ĐẢng bỘ tỈnh bÀ rỊa vŨng tÀu lÃnh ĐẠo phÁt triỂn kinh...

211
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐINH VĂN AN ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam HÀ NỘI - Năm 2018

Upload: others

Post on 29-Feb-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐINH VĂN AN

ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH

TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

HÀ NỘI - Năm 2018

Page 2: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐINH VĂN AN

ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH

TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Mã số: 62 22 03 15

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

1. PGS.TS Đinh Quang Hải

2. TS Lê Thị Minh Hạnh

HÀ NỘI - Năm 2018

Page 3: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

1

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .......................................................................................... 7

1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ......................... 7

1.2. Nhận xét về kết quả nghiên cứu và luận án tiếp tục làm rõ ....................... 24

Chƣơng 2: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH

BÀ RỊA - VŨNG TÀU PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH (1991 - 2005) ...... 28

2.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của

Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu .............................................................. 28

2.2. Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vận dụng chủ trương của Đảng,

lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch giai đoạn 1991 - 2005 ........................ 42

2.3. Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo phát triển kinh tế du lịch

(1991 - 2005).............................................................................................. 54

Chƣơng 3: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO ĐẨY

MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 ...... 71

3.1. Tình hình mới và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

đẩy mạnh về phát triển kinh tế du lịch (2005 - 2015) .............................. 71

3.2. Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế

du lịch từ năm 2005 đến năm 2015 ........................................................... 80

Chƣơng 4. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ................................................... 105

4.1. Nhận xét quá trình Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát

triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015 .................................... 105

4.2. Một số kinh nghiệm ................................................................................... 134

KẾT LUẬN ........................................................................................................... 148

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 152

PHỤ LỤC .............................................................................................................. 169

Page 4: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có

nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

Tác giả luận án

Đinh Văn An

Page 5: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

3

NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

CNH, HĐH:

GDP

KT-XH

KHXH&NV

NXB

THCN

UN - WTO

UBND

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Tổng sản phẩm quốc nội

Kinh tế - xã hội

Khoa học xã hội và nhân văn

Nhà xuất bản

Trung học chuyên nghiệp

Tổ chức Du lịch Thế giới

(World Tourist Organization)

Ủy ban nhân dân

Page 6: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

4

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ PHỤ LỤC

STT Tên bảng biểu Trang

Bảng 2.1 Lao động trong ngành du lịch giai đoạn 1993 - 2005 61

Bảng 2.2 Kết quả chủ yếu giai đoạn 1993 - 2005 68

Bảng 3.1 Kết quả đạt được qua các chỉ tiêu chủ yếu giai

đoạn 2005 - 2015

102

Bảng 4.1 Tổng hợp hoạt động du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 122

Bảng phục lục 1 Tổng hợp hoạt động du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 171

Phụ lục 2 Di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 174

Phụ lục 3 Thắng cảnh thiên nhiên tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 178

Phụ lục 4 Làng nghề tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 181

Phụ lục 5 Lễ hội truyền thống tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 183

Phụ lục 6 Phỏng vấn một số nhân chứng về chỉ đạo, quản lý

kinh tế du trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

186

Page 7: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

Khi xã hội càng phát triển, thì du lịch càng trở thành một ngành kinh

tế quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Những lợi ích

mà ngành kinh tế du lịch mang lại là vô cùng to lớn, không chỉ dưới góc

độ đóng góp vào GDP của đất nước hay giải quyết các vấn đề thất nghiệp,

xoá đói giảm nghèo, mà còn là phương thức để kết nối - giao lưu văn hóa,

quảng bá hình ảnh đất nước, con người tới đông đảo bạn bè trong khu vực

và trên thế giới.

Ở Việt Nam, ngay từ những năm 1960, ngành Du lịch đã ra đời, đánh

dấu nhận thức quan trọng của Đảng ta về triển vọng của một “ngành công

nghiệp không khói” này. Trong gần 60 năm qua, đặc biệt trong thời kỳ đổi

mới và hội nhập quốc tế, Du lịch Việt Nam nhanh chóng phát triển vượt bậc,

thu hẹp khoảng cách về phát triển du lịch với các nước trong khu vực; ngày

càng khẳng định vị trí, vai trò là “động lực để phát triển kinh tế” trong nền

kinh tế quốc dân.

Trên thực tế, nhận thức về tầm quan trọng của ngành kinh tế du lịch đã

được nâng lên không chỉ ở tầm vĩ mô mà đến mọi cấp, mọi ngành và cộng

đồng cơ sở. Các chủ trương của Đảng định hướng du lịch “trở thành một

ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội” [41,

tr.178], góp phần quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước; tạo ra những bước phát triển mới, đem lại nhiều lợi ích thiết thực

cho cộng đồng, xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, du lịch Việt Nam vẫn

đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập khiến sự phát triển chưa tương xứng với

tiềm năng, thế mạnh của đất nước. Mặc khác, vẫn còn thiếu chính sách quốc

gia phù hợp để du lịch phát triển theo đúng tính chất của một ngành kinh tế vận

hành theo quy luật thị trường. Bên cạnh đó, công tác quản lý Nhà nước thiếu

Page 8: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

2

chặt chẽ; chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trong cả nước

cũng như ở từng vùng, từng địa phương chưa hoàn thiện. Một số cấp ủy, chính

quyền các cấp, các ngành và một bộ phận người dân vẫn chưa nhận thức đầy

đủ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của ngành kinh tế du lịch.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ lâu đã được biết đến và nổi tiếng là một

trong những điểm đến du lịch hấp dẫn của cả nước với nhiều tiềm năng phát

triển phong phú các loại hình du lịch: văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng, tắm

biển, thăm quan thắng cảnh biển - đảo và các di tích lịch sử văn hóa. Năm

1993, trong Nghị quyết (số 45; NQ/CP) về đổi mới quản lý và phát triển du

lịch của Chính phủ, tỉnh “Bà Rịa - Vũng Tàu đã được xác định là một trong

ba vùng du lịch trọng điểm của cả nước cần phải tiến hành việc lập quy hoạch

tổng thể”. Theo đó, Tổng cục Du lịch xác định, Bà Rịa - Vũng Tàu là một

trong 7 khu vực trọng điểm du lịch của toàn ngành; là một địa bàn du lịch

quan trọng trong hệ thống các tuyến điểm của vùng du lịch Nam Bộ.

Nhận thức rõ đặc điểm và tiềm năng, lợi thế của địa phương, ngay sau

khi được thành lập tỉnh (1991), Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bà Rịa - Vũng

Tàu đã xác định rõ du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có vị trí quan trọng

trong nền kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời, sớm đặt ra yêu cầu: “Quy

hoạch và đầu tư phát triển mạnh ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

của kinh tế địa phương” [45, tr.47].

Tuy nhiên, so với lợi thế và tiềm năng thì kinh tế du lịch của tỉnh Bà

Rịa - Vũng Tàu vẫn chưa thật sự mang lại hiệu quả cao trong mỗi giai đoạn,

chưa đáp ứng đúng vai trò là “đòn bẩy” thúc đẩy sự phát triển của các ngành

kinh tế khác. Nhiều lĩnh vực trong phát triển kinh tế du lịch còn bộc lộ hạn

chế, yếu kém. Vì vậy, việc tổng kết thực tiễn trong từng giai đoạn, từng mô

hình cụ thể, để rút ra những kinh nghiệm cho quá trình phát triển kinh tế du

lịch tiếp theo là việc làm hết sức cần thiết.

Page 9: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

3

Xuất phát từ thực tế nêu trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Đảng bộ

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến

năm 2015” làm luận án tiến sĩ. Một mặt, để tập dượt nghiên cứu khoa học;

mặt khác, mong được đóng góp xác đáng những luận cứ khoa học về quá

trình Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của một địa phương, cụ thể là

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ góc nhìn lịch sử.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát

triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015, góp phần cung cấp cơ sở

khoa học cho việc định hướng phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu trong thời gian tới.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống, khái quát hóa những chủ trương về phát triển du lịch của

Đảng, của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 1991 đến năm 2015.

- Phân tích những nhân tố tác động đến quá trình Đảng bộ tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015.

- Luận giải quá trình Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, chỉ đạo phát

triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015.

- Nhận xét đánh giá, làm rõ những ưu điểm và hạn chế về những hạn

chế; rút ra các nguyên nhân; đúc kết những kinh nghiệm của quá trình Đảng bộ

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch giai đoạn từ năm

1991 đến năm 2015.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương, chính sách và sự chỉ đạo

của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ

năm 1991 đến năm 2015.

Page 10: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

4

- Hoạt động lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu từ năm 1991 đến năm 2015.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Nghiên cứu chủ trương và quá trình Đảng bộ tỉnh Bà

Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo về phát triển kinh tế du lịch: Quản lý Nhà nước về du

lịch; Thu hút đầu tư và sử dụng vốn; Đào tạo nguồn nhân lực; Xúc tiến, quảng

bá, liên kết, hợp tác, đa dạng hoá thị trường du lịch và sản phẩm du lịch; Cơ

sở vật chất, hạ tầng phát triển kinh tế du lịch.

- Về không gian nghiên cứu: Địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; đánh giá

mức độ phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong không

gian chung của vùng.

- Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 1991, là năm thành lập tỉnh Bà Rịa

- Vũng Tàu, đến năm 2015 là kết thúc nhiệm kỳ thứ V Đại hội Đảng bộ tỉnh.

4. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển

kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế du lịch nói riêng.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận án là công trình nghiên cứu lịch sử, tác giả tuân thủ nguyên tắc

phương pháp luận về phương pháp lịch sử và phương pháp logic, kết hợp duy

vật lịch sử với duy vật biện chứng; đồng thời, sử dụng một số phương pháp

khác, như: phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh, phỏng vấn, tổng kết để làm

sáng tỏ các nội dung nghiên cứu.

4.3. Nguồn tư liệu

- Các văn kiện, nghị quyết, chính sách, chỉ thị, hướng dẫn của Đảng và

Nhà nước; các văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của Tổng cục

Du lịch về phát triển kinh tế, kinh tế du lịch trong thời kỳ đổi mới.

Page 11: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

5

- Các văn kiện, nghị quyết, quyết định, báo cáo; các đề án, quy hoạch

tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch vùng kinh tế; các tài liệu biên

bản hội nghị, hội thảo… của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về phát triển kinh tế du

lịch được lưu trữ tại các phông lưu trữ của tỉnh.

- Các sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả

trong và ngoài nước được xuất bản, công bố trên các tạp chí chuyên ngành;

các luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ có liên quan đến đề tài Luận án.

- Các dữ kiện, số liệu thu thập thông qua phỏng vấn thực tế…

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

5.1. Ý nghĩa khoa học

- Luận án là công trình nghiên cứu lịch sử được xây dựng từ các nguồn

tư liệu phong phú, tin cậy, góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, chủ

trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

về phát triển kinh tế du lịch giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2015.

- Các luận chứng được rút ra đều dựa trên thực tiễn sinh động quá trình

Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vận dụng chủ trương của Đảng về phát triển

kinh tế du lịch vào điều kiện cụ thể của địa phương, làm sáng tỏ vị trí, vai trò

của ngành kinh tế du lịch trong tổng thể nền kinh tế quốc dân.

5.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Đánh giá khách quan, khoa học quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015, góp

phần tổng kết thực tiễn, tìm ra nguyên nhân thành công và hạn chế, trong quá

trình phát triển kinh tế du lịch từ ngành kinh tế quan trọng, trở thành ngành

kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Làm rõ hơn những yêu cầu thực tiễn, những vấn đề cần phải giải đáp

trong quá trình lãnh đạo của Đảng nói chung và của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng

Tàu nói riêng về phát triển kinh tế du lịch hiện nay từ góc nhìn lịch sử.

Page 12: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

6

6. Những đóng góp khoa học của luận án

- Góp phần hệ thống hóa khách quan nguồn sử liệu thuộc lĩnh vực

Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Phân tích, đánh giá khách quan những kết quả đạt được, rút ra những

nhận xét khoa học và đúc kết những kinh nghiệm góp phần làm phong phú thêm

lý luận lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng trên một lĩnh vực, một ngành, cụ thể

là ngành du lịch trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Luận án là nguồn tài liệu tốt, tin cậy phục vụ công tác nghiên cứu biên

soạn lịch sử Đảng bộ tỉnh; lịch sử phát triển của ngành du lịch; đồng thời, là tài

liệu tham khảo của học viên và các nghiên cứu sau này.

7. Kết cấu của luận án

Luận án gồm 150 trang nội dung, với phần mở đầu; 4 chương, 10 tiết

và kết luận. Để đảm bảo tính khoa học và làm sáng tỏ hơn các nội dung

nghiên cứu, luận án có phần danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các công

trình của tác giả đã được công bố và các bảng phụ lục kèm theo.

Page 13: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

7

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1.1. Các nghiên cứu chung về phát triển du lịch và kinh tế du lịch

ở Việt Nam

Các công trình nghiên cứu trên phạm vi cả nước đã được công bố liên

quan đến đề tài rất phong phú và đa dạng. Tiêu biểu là:

Cuốn sách Du lịch và kinh doanh du lịch của Trần Nhạn [68], giới thiệu

khái quát lý luận chung về du lịch và những hoạt động kinh doanh trong lĩnh

vực du lịch. Trong đó, tác giả tập trung nêu rõ tính chất, đặc điểm và những

nội dung về kinh doanh du lịch, được coi là bộ phận của thị trường chung

trong nền kinh tế; là phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du

lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua với người bán, giữa

cung với cầu và toàn bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với

mối quan hệ đó trong lĩnh vực kinh doanh du lịch. Kinh doanh du lịch sẽ làm

cho kinh tế du lịch phát triển năng động, toàn diện; làm cân bằng giữa cung -

cầu và mang lại hiệu quả trong nền kinh tế chung.

Cuốn Di tích Lịch sử - Văn hóa và danh thắng Việt Nam của Dương Văn

Sáu [77], là công trình giới thiệu những Di tích Lịch sử - Văn hóa và danh

thắng tiêu biểu của nước ta, cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ sở, cơ

bản nhất về hệ thống di tích lịch sử - văn hóa Việt Nam. Điều đặc biệt là, thông

qua nội dung cuốn sách, giúp cho những người mới bắt đầu tiếp cận lĩnh vực

nghiên cứu hiểu rõ hơn về kho tàng di sản văn hóa quý giá của dân tộc, từ đó

có cái nhìn sâu sắc về sự giàu có trong di sản văn hóa Việt Nam; nâng cao kiến

thức, hiểu biết về cách quản lý, bảo tồn và khai thác các giá trị của Di tích Lịch

sử - Văn hóa và danh thắng cảnh. Cuốn sách cũng góp phần cung cấp cho các

Page 14: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

8

nhà lãnh đạo, quản lý có thêm sự nhìn nhận, đánh giá để hoạch định chính

sách trong quá trình phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng và giá trị quý

báu của các di tích và thắng cảnh.

Cuốn sách Thị trường du lịch của Nguyễn Văn Lưu [67], trình bày

những kiến thức cơ bản, cốt lõi về bản chất, đặc điểm, chức năng và các loại

hình thị trường du lịch. Nhất là mối quan hệ cung - cầu và các mối quan hệ

thông tin kinh tế - kỹ thuật gắn với quan hệ cung - cầu trên thị trường du lịch.

Đây là những kiến thức cơ bản, rất cần thiết đối với các chủ doanh nghiệp,

các nhà đầu tư, các nhà hoạch định chính sách, cán bộ quản lý nhà nước trong

lĩnh vực du lịch. Thông qua phân tích hai yếu tố quan trọng của thị trường du

lịch là cung và cầu, tác giả đã chỉ ra: Du lịch Việt Nam đang đứng trước nhu

cầu lớn của khách nước ngoài và nhân dân trong nước, khách hàng có sẵn.

Thị trường du lịch nội địa của Việt Nam trong tương lai cũng phát triển mạnh

với tốc độ tăng trưởng cao và chứa đựng các yếu tố bền vững, được coi là thị

trường năng động, phong phú và đem lại hiệu quả cao trong nền kinh tế.

Cuốn Quy hoạch Du lịch của Bùi Thị Hải Yến [165], trình bày tổng

quan những vấn đề lý luận và thực tiễn quy hoạch phát triển du lịch trên thế

giới và Việt Nam. Tác giả đã hệ thống và nêu bật các nhiệm vụ quy hoạch du

lịch, trong đó cần chú trọng quy hoạch các dự án, các chương trình, kế hoạch

phát triển phù hợp với từng địa phương, từng vùng, phù hợp với tổng thể

trong quy hoạch chung của cả nước. Mục tiêu của quy hoạch phải đạt được

tính khả thi, đáp ứng được yêu cầu khai thác, tôn tạo và phát huy các nguồn

lực phát triển du lịch đem lại hiệu quả kinh tế, phù hợp với cảnh quan, môi

trường và góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững. Bên cạnh đó,

tác giả cũng chỉ ra trên thực tế, những địa phương nào quan tâm đầu tư cho

việc lập và thực hiện quy hoạch hợp lý thì phát triển kinh tế du lịch hiệu quả,

bền vững cả về môi trường cũng như đời sống, xã hội. Tác giả khuyến nghị,

cần có kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp công tác quy hoạch; đồng thời,

Page 15: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

9

khai thác có hiệu quả các kết quả quy hoạch đã được phê duyệt và triển khai

trong thực tế để phát huy các giá trị khoa học trong quy hoạch, đẩy mạnh phát

triển du lịch góp phần vào phát triển KT-XH của đất nước và địa phương.

Cuốn Tài nguyên du lịch của Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long [166],

đề cập đến những vấn đề lý luận và bức tranh chung về tài nguyên du lịch của

Việt Nam. Trong đó đánh giá rõ tiềm năng tài nguyên du lịch của từng vùng,

từng địa phương trong không gian chung cả nước; Tác giả không chỉ nêu bật

những thông tin về tài nguyên du lịch của đất nước mà còn đề xuất về quan

điểm và hành động đúng đắn hơn trong việc quản lý, khai thác, bảo vệ tôn tạo

tài nguyên - môi trường du lịch của đất nước theo hướng tiết kiệm, bền vững,

không vì kinh tế trước mắt mà lãng phí, hủy hoại tài nguyên môi trường.

Cuốn Địa lý du lịch Việt Nam là công trình nghiên cứu của Nguyễn

Minh Tuệ và các cộng sự [132], trình bày những nội dung liên quan đến tổng

quan cơ sở lý luận về Địa lý du lịch và Địa lý du lịch Việt Nam. Bằng hệ

thống kiến thức cơ bản, cập nhật và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, các tác

giả đã phác họa được bức tranh tổng quan về địa lý du lịch của cả nước, giúp

cho người đọc có điều kiện hiểu rõ hơn về những nội dung liên quan đến Địa

lý du lịch và Địa lý du lịch Việt Nam. Bên cạnh những kiến thức cần thiết và

một số hình ảnh minh họa cụ thể về một đối tượng du lịch được trích dẫn từ

các nguồn khác nhau đã thu hút độc giả quan tâm đến một lĩnh vực đang phát

triển trong nền kinh tế, đó là kinh tế du lịch.

Cuốn: Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp, ứng xử trong kinh doanh du lịch

của Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh [46], trình bày khá rõ nét những

nội dung cơ bản về tâm lý học xã hội trong du lịch, tâm lý khách du lịch, tâm

lý người phục vụ và những vấn đề lý luận cơ bản về giao tiếp, nghệ thuật giao

tiếp, ứng xử nâng cao chất lượng trong kinh doanh du lịch. Thông qua đó, các

tác giả cũng cho thấy những bất cập, hạn chế hiện nay trong giao tiếp ứng xử

của các đối tượng tham gia kinh doanh du lịch, làm ảnh hưởng không nhỏ đến

Page 16: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

10

chất lượng trong các loại hình du lịch và hình ảnh đất nước, con người Việt

Nam, là những nội dung cần sớm được khắc phục. Các tác giả cũng đưa ra

các khuyến nghị cần tổ chức tốt các khóa đào tạo, giúp cho nguồn nhân lực

làm công tác kinh doanh du lịch có đủ kỹ năng, phẩm chất để tham gia trong

quá trình phát triển, hội nhập.

Cuốn sách: Du lịch cộng đồng của nhóm tác giả Bùi Thị Hải Yến và

các cộng sự [167], trình bày khái quát những vấn đề lý luận, thực tiễn

chung về phát triển du lịch cộng đồng; đồng thời, nêu rõ các nguồn lực cho

phát triển loại hình du lịch này ở Việt Nam. Công trình cung cấp những

thông tin bổ ích về những quan điểm, hoạt động du lịch cộng đồng, phát

triển cộng đồng, bảo vệ các nguồn tài nguyên môi trường du lịch của đất

nước theo hướng bền vững. Công trình giúp người đọc hiểu cặn kẽ hơn vai

trò của cộng đồng trong quá trình phát triển du lịch và tham gia các hoạt

động phát triển kinh tế du lịch.

Cuốn: Ứng sử văn hóa trong du lịch của Trần Thuý Anh và các cộng

sự [2], giới thiệu những kiến thức nền, phương pháp tiếp cận và ứng xử văn

hoá, những cách thức triển khai nghiệp vụ du lịch. Cuốn sách vừa khái quát

vừa nêu những vấn đề cụ thể, giúp cho người đọc nhìn nhận và tự hình thành

nhân cách, tư duy tích cực, để có thái độ ứng xử đúng đắn trước tự nhiên và

xã hội. Qua đó, mỗi người đều có trách nhiệm xây dựng nền du dịch văn hóa

của đất nước và của từng địa phương.

Cuốn sách: Kinh tế Du lịch của Vũ Mạnh Hà [52], được tác giả đề cập

đến những vấn đề có tính chuyên ngành, như: Sự ra đời và phát triển của môn

kinh tế du lịch, phương pháp luận nghiên cứu kinh tế du lịch; phương pháp

tiếp cận hệ thống và phương pháp thống kê; những biến số kinh tế cơ bản của

ngành du lịch như cung - cầu du lịch, đầu tư du lịch... Qua đó, giúp cho các

đối tượng tham gia vào thị trường du lịch có thể nhận thức một cách định

lượng mối tác động qua lại giữa ngành du lịch và kinh tế du lịch, kinh doanh,

Page 17: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

11

hoạch định chiến lược phát triển du lịch một quốc gia với yêu cầu đặt trong

chiến lược phát triển chung của cả nền kinh tế. Cuốn sách cung cấp những

kiến thức nền tảng với nhiều lý thuyết khác nhau và những kiến thức cơ bản

về: loại hình du lịch, các lĩnh vực kinh doanh du lịch, điều kiện để phát triển

du lịch, lao động trong du lịch, hiệu quả kinh doanh du lịch; quy hoạch phát

triển du lịch; tổ chức và quản lý ngành du lịch...

Cuốn sách: Văn hóa Du lịch của Hoàng Văn Thành [97], khác với các

công trình nghiên cứu về Du Lịch Văn hóa, tác giả đã tập trung trình bày các

khái niệm cơ bản về văn hóa du lịch, nêu bật sự khác nhau giữa văn hóa du lịch

và du lịch văn hóa. Một bên là tính văn hóa trong các hoạt động du lịch; một

bên là loại hình du lịch dựa trên khai thác từ các sản phẩm văn hóa. Qua đó,

các tác giả nêu bật vai trò của văn hóa du lịch trong kinh doanh du lịch; phác

họa bức tranh khá sinh động một số vấn đề về văn hóa du lịch Việt Nam, giới

thiệu các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của Việt Nam, trang bị cho những

người làm du lịch những kiến thức cơ bản, để nâng cao hiệu quả của hoạt động

du lịch Việt Nam.

Cuốn sách: Du Lịch Việt Nam thời kỳ đổi mới là công trình nghiên cứu

khoa học của nhóm tác giả Trần Thị Minh Hoà và các cộng sự [56], đã tập

trung trình bày những nội dung về các nguồn lực của du lịch Việt Nam, bối

cảnh và sự phát triển của du lịch Việt Nam trước và sau khi thực hiện công

cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay, là quá trình phát triển nhanh chóng, đáp

ứng nhu cầu của xã hội, bắt nhịp với xu thế phát triển du lịch của thế giới. Từ

những nghiên cứu thực tiễn, nhóm tác giả đã đánh giá bước đầu thực trạng và

nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong phát triển của ngành Du lịch

nước ta, nhất là các hoạt động du lịch mang tính tự phát. Các tác giả cũng đưa

ra những viễn cảnh và định hướng, giải pháp phát triển của du lịch Việt Nam

trong giai đoạn tiếp theo của thời kỳ đổi mới và hội nhập.

Bên cạnh các công trình là sách, nhiều công trình là luận án, luận văn,

Page 18: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

12

kỷ yếu hội thảo đã được bảo vệ thành công, tiêu biểu là:

Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam

thành ngành kinh tế mũi nhọn của Vũ Đình Thụy [112], góp phần hệ thống

hoá cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

trong nền kinh tế quốc dân; đánh giá những vấn đề tồn tại và nguyên nhân sâu

xa của những khiếm khuyết trong phát triển du lịch Việt Nam; phân tích

những điều kiện chủ yếu để du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn;

đề ra các định hướng, giải pháp nhằm thực hiện thành công chủ trương, chính

sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế du lịch Việt Nam, xây

dựng ngành du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp hiệu quả,

thiết thực trong nền kinh tế quốc dân.

Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong xu thế hội

nhập của Nguyễn Thị Tú [130], với nội dung là tìm ra những giải pháp đồng

bộ góp phần phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong điều kiện hội nhập

kinh tế quốc tế. Đây là một loại hình du lịch đang được ưa chuộng không chỉ

thu hút khách du lịch mà còn tạo ra một môi trường du lịch hướng tới phát

triển bền vững. Tác giả đã đưa ra các khái niệm, các quan điểm về phát triển

du lịch sinh thái; tập trung phân tích làm rõ đặc điểm, vai trò, yêu cầu và

những nội dung cơ bản phát triển du lịch sinh thái; đánh giá và rút ra kết luận

chủ yếu về thực trạng phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong thời gian

qua. Luận án cho thấy bức tranh du lịch sinh thái Việt Nam phát triển chỉ mới

là bước đầu, còn nhiều khiếm khuyết, hạn chế và bất cập. Một số giải pháp

được tác giả đề xuất nhằm phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam trong thời

gian tới, gắn với các loại hình du lịch văn hóa, biển, đảo,... là những giải pháp

mang tính khoa học, có giá trị thực tiễn cao.

Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam của Nguyễn Anh

Tuấn [131], nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh điểm đến

trong phát triển du lịch, phân tích rõ nội hàm của cạnh tranh du lịch và cạnh

Page 19: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

13

tranh điểm đến của du lịch, cho thấy thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến

của du lịch Việt Nam hiện nay và những đòi hỏi mới trong tương lai. Tác giả

đã chỉ rõ những nguyên nhân hạn chế về năng lực cạnh tranh điểm đến của

ngành du lịch Việt Nam, nổi bật là hạn chế về năng lực, phẩm chất văn hóa của

các chủ thể tham gia trong quá trình hoạt động kinh doanh du lịch. Đồng thời,

đề xuất một số giải pháp cần quan tâm và tập trung nâng cao năng lực cạnh

tranh điểm đến của ngành du lịch Việt Nam hiện nay.

Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế

quốc tế: Kinh nghiệm của một số nước Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt

Nam của Nguyễn Trùng Khánh [62], nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản

liên quan đến việc phát triển dịch vụ lữ hành du lịch, khẳng định tính chất

dịch vụ thương mại của hoạt động lữ hành du lịch; các điều kiện phát triển

dịch vụ lữ hành du lịch, bao gồm về cung và cầu. Luận án tập trung nghiên

cứu, phân tích rõ các kinh nghiệm của một số nước: Trung Quốc, Malaixia và

Thái Lan về phát triển của dịch vụ lữ hành du lịch. Từ đó, đề xuất một số giải

pháp cơ bản và kiến nghị về chính sách phát triển dịch vụ lữ hành du lịch cho

Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch thời kỳ

đổi mới (1986 - 2001) của Nguyễn Văn Tài [95], góp phần hệ thống hóa về

chủ trương của Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch thời kỳ đổi mới (1986

- 2001), làm rõ quá trình phát triển về lý luận của Đảng trong thời kỳ đổi mới

về phát triển kinh tế trong điều kiện thực hiện kinh tế thị trường và hội nhập,

trong đó kinh tế dịch vụ, đặc biệt là kinh tế du lịch, được coi là ngành “công

nghiệp không khói” mang lại hiệu quả lớn cho đất nước. Tác giả đã phân tích

rõ các yếu tố tác động đến việc hình thành chủ trương của Đảng lãnh đạo phát

triển kinh tế du lịch; phân tích, luận giải quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế

trong 15 năm kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới; những thành tựu, hạn

chế trong quá trình lãnh đạo của Đảng và đúc kết được các kinh nghiệm có

Page 20: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

14

giá trị khoa học về thực tiễn.

Các bài viết: Phát triển du lịch Việt Nam trong tình hình mới, của Võ

Thị Thắng [99]; Đô thị du lịch biển Việt Nam và những thách thức trên con

đường phát triển bền vững, của Nguyễn Thu Hạnh [53]; Phát triển du lịch

bền vững bảo vệ môi trường sinh thái, của Nguyễn Chu Hồi [58]; Xây dựng

thương hiệu du lịch biển Việt Nam, của Đỗ Cầm Thơ [100]; Phát triển du lịch

biển gắn với bảo vệ môi trường, của Vũ Thị Thoa [101]; Phát triển bền vững

cơ sở lưu trú du lịch vùng biển, đảo, của Nguyễn Thanh Bình [11]; Định vị du

lịch biển Việt Nam, của Phạm Trương Hoàng [57]; Phát triển kinh tế du lịch

biển Việt Nam trong thời kỳ hiện nay, của Hoàng Thị Điệp [45]; Phát triển

kinh tế du lịch biển - đảo gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh trong bối

cảnh hội nhập hiện nay, của Nguyễn Tuấn Dũng [30].... Các tác giả đã phân

tích những điều kiện giúp cho Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một nước

có thế mạnh về du lịch, nhất là du lịch sinh thái, tâm linh, biển, đảo. Phát triển

du lịch không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần làm lành

mạnh xã hội thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển; giữ vững chủ quyền

quốc gia, quốc phòng, an ninh, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao đời sống của

nhân dân các địa phương, nhất là các địa phương vùng ven biển, vùng núi. Để

phát triển kinh tế du lịch Việt Nam tương xứng với tiềm năng và thế mạnh,

các tác giả đều nêu cao tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, quảng bá,

xúc tiến du lịch, cho rằng cần phải được quan tâm đồng bộ và thiết thực hơn

nữa; đồng thời, để tạo ra sự khác biệt, nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm du

lịch của mỗi vùng, mỗi địa phương cần tăng cường khai thác yếu tố văn hóa

bản địa phục vụ khách du lịch.

1.1.2. Các nghiên cứu về phát triển du lịch ở các địa phƣơng, cơ sở

Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực trong các doanh

nghiệp du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh của Trần Thị Kim Dung

[28], nghiên cứu hệ thống lý luận quản trị nguồn nhân lực du lịch, làm cơ sở

Page 21: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

15

khoa học cho việc tiếp tục phát triển và vận dụng lý luận quản trị nguồn nhân

lực vào điều kiện Việt Nam. Luận án khái quát tình hình phát triển, kinh

doanh du lịch; phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng quản trị nguồn nhân

lực trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; rút ra những

vấn đề tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế trong quản trị nguồn nhân

lực; đề xuất một số giải pháp căn bản hoạt động quản trị nguồn nhân lực cho

các doanh nghiệp du lịch của Thành phố.

Phương hướng và một số giải pháp để đa dạng hóa loại hình và sản

phẩm du lịch ở Quảng Nam - Đà Nẵng của Trương Sĩ Quý [75], hướng vào

nghiên cứu có hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản về đa dạng hóa loại hình

và sản phẩm du lịch. Trên cơ sở phân tích rõ những yêu cầu và căn cứ để xác

định phương hướng, mục tiêu cụ thể và các giải pháp về đa dạng hóa loại hình

du lịch, cũng như đa dạng hóa các dịch vụ, chương trình du lịch ở Quảng

Nam - Đà Nẵng trong thời tương lai.

Phát triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020 của Mai Thị Ánh

Tuyết [134], nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch trong

bối cảnh toàn cầu hoá và nền kinh tế trí thức; những lý luận cơ bản về du

lịch, khái niệm, đặc tính của phát triển du lịch, các loại hình du lịch chủ

yếu... Từ đó, xác lập các nguyên tắc, tiêu chuẩn phát triển du lịch phù hợp

với bối cảnh phát triển du lịch An Giang. Tổng hợp những kinh nghiệm một

số nước trên thế giới thành công trong phát triển du lịch, liên hệ với thực

tiễn Việt Nam và cụ thể là tỉnh An Giang. Thông qua đánh giá tiềm năng và

thực trạng của ngành du lịch tỉnh An Giang, tác giả đề xuất những giải pháp

và kiến nghị nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch tỉnh An Giang phù hợp

và hiệu quả nhất.

Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

của Nguyễn Tấn Vinh [163], trình bày hệ thống hoá quản lý Nhà nước về

kinh tế du lịch, trong đó tập trung vào quản lý Nhà nước về du lịch; đánh giá

Page 22: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

16

rõ thực trạng công tác quản lý du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Thông qua

kết quả phát triển du lịch, luận án rút ra những nguyên nhân, hạn chế, đề ra

phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch để đưa

ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh Lâm Đồng.

Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Trần

Xuân Ảnh [3], đã tập trung đánh giá thực trạng thị trường du lịch Quảng

Ninh, nêu bật được những thành tựu, đồng thời chỉ ra những hạn chế và

những nội dung cần khắc phục để mở rộng thị trường du lịch Quảng Ninh đến

năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Luận án đã đề xuất một số nhóm giải

pháp sát với yêu cầu thực tiễn nhằm phát triển thị trường du lịch trong thời

gian tới.

Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững

của La Nữ Ánh Vân [161], làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về phát triển du

lịch trên quan điểm phát triển bền vững (của thế giới và ở Việt Nam) để vận

dụng vào điều kiện cụ thể tỉnh Bình Thuận; tác giả phân tích và đánh giá rõ

những nhân tố ảnh hưởng, thực trạng và đề ra các giải pháp phù hợp phát triển

du lịch tỉnh Bình Thuận với quan điểm phát triển bền vững.

Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế

của Nguyễn Thị Hồng Lâm [65], góp phần hệ thống hóa lý luận về kinh tế du

lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế của một vùng du lịch ở Việt Nam dưới góc

độ kinh tế chính trị; phân tích làm rõ mối quan hệ giữa kinh tế du lịch với sự

phát triển KT-XH và các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế trong hội nhập kinh

tế quốc tế; những thành tựu, hạn chế của kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung

Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó, đề xuất phương hướng và giải pháp

thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong bối cảnh hội

nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới.

Ngoài ra còn các luận án tiến sĩ kinh tế, như: Nghiên cứu tiềm năng và

các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm vùng du lịch

Page 23: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

17

Bắc Trung Bộ của Nguyễn Quyết Thắng [98], tập hợp và làm rõ cơ sở lý luận

về nghiên cứu tiềm năng và phát triển du lịch sinh thái và xác định vai trò, các

yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái; kinh nghiệm nghiên cứu

tiềm năng và phát triển du lịch sinh thái của một số nước trên thế giới qua đó

rút ra một số bài học kinh nghiệm để vận dụng cho Việt Nam và cụ thể cho

vùng du lịch Bắc Trung Bộ; Phát triển du lịch sinh thái các tỉnh vùng duyên

hải cực Nam Trung Bộ đến năm 2020 của Đinh Kiệm [63], tác giả nghiên cứu

về địa lý kinh tế du lịch để hoạch định phân vùng tài nguyên, quy hoạch tổ

chức không gian du lịch sinh thái theo địa giới lãnh thổ vùng Duyên Hải cực

Nam Trung bộ; phân tích và đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái

đang diễn ra tại hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận... các luận văn thạc sĩ với

các đề tài: Kinh tế du lịch Thừa Thiên - Huế, tiềm năng và phương hướng phát

triển, luận văn thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Hóa, Học viện Chính trị quốc gia

Hồ Chí Minh, 1997. Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lãnh đạo phát triển du lịch từ

năm 2001 đến năm 2010, luận văn thạc sĩ lịch sử Đảng của Lê Trung Kiên, Học

viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2012. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo

phát triển Du lịch giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010, luận văn thạc sĩ của

Đoàn Hải Đăng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2014... Để du lịch

trở thành ngành kinh tế động lực trong phát triển KT-XH tỉnh Ninh Bình của

Trần Hữu Nam, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 184 (5-2011); Phát triển du

lịch bền vững từ thực tiễn của các tỉnh, thành phía Nam, Kỷ yếu hội thảo do

Tạp chí Cộng sản phối hợp Tỉnh uỷ Bình Phước tổ chức (2016)... đã góp phần

hệ thống hoá quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước; chủ trương của

Đảng bộ một số tỉnh về phát triển du lịch và lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch

trong thời kỳ đổi mới; đánh giá, phân tích những thành tựu, hạn chế, góp phần

làm sáng tỏ thêm quan điểm của Đảng về lãnh đạo phát triển du lịch; đề xuất

nhiều giải pháp và phương hướng phát triển du lịch nhằm nâng cao năng lực

lãnh đạo của Đảng về phát triển kinh tế du lịch toàn diện và bền vững.

Page 24: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

18

1.1.3. Những công trình nghiên cứu nƣớc ngoài

Cuốn Managing Tourism (Quản lý Du lịch), của tác S.Medlik [173], là

công trình nghiên cứu về cách thức tổ chức, quản lý du lịch. Tác giả đã làm rõ

các khái niệm về quản lý du lịch, sản phẩm du lịch; phân tích rõ hơn nội hàm về

sự quảng bá các sản phẩm và điểm đến du lịch; sự quản lý và tổ chức các hoạt

động đối với ngành du lịch. Tác giả cho rằng nếu không được quản lý chặt chẽ

thì du lịch không chỉ không mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bị nhiều tác động

xấu về mặt xã hội, an ninh - quốc phòng.

Công trình Marketing and Managing Tourism Destinations (Tiếp thị và

quản lý điểm đến) của Alastair M. Morrison [168] đã tập trung vào cách thức

tiếp thị điểm đến bắt đầu từ kế hoạch, thực hiện, đánh giá cũng như việc quản

lý hoạt động của tiếp thị điểm đến và quản lý các tổ chức, cách thức tiến hành

kinh doanh, những cơ hội, thách thức và các vấn đề họ phải đối mặt với cạnh

tranh cho giải trí và kinh doanh du lịch trong nền thị trường toàn cầu.

Công trình Tourism Management (Quản lý du lịch) do hai tác giả David

Weaver và Laura Lawtonn [169], tập trung giải thích nguyên nhân vì sao quản

lý du lịch lại phức tạp và luôn khó khăn, qua đó đưa ra những cách thích ứng

với yêu cầu về các lĩnh vực du lịch và dịch vụ, nhằm quản lý du lịch một cách

tích cực và bền vững trên tất cả các mặt: kinh tế, sinh thái, xã hội và văn hóa.

Ngoài ra, một số công trình giải thích phạm trù phản ánh về hiện tượng

hoạt động về kinh doanh, dịch vụ du lịch, các bộ phận cấu thành và các hình

thức dịch vụ du lịch, quan hệ cung - cầu và cơ chế vận hành hoạt động kinh

doanh du lịch, như: Global Tourism - The next decade (Du lịch toàn cầu - Thập

kỷ tới) của William Theobald [175]; Leisure and Tourism (Giải trí và Du lịch)

của các tác giả John Ward, Phil Higson và William Campbell [172];

Commercial Recreation & Tourism - An Introduction to Business Oriented

Recreation" (Giải trí Thương mại và Du lịch - Sự giới thiệu về giải trí định

hướng kinh doanh), của tác giả Susan A.Weston [174],…

Page 25: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

19

Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu khác về du lịch của các tác giả

nước ngoài được dịch ra tiếng Việt cũng là những tài liệu tham khảo có ý

nghĩa trong nghiên cứu, tiêu biểu như:

Cuốn sách Kinh tế du lịch của tác giả Robert Lanquar [175], là công

trình nghiên cứu tổng hợp những kỹ thuật và phương tiện của kinh tế học du

lịch. Tác giả đưa ra những khái niệm mới về kinh tế du lịch; nêu những biến

số cơ bản của kinh tế du lịch (yêu cầu, tiêu thụ, sản xuất, đầu tư); những công

cụ và phương tiện phân tích tổng thể lĩnh vực du lịch; đi sâu vào xí nghiệp du

lịch và xem xét sự quản lý kinh tế và tài chính từ sự đánh giá kinh tế một dự

án du lịch cho đến việc quy định các chỉ tiêu kinh tế về lời lãi. Đồng thời, tác

giả cuốn sách đã giới thiệu những vấn đề về tình hình và ảnh hưởng của du

lịch đến nền kinh tế; những yêu cầu về tiến hành du lịch, sự tiêu dùng của du

lịch, sản xuất và đầu tư du lịch, nhằm biến các tài nguyên nhân lực, tư bản và

nguyên liệu thành dịch vụ và sản phẩm phục vụ con người.

Cuốn Quy hoạch Du lịch của tác giả G.Cazes - R.Lanquar - Y.

Raynouard, người dịch Phạm Ngọc Uyển, Bùi Ngọc Chưởng [170], giới thiệu

cột mốc lịch sử của công nghiệp du lịch và đi sâu phân tích những ảnh hưởng

của du lịch đến kinh tế, nghiên cứu về vai trò và tầm quan trọng trong công

tác quy hoạch du lịch; trình bày các yếu tố cần thiết trong quy hoạch; phân

tích các loại cơ sở du lịch khác nhau ở ba môi trường tự nhiên đặc thù là: các

dải ven biển, nơi hoạt động du lịch tắm biển; du lịch miền núi và du lịch trong

môi trường nông thôn và ven đô. Tác giả cũng phân tích và làm sáng tỏ một

số phương pháp quy hoạch du lịch được sử dụng trên thế giới, giúp người đọc

nhận thức rõ, hiểu hơn về chiến lược quy hoạch du lịch.

Cuốn sách Kinh tế du lịch và Du lịch học của các tác giả Đổng Ngọc

Minh, Vương Lôi Đình cùng với tập thể giáo sư và giảng viên khoa Du lịch

Đại học Hải Dương, Thanh Đảo (Trung Quốc) hợp soạn [69], được Nxb. Trẻ

dịch và đã đưa về Việt Nam năm 2000. Đây là công trình nghiên cứu khoa

Page 26: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

20

học có hệ thống về hoạt động du lịch từ thực tiễn của Trung Quốc, nêu lên

nhiều mặt phù hợp với điều kiện hoạt động du lịch Việt Nam, từ đó có thể rút

ra được những bài học, kinh nghiệm để đưa du lịch Việt Nam phát triển theo

đúng chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

Nhiều nội dung nghiên cứu của các công trình là “cẩm nang” du lịch cho các

đối tượng quan tâm và cũng là tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chủ

trương, chính sách và các nhà quản lý du lịch. Các công trình là nguồn tài liệu

rất cần thiết cho việc nghiên cứu luận án của nghiên cứu sinh.

1.1.4. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến du lịch và kinh tế

du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Cuốn sách Di tích, danh thắng Bà Rịa - Vũng Tàu của Bảo tàng tổng

hợp Bà Rịa - Vũng Tàu [10], là công trình nghiên cứu tổng hợp về các di tích

lịch sử, danh lam, thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nội dung

cuốn sách cũng khẳng định các giá trị văn hóa, lịch sử trường tồn trong đời

sống, xã hội là niềm tự hào không chỉ của Đảng bộ và nhân dân Bà Rịa -

Vũng Tàu mà còn là niềm tự hào của cả nước với tư cách Bà Rịa - Vũng Tàu

là điểm đến du lịch thân thiện của cả nước. Thông qua nội dung cuốn sách,

tác giả đã giới thiệu, quảng bá những di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh

trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tới du khách trong nước và quốc tế.

Cuốn Sắc màu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu của Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu [86]. Nội dung của cuốn sách giới thiệu với du khách về các địa

điểm du lịch, các sản phẩm du lịch, các loại hình du lịch hấp dẫn ở Bà Rịa -

Vũng Tàu. Đây cũng là hoạt động truyền thông, quảng bá sức hấp dẫn của

điểm đến và sản phẩm, dịch vụ du lịch cụ thể của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

góp phần thực hiện mục đích nâng cao nhận thức của những người tham gia

vào chuỗi cung cấp các dịch vụ của ngành du lịch, của cộng đồng dân cư tại

điểm đến. Thu hút nhân lực làm du lịch chuyên nghiệp, cộng đồng dân cư

thân thiện, hiếu khách, tạo ấn tượng, sự thiện cảm và hài lòng cho du khách

Page 27: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

21

đến với địa phương; nâng cao nhận thức, tạo dựng hình ảnh du khách Việt

văn minh, lịch sự khi đi du lịch trong và ngoài nước.

Cuốn Bà Rịa - Vũng Tàu Festival Biển 2006 - Du lịch và cơ hội đầu tư

của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

[70], giới thiệu, quảng bá đến các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, những thông

tin về du lịch, các lĩnh vực hợp tác kinh tế và thu hút đầu tư phát triển du lịch

tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cuốn sách cũng nêu rõ quan điểm của Đảng đối

với phát triển du lịch biển được cụ thể hóa trong giai đoạn phát triển mới của

kinh tế du lịch, là “ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh

tế - xã hội của đất nước” và phát triển kinh tế du lịch biển là một hướng quan

trọng trong phát triển kinh tế - du lịch nói chung, góp phần thực hiện nhiệm

vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam.

Bên cạnh các công trình nghiên cứu nêu trên, các cuốn sách và công

trình nghiên cứu lịch sử của Đảng bộ các cấp và một số ngành cũng là những

tài liệu quan trọng. Tiêu biểu như cuốn: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng

Tàu, Tập 3, giai đoạn 1975 - 2010 [8]; Lịch sử Đảng bộ thành phố Vũng Tàu

giai đoạn 1930 - 2005, của Đảng bộ thành phố Vũng Tàu, 2005; Lịch sử đấu

tranh cách mạng của Đảng bộ, quân và dân thành phố Bà Rịa (1930 - 2000),

Đảng bộ thành phố Bà Rịa, 2000; Lịch sử Đảng bộ huyện Xuyên Mộc (1930 -

2005), Đảng bộ huyện Xuyên Mộc, 2000; Lịch sử Đảng bộ huyện Long Điền

(1930 - 2005), Đảng bộ huyện Long Điền, Nxb. Tổng hợp Đồng Nai, 2007;

Lịch sử Đảng bộ huyện Đất Đỏ (1930 - 2008), Nxb. Tổng hợp Đồng Nai,

2009; Lịch sử Đảng bộ huyện Côn Đảo (1975 - 2005), Đảng bộ huyện Côn

Đảo (2010); Bà Rịa - Vũng Tàu 20 năm xây dựng và phát triển (1991 - 2011),

của Thư viện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2011... là những tài liệu lịch sử quan

trọng ghi lại quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, đảng bộ các huyện trong

giai đoạn cách mạng sôi động giành độc lập, xây dựng đất nước. Đó là những

hoạt động của Đảng bộ, gắn với thực tiễn đầy sáng tạo, tận dụng tiềm năng,

Page 28: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

22

lợi thế để phát triển. Trong đó, thể hiện rõ, Bà Rịa - Tàu là điểm đến tin cậy,

hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước.

Một số công trình là luận văn, luận án, sách, kỷ yếu hội thảo và các bài

báo khoa học cũng rất phong phú và đa dạng:

Phát triển Du lịch bền vững Bà Rịa - Vũng Tàu của Vũ Văn Đông [49],

góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và kinh nghiệm phát triển du lịch bền

vững; đánh giá thực trạng về phát triển du lịch bền vững Bà Rịa - Vũng Tàu;

phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch bền vững

của Bà Rịa - Vũng Tàu; đề xuất những định hướng và giải pháp phát triển bền

vững du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển du lịch từ năm

2001 đến năm 2012 của Nguyễn Thị Hiền [55], bước đầu hệ thống hóa quan

điểm, chủ trương của Đảng, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về lãnh đạo phát

triển du lịch; đánh giá một số thành tựu, hạn chế trong quá trình Đảng bộ tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển du lịch trong giai đoạn hơn 10 năm từ

2001 đến 2012.

Các công trình đăng trên các tạp chí khoa học và kỷ yếu hội thảo gồm:

Bài viết Ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu ba năm thực hiện Nghị quyết

Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ III của Nguyễn Trọng Tín [114], đã tập trung

phân tích những yếu tố tác động đến sự phát triển mạnh của ngành Du lịch

trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh. Qua

đó, cho thấy du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu luôn nhận được sự động viên, chỉ đạo

sát sao của Tỉnh uỷ, của Trung ương, sự hỗ trợ toàn diện của các ban ngành,

đoàn thể địa phương. Công tác quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật

chất đã tạo nên một bước chuyển mới trong hoạt động du lịch, dịch vụ; công

tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch được quan tâm đẩy mạnh; mục

tiêu ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2005 được tập trung là xây

dựng ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Page 29: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

23

Bài: Chính sách phát triển kinh tế ven biển và hải đảo tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu, thực trạng và vấn đề đặt ra của Lê Thanh Sơn [79], phân tích,

đánh giá vùng ven biển và hải đảo Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều tiềm năng để

phát triển kinh tế, nhất là công nghiệp phụ trợ phục vụ các ngành: dầu khí,

đóng tàu, thuỷ sản và dịch vụ du lịch... Trên cơ sở đặc điểm riêng của từng

địa phương để đầu tư phát triển du lịch biển. Tuy nhiên, chính sách khai thác

tiềm năng và các lợi thế phát triển ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu đang phải đối

mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: Chính sách còn thiếu thống nhất,

chưa đồng bộ; công tác phối hợp liên ngành còn chồng chéo, chưa đồng nhất;

công tác hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ vay vốn đầu tư còn lúng túng; hiệu quả các

chính sách phát triển kinh tế ven biển còn thấp, chưa phát huy lợi thế về tính

mũi nhọn như dầu khí, du lịch, cảng biển, thuỷ sản.

Bài: Côn Đảo với mục tiêu trở thành khu kinh tế du lịch - dịch vụ chất

lượng cao của Hoàng Nghĩa Doãn [27], phân tích tầm quan trọng của các giá trị

lịch sử và tiềm năng thiên nhiên biển, đảo cần được phát huy trong quá trình phát

triển kinh tế biển, đảo. Qua đó, giúp cho Đảng bộ huyện Côn Đảo xác định rõ

hơn trong các chủ trương về xây dựng Côn Đảo trở thành khu kinh tế du lịch và

dịch vụ đạt chuẩn quốc tế; phát triển du lịch bền vững làm nền tảng cho khu kinh

tế du lịch - dịch vụ chất lượng cao. Tuy nhiên, bài viết cũng cho thấy, Côn Đảo

còn những khó khăn nhất định, nhất là tình hình sản xuất và cung ứng điện,

nước, giao thông chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh và du

lịch, nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng KT-XH chưa đồng bộ, đòi hỏi Đảng bộ

huyện và tỉnh phải có những mục tiêu, nhiệm vụ đột phá, phù hợp với thực tế

của địa phương.

Bài Phát triển Văn hóa, Du lịch - thế mạnh của Bà Rịa - Vũng Tàu của

Minh Chính [24]; Bà Rịa - Vũng Tàu phát huy lợi thế, tập trung phát triển tốt các

ngành du lịch của Trần Minh Sanh [76]; Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2012 và

triển vọng năm 2013, của Vũ Văn Đông [48]; Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu và một

Page 30: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

24

số định hướng phát triển của Tạ Việt Thắng [98]; Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,

tiềm năng và thực trạng phát triển, của Nguyễn Lan Hương [59]...

Đề: Nghiên cứu giải pháp đầu tư và khai thác tiềm năng văn hóa phục

vụ du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Phạm Quang Khải, làm chủ nhiệm [61],

đã tập trung phân tích các vấn đề: tình hình phát triển du lịch ở Bà Rịa - Vũng

Tàu; tiềm năng và hiện trạng khai thác văn hóa phục vụ phát triển du lịch;

hướng dẫn đầu tư và khai thác tiềm năng du lịch văn hóa ở Bà Rịa - Vũng

Tàu... Trên cơ sở đó, xây dựng một số mô hình nhằm đầu tư, khai thác tiềm

năng văn hóa phục vụ phát triển du lịch.

Công trình nghiên cứu: Nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo môi

trường du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời kỳ hội nhập và phát triển, do

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức [158], là các sản phẩm thuộc Hội thảo

khoa học, nhằm tập trung thảo luận về thực trạng chất lượng dịch vụ và môi

trường du lịch của tỉnh; đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ,

đảm bảo môi trường du lịch ngày càng thân thiện, hướng tới phát triển bền

vững. Trong đó, chú trọng liên kết phát triển du lịch vùng; vai trò quản lý Nhà

nước với việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; hỗ trợ thu hút đầu tư, vấn

đề quy hoạch phát triển du lịch trong thời gian tới.

1.2. NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG NỘI DUNG

LUẬN ÁN TIẾP TỤC LÀM RÕ

1.2.1. Kết quả nghiên cứu của các công trình đã đƣợc công bố

Các công trình nêu trên, tuy được thực hiện theo các hướng tiếp cận

nghiên cứu chuyên ngành khác nhau, hoặc trực tiếp hay gián tiếp đều có

liên quan đến đề tài luận án của nghiên cứu sinh, cụ thể là:

Đã góp phần làm sáng tỏ các khái niệm về phát triển du lịch, phát

triển kinh tế du lịch, Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch...; qua đó, phân

tích rõ hơn các nội dung lãnh đạo và tầm quan trọng của công tác lãnh đạo

Page 31: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

25

của Đảng đối với việc phát triển kinh tế du lịch - được xác định là ngành kinh

tế tổng hợp - mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân.

Khái quát có hệ thống các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng,

chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng phát triển ngành kinh tế du

lịch ở từng giai đoạn lịch sử trong tổng thể của thời kỳ đổi mới; sự vận dụng

sáng tạo các chủ trương của Đảng vào quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển

kinh tế du lịch ở các đảng bộ địa phương, ngày càng mang lại hiệu quả kinh tế

- xã hội thiết thực, thể hiện rõ vai trò quan trọng của ngành kinh tế du lịch

trong nền kinh tế quốc dân.

Tuy được nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau nhưng các công trình

đều phản ánh rõ nét thực trạng nền kinh tế du lịch cả nước hoặc ở những địa

phương mà các đề tài tập trung nghiên cứu. Trong đó, nêu bật được các thành

tựu mà ngành kinh tế du lịch mang lại, đồng thời chỉ ra những khó khăn,

thách thức mà Đảng, chính quyền, các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải

quan tâm thiết thực hơn.

