di cƯ mÙa vỤ nÔng thÔn - ĐÔ thỊ vÀ vai trÒ giỚi trong …hcma.vn/uploads/2018/2/8/luan...

212
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ---------------------- NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ Ở NÔNG THÔN HẢI PHÒNG HIỆN NAY (Nghiên cứu trường hợp tại xã Quốc Tuấn và xã Quang Trung, huyện An Lão, Hải Phòng) LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC Hà Nội - 2018

Upload: others

Post on 23-Sep-2019

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

----------------------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI

TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ

Ở NÔNG THÔN HẢI PHÒNG HIỆN NAY(Nghiên cứu trường hợp tại xã Quốc Tuấn và xã Quang Trung,

huyện An Lão, Hải Phòng)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2018

Page 2: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

----------------------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI

TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ

Ở NÔNG THÔN HẢI PHÒNG HIỆN NAY (Nghiên cứu trường hợp tại xã Quốc Tuấn và xã Quang Trung,

huyện An Lão, Hải Phòng)

Chuyên ngành : Xã hội họcMã số : 62 31 30 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS TRỊNH DUY LUÂN

2. TS. HÀ VIỆT HÙNG

Hà Nội - 2018

Page 3: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng.

Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng

được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác

Tác giả

Nguyễn Thị Phương Thảo

Page 4: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

MỤC LỤ

MỞ ÐẦU…...............................................................................................................1

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN –

ÐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ÐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ

..............................................................................................................14

1.1. Nghiên cứu về tác động đóng góp kinh tế từ tiền gửi của người di cư cho đến

đời sống kinh tế gia đình nơi xuất cư...................................................15

1.2. Nghiên cứu về những tác động xã hội của di cư đến các thành viên trong gia

đình có người di cư...............................................................................18

1.3. Nghiên cứu về chính sách đối với vấn đề di cư.................................................27

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VỀ DI CƯ MÙA

VỤ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ÐÌNH NGƯỜI DI CƯ............34

2.1. Các khái niệm liên quan trong nghiên cứu.......................................................34

2.2. Lý thuyết về di cư và cách tiếp cận...................................................................40

2.3. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................48

Chương 3: ÐẶC ÐIỂM CỦA DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN – ÐÔ THỊ............59

3.1. Những đặc điểm của hộ gia đình có người di cư mùa vụ.................................59

3. 2. Những đặc điểm của hoạt động di cư mùa vụ.................................................62

Chương 4: SỰ THAY ÐỔI VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ÐÌNH CÓ NGƯỜI DI

CƯ MÙA VỤ........................................................................................81

4.1. Vai trò giới trong tổ chức các hoạt động kinh tế...............................................82

4.2. Vai trò giới trong lĩnh vực nội trợ.....................................................................91

4.3. Vai trò giới trong chăm sóc con cái và bố mẹ già..............................................98

4.4. Vai trò giới trong các công việc dòng họ, cộng đồng........................................110

4.5. Nhận định về sự tác động của di cư mùa vụ đến gia đình..............................114

KẾT LUẬN...........................................................................................................135

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ...........................................142

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................143PHỤ LỤC ............................................................................................................155

Page 5: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu 3.1: Loại hình gia đình có người di cư mùa vụ...............................................60

Biểu 3.2: Thống nhất ý kiến gia đình trước khi di cư.............................................63

Biểu 3.3: Đánh giá về đóng góp kinh tế của người di cư mùa vụ............................76

Biểu 3.4: Một số thay đổi trong đời sống vật chất của gia đình.

................................................................................................................79

Biểu 4.1: Thay đổi vai trò giới trong hoạt động chăn nuôi và sơ chế.........

............................................................................................ ...................87

Biểu 4.2: Người quyết định mua sắm đồ đạc, vật dụng đắt tiền …………………..94

Biểu 4.3: Thời gian quen việc nội trợ của người trả lời..........................................97

Biểu 4.4: Đảm nhiệm chính việc chăm sóc con lúc ốm.........................................103

Biểu 4.5: Đánh giá mức độ khó của việc chăm sóc, giáo dục con cái...................106

Biểu 4.6: Đánh giá mức độ khó của việc nội trợ theo giới tính của người trả lời

................................................................................................... ........110

Biểu 4.7: Ý kiến của người trả lời về bình đẳng giới giữa hai vợ chồng................121

Biểu 4.8: Đánh giá về khối lượng các loại việc làm thay của người ở nhà theo giới

tính người trả lời......................................................................................................126

Biểu 4.9: Sắp xếp, phân công việc trong gia đình khi người di cư mùa vụ trở

về……............................................................................................ .....132

Page 6: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Số người nhập cư, số người xuất cư và tỉ suất di cư 2011 - 2015...............50

Bảng 2.2: Một số kết quả kinh tế - xã hội của xã Quang Trung và Quốc Tuấn..........53

Bảng 2.3: Diện tích đất bị thu hồi phục vụ cho làm đường cao tốc............................55

Bảng 3.1: Số người di cư mùa vụ của hộ gia đình....................................................59

Bảng 3.2: Giới tính của người di cư mùa vụ trong gia đình......................................62

Bảng 3.3: Các ưu tiên chính cho quyết định di cư.....................................................64

Bảng 3.4: Thời gian di cư mùa vụ chủ yếu trong năm...............................................65

Bảng 3.5: Địa bàn làm việc của người di cư mùa vụ.................................................66

Bảng 3.6: Nghề nghiệp của người hiện đang di cư mùa vụ trong gia đình.................68

Bảng 3.7: Tần suất liên lạc với gia đình...................................................................70

Bảng 3.8: Nguồn thu nhập chính của hộ gia đình có người di cư mùa vụ..................72

Bảng 3.9: Số tiền đóng góp trong những tháng di cư của người di cư mùa vụ...........74

Bảng 3.10: Đánh giá về điều kiện kinh tế hộ gia đình...............................................78

Bảng 4.1: Thay đổi vai trò giới trong sản xuất, kinh doanh.......................................83

Bảng 4.2: Thay đổi vai trò giới trong hoạt động cày bừa, trồng cây, thu hoạch và

phun thuốc trừ sâu trước và trong khi có người di cư mùa vụ..................85

Bảng 4.3: Đánh giá mức độ khó khi gia đình đảm nhiệm thay việc sản xuất nông

nghiệp theo nhóm gia đình.....................................................................89

Bảng 4.4: Đảm nhiệm chính việc nội trợ trong gia đình trước và trong khi có

người di cư mùa vụ................................................................................92

Bảng 4.5: Vai trò giới trong hoạt động thu chi của gia đình trước và trong khi có

người di cư mùa vụ................................................................................93

Bảng 4.6: Đánh giá mức độ khó của việc nội trợ theo giới tính của người trả lời...........96Bảng 4.7: Kiểm định hồi quy tuyến tính trong hoạt động chãm sóc và giáo dục con

cái trước và trong di cư mùa vụ.............................................................98

Bảng 4.8: Vai trò giới trong đảm nhiệm chăm sóc con cái trước và trong khi có

người di cư mùa vụ................................................................................99

Page 7: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

Bảng 4.9: Thay đổi vai trò giới trong hoạt động trông con, dạy học, đưa con đi

học và họp phụ huynh..........................................................................102

Bảng 4.10: Cách thức nắm bắt tình hình con cái của người di cư mùa vụ................104

Bảng 4.11: Thời gian quen việc chăm sóc con cái của người làm thay theo nhóm

gia đình...............................................................................................105

Bảng 4.12: Thay đổi vai trò giới trong việc chăm sóc bố mẹ trước và trong di cư

mùa vụ................................................................................................108

Bảng 4.13: Thời gian quen việc chăm sóc bố mẹ già theo nhóm gia đình................109

Bảng 4.14 : Đảm nhiệm chính việc dòng họ, cộng đồng trước và trong khi gia

đình có người di cư mùa vụ..................................................................111

Bảng 4.15: Thay đổi vai trò giới trong việc họ hàng, cộng đồng..............................112

Bảng 4.16: Mức độ khó và thời gian quen việc khi đảm nhiệm thay việc họ

hàng, cộng đồng của người ở nhà.........................................................114

Bảng 4.17: Ý kiến nhận định của người trả lời về ảnh hưởng của di cư mùa vụ

tới quan hệ vợ chồng theo giới tính người trả lời...................................117

Bảng 4.18: Ý kiến của người trả lời về tình cảm vợ - chồng theo giới tính..............119

Bảng 4.19: Ý kiến nhận định của người trả lời về ảnh hưởng của di cư mùa vụ

tới tổ chức đời sống gia đình theo giới tính người trả lời.......................123

Bảng 4.20: Ý kiến nhận định của người trả lời về ảnh hưởng của di cư mùa vụ

tới các vấn đề khác của gia đình theo giới tính người trả lời..................128

Page 8: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Di cư nông thôn - đô thị là xu hướng mang tính quy luật ở các quốc gia đang

phát triển. Ở Việt Nam, từ khi bắt đầu tiến hành đổi mới kinh tế (1986), các dòng cư

nói chung (lớn, nhỏ, trong nước và quốc tế) diễn ra ngày một phổ biến và thu hút

được sự quan tâm của nhiều nghiên cứu khoa học xã hội, đặc biệt là xã hội học.

Hiện nay, di cư ở Việt Nam bao gồm 3 loại hình chính: di cư lâu dài, di cư

ngắn hạn và di cư mùa vụ. Tuy nhiên, số liệu cấp quốc gia và các nghiên cứu quy

mô lớn về di cư nội địa ở Việt Nam chưa phản ánh đầy đủ về loại hình di cư ngắn

hạn và di cư mùa vụ [110; tr.07].

Nhìn chung, di cư mùa vụ nông thôn - đô thị là hoạt động góp phần cải thiện

cuộc sống, nâng cao thu nhập, triển kinh tế hộ gia đình và công cuộc xóa đói giảm

nghèo ở nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động về kinh tế, di cư mùa vụ

cũng ảnh hưởng nhất định đến việc tổ chức đời sống gia đình người di cư tại nơi đi.

Đó là những thay đổi trong quan hệ giữa các thành viên gia đình như phân công lao

động, sản xuất, công việc nội trợ, chăm sóc con cái và người cao tuổi trong gia đình,

… trong điều kiện (những) lao động trụ cột của gia đình thường xuyên phải đi làm

ăn xa nhà, chủ yếu ở các trung tâm đô thị. Từ đây, cũng nổi lên vấn đề vai trò giới

và những thay đổi của vai trò này dưới ảnh hưởng và tác động hoạt động di cư mùa

vụ của các thành viên chủ chốt trong gia đình.

Hoạt động di cư mùa vụ nông thôn- đô thị của người dân có đặc điểm là

khoảng cách di cư ngắn, có thể đi về trong ngày hoặc trong tuần. Tuy vậy, vẫn có

thể quan sát thấy những thay đổi trong việc tổ chức đời sống gia đình người di cư

tại địa phương gốc, nhằm thích nghi với điều kiện sống mới, khi có (những) lao

động chính, trụ cột của gia đình phải xa nhà một thời gian đi làm việc tại các trung

tâm đô thị. Đó có thể là những thay đổi trong mô hình phân công lao động giữa các

thành viên trong gia đình, đặc biệt giữa vợ và chồng, ai là người đảm nhiận các

công việc sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp, trong công việc nội trợ, chăm sóc

Page 9: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

2

người già và trẻ em… Từ đây có thể dẫn đến sự thay đổi vai trò giới trong gia đình,

ngắn hạn hay dài hạn.

Tuy nhiên, cho đến nay trên cả nước cũng như tại địa bàn thành phố Hải Phòng

chưa có nghiên cứu lớn và có hệ thống nào về di cư mùa vụ nông thôn – đô thị cũng

như những ảnh hưởng của nó đến vai trò giới trong gia đình. Hơn thế nữa, các

nghiên cứu về giới trong di cư nói chung thường tập trung nhiều đến hình thức di cư

lâu dài, di cư cùng gia đình và nhấn mạnh nhiều đến vấn đề phụ nữ di cư ở đô thị [] [].

Bên cạnh đó, bởi tính “động bất định” của loại hình di cư này mà số liệu thông kê của

thành phố và của cấp huyện, xã đều không có, chính vì vậy, việc nghiên cứu các vấn đề

xoay quanh di cư mùa vụ nông thôn – đô thị càng trở nên cần thiết.

Từ thực tế tìm hiểu, nhiều địa bàn của Hải Phòng có hiện tượng di cư mùa vụ

với số lượng người không nhỏ. Trong số đó, huyện An Lão là một huyện thuần nông

với số lượng di cư mùa vụ tăng nhiều trong hơn 5 năm trở lại đây. Việc thu hẹp dần

đất canh tác cho các dự án xây đường cao tốc, các nhà máy, xí nghiệp khiến nhiều

người dân rơi vào tình trạng thiếu/mất đất canh tác, đồng nghĩa là thiếu việc làm và

thời gian nông nhàn kéo dài. Hệ quả là nhiều người dân hoặc là làm thêm nghề khác

hoặc là di cư đi xa kiếm việc làm. Tuy vậy, việc coi nông nghiệp là sinh kế, là thẻ

“bảo hiểm” của mình vốn đã ăn sâu trong suy nghĩ của nhiều người dân nông thôn

nên tại địa bàn nghiên cứu, phần lớn người dân thường chọn di cư ngắn hạn, theo

mùa vụ. Khác với các báo cáo nghiên cứu kết quả di cư cấp Quốc gia về hiện tượng

“nữ hoá di cư” [75] [], địa bàn nghiên cứu của Luận án có những đặc điểm khác biệt

nhất định về giới tính của người di cư, tần suất có mặt ở nhà của người di cư, sự

phân công lao động trong gia đình và một số vấn đề khác. Một trong số đó là việc

phân công lại lao động trong gia đình khi lao động chính di cư. Làm sao để có thể

thay thế các công việc cũ của lao động chính? Làm sao có thể thích nghi và hoàn

thành tốt các công việc đó? và làm sao để đảm bảo gia đình luôn ổn định, đoàn kết

và bền vững là những câu hỏi cần nghiên cứu làm rõ.

Di cư mùa vụ nông thôn – đô thị nhìn chung đã góp phần nâng cao thu nhập

cho gia đình, cải thiện chất lượng sống và cũng giải quyết việc làm trong thời gian

Page 10: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

3

nông nhàn. Nhưng nó cũng có thể tạo ra nhiều vấn đề văn hóa - xã hội phức tạp gắn

với gia đình người di cư. Một trong số đó là việc phân công lại lao động trong gia

đình khi lao động chính di cư. Vì lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Di cư mùa vụ

nông thôn - đô thị và vai trò giới trong gia đình có người di cư ở nông thôn Hải

Phòng” làm đề tài nghiên cứu luận án của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Từ thực trạng di cư mùa vụ nông thôn - đô thị tại địa bàn nghiên cứu chỉ ra

những ảnh hưởng của nó tới sự thay đổi vai trò giới trong gia đình người di cư.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Làm rõ đặc điểm của di cư mùa vụ nông thôn - đô thị tại địa bàn nghiên cứu.

- Chỉ ra ảnh hýởng của di cư mùa vụ đến những thay đổi về vai trò giới trong

các gia đình có người di cư mùa vụ.

- Đề xuất những khuyến nghị có liên quan đến việc quản lý di cư mùa vụ ở địa

bàn nghiên cứu và nhận thức về bình đẳng giới trong điều kiện của các gia đình có

người di cư.

3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đặc điểm di cư lao động mùa vụ nông thôn - đô thị tại Hải Phòng.

- Ảnh hưởng của di cư mùa vụ tới sự thay đổi về vai trò giới trong gia đình có

người di cư ở nông thôn Hải Phòng.

3.2. Khách thể nghiên cứu

Hộ gia đình của người di cư mùa vụ hai xã Quốc Tuấn và Quang Trung, huyện

An Lão, thành phố Hải Phòng.

3.3. Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian: trong phạm vi khảo sát (2014 - 2016).

- Về không gian: xã Quốc Tuấn và Quang Trung, huyện An Lão, Hải Phòng.

- Về nội dung nghiên cứu: trong phạm vi mối quan hệ giữa di cư mùa vụ và vai

trò giới trong các gia đình có người di cư mùa vụ ở địa bàn nghiên cứu.

4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Page 11: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

4

4.1. Câu hỏi nghiên cứuLuận án hướng tới việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau:- Hộ gia đình có người di cư mùa vụ có những đặc điểm gì (về nhân khẩu xã

hội, về các hoạt động kinh tế - xã hội)?- Di cư mùa vụ nông thôn – đô thị ảnh hưởng như thế nào tới việc thay đổi vai

trò giới trong gia đình?

- Cần phải làm gì để các gia đình có người di cư mùa vụ đảm bảo sự ổn định,bền vững về kinh tế và đời sống gia đình?

4.2. Giả thuyết nghiên cứu

- Phần lớn người di cư mùa vụ là nam giới và đi làm xa nhà trong khoảng thờigian ngắn.

- Các gia đình có người di cư mùa vụ có những thay đổi trong vai trò giớinhưng chưa bền vững.

- Những thay đổi vai trò giới trong gia đình là khác nhau tùy thuộc vào ai làngười di cư mùa vụ trong gia đình (vợ/ chồng/ cả hai).

- Những thay đổi vai trò giới trong gia đình người di cư mùa vụ là không bềnvững, nhưng vẫn góp phần vào những thay đổi trong dài hạn.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Tác giả triển khai phương pháp thu thập thông tin áp dụng với người trả lời (vợhoặc chồng của các gia đình có người di cư mùa vụ) với mục đích đo lường nhậnthức, thái độ của họ về sự thay đổi vai trò giới khi có lao động chính di cư. Bêncạnh đó, nghiên cứu của Luận án cũng chỉ ra các đánh giá của họ về tác động của dicư mùa vụ đến sự thay đổi trong đời sống gia đình cũng như vai trò giới của cácthành viên trong gia đình tại địa bàn nghiên cứu.

Trong nghiên cứu thường có hai cách tiếp cận: tiếp cận “trước - sau” và tiếpcận “có – không”. Luận án sẽ so sánh sự thay đổi vai trò giới trong gia đình theothời gian trước và trong khi gia đình có người di cư mùa vụ nên sẽ chọn cách tiếpcận “trước – sau” (trong Luận án sẽ sử dụng cụm từ “trước – trong” cho phù hợp vớimục đích nghiên cứu), theo đó sẽ tập trung đo lường các quan hệ gia đình của người dicư (đặc biệt là quan hệ vợ - chồng) trước và trong khi có người di cư mùa vụ.

Quá trình lập danh sách tổng thể và mẫu khảo sát cũng như việc thu thập dữliệu về vấn đề di cư mùa vụ có những trở ngại nhất định. Người di cư mùa vụthường khá “cơ động” và việc di chuyển thường mang tính chất “tự phát” nên việc

Page 12: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

5

quản lý nhân khẩu và công tác thống kê về dân số của địa phương gặp nhưng trởngại nhất định. Do đó, việc tập hợp và chọn mẫu của Luận án không tránh khỏinhững khó khăn. Để thực hiện việc tìm hiểu sự thay đổi vai trò giới trong gia đìnhcó người di cư và một số so sánh bước đầu về vai trò giới ở các gia đình có vàkhông có người di cư mùa vụ, Luận án sử dụng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơngiản, không mang tính đại diện tổng thể.

Từ danh sách tổng thể gồm 677/1222 hộ gia đình có người di cư mùa vụ của 2xã Quốc Tuấn và Quang Trung chọn ra các hộ đưa vào mẫu theo bước nhảy là 02.Kết quả đã chọn được 338 hộ gia đình, trong đó đạt đủ yêu cầu đơn vị mẫu là 300hộ (người trả lời là vợ hoặc chồng của người di cư mùa vụ, chỉ lấy các hộ gia đìnhcó đầy đủ vợ chồng, trong đó có 1 hoặc 2 người di cư mùa vụ, gia đình có con nhỏdưới 15 tuổi). Cách lấy mẫu được mô tả như sau:

MÔ HÌNH CHỌN MẪU

Xã Quang Trung

[Dân số: 2488 người;Số hộ: 693]

Xã Quốc Tuấn[Dân số: 1691 người;

Số hộ: 529]

Huyện An Lão

Dân số: 12,224 người

Số hộ: 9086

Hộ có người di cư mùa vụ:

415 hộ

Hộ có người di cư mùa vụ:

257 hộ

Chọn ra: 338 hộ

Đáp ứng yêu cầu: 300 hộ

Page 13: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

6

Mẫu khảo sát của đề tài có một số đặc điểm nhân khẩu học như sau:

71,3% số người được hỏi là nữ, còn lại là nam giới. Trên thực tế, số người di

cư mùa vụ là nam ở địa bàn nhiều hơn nữ giới (thường cao gấp 3 - 4 lần nữ giới).

Theo phản ánh của người dân cũng như cán bộ xã, từ khi có hiện tượng di cư đến

nay, phần lớn người di cư đều là nam giới, cụ thể hơn là người chồng, tỉ lệ nữ di cư

và số gia đình có cả 2 vợ chồng di cư cùng lúc tưõng đối ít.

Các hộ gia đình tham gia vào điều tra sinh sống ở các xã khác nhau, vì đề tài chọn

mẫu ngẫu nhiên nên có thể thấy số lượng các hộ có người di cư mùa vụ ở các xã không

giống nhau. Các thôn Câu Hạ A, Câu Hạ B, Tân Trung (xã Quang Trung) có tỉ lệ hộ gia

đình có người di cư mùa vụ cao hơn cả, lần lượt là 12,7%, 13,3% và 13%. Sau đó là

các thôn Câu Đông (xã Quang Trung) với 10,7%, thôn Đông Nham (xã Quốc Tuấn)

với 9,7%.

Quy mô gia đình của hai xã Quang Trung và Quốc Tuấn gần đạt mức tưõng

đương với quy mô chung của hộ gia đình Việt Nam là 4,32 người/hộ. Phần lớn các

hộ gia đình chung sống 2 – 3 thế hệ, theo đó 264 hộ (88,0%) chung sống 2 thế hệ và

12,0% chung sống 3 thế hệ. Kết quả này phù hợp với các báo cáo về quy mô và số

thế hệ trong gia đình tại các cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở các năm 2009, 2014

cũng như các kết quả thống kê về di cư qua các nãm 2004, 2015. Nhìn chung, việc

chung sống nhiều thế hệ có thể tạo nên bối cảnh khiến các thành viên tưõng trợ

nhau nhiều hơn khi gia đình có người di cư mùa vụ.

Người trả lời có độ tuổi trung bình 32,36, không có ai trên 60 tuổi tham gia

vào khảo sát. Đây là độ tuổi lao động điển hình của con người.

50,3% người trả lời đã từng di cư mùa vụ hiện đang ở nhà, trong khi đó, 32,3%

người trả lời chưa từng di cư mùa vụ, đặc biệt 17,3% người trả lời hiện đang di cư

mùa vụ. Kết quả này giúp cho đề tài có được các thông tin về người di cư, các vấn

đề liên quan đến sự thay đổi vai trò giới ở nhiều góc độ khác nhau.

Page 14: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

7

MỘT SỐ ÐẶC ÐIỂM NHÂN KHẨU HỌC CỦA MẪU KHẢO SÁT

Sốngười

Tỷ lệ(%)

1. Nõi cư trú của hộ gia đình Thôn

Xã Quang Trung

- Câu Hạ A 38 12,7- Câu Hạ B 40 13,3- Tân Trung 39 13,0- Câu Đông 32 10,7- Cẩm Vãn 1 29 9,7- Cẩm Vãn 2 26 8,7

Xã Quốc Tuấn

- Đâu Kiên 24 8,0- Đông Nham 28 9,3- Hạ Câu 19 6,3- Bạch Câu 25 8,3

2. Chủ hộ gia đìnhVợ 128 42,7Chồng 172 57,3

3 Người đứng tên sở hữu đất đai, nhà cửa.

Vợ 90 30,0Chồng 210 70,0Người khác 0 0,0

4. Giới tính của người trả lời- Nam 85 28,3- Nữ 215 71,7

5. Tuổi trung bình của ngườitrả lời

32,36 tuổi

6. Trình độ học vấn của người trả lời

- Tiểu học trở xuống 9 3,0- THCS 163 54,3- THPT 125 41,7- Cao đẳng trở lên 3 1,0

7. Người được hỏi là

Người từng di cư mùa vụ hiện đang ở nhà

151 44,3

Người đang di cư mùa vụ 52 17,3Người ở nhà không di cư mùa vụ

97 38,3

8. Quy mô hộ gia đình(số người trung bình mỗi hộ)

4,32 người/hộ

9. Số thế hệ trong gia đình1 0 02 178 59,33 122 40,7

10. Số gia đình sống cùng bố mẹ

- Có 100 33,3- Không 200 66,7%

Page 15: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

8

5.2. Phương pháp nghiên cứu định tính

Để làm rõ hơn các nội dung trong phỏng vấn bằng bảng hỏi cũng như góp phần

tìm hiểu sâu sắc hơn về tính chất, đặc điểm của vấn đề di cư mùa vụ và sự thay đổi vai

trò giới trong gia đình có người di cư, từ danh sách các hộ, tác giả chọn ngẫu nhiên 20

người để tiến hành phỏng vấn sâu. Các đối tượng phỏng vấn sâu là những cá nhân có

sự hiểu biết nhất định dối với các vấn đề mà Luận án muốn làm rõ, trong đó:

- 10 người trong các gia đình không có người di cư mùa vụ để có thể nhìn

nhận một số khác biệt về phân công lao động theo giới giữa loại hình gia đình này

với gia đình có người di cư mùa vụ.

- 08 người trong các gia đình có người di cư mùa vụ gồm 04 người hiện đang

di cư và 04 người hiện đang ở nhà. Các câu hỏi hướng tới mục đích làm sâu sắc hơn

thực trạng và các vấn đề có liên quan đến đời sống nói chung cũng như sự phân

công lao động về giới trong các gia đình trước và sau khi có người di cư mùa vụ.

- 02 cán bộ xã để làm rõ các vấn đề về thực trạng thu hồi đất cũng như một số

vấn đề kinh tế - xã hội có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Các thông tin thu được thể hiện rõ ràng hơn quan điểm, thái độ của các gia

đình đối với sự phân công lao động và vai trò giới ở 4 lĩnh vực: sản xuất kinh tế; nội

trợ; chãm sóc con cái và bố mẹ già; việc dòng họ và cộng đồng. Qua phỏng vấn 2

cán bộ xã đã cung cấp những thông tin quan trọng có liên quan ít nhiều đến các vấn

đề kinh tế, môi trýờng, an sinh xã hội cũng như thực trạng việc làm và đời sống nói

chung của người dân ở địa phương. Bên cạnh đó, nội dung của các phỏng vấn sâu

cũng giúp luận án có những căn cứ để đánh giá rõ hõn về nguyên nhân di cư, thực

trạng việc làm tại địa phương cũng như khác biệt về vai trò giới giữa gia đình có

người di cư mùa vụ và không có người di cư mùa vụ.

5.3. Phương pháp phân tích nội dung tài liệu thứ cấp

Luận án sử dụng số liệu thống kê tình hình phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu

lao động, thống kê dân số - việc làm về hiện tượng di cư mùa vụ nông thôn - đô thị.

Đồng thời, tham khảo sách báo, tạp chí, internet để đưa ra các câu hỏi/giả thuyết

nghiên cứu và mục tiêu của đề tài.

Page 16: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

9

6. Khung phân tích và các biến số

6.1. Khung phân tích

Chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước và địa phương

Quá trình công nghiệp hoávà đô thị hóa

Cung - cầu của thị trường lao động

Đặc trưng nhân khẩu - xã hội của gia đình người dicư mùa vụ

Trong lĩnh vựcsản xuất

Trongcông việcnội trợ

Trongchăm sóccon cái và

cha mẹ già

Trong việcdòng họ vàcộng đồng

Đặc điểm di cưmùa vụ NT -

ĐT

Thay đổivai trò

giới tronggia đìnhcó người

di cưmùa vụ

Page 17: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

10

6.2. Các biến số6.2.1. Biến số độc lập

- Đặc trưng nhân khẩu xã hội chủ yếu của người đang ở nhà.

Tuổi.

Giới tính.

Học vấn.

Đặc điểm gia đình: quy mô gia đình, gia đình đầy đủ hay khuyết thiếu, số thế

hệ của một gia đình.

Nghề nghiệp ở nơi đi.

Nghề nghiệp ở nơi đến.

Thu nhập của người di cư.

Mức sống của gia đình có người di cư mùa vụ.

- Một số đặc điểm của người di cư mùa vụ.

6.2.2. Biến số phụ thuộc

- Thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư mùa vụ.

- Vai trò người ở lại trong gia đình ở 4 lĩnh vực (trong khi người di cư mùa vụ

vắng nhà):

+ Lĩnh vực sản xuất.

+ Công việc nội trợ.

+ Chăm sóc con cái và bố mẹ.

+ Các công việc dòng họ và cộng đồng.

- Ý kiến đánh giá của người không di cư trong gia đình.

+ Nhận thức, thái độ, hành vi (người di cư, người ở nhà).

+ Khẳng định của người đi/ người ở nhà về lý do /ảnh hưởng của di cư tới thay

đổi vai trò giới (để thích nghi).

+ Đánh giá về ý nghĩa của sự thay đổi, đặc điểm, xu hướng của thay đổi vai trò

giới trong gia đình có người di cư mùa vụ (Ổn định bền vững hay tạm thời/

từng bước thay đổi nhận thức và thúc đẩy bình đẳng giới trong hành động….).

6.2.3. Biến số can thiệp

- Chính sách kinh tế - xã hội của địa phương.

Page 18: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

11

- Phong tục tập quán tại địa phương.

- Quá trình đô thị hóa.

7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

7.1. Ý nghĩa lý luận

Đề tài ứng dụng và góp phần kiểm chứng, phát triển các lý thuyết gồm: hút –

đẩy, thay thế vai trò giới, chiến lược hộ gia đình; cũng như các phương pháp đặc thù

của chuyên ngành xã hội học (bảng hỏi, phỏng vấn sâu, phân tích tài liệu) vào Luận

án. Nhờ các lý thuyết và phương pháp đó, kết quả nghiên cứu của đề tài đã làm sáng tỏ

một số vấn đề liên quan đến sự thay đổi vai trò giới dưới tác động của di cư mùa vụ.

Thực tế cho thấy, một số nguyên nhân thúc đẩy hiện tượng di cư mùa vụ tại địa

bàn nghiên cứu có sự trùng khớp với các luận điểm trong lý thuyết hút – đẩy, trong

đó, lý do kinh tế là lý do lớn nhất thu hút và thúc đẩy người lao động di cư. Bên

cạnh đó, người di cư, điểm đến khi di cư và thời gian di cư thường không phải là

quyết định của riêng người di cư đó, ngay cả khi cá nhân tự ý quyết định, họ vẫn có

sự tham khảo ý kiến của người thân (thường là bố mẹ, vợ hoặc chồng) có sự bàn

bạc và thống nhất ý kiến với người thân trong gia đình. Như vậy, việc lựa chọn ai đi

làm xa nhà là một kiểu chiến lược để đạt được lợi ích tối đa (phần lớn là lợi ích kinh

tế) của hộ gia đình. Sự vắng mặt của lao động chính (người vợ hoặc người chồng)

đặt ra yêu cầu thay thế vai trò giới, gia đình phải phân công, sắp xếp lại lao động

theo hýớng người ở nhà phải đảm nhiệm và thích nghi với một số loại việc mà trýớc

đây họ chưa từng hoặc ít khi làm. Vai trò giới có yếu tố hýớng tới sự bình đẳng khi

nam giới phải đảm nhiệm chính một số loại công việc mà người vợ vẫn thường làm

trýớc khi di cư như: nội trợ, dọn dẹp nhà cửa, chãm sóc con cái...

7.2. Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài góp phần cho thấy thực trạng cụ thể của vấn đề di cư mùa vụ tại một địa

bàn xác định cũng như tác động của di cư mùa vụ đến vai trò giới trong các gia đình

có người di cư.

Đề tài cũng chỉ ra nguyên nhân di cư và những thay đổi quan trọng trong đời

sống vật chất và tinh thần của gia đình có người di cư.

Page 19: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

12

Kết quả của nghiên cứu có thể là tài liệu hữu ích đối với địa phương trong quá

trình làm rõ thực trạng, nguyên nhân cũng như tìm kiếm giải pháp để giải quyết những

vấn đề có liên quan đến di cư mùa vụ. Đây cũng là tài liệu có thể dùng để tham khảo

cho các giảng viên, học viên trong nghiên cứu về giới và về di cư ở Việt Nam.

8. Cấu trúc luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án dự

kiến có kết cấu nội dung gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai

trò giới trong gia đình người di cư.

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu về di cư mùa vụ và vai trò

giới trong gia đình có người di cư.

Chương 3: Những dặc điểm của di cư mùa vụ nông thôn – đô thị.

Chương 4: Sự thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư mùa vụ.

KẾT LUẬN

Page 20: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

13

Chương 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN – ĐÔ THỊ

VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ

Trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau mà hình thức, quy mô, tính chất di cư ở

nước ta diễn ra khác nhau. Trong những năm 1960 - 1980, di cư ở Việt Nam được

hiểu là di dân có tổ chức, được Nhà nước sắp xếp, vận động người dân di chuyển

vùng cư trú lên khai hoang, xây dựng những vùng kinh tế mới. Di cư tự do và di cư

mùa vụ vì những đặc điểm kinh tế - xã hội của thời kỳ bao cấp đã chưa được chú ý

nghiên cứu. Bắt đầu từ thời kỳ đổi mới (1986) cho đến nay, di cư có nhiều hình thức

phong phú và có sự thay đổi mạnh mẽ về loại hình, quy mô, tính chất. Với riêng

luồng di cư từ nông thôn ra đô thị, kết quả Điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ 2014

ghi nhận trong 5 năm trước thời điểm 1/4/1999, luồng di cư nông thôn – đô thị

chiếm 27,1% và tăng lên 31,4% trong 5 năm trước thời điểm 1/4/2009, tuy nhiên,

đến giai đoạn di cư 2009 – 2014 thì tỉ trọng luồng di cư này lại giảm xuống còn

29%. Mặc dù vậy, đồng bằng sông Hồng vẫn là khu vực đứng thứ 2 cả nước về thu

hút luồng di cư nông thôn – đô thị (296,9 nghìn người, chiếm 18,1% tổng số người di

cư từ nông thôn đến thành thị). Nghiên cứu cũng đồng thời đưa ra kết luận: 44,8%

người di cư đi với lý do tìm kiếm việc làm hoặc bắt đầu việc làm mới [76; tr.18].

Điều tra về di cư nội địa quốc gia Việt Nam 2015 tại 20 tỉnh thuộc 6 vùng kinh

tế kết luận 13,4% dân số của khu vực nông thôn là người di cư, xét theo 4 luồng di

cư (Nông thôn – đô thị; Đô thị – Nông thôn; Nông thôn – Nông thôn; Đô thị – Đô

thị) thì luồng di cư nông thôn – đô thị chiếm tỉ trọng lớn nhất trong các dòng di cư

trong nước. Điều đó cho thấy di cư góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu

lao động ngày càng tăng của lực lượng lao động thành thị, đồng thời làm giảm lực

lượng lao động ở nông thôn [79; tr.3].

Tuy nhiên các tác động của loại hình di cư mùa vụ đến sự thay đổi vai trò giới

trong gia đình có người di cư mùa vụ còn chưa có nhiều nghiên cứu, chỉ có một số

ít công trình và tài liệu có nội dung ít nhiều liên hệ với đề tài của tác giả. Các tài

Page 21: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

14

liệu này bao gồm các nghiên cứu trong và ngoài nước, tập trung vào một số nội

dung chính như sau:

Một là: Nghiên cứu về tác động tiền gửi của người di cư đến đời sống kinh tế

gia đình.

Hai là: Nghiên cứu về những thách thức của các gia đình có người di cư.

Ba là: Di cư và các chính sách di cư.

Qua rất nhiều các nghiên cứu trước đó đều cho thấy di cư chính là cách thức

hỗ trợ gia đình, là con đường lao động giúp người di cư có thể cung cấp tài chính và

góp phần nâng cao chất lượng sống cho gia đình. Tuy nhiên, di cư (đặc biệt là di cư

lâu dài) có tác động không nhỏ đến việc tổ chức cuộc sống và phân công công việc

giữa các thành viên trong gia đình. Sự thiếu vắng một hay nhiều lao động chính sẽ

khiến gia đình họ phải đối mặt với những thách thức về tổ chức cuộc sống, thực

hiện các chức năng gia đình. Để giải quyết những tồn tại đó, các công trình nghiên

cứu trước đây đều ít nhiều đề cập và phân tích những điểm còn hạn chế về mặt

chính sách có liên quan đến di cư lao động và đưa ra các khuyến nghị từ góc độ

nghiên cứu của riêng mình.

1.1. NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG ĐÓNG GÓP KINH TẾ TỪ TIỀN GỬI CỦA

NGƯỜI DI CƯ CHO ĐẾN ĐỜI SỐNG KINH TẾ GIA ĐÌNH NƠI XUẤT CƯ

Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều nhìn nhận nhóm di cư như một nhóm

xã hội đặc thù, một bộ phận dân cư quan trọng có xu hướng ngày càng gia tăng. Các

phân tích cũng chỉ ra rằng về mặt khách quan, công nghiệp hóa, đô thị hóa là tác

nhân cơ bản làm xuất hiện dòng di cư ngày càng cao từ nông thôn ra đô thị. Bên

cạnh đó, mặt chủ quan là do sự thiếu thốn về đời sống vật chất, do trình độ học vấn, áp

lực dân số... trong đó, yếu tố kinh tế (nhu cầu tăng thêm thu nhập) được nhấn mạnh và

được coi nguyên nhân chủ đạo khiến người dân nông thôn quyết định di cư.

Cho đến thời điểm hiện tại, số lượng các nghiên cứu về khoản đóng góp kinh

tế (thông qua tiền gửi về) của người di cư đối với đời sống kinh tế của gia đình

tương đối nhiều. Trong báo cáo của Ngân hàng Thế giới (2003) tại khu vực châu

Phi đã chỉ ra tác động của di cư thông qua tiền gửi của cả nam và nữ về cho gia

Page 22: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

15

đình. Theo đó, lượng tiền gửi về là một trong những đóng góp dễ dàng nhận thấy

nhất, khẳng định tính tích cực trong vai trò người di cư giúp gia đình cải thiện đời

sống kinh tế, chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng giáo dục cho các thành

viên. Báo cáo cũng đồng thời chỉ ra ba tác động quan trọng của tiền gửi như sau: 1/

Cải thiện mức sống cho các thành viên; 2/ Cải thiện vấn đề sức khỏe và giáo dục; 3/

Tạo nên nguồn lực vật chất tài chính cho hộ gia đình. Số tiền đóng góp của người di

cư không chỉ để gửi tiết kiệm mà còn được sử dụng để đầu tư vào nhiều việc khác

như: mua sắm vật dụng đắt tiền, đầu tư mua đất đai, nhà cửa...Từ thực tế đó có thể thấy

di cư không chỉ là hoạt động sống mà còn là một phần chiến lược sống của hộ gia đình.

Hơn thế nữa, di cư cũng có thể coi là một hình thức góp phần đảm bảo an toàn cho đời

sống gia đình, là “thẻ bảo hiểm” giúp họ giảm bớt những khó khăn về kinh tế [144].

Cùng thời điểm năm 2003, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cũng tiến

hành một nghiên cứu về "Đánh giá nghèo đói ở đồng bằng sông Mê - Kông" [3] đã

chỉ ra rằng người di cư thường xuyên gửi một phần đáng kể thu nhập họ kiếm được

tại các thành phố về cho gia đình ở quê nhà. Số tiền này giúp các thành viên gia

đình cải thiện cuộc sống và đó là một trong những đóng góp tích cực nhất của di cư

mà nhiều nghiên cứu ở khu vực đồng bằng sông Mê – Kông trước đó đã chỉ ra.

Trong một nghiên cứu tại Ấn Độ của hai nhà nghiên cứu Priya Deshingkar và

Edward Anderson về “People on the move: new policy challenges for increasingly

mobile populations,” cùng chung quan điểm với nhiều nhà nghiên cứu khác khi cho

rằng di cư mùa vụ góp phần nâng cao thu nhập gia đình, tạo cơ hội thu hẹp khoảng

cách về mức sống, điều kiện sống giữa nông thôn và đô thị [139] [140].

Qua khảo sát các quốc gia Đông Nam Á ở tiểu vùng sông Mê – Kông, nhóm

nghiên cứu Rosalia Sciortino, Therese Caouette và Philip Guest trong báo cáo

“Regional Integration and Migration in the Greater Mekong Sub-region: A Review”

đã kết luận rằng quá trình hợp tác kinh tế góp phần tạo thêm cơ hội việc làm, tạo ra

dòng di chuyển lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác. Di cư mùa vụ xuất

hiện dòng di chuyển lao động ngắn hạn từ nông thôn ra đô thị và việc di cư này giúp

người dân tăng thêm nguồn thu nhập [143].

Page 23: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

16

Nghiên cứu tiến hành năm 2001 tại Việt Nam của nhóm Heather Xiaoquan

Zhang, P. Mick Kelly, Catherine Locke, Alexandra Winkels và W.Neil Adger về

“Structure and implications of migration in a transitional economy: Beyond the

planned and spontaneous dichotomy in Vietnam” đã thấy được tính chất tích cực

trong động cơ di cư ở người nông dân. Nghiên cứu chỉ ra rằng qua di cư mà họ góp

phần tạo lập nguồn vốn cho địa phương, gắn kết xã hội qua việc phát triển vốn văn

hóa và phát triển con người - bởi nguồn thu nhập mà họ gửi về cộng đồng sẽ giúp

những trẻ em được học hành đàng hoàng, giúp những người trong gia đình có điều

kiện lấy chồng lấy vợ. Ngoài ra, nguồn thu nhập của họ cũng giúp gia đình có thể

cải tạo điều kiện vật chất như: xây nhà, mua sắm xe máy, mua sắm đồ dùng... Nói

một cách khác, việc di cư của họ góp phần nâng cao mức sống, nâng cao đời sống

văn hóa và kinh tế của địa phương [132].

Alan de Brauw and Tomoko Harigaya trong nghiên cứu “Seasonal migration

and improving living standards in Vietnam” (2004) đã khái quát tình hình di cư mùa

vụ ở Việt Nam từ những năm bắt đầu đổi mới cho đến thời điểm tiến hành điều tra

[119]. Nghiên cứu cho rằng kể từ năm 1992 - 1997, tỷ lệ người dân nông thôn di cư

mùa vụ ra đô thị tăng gấp 6 lần, tập trung ở hai thành phố lớn nhất là Hà Nội và

Thành phố Hồ Chí Minh. Di cư mùa vụ ngoài việc có thể mang lại một khoản thu

nhập thêm vào gia đình, giảm tỷ lệ đói nghèo thì mặt khác còn giúp gia đình giảm đi

một phần gánh nặng về chi tiêu trong thời gian nông nhàn, ít việc hoặc không có

việc làm. Cũng theo nghiên cứu, việc di cư mùa vụ này không thể hiện được vai trò

của thông tin thị trường lao động về việc làm mà thông tin chính lại xuất phát từ

chính mạng lưới người di cư theo phương thức lan truyền giữa người này và người

kia. Nhận định đó có ý nghĩa nhất định đối với tác giả về mặt phương pháp nghiên

cứu, đặc biệt trong quá trình chọn mẫu tại địa bàn nghiên cứu.

Trong một nghiên cứu tiến hành năm 2008 có tên gọi “Di dân và bảo trợ xã

hội ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ sang kinh tế thị trường” đã chỉ rõ di cư là

nguồn cung cấp bảo trợ xã hội cho người ở quê nhà. Những người di cư ra đô thị

làm việc phần lớn vì mục đích mưu sinh nhằm giúp đỡ người thân ở nhà. Sự kết nối

Page 24: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

17

giữa nông thôn và đô thị được thể hiện qua việc chuyển giao lao động, kết nối thông

tin giữa người di cư và người ở nhà cũng như số tiền gửi và hàng hoá mà người di

cư gửi về cho gia đình họ. Nghiên cứu cũng khẳng định, lượng tiền bạc và hàng hoá mà

người di cư gửi về gia đình là một trong những khía cạnh quan trọng của di cư [30].

Năm 2012, nhóm tác giả Lê Bạch Dương, Nguyễn Thanh Liêm cùng các cộng

sự đã công bố kết quả nghiên cứu “Từ nông thôn ra thành phố - tác động kinh tế -

xã hội của di cư”. Qua khảo sát 2088 người từ các hộ gia đình có người di cư và

không có người di cư, các tác giả đã cho thấy di cư tác động lên nhiều lĩnh vực khác

nhau ở cả nơi đi và nơi đến cả ở khía cạnh tích cực và tiêu cực. Trong đó, tiền gửi

về gia đình của người di cư là một nguồn lực quan trọng trong cuộc sống, ngoài

nâng cao đời sống vật chất, số tiền mà họ gửi về còn có vai trò quan trọng trong

giáo dục, y tế và chăm sóc sức khoẻ gia đình []. Tuy nhiên, nghiên cứu này hầu hết

chỉ tập trung vào sự tác động qua lại giữa người di cư và người ở lại chứ không đề

cập nhiều đến việc tổ chức đời sống gia đình hay sự thay đổi trong vai trò giới - đối

tượng chủ yếu mà nghiên cứu này hướng đến.

Trong các cuộc điều tra quy mô lớn về di cư ở Việt Nam, bao gồm các cuộc

tổng điều tra dân số và nhà ở cũng như điều tra về di cư trong nước qua các thời kỳ

khác nhau, đều cho thấy các quyết định di cư được đưa ra dựa trên nhiều cân nhắc,

nhưng yếu tố kinh tế và thu nhập luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu. “Điều tra về di

cư nội địa quốc gia 2015: các kết quả chủ yếu” chỉ ra rằng “Lý do công việc/kinh

tế” là lý do quan trọng nhất dẫn đến việc di cư, số tiền trung bình mà người di cư

gửi về cho gia đình trong 12 tháng qua (tại thời điểm nghiên cứu) là 27,5 triệu đồng,

92,4% người trả lời nói rằng phần lớn số tiền đó dùng chi cho sinh hoạt gia đình

hàng ngày [; tr.58]. Kết luận tương tự cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu khác

như: “Di cư, tái định cư và biến đổi khí hậu tại Việt Nam” của Liên Hợp Quốc

(2014), “Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009”.

1.2. NGHIÊN CỨU VỀ NHỮNG TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA DI CƯ ĐẾN CÁC

THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ

Page 25: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

18

Di cư lao động luôn để lại khoảng trống trong gia đình, tác động đến phân

công lao động theo nhiều chiều hướng, bao gồm khía cạnh tích cực và tiêu cực.

Trong hầu hết các kết quả nghiên cứu về di cư đều chỉ ra hệ quả đó.

1.2.1. Tác động của di cư đến quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

Trong các nghiên cứu về di cư nói chung, mối quan hệ giữa người di cư và vấn

đề chăm sóc con cái thường được phân tích nhiều. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa họ

với vấn đề chăm sóc người cao tuổi trong gia đình lại không có đề tài nghiên cứu

chuyên sâu. Do đó, với riêng mối quan hệ này, tác giả sẽ chỉ điểm qua một số

nghiên cứu có đề cập đến việc chăm sóc người già.

* Các nghiên cứu về chăm sóc con cái

Các nghiên cứu về di cư hầu hết đều cho thấy người di cư dù đi làm ăn xa gia

đình nhưng vẫn luôn giữ mối liên hệ với các thành viên khác, con cái vẫn liên hệ

với bố mẹ, bố mẹ thường xuyên liên lạc, gửi tiền hoặc dành thời gian về thăm con.

Tuy nhiên, mối quan hệ tình cảm có chiều hướng bị vật chất hoá khi khoảng cách và

sự quan tâm giữa hai bên không còn gần gũi như trước.

Trong nghiên cứu tiến hành năm 2008 – 2009 tại Hà Nội của tác giả Nguyễn

Thị Thanh Tâm (Viện Gia đình và Giới) về “Sự thích ứng của người di cư tự do từ

nông thôn ra đô thị - Nghiên cứu trường hợp Hà Nội” cho thấy, người di cư đối phó

với khoảng trống vai trò của mình trong gia đình bằng cách xây dựng chiến lược

“làm cha mẹ từ xa” [70]. Phần lớn họ đều lo lắng về vấn đề cha mẹ, con cái ở nhà,

họ nhận biết rằng gia đình ở nông thôn nếu được tổ chức tốt thì bản thân họ mới yên

tâm ở lại đô thị làm việc. Họ thể hiện sự quan tâm của mình bằng cách gọi điện,

trao đổi tình hình với ông bà, con cái hàng ngày qua điện thoại, dành thời gian về

thăm nhà khi có điều kiện và gửi quà, gửi tiền về để phần nào bù đắp những thiệt

thòi của con khi thiếu vắng tình cảm của cha mẹ.

Giống như nhiều quốc gia khác, rất nhiều trẻ em Việt Nam đang sống trong

các gia đình có bố mẹ đi làm ăn xa nhà, tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về tác

động của quá trình đó đến sức khoẻ tinh thần của các em còn rất hạn chế. Năm

2008, dự án CHAMPSEA do quỹ The Wellcome Trust của Anh tài trợ cho Việt Nam

Page 26: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

19

đã tiến hành khảo sát định lượng 1.000 hộ gia đình ở các tỉnh Thái Bình, Hải Dương

và định tính 37 người chăm sóc chính các em nhỏ ở các hộ có người đi xuất khẩu

lao động ở nước ngoài. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự vắng mặt của cha/mẹ tác

động lớn đến tình cảm của trẻ nhỏ, việc bù đắp tình cảm của cha mẹ qua hiện vật

không thể giúp con cái giảm đi cảm giác thiếu thốn sự gần gũi, thân mật của cha

mẹ. Để hạn chế được điều đó, các gia đình có người di cư ứng phó theo nhiều cách

khác nhau, hình thức ứng phó cũng có sự khác nhau giữa những gia đình chỉ có vợ

di cư, chỉ có chồng di cư hay cả hai vợ chồng đều di cư. Trong nghiên cứu tại Hà

Nội và Thành phố Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa di cư, sức khoẻ sinh sản và

phúc lợi gia đình, Catherine và các cộng sự (2009) chỉ ra rằng: Các gia đình có vợ

di cư, chồng ở nhà hoặc cả hai vợ chồng đều di cư thì người vợ thường phải đợi con

đến tuổi đi mẫu giáo hoặc gửi cha mẹ trông con giúp; Đối với các gia đình mà cả

cha mẹ và con cái đều di cư thì thông thường họ sẽ gửi con cái về quê khi con cái

đến tuổi đi học vì những khó khăn trong vấn đề xin học và học phí cùng nỗi lo con

cái nhiễm thói hư tật xấu [].

Trên thực tế, phụ nữ di cư luôn có nhiều rào cản hơn nam giới vì vai trò giới

của họ trong gia đình. Tác giả Hà Phương Tiến và Hà Quang Ngọc trong công trình

nghiên cứu về lao động nữ di cư tự do đã tập trung đánh giá những tác động của quá

trình di cư đến nơi đi, trong đó nhấn mạnh rằng phụ nữ di cư ảnh hưởng lớn đến

cuộc sống gia đình trên nhiều phương diện như: nội trợ, sản xuất nông nghiệp và

đặc biệt là vấn đề chăm sóc giáo dục con cái và tình cảm vợ chồng [84]. Tuy nhiên,

đề tài này của các tác giả chú ý nhiều đến khía cạnh tác động đến các lĩnh vực của

đời sống mà không phân tích sâu hơn sự thay đổi vai trò giới giữa các thành viên

trong gia đình.

Những người đã làm cha mẹ khi ra quyết định di cư luôn có sự lo lắng về con

cái. Do đó, họ thường cân nhắc kỹ nơi di cư sao cho có thể về lại gia đình khi có

cần, nhất là phụ nữ. Trong báo cáo của tác giả Phạm Thị Huệ về “Vai trò giới trong

động cơ và quyết định di cư” cho thấy phụ nữ thường không di cư quá xa khỏi gia

đình bởi vai trò giới của họ không cho phép []. Họ thường đảm nhận trách nhiệm

Page 27: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

20

nội trợ, chăm sóc con cái nên khó có thể đi làm quá xa và trong thời gian dài so với

nam giới.

Giống như nhiều thiết chế khác, gia đình là một thiết chế xã hội, các thành

viên trong đó đều có các vai trò và liên kết với nhau bằng các mối quan hệ xác định.

Sự vắng mặt của một hay một vài cá nhân trong đó sẽ dẫn đến những nguy cơ tiềm

tàng có thể phá vỡ sự ổn định và trật tự của thiết chế. Nghiên cứu “Một số vấn đề xã

hội của phụ nữ nông thôn lấy chồng và lao động ở nước ngoài” (2010) và “Tính

thích ứng của người di cư tự do từ nông thôn ra đô thị” (2009) của Viện gia đình và

Giới đã chỉ ra rằng di cư có thể gián tiếp làm tăng nguy cơ rạn nứt hoặc tan vỡ gia

đình do nó tạo nên sự đứt đoạn trong đời sống tình cảm giữa các thành viên, nhất là

giữa hai vợ chồng và giữa cha mẹ với con cái. Thời gian các vợ chồng sống xa cách

nhau sẽ gây nên sự thiếu thốn tình cảm và nhu cầu sinh lý, từ đó có thể dẫn đến các

mối quan hệ ngoài hôn nhân. Vấn đề sẽ nghiêm trọng hơn khi người di cư không

nhận thức đầy đủ về sự lây truyền các căn bệnh xã hội. Tác giả Đặng Nguyên Anh

(2008) trong báo cáo “Đánh giá tổn thương HIV/AIDS của lao động di cư và hậu

quả đối với gia đình” tại xã Vũ Tây, tỉnh Thái Bình đã cho thấy nhiều người đi làm

ăn xa có quan hệ với gái mại dâm và nhiều người không biết phải sử dụng bao cao

su nên đã lây bệnh cho vợ mình [8].

* Các nghiên cứu về chăm sóc cha mẹ già

Mối quan hệ giữa con cái với cha mẹ vốn là mối quan hệ nền tảng trong gia

đình. Đặc biệt khi con cái trưởng thành, xây dựng gia đình riêng và sống xa cha mẹ,

việc thể hiện tình cảm thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau phụ thuộc vào không

gian sinh sống.

Điều tra gia đình Việt Nam (2006) cho thấy sự chăm sóc của con cái đối với

cha mẹ già có ý nghĩa quan trọng, 32,1% số người trong diện khảo sát đã trả lời

giúp đỡ bố mẹ bằng cách hỗ trợ tiền bạc []. Trong một nghiên cứu với 600 người

cao tuổi tại 3 tỉnh Hải Dương, Quảng Bình và Đắk Lắk (2003) của Trung ương Hội

người cao tuổi Việt Nam cho thấy khi ốm đau, người cao tuổi thường dựa vào sự

Page 28: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

21

giúp đỡ của con cái là chủ yếu (62,5%), nhóm người cao tuổi ở thành thị có tỉ lệ

được con cháu giúp đỡ cao hơn ở nông thôn (70,5% so với 54,4%) [60].

Trong một nghiên cứu về người cao tuổi ở miền Nam Việt Nam, Barbieri

(2006) đã đánh giá mức độ hỗ trợ tiền bạc và vật chất của con cái đối với cha mẹ

già [120]. Nghiên cứu chỉ ra rằng con cái ở xa thường gửi tiền bạc và hàng hoá để

thay thế cho hình thức chăm sóc truyền thống, con trai gửi tiền thường xuyên hơn

con gái và nhóm tuổi cao hơn thường nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn. Quá trình đô

thị hoá mặc dù thúc đẩy di cư mạnh mẽ nhưng không gây ảnh hưởng xấu đến việc

hỗ trợ của con cái đối với cha mẹ già [].

Từ khảo sát về nguồn lực vật chất của người cao tuổi tại đồng bằng sông

Hồng, tác giả Bùi Thế Cường (2006) chỉ ra rằng con cái không chỉ trợ giúp cha mẹ

già tiền bạc hay gửi trực tiếp hiện vật, mà còn giúp cha mẹ sản xuất nông nghiệp,

giúp đỡ lúc ốm đau []. Nghiên cứu cho thấy 42,8% con cái chu cấp thường xuyên

cho cha mẹ, khi họ đau ốm 37,7% người già có con cái hỗ trợ tài chính chủ yếu và

98,6% trong số họ được người thân trong gia đình chăm sóc. Một nghiên cứu khác

của tác giả Lê Ngọc Lân (2012) cho thấy con cái ở nhóm tuổi cao hơn có tỉ lệ hỗ trợ

kinh tế cho bố mẹ nhiều hơn, nếu như ở nhóm tuổi dưới 30 có khoảng 21% số

người giúp đỡ bố mẹ thì ở nhóm tuổi 41 – 50 tỉ lệ này tăng lên 38% [].

Nghiên cứu của Viện Gia đình và Giới tại Khánh Mậu (Ninh Bình 2010) cho

thấy phần lớn con cái sống ở gần cha mẹ, 28,4% sống ở các xã kế bên hoặc các

huyện trong cùng tỉnh và cha mẹ nhận sự hỗ trợ từ con cái bằng nhiều hình thức

khác nhau như: hỗ trợ tiền bạc, hiện vật hay giúp sản xuất kinh doanh [110].

Tại thành phố Hải Phòng, trong năm 2014, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố đã

công bố báo cáo kết quả khảo sát đất tại An Lão. Nghiên cứu này tiến hành trên địa

bàn 3 xã (Quang Trung, Quốc Tuấn, An Thắng – huyện An Lão) với sự tham gia của

150 hộ gia đình và 12 trường hợp phỏng vấn sâu. Đây là 3 xã có số đất nông nghiệp

bị thu hồi nhiều nhất nhằm phục vụ cho việc xây dựng các công trình giao thông

trọng điểm quốc gia (bao gồm đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Dự án nâng cấp

Quốc lộ 10). Nghiên cứu cũng chỉ mối liên hệ giữa việc thiếu việc làm, cách sử

Page 29: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

22

dụng tiền đền bù giải phóng mặt bằng với tình trạng mâu thuẫn giữa các thành viên

trong gia đình.

“Sau khi có tiền đền bù một số hộ gia đình không biết cách quản lý, các thành

viên trong gia đình không thống nhất quan điểm sử dụng tiền nên xuất hiện tình

trạng bạo lực gia đình” [; tr.3].

Tuy nhiên, nghiên cứu không tập trung vào khía cạnh di cư lao động cũng như

không đi sâu phân tích mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình có người đi

làm ăn xa.

1.2.2. Nghiên cứu về sự tác động của di cư đến vai trò giới trong gia đình

Một trong những vấn đề lớn nhất của di cư là sự thách thức giới tính do sự

vắng mặt của lao động chính (nhất là vợ hoặc chồng) trong gia đình, điều đó khiến

cho người ở lại phải ra quyết định nhiều hơn, gánh trách nhiệm nặng nề hơn.

Cho đến nay, các nghiên cứu chuyên sâu về sự thay đổi vai trò giới trong gia

đình có người di cư trên diện rộng ở Việt nam hầu như chưa có. Phần lớn các

nghiên cứu đều có quy mô nhỏ lẻ, phân tán hoặc chỉ nhắc đến mà chưa phân tích có

hệ thống và sâu hơn. Trong khuôn khổ các nội dung có liên quan đến đề tài, tác giả

điểm qua một số nghiên cứu sau đây:

Các cuộc điều tra về di cư ở Việt Nam với quy mô lớn vào các năm 2004 (11

tỉnh, thành) và 2015 (20 tỉnh, thành) đã cung cấp thông tin về nhân khẩu học, phân

tích các nguyên nhân di cư, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của người di cư,

cung cấp những số liệu cho thấy hiện tượng nữ hoá di cư [] []. Tuy nhiên, cả hai

cuộc điều tra lớn này không tập trung vào vấn đề thay đổi vai trò giới trong gia đình

có người di cư – đối tượng mà đề tài hướng tới.

Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2009 và 2014 ở nước ta cung cấp các số

liệu cụ thể hơn về di cư nói chung và di cư lao động nữ nói riêng. Nghiên cứu chỉ ra

thực trạng “nữ hóa” di cư với số lượng ngày càng cao và độ tuổi ngày càng trẻ. Tuy

nhiên, điều tra này cũng đã tái khẳng định kết luận của cuộc điều tra về di cư Việt

Nam (2004): “Số liệu tổng điều tra dân số đã làm sáng tỏ một số đặc trưng của

nhóm dân số di cư "lâu dài hơn" nhưng bỏ qua nhóm di cư tạm thời; đây cũng là

nhóm dân số cần nhận được sự quan tâm nhiều hơn của các nghiên cứu tiếp theo”

Page 30: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

23

[13; tr.4]. Bên cạnh đó, điều tra cũng chưa đi sâu phân tích sự thay đổi vị trí, vai trò

của các thành viên trong gia đình có người di cư. Tuy nhiên, các nhận định của điều

tra đã gợi mở cho đề tài góc nhìn về phạm vi di cư và nguyên nhân dẫn đến thực

trạng đó của lao động di cư nữ.

