hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh - hcma.vn an.pdf · chương 1: tỔng quan...

182
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ TUYẾT LAN ®Çu t trùc tiÕp níc ngoµi theo híng ph¸t triÓn bÒn v÷ng ë vïng kinh tÕ träng ®iÓm b¾c bé LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2014

Upload: phungkhue

Post on 11-Feb-2018

227 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ TUYẾT LAN

®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi theo h­íngph¸t triÓn bÒn v÷ng ë vïng kinh tÕ träng ®iÓm b¾c bé

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2014

Page 2: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ TUYẾT LAN

®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi theo h­íngph¸t triÓn bÒn v÷ng ë vïng kinh tÕ träng ®iÓm b¾c bé

Chuyên ngành : Kinh tế phát triển

Mã số : 62 31 05 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS PHẠM THỊ KHANH2. TS NGUYỄN TỪ

HÀ NỘI - 2014

Page 3: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

khoa học của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu

của luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận án

Trần Thị Tuyết Lan

Page 4: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

MỤC LỤCTrang

MỞ ĐẦU 1Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂNBỀN VỮNG Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ 6

1.1. Tình hình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng pháttriển bền vững của các tác giả ngoài nước 6

1.2. Tình hình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triểnbền vững vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ của các tác giả trong nước 13

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚCNGOÀI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VÙNG KINHTẾ TRỌNG ĐIỂM 26

2.1. Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu đối với đầu tư trực tiếp nước ngoàitheo hướng phát triển bền vững ở vùng Kinh tế trọng điểm 26

2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếpnước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng Kinh tế trọng điểm 40

2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia Châu Á về đầu tư trực tiếp nướcngoài theo hướng phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm và bàihọc đối với vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 53

Chương 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO H ƯỚNGPHÁT TRIỂN BỀN VỮNGỞ VÙNG KINH TẾ TRỌNGĐIỂM BẮC BỘ 64

3.1. Tiềm năng, lợi thế và khó khăn, thách thức đối với đầu tư trực tiếp nướcngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 64

3.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vữngở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2003 – 2011 71

3.3. Đánh giá chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triểnbền vững ở vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 107

Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH ĐẦUTƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀNVỮNG Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ 120

4.1. Định hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bề n vữngvùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2011-2020 120

4.2. Giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướngphát triển bền vững ở vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020 125

KẾT LUẬN 149DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁNĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 151DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152PHỤ LỤC 164

Page 5: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

BVMT Bảo vệ môi trường

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DNTN Doanh nghiệp trong nước

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

ĐTNN Đầu tư nước ngoài

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GTSX Giá trị sản xuất

GTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệp

HĐLĐ Hợp đồng lao động

KTTĐ Kinh tế trọng điểm

LĐCN Lao động công nghiệp

ODA Hỗ trợ phát triển chính thức

PTBV Phát triển bền vững

TSCĐ Tài sản cố định

TƯLĐTT Thỏa ước lao động tập thể

WTO Tổ chức Thương mại thế giới

Page 6: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu Tên bảng Trang

Bảng 3.1: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực FDI trên địabàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2004 -2011................................................. 85

Bảng 3.2: Mức trang bị TSCĐ và đầu tư dài hạn cho một lao động và doanh nghiệpcủa khu vực FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003-2010 phân theođịa phương.................................................................................................... 105

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu Tên biểu đồ Trang

Biểu đồ 3.1: So sánh số dự án FDI ở 3 vùng KTTĐ của Việt Nam giai đoạn2003-7/2012 .......................................................................................... 71

Biểu đồ 3.2: Vốn FDI đăng ký và vốn FDI thực hiện ở vùng KTTĐ Bắc Bộgiai đoạn 2003-2011.............................................................................. 72

Biểu đồ 3.3: So sánh tổng vốn FDI đăng ký ở 3 vùng KTTĐ của Việt Namgiai đoạn 2003-7/2012 .......................................................................... 73

Biểu đồ 3.4: Qui mô dự án FDI tại 3 vùng KTTĐ của Việt Nam giai đoạn2003-7/2012 .......................................................................................... 74

Biểu đồ 3.5: Cơ cấu FDI theo ngành phân theo số dự án ở vùng KTTĐ BắcBộ giai đoạn 2003-7/2012..................................................................... 75

Biểu đồ 3.6: Cơ cấu FDI theo ngành phân theo vốn đăng ký ở vùng KTTĐBắc Bộ giai đoạn 2003 -7/2012.............................................................. 75

Biểu đồ 3.7: Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư phân theo số dự án ở vùngKTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003-7/2012.................................................. 77

Biểu đồ 3.8: 6 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn FDI đăng ký trên 2 tỷ USDở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003 -7/2012...................................... 78

Biểu đồ 3.9: Cơ cấu FDI phân theo địa bàn đầu tư ở vùng KTTĐ Bắc Bộgiai đoạn 2003-7/2012 .......................................................................... 79

Biểu đồ 3.10: Tốc độ tăng GDP của khu vực FDI và vùng KTTĐ Bắc Bộ giaiđoạn 2004-2011..................................................................................... 80

Biểu đồ 3.11: Tỷ lệ GDP của các thành phần kinh tế so với GDP vùng KTTĐBắc Bộ giai đoạn 2003 -2011................................................................. 80

Biểu đồ 3.12: Vốn đầu tư của khu vực FDI và tổng vốn đầu tư xã hội ở vùngKTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003-2010 ..................................................... 81

Page 7: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

Biểu đồ 3.13: So sánh tốc độ và tỷ lệ vốn đầu tư của khu vực FDI với tổngvốn đầu tư XH ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003 -2010 ................ 82

Biểu đồ 3.14: Thu ngân sách từ khu vực FDI và tổng thu ngân sách vùngKTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003-2010 ..................................................... 83

Biểu đồ 3.15: So sánh tốc độ và tỷ lệ thu ngân sách từ khu vực FDI với tổngthu ngân sách vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003-2010..................... 84

Biểu đồ 3.16: Giá trị xuất khẩu so với vốn thực hiện của khu vực FDI tại mộtsố tỉnh, thành phố vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003 -2011 .............. 87

Biểu đồ 3.17: Giá trị xuất nhập khẩu, nhập siêu của một số tỉnh, thành phốvùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003-2011 ............................................ 88

Biểu đồ 3.18: GTSXCN khu vực FDI so với GTSX, GTSXCN vùng KTTĐBắc Bộ giai đoạn 2006-2011 ................................................................. 89

Biểu đồ 3.19: Tỷ trọng GTSXCN khu vực FDI so với GTSX, GTSXCN vùngKTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2006-2011 ..................................................... 90

Biểu đồ 3.20: Cơ cấu GTSXCN theo thành phần ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giaiđoạn 2005-2011..................................................................................... 91

Biểu đồ 3.21: Cơ cấu GTSX theo thành phần ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn2005-2011 ............................................................................................. 91

Biểu đồ 3.22: Số lao động và LĐCN của khu vực FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộgiai đoạn 2003-2010.............................................................................. 92

Biểu đồ 3.23: Tốc độ tăng số lao động và LĐCN của khu vực FDI ở vùngKTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003-2010 ..................................................... 93

Biểu đồ 3.24: Tỷ lệ LĐCN so với số lao động đang làm việc trong khu vựcFDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003 -2010 ................................. 94

Biểu đồ 3.25: Tiền lương bình quân chia theo loại hình doanh nghiệp ....................... 95Biểu đồ 3.26: Thu nhập bình quân của người lao động trong các loại hình

doanh nghiệp ......................................................................................... 96

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Số hiệu Tên sơ đồ Trang

Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ giữa FDI với PTBV về kinh tế, xã hội và môi trườngvùng KTTĐ.....................................................................................................35

Sơ đồ 2.2: Tam giác hành vi của ba chủ thể trong hoạt động FDI theo hướngPTBV vùng KTTĐ..........................................................................................38

Page 8: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tàiVùng KTTĐ Bắc Bộ là một trong những vùng KTTĐ của cả nước, được xây

dựng và phát triển nhằm hướng tới mục tiêu phát huy tối đa các lợi thế so sánh của

vùng KTTĐ, tạo ra các vùng kinh tế có tính chất động lực, có tác động lan tỏa và bứtphá; lôi cuốn các vùng khác cùng phát triển. Do đó, việc thu hút và quản lý hoạt độngcủa khu vực doanh nghiệp có vốn FDI nhằm thúc đẩy vùng KTTĐ Bắc Bộ phát triểntheo hướng bền vững là yêu cầu khách quan trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hộivà BVMT của vùng.

Vùng KTTĐ Bắc Bộ bao gồm 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theoThông báo số 108/TB-VPCP ngày 30 tháng 7 năm 2003 về kết luận của Thủ tướng Chínhphủ về việc bổ sung, mở rộng vùng KTTĐ Bắc Bộ là Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương,Hưng Yên, Quảng Ninh, Hà Tây, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Đến 1 -1-2008, Hà Tây đượcsáp nhập vào Hà Nội, nên vùng KTTĐ Bắc Bộ chỉ còn 7 tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương. Đây là vùng giữ vị trí quan trọng chiến lược trong tiến trìn h hội nhập sâu, rộng, hiệuquả với khu vực và thế giới. Bởi lẽ, vùng KTTĐ Bắc Bộ là vùng duy nhất có Thủ đô HàNội - là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và quan hệ quốc tế của cả nước; nơi hội tụđầy đủ các lợi thế so sánh về vị trí địa kinh tế - chính trị; hạ tầng kỹ thuật; nguồn nhân lực;là nơi tập trung nhiều viện nghiên cứu và các trường đại học nhất trong cả nước...

Với những lợi thế đặc biệt, riêng có, trong những năm qua, vùng KTTĐ Bắc Bộ làmột trong hai vùng kinh tế của cả nước luôn dẫn đầu về thu hút FDI cả về số lượng dự án vàqui mô vốn đầu tư. Khu vực doanh nghiệp có vốn FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ có nhữngđóng góp tích cực vào tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Tuy nhiên, kếtquả thu hút FDI và quá trình hoạt động của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI ở vùngKTTĐ Bắc Bộ đã và đang xuất hiện những biểu hiện tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ đến sựPTBV của vùng trên cả 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và BVMT... Mặc dù, kết quả thu hútFDI vào vùng KTTĐ Bắc Bộ trong những năm qua là rất khả quan, song cơ cấu đầu tư theongành của khu vực FDI trong vùng còn mất cân đối, tập trung chủ yếu vào những ngànhnghề sử dụng nhiều lao động, những ngành gia công và lắp ráp mà điển hình là: giày da, dệtmay, linh kiện điện tử,.. chưa chú trọng thu hút FDI vào phát triển các ngành công nghiệp ítgây hại đến môi trường , nhất là ngành sử dụng công nghệ cao và có giá trị gia tăng cao.Thực tế đã chứng minh, sau nhiều năm thu hút FDI, sản xuất công nghiệp của vùng tuy cónhiều thay đổi, nhưng vùng KTTĐ Bắc Bộ vẫn chưa thực sự trở thành trung tâm côngnghiệp hiện đại, có sức lôi cuốn và tác động lan tỏa đến ngành công nghiệp của các vùng lân

Page 9: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

2

cận cùng phát triển. Hầu hết FDI vào các ngành công nghiệp đều có nguy cơ gây ô nhiễmmôi trường cao, đặc biệt là ngành công nghiệp khai khoáng, nhiệt điện, hóa chất,... Số lượngvà qui mô dự án FDI tập trung vào các lĩnh vực giáo dục đào tạo, cấp nước và xử lý chấtthải, y tế và trợ giúp xã hội,... còn rất nhỏ bé. Bên cạnh đó, sự hoạt động của khu vực các

doanh nghiệp có vốn FDI cũng đang xuất hiện những ảnh hưởng tiêu cực đến sự PTBV củavùng KTTĐ Bắc Bộ. Về mặt kinh tế, xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp FDI “lỗgiả, lãi thật”, trốn thuế làm thất thu thuế của Nhà nước; hiện tượng nợ xấu và chuyển giátrong các doanh nghiệp FDI khá phổ biến và có biểu hiện ngày càng gia tăng. Khu vựcdoanh nghiệp FDI chưa thực sự tạo ra tác động lan tỏa lớn đối với nền kinh tế của vùng.Mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI còn rất lỏng lẻo.Về mặt xã hội, khu vực FDI góp phần tạo mở và giải quyết công ăn việc làm cho người laođộng trong vùng, song chưa chú trọng đến việc nâng cao trình độ tay nghề cho người lao

động; đời sống vật chất và tinh thần của người lao động chưa được quan tâm một cách thỏađáng. Về mặt môi trường, ý thức chấp hành pháp luật BVMT của các doanh nghiệp có vốnFDI chưa tốt với các biểu hiện như chưa quan tâm đầu tư cho công tác BVMT, cố tình vi

phạm pháp luật BVMT... đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái và sức khỏe củadân cư trong vùng. Tất cả những tác động tiêu cực đó đang là rào cản tiềm ẩn nguy cơ,thách thức to lớn đối với sự PTBV của vùng KTTĐ Bắc Bộ.

Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên đây, việc làm rõ hơn nữa cơ sở lý luận vềFDI theo hướng PTBV; đánh giá đúng đắn, khách quan thực trạng FDI theo hướng PTBVở vùng KTTĐ Bắc Bộ và tìm kiếm các giải pháp thu hút và quản lý hoạt động của cácdoanh nghiệp có vốn FDI như thế nào để đảm bảo PTBV cho vùng KTTĐ Bắc Bộ trên cảba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường là yêu cầu cấp bách. Nhằm hướng đến việc đápứng yêu cầu đó, đề tài “Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ởvùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” được tác giả lựa chọn để nghiên cứu.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu2.1. Mục đích nghiên cứuTrên cơ sở hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về FDI theo hướng PTBV

vùng KTTĐ; đánh giá đúng đắn thực trạng FDI theo hướng PTBV vùng KTTĐ Bắc Bộ,luận án đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh đầu tư trựctiếp nước ngoài theo hướng PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ trong thời gian tới.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứuĐể đạt được mục tiêu trên, luận án sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau đây:- Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo

hướng PTBV vùng KTTĐ.

Page 10: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

3

- Tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia Châu Á về đầu tư trực tiếp nước

ngoài theo hướng PTBV và rút ra một số bài học đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài theohướng PTBV ở vùng KTTĐ.

- Phân tích, đánh giá thực trạng FDI theo hướng PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ, baogồm những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém.

- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh FDI theo hướng

PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ trong thời gian tới.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của l uận án là đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV

ở vùng KTTĐ Bắc Bộ.3.2. Phạm vi nghiên cứu- Về nội dung:Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đầu tư có liên quan đến 2 chủ thể:

nhà ĐTNN và nước tiếp nhận đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư nước ngoài trong hoạtđộng này là mục tiêu lợi nhuận, còn mục tiêu của nước tiếp nhận đầu tư là lợi íchkinh tế - xã hội mà FDI mang lại. Do đó, xét dưới góc độ là nước tiếp nhận đầu tư,đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV thực chất là việc nước tiếp nhận đầu tư

làm thế nào để hoạt động FDI mang lại nhiều tác động tích cực và đảm bảo mục tiêu

phát triển bền vững cho quốc gia đó, vùng hoặc địa phươ ng đó.Với ý nghĩa đó, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, luận án sẽ nghiên cứu

những ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến PTBV của vùng KTTĐ BắcBộ trên cả ba trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trường . Trên cơ sở phân tích và đánh giánhững ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của FDI đến PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ,

luận án chỉ ra những nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy FDI theo

hướng PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ. Trong đó:+ Khái niệm đầu tư được nghiên cứu trong luận án được hiểu là hoạt độ ng đầu tư,

là hoạt động bỏ vốn đầu tư nhằm mục đích thu lợi nhuận.+ Luận án không nghiên cứu sự PTBV trong nội tại của khu vực các doanh nghiệp

có vốn FDI, mà nghiên cứu FDI tác động đến PTBV ở nước tiếp nhận đầu tư, cụ thể là

vùng KTTĐ Bắc Bộ.+ Vai trò quản lý nhà nước về FDI theo hướng PTBV chỉ được xem xét có chừng

mực, dưới lát cắt là những nhân tố ảnh hưởng, là nguyên nhân của những hạn chế đối với

FDI theo hướng PTBV.

Page 11: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

4

+ Chủ thể tham gia định hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBVở vùng KTTĐ Bắc Bộ là Nhà nước Trung ương, chính quyền địa phương, các doanhnghiệp FDI và các tổ chức xã hội.

- Về không gian: Luận án nghiên cứu FDI theo hướng PTBV ở vùng KTTĐ BắcBộ, trên địa bàn 7 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, HảiDương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc.

- Về thời gian nghiên cứu:Luận án nghiên cứu FDI theo hướng PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ chủ yếu trong

giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2011. Ngoài ra, một số nội dung trong luận án được phântích với số liệu cập nhật đến năm 2012.

4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu4.1. Cơ sở lý luậnLuận án dựa vào những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ

Chí Minh, quan điểm và chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về huy động v ốn nước

ngoài vào phát triển kinh tế qua các Văn kiện Đại hội; định hướng chiến lược PTBV củaViệt Nam; chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chủ trương, chính sách thu hút vốn FDIcủa vùng KTTĐ Bắc Bộ; tham khảo một số lý thuyết kinh tế học hiện đại về vai trò của FDItrong tăng trưởng và phát triển kinh tế, về vấn đề quy hoạch phát triển vùng.

4.2. Phương pháp nghiên cứuLuận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó đặc biệt chú

trọng vào các phương pháp sau đây:- Phương pháp hệ thống hoá: Phương pháp này được sử dụng trong phần tổng

quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV(chương 1) và trong phần cơ sở lý luận của đề tài luận án (chương 2), nhằm nhìn nhận vấnđề nghiên cứu một cách toàn diện hơn, từ đó, xác định được nội dung cần tập trung nghiêncứu của luận án.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng chủ yếutrong phần đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài th eo hướng PTBV ở vùngKTTĐ Bắc Bộ (chương 3), trên cơ sở khung lý thuyết đã được xây dựng ở Chương 2.

- Phương pháp thống kê và so sánh: Phương pháp này được sử dụng trong phầnđánh giá thực trạng ở chương 3.

- Phương pháp quy nạp và diễn dịch: Phương pháp này được sử dụng nhằm làm rõcác khái niệm trung tâm của vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được dùng để tham vấn và kiểmnghiệm các luận chứng, phân tích, đánh giá thông qua các chuyên gia đầu ngành nghiên

Page 12: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

5

cứu về FDI, cũng như các nhà hoạch định chính sách đối với FDI. Những gợi ý chínhsách của các chuyên gia sẽ rất hữu ích cho tác giả trong quá trình đưa ra những giải pháp ởchương 4.

4.3. Nguồn số liệuNguồn số liệu sử dụng trong luận án chủ yếu là nguồn số liệu thứ cấp, bao gồm:- Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê các tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương vùng KTTĐ Bắc Bộ;- Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ

Tài nguyên và Môi trường;- Số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở

Tài nguyên và Môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vùng KTTĐBắc Bộ;

- Số liệu điều tra, khảo sát của các Viện nghiên cứu có liên quan như Viện Khoahọc Lao động và Xã hội, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện PTBV vùng KTTĐ BắcBộ, Viện Khoa học Quản lý Môi trường, Viện Công nhân và Công đoàn,...

- Các kết quả nghiên cứu đã được công bố tại các cuộc Hội thảo, các bài viết đăngtải trên các tạp chí chuyên ngành.

5. Đóng góp của luận án- Về mặt lý luận:+ Xây dựng khái niệm, đặc điểm và chỉ rõ yêu cầu đối với FDI theo hướng PTBV

vùng KTTĐ.+ Xác định nội dung và các tiêu chí đánh giá FDI theo hướng PTBV ở vùng

KTTĐ trên cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường.

+ Làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến FDI theo hướng PTBV vùng KTTĐ.+ Đúc rút những bài học kinh nghiệm về FDI theo hướng PTBV vùng KTTĐ của

một số quốc gia Châu Á, bổ sung vào lý luận về FDI theo hướng PTBV vùng KTTĐ.

- Về mặt thực tiễn:+ Làm rõ thực trạng của FDI theo hướng PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ, những hạn

chế và nguyên nhân của nó.+ Đề xuất những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh FDI theo

hướng phát triển bền vững ở vùng KTTĐ Bắc Bộ trong thời gian tới.6. Kết cấu của luận ánNgoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung

của luận án được trình bày trong 4 chương, 10 tiết.

Page 13: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

6

Chương 1TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂNBỀN VỮNG Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC N GOÀITHEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA CÁC TÁC GIẢ NGOÀI NƯỚC

1.1.1. Những công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài tác độngđến tăng trưởng kinh tế

Đây là nội dung nghiên cứu được nhiều học giả nước ngoài quan tâm nhiều nhấtvà có nhiều công trình nghiên cứu nhất. Tiêu biểu cho nhóm nghiên cứu này bao gồm:

Nghiên cứu của De Mello (1999) lấy mẫu ở 16 nước phát triển và 17 nước đangphát triển, ông đã chỉ ra rằng: FDI ròng có hiệu quả tích cực và quan trọng đối với tăngtrưởng kinh tế thời kỳ 1970 - 1990. Song, đối với các nước đang phát triển thì FDI cótác động đến tăng trưởng kinh tế lớn hơn, còn đối với các nước phát triển thì nhỏ hơn.

Nghiên cứu của Campos và Kionoshita (2002) với mẫu nghiên cứu nhỏ hơn, baogồm 25 nước Trung và Đông Âu, c ùng các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi thuộcLiên Xô cũ, các tác giả cho rằng "FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại các

nước có nền kinh tế đang chuyển đổi". Bởi vì, tại các nước đang chuyển đổi có quá trìnhCNH diễn ra mạnh mẽ hơn và họ có lực lượng lao động được đào tạo tốt hơn.

Nghiên cứu của các học giả Berthelemy và Demurger (2000); Graham và Wada(2001) và Buckey et al (2002), sử dụng số liệu FDI phân theo địa phương của TrungQuốc cho thấy, FDI đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế củacác tỉnh. Các tỉnh ven biển, nơi thu hút phần lớn FDI của Trung Quốc đã sử dụng FDIcó hiệu quả hơn so với các tỉnh khác.

Nghiên cứu của Blomstrom et al (1992) chia các nước đang phát triển thành hainhóm, đó là: các nước có thu nhập thấp hơn và các nước có thu nhập cao hơn. Ông nhậnxét, FDI chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước có thu nhập cao hơn. Tác giả kếtluận, nước tiếp nhận đầu tư chỉ được hưởng lợi từ FDI, khi đạt được mức độ phát triểnnhất định, để có thể t iếp thu được công nghệ mới. Nói cách khác, mức thu nhập là điều

kiện tiên quyết cho sự ảnh hưởng tích cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế. Dưới mứcthu nhập này, FDI hầu như không có ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế.

Nghiên cứu của Borensztein et al (1995 - 1998) sử dụng số liệu của 69 nướcđang phát triển giai đoạn 1970 - 1989 để hồi quy. Kết quả cho thấy FDI ròng chỉ có ảnhhưởng nhẹ đến tăng trưởng, nhưng khi sử dụng số nhân của FDI với trình độ của lực

Page 14: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

7

lượng lao động làm biến độc lập thì biến n ày có hệ số dương và ý nghĩa thống kê. Ôngkết luận, FDI chỉ mang lại tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế khi nước nhận đầutư có lực lượng lao động đạt đến trình độ nhất định. Dưới mức đó, FDI hầu như không

có tác động đến tăng trưởng kinh tế. Borensztein et al (1995), Hermes và Lensink (2000) lại cho rằng, tốc độ tăng

trưởng của các nước đang phát triển phụ thuộc nhiều vào khả năng tiếp nhận và hấp thụcông nghệ mới. Họ cũng đồng ý rằng sự đóng góp chính của FDI là thúc đẩy tiến bộ vềcông nghệ của nước sở tại. Hermes và Lensink cho rằng, để khai thác tối đa hiệu quảcủa FDI, nước tiếp nhận đầu tư cần phát triển thị trường tài chính. Hệ thống tài chínhcần phát triển đến một trình độ nhất định để huy động tiết kiệm, khuyến khích các doanhnghiệp trong nước đầu tư đổi mới công nghệ. Có như vậy, doanh nghiệp trong nước mớitận dụng được công nghệ từ các doanh nghiệp FDI nhiều hơn.

Nghiên cứu của Ramirez (2000) sử dụng số liệu vốn FDI tích luỹ ước lượngđóng góp FDI đến tăng trưởng kinh tế của Mexico gi ai đoạn 1960 - 1995. Ông thấyrằng, vốn FDI tác động tích cực đến xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế thông qua năng

suất lao động. Ramirez (2000) đưa ra kết luận, để FDI tác động tích cực đến tăng trưởngkinh tế, cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực t hì mới có thể tiếp nhận đượccông nghệ mới và kinh nghiệm quản lý.

Nghiên cứu của Li và Liu (2005) qua khảo sát 88 quốc gia có tiếp nhận FDI (baogồm cả nước phát triển và đang phát triển) đã chỉ ra rằng, FDI và tăng trưởng kinh tế cómối quan hệ mật thiết với nhau. Theo các tác giả FDI không những trực tiếp tác độngđến tăng trưởng kinh tế, mà còn thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và công nghệ. Một

điểm đáng lưu ý trong nghiên cứu này là, nước nhận FDI phải có nguồn nhân lực vàcông nghệ đạt tới trình độ nhất định. Nếu nước nhận FDI có trình độ nguồn nhân lực vàcông nghệ thấp hơn nước đầu tư thì sẽ tác động tiêu cực đến nước nhận FDI.

Nghiên cứu của Buckley et al (2002) là một trong rất ít các nghiên cứu cho rằngFDI tác động đến tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với đầu tư trong nước của Trung

Quốc. Nghiên cứu đi đến kết luận FDI không có tác động tích cực đến tăng trưởng kinhtế bằng các nguồn vốn khác trong nước.

Khi nghiên cứu dòng vốn FDI của Hoa Kỳ đầu tư sang các nước đang phát triển,Nunnenkamp và Spatz (2003) đã đưa ra quan điểm rằng, FDI không có tác động đángkể nào đến tăng trưởng kinh tế ở các nước tiếp nhận đầu tư, thậm chí FDI còn có tácđộng tiêu cực. Đặc biệt ở các quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người thấp, trìnhđộ lực lượng lao động không cao, độ mở cửa nền kinh tế thấp thì càng thu hút nhiều FDIcàng ảnh hưởng xấu đến chất lượng tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu của

Page 15: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

8

Buckley et al 2002 cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Dutt (1997), khi ông kiểmđịnh về hiệu quả của FDI đầu tư từ các nền kinh tế phương Bắc vào các nền kinh tếphương Nam.

1.1.2. Những công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài tác độngđến đầu tư và khả năng tích lũy vốn

Trong các lý thuyết kinh tế Tân cổ điển và lý thuyết tăng trưởng mới, tích luỹvốn đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Sự khan hiếm vốn được giả địnhlà một trở ngại lớn trong quá trình phát triển, mà các nước đang phát triển gặp phải. Vấnđề này phát sinh từ sự khác biệt giữa tiết kiệm và đầu tư. Bởi vì, nước đang phát triểnthường có mức thu nhập thấp và mức độ tiết kiệm thấp, do đó, không đáp ứng nhu cầuđầu tư của họ (Reuber 1973; Solow 1956; Rostow 1971; Hirschman 1963; và UNCTAD1992). Do đó, FDI có thể làm giảm bớt những khó khăn tài chính và có những đóng gópđáng kể cho quá trình tích tụ vốn trong các quốc gia đang phát triển.

Các nghiên cứu thực nghiệm cũng khẳng định giả thuyết rằng FDI có tác độngtích cực đến sự hình thành vốn đầu tư. Agrawal (2000) sử dụng số liệu của các nước

Nam Á trong giai đoạn từ năm 1960 và 1996 để phân tích các yếu tố quyết định đến tỷlệ tiết kiệm và đầu tư tại các nước này. Kết quả cho thấy rằng yếu tố quan trọng nhất ảnhhưởng đến tỷ lệ đầu tư của các nước này là tỷ lệ FDI rò ng/GDP. Cụ thể, tỷ lệ FDIròng/GDP tăng 1% sẽ mang lại tỷ lệ đầu tư trên GDP tăng 1,81%. Đặc biệt, khi sử dụngbiến trễ để kiểm định tác động lâu dài của FDI đối với đầu tư trong nước, ông đã tì m rakết quả là tỷ lệ FDI ròng/GDP tăng lên 1% sẽ dẫn đến tỷ lệ đầu tư trên GDP tăng hơn5%. Tuy nhiên, tỷ lệ đầu tư vào các nước Nam Á vẫn còn thấp và nguồn vốn FDI được

cho là ít có tác dụng hơn nguồn vốn trong nước.Giống như Agrawal (2000), Krkoska (2001) cũng tìm thấy FDI có tác động tích

cực đến sự hình thành tổng vốn đầu tư trong nước. Krkoska (2001) ước tính tác động

của FDI vào tổng vốn cố định bằng cách sử dụng dữ liệu bảng không cân bằng từ 25 nềnkinh tế chuyển đổi, giai đoạn 1989 - 2000. Kết quả cho thấy khi FDI tăng 1% sẽ làmtăng 0,7% tổng vốn cố định, trong khi một phần trăm tăng vốn hoá thị trường vốn, kếtquả tín dụng trong nước tăng 0,2 phần trăm hoặc ít hơn 0,1 phần trăm, tương ứng, tăng

hình thành tổng vốn cố định. Ông kết luận rằng vốn FDI, tín dụng trong nước và thịtrường vốn trong nước là tất cả các nguồn tài chính quan trọng để hình thành vốn. Ngoàira, FDI có tác động đáng kể trong quá trình hình thành vốn của nước chủ nhà hơn là tín

dụng tài chính trong nước và thị trường vốn.Agosin và Maver (2000) đặt câu hỏi liệu FDI vào các nước đang phát triển sẽ

thúc đẩy hay kìm hãm sự hình thành nguồn vốn đầu tư trong nước. Họ phát triển một

Page 16: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

9

mô hình lý thuyết đầu tư trong đó có biến vốn FDI và sau đó kiểm định nó với các bảngdữ liệu từ 32 quốc gia của ba khu vực đang phát triển (Châu Phi, Châu Á và Mỹ Latinh).Các số liệu của giai đoạn 1970 - 1996 và hai giai đoạn ngắn là 1976 - 1985 và 1986 -1999. Kết quả cho thấy rằng ở châu Á, nguồn vốn FDI đã có tác động mạnh mẽ đến đầutư trong nước. Tuy nhiên, nguồn vốn này lại làm ảnh hưởng tiêu cực tới đầu tư trongnước ở châu Mỹ Latinh trong toàn bộ thời kỳ 1970 - 1996, cũng như trong cả hai giaiđoạn ngắn. Khi tỷ lệ FDI/GDP tăng một điểm phần trăm sẽ làm cho tỷ lệ đầu tư trongnước/GDP giảm 0,14 điểm phần trăm (giai đoạn 1970 - 1996) và 1,22 điểm phần trăm(giai đoạn 1976 - 1985).

Razin (2002) sử dụng phương pháp kinh tế lượng để đánh giá sự tác động của FDIđến đầu tư trong nước. Mẫu nghiên cứu của ông bao gồm 64 nước đang phát triển, trongkhoảng thời gian 22 năm từ năm 1976 đến 1997. Tác giả thấy rằng, vốn FDI đóng vai tròquan trọng đối với đầu tư trong nước và tăn g sản lượng đầu ra, hơn là các loại vốn khác,chẳng hạn như các khoản vay quốc tế. Cụ thể, tỷ lệ FDI/GDP tăng lên 1% sẽ dẫn đến tỷ lệđầu tư trong nước/ GDP tăng 0,94 điểm phần trăm, nếu sử dụng phương pháp hồi quy

OLS và 0,68 điểm phần trăm, nếu sử dụng phương pháp hồi quy TSLS.Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại cho rằng vốn FDI không có tác động tích cực

đối với tiết kiệm và đầu tư trong nước. Buffie (1993), Feldstein và Horioka (1980),Frankel et al (1986) đã cho rằng vốn FDI có thể không phải là một nguồn vốn quantrọng cho các nước đang phát triển.

1.1.3. Những công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài với pháttriển khoa học và công nghệ

Các lý thuyết tăng trưởng đã thừa nhận vai trò ngày càng quan trọng của côngnghệ trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các kênh chuyển giao công nghệ và tầmquan trọng của công nghệ đối với sự tăng trưởng đã thu hút một số lượng lớn cácnghiên cứu trong vài thập kỷ qua. FDI không chỉ được coi là một trong những kênhtrực tiếp, quan trọng nhất và rẻ nhất trong việc chuyển giao công nghệ, mà còn là mộtkênh chuyển giao gián tiếp, thông qua tác động lan toả từ các nước phát triển sang cácnước đang phát triển. (Hirschman, 1963; Nelson và Phelps, 1966; Jovanovic và Rob,1989; Segerstrom, 1991; Blomstrom và Wang, 1989). Điều này là do các công ty đaquốc gia có lợi thế trong việc nắm bắt các công nghệ tiên tiến, bí quyết công nghệ vàkinh nghiệm quản lý mà chưa được phát triển ở các nước đang phát triển (Blomstromvà Persson, 1983).

Cho đến nay, rất nhiều công trình nghiên cứu đã thực hiện nhằm đánh giá tác

động chuyển giao công nghệ và tác động lan toả của FDI. Hầu hết trong số họ đều dựa

Page 17: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

10

trên số liệu cấp doanh nghiệp của một quốc gia đơn lẻ. Một số nghiên cứu có sử dụng sốliệu của một nhóm các quốc gia, nhưng cũng chỉ hồi quy cho từng quốc gia riêng biệt.Bằng cách sử dụng hàm sản xuất, các tác giả đều có xu hướng trả lời hai câu hỏi then

chốt: (i) liệu rằng sự tham gia của vốn nước ngoài có tác động tích tới hiệu quả củadoanh nghiệp hay không? (ii) liệu các doanh nghiệp FDI có ảnh hưởng đến hiệu quảhoạt động của các doanh nghiệp trong cùng ngành trong nước hay không? FDI có tácđộng lan toả đến các doanh nghiệp trong nước hay không? Nhìn chung các nghiên cứuđều chỉ ra rằng FDI có tác dụng làm tăng năng suất lao động trong các DNTN. Điều nàymột phần là do các công ty có vốn FDI có trình độ công nghệ cao hơn so với các đối táctrong nước.

Sử dụng dữ liệu cấp công ty tại Inđônêxia năm 1991, Sjoholm và Blomstrom(1999) thấy rằng năng suất lao động trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN cao hơn sovới các công ty 100% vốn trong nước. Họ cũng khẳng định, FDI đã có tác động lan toảđến các công ty Indonesia. Tác động này đến từ việc gia tăng cạnh tranh. Tuy nhiên,mức độ của tính tràn công nghệ lại không phụ thuộc vào mức độ tham gia của vốnnước ngoài.

1.1.4. Những công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài vớithương mại quốc tế

Nhiều nghiên cứu thực nhiệm về FDI và thương mại đã tập trung vào câu hỏi liệuFDI có khả năng kích thích hoặc thay thế cho thương mạ i hay không, thông qua việc sửdụng mô hình hồi qui để để giải thích mối quan hệ giữa xuất khẩu và FDI và các biếngiải thích có liên quan khác. Kết quả định lượng mà họ thu được là rất khác nhau. Hầu

hết các nghiên cứu cho thấy FDI kích thích thương mại (Amiti và Wakelin, 2003; Liu etal, 2001), trong khi những người khác cho rằng không có mỗi quan hệ giữa FDI vàthương mại (Goldberg và Klein, 1997).

Goldberg và Klein (1997) sử dụng số liệu chéo để ước lượng mối quan hệ giữaxuất khẩu, FDI và tỷ giá hối đoái thực giữa nhóm bốn nước Đông Nam Á, ba nước Mỹ

Latinh, với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Những phát hiện của họ cho thấy FDI từ Hoa Kỳ vàNhật Bản có ảnh hưởng một cách đáng kể đến nhập khẩu hàng hoá của các nước ĐôngNam Á. Tuy nhiên, trong khi vốn FDI từ Nhật Bản tăng nhập khẩu tại các quốc giaĐông Nam Á, FDI từ Hoa Kỳ giảm nhập khẩu của các quốc gia từ cả Nhật Bản và HoaKỳ. Ngược lại, FDI của Nhật và Hoa Kỳ vào các nước Mỹ Latin đều làm tăng nhậpkhẩu của những nước này từ Hoa Kỳ và Nhật Bản. Kết quả của họ cũng chỉ ra rằng, FDItừ Nhật Bản và Hoa Kỳ đã làm tăng xuất khẩu ở các nước Đông Nam Á sang Hoa Kỳ

và Nhật Bản. Tác động thúc đẩy thương mại của FDI Nhật Bản cũng được quan sát thấy

Page 18: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

11

ở châu Mỹ Latinh. Ngược lại, không có sự gia tăng đáng kể trong xuất khẩu của Mỹ hayNhật Bản khi đầu tư trực tiếp của các nước này vào khu vực Đông Nam Á và các nướcMỹ Latinh tăng lên.

Amiti và Wakelin (2003) cho rằng việc giảm chi phí đầu tư có thể kích thích cácloại hình FDI khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau, do đó, ảnh hưởng đến hoạtđộng ngoại thương. Dựa trên mô hình lý thuyết của Markusen (1997, 2002), sử dụng sốliệu thương mại song phương của 36 quốc gia có chi phí ngoại thương nếu 2 nước cótrình độ của lực lượng lao động tương đương nhau và chi phí thương mạ i cao. Ví dụ,năm 1994, tự do hoá đầu tư khuyến khích xuất khẩu trong 70% của các quan sát, và

trong 30% còn lại của tự do hoá đầu tư làm giảm xuất khẩu.Liu et al (2001) xem xét mối quan hệ nhân quả giữa vốn FDI và thương mại tại

Trung Quốc dựa trên một bảng số liệu FDI từ 19 quốc gia khác nhau trong giai đoạn1984 - 1998. Kết quả nghiên cứu cho thấy FDI vào Trung Quốc có tác dụng thúc đẩy

xuất khẩu của Trung Quốc sang các nước chủ đầu tư. Họ cũng thấy rằng nhập khẩu của

Trung Quốc tăng lên cũng kéo theo sự tăng lên trong FDI vào Trung Quốc từ các nước

xuất khẩu cho Trung Quốc.Ngược lại, Zhang và Felmingham (2001) tìm thấy rằng có một mối quan hệ hai

chiều giữa FDI và xuất khẩu của Trung Quốc khi sử dụng số liệu cấp quốc gia hoặc cấptỉnh. Ở cấp độ quốc gia, nghiên cứu của họ dựa trên chuỗi số liệu theo tháng trong giai

đoạn 1986 - 1999. Kết quả cho thấy có tồn tại mối quan hệ 2 chiều giữa tăng FDI và

tăng xuất khẩu của Trung Quốc. Có nghĩa là FDI là một nhân tố thúc đẩy xuất khẩu của

Trung Quốc, đồng thời tăng xuất khẩu khiến Trung Quốc thu hút được nhiều FDI hơn.Fukao et al (2003) đã phân tích các thay đổi gần đây trong hoạt động thương mại

của các nước Đông Á và phân tích vai trò của FDI trong những thay đổi đó trong giaiđoạn 1988 - 2000. Phân tích của họ cho thấy rằng trao đổi thương mại giữa các doanh

nghiệp cùng ngành của các nước Đông Á đã tăng lên nhanh chóng trong thời gian

nghiên cứu. Đặc biệt là trong trường hợp ngành công nghiệp điện tử nói chung và ngành

công nghiệp máy móc chính xác nói riêng. Họ cũng thấy rằng vốn FDI có tác động rấttích cực trong trao đổi thương mại trong ngành công nghiệp thiết bị điện. Cuối cùng, họ

kết luận rằng trong khu vực Đông Á, FDI đóng vai trò quan trọng trong sự gia tăngnhanh chóng của trao đổi thương mại giữa cá c doanh nghiệp trong cùng ngành.

Aizenmen và Noy (2006) nghiên cứu mối quan hệ hai chiều giữa FDI và thươngmại của hai nhóm nước khác nhau: các nước phát triển và các nước đang phát triển. Họchỉ ra rằng mối quan hệ hai chiều giữa thương mại và FDI mạnh hơn ở các nước đang

Page 19: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

12

phát triển so với các nước phát triển. FDI thúc đẩy xuất khẩu mạnh hơn là xuất khẩuhàng hoá.

1.1.5. Những công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài với laođộng, việc làm và vốn con người

Rõ ràng, lao động là một yếu tố rất quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. FDI gópphần tăng trưởng kinh tế trực tiếp bằng cách tạo ra cơ hội việc làm; gián tiếp thông quaviệc tạo ra các cơ hội việc làm tại các tổ chức khác, trong đó có thể được nhà cung cấphoặc người tiêu dùng của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Mặc dù một trong nhữngmục tiêu thu hút FDI của các nước đang phát triển là nhằm khắc phục tình trạng tỷ lệthất nghiệp và thiếu việc làm cao, song các nghiên cứu thực nghiệm đánh giá tác độngcủa FDI đối với tạo việc làm lại không được như mong đợi. Theo UNCTAD (1994), cáccông ty đa quốc gia đã tạo ra khoảng 73 triệu việc làm trên toàn thế giới, trong đó hơn60% việc làm được tạo ra từ các công ty mẹ và 40% là từ các chi nhánh tại nước ngoài.Tuy nhiên, số việc làm mà các công ty đa quốc gia tạo ra chỉ chiếm 3% lực lượng laođộng của thế giới.

Slaughter (2002) đánh giá tác động của các công ty đa quốc gia đến cả cầu vàcung lao động có kỹ năng của thị trường lao động nước chủ nhà. Ông đã sử dụng một bộdữ liệu cho giai đoạn 1982 - 1990 của 7 ngành công nghiệp thuộc 16 nước phát triển vàđang phát triển để hồi qui mối quan hệ giữa tiền lương và sự hiện diện của các doanhnghiệp nước ngoài. Kết quả cho thấy sự hiện diện của các công ty nước ngoài có tácđộng tích cực đến việc nâng cao kỹ năng của người lao động.

Feenstra và Hanson (1995) sử dụng mô hình trao đổi thương mại Bắc-Nam vàmô hình đầu tư để kiểm tra tác động của FDI để nhu cầu lao động có tay nghề tạiMexico trong giai đoạn 1975-1988. Kết quả cho thấy, tăng trưởng FDI làm tăng nhu cầuđối với lao động có tay nghề cao. Tại các khu vực FDI tập trung nhiều, các công ty nướcngoài chiếm trên 50% nhu cầu lao động kỹ thuật của thị trường. Tác giả cho rằng, kếtquả này phản ánh một thực tế là hầu hết các công ty nước ngoài sử dụng công nghệ đòi

hỏi người lao động phải có kỹ năng cao.Zhao (2001) đưa ra giả thuyết rằng, trong một nền kinh tế đặc trưng bởi phân

khúc thị trường lao động và chi phí thay đổi việc làm cao thì FDI có thể làm tăng giá cảcủa lao động có tay nghề cao. Sử dụng dữ liệu từ một cuộc khảo sát hộ gia đình đô thị ởTrung Quốc năm 1996, ông ước lượng tiền lương tương đối của công nhân lành nghềtrong cả khu vực kinh tế nước ngoài (FIEs) và DNNN tại Trung Quốc. Những phát hiệncủa ông chỉ ra rằng, những người có trình độ tay nghề thấp làm việc cho các công tynước ngoài có thu nhập thấp hơn so với làm việc cho các công ty nhà nước. Ông giải

Page 20: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

13

thích rằng nền kinh tế Trung Quốc được đặc trưng bởi "nền kinh tế lưỡng thể", ở đó, lựclượng lao động được tách ra thành khu vực kinh tế đặc quyền, bao gồm các DNNN vàphi nhà nước. Công nhân trong các DNNN được hưởng thu nhập cao hơn và được

hưởng các lợi ích đặc quyền khác như nhà ở, các khoản trợ cấp. Một số công nhân cótay nghề thấp may mắn vào được công ty nhà nước, có hợp đồng dà i hạn với công tynhà nước thì được hưởng đặc quyền. Số còn lại phải làm việc cho khu vực kinh tế phinhà nước không có đặc quyền nên phải chấp nhận mức lương thấp hơn.

Lipsey và Sjoholm (2004) xem xét tác động của FDI vào vốn con người của cácnước chủ nhà bằng cách kiểm định sự khác biệt trong mức lương giữa các công ty trongnước và công ty nước ngoài ở Indonesia. Họ thấy rằng mức lương trung bình tại công tynước ngoài cao hơn các công ty tư nhân trong nước khoảng 50%. Ngoài ra, nếu tính cảhình thức trợ cấp như tiền thưởng, quà tặng, an sinh xã hội, bảo hiểm và lương hưu thì cácdoanh nghiệp nước ngoài phải trả lương cao hơn khoảng 60% so với doanh nghiệp tưnhân sở hữu vốn trong nước. Tuy nhiên, sự khác biệt về mức lương một phần là vì cáccông ty nước ngoài ở Indonesia sử dụng công nhân có trình độ tay nghề cao hơn.

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀITHEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘCỦA CÁC TÁC GIẢ TRONG NƯỚC

1.2.1. Tình hình nghiên cứu về tác động của FDI đối với tăng trưởng và pháttriển kinh tế

Có thể khẳng định, các công trình nghiên cứu về FDI ở Việt Nam rất phong phúvà đa dạng từ những vấn đề về nguồn gốc của FDI, các nhân tố tác động đến lưu chuyểnFDI, các hình thức FDI, hiệu quả thu hút và quản lý FDI, những ảnh hưởng tích cực vàtiêu cực của FDI đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế,... Khi nghiên cứu mối quan hệgiữa FDI với các vấn đề kinh tế, nhiều học giả trong nước đã khẳng định FDI có tácđộng đến nền kinh tế trên nhiều mặt . FDI không chỉ bù đắp sự thiếu hụt về vốn đầu tư,mà còn có ý nghĩa quan trọng trong đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, thúcđẩy hoạt động marketing, tăng khả năng sản xuất hàng xuất khẩu của nước tiếp nhận đầutư... Mặc dù vậy, những nghiên cứu về tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế, phát

triển khoa học công nghệ và hiện nay, những tác động tiêu cực của FDI đến vấn đềchuyển giá được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhiều nhất.

- Những công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động đếntăng trưởng kinh tế

Nguyễn Thị Phương Hoa (2001) và Nguyễn Mại (2003) đã nghiên cứu tổng quáthoạt động FDI ở Việt Nam đến 2002 và đều đi đến kết luận rằng FDI có tác động tích

Page 21: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

14

cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua kênh đầu tư và cải thiện nguồn nhân lực. Tácđộng của FDI cũng xuất hiện ở ngành công nghiệp chế biến nhờ di chuyển lao động vàáp lực cạnh tranh. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hường và Bùi Huy Nhượng (2003), rút

ra một số bài học cho Việt Nam bằng cách so sánh chính sách thu hút FDI ở TrungQuốc và Việt Nam trong thời kỳ 1979 - 2002.

Nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phúc (2003) phân tích đánh giá thực trạng của FDI ở

Việt Nam, thời kỳ 1988 - 2003 và cũng khẳng định tăng trưởng kinh tế ở nước ta phụthuộc nhiều vào khu vực có vốn ĐTNN, trong đó có FDI.

Nguyễn Thị Phương Hoa (2004) đã sử dụng cả hai phương pháp định tính vàđịnh lượng để đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của của các tỉnh vàmối quan hệ giữa FDI với xoá đói, giảm nghèo. Kết quả cho thấy, FDI có tác động tích

cực đến tăng trưởng kinh tế và góp phần vào xoá đói giảm nghèo ở một số địa phương.

Lê Xuân Bá (2006) đã kết hợp cả ba phương pháp nghiên cứu là phân tích địnhtính qua số liệu thống kê; điều tra bằng bảng hỏi và phân tích định lượng nhằm đánh giátác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế nước ta thông qua hai kênh quan trọng là vốnđầu tư và tác động tràn. Nhưng phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở ngành công nghiệp

chế biến với ba nhóm ngành là: ngành dệt may, chế biến thực phẩm và cơ khí điện tử.

Đây là ba nhóm ngành có vai trò chủ đạo trong ngành chế biến của Việt Nam và cũng là

những ngành thu hút nhiều FDI trong những năm vừa qua. Kết quả cho thấy, FDI có tácđộng tích cực, thúc đẩy tăng trưởng của nhóm ngành này.

Vũ Văn Hưởng (2007) đã sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh g iá tác độngcủa FDI đến GDP bình quân đầu người và tác động của FDI đến xuất khẩu. Công trình

đã đưa ra kết luận rằng, tỷ lệ vốn FDI trên tổng số vốn đầu tư toàn xã hội có tác động

tích cực đến GDP trên đầu người và vốn FDI cũng tác động tích cực đến hoạt động xuất

khẩu ở nước ta.Trần Minh Tuấn (2010) thừa nhận tính hai mặt của FDI đối với phát triển kinh tế

nước ta trong những năm qua và cho rằng: một mặt, FDI có đóng góp quan trọng chotăng trưởng kinh tế, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tă ng vốn đầu tư, tăng

thu ngân sách nhà nước; nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, tăng kim ngạch xuất

khẩu; tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thúc đẩy chuyển giao công

nghệ. Bên cạnh đó, FDI cũng gây ra không ít tác động tiêu cực cho nền kinh tế như: hiệntượng chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI; nhiều doanh nghiệp có vốn ĐTNNkhông thực hiện cam kết xuất khẩu hàng hoá, chuyển sang tiêu thụ nội địa, dẫn đến tìnhtrạng thâm hụt thương mại; nhiều dự án FDI có trình độ công nghệ trung bình thậm chí

Page 22: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

15

thấp, nên không thực hiện được mục tiêu chuyển giao công nghệ và FDI đang có nguy

cơ làm trầm trọng hơn tình trạng ô nhiễm môi trường.Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh (2010) đã kiểm định mối quan hệ hai

chiều giữa vốn FDI và tăng trưởng kinh tế tại 64 tỉnh, thành phố Việt Nam với nguồn dữliệu chéo, với các biến được lấy giá trị trung bình từ năm 2003 - 2007. Mối quan hệ nàyđược kiểm định thông qua ước lượng một mô hình kinh tế lượng đồng thời gồm haiphương trình tăng trưởng kinh tế và vốn FDI, với việc sử dụng đồng thời cả ba phươngpháp là OLS, TSLS và GMM. Kết quả ước lượng đã cho thấy, trong giai đoạn 2003 -2007, FDI và tăng trưởng kinh tế tại 64 tỉnh, thành phố trong cả nước có mối quan hệ

hai chiều tích cực. FDI tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế tại 64 tỉnh, thành cảnước và tăng trưởng kinh tế cao tại 64 tỉnh, thành là dấu hiệu tích cực để thu hút các nhàđầu tư đến Việt Nam. Tuy nhiên, tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế lại phụ thuộcvào khả năng hấp thụ của nền kinh tế. Dự a trên kết quả thu được, các tác giả cho rằng đểnâng cao năng lực thu hút FDI, Chính phủ cùng với các Bộ, ngành có liên quan cần tiếptục theo đuổi chính sách đổi mới, cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý,tạo môi trường đầu tư lành mạnh nh ằm tạo sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư Việt Nam

trước làn sóng cạnh tranh thu hút FDI của các quốc gia thời hậu khủng hoảng.Đỗ Đức Bình (2010) thông qua việc phân tích thực trạng FDI của Việt Nam

trong 3 năm (2007 - 2009), đã đưa ra những đề xuất nhằm t ái cơ cấu ĐTNN tại ViệtNam trong những năm tới. Theo tác giả, cơ cấu FDI tại Việt Nam phải phù hợp với sựphát triển nhằm hạn chế các ngành khai thác tài nguyên, đặc biệt là những loại tài

nguyên không thể tái tạo được; cần hướng mạnh FDI vào lĩnh vực nôn g nghiệp; thu hútFDI phải gắn với hiệu quả FDI, gắn với bảo vệ môi trường; tái cơ cấu FDI phải gắn vớiyêu cầu nâng cao mức độ tham gia và hiệu quả tham gia của Việt Nam vào mạng lướisản xuất, phân phối và giá trị toàn cầu; tái cơ cấu FDI phải gắn với việc điều chỉnh quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

Các nghiên cứu trong nước viết về FDI và tác động của nó đến tăng trưởng kinhtế rất nhiều, song hầu hết đánh giá FDI có tác động tích cực, số khác lại cho rằng, FDI

có tác động đến tăng trưởng kinh tế và các vấn đề xã hội, môi trường, nhưng phải cóđiều kiện. Chúng tôi chưa tiếp xúc được công trình nào ở Việt Nam khẳng định, FDIkhông có tác động tích cực nào đến tăng trưởng kinh tế. Phần lớn các công trình nghiêncứu ở nước ta đều khẳng định mặ t tích cực của FDI đến tăng trưởng, phát triển kinh tế -xã hội, song cũng nêu mặt trái của FDI tác động tiêu cực đến nền kinh tế, nhưng đều lý

giải là do yếu kém trong quản lý của Nhà nước, các Bộ, ngành và chính quyền địaphương, chứ không cho là do bản chất của FDI gây ra.

Page 23: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

16

- Những công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triểnkhoa học và công nghệ

Nguyễn Trọng Xuân, Nguyễn Xuân Thắng (2001) phân tích FDI vào ngành điện

tử tin học, viễn thông Việt Nam giai đoạn 1995 - 1999 và cho rằng tuy chỉ chiếm tỷtrọng rất thấp so với toàn bộ FDI vào Việt Nam, nhưng đây lại là những lĩnh vực màViệt Nam có tiến độ thực hiện nhanh và sớm phát huy hiệu quả, thực hiện tốt mục tiêu"thu hút công nghệ mới, tiên tiến..." của các dự án FDI. Công nghệ sử dụng trong cácdoanh nghiệp FDI thuộc ngành công nghiệp điện tử, tin học phổ biến là công nghệ tiêntiến. Chính điều này đã tạo ra tiền đề cần thiết cho việc thực hiện CNH, HĐH của ViệtNam trong những năm qua. Tuy nhiên, bài viết cũng cho rằng FDI vào ngành côngnghiệp điện tử, tin học chỉ có thể tăng lên khi bản thân lĩnh vực này có được một tiềmnăng hay trình độ phát triển nhất định để tạo ra những tiền đề, cơ sở đảm bảo cho sựphát triển có hiệu quả.

Nguyễn Khắc Minh và Nguyễn Việt Hùng (2008) sử dụng cơ sở số liệu hỗn hợpcủa ngành chế tác Việt Nam trong thời kỳ 2000 - 2005 với mẫu quan sát là 31.509doanh nghiệp và sử dụng cách tiếp cận bán tham số để xem xét ảnh hưởng của FDI đếntăng trưởng năng suất của ngành chế tác Việt Nam. Kết quả ước lượng ch o thấy nhữngthay đổi trong yếu tố đầu vào cũng như phần chia vốn của các công ty FDI có ảnhhưởng tích cực đến các doanh nghiệp nội địa và phần chia vốn của các doanh nghiệpnày có quan hệ cùng chiều với tốc độ tăng trưởng sản lượng, điều đó có nghĩa là m ức độcạnh tranh trong ngành chế tác Việt Nam sẽ ngày càng gia tăng, nếu vốn FDI ở cácdoanh nghiệp FDI tăng. Đây chính là thách thức cho các doanh nghiệp nội địa ngành

chế tác Việt Nam.Lê Quốc Hội (2008) sử dụng mô hình phân tích định lượng của Blomstrom và

Sjoholm bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để kiểm định sự lan toả côngnghệ từ FDI ở ngành công nghiệp chế biến Việt Nam. Kết quả ước lượng cho thấy sựtham gia của các doanh nghiệp FDI có tác động tích cực, lan toả công nghệ theo chiều

dọc tới các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp chế biến Việt Nam. Điều nàycó nghĩa rằng DNTN nào có càng nhiều mối quan hệ với các doanh nghiệp FDI thôngqua cung cấp sản phẩm đầu vào hoặc trao đổi lao động thì doanh nghiệp đó thu đượclợi ích nhiều hơn từ sự lan toả công nghệ. Tuy nhiên, kết quả ước lượng lại cho thấykhông có tác động của lan toả công nghệ theo chiều ngang, mà ngược lại, sự có mặtcủa doanh nghiệp FDI lại gây tác động tiêu cực tới DNTN trong cùng một ngành. Nhưvậy, có sự lan toả công nghệ giữa doanh nghiệp FDI và DNTN ở các ngành côngnghiệp chế biến Việt Nam thông qua kênh kết hợp và liên kết sản xuất giữa hai doanh

Page 24: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

17

nghiệp này. Và, mức độ của sự lan toả công nghệ còn phụ thuộc vào khả năng hấp thụcông nghệ của các DNTN.

Nghiên cứu của Nguyễn Quang Hồng (2009) cho rằng đóng góp lớn nhất của

FDI đối với các quốc gia đang phát triển, bởi công nghệ và kỹ năng quản lý hiện đạikhông chỉ nằm lại trong các doanh nghiệp FDI mà còn có tác động lan toả sang cácdoanh nghiệp nội địa thông qua chuyển giao công nghệ, thông qua quá trình di chuyểnlao động giữa hai khu vực, quá trình cạnh tranh, học hỏi và đặc biệt là thông qua quátrình liên kết sản xuất công nghiệp phụ trợ. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam những nămqua, mối liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp nội địa thông qua cáckênh kể trên chưa được như mong đợi.

Ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam trong hơn 10 năm qua, mặc dầu đã đạtđược một số thành tựu tích cực, song nhìn chung vẫn chưa được như mong muốn, hầuhết các ngành có phát triển công nghiệp phụ trợ thì tỷ lệ nội địa hoá cứng ở mức thấp,ngoại trừ ngành lắp ráp xe máy (cung cấp khoảng 70% nhu cầu phụ tùng cho các doanhnghiệp lắp ráp).

- Những công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài với vấn đềchuyển giá trong các doanh nghiệp FDI

Hiện tượng chuyển giá hiện đang diễn ra khá phổ biến trong bối cảnh cuộc cạnhtranh trong kinh doanh ngày càng trở nên gay gắt. Vấn đề chuyển giá cũng đang là nộidung thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận, của các chuyên gia kinh tế ...

Các bài viết tiêu biểu cho vấn đề này có thể kể đến như: Nguyễn Văn Phụng,Chống chuyển giá: Thực trạng và những vấn đề đặt ra; Đặng Thị Hàn Ni, Thủ thuậtchuyển giá của một số doanh nghiệp FDI tại TP.Hồ Chí Minh; Nguyễn Việt Hòa, Mộtsố điểm cần bàn về chống chuyển giá; Dương Thị Nhi, Chống chuyển giá: Bài toán khógiải; Lê Xuân Trường, Chống chuyển giá ở Việt Nam: Tiếp tục hoàn thiện khung pháplý và các điều kiện thực hiện; Phạm Tiến Đạt, Giải pháp chống chuyển giá trong doanhnghiệp FDI; Nguyễn Trọng Thoan, Kinh nghiệm chống chuyển giá trong các doanhnghiệp FDI của Cục Thuế Lâm Đồng;... Tạp chí Tài chính, số tháng 5/2011. Vũ ĐìnhÁnh (2012), Chống chuyển giá và một số vấn đề tài chính liên quan đến FDI, Tạp chíKinh tế và Dự báo, (517); Nguyễn Đình Tài (2013), Chống chuyển giá đối với cácdoanh nghiệp FDI, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (541).

Có thể nói, hầu hết các bài viết trên đây đều cho rằng h ành vi chuyển giá trongcác doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng là do xuất phát từ động cơtối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp; quyền tự do quyết định giá trong các giao dịch

của các doanh nghiệp; sự khác biệt về môi trường đầu tư, kinh doanh; sự khác biệt về

Page 25: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

18

chính sách, pháp luật, thể chế giữa các quốc gia,... Cách thức hay thủ thuật chuyển giáđiển hình của các doanh nghiệp FDI là: (i) chuyển giá nhờ bóp méo giá đầu vào bằngcách nâng các chi phí yếu tố đầu vào như tiền lương, chi phí quản lý, khấu hao tài sản cố

định, lãi tiền vay, giá nhiên nguyên vật liệu, chi phí bán hàng, quảng cáo... để giảm sốthuế phải nộp, thậm chí gây ra tình trạng “lỗ giả, lãi thật”, không phải thực hiện nghĩa vụthuế; (ii) chuyển giá nhờ bóp méo đầu ra bằng cách bán sản phẩm, dịch vụ cho doanhnghiệp cùng nhóm lợi ích với giá thấp hơn thị trường, thậm chí nhiều trường hợp bándưới giá thành khi doanh nghiệp mua sản phẩm, dịch vụ được hưởng chính sách ưu đãivề thuế thu nhập doanh nghiệp.

Hành vi chuyển giá trong hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam gâytác động xấu về nhiều mặt. Chuyển giá gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước, làmméo mó môi trường kinh doanh, gây bất lợi cho các doanh nghiệp 100% vốn trongnước, thậm chí thôn tính các doanh nghiệp trong nước. Chuyển giá còn làm suy giảmhiệu lực quản lý nhà nước và là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhậpsiêu tăng cao do số lượng ngoại tệ dùng để nhập khẩu nguyên vật liệu luôn lớn hơn số

ngoại tệ thu về khi xuất khẩu sản phẩm, vì giá bán ra thấp hơn giá đầu vào. Vấn đề nhứcnhối và cũng là thách thức lớn đặt ra trong công tác quản lý nhà nước là làm thế nào đểkiểm soát và hạn chế hiện tượng chuyển giá và trốn thuế của các doanh nghiệp FDI tạiViệt Nam.