Nhiều công trình đi sâu tổng kết, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn trong

nước và của một số nước trên thế giới về phát triển kinh tế du lịch; rút ra các

nhận xét về quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng hoặc các

Đảng bộ địa phương, phản ánh rõ tính khoa học về cả lý luận và thực tiễn.

Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp và nhiệm vụ phát triển kinh tế du lịch

phù hợp trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả dù ở các

cấp độ khác nhau, chuyên ngành nghiên cứu khác nhau, nhưng đều là những

nghiên cứu chuyên sâu, giúp nghiên cứu sinh có được hướng tiếp cận mới,

nhất là kế thừa nguồn tư liệu, những tiền đề lý luận, phương pháp luận và cơ

sở thực tiễn đúng đắn trong nhận thức về phát triển du lịch nói chung và phát

triển kinh tế du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng.

Page 32: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

26

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên, hầu hết tiếp cận nghiên cứu từ

các chuyên ngành kinh tế, môi trường, quản lý nhà nước và thường là trong

phạm vi rộng cả nước. Các nghiên cứu về phát triển kinh tế du lịch địa phương,

tuy đã được quan tâm, nhưng chưa nhiều. Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

có một số công trình đã được công bố, nhưng chưa có công trình nào nghiên

cứu toàn diện, chuyên sâu theo hướng nghiên cứu lịch sử Đảng như đề tài

nghiên cứu sinh đã lựa chọn. Do đó, vẫn còn những “khoảng trống” khoa học

trong nghiên cứu mà nghiên cứu sinh cần hướng đến.

1.2.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu làm rõ

Trên cơ sở đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

đến đề tài, luận án tập trung nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau đây:

Hệ thống hóa đầy đủ nguồn sử liệu thuộc lĩnh vực Đảng lãnh đạo phát

triển kinh tế du lịch tại một địa phương, cụ thể là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong

đó, chú trọng hệ thống hóa các chủ trương, quan điểm của Đảng và của Đảng

bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của tỉnh từ năm

1991 đến năm 2015 được gắn kết trong không gian chung của cả nước. Qua

đó, đánh giá rõ các bước phát triển về nhận thức trong công tác lãnh đạo phát

triển kinh tế du lịch của một đảng bộ địa phương trong một giai đoạn lịch sử

cụ thể từ 1991 - 2015, mà cụ thể là của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thông qua phân tích, luận giải làm rõ kết quả lãnh đạo phát triển kinh tế

du lịch của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trên ba lĩnh vực chủ yếu: Quản lý,

quy hoạch phát triển du lịch; phát triển nguồn lực (nhân lực và cơ sở vật chất);

tăng cường các loại hình và sản phẩm du lịch.

Rút ra các nhận xét khoa học, đúc kết những kinh nghiệm nhằm góp phần

làm phong phú thêm lý luận lãnh đạo của Đảng về phát triển kinh tế trên một

lĩnh vực, một ngành (cụ thể là ngành kinh tế du lịch) trong điều kiện kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Qua đó, làm rõ hơn những yêu cầu cấp thiết

từ thực tiễn cần phải giải đáp về quá trình lãnh đạo của Đảng đối với nền kinh tế

nói chung và kinh tế du lịch nói riêng hiện nay từ góc nhìn lịch sử.

Page 33: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

27

Tiểu kết chƣơng 1

Trước yêu cầu phát triển của ngành kinh tế du lịch trong điều kiện mở

cửa và hội nhập, đã có nhiều công trình nghiên cứu về được quan tâm. Một

mặt, nhằm đánh giá khách quan thực trạng ngành kinh tế du lịch nước ta và

công tác lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch trong từng giai đoạn lịch sử. Mặt

khác, đúc kết kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp khắc phục những hạn chế,

yếu kém, giúp cho Đảng và các cấp ủy có được tầm nhìn đúng đắn về chiến

lược phát triển kinh tế du lịch trong điều kiện mới. Từ đó, tạo ra những bước

phát triển về chiều sâu, đáp ứng yêu cầu của một ngành “kinh tế mũi nhọn”

luôn luôn có vai trò quan trọng, là “đòn bẩy” trong nền kinh tế quốc dân.

Các công trình trong nước, đa số tập trung vào lĩnh vực kinh tế, môi

trường và quản lý nhà nước. Một số khác tiếp cận từ hướng nghiên cứu xã hội

học, địa lý học, chính trị học... Chuyên ngành lịch sử Đảng tuy đã được quan

tâm, nhưng số lượng nghiên cứu chưa nhiều. Các đề tài nghiên cứu về Đảng

lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch trên phạm vi cả nước hoặc ở các địa

phương thuộc chuyên ngành lịch sử Đảng mới chỉ là bước đầu.

Tuy còn những “khoảng trống” về nghiên cứu: Đảng lãnh đạo phát

triển kinh tế du lịch, mà cụ thể đối với Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong

giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2005, nhưng kết quả tổng quan các công trình

nghiên cứu là nền tảng quan trọng, giúp nghiên cứu sinh có được hướng tiếp

cận đúng đắn về nguồn tư liệu, những tiền đề lý luận, phương pháp luận và có

thêm cơ sở thực tiễn trong nghiên cứu, hoàn thành luận án của mình.

Page 34: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

28

Chƣơng 2

CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ

TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH

TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2005

2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN

KINH TẾ DU LỊCH CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

2.1.1. Khái niệm về du lịch và kinh tế du lịch

Trên thực tế, đã có nhiều khái niệm về du lịch và kinh tế du lịch, nhưng

vẫn còn có sự khác nhau trong quan niệm giữa những người nghiên cứu và

những người hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, cũng đã có một số khái

niệm được thừa nhận rộng rãi:

Khái niệm về du lịch: Du lịch còn có tên gọi không chính thức là “công

nghiệp không khói” hay “công nghiệp hòa bình của thế giới”, được hình thành

rất sớm từ trong tiến trình lịch sử của loài người. Thuật ngữ “du lịch” được

bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “tonos” với ý nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này

được La tinh hóa thành “turnus”, sau đó thành “Tour” trong tiếp Pháp,

“tourism” trong tiếng Anh vào năm 1800. Giáo sư Berneker - một chuyên gia

hàng đầu thế giới về du lịch đã nhận định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác

giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”. Điều đó, cho thấy tính phong

phú về khái niệm du lịch, cũng như tính đa dạng trong các loại hình du lịch.

Theo Tổ chức Du lịch thế giới: Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động

của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám phá và tìm

hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như

mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục

nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư, loại trừ các

du hành có mục đích chính là kiếm tiền [97, tr.8].

Page 35: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

29

Trong Luật Du lịch Việt Nam (2005), tại điều 4, chương I, định nghĩa:

“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi

cứ trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu,

giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định [73, tr.8].

Với định nghĩa của Luật Du lịch Việt Nam, về cơ bản đã hội tụ được

nhiều khái niệm của các nhà nghiên cứu và tổ chức du lịch; phản ánh rõ nội

hàm về một hoạt động xã hội có nhiều tính đặc thù, bao gồm nhiều thành phần

tham gia, tạo thành một tổng thể vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa có

đặc điểm của ngành văn hóa - xã hội.

Khái niệm về kinh tế du lịch

Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về du lịch nhưng còn ít

công trình nghiên cứu đưa ra khái niệm kinh tế du lịch. Nguyên nhân có thể là

do kinh tế du lịch là một ngành kinh tế đặc biệt, có tính chất tổng hợp, liên

ngành, nên hầu hết các định nghĩa về kinh tế du lịch đều có sự lồng ghép, đặc

biệt là lồng ghép với định nghĩa về du lịch. Do đó, các định nghĩa về kinh tế

du lịch thường tạo nên sự lẫn lộn, khó hiểu, thậm chí có nhiều mâu thuẫn với

nhau giữa các định nghĩa. Ngay cả trong Luật Du lịch Việt Nam, khi giải

thích từ ngữ (điều 4, chương 1) cũng không đưa ra rõ ràng khái niệm về kinh

tế du lịch. Luật chỉ giải thích kinh tế du lịch ở khía cạnh là một bộ phận của

ngành dịch vụ: “Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận

chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch

vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch” [73, tr.1].

Trước đó, trong Pháp lệnh Du lịch Việt Nam (1999), tại điều 1, chương I

- Những quy định chung, cũng chỉ mới xác định: “Du lịch là một ngành kinh tế

tổng hợp quan trọng” [160, tr.3], nhưng lại chưa giải thích đầy đủ nội hàm của

nó. Các nhà nghiên cứu nước ta cũng có nhiều ý kiến khác nhau.

Theo tác giả Nguyễn Đình Sơn:

Page 36: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

30

Kinh tế du lịch là một phạm trù phản ánh bước tiến mới của lực

lượng sản xuất trong quá trình tổ chức khai thác các tài nguyên du

lịch của đất nước thành sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách du

lịch trong và ngoài nước, tổ chức buôn bán xuất khẩu tại chỗ hàng

hóa và dịch vụ thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng cho du khách, góp

phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người, thúc đẩy

kinh tế - xã hội phát triển [78, tr.36].

Các nhà biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam thì đưa ra khái niệm:

Kinh tế du lịch là một loại hình kinh tế có tính đặc thù, mang tính

dịch vụ và thường được xem như ngành “công nghiệp không khói”,

gồm có du lịch quốc tế và du lịch trong nước; có chức năng, nhiệm

vụ tổ chức, khai thác các tài nguyên và cảnh quan của đất nước nhằm

thu hút khách du lịch trong và ngoài nước; tổ chức buôn bán, xuất

nhập khẩu tại chỗ hàng hoá và dịch vụ cho du khách [133, tr.135].

Tuy nhiên, khái niệm trên đây, cũng chỉ mới đưa ra được đặc điểm,

chức năng, nhiệm vụ, mục đích kinh tế du lịch mà vẫn chưa đầy đủ, chưa

phản ánh hết nội hàm của một ngành kinh tế tổng hợp, chưa thể hiện rõ là một

phạm trù độc lập để không quá lẫn với khái niệm du lịch. Vì vậy, tác giả nhận

thấy, có thể hiểu kinh tế du lịch ở các nội dung:

Kinh tế du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, bao gồm các điều kiện,

các hiện tượng có tính liên ngành, liên vùng và tính xã hội hoá cao, và nằm

trong khối ngành dịch vụ của nền kinh tế quốc dân; có chức năng, nhiệm vụ

tổ chức, khai thác tài nguyên du lịch, tạo ra các loại sản phẩm hàng hóa và

dịch vụ du lịch phục vụ nhu cầu của du khách; đem lại lợi ích kinh tế, chính

trị, xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước.

Trên thực tế, du lịch vẫn luôn là một dạng hoạt động tổng hợp. Nếu đứng

ở góc độ kinh tế, du lịch mang đặc điểm của một ngành kinh tế. Nếu đứng ở góc

độ xã hội, du lịch lại có đặc điểm của một ngành văn hóa, xã hội. Do vậy, các

Page 37: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

31

định nghĩa trên vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu. Trong điều kiện nước ta hiện

nay, quan niệm phổ biến được công nhận rộng rãi vẫn là quan niệm được trình

bày trong Luật Du lịch Việt Nam, 2005.

2.1.2. Tiềm năng du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm ở miền Đông Nam Bộ, phía Bắc của tỉnh

giáp tỉnh Đồng Nai, phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp huyện

Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam và Đông Nam giáp Biển Đông

tỉnh. Nằm trên tọa độ địa lý từ 10o20’ đến 10

o50’ vĩ độ Bắc và 107

o00

’ - 107

o35

kinh độ Đông, là cửa ngõ hướng ra Biển Đông của các tỉnh trong khu vực

miền Đông Nam Bộ, hội tụ được nhiều tiềm năng để phát triển các ngành

kinh tế, trong đó có thế mạnh của ngành kinh tế du lịch.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có diện tích tự nhiên là 2.047,45 km2, được

phân bổ thành 8 đơn vị hành chính, gồm 2 thành phố: thành phố Vũng Tàu

và Bà Rịa; 6 huyện: Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Tân Thành

và huyện đảo Côn Đảo. Toàn tỉnh có 82 xã, phường, thị trấn. Địa hình tỉnh

có thể chia làm 4 vùng: Bán đảo, hải đảo, vùng đồi núi bán trung du và vùng

thung lũng đồng bằng ven biển. Bán đảo Vũng Tàu dài và hẹp, diện tích 82,86

km2, độ cao trung bình 3 - 4m so với mặt nước biển. Hải đảo bao gồm quần

đảo Côn Lôn và đảo Long Sơn. Vùng đồi núi bán trung du nằm ở phía Bắc và

Đông Bắc tỉnh phần lớn ở huyện Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc. Ở vùng

này có thung lũng đồng bằng ven biển bao gồm một phần đất của các huyện

Tân Thành, Long Điền, Bà Rịa, Đất Đỏ có cảnh quan rất đẹp với những đồng

lúa nước, xen lẫn những vạt đồi thấp và rừng thưa, có những bãi cát ven biển.

Thềm lục địa rộng trên 100.000 km2.

Bà Rịa - Vũng Tàu có bờ biển dài 305,4 km với khoảng 156 km là bờ

biển thoai thoải, nước xanh, có thể sử dụng làm bãi tắm và phát triển các loại

hình du lịch, nghỉ dưỡng, thể thao biển như: Bãi Trước, Bãi Sau, bãi Thùy

Page 38: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

32

Vân, Long Hải, Hồ Tràm, Hồ Cốc… Hệ sinh thái biển và ven biển khá độc

đáo, tiềm năng đa dạng sinh học cao thúc đẩy phát triển loại hình du lịch

sinh thái rừng, biển, đảo. Đặc trưng nhất là ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bình

Châu - Phước Bửu; suối nước nóng Bình Châu thuộc huyện Xuyên Mộc với

nhiệt độ đến 800C thích hợp với nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh;

Vườn Quốc gia Côn Đảo cùng với hệ thống 16 hòn đảo lớn, nhỏ của huyện

Côn Đảo, phù hợp với loại hình du lịch: khám phá đại dương, lặn biển ngắm

san hô, câu cá, nghiên cứu khoa học.

Khí hậu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa;

một năm chia hai mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình từ 25 đến 27oC, thấp hơn 2 -

3oC so với khu vực. Nhiệt độ nước biển ít thay đổi, độ ẩm trung bình 83% -

85%. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2.400 giờ. Lượng mưa

trung bình năm thấp 1.600 mm. Khí hậu ổn định, quanh năm ấm áp, ít có

thiên tai và thời tiết bất thường, rất thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch

của tỉnh.

Thành phố Vũng Tàu, huyện Côn Đảo là những nơi, điểm du lịch có

nhiều ưu đãi của điều kiện tự nhiên, có tiềm năng du lịch lớn. Thành phố Vũng

Tàu ba mặt giáp biển, cách Thành phố Hồ Chí Minh chỉ 125 km, thành phố

Biên Hòa 90 km. Từ lâu Vũng Tàu là nơi nghỉ ngơi của nhân dân hai thành phố

này và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, đường biển Vũng Tàu có cảng rộng, ưu

thế về độ sâu, là cửa ngõ đường biển của Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh

miền Đông Nam Bộ. Côn Đảo là một huyện đảo với hệ thống 16 hòn đảo lớn

nhỏ nằm sát đường hàng hải quốc tế từ châu Âu sang châu Á, tạo địa thế với

nhiều tiềm năng phát triển kinh tế du lịch biển, du lịch tâm linh. Côn Đảo còn

được mệnh danh là “Bàn thờ Tổ quốc”, khiến nhiều du khách muốn tìm hiểu.

Điều kiện tự nhiên đã mang lại cho Bà Rịa - Vũng Tàu nhiều cảnh quan

tươi đẹp. Với nhiều danh lam thắng cảnh hiếm có của cả nước, là những nét

đặc trưng và điều kiện thuận lợi phát triển du lịch, thu hút các nguồn khách

Page 39: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

33

của vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh và khách

quốc tế. Vị trí địa lý, điều kiện khí hậu thuận lợi cũng tạo ra những lợi thế hơn

hẳn so với các tỉnh ven biển miền Bắc và miền Trung trong phát triển du lịch

biển, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch về nguồn, tâm linh… Hệ sinh thái

biển và ven biển khá độc đáo, có nhiều núi với địa hình và cảnh quan đẹp trên

núi như: Minh Đạm, Núi Dinh, Núi Lớn, Núi Nhỏ có khả năng hình thành các

khu du lịch phức hợp quy mô lớn.

Điều kiện kinh tế - xã hội

Về điều kiện kinh tế, sau khi thành lập tỉnh, xuất phát điểm kinh tế - xã

hội của tỉnh thấp và còn khó khăn, kết cấu hạ tầng còn hạn chế, nhưng với sự

nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhanh

chóng trở thành tỉnh có kinh tế công nghiệp, dịch vụ, du lịch, hải sản phát

triển nhanh. Năm 1991, xí nghiệp liên doanh dầu - khí Việt - Xô đã khai thác

được hơn 10 triệu tấn dầu thô là tín hiệu mới cho nền kinh tế Bà Rịa - Vũng

Tầu. Sự phát triển nhanh, mạnh của ngành dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn

của cả nước lúc bấy giờ đã tạo điều kiện và khả năng cho tỉnh khai thác tiềm

năng phát triển kinh tế dịch vụ và một số ngành, làm thay đổi tích cực cơ cấu

kinh tế, dân cư và cơ cấu đầu tư. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp địa

phương trong năm 1991 đạt 182 tỷ đồng (tính theo giá trị cố định năm 1989),

chiếm 36% giá trị tổng sản phẩm xã hội đem lại nhiều thuận lợi cho tỉnh.

Các ngành kinh tế dịch vụ có xu thế phát triển ngày càng tỏ rõ vị trí

trọng yếu trong sự nghiệp phát triển kinh tế địa phương. Dịch vụ dầu - khí và

dịch vụ du lịch ngày càng mở rộng quy mô và hình thức hoạt động. Ngay từ

năm đầu mới thành lập tỉnh (1991), “Tổng doanh thu của ngành du lịch tại địa

phương đạt 85 tỷ đồng Việt Nam và 1,6 tỷ USD”, chiếm 19,9% giá trị tổng

sản phẩm xã hội [47, tr.13]. Đây là kết quả mà ngay cả nhiều tỉnh có tiềm

năng cũng chưa có được, nhất là trong thời điểm còn nhiều khó khăn về cả

Page 40: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

34

điều kiện kinh tế lẫn cơ chế. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành các vùng có các

lợi thế nhất định về kinh tế, phát triển du lịch.

Trong sản xuất nông nghiệp đã hình thành các vùng chuyên canh cung

cấp nguyên liệu cho công nghiệp, hàng hóa cho xuất khẩu, đồng thời đáp ứng

một phần quan trọng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Giá trị tổng sản lượng

nông nghiệp năm 1991 là 256 tỷ đồng (tính theo giá trị cố định năm 1989). Sự

phát triển chiều sâu của ngành nông nghiệp (bao gồm cả nông nghiệp, lâm

nghiệp và thủy sản), đòi hỏi cấp thiết sự phát triển của công nghiệp chế biến.

Các ngành sản xuất, kinh doanh khác trong tỉnh đều bước đầu được sắp

xếp lại và có sự đổi mới về cơ chế quản lý. Cơ sở vật chất đã được tăng

cường. Nền sản xuất hàng hóa nhiều thành phần và cơ chế thị trường đã hình

thành rõ nét và phát huy được các yếu tố tích cực.

Tuy còn những khó khăn do hạn chế trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt

trong công tác quản lý và tổ chức sản xuất, làm cho các ngành kinh tế, nhất là

kinh tế dịch vụ (trong đó có dịch vụ du lịch) phát triển thiếu cân đối, chưa khai

thác được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, nhưng với những kết quả đạt được

trong từng giai đoạn là cơ sở, nền tảng quan trọng để tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

có những chủ trương bứt phá đi lên.

Cùng với cơ sở kinh tế, cơ sở hạ tầng giao thông tỉnh Bà Rịa - Vũng

Tàu được quan tâm coi trọng. Nhờ phát triển mạnh của ngành Dầu - khí, các

yêu cầu về phát triển hạ tầng kinh tế, trong đó có hạ tầng giao thông được đầu

tư và phát triển mạnh. Ngay từ năm 1991, tỉnh đã có hệ thống giao thông phát

triển khá tốt so với một số tỉnh trong vùng. Nằm trên lục địa đường xuyên Á,

Bà Rịa - Vũng Tàu có quốc lộ 51 thông ra với Quốc lộ 1 và tuyến đường Hồ

Chí Minh trên biển; có hệ thống cảng biển quan trọng của khu vực và cả nước

(có thể đón tàu trọng tải trên 180 vạn tấn); giao thông đường bộ nối liền với

các tỉnh, thành phố lân cận trên ba tuyến quốc lộ 51, 55 và 56, đóng vai trò là

động mạch chủ, phối hợp liên hoàn với các tuyến tỉnh lộ, các trục giao thông

Page 41: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

35

chính, trải đều trên toàn địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu đi lại,

phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch từ thành thị, đến nông thôn, kể cả một số

vùng sâu, vùng xa.

Đặc biệt, Quốc lộ 51 được nâng cấp mở rộng và đường cao tốc Thành

phố Hồ Chí Minh - Long Thành từng bước đáp ứng nhu cầu vận chuyển

khách du lịch, nhất là khách du lịch cuối tuần; hệ thống cảng biển nước sâu,

thu hút nhiều hãng tàu có trọng tải lớn và tàu du lịch cập cảng, đón nhiều ngàn

lượt khách du lịch tham quan các công trình dầu khí và nghỉ dưỡng. Hệ thống

giao thông tỉnh lộ, huyện lộ đã gắn kết toàn diện mạng lưới giao thông đường

bộ của tỉnh với các tỉnh, thành khác trong cả nước và quốc tế, mở ra những

triển vọng lớn về phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và ngành du lịch nói

riêng. Các huyện, thành phố ven biển chủ trương đầu tư mạnh vào hệ thống hạ

tầng, tạo thuận lợi cho du khách lưu thông nhanh đến các điểm du lịch trên địa

bàn tỉnh; đường hàng không, có hai sân bay tại thành phố Vũng Tàu và huyện

Côn Đảo dùng cho máy bay trực thăng lên xuống phục vụ công tác thăm dò và

khai thác dầu khí, vận chuyển hành khách từ Vũng Tàu đi Côn Đảo, Thành phố

Hồ Chí Minh, là điều kiện tốt cho phát triển KT-XH, trong đó có ngành du lịch.

Cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống Quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ cùng với

hệ thống cảng biển nước sâu và các sân bay, từng bước gắn kết toàn diện

mạng lưới giao thông trong tỉnh với các tỉnh, thành khác trong cả nước và

quốc tế, mở ra những triển vọng lớn về phát triển kinh tế nói chung và kinh tế

du lịch nói riêng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Về văn hóa - xã hội, từ xa xưa, Bà Rịa - Vũng Tàu là địa bàn người

Việt đến cư ngụ sớm hơn so với những nơi khác ở Nam Bộ, là vùng đất ở vị trí

địa đầu, giáp miền Trung, nằm trên cửa sông lớn, cận biển nên Bà Rịa - Vũng

Tàu trở thành nơi dừng chân của những lưu dân Việt sớm nhất nếu không nói là

đầu tiên so với các nơi khác ở phía Nam [73, tr.20]. Cư dân sống bằng nghề biển

vốn rất nhiều và có mặt từ rất sớm, họ lập miếu thờ Bà, thờ Ông Nam Hải…

Page 42: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

36

những người giàu lòng nhân ái, sẵn sàng cứu khổ cứu nạn cho người đi biển.

Lịch sử phát triển của vùng này tiếp nối qua các thời kỳ đấu tranh dựng nước và

giữ nước đã tạo nên những nét riêng biệt trong văn hóa và đời sống xã hội của

cộng đồng dân cư. Càng về sau, do các ngành nghề kinh tế phát triển cùng với

tốc độ CNH, HĐH trên địa bàn, số dân nhập cư đến Bà Rịa - Vũng Tàu tăng

nhanh, nhất là nguồn lao động công nghiệp và dịch vụ.

Nhân dân trong tỉnh có truyền thống đoàn kết gắn bó trong kháng chiến

cũng như trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Tinh

thần lao động cần cù, sáng tạo luôn được phát huy và mang lại nhiều giá trị

trong lao động sản xuất.

Khi thành lập, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (gồm đặc khu Vũng Tàu - Côn

Đảo và 3 huyện Long Đất, Châu Thành, Xuyên Mộc của tỉnh Đồng Nai) có 5

đơn vị hành chính (gồm thành phố Vũng Tàu và 4 huyện: Côn Đảo, Long Đất,

Châu Thành, Xuyên Mộc) với số dân 587.499 người (sau 4 lần được Quốc hội

và Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính, dân số đến năm 2015 tỉnh có 8

đơn vị hành chính gồm: Thành phố Vũng Tàu, thành phố Bà Rịa, 6 huyện là:

Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Tân Thành, Côn Đảo, dân số

1.150.000 người). Hệ thống chính trị trong tỉnh từng bước được kiện toàn.

Ngay từ khi thành lập, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những

chủ trương chăm lo phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời

kỳ CNH, HĐH. Tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch, ban

hành các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho các ngành kinh tế,

trong đó chú trọng đào tạo cán bộ tham gia phát triển ngành du lịch: “Kết hợp

đào tạo dài hạn, trung hạn và ngắn hạn (cả trong nước và nước ngoài); nội

dung chương trình gồm những vấn đề thiết thực về chính trị, nghiệp vụ du

lịch và an ninh kinh tế” [119, tr.4]. Đối với ngành du lịch, công tác đào tạo

nguồn nhân lực được coi là một trong những giải pháp quan trọng để nâng

cao chất lượng dịch vụ. Với tiêu chí là điểm đến “an toàn, ấn tượng, thân

Page 43: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

37

thiện”, góp phần triển khai chương trình “những địa chỉ tin cậy của du lịch Bà

Rịa - Vũng Tàu”, Đảng bộ tỉnh chủ trương đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức

kinh doanh văn minh, thân thiện cho nhân dân, doanh nghiệp, xây dựng đội

ngũ cán bộ du lịch chuyên nghiệp, năng động và sáng tạo.

Năm 1991, lao động trong ngành du lịch tỉnh có gần 3.745 người, trong

đó số lao động có trình độ cao đẳng trở lên chiếm 15,4%. Đảng bộ tỉnh xác

định tiềm năng phát triển trong khoảng 5 năm tới sẽ có thêm vài chục dự án du

lịch đi vào hoạt động, ngành du lịch phải đào tạo thêm khoảng 10.000 lao động,

trong đó có ít nhất hơn 3.000 lao động trình độ đại học, cao đẳng, hơn 4.000

lao động trình độ trung cấp, số còn lại tối thiểu phải qua đào tạo sơ cấp.

Những dự báo của Đảng bộ tỉnh phản ánh đúng cơ sở thực tiễn. Sau

này, các dự án đầu tư du lịch ngày càng tăng nhanh, tỉnh đã đáp ứng cơ bản

nguồn nhân lực tại chỗ, chỉ phần ít phải tuyển dụng từ bên ngoài, giải quyết

kịp thời lao động thực hiện các dự án. Đây cũng là nền tảng quan trọng để các

nhà đầu tư tăng nhanh các doanh nghiệp du lịch; đồng thời, tổ chức các hoạt

động đầu tư, kinh doanh đem lại hiệu quả ngày càng cao.

Về tài nguyên du lịch nhân văn, trải qua thăng trầm lịch sử, người dân

Bà Rịa - Vũng Tàu đã để lại nhiều chứng tích, di tích lịch sử văn hóa mang

đậm giá trị nhân văn tồn tại qua các thời đại cho đến ngày nay. Trong tổng số

218 di tích đã được thống kê khoa học bước đầu, có 48 di tích xếp hạng cấp

quốc gia và cấp tỉnh, trong đó có 29 di tích cấp quốc gia, 01 di tích quốc gia

đặc biệt Côn Đảo [92, tr.3] đã góp phần tạo nên cốt cách văn hóa đặc sắc, là

điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các loại hình du lịch, như du lịch tâm

linh, du lịch văn hóa gắn với các lễ hội.

Trong đó, nhóm di tích lịch sử, kiến trúc tôn giáo, bao gồm các kiến

trúc đình, miếu, chùa, nhà thờ đều gắn với những cảnh quan thiên nhiên kỳ

thú và hấp dẫn, như: 10 đền thờ cá voi, là địa danh có đền thờ cá voi nhiều

nhất ở miền Nam; khu Đình Thắng Tam, Thích Ca Phật Đài, Niết Bàn Tịnh

Page 44: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

38

Xá, Tượng Chúa Kytô, Bạch Dinh, Trận địa pháo cổ… là các địa danh phát

triển thành các điểm du lịch lễ hội, tâm linh rất có giá trị. Lễ hội cũng phong

phú và sinh động. Mỗi năm có hơn 30 lễ hội thu hút lượng khách du lịch tham

gia ngày càng đông, thuận lợi cho việc phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh.

Nhóm di tích lịch sử, cách mạng và kháng chiến, phản ánh quá trình

đấu tranh kiên cường bảo vệ Tổ quốc của nhân dân vùng biển trong hai cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, như: Địa đạo Long Phước,

Căn cứ Minh Đạm, Khu căn cứ kháng chiến Bàu Sen, Bến Lộc An với đường

Hồ Chí Minh trên biển, địa đạo Kim Long, nghĩa trang Hàng Dương, nhà tù

Côn Đảo… là những địa danh nổi tiếng phục vụ cho loại hình du lịch tham

quan, về nguồn.

Các di tích lịch sử gắn với hoạt động lễ hội được bảo tồn, phát huy và

phát triển, phản ánh đúng đắn và hiệu quả các chủ trương của Đảng bộ tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu, nhất là công tác xã hội hoá các hoạt động văn hoá, lễ hội,

bảo tồn các di tích lịch sử. Một số di tích trọng điểm, các lễ hội, văn hoá dân

gian, làng nghề được khôi phục, góp phần quan trọng vào sự thành công của

ngành du lịch. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn nhiều nghề truyền thống đang

bị suy giảm; sản phẩm lưu niệm chưa tạo được bản sắc đặc trưng; nghệ thuật

dân gian, văn hoá ẩm thực chưa được đưa vào khai thác phục vụ du lịch.

Như vậy, với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ưu đãi, nguồn tài

nguyên nhân văn phong phú, những yếu tố về văn hóa và truyền thống lịch sử,

Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương rất phong phú tiềm năng và điều kiện để

phát triển ngành kinh tế du lịch một cách toàn diện, bền vững.

2.1.3. Thực trạng kinh tế du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu trƣớc năm 1991

Trước khi được thành lập, kinh tế du lịch của tỉnh còn nhỏ yếu, phát

triển hạn chế trong khuôn khổ của đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo. Hoạt động

du lịch còn ảnh hưởng bởi cơ chế bao cấp, nên hầu như chưa tính đến hiệu

Page 45: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

39

quả kinh tế, chủ yếu chỉ phục vụ nghỉ dưỡng theo chế độ của cán bộ trong kế

hoạch được phân bổ từ các cơ quan, đơn vị trong tỉnh và trong vùng.

Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo được thành lập ngày 30 tháng

5 năm 1979 trên cơ sở sáp nhập thị xã Vũng Tàu, xã Long Sơn thuộc

huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai và huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Hậu Giang.

Việc thành lập đặc khu được cho là bức thiết trong bối cảnh mới thành lập

ngành công nghiệp khai thác dầu - khí tại Việt Nam.

Được kế thừa những cơ sở du lịch có từ thời Pháp thuộc và thời Việt

Nam cộng hòa, với sự nỗ lực của tỉnh Đồng Nai, từ sau năm 1975, các cơ sở

này được cải tạo để phục vụ du lịch cho quần chúng nhân dân, chủ yếu là

những đối tượng có điều kiện, như các doanh nhân và Việt kiều từ nước ngoài

về. Công tác kinh doanh du lịch vẫn còn hạn chế. Một vài công ty của ngành

dầu khí mới được thành lập, như Công ty cổ phần dầu khí (thành lập 1977) có

trụ sở tại Vũng Tàu, chỉ nhằm phục vụ cán bộ dầu khí, phần kinh doanh du

lịch còn rất ít. Do chức năng nhiệm vụ quy định, Công ty đã dành một số cơ

sở vật chất kỹ thuật, lập nên khu dịch vụ dầu khí Lam Sơn có 11 khách sạn,

26 biệt thự, 2 trụ sở, 1 bệnh viện, 1 trường học trẻ em Liên Xô, 1 Câu lạc bộ

Dầu khí, 3 sân tenis, 1 cửa hàng nhưng chủ yếu là để phục vụ nội bộ. Phần

còn lại, dùng trong kinh doanh du lịch quốc tế và nội địa rất hạn chế, chỉ có

duy nhất cụm khách sạn Hòa Bình (4 khách sạn Tam Thắng, Hạnh Phước,

Thiên Thai: 181 phòng), khách sạn Pacific: 53 phòng) nhưng mức độ hoạt

động rất hạn hẹp [8, tr.75].

Giai đoạn từ năm 1979 đến năm 1985, Đảng bộ đặc khu đã có nhiều chủ

trương khai thác các điều kiện trên, đưa công tác dịch vụ phục vụ thăm quan,

nghỉ mát, tắm biển vào hoạt động du lịch, coi đây là thế mạnh có triển vọng lớn

trong phát triển kinh tế của địa phương. Trong hai năm 1982 - 1983, chủ trương

của Đảng bộ Đặc khu là làm sạch diện mạo đô thị Vũng Tàu, nhất là các bãi tắm,

các công trình văn hóa - xã hội để hướng tới phát triển du lịch. Trên các bãi sú

Page 46: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

40

vẹt, sình lầy đã được xây dựng nhiều công trình, làm cho Vũng Tàu ngày càng

khang trang, sạch đẹp hơn. Cùng với việc chỉnh trang đô thị, bãi tắm, đặc khu

tiến hành quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch; thành lập Công ty

Du lịch Vũng Tàu; cải tạo và xây dựng bãi tắm Thùy Vân; tổ chức quản lý, kinh

doanh trên các bãi biển; chú trọng bảo vệ, tôn tạo, giữ gìn khu di tích lịch sử

cách mạng Côn Đảo, được coi là sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương. Đảng

bộ đặc khu đề ra chủ trương thành lập Ban Quản lý phụ trách Khu di tích Côn

Đảo, hình thành bộ máy nhân sự; thúc đẩy nhanh việc đào tạo nguồn nhân lực;

mở rộng các hình thức đầu tư kinh phí bảo quản khu di tích, tiến tới kinh doanh

các hoạt động du lịch. Nhờ vậy, Côn Đảo nhanh chóng thu hút nhiều đoàn khách

trong nước và quốc tế đến thăm quan, nghỉ dưỡng.

Năm 1983, Đại hội Đảng bộ đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo lần thứ I, vòng

II xác định: “Xây dựng các cơ sở du lịch, dịch vụ, nhà cửa, các công trình văn

hóa… phục vụ cán bộ và nhân dân; đưa hoạt động dịch vụ du lịch lên thành

ngành chính” [8, tr.91]. Từ đó, cơ sở hạ tầng kinh doanh du lịch, dịch vụ, nghỉ

mát, tắm biển, tham quan được chú trọng xây dựng, từng bước đi vào hoạt động.

Đến năm 1986, khi chuyển sang cơ chế quản lý mới, từng bước tiến tới

tự chủ, hạch toán kinh doanh, Đảng bộ Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo xác

định nhiệm vụ 5 năm (1986 - 1991) cho ngành Du lịch là: Phải tạo ra sự

chuyển biến mới về năng lực và chất lượng phục vụ; phát triển kịp thời và

đồng bộ các dịch vụ về ăn, ở, tắm biển, vui chơi, giải trí, tham quan trên biển,

trên núi, ngoài đảo, đáp ứng yêu cầu của khách du lịch trong nước và nước

ngoài. Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang bị phương tiện phục vụ khách du

lịch. Mở rộng liên doanh, liên kết với các tỉnh, thành để tạo nguồn hàng phục vụ

và nối tuyến du lịch Vũng Tàu - Thành phố Hồ Chí Minh - Đà Lạt - Nha Trang -

Hải Phòng - Quảng Ninh, củng cố tuyến du lịch đi Côn Đảo. Song song với nhiệm

vụ đó, nâng cao chất lượng trình độ cán bộ, nhân viên ngành du lịch, hợp tác chặt

chẽ giữa công ty du lịch Trung ương và địa phương trong dịch vụ du lịch.

Page 47: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

41

Từ sau chủ trương trên, hoạt động du lịch có những bước chuyển biến

đáng kể. Đặc biệt, từ khi thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho

các đơn vị kinh doanh tổng hợp bằng nguồn vốn sẵn có liên doanh với nước

ngoài và các đơn vị trong nước tăng cường cải tạo, trang bị, nâng cấp nhiều

cửa hàng, khách sạn, như: Hotex 88, Bãi Dứa, Lư Sơn… Theo đó, mạng lưới

du lịch nhân dân được mở rộng, đã có gần 600 phòng phục vụ theo hình thức

phối hợp, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân [12, tr.145].

Trong thời gian này, tuy điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng

với sự năng động trong phát triển của ngành dầu khí, và tính hấp dẫn của

vùng biển Vũng Tàu, lượng khách du lịch, đặc biệt khách du lịch quốc tế tăng

khá nhanh. Để đáp ứng với yêu cầu phát triển, Đảng bộ đặc khu đã chú trọng

đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao chất lượng phục vụ, từng bước vươn lên trở

thành ngành kinh tế hàng đầu trong cơ cấu kinh tế, góp phần xây dựng Đặc

khu Vũng Tàu - Côn Đảo thêm giàu đẹp, văn minh. Đảng bộ đặc khu chủ

trương đầu tư mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất, tiếp tục tăng thêm các khách

sạn, nhà nghỉ với nhiều loại kiến trúc khác nhau vừa mang nét hiện đại, vừa

mang nét dân tộc cổ kính. Các khu Lam Sơn, Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dứa,

Bãi Dâu... được xây dựng cùng với mạng lưới du lịch nhân dân, đáp ứng ngày

càng tốt hơn nhu cầu phục vụ của du khách.

Nhờ đó, lượng du khách đến Vũng Tàu tăng ấn tượng, trung bình 30 -

40 vạn lượt người/năm; năm 1990 đã lên tới 70 - 80 vạn lượt người. Đặc khu

có 10 đơn vị kinh doanh du lịch, có gần 100 khách sạn, biệt thự với 3.155

phòng ngủ, trong đó có hơn 1.000 phòng đủ tiêu chuẩn phục vụ khách quốc

tế. Ngoài ra, có hơn 70 nhà nghỉ, nhà khách của các tỉnh, đơn vị Trung ương

và hơn 500 nhà trọ bình dân của tư nhân [8, tr.144]. Tuy nhiên, năm 1990, do

biến động của tình hình thế giới, việc phát triển du lịch bị giảm sút, đặc khu

Vũng Tàu - Côn Đảo đã sắp xếp, tổ chức lại kinh doanh. Trước mắt, giải thể

“Công ty du lịch Vũng Tàu”, thành lập “Công ty dịch vụ Du lịch Vũng Tàu”;

Page 48: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

42

đồng thời, thành lập mới “Công ty Vũng Tàu Intourco” vừa đáp ứng nhu cầu

xã hội, vừa tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh, ngành du lịch của đặc khu Vũng

Tàu - Côn Đảo từng bước tạo dựng được cơ sở vật chất, thu hút lớn lượng

khách trong nước và ngoài nước. Doanh thu du lịch góp phần quan trọng cho

sự phát triển chung của đặc khu. Có thể nói, sự phát triển du lịch trong giai

đoạn này, là tiền đề quan trọng cho việc phát triển du lịch của tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu từ sau khi được thành lập (1991) trở đi.

Tuy nhiên, đánh giá khách quan, tốc độ và chất lượng hoạt động du lịch

thời kỳ trước năm 1991 vẫn chưa tương xứng với tiềm năng là một trong

những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước. Hoạt động du lịch chủ yếu chỉ

phục vụ công tác khai thác dầu khí, khách tham quan hoạt động dầu khí. Số

lượng khách trong nước và quốc tế còn rất hạn chế. Du lịch, “chưa khai thác

được tốt mọi tiềm năng trong tỉnh” [39, tr.16]. Đội ngũ cán bộ làm kinh tế du

lịch chưa tiếp cận được với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động

theo cơ chế thị trường. Cơ sở du lịch thường lúng túng trong việc giải quyết

các khó khăn về vốn, vật tư, marketing và công tác tiếp thị. Nhiều cơ sở du

lịch kinh doanh không có hiệu quả.

Những hạn chế, bất cập nêu trên, đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng

Tàu sau khi được thành lập phải có những bứt phá chiến lược trong chủ

trương, thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

2.2. ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU VẬN DỤNG CHỦ TRƯƠNG

CỦA ĐẢNG, LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH (1991 - 2005)

2.2.1. Một số chủ trƣơng của Đảng về phát triển kinh tế du lịch

Sau 5 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1985 - 1991), tuy tình

hình thế giới có nhiều biến động, nhưng tình hình chính trị của đất nước vẫn giữ

được ổn định. Nền kinh tế có những bước phát triển, hình thành nền kinh tế hàng

Page 49: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

43

hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, đáp ứng công cuộc đổi

mới toàn diện đất nước.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) của Đảng, ban hành

Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 và thông qua

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH, trong đó

xác định: “Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ cần được đẩy mạnh phát triển trên

cơ sở khai thác sự hấp dẫn của thiên nhiên, di sản văn hóa phong phú và các

lợi thế khác của đất nước, mở rộng hợp tác với nước ngoài để phát triển mạnh

du lịch” [38, tr.253]. Lần đầu tiên, Đảng đề cập tới: “Phát triển du lịch, vận tải

hàng không” [33, tr.74] và phát triển du lịch gắn với tài nguyên biển: “Vùng

biển và thềm lục địa rộng lớn có nhiều tiềm năng về thủy sản, dầu khí, dịch vụ

hàng hải và du lịch” [38, tr.242].

Cụ thể hóa chủ trương của Đảng, ngày 14 tháng 10 năm 1994, Ban Bí

thư Trung ương Đảng (khóa VII) ban hành Chỉ thị số 46-CT/TW về lãnh đạo

đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới. Đánh giá rõ những kết quả

và hạn chế, khó khăn cần khắc phục, Ban Bí thư chủ trương đổi mới và phát

triển mạnh mẽ hơn nữa kinh tế du lịch, trên các quan điểm là:

Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường

lối phát triển KT - XH của Đảng và Nhà nước, làm cho dân giàu,

nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Hoạt động du lịch phải

đồng thời đạt hiệu quả trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, an

ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái,

giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc và nhân

phẩm con người Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa

thế giới, góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà

nước [5, tr.1].

Quan điểm nêu trên đã mở ra cho ngành du lịch hướng phát triển mới

không chỉ đối với du lịch nội địa mà còn mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế.

Page 50: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

44

Chỉ thị số 46-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương, lần đầu tiên đưa ra

khái niệm: “Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và

xã hội hóa cao” [5, tr.2]. Từ chủ trương này cho thấy, du lịch không còn là

tránh nhiệm của một ngành chức năng như trong thời kỳ bao cấp mà còn là

nhiệm vụ, trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đoàn thể nhân dân và các

tổ chức xã hội, cần sự quan tâm phối hợp chặt chẽ với nhau.

Trên cơ sở đánh giá đúng vai trò của ngành kinh tế du lịch và tiềm năng

du lịch của đất nước, Chỉ thị số 46-CT/TW nêu rõ mục tiêu cơ bản của ngành

du lịch đến năm 2000, là: “Đổi mới và phát triển các cơ sở và phương thức

kinh doanh phục vụ, tạo được các sản phẩm du lịch mang tính dân tộc, kết hợp

với tính hiện đại, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thành

vượt mức chỉ tiêu đón khách du lịch và những chỉ tiêu kinh tế, xã hội nhà nước

giao, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ và lành mạnh du lịch Việt Nam

vào đầu thế kỷ XXI” [5, tr.2].

Để lãnh đạo thực hiện mục tiêu trên, Ban Bí thư cũng đề ra yêu cầu đối

với các cấp ủy, các tổ chức Đảng phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối

với công tác du lịch; tăng cường công tác quản lý, hoàn thiện các văn bản

pháp luật, chính sách về công tác du lịch phù hợp với yêu cầu phát triển trong

giai đoạn mới; chỉ đạo chặt chẽ công tác xã hội hóa du lịch…

Chỉ thị số 46-CT/TW là nền tảng quan trọng để Chính phủ và các cấp,

các ngành chỉ đạo, khuyến khích các thành phần kinh tế tổ chức kinh doanh

du lịch dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước.

Năm 1996, sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế

Việt Nam đã có bước tăng trưởng khá ở tất cả các lĩnh vực kinh tế: công

nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, tài chính, tiền tệ… Đối với ngành kinh tế du

lịch, sau hơn hai năm thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW của Ban Bí thư, đã có

nhiều tiến bộ vượt bậc, được đánh giá có bước phát triển nhanh với mức

doanh thu tăng đều, gấp 10 lần năm 1986 [46, tr.358]. Du lịch đã thể hiện rõ

Page 51: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

45

là ngành kinh tế tổng hợp, đóng góp quan trọng trong nền kinh tế của đất

nước. Tuy nhiên, trên thực tế, chất lượng và hiệu quả kinh tế du lịch vẫn còn

một số mặt hạn chế, đang nằm ở dạng tiềm năng chưa được khai thác tốt. Cơ

sở vật chất, kết cấu hạ tầng của cả nước còn lạc hậu, chất lượng nguồn nhân

lực còn nhiều hạn chế, dẫn đến chất lượng dịch vụ du lịch chưa cao.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) của Đảng, tiếp tục chủ

trương đẩy mạnh CNH, HĐH các ngành kinh tế, trong đó chú trọng phát triển

kinh tế du lịch. Văn kiện Đại hội nêu rõ: “Phát triển du lịch, các dịch vụ hàng

không, hàng hải, bưu chính viễn thông, với mục tiêu: Từng bước đưa nước ta

trở thành trung tâm du lịch, thương mại - dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực

[42, tr.89]. Đại hội nhấn mạnh, nhiệm vụ phát triển du lịch cần tập trung vào

các sản phẩm đặc trưng, phù hợp tiềm năng của đất nước:

Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tương

xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước theo hướng du lịch

văn hóa, sinh thái môi trường. Xây dựng các chương trình và các

điểm du lịch hấp dẫn về văn hóa, di tích lịch sử và khu danh lam

thắng cảnh. Huy động các nguồn lực tham gia kinh doanh du lịch,

ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng ở những khu vực du lịch tập trung,

ở các trung tâm lớn. Nâng cao trình độ văn hóa và chất lượng dịch

vụ phù hợp với các loại khách du lịch khác nhau [34, tr.194].

Chủ trương cụ thể của Đảng cũng chỉ ra các yêu cầu về tăng cường

huy động vốn đầu tư vào hạ tầng khách sạn với hình thức cổ phần hóa các

khách sạn để tăng cường đầu tư cải tạo, nâng cấp, chuyển các nhà nghỉ, nhà

khách sang kinh doanh khách sạn và du lịch. Đặc biệt, tăng cường liên doanh

với nước ngoài để việc xây dựng các khu du lịch cũng như khách sạn đạt chất

lượng cao, đưa đất nước ta trở thành một trung tâm du lịch, thương mại dịch

vụ có tầm cỡ trong khu vực.

Page 52: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

46

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng đi sâu tổng kết

những thành tựu đạt được của 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, 15

năm đổi mới, 10 năm thực hiện Chiến lược kinh tế - xã hội (1991 - 2000), rút

ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc, từ đó, đề ra chiến lược phát triển trong

nhiệm kỳ tới. Đại hội thông qua Chiến lược kinh tế - xã hội 10 năm đầu thế kỷ

XXI (2001 - 2010), nhằm mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành

một nước công nghiệp hiện đại, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa,

tinh thần của nhân dân. Theo đó, ngành du lịch cũng được tăng cường chỉ

đạo, góp phần hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ Đảng đề ra trong giai đoạn

2001 - 2005:

Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn;

nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi

thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử,

đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc

tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực. Xây dựng và

nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy

mạnh hợp tác, liên kết với các nước [35, tr.178].

Đại hội đề ra định hướng cụ thể phát triển kinh tế du lịch trong giai

đoạn từ 2001 đến 2005:

Nâng cao chất lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động du lịch. Liên

kết chặt chẽ các ngành liên quan đến hoạt động du lịch để đầu tư

phát triển một số khu du lịch tổng hợp và trọng điểm; đưa ngành du

lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển và đa dạng hóa

các loại hình và các điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử,

thể thao hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Xây dựng và nâng

cấp cơ sở vật chất và đẩy mạnh hợp tác liên kết với các nước trong

hoạt động du lịch [35, tr.287].

Page 53: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

47

Cùng với việc xác định chủ trương phát triển chung cho ngành du lịch

trên phạm vi cả nước, trong “Định hướng phát triển các vùng lãnh thổ”, Đại

hội IX của Đảng còn nêu rõ quan điểm phát triển của từng vùng. Đối với vùng

miền Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Đại hội chỉ rỏ:

“Ngoài trung tâm du lịch và dịch vụ lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh, tập trung

phát triển du lịch, dịch vụ biển ở Vũng Tàu, Côn Đảo, Mũi Né. Hình thành

các đô thị vệ tinh của Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa” [35, tr.313].

Đây là cơ sở để các địa phương xây dựng những định hướng phát triển

du lịch phù hợp, khai thác tối đa thế mạnh trên địa bàn, đưa du lịch trở thành

ngành kinh tế mũi nhọn.

Đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn, năm 2005, Luật Du lịch được

ban hành là cơ sở pháp lý để tăng cường công tác quản lý Nhà nước, tạo điều

kiện thuận lợi cho đầu tư, thúc đẩy phát triển du lịch. Một trong những nguyên

tắc cơ bản phát triển du lịch được Luật nêu rõ là: “Phát triển du lịch bền vững,

theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hoà giữa kinh tế, xã hội và môi trường;

phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch

sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch” [73, tr.11].

2.2.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về phát

triển kinh tế du lịch (1991 - 2005)

Sau khi thành lập Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Quyết định số 64-

NQ/TW, ngày 25-9-1991 của Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII), Đảng

bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khẩn trương củng cố tổ chức Đảng, bộ máy,

chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội, khắc phục khó

khăn, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có

nền kinh tế phát triển theo cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.

Trong đó, tận dụng lợi thế về không gian địa - kinh tế, với nhiều tiềm năng

phát triển kinh tế du lịch như “hơn 100 km chiều dài bờ biển, phần lớn là bãi

cát bằng phẳng, nước trong xanh quanh năm, có thể làm bãi tắm tất cả các

Page 54: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

48

mùa…; khu rừng nguyên sinh Bình Châu - Phước Bửu, vườn quốc gia Côn

Đảo, khu di tích quốc gia Côn Đảo rất có ý nghĩa đối với du lịch sinh thái, du

lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh, giáo dục truyền thống” [12, tr.176].

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ I (4-1992),

trên cơ sở phân tích, đánh giá rõ thực trạng tình hình chính trị, kinh tế, xã hội

của tỉnh; nhìn nhận rõ những nội dung còn hạn chế ảnh hưởng đến phát triển

kinh tế nói chung và kinh tế du lịch nói riêng. Trong đó, thể hiện ở một số

lĩnh vực kinh tế, như: công nghiệp địa phương còn nhỏ bé, công nghệ chậm

đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất ở trình độ tinh chế. Các ngành kinh tế

dịch vụ phát triển thiếu cân đối, dịch vụ cho sản xuất chưa được chú trọng

đúng mức, chưa khai thác tốt mọi tiềm năng trong tỉnh để làm dịch vụ. Sản

xuất nông nghiệp còn nhiều khó khăn về cung ứng vật tư, giá cả thị trường

tiêu thụ. Hiệu quả nuôi trồng hải sản còn thấp. Rừng bị tàn phá nghiêm trọng.

Nhiều công ty, xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã tín dụng,… thua lỗ nặng,

khó có khả năng thanh toán nợ nần. Các dự án hợp tác đầu tư với các công ty

nước ngoài phát huy hiệu quả còn hạn chế. Kết cấu hạ tầng (phương tiện giao

thông, liên lạc, điện, nước, các cơ sở văn hóa, giáo dục, y tế, v.v…) tuy đã

được cố gắng cải tạo, bổ sung song vẫn rất lạc hậu so với yêu cầu. Hàng ngàn

lao động không có việc làm ổn định. Tệ nạn xã hội và tình trạng vi phạm pháp

luật có chiều hướng gia tăng. Đời sống của một bộ phận nhân dân vẫn còn

nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ chưa tiếp cận kịp nền kinh tế hàng hóa

nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, lúng túng trong giải

quyết các khó khăn về vốn, vật tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm…

Trong điều kiện mới thành lập, các công việc ổn định bộ máy tổ

chức, sắp xếp hợp lý lực lượng cán bộ, điều tra cơ bản, quy hoạch tổng

thể… phải cần có thêm thời gian. Những khó khăn nêu trên, trực tiếp hoặc

Page 55: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

49

gián tiếp đều ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch

của tỉnh. Đại hội của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề ra chủ trương:

Về dịch vụ du lịch, coi trọng cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa. Mở

rộng liên doanh tạo nguồn du lịch trong và ngoài nước. Tổ chức

nhiều điểm du lịch với các loại hình du lịch phong phú, khai thác có

hiệu quả điều kiện tự nhiên các di tích lịch sử và các sản phẩm du lịch

hiện có. Gọi vốn đầu tư xây dựng các khu du lịch ở Vũng Tàu, Long

Hải, Bình Châu. Phát huy khả năng kinh doanh dịch vụ du lịch của

nhân dân. Nâng cao tính văn hóa, tính dân tộc trong hoạt động du

lịch, tăng doanh thu dịch vụ du lịch bình quân 9,5%/năm” [39, tr.27].

Các vấn đề về thị trường du lịch, nguồn lực đầu tư cho du lịch, sản

phẩm du lịch, các khu du lịch trọng yếu của tỉnh được Đảng bộ tỉnh chỉ đạo,

tạo điều kiện để hoạch định thành chương trình, kế hoạch cụ thể trong quá

trình triển khai thực hiện; tranh thủ mọi khả năng để mở rộng hoạt động, đem

lại kết quả kinh doanh cao nhất.