Nghiên cứu của Dhrama Chandra (2005) về phụ nữ và nam giới di cư trên

quần đảo Fiji khẳng định rằng: gia đình có đàn ông di cư thì người phụ nữ ở lại tăng

thêm quyền kiểm soát và quyền quyết định mọi công việc quan trọng liên quan đến

tài sản, con cái và các mối quan hệ khác. Nhờ đó, người phụ nữ được tự do hơn

trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, việc tham gia vào nhiều hoạt động cùng lúc khiến

người phụ nữ khó có thể đảm nhiệm tốt cùng lúc trách nhiệm của mình với gia đình,

do đó họ thường tìm kiếm sự giúp đỡ từ bố mẹ trong việc chăm sóc nhà cửa và con

cái [124].

Ngược lại, khi người phụ nữ di cư, thách thức với người đàn ông ở lại căng

thẳng hơn nhiều. Từ các quan niệm truyền thống về vai trò cho thấy, nam giới

thường ít làm các loại công việc liên quan đến nội trợ, chăm nuôi con, quản lý tiền

bạc...Khi người vợ di cư, người chồng thường phải nhờ đến ông bà hai bên giúp đỡ.

Trong nghiên cứu về “Vai trò của người chồng trong những gia đình có vợ đi xuất

khẩu lao động” của tác giả Nguyễn Hà Đông cho thấy: vai trò của vợ và chồng có

sự biến đổi lớn khi gia đình có vợ đi xuất khẩu lao động. Đầu tiên là vai trò kinh tế

của người chồng trở nên mờ nhạt khi trụ cột kinh tế chuyển giao sang người vợ. Sau

đó là sự tăng vai trò của người chồng trong lĩnh vực nội trợ, họ phải làm các loại

việc mà trước kia 96,5% do người vợ đảm nhiệm [36].

Tương tự, từ kết quả nghiên cứu thực tế của cuộc điều tra “Gia đình nông thôn

Bắc Bộ trong chuyển đổi” (2011), báo cáo của tác giả Trịnh Thị Lan về “Ảnh hưởng

của di chuyển lao động mùa vụ tới đời sống gia đình nông thôn” chỉ ra rằng: nếu gia

đình có người vợ đi làm ăn xa, người chồng có xu hướng đảm nhiệm thay hầu hết

các công việc mà trước đó người chồng ít khi hoặc chưa bao giờ làm như: nội trợ,

chăm sóc con cái, tham dự các đám hiếu, hỉ.... Và ngược lại, khi người chồng đi làm

xa nhà, người vợ phải gánh vác các việc trước đó người chồng vẫn làm []. Bên cạnh

Page 31: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

24

đó, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Tâm về những gia đình có vợ xuất khẩu lao

động nước ngoài dẫn số liệu cho thấy, 56,8% số gia đình vẫn phải nhờ đến sự trợ

giúp của ông bà trong việc nội trợ và chăm sóc con cái [69]. Đồng quan điểm với

các nghiên cứu khác về động cơ di cư của lao động nữ, tác giả Nguyễn Thị Thanh

Tâm cho rằng: "Vai trò giới có mối liên quan chặt chẽ tới động lực di cư, quyết định

di cư và tác động tới con đường di cư của phụ nữ và nam giới. Quyền quyết định di

cư bị ảnh hưởng bởi chiến lược lựa chọn tối ưu của các gia đình, theo đó, người có

nhiều cơ hội việc làm hơn và/hoặc có thể tích lũy nhiều tiền cho gia đình hơn sẽ là

người di cư. Hạnh phúc gia đình và khoảng cách địa lý giữa nơi đi và nơi đến cũng là

các yếu tố được các gia đình cân nhắc khi quyết định di cư" [70].

Các báo cáo nghiên cứu chuyên đề của tác giả Phạm Thị Huệ (2010) về “Vai

trò giới trong động cơ và quyết định di cư” và tác giả Đặng Thanh Nhàn (2012) về

“Sự thay đổi vai trò giới trong các gia đình có vợ/chồng di cư lao động” đã đưa ra

những phân tích về các trở ngại trong quyết định di cư của nữ so với nam và sự thay

đổi vai trò giới xảy ra khi nữ di cư lao động. Do phải đảm nhận vai trò tái sản xuất

như sinh đẻ, chăm sóc con cái, nội trợ cho nên phụ nữ thường chọn những công

việc tạo thu nhập gần nơi sinh sống của gia đình để có thể kết hợp vai trò sản xuất

với tái sản xuất của mình. Trong di cư, phụ nữ thường gặp khó khăn hơn nam giới

trong quyết định di cư do vai trò tái sản xuất của mình [41]. Nếu gia đình có người

vợ đi làm ăn xa thì người chồng ở nhà thường phải làm chức năng của người vợ, kể

cả chức năng tề gia nô ôi trợ [59; tr.]. Báo cáo này có những phân tích cụ thể, xác thực

giúp cho đề tài của tác giả có thêm hướng nhìn nhận vấn đề. Ngoài ra, cũng cung cấp

một số lý thuyết có liên quan cũng như những tiền đề về phương pháp luận.

Sách chuyên khảo "Nghiên cứu gia đình, lý thuyết nữ quyền, quan điểm giới"

đã cung cấp nhiều quan điểm và dữ liệu quan trọng về khái niệm và cách tiếp cận.

Các bài viết của các nhà nghiên cứu như Mai Huy Bích, Lê Ngọc Văn, Lê Ngọc

Hùng, Vũ Mạnh Lợi, Trần Thị Vân Anh….đã đưa ra những quan điểm về giới,

những phân tích về lý thuyết nữ quyền, đặc biệt đã gợi ý cách tiếp cận giới trong

nghiên cứu gia đình [107]. Bên cạnh đó, tác giả cũng nhận được các phân tích sâu

Page 32: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

25

hơn về các vấn đề của gia đình trong nghiên cứu về "Gia đình Việt Nam" của nhóm

nghiên cứu Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Văn, Nguyễn Linh Khiếu. Trong nghiên cứu này,

nhóm tác giả đã đưa ra một loạt những nhận định và kết luận về sự biến đổi của gia

đình Việt về cơ cấu, chức năng, vai trò giới theo thời gian, điều đó có ý nghĩa quan

trọng đối với việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu theo chiều hướng trước - sau của

đề tài này [10].

Tác giả Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý trong nghiên cứu "Gia đình học" đã

trình bày và phân tích một cách hệ thống, khoa học các vấn đề của gia đình nói

chung và gia đình Việt Nam nói riêng. Trong đó, các tác giả đã chỉ ra vị trí, vai trò,

chức năng của gia đình, các vấn đề của gia đình như giáo dục, xã hội hóa cá nhân,

nghèo đói, bạo lực gia đình, sai lệch giá trị gia đình, các tác giả cũng phân tích làm

rõ sự khác nhau giữa phân công lao động giữa nam và nữ trong gia đình.….đặc biệt,

công trình nghiên cứu này đã giúp tác giả hiểu sâu hơn về vấn đề giới trong gia đình

hiện đại, có những nhận định riêng tốt hơn về sự thay đổi mối quan hệ giữa các

thành viên trong gia đình dưới tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt

Nam [45; tr.360 – 362].

Nghiên cứu “Di cư nội địa – Những tác động đến gia đình và thành viên ở lại”

của Viện Xã hội học (2009) tại Hội thảo về “Di dân, phát triển và giảm nghèo” là

một nghiên cứu có quy mô lớn trên diện rộng với 5 tỉnh và 600 hộ gia đình có người

di cư. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra tác động của di cư trên cả hai chiều cạnh tích

cực và tiêu cực. Liên quan đến vấn đề thay đổi vai trò giới, nghiên cứu kết luận di

cư làm biến đổi phân công lao động theo hướng bình đẳng hơn, tăng vai trò của phụ

nữ trong gia đình hơn nhưng đồng thời cũng làm xuất hiện xu hướng nữ hoá di cư,

người già và trẻ em phải đảm nhiệm công việc nặng nhọc của gia đình [116].

Thông qua phân tích các chức năng, các mối quan hệ và vai trò giới trong gia đình

từ truyền thống đến gia đình hiện đại, tác giả Nguyễn Thị Hòa (2007) trong bài viết

“Giới, việc làm và đời sống gia đình: Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ

đổi mới” đã cung cấp cho đề tài hướng tiếp cận giới trong gia đình có người di cư, qua

đó, xem xét sự thay đổi vai trò của người vợ và người chồng, quyền quyết định các công

việc gia đình của hai người khi người chồng di cư ra đô thị [; tr.205].

Page 33: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

26

Trên cơ sở phân tích số liệu cuộc điều tra "Gia đình nông thôn Việt Nam trong

chuyển đổi" thuộc khuôn khổ chương trình nghiên cứu hợp tác giữa Việt Nam và

Thụy Điển (dự án VS-RDE-05), tác giả Trịnh Thị Lan cho thấy: "Nếu người vợ đi

làm ăn xa thì người chồng ở nhà thường phải làm chức năng của người vợ, kể cả

chức năng tề gia nội trợ. Từ việc đồng ruộng, chăm sóc con cái, trông nom, dọn dẹp

nhà cửa đến những việc phải làm thay mặt gia đình như cưới hỏi, đám ma, họp hành

tết giỗ. Phần lớn những người đàn ông trong hoàn cảnh này đều biết quán xuyến các

công việc gia đình chu đáo [].

Trong báo cáo cấp Bộ của Viện Gia đình và Giới về “Xây dựng gia đình ở

người di cư lao động tự do” (2012) đã phân tích khá sâu sắc những tác động của di

cư đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Nghiên cứu nhấn mạnh đến

vai trò của người phụ nữ trong gia đình, những trở ngại trong quyết định di cư của

họ và những ảnh hưởng của họ đến gia đình khi họ di cư xa nhà:

Bị ràng buộc bởi các trách nhiệm trong sản xuất và trong gia đình, phụ

nữ càng tự khó quyết định di cư một mình vì sự ra đi của họ thường gây

xung đột trực tiếp với vai trò tái sản xuất - sinh con, chăm sóc con cái và

nội trợ gia đình [111; tr.43].

1.3. NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ DI CƯ

Hiện nay, Việt Nam chưa có bất cứ chính sách đáng kể gì mang tính đặc thù

đối với đối tượng di cư trong nước. Những khung pháp lý liên quan đến di cư được

xác định bởi Hiến pháp, một số Công ước và Tuyên ngôn quốc tế công nhận về

quyền lao động di cư trong nước vì lý do kinh tế hoặc cam kết của Việt Nam với

quốc tế. Các Luật của Việt Nam trực tiếp tác động đến người lao động gồm: Luật Lao

động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Cư trú, Luật Dân sự, Luật khám chữa bệnh, Luận trợ

giúp pháp lý, Luật Bình đẳng giới, tuy nhiên hệ thống khung pháp lý này dù chặt chẽ

nhưng phạm vi điều chỉnh đều chung chung, không giới hạn đối với vấn đề di cư.

Trong báo cáo của tổ chức Act!Aid (2012) về “Phụ nữ di cư trong nước: hành

trình gian nan tìm kiếm cơ hội” chỉ ra rằng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai

đoạn 2001 – 2010, vấn đề di cư tự do được nhắc đến với chủ trương kiềm chế.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, vấn đề di cư hoàn toàn không

Page 34: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

27

được nhắc tới. Thay vào đó, Nhà nước đưa ra mục tiêu tạo việc làm và đào tạo nghề

cho lao động nông thôn, ưu tiên hỗ trợ giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ

người nghèo và các nhóm yếu thế...nhưng hoàn toàn không nhắc đến đối tượng di

cư lao động nghèo ở đô thị [; tr.65] .

Từ thực tế nói trên, hầu hết các nghiên cứu về di cư ở Việt Nam không đi sâu

về chính sách mà chỉ đề cập đến các khía cạnh chính sách, khung pháp lý có tác

động đến nội dung nghiên cứu và đưa ra các kết luận, khuyến nghị từ góc độ nghiên

cứu của các tác giả.

Tác giả Đặng Nguyên Anh trong nghiên cứu "Chính sách di dân trong quá trình

phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi" đã đưa ra các đánh giá tổng quan về

các chính sách di dân ở miền núi nước ta, nghiên cứu cũng phân tích thực trạng di

dân ở miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên, chỉ ra hiệu quả của các chính sách

di dân đối với cộng đồng và phát triển kinh tế xã hội ở miền núi. Cũng trong nghiên

cứu này, tác giả đã đề xuất một số giải pháp đối với từng loại hình di dân [].

Trong cuốn "Chính sách xã hội đối với di dân nông thôn - thành thị ở Việt

Nam hiện nay" của Mai Ngọc Cường (chủ biên) cùng các cộng sự tập trung khai

thác khía cạnh tác động của chính sách xã hội đến việc làm, thu nhập, đời sống, tác

động của chính sách đến nguyên nhân di cư của người lao động và ngược lại,

nghiên cứu cũng phân tích làm rõ sự tác động của môi trường thể chế, tổ chức, quản

lý đến chính sách xã hội [27]. Nghiên cứu cũng chỉ ra cụ thể thực trạng của từng

nhóm chính sách như chính sách việc làm, thu nhập, đời sống và an sinh xã hội;

thực trạng môi trường luật pháp, chính sách và tổ chức đối với di dân nông thôn -

đô thị ở nước ta. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã đề ra một số phương hướng, giải

pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện chính sách xã hội đối với di dân nông thôn -

đô thị Việt Nam. Công trình nghiên cứu này đã cung cấp một loạt khái niệm có liên

quan đến di cư, các thông tin về chính sách xã hội với di dân nông thôn - đô thị

cũng như đưa ra các phép so sánh giữa gia đình có người di cư và gia đình không có

người di cư trên các phương diện chi giới tính chủ hộ, số nhân khẩu, chi tiêu, thu

nhập…. có ý nghĩa lớn với đề tài của tác giả về mặt lý luận và phương pháp.

Page 35: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

28

Đề cập đến “Những khoảng trống chính sách” trong nghiên cứu “Từ nông

thôn ra thành phố - tác động kinh tế - xã hội của di cư ở Việt Nam”, tác giả Lê Bạch

Dương đã phân tích chỉ ra một số những "kẽ hở" cũng như sự bất cập trong các

chính sách như bảo trợ xã hội, vấn đề hộ khẩu và một số các chính sách xã hội khác

"Các chính sách bảo trợ xã hội hiện hành không điều chỉnh để bao gồm người di cư

tự do từ nông thôn ra thành phố. Quan điểm chung của nhà nước là không khuyến

khích di cư tự do vì cho rằng hình thức này có nhiều tiêu cực đối với sự phát triển;

"Hộ khẩu được gắn chặt với nơi cư trú, nếu một người thay đổi nơi cư trú thì hộ

khẩu của họ cũng phải thay đổi theo" [31; tr.145 – 166]….

Trong công trình "Bảo trợ xã hội cho người thiệt thòi ở Việt Nam" (2005), tác

giả Lê Bạch Dương, Đặng Nguyên Anh và cộng sự đã phân tích ba cấp độ của mô

hình bảo trợ xã hội gồm: cấp độ cao (các biện pháp nâng cao năng lực) đến trung

bình (các biện pháp phòng ngừa) và cấp thấp nhất (các biện pháp bảo vệ). Các tác

giả nhấn mạnh cho đến nay, người nhập cư thường bị loại ra ngoài mọi biện pháp

bảo trợ cao và trung cấp. Ngay cả các biện pháp cấp thấp họ cũng không được

hưởng một cách đầy đủ. Vì thế yêu cầu đặt ra là phải xây dựng một hệ thống bảo trợ

xã hội với mọi cấp độ và tạo điều kiện để người nhập cư, người di cư có cơ hội tiếp

cận và có quyền hưởng sự bảo trợ một cách bình đẳng [29].

Tác giả Đặng Nguyên Anh trong báo cáo trình bày tại hội thảo "Di dân, phát

triển và giảm nghèo" đã chỉ ra sự bất cập về mặt chính sách đối với vấn đề di cư

như: 70% lao động di cư không được hưởng phúc lợi gì, đa số không có hợp đồng

lao động, 90% không có bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm tai nạn lao động. Những trở

ngại trong việc khai báo cư trú dẫn đến việc người di cư gặp khó khăn trong việc

tiếp cận các dịch vụ nhà ở, y tế, giáo dục... và họ cũng thường yếu thế trong vị thế

pháp lý và không nhận được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương cũng như lực

lượng công an và các đoàn thể….Những điều này tạo nên nguy cơ gia tăng lớp

người nghèo mới ở đô thị - là nhóm người di cư từ nông thôn tới. Tác giả đưa ra

một số khuyến nghị như việc tách rời hộ khẩu với việc tiếp nhận các dịch vụ công,

Page 36: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

29

Nhà nước cần có chế tài để người di cư nhận được các hỗ trợ an sinh và tiếp cận các

dịch vụ xã hội một cách công bằng [].

Năm 2015, Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng đã tiến hành cuộc

nghiên cứu quy mô cấp thành phố nhằm đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao

hiệu quả quản lý và chính sách xã hội đối với lao động nhập cư tại Hải Phòng [50].

Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này thuần tuý mang tính chất thống kê số liệu

nhập cư (từ tỉnh khác đến nội đô Hải Phòng) và không đề cập đến vấn đề xuất cư từ

nông thôn ra đô thị mà đề tài hướng tới.

Bên cạnh các công trình, tài liệu nghiên cứu và các báo cáo kể trên, một số

các công trình nghiên cứu và đề tài khác có liên quan ít nhiều đến địa bàn nghiên

cứu và nội dung nghiên cứu của đề tài như sau:

Số liệu thống kê về kinh tế - xã hội, dân số - lao động của thành phố cũng như

các báo cáo kinh tế - xã hội của huyện An Lão, xã Quang Trung và Quốc Tuấn qua

các năm (2010 – 2016) cung cấp các thông tin cơ bản về tình hình phát triển kinh tế,

xã hội, dân số tại địa bàn nghiên cứu [23; 24; 25]. Trong đó, “Điều tra Dân số và

Nhà ở giữa kỳ 01/04/2014” của Cục Thống kê thành phố Hải Phòng bước đầu đã có

số liệu về tình hình di cư trên địa bàn thành phố [81]. Tuy nhiên, các số liệu đó

mang tính chất tổng thể, không có số liệu cụ thể ở cấp huyện, cấp xã, và không đề

cập tới hiện tượng di cư mùa vụ.

Báo cáo về “Các yếu tố xã hội quyết định bất bình đẳng giới ở Việt Nam” do

Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội thực hiện từ cuối năm 2012 đến năm 2015 với số

người tham gia nghiên cứu gồm 4212 nam giới và 4212 phụ nữ trong độ tuổi 18-65 tại

9 tỉnh, thành phố đã chỉ ra sự khác nhau giữa nam và nữ trong phân công lao động đối

với các công việc cụ thể (sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, việc nhà...) và quyền ra quyết

định trong các gia đình nông thôn [112; tr.104 – 115]. Nghiên cứu không trực tiếp đề

cập đến vấn đề di cư, nhưng đã đi sâu phân tích khía cạnh thay đổi giới trong tổ chức

đời sống gia đình nông thôn có liên quan trực tiếp tới đề tài này.

Nghiên cứu về “Phụ nữ di cư trong nước: hành trình gian nan tìm kiếm cơ hội”

(2012) được triển khai nghiên cứu tại Hải Phòng, Quảng Ninh và thành phố Hồ Chí

Page 37: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

30

Minh năm 2011, khảo sát nữ di cư từ nông thôn ra đô thị và hiện đang làm việc tại

các khu công nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã phân tích kỹ lực đẩy và lực hút trong

quyết định di cư của nữ giới, bên cạnh đó, cũng chỉ ra những đặc trưng của người di

cư, phân tích nhưng khó khăn và trở ngại của họ tại đô thị. Mặc dù đề tài được triển

khai ở Hải Phòng, tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu là lao động nữ di cư thời gian

dài hiện đang sống ở đô thị, do đó, đề tài không đề cập trực tiếp đến vấn đề di cư

mùa vụ và vấn đề giới trong gia đình nông thôn khi có người di cư [].

Luận văn Thạc sĩ của tác giả Đinh Đặng (2010) nhằm “Đánh giá thực trạng và

định hướng sử dụng đất huyện An Lão, thành phố Hải Phòng” tập trung phân tích

khía cạnh môi trường tác động đến quá trình sử dụng các loại đất trên địa bàn huyện

An Lão [34]. Nghiên cứu này cung cấp số liệu về đất nông nghiệp trong các thời kỳ

trước đó so sánh với lượng đất nông nghiệp hiện tại ở địa bàn nghiên cứu của đề tài.

Quyết định về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 2016 huyện An Lão của

UBND thành phố Hải Phòng đã cung cấp kết quả thống kê qua bảng số liệu về kế

hoạch sử dụng đất, kế hoạch thu hồi đất và kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất

năm 2016 của thành phố đối với các xã cụ thể (trong đó có xã Quang Trung và

Quốc Tuấn) của huyện An Lão [102].

Báo cáo nghiên cứu gần đây nhất của Sở Khoa học – Công nghệ thành phố về

“Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống trong xây dựng nông thôn mới ở

thành phố Hải Phòng” (2016) đã phân tích thực trạng công tác bảo tồn và phát huy

giá trị truyền thống văn hóa – lịch sử của thành phố trong xây dựng nông thôn mới

[67]. Nội dung chủ yếu của đề tài tập trung vào khía cạnh bảo tồn, duy trì và phát

huy các di tích lịch sử, văn hoá tại các vùng nông thôn Hải Phòng nhằm phục vụ phát

triển du lịch, do đó, kết quả nghiên cứu đó không liên quan trực tiếp đến nội dung

nghiên cứu về di cư mùa vụ và sự thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư.

Tiểu kết chương 1

Page 38: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

31

Tổng quan tình hình nghiên cứu về di cư và sự thay đổi vai trò giới trong gia

đình có người di cư tập trung vào 3 hướng nghiên cứu chính: Hướng nghiên cứu về

tác động của tiền gửi đến đời sống kinh tế hộ gia đình của người di cư tập trung tìm

hiểu sự tác động của tiền gửi đến việc cải thiện và nâng cao mức sống (vật chất) của

hộ gia đình và cách họ sử dụng tiền gửi để tái đầu tư cho tương lai; Hướng nghiên

cứu về tác động của di cư đến quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hướng đến

việc tìm hiểu việc tác động của di cư đến tâm tư, tình cảm của người di cư đối với

con cái và cha mẹ già (nếu có) và quan trọng nhất là tác động của di cư đến sự thay

đổi vai trò giới trong gia đình; Hướng nghiên cứu về chính sách di cư nhằm tìm

hiểu vai trò của chính sách đối với việc thúc đẩy hay kìm hãm quá trình di cư, các

mặt tích cực và tồn tại của chính sách đối với vấn đề di cư.

Qua tìm hiểu và phân tích các nghiên cứu trước đây về các vấn đề có liên quan

đến đề tài, tác giả nhận thấy hầu hết các nghiên cứu lý luận và thực nghiệm về di cư

đều phân tích ở nhiều góc độ, phản ánh đa dạng, nhiều chiều cạnh (cả khía cạnh tích

cực và tiêu cực) của vấn đề di cư như: nguyên nhân di cư, thực trạng di cư, các

dòng di cư, tác động của di cư đến kinh tế - văn hoá – xã hội...Trong đó, nhiều đề tài

nghiên cứu tập trung làm rõ sự tác động của di cư đến đời sống và mối quan hệ giữa

các thành viên trong gia đình, các kết quả nghiên cứu đó đã giúp ích ít nhiều cho tác

giả về mặt lý luận, phương pháp và gợi ý về hướng tiếp cận cũng như nội dung

nghiên cứu. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu riêng về dòng di cư mùa vụ từ

nông thôn ra đô thị hầu hết đều chưa làm rõ sự thay đổi vai trò giới trong gia đình

có người di cư, riêng ở Việt Nam, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một công

trình nghiên cứu nào mang tính hệ thống với quy mô lớn phản ánh một cách đầy đủ

vấn đề di cư mùa vụ cũng như sự tác động của nó đến thay đổi vai trò giới trong gia

đình nông thôn.

Đề tài “Di cư mùa vụ và sự thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư

ở nông thôn Hải Phòng hiện nay” sẽ tìm hiểu kỹ hơn các vấn đề còn chưa được

nghiên cứu thấu đáo như sau:

Page 39: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

32

1 – Từ các nghiên cứu về tác động của tiền gửi đến đời sống gia đình, đề tài sẽ

nhận định về đánh giá thực trạng sự thay đổi trong đời sống vật chất (kinh tế) của

gia đình cũng như vị thế, vai trò của người di cư mùa vụ trong gia đình.

2 – Sự tác động của di cư mùa vụ đến sự thay đổi vai trò giới trong gia đình có

người di cư, tìm hiểu sự khác nhau trong phân công công việc, khối lượng các loại

công việc trong gia đình thay đổi theo thời gian trước và sau khi có người di cư mùa

vụ.

3 – Đề xuất một số các giải pháp nhằm phát triển ngành nghề tại địa phương

một cách bền vững và đảm bảo sự ổn định trong cấu trúc của gia đình khi có lao

động chính làm ăn xa nhà.

Page 40: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

33

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VỀ DI CƯ MÙA VỤ

VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI DI CƯ

2.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN TRONG NGHIÊN CỨU

2.1.1. Gia đình

Trong xã hội nông thôn, thiết chế gia đình là thiết chế quan trọng bậc nhất. Gia

đình không chỉ quy định đặc điểm tâm lý cá nhân mà còn góp phần to lớn trong việc

hình thành tập thể nông thôn.

* Gia đình

Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, “gia đình” là tập hợp người gắn

bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thông hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm

phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa các thành viên với nhau. Từ nội dung của khái

niệm này, đề tài muốn đề cập đến sự hợp tác cùng nhau giữa các thành viên trong

việc tổ chức cuộc sống gia đình để cùng thực hiện các chức năng cơ bản như: sản

xuất kinh tế, chăm sóc con cái và cha mẹ già, quan hệ với các thiết chế khác...Qua

đó, xem xét sự tác động của việc di cư mùa vụ đến việc thay đổi vai trò giới khi

khuyết thiếu một hai một vài thành viên lao động chính trong gia đình.

* Gia đình nông thôn

Theo nhà nghiên cứu Tô Duy Hợp, gia đình nông thôn gồm những đặc điểm sau:

Thứ nhất, gia đình nông thôn có tính thuần nhất hơn về mặt chủng tộc, tâm lý,

bền vững, hợp nhất và thực hiện các chức năng hữu cơ hơn so với gia đình đô thị.

Thứ hai, hầu hết các thành viên trong gia đình nông thôn đều gắn bó với

nghề nông.

Thứ ba, gia đình nông thôn có kỷ luật chặt chẽ và các thành viên phụ thuộc lần

nhau hơn so với gia đình đô thị.

Cuối cùng, gia đình nông thôn tham gia tích cực hơn vào những lĩnh vực hoạt

động chung, phần lớn thời gian trong ngày, các thành viên làm việc cùng nhau và

gắn với công việc của hộ nông dân [40; tr.74 – 81].

Page 41: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

34

Khái niệm này cho thấy sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình

nông thôn, từ đó cho thấy việc ra quyết định di cư khó có thể là quyết định từ một

bên, một cá nhân nào mà đó là quyết định của cấp hộ gia đình.

* Hộ gia đình

Khái niệm “Hộ gia đình” hiện vẫn chưa thống nhất trong các nghiên cứu xã

hội học nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung. Theo điều 106 Bộ luật Dân sự

Việt Nam (2005) quy định “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng

đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư

nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ

thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này”. Trong Dự thảo Luật Hôn

nhân và Gia đình năm 2015 gần đây khái niệm “hộ gia đình” không được nhắc tới.

Dựa vào tình hình nghiên cứu thực tế, căn cứ theo khái niệm “gia đình” dựa

theo khái niệm mà Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam 2014 đưa ra, Luận án xác

định “hộ gia đình” bao gồm các cá nhân không nhất thiết phải có quan hệ huyết

thống hay được nuôi dưỡng, mỗi thành viên trong hộ cùng đóng góp vào sinh hoạt,

ăn uống và cùng chia sẻ quyền lợi về kinh tế.

2.1.2. Di cư

Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra một định nghĩa chính xác và

cũng không có một mô hình cụ thể nào về vấn đề di cư trên thế giới. Tuỳ vào cách

tiếp cận và trường hợp nghiên cứu khác nhau mà các nhà nghiên cứu có cách định

nghĩa và phân loại di cư khác nhau.

2.1.2.1. Hình thức di cư và các định nghĩa về “di cư”

Tiếp cận vi mô cho rằng “di cư” đơn giản là sự dịch chuyển cư trú từ khu vực

địa lý này sang khu vực địa lý khác, cụ thể hơn, “di cư” là sản phẩm của sự chênh

lệch khác nhau giữa các khu vực về mức sống, sự chênh lệch đó tạo thành các dòng

di cư khác nhau để tạo nên sự cân bằng về dân số và kinh tế [128].

Dựa trên cách tổ chức, di cư được phân loại thành di cư tự phát, di cư được

quản lý, di cư có sự hỗ trợ và di cư bắt buộc. Trong đó, di cư tự phát là loại hình di

Page 42: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

35

cư không có sự can thiệp của chính phủ và có thể thấy ở trong phạm vi một hay

nhiều quốc gia. Đối lập với nó là loại hình di cư có sự quản lý của Nhà nước [127].

Căn cứ vào điểm đến của di cư, người ta ra các loại hình: di cư nông thôn – đô

thị; di cư nông thôn – nông thôn và di cư đô thị - nông thôn. Trong đó loại hình di

cư nông thôn – đô thị phổ biến ở Việt Nam hơn cả do sự chênh lệch lớn về mức thu

nhập giữa hai khu vực này.

Dựa vào khoảng thời gian cư trú tại nơi đến, người ta phân loại thành di cư

mùa vụ, di cư tạm thời và di cư lâu dài. Trong đó, di cư mùa vụ còn được gọi là di

cư tạm thời và được coi là dạng di cư theo chu kỳ. Nhìn chung, di cư mùa vụ có xu

hướng tăng lên ở Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác do giao thông thuận

tiện, thông tin liên lạc dễ dàng và nhiều yếu tố khác. Di cư chu kỳ, đôi khi còn gọi

là di cư con lắc cũng là một hình thái di cư dần trở nên phổ biến ở Việt Nam với đặc

điểm thời gian di trú có thể dao động từ vài tuần lên đến vài năm và người di cư có

ý định trở về quê nhà [104].

Ngoài ra, căn cứ vào mục đích di cư, người ta lại phân loại di cư thành: di cư

để kết hôn; Di cư để kiếm việc làm; Di cư theo chồng hoặc cha mẹ.

Nhìn chung, các định nghĩa, khái niệm về “di cư” rất đa dạng và phong phú

với nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Để giải quyết thuật ngữ này, tổ chức Di dân

Quốc tế đã đưa ra kết luận có tính chất tổng hợp “Di cư là sự di chuyển của một

người hay nhóm người, kể cả qua biên giới quốc tế hay trong phạm vi một quốc gia.

Là sự di chuyển dân số, bao gồm bất kể loại di chuyển nào của con người, bất kể độ

dài, thành phần hay nguyên nhân. Nó bao gồm di cư của người tị nạn, người lánh

nạn, người di cư kinh tế và những người di chuyển vì những mục đích khác, trong

đó có đoàn tụ gia đình” [133; tr.79].

2.1.2.2. Khái niệm “di cư mùa vụ nông thôn – đô thị”

Hiện tại, các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về "di cư mùa

vụ". Có quan điểm cho rằng di cư mùa vụ là hình thức di dân của dân cư đi tìm việc ở

nơi khác trong thời gian nông nhàn, rỗi rãi hoặc chuyển đi làm săn theo mùa của một

số nghề và vẫn quay trở về nơi cũ làm việc khi có nhu cầu cần lao động [42; tr.14].

Page 43: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

36

Theo nhà nghiên cứu Đặng Nguyên Anh, di cư mùa vụ là hình thái đặc thù của

di cư con lắc nhưng diễn ra theo chu kỳ rõ rệt hõn về mặt thời gian, theo đó di cư

mùa vụ không nhất thiết nói về “mùa thu hoạch”, “vụ mùa” mà nó còn hàm ý các

hoạt động mùa vụ khác như mùa xây dựng, mùa lễ hội, mùa du lịch, mùa cà

phê...Một số nghiên cứu dựa trên khoảng thời gian vắng mặt khỏi nõi cư trú từ 1 -3

tháng như một trong những tiêu chí của di cư mùa vụ.

Di cư mùa vụ diễn ra trong kỳ nông nhàn, hướng di chuyển chủ yếu là nông

thôn - thành thị. Thời gian chiếm đến 2/3 số tháng trong năm. Lao động ra đi vào

các tháng 1, tháng 6, tháng 9, và trở về vào khoảng tháng 5, tháng 12 hàng năm (âm

lịch). Do lượng thời gian rỗi ngày càng gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, việc đi

lại diễn ra với khoảng cách xa hơn, phổ biến hơn với nhiều thời điểm trong năm

hơn. Đây là một đặc điểm mới của loại hình di dân mùa vụ. Nguồn nhân công rẻ,

tay nghề thấp, dễ dàng huy động này được thu hút vào khu vực kinh tế phi chính

thức, lễ hội du lịch hoặc các trang trại ở trung du, miền núi [7].

Như vậy, mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về di cư mùa vụ nhưng tựu

chung lại, các tác giả nhìn nhận vấn đề này ở hai chiều cạnh: không gian và thời

gian. Theo đó, không gian di cư có thể là di chuyển từ địa bàn này sang địa bàn

khác với khoảng cách gần (như từ xã này sang xã khác, huyện này sang huyện khác)

hoặc khoảng cách xa hõn (từ tỉnh này sang tỉnh khác hoặc vùng này sang vùng

khác, có thể bao gồm cả di cư quốc tế). Về thời gian di cư, hầu hết các nghiên cứu

trýớc đều chung nhận định về tính ngắn hạn của di cư mùa vụ.

2.1.3. Vai trò giới

Trong khi “giới tính” là khái niệm sinh học thì khái niệm “giới” mang tính

chất xã hội. “Vai trò giới “dùng để dùng để chỉ trách nhiệm, những công việc phải

làm của cả nam và nữ được phân theo giới tính của họ. Chính những chuẩn mực,

quy tắc ứng xử phổ biến và hệ tư tưởng của một xã hội đã quy định sự phân công

này và theo đó, có một số công việc được phân công chủ yếu cho nữ giới và một số

công việc khác được phân cho nam giới. Đây có thể là một dạng phân chia công

việc, vai trò cũng như vị trí xã hội giữa nam và nữ.

Page 44: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

37

Vai trò về giới gần như có ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của đời sống, nó

hình thành nên mối liên hệ giữa nhận dạng giới với thái độ và sự thể hiện giới. Vai

trò về giới mang cả yếu tố cá nhân lẫn văn hóa, nó quyết định xem phụ nữ và đàn

ông ăn mặc, nói năng, ảnh hưởng lẫn nhau như thế nào trong phạm vi giới hạn của

xã hội.

Mỗi cá nhân, mỗi nhóm trong xã hội có quan điểm về vai trò giới khác nhau,

để đi hình thành quan niệm về giới, mỗi người lại có những tác động khác nhau.

Tuy nhiên, kiến thức (cụ thể hơn là nhận thức), kinh nghiệm sống và tác động của

môi trường sống là một vài nguyên nhân chính trong nhiều nguyên nhân tác động

hình thành quan niệm về vai trò giới. Nhìn chung, mỗi người đều có một giản đồ

giới, mà giản đồ này bám chắc vào khuôn khổ nhận thức về cái hình thành nên tính

cách đàn ông và cái hình thành nên tính cách đàn bà. Nhận thức của các cá nhân về

vai trò giới được hình thành và phát triển theo thời gian, cùng sự tác động của gia

đình, thầy cô, bạn bè, truyền thông đại chúng và toàn xã hội. Trong đó, gia đình (cụ

thể là cha mẹ) là môi trường tác động to lớn nhất và có ý nghĩa quan trọng nhất đối

với mỗi cá nhân về việc hình thành quan niệm vai trò giới.

Ví dụ: "Nam giới là phái mạnh, phải đảm trách các công việc nặng nhọc, phải

gánh vác gia đình, phải xung phong ra chiến trường…" là một trong những quan

niệm về "nam tính".

Chúng ta có thể thấy rằng từ khi còn bé, đứa trẻ trong gia đình đã nhận thức

được sự khác nhau giữa cư xử của cha mẹ với bé trai và bé gái. Về mặt truyền

thông, người ta chỉ cho con trai cách xây nhà, sửa chữa đồ vật hỏng hóc, còn con

gái được người mẹ chỉ dạy cách thêu thùa, khâu vá, nấu nướng. Trẻ con nhận được

sự tán đồng của cha mẹ khi làm theo những lời chỉ bảo, dần dần đứa trẻ tuân theo

một cách tự nhiên các kỳ vọng về giới và chấp nhận những vai trò định sẵn. Như

vậy việc học vai trò về giới thường xuất hiện trong bối cảnh văn hóa, xã hội, các giá

trị từ cha mẹ và xã hội được truyền lại cho trẻ nhỏ ở những thế hệ tiếp theo.

Hệ thống quy chuẩn về vai trò giới thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử, sự phát

triển của xã hội và tồn tại như một sự khác biệt giữa các vùng, các quốc gia, tôn giáo,

Page 45: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

38

dân tộc, sắc tộc. Tuy nhiên, vai trò giới thường được quyết định bởi các yếu tố kinh tế,

văn hoá, xã hội. Phụ nữ và nam giới thường có các vai trò giới như sau:

Một là, vai trò sản xuất là các hoạt động làm ra sản phẩm, hàng hoá hoặc dịch

vụ để tiêu dùng và trao đổi thương mại. Đây là những hoạt động tạo ra thu nhập,

được trả công. Cả phụ nữ và nam giới đều có thể tham gia vào các hoạt động sản

xuất, tuy nhiên do những định kiến trong xã hội nên mức độ tham gia của họ không

như nhau và giá trị công việc họ làm cũng không được nhìn nhận như nhau. Xã hội

coi trọng và đánh giá cao vai trò này.

Hai là, vai trò tái sản xuất là các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy

dỗ...giúp tái sản xuất dân số và sức lao động bao gồm sinh con, các công việc chăm

sóc gia đình,nuôi dạy và chăm sóc trẻ con, nấu ăn, dọn dẹp, giặt giũ, chăm sóc sức

khoẻ gia đình… Những hoạt động này là thiết yếu đối với cuộc sống con người,

đảm bảo sự phát triển bền vững của dân số và lực lượng lao động; tiêu tốn nhiều

thời gian nhưng không tạo ra thu nhập, vì vậy mà ít khi được coi là “công việc thực

sự”, được làm miễn phí, không được các nhà kinh tế đưa vào các phân tích. Xã hội

không coi trọng và đánh giá cao vai trò này. Hầu hết phụ nữ và bé gái đóng vai trò

và trách nhiệm chính trong các công việc tái sản xuất.

Ba là, vai trò cộng đồng: bao gồm một tổ hợp các sự kiện xã hội và dịch vụ: ví dụ

như thăm hỏi động viên gia đình bị nạn trong thảm họa, thiên tai; nấu cơm hoặc bố trí

nhà tạm trú cho những gia đình bị mất nhà ở; huy động cộng đồng đòng góp lương

thực, thực phẩm cứu trợ người bị nạn… Công việc cộng đồng có ý nghĩa quan trọng

trong việc phát triển văn hoá tinh thần của cộng đồng. Có lúc nó đòi hỏi sự tham gia

tình nguyện, tiêu tốn thời gian và không nhìn thấy ngay được. Có lúc nó lại được trả

công và có thể nhìn thấy được (ví dụ: là thành viên phân phối hàng cứu trợ sau bão).

Mặc dù các nhà nghiên cứu trên thế giới đưa ra hệ thống chỉ tiêu khác nhau để

đo vai trò giới nói chung và vai trò giới trong gia đình nói riêng, nhưng phần lớn

các kết luận đều khẳng định sự khác biệt về vai trò giới phần nào đó do yếu tố văn

hóa tạo ra. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng hành vi cụ thể của một cá nhân là kết

quả của những quy tắc và giá trị do xã hội quy định, kết hợp với những đặc điểm

Page 46: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

39

mang tính cá nhân như tính cách, nhận thức, quan điểm sống. Một số chuyên gia

nhấn mạnh yếu tố hệ thống xã hội khách quan còn các nhà nghiên cứu thì nhấn

mạnh yếu tố thiên hướng, đặc điểm chủ quan.

Dựa trên các định nghĩa liên quan đến “gia đình”, “di cư”, “vai trò giới”,

luận án xây dựng các “định nghĩa làm việc” (working definition) cho các gia đình

thuộc mẫu nghiên cứu với các tiêu chí giới hạn như sau:

“Gia đình” được xác định là gia đình nông thôn, có ít nhất 01 người là vợ

hoặc chồng đã từng di cư mùa vụ trong 5 năm trở lại đây (2011 – 2015).

“Hộ gia đình” trong nghiên cứu là các hộ gia đình nông dân có đầy đủ vợ

chồng (không chọn các trường hợp ly dị hoặc có vợ/chồng đã qua đời) và có con

đang tuổi đi học, trong hộ gia đình đó gồm các thành viên có thể có quan hệ huyết

thống hoặc không có quan hệ huyết thống, có ít nhất 01 thành viên (vợ hoặc chồng)

di cư mùa vụ trong 5 năm gần đây (2011 – 2015). Các thành viên trong hộ phải thể

hiện mối liên hệ, liên kết thể chế hoá, có đóng góp chung vào sinh hoạt, cùng chia

sẻ trách nhiệm và quyền lợi trong gia đình.

“Vai trò giới” được xác định gồm vai trò sản xuất, vai trò tái sản xuất và vai

trò cộng đồng. Trong đó vai trò sản xuất là được xác định là sự tham gia của vợ

hoặc chồng vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, sản xuất kinh doanh của hộ gia

đình; vai trò tái sản xuất được xác định là sự tham gia của vợ hoặc chồng vào các

hoạt động chăm sóc con cái và công việc nội trợ, việc nhà; vai trò cộng đồng được

xác định là sự tham gia của vợ hoặc chồng vào các hoạt động dòng họ, thôn, xóm,

đoàn thể địa phương.

Khảo sát sơ bộ địa bàn nghiên cứu cho thấy lao động di cư mùa vụ phần lớn là

nam giới, thường đi theo phường, theo hội, theo nhóm, chỉ có một số ít là nữ giới.

Nghề nghiệp phổ biến mà nam giới thường làm là: xây dựng các công trình, khai

thác than đá, đưa đón khách ở các khu du lịch khi vào mùa. Đối với nữ giới, nghề

nghiệp phổ biến của họ là buôn bán, thường họ sẽ di chuyển lên đô thị buôn bán các

loại hàng nông sản với số lượng lớn khi đến mùa thu hoạch hoặc xin vào làm tạm

thời (công nhân thời vụ) tại các công ty may mặc, giầy da hoặc các xưởng nghề gia

Page 47: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

40

công vào thời gian nông nhàn. Trên cơ sở đó, đề tài xác định người di cư mùa vụ tại

địa bàn nghiên cứu có 3 đặc điểm sau:

Một là, người di cư từ địa bàn nông thôn đến đô thị làm việc.

Hai là, người di cư đến và cư trú ở địa bàn đô thị mỗi lần không quá 3 tháng.

Ba là, trong vòng 3 tháng đó họ phải quay trở lại quê cũ ít nhất 1 lần.

2.2. LÝ THUYẾT VỀ DI CƯ VÀ CÁCH TIẾP CẬN

2.2.1. Tiếp cận lý thuyết hút - đẩy

Từ những năm cuối của thập niên 80 thế kỷ XIX, qua nghiên cứu về di cư tại

các quốc gia bao gồm Anh, Mỹ, Ý, Thuỵ Sĩ, Na Uy, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Bồ Đào

Nha...Ravenstein trong cuốn “Law of Migration” (1889) đi đến các kết luận sau:

Phần lớn di cư diễn ra ở khoảng cách ngắn; Di cư diễn ra theo nhiều bước

khác nhau; Người di cư lâu dài thường lựa chọn đến các đô thị; Mỗi cuộc di cư đều

tạo ra dòng di cư theo hướng ngược lại (mặc dù không nhất thiết có cùng số lượng

người di cư); Cư dân vùng nông thôn di cư nhiều hơn cư dân ở thành thị; Trong

phạm vi một quốc gia, phụ nữ di cư nhiều hơn nam giới nhưng nam giới di cư

khoảng cách xa nhiều hơn nữ giới; Phần lớn người di cư đều là người lớn/người

trưởng thành; Các đô thị nhỏ dần to dần về quy mô do vấn đề nhập cư nhiều hơn là

tăng dân số tự nhiên; Di cư đồng hành cùng phát triển kinh tế; Phần lớn nguyên

nhân di cư là do các vấn đề kinh tế [141].

Raveistein đưa ra mô hình “hút – đẩy” và bảy qui luật động thái dân số, trong

đó, ông cho rằng di cư để tìm kiếm cơ hội mới và để gạt bỏ rủi ro ở nơi đang sống,

lực hút bao giờ cũng lớn hơn lực đẩy đối với những người di cư bởi có người di cư

vì họ bị đẩy khỏi nơi sinh sống. Thông thường người di cư sẽ lựa chọn giữa lực hút

và lực đẩy, cuối cùng họ thường chọn lực hút bởi con người thường bị ước muốn tốt

đẹp hơn thôi thúc di cư thay vì chạy khỏi tình thế không thỏa măn hiện thời.

Lực đẩy: Là những yếu tố, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, chính trị, văn hóa...ở

vùng xuất phát (vùng xuất cư) đẩy họ ra ngoài nơi họ sinh sống. Việc không đáp ứng

các nhu cầu đang sinh sống như nhu cầu vật chất, tinh thần, nhu cầu về lao động - việc

làm...khiến họ phải ra đi tìm vùng đất mới nhằm thỏa măn các nhu cầu của họ.

Page 48: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

41

Lực hút: Là những điều kiện, yếu tố thuận lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội,

chính trị, văn hóa ở nơi đến (vùng nhập cư). Những điều này đã cuốn hút người di

cư ở nơi khác di chuyển đến làm việc và sinh sống.

Ravenstein (1889) chứng minh rằng dòng di cư bao giờ cũng gắn với sự di

chuyển đến các trung tâm công nghiệp và thương mại. Kết quả là dân cư của một

nước sẽ nhanh chóng chuyển đến các vùng lân cận, các thị trấn, thị xã có tốc độ

tăng trưởng cao và khoảng cách dân số ở các vùng nông thôn sẽ được bù đắp lại

nhờ những người di cư từ những vùng kém phát triển hơn [141].

Tiếp nối và phát triển lý thuyết của Raveinstein, Everett S.Lee đã đưa ra các

phân tích về di cư lao động được trình bày trong công trình nghiên cứu “Lý thuyết

về di cư” xuất bản năm 1966 tại Mỹ. Tác phẩm này là nền tảng cho các nghiên cứu

xã hội học về di cư lao động, bên cạnh việc đóng góp quan trọng về mặt lý thuyết,

tác phẩm còn chứa đựng những kiến giải sâu sắc về tình hình di cư thực tế tại Mỹ và

một số quốc gia trên thế giới với sự phân tích lô gíc và sâu sắc.

Ông lập luận rằng các quyết định di cư được dựa trên 4 nhóm dân tố: 1/ Các

nhân tố gắn bó với nơi ở gốc; 2/ Các yếu tố gắn với nơi sẽ đến; 3/ Các trở ngại của

quá trình di cư; 4/ Các nhân tố thuộc về người di cư.

Ông chỉ ra rằng quyết định di cư là quá trình lựa chọn của các cá nhân, việc

đưa ra quyết định đó lại phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, tầng lớp xã hội, trình độ

học vấn, quan hệ gia đình…. Tuy nhiên, tất cả người di cư đều cùng mục đích là tìm

kiếm cơ hội mới và gạt bỏ rủi ro ở nơi đang sống, thông thường người di cư sẽ lựa

chọn giữa lực hút và lực đẩy, cuối cùng họ thường chọn lực hút bởi con người

thường bị ước muốn tốt đẹp hơn thôi thúc di cư.

Thông thường, điều kiện kinh tế khó khăn ở nơi gốc (origin) là nhân tố “đẩy”

chủ yếu của việc xuất cư, trong khi cải thiện điều kiện kinh tế của nơi đến

(destination) là nhân tố “hút” quan trọng nhất của việc nhập cư. Ông tiếp tục nhấn

mạnh rằng có những trở ngại và hạn chế (intervening obstacles) can thiệp đến quá

trình di cư giữa nơi gốc và nơi đến của người dân. Trong số những trở ngại này là

Page 49: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

42

khoảng cách, chi phí di chuyển, việc mất đi nguồn thu nhập ở nơi gốc, vấn đề nhà ở,

các quy định của pháp luật về xuất nhập cư….

Như vậy, có thể xem nguyên nhân di chuyển: Nơi đi và nơi đến, cả nơi đi và

nơi đến đều có lực hút và đẩy (vĩ mô), các yếu tố can thiệp (vi mô) vào các yếu tố

cá nhân (trung mô). Các yếu tố tiêu cực tác động như là lực đẩy, còn các yếu tố tích

cực là lực hút.

Ông cũng cố gắng xây dựng các giả thuyết xoay quanh 4 nhóm nhân tố thúc

đẩy quyết định di cư [126]. Các giả thuyết đó có thể liệt kê như sau:

Một là, số lượng người di cư: thay đổi theo từng vùng, số lượng người di cư

có liên quan mật thiết đến các biến can thiệp (trở ngại về quan hệ gia đình, trình độ

học vấn, tuổi tác, vấn đề nhà ở tại nơi đến, thủ tục hành chính……..). Theo ông, tỷ

lệ người di cư có xu hướng tăng theo thời gian và phụ thuộc vào sự phát triển kinh

tế xã hội của mỗi khu vực, của mỗi quốc gia

Hai là, dòng di cư: Mỗi dòng di cư sẽ tạo ra dòng di cư ngược lại. Mức di cư

nông thôn có xu hướng cao hơn mức di cư ở các đô thị. Dòng di cư chính sẽ cao nếu

các điều kiện tại nơi xuất cư kém (kinh tế, giáo dục, việc làm, thu nhập………)

Ba là, đặc điểm di cư: Di cư là sự lựa chọn của mỗi cá nhân, động lực xuất cư

chính là sức hút của điểm đến. Phụ nữ có xu hướng di cư nhiều hơn nam giới ở

khoảng cách địa lý gần, di cư tăng lên theo trình độ phát triển kỹ thuật.

Đây là lý thuyết vĩ mô cho cái nhìn tổng quát về các nguyên dân của di cư đến

các trung tâm thương mại, công nghiệp, tạo tiền đề cho các nghiên cứu khác

Nghiên cứu từ mô hình hút – đẩy của E.S. Lee, có thể thấy các yếu tố cơ bản

được coi là nguyên nhân thúc đẩy di cư ở Việt Nam như sau:

* Yếu tố vĩ mô

Yếu tố vĩ mô bao gồm cả lực hút và lực đẩy, các nghiên cứu về di cư ở Việt

Nam cho thấy:

- Các yếu tố góp phần đẩy người dân xuất cư khỏi nơi gốc bao gồm: tình trạng

thiếu đất lao động, thiếu việc làm, mức sống và thu nhập thấp so với các nơi khác,

điều kiện tự nhiên không thuận lợi……

Page 50: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

43

- Các yếu tố tạo thành lực hút người di cư bao gồm: thuận lợi về tự nhiên, cơ

hội việc làm, được cung cấp các dịch vụ tốt hơn như giáo dục, chăm sóc sức khỏe,

các điều kiện tốt hơn trong ăn, mặc, ở, đi lại…..ở nơi đến (vùng nhập cư)

* Yếu tố vi mô (can thiệp)

Trong các đánh giá của mình về di cư, E.S. Lee luôn nhấn mạnh đến các yếu tố

can thiệp, gây cản trở cho quá trình di cư giữa nơi gốc (xuất cư) và nơi đến. Một vài

trở ngại có thể chỉ ra như: khoảng cách địa lý quá xa, phương tiện di chuyển giữa

nơi gốc và nơi đến, việc mất nguồn thu nhập tại nơi gốc, các trở ngại khác tại cùng

nhập cư như nhà ở, thủ tục hành chính về nhập cư, các trở ngại cá nhân…..

2.2.2. Tiếp cận lý thuyết “thay thế vai trò giới”

Trong khái niệm về “gia đình” và “hộ gia đình” đã đề cập đến sự liên hệ, liên

kết khăng khít lẫn nhau giữa các thành viên cũng như sự chia sẻ trách nhiệm và

quyền lợi của họ trong gia đình. Do đó, quyết định di cư của một hay một số lao

động chính đều có sự đồng thuận của hộ gia đình đó. Thông thường vấn đề làm thay

các công việc của người di cư không đơn thuần là sự thay thế vai trò giữa người này

và người khác mà luôn có sự thảo luận, sắp xếp, phân công lại công việc giữa người

di cư và người ở lại.

Mallika Pinnawala (2008) trong nghiên cứu về đời sống và khía cạnh giới ở

các gia đình có phụ nữ di cư ở Sri Lanka chỉ ra rằng các hộ gia đình luôn thảo luận

trước khi di cư và thảo luận có 2 mục tiêu: thứ nhất, tìm người thay thế thích hợp cho

công việc nội trợ trong gia đình; thứ hai, tìm người tin cậy để chăm sóc, giữ gìn hạnh

phúc gia đình của người di cư [136]. Trong đó, hai vai trò thay thế được chỉ ra gồm:

Thay thế cùng giới: Một người phụ nữ (thường là mẹ của người di cư hoặc

người thân) có mối quan hệ gần gũi, thân thiết với gia đình tiếp tục đảm nhiệm các

công việc mà trước đó người di cư thường làm.

Thay thế vai trò khác giới (thường là chồng của người di cư) tiếp tục đảm

nhiệm vai trò của người đã di cư. Hạn chế của dạng thay thế vai trò này là người

đàn ông khó đảm nhiệm được một số loại công việc mà người di cư thường làm, ví

dụ như việc nội trợ, việc nhà...

Page 51: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

44

Hộ gia đình muốn bền vững và phát triển thì các thành viên phải thực hiện các

vai trò của mình và liên kết với nhau bằng các mối quan hệ thể chế hoá. Sự thiếu

vắng một hay vài thành viên cũng có thể gây ảnh hưởng lên sự ổn định và trật tự

của hộ theo hai cách cơ bản:

Khi người có quyền quyết định chính trong gia đình di cư (thông thường là

người chồng) sẽ làm tăng vai trò và quyền quyết định của một thành viên khác trong

gia đình (thông thường là người vợ).

Khi người có địa vị thấp hơn di cư và trở thành người đóng góp kinh tế chủ

yếu cho gia đình (như người vợ) sẽ nảy sinh yêu cầu điều chỉnh vị trí quyền lực và

sắp xếp lại các mối quan hệ trong gia đình.

Như vậy, vấn đề sắp xếp (phân công lao động) trong gia đình, vai trò của nam

và nữ, của người trẻ tuổi - người già, các quan hệ của họ trong gia đình, và các hàm

ý của những sắp xếp này đối với các tổ chức xã hội khác là “mức độ mà theo đó các

dàn xếp trong gia đình phụ thuộc vào cấu tạo sinh học của nam và nữ, và mức độ

mà theo đó các quan hệ gia đình bị quy định bởi các yếu tố xã hội và văn hóa” [52].

Trong luận án, phụ nữ và nam giới (người vợ và người chồng) trong gia đình

có người di cư mùa vụ sẽ được đặt trong mối quan hệ qua lại với nhau, tại đó, nam

và nữ giới luôn có những đặc điểm bẩm sinh do tự nhiên mà có không thể thay đổi

được, bên cạnh đó hai giới cũng có những đặc điểm do xã hội quy gán mang tính

lịch sử khó có thể thay đổi. Trong ấn phẩm “Từ nông thôn ra thành phố: tác động

kinh tế - xã hội của di cư ở Việt Nam”, nghiên cứu đã nhận định “Đối với nhiều xã

hội trong đó có Việt Nam, người chồng thường được cho là người trụ cột về kinh tế

gia đình trong khi nhiệm vụ chính của người vợ là nội trợ và nuôi dạy con cái” [

tr.30]. Thực tế, việc sinh con là thiên chức của người phụ nữ và định kiến giới quy

gán người phụ nữ là người đảm nhiệm chính việc nội trợ và chăm sóc con đã tồn tại

từ lâu đời, do đó, trong quá trình tổ chức hoạt động sống của cá nhân và gia đình

luôn phải xét đến yếu tố này, các quyết định di cư của người phụ nữ cũng thường

gặp khó khăn và trở ngại nhiều hơn so với nam giới. Trong khi đó, nam giới thường

tự do hơn trong việc di cư vì xã hội thường thừa nhận về vai trò quyết định của họ

trong mọi lĩnh vực của gia đình. Điều tra di cư nội địa quốc gia Việt Nam năm 2015

Page 52: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

45

chỉ rõ: so với nam giới, nữ giới thương phụ thuộc nhiều hơn vào người khác khi

quyết định di cư, trong quá trình di cư, phụ nữ thường tìm kiếm lời khuyên từ gia

đình, 36,2% người trả lời cho biết chồng họ là người quyết định chính việc di cư

của họ, 31,1% phụ nữ di cư cho rằng do bố mẹ là người quyết định cho việc di cư

lần gần đây nhất của họ. Các tỉ lệ này cao hơn nhiều so với nam giới [79; tr.64].

Tiếp cận vai trò giới nhấn mạnh đến sự thay đổi nội dung vai trò trong các lĩnh

vực cụ thể khi gia đình có người chồng di cư và khi có người vợ di cư. Trong khi

đó, bởi địa bàn nghiên cứu tập trung nhiều lao động di cư mùa vụ với các đặc điểm

di cư khác biệt như: số lượng nam giới di cư nhiều hơn nữ, số gia đình hai vợ chồng

thay phiên nhau di cư chiếm tỉ lệ cao, di cư với khoảng cách và thời gian ngắn để

duy trì sự hiện diện của vợ hoặc chồng trong gia đình...những đặc điểm này có sự

khác biệt so với các nhận định chung về xu hướng nữ hoá di cư, xu hướng di cư

nhiều hơn 6 tháng và ít trở về quê nhà trong một số đề tài trước ở Việt Nam [79;

tr.12], do đó, luận án không đi sâu so sánh vai trò giới giữa người vợ và người

chồng mà nhấn mạnh hơn đến sự thay đổi vai trò giới của người di cư và người ở lại

theo yếu tố thời gian trước và sau khi gia đình có người di cư mùa vụ ở các lĩnh vực

cụ thể: i) Sản xuất/kinh doanh; ii) Nội trợ; iii) Chăm sóc con cái và bố mẹ; iiii) Việc

dòng họ và cộng đồng.

2.2.3. Tiếp cận lý thuyết “chiến lược hộ gia đình”

Theo quan điểm của lý thuyết hiện đại, gia đình là đơn vị ra các quyết định và

ở mức nào đó, gia đình chính là tổ chức đại diện ra quyết định lựa chọn thành viên

nào đó di cư với mục đích đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình [133].

Di cư thường được coi là một phần trong chiến lược kinh tế của các hộ gia

đình, Stark và Bloom (1985) nhìn nhận di cư là vấn đề không thể tách rời trong các

tính toán của hộ gia đình để có thể tối ưu hoá phần thu nhập và giảm thiểu rủi ro

kinh tế, cải thiện tình trạng kinh tế của hộ gia đình [147]. Do đó, các quyết định di

cư thường có sự thống nhất ý kiến của hộ gia đình và việc lựa chọn cá nhân nào di

cư đều dựa trên những tiêu chuẩn hoặc ưu tiên nhất định. Tuy nhiên, so sánh với

hình thái di cư lâu dài, việc đo lường hình thái di cư tạm thời vấp phải những khó

khăn bởi tính “động” thường xuyên của người di cư. Hugo (2012) cho rằng di cư

Page 53: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

46

con lắc (di chuyển giữa điểm đi và điểm đến nhiều lần trong một thời gian nhất

định) – một hình thức di cư tạm thời – là hình thức di cư chủ yếu ở một số nước

Đông Nam Á và khi công nghiệp hoá thúc đẩy quá trình đô thị hoá ở Việt Nam, di

cư tạm thời đã trở thành một chiến lược sống quan trọng đối với những người mong

muốn duy trì một nơi cư trú ở nông thôn trong khi lại có thể nhận được một mức

lương cao hơn với các công việc ở đô thị [130].