- Những công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài với lao động,việc làm và phát triển nguồn nhân lực

Tác giả Phan Minh Ngọc, cho rằng có sự khác biệt giữa mức lương và các loại

chi phí khác, trả cho công nhân ở các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân. Tácgiả giải thích lý do vì sao các doanh nghiệp FDI trả lương cao hơn các doanh nghiệptrong nước. Thứ nhất, các doanh nghiệp FDI thường sử dụng công nghệ hiện đại hơn vàtuyển dụng lao động lành nghề hơn so với các DNTN. Do đó, tiền lương phải trả chocông nhân trong các doanh nghiệp FDI thường cao hơn các DNTN khác. Thứ hai, cácdoanh nghiệp FDI buộc phải trả một mức lương cao hơn tương đối nhằm hạn chế tìnhtrạng bỏ việc của người lao động. Mức chênh lệch này đôi khi là cao hơn mức cần có,nếu xét đơn thuần đến chất lượng lao động. Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI buộc phảitrả lương tối thiểu cao hơn do quy định củ a pháp luật nước sở tại. Thứ ba, do các doanhnghiệp FDI có những đặc tính khác biệt với các DNTN mà nhờ đó, họ có khả năng đemvốn đầu tư vào sản xuất và kinh doanh một cách có lãi hơn.

Cũng theo tác giả Phan Minh Ngọc, một mặt, FDI tạo ra nhiều cơ hội việc làmhơn (cả việc làm trực tiếp và việc làm gián tiếp) cho lực lượng lao động dư thừa tại khu

Page 26: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

19

vực thành thị, mặt khác, với những ưu thế của mình, các doanh nghiệp FDI có khả năngtuyển mộ, thu hút những nhân viên ưu tú, những lao động có trình độ cao ở c ác doanhnghiệp nhà nước. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của các DNNN, tạo

thêm nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ, và do đó, gián tiếp gia tăng thất nghiệp và bất bìnhđẳng ở thành thị.

Bên cạnh đó, còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khía cạnh xã hội của vấn đềphát triển nguồn lao động trong các khu công nghiệp nói chung và trong các doanhnghiệp FDI nói riêng. Các nghiên cứu này chủ yếu tiến hành khảo sát, đánh giá đờisống, việc làm của người lao động và xem xét các chính sách, pháp luật l ao động hiệnhành có phù hợp với thực tiễn đang diễn ra hay không. Từ đó, đề xuất, kiến nghị các giảipháp nhằm điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Đáng chú ý trong các công trình nghiêncứu theo hướng này là: Nguyễn Tiệp (2005), Một số vấn đề về chính sách hoàn thiệntiền lương trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (330);Mạc văn Tiến (2006), Một số vấn đề về việc tham gia bảo hiểm xã hội của các doanhnghiệp ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (332); Trần Thị Minh Yến (2007), Đìnhcông , tiền lương - hai vấn đề nổi bật trong lĩnh vực lao động, việc làm ở nước ta hiệnnay, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (10); Nguyễn Tiệp (2007), Việc làm và đời sống củangười lao động trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế,(348); Trần Thị Thu Hương (2010), Xây dựng và áp dụng chính sách an toàn lao độngvà đào tạo nghề cho người lao động tịa các khu sản xuất tập trung: kinh nghiệm quốc tếvà bài học cho Việt Nam, Tạp chí Quản lý kinh tế, (35);…

- Những công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài với vấn đề môitrường

Phần lớn các công trình mà tác giả có điều kiện tham khảo, bên cạnh việc chỉ ranhững tác động tích cực của FDI thì đều phân tích tác động tiêu cực của FDI đến pháttriển kinh tế, trong đó có mộ t số công trình, bài viết bàn về tác động tiêu cực của FDIđến các vấn đề về môi trường. Tiêu biểu cho nhóm các công trình nghiên cứu này là:

+ Diễn đàn doanh nghiệp (2001), Bảo vệ môi trường - Thịnh vượng cho cácdoanh nghiệp ĐTNN, số 98.

+ Đặng Thị Thu Hoài & Vũ Xuân Nguyệt Hồng (2002), Tác động của đầu tưtrực tiếp nước ngoài tới môi trường nước ta: Những điều rút ra từ một cuộc điều tra,Tạp chí Bảo vệ môi trường, (12).

+ http://www.nea.gov.vn, ĐTNN đi kèm ô nhiễm môi trường: ngăn chặn nhữngdự án gây ô nhiễm cao, Thời báo kinh tế Việt Nam, số 36, ngày 3/3/2003.

+ Báo Tài nguyên và Môi trường (2005), Sự cố tràn dầu, số 10.

Page 27: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

20

1.2.2. Tình hình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng pháttriển bền vững và phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

- Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển bền vững vùng KTTĐBắc Bộ

Có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến PTBV vùng KTTĐ nói chungvà PTBV vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng.

+ Các công trình nghiên cứu liên quan đến PTBV vùng KTTĐ:Nguyễn Văn Nam (2008) đã đưa ra 2 yêu cầu PTBV các vùng KTTĐ, đó là:

PTBV vùng KTTĐ phải nằm trong khuôn khổ PTBV quốc gia và PTBV vùng KTTĐphải được đặt ra cao hơn trên cơ sở những yêu cầu riêng có đối với các vùng KTTĐ v ớitư cách là các vùng kinh tế động lực. Từ những yêu cầu đó, tác giả đã xây dựng nội hàmvà đưa ra 5 tiêu chí đánh giá PTBV vùng KTTĐ: (i) tăng trưởng kinh tế bền vững vùngKTTĐ; (ii) tính chất và mức độ thực hiện các mối liên kết kinh tế vùng; (iii) khả năngtạo vị thế của vùng KTTĐ trong hệ thống kinh tế trong nước và phân công quốc tế; (iv)tiêu dùng bền vững trong vùng KTTĐ và (v) khả năng chia sẻ cơ hội thực hiện công

bằng xã hội, an ninh chính trị và quốc phòng trong vùng KTTĐ cũng như đối với cácvùng khác trong cả nước.

Nguyễn Văn Nam và Lê Thu Hoa (2009) cho rằng sự PTBV của các vùngKTTĐ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển cơ cấu kinh tế lãnh thổ và ổnđịnh chung của toàn bộ nền kinh tế quốc gia. Việc tham khảo kinh nghiệm PTBV cácvùng KTTĐ của một số quốc gia trên thế giới theo các tác giả là rất cần thiết đối vớiViệt Nam. Những bài học được rút ra từ nghiên cứu kinh nghiệm PTBV các vùng

KTTĐ ở một số quốc gia Châu Á được đề cập đến trong bài viết là: bài học về quanđiểm chiến lược trong phát triển lãnh thổ; bài học về việc lựa chọn phạm vi lãnh thổtrọng điểm; bài học về chức năng và cơ cấu của các vùng trọng điểm; bài học về cơ chếchính sách đối với các vùng KTTĐ; bài học về điều chỉnh chênh lệch vùng và bài học vềvai trò của Nhà nước trong phát triển vùng KTTĐ.

Nguyễn Văn Nam và Ngô Thắng Lợi (2010) cho rằng có 3 nhóm cơ chế chínhsách liên quan đến phát triển vùng KTTĐ ở Việt Nam: nhóm cơ chế chính sách riêngcho các vùng KTTĐ; nhóm cơ chế chính sách áp dụng cho các lãnh thổ đặc biệt theohướng phát triển tập trung và nhóm chính sách chung cho tất cả các vùng lãnh thổ trênphạm vi toàn quốc. Ba nhóm chính sách này được các tác giả đánh giá, phân tích trêngóc độ PTBV vùng KTTĐ. Cụ thể là thông qua việc đánh giá ảnh hưởng của hệ thốngchính sách đến PTBV vùng KTTĐ về kinh tế, xã hội và môi trường, từ đó, rút ra những

nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách PTBV đối với các vùng KTTĐ ở Việt Nam

Page 28: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

21

trong giai đoạn vừa qua. Đây chính là cơ sở cho nhóm tác giả đề xuất các giải pháp hoànthiện cơ chế, chính sách PTBV các vùng KTTĐ trong thời gian tới.

Nguyễn Văn Nam và Ngô Thắng Lợi (2010) khẳng định việc phát triển các vùng

KTTĐ là một chính sách quan trọng của Nhà nước, là một giải pháp quan trọng cho môhình phát triển toàn diện ở Việt Nam. Mặc dù vậy, khi đánh giá về phát triển các vùngKTTĐ ở Việt Nam theo quan điểm “tăng trưởng tập trung, xã hội tiến tới công bằng”, cáctác giả đã chỉ ra một số điểm còn hạn chế như: (i) các vùng KTTĐ chưa thực sự trở thànhđộng lực phát triển kinh tế của cả nước; (ii) mỗi vùng KTTĐ chưa thực sự dựa trên lợi thếhay thế mạnh riêng có của mình để phát triển thành những lợi thế cạnh tranh; (iii) chấtlượng và hiệu quả tăng trưởng của các vùng KTTĐ còn thấp; (iv) tác động lan tỏa về kinhtế đối với quốc gia còn hạn chế và (v) các chỉ số về phát triển xã hội còn thấp, chưa tíchcực, chưa tương xứng so với yêu cầu đặt ra cho các vùng KTTĐ. Những hạn chế nàyđược các tác giả cho rằng xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là cơ chế chính sách PTBVcác vùng KTTĐ còn thiếu, chưa đồng bộ cả về nội dung và thời gian xuất hiện chính sách.Hệ thống chính sách còn nhiều điểm bất hợp lý, chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu sự khác biệt

giữa các vùng KTTĐ, chưa đủ mạnh để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các vùng KTTĐ.Ngô Thắng Lợi (2011) đã đi sâu phân tích những khía cạnh thiếu bền vững, những

mảng tối trong bức tranh phát triển các vùng KTTĐ ở nước ta trong thời gian qua, từ đókhuyến cáo một số định hướng chính sách cần thiết nhằm đảm bảo sự PTBV các vùngKTTĐ trong thời gian tới. Những khía cạnh thiếu bền vững trong phát triển vùng KTTĐtheo tác giả là: chất lượng tăng trưởng các vùng KTTĐ thấp; kém hiệu quả trong thực hiệncác liên kết kinh tế giữa các vùng và các địa phương trong vùng; chưa có hiệu ứng lan tỏa

tích cực tới các vùng kinh tế khác, nhất là các vùng chậm phát triển; vấn đề ô nhiễm môitrường đang ngày càng trở nên bức xúc đối với các địa phương trong vùng KTTĐ .

+ Các công trình nghiên cứu liên quan đến PTBV vùng KTTĐ Bắc Bộ:Có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vùng KTTĐ Bắc Bộ. Trong đó,

điển hình là các nghiên cứu do Viện Chiến lược phát triển thực hiện về quy hoạch tổng

thể phát triển kinh tế - xã hội địa bàn trọng điểm Bắc Bộ (năm 1995); quy hoạch tổngthể phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐ Bắc Bộ thời kỳ 2006-2020 và đề tài Thu thập,xây dựng hệ thống chỉ tiêu và đánh giá tiềm năng, thế mạnh hiện trạng phát triển kinh tế- xã hội các vùng KTTĐ Việt Nam (năm 2006). Liên quan đến vùng KTTĐ Bắc Bộ cònđược nghiên cứu trong cuốn sách của Ngô Doãn Vịnh (2003) "Nghiên cứu chiến lược vàquy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam: học hỏi và sáng tạo"; Nguyễn XuânThu, Nguyễn Văn Phú (2006) "Phát triển kinh tế vùng trong quá trình CNH, HĐH”;Luận án tiến sĩ kinh tế của NCS Tạ Đình Thi (2007) với đề tài "Chuyển dịch cơ cấu kinh

Page 29: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

22

tế trên quan điểm phát triển bền vững của vùng KTTĐ Bắc Bộ - Việt Nam"... Ngoài ra,còn có rất nhiều bài viết mang tính chất trao đổi về vùng KTTĐ Bắc Bộ như: HàPhương (2008), “Phát triển vùng KTTĐ Bắc Bộ”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (426);Nguyễn Anh (2008), “Vùng KTTĐ Bắc Bộ: Vướng mắc cần tháo gỡ”, Tạp chí Tàichính, (524); Tạ Đình Thi, “Bàn về phát triển bền vững vùng KTTĐ Bắc Bộ”,http://www.nea.gov.vn; “Vùng KTTĐ Bắc Bộ: Tư duy kinh tế bao giờ đổi mới” và“Vùng KTTĐ phía Bắc cần phát triển ngành công nghệ cao”, http://vietbao.vn; “Đánhthức vùng KTTĐ Bắc Bộ”, http://congthuonghn.gov.vn;...

- Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài theohướng PTBV

Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng (2006) đã phân tích, làm rõ vai trò củađầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư, trên cả haikhía cạnh tích cực và tiêu cực. Các tác giả cũng đã chỉ ra những vấn đề kinh tế - xã hộinảy sinh trong thu hút FDI vào Việt Nam trong những năm tới. Những vấn đề nảy sinhtrong thu hút FDI được các tác giả đưa ra khá toàn diện và mặc dù, nghiên cứu không đề

cập trực diện đến vấn đề FDI với phát triển bền vững, nhưng những đánh giá về ảnhhưởng của FDI đã được xem xét toàn diện trên cả ba trụ cột của phát triển bền vững, đólà: kinh tế, xã hội và môi trường.

Trần Thanh Bình (2008) đã làm rõ mối quan hệ giữa vốn FDI đối với PTBV vềxã hội ở Việt Nam, một khía cạnh nghiên cứu mà theo tác giả là chưa có nhiều. Trongđề tài, nghiên cứu về tác động của vốn FDI đến mục tiêu PTBV xã hội ở Việt Nam đượctác giả tập trung nghiên cứu và đánh giá một số tác động chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng

đối với mục tiêu phát triển bền vững xã hội của Việt Nam, như tạo công ăn việc làm,giảm đói nghèo, vấn đề chênh lệch mức sống, bất bình đẳng xã hội và một số xung độtlợi ích có thể xảy ra từ nguồn vốn này. Theo tác giả, tác động của khu vực FDI đối vớicác mục tiêu xã hội là mang tính hai mặt (bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực). Mộtmặt, FDI có xu hướng thúc đẩy tăng năng suất, dẫn đến tăng việc làm, tăng thu nhập cho

một nhóm người này, nhưng mặt khác, nó lại dẫn đến thất nghiệp cho một nhóm ngườikhác. Hay FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo, tuy nhiên, nhóm dễ tổnthương lại có nguy cơ rơi vào tình trạng nghèo hoặc bị tái nghèo do ít có cơ hội hưởnglợi hoặc gián tiếp chịu thiệt hại...

Nguyễn Minh Tuấn (2010), một mặt, thừa nhận những đóng góp của FDI đối vớinền kinh tế và cho rằng vốn FDI là một phần quan trọng đối với kinh tế - xã hội của cácquốc gia nói chung và đối với các nước thế giới thứ 3, các nước đnag phát triển như ViệtNam - nơi mà khả năng tích luỹ vốn còn rất hạn chế. Mặt khác, tác giả cũng đi sâu phân

Page 30: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

23

tích những tác động ngược lại. Những tác động tiêu cực của nguồn vốn FDI đối vớinước tiếp nhận đầu tư và cho rằng nguồn vốn này không phải lúc nào cũng đảm bảo tín hbền vững trong phát triển. Để chứng minh cho nhận định này, tác giả liên hệ trường hợpcủa Việt Nam bằng cách xem xét tính bền vững của nguồn vốn FDI trên ba vấn đề lớn làkinh tế, xã hội và môi trường.

Đồng tình với quan điểm này của tác giả Nguyễn Min h Tuấn, Phan Minh Ngọccho rằng FDI không phải luôn là liều thuốc bổ cho nền kinh tế. Theo tác giả, FDI có thểlàm thui chột sự phát triển của ngành nghiên cứu và triển khai trong nước; tạo ra sự cạnhtranh trực tiếp với các doanh nghiệp nội địa trong việc thu hút vốn trong nước; đẩy cácdoanh nghiệp trong nước vào bờ vực phá sản, bị rút khỏi thị trường; bởi sự cạnh tranhgiành độc quyền của các doanh nghiệp FDI bằng sử dụng những chiến lược kinh doanhkhông lành mạnh như phá giá, chèn ép và chuyển giá ngầm .

Nghiên cứu Đánh giá chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài trênquan điểm phát triển bền vững ở Việt Nam được thực hiện trong khuôn khổ dự án Hỗtrợ xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự thế kỷ 21 của Việt Nam VIE/01/021 doUNDP tài trợ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Vụ Khoa học Giáo dục Tài nguyên Môi

trường điều hành. Đây là một công trình nghiên cứu có tính hệ thống và khá toàn diện.Phần phân tích tác động, ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên quan điểm pháttriển bền vững được phân tích một cách toàn diện, chi tiết trên cả ba khía cạnh: kinh tế -xã hội - môi trường và được phân tích trên hai góc độ: ảnh hưởng trực tiếp của chínhsách đầu tư trực tiếp nước ngoài tới PTBV ở nước ta và ảnh hưởng gián tiếp qua khả

năng bền vững của bản thân nguồn vốn FDI. Qua phần phân tích tác động, công trìnhnghiên cứu cũng kết luận rằng FDI ở nước ta có tác động tích cực và tiêu cực về cả kinhtế, xã hội và môi trường trong mục tiêu PTBV. Trong quá trình hoạt động của các dự áncó thể nảy sinh những xung đột về xã hội và môi trường. Tuy nhiên, các vấn đề về xãhội và môi trường không phải là cái giá phải trả để thu hút FDI. Nghiên cứu cũng chỉ rarằng tác động tích cực của FDI đến vấn đề kinh tế và xã hội là chủ yếu. Các tác độngtiêu cực về môi trường là do chưa được các cơ quan quản lý nhà nước và nhà đầu tư

quan tâm một cách đúng mức, lợi ích ngắn hạn còn được coi trọng hơn lợi ích dài hạn.Ngoài ra, đa số các tác động tiêu cực về xã hội và môi trường không chỉ là do FDI gâyra, mà là hậu quả chung của quá trình phát triển, quá trình CNH đất nước.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Đề án Đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nướcngoài ở Việt Nam và định hướng đến năm 2020.

Đề án cho rằng sau 25 năm Luật ĐTNN đi vào hoạt động, bên cạnh những vaitrò tích cực, Luật này đã bộc lộ nhiều bất cập, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh về chính

Page 31: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

24

sách sao cho phù hợp với xu thế phát triển. Trên cơ sở đánh giá thực trạng thu hút vàquản lý hoạt động FDI của Việt Nam trong những năm qua, Đề án đã đề xuất nhữngđịnh hướng FDI đến năm 2020.

Theo đó, về thu hút FDI, định hướng trong thời gian tới sẽ coi trọng hơn đến cơcấu và chất lượng; thu hút FDI có hàm lượng carbon thấp hướng tới sự bền vững; ưutiên các doanh nghiệp FDI có công nghệ hiện đại; FDI nhằm phát triển nguồn nhân lựcchất lượng cao, lao động có kỹ năng và tăng cường liên kết với doanh nghiệp trongnước, kết nối chuỗi giá trị và nâng cao chất lượng trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Về mặt quản lý FDI, Đề án đề xuất thành lập một ban chỉ đạo nhà nước về FDI.Theo đó, sẽ có một Phó Thủ tướng làm trưởng ban, Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm phó banvà lãnh đạo một số bộ ngành sẽ là thành viên. Mô hình quản lý mới sẽ hạn chế được tìnhtrạng phó mặc, gắn trách nhiệm cho cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời nâng cao tráchnhiệm của các cơ quan quản lý chuyên ngành trong việc cùng quản lý FDI dưới sự chỉđạo trực tiếp của Phó Thủ tướng.

Nguyễn Xuân Trung (2012) đã đưa ra quan điểm về FDI có chất lượng như sau:“FDI có chất lượng hay nói gọn hơn là FDI chất lượng là FDI có đó ng góp tích cựccho sự phát triển bền vững của nước tiếp nhận đầu tư theo hướng hiện đại, phù hợp vớitrình độ phát triển của đất nước trong hoàn cảnh và mục tiêu cụ thể” .

Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng FDI của Việt Nam trong

giai đoạn phát triển mới, giai đoạn 2001-2010, theo tiêu chí phát triển bền vững, côngtrình đã đưa ra những quan điểm chiến lược về FDI tại Việt Nam, những yêu cầu vànhững giải pháp nâng cao chất lượng FDI tại Việt Nam trong quá trình thực hiện Chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020.1.2.3. Đánh giá chung các công trình đã công bố về FDI theo hướng PTBV

và khoảng trống lý luận, thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án1.2.3.1. Đánh giá chung các công trình đã công bố về FDI theo hướng PTBVTừ những nghiên cứu tổng quan về FDI theo hướng PTBV của các tác giả trong

nước và nước ngoài , có thể rút ra một số kết luận sau đây:Một là, các công trình nghiên cứu đều tập trung làm rõ và khẳng định FDI có tác

động đến tăng trưởng kinh tế, phát triển ki nh tế - xã hội.- Hầu hết các công trình khoa họcđều khẳng định FDI có tác động tích cực đến tăng

trưởng, phát triển kinh tế của các nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là các quốc gia đang pháttriển ở trình độ thấp, luôn thiếu vốn và "khát" vốn đầu tư nhằm thúc đẩy CNH đất nước.

- Cũng có những công trình nghiên cứu cho rằng FDI chỉ tác động tích cực đếntăng trưởng, phát triển kinh tế, phát triển xã hội và môi trường với những điều kiện cụ

Page 32: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

25

thể. Có nghĩa là, các nước đang phát triển, khi tiếp nhận FDI phải đ ảm bảo sự phát triểntương đối về hệ thống kết cấu hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, ổn định chính trị vàkhá hoàn thiện về thể chế kinh tế thị trường...

- Một số công trình tỏ ra rất thận trọng khi đánh giá tác động của FDI đối với tăngtrưởng, phát triển kinh tế và xã hội và cho rằng, tác động tích cực của FDI đối với tăngtrưởng và phát triển kinh tế, phát triển xã hội chưa thật rõ ràng, thậm chí còn nhấn mạnhmặt tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội và tàn phá, huỷ hoại môi trường.

Hai là, hầu hết các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá tácđộng của FDI đến từng khía cạnh đơn lẻ của phát triển bền vững. Đến nay, hiếm cócông trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc và bài bản về vấn đề đầu tư trựctiếp nước ngoài theo hướng PTBV trên cả ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường.

1.2.3.2. Khoảng trống về lý luận và thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu trongluận án

- Về mặt lý luận: Cho đến nay, hiếm có công trình nào đi sâu nghiên cứu, luậngiải một cách sâu sắc, có tính hệ thống về cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài

theo hướng phát triển bền vững vùng KTTĐ.Theo hướng này, luận án sẽ: (i) Xây dựng khái niệm, đặc điểm và chỉ rõ những yêu

cầu đối với F DI theo hướng PTBV vùng KTTĐ; (ii) Xác định nội dung và các tiêu chí đánhgiá FDI theo hướng PTBV ở vùng KTTĐ trên cả ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường;(iii) Làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến FDI theo hướng PTBV vùng KTTĐ; và (iv) Đúcrút những bài học kinh nghiệm về FDI theo hướng PTBV của một số quốc gia Châu Á có thểvận dụng vàođiều kiện của Việt Nam nói chung và vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng.

- Về mặt thực tiễn: Mặc dù đã có rất nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về tácđộng của FDI đến PTBV, song hầu hết các công trình khoa học đã công bố đ ều tậptrung phân tích, đánh giá tác động của FDI nói chung và tác động của FDI tới mục tiêuPTBV nói riêng ở phạm vi rộng - cấp quốc gia. Hiếm thấy công trình nghiên cứu tácđộng của FDI đến BTBV ở một vùng kinh tế cụ thể, đặc biệt là vùng KTTĐ Bắc Bộ.

Theo hướng này, trên cơ sở căn cứ vào những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hộicủa vùng KTTĐ Bắc Bộ, luận án sẽ: (i) Làm rõ thực trạng tác động của FDI đến PTBVở vùng KTTĐ Bắc Bộ, đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân thuộc về vai tròquản lý của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trong định hướng FDItheo hướng PTBV ở vùng; và (ii) Đề xuất những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằmđẩy mạnh FDI theo hướng PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ trong thời gian tới.

Page 33: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

26

Chương 2CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNGPHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM

2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾPNƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VÙNG KINH TẾTRỌNG ĐIỂM

2.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trực tiếp nước ngoàitheo hướng phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm

2.1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoàiSau chiến tranh thế giới thứ II, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã không ngừng tăng

lên, thu hút sự chú ý của các nhà kinh tế. Sự gia tăng dòng vốn FDI đã trở thành một đặc

điểm quan trọng của nền kinh tế hiện đại. Do đó, cho đến nay, đã có rất nhiều định nghĩakhác nhau về FDI.

Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), FDI được định nghĩa là:“Một khoản đầu tư với những qu an hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền

kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một

nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong

việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó” 137, tr.31.Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cũng đưa ra

định nghĩa về FDI như sau:

“Một đầu tư được coi là đầu tư trực tiếp khi phần sở hữu của nhà đầu tư đủ đểcho phép kiểm soát công ty, còn trong khi đầu tư chỉ cho nhà đầu tư được hưởng khoảnthu nhập nhưng không cho quyền kiểm soát đối với công ty, nói chung được coi là đầu

tư gián tiếp” 92, tr.73.Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa về FDI như sau:

FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được mộttài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản

đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính

khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quảnlý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường h ợp đó, nhàđầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công

ty con" hay "chi nhánh công ty” 111.

Page 34: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

27

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm:“Một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân

hoặc không có tư cách pháp nhân, trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ

phiếu thường hoặc có quyền biểu quyết. Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ địnhthực hiện quyền kiểm soát công ty” 137, tr.31.

Tuy nhiên không phải tất cả các quốc gia nào cũng đều sử dụng mức 10% làmmốc xác định FDI. Trong thực tế có những trường hợp tỷ lệ sở hữu tài sản trong doanhnghiệp của chủ đầu tư nhỏ hơn 10% nhưng họ vẫn được quyền điều hành quản lý doanhnghiệp, trong khi nhiều lúc lớn hơn nhưng vẫn chỉ là người đầu tư g ián tiếp.

Luật ĐTNN tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm:“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt

Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kì tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấpthuận để hợp tác kinh doanh trên c ơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanhhoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này” 93, tr.6.

Theo Luật Đầu tư năm 2005 thì:“ĐTNN là việc nhà ĐTNN đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp

pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư” [56, tr.10] và “Đầu tư trực tiếp là hình thức

đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham g ia quản lý hoạt động đầu tư” [56, tr.8].Mặc dù còn có nhiều cách diễn đạt khác nhau về định nghĩa FDI, song có thể

thấy, hầu hết các tổ chức, các nhà kinh tế đều thừa nhận và thống nhất về khái niệm FDIở hai điểm: quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh và quyền sở hữu khống chế của cácnhà ĐTNN. Quyền kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh chính là lợi thế mà cácnhà đầu tư trực tiếp có được so với các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài. Tuy nhiên,quyền kiểm soát kinh doanh lại chịu ảnh hưởng nhất định bởi tỷ lệ sở hữu cổ phần tổithiểu hay quyền sở hữu khống chế của các nhà ĐTNN. Tỷ lệ sở hữu cổ phần tối thiểucủa các nhà đầu tư trực tiếp nước ngo ài là yếu tố quyết định đến tính chất trực tiếp củacác nhà ĐTNN trong việc đưa ra các quyết định đầu tư và quản trị doanh nghiệp, đượcqui định bởi luật pháp của từng nước. Đối với nhiều nước trong khu vực, chủ ĐTNN chỉđược thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong một số lĩnh vực nhất định và

chỉ được tham gia liên doanh với số vốn cổ phần của bên nước ngoài nhỏ hơn 49%;51% cổ phần còn lại do nước chủ nhà nắm giữ. Trong khi đó, Luật ĐTNN của ViệtNam cho phép rộng rãi hơn đối với hình thức 100% vốn nước ngoài và qui định bênnước ngoài phải góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án .

Từ những khái niệm và phân tích trên đây, tác giả luận án thống nhất với kháiniệm về FDI như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà ĐTNN đưa vốn bằng tiền

Page 35: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

28

hoặc bất kỳ tài sản nào vào nước tiếp nhận đầu tư để có được quyền sở hữu và quản lýmột thực thể kinh tế hoạt động lâu dài ở nước đó với mục tiêu lợi nhuận.

Như vậy, qua định nghĩa trên cho thấy bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài là

đầu tư, là hoạt độn g tìm kiếm lợi nhuận bằng con đường kinh doanh của chủ ĐTNN.Bởi thế, đầu tư trực tiếp nước ngoài mang đầy đ ủ những đặc trưng của đầu tư nói chung.Ngoài ra, nó còn có thêm một số đặc điểm quan trọng khác so với các hình thức đầu tưkhác như sau:

Thứ nhất, FDI là loại hình chu chuyển vốn quốc tế trong đó chủ sở hữu vốn đầutư là người nước ngoài, tiến hành hoạt động đầu tư ở nước ngoài, có nghĩa là doanhnghiệp tiếp nhận vốn FDI không thuộc quốc gia của chủ đầu tư. Đặc điểm này có liênquan đến các khía cạnh về quốc tịch, luật pháp, ngôn ngữ, phong tục tập quán,... là cácyếu tố làm tăng thêm tính rủi ro và chi phí đầu tư của các chủ ĐTNN.

Thứ hai, FDI gắn liền với việc di chuyển các yếu tố đầu tư ra khỏi biên giới quốc

gia. Các yếu tố đầu tư có thể là tài s ản hữu hình (máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ,bất động sản, các loại hợp đồng và giấy phép có giá trị …), tài sản vô hình (quyền sởhữu tí tuệ, bí quyết và kinh nghiệm quản lý…) hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu,trái phiếu, giấy ghi nợ…). Ngoài ra, hoạt động FDI còn bao gồm cả hoạt động chuyểngiao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, cơ chế bảo hộ quyền sở hữu của nhà đầu tư. Do

đó, đối với từng loại tài sản khác nhau đòi hỏi nước tiếp nhận đầu tư phải có những cơ

chế, chính sách bảo hộ quyền của chủ đầu tư sao cho phù hợp với tính chất và đặc điểmcủa từng loại.

Thứ ba, FDI được thực hiện thông qua việc bỏ vốn thành lập các doanh nghiệpmới ở nước ngoài, mua lại từng phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động hoặc

tiến hành các hoạt động hợp nhất và chuyển nhượng doanh nghiệp. Điều này cho thấytính đa dạng của các hình thức và phương thức đầu tư FDI.

Thứ tư, quyền quản lý doanh nghiệp FDI phụ thuộc vào mức độ góp vốn của chủđầu tư vào vốn pháp định . Tỷ lệ sở hữu vốn khống chế này do pháp luật của từng nước

qui định và là yếu tố quyết định tính chất trực tiếp trong việc đưa ra các quyết định đầutư và quản trị doanh nghiệp của các nhà ĐTNN. Theo đó, FDI sẽ là người chủ sở hữuhoàn toàn hoặc đồng chủ sở hữu với một tỷ lệ góp vốn nhất định, đủ m ức khống chế vàtrực tiếp tham gia quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Trong trường hợp góp 100%

vốn pháp định, nhà ĐTNN có toàn quyền quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp. Việc đảm bảo tỷ lệ sở hữu ở mức khống chế còn là cơ sở để các doanhnghiệp có vốn ĐTNN trở thành những chi nhánh của các công ty ở nước đầu tư. Đây là

Page 36: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

29

yếu tố làm tăng tính chất toàn cầu của mạng lưới các công ty đi đầu và tạo cơ sở để các

công ty đó thực hiện hoạt động chu chuyển vốn, hàng hoá trong nội bộ công ty, tránhđược hàng rào thuế quan, tiết kiệm chi phí giao dịch.

Thứ năm, FDI chủ yếu là hoạt động đầu tư của tư nhân với mục tiêu cơ bản là

lợi nhuận. Vì thế, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI phần lớn lànhững lĩnh vực có khả năng mang lại lợi nhuận cao.

Thứ sáu, FDI gắn liền với các hoạt động kinh doanh của các công ty xuyênquốc gia (TNCs). Đây là những tập đoàn có hệ thống các chi nhánh sản xuất ở nước

ngoài, có tiềm lực lớn về vốn, công nghệ, nhãn hiệu sản phẩm có uy tín và danh tiếngtrên toàn cầu; đội ngũ các nhà quản lý có trình độ cao, có khả năng điều hành các hoạtđộng sản xuất và phân phối trên toàn cầu, có năng lực cạnh tranh cao. Các nước đangphát triển có thể tiếp cận với các công ty xuyên quốc gia thông qua hoạt động FDI để

thu hút nguồn vốn lớn, công nghệ nguồn, công nghệ hiện đại, trình độ quản lý, cảithiện năng lực cạnh tranh,…

Thứ bảy, FDI là loại hình đầu tư trực tiếp và dài hạn. Do đó, vốn FDI là nguồnvốn tương đối ổn định, bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư trong nước ở các nước đangphát triển. FDI không phải là vốn vay nên nước tiếp nhận vốn không phải lo trả nợ vàFDI cũng ít chịu sự chi phối, ràng buộc bởi mối quan hệ chính trị giữa nước đầu tư vànước tiếp nhận đầu tư như vốn ODA.

2.1.1.2. Khái niệm đầu tư trực ti ếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vữngvùng kinh tế trọng điểm

- Khái niệm phát triển bền vững vùng KTTĐKhái niệm hoàn chỉnh về phát triển bền vững được thống nhất đưa ra tại Hội nghị

thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững (còn gọi là Hội nghị Rio +10 hay Hội nghịthượng đỉnh Johannesburg) được tổ chức tại Johannesburg, Cộng hòa Nam Phi (năm2002). Theo đó: PTBV là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoàgiữa ba mặt của sự phát triển, đó là: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môitrường nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống con người trong hiện tại, nhưng không làm tổnhại đến khả năng đáp ứn g nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Đây là một khái niệm nhằm khẳng định sự phát triển toàn diện được thể hiện ở cả

khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, với mục tiêu cụ thể là vì con người trong hiện

tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai. PTBV là cách thức phát

triển mà loài người đang theo đuổi và hy vọng rằng sẽ giải quyết được những nhượcđiểm của quá trình phát triển vừa qua trên thế giới. Vì thế, PTBV hiện nay đã trở thành

Page 37: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

30

xu thế tất yếu trong tiến trình phát triền kinh tế của xã hội loài người và đang là yêu cầu

cấp bách của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc cần phảihoạch định chiến lược PTBV riêng sao cho phù hợp với đặc thù tự nhiên, kinh tế - xãhội, chính trị, văn hóa,... của quốc gia mình, song nhất thiết phải giải quyết được ba

nội dung, ba mối quan hệ sau đây: (i) tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với đảm bảo cácvấn đề xã hội (tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo ổn định xãhội và nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư); (ii) tăng trưởng kinh tế phải đi đôivới đảm bảo môi trường trong sạch (khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả tài

nguyên thiên nhiên; không gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường và không ngừng nuôidưỡng và cải thiện chất lượng môi trường); (iii) tăng trưởng kinh tế đi đôi với đảm bảoquốc phòng, an ninh và an toàn xã hội.

Ở Việt Nam, để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước, ngày 7 tháng 8năm 2004, Chính phủ đã ban hành Quyết định 183/2004/QĐ -TTg về Định hướng Chiếnlược phát triển bền vững ở Việt Nam (hay còn gọi là Chương trình Nghị sự 21 của ViệtNam - Agenda - 21 Việt Nam). Theo đó, mục tiêu của Chương trình Nghị sự 21 củaViệt Nam chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở thực hiện đồng bộ Chiến lược PTBV củatừng ngành, từng địa phương, từng vùng lãnh thổ, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến pháttriển bền vững các vùng KTTĐ.

Vùng KTTĐ là một bộ phận cấu thành của lãnh thổ quốc gia (bao gồm một sốtỉnh, thành phố nhất định) hội tụ được các điều kiện, yếu tố và tiềm năng (điều kiện tựnhiên, điều kiện kinh tế - xã hội,..) thuận lợi để phát triển với tư cách là vùng động lực,là đầu tàu có khả năng lôi cuốn, tác động lan tỏa theo hướng tích cực đến các vùng vàtiểu vùng khác, cũng như toàn bộ đất nước.

Vùng KTTĐ cũng có những đặc điểm chủ yếu sau đây: [101, tr.440 -441] Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố có đặc điểm khá tương đồng

nhau (về vị trí, điều kiện tự nhiên, ti ềm năng, thế mạnh,...). Số lượng và phạm vi lãnhthổ của mỗi vùng KTTĐ có thể thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi, tập trung tiềm lực kinh tế và có vị thế hấp

dẫn các nhà đầu tư, thể hiện ở sự phát triển vượt trội về kết cấu hạ tầng (giao thông, mạnglưới điện, viễn thông); về chất lượng nguồn nhân lực, về trình độ phát triển kinh tế; ...

Có tỷ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, có khả năng tạo ra tốc độ phát

triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác.

Page 38: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

31

Có khả năng tạo tích lũy đầu tư để tái sản xuất mở rộng; đồng thời có thể tạonguồn thu ngân sách lớn cho đất nước. Trên cơ sở đó, vùng KTTĐ không những tự đảmbảo nguồn tài chính cho mình, mà còn có khả năng hỗ trợ cho các vùng khác.

Có khả năng thu hút những ngành công nghiệp mới và các ngành dịch vụthen chốt, để rút kinh nghiệm về mọi mặt cho các vùng khác trong phạm vi cả nước. Từ

đây, tác động lan tỏa tới các vùng và tiểu vùng xung quanh.

Với việc làm rõ khái niệm, yêu cầu của PTBV cũng như đặc điểm riêng có của

vùng KTTĐ, tác giả luận án đưa ra quan niệm về PTBV vùng KTTĐ như sau: PTBVvùng KTTĐ là sự phát triển đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ giữa bền vững về kinh tế vớibền vững về xã hội và bảo vệ môi trường trong nội tại các vùng KTTĐ và có tác độnglan tỏa tích cực đến sự phát triển bền vững của quốc gia. Trong phạm vi nghiên cứu

của luận án, PTBV vùng KTTĐ được xem xét trong khuôn khổ một vùng kinh tế haylà sự PTBV bản thân vùng KTTĐ, bao gồm tính bền vững trong cả ba lĩnh vực: bềnvững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường. Tuy nhiên, với tưcách là vùng kinh tế động lực, có vai trò lôi kéo các vùng kinh tế khác, các nội dungPTBV vùng KTTĐ phải được đặt ra với yêu cầu ca o hơn, trong đó đặc biệt là yêu cầutính bền vững về kinh tế.

Theo quan niệm này, PTBV vùng KTTĐ phải đảm bảo hội tụ 3 nội dung: [79], [47]+ PTBV vùng KTTĐ về kinh tế: thể hiện ở khả năng sử dụng có hiệu quả các

nguồn lực hiện có của vùng, có khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế một cách có hiệu

quả trong dài hạn và cao hơn các vùng khác trong cả nước, tạo ra sự chuyển dịch mạnh

mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Các tiêu chí đánh g iá cho nội dung này bao

gồm: (i) Tốc độ tăng trưởng kinh tế và qui mô tăng GDP: phải cao hơn so với tốc độ

tăng trưởng bình quân của cả nước; (ii ) Tốc độ tăng trưởng GDP so với tốc độ tăng

trưởng giá trị sản xuất - GO: nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng

giá trị sản xuất phản ánh một cấu trúc tăng trưởng hợp lý và có hiệu quả; (iii) Hiệu quả

đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế vùng KTTĐ, bao gồm: hiệu quả sử dụng lao

động được tính bằng mức GDP/lao động theo giá hiện hành hoặc theo giá cố định; hiệu

quả sử dụng vốn được tính bằng mức đầu tư trên 1 đồng GDP; (iv) Cơ cấu ngành kinh tếtrong vùng KTTĐ: phản ánh trình độ phát triển của vùng.

+ PTBV vùng KTTĐ về xã hội: thể hiện ở sự tác động tích cực của kinh tế vùng

đến khả năng giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ;khả năng giải quyết các vấn đề xã hội cơ bản cho dân cư trong vùng KTTĐ. Tiêu chí

Page 39: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

32

đánh giá cho nội dung này bao gồm: (i) Số việc làm được tạo ra trong vùng; (ii) Tỷ lệ

lao động được đào tạo; (iii) mức thu nhập bình quân đầu người; (iv) Trình độ phát triển

giáo dục, đào tạo, y tế; ...+ PTBV vùng KTTĐ về môi trường: thể hiện ở hoạt động của vùng KTTĐ

phải gắn liền với các phương án BVMT trong vùng KTTĐ, đảm bảo khai thác hợp lývà sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên; thực hiện tái sinh nguồn tàinguyên, chống hiện tượng làm suy thoái và gây ô nhiễm môi trường; phát triển kinhtế luôn gắn với bảo vệ môi trường sinh thái nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực

của ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển vùng KTTĐ. Các tiêu chí đánh giácho nội dung này bao gồm: (i) Khả năng xử lý chất thải của vùng KTTĐ; (ii) Mức độ

và khả năng thay thế tài nguyên truyền thống bằng tài nguyên do khả năng tri thức

của con người tạo ra; (iii) Sự phát triển các mô hình công nghiệp sinh thái với các

sản phẩm và chất thải được tái sử dụng.

- Khái niệm FDI theo hướng PTBV vùng KTTĐVới những đặc điểm riêng có của vùng KTTĐ như đã đề cập trên đây, có thể

nói, vùng KTTĐ luôn là tâm điểm trong thu hút các nguồn vốn đầu tư, nhất là nguồnvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Do đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng KTTĐcũng có những nét riêng biệt so với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các vùng lãnh thổkhác. Cụ thể là: Số lượng và qui mô dự án FDI thường lớn hơn; đối tác đầu tư đa dạng,phong phú với những nền văn hóa khác nhau; đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùngKTTĐ có cơ hội được tiếp cận với các điều kiện thuận lợi thuộc “cơ sở hạ tầng cứng”

và “cơ sở hạ tầng mềm” như điều kiện tự nhiên, trình độ dân trí, chất lượng nguồn

nhân lực, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu, hệ thống giao thông vận tải, chính

sách ưu đãi,... nên có cơ hội thành công hơn; các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào

vùng KTTĐ thường liên quan đến các ngành công nghiệp chủ lực, các ngành công

nghiệp mũi nhọn, do đó, góp phần quan trọng trong việc hình thành các ngành công

nghiệp mới và thúc đẩy quá trình CNH cho vùng KTTĐ.

Mặc dù vậy, vùng KTTĐ cũng chính là nơi những vướng mắc của nhà ĐTNN,

những bất cập của hệ thống chính sách, những nhu cầu mới của nhà đầu tư, những tác

động tiêu cực của FDI cũng được thể hiện một cách rõ nét nhất ở cả ba khía cạnh của

PTBV là: kinh tế, xã hội và môi trường. Điều này đã và đang đặt ra yêu cầu cần phải có

một cơ chế, chính sách quản lý mang tính đặc thù cho các vùng KTTĐ, nhằm hướng

hoạt động FDI theo hướng PTBV vùng KTTĐ.

Page 40: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

33

Từ những phân tích trên đây, theo tác giả luận án, có thể hiểu: Đầu tư trực tiếp

nước ngoài theo hướng phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm là hoạt động đầutư của tổ chức, cá nhân nước ngoài vào vùng KTTĐ của nước khác, đáp ứng yêu cầucủa quy hoạch, định hướng phát triển vùng đó; có tác động tích cực đến sự phát triểncủa vùng nhằm đảm bảo kết hợp hài hòa, hợp lý giữa phát triển kinh tế, phát triển xãhội và bảo vệ môi trường không chỉ đối với vùng KTTĐ, mà còn tác động lan tỏa đến

các vùng khác cả trong hiện tại và tương lai.

2.1.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền

vững vùng kinh tế trọng điểmĐầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững vùng KTTĐ mang

đầy đủ những đặc điểm của đầu t ư trực tiếp nước ngoài thông thường. Ngoài ra, nó còncó những đặc điểm riêng sau đây:

Một là, đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV vùng KTTĐ mang tínhchủ quan của nước tiếp nhận đầu tư nói chung và vùng KTTĐ nói riêng

Đầu tư trực tiếp nước ngoài l à việc tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn đầu tư vàomột nước với mục tiêu lợi nhuận. Do đó, FDI đảm bảo theo hướng PTBV vùng KTTĐ phảiđáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển của vùng KTTĐ. Mục tiêu này lại hoàn toàn do cácnhà hoạch định chính sách đưa ra , dựa trên những điều kiện cụ thể của vùng KTTĐ về điều

kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, các nguồn lực phát triển của vùng KTTĐ...

Do đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV vùng KTTĐ phụ thuộc vào ý thứcchủ quan của nước tiếp nhận đầu tư nói chung và của vùng KTTĐ nói riêng.

Hai là, đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV vùng KTTĐ hàm chứamục tiêu khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, bao gồm: tài nguyên thiên nhiên,vốn, lao động và khoa học công nghệ ở vùng KTTĐ. Theo đó, FDI khi đưa vào triểnkhai hoạt động phải được tính toán dựa trên sức chứa hợp lý của vùng KTTĐ về các

điều kiện như: cấp nước, đất đai, môi trường, hệ sinh thái,... nếu không sẽ dẫn đến sựquá tải trong phát triển vùng KTTĐ, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp các nguồn lựcđầu vào cho hoạt động FDI.

Ba là, đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV vùng KTTĐ luôn hướngtới sự phát triển cân đối, hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và BVMT;

tạo sức bật mới, có tác động lan tỏa trong phát triển của vùng KTTĐ tới các vùng

khác trong cả nước.Bốn là, đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV vùng KTTĐ hướng đến

việc coi trọng chất lượng hơn là số lượng dự án F DI, có nghĩa là coi trọng những dự án

Page 41: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

34

FDI phát huy được nhiều mặt tích cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội và BVMT ở vùngKTTĐ đảm bảo cho vùng phát triển vượt trội, dẫn dắt tăng trưởng và phát triển kinh tế

của cả vùng, cũng như các vùng kinh tế khác trong cả nước. Đó là những dự án FDI gắnliền với những đối tác đầu tư đến từ các nước phát triển; những dự án đầu tư có côngnghệ cao, công nghệ hiện đại, ít gây ô nhiễm môi trường; những dự án đầu tư vào lĩnh

vực thâm dụng nhiều vốn, sử dụng ít lao động và tài nguyên thiên nhiên.Năm là, đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PT BV vùng KTTĐ không chỉ

dừng lại ở việc xem xét và đánh giá ở giai đoạn đầu của quá trình đầu tư trực tiếp nước

ngoài, tức là giai đoạn cấp phép, mà còn xem xét đến hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp FDI. Một dự án FDI khi thẩm định có thể được đánh giá cao, nhưng khiđưa vào triển khai hoạt động lại không phát huy được những mặt tích cực, ảnh hưởng

tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội và BVMT ở vùng KTTĐ thì hoạt động FDI đókhông đảm bảo yêu cầu theo hướng PTBV.

Sáu là, đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV vùng KTTĐ có tác độngqua lại, hỗ trợ nhau giữa nhà ĐTNN và vùng KTTĐ. Điều này được thể hiện qua mối

quan hệ giữa sự phát triển bền vững nội tại của các doanh nghiệp FDI với sự phát triểnbền vững của vùng KTTĐ. Về cơ bản, sự phát triển bền vững nội tại của các doanhnghiệp FDI có tác động thuận chiều đến mục tiêu PTBV của vùng KTTĐ, nhưng cũngcó thể mâu thuẫn và tác động xấu đến PTBV vùng KTTĐ. Sự phát triển của vùngKTTĐ có bền vững, môi trường đầu tư của vùng KTTĐ có thuận lợi và có khả năng tạora lợi ích cho các nhà ĐTNN thì mới thu hút các nhà ĐTNN hoạt động và làm ăn lâu dàitại vùng KTTĐ. Ngược lại, bản thân các doanh nghiệp FDI có đạt được tốc độ tăng

trưởng cao, ổn định; chấp hành tốt các qui định về BVMT của nước tiếp nh ận đầu tư nóichung và vùng KTTĐ nói riêng thì mới có những đóng góp tích cực vào sự phát triểnbền vững chung của cả nước và của vùng KTTĐ.

2.1.3. Yêu cầu đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền

vững vùng kinh tế trọng điểm2.1.3.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng

kinh tế trọng điểm phải dựa trên 3 trụ cột của sự phát triển, đó là: PTBV về kinh tế,PTBV về xã hội và PTBV về môi trường

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có mối quan hệ biện chứng, hữu cơ với ba trụ cột củaPTBV: PTBV về kinh tế, PTBV về xã hội và PTBV về môi trường. Trong đó, mối quanhệ giữa FDI với PTBV về kinh tế giữ vai trò hạt nhân, bởi vì đầu tư trực tiếp nước ngoàihướng tới PTBV về kinh tế sẽ tạo điều kiện vật chất để PTBV về xã hội, giữ gìn và

Page 42: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

35

BVMT ở vùng KTTĐ. Bên cạnh đó, nếu FDI đảm bảo được sự PTBV về kinh tế thì các

nhà ĐTNN, Nhà nước và xã hội đều được hưởng lợi về kinh tế. Điều này tạo ra môi

trường đầu tư hấp dẫn nhằm thu hút và sử dụng FDI ngày càng nhiều và hiệu quả hơn.Đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn với PTBV về xã hội sẽ góp phần phát triển con

người, cải thiện điều kiện sống về cả vật chất và tinh thần cho người lao động, góp phầnthúc đẩy tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này góp phầnquan trọng vào tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp FDI và làm tăng thu ngân sách Nhànước, thúc đẩy phát triển về kinh tế. Từ đó, vùng KTTĐ có điều kiện để đầu tư vào cáccông trình phúc lợi xã hội, từng bước góp phần XĐGN, đảm bảo mục tiêu PTBV về xãhội của vùng KTTĐ.

Đầu tư trực tiếp gắn với PTBV về môi trường sẽ làm cho tài nguyên thiên nhiênvà môi trường được bảo vệ, đảm bảo duy trì nguồn lực và môi trường sống trong lànhcho phát triển ở thế hệ sau. Một môi trường không ô nhiễm và có nguồn tài nguyên thiênnhiên được bảo vệ, giữ gìn sẽ tác động tích cực ngược trở lại đối phát triển kinh tế vàphát triển xã hội.

Như vậy, FDI tác động tới ba trụ cột của sự PTBV sẽ tạo ra một vùng động lựcổn định, đồng thuận và phát triển; một vùng động lực tăng trưởng kinh tế xa nh, môitrường trong lành, góp phần thúc đẩy không chỉ bản thân các vùng KTTĐ mà còn tácđộng lan tỏa và thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển theo hướng bền vững. VùngKTTĐ được đầu tư phát triển theo hướng bền vững sẽ là “cú huých” để cả đất nướccùng phát triển bền vững. Điều này được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ giữa FDI với PTBV về kinh tế, xã hộivà môi trường vùng KTTĐ

FDI theo hướngPTBV vùng KTTĐ

PTBV về kinh tếvùng KTTĐ

PTBV về xã hộivùng KTTĐ

PTBV về KT-XH-MT của nền kinh tế

PTBV về môi trườngvùng KTTĐ

Page 43: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

36

Yêu cầu này đã và đang đặt ra nhiệm vụ cho các nước đang phát triển khi thu hútFDI vào vùng KTTĐ nói riêng và cả đất nước nói chung phải xây dựng hệ thống tiêu chíchuẩn mực đối với FDI theo hướng PTBV về kinh tế, xã hội và môi trường.

2.1.3.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùngkinh tế trọng điểm phải có tác động lan tỏa tới các vùng kinh tế khác

Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV ở vùng KTTĐ không chỉ thúc đẩybản thân vùng KTTĐ phát triển bền vững mà còn đóng vai trò động lực, đầu tàu lôi cuốnvà có tác động lan tỏa, tích cực tới các vùng, tiểu vùng kinh tế khác theo hướng PTBV.Tác động lan tỏa đó được thể hiện trên các khía cạnh sau:

Một là, vùng KTTĐ có tiềm năng kinh tế lớn hơn các vùng khác và có tốc độ tăngtrưởng kinh tế cao hơn nên có khả năng thu hút lao động từ các vùng ki nh tế khác, màtrước hết là các vùng lân cận, giúp các vùng đó giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp, gópphần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân.

Hai là, vùng KTTĐ có kết cấu hạ tầng phát triển khá đồng bộ, là đầu mối giao

thông quan trọng đến các vùng trong cả nước, nên có khả năng tạo điều kiện thuận lợi chocác vùng khác phát triển công nghiệp hỗ trợ, các ngành tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệphàng hóa và là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp thuộc vùngKTTĐ. Đây là sự tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau phát triển giữa vùng KTTĐvới các vùng khác.

Ba là, vùng KTTĐ có tốc độ tăng GDP, thu nhập bình quân đầu người cao hơn sovới các vùng kinh tế khác và so với mức bình quân của cả nước, nên vùng có đóng gópnhiều cho Ngân sách nhà nước. Từ đó, Nhà nước có điều kiện đầu tư vào các vùng kinh tếkhó khăn hơn để đảm bảo công bằng trong các chính sách xã hội.

Bốn là, vùng KTTĐ có năng lực sản xuất hàng xuất khẩu, có điều kiện tiếp cận vớithị trường khu vực và quốc tế hơn so với các vùng khác, nên có khả năng hỗ trợ cho cácvùng lân cận trong việc sản xuất hàng xuất khẩu hoặc làm đại lý xuất nhập khẩu hàng hóacho họ.

Những tác động lan tỏa đó không chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế- xã hội và BVMT của các vùng kinh tế khác trong cả nước, mà còn có tác động tích cựcđến sự phát triển bền vững của vùng KTTĐ.

2.1.3.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV vùng KTTĐ phải pháthuy được tiềm năng, lợi thế của bản thân vùng KTTĐ và phù hợp với định hướng p háttriển các vùng KTTĐ nói riêng, toàn bộ nền kinh tế nói chung

Mỗi vùng nói chung và mỗi vùng KTTĐ nói riêng đều có những tiềm năng, lợi thếkhác nhau. Do đó, mỗi vùng KTTĐ lại có định hướng, mục tiêu phát triển khác nhau tùythuộc vào những lợi thế và tiềm năng ấy.

Page 44: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

37

Ngoài ra, như chúng ta đã biết, tất cả mọi nguồn lực phát triển đều có hạn và đều

được coi là khan hiếm, cần phải được sử dụng một cách tiết kiệm, phù hợp và có hiệu

quả. Việc thu hút FDI phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng KTTĐ, hướngdòng vốn FDI vào những ngành, lĩnh vực mũi nhọn mà vùng KTTĐ có khả năng phát

triển mạnh, nhằm tạo ra động lực tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội và BVMT củavùng là một yêu cầu vô cùng quan trọng. Điều này không những sẽ tránh được sự lãng

phí trong việc sử dụng các nguồn lực phát triển, mà còn đánh thức các tiềm năng đang bị

“ngủ vùi” do không có khả năng và điều kiện khai thác ở vùng KTTĐ.

Yêu cầu này đặt ra đối với các vùng KTTĐ là cần phải tiến hành phân tích, đánh

giá đầy đủ và đúng những ti ềm năng, lợi thế của vùng, từ đó, xây dựng chiến lược thu

hút FDI hướng vào việc lựa chọn những đối tác ĐTNN có năng lực về tài chính, có tiềm

lực khoa học công nghệ hiện đại, có phương thức quản lý tiên tiến, nhằm góp phần tạo

ra sự tăng trưởng mạnh cho vùng KTTĐ.2.1.3.4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững vùng

kinh tế trọng điểm phải đảm bảo sự hài hòa về lợi ích theo hướng cùng có lợi giữanhà đầu tư nước ngoài và vùng kinh tế trọng điểm

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đầu tư có liên quan đếnhai chủ thể, đó là: nước tiếp nhận FDI và nhà ĐTNN. Mục đích của hai chủ thể tronghoạt động đầu tư này là không giống nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau. Với nhàĐTNN, mục đích đầu tư của họ có nhiều, song mục tiêu quan trọng nhất là tối đa hóalợi nhuận. Do đó, họ không quan tâm đến các vấn đề liên quan đến xã hội và bảo vệ

môi trường của nước tiếp nhận đầu tư. Trong khi đó, nước tiếp nhận FDI lại có mục

tiêu kinh tế, xã hội khá rõ ràng, cụ thể và suy cho cùng, mục tiêu cơ bản cuối cùng

trong thu hút FDI của mọi quốc gia là nhằm phát triển chính quốc gia đó. Chính điều

này đã làm xuất hiện mâu thuẫn trong mục tiêu của hoạt động đầu tư của hai chủ thể.

Bởi vậy, để hoạt động FDI đảm bảo tính bền vững thì nước tiếp nhận đầu tư cần phải

có định hướng thu hút FDI theo hướng PTBV và cần phải quản lý tốt hoạt động đầu

tư của các doanh nghiệp FDI đang hoạt động nhằm định hướng cho các nhà ĐTNNhoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật qui định, tuân thủ tốt các qui địnhpháp luật của nước tiếp nhận FDI trên cả ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường.Nhờ đó mà hoạt động FDI phát huy tốt những tác động tích cực, góp phần quan trọngtrong việc phát triển kinh tế, xã hội và BVMT của vùng KTTĐ và hướng tới mụctiêu PTBV vùng KTTĐ.

Page 45: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

38

2.1.3.5. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững vùng kinhtế trọng điểm không phải là hoạt động tự thân mà cần phải có định hướng dẫn dắt củaNhà nước; ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp FDI; sự tham gia tíchcực của cộng đồng dân cư và các tổ chức xã hội

Bản chất hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nói chung và FDI nói riêng là tìm kiếm lợinhuận. Nếu đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng tới mục tiêu PTBV (cả ba mặt: kinh tế, xã

hội và môi trường) sẽ có nguy cơ làm giảm hiệu quả đầu tư, do đó, làm giảm lợi nhuận. Vì

vậy, các nhà ĐTNN thường ít chú ý, thậm chí là lẩn tránh nghĩa vụ và trách nhiệm của họ

với sự tiến bộ xã hội và BVMT của nước tiếp nhận đầu tư. Thực tiễn 26 năm tiếp nhận FDI

ở Việt Nam cho thấy những công nghệ, máy móc, thiết bị được cung cấp bởi các nhà

ĐTNN được đưa vào thực hiện dự án thường là những công nghệ đã lạc hậu, tiêu hao nhiều

nguyên, nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường. Hành vi chuyển giá, trốn thuế nhằm gia tăng

lợi nhuận của các doanh nghiệp FDI khá phổ biến và trở thành đặc điểm của FDI trong bối

cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ. Chuyển giá trong hoạt động

của các doanh nghiệp FDI đã gây tác động xấu về nhiều mặt như: gây thất thu lớn cho Ngânsách nhà nước, làm méo mó môi trường kinh doanh, tạo ra sự bất bình đẳng đối với cácdoanh nghiệp chấp hành tốt nghĩa vụ thuế. Đặc biệt, chuyển giá còn làm suy giảm hiệu lựcquản lý nhà nước trong việc thực hiện các chủ trương kêu gọi đầu tư để phát triển kinh tế -xã hội của cả nước nói chung và đối với vùng KTTĐ nói riêng. Tất cả điều đó dẫn đến tìnhtrạng những mục tiêu cần đạt được trong thu hút FDI vào các vùn g KTTĐ thường khó đạthiệu quả và cần thiết phải có sự định hướng, dẫn dắt của Nhà nước, của chính quyền trung

ương và chính quyền địa phương nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của FDI đối với

PTBV vùng KTTĐ.Đặc điểm này đặt ra yêu cầu trách nhiệm về hành vi của cả ba chủ thể trong hoạt

động đầu tư trực tiếp nước ngoài, thể hiện qua sơ đồ sau đây:

Sơ đồ 2.2: Tam giác hành vi của ba chủ thể trong hoạt động FDI

theo hướng PTBV vùng KTTĐ

Nhà nước trung ươngvà chính quyền địa phương

Doanh nghiệp FDI Cộng đồng dân cưvà các tổ chức xã hội

Page 46: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

39

Như vậy, qua sơ đồ trên đây cho thấy, rõ ràng cần phải có sự phối kết hợp chặtchẽ giữa ba chủ thể trong hoạt động FDI để hướng hoạt động FDI tới mục tiêu đảm bảosự phát triển bền vững ở vùng KTTĐ. Cụ thể là:

Đối với Nhà nước trung ương và chính quyền địa phương: cần phải tạo dựngkhung khổ luật pháp, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát hoạt động FDI. Đặc biệt làNhà nước cần phải có cơ chế chính sách hợp lý để định hướng, dẫn dắ t dòng vốn FDI vàovùng động lực, vùng KTTĐ theo mục đích, yêu cầu cụ thể. Cụ thể là: các vùng KTTĐ nóiriêng và cả nước nói chung phải tiến hành lập báo cáo, xây dựng các tiêu chí đánh giá tácđộng của đầu tư nói chung, FDI nói riêng cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Đây là côngviệc khó khăn và phức tạp, nhất là đối với các nước đang phát triển ở trình độ thấp. Đôikhi, vì mục tiêu kinh tế và mục tiêu trước mắt, các địa phương, các vùng kinh tế đã bấtchấp hoặc thực hiện công việc đánh giá tác động của FDI không đảm bảo chất lượng, dẫnđến những hệ lụy khó lường cả về kinh tế, xã hội và môi trường, đặc biệt là môi trường ởcác vùng KTTĐ - nơi tập trung nhiều dự án FDI hơn so với các vùng khác trong cả nước.

Việc định hướng và dẫn dắt dòng vốn FDI và quản lý hoạt động FDI được thực hiện giántiếp thông qua hệ thống các chính sách và pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư, đảm bảohoạt động FDI vào vùng KTTĐ phải theo hướng PTBV.

Đối với các doanh nghiệp FDI: phải tuân thủ luật pháp, chính sách, các qui địnhvề FDI của nước tiếp nhận đầu tư, tăng cường đầu tư cho công tác BVMT nhằm giảmthiểu những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái và môi trường sống của dân cưvùng KTTĐ.

Đối với cộng đồng dân cư và các tổ chức xã hội: phải có trách nhiệm tham giagiám sát hành vi của các doanh nghiệp FDI nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặnnhững hành vi xâm hại đến môi trường, góp phần tích cực trong công tác BVMT ởvùng KTTĐ.

