên cứu và sản xuất kinh doanh. �

Hình ảnh tại cuộc thi Lập trình di động phục vụ bảo vệ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em. Ảnh: LV.

56

Page 59: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Doanh trường KH&CN

57

Không ít doanh nghiệp đã tìm được lối đi riêng để từ khoa học bước vào thực tiên. Ứng dụng thành công các sản phẩm nghiên cứu của chính mình để phát triển doanh nghiệp là thực tê sinh đông tại Công ty Phương Nam và Công ty Nguyên Nông.

Công ty TNHH sinh học Phương Nam:đúng hướng và quyết đoán

Với hơn 35 năm nghiên cứu khoa học, trong đó 15 năm nghiên cứu triển khai sản xuất và cung cấp các chế phẩm sinh học cho thị trường, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Sinh học nhiệt đới đã chứng minh sự lựa chọn đúng hướng và mạnh dạn đầu tư nghiên cứu sản xuất sản phẩm là yếu tố mang lại thành công trong việc đưa các kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn.

Chọn hướng đi đúng và mạnh dạn đầu tư Gặp TS. Võ Thị Hạnh (Giám đốc Công ty TNHH Sinh học Phương Nam) có thể nhận thấy rõ sự tự tin của nhà khoa học chọn được hướng đi đúng để triển khai các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. TS. Hạnh chia sẻ, đã may mắn tập hợp được sự đồng thuận của các nhà khoa học không chỉ có chuyên môn, tâm huyết mà còn mạnh dạn, quyết đoán cùng đầu tư để đưa những thành tựu nghiên cứu của mình vào phục vụ đời sống. Không chờ đợi kinh phí từ ngân sách, TS. Hạnh và cộng sự (xuất thân từ Phòng Vi sinh ứng dụng, Viện Sinh học nhiệt đới) đã chủ động và mạnh dạn đầu tư cho nghiên cứu sản xuất sản phẩm trong thời gian ngắn nhất với giá thành cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Phương Nam không chọn con đường cạnh tranh bán lẻ mà chọn trở thành nhà cung cấp sỉ các sản phẩm vi sinh cho các công ty chuyên về chế phẩm sinh học trong các ngành chế biến lương thực, thực phẩm chức năng, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, xử lý môi trường. Với lợi thế trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và ứng dụng công nghệ vi sinh, Phương Nam đã nghiên cứu triển khai sản xuất các chế phẩm sinh học theo hướng sinh thái bền vững và bảo vệ môi trường.

Tuy Công ty TNHH Sinh học Phương Nam mới thành lập được 5 năm nhưng trước đó, TS. Hạnh và cộng sự đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao ứng dụng vào thực tiễn. Tính đến nay, nhóm nghiên cứu đã có trong tay hàng chục đề tài/dự án nghiên cứu với hơn 20 chế phẩm sinh học được thương mại hóa từ các đề tài/dự án nghiên cứu này. Đặc biệt, các đề tài/dự án đã nhận được các giải thưởng và đó là động

Phát triển doanh nghiệp từ nghiên cứu khoa học BÍCH VÂN

Trong phòng thí nghiệm nghiên cứu các sản phẩm. Ảnh: BV.

lực mang đến thành công cho Phương Nam.

Có thể kể đến các đề tài nổi bật như “Nghiên cứu sản xuất rượu vang từ trái sơ ri” đạt giải ba Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc năm 2000; “Nghiên cứu sản xuất chê phẩm BIO I và BIO II gồm hỗn hợp vi sinh vật sống và enzym tiêu hoa dùng trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản” đạt giải nhì Hội thi Sáng tạo khoa học Việt Nam (VIFOTEC) năm 2003 và giải nhì Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật TP. HCM năm 2003; “Nghiên cứu sản xuất chê phẩm BIO-F dùng phòng trị nấm bệnh hại cây trồng và sản xuất phân bon vi sinh” đạt giải ba Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Bình Dương năm 2004; dự án “Giảm thiểu ô nhiêm mùi hôi và sử dụng phân chuồng sản xuất phân bon vi sinh chất lượng cao tại trang trại nuôi heo” đạt giải thưởng Ngày sáng tạo Việt Nam năm 2005 do Ngân hàng Thế giới tổ chức; “Sản xuất nước tương bằng phương pháp lên men ngắn ngày” đạt giải nhì Hội thi Sáng tạo kỹ thuật TP. HCM năm 2009; “Sử dụng trùn quê và phân trùn để sản xuất các chê phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp” đạt giải ba Hội thi Sáng tạo kỹ thuật TP. HCM năm 2009; “Tận dụng nước thải sau chưng cất cồn để sản xuất chê phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản” được trao giải Sáng chế vì môi trường tại Cuộc thi Sáng chế năm 2013.

Ngoài ra, TS. Võ Thị Hạnh và cộng sự còn được trao Giải thưởng WIPO (Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới) dành cho nhà sáng chế phụ nữ tài năng của Việt Nam năm 2004; Bằng khen Phụ nữ tài năng toàn quốc thời kỳ đổi mới (2007) do Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trao tặng.

Page 60: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Doanh trường KH&CN

Sản phẩm của nghiên cứu ứng dụngCó thể nói, sản phẩm của Phương Nam là sản phẩm nghiên cứu ứng dụng. Bởi các sản phẩm nghiên cứu luôn xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đưa vào nghiên cứu cơ bản tại phòng thí nghiệm, rồi sản xuất thử nghiệm sau đó chuyển giao áp dụng sản xuất đại trà. Chất lượng của sản phẩm luôn được kiểm nghiệm, thử nghiệm bởi những đơn vị uy tín và qua hiệu quả ứng dụng thực tế. Phương Nam có thể cung cấp số lượng lớn cho hàng trăm công ty mỗi tháng và đủ khả năng kết nối với các công ty nước ngoài. Mấu chốt của sự thành công này là các đề tài nghiên cứu của TS. Hạnh và cộng sự không chỉ có giá trị ứng dụng thực tiễn mà còn cho ra những chủng loại sản phẩm phong phú đa dạng đáp ứng nhu cầu thị trường.