Mô hình “chiến lược hộ gia đình” căn cứ vào quan điểm cho rằng hộ gia đình

sẽ khuyến khích thành viên nào đó di cư khi nhận thấy người đó có khả năng mang

lại những lợi ích cao nhất (chủ yếu là thu nhập) cho hộ. Simmons (1987) trong

nghiên cứu lý thuyết về di cư đã nhấn mạnh rằng lý thuyết “chiến lược hộ gia đình”

là lý thuyết có tính ứng dụng tốt nhất đối với các quốc gia kém phát triển bởi nó đã

dự đoán đến sự trở về của người di cư theo mùa, vấn đề tiền gửi về để đầu tư và

quan hệ cộng đồng [145]. Một khi quyết định di cư của cá nhân dựa trên cơ sở ý

kiến thống nhất của hộ sẽ nảy sinh các tình huống sau:

Một là, nếu gia đình vẫn theo cấu trúc gia trưởng thì phần lớn người di cư sẽ là

nam giới (người chồng), phụ nữ ở lại quê nhà sẽ được coi là chuyện bình thường

bởi trong cấu trúc này, các công việc như nội trợ, chăm sóc con cái và bố mẹ già,

sinh hoạt cộng đồng thường được quy gán cho người phụ nữ. Khi người chồng di

cư, gánh nặng công việc và trách nhiệm của họ nhiều hơn, nặng nề hơn và họ gặp

nhiều áp lực trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Hai là, trong trường hợp người phụ nữ (người vợ) di cư thì ngoài việc đối mặt

với quyết định của hộ gia đình, họ còn gặp khó khăn trước vai trò giới của mình vì

con cái thường gắn liền với người mẹ hơn người cha. Bên cạnh đó, cấu trúc quyền

lực và các mối quan hệ trong gia đình có nguy cơ bị phá vỡ do người có vị thế vốn

thấp hơn nay có thể sẽ đóng vai trò chủ đạo kinh tế trong gia đình.

Trên cơ sở phân tích các nội dung chính trong các cách tiếp cận và lý thuyết

nói trên, tác giả cho rằng mỗi lý thuyết đều có ý nghĩa đối với Luận án ở các mức

độ khác nhau.

Lý thuyết “hút – đẩy” được áp dụng để xem xét và phân tích nguyên nhân di

cư trên địa bàn hai xã Quốc Tuấn và Quang Trung của Luận án. Từ lý thuyết này, đề

Page 54: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

47

tài có thể xác định được các yếu tố lực hút (thị trường lao động, cơ hội việc làm, thu

nhập...ở nơi đến) và lực đẩy (mất đất canh tác, thời gian nông nhàn...) khiến người

dân di cư mùa vụ.

Lý thuyết “thay thế vai trò giới” có thể áp dụng cho nghiên cứu khi xem xét về

tổ chức cuộc sống gia đình, sự phân công lại công việc trong gia đình khi lao động

chính di cư mùa vụ và sự sắp xếp trở lại các công việc khi lao động chính quay về.

Việc áp dụng lý thuyết này giúp đề tài xác định các nội dung công việc cụ thể và sự

thay đổi vai trò trong các loại công việc đó khi lao động chính di cư mùa vụ.

Lý thuyết “chiến lược hộ gia đình” có thể áp dụng cho nghiên cứu trong xem

xét về vấn đề ra quyết định di cư, các tiêu chí quan trọng nhất mà cá nhân và gia đình

cân nhắc khi để lao động chính đi di cư mùa vụ cũng như ai là người di cư trong gia

đình..

Tóm lại, lý thuyết “hút – đẩy” được áp dụng để xác định rõ nguyên nhân di cư

mùa vụ. Trong khi đó, lý thuyết về “chiến lược hộ gia đình” và lý thuyết “thay thế

vai trò giới” có thể được áp dụng cho nghiên cứu về tổ chức cuộc sống gia đình,

phân công lại công việc trong gia đình khi một hay một vài lao động chính di cư

mùa vụ.

2.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.3.1. Tình hình di cư của thành phố Hải Phòng (2011 – 2015)

Hải Phòng là một trong số các thành phố trực thuộc Trung ương, thuộc đồng

bằng sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế khu vực Đông Bắc Bộ (Hà Nội - Hải

Phòng - Quảng Ninh). Hải Phòng có diện tích đất tự nhiên là 1.519 km2 với tổng số

dân là 1,914,810 người tương ứng với 565,770 hộ gia đình [22].

Trong số các thành phố trực thuộc Trung ương, Hải Phòng có dân số đứng thứ

7 và đứng thứ 2 ở khu vực đồng bằng sông Hồng. So sánh với kết quả điều tra Dân

số và Nhà ở quốc gia năm 2009, dân số của thành phố tăng 5,65% so với cùng kỳ,

tốc độ tăng dân số 5 năm qua (2010 – 2015) trung bình là 1,11%, cao hơn so với tốc

độ tăng dân số của cả nước (1,06%), như vậy, mỗi năm thành phố có thêm 20,756

người. Tỉ lệ nam chiếm 49,24%, nữ chiếm 50,76%, kết quả này gần tương đồng với

tỷ trọng chung của cả nước (nam chiếm 40,3% và nữ chiếm 50,7%). Trong những

Page 55: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

48

năm gần đây, do ảnh hưởng của xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, việc sống tập

trung nhiều người, nhiều thế hệ trong một gia đình không còn phù hợp như trước

kia. Các hộ gia đình lớn trước đây đã chia tách nhỏ, gồm nhiều gia đình hạt nhân,

sống độc lập với nhau, độc lập về kinh tế, độc lập trong các mối quan hệ đang là

một hiện tượng phổ biến. Điều tra Dân số gần đây nhất cho thấy thành phố có

70,88% số hộ quy mô từ 2-4 người. Tỷ lệ phụ thuộc của dân số (gồm người già và

trẻ em) năm 2014 cao hơn so với kết quả điều tra quốc gia năm 2009 với 44,37%

(2014) so với 41,60% (2009) [24; tr.11].

Về lĩnh vực kinh tế, trong 5 năm gần đây (2011 – 2015), Hải Phòng đã đạt

được nhiều thành tựu đáng kể về tăng trưởng kinh tế. Quy mô thu ngân sách nhà

nước trên địa bàn tăng gấp 1,8 lần so với giai đoạn 2006 - 2010, trong đó thu nội địa

tăng hơn 2 lần. Sản lượng hàng hóa qua cảng tăng cao, bình quân 15,09%/năm.

GDP năm 2015 ước gấp 1,52 lần năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt 2.857

USD/người (khoảng hơn 63 triệu đồng/người/năm), gấp 1,8 lần so với năm 2010. Tỉ

trọng GDP Hải Phòng trong GDP cả nước từ 2,7% năm 2010 tăng lên 3,5% năm

2015. Tỉ trọng GDP của các nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng từ

90,3% năm 2011 lên 92,8% năm 2015 (trong đó dịch vụ tăng từ 53,4% lên 55%)

[100]. Tốc độ đô thị hoá của thành phố có dấu hiệu chững lại trong giai đoạn 2010 –

2015, tuy nhiên, năm 2015, toàn thành phố có 46,30% dân số sống ở khu vực thành

thị, tăng 0,2 điểm phần trăm so với năm 2010 [83; tr.29].

Trong lĩnh vực lao động, giáo dục, đào tạo nghề: năm 2015, lực lượng lao

động của thành phố ước tính hơn 1,1 triệu người, riêng khu vực nông thôn chiếm

gần 58,9% [101]. Tỉ trọng dân số có trình độ trung học phổ thông trở lên ngày càng

gia tăng, tỉ trọng dân số có bằng tiểu học ngày càng giảm, năm 2014, tỉ trọng dân số

có bằng cấp cao nhất là trung học phổ thông trở lên đạt 38,48% tăng hơn 5% so với

năm 2009. Tuy nhiên, khoảng cách về tỷ lệ dân số có trình độ chuyên môn kỹ thuật

ở nông thôn so với thành thị còn khá lớn. Tính chung tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở

lên có chứng chỉ, bằng cấp chuyên môn kỹ thuật năm 2014, tỉ trọng của nhóm dân số

thành thị cao gấp hơn 2,1 lần so với nông thôn (tỷ trọng này của thành thị là 36,10% so

với nông thôn là 16,85%), riêng đối với trình độ cao đẳng trở xuống mức chênh lệch

Page 56: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

49

thành thị cao hơn nông thôn hơn 1,5 lần (19,64% ở thành thị so với 12,63% ở nông

thôn), đối với trình độ đại học và trên đại học, tỉ trọng này chênh lệch thành thị cao hơn

nông thôn gấp gần 3,9 lần (16,47% ở thành thị so với 4,23% ở nông thôn).

Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội và đô thị hoá, vấn đề di cư của

thành phố được ghi nhận trong điều tra mới nhất cho thấy đến năm 2014, thành phố

có 139.874 người di cư với 37,47% là nam và 62,53% là nữ. Cường độ di cư của thời

kỳ 2009-2014 đã giảm đi so với thời kỳ 2004-2009, từ 88,0 người di cư/1.000 dân

năm 2009 xuống 79,1 người di cư/1000 dân năm 2014. Trong giai đoạn 2009 - 2014,

số người di cư đã giảm hơn 8,9 nghìn người so với thời kỳ 2004-2009 [83; tr.28].

Bảng 2.1: Số người nhập cư, số người xuất cư và tỉ suất di cư 2011 – 2015

Đơn vị tính: phần nghìn

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

(Ước tính)Tỷ suất nhập cư 7,0 7,1 6,0 6,6 4,0Tỷ suất xuất cư 3,8 5,0 2,1 4,0 3,5Tỷ suất di cư thuần 3,2 2,1 3,9 2,6 0,5

Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ 2015 của Hải Phòng

Tình hình di cư 1 năm trước thời điểm điều tra (thời kỳ 2013-2014) thu được

qua kết quả điều tra năm 2015 cho thấy có phần tiếp tục giảm sút. Tỷ suất nhập cư

là 4,0‰ và tỷ suất xuất cư 3,5‰ vào năm 2014 đều thấp, trong đó tỷ suất nhập cư

năm 2014 là thấp nhất trong số các năm 2010-2014, tỷ suất xuất cư chỉ cao hơn một

chút so với năm 2012. Tỷ suất di cư thuần 1 năm trước thời điểm điều tra 4/2014 đạt

dương 0,5‰, và cũng là mức thấp nhất trong thời kỳ 2010-2014.

Trong số các quận, huyện của thành phố, Vĩnh Bảo và An Dương là hai huyện

có số lượng người di cư đi nơi khác tìm kiếm việc làm lớn hơn cả. Sau đó là các

huyện An Lão, Kiến Thuỵ, Tiên Lăng [82; tr.10]. Tuy nhiên, kết quả của các cuộc

điều tra quy mô cả nước và quy mô toàn thành phố Hải Phòng vẫn chưa thống kê

được các dòng di cư chính của thành phố cũng như chưa đưa ra được số lượng

người di cư cụ thể, đặc biệt, loại hình di cư mùa vụ chưa được ghi nhận trong bất kỳ

thống kê nào của thành phố Hải Phòng.

Khác với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có các luồng di cư đa dạng:

Nông thôn – đô thị, ngoại tỉnh – đô thị, nông thôn – nông thôn, đô thị - nông

Page 57: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

50

thôn...và không ít lao động di cư từ vùng nông thôn này sang vùng nông thôn khác

được ghi nhận trong các cuộc điều tra nhỏ lẻ. Tuy nhiên, qua quan sát và điều tra

thực tế cho thấy phần lớn lao động di cư ở nông thôn Hải Phòng thường chọn điểm

đến là nội thành và các thị tứ, thị xã của thành phố. Đây là luồng di cư chủ yếu và

dễ nhận thấy nhất khi tìm hiểu về di cư mùa vụ ở Hải Phòng với các đặc trưng như:

Di cư trong thời kỳ “nông nhàn”: Thực tế cho thấy thâm canh mỗi sào lúa

thường cần 8 ngày công lao động (quy đổi) (gồm 1,5 công cấy, 1 công gặt, 1,5 công

làm cỏ, 4 công làm mạ, tát nước, be bờ, phun thuốc sâu, phơi thóc). Nhiều nơi trồng

thêm rau màu, một năm 3 vụ cũng còn dư vài tháng nông nhàn. Người nông dân chỉ

tập trung làm một số ngày và bận rộn nhất là khi vào mùa vụ, do đó, thời gian dư

thừa nhiều, gây lăng phí sức lao động...Thêm vào đó, bối cảnh bị thu hồi đất nông

nghiệp, mất ruộng canh tác càng khiến lượng thời gian nông nhàn tăng lên dẫn đến

việc người dân thường di chuyển tìm việc làm thêm. Trong 5, 10 năm lại đây, trên

địa bàn thành phố Hải Phòng đã đang tồn tại loại việc “công nhân thời vụ”, đó là

những lao động làm việc cho các công ty may mặc, giầy da...trong thời gian không

quá 3 tháng, họ không ký kết hợp đồng lao động và không được nhận các chế độ

khác có liên quan, sau khi hết 3 tháng họ được trả lương và trở lại quê nhà. Hình

thức làm việc này không chỉ phổ biến chung trên toàn thành mà còn rất phổ biến ở

địa bàn nghiên cứu.

Di cư theo “mùa xây dựng”: thường tập trung vào những tháng mùa khô trong

năm (từ tháng 9 - 10 năm trước đến khoảng tháng 1, tháng 2 năm sau). Trong

khoảng thời gian này, có rất nhiều lao động thủ công liên quan đến các việc như thợ

xây, phụ hồ, thợ sơn, thợ sắt... ra đô thị theo đoàn, phường, hội, nhóm làm việc.

Di cư theo “mùa du lịch”: Hải Phòng là thành phố có các khu du lịch nổi tiếng

như quần thể danh thắng Cát Bà (Cát Hải), Đồ Sơn (quận Đồ Sơn). Vào mùa hè,

yêu cầu về nhân lực tại các khu du lịch này tương đối lớn. Các nghề đơn giản như

phụ bếp, chạy bàn, xe ôm, bán hàng rong... là những nghề phổ biến thường thấy, thu

hút số lượng lớn lao động giản đơn từ nông thôn ra làm việc.

2.3.2. Tình hình di cư mùa vụ tại địa bàn nghiên cứu

Page 58: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

51

An Lão là huyện thuần nông, nằm về phía Tây Nam thành phố Hải Phòng, với

diện tích đất tự nhiên vào khoảng 11.770,5 ha (5779,7 ha trong số đó là đất nông,

lâm nghiệp) [24; tr.9] và dân số là 12,224 người, bình quân 3,4 người/hộ (2015) [24;

tr.6]. Trong 5 năm qua (2011 – 2015), huyện An Lão đã đạt được một số thành tựu

trên các lĩnh vực kinh tế - văn hoá – xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng tồn tại

không ít vấn đề cần giải quyết.

Về kinh tế, trong những năm vừa qua, huyện An Lão chú trọng việc đẩy mạnh

chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp – tiểu thủ

công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp, chú trọng phát triển nông nghiệp

hướng vào yếu tố năng suất chất lượng. Đến đầu năm 2016, giá trị sản xuất công

nghiệp tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2015, doanh thu các ngành dịch vụ và tiểu

thủ công nghiệp đạt 117,14% (2015), giá trị sản xuất nông – lâm – thuỷ sản đạt

103,43% (2015) so với năm trước đó.

Tuy nhiên, cho đến tháng 6 năm 2015, kinh tế của huyện đối mặt với không ít

vấn đề. Hiện số doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện có xu hướng giảm đi so với

con số tăng trưởng của các huyện khác. Năm 2012, huyện có 220 doanh nghiệp và

công ty hoạt động trên địa bàn, con số này giảm còn 170 vào thời điểm cuối 2014

[25; tr.50]. Bên cạnh đó, 1,71% số hộ của huyện vẫn thuộc diện nghèo đói, tỉ lệ này

cao hơn so với tỉ lệ nghèo đói của toàn thành phố Hải Phòng (1,53%) [100; tr.8].

Bên cạnh đó, thu nhập bình quân đầu người của huyện năm 2015 là 28,5 triệu

đồng/người/năm [90; tr.9], thấp hơn gần 3 lần so với bình quân thu nhập toàn thành

phố (63 triệu đồng/người/năm) [100; tr.6].

Về văn hoá – xã hội, huyện An Lão đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non

và từng bước tiến đến việc phổ cập giáo dục Tiểu học. Huyện cũng chú trọng công

tác đào tạo nghề, năm 2015, 60% lao động của huyện đã qua đào tạo, huyện cũng đã

tổ chức tư vấn, hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho 2315. Tuy nhiên, tỉ lệ thất

nghiệp và thiếu việc làm của huyện vẫn còn khá cao, khoảng 15% (2015) [90; tr.9].

Nguyên nhân thiếu việc làm của người nông dân được đề cập rõ trong khảo sát gần

đây về tình hình sử dụng đất tại An Lão do “Người dân mất tư liệu sản xuất, không

có nghề thay thế” [39; tr.3]. Đến năm 2016, toàn huyện An Lão chỉ có 2/17 xã hoàn

thành tiêu chí nông thôn mới.

Page 59: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

52

Quang Trung và Quốc Tuấn là hai xã liền kề nằm về phía Tây Nam huyện An

Lão, thành phố Hải Phòng và chia sẻ những đặc điểm chung về vị trí địa lý: nằm trên

Quốc lộ 10 nối Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định, có cao tốc Hà Nội – Hải Phòng

chạy qua và dòng sông Văn Úc chảy qua địa bàn 2 xã. Nhờ đó việc giao thông và kết

nối thông tin của hai xã với các nơi khác tương đối thuận tiện và dễ dàng.

Về kinh tế, trong 5 năm qua (2011 – 2015) cả hai xã đã đạt được những bước

tiến quan trọng. Thu ngân sách hàng năm đều tăng từ 50 – 60%, riêng năm 2015 xã

Quang Trung có mức thu ngân sách tăng 231% so với năm 2011, xã Quốc Tuấn có

mức thu ngân sách gấp 3 lần so với 2011. Thu nhập bình quân đầu người cả hai xã

đều tăng từ 16 - 17 triệu đồng/người/năm (2011) lên 23 triệu đồng/người/năm. Cơ

cấu kinh tế có sự dịch chuyển theo hướng tăng dần tỉ trọng của công nghiệp và dịch

vụ, giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, năm 2011 tỉ trọng nông nghiệp của xã Quang

Trung là 50% nay giảm xuống 30% (2015), toàn địa bàn có 22 công ty và doanh

nghiệp hoạt động; xã Quốc Tuấn giảm từ 60% (2010) xuống còn 40% (2015).

Về văn hoá – xã hội, tỉ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới cũng giảm xuống, nếu

như năm 2010, toàn xã Quang Trung có 197 hộ nghèo (8,8%), thì đến năm 2015 còn

71 hộ (2,66 %) giảm 6,14 %; xã Quốc Tuấn có tỉ lệ hộ nghèo là 2,57% (2015) so

với 6,7% (2011). Cả hai xã đều đã hoàn thành phổ cập mầm non và tiểu học, công

tác đào tạo nghề cho lao động đạt 60 – 63%, gấp gần 2 lần so với kết quả năm 2011

(đạt 35%). Đặc biệt, hai xã đều đạt được thành tựu lớn về tỉ lệ phát triển dân số tự

nhiên, năm 2015 xã Quang Trung có tỉ lệ phát triển dân số là 1% so sánh với tỉ lệ

1,30% (năm 2011) [94; tr.8], xã Quốc Tuấn là 0,95% so sánh với tỉ lệ 1,15% (2011)

[95; tr.10]. Như vậy, tỉ lệ phát triển dân số của hai xã ngang bằng với tỉ lệ chung của

toàn huyện (1%) và thành phố (0,98%) [100; tr.27].

Bảng 2.2: Một số kết quả kinh tế - xã hội của xã Quang Trung và Quốc Tuấn

Quang Trung Quốc Tuấn

Page 60: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

53

Dân số 2488 người 1691 ngườiCơ cấu kinh tế- Nông nghiệp - Thuỷ sản 30% 40%- Công nghiệp – xây dựng 40% 40%- Dịch vụ 30% 20%Thu nhập bình quân đầu người(theo năm)

23 triệuđồng/người/năm

23 triệuđồng/người/năm

Tỉ lệ lao động qua đào tạo 60% 63%Tỉ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới 2,66% 2,57%Hoàn thành phổ cập mầm non,Tiểu học

Đạt Đạt

Tỉ lệ phát triển dân số 1% 0,95%Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 2 xã Quang Trung và Quốc Tuấn 2015

Tuy nhiên, một số thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội của 2 xã (2015) còn

khá thấp so với kết quả của huyện An Lão và có khoảng cách rất xa so với các kết

quả thống kê cùng chuyện mục của toàn thành phố Hải Phòng.

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ của hai xã

chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ và thấp hơn so với mức chung của thành phố. Xã

Quang Trung có tỉ trọng công nghiệp – dịch vụ là 70%, xã Quốc Tuấn có tỉ trọng

60% so với toàn thành là 92,8%.

Về giáo dục và đào tạo nghề, lao động được đào tạo nghề của hai xã đạt 60-

63%, thấp hơn so với tỉ lệ chung của toàn thành (75%).

Về thu nhập, mức thu nhập bình quân theo đầu người của hai xã (23 triệu

đồng/người/năm) thấp hơn toàn huyện An Lão 5,5 triệu đồng và thấp hơn gần 3 lần

so với toàn thành phố (hơn 63 triệu đồng/người/năm). Tỉ lệ hộ nghèo của hai xã cao

hơn so với tỉ lệ hộ nghèo của toàn huyện và thành phố Hải Phòng. Năm 2015, tỉ lệ

hộ nghèo của xã Quang Trung (theo chuẩn nghèo mới) là 2,66%, Quốc Tuấn là

2,57%, cao hơn so với huyện An Lão (1,71%) và thành phố Hải Phòng (1,58%).

Trong 5 năm qua (2011 – 2015), huyện An Lão tiếp nhận nhiều dự án trọng

điểm có tính chất quốc gia đi qua địa bàn hai xã Quang Trung và Quốc Tuấn như

Dự án đường cao tốc Hải Phòng – Hà Nội, dự án nâng cấp Quốc lộ 10 (Hải Phòng –

Thái Bình – Nam Định). Ngoài ra, nhiều dự án, công trình xây dựng khác cũng

được triển khai trên địa bàn hai xã: Dự án xây dựng bãi đỗ xe bus tuyến số 2 tại

thôn Đâu Kiên (Quốc Tuấn), Bãi tập kết rác thải ngã tư Quang Thanh (Quốc Tuấn),

Page 61: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

54

Dự án Khu liên hợp sợi - dệt, nhuộm – may Vinatex (Quốc Tuấn), cải tạo đường

362 liên xã và Bắc Câu Hạ B (Quang Trung)...

Cho đến cuối năm 2014, xã Quốc Tuấn, Quang Trung là 2 trong số 3 xã có số

lượng hộ bị thu hồi đất nông nghiệp nhiều nhất trên địa bàn huyện An Lão. Mục

đích thu hồi đất là để xây dựng các công trình giao thông và hạ tầng công cộng. Mặt

tích cực của việc thu hồi đất là thúc đẩy giao thương, tạo điều kiện cho sự phát triển

kinh tế - xã hội của thành phố nói chung và toàn huyện nói riêng, nhưng bên cạnh đó

cũng vô hình chung đẩy người nông dân vào tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm.

Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng gặp nan giải lớn nhất trong vấn đề

giải phóng mặt bằng. Đoạn đường đi qua địa phận thành phố Hải Phòng (cụ thể đi

qua An Lão, Kiến Thụy, Hải An) dài khoảng 33 km, riêng đoạn qua địa bàn huyện

An Lão là 13,6km thuộc hai xã Quốc Tuấn và Quang Trung (An Lão), chiều rộng

phải giải phóng mặt bằng là 100m; diện tích 1.869.997,38 m2.

Bảng 2.3: Diện tích đất bị thu hồi phục vụ cho làm đường cao tốc

Hà Nội – Hải Phòng trên địa bàn huyện An Lão

Loại đất Diện tích Số hộĐất nông nghiệp 1.226.443 2.206Đất ở 126.463,9 576Đất xây dựng các khu nghĩa trang 104.184,4 54Đất phục vụ tái định cư 267.797,48 605Đất phi nông nghiệp 145.108,6Số ngôi mộ phải di dời 1138

Nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát đất tại An Lão, Hải Phòng [39; tr.07]

Năm 2014 – 2016, thành phố tiếp tục triển khai Dự án mở rộng nâng cấp

quốc lộ 10 – đường giao thông nối Hải Phòng với Thái Bình, Nam Định – đi qua địa

bàn 2 xã Quang Trung và Quốc Tuấn. Dự án này đã lấy đi 107.797,8 m2 đất, trong

đó 37.876,5m2 là đất nông nghiệp [90; tr.3].

Năm 2015, diện tích gieo cấy toàn xã Quang Trung khoảng 229,9ha, giảm 58,6ha

[94; tr.2]. Năm 2010 diện tích canh tác toàn xã Quốc Tuấn là 926ha, năm 2015 chỉ còn

783ha, giảm 15,4%. Toàn bộ số đất canh tác này được chuyển mục đích sử dụng cho

các công trình thuỷ lợi và giao thông công cộng [95; tr.3]. Một cán bộ xã Quang Trung

cho biết sơ lược về tình hình thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn:

Page 62: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

55

“So với 5 năm trước thì năm 2015, diện tích đất nông nghiệp thu hồi

không đáng kể. Mấy năm trước, do lấy đất làm đường cao tốc Hà Nội –

Hải Phòng và dự án mở rộng đường 10 mà trung bình mỗi năm 70 - 100

ha đất, năm 2015 dự tính thu hồi và chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang

phi nông nghiệp khoảng 11ha.” (Phỏng vấn sâu số 19, anh Ch, 42 tuổi,

cán bộ xã Quang Trung)

Gần đây nhất (2014), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hải Phòng kết hợp cùng tổ chức

Act!Aid đã tiến hành điều tra 150 hộ gia đình bằng phương pháp bảng hỏi và phỏng

vấn sâu 12 người tại 3 xã có số hộ bị thu hồi đất nhiều nhất (gồm các xã Quốc Tuấn,

Quang Trung và An Thắng). Kết quả cho thấy 125/150 hộ nhận xét chất lượng cuộc

sống của họ sau khi bị thu hồi đất không khá hơn. 100/150 hộ đề nghị được hỗ trợ

vốn để phát triển kinh tế, 45/150 hộ đề nghị được hỗ trợ học nghề và giới thiệu việc làm;

52/150 hộ dân có nhu cầu được cấp đất nông nghiệp để sản xuất. Nghiên cứu này đi đến

kết luận việc mất đất canh tác dẫn đến người nông dân mất đi tư liệu sản xuất và không

có nghề thay thế, do đó, việc họ sử dụng tiền đền bù cho các mục đích mua lại đất canh

tác, đầu tư học nghề hay đầu tư cho sản xuất là điều dễ hiểu [39; tr.2].

Báo cáo điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ 1/4/2014 của Hải Phòng cũng chỉ

ra: các huyện Thuỷ Nguyên, Vĩnh Bảo, An Lão...là những huyện dẫn đầu thành phố

về số lượng người di cư đi nơi khác tìm việc làm do thiếu đất canh tác và dư thừa

lao động. Nói cách khác, di cư giúp địa phương giải quyết được số lao động nhàn

rỗi và giúp họ kiếm thêm thu nhập. Từ thực tế hai xã Quang Trung, Quốc Tuấn cho

thấy nhiều người dân chọn cách di cư đi nơi khác làm việc với thời gian ngắn và

khoảng cách gần. Một cán bộ xã cho biết:

“Dân ở đây ra ngoài thành phố làm các việc đó khá nhiều... Việc ở các

công ty ở đây không nhiều, tiền công trả cũng thấp hơn so với ngoài thành

phố. Tôi lấy ví dụ như làm cho mấy công ty dệt hay giầy da, ở ngoài phố 1

tháng lương cứng chưa kể làm thêm giờ đã hơn 4 triệu/1 người, ở đây chỉ hơn

3 triệu, ngoài đó lại nhiều việc, phải làm thêm giờ, mỗi giờ tính 30,000 –

50,000 đồng, nhưng ở đây ít công ty có nhiều việc mà tăng ca, thêm giờ nên

Page 63: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

56

người ta mới ra phố nhiều thế.” (Phỏng vấn sâu số 20, anh T, 45 tuổi, cán bộ

xã Quốc Tuấn, huyện An Lão).

Tuy nhiên, các nghiên cứu riêng về di cư mùa vụ quy mô toàn quốc cũng như

cấp thành phố đều chưa được triển khai trong thực tế. Các số liệu thống kê có tính

hệ thống về hiện tượng này đều rất rời rạc và hạn chế, chúng ta chỉ có thể tìm thấy

các dấu hiệu, tài liệu đơn lẻ nhắc đến di cư mùa vụ và vai trò giới trong gia đình có

người di cư. Trao đổi trực tiếp với cán bộ của hai xã, cả hai người đều cho biết công

tác thống kê của xã không bao gồm thống kê di cư hay di cư mùa vụ:

“ Công tác thống kê được chỉ đạo xuống không gồm thống kê này”

(Phỏng vấn sâu số 19, anh Ch, 42 tuổi, cán bộ xã Quang Trung, huyện An

Lão).

“Thống kê nhân khẩu thì có cán bộ chuyên về việc này làm hàng năm,

dựa trên khai báo của các thôn và công tác quản lý hộ khẩu, hộ tịch. Còn

việc dân đi đâu, làm gì chúng tôi không có quyền can thiệp vì đó là quyền

tự do của dân.” (Phỏng vấn sâu số 20, anh T, 45 tuổi, cán bộ xã Quốc

Tuấn, huyện An Lão).

Như vậy, công tác thống kê kinh tế - lao động – việc làm và thống kê dân số

của thành phố Hải Phòng cũng như của hai xã Quốc Tuấn và Quang Trung không

bao gồm vấn đề di cư nói chung và di cư mùa vụ nói riêng. Tuy nhiên, qua býớc đầu

tìm hiểu thực tế tại địa bàn nghiên cứu có thể thấy, mức độ và quy mô di cư di cư

mùa vụ của người dân là týõng đối lớn.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 trình bày cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài. Luận án sử dụng các khái

niệm “gia đình”, “hộ gia đình”, “di cư”, “vai trò giới” với các nội dung cơ bản: i)

“gia đình” nông thôn có vợ hoặc chồng hoặc cả 2 vợ chồng di cư mùa vụ trong 5

năm qua (2010 – 2015); ii) “hộ gia đình” được xác định là các hộ có ít nhất 01 lao

động chính di cư mùa vụ trong 5 năm qua (2010 -2015), hộ còn đầy đủ cả 2 vợ

chồng (không chọn trường hợp đã ly hôn, ly thân hoặc 1 trong 2 người qua đời); iii)

“Di cư” được hiểu là di cư từ nông thôn ra đô thị và “di cư mùa vụ” là sự di chuyển

Page 64: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

57

lao động từ nông thôn ra đô thị trong thời gian nông nhàn, rỗi rãi hoặc theo mùa đối

với một số việc đặc thù, người di cư thường xuyên giữ liên lạc và trở về gia đình.

Luận án xem xét tác động của di cư nói chung và di cư mùa vụ nói riêng ở các

góc độ: Tiếp cận lý thuyết “hút – đẩy” nhằm xem xét nguyên nhân, động lực của di

cư mùa vụ và những nhân tố trung gian tác động tới quá trình đó. Tiếp cận lý thuyết

“chiến lược hộ gia đình” và “vai trò giới” nhằm tìm hiểu và xác định sự thay đổi

trong tổ chức cuộc sống, phân công công việc, mối quan hệ giữa các thành viên

trong hộ gia đình khi vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng di cư mùa vụ.

Cơ sở thực tiễn của luận án dựa trên những đặc điểm về tình hình kinh tế - xã

hội, lao động – việc làm của thành phố Hải Phòng và địa bàn nghiên cứu, từ đó có

thể xác định những nguyên nhân cơ bản thúc đẩy người dân di cư mùa vụ hoặc đi

làm ăn xa trong một thời gian ngắn. Luận án khẳng định trong bối cảnh kinh tế của

hai xã Quốc Tuấn và Quang Trung còn nhiều khó khăn, tồn tại, thực trạng mất đất

nông nghiệp phục vụ các dự án xây dựng đã khiến nhiều hộ gia đình nông dân trên

địa bàn mất việc, mất đi sinh kế cũng như thiếu việc làm. Để tồn tại và đời sống vật

chất, nhiều lao động chính của các hộ đã di cư ngắn hạn ra đô thị tìm kiếm việc làm

phù hợp với khả năng. Sự vắng mặt của lao động chính trong hộ gia đình khiến các

thành viên ở lại sẽ phải phân công lại lao động, tổ chức lại cuộc sống dẫn đến những

thay đổi trong vai trò giới của gia đình có người di cư mùa vụ. Vì vậy, việc nghiên cứu

về di cư mùa vụ và sự thay đổi giới trong gia đình có người di cư mùa vụ là cần thiết.

Page 65: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

58

Chương 3

ĐẶC ĐIỂM CỦA DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN – ĐÔ THỊ

Trong khi các nhóm lao động di cư lâu dài thường tìm đến những nơi có nguồn

cung lao động phong phú, có thể kiếm được thu nhập thường xuyên và trong thời

gian dài, họ cũng thường ít di chuyển về lại quê hương, hầu như hoàn toàn cách ly

khỏi hoạt động sản xuất nông nghiệp ở nông thôn. Nhiều người trong số họ còn

thoát ly hoàn toàn khỏi lối sống, phong cách sống của người dân nông thôn, tiếp thu

lối sống mới và không trở lại với nông nghiệp. Ngược lại, người di cư mùa vụ

thường giữ mối liên hệ với quê nhà, có ý thức rõ ràng về việc trở lại quê hương,

phần lớn họ đều giữ ruộng đất canh tác, coi đó là sinh kế, là “thẻ bảo hiểm” để

phòng ngừa trường hợp gặp rủi ro và bất trắc ở đô thị. Do đó, di cư mùa vụ có

những đặc điểm khác biệt so với các loại hình di cư khác.

3.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘ GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ MÙA VỤ

3.1.1. Số người di cư mùa vụ của hộ gia đình

Hộ gia đình có người di cư mùa vụ tham gia vào điều tra là các hộ đầy đủ vợ

chồng, có ít nhất 1 người là vợ hoặc chồng đã và đang di cư mùa vụ trong 5 nãm

qua (2011 – 2015). Đề tài chọn mẫu ngẫu nhiên dựa trên danh sách thống kê có sẵn

các hộ di cư mùa vụ, do đó, kết quả cho thấy với quãng thời gian týõng đối dài (5

nãm), phần lớn các gia đình đều có 2 người di cư mùa vụ (56%), còn lại là các gia

đình có 1 người (44%). Tuy nhiên, tại thời điểm điều tra, số hộ có 1 người di cư

mùa vụ chiếm tỉ lệ lớn hõn cả với 93,3%, chỉ có 6,7% số hộ có 02 người hiện đang

di cư mùa vụ [xem bảng 3.1].

Bảng 3.1: Số người di cư mùa vụ của hộ gia đình

Số người di cư mùa vụ của hộ gia đình N %Số người đã từng di cư mùa vụ của hộ gia

đình trong 5 nãm (2010 – 2015)

- 1 người 132 44.0- 2 người 168 56,0

Số người hiện đang di cư mùa vụ của hộ

gia đình tại thời điểm điều tra

- 1 người 280 93,3- 2 người 20 6,7

Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Page 66: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

59

Một số hộ gia đình có người di cư mùa vụ cho biết, gia đình thường chỉ để một

trong hai người đi làm xa vì các gia đình đều có con cái đang độ tuổi đi học cần có

người chãm sóc, bên cạnh đó, họ cũng lo lắng việc nhà cửa, đồng ruộng. Khi được

hỏi “có ý định đi làm ãn xa không?”, một phụ nữ trong gia đình có chồng di cư mùa

vụ cho biết chị muốn đi để có thêm thu nhập, trang trải việc học hành cho con cái

nhưng “Còn 2 đứa con ở nhà, chị mà cũng đi nữa sợ không ai quản chúng nó”

(Phỏng vấn sâu số 11, chị Th, 38 tuổi, thôn Bạch Câu, xã Quốc Tuấn, An Lão). Một

phụ nữ buôn bán nhỏ ngoài đô thị, có hai con còn nhỏ nêu ý kiến “Bán buôn nó

phải có cái duyên cái phận nữa, giờ ra bỏ buôn cho người ta tính toán một hồi

thiếu mất mấy chục mấy trăm ngàn thì toi cả ngày vất vả. Hai người mà đi cả thì

lấy ai ở nhà cho con cái ăn uống, đi học, chị thì chưa sáng đã ra khỏi nhà rồi.”

(Phỏng vấn sâu số 15, chị H, 38 tuổi, thôn Cẩm Văn, xã Quốc Tuấn, An Lão).

3.1.2. Loại hình gia đình có người di cư mùa vụ

Các gia đình cho biết để có điều kiện chãm sóc nhà cửa, con cái, và các hoạt động

sản xuất, vợ và chồng thường lựa chọn phương án thay phiên nhau đi làm xa để đảm bảo

sự hiện diện tại gia đình và cộng đồng. 51,7% số hộ gia đình “hai vợ chồng đều di cư

nhưng thay phiên nhau”, 37% hộ gia đình thuộc nhóm “chồng di cư, vợ ở nhà”, 6,7% hộ

gia đình thuộc nhóm “vợ di cư, chồng ở nhà” và 4,7% là các trýờng hợp khác.

Biểu 3.1: Loại hình gia đình có người di cư mùa vụ

Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Page 67: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

60

Nói về nguyên nhân vợ chồng phải thay phiên nhau di cư mùa vụ, Một phụ nữ

đã có tuổi, là mẹ của cặp vợ chồng thường đi làm ãn xa cho biết ông bà ở nhà giúp

chãm sóc nhà cửa, con cái nhưng hai vợ chồng vẫn phải bố trí để một người có mặt ở

nhà vì

“Nó làm công nhân thời vụ, nghe đâu làm 2-3 tháng thì nghỉ, không có

chế độ gì cả. Thanh niên làng này nhiều đứa đi làm kiểu thế, bác thấy

thế lại hay, vì vợ chồng chúng nó thay phiên nhau có mặt ở nhà, đỡ đần

việc nhà cửa, đồng ruộng, nhất là tự chăm con chúng nó. Mỗi lần hai

đứa vắng nhà cùng lượt là ông bà sợ, nói thì nói thế thôi chứ trông trẻ

con mệt lắm... Tiền là một chuyện còn phải có người chăm nữa, nên phải

bố trí nhau mà thường xuyên gần nhà.” (Phỏng vấn sâu số 12, bà B, 58

tuổi, thôn Cát Tiên, xã Quang Trung).

Khối lýợng công việc và sự thích nghi với công việc là hai trong các vấn đề

đòi hỏi gia đình có người di cư mùa vụ phải đối mặt khi có lao động chính vắng

nhà. Qua ý kiến phỏng vấn sâu có thể thấy ngay cả khi hai vợ chồng thay phiên

nhau di cư mùa vụ thì sự tham gia giúp đỡ của người thân, họ hàng vào một số loại

công việc là điều khó tránh khỏi.

3.1.3. Giới tính của người di cư mùa vụ

Nhiều nghiên cứu trýớc đó đều khẳng định xu hýớng “nữ hoá di cư” diễn ra

trên diện rộng ở nhiều địa phương với sự tham gia ngày càng nhiều hõn của phụ nữ

vào thị trýờng lao động. Phụ nữ dần thoát ly khỏi nông nghiệp và gia đình, ra đô thị

tìm kiếm việc làm, nhiều trýờng hợp di cư lâu dài ít trở về quê hýõng. Tuy nhiên,

trong nghiên cứu này có thể thấy, người tham gia trả lời của hộ gia đình phần lớn là

người vợ [Xem bảng 1.1], sự có mặt của người vợ trong gia đình ở các thời điểm

khảo sát khác nhau có thể đi kết luận býớc đầu rằng người hiện đang di cư mùa vụ

của gia đình chủ yếu là nam giới. Ngay cả những người trong gia đình không có

người di cư mùa vụ cũng cho rằng nam giới là đối tượng thích hợp đi làm ãn xa hõn

Page 68: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

61

cả, một phụ nữ cho biết nếu phải lựa chọn ai là người di cư, chồng của chị sẽ là

người đi vì

“Em còn nhà cửa, con cái đi sao được. Với lại em cũng không biết làm

việc gì khác, đàn ông đi vẫn hơn vì có sức khoẻ, không vướng bận con

cái, với lại chồng em có thể làm được nhiều việc.” (Phỏng vấn sâu số 10,

chị L, 26 tuổi, thôn Cẩm Văn, xã Quốc Tuấn, An Lão)

Bảng 3.2: Giới tính của người di cư mùa vụ trong gia đình

Giới tính người

di cư mùa vụ thứ

1

Giới tính người

di cư mùa vụ thứ

2N % N %

Nam 182 60,7 112 37,3Nữ 118 39,3 63 21,0Không

có0 0,0 125 41,7

Tổng 300 100 300 100

Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Nhìn chung, nam giới trong các hộ tham gia khảo sát đi di cư mùa vụ nhiều

hõn nữ giới, 60,7% người di cư thứ 1 là nam giới, so sánh với 39,3% nữ giới di cư.

Hõn nữa, phần lớn gia đình thuộc nhóm “chồng di cư, vợ ở nhà” và “hai vợ chồng

cùng di cư nhưng khác thời điểm” (Xem biểu 3.1) nên có thể thấy người thứ 2 di cư

mùa vụ trong gia đình týõng đối ít và phần nhiều cũng là nam giới (37,3%).

Kết quả này phản ánh đúng đặc điểm nhân khẩu đã khẳng định từ trýớc đó khi

phần lớn người trả lời điều tra tại địa phương là người vợ.

3. 2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG DI CƯ MÙA VỤ

Khác với nhiều loại hình di cư, di cư mùa vụ là hoạt động lệ thuộc nhiều vào

yếu tố thời vụ của nghề nghiệp tại nõi đi và nõi đến. Do đó, việc ra quyết định người

di cư, thời gian di cư luôn dựa trên hoàn cảnh thực tế của gia đình và đòi hỏi của thị

trýờng lao động. Điều đó phần nào chứng tỏ người dân có sự nắm bắt thông tin týõng

đối nhanh nhạy và mạng lýới xã hội tại làng xã vẫn chứng tỏ được tính chặt chẽ.

Page 69: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

62

3.2.1. Chiến lược di cư của hộ gia đình

3.2.1.1. Quyết định di cư

Kết quả cuộc “Điều tra di cư nội địa quốc gia Việt Nam 2016” cho thấy gần

90% số người di cư tự ra quyết định di cư, tuy nhiên, qua phỏng vấn sâu họ cho

biết quyết định của họ luôn có sự ảnh hýởng bởi mạng lýới xã hội và gia đình.

Với những nhóm tuổi còn trẻ, trýớc khi di cư họ luôn xin ý kiến của cha mẹ, với

các nhóm tuổi trýởng thành, hai vợ chồng thường có sự bàn bạc để thống nhất ý

kiến chung [; tr.61]. Kết quả nghiên cứu tại địa bàn có sự týõng đồng với nhận

định này.

Biểu 3.2: Thống nhất ý kiến gia đình trýớc khi di cư

Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Các gia đình tham gia điều tra đều có vợ hoặc chồng hoặc cả 2 vợ chồng di cư

mùa vụ trong 3 nãm qua (2012 – 2015), kết quả điều tra trên biểu 3.2 cho thấy hầu

hết người di cư đều đýa ra quyết định dựa trên sự thống nhất ý kiến của gia đình (cụ

thể ở đây là thống nhất ý kiến của 2 vợ chồng) với 92,7%, tỉ lệ nhỏ 7,3% tự ý quyết

định di cư.

Việc cận nhắc di cư của hộ gia đình thường liên quan đến đến nhiều yếu tố, De

Jong và Gardner (1981) đã khẳng định rằng đứng trýớc những thách thức của mỗi

cuộc di cư, người lao động thường phải đắn đo, tính toán, bao gồm việc cân nhắc

cái được và cái mất giữa các thành viên trong hộ vào những giai đoạn khác nhau

của đời sống gia đình [127]. Trong các phân tích trýớc, phần lớn các hộ tham gia

điều tra có quy mô nhân khẩu 4 người (65,7%) và có 2 thế hệ [Xem lại Bảng 1.1],

Page 70: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

63

người di cư thường phải cân nhắc đến khả nãng thực hiện các chức nãng của thiết

chế gia đình, đặc biệt là vấn đề chãm sóc con cái và cha mẹ già, việc sản xuất nông

nghiệp, sau đó mới xem xét đến các yếu tố việc làm, kiếm tiền...Như vậy, tuỳ điều

kiện và hoàn cảnh thực tế, mỗi gia đình sẽ có lựa chọn di cư dựa trên các ýu tiên

phù hợp.

Thực tế tại địa bàn nghiên cứu cho thấy, thu nhập và yếu tố then chốt trong các

quyết định di cư, thậm chí các gia đình không có người di cư mùa vụ cũng nhận

định đây là yếu tố thu hút nhất. Khi được hỏi lý do khiến họ không di cư dù người

làng di cư mùa vụ nhiều, ý kiến của một số người cho biết họ bận tâm về con cái,

nhà cửa, ruộng đồng, đặc biệt là vấn đề con cái, bên cạnh đó, một số người có tâm

lý an phận và ngại di chuyển. Một phụ nữ mở một hàng tạp hoá nhỏ tại nhà nói rằng

chị biết đi làm xa nhà sẽ mang lại thu nhập cao hõn, chị cũng thấy những gia đình

có người di cư mùa vụ có đời sống kinh tế khá hõn, mua sắm thêm nhiều đồ đạc, vật

dụng đắt tiền nhưng vợ chồng chị vẫn quyết định ở lại quê nhà vì: “Hai vợ chồng

cứ túc tắc buôn bán cũng có đồng ra đồng vào. Đến phiên chợ thì mang hàng ra

bán cũng tốt hơn là xa nhà. Còn con cái bố mẹ nữa” (Phỏng vấn sâu số 1, chị Th,

33 tuổi, thôn Cẩm Văn, Quốc Tuấn, An Lão). Anh L, 41 tuổi ở thôn Tân Trung, xã

Quang Trung cho biết bản thân anh biết rất rõ việc đi làm ăn xa sẽ mang lại thu

nhập tốt hơn làm ruộng, nhưng anh vẫn quyết định không đi dù được bạn bè gợi ý

vì những lo ngại của anh đối với vấn đề con cái “Khó quản con cái rồi khó lo

chuyện nhà mình.” (Phỏng vấn sâu số 2, anh L, 41 tuổi, thôn Tân Trung, xã Quang

Trung, An Lão).

Bảng 3.3: Các ýu tiên chính cho quyết định di cư

Các ýu tiên chính N %1. Người có khả nãng mang lại thu nhập cao nhất 17

458,0

2. Người dễ kiếm việc làm nhất 23 7,73. Người phù hợp với công việc nhất 27 9,04. Người có sức khoẻ tốt 41 13,75. Người mà công việc của họ ở nhà dễ có người thay thế

nhất22 7,3

6. Các phương án trên 13 4,3Tổng 30

0

100,

0

Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Page 71: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

64

Kết quả nghiên cứu các gia đình có người di cư mùa vụ cho thấy 58% người

trả lời quyết định di cư dựa trên ýu tiên “người có khả nãng mang lại thu nhập cao

nhất”, sau đó là “người có sức khoẻ tốt” (13,7%), “người dễ kiếm việc làm nhất”

(7,7%)...Như vậy, lý do di cư chủ yếu liên quan đến yếu tố kinh tế, týõng đồng với

các nhận định của các cuộc điều tra về di cư nội địa của Việt Nam nãm 2004 và

2016.

3.2.1.2. Lựa chọn thời gian, nghề nghiệp và nõi di cư

Lựa chọn thời gian, nghề nghiệp và nõi di cư luôn được người di cư và hộ gia

đình xem xét kỹ lýỡng. Việc lựa chọn thời gian di cư cãn cứ vào tình hình việc làm

thực tế tại địa phương, yêu cầu của thị trýờng lao động và cân nhắc về tình hình gia

đình. Trong khi đó, nghề nghiệp và nõi di cư phải phù hợp với khả nãng của người

di cư và mang lại thu nhập tốt. Các hộ gia đình tham gia điều tra phần lớn đều có

con đang độ tuổi đi học nên sự vắng mặt của người vợ hoặc người chồng đều phải

tính toán đến khoảng cách di cư để họ có thể di chuyển dễ dàng về lại quê khi có

việc cần.

Bảng 3.4: Thời gian di cư mùa vụ chủ yếu trong nãm

N %

1. Những tháng đầu nãm 38 12,7

2. Những tháng giữa nãm 85 28,3

3. Những tháng cuối nãm 70 23,3

4. Thời gian nông nhàn 73 24,3

5. Bất kỳ thời điểm nào trong nãm 34 11,3

Tổng 300 100,0

Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Trong các phân tích trýớc đã nhắc đến yếu tố “mùa” của các loại việc làm, bên

cạnh đó quyết định di cư cũng phụ thuộc vào các cân nhắc cụ thể của gia đình, đo

đó, kết quả nghiên cứu cho thấy sự phân tán về thời gian di cư mùa vụ của người

dân. 28,3% di cư vào “những tháng giữa nãm”, 23,3% di cư vào các tháng cuối

nãm, 24,3% di cư vào “thời gian nông nhàn”, trong khi đó, số người di cư vào

Page 72: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

65

“những tháng đầu nãm” và “bất kỳ thời điểm nào trong nãm” có tỉ lệ thấp hõn là

12,7%.

Qua phỏng vấn sâu, người dân cho biết các công việc liên quan đến các khu du

lịch thường đòi hỏi nhân lực vào mùa hè (thời điểm giữa nãm), các việc liên quan

đến xây dựng thường phổ biến vào mùa khô (thời điểm cuối nãm), các việc như

“công nhân thời vụ” có thể tranh thủ thời gian nông nhàn đi làm vào bất kỳ thời

điểm nào trong nãm.

“Chủ yếu là đi làm vào dịp hè, sang tháng 8, 9 âm biển động là bắt đầu

thýa khách thì vợ chú về” (Phỏng vấn sâu số 14, ông T, 49 tuổi, gia đình

có vợ di cư mùa vụ - chồng ở nhà, thôn Đâu Kiên, Quốc Tuấn).

“Vào hè thì nhiều khách, chứ mùa này vắng lắm, toàn tây ba lô, mà tây

giờ khôn lắm, toàn thuê xe khách sạn theo giờ rồi tự lái cả” (Phỏng vấn

sâu số 16, anh P, 39 tuổi, lái xe ôm ở khu du lịch, thôn Câu Hạ B, Quang

Trung).

Nghiên cứu gần đây nhất của Cục Thống kê thành phố Hải Phòng về “Dân số

và Nhà ở giữa kỳ thời điểm 1/4/2014” đã nhận xét nông thôn của thành phố phổ

biến hiện tượng di cư đi (xuất cư) với các mục đích khác nhau, chủ yếu là đến các

đô thị và thành phố lớn lân cận [82; tr.10]. Kết luận này trùng với kết luận sau đó

của tổng điều tra di cư nội địa Việt Nam nãm 2015, kết quả cho thấy luồng di cư từ

nông thôn ra đô thị chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các luồng di cư trong nýớc, ở hầu hết

các vùng, hõn 50% người di cư lựa chọn đô thị là điểm đến [79; tr.50].

Từ điều tra thực tế tại địa bàn nghiên cứu cho thấy kết quả týõng đồng so với

các nhận định kể trên.

Bảng 3.5: Địa bàn làm việc của người di cư mùa vụ

N %

1. Nội thành Hải Phòng 193 64,3

2. Thị xã, thị trấn lân cận 51 17,0

3. Nõi khác 56 18,7

Tổng 300 100,0

Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Page 73: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

66

64,3% người di cư mùa vụ chọn điểm đến là nội thành Hải Phòng, 17% di

chuyển đến các “thị xã, thị trấn lân cận”, 18,7% chọn điểm đến là “nõi khác”. Việc

lựa chọn nõi di cư có mối liên hệ chặt chẽ với các tính toán về trách nhiệm của

người di cư đối với gia đình và với thời gian lựa chọn di chuyển. Trong các phân

tích trýớc đó đã chỉ ra tính thời vụ của các loại việc, người di cư cãn cứ vào đòi hỏi

của các loại việc theo từng thời điểm mà chọn hýớng di chuyển. Nhiều người ra nội

đô làm các công việc như thợ xây, thợ sắt, thợ hồ, những người khác tranh thủ thời

gian nông nhàn ra đô thị làm công nhân thời vụ, bên cạnh đó, nhiều người tranh thủ

mùa du lịch vào dịp hè ra làm các loại việc liên quan đến dịch vụ...

“Nhiều nhất là nửa cuối nãm, bắt đầu từ hè trở đi là đi nhiều vì người ta

hay xây xýớng tầm ấy” (Phỏng vấn sâu số 17, anh Đ, 38 tuổi, thôn Câu

Đông, Quang Trung)

“Bán ở đây không được giá đâu em, giá từ trên trời giả xuống dýới mặt

đất. Ở ngoài đó giá khá hõn, nhất là dịp cuối nãm Tết tý, giá rau củ

tãngmà chịu khó đi cũng kiếm được đồng ra đồng vào” (Phỏng vấn sâu

số 15, chị H, 38 tuổi, buôn bán nhỏ, thôn Cẩm Vãn, Quốc Tuấn).

Ngoài ra, người di cư mùa vụ chọn điểm đến đô thị với những nguyên nhân

khác khá bất ngờ, ý kiến của một phụ nữ là mẹ của một người làm nghề thợ sắt cho

biết con của bà không làm ở làng mà lựa chọn ra đô thị đi làm vì:

“Ối trời, làm ở làng thì chết, cháu ngoài phố không hiểu được ở quê

đâu, dân quê phải hết vụ mới có tiền nên nó nhận làm cái này cái kia

cho người ta thì nó phải có vốn vài chục triệu sẵn đấy, bỏ ra mà mua đồ

làm cho người ta, dăm bảy tháng sau người ta mới có tiền trả, có người

làm từ đầu năm đến hết năm mới có tiền trả. Làng nước ho cái còn nhận

ra giọng nhau, không cho nợ không ai người ta thuê làm.” (Phỏng vấn

sâu số 12, bà B, 58 tuổi, thôn Cát Tiên, xã Quang Trung)

Đi làm ãn xa là phương thức tãngthu nhập cho gia đình, vì vậy, các cá nhân di

cư luôn cân nhắc kỹ càng về nõi di cư đến. Nếu nõi đến quá xa nhà, người di cư

Page 74: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

67

thường phải tính toán đến việc lýu trú và các chi phí sinh hoạt đi kèm (gồm cả tiền

thuê nhà và sử dụng các loại dịch vụ khác), bên cạnh đó, họ sẽ không thể tham dự

vào các hoạt động và thực hiện các trách nhiệm cần thiết với gia đình.

Bảng 3.6: Nghề nghiệp của người hiện đang di cư mùa vụ trong gia đình

với thời gian lýu trú của họ tại đô thị

Nghề nghiệp của người

hiện di cư mùa vụ ở nõi đến

TổngCông nhân

thời vụ

Nhân

viên dịch

vụ

Thợ

xây,

thợ sắt

Xe ôm Khác

Thời gian

lýu trú ở

nõi làm

việc của

người di cư

mùa vụ

Đi về

trong

ngày

N 43 23 53 3 4 126

%39,8 38,3 59,6 13,6 19,0 42,0

1 – 2

tháng

N 7 14 11 7 6 45

% 6,5 23,3 12,4 31,8 28,6 15,0

2 -3

tháng

N 53 13 11 10 7 94

% 49,1 21,7 12,4 45,5 33,3 31,3

3 tháng

trở lên

N 5 8 8 1 3 25

% 4,6 13,3 9,0 4,5 14,3 8,3

Không

cố định

N 0 2 6 1 1 10

% 0,0 3,3 6,7 4,5 4,8 3,3

TổngN 108 60 89 22 21 300

% 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Tại địa bàn điều tra, các hộ gia đình không có người di cư mùa vụ đều dễ dàng

nhận biết nghề nghiệp của những người di cư, một số người cho biết mạng lýới xã

hội là kênh chủ yếu giúp lao động nhận được việc làm ở đô thị “Mấy người theo

chân nhau đi xây xướng ngoài thành phố, vài nhà thì tranh thủ lúc rỗi việc ra mạn

Đồ Sơn, An Dương làm công nhân may” (Phỏng vấn sâu số 01, chị Th, 33 tuổi, thôn

Cẩm Văn, xã Quốc Tuấn, An Lão).

Page 75: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

68

Kết quả nghiên cứu các hộ gia đình có người di cư mùa vụ cho thấy: 42%

(126/300) người trả lời cho biết người di cư lựa chọn phương án “đi về trong ngày”,

đối tượng làm các nghề “thợ xây, thợ sắt” thuộc nhóm đối tượng lựa chọn phương

án này nhiều nhất, sau đó là “công nhân thời vụ”. 31,3% người trả lời (94/300 hộ)

khẳng định người di cư lýu trú tại điểm làm việc từ “2 – 3 tháng”, trong đó, đối

tượng làm “công nhân thời vụ” lựa chọn phương án này nhiều nhất (53/94 trýờng

hợp týõng đương 56,38%). Số lao động lýu trú từ “1 – 2 tháng” chiếm tỉ lệ 15%

(45/300 hộ), trong đó, đối tượng “nhân viên phục vụ” chiếm tỉ lệ lớn hõn cả với

14/45 trýờng hợp (31%).

Nhìn chung, nghề nghiệp có mối quan hệ với thời gian lýu trú của người di cư.

Địa bàn của hai xã cách điểm nội đô gần nhất (quận Kiến An, Hải Phòng) khoảng

15 – 18km và cách trung tâm thành phố khoảng 30km. Do đó, với nhiều loại công

việc không đòi hỏi thời gian làm việc quá chặt chẽ như thợ xây, thợ sắt thì người lao

động sẽ đi về trong ngày. Với những người làm công nhân thời vụ, tuỳ vào địa điểm

làm việc mà họ lựa chọn cách thức lýu trú, nếu địa điểm làm việc không quá xa, họ

thường đi về trong ngày và ngược lại, họ sẽ lựa chọn thuê nhà trọ trong khoảng thời

gian ngắn. Những loại việc đòi hỏi sự có mặt thường xuyên và thời gian chặt chẽ

như nhân viên dịch vụ, xe ôm tại các điểm du lịch...sẽ buộc người di cư mùa vụ

phải lýu trú tại điểm làm việc trong khoảng thời gian nhất định.

Với câu hỏi về việc lýu trú ở nõi đến, người trả lời phỏng vấn sâu cho biết:

“Mấy người thuê chung 1 nhà dân cách thị trấn gần chục cây” (Phỏng

vấn sâu số 16, anh P, 39 tuổi, lái xe ôm khu du lịch, thôn Câu Hạ B,

Quang Trung).

“Lúc nào đi làm quá xa, tầm 30 cây đổ lên thì anh mới trọ lại cùng máy

đứa bạn, còn không là đi đi về về” (Phỏng vấn sâu số 17, anh Đ, 38 tuổi,

thợ xây, thôn Câu Đông, Quang Trung).

Như vậy, tuỳ thuộc vào khoảng cách và thời gian làm việc mà người di cư mùa

vụ lựa chọn phương thức di chuyển và lýu trú.

3.2.1.3. Cách thức liên lạc với gia đình của người di cư mùa vụ

Page 76: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

69

Trong nhiều nghiên cứu trýớc đây đề cập đến việc lựa chọn địa điểm (có tính

đến yếu tố khoảng cách) của người di cư chính là bởi mối bận tâm của họ đối với

việc gia đình khi họ đi vắng. Để duy trì liên lạc, nắm bắt tình hình của gia đình,

người di cư có nhiều cách thức để liên hệ như: hỏi han người làng, gọi điện thoại,

thường xuyên về thãm nhà. Trong nghiên cứu này, đề tài tập trung vào hình thức

liên lạc “gọi điện thoại” là hình thức phổ biến nhất hiện nay.

Như đã đề cập trong phần “Cõ sở lý luận”, di cư mùa vụ khác cõ bản với loại

hình di cư lâu dài ở điểm người di cư không lýu trú tại nõi làm việc trong thời gian

quá lâu, trong vòng 3 tháng họ thường quay về nhà ít nhất 1 lần. Bảng 3.6 ở trên

cũng cho thấy, phần lớn người trả lời trong điều tra chọn phương án “đi về trong

ngày hoặc lýu trú từ “1 – 2 tháng”, do đó có thể đi đến kết luận hầu hết người di cư

mùa vụ tại hai xã Quốc Tuấn, Quang Trung thường xuyên giữ mối liên hệ với gia

đình, không tách rời gia đình quá lâu. Bảng 3.7 cho thấy 42% người di cư mùa vụ

“hầu như không gọi” về gia đình, đây là nhóm đối tượng thường lựa chọn phương

án lýu trú “đi về trong ngày”, do đó, kết quả này là dễ hiểu. 21% người trả lời chọn

phương án gọi điện thoại “1 lần/tháng”, 7,3% gọi từ “1 – 2 lần/tuần” và 26,3%

người trả lời chọn phương án “khác”.

