cÔng nghiỆp hỖ trỢ ngÀnh xÂy dỰng dÂn dỤng Ở viỆt nam

114
1 MỤC LỤC THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM............................................................ 2 I. Bối cảnh phát triển CNHT ngành XDDD ở VN giai đoạn 2009 -2013. .2 II. hực trạng ngành XDDDvà một số DN CNHT ngành XDDD ở VN..........4 1. Thực trạng ngành XDDD ở Việt Nam..............................4 2. Thực trạng một số DN CNHT ngành XDDD giai đoạn 2009 -2013.....7 III. Thực trạng phát triển CNHT ngành XDDDVN......................23 1. Cấp độ phát triển CNHT ngành XDDD............................23 2. Tốc độ phát triển CNHT ngành XDDD............................26 3. Năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP)..........................29 4. Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong giá trị sản xuất công nghiệpVLXD............32 IV. Phân tích kết quả điều tra về nhân tố ảnh hưởng phát triển bền vững CNHT ngành XDDD..............................................38 1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo tính nhất quán bên trong- Hệ số Cronbach’s Alpha..........................................38 2. Phân tích nhân tố............................................39 3. Phân tích đánh giá các nhân tố tác động đến phát triển bền vững CNHT ngành XDDD............................................40 4. Phân tích tương quan giữa các nhân tố........................50 5. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phát triển bền vững CNHT ngành XDDD............................................51 V. Đánh giá chung về phát triển CNHT ngành XDDD..................53 1. Những kết quả đạt được.......................................53 2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân.............................55

Upload: thaoptneu

Post on 11-Apr-2017

104 views

Category:

Business


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

1

M C L CỤ ỤTHỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM............2

I. Bối cảnh phát triển CNHT ngành XDDD ở VN giai đoạn 2009 -2013.............................................2

II. hực trạng ngành XDDDvà một số DN CNHT ngành XDDD ở VN....................................................4

1. Thực trạng ngành XDDD ở Việt Nam.........................................................................................4

2. Thực trạng một số DN CNHT ngành XDDD giai đoạn 2009 -2013..............................................7

III. Thực trạng phát triển CNHT ngành XDDDVN..........................................................................23

1. Cấp độ phát triển CNHT ngành XDDD.....................................................................................23

2. Tốc độ phát triển CNHT ngành XDDD......................................................................................26

3. Năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP).......................................................................................29

4. Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong giá trị sản xuất công nghiệpVLXD..............................................................................................................32

IV. Phân tích kết quả điều tra về nhân tố ảnh hưởng phát triển bền vững CNHT ngành XDDD. .38

1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo tính nhất quán bên trong- Hệ số Cronbach’s Alpha....38

2. Phân tích nhân tố....................................................................................................................39

3. Phân tích đánh giá các nhân tố tác động đến phát triển bền vững CNHT ngành XDDD.40

4. Phân tích tương quan giữa các nhân tố..................................................................................50

5. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phát triển bền vững CNHT ngành XDDD..51

V. Đánh giá chung về phát triển CNHT ngành XDDD.......................................................................53

1. Những kết quả đạt được.........................................................................................................53

2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân......................................................................................55

Page 2: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

2THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ

NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAMI. Bối cảnh phát triển CNHT ngành XDDD ở VN giai đoạn 2009 -2013

- Tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng cao: Theo số liệu thống kê, trong 10 năm

qua, tốc độ đô thị hóa không cao, tỷ lệ đô thị hóa chỉ tăng không đầy 10%, đến nay

tỷ lệ đô thị cả nước khoảng 29%. (Năm 1999 tổng số đô thị cả nước là 633 đô thị.

Trong đó, thành phố trực thuộc Trung ương là 04 thành phố; thành phố thuộc tỉnh là

20, thị xã là 62 và thị trấn là 547. Đến nay, đã có trên 750 đô thị gồm: 02 đô thị loại

đặc biệt là Hà Nội và TP HCM; 10 đô thị loại I, 12 đô thị loại II, 44 đô thị loại III,

44 đô thị loại IV và trên 640 đô thị loại V). Tuy nhiên, trong 10 năm tới, tốc độ đô

thị hóa sẽ tăng nhanh (bình quân 1,5%/năm). Theo Định hướng Quy hoạch tổng thể

phát triển hệ thống đô thị VN đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được

Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/04/2009,

năm 2015, dự báo tỷ lệ đô thị cả nước là 38%, năm 2020 là 45%, năm 2025 là 50%.

(Năm 2015, dự báo tổng số đô thị cả nước khoảng trên 870 đô thị, trong đó đô thị

đặc biệt là 02 đô thị; loại I là 9 đô thị, loại II là 23 đô thị, loại III là 65 đô thị, loại

IV là 79 đô thị và loại V là 687 đô thị).

Tính đến thời điểm 01/4/2009, dân số đô thị cả nước đạt 29,63% tổng dân số,

khoảng 25,43 triệu người/85,85 triệu người, tăng 6% so với thời điểm năm 1999.

Theo dự báo, đến năm 2015 tổng dân số toàn quốc khoảng 93 triệu người, dân số đô

thị khoảng 35 triệu người, chiếm 38% tổng dân số; năm 2020 tổng dân số toàn

quốc khoảng 98 triệu người, dân số đô thị khoảng 44 triệu người chiếm 45% tổng

dân số; năm 2025 tổng dân số toàn quốc khoảng 103 triệu người, dân số đô thị

khoảng 52 triệu người chiếm 50% tổng dân số; năm 2050 tổng dân số toàn quốc sẽ

khoảng 124 triệu người, dân số đô thị là khoảng 93 triệu người chiếm 75% tổng dân

số. Chính những điều này sẽ làm cho ngành XDDD không ngừng phát triển.

Page 3: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

3

- Quy mô, năng lực của các DN tham gia phát triển nhà ở ngày càng tăng:

Để đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở, trong 10 năm vừa qua đội ngũ các DN tham

gia đầu tư kinh doanh nhà ở đã phát triển mạnh mẽ. Cả nước hiện có khoảng trên

1.700 DN có chức năng kinh doanh nhà ở và bất động sản. Đội ngũ các đơn vị tư

vấn thiết kế, DN thi công xây lắp của ngành XD không chỉ tăng nhanh về số lượng,

quy mô mà còn đủ năng lực để đảm nhận việc thực hiện các dự án, công trình nhà ở

cao tầng, hiện đại.

- Lợi thế của nguồn nhân lực VN: Một trong những lợi thế của lao động VN

là nguồn nhân lực dồi dào. Đó là qui mô dân số lớn, cơ cấu dân số trẻ cao nên số

người trong độ tuổi lao động lớn. Tỷ lệ tăng bình quân năm của nguồn nhân lực qua

nhiều năm đều lớn hơn tỷ lệ tăng dân số. Với ưu thế này, nếu được khai thác tốt sẽ

là yếu tố quan trọng trong phát triển nguồn lao động trong ngành XD.

- Khoa học công nghệ ngày càng phát triển: Tiến bộ khoa học – công nghệ

không những chỉ tạo ra những khả năng sản xuất mới, đẩy nhanh nhịp độ phát triển

một số ngành, làm tăng tỷ trọng của chúng trong cơ cấu CN, mà còn tạo ra những

nhu cầu mới. Chính sự phát triển ngày càng cao của khoa học – công nghệ đã tạo

điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành XD nói chung và XDDD nói riêng.

- Mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế: Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế

đã và đang trở thành những xu thế chủ yếu của quan hệ kinh tế hiện đại. Những phát

triển mạnh mẽ về khoa học và công nghệ đã góp phần đẩy nhanh quá trình quốc tế

hóa nền kinh tế thế giới. Việc mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện

thuận lợi trong sản xuất VLXD, trao đổi khoa học công nghệ phục vụ cho XDDD.

- Tình hình quốc tế có nhiều biến động phức tạp hơn so với dự báo trước đó.

Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ năm 2008 ở Mỹ đã

kéo theo nhiều cuộc khủng hoảng khác ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có khủng

hoảng nợ công và nguy cơ mất ổn định của khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Euro

zone); kinh tế Trung Quốc tăng chậm lại, bất ổn chính trị ở Trung Đông - Bắc Phi,

thảm hoạ kép động đất,sóng thần tháng 3 năm 2011 ở Nhật Bản... đã tác động

không nhỏ đến phát triển kinh tế của VN; ngành CN XD nói chung và ngành

XDDD nói riêng cũng nằm trong bối cảnh đó.

Page 4: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

4

- Chi phí đầu vào tăng nhanh: Ngay từ đầu năm 2011, các DN trong ngành

XDDD đã gặp nhiều khó khăn do nhiều chi phí đầu vào tăng cao, nhu cầu vốn tăng

nhưng nguồn vốn tín dụng giảm và lãi suất cao đã ảnh hưởng đến sản xuất và hiệu

quả đầu tư. Năm 2012, do sự hồi phục kinh tế thế giới chậm, nhu cầu tiêu dùng trên

thế giới và trong nước giảm, xu hướng bảo hộ mậu dịch gia tăng tại các thị trường

xuất khẩu chủ lực của ta (như Mỹ và EU) đã gây nhiều khó khăn cản trở hàng VN

vào các thị trường này; hoạt động sản xuất kinh doanh vì thế gặp khó khăn, hàng

tồn kho có thời điểm tăng cao. Bước sang năm 2013, sức mua trên thị trường vẫn

chưa hồi phục; giá một số hàng hoá nông sản xuất khẩu giảm, thị trường xuất khẩu

tiếp tục gặp khó khăn, lãi suất NH mặc dù có giảm, nhưng do tiêu thụ sản phẩm khó

khăn nên việc vay vốn để đầu tư của các DN còn hạn chế...tình hình trên đã ảnh

hưởng lớn đến việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch đặt ra đối với XD.

- Sức ép về phát triển bền vững: Ngành CN nói chung và ngành CN sản xuất

VLXD nói riêng đòi hỏi việc cung ứng nguồn tài nguyên rất lớn, đồng thời trong

quá trình sản xuất cũng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Đây

là một sức ép lớn đối với ngành trong việc cân đối hài hòa giữa hiệu quả kinh tế về

xã hội, đảm bảo phát triển bền vững.

II. hực trạng ngành XDDDvà một số DN CNHT ngành XDDD ở VN

1. Thực trạng ngành XDDD ở Việt Nam

- Giai đoạn trước năm 1990: Trong giai đoạn này Chính phủ có những chủ

trương và chính sách đổi mới, ngành XD đã có những chuyển biến quan trọng. Các

đơn vị kinh tế cơ sở đã nâng cao ý thức tự chủ, năng động, mở rộng sản xuất kinh

doanh theo hướng đa dạng hoá sản phẩm gắn với thị trường, tận dụng năng lực sẵn

có, từng bước thoát ra khỏi lối làm ăn theo cơ chế bao cấp trong sản xuất kinh

doanh và coi trọng hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường.

Trong lĩnh vực CN XD, dân dụng bước đầu thực hiện theo phương thức đấu

thầu, mặc dù đang còn sơ khai. Tuy vậy đã có tác dụng tích cực thúc đẩy các đơn vị

chú ý sắp xếp lại lực lượng lao động, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật, máy

Page 5: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

5

móc thi công để nâng cao chất lượng công trình và hiệu quả xây lắp. Trong giai

đoạn này, tổng giá trị tài sản cố định đã tăng thêm 2.760 tỉ đồng theo giá năm 1990.

Nhiều công trình quan trọng đã hoàn thành như tổ máy số 3; 4 của Nhà máy nhiệt

điện Phả Lại; 4 tổ máy của Thuỷ điện Trị An; 2 tổ máy Thuỷ điện Hoà Bình; 3 tổ

máy Thuỷ điện Trây Linh; Nhà máy kính Đáp Cầu, dây chuyền Xi măng Kiến

Lương, Nhà máy giấy Tân Mai, các công trình phục vụ khai thác dầu khí... đã góp

phần làm tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế quốc dân. Tốc độ tăng giá trị xây

lắp bình quân hàng năm trong giai đoạn này là 3,7 lần: Năm 1987 tăng 2,52 lần so

với năm 1986, năm 1988 tăng 8 lần so năm 1987, năm 1989 tăng 3,2 lần so năm

1988, năm 1990 tăng 1,14 lần so năm 1989 mặc dù số lao động giảm từ 518 ngàn

người năm 1986 xuống 443 ngàn người năm 1990.

Trong lĩnh vực CN sản xuất VLXD, các đơn vị quốc doanh trung ương và

địa phương đã tập trung đầu tư cơ sở sản xuất với dây chuyền công nghệ tiên tiến

tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao. sản lượng lớn, thể hiện vai trò chủ đạo

trong nền kinh tế quốc dân. Các sản phẩm thông thường, các cơ sở sản xuất nhỏ do

các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đảm nhận, đã phần nào đáp ứng được nhu

cầu đa dạng của thị trường, khắc phục được tình trạng khan hiếm VLXD. Một vấn

đề quan trọng là đã tạo được không khí cạnh tranh tích cực sản xuất giữa các thành

phần kinh tế, thúc đẩy việc sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm, chất lượng tốt hơn,

giá thành ngày càng hợp lí hơn. Nhờ chủ trương đúng đắn trên, tốc độ tăng trưởng

ngành VLXD gấp 2-3 lần so với 5 năm 1981 - 1985.

- Giai đoạn từ năm 1990 -2000: Trong lĩnh vực CNXD, dân dụng: Các đơn vị

xây lắp được tổ chức sắp xếp lại theo chủ trương của Nhà nước thông qua việc thực

hiện Nghị định 388 HĐBT, đã nhanh chóng ổn định tổ chức sản xuất, hình thành các

DN nhà nước mạnh, tập trung đầu tư nâng cao năng lực thi công, đã khẳng định được

vai trò chủ đạo trong cơ chế thị trường. Do có những chuyển biến tích cực về đầu tư

công nghệ, về tổ chức quản lí, lực lượng XD quốc doanh ở Trung ương và địa

phương tuy có giảm về số lượng, nhưng giá trị tổng sản lượng vẫn tăng trưởng với

nhịp độ cao. Tốc độ tăng về giá trị xây lắp năm 1991 tăng 1,6 lần so với năm 1990,

Page 6: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

6

năm 1992 tăng 2,0 lần so năm 1991, năm 1993 tăng 2,1 lần so năm 1992. năm 1994

tăng 1,8 lần so năm 1993 và năm 1995 tăng 1.28 lần so năm 1994. Bình quân tốc độ

tăng hàng năm về giá trị sản lượng xây lắp trong toàn ngành 76,4%. Các công trình

trọng điểm và quan trọng của Nhà nước như Thuỷ điện Hoà Bình, Vĩnh Sơn, Yaly,

Thác Mơ, đường dây 500 KV Bắc Nam, các nhà máy xi măng Hà Tiên, Hoàng

Thạch, Apatit Lào Cai,...đã được tập trung thi công đảm bảo tiến độ và chất lượng.

Trong lĩnh vực sản xuất VLXD: Tiếp tục triển khai công cuộc đổi mới,

ngành VLXD đã chuyển từ việc sản xuất và phát triển theo kế hoạch định hướng,

sang sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. Bộ XD

đã chủ trương tập trung nguồn lực để phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ những

mặt hàng quan trọng như xi măng, kính XD, sứ vệ sinh, gạch ốp lát và các mặt hàng

có tầm chi phối thị trường. Những sản phẩm thông thường, mang tính truyền thống

địa phương, kỹ thuật ít phức tạp thì khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu

tư nhằm sản xuất nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu XD. Nhờ chủ trương đúng đắn

trên, việc đầu tư về VLXD đã phát triển trong toàn ngành ở các địa phương, ở một

số ngành trung ương và các thành phần kinh tế. Các cơ sở xi măng lò đứng, các cơ

sở gạch xây nung bằng lò tuy-nen, một số cơ sở khai thác và chế biến đá ốp lát cao

cấp, một số nhà máy gạch ceramic, sứ vệ sinh được hình thành trong giai đoạn này

đã góp phần đáng kể trong việc cân đối cung cầu VLXD cho xã hội. Chất lượng,

mẫu mã sản phẩm mới đã được nâng lên ngang với tiêu chuẩn các nước trong khu

vực, được người tiêu dùng chấp nhận, đẩy lùi dần việc nhập khẩu. Kết quả 5 năm

1991-1995, sản lượng các loại VLXD đều tăng gần 2 lần so với 5 năm trước. Tốc

độ tăng trưởng bình quân về giá trị tổng sản lượng của ngành VLXD đạt 17,9%.