2.1.3.6. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV vùng KTTĐ phải gắnvới mục tiêu PTBV của cả nước và gắn với xu hướng tất yếu trong tiến trình pháttriển chung của thế giới đương đại

Vùng KTTĐ là một bộ phận cấu thành của lãnh thổ quốc gia hội tụ đầy đủ cácđiều kiện thuận lợi để phát triển với tư cách là một vùng động lực. Do đó, đầu tư tr ựctiếp nước ngoài theo hướng PTBV vùng KTTĐ không những không thể tách rời mụctiêu PTBV của cả nước mà còn được đặt ra với tư cách là một mắt xích quan trọng tronghệ thống mục tiêu PTBV của quốc gia. Mục tiêu PTBV của quốc gia có đạt được haykhông phụ thuộc rất nhiều vào sự PTBV của các vùng KTTĐ.

Ngoài ra, đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV vùng KTTĐ phải gắnvới xu thế tất yếu chung của thế giới, được thể hiện ở chỗ: Sự nóng lên của trái đất ngày

Page 47: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

40

càng rõ rệt trên phạm vi toàn cầu và xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó

có nguyên nhân trực tiếp là sự đốt cháy và xả thải của nguồn năng lượng hóa thạch, đặcbiệt là nguồn xả thải xuất phát từ các dự án FDI với công nghệ thấp, tiêu tốn nhiều tàinguyên thiên nhiên hoặc do nhà ĐTNN không quan tâm đầu tư cho các phương án xử lý

chất thải,... Điều này hiện đang là mối đe dọa lớn đến sự trường tồn của bản thân trái đất,buộc các quốc gia trên thế giới dù là nước phát triển hay đang phát triển phải cùng nhaunghiên cứu và sáng tạo ra các phương thức tăng trưởng xanh, thúc đẩy xã hội PTBV vàBVMT. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới khi thu hút FDI vào các vùng KTTĐ nói riêng

và cả nước nói chung đều phải định hướng và dẫn dắt nguồn vốn FDI theo hướng PTBVvà phải tuân thủ qui tắc ứng xử chung về PTBV của cộng đồng thế giới.

2.2. NỘI DUNG, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNHHƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN

BỀN VỮNG Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM

2.2.1. Nội dung và tiêu chí đánh giá đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướngphát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm

2.2.1.1. Nội dung và tiêu chí đánh giá đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướngphát triển bền vững về kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm

Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV về ki nh tế vùng KTTĐ được hiểu

là những tác động tích cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế và tạo ra sự chuyển dịch

mạnh mẽ của cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH ở vùng KTTĐ; đảm bảo cho vùng

KTTĐ có sự đóng góp vượt trội vào nền kinh tế chung của cả nước và thực sự trở thà nhđộng lực phát triển cho cả nước. Theo đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBVvề kinh tế vùng KTTĐ phải đảm bảo được các nội dung cơ bản sau đây:

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần tích cực trong việc thúc đẩy tăng trưởng

kinh tế của vùng KTTĐĐóng góp quan trọng nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV vùng

KTTĐ là đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của vùng, đảm bảo cho vùng đạt được tốc độtăng trưởng kinh tế ổn định và cao hơn so với các vùng khác trong cả nước; đi đầu trongmột số lĩnh vực là thế mạnh của vùng, nhằm phát huy tối đa lợi thế so sánh, đảm bảo tínhhiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của cácđịa phương trong vùng KTTĐ.

Tăng trưởng kinh tế thể hiện ở cả qui mô và tốc độ tăng trưởng của vùng KTTĐ.

Sự tăng trưởng đó được đảm bảo với tốc độ cao hợp lý, liên tục, dài hạn và ổn định trênphạm vi toàn vùng KTTĐ. Qui mô và tốc độ tăng trưởng của vùng KTTĐ phải được coilà “đầu tàu” hay “điểm sáng” tăng trưởng của cả nền kinh tế, có vai trò dẫn dắt tăng

Page 48: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

41

trưởng kinh tế của các vùng khác cũng như của toàn bộ nền kinh tế. Tiêu chí đánh giánội dung này bao gồm:

+ Tốc độ tăng trưởng của khu vực FDI so với tốc độ tăng trưởng của vùng KTTĐ;+ Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI vào tăng trưởng kinh tế của vùng KTTĐ.- Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng

KTTĐ theo hướng tiến bộCơ cấu kinh tế vùng KTTĐ chính là “xương sống” hay “trụ cột” tăng trưởng và

phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Cơ cấu kinh tế của vùng KTTĐ bao gồm cácloại: cơ cấu ngành kinh tế của vùng KTTĐ, cơ cấu tiểu vùng của vùng KTTĐ và cơ cấuthành phần kinh tế của vùng KTTĐ. Trong đó, cơ cấu ngành kinh tế của vùng KTTĐgiữ vai trò then chốt trong thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội và BVMTcủa toàn vùng; có tác động lan tỏa sang các vùng khác trong cả nước.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ là tiêu chí đánh giá trình độ phát

triển, phản ánh sự thay đổi về chất đối với nền kinh tế của một quốc gia nói chung vàcủa vùng KTTĐ nói riêng. Điều này có liên quan trực tiếp và mật thiết đến cơ cấu đầu tưtrực tiếp nước ngoài theo ngành và lĩnh vực. Tuy nhiên, cần phải nhận thức sâu sắc rằng,mục tiêu của các nguồn vốn tư nhân, trong đó có nguồn vốn tư nhân nước ngoài làhướng vào lợi nhuận, vào mục tiêu kinh tế, do đó, họ không sẵn sàng đầu tư gắn với quá

trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ của nước tiếp nhận đầu tư. Vì vậy,

vấn đề đặt ra chính là cần phải làm gì và làm như thế nào để nguồn vốn này phát huy tácđộng tích cực là gắn nguồn vốn FDI với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướngtiến bộ của vùng KTTĐ; phát triển các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao, không gây ônhiễm môi trường ở vùng KTTĐ.

Do đó, đánh giá nội dung này, cần phải xem xét xem cơ cấu FDI theo ngành có

phù hợp với tiềm năng, lợi thế của vùng KTTĐ hay không? Có phù hợp với xu hướngchuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng KTTĐ hay không?... Bên cạnh đó , cần phải tínhtoán được mức đóng góp của khu vực FDI vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tếvùng KTTĐ, thông qua các chỉ tiêu sau:

+ Tỷ trọng GTSXCN của khu vực FDI so với tổng GTSXCN của vùng KTTĐ;+ Tỷ trọng GTSX của khu vực FDI so với GTSX của toàn vùng.- Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu của

vùng KTTĐVùng KTTĐ được hình thành và phát triển nhằm mục tiêu thu hút mọi nguồn

vốn, trong đó có nguồn vốn của các nhà ĐTNN để phát triển sản xuất hàng xuất khẩu.

Page 49: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

42

Nhà ĐTNN với những lợi thế về tiềm lực tài chính, khoa học công nghệ và khả năng kết

nối với thị trường quốc tế đã trở thành những nhà xuất khẩu lớn và có những đóng gópquan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của vùng KTTĐ. Giá trị kim ngạch xuất khẩu củakhu vực FDI ngày càng cao làm cho tỷ lệ đóng góp của khu vực này vào kim ngạch xuấtkhẩu của vùng KTTĐ ngày càng lớn. Điều này góp phần nâng cao vị thế và ảnh hưởngcủa vùng KTTĐ đối với các vùng kinh tế khác và với cả nước. Nội dung này có thể

được phản ánh qua một số chỉ tiêu như:

+ Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI;+ Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI so với kim ngạch xuất khẩu

của cả vùng KTTĐ.- Đầu tư trực tiếp nước ngoàiđóng góp vào sự giàu mạnh của ngân sách vùng KTTĐKhu vực FDI hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thu được lợi nhuận cao sẽ có

đóng góp ngày càng nhiều vào ngân sách của vùng KTTĐ, thông qua việc thực hiệncác nghĩa vụ tài chính. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vùng KTTĐ tăng thêm nguồn thuvào ngân sách, từ đó, góp phần tăng các chương trình chi tiêu cô ng cho các vấn đề xãhội và xóa đói giảm nghèo; góp phần tăng chi đầu tư hạ tầng tại các vùn g khó khăn,nơi có nhiều người nghèo sinh sống, nhờ đó, cải thiện đời sống cho người nghèo.Ngoài ra, đóng góp của khu vực FDI vào ngân sách của vùng KTTĐ không những

giúp cho vùng KTTĐ tự đảm bảo được nguồn tài chính cho mình, có khả năng tạo tích

lũy để tái sản xuất mở rộng, mà còn có khả năng hỗ trợ cho các vùng khác và có đónggóp tích cực vào nguồn thu ngân sách quốc gia. Đánh giá nội dung này có thể sử dụngcác chỉ tiêu sau:

+ Tốc độ tăng thu ngân sách hàng năm của khu vực FDI;+ Tỷ lệ thu ngân sách từ khu vực FDI so với tổng thu ngân sách vùng KTTĐ.

- Đóng góp của khu vực FDI vào tổng vốn đầu tư xã hội vùng KTTĐ

Với vai trò là đầu tàu, là vùng động lực có tác động lan tỏa tới sự phát triển củacác vùng khác, vùng KTTĐ có nhu cầu về vốn đầu tư rất lớn , trong đó vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài là vô cùng quan trọng. Do đó, sự đóng góp vốn của khu vực FDI vàotổng vốn đầu tư xã hội của vùng KTTĐ sẽ tạo điều kiện cho vùng KTTĐ giảm bớtnhững khó khăn về mặt tài chính, có đóng góp đáng kể cho việc tích lũy vốn, tăng

cường cho hoạt động đầu tư công, nhằm phá t triển kinh tế, xã hội ở vùng KTTĐ. Phản

ánh nội dung này có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:+ Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI vào tổng vốn đầu tư xã hội ở vùng KTTĐ;+ Tốc độ gia tăng vốn đầu tư của khu vực FDI hàng năm.

Page 50: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

43

2.2.1.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng

phát triển bền vững về xã hội vùng kinh tế trọng điểmĐầu tư trực tiếp theo hướng PTBV về xã hội vùng KTTĐ có thể được hiểu là

những tác động tích cực của FDI đến mục tiêu phát triển con người (cụ thể là phát triểnnguồn lao động trong các doanh nghiệp FDI), góp phần xóa đói giảm nghèo và từng bước

thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở vùng KTTĐ. Trong đó, mục tiêu phát triển nguồn

lao động trong các doanh nghiệp FDI là mục tiêu quan trọng nhất, thể hiện tính nhân văncủa hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Như vậy, nội dung của đầu tư trực tiếp nướcngoài theo hướng PTBV về xã hội vùng KTTĐ bao gồm các nội dung cụ thể sau đây:

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần giải quyết việc làm và thúc đẩy chuyểndịch cơ cấu lao động ở vùng KTTĐ theo hướng tiến bộ

Khu vực có vốn FDI tạo ra nhiều việc làm có chất lượng cao, có giá trị gia tăng

cao. Việc làm đó phải đảm bảo gia tăng về số lượng, đồng thời phải đảm bảo s ự ổn địnhtrong dài hạn. Việc làm tạo ra giá trị gia tăng cao, ổn định là một trong những tiêu chíquan trọng khẳng định dự án FDI có hiệu quả, có khả năng PTBV cả về kinh tế và xãhội của vùng KTTĐ. Đánh giá nội dung này có thể sử dụng các chỉ tiêu sau đây:

+ Số lao động được tạo ra hàng năm trong khu vực FDI;

+ Tốc độ tăng số lao động đang làm việc hàng năm trong khu vực FDI;+ Tỷ lệ số lao động đang làm việc trong khu vực FDI so với tổng số lao động

đang làm việc của vùng KTTĐ;+ Số lượng và tỷ lệ sử dụng lao động địa phương so với tổng số lao động của khu

vực FDI;+ Tỷ lệ LĐCN trong khu vực FDI so với tổng số lao động đang làm việc ở

vùng KTTĐ;- Đầu tư trực tiếp nước ngoài không ngừng nâng cao chất lượng nguồn lao động

đang làm việc trong các doanh nghiệp FDI ở vùng KTTĐNgười lao động chính là người sản xuất trực tiếp ra sản phẩm hàng hóa và dịch

vụ, tạo ra kết quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận ngày càng cao cho doanh nghiệpFDI và giúp nhà ĐTNN đạt được mục tiêu kinh tế của mình. Do đó, chất lượng nguồnlao động trong các doanh nghiệp FDI cần phải được quan tâm một cách thỏa đáng ,không phải vì mục tiêu nâng cao năng suất lao động và đạt hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp, mà còn vì mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn lao động cho nước sởtại. Chất lượng nguồn lao động được thể hiện thông qua việc đảm bảo chế độ phúc lợi

xã hội cho người lao động của các chủ ĐTNN, đảm bảo điều kiện làm việc, điều kiện

Page 51: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

44

sống cả về vật chất và tinh thần của người lao động. Ngoài ra, chất lượng nguồn lao

động còn được thể hiện ở khả năng được đào tạo nghề, nâng cao trình độ chuyên mônnghiệp vụ của người lao động. Thực tế cho thấy, nhà ĐTNN chỉ quan tâm đến mục tiêukinh tế của mình mà bỏ qua quyền lợi chính đáng của người lao động trong việc hưởngthụ các phúc lợi xã hội. Vấn đề này liên quan đến hàng loạt các vấn đề xã hội và cácchính sách đảm bảo an sinh xã hội của các doanh nghiệp FDI ở vùng KTTĐ, đó là: nhà

ở, bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí,... cho người lao động. Những vấn đề đó

cần phải được hoạch định, chỉ dẫn, thậm chí là yêu cầu bắt buộc đối với các nhà ĐTNNnhằm đảm bảo cho FDI vào vùng KTTĐ đạt được mục tiêu PTBV về xã hội. Có thểđánh giá nội dung này qua các tiêu chí sau đây:

+ Mức thu nhập bình quân/tháng/lao động (bao gồm tiền lương và các loại thunhập khác) của người lao động. Chỉ tiêu này được đo lường bằng mức thu nhập bìnhquân, tốc độ tăng thu nhập bình quân của người lao động trong khu vực FDI so với thunhập của người lao động làm việc trong cùng một ngành nghề ở các loại hì nh doanhnghiệp khác;

+ Tỷ lệ lao động, nhất là lao động nhập cư làm việc trong các doanh nghiệp FDIcó nhà ở, điều kiện nơi ở; trang thiết bị phục vụ sinh hoạt hàng ngày của người lao động;

+ Số lượng các hoạtđộng văn hóa, tinh thần tổ chức hàng năm của doanh nghiệp FDI;+ Số điểm vui chơi giải trí, văn hóa, thể thao cho người lao động trong các doanh

nghiệp FDI;+ Tỷ lệ thời gian nghỉ ngơi/ngày của người lao động;+ Thời gian làm thêm giờ của người lao động;

+ Tỷ lệ lao động được trang bị phương tiện bảo hộ lao động.+ Tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động đang làm việc trong khu

vực FDI.- Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh

xã hội cho dân cư ở vùng KTTĐĐầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy tă ng trưởng kinh tế và đóng góp

vào ngân sách vùng KTTĐ. Thông qua kênh này, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tácđộng gián tiếp đến công tác xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội cho dân cư ởvùng KTTĐ. Cụ thể là: đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần t húc đẩy tăng trưởng kinhtế, do đó, tác động đến quy mô đầu tư và việc làm (tăng cung) và tác động kéo nhờ tăngthu nhập. Mở rộng đầu tư sản xuất, tăng việc làm và thu nhập sẽ tác động ngược trở lạitới giảm nghèo tích cực và bền vững. Đầu tư trực tiếp nướ c ngoài góp phần làm tăng thungân sách của vùng KTTĐ, tạo điều kiện cho vùng KTTĐ có điều kiện vật chất để tăng

Page 52: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

45

chi đầu tư vào hạ tầng cơ sở, giải quyết các vấn đề xã hội tại các vùng khó khăn, gópphần thu hẹp chênh lệch và khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền trong cả nước.

2.2.1.3. Nội dung và tiêu chí đánh giá đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướngphát triển bền vững về môi trường vùng kinh tế trọng điểm

Môi trường sống là nơi con người tồn tại và phát triển, đồng thời cũng là nơichứa đựng chất thải do chính hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người tạo ra. Việcxử lý chất thải, đặc biệt là chất thải rắn tốn kém rất nhiều về kinh tế, về thời gian... Nhântố đó sẽ làm gia tăng chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vàlàm giảm hiệu quả kinh tế của nhà ĐTNN. Bởi vậy, nhà ĐTNN thường không hoặc ítchú ý đến việc xử lý ô nhiễm môi trường. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến môitrường sống của nước tiếp nhận đầu tư, ảnh hưởng đến mục tiêu PTBV.

Do đó, đầu tư trực tiếp nước ng oài theo hướng PTBV về môi trường vùng KTTĐphải được hiểu là việc tuân thủ các qui định về môi trường của nhà ĐTNN trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh của mình; có khả năng phòng ngừa và xử lý tốt các vấn đề ônhiễm môi trường do mình gây ra nhằm giảm thi ểu các tác động tiêu cực đến môitrường sinh thái và sức khỏe của cộng đồng dân cư. Theo đó, đầu tư trực tiếp nước ngoàitheo hướng PTBV về môi trường vùng KTTĐ được thể hiện ở những nội dung sau đây:

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài phải gắn với việc khai th ác hợp lý và sử dụng tiếtkiệm, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên ở vùng KTTĐ

Bất cứ hoạt động đầu tư nào, trong đó có hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoàicũng cần phải khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực, đặc biệtlà nguồn tài nguyên thiên nhiên (bao gồm nguồn tài nguyên có thể tái tạo được và khôngtái tạo được). Các chỉ tiêu phản ánh nội dung này có thể được đo lường bằng:

+ Tỷ lệ giá trị xuất khẩu tài nguyên thô so với tổng giá trị xuất khẩu của khuvực FDI;

+ Mức tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên/1 đơn vị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ.- Đầu tư trực tiếp nước ngoài phải tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh pháp

luật BVMT của nước tiếp nhận đầu tư nói chung và của vùng KTTĐ nói riêngThực tế cho thấy, các doanh nghiệp (trong đó có không ít các doanh nghiệp FDI)

đang hoạt động tại Việt Nam chưa có nhận thức đúng đắn về vấn đề BVMT. Các doanhnghiệp vẫn mải chạy theo lợi nhuận trước mắt, không bỏ vốn đầu tư thích đáng hoặc đầutư với một tỷ lệ rất ít cho công tác bảo vệ môi trường gây ô nhiễm môi trường ở nhiềunơi, thậm chí phần lớn các doanh nghiệp bằng cách này hay cách khác cố tình vi phạmpháp luật BVMT trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, nội dung này rất quantrọng và đòi hỏi các nhà ĐTNN phải nhận thức một c ách đúng đắn về trách nhiệm củamình, tích cực và chủ động tham gia vào công tác BVMT của nước tiếp nhận đầu tư. Để

Page 53: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

46

đánh giá việc thực hiện pháp luật BVMT của các doanh nghiệp FDI, cần căn cứ vào cácchỉ tiêu sau đây:

+ Số lượng và tỷ lệ doanh nghiệp FDI l ập Báo cáo đánh giá tác động môi trường

và Cam kết BVMT;+ Số lượng và tỷ lệ các doanh nghiệp FDI có hệ thống xử lý chất thải/tổng số các

doanh nghiệp FDI;+ Số lượng và tỷ lệ các doanh ng hiệp FDI vi phạm pháp luật BVMT.- Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng KTTĐ phải gắn với việc sử dụng công nghệ

cao, công nghệ hiện đại, công nghệ thân thiện với môi trườngTrình độ công nghệ trong các dự án FDI không những có liên quan trực tiếp đến

hiệu quả khai thác, sử dụng nguồn lực tài nguyên thiên nhiên mà còn có tác động tíchcực trong việc giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường do hoạt động đầu tư gây ra. Đánhgiá nội dung này, có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau:

+ Qui mô vốn đầu tư/lao động;

+ Mức độ trang bị tài sản cố định (TSCĐ)/lao động;+ Trình độ công nghệ của các dự án FDI (công nghệ cao, công nghệ trung bình,

công nghệ thấp);+ Tỷ lệ các dự án FDI từ các quốc gia phát triển.- Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng KTTĐ phải gắn với việc xây dựng phương

án BVMT; có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát ô nhiễm môitrường; bảo vệ, nuôi dưỡng và cải thiện chất lượng môi trường ở vùng KTTĐ

Nhằm đảm bảo hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài không gây ảnh hưởng tiêu

cực đến môi trường vùng KTTĐ thì bên cạnh việc sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại,các doanh nghiệp FDI còn phải có phương án BVMT, trong đó có đề xuất công nghệđược sử dụng trong dự án, kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải,.. . Phươngán này phải được xây dựng kèm theo với phương án đầu tư kinh doanh của các doanhnghiệp FDI. Các chỉ tiêu đánh giá cho nội dung này bao gồm:

+ Chi phí đầu tư cho nghiên cứu và triển khai công nghệ BVMT;+ Chi phí đầu tư cho công tác BVMT của các doanh nghiệp FDI;+ Tỷ lệ chi đầu tư cho công tác BVMT so với tổng vốn đầu tư của doanh

nghiệp FDI.- Đầu tư trực tiếp nước ngoài phải có hiệu ứng tích cực đối với các DNTN trong

vấn đề BVMT, góp phần tác động đến công tác quản lý môi trường của nước tiếp nhậnđầu tư nói chung và vùng KTTĐ nói riêng

Page 54: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

47

Tác động tích cực của FDI đến môi trường được nhiều nhà nghiên cứu cho thấycác công ty nước ngoài (TNCs) với trình độ khoa học công nghệ hiện đại , qui trình sảnxuất của họ tiên tiến hơn so với các công ty nội địa và thường được tiêu chuẩn hóa cao,

nên dễ dàng đáp ứng được tiêu chuẩn bảo vệ môi trường của nướ c sở tại. Hơn nữa, các

công ty FDI thường có tiềm lực tài chính và khả năng tiếp cận với các kỹ năng quản lý

môi trường, do đó, họ có điều kiện thuận lợi trong xử lý chất thải và tham gia vào các

hoạt động bảo vệ môi trường như góp quĩ, hỗ trợ tài chính,.. . Vì vậy, vấn đề chủ yếu ở

đây là nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp FDI và tăng cường hiệu lực giám sát

của các cơ quan Nhà nước ở nước tiếp nhận đầu tư.

Việc tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn môi trường của các doanh nghiệp FDI còn

tác động tích cực tới kết quả môi trường của các bạn hàng cung cấp đầu vào và các công

ty vệ tinh thông qua việc hỗ trợ, tư vấn về hệ thống quản lý môi trường hoặc các giải

pháp xử lý môi trường mà doanh nghiệp FDI đã làm. Thông qua các đối tác liên doanh

FDI, các doanh nghiệp nội địa có thể học hỏi, được hỗ trợ và tư vấn để cải thiện kết quả

môi trường. Ngoài ra, doanh nghiệp FDI có thể trở thành những "mô hình mẫu", giớithiệu những kiến thức quản lý môi trường hiện đại cho các nước đang phát triển với tinhthần sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường, đồng thời tạo áp lực để các công tytrong nước cải thiện kết quả môi trường của mình.

2.2.2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài theohướng phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến FDI theo hướng PTBV của vùng KTTĐ, do

đó, cách tiếp cận và phân loại các nhân tố ảnh hưởng cũng khác nhau. Sau đây là các

nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến FDI theo hướng PTBV vùng KTTĐ theo cách tiếp cận

của tác giả luận án.

2.2.2.1. Nhóm nhân tố thuộc về nước tiếp nhận đầu tư- Sự hoàn thiện của hệ thống luật pháp và chính sách liên quan đến FDI theo

hướng phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểmĐầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà ĐTNN bỏ vốn và tài sản trực tiếp quản

lý hoạt động sản xuất kinh doanh của mình tại một quốc gia khác nhằm mục đích thulợi nhuận. Do đó, hoạt động ĐTNN có liên quan rất nhiều đến các tổ chức, các cá nhân

của nước tiếp nhận đầu tư, trong một khoảng thời gian dài. Vì vậy, các nhà ĐTNN rấtcần có một môi trường pháp lý ổn định, vững chắc, có hiệu lực để họ có thể yên tâmlàm ăn lâu dài.

Page 55: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

48

Môi trường pháp lý bao gồm một hệ thống các chính sách, các qui định đảm bảo

sự nhất quán, không mâu thuẫn, không chồng chéo với nhau và có hiệu lực trong thựchiện. Hệ thống các chính sách tác động đến hoạt động FDI, bao gồm các chính sách, qui

định tác động trực tiếp như qui định về lĩnh vực, ngành nghề đầu tư, các ưu đãi đầu tư,

mức sở hữu vốn của nhà ĐTNN, miễn giảm thuế đầu tư, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ,...

đặc biệt là các chính sách kinh tế có tác động gián tiếp đến hoạt động FDI như: chính

sách tài chính - tiền tệ, chính sách thương mại, chính sách đất đai, chính sách môi

trường, chính sách lao động,...

Khi luật pháp, chính sách được xây dựng phù hợp, công tác chỉ đạo điều hành

thực thi nghiêm túc thì sẽ đạt được các định hướng và mục tiêu quản lý của nhà nước

đối với hoạt động FDI. Ngược lại, nếu những định hướng và mục tiêu quản lý không

được thực hiện đầy đủ thì trước hết là do sự chưa hoàn chỉnh trong chế đ ịnh pháp luật,chính sách và trong công tác điều hành thực hiện các chế định được ban hành.

Hệ thống pháp luật càng hoàn chỉnh, phù hợp với các thông lệ của khu vực và

quốc tế, không có sự phân biệt giữa các doanh nghiệp trong hay ngoài nước, công tácquản lý của nhà nước ngày càng hoàn thiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầutư thì môi trường đầu tư càng có tính cạnh tranh cao và càng có khả năng hấp dẫn cácnhà ĐTNN.

- Chiến lược thu hút FDI hướng đến mục tiêu phát triển bền vững vùng kinh tếtrọng điểm

Kinh tế thị trường không đồng nghĩa với việc loại trừ vai trò của kế hoạch hoá

mà trái lại rất cần sự định hướng và điều tiết của Nhà nước thông qua các công cụ như:

chiến lược, mục tiêu, chương trình, kế hoạch, qui hoạch. Chức năng định hướng của

Nhà nước trước hết thể hiện ở việc xác định đúng đắn chiến lược phát triển kinh tế - xãhội của đất nước, từ đó xác định phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội trong từng thời kỳ. Trên cơ sở chiến lược phát triển dài hạn và kế hoạch t rongtừng thời kỳ, xây dựng các phương án, mục tiêu, chương trình hành động quốc gia, qui

hoạch và kế hoạch phát triển tổng thể của cả nền kinh tế. Từ đó, tiến hành qui hoạch thuhút các nguồn vốn cho việc thực hiện các phương án, mục tiêu, chương trình qu ốc gia.Công tác định hướng của Nhà nước với FDI phải được cụ thể hoá bằng việc xây dựngdanh mục các dự án kêu gọi vốn ĐTNN, xác định các lĩnh vực ưu tiên, địa điểm ưu tiênFDI. Để đạt được mục tiêu định hướng thu hút FDI vào các lĩnh vực, địa bàn ưu tiên ,Nhà nước cần vận dụng các công cụ kinh tế để khuyến khích các nhà ĐTNN.

Page 56: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

49

- Chất lượng của công tác qui hoạch, kế hoạch thu hút FDI theo hướng phát

triển bền vững vùng kinh tế trọng điểmXây dựng qui hoạch, kế hoạch thu hút FDI theo hướng PTBV vùng KTTĐ l à

một công việc hết sức quan trọng. Do đó, việc xây dựng, phê duyệt và triển khai thựchiện qui hoạch, kế hoạch đòi hỏi phải phù hợp với yêu cầu của vùng KTTĐ, phải gắnkết với qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, qui hoạch phát triển ngành, lĩnhvực của vùng KTTĐ. Công tác qui hoạch, kế hoạch thu hút FDI phải có tầm nhìn chiến

lược trong dài hạn, từ đó làm cơ sở để xác định thu hút FDI trong từng thời kỳ cụ thể.Qui trình lập qui hoạch, kế hoạch thu hút FDI phải được xem xét dựa trên những

lợi thế so sánh, tiềm năng sẵn có của vùng, nhằm khai thác một cách hiệu quả các nguồnlực của vùng KTTĐ. Từ đó, vùng phải xây dựng danh mục kêu gọi đầu tư sao cho phùhợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tránh tình trạng qui hoạch treo, qui hoạchxong bỏ đấy, làm lãng phí các nguồn lực. Do đó, khi xây dựng danh mục kêu gọi FDI

cần hết sức lưu ý đến tình hình triển khai thực hiện các dự án thuộc danh mục dự án củathời kỳ trước để từ đó rút kinh nghiệm và lựa chọn dự án chuyển tiếp cho thời kỳ tiếptheo. Nếu công tác qui hoạch, kế hoạch thu hút FDI được thực hiện tốt, sẽ tránh đượctình trạng mất cân đối cơ cấu ngành ở vùng KTTĐ.

- Năng lực kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng

phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm

Hoạt động kiểm tra, giám sát là công cụ phản hồi thông tin quan trọng đểChính phủ đánh giá hiệu quả và mức độ hợp lý của những chính sách, qui định liênquan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được ban hành. Ngoài ra, hoạt động kiểmtra, thanh tra giám sát còn phát hiện những vướng mắc của các nhà ĐTNN, nhằm tạođiều kiện giúp đỡ các nhà ĐTNN tháo gỡ những khó khăn trong khi triển khai và đưa

dự án vào hoạt động. Do đó, hoạt động kiểm tra, giám sát cần phải được tiến hành ở

tất cả các giai đoạn của quá trình hoạt động của FDI và phải được tiến hành thườngxuyên, liên tục.

- Sự liên kết, phối hợp trong hoạt động FDI giữa các Bộ, ngành với địaphương và giữa các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm

Liên kết, phối hợp trong việc xử lý các vấn đề mang tính chất liên vùng tronghoạt động FDI là một trong những vấn đề lớn và phức tạp. Liên kết, phối hợp trong

phạm vi liên vùng trong hoạt động FDI nhằm phát huy tốt các nguồn lực; đảm bảo sựcân đối, hài hòa, tránh được sự trùng lặp, chồng chéo trong cơ cấu đ ầu tư FDI giữa cáctỉnh, thành phố trong một vùng. Các nội dung cần tăng cường liên kết, phối hợp trong

Page 57: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

50

hoạt động FDI giữa các t ỉnh, thành phố trong vùng KTTĐ bao gồm: (i ) Phối hợp trongxây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và quy hoạch, kếhoạch thu hút FDI nói riêng; (ii) Phối hợp trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạchthu hút FDI; (iii) Phối hợp trong xây dựng cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin phục vụcho công tác dự báo và quản lý FDI; (iv) Phối hợp trong việc thực hiện cải cách thủtục hành chính; và (v) Phối hợp trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động FDI.

- Chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đầu tư trực tiếp nước ngoàitheo hướng phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm

Nguồn nhân lực nói chung và nguồn lao động nói riêng có ảnh hưởng rất nhiềuđến hoạt động FDI và cũng là mối quan tâm, sự lựa chọn của nhà ĐTNN khi quyết địnhtiến hành hoạt động đầu tư. Do đó, nguồn nhân lực cũng chính là nhân tố ảnh hưởng đến

sức hấp dẫn của địa phương đối với các nhà đầu tư và năng lực cạnh tranh của địa

phương. Nó còn ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

của các doanh nghiệp. Nguồn nhân lực của nước sở tại tham gia vào hoạt động FDI là

người lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp FDI và đội n gũ cán bộ tham gia vàohoạt động quản lý đầu tư của nước sở tại. Mỗi đối tượng này có tiêu chuẩn và yêu cầuriêng, phù hợp với tính chất công việc mà họ tham gia.

Nguồn lao động được xem xét và đánh giá dưới hai góc độ: số lượng lao động vàchất lượng lao động. Chất lượng lao động bao gồm các tiêu chí về thể chất, trí tuệ, tác

phong, đạo đức, trình độ học vấn, trình độ tay nghề… của người lao động. Chất lượng

lao động là yếu tố quyết định cho việc thu hút FDI theo hướng phát triển bền vững. Chất

lượng lao động cao cũng đồng nghĩa với việc có thể thu hút được FDI vào những ngànhcông nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng cao, từ đó, làm tăng thu nhập cho người lao động.Trong giai đoạn hiện nay, yếu tố lao động đông và giá nhân công rẻ có thể vẫn còn là lợi

thế trong việc thu hút FDI, song để định hướng FDI theo hướng PTBV thì nhất thiếtphải có đội ngũ lao động chất lượng với trình độ tay nghề cao, tác phong làm việcchuyên nghiệp và có thể lực tốt.

Đối với đội ngũ cán bộ quản lý, họ được coi là khâu trọng tâm của hoạt độngquản lý, có vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý về đầu tư. Mục tiêu đặt ra đối vớiFDI, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các quan hệ pháp luật cóliên quan đến khu vực FDI có được thực hiện hay không phụ thuộc vào năng lực tổchức, điều hành, trình độ hiểu biết về luật pháp, khả năng vận dụng sáng tạo và tâmhuyết của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đầu tư. Vì vậy, đội ngũ cán bộ này cần

được tuyển chọn phù hợp với yêu cầu và thường xuyên được đào tạo để nâng cao trình

Page 58: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

51

độ, kiến thức chuyên môn và phẩm chất đạo đức, tinh thần tự hào, tự cường dân tộc,dám hi sinh lợi ích cá nhân vì sự phát triển của đất nước.

- Sự phát triển đồng bộ, hiện đại của hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đáp ứngyêu cầu đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững vùng kinh tế

trọng điểm

Kết cấu hạ tầng là một trong những mối quan tâm lớn đối với các ĐTNN trong

việc đưa ra quyết định đầu tư. Một quốc gia có kết cấu hạ tầng tốt, thuận tiện không chỉđáp ứng yêu cầu kỹ thuật, giảm giá thành của quá trình sản xuất mà còn hạn chế rủi rocho các nhà ĐTNN. Do đó, để đảm bảo cho hoạt động của các nhà ĐTNN được thuận

lợi, nước tiếp nhận đầu tư thường phải chuẩn bị tốt kết cấu hạ tầng trước khi tiếp nhậnđầu tư. Kết cấu hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông (đường sá, nhà ga, sân bay, bếncảng,…), hệ thống điện, nước; hệ thống thông tin, liên lạc;….

- Sự trưởng thành và phát triển của hệ thống các ngành công nghiệp hỗ trợ và

các dịch vụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh ở vùng kinh tế trọng điểmTrong giai đoạn hiện nay, giai đoạn toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế,

mức độ chuyên môn hóa trong sản xuất kinh doanh ngày một tăng dẫn đến sự phụ thuộclẫn nhau giữa các doanh nghiệp ngày càng lớn. Theo đó, một doanh nghiệp nói chung vàdoanh nghiệp có vốn FDI nói riêng, muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thìngoài những nguyên vật liệu chính còn phải sử dụng những hàng hóa và các dịch vụ do

các doanh nghiệp khác cung ứng. Vì vậy, khi quyết định lựa chọn một địa phương làm

địa điểm kinh doanh, các nhà đầu tư còn quan tâm đến các ngành công nghiệp hỗ trợ và

các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ sản xuất kinh doanh của địa phương. Để thu hút

FDI, mỗi địa phương cần phải qui hoạch và phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ dựatrên những tiềm năng, lợi thế so sánh của mình về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên vàcác nguồn lực đầu vào quan trọng khác. Đi cùng với đó, là việc thúc đẩy phát triển cácdịch vụ phục vụ kinh doanh để cải thiện năng lực cạnh tranh của các nhà ĐTNN.

2.2.2.2. Nhóm nhân tố thuộc về nhà đầu tư nước ngoài- Chiến lược kinh doanh, định hướng thị trường đầu tư

Trong quá trình tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước ngoài, các nhà đầu tư luôn so

sánh mức độ hấp dẫn và độ rủi ro cho đồng vốn của họ. Họ chỉ quyết định đầu tư ra

nước ngoài nếu thấy việc đầu tư ở nước ngoài là có hiệu quả hơn, đem lại lợi nhuậncao hơn so với đầu tư trong nước. Tuy nhiên, với mỗi một thị trường đầu tư, nhà đầu

tư nước ngoài lại có những chiến lược và định hướng đầu tư khác nhau, căn cứ vàocác điều kiện về môi trường đầu tư của nước sở tại. Mục đích đầu tư của nhà đầu tư

Page 59: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

52

nước ngoài có thể được phân chia thành các loại như sau: FDI với mục tiêu tìm kiếm

thị trường, FDI với mục tiêu khai thác tài nguyên thiên nhiên, FDI với mục tiêu khai

thác hiệu quả. Trong ba loại FDI trên đây, loại FDI với mục tiêu khai thác tài nguyênthiên nhiên thường được thực hiện đối với các quốc gia đang phát triển, mà ở đó nhàđầu tư nước ngoài có thể tận dụng nguồn nguyên liệu thô, lao động phổ thông giá rẻ.

Với loại đầu tư này, nước tiếp nhận đầu tư rất dễ rơi vào tình trạng bị khai thác tàinguyên thiên nhiên một cách thiếu khoa học, ảnh hưởng rất lớn đến yếu tố đầu vàocho hoạt động sản xuất trong dài hạn, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững.

- Tiềm lực tài chínhTiềm lực tài chính của nước đầu tư không những có tác động mạnh đến việc

thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài, mà còn có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển bền

vững trong hoạt động thu hút FDI của nước tiếp nhận đầu tư.

Thực tế cho thấy, những quốc gia có hoạt động đ ầu tư ra nước ngoài thường là

những quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh, có mức tích lũy nội bộ trong nước cao, có

mức dự trữ ngoại tệ lớn. Do đó, họ tìm cách đầu tư ra nước ngoài với mục đích nhằm

khai thác tối đa hiệu quả của nguồn vốn dư thừa này. Nhà đầu tư nước ngoài với tiềm

lực tài chính mạnh sẽ có khả năng triển khai hoạt động đầu tư một cách nhanh nhất,hiệu quả nhất, tránh hiện tượng trì hoãn, rút vốn hoặc đi vay vốn để tiến hành đầu tư.Ngoài ra, với tiềm lực tài chính mạnh, các nhà đầu tư nước ngo ài sẽ có điều kiện hơnđể đầu tư, đổi mới trang thiết bị, công nghệ hiện đại cho dây chuyền sản xuất, tạo ranhững sản phẩm chất luợng và mang tính cạnh tranh cao. Đây chính là yếu tố đảmbảo tính bền vững trong hoạt động FDI.

- Trình độ công nghệ của các dự án FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đầu tư gắn liền với việc di chuyển

công nghệ sang nước tiếp nhận đầu tư. Và, nước tiếp nhận đầu tư, thông qua hoạt

động FDI sẽ hấp thụ được công nghệ tiên tiến, hiện đại từ các nước phát triển thông

qua hoạt động chuyển giao công nghệ như mua bán li - xăng,... Một quốc gia có trình

độ công nghệ cao thường làm chủ các công nghệ nguồn và nó có vai trò vô cùng

quan trọng trong việc nâng cao năng suất, rút ngắn thời gian sản xuất và thúc đẩy

tăng trưởng kinh tế. Không những thế, một dự án FDI với tiềm năng công nghệ lớn

sẽ làm hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường nước sở tại. Do vậy, để hoạt độngđầu tư trực tiếp nước ngoài đảm bảo tính bền vững, nước tiếp nhận đầu tư nên cóchính sách thu hút những dự án FDI với trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Page 60: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

53

2.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á VỀ ĐẦU TƯ TRỰCTIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG KINH TẾTRỌNG ĐIỂM VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ

2.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia Châu Á về đầu tư trực tiếp nước

ngoài theo hướng phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm

2.3.1.1. Kinh nghiệm của IndonesiaMột là, đẩy mạnh thu hút FDI và phát triển vùngSau cuộc khủng hoảng năm 1997, Indonesia đứng trước thách thức cầ n nguồn

vốn để phục hồi nền kinh tế. Do nợ công của Indonesia lúc đó đã ở mức cao khiến khảnăng vay nước ngoài thấp và nguồn vốn trong nước cạn kiệt, giải pháp khả thi nhất làthu hút FDI để phục hồi nền kinh tế. Đồng thời, Indonesia cũng đứng trước thách thức

quản lý nguồn vốn FDI đổ vào nước này, trong đó nổi bật là thách thức duy trì phát triển

đồng đều giữa các vùng miền và phân cấp quản lý hiệu quả.

Là một quốc gia với hơn 10 ngàn đảo, nhiều sắc tộc, bị chia cắt nhiều bởi biển vàrừng, do đó, việc tạo lập sự phát triển hài hòa theo vùng, miền là thách thức rất lớn đốivới Indonexia.

Liên quan đến phát triển vùng miền, việc phát triển dựa vào nguồn vốn FDI có thểlàm tăng khoảng cách phát triển giữa các vùng và tăng nguy cơ gây bất ổn, xung đột. Lýdo là nguồn vốn FDI có xu hướng tập trung vào một số địa phương có lợi thế về nguồn

lực và tập trung đông dân. Trong khi đó, các địa phương được phân quyền quản lý mạnh

mẽ về thu chi ngân sách theo chương trình phân cấp hóa từ năm 1999. Như vậy, các địa

phương nghèo sẽ không có ngân sáchđể thực hiện các dự phát triển kinh tế, xã hội.Để đảm bảo ổn định chính trị do sự đa dạng và cách biệt văn hóa củ a nhiều nhóm

sắc tộc ở nước này thì việc đảm bảo phát triển đồng đều giữa các vùng là vấn đề hết sức

quan trọng đối với Indonesia. Vì vậy, một số biện pháp, chính sách để hài hòa việc thuhút FDI và phát triển vùng đã được triển khai, như:

- Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi, kết nối các vùng miền với nhau.

Với từng loại hình FDI, chính sách này có tác động, ảnh hưởng khác nhau. Các dự án

FDI cần sử dụng nguồn lực giá rẻ có thể sẽ trải ra đều hơn trên các địa phương do tính

kết nối về cơ sở hạ tầng gia tăng. Còn các dự án đầu tư sản xuất hàng tiêu dùng phục vụthị trường nội địa thì sẽ tập trung sản xuất t ại một địa phương thay vì phân tán ra nhiềuđịa bàn. Nhưng vì họ có thể vận chuyển hàng hóa một cách thuận tiện đến mọi miền dogiao thông thuận lợi. Do vậy, việc lựa chọn chính sách này cần tính đến đặc điểm củaloại hình FDI.

Page 61: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

54

- Tiếp tục quá trình tự do hóa thương mại và kết nối với thị trường quốc tế.

Elizondo và Krugman (1996) cho rằng chính sách thay thế nhập khẩu của các nước đang

phát triển là nguyên nhân chính gây ra tình trạng vốn FDI chỉ tập trung ở một số địaphương nhất định. Lý do là khi việc sản xuất chủ yếu phục vụ thị trường nội địa, cácdoanh nghiệp sẽ chỉ tập trung ở những nơi gần khách hàng. Trong khi đó, nếu khả năng

xuất khẩu cao, các doanh nghiệp sẽ tập trung vào tính toán chi phí sản xuất thay vì vị tríđặt nhà máy. Do vậy, các doanh nghiệp sẽ hướng tới các địa phương có nguồn nhân lựcvà giá thuê đất rẻ thay vì chỉ tập trung vào các khu công nghiệp lớn.

Tuy nhiên, tác động của chính sách này khó mang lại hiệu quả tức thì trong ngắnhạn. Các địa phương đã thu hút FDI từ lâu sẽ vẫn là địa chỉ đầu tư và sẽ mất vài năm để

các doanh nghiệp nước ngoài bắt đầu chuyển dần sự quan tâm sang các địa phương khác.Do vậy, doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của các chính sách có tác động ngay trong ngắn hạn.

- Hài hòa giữa quyền tự chủ của địa phương và khả n ăng điều phối nguồn thucủa chính phủ, trung ương. Lý do là cho dù các biện pháp trên có được thực hiện, thì sẽvẫn có một số địa phương không thể cạnh tranh nổi trong việc thu hút nguồn vốn FDI.

Do vậy, chính quyền trung ương vẫn cần giữ thẩm quyền quản lý thu chi ngân sách ởmột mức nhất định để phân bổ cho các địa phương nghèo, vùng sâu, vùng xa khó có khả

năng thu hút FDI.Tuy nhiên, qua thực tế triển khai cho thấy, ở một nước với rất nhiều sắc tộc, tôn

giáo, văn hóa, vùng đất tách biệt như Indonesia, thực hiện việc phát triển đồng đều giữavùng miền là rất khó. Trong những năm gần đây, vốn FDI chủ yếu đổ vào đảo Java, nơicó nhiều lợi thế về cơ sở hạ tầng tốt và tập trung đông dân cư.

Hai là, tăng cường phân cấp quản lý nguồn vốn FDIBên cạnh thách thức về phát triển đồng đều giữa vùng, miền, Indonesia cũng gặp

thách thức về phân cấp quản lý nguồn vốn FDI. Quá trình phân quyền từ trung ương đến

địa phương từ năm 1999 khiến các nhà đầu tư có phần lo ngại về sự không thống nhất

về chính sách giữa chính quyền trung ương và địa phương. Đó là do sự phân quyền ởIndonesia không chỉ nhằm mục đích tăng tính chủ động và hiệu quả điều hành ở cấp địaphương, mà còn là một biện pháp để làm dịu đi các phong trào đòi quyền độc lập hoàntoàn ở một số địa phương như Aceh và Papua. Do vậy, quá trình phân quyền mạnh mẽmang đến một số rủi ro như:

- Chính sách thu hút và quy định về FDI sẽ có sự “vênh” nhau giữa các địaphương, giữa địa phương với trung ương, giữa cấp tỉnh và cấp quận tại địa phương.Thực tế đã xảy ra khiếu kiện của một số công ty như Caltex, PT Semen Gresik-Cemex

Page 62: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

55

và Kaltim Prima Coal do sự thiếu thống nhất về chính sách giữa chính quyền trung ươngvà địa phương.

Theo đánh giá của USAID, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do thiếusự nhất quán và rõ ràng trong quy định về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, và tính

chịu trách nhiệm của các cấp. Như vậy, bài học kinh nghiệm của Indonesia là cùng vớiquá trình phân quyền mạnh mẽ, cần sự thống nhất, đồng thuận và cẩn trọng trong việcxây dựng hoàn thiện các quy định pháp lý, cơ chế phối hợp và quy định chức năng,nhiệm vụ, thẩm quyền rõ ràng giữa các cấp. Tại Indonesia, các quy định này được xâydựng lẻ tẻ, thiếu nhất quán. Các cơ quan điều phối quá trình phân cấp như Bộ Nội Vụ,Bộ Tài chính cũng “vênh” nhau về quan điểm và cách làm khi triển khai. Không có các

quy định mang tính pháp lý chặt chẽ về trách nhiệm của chính quyền địa phương và cấp

quận. Theo Ngân hàng Thế giới, tính chịu trách nhiệm có hai khía cạnh chính là tínhchịu trách nhiệm lên trên (đối với chính quyền cấp cao hơn) và tính chịu trách nhiệmxuống dưới (đối với chính quyền cấp thấp hơn hoặc trực tiếp với người dân).

- Việc phân quyền mạnh mẽ về mặt lý thuyết sẽ tăng tính tự chủ và hiệu quả

trong việc sử dụng các nguồn lực, nắm được nhu cầu và chịu trách nhiệm với người dân

của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu phân quyền tại Indonesia,

có chỉ trích cho rằng sự phân quyền thực sự chỉ là chia sẻ lợi ích từ trung ương xuốngđịa phương và củng cố thêm quyền lực của các nhóm lợi ích ở địa phương. Kinh nghiệm

cho thấy điều này chỉ diễn ra khi việc phân quyền không đi kèm với nâng cao năng lựccán bộ của các địa phương, hoàn thiện các thể chế quản lý và nâng cao vai trò lãnh đạo

của các cấp thực sự liêm khiết, minh bạch. Một khảo sát của trường Stanford tại

Indonesia về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tham nhũng của chính quyền địa phương

cho thấy yếu tố lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả làm việcvà ngăn chặn tham nhũng.

2.3.1.2. Kinh nghiệm của Thái LanLà một nước có khá nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, nhưng Thái Lan đã

sớm có những nhận thức đúng đắn về nguồn vốn FDI và đã tận dụng nó để phát triển đất

nước. Trong giai đoạn 1997 - 1998, nền kinh tế Thái Lan ảnh hưởng nặng nề từ cuộc

khủng hoảng tài chính châu Á. Sau đó, nền kinh tế Thái Lan đi vào giai đoạn hồi phục.Nhằm xoá bỏ những nghi ngại về tình hình chính trị - kinh tế bất ổn trước con

mắt các nhà ĐTNN và để cải thiện tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, Thái Lan đãtăng cường tính minh bạch hóa, phát triển cơ sở hạ tầng với những dự án khổng lồ,tìm nguồn tài chính từ lĩnh vực tư, cải thiện giáo dục nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ

Page 63: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

56

bước vào toàn cầu hóa... Dưới đây là một số kinh nghiệm trong việc điều chỉnh chínhsách thu hút FDI của Thái Lan:

- Cải thiện môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tưMôi trường pháp lý có vai trò quan trọng trong việc thu hút các nhà ĐTNN. Thể

chế chính trị ổn định, hệ thống pháp luật đồng bộ, thủ tục đầu tư đơn giản và nhiều chính

sách khuyến khích, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư là những bí quyết của cácnước châu Á thành công nhất, trong đó có Thái Lan. Bên cạnh việc cải cách thủ tục

hành chính theo hướng một cửa đơn giản, với những hướng dẫn cụ thể tạ o thuận lợi cho

các nhà đầu tư, Thái Lan còn ban hành Luật xúc tiến thương mại, trong đó quy định rõ

ràng cơ quan nào, ngành nào có nhiệm vụ gì trong việc xúc tiến đầu tư. Ngoài ra, TháiLan cũng thực hiện tốt công tác quy hoạch và công khai các kế hoạch phát triển đất

nước từng giai đoạn, ngắn và trung hạn.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng hiện đại, thuận tiện cho việc buôn bán và giao lưu quốc tế luôn

là yếu tố quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư. Cũng như các nước Châu Á khác, TháiLan đã thấy được tiềm năng thu hút nguồn vốn FDI từ yếu tố này. Chính vì vậy, họđã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng: nhà xưởng, đường giao thông, viễn thông, dịch

vụ,... nhằm tạo môi trường hấp dẫn và dễ dàng cho các nhà đầu tư khi hoạt động trên

đất nước mình.

Thái Lan chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng: hệ thống đường bộ, đường sắt, hệ thống

sân bay, bến cảng, khu công nghiệp, kho bãi hiện đại, thuận lợi cho phát triển kinh tế và

du lịch. Nước này cũng xây dựng thành công hệ thống viễn thông, bưu điện, mạng

internet thông suốt cả nước phục vụ cho hoạt động kinh doanh quốc tế.

- Phát triển nguồn nhân lực có trình độ caoMột trong những tiêu chí để các nhà ĐTNN quan tâm là thị trường lao động ở

nước sở tại. Thị trường lao động của Châu Á đặc biệt hấp dẫn bởi tỷ lệ lao động trẻ, giá

thấp. Tuy nhiên, phát triển nguồn lao động có trình độ cao mới chính là bí quyết thu hútđầu tư của các nước châu Á thành công nhất. Thái Lan rất coi trọng đầu tư cho giáo dục ,có tới 21% sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành toán, máy tính.

- Thái Lan đặc biệt áp dụng chính sách khuyến khích ưu đãi về thuế nhập khẩuđối với các chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp

Các dự án FDI trong nông nghiệp tại Thái Lan được miễn giảm đến 50% thuếnhập khẩu đối với các loại máy móc, thiết bị để thực hiện dự án mà được cơ quan quản

Page 64: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

57

lý đầu tư công nhận là thuộc loại thiết bị được khuyến khích đầu tư. Riêng đối với cácdự án đầu tư vào các lĩnh vực đặc biệt khó khăn và có sản phẩm xuất khẩu, được miễnhoàn toàn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 5 năm.

Đối với các dự án đầu tư và các lĩnh vực như trồng lúa, trồng trọt, làm vườn,chăn nuôi gia súc, các dự án về khai thác lâm sản, hải sản, khai thác muối… trong lãnhthổ Thái Lan thì có biện pháp hạn chế chặt chẽ, chỉ cho phép đầu tư đối với những dự án

được hội đồng đầu tư cho phép, trong nh ững dự án này cũng chỉ cho phép với hình thứcliên doanh và các nhà ĐTNN không được nắm phần sở hữu đa số.

Thái Lan cũng hạn chế ĐTNN trong những ngành nghề nhất định mà chưathực sự sẵn sàng hợp tác với nước ngoài như: sản xuất bột mỳ, đánh bắt thủy sản,khai thác lâm sản,…

Là một quốc gia có nền nông nghiệp tương đồng với Việt Nam, thậm chí cónhững điều kiện còn hạn chế hơn so với Việt Nam, tuy nhiên, Thái Lan đã vươn lêntrở thành một nước đứng đầu về xuất khẩu nông sản và với giá trị nông sản xuất khẩu

cao hơn hẳn so với Việt Nam. Nguyên nhân có được điều đó là do Thái Lan đã biếtđịnh hướng FDI vào việc khai thác đặc sản của từng vùng thậm chí cả những vùngkhó khăn nhất. Chính sách này đã làm cho nền nông nghiệp Thái Lan có được nhữnglợi thế về chất lượng và giá cả trên thị trường nông sản thế giới và hơn nữa, nông sảnThái Lan đã tạo được một thương hiệu tốt trên thị trường, điều mà nông sản Việt Nam

vẫn đang tìm kiếm.- Phát triển công nghiệp nhằm thu hút FDICông nghiệp vẫn luôn là lĩnh vực truyền thống thu hút nhiều FDI. Mặc dù hiện nay

có những thay đổi trong xu thế đầu tư FDI, đó là đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ đang tănglên, nhưng tỷ trọng FDI vào lĩnh vực công nghiệp trong tổng FDI của toàn thế giới vẫnrất lớn do đầu tư vào lĩnh vực công nghiệ p mang tính bền vững cao. Đặc biệt, ở các nướcđang phát triển mà đa số đều đang ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá thì lĩnhvực công nghiệp còn rất nhiều tiềm năng phát triển, đồng thời luôn cần một lượng vốn đầu

tư rất lớn. Bên cạnh đó, xu thế FDI dần chuyển sang các ngành công nghệ cao hiện naycho thấy nếu không phát triển công nghiệp, các nền kinh tế khó có thể thu hút FDI trongdài hạn. Chính vì vậy, chính sách phát triển công nghiệp vừa là mục tiêu, vừa là công cụthu hút FDI của các nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển.

Tại Thái Lan, Chính phủ đã có sự kết hợp khéo léo giữa mục tiêu công nghiệphoá và thu hút ĐTNN. Chính sách thu hút FDI của Thái Lan rất năng động, liên tụcđược điều chỉnh để thích nghi với từng thời kỳ phát triển đất nước. Thái Lan luôn xácđịnh nước thu hút đầu tư trọng điểm, từ đó, xây dựng các bộ phận chuyên trách riêng

Page 65: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

58

biệt cho từng nguồn xuất xứ của nhà đầu tư. Chính sự chuyên môn hóa và tổ chức nàyđã đáp ứng nhu cầu cụ thể của các nhà ĐTNN có quốc tịch khác nhau. Để thu hút cácnhà ĐTNN, chính phủ Thái Lan đã có những chính sách nhằm giảm thiểu chi phí đầuvào như nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu, cước viễn thông quốc tế, giá thuê đất chi phílưu thông hàng hoá, nới lỏng chính sách thuế thu nhập của người nước ngoài.

Một đặc điểm nữa trong chính sách công nghiệp phục vụ thu hút FDI của Thái

Lan đó là Chính phủ rất chú ý phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ. Thái Lan đãthành lập Ủy ban hỗ trợ về vấn đề này và cùng với các tổ chức chuyên môn lo phát triển,xây dựng, hình thành những mối liên kết công nghiệp hỗ trợ trong nước. Hiện nay, TháiLan có tới 19 ngành công nghiệp phụ trợ ở ba cấp: Lắp ráp, cung cấp thiết bị - phụ tùng- linh kiện và dịch vụ. Một ví dụ điển hình về sự phát triển của các ngành công nghiệpphụ trợ ở Thái Lan đó là trong lĩnh vực sản xuất ôtô. Từ chỗ từng bước nội địa hóa phụtùng, đến nay Thái Lan đã xuất khẩu cả ôtô với linh kiện - phụ tùng được sản xuất tạichỗ. Mặc dù chỉ có 15 nhà máy lắp ráp, nhưng Thái Lan có đến 1.800 nhà cung ứng.Chính phủ Thái Lan từ chỗ quyết định về tỷ lệ nội địa hóa (năm 1996): 40% đối với xetải nhỏ, 54% đối với xe tải khác, đã tiến đến yêu cầu động cơ diesel phải được sản xuấttrong nước.

Hiện nay, khi năng lực của ngành công nghiệp phụ trợ đ ã phát triển đáp ứng yêucầu, Thái Lan có chính sách buộc các nhà ĐTNN đã ổn định trong sản xuất, kinh doanh

phải thay đổi chiến lược, để tuân thủ tỷ lệ nội địa hóa nói trên. Điều này không những đãkéo theo những dự án đầu tư mở rộng nhà xưởng sản xuất ng ay tại chỗ, mà còn kéo theocác công ty, tập đoàn lớn từ chính các nước đầu tư sang mở thêm các cơ sở công nghiệp

phụ trợ tại Thái Lan.2.3.1.3. Kinh nghiệm của Trung QuốcTrung Quốc là một nền kinh tế thành công nhất trong việc thu hút FDI ở trong

khu vực và trên thế giới. Quá trình thu hút FDI của Trung Quốc có thể chia thành 4giai đoạn: (i) Giai đoạn thăm dò (1979 -1985); (ii) Giai đoạn phát triển ổn định (1986-1991); (iii) Giai đoạn phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ (1992-2000) và (iv) Giai đoạnhội nhập kinh tế quốc tế (2001- nay). Trong đó, giai đoạn từ khi Trung Quốc chính thứctrở thành thành viên của WTO đến nay đã tạo ra những lợi thế mới về thu hút FDI ở

nước này, trung bình mỗi năm Trung Quốc có thể thu hút được 60 tỷ USD FDI.Năm 2003, theo đánh giá của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD),

Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành nước nhận được FDI lớn nhất thế giới. Cụ thểlà, trong năm này, FDI của các nước thuộc OECD - bao gồm các nền kinh tế hùng mạnhnhất thế giới như Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh và Ý- là 384 tỉ USD (giảm 28% so với năm

Page 66: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

59

2002). Riêng Trung Quốc thu hút 53 tỉ USD so với Pháp 47 tỉ, Anh 14,6 tỉ, Đức 12 tỉ(giảm 65%). Trong khi đó, Ấn Độ - nền kinh tế số 3 châu Á - chỉ nhận được 4 tỉ USDFDI nhưng vẫn còn hơn Nga với... 1 tỉ USD - một "thành tích" tệ hại nhất của nước nàykể từ giữa những năm 90. Riêng Mỹ cũng thụt lùi khi năm qua thu hút được 40 tỉ USDso với 72 tỉ một năm trước đó và 167 tỉ năm 2001 [105]. Đến năm 2005, Trung Quốc đạtcon số FDI tới 100 tỷ USD (trong khi suốt thập kỷ 90, tổng FDI vào Trung Quốc chưađầy 250 tỷ USD). Lĩnh vực dịch vụ vượt lĩnh vực chế biến và trở thành "động lực" thuhút FDI của Trung Quốc trong giai đoạn tới. Gần đây nhất, năm 2012, Báo cáo mới nhấtcủa Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) cũng nhận địnhTrung Quốc đã trở thành quốc gia thu hút lượng FDI nhiều nhất thế giới, với lượng FDIchảy vào Trung Quốc trong 6 tháng năm 2012 đạt 59,1 tỷ USD, chỉ giảm nhẹ so với60.9 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái; trong khi đó tại Mỹ lượng FDI giảm tới 39% và chỉ đạt57,4 tỷ USD. Còn tính chung toàn cầu, FDI giảm 8% so với cùng kỳ năm 2011 và đạt668 tỷ USD (VnExpress, 25-10-2012).

Để thu hút thành công nguồn vốn FDI và từng bước vươn lên vị trí số một trên

thế giới trong thu hút FDI, Trung Quốc đã trải qua nhiều lần điều chỉnh chính sách thu

hút FDI phù hợp với từng giai đoạn cụ thể, đặc biệt, giai đoạn từ 2006 đến nay .Vào tháng 3/2006, Quốc Hội Trung Quốc đã công bố các mục tiêu kế hoạch

kinh tế - xã hội, trong đó nhấn mạnh nhu cầu chuyển từ cách tiếp cận “phát triển bằngbất kỳ giá nào” của những năm gần đây sang thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.

Vào tháng 11/2006, Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc (NDRC)đã công bố chính sách về FDI trong Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006-2010, trong đónhấn mạnh nhu cầu chuyển sang cách tiếp cận “chất lượng hơn là số lượng” trong thu

hút FDI. Điều này cho thấy các mục tiêu trong thu hút FDI của Trung Quốc sẽ đồng bộ

với các mục tiêu tổng quát của bản kế hoạch. Dưới đây là một số điều chỉnh chính sách

đối với FDI của Trung Quốc theo hướng nâng cao chất lượng FDI:

Thứ nhất, đầu tư công phu và có trọng điểm vào việc x ây dựng và hoàn thiện hệthống luật pháp, chính sách và các qui định pháp lý có liên quan đến hoạt động FDI

Trung Quốc thể hiện sự quan tâm đến những quyền lợi của nhà ĐTNN bằng cách

thường xuyên bổ sung, sửa đổi Luật ĐTNN, đảm bảo tính thực thi nghiêm túc. Nhữnghoạt động thanh tra trái phép, thu lệ phí hay áp đặt thuế sai quy định đối với các doanhnghiệp nước ngoài bị xử lý nghiêm khắc. Nhiều quy định được xóa bỏ để phù hợp vớipháp luật kinh doanh quốc tế như tỷ lệ nội địa hóa, cân đối ngoại tệ. Phạm vi ngànhnghề được phép đầu tư được mở rộng, từ 186 lên đến 262 khoản mục được đầu tư.