Bảng 3.7: Tần suất liên lạc với gia đình

N %1. Ngày nào cũng gọi 10 3,32. 1 – 2 lần/tuần 22 7,33. 1 lần/tháng 63 21,04. Hầu như không gọi 126 42,05. Khác 79 26,3

Tổng 300 100,0

Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Như vậy, tần suất liên lạc với gia đình dựa trên loại công việc, hình thức lýu

trú của người di cư mùa vụ, bên cạnh đó, còn có khía cạnh kinh tế.

“Tuần nhắn tin, gọi điện 1, 2 lần, thường là nhắn tin.” (Phỏng vấn sâu số 14,

ông T 52 tuổi, có vợ là người di cư mùa vụ làm thuê ở khu du lịch, thôn Đâu

Kiên, Quốc Tuấn).

Page 77: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

70

“Thường hai vợ chồng không bàn bạc nhiều như trước kia, vì anh ở xa

có bàn bạc cũng không ra vấn đề, nói nhiều chỉ tốn tiền điện thoại. Vợ

anh vẫn gọi điện thông báo rồi thường là tự vợ anh quyết định.” (Phỏng

vấn sâu số 16, anh P, xe ôm ở khu du lịch, 39 tuổi, thôn Câu Hạ B, Quang

Trung).

3.2.3. Đời sống kinh tế của hộ gia đình có người di cư mùa vụ

Như đã phân tích ở chýõng 1, tiền gửi (hay phần đóng góp kinh tế) của người

di cư như là một phần không thể thiếu được trong việc duy trì sinh hoạt gia đình và

tái đầu tý sản xuất, kinh doanh. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định lý do kinh tế là

một trong những lý do quan trọng hàng đầu trong các quyết định di cư [79; tr.111].

Hai xã Quang Trung và Quốc Tuấn vốn là 2 xã thuần nông, thu nhập trýớc đây

chủ yếu từ nông nghiệp. Cho đến nay (2015), thu nhập bình quân đầu người của 2

xã là 23 triệu đồng/người/nãm, thấp hõn gần 3 lần so với thu nhập cùng loại của

toàn thành phố. Nằm giữa 2 tuyến đýờng quốc gia giúp hai xã có điều kiện thuận lợi

về mặt giao thông và tiếp nhận các nguồn thông tin dễ dàng, tuy nhiên, cũng vì đó

mà người dân thiếu việc làm. Từ nãm 2011 và trýớc thời điểm đó cho đến nay, 2 xã

là một trong số 5 xã có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi lớn nhất trên toàn địa

bàn huyện An Lão. Nãm 2014, diện tích gieo cấy bị thu hồi ở cả hai xã đều giảm

trên 15% so với nãm 2010. Người dân mất đi sinh kế, buộc phải tìm kiếm việc làm

khác để duy trì và phát triển cuộc sống.

3.2.3.1. Nguồn thu nhập chính của gia đình có người di cư mùa vụ

Kinh tế đặc thù của nông thôn truyền thống là từ nông nghiệp, do đó, thu nhập

chính của các gia đình đều dựa phần lớn vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Ngày

nay, dýới tác động của các chính sách kinh tế - xã hội, cõ cấu nghề nghiệp và hệ

thống xã hội có những biến động và thay đổi lớn. Nông thôn không chỉ có người

nông dân mà còn có tầng lớp trí thức, công nhân, doanh nhân, cùng với đó là nguồn

thu nhập chính không chỉ dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà còn từ nhiều

nguồn khác.

Bảng 3.8: Nguồn thu nhập chính của hộ gia đình có người di cư mùa vụ

N %1. Sản xuất nông nghiệp 20 6,72. Kinh doanh, buôn bán 57 19,03. Làm thuê 173 57,7

Page 78: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

71

4. Nhiều nguồn khác nhau 42 14,05. Khác 1 0,36. Khó trả lời 7 2,3

Tổng 300 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Như đã trình bày trong bảng 3.5 về nghề nghiệp của người di cư mùa vụ ở nõi

đến, chúng ta có thể thấy nghề nghiệp của người di cư mùa vụ týõng đối phong phú,

từ nhân viên dịch vụ, công nhân thời vụ đến các loại việc như thợ xây, bả sõn, buôn

bán nhỏ...Việc di cư của họ làm đa dạng hoá cõ cấu nghề nghiệp ở khu vực nông

thôn, đóng góp vào thu nhập gia đình và có thể làm thay đổi nguồn thu nhập chính

của gia đình. Kết quả nghiên cứu trong bảng 3.6 cho thấy, 57,7% hộ gia đình nhận

xét thu nhập chính của họ từ hoạt động “làm thuê”, 19% xác định từ “kinh doanh,

buôn bán”, 14% trả lời thu nhập chính của hộ từ “nhiều nguồn khác nhau”, chỉ có

6,7% cho rằng thu nhập chính của hộ từ “sản xuất nông nghiệp”.

Nông nghiệp vốn là kinh tế gốc của nông thôn truyền thống, tuy nhiên, với

mức sống và vật giá ngày càng tãng, trồng lúa trồng màu thường không thu lại lợi

nhuận cao. Một số ý kiến của những hộ gia đình không có người di cư mùa vụ cũng

cho thấy vì những lý do khác nhau mà lao động chính của gia đình họ không lựa

chọn cách đi làm ãn xa nhưng họ cũng không đánh giá cao lợi nhuận mà hoạt động

sản xuất nông nghiệp tại địa phương mang lại. Họ cho biết đất đai tại địa phương

týõng đối nghèo nàn, rất khó trồng các loại cây cho hiệu quả kinh tế cao như: dýa

hấu, dýa lýới, thuốc lào...như một số huyện lân cận. Những nãm gần đây, xã Quốc

Tuấn và Quang Trung triển khai cho thuê đất ven sông để các hộ phát triển nuôi

trồng thuỷ sản và cây ãn quả, tuy nhiên, người dân cũng cho biết do tình trạng khai

thác cát mà đất bị sạt lở rất nhiều

“Đất ven sông này nuôi cá không ăn thua gì, muốn nuôi thì thà vào

trong làng mà nuôi chứ em thấy đấy, vừa mọc ngay bên kia sông cái nhà

máy đóng tàu to tướng, hai đầu sông là 2 bến tàu chở đồ xây dựng ầm

ầm tối ngày, nước toàn dầu nhớt, cá nào nó sống nổi... ổi trái vụ sai quả

thì còn trúng chứ chuối thì lúc được lúc không. Có năm chuối rất đắt, có

năm thì lại quá rẻ, bán cứ như cho” (Phỏng vấn sâu số 7, chị B, 47 tuổi,

thôn Đông Nham, xã Quốc Tuấn, An Lão).

Page 79: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

72

Một nam giới không di cư, hiện là công nhân thời vụ làm việc ngay tại địa

bàn cho biết vì nông nghiệp không mang lại thu nhập cao nên lúc rảnh rỗi, anh

thường xin vào công ty may ngay tại địa bàn, làm theo chế độ công nhân thời vụ

(tối đa 3 tháng) trong khi gia đình anh vẫn duy trì sản xuất nông nghiệp dù biết thu

nhập bấp bênh:

“Một năm thường cố gắng làm cũng chỉ được 4 vụ thôi chị, 2 vụ lúa, 2

vụ màu. Mà vất lắm, không ăn thua. Lúa bán được vài nghìn 1 cân, chả

bõ tiền công với thuốc sâu. Màu tuỳ năm, năm nào giá tốt thì còn được,

năm nào cà chua 500 đồng/1 cân thì ném xuống ao cho cá ăn hoặc để

rụng luôn tại ruộng chứ mất công đi hái rao bán cũng chẳng có ai

mua.” (Phỏng vấn sâu số 05, anh Ph, 28 tuổi, Thôn Câu Hạ B, Quang

Trung, An Lão).

Các phân tích kinh tế nông nghiệp thực tế cũng cho thấy: 1 sào Bắc Bộ (360m2)

thường thu được 3 tạ thóc, bán được từ 1,6 – 1,8 triệu đồng, trừ chi phí đi, mỗi sào

người nông dân lãi từ 300 – 500 nghìn đồng, có nãm điều kiện thiên nhiên không thuận

lợi họ sẽ không có lãi. Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình có người di cư mùa vụ cho biết họ

không từ bỏ nông nghiệp vì muốn giữ ruộng đất để cảm thấy “an toàn”. Phỏng vấn sâu

người nhà của một gia đình có cả 2 vợ chồng di cư cùng lúc cho biết:

“Ruộng vẫn phải giữ đấy, bỏ ruộng ngộ nhỡ hết việc ngoài phố lấy cái

gì ra mà ăn. Ngày mùa ngày vụ chúng nó vẫn phải tranh thủ mà thu xếp

làm. Không thì phải thuê người, như năm ngoái phải thuê mấy công cấy

và gặt. Bác ở nhà trông con cho nó thì thời gian đâu nữa mà giúp. Mà

không làm nữa thì đem cho thuê chứ không bỏ được”. (Phỏng vấn sâu số

12, bà B, 58 tuổi, thôn Cát Tiên, Quang Trung).

Từ phỏng vấn sâu phần nào cho thấy, mặc dù người dân di chuyển đi nõi khác

làm việc kiếm sống, họ vẫn giữ đất giữ ruộng và duy trì các hoạt động sản xuất

nông nghiệp ở quê nhà bằng nhiều cách khác nhau.

3.2.3.2. Bình quân thu nhập hàng tháng của gia đình có

người di cư mùa vụ

Trong tiếp cận lý thuyết “Chiến lược hộ gia đình” chỉ ra rằng việc lựa chọn di

cư không chỉ là quyết định của một cá nhân mà còn là sự thống nhất của các thành

Page 80: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

73

viên trong gia đình. Một trong những nguyên nhân lớn nhất thúc đẩy di cư là vấn đề

thu nhập, thành viên có khả năng mang lại thu nhập cao nhất trong gia đình thường

sẽ được hộ khuyến khích di cư. Như vậy, di cư chính là phương thức nâng cao thu

nhập của hộ gia đình.

* Đóng góp kinh tế của người di cư mùa vụ trong hộ gia đình

Kết quả nghiên cứu tại địa bàn hai xã Quang Trung, Quốc Tuấn (An Lão, Hải

Phòng) cho thấy bình quân thu nhập hàng tháng của hộ gia đình có mối liên hệ chặt

chẽ với số tiền đóng góp trong những tháng di cư của người di cư mùa vụ. Nói cách

khác, khoản đóng góp hàng tháng của người di cư mùa vụ có ý nghĩa tương đối lớn

đối với kinh tế hộ gia đình.

Bảng 3.9: Số tiền đóng góp trong những tháng di cư của người di cư mùa vụtheo bình quân thu nhập hàng tháng của gia đình

Số tiền đóng góp trong những thángdi cư mùa vụ

TổngDýới 1triệu

1 – dýới2 triệu

Trên 2triệu

Tuỳ thờiđiểm di

Bình quân thunhập hàng

tháng của hộgia đình

1- dýới 2 triệu

N 8 0 0 2 10

% 2,7 0,0 0, 0,7 3,3

2 – dýới 3 triệu

N 12 5 0 0 17

% 4,0 1,7 0,0 0,0 5,7

3 – dýới 4 triệu

N 76 54 25 4 159

% 25,3 18,0 8,3 1,3 53,0

Trên 4 triệu

N 51 31 24 8 114

% 17,0 10,3 8,0 2,7 38,0

TổngN 147 90 49 14 300

% 49,0% 30,0 16,3 4,7 100,0Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Bảng 3.9 cho thấy phần lớn hộ gia đình có người di cư mùa vụ có thu nhập

bình quân hàng tháng vào khoảng 3 – trên 4 triệu đồng. Trong đó, hõn 50% tổng số

hộ (159/300 hộ) có mức thu nhập bình quân hàng tháng từ “3 – dýới 4 triệu đồng”,

mức đóng góp của người di cư mùa vụ từ “1 – dýới 2 triệu” trong số thu nhập đó là

47,8% (76/159 hộ), mức đóng góp từ “2 – dýới 3 triệu” của người di cư mùa vụ là

34% (54/159 hộ). Như vậy, người di cư mùa vụ đóng góp hõn một nửa tổng thu

Page 81: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

74

nhập hàng tháng đối với nhóm gia đình có mức thu nhập bình quân từ “3 – dýới 4

triệu”.

38% tổng số hộ (114/300 hộ) có mức thu nhập bình quân hàng tháng “trên 4

triệu đồng”, trong đó, 44,7% hộ (51/114) nhận mức đóng góp “dýới 1 triệu đồng”,

27,2% hộ (31/114 hộ) nhận mức đóng góp “từ 1 – dýới 2 triệu đồng”, 21% hộ

(24/114 hộ) nhận mức đóng góp “trên 2 triệu đồng” từ người di cư mùa vụ. Như

vậy, người di cư mùa vụ đóng góp gần một nửa tổng thu nhập hàng tháng đối với

nhóm gia đình có mức thu nhập bình quân “trên 4 triệu đồng”.

Với các nhóm gia đình có thu nhập bình quân hàng tháng từ “1 – dýới 2 triệu

đồng” và từ “2 – dýới 3 triệu đồng” chiếm tỉ lệ nhỏ trong kết quả nghiên cứu (lần

lýợt là 3,3% và 5,7%). Phần đóng góp của người di cư mùa vụ tại các nhóm hộ gia

đình này chiếm tỉ trọng týõng đối: với nhóm hộ có thu nhập hàng tháng từ “1 – dýới

2 triệu đồng”, 80% hộ (8/10 hộ) nhận mức đóng góp của người người di cư mùa vụ

“dýới 1 triệu đồng”; với nhóm hộ có thu nhập hàng tháng từ “2 – dýới 3 triệu

đồng”, 70,6% (12/17 hộ) nhận mức đóng góp của người di cư mùa vụ “dýới 1 triệu

đồng”, 29,4% (05/17 hộ) nhận mức đóng góp của người di cư mùa vụ “từ 1 – dýới 2

triệu đồng”.

Cãn cứ vào thống kê thu nhập bình quân theo đầu người hàng nãm của xã

Quốc Tuấn và Quang Trung (23 triệu đồng/người/nãm) [95; tr.16] [94; tr.12], mức

thu nhập bình quân đầu người hàng tháng của cả 2 xã vào khoảng 1,9 triệu

đồng/người/tháng. Như vậy, ýớc lýợng mức thu nhập của các hộ gia đình tham gia

nghiên cứu không cao hõn so với thu nhập bình quân theo đầu người của toàn xã.

Tuy nhiên, áp lực dân số ngày một đông hõn trong khi đất đai nông nghiệp ngày

một thu hẹp đã khiến nhiều người đi nõi khác kiếm thêm việc làm và thu nhập.

Việc đóng góp kinh tế là một trong số cách thức người di cư mùa vụ thể hiện

vai trò và trách nhiệm của mình đối với gia đình. Hõn thế nữa, đó cũng là cách mà

họ thực hiện chức nãng kinh tế, đảm bảo mối liên hệ, liên kết về kinh tế với các

thành viên khác trong gia đình.

Page 82: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

75

Biểu 3.3 cho thấy phần lớn người trả lời đánh giá khoản đóng góp kinh tế của

người di cư mùa vụ là “týõng đối nhiều” (53%), 43,3% cho rằng khoản đóng góp đó

là khoản chính/chủ yếu trong thu nhập của hộ hàng nãm, tỉ lệ nhỏ 0,7% và 3,7%

người trả lời đánh giá khoản đóng góp đó là “nhỏ” và “tạm được”.

Biểu 3.3: Đánh giá về đóng góp kinh tế của người di cư mùa vụ

Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Qua phỏng vấn sâu những thành viên trong gia đình có người di cư mùa vụ,

nhiều người có ý kiến đánh giá tích cực về việc đóng góp kinh tế của người di cư.

Khi được hỏi về đóng góp chủ đạo trong kinh tế của gia đình, họ cho biết:

“Cũng tuỳ tháng, tháng nhiều tháng ít, thường là 2 triệu. Riêng tiền học

mẫu giáo của con chúng nó với sữa siếc cũng đã hết dăm trăm rồi. Điện

đóm, nước nôi với tiền ăn vào nữa là hết cái số ấy. Chưa kể lúc con cái

hoặc hai bác ốm đau là hai vợ chồng chúng nó cũng phải lo cả. Tiền là

một chuyện còn phải có người chăm nữa, nên phải bố trí nhau mà

thường xuyên gần nhà”. (Phỏng vấn sâu số 12, bà B, 58 tuổi, gia đình có

con là người di cư mùa vụ, thôn Cát Tiên, Quang Trung, An Lão).

“Bố em kiếm tiền chính trong gia đình, đi làm xa vậy chủ yếu cũng là

tích cóp lo cho bọn em cả. Chứ anh chị thấy đấy, chả riêng gì gia đình

em mà gia đình nào ở đây cũng thế thôi, làm ruộng không kiếm ra tiền

Page 83: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

76

nổi. Năm rồi mẹ em tính bán hết chỗ thóc lãi không nổi 400 nghìn”.

(Phỏng vấn sâu số 13, em Ng, 17 tuổi, gia đình có bố di cư mùa vụ – mẹ

ở nhà, thôn Tân Trung, Quang Trung, An Lão).

Các ý kiến phỏng vấn sâu cho thấy di cư mùa vụ là hoạt động sống có ý nghĩa

quan trọng trong việc cải thiện đời sống vật chất của hộ gia đinh, góp phần chứng

minh phân tích trong bảng 3.3: vấn đề kinh tế là ýu tiên chính cho các quyết định di cư.

* So sánh thu nhập trước và sau khi có người di cư mùa vụ trong hộ gia đình.

Lý thuyết “hút – đẩy” [141] và “chiến lược hộ gia đình” [117] nhấn mạnh đến

yếu tố thu nhập, coi đó là nguyên nhân chính thúc đẩy việc di cư của người lao

động. “Điều tra Di cư nội địa quốc gia 2015” cũng nhận định lý do kinh tế là lý do

chủ yếu trong quyết định di cư và người di cư luôn có sự so sánh về thu nhập [].

Kết quả nghiên cứu tại địa bàn cũng cho thấy sự khác biệt cơ bản khi so sánh

về điều kiện kinh tế gia đình trước và sau khi có người di cư mùa vụ.

Page 84: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

77

Bảng 3.10: Đánh giá về điều kiện kinh tế hộ gia đình

trước và trong khi có người di cư mùa vụ

Đánh giá điều kiện kinh tế gia đình

trong khi có người di cư mùa vụ

TổngKhông

thay đổiKhó

khãn hõn

Khá hõn

trýớc

Khá hõn

trýớc

nhiều

Đánh giá điều

kiện kinh tế gia

đình trýớc khi

có người di cư

mùa vụ

Khó

khãn hõn

N 3 3 71 35 112

% 1,0% 1,0% 23,7% 11,7% 37,3%

Bình

thường

N 1 1 87 56 145

% 0,3% 0,3% 29,0% 18,7% 48,3%

Khá N 1 1 28 13 43

% 0,3% 0,3% 9,3% 4,3% 14,3%

Tổng

N 5 5 186 104 300

%1,7% 1,7% 62,0% 34,7%

100,0%

Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Bảng 3.10 cho thấy trước khi gia đình có người di cư mùa vụ, 37,3% số hộ

(112/300 hộ) có điều kiện kinh tế “khó khăn hơn”, 48,3% số hộ (145/300 hộ) có

điều kiện kinh tế “bình thường”, và 14,3% số hộ (43/300 hộ) có điều kiện “khá”.

Tuy nhiên, trong khi gia đình có người di cư mùa vụ, 62% số hộ (186/300 hộ) đánh

giá kinh tế gia đình “khá hơn trước”, 34,7% số hộ (56/300 hộ) cho rằng kinh tế gia

đình “khá hơn trước nhiều”, tỉ lệ rất nhỏ đánh giá “vẫn như cũ” và “khó khăn hơn”

(lần lượt là 1,7 và 3,3%).

Sự so sánh về thu nhập trước và trong khi có người di cư mùa vụ giúp cho gia

đình có chiến lược rõ ràng hơn đối với vấn đề thành viên gia đình đi di cư mùa vụ,

đồng thời cũng giúp bản thân người di cư xác định rõ mục đích, thời điểm và địa

điểm di cư để sao mang lại được thu nhập tốt nhất.

Nhờ sự đóng góp của các thành viên di cư mùa vụ, trong 5 năm qua, các hộ

gia đình đã có những thay đổi nhất định trong đời sống vật chất, thể hiện qua việc

đầu tư và mua sắm thêm các vật dụng.

Page 85: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

78

Biểu 3.4: Một số thay đổi trong đời sống vật chất của gia đình.

Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Biểu 3.4 cho thấy trong 5 năm qua (2010 – 2015), tất cả các hộ gia đình tham

gia điều tra đều mua sắm thêm các vật dụng đắt tiền trong gia đình. Cùng với đó,

81,3% số hộ của hai xã đã làm mới hoặc sửa lại nhà cửa. Đây là những kết quả tiến

bộ trong điều kiện 5 năm trước thời điểm 1/1/2010, xã Quang Trung có tỉ lệ hộ

nghèo là 9,1%, xã Quốc Tuấn có tỉ lệ hộ nghèo 8,27%.

Hơn nữa, cùng với quá trình đổi mới kinh tế và việc tiếp nhận thông tin thuận

lợi, trong những năm qua, các gia đình ở nông thôn Việt Nam ngày càng quan tâm

và hiểu biết nhiều hơn về các hình thức đầu tư cho tương lai bao gồm: gửi tiết kiệm

ngân hàng, mua bảo hiểm...thực tế ở các vùng nông thôn hiện nay, ngoài bảo hiểm y

tế, nhiều hộ gia đình còn tiếp cận với các loại hình bảo hiểm khác ngoài nhà nước).

Tỉ lệ hộ gia đình lựa chọn phương thức gửi tiết kiệm ngân hàng đạt 44,3%, trong

khi đó 58% người trả lời cho biết gia đình có mua bảo hiểm y tế cho con cái, 11%

gia đình có mua bảo hiểm cho bố mẹ già, đặt trong bối cảnh hơn 70% số gia đình

không có bố mẹ già (đã mất) thì con số đó cũng chứng tỏ sự tiến bộ trong cách nghĩ

của người dân.

Tiểu kết Chương 3

Chương 3 khái quát về thực trạng di cư mùa vụ tại địa bàn xã Quang Trung và

Quốc Tuấn, huyện An Lão, Hải Phòng. Trong đó, đề tài trình bày một số đặc điểm

Page 86: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

79

của hộ gia đình có người di cư mùa vụ; đặc điểm của hoạt động di cư mùa vụ và đời

sống kinh tế của hộ gia đình có người di cư mùa vụ. Phần lớn các hộ gia đình trong

điều tra đều là những hộ có từ 2 người di cư mùa vụ trong thời gian 5 năm (2010 –

2015), tuy nhiên, về ngắn hạn gia đình chỉ có 1 người làm ăn xa nhà. Khác với loại

hình di cư lâu dài, xu hướng nữ hoá di cư không tìm thấy trong kết quả nghiên cứu

tại địa bàn hai xã, nam giới vẫn là đối tượng di cư nhiều hơn nữ giới. Các quyết

định di cư đều dựa trên sự đồng thuận của cả gia đình (chủ yếu là 2 vợ chồng) dựa

trên các tiêu chí cơ bản, trong đó, nổi bật nhất vẫn là sự so sánh về thu nhập, đây là

nguyên nhân chủ yếu được đề cập trong nhiều nghiên cứu trước đây về động cơ di

cư. Người di cư tại địa bàn nghiên cứu đều lựa chọn điểm đến là các đô thị nằm

trong khoảng cách gần để thuận tiện cho việc đi lại. Bởi xuất phát điểm của phần

lớn các hộ gia đình là nông nghiệp và không được đào tạo về tay nghề nên nghề

nghiệp mà người di cư mùa vụ chọn làm ở điểm đến thường là lao động giản đơn,

thô sơ (nhân viên phục vụ bàn, công nhân thời vụ, xe ôm, buôn bán nhỏ...). Tuy vậy,

vai trò kinh tế của người di cư mùa vụ trong gia đình được đánh giá cao, phần lớn

người trả lời nhận xét đóng góp của người di cư mùa vụ là tương đối nhiều và nhờ

đó, gia đình có điều kiện để đầu tư và mua sắm thêm nhiều vật dụng có giá trị.

Lý thuyết “Chiến lược hộ gia đình” và “thay thế vai trò giới” chỉ ra rằng việc

di cư của các thành viên trong hộ có thể sẽ gây ra những xáo trộn về mặt cấu trúc,

ảnh hưởng không nhỏ tới việc tổ chức cuộc sống gia đình, hơn nữa, quá trình đó

cũng có thể làm tăng khối lượng công việc và trách nhiệm của người ở lại, cũng như

làm thay đổi trách nhiệm và vai trò của người di cư.

Page 87: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

80

Chương 4

SỰ THAY ĐỔI VAI TRÒ GIỚI

TRONG GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ MÙA VỤ

Cũng như nhiều thiết chế xã hội khác, gia đình nông thôn Việt Nam hiện nay

đang trong quá trình chuyển từ gia đình nông thôn truyền thống sang gia đình hiện

đại (hay nửa truyền thống nửa hiện đại). Ngày nay, các giá trị truyền thống trong gia

đình nông thôn vẫn tồn tại trong xã hội công nghiệp hóa: gia đình vẫn là đơn vị sản

xuất, ruộng đất vẫn là trung tâm của đời sống, sự chia sẻ lao động giữa các thành

viên trong gia đình vẫn được duy trì. Tuy nhiên, bên cạnh gia đình truyền thống đã

xuất hiện gia đình nửa truyền thống hay nửa nông nghiệp. Đó là những gia đình sản

xuất nông nghiệp, sống ở nông thôn nhưng có vợ hoặc chồng làm các công việc

ngoài nông nghiệp. Đặc biệt, khi người vợ hoặc người chồng đi làm ăn vắng nhà

trong một khoảng thời gian nhất định, sự khuyết thiếu vai trò của họ đã tác động

không nhỏ việc tổ chức cuộc sống trong gia đình. Việc thoát ly hoàn toàn hay một

phần khỏi nông nghiệp góp phần không nhỏ làm thay đổi lối sống, hành vi, cách

nghĩ, khiến các mối quan hệ, vai trò giới và các chức năng trong gia đình cũng dần

khác đi so với trước. Người ở lại sẽ phải làm thay một số việc của người đi làm ăn

xa, quá trình thích nghi với các loại công việc mà họ chưa quen thuộc đó có thể gặp

phải những khó khăn và trở ngại nhất định, nhất là khi họ buộc phải cáng đáng

nhiều loại công việc cùng lúc mà không có ai hỗ trợ.

Hộ gia đình luôn là khối thống nhất của các thành viên, ở đó các thành viên giữ

mối liên hệ, liên kết với nhau thông qua việc thực hiện các chức năng (sản xuất kinh tế,

xã hội hoá, thoả măn các nhu cầu tâm lý - tình cảm...). Việc thiếu vắng một hay một vài

thành viên trong gia đình trong một khoảng thời gian nhất định có thể dẫn đến sự gián

đoạn, đứt quăng trong việc thực hiện các chức năng vốn đã ổn định. Về lâu dài, điều này

có thể làm cho các mối liên hệ, liên kết giữa các thành viên lỏng lẻo hơn, có nguy cơ mất

ổn định, xáo trộn, thậm chí bị tan rã, đổ vỡ.

Điều tra về Dân số và Nhà ở giữa kỳ năm 2014 cho thấy ngoài sức hút về việc làm

thì khoảng cách di chuyển cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến di cư. Đa số

Page 88: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

81

những người di cư 1 năm chọn điểm đến là những địa điểm gần với nơi thực tế thường

trú trước đây [11; tr.88]. Kết luận này gián tiếp chỉ ra mối liên hệ giữa khoảng cách di cư

và những băn khoăn, lo lắng của người di cư đối với các công việc để lại khi họ vắng

mặt ở gia đình.

Trên cơ sở nghiên cứu thực tế tại hai xã Quang Trung và Quốc Tuấn, trong

chương này, đề tài đi sâu tìm hiểu sự thay đổi vai trò giới của gia đình có người di

cư mùa vụ trên bốn lĩnh vực: i) Trong tổ chức các hoạt động kinh tế; ii) Trong lĩnh

vực nội trợ; iii) Trong việc chăm sóc con cái và bố mẹ già; và iv) Trong các công

việc dòng họ và cộng đồng.

4.1. VAI TRÒ GIỚI TRONG TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

Các nghiên cứu về di cư trước đây đều khẳng định, các gia đình có người di cư

dù đi làm ăn xa nhưng vẫn luôn có tâm lý gắn bó với ruộng đồng, coi đó là “sinh kế

phụ”, là “thẻ bảo hiểm” đề phòng trường hợp gặp rủi ro ở đô thị. Tuy nhiên, việc lao

động chính vắng nhà dù ngắn hạn, mùa vụ, về lâu dài vẫn đặt ra yêu cầu phải tổ chức

lại hoạt động kinh tế, kèm theo đó là sự thay đổi vai trò từ người này sang người khác.

Thông thường các công việc của người di cư mùa vụ vắng nhà sẽ chuyển giao sang cho

người ở lại.

4.1.1. Người đảm nhiệm chính các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong gia đình

Trong các gia đình không có người di cư mùa vụ tại địa phương, việc sắp xếp,

phân công lao động trong gia đình thường cố định, ít có sự thay đổi cả trong ngắn hạn

và dài hạn. Qua trao đổi ý kiến, họ cho biết các công việc liên quan đến sản xuất trong

gia đình đều có sự phân công sắp xếp rất rõ ràng giữa hai vợ chồng, bên cạnh đó, hai

vợ chồng và con cái (đôi khi cả người thân khác) thường có sự tương trợ, giúp đỡ công

việc của nhau. Ý kiến của một nam giới (Phỏng vấn sâu số 8, anh D, 46 tuổi, thôn Tân

Trung, xã Quang Trung, An Lão) cho biết trong gia đình hai vợ chồng anh mỗi người

phụ trách một việc, chồng đảm nhiệm chăn nuôi (nuôi cá), vợ đảm nhiệm việc trồng

cấy, bản thân anh và con cái vẫn thường ra làm cùng vợ các công việc đồng áng. Ý

kiến khác của một phụ nữ cũng cho biết: “Ruộng nhà em ít nên hai vợ chồng cùng

làm, lúc nào bận quá mới nhờ đến ông bà hoặc thuê người thôi.” (Phỏng vấn sâu số 1,

chị Th, 33 tuổi, thôn Cẩm Văn, xã Quốc Tuấn, An Lão.).

Page 89: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

82

So sánh với sự phân công, sắp xếp gần như cố định nói trên, các gia đình có

người di cư mùa vụ sẽ có điểm khác biệt tương đối, bởi lao động chính của gia đình

không thường xuyên có mặt ở nhà, người ở lại sẽ phải đảm nhiệm thay nhiều loại

việc của họ.

Bảng 4.1: Thay đổi vai trò giới trong sản xuất, kinh doanh

trýớc và trong khi có người di cư mùa vụ

N %

Trýớc di cư mùa vụ

Vợ là chính 75 25,0Cả hai vợ chồng 166 55,3Chồng là chính 59 19,7Người thân 0 0,0

Trong di cư mùa vụ

Vợ là chính 203 67,7Cả hai vợ chồng 25 8,3Chồng là chính 34 11,3Người thân 38 12,7

Tổng 300 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Khảo sát tại hai xã Quang Trung và Quốc Tuấn cho thấy có sự khác biệt có ý

nghĩa thống kê về phân công lao động trong sản xuất kinh doanh giữa các lao động

chính của gia đình trước khi có người di cư mùa vụ so với trong khi có người di cư

mùa vụ. Trước khi hộ gia đình có người di cư mùa vụ, đa số các công việc việc sản

xuất, kinh doanh do 2 vợ chồng cùng làm (55,3%). Sau khi gia đình có người di cư

mùa vụ, tỉ lệ này đã giảm xuống còn 8,3%. Cùng với đó, vai trò của người vợ trong

lĩnh vực này tăng lên nhanh chóng, trước kia, người vợ đảm nhiệm chính chỉ chiếm

25% thì trong khi gia đình có người di cư, tỉ lệ này tăng lên 67,7%. Kết quả này

cũng tương ứng với đặc điểm đã nhận xét ở chương 3: người di cư mùa vụ tại địa

bàn hai xã được khảo sát phần lớn là nam giới - người chồng.

4.1.2. Vai trò giới trong các loại việc nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp là hoạt động kinh tế chủ đạo ở nông thôn, mặc dù trong bối

cảnh đất nông nghiệp bị thu hẹp do công nghiệp hóa, thời gian hoạt động nông nghiệp

tiêu tốn ít hơn nhờ cơ giới hóa và ứng dụng tiến bộ khoa học và lao động di cư làm các

loại việc phi nông nghiệp. Tuy nhiên, trồng trọt và chăn nuôi vẫn là hai loại việc nông

nghiệp mang lại thu nhập chủ yếu cho phần lớn các hộ gia đình nông thôn Việt Nam.

Page 90: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

83

Sản xuất nông nghiệp vốn là lĩnh vực đòi hỏi nhiều sức lực và kinh nghiệm, song

do nhiều nam giới di cư làm ăn xa nên khối lượng công việc nông nghiệp dồn cả lên

người phụ nữ. Trong báo cáo gần đây (5/2016) của Viện Gia đình và Giới về vấn đề phụ

nữ hoạt động nông nghiệp cho thấy: phụ nữ ngày nay không chỉ làm các việc “truyền

thống” như gieo cấy, làm cỏ mà đảm nhiệm cả các hoạt động vốn của nam giới như cày

bừa, bón phân, phun thuốc sâu. Điều đó làm tăng áp lực công việc nông nghiệp cho phụ

nữ [114].

Tuy nhiên, qua trao đổi ý kiến với một số gia đình không có người di cư mùa vụ,

người dân cho biết, hai vợ chồng thường giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong tất cả công

việc, gồm cả những việc mà phụ nữ thường đảm nhiệm chính như nội trợ, con cái.

Phỏng vấn sâu chị H, 32 tuổi hiện đang buôn bán nhỏ tại quê nhà, chị cho biết với loại

việc đồng ruộng, cả hai vợ chồng cùng nhau làm “Việc gì chồng em cũng làm cả,

nhưng những việc nặng nhọc và mất nhiều thời gian quá thì em không phải làm

mấy, như cày bừa, thu hoạch.” (Phỏng vấn sâu số 04, chị H, 32 tuổi, thôn Bạch Câu,

Quốc Tuấn, An Lão). Ý kiến của một nam giới trong gia đình không có người di cư

mùa vụ cũng cho thấy, vợ chồng anh luôn có sự tương trợ lẫn nhau, san sẻ trách

nhiệm cho nhau trong các công việc sản xuất kinh tế của gia đình, anh là người đảm

nhận chính việc chăn nuôi trong gia đình, dù đồng ruộng có vợ là người lo chính

nhưng anh và các con luôn tham gia cùng “Mấy việc nặng là tôi phải làm, như ngày

hè nóng phải tranh thủ dậy sớm chở mạ ra ruộng, phụ giúp vợ con cấy. Rồi cày

cuốc, vì ruộng xa không có máy tuốt ở gần đó nên thường là tôi và thằng lớn chở

lúa đi ra chỗ có máy.” (Phỏng vấn sâu số 08, anh D, 46 tuổi, thôn Tân Trung, xã

Quang Trung, huyện An Lão).

Tại 2 xã Quốc Tuấn và Quang Trung, Luận án chú ý đến việc phân công công việc

trong gia đình đối vơi các loại việc nông nghiệp đặc thù gồm: trồng cấy, thu hoạch, cày

bừa, chăn nuôi, phun thuốc trừ sâu, chăn nuôi, chế biến nông sản... Từ đó có thể chỉ ra sự

khác biệt trong vai trò người đảm nhiệm chính từng loại việc trước và trong khi gia đình

có người di cư mùa vụ.

Page 91: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

84

Bảng 4.2: Thay đổi vai trò giới trong hoạt động cày bừa, trồng cây, thu hoạch

và phun thuốc trừ sâu trýớc và trong khi có người di cư mùa vụ

Đõn vị: %

Công việc

Người làm chính

Cày bừa Trồng, cấy Thu hoạch Phun thuốc

sâu

Trýớc

di cư

mùa vụ

Vợ 31,3 55,3 27,7 12,7Chồng 24,3 1,7 10,0 55,3Cả hai 44,0 43,0 61,7 32,0Người thân,

họ hàng0,0

0,0 0,00,0

Thuê người 0,3 0,0 0.7 0,0 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0

Trong

di cư

mùa vụ

Vợ 46,7 71,0 40,0 55,3Chồng 16,7 19,0 2,3 22,3Cả hai 12,3 8,7 43,7 17,3Người thân,

họ hàng1,0

0,0 0,75,0

Thuê người 23,3 1,3 13,3 0,0Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Bảng 4.2 cho thấy sự khác biệt trong đảm nhận chính các loại việc cày bừa,

trồng cấy, thu hoạch nông sản và phun thuốc trừ sâu trýớc và trong khi gia đình có

người di cư mùa vụ như sau:

Trýớc khi gia đình có người di cư mùa vụ (sau đây gọi là “trýớc di cư”), loại

việc “cày bừa” được phân công týõng đối đồng đều, 31,3% người trả lời nhận xét

do “vợ đảm nhiệm chính”, 24,3% “do chồng đảm nhiệm chính”, 44% người trả lời

cho biết “cả hai vợ chồng” cùng đảm nhiệm, không có hộ gia đình nào thuê người

làm. Còn từ khi trên địa bàn nghiên cứu có nhiều nam giới di cư mùa vụ, loại việc

này được chuyển sang người phụ nữ - với tỉ lệ đảm nhận tãng lên đến 46,7%, tỉ lệ

người chồng đảm nhận hoặc cả hai vợ chồng đảm nhận giảm xuống týõng ứng chỉ

còn 16,7% và 12,3%. Hõn nữa, trong khi gia đình có người di cư, việc thuê mýớn

người cày ruộng dần trở nên phổ biến khi nam giới vốn là người đảm nhận loại việc

này đang vắng nhà.

Page 92: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

85

Đối với loại việc “trồng cấy” vốn thường gắn với lao động nữ, như kết luận

của một số công trình nghiên cứu trýớc đây. Thực tế cho thấy phụ nữ nông thôn

luôn gánh vác hầu hết các việc của nhà nông, trong đó, nhiều nhất là các loại việc

trồng cấy, chãn nuôi, thu hoạch. Hõn 50% người trả lời cho biết đảm nhiệm chính

loại việc “trồng cấy” là người vợ, trong khi đó, tỉ lệ này ở người chồng là 1,7%,

43% loại việc này do “cả hai vợ chồng” cùng đảm nhiệm. Tuy nhiên, khi gia đình

có lao động chính di cư mùa vụ, tỉ lệ đảm nhiệm loại việc này ở người vợ và người

chồng đều tãng lên lần lýợt là 71% và 19%, kéo theo đó là sự giảm vai trò của “cả

hai vợ chồng” với 8,7%. Đặt trong týõng quan với nhóm gia đình di cư mùa vụ,

những gia đình có chồng di cư sẽ khiến người vợ ở nhà phải đảm đương thêm nhiều

việc hõn, gia đình có vợ di cư cũng làm gia tãng một số loại công việc đối với người

chồng và sự tham gia thường xuyên của hai vợ chồng vào nhiều loại việc sẽ giảm

đi.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy nam giới đóng vai trò chủ đạo trong việc ra

quyết định hoặc quản lý, điều hành, còn phụ nữ phải đảm nhiệm chính hầu hết các

loại việc nhà nông (bao gồm cả việc thu hoạch) [114]. Nghiên cứu tại địa bàn cũng

cho thấy kết quả týõng tự, tuy nhiên, di cư mùa vụ cùng những đặc điểm và tính

chất của nó có sự khác biệt cõ bản về phân công theo giới trong nhiều loại việc.

Thu hoạch cây trồng là loại công việc đòi hỏi nhiều nhân lực nên trýớc khi gia

đình có người di cư mùa vụ, 61,7% do “cả hai vợ chồng” đảm nhiệm chính, tỉ lệ này

giảm xuống trong khi gia đình có người di cư mùa vụ là 43,7%, cùng với đó, tỉ lệ

đảm nhiệm chính của người vợ trong loại việc này tãng từ 27,7% lên 40,0% kèm

theo là sự có mặt của hình thức thuê mýớn người làm (0,7% trýớc di cư lên 13,3%

sau di cư). Khác với các loại hình di cư khác, do khoảng cách di cư gần nên người

di cư mùa vụ thường thu xếp về thãm và trợ giúp gia đình khi có việc cần. Sau khi

gia đình có người di cư, 43,7% số hộ vẫn có sự tham gia của cả hai vợ chồng trong

loại việc “thu hoạch” nông sản.

“Phun thuốc trừ sâu” là loại việc týõng đối độc hại trong nông nghiệp, mặc dù

đã có nhiều các khuyến cáo từ các cõ quan hữu quan, hoạt động này rất phổ biến ở

nông thôn Việt Nam. Tại địa bàn nghiên cứu, 55,3% loại việc này do “chồng” đảm

Page 93: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

86

nhiệm chính trýớc di cư và giảm xuống còn 22,3% trong di cư, cùng với đó là tỉ lệ

đảm nhiệm của người vợ tãng lên nhanh chóng, từ 12,7% trýớc di cư lên 55,3%

trong di cư. Một số gia đình còn có sự týõng trợ của người thân với tỉ lệ 5%.

Trong hoạt động chãn nuôi và chế biến, cất trữ nông sản cũng tồn tại sự khác

biệt trong vai trò của vợ - chồng trýớc và sau khi gia đình có người di cư mùa vụ.

Biểu 4.1: Thay đổi vai trò giới trong hoạt động chãn nuôi và sõ chế, cất trữ nông sản trýớc và trong khi có người di cư mùa vụ

Chã

n nu

ôi Sõ

chế,

cất

trữ

nông

sản

Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Page 94: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

87

Trước di cư, tỉ lệ người vợ đảm nhiệm chính loại việc chăn nuôi là 34,3% -

trong di cư, tỉ lệ này tăng lên lần lượt là 71,3%. Nếu trước đây cả hai vợ chồng cùng

thực hiện loại việc này là 45% thì trong di cư, tỉ lệ này giảm xuống còn 12,3%. Như

vậy, kết quả nghiên cứu ở biểu 4.1 cho thấy trong khi gia đình có người di cư mùa

vụ, tỉ lệ tham gia chính của người vợ trong loại việc này tăng lên nhanh chóng. Kết

luận này có mối liên hệ mật thiết với kết luận trước đó rằng phần lớn người di cư

mùa vụ tại địa bàn nghiên cứu là nam giới.

Việc “sơ chế, cất trữ nông sản” là loại việc quan trọng để đảm bảo an ninh

lương thực, đó cũng là loại việc đòi hỏi nhiều nhân lực trong điều kiện nông thôn

Việt Nam còn thiếu thốn các loại máy móc hiện đại phục vụ cho công đoạn này.

Trước di cư, 52% số hộ gia đình có “cả hai vợ chồng” đảm nhiệm chính loại việc

này và giảm xuống còn 10,3% khi người chồng di cư. Tương tự, 26,3% do “vợ” là

người đảm nhiệm chính loại việc này trước di cư và trong di cư tỉ lệ này tăng lên lần

rất cao là 73,7%.

Như vậy, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự san sẻ các loại công việc giữa hai

vợ chồng trong các gia đình không có người di cư mùa vụ diễn ra thường xuyên

hơn, liên tục hơn, trong khi đó, sự thiếu vắng lao động chính trong gia đình có

người di cư khiến sự tham gia của người ở lại (chủ yếu là người vợ) trong lĩnh vực

sản xuất tăng lên nhanh chóng, họ đảm nhiệm chính hầu hết các loại việc. Tuy

nhiên, khác với di cư lâu dài, di cư mùa vụ cho thấy sự hiện diện của cả hai vợ

chồng trong một số loại việc đòi hỏi nhiều nhân lực như thu hoạch nông sản.

4.1.2. Đánh giá mức độ khó khi thay thế vai trò trong sản xuất nông nghiệp

Trong các phân tích tổng quan và cơ sở lý luận đã chỉ ra sự khác biệt giữa di

cư mùa vụ với các loại hình di cư khác (nhất là di cư lâu dài), người di cư mùa vụ

thường lựa chọn khoảng cách đi lại ngắn, thời gian làm việc không dài để có thể

duy trì sự hiện diện và đảm bảo các mối liên hệ, liên kết trong gia đình. Do đó, hầu

hết các gia đình có người di cư mùa vụ không cảm thấy quá áp lực, họ cho đó là

“bình thường” khi đảm nhận thay các loại việc sản xuất nông nghiệp, nhất là khi đó

lại là loại việc mà phần lớn các thành viên đã quen thuộc.

Page 95: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

88

Bảng 4.3: Đánh giá mức độ khó khi gia đình đảm nhiệm thay

việc sản xuất nông nghiệp theo nhóm gia đình

Nhóm gia đình

Tổng

Vợ di cư,

chồng ở nhà

Chồng di

cư, vợ ở

nhà

Vợ chồng cùng

di cư nhưng

thay phiên nhau

Mức độ khó khi

gia đình đảm

nhiệm thay việc

sản xuất nông

nghiệp

KhóN 0 5 0 5

% 0,0 3,2 0,0 1,7

Khá

khó

N 19 92 44 155

% 61,3 58,6 39,3 51,7

Bình

thường

N 12 55 56 123

% 38,7 35,0 50,0 41,0

DễN 0 1 4 5

% 0,0 0,6 3,6 1,7

KhácN 0 4 8 12

% 0,0 2,5 7,1 4,0

TổngN 31 157 112 300

% 100,0 100,0 100,0 100,0(Mức ý nghĩa thống kê: p<0,01)

Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Kết quả nghiên cứu thực tế tại hai xã chỉ ra rằng, với mỗi nhóm gia đình di cư

sẽ có sự đánh giá khác nhau về mức độ khó của việc làm thay các công việc sản

xuất nông nghiệp. Bảng 4.3 cho thấy: 51,7% số hộ nhận xét làm thay các loại việc

nông nghiệp này là “khá khó”, trong đó nhóm gia đình có “Vợ di cư, chồng ở nhà”

và nhóm gia đình có “chồng di cư, vợ ở nhà” có sự đánh giá mức độ khó týõng đối

đồng đều với tỉ lệ lần lýợt là 61,3% và 58,6%. Bên cạnh đó, 41% người trả lời nhận

xét việc đảm nhận thay sản xuất nông nghiệp là “bình thường”. Tỉ lệ nhỏ 1,7%

người trả lời cho rằng “dễ” đảm nhận thay các loại việc sản xuất nông nghiệp.

Qua phỏng vấn sâu, người dân bày tỏ ý kiến týõng đối trái ngược nhau về mức

độ khó của việc đảm nhận thay các công việc sản xuất nông nghiệp. Một người có

tuổi trong gia đình có cả hai con đi làm xa cho biết:

Page 96: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

89

“Cũng không có việc gì gọi là khó vì mọi việc đều quen thuộc rồi, nhưng

tuổi tác bây giờ không còn khoẻ nên cấy hái đứng lâu ngoài ruộng là xây

xẩm mặt mày”. (Phỏng vấn sâu số 12, bà B, 58 tuổi, thôn Cát Tiên,

Quang Trung, An Lão).

Trong khi đó, một nam giới trong gia đình có vợ di cư mùa vụ – chồng ở nhà

bày tỏ những khó khãn trong việc tiếp nhận một số loại việc nông nghiệp mà người

đàn ông ít phải làm ở nông thôn:

“Đồng ruộng cũng được vài sào, nông nghiệp thì cũng chẳng có gì khó

vì ông bà sao thì mình làm vậy thôi. Nhưng ủ thóc và cấy là chú không

thạo bằng vợ, hồi cô còn ở nhà thì không phải đi mua mạ đâu, nhưng

mấy năm nay toàn phải mua mạ của người ta...Còn hoa màu thì tuỳ vụ,

tuỳ loại. Mỗi loại có cái vất vả riêng chứ không có gì khó. Sợ nhất là

trồng dưa hấu, có năm cũng học hỏi bên kia sông trồng mà không có

kinh nghiệm và đất bên này không hợp nên hỏng cả.”(Phỏng vấn sâu số

14, ông T, thôn Đâu Kiên, Quốc Tuấn, An Lão).

Ngược lại với những khó khăn trong tiếp nhận từng loại việc của nam giới, nữ

giới trong các gia đình có chồng di cư mùa vụ lại thường đề cập đến khó khăn về

khối lượng công việc:

“Mọi việc đến tay cả, bình thường nếu ở nhà thì anh ấy còn đỡ đần việc

con cái, đồng ruộng, đi rồi thì chị phải tự xoay sở tất...trước kia cày bừa

thì anh ấy lo, giờ hay vắng nhà thì chị phải thuê người ta làm. Cả gặt

lúa nữa, cũng mệt lắm”. (Phỏng vấn sâu số 11, chị Th, 38 tuổi, gia đình

có chồng di cư mùa vụ – vợ ở nhà, thôn Bạch Câu, Quốc Tuấn, An Lão).

Như vậy, mỗi gia đình khác nhau với hoàn cảnh và số người di cư mùa vụ

khác nhau mà người ở lại có những nhận định, đánh giá khác nhau về mức độ khó

trong tiếp nhận các loại việc nông nghiệp.

4.2. VAI TRÒ GIỚI TRONG LĨNH VỰC NỘI TRỢ

Trong xã hội Việt Nam truyền thống, nhiều loại việc thường được quy gán

hoặc mặc định thuộc về vai trò của người phụ nữ. Ngày nay, khi nữ giới ngày càng

Page 97: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

90

tham gia vào nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm nhiều vị trí xã hội khác nhau thì địa vị của

họ trong gia đình và cộng đồng có sự biến đổi theo chiều hýớng bình đẳng giới.

Người chồng dần có sự san sẻ vai trò và trách nhiệm trong nhiều loại công việc,

trong đó có lĩnh vực nội trợ. Lý thuyết vai trò giới cho rằng di cư, ở khía cạnh nào

đó, đã góp phần nâng cao nhận thức và thúc đẩy bình đẳng giới, người di cư đi làm

xa nhà tiếp thu những quan niệm, lối sống và các thông tin mới có thể khiến họ thay

đổi cách nhìn về giới. Trong các gia đình người vợ di cư, người chồng thường phải

làm thay những loại việc nội trợ mà trýớc đây họ hầu như không phải làm như: đi

chợ, nấu cõm, quét dọn nhà cửa []....Quá trình thích nghi và làm thay công việc của

người vợ cũng góp phần giúp người chồng thay đổi hành vi, thói quen và quan niệm

về giới.

4.2.1. Đảm nhiệm chính việc nội trợ trong gia đình

Như đã phân tích ở các phần trýớc, đặc điểm của loại hình di cư di cư mùa vụ

là người lao động thường khoảng cách di cư và thời gian lýu trú ngắn, họ thường

quay về quê nhà trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, sự hiện hiện của

người di cư mùa vụ trong gia đình thường xuyên hõn, tần suất dày và liên tục hõn

so với loại hình di cư lâu dài. Phần lớn người di cư mùa vụ ở hai xã Quang Trung và

Quốc Tuấn là người chồng nên có thể thấy loại việc nội trợ hầu hết do người vợ

đảm nhiệm chính (trýớc di cư: 91,3%), trong quá trình gia đình có người di cư, với

số lýợng nhỏ nữ giới đi làm xa nhà nên tỉ lệ nữ đảm nhận chính việc nội trợ giảm

xuống còn 74,3%. Bên cạnh đó, một số gia đình người chồng buộc phải đảm nhiệm

việc nhà (bao gồm nội trợ) sau khi người vợ đi làm vắng nhà với tỉ lệ 13,0%.

Bảng 4.4: Đảm nhiệm chính việc nội trợ trong gia đình

trýớc và trong khi có người di cư mùa vụ

Đảm nhiệm

chính

N %

Trýớc di cư mùa vụ Vợ là chính 274 91,3Chồng là chính 0 0,0Cả hai vợ chồng 26 8,7

Page 98: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

91

Người thân 0 0,0

Trong di cư mùa vụ

Vợ là chính 223 74,3Chồng là chính 39 13,0Cả hai vợ chồng 16 5,3Người thân 22 7,3

Tổng 300 100,0Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Khi lao động chính di cư, gia đình phải tổ chức lại hoạt động sống, các loại

việc mà người di cư thường làm sẽ được chuyển giao sang cho người ở lại. Khối

lýợng công việc nhiều đôi lúc sẽ dẫn đến quá tải vai trò, một số hộ gia đình phải

nhờ đến sự trợ giúp của họ hàng, người thân (thường là bố mẹ) trong các loại việc

như chãm sóc con cái, nội trợ. Bảng 4.4 cho thấy trýớc di cư, các hộ gia đình không

nhờ đến sự trợ giúp của người thân, nhưng trong khi thành viên lao động chính di

cư, tỉ lệ này đã tãng lên 7,3%.

4.2.2. Đảm nhận chính việc thu chi của gia đình

Gia đình là một trong những thiết chế xã hội cõ bản và quan trọng nhất, tại

đó, các thành viên có mối liên hệ khãng khít thông qua việc thực hiện những chức

nãng cõ bản. Việc quản lý và thực hiện thu chi là loại hoạt động duy trì sự tồn tại và

phát triển của thiết chế gia đình.

Quan niệm “tay hòm chìa khóa” từ lâu thường được quy gán cho người phụ

nữ. Tuy nhiên ngày nay, quan niệm này đã dần thay đổi khi cả hai vợ chồng đều có

thể ra ngoài đi làm, cùng đóng góp thu nhập cho gia đình.

Kết quả điều tra tại địa bàn nghiên cứu cho thấy hộ gia đình có sự thay đổi vai

trò trong đảm nhiệm thu chi. Nếu như trýớc khi có người di cư mùa vụ, 59,7% số hộ

có người đảm nhiệm chính thu chi gia đình là người vợ; 11,3% là người chồng, thì

trong khi có lao động chính di cư, tỉ lệ này tãng lên lần lýợt là 71,7% và 16%. Kèm

theo đó là vai trò của “cả hai vợ chồng” đối với loại việc này giảm xuống từ 29%

còn 16% và xuất hiện sự tham gia quản lý thu chi của người thân với 2,7%.

Bảng 4.5 : Vai trò giới trong hoạt động thu chi của gia đình

trýớc và trong khi có người di cư mùa vụ

Đảm nhiệm N %

Page 99: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

92

chính

Trýớc di cư mùa vụ

Vợ là chính 179 59,7Chồng là chính 34 11,3Cả hai vợ chồng 87 29,0Người thân 0 0,0

Trong di cư mùa vụ

Vợ là chính 215 71.7Chồng là chính 48 16.0Cả hai vợ chồng 29 9.7Người thân 8 2.7

Tổng 300 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Từ những phân tích trên có thể thấy, loại hình di cư mùa vụ có những điểm

týõng đồng với một số loại hình di cư khác, một trong số đó là vai trò chủ đạo của

phụ nữ trong hầu hết các việc từ nông nghiệp đến nội trợ dù trýớc hay sau khi gia

đình có người di cư mùa vụ.

Kết luận của một số nghiên cứu đã đề cập trýớc đó cho rằng nông thôn tồn tại

sự bất bình đẳng giới trong đảm nhiệm các loại việc khác nhau. Người phụ nữ phải

gánh vác hầu hết các loại việc nhưng quyền tổ chức, quản lý và ra quyết định

thường do người đàn ông đảm nhiệm.

Trong loại việc nội trợ, thu chi trong gia đình, phụ nữ tại địa bàn nghiên cứu là

đối tượng đảm nhiệm chính. Tuy nhiên, quyền quyết định mua sắm các loại vật

dụng, đồ đạc đắt tiền phục vụ cho cuộc sống gia đình không hoàn toàn thuộc về họ.

Biểu 4.2: Người quyết định mua sắm đồ đạc, vật dụng đắt tiền

Page 100: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

93

Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Biểu 4.2 chỉ rõ trýớc khi gia đình có người di cư mùa vụ, 55,3% người ra

quyết định mua sắm đồ đạc đắt tiền là người chồng, 8,0% thuộc về người vợ. Trong

khi di cư, quyền quyết định của người vợ tãng lên 26%, tỉ lệ chồng ra quyết định

chính loại việc này giảm xuống còn 36%. Kết quả nghiên cứu có sự khác biệt so

sánh với các kết luận trong một số đề tài về di cư lao động khác, tại đây các quyết

định mua sắm đồ đạc, vật dụng đắt tiền có sự đồng thuận ý kiến của cả hai vợ

chồng, trýớc di cư, tỉ lệ này là 36,7% và trong di cư tãng nhẹ lên 38%.

Nhìn chung, dýới tác động của di cư mùa vụ, các gia đình trong điều tra có sự

thay đổi về vai trò giới theo hýớng bình đẳng giới, mang ý nghĩa tích cực. Người vợ

có quyền quyết định nhiều hõn, người chồng vì thường vắng nhà nên quyền quyết

định giảm đi, chuyển sang người vợ. Hai vợ chồng có sự đồng thuận nhất định khi

cùng ra quyết định đối với việc thu chi, mua sắm đồ đạc trong gia đình.

4.2.3. Đánh giá mức độ khó của việc nội trợ

Nhìn chung, quan niệm nội trợ là việc của người phụ nữ đã ãn sâu vào tiềm

thức của nhiều gia đình Việt. Địa bàn nghiên cứu là khu vực cách trung tâm thành

phố Hải Phòng không quá xa nhưng quan niệm đó vẫn chứng tỏ sự hiện diện bền bỉ.

Page 101: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

94

Khi được hỏi người chồng thường giúp vợ “làm những loại việc nhà nào?”,

một phụ nữ trong gia đình không có người di cư mùa vụ cho biết “Sáng em không

bán hàng, chiều tầm 3-4 giờ em đi thì anh ấy ở nhà trông con, giúp em ít việc

nhà...Quét nhà, cắm nồi cõm. Chợ búa mua sắm thì em tranh thủ lúc bán hàng rồi,

cũng có lúc nhờ hàng xóm mua giúp mang về” (Phỏng vấn sâu số 10, chị L, 26 tuổi,

thôn Cẩm Vãn, Quốc Tuấn, An Lão). Tuy nhiên, bên cạnh những gia đình mà người

chồng có sự hỗ trợ vợ trong các việc nội trợ, vẫn còn nhiều gia đình người vợ phải

đảm nhiệm gần như hoàn toàn loại việc này. Một nam giới đã có tuổi trong gia đình

không có người di cư mùa vụ cho biết chuyện thu chi đều do vợ đảm nhiệm, các

việc nội trợ, việc nhà khác “Thường do vợ tôi làm cả, đi chợ, dọn dẹp nhà, nấu

nýớng đều do vợ tôi làm. Tôi chỉ giúp quét được cái nhà với lo cái ao cá thôi”

(Phỏng vấn sâu số 03, ông Th, 54 tuổi, thôn Câu Đông, Quang Trung, An Lão). Như

vậy, sự bất bình đẳng trong phân công công việc theo giới trong lĩnh vực nội trợ ở

các gia đình không có người di cư mùa vụ là điều có thể nhận thấy týõng đối rõ

ràng.

Ngược lại, một số nghiên cứu về các gia đình có người di cư cho biết: di cư

góp phần làm biến đổi vai trò giới và sự phân công lao động theo hýớng tiến bộ vì

người chồng sẽ phải đảm nhiệm các loại việc mà trýớc kia chỉ có người vợ làm

[135; tr.439 – 459]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của một số công trình khác cũng

đýa ra nhận định rằng mức độ khó trong đảm nhiệm việc nội trợ giữa nam và nữ có

sự khác nhau khi gia đình chỉ có chồng di cư hoặc chỉ có vợ di cư. Khi gia đình có

người chồng di cư, người vợ vẫn ở nhà đảm nhiệm các công việc (bao gồm nội trợ)

mà không nhờ đến sự giúp đỡ của người thân. Ngược lại, khi gia đình có vợ di cư,

người chồng nhận được sự hỗ trợ của cha mẹ/ông bà nhiều hõn bởi quan niệm của

họ hàng và chính bản thân người chồng rằng việc nội trợ phù hợp với nữ giới.

Người chồng thường khó đáp ứng và làm tốt các việc nội trợ nếu người vợ đi quá xa

và quá lâu không về nhà [111; tr.58 – 59].