Như vậy, ngay từ khi thành lập tỉnh, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

đã nhận thức đầy đủ, sâu sắc về những khó khăn thách thức, đồng thời cũng

nhận thấy rõ tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch của tỉnh.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ II (tháng 5-

1996), trên cơ sở đánh giá kết quả gần 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội

Đảng bộ tỉnh lần thứ I, và nhất là việc thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW của

Ban Bí thư Trung ương Đảng về lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong

tình hình mới, Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng bộ ghi nhận: “Kinh tế dịch

vụ phát triển đa dạng hơn trước, đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu của

sản xuất và đời sống,… Dịch vụ du lịch được mở rộng cả trong và ngoài

nước, thu hút mỗi năm từ 1,5 đến 2,5 triệu lượt du khách, trong đó có hàng

trăm ngàn lượt khách quốc tế, doanh thu từ 165 đến 440 tỷ đồng/năm” [40,

tr.13]. Trên thực tế, kinh tế du lịch của tỉnh từng bước khẳng định rõ là ngành

Page 56: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

50

kinh tế quan trọng trong nền kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, Đảng bộ cũng

nhận định, kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu: “kinh doanh du lịch của địa

phương vẫn còn kém hiệu quả và có mặt còn xuống cấp”. Trên cơ sở đó,

Đảng bộ đã đặt ra yêu cầu, trong khi phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh, phải

thấu suốt các quan điểm chỉ đạo của Đảng về CNH, HĐH, thấu suốt tinh thần

Chỉ thị 46-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về lãnh đạo đổi mới và

phát triển du lịch trong tình hình mới.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Chủ trương: “Quy hoạch và

đầu tư phát triển mạnh ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của kinh

tế địa phương. Tiếp tục mở rộng du lịch quốc tế, đồng thời tạo cho được tiến

bộ mới trong kinh doanh du lịch nội địa” [40, tr.47]. Đại hội xác định rõ vai

trò của du lịch nội địa: Một mặt, tận dụng những điều kiện sẵn có, mở thêm

nhiều loại hình dịch vụ có khả năng thu hút khách tới du ngoạn và nghỉ dưỡng

dài ngày; mặt khác tập trung xây dựng khách sạn, nhà hàng, đầu tư hiện đại

hóa từng bước các trọng điểm du lịch, hình thành một số cụm du lịch thích

hợp trên địa bàn. Văn kiện Đại hội ghi rõ:

Cần thống nhất nhận thức: xây dựng một số công trình thuộc kết cấu

hạ tầng kinh tế - xã hội và phấn đấu tạo cho được một môi trường

văn hóa, xã hội ngày càng lành mạnh chính là cách đầu tư trực tiếp

và có hiệu quả cho ngành du lịch. Sắp xếp lại và kiện toàn doanh

nghiệp Nhà nước; khuyến khích và quản lý tốt các dịch vụ du lịch

nhân dân; phát triển các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng mỹ nghệ,

hoa và sinh vật cảnh. Tăng cường quan hệ hợp tác với các địa

phương khác và với các công ty nước ngoài để vừa tranh thủ vốn

đầu tư, vừa khơi thêm luồng khách, phấn đấu đưa mức tăng trưởng

bình quân hàng năm về kinh doanh du lịch trên địa bàn lên 32,5% và

riêng địa phương lên 31,3% (cao hơn trong thời gian 1991 - 1995 là

5,8%) [40, tr.47].

Page 57: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

51

Như vậy, đến Đại hội lần này, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu về phát triển kinh tế du lịch đã có những bước phát triển mới, thể

hiện rõ nhận thức mới về ngành kinh tế du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, quan

trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Cụ thể hóa chủ trương của Đại hội Đảng bộ Tỉnh, ngày 05 tháng 12 năm

1998, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Nghị quyết chuyên

đề số 17/NQ-TV về phát triển du lịch đến năm 2000, nhấn mạnh mục tiêu:

“Nâng cao mức tăng trưởng và chất lượng, hoạt động kinh doanh du lịch. Phát

triển đa dạng các loại hình du lịch trên địa bàn: du lịch biển, du lịch văn hóa,

du lịch thể thao, nghỉ dưỡng cuối tuần… nhằm tạo được tiến bộ mới trong

kinh doanh du lịch nội địa; mở rộng dịch vụ du lịch quốc tế” [117, tr.3].

Nghị quyết đã đưa ra các nhiệm vụ chủ yếu nhằm khắc phục những khó

khăn, tồn tại về kết cấu hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ của ngành du lịch, các

loại hình dịch vụ du lịch chưa đa dạng, kém hấp dẫn, hoạt động của các doanh

nghiệp du lịch quốc doanh kém hiệu quả, quản lý Nhà nước về du lịch còn

hạn chế… Đó là, nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ, các loại hình

kinh doanh du lịch trên địa bàn. Phát triển mạnh các dịch vụ văn hóa, hoạt

động vui chơi, giải trí tại các tuyến, điểm du lịch nhằm thu hút du khách đến

Bà Rịa - Vũng Tàu. Củng cố, sắp xếp doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong

đó cần cổ phần hóa một số doanh nghiệp, khách sạn để phát huy sức mạnh

tổng hợp khai thác hợp lý tài nguyên du lịch, phù hợp với tình hình chung của

đất nước. Đẩy nhanh góp vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư với

nước ngoài, chú trọng các dự án đầu tư theo hình thức BOT hoặc 100% vốn

nước ngoài.

Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng đặt ra yêu cầu, nâng cao

nhận thức của cán bộ quản lý, các doanh nghiệp và các đối tác tham gia hoạt

động du lịch trên địa bàn tỉnh về tầm quan trọng của phát triển kinh tế du lịch.

Tăng cường năng lực của cơ quan quản lý, phối hợp chặt chẽ với các ngành tổ

Page 58: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

52

chức điều tra cơ bản phục vụ phát triển du lịch; quy hoạch phát triển du lịch

những vùng có tiềm năng lợi thế, đảm bảo khai thác tốt tiềm năng, lợi thế tài

nguyên, nhất là tài nguyên nhân văn, tài nguyên biển… cho phát triển du lịch.

Theo đó, các hoạt động du lịch phải được triển khai đồng bộ với việc

ban hành các quy chế, quy định kinh doanh dịch vụ, phân cấp quản lý, đồng

thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch. Quan tâm công

tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực. Trong đó, bốn nhiệm vụ trước mắt

được Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo là: Củng cố Công ty Du lịch Vũng Tàu;

tiến hành nâng cấp khu du lịch Bãi Sau; thực hiện dự án Công viên - dịch vụ

công cộng Bãi Trước; bổ sung quy định, quy chế về các dịch vụ công cộng,

các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử [117, tr.4].

Đây là nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng

Tàu về phát triển kinh tế du lịch, thể hiện rõ sự quan tâm lãnh đạo, định

hướng, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch trên địa bàn. Nghị quyết là

văn bản cụ thể hóa kịp thời nhiều nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế du

lịch được Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng bộ tỉnh đề ra. Nội dung Nghị

quyết đã thể hiện rõ quyết tâm của Đảng bộ tỉnh, mở ra một bước tiến mới

phát triển toàn diện kinh tế du lịch.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ II của Đảng bộ tỉnh, với

tinh thần đoàn kết đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bà

Rịa - Vũng Tàu đã ra sức khắc phục khó khăn, phát huy thuận lợi và tiềm năng

sẵn có, thực hiện hoàn thành về cơ bản các nhiệm vụ KT - XH do Đại hội Đảng

bộ tỉnh đề ra. Kinh tế tăng khá, GDP sau 5 năm (tính cả Dầu khí) tăng hai lần:

năm 1995 là 10.759 tỷ đồng; năm 2000 là 21.998 tỷ đồng. GDP bình quân đầu

người tăng từ 1.396 năm 1995 lên 2.438 năm 2000 (không tính dầu khí) tăng từ

512 USD lên 851 USD. Trong đó, ngành kinh tế du lịch từng bước trở thành

ngành kinh tế mũi nhọn mang nhiều sắc thái đặc trưng của vùng đất lịch sử

truyền thống của Nam Bộ, thu hút ngày càng nhiều khách trong nước và quốc tế.

Page 59: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

53

Đánh giá kết quả đạt được của ngành Du lịch, Đại hội đại biểu Đảng bộ

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ III (01 - 2001) ghi nhận: Dịch vụ du lịch được

nâng cao cả về số lượng và chất lượng; tỷ trọng kinh tế ngoài quốc doanh trong

tổng doanh thu ngoài quốc doanh có xu hướng tăng lên; đầu tư nước ngoài tăng

cao, các dự án đầu tư nước ngoài đã góp phần khá lớn vào việc hiện đại hóa

ngành du lịch và đô thị Vũng Tàu. Tiềm năng, lợi thế du lịch tắm biển, nghỉ

dưỡng, phục hồi sức khỏe đang từng bước được phát huy.

Đại hội đề ra mục tiêu tổng quát 10 năm (2001 - 2010) của tỉnh: “Đến

năm 2010, Bà Rịa - Vũng Tàu cơ bản trở thành một trong những trung tâm công

nghiệp, du lịch và khai thác hải sản của khu vực và cả nước, một thương cảng

quốc gia và quốc tế” [49, tr.18]; mục tiêu cụ thể tăng trưởng tốc độ bình quân

của ngành du lịch là 10,9% năm. Năm 2000, công tác quy hoạch đã tập trung

triển khai đồng bộ và toàn diện các đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển du

lịch. Tỉnh cũng tập trung quảng bá du lịch mạnh mẽ thông qua việc tham gia

các hội chợ trong nước và khu vực, quảng bá trên các tạp chí chuyên ngành;

đẩy mạnh xúc tiến du lịch, liên doanh liên kết…, tạo cơ sở quan trọng cho đẩy

nhanh phát triển du lịch trong giai đoạn sau. Chủ trương cụ thể đối với ngành

Du lịch được Đại hội xác định rõ: “Du lịch là ngành kinh tế có nhiều tiềm

năng, thế mạnh phát triển. Trong giai đoạn 2001 - 2005 tập trung đầu tư các

dự án phát triển sau: Dự án cáp treo Vũng Tàu, tiếp tục nâng cấp hoàn chỉnh

bãi tắm Thùy Vân, xây dựng khu công viên Bãi Trước, Khu du lịch Hồ Tràm

(Xuyên Mộc), suối nước nóng Bình Châu, khu Kỳ Vân, công viên Bàu Sen,

du lịch sinh thái Côn Đảo” [41, tr.86].

Như vậy, từ khi thành lập tỉnh đến năm 2005, Đảng bộ, chính quyền tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu đã vận dụng đúng đắn chủ trương của Đảng và Chính phủ

vào điều kiện thực tế của địa phương kịp thời, đề ra các chủ trương phát triển du

lịch đúng hướng, có lộ trình và những bước đi phù hợp. Từ việc xác định chủ

trương đến quyết tâm chỉ đạo đều hướng tới mục tiêu phát triển du lịch thành

Page 60: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

54

ngành kinh tế mũi nhọn, thành trung tâm du lịch của khu vực và cả nước. Đảng

bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt một số vấn đề sau:

Một là, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đã nhận thức sâu sắc vị trí, tầm

quan trọng của du lịch với sự phát triển kinh tế du lịch của tỉnh;

Hai là, đề ra mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ, cụ thể;

Ba là, xác định hướng phát triển kinh tế du lịch;

Bốn là, huy động mọi tiềm năng, thế mạnh và sức mạnh của cả hệ thống

chính trị để phát triển kinh tế du lịch.

2.3. ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH

TẾ DU LỊCH GIAI ĐOẠN (1991 - 2005)

2.3.1. Chỉ đạo phát triển đồng bộ ngành du lịch

Về công tác quản lý phát triển du lịch

Triển khai thực hiện Nghị quyết lần thứ VII của Đảng, ngày 22 tháng 6

năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 45 về đổi mới quản lý và phát

triển du lịch, khẳng định: “Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong

chiến lược phát triển KT - XH của đất nước” [21]. Phát triển kinh tế du lịch sẽ

góp phần thúc đẩy sự nghiệp đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế

khác. Nghị quyết Chính phủ được ban hành thể hiện quyết tâm cao trong quản

lý Nhà nước về du lịch, với phương hướng là nâng cao chất lượng và đa dạng

hóa các sản phẩm du lịch, đưa ngành du lịch phát triển sớm đuổi kịp ngành du

lịch của các nước phát triển trong vùng và trên thế giới.

Trong Nghị quyết còn thể hiện rõ quyết tâm của Chính phủ đối với việc

quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, nhằm mục tiêu hình thành các trung tâm

du lịch với những sản phẩm đặc sắc, thu hút đầu tư cơ sở vật chất hiện đại; tập

trung kiện toàn Tổng cục Du lịch và xúc tiến thành lập các sở du lịch ở các

tỉnh, thành phố. Điều đặc biệt tại Nghị quyết 45 của Chính phủ là đã xác định

Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong ba vùng du lịch trọng điểm của cả nước cần

phải tiến hành việc lập quy hoạch tổng thể.

Page 61: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

55

Thực hiện Nghị quyết số 45/CP của Chính phủ và Quyết định số

171/TTg ngày 17 tháng 4 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành

lập một số sở du lịch, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo UBND tỉnh

xúc tiến việc thành lập Sở Du lịch, đáp ứng công tác quản lý về mặt Nhà

nước. Sở Du lịch có chức năng, nhiệm vụ tham mưu và quản lý Nhà nước về

các hoạt động du lịch; đồng thời, được giao trách nhiệm quản lý 16 doanh

nghiệp lữ hành, 116 cơ sở lưu trú với 3.760 phòng. Sở có bộ khung cơ cấu tổ

chức khá đầy đủ, bao gồm: Giám đốc và 2 phó giám đốc phụ trách các mảng

công việc chuyên môn về quản lý lữ hành - khách sạn; thanh tra - nghiên cứu

phát triển du lịch; xúc tiến du lịch. Cơ cấu nhân sự gồm 30 cán bộ làm việc tại

các phòng: Quản lý du lịch, Văn phòng sở và Thanh tra, giúp cho các hoạt

động quản lý du lịch đi vào nền nếp.

Năm 1999, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

được thành lập do một đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban;

thành viên là lãnh đạo các sở, ngành, các địa phương. Ban Chỉ đạo ra đời đã

làm tăng năng lực quản lý Nhà nước, có trách nhiệm giúp UBND tỉnh chỉ đạo

và điều phối các hoạt động du lịch, làm đầu mối phối hợp các sở, ngành, địa

phương trong việc xây dựng và triển khai các chương trình phát triển du lịch.

Triển khai Pháp lệnh Du lịch năm 1999 và các văn bản hướng dẫn thực

hiện, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tiến hành quán triệt, phổ biến đến các tổ

chức, cá nhân và nhân dân. Sở du lịch tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành

các văn bản tăng cường quản lý Nhà nước về du lịch tại các địa phương, như:

Chỉ thị số 27/2000/CT-UB ngày 19 tháng 4 năm 2000 về việc triển khai thực

hiện Chỉ thị số 07/2000/CT-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2000 của Thủ tướng

Chính phủ về giữ gìn trật tự trị an, vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan

du lịch. Năm 2001, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Quy chế quản lý hoạt

động kinh doanh du lịch tại các bãi tắm, quy định bắt buộc các cơ sở kinh

Page 62: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

56

doanh phải thành lập đội cấp cứu thủy nạn. Sở Du lịch đã xây dựng mạng lưới

cứu hộ du lịch đông nhất trong cả nước.

Năm 2002, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác bảo

vệ tại các điểm du lịch, quy chế hoạt động của ca nô, du thuyền, mô tô trượt

nước, đã giúp quản lý tốt về an ninh trật tự, an toàn cho du khách đến với Bà

Rịa - Vũng Tàu. Ngày 05 tháng 02 năm 2002, UBND tỉnh ban hành quyết

định thành lập Thanh tra Nhà nước về du lịch, du lịch các cấp ra đời đã phát

huy chức năng, nhiệm vụ trong việc đảm bảo hoạt động du lịch ổn định, đúng

luật pháp và tuân thủ các quy định của tỉnh. Đến năm 2005, đã kiểm tra 399

lượt các đơn vị kinh doanh du lịch về tổ chức hoạt động, trật tự trị an, vệ sinh

môi trường, giá cả dịch vụ. Nhờ đó, công tác quản lý nhà nước về du lịch

được tăng cường.

Ngày 15 tháng 4 năm 2004, UBND Tỉnh ban hành quyết định số

1727/2004/QĐ-UB về quy chế quản lý và tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch

tại các bãi tắm thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; tiếp đến, ngày 05-11-2004,

UBND tỉnh ban hành quyết định số 8737/2004/QĐ-UB ban hành Quy chế bảo

vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Các ngành: Du

lịch, Tài nguyên - Môi trường của tỉnh tăng cường nâng cao ý thức tự giác của

doanh nghiệp về công tác đảm bảo trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường, đảm

bảo quyền lợi của khách du lịch trong các hoạt động kinh doanh.

Bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch từng bước được hoàn thiện, đáp

ứng yêu cầu của tình hình phát triển du lịch trong tỉnh. Năm 2003, tỉnh Bà Rịa

- Vũng Tàu đã thành lập 5 ban quản lý các khu du lịch tại thành phố Vũng

Tàu, huyện Xuyên Mộc, Long Điền, Đất Đỏ và Côn Đảo trực thuộc UBND

các huyện, thành phố và chịu sự hướng dẫn về chuyên môn của Sở Du lịch.

Các ngành Công an; Lao động, Thương binh và Xã hội; Giao thông vận tải và

các huyện, thành phố triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 07 của Thủ

tướng Chính phủ, Chỉ thị số 27 của UBND tỉnh về đảm bảo vệ sinh môi

Page 63: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

57

trường, an ninh trật tự tại các điểm thăm quan du lịch và đề án đảm bảo trật

tự trị an tại các điểm thăm quan, các bãi tắm. Huy động sự tham gia của các

doanh nghiệp trong công tác cấp cứu thủy nạn, xây dựng đội ngũ 158 cứu hộ

viên trên các tuyến biển có bãi tắm.

Chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã mang lại hiệu quả thiết

thực. Các điểm thăm quan, các bãi tắm đã an toàn, vệ sinh, trật tự hơn, tạo sự ổn

định, nề nếp trong kinh doanh du lịch. Công tác quản lý Nhà nước, do đó được

thực hiện đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở. Từ khi thành lập đến năm 2005, các Ban

quản lý các khu du lịch đã tiến hành 563 lượt kiểm tra về trật tự trị an, bình ổn

giá tại các khu du lịch, cấp cứu thủy nạn cho 5.833 lượt người [141, tr.10].

Năm 2004, trước yêu cầu công tác quản lý Nhà nước về du lịch, Sở Du

lịch được phân công bổ sung một số nhiệm vụ, đặc biệt là nhiệm vụ làm đầu

mối thu hút đầu tư du lịch, quản lý quy hoạch và các dự án đầu tư du lịch.

Thực hiện tốt nhiệm vụ này, Sở Du lịch đã thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư từ các

thành phần kinh tế. Đến 2005, toàn tỉnh đã có 69 dự án đầu tư cho du lịch

[121, tr.4]. Hiệp hội du lịch tỉnh được thành lập (2005), đã đóng vai trò quan

trọng quy tụ các doanh nghiệp thành viên, tạo một diễn đàn chung cho các

doanh nghiệp du lịch có vai trò hỗ trợ và phản biện với các cơ quan nhà nước

trong việc hoạch định và thực hiện các chương trình phát triển du lịch.

Về công tác quy hoạch phát triển du lịch

Thực hiện chủ trương của Đảng và chỉ đạo công tác quy hoạch phát triển

ngành du lịch của Chính phủ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

thường xuyên chỉ đạo thực hiện công tác quy hoạch phát triển du lịch trên địa

bàn, coi đây là lĩnh vực quan trọng, đem lại hiệu quả cho ngành kinh tế du lịch.

Trước mắt, tập trung triển khai, thực hiện Quyết định số 307/QĐ-TTg ngày 24

tháng 5 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể

phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 - 2010. Trong đó, nhận định Bà Rịa

- Vũng Tàu “là địa bàn đô thị du lịch chủ yếu cần phát triển khu vực du lịch

Page 64: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

58

biển để phục vụ cho dân cư tại chỗ, nghỉ cuối tuần của khách du lịch quốc tế

cũng như khách du lịch tham quan trong nước, ở khu vực Thành phố Hồ Chí

Minh và phụ cận” [152, tr.6].

Một số điểm du lịch tiêu biểu khác của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã được

quy hoạch như Bình Châu - Long Hải - Vũng Tàu là địa bàn nghỉ dưỡng giải

trí, Bạch Dinh (Vũng Tàu) là di tích lịch sử,... Vũng Tàu - Long Hải - Côn Đảo.

Các điểm du lịch nay là khu vực được Chính phủ đưa vào diện ưu tiên đầu tư

phát triển du lịch nghỉ cuối tuần, có dự án riêng cho Côn Đảo; quy hoạch lại

khu du lịch Bãi Trước, Bãi Sau thành phố Vũng Tàu.

Như vậy, quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là hoạch

định tổng thể phát triển du lịch của từng địa phương, trong đó Bà Rịa - Vũng

Tàu là địa bàn du lịch được quan tâm của cả nước.

Năm 1996, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành Quy hoạch

Tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 1996 - 2000

[137]. Bám vào 6 nhiệm vụ mang tính chiến lược được Chính phủ đề ra nhằm

đạt được mục tiêu trong quy hoạch: Phát triển nguồn nhân lực; phát triển sản

phẩm du lịch; nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch; giữ gìn, tôn tạo và

phát triển tài nguyên du lịch; môi trường, đầu tư cho du lịch; và chiến lược về

thị trường, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các ngành đánh giá chi tiết thực

trạng các hoạt động du lịch, như số lượng khách, doanh thu, lao động, vốn

đầu tư, cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng; tài nguyên du lịch, hiện

trạng môi trường du lịch từ khi thành lập tỉnh, để định hướng xây dựng Quy

hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2010 theo ngành và theo lãnh thổ.

Về phát triển theo ngành, trong Chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn

1996 - 2000, chủ trương chỉ đạo, đẩy mạnh phát triển ngành du lịch với tốc độ

cao theo 3 định hướng về các hoạt động kinh doanh du lịch: Phát triển mạnh

ngành du lịch, trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh; phát triển ngành

du lịch thành một ngành công nghiệp trong chiến lược CNH, HĐH; phát triển

Page 65: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

59

đa dạng hóa sản phẩm, để đến năm 2000, du lịch trở thành ngành kinh tế quan

trọng và đến năm 2010 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.

Mục tiêu Đảng bộ tỉnh đặt ra cho công tác quy hoạch và chỉ đạo là đảm bảo

đến năm 2000, tỷ lệ GDP của du lịch là 4,7% so với GDP trong ngành dịch vụ

32,6%; đến năm 2010 đạt 6,3% so với tổng GDP trong ngành dịch vụ địa

phương đạt 35,6%” [136, tr.41].

Tỉnh tập trung chỉ đạo tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế, khách

nội địa. Giai đoạn 2001 - 2010, khi các dự án về kinh doanh du lịch đi vào hoạt

động, nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của du khách tăng, số lượng khách quốc tế đến

Vũng Tàu giai đoạn này chiếm tới 35 - 40% số khách của Thành phố Hồ Chí

Minh; đến năm 2000, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ đón gần 2 triệu khách du lịch quốc

tế. Đối với khách nội địa chủ yếu từ Thành phố Hồ Chí Minh và các địa

phương phụ cận là khách nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần. Giai đoạn 1995 - 2000,

tốc độ tăng trưởng khách du lịch nội địa đạt 7,3 - 10%; giai đoạn 2000 - 2010,

tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 11,5 - 14,6% và đến năm 2010 sẽ đón 6,8

- 10,2 triệu lượt khách [136, tr.46].

Về phát triển theo lãnh thổ, được xác định một số điểm du lịch có ý

nghĩa quốc gia và quốc tế. Tại thành phố Vũng Tàu có các điểm du lịch nổi

bật như: Thích ca Phật Đài, Niết Bàn Tịnh Xá, Khu Đình Thần Thắng Tam,

Linh Sơn Cổ Tự, tượng Chúa Jesu, Bạch Dinh; các bãi biển có giá trị du lịch

như Bãi Sau, Bãi Trước, Bãi Dứa, Bãi Dâu, bãi Nghinh Phong. Một số điểm

nổi bật ở Long Hải, Phước Bửu, Núi Dinh, Côn Đảo… Ngoài ra, còn có một

số điểm du lịch hấp dẫn trong hệ thống các tuyến điểm du lịch. Đối với cụm

du lịch, Quy hoạch đã xác định cụm du lịch thành phố Vũng Tàu và phụ cận,

Long Hải - Phước Hải, Bình Châu - Hồ Cốc, Núi Dinh - Thị Vải, Côn Đảo.

Quy hoạch đến năm 2000 có các dự án: Phát triển trung tâm du lịch thành phố

Vũng Tàu và phụ cận, khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp ở huyện Long Đất, khu

Page 66: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

60

lâm viên văn hóa Núi Dinh - Thị Vải, khu du lịch Hồ Tràm - Bình Châu, khu

du lịch - dịch vụ Côn Đảo; dự án đội tàu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tháng 9 năm 2002, Đề án “Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” giai

đoạn 2001 - 2005, được ban hành và thực hiện, đã tạo ra một bước chuyển mới,

toàn diện về hoạt động phát triển kinh tế du lịch. Đề án đưa mục tiêu đến năm

2005 xây dựng ngành du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh [141]. Đề

án đã đưa ra 5 nhiệm vụ, 6 giải pháp quan trọng cùng với các lộ trình thực hiện,

đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về du lịch.

Chỉ đạo công tác Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Nhận thức rõ tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong phát triển kinh

tế nói chung và ngành du lịch nói riêng, ngay từ khi mới thành lập, Đảng bộ

tỉnh đã có chủ trương chỉ đạo xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ:

“Kết hợp đào tạo dài hạn, trung hạn và ngắn hạn (cả trong nước và nước

ngoài); nội dung chương trình gồm những vấn đề thiết thực về chính trị,

nghiệp vụ du lịch và an ninh kinh tế”. Chú trọng “Xây dựng đội ngũ cán bộ

làm du lịch có trình độ và kỹ năng nghiệp vụ, cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu

phát triển trong tiến trình hội nhập quốc gia, quốc tế” [131, tr.16]. Đồng thời,

có các giải pháp tuyển dụng vào các vị trí làm việc phù hợp.

Theo đó, sự phối hợp giữa các doanh nghiệp du lịch, Sở Du lịch với các

trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch được tiến hành thường xuyên, liên tục.

Các lớp chuyên đề, tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên trong các

chương trình ngắn hạn kết hợp với các hội nghị, hội thảo đã tạo ra nhiều cơ

hội cho các doanh nghiệp học hỏi lẫn nhau, nâng cao nghiệp vụ du lịch.

Chương trình đào tạo dài hạn đặt trọng tâm đào tạo nhiều nhân viên

trẻ, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, nâng cao trình độ ngoại ngữ, trình độ

chuyên môn, đặc biệt là nhân lực trong loại hình du lịch MICE (kết hợp hội

nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty

cho nhân viên, đối tác) là thế mạnh của tỉnh. Đồng thời, khuyến khích nhân

Page 67: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

61

viên theo học các chương trình đào tạo tại các trường đại học chuyên về du

lịch, định hướng cho các em học sinh phổ thông thi vào các trường đại học,

cao đẳng có đào tạo về du lịch.

Hoạt động du lịch phát triển, thu hút nguồn nhân lực địa phương khá

lớn. Năm 1993, toàn tỉnh có hơn 5.000 người, trong đó số lao động có trình

độ đại học và trên đại học chiếm trên 15%, lao động có trình độ cao đẳng và

trung cấp chiếm trên 20%. Đến năm 2001, có 4.044 người; năm 2005 có

6.041 người làm việc trong ngành du lịch. Số lao động có trình độ từ công

nhân kỹ thuật đến cao đẳng, đại học từ 2.256 người năm 2001 lên 4.135 người

năm 2005 [141, tr.7]. Công tác đào tạo nguồn nhân lực thực sự là một trong

những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của tỉnh.

Với chức năng quản lý Nhà nước về du lịch, trong giai đoạn 2001 - 2005,

Sở Du lịch đã tổ chức 47 lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ khách sạn, bảo vệ, cấp

cứu thủy nạn, văn minh giao tiếp cho 1.065 lượt người lao động tại các doanh

nghiệp [89, tr.3]; cử 119 lượt cán bộ công chức đi đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ

quản lý, chính trị, tin học, đại học đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ. Các doanh

nghiệp du lịch lớn cũng đã chủ động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tại chỗ ngay khi

dự án bắt đầu khởi động và bồi dưỡng định kỳ bằng nhiều hình thức để đảm bảo

cho hoạt động và phát triển doanh nghiệp (xem bảng 2.1).

Bảng 2.1. Lao động trong ngành du lịch giai đoạn 1993 - 2005

Đơn vị: người

1993 2000 2005

Tổng Lao động 3745 4.260 6.041

Đại học và sau đại học 350 615 1.003

Cao đẳng và trung cấp 385 558 1.083

CN kỹ thuật 2095 1.960 2.049

Lao động khác 95 1.127 1.906

Nguồn: [39, 40, 41].

Page 68: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

62

Như vậy, từ năm 1991 đến năm 2005, cùng với công tác quản lý Nhà

nước về du lịch được thực hiện đạt hiệu quả tốt, công tác đào tạo được quan

tâm đúng mức với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

2.3.2. Chỉ đạo từng bƣớc nâng cao chất lƣợng hoạt động các loại

hình du lịch

Căn cứ vào tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu thường xuyên quan tâm chỉ đạo tăng cường các loại hình du lịch,

dịch vụ tại các tuyến, điểm du lịch. Ngay từ Đại hội Đảng bộ tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu lần thứ I (nhiệm kỳ 1992 - 1995), Đảng bộ tỉnh đã xác định tổ chức

“nhiều điểm du lịch với các loại hình phong phú, khai thác có hiệu quả điều

kiện tự nhiên, các di tích lịch sử và các thiết bị hiện có”. Đến nhiệm kỳ 2001 -

2005, Đảng bộ tỉnh chủ trương “khai thác triệt để điều kiện tự nhiên biển,

rừng, núi, đồng thời đầu tư hiện đại dần các trọng điểm du lịch, bao gồm cả

hải đảo”. Tập trung đầu tư mở rộng và đa dạng hóa nhiều loại hình du lịch

mới với những sản phẩm đặc trưng theo 5 cụm trọng điểm đã được xác định

trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2010. Trước hết là thành

phố Vũng Tàu và vùng phụ cận, trọng tâm là bãi tắm Thùy Vân gắn với Cáp

treo - Núi Lớn - Núi Nhỏ, khu công viên dịch vụ Bãi Trước, nối với khu du

lịch nghỉ dưỡng ở Chí Linh, Cửa Lấp.

Phát triển du lịch khu vực Long Hải - Phước Hải nhằm chi phối thị

trường khách giữa Bình Thuận và Vũng Tàu, lấy Khu du lịch Hoa Anh Đào

và di tích lịch sử trên núi Minh Đạm làm trung tâm, vì đây là nơi có điều kiện

tự nhiên đa dạng, cơ sở hạ tầng đồng bộ, từ đó phát triển ra toàn bộ khu vực

Long Hải. Khu vực Bình Châu - Phước Bửu, trọng tâm là suối khoáng nước

nóng Bình Châu, mở rộng ra phía biển Sông Lô, nối các tuyến du lịch đến Hồ

Tràm, Hồ Cốc và khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu. Khu vực

Côn Đảo mà trung tâm là khu vực Phi Yến. Hỗ trợ cho Phi Yến là các đảo

nhỏ lân cận. Tại đây, cần nâng cấp và bổ sung cơ sở vật chất du lịch, tôn tạo

Page 69: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

63

các di tích, danh lam thắng cảnh, nhằm phát triển liên hoàn các loại hình du

lịch biển - núi - rừng tại Côn Đảo.

Đến năm 2005, tỉnh đã phát triển khá ổn định các loại hình du lịch như

du lịch sinh thái cảnh quan, du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch văn hóa kết

hợp thể thao. Đối với du lịch sinh thái, tập trung đầu tư tại 2 khu vực: Khu

vực bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu và Vườn Quốc gia Côn Đảo.

Du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần là loại hình chủ yếu, cần tạo một môi trường

nghỉ dưỡng đặc trưng của Bà Rịa - Vũng Tàu. Du lịch văn hóa kết hợp thể

thao, xây dựng mô hình khai thác và quản lý hiệu quả các di tích lịch sử, mô

hình lễ hội đặc trưng của vùng đất và nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; tổ

chức loại hình thể thao như leo núi, lặn biển, thả diều, kéo dù trên biển, đua

xe mô tô, tổ chức các giải thể thao chuyên nghiệp...

Trên cơ sở phân bố khu du lịch và các loại hình du lịch, tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu nhanh chóng hình thành 5 tuyến du lịch qua các khu du lịch trọng

điểm bằng đường bộ, đường không và đường thủy: Tuyến 1: Vũng Tàu - Côn

Đảo là loại hình thăm quan di tích lịch sử, nghỉ dưỡng, sinh thái và thể thao

biển. Tuyến 2: Vũng Tàu - Long Hải - Bình Châu, loại hình du lịch nghỉ

dưỡng, chữa bệnh và tham quan. Tuyến 3: Bình Châu - Hồ Tràm - Hồ Cốc,

loại hình du lịch sinh thái biển và rừng, du lịch văn hóa kết hợp thể thao.

Tuyến 4: Vũng Tàu - Long Hải - Núi Dinh - Long Sơn, loại hình thăm quan

di tích lịch sử, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cuối tuần. Và tuyến 5: Vũng Tàu -

Hồ Tràm - Hồ Cốc, loại hình du lịch nghỉ dưỡng thăm quan.

Như vậy, trong giai đoạn 2001 - 2005, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

định hướng chỉ đạo, tập trung nâng cao chất lượng các loại hình kinh doanh,

bao gồm: Loại hình du lịch sinh thái - cảnh quan được triển khai ở bãi tắm

thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu và Vườn Quốc gia Côn Đảo. Loại hình du

lịch truyền thống và phổ biến của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là du lịch nghỉ dưỡng

cuối tuần, thường xuyên thu hút khách từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh

Page 70: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

64

miền Đông Nam Bộ đến thăm quan, tắm biển, với thời gian lưu trú ngắn, như:

Biển Đông, Paradise, Thùy Dương, Hồ Cốc. Một số resort cao cấp ven biển

được hình thành như Kỳ Vân, Làng Bình An, Long Hải Beach Resort, Vũng

Tàu Intourco đã thu hút được lượng khách quốc tế và khách nội địa có mức chi

tiêu cao đến tắm biển, nghỉ dưỡng.

Du lịch văn hóa kết hợp thể thao đã được khai thác, tổ chức có hiệu quả

trong việc thăm quan di tích lịch sử, lễ hội, tổ chức giải thể thao leo núi, lặn

biển, thám hiểm trong rừng nguyên sinh, kéo dù trên biển, diều lượn... Các loại

hình du lịch được các doanh nghiệp đầu tư, tổ chức đón và phục vụ khách đạt

hiệu quả. Cho thấy, việc định hướng chiến lược của tỉnh là đúng đắn, phù hợp

với tiềm năng du lịch và khả năng đầu tư của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu,

thị hiếu của du khách. Đối với các hoạt động văn hóa, tỉnh đã tiến hành tổ chức

các sự kiện văn hóa, thể thao với quy mô lớn nhằm thu hút khách du lịch đến

với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Để nâng cao chất lượng các loại hình, sản phẩm du lịch, Đảng bộ tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu tăng cường chỉ đạo công tác xây dựng cơ sở hạ tầng giao

thông, điện, nước, các công trình vệ sinh công cộng cho các cụm, điểm du

lịch; tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, trật tự xã hội, an ninh,

quốc phòng; hạn chế tình trạng gây rối trật tự, ăn xin, trộm cắp, ép giá đối với

du khách; duy trì môi trường tự nhiên và xã hội, chú trọng tôn tạo và bảo vệ,

sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên để phát triển du lịch bền vững.

Trên cơ sở các loại hình du lịch, tỉnh chủ trương khai thác thị trường

khách du lịch trọng điểm trong nước và quốc tế. Một số thị trường du lịch quốc

tế được chú trọng khai thác như Trung Quốc, Lào, Campuchia, các nước Asean,

Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, khôi phục thị trường truyền thống Nga và

một số nước Đông Âu. Đối với thị trường nội địa, tiếp tục khai thác thị trường

khách Đông Nam Bộ, đồng bằng Sông Cửu Long, chú trọng thị trường khách du

lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh.

Page 71: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

65

2.3.3. Chỉ đạo tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất phát triển nhanh

các loại hình dịch vụ kinh tế du lịch

Với chủ trương, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất là nền tảng vững chắc

cho hoạt động du lịch, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản khuyến khích

đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước cho các cơ sở vật chất phục vụ du lịch.

Trước hết, tập trung đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch khu vực thăm quan,

khu vui chơi giải trí; các khách sạn, nhà hàng, các cơ sở đào tạo đội ngũ nhân

viên, đầu tư kết cấu hạ tầng: giao thông, cấp nước, năng lượng, thông tin.

Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, chỉ đạo chặt chẽ Ban Cán sự Đảng

UBND tỉnh và các ngành xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu và danh mục các

dự án kêu gọi đầu tư. Quy định các thủ tục hành chính trong đầu tư, hạn chế

những chồng chéo, ách tắc trong quá trình lập thủ tục đầu tư. Tập trung chỉ đạo

việc quản lý và bố trí quỹ đất quy hoạch du lịch, bảo đảm triển khai dự án phù

hợp với chiến lược phát triển du lịch. Tăng cường công tác tư vấn đầu tư du lịch,

tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhưng cũng phải đánh giá đúng đắn năng lực

tài chính và khả năng thực hiện dự án của nhà đầu tư.

Nhờ đó, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn đã nỗ lực xây

mới và nâng cấp cải tạo cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị

trường du lịch. Năm 1996, toàn tỉnh mới có 65 khách sạn, 88 biệt thự với 1.314

phòng ngủ nội địa và 1.090 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế [136, tr.4]; năm 2005,

có 77 khách sạn, 13 khu du lịch nghỉ dưỡng với 3.628 phòng, trong đó có 48

khách sạn và khu nghỉ dưỡng đã được xếp hạng từ đạt tiêu chuẩn tối thiểu đến

4 sao với 2.312 phòng, trong đó có 14 khách sạn, khu nghỉ dưỡng 3 và 4 sao,

với 1.218 phòng [88, tr.2], số lượng khách sạn được xếp hạng “sao” tăng hơn

đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Mạng lưới kinh doanh du lịch

tăng đáng kể. Đến cuối năm 2005, toàn tỉnh có 101 doanh nghiệp kinh doanh

du lịch trên địa bàn, trong đó doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc các bộ, ngành

Trung ương có 14 doanh nghiệp, 9 doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh quản lý, 12

Page 72: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

66

doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài [84, tr.5].

Từ năm 1992 đến năm 1995, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ trương

gọi vốn đầu tư xây dựng các khu du lịch Vũng Tàu, Long Hải, Bình Châu; tập

trung công tác đầu tư bảo tồn, tôn tạo các khu di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh,

nhất là khu di tích lịch sử cách mạng Côn Đảo. Đến năm 2005, cơ bản hình

thành 10 khu du lịch gắn với 5 cụm du lịch ưu tiên đầu tư phát triển, trong đó 8

khu du lịch tập trung, 2 khu du lịch quốc gia là khu du lịch Hoa Anh Đào, khu du

lịch sinh thái và di tích lịch sử Côn Đảo. Căn cứ vào tiềm năng, thế mạnh ở từng

khu vực, Đảng bộ tỉnh định hướng phát triển phù hợp với từng khu vực.

Nâng cao việc đầu tư cho phát triển du lịch, nắm bắt được thị hiếu của

nhân dân và thị trường trong điều kiện tình hình mới, Đảng bộ tỉnh tiếp tục

chỉ đạo việc phát triển mạnh mẽ các hoạt động kinh doanh du lịch theo hướng

gắn kết các mô hình: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và lễ hội kết hợp với

nghiên cứu khoa học; tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, khả năng quản

lý và trình độ nghiệp vụ của ngành du lịch trên địa bàn tỉnh.

Các hoạt động đầu tư được Đảng bộ tỉnh quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ việc

quản lý và bố trí quỹ đất quy hoạch du lịch, bảo đảm triển khai dự án phù hợp với

chiến lược phát triển du lịch. Tăng cường công tác tư vấn đầu tư du lịch, tạo điều

kiện cho các doanh nghiệp nhưng cũng phải đánh giá đúng đắn năng lực tài chính

và khả năng thực hiện dự án của nhà đầu tư. Tạo môi trường đầu tư thuận lợi,

thông thoáng; chủ động thu hút hoặc thúc đẩy nhanh việc góp vốn của các đối tác

nước ngoài. Chỉ đạo Sở Du lịch cùng các doanh nghiệp chủ động lập các dự án

tiền khả thi, giới thiệu, quảng bá với các nhà đầu tư nước ngoài.

Từ năm 1996 đến 2005, có nhiều dự án đầu tư theo hình thức liên doanh

nước ngoài, BOT, 100% vốn nước ngoài. Giai đoạn 1996 - 2000 đã có 5 dự án

đầu tư nước ngoài: Khu du lịch Côn Đảo (290 triệu USD) bằng vốn liên

doanh nước ngoài; khu phức hợp du lịch Chí Linh (300 triệu USD); khu du

lịch paradise (97 triệu USD); khu du lịch Hòn Ngọc Phương Đông (264 triệu

Page 73: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

67

USD); khu du lịch Long Hải - Phước Hải - Bình Châu (130 triệu USD) [40,

tr.155]. Giai đoạn 2001 - 2005 có 2 dự án đầu tư bằng ngân sách tỉnh, 2 dự án

do doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư: Khu du lịch Núi Dinh (840 triệu

đồng); khu du lịch Minh Đạm, huyện Đất Đỏ (700 triệu đồng) [41, tr.109].

Tận dụng thế mạnh về tiềm năng tự nhiên và nhân văn, Đảng bộ tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo đầu tư mạnh mạnh các loại hình dịch vụ du lịch

vui chơi, giải trí hiện đại nhưng mang dấu ấn văn hóa dân tộc, văn hóa của địa

phương, không trùng lắp với các địa phương khác. Quy hoạch, bố trí các quầy

bán hàng đặc sản tập trung ở các đầu mối giao thông thành điểm dừng chân

mua hàng của du khách.

Trong những năm từ 1993 đến 1997, hoạt động đầu tư phát triển các

dịch vụ du lịch còn hạn chế. Các dịch vụ du lịch văn hóa, hoạt động vui chơi,

giải trí, đầu tư theo lãnh thổ và theo ngành còn chưa hợp lý. Việc tập trung

khai thác khu vực trung tâm, đường giao thông thuận lợi như các bãi biển ở

thành phố Vũng Tàu, Long Hải thuộc huyện Long Điền và các di tích lịch sử

văn hóa lân cận chưa thực sự hiệu quả. Các dự án đầu tư chủ yếu tập trung

vào hệ thống cơ sở lưu trú dọc các bãi biển, rất ít dự án đầu tư vào lĩnh vực

vui chơi, giải trí tổng hợp, thể thao núi - nghỉ dưỡng biển hoặc các danh

thắng, làng nghề… để tăng sự hấp dẫn và thời gian lưu trú của khách.

Khắc phục các hạn chế nêu trên, Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo ngành du lịch

phối hợp với các ngành chức năng tổ chức lại các hoạt động dịch vụ du lịch

theo tinh thần Nghị quyết 17-NQ/TV ngày 05-12-1998 của Đảng bộ tỉnh về

phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2000 là “đa dạng hoá các

loại hình, sản phẩm du lịch” để tập trung đầu tư có hiệu quả hơn. Trong đó,

chú trọng đầu tư vào các loại hình vui chơi, giải trí kết hợp với tắm biển và du

lịch sinh thái.

Để thực hiện các dự án, quy hoạch, Đảng bộ tỉnh chủ trương, huy động

nhiều vốn từ phát triển kinh tế của tỉnh, vốn các doanh nghiệp, vốn cổ phần, vốn

Page 74: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

68

liên doanh liên kết đầu tư trong nước và nước ngoài vào việc xây dựng các khu

du lịch, điểm du lịch, các công trình văn hóa,… Đến năm 2005, những kết quả

đạt được thể hiện ở một số dự án đã được triển khai như Cáp treo Núi Lớn - Núi

Nhỏ đã hoàn thành giai đoạn 1 và được triển khai hoạt động; Khu du lịch Biển

Đông, thành phố Vũng Tàu và các khu du lịch: Thùy Dương, Bình Châu và khu

du lịch sinh thái biển huyện Côn Đảo… đều được nâng cấp, mở rộng đáp ứng

với nhu cầu tham quan du lịch của khách trong và ngoài nước.

Huy động xã hội hóa trùng tu di tích được thực hiện hiệu quả, nhất là

tại các di tích lịch sử tiêu biểu. Từ đó, giúp cho một số lễ hội lớn được duy trì,

gắn liền với nghề nghiệp truyền thống của cư dân như đánh bắt, nuôi trồng

thủy, hải sản. Ngoài các lễ hội tại các làng nghề truyền thống, các đình, đền

thờ các anh hùng liệt sỹ như lễ hội Đức Thánh Trần, Giỗ tổ Hùng Vương…

được khai thác để phát huy giá trị lịch sử, văn hóa. Các sự kiện văn hóa, thể

thao, các lễ hội tiêu biểu đã thu hút đông đảo khách du lịch đến với tỉnh Bà

Rịa - Vũng Tàu. Các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, sinh thái, du lịch

biển bước đầu được quan tâm chỉ đạo và có xu hướng phát triển tốt. Lượng

khách cả nội địa và quốc tế ngày càng tăng, doanh thu tăng hàng năm, đóng góp

quan trọng cho nền kinh tế của tỉnh (Bảng 2.2).

Bảng 2.2. Kết quả hoạt động du lịch chủ yếu giai đoạn 1993 - 2005

Nội dung ĐVT 1993 2000 2005

Lƣợt khách 1.000 lƣợt 1.620 3.303 5.320

Khách quốc tế - 110 141 220

Khách nội địa - 1.510 3.162 5.100

Doanh thu Tỷ đồng 269 880 889

Nộp NSNN Tỷ đồng 21,36 58 64

Nguồn: [39, 40, 41].

Page 75: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

69

Tiểu kết chƣơng 2

Qua 15 gần năm (1991 - 2005), Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tập

trung lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch, bước đầu xác lập rõ chức năng,

nhiệm vụ, từng bước khai thác hiệu quả, tiềm năng, thế mạnh du lịch của địa

phương. Kinh tế du lịch của tỉnh, nhờ đó đã đạt được nhiều kết quả đáng

khích lệ, làm cơ sở nền tảng để phát triển trong các giai đoạn sau.

Thông qua quá trình lãnh đạo, Đảng bộ tỉnh đã nhận thức đầy đủ hơn

vai trò và tầm quan trọng của ngành kinh tế du lịch trong đời sống xã hội và

nền kinh tế quốc dân. Du lịch không chỉ là một hoạt động đơn thuần mà là

một ngành kinh tế mang tính tổng hợp, tổng hòa các mối quan hệ, ảnh hưởng

sâu sắc đến sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Từ rất sớm, Đảng bộ

tỉnh đã xác định du lịch là ngành “kinh tế mũi nhọn”. Theo đó, đã ban hành

nhiều chính sách phù hợp, tác động mạnh đến phát triển của ngành du lịch.

Công tác quản lý Nhà nước về kinh tế du lịch được tăng cường. Quy

hoạch tổng thể phát triển du lịch; các đề án phát triển du lịch ở từng giai đoạn

được xây dựng và ban hành có tính khả thi cao. Bước đầu định hình được tính

chất, vai trò và chức năng của từng địa bàn du lịch trên bản đồ tổng thể phát

triển kinh tế du lịch của tỉnh. Loại hình và sản phẩm du lịch đã được Đảng bộ

tỉnh xác định rõ và được xúc tiến đầu tư phát triển. Bước đầu đã có sự liên

kết, hợp tác giữa các địa phương trong tỉnh, giữa các doanh nghiệp trong và

ngoài tỉnh, nâng cao chất lượng dịch vụ, đầu tư đa dạng sản phẩm du lịch.

Nguồn nhân lực và cơ sở vật chất của ngành du lịch từng bước được cải thiện.

Nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng quy mô, hiện đại được hình thành. Môi trường

du lịch, trật tự trị an, đảm bảo an toàn cho du khách tại các tuyến, điểm du

lịch được nâng cao. Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng thể hiện vai trò là

ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu GDP của tỉnh; là điểm đến “văn minh

và thân thiện” của bạn bè trong nước và quốc tế.

Page 76: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

70

Tuy còn những khó khăn, bất cập, nhưng với những kết quả đã đạt

được trong giai đoạn 1991 - 2005 đã khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời,

đúng hướng của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đồng thời, là sự nỗ lực

đóng góp của các tầng lớp nhân dân với tinh thần quyết tâm cao. Qua đó,

năng lực và tư duy lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ được nâng

lên và đổi mới trên nhiều mặt. Trong đó, giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát

triển kinh tế du lịch với các vấn đề về phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, an

ninh quốc phòng, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh.

Page 77: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

71

Chƣơng 3

ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH

TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015

3.1. TÌNH HÌNH MỚI VÀ CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA -

VŨNG TÀU ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH (2005 - 2015)

3.1.1. Tình hình mới tác động đến kinh tế du lịch

Năm 2005, tình hình thế giới có nhiều biến động cả về kinh tế, chính trị.

Cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng

cao, tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch

cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hoá nền kinh tế và đời sống xã hội. Xu thế hòa

bình, hợp tác và phát triển là xu thế khách quan, chủ đạo của các quốc gia, các

dân tộc. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là trung tâm phát triển năng

động của kinh tế thế giới. Vai trò trung tâm kết nối của ASEAN trong các

thiết chế khu vực tiếp tục được khẳng định nhưng còn nhiều thách thức.

Trong điều kiện đó, xu hướng phát triển du lịch của thế giới vẫn là sự

gia tăng số lượng khách du lịch và yêu cầu sản phẩm du lịch đạt chất lượng;

xu thế quần chúng hóa thành phần du khách và một số loại hình du lịch mới

như du lịch mạo hiểm được ưa chuộng; xu hướng mở rộng địa bàn du lịch.

Những xu hướng phát triển mới, như: Nhu cầu giải trí, trải nghiệm, học tập để

hoàn thiện bản thân của con người gia tăng, do đó nhu cầu du lịch ngày càng

nhiều hơn. Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí vẫn chiếm ưu thế

chính. Ở một số nước khu vực, như Châu Á - Thái Bình Dương, du khách có

mục đích thăm viếng, chữa bệnh, tôn giáo nhiều hơn. Du lịch có trách nhiệm

với môi trường ngày càng trở thành xu hướng nổi trội, được quan tâm. Xu

hướng mở rộng địa bàn du lịch, di chuyển mạnh đến khu vực Châu Á - Thái

Bình Dương tiếp tục tăng. Nhiều tập đoàn du lịch cạnh tranh mạnh mẽ, có sự

liên kết trên diện rộng của các tập đoàn du lịch.

Page 78: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

72

Đối với Việt Nam, tình hình chính trị xã hội ổn định. Chính sách ngoại

giao của Việt Nam là độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát

triển; đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác

quốc tế. Kinh tế đất nước tiếp tục phát triển theo hướng hoàn thiện thể chế

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Môi trường đầu tư, kinh

doanh và năng lực cạnh tranh có bước được cải thiện. Khu vực dịch vụ tập

trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức công

nghệ cao được quan tâm, như du lịch, hàng hải, hàng không, viễn thông.

So với các nước trong khu vực, đến thời điểm này thì du lịch Việt Nam vẫn

còn nhiều hạn chế, như chưa có khu du lịch mang tầm cỡ quốc tế, sản phẩm du

lịch chất lượng cao chưa nhiều, chất lượng dịch vụ thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật

chưa đồng bộ. Vì vậy, trong quá trình lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới, các

cấp ủy Đảng cần quan tâm hơn đến đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch.

Tuy nhiên, trên thực tế, kinh tế du lịch Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển.

Luồng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam vẫn liên tục tăng, trong đó

luồng khách đến từ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vẫn chiếm tỷ trọng

cao, sau đó là Châu Âu, Bắc Mỹ. Trước những bất ổn chính trị của thế giới,

thì Việt Nam được đánh giá là điểm đến hấp dẫn, an toàn và thân thiện, có

điều kiện thuận lợi thu hút mạnh dòng khách du lịch quốc tế, ngày càng nâng

cao vị trí trên bản đồ du lịch thế giới. Luồng khách du lịch Việt Nam đi du

lịch trong nước và nước ngoài tiếp tục tăng mạnh do đời sống người dân từng

bước được cải thiện, nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần ngày càng được

nâng lên. Những loại hình du lịch được lựa chọn nhiều là tham quan, nghỉ

dưỡng, tìm hiểu danh lam thắng cảnh, văn hóa, du lịch tín ngưỡng, tâm linh.

Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch Việt Nam đã

chủ động, tích cực tăng quy mô, liên kết, liên doanh đáp ứng yêu cầu của quá

trình toàn cầu hóa và hội nhập. Nước ta sau khi là thành viên của WTO, vừa

là thời cơ vừa là thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đầu tư

Page 79: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

73

dịch vụ, đa dạng các loại hình du lịch. Các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư

nước ngoài, các doanh nghiệp liên doanh, liên kết… được tạo điều kiện phát

triển mạnh, nhiều tập đoàn du lịch đầu tư vào Việt Nam hướng đến phát triển

cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

Trên cơ sở đánh giá kết quả 5 năm thực nghị quyết Đại hội đại biểu

toàn quốc lần thứ IX, đồng thời tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường

theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã nhấn mạnh, việc nắm vững định hướng

xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường, nâng cao hiệu quả của kinh tế Nhà

nước, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình sản phẩm kinh doanh có

vai trò quan trọng đối với thành công trong đường lối phát triển kinh tế - xã

hội. Đại hội lần thứ X của Đảng (4-2006), chủ trương, tiếp tục CNH, HĐH

gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của

nền kinh tế CNH, HĐH.

Đại hội X của Đảng xác định, tận dụng tốt thời cơ hội nhập kinh tế

quốc tế để tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ, đưa tốc độ tăng

trưởng khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng GDP, phấn đấu đạt 7,7 -

8,2%/năm. Riêng đối với lĩnh vực du lịch, Đại hội chủ trương: “Khuyến khích

đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động du lịch, đa dạng

hóa sản phẩm và các loại hình du lịch” [36, tr.201].

Đại hội X của Đảng nhằm vào ưu tiên phát triển và hiện đại hoá các

dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, thương mại, du lịch. Đồng thời, chủ

trương: Xây dựng một số trung tâm du lịch lớn trong nước, gắn kết có hiệu

quả với các trung tâm du lịch lớn của các nước trong khu vực.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC lần thứ 4 diễn ra tại Hội An

(Quảng Nam) từ ngày 15 - 17 tháng 10, trong khuôn khổ năm APEC Việt

Năm 2006, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam ra Tuyên bố Hội An

với chủ đề “Thúc đẩy hợp tác du lịch APEC vì thịnh vượng chung”. Thông

qua Tuyên bố Hội An, giúp cho các cấp ủy Đảng và các tầng lớp nhân dân

Page 80: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

74

nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của ngành du lịch đối với đời sống xã hội,

thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng; tăng cường giao lưu văn hóa và thu hẹp

khoảng cách qua việc xây dựng tình hữu nghị giữa các nền kinh tế thành viên

APEC và đối tác; phấn đấu vì hòa bình và hài hòa trên thế giới. Đây là chủ đề

được đánh giá cao, thiết thực góp phần tăng cường hợp tác song phương và đa

phương giữa các nền kinh tế thành viên APEC trên các lĩnh vực: đào tạo, phát

triển nguồn nhân lực du lịch; tiêu chuẩn hóa dịch vụ và kỹ năng nghề du lịch;

tạo điều kiện đi lại cho khách du lịch với mục đích sớm thực hiện các mục

tiêu chính sách tại Hiến chương Du lịch APEC nói riêng và mục đích Bogor

nói chung; phấn đấu vì một cộng đồng ổn định, an ninh và thịnh vượng.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa

X về một số chủ trương, chính sách lớn đến nền kinh tế phát triển nhanh và

bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới.