- Giai đoạn từ năm 2000 – đến nay (2013): Sau hơn 10 năm đổi mới, ngành

XD đã tạo được thế và lực để bước vào thời kì thực hiện CN hoá, hiện đại hoá theo

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đề ra. Đây là giai đoạn có nhiều chuyển biến

về chất trong sự phát triển của ngành. Nhiều cơ chế chính sách được các Bộ,

Ngànhtập trung XD trong giai đoạn này đã tạo nên khung pháp lí khá đồng bộ. Việc

triển khai mạnh mẽ công tác quy hoạch, chiến lược, định hướng phát triển đã góp

Page 7: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

7

phần nâng cao hiệu quả quản lí ngành XD ở cấp vĩ mô. Lực lượng sản xuất đã được

sắp xếp lại. Các tổng công ty, công ty mạnh đã được thành lập và củng cố, tiếp tục

đầu tư chiều sâu để đổi mới công nghệ, tăng năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh

của các sản phẩm thuộc ngành, chuẩn bị những tiền đề tiến tới hội nhập kinh tế khu

vực và quốc tế ở giai đoạn sau.

Trong lĩnh vực XD, việc đổi mới cơ chế quản lí đầu tư và XD theo hướng

phân định rõ quản lí nhà nước và quản lí sản xuất kinh doanh, giảm sự can thiệp

trực tiếp của cơ quan hành chính nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh

của DN, tăng tính chủ động sáng tạo của các thành phần kinh tế trong XD, cạnh

tranh để thúc đẩy phát triển và đổi mới công nghệ. Yếu tố này đã thúc đẩy việc hình

thành thị trường XD có quản lí của nhà nước, khơi dậy tiềm năng của ngành.

Các DN tư vấn đã trở thành lực lượng có vai trò không nhỏ trong sự phát

triển của ngành XD. Nó không chỉ là những đơn vị hoạt động nghề nghiệp mà còn

là đòn bẩy mang lại hiệu quả kinh tế kĩ thuật cao cho xã hội. Hiện nay trong toàn

quốc có khoảng 650 DN tư vấn, trong đó có khoảng 445 DN nhà nước, thu hút hàng

vạn kiến trúc sư, kĩ sư, chuyên gia các chuyên ngành, các nhà khoa học, cán bộ

quản lí của ngành. Đội ngũ lớn mạnh nhanh chóng, đã đảm nhận được nhiều việc

mà trước đây đòi hỏi phải thuê chuyên gia nước ngoài.

Lĩnh vực phát triển nhà, đã căn bản chấm dứt chế độ bao cấp về nhà ở, giải

quyết chế độ chính sách hỗ trợ về nhà ở cho người có công với cách mạng, các cán

bộ lão thành, quy định về giao dịch dân sự trong lĩnh vực nhà ở phù hợp với Luật

Dân sự, XD chính sách đầu tư phát triển nhà cho người có thu nhập thấp…

2. Thực trạng một số DN CNHT ngành XDDD giai đoạn 2009 -2013

a. Xi măng

Đến năm 2013 cả nước có 46 DN tham gia sản xuất và kinh doanh trong

ngành xi măng, với tổng công suất đến 68,5 triệu tấn/năm, trong đó gồm có: 68 dây

chuyền lò quay với công suất thiết kế 67,32 triệu tấn/năm và 13 dây chuyền xi măng

lò đứng với tổng công suất thiết kế 1,18 triệu tấn/năm. Trong khi đó nhu cầu tiêu

Page 8: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

8

thụ trong nước liên tục sụt giảm. Năm 2012 toàn ngành CN xi măng tiêu thụ 53,61

triệu tấn xi măng và clinker. Trong đó xi măng nội địa đạt 45,5 triệu tấn, giảm 8%

so với năm 2011, xuất khẩu đạt 8,1 triệu tấn clinker và xi măng (trong đó xi măng

đạt 1,6 triệu tấn). Như vậy cung đã vượt khá nhiều cầu.

Đơn vị tính: Triệu tấn/ Năm

80Sản xuất tiêu thụ

7060 55.9

62.569.8

75.3

50.250

40

30

20

10

0

42.550 57.89 53.61 59

2009 2010 2011 2012 2013

Biểu đồ 1: Sản xuất và tiêu thụ xi măng

Nguồn: Báo cáo tổng kết hiệp hội xi măng VN

Trong những năm qua ngành xi măng đóng góp một phần không nhỏ vào tốc

độ tăng trưởng kinh tế VN, trung bình từ 10% - 12% GDP. Vì thế Chính phủ xác

định xi măng là ngành phát triển chiến lược nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế.

Mức sản lượng xi măng sản xuất ra đủ đáp ứng nhu cầu trong nước và có dư

để xuất khẩu. Tuy nhiên, việc xuất khẩu các sản phẩm VLXD của VN ra thị trường

quốc tế còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong lĩnh vực xi măng. Đây là giai

đoạn khởi đầu gian nan cho việc xuất khẩu clinker cũng như xi măng, vì sản phẩm

VLXD có trọng lượng lớn, giá vận tải cao, trong khi đó thị trường xuất khẩu lại xa

nên chi phí vận tải lớn; công nghệ sản xuất còn lạc hậu, các khu vực sản xuất bị ô

nhiễm môi trường rất cao; các DN chưa gắn kết với nhau trong việc cung cấp thông

tin về thị trường và các đối tác nên việc hợp tác giữa các DN VN và các DN tại các

nước Trung Đông vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phản ánh đúng tiềm năng và mong

muốn của mỗi bên.

Page 9: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

9

Dự báo mức tiêu thụ xi măng trên 1 tỷ đồng vốn đầu tư toàn xã hội từ nay trở

đi đến năm 2020 sẽ có xu hướng giảm dần (do nguồn vốn trong nước và nước ngoài

tập trung cho việc đầu tư phát triển các lĩnh vực khoa học và công nghệ cao và dịch

vụ xã hội, tỷ lệ vốn cho XD cơ bản sẽ ít hơn so với giai đoạn trước).

Bảng 1: Dự báo nhu cầu xi măng đến năm 2020 theo vốn đầu tư toàn xã hội

Năm VĐT toàn xã hội ( Tỷ đồng)

Tiêu thụ XM/1 tỷ VĐT toàn xã hội (tấn)

Nhu cầu XM ( triệu tấn)

2015 1.271.616 47,50 60,40

2020 2.626.077 36,35 95,46

Nguồn: Bộ xây dựng

- Trình độ khoa học công nghệ của ngành sản xuất xi măng:

Số nhà máy xi măng trên toàn VN được chia thành 3 nhóm chính: Nhóm trực

thuộc Tổng công tyCN xi măng VN, các đơn vị liên doanh với nước ngoài và các

nhà máy xi măng được những tập đoàn và công ty tư nhân tự đầu tư XD. Tổng cộng

trên cả nước có gần 100 nhà máy sản xuất xi măng.

Trình độ công nghệ của ngành lạc hậu cũ kỹ thừa hưởng của Nga, Pháp,

Trung Quốc những năm 50 của thế kỷ trước vẫn còn được sử dụng. Hiện nay với

các dự án dây chuyền, nhà máy xi măng lớn sẽ thay thế công nghệ cũ, giúp năng lực

sản xuất được tăng lên gấp nhiều lần.

Cung vượt cầu là tình trạng mà ngành xi măng đang phải đối mặt. vì vậy

xuất khẩu xi măng được coi là giải pháp giúp ngành vượt qua giai đoạn khó khăn

này. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh

chính là tăng chất lượng sản phẩm. Chủ trương của Chính phủ, đến năm 2015 chấm

dứt hoạt động của tất cả hệ thống xi măng lò đứng và chuyển sang xi măng lò quay

và đến năm 2015 tất cả các nhà máy phải tự túc ít nhất 20% năng lượng điện từ việc

tận dụng nguồn nhiệt khí thải thừa.

b. Kính xây dựng

Năm 2009, VN có 8 nhà máy kính đang hoạt động với tổng công suất trên

107 triệu m2. Theo kế hoạch, đến 2010, khi nhà máy kính Chu Lai đi vào hoạt động

Page 10: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

10

sẽ đưa tổng công suất toàn ngành sẽ đạt trên 141 triệu m2. Hiện nay, năng lực sản

xuất kính xây dựng trong nước không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu nội địa, mà còn xuất

khẩu 15% sản lượng. Thế nhưng, đến thời điểm này, đã có 02 nhà máy phải đóng

cửa, các đơn vị còn lại cũng trong tình trạng khó khăn. Theo Hiệp hội kính và thủy

tinh VN (Vieglass) cho thấy, hiện tổng sản lượng kính XD quy chuẩn thành phẩm

đang tồn đọng lên tới trên 34 triệu m2, bằng sản lượng trung bình của 3 nhà máy.

Điển hình, Công ty Cổ phần kính Viglacera Đáp Cầu đang tồn kho hơn 2 triệu m2

kính, trị giá gần 50 tỉ đồng.

Đến năm 2010, lượng hàng tồn kho của các nhà máy sản xuất kính khoảng

hơn 30 triệu m2, tương đương 42% sản lượng sản xuất kính XD của năm 2009.

Nguyên nhân làm cho ngành kính trong nước khó khăn là do vấn đề ổn định chất

lượng, chủng loại sản phẩm cũng như chi phí sản xuất kính ở trong nước cao hơn

kính nhập khẩu. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu kính diễn ra tràn lan, không kiểm soát

được cũng làm cho các DN sản xuất kính trong nước chịu nhiều áp lực (năm 2010

cả nước đã nhập khẩu gần 2 triệu m2, trong khi tổng lượng nhập khẩu kính năm

2009 là 12 triệu m2).Trên thực tế đó, Bộ XD đã kiến nghị Thủ tướng từ năm 2010

đến năm 2012 ngừng cấp giấy phép các dự án đầu tư mới cũng như đầu tư nâng

công suất vào lĩnh vực này.

Đơn vị tính: Triệu m2

100 939080 76 7270605040302010

0

60 63

2009 2010 2011 2012 2013

Biểu đồ 2: Sản lượng kính thủy tinh được sản xuất qua các năm

Nguồn: Niên giám thống kê, Tổng cục thống kê Việt Nam

Page 11: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

11

Qua bảng số liệu cho thấy sản lượng kính XD được sản xuất nhiều nhất trong

năm 2010, đạt 93 triệu m2. Nhưng đến năm 2011 giảm 22,5% so với năm 2010 và

năm 2012 giảm 35,5% so với năm 2010. Có thể nói ngành sản xuất kính XD chịu

tác động trực tiếp của sự biết đổi nền kinh tế đặc biệt là ngành XD.

Bảng 2: Dự báo nhu cầu Kính XD đến năm 2020 theo vốn đầu tư toàn xã hội

Năm VĐT toàn xã hội ( Tỷ đồng)

Tiêu thụ Kính XD/1 tỷ VĐT toàn xã hội

(m2)

Nhu cầu Kính XD ( triệu m2)

2015 1.271.616 65,03 82,69

2020 2.626.077 44,50 116,86

Nguồn: Bộ Xây dựng

- Trình độ khoa học công nghệ của ngành sản xuất Kính xây dựng

Với sự phát triển của kinh tế trong nước, các khu đô thị, khu CN mới liên tục

được mở rộng XD. Vì thế, nhu cầu VLXD là rất lớn. Đặc biệt là những sản phẩm

chất lượng, công nghệ cao. Vật liệu kính hiện nay rất được ưa chuộng trong XD.

Tuy nhiên các mặt hàng trong nước hầu như chưa đáp ứng được yêu cầu và tiêu

chuẩn XDcủa các nhà thầu hiện nay.

Hiện nay một số Công ty kính đã đầu tư rất lớn và những sản phẩm kính nổi,

đạt tiêu chuẩn Nhật Bản JIS 3202- 1996 và có đủ kích cỡ, với các độ dày khác nhau

đáp ứng được hầu hết các nhu cầu về XD hiện nay trên thị trường trong nước và

quốc tế. Với việc áp dụng những công nghệ sản xuất tiên tiến nhất thế giới hiện nay,

các công ty sản xuất kính XDđã sản xuất các sản phẩm có đầy đủ chủng loại, đảm

bảo về chất lượng, giá cả để có thể thay thế hoàn toàn hàng nhập khẩu. Đặc biệt đối

với những sản phẩm kính có độ dày từ 12mm trở lên(mà từ trước đến nay chỉ có

hàng nhập khẩu). Cùng đó, các công ty sản xuất kính VN có đủ sức cạnh tranh, để

người sử dụng trong nước được dùng hoàn toàn sản phẩm kính XD của người VN.

Đối với kính XD, chú trọng sản xuất các mặt hàng kính có kích thước và độ

lớn, các loại kính có tác dụng cách âm, cách nhiệt, kính có khả năng tự làm sạch…

Đầu tư mới công nghệ kính nổi hiện đại. Đến năm 2020, sản lượng kính XD sẽ đạt

hơn 200 triệu m2.

Page 12: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

12

c. Vật liệu xây

Theo qui hoạch tổng thể ngành công nghiệp VLXD đến năm 2010 và định

hướng 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, việc phát triển gạch không

nung thay thế gạch đất nung phải đạt 25%-30% vào năm 2010, xóa bỏ hoàn toàn

gạch đất nung thủ công vào năm 2020.

Hiện nay, xu hướng sử dụng gạch không nung tại VN vẫn chưa phổ biến,

nhưng với những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, ngành sản xuất gạch không nung,

đặc biệt là các dự án gạch bê tông khí chưng áp (AAC) sẽ được nhiều DN đầu tư

phát triển.

Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ các DN đầu tư và người sử dụng

loại vật liệu này. Quyết định 567/2010/QĐ-TTg với mục tiêu nâng cao hơn nữa tỷ

trọng gạch nhẹ trong ngành XD. Năm 2011, các công trình nhà từ 9 tầng trở lên sẽ

sử dụng tối thiểu 30% VLXD không nung loại nhẹ. Bên cạnh đó là các chính sách

khuyến khích hỗ trợ chuyển đổi đầu tư sản xuất vật liệu mới (gạch không nung) như

được miễn giảm thuế thu nhập DN, được hưởng lãi suất ưu đãi. Cụ thể như những

DN hoạt động trên địa bàn TP. HCM sẽ được vay vốn thời hạn 7 năm, được Thành

phố hỗ trợ 50 - 100% lãi vay.

Với đầu ra nhiều tiềm năng và chính sách hỗ trợ tích cực của Chính phủ, một

số công ty đã mạnh dạn đầu tư nhập các dây chuyền sản xuất gạch bê tông khí

chưng áp. Trong thời gian gần đây, nhiều công ty công bố những dự án đầu tư dây

chuyền sản xuất gạch nhẹ không nung. Các dự án lớn có thể kể đến là dự án của

Tổng công ty Thuỷ tinh và gốm XD Viglacera (công suất 200.000 m3/năm), CTCP

Sông Đà Cao Cường (200.000 m3/năm), CTCP Xây dựng Dầu khí Nghệ An

(100.000 m3/năm), mức đầu tư khoảng 80 tỷ đồng/100.000 m3. Đây rất có thể là

những dự án mở đầu cho xu hướng mới của vật liệu xây trong nước.

Tại các nước phát triển trên thế giới, vật liệu xây không nung chiếm khoảng

60% tổng số VLXD, con số này ở nước ta mới chỉ là 10%. Với những ưu điểm vượt

trội của gạch không nung so với gạch nung truyền thống, có thể kỳ vọng vào một xu

hướng mới của vật liệu xây trong nước và tiềm năng của những dự án mới.

Page 13: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

13

Nước ta hiện nay tiêu thụ 20 – 22 tỷ viên gạch một năm, đến năm 2020,

lượng gạch cần cho XD ước tính gấp đôi, 40 tỷ viên.

Để đạt được lượng gạch này, cần một lượng đất khoảng 600 triệu m3, tương

đương 30.000 ha đất canh tác. Gạch nung còn tiêu tốn nhiều năng lượng than, củi.

Những lò gạch thải vào bầu khí quyển một lượng khí độc lớn.

Trong bối cảnh đó, việc sử dụng gạch không nung là xu thế tất yếu của thế

giới. Việt Nam cũng đã có gạch không nung, nhưng tỷ lệ sử dụng rất thấp, chỉ

chiếm 4% – 5% sản lượng gạch toàn quốc. Lý do, ngoài thói quen sử dụng gạch

nung từ lâu nay, còn do dây chuyền chủ yếu nhập, công nghệ phức tạp nên giá

thành gạch cao. Gạch không nung đến nay vẫn là món hàng xa xỉ.