Với đề tài “Nghiên cứu sản xuất chê phẩm BIO-F dùng phòng trị nấm bệnh hại cây trồng và sản xuất phân bon vi sinh” năm 2004, nhóm nghiên cứu đã xây dựng được quy trình sản xuất chế phẩm BIO-F dùng phòng trị nấm bệnh hại cây trồng; tận dụng nguồn rác thải hữu cơ, các phụ phế liệu nông nghiệp dồi dào, rẻ tiền trong nước để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Kết quả nghiên cứu này đang được Phương Nam khai thác sản xuất hàng loạt các chế phẩm sinh học dạng bột và dạng lỏng phục vụ ngành trồng trọt đang được bán chạy trên thị trường.

Hai đề tài khác cũng cho ra đời hàng loạt sản phẩm hữu ích là “Sử dụng trùn quê và phân trùn để sản xuất các chê phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp” thực hiện năm 2007- 2008 và “Tận dụng nước thải sau chưng cất cồn để sản xuất chê phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản” được Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM nghiệm thu năm 2013. Với hai đề tài này, Phương Nam đang khai thác sản xuất và cung cấp ra thị trường 14 chế phẩm sinh học dạng bột và dạng lỏng phục vụ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

TS. Hạnh cho biết, các sản phẩm từ hai đề tài này (chế phẩm sinh học BIO-T, BIO-BL, BIO-PT và chế phẩm BIO-HR) đang được các công ty, các trại - hộ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng trọt sử dụng có hiệu quả, nhờ vậy số lượng sản phẩm đặt hàng ngày càng tăng. Sắp tới nhóm nghiên cứu

TS. Võ Thị Hạnh đại diện nhom nghiên cứu nhận giải thưởng Sáng chê vì môi trương tại Cuôc thi Sáng chê năm

2013. Ảnh: BV

sẽ phát triển nhóm sản phẩm phân tưới vi sinh và phân bón vi sinh cho cây trồng từ nước hèm sản xuất rượu, bởi tiềm năng ứng dụng của lĩnh vực này còn rất lớn. Tuy có những khó khăn nhất định, song sản phẩm nghiên cứu nào của Phương Nam cũng được ứng dụng thành công, góp phần giải quyết các vấn đề thực tiễn với công nghệ đơn giản, giá thành rẻ, phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay.

Công ty TNHH TM Nguyên Nông:đưa kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp

Từ thành công của dự án sản xuất thử nghiệm “Phát triển sản xuất và ứng dụng các vật liệu canh tác rau theo hướng hữu cơ sinh học trong đô thị” năm 2006, Công ty TNHH TM Nguyên Nông (GINO) đã được Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM đầu tư triển khai mở rộng dự án và cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp KH&CN (Tháng 8/2013) với 12 sản phẩm hàng hóa hình thành từ kết quả nghiên cứu KH&CN.

Khoa học và công nghệ: nền tảng để phát triển nông nghiệpTS. Nguyễn Thị Đào (Giám đốc Công ty Nguyên Nông) cho biết, lĩnh vực hoạt động của GINO là dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp nên ngay từ ngày đầu, GINO đã xác định mục tiêu chiến lược lâu dài là phải luôn tìm tòi sáng tạo để ứng dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu sản phẩm và dịch vụ mới, hoàn thiện các giải pháp kỹ thuật và công nghệ là thế mạnh và nền tảng cho GINO phát triển.

Để trở thành doanh nghiệp KH&CN, GINO đã có quá trình nghiên cứu, hình thành và thương mại hóa thành công dòng sản phẩm đất trồng cây hệ Multi, đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp đô thị. Đây là kết quả của dự án sản xuất thử nghiệm “Phát triển sản xuất và ứng dụng các vật liệu canh tác rau theo hướng hữu cơ sinh học trong đô thị” được GINO thực hiện năm 2006 với sự hỗ trợ của Sở KH&CN TP.HCM. Trước khi trở thành doanh nghiệp KH&CN, GINO đã có chặng đường 20 năm phát triển ổn định và đạt các giải thưởng, danh hiệu Vì sự nghiệp nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bông lúa vàng, Vì sự nghiệp xanh Việt Nam, huy chương vàng dòng sản phẩm đất dinh dưỡng hệ Multi...

Để có được dòng sản phẩm đất dinh dưỡng hệ Multi, từ năm 1999, nhóm nghiên cứu của TS. Đào đã bắt đầu tìm hiểu, tiếp cận công nghệ ở nước ngoài. Đến 2003, GINO đã có những khảo sát, đánh giá và nghiên cứu sản xuất thử nghiệm hỗn hợp giá thể dinh dưỡng từ bụi xơ dừa, và từ đây mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tìm tòi ươm tạo và làm chủ công nghệ sản xuất đất dinh dưỡng trồng cây hệ Multi. Đất trồng cây hệ Multi là một hỗn hợp đặc biệt, với thành phần chính là mụn dừa, được nghiên cứu và xử lý

58

Page 61: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Doanh trường KH&CN

59

Ứng dụng kỹ thuật trồng rau trong nhà màng. Ảnh: BV

bằng công nghệ sinh học, phù hợp với khí hậu Việt Nam. Trong xu hướng hiện nay, đất trồng cây hệ multi còn đáp ứng nhu cầu trồng rau sạch, góp phần cải thiện không gian xanh đô thị.

Từ kết quả của dự án năm 2006, đến nay công ty đã triển khai mở rộng sản xuất kinh doanh dòng sản phẩm đất trồng cây hệ Multi với 12 chủng loại sản phẩm đang được thị trường trong nước rất ưa chuộng như đất trồng cây Multi cho rau ăn lá, đất trồng cây Multi cho rau ăn quả và hoa, đất trồng cây Multi cho cây ăn trái, cho cây kiểng, cỏ, hoa, rau mầm… Doanh số của 12 sản phẩm này tăng trưởng tốt và chiếm 30% tổng doanh thu hàng năm của doanh nghiệp; sản lượng cũng tăng từ 25 tấn/năm lên 1.000 tấn/năm. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là TP.HCM, Hà Nội, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Lâm Đồng...