Số liệu bảng 4.4 ở trên cho thấy do đặc thù của địa bàn có lýợng nam giới di

cư mùa vụ nhiều hõn nữ giới, nên khi gia đình có người đi làm ãn xa, người vợ vẫn

Page 102: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

95

đóng vai trò đảm nhiệm chính công việc nội trợ (trýớc di cư: 91,3% - trong di cư:

74,3%), một số gia đình có vợ là người di cư mùa vụ nên tỉ lệ nam giới đảm nhiệm

chính loại việc này trong di cư tãng từ 0,0% lên 13,0%. Do đó, tuỳ thuộc vào loại

hình gia đình và giới tính của người trả lời mà việc đánh giá mức độ khó của việc

nội trợ có sự khác nhau.

Bảng 4.6: Đánh giá mức độ khó của việc nội trợ theo giới tính của người trả lời

Giới tính của người trả lờiTổng

Nam NữN % N % N %

Đánh giá mức

độ khó khi gia

đình đảm nhiệm

thay việc nội trợ

1. Khó 3 3,5 12 5,6 15 5,02. Khá khó 28 32,9 42 19,5 70 23,33. Bình thường

48 56,5 9544,2 14

3

47,7

4. Dễ 4 4,7 24 11,2 28 9,35. Khác 2 2,4 42 19,5 44 14,7

Tổng85 100,0 215

100,0 30

0

100,

0

(Mức ý nghĩa thống kê: p<0,05)

Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Qua trao đổi ý kiến về mức độ khó khi phải đảm nhiệm thay các loại việc nội

trợ, một nam giới trong gia đình có vợ di cư mùa vụ - chồng ở nhà cho biết “Khó

nhất chắc là đi chợ, còn dễ nhất là quét nhà” (Phỏng vấn sâu số 14, ông T, 52 tuổi,

thôn Đâu Kiên, Quốc Tuấn, An Lão). Bảng 4.6 cũng cho thấy đánh giá về mức độ

khó khi đảm nhiệm thay các loại việc nội trợ của người trả lời là nam giới có sự

khác biệt so với người trả lời là nữ giới.

32.9% người trả lời trong số 85 nam giới (người chồng trong gia đình) nhận

định đảm nhiệm thay việc nội trợ của người vợ là “khá khó”, 3,5% cho rằng loại

việc này “khó”, trong khi đó 56,5% người trả lời nghĩ đảm nhiệm thay công việc

nội trợ là “bình thường” và tỉ lệ nhỏ 2,4% đánh giá nội trợ là việc “dễ”. Kết quả này

khá dễ hiểu trong bối cảnh các lao động thường chọn địa bàn làm việc týõng đối

gần và phần lớn không lýu trú tại đô thị mà đi về trong ngày, bên cạnh đó một số

Page 103: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

96

lýợng không nhỏ các hộ gia đình trong nghiên cứu là các hộ có chồng di cư mùa vụ,

vợ ở nhà.

5,6% nữ giới đánh giá đảm nhiệm thay việc nội trợ là “khó”, 19,5% nêu ý kiến

“khá khó”, 44,2% cho rằng thực hiện loại việc này “bình thường”, 19,5% thấy đảm

nhiệm thay việc nội trợ là “dễ”. Kết quả cho thấy ý kiến đánh giá của nữ giới có sự

phân tán, tuy nhiên, do quen thuộc với loại việc này nên tỉ lệ nữ giới đánh giá “dễ”

cao hõn so với nam giới và họ cũng thích nghi với loại việc này nhanh hõn.

Biểu 4.3: Thời gian quen việc nội trợ của người trả lời

Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Trong biểu 4.3, 65,7% người trả lời cho biết họ có thể “làm thay được ngay”

công việc nội trợ khi gia đình có người đi di cư mùa vụ, 28,7% cần “dýới 1 tháng”

để thích nghi dần, tỉ lệ nhỏ 5,0% cần thời gian “trên 1 tháng”. Với đặc điểm di cư

mùa vụ ngắn hạn và số lýợng nam giới nhiều hõn nữ giới thì kết quả trên đã phản

ánh được nội hàm của đặc điểm đó, người vợ ở nhà không gặp trở ngại gì lớn khi

đảm nhận thay và dễ dàng quen thuộc những việc liên quan đến nội trợ mà người

chồng từng làm.

4.3. VAI TRÒ GIỚI TRONG CHĂM SÓC CON CÁI VÀ BỐ MẸ GIÀ

Trong tổng quan nghiên cứu, các đề tài về dân số và di cư đề cập nhiều đến

người già và trẻ nhỏ - hai đối tượng yếu thế và dễ bị tổn thýõng khi gia đình có

Page 104: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

97

người làm ãn xa nhà. Sự xa cách về không gian và thời gian của người di cư có thể

dẫn đến những vấn đề lớn trong tổ chức đời sống, phân công lao động giữa các

thành viên trong gia đình và ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, tình cảm của người già,

trẻ nhỏ.

4.3.1. Vai trò giới trong chãm sóc con cái

Một số nghiên cứu trýớc đây cho rằng di cư thúc đẩy sự phân công lao động

trong gia đình theo hýớng bình đẳng hõn, nam giới không di cư bắt đầu thích nghi

với vai trò mới của mình trong việc chãm sóc con cái và nhận sự hỗ trợ của người

thân nhiều hõn so với lúc người phụ nữ còn ở nhà [111; tr.56].

4.3.1.1. Thay đổi vai trò giới trong hoạt động chãm sóc con cái

Trong kiểm định hồi quy tuyến tính với biến số phụ thuộc “thay đổi vai trò

giới trong việc chãm sóc con cái trýớc và trong di cư”, và các biến số độc lập gồm

“giới tính”, “trình độ học vấn”, “thu nhập hộ gia đình”, “thời gian di cư mùa vụ”

cho thấy: biến số “di cư mùa vụ” (p =0,0020) và biến “giới tính” (p=0.0020) có tác

động tới sự thay đổi vai trò giới trong việc chãm sóc con cái trýớc và trong di cư”,

các biến số khác như “học vấn” và “thu nhập hộ gia đình” không có tác động.

Bảng 4.7: Kiểm định hồi quy tuyến tính trong hoạt động chãm sóc

và giáo dục con cái trýớc và trong di cư mùa vụ

Biến số Sig

Giới tính .002

Trình độ học vấn .430

Thu nhập .571

Thời gian di cư mùa vụ .002 Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Qua các phân tích từ chýõng 3 cho thấy địa bàn nghiên cứu là nõi có nam giớidi cư mùa vụ với số lýợng và số lần nhiều hõn so với nữ giới, thời gian di cư của họtập trung theo mùa, vụ (có thể là mùa xây dựng, mùa du lịch) nên kết quả kiểm địnhvới hai biến “giới tính” và “ thời gian di cư mùa vụ” có sự tác động qua lại tới việcchãm sóc con cái trýớc và trong di cư là điều dễ hiểu.

So sánh với một số gia đình không có người di cư mùa vụ, người dân cho biếtngười chồng có đảm nhiệm chính một số việc liên quan đến con cái như: phụ tráchđýa đón con đi học, chõi với con, dạy dỗ con học hành. Khi được hỏi “ai là ngườiphụ trách chính việc trông nom và chãm sóc con cái?”, một phụ nữ cho biết việc

Page 105: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

98

này do cả hai vợ chồng cùng đảm nhiệm, do buổi chiều chị thường ra Quốc lộ 10bán hàng nên việc ở nhà do chồng phụ trách:

“Sáng em không bán hàng, chiều tầm 3-4 giờ em đi thì anh ấy ở nhà trôngcon, giúp em ít việc nhà” (Phỏng vấn sâu số 10, chị L, 26 tuổi, thôn Cẩm Văn, xãQuốc Tuấn, An Lão).

Đối với các gia đình có người di cư mùa vụ, nghiên cứu thực tế tại địa bàn 2xã Quang Trung và Quốc Tuấn cho thấy di cư tác động cõ bản đến sự phân công laođộng trong chãm sóc, nuôi dýỡng và dạy dỗ con cái. Tuy nhiên, sự tác động đókhông quá rõ nét.

Bảng 4.8: Vai trò giới trong đảm nhiệm chãm sóc con cái

trýớc và trong khi có người di cư mùa vụ

Đảm nhiệm chính N %

Trýớc di cư mùa vụ

Vợ là chính 236 78,7Chồng là chính 6 2,0Cả hai vợ chồng 58 19,3Người thân 0 0,0

Tổng 300 100,0

Trong di cư mùa vụ

Vợ là chính 173 57,7Chồng là chính 22 7,3Cả hai vợ chồng 82 27,3Người thân 23 7,7

Tổng 300 100,0

Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Bảng 4.8 cho thấy cả trýớc và trong khi gia đình có người di cư mùa vụ, vai trò

của người vợ đối với việc chãm sóc con cái vẫn chiếm tỉ trọng lớn, tỉ lệ lần lýợt là

78,7% (trýớc di cư mùa vụ) 57,7% (trong di cư mùa vụ). Kết quả này không quá khó

hiểu khi một số hộ có vợ là người di cư – chồng ở nhà, trong khi đó, một số hộ khác

cả hai vợ chồng thay phiên nhau di cư, vai trò giới trong lĩnh vực này chuyển sang

người chồng hoặc nhờ đến sự giúp đỡ của họ hàng, người thân...Vì thế, trong khi gia

đình có người di cư mùa vụ, sự tham gia của người chồng đối với loại việc này tãng

nhẹ từ 2,0% trýớc di cư lên 7,3% trong di cư và sự xuất hiện của người thân trong

hoạt động chãm sóc con cái tãng từ 0,0% (trýớc di cư) lên 7,7% (trong di cư).

Ngoài ra, nguyên nhân chính khiến vai trò của người vợ trong loại việc này

không có sự biến chuyển rõ nét là vì phần lớn người di cư mùa vụ thường di chuyển

Page 106: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

99

với khoảng cách gần, hõn một nửa số hộ gia đình trong nghiên cứu lựa chọn

phương án “đi về trong ngày”. Chính bởi thời gian vắng mặt ở nhà ít, họ thường

xuyên có mặt ở gia đình nên việc sắp xếp, phân công lại lao động giữa các thành

viên có sự khác biệt cõ bản khi so sánh với những thay đổi vai trò giới ở các mô

hình di cư lâu dài.

Sự khác biệt trong phân công lao động giữa chồng và vợ trong gia đình có sự

thay đổi khá rõ ràng đối với từng loại việc liên quan đến con cái. Bảng 4.9 dýới đây

cho thấy những khác biệt về giới trýớc và trong khi gia đình có người di cư mùa vụ:

Trýớc di cư, 54,7% việc “trông con” do người vợ đảm nhiệm chính và tỉ lệ này

tãng nhẹ lên 59,7% trong khi gia đình có người di cư mùa vụ. Týõng tự, người

chồng tham gia tích cực hõn vào loại hoạt động này khi người vợ vắng nhà, trýớc di

cư tỉ lệ rất nhỏ (0,3%) người chồng đảm nhiệm chính việc “trông con” nhưng đã

tãng lên 14,7% trong khi người vợ di cư mùa vụ. Bên cạnh đó, khi gia đình có vợ

hoặc chồng di cư mùa vụ, sự tham gia trợ giúp của người thân vào một số loại việc

là khó tránh khỏi. Trýớc đó chỉ có 0,3% số hộ có người thân đảm nhiệm chính việc

trông con cái, nhưng trong di cư tỉ lệ này đã tãng lên 18,3%.

Dạy dỗ con học hành là việc thực hiện các chức nãng không thể thiếu được

trong thiết chế gia đình: chức nãng giáo dục và chức nãng xã hội hoá. Trýớc di cư,

cả người vợ và người chồng đều thực hiện tích cực chức nãng này, tỉ lệ đảm nhiệm

chính việc dạy dỗ con học hành của người vợ và người chồng lần lýợt là 33,7% và

34,0%, 32% số hộ “cả hai vợ chồng” cùng chung trách nhiệm này. Tuy nhiên, trong

di cư, vai trò có sự thay đổi rõ rệt, người vợ phải đảm nhiệm nhiều hõn với 72,0%,

Page 107: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

100

sự tham gia của người chồng và của “cả hai vợ chồng” giảm xuống lần lýợt là

23,0% và 5,0%.

Các gia đình trong mẫu điều tra phần lớn là các gia đình 2 thế hệ và đều có

con nhỏ, đang độ tuổi đi học. Trýớc di cư, 31,3% số hộ có “cả hai vợ chồng” cùng

đảm nhiệm chính việc “đýa đón con đi học”, nhưng trong di cư, tỉ lệ đã giảm xuống

rất thấp còn 1,3%. Hoạt động này được chuyển sang người vợ với tỉ lệ từ 40,0%

(trýớc di cư mùa vụ) lên 64,7% (trong di cư mùa vụ). Sự tham gia của người chồng

giảm xuống từ 28,7% còn 17,7%, xuất hiện đáng kể sự tham gia của người thân

trong loại việc này từ 0,0% (trýớc di cư mùa vụ) lên 16,3% trong khi gia đình có

người di cư mùa vụ.

“Họp phụ huynh” là cách thức nắm bắt đẩy đủ nhất các thông tin về học hành

và sinh hoạt ở nhà trýờng của con cái. Đây cũng là một trong số các cách lao động

di cư duy trì sự kết nối tình cảm và thể hiện nghĩa vụ của mình với con và gia đình.

Trýớc khi di cư, 63,3% số hộ có “cả hai vợ chồng” cùng đảm nhiệm chính loại việc

“đi họp phụ huynh”, nhưng tỉ lệ này đã giảm xuống còn 26% từ trong khi gia đình

có người di cư. Người vợ không thể tránh khỏi việc gánh thêm trách nhiệm với tỉ lệ

tãng từ 26% trýớc di cư lên 58,7% trong di cư.

Bảng 4.9: Thay đổi vai trò giới trong hoạt động

trông con, dạy học, đýa con đi học và họp phụ huynh

Đõn vị: tỉ lệ %

Trông

con

Dạy

học

Đýa đi

học

Họp phụ

huynhTrýớc di cư Vợ 54,7 33,7 40,0 26,0

Chồng 0,3 34,0 28,7 10,7

Page 108: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

101

mùa vụ Cả hai 45,0 32,0 31,3 63,3Người thân, họ

hàng0,0 0,3

0,0 0,0

Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0

Trong di cư

mùa vụ

Vợ 59,7 72,0 64,7 58,7Chồng 14,7 23,0 17,7 14,7Cả hai 7,3 5,0 1,3 26,0Người thân, họ

hàng18,3 0,0 16,3

0,7

Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Trýớc khi gia đình có người di cư mùa vụ, biểu 4.4 cho thấy 82,3% loại việc

“chãm sóc con lúc ốm” do “cả hai vợ chồng” cùng đảm nhiệm chính và đã giảm

xuống còn 51,3% trong khi gia đình có người di cư. Một lần nữa, người vợ lại gánh

thêm trách nhiệm khi tỉ lệ đảm nhiệm chính việc chãm con ốm tãng từ 17,7% trýớc

di cư lên 44,3% trong di cư.

Biểu 4.4: Đảm nhiệm chính việc chãm con lúc ốm.

Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Page 109: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

102

Nhìn chung, sự tham gia của người vợ trong các việc liên quan đến con cái

vẫn chiếm tỉ lệ lớn hõn cả, kết luận này trùng với các nhận định của nhiều nghiên

cứu khác về sự bất bình đẳng giới trong các hoạt động sống của gia đình. Tuy nhiên,

đặt trong bối cảnh các gia đình di cư mùa vụ tại địa bàn nghiên cứu vẫn có sự khác

biệt. Ngay cả khi đã di cư, người vợ hay người chồng vẫn có thể tham gia vào một

số loại việc mà trýớc đó họ vẫn đảm nhiệm như: đýa đón con đi học, họp phụ huynh

cho con, dạy học cho con...

Để nắm bắt kịp thời tình hình học hành và sinh hoạt ở trýờng lớp của con cái,

người di cư mùa vụ lựa chọn nhiều cách thức khác nhau. 23% thường trao đổi với

vợ hoặc chồng để biết được thông tin của con, 24,7% lựa chọn cách trao đổi trực

tiếp với con cái, 30% người trả lời cho biết người di cư thường gọi điện nói chuyện

với thầy cô giáo của con, 13% tìm hiểu thông tin qua bạn bè, người quen của con và

9,3% nắm bắt tình hình con qua nhiều nguồn khác nhau.

Bảng 4.10: Cách thức nắm bắt tình hình con cái của người di cư mùa vụ

Cách thức N %

1. Trao đổi với vợ/chồng 69 23,0

2. Trao đổi trực tiếp với con cái 74 24,7

3. Nói chuyện với thầy cô của con 90 30,0

4. Tìm hiểu qua bạn bè, người quen của con 39 13,0

5. Nhiều nguồn khác nhau 28 9,3

Tổng 300 100,0

Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Phỏng vấn sâu cho thấy phần lớn người di cư mùa vụ ở xa nhà đều lựa chọn

cách liên lạc qua điện thoại để nắm bắt tình hình của người thân và các công việc

khác. Họ thường nói chuyện với vợ hoặc chồng để tìm hiểu tình hình của con cái,

một số người nói chuyện trực tiếp với con:

Page 110: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

103

“Tuần nào cũng gọi di động cho mẹ em...Thỉnh thoảng bố em cũng bảo

em ra nói chuyện, hỏi han xem học hành thế nào”. (Phỏng vấn sâu số

13,em Ng, 17 tuổi, gia đình có bố di cư mùa vụ – mẹ ở nhà, thôn Tân

Trung, Quang Trung, An Lão).

“Tuần nhắn tin, gọi điện 1, 2 lần, thường là nhắn tin...hỏi tình hình nhà

cửa, con cái, ruộng výờn” (Phỏng vấn sâu số 14, ông T, 52 tuổi, gia đình

có vợ di cư mùa vụ – chồng ở nhà, thôn Đâu Kiên, Quốc Tuấn, An Lão).

4.3.1.2. Đánh giá việc đảm nhiệm thay chãm sóc con cái

Một số nghiên cứu về di cư và giới kết luận rằng việc chãm sóc và dạy dỗ con

cái theo mô hình mẫu giới truyền thống thường được coi là bổn phận của người phụ

nữ trong gia đình, vì thế khi phụ nữ di cư các hoạt động của gia đình có thể bị đảo lộn

và sự vắng mặt của họ sẽ buộc nam giới phải mất khoảng thời gian nhất định để thích

nghi với vai trò mới [136; tr.61]. Tuy nhiên, địa bàn nghiên cứu với hõn 60% số hộ là

các gia đình có chồng đi di cư mùa vụ nên kết quả có thể sẽ khác với kết luận trên.

Bảng 4.11: Thời gian quen việc chãm sóc con cái

của người làm thay theo nhóm gia đình

Nhóm gia đình

TổngVợ di cư,

chồng ở

nhà

Chồng di

cư vợ ở

nhà

Vợ chồng cùng

di cư nhưng

thay phiên nhau

Thời gian quen

việc chãm sóc

con cái của

người làm thay

Làm thay

được ngay

N 4 82 49 135

% 12,9 52,2 43,8 45,0

Dýới 1

tháng

N 10 72 57 139

% 32,3 45,9 50,9 46,3

Trên 1 tháng N 17 3 4 24

% 54,8 1,9 3,6 8,0

Khác N 0 0 2 2

% 0,0 0,0 1,8 0,7

TổngN 31 157 112 300

% 100,0 100,0 100,0 100,0

Page 111: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

104

(Mức ý nghĩa thống kê: p<0,05)

Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Bảng 4.11 cho thấy: Phần lớn các hộ gia đình có người di cư mùa vụ đều có

thể quen việc ngay lập tức và số khác mất thời gian ngắn dýới 1 tháng để tiếp nhận

phần việc liên quan đến chãm sóc, giáo dục con cái (tỉ lệ lần lýợt là 45% (135/300

hộ) và 46,3% (139/300 hộ). Trong đó, nhóm gia đình “chồng di cư, vợ ở nhà” có tỉ

lệ thích nghi nhanh chóng với việc này nhiều nhất: 60,7% số hộ (82/135 hộ) có thể

“làm thay được ngay” và 51,8% số hộ (72/138 hộ) có thể quen việc “dýới 1 tháng”.

Ngược lại, nhóm gia đình “vợ di cư, chồng ở nhà” có thời gian thích nghi với việc

chãm sóc con cái lâu hõn, 54,8% hộ (17/31 hộ) mất trên 1 tháng để làm quen với

loại việc này.

Nhóm gia đình “Hai vợ chồng cùng di cư nhưng thay phiên nhau” có thời gian

làm quen và thích nghi với việc chãm sóc con cái týõng đối nhanh chóng,với tỉ lệ

“làm thay được ngay” là 36,3% (49/135 hộ) và “dýới 1 tháng” là 41% (57/138 hộ).

Người dân cho biết do quá trình hai vợ chồng thay phiên nhau đảm nhận việc nhà

đã diễn ra trong khoảng thời gian dài nên nhiều lần làm quen và thích nghi với mọi

việc, họ không cảm thấy quá khó khãn và bỡ ngỡ khi tiếp nhận việc của nhau.

“Cả chục nãm nay cứ thay phiên nhau đi đi về về nên cũng quen tất rồi,

bảo không khó khãn cũng không phải, mà bảo có gặp khó khãn gì không thì

cũng không có. Cái gì cũng chỉ mất lúc đầu khó thôi chứ sau quen rồi thì cũng

bình thường cả....” (Phỏng vấn sâu số 17, anh Đ, 38 tuổi, gia đình có cả 2 vợ

chồng di cư mùa vụ, thôn Câu Hạ A, xã Quang Trung).

Trong các phân tích trýớc cho thấy phần lớn các hộ gia đình tham gia nghiên

cứu là những gia đình hạt nhân (tỉ lệ hộ có chồng di cư mùa vụ chiếm hõn một nửa),

con cái còn đang độ tuổi đi học. Do đó, khối lýợng công việc mà người vợ phải

gánh vác càng trở nên nặng nề.

Biểu 4.5: Đánh giá mức độ khó của việc chãm sóc, giáo dục con cái

Page 112: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

105

Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Trong biểu 4.5, 51% người trả lời cho biết gia đình họ cảm thấy “khó khãn”

khi phải tiếp nhận toàn bộ việc chãm sóc, giáo dục con cái, 38% thấy “bình

thường”, chỉ có 11% cho rằng tiếp nhận việc này “thuận lợi”. Qua phỏng vấn sâu,

đánh giá của người trả lời về những khó khăn này càng trở nên rõ ràng hơn:

“Mọi việc trông cả vào hai bác thôi. Cũng may hai đứa con nhà chúng nó

đều lớn cả rồi chứ mà còn bé thì chết. Nhà cửa, cơm nước hai bác làm là

chính” (Phỏng vấn sâu số 12, bà B, 58 tuổi, thôn Cát Tiên, xã Quang

Trung).

“Mọi việc dồn đến tay cả. Bình thường nếu ở nhà thì anh ấy còn đỡ đần

việc con cái, đồng ruộng, đi rồi thì chị phải tự xoay sở”. (Phỏng vấn sâu số

11, chị Th, 38 tuổi, gia đình có chồng di cư, thôn Bạch Câu, xã Quốc Tuấn).

4.3.2.Vai trò giới trong chãm sóc bố mẹ

Trong các gia đình có người di cư mùa vụ, việc ở cùng bố mẹ (sau đây gọi là

ông bà) vừa là may mắn vừa là thách thức đối với vợ chồng người di cư. Khi gia

đình có vợ hoặc chồng đi làm ãn xa nhà, họ thường phải cậy nhờ đến sự giúp đỡ

một phần hoặc toàn bộ từ ông bà nội ngoại đối với một số loại việc như chãm sóc

nhà cửa, trông nom con cái. Nhưng cũng chính vì vợ chồng đi làm xa nhà mà việc

chãm lo đến ông bà không còn được như trýớc, điều này càng trở nên rõ ràng hõn

khi so sánh với các gia đình không có người di cư mùa vụ.

Page 113: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

106

Phỏng vấn sâu một số trýờng hợp gia đình không có người di cư mùa vụ cho

thấy: các gia đình đều có điều kiện thuận lợi về mặt thời gian và không gian khi

muốn thãm hỏi, trò chuyện và trợ giúp bố mẹ già. Ngược lại, gia đình có người di

cư mùa vụ khó có thể làm được điều đó.

Trả lời câu hỏi “Những lúc ông bà ốm đau, ai là người chãm sóc”, bà V

cho biết: “Cả hai vợ chồng nhà cô chứ con cô thì hai vợ chồng chúng nó còn

bận đi làm” (Phỏng vấn sâu số 09, bà V, thôn Câu Đông, xã Quang Trung).

“Từ nhà tôi sang bên An Luận ngay đây. Hai vợ chồng cũng chỉ qua chõi

nói chuyện cho các cụ vui thôi, chứ mọi chuyện đều có bác trýởng lo cả”

(Phỏng vấn sâu số 03, ông T, 54 tuổi, gia đình không có người di cư mùa

vụ, thôn Câu Đông, Quang Trung)

“Nhà em sống cùng bố mẹ, hai vợ chồng có 2 đứa con nhỏ nên đến mùa vụ

hoặc bố mẹ, con cái ốm đau là phải nghỉ làm ở nhà” (Phỏng vấn sâu số 05,

em T, 28 tuổi, công nhân tại địa phương, thôn Câu Hạ B, Quang Trung).

Bảng 4.12: Thay đổi vai trò giới trong việc chãm sóc bố mẹ

trýớc và trong di cư mùa vụ

Hỏi han,

trò

chuyện

Hỗ trợ

tiền

bạc

Chãm

sóc lúc

ốm

Giúp việc

nhà

Trýớc di cư

mùa vụ

Vợ 48,7 15,7 29,7 21,0Chồng 8,0 40,3 0,3 9,3Cả hai 43,0 43,7 57,7 60,3Người thân, họ

hàng0,3 0,3

12,3 9,3

Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0Trong di cư

mùa vụ

Vợ 77,7 61,3 40,0 41,3Chồng 11,3 25,7 4,3 6,0Cả hai 7,0 10,7 18,0 18,3

Page 114: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

107

Người thân, họ

hàng4,0 2,3 37,7

34,3

Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Trýớc khi gia đình có người di cư mùa vụ, bảng .12 chỉ rõ việc “hỏi han, trò

chuyện” với bố mẹ do 48,7% “ người vợ”, 43% “cả hai vợ chồng” đảm nhiệm

chính. Trong di cư, tỉ lệ của “người vợ” tãng lên 77,7%, cùng với đó tỉ lệ “cả hai vợ

chồng giảm xuống” còn 7%.

Chu cấp tiền bạc là hành động thiết thực của con cái đối với bố mẹ, trýớc di

cư, loại việc này chủ yếu do “người chồng” (40,3%) và “cả hai vợ chồng” (43,7%)

đảm nhiệm chính. Nhưng trong khi gia đình có người di cư mùa vụ, “người vợ” trở

thành người đảm nhiệm chính loại việc này với 61,3%, vai trò của “người chồng”

và “cả hai vợ chồng” giảm xuống lần lýợt là 25,7% và 10,7%.

Người già là đối tượng dễ chịu những tổn thýõng về mặt tinh thần, sự có mặt

chãm sóc của người thân hàng ngày là niềm vui và động lực sống của họ, nhất là

những lúc họ đau ốm. Trýớc di cư, “cả hai vợ chồng” đảm nhiệm việc chãm sóc bố

mẹ lúc ốm đau là chủ yếu (57,7%), nhưng trong di cư, tỉ lệ này giảm xuống còn

18,0%, cùng với đó là vai trò người vợ tãng lên với tỉ lệ từ 29,7% lên 40%; vai trò

của “người thân, họ hàng” tãng từ 12,3 lên 37,7%.

Týõng tự, tỉ lệ “cả hai vợ chồng” cùng đảm nhiệm trợ giúp bố mẹ việc nhà

giảm xuống từ 60,3% (trýớc di cư) còn 18,3% (trong di cư), vai trò của người thân,

họ hàng tãng từ 9,3% (trýớc di cư) lên 34,3% (trong di cư).

Trong các báo cáo quy mô lớn như: Điều tra Lao động – Việc làm 2015; Điều

tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ 2014; Điều tra Di cư nội địa quốc gia Việt Nam

2015...đều cho thấy xu hýớng thu hẹp quy mô gia đình và số thế hệ trong gia đình.

Như đã trình bày trong “Phần mở đầu”, phần lớn các hộ gia đình tham gia điều tra

là gia đình hạt nhân với 2 thế hệ cùng chung sống. Một số gia đình trong nghiên cứu

không sống cùng bố mẹ, bố mẹ còn trẻ hoặc bố mẹ đã mất, do đó, kết quả nghiên

cứu sẽ không có đủ câu trả lời của các gia đình về vấn đề chãm sóc bố mẹ già.

Page 115: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

108

Để làm thay các việc liên quan đến bố mẹ già, người ở nhà cần có thời gian để

thích nghi. Bảng 4.13 cho thấy với từng kiểu gia đình khác nhau, thời gian quen loại

việc này cũng khác nhau.

Bảng 4.13: Thời gian quen việc chãm sóc bố mẹ già theo nhóm gia đình

Thời gian

quen việc

Nhóm gia đình

Tổng

sốTỉ lệ

Vợ di cư,

chồng ở nhà

Chồng di cư,

vợ ở nhà

Hai vợ chồng

cùng di cư

nhưng thay

phiên nhauN % N % N %

1. Làm quen

được ngay

1 20,0 2 3,9 0 0,0 3 3,0

2. Dýới 1 tháng 1 20,0 36 70,6 32 68,1 69 66,93. Trên 1 tháng 3 60,0 13 25,4 15 31,9 31 30,1

Tổng 5 100,0 51 100,0 47 100,0 103 100,

0Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

66,9% số gia đình mất thời gian “dýới 1 tháng” để tiếp nhận và làm quen với

việc “chãm sóc bố mẹ già” của người di cư mùa vụ. Trong đó, 70,6% người trả lời

của các gia đình “chồng di cư, vợ ở nhà”, 68,1% của gia đình “hai vợ chồng cùng di

cư nhưng thay phiên nhau” cho biết họ tiếp nhận và quen dần với việc chãm sóc bố

mẹ chỉ sau dýới 1 tháng.

30,1% gia đình khác mất thời gian “trên 1 tháng” để quen với việc chãm sóc

bố mẹ già. Trong đó, 31,9% người trả lời của gia đình “hai vợ chồng cùng di cư

nhưng thay phiên nhau”, 25,4% người trả lời của gia đình có “chồng di cư, vợ ở

nhà” khẳng định họ thường phải mất hõn 1 tháng để quen với việc này.

Bảng 4.13 cũng cho thấy trong số 05 gia đình thuộc loại hình “vợ di cư, chồng ở

nhà” thì 60% số đó có thời gian thích nghi “trên 1 tháng” với việc chãm sóc bố mẹ già.

Nghiên cứu thu được 192/300 hộ gia đình có câu trả lời đánh giá mức độ khó

trong việc chãm sóc bố mẹ già với kết quả như sau:

Biểu 4.6: Đánh giá mức độ khó của việc chãm sóc bố mẹ.

Page 116: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

109

Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

28,7% người trả lời khẳng định người làm thay cảm thấy “khó khãn”, trong

khi đó 24% coi việc này là “bình thường”, 7,3% đánh giá gia đình thấy “thuận lợi”

khi làm thay việc của người đi di cư mùa vụ.

Nhìn chung, đối với việc chãm sóc bố mẹ già khi gia đình có người di cư mùa

vụ, vai trò của người chồng giảm đi, vai trò của người vợ và người thân, họ hàng

tãng lên. Tuy nhiên, khác với di cư lâu dài, loại hình di cư mùa vụ có sự khác biệt

khi người di cư có thể dễ dàng về lại gia đình khi bố mẹ gặp vấn đề lớn.

“Ngày mùa ngày vụ cũng thu xếp về 5 – 7 ngày giúp nhà hay bố mẹ ốm đau là

phải về” (Phỏng vấn sâu số 16, anh P, 39 tuổi hiện đang di cư mùa vụ, thôn Câu Hạ B,

Quang Trung).

4.4. VAI TRÒ GIỚI TRONG CÁC CÔNG VIỆC DÒNG HỌ, CỘNG ĐỒNG

Gần đây, trong Hội thảo tham vấn “Bình đẳng giới và tăng trưởng toàn diện ở

Việt Nam”, Viện Gia đình và Giới đã trình bày báo cáo nghiên cứu “Phụ nữ hoạt

động trong nông nghiệp và tãngtrýởng toàn diện ở Việt Nam” [114] cho rằng: tình

trạng “nữ nội, nam ngoại” dần trở nên phổ biến ở các vùng quê, nam giới di cư đi

nõi khác tìm kiếm việc làm nên gánh nặng nông nghiệp và việc gia đình của phụ nữ

càng nặng nề hõn. Họ vừa phải sản xuất lúa và cây ãn quả, lại phải chãm sóc con

cái, gia đình, quán xuyến việc nhà, họ hàng và cộng đồng...

Page 117: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

110

Kết quả nghiên cứu tại hai xã Quang Trung và Quốc Tuấn cho thấy có điểm

týõng đồng với nhận định nói trên, khi gia đình có người di cư mùa vụ, các việc liên

quan đến họ hàng và cộng đồng phần lớn chuyển sang người vợ.

Bảng 4.14 : Đảm nhiệm chính việc dòng họ, cộng đồng

trýớc và trong khi gia đình có người di cư mùa vụ

Đảm nhiệm

chính

N %

Trýớc di cư mùa vụ

Vợ là chính 68 22,7Chồng là chính 12

441,3

Cả hai vợ chồng 10

836,0

Người thân 0 0,0Tổng 10

00,0

Trong di cư mùa vụ

Vợ là chính 14

949,7

Chồng là chính 84 28,0Cả hai vợ chồng 33 11,0Người thân 34 11,3

Tổng10

00,0

Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Bảng 4.14 cho thấy sự khác biệt trong vai trò giới trýớc và trong khi gia đình

có người di cư mùa vụ. Nếu trýớc di cư, 22,7% “người vợ” đảm nhiệm chính việc

họ hàng, cộng đồng thì tỉ lệ này đã tãng lên 49,7% trong khi gia đình có người di cư

mùa vụ. Cùng với đó, vai trò của “người chồng” giảm đi từ 41,3% (trýớc di cư)

xuống còn 28% (trong di cư), tỉ lệ đảm nhiệm chính của “cả hai vợ chồng” giảm từ

36% (trýớc di cư) xuống còn 11% (trong di cư).

Trong gia đình không có người di cư mùa vụ, các loại công việc liên quan đến

họ hàng, cộng đồng đều có sự tham gia của cả hai vợ chồng. Ngược lại, khi gia đình

có người di cư mùa vụ, các loại việc thường sẽ thiếu vắng 1 trong 2 người, người ở

lại sẽ gánh thêm nhiều loại việc hõn, họ không thường xuyên nhận được sự týõng

Page 118: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

111

trợ của người di cư. Phỏng vấn sâu một gia đình không có người di cư mùa vụ với

câu hỏi về việc tham gia các đám giỗ chạp, họp hành của họ hàng, họ cho biết hai

vợ chồng đều thường xuyên có mặt:

“Phải đi hết, bỏ sao được. Hai vợ chồng phải có mặt từ sáng sớm, ở đây

lệ nó thế, có việc gì là đến sớm giúp một tay....Đám giỗ thì đàn bà lo đi

chợ chuẩn bị cỗ bàn, nhưng nấu nýớng thì phần lớn là đàn ông, cả rựng

rạp, lo cúng bái nữa” (Phỏng vấn sâu số 03, ông Th, 54 tuổi, gia đình

không có người di cư mùa vụ, thôn Câu Đông, Quang Trung).

Bảng 4.15: Thay đổi vai trò giới trong việc họ hàng, cộng đồng

Hiếu, hỉHọp họ,cúng giỗ

Sinhhoạt

thôn xóm

Sinh hoạttổ đội sản

xuất

Liên hệchínhquyền

Trýớcdi cư

mùa vụ

Vợ 35,3 17,3 31,3 24,0 4,7Chồng 28,0 28,0 23,0 30,7 9,0Cả hai 35,0 45,3 42,3 45,0 86,0Người thân, họ hàng

1,7 9,3 3,3 0,3 0,3

Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Trongdi cư

mùa vụ

Vợ 39,3 47,3 78,3 81,0 61,7Chồng 18,0 13,0 10,7 11,0 12,7Cả hai 21,0 20,7 3,3 1,0 25,3Ngườithân, họhàng

21,7 19,0 7,7 7,0 0,3

Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Bảng 4.15 cho thấy: 35% người trả lời cho biết “cả hai vợ chồng” cùng đảm

nhiệm việc “hiếu, hỉ” (trýớc di cư), nhưng tỉ lệ này đã giảm xuống còn 21% trong di

cư. Tỉ lệ đảm nhiệm của người vợ tãng lên từ 35,3% (trýớc di cư) lên 39,3% (trong

di cư). Đặc biệt, vai trò của “người thân, họ hàng” với loại việc này tãng lên nhanh

chóng từ 1,7% (trýớc di cư) lên 21,7% (trong di cư).

Với loại việc “họp họ và cúng giỗ”, trýớc đây 45,3% do “hai vợ chồng” đảm

nhiệm chính, nhưng sau khi gia đình có người di cư mùa vụ, tỉ lệ này giảm xuống

còn 20,7%. Sự tham gia của người chồng vào loại việc này cũng ít đi, giảm từ 28%

Page 119: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

112

xuống còn 13%. Vai trò của “người thân, họ hàng” được củng cố với tỉ lệ tãng từ

9,3% lên 19%; vai trò của “người vợ” tãng từ 17,3% lên 47,3%.

“Sinh hoạt thôn xóm” và “sinh hoạt tổ đội sản xuất” là những hoạt động có

tính chất gắn bó cộng đồng và giúp người dân học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sống,

kinh nghiệm sản xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy trýớc khi gia đình có người di

cư mùa vụ, phần lớn các hộ đều do “cả hai vợ chồng” cùng đảm nhiệm loại việc này

(lần lýợt là 42,3% và 45%), nhưng tỉ lệ đó đã giảm xuống trong khi gia đình có

người di cư (týõng ứng là 10,7% và 11%). Vai trò của người vợ tãng lên nhanh

chóng, từ 31,3% lên 78,3% đối với loại việc “sinh hoạt thôn xóm” và từ 24% lên

81% đối với loại việc “sinh hoạt tổ, đội sản xuất”. Như vậy, cùng với quá trình di cư

mùa vụ, người vợ gánh thêm nhiều việc và nhiều trách nhiệm hõn trong gia đình.

Trong loại việc “liên hệ với chính quyền”, 86% do “cả hai vợ chồng” cùng

đảm nhiệm, tỉ lệ này giảm xuống còn 12,7% trong khi gia đình có người di cư mùa

vụ. Vai trò của người vợ một lần nữa lại tãng lên nhanh chóng từ 4,7% lên 61, 7%.

Mặc dù sự tham gia các việc họ hàng, cộng đồng của cả hai vợ chồng trong gia

đình có người di cư mùa vụ không được đầy đủ và liên tục nhưng khác với di cư lâu

dài, khoảng cách và thời gian di cư ngắn giúp người di cư mùa vụ có thể dễ dàng về

thãm nhà và giữ mối liên hệ với cộng đồng týõng đối chặt chẽ. Do đó, khi đánh giá

về thời gian quen việc và mức độ khó của loại việc họ hàng, cộng đồng, phần lớn

người trả lời cho biết họ thích nghi khá nhanh và thấy không quá khó khãn.

Bảng 4.16: Mức độ khó và thời gian quen việc khi đảm nhiệm thay việc họ hàng, cộng đồng của người ở nhà.

Page 120: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

113

Mức độ khó khi đảm nhiệm thay

TổngKhá khó

Bình

thườngDễ Khác

Thời gian

quen việc

họ hàng,

cộng đồng

Làm

quen

được

ngay

N 18 73 20 6 117

%

30,0 42,2 39,2 37,5 39,0

Dýới 1

tháng

N 40 94 30 9 173

% 66,7 54,3 58,8 56,2 57,7

Trên 1

tháng

N 2 5 1 1 9

% 3,3 2,9 2,0 6,2 3,0

Khác N 0 1 0 0 1

% 0,0 0,6 0,0 0,0 0,3

Tổng N 60 173 51 16 300

% 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0(Mức ý nghĩa thống kê: p<0,05)

Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Bảng 4.16 chỉ rõ: Phần lớn các hộ gia đình mất thời gian týõng đối ngắn để

làm quen và thích nghi với việc họ hàng, cộng đồng. Đa số các hộ đánh giá loại việc

này ở mức “dễ” và “bình thường”, một phần nhỏ đánh giá “khá khó”, không có hộ

nào cho rằng loại việc này là “khó”.

57,6% người trả lời (173/300 hộ) đánh giá thấy “bình thường” khi đảm nhiệm

thay các loại việc họ hàng, cộng đồng; trong đó, 42,1% (73/173 hộ) có thể “làm quen

được ngay”, 54,3% cho rằng họ phải mất “dýới 1 tháng” để thích nghi với công việc.

20% người trả lời (60/300 hộ) đánh giá đảm nhiệm thay việc họ hàng, cộng

đồng là “khá khó”, trong đó, 30% (18/60 hộ) có thể làm quen việc được ngay,

66,7% người trả lời (40/60 hộ) mất “dýới 1 tháng” để thích nghi với công việc.

17% người trả lời (51/300 hộ) cho rằng đảm nhiệm thay việc họ hàng, cộng

đồng là dễ dàng. Trong đó, 39,2% (20/51 hộ) “làm quen được ngay”, 58,8% (30/51

hộ) mất “dýới 1 tháng” để quen với công việc.

Tóm lại, trýớc khi gia đình có người di cư mùa vụ, việc họ hàng, cộng đồng

đều có sự chung tay của cả hai vợ chồng, nhưng sau khi một trong hai người đi làm

xa nhà, loại việc này chuyển sang người vợ là chủ yếu. Vai trò của người chồng

Page 121: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

114

trong hầu hết loại việc liên quan đến họ hàng và cộng đồng đều giảm. Các gia đình

có thời gian thích nghi và làm thay các loại việc họ hàng, cộng đồng týõng đối

ngắn, họ đánh giá loại việc này không quá khó khãn khi thực hiện.

4.5. NHẬN ĐỊNH VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA DI CƯ MÙA VỤ ĐẾN GIA ĐÌNH

Các cuộc điều tra về di cư có quy mô lớn nhất cả nýớc gồm: Điều tra về di cư

Việt Nam nãm 2004; Điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ 2014: Di cư và đô thị hoá ở

Việt Nam; Điều tra di cư nội địa quốc gia nãm 2015 đều chỉ tập trung vào việc tìm

hiểu và phân tích các những khó khãn của người di cư tại điểm đến đô thị, mà hầu

như không đi sâu tìm hiểu những bãn khoãn, lo lắng của người di cư về gia đình ở

quê nhà trýớc khi xuất cư.

Thực tế cho thấy di cư nông thôn – đô thị là hoạt động sống mang tính chất

tích cực, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân. Hõn

nữa, quá trình đó còn có thể tạo ra môi trýờng bình đẳng giới khi làm tãngquyền

quyết định và vai trò của người ở nhà đối với nhiều loại việc mà trýớc kia họ hầu

như không làm. Tuy nhiên, di cư cũng tạo ra những hệ luỵ khi gia đình nông thôn

thiếu vắng một hay một vài lao động chính. Gia đình sẽ phải phân công lại lao động,

tổ chức lại cuộc sống, các thành viên phải tập thích nghi với kiểu tổ chức mới, áp

lực vai trò giới trở nên nặng nề hõn với người ở lại, sự thiếu vắng vai trò của người

bố, người mẹ có thể ảnh hýởng đến tâm sinh lý con cái và cha mẹ già ở nhà.

4.5.1. Tác động đến mối quan hệ vợ - chồng

Lý thuyết “chiến lược hộ gia đình” cho rằng việc ra quyết định di cư không

hoàn toàn từ quan điểm của cá nhân mà luôn dựa trên những cân nhắc và ýu tiên

của toàn gia đình. Trong các phân tích trýớc, các hộ gia đình tham gia điều tra đều

là những hộ có vợ hoặc chồng di cư mùa vụ, họ đều có sự cân nhắc dựa trên những

tiêu chí nhất định và đi đến thống nhất ý kiến của cả hai vợ chồng trýớc khi ra quyết

định di cư.

4.5.1.1. Những bãn khoãn, lo lắng

Khác với di cư lâu dài, người di cư mùa vụ thường không di chuyển quá xa

nên họ cũng dễ dàng hõn khi muốn trở về nhà. Tuy nhiên, sự thiếu vắng vai trò của

người vợ hoặc người chồng trong gia đình có thể nảy sinh nhiều vấn đề và làm xuất

hiện các trạng thái tình cảm tích cực, tiêu cực.

Page 122: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

115

Bảng 4.17 cho biết nhận định của người trả lời về mối quan hệ vợ chồng dýới

tác động của di cư mùa vụ. Phần đông các ý kiến đều đánh giá tích cực về các vấn

đề phát sinh trong quan hệ giữa vợ và chồng khi người kia đi làm ãn xa nhà:

63% người trả lời đồng tình với nhận định “Cả người đi xa và người ở nhà đều

vất vả nên thýõng nhau hõn”, trong khi đó 45,7% đồng ý với nhận định “vợ chồng

trao đổi việc nhà bình đẳng hõn”, 18,7% “không đồng ý” với nhận định này và

36,5% cảm thấy “phân vân”. Thực tế cho thấy, quá trình di cư có thể thay đổi nhận

thức, hành vi của cá nhân người di cư và gia đình họ. Thông qua việc đảm nhiệm

thay các công việc của người di cư, các định kiến về giới có thể sẽ thay đổi theo

chiều hýớng tích cực, người chồng sẵn sàng chia sẻ các công việc mà trýớc kia họ

chưa bao giờ làm, người vợ sẽ có thêm quyền quyết định trong gia đình khi chồng

di cư mùa vụ.

“Thường hai vợ chồng không bàn bạc nhiều như trýớc kia vì anh ở xa có

bàn bạc cũng không ra vấn đề, nói nhiều chỉ tốn tiền điện thoại. Vợ anh

gọi điện thông báo rồi thường là tự vợ anh quyết định...Mình đi xa nhà,

mọi việc đến tay vợ, còn thắc mắc làm gì, vợ anh tự biết phải lo việc gì”

(Phỏng vấn sâu số 16, anh P, 39 tuổi, gia đình có chồng di cư – vợ ở nhà,

thôn Câu Hạ B, Quang Trung).

Mặc dù vậy, đối với nhiều người, định kiến giới vẫn tồn tại ở những cấp độ

khác nhau. So sánh với gia đình không có người di cư mùa vụ cho thấy quan niệm về

vai trò giới của người trả lời týõng đối khác biệt so với đánh giá chung của gia đình

có người di cư. Khi hỏi về phân công việc nội trợ, dọn dẹp nhà cửa trong gia đình,

người trả lời cho biết:

“Việc nhà thì hai vợ chồng cùng làm, trừ việc quét dọn, đi chợ nấu ãn thì vợ

anh làm, đấy là việc của đàn bà” (Phỏng vấn sâu số 02, anh L, 41 tuổi, gia

đình không có người di cư mùa vụ, thôn Tân Trung, Quang Trung”.

“Thường là vợ tôi làm cả, đi chợ dọn dẹp nấu nýớng đều do vợ tôi làm”

(Phỏng vấn sâu số 03, ông Th, 54 tuổi, gia đình không có người di cư

mùa vụ, thôn Câu Đông, Quang Trung).

Bảng 4.17: Ý kiến nhận định của người trả lời về ảnh hýởng của di cư mùa vụtới quan hệ vợ chồng theo giới tính người trả lời

Những nhận địnhÝ kiến nhận

định củangười trả lời

Nam Nữ Tổngsố

Tỉ lệN % N %

Page 123: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

116

1. Cả người đi xa và người ở nhà đều vất vả nên thýõng nhau hõn.

1. Đồng ý 50

58,8 139

64,6 189 63,0

2. Không đồngý

0 0,0 0 0,0 0 0,0

3. Phân vân 35

41,2 76 35,4 111 37,0

Tổng số 85

100,0

215

100,0

300 100,0

2. Vợ chồng trao đổi việc nhà bình đẳng hõn.

1. Đồng ý 45

52,9 92 42,8 137 45,7

2. Không đồngý

14

16,5 42 19,5 56 18,7

3. Phân vân 26

30,6 81 37,7 107 35,6

Tổng số 85

100,0

215

100,0

300 100,0

3. Cảm thấy nghịch cảnhkhi vợ/chồng xa nhà.

1. Đồng ý 31

36,5 76 35,3 14 4,7

2. Không đồngý

28

32,9 82 38,1 265 88,3

3. Phân vân 26

30,6 57 26,5 21 7,0

Tổng số 85

100,0

215

100,0

300 100,0

4. Nghi ngờ người đi làm xa.

1. Đồng ý 10

11,7 49 22,8 107 35,7

2. Không đồngý

49

57,6 140

65,1 110 36,7

3. Phân vân 26

30,6 26 12,1 83 27,6

Tổng số 85

100,0

215

100,0

300 100,0

5. Vợ/chồng đi làm xa dễnhiễm thói hý tật xấu.

1. Đồng ý 35

41,2 49 22,8 59 19,7

2. Không đồngý

15

17,6 140

65,1 189 63,0

3. Phân vân 35

41,2 26 12,1 52 17,3

Tổng số 8 100, 21 100, 300 100,

Page 124: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

117

5 0 5 0 0

6. Hai vợ chồng khó thống nhất ý kiến với nhau.

1. Đồng ý 14

16,5 40 18,6 147 49,0

2. Không đồngý

45

52,9 93 43,2 62 20,7

3. Phân vân 26

30,6 82 38,1 91 30,3

Tổng số 85

100,0

215

100,0

300 100,0

Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

88,3% người trả lời “không đồng ý” với nhận định “cảm thấy nghịch cảnh

khi vợ chồng xa nhau”, kết quả này týõng đối dễ hiểu khoảng cách và thời gian

của di cư mùa vụ týõng đối ngắn so với các hình thức di cư khác. Mặc dù vậy,

tâm lý bất an, nghi ngờ người đi làm xa vẫn tồn tại ở những mức độ khác nhau.

35,7% người trả lời “đồng ý” với nhận định “nghi ngờ người đi làm xa”,

27,6% cảm thấy “phân vân”. Đây là tâm lý chung của người chồng và người vợ khi

bạn đời của mình không thường xuyên bên cạnh.

“Hồi mới lấy nhau hai vợ chồng cãi nhau suốt vì chuyện này đấy chị ạ,

chồng em không cho em đi, bảo ngoài này phức tạp, sợ ra lại chơi bời vớ

vẩn, ra đó không ai quản được. Tận giờ thỉnh thoảng anh ấy vẫn hục

hặc, ghen bóng ghen gió, nhất là lúc nào nhắn tin hay gọi điện mà em

không trả lời ngay là cáu điên lên. Nhưng mới lấy nhau, vốn liếng chưa

có, cũng phải có ít tiền thì mới sinh con được chứ.” (Phỏng vấn sâu số

18, em L, 24 tuổi, chạy bàn tại khu du lịch, thôn Cát Tiên, Quang Trung).

Về mặt lý thuyết, người vợ hay người chồng di cư là thử thách lớn đối với

sự bền vững của gia đình. Nhất là khi môi trýờng nông thôn và đô thị vô cùng

khác biệt. Do đó, người ở nhà thường có tâm lý lo sợ chồng hay vợ dễ nhiễm

thói hý, tật xấu ở đô thị. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu về di cư mùa vụ có sự

khác biệt so với kết luận chung của di cư lâu dài với 19,7% người trả lời “đồng

ý” và 63,0% người trả lời “không đồng ý” với nhận định “Vợ/chồng đi làm xa dễ

nhiễm thói hý tật xấu”.

Page 125: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

118

Một trở ngại khác của di cư là việc hai vợ chồng khó thống nhất ý kiến với

nhau. Nếu như trong các gia đình không có người di cư mùa vụ, các phỏng vấn sâu

cho thấy hai vợ chồng luôn có sự phân công công việc, bàn bạc, thống nhất ý kiến

với nhau dễ dàng – thì gia đình có người di cư mùa vụ, vấn đề này gặp trở ngại bởi

sự vắng mặt của người di cư. Kết quả nghiên cứu trong bảng 4.17 cho thấy 49%

người trả lời “đồng ý” với nhận định “hai vợ chồng khó thống nhất ý kiến với

nhau”, 30,3% người trả lời cảm thấy “phân vân”, chỉ có 20,7% “không đồng ý” với

nhận định này.

4.5.1.2. Tác động đến tình cảm vợ - chồng

Di cư thường gây nhiều lo lắng cho người ở lại về nguy cõ phai nhạt tình cảm

vợ chồng. Sự khác biệt trong đời sống và chuẩn mực đạo đức giữa nông thôn và đô

thị khiến cho người ở nhà càng thêm bận tâm. Tuy nhiên, di cư mùa vụ cùng những

đặc trýng của hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu có sự khác biệt so với các nhận

định về di cư nói chung.

Bảng 4.18 cho thấy: phần lớn các hộ gia đình tham gia điều tra đều đánh giá

tích cực về tình cảm vợ chồng khi gia đình có người di cư mùa vụ, 1/3 trong số đó

có những bãn khoãn lo lắng khi vợ hoặc chồng xa nhà. Kết quả này týõng đối dễ

hiểu khi hõn một nửa số người trả lời cho biết họ thường di chuyển khoảng cách

gần và lựa chọn phương án “đi về trong ngày”.

58,6% người trả lời cho rằng tình cảm vợ chồng không có gì thay đổi trong khi gia

đình có người di cư với ý kiến đánh giá của 55,3% số nam giới và 60,0% số nữ giới.

15,3% người trả lời khẳng định tình cảm vợ chồng họ vẫn rất “thuận lợi”, không

gặp trở ngại gì, với ý kiến đánh giá của 15,3% số nam giới và 15,3% số nữ giới.

25,6% người trả lời nhận xét tình cảm vợ chồng gặp khó khãn sau khi một

trong hai người đi làm xa nhà, với ý kiến đánh giá của 29,4% số nam giới và

24,2% số nữ giới.

Bảng 4.18: Ý kiến của người trả lời về tình cảm vợ - chồng theo giới tính

Nam NữTổng số Tỉ lệ

N % N %1. Thuận lợi 13 15,3 33 15,3 46 15,32. Bình thường 47 55,3 129 60,0 176 58,6

Page 126: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

119

3. Khó khãn 25 29,4 52 24,2 77 25,64. Khác 0 0,0 1 0,5 1 0,3Tổng 85 100,0 215 100,0 300 100

Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Phỏng vấn sâu một số gia đình không có người di cư mùa vụ cho thấy: tình

cảm hai vợ chồng khá tốt đẹp, hai người luôn có sự týõng trợ ở những mức độ nhất

định trong mọi công việc của đời sống hàng ngày.

“Hai vợ chồng em cùng làm, vụ hè anh ấy làm là chính, còn vụ đông thì

hai vợ chồng cùng nhau làm...Nhà cửa thì cũng giúp dọn dẹp, sửa sang

các thứ, nhưng đi chợ, nấu nýớng thường em làm là chính....Vì sáng sớm

em đã phải lo mở hàng nên phần lớn đýa đón đứa nhỏ là chồng em

làm...” (Phỏng vấn sâu số 04, chị H, 32 tuổi, gia đình không có người di

cư mùa vụ, mở quán nýớc gần1 công ty may thuộc địa bàn thôn Bạch

Câu, xã Quang Trung, An Lão).

“Hai vợ chồng cùng ở nhà, cùng làm ãn dạy dỗ con cái vẫn tốt hõn là

vắng nhà” (Phỏng vấn sâu số 02, anh L, 41 tuổi, gia đình không có

người di cư mùa vụ, thôn Tân Trung, Quang Trung)

Đánh giá về vấn đề tình cảm vợ chồng khi xa cách, ý kiến của người trả

lời ở những gia đình có người di cư mùa vụ cho thấy điểm týõng đồng với

những ý kiến trong phỏng vấn sâu của những người trong gia đình không có

người di cư.

“Lúc nào đi làm quá xa, tầm 30 cây đổ lên thì anh mới trọ lại cùng mấy

đứa bạn, còn không là đi đi về về” (Phỏng vấn sâu số 17, anh Đ, 38 tuổi,

thợ xây, thôn Câu Đông, Quang Trung”.

“Em chỉ vắng nhà tầm tháng 5 đến tháng 10 thôi, còn lại ở nhà suốt.

Nên trồng cấy gì em vẫn phải làm đều, tuy không thông thạo như bố mẹ

chồng nhưng hai vợ chồng em vẫn làm cùng ông bà mọi việc” (Phỏng

vấn sâu số 18, em L, 23 tuổi, nhân viên nhà hàng, thôn Cát Tiên, Quang

Trung).

Page 127: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

120

4.5.1.3.Vấn đề bình đẳng giới giữa hai vợ - chồng

Lý thuyết về vai trò giới cho rằng: i) khi người có quyền quyết định chính

trong gia đình di cư (thông thường là người chồng) sẽ làm tăng vai trò và quyền

quyết định của một thành viên khác trong gia đình (thông thường là người vợ); ii)

Khi người có địa vị thấp hơn di cư và trở thành người đóng góp kinh tế chủ yếu cho

gia đình (như người vợ) sẽ nảy sinh yêu cầu điều chỉnh vị trí quyền lực và sắp xếp

lại các mối quan hệ trong gia đình [137]. Các phân tích trýớc cũng chỉ rõ phần lớn

người di cư mùa vụ trên địa bàn nghiên cứu là nam giới, số gia đình có chồng di cư,

vợ ở nhà chiếm hõn một nửa.

Biểu 4.7: Ý kiến của người trả lời về bình đẳng giới giữa hai vợ chồng

Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Biểu 4.7 chỉ rõ 46,3% người trả lời nhận xét từ khi gia đình có người di cư mùa

vụ, mối quan hệ giữa hai vợ chồng tiến bộ hõn một chút, trong khi đó, 24% người trả

lời cho biết mối quan hệ giữa hai vợ chồng cải thiện hõn nhiều, 20,3% khẳng định

“không thay đổi gì” và tỉ lệ thấp 9,3% nhận xét mối quan hệ trở nên xấu đi.

Những tiến bộ đáng kể trong mối quan hệ giữa vợ và chồng bao gồm: thay đổi

trong vị thế (nhờ những đóng góp về kinh tế), thay đổi trong quyền quyết định và

thay đổi trong cách đối xử. Phỏng vấn sâu trýờng hợp nữ giới di cư ra đô thị bán

buôn hàng rau củ theo mùa, chị cho biết nhờ những đóng góp chủ yếu về kinh tế mà

quan hệ vợ chồng chị có sự thay đổi rõ rệt, vị thế và vai trò của chị trong gia đình

Page 128: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

121

ngày càng tốt hõn. Khi được hỏi về người ra quyết định chính trong gia đình, chị

nhận xét:

“Chồng chị là chính, nhưng vẫn phải hỏi ý kiến chị. Trước kia thì chẳng

thèm hỏi han gì đâu, việc họ việc hiếc cứ bảo đóng góp bao nhiêu là lôi

tiền của nhà đi chả thèm nói vợ 1 câu, lắm khi điên cả người mà không

làm gì được. Nhưng mấy năm nay chị đi buôn bán đó đây, kinh tế gia

đình mình lo là chủ yếu nên gì cũng phải hỏi. Chị nói thật là phụ nữ phải

có tiền, mình phải làm ra tiền mới được, không thì chồng nói gì phải

nghe đấy” (Phỏng vấn sâu số 15, chị H, 38 tuổi, thôn Cẩm Văn, Quốc

Tuấn).

Tuy vậy, không phải mối quan hệ vợ - chồng nào cũng phát triển theo hýớng

bình đẳng khi gia đình có người di cư mùa vụ.

“Vừa rồi về kêu chán đầm điếc rồi, muốn theo bạn bè ra Đình Vũ làm

đá, mình cũng chẳng thích thú gì nhưng nếu can là lão ấy lại khùng

lên, tính lão ấy cục lắm, nói gì là vợ phải nghe, không nghe là ăn chửi.

Đi làm thì có tiền đấy nhưng hai vợ chồng cãi nhau suốt nên cũng

chán” (Phỏng vấn sâu số 11, chị Th, 38 tuổi, gia đình có chồng di cư –

vợ ở nhà, thôn Bạch Câu, Quốc Tuấn).

4.5.2. Tác động của di cư mùa vụ đến đời sống gia đình.

4.5.2.1. Nhận định sự tác động của di cư mùa vụ đến tổ chức đời sống gia đình.

Raveinstein và Everett S.Lee khi xây dựng mô hình “hút – đẩy” trong di cư

lâu dài cùng chung nhận định lực hút lớn nhất ở nõi đến đó chính là vấn đề việc làm

và thu nhập [125]. Lý thuyết “chiến lược hộ gia đình” cũng khẳng định các quyết

định di cư đều dựa trên các cân nhắc, tính toán kỹ càng (chủ yếu là vấn đề so sánh

thu nhập) với sự đồng thuận của các thành viên chủ chốt trong gia đình [117].