Bảng 3: Tổng hợp vật liệu xây qua các năm

Đơn vị tính: Triệu viên

Năm Loại VL

2009 2010 2011 2012 2013

Vật liệu xây 21.293 22.000 16.190 19.237 22.189

VLX Không nung 4.258 4.400 3.238 3.847 4.437

VLX Có nung 17.035 17.600 12.952 15.390 17.752

Nguồn: Bộ Xây dựng

Năm 2010 sản lượng vật liệu xây tăng 770 triệu viên so với năm 2009, tăng

3,32%. Trong đó tỷ lệ vật liệu xây không nung tăng 3,4%, vật liệu xây có nung tăng

3,3% so với năm 2009. Năm 2013 tỷ lệ vật liệu xây không nung tăng 15,3%, vật

liệu xây có nung tăng 15,2% so với năm 2012.Hiện nay, Chính phủ cũng đã qui

định sản xuất gạch không nung phải đạt 25%-30% so với gạch đất nung và sẽ xóa

bỏ hoàn toàn gạch đất nung trong năm 2020.

Bảng 4: Dự báo nhu cầu vật liệu xây đến năm 2020 theo vốn đầu tư toàn xã hội

Năm VĐT toàn xã hội (Tỷ đồng)

Tiêu thụ VLX/1 tỷ VĐT toàn xã hội (tỷ viên)

Nhu cầu VLX ( tỷ viên)

2015 1.271.616 18,675x10-6 23,75

2020 2.626.077 12,117x10-6 31,82

Nguồn: Bộ Xây dựng

Page 14: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

14

- Trình độ khoa học công nghệ của ngành vật liệu xây

Trước tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng do quá trình

nung, đốt gạch gây ra, tài nguyên quốc gia ngày càng cạn kiệt, không tái tạo; vào

năm 2010 Chính phủ đã ban hành quyết định 567/QĐ-TTg phê duyệt chương trình

phát triển vật liêu không nung đến năm 2020. Phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu

không nung để thay thế vật liệu xây có nung, tiết kiệm đất nông nghiệp, góp phần

bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà

kính và ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý của các ngành CN.

Tháng 11/ 2012 Bộ XD đã ban hành văn bản qui phạm pháp luật qui định sử

dụng vật liệu không nung trong các công trình XD theo lộ trình, kể từ ngày

15/01/2013 các đô thị loại 3 trở lên phải sử dụng 100% VLXD không nung, riêng

các công trình XD từ tầng 9 trở lên không phân biệt nguồn vốn, từ nay đến năm

2015 phải sử dụng tối thiểu 30% và sau năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 50% vật

liệu không nung loại nhẹ trong tổng vật liệu xây (tính theo thể tích khối xây).

Để đầu tư sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung thay thế gạch đất sét

nung, chủ đầu tư sản xuất phải lựa chọn qui mô công suất hợp lý, công nghệ hiện

đại, sạch, tiêu tốn ít năng lượng, nguyên liệu, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng,

đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa, quốc tế, từng bước loại bỏ các cơ sở sản

xuất có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường và hiệu quả kinh tế thấp

Quá trình sản xuất gạch xây không nung không sinh ra chất gây ô nhiễm môi

trường, không tạo ra chất phế thải hoặc thải độc hại làm ô nhiễm môi trường. Các

sản phẩm tạo ra có tính chịu lực cao, cách âm, cách nhiệt tốt hơn vật liệu nung. Mẫu

mã đa dạng, kích thước khác nhau, thích ứng tính đa dạng trong XD. Cơ sở sản xuất

phát triển theo nhiều qui mô khác nhau, không bị khống chế nhiều về mặt bằng sản

xuất. Suất đầu tư thấp hơn gạch đất sét nung.

d. Vật liệu lợp

Mái tôn hiện là vật liệu lợp phổ biến và thông dụng nhất trong cả XDDD và

CN. Ở mức độ cao hơn, là các tấm lợp mái được nghiên cứu và sản xuất đáp

ứng

Page 15: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

15

được các yêu cầu thẩm mỹ cũng như kỹ thuật, mà vẫn có những ưu điểm của loại

vật liệu CN. Đó là các loại tấm lợp có khả năng cách âm, cách nhiệt, bền trong điều

kiện tự nhiên, chịu được tác động hoá học, cơ học. Các dạng tấm lợp này có thể có

sóng như tôn, hoặc mô phỏng hình thức mái ngói, tuy nhiên màu sắc rất đa dạng.

Những tấm lợp có thể được sản xuất theo khổ lớn, hay theo băng dài – khi lợp

chồng lên nhau sẽ tạo đường gân như từng lớp ngói. Vật liệu của các loại tấm lợp có

nhiều nguồn gốc. Tấm lợp AHI (sản xuất từ Malaysia bởi công nghệ New Zealand)

được sản xuất từ hợp kim nhôm kẽm, bề mặt phủ một lớp hạt đá tự nhiên có màu;

tấm lợp Onduline (công nghệ Pháp) còn được gọi là tấm lợp sinh thái có nguồn gốc

hữu cơ, được chế tạo sợi hữu cơ tổng hợp và nhựa Bitum. Tấm lợp polycarbonate,

vẫn được biết đến với tên gọi tấm nhựa thông minh lại là một lựa chọn thay thế cho

kính với những đặc điểm tương đồng (phẳng, nhẵn, trong) và có nhiều ưu điểm

riêng như nhẹ, an toàn, ít hấp thụ nhiệt, có khả năng uốn cong cơ học trong điều

kiện bình thường và giá thành rẻ hơn nhiều so với kính. Nhược điểm của tấm lợp

polycarbonate là gây tiếng ồn lớn khi mưa và rất khó vệ sinh khi chất bẩn chui vào

trong các lỗ rỗng của tấm.

Đơn vị tính: Triệu m2; %

0.12

0.1

0.08

0.06

Sản lượng Tăng trưởng

104.5107.2

10.72%

118.7

125

120

115

110

105

0.0499.58 101

3.46%2.52% 100

0.02

0

0.03% 1.42% 95

902009 2010 2011 2012 2013

Biểu đồ 3: Sản lượng và mức tăng trưởng vật liệu lợp

Nguồn: Bộ Xây dựng

Page 16: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

16

Năm 2009 sản lượng vật liệu lợp đạt 99,58 triệu m2, đến năm 2010 đạt 101

triệu m2, tăng 1,42%. Dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhất là giai đoạn 2009 -

2013, nhưng ngành sản xuất vật liệu lợp vẫn đạt mức ổn định về tăng trưởng trong

thời gian qua.

Bảng 5: Dự báo nhu cầu tấm lợp xi măng phân theo vùng

Đơn vị tính: Triệu m2

TTCả nước và vùng kinh tế

Nhu cầu tấm lợp XM sợi

2015 2020

Cả nước 96 106

1 Trung du và miền núi phía Bắc 8,78 9,62

2 Đồng bằng sông Hồng 22,09 24,65

3 Bắc Trung Bộ và DH miền Trung 17,51 19,44

4 Tây Nguyên 4,53 5,13

5 Đông Nam Bộ 26,74 29,22

6 Đồng bằng sông Cửu Long 16,35 17,94

- Trình độ khoa học công nghệ của ngành vật liệu lợp

Nguồn: Bộ xây dựng

Trong những năm gần đay, một số thiết bị quan trọng của ngành sản xuất

tấm lợp đã được nghiên cứu, chế tạo trong nước với tính năng tương đương thiết bị

ngoại nhập và giá thành hạ hơn nhiều lần, làm thay đổi đáng kể bộ mặt của ngành

sản xuất tấm lợp. Trong số các tiến bộ đó, phải kể đến các thiết bị tạo hình(máy tạo

sóng và máy dỡ sản phẩm) do Viện Công nghệ - Bộ Công Thương sản xuất đã được

áp dụng rộng rãi trong cả nước.

Một trong các khuynh hướng là việc thiết kế và chế tạo dây chuyền sản xuất

tấm lợp sao cho có thể dễ dàng chuyển sang sản xuất sản phẩm không amiăng,

khuyng hướng này được Viện Công Nghệ đặc biệt quan tâm nghiên cứu. Gần đây

nhất, vào năm 2009 đã có hai dây chuyền với thiết bị thế hệ mới được lắp đặt và

đưa vào sản xuất cả hai dây chuyền này được chế tạo trong nước, có thể dễ dàng

Page 17: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

17

chuyển sang sản xuất sản phẩm không amiăng và được thiết kế theo nguyên tắc

giảm thiểu phát thải ra môi trường. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy các nhà sản xuất

VN đã có ý thức trong công nghệ sản xuất sạch hơn.

e. Vật liệu ốp lát

- Đá ốp lát: Trong những năm gần đây đá ốp lát đã dần dần phát triển thành

ngành công nghiệp. Nhiều trung tâm khai thác chế biến đá ốp lát đã hình thành ở

các địa phương, nổi bật nhất là tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Bình Định, Khánh Hoà,

Phú Yên và một số tỉnh, miền đá ốp lát VN Đông Nam bộ,... Ngày nay, thực trạng

đá ốp lát ở nước ta rất đa dạng và phong phú, về màu sắc có: đỏ, đen, hồng, xanh,

xám, trắng, lục...Kích thước lớn nhỏ khác nhau 10 x 10 x 10 cm, 10 x 20 x 4 cm, 30

x 50 x 10 từ 30 x 30 cm, 40 x 40 cm, 50 x 50 cm, 60 x 60 cm và lớn hơn theo yêu

cầu kiến trúc, chất đá ốp lát VN lượng đá khác nhau từ đá granite, đá cẩm thạch đến

đá bazan, đá gabro,...Đáp ứng nhu cầu XD cho mọi công trình, thay thế hàng nhập

khẩu loại đá cao cấp cho các công trình kiến trúc hiện đại. Đá ốp lát VN được sử

dụng rộng rãi trong nhà, ngoài nhà, tường rào, lát vỉa hè đường phố.

Đá ốp lát nước ta không chỉ lưu thông trên thị trường nội địa mà còn xuất

khẩu ra nước ngoài được thị trường thế giới ưa chuộng và đã có mặt trên thị trường

của 85 nước và vùng lãnh thổ.Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 99.317.547 USD

so với năm 2001 tăng gấp 7,2 lần đá ôp lát VN; với tốc độ tăng trưởng bình quân

38,5% năm. Xuất khẩu lớn nhất là Công ty Vinastone. Trong số 87 nước và vùng

lãnh thổ nhập khẩu đá ốp lát VN, chỉ có 15 nước có kim ngạch nhập khẩu trên 1

triệu USD, 22 nước có kim ngạch nhập khẩu trên đá ốp lát VN 100.000 USD, còn

hơn 48 thị trường có kim ngạch dưới 100.000 USD. Tổ chức xuất khẩu của ta do

nhiều đơn vị cùng làm với kim ngạch nhỏ bé, phân tán không có sức mạnh tổng

hợp, sức cạnh tranh còn yếu, chưa đủ sức vào các thị trường lớn. Ngoại trừ công ty

Vinastone sản xuất và xuất khẩu đá ốp lát thạch anh nhân tạo trực tiếp 16 triệu USD

năm 2007 và 22 triệu USD năm 2008.

Cơ cấu sắp xếp lại tổ chức kinh doanh xuất khẩu đá ốp lát hình thành các

trung tâm thương mại lớn trong nước và nước ngoài. Năm 2006 có 340 DNVNxuất

Page 18: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

18

khẩu đá với tổng kim ngạch xuất khẩu 60 triệu USD, trong đó chỉ có 8 DN đạt kim

ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD, 76 DN đạt kim ngạch xuất khẩu trên 100.000

USD còn lại 256 DN có kim ngạch xuất khẩu dưới 100.000 USD. Hình thành một

cách đa dạng thị trường xuất khẩu đá ốp lát VN ở một số nước ở Châu Âu, Châu Á,

Châu Mỹ, Châu Úc để hỗ trợ cho nhau bảo đảm tổng kim ngạch xuất khẩu ổn định.

Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu đá ốp lát toàn cầu

Đơn vị tính: Triệu USD;%

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

Xuất khẩu 7.276 8.127 9.372 10.500 12.500

Nhập khẩu 7.386 8.600 10.007 11.200 13.500

VN xuất khẩu 19,438 24,931 29,99 37,00 99,317

Tỷ trọng XK so với toàn cầu 0.26% 0.294% 0.319% 0.352% 0.793%

Nguồn: Bộ Xây dựng

Năm 2009 sản lượng đá ốp lát đạt 6,5 triệu m2, năm 2010 đạt 6,8 triệu m2,

năm 2011 đạt 7,2 triệu m2, năm 2012 đạt triệu m2, năm 2013 đạt 6,9 triệu m2.

- Gạch ốp lát: Gạch ốp lát VN về chế biến đá, ngoại trừ một số công ty lớn

có năng lực trang thiết bị như thiết bị cưa, xẻ mài, đánh bóng hiện đại, sử dụng máy

cưa dây, cưa dàn, máy mài liên tục 10-16 đầu mài tự động, máy cắt mài cạnh chuẩn

xác, sản phẩm gạch ốp lát VN đạt chất lượng cao cấp, kích thước lớn.

Gạch ốp lát VNcần xây dựng chiến lược đầu tư phát triển bền vững ngành

CNgạch ốp lát nước ta đạt mục tiêu 20 triệu m2 với kim ngạch xuất khẩu 400 triệu -

500 triệu USD vào năm 2020 và 35 - 40 triệu m2 với kim ngạch xuất khẩu từ 800

triệu - 1 tỷ USD vào năm 2030. Ngoài tiêu thụ trên thị trường nội địa, hiện gạch ốp

lát VN đã được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới với doanh thu khoảng 110

triệu USD/năm.

Năm 2009, sản lượng gạch ốp lát đạt 245 triệu m2, năm 2010 đạt 368,7 triệu

triệu m2, năm 2011 đạt 420 triệu m2, năm 2012 đạt 397 triệu m2, năm 2013 đạt 392

triệu m2.

Page 19: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

19

- Gỗ ốp lát:Trên thị trường VN hiện có khoảng 30 công ty nhập khẩu và phân

phối khoảng 45 thương hiệu sàn gỗ CN khác nhau như Unifloors, Kronotex,

Kronospan, Kronoswiss, Krono Original, Krono, Knotex, Pergo, Witex, Classen,

Gesus, Gago, Picenza, Hornitex, Robina, Kandal, Environ, Vina+Ur, Kahn,

Universal, Virgin, ...

Năm 2009 sản lượng gỗ ốp lát đạt 5,5 triệu m2, năm 2010 đạt triệu m2, năm

2011 đạt 6,42 triệu m2, năm 2012 đạt 5,9 triệu m2, năm 2013 đạt 5,45 triệu m2.

Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu vật liệu ốp lát

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm Loại VL 2009 2010 2011 2012 2013

Gạch ốp lát 121,4 125,6 126,2 123,4 119,1

Đá ốp lát 19,438 24,931 29,99 37,00 99,317

Gỗ ốp lát 2,450 2,597 3,435 4,522 4,618

Tổng cộng 143,288 153,128 159,625 164,922 223,035

Nguồn: Bộ Xây dựng

Kim ngạch xuất khẩu vật liệu ốp lát ngày càng tăng cao, năm 2013 đạt

223,035triệu USD tăng 79,747Triệu USD, tăng 55,65% so với năm 2009. Với

những điều kiện thuận lợi về tài nguyên, con người…đã thúc đẩy ngành sản xuất

vật liệu ốp lát hướng đến xuất khẩu không những các nước trong khu vực mà còn

hướng sang các nước khác trên thế giới.

Bảng 8: Dự báo nhu cầu VL ốp lát đến năm 2020 theo vốn đầu tư toàn xã hội

NămVĐT toàn xã hội

( Tỷ đồng)

Tiêu thụ VL ốp lát/1

tỷ VĐT toàn xã hội

(m2)

Nhu cầu VL ốp

lát( triệu m2)

2015 1.271.616 252 320

2020 2.626.077 195 511

Nguồn: Bộ Xây dựng

Page 20: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

20

- Trình độ khoa học công nghệ của ngành vật liệu ốp lát

Thị trường ốp lát đã phát triển mạnh, cải tiến mẫu mã phong phú, đa dạng

hóa sản phẩm, nhưng cần phải nâng cao chất lượng. Bên cạnh đó gạch ốp lát

chiếm tỷ lệ sử dụng cao nhất hiện nay, những vật liệu khác như kính, nhựa, gỗ tự

nhiên, gỗ nhân tạo cũng phát triển theo. Năm 2007, trên cả nước có 45 tập đoàn,

công ty sản xuất gạch ốp lát với tổng cộng suất thiết kế là 261 triệu m2/ năm.