Tìm tòi, phát triển các mô hình ứng dụngNhận thấy nhu cầu phát triển nông nghiệp đô thị, nhất là nhu cầu về “mảng xanh vươn nhà” ở khu vực nội thành còn rất lớn, GINO đã tập trung đầu tư nghiên cứu, hoàn thiện và phát triển các dịch vụ, vật tư kỹ thuật một cách đồng bộ đáp ứng nhu cầu trồng rau trong gia đình. Hiện GINO có hơn 700 chủng loại mặt hàng phục vụ nông nghiệp đô thị. Các mô hình trồng rau quả tiện lợi không chỉ đáp ứng nhu cầu về rau sạch của các gia đình đô thị, mà còn góp phần tạo các mảng xanh hữu ích trong cộng đồng dân cư, cải thiện môi trường sống, tạo cảnh quan xanh và đẹp cho nội thành.

Từ kết quả của dự án, GINO đã duy trì được chương trình nông nghiệp hữu cơ nhỏ với sự cộng tác của các khách hàng yêu thích trồng rau. Chương trình gồm các mô hình trồng rau đơn giản thuận tiện, đang rất phổ biến như trồng rau trên sân thượng; trồng rau balcon, sân vườn; trồng rau ăn lá bằng khay xốp, khay nhựa, khay gỗ; trồng rau mầm trên giá thể sạch ginut; mô hình giàn di động trên sân và giàn cố định áp tường; mô hình nhà lưới hoặc mái che bằng plastic; mô hình học đường cung cấp kiến thức kỹ thuật trồng rau cho các em học sinh.

TS. Nguyên Thị Đào tại môt vươn rau hoa trái ứng dụng kỹ thuật của Công ty GINO. Ảnh: BV.

Ngoài ra, GINO cũng hợp tác với Hội Làm vườn và Trang trại TP. HCM phát động phong trào xây dựng vườn rau dinh dưỡng gia đình; kết hợp với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ để chuyển giao kỹ thuật, nhân rộng mô hình trồng rau sạch tại nhà.

Không ngừng tìm tòi, sáng tạo, GINO đang chuẩn bị cho dự án mới “Mở rông sản xuất và cung ứng hỗn hợp giá thể trồng cây hệ Multi giai đoạn 2013 – 2017” với sản lượng bình quân dự kiến 1.600 tấn/năm. Đây là dòng sản phẩm phục vụ nông nghiệp kỹ thuật cao, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp bền vững. Để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, GINO đã nghiên cứu hoàn thiện và chuẩn bị đưa vào thị trường 5 sản phẩm mới thuộc hệ đất trồng cây Multi; tiếp tục hoàn thiện công nghệ 4 giá thể mới, các công nghệ trồng rau quả hữu cơ trong không gian hẹp, công nghệ thủy canh qui mô nhỏ cho rau mầm, rau ăn lá, rau ăn quả, cây ăn trái trong chậu.

TS. Đào chia sẻ, để thương mại hóa thành công các sản phẩm nghiên cứu, cần phải có nhận thức của một doanh nghiệp thực thụ. Đó là doanh nghiệp thì phải có khách hàng, làm cho khách hàng hiểu và tin tưởng sản phẩm của mình. Thế mạnh của GINO là tập hợp được nhóm các nhà khoa học có chuyên môn cao và tâm huyết cùng xây dựng uy tín doanh nghiệp, đảm bảo chất lượng sản phẩm; sẵn sàng liên kết hợp tác với các viện/trung tâm nghiên cứu để chuyển giao ứng dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất. Các quy trình kỹ thuật xử lý đất trồng cũng như các sản phẩm, dịch vụ của GINO luôn được đánh giá khách quan thông qua các nghiên cứu kiểm nghiệm, so sánh hàng năm.

Là một trong những đơn vị tiên phong cung ứng “đất sạch” cho nhu cầu đặc thù về phát triển nông nghiệp đô thị, GINO đã tìm được lối đi riêng từ nghiên cứu khoa học bước ra thực tiễn. Các sản phẩm dịch vụ của GINO góp phần phát triển sản xuất theo hướng hữu cơ sinh học, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch phục vụ nhu cầu thị trường và bảo vệ môi trường. �

Page 62: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Doanh trường KH&CN

60

In hóa đơn riêng cho chi nhánhCông ty kinh doanh đa ngành và co nhiều chi nhánh khác nhau. Hiện tại các chi nhánh đang hạch toán phụ thuôc, sử dụng hoa đơn của công ty.

• Xin hỏi: Công ty co được in thêm hoa đơn sử dụng riêng cho chi nhánh không?

* Trả lời: Căn cứ Thông tư số 153/2010/TT-BTC, trường hợp công ty có chi nhánh hạch toán phụ thuộc, nếu chi nhánh kê khai nộp thuế riêng thì được in riêng hóa đơn cho chi nhánh và chi nhánh có trách nhiệm thông báo phát hành hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Việc tạo hóa đơn phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 4 Thông tư này.

Dùng tên viết tắt trên hóa đơnCông ty co tên khá dài, do đo khi mua hàng ở nước ngoài, nhà cung cấp thương đề nghị được ghi trên hoa đơn bằng tên tiêng Anh (tên giao dịch) cho ngắn gọn.

• Các công ty trong nước khi mua bán hàng hoa, dịch vụ co được phép chỉ sử dụng tên viêt tắt đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh không?

* Căn cứ Khoản 2b Điều 14 Thông tư 153/2010/TT-BTC, tên người mua/bán thể hiện trên hóa đơn là tên công ty hoặc tên viết tắt theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế. Không được thể hiện trên hóa đơn tên công ty bằng tiếng nước ngoài không đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế.