Page 67: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

60

Trung Quốc cũng công bố rộng rãi, công khai các kế hoạch phát triển kinh tế vàtập trung hướng dẫn ĐTNN vào các ngành được khuyến khích phát triển.

Trung Quốc thực hiện phân cấp, phân quyền, nâng cao quyền hạn nhiều hơn chocác tỉnh, thành phố, khu tự trị trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI. Nhànước cho phép mỗi tỉnh, thành phố, khu tự trị có những đặc quyền trong quản lý, phêchuẩn dự án đầu tư.

Thứ hai, chú trọng cải thiện cơ sở hạ tầngTrung Quốc có thể nói là nền kinh tế thành công nhất trong việc xây dựng các đặc

khu kinh tế nhằm thu hút các nhà ĐTNN. Mục tiêu xây dựng các đặc khu kinh tế củaTrung Quốc là thu hút công nghệ tiên tiến của nước ngoài, nâng cao trình độ kỹ thuật,thúc đẩy xuất khẩu và mở rộng quan hệ với nước ngoài, phát triển kinh tế trong nước. Cácnhà đầu tư khi vào sản xuất kinh doanh tại các đặc khu kinh tế (Thâm Quyến, Sán Đầu,Chu Hải, Hạ Môn và Hải Nam) được hưởng chế độ đặc biệt. Tùy theo đặc điểm và vị tríđịa lý của từng đặc khu mà Trung Quốc có các chiến lược phát triển và chính sách ưu đãi

khác nhau. Ví dụ, đặc khu Thâm Quyến, do liền kề với Hồng Công, nên rất thuận lợi chophát triển công nghiệp. Ở đây, nếu các doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm có hàmlượng khoa học cao thì sẽ được miễn thuế sử dụng đất trong 5 năm đầu và giảm 50%trong những năm tiếp theo. Hoặc như ở đặc khu Chu Hải, nếu các doanh nghiệp có vốnFDI đang áp dụng công nghệ cao hoặc các doanh nghiệp có lợi nhuận thấp thì được miễn

trả tiền thuê đất. Các đặc khu kinh tế này được trao quyền giống như chính quyền cấp tỉnhtrong việc điều tiết kinh tế và ban hành các văn bản quyđịnh điều chỉnh.

Tại các đặc khu kinh tế, Trung Quốc tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầ ng,phát triển đô thị, nhà ở, trường học, bệnh viện, trung tâm công cộng. Nhà nước cho phépđịa phương tự khai thác mọi khả năng để có vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, để khuyến khíchnhà ĐTNN tham gia vào quá trình tái cơ cấu, đổi mới DNNN.

Với những chính sách đầu tư thông thoáng, linh hoạt cùng với nguồn lao độngdồi dào, nhân công rẻ và có chất lượng, các đặc khu kinh tế của Trung Quốc đã thu hútđược một số lượng rất lớn các nhà ĐTNN. Hệ quả tất yếu là FDI vào trong nước tăng,trang thiết bị được nâng cấp hiện đại và phương pháp quản lý tiên tiến trong hoạt độngkinh tế được cập nhật, mức sống của người dân tại các đặc khu này được nâng cao. Đây

là bài học kinh nghiệm đối với các vùng kinh tế khác ở Trung Quốc cũng như các nướckhác trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư.

Thứ ba, chú trọng chuyển giao công nghệ qua các dự án FDIĐể tận dụng hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ khu vực FDI tới các doanh nghiệp

trong ngành sản xuất trong nước, Trung Quốc đã tăng cường khuyến khích đầu tư của

Page 68: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

61

các công ty xuyên quốc gia lớn trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và phương Tây để nâng cấpkết cấu kỹ thuật và ngành nghề, phát triển các ngành kỹ thuật cao. Với phương châm“dùng thị trường để đổi lấy kỹ thuật” , Trung Quốc đã đòi hỏi nghiêm túc việc chuyểngiao bí quyết công nghệ của các nhà đầu tư từ Đức và Nhật Bản khi cho phép họ thamgia những dự án đầu tiên về đường sắt cao tốc, lập ra cơ sở sản xuất với hàng ngàn kỹ sưcao cấp để ứng dụng công nghệ mới, nên chỉ sau mấy năm hợp tác với nước ngoài,

Trung Quốc đã sản xuất đượ c trang thiết bị, làm chủ được công nghệ, chẳng những cóthể tự lực xây dựng được nhiều tuyến đường sắt trong nước có vận tốc trên 300km/h, màcòn bắt đầu chào hàng để xuất khẩu sang các nước khác với giá cả cạnh tranh. Ngoài ra,Trung Quốc còn chủ động th u hút các nhà ĐTNN thành lập các trung tâm nghiên cứu vàứng dụng công nghệ (R&D) ngay trên đất nước mình, bằng cách cung cấp môi trườngtốt để thu hút như: loại trừ thuế và các loại thuế nhập khẩu khác cho các thiết bị, sảnphẩm xây dựng phòng thí nghiệm và hỗ trợ công nghệ sử dụng cho thí nghiệm. Nhiềudoanh nghiệp FDI đã thiết lập các Trung tâm R&D độc lập ở Trung Quốc như:

Microsoft, Motorola, Intel, Hon da, Siemens, Nortel,...Thứ tư, chú trọng sàng lọc dự án FDI+ Về cơ cấu FDI theo ngành: Theo NDRC, vấn đề chính trong thu hút FDI là

chất lượng của dòng vốn FDI - khuyến khích thu hút FDI vào những ngành có giá trị giatăng cao, giảm việc thu hút đầu tư không có kế hoạch của các chính quyền địa phương

và áp dụng những tiêu chuẩn môi trường chặt chẽ hơn đối với các dự án đầu tư FDI.Chính phủ cũng khuyến khích đầu tư vào những ngành sử dụng công nghệ tiên tiến hoặcnhững dự án có liên quan đến nghiên cứu và triển khai (R&D). Chính phủ sẽ tập trung ít

hơn vào việc thu hút các dự án FDI đầu tư vào hoạt động chế tác lắp ráp và chế biếnhàng xuất khẩu có giá trị thấp.

Nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, các dự án đầu tư FDI không chỉ đượcnghiên cứu kỹ về các tác động môi trường mà còn được khuyến khích đầu tư vào lĩnhvực BVMT. Theo đó, các nhà chức trách sẽ cố gắng thu hút FDI nhằm bổ sung chonguồn vốn trong nước đầu tư vào các cơ sở xử lý chất thải (chi phí cho hoạt động nàythường khiến các DNTN và các nhà chức trách địa phương không thực hiện nghiêmchỉnh các quy định về môi trường). Ngoài ra, Trung Quố c còn khuyến khích các dự ánFDI phát triển hạ tầng giao thông, logistics, cải thiện công nghệ trong nông nghiệp. Mặtkhác, Trung Quốc cấm hoặc hạn chế các doanh nghiệp hủy hoại môi trường, sử dụngnhiều năng lượng và các nguyên liệu thô,... FDI trong lĩnh vực khai mỏ cũng bị hạn chế.

+ Về cơ cấu FDI theo vùng: Khuyến khích phát triển hợ p tác giữa các vùng,khu vực của Trung Quốc. Để hạn chế sự mất cân đối vùng, miền trong phân bố FDI,

Page 69: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

62

Trung Quốc đã khuyến khích các dự án vào khu vực phía Tây và miền Trung. Theođó, danh mục đầu tư được khuyến khích cho những khu vực này đã được mở rộngtrong Danh mục sửa đổi đầu tư vào miền Trung và miền Tây năm 2008. Những ưu đãivề thuế vẫn được áp dụng đối với khu vực này, trong khi giảm ưu đãi thuế nói chung ởnhững vùng khác.

+ Về cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư: Trung Quốc hạn chế ĐTNN vào nướcnày thông qua hình thức M&A và mong muốn tiếp nhận các hình thức đầu tư mới (GI)để tạo ra nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh mới, góp phần tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽhơn tới nền kinh tế.

2.3.2. Bài học kinh nghiệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng pháttriển bền vững đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Một là, đổi mới, hoàn thiện hệ thống luật pháp và kịp thời điều chỉnh chính sáchvề đầu tư sao cho phù hợp với mục tiêu, định hướng của đất nước trong từng thời kỳ

Để tăng cường thu hút FDI, cần hoàn thiện hệ thống luật pháp liên quan đến hoạtđộng FDI phù hợp với thông lệ quốc tế và tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi đốivới các nhà đầu tư.

Chính sách ưu đãi đầu tư cần bảo đảm hấp dẫn nhà đầu tư tiềm năng vào ngànhnghề, lĩnh vực theo định hướng mới đồng thời phải tính toán và được thực hiện trên cơsở bảo đảm lợi ích quốc gia, hiệu quả kinh tế - xã hội của từng địa phương, chấm dứt

tình trạng thu hút FDI theo phong trào, bất chấp chất lượng và hiệu quả.Hai là, làm tốt công tác qui hoạch, kế hoạch thu hút FDI của vùng KTTĐ gắn

với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước theo yêu cầu phát triểnbền vững

Công tác qui hoạch, kế hoạch thu hút FDI theo hướng PTBV ở vùng KTTĐ BắcBộ cần phải được hình thành và xây dựng trên cơ sở đánh giá đúng tiềm năng, lợi thếcủa vùng; căn cứ và o thực trạng FDI của vùng trong định hướng, mục tiêu phát triểnkinh tế - xã hội của vùng KTTĐ Bắc Bộ; định hướng, mục tiê u của Chiến lược phát

triển kinh tế - xã hội Việt Nam 2011-2020; Chiến lược phát triển bền vững Việt Namgiai đoạn 2011-2020 và xu thế phát triển của FDI thế giới sau khủng hoảng kinh tế.

Ba là, chủ động, tích cực và nâng cao hiệu quả trong việc phân cấp quản lý hoạtđộng đầu tư trực tiếp nước ngoài

Để đảm bảo hiệu quả của việc phân cấp cần có cần có sự phối hợp chặt chẽ vàphân định trách nhiệm rõ ràng giữa cấp trung ương và địa phương trong phân cấp quảnlý các hoạt động FDI. Đồng thời, quá trình phân cấp cần đi kèm với việc nâng cao khảnăng của địa phương trong việc thẩm định và quản lý các dự án FDI.

Page 70: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

63

Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư trực tiếp nướcngoài đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững vùng KTTĐ

Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động FDI phải được tiến hành thườ ng xuyênnhằm theo dõi quá trình triển khai thực hiện dự án FDI từ khi được cấp giấy chứng nhậnđầu tư và trong suốt quá trình hoạt động nhằm đảm bảo mục tiêu, tiến độ và hiệu quảcủa dự án… Ngoài ra, công tác kiểm tra, giám sát còn giúp cho các nhà quản lý pháthiện kịp thời những sai sót, vi phạm, yếu kém; kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lýnhững khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong các vi phạm theo quy định của pháp luật.

Năm là, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đầu tư trựctiếp nước ngoài theo hướng PTBV ở vùng KTTĐ

Để có thể thu hút được nhiều dòng vốn FDI chất lượng hơn trong tương lai, vùngKTTĐ Bắc Bộ cần phải có những chính sách linh hoạt và dài hạn hơn trong việc pháttriển nguồn nhân lực chất lượng cao. Cụ thể là, trong những năm tới, vùng KTTĐ BắcBộ cần phải:

- Dự báo nhu cầu sử dụng nguồn lao động nhằm chủ động trong công tác đào tạolao động, đáp ứng nhu cầu lao động cho thị trường, đặc biệt là đáp ứng yêu cầu của cácnhà ĐTNN.

- Coi trọng chính sách giáo dục - đào tạo và việc xây dựng chính sách giáo dụcphải phù hợp với yêu cầu về nguồn nhân lực của nền kinh tế trong từng giai đoạn cụ thể.

Hệ thống giáo dục phải linh hoạt và luôn hướng đến khả năng, sở thích cũng như năn gkhiếu của học sinh, nhằm phát huy cao nhất tiềm năng của mình.

Sáu là, chủ động, tích cực phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ đáp ứng yêucầu PTBV ở vùng KTTĐ

Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cần phải được coi là khâu đột phá nhằmnâng cao khả năng thu hút vốn FDI và từng bước tiến tới tăng tỷ lệ nội địa hóa ở cácngành công nghiệp chủ lực, các ngành công nghiệp mũi nhọn, đảm bảo mục tiêu PTBVở vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng và cả nước nói chung.

Bảy là, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có chất lượng cao ở vùng KTTĐKết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và chất lượng cao là một trong những trụ cột

của sự phát triển, tạo nên sự kết nối giữa các vùng, miền trong cả nước và giữa vùng

KTTĐ Bắc Bộ với các vùng kinh tế khác, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinhtế, đặc biệt là tạo thuận lợi trong việc thu hút và triển khai các dự án FDI.

Page 71: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

64

Chương 3THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNG

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ

3.1. TIỀM NĂNG, LỢI THẾ VÀ KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI ĐẦUTƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VÙNGKINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ

3.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển vùng kinh tế trọngđiểm Bắc Bộ

Sự hình thành các vùng KTTĐ đã được chính thức hóa khi các Quy hoạchtổng thể phát triển các vùng KTTĐ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo

đó, cuối năm 1997 và đầu năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã lần lượt phê duyệt cácQuyết định số 747/1997/QĐ -TTg, Quyết định 1018/1997/QĐ-TTg và Quyết định44/1998/QĐ-TTg về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ba vùng KTTĐ

quốc gia đến năm 2010, bao gồm vùng KTTĐ Bắc Bộ, vùng KTTĐ Trung Bộ vàvùng KTTĐ phía Nam. Trong đó, theo Quyết định số 1018/1997/QĐ-TTg, vùngKTTĐ Bắc Bộ nằm trên lãnh thổ đồng bằng sông Hồng và vùng núi Đông Bắc đượcxác định bao gồm 5 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương

và Hưng Yên.Ngày 13 tháng 8 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

145/2004/QĐ-TTg về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế -xã hội vùng kinh tếtrọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020 . Trong Quyết định này, quy

mô của vùng KTTĐ Bắc Bộ đã được mở rộng thêm 3 tỉnh gồm Hà Tây, Vĩnh Phúc,Bắc Ninh.

Từ ngày 1/8/2008, sau khi có Nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp thứ 3, Quốchội khóa XII về việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội, bao gồm toàn bộtỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (Hoà Bình).Như vậy, kể từ năm 2008, vùng KTTĐ Bắc Bộ bao gồm 7 tỉnh, thành phố là: Hà Nội,Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc (Hà Tây đã

được hợp nhất để trở thành một phần của Thủ đô Hà Nội ). Vùng KTTĐ Bắc Bộ cótổng diện tích tự nhiên trên 15.593,9 km2, bao gồm cả 3 vùng sinh thái: vùng núi, trungdu, đồng bằng và có địa hình phức tạp, là nơi tập trung đông dân cư với dân số năm2010 là 14.476,8 nghìn người. Diện tích tự nhiên bình quân đầu người của vùngKTTĐ Bắc Bộ là 1077m2, chỉ bằng 28,2% so với diện tích tự nhiên bình quân đầungười của cả nước là 3808,4m 2 [84, tr.55, 58, 316]. Đây là trung tâm chính trị, văn hóa

Page 72: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

65

và khoa học - công nghệ lớn nhất và đầu mối giao lưu quốc tế tập trung nhất của cả

nước, trong đó hạt nhân là Thủ đô Hà Nội.3.1.2. Tiềm năng, lợi thế và khó khăn, thách thức đối với đầu tư trực tiếp

nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ3.1.2.1. Tiềm năng, lợi thế đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát

triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ- Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên+ Vùng KTTĐ Bắc Bộ có vị trí địa chính trị, địa kinh tế rất đặc biệt: có Thủ

đô Hà Nội - trái tim của cả nước, là đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trungtâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; có các cửa rabiển lớn để phục vụ cho cả vùng Bắc Bộ, cả phía Tây - Nam Trung Quốc, phía BắcLào, Thái Lan. Vùng KTTĐ Bắc Bộ là đầu mối giao thương bằng cả đường biển,đường sắt và đường hàng không của cả vùng, cả nước với quốc tế. Ngoài các cụmcảng biển quan trọng nhất cả nước như các cảng lớn Hải Phòng và cảng Cái Lân,vùng KTTĐ Bắc Bộ còn có sân bay quốc tế Nội Bài, có các đường quốc lộ, đườngsắt, đường sông toả đi các vùng khác trong cả nước và đi quốc tế. Vùng KTTĐ BắcBộ có mặt tiền hướng ra biển Đông, có vị trí chiến lược đặc biệt qua n trọng cả vềchính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng cho cả vùng lớn và cả nước.

+ Vùng KTTĐ Bắc Bộ cũng là cái nôi của ngành công nghiệp cả nước trước năm1975. Đến nay, vùng đã hình thành một số khu công nghiệp lớn và tiêu biểu của cả nước.Các ngành công nghiệp chủ chốt của vùng như sản xuất xi-măng, đóng tàu, lắp ráp ô tô,xe gắn máy, luyện cán thép, điện tử, tin học, chế biến lương thực, thực phẩm chất lượngcao... do các doanh nghiệp FDI của các nhà ĐTNN quản lý, ngày càng tăng cả về quy mô

và chất lượng sản phẩm. Vùng còn là trung tâm sản xuất điện năng lớn nhất miền Bắc vớicác nhà máy nhiệt điện lớn như Uông Bí, Phả Lại, Hòn Gai... , là nơi sản xuất và xuất khẩuthan đá lớn nhất nước với vùng mỏ than Quảng Ninh.

+ Vùng KTTĐ Bắc Bộ tuy không có nhiều loại tài nguyên khoáng sản, nhưnglại có một số loại khoáng sản quan trọng như: than đá tập trung chủ yếu ở Quảng Ninhvới trữ lượng đã tìm kiếm khoảng 3,5 tỉ tấn than antraxit (chiếm 98% so với cả nước)và tài nguyên dự báo khoảng 10,5 tỉ tấn. Tuy nhiên, các mỏ than khá phân tán, đa phần

nằm sâu trong lòng đất nên khai thác khó khăn, hiệu quả khai thác không cao. Ngoàithan antraxit, còn phát hiện than abitum với tài nguyên dự báo khoảng 210 tỉ tấn, tậptrung ở vùng đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra, còn có đá vôi, loại vật liệu chủ yếu chocông nghiệp sản xuất xi măng và làm vật liệu xây dựng, có trữ lượng lớn đang đượckhai thác phục vụ cho các nhà máy xi măng Hoàng Thạch ở Hải Dương và khu nhà

Page 73: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

66

máy xi măng ở Thuỷ Nguyên - Hải Phòng; sét cao lanh và silic cát phục vụ cho côngnghiệp thuỷ tinh có trữ lượng khá lớn tập trung ở Vân Đồn - Quảng Ninh và Cát Bà -Hải Phòng.

+ Vùng KTTĐ Bắc Bộ có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế du lịch với tàinguyên du lịch sinh thái đa dạng, bao gồm đầy đủ các cảnh quan sinh thái đồng bằng,rừng núi, bờ biển và biển đảo, trong đó ở nhiều nơi có thể xây dựng các khu du lịchsinh thái, nghỉ mát bãi biển, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí có tầm cỡ quốc gia, quốc tếnhư vịnh Hạ Long, Vân Đồn, Cát Bà, Đồ Sơn, Ba Vì, Suối Hai, Tam Đả o. Ngoài racòn rất nhiều các bãi biển, danh thắng và hàng trăm di tích lịch sử, văn hoá, làng nghềtruyền thống... tạo khả năng phát triển du lịch đặc sắc, hấp dẫn du khách trong vàngoài nước.

+ Với bờ biển chạy dài, có một số vũng, vịnh, vùng KTTĐ Bắc Bộ có tiềm năngxây dựng cảng biển nước sâu, phát triển khu công nghiệp đóng tàu có trọng tải lớn, pháttriển khu kinh tế du lịch ven biển và biển đảo. Ngoài ra, vùng còn có nguồn lợi thủy sảnphong phú, tiềm năng sa khoáng sản dồi dào và triển vọng khai thác dầu khí để pháttriển các ngành công nghiệp khai thác biển.

+ Vùng KTTĐ Bắc Bộ có dải đất chuyển tiếp giữa Miền núi Trung du Bắc Bộvới Đồng bằng sông Hồng thuận tiện cho việc phân bố các khu công nghiệp, các đô thịmà không ảnh hưởng nhiều đến quỹ đất nông nghiệp.

- Về cơ sở hạ tầng kỹ thuậtVùng KTTĐ Bắc Bộ có hệ thống giao thông phát triển khá đồng bộ và chất

lượng khá tốt.+ Hệ thống đường bộ: bao gồm các đường quốc lộ số 1, 2, 3 5, 6, 10, 18, chạy qua

các tỉnh trong vùng. Ngoài ra còn có các đường liên tỉnh, liên huyện, liên xã có kết cấu mặtđường bê tông hoặc bê tông nhựa, đường liên thông cũng có tới khoảng 70% là bê tônggạch vỡ, bê tông đá sỏi, số còn lại là đường cấp phối và 100% số xã có đường ô tô đến tậntrụ sở UBND xã. Hệ thống giao thông đã tạo điều kiện thuận tiện cho việc đi lại của dân cư

từ nơi này đến nơi khác và vận chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.+ Hệ thống đường thuỷ: vùng KTTĐ Bắc Bộ có chiều dài bờ biển khoảng 375km

với khoảng 675km2 mặt nước biển và có hệ thống cảng biển gồm: 2 cụm cảng lớn HảiPhòng, Quảng Ninh với 28 cảng, trong đó có 3 cảng tổng hợp là Hải Phòng, Cái Lân vàĐình Vũ cho tàu có trọng tải 10.000 - 50.000 DWT ra vào thuận tiện; 6 cảng tổng hợpđịa phương; 19 cảng chuyên dùng với công suất 20 tri ệu tấn/năm.

+ Hệ thống đường hàng không: Vùng KTTĐ Bắc Bộ có 2 sân bay. Năm 2010,sân bay quốc tế Nội Bài đã vận chuyển 9,5 triệu lượt hành khách, tăng 20% so với năm

Page 74: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

67

2009. Sân bay quốc tế Nội Bài sẽ xây dựng đường cất hạ cánh mới để có thể tiếp nhậncác loại máy bay cỡ lớn như A380, B777; sân đỗ tiếp nhận 88 máy bay và sau khi hoànthành nhà ga T2, sẽ xây dựng nhà ga T3, T4 để có thể tiếp nhận 50 triệu hành khách mộtnăm. Sân bay quốc tế Cát Bi Hải Phòng đã quy hoạch, xây dựng mở rộng để đến 2025có thể tiếp nhận 2 triệu lượt khách và 17000 tấm hàng hoá một năm.

+ Hệ thống đường sắt: vùng KTTĐ Bắc Bộ có trục đường sắt Hải Phòng - HàNội, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - TP Hồ Chí Minh chạy qua tạo điềukiện thuận lợi cho vận chuyển hành khách, hàng hoá từ địa phương này đến địa phươngkhác trong vùng và các địa phương khác trong cả nước.

- Về qui mô và trình độ phát triển+ Vùng KTTĐ Bắc Bộ có qui mô lớn thứ hai trong các vùng KTTĐ của cả

nước, chỉ đứng sau vùng KTTĐ phía Nam. Trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăngtrưởng GDP bình quân của vùng KTTĐ Bắc Bộ đạt 11,94%/năm (cao hơn tốc độ tăngtrưởng GDP bình quân các vùng KTTĐ và vùng KTTĐ phía Nam), trong đó thu nhập

bình quân đầu người của vùng năm 2010 là 31,2 triệu đồng/người ( vùng KTTĐ phíaNam đạt 45,5 triệu đồng/người , vùng KTTĐ miền Trung đạt 20,9 triệu đồng/người ,vùng KTTĐ Đồng bằng sông Cửu Long đạt 25,4 triệu đồng/người ). Tổng thu ngânsách giai đoạn 2006-2011 của vùng KTTĐ Bắc Bộ chiếm tỷ trọng 35,1% so với cảnước (chỉ thấp hơn vùng KTTĐ phía Nam có tỷ trọng thu ngân sách cao nhất chiếm45,4% so cả nước ). Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 của vùng KTTĐ BắcBộ đạt 17,056 tỷ USD chiếm 23,61% so với cả nước ( vùng KTTĐ phía Nam đạt35,931 tỷ USD chiếm 60,08%). Tính đến tháng 12/2012, vùng KTTĐ Bắc Bộ đã thuhút được 3.779 dự án, với tổng vốn đăng ký 43,8 tỷ USD chiếm 22,13% so cả nước(chỉ xếp sau vùng KTTĐ phía Nam với 8.189 dự án với tổng vốn đăng ký , đạt 98,98 tỷUSD, chiếm 50,01% so cả nước) [16].

+ Vùng KTTĐ Bắc Bộ là một trong những vùng tập trung nhiều tập đoàn kinh tế,doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với nhiều quy mô theo lao động và vốn khác nhau.Các doanh nghiệp đang hoạt động phân theo số lao động đến 31/12/20 10 là 78.474doanh nghiệp, trong đó có 569 doanh nghiệp có từ 300 đến 499 lao động; 384 doanhnghiệp có từ 500 đến 999 lao động; 288 doanh nghiệp có từ 1000 đến 4999 lao động vàchỉ có 29 doanh nghiệp có trên 5000 lao động. So với vùng KTTĐ phía Nam chỉ bằnghơn 63% tổng số và 59,5% số doanh nghiệp có từ 5000 lao động trở lên. Phân theo quymô vốn có 17.036 doanh nghiệp có vốn từ 10 tỉ đồng đến 50 tỷ đồng; 4053 doanhnghiệp có vốn từ 50 tỉ đồng đến dưới 500 tỉ đồng và 674 doanh nghiệp có vốn trên 500 tỉđồng. Số doanh nghiệp có quy mô vốn từ 10 tỉ đồng đến dưới 50 0 tỉ đồng của vùng

Page 75: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

68

KTTĐ phía Nam nhiều gấp gần 1,7 lần và số doanh nghiệp có vốn trên 500 tỷ đồng gấp1,8 lần so với vùng KTTĐ Bắc Bộ [84 và tính toán của tác giả]1.

+ Cơ cấu kinh tế của vùng KTTĐ Bắc Bộ chuyển dịch theo hướng tiến bộ, trongđó tỷ trọng của ngành công nghiệp năm 2011 là 47,1%; nông -lâm - thủy sản là 15,2%và dịch vụ là 37,7% [84 và tính toán của tác giả]. Đây là vùng có điều kiện thuận lợitrong phát triển công nghiệp với các ngành nổi bật như: lắp ráp điện tử bán dẫn, tin học,nhiệt điện , khai thác than, thép, cơ khí chế tạo, đóng và lắp ráp phương tiện giao thôngđường thủy, lắp ráp ô tô, xe máy, hàng tiêu dùng cao cấp, dệt may, da giầy, chế biếnthực phẩm, rượu bia. Ngành dịch vụ và du lịch của vùng cũng rất phát triển, đặc biệt làdịch vụ tài chính, ngân hàng.

- Về khả năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực+ Về số lượng lao động: Vùng KTTĐ Bắc Bộ có tổng dân số năm 2011 là 14.686

nghìn người với mật độ dân số gần 942 người/km2, trong khi đó mật độ dân số cả nước là266 người/km2, vùng KTTĐ phía Nam cũng chỉ có 578 người/km 2. Dân số đô thị là

5401,4 nghìn người chiếm 36,8%, mức bình quân cả nước là 31,8%, nông thôn là 9284,6nghìn người chiếm tỷ lệ 63,2% tổng dân số cả vùng, so với tỉ lệ 68,2% của cả nước. Hầuhết các tỉnh trong vùng có tốc độ tăng dân số năm 2011 thấp hơn 1%, riêng Quảng Ninhtăng 1,14%, Hà Nội tăng 1,39% bình quân cả vùng không cao hơn tỷ lệ tăng dân số cảnước 1,05%. Số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của vùng KTTĐ Bắc Bộ năm 2005 là7.634,4 nghìn người, năm 2011 là 8303 nghìn người, tăng 8,7% so với năm 2005, bìnhquân mỗi năm tăng 1,45%. Căn cứ tỷ lệ lao động đang làm việc so với dân số thì số lượnglao động làm việc ở thành thị năm 2005 khoảng 2.210,4 nghìn người, nă m 2011 khoảng2885,7 nghìn người, tăng 30,5% so với năm 2005, bình quân tăng 5,1%/năm; lao độngđang làm việc ở nông thôn năm 2005 có khoảng 5424,1 nghìn người, năm 2011 khoảng5417,3 nghìn người , giảm 6800 người. [ 84 và tính toán của tác giả].

+ Về chất lượng nguồn lao động: Đây là nơi tập trung nhiều viện nghiên cứu khoahọc, nhiều trường đại học, cao đẳng, 29 trường cao đẳng nghề và hơn 161 cơ sở đào tạonghề, trong đó trung cấp kỹ thuật chiếm 35%; nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước,

các đoàn thể chính trị xã hội, nên hội tụ nhiều cán bộ khoa học, kỹ thuật có trình độ khoahọc, chuyên môn, kỹ thuật giỏi của cả nước, kiều bào nước ngoài, chuyên gia cao cấp từ cácnước trên thế giới và khu vực. Chỉ tính riêng các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, cử

nhân là cán bộ giảng dạy của các trường đại học, cao đẳng năm học 2011-2012 trong vùng

1 Đây là những số liệu chính thức trong Niên giám thống kê, còn trên thực tế, số doanh nghiệp và qui môdoanh nghiệp thay đổi liên tục, nhất là năm 2012, khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Theo Báo cáo củaCục Quản lý kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 31 -12-2012, số doanh nghiệp trong cả nước dừnghoạt động và giải thể lên tới 31,5% so với tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập.

Page 76: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

69

đã tới 29.720 người chiếm 35,3% của cả nước và bằng 130,6% của vùng KTTĐ phía Nam.Số bác sĩ, dược sĩ cao cấp, thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư công tác trong các cơ sở y tếlà 8.618 người bằng 15,9% so với cả nước và bằng 76,8% của vùng KTTĐ phía Nam;4.953 giáo viên trung cấp chuyên nghiệp có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học; hàngtrăm nghìn giáo viên trung học và cán bộ thuộc các bộ, ngành, cơ quan đoàn thể Trungương, cán bộ các địa phương, các tập đoàn, doanh nghiệp... có trình độ đại học, trên đại học.

Ngoài ra, trong vùng còn có hơn 753.049 sinh viên cao đẳng, đại học và 118.321 sinh viêncác trường trung cấp chuyên nghiệp. Đây là lực lượng dự bị đông đảo sẵn sàng bổ sung chođội ngũ lao độn g chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội bềnvững của vùng. Trong khi đó, số sinh viên đại học, cao đẳng của vùng KTTĐ phía Nam chỉcó 454.542 người bằng 60,3% và số sinh viên trung cấp chuyên nghiệp là 113.831 người,bằng 96,2% của vùng KTTĐ Bắc Bộ [84 và tính toán của tác giả].

Nhìn chung, lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân có trình độ chuyênmôn nghiệp vụ, kỹ thuật công nghệ cao ở vùng KTTĐ Bắc Bộ đông đảo hơn so với các

vùng kinh tế khác trong cả nước.+ Về các cơ sở đào tạo và nghiên cứu: So với các vùng kinh tế khác, vùng KTTĐ

Bắc Bộ có trình độ dân trí và tỷ lệ lao động được đào tạo cao hơn hẳn. Đồng thời, vùngKTTĐ Bắc Bộ còn là nơi tập trung nhiều viện nghiên cứu khoa học cấp quốc gia như: Việnkhoa học và công nghệ Việt Nam, Viện khoa học xã hội và nhân văn quốc gia và các Viện

và trung tâm nghiên cứu khoa học đầu ngành như: Viện chiến lược và chính sách khoa họcvà công nghệ, Viện ứng dụng công nghệ, Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam, Viện khoahọc sở hữu trí tuệ, Viện đánh giá khoa học và công nghệ, Trung tâm nghiên cứu và phát

triển vùng, Trung tâm nghiên cứu phát triển truyền thông khoa học và công nghệ, Trungtâm tin học, Viện khoa học giáo dục, Viện toán cao cấp, Học viện Chính trị - Hành chínhquốc gia Hồ Chí Minh,... Nhiều Viện nghiên cứu của các bộ, ngành, các viện nghiên cứuứng dụng công nghệ của các tập đoàn kinh tế... Ngoài ra còn có các viện nghiên cứu khoahọc trực thuộc các tỉnh, thành phố trong vùng. Số lượng cơ quan nghiên cứu khoa học -công nghệ của Trung ương và địa phương, toàn vùng có trên 600 cơ sở so với 1200 cơ sởtrong cả nước, chiếm trên 50%. Tóm lại, vùng KTTĐ Bắc Bộ có tiềm năng nghiên cứu ứngdụng khoa học và công nghệ lớn nhất, hơn hẳn các vùng KTTĐ khác trong cả nước. Đây là

đặc điểm nổi trội cho phát triển kinh tế tri thức và PTBV của vùng.3.1.2.2. Khó khăn và thách thức đặt ra đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài theo

hướng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ- Hệ thống cơ chế chính sách chưa phản ánh một cá ch đầy đủ và cụ thể về các

tính chất và đặc thù của vùng KTTĐ Bắc Bộ. Còn thiếu những chính sách qui định rõ

Page 77: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

70

những lĩnh vực được khuyến khích phát triển và những lĩnh vực cần hạn chế phát triểnđối với vùng; các chính sách đào tạo nguồn nhân lực; các chính sách ưu đãi với các nhàđầu tư về thuế, về giá thuê đất và các chính sách trợ cấp khác để khuyến khích các nhàđầu tư bỏ vốn vào các vùng khó khăn.

- Sự liên kết, phối hợp vùng còn kém hiệu quả, thể hiện ở mối quan hệ hợp tácphát triển kinh tế - xã hội và thu hút FDI trong nội bộ từng vùng chủ yếu mới được tiếnhành một cách tự phát, nhỏ lẻ trên một vài lĩnh vực. Việc triển khai hợp tác phát triển kinhtế - xã hội chưa được hoạch định theo định hướng, chiến lược chung của toàn vùng. Cáccấp, các ngành địa phương và đơn vị cơ sở chưa nhận thức rõ vai trò quan trọng của hợptác đối với phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, của vùng và cả nước. Điều nàyảnh hưởng không nhỏ đến việc phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh của mỗi tỉnh, địaphương trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển bền vững và hội nhập kinhtế quốc tế. Ngoài ra, sự thiếu liên kết, phối hợp vùng trong thu hút và quản lý hoạt độngFDI còn dẫn đến hiệu quả đầu tư chưa cao. Đầu tư chưa thực sự gắn với quy hoạch ngành,vùng nên có sự chồng chéo, lãng phí, sản phẩm trùng lặp, dẫn đến tình trạng cạnh tranhkhông lành mạnh, chèn ép lẫn nhau để thu hút FDI [79, tr.125].

- Vùng KTTĐ Bắc Bộ là vùng đất chật người đông, quỹ đất tính trên đầu ngườithấp nhất cả nước, mật độ dân cư rấ t cao, dân số nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ lớn, diệntích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp,... chính là những thách thức cho vùngtrong việc tổ chức sản xuất lớn, hiện đại; quản lý và khai thác có hiệu quả, bền vữngnguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Đây cũng là những thách thức không nhỏtrong việc thu hút và kêu gọi ĐTNN.

- Mặc dù vùng KTTĐ Bắc Bộ được đầu tư khá lớn từ các nguồn ngân sách trungương và địa phương cho các hoạt động đào tạo và dạy nhưng chất lượng lao động quađào tạo nghề vẫn ở mức thấp, chưa xứng đáng với tiềm năng, lợi thế của vùng về sốlượng nguồn lao động. Do vậy, chất lượng nguồn nhân lực của vùng sẽ là rào cản lớntrong việc thu hút FDI vào những ngành công nghệ cao, những ngành công nghiệp mũinhọn. Bên cạnh đó, tác phong công nghiệp trong lao động và sinh hoạt chưa được hìnhthành một cách rõ nét. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư củavùng KTTĐ Bắc Bộ.

- Vùng KTTĐ Bắc Bộ tập trung nhiều dự án FDI trong lĩnh vực công nghiệp vàxây dựng. Do đó, vấn đề ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm nguồn nước do chất thảicông nghiệp và do quá trình đô thị hóa ngày càng tăng và đã đến mức báo động. Đâychính là thách thức lớn đối với vùng KTTĐ Bắc Bộ giữa một bên là tiếp tục đẩy nhanhtốc độ tăng trưởng kinh tế , mở rộng qui mô phát triển công nghiệp với một bên là mụctiêu PTBV về môi trường.

Page 78: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

71

3.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNGPHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ GIAI ĐOẠN2003 ĐẾN NAY

3.2.1. Khái quát tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tếtrọng điểm Bắc Bộ

3.2.1.1. Về số lượng, vốn đăng ký và qui mô dự án FDI- Về số lượng dự án FDI:Số lượng dự án FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003 -7/2012 có xu hướng

gia tăng, song thiếu tính ổn định. Năm 2003, vùng KTTĐ Bắc Bộ thu hút được 181 dựán FDI, năm 2004 số lượng dự án FDI giảm nhẹ so với năm 2003 là 8%. Giai đoạn2004-2008, số lượng dự án FDI ở vùng KTTĐ bắt đầu tăng trở lại và đạt mức cao nhấtvào năm 2008 với 511 dự án. Mặc dù vậy, tốc độ tăng số dự án FDI trong giai đoạn nàykhông ổn định: năm 2005 tăng 32,3%; năm 2006 tăng 51,5%; năm 2007 tăng 43%; năm2008 tăng 6,7%; giảm mạnh vào năm 2009 (giảm 23,5% so với năm 2008); năm 2010tăng nhẹ 3,3% và giảm 3,7% vào năm 2011.

Lũy kế từ 1/1/2003 đến 20/7/2012, vùng KTTĐ Bắc Bộ có 3.239 dự án FDI cònhiệu lực. Nếu so sánh với các vùng KTTĐ khác, giai đoạn 2003-7/2012, vùng KTTĐBắc Bộ thu hút được nhiều gấp 8,8 lần số dự án FDI vào vùng KTTĐ miền Trung (364

dự án) và chỉ bằng ½ số dự án FDI vào vùng KTTĐ phía Nam (6.245 dự án). (xem biểuđồ 3.1)

Biểu đồ 3.1: So sánh số dự án FDI ở 3 vùng KTTĐ của Việt Namgiai đoạn 2003-7/2012

Đơn vị tính: triệu USD

389

161

579

934

610

181 167221 335

479511 391

404

408

625624

450500

624

891

305943394957302512200

100200300400500600700800900

1000

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Vùng KTTĐ Bắc Bộ Vùng KTTĐ phía Nam Vùng KTTĐ miền Trung

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012 .

Page 79: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

72

- Về vốn FDI đăng ký và vốn FDI thực hiện:

Vốn FDI đăng ký vào vùng KTTĐ Bắc Bộ trong giai đoạn 2003-2011 có sự biếnđộng không đều. Nếu như năm 2003, vốn FDI đăng ký vào vùng đạt mức 1.634 triệuUSD thì đến năm 2004 lại chỉ đạt 980 triệu USD, giảm 40% so với năm 2003. Giai đoạn2004-2008, lượng vốn FDI đăng ký vào vùng tăng rất nhanh với kết quả năm sau cao hơnnăm trước và đạt mức kỷ lục vào năm 2008 với 8.795 triệu USD. Năm 2009, lượng vốn

FDI đăng ký giảm xuống chỉ còn 856 triệu USD, giảm 90,3% so với năm 2008. Trong hai

năm tiếp theo, vốn FDI đăng ký vào vùng KTTĐ Bắc Bộ lại tiếp tục tăng trở lại với 3.503triệu USD (2010) và 4.488 triệu USD (2011) (xem biểu đồ 3.2). Như vậy, giai đoạn 2003-2011, vùng KTTĐ Bắc Bộ thu hút được 34.620 triệu USD vốn FDI.

So với vốn FDI đăng ký, vốn FDI thực hiện ở vùng KTTĐ Bắc Bộ đạt được tươngđối thấp với tốc độ tăng chậm. Tính chung cho cả giai đoạn 2003 -2011, số vốn FDI thựchiện giải ngân ở vùng là 11,5 triệu USD, đạt 33.3% so với vốn FDI đăng ký trong cùng

giai đoạn, trung bình đạt mức 1,3 triệu USD/năm. Năm 2009, tỷ lệ vốn thực hiện so vớivốn FDI đăng ký ở vùng KTTĐ Bắc Bộ đạt mức cao nhất là 195%; tỷ lệ này thấp nhấtvào năm 2007 vói 14,7%.

Biểu đồ 3.2: Vốn FDI đăng ký và vốn FDI thực hiện ở vùng KTTĐ Bắc Bộgiai đoạn 2003-2011

Đơn vị tính: triệu USD

8795

511

2238

35932904

7863

3503

4488

1634980

856396

2537

1157779588

1669

1661

0

1000

2000

3000

4000

50006000

7000

8000

9000

10000

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng vốn đầu tư đăng ký Tổng vốn thực hiện

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012.

Như vậy, có thể khẳng định lượng vốn FDI đăng ký vào vùng KTTĐ Bắc Bộlà rất khả quan, song nếu so sánh với các vùng KTTĐ khác trong cả nước, vùng

Page 80: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

73

KTTĐ Bắc Bộ thu hút được lượng vốn FDI đăng ký nhiều hơn so với vùng KTTĐ

miền Trung (10.481 triệu USD) và thấp hơn so với vùng KTTĐ phía Nam (73.701triệu USD). Kết quả này được biểu diễn qua biểu 3.3 dưới đây:

Biểu đồ 3.3: So sánh tổng vốn FDI đăng ký ở 3 vùng KTTĐ của Việt Namgiai đoạn 2003-7/2012

Đơn vị t ính: triệu USD

1,6342,904

4,4883,290

10,7779,374

23,004

7,6126,433

5,570

3,134

39 105

4,798

1,9223,503

8,7957,863

856

3,593

9802,655

1,855

2355892701,3851,5031,485

720

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Vùng KTTĐ Bắc Bộ Vùng KTTĐ phía Nam Vùng KTTĐ miền Trung

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012

- Về qui mô dự án FDI:Biểu 3.4 dưới đây cho thấy q ui mô các dự án FDI vào vùng KTTĐ Bắc Bộ giai

đoạn 2003-7/2012 chủ yếu là qui mô vừa và nhỏ với mức bình quân là 11 triệuUSD/dự án (vùng KTTĐ phía Nam là 12 triệu USD/dự án và vùng KTTĐ miền Trunglà 29 triệu USD/dự án). Bình quân vốn đăng ký FDI vào một dự án hoạt động đạt mứcthấp nhất vào năm 2009 với khoảng 2 triệu USD/dự án, cao nhất là năm 2008 với 17triệu USD/dự án. Trong khi đó, vùng KTTĐ phía Nam đạt qui mô bình quân dự án caonhất vào năm 2006 (19 triệu USD/dự án) và năm 2008 (25 triệu USD/dự án); vùng

KTTĐ miền Trung có qui mô bình quân dự án cao nhất vào các năm 2006 (50 triệuUSD/dự án); 2007 (26 triệu USD/dự án); 2008 (28 triệu USD/dự án) và năm 2010(112 triệu USD/dự án). Như vậy, dễ dàng nhận thấy, vùng KTTĐ phía Bắc và vùngKTTĐ phía Nam tuy chiếm số lượng dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký cao hơn so với

vùng KTTĐ miền Trung, song lại có qui mô bình quân dự án thấp hơn so với vùngKTTĐ miền Trung.

Page 81: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

74

Biểu đồ 3.4: Qui mô dự án FDI tại 3 vùng KTTĐ của Việt Namgiai đoạn 2003-7/2012

Đơn vị tính: triệu USD

9 613 11

16 17

29 12 12

4 7 4

1911

25

12 10 9 84 3 4

50

26 28

7

112

10 8

0

20

40

60

80

100

120

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Vùng KTTĐ Bắc Bộ Vùng KTTĐ phía Nam Vùng KTTĐ miền Trung

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012.

3.2.1.2. Về cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài- Về cơ cấu FDI phân theo ngành, lĩnh vựcCơ cấu FDI theo ngành tại vùng KTTĐ Bắc Bộ cũng theo xu hướng chung với

cả nước, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, góp phần không nhỏvào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH đất nước. Cơ cấu FDI theo

ngành trong giai đoạn từ 2003 đến tháng 7/2012 thể hiện qua biểu 3.5 và 3.6 dưới đâycho thấy:

+ Các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tới 58,22% tổng sốdự án, 62,14% tổng số vốn đăng ký đầu tư. Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng,FDI vào ngành công nghiệp chế biến và chế tạo chiếm ưu thế với 1.458 dự án, chiếm77,3% tổng số dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng và chiếm 45,01% tổng sốdự án của cả vùng. Tổng số vốn đầu tư đăng ký của nhóm ngành này, vì t hế, cũngchiếm tỷ lệ rất cao, lần lượt là 63,02% và 39,16% so với tổng số vốn đăng ký đầu tưcủa ngành công nghiệp và xây dựng và so với cả vùng [xem phụ lục 2].

Page 82: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

75

Biểu đồ 3.5: Cơ cấu FDI theo ngành phân theo số dự án ở vùng KTTĐ Bắc Bộ

giai đoạn 2003-7/2012Đơn vị tính: %

Nông nghiệp -Lâm nghiệp -

Thủy sản, 0.65%

Dịch vụ, 41.12%

Công nghiệp -Xây dựng,

58.23%

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012

+ Lĩnh vực dịch vụ thu hút được 1.332 dự án FDI, chiếm 41,12% tổng số dự án,chiếm 37,57% tổng số vốn đăng ký đầu tư. FDI trong lĩnh vực dịch vụ tập trung số dự ánnhiều nhất vào hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ với 455 dự án, chiếm

34,15% tổng số dự án vào lĩnh vực dịch vụ, nhưng lại chỉ chiếm có 0,22% tổng số vốnđăng ký vào lĩnh vực dịch vụ. Như vậy, qui mô bình quân dự án của ngành này là rất nhỏ[xem phụ lục 2].

+ Lĩnh vực nông - lâm - thủy sản vẫn là lĩnh vực thu hút ít dự án FDI nhất, kểcả về số dự án, tổng số vốn đăng ký đầu tư và tổng số vốn thực hiện. Tính chungtrong giai đoạn 2003-7/2012, lĩnh vực này chỉ chiếm 0,64% tổng số dự án và chiếm0,28% tổng vốn đăng ký.

Biểu đồ 3.6: Cơ cấu FDI theo ngành phân theo vốn đăng kýở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003-7/2012

Đơn vị tính: %

Nông nghiệp -Lâm nghiệp -

Thủy sản, 0.28%

Dịch vụ, 37.58%

Công nghiệp -Xây dựng,

62.14%

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012

Page 83: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

76

Tuy nhiên, cơ cấu đầu tư FDI theo ngành, lĩnh vực ở vùng KTTĐ Bắc Bộ còn cónhững điểm thiếu bền vững, cụ thể là:

+ Cơ cấu đầu tư theo ngành của khu vực FDI còn mất cân đối, tập trung chủ yếuvào lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và chưa có đóng góp tích cực cho phát triển nông -lâm - thủy sản, ảnh hưởng đến sự bền vững về an ninh lương thực.

Trong giai đoạn 2003 - 2012, ngành nông - lâm - thủy sản của vùng KTTĐBắc Bộ chỉ thu hút được 21 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 102.885.000USD, chiếm 0,65% tổng số dự án và chiếm 0,28 % tổng số vốn đăng ký vào vùng [xem

phụ lục 2]. Kết quả này cho thấy ngành nông- lâm- thủy sản của vùng KTTĐ Bắc Bộ

hoàn toàn chưa hấp dẫn các nhà ĐTNN. Nguyên nhân là do sản xuất nông - lâm - thủysản của nước ta nói chung và vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng còn quá nhỏ bé và lạc hậu, hếtsức manh mún, nhiều rủi ro, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Ngoài ra, vùng cũngchưa có qui hoạch cụ thể cánh đồng mẫu lớn cho các loại cây trồng, để có thể thu hút ứngdụng những công nghệ kỹ thuật canh tác tiên tiến, hiện đại.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩ nh vực công nghiệp cũng chưa hoàn toàntạo ra được sự chuyển dịch cơ cấu bền vững. Sản xuất công nghiệp còn quá phụ thuộc vào

nguồn nguyên, phụ liệu và bán sản phẩm được cung cấp từ nước ngoài. Một số ngành

công nghiệp quan trọng như cơ khí và công nghiệp đóng tàu tại Hải Phòng là nhữngngành đòi hỏi công nghệ và vốn lớn, có tỷ suất thu hồi vốn nhỏ, đòi hỏi phải có khả năngtài chính, song ngành này lại chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.Cho đến nay mới chỉ có 03 dự án mới sản xuất các sản phẩm phụ trợ cho công nghiệpđóng tàu, đến năm 2010, Thành phố đã cấp phép thêm 4 dự án nhưng đều trong giai đoạn

triển khai.

+ Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng KTTĐ Bắc Bộ có sự mất cân đốigiữa đầu tư phát triển kinh tế với các lĩnh vực có liên quan.

Theo yêu cầu của phát triển bền vững, vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng và cả nướcnói chung rất cần có nguồn nhân lực chất lượng cao; hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại,

nhất là hệ thống giao thông, bến cảng, điện nước;... Tuy nhiên, số lượng dự án F DI tậptrung vào những lĩnh vực này của vùng KTTĐ Bắc Bộ còn rất hạn chế. Tính chung cho cả

giai đoạn 2003-2012, vùng chỉ thu hút được 55 dự án FDI vào lĩnh vực giáo dục - đào tạo,chiếm 1,7% tổng số dự án và chiếm 0,59% tổng số vốn đăng ký; lĩnh vực cấp nước và xửlý chất thải có 15 dự án với tổng số vốn đăng ký là 1,1 tỷ USD, chiếm 0,46% tổng số dựán và chiếm 3,24% tổng số vốn đăng ký; lĩnh vực y tế và trợ giúp xã hội có 14 dự án,

chiếm 0,43% tổng số dự án và chiếm 0,9% tổng số vốn đăng ký [xem phụ lục 2].

Page 84: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

77

- Về cơ cấu FDI phân theo hình thức đầu tưBiểu 3.7 dưới đây cho thấy, t rong giai đoạn 2003-7/2012, FDI ở vùng KTTĐ Bắc

Bộ chủ yếu được thực hiện theo hình thức 100% vốn nước ngoài với 2.537 dự án, chiếm78,33% tổng số dự án và chiếm 64,63% tổng vốn đăng ký đầu tư. Hình thức liên doanh có573 dự án, chiếm 17,69% tổng số dự án và chiếm 18,89% tổng vốn đăng ký đầu tư. Số cònlại thuộc các hình thức khác như Hợp đồng hợp tác kinh doanh (2 dự án), Hợp đồng BOT,BT, BTO (48 dự án), Công ty cổ phần (78 dự án) và Công ty mẹ - con (01 dự án).

Biểu đồ 3.7: Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư phân theo số dự ánở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003-7/2012

Đơn vị tính: %

0.032.41

0.061.48

17.69

78.33

0.271.04

12.06

3.12

18.89

64.63

0.00%

10.00%

20.00%

30.00%

40.00%

50.00%

60.00%

70.00%

80.00%

90.00%

100% vốnnước ngoài

Liên doanh Hợp đồngBOT, BT, BTO

Hợp đồnghợp tác KD

Công ty cổphần

Công ty mẹcon

Hình thức đầu tư FDI phân theo số dự án Hình thức đầu tư FDI phân theo số vốn đăng ký

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012

Xu hướng áp đảo của loại hình doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài so với các loạihình doanh nghiệp FDI khác ở vùng KTTĐ Bắc Bộ, cũng như ở các vùng KTTĐ khác vàcả nước, phần nào cho thấy các DNTN còn quá nhỏ bé, sức cạnh tranh yếu, chưa đủ khảnăng tham gia liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài. Việc thành lập các

doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cho phép các nhà ĐTNN giảm thiểu những rủi ro vềrò rỉ công nghệ và làm hạn chế hiệu ứng tràn từ nguồn vốn FDI tới mục tiêu thực hiệnchuyển giao công nghệ qua các dự án FDI của nước sở tại. Bên cạnh đó, loại hình doanhnghiệp này còn đang tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

móc ngoặc với công ty mẹ ở nước ngoài, thông qua hiện tượng chuyển giá, nhằm chuyểnlợi nhuận ra nước ngoài và ảnh hưởng tiêu cực đến nền khả năng đóng góp của các doanhnghiệp FDI vào nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư.

Page 85: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

78

- Về cơ cấu FDI phân theo đối tác đầu tư

Giai đoạn 2003-7/2012, đã có 62 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI tại vùng

KTTĐ Bắc Bộ. Trong đó, các nước Châu Á có 2.584 dự án, lần lượt chiếm 79,77% và

69,12% tổng số dự án và tổng số vốn đầu tư đăng ký vào vùng. Trong số 12 quốc gia và

vùng lãnh thổ có tổng số vốn đăng ký trên 1 tỷ USD, có hai quốc gia đại diện cho các

nước Châu Âu là Hà Lan (xếp thứ 5) và Luxembourg (xếp thứ 9); Hoa Kỳ đại diện cho

các nước đến từ Châu Mỹ (xếp thứ 8) về tổng vốn đăng ký [xem phụ lục 2].

Biểu 3.8 thể hiện 6 quốc gia và vùng lãnh thổ có số vốn đăng ký đầu tư trên 2 tỷ

USD vào vùng KTTĐ Bắc Bộ, đứng đầu là Hàn Quốc với số vốn đăng k ý là 6,49 tỷ

USD, xếp thứ 2 là Nhật Bản với 6,35 tỷ USD, Hồng Kông xếp thứ 3 với 4,36 tỷ USD.

Biểu đồ 3.8: 6 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn FDI đăng ký trên 2 tỷ USD

ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003-7/2012

Đơn vị tính: nghìn USD

6,493,265

6,355,609

4,361,742

2,706,067

2,646,973

2,474,380

0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000

Hàn Quốc

Nhật Bản

Hông Kông

Singapore

Hà Lan

Malaysia

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012 .

- Về cơ cấu FDI phân theo địa bàn đầu tưBiểu 3.9 dưới đây cho thấy, đ ầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng KTTĐ Bắc Bộ

tập trung nhiều nhất tại Hà Nội với 1.991 dự án, chiếm 61,46% tổng số dự án vàchiếm 41,89% tổng vốn đăng ký. Quảng Ninh là tỉnh thu hút được ít dự án nhất, với

số dự án rất khiêm tốn, chỉ có 96 dự án, chiếm 0,29% tổng số dự án vào vùng và cũngchỉ chiếm 11,43% tổng số vốn đăng ký đầu tư.

Page 86: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

79

Biểu đồ 3.9: Cơ cấu FDI phân theo địa bàn đầu tư ở vùng KT TĐ Bắc Bộgiai đoạn 2003-7/2012

Đơn vị tính: triệu USD

1,991

299 247 96 271 210 125

15,311

5,5234,934

4,1783,006

1,949 1,641

0

2,000

4,000

6,000

8,000

10,000

12,000

14,000

16,000

18,000

Hà Nội Hải Phòng Hải Dương QuảngNinh

Bắc Ninh Hưng Yên Vĩnh Phúc

Số dự án Vốn đăng ký

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012.

Như vậy, tại vùng KTTĐ Bắc Bộ có sự chênh lệch rất lớn về mật độ các dự ántập trung tại Hà Nội và Quảng Ninh. Hà Nội có số dự án cao gấp 20,7 lần so với QuảngNinh. Tuy nhiên, lại có sự khác biệt rất lớn về qui mô bình quân/dự án giữa Hà Nội vàQuảng Ninh. Hà Nội có số dự án và tổng số vốn đăng ký lớn nhất trong toàn vùng,nhưng lại có qui mô bình quân/dự án thấp nhất so với 6 tỉnh, thành phố còn lại, đặc biệt

là so với Quảng Ninh (7,6 triệu USD/dự án so với 43,5 triệu USD/dự án).

3.2.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triểnbền vững vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

3.2.2.1. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài the o hướng phát triển bềnvững về kinh tế vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

- Đóng góp của khu vực FDI vào tăng trưởng kinh tế của vùng KTTĐ Bắc BộBiểu 3.10 dưới đây cho thấy, t rong giai đoạn 2003-7/2012, tốc độ tăng GDP

của khu vực FDI luôn cao hơn so với tốc độ tăng GDP của vùng KTTĐ Bắc Bộ , songkhông ổn định. Khu vực FDI có tốc độ tăng trưởng khá cao và vượt xa tốc độ tăngtrưởng của vùng KTTĐ Bắc Bộ vào các năm 2004 (27,0%); 2006 (38,2%); 2008(45,2%); 2010 (30,4%) và năm 2011 (25,4%). Trong các năm còn lạ i, tốc độ tăng

trưởng GDP của khu vực FDI có xu hướng thấp hơn hoặc xấp xỉ bằng tốc độ tă ngtrưởng của vùng KTTĐ Bắc Bộ.

Page 87: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

80

Biểu đồ 3.10: Tốc độ tăng GDP của khu vực FDI và vùng KTTĐ Bắc Bộ

giai đoạn 2004-2011Đơn vị tính: %

23.00

27.00

38.20

33.70

45.20

16.80

30.40

25.40

17.10

23.50

19.60

39.00

31.40

25.90

17.7021.20

0.00%

5.00%

10.00%

15.00%

20.00%

25.00%

30.00%

35.00%

40.00%

45.00%

50.00%

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tốc độ tăng GDP của khu vực FDI Tốc độ tăng GDP vùng KTTĐ Bắc Bộ

Nguồn: Xử lý của tác giả từ số liệu Niên giám thống kê các tỉnh, thành phố từ 2003-2011

Với tốc độ tăng trưởng của khu vực FDI như trên, tỷ lệ đóng góp của khu vực

này vào tăng trưởng kinh tế của vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn từ 2006 -2011 liên tụctăng qua các năm và khá ổn định.

Biểu đồ 3.11: Tỷ lệ GDP của các thành phần kinh tế so với GDPvùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003-2011

Đơn vị tính: %

20.03

17.89

17.25

17.67

15.64

16.69

13.60

14.43

14.42

39.4939.2038.3238.9039.87

50.42

49.27

48.55

51.29

40.4942.9144.4343.4344.49

37.04

36.29

35.99 32.02

0.00%

10.00%

20.00%

30.00%

40.00%

50.00%

60.00%

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tỷ lệ GDP của khu vực FDI so với GDP vùng KTTĐ Bắc Bộ

Tỷ lệ GDP của khu vực DNNN so với GDP vùng KTTĐ Bắc Bộ

Tỷ lệ GDP của khu vực DN tư nhân so với GDP vùng KTTĐ Bắc Bộ

Nguồn: Xử lý của tác giả từ số liệu Niên giám thống kê các tỉnh, thành phố từ 2003-2011

Page 88: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

81

Biểu 3.11 trên đây cho thấy, tỷ lệ GDP của khu vực FDI so với GDP của vùngKTTĐ Bắc Bộ đạt mức thấp nhất là vào năm 2003 với tỷ lệ 13,6% và tiếp tục tăng nhẹtrong các năm tiếp theo. Riêng năm 2011, GDP của khu vực FDI chiếm 20,03% trongtổng GDP của cả vùng, đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2003-2011. Tính chung cho cảgiai đoạn, GDP của khu vực FDI chiếm bình quân là 17,38% so với GDP của vùng.Mặc dù vậy, so với khu vực DNNN và doanh nghiệp tư nhân, mức đóng góp của khuvực FDI vào GDP của vùng KTTĐ Bắc Bộ thời gian qua còn rất hạn chế. Giai đoạn2003-7/2012, khu vực DNNN và khu vực DN tư nhân đã đóng góp vào GDP của vùng

KTTĐ Bắc Bộ với con số bình quân tương ứng là 41,46% và 41,16%, cao hơn rất nhiềuso với đóng góp của khu vực FDI.

- Đóng góp của khu vực FDI vào tổng vốn đầu tư xã hội của vùng KTTĐ Bắc BộĐầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần bổ sung một lượng vốn rất quan trọng

vào tổng vốn đầu tư phát triển xã hội của các tỉnh, thành phố và của cả vùng KTTĐBắc Bộ. Vai trò tạo cú huých cho nền kinh tế khi mức tích lũy vốn đầu tư trong nướccòn hạn chế của khu vực FDI được đánh giá là rất đáng kể.

+ Về tổng số vốn đóng góp: Biểu 3.12 và 3.13 dưới đây cho thấy, số vốn đónggóp của khu vực FDI vào tổng đầu tư xã hội của vùng KTTĐ Bắc Bộ có xu hướngtăng dần qua các năm. Cụ thể là:

Biểu đồ 3.12: Vốn đầu tư của khu vực FDI và tổng vốn đầu tư xã hội

ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003 -2010Đơn vị tính: tỷ đồng

35,59330,16728,07616,79311,8817,4846,5675,624

277,308

234,906

189,253

136,993

46,59956,237

66,22779,098

0

50,000

100,000

150,000

200,000

250,000

300,000

350,000

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Khu vực FDI Tổng vốn đầu tư XH

Nguồn: Xử lý của tác giả từ số liệu Niên giám thống kê các tỉnh, thành phốcủa vùng KTTĐ Bắc Bộ

Page 89: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

82

Nếu số vốn đóng góp của khu vực FDI năm 2003 là 5 .624 tỷ đồng, năm 2005 là7.484 tỷ đồng thì đến năm 2006, con số này là 11.881 tỷ đồng, tăng gấp 2,1 lần so vớinăm 2003 và gấp 1,6 lần so với năm 2005, đạt tốc độ tăng vốn đầu tư là 58,75%. Lượngvốn đầu tư của khu vực FDI tiếp tục tăng vào những năm tiếp the o và đạt 28.076 tỷđồng vào năm 2008, tăng 11.283 tỷ đồng so với năm 2007 và đạt tốc độ tăng vốn là67,19%. Năm 2009, vốn đầu tư của khu vực FDI là 30.167 tỷ đồng, tăng 2.091 tỷ đồngso với năm 2008 và tốc độ tăng vốn chỉ ở mức 7,45%, là mức thấp nhất trong giai đoạn2004-2010. Đến năm 2010, vốn đầu tư của khu vực FDI đạt 35.593 tỷ đồng, cao gấp 6,3lần so với năm 2003, nhưng chỉ cao hơn năm 2009 là 5.426 tỷ đồng. Do đó, tốc độ tăngvốn của khu vực FDI năm 2010 cũng chỉ đạt mức 17,99%.