Trong đó, gạch ceramic(gạch men) và gạch gốm chiếm 222.7 triệu m2, gạch

granite 38.5 triệu m2. Như vậy công suất thực của nhà máy rất lớn.

Sản phẩm ốp lát VN đã phát triển mạnh, cải tiến mẫu mã phong phú, đa

dạng hóa sản phẩm, nhưng cần phải nâng cao chất lượng. Hiện nay trên thị

trường ốp lát VN, nhờ áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nên đã cho ra

những sản phẩm đạt chất lượng cao như:

Gạch ốp lát thuỷ tinh (crystal mosaic) dạng vài centimet vuông một viên

đang được ưa chuộng nhờ có tính ứng dụng rộng rãi ở các hạng mục công trình

và thể hiện tốt từ nhà ở dân dụng đến công nghiệp. Nhờ sắc màu phong phú, độ

sáng sâu, phản quang và kích thước nhỏ nên gạch ốp lát thuỷ tinh có thể ốp hoặc

lát bể bơi, phòng tắm, bếp, cầu thang...hay tạo những mảng nhấn và cả...“vẽ”

tranh. Chất liệu chính là kính nên chống được rêu mốc, bám bẩn, chống acid và

chịu nhiệt.

Gạch gỗ là gạch granite nhân tạo nhưng bề mặt được dán lớp gỗ veneer

mỏng (khoảng 5 - 6 dem). Giá loại gạch gỗ này thấp hơn nhiều so với gỗ nguyên

tấm. Chẳng hạn veneer gỗ sồi, giáng hương, lim, căm xe, gỏ đỏ... dán lên ván ép

chống ẩm đặc biệt ngoại nhập có giá rẻ hơn 30% so với gỗ cứng dày nguyên

chất. Công nghệ ứng dụng veneer gỗ có màu sắc, vân tự nhiên trên nhiều chất

liệu (tấm HDF hoặc ván gỗ ghép) đang mang lại những biến tấu lạ cho trang trí

nội thất.

Gạch nhựa, sản phẩm của Hàn Quốc, mỏng chỉ 3 ly và đặc biệt bề mặt

“nhái” được nhiều chất liệu khác như vải thảm, gỗ, đá với đa dạng tông sắc, vân

Page 21: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

21

và độ bóng hoặc nhám. Lợi thế loại gạch nhựa là nhẹ, giảm đáng kể tải trọng

công trình, có thể dán bằng keo chuyên dụng trên nhiều bề mặt (sàn cũ, gạch, sàn

bê tông, ván...) khi cải tạo nhà, dễ dàng lau chùi và thi công nhanh, sạch gọn.

Thị trường gạch ceramic, granite đã phong phú với nhiều hoa văn, màu

sắc và cả kích cỡ. Hiện nay, gạch granite sản xuất trong nước có kích thước lớn

nhất là 60 x 60cm thích hợp lát ở những không gian rộng. Tuy nhiên, chúng đều

có độ thấm nước, thẩm thấu nhất định. Một công nghệ mới là gạch công nghệ

nano cho ra những viên gạch cực mịn và chống bám bẩn hiệu quả cao, bảo vệ bề

mặt sản phẩm luôn sáng bóng và sạch.Hiện nay bên cạnh việc sử dụng các vật

liệu ốp lát từ gạch và đá thì các vật liệu từ gỗ giúp cho môi trường trong lành

hơn, các vật liệu xanh là nhu cầu cấp thiết của mỗi quốc gia

f. Tư vấn – khảo sát - thiết kế XDDD

Năng lực các đơn vị tư vấn : Số lượng các đơn vị tư vấn XD tăng rất

mạnh trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Các DN tư vấn XD đảm nhiệm các

công việc: Khảo sát, đo đạc; Quy hoạch đô thị và nông thôn; Thiết kế các lọai

công trình dân dụng,công trình CN, đặc biệt khi đã có thiết kế công nghệ; Các

công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị; Các công trình đường sá, cầu cống, đê đập,

công trình phục vụ nông lâm, ngư nghiệp; Lập dự án; Giám sát, kiểm tra chất

lượng vật liệu và XD, giải quyết sự cố kỹ thuật, đào tạo, chứng nhận an toàn kết

cấu XD...

Về năng lực cán bộ và bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn: Được đào tạo từ nhiều

nguồn khác nhau, với năng lực, trình độ và kinh nghiệm không đồng đều. Đánh

giá chung, trình độ tư vấn và thiết kế mới đạt trên trung bình so với trình độ khu

vực và trung bình yếu so với trình độ tiên tiến thế giới; Số lượng kiến trúc sư và

kỹ sư XD đã được đào tạo khá nhiều nhưng phân bố không hợp lý.

Về phương tiện và cơ sở dữ liệu để làm việc: Còn thiếu nhiều cơ sở dữ

liệu; các số liệu cơ bản về VLXD, kết cấu công trình dưới tác dụng của điều kiện

khí hậu và môi trường.

Page 22: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

22

Về tư vấn lập dự án:Nhiều dự án đã lập trong thời gian qua chủ yếu để đối

phó với thủ tục đầu tư và XD. Các phần phân tích kinh tế, tài chính chưa đủ độ

tin cậy, phần lớn các dự án đã lập chỉ minh hoạ cho ý tưởng của chủ đầu tư. Do

đó tính khả thi kinh tế - kỹ thuật không cao.

Về thiết kế quy hoạch và kiến trúc: Trong thiết kế kiến trúc và quy

hoạch, để nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu và ứng dụng, đã sử dụng một

số phần mềm như AUTOCAD, Adobe Photoshop, 3D Studio Max, Illustrator,

HS (Công ty Hài Hòa), Land Desktop, Hwase (thoát nước), phần mềm tính toán

chiếu sáng của hãng Schreder. Đã triển khai các hệ thống thông tin phục vụ cho

quản lý điều hành Nhà nước và hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ quản lý

Nhà nước.

Đã thực hiện hơn 100 mẫu thiết kế điển hình. Các nghiên cứu về kiến trúc

xanh, giải pháp XD nhà ở vùng gió bão cũng đã được thực hiện.

Về thiết kế kỹ thuật - thi công: Các đơn vị có thể tự thiết kế hầu hết các

công trình nhà cao tầng, phần lớn các công trình cầu đường, hồ đập, một số các

công trình CN lớn. Tuy nhiên một số phân tích và so sánh chỉ tiêu kinh tế - kỹ

thuật khi thiết kế còn mang nặng tính hình thức, đặc biệt thiếu các chuẩn mực

khi so sánh; chưa phù hợp với thông lệ quốc tế nên có khó khăn khi thiết kế các

công trình có vốn đầu tư nước ngoài.

Hiện nay số lượng các công ty tư vấn khá nhiều nhưng chưa đồng đều,

thiếu những công ty có khả năng thiết kế các công trình đặc biệt, đòi hỏi không

gian lớn và công nghệ phức tạp; Trình độ của nhiều công ty tư vấn ở các địa

phương còn ở mức yếu kém; Chưa hình thành hoạt động tư vấn độc lập của các

chuyên gia có trình độ cao và chuyên sâu; Chưa tạo được thị trường giá cả - chất

lượng, trong đó hàm lượng chất xám khác nhau sẽ có giá cả khác nhau.

Có thể đánh giá là trình độ tư vấn của các đơn vị hiện nay chỉ ở mức trung

bình trong khu vực.

Page 23: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

23

III. Thực trạng phát triển CNHT ngành XDDDVN

1. Cấp độ phát triển CNHT ngành XDDD

Đơn vị tính: %

0 32 35 33

Tư vấn và thiết kế 0

15 27 30 26Kính XD

VL ốp lát

VL lợp

VL xây

Xi măng

1 17 25

6 15 23

5 22

20 17

15

27 25

25 32

17 20 21

21 22 25

Cấp độ 1Cấp độ 2Cấp độ 3Cấp độ 4Cấp độ 5

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Biểu đồ 3.4: Các cấp độ phát triển của các DN CNHT ngành XDDD

Nguồn: Khảo sát thực tế của tác giả, năm 2012.

Theo kết quả khảo sát điều tra của tác giả đối với 300 DN CNHT. Các DN đã

đánh giá cấp độ phát triển về khoa học và công nghệ của họ như sau: DN sản xuất

xi măng và vật liệu xây có cấp độ 1 chiếm tỷ lệ lớn nhất, xi măng (15%), vật liệu

xây (20%), ngành tư vấn và thiết kế 0%. Ở cấp độ 2 ngành vật liệu xây chiếm

22%, tiếp đến là ngành xi măng, vật liệu ốp lát chiếm 17%, vật liệu lợp và kính XD

chiếm 17%, tư vấn và thiết kế 0%. Cấp độ 3 ngành tư vấn và thiết kế chiếm 32%,

tiếp đến là ngành kính XD chiếm 27%, thấp nhất vẫn là ngành sản xuất vật liệu

lợp 15%. Cấp độ 4, ngành tư vấn và thiết kế chiếm 35%, ngành kính XD chiếm

30%, vật liệu ốp lát chiếm 27%, vật liệu lợp chiếm 25%, vật liệu xây chiếm 20%, xi

măng chiếm 22%. Cấp độ 5 ngành tư vấn và thiết kế chiếm 33%, vật liệu lợp

chiếm 32%, thấp nhất vẫn là ngành vật liệu xây chiếm 21%.

Page 24: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

24

Tùy vào đặc thù của từng ngành mà có các cấp độ phát triển khác nhau.

Song, ở cấp độ 4 vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong 5 cấp độ phát triển. Điều này

chứng tỏ các DN CNHT đã rất chú trọng vào thiết kế + sản xuất (một phần) + lắp

ráp, chế tạo.

Việc đánh giá cấp độ khoa học và công nghệ trong các DN CNHT ngành

XDDD, chỉ ra mặt tích cực và các hạn chế của áp dụng khoa học công nghệ

trong thời gian qua là hết sức cần thiết để xây dựng chiến lược phát triển khoa

học và công nghệ cho DN CNHT ngành XDDD cho giai đoạn tiếp theo.

Khi điều tra DN CNHT về cấp độ khoa học và công nghệ nhằm mục đích

biết rõ các DN CNHT đang ở cấp độ nào? Và kết quả điều tra cho thấy, tùy vào

từng loại DN CNHT khác nhau mà có cấp độ khoa học và công nghệ khác

nhau.Ngành sản xuất VLXD đều có tỷ lệ % trong 5 cấp độ, ngược lại, ngành Tư

vấn- thiết kế - giám sát chỉ có ở cấp độ 3,4,5.

Với các cơ chế chính sách của Chính phủ, Bộ Xây dựng…đã tạo ra môi

trường pháp lý cần thiết để phát huy tiềm năng khoa học và công nghệ trong

nước và tiếp nhận nhanh chóng thành quả khoa học và công nghệ của thế giới.

Năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học và công

nghệ và quản lý trong DN CNHT không ngừng được nâng cao. Việc tiếp nhận

chuyển giao công nghệ xây dựng, kể những công nghệ tiên tiến, được thực hiện

một cách thuận lợi. Trong các lĩnh vực VLXD, công nghệ XD nhà cao tầng…đã

áp dụng nhiều công nghệ mới đem lại hiệu quả kinh tế kỹ thuật ngành XDDD

Chính những vấn đề trên đã làm cho cấp độ khoa học và công nghệ các

DN CNHT không ngừng tăng lên ( Cấp độ 4 và 5 chiếm tỷ lệ cao nhất trong 5

cấp độ).

So sánh đánh giá của các lãnh đạo ngành XDDD và DN CNHT, thì có sự

chênh lệch đáng kể về cấp độ khoa học và công nghệ (Phụ lục 3). Nguyên nhân

chủ yếu màtheo các nhà lãnh đạo này khi đánh giá cấp độ khoa học và công nghệ

của các DN CNHT hiện nay đang chủ yếu là cấp độ 1,2,3 như sau:

Page 25: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

25

- Do Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, chương trình để giúp đỡ

DN CNHT đầu tư vàkhuyếch tán công nghệ, nhưng nhìn chung các DN này vẫn

đang gặp phải nhiều trở ngại trong việc tiếp cận vốn.

- Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ về khoa học và công nghệ cho các

DN CNHT chưa đảm bảo công bằng và hiệu quả: Ví dụ: Hỗ trợ vốn cho ứng

dụng khoa học công nghệ ngay từ đầu, mà không phải sau khi ứng dụng khoa

học và công nghệ thành công rồi mới hỗ trợ.

- Các chuyển giao khoa học và công nghệ chủ yếu do các doanh nghiệp

trong nước thực hiện. Điều này chứng tỏ sự lan tỏa công nghệ giữa các doanh

nghiệp trong nước, thay vì các doanh nghiệp nước ngoài.

- Người tiêu dùng trong XDDD họ ưa chuộng các sản phẩm nhập khẩu từ

nước ngoài cao hơn là các sản phẩm sản xuất trong nước. Điều này chứng tỏ là

uy tín thương hiệu, chất lượng của các sản phẩm trong nước chưa cao.

- Là người trực tiếp quản lý ngành XDDD, chúng tôi cảm thấy(lãnh đạo

ngành XDDD) việc ứng dụng khoa học và công nghệ của các DN CNHT ngành

XDDD chưa cao, chủ yếu là thực hiện các chuyển giao khoa học và công nghệ

trong nước đã lạc hậu, còn nếu nhận chuyển giao của nước ngoài thì cũng chỉ là

những “công nghệ” đã bị nước ngoài “đào thải” và đưa về Việt Nam sử dụng.

Để cho CNHT ngành XDDD ở Việt Nam có cấp độ khoa học và công

nghệ tăng cao, cần có một chính sách cụ thể, mục tiêu rõ ràng, các DN CNHT

luôn phải sẵn sàng thay đổi bản thân mình để tiếp cận khoa học và công nghệ

hiện đại hơn.Có thể hiện tại sẽ là khó khăn lớn vì cần nguồn vốn lớn, cần đội ngũ

làm việc có chuyên môn về khoa học và công nghệ… Nhưng về lâu dài sẽ giúp

cho các DN CNHT đứng vững hơn trên thị trường, nhất là cạnh tranh với các

doanh nghiệp nước ngoài.

Page 26: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

26

2. Tốc độ phát triển CNHT ngành XDDD

Đơn vị tính:Nghìn tỷ VND, %

0.35

0.3

0.25

0.2

0.15

0.1

0.05

0

Số tiền Tăng trưởng

22.70%

552.5

410.5450

9.60%

8.40%

28%32.50%

707.4

937.1 1000

900

800

700

600

500

400

300

200

100

02009 2010 2011 2012 2013

Biểu đồ 5: Mức độ đầu tư cho ngành XD giai đoạn 2009 -2013

Nguồn: Bộ Xây dựng

Nhìn vào biểu đồ cho thấy mức độ đầu tư vào ngành CN XD ngày càng

tăng. Năm 2009 mức độ đầu tư 410,5 nghìn tỷ VND, đến năm 2010 mức độ đầu

tư tăng 9,6% so với năm 2009. Mặc dù chịu nhiều biến động từ nền kinh tế như:

Bất động sản, mức tín dụng và lãi suất ngân hàng,…Nhưng ngành XD vẫn không

ngừng phát triển, được thể hiện thông qua mức độ đầu tư có xu hướng tăng đều

trong giai đoạn 2009 -2013. Điều đáng quan tâm hơn, đó là mức độ đầu tư vào

ngành XDDD ngày càng tăng, chiếm gần một nữa trong tổng đầu tư XD. Và mức

tăng trưởng tăng mạnh trong năm 2010, 2011, nhưng đến năm 2012, 2013 có xu

hướng chậm lại, điều này được thể hiện rất rõ vì trong 2 năm nay, số lượng nhà ở

(chủ yếu là các chung cư) đang trong tình trạng tồn động rất cao, ít có đầu tư

trong XDDD.

