Đấu thầu thuốc ở pháp

27
1 Gi i thi u vHướng d n mua thu c, d ng ctế trong b nh viên công ca Pháp Nội dung 1. Tóm tắt một số điểm khác biệt, thảo luận giữa Luật đấu thầu thuốc Việt Nam và Luật đấu thầu thuốc của Pháp ............................................................................................................................. 2 2. Việc phân phối thuốc ở Pháp ...................................................................................................... 3 3. Lược dịch tài liệu hướng dẫn mua sản phẩm dược (thuốc + dụng cụ y tế) cho các bệnh viện công của Pháp ....................................................................................................................................... 4 Chương 1. Giới thiệu ................................................................................................................. 4 1.1. Nhóm biên soạn .............................................................................................................. 4 1.5. Các quy định, luật có thể áp dụng vào việc mua công khai các sản phẩm dược.................... 4 1.6. Bệnh viện công - Thực hành và lựa chọn thuốc .................................................................. 5 1.7. Phân loại các sản phẩm dược ........................................................................................... 5 Chương 2. Các từ khóa .............................................................................................................. 5 2.1. Tổ chức mua (bệnh viện) ................................................................................................. 5 2.2. Xác định "Nhu cầu" mua .................................................................................................. 7 2.3. Chọn phương thức mua..................................................................................................11 2.4. Định nghĩa các hình thức mua ......................................................................................... 12 2.5. Các hình thức hợp đồng..................................................................................................15 2.6. Tiến trình: thông báo và hồ sơ......................................................................................... 16 2.7. Đăng kí và kiểm soát.......................................................................................................18 2.8. Đánh giá ửng cử viên và hồ sơ thầu .................................................................................18 2.9. Chọn nhà thầu và phân phối ............................................................................................ 19 2.10. Hoàn thành các thủ tục .................................................................................................19 2.11. Thực hiện hợp đồng ......................................................................................................19 2.12. Lưu trữ hồ sơ thầu........................................................................................................19 2.13. Các bất thường về mua hàng ......................................................................................... 19 Phụ lục: .......................................................................................................................................20 1. Phiếu đánh giá đề nghị chào hàng .......................................................................................... 20 Phụ lục 2. Xếp loại các đề nghị chào hàng 2014/Lô số 1 .............................................................. 20 Phụ lục 3. Mẫu đánh giá dụng cụ y tế......................................................................................... 22 Tài liệu tham khảo: .......................................................................................................................27

Upload: ha-vo-thi

Post on 21-Jul-2015

614 views

Category:

Health & Medicine


0 download

TRANSCRIPT

1

Giới thiệu về Hướng dẫn mua thuốc, dụng cụ tế

trong bệnh viên công của Pháp

Nội dung 1. Tóm tắt một số điểm khác biệt, thảo luận giữa Luật đấu thầu thuốc Việt Nam và Luật đấu thầu

thuốc của Pháp ............................................................................................................................. 2

2. Việc phân phối thuốc ở Pháp...................................................................................................... 3

3. Lược dịch tài liệu hướng dẫn mua sản phẩm dược (thuốc + dụng cụ y tế) cho các bệnh viện công

của Pháp....................................................................................................................................... 4

Chương 1. Giới thiệu ................................................................................................................. 4

1.1. Nhóm biên soạn .............................................................................................................. 4

1.5. Các quy định, luật có thể áp dụng vào việc mua công khai các sản phẩm dược .................... 4

1.6. Bệnh viện công - Thực hành và lựa chọn thuốc.................................................................. 5

1.7. Phân loại các sản phẩm dược ........................................................................................... 5

Chương 2. Các từ khóa .............................................................................................................. 5

2.1. Tổ chức mua (bệnh viện) ................................................................................................. 5

2.2. Xác định "Nhu cầu" mua .................................................................................................. 7

2.3. Chọn phương thức mua ..................................................................................................11

2.4. Định nghĩa các hình thức mua .........................................................................................12

2.5. Các hình thức hợp đồng ..................................................................................................15

2.6. Tiến trình: thông báo và hồ sơ.........................................................................................16

2.7. Đăng kí và kiểm soát .......................................................................................................18

2.8. Đánh giá ửng cử viên và hồ sơ thầu .................................................................................18

2.9. Chọn nhà thầu và phân phối............................................................................................19

2.10. Hoàn thành các thủ tục .................................................................................................19

2.11. Thực hiện hợp đồng......................................................................................................19

2.12. Lưu trữ hồ sơ thầu........................................................................................................19

2.13. Các bất thường về mua hàng.........................................................................................19

Phụ lục: .......................................................................................................................................20

1. Phiếu đánh giá đề nghị chào hàng..........................................................................................20

Phụ lục 2. Xếp loại các đề nghị chào hàng 2014/Lô số 1 ..............................................................20

Phụ lục 3. Mẫu đánh giá dụng cụ y tế.........................................................................................22

Tài liệu tham khảo:.......................................................................................................................27

2

1. Tóm tắt một số điểm khác biệt, thảo luận giữa Luật đấu thầu thuốc Việt

Nam và Luật đấu thầu thuốc của Pháp

Đối với bệnh

viện công

Việt Nam Pháp

Ai đấu thầu ? Bộ y tế hay sở y tế ? - Bệnh viện tự thành lập "Hội đồng mua" và tự tổ

chức mua. - Các bệnh viện có thể tự do nhóm với nhau để tổ chức mua cùng nhau.

Có những hình

thức nào ?

Phần lớn có thông

tin cụ thể về "đấu thầu rộng rãi". Còn

các loại đấu thầu khác chưa quy định cụ thể ??

Chia làm nhiều loại tùy theo (1) hàng có độc quyền

hay không, (2) tổng chi phí lô hàng, (3) giao hàng 1 lần hay nhiều lần, (4) nhu cầu mua có dự đoán trước

được hay không, mà có những hình thức mua khác nhau: - Đấu thầu rộng rãi

- Đấu thầu hạn chế - Mua khẩn cấp

- Thương lượng...

Mua với ai ? ? Bệnh viện chỉ có quyền mua trực tiếp từ nhà sản xuất, không mua qua nhà phân phối. Trừ một số

trường hợp cụ thể (như số lượng quá ít).

Thông báo

thầu

? Đối với "đấu thầu rộng rãi": bắt buộc đăng thông báo công khai ở trên báo giấy và báo điện tử của chính phủ chuyên về mua hàng cho cơ sở công lập.

Phân lô như

thế nào ?

- Theo thuốc gốc:

tiêu chuẩn nhà máy sản xuất

- Theo biệt dược

- Theo tiêu chí tài chính, kinh tế, kĩ thuật hay địa lý.

Do "Hội đồng thuốc và dụng cụ y tế bệnh viện quyết định".