Như vậy, nếu tên viết tắt của công ty có đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế thì công ty có thể sử dụng tên đó trên hóa đơn mua hàng.

Hóa đơn khi sáp nhập doanh nghiệpCông ty A và Công ty B nhận sáp nhập tại thơi điểm 31/12 của năm. Tại thơi điểm này, tài sản cố định của Công ty A đã khấu hao hêt nhưng vẫn sử dụng được.

• Trương hợp sáp nhập này Công ty A co phải xuất hoa đơn để chuyển tài sản sang Công ty B không?

* Tại khoản 2.16.b2, Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/09/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn chứng từ quy định:

- Tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong tổ chức, cá nhân; tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì tổ chức, cá nhân có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hóa đơn.

- Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một tổ chức, cá nhân thì tổ chức, cá nhân có tài sản điều chuyển phải lập hóa đơn GTGT theo quy định.

Như vậy, đây là trường hợp tài sản khi điều chuyển do sáp nhập, do đó tổ chức, cá nhân có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hóa đơn.

Có cần xuất hóa đơn khi nhận khoản hỗ trợ marketing?Công ty kinh doanh hàng điện tử và là đại lý phân phối máy in của môt thương hiệu khác. Vừa qua, công ty phối hợp với bên đại lý (máy in) thực hiện môt chương trình khuyên mãi cho khách hàng (đã đăng ký với Sở Công thương) bằng hình thức như sau: mua trọn bô máy tính do công ty lắp ráp được tặng kèm 1 phiêu giảm giá máy in trị giá 500 ngàn. Hình thức giảm giá này trừ trực tiêp trên hoa đơn mua máy in của khách hàng.

• Công ty là đại lý, khi nhận khoản hỗ trợ marketing này co cần xuất hoa đơn GTGT cho bên giao đại lý hay không?

* Khoản 3 Điều 1 Thông tư 65/2013/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 5 Chương I Thông tư 06/2012/TT-BTC quy định:

Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền. Trường hợp bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ thì cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.

Như vậy, trường hợp công ty (với tư cách là đại lý) khi nhận được khoản hỗ trợ marketing từ bên giao đại lý thì không cần xuất hóa đơn GTGT giao cho bên đại lý, mà chỉ cần lập phiếu thu tương ứng với số tiền nhận được. �

Cẩn trọng với hóa đơn ĐĂNG HƯNG (Tổng hợp)

Hóa đơn là chứng từ cần thiết trong các hoạt động giao dịch thương mại. Nắm rõ quy định để nhận biết, thành lập và sử dụng hóa đơn đúng cách là yêu cầu không thể thiếu với mọi doanh nghiệp.

Page 63: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Muôn màu cuộc sống

Vào cuối thế kỷ 15 (năm 1482), được Công tước Ludovico Sforza xứ Milan (Ý) thuê, Leonardo Da Vinci đã bỏ ra 17 năm xây dựng chi tiết kế hoạch đúc tượng ngựa đồng lớn chưa từng có, cao 24 feet (~7,3 m).

Đầu tiên ông dành thời gian nghiên cứu tất cả mọi thứ về ngựa, thực hiện vô số bản vẽ đủ các tư thế của ngựa. Ông muốn tạo nên tượng ngựa hoàn hảo có tư thế thật tự nhiên trước giờ chưa từng có. Ghi chép trong sổ tay của Da Vinci cho thấy trong thời gian đó ông đã nghĩ ra các kỹ thuật đúc đồng quy mô có tính cách mạng, như phương pháp kiểm soát nhiệt độ trong lò, pha thêm thiếc với đồng, và đẩy nhanh quá trình nung chảy. Không như kỹ thuật đúc truyền thống, ông muốn đúc ngựa “môt mảnh” . (Theo Leonardo’s Lost Horse, Beatric Walker).

Sau đó ông đã thu thập hành chục tấn kim loại thiếc và đồng dự định dùng để nung chảy đúc tượng ngựa chỉ với một lần đổ. Chưa từng có ai làm như vậy để đúc tượng lớn cỡ vậy. Tháng 11

Giấc mơ lớn của Da Vinci P. TRANG

Leonardo Da Vinci, thiên tài sáng tạo gần như không co giới hạn trong mọi lĩnh vực, cả khoa học lẫn nghệ thuật. Hàng trăm năm qua ngươi đơi không ngớt trầm trồ những bản thiêt kê chính xác và những bức họa tuyệt mỹ của ông. Tuy nhiên dấu ấn mà ông muốn để đơi co tầm voc lớn hơn hẳn, môt “kiệt tác chưa thành”.

năm 1493 ông hoàn tất khuôn đất sét cao đúng 24 feet, Công tước Sforza đã tổ chức buổi tiệc linh đình để giới thiệu khiến cả thành Milan trầm trồ. Tuy nhiên, việc đúc tượng phải hoãn lại vì khi đó Da Vinci đang bận một việc khác: hoàn tất bức họa Buổi Tiệc Ly (The Last Super). Không có gì đặc biệt, đó là việc ông thường làm (nhưng giờ thì Buổi Tiệc Ly là một trong hai kiệt tác của ông được nhiều người biết đến nhất, cùng với bức Mona Lisa). Năm 1499, khi mọi thứ đã sẵn sàng cho việc đúc tượng thì xảy ra chiến tranh, tất cả kim loại đã thu thập được bị trưng dụng để chế tạo vũ khí chống Pháp. Cuối cùng Da Vinci và Công tước bỏ chạy khỏi Milan, và quân Pháp đã phá hủy các khuôn mà Da Vinci bỏ lại. (Theo Leonardo's Horse, Fritz, Jean và Husdson Talbott)

Người ta nói Da Vinci dằn vặt về bức tượng chưa thành cho mãi đến lúc mất (năm 1519). Ông viết trong nhật ký của mình: "Hãy noi xem ta đã hoàn thành được những gì. Hãy noi xem. Hãy noi xem .. . . . . . Ta đã phí hoài thơi gian" .