Trong đó, cũng xác định rõ vai trò của du lịch “là ngành kinh tế mũi nhọn”

trong quá trình hội nhập.

Quán triệt chủ trương, phát triển kinh tế du lịch trở thành ngành kinh tế

mũi nhọn là quan điểm được khẳng định xuyên suốt từ Đại hội IX của Đảng.

Đây là quan điểm định hướng lâu dài, là chìa khóa vạn năng để tạo ra các

bước đột phá trong phát triển kinh tế du lịch, cũng như khẳng định vị trí, vai

trò quan trọng của nó trong nền kinh tế quốc dân; nhằm đưa nước ta trở thành

trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu từ năm 2010, du lịch Việt

Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI (01-2011) của Đảng Cộng sản

Việt Nam, tổng kết 25 năm đổi mới, 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991,

nhận định: Đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử,

bước đầu thực hiện thành công công cuộc đổi mới, KT-XH đang trên đà tăng

trưởng, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đại hội chỉ ra những nhiệm

vụ cụ thể, trong đó, coi trọng phát triển các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ tài

chính, ngân hàng, thương mại và du lịch là những ngành có giá trị gia tăng

Page 81: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

75

cao. Trong định hướng phát triển kinh tế du lịch, chủ trương của Đảng chỉ rõ:

“Đa dạng hóa các sản phẩm và các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để

đạt tiêu chuẩn quốc tế” [37, tr.117].

Dựa trên những kết quả đạt được, Việt Nam đặt ra mục tiêu đón 7 - 7,5

triệu lượt khách du lịch quốc tế và 36 - 37 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng

thu từ khách du lịch đạt 10 - 11 tỷ USD, đóng góp 5,5 - 6% vào GDP cả nước;

có tổng số 390.000 buồng lưu trú với 30 - 35% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra

2,2 triệu việc làm, trong đó có 620.000 lao động trực tiếp du lịch [110, tr.2].

Cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành

“Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2030”, với những nội dung chủ yếu, quan điểm, mục tiêu, giải pháp và

chương trình hành động cụ thể. Quan điểm phát triển du lịch trở thành ngành

kinh tế mũi nhọn đã được xác định rõ hơn. Phát triển du lịch đảm bảo gia tăng

nhanh về thu nhập, là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế. Phát triển du lịch tạo

động lực phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương mại…

Tiếp đến, Chính phủ quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát

triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu:

“Đến năm 2020, du lịch cơ bản thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên

nghiệp với hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du

lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa

dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Đến năm

2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển” [110, tr.2].

Trong Quy hoạch tổng thể, của Chính phủ, Bà Rịa - Vũng Tàu được

xem là tỉnh trọng điểm phát triển kinh tế du lịch gắn với khu du lịch cao cấp:

Long Hải, Phước Hải, Côn Đảo. Ngoài ra, Bình Châu, Phước Bửu, Núi Dinh

là những điểm du lịch tiêu biểu được đề cập trong Quy hoạch, là cơ sở quan

trọng để Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xây dựng quy hoạch du lịch của địa

phương phù hợp du lịch của cả nước.

Page 82: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

76

3.1.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

lần thứ III, nhiệm kỳ 2001 - 2005, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ Đại hội đề ra. Nhiều mục tiêu quan trọng về phát

triển KT-XH, an ninh, quốc phòng và xây dựng hệ thống chính trị được triển

khai thực hiện có hiệu quả.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ IV (nhiệm kỳ

2005 - 2010) đánh giá cao sự tăng trưởng, phát triển đa dạng của các ngành

kinh tế. Trong đó, doanh thu của ngành dịch vụ qua 5 năm tăng 2,2 lần, tốc độ

tăng 17,1% năm, dịch vụ du lịch phát triển với doanh thu sau 5 năm tăng 1,87

lần, tốc độ tăng 13,29%/năm… Đã hoàn thành 3 dự án: cải tạo bãi tắm Thùy

Vân; Trung tâm thương mại Vũng Tàu và Trung tâm thương mại Ngãi Giao;

khởi công giai đoạn 1 Dự án Cáp treo; phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu du

lịch Núi Dinh, Núi Minh Đạm [42, tr.12, 112].

Đại hội đề ra mục tiêu tổng quát 5 năm 2006 - 2010 và định hướng đến

2015, xây dựng phát triển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành tỉnh công nghiệp,

mạnh về kinh tế biển, với hệ thống thương cảng quốc gia và quốc tế vào đầu

thời kỳ 2010 - 2015; là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du

lịch, hải sản của khu vực và cả nước; nâng cao chất lượng cuộc sống nhân

dân; bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị -

xã hội; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Phát huy thành quả về phát triển kinh tế du lịch, tận dụng tiềm năng, thế

mạnh của địa phương, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục chủ trương chỉ

đạo phát triển du lịch thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, trọng tâm

của tỉnh trong nhiệm kỳ 2005 - 2010: “Đẩy mạnh đầu tư, hình thành đồng bộ

các khu du lịch ở Vũng Tàu; Long Hải; Bình Châu; Hồ Tràm và Hồ Cốc; Núi

Minh Đạm, Núi Dinh và Côn Đảo theo hướng phát triển các loại hình du lịch

nghỉ dưỡng, giải trí, du lịch sinh thái và du lịch lịch sử, văn hóa” [42, tr.28].

Page 83: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

77

Trong du lịch, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quan tâm chỉ đạo phát

triển các loại hình: Du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, trú đông, du lịch sinh thái và

du lịch văn hóa. Xác định điểm, khu du lịch trọng điểm tại các huyện, thành

phố trên địa bàn tỉnh để tăng cường quy hoạch đầu tư một số địa điểm như:

Vũng Tàu, Long Hải - Phước Hải, Bình Châu - Hồ Cốc - Hồ Tràm, núi Minh

Đạm, núi Dinh và Côn Đảo. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp

phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái. Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã

căn cứ phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương để phát huy cao nhất

tiềm năng, lợi thế địa bàn về du lịch: Huyện Côn Đảo phát triển du lịch và

dịch vụ gắn với bảo tồn, tôn tạo khu di tích cách mạng; thành phố Vũng Tàu

là trung tâm du lịch cần phải tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật;

các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc tận dụng lợi thế ven biển để phát

triển du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng thích hợp.

Nếu như trước đây, trong định hướng phát triển kinh doanh du lịch

được nêu tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ III

(2000), chỉ mới nhấn mạnh việc đầu tư một số trọng điểm du lịch, khai thác

điều kiện tự nhiên phát triển du lịch, thì đến Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ IV (2005) đã cụ thể hóa trong chỉ đạo đầu tư các

loại hình du lịch, sản phẩm du lịch, quy hoạch các khu du lịch trọng điểm của

từng địa phương. Những giải pháp cụ thể được đề ra là định hướng quan

trọng, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương trong tỉnh triển khai xây dựng

các nhiệm vụ trọng tâm phát triển nhanh kinh tế du lịch. Điều quan trọng là,

nghị quyết lần này đã nâng tầm nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền,

các ngành, doanh nghiệp về vai trò du lịch đối với sự phát triển KT – XH của

tỉnh, do đó công tác chỉ đạo, quản lý, phát triển du lịch cũng được tăng cường.

Cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, ngày 27 tháng 5 năm 2008,

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU về phát triển

kinh tế du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2015.

Page 84: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

78

Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được, như: Tăng trưởng về doanh thu du lịch

năm 2007 đạt 1.075 tỷ đồng, tăng 528,2 tỷ đồng so với năm 2001, tốc độ tăng

bình quân 7 năm 14,5%/năm; doanh nghiệp về du lịch phát triển, cơ sở vật chất

phục vụ cho du lịch được tăng nhanh, đạt tiêu chuẩn theo các hạng sao, có

84/126 khách sạn, resort đạt tiêu chuẩn tối thiểu đến 4 sao; công tác quản lý

nhà nước trong công tác quy hoạch, công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn

được tập trung chỉ đạo hiệu quả..., Nghị quyết số 05 của Ban Thường vụ Tỉnh

ủy đặt mục tiêu đến năm 2015, Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành một trong những

trung tâm du lịch nghỉ dưỡng và giải trí lớn của cả nước và du lịch trở thành

ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, là cơ sở quan trọng cho định hướng phát

triển ngành Du lịch kể cả ngắn hạn và trung hạn, thể hiện rõ quyết tâm của

Đảng bộ, vừa kiên trì mục tiêu ban đầu, vừa thể hiện tư duy phát triển trong

thời kỳ hội nhập. Có thể nói, đây là nghị quyết vừa toàn diện, vừa cụ thể, là

cơ sở để các cấp, các ngành, các địa phương tập trung phát triển các loại hình

du lịch, cả cao cấp, hiện đại, phù hợp với xu hướng của thị trường du lịch

quốc tế, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc, đáp ứng nhu cầu của du khách.

Đến năm 2010, hoạt động kinh tế du lịch đã có những bước khởi sắc,

Đại hội Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ V (nhiệm kỳ 2010 - 2015) tập

trung đánh giá cao và tiếp tục đề ra các biện pháp phát triển. Thực hiện chỉ đạo

của Trung ương và điều kiện của tỉnh, Đại hội đề ra phương hướng phát triển

kinh tế du lịch trong nhiệm kỳ 2010 - 2015 là:

Xây dựng các loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch có tính cạnh

tranh so với các địa phương ven biển khác. Tập trung phát triển loại

hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; du lịch sinh thái; du lịch hội

thảo, sự kiện… Ưu tiên bố trí vốn ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng

ngoài hàng rào các khu du lịch đã được quy hoạch và các dự án du

lịch trọng điểm. Tập trung giải quyết tốt môi trường du lịch bảo đảm

văn minh, an toàn, thân thiện [43, tr.28].

Page 85: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

79

Đối với từng địa phương, phát huy tiềm năng, lợi thế xây dựng sản phẩm

du lịch đặc trưng, trọng điểm. Tại địa phương có lợi thế về biển như thành phố

Vũng Tàu, Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc “phát triển hành lang dọc tuyến

đường ven biển Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải, Bình Châu” và “Phát triển

thành phố Vũng Tàu, các đô thị Long Hải, Phước Hải, Hồ Tràm, Bình Châu

thành các đô thị du lịch xanh”; “phát triển Côn Đảo theo hướng xây dựng thành

Khu kinh tế du lịch - dịch vụ chất lượng cao” [42, tr.33].

Mấu chốt quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế du lịch được

Đảng bộ tỉnh xác định là đề ra các giải pháp nâng cao tỷ trọng khách du lịch,

nhất là khách du lịch cao cấp và khách quốc tế trong cơ cấu khách du lịch

chung của tỉnh; đồng thời, tiếp tục chú trọng thu hút khách du lịch nội địa

nghỉ dưỡng cuối tuần đến từ khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu

Long. Bên cạnh đó, ngành du lịch phải chuẩn bị đi trước, đón đầu cơ hội phát

triển cảng biển, dịch vụ logistic, công nghiệp phụ trợ… khi các thương nhân,

người nước ngoài đến Việt Nam làm việc ngày càng nhiều. Tiếp tục tăng

cường, củng cố các hoạt động xúc tiến, liên kết phát triển du lịch trong và

ngoài nước, trong đó chú trọng thu hút khách du lịch quốc tế thông qua việc

ký kết hợp tác với các doanh nghiệp du lịch trong khu vực, như: Lào,

Campuchia, Thái Lan; khai thác tốt chương trình “Bốn quốc gia - một điểm

đến”; đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng cho Côn Đảo để nơi đây thực sự là địa

chỉ du lịch thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ trương rà soát, tháo gỡ các khó

khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án du lịch, nhất là các

dự án đầu tư có quy mô vốn lớn; đẩy mạnh cuộc vận động văn minh thương

mại, xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực trong kinh doanh du lịch nhằm tạo môi

trường tự nhiên và xã hội lành mạnh. Bên cạnh đó, tăng cường tổ chức các sự

kiện văn hoá, thể thao và du lịch để thu hút du khách; đẩy mạnh đầu tư đồng

bộ kết cấu hạ tầng tại các khu du lịch trọng điểm; đầu tư cơ sở hạ tầng kết nối

Page 86: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

80

với các vùng dự án và các dự án du lịch; nghiên cứu phát triển các loại hình

du lịch biển, đảo nhằm kết hợp nhiệm vụ kinh tế gắn với quốc phòng…

Như vậy, từ năm 2005 đến năm 2015, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bà

Rịa - Vũng Tàu đã đề ra nhiều chủ trương phát triển kinh tế du lịch. Nghị

quyết, chỉ thị của Đảng bộ tỉnh đã cụ thể hóa sự chỉ đạo của Trung ương

Đảng, Chính phủ phù hợp với điều kiện của tỉnh cũng như thế mạnh của địa

phương, đưa ngành du lịch từ điểm xuất phát thấp với nhiều khó khăn, thách

thức từng bước phát triển. Từ việc xác định tiềm năng, lợi thế, vai trò của du

lịch là ngành kinh tế quan trọng đến xác định du lịch trở thành ngành kinh tế

mũi nhọn là những bước tiến quan trọng trong nhận thức cùng với những

bước đi phù hợp, thể hiện rõ tư duy khoa học của Đảng bộ tỉnh.

3.2. ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU CHỈ ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT

TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015

3.2.1. Đổi mới công tác quản lý nhà nƣớc, xây dựng quy hoạch phát

triển kinh tế du lịch

Về đổi mới công tác quản lý nhà nước phát triển kinh tế du lịch

Luật Du lịch ra đời, đánh dấu bước tiến mới về pháp lý trong công tác

quản lý nhà nước về du lịch. Luật Du lịch quy định 9 nội dung công tác quản

lý nhà nước về du lịch, gồm: Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy

hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch; xây dựng, ban hành và tổ

chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ

thuật trong hoạt động du lịch; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông

tin về du lịch; tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực;

nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ; điều tra, đánh giá tài nguyên du

lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du

lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch; thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt

động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài; quy định tổ chức bộ máy

quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc

Page 87: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

81

quản lý nhà nước về du lịch; cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt

động du lịch; kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm

pháp luật về du lịch [73, tr.15].

Trước yêu cầu đổi mới của công tác quản lý nhà nước về du lịch và quy

mô hoạt động du lịch của tỉnh không ngừng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều

sâu, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu tập trung, rà soát, kiện toàn các cơ quan

quản lý về Du lịch, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác quản lý.

Tháng 5 năm 2008, Sở Du lịch tỉnh được sáp nhập với Sở Văn hóa - Thông

tin, Sở Thể dục Thể thao và bộ phận Gia đình của Ủy ban Dân số Kế hoạch

hóa gia đình thành Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nhiệm vụ quản lý nhà

nước về du lịch của Sở Du lịch được giữ nguyên. Về nhân sự phục vụ cho

công tác du lịch, ngoài Giám đốc phụ trách chung, khối du lịch có 01 Phó

Giám đốc phụ trách tất cả các mảng công việc. Phòng Quản lý Du lịch trước

đây có 9 biên chế phụ trách các mảng khách sạn, lữ hành, quy hoạch đầu tư,

môi trường và xúc tiến du lịch sau khi sáp nhập có 7 biên chế, các công việc

như văn phòng, tài chính, tổ chức cán bộ, thanh tra, nghiên cứu tổng hợp

được sáp nhập hoặc lồng ghép với các bộ phận khác của Sở Văn hóa, Thể

thao và Du lịch. Đối với các huyện, thành phố, phòng Văn hóa - Thông tin

cấp huyện thực hiện quản lý Nhà nước về du lịch và 5 ban quản lý các khu du

lịch trực thuộc UBND các huyện: Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Côn Đảo

và thành phố Vũng Tàu. Theo đó, công tác quản lý Nhà nước về du lịch

thường xuyên đổi mới, đáp ứng với quy mô hoạt động du lịch của tỉnh.

Trên thực tế, kinh tế du lịch là ngành mang tính liên vùng, liên ngành

và xã hội hóa cao nên hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch cũng

mang tính liên ngành, liên vùng rõ rệt. Do yêu cầu chuyên môn, việc quản lý

hoạt động du lịch có nhiều cơ quan đảm nhiệm được thể hiện từ Trung ương

đến địa phương. Đối với xây dựng khách sạn do cơ quan quản lý nhà nước về

xây dựng cấp phép; về vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan y tế đảm nhiệm;

Page 88: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

82

về môi trường du lịch do cơ quan tài nguyên môi trường quản lý; về giá cả,

dịch vụ du lịch do cơ quan công thương quản lý... Sự phân bố tài nguyên du

lịch, kết nối tour, tuyến du lịch thì giữa các địa phương phải phối hợp thực

hiện. Nhận thức rõ tính chất liên ngành của du lịch và tính chất tổng hợp của

ngành kinh tế du lịch, Đảng bộ chỉ đạo chặt chẽ các sở chức năng, tạo điều

kiện triển khai các nhiệm vụ phát triển du lịch. Đặc biệt, chỉ đạo Sở Kế hoạch

và Đầu tư trong việc xem xét, rà soát các dự án đầu tư về du lịch để có hướng

tham mưu UBND tỉnh thực hiện có hiệu quả các dự án.

Đối với việc quản lý giá cả dịch vụ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

phối hợp chặt chẽ với Sở Công thương, Sở Tài chính và UBND các huyện,

thành phố tăng cường công tác đảm bảo trật tự, an toàn tại các tuyến điểm

tham quan, các bãi tắm, giải quyết triệt để tình trạng bán hàng rong vào các

ngày lễ, mùa cao điểm du lịch; tiếp tục bình ổn giá dịch vụ du lịch; phối hợp

các ngành, tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy chế về quản lý và tổ chức

kinh doanh dịch vụ du lịch tại các bãi tắm [144]; chấn chỉnh kinh doanh lưu

trú du lịch tại các phòng trọ, nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, chỉ đạo các cơ quan quản lý về du

lịch của tỉnh phối hợp với UBND các huyện, thành phố triển khai các văn bản

luật và các quy định khác liên quan đến hoạt động kinh doanh lưu trú cho các

tổ chức, cá nhân kinh doanh phòng trọ, phòng nghỉ trên địa bàn các huyện,

thành phố; kiểm tra hoạt động kinh doanh; chấn chỉnh các tồn tại về giá cả,

trật tự trị an, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm. Công tác giữ gìn vệ sinh

môi trường, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Tài nguyên và

Môi trường, các sở, ban, ngành khác và UBND các huyện tuyên truyền, chấn

chỉnh, xử lý kịp thời, giữ gìn môi trường tại các bãi tắm, khu du lịch. Công tác

thanh tra, kiểm tra các hoạt động về du lịch được thực hiện thông qua thanh

tra chuyên ngành về du lịch hoặc phối hợp liên ngành.

Page 89: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

83

Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên hàng năm,

đặc biệt là vào các đợt cao điểm về du lịch như các ngày lễ, Tết, hè... Việc

tiến hành kiểm tra, giám sát có sự phối hợp với các ngành, thành viên về giá

cả dịch vụ, về vệ sinh môi trường, an ninh trật tự... ngành kinh tế du lịch của

tỉnh ngày càng được nâng cao chất lượng, thu hút nhiều lượng khách trong và

ngoài nước. Công tác cải cách thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động về

kinh doanh và đầu tư du lịch đã được thực hiện nhanh, đơn giản, công khai,

tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ các quy

định của pháp luật hiện hành.

Thực hiện sự chỉ đạo chủ trương của Đảng bộ Tỉnh, Ban cán sự Đảng

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chỉ đạo kịp thời công tác kiện toàn, củng

cố, nâng cao vai trò, hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch các cấp.

Nhân sự Ban Chỉ đạo phát triển du lịch cấp tỉnh thường xuyên kiện toàn theo

hướng tinh gọn, bảo đảm hiệu quả hoạt động.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo các huyện, thành

phố phối hợp các sở, ngành hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động du lịch,

như: đầu tư cơ sở hạ tầng, chỉnh trang môi trường, tổ chức các hoạt động văn

hóa, lễ hội…; kiện toàn nhân sự các phòng Văn hóa Thông tin, Ban quản lý

các khu du lịch; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo môi

trường kinh doanh du lịch thuận lợi và đúng pháp luật. Các cấp, các ngành

tăng cường cải cách thủ tục hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu quả vừa tạo

điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, vừa đảm bảo chặt chẽ trong quản lý nhà

nước về kinh doanh du lịch.

Đồng thời, chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp chặt chẽ,

với Phòng Văn hóa - Thông tin các huyện, thành phố trong việc phổ biến thực

hiện Luật Du lịch và các nghị định, thông tư hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể

thao và Du lịch về hoạt động lưu trú du lịch, lữ hành, hướng dẫn viên, vận

chuyển khách du lịch…; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ du lịch, quản lý

Page 90: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

84

các hoạt động du lịch; đồng thời, theo dõi tiến độ các dự án đầu tư du lịch. Tổ

chức hội nghị phổ biến các quy định pháp luật về du lịch, tham mưu UBND

tỉnh triển khai Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 8-12-2014 của Chính phủ về

một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới; Chỉ

thị số 14/CT-TTg ngày 02-7-2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường

hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển

du lịch; hướng dẫn công tác thống kê, báo cáo định kỳ cho các hộ cá thể kinh

doanh cơ sở lưu trú du lịch. Trong công tác đầu tư du lịch, ngành chức năng

cử cán bộ theo dõi tiến độ từng dự án trên địa bàn, định kỳ thống nhất danh

mục dự án đầu tư du lịch, yêu cầu các chủ đầu tư thực hiện chế độ báo cáo

định kỳ tiến độ dự án.

Đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra của Sở Văn hóa, Thể

thao và Du lịch, các huyện, thành phố đã kịp thời hướng dẫn, chấn chỉnh các

hoạt động kinh doanh du lịch đúng pháp luật, đặc biệt trong hoạt động lữ hành

và đón khách tàu biển; tăng cường kiểm tra công tác cứu hộ bờ biển, vệ sinh

môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định về niêm yết giá, bán

đúng giá, các hoạt động phục vụ khách: vũ trường, karaoke, quầy bar…

Ban Chỉ đạo phát triển du lịch được kiện toàn, củng cố đã xây dựng 33

chuyên đề và đã có 22 chuyên đề được thực hiện mang lại hiệu quả rõ rệt,

điển hình như: Chuyên đề “Đảm bảo trật tự trị an tại các tuyến điểm tham

quan, các bãi tắm”; “Xây dựng mạng lưới cấp cứu thủy nạn trên các bãi tắm”,

“Đào tạo nguồn nhân lực du lịch”; “Lành mạnh hóa môi trường xã hội tại các

điểm tham quan”... Các chuyên đề được triển khai thực hiện đã góp phần tạo

nên diện mạo mới cho ngành Du lịch, thúc đẩy sự tăng trưởng và củng cố uy

tín, hình ảnh của Ngành. Hiệp hội Du lịch đã nỗ lực cùng với các sở, ngành

thực hiện có hiệu quả các giải pháp nhằm phát triển du lịch, thể hiện rõ trên

các lĩnh vực: tuyên truyền, quảng bá du lịch, đảm bảo môi trường du lịch an

toàn, thân thiện, đóng góp công sức, vật chất cho các sự kiện văn hóa - thể

thao - du lịch được tổ chức tại Tỉnh.

Page 91: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

85

Tuy nhiên, trên thực tế, khi sáp nhập, công tác quản lý, điều hành du

lịch ngày càng phức tạp hơn do bị chi phối bởi công tác quản lý đa ngành, đa

lĩnh vực; sự tập trung chuyên sâu cho lĩnh vực du lịch bị phân tán. Công tác

cán bộ, biên chế bộ máy, nhất là ở cấp huyện, thành phố gặp nhiều khó khăn,

bất cập. Theo đó, công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thực hiện tốt; công

tác đầu tư cũng bị hạn chế. Những tồn tại như: Hiện trạng nguồn lực không

tập trung; hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về du lịch đôi lúc chưa được

toàn diện, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển về du lịch của tỉnh cả về số

lượng và chất lượng là những khó khăn lớn trong công tác lãnh đạo phát triển

kinh tế du lịch của Đảng bộ Tỉnh.

Nhận rõ những mặt hạn chế nêu trên, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

chủ trương thành lập Sở Du lịch trên cơ sở tách chức năng quản lý nhà nước

về du lịch từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm

nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch, đáp ứng yêu cầu phát triển du

lịch trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Chủ trương đó, sau

này mới được đáp ứng, ngày 16 tháng 01 năm 2017, Sở Du lịch Bà Rịa -

Vũng Tàu chính thức được thành lập và đi vào hoạt động.

Chú trọng công tác quy hoạch

Căn cứ những nội dung cơ bản của kế hoạch và chiến lược phát triển du

lịch đã được Trung ương Đảng xác định, ngày 29-5-2006, Thủ tướng Chính

phủ đã ban hành chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006 -

2010 với mục tiêu phấn đấu từ năm 2020, Việt Nam trở thành một trong các

quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực.

Năm 2011, kết thúc thời kỳ 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển du

lịch Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010; sau đó, chiến lược phát triển du lịch đến

năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt với mục tiêu là đến năm

2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn [109, tr.2]. Trên cơ sở

các chủ trương lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát

Page 92: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

86

triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Chính

phủ phê duyệt vào năm 2013. Quy hoạch đã vạch ra phát triển 7 vùng du lịch,

41 điểm du lịch quốc gia; 12 đô thị du lịch và một số khu, điểm du lịch quan

trọng khác đã được quy hoạch [110]. Quy hoạch đã xác định vị trí, vai trò và

lợi thế của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xác định

tiềm năng, xác định mục tiêu, dự báo chỉ tiêu và các phương án phát triển du

lịch. Theo đó, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được xem là địa bàn trọng điểm phát

triển du lịch gồm thành phố Vũng Tàu gắn với Long Hải, Phước Hải, Côn

Đảo. 5 điểm du lịch quốc gia, gồm: Vũng Tàu và phụ cận, Long Hải - Phước

Hải; Bình Châu - Hồ Cốc; Núi Dinh - Thị Vải; Côn Đảo

Kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển du lịch của Trung ương đã

tạo cơ sở để tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xây dựng và triển khai thực hiện các quy

hoạch của quốc gia và của tỉnh. Từ năm 2005, nhiều văn bản đã được ban

hành như Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày

27-5-2008 về phát triển kinh tế du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2010

và tầm nhìn 2015 [152]; Chương trình hành động của ngành Văn hóa, Thể

thao và Du lịch thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu lần thứ V, nhiệm kỳ 2010 - 2015; Kế hoạch hành động từ nay đến

năm 2020 thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,

tầm nhìn đến năm 2030 [155] theo Quyết định 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng

12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện Nghị quyết số 92/NQ-CP

ngày 08-12-2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du

lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành

động số 28/KH-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2015 về đẩy mạnh một số giải

pháp phát triển du lịch tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Chương trình hành động đã kịp

thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đưa ra nhiều giải pháp quan trọng

đưa ngành du lịch của tỉnh thành ngành kinh tế mũi nhọn với tốc độ tăng

trưởng doanh thu du lịch đạt 12,9%/năm. Kế hoạch, chiến lược du lịch Bà Rịa

Page 93: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

87

- Vũng Tàu đã xác định rõ hơn vai trò, vị trí của du lịch, về nhiệm vụ, mục

tiêu cụ thể so với giai đoạn trước đó thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đề ra.

Năm 1996, UBND tỉnh đã ban hành Quy hoạch Tổng thể phát triển

kinh tế Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 1996 - 2000 [137]. Tuy

nhiên, năm 2005, Quy hoạch Tổng thể này đã được điều chỉnh phù hợp với

tình hình mới theo quyết định số 1828/QĐ-UB ngày 13-6-2005 của UBND

tỉnh. Trên cơ sở đó, đến năm 2011, toàn tỉnh đã có 8 quy hoạch chi tiết tỷ lệ

1/2000 các khu du lịch được ban hành. Cụ thể: Khu du lịch Chí Linh - Cửa

Lấp 825 ha; Hoa Anh Đào 240 ha; lâm viên văn hóa Núi Minh Đạm 280 ha;

lâm viên văn hóa Núi Dinh 718,4 ha; khu Du lịch Lộc An Đất Đỏ 265 ha; Bến

Cát - Hồ Tràm 425,3 ha; khu du lịch và dân cư Láng Hàng 330,7 ha; khu du

lịch Thác Hòa Bình 224 ha. Các huyện Xuyên Mộc, Long Điền và thành phố

Vũng Tàu đã hoàn thành và phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch

của huyện đến năm 2020. Đặc biệt, đối với Côn Đảo đã được Chính phủ xác

định quan điểm, mục tiêu “phát triển Côn Đảo trở thành khu kinh tế - du lịch

hiện đại, đặc sắc tầm cỡ khu vực và quốc tế”; “phát triển du lịch biển - đảo

chất lượng cao, với những khu du lịch sinh thái đa dạng, hấp dẫn, khu du lịch

văn hóa - di tích lịch sử”. Khu du lịch quốc gia Côn Đảo rất nhiều dự án lớn

mang tầm quốc tế được triển khai đầu tư, xây dựng như: Hotel Resort

Regency Hyatt Côn Đảo; Poulo Condor; khu du lịch nghỉ mát Việt Nga; nghỉ

dưỡng và lướt sóng Condao Shagri-la; sinh thái Bãi Nhát - Bãi Dương….

Về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

Nhằm nâng cao chất lượng công tác tổ chức hoạt động du lịch mang lại

hiệu quả kinh tế, Đảng bộ tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác đào

tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu cho các nhiệm vụ, nhất là

các dự án đầu tư đang và sẽ hình thành trong tương lai. Nhiệm vụ Đảng bộ

tỉnh đề ra từ năm 2008 đến năm 2015 là xây dựng và thực hiện kế hoạch đào

tạo nguồn nhân lực cho “đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân viên, người lao

Page 94: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

88

động thuộc các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh có đủ phẩm chất, kiến thức về

hội nhập, về lịch sử, văn hóa địa phương, pháp luật quốc gia, luật pháp quốc

tế và nghiệp vụ du lịch… Ngoài đào tạo của nhà nước, tạo điều kiện cho các

doanh nghiệp tổ chức đào tạo, dạy nghề, thu hút các nhà đầu tư mở trường,

mở ngành đào tạo về du lịch” [121, tr.7].

Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thường xuyên quan tâm chỉ

đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng

nghiệp vụ công tác quản lý về du lịch. Hằng năm, có kế hoạch đào tạo nguồn

nhân lực về du lịch cho đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân viên và người lao

động thuộc các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh. Từ năm 2005 đến năm 2015,

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã mở 20 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch

cho hơn 1.000 học viên là cán bộ quản lý và nhân viên các doanh nghiệp du

lịch, gồm: bồi dưỡng nghiệp vụ lễ tân, hướng dẫn viên và nghiệp vụ lữ hành,

nghiệp vụ quản lý nhà hàng - khách sạn, cấp cứu thủy nạn, bồi dưỡng nghiệp

vụ quản lý doanh nghiệp du lịch, tập huấn công tác bảo vệ môi trường cho cán

bộ xã - phường làm công tác văn hóa, thể thao, du lịch. Tổ chức trên 10 khóa

đào tạo nghiệp vụ cấp cứu thủy nạn cho các học viên đang làm nhiệm vụ cứu

hộ tại các đơn vị kinh doanh bãi tắm, hồ bơi trên địa bàn Tỉnh.

Qua các lớp tập huấn, đào tạo và bồi dưỡng, đội ngũ nhân lực qua đào

tạo của ngành được tăng lên, cơ bản đáp ứng nhu cầu nhân lực cho du lịch của

Tỉnh và cung cấp cho các tỉnh phía Nam.

Đóng góp cho công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch của tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu, phải kể đến Trường Trung học nghiệp vụ Du lịch Vũng

Tàu, tiền thân là Trường Công nhân kỹ thuật khách sạn do Tổng Cục Du lịch

thành lập từ năm 1975, thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho ngành du

lịch - khách sạn của cả khu vực Nam Bộ và từng bước khẳng định thương

hiệu trên hệ thống đào tạo của cả nước. Sau hơn 33 năm thành lập, quy mô

đào tạo ngày càng rộng, đa dạng, Trường Trung học nghiệp vụ Du lịch Vũng

Page 95: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

89

Tàu chính thức nâng cấp thành trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu.

Trường đã được tỉnh cấp đất xây dựng mở rộng thêm cơ sở 2, đầu tư các

phòng học lý thuyết, thực hành, các trang thiết bị thực hành đạt chuẩn hiện

đại, đáp ứng tốt nhu cầu học tập của học sinh, sinh viên và đảm bảo cho kế

hoạch đào tạo nguồn nhân lực trên diện rộng. Nguồn nhân lực của ngành Du

lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng tăng nhanh. Đến năm 2015, tổng số

nhân lực đang làm việc trong ngành du lịch ước khoảng 16.520 người (tăng

9.288 người so với thời điểm năm 2006).

3.2.2. Phát triển các loại hình du lịch và các sản phẩm du lịch

Đa dạng hóa các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch được Đảng bộ Tỉnh

quan tâm chỉ đạo ngay từ khi thành lập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (1991). Đại

hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IV (2005) nhấn mạnh nhiệm vụ phát triển du lịch

giai đoạn 2006 - 2010 là “phát triển mạnh các loại hình du lịch nghỉ dưỡng,

giải trí, trú đông, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa” [42, tr.32]. Trong quá

trình lãnh đạo, Đảng bộ Tỉnh cụ thể các loại hình du lịch để tập trung đầu tư

phát triển. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V nhiệm kỳ 2010 - 2015

xác định 3 loại hình du lịch tập trung là: loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa

bệnh; du lịch sinh thái; du lịch hội thảo, sự kiện [42, tr.27]. Đến Đại hội Đảng

bộ lần thứ VI (2015), Đảng bộ Tỉnh xác định nhiệm vụ trước mắt là tập trung

phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển; du lịch hội nghị, hội thảo

(MICE); du lịch sinh thái chất lượng cao; du lịch lịch sử, tâm linh [43, tr.28].

Trên cơ sở loại hình du lịch trọng tâm, Đảng bộ Tỉnh đã nhìn nhận,

đánh giá tiềm năng và lợi thế của các huyện, thành phố để tập trung chỉ đạo

phát triển thành sản phẩm đặc thù, cụ thể là:

Thành phố Vũng Tàu là trung tâm du lịch hội nghị, vui chơi, giải trí; phát

triển thành phố thành đô thị du lịch, dịch vụ xanh, sạch, văn minh với các loại

hình du lịch chủ yếu như: du lịch thăm quan di tích, du lịch ẩm thực, du lịch kết

hợp mua sắm, du lịch giải trí, du lịch hội nghị. Trên thực tế, Thành phố Vũng

Page 96: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

90

Tàu triển khai nhiều giải pháp quan trọng chủ yếu phát triển các loại hình du lịch

tương ứng, tập trung xây dựng tour, giới thiệu các điểm thăm quan, trùng tu, tôn

tạo di tích, khai thác tốt Bảo tàng tỉnh, Bảo tàng vũ khí cổ, quảng bá sản phẩm

ẩm thực, xây dựng môi trường du lịch sạch, đẹp, văn minh, an toàn… Xây dựng

thương hiệu và quảng bá cho du lịch thành phố Vũng Tàu bằng thông điệp du

lịch quanh năm dành cho những người trẻ tuổi [91, tr.4].

Huyện Côn Đảo, phát huy lợi thế cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, di tích

lịch sử cấp quốc gia đặc biệt... phát triển loại hình du lịch biển - đảo, du lịch

văn hóa, di tích lịch sử, du lịch sinh thái vườn quốc gia Côn Đảo. Để phát

triển thương hiệu Côn Đảo “Thiên đường của du lịch nghỉ dưỡng và khám

phá” [91, tr.4].

Để triển khai thực hiện chủ trương Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề

ra là đa dạng các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch, các ngành, đơn vị, địa

phương triển khai thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể.

Du lịch văn hóa, vẫn luôn là loại hình du lịch hấp dẫn đối với du khách

và là thế mạnh của tỉnh, bao gồm du lịch lễ hội, tham quan thắng cảnh, du lịch

tín ngưỡng gắn với các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và lễ hội. Di tích

và lễ hội là hai loại hình đan xen, gắn kết không tách rời nhau “di tích là dấu

hiệu truyền thống được đọng lại, kết tinh lại ở dạng cứng, còn lễ hội là cái hồn

chuyền tải truyền thống đến cuộc đời ở dạng mềm, phần mềm” [97, tr.183].

Vì vậy, đầu tư nâng cấp, tôn tạo và khai thác các di tích lịch sử - văn hóa, tôn

giáo, tín ngưỡng gắn với tổ chức lễ hội được Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

chú trọng thực hiện để phục vụ hoạt động kinh tế du lịch.

Đến năm 2015, toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có 45 di tích lịch sử

được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh và cấp quốc gia. Một số di tích tiêu

biểu như: di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo; di tích cách mạng Căn cứ

Núi Dinh; căn cứ Minh Đạm; trận địa Pháo cổ - Hầm thuỷ lôi Núi Lớn; địa

đạo Long Phước; khu lưu niệm Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị

Page 97: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

91

Sáu; di tích Bạch Dinh; di tích Nhà Lớn Long Sơn; đình thần Thắng Tam;

dinh Cô Long Hải… Nhiều di tích đã được nâng cấp, tôn tạo và khai thác phát

triển du lịch. Phát huy nguồn ngân sách của Trung ương, ngân sách cấp tỉnh,

huy động xã hội hóa tham gia trùng tu, tôn tạo di tích.

Theo đó, công tác đầu tư nâng cấp, tôn tạo các di tích lịch sử gắn với

các vùng sinh thái được quan tâm, thực hiện bằng nhiều hình thức từ vốn

ngân sách, vận động xã hội hóa, nhằm phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu

lịch sử của du khách, qua đó góp phần định hình sản phẩm du lịch tâm linh.

Các di tích đã được trùng tu, nâng cấp như: Trận địa pháo cổ Núi Lớn, Miếu

bà Phi Yến, hệ thống nhà tù Côn Đảo và nhà lớn Long Sơn…, khởi công xây

dựng và đưa vào hoạt động Bảo tàng Côn Đảo và Đền thờ Côn Đảo phục vụ

nhu cầu tham quan của du khách.

Toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 212 lễ hội lớn nhỏ được tổ chức tại

đình, đền, miếu và cơ sở tôn giáo. Một số lễ hội được duy trì tổ chức với

quy mô lớn nhằm thu hút du khách như Lễ hội nghinh Ông tại tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu tiêu biểu ở Đình Thắng Tam (thành phố Vũng Tàu), Phước Hải,

Phước Tỉnh (Đất Đỏ). Lễ hội Đền Ông Trần - Nhà Lớn Long Sơn thành

phố Vũng Tàu, Lễ hội Dinh Cô, lễ hội Hùng Vương, Đức Thánh Trần...

hằng năm thu hút một lượng lớn khách thập phương, không chỉ ở địa

phương, mà từ các tỉnh, thành trong khu vực miền Đông và Tây Nam Bộ về

tham dự. Đề án bảo tồn và phát huy Nhà cổ tại huyện Long Điền, huyện

Đất Đỏ phục vụ mục tiêu phục vụ văn hóa du lịch; quảng bá, biên soạn, in

ấn, phát hành sách chuyên đề về các di tích phục vụ khách thăm quan du

lịch; thực hiện Đề án thuyết minh các di tích phục vụ cho văn hóa - du lịch

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu... Hệ thống di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh và

các lễ hội lớn ở Bà Rịa - Vũng Tàu được phát huy, phát triển trở thành sản

phẩm du lịch, loại hình du lịch văn hóa, lễ hội, tâm linh có hiệu quả.

Page 98: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

92

Các loại hình, sản phẩm nghỉ dưỡng biển kết hợp với vui chơi, giải trí

và thể thao đã được một số đơn vị kinh doanh du lịch tổ chức, thu hút du

khách như: ca nô kéo dù, phao chuối, bóng chuyền bãi biển, thả diều, biểu

diễn máy bay mô hình, nhờ đó thương hiệu “du lịch - thể thao biển” của Bà

Rịa - Vũng Tàu thời gian qua đã bước đầu được định hình. Bên cạnh đó, các

doanh nghiệp lữ hành đã chú trọng mở nhiều tour, tuyến mới, hấp dẫn, đặc

biệt là tour dành cho khách tàu biển nhằm thu hút khách du lịch, ổn định và

nâng cao hoạt động trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế. Đến

tháng 12 năm 2015, toàn tỉnh hiện có 32 doanh nghiệp lữ hành, trong đó có 12

đơn vị lữ hành quốc tế và 20 đơn vị lữ hành nội địa.

Loại hình du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cao cấp được chú trọng.

Đảng bộ tỉnh tập trung chỉ đạo đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở lưu trú du

lịch sinh thái, đảm bảo phục vụ khách là đối tượng hạng thương gia. Đến

tháng 12 năm 2015, toàn tỉnh đã có 276 cơ sở lưu trú được thẩm định xếp

hạng với 10.948 phòng, trong đó có 4 khách sạn 5 sao với 1.463 phòng (The

Imperial Hotel, Sixsenses Côn Đảo và Hồ Tràm Strip, pullman), 16 khách sạn

4 sao với 2.100 phòng, 20 khách sạn 3 sao với 1.336 phòng…

Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chỉ đạo các sở,

ngành chức năng hướng dẫn, vận động các doanh nghiệp du lịch tiếp tục khai

thác các loại hình du lịch là thế mạnh của tỉnh như nghỉ dưỡng biển cuối tuần,

tham quan các di tích, danh thắng, du lịch hội thảo (MICE), du lịch sinh thái,

nghỉ dưỡng suối khoáng nóng Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, có sự kết hợp

giữa các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, bước đầu đã tạo

những sản phẩm đa dạng phục vụ khách du lịch. Các ngành, địa phương đã

duy trì tổ chức các sự kiện Văn hóa, Thể thao và Du lịch thường niên với

những sản phẩm du lịch tầm cỡ quốc tế, quốc gia và khu vực, trở thành những

sản phẩm du lịch đặc trưng của Tỉnh, thu hút đông đảo du khách và nhân dân.

Page 99: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

93

Một số đơn vị kinh doanh du lịch đã từng bước nâng cao chất lượng

phục vụ khách, phát triển các loại hình, sản phẩm nghỉ dưỡng biển cao cấp kết

hợp với vui chơi giải trí và thể thao.

Loại hình du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cao cấp được các nhà đầu tư

nước ngoài đặc biệt quan tâm và trên thực tế, hoạt động của loại hình này rất

có hiệu quả, như: Khu du lịch Camerlina resort, Sanctuary Hồ Tràm,

Vietsovpetro resort, The Imperial Hotel, Sixsenses Côn Đảo, Hồ Tràm Strip

và Pullman... Ngoài ra, còn nhiều dự án du lịch khác đưa vào hoạt động đã

góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới

đáp ứng nhu cầu du khách như: loại hình kinh doanh Casino và trò chơi điện

tử có thưởng và thi đấu thể thao tại Sân Golf The Bluffs Ho Tram Strip của

khu du lịch phức hợp Hồ Tràm Strip, mua sắm tại Imperial Plaza, Vũng Tàu

Squar, vui chơi giải trí tại khu du lịch Hồ Mây, ẩm thực tại Chợ Du lịch...

Phát triển các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu,

nâng cao chất lượng các loại hình du lịch, thỏa mãn nhu cầu của du khách.

Các doanh nghiệp du lịch hợp tác, liên kết khai thác thị trường, tổ chức, phục

vụ các đoàn khách lớn đến tổ chức hội thảo, hội nghị, kết hợp nghỉ dưỡng và

vui chơi, giải trí, thăm quan các điểm di tích trên địa bàn tỉnh.

3.2.3. Tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, phát triển cơ sở hạ

tầng và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Thực hiện chủ trương của Đảng bộ Tỉnh, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu đã chỉ đạo các sở, ngành, các huyện, thành phố trong quá

trình xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành kinh tế trên địa bàn

tỉnh. Đảng bộ tỉnh thành lập nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về tiến

độ triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh, qua đó kiên quyết thu hồi

đất đã giao, đã cho thuê đối với các chủ đầu tư không có năng lực triển khai

dự án theo tiến độ cam kết. Đồng thời để khả năng tạo điều kiện cho các nhà

đầu tư có uy tín tham gia, tạo sự bình đẳng trong quá trình khai thác các dự án

Page 100: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

94

du lịch trên địa bàn tỉnh. Cụ thể: năm 2011 thành lập Đoàn thanh tra 8 dự án

du lịch trên địa bàn huyện Xuyên Mộc; năm 2012 thành lập Đoàn kiểm tra 12

dự án du lịch trên địa bàn huyện Xuyên Mộc và Đoàn kiểm tra 42 dự án chậm

triển khai trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, đã phối hợp với cùng các đoàn thanh

tra Bộ Kế hoạch - Đầu tư tiến hành thanh tra hơn 80 dự án bất động sản du

lịch trên địa bàn Tỉnh.

Về thu hút đầu tư, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề ra nhiều nhiệm vụ

đẩy mạnh công tác đầu tư phát triển kinh tế du lịch. Để tạo điều kiện cho du lịch

phát triển, Đảng bộ tập trung chỉ đạo thực hiện quy hoạch tổng thể các ngành

kinh tế, trong đó có quy hoạch các dự án về du lịch dựa trên nguyên tắc “giữa

các dự án kinh tế du lịch và dự án của các ngành kinh tế khác phải quy hoạch

một vùng đệm cách ly, không bố trí dự án của các ngành kinh tế khác (công

nghiệp, thủy sản…) vào vùng đã quy hoạch cho ngành du lịch” [121, tr.5]. Tập

trung huy động tổng lực của các thành phần kinh tế đầu tư phát triển ở các khu

vực địa bàn trọng điểm là thành phố Vũng Tàu, huyện Xuyên Mộc và Côn Đảo.

Chính sách ưu đãi về tài chính, tín dụng, thuế, giá đất đai được xây dựng hợp lý.

Tăng cường các biện pháp chuyển vốn đăng ký sang vốn thực hiện. Cải thiện

môi trường đầu tư và cải cách thủ tục hành chính theo hướng bình đẳng, công

khai, minh bạch, đơn giản và ổn định…

Trên cơ sở những kết quả đạt được trong đầu tư giai đoạn 1991 - 2005,

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đẩy mạnh đầu tư các dự án lớn trong giai đoạn 2005

- 2010 tại các địa phương, nhằm hình thành các điểm, vùng du lịch có cơ sở vật

chất khang trang, hiện đại, như: Núi Minh Đạm, Núi Dinh; Láng Hàng - Bình

Châu; Chí Linh - Cửa Lấp; Hoa Anh Đào, Thác Hòa Bình; Khu du lịch sinh thái

vườn Quốc gia Côn Đảo; khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu. Thu

hút vốn đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án du lịch lớn như vườn thú Safari

tại Hồ Linh, khu du lịch Atlantic; Trung tâm vui chơi và giải trí liên hợp tại Bãi

Trước; Khu du lịch Hồ Tràm, Hồ Cốc, Lộc An… Đầu tư phát triển đồng bộ 5

Page 101: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

95

khu du lịch ở Vũng Tàu; Long Hải - Phước Hải; Bình Châu - Hồ Cốc - Hồ

Tràm; Núi Minh Đạm - Núi Dinh và Côn Đảo.

Huyện Côn Đảo được Trung ương và Đảng bộ tỉnh quan tâm trong quy

hoạch tổng phát triển KT - XH Côn Đảo: kinh tế - du lịch - dịch vụ chất lượng

cao thành mục tiêu trọng tâm. Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ trương từ

2005 - 2010, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư xây dựng cảng du lịch

tại Vịnh Côn Sơn, các bến vận chuyển hành khách trên các đảo; xây dựng hạ

tầng kỹ thuật khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia Côn Đảo. Tiếp tục thực hiện

các dự án đầu tư nước ngoài như Ngọc Trai Côn Đảo; Côn Đảo resort…

Hợp tác quốc tế phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng

tâm và cũng là giải pháp tích cực, luôn được Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

chỉ đạo thực hiện trong các nhiệm kỳ đại hội. Giai đoạn 2001 - 2005 chỉ có 2

dự án hợp tác quốc tế đầu tư bằng nguồn vốn doanh nghiệp trong và ngoài

nước, là khu du lịch Núi Dinh, Khu du lịch Minh Đạm, đến giai đoạn (2006 -

2010), số lượng các dự án đầu tư nước ngoài về lĩnh vực du lịch là 14 dự án,

nhiều dự án huy động số vốn lớn, như: Khu du lịch nghỉ mát Saigon Atlantis

(277 triệu USD); dự án Vườn thú hoang dã Safari - huyện Xuyên Mộc (180

triệu USD); dự án khách sạn 10B Vũng Tàu (30 triệu USD) [41, tr.109].

Đến tháng 12 năm 2015, trên địa bàn toàn tỉnh có 156 dự án đầu tư du

lịch, với tổng diện tích là 3.446,5 ha, tổng số vốn đăng ký đầu tư là 35.123,9 tỷ

đồng và 10.758 triệu USD, trong đó 18 dự án đầu tư nước ngoài, tổng diện tích

1.272,1 ha, tổng vốn thực hiện là 742,3 triệu USD, đạt 6,92% trên tổng vốn đăng

ký. Ngoài 156 dự án, còn 42 dự án du lịch trên đất lâm nghiệp với tổng diện tích

là 3.334,6 ha; tổng số vốn đăng ký đầu tư là 12.534,2 tỷ đồng [135, tr.5, 6].

Hệ thống cơ sở hạ tầng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của

ngành du lịch, là đòn bẩy để thu hút khách du lịch. Nếu yếu kém về chất lượng

sẽ hạn chế khả năng thu hút khách du lịch và hiệu quả kinh doanh. Tại các khu

du lịch, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ trương khuyến khích các thành

Page 102: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

96

phần kinh tế đầu tư, đổi mới phương tiện có chất lượng tốt hơn, đảm bảo được

yêu cầu kỹ thuật và an toàn về mọi mặt; xúc tiến việc nâng cấp sân bay Cỏ Ống,

huyện Côn Đảo, huy động vốn hoặc liên doanh với nước ngoài để mua thêm tàu

khách đạt tiêu chuẩn nhằm cải thiện cơ bản việc đi lại từ đất liền ra Côn Đảo.

Về đường bộ, Đảng bộ tập chung chỉ đạo linh hoạt trong các chính sách

đầu tư nâng cấp các tuyến đường chính, như quốc lộ 51 đi Biên Hòa - Vũng

Tàu, quốc lộ 56 đi Bà Rịa - Long Khánh, quốc lộ 55 đi Xuyên Mộc - Hàm

Tân - Phan Thiết; các tuyến đường 51A, 51B, 51C…, tạo điều kiện cho nhân

dân và du khách đến Bà Rịa - Vũng Tàu dễ dàng và thuận tiện.

Về đường thủy, Đảng bộ Tỉnh chỉ đạo tận dụng các tuyến sông lớn:

sông Thị Vải, sông Dinh, sông Ray và các rạch lớn có thể khai thác vận tải

thủy phục vụ du lịch. Các tuyến sông trên địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều

thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông thủy và cảng biển với quy mô lớn

và hiện đại. Trên thực tế, các tuyến giao thông bằng đường thủy từ Vũng Tàu

đến Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu - Cần Giờ, Vũng Tàu - Côn Đảo,

Côn Đảo - Cần Thơ, Côn Đảo - Sóc Trăng luôn được duy trì đều đặn và tần

suất ngày càng cao thu hút nhiều khách du lịch. Bên cạnh sông, rạch, hệ thống

cảng biển trên sông Thị Vải có thể đón tàu hàng gần 200.000 tấn và các loại

tàu khách, tàu du lịch quốc tế. Đảng bộ tỉnh chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực

đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông kết nối phục vụ cho hoạt động

của các cảng; đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thủ tục hải

quan cho tàu ra vào cảng; quyết tâm xây dựng hệ thống cảng Cái Mép - Thị

Vải trở thành thương hiệu cảng nước sâu uy tín, là điểm đến lý tưởng đối với

tất cả các hãng tàu trên thế giới, là cơ hội để khách đến du lịch Bà Rịa - Vũng

Tàu ngày càng nhiều hơn.

Phát huy lợi thế các sân bay (sân bay Vũng Tàu và sân bay Cỏ Ống,

Côn Đảo), Đảng bộ chỉ đạo tận dụng khả năng có thể phục vụ cho vận chuyển

hành khách đi Côn Đảo và các tour du lịch đặc biệt. Sân bay Cỏ Ống cách

Page 103: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

97

Vũng Tàu khoảng 200 km đường biển, từ trung tâm thị trấn Côn Đảo đến sân

bay cách khoảng 15 km về phía Bắc. Năm 2007, đường băng và nhà ga được

nâng cấp đủ điều kiện phục 2 chuyến bay du lịch trong ngày, từng bước tăng

số lượng chuyến bay khai thác phát triển du lịch, nhất là vào những ngày cuối

tuần, có hôm 4 - 6 chuyến bay.

Năm 2013, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chỉ đạo

Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các ngành liên quan tiến hành rà soát tổng

thể các dự án trên địa bàn tỉnh, đồng thời xây dựng phương án xử lý các dự án

chậm triển khai báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Trong năm 2014, căn cứ

phương án xử lý dự án chậm triển khai đã được phê duyệt, UBND tỉnh đã xem

xét, ra quyết định thu hồi các dự án về du lịch không triển khai đúng theo quy

định và thực hiện các giải pháp tháo gỡ vướng mắc và xử lý sau thu hồi dự án.

Năm 2015, tỉnh thành lập Đoàn Thanh tra liên ngành, thanh tra tình hình thực

hiện 3 dự án có liên quan đến đất nhận chuyển giao từ Ngân hàng Công thương.

Đến hết năm 2015, toàn tỉnh có 36 dự án phát triển du lịch bị thu hồi.

Mặc dù ảnh hưởng kinh tế đất nước và trong tỉnh gặp nhiều khó khăn

do lạm phát, tỷ giá ngoại tệ và lãi suất tín dụng, khủng hoảng tài chính, tiền tệ

thế giới năm 2008 và 2009, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu ngành du lịch,

nhưng với sự chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, Ban Cán sự đảng UBND tỉnh Bà

Rịa - Vũng và các sở, ngành, chính quyền các cấp, cùng với sự nỗ lực của các

doanh nghiệp du lịch, kinh tế du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2005 đến

2015 đạt được kết quả khá toàn diện, tăng trưởng đạt 18%/năm.