+ Về tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI vào tổng vốn đầu tư xã hội của vùngKTTĐ Bắc Bộ

Trong giai đoạn 2003-2010, vốn FDI luôn giữ ổn định ở mức đóng góp bìnhquân là khoảng 12% so với tổng vốn đầu tư xã hội của vùng. Tỷ lệ này ở mức cao nhất

là năm 2006 với 15,02%, tiếp đến là năm 2008 với mức đóng góp là 14,8 4%. Trungbình giai đoạn 2003-2010, vốn FDI chiếm 13,17% so với tổng vốn đầu tư xã hội củavùng KTTĐ Bắc Bộ (xem biểu đồ 3.13). Kết quả này cho thấy, tỷ lệ đóng góp của khuvực vốn trong nước vào tổng vốn đầu tư xã hội ở vùng KTTĐ Bắc Bộ khá cao, chiếmkhoảng 86,83%. Như vậy, khả năng đóng góp vốn của khu vực FDI vào tổng vốn đầu tưxã hội ở vùng KTTĐ Bắc Bộ còn rất hạn chế .

Biểu đồ 3.13: So sánh tốc độ và tỷ lệ vốn đầu tư của khu vực FDI vớitổng vốn đầu tư XH ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003 -2010

Đơn vị tính: %

16.77

7.45

58.7567.19

41.34

17.9913.96

73.19

38.15

18.05

24.12

17.7620.68

19.43

11.68 11.30

12.8414.84

12.2615.02 12.84

0.00%

10.00%

20.00%

30.00%

40.00%

50.00%

60.00%

70.00%

80.00%

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tốc độ tăng vốn đầu tư của khu vực FDI

Tốc độ tăng vốn đầu tư XH vùng KTTĐ

Tỷ lệ vốn đầu tư khu vực FDI/tổng vốn đầu tư XH vùng KTTĐ Bắc Bộ

Nguồn: Xử lý của tác giả từ số liệu Niên giám thống kê các tỉnh, thành phốcủa vùng KTTĐ Bắc Bộ từ năm 2003 -2010

Page 90: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

83

- Đóng góp của khu vực FDI vào ngân sách địa phương vùng KTTĐ Bắc BộTrong những năm qua, khu vực FDI đã có những đóng góp đáng kể cho ngân

sách địa phương vùng KTTĐ Bắc Bộ. Năm 2003, khu vực FDI ở vù ng KTTĐ BắcBộ đã nộp 2.352 tỷ đồng vào ngân sách của vùng, năm 2007 là 10.354 tỷ đồng, cao

gấp 4,4 lần so với năm 2003 và năm 2010 là 23.873 tỷ đồng, cao gấp 10,14% so vớimức nộp ngân sách năm 2003 (xem biểu đồ 3.14).

Biểu đồ 3.14: Thu ngân sách từ khu vực FDI và tổng thu ngân sáchvùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003-2010

Đơn vị tính: tỷ đồng

2,352 4,798 6,568 7,550 10,34516,770 18,751

23,87327,62635,631

41,99450,964

72,459

96,494

114,630

151,269

0

20,000

40,000

60,000

80,000

100,000

120,000

140,000

160,000

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Ngân sách thu từ khu vực FDI Tổng thu ngân sách của vùng KTTĐ Bắc Bộ

Nguồn: Xử lý của tác giả từ số liệu Niên giám thống kê các tỉnh, thành phố từ 2003-2010

Như vậy, mặc dù mức thu ngân sách từ khu vực FDI trong giai đoạn này có xu

hướng tăng lên, song mức nộp ngân sách từ khu vực FDI còn rất hạn chế, do đó ảnh

hưởng đến tốc độ tăng thu ngân sách từ khu vực FDI. Năm 2004, khu vực FDI đạt tốc

độ tăng thu ngân sách là 104%, giảm xuống còn 36,89% (2005) và 14,95% (2006). Từ

năm 2006 đến năm 2008, tốc độ tăng thu ngân sách từ khu vực FDI tăng trở lại và đạt

mức 37,02% (năm 2007), thấp hơn so với tốc độ tăng của vùng KTTĐ Bắc Bộ

(42,18%). Năm 2008, tốc độ tăng thu ngân sách từ khu vực FDI là 62,11%, cao hơn so

với vùng KTTĐ Bắc Bộ (33,17%). Các con số lần lượt là 11,81% đối với khu vực FDI

và 18,79% đối với vùng KTTĐ Bắc Bộ (năm 2009); 27,32% đối với khu vực FDI và

31,96% đối với vùng KTTĐ Bắc Bộ (năm 2010) (xem biểu đồ 3.15).

Page 91: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

84

Với kết quả trên đây, khu vực FDI đã ngày càng đóng góp nhiều cho ngân sáchcủa vùng KTTĐ Bắc Bộ. Tỷ trọng đóng góp ngân sách của khu vực FDI đã có bước tiếnrõ rệt từ 8,51% năm 2003 lên 17,38% năm 2008. Từ năm 2004, tỷ lệ này chiếm khoảngtừ 13% đến 17% trong tổng thu ngân sách. Tính chung cho cả giai đoạn 2003-2010, tỷ lệnộp ngân sách của khu vực FDI so với tổng thu ngân sách của vùng là 15,4%/năm (xembiểu đồ 3.15).

Biểu đồ 3.15: So sánh tốc độ và tỷ lệ thu ngân sách từ khu vực FDI vớitổng thu ngân sách vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003 -2010

Đơn vị tính: %

16.36%

13.47 15.64 14.81 14.28 17.38 15.78

37.02

62.11

11.81

14.95

104.00

36.89

27.32

42.18

33.17

18.79

31.96

21.3617.86

28.98

0.00%

20.00%

40.00%

60.00%

80.00%

100.00%

120.00%

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tỷ lệ thu ngân sách từ khu vực FDI/tổng thu ngân sách vùng KTTĐ Bắc BộTốc độ tăng thu từ khu vực FDITốc độ tăng thu ngân sách vùng KTTĐ Bắc Bộ

Nguồn: Xử lý của tác giả từ số liệu Niên giám thống kê các tỉnh, thành phố từ 2003-2010

Tuy nhiên, bên cạnh các doanh nghiệp có vốn FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ

chấp hành tốt các chính sách cũng như đầu tư, kinh doanh có lãi và đóng góp không

nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, còn có nhiều doanh nghiệp sản xuất

kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ kéo dài trong nhiều năm liên tục. Hiện tượng

doanh nghiệp có vốn FDI thua lỗ kéo dài, lỗ giả lãi thật, chuyển giá nhằm chuyển

thu nhập và lợi nhuận về nước xuất hiện khá phổ biến tại hầu hết các tỉnh, thành

phố ở vùng KTTĐ Bắc Bộ.

Page 92: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

85

Bảng 3.1: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực FDI

trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2004-2011

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007Doanh thu (DT)

(triệu đồng ) 28.576.479 40.997.220 56.262.850 68.414.454

Lợi nhuận (LN)(triệu đồng) 2.485.447 2.593.677 3.407.845 5.209.343

Tỷ suất LN/DT(%) 8,6 6,3 6 7,6

Số DN lãi 117 160 194 279Số tiền lãi

(triệu đồng) 3.584.009 3.893.357 4.604.053 7.662.267

Số DN lỗ 86 139 192 362Số tiền lỗ

(triệu đồng) 1.098.562 1.299.680 1.196.207 2.452.924

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011Doanh thu (DT)

(triệu đồng) 98.296.599 124.870.208 167.762.052 187.755.410

Lợi nhuận (LN)(triệu đồng) 6.404.274 10.887.197 11.816.489 10.622.495

Tỷ suất LN/DT(%) 6,5 8,7 7 5,6

Số DN lãi 361 426 507 508Số tiền lãi

(triệu đồng) 9.852.205 15.689.665 18.134.887 17.896.583

Số DN lỗ 612 690 766 804Số tiền lỗ

(triệu đồng) 3.447.931 4.802.467 6.318.399 7.274.088

Nguồn: [89]

Tại Hà Nội, số liệu bảng 3.1 trên đây cho thấy, số lượng các doanh nghiệp có vốnFDI bị thua lỗ trên địa bàn thành phố trong giai đoạn 2004 -2011 có xu hướng tăng lênnhanh chóng. Năm 2003, có 86 doanh nghiệp bị thua lỗ thì đến năm 2011, số lượng

doanh nghiệp này là 804, tăng gấp 9,3 lần so với năm 2003. Số tiền lỗ của các doanhnghiệp này cũng không ngừng tăng lên qua các năm. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đếnnguồn thu thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội và vùng

KTTĐ Bắc Bộ.Từ năm 2007 đến 30/7/2012, qua thực hiện thanh tra kiểm tra hơn 707 doanh

nghiệp FDI, cơ quan quản lý thuế thành phố Hà Nội đã phát hiện nhiều doanh nghiệp

Page 93: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

86

vi phạm Luật quản lý thuế; tiến hành truy thu, phạt và nộp ngân sách nhà nước số tiền

là 561.205 triệu đồng; giảm lỗ, giảm khấu trừ 1.454.513 triệu đồng; truy hoàn 4.188triệu đồng.

Qua công tác quản lý, thanh kiểm tra thực tế của Cục Thuế Thành phố Hà Nộicũng cho thấy bên cạnh các doanh nghiệp có vốn FDI thua lỗ thật sự còn có doanhnghiệp kê khai không trung thực dẫn đến “lỗ giả, lãi thật”. Theo thống kê, các doanhnghiệp lỗ liên tục trong nhiều năm chủ yếu tập trung ở một số các ngành nghề: Sản xuấtphụ tùng ô tô, xe máy (bao gồm cả sản phẩm cơ khí và điện tử…); sản xuât lắp ráp giacông hàng điện tử, sản xuất, thi công lắp dựng các câu kiện bằng thép. Đặc biệt có một

số ngành sản xuất mang tính độc quyền như sản xuất các thiết bị quang học chính xác,sản xuất chân tay giả cũng liên tục thua lỗ, có năm có lãi nhưng cũng chỉ đủ để bù lỗ(chưa bao giờ phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp); Gia công trong các lĩnh vực: chếtác vàng bạc đá quí, gia công may mặc, gia công các sản phẩm cơ khí, gia công kimloại, gia công in ....

Tại Quảng Ninh, nhiều doanh nghiệp có vốn FDI cũng đang vào “tầm ngắm” củacơ quan quản lý thuế. Điển hình là Công ty EVERBEST Việt Nam - doanh nghiệp100% vốn đầu tư của Hồng Kông - Trung Quốc, chuyên gia công giày các loại tạiQuảng Ninh liên tục thua lỗ kể từ khi thành lập (2003) cho đến nay. Tình trạng tương tựcũng đang diễn ra với Công ty TNHH Ngọc Trai Phương Đông, một doanh nghiệp100% vốn đầu tư của Nhật Bản, hoạt động trong lĩnh vực nuôi ngọc trai. Sản phẩm củaCông ty sản xuất ra thường được bán cho một công ty ở nước ngoài, song từ khi thànhlập (năm 2000) đến nay, doanh nghiệp này liên tục báo cáo lỗ. Cả hai doanh nghiệp trênđều thuộc diện bị thanh tra chống chuyển giá trong 2 năm 2011, 2012 [106].

Tại Hải Dương, từ đầu năm 2011 đến nay, qua thanh tra 99 doanh nghiệp, ngànhthuế tỉnh đã phát hiện 18 doanh nghiệp lỗ và có dấu hiệu chuyển giá. Đồng thời đã điềuchỉnh giảm lỗ hơn 117 tỷ đồng, giảm khấu trừ hơn 700 triệu đồng, đề nghị truy thu hơn4 tỷ đồng, kiến nghị ra quyết định xử phạt hơn 2 tỷ đồng.

Ngành thuế tỉnh cũng đã kiểm tra việc thực hiện chính sách thuế tại 850 doanhnghiệp, phát hiện 77 doanh nghiệp lỗ và có dấu hiệu chuyển giá; điều chỉnh giảm lỗhơn 18 tỷ đồng, giảm khấu trừ hơn 160 triệu đồng, tổng số thuế truy thu và phạt hơn1,7 tỷ đồng. Các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá chủ yếu là doanh nghiệp có vốnĐTNN [110].

Ngoài ra, bên cạnh vấn đề chuyển giá, lỗ giả lãi thật, khoản nợ xấu của các doanhnghiệp FDI đối với ngân hàng cũng lên tới 80 triệu USD. Hiện cả nước có 22 dự án củadoanh nghiệp FDI không có khả năng trả nợ ngân hàng, nằm rải rác tại 12 địa phương

Page 94: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

87

và chủ yếu tại Hải Dương và Phú Thọ. Cụ thể, tại Hải Dương, năm 2005, UBND tỉnhchấp thuận cho Kenmark (Đài Loan) đầu tư 500 triệu USD vào khu công nghiệp ViệtHòa. Kenmark đã được các ngân hàng như SHB chi nhánh Quảng Ninh, BIDV chinhánh Thành Đô, Habubank chi nhánh Bắc Ninh... cho vay khoảng 50 triệu USD. Năm2010, khi chủ đầu tư bỏ về nước do xảy ra tranh chấp trong thực hiện dự án, khoản vaycủa Kenmark trở thành nợ xấu đáng kể tại các ngân hàng [107].

- Đóng góp của khu vực FDI vào xuất khẩu của vùng KTTĐ Bắc BộĐầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng KTTĐ Bắc Bộ có t ác động tích cực đến hoạt

động xuất khẩu của vùng. Nhìn chung trong giai đoạn 2003-2011, tỷ lệ giá trị xuấtkhẩu/vốn FDI thực hiện luôn gia tăng ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong vùng. Trongđó, khu vực FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương có tỷ lệ giá trị xuất khẩu/vốn thực hiện caonhất là 15,91. Điều này cho biết cứ 1000USD vốn FDI thực hiện sẽ tạo ra 15.900 USDgiá trị xuất khẩu.

Biểu đồ 3.16: Giá trị xuất khẩu so với vốn thực hiện của khu vực FDItại một số tỉnh, thành phố vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003-2011

Đơn vị tính: 1000USD

17,918,000

5,808,419

2,437,656

4,232,667

7,299,8725,780,000

1,503,300266,000

1,518,241 853,290

0

2,000,000

4,000,000

6,000,000

8,000,000

10,000,000

12,000,000

14,000,000

16,000,000

18,000,000

20,000,000

Hà Nội Hải Phòng Vĩnh Phúc Hải Dương Bắc Ninh

GTXK của khu vực FDI Vốn FDI thực hiện

Nguồn: Xử lý của tác giả từ số liệu Niên giám thống kê các tỉnh, thành phố từ 2003-2011

Tuy nhiên, giá trị nhập khẩu của khu vực FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ còn khácao; sản xuất kinh doanh của khu vực FDI còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyênliệu và bán thành phẩm từ nước ngoài, do đó, chưa tạo được mối liên kết trong sản

xuất giữa DNTN với doanh nghiệp có vốn FDI.Biểu 3.17 dưới đây cho thấy, khu vực FDI tạ i hầu hết các tỉnh, thành phố trong

vùng KTTĐ Bắc Bộ đều có giá trị nhập siêu cao. Trong giai đoạn 2003 -2011, khu vực

Page 95: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

88

FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội có giá trị xuất khẩu cao nhất so với các tỉnh, thànhphố còn lại trong vùng KTTĐ Bắc Bộ, nhưng lại cũng có giá trị nhập khẩu rất cao22.365.895 nghìn USD, giá trị nhập siêu là 4.425.895 nghìn USD.

Biểu đồ 3.17: Giá trị xuất nhập khẩu, nhập siêu của một số tỉnh, thành phốvùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003-2011

Đơn vị tính: 1000USD

17,940,000

2,437,656

22,365,895

7,892,840 8,082,485

5,031,720

2,084,4214,232,667

7,299,8725,808,419

7,959,798

799,053 659,926

5,644,8294,425,895

0

5,000,000

10,000,000

15,000,000

20,000,000

25,000,000

Hà Nội Hải Phòng Vĩnh Phúc Hải Dương Bắc Ninh

Giá trị XK của khu vực FDI Giá trị NK của khu vực FDI Nhập siêu của khu vực FDI

Nguồn: Xử lý của tác giả theo số liệu của Niên giám thống kê từ 2003-2011 và [89]

Hàng hoá nhập khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp có vốn FDI ở vùng KTTĐBắc Bộ là nguyên, nhiên vật liệu và bán thành phẩm mà trong nước chưa có hoặc khôngđáp ứng được yêu cầu về chất lượng đối với h oạt động sản xuất kinh doanh của khu vực

FDI. Các sản phẩm nhập khẩu bao gồm: sắt, thép các loại; nguyên liệu sản xuất giàydép; nguyên liệu sản xuất hàng may mặc (Hải Phòng); máy móc thiết bị, phụ tùng,nguyên nhiên vật liệu (Vĩnh Phúc);... Điều này chứng tỏ mối liên kết giữa doanh nghiệpFDI và doanh nghiệp trong nước còn chưa mạnh. Doanh nghiệp trong nước quá yếu,chưa sản xuất được các mặt hàng nguyên liệu đáp ứng được chất lượng và chủng loạicho các doanh nghiệp FDI với giá cả cạnh tranh.

- Đóng góp của khu vực FDI vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng KTTĐ

Bắc BộĐầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng KTTĐ Bắc Bộ với cơ cấu vốn FDI chủ yếu

tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (xem biểu đồ 3.3 và biểu đồ 3.4), chiếmtỷ trọng đáng kể trong tổ ng vốn đầu tư xã hội của vùng, đã góp phần tác động mạnh đến

quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế vùng KTTĐ Bắc Bộ theo hướng CNH trong nhữngnăm qua.

Page 96: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

89

+ FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở vùng KTTĐ Bắc Bộ:

GTSXCN của khu vực FDI đã liên tục gia tăng trong giai đoạn 2006-2011. Nếunhư năm 2006, GTSXCN của khu vực FDI đạt 59.713 tỷ đồng, thì đến năm 2009,

GTSXCN của khu vực FDI đạt 140.325 tỷ đồng, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2006.Năm 2011, GTSXCN của khu vực FDI đạt 388.053 tỷ đồng, tăng gấp 6,5 lần so vớinăm 2006 (xem biểu đồ 3.18). Tốc độ gia tăng GTSXCN của khu vực FDI luôn cao hơn

so với tốc độ gia tăng GTSXCN của vùng KTTĐ Bắc Bộ. Năm 2007, tốc độ gia tăng

GTSXCN của khu vực FDI là 51,09% và tốc độ gia tăng GTSXCN của vùng KTTĐ

Bắc Bộ là 43,77%. Các con số lần lượt là 39,83% và 34,94% (năm 2008); 63,06% và

13,48% (năm 2010) và 69,59% và 45,12% (năm 2011).

Biểu đồ 3.18: GTSXCN khu vực FDI so với GTSX, GTSXCNvùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2006 -2011

Đơn vị tính: tỷ đồng

59,713

249,867

336,416

449,307512,365

695,785

965,792

388,053

228,819

140,325126,16190,222

676,230

465,979

323,645285,198

211,346146,999

0

200,000

400,000

600,000

800,000

1,000,000

1,200,000

2006 2007 2008 2009 2010 2011

GTSXCN của khu vực FDI GTSXCN toàn vùng GTSX toàn vùng

Nguồn số liệu: Xử lý của tác giả theo số liệu của Niên giám thống kê từ 2006-2011.

Với kết quả trên đây, trong những năm qua, khu vực FDI đã đóng góp đáng kể

vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở vùng KTTĐ Bắc Bộ theo hướng

tăng tỷ trọng GTSX ngành công nghiệp. Tỷ trọng GTSXCN của khu vực FDI ngày

càng tăng và chiếm 40,62% so với GTSXCN vùng KTTĐ Bắc Bộ năm 2006. Con số

này lần lượt là 42,69% (năm 2007); 44,24% (năm 2008); 43,36% (năm 2009); 49,11%

(năm 2010) và 57,38% (năm 2011).

Page 97: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

90

Biểu đồ 3.19: Tỷ trọng GTSXCN khu vực FDI so với GTSX, GTSXCN

vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2006-2011

Đơn vị tính: %

57.38

49.11

43.36

44.2442.6940.62

27.3932.89

40.18

28.0826.8223.90

0.00%

10.00%

20.00%

30.00%

40.00%

50.00%

60.00%

70.00%

2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tỷ trọng GTSXCN của khu vực FDI/GTSXCN vùng KTTĐBB

Tỷ trọng GTSXCN của khu vực FDI/GTSX vùng KTTĐBB

Nguồn: Xử lý của tác giả theo số liệu của Niên giám thống kê từ 2006-2011.

So với GTSX chung của vùng KTTĐ Bắc Bộ, GTSXCN của khu vực FDI

chiếm 23,9% (năm 2003); 28,08% (năm 2008) và đạt tỷ lệ cao nhất là 40,18% (năm2011) (xem biểu đồ 3.19).

+ FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu thành phần ở vùng KTTĐ Bắc Bộ:

Sự hoạt động của khu vực FDI trong lĩnh vực công nghiệp đã góp phần không

nhỏ vào quá trình chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế ở vùng KTTĐ Bắc Bộ. Cơ

cấu GTSXCN ở vùng KTTĐ Bắc Bộ trong giai đoạn 2006 -2011 đã có sự dịchchuyển theo hướng tăng tỷ trọng GTSXCN khu vực FDI. Biểu đồ 3.21 dưới đây, chothấy GTSXCN của khu vực FDI luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với khu v ực DNNNvà doanh nghiệp tư nhân ở vùng. Tỷ trọng GTSXCN của khu vực FDI so vớiGTSXCN của vùng KTTĐ Bắc Bộ là 39,46% (2005); 44,24% (2008) và 57,38%(2011). Tỷ trọng GTSXCN của khu vực DNNN có xu hướng giảm rõ rệt với các con

số: 30,98% (2003); 24,13% (2008); 20,01% (2010) và 15,62% (2011).

Page 98: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

91

Biểu đồ 3.20: Cơ cấu GTSXCN theo thành phần ở vùng KTTĐ Bắc Bộ

giai đoạn 2005-2011Đơn vị tính: %

39.46

30.98

29.56

40.62

28.17

31.20

42.69

24.01

33.30

44.24

24.13

31.64

43.36

23.36

33.28

49.11

20.01

30.89

57.38

15.62

26.99

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

GTSXCN của Khu vực FDI GTSXCN của KV DNNN GTSXCN của KV DNTN

Nguồn: Xử lý của tác giả theo số liệu của Niên giám thống kê từ 2005-2011.

Tỷ trọng GTSXCN của khu vực FDI cao hơn so với GTSXCN của khu vựcDNNN và DN tư nhân, song nếu xét theo cơ cấu GTSX theo thành phần ở vùngKTTĐ Bắc Bộ, khu vực FDI lại chiếm tỷ trọng thấp hơn so với khu vực doanhnghiệp tư nhân và cao hơn so với khu vực DNNN.

Biểu đồ 3.21: Cơ cấu GTSX theo thành phần ở vùng KTTĐ Bắc Bộ

giai đoạn 2005-2011Đơn vị tính: %

28.17 30.5932.03

31.78 37.40

44.82

41.75

47.7050.73

50.97

50.80

51.21

13.4314.89

17.49

16.9920.61 18.61

0.00%

10.00%

20.00%

30.00%

40.00%

50.00%

60.00%

2006 2007 2008 2009 2010 2011

GTSX của Khu vực FDI GTSX của KV ngoài NN GTSX của KV DNNN

Nguồn: Xử lý của tác giả theo số liệu của Niên giám thống kê từ 2006-2011.

Page 99: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

92

Mặc dù vậy, trong giai đoạn 2006-2011 vừa qua, tỷ trọng GTSX của khu vựcFDI đang có xu hướng tăng cao hơn so với c ác thành phần khác. Cụ thể là năm 2011,khu vực FDI đã chiếm 44,82% trong tổng GTSX của vùng KTTĐ Bắc Bộ, khu vực

doanh nghiệp tư nhân chiếm 41,75% và khu vực DNNN chiếm tỷ trọng là 13,43%.3.2.2.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền

vững về xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ- Về khả năng tạo việc làm và góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động

của vùng KTTĐ Bắc Bộ theo hướng CNH+ Về khả năng tạo việc làm của khu vực FDI:Biểu đồ 3.22 dưới đây cho thấy, k hu vực FDI của vùng KTTĐ Bắc Bộ đã

không ngừng tạo việc làm cho người lao động qua các năm. Nếu như năm 2003, số laođộng đang làm việc trong khu vực FDI mới chỉ là 101.242 người, thì đến năm 2010,khu vực FDI đã sử dụng 443.447 lao động, tăng gấp 4,3 lần so với năm 2 003. Tínhchung cả giai đoạn 2003 -2010, khu vực FDI của vùng KTTĐ Bắc Bộ có 2.047.044 laođộng đang làm việc, trung bình là 255.880 lao động/năm.

Biểu 3.23 lại cho thấy, tốc độ tăng số lao động và tốc độ tăng số LĐCN trongkhu vực FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ n hìn chung có cùng xu hướng biến động. Tốc độtăng số LĐCN trong khu vực FDI có xu hướng tăng và tăng cao hơn so với tốc độ tănglao động tại các năm 2004-2006.

Biểu đồ 3.22: Số lao động và LĐCN của khu vực FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộgiai đoạn 2003-2010

Đơn vị tính: người

101,242118,499

161,627

206,430

298,986

383,467

443,447

333,346

78,22294,892

131,291

185,623

262,978 274,896

329,394354,138

0

50,000

100,000

150,000

200,000

250,000

300,000

350,000

400,000

450,000

500,000

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Số lao động đang làm việc trong DN FDI Số LĐCN trong các DN FDI

Nguồn: Niên giám thống kê từ 2003-2010 và [89]

Page 100: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

93

Tốc độ tăng số LĐCN trong khu vực FDI có xu hướng giảm vào các năm 2007,

2008 và 2010. Như vậy, giai đoạn 2003-2010, tốc độ tăng số lao động đang làm việctrong khu vực FDI bình quân trong giai đoạn này là 24%/năm.

Biểu đồ 3.23: Tốc độ tăng số lao động và LĐCN của khu vực FDIở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003 -2010

Đơn vị tính: %

27.70

15.60

15.0011.50

44.80

36.40

17.00

41.70

7.50

19.80

4.50

41.4038.40

21.30

0.00%

5.00%10.00%

15.00%

20.00%

25.00%30.00%

35.00%

40.00%45.00%

50.00%

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tốc độ tăng số lao động của khu vực FDI Tốc độ tăng số LĐCN của khu vực FDI

Nguồn: Niên giám thống kê từ 2004-2010 và [89]

Mặc dù khu vực FDI góp phần giải quyết việc làm và thúc đẩy chuy ển dịchcơ cấu lao động theo hướng tích cực ở vùng KTTĐ Bắc Bộ, nhưng có thể nhận

định rằng tính ổn định của việc làm còn kém, vẫn còn một bộ phận người lao độngcó việc làm không ổn định, bấp bênh. Theo Báo cáo kết quả khảo sát thực tế củaViện Công nhân và Công đoàn năm 2007 về Quan hệ lao động trong các doanhnghiệp có vốn ĐTNN tại 8 tỉnh, thành phố1 có nhiều doanh nghiệp có vốn FDI tạivùng KTTĐ Bắc Bộ và vùng KTTĐ phía Nam, cho thấy số lao động có thâm niênlàm việc tại các doanh nghiệp có vốn FDI từ 1-5 năm chiếm 60%; từ 6-10 năm chỉlà 16%. Trong khi đó có tới 13% lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI mớivào làm việc dưới 01 năm. Hầu hết các doanh nghiệp thường xuyên có sự biến

động về lao động và thường xuyên phải tuyển dụng lao động mới để bổ sung cholao động nghỉ việc. Điều này làm ảnh hưởng đến tính ổn định trong công việc củangười lao động và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Trong số những người được hỏi, có khoảng 74% lao động có việc làm ổn định;

1 Vùng KTTĐ Bắc Bộ có 4 tỉnh, thành phố được khảo sát là: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hải Dương.

Page 101: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

94

22% không ổn định và 4% thiếu việc làm. Tỷ lệ lao động có đào tạo được làm đúng

nghề không cao, chỉ chiếm khoảng 50%, khoảng 10% làm việc trái với chuyên mônđào tạo.

+ Đóng góp của khu vực FDI trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động:Trong tổng số lao động hiện đang làm việc trong khu vực FDI, lao động công

nghiệp tăng rất nhanh và chiếm tỷ trọng rất cao. Nếu như năm 2003, lao động công nghiệptrong khu vực FDI của vùng KTTĐ Bắc Bộ là 78.222 người, chiếm 77,26% trong tổng sốlao động đang làm việc trong khu vực FDI thì đến năm 2006, các con số tương ứng là

185.623 người và chiếm tỷ lệ 89,92%; năm 2010 là 354.138 người, chiếm tỷ lệ 79,86%.Kết quả này đã minh chứng cho vai trò thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động của vùngKTTĐ Bắc Bộ theo hướng hiện đại.

Biểu đồ 3.24: Tỷ lệ LĐCN so với số lao động đang làm việc trong khu vực FDI

ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003 -2010Đơn vị tính: %

77.26

80.0881.23

79.86

85.90

82.47

87.96

89.92

70%

72%

74%

76%

78%

80%

82%

84%

86%

88%

90%

92%

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Nguồn: Niên giám thống kê từ 2003-2010 và [89]

- Về nâng cao chất lượng nguồn lao động trong các doanh nghiệp FDI ở vùngKTTĐ Bắc Bộ

+ Về tiền lương và thu nhập của người lao động : Tiền lương bình quân của người lao động trong khu vực FDI khá ổn định

và tăng khá cao. Năm 2011, tiền lương bình quân của người lao động trong khu vựcFDI là 3,63 triệu đồng/người/tháng, tăng 18,2 % so với năm 2010 và tăng 31,5% sovới năm 2009. Mặc dù vậy, mức lương bình quân trong khu vực FDI chỉ cao hơn so

Page 102: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

95

với khu vực doanh nghiệp dân doanh và thấp hơn so với khu vực DNNN và cácCông ty cổ phần. Khu vực DNNN có mức lương bình quân trả cho người lao độngcao gấp 1,28 lần so với khu vực FDI năm 2009, gấp 1,25 lần năm 2010 và gấp 1,21lần năm 2011.

Biểu đồ 3.25: Tiền lương bình quân chia theo loại hình doanh nghiệp

Đơn vị tính: triệu đồng/người/tháng

0,00

1,00

2,00

3,00

4,00

5,00

N¨m 2009 3,53 3,09 2,40 2,76 2,86

N¨m 2010 3,83 3,39 2,70 3,07 3,21

N¨m 2011 4,41 3,88 3,32 3,63 3,84

C«ng ty nhµn­íc

C«ng ty CPchi phèi

Doanh nghiÖpd©n doanh

Doanh nghiÖpFDI

Chung

Nguồn: trích dẫn lại từ [15]

Tại Bắc Ninh, năm 2010, mức lương trung bình trả cho lao động Việt Nam tạicác doanh nghiệp FDI là 1.786.000 đồng/lao động, trong khi đó mức lương trung

bình trả cho lao động tại các DNNN là 2.539.000 đồng/lao động, doanh nghiệp ngoàinhà nước là 2.427.000 đồng [90].

Về thu nhập: Trong giai đoạn 2003-2006, thu nhập bình quân của người laođộng trong khu vực FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ là 2.073.431đồng/người/tháng. Trongđó, người lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Hà Nội cómức thu nhập bình quân cao nhất 3.176.368 đồng/người/tháng, thấp nhất là tỉnhBắc Ninh 1.049.375 đồng/người/tháng (tính toán của tác giả theo [85]). Thu nhậpbình quân của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI tại thời điểmnày là cao hơn so với mức thu nhập của lao động trong các loại hình doanhnghiệp khác.

Những năm gần đây, thu nhập bình quân của người lao động trong khu vựccác doanh nghiệp có vốn FDI có tăng lên, từ mức 3,05 triệu đồng/người/tháng

Page 103: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

96

(2009) lên 3,44 triệu đồng/người/tháng (năm 2010) và 3,97 triệu đồng/người/tháng(2011). Tuy nhiên, cũng giống như tiền lương bình quân, thu nhập bình quân củangười lao động trong khu vực FDI thấp hơn so với mức thu nhập của người laođộng trong DNNN và công ty cổ phần. Theo số liệu trong biểu đồ 3.26 dưới đây,thu nhập bình quân trong khu vực DNNN trong các năm từ 2009 đến năm 2011,luôn ở mức cao hơn so với khu vực FDI khoảng 1,2 lần.

Biểu đồ 3.26: Thu nhập bình quân của người lao độngtrong các loại hình doanh nghiệp

Đơn vị tính: triệu đồng/người/tháng

0,00

1,00

2,00

3,00

4,00

5,00

6,00

N¨m 2009 3,76 3,33 2,57 3,05 3,18

N¨m 2010 4,17 3,66 2,95 3,44 3,51

N¨m 2011 4,78 4,20 3,57 3,97 4,17

C«ng ty nhµn­íc

C«ng ty CPchi phèi

DoanhnghiÖp d©n

doanh

DoanhnghiÖp FDI

Chung

Nguồn: trích dẫn lại từ [15]

Theo Báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc,năm 2011, thu nhập bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp có vốnFDI là 3.028.803 đồng/người/tháng, trong khi đó các DNNN có thu nhập 3.241 .533đồng/người/tháng; các doanh nghiệp dân doanh có thu nhập 2.870.602đồng/người/tháng.

Như vậy, tiền lương và thu nhập bình quân của người lao động trong khu vựcFDI thấp hơn mức thu nhập bình quân của khu vực DNNN. Mặc dù vậy, cũng cómột số doanh nghiệp có thu nhập bình quân cao như: Công ty Toyota Việt Nam là7.530.000 đồng/người/tháng, Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Việt Đức6.284.250 đồng/người/tháng, Công ty TNHH công nghiệp chính xác Việt Nam 1 là4.516.000 đồng/người/tháng; Công ty TNHH công nghệ COSMOS là 4.500.000

Page 104: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

97

đồng/người/tháng, Công ty TNHH xe buýt DAEWOO Việt Nam là 4.143.000đồng/người/tháng (Vĩnh Phúc) [60].

Ngoài ra, có sự chênh lệch khá rõ về tiền lương của lao động trong các doanhnghiệp có vốn FDI với DNTN; giữa các vị trí công việc, giữa lao động quản lý với lao

động chưa qua đào tạo trong cùng loại hình doanh nghiệp có vốn FDI. Cụ thể là: [15]

Chênh lệch về tiền lương và thu nhập giữa người lao động làm việc cho các

doanh nghiệp có vốn FDI với các DNTN (xem phần tiền lương và thu nhập của ngườilao động)

Chênh lệch về tiền lương bình quân theo vị trí công việc: Nhân viên thừahành, phục vụ (2,90 triệu đồng/người/tháng) ; Công nhân trực tiếp sản xuất (3,02triệu đồng/người/tháng); Công nhân làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ (5,17 triệuđồng/người/tháng); Cán bộ viên chức quản lý (16,8 triệu đồng/người/tháng) . Nhưvậy, chênh lệch về tiền lương giữa nhóm thấp nhất và cao nhất là 5,8 lần.

Chênh lệch tiền lương giữa lao động quản lý và lao động chưa qua đào tạonghề trong các doanh nghiệp có vốn FDI khoảng 19 lần, trong khi mức chênh lệch này ởkhu vực DNNN khoảng 8 lần và doanh nghiệp dân doanh khoảng 6 lần.

+ Về điều kiện làm việc của người lao động Thời gian làm thêm giờ: Do mức thu nhập thấp (đặc biệt là đối với lao động

có tay nghề thấp) nên nghịch lý đặt ra là có rất nhiều người lao động muốn được làmthêm giờ, thêm ca để có thêm thu nhập, để cải thiện từng bữa ăn. Kết quả điều tra của

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với 1500 doanh nghiệp của 15 tỉnh, thànhphố cho thấy có đến 72,8% doanh nghiệp có huy độ ng làm thêm giờ, trong đó địa bàncó tỷ lệ doanh nghiệp huy động làm thêm giờ nhiều nhất là Hưng Yên (93%), HảiDương (84,09%), Long An (90%), Bắc Ninh (83,16%). Địa bàn có tỷ lệ doanh nghiệp

huy động làm thêm giờ thấp nhất là Tây Ninh (48,84%) và Hà Nội với 51,4%. Tại HảiPhòng, có những vụ người lao động phải làm thêm giờ từ 600 -700 giờ/năm. Tại TP HồChí Minh, người lao động phải làm thêm giờ tới 100 -120 giờ/tháng [14]. Cũng theokết quả điều tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có tới 3,79% người laođộng được hỏi phải làm thêm trên 300 giờ/năm; 8,11% người lao động phải làm thêmtừ 200h-300h/năm, điển hình là Công ty TNHH Vinh Korea, Công ty HONDA ViệtNam, Công ty TNHH Kohsei Muitipack trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Các đối tượng

làm thêm giờ từ 100h-200h chiếm 26,07%, dưới 100h là 28,98% và đối tượng khôngphải làm thêm giờ chiếm 33,06% [14]. Hiện tượng làm việc tăng ca, tăng giờ diến ra ởhầu hết các doanh nghiệp có vốn FDI nói chung và các doanh nghiệp có vốn FDI ở

Page 105: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

98

vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng, nhất là trong các doanh nghiệp dệt may, da giày, chếbiến thủy hải sản, sản xuất công nghiệp.

Trang bị phương tiện bảo hộ lao động: Nhiều doanh nghiệp có vốn FDIchưa thực hiện tốt các qui định về việc chấp hành an toàn vệ sinh, bảo hộ lao động.Nhiều vị trí lao động không được trang bị đúng, đủ các phương tiện bảo hộ lao động,ngay cả những phương tiện bảo hộ cần thiết như găng tay, ủng, khẩu trang, mặt nạphòng độc,... Có 65,2% lao động trả lời đã được doanh nghiệp trang bị đúng và đủ

các phương tiện bảo hộ lao động cá nhân, trong khi đó có 22,3% lao động không

được trang bị đầy đủ và có 7,6% lao động không được trang bị bất kỳ phương tiệnbảo hộ lao động nào khi làm việc [96].

+ Về đời sống vật chất và tinh thần của người lao độngMặc dù trong những năm gần đây, mức tiền lương và thu nhập của người lao

động trong các doanh nghiệp có vốn FDI đã tăng lên đáng kể, song vẫn thấp hơn so

với các loại hình doanh nghiệp khác (xem phần tiền lương và thu nhập của người

lao động). Trong khi đó, giá cả sinh hoạt tăng c ao cùng với nhiều khoản chi tiêutrong sinh hoạt, đặc biệt đối với lao động ngoại tỉnh còn phải trả tiền thuê nhà trọ,...thì có thể khẳng định cuộc sống vật chất của người lao động trong các doanhnghiệp có vốn FDI nói chung và ở vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riên g gặp phải rất nhiềukhó khăn. Hầu hết lao động ngoại tỉnh trong các doanh nghiệp FDI nói chung và ở

vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng không được bố trí nhà ở, mà phải thuê nhà . Theo kết

quả điều tra của Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương (2009) thì công nhân tại cácdoanh nghiệp FDI trên địa bàn đại đa số là nguời của địa phương nên số người cónhà riêng chiếm tỷ lệ cao 67,6%, còn lại là công nhân ở xa phải tự thuê nhà trọ củanhân dân ở quanh khu, cụm công nghiệp. Những công nhân phải thuê nhà trọ do dân

xây dựng đã không đảm bảo các điều kiện sinh hoạt tối thiểu như: diện tích chật hẹp,

thiếu ánh sáng, nước sạch,.... Kết quả khảo sát cho thấy số công nhân ở chung phòng

2 người chiếm 11,8%, 3 người chiếm 4,9%, 4 người chiếm 3,5%, trên 5 người chiếm4,1%. Về diện tích phòng trọ có 17,2% phòng trọ có diện tích dưới 10m2, trên 10m2

chiếm 35%,...Với mức thu nhập thấp và cường độ làm việc cao như vậy, đời sống tinh thần

của người lao động trong các doanh nghiệp FDI rất nghèo nàn và thiếu thốn . Họkhông có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi giải trí và tham gia vào các hoạt động xã hội

khác vì không có tiền. Kết quả điều tra của Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương(2009) cho thấy công nhân được tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa văn

Page 106: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

99

nghệ thường xuyên chiếm có 36,9%, ít được tham gia chiếm 51% và doanh nghiệpkhông tổ chức chiếm 12,1%. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống cảvề vật chất lẫn tinh thần của người lao động, ảnh hưởng đến khả năng tái sản xuất sứclao động và gián tiếp ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp.

+ Đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động

Không chỉ tạo việc làm, nhiều doanh nghiệp có vốn FDI trong vùng còn rấtchú trọng đến công tác đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho người la o động. Nhiềulao động sau khi được tuyển dụng vào làm việc trong các doanh nghiệp có vốn FDIđã được đào tạo bổ sung, có điều kiện tiếp cận, học hỏi và tiếp thu kỹ thuật mới,công nghệ mới, cách thức điều hành doanh nghiệp và tác phong làm việc côngnghiệp, từng bước góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Tại Hải Phòng, một số doanh nghiệp có vốn FDI đưa lao động chủ chốt trong

doanh nghiệp đi đào tạo tại nước ngoài như Công ty LG -MEGA, Cơ khí Việt - Nhật,San Miguel Yamamura, LS-VINA.

Tại Vĩnh Phúc, các doanh nghiệp có vốn FDI cũng đã chủ động đào tạo vàsử dụng lao động qua đào tạo. Kết quả là số lao động chưa qua đào tạo giảm từ61,3% năm 2007 xuống còn 54,6% năm 2011. Do đó, trình độ của người lao động

được tuyển dụng vào các doanh nghiệp có vốn FDI có sự thay đổi rõ rệt. Nếu như

năm 2007, số lao động có trình độ Cao đẳng, Đại học trở lên là 873 người thì đếnnăm 2011, con số này đã tăng lên 2813 người (tăng 49,2% trong thời gian 5 năm).Số công nhân kỹ thuật tăng từ 6297 người năm 2007 lên 13980 người năm 2011(tăng 122%) [61].

- Về ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tình hình an ninh trật tự

ở vùng KTTĐ Bắc Bộ

+ Nhiều doanh nghiệp có vốn FDI thực hiện chưa tốt pháp luật lao động,không đảm bảo quyền lợi cho người lao động làm nảy sinh những xung đột xã hội, lànguyên nhân của hàng loạt các cuộc đình công, lãn công

Theo thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, từ năm 2006 đếnnay, Hải Phòng có 112 cuộc đình công, ngừng việc tập thể. Trong tổng số 112

cuộc đình công tại Hải P hòng thì 54% thuộc về các doanh nghiệp có vốn FDI,41% thuộc các doanh nghiệp tư nhân và 5% còn lại xảy ra trong các DNNN. 6tháng đầu năm 2011, số vụ tranh chấp lao động tập thể, đình công ở Hải Phòng đãlà 18 vụ với gần 15.000 lao động tham gia, chiếm tỷ lệ 5% trên tổng số vụ của cả

Page 107: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

100

nước (338 cuộc) [109]. Tại Vĩnh Phúc, từ năm 2007 đến tháng 9/2009 trên địa bàn

tỉnh cũng đã xảy ra 47 vụ đình công tại 36 doanh nghiệp (trong tổng số 1958doanh nghiệp), trong đó có 4 doanh nghiệp của Việt Nam và 32 doanh ngh iệp cóvốn FDI, chiếm tỷ lệ 88,89% [60]. Tại Hải Dương , năm 2010, toàn tỉnh đã xảy ra15 vụ đình công [59]. Tại Hà Nội, tính từ năm 2005 đến nay, đã xảy ra 114 vụđình công, lãn công với 41.194 lượt người tham gia, vụ thấp nhất là 50 người, cao

điểm là trên 3000 người, thời gian ngắn nhất là 2 ngày, dài nhất là gần 15 ngày.Tập trung chủ yếu tại các doanh nghiệp của Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bảntại các KCN (Nội Bài, Thăng Long, Quang Minh I, Phú Nghĩa, Thạch Thất -Quốc Oai) [89].

Điều đáng nói, nếu như từ năm 2008 trở về trước, thời gian của các cuộc đìnhcông, ngừng việc tập thể chỉ diễn ra từ 1-2,5 ngày, thì nay kéo dài 4-5 ngày, thậm chícó cuộc tới gần 1 tháng. Đơn cử như cuộc đình công của 1.200/1.500 công nhânCông ty TNHH Đỉnh Vàng (Hải Phòng) kéo dài 9 ngày; cuộc đình công của 2.500công nhân Nhà máy giầy An Tràng thuộc Công ty TNHH Sao Vàng (Hải Phòng) kéodài 10 ngày; vụ ngừng việc tập thể của 1.400 lao động tại Công ty may Việt Hàn

(Hải Phòng) kéo dài tới 25 ngày mới kết thúc…Nguyên nhân của các cuộc đình công đều xuất phát từ đời sống vật chất, trong

đó tiền lương là nguyên nhân chính. Do giá cả một số mặt hàng thiết yếu như lương

thực, thực phẩm, điện, nước và dịch vụ nhà trọ, tàu xe… tăng cao nên đã ảnh hưởngtrực tiếp đời sống hàng ngày của người lao động. Thời gian qua, mặc dù thu nhậpcủa người lao động trong các doanh nghiệp đã được cải thiện, song vẫn không theokịp sự leo thang của giá cả. Một thực tế nữa là, Nhà nước quy định mức lương tối

thiểu vùng để trả công người lao động tại các doanh nghiệp là chưa phù hợp so vớisự phát triển chung của toàn xã hội.

Bên cạnh đó, sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, ảnh hưởng của lạm

phát khiến các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đều

phải đối mặt với không ít khó khă n. Trước sức ép của lợi nhuận, không ít các doanhnghiệp chưa chấp hành nghiêm các quy định của Luật Lao động như không nânglương, chậm trả lương, không cải thiện bữa ăn trưa, ăn ca; đóng BHXH, BHYT cho

người lao động chưa đầy đủ về số lượng cũng như mức đóng BHXH, BHYT cònkhiêm tốn…

Cá biệt, tại một số doanh nghiệp có vốn FDI, cường độ lao động cao, songviệc xây dựng, ký kết các HĐLĐ, TƯLĐTT còn mang tính hình thức, chưa thực sự

Page 108: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

101

quan tâm đúng mức tới quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Có nhữ ngdoanh nghiệp ký HĐLĐ theo từng năm, hợp đồng thời vụ để trốn tránh việc tănglương hàng năm của người lao động và trốn đóng BHXH. Thậm chí, có doanhnghiệp hàng tháng thu BHXH của người lao động nhưng lại không nộp cho cơ quanBHXH nên người lao động đã không thể thanh toán được chế độ ốm đau, thai sảnnhư trường hợp Công ty TNHH Daewoo - STC (Vĩnh Phúc). Còn có những doanhnghiệp nợ BHXH nhiều như Công ty TNHH IK Han Việt Nam nợ 2,7 tỷ, Công tyVina Kumyang nợ trên 2 tỷ đồng, Công ty quốc tế Hannam (Vĩnh Phúc) nợ 967 triệuđồng... Ngoài ra, vẫn còn hiện tượng không dân chủ, công khai, tăng lương cho cánbộ quản lý gấp nhiều lần so với công nhân là nguyên nhân cơ bản dẫn đến vụ đìnhcông của công nhân làm việc tại Công ty Canon Việt Nam ở KCN Thăng Long(huyện Đông Anh, Hà Nội) [xem phụ lục 4]. Tiếp đến, cán bộ quản lý xúc phạmcông nhân, cán bộ công đoàn “quay lưng” lại với người lao động, là bình phong củachủ doanh nghiệp dẫn đến tích tụ tranh chấp cá nhân và người lao động bất bình,

thiếu lòng tin [xem phụ lục 5].Tuy vậy, có thể nói, hầu hết các cuộc đình công, ngừng việc tập thể đều diễn

ra một cách tự phát, không tuân thủ quy trình theo quy định của pháp luật. Không ítcuộc vừa kéo dài về thời gian, vừa có diễn biến phức tạp, quá trình thương lượng,giải quyết gặp nhiều khó khăn. Điều này có ảnh hưởng tiêu cực đến cả hai phía:

người lao động và chủ doanh nghiệp. Doanh nghiệp thì sản xuất đình trệ, thiệt hại vềmặt kinh tế, còn công nhân thì bị giảm thu nhập và ảnh hưởng xấu đến tâm lý, mốiquan hệ giữa người sử dụng lao động - người lao động trong các doanh nghiệp cùng

ngành nghề, ảnh hưởng xấu tới tình hình an ninh trật tự cũng như môi trường đầu tưcủa vùng KTTĐ Bắc Bộ.

+ Xuất hiện hiện tượng vi phạm qui chế xuất nhập cảnh của lao động nướcngoài với nhiều hình thức như: nhập cảnh trái phép, hoạt động trái mục đích nhậpcảnh, tạm trú quá hạn, khai không đúng sự thật để được cấp thị thực,... Đáng chú ý là

hiện tượng người nước ngoài nhập cảnh hoạt động trái mục đích vào làm việc tại cácdoanh nghiệp có vốn FDI có xu hướng gia tăng, tập trung chủ yếu ở các doanhnghiệp có vốn FDI của nhà đầu tư Trung Quốc và Hàn Quốc. Hiện tượng này không

những gây ra cuộc cạnh tranh về việc làm giữa lao động trong nước, lao động địaphương với lao động nước ngoài, khiến cho lao động trong nước có nguy cơ bị mấtviệc làm ngay trên chính địa phương mình, bị đối xử bất công bằng mà còn gây khókhăn cho công tác quản lý lao động người nước ngoài, làm mất ổn định tình hình anninh trật tự tại địa phương [xem phụ lục 6].

Page 109: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

102

3.2.2.3. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bềnvững về môi trường vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Do chưa có cuộc điều tra mang tính toàn diện đối với tình hình thực hiện phápluật BVMT của khu vực doanh nghiệp FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ, nên tác giả luậnán chọn tỉnh Vĩnh Phúc làm đại diện cho vùng KTTĐ Bắc Bộ và sử dụng các báocáo của Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc đểminh họa và phân tích, đánh giá FDI theo hướng PTBV về môi trường ở vùng KTTĐBắc Bộ.

- Về tình hình thực hiện pháp luật BVMTTính đến tháng 5 năm 2012, trên địa bàn tỉnh có 105/119 doanh nghiệp có vốn

FDI, chiếm tỷ lệ là 88%, đã lập các thủ tục về bảo vệ môi trường (bao gồm: Báo cáođánh giá tác động môi trường - ĐTM, Bản đăng ký đạt c huẩn môi trường, cam kết

BVMT, Đề án BVMT) [62].Trong số các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp của

Nhật Bản thường thực hiện tốt hơn công tác BVMT, đều đã xây dựng hệ thống xử lý

chất thải đạt tiêu chuẩn, hạn chế tối đa mức độ ô nhiễm môi trường; còn lại đa số cácdoanh nghiệp khác chưa thực hiện nghiêm túc pháp luật BVMT như: hệ thống xử lýchất thải không có hoặc có nhưng không đảm bảo, có doanh nghiệp đã đi vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh nhưng chưa có đầy đủ hồ sơ về BVMT, c hưa có giấy phépxả nước thải vào nguồn nước, chưa lập sổ Đăng ký quản lý chủ nguồn thải chất thảinguy hại, chưa thực hiện đầy đủ hoặc thực hiện chưa đúng các nội dung trong hồ sơBVMT đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đa số những doanhnghiệp có vốn FDI vi phạm pháp luật BVMT là doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏcủa Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc. Đó là Công ty TNHH Seuol Print Vinabuộc phải dừng hoạt động và chuyển đến địa điểm mới, Công ty TNHH Dệt HiếuHuy Vĩnh Phúc (trước đây là Công ty TNHH Dệt len Lantian Việt Nam) đã buộc

phải dừng hoạt động xưởng nhuộm để xây dựng hệ thống xử lý nước thải mới. Côngty TNHH Piaggio Việt Nam gây ô nhiễm khí thải (mùi) buộc công ty phải đầu tư 7,5tỉ đồng xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải [63].

Công ty TNHH Dệt len Lantian của Trung Quốc tại khu công nghiệp Lai Sơn

thuộc phường Đồng Tâm, thị xã Vĩnh Yên: Mặc dù đã lập Báo cáo đánh giá tác độngmôi trường và được Bộ Khoa học, công nghệ và Môi trường phê duyệt năm 2000,nhưng Công ty chưa thực hiện đúng các nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môitrường. Trong quá trình hoạt động, các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa

Page 110: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

103

phương đã nhiều lần kiểm tra, xử lý nhưng đến nay Công ty vẫn chưa xây xong hệ

thống xử lý nước thải, trong nước thải c òn nhiều chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn cho phép.Trung bình một ngày đêm, Công ty xả vào nguồn nước 300 m3 nước thải nhưng chưacó giấy phép xả nước thải. Nước thải của Công ty đã gây ô nhiễm nguồn nước sông

Bến Tre, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của cáchộ dân trong vùng, gây nên sự phản ứng bức xúc của người dân đối với Công ty[xem phụ lục 1].

Năm 2011, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành thanh

tra, kiểm tra các doanh nghiệp có vốn FDI và đã phát hiện 14 d oanh nghiệp có hànhvi vi phạm pháp luật BVMT [xem phụ lục 7]. Cơ quan chức năng đã xử phạt và đềxuất mức xử phạt với số tiền là 528,75 triệu đồng [62].

Ngoài ra, trên địa bàn vùng KTTĐ Bắc Bộ còn có không ít những doanh

nghiệp FDI vi phạm pháp luật về BVMT. Hiện tượng này ngày càng trở nên nghiêmtrọng bởi nhiều nguyên nhân, kể cả khách quan và chủ quan, trong đó có nguyênnhân quan trọng là việc xử phạt còn quá nhẹ, chưa đủ mức răn đe. Nhiều doanh

nghiệp FDI biết vi phạm luật BVMT, song vẫn cố tình tái diễn nhiều lần, chấp nhậnnộp phạt để hoạt động. Bởi vì, việc đầu tư hệ thống thiết bị xử lí chất thải cần nguồnvốn lớn, thậm chí lên đến nhiều tỷ đồng đối với doanh nghiệp sản xuất có quy môlớn, trong khi mức xử phạt hành chính chỉ là mấy chục triệu, cao nhất cũng chỉ trên100 triệu đồng. Mặt khác, hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường xảy ra quanhnăm (song hành với quá trình sản xuất) còn việc xử phạt chỉ là hạn hữu, năm một vàilần để gọi là có xử lí.

Đơn cử trường hợp vi phạm pháp luật BVMT tại Công ty Cổ phần côngnghiệp Tung Kuang (tại Hải Dương). Công ty này có hành vi cố ý xả chất thải độchại ra môi trường từ 2007 đến nay và đã hai lần bị Bộ Tài nguyên & Môi trường xửphạt. Cuối năm 2007, đơn vị này đã từng bị xử phạt hành chính hơn 100 tri ệu đồng.

Tiếp đó, cuối 2009, Phòng cảnh sát môi trường thuộc Công an Hải Dương xử phạtdoanh nghiệp này 7,5 triệu đồng. Mặc dù vậy, công ty này vẫn tiếp tục xả thải chưaqua xử lý ra môi trường thông qua hệ thống cống ngầm. Hành vi vi phạm luật BVMTcủa Tung Kuang, do đó, không thể coi là vô tình mà rõ ràng đó là sự tính toán của

chủ ĐTNN. Bởi vì, nếu lắp đặt thiết bị xử lí ô nhiễm môi trường, với khối lượngnước thải lớn, mỗi ngày doanh nghiệp tốn thêm khoản kinh phí gần 100 triệu đồng.Ngược lại, vì không đầu tư thiết bị xử lí ô nhiễm môi trường, xả thải ra môi trườngvà chỉ bị chịu phạt ở mức thấp, doanh nghiệp này mỗi ngày “tiết kiệm” được gần 100

Page 111: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

104

triệu đồng. Khoản thu lợi của doanh nghiệp vì thế là quá lớn so với số tiền bị phạt.

Hành vi sai phạm tại công ty cổ phần công nghiệp Tung Kuang mang tính cố ý vàđây cũng là hiện trạng chung tại các doanh nghiệp đang là “thủ phạm” gây ô nhiễmmôi trường.

- Về tình hình đầu tư cho BVMT của các doanh nghiệp có vốn FDIVới lợi thế về vốn, khoa học công nghệ và kinh nghiệm quản lý, có thể nói,

phần lớn các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động ápdụng các biện pháp xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường và đầu tư đổi mới

công nghệ trong sản xuất, công nghệ xử lý chất thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm môitrường như: Công ty HONDA Việt Nam, Công ty TOYOTA Việt Nam, Công tyTNHH EXEDY Việt Nam, Công ty TNHH MEISEI Việt Nam (Vĩnh Phúc),....

Mặc dù chưa có số liệu điều tra thống kê để đánh giá toàn diện vốn đầu tư

công trình xử lý môi trường cũng chư chi phí vận hành hệ thống xử lý chất thải trongcác dự án FDI. Tuy nhiên, qua quá trình quản lý các dự án FDI, có thể thấy rằng cácdoanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất trong lĩnh vực gia công cơ khí (sản xuất, lắp ráp ô

tô, xe máy...), dệt nhuộm, sản xuất giấy... thường có chi phí đầu tư cho công trình xửlý chất thải lớn hơn so với lĩnh vực điện - điện tử, may mặc. Dưới đây là số liệuthống kê vốn đầu tư công trình xử lý chất thải của một số doanh nghiệp có vốn FDIđiển hình trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc: [63]

Công ty HONDA Việt Nam:+ Đầu tư 50 tỷ đồng xây dựng các công trình xử lý, trong đó 40 tỷ đồng dành

cho xây dựng và lắp đặt lò đốt chất thải nguy hại và 10 tỷ đồng dành cho xây dựnghệ thống xử lý nước thải.

+ Chi phí để vận hành trạm xử lý nước thải, thu gom, xử lý rác thải, chất thảinguy hại, hoạt động quan trắc định kỳ (gọi tắt là chi phí hoạt động BVMT hàng năm)là 40 tỷ đồng.

Công ty Ô tô TOYOTA Việt Nam:+ Đầu tư 20 tỷ đồng xây dựng hệ thống xử lý nước thải.+ Chi phí hoạt động BVMT hàng năm là 13 tỷ đồng.

Công ty TNHH PIAGGIO Việt Nam:+ Đầu tư 7,5 tỷ đồng xây dựng hệ thống xử lý nước thải và khí thải+ Chi phí cho hoạt động BVMT hàng năm là 3,3 tỷ đồng.- Về trình độ công nghệ sử dụng trong các dự án FDI: được đánh giá thông

qua chỉ tiêu về mức độ trang bị vốn/lao động trong khu vực FDI

Page 112: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

105

Bảng 3.2: Mức trang bị TSCĐ và đầu tư dài hạn cho một lao động và doanh nghiệp của

khu vực FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003-2010 phân theo địa phương

Địa phương

Giá trịTSCĐ&đầu tư

dài hạn (tỷđồng)

Tổng số laođộng trongcác DN FDI

(người)

Mức trang bịgiá trị

TSCĐ&đầu tưdài hạn bình

quân/LĐ(tỷđồng/người)

Tổng sốDNFDI

Mức trang bịgiá trị

TSCĐ&đầu tưdài hạn bình

quân/DN(tỷ đồng/DN)

Hải Phòng 100.164,7 356.378 0,281 1240 80,77

Vĩnh Phúc 40.681 175.811 0,231 371 109,65

Hải Dương 60.734,3 335.418 0,181 621 97,80

Hưng Yên 14.855,2 155.651 0,095 436 34,07

Quảng Ninh 14.693,6 71.925 0,204 223 65,89

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Tổng Cục thống kê và [85]

Số liệu bảng 3.2 cho thấy, trong giai đoạn 2003-2010, khu vực FDI trên địabàn thành phố Hải Phòng có mức trang bị TSCĐ và đầu tư dài hạn bình quân/lao

động cao nhất với 281 triệu đồng/người và mức trang bị TSCĐ và đầu tư dài hạnbình quân/doanh nghiệp là 80,77 tỷ đồng/doanh ngh iệp. Khu vực FDI tại tỉnh VĩnhPhúc có mức đầu tư tương ứng là 231 triệu đồng/lao động và 109,65 tỷ đồng/doanhnghiệp. Thấp nhất là các doanh nghiệp ĐTNN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, với các

con số lần lượt là 204 triệu đồng/lao động và 34,07 tỷ đồng/doanh nghiệp. Kết quảnày cho thấy, khu vực FDI tại Hải Phòng và Vĩnh Phúc có sử dụng trình độ côngnghệ vào mức khá hơn so với các tỉnh còn lại. Khu vực FDI tại Hưng Yên và HảiDương có mức đầu tư TSCĐ và đầu tư dài hạn bình quân/lao động thấp nhất. Điều

này cho thấy, các dự án FDI tại hai tỉnh này tập trung đầu tư nhiều vào những ngànhcó công nghệ thấp, cần ít vốn, sử dụng nhiều lao động.