Các tác động tích cực về mặt kinh tế của hoạt động di cư thường rất rõ ràng,

trong khi đó, việc đánh giá các tác động tiêu cực của nó đối với tổ chức đời sống gia

Page 129: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

122

đình lại týõng đối phức tạp. Quá trình di cư càng lâu dài, thách thức đặt ra với tổ

chức đời sống gia đình càng lớn vì theo đó có thể dẫn đến sự chia ly giữa các thành

viên trong gia đình cũng như mối quan hệ giữa người di cư và người ở lại dần trở

nên lỏng lẻo.

Bảng 4.19: Ý kiến nhận định của người trả lời về ảnh hýởng của

di cư mùa vụ tới tổ chức đời sống gia đình theo giới tính người trả lời

Những nhận định

Ý kiếnnhận địnhcủa người

trả lời

Nam Nữ Tổngsố

Tỉ lệN % N %

1. Vợ chồng đi làm ãn xa có thu nhập cải thiện đời sống gia đình.

1. Đồng ý 79 92,9 196 91,2 275 91,72. Khôngđồng ý

0 0,0 0 0,0 0 0,0

3. Phânvân

6 70,1 19 8,8 25 8,3

Tổng số 85 100,0

215 100,0

300 100,0

2. Người đi làm ãn xa mở mang đầu óc và giúp ích cho sản xuất và đời sống gia đình.

1. Đồng ý 71 83,2 193 89,8 264 88,02. Khôngđồng ý

1 1,2 3 1,4 4 1,3

3. Phânvân

13 15,3 19 8,8 32 10,7

Tổng số 85 100,0

215 100,0

300 100,0

3. Người ở nhà đảm đang, lo toan việc nhà tốt hõn.

1. Đồng ý 48 56,5 105 48,8 153 51,02. Khôngđồng ý

20 23,5 45 21,0 65 21,7

3. Phânvân

17 20,0 65 30,2 82 27,3

Tổng số 85 100,0

215 100,0

300 100,0

4. Người đi làm xa bỏ bê một số công việc gia đình.

1. Đồng ý 29 34,2 82 38,1 111 37,02. Khôngđồng ý

28 32,9 77 35,8 105 35,0

3. Phânvân

28 32,9 56 26,0 84 28,0

Page 130: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

123

Tổng số 85 100,0

215 100,0

300 100,0

Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Tác động của di cư có thể xem xét ở các cấp độ khác nhau: từ cấp độ bản thân

đến gia đình và cộng đồng người di cư. Trong kết luận của nghiên cứu “Từ nông

thôn ra thành phố - tác động kinh tế - xã hội của di cư ở Việt Nam” với phần lớn số

người phỏng vấn cho biết di cư có tác động tích cực đến họ và gia đình, nhất là về

mặt kinh tế [31; tr.47 – 55].

Kết quả nghiên cứu từ bảng 4.19 cùng chung nhận định týõng tự khi 91,7%

người trả lời “đồng ý” với quan điểm “Vợ chồng đi làm ãn xa có thu nhập cải thiện

đời sống gia đình”, 8,3% người trả lời “phân vân”, không có người nào “không

đồng ý”. Các gia đình không có người di cư mùa vụ cũng có sự nhận định và đánh

giá tích cực về đời sống kinh tế của các gia đình có người di cư mùa vụ xung quanh

họ. Một nam giới 46 tuổi cho biết thu nhập từ nông nghiệp của gia đình anh có sự

thay đổi, gia đình mua thêm được nhiều vật dụng đắt tiền như tivi, xe máy nhưng

kinh tế gia đình không khá hõn so với những gia đình có người đi làm ãn xa.

“Mua thêm đồ dùng thì có tivi, xe máy, tôi muốn xây sửa lại cái nhà

nhưng kinh tế chưa đủ nên chưa làm được...Tôi cũng biết vài nhà, đi làm

xa kiếm tiền thì chắc chắn kinh tế họ phải khá hõn rồi...Thấy vài nhà sửa

sang, rồi xây nhà mới. Từ ngày cái làng này nhiều người đi làm ãn xa là

karaoke đinh tai nhức óc” (Phỏng vấn sâu số 08, anh D, 46 tuổi, gia đình

không có người di cư mùa vụ, thôn Tân Trung, Quang Trung).

Bên cạnh việc mang lại thu nhập, nhờ di cư mà người lao động còn có thể tiếp

thu được nhiều thông tin, nguồn kiến thức hay kinh nghiệm sống cần thiết ở đô thị,

qua đó, giúp ích cho gia đình và sản xuất ở quê hýõng. Bảng 4.18 cho thấy 88,0%

người trả lời “đồng ý” với nhận định “Người đi làm ãn xa mở mang đầu óc và giúp

ích cho sản xuất và đời sống gia đình”. Một phụ nữ di cư mùa vụ cho biết nhờ đi

làm ãn xa mà chị học được cách nấu các món ãn ngon, thay đổi cách ãn mặc và

cách nói chuyện.

“Trýớc kia cứ ru rú ở nhà chẳng biết gì, giờ ra xã hội mới biết nhiều

thứ...Em ra ngoài đây làm nhìn người ta làm các món ãn cũng học được ít

Page 131: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

124

nhiều...rồi cách ãn mặc, cách nói chuyện” (Phỏng vấn sâu số 18, em L, 24

tuổi, người di cư mùa vụ, thôn Câu Đông, Quang Trung”.

“Người ta nói mới biết quê mình nhà thì cũng to đấy mà hãm, người ta rủ

nhau lũ lượt trồng hoa, trồng dưa lưới, nuôi ba ba còn quê nhà mình thì

quanh năm suốt tháng có mấy sào ruộng đói móc họng ra. Hai năm trước

chị bàn với chồng đi thuê đất, thả cá với trồng cây ăn quả, hai vợ chồng còn

thay nhau đi học mấy lớp khuyến nông, thành ra nhiều khi toàn mang đồ của

nhà ra ngoài phố bán chứ cũng chả mất công buôn lại của ai.” (Phỏng vấn

sâu số 15, chị H, 38 tuổi, buôn bán nhỏ, thôn Cẩm Văn, Quốc Tuấn).

Trong nhiều nghiên cứu trước đây đểu đưa ra kết luận: việc di cư lao động

góp phần tạo ra môi trường bình đẳng giới. Phụ nữ có thể tăng khả năng độc lập,

tự tin và tự do hơn thông qua di cư của nam giới [54]; ngược lại, người đàn ông

có thể giảm sút vai trò kinh tế nhưng vai trò tái sản xuất của họ lại gia tăng khi

vợ vắng nhà [36].

Bảng 4.19 cho biết: 51% ngýõi trả lời đồng ý với nhận định “người ở nhà đảm

đang, lo toan việc nhà tốt hơn”, 28% cảm thấy “phân vân” và 21,7% khẳng định

“không đồng ý” với nhận định đó. Lưu ý là các hộ gia đình tham gia nghiên cứu đều

là những hộ gia đình hạt nhân, phần lớn không sống cùng bố mẹ, do đó, việc vợ

hoặc chồng di cư xa nhà chắc chắn sẽ để lại gánh nặng công việc lên người còn lại,

căng thẳng vai trò giới là điều khó tránh khỏi. Trao đổi với người dân họ cho biết

mọi công việc đều có thể làm thay, nhưng phần lớn đều khẳng định khối lượng việc

quá nhiều khiến họ nhiểu lúc rất mệt mỏi.

“Mọi việc dồn đến tay cả. Bình thường nếu ở nhà anh ấy còn đỡ đần

việc con cái, đồng ruộng, đi rồi chị phải tự xoay sở...Trước kia cày bừa

thì anh ấy lo, giờ hay vắng nhà thì chị phải thuê người làm cùng. Cả việc

gặt nữa, mệt lắm(Phỏng vấn sâu số 11, chị Th, 38 tuổi, gia đình có chồng

di cư mùa vụ – vợ ở nhà, thôn Bạch Câu, Quốc Tuấn).

“Lúc đi là vợ anh phải làm tất, bố mẹ hai bên đều có tuổi rồi không giúp

được nhiều. Lắm lúc cũng thương vợ nhưng biết làm sao được” (Phỏng

vấn sâu số 17, anh Đ, 38 tuổi, thợ xây, gia đình chồng di cư mùa vụ – vợ

ở nhà, thôn Câu Đông, Quang Trung).

Page 132: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

125

Biểu 4.8 dýới đây cho thấy hơn một nửa số nam giới (50,6%) và nữ giới

(58,1%) “đồng ý” với nhận định “người thân phải gánh thêm nhiều việc nhà”, số

người “phân vân” lần lượt là 28,2% đối với nam và 28,2% đối với nữ. Bên cạnh

đó, không ít ngýõi trả lời (15,3% nam giới và 21,2% nữ giới) khẳng định họ

“không đồng ý” với nhận định trên. Phỏng vấn nữ di cư làm việc chạy bàn theo

mùa ở khu du lịch, cho biết hết vụ làm sẽ trở về gia đình tham gia trồng cấy, giúp

việc nhà như cũ.

“Em chỉ vắng nhà tầm tháng 5 đến tháng 10 thôi, còn lại ở nhà suốt.

Nên trồng cấy gì em vẫn phải làm đều, tuy không thôn thạo như bố mẹ

chồng em nhưng hai vợ chồng vẫn làm cùng ông bà mọi việc” (Phỏng

vấn sâu số 18, em L, thôn Cát Tiên, Quang Trung).

Biểu 4.8: Đánh giá về khối lượng các loại việc làm thay

của người ở nhà theo giới tính người trả lời

Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Trao đổi ý kiến với trýờng hợp học sinh, là con trong gia đình có bố đi di cư mùa

vụ, mẹ ở nhà, em cho biết cảm thấy việc bố đi vắng là bình thường vì “vài ba tháng bố

em lại về. Lúc đi làm mà nhà em có việc thỉnh thoảng cũng vẫn về vài ba hôm. Vào các

dịp giỗ ông bà, các cụ, cả lúc gặt cũng về, tại mình mẹ em làm không hết” (Phỏng vấn

sâu số 13, em N, 17 tuổi, con của người di cư mùa vụ, thôn Tân Trung, Quang Trung).

Việc di cư trong thời gian và với khoảng cách ngắn giúp người di cư mùa vụ

duy trì được mối liên hệ thường xuyên với gia đình mình và họ có thể trở về nhà

ngay khi có việc. Tuy nhiên, điều đó cũng không tránh khỏi việc họ xao lãng hoặc

vắng mặt trong nhiều công việc của gia đình. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 34,2%

nam giới và 38,1% nữ giới nêu ý kiến “đồng ý” với nhận định “Người đi làm xa bỏ

Page 133: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

126

bê một số công việc gia đình”, số người cảm thấy “phân vân” lần lýợt là 32,9% đối

với nam giới và 26,0% đối với nữ giới. Nhiều gia đình cả hai vợ chồng đi làm vắng

nhà, phải thuê người cày cấy:

“Ngày mùa ngày vụ chúng nó cũng phải thu xếp làm, không thì phải

thuê người, như nãm ngoái phải thuê mấy công cấy với lại gặt. Bác ở nhà

trông con cho nó thì thời gian đâu nữa mà làm giúp. Mà không làm nổi nữa

thì đem cho thuê ruộng chứ không bỏ được”. (Phỏng vấn sâu số 12, bác B, 58

tuổi, có con trai làm bả sõn, con dâu làm công nhân thời vụ, thôn Cát Tiên,

Quang Trung).

4.5.2.2. Nhận định sự tác động của di cư mùa vụ đến các vấn đề khác.

Các gia đình không có người di cư mùa vụ cho biết họ quan sát thấy nhờ đi

làm ãn xa mà nhiều gia đình có đời sống kinh tế khá hõn trýớc, bản thân họ cũng

muốn ra ngoài kiếm thêm thu nhập, nâng cao đời sống vật chất gia đình nhưng

những trở ngại trong hoàn cảnh riêng và tâm lý bất an ngoài xã hội đã cản trở họ.

Một nam giới làm nông nghiệp chia sẻ: hoàn cảnh gia đình có bố mẹ tuổi đã cao,

bản thân 2 vợ chồng có 2 đứa con đang tuổi mới lớn nên dù được bạn bè rủ đi làm

xa nhưng hai vợ chồng quyết định không đi.

“Anh không thích, đi xa đi gần cũng là xa nhà là không thích rồi. Khó

quản con cái rồi khó lo chuyện nhà mình...xã hội giờ sợ lắm, không quản nó

chõi bời lêu lổng, không học hành gì thì sau này đời chúng nó khổ” (Phỏng

vấn sâu số 02, 41 tuổi, thôn Tân Trung, Quang Trung).

Trong trýờng hợp khác, một phụ nữ 32 tuổi mở một cửa hàng nýớc kiêm tạp

hoá nhỏ gần một công ty may trên địa bàn chia sẻ: gia đình chị biết thu nhập từ

nông nghiệp khó có thể làm đời sống gia đình khá hõn, chồng chị cũng muốn theo

bạn bè đi làm thêm nõi khác nhưng vì hai con còn nhỏ, cần người đýa đón, chãm

sóc, việc đồng ruộng cần người làm, bản thân chị bận việc bán hàng nên chồng chị

phải ở nhà giúp.

“Một vụ lúa làm rõ vất vả mà giá bán được vài nghìn một cân thóc, Nhà

em vẫn cấy hái, trồng màu vì có làm thì mới có hột gạo mà ãn, giờ cái gì cũng

phun thuốc độc hại, mình trồng mà ãn thì đảm bảo hõn...Thấy người ta đi làm

Page 134: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

127

thì chồng em cũng muốn đi nhưng lúc em rảnh không sao, lúc em bận thì lấy ai

lo cho 2 đứa, rồi còn các việc khác nữa, nên đành phải ở nhà” (Phỏng vấn sâu

số 04, chị H, 32 tuổi, thôn Bạch Câu, Quốc Tuấn).

Từ những chia sẻ trên có thể thấy con cái luôn là mối bận tâm lớn nhất của

cha mẹ, việc ra quyết định di cư luôn phải cân nhắc đến vấn đề con cái. Tuy

nhiên, nhìn nhận ở góc độ khác cũng cho thấy di cư mang lại thu nhập, góp

phần quan trọng vào việc thực hiện chức nãng giáo dục, chức nãng xã hội hoá

cá nhân trong thiết chế gia đình.

Bảng 4.20: Ý kiến nhận định của người trả lời về ảnh hýởng của di cư mùa vụtới các vấn đề khác của gia đình theo giới tính người trả lời

Những nhận định

Ý kiến nhận

định của người

trả lời

Nam Nữ Tổng

số

Tỉ lệN % N %

1. Có điều kiện lo cho

con cái học hành tốt

hõn

1. Đồng ý 2

8

32,9 71 33,0 292 97,3

2. Không đồng

ý

2

3

27,1 61 28,4 0 0,0

3. Phân vân 3

4

40,0 83 38,6 8 2,7

Tổng số 8

5

100,

0

21

5

100,

0

300 100,

0

2. Vợ/chồng đi làm xa

được làng xóm quý

mến hõn.

1. Đồng ý 2

7

32,0 71 33,0 99 33,0

2. Không đồng

ý

2

2

27,2 61 28,4 84 28,0

3. Phân vân 3

4

40,0 83 38,6 117 39,0

Tổng số 8

5

100,

0

21

5

100,

0

300 100,

03. Con cái khó dạy bảo

và dễ bị lôi kéo, hý

hỏng.

1. Đồng ý 2

0

23,6 59 27,4 79 26,3

2. Không đồng

ý

3

2

37,6 85 39,5 117 39,0

3. Phân vân 3 38,8 71 33,0 104 34,7

Page 135: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

128

3Tổng số 8

5

100,

0

21

5

100,

0

300 100,

0

4. Tâm lý bất an vì

thiếu vắng lao động

chính.

1. Đồng ý 2

0

23,5 41 19,1 61 20,3

2. Không đồng

ý

3

2

37,6 93 43,2 125 41,7

3. Phân vân 3

3

38,8 81 37,7 114 38,0

Tổng số 8

5

100,

0

21

5

100,

0

300 100,

0

Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Bảng 4.20 cho thấy: 97,3% người trả lời “đồng ý” với nhận định nhờ di cư

mùa vụ mà gia đình “có điều kiện lo cho con cái học hành tốt hơn”. Nhờ khoản

đóng góp của người di cư mà gia đình đầu tư được các trang thiết bị hiện đại như

máy tính, lắp đặt mạng để hỗ trợ con cái học hành, con cái họ có điều kiện vật chất

để tham gia các lớp học thêm, nâng cao kiến thức. Một học sinh cấp 3 trong gia

đình có bố di cư - mẹ ở nhà chia sẻ em có điều kiện đi học thêm ngoại ngữ, và ôn

thi các môn vào Đại học.

“Em có học thêm ngoại ngữ, qua Tết chắc em ra Trần Phú ôn mấy môn

Đại học...Bố mẹ em bảo tốn kém nhưng cố phải học, tiền nong có bố mẹ

lo” (Phỏng vấn sâu số 13, em N, 17 tuổi, thôn Tân Trung, Quang Trung).

Một phụ nữ di cư mùa vụ cho biết trong những năm qua, gia đình đã đầu tư

mua sắm được cho con cái một số trang thiết bị phục vụ việc học hành của con.

“Mấy năm nay mua thêm được cái xe máy, vừa rồi mua thêm cái xe đạp

điện cho con cái nó đi học cho nhanh, từ đây đến thị trấn học cũng cả chục

cây xa phết đấy. Rồi mua cho chúng nó cái máy tính, giờ học hành mà thiếu

cái đó là chết, mua máy tính lắp mạng cho chúng nó để có cái mà học”

(Phỏng vấn sâu số 15, chị H, 38 tuổi, thôn Cẩm Văn, Quốc Tuấn).

Tuy nhiên, sự vắng mặt trong gia đình của người di cư cũng ít nhiều sẽ tác động

đến sự phát triển của con cái. Năm 2009, Viện Xã hội học báo cáo kết luận đề tài “Di

Page 136: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

129

cư nội địa – Những tác động đến gia đình và thành viên ở lại” chỉ ra rằng di cư có thể

tạo thêm các điều kiện vật chất tốt hơn cho trẻ nhưng đồng thời cũng làm cho cha mẹ

sao nhăng công việc chăm sóc sự phát triển toàn diện của trẻ em. Nhiều trẻ em lớn

lên thiếu vắng tình cảm của bố mẹ, chỉ biết đến ông bà, nhiều trẻ em trong các gia

đình có bố mẹ di cư lâu dài học hành bị giảm sút, dễ bị lôi kéo và hư hỏng [116].

Kết quả nghiên cứu tại địa bàn cho thấy 26,3% người trả lời “đồng ý” với

nhận định gia đình có người di cư mùa vụ thì “con cái dễ bị lôi kéo hư hỏng”, 39%

“không đồng ý” và 34,7% cảm thấy “phân vân” với nhận định trên. Như vậy, kết

quả nghiên cứu về di cư mùa vụ tại địa bàn có sự khác biệt so với các kết luận của

loại hình di cư lâu dài, các gia đình cũng cho biết do họ có thể thường xuyên về

nhà và liên lạc với vợ hoặc chồng trong lúc đi vắng nên họ không quá lo lắng về

vấn đề con cái.

“Giờ chúng nó đang tuổi choai choai cũng lo đấy. Xã hội giờ kinh lắm,

đến như cái làng này giờ còn có kim tiêm vứt ngoài bờ ruộng thì biết rồi.

Anh vẫn bảo chúng nó mày mà tóc xanh tóc đỏ, tao thấy ngồi ở quán

game với mấy thằng mất dạy là tao giết. Nhưng may là mình đi làm cũng

không xa xôi gì, động tĩnh cái là về ngay nên cũng không phải lo gì lắm,

chúng nó thấy bóng bố còn sợ chứ vợ anh thì không ăn thua” (Phỏng vấn

sâu số 17, anh Đ, 38 tuổi, người di cư mùa vụ – vợ ở nhà, thôn Câu Đông,

Quang Trung).

Việc thiếu vắng lao động chính trong gia đình có thể gây nên tâm lý bất an, lo

lắng. Ngoài những lo lắng về con cái và tình cảm vợ chồng, còn là những nỗi lo về

thiếu nhân lực sản xuất, tình hình an ninh nhà cửa, thôn xóm, cha mẹ già...Từ thực

tế của địa bàn nghiên cứu, tất cả các gia đình chỉ có vợ hoặc chồng di cư mùa vụ

hoặc hai người thay phiên nhau đi làm xa trong khoảng thời gian ngắn, gia đình

luôn có sự chăm lo và hiện diện của vợ hoặc chồng. Do đó, đề tài chỉ tập trung làm

rõ nỗi lo về thiếu vắng lao động chính.

Kết quả từ bảng 4.20 cũng cho thấy: 41,7% người trả lời “không đồng ý” với

nhận định khi gia đình có người di cư mùa vụ sẽ xuất hiện “tâm lý bất an vì thiếu

Page 137: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

130

vắng lao động chính”, trong đó, 43,2% số nữ giới và 37,6% số nam giới nêu ý kiến.

38,0% người trả lời cảm thấy “phân vân” và 20,3% người trả lời “đồng ý” với nhận

định trên. Nhiều gia đình cho biết họ có cảm thấy lo lắng khi lao động chính đi làm

xa nhà, nhưng vì thời gian đi xa không lâu và một số lao động thường lựa chọn đi

về trong ngày nên không khiến cho người ở nhà quá bận tâm về sự vắng mặt của

người di cư mùa vụ.

Gia đình là thành tố cơ bản và quan trọng nhất trong cơ cấu làng xã nông thôn

Việt Nam. Trong cơ cấu này, gia đình – dòng họ - cộng đồng có mối quan hệ gắn

bó, phụ thuộc lẫn nhau. Đặt ở bối cảnh làng xã có nhiều người di cư mùa vụ, mối

quan hệ giữa các bên ít nhiều sẽ chịu sự tác động. Bảng 4.18 cho thấy các đánh giá

của người trả lời về mối quan hệ giữa gia đình và làng xóm, 39% người trả lời cảm

thấy “phân vân” với nhận định gia đình có người di cư mùa vụ sẽ được “làng xóm

quý mến hơn” (trong đó, 40% số nam giới và 38,6% số nữ giới nêu ý kiến), 33%

người trả lời “đồng ý” và 28% người trả lời “không đồng ý” với nhận định trên.

Như vậy, kết quả nghiên cứu có sự phân tán.

Qua trao đổi thực tế với các gia đình không có người di cư mùa vụ có thể phần

nào biết được thái độ của họ đối với những gia đình có người di cư mùa vụ. Họ đều

khẳng định sự phát triển kinh tế của các gia đình có người di cư, nhưng mặt khác,

họ cũng nêu ý kiến về những điều họ không hài lòng với hàng xóm của mình.

“Từ ngày cái làng này nhiều người đi làm ăn xa là karaoke đinh tai

nhức óc”. (Phỏng vấn sâu số 8, ông D, 46 tuổi, thôn Tân Trung, Quang

Trung).

“Trước có việc sang nhà nhau giúp nấu nướng, dọn dẹp, đổi công cấy

hái cho nhau nữa. Chứ giờ của một đồng công 1 nén, gì cũng quy ra tiền

tươi thóc thật nên nó khác lắm...Đấy là em cảm giác thế, vì giờ cái gì mở

mồm ra cũng nói tiền tiền. Em mang sang cho con cá ở ao nhà, chị ấy

bảo ngoài phố cá này mấy chục nghìn 1 cân. Nói chuyện với nhau là chê

quê mình chỗ này bẩn, chỗ kia xấu, chả rõ đang sống ở đâu nữa.”

(Phỏng vấn sâu số 01, chị Th, 33 tuổi, thôn Cẩm Văn, Quốc Tuấn).

Page 138: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

131

4.5.2.3. Sắp xếp, phân công lại lao động khi người di cư mùa vụ trở về

Khác với di cư lâu dài, di cư mùa vụ nông thôn – đô thị diễn ra trong khoảng

cách không gian và thời gian tương đối ngắn, người di cư sau khi kết thúc công việc

ở đô thị sẽ trở về gia đình và tiếp tục với các công việc ở quên nhà. Quá trình di cư

đi và di cư quay lại luôn đặt ra đòi hỏi về việc phân công lại lao động, sắp xếp lại

các công việc của gia đình.

Nếu như các gia đình không có người di cư, mọi sự phân công lao động luôn

trong một trật tự nhất định và duy trì suốt thời gian dài, hầu như không có sự thay

đổi vai trò nào đặc biệt – thì trong các gia đình có người di cư mùa vụ, sự sắp xếp,

thay đổi diễn ra tương đối thường xuyên khi người di cư trở về.

Biểu 4.9 cho thấy 36% người trả lời đánh giá khi người di cư trở về “một vài

việc trở lại như cũ, một vài việc tiếp tục như lúc có người đi di cư mùa vụ”, 35,3%

người trả lời nhận xét nhờ có di cư mùa vụ mà “mọi người trong gia đình cảm thấy

dễ thay thế công việc của nhau hơn”, 19,7% người trả lời cho rằng mọi việc trong

gia đình “trở lại như cũ ngay” khi người di cư mùa vụ trở về, chỉ có 9% người trả

lời cho biết “rất khó sắp xếp cho công việc suôn sẻ như trước”.

Biểu 4.9: Sắp xếp, phân công việc trong gia đình khi

người di cư mùa vụ trở về

Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015

Từ biểu 4.9 có thể thấy phần lớn người trả lời có nhận định tích cực đối với

vấn đề sắp xếp, phân công lại lao động trong gia đình khi người di cư mùa vụ trở

Page 139: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

132

về. Đặt trong mối quan hệ với các phân tích trước về đặc trưng di cư mùa vụ, nhận

định về tác động của di cư mùa vụ đối với đời sống gia đình...thì kết quả trên là

tương đối dễ hiểu. Gia đình có người di cư mùa vụ làm quen và thích nghi tương

đối tốt với việc thiếu vắng lao động chính trong thời gian ngắn và người ở lại hoàn

toàn có thể đảm nhiệm được công việc của người di cư cho dù bước đầu họ có gặp

khó khăn.

Trao đổi về những khó khăn trong việc thay thế người vợ đi di cư mùa vụ, một

nam giới cho biết ông đã quen thuộc với việc đồng ruộng, chăn nuôi nên đảm nhiệm

thay phần việc của vợ không gặp trở ngại gì lớn. Hơn nữa, khi vào mùa vụ cần nhân

lực, vợ ông đôi lúc vẫn về nhà phụ giúp cùng gia đình.

“Đồng ruộng cũng được vài sào, nông nghiệp thì cũng chẳng khó gì vì

ông bà làm sao mình làm vậy...Nhà chú vài con gà ra thì không nuôi gì

khác, còn hoa màu thì tuỳ vụ, tuỳ loại. Mỗi loại có cái vất vả riêng chứ

không có gì khó.” (Phỏng vấn sâu số 14, ông T, 52 tuổi, thôn Đâu Kiên,

Quốc Tuấn).

Tóm lại, di cư mùa vụ đặt ra đòi hỏi phải sắp xếp, tổ chức lại đời sống gia đình

và quá trình di cư trở lại cũng yêu cầu những hoạt động tương tự. Qua đó, các vai trò

trong gia đình có sự thay đổi, người ở nhà sẽ chịu trách nhiệm và ra quyết định nhiều

hơn đối với các loại việc gồm sản xuất – kinh doanh, việc nhà - nội trợ, chăm sóc con

cái và bố mẹ già, dòng họ và cộng đồng; người di cư mùa vụ giảm các vai trò khác

trong gia đình nhưng vai trò kinh tế, trụ cột kinh tế được gia tăng và củng cố.

Tiểu kết chương 4

Quá trình di cư mùa vụ nông thôn - đô thị thực chất là quá trình mang tính xã

hội. Qua quá trình đó, người dân nông thôn tiếp xúc với xã hội đô thị và tích lũy cho

bản thân cả nguồn vốn vật chất cùng những tri thức từ đô thị. Nguồn tích lũy đó

được chuyển tải về địa phương, về các hộ gia đình thông qua những đóng góp của

người di cư đối với việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Với lực lượng đông đảo lao

động (chủ yếu là nam giới) di cư mùa vụ trên địa bàn 2 xã Quang Trung và Quốc

Page 140: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

133

Tuấn, hoạt động di cư mùa vụ đã tạo ra những thay đổi về vai trò giới trong gia đình

trên 4 lĩnh vực sau:

Hoạt động sản xuất kinh doanh (chủ yếu là sản xuất nông nghiệp): Gắn với

quá trình di cư mùa vụ của hơn một nửa số gia đình có chồng di cư – vợ ở nhà, vai

trò giới dần chuyển giao sang người phụ nữ. Ngay cả khi hai vợ chồng cùng di cư

nhưng khác thời điểm thì phần lớn các loại việc sản xuất cũng do người phụ nữ đảm

trách. Người chồng chủ yếu thực hiện các loại việc nặng nhọc như cày ruộng hoặc

phun thuốc trừ sâu, họ làm thay vợ các loại việc khác khi vợ di cư nhưng có xu

hướng mua hoặc thuê mướn lao động làm một số loại việc mà họ không thông thạo

như gieo mạ và cấy.

Hoạt động nội trợ và việc nhà: vì phần lớn gia đình có người di cư mùa vụ trên

địa bàn là nam giới nên loại việc này trước và sau khi di cư đều do người phụ nữ

đảm nhiệm chính. Hầu hết phụ nữ đều thích nghi với loại việc này ngay lập tức vì

họ vốn quá quen thuộc, nhưng nam giới gặp khó khăn (thường trên dưới 1 tháng) để

làm quen và thích nghi khi người vợ đi làm xa nhà.

Hoạt động chăm sóc con cái và cha mẹ già: trước khi gia đình có người di cư

mùa vụ, sự tham gia của hai vợ chồng vào hầu hết các loại việc là tương đối lớn.

Nhưng sau khi gia đình có người di cư mùa vụ, phần lớn các loại việc như chăm sóc

và dạy con học bài, đi họp phụ huynh cho con, hỏi han, trò chuyện với bố mẹ già

đều do người phụ nữ trong gia đình đảm nhiệm chính. Người chồng chủ yếu phụ

giúp vợ các việc như chăm sóc con lúc ốm và chu cấp kinh tế cho bố mẹ già. Trong

các loại việc chăm sóc con cái đã xuất hiện vai trò của ông bà nội ngoại hai bên.

Trong việc chăm sóc bố mẹ già đã xuất hiện vai trò của người thân (anh chị em của

hai vợ chồng).

Hoạt động dòng họ và cộng đồng: Trước khi gia đình có người di cư mùa vụ,

các việc họp họ, cúng giỗ, tham gia các tổ đội sản xuất đều có sự chung tay chung

sức của cả hai vợ chồng – nhưng vai trò giới đã thay đổi chuyển dần sang người vợ

khi gia đình có người đi di cư mùa vụ, một số loại việc (họp họ, hiếu hỉ) xuất hiện

Page 141: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

134

sự tham gia của người thân, họ hàng (chủ yếu là bố mẹ của hai vợ chồng gia đình di

cư mùa vụ).

Quyền quyết định các vấn đề trong gia đình diễn ra theo chiều hướng bình

đẳng giới. Cùng với sự vắng mặt của người chồng, người vợ có quyền ra quyết định

nhiều hơn, thông thường người di cư cũng tham gia vào việc ra quyết định nhưng vì

họ không ở nhà nên quyền quyết định phần lớn do người ở nhà (người vợ) đảm

nhiệm.

Phần lớn người trả lời cho biết nhưng ý kiến đánh giá tích cực về tác động

kinh tế của di cư đến đời sống gia đinh như: thu nhập cao hơn, có điều kiện lo cho

con cái học hành...bên cạnh đó, người trả lời cũng có cái nhìn tích cực đối với mối

quan hệ vợ - chồng khi nhiều ý kiến cho biết quan hệ giưa hai vợ chồng bình đẳng

hơn, dễ trao đổi công việc hơn. Tuy nhiên, họ cũng có những đánh giá tiêu cực về

tác động của di cư mùa vụ đến phân công lao động trong gia đình, nhiều ý kiến cho

biết người di cư bỏ bê, xao nhăng việc gia đình, mối quan hệ với hàng xóm, cộng

đồng không được tốt như trước...

Việc sắp xếp, phân công lại lao động trong gia đình khi người di cư mùa vụ trở

về diễn ra tương đối thuận lợi bởi cả người di cư và người ở lại đều quen thuộc với

sự thay đổi ngắn hạn, họ không gặp nhiều trở ngại và khó khăn khi phải làm quen

và thích nghi với các thay đổi đó.

Hoạt động di cư mùa vụ vô hình chung đã tạo nên một môi trường để có sự

thay thế, hoán đổi vị thế và vai trò giới, cho dù sự hoán đổi đó có thể mang tính chất

tạm thời, ngắn hạn. Người chồng ở lại gia đình tập dượt và làm thành thạo các công

việc của người vợ hơn, hiểu và thông cảm với người vợ hơn. Bên cạnh đó, người vợ

ở lại gia đình bên cạnh tăng gánh nặng và áp lực công việc, thì họ cũng có nhiều

hơn các quyền quyết định nhiều loại việc mà trước kia chỉ có người chồng quyết

định. Hơn thế nữa, với các gia đình có cả 2 vợ chồng thay phiên nhau di cư sẽ góp

phần vào quá trình bình đẳng giới, bởi cả người vợ và người chồng thường xuyên

phải hoán đổi vai trò, thích nghi với các loại việc khi người kia đi vắng, cả hai có cơ

hội ngang nhau về quyền quyết định.

Page 142: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

135

Tóm lại, quá tình di cư mùa vụ lặp đi lặp lại được coi như là sự tập dượt, sự

hoán đổi vai trò giữa người vợ và người chồng nếu diễn ra thường xuyên dần sẽ trở

nên bình thường, hình thành thói quen, dài hạn, thậm chí bền vững. Và như vậy, rõ

ràng là di cư mùa vụ đã góp phần tạo môi trường và điều kiện, tạo cơ hội kích thích,

khuyến khích thực hiện bình đẳng giới đồng thời trong nhiều lĩnh vực (nội trợ, sản

xuất chăm sóc trẻ em, người già, dòng họ cộng đồng...).

Page 143: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

136

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Luận án đã kết hợp các khái niệm (gia đình, hộ gia đình, di cư, vai trò giới) và

tiếp cận lý thuyết xã hội học (lý thuyết hút – đẩy; lý thuyết thay thế vai trò giới và lý

thuyết chiến lược hộ gia đình) để phân tích thực trạng di cư mùa vụ, sự thay đổi vai

trò giới trong gia đình trước và trong khi có người di cư mùa vụ tại hai xã Quốc Tuấn

và Quang Trung, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng. Các khái niệm và lý thuyết

đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nền tảng lý luận để Luận án có thể kiểm

định được thực tế. Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu chính của Luận án:

Một là, tình trạng thiếu đất canh tác cũng như những nhu cầu thực tế trong

cuộc sống đã khiến di cư mùa vụ nông thôn – đô thị tại địa bàn nghiên cứu là hiện

tượng ngày càng phổ biến, với số lượng người di cư ngày càng tăng, phần lớn người

di cư mùa vụ là nam và phần lớn các gia đình có người di cư mùa vụ là các gia đình

có chồng di cư mùa vụ – vợ ở nhà và hai vợ chồng di cư mùa vụ nhưng thay phiên

nhau, số gia đình chỉ có vợ là người di cư mùa vụ không nhiều. Nơi mà người di cư

mùa vụ đến làm việc chủ yếu là nội thành Hải Phòng, một số ít di chuyển đến các

khu du lịch thuộc thị trấn Cát Bà, quận Đồ Sơn. Các loại việc mà người di cư mùa

vụ làm thường là các việc chân tay, đòi hỏi nhiều sức lực (xe ôm, nhân viên dịch vụ,

thợ xây, thợ sắt, thợ sơn, thợ nề, buôn bán nhỏ...). Do đặc điểm di cư ngắn ngày với

khoảng cách không xa nên nhiều người di cư mùa vụ lựa chọn phương án đi về

trong ngày thay vì phải lưu trú tại nơi làm việc.

Hai là, di cư mùa vụ là chiến lược sống của hộ gia đình với mục đích nâng cao

thu nhập, cải thiện đời sống vật chất cho các thành viên. Do đó, các quyết định di cư

mùa vụ đều có sự tham khảo của gia đình hoặc dựa trên sự cân nhắc của người di cư

mùa vụ sau khi hỏi ý kiến gia đình. Phần lớn các hộ gia đình đánh giá tích cực về sự

đóng góp của thành viên di cư mùa vụ và nhận xét đời sống kinh tế của gia đình khá

hơn so với trước.

Ba là, các gia đình không có người di cư mùa vụ thường bày tỏ sự chia sẻ vai

trò giữa vợ và chồng ở nhiều loại công việc, trong khi đó, với gia đình có người di

Page 144: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

137

cư mùa vụ, Luận án cho thấy sự thiếu vắng lao động chính có tác động ít nhiều đến

sự thay đổi vai trò giới trước và sau khi có người di cư mùa vụ ở các lĩnh vực sau:

* Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh: Trong đề tài nhấn mạnh đến lĩnh vực sản xuất

nông nghiệp là chủ yếu, ở đó có thể thấy, khi gia đình có người di cư mùa vụ, các loại

việc nông nghiệp có sự chuyển giao từ chồng sang người vợ và ngược lại. Với gia

đình có chồng là người di cư mùa vụ di cư mùa vụ , người vợ thường phải đảm

nhiệm nhiều loại việc nông nghiệp hơn, vai trò của họ ngày càng nặng nề hơn khi họ

cũng là những người đảm nhiệm chính các loại việc khác như chăm sóc con cái, nhà

cửa, bố mẹ, tham gia các việc họ hàng và cộng đồng. Tuy nhiên, phần lớn họ không

gặp nhiều bỡ ngỡ khi đảm nhiệm thay chồng làm các việc nông nghiệp. Ngược lại,

khi vợ là người di cư mùa vụ, người chồng gặp nhiều khó khăn trong việc làm quen

và thích nghi nhiều loại việc đồng áng mà trước đây họ hầu như không đảm nhiệm.

Sự chuyển giao này linh hoạt và nhịp nhàng hơn khi gia đình có cả hai vợ chồng di cư

nhưng thay phiên nhau.

* Lĩnh vực nội trợ: Đặc trưng của hoạt động di cư mùa vụ là đi lao động xa

nhà trong khoảng thời gian ngắn và không gian gần, tại địa bàn nghiên cứu, phần

lớn người di cư mùa vụ là nam giới, do đó, ngay cả khi gia đình có lao động chính

vắng nhà, việc nội trợ, các loại việc khác trong nhà phần lớn vẫn do người phụ nữ đảm

nhiệm. Họ thường không gặp khó khăn gì khi tiếp nhận các việc nhà, việc nội trợ được

chuyển giao lại từ người chồng, ngược lại, người chồng gặp nhiều khó khăn và một số

người phải nhờ đến sự giúp đỡ của ông bà nội ngoại trong loại việc này.

* Lĩnh vực chăm sóc con cái và bố mẹ: Phần lớn các gia đình trong nghiên

cứu là gia đình hạt nhân, 2/3 trong số đó không sống cùng bố mẹ và tuổi của bố mẹ

họ cũng chưa già, do đó, Luận án chỉ phân tích kết quả nghiên cứu dựa trên số liệu

thực có. Trước và sau khi gia đình có người di cư mùa vụ, cả người chồng và người

vợ đều có sự chia sẻ trách nhiệm trong các loại việc liên quan đến chăm sóc bố mẹ,

nhưng vai trò của người chồng lớn hơn ở loại việc hỗ trợ kinh tế, giúp việc nhà cửa,

vai trò của người vợ nổi hơn trong các loại việc chăm sóc bố mẹ lúc ốm đau, trò

chuyện với bố mẹ. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa vai trò của người vợ và người

Page 145: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

138

chồng trở nên rõ rệt ở vấn đề chăm sóc con cái. Trước và sau khi gia đình có người

di cư mùa vụ, người vợ vẫn luôn là người đảm nhiệm chính việc chăm sóc và giáo

dục con cái, chính vì khoảng cách di cư gần và đi về nhà trong ngày nên ngay cả

trong các gia đình có vợ là người di cư mùa vụ – chồng ở nhà, người vợ vẫn chịu

trách nhiệm chủ yếu trong các loại việc liên quan đến con cái. Họ thường không gặp

khó khăn trong việc tiếp nhận và thích nghi với loại việc này khi chồng vắng nhà,

trong khi đó, nam giới (người chồng) thường gặp phải những trở ngại và một số có

sự hỗ trợ của người thân, họ hàng.

* Các việc dòng họ và cộng đồng: Luận án cho thấy không có sự khác biệt

đáng kể trong việc đảm nhiệm chính các loại việc liên quan đến dòng họ và cộng

đồng khi gia đình có người di cư mùa vụ. Người di cư mùa vụ vẫn có thể về lại quê

nhà và tham dự các sự kiện, các việc quan trọng của gia đình, dòng họ và cộng

đồng. Người ở nhà có thể phải tham dự và đảm nhiệm nhiều hơn một số loại việc

nhưng đa số người trả lời cho biết họ không cảm thấy khó khăn hay trở ngại khi tiếp

nhận loại việc này.

Quyền quyết định các loại việc được san sẻ và trở nên đồng đều hơn, nhất là

khi gia đình có hai vợ chồng di cư nhưng thay phiên nhau. Người chồng (nếu ở nhà)

sẽ tham gia vào các công việc mà trước đây chỉ có người vợ đảm nhiệm. Người phụ

nữ, người vợ trong gia đình ra quyết định nhiều hơn và khi họ chính là người di cư

mùa vụ, vai trò kinh tế của họ trong gia đình có thể giúp họ xây dựng vị thế, chỗ

đứng vững chắc hơn. Về lâu dài, quá trình tiếp nhận, thích nghi với các loại công

việc có thể trở thành thói quen, tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng, góp phần vào bình

đẳng giới.

Bốn là, di cư mùa vụ nông thôn – đô thị bên cạnh việc tác động làm thay đổi vai

trò giới thì còn tác động đến nhận thức, hành vi của gia đình trước nhiều vấn đề trong

sản xuất, đời sống, các quan hệ xã hội. Hơn nữa, di cư mùa vụ ít nhiều đã tác động

đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình (tình cảm vợ - chồng, bố mẹ - con

cái...), tác động đến mối quan hệ giữa gia đình với làng xóm xung quanh. Mặc dù,

Luận án cho thấy có sự khác biệt trong thái độ của người làng đối với gia đình có

người di cư mùa vụ, tuy nhiên, nghiên cứu tại địa bàn cho thấy không có sự thay đổi

Page 146: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

139

lớn trong quan hệ giữa các thành viên khi gia đình có người di cư mùa vụ, kết luận

này khác so với các kết luận tương tự trong nhiều nghiên cứu về di cư mùa vụ.

Năm là, Luận án sử dụng các ý kiến (từ phỏng vấn sâu) của các gia đình

không có người di cư mùa vụ, kết quả cho thấy, các gia đình có người di cư mùa vụ

có những thay đổi nhất định trong vai trò giới so với các hộ gia đình không có

người di cư. Các thành viên trong hộ gia đình không có người di cư mùa vụ thường

có sự hỗ trợ, bổ sung và san sẻ trách nhiệm cho nhau trong rất nhiều loại việc, trong

khi đó, sự san sẻ trách nhiệm trong gia đình có người di cư mùa vụ bị hạn chế khi

lao động chính vắng nhà trong khoảng thời gian nhất định.

Những thay đổi vai trò giới trong gia đình là khác nhau tùy thuộc vào ai là

người di cư mùa vụ trong gia đình (vợ/ chồng/ cả hai). Địa bàn nghiên cứu là nơi

nam giới di cư nhiều hơn nữ giới nên trong kết quả nghiên cứu sẽ phản ánh sự thay

đổi vai trò của người vợ nhiều hơn so với người chồng. Bên cạnh đó, tỉ lệ hộ gia

đình có vợ - chồng thay phiên nhau di cư tương đối lớn nhưng loại hình di cư ở đây

là di cư ngắn ngày với khoảng cách và thời gian ngắn, nhiều lao động chọn phương

án đi về trong ngày, chính vì thế, nhiều gia đình vẫn thường xuyên có sự hiện diện

của cả hai vợ chồng. Điều đó khiến cho sự thay đổi vai trò giới ở nhiều lĩnh vực

không rõ rệt (việc họ hàng, việc cộng đồng, chăm sóc con cái, sản xuất kinh doanh).

Những thay đổi vai trò giới trong gia đình người di cư mùa vụ là không bền

vững, nhưng có thể góp phần vào những thay đổi trong dài hạn. Sự tiếp nhận, thích

nghi và làm quen với các loại việc mà người di cư mùa vụ để lại khiến gia tăng áp

lực công việc và vai trò cho người ở nhà, nhưng bên cạnh đó cũng giúp họ có nhiều

hơn quyền quyết định, thích nghi tốt với mọi loại việc trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Đặc biệt, khi gia đình có cả hai vợ chồng thay phiên nhau di cư mùa vụ, sự thích

nghi đó càng trở nên linh hoạt và về lâu dài có thể hình thành thói quen, hai vợ

chồng bình đẳng hơn trong việc chia sẻ trách nhiệm, vai trò và quyền quyết định. Sự

phân công lao động giữa các thành viên trong gia đình nhờ đó có thể gặp nhiều

thuận lợi hơn.

Sáu là, Luận án khẳng định sự thay đổi vai trò giới dưới tác động của di cư

mùa vụ nông thôn – đô thị, theo đó, các thành viên trong gia đình tiếp nhận và

thích nghi với các loại việc ở những mức độ khác nhau. Địa vị của người vợ khi

Page 147: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

140

họ di cư mùa vụ được củng cố hơn, người chồng tham gia nhiều hơn vào các loại

việc mà họ hầu như chưa làm khi vợ vắng nhà. Khi gia đình có cả hai vợ chồng

thay phiên nhau di cư mùa vụ, về lâu dài có thể tạo ra môi trường tốt giúp cho

quá trình phân công lại lao động trong gia đình linh hoạt hơn, các thành viên

thích nghi tốt hơn với các loại việc, vị trí và vai trò của người vợ và người chồng

sẽ phát triển theo xu hướng bình đẳng giới.

2. Khuyến nghị

Di cư nói chung và di cư mùa vụ nói riêng luôn là hiện tượng đi cùng với sự

phát triển của kinh tế - xã hội. Giải quyết những vấn đề của di cư cũng là một trong

những hành động góp phần vào sự phát triển chung của kinh tế - xã hội. Trên cơ sở

đó, Luận án đề xuất một số khuyến nghị sau:

* Các cấp, các ngành liên quan đến điều hành, quản lý các hoạt động kinh tế

và lao động cần có biện pháp lồng ghép các vấn đề di cư trong chính sách và kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Cần đẩy mạnh các chýõng trình phát triển bền

vững ở nông thôn và phát triển vùng, nâng cao mức sống, cải thiện môi trường sống

và điều kiện sinh hoạt của người dân, làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, tạo công

ãn việc làm đối với người dân ở nông thôn. Mặt khác hỗ trợ các hộ nghèo vay vốn

để chuyển đổi ngành nghề; dạy nghề hoặc miễn giảm học phí, đầu tý cơ sở hạ tầng,

hướng dẫn người nghèo cách làm ãn, v.v…nhằm tạo việc làm và tăngthu nhập cho

lao động nông thôn. Các chính sách này góp phần giảm bớt khoảng cách giàu nghèo

và điều kiện sống giữa thành thị và nông thôn, phần nào giảm nhẹ luồng di cư từ

nông thôn ra thành thị, cũng như giảm nhẹ sức ép về môi trường sống nơi đô thị.

Mặc dù những chính sách này có thể không làm giảm di cư từ nông thôn ra thành

thị và trong thực tế có thể còn khuyến khích di cư rời nông thôn, nhưng các chính

sách này có thể hỗ trợ những người quyết định quay trở về nông thôn sinh sống

* Chính sách phát triển thanh niên và các chương trình đào tạo nghề cần quan

tâm đến lực lượng thanh niên trẻ tuổi cũng như các hoạt động giới thiệu việc làm

cho người lao động. Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội để hỗ trợ trẻ em và người

cao tuổi ở lại quê nhà. Nhà nước và chính quyền địa phương cần phải có phương án

đào tạo, giải quyết việc làm cho người nông dân có đất bị thu hồi để họ chuyển đổi

Page 148: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

141

nghề nghiệp; đào tạo phải gắn với phương án sử dụng, bố trí việc làm sau khi người

nông dân được đào tạo lại. Cần phát triển đa dạng các loại hình nghề nghiệp trên địa

bàn các khu vực nông thôn thông qua các chương trình đào tạo nghề ngắn hạn trên

địa bàn và có kế hoạch để những đối tượng được đào tạo nghề có thể tự mình phát

triển. Chú ý phát triển đào tạo những ngành nghề gắn với thương mại dịch vụ như

bán hàng, tiếp thị, kinh doanh nhỏ, môi giới,... hoặc chế biến nông sản thực phẩm,

trồng và chăm sóc hoa cây cảnh, giúp việc gia đình, vệ sinh công sở, lắp đặt, sửa chữa

điện nước, sửa chữa thiết bị văn phòng, điện dân dụng, lái xe,… cho phù hợp với

từng độ tuổi, giới tính của người lao động và điều kiện thực tiễn của địa phương;

* Trong nghiên cứu cho thấy các thông tin về nghề nghiệp mà người di cư mùa

vụ nhận được đều từ mạng lưới xã hội (bạn bè, người quen, họ hàng...), do vậy,

ngoài các mạng lưới xã hội không chính thức kể trên, chính quyền các cấp nên có

hình thức hỗ trợ người lao động qua mạng lưới chính thức, như truyền thông về việc

làm, tổ chức các trung tâm hỗ trợ việc làm, giới thiệu các loại việc phù hợp với trình

độ và tay nghề người lao động.

* Có cách thức tuyên truyền hợp lý, dễ hiểu giúp người dân nâng cao hiểu biết

và nhận thức về vấn đề bình đẳng nam – nữ, cụ thể hoá quyền đó trong công tác

đứng tên chủ hộ và sở hữu đất đai, tài sản. Hiện tại, căn cứ vào số liệu thống kê cấp

thành phố và cấp xã cũng như qua trao đổi ý kiến với 2 cán bộ thống kê tại địa bàn

nghiên cứu cho thấy: hơn 80% số hộ trên địa bàn hai xã có người chồng là người

đứng tên chủ hộ, đó là một con số khá lớn, phần nào nói lên nhận thức của người

dân nói chung đối với quyền bình đẳng giới và quyền quyết định trong gia đình.

Page 149: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

142

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

1. Nguyễn Thị Phương Thảo (2012), “Các đặc trưng cơ bản của di cư

nông thôn – đô thị ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Giáo dục Lý luận số (05), tr

52 – 54.

2. Nguyễn Thị Phương Thảo (2012), “Nguyên nhân thúc đẩy hiện tượng

di cư mùa vụ của người dân nông thôn (Nghiên cứu trường hợp xã Quốc

Tuấn, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng)”, Thông báo Khoa học, số (11),

tr.76 – 84.

3. Nguyễn Thị Phương Thảo (2014), “Điều kiện tự nhiên với đời sống

tộc người Surma ở Ethiopia”, Tạp chí Khoa học số (02), tr. 46 – 53.

4. Nguyễn Thị Phương Thảo(2014), “Lý thuyết hút – đẩy của Everett

S.Lee và vài nhận định về di cư lao động ở Việt Nam hiện nay”, Bản tin

Nghiên cứu Xã hội học số (1), tr. 14 – 21.

5. Nguyễn Thị Phương Thảo (2015), “Vấn đề nhà ở của người di cư lao

động từ nông thôn ra đô thị”, Bản tin Nghiên cứu Xã hội học số (3+4), tr.40 - 43

6. Nguyễn Thị Phương Thảo (2016), "Nguyên nhân di cư mùa vụ ở xã

Quốc Tuấn và Quang Trung, huyện An Lão, Hải Phòng", Tạp chí Giáo dục Lý

luận (245), tr163 – 165.

7. Nguyễn Thị Phương Thảo (2016), "Di cư từ nông thôn ra đô thị và các

vấn đề về nhà ở, an sinh xã hội", Tạp chí Lý luận Chính trị số (9), tr.82-87.

Page 150: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

143

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Act!onaid (2011), Phụ nữ di cư trong nước: Hành trình gian nan tìm kiếm cơ hội,

Luck House Graphics, Hà Nội.

2. Act!onaid (2014), Tóm tắt chính sách: tiếp cận an sinh xã hội của người lao

động nhập cư, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

3. ADB - Ngân hàng phát triển châu Á (2003), Đánh giá nghèo đói ở đồng bằng

sông Mê Kông, Manila, the Phillipines.

4. Hoàng Lan Anh (2011), Báo cáo tại hội thảo: Tác động của di cư đến sức khoẻ

của trẻ em, Viện Gia đình và Giới, Hà Nội.

5. Đặng Nguyên Anh (2006), Chính sách di dân trong quá trình phát triển kinh tế -

xã hội ở các tỉnh miền núi, NXB Thế giới, Hà Nội.

6. Đặng Nguyên Anh (2012), Di dân con lắc và di dân mùa vụ trong giai đoạn phát

triển mới của đất nýớc, Tạp chí Xã hội học, số 4 (120), Hà Nội.

7. Đặng Nguyên Anh (2009), Di dân, phát triển và giảm nghèo, Hội thảo về Di dân,

phát triển và giảm nghèo, VASS, Hà Nội.

8. Đặng Nguyên Anh (2008), Đánh giá tổn thương HIV/AIDS của lao động di cư và

hậu quả đối với gia đình, Tạp chí Dân số và Phát triển, số tháng

12/2008, Hà Nội.

9. Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng (2000), “Phụ nữ, giới và phát triển”, Phụ nữ

và gia đình, NXB Công Đoàn, Hà Nội, tr.207 - 212.

10. Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Văn, Nguyễn Linh Khiếu (2002), Gia đình Việt Nam,

NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

11. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê (2016), Điều tra Dân số và Nhà ở

giữa kỳ thời điểm 01/04/2014: Các kết quả chủ yếu, NXB Thống kê, Hà Nội.

12. Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Tổng cục Thống kê (2016), Điều tra lao động, việc làm

2015, Hà Nội.

Page 151: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

144

13. Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Tổng cục Thống kê (2011), Tổng Điều tra Dân số và hà

ở Việt Nam năm 2009: Di cư và đô thị hoá ở Việt Nam: Thực trạng, xu

hướng và những khác biệt, NXB Thống kê, Hà Nội.

14. Bộ Văn hoá – Thể thao – Du lịch, Tổng cục Thống kê, Viện Gia đình và Giới,

UNICEF Việt Nam (2008), Báo cáo tóm tắt kết quả điều tra Gia đình

Việt Nam 2006, Hà Nội.

15. Catherine, Nguyễn Thanh Tâm, Nguyễn Ngân Hoa (2009), Linking

immigration, reproduction and wellbeing: exploring the reproductive

strategies of low-income rural-urban migrants in Vietnam, Dự án ba bên

UEA-UK-IFGS Hà Nội và trung tâm CFGS Thành phố Hồ Chí Minh.

16. Cristina P.Lim (2009), Báo cáo “Ứng phó với di dân, đô thị hoá và nghèo đói:

Kinh nghiệm của tỉnh Camarines Sur, vùng Bicol, Philippines”, Hội thảo

Di dân, phát triển và giảm nghèo, VASS, Hà Nội.

17. Cục Thống kê Hải Phòng (2011), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Hải Phòng

năm 2011, Tài liệu lưu hành nội bộ.

18. Cục Thống kê Hải Phòng (2012), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Hải Phòng

năm 2012, Tài liệu lưu hành nội bộ.

19. Cục Thống kê Hải Phòng (2013), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Hải Phòng

năm 2013, Tài liệu lưu hành nội bộ.

20. Cục Thống kê Hải Phòng (2014), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Hải Phòng

năm 2014, Tài liệu lưu hành nội bộ.

21. Cục Thống kê Hải Phòng (2015), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Hải Phòng

năm 2015, Tài liệu lưu hành nội bộ.

22. Cục Thống kê Hải Phòng (2016), Dữ liệu hoá sơ đồ bảng kê điều tra Dân số và

Nhà ở Hải Phòng 2015, NXB Thống kê, Hà Nội.

23. Cục Thống kê Hải Phòng (2015), Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng

năm 2014, NXB Thống kê, Hà Nội.

24. Cục Thống kê Hải Phòng (2016), Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng

năm 2015, NXB Thống kê, Hà Nội.

Page 152: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

145

25. Cục Thống kê Hải Phòng (2016), Hải Phòng - Số liệu thống kê chủ yếu năm

2016, NXB Thống kê, Hà Nội.

26. Bùi Thế Cường (2006), Trong miền an sinh xã hội, NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội, Hà Nội.

27. Mai Ngọc Cường (2013), Chính sách xã hội đối với di dân nông thôn - thành thị

ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

28. Nguyễn Chí Dũng (2010), Một số vấn đề cấp thiết trong phát triển xã hội và

quản lý phát triển xã hội ở nông thôn nước ta hiện nay, NXB Chính trị -

Hành chính, Hà Nội.

29. Lê Bạch Dương, Đặng Nguyên Anh, Khuất Thu Hồng, Lê Hoài Trung, Robert

Leroy Bach (2005), Bảo trợ xã hội cho người thiệt thòi ở Việt Nam, Hà Nội.

30. Lê Bạch Dương, Khuất Thu Hồng (2008), “Di dân và bảo trợ xã hội ở Việt Nam

trong thời kỳ quá độ sang kinh tế thị trường”, Di cư và tác động sức

khỏe, NXB Thế giới, Hà Nội.

31. Lê Bạch Dương, Nguyễn Thanh Liêm (2011), Từ nông thôn ra thành phố: tác

động kinh tế - xã hội của di cư ở Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội.

32. Quốc Duy (2007), Phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 12.0, Đại học Mở,

Thành phố Hồ Chí Minh.

33. Vũ Cao Đàm (2009), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học

và Kỹ thuật, Hà Nội.

34. Đinh Đặng (2010), Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất huyện An

Lão, thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ Đại học KHTN Hà Nội.

35. Emile Durkheim (Đặng Hồng Phúc dịch) (2012), Các quy tắc của phương pháp

xã hội học, NXB Tri thức, thành phố Hồ Chí Minh.

36. Nguyễn Hà Đông (2007), Báo cáo đề tài cấp Bộ: Vai trò của người chồng trong

những gia đình có vợ đi xuất khẩu lao động, Hà Nội.

37. Quyền Đình Hà, Nguyễn Tuyết Lan, Nguyễn Viết Đặng, Nguyễn Minh Thu,

Thanh Huyền (2006), Khảo sát vai trò phụ nữ trong nông nghiệp và

nông thôn, Khoa Kinh tế, ĐH Nông nghiệp I Hà Nội.

Page 153: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

146

38. Nguyễn Thị Hòa (2007), Giới, việc làm và đời sống gia đình, Sự biến đổi của

gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, NXB Khoa học xã hội, Thành

phố Hồ Chí Minh.

39. Hội Liên hiệp Phụ nữ Hải Phòng (2014), Báo cáo kết quả khảo sát đất tại An

Lão, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hải Phòng.

40. Tô Duy Hợp và các cộng sự (2001), Xã hội học nông thôn, Viện Xã hội học, Hà Nội.

41. Phạm Thị Huệ (2010), Vai trò giới trong động cơ và quyết định di cư, Tạp chí

Gia đình và Giới số 1, Hà Nội.

42. Doăn Hùng (2013), Di dân quốc tế, bản chất, xu hướng vận động và định

hướng chính sách quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

43. Irena Omelaniuk (2005), Giới, xóa đói giảm nghèo và chuyển đổi, Ngân hàng

thế giới (WB).

44. Đỗ Thiên Kính (2007), Mẫu hình việc làm và nghề nghiệp của cặp vợ chồng

trong gia đình nông thôn Việt Nam, Tạp chí Xã hội học số 3, Hà Nội.

45. Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý (2007), Gia đình học, NXB Lý luận Chính trị,

Hà Nội.

46. Knodel.J, Vũ Mạnh Lợi, Jaykody và Vũ Tuấn Huy (2004), Vai trò giới trong gia

đình: tính chất thay đổi và ổn định, Báo cáo nghiên cứu của Trung tâm

Nghiên cứu Dân số Việt Nam, số 04-559, Đại học Michigan.

47. Trịnh Thị Lan (2011), Báo cáo cấp Bộ: Gia đình nông thôn Việt Nam trong

chuyển đổi, Hà Nội.

48. Lê Ngọc Lân (2012), Một số yếu tố tác động đến việc chăm sóc đời sống vật

chất và tinh thần của người cao tuổi trong gia đình Việt Nam hiện nay,

Tạp chí nghiên cứu Gia đình và Giới số tháng 2/2012, tr.59 – 73, Hà Nội.

49. Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Hữu Minh, Nguyễn Hạnh Nguyên (2010), Di cư

và đô thị hóa ở Việt Nam: thực trạng, xu hướng và những khác biệt, Báo

cáo chuyên khảo cho UNFDA, Hà Nội.