Tượng ngựa khổng lồ có tên là I Cavallo của Da Vinci mãi chưa thành. Ngay từ thời của Da Vinci đã có nhiều ý kiến nghi ngờ việc đổ một lần để đúc bức tượng quá lớn. Các thế kỷ sau nhiều người cũng cho rằng không bao giờ có thể đúc tượng đồng một mảnh lớn như vậy. Điều này có cơ sở: lượng đồng nung chảy quá lớn sẽ tạo ra các túi khí lớn và có thể nổ.

Gần 500 năm sau, năm 1977, Charles Dent, một phi công Mỹ về hưu, đọc được bài báo "Con ngựa không bao giơ thành” (The horse that never was) kể về giấc mộng chưa thành của Da Vinci trên tạp chí National Geographic và quyết định biến nó thành hiện thực. Năm 1982 Dent lập tổ Bản thảo nghiên cứu ngựa của Leonardo Da Vinci.

61

Page 64: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Muôn màu cuộc sống

chức phi lợi nhuận Leonardo da Vinci’s Horse Inc. để thực hiện dự án. Ông đã tái dựng được khuôn đúng kích thước thật nhưng không kịp chứng kiến giấc mơ của mình và của Da Vinci thành hình, ông mất năm 1994 (đúng 17 năm, tính từ năm 1977).

Dự án vẫn được tiếp tục. Năm 1999, tượng ngựa đồng chính xác đến từng chi tiết như phác thảo của Da Vinci, cao đúng 24 feet, được nữ điêu khắc gia người Mỹ Nina Akumu khánh thành tại Milan. Tổng cộng dự án tốn hơn 2,5 triệu USD, mất đúng 500 năm tính từ khi Da Vinci chuẩn bị đổ khuôn. Dent có thể toại nguyện nhưng Da Vinci có lẽ chưa. Tượng được Akumu đúc bảy mảnh ghép lại, nặng chỉ 12 tấn.

Tuy nhiên l Cavallo có thể có kết cục có hậu. Năm 2010, Viện Bảo tàng Lịch sử Khoa học (Institute and Museum of the History of Science - IMSS) cùng với XC Engineering (Ý) nghiên cứu các ghi chú trong 34 trang sổ tay của Da Vinci và dùng phần mềm mô phỏng FLOW-3D chứng minh có thể đúc l Cavallo đúng như thiết kế. Kết quả được công bố trên Discovery Channel và nhiều website khác.

Ngươi đơi đa phần biêt đên Leonardo Da Vinci qua bức họa Mona Lisa bé xíu, nhưng kiệt tác mà ông muốn để

đơi co tầm voc ngạo nghê hơn?

Tượng ngựa được Akumu đúc hiện đặt tại Milan

Tượng được Akumu đúc bảy mảnh ghép lại, nặng chỉ 12 tấn.

Mô phỏng FLOW-3D

”Thật đáng kinh ngạc, cả hai thiêt kê đổ đứng và đổ nằm của Da Vinci đều khả thi, và việc đổ hơn 70 tấn đồng chỉ mất 3-4 phút. Kêt quả này co vẻ kho tin nêu so với bản đúc nổi tiêng của Benvenuto Cellini, tượng Perseus nhỏ hơn phải mất nhiều giơ” .

Tuy không có số liệu kỹ thuật nào ngoài chiều cao 24 feet, nhưng có các bản vẽ mẫu khuôn, lò và hệ thống đúc, cũng như tư thế của ngựa. Da Vinci cũng mô tả chi tiết cách đúc hàng chục tấn đồng bằng một lần đổ mà không có cốt thép. Hỗn hợp đất sử dụng để làm khuôn và trình tự mở lò để đúc tượng ở tư thế lộn ngược cũng được mô tả trong các ghi chú.

Dựa trên các ghi chú của Da Vinci, IMSS đã xây dựng mô hình CAD (thiết kế nhờ máy tính) mô phỏng quá trình đúc. Mô hình 3D cho thấy đồng nóng chảy đổ đầy khuôn tượng trong vài phút và toàn bộ khối kim loại cân nặng chính xác như Da Vinci đã tính toán, theo Stefano Mascetti, chuyên gia thực hiện hầu hết các tính toán mô phỏng của XC Engineering.

Với kết quả này, IMSS quyết định sẽ đúc I Cavallo theo đúng từng bước như thiết kế của Da Vinci ngay tại Milan. Hãy chờ xem. �

62

Page 65: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Muôn màu cuộc sống

Kể từ sáng chế máy quay đĩa cách đây 135 năm, không có nghệ sĩ biểu diễn nào dấn thân hơn Glenn

Gould trong việc lưu giữ âm nhạc (có thể là trên băng, CD hoặc file nhạc MP3) để có thể trải nghiệm các cung bậc âm thanh một cách riêng tư. Gould, nghệ sĩ piano nổi tiếng "chuyên trị" các tác phẩm của Bach (Johann Sebastian Bach, nhà soạn nhạc lừng danh người Đức), rất không thoải mái với việc trình diễn, ông luôn có cảm giác khán giả chỉ chăm chăm phát hiện sai sót của người nghệ sĩ biểu diễn. Năm 1964, ở tuổi 32, ông rời hẳn sàn diễn. "Thơi của những buổi hòa nhạc đã hêt", ông tuyên bố. Không biểu diễn, ông chuyển hướng sang công nghệ ghi âm thuần khiết, nó cho phép ông toàn quyền kiểm soát âm nhạc mà người nghe sẽ thưởng thức. Ông có thể chăm chút cho French Suites hay Goldberg Variations (các tác phẩm của Bach) đạt đến mức hoàn hảo, truyền đạt được “cái thần” của Bach (tất nhiên có khác biệt là thời của Bach, 1685-1750, không có piano hiện đại).