Tiêu chuẩn

đánh giá

- Tiêu chuẩn đa dạng, cụ thể và linh động phụ thuộc vào từng sản phẩm dược + Đa dạng: tiêu chuẩn đánh giá công ty, đánh giá

sản phẩm (kinh tế, kĩ thuật...) + Cụ thể: mỗi tiêu chuẩn được quy đổi sang dạng

điểm, mức độ + Linh động: tùy theo đặc điểm của từng sản phẩm mà "hội đồng thuốc và dụng cụ y tế" quyết định

điểm về kinh tế , và điểm về chất lượng chiếm bao nhiêu % trong tổng số điểm.

Hợp đồng cung

ứng

? Có hai dạng:

Hợp đồng có ghi số lượng tối thiểu và tối đa; và Hợp đồng không có ghi số lượng tối thiểu và tối đa.

Trong trường hợp đầu, nếu bệnh viện không mua trong khoảng giới hạn đó, bệnh viện sẽ bị phạt theo quy định hợp đồng kí với hãng dược.

Tần suất mua

hàng

Quy định tối thiểu 1

lần/năm

Không quy định tần suất tối thiểu, mà quy định mức

tối đa. Thời hạn tối đa của các hợp đồng mua thuốc chỉ có giá trị tối đa 3 năm. Ở Pháp, hầu hết các bệnh

viện tiến hành đấu thầu các mặt hàng chủ yêu 1 lần trong 1-2 năm để (1) giảm khối lượng công việc, (2) danh sách các sản phẩm dược ổn định trong bệnh

3

viện, thuận lợi cho bác sĩ kê đơn. Còn các mặt hàng

ít quan trọng hơn, có thể tổ chức đấu thầu hay mua với tần suất dày hơn.

2. Việc phân phối thuốc ở Pháp

Việc phân phối khối lượng lớn (bán sĩ) thuốc được thực hiện thông qua:

- các nhà phân phối cho các quầy thuốc

- các hãng dược phẩm cho các khoa dược của bệnh viện

Năm 2009, công nghiệp dược bán thuốc thông qua các nhà phân phối cho các quầy thuốc

(64%); các hãng dược phẩm bán trực tiếp cho quầy thuốc (17%) và bán cho các cơ sở y tế

(20%).

Nhà phân phối

Có 7 nhà phân phối để bán sĩ thuốc cho các quầy thuốc. Các nhà phân phối buộc phải phân

phối tối đa trong vòng 24h sau khi nhận được đơn đặt hàng của quầy thuốc.

Phân phối cho bệnh viện

Với các bệnh viện có khoa dược riêng đòi hỏi phải mua thuốc thông qua các hãng dược phẩm.

Quá trình mua khác nhau giữa bệnh viện công và tư. Bệnh viện chỉ có quyền mua các thuốc

nằm trong danh sách công bố của Bộ y tế sau khi có ý kiến của Hội đồng đánh giá công khai

(Commission de la Transparence)

4

3. Lược dịch tài liệu hướng dẫn mua sản phẩm dược (thuốc + dụng cụ y tế) cho các bệnh viện công của Pháp

Chương 1. Giới thiệu

1.1. Nhóm biên soạn

Tài liệu được biên soạn bởi nhóm gồm:

- 4 dược sĩ phụ trách mua thuốc của các bệnh viện lớn, nhỏ khác nhau

- 1 đại diện từ Cơ quan phụ trách cạnh tranh, tiêu thụ và hàng giả

- 1 đại diện từ Cơ quan kế toán công

- 2 đại diện từ Bộ kinh tế, tài chính và công nghiệp

Sau đó tài liệu được thảo luận, thay đổi để đi đến đồng thuận với các tổ chức:

- Công đoàn quốc gia dược sĩ bệnh viện, thực hành, giảng viên

- Công đoàn quốc gia của công nghiệp dược

- Công đoàn quốc gia công nghiệp kĩ thuật y tế

- Công đoàn công nghiệp sản xuất các dụng cụ y tế

1.5. Các quy định, luật có thể áp dụng vào việc mua công khai các sản phẩm dược

Y tế - Luật Y tế công

- Luật chữa bệnh/bệnh - Luật hành nghề y/dược

- Luật về sản phẩm - Quy định về khoa dược bệnh

viện - Quy định về Hội đồng thuốc và

điều trị

Tài chính - Luật về thị trường công

- Luật về kế toán công - Luật về thương mại

5

1.6. Bệnh viện công - Thực hành và lựa chọn thuốc

Bác sĩ thực hành trong bệnh viện công phải tuân theo Luật y tế công. Theo đó, bác sĩ có

quyền tự do kê đơn những thuốc mà bác sĩ cho là phù hợp nhất với tình huống cụ thể. Tuy

nhiên, quyền tự do này của bác sĩ cũng bị hạn chế do bác sĩ buộc phải cam kết kê đơn những

thuốc chất lượng, an toàn và hiệu quả.

"Hội đồng y khoa" (Commission Médicale d'Etablissement - CME) của bệnh viện bao gồm

các đại diện của các nhân viên y tế, hàng năm tham gia vào việc quyết định chọn danh sách

sản phẩm dược cho năm tới phù hợp với ngân sách phân bổ và các quyết định của Hội đồng

quản lý và giám đốc bệnh viện.

"Hội đồng thuốc và dụng cụ y tế" (Commission du médicament et des Dispositifs Médicaux

stériles - CMDMS) và "Hội đồng chống nhiễm trùng bệnh viện" (Comité de Lutte contre

les Infections Nosocomiales -CLIN) cùng các Hội đồng khác như Hội đồng giảm đau, Hội

đồng dinh dưỡng...cũng đóng vai trò góp ý, tư vấn quan trong trong việc quyết định lựa chọn

danh mục sản phẩm dược (SPD) mua sắm.

"Hội đồng thuốc và dụng cụ y tế" là bắt buộc của tất cả các bệnh viện, và quyết định soạn

danh sách các thuốc và dụng cụ y tế vô khuẩn được khuyến cáo dùng cho bệnh viện, cũng

như soạn các hướng dẫn, khuyến cáo thực hành, sử dụng hợp lý thuốc và dụng cụ y tế vô

khuẩn.

1.7. Phân loại các sản phẩm dược

Các SPD có thể phân thành 2 loại:

+ Loại 1: chiếm đa số, tương ứng với thuốc và dụng cụ y tế được yêu cầu về số lượng và chất

lượng bởi các hội đồng của bệnh viện. Theo logic, các SPD này sẽ nằm trong danh sách mua

(theo phương thức cạnh tranh hay không cạnh tranh) phù hợp với Luật về thị trường công

(Code des marches publics). Việc mua này bắt buộc phải lên kế hoạch trước, tuân theo lịch

trình về đăng thông báo mua, phân tích các đề nghị từ các hãng dược phẩm, thông báo kết

quả, và mua. Về số lượng không phải luôn luôn biết chính xác do còn phụ thuộc vào số lượng

bệnh nhân.

+ Loại 2: hiếm gặp hơn, bao gồm các thuốc hay dụng cụ y tế trong một số tình huống đặc biệt

như thuốc mới, thuốc có chỉ định mới, thuốc điều trị bệnh hiếm...Trong trường hợp này, dược

sĩ thường tiến hành mua khẩn cấp (thông thường sau vài giờ) và không tuân theo phương thức

mua cạnh tranh cổ điển. Cần có hướng dẫn về tiến trình thực hiện việc mua thuốc loại này.