Page 154: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

147

50. Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng (2015), Nghiên cứu đề xuất một số

giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả quản lý và chính sách xã hội đối

với lao động nhập cư tại Hải Phòng, đề tài cấp thành phố.

51. Giang Thanh Long và Wade Donald Pfau (2007), Các vấn đề xã hội trong

chuyển đổi và hội nhập kinh tế Việt Nam: Tổng quan dân số người cao

tuổi ở Việt Nam ở giai đoạn chuyển đổi kinh tế, NXB Lao động – Xã hội,

Hà Nội.

52. Vũ Mạnh Lợi (2000), Một số quan điểm lý thuyết về giới trong nghiên cứu gia

đình, Tạp chí Xã hội học số 4 (72), Hà Nội.

53. Trịnh Duy Luân (1999), Báo cáo nghiên cứu về nghèo khổ và các vấn đề xã hội

tại Hải Phòng, Viện Xã hội học, Hà Nội.

54. Trịnh Duy Luân và các cộng sự (2011), Gia đình nông thôn đồng bằng Bắc Bộ

trong chuyển đổi: nghiên cứu trường hợp tỉnh Hà Nam, NXB Khoa học

Xã hội, Hà Nội.

55. Trịnh Duy Luân (2005), Xã hội học Đô thị, NXB Thủy lợi, Hà Nội.

56. Phan Thị Thanh Mai (2012), Tổng quan về cuộc sống gia đình của người di cư

tự do, Tạp chí Gia đình và Giới số 6-2012, tr.16 – 25, Hà Nội.

57. Nguyễn Hữu Minh, Nguyễn Thị Thanh Tâm (2014), Phụ nữ nông thôn đi lao

động nước ngoài: phân tích từ góc độ giới, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt

Nam số 5 (78), Hà Nội, tr.59 – 72.

58. Nguyễn Hữu Minh (2009), Sống chung với gia đình chồng sau khi kết hôn ở

nông thôn Việt Nam và các yếu tố tác động, Tạp chí Xã hội học số

4/2009, tr.03-13, Hà Nội.

59. Đặng Thanh Nhàn (2012), Báo cáo chuyên đề: Sự thay đổi vai trò giới trong

các gia đình có vợ/chồng di cư lao động, Viện Gia đình và Giới, Hà Nội.

60. Lê Văn Nhẫn, Nguyễn Thế Huệ (2004), Người cao tuổi ở Việt Nam trong sự

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

61. Đậu Tuấn Nam (2013), Di cư của người H'Mông từ đổi mới đến nay, NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Page 155: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

148

62. Trương Văn Phúc (2005), Thực trạng và xu hướng lao động – việc làm ở Việt

Nam giai đoạn 2001- 2005, NXB Thống kê, Hà Nội.

63. Đồng Thị Thanh Phương, Nguyễn Thị Ngọc An (2010), Phương pháp nghiên

cứu khoa học, NXB Lao động - Xã hội, thành phố Hồ Chí Minh.

64. Lỗ Việt Phương (2012), Một số yếu tố tác động đến trí nhớ và khả năng hồi

tưởng của người cao tuổi ở Khánh Mậu (Yên Khánh, Ninh Bình), Tạp

chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 6, Hà Nội, tr. 26-37.

65. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu xã hội

học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

66. Robyn Iredale (2009), Di dân, phát triển và lựa chọn chính sách hỗ trợ giảm

nghèo ở châu Á, Báo cáo hội thảo Di dân, phát triển và giảm nghèo,

VASS, Hà Nội.

67. Sở Khoa học – Công nghệ thành phố Hải Phòng (2015), Nghiên cứu đề xuất

một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống trong xây dựng

nông thôn mới ở thành phố Hải Phòng, Đề tài cấp thành phố.

68. Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông

dân trong quá trình công nghiệp hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

69. Nguyễn Thị Thanh Tâm (2012), Phụ nữ nông thôn xuất khẩu lao động nước

ngoài: một số đặc điểm và hệ quả xã hội, Tạp chí nghiên cứu Gia đình và

Giới số tháng 2/2012, Hà Nội.

70. Nguyễn Thị Thanh Tâm (2009), Sự thích ứng của người di cư tự do từ nông

thôn ra đô thị - nghiên cứu Hà Nội và các vùng phụ cận, Đề tài cấp Bộ,

Viện Gia đình và Giới, Hà Nội.

71. Nguyễn Đình Tấn (2010), Xu hướng phân tầng xã hội trong quá trình phát triển

kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, NXB Lao động, Hà Nội.

72. Nguyễn Quý Thanh (2006), Xã hội học về Dư luận xã hội, NXB Đại học Quốc

gia Hà Nội, Hà Nội.

73. Bùi Việt Thành (2010), Một số vấn đề về di cư nông thôn - đô thị; thách thức và

cơ hội cho thành phố Hồ Chí Minh, Điều tra về nguồn lao động tại

TP.HCM, Liên đoàn Lao động TP.HCM.

Page 156: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

149

74. Tổng cục Thống kê (2016), Dự báo dân số Việt Nam 2014 – 2049, NXB Thông

tấn, Hà Nội

75. Tổng cục Thống kê (2005), Điều tra di cư Việt Nam năm 2004: Những kết quả

chủ yếu, NXB Thống kê, Hà Nội.

76. Tổng cục Thống kê (2016), Điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ thời điểm

01/04/2014: Di cư và đô thị hoá, NXB Thông tấn, Hà Nội.

77. Tổng cục Thống kê (2016), Điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ 2014: Cơ cấu

tuổi, giới tính và một số vấn đề về kinh tế - xã hội ở Việt Nam, NXB

Thông tấn, Hà Nội.

78. Tổng cục Thống kê (2016), Điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ 2014: Cơ cấu

tuổi, giới tính và một số vấn đề về kinh tế - xã hội ở Việt Nam, NXB

Thông tấn, Hà Nội.

79. Tổng cục Thống kê (2016), Điều tra di cư nội địa quốc gia 2015: Các kết quả

chủ yếu, NXB Thống kê, Hà Nội.

80. Tổng cục Thống kê (2016), Động thái và thực trạng kinh tế Việt Nam 5 năm

(2011 – 2015), NXB Thống kê, Hà Nội.

81. Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê thành phố Hải Phòng (2016), Hải Phòng –

Số liệu thống kê chủ yếu năm 2016, NXB Thống kê, Hà Nội.

82. Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê Hải Phòng (2015), Báo cáo kết quả điều tra

Dân số và Nhà ở giữa kỳ 1/4/2014, NXB Thống kê, Hà Nội.

83. Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê Hải Phòng (2015), Báo cáo kết quả điều tra

dân số và nhà ở giữa thời điểm năm 2015, Hà Nội.

84. Hà Phương Tiến, Hà Quang Ngọc (2000), Lao động nữ di cư tự do nông thôn –

thành thị, NXB Phụ nữ, Hà Nội.

85. Tony Bilton (2001), Xã hội học nhập môn, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

86. Trần Thị Kim Thu (2011), Giáo trình điều tra xã hội học, NXB Đại học Kinh tế

Quốc dân, Hà Nội.

87. Đào Thế Tuấn (2009), Vấn đề xã hội ở nông thôn Việt Nam, Kỷ yếu tham gia

Hội thảo.

Page 157: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

150

88. UBND huyện An Lão (2011), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng –

an ninh 6 tháng đầu năm 2011; nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nhiệm vụ

6 tháng cuối năm 2011.

89. UBND huyện An Lão (2014), Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch

kinh tế - xã hội ước cả năm 2014; Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch

phát triển kinh tế - xã hội năm 2015.

90. UBND huyện An Lão (2015), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã

hội năm 2015; Phương hướng, nhiệm vụ năm 2016.

91. UBND huyện An Lão (2012), Quyết định về việc phê duyệt kế hoạch xây dựng

nông thôn mới xã Quang Trung, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng

đến năm 2020.

912. UBND huyện An Lão (2012), Quyết định về việc phê duyệt kế hoạch xây dựng

nông thôn mới xã Quốc Tuấn, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng đến

đến năm 2020.

93. UBND huyện An Lão (2016), Thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND

huyện Phạm Duy Đảm về thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt

bằng nâng cấp quốc lộ 10 tại xã Quốc Tuấn và Quang Trung.

94. UBND xã Quang Trung (2015), Báo cáo kiểm điểm Nghị quyết Đại hội Đảng

bộ xã năm 2015.

95. UBND xã Quốc Tuấn (2015), Báo cáo kiểm điểm Nghị quyết Đại hội Đảng bộ

xã năm 2015.

96. UBND thành phố Hải Phòng (2011), Báo cáo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã

hội, quốc phòng – an ninh năm 2011; phương hướng, chỉ tiêu, nhiệm vụ,

giải pháp 2012.

976. UBND thành phố Hải Phòng (2012), Báo cáo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã

hội, quốc phòng – an ninh năm 2012; phương hướng, chỉ tiêu, nhiệm vụ,

giải pháp 2013.

Page 158: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

151

98. UBND thành phố Hải Phòng (2013), Báo cáo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã

hội, quốc phòng – an ninh năm 2013; phương hướng, chỉ tiêu, nhiệm vụ,

giải pháp 2014.

99. UBND thành phố Hải Phòng (2014), Báo cáo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã

hội, quốc phòng – an ninh năm 2014; phương hướng, chỉ tiêu, nhiệm vụ,

giải pháp 2015.

100. UBND thành phố Hải Phòng (2015), Báo cáo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã

hội, quốc phòng – an ninh năm 2015; phương hướng, chỉ tiêu, nhiệm vụ,

giải pháp 2016.

101. UBND thành phố Hải Phòng (2016), Báo cáo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã

hội, quốc phòng – an ninh năm 2016; phương hướng, chỉ tiêu, nhiệm vụ,

giải pháp 2017.

102. UBND thành phố Hải Phòng (2016), Quyết định về việc phê duyệt kế hoạch sử

dụng đất năm 2016 huyện An Lão.

103. UN (2014), Di cư, tái định cư và biến đổi khí hậu tại Việt Nam, Hà Nội.

104. UN (2010), Di cư trong nước: cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh

tế - xã hội Việt Nam, Hà Nội.

105. Lê Ngọc Văn (2002), Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình thời

kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

106. Lê Ngọc Văn và cộng sự (2009), Một số vấn đề cơ bản trong chính sách xã hội

đối với người cao tuổi – nghiên cứu khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Báo cáo

kết quả đề tài cấp Bộ, Hà Nội.

107. Lê Ngọc Văn (2006), Nghiên cứu gia đình, lý thuyết nữ quyền, quan điểm giới,

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

108. Lê Ngọc Văn (2005), Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với gia đình Việt

Nam hiện nay, Ủy ban Dân số – Gia đình – Trẻ em, Hà Nội.

109. Veronique Marx và Katherine Fleischer (2010), Veronique Marx và Katherine

Fleischer, Di cư trong nước: cơ hội và thách thức với sự phát triển kinh

Page 159: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

152

tế - xã hội ở Việt Nam, Nhóm điều phối Chương trình về chính sách

kinh tế và xã hội, Tổ chức Liên hiệp quốc tại Việt Nam, Hà Nội.

110. Viện Gia đình và Giới (2010), Khảo sát về Sức khỏe và Phúc lợi của người cao

tuổi ở Việt Nam, Hà Nội.

111. Viện Gia đình và Giới (2011), Đề tài cấp Bộ: Xây dựng gia đình ở người di cư

lao động tự do giai đoạn 2011 - 2020, Hà Nội.

112. Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội (2015), Các yếu tố xã hội quyết định bất

bình đẳng giới ở Việt Nam: Kết quả của nghiên cứu từ 2012 đến 2015 ,

NXB Hồng Đức, Hà Nội.

113. Viện Gia đình và Giới (2009), Một số vấn đề cơ bản trong chính sách xã hội

đối với người cao tuổi, Báo cáo đề tài cấp Bộ, Hà Nội.

114. Viện Gia đình và Giới (2016), Phụ nữ hoạt động trong nông nghiệp và tăng

trưởng toàn diện ở Việt Nam, truy cập từ trang mạng

http://giadinhvatreem.vn (ngày 14/5/2016).

115. Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội (2015), Báo cáo: Phụ nữ, đất đai và luật

pháp Việt Nam: Tiếp cận Đất đai cho Phụ nữ Việt Nam, Hà Nội.

116. Viện Xã hội học (2009), Di cư nội địa – Những tác động đến gia đình và thành viên

ở lại, Báo cáo cho Hội thảo: Di dân, phát triển và giảm nghèo, VASS, Hà Nội.

Tiếng Anh

117. Adama Konseiga (2005), Household Migration Decisions as Survival Strategy:

the case of Burkina Faso, IZA Disscusion Paper No. 1819, Germany.

118. Alan De Brauw, Tomoko Harigaya (2004), Seasonal migration and improving

living standards in Vietnam, The Williams College, The American

Agricultural Economics Association meetings.

119. Alan De Brauw (2007), Seasonal migration and agriculture in Vietnam,

International Food Policy Research Institute, Washington DC, U.S

120. Babieri (2006), Doi Moi and the elderly: Intergenerational Support under

Strains of Reforms, Presentation at the 2006 Population of America

Association Meeting, Los Angeles 30/3 – 1/4, 2006.

Page 160: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

153

121. Binci, Michele and Gianna Claudia Giannelli (2012), Interval vs international

migration: Impacts of remittances on child well-being in Vietnam,

Institute for the Study of Labour, Discussion Paper No.6523.

122. Bussarawan Teerawichitchainan, John Knodel, Vu Manh Loi, Vu Tuan Huy

(2008), Research Report: Gender Division of Houshold Labour in

Vietnam; Cohort Trends and Regional Variations, University of

Michigan: Institute of Social Research.

123. Catherine, Nguyễn Thị Thanh Tâm, Nguyễn Thị Ngân Hoa (2009), Linking

Immigration, Reproduction and Wellbeing: Exploring the reproductive

strategies of low-income rural-urban migrants in Vietnam, Hà Nội.

124. Chandra.D (2005), Women and Men on move: Fiji’s International Migration

Trends, Motivations and Consequences, Psychology and Developing

Societies, Sage Publications New Delhi, India.

125. D.B.Grigg (1977), E.G. Raveinstein and “the law of migration”, Journal of

Historical Geography, 3, University of Shefield, England, page 42 – 54.

126. Douglas S.Massey, Joaquin Arango, Graeme Hugo, Ali Kouaouci, Adela

Pellegrino, J.Edward Taylor (1993), Theories of International Migration:

A Riview and Apraisal, Population and Development Review, Volume 19,

Issue 3, page 431 – 466, U.S.

127. De Jong, Gordon.F, Robert W.Gardier (1981), Migration Decision Making:

Multidisciplinary Approaches to Microlevel Studies in Developed and

Developing Countries, Pergamon, New York.

128. Featherman, DavidL. and Robert M. Hauser (1974) , Trends in occupational

mobility by race and sex in the United States, 1962-1972, Working

Paper 74-25, Center for Demography and Ecology, The University of

Wisconsin Madison.

129. Harris, J. and M. Todaro (1970), Migration, unemployment and development:a

two-sector analysis, American Economic Review, 60(1): 126-42.

Page 161: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

154

130. Hugo, Graeme (2012), Changing Patterns of Population Mobility in Southeast

Asia, in Lindy Williams and Michael Guest (Eds.), Demographic Change

in Southeast Asia. SEAP, Cornell University, Ithaca, New York, pp.121-

163.

131. Elaine Leeder (2004), The family in global perspective (A gender journey),

Sage Publications.

132. Heather Xiaoquan Zhang, P. Mick Kelly, Catherine Locke, Alexandra Winkels

and W.Neil Adger (2001), Structure and implications of migration in a

transitional economy: Beyond the planned and spontaneous dichotomy

in Vietnam, Centre for Social and economic research on the global

Environment, University of East Anglia and University College London.

133. IOM (2010), International Dialogue and Migration Intersessional Workshop

on Migration and Transnationalism: Oppotunities and Challenges

(Background Paper).

134. Laura Zanfrini (2012), Family Migration: Fulfilling the gap between Law and

Social Process, Societies 02, Italy, page 63 – 74.

135. Malcolm Jack (2006), Urbanisation, sustainable growth and poverty reduction

in Asia, Institute of Development Studies, United States.

136. Mallika Pinnawala (2008), Engaging in Trans-local Management of

Housholds: Aspects of Livelihood and Gender Transformations among

Sri Lanka Women Migrants Workers Gender in Technology and

Development, SAGE Publications New Delhi, page 439 – 459.

137. Orn B.Bobvarsson, Hendrik Van Den Berg (2009), The Economics of

Migration: Theory and Policy, Springer-Verlag Berlin Heidelberg,

Germany.

138. Nguyen Thu Phuong, Tran Ngo Thi Minh Tam, Nguyen Thi Nguyet, Remco

Oostendorp (2008), Determinants and Impacts of Migration in Vietnam,

Depocen Working Papers No 2008/1.

Page 162: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

155

139. Priya Deshingkar (2004), Understanding the implications of migration for pro-

poor agriculture growth, Overseas Development Institute, Helsinki,

Finland.

140. Priya Deshingkar and Edward Anderson (2004), People on the move: new

policy challenges for increasingly mobile populations, Overseas

Development Institute, India.

141. E. G. Ravenstein (1889), The Laws of Migration, Journal of the Royal

Statistical Society, UK.

142. Richard Black, Clare Waddington (2005), Migration and development,

University of Sussex, United States.

143. Rosalia Sciortino, Therese Caouette và Philip Guest (2007), Regional

Integration and Migration in the Greater Mekong Sub-region: A Review,

Report on Labor Migration, The Rockeffeller Foundation.

144. Sander, C and Maimbo, S.M (2003), Migrant labor remiitances in Africa:

Reducing obstacles to development contributions, World Bank,

November.

145. Simmons. A (1987), Explaining migration: Theory at the crossroads,

Explanation in the Social Sciences: The Search for Causes in

Demography, Louvain-la-Neuve, Belgium.

146. Smita (2008), Distress seasonal migration and its impact on children's

education, National University of Educational Planning and

Administration, New Delhi.

147. Stark O,Bloom DE (1985), The new economics of labour migration, American

Economic Review, 75, 173 – 178.

148. Steil J (1995), "Supermoms and second shifts: Marital Inequalities in the

1990s" in Women a feminist perpective, Freeman J.Mayfield Publishing

Company, California, US.

Page 163: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

156

149. Tomoko Harigaya, Alan de Brauw (2004), Migration, Credit Availability, and

Expenditure Growth in Rural Vietnam, The Williams College, The

American Agricultural Economics Association meetings.

150. Tran and Le (1997) Women and ‘doi moi’ in Vietnam (Hanoi: Woman

Publishing House). UNDP (2000) Human Development Report 2000

(Oxford: Oxford University Press).

151. UNFPA (2011), Report: Socio-cultural influenes on the reproductive health of

migrant women: a review of literature in Vietnam, Hanoi.

Page 164: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

157

PHỤ LỤC

1. Bảng hỏi

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

VIỆN XÃ HỘI HỌC

PHIẾU THU THẬP Ý KIẾN

Đánh giá tác động của di cư mùa vụ đến vai trò giới trong gia đình

-----------------------

Kính thưa ông/bà!

Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị là hiện tượng phổ biến ở nước ta trong thwoif kỳ

đất nước đổi mới. Để tìm hiểu về vấn đề này, Viện Xã hội học tiến hành một cuộc

nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng sự tác động của hiện tượng này đến vai trò

giới trong gia đình ở nông thôn.Từ đó đề xuất giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề

còn tồn tại ở địa phương. Trên cơ sở đó, Viện Xã hội học tiến hành khảo sát lấy ý

kiến đánh giá của ông/bà, những góp ý của ông/bà có ý nghĩa quan trọng đối với

việc đánh giá sự tác động của di cư mùa vụ đến vai trò giới cũng như việc nâng cao

chất lượng sống của người dân, chúng tôi đảm bảo mọi thông tin cá nhân của

ông/bà sẽ được giữ kín và chỉ phục vụ cho riêng cuộc nghiên cứu này

Viện Xã hội học mong ông/bà vui lòng cung cấp các thông tin khách quan, trung

thực bằng cách trả lời đầy đủ các câu hỏi trong phiếu bằng cách đánh dấu X vào các

ô vuông phù hợp với sự lựa chọn của mình, hoặc ghi ý kiến vào những ô trống

(……………..)

I. Thông tin chung về người trả lời:

1. Giới tính 1 Nam 2 Nữ

2. Theo tuổi dương lịch, ông/bà năm nay bao nhiêu tuổi:……………..

3. Nơi ở hiện nay:

Làng:……………………

XÃ:

Page 165: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

158

Xã:……………………....

4. Trình độ học vấn cao nhất:

1 Tiểu học trở xuống 3. THPT V 2. Trung học cơ sở 4. Cao đẳng trở lên 5. Khác…….5. Quy mô hộ/Tổng số thành viên trong gia đình………….

6. Số thế hệ trong gia đình?

1. 1 thế hệ 3. 3 thế hệ V 2. 2 thế hệ7. Gia đình ông/bà có bố mẹ sống cùng hay không?

1. Có 2. Không8. Người đứng tên chủ hộ là ai (dựa theo mối quan hệ với người trả lời)?

1. Vợ 3. Cả hai vợ chồng V 2. Chồng 4. Khác9. Ai là người đứng tên sở hữu đất đai, nhà cửa (dựa theo mối quan hệ với người trả

lời)?

1. Vợ 3. Cả hai vợ chồng V 2. Chồng 4. KhácII. Thực trạng gia đình có người di cư mùa vụ.

10. Người được hỏi là:

1. Người đã từng di cư mùa vụ hiện đang ở nhà

V 2. Đang di cư mùa vụ, về thăm nhà vài ngày 3. Người ở nhà (không di cư)11. Quan hệ của người được hỏi với người đang di cư hiện nay?

1 Vợ V 2. Chồng 3. Người di cư12. Số người di cư trong 3 năm gần đây (2012 – 2015) của gia đình?

V 1. 1 người 2. 2 người 3. trên 2 người13. Số người hiện tại đang di cư trong gia đình?

V 1. 1 người 2. 2 người 3. trên 2 người14. Giới tính của người hiện đang di cư? (Nam ghi 1, Nữ ghi 2)

Page 166: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

159

Người thứ 1 Người thứ 2

15. Gia đình ông/bà thuộc nhóm gia đình nào dưới đây?

V 1. Vợ di cư, chồng ở nhà 2. Chồng di cư, vợ ở nhà 3. Hai vợ chồng di cư cùng thời gian 4. Hai vợ chồng đều di cư nhưng thay phiên nhau 5. Con trai/gái là lao động chính, bố mẹ ở nhà 6. Khác16. Thời gian di cư chủ yếu trong năm của lao động chính?

1. Những tháng đầu năm 4. Bất cứ thời điểm nào trong năm V 2. Những tháng giữa năm 5. Thời gian nông nhàn 3. Những tháng cuối năm 6. Khác17. Thời gian lưu trú của người di cư?

1. Đi về trong ngày 4. Từ 3 tháng trở lên V 2. 1 - 2 tháng 5. Không cố định 3. 2 - 3 tháng 6. Khác…………………..18. Địa bàn làm việc chủ yếu của người di cư

1. Nội thành Hải Phòng 3. Đô thị khác V 2. Các thị xã, thị trấn lân cận19. Nghề nghiệp chính của người di cư khi còn ở nhà và tại nơi đến?

Nghề nghiệp khi ở nhà Nghề nghiệp tại nơi đếnVợ Chồng Vợ Chồng

Nông dânCông nhân

thời vụBuôn bánNghề tự doDịch vụ

đường phốThợ xây, thợ

sắt , phụ vữa

sắt, phụ vữaXe ômKhác20. Trước khi di cư, gia đình ông/bà có sự thảo luận thống nhất xem ai sẽ là người

di cư hay không?

1. Có

Page 167: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

160

V 2. Không21. Quyết định di cư dựa trên những ưu tiên gì?

1. Người có khả năng mang lại thu

nhập cao nhất

4. Người có sức khoẻ phù hợp

V 2. Người dễ kiếm việc làm nhất 5. Người mà công việc ở nhà dễ có

người thay thế nhất 3. Người phù hợp với công việc

nhất

6. Không dựa trên ưu tiên gì

22. Tần suất liên lạc qua điện thoại của người di cư với gia đình?

1. Ngày nào cũng gọi 4. Hầu như không gọi V 2. 1 - 2 lần/tuần 5. Khác………………….. 3. 1 – 2 lần /tháng23. Người di cư thường gọi điện cho thành viên nào trong gia đình?

1. Vợ/chồng 4. Khác V 2. Con cái 9. Không để ý/không trả lời 3. Bố/Mẹ 24. Nguồn thu nhập chính của gia đình ông/bà?

1. Sản xuất nông nghiệp 4. Các nguồn khác nhau V 2. Kinh doanh, buôn bán 5. Khác 3. Làm thuê 9. Khó trả lời25. Ông/bà cho biết thu nhập bình quân hàng tháng của gia đình trong 5 năm lại

đây?

1. 1 – < 2 triệu đồng 3. 3 - < 4 triệu đồng V 2. 2 – < 3 triệu đồng 4. Trên 4 triệu đồng26. Số tiền người di cư mùa vụ đóng góp vào thu nhập gia đình (trong những tháng

di cư) là bao nhiêu?

1. Đóng góp nhỏ 4. Trên 2 triệu đồng V 2. Dưới 1 triệu 5. Tuỳ thời điểm di cư 3. Từ 1 - < 2 triệu đồng 27. Ông/bà đánh giá như thế nào về khoản đóng góp vào kinh tế gia đình của người

di cư?

1. Nhỏ 4. Đóng góp chính/chủ yếu V 2. Tạm được 9. Khó/không trả lời 3. Tương đối nhiều28. Đánh giá của ông/bà về điều kiện kinh tế của gia đình trước và trong khi có

người di cư trong 5 năm lại đây?

Page 168: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

161

28.1. Trước khi gia đình có người di cư mùa vụ

1. Khó khăn hơn V 2. Bình thường 3. Khá hơn 9. Khó trả lời28.2. Trong khi gia đình có người di cư mùa vụ

1. Không thay đổi gì V 2. Khó khăn hơn 3. Khá hơn trước 4. Khá hơn trước nhiều 5. Khó trả lời29. Trong 5 năm gần đây, gia đình ông/bà có những thay đổi nào dưới đây?

Có Không Không rõ1. Mua sắm thêm đồ đạc đắt tiền (tivi, xe

máy, máy cày, máy tuốt lúa...)2. Làm nhà mới, sửa lại nhà3. Đi chơi xa, đi du lịch4. Gửi tiết kiệm ngân hàng5. Mua bảo hiểm y tế cho người già, trẻ nhỏIII. Thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư mùa vụ.

30. Ông/bà cho biết các công việc dưới đây do ai đảm nhiệm chính?

(Đánh dấu X vào ô đồng ý)

Các công việc Thời

điểm

Vợ là

chính

Chồng là

chính

Cả 2 vợ

chồng

Người

thân1. Sản xuất kinh doanh Trước

khi di cưSau khi

di cư2. Chăm sóc người già,

trẻ nhỏ

Trước

khi di cưSau khi

di cư3. Các công việc nội trợ Trước

khi di cưSau khi

di cư

Page 169: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

162

4. Quản lý thu chi Trước

khi di cưSau khi

di cư5. Quyết định mua vật

dụng đắt tiền trong nhà

Trước

khi di cưSau khi

di cư6. Tham gia các công

việc chung của thôn,

xóm, dòng họ

Trước

khi di cưSau khi

di cư32. Người đảm nhiệm chính các loại việc sản xuất, nông nghiệp trong gia đình trước

và trong khi có người di cư mùa vụ? (Lưu ý: Với gia đình có 2 người di cư mùa vụ

trong 5 năm gần đây chỉ tính người di cư mùa vụ gần nhất với thời điểm điều tra)

Các việc Trước di cư Trong di cưV

Chồn

g

Cả

hai

Họ

hàng

Thuê

người

V

Chồn

g

Cả

hai

Họ

hàng

Thuê

người1. Cày

ruộng2. Trồng,

cấy3. Thu

hoạch4. Phun

thuốc trừ

sâu5. Sơ chế,

cất trữ

nông sản6. Chăn

nuôi

Page 170: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

163

33. Người đảm nhiệm chính các loại việc sau trong gia đình trước và trong khi có

người di cư mùa vụ? (Lưu ý: Với gia đình có 2 người di cư mùa vụ trong 5 năm gần

đây chỉ tính người DI CƯ gần nhất với thời điểm điều tra)

Các việc Trước di cư Trong di cưV

Chồn

g

Cả

hai

Họ

hàng

Thuê

người

V

Chồn

g

Cả

hai

Họ

hàng

Thuê

người1. Cày

ruộng2. Trồng,

cấy3. Thu

hoạch4. Phun

thuốc trừ

sâu5. Sơ chế,

cất trữ

nông sản6. Chăn

nuôi

34. Người đảm nhiệm chính các loại việc liên quan đến con cái sau?

Trước di cư mùa vụ Trong khi di cư mùa vụV

Chồn

g

Cả 2 vợ

chồng

Họ hàng,

người

thân

V

Chồn

g

Cả 2 vợ

chồng

Họ hàng,

người

thân1. Trông,

chăm sóc

con2. Đưa đón

Page 171: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

164

con đi học3. Dạy học4. Họp phụ

huynh5. Chăm

con ốm35. Cách thức chính nắm bắt tình hình con cái của người di cư mùa vụ?

1. Trao đổi với vợ hoặc chồng 4. Tìm hiểu qua bạn bè của con V 2. Nói chuyện trực tiếp với con 5. Tìm hiểu qua nhiều nguồn khác nhau 3. Nói chuyện với thầy cô của con36. Người đảm nhiệm chính các việc liên quan đến bố mẹ?

Trước di cư mùa vụ Trong di cư mùa vụV

Chồn

g

Cả 2

vợ

chồng

Không

có/Không

trả lời

V

Chồn

g

Cả 2

vợ

chồng

Không

có/Không

trả lời1. Hỏi

han, trò

chuyện2. Hỗ trợ

tiền bạc3. Chăm

sóc lúc

ốm đau4. Giúp

làm việc

nhà37. Người đảm nhiệm chính các việc cộng đồng?

Trước di cư mùa vụ Trong di cư mùa vụV

Chồn

g

Cả 2 vợ

chồng

Người

thân

V

Chồn

g

Cả 2 vợ

chồng

Người

thân1. Hiếu hỉ2. Họp họ,

cúng giỗ3. Sinh hoạt

Page 172: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

165

thôn xóm4. Sinh hoạt

tổ đội sản

xuất5. Liên hệ

chính quyền38. Người làm việc thay mất thời gian bao lâu để quen với công việc?

(1 = làm thay được ngay; 2 = Dưới 1 tháng; 3 = Trên 1 tháng; 4 = Rất khó thích

nghi, thay thế)

Sản xuất nông

nghiệp

Chăm sóc

con

Chăm sóc bố mẹ

già

Việc họ hàng, làng

xóm

31. Khi gia đình có người di cư mùa vụ, công việc nào khó khăn nhất đối với gia

đình ông/bà trong số các công việc dưới đây?

Các công việc Khó Khá khó Bình thường Dễ Khác1. Sản xuất nông nghiệp2. Nội trợ3. Chăm sóc con cái, bố mẹ già4. Việc họ hàng, làng xóm40. Sau khi người di cư trở về, việc sắp xếp và phân công công việc trong gia đình

ông/bà như thế nào?

1. Trở lại như cũ V 2. Một vài việc lại như cũ, một vài việc giữ nguyên như sau khi di cư 3. Mọi người trong gia đình cảm thấy dễ thay thế nhau trong công việc hơn 4. Rất khó sắp xếp sao cho công việc suôn sẻ như trước đây 9. Khó trả lời41. Khi gia đình có người di cư mùa vụ, ông/bà đánh giá như thế nào về các vấn đề

sau?

Thuậ

n lợi

Bình

thườn

g

Khó

khă

n

Khá

c

Khó

trả

lời1. Học/thực hành các công việc mà

Page 173: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

166

thường chỉ có phụ nữ/đàn ông đảm

nhiệm2. Tình cảm vợ/chồng khi xa cách3. Việc chăm sóc, giáo dục con cái4. Việc chăm sóc bố mẹ già5. Tham gia các sự kiện của dòng họ,

làng xã42. Theo ông/bà: về lâu dài, di cư mùa vụ tác động như thế nào đến mối quan hệ

giữa hai vợ - chồng?

1. Có, tiến bộ hơn nhiều 4. Tệ hơn V 2. Có, tiến bộ ít 5. Khác 3. Không thay đổi gì 6. Khó trả lời43. Lý do gì khiến ông bà nghĩ như trên?

43.1. Tích cực

Các đánh giáĐồng

ý

Không

đồng ý

Khó

trả lời1. Vợ/chồng đi làm xa có thu nhập cải thiện đời

sống gia đình 2. Người đi làm ăn xa được mở mang đầu óc, hiểu

biết giúp ích cho sản xuất và đời sống của gia đình3. Người ở nhà đảm đang, lo toan việc nhà tốt hơn4. Có điều kiện lo cho con cái học hành tốt hơn5. Vợ/ chồng đi làm ăn xa được gia đình, làng xóm

quý mến hơn 6. Cả người đi làm ăn xa lẫn người ở nhà đều vất vả

nên thương nhau hơn 7. Vợ chồng trao đổi việc nhà bình đẳng và thuận lợi

hơn43.2. Tiêu cực

Các đánh giáĐồng

ý

Không

đồng ý

Khó

trả lời1. Cảm thấy nghịch cảnh khi vợ đi làm ăn xa, chồng

ở nhà2. Không thích cho vợ/chồng đi làm ăn xa3. Nghi ngờ người đi làm ăn xa (không chung

Page 174: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

167

thủy...)4. Vợ/ chồng đi làm ăn xa dễ nhiễm thói hư tật xấu

(nghiện ngập, ăn chơi, lười biếng,….. )5. Con cái khó dạy bảo, dễ bị lôi kéo hư hỏng6. Hai vợ/chồng khó thống nhất ý kiến với nhau hơn7. Thờ ơ/bỏ bê một số công việc của gia đình8. Tâm lý bất an vì thiếu vắng thành viên lao động

chính trong gia đình9. Người thân (bố mẹ già, con cái) phải gánh thêm

nhiều việc khi thiếu người trong nhà44. Những băn khoăn, lo lắng khác của ông/bà khi gia đình có lao động chính di cư

mùa vụ?

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

Xin trân trọng cảm ơn!

2. Biên bản phỏng vấn sâu

Biên bản phỏng vấn sâu số 1

Họ tên: Vũ Thị ThGiới tính: NữTuổi: 33Nghề nghiệp: Nông dânNơi cư trú: Thôn Cẩm Văn, xã Quốc Tuấn, An

Lão.- Hỏi: Chị đã đi làm ăn xa bao giờ chưa?

Em chưa, trước giờ chỉ làm ở nhà, học xong cấp 3 cái là ở nhà làm ruộng, lấy chồng

xong mới mở hàng cửa hàng này

- Hỏi: Gia đình chị có ai di cư đi làm ăn xa bao giờ chưa?

Gia đình em không có ai cả

- Hỏi: Còn hàng xóm xung quanh thì sao?

Xung quanh đây thì cũng nhiều đấy, nhà Ngân, nhà Huế, nhà Khoa...

- Hỏi: Đời sống kinh tế của gia đình họ có gì khác trước không ạ?

Em thấy cũng khá hơn, vì mua xe máy, sửa sang làm nhà nữa.

Page 175: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

168

- Hỏi: Họ thường làm nghề gì vậy?

Mấy người theo chân nhau đi xây xướng ngoài thành phố, vài nhà thì tranh thủ lúc

rỗi việc ra mạn Đồ Sơn, An Dương làm công nhân may.

- Hỏi: Mọi người có hay sang nhà nhau chơi nói chuyện không ạ?

Thì cùng làng cùng xóm gặp nhau vẫn chào hỏi, không giống ngoài phố các chị đâu,

em nghe kể ngoài đó hai nhà cạnh nhau gặp nhau còn chả thèm chào. Nhưng giờ ở

đây cũng không như trước kia. Ví dụ trước kia nhà có việc thì còn ới nhau việc này

việc nọ, chứ giờ gia đình họ có người đi làm xa cũng khác trước, ngại cũng không

dám vồn vã như trước.

- Hỏi: Sao lại không dám?

Trước có việc sang nhà nhau giúp nấu nướng, dọn dẹp, đổi công cấy hái cho nhau

nữa. Chứ giờ của một đồng công 1 nén, gì cũng quy ra tiền tươi thóc thật nên nó

khác lắm.

- Hỏi: Khác như thế nào?

Đấy là em cảm giác thế, vì giờ cái gì mở mồm ra cũng nói tiền tiền. Em mang sang

cho con cá ở ao nhà, chị ấy bảo ngoài phố cá này mấy chục nghìn 1 cân. Nói chuyện

với nhau là chê quê mình chỗ này bẩn, chỗ kia xấu, chả rõ đang sống ở đâu nữa.

- Hỏi: Sao gia đình mình không đi làm như vậy?

Ở nhà buôn bán lặt vặt với chăn nuôi cũng ổn rồi.

- Hỏi: Đi làm xa thì thu nhập sẽ khá hơn ở nhà chứ?

Khá thì cũng có nhưng em vẫn không thích. Hai vợ chồng cứ túc tắc buôn bán cũng

có đồng ra đồng vào. Đến phiên chợ thì mang hàng ra bán cũng tốt hơn là xa nhà.

Còn con cái bố mẹ nữa.

- Hỏi: Vậy là cả hai vợ chồng chị cùng buôn bán à?

Vâng, chồng em thường ra ngoài chợ Đổ lấy hàng về cho em bán. Mấy thứ như

gương lược, đồ trang điểm, kim chỉ...

- Hỏi: Thế còn việc đồng áng, con cái anh ấy có giúp nhiều không?

Ruộng nhà em ít nên hai vợ chồng cùng làm, lúc nào bận quá mới nhờ đến ông bà

hoặc thuê người thôi.

Page 176: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

169

- Hỏi: Như việc đồng ruộng thì anh ấy thường làm loại việc gì ạ?

Anh ấy thường phun thuốc trừ sâu, cày ruộng và lúc gặt thì hai vợ chồng cùng làm.

Nói chung vì ruộng ít nên cũng nhàn.

- Hỏi: Ngoài trồng lúa ra, anh chị có nuôi trồng gì khác không?

Một năm nhà em cũng cố được 1 – 2 vụ màu, mà cũng không ăn thua vì thu vào

chẳng bằng tiền vốn bỏ ra, còn tốn công sức nữa.

- Hỏi: Còn con cái thì ai đảm trách chính?

Con cái thì vẫn là phụ nữ lo chính thôi chị, chồng em thỉnh thoảng cũng đưa đón

con giúp vợ, với lại lúc 2 đứa bắt đầu vào lớp 1, anh ấy cũng kèm dạy chữ cho

chúng nó. Còn lại toàn em lo là chính.

- Hỏi: Tương lai anh chị có ý định di cư làm xa không?

Em cũng chưa biết được, nhưng mà giờ thì chắc là không.

Cảm ơn chị!

Biên bản phỏng vấn sâu số 2

Họ tên: Đào Xuân LGiới tính: NamTuổi: 41Nghề nghiệp: Nông dânNơi cư trú: Thôn Tân Trung, xã Quang Trung, An Lão- Hỏi: Anh đi làm ăn xa nhà bao giờ chưa?

Chưa bao giờ.

- Hỏi: Em thấy thôn có nhiều người đi nơi khác làm việc, sao anh không thử đi?

Anh không thích. Đi xa đi gần cũng là xa nhà là đã không thích rồi.

- Hỏi: Nhưng em thấy đi làm xa thu nhập có vẻ khá hơn ở nhà mà anh?

Ừ thì đúng thế nhưng cũng có nhiều cái làm anh thấy cũng không hay lắm

- Hỏi: Anh thấy có gì không hay ạ?

Khó quản con cái rồi khó lo chuyện nhà mình.

- Hỏi: Tuổi của anh chắc con cái cũng lớn rồi, có gì lo đâu ạ?

Tuổi này của chúng nó mới phải lo đấy, thằng lớn nhà anh đang học lớp 12 còn đứa

bé cũng lớp 8 rồi, xã hội giờ sợ lắm, không quản nó nó chơi bời lêu lổng, không học

hành gì thì sau này đời chúng nó khổ.

Page 177: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

170

- Hỏi: Nhưng đi làm xa vậy thu nhập của gia đình mình có thể khá hơn, sẽ giúp

được cho việc học hành của con cái chứ anh?

Ai chả biết vậy nhưng bố mẹ anh cũng hơn 70 rồi, tuổi anh cũng không còn trẻ nữa,

theo người ta đi làm gần không sao, mà xa vài tuần vài tháng mới về sợ vợ ở nhà

không lo được hết. Như nhà bạn anh, đi làm nơi khác tích cóp chục năm xây được

cái nhà to đùng mà thằng con ở nhà thì hỏng hẳn.

- Hỏi: Bạn bè anh có rủ hay gợi ý anh đi làm cùng họ không?

Có chứ, rủ đi phụ vữa, đi làm sắt, đi xe ôm, đi bảo vệ...đủ cả.

- Hỏi: Chị nhà anh có ý kiến gì không ạ?

Vợ anh tính cũng giống anh, cũng không thích nhà thiếu người. Hai vợ chồng cùng

ở nhà, cùng làm ăn dạy dỗ con cái vẫn tốt hơn là vắng nhà.

- Hỏi: Vậy các công việc gia đình thì anh chị phân công nhau làm ạ?

Không, việc gì cũng hai vợ chồng cùng làm, trừ việc quét nhà đi chợ nấu ăn thì chị

ấy lo, đấy là việc của đàn bà.

Cảm ơn anh!

Biên bản phỏng vấn sâu số 3

Họ tên: Nguyễn Văn ThGiới tính: NamTuổi: 54

Nghề nghiệp: Nông dân

Nơi cư trú: Thôn Câu Đông, xã Quang Trung, An Lão.- Hỏi: Ngoài nông nghiệp, gia đình chú có làm nghề nào khác không?

Không, gia đình tôi trước giờ chỉ là anh thợ kéo cày thôi.

- Hỏi: Cháu thấy người làng mình đi làm xa cũng nhiều mà.

Ừ, làng này ra ngoài thành phố làm cũng nhiều lắm, nhưng tôi thấy không có việc gì

hợp với mình cả.

- Hỏi: Cô nhà chú cũng chưa đi làm xa nhà bao giờ ạ?

Không, hai vợ chồng tôi đều không đi làm xa bao giờ hết.

- Hỏi: Các con hai vợ chồng chú chắc đã lớn cả rồi ạ?

Page 178: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

171

Có 3 đứa đều đã ra riêng hết rồi.

- Hỏi: Vậy việc đồng áng, trồng trọt thì cô chú phân công nhau thế nào ạ?

Ruộng chỉ có 3 sào thì còn phân công thế nào được, hai người cùng lo mà làm thôi.

- Hỏi: Các việc liên quan đến đồng áng như cày cấy, trồng trọt, phun thuốc trừ sâu,

gặt hái, thu hoạch, phơi sấy...thì chú thường hay làm những việc nào nhất ạ?

Cày ruộng chủ yếu là tôi làm, giờ có máy cày nên nhàn hơn nhưng phải mất tiền

thuê, nên tôi vẫn tự làm. Lúc nào cần phun thuốc trừ sâu thì tôi đi là chính. Lúc đến

vụ gặt thì cả hai vợ chồng cùng làm.

- Hỏi: Việc nội trợ, nhà cửa thì thế nào ạ?

Thường là vợ tôi làm cả, đi chợ, dọn dẹp nhà, nấu nướng đều do vợ tôi làm. Tôi chỉ

giúp quét được cái nhà với lo cái ao cá thôi. Mỗi người một việc.

- Hỏi: Tính toán thu chi trong nhà cô chú giao ai đảm trách?

Trước giờ đều là vợ tôi cả.

- Hỏi: Cô có bao giờ phàn nàn làm quá nhiều việc không ạ?

Không biết có kêu ca với ai hay không, nhưng không thấy nói gì trước mặt tôi.

- Hỏi: Bố mẹ cô chú chắc giờ cũng lớn tuổi hết rồi ạ?

Ông bà hai bên đều nhiều tuổi rồi, mà không ở đây, ông bà sống cùng bác trưởng.

- Hỏi: Cô chú có thường qua thăm hỏi, chuyện trò với ông bà không?

Có chứ, vì có xa xôi gì đâu. Từ nhà tôi sang bên An Luận ngay đây. Hai vợ chồng

cũng chỉ qua chơi nói chuyện cho các cụ vui thôi, chứ mọi chuyện đều có các bác

trưởng lo cả rồi.

- Hỏi: Mỗi năm các dịp như giỗ chạp, họp hành họ hàng cô chú tham gia có đầy đủ

không ạ?

Phải đi hết, sao bỏ được. Hai vợ chồng phải có mặt từ sớm, ở đây lệ nó thế, có việc

gì là đến sớm mỗi người giúp một tay.

- Hỏi: Đến sớm làm những việc gì ạ?

Ở đây trước giờ đám giỗ thì đàn bà đi chợ, chuẩn bị cỗ bàn, nhưng nấu nướng thì

phần lớn là đàn ông, cả dựng rạp, lo thủ tục cúng bái nữa.

Page 179: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

172

- Hỏi: Các việc liên hệ với chính quyền, họp tổ đội sản xuất, họp thôn xóm thì cô

hay chú là người đi nhiều ạ?

Lên xã thường là tôi, còn họp tổ đội sản xuất với thôn xóm thì là vợ tôi. Cũng có lúc

tôi đi nhưng không nhiều.

- Hỏi: Những gia đình có người đi làm ăn xa mà chú biết thì ai thường đi họp ạ?

Vắng nhà thì vợ con họ phải họp thay thôi.

Cảm ơn chú!

Biên bản phỏng vấn sâu số 4

Họ tên: Vũ Thị HGiới tính: NữTuổi: 32

Nghề nghiệp: Nông dân

Nơi cư trú: Thôn Bạch Câu, Quốc Tuấn, An Lão.- Hỏi: Nhà chị bán những mặt hàng gì ạ?

Chị nhìn thì thấy đấy, mấy đồ lặt vặt mì tôm, bim bim...thôi. Bán cho người làng là

chính.

- Hỏi: Thu nhập có ổn không chị?

Túc tắc qua ngày thôi, từ ngày mấy nhà máy dệt may về đây thì cũng khá hơn trước

vì bán cho công nhân được nhiều.

- Hỏi: Họ thường mua gì ạ?

Mì tôm, mấy thứ ăn vặt, nước ngọt...hè bán nước mía cũng chạy lắm

- Hỏi: Nhà chị có làm ruộng không ạ?

Nhà em có, vẫn làm ruộng bình thường.

- Hỏi: Chị thấy thu nhập làm ruộng so với bán hàng như thế nào?

Nói thật với chị là làm ruộng vừa vất vả mà lời lãi chẳng bao nhiêu. Một vụ lúa làm

rõ vất vả mà giá bán được vài nghìn một cân thóc. Nhà em vẫn cấy hái, trồng màu

vì còn có hột gạo mà ăn, giờ cái gì cũng phun thuốc độc hại, mình trồng nhà mình

ăn thì đảm bảo hơn.

- Hỏi: Anh ấy có ý định đi làm xa tăng thêm thu nhập không?

Page 180: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

173

Thấy người ta đi làm thì chồng em cũng muốn đi nhưng lúc em rảnh không sao, lúc

em bận thì lấy ai lo cho 2 đứa, rồi còn các việc khác nữa, nên đành phải ở nhà

- Hỏi: Chị bán hàng như này thì chắc công việc đồng áng do chồng chị làm là

chính?

Không, hai vợ chồng em cùng làm. Vụ hè thì anh ấy làm là chính, còn vụ đông thì

cả hai vợ chồng cùng nhau làm.

- Hỏi: Sao lại thế ạ?

Hè thì em bận hàng họ nước giải khát, nhiều người vào quán. Đến mùa đông ít

khách hai vợ chồng phân nhau ra mà làm.

- Hỏi: Anh ấy thường đảm nhiệm chính những loại việc đồng áng nào?

Việc gì chồng em cũng làm cả, nhưng những việc nặng nhọc và mất nhiều thời gian

quá thì em không phải làm mấy, như cày bừa, thu hoạch.

- Hỏi: Anh ấy có đỡ đần việc nhà giúp chị không?

Nhà cửa thì cũng giúp dọn dẹp, sửa sang các thứ, nhưng đi chợ, nấu nướng thường

em làm là chính.

- Hỏi: Thế còn việc chăm sóc con cái thì sao?

Vì sáng sớm em đã phải lo mở hàng nên phần lớn đưa đón đứa nhỏ là chồng em

làm, đứa lớn tự đi học vì trường ngay gần đây.

- Hỏi: Ai là người thường xuyên dạy học, vui chơi với các con?

Vui chơi thì trẻ con ở đây cứ tụ tập với nhau chạy khắp nơi, vợ chồng em cũng

không để ý chuyện đó. Còn nói đến học thì em cũng lo, vì chương trình học bây giờ

khác với thời bọn em quá, nhiều khi chỉ nó học mà cũng không hiểu. Sau này chúng

nó học lên thì không biết vợ chồng em theo dơi học hành như thế nào nữa.

Cảm ơn chị!

Biên bản phỏng vấn sâu số 5

Họ tên: Bùi Đình PGiới tính: NamTuổi: 28

Nghề nghiệp: Nông dân

Page 181: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

174

Nơi cư trú: Thôn Câu Hạ B, Quang Trung, An Lão- Hỏi: Hẹn gặp em mãi hôm nay mới gặp được

Bọn em chỉ được nghỉ chủ nhật thôi.

- Hỏi: Em làm nghề gì?

Em làm may ở công ty Hàng Kênh.

- Hỏi: Vậy là gần nhà rồi

Em làm gần cho tiện đi lại.

- Hỏi: Thu nhập ở đó có khá không?

Không bằng mấy công ty nước ngoài, nhưng so với làm nông thì khá hơn.

- Hỏi: Em làm liên tục hay lúc làm lúc không?

Cũng tuỳ thời điểm nữa, có lúc thì em xin vào làm nửa năm, có lúc làm vài ba

tháng lại bỏ.

- Hỏi: Xin vào đó dễ thế à?

Cũng tương đối dễ thôi, bằng cấp chỉ cần cấp 2, cấp 3 là được, học cao mà xin vào

đó làm công nhân họ còn không nhận. Thường họ thấy mình có kinh nghiệm làm rồi

thì họ nhận ngay.

- Hỏi: Em vốn quen làm nông nghiệp sao lại có kinh nghiệm may mặc được?

Hồi mấy công ty may mở xung quanh đây có tuyển người tại chỗ vào làm, có hướng

dẫn làm một thời gian, thường bọn em mới vào chưa biết, họ sẽ yêu cầu đi học,

hướng dẫn nhanh thì 2 ngày, người nào lâu thì 1 tuần đã làm được rồi, dần dần rồi ai

cũng biết làm cả.

- Hỏi: Sao em không chọn làm xa nhà?

Bọn bạn em làm xa đầy ra nhưng em thấy đi lại mệt, làm ở nhà tiền ít hơn nhưng đỡ

phải đi lại. Có đợt em trúng tuyển ở Nomura nhưng thấy xa phải trọ lại nên em bỏ.

- Hỏi: Công ty của em có nhiều việc không?

Vài năm trước thì có vẻ nhiều, nhiều đơn hàng phải tăng ca liên tục, 2-3 năm lại đây

thì bình thường.

- Hỏi: Công việc như vậy sao có lúc em lại bỏ?

Page 182: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

175

Đợt nào nhà có việc hay thấy chán thì em bỏ, xin làm lại cũng có khó gì đâu, làm

không đóng bảo hiểm, nhận tiền theo tháng nên cũng dễ. Công ty liên tục tuyển

thêm người suốt ấy mà

- Hỏi: Việc nhà là những việc gì mà khiến em phải bỏ làm?

Nhà em sống cùng bố mẹ, hai vợ chồng có 2 đứa con còn nhỏ nên đến mùa vụ hoặc

con cái, bố mẹ ốm đau là phải nghỉ. Xin nghỉ vài ngày còn được chứ nghỉ 2-3 tuần

người ta cho thôi việc luôn.

- Hỏi: Ngoài những lúc đi làm, khi em ở nhà ai là người lo chính việc đồng ruộng?

Trước đây khi bố mẹ em còn khoẻ thì 5 sào ruộng cả nhà cùng nhau làm. Giờ sức

khoẻ ông bà không như trước, nên cũng chỉ nhờ ông bà trông giúp cháu, dọn dẹp

nhà cửa thôi.

- Hỏi: Một năm nhà em làm mấy vụ?

Một năm thường cố gắng làm cũng chỉ được 4 vụ thôi chị, 2 vụ lúa, 2 vụ màu. Mà

vất lắm, không ăn thua. Lúa bán được vài nghìn 1 cân, chả bõ tiền công với thuốc

sâu. Màu tuỳ năm, năm nào giá tốt thì còn được, năm nào cà chua 500 đồng/1 cân

thì ném xuống ao cho cá ăn hoặc để rụng luôn tại ruộng chứ mất công đi hái rao bán

cũng chẳng có ai mua.

- Hỏi: Việc cày cấy, trồng trọt, thu hoạch thì những ai trong nhà đảm nhiệm chính?

Cày thì em thuê máy cho đỡ nhọc, gieo mạ và cấy hái thì bà nội với vợ em cấy là

chủ yếu, mấy việc khó như ải đất, phun thuốc trừ sâu, thu hoạch...thì thỉnh thoảng

em cũng phải nghỉ việc ở nhà phụ.

- Hỏi: Sao em không nhờ họ hàng hay hàng xóm giúp?

Hồi trước nhà này giúp nhà nọ là bình thường, giờ không như thế được nữa. Công 1

ngày bây giờ 120 – 150 nghìn, nhờ người quen họ cũng phải bỏ việc nhà họ sang

giúp mình, rồi sau đó mình cũng phải bỏ việc sang giúp nhà người ta. Thế thì thà đi

thuê người ngoài hoặc tự nhà mình tính toán mà làm cho xong đi.

- Hỏi: Mấy công việc đồng ruộng ấy em thấy khó nhất là việc gì?

Page 183: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

176

Nói thật là em không thạo làm ruộng lắm vì lúc đi học bố mẹ cũng không bắt làm

đồng nhiều. Thành ra giờ bảo gieo mạ với cấy là em chịu, kiểu gì cũng làm hỏng.

Năm ngoái ủ thóc bị hỏng rồi.

- Hỏi: Ở nhà hai vợ chồng có thường bàn bạc các công việc với nhau không?

Việc nhà cửa thì vợ em tự thu xếp, các việc khác thì vợ chồng ông bà cùng bàn tính

với nhau

- Hỏi: Gia đình mình thường hỏi ý kiến nhau về những việc gì?

Các việc họ hàng thì bố mẹ em hay bàn rồi hướng dẫn hai vợ chồng. Còn việc chi

tiêu, ăn học của con cái thì hai vợ chồng em tự bàn với nhau. Ông bà không can

thiệp

Cảm ơn em!

Biên bản phỏng vấn sâu số 6

Họ tên: Trần Thuý LGiới tính: NữTuổi: 39

Nghề nghiệp: Nông dân

Nơi cư trú: Thôn Đâu Kiên, xã Quốc Tuấn, An Lão- Hỏi: Gia đình chị có mấy người con ạ?

Chị sinh 2 đứa, 1 đứa đang học lớp 10, đứa bé đang học lớp 7

- Hỏi: Anh chị kiểm tra việc học hành của con cái bằng cách nào ạ?

Giờ kiểm tra bài cũng khó lắm vì học sinh giờ học khác mình ngày xưa. Chị cũng

chỉ hỏi han qua cô giáo chủ nhiệm và bạn bè của con thôi

- Hỏi: Sao anh chị không hỏi han, tâm sự trực tiếp với con?

Đứa lớn thì hợp mẹ nên chị vẫn hỏi suốt, chứ đứa bé hợp bố nên có gì nó cũng chỉ

bảo với bố nó thôi

- Hỏi: Anh chị thường hỏi han, nói chuyện gì với các cháu ạ?

Thì chuyện trường, chuyện lớp, chuyện về bạn bè của con cái

- Hỏi: Anh chị có định hướng nghề nghiệp gì cho hai cháu không?

Mình thì biết gì đâu mà bảo chúng nó, chị hỏi đứa lớn nó bảo nó sẽ thi khối A,

muốn học kinh tế, kế toán vì sau này dễ xin việc.

Page 184: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

177

- Hỏi: Các cháu có đi học thêm môn gì không ạ?

Đứa bé thì chị chưa cho đi học thêm gì, nhưng đứa lớn thì học thêm mấy môn.

- Hỏi: Các cháu ăn học có tốn kém lắm không chị?

Tốn kém lắm nhưng vẫn cố được, sợ sau này nó thi đỗ Đại học thì vừa mừng vừa lo,

không biết có đủ tiền cho nó đi học không. Chị bảo nó chọn thi trường nào gần nhà,

có gì còn xoay sở được.

- Hỏi: Thu nhập của nhà mình chủ yếu từ việc gì ạ?

Hai anh chị chỉ làm ruộng thôi. Anh có trông xe ở chợ Kênh, nhưng chợ họp theo

phiên, tuần chỉ họp mỗi ngày thứ 5 nên có mỗi ngày đấy là đông người, còn bình

thường vắng lắm, đi xe tự do vào chợ.

- Hỏi: Sao anh chị không tính đi làm ăn xa để có thêm thu nhập?

Chị thì chịu rồi vì ngoài ruộng ra chị không biết làm gì. Còn chồng chị cũng có

người rủ đi làm cùng đấy, nhưng ông ấy sợ đi rồi ở nhà không có đàn ông, con cái

mình chị bảo ban không được.

Cảm ơn chị!

Biên bản phỏng vấn sâu số 7

Họ tên: Nguyễn Thị BGiới tính: NữTuổi: 45

Nghề nghiệp: Nông dân

Nơi cư trú: Thôn Đông Nham, xã Quốc Tuấn, An Lão- Hỏi: Toàn bộ khu đất này là của nhà chị à?

Của nhà chị hết đấy.

- Hỏi: Là đất ruộng được chia theo khẩu hay đất đi thuê mà rộng thế chị?

Đất này là đất thuê của xã.

- Hỏi: Anh chị thuê làm trang trại ạ?

Không, nhà chị lấy đâu ra tiền mà làm trang trại, thuê đất để cây ăn quả với ít đào

quất thôi. Đất ven sông này nuôi cá không ăn thua gì, muốn nuôi thì thà vào trong

làng mà nuôi chứ em thấy đấy, vừa mọc ngay bên kia sông cái nhà máy đóng tàu to

Page 185: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

178

tướng, hai đầu sông là 2 bến tàu phà chở đồ xây dựng ầm ầm tối ngày, nước toàn

dầu nhớt, cá nào nó sống nổi.

- Hỏi: Nhà mình có phải vay vốn làm ăn không ạ?

Bên hội phụ nữ với nông dân năm nào cũng thông báo cả. Vay thì dễ thôi nhưng

mỗi nhà được vay hết mức có 50 triệu trong vòng 3 năm, 50 triệu đấy riêng tiền

phân bón 1 năm cũng hết trên dưới dăm bảy triệu rồi, chưa kể cây con giống và các

thứ khác nữa. Năm nào hoa quả được giá thì không sao chứ không được thì cũng

mệt đấy.

- Hỏi: Anh chị trồng loại cây ăn quả nào ạ?

Chuối với ổi.

- Hỏi: Thu nhập có ổn định không chị?

Cũng khó nói lắm, ổi trái vụ sai quả thì còn trúng chứ chuối thì lúc được lúc không.

Có năm chuối rất đắt, có năm thì lại quá rẻ, bán cứ như cho.

- Hỏi: Ngoài trồng cây ăn quả, anh chị có trồng lúa hay màu không?

Ruộng gần nhà ở, chị để người nhà làm giúp rồi vì hai vợ chồng không có sức mà

làm cả.

- Hỏi: Chị có thể chia sẻ một số loại việc anh chị thường làm ngoài này không ạ?

Không biết phải kể gì bây giờ. Chỉ quanh đi quẩn lại có mỗi trồng cây thôi. Trồng

chuối đỡ vất hơn so với ổi, đất này gần sông nước nôi tưới tắm cũng dễ vì chuối ưa

nước, chỉ lo nhất mùa đông lạnh sương muối dễ hỏng lá hỏng quả, nên phải mất

công che chắn. Ổi thì một năm 2 vụ gối nhau, xuân – hè với hè – thu, mệt lắm, bón

phân, làm cỏ, tỉa cành, bọc quả...kể ra chắc em cũng không biết được. Nói chung là

vất vả lắm, không như các em ngoài phố đâu

- Hỏi: Anh và chị thường phân công nhau phụ trách chính các loại việc gì ạ?