Gould (mất năm 1982) đã đúng khi cho rằng công nghệ sẽ làm thay đổi việc thưởng thức âm nhạc, nhưng không chỉ như những gì ông đã dự báo. Ngoài việc cho phép người nhạc sĩ chuyển tải sáng tác của mình một cách hoàn hảo như Gould mong muốn, công nghệ còn cho phép mọi người đều có thể "làm nhạc" và phân phối tùy thích, như nhận xét của David Byrne (thủ lĩnh ban nhạc Talking Heads những năm 1970 và 1980) trong cuốn sách How Music Works. Đây là sự thay đổi có tính "phổ cập âm nhạc” và công nghệ đã làm cho âm nhạc được “xã hôi hoa” trên toàn cầu, mang mọi người lại với nhau, cùng nghe nhạc.

Bùng phátSau hành động của Gould, ngành sản xuất băng đĩa bùng nổ. Chỉ ba năm sau khi Gould giã từ sàn diễn, ban nhạc The Beatles cũng bỏ lưu diễn để ra album: Sgt. Pepper’s Lonely Hearts Club Band (thường được gọi tắt là Sgt. Pepper). Phát hành năm 1967, album này đại diện cho bước nhảy vọt về mặt công nghệ và được xem là một trong những kiệt tác âm nhạc thế giới. Ban nhạc The Beatles và nhà sản xuất George Martin đã tạo ra một loại máy ghi âm đa kênh bằng cách nối các thiết bị ghi âm 4 kênh với nhau (trộn 4 kênh thành một kênh ở một máy khác), thực hiện những thay đổi tốc độ ở kênh tiếng, thêm hiệu ứng analog cho các kênh nhạc, và nhân đôi hoặc nhân ba lớp âm thanh. The Beatles không hề trình diễn "sống" album này.

Ngay sau đó xuất hiện thiết bị phối âm kỹ thuật số đầu tiên. Thập niên 1970 và 1980 mở ra kỷ nguyên của phần cứng kỹ thuật số chuyên dụng, điển hình như Synclavier giá trên 200.000 USD, một trong những sản phẩm đầu tiên cho phép chỉnh lý, tổng hợp và biên tập âm thanh hoàn toàn bằng kỹ thuật số. Ban nhạc Talking Heads đã khai thác lợi thế của các thiết bị như vậy. Ban này ban đầu chỉ là nhóm chơi tài tử tại câu lạc bộ CBGB ở New York City. Nhưng với album thứ ba của mình, Fear of Music, họ đã đạt đến đẳng cấp chuyên nghiệp và thành công về mặt thương mại. Điều này có được một phần là nhờ nhà sản xuất Brian Eno, tay cựu keyboard của ban Roxy Music, đã sử dụng nhiều hiệu ứng âm thanh và kênh nhạc hơn so với trước đó. Tuy thủ lĩnh Byrne cho rằng Talking Heads vẫn là ban nhạc sống nhưng thời

Vang xa nhờ công nghệ

Tiến bộ trong kỹ thuật thu âm đã làm thay đổi cách làm nhạc, xóa đi tính ngắn ngủi của những buổi trình diễn nhạc sống và biến đổi thói quen thưởng thức.

P. UYÊN

63

Page 66: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

STinfo SỐ 1 & 2 - 2014

Muôn màu cuộc sống

đó phần nhiều người ta biết đến Talking Heads qua bản ghi âm này.

Thực tế, doanh thu bản ghi âm là nguồn thu chính cho các nghệ sĩ như Byrne. Lưu diễn phục vụ cho mục đích kinh doanh: tạo nên sự quan tâm đến bản ghi âm.

Thay đổi cuộc chơiMô hình trên tồn tại hơn 20 năm, doanh thu CD đạt đỉnh điểm vào năm 1999. Nhưng nó sớm sụp đổ do sự xuất hiện tập tin (file) kỹ thuật số cùng các phương thức chia sẻ. Năm 2011, doanh thu ngành công nghiệp âm nhạc ở Mỹ, bao gồm tải file nhạc trên mạng, đạt 7 tỷ USD, giảm hơn phân nửa so với 14,6 tỷ USD của năm 1999.

Tuy doanh thu bản ghi giảm, nhưng công nghệ một lần nữa giúp cho việc sản xuất nhạc ngày càng rẻ hơn, và trong tầm tay của ngày càng nhiều nhạc sĩ. Phần mềm bắt đầu thay thế công việc của Synclavier. Garage Band, một phần mềm ghi âm miễn phí đi kèm với các máy tính MacBook Pro, cho chất lượng âm thanh tốt không thua gì thiết bị tiên tiến thời đó như Kurzweil 1000 PX Professional Expander, một “hôp đen” mà các nhạc sĩ mua hồi cuối thập niên 80 để chơi âm mẫu từ một keyboard riêng. Các trang web như Samplebank cho phép các nghệ sĩ tải lên và trao đổi các âm mẫu và các đoạn riff. Chi phí phối âm và ghi âm rẻ hẳn, và “album giơ co thể được thực hiện ngay trên chiêc máy tính xách tay mà bạn sử dụng để kiểm tra e-mail", Byrne viết. Giờ ông làm việc chủ yếu trong studio tại nhà.

Tiến bộ trong công nghệ sản xuất nhạc đã giúp cho các nhạc sĩ "khởi nghiệp" dễ dàng hơn nhiều. Năm 2005 Jonathan Coulton bỏ nghề viết phần mềm để theo đuổi việc sáng tác và thu âm những bài hát dễ nghe (như Shop Vac, Code Monkey). Coulton được biết đến như một nhà tiếp thị internet khéo léo, khai thác công nghệ một cách hiệu quả, giúp anh sáng tác và làm kỷ xảo: "Công nghệ tân tiên đên nỗi đôi lúc bản demo đầu tiên tôi làm tốt như bản ghi âm chính thức, và tôi co thể bán luôn". Anh lấy một số ý tưởng từ Kaossilator, một thiết bị hòa âm điều khiển cảm ứng giá chỉ có 160 USD. Để chọn thang âm, chuyển hợp âm hoặc nhịp phách, bạn

chỉ cần lướt ngón tay và "Với chiêc điện thoại, giơ tôi co thể làm được nhiều thứ hơn The Beatles khi họ thực hiện Sgt. Pepper. Công nghệ thực sự đã thay đổi cuôc chơi, và tôi cho rằng đây chỉ mới là bước khởi đầu".