3.2.4. Xây dựng môi trƣờng du lịch văn minh, hiện đại; tăng cƣờng

quảng bá, xúc tiến du lịch

Về công tác bảo vệ môi trường tự nhiên

Xác định rõ vệ sinh môi trường, giữ gìn trật tự trị an, ứng xử văn minh

có tầm quan trọng trong việc duy trì, phát triển du lịch trên địa bàn, Đảng bộ

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo các ngành, đơn vị triển khai hiệu quả các

Page 104: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

98

nhiệm vụ, giải pháp về bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững du

lịch của tỉnh, nhất là trong điều kiện du lịch hội nhập ngày càng cao.

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Quy chế bảo vệ môi trường

trong lĩnh vực du lịch, đồng thời chỉ đạo các ngành chức năng lập kế hoạch

khảo sát, đánh giá tác động môi trường tại các khu du lịch trọng điểm, đề ra

các biện pháp hợp lý nhằm quản lý các nguồn tài nguyên du lịch. Hàng năm,

các ngành, như: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Công an tỉnh; Sở Tài chính;

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và các ngành liên quan, UBND các địa

phương, thông qua Ban Chỉ đạo phát triển Du lịch, Ban Chỉ đạo bình ổn giá

và các đoàn kiểm tra liên ngành trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ,

kiểm tra các đơn vị kinh doanh du lịch đảm bảo trật tự, vệ sinh môi trường tại

các điểm tham quan, các khu du lịch. Đặc biệt, công tác kiểm tra được siết

chặt trong các ngày cao điểm diễn ra các sự kiện, lễ hội, các ngày nghỉ lễ, Tết

và nghỉ cuối tuần.

Ngày 15 tháng 4 năm 2004, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

ban hành kèm theo Quết định số 727/2004/QĐ-UB Quy chế quản lý và kinh

doanh du lịch tại các bãi tắm, đã tạo điều kiện cho các bãi tắm thường xuyên

duy trì lực lượng bảo vệ, cứu hộ bãi tắm và hồ bơi, nhằm đảm bảo an toàn cho

du khách. Các đơn vị kinh doanh du lịch đã có ý thức đảm bảo an toàn và môi

trường tự nhiên sạch đẹp là yếu tố quan trọng để giữ uy tín với du khách. Xác

định tầm quan trọng của môi trường tự nhiên, xã hội đối với ngành kinh tế du

lịch, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đã chỉ đạo Công an tỉnh phối hợp ngành

Công Thương; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tài chính; Lao động, Thương

binh và xã hội; UBND các huyện, thành phố triển khai nhiều giải pháp cải

thiện môi trường tự nhiên và xã hội để phục vụ du lịch.

Ngày 12 tháng 6 năm 2013, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành

Chỉ thị số 17/CT-UBND về tăng cường công tác đảm bảo trật tự công cộng,

trật tự đô thị và trật tự trị an tại các khu du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -

Page 105: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

99

Vũng Tàu, với mục đích đảm bảo an toàn cho du khách và xây dựng môi

trường văn minh trong du lịch. UBND Tỉnh cũng đồng thời chỉ đạo ngành

Văn hoá, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch tăng cường công tác tuyên

truyền nhằm nâng cao nhận thức và ý thức hành động của cộng đồng dân cư,

doanh nghiệp và du khách khi tham gia các hoạt động và ứng xử nơi công

cộng; phối hợp với các sở, ngành, các huyện, thành phố tích cực xử lý tình

trạng chèo kéo, đeo bám khách du lịch, nhất là trên địa bàn thành phố Vũng

Tàu, góp phần xây dựng môi trường du lịch an toàn và thân thiện, thu hút du

khách đến các điểm du lịch của tỉnh ngày càng nhiều hơn.

Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo Ban Chỉ đạo

phát triển Du lịch, Ban Chỉ đạo bình ổn giá của tỉnh thành lập các đoàn kiểm

tra liên ngành kiểm tra các đơn vị kinh doanh du lịch nhằm đảm bảo trật tự trị

an, vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan, các khu du lịch; chỉ đạo sở

Công Thương, UBND các huyện, thành phố quy hoạch các khu vực kinh

doanh, đặt biển cấm bán hàng rong gây mất trật tự và mỹ quan đô thị trên các

tuyến đường chính, tuyến đường dẫn đến các khu du lịch, các bãi tắm, tăng

cường công tác tuyên truyền, vận động đến các khu dân cư, kết hợp kiểm tra,

xử lý vi phạm. Nhờ đó, đã giảm được số người bán hàng rong, chèo kéo

khách gây mất mỹ quan đô thị và phản cảm trong du lịch.

Tỉnh uỷ Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo UBND các huyện, thành phố nâng

cao vai trò Ban Quản lý các khu du lịch, thường xuyên duy trì lực lượng bảo

vệ, cứu hộ bãi tắm và hồ bơi, nhằm đảm bảo an toàn cho du khách. Các đơn

vị kinh doanh du lịch cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường sạch đẹp,

phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan tuân thủ đúng quy chế quản lý vệ

sinh môi trường, an ninh trật tự tại các bãi tắm. Ban Quản lý các khu du lịch

đã thực hiện tốt chức năng quản lý môi trường du lịch ở các điểm, khu du

lịch, hướng dẫn, hỗ trợ cho các khu du lịch trong công tác cứu hộ và trật tự trị

an, vệ sinh môi trường, nhất là trong dịp lễ, tết, các sự kiện lớn của đất nước.

Page 106: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

100

Bên cạnh đó, Đảng bộ Tỉnh thường xuyên chỉ đạo công tác giáo dục -

truyền thông bảo vệ môi trường, không ngừng nâng cao nhận thức các doanh

nghiệp du lịch, cộng đồng dân cư địa phương và du khách. Ban Cán sự Đảng

UBND tỉnh chỉ đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp Sở Tài nguyên

và Môi trường và UBND các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền, vận động

các doanh nghiệp tham gia hưởng ứng các hoạt động bảo vệ môi trường, như:

khai thông cống rãnh, hệ thống thoát nước, hố gas, thu nhặt rác tại bãi biển, vệ

sinh khuôn viên, trồng cây… nhân kỷ niệm các ngày về môi trường, như: ngày

Môi trường thế giới; Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn… vẽ tranh áp phích

chủ đề về bảo vệ môi trường, tổ chức tuyên truyền lưu động, phát tờ rơi tuyên

truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng.

Nhờ chỉ đạo quyết liệt của Đảng bộ Tỉnh, sự hưởng ứng của các ngành,

địa phương ngày càng rộng rãi, công tác đảm bảo trật tự, trị an trong kinh

doanh du lịch, môi trường du lịch, đã có nhiều chuyển biến tốt. Du lịch Bà

Rịa - Vũng Tàu ngày càng văn minh, hiện đại. Các khu du lịch từ 3 sao trở lên

đã chú trọng công tác xử lý nước thải, rác thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra

môi trường theo đúng quy định; hệ thống cây xanh, sân vườn được đầu tư

công phu, tạo môi trường trong lành, sạch đẹp; giá phòng khách sạn và giá

dịch vụ ăn uống ổn định, hiện tượng nâng giá phòng tùy tiện trong các ngày

cao điểm giảm dần.

Tại thành phố Vũng Tàu, việc bảo vệ môi trường biển được coi là một

trong các ưu tiên hàng đầu, với sự vào cuộc rốt ráo của các cơ quan chức

năng. Thành phố đã áp dụng hiệu quả các biện pháp truyền thông, đẩy mạnh

tuyên truyền đến người dân và du khách không xả rác bừa bãi tại các bãi tắm,

khu du lịch; triển khai nhiều biện pháp, như: tổ chức thu gom rác thải tại bãi

biển, vỉa hè, công viên; cắm các biển báo kêu gọi người dân không xả, vứt rác

bừa bãi; đồng thời, công khai các mức xử phạt đối với các hành động xả rác

bừa bãi nơi công cộng, bước đầu đã thu được kết quả tích cực.

Page 107: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

101

Nhờ đó, nhận thức pháp luật, ý thức trách nhiệm của các cấp chính

quyền, đoàn thể, các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân và cộng đồng dân cư

trong việc bảo vệ môi trường được nâng cao. Thành phố Vũng Tàu ngày càng

được xây dựng là thành phố du lịch “xanh, sạch, đẹp”.

Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư

Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, là một trong những nhiệm vụ quan

trọng của tỉnh và được Đảng bộ Tỉnh quan tâm chỉ đạo thường xuyên nhằm

nâng cao hơn nữa uy tín, hình ảnh của du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu trên thị

trường trong nước và quốc tế. Đảng bộ tỉnh chỉ đạo: “Tăng thêm kinh phí đầu

tư từ nguồn vốn ngân sách cho công tác xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá hình

ảnh du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu. Huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp du

lịch thông qua Hiệp hội du lịch và mở rộng các kênh thông tin để tuyên truyền

quảng bá các sản phẩm du lịch, loại hình du lịch của doanh nghiệp” [123, tr.7]

và sự cần thiết phải xây dựng chiến lược marketing du lịch và quảng bá

thương hiệu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trong đó, tập trung chỉ đạo ngành Du lịch kêu gọi xúc tiến đầu tư, xây

dựng hệ thống thông tin dữ liệu các dự án đầu tư, các chính sách ưu đãi đầu tư

về du lịch. Chỉ đạo công tác tư vấn đầu tư để đánh giá đúng năng lực tài chính

và khả năng thực hiện dự án của các nhà đầu tư. Nhiều hình thức tuyên truyền

quảng bá được thực hiện hiệu quả. Nhiều hoạt động quảng bá thường xuyên

được triển khai trên các tờ báo, tạp chí lớn, các phương tiện truyền thông của

Trung ương và của tỉnh, vừa nhằm hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu,

vừa làm phong phú lượng thông tin về du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu.

Các ấn phẩm tuyên truyền quảng bá du lịch được đầu tư có chiều sâu,

có chất lượng, được thể hiện bằng nhiều ngôn ngữ nhằm tiếp cận được với

nhiều thị trường khách du lịch như: Sách Cẩm nang Du lịch bằng tiếng Anh,

Pháp, Nga, Hàn, Nhật, Hoa; bản đồ du lịch song ngữ Việt – Anh; đĩa DVD tư

liệu “Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu - hội nhập và phát triển” bằng tiếng Việt và

Page 108: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

102

phụ đề tiếng Anh. Các website của tỉnh, đặc biệt là Website du lịch Bà Rịa -

Vũng Tàu thường xuyên được cập nhật thông tin, có hàng ngàn lượt truy cập

mỗi tháng là một kênh thông tin hiệu quả về hoạt động du lịch.

Một số hội chợ, hội thảo du lịch được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thường

xuyên tham gia, như: Hội chợ Thương mại - Du lịch ở Đà Nẵng, Nha Trang;

Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh; Hội chợ Du lịch Quốc tế ITE…

Tại các hội chợ, ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai nhiều hoạt

động truyền thông, quảng bá hình ảnh, giao dịch, gặp gỡ và ký kết hợp tác với

các đối tác lữ hành, khách sạn trong và ngoài nước, nhiều doanh nghiệp du

lịch đã tiến hành ký các hợp đồng nguyên tắc với các đối tác, liên kết, mở

rộng thị trường và quảng bá nhiều loại hình dịch vụ.

Có thể nói trong giai đoạn này du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển khá

toàn diện từ tăng cường quảng bá, xúc tiến đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực đến đa dạng hóa các sản phẩm du lịch... đã thu được nhiều kết quả

đáng khích lệ (Xem bảng 3.1).

Bảng 3.1. Kết quả đạt đƣợc qua các chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2005 - 2015

Nội dung ĐVT 2005 2010 2015

Lƣợt khách 1.000

lƣợt

5.320 8.435 15.538

Khách quốc tế - 220 320 558

Khách nội địa - 5.100 8.115 14.980

Doanh thu Tỷ đồng 889 1.782 5.597

Nộp NSNN Tỷ đồng 64 120 378

Nguồn: [23, 34, 35].

Trong hợp tác du lịch, tỉnh thường xuyên tổ chức công tác quảng bá,

xúc tiến du lịch, chủ động hợp tác với các tỉnh Đông Nam Bộ, đồng bằng

sông Cửu Long trong hoạt động phát triển du lịch. Năm 2013, đoàn công tác

Page 109: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

103

với sự tham gia của Hiệp hội Du lịch, các doanh nghiệp Lữ hành xúc tiến du

lịch tại các tỉnh Tây Ninh, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh và Bình

Thuận, ký kết hợp tác phát triển với các tỉnh bạn, nhằm hỗ trợ các doanh

nghiệp giữa các địa phương liên kết, phát triển sản phẩm.

Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch nước ngoài thực hiện có hiệu quả.

Năm 2010, tỉnh tổ chức chuyến thăm quan, khảo sát thị trường du lịch

Campuchia và đã đi đến thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch giữa thành phố

Phnompenh, thành phố Siemreap với Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Năm 2014 tổ

chức chuyến thăm quan, khảo sát thị trường du lịch tại nước bạn Lào. Nhân

các sự kiện kỷ niệm quan hệ ngoại giao với các nước, tỉnh phối hợp quảng bá

hình ảnh du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu như sự kiện “Gặp gỡ Việt - Nhật” tổ chức

tại Tokyo - Nhật Bản vào tháng 9 năm 2012; kỷ niệm 20 năm quan hệ hữu

nghị “Việt - Hàn” tại thành phố Pohang - Hàn Quốc…

Nhiều hội thảo, tìm giải pháp về nâng cao chất lượng, dịch vụ, sản

phẩm du lịch trong tình hình mới được tỉnh chủ động thực hiện, như các hội

thảo: “Giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế”; “Nâng cao chất lượng dịch

vụ du lịch nội địa”; “Giải pháp thu hút khách du lịch Nhật Bản đến Bà Rịa -

Vũng Tàu”; “Công tác thuyết minh tại các di tích - thực trạng và giải pháp”;

“Tìm kiếm ý tưởng thiết kế và sản xuất quà tặng lưu niệm phục vụ khách du

lịch”... Một số chương trình của tỉnh được triển khai hàng năm như Chương

trình “Những địa chỉ tin cậy của Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu”; chương trình

hành động “Ấn tượng Việt Nam”; “Kích Cầu Du lịch”, chương trình quảng

bá, giảm giá, khuyến mại khách sạn từ 3 đến 5 sao trên địa bàn tỉnh nhằm

kích cầu du lịch nội địa và thu hút khách du lịch quốc tế.

Page 110: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

104

Tiểu kết chƣơng 3

Từ năm 2005, bối cảnh quốc tế, trong nước có nhiều diễn biến với

những thời cơ và thách thức đan xen nhau. Trong đó, thời cơ hội nhập, xu

hướng phát triển của thời đại, đặc biệt mức sống của người dân được nâng lên

là những cơ hội tốt cho kinh tế du lịch phát triển… Nhìn nhận, đánh giá đúng

thực trạng tình hình, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có nhiều chủ trương

đúng đắn, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, lãnh đạo phát triển

kinh tế du lịch ngày càng có hiệu quả.

Từ việc xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng ở Đại hội Đảng bộ

tỉnh lần thứ IV, đến chủ trương phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi

nhọn, xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm du lịch của khu vực và

cả nước được đề ra tại Đại hội Đảng bộ lần thứ V, là những bước tiến quan trọng

trong nhận thức của Đảng bộ tỉnh.

Công tác chỉ đạo của Đảng bộ Tỉnh được cụ thể hóa phù hợp với thực tiễn,

thế mạnh du lịch của tỉnh. Quá trình lãnh đạo phát triển, Đảng bộ Tỉnh đã có sự điều

chỉnh đúng hướng, hình thành các khu du lịch trọng điểm phù hợp. Nhiều kế hoạch,

chương trình hành động đã được xây dựng và triển khai thực hiện đều mang lại hiệu

quả thiết thực qua mỗi nhiệm kỳ. Công tác quản lý Nhà nước được đổi mới khá

toàn diện, từng nội dung được cụ thể hơn. Loại hình du lịch và sản phẩm du lịch

được chú trọng phát triển theo hướng tạo ra sản phẩm đa dạng, đặc sắc, có sức hấp

dẫn du khách. Công tác đầu tư được quan tâm đúng mức, nhiều chính sách thu hút

đầu tư đem lại hiệu quả, nhiều dự án có quy mô lớn được đầu tư tại tỉnh, hình thành

các điểm, khu du lịch hiện đại đáp ứng nhu cầu du khách. Công tác xây dựng môi

trường du lịch văn minh, hiện đại; quảng bá, xúc tiến du lịch được Đảng bộ Tỉnh

quan tâm chỉ đạo thường xuyên.

Những thành tựu đạt được về phát triển kinh tế du lịch từ năm 2005 đến

2015, cho thấy năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành của Đảng bộ Tỉnh, chính

quyền và các sở, ban ngành, đoàn thể trong tỉnh là khá toàn diện. Đảng bộ

Tỉnh đã nhận được sự tham gia tích cực của các tổ chức, các doanh nghiệp du

lịch và của nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong công tác lãnh đạo,

hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra. Kết quả đạt được là cơ sở nền tảng

quan trọng cho phát triển kinh tế du lịch trong các giai đoạn tiếp theo.

Page 111: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

105

Chƣơng 4

NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

4.1. NHẬN XÉT QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015

4.1.1. Ƣu điểm

4.1.1.1. Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhận thức đúng đắn vị trí, vai

trò của du lịch, quán triệt quan điểm, chủ trương của Trung ương đề ra chủ

trương chính sách phù hợp với thực tế của địa phương

Một là, nhận thức của Đảng bộ tỉnh về vị trí, vai trò của kinh tế du lịch

được nâng lên rõ rệt.

Thấm nhuần quan điểm của Đảng, kinh tế du lịch là “ngành kinh tế tổng

hợp quan trọng” trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngay

từ khi mới thành lập (ngày 05-10-1991), Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lâm thời

đã tiến hành kỳ họp lần thứ I, xác định: “Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có điều kiện

rất lớn để phát triển du lịch, nên quy hoạch lại tuyến du lịch và các tổ chức kinh

doanh dịch vụ (chú ý cả tổ chức tuyến du lịch Vũng Tàu - Long Hải - Bình

Châu - Xuyên Mộc - Côn Đảo). Phát huy tính dân tộc trong xây dựng và phát

triển du lịch, đồng thời tiếp thu chọn lọc kinh nghiệm nước ngoài để từng bước

hiện đại hóa, coi trọng cả dịch vụ du lịch quốc tế và du lịch nội địa”. Đây chính

là nền tảng quan trọng trong nhận thức của Đảng bộ tỉnh trong lúc mọi xuất

phát điểm của nền kinh tế - xã hội đang còn thấp.

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ I (1992), nhận thức rõ hơn tiềm năng, thế

mạnh du lịch của từng vùng trong tỉnh; đồng thời, chủ trương phát triển nhanh

kinh tế du lịch để tăng thêm việc làm và cải thiện đời sống người dân. Đảng

bộ tỉnh chủ trương, chú trọng khai thác về thiên nhiên, nhân văn, coi trọng du

lịch nội địa và quốc tế, tổ chức điểm du lịch gắn với loại hình du lịch, sản

phẩm du lịch, kêu gọi đầu tư các khu du lịch trọng điểm. Trong giai đoạn này

chủ yếu đặt ra nhiệm vụ trước mắt trong phát triển du lịch của tỉnh là phát

Page 112: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

106

triển cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ có năng lực quản lý, tổ

chức, mở ra các tuyến du lịch thu hút khách trong nước và nước ngoài. Tuy

nhiên, đây là giai đoạn đang mày mò, tìm hướng phát triển.

Chỉ sau một thời gian ngắn, nhận thức này nhanh chóng được phát triển

trong các chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: “Phát triển kinh tế

du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương” [40, tr.47]. Việc Đảng

bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sớm đưa ra chủ trương trên chỉ sau 8 năm được

thành lập tỉnh là bước phát triển rất rõ về nhận thức và sự thay đổi tư duy về

cách làm du lịch trong điều kiện mới. Nhận thức này được Đảng bộ tỉnh chỉ

đạo xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội nói chung

và kinh tế du lịch nói riêng. Nghị quyết chuyên đề (số 17-NQ/TV ngày 05

tháng 12 năm 1998) của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu về phát

triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2000, không chỉ dừng lại ở việc

xác định phát triển kinh tế du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn mà còn nhận

thức rõ hơn trách nhiệm “xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm

du lịch của cả nước” đánh dấu bước phát triển hoàn toàn mới trong tư duy của

Đảng bộ, là cơ sở quan trọng để Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hoạch định

chiến lược phát triển du lịch sau này.

Từ năm 2005, tình hình thế giới có nhiều thời cơ, thuận lợi, khó khăn,

thách thức đan xen nhau; đất nước có nhiều thành tựu về phát triển kinh tế

trong 20 năm đổi mới, nhưng còn yếu kém, nền kinh tế đang ở trình độ phát

triển thấp, quy mô nhỏ, còn tụt hậu so với một số nước trong khu vực, Đảng

bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục có những chủ trương phù hợp với những

điều kiện, yêu cầu mới định hướng cho kinh tế du lịch của tỉnh phát triển

nhanh hơn. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế du lịch từ giai

đoạn này chuyển sang coi trọng nâng cao chất lượng gắn với phát triển các

sản phẩm và loại hình du lịch, hình thành các trung tâm về du lịch mang tầm

Page 113: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

107

cỡ khu vực và quốc tế, chú trọng phát triển du lịch biển, đảo nhằm tăng cường

tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Nhận thức của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về phát triển kinh tế du

lịch ngày càng cụ thể, rõ nét và được thể chế hóa trong quá trình chỉ đạo rất

cụ thể, như ưu tiên đầu tư có trọng điểm, đẩy mạnh đầu tư hình thành các khu

du lịch ở các địa phương có tiềm năng du lịch lớn như thành phố Vũng Tàu,

các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Côn Đảo, là bàn đạp phát triển

các khu du lịch vệ tinh hướng vào mục tiêu “đến năm 2015, tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu sẽ trở thành một trong những trung tâm du lịch nghỉ dưỡng và giải

trí lớn của cả nước” [121, tr.4]. Để thực hiện mục tiêu đề ra, ngày 27/5/2008,

Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Nghị quyết (số 05-NQ/TU) về phát

triển kinh tế du lịch đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2015 là một tầm nhìn mới

trong tư duy của Đảng bộ tỉnh, đưa kinh tế du lịch phát triển vào chiều sâu.

Trong đó, nhấn mạnh: các cấp ủy, chính quyền và mọi người dân phải nâng

cao nhận thức về du lịch, phát triển kinh tế du lịch. Đối với đảng bộ, chính

quyền, các cấp, các ngành cần chú trọng đầu tư cho công tác phát triển du

lịch. Đến Đại hội Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ VI (2015), một lần

nữa trong phát triển nhận thức của Đảng bộ tỉnh: xem kinh tế du lịch là một

trong 4 ngành quan trọng nhất để phấn đấu phát triển trong nhiệm kỳ 2015 -

2020 của tỉnh, thể hiện rõ sự nhất quán trong quyết tâm chính trị của Đảng bộ.

Như vậy, quán triệt chủ trương của Đảng, vận dụng các chính sách của

Nhà nước về phát triển kinh tế du lịch, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã

nhận thức đúng đắn, thể hiện qua Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh các nhiệm kỳ,

từ Đại hội Đảng bộ lần thứ I (1992) đến Đại hội Đảng bộ lần thứ VI (2015),

đặc biệt là qua hai Nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch (Nghị quyết số

17/NQ-TV về phát triển du lịch đến năm 2000 và Nghị quyết số 05-NQ/TU về

phát triển kinh tế du lịch đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2015. Nhận thức

Đảng bộ tỉnh ngày càng phát triển, hoàn thiện, phản ánh được yêu cầu phát

Page 114: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

108

triển du lịch trong tình hình mới, tiềm năng thế mạnh về du lịch của địa

phương, xu thế phát triển du lịch của thế giới và của đất nước ta.

Hai là, kịp thời hoạch định chủ trương, chính sách phát triển kinh tế du

lịch phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Do nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của kinh tế du lịch, Đảng bộ

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã kịp thời xây dựng các chủ trương, chính sách phù

hợp với điều kiện trong từng giai đoạn; đồng thời, chỉ đạo chặt chẽ các ngành

xây dựng kế hoạch, quy hoạch mạng lưới dịch vụ du lịch hợp lý.

Trên cơ sở đánh giá chi tiết thực trạng tài nguyên du lịch, hoạt động du

lịch, tỉnh đã ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch Bà Rịa -

Vũng Tàu giai đoạn 1996 - 2000. Quy hoạch của tỉnh phản ánh rõ bản chất

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 - 2010, đồng

thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế du lịch trong điều kiện mới. Định hướng

phát triển du lịch đến năm 2010 của tỉnh cũng dựa trên các dự báo khoa học về

mức độ tăng trưởng du lịch thông qua các chỉ tiêu GDP, doanh thu, lượt khách,

cơ cấu chi tiêu của du khách, xác định các loại hình du lịch chủ yếu cần tập

trung phát triển theo định hướng ngành và theo lãnh thổ. Trong đó, tập trung

đầu tư 5 cụm du lịch là thành phố Vũng Tàu và phụ cận, Long Hải - Phước

Hải; Bình Châu - Hồ Cốc; Núi Dinh - Thị Vải; Côn Đảo. Cụ thể hóa các cụm

du lịch, các sở, ngành, do Sở Du lịch chủ trì lập các đề án quy hoạch chi tiết,

hình thành 9 quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 2.437ha, tổng hợp hiện

trạng đất toàn ngành du lịch đến năm 1999 và nhu cầu sử dụng đất đến năm

2010 tập trung ở các cụm du lịch chính, các tuyến, điểm du lịch ven biển tổng

diện tích khoảng 5.500 ha. Qua thực tiễn phát triển cho thấy, các điểm quy

hoạch đều có tính khả thi cao, đảm bảo các yếu tố kêu gọi đầu tư, là điều kiện

quan trọng để các ngành chức năng của tỉnh tập trung khai thác, quản lý, sử

dụng nguồn tài nguyên, hình thành các loại hình, các sản phẩm du lịch theo

quy hoạch đề ra.

Page 115: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

109

Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng

Tàu lần thứ III (năm 2000), Đảng bộ Tỉnh giao cho Ban Cán sự đảng UBND

tỉnh xem xét, hoàn chỉnh và ban hành chương trình, đề án của các ngành,

trong đó ngành du lịch được chú trọng. Theo đó, Đề án “Phát triển du lịch

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” giai đoạn 2001 - 2005 được ban hành kèm theo

Quyết định số 7573/2002/QĐ-UB ngày 03 tháng 9 năm 2002 của UBND tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu. Mục tiêu cụ thể của Đề án đưa ra là hoàn chỉnh cơ sở hạ

tầng bằng nguồn ngân sách nhà nước, với số vốn giai đoạn 2001 - 2005

khoảng 169,812 tỷ đồng, tốc độ doanh thu du lịch đạt 10,9% đến 12%/năm,

đến năm 2005 doanh thu du lịch từ 840 - 850 tỷ đồng, đón từ 4,8 triệu đến 5

triệu khách du lịch, trong đó 230 ngàn đến 250 ngàn khách quốc tế là những

mục tiêu có tính khả thi cao. Đề án đưa ra 8 nhiệm vụ cơ bản, 6 giải pháp

quan trọng phát triển du lịch đến năm 2005 là những nhiệm vụ và giải pháp

quan trọng, phù hợp với điều kiện thực tế và làm nền tảng cho kinh tế du lịch

phát triển đúng hướng.

Trên cơ sở 5 cụm du lịch trọng điểm đã được xác định trong quy hoạch

tổng thể năm 1996, hình thành 10 khu du lịch, trong đó có 2 khu du lịch quốc

gia là khu du lịch sinh thái Hoa Anh Đào và di tích quốc gia Côn Đảo, Đề án

hình thành 5 tuyến du lịch với các loại hình du lịch chủ yếu phù hợp với quy

mô phát triển ở mỗi tuyến trong điều kiện lượng khách du lịch ngày càng tăng

cao. Theo đó, một số nhiệm vụ được quan tâm như phát triển các loại hình vui

chơi, giải trí và các ngành nghề liên quan đến du lịch, nhằm kéo dài thời gian

lưu trú và gia tăng mức chi tiêu của du khách đã đem lại hiệu quả tích cực.

Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 27-5-2008 của Ban Thường

vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành Chương trình hành

động cụ thể hóa Nghị quyết thành mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể phù hợp với từng

cụm, tuyến du lịch trên từng địa bàn trọng điểm; tiếp tục kêu gọi đầu tư phát

triển cơ sở vật chất cho du lịch để tạo nhiều sản phẩm đa dạng, sản phẩm đủ

Page 116: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

110

sức thu hút khách du lịch cao cấp. Trong đó, nguồn ngân sách Nhà nước cho

các quy hoạch từ năm 2008 đến năm 2010 tăng đáng kể, đạt 5.166 tỷ đồng

[152, tr.2]. Việc hoàn thành quy hoạch du lịch các huyện Côn Đảo, Tân

Thành, Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc; tập trung đầu tư các công trình hạ

tầng ngoài hàng rào các khu du lịch và các chương trình trọng tâm phát triển

du lịch từ nguồn ngân sách của tỉnh đã góp phần kích cầu nguồn lực từ các

thành phần kinh tế nhằm đa dạng hóa đầu tư vào các sản phẩm du lịch. Các

loại hình du lịch phát triển nhanh theo đúng chủ trương của Đảng bộ Tỉnh,

chủ yếu là du lịch nghỉ dưỡng - giải trí; du lịch văn hóa - lễ hội; du lịch MICE

và du lịch sinh thái, là các hoạt động du lịch thu hút đông đảo du khách.

Các chủ trương được ban hành kịp thời, đúng hướng đã khai thác tích

cực tiềm năng về thiên nhiên, về các di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách

mạng, lễ hội truyền thống; phát triển nhanh các sản phẩm du lịch văn hóa gắn

với du lịch sinh thái và các sự kiện văn hóa, thể thao… vừa duy trì, phát huy,

cải thiện môi trường tự nhiên, vừa bảo đảm môi trường xã hội để phát triển du

lịch theo hướng phát triển bền vững.

Ba là, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội,

nhân dân vào phát triển kinh tế du lịch.

Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về phát

triển kinh tế du lịch, cần có sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, các

tổ chức chính trị và nhân dân, tạo nên sự đồng thuận trong xã hội. Sau khi ban

hành các nghị quyết, Đảng bộ tỉnh chỉ đạo công tác quán triệt, phổ biến đến

các cấp ủy Đảng, lãnh đạo các ngành, đoàn thể, các tổ chức đảng trong các

doanh nghiệp làm du lịch trong tỉnh hiểu sâu sắc nội dung của nghị quyết. Từ

đó, tổ chức quán triệt xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết đồng bộ, thống

nhất trong toàn Đảng bộ tỉnh. Hàng năm, Tỉnh ủy đều thành lập đoàn kiểm tra

về việc thực hiện Nghị quyết của Đảng, của Đảng bộ tỉnh, nhất là đối với các

Page 117: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

111

nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch đã thực sự đi vào cuộc sống người

dân (Nghị quyết số 05- NQ/TU và số 17-NQ/TV).

Để tạo nên sự đồng thuận trong hệ thống chính trị, các đảng bộ sở, ban

ngành của tỉnh, đều phải căn cứ vào chức năng nhiệm vụ cụ thể triển khai

thực hiện nhiệm vụ về phát triển du lịch theo nghị quyết của Đảng bộ đề ra.

Đối với Đảng bộ Sở Du lịch (1993 - 2007), Đảng bộ Sở Văn hóa, Thể thao và

Du lịch (2008 - 2015), được Đảng bộ Tỉnh chỉ đạo quán triệt đến đảng viên,

cán bộ công chức, viên chức trong toàn ngành, cơ sở đảng trực thuộc, Phòng

Văn hóa và Thông tin, Ban quản lý các khu du lịch các huyện, thành phố, đơn

vị kinh doanh du lịch và đến tất cả người lao động trong các doanh nghiệp.

Sau mỗi chủ trương của tỉnh, Sở Du lịch đều phải xây dựng kế hoạch, chương

trình hành động, như: Kế hoạch số 04/CTTHNQDL ngày 14 tháng 01 năm

1999 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số

17-NQ/TV và Chương trình hành động số 54-CTr/ĐUVHTTDL, ngày 26-3-

2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU... Căn

cứ vào chủ trương của Đảng bộ tỉnh, Đảng ủy Sở Văn hóa, Thể thao và Du

lịch tập trung công tác chỉ đạo về công tác quy hoạch du lịch, công tác đầu tư

du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch, công tác xúc tiến du lịch, tuyên truyền

quảng bá du lịch, cải thiện môi trường và xã hội phát triển du lịch, đào tạo bồi

dưỡng nguồn nhân lực du lịch.

Đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội của

Tỉnh, tham gia thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nhận thức

đầy đủ vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế du lịch; nâng cao ý

thức bảo vệ môi trường tại các khu du lịch, bãi tắm, thực hiện xây dựng nếp sống

văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự trong các hoạt động du lịch. Với phương châm

phát huy sức mạnh của nhân dân - vừa là khách du lịch cũng là người làm du

lịch, đã tạo nên sự tham gia gắn kết của người dân đối với hệ thống chính trị

trong công tác phát triển du lịch của tỉnh. Trên thực tế, các tầng lớp nhân dân

Page 118: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

112

luôn đồng tình ủng hộ chủ trương của Đảng bộ Tỉnh, tham gia tích cực công tác

tuyên truyền, quảng bá du lịch; tham gia giữ gìn môi trường, an ninh trật tự, làm

cho các dịch vụ du lịch phát triển lành mạnh. Nhờ đó, các biểu hiện tiêu cực như

tùy tiện nâng giá dịch vụ trong những ngày lễ, tết; bán hàng rong đeo bám

khách; thải rác dọc bờ biển... đã được hạn chế triệt để.

Thực hiện các nghị quyết của Đảng bộ Tỉnh, công tác chỉ đạo các ngành

và cấp ủy Đảng trong phát triển kinh tế du lịch được tăng cường sâu sát, gắn kết

với những nhiệm vụ chuyên môn của ngành, phù hợp với thế mạnh của từng địa

phương, cơ sở. Đảng bộ các cấp đã phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị,

các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân vào phát triển kinh tế du lịch.

4.1.1.2. Chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp, huy động mạnh

các nguồn lực và thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế du lịch

Một là, công tác quản lý nhà nước về phát triển kinh tế du lịch ngày

càng đổi mới, có nhiều tiến bộ.

Công tác quản lý nhà nước về kinh tế du lịch từng bước được kiện toàn

và hoàn thiện. Ngay khi Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được thành lập đã

chủ trương nâng cao vai trò công tác quản lý nhà nước đối với ngành du lịch.

Sở Du lịch được thành lập (1993), bộ máy được sắp xếp, củng cố và đi vào

hoạt động, từng bước có hiệu quả. Tiếp đó, tỉnh đã thành lập nhiều tổ chức

tăng cường công tác quản lý hoạt động du lịch, như: Ban Chỉ đạo Phát triển

du lịch tỉnh; Ban Quản lý các khu Du lịch Vũng Tàu, Xuyên Mộc, Long Điền,

Đất Đỏ, Côn Đảo; Hiệp hội du lịch… Nhờ đó, công tác quản lý nhà nước về

du lịch đã được tăng cường. Với một bộ máy hoàn thiện hơn, cán bộ công

chức từng bước được nâng cao trình độ, năng lực quản lý, đáp ứng cơ bản yêu

cầu, chức năng nhiệm vụ được giao; chức năng tham mưu, thực hiện, đề xuất

với Trung ương, bộ, ngành về kinh tế du lịch được thực hiện tốt.

Thông qua các cơ quan quản lý, tham mưu, xây dựng quy hoạch tổng

thể từng giai đoạn, như Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bà Rịa - Vũng

Page 119: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

113

Tàu giai đoạn 1996 - 2000, sau đó điều chỉnh đến năm 2005, quy hoạch hình

thành 8 khu du lịch trọng điểm; Quy hoạch chi tiết các khu du lịch trọng điểm

được đưa vào thực hiện, bước đầu định hình chức năng của từng địa bàn du

lịch trên bản đồ tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhiều kế

hoạch, chương trình hành động được ban hành trong từng giai đoạn cụ thể đều

có tính khả thi và được phát huy tích cực. Bên cạnh đó, Đảng bộ tỉnh chủ

trương củng cố, kiện toàn các doanh nghiệp nhà nước, thực hiện cổ phần hóa

một số doanh nghiệp, khách sạn, xây dựng mối liên hệ hợp tác giữa các doanh

nghiệp kinh doanh du lịch... Thanh tra Nhà nước về du lịch được thành lập, thực

hiện công tác kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh ngày càng

có hiệu quả.

Công tác quản lý nhà nước về kinh tế du lịch giai đoạn 1991 - 2005 đã

được Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo thực hiện kịp thời và đáp ứng

yêu cầu của tình hình địa phương có những kết quả bước đầu. Nhiều nội dung

đã được chỉ đạo thực hiện như sắp xếp bộ máy, xây dựng đề án, quy hoạch, kế

hoạch, công tác kiểm tra, giám sát, triển khai các văn bản… tạo cơ sở, nền

tảng cho công tác quản lý nhà nước giai đoạn tiếp theo.

Trong giai đoạn 2005 - 2015, trên cơ sở những thành tựu của giai đoạn

trước, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo tăng cường đổi mới công tác

quản lý nhà nước về kinh tế du lịch. Năm 2005, Luật Du lịch ra đời, công tác

quản lý nhà nước được đổi mới, nội dung thể hiện đầy đủ hơn. Triển khai

thực hiện Luật Du lịch về công tác quản lý Nhà nước, Đảng bộ Tỉnh đã chỉ

đạo UBND tỉnh, các sở, ngành xây dựng và thực hiện các nội dung quản lý

đáp ứng yêu cầu của Luật. Đến năm 2015 công tác quản lý nhà nước về kinh

tế du lịch của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Phục vụ tích cực cho công tác quản lý, Đảng bộ tỉnh thường xuyên đẩy

mạnh việc tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý du lịch,

do vậy các cấp ủy Đảng và toàn thể cán bộ, đảng viên, người lao động trên địa

Page 120: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

114

bàn tỉnh đều nhận thức rõ về tầm quan trọng của ngành kinh tế du lịch đối với

sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân trong tỉnh. Từ đó, nâng

cao ý thức tự giác trong quá trình tham gia các hoạt động du lịch. Bộ máy

Nhà nước về du lịch tuy có sự thay đổi, biến động về tổ chức, khi thì là Sở Du

lịch với chức năng độc lập, khi được sáp nhập về Sở Văn hóa, Thể thao và Du

lịch, với chức năng mang tính liên ngành nhiều hơn, nhưng công tác quản lý

nhà nước vẫn tiếp tục được phát huy, mang lại hiệu quả thiết thực.

Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Ban Quản lý các

khu du lịch các huyện, thành phố triển khai nhiều hoạt động đưa ngành du

lịch phát triển. Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh được kiện toàn theo yêu

cầu phát triển của từng giai đoạn, thường xuyên xây dựng các chuyên đề chỉ

đạo nâng cao chất lượng hoạt động. Để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà

nước, nhiều quy chế quản lý về giá cả dịch vụ, kinh doanh, môi trường…

được ban hành và thực hiện; công tác thanh, kiểm tra được tăng cường hơn.

Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các hoạt động

du lịch được thường xuyên quan tâm, trình độ cán bộ công chức được nâng

lên, nhiều lao động có trình độ chuyên môn cao, làm việc trong khách sạn 4 -

5 sao, các khu du lịch chất lượng cao nên công tác quản lý về mặt Nhà nước

cũng gặp nhiều thuận lợi hơn.

Hai là, tăng cường thu hút mọi nguồn lực, phát triển sáng tạo các loại

hình, sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

Từ nhận thức rõ tầm quan trọng của dịch vụ du lịch và các loại hình

kinh doanh đối với phát triển kinh tế du lịch, ngay từ Đại hội Đảng bộ tỉnh Bà

Rịa - Vũng Tàu lần thứ nhất (1992), Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã quan

tâm đặc biệt đến công tác phát triển nguồn lực, tăng cường sáng tạo các loại

hình, sản phẩm du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch. Các nội dung này được

tăng cường và quan tâm chặt chẽ hơn, thể hiện rõ trong các nghị quyết đại hội

Page 121: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

115

nhiệm kỳ và được thể chế cụ thể hơn trong các nghị quyết chuyên đề, chương

trình hành động của Đảng bộ Tỉnh về phát triển kinh tế du lịch.

Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sớm xác định rõ việc khai thác điều

kiện tự nhiên, điều kiện nhân văn, đầu tư triển khai các loại hình du lịch trọng

tâm, đó là du lịch sinh thái - cảnh quan, du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần và du

lịch văn hóa - kết hợp với thể thao. Các loại hình du lịch đã được các doanh

nghiệp đầu tư, tổ chức đón và phục vụ khách du lịch đạt hiệu quả, cho thấy sự

lựa chọn chiến lược đúng đắn, phù hợp với hiện trạng tiềm năng du lịch, khả

năng đầu tư của doanh nghiệp và yêu cầu thị hiếu của du khách. Các dịch vụ

du lịch được gắn với các loại hình du lịch, hình thành các tuyến du lịch trọng

tâm gắn với tiềm năng du lịch của từng địa phương từng bước được phát huy

thế mạnh.

Trên quan điểm chỉ đạo của Đảng bộ Tỉnh, mỗi địa phương trong tỉnh

lựa chọn các loại hình du lịch phát triển phù hợp. Một địa phương có thể phát

triển nhiều loại hình du lịch, như thành phố Vũng Tàu phát triển loại hình du

lịch nghỉ dưỡng biển, hội nghị, hội thảo, du lịch lịch sử, tâm linh; huyện Côn

Đảo phát triển loại hình du lịch biển - đảo, du lịch văn hóa, di tích lịch sử, du

lịch sinh thái; huyện Xuyên Mộc phát triển thế mạnh của loại hình du lịch

sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng. Từ đó, có giải pháp phù hợp xây dựng quy

hoạch phát triển du lịch của địa phương theo hướng chú trọng thu hút dự án

đầu tư, khai thác thế mạnh phát triển loại hình du lịch trọng tâm.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng

Tàu chỉ đạo các doanh nghiệp du lịch hình thành các tour, tuyến, kết hợp các

tour, tuyến giữa các địa phương trong tỉnh tạo sự liên kết, hỗ trợ nhau phát

huy thế mạnh của các loại hình dịch vụ du lịch của mỗi địa phương, nâng cao

chất lượng các dịch vụ phục vụ du khách được tốt hơn. Nhờ đó, trong tỉnh đã

hình thành được nhiều loại hình du lịch, trong đó có nhiều loại hình du lịch

nổi bật thu hút đông đảo du khách đến với Bà Rịa - Vũng Tàu như du lịch

Page 122: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

116

nghỉ dưỡng biển, du lịch văn hóa, lịch sử gắn với các lễ hội,… Các loại hình

du lịch gắn với các sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương đã được đầu

tư, khai thác hiệu quả. Nhờ đó, chất lượng dịch vụ tăng cao, có khả năng cạnh

tranh trong quá trình kinh doanh, góp phần làm tăng lượng khách du lịch, duy

trì tăng trưởng ngành kinh tế du lịch của tỉnh. Các loại hình du lịch gắn sản

phẩm du lịch theo các cụm du lịch tỉnh được hình thành. Điển hình như:

Trung tâm du lịch thành phố Vũng Tàu và phụ cận: Phát triển nhiều sản

phẩm du lịch phục vụ du khách như: Văn hóa lễ hội, Lễ hội Nghinh Ông (khai

hội văn hóa du lịch...); mua sắm Imperial Plaza, (siêu thị Mỹ Nghệ, Lam Sơn

Square); ẩm thực (Chợ Du lịch, tại các hội thi Ẩm thực vào các dịp Lễ, Tết

với sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh...); vui chơi

giải trí (đua chó, cáp treo, các trò chơi trên biển); tắm biển (khu du lịch Biển

Đông, Thùy Vân...), nghỉ dưỡng kết hợp hội thảo (The Imperial Hotel, The

Grand - Palace hotel, Pullman); du lịch kết hợp tham quan di tích (trận địa

pháo cổ Núi Lớn, Niết Bàn Tịnh Xá, Nhà lớn Long Sơn) ...

Phát triển các dịch vụ văn hóa, các hoạt động vui chơi, giải trí đã góp

phần phát triển mạnh các loại hình du lịch, thu hút du khách tham gia ngày

càng đông đảo. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo chặt chẽ ngành Văn

hóa tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, lễ hội văn hóa thu hút khách du

lịch; chỉ đạo đẩy mạnh việc phối hợp giữa ngành Du lịch và ngành Văn hóa

trong việc xây dựng các chương trình, các điểm du lịch hấp dẫn, khai thác các

giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng thành các khu tham quan,

vui chơi cho du khách. Triển khai công tác biên soạn, sưu tập tư liệu lịch sử,

thuyết minh cho các chương trình du lịch văn hóa - lịch sử - lễ hội. Xây dựng

quy chế quản lý khai thác và sử dụng cũng như bảo vệ và tôn tạo các di tích

lịch sử - văn hóa, danh lam - thắng cảnh vào việc phát triển kinh tế du lịch.

Đẩy mạnh chiến lược marketing cho các điểm đến có sức thu hút khách du

lịch trong và ngoài nước.

Page 123: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

117

Ba là, xây dựng môi trường du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng

sạch đẹp, văn minh, hiện đại.

Do công tác quản lý Nhà nước về du lịch được tăng cường, nên công

tác giữ gìn môi trường du lịch cũng thường xuyên được quan tâm. Đảng bộ

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo UBND tỉnh giao trách nhiệm cụ thể cho các

sở, ngành và các huyện, thành phố trong tỉnh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ

cụ thể, tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân, nâng cao nhận

thức về giữ gìn trật tự trị an, vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch. Đồng

thời, tăng cường kiểm tra giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi

phạm, đưa hoạt động kinh doanh du lịch đi vào kỷ cương, nề nếp. Trên tinh

thần đảm bảo môi trường du lịch sạch đẹp, văn minh, hiện đại, các tổ chức,

đơn vị chức năng thực hiện nghiêm việc ngăn chặn và xử lý các trường hợp

lợi dụng hoạt động phát triển du lịch, hoặc các hoạt động tín ngưỡng để làm

ăn trái phép, nhất là việc lấn chiếm đất đai thuộc quy hoạch của các điểm du

lịch xây dựng nhà ở, miếu thờ, đền thờ kinh doanh kiếm lợi hoặc phổ biến mê

tín, dị đoan trái với thuần phong, mỹ tục, tập quán của dân tộc.

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành nhiều thể loại văn bản chỉ

đạo công tác bảo vệ môi trường, xây dựng không gian du lịch trong sạch, văn

minh hiện đại. Trong đó, phải nhắc đến các văn bản được thực thi có hiệu lực

cao như: Quyết định số 3129/2000/QĐ-UB ngày 10-4-2001 về quy định quy

chế các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại các bãi tắm; Chỉ thị số

18/2002/CT.UB ngày 20-3-2002 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác

bảo vệ tại các điểm thăm quan du lịch và các bãi tắm; Đề án đảm bảo trật tự

trị an tại các điểm thăm quan du lịch, các bãi tắm được phê duyệt theo quyết

định số 6308/QĐ-UB ngày 6-8-2002; Quyết định số 1727/2004/QĐ-UB về

quy chế quản lý và tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch tại các bãi tắm thuộc

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch

được ban hành theo quyết định số 8737/2004/QĐ-UB ngày 05-11-2004... Các

Page 124: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

118

văn bản quy phạm pháp luật đều đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra, giải quyết

kịp thời các vướng mắc trong hoạt động du lịch, nhất là các vấn đề liên quan

đến an ninh trật tự, vệ sinh môi trường. Điều đó cho thấy việc lành mạnh hóa

môi trường xã hội, môi trường tự nhiên có ý nghĩa quan trọng cho sự nghiệp

phát triển du lịch bền vững.

Công tác chỉ đạo tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân và du

khách về việc giữ gìn vệ sinh môi trường thường xuyên được đẩy mạnh, bằng

nhiều biện pháp tích hợp như: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại

chúng, kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm, từng bước góp phần nâng cao nhận

thức của các cấp, các ngành và người dân. Tại thành phố Vũng Tàu, nhờ làm

tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, xử lý nghiêm tình trạng xả rác,

ăn uống tại bãi biển… môi trường biển tại đây trở nên sạch, đẹp, tạo được sự

đồng tình hưởng ứng của khách du lịch.

Bốn là, quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh, góp phần quan trọng

trong hoạt động và tăng trưởng kinh tế du lịch.

Với hướng đi đúng đắn, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu được

nhiều kết quả trong công tác quảng bá, xúc tiến du lịch. Đảng bộ thống nhất

chỉ đạo UBND tỉnh, hàng năm phải bố trí ngân sách thích hợp, đủ cho công

tác tuyên truyền, xây dựng các chiến lược quảng bá, xúc tiến du lịch, tổ chức

sự kiện văn hóa, thể thao, hợp tác du lịch nước ngoài về du lịch,… Công tác

tuyên truyền đã được tổ chức với nhiều hình thức đa dạng trên các phương

tiện thông tin đại chúng và được kết nối, lồng ghép trong các hoạt động khác.

Nhiều hoạt động KT - XH đều được tận dụng lồng ghép để tuyên truyền,

quảng bá các hoạt động du lịch của tỉnh. Đài phát thanh truyền hình, các báo,

các ấn phẩm, trên internet được thực hiện thường xuyên, liên tục. Tuyên

truyền thông qua công tác tổ chức sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch quy mô

quốc gia, quốc tế đã thu hút du khách tham gia ngày càng đông đảo. Thông

Page 125: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

119

qua các hội chợ triển lãm trong nước, quốc tế, nhiều chương trình quảng bá về

phát triển kinh tế du lịch thú vị được giới thiệu.

Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tranh thủ được sự tham gia của

nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức các lễ hội, các sự

kiện văn hóa - du lịch, hội chợ, hội nghị, hội thảo, nhất là các sự kiện mang

tầm quốc gia, khu vực và quốc tế. Nhiều hoạt động của các doanh nghiệp, tổ

chức, cá nhân đã có tác động mạnh mẽ trong quảng bá tiềm năng phát triển

Văn hoá Du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Qua đó, các thông điệp được

phát đi, góp phần định vị và ghi dấu ấn đậm nét đặc trưng của du lịch Bà Rịa -

Vũng Tàu, thu hút ngày càng đông đảo du khách.

4.1.1.3. Kinh tế du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển ngày

càng toàn diện và theo hướng bền vững

Thực hiện chủ trương của Đảng bộ và sự năng động sáng tạo của các

cấp, các ngành, các hoạt động du lịch được triển khai đồng bộ, và đạt được

kết quả khá toàn diện.

Một là, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ kinh tế du lịch ngày

càng được được đẩy mạnh. Do xác định rõ mục tiêu phát triển du lịch và tầm

quan trọng của cơ sở hạ tầng, là đòn bẩy để nâng cao chất lượng du lịch, nên

Đảng bộ đã hết sức quan tâm đến công tác này. Đến năm 2005, nhiều cơ sở

vật chất đã được xây dựng, cơ sở lưu trú và nghỉ dưỡng du lịch được tăng lên,

đã có khu du lịch 4 sao đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu của du khách. Nhiều khu

du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, kết hợp khu vui chơi giải trí có chất lượng cao

đã đi vào hoạt động và mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chú trọng đẩy mạnh thu hút vốn đầu

tư nước ngoài, phát triển cơ sở hạ tầng, xem đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm

đưa ngành kinh tế du lịch thành ngành mũi nhọn. Sau khi ban hành chủ

trương, Đảng bộ tỉnh tập trung chỉ đạo lập quy hoạch phát triển du lịch phù

hợp với tổng thể phát triển KT - XH từng địa phương và của tỉnh trong mỗi

Page 126: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

120

giai đoạn. Từ 5 cụm du lịch, 8 khu du lịch quy hoạch chi tiết được hình thành,

Đảng bộ tỉnh đã tăng cường thu hút đầu tư từ nhiều nguồn vốn, chủ yếu là vốn

đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài có đủ năng lực thực hiện triển khai

các dự án lớn của tỉnh.

UBND tỉnh chỉ đạo các ngành nghiên cứu, tham mưu xây dựng chính

sách, tạo điều kiện huy động tối đa nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển du

lịch. Trong đó, Đảng bộ xác định rõ, huy động nguồn lực xã hội, đặc biệt là

nguồn lực từ hợp tác quốc tế cho công tác đầu tư các dự án du lịch trọng điểm

là nhiệm vụ quan trọng phải được quan tâm thiết thực, nhất là trong điều kiện

kinh tế của tỉnh còn nhiều khó khăn. Đảng bộ tỉnh chỉ đạo các địa phương

theo dõi, quản lý các dự án đầu tư du lịch, chỉ đạo UBND tỉnh triển khai nhiều

biện pháp nhằm chuyển vốn đăng ký sang vốn thực hiện, nắm tình hình và

tiến độ triển khai dự án, hoàn thành dự án đi vào hoạt động. Nhờ vậy tiến độ

thực hiện các dự án được đẩy nhanh, kịp thời giải quyết các khó khăn, ách tắc

và điều chỉnh kịp thời những điểm hạn chế, bất cập trong các dự án.

Thông qua các chương trình xã hội hóa phát triển du lịch, đã huy động

được sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn, tập

đoàn lớn… đầu tư vào các khu vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, kết hợp với

thể thao leo núi, ngắm cảnh..., góp phần tạo nên bức tranh kinh tế du lịch tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu được khởi sắc và phát triển.

Cơ sở vật chất phục vụ du lịch ngày càng khang trang, hiện đại. Các

doanh nghiệp du lịch trên địa bàn đã nỗ lực xây mới và nâng cấp cải tạo cơ sở

đáp ứng nhu cầu thăm quan, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo... cho du khách

đến Bà Rịa - Vũng Tàu.

Hai là, doanh thu du lịch ngày càng tăng.

Công tác chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được thực hiện

thường xuyên, trên từng nhiệm vụ, góp phần làm cho doanh thu du lịch của tỉnh

tăng nhanh qua các năm.

Page 127: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

121

Giai đoạn 2001 - 2005: doanh thu dịch vụ du lịch sau 5 năm tăng 1,87 lần,

tốc độ tăng 13,29%/năm. Cụ thể, năm 2001 đạt 547,8 tỷ đồng, đến năm 2005 đạt

890 tỷ đồng, năm 2007 đạt 1.075 tỷ đồng, năm 2010 đạt 1.780 tỷ đồng, năm

2015 là 2.100 tỷ đồng, năm 2016 có khoảng 2.188 tỷ đồng. Doanh thu dịch vụ

du lịch tăng lên nhanh chóng, tác động trực tiếp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế

của tỉnh. Năm 2005, nếu không tính dầu khí, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng là

64,5%, dịch vụ là 27,7%, nông nghiệp là 7,7% [42, tr.12]. Đến năm 2010, không

tính dầu khí, tỷ trọng công nghiệp là 64,3%, dịch vụ 31,2%, nông nghiệp 4,5%.