Cả hai vợ chồng bảo ban nhau cùng làm chứ phân công gì. Ai hợp việc gì hơn thì

hay làm việc đó hơn. Như chuối phải tỉa hoa, cắt bắp chuối để quả to thì chỉ có

chồng chị làm mới tốt, ngay cả chọn gốc ghép ổi cũng chỉ có ông ấy làm được, chị

kém lắm.

- Hỏi: Chị thấy việc nào làm khó nhất ạ?

Page 186: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

179

Sợ nhất là tính toán nước cho ổi, đất nhà chị thuê gần sông, quanh đây nhiều kênh

rạch, ổi không ưa úng nước nên phải chọn chỗ, đào hố rồi tính toán tưới tắm cho

đúng. Nhất là lúc ra hoa và quả bắt đầu lớn là phải cẩn thận.

- Hỏi: Con cái anh chị có hay ra bãi giúp bố mẹ không?

Lâu lâu chúng nó qua chơi thôi chứ giúp được gì mấy, đứa nào cũng lập gia đình hết

rồi, còn lo cho nhà chúng nó nữa.

- Hỏi: Thu nhập từ việc này so với thu nhập làm ruộng thì thế nào ạ?

Vất vả hơn làm ruộng nhưng thu nhập có khá hơn.

- Hỏi: Mấy năm qua nhà mình có mua sắm mới đồ đạc đắt tiền nào không?

Vì thường xuyên ở ngoài này nên nhà cửa trong thôn cũng không sắm gì mới cả. Có

thì gửi tiết kiệm ngân hàng.

- Hỏi: Anh chị có từng nghĩ đi làm việc khác chưa?

Không, hai vợ chồng chị cố làm đến khi nào sức khoẻ không còn thì mới thôi. Cũng

phải cố tích cóp mà xây cái nhà cho đàng hoàng chứ. Với lại giờ cũng có tuổi, ở

ngoài bãi làm vườn thấy thoải mái hơn ở nhà.

Cảm ơn chị!

Biên bản phỏng vấn sâu số 8

Họ tên: Vũ Văn DGiới tính: NamTuổi: 46

Nghề nghiệp: Nông dân

Nơi cư trú: Thôn Tân Trung, xã Quang Trung, An Lão- Hỏi: Gia đình anh chị hiện có mấy người?

Gia đình tôi có 4 người

- Hỏi: Con anh chắc lớn cả rồi, có cháu nào đi làm chưa?

Đứa lớn đi làm đá còn đứa bé đang học

- Hỏi: Ngoài làm ruộng ra, anh chị có làm thêm việc gì khác không?

Thỉnh thoảng có người thuê gặt, thuê cấy hái thì làm.

- Hỏi: Anh chị đã bao giờ đi làm xa nhà chưa ạ?

Page 187: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

180

Nhà tôi không có ai, nông nghiệp thì chỉ có làm ruộng chứ đi xa làm gì, cũng có biết

việc gì khác đâu.

- Hỏi: Nhà mình hiện có bao nhiêu sào ruộng ạ?

Nhà tôi có 5 sào.

- Hỏi: Mỗi năm cả trồng lúa và màu thì nhà mình làm bao nhiêu vụ?

Tuỳ từng năm, nhưng thường là 4 vụ, 2 vụ lúa, 2 vụ màu

- Hỏi: Thu nhập từ nông nghiệp có đủ sống không anh?

Không ốm đau bệnh tật gì thì cũng cứ tà tà vậy. Ở đây không như thành phố, rau cỏ

thì vườn trồng, cá thì có ao nhà, thịt thà mới phải ra chợ.

- Hỏi: Anh thấy so với 5 năm trước, hiện tại đời sống gia đình anh có gì thay đổi về

vật chất không?

Ý cô hỏi là về kinh tế, tiền nong hả? Thì cũng phải thay đổi chứ.

- Hỏi: Anh có thể cho biết thay đổi như thế nào không ạ? Ví dụ như có mua thêm đồ

dùng đắt tiền nào không? Sửa sang được gì không?

Mua thêm đồ dùng thì có tivi, xe máy, tôi muốn xây sửa lại cái nhà nhưng kinh tế

chưa đủ nên chưa làm được.

- Hỏi: Anh nhận xét thế nào về kinh tế gia đình mình so với các nhà có người đi làm

ăn xa mà anh biết?

Tôi cũng biết vài nhà. Đi làm xa kiếm tiền thì chắc chắn kinh tế họ phải khá hơn rồi.

- Hỏi: Anh thấy họ khá hơn ở những điểm nào?

Thấy vài nhà sửa sang, rồi xây nhà mới. Từ ngày cái làng này nhiều người đi làm xa

là karaoke đinh tai nhức óc.

- Hỏi: Nguồn thu nhập chính của gia đình từ hoạt động nào trong nông nghiệp?

Trồng trọt hay chăn nuôi?

Từ chăn nuôi cả, mỗi năm tôi cũng thả được 1 - 2 lứa cá, nuôi được ít gà vịt, chứ

không trông chờ vào lúa hay màu. Giá lúa gạo giờ bấp bênh lắm, còn trồng màu thì

năm trúng năm không.

- Hỏi: Việc chăn nuôi thì ai là người phụ trách chính ạ?

Tôi làm là chính, vợ tôi không có tay nuôi

Page 188: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

181

- Hỏi: Vậy chị với các con phụ trách trồng cấy sao?

Gần như vậy. Cấy hái, trồng màu thường vợ tôi làm là chính.

- Hỏi: Anh và các con có phụ giúp chị không?

Có chứ, sao mà làm một mình được.

- Hỏi: Anh thường giúp việc gì ạ?

Mấy việc nặng là tôi phải làm, như ngày hè nóng phải tranh thủ dậy sớm chở mạ ra

ruộng, phụ giúp vợ con cấy. Rồi cày cuốc, vì ruộng xa không có máy tuốt ở gần đó

nên thường là tôi và thằng lớn chở lúa đi ra chỗ có máy.

- Hỏi: Các con thường phụ giúp chị làm những việc gì ạ?

Hai đứa nó thỉnh thoảng cũng ra ruộng cấy giúp, mà cấy kém lắm. Thỉnh thoảng

ruộng khô, mẹ bắt đi tát nước cũng phải đi. Còn ở nhà thì chúng nó như tướng,

ngoài quét cái nhà cho gà qué ăn thì còn làm được gì nữa.

- Hỏi: Anh và các con có hay đi chợ hoặc nấu cơm không?

Việc này thì hầu như là vợ tôi lo. Có làm thì tôi và con cái cũng chỉ biết cắm nồi

cơm rồi để đấy. Vào ngày mùa bận quá thì tôi chạy ra ngoài quán mua cơm canh sẵn

cho nhanh.

Cảm ơn anh!

Biên bản phỏng vấn sâu số 9

Họ tên: Đào Thị VGiới tính: NữTuổi: 50

Nghề nghiệp: Nông dân

Nơi cư trú: Thôn Câu Đông, xã Quang Trung, An Lão

- Hỏi: Gia đình cô có bố mẹ già phải không ạ?

Ừ, gia đình cô sống cùng bố mẹ

- Hỏi: Hai bác bao nhiêu tuổi rồi ạ?

Ông năm nay 78, còn bà 75.

- Hỏi: Ông bà nhà mình còn khoẻ chứ ạ?

Tuổi này rồi lấy đâu ra mà tốt được. Bà còn đỡ chứ ông nhiều khi lẫn lắm.

Page 189: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

182

- Hỏi: Cô chú có hay chuyện trò với ông bà không?

Ở ngay gần nên chuyện lớn chuyện nhỏ cũng phải nói qua với các cụ một câu,

không thì các cụ hay dỗi lắm.

- Hỏi: Ông bà có thường góp ý các chuyện trong gia đình mình không?

Trước còn khoẻ thì hay nói, chứ giờ thì kệ cô chú rồi.

- Hỏi: Còn việc họ hàng thì sao ạ?

Vợ chồng cô quá quen với các việc đó rồi nên ông bà nói làm gì nữa.

- Hỏi: Những lúc ông bà ốm đau thì ai là người chăm sóc ạ?

Cả hai vợ chồng nhà cô, chứ con cô thì hai vợ chồng chúng nó còn phải đi làm.

- Hỏi: Vợ chồng cô với con cái có hay biếu ông bà tiền nong không?

Thỉnh thoảng dịp lễ tết thì mừng tuổi ông bà thôi. Còn bình thường thì lâu lâu đưa ít

tiền cho các cụ đi lễ chùa, giỗ chạp, đi du lịch.

- Hỏi: Ông bà còn đi du lịch được à cô?

Đầu năm cùng các cụ trong làng đi chùa, hầu như năm nào cũng đi, như năm ngoái

là còn lên tận chùa gì ấy ở Quảng Ninh.

- Hỏi: Còn bên ngoại nhà cô thì sao ạ? Ông bà vẫn còn khoẻ chứ ạ?

Bên ngoại thì cô còn mỗi bà thôi, ông mất rồi.

- Hỏi: Bà nhà cô sống với ai ạ?

Sống cùng bác cả.

- Hỏi: Vợ chồng cô có hay sang chơi không?

Dăm bữa nửa tháng cô hoặc chồng cô cũng phải ghé qua 1 lần, vào hỏi cụ vài câu,

hoặc có đồng quà tấm bánh thì mang sang cho cụ.

- Hỏi: Hai vợ chồng cô có trợ giúp bà tiền nong gì không?

Không, thỉnh thoảng biếu bà ít tiền để bà đi chùa thôi chứ bác cả lo tất.

- Hỏi: Cô hay chồng cô biếu ạ?

Lúc thì ông ấy lúc thì cô, cả con cô nữa.

Cảm ơn cô!

Biên bản phỏng vấn sâu số 10

Họ tên: Tạ Thị LGiới tính: Nữ

Page 190: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

183

Tuổi: 26

Nghề nghiệp: Nông dân

Nơi cư trú: Thôn Cẩm Văn, xã Quốc Tuấn, An Lão- Hỏi: Ngoài nông nghiệp, gia đình em còn làm việc gì khác không?

Em bán hàng, chủ yếu là mang ngô ra ven đường cái bán cho khách xuống ô tô. Nói

chung thì mùa nào thức đấy, có lúc bán ngô, có lúc bán táo, ổi, dưa lê...

- Hỏi: Còn chồng em thì sao, ngoài nông nghiệp có làm việc gì khác không?

Có việc người ta thuê thì anh ấy vẫn làm.

- Hỏi: Là những loại việc gì?

Ngày mùa thì đi cấy, gặt thuê, bình thường thì sáng sớm đi mổ lợn thuê.

- Hỏi: Hai em được mấy cháu rồi?

Bọn em được 2 đứa.

- Hỏi: Thu nhập hai vợ chồng thế có ổn không?

Chắt bóp dè sẻn thì cũng bình thường.

- Hỏi: Hai vợ chồng đã bao giờ nghĩ đến đi làm ăn xa chưa?

Mấy lần chúng em cũng tính rồi đấy, mà vướng mắc con cái lại thôi, hai đứa còn

nhỏ quá, ông bà hai bên đều còn khoẻ nhưng cũng bận trông con cái các anh chị

khác hết rồi, giờ em hay chồng em đi thì không ai lo được cho nhà cửa con cái.

- Hỏi: Nếu đi làm xa nhà thì hai em tính ai sẽ đi?

Trình độ văn hoá hết cấp 3 thì còn làm được việc gì nữa chị, mà có đi cũng chỉ

chồng em đi thôi.

- Hỏi: Tại sao lại là chồng em, em đi không được sao?

Em còn nhà cửa, con cái đi sao được. Với lại em cũng không biết làm việc gì khác,

đàn ông đi vẫn hơn vì có sức khoẻ, không vướng bận con cái, với lại chồng em có

thể làm được nhiều việc.

- Hỏi: Là những việc gì?

Việc thì không thiếu chị ạ, bạn bè rồi người làng đi đi về về rủ rê suốt. Mọi người rủ

anh ấy đi phụ xe, đi xe ôm, phụ vữa, phụ sắt...nhiều lắm.

Page 191: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

184

- Hỏi: Vậy bình thường ở nhà, ai là người phụ trách chính việc trông nom và chăm

sóc con cái?

Cả hai vợ chồng em. Sáng em không bán hàng, chiều tầm 3-4 giờ em đi thì anh ấy ở

nhà trông con, giúp em ít việc nhà.

- Hỏi: Chồng em thường giúp loại việc nhà nào?

Quét nhà, cắm nồi cơm. Chợ búa mua sắm thì em tranh thủ mua lúc bán hàng rồi,

cũng có lúc nhờ hàng xóm mua giúp mang về.

- Hỏi: Các việc quan trọng trong gia đình mình thì ai là người quyết định chính?

Chủ yếu là chồng em.

- Hỏi: Em có thể cho biết các việc quan trọng đó là việc gì được không?

Câu này khó quá, nhưng thường các việc liên quan đến bố mẹ, anh chị em hoặc nhà

cửa hay làm ăn là anh ấy quyết định.

- Hỏi: Em không có ý kiến gì sao?

Em ít khi có ý kiến lắm.

Cảm ơn em!

Biên bản phỏng vấn sâu số 11

Họ tên: Vũ Thị TGiới tính: NữTuổi: 38

Nghề nghiệp: Nông dân

Nơi cư trú: Thôn Bạch Câu, xã Quốc Tuấn, An Lão- Hỏi: Gia đình anh chị có ai di cư làm ăn xa nhà không?

Có chồng chị thôi.

- Hỏi: Anh ấy đi làm có xa không ạ?

Chồng chị làm bên Dương Kinh.

- Hỏi: Làm xa vậy thì anh ấy có hay về nhà không chị?

Cuối tuần nào cũng về, có mấy chục cây số, đi lại cũng nhanh thôi.

- Hỏi: Ở bên đó anh ấy làm việc gì vậy chị?

Họ thuê sang trông đầm cho họ.

- Hỏi: Thế thì anh ấy thường xuyên vắng nhà rồi?

Page 192: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

185

Cũng không hẳn, họ thuê trông đầm cũng chỉ vào vụ mới thuê, chủ yếu lúc tôm cua

bắt đầu to, cần người ngoài lều cho ăn với trông nom sợ bị trộm. Hết 1 vụ, tháo đầm

thì chồng chị lại về. Với lại cũng chẳng xa xôi nỗi gì, nên có việc nhà là lại xin nghỉ

được để về.

- Hỏi: Anh ấy đi vắng như vậy chắc chị phải làm thay nhiều việc lắm?

Lúc đi thì việc phải đến tay mình làm hết chứ còn lấy ai ra nữa mà làm. Bình

thường nếu ở nhà thì anh ấy còn đỡ đần việc con cái, đồng ruộng, đi rồi thì chị phải

tự xoay sở tất tần tật.

- Hỏi: Chị thấy khó và mệt nhất là việc gì ạ?

Trước kia cày bừa thì anh ấy lo, giờ hay vắng nhà thì chị phải thuê người ta làm. Cả

việc gặt lúa nữa, cũng mệt lắm. May là cứ đến vụ là anh ấy lại về giúp mấy bữa.

- Hỏi: Anh ấy đi làm xa nhà thế chị không lo à?

Cũng có lo chứ nhưng lo thì làm được gì hả em, tự mà quản thân chứ, giờ chả lẽ bảo

nhau ở nhà, tiền đâu ra mà lo cho 2 đứa ăn học.

- Hỏi: Chị lo lắng gì ạ?

Thì xa nhà mình không ở cạnh quản, chỗ đấy ngay sát Đồ Sơn nên cũng hay nghĩ

ngợi linh tinh, không rõ có vớ vẩn gì không.

- Hỏi: Thế thì chị kiểm soát bằng cách nào ạ?

Soát sao nổi, có lần hỏi dò bạn bè bị chồng chị biết được thế là hai vợ chồng cãi

nhau to. Vừa rồi về kêu chán đầm điếc rồi, muốn theo bạn bè ra Đình Vũ làm đá,

mình cũng chẳng thích thú gì nhưng nếu can là lão ấy lại khùng lên, tính lão ấy cục

lắm, nói gì là vợ phải nghe, không nghe là ăn chửi. Đi làm thì có tiền đấy nhưng hai

vợ chồng cãi nhau suốt nên cũng chán. Được cái giờ chỗ làm cũng không xa lắm, có

việc gì ới cái là có mặt ở nhà nên chị cũng đỡ lo.

- Hỏi: Tới đây chị có ý định đi làm ăn xa không?

Có chứ, đi làm xa mới có tiền lo cho tương lai con cái, nhà cửa mới khá lên được

chứ quanh quẩn mấy sào ruộng ở đây thì chót đời mạt kiếp cũng chẳng khá lên

được, nhưng còn 2 đứa con ở nhà, chị mà cũng đi nữa sợ không ai quản chúng nó.

Cảm ơn chị!

Page 193: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

186

Biên bản phỏng vấn sâu số 12

Họ tên: Đỗ Thị BGiới tính: NữTuổi: 58

Nghề nghiệp: Nông dân

Nơi cư trú: Thôn Cát Tiên, xã Quang Trung, An Lão- Hỏi: Gia đình bác có ai đi làm ăn xa không ạ?

Nhà bác có 2 người

- Hỏi: Là ai ạ?

Hai vợ chồng thằng lớn nhà bác

- Hỏi: Cả 2 anh chị cùng vắng nhà cả ạ?

Không, công việc chúng nó thất thường, nhưng sáng đi chiều về thôi vì chỗ làm

cũng gần nhà. Vì con cái còn nhỏ nên hai vợ chồng chúng nó phải thay phiên nhau

đi làm.

- Hỏi: Cách đây bao xa hả bác?

Nghe chúng nó bảo là ở Trường Sơn, cách đây gần 20 cây thôi.

- Hỏi: Anh chị làm gì ở đó ạ?

Chồng làm thợ sắt, còn vợ thì làm Sao Vàng (chú thích: công ty may Sao Vàng vốn

của Đài Loan).

- Hỏi: Anh làm thợ sắt thì làm tại làng cũng được sao phải đi xa ạ?

Ối trời, làm ở làng thì chết, cháu ngoài phố không hiểu được ở quê đâu, dân quê

phải hết vụ mới có tiền nên nó nhận làm cái này cái kia cho người ta thì nó phải có

vốn vài chục triệu sẵn đấy, bỏ ra mà mua đồ làm cho người ta, dăm bảy tháng sau

người ta mới có tiền trả, có người làm từ đầu năm đến hết năm mới có tiền trả. Làng

nước ho cái còn nhận ra giọng nhau, không cho nợ không ai người ta thuê làm.

- Hỏi: Công việc của anh chị có liên tục không ạ?

Chồng thì nghề cũng tự do, lúc nào có việc thì người ta ới, còn vợ thì lúc làm vài ba

tháng, lúc lại ở nhà làm ruộng.

- Hỏi: Sao thế ạ? Cháu tưởng làm công nhân thì phải làm liên tục chứ?

Page 194: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

187

Nó làm công nhân thời vụ, nghe đâu làm 2-3 tháng thì nghỉ, không có chế độ gì cả.

Thanh niên làng này nhiều đứa đi làm kiểu thế, bác thấy thế lại hay, vì vợ chồng

chúng nó thay phiên nhau có mặt ở nhà, vừa đỡ đần việc nhà cửa, đồng ruộng, nhất

là tự chăm con chúng nó. Mỗi lần hai đứa vắng nhà cùng lượt là ông bà sợ, nói thì

nói thế thôi chứ trông trẻ con mệt lắm.

- Hỏi: Thu nhập của gia đình mình có lẽ trông cả vào hai anh chị ấy ạ?

Trông cả vào chúng nó, làm ruộng không ăn thua gì mới phải nhao ra phố làm thuê

cho người ta chứ ai muốn đâu.

- Hỏi: Hàng tháng anh chị đưa hai bác bao nhiêu tiền lo việc nhà ạ?

Cũng tuỳ tháng, tháng nhiều tháng ít, thường là 2 triệu. Riêng tiền học mẫu giáo của

con chúng nó với sữa siếc cũng đã hết dăm trăm rồi. Điện đóm, nước nôi với tiền ăn

vào nữa là hết cái số ấy. Chưa kể lúc con cái hoặc hai bác ốm đau là hai vợ chồng

chúng nó cũng phải lo cả. Tiền là một chuyện còn phải có người chăm nữa, nên phải

bố trí nhau mà thường xuyên gần nhà.

- Hỏi: Hai anh chị đi làm cả thì việc ở nhà ai lo ạ?

Mọi việc trông cả vào hai bác thôi. Cũng may hai đứa con nhà chúng nó đều lớn cả

rồi chứ mà còn bé thì chết. Nhà cửa, cơm nước hai bác làm là chính.

- Hỏi: Lúc anh chị đi làm nhiều tháng liên tục thì đồng ruộng bỏ hoang sao ạ?

Ruộng vẫn phải giữ đấy, bỏ ruộng ngộ nhỡ hết việc ngoài phố lấy cái gì ra mà ăn.

Ngày mùa ngày vụ chúng nó vẫn phải tranh thủ mà thu xếp làm. Không thì phải

thuê người, như năm ngoái phải thuê mấy công cấy với gặt. Bác ở nhà trông con

cho nó thì thời gian đâu nữa mà giúp. Mà không làm nữa thì đem cho thuê chứ

không bỏ được.

- Hỏi: Vậy là có việc hai anh chị vẫn phải ở nhà lo ạ?

Phải ở nhà mà làm chứ. Giỗ chạp họp hành là phải có mặt rồi vì nó là con trưởng.

Cấy hái rồi gặt phải thu xếp mà ở nhà làm, ruộng có mà không làm thì đến hột gạo

cũng phải mua mà ăn.

- Hỏi: Trong mấy việc bác làm giúp, bác thấy việc gì là khó khăn nhất ạ?

Page 195: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

188

Cũng không có việc gì gọi là khó vì mọi việc đều quen thuộc rồi, nhưng tuổi tác bây

giờ không còn khoẻ nữa nên cấy hái đứng lâu ngoài ruộng là xây xẩm mặt mày.

Cảm ơn bác!

Biên bản phỏng vấn sâu số 13

Họ tên: Lê Minh NgGiới tính: NamTuổi: 17

Nghề nghiệp: Học sinh

Nơi cư trú: Thôn Tân Trung, xã Quang Trung, Hải Phòng- Hỏi: Em hiện học lớp mấy rồi?

Lớp 11 ạ

- Hỏi: Từ nhà đến trường có xa không?

Khoảng gần 5 km.

- Hỏi: Em học sáng hay chiều?

Lớp 11 trường em học chiều ạ.

- Hỏi: Vậy em có học thêm môn gì không?

Em có học thêm ngoại ngữ, qua Tết chắc em ra Trần Phú ôn mấy môn Đại học.

- Hỏi: Vậy học phí hàng tháng của em khá nhiều, bố mẹ có nói gì không?

Bố mẹ em bảo tốn kém nhưng cố phải học, tiền nong có bố mẹ lo.

- Hỏi: Bố hay mẹ phụ trách lo tiền học hành của mấy em?

Bố em kiếm tiền chính trong gia đình, đi làm xa vậy chủ yếu cũng là tích cóp lo cho

bọn em cả. Chứ anh chị thấy đấy, chả riêng gì gia đình em mà gia đình nào ở đây

cũng thế thôi, làm ruộng không kiếm ra tiền nổi. Năm rồi mẹ em tính bán hết chỗ

thóc mà lãi không nổi 400 nghìn.

- Hỏi: Bố em đi vậy có thường liên lạc về nhà không?

Tuần nào cũng gọi di động cho mẹ em.

- Hỏi: Bố có hay hỏi han gì về tình tình của các em không?

Có ạ, thỉnh thoảng bố em cũng bảo em ra nói chuyện, hỏi han xem học hành thế

nào.

- Hỏi: Những lúc thiếu vắng bố ở nhà, em có cảm giác thế nào?

Page 196: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

189

Cũng bình thường thôi ạ, vì có ra đó làm cũng vài tháng bố em lại về. Lúc đi làm

mà nhà em có việc thỉnh thoảng cũng vẫn về nhà vài ba hôm.

- Hỏi: Bố em thường về nhà vào những dịp gì?

Giỗ ông bà, các cụ ạ, cả đến lúc gặt cũng về, tại một mình mẹ em làm không hết.

- Hỏi: Lúc bố đi vắng, các em ở nhà có trợ giúp mẹ việc gì không?

Bọn em đi chợ, nấu cơm, giúp mẹ em làm việc nhà thôi

- Hỏi: Thế còn việc chăn nuôi, đồng ruộng thì sao?

Nhà em có nuôi gà nhưng cũng chỉ hơn chục con nên cũng không có gì đáng kể. Gieo

mạ, cấy hái thì hầu hết mẹ em làm. Bọn em cấy không quen toàn lệch với hỏng,. Thỉnh

thoảng mẹ em bảo đi cùng ải ruộng, tát nước hoặc be bờ thì cũng có làm.

- Hỏi: Thỉnh thoảng bố vắng nhà dài ngày, mẹ và các em có thấy bất an vì thiếu

vắng người trụ cột không?

Bọn em thì bình thường nhưng mẹ em thì có lúc sợ, nhất là tối trời cửa nẻo mà kêu

là mẹ em lại sợ ma hoặc sợ trộm.

Cảm ơn em!

Biên bản phỏng vấn sâu số 14

Họ tên: Phan Văn TGiới tính: NamTuổi: 52

Nghề nghiệp: Nông dân

Nơi cư trú: Thôn Đâu Kiên, xã Quốc Tuấn, An Lão- Hỏi: Hiện nhân khẩu nhà mình có mấy người ạ?

Nhà chú hiện giờ có 3 người, vợ chồng chú với đứa út

- Hỏi: Con út nhà chú còn đi học không ạ?

Nó đang học cuối cấp.

- Hỏi: Cô đi làm vắng nhà, việc nhà ai sẽ làm chính ạ?

Cô ấy đi thì chú làm hết, con nó bận cuối cấp không giúp được gì.

- Hỏi: Cô đi mỗi đợt có lâu không?

Dăm bảy tháng lại về, có khi vài ba tháng.

- Hỏi: Cô đi đâu và làm việc gì hả chú?

Page 197: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

190

Cô ấy ra chạy việc ở bãi biển Đồ Sơn

- Hỏi: Chạy việc là loại việc gì hả chú?

Bưng bê đồ uống, mời khách người ta ngồi ghế dưới bãi ấy.

- Hỏi: Cô nhà mình thường đi vào thời điểm nào trong năm ạ?

Chủ yếu là dịp hè thôi, sang tháng 8,9 âm biển động là bắt đầu thưa khách thì lúc đó

vợ chú về nhà.

- Hỏi: Chú ở nhà phải lo mọi việc, chú thấy việc gì làm thay cô là khó nhất và dễ

nhất ạ?

Để nghĩ xem nào, khó nhất chắc là đi chợ, còn dễ nhất là quét nhà.

- Hỏi: Thế còn việc đồng áng thì sao? Chú thấy khó nhất và dễ nhất việc gì ạ?

Đồng ruộng cũng được vài sào, nông nghiệp thì cũng chẳng có gì khó vì ông bà làm

sao mình làm vậy thôi. Nhưng ủ thóc và cấy là chú không thạo bằng vơ, hồi cô còn

ở nhà thì không phải đi mua mạ đâu, nhưng mấy năm nay toàn phải mua mạ của

người ta.

- Hỏi: Còn trồng màu và chăn nuôi thì sao ạ? Chú thấy làm loại việc gì là dễ và khó

nhất?

Nhà chú vài con gà ra thì không nuôi gì khác. Còn hoa màu thì tuỳ vụ, tuỳ loại. Mỗi

loại có cái vất vả riêng chứ không có gì khó. Sợ nhất là trồng dưa hấu, có năm cũng

học hỏi bên kia sông trồng mà không có kinh nghiệm và đất bên này không hợp nên

hỏng cả.

- Hỏi: Lúc vào mùa vụ, cô có xin về nhà phụ giúp bố con chú không?

Có năm vợ chú về vài ngày, nhưng năm vừa rồi không xin về được. Mà không về

thì phải đi thuê người làm hộ, giờ không như xưa, nhờ hàng xóm cấy hái hộ khó

lắm.

- Hỏi: Chú đã bao giờ có ý định đi làm xa chưa?

Cũng có nhưng tính chú không thích xa nhà, tuổi giờ cũng không còn khoẻ nữa.

- Hỏi: Vậy thu nhập chính của gia đình mình là từ nông nghiệp hay từ việc làm thuê

của cô ạ?

Page 198: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

191

Không phải vì tiền thì vợ chú ra đó làm thuê để làm gì? Làm vài ba tháng mà bằng

cả năm nông nghiệp, trồng lúa thì vất vả mà bán mấy sào thóc không đủ nộp tiền

học 1 tháng cho con. Giờ con cái vẫn còn 1 đứa đang tuổi ăn học nên cần có người

ở nhà, chứ nếu không chú cũng theo người ta đi làm lâu rồi.

- Hỏi: Những lúc cô xa nhà, hai vợ chồng chú có thường xuyên liên lạc với nhau

không?

Tuần nhắn tin, gọi điện 1, 2 lần, thường là nhắn tin.

- Hỏi: Cô chú thường nói chuyện về vấn đề gì ạ?

Cô hỏi tình hình nhà cửa, con cái, ruộng vườn.

- Hỏi: Khi cần quyết định việc gì hệ trọng trong nhà, cô chú có họp bàn với nhau

không?

Có chứ, vợ chú không có nhà vẫn phải nhắn tin hay gọi nói một câu để còn biết.

- Hỏi: Chú có thể cho biết những việc quan trọng mà cô chú bàn bạc với nhau

không ạ?

Xây mộ cho ông bà, đóng góp giỗ chạp của dòng họ, mua đồ đạc hay sửa sang nhà

cửa là hai vợ chồng phải bàn bạc kỹ.

- Hỏi: Cô có về để bàn tính với chú không?

Thường là không, nói qua điện thoại là được rồi, chú ở nhà cứ thế mà làm.

Cảm ơn chú!

Biên bản phỏng vấn sâu số 15

Họ tên: Đỗ Thị HGiới tính: NữTuổi: 38

Nghề nghiệp: Buôn bán nhỏ

Nơi cư trú: Thôn Cẩm Văn, Quốc Tuấn, An Lão- Hỏi: Chị thường buôn bán mặt hàng nào?

Tuỳ mùa vụ mà mang hàng ra phố.

- Hỏi: Chị bán ở chợ nào ạ?

Page 199: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

192

Chợ đêm An Dương, chỗ gần cầu An Dương bên thành phố ấy.

- Hỏi: Chị thường chở hàng sang đó vào những thời điểm nào ạ?

Cứ hết mỗi vụ là sang đó 1-2 tuần rồi lại nghỉ.

- Hỏi: Các mặt hàng chị bán ở đó là gì ạ?

Dưa chuột, dưa hấu, cà chua, khoai tây...

- Hỏi: Sao chị không thường xuyên buôn bán ở chợ đó mà thỉnh thoảng mới ra?

Sức khoẻ không cho phép đi như thế. Nhìn thế thôi chứ vất lắm, 2-3 giờ sáng đã

phải rục rịch đi rồi. Thu gom hàng của các nhà khác mang đi bán thì cũng bán được

ngoài đó hết năm đấy, nhưng làm không nổi, thành ra nhà có thứ gì thì mang thứ đó

đi bán, bán giúp hàng xóm nữa.

- Hỏi: Em thấy người ta thu mua ngay tại làng, tại ruộng, sao chị không bán luôn tại

đây cho đỡ vất vả?

Bán ở đây không được giá đâu em, giá từ trên trời giả xuống dưới mặt đất. Ở ngoài

đó giá khá hơn, nhất là dịp cuối năm hoặc ra Tết, giá rau củ tăng mà chịu khó đi

cũng kiếm được đồng ra đồng vào.

- Hỏi: Bán hàng ngoài phố có điều gì chị thấy giúp ích cho cuộc sống nhà mình ở

quê không?

Nhiều chứ. Gặp nhiều người ở nơi khác cũng vỡ vạc ra đủ thứ hay ho. Người ta nói

mới biết quê mình nhà thì cũng to đấy mà hãm, người ta rủ nhau lũ lượt trồng hoa,

trồng dưa lưới, nuôi ba ba còn quê nhà mình thì quanh năm suốt tháng có mấy sào

ruộng đói móc họng ra. Hai năm trước chị bàn với chồng đi thuê đất, thả cá với

trồng cây ăn quả, hai vợ chồng còn thay nhau đi học mấy lớp khuyến nông, thành ra

nhiều khi toàn mang đồ của nhà ra ngoài phố bán chứ cũng chả mất công buôn lại

của ai.

- Hỏi: Mấy năm qua, nhà mình có đầu tư mua sắm thêm được gì không ạ?

Người ta có gì thì mình cũng phải cố không bằng cả thì cũng được một phần nhà

người ta. Mấy năm nay mua thêm được cái xe máy, vừa rồi mua thêm cái xe đạp

điện cho con cái nó đi học cho nhanh, từ đây đến thị trấn học cũng cả chục cây xa

phết đấy. Rồi mua cho chúng nó cái máy tính, giờ học hành mà thiếu cái đó là chết,

Page 200: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

193

mua máy tính lắp mạng cho chúng nó để có cái mà học. Chị ra ngoài phố bán rau

thôi nhưng nghe các ông các bà ấy kể nhiều chuyện trên mạng biết được ối thứ hay

ho, lắm lúc có chuyện cười vỡ cả bụng.

- Hỏi: Lúc chị ra ngoài này, anh nhà chị có trợ giúp được gì không?

Khuân vác, chuyển đồ cho vợ thì được chứ bảo ra bán thì cái kiểu vừa bán vừa cho

thì có mà lỗ chỏng vó.

- Hỏi: Những lúc chị đi thì việc nhà ai lo chính?

Chồng chị làm, nhưng cũng chỉ lo buổi sáng thôi chứ tầm 9h là chị đã về rồi.

- Hỏi: Anh ấy giúp những việc gì ạ?

Gọi con cái dậy đi học, cho ăn sáng, có việc gì ngoài ruộng ngoài đầm cần làm thì đi.

- Hỏi: Những lúc chị vắng nhà việc trồng cấy cũng do anh ấy làm hết ạ?

Không làm hết nhưng cũng phải tự lo nhiều thứ. Chị chỉ đi nửa ngày nhưng mệt

lắm, về nhà cũng phải nghỉ ngơi rồi mới làm tiếp được.

- Hỏi: Sao anh nhà chị không ra ngoài phố buôn bán thay chị?

Không làm được đâu. Bán buôn nó phải có cái duyên cái phận nữa, giờ ra bỏ buôn

cho người ta tính toán một hồi thiếu mất mấy chục mấy trăm ngàn thì toi cả ngày

vất vả. Hai người mà đi cả thì lấy ai ở nhà cho con cái ăn uống, đi học, chị thì chưa

sáng đã ra khỏi nhà rồi.

- Hỏi: Có việc gì lớn trong nhà thì ai là người quyết định chính ạ?

Chồng chị là chính, nhưng vẫn phải hỏi ý kiến chị. Trước kia thì chẳng thèm hỏi han

gì đâu, việc họ việc hiếc cứ bảo đóng góp bao nhiêu là lôi tiền của nhà đi chả thèm

nói vợ 1 câu, lắm khi điên cả người mà không làm gì được. Nhưng mấy năm nay

chị đi buôn bán đó đây, kinh tế gia đình mình lo là chủ yếu nên gì cũng phải hỏi.

Chị nói thật là phụ nữ phải có tiền, mình phải làm ra tiền mới được, không thì chồng

nói gì phải nghe đấy.

Cảm ơn chị!

Biên bản phỏng vấn sâu số 16

Họ tên: Bùi Đình PGiới tính: Nam

Page 201: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

194

Tuổi: 39

Nghề nghiệp: Dịch vụ đường phố (xe ôm)

Nơi cư trú: Thôn Câu Hạ B, Quang Trung, An Lão- Hỏi: Thời gian này anh không phải đi làm xa nhà sao?

Mùa này ít khách nên anh thường về nhà.

- Hỏi: Vậy anh thường đi làm vắng nhà thời gian nào trong năm ạ?

Tầm tháng 5 đến tháng 11 là anh ở ngoài Cát Bà, vào hè thì nhiều khách, chứ mùa

này vắng lắm, toàn tây ba lô, mà tây giờ khôn lắm, toàn thuê xe khách sạn theo giờ

rồi tự lái cả.

- Hỏi: Anh làm loại công việc gì ngoài đó ạ?

Xe ôm.

- Hỏi: Anh làm việc này lâu chưa?

Cũng 3-4 năm nay rồi.

- Hỏi: Ai giới thiệu anh ra ngoài đó làm hay anh tự đi?

Có ông bạn cùng làng rủ đi. Đầu tiên cũng không phải làm xe ôm đâu, mà bạn anh

giới thiệu xuống bưng bê dưới bè nổi, nhưng anh bị say sóng quá nên sau mới lên

bờ chạy xe.

- Hỏi: Ở ngoài đó có lẽ anh phải đi thuê trọ?

Ừ, mấy người thuê chung 1 nhà dân cách khu thị trấn gần chục cây.

- Hỏi: Trong lúc đi làm, anh có hay về nhà không?

Thỉnh thoảng cũng về.

- Hỏi: Anh về vào những dịp gì?

Lúc ngày mùa ngày vụ cũng thu xếp về 5-7 ngày giúp nhà, hoặc việc lớn của họ

hàng hay bố mẹ ốm đau là phải về.

- Hỏi: Lúc đi làm anh có thường gọi điện về hỏi han tình hình bố mẹ và các cháu

không?

Tuần nào cũng cố gắng gọi hoặc nhắn tin cho vợ một vài lần.

- Hỏi: Anh đi thế này, công việc ở nhà chắc chị phải cáng đáng hết?

Đúng rồi, trước kia vợ chồng còn đỡ đần nhau, giờ thì mọi việc đến tay.

Page 202: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

195

- Hỏi: Vậy lúc anh đi làm xa, khi cần quyết định việc gì quan trọng, chị có bàn bạc

với anh không?

Thường hai vợ chồng không bàn bạc nhiều như trước kia, vì anh ở xa có bàn bạc

cũng không ra vấn đề, nói nhiều chỉ tốn tiền điện thoại. Vợ anh vẫn gọi điện thông

báo rồi thường là tự vợ anh quyết định.

- Hỏi: Đi làm vắng nhà thế, anh có lo lắng gì về con cái không?

Giờ chúng nó đang tuổi choai choai cũng lo đấy. Xã hội giờ kinh lắm, đến như cái

làng này giờ còn có kim tiêm vứt ngoài bờ ruộng thì biết rồi. Anh vẫn bảo chúng nó

mày mà tóc xanh tóc đỏ, tao thấy ngồi ở quán game với mấy thằng mất dạy là tao

giết. Nhưng may là mình đi làm cũng không xa xôi gì, động tĩnh cái là về ngay nên

cũng không phải sợ gì lắm, chúng nó thấy bóng bố còn sợ chứ vợ anh thì không ăn

thua.

- Hỏi: Anh có nhớ lúc anh đi vắng, chị ấy tự quyết định những việc gia đình gì ạ?

Ví dụ như mua sắm đồ đạc, đi đám xá, thăm hỏi ốm đau, cho con đi học thêm...

- Hỏi: Sau đó anh có thắc mắc gì không?

Mình đi xa rồi, mọi việc đến tay vợ, còn thắc mắc làm gì, ở nhà vợ anh tự biết phải

lo toan việc gì.

Cảm ơn anh!

Biên bản phỏng vấn sâu số 17

Họ tên: Đỗ Văn ĐGiới tính: NamTuổi: 38

Nghề nghiệp: Thợ xây

Nơi cư trú: Thôn Câu Hạ A, Quang Trung, An Lão- Hỏi: Anh làm nghề này lâu chưa?

Cũng gần chục năm rồi

- Hỏi: Địa bàn anh thường làm?

Chạy linh tinh cả, lúc ở chỗ này lúc chỗ khác, tuỳ vào người ta thuê.

- Hỏi: Anh có hay phải làm xa nhà không?

Page 203: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

196

Toàn làm xa nhà là chủ yếu, làm gần nhà ít việc lắm

- Hỏi: Đi xa vậy anh có phải trọ lại đó không?

Lúc nào làm quá xa, tầm 30 cây đổ lên thì anh mới trọ lại cùng mấy đứa bạn, còn

không là đi đi về về.

- Hỏi: Anh thường vắng nhà nhiều nhất vào thời điểm nào trong năm?

Nhiều nhất là nửa cuối năm, bắt đầu từ hè trở đi là đi nhiều vì người ta thường hay

xây xướng cần thợ từ tầm ấy.

- Hỏi: Những lúc anh nhận việc làm ở xa, ngày mùa ngày vụ hay có việc gia đình

anh có trở về không?

Phải xem lúc đó có bận quá không đã, đang ngày đổ móng hay gấp rút làm trả nhà

cho đúng hẹn mà giục về thì cũng chịu. Với lại, không nhận theo kiểu khoán trắng

mà làm theo ngày công, nếu nghỉ 1 ngày mất mấy trăm chứ ít gì.

- Hỏi: Vậy nếu gia đình có việc cần xin ý kiến cua anh thì anh tính sao?

Thì gọi điện hỏi một câu là xong, còn không vợ anh ở nhà tự lo. Anh đã bảo vợ rồi ở

nhà có việc gì tự quyết.

- Hỏi: Khi anh ở nhà, ai là người quyết định chính ạ?

Ở nhà thì anh quyết. Chứ vắng thì vợ phải lo cả, hỏi cũng chẳng giải quyết được gì,

đang ở xa giúp được gì mà quyết.

- Hỏi: Thời gian anh hoặc chị đi làm thì người còn lại làm cách nào để quen với các

việc ạ?

Lúc anh đi thì vợ ở nhà, lúc anh ở nhà thì vợ đi, việc thì cũng chỉ có từng ấy. Không

quen thì lâu dần không ai làm cho cũng phải quen tất.

- Hỏi: Chị cũng đi làm xa nữa sao anh?

Có, thường khi anh rỗi việc ở nhà thì vợ anh lại chở rau củ ra mấy chợ cóc ngoài

phố bán, hết sáng lại về.

- Hỏi: Khi người kia đi, có việc gì khó khãn hay trở ngại với anh hoặc chị không ạ?

Cả chục nãm nay cứ thay phiên nhau đi đi về về nên cũng quen tất rồi, bảo không

khó khãn cũng không phải, mà bảo có gặp khó khãn gì không thì cũng không có.

Cái gì cũng chỉ mất lúc đầu khó thôi chứ sau quen rồi thì cũng bình thường cả.

Page 204: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

197

- Hỏi: Lúc anh đi, chắc chị ở nhà sẽ phải làm thêm nhiều việc của anh nữa?

Tránh làm sao được, lúc đi là vợ anh phải làm tất, bố mẹ hai bên đều có tuổi rồi

không giúp được nhiều.

- Hỏi: Anh đi làm xa nhiều, có sợ con cái ở nhà khó bảo không?

Giờ con cái còn nhỏ chưa phải lo, lúc choai choai mới sợ. Nhưng lúc ấy chắc anh

cũng bỏ nghề rồi. Cái nghề này ai có sức thì theo đến 60 tuổi, chứ bình thường hơn

40, 50 là phải bỏ, về làng làm quanh quéo đây thôi.

Cảm ơn anh!

Biên bản phỏng vấn sâu số 18

Họ tên: Vũ Thị LGiới tính: NữTuổi: 23

Nghề nghiệp: Nhân viên chạy bàn

Nơi cư trú: Thôn Cát Tiên, Quang Trung, An Lão- Hỏi: Em làm việc này lâu chưa?

Tầm hơn 3 năm rồi chị

- Hỏi: Em làm thời vụ hay trọn thời gian?

Em làm thời vụ thôi, hết mùa du lịch là nghỉ vì nhà hàng em làm cũng bé, mùa đông

ít khách lắm.

- Hỏi: Em đi làm xa như này, chồng em ở nhà có ý kiến gì không?

Hồi mới lấy nhau hai vợ chồng cãi nhau suốt vì chuyện này đấy chị ạ, chồng em

không cho em đi, bảo ngoài này phức tạp, sợ ra lại chơi bời vớ vẩn, ra đó không ai

quản được. Tận giờ thỉnh thoảng anh ấy vẫn hục hặc, ghen bóng ghen gió, nhất là

lúc nào nhắn tin hay gọi điện mà em không trả lời ngay là cáu điên lên. Nhưng mới

lấy nhau, vốn liếng chưa có, cũng phải có ít tiền thì mới sinh con được chứ.

- Hỏi: Cuối cùng em thuyết phục cách nào mà chồng em đồng ý cho em đi?

Em nhờ chị chủ gọi điện về bảo, tại em cũng làm quen ở đây được mấy năm rồi, chị

ấy nói có gì chị chịu trách nhiệm nên chồng em mới đồng ý cho đi.

- Hỏi: Sao em không để chồng em ra thay thế hay hai vợ chồng cùng làm một chỗ?

Page 205: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

198

Chạy bàn nhìn thế nhưng cũng phải quen việc, em làm làm ở đây cũng được mấy

năm rồi, đã quen người quen việc nên người ta cũng không thích thuê ai khác.

Chồng em ở nhà còn lo ao chuôm, nhà cửa.

- Hỏi: Nhà em thả cá à?

Hai vợ chồng em cùng ông bà cùng làm. Ao nhà em cũng rộng, thường thả cá rô

phi, trắm, chép. Nhìn thì dễ mà mệt lắm, giờ trộm cắp nhiều, đêm hôm chồng em

với bố chồng thay nhau canh chứ không là bị câu trộm.

- Hỏi: Chồng em có nói việc gì là khó và mệt nhất không?

Cá mà có con chết là kêu ca với em.

- Hỏi: Ngày mùa ngày vụ em có về giúp gia đình không?

Em chỉ vắng nhà tầm tháng 5 đến tháng 10 thôi, còn lại là ở nhà suốt. Nên trồng cấy

gì em vẫn phải làm đều, tuy không thạo như mẹ bố mẹ chồng em nhưng hai vợ

chồng vẫn làm cùng ông bà mọi việc.

- Hỏi: Trong gia đình, em thạo làm những việc gì nhất?

Chắc là nấu nướng, vì em ra ngoài đây làm nhìn người ta làm các món ăn cũng học

được ít nhiều, nấu có vẻ cũng ngon và khác ở quê.

- Hỏi: Đi làm xa có vẻ cũng giúp ích cho mình học hỏi thêm nhiều điều nhỉ?

Nhiều chứ chị, trước kia cứ ru rú ở nhà chẳng hiểu bên ngoài thế nào, giờ ra xã hội

mới biết nhiều thứ.

- Hỏi: Em có thể cho biết em tìm hiểu thêm được những điều gì không?

Như nấu nướng mà em vừa nói, rồi cách ăn mặc, cách nói chuyện...

Cảm ơn em!

Biên bản phỏng vấn sâu số 19

Họ tên: Đỗ Văn ChGiới tính: NamTuổi: 42

Nghề nghiệp: Cán bộ xã

Nơi cư trú: Xã Quang Trung, An LãoChủ đề: Công tác đền bù, hỗ trợ sau thu hồi đất.

Page 206: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

199

- Hỏi: Anh có thể cho biết trong năm 2015, xã mình có bao nhiêu diện tích đất nông

nghiệp bị thu hồi không ạ?

So với 5 năm trước thì riêng năm 2015, diện tích đất nông nghiệp thu hồi không

đáng kể. Mấy năm trước, do lấy đất làm đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và dự

án mở rộng đường 10 mà trung bình mỗi năm thu hồi trên dưới 100ha đất, năm

2015 dự tính thu hồi và chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp

khoảng 11ha.

- Hỏi: Khi có chủ trương thu hồi đất, người dân có ý kiến gì không?

Phần lớn đều đồng thuận nhưng cũng có một số trường hợp cần phải làm công tác

tư tưởng. Tận giờ, riêng xã chúng tôi vẫn vướng mắc về việc xác minh nguồn gốc

đất, 6 hộ trong số 58 hộ bị thu hồi đất vẫn còn phải họp và thuyết phục về giá đền

bù đất đai.

- Hỏi: Mức đền bù của Nhà nước cho người dân là bao nhiêu một sào?

Theo đúng mức giá đền bù đất nông nghiệp của thành phố ban hành năm 2014 thì

giá đất trồng nông nghiệp được đền bù là 60,000 đồng/1m2.

- Hỏi: Người dân có ý kiến gì với mức giá này không ạ?

Không riêng gì dân ở xã chúng tôi mà dân ở đâu cũng trình bày giá đền bù đất như

vậy là quá thấp.

- Hỏi: Chính quyền có chủ trương gì để giúp bà con bị thu hồi đất có thể duy trì sinh

kế, ổn định thu nhập không?

Vấn đề này được quy định trong Nghị định của Nhà nước rồi. Thành phố và các xã

luôn có chủ trương và triển khai cụ thể đề giúp người dân ổn định làm ăn, riêng

Thành phố hỗ trợ ổn định sản xuất theo đúng số tiền Nhà nước quy định, không

vượt quá 5 lần so với giá đất. Xã có quỹ Hỗ trợ nông nghiệp, năm nào cũng triển

khai cho dân vay vốn, ngoài ra xã cũng tuyên truyền, phổ biến đến các thôn để dân

tham gia các lớp học nghề.

- Hỏi: Những năm qua, xã mình đã mở những lớp học nghề nào?

Địa bàn có nhiều công ty, xí nghiệp may mặc, giầy da nên xã thường liên kết với

một một số công ty đào tạo tay nghề cho dân, góp phần giải quyết tình trạng nông

Page 207: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

200

nhàn. Xã chúng tôi cũng mở các lớp dạy kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh, trồng

nấm, các lớp kỹ thuật nuôi gia súc, gia cầm.

- Hỏi: Anh có thể cho biết số lượng lớp và học viên tham gia hàng năm không?

Mỗi năm mở từ 2 – 3 lớp, còn tuỳ vào số người đăng ký nữa.

- Hỏi: Hiện trên địa bàn xã, ngoài nông nghiệp ra, những nghề nào là phổ biến hơn

cả?

Phổ biến nhất xã này là thợ xây và công nhân thời vụ. Ở đây theo hội, theo nhóm đi

ra phố tương đối nhiều. Hiện xã có nhiều công ty vừa và nhỏ đóng trên địa bàn, chủ

yếu là may mặc, làm giầy da nên thanh niên nơi đây nếu không ra phố làm thì ở nhà

tranh thủ vào các công ty làm vài tháng kiếm thêm thu nhập.

- Hỏi: Theo anh, trong thời gian tới, xã cần tập trung giải quyết những vấn đề gì liên

quan đến kinh tế - lao động tại địa bàn?

Năm 2015 xã chúng tôi được huyện chọn là 1 trong 4 xã phấn đấu để đạt tiêu chí

xây dựng nông thôn mới. Cá nhân tôi thấy xã chúng tôi vẫn còn một số vấn đề cần

phải giải quyết như tiêu chí xây dựng đường giao thông nông thôn chưa hoàn thành

xong. Tiêu chí mới là đến 2015 đạt thu nhập bình quân theo đầu người 26 triệu đồng

nhưng ước tính xã chúng tôi có thể vẫn chưa đáp ứng được. Đất đai bị thu hồi nhiều

nữa, ngoài giải quyết các vấn đề về đền bù thì lại thêm số lao động thiếu việc làm

tăng lên.

- Hỏi: Hàng năm ngoài các thống kê về tình hình kinh tế - xã hội, thống kê nhân

khẩu, xã có thực hiện các thống kê về số lượng người đi làm ăn xa hay di cư không?

Công tác thống kê được chỉ đạo xuống không gồm thống kê này.

Cảm ơn anh!

Biên bản phỏng vấn sâu số 20

Họ tên: Văn Đức TGiới tính: NamTuổi: 45

Nghề nghiệp: Cán bộ xã

Nơi cư trú: Xã Quốc Tuấn, An LãoChủ đề: Một số vấn đề kinh tế - xã hội tại địa bàn.

Page 208: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

201

- Hỏi: Được biết trên địa bàn quản lý của xã, có nhiều lao động ra đô thị làm việc,

xã có biện pháp gì để quản lý về mặt nhân khẩu?

Thống kê nhân khẩu thì có cán bộ chuyên về việc này làm hàng năm, dựa trên khai

báo của các thôn và công tác quản lý hộ khẩu, hộ tịch. Còn việc dân đi đâu, làm gì

chúng tôi không có quyền can thiệp vì đó là quyền tự do của dân.

- Hỏi: Ngoài nông nghiệp, các việc phổ biến khác trên địa bàn xã là gì?

Hơn 10 năm trước thì ở đây chỉ làm ruộng là chủ yếu, kinh tế phát triển hơn nên địa

bàn xã chúng tôi có nhiều doanh nghiệp đến đặt nhà xưởng nên nhiều người dân giờ

ngoài ruộng ra còn đi làm công nhân. Phụ nữ ở đây thường hay buôn bán nhỏ, đàn

ông thì thạo các việc liên quan đến xây dựng. Dân ở đây ra ngoài thành phố làm các

việc đó khá nhiều.

- Hỏi: Sao họ không làm việc ngay tại địa phương? Tôi thấy ở đây cũng có nhiều

công ty, nhà máy không phải đi lại xa?

Việc ở các công ty ở đây không nhiều, tiền công trả cũng thấp hơn vài chục

nghìn/ngày so với ngoài thành phố. Tôi lấy ví dụ như làm cho mấy công ty dệt hay

giầy da, ở ngoài phố 1 tháng lương cứng chưa kể làm thêm giờ đã hơn 4 triệu/1

người, ở đây chỉ hơn 3 triệu, ngoài kia còn nhiều việc, phải làm thêm giờ, mỗi giờ

tính 30,000 – 50,000 đồng, nhưng ở đây ít công ty có nhiều việc mà tăng ca, thêm

giờ nên người ta mới nhao cả ra phố.

- Hỏi: Việc nhiều người dân di chuyển ra đô thị làm việc có tác động gì đến kinh tế -

xã hội tại địa bàn xã mình không?

Dân đi làm kiếm tiền thì cán bộ xã chúng tôi mừng cho dân vì dân giàu thì xã mới

giàu. So với chục năm trước thì giờ dân ở đây khá giả hơn rất nhiều. Chứ không có

gì xấu cả.

- Hỏi: Xã có hình thức hỗ trợ, giúp đỡ vốn hay đào tạo nghề cho người dân nào

không?

Năm nào chính quyền thành phố và xã chúng tôi cũng thực hiện liên kết với Ngân

hàng chính sách, Ngân hàng Nông nghiệp triển khai các chương trình vay vốn ưu

Page 209: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

202

đai đến người dân. Mỗi năm tổ chức từ 2 – 3 lớp đào tạo nghề kỹ thuật trồng trọt,

chăn nuôi, mây tre đan, may mặc tuỳ nhu cầu, thu hút hàng chục người tham gia.

- Hỏi: Anh có thể cho biết một số kết quả công tác đào tạo nghề được không?

Riêng với đào tạo tay nghề may mặc, chúng tôi liên kết với các doanh nghiệp và

công ty đóng trên địa bàn để giải quyết được việc làm sau khi dạy xong. Riêng đối

với việc dạy kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi thì kết quả chưa được như mong muốn.

Chúng tôi có diện tích đất bãi ven sông Văn Úc cho dân thuê nhiều năm qua, dân

cũng nắm tốt các kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi đấy nhưng vì nhiều lý do mà năng

suất, chất lượng và đầu ra sản phẩm chưa ổn định.

- Hỏi: Theo anh, có những nguyên nhân gì dẫn đến kết quả như anh vừa nói?

Như chị đọc báo Hải Phòng gần đây sẽ thấy, đầu tiên là vấn đề môi trường, việc tính

toán xây dựng bãi rác thải tập trung và lò xử lý rác thải thủ công ngay bên tả sông

Văn Úc không ngờ gây ô nhiễm môi trường hơn dự tính, ảnh hưởng đến đời sống và

việc làm ăn của dân. Thành phố và chính quyền xã đã rất vất vả mới xử lý xong vấn

đề này. Thêm nữa là các hộ thực hiện trồng nấm, trồng cây ăn quả hay các trang trại

gia súc gia cầm hầu hết vẫn là tự thân vận động, tự tìm đầu ra là chính.

- Hỏi: Chính quyền xã có biện pháp gì để tháo gỡ những vướng mắc đó không?

Chuyện này phải có sự kết hợp của Thành phố, huyện nữa chứ các xã là cấp quản lý

thấp nhất rất khó tự làm.

Cảm ơn anh!

3. Kết quả đạt được trên. một số lĩnh vực chủ yếu của xã Quang Trung, và

Quốc Tuấn, huyện An Lão năm 2015.

3.1. Kết quả đạt được trên một số lĩnh vực chủ yếu của xã Quang Trung, An

Lão.

ST

TCHỈ TIÊU

KẾT QUẢ

THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ

1 Năng suất lúa 123,2 tạ/ha/năm Đạt và vượt

Page 210: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

203

kế hoạch

2

Chăn nuôi: - Đàn lợn:

- Đàn gia cầm:

- Đàn trâu bò:

5,7 ngàn con

51 ngàn con

114 con

Đạt

Đạt

Đạt3 Rau màu các loại cả năm: 06 ha Đạt

4

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn

- Nông nghiệp- Thuỷ sản

- Công nghiệp

- Dịch vụ

Nông nghiệp

30%; Công

nghiệp, xây dựng:

40%; Dịch vụ

30%

Đạt

5 Bình quân thu nhập 1 ha đất nông

nghiệp71 triệu đồng Đạt

6

Tổng thu nhập toàn xã:

Bình quân thu nhập đầu người/ năm

202 tỷ đồng

23 tr.đồng/

ng/năm

đạt

đạt

7 Thu ngân sách 32,78 tỉ đồng Đạt

8 Tỷ lệ lao động qua đào tạo 60% Đạt

9 Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới Giảm 3,52% Đạt

10 Tỷ lệ dân dùng nước hợp vệ sinh 99,6% Đạt

11 Giao quân 66 thanh niên Đạt

12Hoàn thành phổ cập TH và nghề; phổ

cập Mầm Non trẻ 5 tuổiHoàn thành Đạt

13 Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 1,0% Đạt

14 Tiêu chí nông thôn mới đạt 12/19 tiêu chí Đạt

15 Phát triển Đảng viên mới 09 ĐV Đạt

(Nguồn: Báo cáo kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Quang Trung 2015)

3.2. Kết quả đạt được trên một số lĩnh vực chủ yếu của xã Quốc Tuấn, An Lão.

ST

T

CHỈ TIÊU KẾ

HOẠCH

THỰC

HIỆN1 Cơ cấu kinh tế:

Page 211: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

204

- Nông nghiệp, thủy sản;

- Công nghiệp - xây dựng;

- Dịch vụ.

40 - 50%

30 - 35%

20 - 25%

2Năng suất lúa bình quân hàng năm đạt 115 -

120tạ/ha

120 -

124,6tạ/ha

3

- Tổng đàn lợn bình quân theo thời điểm kiểm tra

- Tổng đàn gia cầm bình quân theo thời điểm kiểm

tra

- giá trị thu nhập 1ha

- Trang trại gà, lợn, bò, thuỷ sản

- Sản lượng thuỷ sản

4.500 -

5.000con

35.000 -

40.000con

55tr

7 trang trại

200 tấn

4.500 - 5.000con

150.960 con

65tr

7trang trại

265 tấn

4 - Tổng thu ngân sách trên địa bàn 5 - 10% Trên 10%5 - Thu nhập bình quân đầu người 15 - 17 triệu 23 triệu6 - Làng văn hoá đạt danh hiệu làng VH các cấp 6 làng 6 làng

7- Quy hoạch phát triển KT - XH

- Xây dựng xã đạt chuẩn CNH - HĐH

Đang thực

hiện

Chưa hoàn

thành

8

- Hoàn thành nhựa hóa, bê tông hóa đường

giao thông nông thôn, đường nội đồng;

Đang thực

hiện Đang thực hiện

9 - Giữ vững trường chuẩn quốc gia 3 trường Hoàn thành10 Phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi Đạt Hoàn thành11 Phổ cập trung học và nghề Đạt Hoàn thành

12- Giữ vững xã chuẩn quốc gia về y tế;

- Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên

Hoàn thành

Dưới 1%

Hoàn thành

0,95%13 - Hộ dùng nước hợp vệ sinh 100% Đạt14 - 100% thôn có NVH, điểm vui chơi giải trí 2 Chưa hoàn thành15 - Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm 1,5 - 2% Hoàn thành

16Xoá nhà tạm chưa hoàn

thành

Chưa hoàn

thành17 - Mỗi thôn có 1 tổ thu gom rác và bãi đổ rác tập trung 6/6 Hoàn thành

18

- 90% chi bộ, các tổ chức xã hội đạt TSVM;

- Đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh.

- Phát triển Đảng viên

Đạt

Đạt

40

Hoàn thành

Hoàn thành

58(Nguồn: Báo cáo kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Quốc Tuấn 2015)

Page 212: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh-----nguyỄn thỊ

205

NGHIÊN CỨU SINH

Nguyễn Thị Phương

Thảo