Giá trị Tiến bộ trong công nghệ sản xuất nhạc dẫn đến hệ quả tất yếu: ngày càng có nhiều bản nhạc được tạo ra và tiêu thụ, và các nhạc sĩ ngày càng khó trở nên nổi bật. Who Kill của Tune - Yards đã giành được lời ngợi khen, được đánh giá là một trong những album hay nhất năm 2011. Tuy nhiên, so với những album được ưa thích trước đây, như Sgt. Pepper và Fear of Music, số lượng bán được rất khiêm tốn: chỉ 47.000 bản trong năm 2011.

Byrne cho rằng các công nghệ thưởng thức âm nhạc (như bằng các máy iPod và tai nghe) không hề làm thay đổi bản chất của âm nhạc, "Đâu co ai phản đối MP3 và việc nghe nhạc riêng tư", ông viết trong cuốn sách của mình. Thật ra, công nghệ đã tạo nên sự đa sắc màu của âm nhạc và tạo nên động lực mạnh mẽ hơn cho các nhạc sĩ, Byrne - giờ đã trên 60, cho biết ông đang loại bỏ đĩa than và CD, và hàng tuần mạo hiểm rời căn hộ ở Manhattan đi ra ngoài để xem trình diễn nhạc sống: "Ở đo co những ngươi khác, và thương co cả bia".

Ông nhìn thấy khả năng công nghệ sẽ ngày càng mang chúng ta đến với nhau để cùng thưởng thức âm nhạc, khác hẳn ý tưởng của Gould, ông viết: "cả thê kỷ đổi mới công nghệ và số hoa âm nhạc đã vô tình tạo nên hiệu ứng chú trọng đên chức năng phổ biên. Dù vẫn chia sẻ cho bạn bè các bản 'copy' bài nhạc ưa thích, nhưng chúng ta sẽ ngày càng hướng đên các buổi trình diên ‘ngươi thật’ hơn, . . . Công nghệ hữu dụng và tiện lợi, nhưng cuối cùng no sẽ hạ mình xuống để nâng giá trị của những thứ mà no không bao giơ co thể sao chép", và “nhạc sống” vẫn sống bất kể công nghệ tiến bộ ra sao.

Về phần Gould, ngày nay chúng ta vẫn có thể xem ông gò lưng trên phím đàn. Bất tử trên YouTube, ông biểu diễn bản Italian Concerto của Bach thật đầy cảm hứng, hy vọng ông sẽ không cảm thấy sự cống hiến của mình cho công nghệ đặt nhầm chỗ. �

Nội dung phục vụ:

1. Cung cấp Bản tin 24 giờ: kiểm soát thông tin trên các phương tiện truyền thông liên quan đến sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp cung cấp vào 15 giờ 30 hàng ngày.2. Thường trực cung cấp thông tin theo yêu cầu: doanh nghiệp có thể đặt yêu cầu cung cấp thông tin qua điện thoại hoặc e.mail. 3. Cung cấp thông tin sở hữu công nghiệp theo yêu cầu, gồm: văn bản pháp quy về sở hữu công nghiệp, thông tin về kiểu dáng, nhãn hiệu hàng hóa, sáng chế.4. Cung cấp thông tin thị trường theo chuyên ngành: cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, các chính sách, chủ trương của nhà nước theo chuyên ngành doanh nghiệp yêu cầu. 5. Cung cấp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế theo chuyên ngành.6. Cung cấp văn bản pháp quy mới ban hành theo chuyên ngành.

7. Cung cấp thông tin thành tựu KH & CN Việt Nam và thế giới: cập nhật các thông tin mới nhất về thành tựu nghiên cứu khoa học, sáng chế, thiết bị và công nghệ mới của Việt Nam và thế giới.

8. Cấp tài khoản truy cập trực tuyến: cho phép tự truy cập trực tuyến vào nguồn tài liệu KH&CN trong và ngoài nước và đặc biệt là các CSDL nước ngoài như: Springerlink, Proquest, Wipsglobal, ...

9. Cung cấp thông tin tổng quan về xu hướng phát triển công nghệ:

– Được mời tham dự và nhận tài liệu tổng quan các kỳ báo cáo phân tích xu hướng công nghệ tại Trung tâm.

– Được đặt hàng cung cấp tài liệu tổng quan xu hướng phát triển công nghệ theo yêu cầu của quý cơ quan (Trung tâm Thông tin phối hợp chuyên gia thực hiện).

DỊCH VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN TRỌN GÓIISO 9001:2008

Gói thông tin doanh nghiệp

9Đáp ứng kịp thời thông tin theo chuyên ngành hoạt động của doanh nghiệp, phục vụ công tác quản lý điều hành, ra quyết định trong sản xuất kinh doanh và nghiên cứu phát triển.

9 Là phương tiện để doanh nghiệp tiếp cận các công nghệ mới, đẩy mạnh sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh.

9Hàng ngàn lượt doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam đón nhận và sử dụng liên tục dịch vụ “Cung cấp Thông tin Trọn gói”.