Ngoài ra, trình độ công nghệ được sử dụng trong các dự án FDI cũng rất

khác nhau trong những ngành, nghề khác nhau. Kết quả điều tra năm 2010 và năm2011 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc về "Thực trạng công nghệ cácdự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc" cho thấy, trong 6 lĩnh vực điều tra là sảnxuất vật liệu xây dựng; cơ khí; chế biến nông lâm sản, thực phẩm; dệt may, da giầy,giấy; điện, điện tử và lĩnh vực khác của 43/120 doanh nghiệp FDI hiện đang hoạtđộng trên địa bàn tỉnh, cho thấy mức độ tiến tiến của công nghệ của lĩnh vực chế

Page 113: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

106

biến nông, lâm sản, thực phẩm thuộc công nghệ lạc hậu; 5 lĩnh vực còn lại (cơ khí;sản xuất vật liệu xây dựng; điện, điện tử; dệt may, da giầy, giấy; lĩnh vực khác ), trìnhđộ công nghệ đều chỉ đạt mức trung bình. Với trình độ công nghệ của các doanhnghiệp như vậy cần một lượng lớn lao động, phù hợp với việc sử dụng nguồn nhân

lực của tỉnh và tạo công việc cho người dân tại các vùng đã chuyển đất cho các khucông nghiêp, các cụm công nghiệp.

- Về ảnh hưởng tiêu cực của khu vực FDI đến PTBV đến môi trường ở vùngKTTĐ Bắc Bộ

Thông thường ảnh hưởng của các doanh nghiệp sản xuất nói chung và cácdoanh nghiệp FDI nói riêng đến ô nhiễm môi trường bao gồm 2 mặt: (1) Ảnh hưởngtới hoạt động sản xuất kinh doanh và (2) Ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và sứckhỏe, đời sống của cộng đồng. Ảnh hưởng tới sản xuất có thể được xác định một cách

gián tiếp thông qua mức giảm hiệu quả sản xuất của đơn vị sản xuất khác và rất khóđánh giá. Còn ảnh hưởng đối với môi trường sinh thái (ô nhiễm môi trường nước, môi

trường đất và môi trường không khí) và đời sống của cộng đồng được thể hiện ở việc

môi trường sống bị xấu đi và làm cho sức khỏe của người dân bị giảm sút.

Ở vùng KTTĐ Bắc Bộ, các vụ vi phạm pháp luật BVMT của khu vực FDIgây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất có thể kể đến như:

Nước thải có chất độc hại của Công ty sản xuất phanh Nissan Việt Nam, khucông nghiệp Khai Quang và Công ty cổ phần Prime Yên Bình chảy vào khu đồng

trũng có diện tích 55.752m2 thuộc thôn Phổ, xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, gây ô

nhiễm môi trường dẫn đến cây trồng không phát triển được, biến nơi đâ y thành cánhđồng hoang suốt từ năm 2005 đến năm 2009. Năm 2010, Sở Tài nguyên và Môitrường Vĩnh Phúc đã cùng với đại diện các doanh nghiệp có nước thải đổ ra cánhđồng và người dân có ruộng tại cánh đồng bị ô nhiễm thống nhất phương án đền bùthiệt hại trong sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ xử lý các giếng nước và điều trị bệnh cho

người dân bị ô nhiễm môi trường nước gây ra, tổng kinh phí đền bù lên tới701.390.000 đồng. Sở Tài nguyên và Môi trường cũng xử phạt hành chính 3 đơn vịnày với số tiền là 38,5 triệu đồng.

Nước ở bãi chôn rác Núi Bông do Công ty môi trường và dịch vụ đô thị VĩnhYên (Vĩnh Phúc) quản lý chảy vào hồ Đồng Vọ gây chết 2000kg cá phải bồi thường

20 triệu đồng [57].Dễ dàng có thể nhận thấy, nhiều vụ vi phạm luật BVMT của các doanh nghiệp

FDI gây ô nhiễm môi trường không chỉ làm thiệt hại nặng nề về kinh tế, mà còn có

Page 114: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

107

nguy cơ ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của người dân trong vùng. Các loại bệnh thông

thường đến các bệnh nan y như: ung thư, viêm não, viêm gan B, bại liệt... ngày càngtăng trong khu dân cư sống gần các khu vực có khói bụi, khí thải, nước thải từ các nhàmáy, khu công nghiệp thải ra. Nguồn nước thải chứa chất hữu cơ vượt quá giới hạn cho

phép sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng, làm giảm lượng ôxy trong nước, các loài thuỷsinh bị thiếu ôxy dẫn đến một số loài bị chết hàng loạt. Sự xuất hiện các độc chất nhưdầu mỡ, kim loại nặng, các loại hoá chất trong nước sẽ tác động đến động thực vật thuỷsinh và đi vào chuỗi thức ăn trong hệ sinh tồn của các loài sinh vật, cuối cùng sẽ ảnh

hưởng tới sức khoẻ con người. Có thể kể ra một số trường hợp vi phạm luật BVMT điểnhình gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của người dân như sau:

Nguồn nước thải chưa qua xử lý với hàm lượng Chrome 6 - một chất độc nhấttrong số các kim loại (cùng với Asen và Thủy ngân) của Công ty Cổ phần côngnghiệp Tungkuang (tại Hải Dương) được thải ra sông Giẽ có nồng độ cao gấp 10 lầnso với tiêu chuẩn, có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cung cấp nước sạch cho 3.000 hộdân địa phương. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cho người dân đangsinh sống bên dòng sông Giẽ.

Khói bụi, khí thải của Công ty Ximăng Chinfon trong một sự cố xảy ra vàocuối năm 2010 tại Hải Phòng đã khiến một lượng bụi lanh -ke khổng lồ ào ra môitrường với nồng độ đậm đặc, phủ kín toàn bộ khu vực xung quanh, ảnh hưởngnghiêm trọng đến môi trường sống của người dân sống gần nhà máy.

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEOHƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ

3.3.1. Những kết quả đạt được- Về lĩnh vực kinh tế+ Cơ cấu đầu tư FDI phù hợp với chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung

của cả nước theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Đầu tư trực tiếpnước ngoài của vùng tập trung nhiều vào những ngành mà vùng có ưu thế về lao độngnhư dệt may, da giày,... và cả những ngành mà vùng chưa có lợi thế cạnh tranh về vốnvà công nghệ như viễn thông, xe máy, điện tử, ô tô,.. .

+ Cơ cấu đầu tư FDI theo đối tác đầu tư cũng có những chuyển biến tích cực vớisự xuất hiện ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới đến đầu tư tại vùng, trong đó cókhông ít những nhà ĐTNN có tiềm lực cả về tài chính và công nghệ.

+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng KTTĐ Bắc Bộ đã góp phần bổ sung vốncho tổng đầu tư xã hội, góp phần quan trọng vào xuất khẩu, góp phần tăng thu ngân sáchđịa phương vùng KTTĐ Bắc Bộ.

Page 115: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

108

- Về lĩnh vực xã hội+ Khu vực FDI đã góp phần tạo việc làm cho vùng KTTĐ Bắc Bộ, có tác động

mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH. Nhiều doanhnghiệp FDI trong vùng không chỉ tạo việc làm trực tiếp cho lao động Việt Nam mà còn

thu hút cả lao động nước ngoài.+ Một số doanh nghiệp Việt Nam sản xuất các sản phẩm hỗ trợ, thực hiện các

hoạt động phân phối sản phẩm hỗ trợ cũng được hình thành.+ Cách thức quản lý hiện đại của một số doanh nghiệp FDI như công ty Honda,

Toyota, Ford, ... có tác dụng rõ rệt trong việc chuyển tải cách quản lý tiến bộ cho laođộng Việt Nam.

- Về lĩnh vực môi trườngQua hoạt động thanh tra và kiểm tra cho thấy, trong những năm gần đây, các

doanh nghiệp FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ đã quan tâm nhiều hơn đến công tácBVMT, thực hiện khá đầy đủ việc lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường(ĐTM); đăng ký bản Cam kết BVMT; đề án BVMT; đăng ký chủ nguồn thải chấtthải nguy hại theo quy định và đã có ý thức hơn trong việc tuân thủ pháp l uật vềBVMT. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động đầu tư kinh phí cho công tác BVMT, nhằm

làm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

3.3.2. Những hạn chế của FDI theo hướng phát triển bền vững vùng kinh tếtrọng điểm và nguyên nhân

3.3.2.1. Những hạn chế- Về lĩnh vực kinh tế+ Cơ cấu đầu tư theo ngành của khu vực FDI còn mất cân đối, chưa phù hợp

với chủ trương khuyến khích và ưu đãi phát triển ngành, lĩnh vực. Cơ cấu FDI tậptrung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; số lượng dự án FDIđầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn rất hạn chế, do đó, chưa có đóng góp tích cực chophát triển nông - lâm - thủy sản, ảnh hưởng đến sự bền vững về an ninh lương thực củavùng KTTĐ Bắc Bộ.

+ Đóng góp của FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ vào tăng trưởng kinh tế còn chưatương xứng với tiềm năng. Công nghệ sử dụng trong các doanh nghiệp FDI ở vùng KTTĐBắc Bộ còn ở mức trung bình và thấp, cá biệt có trường hợp sử dụng công nghệ lạc hậu.

+ Có hiện tượng chuyển giá, trốn thuế ở các doanh nghiệp FDI ở vùng KTTĐBắc Bộ gây thất thu ngân sách nhà nước, gây khó khăn cho công tác quản lý thuế ở cácdoanh nghiệp FDI.

Page 116: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

109

- Về lĩnh vực xã hội+ Việc làm tạo ra của khu vực FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ còn chưa tương xứng

và thiếu tính ổn định.+ Thu nhập bình quân hàng tháng của người l ao động không tương xứng với thời

gian và cường độ lao động . Thu nhập bình quân theo tháng của người lao động ở khuvực doanh nghiệp FDI cao hơn khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước, nhưng lại

thấp hơn khu vực doanh nghiệp nhà nước.

+ Đời sống vật chất và tinh thần của người lao động còn thiếu thốn, chất lượngcuộc sống kém.

+ Tranh chấp lao động và đình công có xu hướng ngày càng gia tăng, ảnh hưởngđến trật tự an toàn xã hội ở vùng.

- Về lĩnh vực môi trường

+ Công tác BVMT trong các doanh nghiệp có vốn FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ

còn chưa được các chủ đầu tư quan tâm một cách thỏa đáng. Phần lớn các doanh nghiệptrong vùng sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, có lượng chất thải lớn, khóxử lý và có nhiều chất độc hại, nhưng lại chưa có thiết bị xử lý chất thải, hoặc có nhưngchưa đảm bảo các tiêu chuẩn về xử lý chất thải BVMT, hoặc có nhưng chỉ mang tínhchất đối phó, không đưa vào hoạt động.

+ Hiện tượng vi phạm pháp luật BVMT là khá phổ biến tại hầu hết các tỉnh, thành

phố trong vùng. Điều này đ ã làm phát sinh vấn đề ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng,ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất và sức khỏe của cộng đồng dân cư.

+ Một số nhà ĐTNN tỏ ra xem thường sức khỏe con người và môi trường sốngcủa Việt Nam, nhiều lần vi phạm pháp luật BVMT, gây hậu quả nghiêm trọng đến môitrường sống của người dân, bất chấp sự kiểm tra, cảnh báo, xử phạt của các cấp chínhquyền ở vùng KTTĐ Bắc Bộ.

Do đó, xét về khía cạnh môi trường, có thể khẳng định hoạt động sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp có vốn FDI trong vùng KTTĐ Bắc Bộ chưa đảm bảo sựphát triển bền vững.

3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chếMột là, hệ thống luật pháp và các chính sách liên quan đến đầu tư trực tiếp nước

ngoài còn chồng chéo, thiếu tính đồng bộ và nhất quán- Về hệ thống luật pháp:Luật ĐTNN tại Việt Nam được ban hành vào năm 1987, được bổ sung sửa đổi

lần lượt vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000. Đến năm 2005, Việt Nam ban hành Luật

Page 117: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

110

Đầu tư chung, áp dụng cho cả DNTN và doanh nghiệp nước ngoài. Mặc dù, hệ thống

pháp luật về ĐTNN được liên tục sửa đổi và đã có những tiến bộ rõ rệt, phù hợp vớithông lệ quốc tế, song trên thực tế vẫn còn một số vướng mắc, gây khó khăn cho cácdoanh nghiệp trong việc dự toán và lên phương án kinh doanh; đồng thời tạo ra nhiềucách hiểu khác nhau cho các cơ quan quản lý trong việc xem xét cấp Giấy chứng nhậnđầu tư, cũng như hướng dẫn doanh nghiệp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình

triển khai dự án. Mặt khác, trong khi Luật đầu tư ngày càng trở nên thông thoáng thì các

văn bản hướng dẫ n của các Bộ, ngành, địa phương lại thiếu tính minh bạch, rõ ràng,thậm chí chồng chéo, không thống nhất với nhau, khiến cho các DNNN lúng túng,không biết phải tuân thủ theo văn bản nào, qui định nào.

- Về các chính sách liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài:+ Chính sách nội địa hóa về cơ bản chưa thành công trong việc phát triển

mối liên kết giữa ĐTNN với đầu tư trong nước. Điều này được thể hiện ở mối liênkết giữa DNNN với DNTN ở cả hai khâu cung cấp và tiêu thụ sản phẩm đều rấtlỏng lẻo.

+ Chính sách ưu đãi xuất khẩu bằng cách hoãn thời hạn nộp thuế nhập khẩu

cho nguyên liệu làm cho những ngành may mặc, da giày phát triển tốt, mà không cần

phải phát triển các ngành phụ trợ. Do đó, kết quả nội địa hóa ở những ngành này là

rất thấp.

+ Chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp đã không đạt được kết quả

như mong đợi do những khó khăn về vấn đề sở hữu đất đai và do tính chất sản xuất nhỏ

lẻ, manh mún của nền nông nghiệp trong nước.

+ Chính sách về lao động, quan hệ lao động còn một số bất cập. Chính sách tiền

lương hay thay đổi nhưng không có lộ trình. Quy định mức lương tối thiểu thấp là một

trong những nguyên nhân dẫn đến đình công.

+ Chính sách về thu hút và chuyển giao công nghệ chưa đạt mục tiêu mong

muốn. Nguyên nhân chủ yếu là do Việt Nam chưa đủ hấp dẫn các nhà đầu tư có công

nghệ cao, công nghệ nguồn. Bên cạnh đó, chính sách về thu hút công nghệ còn nhiều bất

cập như: chính sách ưu đãi chưa đủ sức hấp dẫn; quy định về Danh mục công nghệ cao

được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản p hẩm công nghệ cao được khuyến khích

phát triển khó thực hiện; ...

+ Hệ thống văn bản pháp luật về BVMT nói chung chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ,

chưa đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước.

Page 118: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

111

Luật ĐTNN trong suốt thời gian từ 1987 đến nay và các văn bản luật BVMT đãcó một số điều khoản đề cập đến khía cạnh môi trường như: khuyến khích các nhàĐTNN đầu tư vào những lĩnh vực BVMT sinh thái, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên

nhiên; không cấp phép ĐTNN vào các lĩnh vực và địa bàn gây thiệt hại đến môi trường

sinh thái,... Tuy nhiên, các văn bản này chưa thiết lập được các cơ chế mang tính khuyến

khích cụ thể cho các hoạt động ĐTNN bền vững về môi trường, mà còn dừng ở mức

chung chung như: khuyến khích sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên, BVMT sinh thái.

Yêu cầu cụ thể nhất trong văn bản này là Chủ đầu tư phải giải trình Đánh giá tác động

môi trường của dự án trong hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư.

Nội dung của các điều khoản trong các văn bản về môi trường chưa rõ ràng, cơ

quan quản lý nhà nước về môi trường địa phương thiếu năng lực giúp các doanh nghiệp

ĐTNN giải đáp những thắc mắc về các q ui định pháp luật về môi trường là yếu tố cản

trở doanh nghiệp ĐTNN thực hiện tốt các qui định trong Luật.

Bên cạnh đó, quản lý nhà nước về môi trường còn thiên về khâu tiền kiểm (nhàđầu tư phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi thực hiện qui trìnhđầu tư đối với các dự án thuộc diện phải đánh giá tác động môi trường), chưa chú trọngđến hậu kiểm; thiếu chế tài xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật BVMT.

Hai là, công tác qui hoạch của vùng KTTĐ Bắc Bộ còn nhiều hạn chế, chưa thựcsự hiệu quả gắn với yêu cầu phát triển bền vững của vùng, chưa xây dựng được chiếnlược thu hút FDI theo hướng PTBV

Xác định được tầm quan trọng của công tác quy hoạch đối với các vùng KTTĐ,Chính phủ đã lần lượt phê duyệt các đề án quy hoạch phát triển cho các vùng KTTĐ,

đánh dấu một bước quan trọng trong việc khẳng định sự hình thành của các vùng

KTTĐ, trong đó có vùng KTTĐ Bắc Bộ. Mặc dù vậy, các đề án quy hoạch đối với vùng

KTTĐ Bắc Bộ hiện còn nhiều hạn chế.

- Qui hoạch chưa thực sự hiệu quả gắn với yêu cầu phát triển bền vững vùng

KTTĐ Bắc Bộ. Cụ thể là:

+ Trong quy hoạch tổng thể, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội cũng nhưtrong quy hoạch ngành của vùng KTTĐ Bắc Bộ mớ i chỉ đặt ra những mục tiêu, nhiệm vụ,chỉ tiêu phát triển KT-XH mà vùng phải đạt được trong từng thời kỳ cụ thể. Nội dung quyhoạch chưa dự báo và giải quyết được mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với an ninh xãhội và môi trường, cũng như vấn đề phân b ổ các nguồn lực, phân công hiệu quả lao độngxã hội giữa các địa phương trong việc đảm bảo mục tiêu PTBV của cả vùng.

Page 119: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

112

+ Quy hoạch vùng KTTĐ Bắc Bộ vẫn theo quan điểm địa hành chính và mở

rộng theo chiều rộng. Điều này được thể hiện trong cả quy hoạch tổng thể và quy hoạchngành. Quy hoạch tổng thể và quy hoạch ngành được xây dựng độc lập với nhau và vẫn

theo quan điểm “cát cứ riêng” của từng địa phương trong vùng.

+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng KTTĐ Bắc Bộ còn

thiếu tính đồng bộ; thiếu sự phối kết hợp giữa các tỉnh trong vùng, chưa thực sự gắn kết

hiệu quả kinh tế Trung ương với địa phương, thiếu sự phân công cụ thể theo chức năng

và lợi thế so sánh của từng địa phương.

- Thiếu định vị vị trí của dòng vốn FDI trong các qui hoạch của vùng KTTĐ

Bắc Bộ.Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cho là vấn đề của cả nền kinh tế, có ảnh hưởng

và tác động phức tạp đối với cả nền kinh tế nói chung và vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng.

Vì vậy, việc định vị rõ vị trí của nguồn vốn FDI trong thực hiện các quy hoạch sẽ là cơ

sở cho mục tiêu, nội dung hoạt động của các cơ quan XTĐT; tạo tiền đề cho dòng vốn

FDI phát triển đúng hướng và góp phần nâng cao chất lượng nguồn vốn FDI. Tuy nhiên,cho đến nay, vùng KTTĐ Bắc Bộ vẫn chưa có qui hoạch riêng cho FDI theo từng vùng,ngành, lĩnh vực và sản phẩm; chưa xây dựng được cho vùng chiến lược thu hút FDInhằm phát triển kinh tế - xã hội theo những giai đoạn cụ thể ,... Hoặc qui hoạch đi sauthực tiễn đầu tư (như qui hoạch sân golf) nên khi kết quả của FDI vào một lĩnh vực nàođó không đúng qui hoạch đã gây nên những quan ngại về hiệu quả kinh tế và môi trườngnói chung.

Do quan điểm phát triển theo chiều rộng và thiếu tính khoa học trong việc xây

dựng quy hoạch gắn với chiến lược thu hút FDI theo hướng PTBV nên các vùngKTTĐ nói chung và vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng đã thiếu sự chọn lọc trong việc thu

hút các nguồn vốn đầu tư, trong đó có nguồn vốn FDI; không có chính sách hay quan

điểm ưu tiên các nhà đầu tư, các đối tác đầu tư có tiềm lực tài chính, có trình độ khoa

học công nghệ cao; thiếu sự định hướng và dẫn dắt dòng vốn FDI đảm bảo mục tiêu

phát triển các ngành, lĩnh vực mà vùng có lợi thế phát triển. Kết quả là đầu tư trực tiếpnước ngoài vào vùng KTTĐ Bắc Bộ thời gian qua mang tính ồ ạt, không dựa trên tiềmnăng, lợi thế của từng địa phương. Còn có những dự án FDI được cấp phép không phùhợp với qui hoạch không những gây tổn thất, lãng phí về các nguồn lực, mà còn ảnhhưởng đến hiệu quả kinh tế và sự liên kết, phối hợp trong việc sử dụng các nguồn lựccho hoạt động đầu tư.

Page 120: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

113

Ba là, công tác quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài còn bất cập- Thực hiện việc phân cấp quản lý đầu tư chưa phù hợp với tình hình thực tế

Phân cấp, ủy quyền trong hoạt động FDI đã phát huy tính năng động, sáng tạo

của các địa phương, tuy nhiên cũng bộc lộ những hạn chế dẫn đến tình trạng vận dụng

chưa đúng. Nhiều địa phương đã đưa ra quy chế riêng, ưu đãi riêng, phá vỡ thế cân

bằng, tạo cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương. Kết quả là việc phân cấp

đầu tư mang tính “đại tr à, dàn đều”, mà chưa tính đến đặc thù của từng địa phương về

năng lực quản lý, trình độ cán bộ, quy mô nền kinh tế địa phương, ... Tình trạng cạnh

tranh trong thu hút FDI cũng đã dẫn đến một số địa phương cấp phép cho các dự án tiềm

ẩn gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn nhiều năng lượng, sử dụng và khai thác tài nguyên

không hiệu quả, chưa chú ý tới an ninh quốc phòng, bất chấp chất lượng dự án và lợi ích

quốc gia.

Năng lực thẩm định của cán bộ một số địa phương đối với dự án FDI lớn rất hạn

chế, nên đã xảy ra tình trạng cấp phép mà không đảm bảo các điều kiện cần thiết, thậm

chí cùng thời gian đã có các dự án xi măng, sắt thép quy mô lớn được nhiều địa phươngcấp phép không phù hợp với quy hoạch ngành và vùng lãnh thổ. Về phía các bộ ngành,sự thiếu công khai quy hoạch phát triển ngành trên từng vùng lãnh thổ và địa phương...cũng khiến cho phân cấp không đạt được mục tiêu như kỳ vọng.

Việc phân cấp quản lý FDI thực hiện trong bối cảnh hệ thống luật pháp cònchồng chéo, thiếu đồng bộ; thiếu quy hoạch chi tiết ngành và sản phẩm; thiếu nội dungphân cấp phù hợp với đặc thù của từng địa phương, vùng lãnh thổ.

Chưa làm tốt cơ chế hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, cùng với việc chưa phân định

rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi cấp đối với nhiệm vụ đã

được cấp phép; chưa có chế tài xử lý nghiêm những vi phạm liên quan đến phân cấp.

Ngoài ra, hạn chế rõ nhất của mô hình phân cấp quản lý hoạt động FDI là Trung ương

không kịp thời nắm được tình hình, diễn biến thực tế hoạt động FDI trên phạm vi cả

nước. Còn có hiện tượng các tỉnh, thành phố không báo cáo hoặc báo cáo không đúng

về kết quả thu hút FDI ở địa phương mình. Do vậy, đã xảy ra tình trạng cấp phép phá vỡqui hoạch, hoạt động XTĐT chồng chéo, không hiệu quả. Một số địa phương đã banhành và thực hiện các qui định về ưu đãi đầu tư trái pháp luật làm ảnh hưởng đến lợi íchchung. Một hạn chế nữa là không tập trung và xử lý ngay được các vụ việc lớn xảy ratrong hoạt động FDI, nhất là các vụ việc vượt quá thẩm quyền của địa phương liên quanđến chức năng của nhiều Bộ, ngành ở Trung ương [68].

Page 121: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

114

- Công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động ĐTNN còn chưa được chú trọng

+ Công tác thẩm tra và cấp Giấy chứng nhận đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu

xác định hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án, chưa nói đến đảm bảo lợi ích quốc gia.

Do vậy, đã có những quyết định cấp phép không phù hợp với quy hoạch và có những

quyết định về chính sách ưu đãi đối với nhà ĐTNN không phù hợp với pháp luật. Đặc

biệt, công tác thẩm định công nghệ trong dự án FDI chưa được quan tâm đúng mức.

Trong hoạt động FDI, n hà đầu tư thường chú trọng hàng đầu đến lợi nhuận mà bỏ qua

các yếu tố khác, trong khi đó quy định của pháp luật lại cho phép nhà đầu tư tự chịu

trách nhiệm về công nghệ. Thực tế qua thẩm định các dự án FDI cho thấy, với xu thế

đơn giản hóa thủ tục hành chính, hồ sơ dự án đầu tư ngày càng đơn giản, nội dung giải

trình công nghệ thường rất sơ sài (nhiều trường hợp không có giải trình công nghệ), nêncơ quan thẩm định công nghệ không có đủ cơ sở để xem xét, đánh giá. Mặt khác, khiphân cấp đầu tư, hầu hết các cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại các

tỉnh, thành phố lại không gửi hồ sơ dự án hỏi ý kiến các Sở Khoa học và Công nghệ theo

quy định. Do đó, trong trường hợp nhà đầu tư đưa vào máy móc, thiết bị, công nghệ lạchậu, tiêu hao nhiều năng lượng, nguyên liệu, gây ô nhiễm môi trường,… thì không có cơchế để ngăn chặn ngay từ đầu, đến khi hậu kiểm thì không có cơ quan nào chịu tráchnhiệm giải quyết hậu quả.

+ Việc quản lý sau cấp phép cũng chưa chặt chẽ và không được tiến hành thườngxuyên. Nhiều dự án chậm hoặc chưa triển khai, nhưng không kịp thời làm rõ nguyênnhân để có các phương án hỗ trợ, khắc phục dẫn tới tình trạng lãng phí thời gian, tài sản,

đất đai.

- Sự liên kết, phối hợp giữa các Bộ, ngành; giữa cấp trung ương với địa

phương; giữa các địa phương trong vùng KTTĐ Bắc Bộ trong quản lý hoạt động FDI

còn nhiều bất cập, chưa được qui định chức năng, nhiệm vụ rõ ràng

Vai trò liên kết giữa các địa phương trong vùng KTTĐ Bắc Bộ vẫn còn nhiều

hạn chế, bất cập và được đánh giá là vùng KTTĐ có khả năng liên kết vùng kém nhất so

với vùng KTTĐ phía Nam và vùng KTTĐ miền Trung. Hiện nay, các tỉnh, thành phốtrong toàn vùng mới chỉ có mối quan hệ liên kết về mặt hành chính, chủ yếu kết nối vớinhau về kết cấu hạ tầng. Tình trạng phát triển kinh tế - xã hội mang tính cục bộ địaphương, mang nặng tính tự phát, không theo quy hoạch và định hướng chung của vùnglà khá phổ biến. Ngoài ra, cơ chế chính sách đặc thù cho vùng đến nay vẫn chưa đượcxây dựng, làm cho vùng chưa thể tận dụng và phát huy hết những lợi thế riêng có của

Page 122: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

115

mình để thực hiện sứ mệnh to lớn của vùng là tạo tác động lan tỏa và lôi kéo các vùng

kinh tế khác cùng phát triển.Công tác điều phối của các Bộ, ngành và các địa phương trong vùng KTTĐ Bắc

Bộ chưa được quan tâm một cách đúng mức nên dẫn đến kết quả hoạt động điều phốicòn nhiều hạn chế, thiếu chủ động, chưa phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ của công tác

điều phối; sự phân công, hợp tác liên kết giữa các địa phương trong vùng chưa hợp lý,vẫn để tình trạng đầu tư trùng lắp, chồng chéo.

- Năng lực phản ứng chính sách ở các cấp còn yếu, nên chậm luật hóa những vấnđề bức xúc nảy sinh trong thực tiễn hoạt động FDI như hành vi chuyển giá, hành vi viphạm pháp luật BVMT, hành vi gian lận thương mại,... dẫn đến hiệu quả FDI đạt đượcchưa cao.

Bốn là, chất lượng nguồn nhân lực của vùng KTTĐ Bắc Bộ còn hạn chế; cơ cấu

lao động theo ngành còn nhiều bất hợp lý [2]- Về chất lượng nguồn nhân lực:Như mục 3.1.2.1 đã nhận định, vùng KTTĐ Bắc Bộ là vùng có dân cư đông đúc,

có nguồn lao động dồi dào với lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân có trìnhđộ chuyên môn nghiệp vụ đông đảo hơn so với các vùng kinh tế khác trong cả nước.

Mặc dù vậy, chất lượng nguồn nhân lực của vùng KTTĐ Bắc Bộ vẫn còn một số hạnchế nhất định. Cụ thể là:

+ Trình độ nguồn nhân lực chưa thực sự đáp ứng nhu cầu phát triển của vùngtrong hiện tại cũng như trong tương lai gần

Vùng KTTĐ Bắc Bộ là địa bàn tập trung nhiều cơ sở công nghiệp quan trọng,đặc biệt là các lĩnh vực cơ khí chế tạo, khai thác than (chiếm 90% năng lực cả nước), vậtliệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, điện, điện tử, chế biến lương thực, thực phẩm ,...

Như vậy, để đáp ứng mục tiêu phát triển KT -XH trong vùng, trong những nămtới đây, vùng KTTĐ sẽ có nhu cầu rất lớn về lao động, đặc biệt là nguồn lao động cókỹ năng nghề nghiệp ở trình độ cao. Tuy vậy, cho đến nay, vùng KTTĐ Bắc Bộ vẫnchưa có kế hoạch xây dựng những cơ sở đào tạo nghề đúng tầm cho toàn vùng KTTĐBắc Bộ cũng như cho vùng Đồng bằng sông Hồng và cho cả miền Bắc.

+ Kỹ năng mềm của người lao động còn thiếuBên cạnh sự thiếu hụt về trình độ tay nghề, người lao động ở vùng KTTĐ Bắc

Bộ còn thiếu kỹ năng cơ bản quyết định sự thành công trong công việc, đó là kỹ năngmềm. Mặc dù vậy, các kỹ năng mềm cần có ở người lao động trong thời đại ngày nay

như khả năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, khả năng học và tự học, khả năng

lắng nghe, thái độ cầu tiến, khả năng tổ chức và sắp xếp công việc,... dường như

Page 123: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

116

người lao động không được trang bị thông qua nội dung chương trình đào tạo nghề.

Trong khi đó, bản thân người lao động lại không có sức ép để tự trang bị cho mìnhnhững kỹ năng cần thiết đó. Điều này đã tạo nên tính trì trệ, thiếu sáng tạo, thiếu tựchủ, thiếu tinh thần trách nhiệm ở người lao độn g. Những tính cách này hoàn toànkhông phù hợp với môi trường làm việc hiện nay, môi trường làm việc của một nềnkinh tế tri thức.

+ Tác phong và ý thức làm việc của người lao động còn kém

Do chịu ảnh hưởng của nền sản xuất nông nghiệp nên tác phong làm việc công

nghiệp vẫn chưa được hình thành ró nét ở người lao động vùng KTTĐ Bắc Bộ. Ý thức

tổ chức kỷ luật, tinh thần hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm còn hạn chế hiện đang là ràocản lớn làm nản lòng các nhà ĐTNN.

Nguyên nhân của những hạn chế trên là do năng lực cung ứng lao động qua đào

tạo nghề của mạng lưới đào tạo nghề trong vùng còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu.

Công tác đào tạo nghề trong vùng hiện vẫn chưa gắn với thực tế sử dụng, nhiều laođộng sau khi tốt nghiệp đến làm việc tại doanh nghiệp đều phải đào tạo lại. Bên cạnh

đó, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo còn thiếu và lạc hậu; chương trình, nội dung đào tạo

chưa theo kịp yêu cầu... Đây là những cản trở không nhỏ tới việc nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực trong vùng.

- Về cơ cấu lao động theo ngà nh: Cơ cấu lao động theo ngành của vùng hiện

đang thể hiện nhiều bất hợp lý, cụ thể như sau:

+ Nguồn nhân lực tập trung khá đông ở khu vực nông thôn và làm việc trong

khu vực nông nghiệp. Tỷ trọng nguồn nhân lực nông thôn cao trong đó chủ yếu chưa

qua đào tạo sẽ gây áp lực lớn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành cũng như ảnhhưởng đến quá trình đô thị hóa của vùng (xem mục 3.1.2.1).

+ Nguồn nhân lực trong công nghiệp lại chủ yếu tập trung ở những ngành có

năng suất thấp, sử dụng lao động thủ công là chính. Các ngành kỹ thuật, công nghệ

cao, các ngành công nghiệp mũi nhọn của vùng như vật liệu mới, tự động hóa, côngnghệ sinh học... rất thiếu lao động.

+ Nguồn nhân lực có trình độ cao (trình độ đại học và trên đại học) chủ yếu tập

trung trong lĩnh vực đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, lĩnh vực

Đảng, Nhà nước và đoàn thể và tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị, đặc biệt là Thủ

đô Hà Nội. Các lĩnh vực này hiện đang sử dụng 60% nhân lực có trình độ sau đại học

của vùng. Nguồn nhân lực qua đào tạo ở lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán... ngày

Page 124: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

117

càng đông, trong khi đó, nguồn lao động qua đào tạo ở các lĩnh vực kỹ thuật có xu

hướng ngày một giảm (xem mục 3.1.2.1).Tất cả những biểu hiện trên dẫn đến hiện tượng mất cân đối trong phát triển

các ngành trong vùng, xuất hiện tình trạng “vừa thừa vừa thiếu” nguồn nhân lực

qua đào tạo ở vùng KTTĐ Bắc Bộ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đáp

ứng yêu cầu của các nhà ĐTNN về nguồn nhân lực chất lượng cao và là thách thức

cho việc thu hút FDI vào những ngành công nghiệp mũi nhọn, ngành công nghiệp

có giá trị gia tăng cao.

Năm là, kết cấu hạ tầng kỹ thuật của vùng KTTĐ Bắc Bộ còn nhiều hạn chế,yếu kém

Mặc dù vùng KTTĐ Bắc Bộ có kết cấu hạ tầng tương đối thuận tiện hơn so với

các vùng khác trong cả nước, song vẫn còn kém xa so với yêu cầu phát triển. Cơ sở hạ

tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị mặc dù đã được nâng cấp, cải tạo phần

lớn, nhưng đến nay vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu mở rộng qui mô phát triển các ngành

kinh tế có tiềm năng, lợi thế như dịch vụ cảng biển, vận chuyển kho bãi, du lịch, công

nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu biển, phát triển các khu kinh tế, khu công nghệ cao,

phát triển các đô thị hạt nhân.

Phần lớn công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm có tính liên kết vùng và đầu mối

giao thông trong nước và quốc tế; một số dự án đầu tư có tính đột phá trong phát triển

kinh tế nhằm tạo giá trị gia tăng cao, phát triển nguồn nhân lực cao chậm triển khai...

đã hạn chế vai trò động lực của vùng KTTĐ Bắc Bộ.Việc phát triển đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống giao thông đường bộ, đường

sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không; đặc biệt là xây dựng cảng nướcsâu, mạng lưới đường cao tốc; hệ thống giao thông nội đô Hà Nội, hệ thống cấp, thoátnước cho các thành phố tuy có triển khai nhưng chậm và chưa đáp ứng yêu cầu pháttriển. Các tuyến đường quan trọng liên kết vùng như đường cao tốc Hà Nội - HảiPhòng; Nội Bài - Hạ Long - Móng Cái; Hà Nội - Việt Trì; Hà Nội - Thái Nguyên;đường cao tốc tuyến Hà Nội - Lào Cai; đường xe điện ngầm, đường sắt nội đô Hà Nộivà nối đường sắt Hà Nội - Hoà Lạc chậm xây dựng.

Sáu là, các ngành công nghiệp hỗ trợ ở vùng KTTĐ Bắc Bộ còn chưa phát triểnđảm bảo cho FDI theo hướng PTBV

Công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò rất quan trọng với quá trình CNH, HĐH đấtnước. Nó được xem như là động lực thúc đẩy ngành công nghiệp trong nước phát triển

Page 125: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

118

và thu hút ĐTNN. Thế nhưng đến nay, đây vẫn được xem là điểm yếu lớn nhất trong

nền kinh tế nước ta.Theo kết quả khảo sát được công bố tháng 12/2012 của Tổ chức Xúc tiến

thương mại Nhật Bản (JETRO) về khả năng đáp ứng nhu cầu đầu tư của doanh nghiệpnhỏ và vừa (DNN&V) của Nhật Bản tại Việt Nam, sức cung ứng địa phương của cácdoanh nghiệp Nhật Bản về nguyên liệu và linh kiện phục vụ cho các lĩnh vực công

nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam chỉ đạt mức 28,7%. Con số này thấp hơn rất nhiều so với

các quốc gia lớn khác ở châu Á. Chẳng hạn mức cung ứng địa phương tại Trung Quốcđạt 59,7% và Thái Lan là 53,0%.

Nếu chỉ xét riêng trong ngành công nghiệp chế tạo của Việt Nam, hiện chỉ cókhoảng gần 300 doanh nghiệp cung ứng đủ sức để tham gia vào các chuỗi cung ứngtoàn cầu. Trong ngành công nghiệp sản xuất ôtô, Việt Nam chỉ có khoảng 50 nhà cungcấp phụ tùng có đủ năng lực để tham gia vào các chuỗi cung ứng cho các tập đoàn sản

xuất ôtô lớn. Dù trong thời gian qua, chúng ta đã có nhiều ưu đãi nhằm nội địa hóangành công nghiệp sản xuất ôtô nhưng đến nay trên 90% linh kiện sản xuất ôtô đềuphải nhập khẩu. Đây là một con số rất thấp nếu đem so sánh với con số 400 nhà cungcấp của Malaysia và 2.500 nhà cung cấp của Thái Lan.

Hiện nay, đa số các nguyên phụ liệu ngành dệt may vẫn phải nhập khẩu từ nước

ngoài, nguồn trong nước chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ. Chẳng hạn như bông,

hàng năm chúng ta cần khoảng 400.000 tấn, nhưng trong nước chỉ đá p ứng được 3.000tấn (chiếm tỷ lệ 0,75%); xơ nhân tạo cần 400.000 tấn, nhưng trong nước chỉ đáp ứngđược 120.000 tấn (30%); vải sợi cần 6 tỷ mét/năm, nhưng trong nước chỉ đáp ứngđược 800 triệu mét, phụ liệu dệt may phải nhập khẩu 70%, 100% máy móc, phụ tùng,hóa chất, thuốc nhuộm dùng cho dệt, kéo sợi đều phải nhập khẩu...

Sự phát triển yếu kém của ngành công nghiệp hỗ trợ khiến cho tỉ lệ nội địa hóa

ngành công nghiệp của Việt Nam hiện rất khiêm tốn. Hiện nay tỉ lệ nội địa hóa củangành công nghiệp Việt Nam chỉ ở mức 13,1%. Trong khi đó tỉ lệ này ở Indonesia là20,6%, Thái Lan và Malaysia trên 22%.

Sự kém phát triển của ngành công nghệp hỗ trợ ở Việt Nam là do các nguyênnhân sau đây:

- Thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước: Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg do Thủ tướ ngChính phủ ban hành ngày 22-2-2011 về chính sách phát triển một số ngành côngnghiệp hỗ trợ được coi là lời tuyên bố ủng hộ chính thức đầu tiên của Chính phủ Việt

Nam đối với sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên từ đó đến nay,

Page 126: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

119

chưa có một chính sách mới nào để cụ thể hóa sự hỗ trợ đó đối với các doanh nghiệp

sản xuất công nghiệp hỗ trợ. Ưu đãi phát triển công nghiệp hỗ trợ đối với các doanh

nghiệp được đề cập đến trong Quyết định này còn rất chung chung, được ghi tại Điều

4 như sau: “Các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sảnphẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được xem xét áp dụng cơ chế ưu đãi thích

hợp. Chủ đầu tư xây dựng dự án theo quy định hiện hành, trong đó đề xuất cụ thể các

cơ chế ưu đãi thích hợp, t rình Hội đồng thẩm định dự án phát triển công nghiệp hỗ trợ

xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định” . Do đó, chính sách hỗ trợ phát

triển ngành công nghiệp hỗ trợ chưa tới được các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp

ngành công nghiệp hỗ trợ hiện vẫn gặp rất nhiều khó khăn và vẫn đang trong tình trạng

loay hoay tìm hướng phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ. Khó khăn nhất của các

DNN&V vẫn là vốn, trong đó có khoảng 30% DNN&V vay được vốn từ ngân hàng,

90% là không tiếp cận vốn vay ưu đãi; 42% doanh nghiệp không thể vay được vốn;

71% doanh nghiệp vay vốn với lãi suất cao trên 17% [111].- Năng lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam còn nhiều hạn chế,

đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợCác doanh nghiệp Việt Nam bị các doanh nghiệp Nhật đánh giá quá quen với

môi trường được bao cấp, không quen với môi trường cạnh tranh khắc nghiệt cả về sảnxuất cũng như dịch vụ. Điều này dẫn đến sản xuất công nghiệp phụ trợ Việt Nam khóphát triển. Cụ thể khi doanh nghiệp Nhật tiếp cận với nhà sản xuất Việt Nam và đưa ramẫu sản phẩm không cùng mẫu sản xuất có sẵn để sản xuất thử thì doanh nghiệp Việt

Nam nản chí ngay vì ngại mất thời gian, không thực hiện... Vì thế, hầu hết các nguyên

liệu và linh kiện công nghiệp đều phải nhập khẩu.

Page 127: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

120

Chương 4ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNGPHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ

4.1. ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNG PHÁT

TRIỂN BỀN VỮNG Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNGĐIỂM BẮC BỘ GIAI ĐOẠN 2011-20204.1.1. Cơ sở hình thành định hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng

phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ4.1.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế có ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp

nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ- Bối cảnh quốc tế+ Thuận lợi:

Tình hình kinh tế thế giới đã thoát ra khỏi giai đoạn khủng hoảng năm 2008,tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của các doanh

nghiệp nói chung và doanh nghiệp có vốn FDI nói riêng. Dòng vốn FDI toàn cầu đượcđánh giá là đã vượt qua đáy của sự suy giảm và đang từng bước lấy lại đà tăng trưởng.Các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang nổi tiếp tục là điểm đến của các nhàĐTNN, trong đó có Việt Nam. Theo khảo sát PCI - Doanh nghiệp có vốn ĐTNN năm2011 của Dự án AUSAID/VCCI, những yếu tố được các nhà ĐTNN đánh giá là hấp dẫnở Việt Nam vẫn là sự ổn định chính trị xã hội, nguồn lao động giá rẻ và các ưu đãi đầutư (ưu đãi về thuế và đất đai).

Sự kém hấp dẫn do công suất của nền kinh tế đã vượt quá nhu cầu bởi hậuquả của việc đầu tư “nóng” và chi phí lao động ngày càng tăng ở Trung Quốc đã khiến

cho luồng vốn FDI trên thế giới có xu hướng chuyển hướng sang các nước ASEAN lánggiềng. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Việt Nam nói chung và vùng KTTĐ Bắc Bộnói riêng đón nhận dòng vốn FDI của thế giới.

Lĩnh vực đầu tư trên thế giới đang có sự thay đổi sâu sắc và hướng mạnh vào

phát triển các ngành dịch vụ và công nghệ cao, đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông vàcông nghệ thông tin. Lĩnh vực này ở Việt Nam tuy còn nhiều bất cập trong cả trongchính sách điều hành lẫn thực thi, nhưng vài năm trở lại đây đã bắt đầu có tín hiệu khảquan với sự xuất hiện của các tập đoàn công nghệ cao như tập đoàn Intel, Foxconn,...Đây sẽ là cơ hội rất lớn cho vùng KTTĐ Bắc Bộ trong việc thu hút đầu tư vào lĩnh vựcnày do vùng được đánh giá là có lợi thế về chất lượng nguồn lao động hơn so với cácvùng KTTĐ khác trong cả nước.

Page 128: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

121

+ Khó khăn, thách thức:

Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu

hiện với nhữmg tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp.Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. Quá trình quốc tế hoá sản xuất vàphân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng.

Việc tham gia vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thànhyêu cầu đối với các nền kinh tế. Sự phụ thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tácgiữa các nước càng trở thành phổ biến. Nền kinh tế tri thức đang trở thành xu thế pháttriển mới, do đó, con người và tri thức trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗiquốc gia.

Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế và điều chỉnh các thể chế tài chính toàn

cầu diễn ra mạnh mẽ, gắn với những bước tiến mới về khoa học, công nghệ và sử dụngtiết kiệm năng lượng, tài nguyên. Mặt khác, khủng hoảng còn để lại hậu quả nặng nề,chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy trở thành rào cản lớn cho thương mại quốc tế.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế thế giới tuy đã códấu hiệu vượt qua khủng hoảng kinh tế nhưng sự phục hồi còn diễn ra chậm và vẫn

còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức. Do đó, vẫn còn có nhiều khó khăn, trở ngại đốivới các nhà đầu tư lớn, các tập đoàn đa quốc gia trong việc triển khai các hoạt độngđầu tư ra nước ngoài. Theo kết quả Điều tra triển vọng đầu tư thế giới (WIPS) 2009 -2011 vừa công bố của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hiệp quốc

(UNCTAD), 79% các tập đoàn đa quốc gia (MNCs) đang phải chịu ảnh hưởng tiêucực từ cuộc khủng hoảng tài chính, 85% các tập đoàn chịu ảnh hưởng của suy thoáikinh tế toàn cầu trong khi con số này chỉ là 40% theo WIPS 2008-2010. Khả năng vàý định đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn đa quốc gia (MNCs, một nguồn FDI

lớn) bị ảnh hưởng đáng kể do tác động của suy thoái ki nh tế dẫn tới các chính sáchthắt chặt tín dụng tại nước đầu tư, giảm kỳ vọng thị trường, giảm giá trị tài sản do thịtrường chứng khoán đi xuống và giảm lợi nhuận của các tập đoàn. Thêm vào đó, các

MNCs còn phải đối mặt với những thay đổi khó lường trong chính sách của các nềnkinh tế để ứng phó với khủng hoảng.

Trong bối cảnh đó, cạnh tranh thu hút vốn ĐTNN trên thế giới và trong khu vựcsẽ tiếp tục diễn ra gay gắt. Các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc đã và đang cải

thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư nhằm cạnh tranh thu hút ĐTNN từ các nước khác, coiđó là giải pháp chiến lược phục hồi và phát triển kinh tế. Điều này tạo nên thách thứclớn đối với Việt Nam.

Page 129: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

122

- Bối cảnh trong nước+ Thuận lợi:

Tình hình chính trị xã hội ổn định, vị thế quốc tế của Việt N am đang đượcnâng cao cùng với sự gia nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giớiđã và đang tiếp tục củng cố lòng tin và làm gia tăng mối quan tâm của các nhà ĐTNNđối với nước ta trong thời gian tới.

Tình hình kinh tế trong nước đang di ễn biến theo chiều hướng tích cực; cácchính sách về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đã bước đầu phát huy hiệu quả.

Môi trường pháp lý và thể chế kinh tế thị trường của Việt Nam tiếp tục đượchoàn thiện hơn, phù hợp hơn với khu vực và thế giới. Đâ y cũng là yếu tố góp phần cảithiện môi trường đầu tư của Việt Nam nó i chung và vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng.

Nhận thức về vai trò của FDI trong bối cảnh mới đã thay đổi theo xu hướngcoi trọng chất lượng FDI hơn số lượng. Những tác động tiêu cực của FDI đối với vấn đềxã hội và BVMT đã được nhìn nhận một cách đầy đủ và khách quan hơn. Đây chính làcơ sở để Việt Nam cũng như vùng KTTĐ Bắc Bộ làm căn cứ trong việc xây dựng chiếnlược thu hút và quản lý hoạt động FDI đảm bảo theo yêu cầu PTBV.

+ Khó khăn, thách thức: Hệ thống pháp luật chậm đổi mới và quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực

còn bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển đất nước. Thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là

những điểm nghẽn cản trở sự phát triển. Nền tảng để Việt Nam trở thành nước côngnghiệp theo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ.

Nền kinh tế phát triển chưa bền vững: chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu

quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; các cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật vữngchắc. Tăng trưởng kinh tế còn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậmchuyển sang phát triển theo chiều sâu.

Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều hạn chế. Tổ chức thựchiện còn nhiều yếu kém, chưa tạo được chuyển biến mạnh trong việc giải quyết có hiệuquả những khâu đột phá, then chốt và những vấn đề xã hội bức xúc. Nạn tham nhũng,lãng phí còn là những vấn đề nghiêm trọng, chưa được đẩy lùi.

Như vậy, tình hình đất nước và bối cảnh quốc tế nêu trên tạo ra cho nước ta nóichung và vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng những thuận lợi và cơ hội to lớn cùng nhữngkhó khăn và thách thức gay gắt trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xãhội và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ trong thời kỳ chiếnlược tới. Bối cảnh đó cũng đặt ra những thách thức cho Việt Nam và vùng KTTĐ Bắc

Page 130: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

123

Bộ trong việc định hướng thu hút và quản lý hoạt động FDI nhằm đảm bảo mục tiêuphát triển bền vững.

4.1.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộgiai đoạn 2011-2020 [82]

- Các chỉ tiêu về kinh tế+ Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2020 khoảng

1,25 lần mức tăng trưởng bình quân của cả nước.+ Tỷ trọng đóng góp trong GDP của cả nước giai đoạn 2011 -2020 khoảng 28-29%.+ Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người đạt khoảng 9200 USD/người vào

năm 2020.+ Tốc độ đổi mới công nghệ đạt khoảng 70 -75% vào năm 2020.+ Mức đóng góp của vùng trong thu ngân sách nhà nước vào khoảng 29%

năm 2020.- Các chỉ tiêu về xã hội+ Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 0,5% vào năm 2020 theo chuẩn nghèo của

giai đoạn phát triển 2016-2020.+ Giảm tỷ lệ lao động không có việc làm xuống khoảng 4% vào năm 2020 và

duy trì tỷ lệ đó ở những năm tiếp theo.+ Đảm bảo 100% dân số thành thị được dùng nước máy; k hoảng 90 - 95% dân

số nông thôn được dùng nước sạch; 100% hộ gia đình nông dân có hố xí hợp vệ sinh;nhân dân được chăm sóc sức khoẻ tốt, mọi người được đi học, trình độ học vấn cao và đilại thuận tiện, dễ dàng.

+ Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống 0,8 % vào năm 2020. Kiểm soát tỷ lệtăng dân số trung bình của vùng (bao gồm cả tác động di dân cơ học) ở mức 1,5%.

- Các chỉ tiêu về môi trường+ Hiện nay còn khoảng 35% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải

công nghiệp, đến năm 2020 đạt 100% các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinhdoanh có hệ thống xử lý nước thải trước khi đổ ra môi trường.

+ Đầu tư mới và đổi mới công nghệ cũ sang công nghệ sạch, không có khí thảicácbon.

+ Chuyển các nhà máy, bệnh viện ở khu trung tâm đô thị, đông dân cư r a vùngngoại ô và xây dựng hệ thống nước thải, khí thải, rác thải, nhất là rác thải độc hại.

+ Đến năm 2020 có khoảng 35 - 50% số rác thải sinh hoạt được thu gom, tái chế,số còn lại được chôn lấp với kỹ thuật tiên tiến, không gây ô nhiễm nguồn nước, đất vàmôi trường sống xung quanh.

Page 131: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

124

+ Hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng các hoá chất độc hại trong sản xuấtnông nghiệp và chế biến, bảo quản lương thực, thực phẩm...

4.1.2. Định hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bềnvững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020

Một là, cần đổi mới tư duy về thu hút FD I vào vùng KTTĐ Bắc Bộ theo hướngtạo thuận lợi tối đa và tự do hóa hơ n nữa đối với dòng vốn này. Cùng với việc thực hiệncác chính sách thu hút mạnh dòng vốn FDI vào vùng, cần chú trọng đến chất lượng củadòng vốn FDI như: trình độ công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, đảm bảo môi trường vàcó tác động lan tỏa sang các ngành, lĩnh vực khác trong vùng.

Hai là, các địa phương trong vùng KTTĐ Bắc Bộ cần tăng cường phối hợp xâydựng chiến lược thu hút và sử dụng có hiệu quả dòng vốn FDI, lồng ghép chiến lượcnày vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng và của cả nước phù hợp vớitừng giai đoạn, cũng như gắn liền với chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế của ViệtNam. Chiến lược này phải giải các vấn đề như: quy hoạch tổng thể các ngành, lĩnh vực

thu hút FDI, đặt ra ưu tiên cho việc thu hút FDI đối với từng ngành, từng lĩnh vực,từng địa phương trong vùng, tránh những vấn đề bất cập trong phân cấp đầu tư, tránhsự manh mún và tản mạn trong xúc tiến đầu tư trong vùng, kết hợp có hiệu quả dòngvốn FDI với vốn ODA và vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FDI) trong phát triển kinhtế - xã hội của vùng.

Ba là, cùng với việc thu hút dòng vốn FDI từ các nước truyền thống, cần địnhhướng thu hút vốn FDI từ những nước có công nghệ nguồn như Mỹ, châu Âu và NhậtBản vào vùng KTTĐ Bắc Bộ, để có thể đi tắt đón đầu trong một số lĩnh vực công nghệ.

Đặc biệt, cần có những chính sách xúc tiến và thu hút FDI từ những công ty đa quốc giavà những tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, vì công nghệ mà các công ty và tập đoànnày sử dụng và chuyển giao là công nghệ cao (mặc dù có thể không phải là mới nhất) vàít gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, các công ty và tập đoàn này giúp đào tạo nguồnnhân lực với kỹ năng cao, có thể giúp các địa phương trong vùng kết nối mạng lưới sản

xuất, thị trường và nghiên cứu triển khai toàn cầu của họ; các công ty và các tập đoànkinh tế hàng đầu thường thực hiện những dự án với giá trị vốn lớn; giúp cho các nhà đầutư và doanh nghiệp trong vùng nắm bắt được những xu hướng sản xuất và kinh doanh

đang diễn ra trên toàn cầu, những dự án đầu tư của các công ty và tập đoàn hàng đầuthường có tính khả thi cao và được thực hiện nhanh chóng.

Bốn là, các doanh nghiệp trong vùng cần tận dụng những lợi ích lan tỏa từ việcthu hút đầu tư của các công ty đa quốc gia và các tập đoàn kinh tế lớn, bằng cách xâydựng chiến lược phát triển để từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các

Page 132: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

125

công ty này trên thị trường thế giới, cũng như trong nước với tư cách là nhà thầu phụ,nhà cung ứng các dịch vụ đầu vào và đầu ra, cung ứng nguồn lao động, đặc biệt là laođộng có chất lượng cao. Chính phủ và chính quyền các địa phương trong vùng cũngcần có những chính sách riêng hỗ trợ cho các doanh nghiệp của vùng KTTĐ Bắc Bộtrong việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, kể cả trong việc liên doanh vớinước ngoài.

Năm là, hướng dòng vốn FDI trong vùng vào các ngành công nghiệp, dịch vụ,thương mại. Đây là những ngành, lĩnh vực mà vùng có nhiều tiềm năng và lợi thế pháttriển. Đồng thời từng bước xây dựng các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại trongvùng hoạt động có hiệu quả và có khả năng cạnh tranh cao góp phần thúc đẩy quá trìnhCNH, HĐH vùng KTTĐ Bắc Bộ và cả nước.

Sáu là, phối kết hợp một cách chặt chẽ và nhịp nhàng hơn giữa các cơ quan xúctiến đầu tư, xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch của Chính phủ với các tổ chức củađịa phương trong vùng. Việc phối kết hợp này sẽ khiến cho công tác xúc tiến và thu hútFDI trong vùng được tiến hành theo một hướng thống nhất, tránh việc lãng phí do chồngchéo cũng như tiết kiệm được nguồn lực. Sau khi xúc tiến đầu tư thành công nên cócông tác hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, các địa phươngtrong Vùng cũng cần tìm hiểu cơ chế hoạt động và thông tin từ Tổ chức Xúc tiến Đầu tưThế giới (WAIPA), nhằm nắm bắt được những xu hướng phát triển mới nhất của FDI

trên thế giới và học hỏi các kinh nghiệm tốt nhất trong việc xúc tiến đầu tư.

4.2. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚCNGOÀI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNGĐIỂM BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2020

Để thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và định hướng thuhút FDI vào vùng KTTĐ Bắc Bộ, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ phía Nhà nước

và các giải pháp từ phía Chính quyền địa phương trong vùng.4.2.1. Nhóm các giải pháp từ phía Nhà nước trung ương4.2.1.1. Giải pháp tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính

sách liên quan đến hoạt động FDI theo hướng phát triển bền vữngĐây là nhóm giải pháp chung cho việc đổi mới cơ chế, chính sách, pháp luật

trong hoạt động FDI cho cả nước.Một là, hoàn thiện cơ chế quản lý và hệ thống pháp luật, chính sách cho phù hợp

những cam kết với WTO của Việt Nam để WTO thừa nhận nước ta là nước có nền kinhtế thị trường hoàn hảo và được hưởng đầy đủ quyền lợi, nghĩa vụ như mọi thành viênkhác của WTO. Để thực hiện giải pháp này, cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

Page 133: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

126

- Nghiên cứu một cách khách quan, khoa học về bản chất của nền kinh tế thếgiới đang có biến động mạnh mẽ theo hướng suy thoái, nhất là khủng hoảng nợ công ởcác nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu và một số nước khác, nhiều nước có nguycơ phá sản. Để hạn chế ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng đó, cần phải rà soát lạihệ thống pháp luật, chính sách để sửa đổi, điều chỉnh hoặc loại bỏ những điều luật vàchính sách không phù hợp với sự vận động phát triển của nền kinh tế đang trong quá

trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiềusâu, thực hiện CNH, HĐH và phát triển bền vững và phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Đẩy nhanh quá trình rà soát các điều luật và các văn bản pháp luật liên quanđến luật đầu tư, luật doanh nghiệp ban hành năm 2005 và các cam kết với WTO, màcác bộ, ngành và địa phương đang thực hiện. Đồng thời thúc đẩy quá trình sửa đổiLuật đất đai và soạn thảo các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện Luật lao độngsửa đổi vừa mới được Quốc hội thông qua tháng 5/2012. Những bộ luật này liênquan trực tiếp đến đầu tư và đầu tư trực tiếp nướ c ngoài. Do đó, việc chậm trễ trongsửa đổi, bổ sung và loại bỏ những điều khoản không phù hợp với sự biến động củakinh tế trong nước và thế giới, cũng có nghĩa là chính sách khuyến khích đầu tư củanhà nước không đi vào cuộc sống. Hệ quả là đầu tư chậm t rễ, kinh tế trì trệ, thậm chísuy giảm, hệ luỵ là nguồn thu ngân sách giảm, việc làm ít, thất nghiệp tăng và cácvấn đề xã hội cũng tăng theo. Để khắc phục sự chậm trễ đó, Nhà nước cần tăng

cường giáo dục, siết chặt kỷ cương, kỷ luật công chức, trọng dụng các cán bộ có tưduy đổi mới, giỏi chuyên môn kỹ thuật, phẩm chất chính trị tốt, nghiêm túc thực thicông vụ. Đồng thời đầu tư kinh phí đúng mức cho nghiên cứu, triển khai pháp luật và

chính sách vào cuộc sống.Hai là, hoàn thiện các văn bản pháp luật, hướ ng dẫn thực hiện Luật đầu tư ban

hành năm 2005Luật đầu tư năm 2005 đã khắc phục được những hạn chế, vướng mắc trong các

quy định của Luật ĐTNN ban hành năm 2002 và các văn bản pháp lý cũ về đầu tư,

nhưng nó vẫn là luật khung nên cần có sự hướng dẫn cụ thể của Chính phủ, các bộ,ban, ngành; cần tập trung soạn thảo các văn bản hướng dẫn cụ thể hoá việc phân cấpvề trách nhiệm, quyền hạn được giao cho các địa phương, các khu công nghiệp, khu

kinh tế trong quá trình cấp phép đầu tư, thực hiện đầu tư và dự án đầu tư đã đi vào sảnxuất kinh doanh.

- Ban hành các văn bản quy định rõ cơ chế phối hợp giữa các bộ, ban, ngành vớicác địa phương và giữa các địa phương với địa phương trong vùng KTTĐ. Nhất là tronghoạch định và triển khai chính sách khuyến khích đầu tư .

Page 134: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

127

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế về quyền kinh doanh bình đẳng của cácnhà đầu tư; về cạnh tranh; về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; về tiêu chuẩn chất lượng sảnphẩm; về tiêu chuẩn bảo vệ tài nguyên và môi trường; về các quy định hành nghề trongcác ngành kinh doanh có điều kiện...

- Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt các khâu trung gian,chống phiền hà, minh bạch hoá quy trình, thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư và

đầu tư trực tiếp nước ngoài, thực hiện cơ chế "một cửa liê n thông" trong giải quyết thủtục đầu tư.

- Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các ngành trong giám sát,thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về quy trình đầu tư, sản xuất kinh doanhsau đầu tư, nhất là tác động của đầu tư đến các vấn đề xã hội và môi trường, mọi viphạm phải được xử lý bằng pháp luật.

- Quy định rõ trách nhiệm và có chính sách khuyến khích thoả đáng đối với cáccơ quan, đơn vị tổ chức thực thi nghiêm túc pháp luật về đầu tư và đầu tư trực tiếp nước

ngoài. Đồng thời quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc tuyêntruyền, phổ biến luật đầu tư và các văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư và đầu tư trựctiếp nước ngoài đến mọi đối tượng trong cộng đồng dân cư và quảng bá thông tin, xúctiến đầu tư ra nước ngoài.

- Từng bước sửa đổi, điều chỉnh hệ thống pháp luật, chính sách tạo ra mặt bằng

chung cho cả đầu tư trong nước và nước ngoài nhằm tạo môi trường kinh doanh ổn định,bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh và minh bạch hoá những chính sách ưu đãi đối vớitừng đối tượng, từng lĩnh vực, từng thời kỳ.

- Luật hoá các văn bản dưới luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang đượcthực tế thừa nhận, bổ sung, sửa đổi các quy định liên quan đến tài chính, tiền tệ và đơngiản hoá các sắc thuế để tạo điều kiện c ho các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệpdân doanh có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn từ các ngân hàng quốc doanh và các tổ chứctín dụng quốc tế.