Như vậy, năm 2010 ngành dịch vụ đã tăng 3,5% so với năm 2005 [43, tr.8]. Đến

năm 2015, ngành dịch vụ tiếp tục tăng 1,06% so với năm 2010, và tỷ trọng các

ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 54,4%, dịch vụ chiếm 34%, nông - lâm -

ngư nghiệp chiếm 11,6% [44, tr. 24]. Tỷ trọng của ngành dịch vụ tăng qua các

năm chứng tỏ ngành dịch vụ, trong đó có dịch vụ du lịch phát triển, đóng góp

quan trọng cho tăng trưởng chung của tỉnh, đảm bảo chuyển dịch cơ cấu, cơ cấu

lại nền kinh tế của Đảng bộ tỉnh đề ra.

Ba là, khách du lịch tăng nhanh.

Thực hiện tốt sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, các hoạt

động du lịch được tổ chức tương đối đồng bộ. Nhờ đó, khách du lịch đến Bà

Rịa - Vũng Tàu ngày càng tăng.

Nếu như, trong giai đoạn 1996 - 2000, khách du lịch đến Bà Rịa - Vũng

Tàu chỉ tăng nhẹ, thì đến năm 2001, số lượng khách bắt đầu tăng lên đáng kể

với trên 3,9 triệu lượt khách, tăng hơn 1 triệu lượt so với bình quân 5 năm

trước đó, trong đó khách quốc tế có 146.800 lượt, tăng 70.000 lượt [42, tr.

12]. Số lượng khách tiếp tục tăng ấn tượng ở các năm tiếp theo: Năm 2007,

các doanh nghiệp du lịch đón và phục vụ 6.015.000 lượt khách, trong đó

khách quốc tế có 235 ngàn lượt; năm 2009 có 8,4 triệu lượt khách, trong đó

320 ngàn lượt khách quốc tế; năm 2015, các doanh nghiệp đón và phục vụ tại

Page 128: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

122

các cơ sở kinh doanh du lịch đạt trên 15,2 triệu lượt khách, trong đó có 557

ngàn khách quốc tế [92, tr.7].

Như vậy, lượng khách đến Bà Rịa - Vũng Tàu tăng hàng năm với tốc độ

tăng khá, tăng trưởng bình quân hơn 12,9%/năm, tổng thu từ khách du lịch tăng

bình quân trên 15,9%/năm. Đặc biệt, giai đoạn 2011 - 2016, khách du lịch đến Bà

Rịa - Vũng Tàu tăng lên nhanh chóng, tổng lượt khách đạt khoảng 78,8 triệu lượt

khách, trong đó có 2,9 triệu lượt khách quốc tế, trung bình mỗi năm đón 13,2 triệu

lượt khách, trong đó hơn 482 ngàn lượt khách quốc tế. Sự phát triển của ngành

kinh tế du lịch đã đóng góp quan trọng vào GDP của tỉnh và giải quyết nhiều

việc làm ở địa phương (xem bảng 4.1).

Bảng 4.1. Tổng hợp hoạt động du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Nội dung 1990 1995 2000 2005 2010 2015

Cơ sở lưu trú

- Số khách sạn

- Số phòng

100

3.155

62

2.239

72

2.752

86

7.192

162

6.722

255

9.265

Lượt khách (ngàn lượt)

- Khách Quốc tế

- Khác nội địa

1.620

110

1.510

4.499

536

3.963

3.303

141

3.162

5.320

220

5.100

8.435

320

8.115

15.538

558

14.980

Lao Động (người)

- ĐH và trên ĐH

- Trung cấp và CĐ

- Công nhân kỷ thuật

- Khác

3.745

350

385

2.095

95

4.894

660

158

2.076

2.000

4.260

615

558

1.960

1.127

6.041

1.003

1.083

2.049

1.906

11.145

1.114

5.015

2.229

2.787

16.520

2.478

6.608

4.956

2.478

Doanh thu (tỷ đồng) 269 440 880 889 1.782 5.597

Nộp NSNN (tỷ đồng) 2.136 49,51 58 64 120 378

Nguồn: NCS tổng hợp [39, 40, 41, 42, 43, 44].

Kinh tế du lịch phát triển thực sự là đòn bẩy cho các ngành nghề khác

cùng phát triển, du lịch đã tạo ra hàng triệu việc làm, nâng cao chất lượng đời

sống xã hội do thu nhập ngày càng tăng lên (Xem Biểu 4.2). Phát triển du

lịch, kinh tế du lịch góp phần giữ gìn, phát triển văn hóa và bảo vệ môi trường

Page 129: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

123

sinh thái; an ninh, quốc phòng; ngược lại văn hóa dân tộc, môi trường sinh

thái và an ninh quốc phòng là một phần quan trọng thúc đẩy kinh tế du lịch

phát triển hiệu quả và bền vững.

* Nguyên nhân của ưu điểm:

Về khách quan: Đây là thời kỳ Đảng tiến hành thực hiện đường lối đổi

mới toàn diện đất nước, trước hết là đổi mới tư duy về kinh tế, trong đó có chủ

trương đổi mới phát triển kinh tế du lịch phù hợp với điều kiện thực tiễn của

đất nước, phù hợp với xu thế chung của khu vực và thế giới. Hệ thống các quan

điểm, chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế du lịch của

Đảng, đã tác động mạnh mẽ trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch

của đất nước và ảnh hưởng sâu rộng đến các địa phương, nhất là những nơi có

nhiều tiềm năng và các lợi thế đặc trưng về du lịch như Bà Rịa - Vũng Tàu.

Từ sau Đại hội lần thứ VIII (1996), đất nước chuyển sang thời kỳ đẩy

mạnh CNH, HĐH, ngành Du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn

trong việc thực hiện mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế mà Đảng đề ra,

đồng thời góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mối quan hệ giữa ngành Du lịch với các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc

phòng ngày càng chặt chẽ, tạo điều kiện giúp đỡ nhau phát triển với vị thế, du

lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, chứa đựng sự liên ngành, liên vùng rõ rệt.

Đối với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ngoài tiềm năng, lợi thế với nhiều nét

đặc trưng, độc đáo trong các sản phẩm du lịch, trong thời gian 1991 - 2015,

kinh tế du lịch của tỉnh luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và

của các ngành chức năng trong tỉnh. Sự quan tâm được cụ thể hóa bằng các

chính sách, tạo điều kiện cho kinh tế du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển

nhanh và sớm khẳng định là Trung tâm du lịch lớn của quốc gia.

Về chủ quan: Trước hết, là vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu. Đảng bộ tỉnh đã sớm nhận thức về tầm quan trọng và tiềm năng,

lợi thế trong việc phát triển kinh tế du lịch của tỉnh; từ đó, vận dụng linh hoạt,

Page 130: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

124

sáng tạo các chủ trương của Đảng, đề ra phương hướng nhiệm vụ và biện

pháp đúng đắn, thích hợp với từng giai đoạn lịch sử, xây dựng các chương

trình phát triển, đưa du lịch từ một ngành kinh tế đơn thuần sang một ngành

kinh tế quan trọng và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế

chung của tỉnh.

Hai là, huy động được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và các

tầng lớp nhân dân tham gia phát triển kinh tế du lịch. Từ năm 1991-2015, về

cơ bản kinh tế du lịch từng bước được triển khai đồng bộ trên cả ba phương

diện: Khai thác vùng không gian du lịch (nội địa, rừng, biển, đảo); khai thác

tiềm năng du lịch (các di sản thiên nhiên, văn hóa, lịch sử...); phát triển các

lĩnh vực "hậu cần" cho kinh tế du lịch và các khu vực kết nối (các ngành phục

vụ phát triển kinh tế du lịch, văn hóa, khoa học, công nghệ, giáo dục và các

ngành kinh tế khác). Ba phương diện này hình thành các khâu liên tục của

một chuỗi phát triển gắn kết với các ngành, các vùng kinh tế, nên đã huy động

được sức mạnh của hệ thống chính trị và các tổ chức kinh doanh cùng tham

gia. Nhờ đó, công tác xã hội hóa hoạt động du lịch trong tỉnh cũng được phát

huy tích cực trên hầu hết các lĩnh vực, như đào tạo nâng cao năng lực nguồn

nhân lực; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; hình thành các sản phẩm du lịch;

tổ chức quảng bá các sản phẩm du lịch... để Bà Rịa - Vũng Tàu luôn xứng

đáng là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất của quốc gia.

Ba là, sự nỗ lực, gắn kết trong đầu tư phát triển du lịch. Nếu như trong 10

năm đổi mới, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tập trung xây dựng chiến lược

phát triển tổng hợp của ngành Du lịch; chiến lược phát triển con người; chiến

lược tạo vốn, đầu tư vốn, kinh tế đối ngoại và phát triển khoa học, công

nghệ... thì trong 15 năm tiếp theo, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ

trương gắn kết các chiến lược cùng phát triển. Trong đó, mở rộng đầu tư phát

triển du lịch tương xứng là một ngành công nghiệp dịch vụ “không khói”

mang lại hiệu quả kinh tế được ví như “con gà đẻ trứng vàng”.

Page 131: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

125

Bên cạnh đó, là sự nỗ lực, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành

trong tỉnh, đặc biệt là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Kế hoạch và Đầu

tư; Sở tài chính....; sự tham gia tích cực và ủng hộ nhiệt tình của các doanh

nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư mạnh mẽ vào tất cả các loại hình du lịch,

nhất là các loại hình du lịch đặc trưng của tỉnh.

Như vậy, nhờ có sự quan tâm, tạo điều kiện và chỉ đạo thực hiện sát sao

của Đảng bộ; sự nỗ lực của các cấp các ngành và các tầng lớp nhân dân, từ năm

1991 đến năm 2015, kinh tế du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt được nhiều kết

quả quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đổi mới nội dung, đổi

mới và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, góp phần nâng cao uy tín và tầm ảnh

hưởng của ngành Du lịch trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới.

4.1.2. Một số hạn chế

4.1.2.1. Về hoạch định chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Một là, nhận thức của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có sự chuyển

biến, ngày càng nâng cao rõ rệt nhưng chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ.

Bên cạnh những ưu điểm đạt được, nhận thức của các cấp ủy trong Đảng

bộ tỉnh về kinh tế du lịch vẫn chưa thật sự đầy đủ, toàn diện, dẫn đến công tác

hoạch định, chỉ đạo thực hiện còn những hạn chế nhất định.

Từ năm 1991, khi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được thành lập, phải dành

nhiều thời gian ổn định bộ máy, sắp xếp cán bộ, điều tra cơ bản, quy hoạch tổng

thể kinh tế..., do đó công tác lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch chưa thực sự

được quan tâm đúng mức. Nhận thức của các cấp ủy thiếu đồng bộ, nhất là nhận

thức chưa rõ về một số tiềm năng phát triển kinh tế du lịch của địa phương ngoài

tiềm năng về biển, đảo. Giai đoạn từ năm 1992 - 1998, kinh tế du lịch đã đạt

được những kết quả về cơ sở vật chất, các loại hình kinh doanh dịch vụ bước đầu

phát triển. Tuy nhiên, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn “chưa xác định rõ

các loại hình du lịch phù hợp với đặc điểm của tỉnh vừa có biển, vừa có núi, có

rừng, có hải đảo, có nhiều di tích văn hóa và lịch sử cách mạng” [117, tr.2].

Page 132: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

126

Ngoài tiềm năng về biển, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn có hệ thống di tích

lịch sử, danh lam thắng cảnh đẹp và hấp dẫn, có hệ thống rừng, núi ở một số

địa phương như huyện Côn Đảo - là di tích lịch sử cách mạng, nơi đây có 16

đảo nhỏ, có rừng quốc gia Côn Đảo là những tiềm năng lớn để khai thác phát

triển phong phú các loại hình du lịch. Tuy nhiên, Đảng bộ tỉnh chưa nhận thức

hết được tiềm năng, thế mạnh nên chưa có sự chỉ đạo định hướng cụ thể về

phát triển các loại hình du lịch. Khách du lịch chủ yếu mới chỉ là tắm biển, nghỉ

mát cuối tuần nên địa phương chưa tận dụng được công suất các khách sạn, nhà

hàng và các khả năng tại chỗ để kinh doanh dịch vụ về kinh tế du lịch.

Từ sau khi có Nghị quyết số 17/NQ-TV ngày 05-12-1998 về định hướng

phát triển kinh tế du lịch đến năm 2000 của Tỉnh ủy được ban hành, nhận thức

của các cấp ủy về vai trò hiệu quả du lịch đối với sự phát triển kinh tế du lịch

có chuyển biến hơn. Nhưng ở nhiều cấp ủy chưa thể hiện sự quyết liệt trong chỉ

đạo phát triển du lịch, chưa cụ thể hóa trong chỉ đạo phát triển loại hình du lịch,

nhất là phát triển loại hình văn hóa lễ hội, du lịch sinh thái; công tác chỉ đạo

xây dựng các dự án phát triển kinh tế du lịch chỉ ở quy mô nhỏ, chưa có chính

sách thu hút đầu tư thích đáng vào các dự án lớn.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-TV của Tỉnh ủy, năm 2008,

Tỉnh ủy tiếp tục ban hành nghị quyết thứ hai về du lịch, đó là Nghị quyết số 05-

NQ/TU ngày 27 tháng 5 năm 2008 về phát triển kinh tế du lịch tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu đến năm 2010 và tầm nhìn 2015. Đánh giá quá trình triển khai thực

hiện trong khoảng thời gian từ 2000 - 2007, cho thấy những định hướng phát

triển du lịch mà Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ III, lần thứ IV và Nghị quyết

số 17/NQ-TV chỉ mới bao quát những vấn đề chung, cốt lõi về mục tiêu phát

triển du lịch, mà không thể hiện cụ thể trên từng nội dung, nhất là vấn đề cung -

cầu của kinh tế du lịch. Bên cạnh đó, các giải pháp phát triển ngành nghề, sản

phẩm du lịch cũng chưa sát với thực tiễn. Do đó, quá trình triển khai thực hiện

Page 133: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

127

Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh về kinh tế du lịch ít nhiều ảnh hưởng, hiệu quả

một số chỉ tiêu đạt được chưa cao.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ V nhiệm kỳ

2010 - 2015 đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế du lịch và đề cập việc

tập trung xây dựng thêm các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch; giải quyết vấn đề

ô nhiễm môi trường, đảm bảo văn minh, an toàn, thân thiện. Tuy nhiên, vấn đề

cung - cầu trong kinh tế du lịch vẫn chỉ mới được đề cập đến mà chưa thể hiện rõ

ở mục tiêu tổng quát trong nhiệm kỳ của Đảng bộ tỉnh. Trong phần phương

hướng, nhiệm vụ, Đảng bộ tỉnh chưa nhấn mạnh đến việc tăng cường đầu tư phát

triển du lịch, nhất là tăng cường thu hút vốn đầu tư các dự án du lịch mang tầm

vóc quốc tế; đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khai thác các loại hình du lịch

tiềm năng; đầu tư công tác quảng bá hình ảnh du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu... Các

thông điệp về du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn theo kiểu truyền thống, chưa thể

hiện đậm nét đặc trưng và xu hướng phát triển mới của du lịch. Vì thế, ngành Du

lịch vẫn chưa tạo ra cơ sở vật chất hiện đại, nâng cao chất lượng hoạt động du lịch,

chất lượng quảng bá để du lịch của tỉnh phát triển đúng với tiềm năng của nó.

Do nhận thức chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ nên việc cụ thể hóa Nghị quyết

của Đảng bộ tỉnh thành chương trình, kế hoạch, đề án triển khai thực hiện ở nhiều

đơn vị cấp ủy vẫn còn chậm, thiếu kiên quyết, dẫn đến những hạn chế trong công

tác quản lý, điều hành phát triển kinh tế du lịch của tỉnh.

Hai là, quy hoạch du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế

du lịch.

Chủ trương về hoạch định phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng

Tàu đã được Đảng bộ tỉnh tiếp thu từ sự chỉ đạo của Trung ương, nhanh chóng

xây dựng quy hoạch, kế hoạch cụ thể của tỉnh. Tuy nhiên, thực hiện quy hoạch

tổng thể phát triển du lịch, việc phân cấp từ khâu lập quy hoạch, quản lý sau quy

hoạch du lịch tại các địa phương ở mỗi giai đoạn còn chưa rõ ràng và chưa cụ thể.

Page 134: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

128

Do đó, “Quy hoạch các khu, điểm du lịch chưa hợp lý”, “chưa thu hút được các

nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế du lịch” [43, tr.16].

Trên thực tế, đến năm 2005, toàn tỉnh thành lập 8 quy hoạch chi tiết tỷ lệ

1/2000, nhưng các dự án mời gọi đầu tư vào các khu - điểm du lịch vẫn còn

nhiều hạn chế, thiếu tính hấp dẫn. Đến tháng 7 năm 2011, trên địa bàn tỉnh Bà

Rịa - Vũng Tàu có 148 dự án đầu tư du lịch với tổng diện tích là 3.914,23 ha,

tổng vốn đăng ký đầu tư là 35.004,68 tỷ đồng và 11.966 triệu USD. Khi thực

hiện số vốn triển khai các dự án rất ít 6.037,9 tỷ đồng (chiếm 17,2%) và 233,5

triệu USD (chiếm 0,02%) so với tổng số vốn đăng ký đầu tư [88, tr.2].

Đến năm 2015, dự án đầu tư về du lịch tăng lên, theo đó số đầu tư cũng

tăng lên, tuy nhiên số vốn thực hiện vẫn còn rất thấp, cụ thể: có 192 dự án đầu

tư du lịch, tổng diện tích 6.182,62 ha, tổng số vốn đăng ký là 45.996,22 tỷ

đồng và 10.758 triệu USD. Trong đó dự án có vốn đầu tư nước ngoài 18 dự

án, tổng số vốn thực hiện là 776,84 triệu USD, đạt 7,2%, dự án đầu tư trong

nước 174 dự án, tổng số vốn thực hiện là 8.653,4 tỷ đồng, đạt trên 18,8% trên

tổng số vốn đăng ký [92, tr.11]. Một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến

các dự án đầu tư về du lịch chưa hiệu quả, xuất phát từ hiệu quả của công tác

quản lý nhà nước về du lịch.

Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn kéo dài, nhiều hộ dân

chưa hợp tác trong việc kiểm kê, nhận tiền bồi thường, bàn giao mặt bằng còn

chậm, làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án. Công tác thanh tra, kiểm

tra tình hình triển khai thực hiện, chấp hành các quy định pháp luật chuyên

ngành còn hạn chế. Tỉnh chưa ban hành quy chế đồng bộ trong công tác quy

hoạch nên quy hoạch giữa các ngành còn chồng chéo nhau trong khâu sử dụng

đất làm cho tính khả thi của các quy hoạch được duyệt kém hiệu quả, nhất là

làm chậm việc triển khai dự án đầu tư du lịch. Việc thỏa thuận cho các dự án

đầu tư vào các khu du lịch trong những quy hoạch đã được phê duyệt được

điều chỉnh cục bộ khá nhiều đã ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển dài hạn mà

Page 135: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

129

quy hoạch đề ra. Cụ thể như một số dự án thuộc ngành kinh tế của tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu như y tế, giáo dục, nhà chung cư... do không có đất nên phải điều

chỉnh bố trí vào các khu đất dành cho phát triển kinh tế du lịch, trong khi một

số nhà đầu tư có tư tưởng giữ đất mặc dù khả năng tài chính có hạn, là những

khó khăn trong quá trình thực hiện quy hoạch.

4.1.2.2. Công tác chỉ đạo phối hợp về phát triển du lịch còn những bất cập

Một là, công tác quản lý Nhà nước còn thiếu chặt chẽ.

Từ năm 1991 - 2005, trong chỉ đạo công tác quản lý Nhà nước về kinh

tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn những bất cập, như: Thay

đổi bộ máy, năm 1993, Sở Du lịch được thành lập, việc củng cố, sắp xếp bộ

máy về du lịch cấp tỉnh, cấp huyện mất một thời gian tương đối dài để củng

cố, hoàn thiện bộ máy. Nhưng sau đó, năm 2008 lại sáp nhập với ngành Văn

hóa thông tin và Thể thao thành Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, khiến cho

công tác quản lý gặp nhiều khó khăn. Công tác đầu tư hạ tầng cũng bị gián

đoạn. Công tác cải cách hành chính, giải quyết hồ sơ cho các doanh nghiệp bị

ảnh hưởng đáng kể. Trong khi một số cấp ủy chưa thực sự đồng thuận và

thích ứng ngay với các chủ trương sáp nhập.

Trên thực tế, sau khi sáp nhập, công tác quản lý điều hành phức tạp

hơn, sự tập trung chuyên sâu, chuyên nghiệp cho công tác quản lý Nhà nước

về du lịch bị phân tán đáng kể; nhân lực làm công tác quản lý du lịch cũng

mỏng đi nhiều do phải kiêm nhiệm một số công việc khác trong khi nội dung

quản lý Nhà nước ngày càng mở rộng, tính chất phức tạp, yêu cầu công việc

ngày càng cao. Do đó, trên địa bàn tỉnh, có lúc, có nơi công tác quản lý Nhà

nước về kinh tế du lịch chưa toàn diện, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du

lịch. Công tác thanh tra chuyên ngành về du lịch biểu hiện những hạn chế, bất

cập, thiếu thường xuyên, do thiếu đội ngũ công chức chuyên trách. Việc phân

cấp quản lý Nhà nước về lĩnh vực do UBND cấp huyện, thành phố bị hạn chế,

Page 136: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

130

các ban quản lý các khu du lịch các huyện: Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc,

Côn Đảo và thành phố Vũng Tàu chưa phát huy được nhiệm vụ được giao.

Hai là, loại hình du lịch và các sản phẩm du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng

Tàu vẫn còn thiếu hấp dẫn, sản phẩm du lịch thiếu tính đặc trưng.

Từ năm 1991 đến năm 2000, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã nhìn

nhận những hạn chế nhất định trong chỉ đạo phát triển loại hình dịch vụ du

lịch, sản phẩm du lịch, như: Chưa nhận thức đầy đủ về sự đa dạng của các

loại hình du lịch của một tỉnh vừa có biển, có núi, có rừng, có hải đảo, vừa có

nhiều di tích lịch sử cách mạng, danh lam thắng cảnh. Do đó, các dịch vụ và

loại hình du lịch vẫn còn đơn điệu, khách du lịch đến Bà Rịa - Vũng Tàu chủ

yếu mới chỉ là tắm biển, nghỉ mát cuối tuần nên chưa phát huy được công suất

khách sạn, nhà hàng, khiến cho doanh thu du lịch của tỉnh không cao.

Thiếu sót này đã được Đảng bộ Tỉnh nhận định: “Loại hình du lịch đơn

điệu, thiếu sự hấp dẫn đối với du khách” [49, tr.13], “Sản phẩm du lịch chưa

phong phú, chưa tạo được ưu thế cạnh tranh” [50, tr.21]. Trong chỉ đạo thực

hiện, Đảng bộ tỉnh chưa có giải pháp chủ động hỗ trợ doanh nghiệp khai thác

loại hình du lịch cuối tuần, du lịch sinh thái. Một số loại hình du lịch trong tỉnh

chưa phát huy hết khả năng như loại hình du lịch văn hóa lễ hội, nội dung các lễ

hội còn thiếu tầm vóc, kém phong phú, hấp dẫn du khách. Việc trùng tu, tôn tạo

di tích còn thiếu chú trọng khai thác di tích theo hướng kết hợp phục vụ du lịch.

Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành du lịch với các ngành liên quan như:

Thương mại, Văn hóa, Thể dục Thể thao, nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

Các nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ; các đặc sản đặc trưng của địa

phương; các lễ hội văn hóa, thể thao; loại hình du lịch MICE (Hội nghị, Hội

thảo)… chưa được khai thác hiệu quả, do cơ sở vật chất như trung tâm hội nghị,

các phòng họp, hội trường của các khách sạn lớn chưa được đầu tư thích đáng.

Trong giai đoạn này, các dịch vụ du lịch của tỉnh chưa thực sự được

phát huy, mặc dù là tỉnh có tiềm năng rất lớn giữa các vùng du lịch trọng

Page 137: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

131

điểm trong và ngoài nước. Trong khi, tỉnh còn thiếu các khu du lịch nghỉ

dưỡng lớn, khách sạn 4 - 5 sao đủ sức thu hút khách quốc tế cao cấp; các sản

phẩm du lịch còn rất đơn điệu, thiếu tính đặc trưng, giao thông tắc nghẽn, tệ

nạn xã hội, công tác tiếp thị - truyền thông - quảng bá cho du lịch vẫn chưa

được đầu tư đúng mức. Các điểm đến hấp dẫn, độc đáo, có sức thu hút du

khách vẫn chưa được nhiều người biết đến.

Tình trạng này tuy có được cải thiện trong giai đoạn tiếp theo (từ 2006

đến 2015), tuy nhiên vẫn chưa đồng bộ. Đến năm 2015, Đảng bộ Tỉnh vẫn

nhận thấy: “Thiếu sản phẩm du lịch đặc trưng để khách lưu trú dài ngày, các

khu du lịch chất lượng cao còn ít” [43, tr.31]. Các yếu tố lịch sử, văn hóa,

truyền thống, lễ hội, các di tích, danh thắng là chất liệu làm nên tính đặc trưng

của một sản phẩm du lịch chỉ mới được biểu hiện hay trưng bày vào các dịp lễ

hội, các sự kiện lớn của tỉnh mà chưa được khai thác hiệu quả. Sản phẩm du

lịch từ nông nghiệp như trái cây, các món ăn dân dã, làng nghề truyền thống

chưa thực sự trở thành sản phẩm du lịch phục vụ du khách.

Ba là, công tác xã hội hóa đầu tư phát triển kinh tế du lịch chưa thật sự

hiệu quả. Việc kêu gọi đầu tư phát triển du lịch của tỉnh đối với một số doanh

nghiệp lớn tầm cỡ quốc tế vẫn còn thấp so với tiềm năng; nhiều khu vực quy

hoạch đã được duyệt trong thời gian dài vẫn chưa được các tổ chức làm du

lịch tham gia đầu tư, nhất là các dự án lớn, dự án đầu tư các khu du lịch phức

hợp cao cấp phục vụ đối tượng khách du lịch quốc tế có chi tiêu cao. Nhiều

dự án đầu tư chưa có tính khả thi, tiến độ triển khai thực hiện còn chậm, số

vốn thực hiện chỉ chiếm rất nhỏ so với vốn đăng ký.

Bốn là, chất lượng các hoạt động tuyên truyền, quảng bá chưa cao,

chưa thường xuyên nên thông tin đến với nhân dân, nhất là với các tổ chức,

khách du lịch nước ngoài chưa đầy đủ và hấp dẫn. Chương trình quảng bá du

lịch trên các kênh truyền hình còn ít, chưa thường xuyên; nhiều hội thảo, hội

nghị kích cầu du lịch chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia; hoạt động

Page 138: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

132

xúc tiến du lịch nước ngoài còn hạn chế, chưa tạo được sự kết nối trong vùng

và quốc tế... Đảng bộ Tỉnh cho rằng đây là nguyên nhân dẫn đến kinh tế du

lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế.

4.1.2.3. Kinh tế du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng,

thế mạnh của Tỉnh

Mặc dù mức độ tăng trưởng GDP du lịch của Bà Rịa - Vũng Tàu vào

loại cao của cả nước, nhưng hiệu quả kinh tế - xã hội nói chung vẫn chưa

tương xứng với tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch của địa phương. Năm

1994, tỷ lệ GDP du lịch mới chỉ chiếm 1,6% tổng GDP của toàn tỉnh. Nếu so

sánh với tổng GDP của ngành dịch vụ thì du lịch cũng mới chiếm 11,8%.

Đại hội Đảng bộ lần thứ II (1996) đã nhận thấy: “Kinh doanh du lịch còn

kém hiệu quả và có mặt xuống cấp” [40, tr. 58]. Trên thực tế, trong nhiều thời

gian dài tiếp theo, lượng khách du lịch đến Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn chưa nhiều,

thậm chí có giai đoạn không tăng (1996 - 2000), hoặc có tăng nhưng tăng chậm

(2001 - 2007). Trong giai đoạn 1996 - 2000, khách du lịch quốc tế còn giảm

bình quân 23% mỗi năm. Giai đoạn 2001 - 2005, số lượt khách du lịch tăng

chậm, trung bình mỗi năm tăng khoảng 350 lượt khách du lịch, khách quốc tế

chỉ chiếm 3,76% (năm 2001) và 4,13% (năm 2005) [81, tr.5].

Từ năm 2006 đến năm 2009, số lượt khách đến Bà Rịa - Vũng Tàu đều

tăng hơn, nhưng lượng khách quốc tế đến với Bà Rịa - Vũng Tàu tăng vẫn không

đáng kể, chỉ từ 200.000 lượt người đến gần 300.000 lượt người. Giai đoạn 2010

- 2015, các doanh nghiệp đón và phục vụ tại các cơ sở kinh doanh du lịch đạt

trung bình trên 10 triệu lượt, riêng năm 2015 đón khách 15,211 triệu lượt khách,

trong đó có 557 nghìn khách quốc tế [92, tr.7] và được tăng lên trong các năm

sau, tuy nhiên vẫn chưa phản ánh đúng tiềm năng du lịch của Tỉnh.

Lượng khách ít, nhất là khách quốc tế dẫn đến doanh thu du lịch của

tỉnh chưa cao. Điều này cho thấy, dù là tiềm năng lý tưởng, nhưng thiếu cách

tổ chức quản lý, thiếu sản phẩm du lịch có bản sắc riêng, thiếu sự liên kết

vùng, thiếu sự truyền thông, quảng bá... thì du lịch vẫn khó phát triển.

Page 139: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

133

Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế trong quá trình Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo

phát triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015 là do tác động tổng hợp

của nhiều yếu tố, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Về khách quan, là Tỉnh mới được thành lập, bên cạnh những mặt thuận

lợi cơ bản, cũng đan xen nhiều khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh đất nước

chịu nhiều tác động tiêu cực của tình hình thế giới cả về chính trị lẫn kinh tế,

nhiều vấn đề phức tạp ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Trong khi đó, khả năng

cạnh tranh của du lịch Việt Nam nói chung, du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

nói riêng còn nhiều hạn chế. Tuy được đặt trong quy hoạch du lịch tổng thể

quốc gia, nhưng trên phạm vi cả nước vẫn còn thiếu sự phối hợp liên vùng, liên

ngành trong tổ chức các hoạt động du lịch. Hệ thống chính sách, cơ chế pháp

luật, tuy đã được tăng cường nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh. Tuyên truyền quảng

bá, khai thác tài nguyên du lịch, phát triển sản phẩm du lịch còn bị chia cắt,

chưa có sự liên kết chặt chẽ. Thiên tai liên tiếp xảy ra ảnh hưởng tiêu cực đến

hoạt động du lịch của nhiều địa phương, trong đó có Bà Rịa - Vũng Tàu.

Về chủ quan, công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của Đảng bộ tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu qua từng giai đoạn cũng bộc lộ hạn chế. Công tác chỉ đạo

của Ban Chấp hành Đảng bộ và Ban Cán sự đảng UBND tỉnh có lúc chưa kịp

thời. Nhận thức của một số cấp ủy và chính quyền cơ sở về tầm quan trọng của

ngành kinh tế du lịch vẫn chưa đầy đủ, do đó chưa có giải pháp đúng trong chủ

trương cũng như trong công tác chỉ đạo.

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều bất cập. Công tác

quản lý tài nguyên du lịch ở nhiều nơi còn lỏng lẻo, chưa đảm bảo tính bền

vững, vừa khai thác, vừa có trách nhiệm bảo tồn, phát huy, phát triển các giá trị

của tài nguyên du lịch, nhất là tài nguyên nhân văn.

Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quản lý, tuyên truyền quảng

bá các hoạt động du lịch còn nhiều hạn chế, nhiều khi thiếu đồng bộ, không tạo

được sức mạnh tổng hợp trong phát triển du lịch trên địa bàn. Bên cạnh đó,

Page 140: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

134

trình độ dân trí phát triển chưa đồng đều, nên vẫn xảy ra tình trạng “mạnh ai

nấy làm”, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ tại các khu, điểm du lịch.

Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành du lịch chưa thật sự đáp ứng yêu

cầu nhân lực trong xu thế hội nhập; chưa đáp ứng với sự phát triển du lịch hiện

đại. Chất lượng cán bộ công chức trong quản lý, kinh doanh du lịch ở một bộ

phận chưa được đào tạo có “lớp lang” nên còn yếu kém về nhiều mặt, nhất là

sự yếu kém về công nghệ thông tin, ngoại ngữ và văn hóa ứng xử.

Một số cơ chế, chính sách của tỉnh về đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng,

phát triển sản phẩm, loại hình du lịch vừa chậm, vừa thiếu đồng bộ, chưa theo

kịp với sự phát triển và đòi hỏi của thực tiễn, chưa tạo được môi trường thật sự

thông thoáng cho các nhà đầu tư. Công tác kiểm tra, giám sát chưa triệt để,

thường xuyên để xảy ra các vấn đề bức xúc trong các hoạt động du lịch.

Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác quản lý, phát triển du lịch còn hạn

hẹp, dàn trải, tiến độ chậm và chủ yếu còn dựa vào ngân sách nhà nước. Công

tác xã hội hóa chưa thực sự được phát huy, hiệu quả đạt được chưa cao.

Từ thực tiễn trong 25 năm Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo

phát triển kinh tế du lịch trong điều kiện thời cơ thách thức đan xen nhau. Vượt

lên khó khăn, Đảng bộ Tỉnh đã khai thác được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh,

ban hành nhiều chủ trương phù hợp với thực tiễn, từng bước thúc đẩy kinh tế

du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Du lịch Rà Rịa -

Vũng Tàu trở thành điểm đến hấp dẫn trong tổng thể du lịch của đất nước.

4.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM

4.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh, phát huy sức mạnh của

cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong quá trình phát triển kinh tế du lịch

Trong hơn 30 năm lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Đảng ta đã đúc kết được

nhiều bài học kinh nghiệm, trong đó, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố

quyết định thành công công cuộc đổi mới. Dó đó, Đảng luôn chủ trương “phải

thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và

Page 141: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

135

sức chiến đấu của Đảng,... nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nhà nước,

Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và của cả hệ thống chính trị...”.

Đây là bài học quan trọng của Đảng.

Quán triệt tầm quan trọng trong công tác lãnh đạo phát triển kinh tế du

lịch, đưa Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành “trung tâm du lịch nổi tiếng của cả

nước”, Đảng bộ Bà Rịa - Vũng Tàu tập trung vào các nội dung sau:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, doanh nghiệp

và ý thức cộng đồng trong việc thực hiện chủ trương của Đảng bộ Tỉnh về

phát triển kinh tế du lịch. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, nâng cao

trách nhiệm của cấp ủy và các cơ quan tổ chức trong hệ thống chính trị, thu

hút mọi ngành, mọi cấp quan tâm phát triển kinh tế du lịch của tỉnh.

Đảng bộ Tỉnh thường xuyên tăng cường lãnh đạo trên cả ba nội dung:

chính trị, tư tưởng và tổ chức nhằm tạo nên sự đồng thuận trong hệ thống

chính trị về khai thác tiềm năng phát triển kinh tế du lịch. Các cấp ủy Đảng,

chính quyền và địa phương chủ động xây dựng các nhiệm vụ trọng tâm phát

triển kinh tế du lịch. Trong đó, chú trọng các loại hình có thế mạnh đưa vào

kế hoạch, chương trình hành động để thực hiện thành công chủ trương Đảng

bộ Tỉnh. Nhờ đó, sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh không ngừng được phát huy.

Thứ hai, phát huy tinh thần dân chủ trong việc xây dựng các quy hoạch,

kế hoạch phát triển kinh tế du lịch phù hợp với thực tiễn, huy động tối đa

những tiềm năng, lợi thế của tỉnh và phát triển kinh tế du lịch. Qua đó, giúp

Đảng bộ tỉnh phân khu chức năng, bố trí quy hoạch sát với yêu cầu phát triển.

Nhờ đó, Đảng bộ Tỉnh xác định rõ được các mục tiêu, nội dung, kế

hoạch, quy hoạch du lịch của Tỉnh. Các chủ trương của Đảng bộ tỉnh đều đảm

bảo tính khả thi. Các quy hoạch phát triển du lịch, nhất là những quy hoạch

mang tính chiến lược, dài hạn đều được bàn bạc dân chủ, có sự tham gia của

cộng đồng, người dân nên vừa rút ngắn được thời gian vừa đảm bảo các yếu

tố khả thi. Một số quy hoạch Đảng bộ tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện có

Page 142: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

136

hiệu quả như: Quy hoạch tuyến ven biển Vũng Tàu - Long Hải - Phước Hải -

Xuyên Mộc và huyện Côn Đảo; Quy hoạch chi tiết 1/2000 Khu du lịch lâm

viên văn hóa Núi Dinh, Khu du lịch Bến Cát - Hồ Tràm, quy hoạch phát triển

khu du lịch quốc gia Long Hải - Phước Hải; triển khai thực hiện Quy hoạch

khu du lịch quốc gia Côn Đảo đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và có

cơ chế quản lý thích hợp các bãi tắm công cộng phục vụ người dân; Quy

hoạch khu vực phát triển loại hình du lịch đường sông…

Thứ ba, hoàn thiện thể chế, chính sách, tổ chức thực hiện văn bản quy

phạm pháp luật, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp, cộng đồng phát

triển du lịch. Căn cứ vào chủ trương, chính sách phát triển du lịch của Đảng

và Nhà nước đã được thể chế hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật, tạo

môi trường cho du lịch phát triển, Đảng bộ Tỉnh tập trung cụ thể hóa theo

điều kiện của địa phương. Tỉnh đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách

khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào du lịch, nhất là đối với các dự án đầu tư khu

vui chơi giải trí cao cấp, các khu du lịch phức hợp, các dự án tạo ra các sản

phẩm du lịch mới lạ, hấp dẫn có sức lan tỏa cao, tạo ra môi trường thông

thoáng cho doanh nghiệp, cộng đồng phát triển du lịch trên dịa bàn. Để thu

hút đầu tư du lịch, tỉnh đã có nhiều chính sách đặc thù như ưu tiên, miễn giảm

thuế, cho chậm tiền thuế có thời hạn, giảm tiền thuế đất, cho vay với lãi suất

ưu đãi, thuê môi trường rừng, biển để làm dự án du lịch...

Trên tinh thần, đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính,

tạo thuận lợi tối đa cho đối tác tham gia, tỉnh đã áp dụng linh hoạt các nội

dung pháp lý trong các hoạt động đầu tư, tham gia kinh doanh và hưởng lợi từ

du lịch, nhất là đối với các nhà đầu tư lớn, đẳng cấp quốc tế đang tiếp cận,

đầu tư dự án du lịch tại tỉnh; đơn giản về thủ tục thị thực nhập cảnh thu hút

khách du lịch nước ngoài khi đến với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thứ tư, tăng cường công tác quản lý nhà nước về phát triển kinh tế du

lịch, chỉ đạo chặt chẽ các sở, ngành trong việc triển khai, quán triệt chủ

Page 143: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

137

trương của Đảng, chính sách nhà nước về du lịch. Thường xuyên phát huy vai

trò tham mưu chủ lực các chính sách phát triển kinh tế du lịch của Sở Du lịch

và các Sở Văn hóa và Thể thao, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận

tải, Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Công an Tỉnh… cùng phối hợp thực

hiện các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch của Tỉnh.

Trên thực tế, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nâng

cao công tác quản lý nhà nước về du lịch. Một số văn bản về bảo đảm an ninh

du lịch; đảm bảo môi trường du lịch và thực hiện “Bộ quy tắc ứng xử văn

minh du lịch” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch... đã từng bước đi vào

cuộc sống, hướng kinh tế du lịch phát triển bền vững. Nhiều văn bản phổ

biến, giáo dục pháp luật, nhất là việc triển khai Luật Du lịch sâu rộng cho cán

bộ công chức, viên chức ngành Du lịch, cho nhân dân và cho các doanh

nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh đã mang lại hiệu quả rõ rệt.

Nhận thức rõ đặc thù kinh tế du lịch là ngành có tính liên ngành, liên

vùng, Đảng bộ Tỉnh chủ trương cụ thể hóa và thực hiện tốt nguyên tắc quản lý

theo ngành kết hợp chặt chẽ với quản lý theo lãnh thổ; tăng cường phân cấp

quản lý cho cấp huyện, thành phố để phát huy hiệu quả về phát triển du lịch

tại mỗi địa phương.

4.2.2. Chú trọng công tác đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực đáp

ứng các yêu cầu hội nhập và phát triển du lịch bền vững

Xác định rõ chất lượng của hoạt động du lịch không chỉ phụ thuộc vào

các yếu tố như tiềm năng tài nguyên du lịch, hệ thống cơ sở vật chất, kết cấu

hạ tầng, chính sách phát triển ngành du lịch của nhà nước,… mà còn phụ

thuộc căn bản về chất lượng nguồn nhân lực, là một trong những yếu tố rất

quan trọng trong phát triển dịch vụ du lịch, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

thường xuyên quan tâm công tác đào tạo xây dựng nguồn nhân lực phát triển

du lịch, từng bước đáp ứng các yêu cầu mới trong quá trình hội nhập, phát

triển bền vững. Được thể hiện rõ trên các nội dung sau:

Page 144: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

138

Xây dựng chính sách và tạo cơ chế cho việc đào tạo nguồn nhân lực

du lịch chất lượng cao. Bên cạnh việc đề ra các chủ trương, định hướng phù

hợp với điều kiện của tỉnh, Đảng bộ tỉnh thường xuyên quan tâm xây dựng

các chính sách, cơ chế, tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo và các đơn vị kinh

doanh du lịch tham gia quá trình đào tạo, nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất

lượng cao phục vụ ngành du lịch. Đồng thời, ban hành các quy định về chính

sách đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước, nhà trường

và doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân

lực sau đào tạo.

Xã hội hóa công tác đào tạo nguồn lực ngành du lịch, nhằm tạo lực

đẩy và hỗ trợ các cơ sở phát triển. Xác định rõ, tất cả thị trường du lịch đều

phải hướng đến sự hài lòng của du khách, lấy du khách làm trung tâm, từ đó

Đảng bộ tỉnh đã có những định hướng thích hợp cho công tác đào tạo. Điểm

đặc biệt trong việc định hướng này là không chỉ chăm lo từ phía Nhà nước

hay giao khoán cho một vài cơ sở đào tạo mà là trách nhiệm của toàn xã hội,

nhất là với đặc điểm du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp và toàn dân làm du

lịch. Từ đó, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ trương đẩy mạnh công tác

xã hội hóa đào tạo nguồn nhân lực, chú trọng kết hợp “3 nhà”: Nhà nước, nhà

trường, nhà doanh nghiệp với sự tham gia tích cực của người dân. Cùng với

việc quan tâm xây dựng các cơ sở đào tạo chính quy, tỉnh chủ trương nâng

cấp trường Du lịch từ trung cấp lên cao đẳng; đồng thời, cho phép nhà trường

liên kết đào tạo với các trường khác kể cả trong và nước ngoài; chủ trương

thành lập “Ban phát triển nguồn nhân lực du lịch” (trực thuộc Sở Du lịch);

thành lập hiệp hội các trường có đào tạo du lịch trên địa bàn tỉnh nhằm nối kết

thông tin, tạo sự hỗ trợ, chia sẻ lẫn nhau giữa các cơ sở có đào tạo. Xã hội hóa

công tác đào tạo đã khắc phục nhiều khó khăn về nguồn vốn do có sự tham

gia của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch và của cả người dân. Theo

đó, người học, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh du lịch được học cái mình

cần chứ không phải học cái cơ sở đào tạo sẵn có.

Page 145: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

139

Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên; từng bước

hoàn thiện khung chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn. Để công tác

đào tạo đi vào nền nếp, có chất lượng, đối tượng được Đảng bộ tỉnh quan tâm

trước hết, là đội ngũ cán bộ giảng viên phải có đủ phẩm chất, năng lực chuyên

môn và kỹ năng đào tạo về du lịch. Đảng bộ Tỉnh đã chỉ đạo việc ban hành

một cơ chế, chính sách đặc thù đối với đội ngũ giảng viên, như chế độ lương,

nhà ở, phương tiện, công cụ giảng dạy, dành thêm chỉ tiêu đào tạo ở trong

nước (trong đề án đào tạo thạc sỹ, tiến sĩ của Tỉnh); hỗ trợ đào tạo đại học,

liên kết đào tạo sau đại học về du lịch, v.v…

Trên thực tế, thông qua đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng, trau dồi

kinh nghiệm về lĩnh vực du lịch, kỹ năng sư phạm, đội ngũ cán bộ giảng dạy

ở các cơ sở đào tạo được nâng lên, phần lớn giảng viên, cán bộ giảng dạy đều

đảm bảo các tiêu chí cán bộ đề ra. Theo đó, các khung chương trình đào tạo

cũng từng bước được hoàn thiện, hướng đến phục vụ người học, phục vụ yêu

cầu của phát triển.

Đào tạo hướng đến thực hành và kỹ năng nghề. Để đáp ứng yêu cầu

phát triển kinh tế du lịch trong tình hình mới, Đảng bộ tỉnh thường xuyên chỉ

đạo các trường, xây dựng khung chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học

theo hướng thực hành và kỹ năng nghề có địa chỉ, như kỹ năng phát triển sản

phẩm; kỹ năng tuyên truyền, quảng bá; kỹ năng xây dựng các thông điệp

trong du lịch; một số kỹ năng như: ngoại ngữ, giao tiếp, làm việc nhóm, giải

quyết vấn đề, sáng tạo, dịch vụ khách hàng, v.v… thay vì triển khai những

chương trình đào tạo mang tính rộng lớn nhưng ít hiệu quả như trước đây.

Điều đó, đặt ra yêu cầu đối với nhà trường, cần phối hợp chặt chẽ với các

doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh du lịch xây dựng chương trình giảng

dạy, đề tài nghiên cứu khoa học có địa chỉ ứng dụng cụ thể, gắn với thực tiễn

cuộc sống, giúp cho người lao động có thể tự tin, chủ động phát huy được khả

năng của mình trong môi trường hội nhập.

Page 146: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

140

4.2.3. Chú trọng nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch đặc trƣng

của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; tăng cƣờng công tác quảng bá, xúc tiến du

lịch nhằm thu hút du khách đến với Tỉnh

Sản phẩm du lịch được quy định tại Luật Quốc hội “là tập hợp các dịch

vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của

khách du lịch”. Vì vậy, sản phẩm du lịch có vai trò quan trọng đối với sự phát

triển kinh tế du lịch của đất nước và của mỗi địa phương. Sản phẩm du lịch

đặc thù thể hiện sản phẩm có những đặc tính độc đáo, đại diện tiêu biểu về tài

nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên nhân văn cho một lãnh thổ, một quốc

gia hoặc điểm đến du lịch. Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù quyết định “sự

khác biệt” của sản phẩm du lịch để thu hút khách du lịch.

Đối với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, để đáp ứng được tất cả du khách và

những du khách ưa thích các sản phẩm du lịch đặc trưng, cần phát triển đa

dạng sản phẩm du lịch, đồng thời, ưu tiên những sản phẩm độc đáo, hấp dẫn,

có khả năng thu hút nhiều khách. Ngay từ khi mới thành lập tỉnh, Đảng bộ

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đưa ra chủ trương “phát triển sản phẩm du lịch phù

hợp với tài nguyên du lịch của tỉnh; từng bước, xác định nhiệm vụ trước mắt

là “tập trung phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển; du lịch hội nghị,

hội thảo (MICE); du lịch sinh thái chất lượng cao; du lịch lịch sử, tâm linh”

[52, tr.28]. Các loại hình du lịch chủ yếu này gắn với sản phẩm du lịch phù

hợp, phong phú và đa dạng phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Ngoài ra, Đảng bộ Tỉnh tăng cường công tác chỉ đạo xây dựng sản phẩm

du lịch mang tính đặc trưng của tỉnh phục vụ cho sự kết hợp các loại hình du lịch

như các món ăn độc đáo, các loại hải sản tươi sống, loại hình giải trí thể thao trên

biển, đua chó, trò chơi cảm giác mạnh, các làng nghề truyền thống...

Phát huy thế mạnh và tăng cường liên kết giữa các vùng, miền, địa

phương hướng tới hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng theo các vùng du

lịch. Bà Rịa - Vũng Tàu cần có sự phối hợp phát triển du lịch với Thành phố

Page 147: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

141

Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Đồng Nai để khai thác các sản phẩm du lịch đặc

trưng là du lịch đô thị, du lịch MICE, tìm hiểu lịch sử - văn hóa, du lịch nghỉ

dưỡng và sinh thái biển, đảo.

Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch là một việc làm hết sức cần thiết đã

được áp dụng trên thế giới và mang lại hiệu quả cao. Khác với những đặc

điểm quan trọng của các ngành dịch vụ hoặc ngành sản xuất những sản phẩm

thông dụng, nhu cầu về du lịch mang tính linh hoạt liên quan đến các mặt

bằng thu nhập, giá cả và nhu cầu nhạy bén với tình hình chính trị và xã hội,

mang tính mùa vụ, đòi hỏi công tác quảng bá, xúc tiến du lịch phải thường

xuyên được tăng cường.

Nhận thức rõ điều đó, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tập trung các

hoạt động truyền thông, tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi, cung cấp thông tin

đúng, đủ về các sản phẩm du lịch, điểm đến du lịch, xây dựng hình ảnh, xây

dựng thương hiệu cho du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu. Hình thức tuyên truyền

quảng bá đã được triển khai ngày càng đa dạng, phong phú qua nhiều kênh

như truyền hình, báo chí, tài liệu, hội nghị, hội thảo... cung cấp thông tin du

lịch đến người dân, doanh nghiệp, thu hút khách du lịch và thu hút đầu tư phát

triển du lịch. Tuy nhiên, thực tiễn công tác quảng bá xúc tiến du lịch của tỉnh

còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến phát triển kinh tế du lịch.

Từ thực tiễn phát triển kinh tế du lịch của tỉnh, đã để lại bài học quan

trọng về sự cần thiết phải tăng cường công tác lãnh đạo tuyên truyền, quảng

bá, xúc tiến dịch vụ du lịch. Do đó, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo

nhiều nhiệm vụ cụ thể về xúc tiến quảng bá du lịch. Xây dựng chiến lược

tuyên truyền, quảng bá, hợp tác phát triển du lịch trong và ngoài nước với quy

mô, trình độ chuyên nghiệp, có nội dung cụ thể gắn với nhu cầu, thị hiếu của

từng thị trường, phù hợp với các mục tiêu đã được xác định; thay đổi phương

thức thực hiện hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch từ thực hiện đại trà, không

phân biệt trước đây sang tiếp cận theo thị trường và mục tiêu tập trung có tiêu

điểm [56, tr.309].

Page 148: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

142

Hoạt động tuyên truyền, quảng bá phải được thực hiện thường xuyên,

liên tục, bằng nhiều hình thức khác nhau. Đa dạng hóa các kênh thông tin,

thông qua cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch cấp tỉnh, cấp huyện, thành

phố, chủ động liên kết, hợp tác với các tổ chức du lịch trong nước và quốc tế

để mở rộng thị trường. Nội dung về du lịch luôn mới, đòi hỏi công tác truyền

thông cũng luôn được đổi mới, kết hợp nhiều hình thức theo hướng chuyên

nghiệp, thiết thực và hiệu quả như: tổ chức các hội thảo chuyên đề về xúc tiến du

lịch; tham gia các hội chợ du lịch quốc tế lớn… mới có thể đưa du lịch Bà Rịa -

Vũng Tàu vào tour, tuyến trong nước và quốc tế như mong đợi.

4.2.4. Đẩy mạnh đầu tƣ phát triển du lịch, huy động xã hội hóa, tăng

cƣờng liên kết, hợp tác trong và ngoài nƣớc về phát triển kinh tế du lịch

Kinh tế du lịch là một bộ phận trong kinh tế của đất nước nói chung, vì

vậy, trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch, Đảng bộ Tỉnh nhận thấy

đẩy mạnh đầu tư phát triển du lịch, huy động xã hội hóa, tăng cường liên kết,

hợp tác trong và ngoài nước về phát triển kinh tế du lịch là hết sức cần thiết.

Ngay từ rất sớm, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã xây dựng quy hoạch

phát triển du lịch, dành riêng cho những khu vực có vị trí đẹp nhất, thuận lợi

nhất để thu hút đầu tư trong và ngoài tỉnh. Thực hiện đầu tư bằng ngân sách Nhà

nước cho việc phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng phục vụ cho phát triển

loại hình du lịch hội nghị, hội thảo, vui chơi, giải trí. Đồng thời, huy động tổng

lực các thành phần kinh tế đầu tư cho các khu du lịch trọng tâm của tỉnh; ban

hành cơ chế, chính sách ưu đãi về tài chính, tín dụng, thuế, giá thuê đất đối với

dự án đầu tư du lịch; triển khai biện pháp chuyển vốn đăng ký sang vốn thực

hiện; cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính…

Nhận thức được tầm quan trọng của đầu tư phát triển du lịch, đồng thời

cũng thấy rõ những khó khăn trong nền kinh tế của tỉnh, Đảng bộ tỉnh chủ

trương xã hội hóa công tác đầu tư, huy động sự tham gia của các doanh

nghiệp và nhân dân đầu tư cho phát triển kinh tế du lịch; đồng thời, tăng

Page 149: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

143

cường thu hút đầu tư nước ngoài xây dựng các dự án lớn, phức hợp tại các

khu du lịch trọng tâm, nhất là 2 khu du lịch quốc gia: Long Hải - Phước Hải

và Côn Đảo. Tỉnh cũng thường xuyên rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch

cho phù hợp với khả năng đầu tư xây dựng cơ bản, kèm theo là xây dựng sản

phẩm du lịch đặc sắc có sức hấp dẫn cao.

Với quan điểm phát triển, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư các loại

hình du lịch cao cấp, phù hợp với xu hướng của thị trường du lịch quốc tế;

phát triển du lịch gắn với bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử cách mạng, nâng cao

giá trị văn hóa vùng - miền, hội nhập quốc tế… Đảng bộ Tỉnh tiếp tục chỉ đạo

việc nghiên cứu, bổ sung các chính sách thu hút đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích

gắn với khai thác, phát triển du lịch và bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể trên

địa bàn tỉnh. Nhiều giải pháp tích cực được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

triển khai; các biện pháp quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ và phục

hồi di tích trên địa bàn tỉnh được tăng cường; việc bảo tồn, phát huy di sản

văn hóa được gắn với yêu cầu phát triển kinh tế, du lịch và dịch vụ. Trong đó,

giải pháp về Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi hệ thống di tích (bao gồm di

tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh và đối tượng đã được

kiểm kê di tích) trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bước đầu được triển khai

có hiệu quả.