Đăng ký tham gia:Có thể lựa chọn đăng ký theo từng nội dung. Được ưu đãi khi chọn nhiều nội dung như sau:

¾ Đăng ký 5 đến 6 nội dung: giảm 10% ¾ Đăng ký đến 8 nội dung: giảm 15%

¾ Đăng ký trọn gói 9 nội dung: giảm 20%

TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TP. HCMPhòng Cung cấp Thông tin

Địa chỉ: 79 Trương Định (lầu 1), Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM

ĐT: 08. 3824 3826 (trực tiếp) - 08. 3829 7040 (số nội bộ: 102, 203)

Fax: 08. 3829 1957 / E-mail: [email protected]

Địa chỉ liên hệ:

64

Page 67: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

Nội dung phục vụ:

1. Cung cấp Bản tin 24 giờ: kiểm soát thông tin trên các phương tiện truyền thông liên quan đến sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp cung cấp vào 15 giờ 30 hàng ngày.2. Thường trực cung cấp thông tin theo yêu cầu: doanh nghiệp có thể đặt yêu cầu cung cấp thông tin qua điện thoại hoặc e.mail. 3. Cung cấp thông tin sở hữu công nghiệp theo yêu cầu, gồm: văn bản pháp quy về sở hữu công nghiệp, thông tin về kiểu dáng, nhãn hiệu hàng hóa, sáng chế.4. Cung cấp thông tin thị trường theo chuyên ngành: cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, các chính sách, chủ trương của nhà nước theo chuyên ngành doanh nghiệp yêu cầu. 5. Cung cấp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế theo chuyên ngành.6. Cung cấp văn bản pháp quy mới ban hành theo chuyên ngành.

7. Cung cấp thông tin thành tựu KH & CN Việt Nam và thế giới: cập nhật các thông tin mới nhất về thành tựu nghiên cứu khoa học, sáng chế, thiết bị và công nghệ mới của Việt Nam và thế giới.

8. Cấp tài khoản truy cập trực tuyến: cho phép tự truy cập trực tuyến vào nguồn tài liệu KH&CN trong và ngoài nước và đặc biệt là các CSDL nước ngoài như: Springerlink, Proquest, Wipsglobal, ...

9. Cung cấp thông tin tổng quan về xu hướng phát triển công nghệ:

– Được mời tham dự và nhận tài liệu tổng quan các kỳ báo cáo phân tích xu hướng công nghệ tại Trung tâm.

– Được đặt hàng cung cấp tài liệu tổng quan xu hướng phát triển công nghệ theo yêu cầu của quý cơ quan (Trung tâm Thông tin phối hợp chuyên gia thực hiện).

DỊCH VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN TRỌN GÓIISO 9001:2008

Gói thông tin doanh nghiệp

9Đáp ứng kịp thời thông tin theo chuyên ngành hoạt động của doanh nghiệp, phục vụ công tác quản lý điều hành, ra quyết định trong sản xuất kinh doanh và nghiên cứu phát triển.

9 Là phương tiện để doanh nghiệp tiếp cận các công nghệ mới, đẩy mạnh sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh.

9Hàng ngàn lượt doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam đón nhận và sử dụng liên tục dịch vụ “Cung cấp Thông tin Trọn gói”.

Đăng ký tham gia:Có thể lựa chọn đăng ký theo từng nội dung. Được ưu đãi khi chọn nhiều nội dung như sau:

¾ Đăng ký 5 đến 6 nội dung: giảm 10% ¾ Đăng ký đến 8 nội dung: giảm 15%

¾ Đăng ký trọn gói 9 nội dung: giảm 20%

TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TP. HCMPhòng Cung cấp Thông tin

Địa chỉ: 79 Trương Định (lầu 1), Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM

ĐT: 08. 3824 3826 (trực tiếp) - 08. 3829 7040 (số nội bộ: 102, 203)

Fax: 08. 3829 1957 / E-mail: [email protected]

Địa chỉ liên hệ:

Page 68: CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu

TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TP. HCM - 79 Trương Định, Quận 1, TP. HCM

Tel: 08.3825 8857, 08.3829 7040 (nội bộ: 403) / Fax: 08.3829 1957 / E-mail: [email protected]

Mạng Thông tin Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí MinhSTINET (Science and Technology Information Network)

Địa chỉ: http:// www.cesti.gov.vn

STINET: nguồn thông tin KH&CN phong phú, nơi giới thiệu công nghệ, thiết bị, sản phẩm và hoạt động chuyển giao công nghệ hiệu quả.

Cập nhật thường xuyên, tra cứu thuận lợi.

Mục tiêu của STINET:• Tạo lậpkênhthôngtinvề lĩnhvựckhoa học - công nghệ - môi trườngtrongnướcvàquốctế.

• Hệthốnghóacáccơsởdữliệutrongnướcvàquốctế;kếtnốimạngthưviệnphụcvụtracứuthôngtinKH&CN.

• Tạomôitrườngthươngmạihóacácsản phẩm nghiên cứu KH&CN, pháttriển thị trường công nghệ tại thànhphốvàkhuvực.

• Cung cấp các dịch vụ về thôngtinnhằm tạođiều kiện thuận lợi choviệcnghiêncứu,họctập, tìmhiểuvềKH&CN.

• Là nơi traođổi, họchỏi và chia sẻkinhnghiệmvàkiếnthứcvềKH&CN.

STINET có gì ?1. Thư viện KH&CN: nguồn tư liệu KH&CN trong và ngoài nước phong phú, kết nối với nhiều thư viện KH&CN nổi tiếng trên thế giới như Springer, Proquest….

2. Chợ công nghệ và thiết bị - TechMart Online:cầu nối, giới thiệu, chuyển giao giải pháp, thiết bị, công nghệ.

3. Tạp chí STINFO: giới thiệu, phân tích xu hướng và ứng dụng KH&CN; các hoạt động nghiên cứu và thành quả KH&CN; tư vấn, giải đáp các vấn đề về khoa học, công nghệ và môi trường...

4. Tin tức KH&CN: thông tin về những sự kiện, thành quả KH&CN mới nhất trong nước và trên thế giới.

5. Dịch vụ: thiết kế linh hoạt phù hợp cho nhiều đối tượng, gồm Dịch vụ cung cấp thông tin theo chuyên ngành, Dịch vụ cung cấp thông tin công nghệ và thiết bị, Dịch vụ cung cấp thông tin trọn gói, Dịch vụ tư vấn, chuyển giao công nghệ, …

Mạng Thông tin Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (STINET), do Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM thiết kế, xây dựng, quản lý và phát triển. STINET được Bộ VHTT cấp theo quyết định số 168/GP-BVHTT, ngày 28/05/1999.