Page 27: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

27

Đơn vị tính: %

28.00%27.70%

27.00%

26.00%

25.00% 23.90%

24.00%

23.00%

22.00%

2011-2013 2011-2015

Biều đồ 6: Tốc độ phát triển bình quân ngành XD

Nguồn: Tổng cục thống kê

Tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2011- 2013 đạt 27,7%, giai đoạn 2011-

2015 giảm 3,8% so với giai đoạn 2011-2013. Do chịu ảnh hưởng chung của nền

kinh tế, các hoạt động XD đã chững lại, điều này làm cho tốc độ phát triển bình

quân ngành XD cũng giảm theo.

20%18%16%14%12%10%

8%6%4%2%0%

11%

17%18%

14%

Đơn vị tính:%

13%

2009 2010 2011 2012 2013

Biểu đồ 7: Tốc độ phát triển của DN CNHT ngành XDDD

Nguồn: Bộ xây dựng

Page 28: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

28

Tốc độ phát triển của DN CNHT ngành XDDD có xu hướng giảm dần. Năm

2013 giảm 0,9% so với năm 2012 và giảm 4,9% so với năm 2011. Các DN CNHT

ngành XDDD đang phải đối mặt trực tiếp và gián tiếp với nhiều khó khăn: (1)Trở

ngại từ chính sách: Nhiều chính sách và nghị định mới ra đời gây khó khăn cho

ngành bất động sản, đây là ngành được xem là tạo cầu cho ngành XD, trong đó phải

kể đến nghị định 69, 71 và thông tư 13, 19. Với việc áp giá đền bù, trả tiền sử dụng

đất theo giá thị trường và nâng hệ số rủi ro cho vay đầu tư bất động sản lên 250%.

Nhiều chủ đầu tư thiếu vốn đã phải tạm ngưng hoặc giản tiến độ thi công dự án. (2)

Tăng giá nguyên vật liệu đầu vào: Giá cả hàng loạt các yếu tố đầu vào của ngành

gia tăng đáng kể làm giảm tương đối mức biên lợi nhuận. Theo công bố chỉ số giá

XD năm 2010 của Bộ XD, trung bình nguyên vật lệu và nhân công năm 2010 lần

lượt tăng 8% và 20% so với năm 2009. Tuy sự biến động giá nguyên vật liệu đã

được hạn chế phần nào thông qua các điều khoản trượt giá trong hợp đồng. Tuy

nhiên mức dao động này thường không lớn (3%-5%) và chỉ áp dụng đối với một số

nguyên vật liệu chủ yếu (sắt, théo, xi măng…), biên lợi nhuận giảm là điều tất yếu.

(3) Áp lực lãi vay: Việc kết thúc gói kích cầu năm 2009 của Chính phủ, đặc biệt là

chính sách hỗ trợ 4% trên lãi suất đi vay làm tăng áp lực lãi suất vay vì tỷ lệ đòn

bẩy của hầu hết các DN trong ngành dao động 40%-50%.

Bảng 9: Chỉ số giá VLXD chủ yếu năm 2010

Đơn vị tính: %

Loại vật liệu 2010/2009 (%) Loại vật liệu 2010/2009 (%)

Xi măng 97,83 Gỗ xây dựng 100

Cát xây dựng 100 Thép xây dựng 110,08

Đá xây dựng 105,46 Nhựa đường 123,88

Gạch xây dựng 104,65 Gạch lát 100

Tấm lợp, bao che 100 Vật tư ngành điện 118,52

Kính xây dựng 100 Đường ống nước 100

Sơn 100

Nguồn: Bộ Xây dựng

Page 29: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

29

3. Năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP)

TFP là chỉ tiêu đánh giá tác động của các yếu tố vô hình và hữu hình đến

GDP, trong luận án, tác giả sử dựng yếu tố hữu hình đó là Vốn đầu tư XD và lao

động trong ngành XD.

4

3.5

3

2.5

2

1.5

1

0.5

0

3.8

1.3

0.8

Đơn vị tính: %

1.2 1.341.1

1996-1998 1998-2000 2001-2005 2006-2008 2008-2010 2011-2013

Biểu đồ 8: Tỷ lệ tăng GDP/ Tỷ lệ tăng lao động ngành XD

Nguồn: Niên giám thống kê, Tổng cục thống kê

Trong các nhân tố đóng góp vào GDP thì lao động chiếm tỷ trọng lớn trong

giai đoạn 1996 -1998, nhưng có xu hướng giảm trong giai đoạn 2000-2005, và tăng

thấp, ổn định hơn trong giai đoạn 2005 -2010.

Khoảng cách tỷ số tăng trưởng kinh tế (GDP) và tăng trưởng lao động đang

dần thu hẹp lại. Bình quân các năm 2008-2010 là 1.34; từ 2011 -2013 là 1.1. Để thu

hút thêm số lao động mới vào ngành XD đòi hỏi tốc độ tăng trưởng cao hơn.

Bảng 10: Cơ cấu GDP và Cơ cấu vốn đầu tư cho xây dựng

Đơn vị tính: %Cơ cấu GDP Cơ cấu vốn đầu tư

2000 2005 2008 2012 2013 2000 2005 2008 2012 2013

Xây dựng 5.4 6.3 6.5 6.2 5.8 2.4 3.8 4.1 3.9 3.1

Nguồn: Niên giám Thống kê, Tổng cục thống kê. (GDP, Vốn đầu tư được tính theo giá

hiện hành)

Page 30: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

30

Qua bảng số liệu bảng trên cho thấy mức độ tăng, giảm của cơ cấu GDP có

liên quan đến mức độ tăng, giảm của cơ cấu vốn đầu tư.Năm 2008 cơ cấu vốn đầu

tư 4,1%, cơ cấu GDP là 6,5%, và đây là mức độ cao nhất về cơ cấu vốn đầu tư và cơ

cấu GDP trong giai đoạn 2000-2013. Cơ cấu này có xu hướng giảm dần trong

những năm gần đây.

Bảng 11: Tăng trưởng GDP và Tăng trưởng vốn đầu tư xây dựng

Đơn vị tính: %

Tăng trưởng ngành XD

Tăng trưởng vốn đầu tư XD

Tăng Trưởng vốn/GDP

00 05 08 12 13 00 05 08 12 13 00 05 08 12 13

Xây dựng 7.2 10.8 7.5 6.7 5.9 8.6 24.4 14.6 12.5 10.3 1.2 2.4 2.0 1.8 0.9

Nguồn: Niên giám thống kê, Tổng cục thống kê

Tỷ trọng vốn/GDP là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

đầu tư.

Qua bảng 3.11 cho thấy giai đoạn 2000-2012 có mức tăng trưởng vốn cao

hơn mức tăng trưởng GDP với tỷ lệ 1,2%; 2,4%; 2,0%; 1,8%. Để có 1% tăng trưởng

GDP thì phải tăng vốn đầu tưtương ứng là 1,2%; 2,4%; 2,0%; 1,8%, tăng trưởng

kinh tế dựa trên tăng trưởng của vốn đầu tư. Điều này chứng tỏ chiến lược tăng

trưởng vốn đầu tư cho XD đã lâm vào tình trạng thâm dụng vốn, ngành XD đòi hỏi

ngày càng nhiều vốn. Nếu đến lúc không đáp ứng được thì đình trệ xãy ra, bởi

luồng vốn đầu tư tăng liên tục cũng là yếu tố kích thích lạm phát.

- Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2000-2005 có xu hướng tăng cao, năm

2005 tăng 1,65% so với năm 2000. Nhưng giai đoạn 2006 -2010 có xu hướng

giảm dần, năm 2010 giảm 1,45% so với năm 2006. Đặc biệt giai đoạn 2011 -2013

có xu hướng giảm mạnh nhất trong hơn 10 năm qua, năm 2013 giảm 1,38% so với

năm 2010.

Page 31: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

31

9.00%

8.00%

7.00%

6.00%

5.00%

4.00%

3.00%

2.00%

1.00%

0.00%

6.79% 6.89% 7.08% 7.34%7.89%

8.44% 8.23% 8.46%

6.31%

5.32%

6.78%

Đơn vị tính: %

5.40%5.09% 5.03%

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Biểu đồ 9: Tốc độ tăng GDP Việt Nam

Nguồn: Tổng cục thống kê

- Qua các số liệu phân tích trên cho thấy TFP ngành XD giai đoạn 2001-2005

là 4,33%, giai đoạn 2006 -2008 chiếm 3,73%; giai đoạn 2008 -2010 chiếm 3,74%;

giai đoạn 2010-2013 chiếm 4,47%.Nhìn chung đóng góp của TFP vào tăng trưởng

của ngành là tương đối. Trong XD, bước đầu đã có sự chú ý phát triển một số ngành

hỗ trợ XD về đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ hiện đại, nâng dần tỷ trọng những

ngành có hàm lượng công nghệ cao.Đặc biệt, lĩnh vực XD đã chú ý sử dụng nguyên

liệu nội địa, coi trọng thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài để thực hiện quá

trình hiện đại hoá.Có thể khẳng định việc nâng cao sự đóng góp của TFP vào GDP

có tác dụng đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế. Các nhân tố

quyết định đến chất lượng tăng trưởng như đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa

học kỹ thuật, cải tiến hợp lý hóa tổ chức sản xuất, đổi mới quản lý, nâng cao trình

độ lao động, nâng cao chất lượng, mẫu mã, tính cạnh tranh của sản phẩm ngày càng

được chú trọng, tạo sự phát triển bền vững.

TFP là chỉ số rất quan trọng phản ánh hiệu quả và phát triển bền vững của nền

kinh tế. Vì vậy, tái cấu trúc lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, xét cho

cùng là tìm ra giải pháp để nâng cao sự đóng góp của TFP vào GDP. Đây hiện là

mục tiêu được ưu tiên hàng đầu với mọi nền kinh tế nói chung, từng khu vực kinh tế

nói riêng.

Page 32: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

32

4. Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công

nghệ cao trong giá trị sản xuất công nghiệpVLXD

Giai đoạn 2000-2010 là khoảng thời gian đánh dấu những bước phát triển

mạnh mẽ nhất kể cả về qui mô và chiều sâu của khoa học và công nghệ trong

ngành XD. Các chính sách của Đảng và Nhà nước đã tạo ra những khuôn khổ

pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của khoa học và công nghệ. Cùng thời gian

đó, Bộ XD đã ban hành:Chiến lược phát triển khoa học công nghệ ngành XD đến

năm 2010, tầm nhìn 2020 nhằm định hướng phát triển khoa học và công nghệ

của ngành.

Cho đến năm 2014, Bộ XD đã phối hợp với các Bộ Ngành, địa phương

XD, triển khai các chính sách trình Chính phủ ban hành một loạt các văn bản

quan trọng để đưa việc thực thi pháp luật vào cuộc sống: Nghị định số

115/2005/NĐ-CP về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN

công lập; Nghị định số 30/2006/NĐ-CP về thống kê KH&CN và Nghị định số

80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp KH&CN. Mới đây Chính phủ đã ban hành

Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020 (kèm theo Quyết định số

418/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012).

Bộ Xây dựng đã ban hành:Chiến lược phát triển khoa học công nghệ ngành

Xây dựng đến năm 2010, tầm nhìn 2020; “Quy chế quản lý các nhiệm vụ, đề tài, dự

án KHCN-MT, sự nghiệp kinh tế từ nguồn ngân sách nhà nước thuộc Bộ XD”

(Quyết định số 596/QĐ-BXD ngày 27 tháng 5 năm 2009, thay cho Quyết định số

05/2003/QĐ-BXD ngày 11 tháng 3 năm 2003); “Quy chế về quản lý, sử dụng và

quyết toán kinh phí các đề tài, dự án từ nguồn kinh phí sự nghiệp thông qua Văn

phòng Bộ”, (Quyết định số 1377/QĐ-BXD ngày 24 tháng 11 năm 2008);

Bộ XD số 1205/QĐ-BXD về việc đính chính thông tư số 15/2014 TT-BXD

ngày 15-09-2014 của Bộ XD ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm

hàng hóa VLXD.

Page 33: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

4

33

Đơn vị tính: %

Kính XD 60 65

50 56850

VL Ốp lát

VL Lợp

43

38 41

44

47

58 63

50 53

2013

2012

1011

VL Xây 49 55

42 4540

60

2010

2009

Xi măng

44 47 51 54

0 10 20 30 40 50 60 70

Biểu đồ 10: Tỷ trọng giá trị SP VLXD công nghệ cao/Tổng giá trị SP VLXD

Nguồn: Bộ XD-Viện Vật liệu xây dựng, Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, báo cáo

của các DN sản xuất VLXD.

Ngành sản xuất xi măng có tỷ trọng giá trị sản phẩm cao chiếm 60% năm

2013. Do giai đoạn 2011-2013, sản lượng xi măng sản xuất ra cao hơn nhu cầu tiêu

thụ nên các DN xi măng đã đầu tư phát triển các sản phẩm công nghệ cao nhằm đáp

ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Cụ thể là phát triển các nhà máy xi

măng lò quay có công nghệ hiện đại trên thế giới với mức độ cơ giới hóa và tự động

hóa cao, tiêu tốn ít nguyên liệu, nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu ô

nhiễm môi trường, quy mô công suất lò nung 4000 tấn clanhke/ngày.

Ngành vật liệu xây có nung với công nghệ trong sản xuất còn lạc hậu, sản

xuất bằng thủ công còn khá cao (tới 55%). DN sản xuất vật liệu xây đang chú trọng

vào phát triển các loại vật liệu xây không nung và hiện nay cả nước có 90 DN vật

liệu xây không nung ở qui mô CN, các công nghệ được sử dụng là: công nghệ gạch

không nung AAC, công nghệ gạch bê tông bọt. Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ

cao của vật liệu xây ngày càng tăng, năm 2013 chiếm 55%.

Ngành vật liệu lợp: sản lượng tấm lợp năm 2011 là khoảng 134,77 triệu m2,

trong đó vật liệu là ngói chiếm 20%, vật liệu lợp xi măng cốt sợi chiếm 63%, vật

Page 34: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

34

liệu plastic chiếm 17%. Công nghệ sản xuất đối với ngói đất sét nung, ngói không

nung, tấm lợp xi măng và plastic ở trình độ trung bình, qui mô sản xuất vừa và nhỏ.

Ngoài những loại vật liệu lợp cơ bản trên, trong những năm qua đã có một số loại

vật liệu khác như tấm lợp kim loại, tấm lợp cách âm cách nhiệt, tấm composite, sự

xuất hiện của những loại vật liệu lợp có hàm lượng khoa học công nghệ cao đã góp

phần làm tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao của vật liệu lợp.

Vật liệu ốp lát được sản xuất trên các dây chuyền thiết bị nhập của Italia, các

dây chuyền có các thiết bị hỗn hợp của Trung Quốc, Đài Loan, Italia, Đức…với

công suất 1-5 triệu m2/năm. Trình độ công nghệ của các dây chuyền sản xuất vật

liệu ốp lát ngày càng cao và tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao của vật liệu ốp

lát tăng từ 38% năm 2009 lên 50% năm 2013.

Ngành kính XD sử dụng công nghệ kính nổi là chủ yếu với thiết bị nhập

khẩu của các nước phát triển như: Nhật bản, Mỹ, Đức, Trung Quốc…là những công

nghệ sản xuất kính hiện đại nhất hiện nay. Các dây chuyền sản xuất có hệ thống

thiết bị đồng bộ, hiện đại. Từ khâu phối liệu, lò nấu, tạo hình, đến các khâu phụ trợ

như điện, nước đều được tự động hóa, điều khiển tự động hóa bằng thiết bị của Mỹ,

Đức cung ứng. Chính việc sử dụng các công nghệ hiện đại vào trong sản xuất nên

ngành kính XD có tỷ trọng giá trị sản phẩm CN cao lớn nhất, năm 2013 chiếm 65%.

5. Phát triển hệ thống tài chính lành mạnh trong các DN CNHT

ngành XDDD

Bảng 12: Qui mô vốn chủ sở hữu của các DN CNHT ngành XDDDĐơn vị tính: Tỷ đồng

DN 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Xi măng 39.100 45.034 53.866 45.770 59.248 59.800 60.000

Kính XD 14.578 15.236 15.323 19.027 19.215 18.792 21.124

VL Xây 13.900 14.845 15.762 16.540 16.982 17.041 19.876

VL Lợp 32.520 34.675 35.843 37.689 39.245 41.578 43.298

VL Ốp 49.652 55.570 57.462 71.052 72.024 70.475 73.218

Tổng 149.750 165.360 178.256 190.078 206.714 208.686 217.516

Nguồn: Tính toán của tác giả thông qua bảng báo cáo tài chính của các DN.