Kinh tế du lịch biển, đảo của tỉnh được chú trọng, tạo ra cơ hội thu hút

các nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần tạo ra môi trường hòa bình, ổn

định chính trị trong tỉnh, trong nước và khu vực. Với lợi thế về bờ biển dài

trên 300 km, có 156 km là bờ thoai thoải, nước xanh, có thể sử dụng làm bãi

tắm và phát triển các loại hình du lịch, nếu có chính sách hợp lý sẽ là cơ hội

để thu hút các nhà đầu tư vào loại hình du lịch biển, đảo, gắn với các sản

phẩm du lịch khác, như: du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, thể thao biển, nghỉ

dưỡng kết hợp với tham quan, khám phá thiên nhiên, văn hóa. Trên thực tế,

Page 150: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

144

các khu du lịch, cụm du lịch, các resort, các khách sạn cao cấp của tỉnh ở

ven biển, ngoài đảo đã thu hút lượng lớn du khách.

Đối với cụm du lịch Côn Đảo, theo Quyết định số 264/2005/QĐ-TTg

ngày 25-10-2005 của Thủ tướng Chính phủ, xác định mục tiêu phát triển Côn

Đảo trở thành “Khu kinh tế - du lịch hiện đại, đặc sắc tầm cỡ khu vực và quốc

tế”, đã nhanh chóng thu hút nhiều dự án đầu tư, xây dựng mang tầm cỡ quốc

tế. Nhiều dự án đã triển khai và đi vào hoạt động có hiệu quả cao cả về kinh tế

và xã hội. Đặc biệt, ngày 17-6-2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết

định số 870/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch

quốc gia Côn Đảo, là điều kiện thuận lợi để kinh tế du lịch Côn Đảo phát

triển mạnh mẽ. UBND tỉnh đang chỉ đạo sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch

chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện Quy hoạch

đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Kinh tế du lịch phát triển, tác động mạnh mẽ đến nhiều ngành KT - XH

khác, thúc đẩy tăng trưởng GDP, nhất là nâng cao thu nhập cho người dân. Kết

quả đạt được từ kinh tế du lịch đã nâng mức thu nhập bình quân của người dân

lên khá cao. Đến năm 2015 đạt trên 5.230 USD/người/năm, và chỉ đứng sau

Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đây là kết quả của sự nỗ lực của Đảng bộ

và nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong phát triển kinh tế nói chung và kinh tế

du lịch nói riêng.

4.2.5. Phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh

Phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường bảo đảm quốc phòng, an

ninh ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là nội dung vừa cơ bản lâu dài, vừa cấp bách.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều điều kiện phát triển du lịch, nhất là du lịch

biển, đảo; đồng thời có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh đối với khu

vực Đông Nam Bộ và đối với cả nước.

Trong quá trình phát triển kinh tế du lịch, Đảng bộ Tỉnh luôn nhận thức sâu

sắc mối quan hệ tương tác đó. Trước hết, quốc phòng an ninh tác động đến sự

Page 151: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

145

phát triển kinh tế du lịch, nhất là kinh tế du lịch biển, đảo. Nếu Quốc phòng - an

ninh vững chắc sẽ tạo môi trường hòa bình, ổn định để thu hút các nhà đầu tư,

khách du lịch, thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển; ngược lại, tiềm lực, khả năng

quốc phòng - an ninh yếu kém, trật tự an toàn xã hội không đảm bảo sẽ gây nên

các bất ổn kinh tế, chính trị, xã hội, làm giảm hoặc không có khả năng thu hút đầu

tư, giảm thu hút du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Thứ hai, vai trò của phát

triển kinh tế du lịch, nhất là kinh tế du lịch biển, đảo với quốc phòng - an ninh,

trực tiếp góp phần tạo ra nguồn lực vật chất, kỹ thuật cho tăng cường Quốc phòng,

an ninh và xây dựng khu vực phòng thủ nhân dân ngày càng vững chắc.

Kinh tế du lịch biển, đảo phát triển, góp phần tạo ra môi trường hòa

bình, ổn định, cùng nhau khai thác, cùng nhau bảo vệ môi trường hòa bình và

ổn định về chính trị. Phát triển kinh tế du lịch biển, đảo cũng góp phần cùng

cả nước thực hiện chiến lược ngoại giao, nâng cao vị thế của Việt Nam với

thế giới, đặt ra yêu cầu cao về quản lý, luật pháp, cơ sở hạ tầng, quốc phòng -

an ninh, bảo vệ môi trường biển, đảo...

Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, để kinh tế du lịch, kinh tế

du lịch biển, đảo phát triển, chúng ta phải mở cửa đầu tư, thu hút du khách đến

thăm quan, nghỉ dưỡng biển. Bên cạnh những du khách và nhà đầu tư có thiện

chí thì các thế lực thù địch, tội phạm quốc tế, tệ nạn xã hội trà trộn, len lỏi theo

con đường đầu tư, du lịch để tìm hiểu thế trận quốc phòng, khả năng phòng vệ

biển, đảo nước ta phục vụ cho ý đồ, mục đích xấu, chống phá Đảng, chính

quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân... vẫn thường xuyên xảy ra. Cùng

với đó là các tệ nạn xã hội xâm nhập vào địa bàn tỉnh như các loại văn hóa

phẩm độc hại, mại dâm, cướp giật, đeo bám khách ở một số khu du lịch của

tỉnh làm ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, thậm chí là an ninh

quốc phòng của tỉnh.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều di tích lịch sử cách mạng, trong đó

huyện Côn Đảo có 16 hòn đảo nhỏ là di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia, cùng

với các khu bảo tồn thiên nhiên dưới thềm lục địa, có bãi tắm đẹp nhất và sạch

Page 152: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

146

nhất Việt Nam, thu hút ngày càng nhiều du khách, trong khi công tác quản lý

trên đảo không thuận lợi giống trong đất liền, các thế lực xấu thường lợi dụng

danh nghĩa khách du lịch để hoạt động tình báo, gây mất trật tự an ninh trong

khu vực, do đó việc gắn kết chặt chẽ du lịch với quốc phòng, an ninh là yếu tố

quan trọng bổ trợ nhau cùng phát triển.

Đối với công tác an ninh trật tự, an toàn du khách, Đảng bộ Tỉnh chỉ

đạo trọng tâm là đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến trong nhân dân về nâng cao

ý thức về giữ gìn trật tự trị an; chỉ đạo ban hành kịp thời các văn bản quy

phạm pháp luật, các văn bản hành chính, hướng dẫn người dân và các tổ chức

thực hiện nghiêm trách nhiệm, nghĩa vụ công dân trong bảo vệ an ninh, quốc

phòng. Xác định rõ quy chế hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại các bãi

tắm; xây dựng đề án bảo đảm an ninh du lịch; đề án lành mạnh hóa môi

trường xã hội tại các điểm tham quan du lịch.

Đối với công tác an ninh quốc phòng, trong kinh tế du lịch biển, đảo phải

thực hiện tốt theo Chiến lược an ninh quốc gia và Chiến lược bảo vệ Tổ quốc

trong tình hình mới, giữ vững chủ quyền an ninh biển, đảo. Trong xây dựng Quy

hoạch phát triển du lịch tại vùng ven biển của tỉnh, quy hoạch khu du lịch quốc

gia Long Hải - Phước Hải, Côn Đảo đều đảm bảo yếu tố về an ninh quốc phòng.

Đẩy mạnh sự gắn kết giữa kinh tế du lịch với tăng cường quốc phòng,

an ninh trên địa bàn là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị trong Đảng bộ;

đồng thời, là tinh thần trách nhiệm, tự giác của các doanh nghiệp, đơn vị và

người dân tham gia họat động du lịch. Trong đó, chú trọng hơn nữa các hoạt

động chủ yếu: Một là, thường xuyên quan tâm công tác tuyên truyền, nâng

cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, các doanh nghiệp đóng trên

địa bàn và người dân hiểu biết rõ về việc gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh

tế du lịch với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Trong đó, cần làm rõ vị trí, vai

trò của kinh tế du lịch đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng

thời, nêu rõ tác động của công tác quốc phòng, an ninh đến hoạt động kinh tế

du lịch. Từ đó, tăng cường giáo dục cho cán bộ, công nhân, người lao động

Page 153: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

147

làm việc trong lĩnh vực du lịch sự hiểu biết về mối quan hệ tương tác này. Hai

là, trong quá trình xây dựng chính sách phát triển du lịch cho địa phương, cần

quy định cụ thể việc đảm bảo các yếu tố về giữ gìn quốc phòng, an ninh; đồng

thời, tăng cường quốc phòng, an ninh để các dự án, đầu tư về phát triển kinh

tế du lịch phát huy hiệu quả, thu hút ngày càng đông du khách. Các cơ chế,

chính sách của tỉnh phải gắn kết giữa kinh tế du lịch và quốc phòng, an ninh,

không vì coi trọng vấn đề này mà coi nhẹ vấn đề kia. Nếu không làm tốt điều

đó, sẽ dẫn đến hệ lụy không chỉ cho một lĩnh vực này hay lĩnh vực kia mà là

cả hai đều bị ảnh hưởng, có khi là nghiêm trọng.

Tiểu kết chƣơng 4

Quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch trong 25 năm (1991 - 2015),

Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo chủ trương của

Đảng vào điều kiện cụ thể của địa phương, lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của

tỉnh ngày càng có hiệu quả, đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Thông qua lãnh

đạo, nhận thức của Đảng bộ Tỉnh về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của ngành kinh

tế du lịch được nâng lên rõ rệt; Đảng bộ Tỉnh kịp thời hoạch định các chủ trương,

chính sách, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, từng bước kêu gọi đầu tư phát

triển kinh tế du lịch phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tạo nên thế mạnh chung

của nền kinh tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh, sức mạnh của cả hệ thống chính

trị và toàn xã hội trong quá trình phát triển kinh tế du lịch được phát huy. Tinh thần

dân chủ trong việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế du lịch

được thể hiện rõ nét, là cơ sở quan trọng để các nhà đầu tư tích cực tham gia vào

các hoạt động kinh doanh du lịch.

Đảng bộ Tỉnh đã tích cực chỉ đạo các cấp, các ngành, thực hiện đồng bộ các

biện pháp, huy động rộng rãi nguồn lực từ các thành phần kinh tế tham gia phát

triển. Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở, vật chất phục vụ kinh tế du lịch. Công tác

Page 154: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

148

quản lý nhà nước, từng bước được tăng cường. Các loại hình du lịch và các sản

phẩm du lịch phát triển phong phú đa dạng, thể hiện rõ tính đặc trưng của vùng,

miền. Hoạt động kinh doanh du lịch tăng trưởng khá trên tất cả các mặt, góp phần

chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực; giải quyết nhiều vấn đề về kinh tế,

xã hội, nhất là việc làm cho người lao động; giữ gìn phát triển văn hóa, bảo vệ môi

trường sinh thái. Kinh tế du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển ngày càng

toàn diện, theo hướng bền vững.

Từ thực tiễn công tác lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đúc

kết được những kinh nghiệm, góp phần khắc phục các mặt hạn chế đưa du lịch của

tỉnh phát triển đúng với chiến lược đề ra đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

KẾT LUẬN

1. Yếu tố về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên; kinh tế - xã hội Bà

Rịa - Vũng Tàu là tỉnh có nhiều thuận lợi ít nơi có được để phát triển kinh tế

du lịch quanh năm. Khí hậu, tài nguyên biển, đảo với nhiều bãi biển đẹp,

nhiều di tích lịch sử văn hóa là tiềm năng lớn để tỉnh tận dụng và phát huy,

phát triển du lịch đem lại lợi ích thiết thực cho xã hội. Xét về tài nguyên du

lịch nhân văn, đây là yếu tố có vai trò quan trọng, được khai thác để tạo thành

sản phẩm du lịch độc đáo. Bà Rịa - Vũng Tàu sở hữu một nguồn tài nguyên

dồi dào về di lịch lịch sử, danh lam thắng cảnh, lễ hội là tiềm năng, thế mạnh

mà nhiều nơi khác không có được.

Kế thừa và phát huy những kết quả đạt được trong lãnh đạo phát triển

thời kỳ Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ rất

sớm đã nhận thức rõ tầm quan trọng của kinh tế du lịch. Từ đó, sớm có chủ

trương phát triển kinh tế du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu trở

thành trung tâm du lịch lớn của cả nước. Trải qua mỗi chặng đường trong 25

năm cùng đất nước đổi mới, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đánh dấu

Page 155: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

149

những bước tiến quan trọng trong nhận thức và thực tiễn lãnh đạo không

ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả của ngành kinh tế du lịch.

Quá trình lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ đề ra, Đảng bộ Tỉnh đã tận

dụng những yếu tố thuận lợi, tập trung chỉ đạo đổi mới công tác quản lý nhà

nước, xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế du lịch, hình thành quy hoạch

phát triển các khu du lịch trọng điểm của tỉnh; tăng cường đào tạo nguồn nhân

lực; đa dạng hoá các loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch; đầu tư khai thác

các loại hình du lịch thế mạnh, xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo của tỉnh; thu

hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển cơ sở hạ tầng; mở rộng liên kết vùng, tăng

cường đầu tư trong công tác truyền thông - tuyên truyền - quảng bá, nâng cao

năng lực cạnh tranh của du lịch...

2. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

ngày càng phát triển. Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng bộ, chính quyền

Tỉnh từng bước đi vào cuộc sống, đáp ứng mong đợi của người dân. Chủ

trương xã hội hóa hoạt động du lịch đã huy động mọi nguồn lực đầu tư cho

phát triển kinh tế du lịch. Qua đó, phát huy cao độ tinh thần và sức mạnh của

hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, nhân dân tham gia các hoạt động du

lịch. Môi trường du lịch ngày càng văn minh, phong phú và hấp dẫn. Hình

ảnh du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng trở nên thân thiện với du khách

trong nước và quốc tế. Nhiều sản phẩm du lịch trở thành thương hiệu độc đáo

của cả nước. Kinh tế du lịch phát triển ngày càng toàn diện, theo hướng bền

vững, đóng góp lớn cho sự tăng tưởng chung của tỉnh, tạo việc làm và nâng

cao chất lượng cuộc sống người dân, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị

văn hóa, góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ an ninh - quốc phòng.

Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch, Đảng bộ

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn bộc lộ một số hạn chế. Từ nhận thức chưa đầy đủ

về vị trí, vai trò kinh tế du lịch của một bộ phận trong cấp ủy, chính quyền

gây nên những hạn chế trong một số chủ trương, chính sách, làm ảnh hưởng

Page 156: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

150

đến tốc độ tăng trưởng của kinh tế du lịch. Có giai đoạn, Đảng bộ Tỉnh chưa

nhìn nhận hết tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh để đầu tư khai thác, nhất là

đối với hệ thống di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, lễ hội và môi trường sinh

thái nên chưa thu hút nhiều lượng khách du lịch cả trong nước và quốc tế. Đảng

bộ tỉnh có những lúc chưa thể hiện sự quyết liệt trong chỉ đạo kinh tế du lịch ở

một số thời điểm nên một số chính sách về đầu tư cơ sở vật chất, thu hút đầu tư

nước ngoài, về phát triển loại hình du lịch, sản phẩm du lịch chưa được phát

huy. Quy hoạch phát triển kinh tế du lịch còn chậm triển khai thực hiện.

3. Một số kinh nghiệm được đúc kết trên cơ sở phân tích, đánh giá từ

thực tiễn quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ Tỉnh có ý

nghĩa khoa học nhất định. Trong đó, quan trọng và trước nhất, là kinh nghiệm

từ vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước và sức mạnh của hệ thống

chính trị và tinh thần đoàn kết của nhân dân trong phát triển kinh tế nói chung

và kinh tế du lịch nói riêng. Những kinh nghiệm gắn với khai thác tiềm năng

thế mạnh, tận dung cơ hội, thúc đẩy kinh tế du lịch của địa phương phát triển

có chất lượng, hiệu quả là cơ sở quan trọng góp phần bổ sung thêm vào lý

luận lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng trong thực tiễn hiện nay.

Page 157: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

151

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

CỦA TÁC GIẢ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1. Đinh Văn An (2017), “Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo

phát triển kinh tế du lịch (1991- 2015)”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (3),

tr. 92 - 95.

2. Đinh Văn An (2017), “Bà Rịa - Vũng Tàu hướng tới phát triển kinh

tế du lịch nhanh và bền vững”, Tạp chí Ban Tuyên giáo Trung

ương, (8), tr. 37 - 41 .

3. Đinh Văn An (2017), “Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển du lịch

thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Lý luận chính trị (8), tr.

72 - 77.

4. Đinh Văn An (2018), “Một số kinh nghiệm của đảng bộ tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu trong lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch”, Tạp chí Lịch

sử Đảng, (01), tr. 81 - 84.

Page 158: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

152

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Hoàng Tuấn Anh (2008), “Du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế

quốc tế”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 144, tr.22-26.

2. Trần Thuý Anh, Nguyễn Thu Thuỷ và Nguyễn Thị Anh Hoà (2004), Ứng

xử văn hoá trong Du lịch, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Trần Xuân Ảnh (2011), Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh

tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính

quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

4. Đào Đình Bắc (2001), Quy hoạch du lịch, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội.

5. Ban Bí thư Trung ương (1994), Chỉ thị 46-CT/TW, ngày 14/10/1994, về

lãnh đạo, đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới, Hà Nội.

6. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2000), Lịch sử Đảng bộ

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tập I (1930 - 1954), Nxb. Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

7. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2000), Lịch sử Đảng bộ

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tập II (1954 - 1975), Nxb. Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

8. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2015), Lịch sử Đảng bộ tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu (1975 - 2010), Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội.

9. Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), Phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền

biển, đảo Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Bảo tàng tổng hợp Bà Rịa - Vũng Tàu (1996), Di tích, danh thắng Bà Rịa

- Vũng Tàu, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Nguyễn Thanh Bình (2011), “Phát triển bền vững cơ sở lưu trú du lịch

vùng biển, đảo”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 6.

Page 159: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

153

12. Bộ Chính trị (1998), Thông báo số 179/TB-TW ngày 11/1/1998 về việc

phát triển du lịch trong tình hình mới, Hà Nội..

13. Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết số 08/NQ-TW, ngày 19/01/2017 về phát

triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Hà Nội..

14. Bộ Công an - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2009), Thông tư liên tịch

số 06/2009/TTLT-BCA-BVHTTDL, ngày 22/7 về Hướng dẫn phối hợp

công tác bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội trong hoạt

động du lịch.

15. Bộ Lao động, Thương binh và xã hội (2008), Quyết định số 1224/QĐ-

LĐTBXH, ngày 16/09/2008 về Trường Trung học nghiệp vụ Du lịch Vũng

Tàu chính thức nâng cấp thành trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu.

16. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2007), Quyết định số 564/QĐ-BVHTTDL

ngày 21/9 về việc ban hành Chương trình của ngành Du lịch.

17. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2010), Quyết định số 3146/QĐ-

BVHTTDL ngày 8/9 về phê duyệt nội dung đề cương Đề án “Quy

hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến

năm 2030”.

18. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Quyết định số 2782/QĐ-

BVHTTDL ngày 15/8 về phê duyệt Đề án “Phát triển du lịch biển, đảo

và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020”.

19. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014), Quyết định 3455/QĐ-BVHTTDL

ngày 20/10 về phê duyệt chiến lược marketing du lịch đến năm 2020.

20. Minh Chính (2004), “Phát triển Văn hóa, Du lịch - Thế mạnh của Bà Rịa -

Vũng Tàu”, Tạp chí Xây dựng, số 10.

21. Chính phủ (1993), Nghị quyết số 45-CP ngày 22/6 về đổi mới quản lý và

phát triển du lịch, Hà Nội..

22. Chính phủ (2014), Nghị Quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12 về một số giải pháp

đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Hà Nội.

Page 160: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

154

23. Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (1995), Thành tựu kinh tế - xã hội

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sau 20 năm giải phóng (1975 - 1995).

24. Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2005), Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 15

năm đổi mới (1991 - 2005).

25. Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2012), Số liệu thống kê từ năm

2002 đến năm 2012.

26. Phạm Diêm (2007), Bà Rịa - Vũng Tàu con số và sự kiện, Nxb. Khoa học

Xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh.

27. Hoàng Nghĩa Doãn (2010), “Côn Đảo với mục tiêu trở thành khu kinh tế du

lịch - dịch vụ chất lượng cao”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 17.

28. Trần Thị Kim Dung (2001), Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn

nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ

Chí Minh, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế Thành phố

Hồ Chí Minh.

29. Nguyễn Tiến Dũng (2002), “Các chiến lược phát triển du lịch”, Tạp chí Du

lịch Việt Nam, số 8, tr.32-35.

30. Nguyễn Tuấn Dũng (2016), “Phát triển kinh tế du lịch biển - đảo gắn với bảo

đảm quốc phòng - an ninh trong bối cảnh hội nhập hiện nay”, Tạp chí

phát triển Khoa học và Công nghệ, tập 19, số X5-2016.

31. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ V, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

32. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội, Hà Nội.

33. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, Hà Nội.

34. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 161: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

155

35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

38. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới

và hội nhập, NXb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013.

39. Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (1992), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng

bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ I (1992 - 1995). Lưu tại Phòng Lưu

trữ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.

40. Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng

bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ II (1996 - 2000). Lưu tại Phòng Lưu

trữ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.

41. Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng

bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ III (2001 - 2005). Lưu tại Phòng Lưu

trữ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.

42. Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu

Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ IV (2005 - 2010). Lưu tại

Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.

43. Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu

Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ V (2011- 2015). Lưu tại Phòng

Lưu trữ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.

44. Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2015), Văn kiện Đại hội Đại biểu

Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ VI (2015- 2020). Lưu tại

Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.

45. Hoàng Thị Điệp (2011), “Phát triển kinh tế du lịch biển Việt Nam trong

thời kỳ hiện nay”, Tạp chí Thông tin đối ngoại, số 4.

Page 162: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

156

46. Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh (2012), Tâm lý và nghệ thuật giao

tiếp, ứng xử trong kinh doanh du lịch, Nxb. Đại học kinh tế Quốc dân,

Hà Nội.

47. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà (chủ biên), (2004), Kinh tế Du lịch,

Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.

48. Vũ Văn Đông (2013), “Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2012 và triển

vọng năm 2013”, Tạp chí nghiên cứu Tài chính - Maketing, số 13&14.

49. Vũ Văn Đông (2014), Phát triển Du lịch bền vững Bà Rịa - Vũng Tàu, luận

án tiến sĩ kinh tế, Trường đại học Bách khoa Hà Nội.

50. Nguyễn Đức (2011), “Phát triển du lịch giai đoạn 1996 - 2010: Sự chuyển

mình mạnh mẽ”, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, số Xuân.

51. Nguyễn Hồng Giáp (2002), Kinh tế Du lịch, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ

Chí Minh.

52. Vũ Mạnh Hà (2014), Kinh tế Du lịch, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

53. Nguyễn Thu Hạnh (2009), “Đô thị du lịch biển Việt Nam và những thách thức

trên con đường phát triển bền vững”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 12.

54. Trương Thị Thu Hằng (2012), “Phát triển du lịch giai đoạn 1996 - 2010:

Tôn giáo và du lịch tại đảo Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa

- Vũng Tàu”, Tạp chí Khoa học xã hội, số 6 (166).

55. Nguyễn Thị Hiền (2013), Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát

triển du lịch từ năm 2001 đến năm 2012, Luận văn thạc sĩ, Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

56. Trần Thị Minh Hòa (2015), Du Lịch Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb. Đại

học Quốc gia, Hà Nội.

57. Phạm Trương Hoàng (2011), “Định vị du lịch biển Việt Nam”, Tạp chí

Du lịch Việt Nam, số 4 và 5.

58. Nguyễn Chu Hồi (2010), “Phát triển du lịch biển bền vững bảo vệ môi

trường sinh thái”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 2.

Page 163: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

157

59. Nguyễn Lan Hương (2014), “Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tiềm năng

và thực trạng phát triển”, Tạp chí Khoa học xã hội, số 4.

60. Hội đồng Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (1991), Nghị quyết số 52/NQ-

HĐND ngày 04/8 về việc thành lập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

61. Phạm Quang Khải (2005), Nghiên cứu giải pháp đầu tư và khai thác

tiềm năng văn hóa phục vụ du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Lưu trữ tại

Sở khoa học và công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

62. Nguyễn Trùng Khánh (2012), Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong

điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm của một số nước Đông

Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Viện Khoa

học Xã hội Việt Nam, Hà Nội.

63. Đinh Kiệm (2013), “Phát triển du lịch sinh thái các tỉnh vùng duyên hải

cực Nam Trung Bộ đến năm 2020”, luận án Tiến sĩ Trường đại học Kinh

tế thành phố Hồ Chí Minh.

64. Đinh Trung Kiên (2004), Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Nxb. Đại học Quốc

gia, Hà Nội, in lần thứ 5.

65. Kỷ yếu Hội thảo (2007) “Nghiên cứu và đào tạo nhân lực du lịch ở Việt

Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”, Trường đại học Khoa học xã hội

và nhân văn tổ chức ngày 5/8/2007.

66. Nguyễn Thị Hồng Lâm (2013), Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế Học viện Chính

trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

67. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái những vấn đề lý luận và thực

tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

68. Nguyễn Văn Lưu (2009), Thị trường du lịch, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

69. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (Trung Quốc) (2000), Kinh tế du lịch

và Du lịch, Nxb. Trẻ (dịch).

Page 164: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

158

70. Trần Quốc Nhật (1996), Phát triển du lịch ở Bà Rịa - Vũng Tàu, luận văn

thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

71. Thạch Phương - Nguyễn Trọng Minh, (2005), Địa chí Bà Rịa - Vũng Tàu,

Nxb. Khoa học Xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh.

72. Đỗ Văn Quất (2001), Định hướng và những chính sách cơ bản để phát triển

ngành du lịch Việt Nam đến năm 2010, luận án tiến sĩ kinh tế chính trị xã

hội, trường đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

73. Quốc hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005), Luật Du lịch số

44/2005/QH11, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

74. Quốc hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2013), Luật Du lịch năm

2005 và văn bản hướng dẫn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

75. Trương Sĩ Quý (2002), Phương hướng và một số giải pháp để đa dạng

hóa loại hình và sản phẩm du lịch ở Quảng Nam - Đà Nẵng, Luận án

tiến sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội,

76. Trần Minh Sanh (2008), “Bà Rịa - Vũng Tàu phát huy lợi thế, tập trung

phát triển tốt các ngành du lịch”, Tạp chí Cộng sản, số 788 (6).

77. Dương Văn Sáu (2007), Di tích Lịch sử - Văn hóa và danh thắng Việt Nam,

Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

78. Nguyễn Đình Sơn (2007), Phát triển kinh tế du lịch ở vùng du lịch Bắc Bộ

và tác động của nó tới quốc phòng - an ninh, luận án tiến sĩ kinh tế, Học

viện Chính trị - Quân sự, Hà Nội.

79. Lê Thanh Sơn (2011), “Chính sách phát triển kinh tế ven biển và hải đảo

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thực trạng và vấn đề đặt ra”, Tạp chí Công

nghiệp Việt Nam, số 8.

80. Sở Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu (1997), Báo cáo số 143/BC.SDL ngày

30/12 về tổng kết hoạt động 5 năm (1993 - 1997) và chương trình hành

động năm 1998 của Ngành du lịch Tỉnh.

Page 165: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

159

81. Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2000), Báo cáo số 9/BC.SDL ngày

13/7 về đánh giá thực trạng ngành du lịch giai đoạn 1996 - 2000 và

định hướng giải pháp phát triển đến năm 2005.

82. Sở Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu (2002), Báo cáo số 201/SDL-HCTH ngày

25/7 về quá trình triển khai thực hiện đề án phát triển du lịch tỉnh Bà

Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2001 - 2005.

83. Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2005), Báo cáo số 70 ngày 21/11/2005

về kết quả thực hiện Đề án Phát triển du lịch giai đoạn 2001 - 2005,

phương hướng, nhiệm vụ phát triển du lịch giai đoạn 2006 - 2010.

84. Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2005), Báo cáo số 76/BCDL ngày

22/12, về tổng kết năm 2005 và kế hoạch 2006 ngành du lịch tỉnh Bà Rịa

- Vũng Tàu.

85. Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2006), Báo cáo số 60/BC.SDL ngày

08/11 về đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2006 và phương

hướng nhiệm vụ năm 20007 ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

86. Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu (2008), Báo cáo số

711/SVHTTDL-VP, ngày 16/12 về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm

2008, phương hướng, nhiệm vụ năm 2009.

87. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2011), Báo cáo số

310, ngày 05/ 9/2011, về tổng kết 20 năm Du lịch tỉnh (1991 - 2011).

88. Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu (2011), Du lịch Bà

Rịa - Vũng Tàu 20 năm chặng đường phát triển (1991 - 2011),

89. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2011), Báo cáo

số 662/SVHTTDL ngày 15/6 về tình hình thực hiện NQ số 05-NQ/TU

ngày 27/5/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển du lịch đến

năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2015.

Page 166: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

160

90. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2011), Báo cáo

số 519/SVHTTDL ngày 12/5 về tổng quát thành tựu ngành du lịch từ

1993 - 2011.

91. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu (2015), Báo cáo số

161/BC-SVHTTDL ngày 11/11/2015 về tình hình thực hiện nhiệm vụ

phát triển sự nghiệp văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch năm

2015, phương hướng nhiệm vụ 2016.

92. Sở Văn hóa - Thông tin (1999), Báo cáo số 88/SVHTT ngày 25/8 về 5 năm

hoạt động Văn hoá Thông tin tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (1994 - 1999).

93. Sở Văn hóa - Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu (1999), Bà Rịa - Vũng Tàu đất

và người, Nxb. Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

94. Nguyễn Văn Tài (2001): Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển

kinh tế du lịch thời kỳ đổi mới (1986 - 2001), Luận văn thạc sĩ lịch sử

Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

95. Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb. Đại học Quốc

gia Hà Nội.

96. Hoàng Văn Thành (2014), Văn hóa Du lịch , Nxb. Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

97. Nguyễn Quyết Thắng (2012), “Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp

phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm vùng du lịch Bắc

Trung Bộ”, luận án Tiến sĩ, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội.

98. Tạ Việt Thắng (2013), “Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu và một số định hướng

phát triển”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 426.

99. Võ Thị Thắng (2005), “Phát triển du lịch Việt Nam trong tình hình mới”,

Tạp chí Cộng sản, số 727.

100. Đỗ Cầm Thơ (2011), “Xây dựng thương hiệu du lịch biển Việt Nam”,

Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 4.

Page 167: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

161

101. Vũ Thị Thoa (2011), “Phát triển du lịch biển gắn với bảo vệ môi

trường”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 5.

102. Thủ tướng Chính phủ (1995), Quyết định số 307/QĐ-TTg Quy hoạch tổng

thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 – 2010, Hà Nội.

103. Thủ tướng Chính phủ (2000), Chỉ thị số 07/2000/CT-TTg ngày 30/3 về tăng

cường giữ gìn trật tự, trị an và vệ sinh môi trường tại các địa điểm tham

quan, du lịch, Hà Nội.

104. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22/7 về

phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010, Hà Nội.

105. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 121/2006/QĐ-TTg ngày

29/5/2006 về phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về du lịch

giai đoạn 2006 – 2010, Hà Nội..

106. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 15/2007/QĐ-TTg phê duyệt

quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

giai đoạn 2006 - 2015, định hướng đến năm 2020, Hà Nội..

107. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 2190/ĐT-TTg ngày 24/12

phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm

2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội..

108. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1518/QĐ-TTg ngày 05/9 về

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu đến năm 2030, Hà Nội..

109. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011

về chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,

Hà Nội..

110. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày

22/01/2013 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt

Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội..

Page 168: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

162

111. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định 2151/QĐ-TTg ngày 11/11 về phê

duyệt Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2013 -2020, Hà Nội.

112. Vũ Đình Thuỵ (1996), Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát

triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn, Luận án Tiến sĩ

khoa học kinh tế, Trường Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

113. Trần Hậu Thự (1990), Kinh tế du lịch, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

114. Nguyễn Trọng Tín (2004), “Ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu ba năm thực

hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ III”, Tạp chí Kinh tế và

Dự báo, số 4.

115. Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu (1991), Báo cáo số 04/BC-TV ngày 21/11 về

Báo cáo tình hình về hiện trạng và khả năng phát triển các mặt của

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

116. Tỉnh uỷ Bà Rịa - Vũng Tàu (1997), Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 02/10 về

một số nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo

đến năm 2000.

117. Tỉnh uỷ Bà Rịa - Vũng Tàu (1998), Nghị quyết số 17/NQ-TV ngày 05/12

về phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2000.

118. Tỉnh uỷ Bà Rịa - Vũng Tàu (1999), Báo cáo số 112-BC/KT ngày 05/10

về phát triển kinh tế biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

119. Tỉnh uỷ Bà Rịa - Vũng Tàu (2000), Báo cáo số 26-BC/TU ngày 04/4 về

việc kiểm tra thực hiện Nghị quyết 17-NQ/TV của Ban Thường vụ

Tỉnh uỷ về phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2000.

120. Tỉnh uỷ, UBND Bà Rịa - Vũng Tàu (2001), Bà Rịa - Vũng Tàu - Dấu ấn

một thập kỷ.

121. Tỉnh uỷ Bà Rịa - Vũng Tàu (2008), Nghị quyết số 05/NQ-TV ngày 27/5

Về phát triển kinh tế du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2010 và

tầm nhìn đến năm 2015.

Page 169: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

163

122. Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu (2009), Thông báo số 821-TB/TU ngày

13/11 về Kết luận giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-

NQ/TU ngày 27/5/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển kinh

tế du lịch đến năm 2010 và tầm nhìn 2015.

123. Tỉnh uỷ Bà Rịa - Vũng Tàu (2009), Báo cáo thực hiện kế hoạch số

68/KH-TU ngày 26/11 về kết quả giám sát việc triển khai, thực hiện

Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 27/5/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về

phát triển kinh tế du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2010 và tầm

nhìn đến 2015 trên địa bàn tỉnh.

124. Tỉnh uỷ Bà Rịa - Vũng Tàu (2014), Thông báo số 1584-TB/TU ngày

26/11 về Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về Quy hoạch tổng thể

phát triển Khu du lịch quốc gia Côn Đảo đến năm 2030.

125. Tổng cục Du lịch (1997), Hệ thống văn bản hiện hành về quản lý du lịch,

Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

126. Tổng cục Du lịch (1998), Các chỉ tiêu dự báo phát triển ngành trong quy

hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ 1995 - 2000

và định hướng 2010, Hà Nội.

127. Tổng cục Du lịch (2000), Một số định hướng và giải pháp phát triển du

lịch Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,

Hà Nội.

128. Tổng cục Du lịch (2001), Báo cáo 3 năm thực hiện Thông báo Kết luận 179

của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trong tình hình mới. Hà Nội.

129. Tổng cục Du lịch (2003), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai

đoạn 2001 - 2010 và định hướng đến 2020, Hà Nội.

130. Nguyễn Thị Tú (2006), Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt

Nam trong xu thế hội nhập, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học

Thương mại, Hà Nội.

Page 170: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

164

131. Nguyễn Anh Tuấn (2010), Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt

Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội.

132. Nguyễn Minh Tuệ và công sự (1977), Địa lý du lịch Việt Nam, Nxb. Thành

phố Hồ Chí Minh.

133. Trung tâm biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), Từ điển Bách

khoa Việt Nam, Nxb. Từ điển Bách khoa.

134. Mai Thị Ánh Tuyết (2007), Phát triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020,

Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

135. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (1993), Quyết định số 593/QĐ-UB ngày

18/9 thành lập Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

136. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (1995), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể

phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (1995 - 2010),Bà Rịa - Vũng Tàu.

137. UBND Bà Rịa - Vũng Tàu (1996), Quyết định số 133/QĐ-UBT ngày

18/01 về Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch Bà Rịa -

Vũng Tàu giai đoạn 1996 – 2000, Bà Rịa - Vũng Tàu.

138. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2000), Chỉ thị số 27/2000/CT-UB ngày

19/4/2000 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 07/2000/CT-TTg ngày

30/3 của Thủ Tướng Chính phủ Về tăng cường giữ gìn trật tự, trị an và vệ

sinh môi trường tại các địa điểm tham quan, du lịch, Bà Rịa - Vũng Tàu.

139. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2000), Báo cáo số 65/BC-UB ngày 23/11

về thực hiện đầu tư 5 năm 1996 - 2000 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

140. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2001), Báo cáo số 68/BC.UB ngày 05/10 về

Tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ 5 năm 1996 - 2000 và kế hoạch

phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001 - 2005, Bà Rịa - Vũng Tàu.

141. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2001), Đề án “Phát triển du lịch tỉnh Bà

Rịa - Vũng Tàu” giai đoạn 2001 – 2005, Bà Rịa - Vũng Tàu.

142. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2003), Bà Rịa - Vũng Tàu thế

và lực mới trong thế kỷ XXI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Page 171: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

165

143. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2004), Báo cáo số 08/BC.UB ngày 18/3 về

Kết quả thực hiện Chỉ thị 07/2000/CT.TTG ngày 30/3/2000 của Thủ

tướng Chính phủ về việc tăng cường giữ gìn trật tự trị an - vệ sinh môi

trường tại các điểm tham quan du lịch, bãi tắm, Bà Rịa - Vũng Tàu.

144. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2004), Quyết định số 1727/2004/QĐ-UB

ngày 15/4/2004 của UBND tỉnh về ban hành Quy chế quản lý và tổ

chức kinh doanh dịch vụ du lịch tại các bãi tắm thuộc tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu.

145. UBND Bà Rịa - Vũng Tàu (2004), Quyết định 8737/2004/QĐ-UB ngày

05/11/2004 về Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu.

146. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2005), Quyết định số 1828/2005/QĐ-

UBND ngày 13/6 về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch phù hợp

với tình hình mới, Bà Rịa - Vũng Tàu .

147. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2005), Quyết định số 4745/QĐ-UBND, ngày

09/12 về phê duyệt đề án tổ chức và hoạt động du lịch sinh thái tại Khu

bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu giai đoạn 2005 - 2010.

148. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2006), Sắc màu du lịch Bà Rịa - Vũng

Tàu. Tài liệu lưu trữ Văn phòng UBND tỉnh.

149. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2006), Quyết định số

4262/2006/QĐ-UBND, ngày 21/11 về việc ban hành quy chế tạm thời

về quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát huy di tích lịch sử - văn hóa và

danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

150. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2006), Bà Rịa - Vũng Tàu đổi mới và

phát triển, Xí nghiệp In Lê Quang Lộc, TP. Hồ Chí Minh.

151. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2008), Quy hoạch tổng thể phát triển

kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2006 - 2015 và

định hướng đến năm 2020.

Page 172: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

166

152. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2009), Quyết định số 15/2009/QĐ-

UBND ngày 20/02/2009 ban hành Chương trình hành động thực

hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 27/5 về phát triển kinh tế du lịch

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2015.

153. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2010), Báo cáo số 147/BC-UBND ngày

20/12 về tình hình quản lý nhà nước và thực hiện các dự án đầu tư

du lịch và nghỉ dưỡng giai đoạn 2001 - 2010 trên địa bàn Tỉnh.

154. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2011), Chỉ thị số 01/2011/CT-UBND

ngày 11/01 về việc tăng cường công tác thống kê du lịch trên địa bàn

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

155. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2012), Quyết định 1756/QĐ-UBND ngày

29/8/2012, Kế hoạch hành động từ nay đến năm 2020 thực hiện Chiến

lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

156. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2014), Quyết định 865/QĐ-UBND ngày

24/4/2015 ban hành kèm theo Kế hoạch hành động số 28/KH-UBND thực

hiện Nghị quyết 92/NQ-CP ngày 08/12 của Chính phủ về một số giải pháp

đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Bà Rịa - Vũng Tàu.

157. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2015), Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày

28/4 về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong

thời kỳ mới, Bà Rịa - Vũng Tàu.

158. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2015), Nâng cao chất lượng dịch vụ,

đảm bảo môi trường du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời kỳ hội

nhập và phát triển, Kỷ yếu hội thảo của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng

Tàu, lưu trữ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tỉnh.

159. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2016) Báo cáo số 156-BC/BCS, ngày 12/10

về tình hình triển khai thực hiện NQ số 05-NQ/TU ngày 27/5/2008 của

Ban thường vụ Tỉnh ủy về phát triển kinh tế du lịch đến năm 2010 và

tầm nhìn đến 2015, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Page 173: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

167

160. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1999), Pháp lệnh Du lịch Việt Nam ngày

08/02/1999, Hà Nội.

161. La Nữ Ánh Vân (2012), Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan

điểm phát triển bền vững, Luận án tiến sĩ địa lý, Trường đại học sư

phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

162. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2001), đề tài, Chiến lược phát triển

du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010, Hà Nội.

163. Nguyễn Tấn Vinh (2008), Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên

địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường đại học kinh

tế quốc dân, Hà Nội.

164. Vũ Xuân (1996), Tổng quan tiềm năng du lịch Việt Nam trong giai đoạn

chuyển đổi nền kinh tế 1986 - 1995.

165. Bùi Thị Hải Yến (2010), Quy hoạch Du lịch, Nxb. Giáo dục Việt Nam,

tái bản lần thứ 3, Hà Nội.

166. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2011), Tài nguyên du lịch, Nxb.

Giáo dục.

167. Bùi Thị Hải Yến và các cộng sự (2012), Du lịch Cộng đồng, Nxb Giáo dục.

II. Tài liệu bằng tiếng nƣớc ngoài

168. Alastai M.Morrison (2013), Marketing and Managing Tourism

Destinations Taylor & Fracis Ltd.

169. David Weaver & Laura Lawtonn (2013), Tourism Management, John

Wiley and Sons Ltd.

170. G.Cazes - R. Lanquar - Y. Raynouard (2000), Quy hoạch Du lịch, NXb.

Đại học Quốc gia Hà Nội.

171. John Tribe (1995), The Economics of Leisure and Tourism, Butterworth

- Heinemann Ltd.

Page 174: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

168

172. John Ward, Phil Higson và William Campbell (1994), Leisure and

Tourism Stanley Thomes Ltd.

173. S.Medlik (1991), Managing Tourism, Butterworth - Heinemann Ltd.

174. Susan A.Weston (1996), Commercial Recreation & Tourism - An Introduction

to Business Oriented Recreation, Nxb. Brown & Benchmark.

175. Robert Lanquar (1993), Kinh tế du lịch, Nxb. Thế giới.

176. William Theobald (1994), Global Tourism - The next decade,

Butterworth - Heinemann Ltd.

Page 175: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

169

PHỤ LỤC

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Page 176: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

170

Bản đồ Tổng thể du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu

Nguồn: Sở Tài Nguyên - Môi trường

Chú thích:

1. Khu du lịch thành phố Vũng Tàu

2. Khu du lịch Phước Hải - Long Hải

3. Khu du lịch Hồ Tràm - Hồ Cốc

4. Khu du lịch Bình Châu - Phước Bửu

5. Khu du lịch Côn Đảo.

1 2

2

3

4

5

Page 177: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

171

PHỤ LỤC 1

Bảng 1 : Tổng hợp hoạt động du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Nội dung 1990 1995 2000 2005 2010 2015

Cơ sở lưu trú

- Số khách sạn

- Số phòng

100

3.155

62

2.239

72

2.752

86

7.192

162

6.722

255

9.265

Lượt khách (ngàn lượt)

- Khách Quốc tế

- Khác nội địa

1.620

110

1.510

4.499

536

3.963

3.303

141

3.162

5.320

220

5.100

8.435

320

8.115

15.538

558

14.980

Lao Động (người)

- ĐH và sau ĐH

- Trung cấp và CĐ

- Công nhân kỹ thuật

- Khác

3.745

350

385

2.095

95

4.894

660

158

2.076

2.000

4.260

615

558

1.960

1.127

6.041

1.003

1.083

2.049

1.906

11.145

1.114

5.015

2.229

2.787

16.520

2.478

6.608

4.956

2.478

Doanh thu (tỷ đồng) 269 440 880 889 1.782 5.597

Nộp NSNN (tỷ đồng) 2.136 49,51 58 64 120 378

Nguồn: [39, 40, 41, 42, 43, 44].

Bảng 2: Các đơn vị lữ hành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Nội dung ĐVT 1993 1995 2000 2005 2010 2015

Các đơn vị

lữ hành

Đơn vị 4 7 9 16 18 32

Quốc tế - 3 5 6 7 9 15

Nội địa - 1 2 3 9 9 20

Nguồn: Tờ trình số 20-TTr-UBND, ngày 25/4/2016 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Page 178: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

172

Bảng 3: Số liệu cơ sở lƣu trú du lịch đƣợc xếp hạng tại tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu giai đoạn 2006 - 2015

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

5 sao - - - 1 1 1 3 3 3

số phòng - - - - 144 144 144 804 804 804

4 sao 3 5 5 6 7 7 9 13 13 15

số phòng 269 679 679 764 833 856 1.173 1.067 1.607 1.868

3 sao 8 8 8 9 10 13 15 18 19 20

số phòng 678 678 678 763 798 963 1.088 1.192 1.295 1.316

2 sao 18 20 22 29 29 29 32 35 38 45

số phòng 867 1.007 1.107 1.515 1.265 1.265 1.706 1.808 1.856 2.203

1 sao 7 17 20 24 30 32 39 54 60 73

số phòng 435 544 611 723 895 950 1.006 1.449 1.551 1.692

Nguồn: Tờ trình số 20-TTr-UBND, ngày 25/4/2016 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Bảng 4. Doanh thu dịch vụ Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trung bình 5

năm từ 1992 - 2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm

Tổng Doanh thu

Số lƣợng Tốc độ tăng bình quân (%)

1992 - 1995 1.175 38,7

1996 - 2000 2.070 8,5

2001 - 2005 3.578 13,3

2006 - 2010 6.538 14,8

2011 - 2015 16.377 26,0

Nguồn: [39, 40, 41, 42, 43, 44].

Page 179: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

173

Bảng 5. Số liệu cơ sở lƣu trú du lịch đƣợc xếp hạng tại tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu giai đoạn 2006 - 2015

Nguồn: Tờ trình số 20-TTr-UBND, ngày 25/4/2016 của UBND tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Số khách

sạn 1 sao -

5 sao

36 50 55 68 77 82 96 123 133 156

Tổng số

phòng 2.249 2.908 3.075 3.765 3.935 4.178 5.117 6.320 7.113 7.883

Tiêu

chuẩn KD

du lịch

45 38 39 43 40 41 44 56 60 96

số phòng 1.074 983 1.022 1.080 994 1.060 884 1.087 927 1.287

Căn hộ,

biệt thự

DL cao cấp

1 1 1 1 1 3 3 3 3 3

Số phòng 69 69 69 69 69 95 95 95 95 95

Tổng số

CSLT 82 89 95 112 118 126 143 182 196 255

Tổng số

phòng 3.392 3.960 4.166 4.914 4.998 5.333 6.096 7.502 8.135 9.265

Page 180: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

174

PHỤC LUC 2

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CỦA TỈNH BÀ RIA – VŨNG TÀU

1. Bạch Dinh - Vũng Tàu

Công trình được khởi công

vào năm 1898, mãi đến năm 1902

mới hoàn thành. Bạch Dinh được

sơn màu trắng bên ngoài nên

người Việt quen gọi dinh thự này

là Bạch Dinh. Từ năm 1907 đến

1916 nơi đây từng được dùng làm

nơi nghỉ mát cho Toàn Quyền Đông Dương, Hoàng Đế Bảo Đại và các đời

tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Đây cũng là nới chính quyền thuộc địa Pháp

làm nơi giam lỏng vua Thành Thái. Năm 1934 Bạch Dinh được nhượng lại để

làm nơi nghỉ mát cho Hoàng đế Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương. Trong

những năm sau đó, Bạch Dinh luôn được dùng làm nơi nghỉ mát của nguyên

thủ hoặc các quan chức cao cấp của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Ngày 4-8-1992 Bạch Dinh được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là

di tích lịch sử cấp quốc gia. Hiện nay, Bạch Dinh được dùng làm nhà bảo

tàng, trưng bày các đồ gốm vớt được từ xác tàu cổ đắm tại khu vực Hòn Cau-

Côn Đảo, súng thần công cùng nhiều hiện vật có giá trị khác được tìm thấy

qua các đợt khai quật khảo cổ ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

2. Di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo

Nguồn, ảnh: Ban quản lý di tích Côn Đảo

Nguồn và ảnh: Ban quản lý di tích Bạch Dinh.

Page 181: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

175

Khu di tích lịch sử Côn Đảo (Nhà tù Côn Đảo) thuộc huyện Côn Đảo,

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, gồm hệ thống nhà tù ở Côn Đảo và các nghĩa trang

thuộc hệ thống nhà tù này. Trong lịch sử, chính quyền thực dân Pháp và đế

quốc Mỹ đã cho xây dựng 127 phòng giam, 42 xà lim và 504 phòng giam biệt

lập - “chuồng cọp” tại khu vực Côn Đảo. Sau khi đất nước hoàn toàn thống

nhất (1975), chức năng của hệ thống nhà tù ở Côn Đảo bị giải thể. Năm 1979,

Khu di tích lịch sử Côn Đảo đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn

hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích quốc gia, với 17 di tích.

3. Dinh chúa đảo - Côn Đảo

Xây dựng khoảng 1862 - 1876 cùng với các cơ sở hạ tầng trên đảo. Tại

đây, 53 đời Chúa đảo trải qua 113 năm (1862-1975). Trong đó 92 thời thực

dân Pháp có 39 chúa đảo và 12 năm thời đế quốc Mỹ có 14 chúa đảo đã sống

và làm việc. Nơi đây, Chúa đảo Angdua đã bị tù nhân sát hại năm 1919. Là

đầu não trung tâm của hệ thống nhà tù, tất cả bộ máy cai trị tù từ chúa đảo đến

các quan chức trên toàn đảo đều dưới quyền điều khiển của Chúa đảo. Tại đây

chúng đã đề ra các chính sách, biện pháp hà khắc để đàn áp, tra rấn dã man

đối với người tù.

Từ sau ngày giải phóng 01/5/1975, Dinh chúa đảo được sử dụng làm

Phòng trưng bày Khu di tích lịch sử Côn Đảo tới nay. Di tích Dinh chúa đảo

đã được, Bộ Văn Hóa - Thông Tin đã ra quyết định số 54-VHQĐ Đặc cách

Dinh chúa đảo trước đây và hiện nay đã trùng tu lại

Nguồn và ảnh: Ban quản lý di tích Côn Đảo.

Page 182: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

176

công nhận Khu di tích đặc biệt quan trọng của Quốc gia ngày 29/4/1979.

Ngày 10/5/2012 Thủ Tướng chính phủ ra quyết định 548/ QĐTTg công nhận

là Di tích Đặc biệt Quốc gia.

4. Nhà Tròn Bà Rịa

Là một trong những điểm du

lịch Vũng Tàu mang nhiều ý nghĩa

về lịch sử, là nơi ghi dấu nhiều sự

kiện quan trọng trong cuộc cách

mạng vì độc lập của người dân Bà

Rịa Vũng Tàu. Nhà tròn Bà Rịa là

một tháp nước nhưng tựa như tháp

canh mà từ đây có thể quan sát

nhiều hướng đường từ các tỉnh

thành đi vào Bà Rịa Vũng Tàu.

Nhà Tròn Bà Rịa như biểu tượng

của một kho ký ức của bao người

về một thời đau khổ có, nước mắt

có nhưng cũng đầy tự hào về sự can đảm, hy sinh cũng như tình yêu đất nước

mãnh liệt.

5. Nhà tƣởng niệm nữ anh hùng Võ Thị Sáu

Ngôi nhà lưu niệm

nữ liệt sỹ anh hùng lực

lượng vũ trang công an

nhân dân Võ Thị Sáu thật

đơn sơ, khiêm nhường bên

tỉnh lộ 23, thuộc Huyện

Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa -

Nguồn: Tác giả điều tra thực tế và tổng hợp.

.

Nguồn: Tác giả điều tra thực tế và tổng hợp.

Page 183: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

177

Vũng Tàu. Ngôi nhà có lối kiến trúc dân dã đặc trưng của làng quê Việt Nam.

Xung quanh được che bằng các tấm ván gỗ, mái lợp ngói âm dương, nền đất.

Căn nhà dài 10m, rộng 3m gồm 2 phòng nhỏ. Phòng ngoài rộng 5m, ở giữa

bài trí tủ thờ gia tiên, kế sát bên vách phía phải là bộ đồ ván gỗ nơi chị em

Sáu thường nằm ngủ. Phía trong là nơi nghỉ của ông bà song thân. Nối giữa

phòng ngoài và vòng trong là một hành lang nhỏ thông ra phía sau nhà.

Cách đó chừng 50m về hướng đông nằm kế ngã tư tỉnh lộ 32 là khu

công viên tượng đài nữ anh hùng Võ thị Sáu đặt trang trọng tại công viên, bốn

mùa bát ngát hương hoa sứ, ngọc lan, lêkima. Tượng đúc bằng đồng, cao 7m

do tác giả Thanh Thanh sáng tác, diễn tả tư thế chị Sáu ung dung ra pháp

trường với tà áo tung bay trong gió.

Page 184: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

178

PHỤ LỤC 3

THẮNG CẢNH THIÊN NHIÊN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

1. Bãi Đầm Trầu - Côn Đảo

Bãi Đầm Trầu

của huyện Côn Đảo là

nơi có phong cảnh tuyệt

đẹp với bờ cát vàng trải

dài dưới vách đá dựng

muôn hình thù kỳ lạ.

Trên một triền đá vươn

ra biển nổi lên hai tảng

đá lớn ngã đầu vào

nhau như đôi chim đang

âu yếm nhau. Đến Đầm Trầu, du khách còn được nghe câu chuyện về mối tình

lãng mạn nhưng nhiều oan trái của chàng Trúc Văn Cau thông minh và cô Mai

Thị Trâu duyên dáng thạo nghiệp bút nghiên. Cảm thương mối tình oan trái của

đôi bạn trẻ, dân làng Cỏ Ống đã sáng tác câu:

“Ai về nhắn gửi ông Câu

Hòn Cau cách bãi Đầm Trầu bao xa?”

2. Núi Lớn - Vũng Tàu

Núi lớn hay còn gọi là

núi Tương Kỳ, đỉnh cao nhất

có độ cao 254 m, Núi Lớn là

ngọn núi đứng sừng sững giữa

một vùng trời phía Bắc thành

phố, nơi mà được sách Gia

Định thành thông chí gọi là

Nguồn: Tác giả điều tra thực tế và tổng hợp.

.

.

Nguồn: Tác giả điều tra thực tế và tổng hợp.

.