- Đánh giá đúng mức vai trò của ĐTNN, kể cả đầu tư trực tiếp và đầu tư giántiếp. Đầu tư gián tiếp nước ngoà i là kênh thu hút ĐTNN quan trọng trong chính sách đầutư của Nhà nước. Cho phép thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài cả chiều ra và chiều vào.

Từ trước đến nay, chúng ta đã chú ý nhiều đến khuyến khích ĐTNN vào Việt Nam, naycần chú ý đúng mức tới khuyến khích người Việt Nam đầu tư ra nước ngoài nhằm tạonên sự cân đối động cho nền kinh tế quốc dân.

- Nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi các quy định quản lý nhà nước đối với các dự ánĐTNN, sau khi dự án đã hoàn thành khâu đầu tư, bước vào hoạt động sản xuất kinh

Page 135: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

128

doanh nhằm tăng khả năng kiểm soát của nhà nước, nhưng không tạo ra các thủ tụcphiền hà, đồng thời nâng cao trách nhiệm và sự tôn trọng luật pháp Việt Nam của nhàđầu tư trong quá trình thực hiện dự án.

Ba là, kiện toàn bộ máy và nâng cao năng lực của công chức đủ khả năng thựcthi luật pháp và hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư một cách hữu hiệu

Những quan điểm, chủ trương, chính sách đầu tư hay đầu tư trực tiếp nước ngoài

chỉ được thực thi có hiệu quả khi có tổ chức bộ máy quản lý phù hợp và đội ngũ cán bộcó năng lực, phẩm chất chính trị tốt. Do đó, cần kiện toàn và đổi mới bộ máy quản lýđầu tư theo hướng liên ngành, chú trọng chuyên môn hoá sâu các cán bộ, công chứcđảm đương từng loại công việc. Những vấn đề cần tập trung kiện toàn, đổi mới bộ máyquản lý gồm:

- Thống nhất các cơ quan quản lý đầu tư trong nước với cơ quan quản lý ĐTNNthành cơ quan quản lý đầu tư và phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cho từngbộ, ban, ngành và địa phương.

- Củng cố các bộ phận quản lý công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và thực hiệnnghiêm túc quy trình kiểm tra, giám sát suốt trong quá trình từ cấp phép đầu tư, thựchiện đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh sau đầu tư. Thanh tra, xử lý nghiêm các viphạm theo đúng pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.

- Tiếp tục cải cách hành chính, trước hết là loại bỏ các bộ phận hoạt động trùng

lặp, chồng chéo; từng bước xoá bỏ phiền hà, đơn giản hoá các thủ tục trong quản lý nhànước đối với đầu tư.

- Áp dụng công nghệ thông tin, tin học hoá và các phương pháp đánh giá chấtlượng công tác hành chính theo chuẩn mực quốc tế nhằm đưa hoạt động quản lý đầu tưvà đầu tư trực tiếp nước ngoài đi vào nề nếp, thống nhất, nhanh chóng, phù hợp vớichuẩn mực chung của các quốc gia và vùng lãnh thổ.

4.2.1.2. Xây dựng chiến lược FDI và qui hoạch thu hút FDI cho cả nước đảmbảo theo hướng phát triển bền vững

Đây là yêu cầu cấp thiết bởi việc xây dựng chiến lược thu hút, sử dụng FDI sẽ làcơ sở định hướng thu hút, sử dụng FDI theo ngành, lĩnh vực, vùng và địa phương, đốitác... cũng như định hướng chính sách phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội,chiến lược phát triển bền vững, chiến lược tăng trưởng xanh và đáp ứng yêu cầu củaviệc chuyển đổi mô hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đạivà bền vững.

Quy hoạch FDI phải đặt trong quy hoạch tổng thể các nguồn lực cả nước, gắn kếtvới các nguồn lực trong nước và nước ngoài khác để phát huy sức mạnh tổng hợp, nâng

Page 136: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

129

cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế sâurộng. Quy hoạch FDI phải cụ thể hoá các chiến lược liên quan theo ngành, vùng lãnhthổ, phù hợp với các quy hoạch ngành và sản phẩm chủ yếu, cũng như các cam kết quốctế và đòi hỏi của các nhà đầu tư.

Để thực hiện mục tiêu của chiến lược và qui hoạch thu hút FDI, cần phải thay đổiquan điểm trong qui hoạch thu hút FDI theo hướng PTBV, cụ thể là:

Thứ nhất, phải chuyển từ quan điểm đầu tư theo chiều rộng sang đầu tư theochiều sâu; chú trọng đến chất lượng của các dự án FDI; lựa chọn những ngành, lĩnh vực,sản phẩm có công nghệ cao, tạo ra nhiều giá trị gia tăng, đảm bảo chất lượng xuất khẩuvà không gây tác hại đến môi trường sinh thái.

Thứ hai, có chính sách xúc tiến đầu tư phù hợp và có chính sách khuyến khíchhợp lý để thu hút các nhà ĐTNN có tiềm năng lớn về vốn; có thị trường tiêu thụ sảnphẩm; có công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, nhất là các tập đoàn kinh tế lớn ở cácquốc gia có nền kinh tế phát triển.

Thứ ba, có chính sách khuyến khích thỏa đáng đối với các nhà ĐTNN vào sảnxuất vào chế biến nông – lâm – thủy sản, đặc biệt là nông nghiệp; các ngành y tế, giáodục và kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; đầu tư vào các vùng sâu, vùng xa, vùngkinh tế khó khăn.

Trên cơ sở quy hoạch FDI, cần xây dựng Danh mục quốc gia thu hút FDI với cácdự án theo ngành, lĩnh vực quan trọng cùng các thông số kỹ thuật cụ thể để cung cấpnhững thông tin cơ bản cho các nhà đầu tư quan tâm; trong đó chú trọng những dự áncần ưu tiên áp dụng hình thức liên doanh.

4.2.1.3. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt độngđầu tư trực tiếp nước ngoài

Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất, là người thực thi Hiến pháp, đảm bảoduy trì sự ổn định chế độ chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảođảm phúc lợi xã hội ngày càng tăng, sự toàn vẹn lãnh thổ và an ninh, an toàn trật tự xãhội bằng hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách. Chính phủ sử dụng tổng hợp cácphương pháp hành chính, kinh tế, giáo dục và các công cụ quản lý để thực hiện chứcnăng quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế nói ch ung và hoạt động đầu tư, đầu tư trực

tiếp nước ngoài nói riêng. Để thực hiện nhiệm vụ đó, cần có các giải pháp cụ thể sau:Một là, đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước theo hướng gọn nhẹ, giảm

bớt đầu mối và thực hiện nguyên tắc mỗi lĩnh vực chỉ có một tổ chức và người đứngđầu tổ chức đó chịu trách nhiệm. Các tổ chức khác trong hệ thống chỉ có nhiệm vụphối hợp thực hiện để khắc phục tình trạng một việc có nhiều tổ chức, cá nhân cùng có

Page 137: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

130

trách nhiệm thực hiện, nhưng khi không thành công chẳng có tổ chức, cá nhân nàochịu trách nhiệm trước cấp trên và pháp luật. Do đó, hiệu lực quản lý nhà nước suygiảm, kém hiệu quả.

Hai là, tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện phân cấp quản lý Nhà nướcnói chung và đối với hoạt động ĐTNN nói riêng, để có cơ sở khoa học và thực tiễn choviệc bổ sung, sửa đổi các quy định, quy chế phân công, phân cấp cho các bộ, ban, ngành

và chính quyền địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với điềukiện, đặc điểm và năng lực quản lý của các địa phương. Đồn g thời phải nghiên cứu đềxuất với chính phủ ban hành các văn bản pháp luật quy định về cơ chế phối hợp giữa cácbộ, ban, ngành với các địa phương và giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngtrong vùng với nhau; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng KTTĐ vớicác bộ, ban, ngành Trung ương và trách nhiệm của họ đối với sự phát triển của vùngKTTĐ. Phân công, phân cấp hợp lý và trách nhiệm của các cấp, các ngành rõ ràng, nhấtlà trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan quản lýnhà nước là một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quảnlý nhà nước.

Ba là, đầu tư kinh phí bổ sung và nâng cấp các cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhấtlà các thiết bị điện tử, viễn thông cho các bộ, ban, ngành, chính quyền địa phương đầyđủ, đồng bộ đáp ứng yêu cầu hoạt động của chính phủ điện tử. Ứng dụng công nghệ tin

học, viễn thông vào quản lý nhà nước sẽ giúp chính phủ nắm bắt thông tin từ cơ sở mộtcách nhanh chóng và có biện pháp xử lý kịp thời, giảm bớt chi phí đi lại báo cáo, hộihọp, khắc phục được tình trạng trì trệ, quan liêu trong điều hành, quản lý.

Bốn là, tăng cường đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý nhànước có phẩm chất, đạo đức, bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ,kỹ thuật và thông thạo ngoại ngữ phục vụ cho lĩnh vực công tác mà mình đảm trách.Thực hiện nghiêm túc luật công chức từ khâu đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, sử dụngvà đãi ngộ. Tất cả các khâu trong quy trình công tác cán bộ phải được công khai, dânchủ, bình đẳng, có cạnh tranh dựa theo tiêu chuẩn và yêu cầu của từng vị trí công tác.Các khâu trong quy trình công tác cán bộ đều quan trọng và có mối quan hệ tương tácvới nhau. Song khâu tuyển chọn thường hay bị lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và quyềnuy chính trị chi phối nên chất lượng đội ngũ công chức thực chất không được nâng lên,tình trạng người tài đứng ngoài, người kém năng lực, thậm chí kém cả phẩm chất vẫn cứvào biên chế và nhanh chóng lên cao. Do vậy, công khai minh bạch, dân chủ và cạnhtranh bình đẳng trong tuyển chọn cán bộ có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng độingũ công chức.

Page 138: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

131

4.2.2. Nhóm các giải pháp từ phía chính quyền địa phương trong vùng kinhtế trọng điểm Bắc Bộ

4.2.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch không gian phát triển kinhtế vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng phát triển bền vững

Quy hoạch là công cụ định hướng phát triển không gian kinh tế của vùng và là căncứ cho xác định địa điểm, quy mô và tính chất của các dự án đầu tư. Chất lượng quyhoạch và kỷ luật, kỷ cương thực thi quy hoạch liên quan trực tiếp đến hiệu quả, chất lượnghoạt động đầu tư. Nước ta nói chung và vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng, hiện nay đang sửdụng nhiều loại quy hoạch để định hướng đầu tư như: Quy hoạch phát triển kinh tế - xãhội; quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch mạng lưới giao thông; quy hoạch đô thị; quyhoạch phát triển ngành kinh tế và quy hoạch sản phẩm... Tuy nhiên, các quy hoạch nàythường căn cứ nhiều vào địa giới hành chính, ít chú trọng tới tính thống nhất, liên kết giữacác quy hoạch trong vùng, nên đôi khi quy hoạch chồng lên quy hoạch. Quy hoạch nhiều,nhưng phần lớn thiếu căn cứ điều tra cơ bản, thiếu chi tiết, không phân kỳ thực hiện vàkhông dự báo được phát triển trong khoảng thời gian dài cần thiết. Do đó, khi đầu tư

không chỉ vướng mắc về giải phóng mặt bằng, mà còn vướng mắc nhiều thứ như: các thủtục pháp lý cần thiết cũng chưa thật rõ ràng; vấn đề môi trường sinh thái; sự gắn kết giữacác vấn đề kinh tế, xã hội và các loại quy hoạch trong vùng cũng luôn bị điều chỉnh, sửađổi... Những vướng mắc đó đã làm nản chí không ít nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.Để từng bước khắc phục hạn chế về quy hoạch nói trên, cần có các giải pháp sau:

Một là, thay đổi nhận thức, phương pháp, lập quy hoạch không gian phát triểnkinh tế, xã hội vùng KTTĐ Bắc Bộ.

- Thống nhất nhận thức là quy hoạch không gian phát triển kinh tế, xã hội là thểhiện cụ thể mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững của vùng trongkhoảng thời gian dài.

- Khi lập quy hoạch phải điều tra khảo sát về tài nguyên thiên nhiên, về các vấnđề lịch sử, xã hội và vấn đề môi trường sinh thái để làm căn cứ, chứ không quá nặng về

địa giới hành chính, biến quy hoạch vùng KTTĐ Bắc Bộ thành tổng các quy hoạch của7 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng cộng lại. Nhưng quy hoạch vùngcũng không thể làm lu mờ hoặc biến mất quy hoạch không gian phát triển kinh tế - xãhội của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng, mà phải tạo ra mối liênkết chặt chẽ giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng và với các địaphương khác trong cả nước; với quốc tế và trong khu vực.

- Coi quy hoạch không gian phát triển kinh tế - xã hội là quy hoạch khung, quyhoạch cơ bản để các loại quy hoạch khác phải tuân theo. Các quy hoạch ngành, lĩnh vực

Page 139: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

132

kinh tế, xã hội, tuy chúng có những tính chất, đặc điểm khác nhau, nhưng đều phảithống nhất mục tiêu với quy hoạch khung là tạo ra sự cân đối, hài hoà, tiến tới phát triểnbền vững.

- Quy hoạch không gian phát triển kinh tế - xã hội là sản phẩm đa dạng, phức tạpnên khi lập quy hoạch đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, lĩnh vực, cácđịa phương trong vùng. Chất lượng quy hoạch tốt, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi chonhà đầu tư, mà còn thuận tiện cho công tác quản lý của các ngành, các cấp chính quyền.Do đó, công tác quy hoạch phải coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các cơ quanquản lý nhà nước và là một bộ phận không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của vùng theo hướng bền vững.

Hai là, quy hoạch không gian kinh tế vùng là biện pháp phân bố cụ thể, có kếhoạch hợp lý các đối tượng sản xuất, các cơ sở sản xuất, các công trình phục vụ sảnxuất, các điểm dân cư, các công trình văn hoá - xã hội và các công trình công cộng khácphục vụ đời sống dân cư trong vùng; là bước kế tiếp và cụ thể hoá mục tiêu, phươnghướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và là khâu trung gian giữa quy hoạch khônggian phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với quy hoạch không gian phát triển kinh tế -xã hội của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng. Quy hoạch không gianphát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐ Bắc Bộ là tổng thể các loại quy hoạch ngành, lĩnhvực trong vùng. Do vậy, khi xây dựng quy hoạch không gian phát triển kinh tế - xã hộivùng KTTĐ Bắc Bộ phải dựa trên các căn cứ sau:

+ Những mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và các chỉ tiêu phát triển kinh tế -xã hội của vùng đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt và mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội của cả nước.

+ Căn cứ vào đặc điểm, điều kiện tự nhiê n, kinh tế, xã hội và tiềm năng, lợi thếvề các nguồn lực phát triển của vùng.

+ Khả năng hợp tác, liên kết với các vùng khác trong cả nước và hợp tác quốc tế,khu vực.

Dựa trên các căn cứ khoa học nêu trên và kết quả khảo sát, đánh giá tiềm lực tàinguyên đất đai, nguồn nước ngọt, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên biển mà vùng hiệncó để đánh giá khả năng và phân kỳ khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên củavùng. Trên cơ sở đó, xác lập quy hoạch ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội ở vùng KTTĐBắc Bộ như sau:

- Quy hoạch sử dụng tài nguyên đất là quy hoạch quan trọng, nó xác định rõ nơinào và diện tích bao nhiêu dùng cho các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau như:

trồng lúa, trồng các loại cây lương thực khác; trồng cây công nghiệp; trồng rừng; diện

Page 140: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

133

tích dành cho phát triển đô thị, giao thông, xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế;các khu du lịch sinh thái... Quy hoạch này làm cơ sở để xác định quy hoạch ngành, lĩnhvực, sản phẩm chủ yếu và cùng với tiềm năng nguồn lực phát triển của vùng để xác định

các danh mục các dự án cần thu hút vốn FDI và danh mục sản phẩm khuyến khích đầutư. Quy hoạch sử dụng đất đai chính xác sẽ giúp chúng ta sử dụng có hiệu quả quỹ đấtvốn hạn hẹp và khắc phục được những vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, làm chocác nhà đầu tư yên tâm, gắn bó lâu dài, tăng cường đầu tư mới và đổi mới công nghệ,mở rộng quy mô các dự án đã và đang hoạt động trong vùng.

- Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội:+ Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ phần

mềm, phần cứng, công nghệ sạch ở các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương,Bắc Ninh... là nơi tập trung nhiều cán bộ khoa học công nghệ, công nhân bậc cao, nơi cóhạ tầng kỹ thuật thuận tiện, chất lượng tốt và cũng là nơi c ó điều kiện tiếp xúc, hợp tácvới các cơ sở khoa học trong nước, quốc tế và khu vực.

+ Phát triển các ngành công nghiệp nặng có quy mô, diện tích xây dựng lớn như

sản xuất thép chất lượng cao, sản xuất vật liệu xây dựng, tập trung phát triển côngnghiệp sản xuất xi măng ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương,... ở các vùng venđường quốc lộ số 18 là nơi có phần lớn đất gò đồi, thuận tiện cho giải phóng mặt bằngvà tiết kiệm sử dụng đất màu mỡ dành cho sản xuất nông nghiệp.

+ Quy hoạch phát triển công nghiệp khai thác và chế biến than ở Quảng Ninhbằng công nghệ hiện đại hiệu quả kinh tế cao, không chạy theo sản lượng; khai thác thanphải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển nhiệt điện ở các khu vực gần

nguồn than như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương.+ Phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thuỷ ở ven sông Bạch Đằng, sông

Văn Úc, ven biển thuộc tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng.+ Phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, thuỷ hải sản ở các tỉnh

có nhiều nguyên liệu như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên.

+ Tập trung thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào các ngành công nghiệpsản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, máy công cụ, thiết bị, động cơ, phương tiệnvận tải... vào các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương trong vùng.

+ Quy hoạch không gian cho phát triển các viện, trung tâm nghiên cứu cáctrường đại học, cao đẳng đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế và khu vực ở Hà Nội, cáctrường đại học, cao đẳng đa ngành ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác

trong vùng; xây dựng các bệnh viện chất lượng cao đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh

Page 141: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

134

của nhân dân trong vùng và các vùng khác trong cả nước; xây dựng các công trình vănhoá, thể thao, khu du lịch sinh thái, các sân golt ở những tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương có điều kiện tự nhiên và danh lam thắng cảnh phù hợp với yêu cầu từng loạicông trình với số lượng phù hợp nhằm tiết kiệm sử dụng đất nông nghiệp.

+ Quy hoạch không gian phát triển các đô thị trong vùng, các đô thị lớn nhỏ như:thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, các thành phố trực thuộc tỉnh, các thị xã, thị trấnđều phải căn cứ vào các tiêu chuẩn đô thị các loại ở Việt Nam và có tham khảo các tiêuchuẩn của đô thị các nước trong khu vực. Quy hoạch c ác đô thị phải đáp ứng được nhucầu phát triển kinh tế, xã hội cho dân cư đô thị trong vùng đến năm 2020 và tầm nhìn2030, thậm chí đến năm 2050. Đồng thời phải quan tâm đúng mức tới quy mô dân số đôthị nhất là Hà Nội, Hải Phòng. Hạn chế quy mô đô thị lớn bằng cách xây dựng các đô thịvệ tinh có mạng lưới giao thông thuận tiện, cơ sở hạ tầng xã hội, điều kiện sống của cácthành phố vệ tinh tốt hơn hoặc ít nhất bằng đô thị trung tâm.

+ Quy hoạch hệ thống giao thông vận tải đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xãhội và đi lại, giao lưu của nhân dân trong vùng; giữa vùng KTTĐ Bắc Bộ với các vùng

khác trong cả nước và quốc tế, khu vực. Giao thông vận tải phải đi trước, mở đường vàtạo điều kiện thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Vùng K TTĐBắc Bộ đã có hệ thống giao thông vận tải khá đồng bộ và thuận lợi, song cần có quyhoạch cụ thể, tạo quỹ đất và các điều kiện khác để bổ sung hoàn thiện hệ thống giaothông đồng bộ cả đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thuỷ hiện đại phục vụcho mục tiêu, định hướng phát triển bền vững của vùng KTTĐ Bắc Bộ đến 2020 và tầmnhìn 2030 và xa hơn nữa là năm 2050. Dựa vào quy hoạch không gian phát triển kinh tế

- xã hội của vùng và phân kỳ thực hiện quy hoạch đó mà xác định, phân chia các giaiđoạn thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải để có chính sách khuyến khíchđầu tư, thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào các dự án giao thông vậntải đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn.

+ Quy hoạch phát triển nông nghiệp bền vững (bao gồm cả nông, lâm, nghiệp vàthuỷ sản) và xây dựng nông thôn mới.

Tuy diện tích tự nhiên của vùng năm 2010 lên tới 15.593,8km2, trong đó, diện tíchđất nông nghiệp trồng cây có hạt chỉ có 743,8 nghìn ha, bình quân đầu người có 512m 2.Đất đai nông nghiệp có xu hướng giảm dần và có tỷ lệ nghịch với tốc độ phát triển đô thị,các khu công nghiệp, hệ thống giao thông vận tải. Do đó, quy hoạch phát triển nôngnghiệp phải xác định được vùng nào, diện tích bao nhiêu để trồng lúa và các cây lươngthực khác; vùng nào diện tích bao nhiêu trồng rau, củ, quả phục vụ nhu cầu tiêu dùng củadân cư, nhất là dân cư đô thị của vùng có tỷ lệ ngày càng cao. Đồng thời phải xác định

Page 142: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

135

khu rừng bảo tồn; rừng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu gỗ chống lò cho khai thác than vàcác nhu cầu khác của dân cư; khu rừng chắn sóng bảo vệ đê biển và các khu vực mặt nướcven sông, ven biển để nuôi trồng thuỷ sản. Trên cơ sở quy hoạch, mà có chính sách ưu đãi,

khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, vốn ít quan tâm đến đầu tư vàolĩnh vực nông nghiệp ở nước ta. Đồng thời phải quy hoạch cụm dân cư nông nghiệp làmcơ sở cho xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí trong QĐ 491/QĐ-TTg ngày14/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Các chỉ tiêu gồm: Quy hoạch và thực hiện quyhoạch; giao thông; thuỷ lợi; điện; trường học; cơ sở vật chất văn hoá; chợ nông thôn; bưuđiện; nhà ở dân cư; thu nhập; tỷ lệ hộ nghèo; cơ cấu lao động; hình thức tổ chức sản xuất;giáo dục; y tế; văn hoá; môi trường; hệ thống tổ chức chính trị xã hội và an ninh chính trị.

+ Quy hoạch các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt cho các đô thị, nơi tập trung dâncư, nhất là các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng. Các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạtphải có khoảng cách thích hợp với các đô thị, khu tập trung dân cư, nguồn nước sinhhoạt và phải được xử lý bằng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến đáp ứng yêu cầu bảo vệ môitrường sinh thái và bảo đảm cho khoảng thời gian thích hợp và tốc độ tăng dân số, tăng

lượng rác thải,...+ Điều chỉnh lại quy hoạch các khu công nghiệp cho phù hợp với quy hoạch

không gian phát triển kinh tế - xã hội của vùng, tránh tình trạng quy hoạch các khu côngnghiệp, khu kinh tế theo địa giới hành chính và cần tập trung chú ý tới quy hoạch cụ thểtrong các khu công nghiệp, nhất là kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, giải quyếtvấn đề môi trường.

Ba là, đầu tư kinh phí phù hợp cho các viện nghiên cứu có năng lực chuyên môn,

chức năng lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở trong nước và thậm chí thuê các tổchức nghiên cứu, nhóm chuyên gia nước ngoài cùng lập quy hoạch không gian pháttriển kinh tế - xã hội và các loại quy hoạch chuyên ngành khác trong vùng. Đồng thờiphải có phân kỳ thực hiện quy hoạch, các biện pháp kinh tế, kỹ thuật hợp lý để khaithác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực lao động, vốn, khoa học - công nghệ, tàinguyên đất, các tài nguyên thiên nhiên khác và những lợi thế so sánh của vùng.

Bốn là, lựa chọn quy hoạch để giúp Thủ tướng chính phủ xem xét, đánh giá, lựachọn các quy hoạch không gian phát triển kinh tế - xã hội và các loại quy hoạch chuyênngành khác của vùng KTTĐ Bắc Bộ thì Chính phủ phải kiện toàn ban chỉ đạo điều phốiphát triển vùng KTTĐ và thành lập nhóm tư vấn hay hội đồng khoa học gồm các nhàkhoa học có chuyên môn sâu về quy hoạch ở các bộ, ngành liên quan và cán bộ chủ chốtcủa 7 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng. Hội đồng này có nhiệm vụ lựa

chọn một trong số các quy hoạch không gian phát triển kinh tế - xã hội tối ưu nhất đáp

Page 143: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

136

ứng được yêu cầu khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh của vùng để phát triển kinh tế - xãhội bền vững, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, trật tự xã hội, an ninh quốcphòng và bảo vệ môi trường sinh thái.

4.2.2.2. Giải pháp thu hút FDI vào vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gắn vớimục tiêu phát triển bền vững

Trong xu thế hội nhập và khi đã trở thành thành viên WTO thì các nhà đầu tưtrong nước hay nước ngoài đều được bình đẳng về cơ hội đầu tư, trách nhiệm, quyềnhạn và lợi ích trong quá trình sản xuất kinh doanh trước pháp luật nước sở tại Việt Namvà thông lệ quốc tế. Ở nước ta, vốn FD I rất quan trọng, bởi vì có năm vốn FDI chiếm30% tổng vốn đầu tư xã hội và đóng góp vào GDP đến 18,4% (2008). Trong tương lai,dòng vốn FDI có thể tiếp tục tăng về quy mô, số lượng, nhưng tỷ trọng trong tổng vốnđầu tư sẽ giảm, vì đầu tư trong nước tăng m ạnh. Như vậy, FDI vẫn là dòng vốn quantrọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, thu hút FDI theo hướng pháttriển bền vững cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Một là, nhận thức rõ ràng, thống nhất những tác động tích cực và tiêu cực củaFDI đến nền kinh tế, những quan điểm, nguyên tắc thu hút FDI và hệ thống luật pháp,chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài. Coi trọng dòng vốn FDI, nhưngkhông phải là duy nhất và không bắt buộc, tránh tình trạng thái quá, lúc tả, lúc hữu. Dođó, thu hút FDI phải có lựa chọn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế - xãhội; các dự án FDI phải được xem xét toàn diện trên cơ sở lợi ích nhà nước, nhà đầu tư,người lao động, lợi ích của địa phương và ảnh hưởng của nó đến xã hội và môi t rường.Mặt khác, khi xem xét, thẩm định cấp phép đầu tư FDI cần quan tâm đến các vấn đề

khác như: Phù hợp với quy hoạch không gian phát triển kinh tế - xã hội của vùng; trìnhđộ công nghệ; hình thành đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ thuật cao và mang lại lợiích kinh tế - xã hội cho địa phương; có ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự xã hội, an ninhquốc phòng và cuộc sống của cộng đồng, dân cư hay không; tác động, làm tổn hại đếnmôi trường sinh thái. Dự án FDI không đạt các tiêu chí trên thì kiên quyết không cấpphép đầu tư.

Hai là, mặc dù Luật đầu tư và hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư đã nhiềulần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện đã khắc phục được phần nào các hạn chế, vướng mắc,tạo điều kiện thuận lợi, minh bạch, bình đẳng cho các nhà đầu tư trong nước v à nướcngoài. Song trong thực tế vùng này, địa phương kia lại có các điều kiện về kết cấu hạtầng kinh tế, kết cấu hạ tầng xã hội khác nhau thì hiệu quả đầu tư cũng khác nhau; Cáclĩnh vực, ngành nghề, quy mô khác nhau thì hiệu quả đầu tư cũng khác nhau. Ví dụ: đầu

tư vào lĩnh vực dịch vụ, tỷ suất đầu tư thường thấp, thời gian thu hồi vốn đầu tư ngắn,

Page 144: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

137

lợi nhuận cao hơn đầu tư vào ngành công nghiệp nặng, công nghiệp công nghệ cao. Dođó, việc ban hành và thực hiện các chính sách khuyến khích là cần thiết. Nhưng tuỳ theotừng thời kỳ, từng vùng, từng ngành nghề mà áp dụng chính sách khuyến khích mộtcách hợp lý, hiệu quả kinh tế xã hội. Song vẫn bảo đảm tính thống nhất, tính hợp lýtrong mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư, người lao động, cộng đồng dân cưvà bảo vệ môi trường sinh thái. Để thực hiện quy hoạch không gian phát triển kinh tế -xã hội bền vững và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH thì cần tiếp tụchoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tư, thu hút FDI vào vùng KTTĐ Bắc Bộ. Cácchính sách ưu đãi đó là:

- Chính sách ưu đãi về thuế nhằm khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp khi gặp khókhăn do tác động từ thị trường để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Chính sách ưu đãiphải sát với điều kiện thực tế và phải chọn lọc, thận trọng khi vận dụng. Các ưu đãi phảiđược công khai, công bằng, các điều kiện phải rõ ràng, đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng.

- Chính sách tín dụng ưu đãi, tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinhtế đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều được sử dụ ng nguồn vốn một cáchbình đẳng. Nhà nước cũng có chính sách ưu đãi tín dụng, nhưng chỉ áp dụng đối với cácđối tượng yếu thế trên thị trường, gặp khó khăn khi tiếp cận với nguồn tín dụng chínhthức như các doanh nghiệp vừa và nhỏ; hộ kinh doanh cá thể; hộ nông dân; cho các dựán thử nghiệm công nghệ mới; các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội có tỷsuất lợi nhuận thấp, thời gian thu hồi vốn dài... Thời gian áp dụng chính sách ưu đãi tíndụng cũng được quy định cụ thể, tuỳ theo tình hình, điều kiện cụ thể mà cơ quan quản lýcó thẩm quyền quyết định thời hiệu và mức độ ưu đãi. Chính sách ưu đãi của Nhà nước

chỉ là cái phao cứu trợ lúc đơn vị gặp khó khăn để đơn vị có điều kiện vươn lên, nhưngkhông vì thế mà ỷ lại, trông chờ, lợi dụng sự ưu đãi c ủa Nhà nước.

- Xoá bỏ những chính sách, quy định về đất đai không phù hợp với nền kinh tếthị trường, thay vào đó bằng những chính sách phù hợp hơn, nhằm tháo gỡ nhữngvướng mắc khi định giá đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng gây phiền hà, chậm trễ,

làm nản lòng các nhà đầu tư. Mặt khác, Nhà nước, các cấp chính quyền, cơ quan quản lýđược giao nhiệm vụ quản lý các dự án đầu tư phải thực thi nghiêm túc quy hoạch khônggian phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng vàphải công khai rộng rãi những khu vực nào, diện tích bao nhiêu, những ngành nghề gìđược đầu tư, để các nhà đầu tư lựa chọn. Đồng thời, sửa đổi các quy định như thời gianthuê đất không nhất thiết là 50 năm, mà tuỳ theo ngành nghề có thể quy định thời gianthuê đất ngắn hơn, cho phép các dự án được trả tiền thuê đất thành nhiều lần hoặc hàng

năm để giảm bớt đầu tư ban đầu, đỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Page 145: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

138

Ba là, những chính sách khuyến khích đầu tư nói trên cần được vận dụng linhhoạt để hướng các nhà ĐTNN vào cá c ngành kinh tế trọng điểm của vùng như:

- Các dự án phát triển công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, công nghệ phầncứng, tin học, điện tử, cơ khí chính xác, tự động hoá và đổi mới công nghệ cũ, lạc hậu củacác doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp và đô thị ở Hà Nội, HảiPhòng, các thành phố trực thuộc tỉnh như: Hải Dương, Phúc Yên, Bắc Ninh, Phố Nối; cácdự án đóng và sửa chữa tàu thuỷ ở các khu vực ven sông Bạch Đằng, Văn Úc và ven biểnthuộc tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng. Các dự án thu hút nhiều lao động với công nghệ trungbình tiên tiến, nên ưu tiên cho các nhà đầu tư trong nước và khuyến khích đầu tư xây dựngtại các vùng ngoại ô các thành phố, các khu tập trung dân cư, các thị xã, thị trấn. Đẩymạnh khuyến khích đầu tư phát triển côn g nghiệp là tạo động lực phát triển kinh tế, tăngtrưởng GDP, thu hút nhiều lao động, tăng thu ngân sách nhà nước...

- Đặc biệt ưu đãi đối với các dự án phát triển giáo dục, đào tạo; các viện nghiêncứu khoa học; các bệnh viện, các công trình văn hoá, thể thao và các công trình công cộngkhác phục vụ cho nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho dân cư trong vùng. Khuyến

khích đầu tư vào các ngành dịch vụ, có vòng quay vốn nhanh, tạo ra nhiều lợi nhuận, thuhút nhiều lao động có trình độ chuyên môn thấp, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp.

- Khuyến khích ĐTNN vào công nghệ chế biến rác thải, khí thải, nước thải vàcấp thoát nước ở các thành phố lớn, nhất là Hà Nội, Hải Phòng. Khuyến khích, thậm chíhỗ trợ kinh phí từ ngân sách Trung ương, địa phương và đóng góp của dân cư để các tổchức, cá nhân đầu tư thu gom rác thải sinh hoạt ở các đô thị, các khu dân cư, khu côngnghiệp, thị trấn, thị tứ, làng, xã để tập trung làm nguyên liệu cho các xí nghiệp chế biến

rác thải, số còn lại chôn lấp ở những bãi theo quy hoạch với công nghệ tiên tiến đảm bảokhông gây ô nhiễm môi trường sinh thái.

- Khuyến khích các nhà ĐTNN đầu tư bằng các hình thức thích hợp vào các dựán phát triển giao thông vận tải, lưới điện, thông tin liên lạc, tạo điều kiện thuận lợi chophát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu đi lại của dân cư.

Bốn là, tăng cường đổi mới công tác xúc tiến đầu tưTrong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và nước ta đã trở thành

thành viên tổ chức thương mại thế giới (WTO), khi đó các nguồn lực phát triển, nhất l ànguồn vốn được tự do di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác, thì việc thu hútFDI đã và đang thực sự là cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia, vùng lãnh thổtrên thế giới, giữa các vùng, miền, địa phương trong nước. Do đó, công tác xúc tiếnđầu tư đã trở thành vấn đề cấp bách, nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược thu hút FDI

của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Vì vậy, hoạt động xúc tiến đầu tư phải được tổ

Page 146: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

139

chức chặt chẽ, có hệ thống và có sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương, giữa địaphương với các ngành và sự giúp đỡ của các tổ chức, các nhà tài trợ nước ngoài. Songđịa phương có nhu cầu thu hút FDI phải chủ động hợp tác với các cơ quan Trung

ương, nhất là các cơ quan truyền thông và ngoại giao để tạo hình ảnh riêng của địaphương mình với các nhà ĐTNN.

Để làm tốt công tác xúc tiến đầu tư, vùng KTTĐ Bắc Bộ cần tập trung giải quyết

một số vấn đề sau:- Xác định đối tượng cần vận động xúc tiến đầu tư : Căn cứ vào tiềm năng nguồn

lực, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội bền vững của vù ng KTTĐ Bắc Bộ vàcác dự án thu hút FDI để lựa chọn các đối tác đầu tư một cách khoa học, chính xác, đúngnăng lực, sở trường của nhà đầu tư. Nếu như, lựa chọn đối tác không đúng với thực lực

về tài chính, chuyên môn, kỹ thuật, công nghệ và địa vị pháp lý của họ thì sẽ dẫn đến

tình trạng bán, chuyển nhượng dự án hoặc xây dựng dở dang, tiến độ dự án kéo dài gâylãng phí tiền của và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của vùng. Đồng thời phải tìmhiểu mối quan hệ của đối tác với các khách hàng trên thị trường thế giới và khu vực; khảnăng cung ứng vật tư, thiết bị, nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Từ đó đưa ra phương

thức tiếp cận phù hợp để tạo mối quan hệ hợp tác lâu dài với đối tác.

- Đa dạng hoá các hình thức xúc tiến đầu tư: Sau khi đã xác định được các đối tácđầu tư thì phải sử dụng các kênh, loại hình, hình thức truyền thông và tổ chức các hộinghị, hội thảo khoa học, ở cả trong nước và nước ngoài để tuyên truyền, quảng bá chủ

trương chính sách của Đảng và nhà nước, tiềm năng nguồn lực của vùng, đặc điểm cácdự án kêu gọi FDI. Cung cấp danh sách các dự án kêu gọi FDI của địa phương giai đoạn

2010 - 2020 và tầm nhìn 2030. Các dự án phải cung cấp đầy đủ, chi tiết các thông tin mà

các nhà đầu tư cần biết như: dự án thuộc ngành, lĩnh vực nào, địa điểm ở đâu, kết cấu hạ

tầng kinh tế, hạ tầng xã hội ra sao, mục tiêu của dự án, công nghệ kỹ thuật mà dự án sửdụng, chất lượng lao động và chương trình, quy trình đào tạ đội ngũ cán bộ, công nhân

có chuyên môn, kỹ thuật cao, hệ thống cấp, thoát nước, xử lý chất thải bảo vệ môitrường sinh thái; các dịch vụ tư vấn pháp lý; hệ thống luật pháp và các chính sách ưu đãi

đầu tư trực tiếp nước ngoài... công tác xúc tiến đầu tư phải được tiến hành thường xuyên

đến tận các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới và có thể tổ chức vận động, xúc tiến

đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm, nơi có nhiều nhà đầu tư tiềm năng, có khả năng lantoả ra các nước khác như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, EU, ASEAN,Nga, Na Uy, Hoa Kỳ,... Tạo điều kiện thuận lợi và lòng tin đối với các nhà đầu tư củathế giới, khu vực đến với Việt Nam nói chung và vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng.

Page 147: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

140

- Thiết lập hệ thống thông tin cần thiết đáp ứng những đòi hỏi của các nhà

ĐTNN: Hoạt động xúc tiến đầu tư bắt đầu từ những ý tưởng của các ngành, địa phươngđối với các dự án trong từng giai đoạn, từng năm trong đó có FDI. Từ những ý tưởng đó,cần phải thiết lập phương án về mục tiêu, vốn đầu tư, phương thức đầu tư, các điều kiệnđảm bảo về giao thông, viễn thông, năng lượng, cấp thoát nước, nguồn nhân lực tại chỗvà nguồn nhân lực có thể đào tạo, các ưu đãi về thuế, tiền thuê đất, xuất khẩu và tiêu thụ

sản phẩm trên thị trường nội địa; các tổ chức dịch vụ tư vấn về pháp lý, lập dự án, xử lý

quan hệ với cơ quan nhà nước, các địa chỉ cần liên hệ để có thông tin về dự án. Đó lànhững thông tin cần thiết để nhà ĐTNN cân nhắc việc lựa chọn dự án và địa điểm. Khiđã chọn được địa điểm dự án, có thể nhà ĐTNN sẽ kiến nghị điều chỉnh một số nội dungcủa ý tưởng ban đầu, nếu thấy thích hợp thì cơ quan nhà nước chấp thuận. Có như vậythì FDI mới trở thành một bộ phận cấu thành của nền kinh tế và khắc phục được hiện

tượng phổ biến đang tồn tại hiện nay là cán bộ quản lý địa phương thụ động, dễ dàng

chấp nhận dự án FDI mà không quan tâm đến chất lượng và hiệu quả của dự án.- Thành lập bộ phận chuyên trách thực hiện công tác xúc tiến đầu tư của vùng:

gồm các cán bộ của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng, nắm vữngtình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; có trình độ chuyên môn kỹ thuật,nghiệp vụ, ngoại ngữ và có kinh nghiệm trong tuyên truyền vận động, có khả năng giao

tiếp; hiểu biết luật pháp, chính sách nước ta, thông lệ quốc tế; am hiểu quy trình, trình tự,

thủ tục đầu tư và có khả năng tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư. Đồngthời phải cung cấp cho tổ chức xúc tiến đầu tư có đầy đủ kinh phí, trang thiết bị kỹ thuật,cơ sở vật chất bảo đảm hoạt động ở trong nước và ở nước ngoài khi cần thiết. Nguồnkinh phí được huy động từ Trung ương, địa phương, sự h ỗ trợ của các tổ chức quốc tế,...

- Nghiên cứu, trao đổi, học tập kinh nghiệm của các nước, vùng lãnh thổ và các

địa phương khác trong cả nước về xúc tiến đầu tư. Tăng cường hợp tác với các bộ, ban,

ngành, đặc biệt với các đại sứ quán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạicác nước, vùng lãnh thổ trên thế giới và khu vực mà trực tiếp giúp sức là các tham tánthương mại, các lãnh sự quán ở các đô thị lớn trên thế giới.

4.2.2.3. Giải pháp phối hợp giữa các bộ, ngành với các địa phương trong vùngkinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Vùng KTTĐ thực chất là vùng kinh tế tổng hợp với không gian phát triển kinh tế- xã hội rộng lớn, bao gồm nhiều ngành chuyên môn hoá làm động lực, kết hợp với cácngành, lĩnh vực kinh tế khác trong và ngoài vùng, trong nước và quốc tế để khai thác cóhiệu quả tiềm năng nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Page 148: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

141

Vùng kinh tế hay vùng KTTĐ đều không có bộ máy quản lý Nhà nước cấp vùng.Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng đều bình đẳng, cùng cấp và cùnglà đơn vị hành chính cấp tỉnh, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ. Các

quan hệ về kinh tế, chính trị xã hội và môi trường giữa các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương trong vùng đều là quan hệ phối hợp, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau cùng pháttriển. Song mối quan hệ phối hợp có vai trò chủ đạo, đặc trưng cho sự gắn kết giữa cácđịa phương trong vùng với nhau. Nói cách khác, phối hợp là để tăng cường sức mạnh vàduy trì sự tồn tại của vùng. Nhưng làm thế nào để thực hiện có hiệu quả công tác phốihợp giữa các bộ, ngành với các địa phương v à giữa các địa phương với địa phương trongvùng thì cần có các giải pháp đồng bộ sau:

Một là, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, mà trực tiếp là Chủ tịch Uỷban nhân dân, trước hết, phải chủ động phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và cácđịa phương trong vùng, tập trung kinh phí đầu tư cho nghiên cứu, khảo sát để lập quyhoạch không gian phát triển kinh tế - xã hội của vùng một cách khách quan, khoa học,phù hợp với điều kiện, tiềm năng nguồn lực và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội củavùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn 2030 và dự báo đến 2050. Đồngthời các địa phương hay vùng phải nghiêm túc thực hiện quy hoạch đã được Thủ tướngChính phủ phê duyệt và coi đây là căn cứ pháp lý quan trọng nhất để phối hợp giữa cácđịa phương t rong vùng.

Hai là, các vấn đề vướng mắc trong thực hiện quy hoạch hoặc vấn đề mới phátsinh do tình hình kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế có biến động cần phải bổ sung,thay đổi quy hoạch để thích ứng với điều kiện mới. Những vấn đề phát sinh thì các địaphương chủ động đề xuất vơi ban chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọngđiểm. Căn cứ vào tính chất công việc mà ban chỉ đạo mời các Bộ, ngành liên quan cùngvới các địa phương trong vùng cùng nhau bàn bạc, đề xuất hướng giải quyết. Các vấn đềđưa ra bàn bạc phải thực hiện nghiêm túc 5 nguyên tắc phối hợp phát triển trong cácvùng KTTĐ được ghi trong quy chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương đối với

các vùng KTTĐ số 159/2007/QĐ-TTg ngày 10/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ.Trong đó, đồng thuận là nguyên tắc cơ bản, tất cả các vấn đề được đưa ra bàn bạc đãđồng thuận, thống nhất hoặc chưa đồng thuận phải lập tờ trình báo cáo Thủ tướng Chínhphủ xem xét quyết định.

Ba là, trên cơ sở quy hoạch không gian phát triển kinh tế - xã hội và các loại quyhoạch khác của vùng KTTĐ Bắc Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trongvùng lập quy hoạch không gian phát triển kinh tế - xã hội và các loại quy hoạch kháccủa địa phương mình. Các quy hoạch đó phải đồng bộ, thống nhất giữa các địa phương

Page 149: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

142

với quy hoạch của vùng KTTĐ Bắc Bộ, tránh chồng chéo, lãng phí. Trong đó, cần tậptrung phối hợp giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển hạ tầng kinh tế và hạ tầng xãhội; giữa sản xuất với khai thác tài nguyên thiên nhiên, lao động việc làm và các ngu ồnlực khác; giữa phát triển kinh tế với mở rộng thị trường; giữa phát triển kinh tế với pháttriển xã hội và giữa phát triển kinh tế - xã hội với môi trường sinh thái. Đồng thời phảiphối hợp thực hiện quy hoạch và thực hiện tiến độ đầu tư của các dự án.

Tất cả các vấn đề cần được phối hợp giải quyết nêu trên chỉ có thể đồng thuận khigiải quyết hài hoà, hợp lý mối quan hệ lợi ích quốc gia; vùng KTTĐ Bắc Bộ; các địaphương trong vùng; các nhà đầu tư và người lao động. Mối quan hệ lợi ích, mà không đượcgiải quyết hài hoà, hợp lý thì sẽ dẫn đến tình trạng chỗ này, việc nọ ai cũng đòi làm, cònviệc khác thì chẳng ai nhòm ngó tới trong thực tế, ngay cả các vấn đề có tính pháp lý bị chiphối bởi hệ thống pháp luật khá chặt chẽ, nhưng người thực hiện vẫn tìm các h vận dụng cholợi ích thuộc về nhóm mình, địa phương mình. Nên để có đồng thuận trong sự phối hợp thìnhất thiết và trước tiên phải giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích giữa các bên tham gia.

Bốn là, kiện toàn ban chỉ đạo điều phối phát triển vùng KTTĐ theo hướng gọnnhẹ, chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng và đội ngũ cán bộ trong Ban phải là cácchuyên gia giỏi của các ngành, am hiểu tình hình thực tế của các địa phương trong vùngmình phụ trách. Nếu không hoạt động của Ban chỉ đạo điều phối phát triển vùng KTTĐsẽ chỉ là hình thức, mang tính chất mặt trận, ít tác dụng thiết thực.

4.2.2.4. Giải pháp tăng cường quản lý các doanh nghiệp FDI đang hoạt độngở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Thu hút FDI là cần thiết và quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội củavùng KTTĐ Bắc Bộ, song cần phải quản lý tốt hoạt động của các doanh nghiệp FDInhằm tuân thủ theo đúng các qui định của pháp luật Việt Nam và các cam kết của cácnhà ĐTNN ghi trong giấy phép kinh doanh. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, cần có cácgiải pháp cụ thể sau:

Một là, tăng cường thông tin bằng nhiều kênh khác nhau để các nhà ĐTNN có

điều kiện tiếp cận, cập nhật những chủ trương, chính sách hiện hành của nước ta haynhững thay đổi về cơ chế quản lý... giúp họ hiểu và tự giác chấp hành.

Hai là, tổ chức cơ quan quản lý liên ngành thay vì Ban quản lý dự án ĐTNN nhưhiện nay. Cơ quan này trực thuộc Sở Công thương, có trách nhiệm quản lý, giám sáthoạt động kinh tế, giám sát việc chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật củaNhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn FDI, đặc biệt chú ý tới các vấn đề về xã hộivà môi trường. Cơ quan này có thẩm quyền xử lý các sai phạm của doanh nghiệp FDI

theo đúng các qui định của pháp luật Việt Nam.

Page 150: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

143

Ba là, rà soát các chính sách, qui định hiện hành, cơ chế quản lý các doanhnghiệp FDI đang hoạt động trong vùng và phát hiện những sai trái, không phù hợp haytrùng lặp, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền loại bỏ; đề xuất các chính sách, qui địnhcòn thiếu để tạo ra một hệ thống chính sách đồng bộ, phù hợp với sự vận động phát triểncủa các doanh nghiệp trong vùng, với cơ chế quản lý chung của cả nước và phù hợp với

thông lệ quốc tế.Bốn là, khuyến khích và có chính sách hỗ trợ hợp lý cho các doanh nghiệp FDI,

tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị, xã hội hoạt động trong các doanh nghiệp, nhằmtập hợp động viên công nhân viên chức thực hiện tốt các cam kết trong HĐLĐ; xây

dựng mối quan hệ đồng thuận, hợp tác gắn bó lâu dài giữa người lao động với chủ

doanh nghiệp. Mặt khác, thay mặt công nhân viên chức bàn bạc với chủ doanh nghiệpnhằm tháo gỡ những vướng mắc về lợi ích giữa người lao động với chủ doanh nghiệp;hạn chế bãi công, đình công gây thiệt hại cho cả doanh nghiệp và người lao động.

4.2.2.5. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng kinh tế trọngđiểm Bắc Bộ đáp ứng yêu cầu FDI theo hướng phát triển bền vững [2]

Chất lượng nguồn nhân lực có vai trò quyết định tới thành công của ứng dụngcông nghệ mới, kỹ thuật hiện đại và nâng cao năng suất lao động. Để có nguồn nhân lựcchất lượng cao, đáp ứ ng yêu cầu của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài; phát triển

kinh tế - xã hội bền vững, thì cần giải quyết các vấn đề sau:Một là, xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực theo hướng tăng cường sự

liên kết của các tỉnh trong vùng KTTĐ Bắc Bộ gắn với yêu cầu, mục tiêu chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Cũng như các vùng KTTĐ khác trong cả nước, vùng KTTĐ Bắc Bộ cho đến thời

điểm hiện nay chưa xây dựng được quy hoạch phát triển nguồn nhân lực cho toàn vùng.Mỗi tỉnh trong vùng tự xây dựng quy hoạch riêng cho tỉnh mình, nhưng hoàn toàn chưacó sự liên kết chặt chẽ giữa các tỉnh trong vùng. Do đó, việc đưa ra một quy hoạch pháttriển nguồn nhân lực chung cho cả vùng KTTĐ Bắc Bộ là một việc làm cần thiết và đòi

hỏi có sự bàn bạc, thảo luận chung. Việc xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lựccho cả vùng sẽ góp phần làm tăng tính liên kết giữa các tỉnh, thành phố trong vùng, tạonên sự thống nhất cao không chỉ trong phát triển nguồn nhân lực mà còn tác động đếnnhiều lĩnh vực kinh tế xã hội khác trong vùng.

Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực vùng cần phải gắn với các mục tiêu chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội của vùng, đồng thời tạo điều kiện để vùng có thể tạo nênnhững đột phá mới trong tăng trưởng.

Page 151: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

144

Để thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực vùng, cần có quy hoạch hệthống các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho vùng, nhất là hệ thống cơ sở đào tạo nghề,hệ thống cơ sở đào tạo lao động kỹ thuật chất lượng cao, lao động quản lý. Các địa

phương trong vùng cần nhìn nhận lại việc thành lập các trường đại học tràn lan nhưhiện nay. Cần quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo hệ cao đẳng, đại học cho phù hợpnhu cầu thực tế của vùng, tiến tới hiện đại hóa, đưa một số trường đại học trọng điểmlên đạt chuẩn trong khu vực.

Hai là, xây dựng khung chính sách phát triển nguồn nhân lực ở vùng kinh tếtrọng điểm Bắc Bộ

Vùng KTTĐ Bắc Bộ có nhiều đặc thù riêng, trong đó, có rất nhiều lợi thế, tiềmnăng để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và thu hút FDI nói riêng. Với vai trò là đầutàu kinh tế trong tăng trưởng, tạo tác động lan tỏa, dẫn dắt các vùng khác cùng pháttriển, vùng KTTĐ Bắc Bộ rất cần phải xây dựng khung chính sách gắn với đặc thù củavùng KTTĐ Bắc Bộ, tạo cho vùng có tính chủ động cao trong phát triển ở tất cả các lĩnhvực, trong đó có lĩnh vực phát triển nguồn lực con người.

- Các chính sách phát triển nguồn nhân lực vùng KTTĐ Bắc Bộ cần được xâydựng theo hướng khai thác và phát huy được những lợi thế riêng có của vùng như tậptrung và tạo thuận lợi cho việc hình thành và phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao,nhất là đội ngũ nhân lực quản lý hành chính nhà nước, đội ngũ các nhà khoa học vàcông nghệ (đặc biệt là nhóm chuyên gia đầu ngành), đội ngũ doanh nhân, chuyên giaquản trị doanh nghiệp chuyên nghiệp.

- Các chính sách phát triển nguồn nhân lực cần được xây dựng đồng bộ, tạo điềukiện và môi trường hình thành đội ngũ nhân lực có thể chất tốt, phát triển toàn diện về trítuệ, ý chí, năng lực, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tác phong làm việc, tinh thầnkỷ luật cao. Đây chính là cách thức để vùng có thể phát triền và thu hút FDI vào cácngành mũi nhọn có hàm lượng chất xám cao, là cách thức để vùng có thể trở thành mộtvùng kinh tế năng động, có sự phát triển nổi trội về kinh tế và tạo sức lan tỏa mạnh mẽtới các vùng khác trong cả nước.

- Các chính sách phát triển nguồn nhân lực nói chung và các chính sách phát triểnnguồn nhân lực vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng cần được xây dựng phù hợp với bối cảnhphát triển hiện nay, đặc biệt phải gắn với yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và yêucầu PTBV của vùng.

Ba là, tăng cường đầu tư cho giáo dục - đào tạo ở tất cả các cấp, các bậc học đápứng yêu cầu ngày càng cao về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầucủa các nhà ĐTNN

Page 152: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

145

Đối với vùng KTTĐ Bắc Bộ, để phát triển nguồn nhân lực, đưa nguồn nhân lựccủa vùng đi trước một bước, đón đầu và đáp ứng yêu cầu PTBV cần cải thiện và hoànchỉnh các chính sách đầu tư cho giáo dục - đào tạo theo hướng tạo ra nhiều hỗ trợ và

thuận lợi cho hoạt động này. Trong điều kiện hiện nay của vùng KTTĐ Bắc Bộ, chínhsách đầu tư cho giáo dục đào tạo nên hoàn thiện theo hướng:

- Tăng cường đầu tư cho giáo dục dạy nghềĐể thực hiện đào tạo nghề và thu hút được người học, cần coi trọng và đổi mới

công tác hướng nghiệp. Định hướng nghề nghiệp đún g đắn, cung cấp đầy đủ thông tinvề các ngành nghề, thông tin về nhu cầu của vùng đối với các ngành nghề đó cho họcsinh sẽ giúp cho học sinh và các bậc phụ huynh có cái nhìn đúng đắn về việc học nghề,để họ thấy rằng con cái họ có rất nhiều lựa chọn cho nghề nghiệp của mình, mà khôngnhất thiết phải vào đại học. Chính sách đầu tư cho đào tạo nghề trong vùng cần tập trungở một số khía cạnh như:

+ Thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề và phương thức đào tạo. Bêncạnh các trường công lập do Nhà nước đầu tư, cần tạo chính sách thuận lợi để khuyến

khích và hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tăng đầu tư kinh phí đểxây dựng, phát triển hệ thống đào tạo trong doanh nghiệp, thông qua đó góp phần đàotạo trực tiếp nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.

+ Thực hiện chuẩn hóa trong đào tạo nghề, từ nội dung, chương trình học,phương pháp đào tạo đến đội ngũ giáo viên. Đồng thời, đầu tư, hiện đại hóa hệ thốngmáy móc, mô hình phục vụ cho giảng dạy và học tập nghề.

+ Thực hiện cổ phần hóa các cơ sở dạy nghề công lập nhằm giảm bớt khó khăncho Nhà nước, đồng thời tăng tính hiệu quả, năng động của các cơ sở đào tạo.

+ Nhà nước cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ cho con em người nghèo, đồng bàodân tộc có điều kiện học tập không chỉ ở bậc trung học, mà cả bậc đại học; hỗ trợ đàotạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là con em nông dân bị nhà nước thu hồi đất nôngnghiệp phục vụ phát triển công nghiệp, mở rộng đô thị và xây dựng kết cấu hạ tầng kỹthuật, hạ tầng xã hội.

- Tiếp tục thực hiện chính sách đầu tư cho giáo dục cao đẳng và đại họcVùng KTTĐ Bắc Bộ trong thời gian tới rất cần nhân lực có trình độ cao, trình

độ cao đẳng, đại học và trên đại học để giúp cho vùng có những bước đi lớn trong pháttriển. Đây là nhóm nhân lực đặc biệt như nhân lực c ho các cơ sở đào tạo (giáo viên,giảng viên), đội ngũ cán bộ công chức, các nhà khoa học, các nhà doanh nghiệp, nhânlực làm việc trong các khu công nghệ cao…Với lợi thế riêng có của vùng, đó là tậptrung hầu hết các trường đại học lớn của cả nước, các viện nghiên cứu, các cơ quan

Page 153: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

146

đầu não của Nhà nước, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cần phải đưa ra các chính sáchđầu tư để hình thành và phát triển các cơ sở đào tạo tiên tiến, hiện đại, đa dạng và năngđộng. Đầu tư xây dựng hình thành khung chương trình đào tạo theo chuẩn thế giới. Cóthể lựa chọn và đi vào sử dụng ngay các chương trình, giáo trình của các nước tiên tiếnđang áp dụng.

Bên cạnh hoàn thiện chính sách đầu tư từ Ngân sách nhà nước, cần hình thành vàhoàn thiện các chính sách thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế, các nhà đầu tưtrong và ngoài nước cho giáo dục đào tạo và dạy nghề.

- Hoàn thiện chính sách đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảngviên, nhất là đội ngũ giáo viên dạy nghề

Trong những năm tới, các tỉnh, thành phố trong vùng cần xây dựng hệ thống tiêuchuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên, giảng viên và thiết lập hệ thống đánh giá định kìgiáo viên theo tiêu chuẩn. Có chính sách ưu tiên và tạo cơ hội cho giảng viên đại học

được đi học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ở nước ngoài. Các trường đại học cầntăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong vùng và có cơ chế buộc các giảng viênphải đi thực tế tại doanh nghiệp nhằm nâng cao kiến thức thực tế. Từng bước hoàn thiệnquy chế làm việc và chính sách lương đối với giáo viên, giảng viên để họ có thể sốngbằng lương, giúp cho đội ngũ giáo viên, giảng viên có thể chuyên tâm vào công việc,đầu tư nhiều thời gian và công sức cho công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học,nâng cao chất lượng giảng dạy đồng thời loại bỏ được những tiêu cực phát sinh tronggiáo dục đào tạo như dạy thêm, học thêm,…

4.2.2.6. Giải pháp phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợNgành công nghiệp hỗ trợ là ngành công nghiệp sản xuất và cung cấp nguyên vật

liệu, linh kiện, phụ tùng cho khâu lắp ráp, sản xuất sản phẩm cuối cùng hay nói cáchkhác, ngành công nghiệp phụ trợ được hiểu là những ngành sản xuất nền tảng của ngànhcông nghiệp chính yếu.

Như vậy, các ngành công nghiệp hỗ trợ có vai trò rất quan trọng trong việc thúcđẩy các ngành công nghiệp chính yếu phát triển. Do đó, trong dài hạn, để tăng cườngtính hấp dẫn trong thu hút FDI cũng như nhằm hướng tới sự phát triển ổn định và bềnvững, các địa phương phải phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ để cung cấp nguyên

liệu đầu vào cần thiết cho các ngành công nghiệp. Bởi vì, hầu hết các công ty và các tậpđoàn kinh tế lớn trên thế giới hiện nay cũng chỉ giữ lại trong quy trình sản xuất kinhdoanh các khâu nghiên cứu, sản xuất các bộ phận chủ yếu hay các công đoạn quan trọngnhư lắp ráp. Khi tiến hành hoạt động đầu tư FDI, các công ty này phải nhập nguyên vậtliệu đầu vào cho quá trình sản xuất ra sản phẩm cuối cùng.

Page 154: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

147

Việc phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữadoanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoà i. Nhờ sự liên kết này mà giảmđáng kể được giá thành sản xuất, từ đó nâng cao tính cạnh tranh cho từng sản phẩm,

từng doanh nghiệp và cuối cùng là nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinhtế. Đồng thời, khơi dậy những tiềm lực của các doanh nghiệp trong nước và hạn chế sựphụ thuộc quá nhiều vào các doanh nghiệp FDI. Khi phát triển các ngành công nghiệphỗ trợ sẽ khơi dậy nguồn tài chính trong nước đầu tư vào các ngành công nghiệp này.

Vùng KTTĐ Bắc Bộ là một trong hai vùng KTTĐ của cả nước thu h út nhiều dựán FDI nhất cả nước với số dự án tập trung vào các ngành công nghiệp chiếm tỷ trọngkhá cao. Trong đó, ngành công nghiệp lắp ráp được đánh giá là khá phát triển như sảnxuất ô tô, xe máy, điện tử, viễn thông, máy tính,... Do đó, việc phát triển các ngành hỗtrợ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà ĐTNN có được nguồn cung ứng đầu vào tạichỗ, không phải nhập nguyên vật liệu, sản phẩm sẽ có giá rẻ hơn do cắt giảm được chiphí vận chuyển và thuế nhập khẩu, từ đó sẽ tạo ra những sản phẩm có giá tr ị cạnh tranhcao. Để phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ ở vùng KTTĐ Bắc Bộ, trong nhữngnăm tới đây, vùng cần phải xây dựng cho mình một chiến lược phát triển công nghiệphỗ trợ với những giải pháp cụ thể sau đây:

- Thúc đẩy và tạo môi trường cho các doanh nghiệp trong vùng tham gia vàophát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ bằng cách thực hiện các chế độ ưu đãi cho cácngành công nghiệp hỗ trợ như hỗ trợ huy động vốn, hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhânlực, cung cấp thông tin công nghệ, xây dựng các KCN dành riêng cho các doanh nghiệptrong ngành công nghiệp hỗ trợ.