Page 35: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

35

Để đánh giá mức độ lành mạnh tài chính của các DN CNHT ngành XDDD,

ngoài các chỉ tiêu dùng để đánh giá như: Hệ số vốn tự có; hệ số thanh toán; hệ số vốn

bị chiếm dụng; vốn hoạt động thuần…thì các DN này cần phải minh bạch các báo

cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các số liệu phải trung thực, chính xác…

Đây là điều quan trọng để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Qui mô vốn chủ sở hữu của các DN CNHT XDDD tăng đều trong giai đoạn

2007 -2012. Mức tăng trưởng năm 2010 tăng 26,93% so với năm 2007. Năm 2013

tăng 14,44% % so với năm 2010. Do ngành XD nói chung và ngành sản xuất vật

liệu nói riêng chịu tác động nhiều từ biến đổi kinh tế đã làm cho Qui mô vốn chủ sở

hữu của các DN CNHT có xu hướng giảm dần.

Doanh thu của các DN tăng qua các năm. Mặc dù chịu ảnh hưởng nhiều đến

nền kinh tế nhưng doanh thu của các DN CNHT XDDD vẫn không giảm. Doanh thu

năm 2013 đạt 646.815,85 tỷ đồng, tăng 254749,53 tỷ đồng (tăng 64,97%) so với năm

2009. Đây là con số quan trọng để khẳng định các DN hoạt động ngày càng có hiệu

quả cao.

Bảng 13: Doanh thu của các DN CNHT ngành XDDD

Đơn vị tính: Tỷ đồng

DN 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Xi măng 23.000 25.848,32 129.547,64 38.812,96 306.038 268.410

Kính XD 32.360 32.632 35.747 43.432 51.457 51.784

VL Xây 1.897,45 1.900 2.010,78 2.443,05 2.894,49 2.912,85

VL Lợp 198.872 200.045 210.015 255.163 302.313 304.231

VL Ốp lát 129.764 131.641 134.052 162.874 192.966 194.19

Tổng 385.893,45 392.066,32 511.372,42 502.725,01 855.668,49 646.815,85

Nguồn: Tính toán của tác giả thông qua bảng báo cáo tài chính của các DN

Các DN CNHT đạt kết quả cao về lợi nhuận sau thuế năm 2010 là 348.655 tỷ

đồng, tăng 47,36% so với năm 2009. Nhưng đến năm 2012 lợi nhuận sau thuế giảm

73,02% so với năm 2011, đến năm 2012 và 2013 có xu hướng giảm và (mức tăng

trưởng âm 73%; 75% so với năm 2011).

Page 36: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

36

Bảng 14: Một số chỉ tiêu tài chính của DN CNHT ngành XDDD

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

Chi Phí 155.478,32 162.717,42 502.526,45 909.233,49 696.136,85

Doanh thu 392.066,32 511.372,42 502.725,01 855.668,49 646.815,85

LN 236.588 348.655 198.562 -53.565 -49.321

Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính của các DN

Trong ngành XD, chênh lệch về thu nhập của lao động so với mức trung bình

của nền kinh tế đạt mức rất cao trong các năm 1995(bằng 253%) và năm 2000

(bằng 280%). Nhưng thu nhập cao của lao động trong lĩnh vực XD lại có xu hướng

giảm trong năm 2011, 2012,2013.

Đơn vị tính: Triệu đồng

70

60

50

40

30

20 17.53

10

0

32.91

44.47

62.76

37.5

2000 2005 2008 2010 2013

Biểu đồ 11: Thu nhập của lao động trong ngành xây dựng

Nguồn: Niên giám thống kê. (GDP/LĐ, Triệu đồng/người, Tính theo giá hiện hành)

Thực tế hiện nay, những chỉ tiêu tài chính cơ bản mà các DN hay sử dụng để

phản ánh tình hình tài chính về thực chất chỉ là những chỉ tiêu sử dụng để đánh giá

khái quát tình hình tài chính của DN. Bởi vì, với những chỉ tiêu tài chính cơ bản này,

các nhà quản lý, các nhà đầu tư, các ngân hàng…không thể biết được liệu DN đang

Page 37: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

37

được xem xét có rơi vào tình trạng phá sản hay không? Cũng với hệ thống chỉ tiêu tài

chính cơ bản này, họ lại càng không thể xác định được những rủi ro tài chính mà DN

có thể phải đương đầu cũng như không thể dự báo được các chỉ tiêu tài chính trong

tương lai,..Thực tế cho thấy nhiều DN mặc dù huy động vốn trong kỳ rất tốt, mức độ

độc lập tài chính khá cao, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bảo đảm và khả năng

sinh lợi của vốn cao nhưng cũng chính những DN đó đang lâm vào tình trạng phá

sản vì không có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đã đến hạn.

Bên cạnh đó, còn tồn tại sự thiếu thống nhất về nội dung phân tích báo cáo

tài chính: Hầu như nội dung phân tích báo cáo tài chính mà các kiểm toán viên vận

dụng chủ yếu dựa vào nội dung cùng với các chỉ tiêu tài chính cơ bản do DN phản

ánh trên báo cáo tài chính. Những nội dung này hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức

của cán bộ kế toán tại các DN và do vậy, hệ thống chỉ tiêu tài chính cơ bản được sử

dụng không giống nhau.Hệ thống tài chính còn thiếu chính xác của các chỉ tiêu tài

chính: Đây là tồn tại khá phổ biến trên báo cáo tài chính của các DN. Sự thiếu chính

xác này bắt nguồn từ nhận thức không đúng về hệ thống chỉ tiêu tài chính, từ đó dẫn

đến việc thu thập dữ liệu để tính toán chỉ tiêu chưa hợp lý. Tuy vậy, việc xác minh

tính chính xác của các chỉ tiêu này ít được kiểm toán viên thực hiện. Điểm đặc

trưng khi thu thập thông tin trên các báo cáo tài chính là chưa phân biệt được bản

chất của các chỉ tiêu. Chính vì vậy, các chỉ tiêu trên đều được thu thập theo năm

hoặc thu thập tại một thời điểm nhưng được dùng đại diện cho cả năm. Đúng ra, với

các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và các chỉ tiêu phản ánh khả

năng thanh toán là những chỉ tiêu mang tính thời điểm. Đối với các chỉ tiêu phản

ánh năng lực hoạt động và khả năng sinh lời là những chỉ tiêu mang tính thời kỳ

(phản ánh kết quả của cả kỳ kinh doanh), khi tính toán phải sử dụng số bình quân

năm thì các DN lại sử dụng trị số của các yếu tố đầu vào (tổng tài sản, vốn chủ sở

hữu, vốn điều lệ) tại thời điểm cuối năm để đại diện cho cả năm. Điều này dẫn đến

sự thiếu chính xác của hầu hết các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động hay khả

năng sinh lời của DN, làm cho nhìn nhận của các nhà quản lý, các nhà đầu tư về DN

thiếu chính xác.

Page 38: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

38

IV. Phân tích kết quả điều tra về nhân tố ảnh hưởng phát triển bền vững

CNHT ngành XDDD

1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo tính nhất quán bên trong- Hệ số

Cronbach’s Alpha

Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng trước để loại các biến không phù hợp.

Các biến có hệ số tương quan biến tổng (corrected item-total-correlation) nhỏ hơn

.50 sẽ bị loại và theo Nunnally Peterson và Slate thì hệ số Cronbach’s Alpha được

xem xét trong các trường hợp sau:

≤ α < 0.7: Chấp nhận được (trong trường hợp nghiên cứu hoàn toàn mới

hoặc trong bối cảnh nghiên cứu)

≤ α <0.8: Chấp nhận được

≤ α <0.9: Tốt

≤ α ≤ 1: Rất tốt

Công cụ xử lý là Analyze/Scale/Reliability Analysis trong phần mềm

SPSS16

Bảng 15: Minh họa kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho các biến

Biến Cronbach’s Alpha Kết luận

PT BV CNHT XDDD 0.778 Chấp nhận được

Thị trường 0.881 Tốt

Nguồn nhân lực 0.861 Tốt

Cơ sở hạ tầng 0.830 Tốt

Vốn 0.842 Tốt

Khoa học công nghệ 0.867 Tốt

Chính sách phát triển 0.866 Tốt

Quan hệ liên kết 0.803 Tốt

Chính trị -Văn hóa 0.818 Tốt

Điều kiện tự nhiên 0.795 Chấp nhận được

Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Page 39: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

39

Kết quả kiểm định dữ liệu cho các thang đo khảo sát cho thấy, các thang đo

đều có hệ số Cronbach-alpha lớn hơn mức tối thiểu cần thiết là 0.6 khả nhiều, điều

này cho thấy dữ liệu khảo sát có độ tin cậy khá cao. Bên cạnh đó, các biến quan sát

đều có hệ số tương quan biến-tổng lớn hơn mức 0.6, thể hiện các biến quan sát đều

có sự tương quan tốt với tổng thể thang đo mà các biến này biểu diễn. Hệ số

Cronbach-alpha nếu loại biến của các biến quan sát luôn thấp hơn giá trị Cronbach-

alpha của các thang đo hiện tại, do đó không cần loại bỏ đi biến quan sát nào để làm

tăng độ tin cậy của thang đo. Như vậy, dữ liệu khảo sát cho các thang đo của biến

độc lập là hoàn toàn đảm bảo được độ tin cậy, các biến quan sát đều biểu diễn tốt

cho thang đo và được giữ lại cho các phân tích tiếp theo.

2. Phân tích nhân tố

- Phân tích nhân tố đối với nhân tố độc lập

Từ kết quả kiểm định dữ liệu trên đây, có thể thấy rằng dữ liệu đã đảm bảo

độ tin cậy, việc phân tích tiếp theo là phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm đưa ra

các nhân tố từ dữ liệu của các thang đo khảo sát. Sử dụng phương pháp kiểm định

KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) để đo lường sự tương thích các mẫu khảo sát.

Giả thiết

H0: Các biến quan sát không có mối quan hệ tương quan trong tổng thể

H1: Các biến quan sát có mối quan hệ tương quan trong tổng thể

Bảng 16: Kết quả kiểm định KMO ( Biến quan sát)

KMO 0.843

Bartlett’s Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 6402.936

Df 990

Sig. .000

Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Hệ số KMO là 0.843> 0.5 và Sig=0.000< 0.05 nên giả thuyết độ tương quan

giữa các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.

Giả thuyết H0 bị bác bỏ

Page 40: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

40

- Phân tích nhân tố đối với các nhân tố phụ thuộcGiả thiết

H0: Các biến phụ thuộc không có mối quan hệ tương quan trong tổng thể

H1: Các biến phụ thuộc có mối quan hệ tương quan trong tổng thể

Bảng 17: Kết quả kiểm định KMO (Biến phụ thuộc)

KMO 0.625

Bartlett’s Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 372.682Df 6

Sig. 0.000

Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Hệ số KMO là 0.625> 0.5 và Sig=0.000< 0.05 nên giả thuyết độ tương quan

giữa các biến phụ thuộc có tương quan với nhau trong tổng thể.

Giả thuyết H0 bị bác bỏ

3. Phân tích đánh giá các nhân tố tác động đến phát triển bền vững

CNHT ngành XDDD

- Đánh giá về thị trường sản phẩm VLXD

Bảng 18: Đánh giá về thị trường sản phẩm VLXD

Biến Câu hỏi khảo sát Trung bình

Độ lệch chuẩn

ThiTruong1 Thị trường tiêu thụ SP VLXD có sự tăngtrưởng một cách ổn định, phát triển bền vững

3.64 0.824

ThiTruong2 Các DN luôn chủ động trong việc tìm kiếm thịtrường mới

3.82 0.789

ThiTruong3 Các DN chú trọng đảm bảo uy tín và chấtlượng sản phẩm để luôn duy trì khách hàng

3.86 0.829

ThiTruong4 Các DN thực hiện tốt các biện pháp quảng bá,tiếp thị sản phẩm để mở rộng thị trường

3.61 0.845

ThiTruong5 NN có các biện pháp vĩ mô tốt nhằm ổn địnhthị trường và tạo điều kiện cho DN phát triển

3.57 0.787

Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Page 41: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

41

Kết quả khảo sát cho thấy, về đánh giá thị trường hiện nay có sự tăng trưởng

một cách ổn định, bền vững, đối tượng khảo sát có sự đồng tình không cao, thể hiện

ở mức điểm đánh giá là 3.64, độ lệch chuẩn là 0.824. Đánh giá về công tác quảng bá

sản phẩm, mức điểm trung bình chỉ đạt 3.61, độ lệch chuẩn là 0.845, thể hiện rằng

đối tượng khảo sát chưa đồng tình với các biện pháp quảng cáo, tiếp thị mà DN đang

thực hiện. Đánh giá về vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước trong việc ổn định thị

trường cũng như tạo điều kiện cho DN phát triển, các đối tượng khảo sát có sự

không đồng tình cao khi mức điểm trung bình chỉ đạt 3.57, độ lệch chuẩn là 0.787,

điều này thể hiện các DN mong muốn nhiều hơn ở Nhà nước trong việc quản lý môi

trường kinh tế vĩ mô cũng như đưa ra các biện pháp hỗ trợ ổn định cho thị trường.

Điểm mạnh về thị trường theo đánh giá của đối tượng khảo sát là sự quan tâm của

mỗi DN trong việc mở rộng thị trường, đây là điều quan trọng sống còn trong

giai đoạn hiện nay khi thị trường tiêu thụ trong nước chưa có dấu hiệu phục hồi,

đồng thời việc quan tâm đảm bảo chất lượng sản phẩm để đảm bảo uy tín của DN

cũng được thực hiện tốt, điều này giúp cho các DN đảm bảo được sự ổn định cho các

khách hàng lâu năm của mình.

- Đánh giá về nguồn nhân lực

Bảng 19: Đánh giá về nguồn nhân lực

Biến Câu hỏi khảo sát Trung bình

Độ lệch chuẩn

NguonNhanLuc1 Nguồn nhân lực phổ thông phục vụ hoạt độngsản xuất kinh doanh của DN là dồi dào

4.06 0.747NguonNhanLuc2 Nguồn nhân lực phổ thông phục vụ hoạt

động sản xuất kinh doanh của DN có chất lượng tốt 3.71 0.895

NguonNhanLuc3 Người lao động nhiệt tình, hài lòng vớicông việc hiện tại 3.97 0.703

NguonNhanLuc4 Nguồn nhân lực chất lượng cao nhiều và dễdàng tiếp cận, thu hút về làm việc tại DN 3.56 0.892

NguonNhanLuc5 DN có sự chủ động trong công tác đào tạovà phát triển nguồn nhân lực 3.92 0.77

Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Page 42: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

42

Điểm yếu về nguồn nhân lực được đánh giá là nguồn nhân lực chất lượng

cao nhiều, dễ tiếp cận và thu hút làm việc tại các DN, với mức điểm đánh giá chỉ là

3.56, độ lệch chuẩn là 0.892, điều này cho thấy các DN đang gặp khó khăn trong

việc thu hút người lao động có trình độ chuyên môn cao, điều này thể hiện một sự

mất cân đối trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, số lượng các kỹ sư

làm việc tại các nhà máy sản xuất có trình độ cao không nhiều, trong khi đó, số

lượng người được đào tạo qua cấp bậc Đại học tại nhiều ngành đào tạo khác lại thất

nghiệp rất nhiều, đây là hệ quả từ công tác định hướng nghề nghiệp cho nguồn nhân

tài của đất nước là các sinh viên được đào tạo bài bản tại các trường Đại học. Ngoài

ra khi đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực phổ thông, đối tượng khảo sát cũng

có mức độ đồng ý không cao với đánh giá chất lượng tốt về nhóm lao động này,

mức điểm trung bình là 3.71, độ lệch chuẩn là 0.895, thực tế thì lao động phổ thông

của VN không được đánh giá cao về các mặt như trình độ, năng suất lao động, tính

chuyên nghiệp. Điều này cho thấy mặt nào hạn chế của công tác đào tạo nghề cho

người lao động. Điểm mạnh về nguồn nhân lực được đánh giá là nguồn lao động

phổ thông dồi dào, người lao động có sự nhiệt tình trong công việc, hài lòng với

công việc hiện tại, điều này ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả lao động, và các doanh

nghiệp có sự chú trọng trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

- Đánh giá về cơ sở hạ tầngBảng 20: Đánh giá về cơ sở hạ tầng

Biến Câu hỏi khảo sát Trung bình

Độ lệch chuẩn

CSHT1 CSHT đảm bảo tốt việc SX và kinh doanh VLXD 3.57 0.921CSHT2 CSHT thuận lợi cho khách hàng tiếp cận, lựa chọn

sản phẩm VLXD 3.58 1.01CSHT3 CSHT được đầu tư đồng bộ, hiệu quả và nhận được

sự quan tâm của nhà nước 3.63 1.011CSHT4 DN dễ dàng tìm kiếm được địa điểm đáp ứng được

các yêu cầu tại các KCN, KKT tại các địa phương 3.56 0.991CSHT5 DN luôn chú trọng yếu tố thuận lợi về CSHT trước

và trong hoạt động sản xuất, kinh doanh 3.67 0.962Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Page 43: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

43

Về Cơ sở hạ tầng, đánh giá của đối tượng khảo sát về các câu hỏi khảo sát

cho nhóm này đều đạt mức điểm không cao. Điều này cho thấy hạn chế về cơ sở hạ

tầng hiện nay là lớn, gây khó khăn cho DN. Theo đánh giá thì hiện nay CSHT tại

các khu CN hay khu kinh tế của các địa phương còn chưa đáp ứng được mong

muốn của các DN sản xuất và kinh doanh sản phẩm VLXD, điều này do những vấn

đề trong việc quy hoạch khu vực sản xuất dành cho các DN, hay vấn đề hỗ trợ trong

việc xử lý ô nhiễm, rác thải vốn là vấn đề phức tạp đối với các DN sản xuất mặt

hàng này. Ngoài ra là sự hạn chế trong việc đáp ứng khả năng tiếp cận sản phẩm

hàng hóa của khách hàng, nguyên nhân là thiếu cơ sở đáp ứng cho các hoạt động

quảng bá, giới thiệu sản phẩm một cách tập trung để khách hàng dễ tiếp cận. Sự

quan tâm đầu tư của Nhà nước đối với các CSHT các DN CNHT ngành XDDD

cũng được đánh giá chưa cao, chưa mang lại những hiệu quả trợ giúp cho DN. Bản

thân các DN cũng không quan tâm hoặc chưa thể quan tâm đối với CSHT trong quá

trình tìm kiếm khu vực đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, vì có nhiều khu

vực thích hợp nhưng hạ tầng không có, DN phải lựa chọn phương án khác thay thế.