Page 185: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

179

thác Cơ Sơn, để chỉ rõ dáng đứng như rồng xanh, nơi chặn, đè những ngọn

gió lớn, bảo vệ, che chở cho cư dân Vũng Tàu. Khi đến với núi lớn, du khách

sẽ được cảm nhận không khí trong lành, mát mẻ, thỏa tầm nhìn quanh thành

phố. Nơi cao cao, sẽ cảm nhận được sự yên bình, tĩnh lặng, không ồn ào,

không vội vã. Nơi để hòa mình cùng thiên nhiên, cây cỏ, nơi cho ta cảm giác

dễ chịu, thoải mái đến tận cùng.

3. Bãi Sau - Vũng Tàu

Bãi Sau có nét đẹp dịu

dàng của một vùng biển quanh

năm đầy nắng ấm, một bên là

những dãy phố sầm uất nhà cao

tầng, khách sạn dáng vóc hiện

đại, đầy đủ tiện nghi, một bên là

bãi cát vàng và nhiều khu du lịch

đủ các loại hình dịch vụ giải trí

vui chơi trên biển . . . dành cho mọi lứa tuổi. Bãi Sau tràn ngập người ghé đến,

trên bờ cũng như dưới nước như không còn chỗ trống tạo nên một sức sống

của một trung tâm du lịch nổi tiếng khắp nơi. Do đó đây là bãi biển đông đúc

nhất Vũng Tàu.

4. Suối nƣớc nóng Bình Châu - Huyện Xuyên Mộc

Suối nước nóng Bình Châu là một bầu nước nóng ấm với hơn 70 điểm

phun nước lộ thiên, có nhiệt độ từ 37 độ đến 82 độ tùy khu vực. Khu nước

nóng nằm trong khu rừng nguyên sinh quốc gia có diện tích 7ha, được người

Pháp phát hiện ra từ năm 1905. Các nghiên cứu địa chất cho thấy thành phần

của suối nước nóng Bình Châu giống với các loại nước suối nổi tiếng khác

trên thế giới, có thể điều trị một số bệnh như cổ trướng, nhiễm độc mãn tính,

các bệnh ngoài da, các bệnh về thần kinh hay tim mạch.

Nguồn: Tác giả điều tra thực tế và tổng hợp.

Page 186: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

180

5. Biển Long Hải

Biển Long

Hải được thiên

nhiên ban tặng

nhiều cảnh đẹp

thơ mộng. Ngoài

biển, nơi đây còn

có núi và những

rừng hoa anh đào rợp bóng, cứ mỗi dịp Tết về hoa anh đào lại bung nở làm

sáng cả góc trời. Với tiết trời mùa hè, Long Hải cũng là điểm đến thích hợp

nhờ bãi cát trắng, biển xanh, nắng rực và khu rừng trải thảm lá vàng. Bãi biển

còn nhiều nét hoang sơ, sạch sẽ thích hợp cho các nhóm phượt cắm trại để tận

hưởng thiên nhiên trong lành, mát rượi. Biển Long Hải đem đến vẻ đẹp hoang

sơ, thơ mộng, níu chân du khách. Cát vàng nơi đây mịn trải dài, càng yên bình

hơn khi được xen lẫn với màu xanh của hàng dương yên tĩnh.

Nguồn: Tác giả điều tra thực tế và tổng hợp.

Page 187: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

181

PHỤ LỤC 4

LÀNG NGHỀ TẠI TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

1. Làng bún Long Kiên - Thành phố Bà Rịa

Làng nghề được hình thành

từ năm 1958, ban đầu có khoảng 5

hộ nhưng đến nay đã lên đến 30 hộ

làm nghề. Thu nhập từ nghề làm

bún đã nâng cao đời sống của

người dân nơi đây và giải quyết

việc làm cho nhiều lao động với

mức thu nhập ổn định. Là một

trong những nghề truyền thống ở địa

điểm du lịch Vũng-Tàu có thâm niên 60 năm, nghề bún Long Kiên tại phường

Phước Nguyên nổi tiếng không chỉ vì hương vị thơm ngon mà trong quá trình

sản xuất, bún không trộn lẫn bất cứ một chất phụ gia nào. Theo người dân địa

phương, khi ăn bún này, mọi người không cần phải dùng với thịt mà chỉ cần

nước chấm ngon bởi bún đã có vị béo ngọt tự nhiên.

2. Làng nghề bánh tráng An Ngãi – Huyện Long Điền

Làng bánh tráng An Ngãi cũng

được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu công nhận

là làng nghề truyền thống đặc trưng của

địa phương bởi nguyên liệu làm bánh

sạch, không có phụ liệu gây hại sức

khỏe. Làng nghề bánh tráng An Ngãi

thuộc huyện Long Điền ở địa điểm du

lịch Bà Rịa - Vũng Tàu hoạt động rất lâu đời. Đến đây, bạn sẽ thấy những người

làm nghề đều được “cha truyền con nối”. Khâu chế biến bánh tráng giống nhau ở

mỗi vùng nhưng khác ở cách lựa chọn nguyên liệu và tâm huyết của người làm

Nguồn: Tác giả điều tra thực tế và tổng hợp.

.

Nguồn: Báo BRVT.

Page 188: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

182

bánh. Bánh tráng An Ngãi nổi trội vào những dịp Tết bởi các gia đình đều không

thể thiếu bánh tráng trong mỗi bữa ăn. Khách du lịch ở nhiều nơi cũng thường tới

đây để mua tận tay loại đặc sản Vũng Tàu vừa rẻ, đảm bảo chất lượng.

4. Làng Nghề làm muối Long Điền

Làm muối là một trong những

nghề truyền thống của người dân Bà

Rịa - Vũng Tàu. Từ nhiều năm qua,

diêm dân Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn giữ

nghề làm muối theo lối truyền thống, sử

dụng quạt gió và máy bơm, đưa nước

mặn vào ô phơi. Nghề làm muối tuy

vất vả, chịu nhiều thăng trầm do biến

động thị trường những người làm muối đã quen với cái nắng cháy da và vị mặn

mòi của muối biển, dù thu nhập rất thấp. Nghề muối vất vả là thế, nhưng ngày nào

cũng vậy, khi bình minh lên, những người dân nơi đây lại ra ruộng làm việc. Muối

thu hoạch tại đây đa số cung cấp cho Kiên Giang, Phú Quốc... để sản xuất nước

mắm, chế biến hải sản, và cho các tàu cá để bảo quản hải sản.

5. Làng nghề cá Phƣớc Hải - huyện Đất Đỏ

Làng cá Phước Hải là điểm

du lịch Vũng Tàu có sức hấp dẫn

du khách yêu làng nghề theo một

cách riêng. Đây là làng nghề lâu

đời nhất khu vực Bà Rịa - Vũng

Tàu, chuyên cung cấp hai loại sản

phẩm nước mắm và cá khô lừng

danh trong cả nước. Ghé thăm làng nghề cá Phước Hải, vừa được ngắm cảnh

biển tuyệt đẹp, hoà mình cùng đời sống dung dị của ngư dân lao động vất vả

và tìm hiểu các khâu làm sản phẩm cũng như mua sắm đặc sản tại đây.

Nguồn: Văn An, ảnh: Nguyễn Hoàng Phi

Nguồn: Tác giả điều tra thực tế và tổng hợp.

Page 189: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

183

PHỤ LỤC 5

LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

1. Lễ Hội Nghinh Ông

Từ ngày 16 đến 18/8 âm

lịch, tại Đình thần Thắng Tam,

đường Hoàng Hoa Thám, thành

phố Vũng Tàu. Là một trong 15 lễ

hội lớn của cả nước, lễ hội Nghinh

Ông còn được xem là nét đẹp văn

hoá tiêu biểu của ngư dân miền

biển. Lễ hội rộn ràng trong ba ngày, thu hút hàng nghìn lượt khách thập

phương tới tham dự. Sau những nghi lễ truyền thống là những hoạt động văn

hóa hấp dẫn như hát bả trạo, hát bội, diễn tuồng… Hàng năm, cứ đến dịp lễ

hội, người dân và du khách thập phương từ khắp nơi lại quy tụ về đây để thắp

hương, khấn vái cầu an, tri ân các bậc tiền hiền và cá Ông, vị cứu tinh của

ngư dân miền biển.

2. Lễ Giỗ Đức Thánh Trần

Từ ngày 20/8 âm lịch, tại đền

Đức Thánh Trần, số 68 - Hạ Long,

phường 2. Đây là nghi lễ được

người dân Vũng Tàu tổ chức hàng

năm theo tập tục dân gian, nhằm bày

tỏ lòng biết ơn, kính trọng đối với

Thánh tướng Trần Hưng Đạo, người ba lần đem quân đánh bại quân Nguyên -

Mông xâm lược, đem lại thái bình, hưng thịnh cho đất nước. Đây là nét văn

hóa truyền thống tốt đẹp được gìn giữ từ đời này sang đời khác tại nhiều địa

phương trên cả nước, trong đó có Vũng Tàu. Vào dịp lễ hội, hàng nghìn lượt

du khách và người dân địa phương cùng tham dự lễ khai mạc và dâng hương.

Nguồn: Tác giả điều tra thực tế và tổng hợp.

Nguồn: Tác giả điều tra thực tế và tổng hợp.

Page 190: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

184

3. Lễ hội Trùng Cửu

Đêm mùng 8 và ngày

mùng 9/9 âm lịch, tại Nhà Lớn

Long Sơn, thôn 10, xã Long Sơn.

Lễ hội không tổ chức linh đình

với cờ hoa và chiêng trống,

mà chủ yếu là dâng hương, cầu

nguyện và tưởng đến công đức

của Ông Trần với lễ vật chủ yếu

do người dân mang đến cúng kính, thể hiện đậm nét văn hóa của đạo Ông

Trần. Vào những ngày này hàng nghìn du khách thập phương tập trung về

Nhà Lớn Long Sơn để dự lễ. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng

nguyên vẹn kiến trúc cổ xưa của Nhà Lớn và một số cổ vật quý hiếm bằng gỗ

như: bộ bàn ghế Bát Tiên tương truyền là của Vua Thành Thái triều Nguyễn,

chiếc long sàng và các ghế theo kiểu dành cho vua, được chạm khắc tinh xảo,

đẹp mắt. Lễ hội Trùng Cửu ở đảo Long Sơn, cho thấy một khía cạnh trong

bức tranh đa dạng về tín ngưỡng tôn giáo, về nghệ thuật dân gian rất phong

phú. Ngoài lễ hội Trùng Cửu, đảo Long Sơn luôn là điểm đến thu hút đông du

khách thập phương.

4. Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành

Từ ngày 16 đến 18/10 âm

lịch, tại. Miếu Bà Ngũ Hành do

ngư dân Vũng Tàu lập nên để

tôn thờ 5 vị Thần nữ là: Kim,

Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Lễ hội

diễn ra trong ba ngày với các

nghi thức tế lễ trang nghiêm,

Nguồn: Tác giả điều tra thực tế và tổng hợp.

Nguồn: Báo BRVT

Page 191: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

185

mở đầu là lễ rước cờ lọng, Ngũ sự với tiếng kèn, tiếng trống vang dội. Kế tiếp

là lễ nghinh thỉnh Bà Thủy Long Thần Nữ tại miếu Hòn Bà ở Bãi Sau của mũi

Nghinh Phong, nơi có cảnh quan thiên nhiên tuyệt sắc và miếu Hòn Bà linh

thiêng. Vào các ngày lễ, đông đảo du khách thập phương và người dân nơi

đây hội tụ về hành hương, phụng cúng rất đông vui và nhộn nhịp. Đến đây

người dân đều thành tâm, cầu mong sự bình an và may mắn. Ngoài các nghi

lễ truyền thống, còn có các chương trình múa lân, lễ xây chầu đại bội và diễn

tuồng cổ phục vụ du khách và người dân địa phương trong suốt quá trình diễn

ra lễ hội

5. Lễ hội Dinh Cô

Lễ hội Dinh Cô diễn ra

trong 3 ngày từ ngày mồng 10

đến 12 tháng 2 âm lịch tại thị

trấn Long Hải huyện Long

Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu,

để ghi nhớ công lao của vị Nữ

Thần “Long Hải Thần Nữ Bảo An

Chánh Trực Nương Nương Chi

Thần”. Vào ngày lễ, du khách từ các nơi xa gần về tham dự lễ hội và dâng

hương tưởng niệm vị Nữ Thần linh thiêng. Các ngư dân lớn tuổi trong trang

phục cổ truyền điều khiển buổi lễ theo đúng nghi thức truyền thống. Họ cầu

nguyện năm mới tốt lành, cuộc sống an bình, ấm no, hạnh phúc. Đặc biệt,

trong lễ "Nghinh Cô", còn duy trì được hình thức diễn xướng "Hát bả trạo".

Nguồn: Báo BRVT.

Page 192: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

186

PHỤ LỤC 6

PHIẾU PHỎNG VẤN

THÔNG TIN CÁ NHÂN

Phỏng vấn: TS Trần Văn Khánh

Chức vụ: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Bà Rịa - Vũng Tàu (1991 - 2000)

Bí thư Tỉnh uỷ Bà Rịa - Vũng Tàu (2001 - 2005)

Thời gian phỏng vấn: Ngày 15 tháng 8 năm 2017

Địa điểm phỏng vấn: Tại số 13/2A Phan Đăng Lưu, thành phố Vũng Tàu

NỘI DUNG PHỎNG VẤN

Nghiên cứu sinh (NCS): Thưa ông, chủ trương, chính sách của

Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về phát triển kinh tế du lịch như thế nào?

TS Trần Văn Khánh: Từ khi mới thành lập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,

Ban Chấp hành lâm thời đã điều tra về tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Tỉnh uỷ

đã thấy rằng có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch như: bờ biển dài, khí hậu

ôn hòa, địa hình núi rừng, nhiều di tích lịch sử. Tuy nhiên, tại thời điểm năm

1991, ý đồ thì có, chủ trương thì có nhưng biện pháp thực hiện chưa đồng bộ,

cơ sở hạ tầng du lịch rất thiếu thốn; sản phẩm du lịch nghèo nàn, hầu như chỉ

có tắm biển, doanh thu du lịch đạt thấp…Từ năm 1998, Tỉnh ủy ban hành

Nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch, việc điều chỉnh Quy hoạch tổng

thể phát triển du lịch tỉnh đến năm 2010. Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo quyết

liệt, nhờ đó, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch đã khá đồng bộ và hiện đại. Chất

lượng nhân lực phục vụ du lịch được nâng lên; sản phẩm du lịch ngày càng đa

dạng, phong phú hơn.

Tỉnh đã có 255 cơ sở lưu trú đã được thẩm định xếp hạng với 9.265

phòng, trong đó có: 4 khách sạn 5 sao với 1.463 phòng, 15 khách sạn 4 sao

với 1.807 phòng, 20 khách sạn 3 sao với 1.395 phòng, 45 khách sạn 2 sao với

2.066 phòng, 73 khách sạn 1 sao với 1.811 phòng, 3 căn hộ, biệt thự cao cấp

Page 193: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

187

với 95 phòng và 96 nhà nghỉ đạt chuẩn với 1.287 phòng; hằng năm, tỉnh đón

khoảng 15 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 500 ngàn lượt.

Tuy nhiên, so với tiềm năng về du lịch của tỉnh, sự phát triển của ngành

Du lịch tỉnh là trong thời gian qua vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa

tương xứng; sản phẩm du lịch của tỉnh chưa phong phú, đa dạng, chưa có

nhiều cơ sở du lịch có đẳng cấp quốc tế, chưa có khu vui chơi giải trí có thể

giữ khách lưu trú dài ngày; số lượt khách đến tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhiều

lần ít, du khách đến đông nhưng chủ yếu là khách đi về trong ngày, chi tiêu

bình quân thấp.

NCS: Thưa ông, Nghị quyết số 05/NQ-TV ngày 27/5 về phát triển

kinh tế du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2010 và tầm hình đến năm

2015 xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Vậy tỉnh có những giải

pháp gì để tập trung đầu tư cho du lịch?

TS Trần Văn Khánh: Việc xác định du lịch là ngành kinh tế mũi

nhọn, trước hết tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát

triển du lịch rất đa dạng, kêu gọi các thương hiệu du lịch đẳng cấp quốc tế đầu

tư các sản phẩm du lịch phong phú, cao cấp tại tỉnh, có như vậy mới thu hút

được dòng khách cao cấp; huy động các nguồn lực để phát triển Côn Đảo

thành Khu du lịch quốc gia giữ đậm phẩm chất hoang sơ nhưng chất lượng

cao, đặc sắc tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Thứ hai, tập trung đào tạo nguồn nhân lực có tính chuyên nghiệp cao để

phục vụ cho công tác du lịch, đồng thời đề nghị tỉnh chỉ đạo Trường Đại học

Bà Rịa kết hợp với trường Cao đẳng nghề Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu để đào

tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực làm việc tại các cơ sở kinh doanh du lịch chất

lượng cao, nhà hàng, khách sạn và du lịch lữ hành trên địa bàn.

Thứ ba, quyết liệt hơn nữa trong công tác bảo đảm vệ sinh môi trường cho

không gian phát triển du lịch, đặc biệt là các bãi tắm, chỉ đạo các sở, ngành, địa

Page 194: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

188

phương liên quan rà soát, chấn chỉnh các nhà vệ sinh, cơ sở kinh doanh du lịch,

bến xe, ở các khu vực công cộng để phục vụ cho các du khách đến tỉnh.

Thứ tư, triển khai các biện pháp để bảo đảm tuyệt đối về an ninh trật tự,

an toàn cho du khách; bảo đảm an ninh du lịch trên địa bàn tỉnh. Phải làm sao

cho du khách luôn yên tâm về vấn đề an ninh trật tự, an toàn khi đến Bà Rịa -

Vũng Tàu.

Thứ năm, tỉnh sẽ hỗ trợ, đôn đốc những dự án du lịch đang triển khai

theo đúng tiến độ và kiên quyết thu hồi các dự án chậm triển khai nguyên

nhân do lỗi của nhà đầu tư; tiếp tục nghiên cứu, phát triển các sản phẩm du

lịch mới, lạ, mang đặc trưng của tỉnh để đáp ứng nhu cầu của du khách.

Thứ sáu, xác định dịch vụ du lịch và du lịch là thế mạnh của tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu, do đó vấn đề phải giáo dục tác phong văn minh, lịch sự, thân thiện

của dân cư phục vụ du lịch để làm vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi.

NCS: Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu

chưa thực sự xây dựng được thương hiệu cho riêng mình, ông suy nghĩ gì?

TS Trần Văn Khánh, qua các giai đoạn (1991 - 2015), Tỉnh ủy,

HĐND, UBND tỉnh đều có nghị quyết về phát triển du lịch. Từ năm 2006,

tỉnh đã tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hoá - thể thao - du lịch tầm cỡ

quốc tế, quốc gia và khu vực, thu hút đông đảo du khách và nhân dân như:

Khai hội văn hoá - du lịch, Giải bóng chuyền nữ bãi biển quốc tế, Liên hoan

diều quốc tế… trở thành những sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh. Nhiều

khu du lịch và đơn vị kinh doanh du lịch cũng xây dựng được thương hiệu du

lịch riêng như: Khách sạn Imperial, khu du lịch Biển Đông, Long Hải Beach

resort, Sixsenses Resort Côn Đảo, Anoasis Beach resort, Hồ Tràm Strip, Sài

Gòn - Bình Châu… đóng góp cho thương hiệu du lịch của tỉnh.

Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận thực tế là công tác quảng bá du lịch

chưa theo kịp tốc độ và nhu cầu phát triển; nhiều đơn vị và doanh nghiệp du

Page 195: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

189

lịch chưa tích cực tham gia chương trình quảng bá chung cũng như chưa chú

trọng việc giới thiệu doanh nghiệp mình.

NCS: Thưa ông các sản phẩm du lịch mới, lạ và nhiều loại hình du

lịch hấp dẫn nào sẽ được đầu tư như thế nào?

TS Trần Văn Khánh: Tỉnh quan tâm phát triển các loại hình dịch vụ,

vui chơi giải trí đa dạng cao cấp để thu hút, giữ được khách lưu trú dài ngày;

đồng thời, nghiên cứu, kết hợp giữa việc phát triển của các ngành tạo ra sự

phát triển kinh tế - xã hội đồng thời phục vụ cho du lịch như: thể thao kết hợp

du lịch, phát triển các mô hình làng nghề, mô hình nông nghiệp sạch, ứng

dụng công nghệ cao với phục vụ cho du khách tham quan.... tỉnh sẽ tiếp tục

củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy, nhân sự quản lý nhà nước

về du lịch từ tỉnh đến cơ sở; tuyên truyền cho người dân, các cơ sở du lịch

hiểu về các chủ trương, chính sách của tỉnh trong việc phát triển du lịch để tạo

sự đồng thuận nhân dân, chung sức, chung lòng tham gia phát triển du lịch

phong phú trong quá trình thực hiện.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Page 196: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

190

PHIẾU PHỎNG VẤN

THÔNG TIN CÁ NHÂN

Phỏng vấn: Tiến sĩ Phạm Ngọc Hải

Chức vụ: Chủ tịch Hiệp hội du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Thời gian phỏng: Ngày 20 tháng 8 năm 2017.

NỘI DUNG PHỎNG VẤN

Nghiên cứu sinh (NCS): Thưa ông, các chủ trương, chính sách của

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có thuận lợi và khuyến khích về phát triển kinh tế

du lịch không?

Tiến sĩ Phạm Ngọc Hải: Trong thời gian qua, được sự quan tâm của

lãnh đạo tỉnh cùng các Sở, ban ngành đã tạo lập môi trường đầu tư, kinh

doanh thuận lợi để các doanh nghiệp, nhà đầu tư hoạt động sản xuất kinh

doanh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã xác định phát triển du lịch trở thành

ngành kinh tế mũi nhọn. Cùng với sự nổ lực quyết liệt với mục tiêu đẩy

mạnh phát triển ngành du lịch của tỉnh, Sở du lịch tỉnh đã không ngừng

tạo điều kiện và phối hợp nhịp nhàng cùng Hiệp hội thực hiện một số

chương trình, hoạt động cùng thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển kinh

doanh du lịch; tham mưu UBND tỉnh xây dựng và triển khai Kế hoạch

thực hiện Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch trên địa bàn tỉnh, Đề án bảo

vệ môi trường du lịch, kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch, tổ chức các

chương trình lễ hội, sự kiện năm.

Hiệp hội luôn thực hiện vai trò làm cầu nối giữa doanh nghiệp với doanh

nghiệp, liên kết vùng, miền tạo điều kiện cho ngành du lịch tỉnh nhà ngày một

phát triển. Hiệp hội đã tổ chức Đoàn công tác xúc tiến du lịch với các tỉnh

Đồng bằng sông Cửu Long là thị trường tiềm năng nhằm quảng bá, tìm hiểu

cơ hội hợp tác, liên kết phát triển thị trường du lịch của Bà Rịa - Vũng Tàu và

các tỉnh bạn, đã nhận được sự đón nhận hưởng ứng nồng nhiệt và đồng thuận

rất cao từ phía các tỉnh bạn.

Page 197: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

191

NCS: Thưa ông, theo số liệu báo cáo, khách du lịch đến Bà Rịa –

Vũng Tàu rất đông, hơn 15 triệu người mỗi năm nhưng chi tiêu rất ít

và lưu trú ngắn ngày, nguyên nhân?

Tiến sĩ Phạm Ngọc Hải: Những năm qua, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã

có nhiều nỗ lực trong phát triển ngành du lịch, những công trình, dự án hiện

đại đã hoàn thành đưa vào hoạt động với các sản phẩm đa dạng và có tính đặc

thù phù hợp với thị trường du lịch quốc tế như: The Imperial, Sixsences

resort, The Grand - Hồ Tràm strip…

Tuy nhiên, về cơ bản thì ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển chưa

tương xứng với tiềm năng thế mạnh hiện có so với các tỉnh, thành khác như Nha

Trang, Đà Đẵng, Phú Quốc - Kiên Giang. Nguyên nhân là do tỉnh còn thiếu

những địa điểm du lịch, khu vui chơi giải trí mang tầm cỡ khu vực và quốc tế

không có, chưa có sản phẩm du lịch đặc thù độc đáo nên không thể giữ chân

khách lưu lại. Tính chuyên nghiệp khi xây dựng sản phẩm du lịch, xúc tiến

quảng bá cũng chưa được nâng cao. Sản phẩm du lịch của tỉnh còn đơn điệu,

thiếu đặc sắc, ít sáng tạo. Công tác xúc tiến, quảng bá còn nhiều hạn chế, chỉ

dừng lại ở quảng bá hình ảnh chung, chưa tạo được tiếng vang và sức hấp dẫn.

NCS: Thưa ông, khó khăn nhất của tỉnh là làm sao để thu hút du

khách đến, lưu trú dài ngày ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Là một doanh nghiệp

kinh doanh du lịch, ông cho biết cần phải làm gì để giải quyết vấn đề khó

khăn này?

Tiến sĩ Phạm Ngọc Hải: Lâu nay sản phẩm du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng

Tàu chủ yếu dựa vào các yếu tố tự nhiên, chưa được đầu tư đúng mức và chưa

khai thác được tiềm năng; có nhiều loại hình du lịch nhưng sản phẩm còn đơn

điệu, không hấp dẫn khách. Từ đó việc thu hút khách du lịch đến tham quan

và lưu trú dài ngày tại Bà Rịa - Vũng Tàu rất ít. Thời gian tới nhất thiết lãnh

đạo tỉnh cần thực hiện tốt các giải pháp:

Page 198: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

192

Thứ nhất, công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch. Tạo điều kiện

cho các doanh nghiệp khai thác, phát triển và nâng cao chất lượng của các

loại hình sản phẩm du lịch.

Thứ hai, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài

nước xây dựng nhiều loại sản phẩm du lịch đặc trưng như: du lịch nghỉ

dưỡng, vui chơi giải trí gắn liền với biển.

Thứ ba, các doanh nghiệp du lịch cần liên kết với nhau, tận dụng từng

thế mạnh của doanh để xây dựng tour, tuyến và tăng sự đa dạng của sản phẩm

du lịch nhằm giữ chân khách lưu trú dài ngày.

NCS: Thưa ông, các sản phẩm du lịch và loại hình nào phát triển phù

hợp tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu?

Tiến sĩ Phạm Ngọc Hải: Để nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm du

lịch, ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu cần tạo sự đột phá về sản phẩm du lịch biển

dựa trên các khu du lịch tổng hợp mang tầm quốc tế, tạo sự khác biệt và đẳng cấp

với các khu du lịch trong khu vực. Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu phải tạo dựng

thương hiệu cho điểm đến và sản phẩm từ chính lợi thế này như:

Cần tập trung kêu gọi đầu tư xây dựng các dự án khu du lịch đẳng cấp

quốc tế tại khu vực ven biển các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Côn

Đảo với.

Khai thác tiềm năng tài nguyên khu du lịch quốc gia Côn Đảo để xây

dựng sản phẩm du lịch gắn liền với tài nguyên hệ sinh thái biển như: du lịch

nghỉ dưỡng, du lịch thám hiểm, sinh thái, các dịch vụ cảm giác mạnh, triển

khai và xây dựng loại hình du lịch Homestay. Do đó, tỉnh cần đẩy mạnh công

tác xúc tiến quảng bá đối với thị trường tiềm năng này, đồng thời chú trọng

nâng cao chất lượng hoạt động và số lượng đội ngũ hướng dẫn viên trong

ngành du lịch.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Page 199: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

193

PHIẾU PHỎNG VẤN

THÔNG TIN CÁ NHÂN

Phỏng vấn ông: Nguyễn Văn Sơn

Chức vụ: Phó Giám đốc sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (Phụ trách du lịch)

Thời gian công tác: (1993 - 2015)

Thời gian phỏng vấn: Ngày 25/8/2017

Địa điểm phỏng vấn: tại nhà số 117/13 Huyền Trân Công Chúa, phường 8,

thành phố Vũng Tàu.

Nghiên cứu sinh (NCS): Thưa ông các chủ trương, chính sách của

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có thuận lợi và khuyến khích về phát triển kinh tế

du lịch không?

Ông Nguyễn Văn Sơn: Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều tiềm năng để phát

triển du lịch như: bờ biển dài, khí hậu ôn hòa, địa hình núi rừng, nhiều di tích

lịch sử. Tuy nhiên, thời điểm năm 1991, cơ sở hạ tầng du lịch rất thiếu thốn; sản

phẩm du lịch nghèo nàn, hầu như chỉ có tắm biển, doanh thu du lịch đạt thấp.

Từ năm 1998, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển du

lịch, việc điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh đến năm 2010.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt, nhờ đó, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

đã khá đồng bộ và hiện đại. Chất lượng nhân lực phục vụ du lịch được nâng

lên; sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Năm 2008, Tỉnh uỷ

tiếp tục ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 27/5/2008 về phát triển kinh

tế du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2010 và tầm nhìn 2015. Những

Nghị quyết này là cơ sở pháp lý rất thuận lợi cho sự phát triển du lịch của tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói

riêng. Doanh thu du lịch tăng bình quân hơn 10%/năm, lượng khách nội địa

tăng bình quân khoảng 7%/năm, khách quốc tế khoảng 9%/năm.

NCS: Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu

chưa thực sự xây dựng được thương hiệu riêng cho mình, ông suy nghĩ gì?

Ông Nguyễn Văn Sơn: Trước ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam,

thống nhất đất nước (1975), Vũng Tàu đã được biết là một điểm du lịch tắm

Page 200: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

194

biển nổi tiếng. Từ khi thành lập tỉnh đến nay, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh cũng đã

chỉ đạo đã tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hoá - thể thao - du lịch tầm

cỡ quốc tế, quốc gia và khu vực, thu hút đông đảo du khách và nhân dân.

Trong đó, những sự kiện mang tính thường niên như: Khai hội văn hoá - du

lịch, Giải bóng chuyền nữ bãi biển quốc tế, Liên hoan diều quốc tế… trở

thành những sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh. Nhiều khu du lịch và doanh

nghiệp kinh doanh du lịch cũng xây dựng được thương hiệu du lịch riêng như:

Khách sạn Imperial, Long Hải Beach resort, Sixsenses Resort Côn Đảo,

Anoasis Beach resort, Hồ Tràm Strip, Xuyên Mộc, Sài Gòn - Bình Châu, Khu

du lịch Hồ Mây, Vũng Tàu… đóng góp cho thương hiệu du lịch của tỉnh.

Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận thực tế là công tác quảng bá du lịch

chưa theo kịp tốc độ và nhu cầu phát triển, nhiều đơn vị và doanh nghiệp du

lịch chưa tích cực tham gia chương trình quảng bá chung cũng như chưa chú

trọng việc giới thiệu doanh nghiệp mình, chưa tạo ra sản phẩm phong phú,

mới lạ để níu chân du khách.

NCS: Thưa ông, theo số liệu báo cáo, khách du lịch đến Bà Rịa -

Vùng Tàu rất đông, hơn 15 triệu người mỗi năm nhưng chi tiêu rất ít và

lưu trú ngắn ngày, nguyên do vì sao?

Ông Nguyễn Văn Sơn: Đa phần trong số đó là khách đến từ các địa

phương lân cận và đi về trong ngày, mức chi tiêu rất thấp. Một số lượng

khách không nhỏ khách mang theo đồ ăn thức uống và ngủ ngay tại bờ biển,

tiết kiệm tối đa mức chi phí cho những ngày đi nghỉ tại Bà Rịa - Vũng Tàu,

đây là số khách du lịch đến từ các địa phương lân cận như các tỉnh, thành phố

ở Đông Nam bộ và Tây Nam bộ.

Giao thông thuận lợi, đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây đã rút

ngắn tối đa khoảng cách thời gian từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh

miền Đông Nam bộ tới Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhiều du khách đến thì cũng chỉ

nghỉ lại 1 đến 2 đêm chứ không lưu trú dài ngày là do các khu du lịch, resort

Page 201: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

195

trên địa bàn tỉnh này thiếu hẳn các dịch vụ phụ trợ, sản phẩm du lịch quá

nghèo nàn. Ngoài tắm biển, ăn vài món hải sản, tham quan một số di tích,

chùa chiền, khách không tìm đâu ra những điểm vui chơi, giải trí.

NCS: Thưa ông, khó khăn nhất của tỉnh là làm sao để thu hút du

khách đến, lưu trú dài ngày ở Bà Rịa - Vũng Tàu, ông cho biết cần phải

làm gì để giải quyết vấn đề khó khăn này?

Bà Rịa - Vũng Tàu phải có quy hoạch và đầu tư bài bản, có chiến lược

marketing với tầm nhìn mang tính chiến lược. Bản thân các doanh nghiệp

phải có phong cách hoạt động chuyên nghiệp chứ không thể cứ áp dụng mãi

lối tư duy "tiểu nông" trong kinh doanh du lịch như hiện nay. Khách quốc tế

không chỉ mang lại doanh thu cho ngành du lịch mà còn mang đến cơ hội giao

lưu, giao thoa văn hóa và văn minh thế giới, đồng thời mở ra những cơ hội

hợp tác đầu tư quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Để có thể đạt được mục tiêu trở

thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngành du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu rất cần tìm

được hướng đi thích hợp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng

phục vụ, xây dựng được một hệ thống dịch vụ phong phú, hấp dẫn tạo dựng

được thương hiệu mạnh, chuyên nghiệp, đẳng cấp, đủ sức thu hút nguồn

khách du lịch chất lượng cao, nhất là khách du lịch quốc tế.

Để thực sự trở thành một thương hiệu du lịch đẳng cấp, ngoài thế

mạnh là biển, nghỉ dưỡng cuối tuần thì cần có thêm rất nhiều những sản

phẩm, những dịch vụ mới, hấp dẫn để thu hút du khách. Chất lượng phục vụ

phải ổn định, luôn đổi mới và nâng cao, đặc biệt cần phải gia tăng các dịch vụ

tiện ích phục vụ khách như hồ bơi, các trò chơi và hoạt động thể thao, tổ chức

sự kiện trên bãi biển v.v…. Trước mắt, cần phải xây dựng cho được một môi

trường kinh doanh du lịch "sạch", lành mạnh, đảm bảo chất lượng và giá cả

được niêm yết công khai.

Xin cảm ơn ông!

Page 202: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

196

PHIẾU PHỎNG VẤN

THÔNG TIN CÁ NHÂN

Phỏng vấn ông: Trần Văn Trƣờng

Chức vụ: Giám đốc Ban quản lý các khu du lịch Vũng Tàu

Thời gian phỏng vấn: Ngày 16 tháng 9 năm 2017

Địa điểm phỏng vấn: Số 01 Phó Đức Chính, thành phố Vũng Tàu

NỘI DUNG PHỎNG VẤN

Nghiên cứu sinh (NCS): Thưa ông, chủ trương, chính sách của tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu tác động đối với phát triển kinh tế du lịch tại Vũng Tàu

như thế nào?

Ông Trần Văn Trƣờng: Thành phố Vũng Tàu xác định kinh tế du lịch

là trọng tâm, đúng tinh thần Đại hội Đảng bộ tỉnh và Đại hội Đảng bộ thành

phố Vũng Tàu đề ra. Thành phố Vũng Tàu tập trung về du lịch, an ninh trận

tự, vệ sinh môi trường và nâng cao chất lượng phục vụ tại Bãi Sau. Cả hệ

thống chính trị thành phố Vũng Tàu vào cuộc, uy tín đã được nâng lên. Bước

đầu đã mang lại sự nhận thức cao của người dân và du khách trong việc đồng

tình ủng hộ chủ trương của thành phố Vũng Tàu và xây dựng một thành phố

xanh - sạch - đẹp.

NCS: Thưa ông, theo số liệu báo cáo, khách du lịch đến Vùng Tàu rất

đông, nhưng chi tiêu rất ít và lưu trú ngắn ngày, nguyên do vì sao?

Ông Trần Văn Trƣờng: Thành phố Vũng Tàu gần Thành phố Hồ Chí

Minh và miền Đông Nam bộ, giao thông thuận lợi nên phần lớn khách đến

Vũng Tàu trong ngày rồi về. Sản phẩm du lịch đơn điệu, chưa phong phú nên

chưa giữa được khách du lịch nghỉ lại qua đêm, giả trí.

NCS: Thưa ông, khó khăn nhất là làm sao thu hút du khách đến, lưu trú

dài ngày ở Vũng Tàu, ông cho biết để giải quyết vấn đề khó khăn này?

Ông Trần Văn Trƣờng: Thành phố Vũng Tàu cần phải tạo ra sản phẩm

tốt, quy hoạch khu du lịch cao cấp khép kín. Kêu gọi nhà đầu tư khu vui chơi,

Page 203: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

197

giải trí tầm cỡ khu vực và quốc tế, xây dựng khu ẩm thực chợ đêm, và nhiều khu

vui chơi giải trí, thì mới níu chân được du khách đến lưu trú dài ngày được.

NCS: Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng du lịch Vũng Tàu chưa thực

sự xây dựng được sản phẩm, thương hiệu cho riêng mình, ông suy nghĩ gì?

Ông Trần Văn Trƣờng: Đúng như vậy. Du lịch Vũng Tàu thiếu tầm

nhìn vĩ mô. Nhưng những năm gần đây nhiều chủ trương trương, chính sách

về phát triển kinh tế du lịch, đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh

du lịch, bước đầu đã mang lại hiệu quả và khẳng định thương hiệu của mình

và tương tương du lịch Vũng Tàu sẽ mang lại diện mạo mới.

Xin trận trọng cảm ơn ông!

Page 204: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

198

PHIẾU PHỎNG VẤN

THÔNG TIN CÁ NHÂN

Phỏng vấn ông: Nguyễn Hữu Tâm

Chức vụ: Giám đốc Ban quản lý các khu du lịch huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà

Rịa - Vũng Tàu

Ngày phỏng vấn: Ngày 22/9/2017.

Địa điểm phỏng vấn: Thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ.

NỘI DUNG PHỎNG VẤN

Nghiên cứu sinh (NCS): Thưa ông chủ trương, sách sách của tỉnh có tác

động lớn đối với phát triển kinh tế du lịch tại huyện Đất Đỏ như thế nào?

Ông Nguyễn Hữu Tâm: Phát triển du lịch được đưa vào nghị quyết Đại hội

Đảng bộ huyện, đây được xem là thế mạnh để huyện Đất Đỏ phát triển về đô thị

du lịch. Huyện Đất Đỏ đã triển khai nhiều giải pháp để phát triển du lịch, trong đó

chú trọng đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của xã hội về

du lịch; xây dựng quy hoạch, cơ chế chính sách phù hợp khuyến khích sự tham

gia của đông đảo người dân; đầu tư phát triển nguồn nhân lực đảm bảo phục vụ tốt

cho việc phát triển du lịch tại địa phương; kêu gọi và huy động vốn từ nhiều

nguồn khác nhau; quan tâm đầu tư tôn tạo các di tích trên địa bàn huyện.

Công tác quản lý các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện luôn được huyện

quan tâm, thường xuyên chỉ đạo các ngành chức năng có kế hoạch kiểm tra hoạt

động kinh doanh của các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, đảm bảo

cho du khách vui chơi, tắm biển an toàn, để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng du khách.

NCS: Thưa ông, vấn đề khó khăn quản lý nhà nước về phát triển kinh

tế du lịch huyện Đất Đỏ là gì?

Ông Nguyễn Hữu Tâm: Du lịch huyện Đất Đỏ chưa phát huy hết tiềm

năng sẵn có, vẫn còn những tồn tại như hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu

trú và dịch vụ du lịch mang tính nhỏ lẻ, sản phẩm du lịch chưa phong phú, đơn

điệu; nguồn nhân lực đối với yêu cầu của hoạt động du lịch có nhiều tiến bộ

Page 205: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

199

nhưng vẫn chưa đủ khả năng đáp ứng; tổ chức các hoạt động chưa liên kết giữa

các doanh nghiệp vào các dịp lễ, tết, nên lượng du khách đến tham quan, nghỉ

dưỡng dài ngày chưa nhiều; tiến độ triển khai của một số dự án còn chậm và các

nhà đầu tư chưa đủ năng lực tài chính.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp không quyết tâm đầu tư, sau khi có quyết

định giao đất chỉ tiến hành xây hàng rào, điều chỉnh quy hoạch chi tiết nhằm kéo

dài thời gian thực hiện.

NCS: Thưa ông, làm sao để thu hút du khách đến lưu trú dài ngày tại

Đất Đỏ, theo ông để giải quyết vấn đề khó khăn này?

Ông Nguyễn Hữu Tâm: Để giải quyết vấn đề này, cần giải quyết một

số vấn đề sau:

- Xây dựng nhiều mô hình phục vụ du lịch đa dạng, sản phẩm du lịch

phong phú hơn; tổ chức các hoạt động kinh doanh mang tính lâu dài và bền

vững, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần liên kết. Tìm các doanh nghiệp

tâm huyết với ngành du lịch kêu gọi đầu tư các công trình phục vụ vui chơi,

giải trí, các khu ẩm thực vùng, miền, đẩy nhanh tiến độ triển khai của một số

dự án còn chậm, triển khai cầm chừng.

- Phát triển loại hình du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng với hệ thống các khu

du lịch dọc tuyến đường ven biển từ thị trấn Phước Hải đến xã Lộc An; trùng

tu, tôn tạo và phát triển khu di tích lịch sử căn cứ Minh Đạm gắn với các hoạt

động tham quan về nguồn kết hợp hoạt động thể thao leo núi, dã ngoại..v.v.

NCS: Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng du lịch Đất Đỏ chưa thực sự

xây dựng được sản phẩm, thương hiệu cho riêng mình, ông suy nghĩ gì?

Ông Nguyễn Hữu Tâm: Xây dựng thương hiệu điểm đến là một yêu cầu

đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển du lịch để có sản phẩm du lịch độc

đáo, hấp dẫn du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Để đáp ứng nhu cầu ngày

càng cao của du khách, căn cứ vào tiềm năng, tài nguyên du lịch và các điều kiện

liên quan, sản phẩm hiện có của huyện bao gồm các loại hình du lịch như: du lịch

Page 206: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

200

tham quan - nghỉ dưỡng (khu du lịch Tropicana beach Resort & Spa, khu du lịch

và khách sạn Thùy Dương, Khu du lịch sinh thái Lộc An…), du lịch lễ hội (Lễ hội

Nghinh ông Nam Hải, lễ hội khai hội văn hóa du lịch), du lịch văn hóa - lịch sử

gắn với làng nghề; tham quan, nghiên cứu các giá trị văn hóa Đất Đỏ hướng về

vùng đất quê hương anh hùng Liệt sỹ Võ Thị Sáu.

Huyện Đất Đỏ đang chú trọng đến một số vấn đề nhằm phát triển du lịch

như: chiến lược quảng bá thương hiệu du lịch Đất Đỏ, đầu tư cơ sở hạ tầng, bình

chọn sản phẩm thành thương hiệu đưa vào kinh doanh du lịch. Đối với du khách

quốc tế thích khám phá, trải nghiệm thực tế cần tạo cảnh quan hấp dẫn, mang đậm

nét vùng biển, xây dựng hình ảnh chợ du lịch tại thị trấn Phước Hải, giúp du

khách trải nghiệm, mua sắm, tạo nét mới trong hoạt động du lịch. Đối với du

khách nội địa, mô hình phù hợp là tổ chức dã ngoại, thể thao và giao lưu tập thể,

tạo môi trường du lịch sinh động, hấp dẫn, hướng dẫn tham quan một số di tích

văn hóa - lịch sử mang đậm truyền thống cách mạng, nhằm giáo dục, khơi dậy

lòng yêu nước, tạo tinh thần đoàn kết, gắn bó nhau.

Trong giai đoạn hội nhập quốc tế, phát triển sản phẩm du lịch là một

trong những vấn đề mấu chốt nhằm tăng sức cạnh tranh đối với những sản

phẩm du lịch vùng, các tỉnh khác lân cận cũng như bổ trợ cho những sản

phẩm du lịch đặc trưng. Theo đó, huyện Đất Đỏ sẽ tạo ra những hình ảnh

riêng, ấn tượng tạo điểm nhấn đặc biệt cho du khách.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Page 207: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

201

PHIẾU PHỎNG VẤN

THÔNG TIN CÁ NHÂN

Phỏng vấn ông: Nguyễn Văn Sơn

Chức vụ: Giám đốc Ban quản lý các khu du lịch huyện Long Điền, tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu

Thời gian phỏng vấn: Ngày 28 tháng 9 năm 2017

Địa điểm: Thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

NỘI DUNG PHỎNG VẤN

NCS: Thưa ông, chủ trương, sách sách của tỉnh tác động lớn đối với

phát triển kinh tế du lịch tại huyện Long Điền như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Sơn: Nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về việc

phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đã có tác động đến du lịch huyện Long

Điền cụ thể như định hướng phát triển du lịch dọc tuyến biển, du lịch sinh

thái, tâm linh (Dinh Cô)…và cải tạo xây dựng khu ẩm thực tại Dinh Cô thị

trấn Long Hải.

NCS: Thưa ông, khó khăn quản lý nhà nước về du lịch huyện Long

Điền là gì?

Ông Nguyễn Văn Sơn: Khó khăn về quản lý nhà nước về du lịch huyện

Long Điền là Khu vực biển chưa sắp xếp quy hoạch được khu buôn bán hàng

rong, Ban quản lý các Khu du lịch không có chức năng chế tài chỉ nhắc nhở là

chính từ đó việc buôn bán hàng rong vẫn còn tiếp diễn.

NCS: Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng du lịch Long Điền chưa thực

sự xây dựng được sản phẩm, thương hiệu cho riêng mình, ông suy nghĩ gì?

Ông Nguyễn Văn Sơn: Du lịch huyện Long Điền đã xây dựng được

sản phẩm du lịch như: bánh hỏi An Nhứt, bánh tráng An Nhứt…Tuy có

nhưng không nhiều chưa đáp ứng được nhu cầu du lịch của du khách khi đến

du lịch tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Page 208: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

202

PHIẾU PHỎNG VẤN

THÔNG TIN CÁ NHÂN

Phỏng vấn ông: Lâm Quang Dũng

Chức vụ: Giám đốc Ban quản lý các khu du lịch huyện Xuyên Mộc, tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu

Thời gian phỏng vấn: Ngày 07 tháng 01 năm 2018

Địa điểm: Xã Bƣng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

NỘI DUNG PHỎNG VẤN

Nghiên cứu sinh (NCS): Thưa ông, chủ trương, sách sách của tỉnh tác

động lớn đối với phát triển kinh tế du lịch tại huyện Xuyên Mộc như thế nào?

Ông Lâm Quang Dũng: Huyện Xuyên Mộc có chiều dài bờ biển 32

km và đặc biệt là một vùng hiếm có về mặt sinh thái, với 11.000 ha rừng

nguyên sinh. Đây là một lợi thế không nhỏ để phát triển kinh tế du lịch. Tuy

nhiên, trước năm 2000 thì tiềm năng này hầu như bỏ ngõ, cho đến khi UBND

tỉnh có Quyết định số 3748/2000/QĐ-UB ngày 01/8/2000 phê duyệt quy

hoạch chi tiết khu du lịch và dân cư ven biển Hồ Tràm thì các dự án đầu tư du

lịch trên địa bàn huyện mới có sự khởi động.

Từ những chủ trương, chính sách của tỉnh thì kinh tế du lịch của huyện

Xuyên Mộc khởi sắc hẳn lên. Trên địa bàn huyện có 102 dự án du lịch (trong

đó có 04 dự án FDI) với tổng vốn đăng ký 19.297 tỷ VND và 4,234 tỷ USD.

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh du lịch tăng đều qua hàng năm

(năm 2015 là 1.020 tỷ, năm 2016 là 1.130 tỷ, năm 2017 là 1.360 tỷ) góp phần

chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Xuyên Mộc (ngành thương mại dịch vụ

- du lịch của huyện đứng thứ 2.

NCS: Thưa ông, khó khăn quản lý nhà nước về du lịch huyện Long

Điền là gì?

Ông Lâm Quang Dũng: Khó khăn thứ nhất: Là chính sách để thu hút đầu

tư quy định là mật độ xây dựng trong các dự án từ 15 - 25% trong khi chủ đầu

tư phải nộp 100% tiền của toàn bộ diện tích được giao hoặc cho thuê. Điều

này chưa tạo được sức hút lớn. Về nộp tiền sử dụng đất: đối với đất thuê thì

Page 209: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

203

trước đây chủ đầu tư được lựa chọn (hoặc là nộp tiền thuê đất hàng năm hoặc

là nộp tiền thuê đất một lần cho suốt thời gian thuê). Nay, bắt buộc phải nộp

tiền một lần, điều này cũng gây ra khó khăn cho một số chủ đầu tư.

- Khó khăn thứ hai là thủ tục đầu tư: Các dự án đầu tư trong đất rừng

(không được giao hoặc cho thuê đất mà phải thuê môi trường rừng) Sau khi

có chủ trương đầu tư, có giới thiệu và thỏa thuận địa điểm, được phê duyệt

quy hoạch 1/2000 thì lại không được cấp giấy phép xây dựng (do không phải

chủ sở hữu đất). Điều này gây cản trở đầu tư. (huyện Xuyên Mộc có 26 dự án

thuộc dạng này đang đắp chiếu).

NCS: Thưa ông, khó khăn nhất là làm sao để thu hút du khách lưu

trú dài ngày tại Xuyên Mộc, theo ông để giải quyết vấn đề khó khăn này?.

Ông Lâm Quang Dũng: Để thu hút du khách đến và lưu trú dài ngày

tại địa phương cần giải quyết một số vấn đề sau:

Thực trạng hiện khách đi du lịch cũng như kinh doanh du lịch là theo

mùa vụ. Lượng khách du lịch thường tập trung vào các dịp lễ, tết, hè... mà chủ

yếu du khách đến Xuyên Mộc cũng chỉ để vui chơi, tắm biển là chính. Huyện

Xuyên Mộc chưa có các dịch vụ đa dạng để níu chân du khách lưu trú dài

ngày. Có một câu nói ví von rằng đến đây có chỗ tắm, có chỗ ăn, chỗ ngủ

nhưng chưa có chỗ để chơi và mua sắm. Do đó, để có thể từng bước thu hút

du khách đến du lịch và lưu trú dài ngày tại địa phương thì cần có sự đồng

hành tương tác giữa nhà nước và doanh nghiệp làm du lịch.

Đối vơi doanh nghiệp: cần xây dựng chiến lược giá vào mùa thấp điểm

để thu hút du khách, đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm phong phú và đa dạng.

Đối với nhà nước: Tạo ra môi trường du lịch xanh, sạch, an toàn, văn

minh. Khuyến khích tạo nhiều loại hình hoạt động đa dạng như: tổ chức chợ

đêm; tổ chức thêm nhiều lễ hội; liên kết tổ chức các sự kiện; tu sửa các di tích

lịch sử, văn hóa...Kết nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong và

ngoài các khu du lịch (giao thông, điện nước, xử lý chất thải...).

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Page 210: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

204

PHIẾU PHỎNG VẤN

THÔNG TIN CÁ NHÂN

Phỏng vấn ông: Nguyễn Xuân Dũng

Chức vụ: Trưởng ban Quản lý Khu du lịch quốc gia Côn Đảo

Thời gian phỏng vấn: Ngày 02 tháng 12 năm 2017

Địa điểm phỏng vấn: Số 03 Nguyễn Huệ, huyện Côn Đảo.

NỘI DUNG PHỎNG VẤN

Nghiên cứu sinh (NCS): Thưa ông, các chủ trương, chính sách của

Trung ương, của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tác động lớn đối với phát triển

kinh tế du lịch tại Côn Đảo như thế nào?

Ông Nguyễn Xuân Dũng: Thời gian qua, Trung ương, tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu đã ban hành nhiều chính sách có động động lớn đối với phát triển

du lịch của huyện như: Quyết định 264/2005/QĐ-TTg ngày 25/10/2005 của

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội huyện Côn

Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020…Chủ trương, chính sách của

Trung ương, của tỉnh hết sức quan trọng đến phát triển kinh tế - xã hội của

huyện Côn Đảo, làm tiền đề cơ sở, định hướng cho sự đầu tư và phát triển,

đặc biệt là phát triển du lịch huyện Côn Đảo.

Xác định phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn Khu du lịch quốc

gia Côn Đảo trở thành khu du lịch sinh thái biển - đảo và văn hóa - lịch sử - tâm

linh chất lượng cao, hiện đại, sản phẩm du lịch có thương hiệu, sức cạnh tranh

cao, mang đậm đặc trưng văn hóa truyền thống gắn liền với phát huy, khai thác

bền vững các giá trị tài nguyên môi trường rừng, biển và các giá trị văn hóa-lịch

sử của Côn Đảo.

NCS: Thưa ông, khó khăn nhất của là làm sao để thu hút du khách lưu

trú dài ngày ở Côn Đảo, ông cho biết để giải quyết vấn đề khó khăn này?

Ông Nguyễn Xuân Dũng: Nhằm để thu hút du khách đến, lưu trú dài

ngày ở Côn Đảo, chính quyền địa phương đang:

Page 211: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH …hcma.vn/Uploads/2018/5/8/Luan an.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh Đinh vĂn

205

- Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, giao thông, bến cảng,

điện, nước; bồi dưỡng nguồn nhân lực đảm bảo phục vụ du lịch chuyên

nghiệp; tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; chất lượng phục vụ.

- Phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng gắn liền với tài nguyên du lịch

của địa phương; thực hiện tôn tạo, phát huy giá trị di tích lịch sử Côn Đảo

phục vụ khách tham quan.

- Phát triển loại hình sản phẩm hoạt động ban đêm, vui chơi giải trí

phục vụ khách du lịch như Phố đi bộ, điểm dừng chân, vọng cảnh, sân khấu

hóa những nhân vật gắn liền với những nhân vật lịch sử, truyền thuyết với

Côn Đảo….

NCS: Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng du lịch Côn Đảo chưa thực

sự xây dựng được sản phẩm, thương hiệu cho riêng mình, ông suy nghĩ gì?

Ông Nguyễn Xuân Dũng: Thực sự Côn Đảo đã có sản phẩm du lịch

đặc trưng của địa phương mà những địa phương khác không có. Đó là: xem

rùa biển đẻ trứng; tìm hiểu di tích lịch sử Côn Đảo trải qua 2 cuộc kháng

chiến, với 113 năm địa ngục trần gian, được công nhận là di tích đặc biệt cấp

quốc gia; lặn biển ngắm san hô, xem thảm thực vật cỏ biển; chạy ca nô dạo

biển xem chim yến làm tổ các hòn đảo nhỏ…

Tuy nhiên, Côn Đảo xác định Khu du lịch quốc gia Côn Đảo trở thành

khu du lịch sinh thái biển - đảo và văn hóa - lịch sử - tâm linh chất lượng cao,

đặc sắc tầm cỡ khu vực. Chính quyền địa phương đang tích cực đề ra nhiều

giải pháp để triển khai thực hiện xây dựng sản phẩm du lịch có thương hiệu,

sức cạnh tranh cao, mang đậm đặc trưng văn hóa truyền thống.

Xin trân trọng cảm ơn ông!