- Khuyến khích nguồn vốn ĐTNN vào các ngành công nghiệp hỗ trợ nhất là ởnhững ngành, những lĩnh vực mà vùng chưa có điều kiện và khả năng thực hiện. Việcthu hút FDI vào phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ cũng đồng nghĩa với việcchuyển giao vào trong nước trình độ quản lý và công nghệ tiên tiến của các nước, đâymới là động lực chính để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển. Để

làm được việc đó, ngoài việc hỗ trợ các doanh nghiệp FDI bằng các chính sách vềchuyển giao công nghệ, bảo vệ bản quyền, sở hữu trí tuệ, tỉnh cần có các chính sách ưutiên khác như giảm mức đầu tư yêu cầu tối thiểu để thu hút đầu tư từ các doanh nghiệpnhỏ và vừa từ nước ngoài hoặc trợ cấp thuế đầu tư.

- Tăng cường kiên kết doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp FDI với các doanhnghiệp trong nước, giữa doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp nhỏ, giữa nhà cung cấp sảnphẩm phụ trợ với doanh nghiệp sản xuất để có thể chia sẻ nguồn lực phát triển, hỗ trợsản xuất, giảm thiểu chi phí so với việc kinh doanh sản xuất độc lập. Trong mối quan hệ

Page 155: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

148

liên kết này, các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp FDI, các nhà sản xuất đóng vai tròhạt nhân, còn các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp côngnghiệp phụ trợ đóng vai trò như các vệ tinh trong hệ thống.

- Phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp hỗ trợ bằng cách mở rộnghình thức đào tạo tại chỗ, gắn kết việc đào tạo với việc sử dụng lao động; khuyến khíchcác doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp FDI tổ chức lực lượng lao động cho mình vàcho các doanh nghiệp khác; xây dựng chương trình hợp tác với nước ngoài trong việcđào tạo kỹ sư, công nhân lành nghề…

4.2.2.7. Giải pháp xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theohướng hiện đại, tạo sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài

Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, kết cấu hạ tầng kỹ thuậtđồng bộ, hiện đại là điều kiện tiên quyết, mở đường cho việc thực hiện chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội của vùng. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật rất quan trọngnhưng lại rất tốn kém, do đó, vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở ViệtNam thường là đầu tư từ ngân sách nhà nước và từ nguồn vốn ODA. Trong thời gian

tới, để tạo sức hút đối với các nhà ĐTNN, các địa phương trong vùng KTTĐ Bắc Bộcần phải:

- Tập trung mọi nguồn lực vốn, kỹ thuật từ trung ương, các địa phương trongvùng, các thành phần kinh tế, kể cả nguồn vốn nước ngoài với mọi hình thức đầu tư đểxây dựng được hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, có khả năng liên kết các địa phươngtrong vùng và vùng KTTĐ với các địa phương khác trong cả nước, đảm bảo việc lưuthông thuận tiện với thế giới và khu vực.

- Chú trọng gia tăng thêm các nguồn vốn đầu tư theo phương thức công tư kếthợp (PPP), sử dụng thêm các nguồn lực tại chỗ để đẩy nhanh mức độ đồng bộ hóa, hiệnđại hóa hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

- Phối hợp xây dựng và nâng cao chất lượng kết cấu giao thông đường bộ; đồngbộ hóa hệ thống điện nước, đường sá, thông tin liên lạc ở các khu, cụm công nghiệp theohướng từ Đông Bắc đến Tây Nam (chủ yếu bám theo quốc lộ 18, quốc lộ 2, vành đai 5và hạn chế phát triển thêm trên quốc lộ 5).

- Quan tâm một cách toàn diện đến hệ thống trường học, bệnh viện, trạm y tế, cáctrung tâm văn hoá, khu vui chơi giải trí, các công trình văn hoá du lịch, các khu dân cư,khu đô thị... Bởi vì, đó chính là những điều kiện bảo đảm cho sinh hoạt thường ngày chongười lao động, là cơ sở tạo ra sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là khi họcó ý định làm ăn lâu dài tại các địa phương trong vùng.

Page 156: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

149

KẾT LUẬN

1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ đóng

vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.

Từ đó, nâng cao tiềm lực, sức mạnh kinh tế của quốc gia; nâng cao mức sống của

dân cư và chất lượng môi trường sống của nhân dân. Theo đó, đầu tư trực tiếp nước

ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng KTTĐ được hiểu là hoạt động đầu tư

của tổ chức, cá nhân nước ngoài vào vùng KTTĐ của nước k hác, đáp ứng yêu cầu của

quy hoạch, định hướng phát triển vùng đó; có tác động tích cực đến sự phát triển của

vùng nhằm đảm bảo kết hợp hài hòa, hợp lý giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội

và bảo vệ môi trường không chỉ đối với vùng KTTĐ, mà còn tác động lan tỏa đến các

vùng khác cả trong hiện tại và tương lai.

2. Vùng KTTĐ Bắc Bộ là một trong những vùng KTTĐ của cả nước, hội tụ

đầy đủ những tiềm năng và lợi thế trong thu hút FDI. Trong những năm qua, vùng

KTTĐ Bắc Bộ cùng với vùng KTTĐ phía Nam là hai vùng kinh tế của cả nước thu

hút được nhiều dự án FDI nhất so với các vùng kinh tế khác trong cả nước. Khu vực

FDI trong vùng đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,

chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng theo hướng CNH, HĐH; góp phần tạo việc làm;

góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu và từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu

của vùng. Vai trò đầu tàu, động lực trong phát triển kinh tế của vùng KTTĐ Bắc Bộ

nhờ đó cũng dần được khẳng định.

3. Mặc dù vậy, bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động của khu vực FDI

trong vùng KTTĐ Bắc Bộ cũng đang đặt ra những trở ngại trong việc phát triển bền

vững của vùng. Những tác động tiêu cực của khu vực FDI đối với vùng đã và đang được

biểu hiện trên cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Đó là: hiện tượng chuyển

giá, trốn thuế gây thất thu ngân sách nhà nước; việc làm tạo ra còn chưa tương xứng; thu

nhập bình quân hàng tháng của người lao động trong các doanh nghiệp FDI không

tương xứng với cường độ làm việc; đời sống vật chất và tinh t hần của người lao động

còn thiếu thốn, chất lượng cuộc sống kém; tranh chấp lao động và đình công có xu

hướng gia tăng trong các doanh nghiệp FDI, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự

trong vùng. Hiện tượng vi phạm pháp luật BVMT trong các doanh nghiệp FDI là khá

phổ biến, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe của cộng đồng dân cư.

Page 157: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

150

4. Nguyên nhân của những hạn chế trên đây là do : Một là, hệ thống luật pháp vàcác chính sách liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài còn chồng chéo, thiếu tính

đồng bộ và nhất quán; Hai là, công tác qui hoạch của vùng KTTĐ Bắc Bộ còn nhiều

hạn chế, chưa thực sự hiệu quả gắn với yêu cầu phát triển bền vững của vùng, chưa xây

dựng được chiến lược thu hút FDI theo hướng PTBV; Ba là, công tác quản lý Nhà nước

về FDI còn bất cập; Bốn là, chất lượng nguồn nhân lực của vùng KTTĐ Bắc Bộ còn hạn

chế; cơ cấu lao động theo ngành còn nhiều bất hợp lý; Năm là, cơ sở hạ tầng còn nhiều

hạn chế, yếu kém; Sáu là, các ngành công nghiệp hỗ trợ ở vùng KTTĐ Bắc Bộ còn chưa

phát triển đảm bảo cho FDI theo hướng PTBV.5. Để khắc phục những hạn chế, yếu kém và nhằm giảm thiểu những tác động

tiêu cực của FDI đối với PTBV của vùng KTTĐ Bắc Bộ, cần phải thực hiện đồng bộ

và hiệu quả 2 nhóm giải pháp lớn với nhiều giải pháp cụ thể, bao gồm:

Một là, nhóm giải pháp từ phía Nhà nước trung ương: Tiếp tục đổi mới, hoàn

thiện hệ thống pháp luật và chính sách liên quan đến hoạt động FDI theo hướng PTBV ;Xây dựng chiến lược FDI và qui hoạch thu hút FDI cho cả nước đảm bảo theo hướngPTBV; Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tưtrực tiếp nước ngoài.

Hai là, nhóm giải pháp từ phía chính quyền địa phương vùng KTTĐ Bắc Bộ :Nâng cao chất lượng quy hoạch không gian phát triển kinh tế vùng KTTĐ Bắc Bộ theohướng PTBV; Thu hút FDI vào vùng KTTĐ Bắc Bộ gắn với mục tiêu PTBV; Phối

hợp giữa các bộ, ngành với các địa phương trong vùng KTTĐ Bắc Bộ; Tăng cường

quản lý các doanh nghiệp FDI đang hoạt động ở vùng KTTĐ Bắc Bộ; Nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực vùng KTTĐ Bắc Bộ đáp ứng yêu cầu FDI theo hướng PTBV;Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ; Xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội theo hướng hiện đại, tạo sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài .

6. Hai nhóm giải pháp trên đây đòi hỏi phải có sự kết hợp linh hoạt, nhịp

nhàng trong hoạt động quản lý nhà nước từ cấp trung ương đến cấp địa phương. Tuy

nhiên, trong xu hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý hoạt động đầu tư như hiện nay,

cần hết sức chú trọng đến việc tăng cường phối hợp và nâng cao năng lực quản lý ở

các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là chính quyền cấp tỉnh./.

Page 158: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

151

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

1. Trần Thị Tuyết Lan (2008), “Vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi

đất nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc”, Tạp chí Lao động và Xã hội , số 336, tr.39-42.

2. Trần Thị Tuyết Lan (2008), “Tiền lương với tăng trưởng kinh tế ở nước ta hiện

nay”, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 343+344, tr.69-71.

3. Trần Thị Tuyết Lan (2009), “Những giải pháp cơ bản nhằm thu hút đầu tư trực tiếp

nước ngoài của tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng phát triển bền vững”, Tạp chí Kinh tế

Châu Á - Thái Bình Dương, số 264-265, tr.38-45.

4. Trần Thị Tuyết Lan (2012), “Giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch không gian

kinh tế vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ n hằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo

hướng phát triển bền vững”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 384.

5. Trần Thị Tuyết Lan (2012), “Vấn đề môi trường trong các doanh nghiệp có vốn

ĐTNN ở tỉnh Vĩnh Phúc - Định hướng khắc phục”, Tạp chí Quản lý Nhà nước,

số 203.

Page 159: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

152

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Anh (2008), “Vùng KTTĐ Bắc Bộ: Vướng mắc cần tháo gỡ”, Tạp chíTài chính, (524), tr.63-64.

2. Trần Phương Anh (2012), Phát triển nguồn nhân lực ở vùng Kinh tế trọng điểm

Bắc Bộ nước ta, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Khoa học Xã hội, Viện

Khoa học Xã hội Việt Nam.

3. Vũ Đình Ánh (2012), “Chống chuyển giá và một số vấn đề tài chính liên quan

đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ”, Tạp chí Kinh tế & Dự báo, (517).4. Lê Xuân Bá (2006), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng

kinh tế ở Việt Nam, Nxb Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội.5. Lê Xuân Bá (2009), Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững ở

Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trungương, Hà Nội.

6. Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo tình hình thu hút đầutư và hiệu quả của đầu tư trực tiếp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của

tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1997-2011.7. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (2011), Báo cáo Kết quả thực

hiện nhiệm vụ năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012.

8. Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo tình hình thuhút đầu tư và sử dụng vốn ĐTNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn

2001-2011, tháng 9/2012.9. Trần Thanh Bình (2007), Nghiên cứu tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài đến mục tiêu phát triển bền vững về xã hội ở Việt Nam , Đề tài

NCKH cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội.

10. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2006), Những vấn đề kinh tế - xã hội nảysinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài - Kinh nghiệm Trung Quốc và thựctiễn Việt Nam , Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

11. Đỗ Đức Bình (2010), “Tái cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”,

Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (151).12. Bộ Chính trị (1998), Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ

CNH, HĐH, Chỉ thị số 36-CT/TW.

Page 160: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

153

13. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14 tháng 9 năm 2005 về phát

triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng đồn g bằng sông

Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

14. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2009), Báo cáo kết quả điều tra tình

hình thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp.

15. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2011), Báo cáo kết quả điều tra tình

hình thực hiện một số nội dung của Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội

và lao động, tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp.

16. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội các

vùng KTTĐ và công tác điều phối giai đoạn 2006-2010, kế hoạch phát triển

và công tác điều phối giai đoạn 2012 -2015, số 2319/BC-BKHĐT.

17. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đánh giá chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp

nước ngoài trên quan điểm phát triển bền vững ở Việt Nam, Dự án Hỗ trợ

xây dựng và thực hiện chương trình Nghị sự 21 Quốc gia Việt Nam

VIE/01/021.

18. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Đề án Đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp

nước ngoài ở Việt Nam và định hướng đến năm 2020.

19. Nguyễn Thị Cành, Trần Hùng Sơn (2009), “Vai trò của đầu tư trực tiếp nướ c

ngoài đối với phát triển và tăng trưởng kinh tế Việt Nam”, Tạp chí Phát

triển kinh tế, số tháng 7.

20. Phạm Thành Công (2011), “Kinh tế xanh: định hướng phát triển bền vững trong

thế kỷ mới”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (401), tr.22-28.

21. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Định hướng Chiến lược phát triển

bền vững ở Việt Nam.

22. Đặng Ngọc Dinh, Đánh giá tính bền vững môi trường của đầu tư trực tiếp nước

ngoài ở Việt Nam, Hội thảo khoa học nghiên cứu phục vụ hoạch định các

chính sách PTBV ở Việt Nam.

23. Dự án VIE 01/021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Học viện CTQG Hồ Chí Minh

(2006), Bài giảng về phát triển bền vững.

24. Lâm Thùy Dương (2011), “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Quy hoạch

phát triển đúng phải được thể hiện bằng hiệu quả”, Tạp chí Kinh tế & Dự

báo, (503), tr.15-18.

Page 161: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

154

25. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (1997), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với

tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ

X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.27. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,

VIII, IX, X của Đảng Cộng sản Việt Nam.

28. Tống Quốc Đạt (2005), Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành ở Việt

Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.29. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2001), Quản lý môi trường cho sự phát triển

bền vững, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

30. Đào Văn Hiệp (2011), “Xu hướng vận động của đầu tư trực tiếp nước ngoài

trên thế giới và các giải pháp thu hút vào Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứukinh tế, (401), tr.13-21.

31. Đào Văn Hiệp (2012), “Tác động của FDI tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế

ngành ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (404).32. Lê Thu Hoa (2003), Mối quan hệ giữa phát triển có trọng điểm và phát triển

toàn diện các vùng lãnh thổ nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH ,Luận án Tiến sĩ kinh tế, trường Đại học KTQD Hà Nội.

33. Lê Thị Thu Hoa (2007), Kinh tế vùng ở Việt Nam - Từ lý luận đến thực tiễn ,Nxb Lao động, tr.7.

34. Lê Quốc Hội (2008), “Lan tỏa công nghệ từ đầu tư trực tiế p nước ngoài ở Việt

Nam: ước lượng và kiểm định ở ngành công nghiệp chế biến”, Tạp chí Kinh

tế và Phát triển, (135), tháng 9.35. Nguyễn Quang Hồng (2009), “Phát triển công nghiệp phụ trợ: Giải pháp quan

trọng đối với DNVN trong việc hấp thụ công nghệ từ FDI, Tạp chí Quản lýKinh tế, (27).

36. Nguyễn Thị Hường, Bùi Huy Nhượng (2003), “Những bài học rút ra qua so

sánh tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc và Việt Nam”, Tạpchí Kinh tế và Phát triển, (68).

37. Vũ Văn Hưởng (2007), “Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế: Nhìn từ môhình kinh tế lượng”, Tạp chí Tài chính, (518), tr.35-36.

38. Nguyễn Thường Lạng (2011), “Nâng cao chất lượng vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài tại Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, (171), tr.41-47.

Page 162: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

155

39. Nguyễn Thường Lạng (2013), Một số vấn đề đặt ra trong phân cấp quản lý đầu

tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế & Dự báo, (541).40. Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương (2009), Kết quả khảo sát tình hình đời sống

công nhân trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương.41. Vũ Chí Lộc (1997), Giáo trình ĐTNN, Nxb Giáo dục, Hà Nội.42. Ngô Thắng Lợi (2011), “Những khía cạnh thiếu bền vững trong phát triển vùng

Kinh tế trọng điểm ở Việt Nam và một số khuyến cáo chính sách”, Tạp chí

Quản lý kinh tế, (43), 16-28.43. Nguyễn Mại (2003), “FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam”, Báo Đầu tư, 24-

12-2003.44. Nguyễn Khắc Minh, Nguyễn Việt Hùng (2008), “FDI - Những cơ hội và thách

thức cho các doanh nghiệp nội địa”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (135).45. Nguyễn Văn Nam (2008), “Bàn về các tiêu chí phát triển bền vững vùng Kinh tế

trọng điểm ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (134), tr.3-6.46. Nguyễn Văn Nam, Lê Thu Hoa (2009), “Phát triển bền vững các vùng Kinh tế

trọng điểm: kinh nghiệm các nước và quan điểm đối với Việt Nam”, Tạp chíNghiên cứu kinh tế, (373), tr. 47-52.

47. Nguyễn Văn Nam, Ngô Thắng Lợi (2010), Chính sách phát triển bền vững cácvùng Kinh tế trọng điểm ở Việt Nam, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

48. Nguyễn Văn Nam, Ngô Thắng Lợi (2010), “Phát triển vùng Kinh tế trọng điểm- Một giải pháp cho mô hình phát triển toàn diện ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh

tế và Phát triển, (154), tr.9-15.49. Phan Minh Ngọc, Quan hệ giữa FDI và chênh lệch thu nhập ở Việt Nam - Một

số bằng chứng định lượng .50. Phan Minh Ngọc, Sau gia nhập WTO: Mối quan hệ giữa FDI và bất bình đẳng

thu nhập.51. Phùng Xuân Nhạ (2000), Đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ CNH, HĐH ở

Malaysia, Nxb Thế giới, Hà Nội.52. Phùng Xuân Nhạ (2001), Đầu tư quốc tế, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.53. Đoàn Ngọc Phúc (2004), “Đầu tư trực tiếp nư ớc ngoài vào Việt Nam - Thực

trạng, những vấn đề đặt ra và triển vọng”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (315).54. Hà Phương (2008), “Phát triển vùng KTTĐ Bắc Bộ”, Tạp chí Kinh tế và Dự

báo, (426).

Page 163: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

156

55. Chu Thượng Văn, Trần Tích Hỷ (1997), Sự phát triển của Trung Quốc khôngthể tách rời thế giới (bản dịch), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

56. Quốc hội (2006), Luật đầu tư, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.57. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo hiện trạng môi trường

Vĩnh Phúc.58. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo trình độ công nghệ

và chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp ĐTNN trên địa bàn tỉnhVĩnh Phúc.

59. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương (2010), Báo cáo về Kếtquả công tác năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011.

60. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo về việcthực hiện các chính sách Pháp luật lao động cho người lao động trong các

doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

61. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo về tìnhhình lao động doanh nghiệp FDI và phát triển nguồn nhân lực.

62. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo về việc chấphành pháp luật về môi trường của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh.

63. Sở Tài nguyên và Môi trưởng tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo tình hình đầu tư

cho BVMT của các dự án FDI trên địa bàn tỉnh .64. Nguyễn Đình Tài (2013), “Chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp đầu tư

trực tiếp nước ngoài”, Tạp chí Kinh tế & Dự báo, (541).65. Nguyễn Văn Thanh (2001), Vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế bền

vững của các nước Đông Nam Á và bài học đối với Việt Nam , Luận án Tiếnsĩ kinh tế, trường Đại học Thương mại , Hà Nội.

66. Ngô Công Thành (2005), Định hướng phát triển các hình thức đầu tư trực tiếp

nước ngoài tại Vịêt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốcgia Hồ Chí Minh.

67. Phan Hữu Thắng (2012), “Lợi thế và thách thức của môi trường đầu tư Việt Namtrong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài”, Tạp chí Kinh tế & Dự báo, (517).

68. Phan Hữu Thắng (2012), “25 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Góc nhìn

từ quản lý nhà nước”, Tạp chí Kinh tế & Dự báo, (531+532).69. Trương Mạnh Tiến (2002), Môi trường và qui hoạch tổng thể theo hướng phát

triển bền vững - Một số cơ sở lý luận và thực tiễn , Nxb Chính trị quốc gia,Hà Nội.

Page 164: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

157

70. Nguyễn Phú Tụ, Huỳnh Công Minh (2010), “Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp

nước ngoài với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinhtế, (239).

71. Bùi Anh Tuấn (1999), Tạo việc làm cho người lao động qua vốn đầu tư trực

tiếp nước ngoài vào Việt Nam , Luận án Tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinhtế quốc dân, Hà Nội.

72. Bùi Anh Tuấn, Phạm Thái Hưng (2004), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài: cần có một

cách tiếp cận thận trọng hơn”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (312), tr.50-64.73. Nguyễn Anh Tuấn (2007), “Chuyển giao công nghệ qua FDI: thực tiễn ở một số

nước đang phát triển và Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (344), tr.51-67.74. Trần Minh Tuấn (2010), “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh

tế Việt Nam trong những năm qua”, Tạp chí Quản lý kinh tế, (35).75. Nguyễn Minh Tuấn (2010), “Tác động ngược của hoạt động ĐTNN tới sự phát

triển bền vững ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (155).76. Tạ Đình Thi (2007), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền

vững của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinhtế, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

77. Tạ Đình Thi, Bàn về phát triển bền vững vùng KTTĐ Bắc Bộ, http://www.nea.gov.vn.78. Phạm Quang Thịnh (2008), “ĐTNN tại các vùng kinh tế trọng điểm: nhìn từ

góc độ quản lý nhà nước”, Tạp chí Lý luận chính trị, (9), tr.52-58.79. Nguyễn Xuân Thu, Nguyễn Văn Phú (2006), Phát triển kinh tế vùng trong quá

trình CNH, HĐH, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

80. Thủ tướng Chính phủ (1997), Quyết định số 747/TTg ngày 11 tháng 9 năm

1997 về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐ Bắc Bộ

thời kỳ 1996-2010.81. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định 153/2004/QĐ -TTg ngày 17/8/2004,

Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam.82. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 145/2004/QĐ -TTg ngày 13 tháng 8

năm 2004 về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐBắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

83. Nguyễn Mạnh Toàn (2010), “Các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu t ưtrực tiếp nước ngoài vào một địa phương của Việt Nam”, Tạp chí Khoa họcvà Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, ( 540).

Page 165: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

158

84. Tổng Cục thống kê (2011), Niên giám Thống kê Việt Nam 2010, Nxb Thống kê,

Hà Nội.

85. Tổng Cục thống kê, Báo cáo FDI 7 năm đầu thế kỷ XXI.

86. Nguyễn Đoan Trang (2011), “Việt Nam trong xu hướng dịch chuyển dòng vốn

FDI toàn cầu và khu vực”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (496), tr.20-22.

87. Đỗ Thu Trang, Lâm Thùy Dương (2011), “Về hiệu quả đầu tư trực tiếp nước

ngoài ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (509),

tr.15-41.

88. Nguyễn Xuân Trung (2012), Nâng cao chất lượng FDI tại Việt Nam giai đoạn

2011-2020, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

89. UBND Thành phố Hà Nội (2012), Báo cáo tổng kết 25 năm (1987-2011) thu

hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội.

90. UBND tỉnh Bắc Ninh (2011), Báo cáo đánh giá tình hình thu hút vốn FDI: Phương

hướng, mục tiêu và giải pháp trong thời gian tới.

91. UBND tỉnh Hải Dương, Báo cáo tổng kết 20 năm ĐTNN tỉnh Hải Dương

(1987-2007)

92. UNCTAD (1999), Phạm vi và địn h nghĩa, Liên hợp quốc, Newyork và Geneva.

93. Văn phòng UBNN về Hợp tác và Đầu tư (1992), Các văn bản pháp lý về đầu tư

trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội.

94. Văn phòng Chính phủ (2003), thông báo số 108/TB -VPCP ngày 30 tháng 7

năm 2003 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung, mở rộng

vùng KTTĐ Bắc Bộ.

95. Hà Thị Cẩm Vân, Lê Mai Trang (2013), “Nhận diện những “điểm nghẽn” trong

thu hút FDI vào Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế & Dự báo, (541).

96. Viện Công nhân và Công đoàn (2007), Báo cáo kết quả khảo sát thực tế về

quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN.

97. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (1996), Chính sách cơ cấu

vùng - kinh nghiệm quốc tế và sự vận dụng ở Việt Nam, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

98. Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ (2001), Thế

giới bền vững: định nghĩa và trắc lượng phát triển bền vững , Sách dịch và

xuất bản bằng tiếng Việt.

Page 166: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

159

99. Viện Ngôn ngữ, Trung tâm từ điển học (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà

Nẵng, tr.1132.

100. Ngô Doãn Vịnh (2003), Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xãhội ở Việt Nam - học hỏi và sáng tạo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

101. Ngô Doãn Vịnh (2005), Bàn về phát triển kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

102. Nguyễn Trọng Xuân, Nguyễn Xuân Thắng (2001), “FDI trong ngành công nghệ

điện tử Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế và Phát triển, (3).103. http://www.tapchicongsan.org.vn ngày 29-11-2008, Nâng cao năng lực liên kết

của ba vùng KTTĐ Bắc, Trung, Nam .104. http://vietbao.vn, Vùng KTTĐ Bắc Bộ: Tư duy kinh tế bao giờ đổi mới và Vùng

KTTĐ phía Bắc cần phát triển ngành công nghệ cao.105. http://vietbao.vn/The-gioi/Trung Quoc nuoc thu hut FDI lon nhat the gioi.106. http://tcdn4.net107. http://www.baomoi.com108. http://vi.wikipedia.org109. http://www.anhp.vn110. http://www.baomoi.com/Hai-Duong-Phat-hien-95-doanh-nghiep-co-dau-hieu-

chuyen-gia, ngày 18-4-2012.111. http://www.baohaiquan.vn/pages/ho-tro-tai-chinh-de-phat-trien-cong-nghiep-

ho-tro.aspx, ngày 12-4-2013.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

112. Agosin, M. R. and Maver, R. (2000), "Foreign Investment in DevelopingCountries: Does it crowd in Domestic Investment", UNCTAD DiscussionPaper, No. 146.

113. Agrawal, P. (2000), "Savings, Investment and Growth in South Asia", IndiraGandhi Institute of Development Research, Available on the website of TheEldis Gateway to Development Information, http://www.eldis.org/static/DOC9056.htm, on 18-07-2006.

114. Aizenman, J and Noy, I. (2006), "FDI and Trade - Two-way Linkages?", QuarterlyReview of Economics and Finance, No. 46 (2006), pp. 317-337.

115. Amiti, M. and Wakelin, K. (2003), "Investment Liberalization and International

Trade", "Journal of International Economics, No. 61 (2003), pp. 101-126.

Page 167: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

160

116. Berthelemy, J.C. and Demurger, S. (2000), "Foreign Direct Investment and

Economic Growth: Theory and Application to China", Review of

Development Economics, Vol. 4, No. 2, pp. 140-155.

117. Blomstrom, M. and Persson, H. (1983), "Foreign Investment and Spillover

Efficiency in an Underdeveloped Economy: Evidence from the Mexican

Manufacturing Industry", World Development, Vol. 11, N. 6, pp. 493-501.

118. Blomstrom, M. and Wang J. Y. (1989), "Foreign Investment andTechnology

Transfer: A Simple Model", NBER Working Paper Series, No. 2958.

119. Blomstrom, Magnus; Lipsey, E. Robert; and Zejan, M. (1992), "What Explains

Developing Countries Growth?", NBER Working paper, No. 4132.

120. Bornschier, V. (1980), "Multinational Corporations and Economic Growth: A

Cross-National Test of the Decapitalization Thesis", Journal of

Development Economics 7 (1980), 191-210.

121. Borensztein, E.; De Gregorio, J.; and Lee, J. W. (1995), "How Does Foreign

Direct Investment Affect Economic Growth?", NBER Working Paper

Series, No. 5057.

122. Buckley, P. J.; Clegg, J.; Wang, C.; and Cross, A. R. (2002), "FDI, Regional

Differences and Economic Growth: Panel Data and Evidence from China",

Journal of Transnational Corporation, Vol. 2, No. 1, pp. 1-28.

123. Buffie, E. F. (1993), "Direct Foreign Investment, Crowding out, and

Underemployment in the Dualistic Economy", Oxford Economic Papers,

New Series, Vol. 45, No. 4, pp. 639-667

124. Campos, N. F. and Kinoshita, Y. (2002), "Foreign Direct Investment as

Technology Transferred: Some Panel Evidence from Transition Economies"

William Davidson Institute Working Paper, No. 438.

125. Compos, N. and Kinoshita, Y. (2002), "Foreign Direct Investment as

Technology Transferred: Some Panel Evidence from Transition

Economies", the Manchester School, Vol. 70, No. 3, pp. 398-419.

126. De Mello, L. (1999), "Foreign Direct Investment Led-growth: Evidence from Time-

series and Panel Data", Oxford Economic Paper, No. 51 (1999), pp. 133-151.

127. Dees, S. (1998), "Foreign Direct Investment in China: Determinants and

Effects", Economics of Planning, No. 31, pp. 175-194.

Page 168: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

161

128. Dutt, A. K. (1997), "The Pattern of Direct Foreign Investment and Economic

Growth", World Development, Vol. 25, No. 11, pp. 1925-1936.

129. Frankel, J. A.; Dooley, M.; and Mathieson (1986), "International Capital

Mobility in Developing Countries vs. Industrial Countries: What Do Saving-

investment Correlations Tell Us?", NBER Working Paper Series, No. 2043.

130. Freenstra, R. C. and Hanson, G. H. (1995), "Foreign Direct Investment and

Relative Wages: Evidence from Mexico's Maquiladoras", NBER Working

Paper Series, No. 5122.

131. Fukao, K., Ishido, H., andIto, K. (2003), "Vertical Intra-industry Trade and

Foreign Direct Investment in East Asia", Journal of Japanese and

International Economies, 17 (2003), pp. 468-506.

132. Goldberg, L. S. and Klein, M. W. (1997), "Foreign Direct Investment, Trade

and Real Exchange Rate Linkages in Southeast Asia and Latin America",

NBER Working paper, No. 6344.

133. Graham, E. M. and Wada, E. (2001), "Foreign Direct Investment in China:

Effects on Growth and Economic Performance", in Achieving High Growth:

Experience of Transitional Economies in East Asia, Peter Drysdale, ed,

Oxford University Press.

134. Hirschman, A. O. (1963), The Strategy of Economic Growth, New Haven and

London: Yale University Press.

135. Jansen, K. (1995), "The Macroeconomic Effects of Direct Foreign Investment: The

Case of Thailand", Journal of World Development, Vol. 23, No. 2, pp. 193-210.

136. Jovanovic, B and Rob, R. (1989), "The Growth and Diffusion of Knowledge"

The Review of Economics Studies, Vol. 56, No. 4, pp. 569-582.

137. JICA (2003), The study on FDI promotion strategy in The Socialist Republic of

Vietnam.

138. Le Van Chien (2011), The effects of Foreign Direct Investment on Economic

Growth and Income Convergence in The Association of Southeast Asian

Nations, The National Political Publishing House, Ha Noi.

139. Lipsey, R. E., and Sjoholm, F., (2004), "Foreign Direct Investment, Education

and Wages in Indonesian Manufacturing", Journal of Development

Economics, No. 73 (2004), pp. 415-422.

Page 169: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

162

140. Li, X. and Liu, X. (2005), "Foreign Direct Investment and Economic Growth:

An Increasingly Endogenous Relationship", World Development, Vol. 33,

No. 3, pp. 393-407.

141. Liu, X., Wang, C., and Wei, Y. (2001), "Causal Links between Foreign Direct

Investment and Trade in China", China Economic Review, No. 12 (2001)

190-202.

142. Markusen, J. R., (1997), "Trade versus Investment Liberalization", NBER

Working Paper, No. 6231.

143. Markusen, J. R. (2002), "Multinational Firms and the Theory of International

Trade", MIT Press, Cambridge.

144. Nguyễn Thi Phương Hoa (2004), Foreign Direct Investment and its

Contributions to Economic Growth and Poverty Reduction in Vietnam

(1986-2001), Peter Lang, Frankfurt am Main, Germany.

145. Nelson R. R. and Phelps, E. S. (1966), "Investment in Humans, Technological

Diffusion, and Economic Growth", the American Economic Review, Vol.

56, No. 1/2, pp. 69-75.

146. Nunnenkamp, P. and Spatz, J. (2003), "Foreign Direct Investment and Economic

Growth in Developing Countries: How Relevant Are Host-country and

Industry Characteristics?", Kiel Working Paper, No. 1176.

147. Papanek, G. F. (1973), "Aid, Foreign Private Investment, Savings, and Growth

in Less Developed Countries", the Journal of Political Economy, Vol. 81,

No. 1, pp. 120-130.

148. Ramirez, M. D. (2000), "Foreign Direct Investment in Mexico: A Cointegration

Analysis", the Journal of Development Studies, Vol. 37, No. 1, pp. 138-162.

149. Razin, A. (2002), "FDI Contribution to Capital Flows and Investment inCapacity", NBER Working Paper Series, No. 9204.

150. Reuber, G. L. (1973), "Private foreign investment in development", ClarendonPress pp. 17-19.

151. Rostow. W.W (1971), "The Stages of Economic Growth: A Non-communistManifasto", Cambridge University Press.

152. Segerstrom, P. S. (1991), "Innovation, Imitation, and Economic Growth", TheJournal of Political Economy, Vol. 99, No. 4, pp. 807-827.

Page 170: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

163

153. Sjoholm, F. and Blomstrom, M, (1999), "Foreign Direct InvestmentTechnology Transfer and Spillover: Does Local Participation withMultinationals matter?", European Economic Review, No. 43, pp. 915-923.

154. Slaughter, M. J. (2002), "Does Inward Foreign Direct Investment Contribute toSkill Upgrading in Developing Countries?", Center for Economic PolicyAnalysis Working Paper, No. 2002-08.

155. Solow, R. (1956), "A Contribution to the Theory of Economic Growth",Quarterly Journal of Economics, Vol. 70, pp. 65-94.

156. UNCTAD (1992), "World Investment Report 1992: Transnational Corporationsas engines of growth", United Nations, New York and Geneva.

157. Zhang, K. H. (2001), "Does Foreign Direct Investment Promote EconomicGrowth? Evidence from East Asia and Latin America", ContemporaryEconomic Policy, Vol. 19, No. 2, pp. 175-185.

158. Zhang, Q. and Felmingham, B. (2001), "The Relationship between DirectForeign Investment and China's Provincial Export Trade", China EconomicReview, 12 (2001), pp. 82-99.

159. Zhao, Y. (2001), "Foreign Direct Investment and Relative Wages: The Case ofChina", China Economic Review, 12 (2001), pp. 40-57.

Page 171: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

164

PHỤ LỤC

Page 172: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

Phụ lục 1

VI PHẠM LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

TẠI CÔNG TY DỆT LEN LANTIAN VĨNH PHÚC

Trong thời gian qua, cử tri phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên và một

số Báo của cơ quan Trung ương phản ánh về việc trong quá trình sản xuất, Công tyTrách nhiệm hữu hạn (TNHH) Dệt len Lantian Vĩnh Phúc đã xả nước thải gây ônhiễm môi trường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức kh oẻ và sản xuất của nhândân địa phương.

Để kiểm tra làm rõ và xử lý vi phạm tại Công ty này, trong năm 2005 và 2006,

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Vĩnh Phúc đã có Quyết định số57/QĐ-TNMT ngày 07/7/2005 và Quyết định số 168/QĐ-TNMT ngày 25/8/2006 “Vềviệc thành lập Đoàn Thanh tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường và xả nướcthải tại Công ty TNHH Dệt len Lantian”.

Kết quả thanh tra đã xác định:

Là một Công ty TNHH có 100% vốn ĐTNN sản xuất mặt hàng len để xuất

khẩu sang các nước Châu âu và Mỹ, năm 2000 Công ty TNHH Dệt len Lantian đãlập Báo cáo đánh giá tác động môi trường và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.Để thực hiện nội dung trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Công ty có xâydựng hệ thống xử lý nước thải.

Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế Công ty có những tồn tại vi phạm như: hệ thống xử

lý nước thải của Công ty hoạt động không hiệu quả, chất lượng nước thải còn 5 chỉtiêu vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 lần đến 40 lần so với TCVN 5945 -1995 (loại B),lượng nước thải vào nguồ n tiếp nhận trung bình một ngày đêm 300 m3 nước thảinhưng không có Giấy phép xả nước thải. Đây là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn

nước sông Bến Tre, chảy trực tiếp vào đầm Vạc và làm thiệt hại đến sản xuất lúa,ảnh hưởng đến sức khoẻ của một số hộ dân phường Đồng Tâm.

Năm 2005, Chánh Thanh tra Sở TN&MT đã xử phạt vi phạm hành chính đốivới Công ty số tiền 18 triệu đồng. Đồng thời, yêu cầu Công ty có biện pháp xả lýnước thải đạt tiêu chuẩn môi trường theo tiêu chuẩn TCVN 5945 -1995 (loại B) vàhoàn thiện hồ sơ xin cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước trước ngày30/9/2005.

Page 173: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

Do Công ty thực hiện các nội dung chưa nghiêm chỉnh, nên năm 2006 Giámđốc Sở TN&MT tiếp tục có Quyết định số 168/QĐ -TNMT giao Thanh tra Sở tiếptục phúc tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường và xả nước thải tại Côngty. Cuộc phúc tra xác định: Công ty vẫn chưa xây dựng được hệ thống xử lý nướcthải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và nước thải của Công ty vẫn còn 3/12 chỉ tiêu vượt tiêuchuẩn cho phép từ 2,07 lần đến 5,2 lần. Một lần nữa, Công ty lại bị phạt 13 triệuđồng do vi phạm.

Căn cứ điểm b khoản 1, điểm b khoản 3 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trườngnăm 2005 và điểm b khoản 26 Điều 10 Nghị định 81/2006/NĐ -CP ngày 09/8/2006của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môitrường, Sở TN&MT đã có Báo cáo số 56/TNMT -TTr ngày 05/4/2007 đề nghịUBND tỉnh ra Quyết định tạm đình chỉ hoạt động sản xuất đối với phân xưởngnhuộm của Công ty TNHH Dệt len Lantian Vĩnh Phúc cho đến khi Công ty đưa hệthống xử lý nước thải mới đạt tiêu chuẩn vào hoạt động.

Tại Quyết định số 1093/QĐ-UBND ngày 16/4/2007, Uỷ ban nhân dân tỉnhVĩnh Phúc đã ra Quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động sản xuất đối với phânxưởng nhuộm.

Qua sự việc trên cho thấy: cùng với việc đầu tư sản xuất kinh d oanh nhằmthu lợi nhuận thì doanh nghiệp cũng phải có ý thức chấp hành đầy đủ pháp luật bảovệ môi trường, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn để khi xảthải không gây ô nhiễm môi trường nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững.

Công tác thanh kiểm tra nhằm phòng ngừa, uốn nắn việc vi phạm là chính;tuy nhiên đối với tổ chức, cá nhân vi phạm nhưng cố tình không hoặc chậm có biệnpháp khắc phục ô nhiễm môi trường thì cần phải xử lý nghiêm minh theo quy địnhcủa pháp luật.

Nguồn: http://tnmtvinhphuc.gov.vn ngày 22/11/2007

Page 174: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

Phụ lục 2

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH TẾTRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ PHÂN THEO NGÀNH

(Lũy kế các dự án còn hiệu lực từ 1/1/2003- 20/7/2012)

TT Chuyên ngành Sốdự án

Tổng vốn đầutư đăng ký

(USD)

Tỷ trọngtheo số dự

án (%)

Tỷ trọngtheo vốn

đăng ký (%)

1 CN chế biến,chế tạo 1,458 14,312,108,533 45.01 39.17

2 KD bất động sản 70 6,312,527,122 2.16 17.27

3 SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa 20 4,454,492,589 0.62 12.19

4 Thông tin và truyền thông 203 3,046,150,591 6.27 8.34

5 Xây dựng 389 2,718,966,376 12.01 7.44

6 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 121 1,496,798,348 3.74 4.10

7 Cấp nước, xử lý chất thải 15 1,182,555,770 0.46 3.24

8 Nghệ thuật và giải trí 20 891,295,193 0.62 2.44

9 Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa 240 525,047,669 7.41 1.44

10 Vận tải kho bãi 61 328,911,536 1.88 0.90

11 Y tế và trợ giúp XH 14 328,469,235 0.43 0.90

12 HĐ chuyên môn, KHCN 455 302,291,612 14.05 0.83

13 Giáo dục và đào tạo 55 214,043,265 1.70 0.59

14 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 13 188,242,474 0.40 0.52

15 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 21 102,885,000 0.65 0.28

16 Dịch vụ khác 45 57,033,555 1.39 0.16

17 Hành chính và dịch vụ hỗ trợ 35 40,654,273 1.08 0.11

18 Khai khoáng 4 39,935,000 0.12 0.11

Tổng số 3,239 36,542,408,141

Nguồn: Cục ĐTNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư , 2012

Page 175: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

Phụ lục 3ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VÙNG KINH TẾ

TRỌNG ĐIỂ M BẮC BỘ PHÂN THEO ĐỐI TÁC(Lũy kế các dự án còn hiệu lực từ 1/1/2003- 20/7/2012)

TT Đối tác đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký(USD)

1 Hàn Quốc 934 6,493,265,4582 Nhật Bản 587 6,355,609,5513 Hồng Kông 154 4,361,742,5124 Singapore 172 2,706,067,5535 Hà Lan 33 2,646,973,3796 Malaysia 81 2,474,380,5207 Síp 2 1,801,000,0008 Hoa Kỳ 84 1,532,393,2629 Luxembourg 3 1,440,050,00010 BritishVirginIslands 59 1,424,459,55411 Đài Loan 234 1,247,258,00312 Trung Quốc 339 1,103,358,16013 Samoa 25 511,669,47614 Thái Lan 45 438,506,79115 Phần Lan 3 319,300,00016 Pháp 72 239,656,62517 Australia 46 207,431,60718 Cayman Islands 6 202,305,01819 CHLB ĐỨC 51 130,606,94620 Liên bang Nga 21 121,944,21721 Canada 27 112,591,44522 Đan Mạch 44 104,336,50023 Vương quốc Anh 36 103,908,86824 Italia 16 83,983,61525 Brunei 31 76,395,66926 Ba Lan 2 59,241,94827 Campuchia 2 46,000,00028 Bỉ 3 42,150,00029 Belize 2 22,000,00030 Costa Rica 1 16,450,000

Page 176: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

TT Đối tác đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký(USD)

31 Mauritius 5 15,390,56632 an Độ 12 14,409,00033 Philippines 14 14,218,30234 Cộng hòa Séc 14 9,560,50035 Tây Ban Nha 8 7,255,00036 CH Seychelles 2 5,600,00037 Ukraina 2 5,039,00038 Cook Islands 1 5,000,00039 Oman 1 5,000,00040 Thụy Sỹ 12 4,571,00041 Hungary 5 4,474,61742 Thụy Điển 8 4,327,77743 Na Uy 1 4,100,00044 Slovenia 3 3,250,00045 Indonesia 4 3,000,00046 Slovakia 2 2,368,42147 Bungary 4 1,810,00048 Ireland 2 1,365,00049 Israel 4 1,224,65050 CHDCND Triều Tiên 4 1,100,00051 Syria 2 1,000,00052 Thổ Nhĩ Kỳ 2 700,00053 Channel Islands 1 500,00054 Quốc đảo Marshall 1 500,00055 Rumani 1 500,00056 Libăng 3 405,00057 Srilanca 1 200,00058 Lào 1 150,00059 Nam Phi 1 100,00060 Uruguay 1 100,00061 West Indies 1 100,00062 Pakistan 1 52,631

Tổng số 3,239 36,542,408,141

Nguồn: Cục ĐTNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư , 2012

Page 177: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

Phụ lục 4CÔNG NHÂN CANON VIỆT NAM ĐÌNH CÔNG ĐÒI TĂNG LƯƠNG

Sáng nay 7/6, công nhân làm việc tại Công ty Canon Việt Nam đã đồng loạtđình công yêu cầu tăng lương giảm giờ làm.

Có mặt tại Công ty Canon Việt Nam đặt tại KCN Thăng Long (huyện ĐôngAnh, Hà Nội) vào sáng sớm hôm nay, chúng tôi ghi nhận, có hàng nghìn công nhântập trung tham gia đình công.

Theo phản ánh từ công nhân, cuộc đình công bắt đầu từ 4h sáng. Công nhântại các phân xưởng lắp ráp đồng loạt dừng dây chuyền, tạm dừng công việc để đưayêu cầu đòi tăng lương.

Chị H., làm việc tại phân xưởng lắp ráp 1 cho biết, công ty chỉ tăng lươngđến các trưởng nhóm mà không tăng lương cho công nhân khiến họ bức xúc và đìnhcông để đòi công bằng.

Khác với các cuộc đình công trước đó, các trưởng nhóm luôn đứng về phíacông nhân để đưa yêu cầu đến người sử dụng lao động nhưng ở cuộc đình công tạiCông ty Canon Việt Nam vào sáng nay, nhiều trưởng nhóm ra sức thuyết phục côngnhân vào làm việc.

Khi chúng tôi có mặt tại hiện trường, 2 trưởng nhóm nữ với khuôn mặt caucó, tiến về phía phóng viên đề nghị cho biết danh tính và yêu cầu không được chụpảnh hay ghi hình.

Các công nhân tham gia đình công phản ánh, thời gian gần đây, các dâychuyền làm việc lắp đặt thêm vài chục bộ thiết bị, máy móc. Trong khi đó, nhân lựclại không được tăng cường, có bộ phận còn bị cắt giảm nên công nhân thườngxuyên phải làm việc 9 tiếng một ngày.

Một công nhân làm việc tại phân xưởng lắp ráp 2 cũng cho biết, làm việc quágiờ đã đành, thời gian nghỉ giải lao giữa ca quá ít nên không đảm bảo phục hồi sứclao động.

“Nghỉ giữa ca chỉ khoảng 7 - 8 phút, nhà vệ sinh quá tải, công nhân phải xếphàng chờ đến lượt. Chẳng may muộn vài phút về đến phân xưởng, quản đốc mắngchửi thậm tệ, xúc phạm công nhân”, công nhân này phản ánh.

Cho đến 9h sáng nay, công nhân vẫn tập trung bên trong và ngoài công ty để đìnhcông. Nhiều công nhân làm việc buổi sáng cũng từ chối nhận ca làm việc.

Page 178: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

Phụ lục 5ĐỐC CÔNG NƯỚC NGOÀI ĐÁNH CÔNG NHÂN

Vụ ngừng việc tập thể của hơn 3.000 công nhân Công ty TNHH may mặcMakalot (100% vốn đầu tư của Đài Loan (TQ), đóng tại xã Thanh Hải, huyệnThanh Hà, tỉnh Hải Dương) diễn ra từ ngày 27.7 đế n nay vẫn chưa có dấu hiệuchấm dứt.

Vụ việc còn bị đẩy lên nghiêm trọng hơn khi sáng 30.7, một đốc công ngườiĐài Loan đã có hành vi đánh một nam công nhân chảy máu mồm.

“Chúng tôi kiệt sức vì phải làm việc 12 giờ/ngày”Sau khi đốc công người Đài Loan có hành vi hành hung công nhân, người

lao động tham gia ngừng việc tập thể tại Công ty càng trở nên bức xúc. Sáng 30.7,trao đổi với PV, công nhân Đào Việt C - làm việc tại tổ may 2, MK2 - cho biết:“Nguyên nhân chính của việc hơn 3.000 công nhân chúng tôi dừng việc tập thể từngày 27.7 là do trong thời gian gần đây, lãnh đạo Công ty thúc ép công nhân phảihoàn thành định mức công việc với khối lượng lớn; công nhân phải làm tăng giờlàm thêm liên tục trong tuần - bắt đầu từ 7h30 tới 20h30 mà chỉ được nghỉ ăn t rưa 1giờ, nghỉ giải lao 15 phút.

Trong khi phải làm việc căng sức, tập trung vào công việc một ngày hơn 12tiếng, nhưng chúng tôi chỉ được lãnh đạo Công ty “bao” 2 bữa ăn (trưa, tối) mỗisuất có giá 11.000 đồng. Do làm việc căng thẳng và th iếu chất dinh dưỡng nênnhiều công nhân đã mệt mỏi, sinh bệnh. Khi công nhân bị mệt, ốm xuống phòng ytế có ý kiến là được nghỉ ngơi cho lại sức, nhưng cán bộ thuộc phòng y tế của Côngty có thái độ hách dịch, không tìm hiểu kỹ tình hình sức khỏe của công nhân, chỉcho phép nằm nghỉ 10 phút và sau đó yêu cầu tiếp tục làm việc...

Trong những ngày gần đây khi thời tiết nắng nóng, các khu nhà xưởng rấtnóng (nhất là phân xưởng là) nhưng Công ty trang bị rất ít quạt. Khi công nhân mởcửa sổ để hứng gió thì bị bảo vệ bắt đón g cửa lại.

Công nhân Lê Thị Th - tổ may 2, MK3 - cho biết, những ngày gần đây, doCông ty có đơn hàng nhiều nên vấn đề tăng ca, làm thêm rất căng thẳng. Đốc côngluôn đòi hỏi công nhân phải có sản lượng cao, khi công nhân đã cố gắng đáp ứngđược yêu cầu thì đốc công lại yêu cầu tăng sản lượng cao hơn...

Theo phản ánh của nhiều công nhân, một trong những nguyên nhân chính tạotâm lý bức xúc cho công nhân là do thái độ đối xử của đốc công với người lao động.Khi công nhân không đáp ứng được sản lượng, đốc công đã có hành vi đập bàn, quátmắng, cụ thể là trường hợp của đốc công Anni và C heo Loan... Mặc dù ngày 27.7,Công đoàn tỉnh Hải Dương đã xuống Công ty tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của đại diện

Page 179: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

công nhân và trao đổi với lãnh đạo Công ty Makalot, nhưng vụ việc không được giảiquyết dứt điểm. Khoảng 8h30 sáng 30.7, do không kiềm chế, một đốc công người ĐàiLoan đã đánh một nam công nhân. Quá bức xúc, nhiều công nhân đã có phản ứng tiếptục ngừng việc.

Sẽ giải quyết sớm vụ việcPhó Chủ tịch Công đoàn ngành công thương Hải Dương Nguyễn Thị Hu yền

xác nhận: Sáng 30.7, tại Công ty Makalot, có sự việc đốc công người Đài L oanđánh chảy máu mồm một nam công nhân. Tổng Giám đốc Công ty đã yêu cầu đốccông người Đài Loan trực tiếp thỏa thuận giải quyết vụ việc với công nhân bị đánh,nếu không Công ty sẽ có biện pháp xử lý thích đáng.

Chủ tịch Công đoàn ngành công thương tỉnh Hải Dương Lương Ngọc Thắngcho biết: “Sau khi xuống hiện trường để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của côngnhân, ý kiến của công nhân tập trung vào các vấn đề: Chấm dứt thái độ quá t mắngcông nhân, giảm giờ làm, tăng tiền làm thêm, xem xét lại mức giá của khẩu phần ănca, tính lại các khoản phụ cấp...”.

Theo ông Thắng, sau khi lắng nghe ý kiến của công nhân, Tổng Giám đốcCông ty Makalot Johnson Chiu cho biết, lãnh đạo Công ty sẽ yêu cầu các đốc côngthay đổi thái độ đối với công nhân , nếu vi phạm sẽ kỷ luật; việc nâng lương khôngphải tự động được nâng mà cần phải xem và o kỹ năng tay nghề của chính người laođộng, vấn đề tăng ca, lãnh đạo Công ty sẽ họp với các tổ trưởng và nghiên cứu sảnlượng cho phù hợp với từng phân xưởng.

Công ty sẽ tăng tiền ăn ca cho công nhân, sẽ tìm nhà cung cấp mới, đại diệncông nhân sẽ giúp lãnh đạo Công ty kiểm tra chất lượng bữa ăn. Lãnh đạo Công tyđã đồng ý tăng một số khoản phụ cấp như xăng xe (lên 200.000đ/tháng), tiềnchuyên cần (lên 150.000đ/tháng) v.v... Tổng mức tăng so với thu nhập tháng trướccủa công nhân vào khoảng 90.000đ-100.000đ/người/tháng.

Tuy nhiên, ngày 30.7, các công nhân cho PV biết mức tăng như vậy l à quáthấp, chưa đáp ứng được đòi hỏi của người lao động . Vì vậy, họ tuyên bố sẽ tiếp tụcngừng việc tập thể trong ngày 31.7.

Theo ông Trần Ngọc Bính - Trưởng ban Chính sách lao động Liên đoàn Laođộng tỉnh Hải Dương - để giải quyết dứt điểm vụ việc, Công đoàn sẽ tiếp tục tổchức đối thoại giữa công nhân và chủ doanh nghiệp . Phải tháo gỡ được những khúcmắc để có tiếng nói chung bằn g những thỏa thuận cụ thể của doanh nghiệp vớingười lao động.

Theo Quang Chính - Việt LâmLao Động

Nguồn: http://dantri.com.vn ngày 31/7/2012

Page 180: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

Phụ lục 6HẢI PHÒNG TRÀN NGẬP LAO ĐỘNG TRUNG QUỐC

Phía nhà thầu Trung Quốc tìm mọi cách hạn chế tuyển dụng lao động củaViệt Nam, đồng thời đưa lao động phổ thông của họ sang làm các công việc thủcông như đào đất, phụ hồ, mang vác, quét dọn, đổ bê tông - những công việc mà laođộng Việt Nam có thể đảm đương.

Dự án Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng (xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên)được triển khai từ tháng 11.2005. Đây là dự án do nhà thầu Trung Quốc và NhậtBản thực hiện cung ứng, thi công và lắp đặt toàn bộ thiết bị (EPC) với hai hạngmục: nhà máy nhiệt điện 1 và nhà máy nhiệt điện 2. Để hoàn thành dự án đúng tiếnđộ, số lượng công nhân có mặt trên công trường luôn đảm bảo ở con số 2.000 -3.000 người.

Xử ép tiền lương lao động trong nướcTrên lý thuyết, dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Phòng sẽ giải quyết

được hàng chục ngàn việc làm tại chỗ cho lao động địa phương. Tuy nhiên, thực tếlại hoàn toàn trái ngược. Ông Đỗ Văn Hải, Trường phòng hành chính, Công ty Cổphần Nhiệt điện Hải Phòng cho biết, có thời điểm phía nhà thầu Trung Quốc đưasang hơn 2.000 lao động phổ thông. Hiện số công nhân Trung Quốc đang lao độngtại công trường nhà máy số 2 gần 1.300 người.

Còn theo số liệu báo cáo từ phía Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng gửiCông an huyện Thủy Nguyên, con số này gần 1.500 người. Đây là số người đượcSở Lao động - Thương binh và Xã hội Hải Phòng cấp giấy phép lao động 1 năm.Tuy nhiên, qua kiểm tra bước đầu phát hiện ra một số người trung Quốc sang laođộng phổ thông tại công trường không có giấy tờ tùy thân, buộc cơ quan chức năngcủa thành phố phải tìm cách trục xuất về nước. Còn con số chính thức thì chưa aithống kê nổi.

Do lao động của Trung Quốc áp đảo về lực lượng , nên số ít lao động ngườiViệt Nam may mắn tìm được việc ở đây cũng luôn bị xử ép mà không biết kêu ai .Ông Hoàng Văn T., xã Tam Hưng, Thủy Nguyên, cho biết, ông cùng nhiều laođộng Việt Nam khác được trả 100.000 đồng/ngày. Trong khi đó, mức lương thấpnhất của lao động phổ thông Trung Quốc cũng cao hơn nhiều so với lao động ViệtNam, khi cùng làm một công việc như nhau. Một bảo vệ người Việt Nam tại khuchung cư My Sơn cho biết, anh được nhà thầu Trung Quốc trả 1,5 triệu đồng/tháng,không có phụ cấp. Mới đây, nhà thầu đưa sang một bảo vệ người Trung Quốc, mứclương của họ tính ra tiền Việt Nam khoảng 10 triệu đồng/tháng, cao gấp gần 7 lầnso với tiền lương của bảo vệ người Việt Nam.

Page 181: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

Phức tạpĐại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hải Phòng cho biết, tính đến

thời điểm này, trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 200 doanh nghiệp trong vàngoài nước sử dụng lao động là người nước ngoài. Số lượng người nước ngoài đượccấp giấy phép lao động tính hết tháng 5.2012 là 2.206 người, trong đó riêng ngườiTrung Quốc chiếm 87%. Sau một năm hết thời hạn, chủ sử dụng lao động nướcngoài phải đến cơ quan chức năng của thành phố trình báo xin được cấp lại hoặc giahạn. Nếu về nước phải có công văn gửi Sở và nộp lại giấy phép lao động nhưng trênthực tế, số đơn vị đến làm thủ tục rất ít, họ không trả lại giấy phép lao động.

“Số lao động là người nước ngoài di biến động rất bất thường, cho nên họ vềnước, cơ quan chức năng cũng không hay biết và số người mới đến theo nhiều conđường khác nhau thâm nhập vào Hải Phòng vẫn diễn ra khá phức tạp”, vị đại diệnnày nói và cho biết thêm, phía Trung Quốc là nhà thầu thi công, họ thực hiện theođúng cam kết hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) cho chủ dự án, nên phía ViệtNam chỉ có vai trò giám sát về tiến độ và chất lượng của dự án. Đối với việc sử dụnglao động và tiền lương, phía chủ dự án không có quyền can thiệp. Tình trạng quánhiều lao động Trung Quốc làm việc tại Thủy Nguyên, phía chủ đầu tư đã có ý kiếnnhưng nhà thầu Trung Quốc đưa ra nhiều lý do, trong đó có lý do bất đồng ngôn ngữ,tình trạng mất cắp thường xảy ra..., trong khi lao động Trung Quốc “có tay nghề,bằng cấp” (?).

Khó quản lýTuy nhiên, một cán bộ Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng khẳng định,

không ít lao động phổ thông Trung Quốc không biết chữ, thậm chí chỉ biết ký vào bảnglương lĩnh tiền công, nên việc nói “có bằng cấp, tay nghề” là vô lý.

Trung tá Nguyễn Quang Hảo, Trạm trưởng Trạm cảnh sát Bến Rừng, Côngan huyện Thủy Nguyên, cho biết, trên địa bàn xã Ngũ Lão và Tam Hưng hiện cókhoảng 1.600 lao động là người Trung Quốc đang lưu trú. Họ sinh sống tại 2 khunhà ở tập trung (một tại My Sơn, xã Ngũ Lão và một ngay sát công trường thi công)do nhà thầu xây dựng; số còn lại lên tới 300 - 400 người thuê nhà dân trong làng tátúc. Theo ông Hảo, đối với số người Trung Quốc nhập cảnh hợp pháp, có visa, thịthực, hộ chiếu, có giấy phép lao động, có đăng ký tạm trú còn dễ bề quản lý, còn sốnhập cảnh theo con đường du lịch, nhập cảnh trái phép vào để làm việc là rất khó.Những ngày vừa qua, lực lượng chức năng đã ti ến hành kiểm tra, rà soát ban đầu vàđã phát hiện một số lao động không có giấy phép, buộc trục xuất về nước. “Nhiềuđêm tuần tra do không có phiên dịch, cán bộ, chiến sĩ Trạm gặp các sự việc xảy raliên quan tới người nước ngoài không biết xử trí thế nào, ngay ngày hôm sau sốngười này đã lặng lẽ rút về nước từ lúc nào không hay biết”, ông Hảo nói.

Nguồn: http://baodatviet.vn ngày 11/06/2012

Page 182: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn an.pdf · Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ... tạo

Phụ lục 7DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN FDI

VI PHẠM PHÁP LUẬT BVMT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2011

TT Tên doanh nghiệp Hành vi vi phạm pháp luật BVMT

1 Công ty TNHH Piagio Việt Nam Thải mùi khó chịu vào môi trường

2 Công ty sản xuất phanh Nissan Việt Nam Xả nước thải vượt qui chuẩn kỹ thuật quốcgia 24:2009/BTNMT cột B

3 Công ty TNHH Jinsung Việt Nam Không đăng ký chủ nguồn thải chất thảinguy hại

4 Công ty TNHH Deawoo STC&Apparel

Không đăng ký báo cáo theo qui định với cơquan nhà nước có thẩm quyền về việc lưu giữtạm thời chất thải nguy hại quá thời hạn phảixử lý, tiêu hủy

5 Công ty TNHH Sinwon

Không đăng ký báo cáo theo qui định với cơquan nhà nước có thẩm quyền về việc lưu giữtạm thời chất thải nguy hại quá thời hạn phảixử lý, tiêu hủy

6 Công ty quốc tế Hannam Xả nước thải vượt qui chuẩn kỹ thuật quốcgia 24:2009/BTNMT cột B

7 Công ty TNHH Dea Young Viha Xả nước thải vượt qui chuẩn kỹ thuật quốcgia 24:2009/BTNMT cột B

8 Công ty TNHH Ong Tam Đảo Xả nước thải vượt qui chuẩn kỹ thuật quốcgia 24:2009/BTNMT cột B

9 Nhà máy Adream Viha Xả nước thải vượt qui chuẩn kỹ thuật quốcgia 24:2009/BTNMT cột B

10 Công ty TNHH Kỹ thuật công nghiệpKim Lợi Việt Nam

Xả nước thải vượt qui chuẩn kỹ thuật quốcgia 24:2009/BTNMT cột B

11 Công ty TNHH Chính Long Xả nước thải vượt qui chuẩn kỹ thuật quốcgia 24:2009/BTNMT cột B

12 Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc củaCông ty cổ phần Japfa Comfeet Việt Nam

Xả nước thải vượt qui chuẩn kỹ thuật quốcgia 24:2009/BTNMT cột B

13 Công ty TNHH sản xuất sơn Phoenix Xả nước thải vượt qui chuẩn kỹ thuật quốcgia 24:2009/BTNMT cột B

14 Công ty TNHH tái chế CoviKhông có văn bản báo cáo cơ quan QLNN cóthẩm quyền về tình hình phát sinh và quản lýchất thải nguy hại theo qui định

Nguồn: [56]