- Đánh giá về nguồn Vốn

Bảng 21: Đánh giá về nguồn vốn

Biến Câu hỏi khảo sát Trung bình

Độ lệch chuẩn

Von1 Nguồn vốn tự có của DN CNHT ngành XDDD

là tốt 3.68 0.901

Von2 DN được hỗ trợ nhiều về lãi suất vay vốn 3.64 0.986

Von3 DN dễ dàng tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng 3.46 0.893

Von4 DN có khả năng huy động được đa dạng các

nguồn lực tài chính 3.58 0.852

Von5 DN được tiếp cận dễ dàng với các thông tin về hệ

thống tài chính 3.89 0.822

Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Page 44: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

44

Điểm yếu về nguồn vốn của DN là sự khó khăn trong việc tiếp cận các

nguồn vốn tín dụng khi mà ngân hàng đang ngày càng chặt chẽ hơn trong quy định

cho vay, tiếp đến là khả năng yếu kém của DN trong vấn đề huy động nguồn vốn

một cách đa dạng qua nhiều kênh, điều này khiến cho các DN phụ thuộc nhiều vào

nguồn vốn tín dụng mà hiện tại đang khó khăn. Tiếp đến, vấn đề về nguồn vốn tự

có của DN cũng được đánh giá là còn hạn chế, lãi suất vay vốn cũng không tốt.

Như vậy các DN hiện nay đang khá khó khăn về nguồn vốn cho hoạt động sản xuất

kinh doanh của mình, điều này có nguyên nhân từ bản thân DN còn hạn chế và

chưa chủ động trong việc tìm kiếm nhiều nguồn đầu tư khác ngoài tín dụng, còn có

nguyên nhân từ chính sách cho vay, lãi suất quy định của Nhà nước đối với các DN

trong lĩnh vực này. Điểm mạnh hiện nay chỉ là vấn đề tiếp cận các thông tin về hệ

thống tài chính, với việc các tổ chức tài chính, ngân hàng, các tổ chức đầu tư

thường xuyên cung cấp thông tin một cách dễ dàng tra cứu trên mạng internet hay

các kênh thông tin khác, đây là một cơ hội cho các DN có thể tìm kiếm từ các thông

tin này một giải pháp thu hút vốn cho DN mình.

- Đánh giá về khoa học công nghệ

Bảng 22:Đánh giá về khoa học công nghệ

Biến Câu hỏi khảo sát Trung bình

Độ lệch chuẩn

KHCN1 Máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ thân

thiện môi trường 3.6 0.936

KHCN2 Dây chuyền công nghệ sản xuất của DN được

ứng dụng nhiều KHCN 3.56 0.858

KHCN3 DN có sự đầu tư và quan tâm tới việc ứng dụng

KHCN 3.63 0.858

KHCN4 Việc ứng dụng triệt để KHCH giúp sản phẩm

tạo được lợi thế cạnh tranh và hạn chế ô nhiễm 3.94 0.76

KHCN5 DN được tạo nhiều điều kiện để tiếp cận với

KHCN tiên tiến trong sản xuất 3.63 0.954

Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Page 45: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

45

Vấn đề về KHCN được các đối tượng khảo sát đánh giá thấp, cụ thể là khả

năng ứng dụng của KHCN tiên tiến trong dây chuyền sản xuất của DN, vấn đề chủ

yếu là do thiếu khả năng tiếp cận các công nghệ tiên tiến, có mức chi phí đầu tư

không quá lớn, phù hợp với khả năng của DN. Ngoài ra sự chủ động, quan tâm, đầu

tư cho việc nghiên cứu ứng dụng KHCN trong sản xuất tại mỗi DN cũng còn hạn

chế. Điểm mạnh thấy được là vấn đề nhận thức của mỗi DN rằng việc ứng dụng

KHCN là tốt, nhưng việc thực sự ứng dụng được lại gặp những khó khăn trở ngại.

Những điểm yếu trên cho thấy, việc áp dụng KHCN trong sản xuất của các DN

đang ở mực hạn chế, do nhiều nguyên nhân, đến từ DN là sự hạn chế về nguồn vốn

đầu tư cho KHCN, về khả năng ứng dụng vào sản xuất, còn từ phía Nhà nước là sự

trợ giúp các DN trong việc tiếp cận với các công nghệ phù hợp với khả năng của

DN thông qua những nghiên cứu cấp Nhà nước hay những hỗ trợ tìm kiếm công

nghệ phù hợp cho điều kiện các DN VN mà Bộ KHCN có nhiều khả năng tiếp cận

được thông qua các hội thảo, các hội chợ công nghệ trên thế giới.

- Đánh giá về chính sách

Bảng 23: Đánh giá về chính sách

Biến Câu hỏi khảo sátTrung

bình

Độ lệch

chuẩn

ChinhSach1 Chính sách được xây dựng là phù hợp với

chiến lược phát triển của các DN CNHT 3.94 0.824

ChinhSach2 Các quy định, tiêu chuẩn về môi trường

là cao 3.87 0.758

ChinhSach3 Chính sách hỗ trợ DN là thỏa đáng (vốn,

lãi suất, thuế..) 3.63 0.805

ChinhSach4 Chính sách đầu tư của Nhà Nước là

thiết thực 3.53 0.848

ChinhSach5 Sự phối hợp giữa chính sách kinh tế và

chính sách môi trường được coi trọng 3.88 0.756

Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Page 46: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

46

Đánh giá về chính sách hỗ trợ chung của Nhà nước cho các DN trong việc

phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, có thể thấy rằng, điểm yếu là tính thiết

thực của hoạt động đầu tư của Nhà nước trực tiếp cho các DN, hay cho CSHT phục

vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài ra là hạn chế về chính sách hỗ trợ vốn, lãi

suất, thuế, hay công nghệ. Điểm mạnh của các chính sách này là có sự phù hợp với

chiến lược phát triển của DN, có được sự chú trọng trong việc cân đối giữa lợi ích

kinh tế và môi trường, đây là vấn đề cần quan tâm không chỉ bởi cơ quan quản lý

Nhà nước mà còn cần sự quan tâm của các DN, bởi vì đặc điểm các ngành CNHT

cho ngành XDDD đa phần là các ngành công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi

trường cao nếu không có biện pháp xử lý ngay từ khâu sản xuất.

- Đánh giá về quan hệ liên kết

Bảng 24: Đánh giá về quan hệ liên kết

Biến Câu hỏi khảo sátTrung

bình

Độ lệch

chuẩn

QHLK1 Sự hội nhập sâu của VN với thế giới giúp các DN

tiếp cận được nhiều nguồn nguyên liệu chất

lượng, giá rẻ 3.72 0.878

QHLK2 Quá trình hội nhập cũng tạo cơ hội phát triển các

thị trường tại các nước trong khu vực 3.69 0.78

QHLK3 Việc VN tham gia các tổ chức thương mại giúp

các DN dễ nắm bắt thông tin thị trường quốc tế 3.81 0.858

QHLK4 Dễ dàng tiếp cận hơn với các cơ hội thu hút đầu

tư vào hoạt động sản xuất VLXD 3.77 0.819

QHLK5 Quá trình hội nhập cũng tạo áp lực cạnh tranh của

DN ngày càng lớn 3.82 0.812

Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Page 47: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

47

Qua đánh giá của các DN về Quan hệ liên kết, có thể thấy, các yếu tố về lợi

ích của Quan hệ liên kết giữa VN với các nước trong khu vực và trên thế giới là khá

tốt. Với các sự liên kết này mang lại cho các DN lợi ích về mặt nắm bắt thông tin

thị trường quốc tế, đồng thời là khả năng tiếp cận được với nhiều cơ hội thu hút đầu

tư vào ngành sản xuất. Tuy nhiên cũng kéo theo vấn đề về sự cạnh tranh gay gắt

giữa các DN trong nước với các đối thủ đến từ nhiều nền kinh tế mà VN tham gia

vào các hiệp ước thương mại, đây là các đối thủ mạnh về nhiều mặt như nguồn vốn,

công nghệ, giá, khiến cho các DN của VN gặp nhiều khó khăn. Vấn đề về quan hệ

liên kết còn hạn chế ở việc giúp các DN tiếp cận nhiều nguồn nguyên liệu giá rẻ

hay khả năng mở rộng thị trường ra các nước trên thế giới. Thực tế thì những hoạt

động này, các DN đã có sự chú trọng nhưng hạn chế là việc chưa phát huy hết tiềm

năng có được từ hoạt động liên kết về thương mại giữa VN và các nước trên thế

giới. Hiện nay nguồn nguyên liệu chủ yếu vẫn lấy ở trong nước, còn thị trường thì

mới mở rộng sang một số quốc gia Châu Phi nhưng chiếm tỷ trọng không lớn trong

tổng khối lượng sản xuất của các DN.

- Đánh giá về Điều kiện tự nhiênBảng 25: Đánh giá về Điều kiện tự nhiên

Biến Câu hỏi khảo sát Trung bình

Độ lệch chuẩn

ĐKTN1 Vị trí địa lý thuận lợi cho hoạt động trao đổi

mua bán VLXD và nguyên liệu sản xuất 3.87 0.825

ĐKTN2 TNTN khoáng sản trong nước phong phú

và đa dạng 3.78 0.851

ĐKTN3 TNTN khoáng sản có chất lượng cao, đảm

bảo các tiêu chuẩn sản xuất 3.80 0.853

ĐKTN4 Công nghệ khai thác TNTN hiện đại và

hiệu quả 3.61 0.831

ĐKTN5 TNTN và hoạt động khai thác đảm bảo tốt

cho sản xuất của các DN 3.59 0.858

Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Page 48: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

48

Khi đánh giá về Điều kiện tự nhiên của nước ta có thuận lợi hay khó khăn gì

cho sự phát triển của các DN CNHT ngành XDDD, các DN có đánh giá cao về vị

trí địa lý thuận lợi của nước ta, khi mức điểm đạt 3.87. Điều này phản ánh thực tế

về điều kiện của VN, khi nước ta có một bờ biển dài, với các cảng biển nước sâu

lớn, thuận lợi cho các tầu hàng cỡ lớn bốc xếp hàng hóa, không những thế, VN còn

nằm trên tuyến đường biển đông đúc nhất thế giới thông qua Biển Đông. Đây là

một thuận lợi không nhỏ trong việc vận chuyển sản phẩm cũng như nguyên liệu

phục vụ sản xuất. Ngoài ra, các DN còn đánh giá cao về tính đa dạng, phong phú

của nguồn TNTN, khoáng sản trong nước, tin tưởng về chất lượng cũng như trữ

lượng của các tài nguyên sẽ đảm bảo nhu cầu của DN. Mức điểm đánh giá cho hai

nhận định này lần lượt là 3.78 và 3.80. Điểm yếu hiện nay về điều kiện tự nhiên đến

từ hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, cụ thể là công nghệ khai thác còn

được đánh giá là lạc hậu, hiệu suất và công suất không cao, hoạt động khai thác

nguyên liệu không có tính ổn định cao, ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sản xuất của

DN, dẫn tới việc phải nhập khẩu nguyên liệu trong khi nguồn nguyên liệu của VN

có mà giá lại rẻ. Đây là một vấn đề rất bất cập ảnh hưởng lớn tới giá thành sản

phẩm đầu ra của DN, làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

- Đánh giá về Chính trị-Văn hóa

Bảng 26: Đánh giá về Chính trị - Văn hóa

Biến Câu hỏi khảo sát Trung bình

Độ lệch chuẩn

CTVH1 Môi trường chính trị luôn ổn định 3.87 0.733

CTVH2 Tình hình kinh tế vĩ mô có ổn định 3.54 0.781

CTVH3 Thói quen tiêu dùng của người Việt Nam ảnh

hưởng tốt tới hoạt động KD của doanh nghiệp 3.56 0.818

CTVH4 Tỷ giá hối đoái luôn được điều hành linh hoạt 3.81 0.738

CTVH5 Hoạt động KD chưa được đảm bảo về an ninh 3.82 0.814

Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Page 49: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

49

Đánh giá về tình hình Chính trị, văn hóa xã hội hiện nay tại VN, các DN có

sự đánh giá cao về tính ổn định của môi trường chính trị, với mức điểm đánh giá là

3.87, đồng thời đồng tình về chính sách của Nhà nước trong việc điều chỉnh tỷ giá

hối đoái một cách linh hoạt. Ngoài ra sự an toàn của các DN trong hoạt động kinh

doanh cũng được đánh giá cao với mức điểm 3.82. Điểm yếu hiện nay và về môi

trường kinh tế, thực tế thì tình trạng suy thoái kinh tế đang vẫn có sự ảnh hưởng lớn

tới tất cả các DN trong nước,dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế còn chưa rõ rệt

trong năm nay. Vì vậy các DN còn có sự đánh giá chưa cao về tính ổn định của nền

kinh tế. Ngoài ra, một đặc điểm quan trọng của người dân Việt Nam là thói quen

mua hàng, thường thì thói quen mua hàng mang yếu tố nước ngoài hay gắn với các

thương hiệu của các nước phát triển đã hình thành từ lâu trong suy nghĩ của người

Việt, điều này khiến cho các DN trong nước gặp khó khăn rất nhiều trong việc

chiếm lĩnh thị trường, vì các DN trong nước luôn hị hạn chế về nguồn lực, khả năng

tiếp thị quảng cáo, chiến lược lâu dài. Hiện nay các tổ chức khuyến khích thương

mại trong nước, các chương trình như Người Việt dùng hàng Việt cũng đang phát

triển nhưng còn chưa thay đổi được nhiều thói quen của người dân. Với mặt hàng

sản phẩm CNHT đối với ngành XDDD, các DN cũng gặp không ít khó khăn khi

chiếm lĩnh thị trường trong nước do một phần là nguyên nhân này.