Chương 2. Các từ khóa

2.1. Tổ chức mua (bệnh viện)

2.1.1. Người chịu trách nhiệm mua (NCTNM)

Người chịu trách nhiệm mua (NCTNM) là cá nhân thay mặt bệnh viện, sau khi có sự đồng ý

của "Hội đồng mua" (Commission d'appel d'offre - HĐM) của bệnh viện, đứng ra thông báo

với thị trường về nhu cầu mua của bệnh viện. NCTNM chính là giám đốc của bệnh viện.

6

2.1.2. Hồi động mua (theo luật về thị trường công)

Trong mỗi bệnh viện, hội đồng mua bao gồm 3 thành viên với quyền bỏ phiếu ngang nhau.

- Một đại diện pháp lý cho bệnh viện (giám đốc) hay người đại diện của giám đốc

- Hai thành viên là chủ sở hữu bệnh viện được bầu thông qua bỏ phiếu bởi Hội đồng quản lý

bệnh viện.

Chú ý: người dự khuyết chỉ được thay thế chỉ khi thành viên sở hữu vắng mặt.

Hội đồng còn triệu tập:

- Kế toán

- Đại diện của "Cơ quan về cạnh tranh, tiêu thụ và hàng giả"

- Những người có năng lực do giám đốc bệnh viện chỉ định. Vì là đấu thầu lĩnh vực dược, nên

sẽ là hợp lý khi có dược sĩ tham gia vào Hội đồng mua này.

- Đại diện của DDASS

Những thành viên này có tiếng nói tư vấn cho "Hội đồng mua".

2.1.3. Vai trò của NCTNM và Hội đồng mua

- Hội đồng mua đưa ra ý kiến, xếp loại SPD cần mua, yêu cầu

- NCTNM phân phát và thông báo cho thị trường

2.1.4. Nhóm các bệnh viện với nhau để mua hàng

2.1.4.1. Lợi ích của việc tạo nhóm, liên kết các bệnh viện với nhau để mua hàng

Tức các bệnh viện hợp tác với nhau để cùng mua hàng.

- Công tác pháp lý, hành chính và tư vấn của dược sĩ chuẩn bị hồ sơ đấu thầu sẽ nhẹ nhàng

hơn

- Tiết kiệm vì mua được hàng rẻ hơn

- Giảm chi phí do việc viết lại hồ sơ...

- Các bệnh viện hợp tác với nhau và vẫn giữ được sự độc lập của mình.

2.1.4.3. Nhóm các đơn mua hàng

Đặc điểm chung:

- Không giới hạn khoảng cách địa lý, bệnh viện tư hay công

- Hợp đồng, cam kết giữa các bệnh viện được kí bởi các thành viên của mỗi bệnh viện sau khi

đã được thảo luận tự do. Cam kết này còn xác định cách thức vận hành đấu thầu, chỉ định

bệnh viện nào làm công tác điều phối (bệnh viện đó chịu trách nhiệm điều phối sự hợp tác

giữa các bệnh viện).

7

Trong trường hợp chung:

- "Hội đồng mua chung" được thành lập từ một đại diện của mỗi Hội đồng mua của từng bệnh

viện. "Hội đồng mua chung" điều hành bởi một đại diện của Bệnh viện điều phối. Hội đồng

mua chịu trách nhiệm chọn một hay nhiều nhà thầu.

- Mỗi "Người chịu trách nhiệm mua" của mỗi bệnh viện sẽ thông báo, gửi hồ sơ mua cho cơ

quan quản lý và sau đó thông báo cho thị trường.

Để đơn giản hơn, trong một số trường hợp, có thể tiến hành như sau:

- Cam kết giữa các bệnh viện quy định giao cho một bệnh viện điều phối đóng vai trò chủ

quản để mua hàng.

- "Hội đồng mua chung" chính là "Hội đồng mua" của "bệnh viện điều phối"

Điều này có lợi ích là:

- Giảm chi phí hành chính đến mức thấp nhất, chỉ tốn chi phí hành chính của bệnh viện điều

phối

- Hội đồng mua đơn giản, gọn nhẹ.

Tuy nhiên, để làm được điều này cần có sự đồng thuận và sự cam kết, hợp tác mạnh giữa các

đội ngũ y khoa giữa các bệnh viện.

2.2. Xác định "Nhu cầu" mua

Xác định Nhu cầu mua về sản phẩm dược cần tuân theo luật về y tế công và luật chung về

mua công của chính phủ.

2.2.1. Những điều cần cân nhắc đối với sản phẩm dược

Sản phẩm dược được quản lý với một số những quy tắc riêng. Trong trường hợp có sự mâu

thuẫn giữa luật chung (luật về y tế, về mua công) so với quy tắc riêng áp dụng cho sản phẩm

dược, thì quy tắc chung phải nhường và quy tác riêng được áp dụng.

Các yếu tố giúp xác định nhu cầu mua giống nhau ở tất cả các bệnh viện, gồm:

- Tiếp cận bình đẳng của bệnh nhân với chăm sóc y tế

- Tự do kê đơn của bác sĩ

- Nội dung các dự án y tế của bệnh viện

- Các quy định, luật đặc biệt áp dụng riêng cho sản phẩm dược

- Ý kiến của Hội đồng thuốc và sản phẩm y tế vô khuẩn

- Khả năng chi trả của bệnh viện

Ngoài ra, cần cân nhắc các yếu tố đặc thù của bệnh viện như: vị trí địa lý, đặc điểm bệnh nhân

điều trị.

8

2.2.1.1. Bệnh nhân

Một số quyền của bệnh nhân được quy định theo luật

- "Các nhân viên y tế, cơ sở y tế bảo đảm việc tiếp cận của mỗi bệnh nhân với các chăm sóc y

tế cần thiết cho tình trạng bệnh của mình..."

- "Bệnh nhân có quyền tự do lựa chọn cơ sở y tế, với sự cân nhắc về khả năng kĩ thuật của cơ

sở"

..

2.2.1.2. Bệnh viện, sự độc lập về thực hành của cán bộ y tế, chính sách y tế

- "Hội đồng quản lý bệnh viện quyết định về các chương trình y tế và mục đích chung của

bệnh viện"

- "Giám đốc bệnh viện chịu trách nhiệm tiến hành thực hiện các quyết định của Hội đồng

quản lý bệnh viện. Giám đốc thực hiện quyền quản lý của mình với toàn thể nhân viên trong

khuôn khổ tôn trọng các quy định về y đức hay thực hành nghề nghiệp của cán bộ y tế, cũng

như quy định về trách nhiệm và độc lập nghề nghiệp của các cán bộ y tế."

- "Hội đồng y khoa của bệnh viện cùng với giám đốc chuẩn bị các chương trình y tế của bệnh

viện".

2.2.1.3. Bác sĩ, kê đơn

- "Bác sĩ có quyền tự do kê đơn những gì mà bác sĩ cho là phù hợp nhất cho trường hợp cụ thể

đó". Quyền tự do này bị giới hạn vì bác sĩ có trách nhiệm kê đơn những sản phẩm chất lượng,

an toàn và hiệu quả".

2.2.1.4. Dược sĩ - Thực hành dược

- "Dược sĩ phải tự do trong các nhận định nghề nghiệp của mình"

2.2.1.5. Các quy định về độc quyền dược, thuốc, đăng kí thuốc, bản quyền (brevet), dược

điễn, về dụng cụ y tế...

- Độc quyền dược: đối với các bệnh viện, thì khoa dược là tổ chức duy nhất chịu trách nhiệm

về quản lý, cung cấp, pha chế, giám sát, phân phối thuốc và các dụng cụ y tế vô khuẩn"

- Định nghĩa về thuốc

- Bảo hộ bản quyền (brevet): có hiệu lực 20 năm

- Dụng cụ y tế cần đạt tiêu chuẩn CE của châu Âu

2.2.1.6. Khoa dược - Hội đồng thuốc và dụng cụ y tế vô khuẩn

- Dược sĩ là một trong những thành viên quan trọng xác định nhu cầu mua thuốc của bệnh

viện

9

- "Hội đồng thuốc và dụng cụ y tế vô khuẩn" bằng ý kiến của mình tham gia xác định chính

sách về thuốc và dụng cụ y tế trong bệnh viện, đặc biệt lập danh sách thuốc và dụng cụ y tế

được sử dụng trong bệnh viện, cũng như các khuyến cáo về sử dụng và phòng bệnh gây ra do

tác dụng có hại của thuốc."

Thực tế, dược sĩ tham gia vào việc xác định nhu cầu mua và các tiêu chuẩn kĩ thuật để lựa

chọn cùng với các ý kiến của hội đồng thuốc và dụng cụ y tế vô khuẩn.

2.2.2. Các cân nhắc chung

Trước khi thông báo cho thị trường, người chịu trách nhiệm mua phải tôn trọng một số

nguyên tắc sau:

- Xác định, định nghĩa rõ nhu cầu mua

- Diễn đạt nhu cầu mua cần mang tính chất trung tính, nói chung không diễn đạt bằng cách so

sánh với một biệt dược trừ trường hợp đặc biệt. Nếu có nhắc đến biệt dược cũng phải luôn bổ

sung "hoặc sản phẩm tương đương".

- Tránh nhắc tên biệt dược chừng nào có thể, cũng như đề cập đến một sản phẩm có nguồn

gốc xác định trước.

- Hồ sơ mua cần mô tả các sản phẩm dược với các thông tin: tên thuốc gốc, nhóm dược lý, và

các thông số khác.

- Khi chọn mua, các thông số của thuốc được cân nhắc là dạng liều, tiêu chuẩn tương đương

sinh học, thông số bào chế, dược động học, chỉ định, nhãn, trình bày....Đối với dụng cụ y tế

thì cân nhắc chỉ định y khoa hay phẩu thuật, nhãn, trình bày, kĩ thuật sử dụng...

2.2.3. Đặc điểm, phân loại các nhu cầu mua

2.2.3.1. Nhu cầu mua dự trù trước

Là những sản phẩm dược được lên kế hoạch mua dự trù trước bởi các khoa sử dụng. Để xác

định nhu cầu mua này đòi hỏi một quá trình phức tạp, tham gia bởi những các nhân, cán bộ y

tế khác nhau và các hội chuyên môn của bệnh viện, Hội đồng quản lý, Hội đồng y khoa, Hội

đồng thuốc và dụng cụ y tế vô khuẩn

2.2.3.2. Nhu cầu mua không dự trù trước

Là những nhu cầu không thể dự trù trước như thuốc mới, thuốc có chỉ định mới, thuốc điều trị

các bệnh hiếm...

2.2.3.3. Nhu cầu giao hàng duy nhất một lần

Xảy ta khi việc giao hàng diễn ra duy nhất một lần. Ví dụ:

- Mua các sản phẩm dược để tiến hành các thử nhiệm lâm sàng: ví dụ mua 5 dụng cụ cố định

hông mới để tiến hành nghiên cứu trên 5 bệnh nhân.

- Mua các sản phẩm dược để mở một phòng chẩn đoán X quang mới cho bệnh viện

10

2.2.3.4. Giao hàng nhiều lần bởi các nhà cung cấp giống nhau

Điều này xảy ra khi nhu cầu mua lặp lại nhiều lần trong một năm. Và việc giao hàng được

tiến hành nhiều lần/năm. Ví dụ: dung dịch tiêm, kim tiêm, thuốc kháng sinh cephalosporine.

2.2.3.5. Nhu cầu mua chỉ có thể cung cấp bởi một nhà cung cấp duy nhất

Trường hợp này thường xảy ra khi chỉ có duy nhất một nhà cung cấp sản xuất mặt hàng đó.

2.2.3.6. Nhu cầu mua khẩn cấp

Khẩn cấp: Trường hợp này xảy ra khi có các tình huống bất ngờ, đòi hỏi tiến hành mua ngay

mà không thể đợi quá trình đấu thầu. Ví dụ: một sản phẩm vừa bị rút ra khỏi thị trường, và

cần mua thuốc khác để điều trị thay thế; hay một sản phẩm giả của nhà cung cấp buộc bệnh

viện phải hủy và thay thế bằng nhà cung cấp khác.

2.2.3.7. Nhu cầu mua có thể được phân chia thành nhiều lô

Việc phân lô do ý kiến của Hội đồng thuốc và dụng cụ y tế.

Việc phân lô phụ thuộc vào các tiêu chí tài chính, kinh tế, kĩ thuật hay địa lý.

Việc phân lô các sản phẩm dược có thể diễn đạt bằng tên thuốc gốc, nhóm điều trị, chỉ định...

- Đối với thuốc, các thông số khác có thể cân nhắc như: liều, trình bày, dạng bào chế, đặc

điểm động học, chỉ định

- Đối với dụng cụ y tế, các thông số cân nhắc là trình bày, chỉ định, kĩ thuật sử dụng...

Việc phân lô cần bảo đảm sự cân bằng hai mục tiêu sau: (1) quyền cạnh tranh đạt được khi

việc chia lô càng nhỏ, chi tiết để cho tối đa các hãng có thể cạnh tranh đấu thầu; (2) bệnh viện

muốn có một số lượng hợp lý các nhà cung cấp để cung ứng hiệu quả (số lượng nhà cung cấp,

số lượng và giá trị của đơn đặt hàng, công đoạn hàng chính chuẩn bị...).

Trong một số trường hợp, bệnh viện gom tối đa các sản phẩm dược vào cùng một lot, với yêu

cầu là có đủ số lượng nhiều nhà cung cấp cạnh tranh nhau. Bệnh viện chịu trách nhiệm quyết

định việc phân lô.

Khi nhu cầu mua được phân theo lô, việc đánh giá hồ sơ đấu thầu (offre) được tiến hành theo

từng lô.

2.2.3.8. Nhu cầu mua có thể thay đổi, điều chỉnh từ phía nhà cung cấp

Những nhà cung cấp có thể đề nghị một số thay đổi với điều kiện vấn đáp ứng được nhu cầu

của bệnh viện.

Vì dụ: bệnh viện yêu cầu ống tiêm liều 200mg, để dùng cho bệnh nhân 200mg x 2 lần/ngày.

Nhưng theo dược thư thì yêu cầu dùng tiêm một lần duy nhất 400mg. Nhà cung cấp có thể đề

nghị cung cấp ống tiêm liều 400mg bên cạnh việc cung cấp ông tiêm 200mg.

11

Những thay đổi này thường liên quan đến dường dùng hay liều lượng.

2.3. Chọn phương thức mua

2.3.1. Mua khẩn cấp không tiên lượng được

Do một tình huống bất ngờ xảy ra nên không thể theo thủ tục (hạn) thông thường để mua

thuốc. Việc mua được tiến hành bằng phương thức thỏa thuận trong trường hợp có nhiều nhà

cung cấp cạnh tranh.

2.3.2. Xác dịnh nhu cầu mua có thể tiên lượng được

2.3.2.1. Trong trường hợp cung cấp duy nhất một lần

- Nhu cầu mua là tách rời và một lần duy nhất.

- Việc mua có thể tiến hành không cần thủ tục báo trước.

- Việc giao hàng có thể kéo dài hơn 1 năm bởi các nhà cung cấp giống nhau.

- Tổng chi phí không quá hơn 90.000 EUR.

2.3.2.2. Trường hợp cung cấp nhiều lần

- Cần ước lượng nhu cầu mua trong thời gian nhiều năm. Tổng chi phí toàn bộ này được dùng

để so sánh với mức chuẩn (90.000 EUR hay 200.000 EUR) để quyết định hình thức mua

thuốc.

Nếu < 90.000 EUR: mua khẩn cấp không cần theo thủ tục báo trước Nếu >90.000 EUR, < 200.000 EUR: đấu thầu đạng đơn giản hoặc đấu

thầy rộng rãi Nếu > 200.000 EUR: Đấu thầu rộng rãi

Giao hàng duy nhất một lần bởi một nhà cung cấp

Không có khái niệm số lượng mua theo năm

Giao hàng nhiều lần bởi cùng một nhà cung cấp

trong thời gian trên 1 năm

Giao hàng nhiều lần bởi cùng một nhà cung cấp

trong thời gian nhỏ hơn hoặc bằng 1 năm

- Lý do kĩ thuật - Lý do bản quyền

Giao một lần duy nhất Giao nhiều lần

Nhà cung cấp đã xác định Nhà cung cấp chưa xác định

Nhu cầu mua tiên lượng được

Thực hiện qua số ...

12

2.3.2.3. Trường hợp mua với nhà cung cấp xác định trước

Trường hợp này xảy ra khi chỉ có duy nhất một nhà cung cấp có thể cung cấp hành (vì vấn đề

kĩ thuật, hay bản quyền). Do đó, việc mua các sản phẩm này không tuân theo hình thức thảo

luận nhưng không có thông báo công khai hay có sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp.

2.3.2.4. Mua thông qua nhà phân phối

Trong một số trường hợp, do đơn đặt hàng kém hấp dẫn, dù bệnh viện thông báo đấu thầu

nhưng các hãng dược phẩm không tham gia và nhường lại cho các nhà phân phối cung cấp.

Bệnh viện trao đổi với nhà phân phối về danh sách những thuốc mà mình cần, thời hạn giao,

giá.

2.4. Định nghĩa các hình thức mua

2.4.1. Đấu thầu rộng rãi (Appel d'offre ouvert)

Đấu thầu mở là hình thức trong đó "Người chịu trách nhiệm mua" chọn nhà thầu mang lại

những thuận lợi nhất về kinh tế, không cần thảo luận, dựa trên các tiêu chuẩn khách quan đã

được công bố trước cho các nhà thầu. Đấu thầu gọi là "mở" vì tất cả các nhà thầy đều có thể

nộp hồ sơ.

- Các bước chính:

a. Thông báo công khai

Tùy thuộc vào tổng chi phí đơn hàng và thị trường, thông báo có thể được đăng ở "Tạp chí

chính thức về các thông báo của thi trường công - Bulletin Officiel Annonces Marrchés

Publics) hoặc các tạp chí chức năng tương tự.

Các hãng dược phẩm gửi "Hồ sơ thông tin về hãng" cho Người chịu trách nhiệm mua trong

vòng 4 ngày. Sau đó sẽ bổ sung hồ sơ dự thầu về sản phẩm sau đó.

Bệnh viện chỉ được đóng nhận hồ sơ dự thầu ít nhất sau 52 ngày.

b. Xem xét "Hồ sơ thông tin về hãng"

"Hội đồng mua" loại các hãng mà có thông tin về hãng không đạt yêu cầu theo quy định của

luật. Chỉ những hãng nào đạt, thì hồ sơ về sản phẩm của hãng đó mới được mở ra và đánh giá.

c. Xem xét hồ sơ sản phẩm

Hội đồng mua đọc các hồ sơ về sản phẩm của các hãng. Loại các hồ sơ không đạt, sau đó

đánh giá, phân loại hồ sơ theo các tiêu chuẩn đã thông báo.

d. Chọn

Sau khi phân loại các hãng bởi Hội đồng mua, Người chịu trách nhiệm mua chọn hãng nào

mang lại lợi ích kinh tế tốt nhất và kết thúc đấu thầu.

13

2.4.2. Đấu thầu hạn chế

Gọi là đấu thầu "hạn chế" vì chỉ những ứng cử viên nhất định thỏa mãn một số yêu cầu của

luật mới được "Người chịu trách nhiệm mua" chọn để đánh giá hồ sơ.

- Các bước chính:

a. Đấu thầu công khai

Thông báo công khai về nhu cầu mua.

Bện viện chỉ đóng thời gian nhận hồ sơ sau ít nhất 37 ngày. Một số trường hợp khẩn cấp, thời

hạn này có thể là 15 ngày.

Hồ sơ dự thầu phải cung cấp thông tin về khả năng của hãng dược cũng như chất lượng của

sản phẩm.

b. Xem xét các ứng cử viên

Hội đồng mua chỉ chọn các ứng cử viên phù hợp theo yêu cầu của luật.

c. Gửi hồ sơ về sản phẩm

Chỉ các hãng dược phẩm thảo mãn điều kiện được phép gửi Hồ sơ sản phầm dự thầu trong

vòng tối thiểu 40 ngày ( trong trường hợp khẩn cấp là 15 ngày).

d. Đánh giá hồ sơ sản phẩm, phân loại và chọn

Tương tự như trên.

Ưu điểm của Đấu thầu hạn chế

a. Thời hạn thông báo

Luật y tế công chỉ chấp nhận việc áp dụng mua khẩn cấp đối với đấu thầu hạn chế.

Thời gian mở đấu thầu mở: 52 ngày

Đấu thầu hạn chế :

+ Nhận hồ về hãng: bình thường 37 ngày, khẩn cấp 15 ngày.

+ Nhận hồ sơ về sản phầm: bình thường 40 ngày, khẩn cấp 15 ngày

b. Đánh giá hồ sơ tốt hơn

Do giảm số lượng hồ sơ sản phẩm để đánh giá giúp cho bệnh viện có thể đánh giá và so sánh

tốt hơn.

c. Tập trung thúc đẩy các hãng mà cơ hội trúng thầu là cao

Nhược điểm

14

"Đấu thầu hạn chế" đòi hỏi nhiều cuộc họp của Hội đồng mua hơn.

2.4.3. Đấu thầu dựa trên hiệu suất

Phương thức này khó thực hiện trong lĩnh vực mua sản phẩm dược, vì theo phương thức này

nhà cung cấp xác định các phương tiện để đạt được các kết quả mà bệnh viện đặt ra. Như thế

nhà cung cấp chia sẽ trách nhiệm với bác sĩ kê đơn mà vốn điều này không được phép chia sẽ.

2.2.4. Cạnh tranh đơn giản hóa

Hình thức này được áp dụng cho các hãng dược mà tổng chi phí đơn hàng trên 90.000 EUR

và dưới 200.000 EUR. Tuy nhiên, với trường hợp này, bệnh viện có thể chọn cách đấu thầu

thông thường.

Hình thức này là hình thức trung gian nhằm bảo đảm duy trì một mức công khai hóa nhất định

nhưng cũng không mất quá nhiều thời gian về thủ tục.

Hình thức này phối hợp, một phần là thông báo công khai nhu cầu mua, một phần khác là khả

năng Hội đồng mua có thể thỏa thuận với các ứng cử viên có hồ sơ thầu nổi bật nhất.

Thời gian đóng nhận hồ sơ ứng cử viên không dưới 20 ngày. "Người chịu trách nhiệm mua"

chọn các ứng cử viên và yêu cầu các ứng cử viên bổ sung hồ sơ sản phẩm. Số ứng cử viên giữ

lại để bổ sung hồ sơ sản phẩm phải không dưới 3 trừ khi số hồ sơ tham gia ít hơn con số này.

Sau khi kiểm tra hồ sơ, người chịu trách nhiệm thỏa thuận, thương thảo với một hoặc vài

ứng cử viên sáng giá nhất.

Sau khi thỏa thuận, người chịu trách nhiệm mua trao đổi với Hội đồng mua và thông báo kết

quả.

2.4.5. Hình thức thương thảo

Hình thức này chỉ áp dụng trong một số trường hợp giới hạn.

- Sau khi đã thông báo công khai và có sự cạnh tranh: không nhận được hồ sơ dự thầu nào,

hoặc hồ sơ dự thầu không đạt, hoặc các thuốc đang giai đoạn nghiên cứu, hoàn tất, chưa đưa

ra thị trường.

- Không có thông báo công khai nhưng có sự cạnh tranh: áp dụng trong những trường hợp

khẩn cấp không lường trước được nên Người chịu trách nhiệm mua không thể tuân theo thời

gian của hình thức đấu thầu;

- Không thông báo công khai và không có sự cạnh tranh: đối với mua những mặt hàng mà phụ

thuộc vào đợt đấu thấu trước đó. Ví dụ: đợt đấu thầu trước mua một cái máy y tế của hãng X

và trong đợt đấu thầu này cần mua các phụ tùng, linh kiện thay thế của hãng X.

- Hay các trường hợp độc quyền dược: như các sản phẩm dược đó không có hãng cạnh tranh

trên thị trường: thuốc vẫn còn thời gian bảo hộ bản quyền, thuốc trị bệnh hiếm...

Trong các trường hợp khác, việc quyết định phân loại một thuốc liệu có sản phẩm cạnh tranh

hay không còn phụ thuộc vào hồ sơ đăng kí cấp bởi cơ quan y tế, ý kiến của hội đồng thuốc

15

và dụng cụ y tế, hội đồng chống nhiễm trùng bệnh viện...Quyết định này có thể khác nhau

giữa các bệnh viện.

Bệnh viện phải cung cấp các bằng chứng để chứng tỏ sản phẩm dược đó là độc quyền: bằng

các nhận định về kĩ thuật, khoa học bởi Hội đồng thuốc và dụng cụ y tế hoặc các tài liệu từ

tạp chí y dược, hội thảo về sự đồng thuận, các chỉ thị về y tế công cộng.

Đồng thời công ty dược đó phải cung cấp giấy chứng nhận là hãng duy nhất có khả năng (về

kĩ thuật, pháp lý) để sản xuất sản phẩm đó. Nếu không, ít nhất cũng phải tiến hành tìm kiếm

các tài liệu như danh mục các hãng cung cấp, các tạp chí để chứng tỏ đó là một sản phẩm độc

quyền.

2.4.6. Mua hàng không tuân theo các thủ tục định trước

Đây là thị trường hay đơn hàng mà tổng chi phí đơn hàng hàng năm của nhà cung cấp không

vượt quá 90.000 EUR. "Mua hàng không tuân theo các thủ tục định trước" bắt buộc phải gửi

thông báo cho đại diện của chính phủ.

Bệnh viện xác định nhu cầu mua và xác định những nhà cung cấp có thể đáp ứng trước khi

thông báo hay thương thảo.

Bệnh viện có quyền tự do chọn nhà cùng cấp. Tuy nhiên, khuyến cáo là nên để cho các nhà

cung cấp cạnh tranh nhau.

Khuyến cáo nên đặt hàng bằng văn bản viết (trong một số trường hợp khẩn cấp có thể đặt

hàng bằng miệng, sau đó gửi văn bản viết sau).

2.5. Các hình thức hợp đồng

2.5.1. Hợp đồng đơn giản

"Hợp đồng đơn giản" hay "hợp đồng với số lượng cố định" là hợp đồng với số lượng được

xác định giữa hai bên.

2.5.2. Hợp đồng phân đoạn theo đơn hàng

Là hợp đồng mà số lượng cung cấp vẫn còn chưa chắc chắn, thậm chí là không xác định. Hợp

đồng này thường xảy ra với những sản phẩm mà việc mua được tiến hành theo đợt. Có 2 loại

chính: hợp đồng với một giá trị (khối lượng) tối thiểu và một giá trị (khối lượng) tối đa; và

hợp đồng không có giá trị tối thiểu, tối đa.

2.5.2.1. Hợp đồng với một giá trị (khối lượng) tối thiểu và một giá trị (khối lượng) tối đa

Trong hợp đồng xác định giá trị tối đa và giá trị tối thiểu của hợp đồng, trong đó giá trị tối đa

không gấp quá 4 lần giá trị tối thiểu.

Trong trường hợp này, bệnh viện sẽ chịu tổn thất nếu mua hàng dưới mức tối thiểu hay mua

trên mức tối đa quy định trong hợp đồng.

2.5.2.2. Hợp đồng không đề cập số lượng tối thiểu, tối đa

Áp dụng khi bệnh viện không thể xác định chính xác khối lượng hàng mua.

16

2.5.2.3. Các dạng hợp đồng khác Trường hợp này xảy ra khi, không thể kí hợp đồng chỉ với một nhà cung cấp duy nhất, khi đó

hợp đồng của từng lô có thể được kí với nhiều hãng, nhưng phải bảo đảm hợp đồng phải trình bày chi tiết về điều kiện phân bố đơn hàng cho các hãng. 2.5.2.4. Thời hạn hợp đồng

Hợp đồng không được kéo dài quá 3 năm.

2.6. Tiến trình: thông báo và hồ sơ

2.6.1. Thông báo

Đối với các hình thức phụ thuộc vào một ngưỡng, bắt buộc phải thông báo bằng đăng báo.

Bảng về ngưỡng và các hình thức mua hàng

Tổng chi phí Hình thức mua Soạn hồ sơ Chỉ định Thông báo tầm

quốc gia

< 90.000 EUR

Mua không cần thủ tục chuẩn bị trước

(marché sans formalité préalable)

Không Không Không

giữa 90.000 và 200.000

EUR

Đấu thầu dạng đơn giản hóa (Mise en

concurrence simplifié)

Có Có Tờ báo thông báo mua công của

chính phủ BOAMP hoặc từ

báo tương tự

> 200.000 EUR

Đấu thầu rộng rãi (Appel d'offres ouvert)

Có Có BOAMP bắt buộc

Đấu thầu hạn chế Có Có BOAMP bắt buộc

Hình thức mua không phụ thuộc

vào ngưỡng

Hình thức mua dạng thảo luận với thông báo trước đó và có

sự cạnh tranh

Có Có BOAMP hoặc tờ báo tương tự

Mua dạng thảo luận không có thông báo

trước, nhưng có sự cạnh tranh

Mua dạng thảo luận

không thông báo trước và không có sự cạnh tranh

2.6.3. Hồ sơ mời thầu của các hãng dược

1. Đơn tham gia đấu thầu + phụ lục 2. Hồ sơ hành chính đặc biệt

3. Hồ sơ kĩ thuật đặc biệt 4. Liệt kê giá 5. Hồ sơ hành chính chung

17

6. Hợp đồng

2.6.2.1. Soạn quy tắc đánh giá (Règlement de consultation -RC)

Nhận xét Văn bản

Mục 1. Cơ sở mua công

Tên và địa chỉ của bệnh viện:

Địa chỉ có thể cung cấp thêm thông tin: Địa chỉ của khoa dược chịu trách nhiệm:

Mục II: Hình thức mua

Hình thức mua là đấu thầu rộng rãi....theo quy định của luật....

Mục III: Mục tiêu và đặc điểm của đơn hàng

III1. Mục tiêu Mục tiêu đơn hàng này là mua sản phầm dược ......cho khoa dược của bệnh viện....

Số kí hiệu của đơn hàn

III2. Dạng thức hợp đồng Một hoặc nhiều hợp đồng sẽ được kí với đơn hàng có đề cập số lượng

(hay giá trị) tối thiểu và tối đa lô hàng III3. Thời hạn của hợp đồng

III4. Chia nhỏ lô

Các sản phẩm dược được chia nhỏ lô theo phương thức sau: ....(cung cấp

phụ lục chia lô) Các ứng cử viên có thể tham gia để cung cấp một hoặc nhiều lô

a. Các lô....phải cung cấp hàng mẫu với số lượng được chỉ rõ trong phụ lục .... b. Hàng mẫu phải được nhận trước ngày .....tại .......(nơi nhận hàng mẫu)

Mục IV: Thời giạn mở thầu

Thời hạn mở thầu là ...ngày kể từ ngày thông báo thầu.

Mục V: Trình bày của hồ sơ dự thầu

Hồ sơ dự thầu gồm 2 túi:

V1. Túi 1

- Thư tham gia

- Cam kết thỏa mãn các tiêu chí như: không bị xử phạt thuế, xã hội; không bị cấm tham gia cạnh tranh... V2. Túi 2

- Giới thiệu về sản phẩm - Bảng giá

- Thang điểm của ứng cử viên V4. Trình bày giá

"Giá đơn vị" được trình bày là giá của mỗi đơn vị thuốc nhỏ nhất (như

viên, lọ..). Giá chưa tính thuế VTA.... Trình bày theo thứ tự:

- Số lô - tên sản phẩm - Giá đơn vị chưa tính thuế VTA..

Giá có thể điều chỉnh được ... - Tỷ lệ thuế VTA và thuế khác

...

Mục VI: Điều kiện gửi hồ sơ

Túi hồ sơ ghi bên ngoài là: không được mở....và ghi "Túi bên trong là

18

Mục VII: Đánh giá hồ sơ

Việc đánh giá tiến hành theo lô Việc đánh giá dựa theo các tiêu chuẩn theo thứ tự giảm dần như sau (các tiêu chuẩn nên phân loại cao thấp, và được điều chỉnh phù hợp cho từng

sản phẩm dược): - Thông số kĩ thuật

- Chi phí sử dụng - Các hỗ trợ kĩ thuật - Thời hạn giao hàng, sự an toàn khi phân phối từ hãng đến bệnh viện

- Giá thành

Mục VIII: Chứng nhận xã hội và chứng nhận thuế

Chứng nhận hãng dược phẩm đã tôn trọng các quy định bắt buộc về xã hội và thuế

2.6.2.3. Hồ sơ đặc biệt

2.7. Đăng kí và kiểm soát

2.8. Đánh giá ửng cử viên và hồ sơ thầu

2.8.1 Đánh giá ửng cử viên

Tiêu chuẩn đánh giá ửng cử viên liên quan đến năng lực chuyên môn (kinh nghiệm, tôn trọng

luật, an toàn sản phầm, kích cỡ công ty, các phương tiện kĩ thuật, các đợt thanh tra, đánh giá, thành tích hoạt động..) và năng lực tài chính (doanh thu bán hàng...) 1. Đánh giá về ứng cử viên

- tổng số tài sản - doanh thu bán hàng

- diễn biến doanh thu và hoạt động theo thời gian 2. Đánh giá khả năng kĩ thật

- kinh nghiệm cung ứng thông qua kinh nghiệm nội bộ (doanh nghiệp có cung cấp sản phẩm

tương tự cho bệnh viện trong qua khứ ?) + kinh nghiệm bên ngoài (doanh nghiệp có cung cấp cho các bệnh viện khác ?)

- chứng chỉ chất lượng - Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở kĩ thật và con người

- các tổ chức dịch vụ sau khi bán ... 3. Phân tích những hoạt động theo dõi chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp

- liệu doanh nghiệp có tiến hành theo dõi hậu mãi các tác dụng có hại của sản phẩm, hay thông tin liên quan đến khả năng vân chuyển, giao hàng đúng hạn... 2.8.2 Đánh giá đề nghị chào hàng (offre)

Đánh giá đề nghị chào hàng dựa theo các tiêu chuẩn đã công bố công khai. Các tiêu chuẩn cần được phân loại cao thấp.

Các tiêu chuẩn chủ yếu liên quan đến các thông số kĩ thuật, chi phí sử dụng, hỗ trợ kĩ thuật, thời hạn gia hàng và sự an toàn khi giao hàng, giá. - Thông số kĩ thuật được đánh giá thông qua tài liệu, thông tin cung cấp bởi ứng cử viên, các

thử nghiệm được tiến hành - Chi phí sử dụng bao gồm tất cả chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan đến điều trị, sử dụng

và hệ thống quản lý (chaine logistique).

19

- Thời hạn giao hàng hay an toàn khi giao hàng có thể là tiêu chuẩn đối với các sản phẩm

dược đồi hỏi đặc biệt về giao hàng: như cần cung cấp nhanh, hỗ trợ kịp thời ... - Giá...(đoạn này ko hiểu) S'agissant du prix, des précisions peuvent être demandées au

candidat si l'offre n'est pas suffisamment claire et en particulier si l'offre apparaît anormalement basse ou en cas de discordance entre le montant du marché d'une part et les éléments ayant contribué à la détermination du prix d'autre part (prix unitaires, décomposition

de prix forfaitaire). 2.8.2.1. Thỏa mãn thông số kĩ thuật

2.8.2.2. Đánh giá các đề nghị chào hàng

Được tiến hành theo trình tự như sau: - Thông số kĩ thuật sẽ được đánh giá đầu tiên: đựa trên kết quả của các nghiên cứu hay các

test thử nghiệm. - Tiếp theo là chi phí sử dụng

- Đến thời hạn và an toàn khi giao hàng, dịch vụ sau khi giao hàng - Cuối cùng mới là giá Hội đồng mua đánh giá, cho điểm từng tiêu chuẩn và tổng hợp rõ ràng cho từng đề nghị chào

hàng. 2.8.2.3. Hàng mẫu

Luật pháp không cấp việc các doanh nghiệp có thể cung cấp hàng mẫu, hàng thử miễn phí cho bệnh viện. 2.8.2.4. Giá tham gia đấu thầu thấp bất thường

Theo luật cạnh tranh, thì doanh nghiệp có quyền đưa ra giá thấp hơn đối thủ và giá thấp không nhất thiết luôn là bất thường. Giá tham gia đấu thầu của doanh nghiệp chỉ được cho làm thấp

bất thường khi lựa chọn sản phẩm với giá đó thực sự không phải là kinh tế vì nó có thể gây ra các hậu quả xấu cho bệnh viện. Tuy nhiên, bệnh viện không có quyền tự động loại bỏ ứng cử viên mà bệnh viện nghĩ là có giá

thấp bất thường. Bệnh viện cần yêu cầu doanh nghiệp đưa các bằng chứng để giải thích cho giá đó. Nếu bệnh viện vẫn không thấy thỏa mãn, thì có thể yêu cầu một Hội đồng tư vấn của

vùng (sở) xem xét, đánh giá. Sau đó, bệnh viện mới có quyền loại bỏ hay giữ ứng cử viên đó.

2.8.4. Khoảng giao động

Khoảng giao đọng là khả năng cho các ứng cứ viên đưa ra một khoảng giao động về các đề

nghị bán hàng.

2.9. Chọn nhà thầu và phân phối

2.10. Hoàn thành các thủ tục

2.11. Thực hiện hợp đồng

2.12. Lưu trữ hồ sơ thầu

2.13. Các bất thường về mua hàng

20

Phụ lục:

1. Phiếu đánh giá đề nghị chào hàng Tiêu chuẩn kinh tế: chiếm 30% tổng điểm Tiêu chuẩn kĩ thuật: 70% tổng điểm

Bảng cho điểm về KĨ THUẬT

0 điểm 15 điểm 31 điểm 46, 60 điểm

Hàng không đạt

- Hàng không đủ - Thiếu hàng mẫu

- Thử nghiệm

không được tiến hành

- Thử nghiệm tiến hành

như kết quả không tốt lắm - Có báo cáo về tác

dụng không mong muốn liên quan đến

hàng (như vấn đề quản lý, phân phối hàng; có dị ứng với hàng...)

- Thử nghiệm tiến hành

và kết quả tốt. - Kinh nghiệm dùng hàng tốt

Phụ lục 2. Xếp loại các đề nghị chào hàng 2014/Lô số 1 Sản phầm X. Nhóm A.

21

Tổng chi phí đã bao gồm thuế (tối thiểu - tối đa): 400.000 - 800.000 EUR

Những ứng cử viên được giữ lại

STT Ứng cử

viên

Hồ sơ Franco Tối thiểu

Giảm giá

Điểm Tổng chi phí

đã bao gồm

thuế

Kinh tế

Chất lượng

Tổng

1 Biệt dược

X

0 20.00 46.6 976

2 Biệt dược

Y

Giảm 0.2%

nếu trả tiền

trong vòng 30

ngày

12.77 15 1529

3 Biệt dược

K

11.79 15 1676

22

Phụ lục 3. Mẫu đánh giá dụng cụ y tế

Tên sản phẩm: Nhà cung cấp

Khoa sử dụng Người chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá: Số lượng hàng mẫu:

Ngày bắt đầu đánh giá: Ngày kết thúc đánh giá:

Bao gói + Bao gói chắc chắn: có/không + Dễ lưu trữ, bảo quản: có/không

+ Nhãn mác dễ đọc: có/không + Mở bao gói dễ dàng: có/không

Tiêu chuẩn khoa học của sản phẩm (điểm từ 0 đến 5) (Không có = 0; ít = 1; trung bình = 2; tốt = 3; rất tốt = 4; tuyệt vời = 5)

0 1 2 3 4 5

Khả năng

hấp thụ

Thoải mái

Không thấm

Độ dài

Hình dáng

Chất lượng

đóng kín

Không bị xé rách

Ưu/nhược điểm so với các sản phẩm đã dùng trước đây

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

Kết luận

Kém hơn sản phẩm trước

Tương đương Tốt hơn

Người đánh giá Trưởng khoa

23

24

25

26

27

Tài liệu tham khảo:

1. http://www.leem.org/article/comment-s-organise-distribution-des-medicaments-0 2. Hướng dẫn cung ứng thuốc và các dụng cụ y tế vô khuẩn và sản phẩm dược khác http://www.economie.gouv.fr/daj/guide-dapprovisionnement-des-medicaments-des-

dispositifs-medicaux-steriles-et-autres-produits 3. Thông tư liên tịch hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế.

http://vndoc.com/download/thong-tu-lien-tich-huong-dan-dau-thau-mua-thuoc-trong-cac-co-

so-y-te/52401

4. Những điểm mới về đấu thầu thuốc trong Luật đấu thầu năm 2013 .

http://www.luatduoc.com/2014/03/nhung- iem-moi-ve-au-thau-thuoc-trong.html

5. Những tài liệu từ chuyến đi thăm một bệnh viện của Pháp.