Như vậy đánh giá chung về các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng phát triển của

CNHT ngành XDDD hiện nay, điểm yếu là nhiều khi hầu hết các yếu tố đưa ra

khảo sát đều nhận được mức đồng tình thấp của các đối tượng trả lời. Cụ thể là các

điểm yếu về tính ổn định của thị trường, hay chất lượng nguồn nhân lực đặc biệt là

nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, khả

năng tiếp cận nguồn vốn của các DN là còn yếu, nhiều điểm trong chính sách hỗ trợ

phát triển của Nhà nước còn chưa thiết thực và hiệu quả. Đây là những vấn đề mà

cả Nhà nước cũng như các DN phải chung tay thực hiện những biện pháp phối hợp

tốt để giải quyết những hạn chế này. Để phục vụ công việc xây dựng các giải pháp,

tác giả cần thực hiện công việc phân tích để xác định mức độ ảnh hưởng của từng

yếu tố tới sự phát triển bền vững CNHT hiện nay. Nghiên cứu vấn đề này được

Page 50: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

50

thực hiện qua việc xây dựng phương trình hồi quy nói lên sự tương quan của từng

yếu tố tới sự phát triển bền vững CNHT ngành XDDD.

4. Phân tích tương quan giữa các nhân tố

Để đánh giá mức độ tương quan giữa các biến độc lập với nhau và giữa các

biến độc lập với biến phụ thuộc, công việc phân tích tương quan sẽ được thực hiện

với việc sử dụng phân tích tương quan Pearson. Kết quả phân tích tương quan được

thể hiện như sau.

Bảng 27: Phân tích tương quan

Nhân tố TT KH

CN NNL CSPT Vốn CS

HTCTVH

QHLK

ĐKTN

PTBVCNHT

TT 1.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 .352**

KHCN 0.000 1.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 .371**

NNL 0.000 0.000 1.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 .308**

CSPT 0.000 0.000 0.000 1.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 .318**

Vốn 0.000 0.000 0.000 0.000 1.000 0.000 0.000 0.000 0.000 .372**

CSHT 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 1.000 0.000 0.000 0.000 .304**

CTVH 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 1.000 0.000 0.000 .241**

QHLK 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 1.000 0.000 .201**

ĐKTN 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 1.000 .208**

PTBV

CNHT.352** .371** .308** .318** .372** .304** .241** .201** .208** 1

**. Tương quan ý nghĩa 0.01%

Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

- Giữa các biến độc lập với nhau, hệ số tương quan đều bằng 0, điều này cho

thấy giữa các biến độc lập là không có sự tương quan.

- Giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc, hệ số tương quan có giá trị khác

0, và giá trị Sig tương ứng đều bằng 0.000, điều này cho thấy các biến độc lập có sự

tương quan với bg biến vì các hệ số tương quan đều lớn hơn 0.

Như vậy các nhân tố đảm bảo yêu cầu bước đầu để có thể tiến hành phân tích hồi quy.

Page 51: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

51

5. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phát triển bền vững

CNHT ngành XDDD

Để thực hiện đánh giá được mức độ ảnh hưởng, cần phân tích và đưa ra

phương trình hồi quy dưới dạng tổng quát như đã trình bày tại phương pháp nghiên

cứu. Các nhân tố đưa vào phân tích hồi quy là các nhân tố thu được từ các bước phân

tích nhân tố khám phá dành cho các biến phụ thuộc và biến độc lập của mô hình.

Bảng 28: Tổng hợp kết quả phân tích hồi quy

Tổng hợp mô hình

Mô hình R R BP R BP hiệu chỉnhDurbin-Watson

1 .911a 0.830 0.825 1.745ANOVA

Tổng BP Trung BP F Sig.Hồi quy 248.307 27.590 157.833 .000a

Phần dư 50.693 .175Tổng 299.000

Hệ số hồi quyChưa hiệu chỉnh Hiệu chỉnh

Sig. VIFB BetaHằng số 2.221E-16 1.000 1.000Thị trường .352 .352 .000 1.000Khoa học côngnghệ

.371 .371 .000 1.000

Nguồn nhân lực .308 .308 .000 1.000Chính sách pháttriển

.318 .318 .000 1.000

Vốn .372 .372 .000 1.000Cơ sở hạ tầng .304 .304 .000 1.000Chính trị văn hóa .241 .241 .000 1.000Quan hệ liên kết .201 .201 .000 1.000Điều kiện tựnhiên

.208 .208 .000 1.000

Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Page 52: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

52

Biểu đồ 12: Phân phối phần dư

Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Kết quả phân tích hồi quy được đánh giá như sau:

- Hệ số R bình phương= 0.830, điều này thể hiện được sự biến thiên của các

biến độc lập trong mô hình có thể giải thích được 83% sự phát triển bền vững

CNHT XDDD, đây là một tỷ lệ tốt thể hiện sự phù hợp của mô hình khảo sát lý

thuyết với thực tế.

- Hệ số Durbin-Watson= 1.745, gần với giá trị 2 thể hiện các biến độc lập

trong mô hình là không có sự tự tương quan với nhau.

- Hệ số Sig=0.000 trong kiểm định ANOVA cho thấy độ tin cậy trong kết

quả phân tích hồi quy là đảm bảo với sai số thấp.

- Hệ số Sig của các nhân tố trong bảng hệ số hồi quy cũng đều có giá trị thấp

hơn 0.05, điều này khẳng định các nhân tố có sự ảnh hưởng tới biến phụ thuộc là PT

BV CNHT.

- Biểu đồ phân phối phần dư cho thấy phần dư có phân phối chuẩn, giá trị

trung bình gần bằng 0(-2.28e-16) và độ lệch chuẩn bằng 1( 0.985).

Page 53: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

53

- Hệ số VIF của các nhân tố trong mô hình đều bằng 1, thể hiện các nhân tố

không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Như vậy kết quả phân tích hồi quy là đảm bảo được các yêu cầu cần thiết, từ

bảng hệ số hồi quy, phương trình hồi quy được xây dựng như sau:

PTBV CNHT ngành XDDD = 0.372*Vốn + 0.371*KHCN + 0.352* Thị trường + 0.318* Chính sách phát triển + 0.308* Nguồn nhân lực + 0.304* Cơ sở hạ tầng + 0.241* Chính trị văn hóa + 0.208* Điều kiện tự nhiên + 0.201* Quan hệ liên kết

Với kết quả phân tích hồi quy đảm bảo độ tin cậy, có thể rút ra kết luận từ

phương trình hồi quy như sau: Các yếu tố có ảnh hưởng mạnh tới sự PTBV CNHT

ngành XDDD là các yếu tố về Khoa học công nghệ, Vốn, Thị trường, Chính sách

hỗ trợ của Nhà nước và Nguồn nhân lực, Cơ sở hạ tầng, các yếu tố có mức ảnh

hưởng nhỏ hơn là Quan hệ liên kết, Chính trị văn hóa, Điều kiện tự nhiên.

V. Đánh giá chung về phát triển CNHT ngành XDDD

1. Những kết quả đạt được

Về tăng trưởng kinh tế:

Ngành CN và XD đã đóng góp một tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu GDP của VN.

Bảng 29: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế của một số nước năm 2010

Đơn vị tính:%

Nước Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

Mỹ 1 20,1 78,9

Nhật Bản 1,4 26,7 71,9

Trung Quốc 10,1 46,8 43,3

Hàn Quốc 2,6 39,3 58,2

Singapore 0 28,3 71,7

Malaysia 10,6 44,4 45

Thái lan 12,4 44,7 43

Philippine 12,3 32,6 55,1

Indonesia 15,3 47 37,6

Việt Nam 20,6 41,6 37,8

Nguồn: Niên giám thống kê, Tổng cục thống kê VN

Page 54: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

54

- Trong giai đoạn 2000 -2013, hoạt động XD nói chung và XDDD nói riêng

đã đóng góp vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. GDP ngành XD giai đoạn

2000-2005 chiếm 2,4% trong 7,045% GDP và cũng là giai đoạn cao nhất kể từ năm

2000-2013.

Về phát triển xã hội

Về giải quyết lao động việc làm: Ngành XD trong giai đoạn 2009 -2013 có

tăng lên nhưng không lớn. Năm 2010, nhân lực ngành XD tăng từ mức 7,9 triệu

người lên gần 10 triệu người năm 2015 và khoảng 11-12 triệu người năm 2020 [

Nguồn: Bộ xây dựng]

Bảng 30: Cơ cấu lao động việc làm cả nước theo nhóm ngành kinh tế

Đơn vị tính: %Năm

Ngành2009 2010 2011 2012 2013

Nông, lâm, thủy sản 52,3 51,5 49,5 48,5 47,5

CN và XD 19,3 20 21 21,3 21,06

Dịch vụ 28,4 28,4 29,5 30,3 31,44

Nguồn: Tổng cục thống kê; Điều tra dân số và việc làm VN

Tỷ lệ nhân lực ngành XD qua đào tạo tăng từ mức 69% năm 2010 lên

khoảng 76% năm 2015 và 80% năm 2020. [ Nguồn: Bộ xây dựng]

Về DN CNHT:

Cung cấp đa dạng các sản phẩm VLXD: Với nguồn lực về tài nguyên khoáng

sản để sản xuất VLXD ở nước ta phong phú và đa dạng, có khả năng để phát triển

hầu hết các chủng loại VLXD từ thông thường đến cao cấp, nhằm thỏa mãn nhu cầu

tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như: Đá vôi, đất sét, cát, sỏi cho sản xuất bê tông,

gạch ốp lát, các loại vật liệu trang trí hoàn thiện khác..., kính xây dựng, đá ốp lát...

Các sản phẩm ứng dụng khoa học công nghệ ngày càng cao: Với sự phát

triển không ngừng của khoa học công nghệ hiện đại, các DN CNHT ngành XD đã

đáp ứng được nhu cầu hiện đại của người tiêu dùng trong nước và hướng đến xuất

khẩu ra thế giới.

Page 55: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

55

Về môi trường

Trong Quy hoạch tổng thể môi trường Hà Nội giai đoạn 2011-2020 lập Báo

cáo đánh giá tác động môi trường cho các dự án khu công nghiệp, đô thị, công

nghiệp, xây dựng, giao thông...Thì ngành công nghiệp, dân dụng đã có những

chuyển biến tích cực trong đánh giá tác động đến môi trường.

- Xử lý rác thải XD:

Xử lý tập trung là nói tới việc tập kết rác thải XD và đưa đến một địa điểm

cụ thể, sau đó thống nhất phân loại và xử lý. Đối với biện pháp xử lý tập trung rác

thải XD, có thể tùy chọn 2 loại thiết bị gia công là thiết bị nghiền cố định và thiết bị

nghiền di động. Biện pháp xử lý phân tán là chỉ rác thải XD được đổ đống rải rác

hoặc chia thành nhiều khu vực xử lý, để có thể giảm việc mua và tiết kiệm chi phí,

phù hợp nhất là chọn thiết bị nghiền di động, như vậy vừa dễ sử dụng, vừa mang lại

hiệu quả cao.

- Tái chế rác thải XD

Tận dụng rác thải XD như cốt liệu bê tông và gạch vụn, có thể tạo ra những

vật liệu bê tông, vữa, gạch lát nền… đối với cốt liệu thô, có thể sử dụng làm vật liệu

áo đường hoặc sử dụng làm vật liệu sản xuất gạch, tấm tường, gạch lát nền và nhiều

sản phẩm VLXD khác; đối với phế thải vụn, có thể sử dụng để thi công đường, làm

vật liệu chôn cọc móng…; đối với phế thải là gỗ, với những vật liệu gỗ chưa bị hư

hỏng nặng, vẫn có thể tái chế và sử dụng, nếu hư hỏng nặng có thể đưa vào tái chế

và tạo ra các tấm nguyên liệu hoặc giấy; đối với phế thải là vật liệu hỗn hợp nhựa

đường, có thể tái chế thành vật liệu bê tông nhựa; đối với phế liệu là thép và các vật

liệu kim loại khác, có thể trực tiếp sử dụng lại hoặc đưa vào lò luyện thành các vật

liệu thép tái chế.

2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân

Hạn chế trong ứng dụng khoa học và công nghệ:

Các DN chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của khoa học công nghệ trong

phát triển DN. Phần khoa học và công nghệ chưa được đề cao trong XD định hướng

Page 56: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

56

phát triển DN. Việc đầu tư cho khoa học và công nghệ chưa nhiều ( Lập quỹ phát

triển khoa học và công nghệ 10% lợi nhuận trước thuế chưa được các DN triển khai

đầy đủ).

Nhiều công nghệ lạc hậu còn tồn tại trong thi công xây lắp: cốt pha, giàn

giáo, xây, trát, định hình cốt thép trong thi công kết cấu chịu lực, sử dụng lao động

giản đơn trong nhiều phần việc, đầu tư thiết bị máy móc trong thi công còn gặp

nhiều khó khăn, chủ yếu do khó khăn tài chính, và giải quyết bài toán kinh tế của

DN dẫn đến chất lượng công trình nhiều chỗ chưa được tốt.

Việc áp dụng các công nghệ mới vào thực tiễn còn gặp nhiều rào cản, chủ

yếu do cơ chế chính sách.

Đơn giá, định mức đối với các công nghệ mới chưa bổ sung kịp thời, gây khó

khăn cho DN, đặc biệt với các công trình sử dụng vốn ngân sách.

Hạn chế về mặt quản lý kinh tế:

Nhiều thể chế, cơ chế, chính sách do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng

Chính phủ ban hành đã được triển khai nghiên cứu, bám sát yêu cầu thực tế sản

xuất, quản lý ngành, phục vụ việc đổi mới cơ chế chính sách quản lý đầu tư xây

dựng, hoàn thiện hệ thống định mức, đơn giá, chi phí tư vấn, quy hoạch đô thị,

thiết kế khảo sát v.v...

Hệ thống phương pháp luận và các chỉ tiêu, định mức kinh tế - kỹ thuật

thường xuyên được biên soạn, sửa đổi, bổ sung kịp thời làm công cụ phục vụ quản

lý nhà nước, cũng như làm tài liệu quan trọng phục vụ cho các chủ thể tham gia

hoạt động XD tham khảo trong công tác quản lý kinh tế đầu tư XD và phát triển đô

thị, hạ tầng kỹ thuật, nhà ở và thị trường bất động sản...

Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu vĩ mô lĩnh vực kinh tế XD chưa đáp ứng

kịp sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của thị trường XD. Sự xuất hiện ngày càng

nhiều loại vật liệu mới, công nghệ thi công xây lắp ngày càng hiện đại, đa dạng,

việc nghiên cứu biên soạn hệ thống chỉ tiêu, định mức kinh tế - kỹ thuật vẫn chưa

đáp ứng kịp.

Page 57: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

- Hạn chế về nhân lực chất lượng cao trong các DN CNHT ngành XDDD

Trong các DN CHNT hiện nay có đội ngũ nhân lực chủ yếu đang là trình độ

sơ cấp nghề (chiếm 66,0%); bậc cao đẳng 4,5 %; bậc đại học và trên đại học chiếm

6,5% năm 2014. Các DN CNHT chủ yếu tập trung ở các vùng, miền có khoáng sản

để sản xuất, nên chủ yếu sử dụng nhân công tại chỗ (các lao động phổ thông). Chính

vì vậy, đây là một trong những hạn chế lớn đối với các DN CNHT khi tiếp cận với

các công nghệ cao áp dụng trong sản xuất VLXD.

Về phân bố các DN sản xuất chưa hợp lý:

Ngành CN sản xuất VLXD VN là một ngành kinh tế mạnh, đầu tư phát triển

nhanh, đáp ứng đòi hỏi của thị trường XD cả về khối lượng và chất lượng. Tuy

nhiên, do sự phát triển nóng, đầu tư nhanh nên một số sản phẩm có tổng công suất

thiết kế vượt nhu cầu trong nước, một số dự án còn sử dụng công nghệ lạc hậu, chi

phí cao, gây ô nhiễm môi trường. Phân bố nhà máy còn bất hợp lý, thường tập trung

ở một số địa phương có nguồn nguyên liệu lớn cho sản xuất.

Công tác quản lý môi trường sản xuất và khai thác, sử dụng tài nguyên chưa hợp lý:

Nên gây ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên. Tỷ lệ tái chế trong sản

xuất VLXD còn thấp.

Ngành CN nguyên liệu phụ trợ rất yếu, các cơ sở chế biến không được đầu tư tập

trung, nhiều loại nguyên liệu phải đi mua.

Trong thời gian qua mặc dù ngành CN VLXD nước ta đã có bước phát triển

vượt bậc, song để khắc phục và giải quyết những hạn chế tồn tại nêu trên, đảm bảo

ngành phát triển bền vững, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ từ công tác quản

lý vĩ mô đến sản xuất thực tế, xây dựng mô hình phát triển bền vững phải mang tính

xã hội, hướng tới việc sử dụng các công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường.