diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/nationalist vietnamese forum... · web...

69
KHỦNG HOẢNG NỢ 2016 Lê Văn Xương Khủng hoảng nợ năm 2008 khởi đầu tại Mỹ vẫn là nỗi ám ảnh đối với thế giới.Tám năm sau, thế giới lại phải đối diện với một cơn khủng hoảng tín dụng khác, đang đến gần, chắc chắn sẽ sảy ra trên quy mô lớn hơn nhiều so với tám năm trước đó. Tìm hiểu ngọn nguồn về hai cuộc khủng hoảng tín dụng này là việc chẳng dễ, vì đằng sau những gì được nói tới trong chỗ công khai, thực tế vẫn còn bị bao phủ bởi lớp bí mật dày đặc thuộc về bí mật liên quan đến an ninh sinh tử của mỗi quốc gia. Chúng ta đang sống trong thế giới mở, nhiều điều được coi là bí mật của mỗi nước thì trong thực tế thì có đến 80% đã được công khai nói tới qua đủ mọi hình thức khác nhau, nhất là qua các trang mạng xã hội cũng như các bài thâm cứu của các chuyên gia. Tình hình đó giúp ta có cơ hội tiếp cận đủ loại thông tin dày đặc thường hay mâu thuẫn nhau, nhưng lại là cái bẫy khiến càng ngày càng có ít người thực sự nắm vững được tình hình thế giới một cách đầy đủ. Xã hội càng hiện đại hóa, phân công xã hội ngày càng quyết liệt, thế giới ngày càng có nhiều chuyên viên, nhưng càng ngày càng ít trí thức đích thực am hiểu thế giới có khả năng dự đoán tương lai. Thời đại Big Data&Internet hiện nay đang hướng thế giới đến chỗ: “mọi dữ kiện liên quan đến DNA, vân tay, căn cước cùng mọi dữ kiện khác nhau liên quan đến toàn thể loài người đều được thâu thập, hệ thống và công khai hóa đến mức tối đa có thể được.” Tình hình đó đẩy loài người vào quy trình phân công rất quyết liệt giữa: giới tinh hoa lãnh đạo với tuyệt đại đa số dân thường ở tầng dưới của kim tự tháp, kết quả là chỉ một số tối thiểu người được tuyển chọn đặc biệt mới có cơ hội tổng hợp được hiểu biết ngọn nguồn về thế giới mà 1

Upload: dinhnhi

Post on 09-Apr-2018

229 views

Category:

Documents


8 download

TRANSCRIPT

Page 1: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

KHỦNG HOẢNG NỢ 2016

Lê Văn Xương

Khủng hoảng nợ năm 2008 khởi đầu tại Mỹ vẫn là nỗi ám ảnh đối với thế giới.Tám năm sau, thế giới lại phải đối diện với một cơn khủng hoảng tín dụng khác, đang đến gần, chắc chắn sẽ sảy ra trên quy mô lớn hơn nhiều so với tám năm trước đó. Tìm hiểu ngọn nguồn về hai cuộc khủng hoảng tín dụng này là việc chẳng dễ, vì đằng sau những gì được nói tới trong chỗ công khai, thực tế vẫn còn bị bao phủ bởi lớp bí mật dày đặc thuộc về bí mật liên quan đến an ninh sinh tử của mỗi quốc gia.

Chúng ta đang sống trong thế giới mở, nhiều điều được coi là bí mật của mỗi nước thì trong thực tế thì có đến 80% đã được công khai nói tới qua đủ mọi hình thức khác nhau, nhất là qua các trang mạng xã hội cũng như các bài thâm cứu của các chuyên gia. Tình hình đó giúp ta có cơ hội tiếp cận đủ loại thông tin dày đặc thường hay mâu thuẫn nhau, nhưng lại là cái bẫy khiến càng ngày càng có ít người thực sự nắm vững được tình hình thế giới một cách đầy đủ. Xã hội càng hiện đại hóa, phân công xã hội ngày càng quyết liệt, thế giới ngày càng có nhiều chuyên viên, nhưng càng ngày càng ít trí thức đích thực am hiểu thế giới có khả năng dự đoán tương lai.

Thời đại Big Data&Internet hiện nay đang hướng thế giới đến chỗ: “mọi dữ kiện liên quan đến DNA, vân tay, căn cước cùng mọi dữ kiện khác nhau liên quan đến toàn thể loài người đều được thâu thập, hệ thống và công khai hóa đến mức tối đa có thể được.” Tình hình đó đẩy loài người vào quy trình phân công rất quyết liệt giữa: giới tinh hoa lãnh đạo với tuyệt đại đa số dân thường ở tầng dưới của kim tự tháp, kết quả là chỉ một số tối thiểu người được tuyển chọn đặc biệt mới có cơ hội tổng hợp được hiểu biết ngọn nguồn về thế giới mà thôi; biểu tượng kim tự thảp của hội kín Illuminati&Freemason là rõ nhất.

Như thế, cái biết do các cơ quan truyền thông cung cấp cho người bình thường, thậm chí cả cái học ở đại học không giúp nhiều cho ta hiểu về thế giới thực sự, tức là hiểu được ý đồ của người viết truyện phim hay người đạo diễn ở phía sau hậu trường. Với khối tài liệu khổng lồ do Internet cung cấp thì mọi người đều có cơ hội tiếp cận tin tức như nhau, nhưng đánh giá tin tức để đi đến kết luận chính xác đến đâu lại rất khác nhau tùy vào trình độ và duyên khởi của từng người.

Mấu chốt của vấn đề là ta có biết cách liên kết các sự kiện sảy ra trong thể thống nhất, dựa trên lịch sử kết hợp với định hướng trong tương lai, để tìm hiểu về ý định thực của mỗi phía liên quan đến tình hình; để trên nền tảng đó ta nắm bắt được ý đồ thật sự của quyền lực lãnh đạo thế giới, kể cả các mâu thuẫn giữa họ với nhau và các tương nhượng có thể sảy ra trên quy mô nào đó vào thời điểm nào đó. Cần ghi nhớ là, theo tính toán của giới chuyên môn thì:”80% tin tức tình báo được để lộ ra qua các phương tiện truyền thông đại chúng,” như vậy 20% còn lại là lãnh vực của giới thuộc vòng trong của quyền lực, người ngoài không được phép bén mảng tới.

1

Page 2: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

Thú vị thay 20% còn lại nói trên lại là các gạch nối để liên kết mọi sự kiện lại với nhau trong bức tranh toàn cảnh liên quan đến diễn biến thực của tình hình toàn cầu; Nên mấu chốt của vấn đề là: “làm thế nào để liên kết mọi sự kiện lại với nhau để hình thành được tầm nhìn về toàn cảnh của thế giới từ cổ đại đến cận đại.” Bí mật của khoa quyền lực là ở chỗ này, nên học chẳng dễ; ngoài cái tâm chính vẫn cần đôi chút duyên khởi cộng với đôi chút Thiền Tông biết nắm vững quy luật vận hành giữa Động với Tĩnh theo thể hiện đại mới được (nên cần am tường học thuật đông tây/cỏ kim là vậy).

Việc đó đúng với tính cách cá nhân cũng như với tính cách quốc gia, vì rằng khi một nhà nước được điều hành bởi tầng lớp lãnh đạo không am hiểu thế giới cổ kim, thì nhà nước đó thực sự bị mù về trí tuệ; Họ không thể ý thức được đầy đủ những chủ trương và chính sách mà họ thi hành, thậm chí ngay cả khi thi hành đường lối đó theo chủ trương toàn cầu thì họ cũng không đủ hiểu biết để dự đoán về tương lai. Người dẫn dắt thế giới nếu có thỉện tâm thì nhân loại được nhờ, nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa ngục sao gần nhau quá.

Cho nên việc tìm hiểu ngọn nguồn về thế giới là vấn đề sinh tử đối với mọi quốc gia, VN ta nằm trong vùng sung yếu về chiến lược nên càng phải hiểu về thế giới cổ/kim, đông/tây. Nhưng tiếc thay, chúng ta muốn bảo lưu các giá trị cổ thời của mình, nên trí thức ta chỉ quen suy nghĩ nhỏ (tàn dư của xã hội tự cung tự cấp còn sót lại), sính bằng cấp, rất lười suy nghĩ mở rộng các khái niệm mà ta đã tiếp thu được qua quá trình giao thoa văn hóa với thế giới; cuối đời chỉ biết than vãn.

Cho nên ta chưa có trí thức lớn đủ đẳng cấp quốc tế, dễ tự mãn với vài công trình nhỏ mọn, chẳng đáng kể gì, nhưng lại sẵn sàng tự đề cao đến tận mây xanh; Làm như vậy chỉ tổ làm hư hỏng giới trí thức trẻ mà thôi, họ sẽ dễ tự mãn, lười biếng, sống hèn hạ, chay đua theo vật chất. Thí dụ điển hình cho thấy, cụ thể như ông Trần Đức Thảo mà ta phong lên là triết gia, nội việc ông đi theo CS cũng đủ cho thấy ông chả hiểu gì về thế giới, mâu thuẫn giữa các quyền lực, ông cũng chả có suy nghĩ gì sâu sắc như kiểu một vài triết gia Âu Mỹ cận đại. Cuối đời sang Pháp ông viết tự truyện để tỏ nỗi lòng của người trí thức trong xã hội CS/VN, cuốn sách của ông được đón nhận ơ hờ bởi mọi phía.

Còn nhiều lắm, kể sao cho hết, nhất là tại hải ngoại cũng như trong nước xuất hiện nhan nhản những người tự phong là đại trí thức, học giả trong thời gian 40 năm qua, sau khi CS thống nhất cả nước. Ngay cả vài người có chút hư danh, đúng ra nên bảo trọng, nhưng rồi cũng tự phá nát vốn liếng mỏng manh mà họ thâu thập được khi sinh sống tại hải ngoại dăm bảy chục năm, tất cả chỉ vì: họ không phân biệt được đâu là giới hạn bất tài của họ. Cuối cùng xã hội VN cận đại lại sản sinh ra một số nhân vật biết và dám suy nghĩ lớn, đó là Cụ Lý Đông A, Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, Giáo chủ Phạm Công Tắc và linh mục Lương Kim Định.

Hiểu biết ngọn nguồn về sử, kết hợp với duyên khởi và sự khôn ngoan trong cách thức liên kết hàng loạt các sự kiện với nhau liên quan đến vùng địa lý cụ thể cũng như toàn cầu - nhiều sự kiện rất rời rạc - sẽ giúp ta tiến gần đến việc tìm hiểu những gì thực sự diễn ra trong các phòng họp khép kín; Đất nước ta rất cần giới tinh anh như vậy, nay chẳng dồn tối đa nỗ lực đào tạo thì bao giờ ta mới thoát khỏi tình trạng châm tiến về tri

2

Page 3: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

thức. Bài học Do Thái rất đáng để ta học hỏi, tuy ít người nhưng trí thức rất cao, rất thực tiễn và dám suy nghĩ lớn, đã vĩnh viến đưa họ nằm trên đỉnh cao của quyền lực toàn cầu (hãy nhớ người Do Thái chiếm gần 50% giải Nobel thế giới, chả có cao trào toàn cầu nào diễn ra trong hơn 300 năm qua mà lại vắng bong người Do Thái).

Bài viết này tập trú vào việc tìm hiểu mối liên hệ giữa hai cuộc khủng hoảng nợ tại Mỹ năm 2008 và cuộc khủng hoảng nợ tại Hán-China dự trù sảy ra trong năm nay. Tìm hiểu liên hệ giữa hai sự kiện này sẽ giúp ta học hỏi được rất nhiều liên quan đến mưu thuật chính trị, kinh tế, tiền tệ của các phía; Đặc biệt liên quan đến cuộc vận dụng vũ khí dầu thô trong chiến lược kiểm soát toàn cầu qua chủ trương gây ra tình trạng bất quân bình đối với Eurasia phía tây cũng như phía đông, để đẩy các phía vào chiến tranh, cuối cùng phải chấp nhận trật tự mới.

BÀI HỌC VỀ NỢ

1 – Tổng quát

Nợ nần là vấn đề rất lớn đối với nền kinh tế tư bản, bao gồm nợ công (của chính phủ) và nợ tư nhân (công ty và cá nhân), một nhà nước hay cá nhân không nợ ai chưa hẳn là pháp nhân tốt theo khoa kinh tế học, vì khi đó họ thi hành đường lối kinh tế khép kín, chỉ quen bảo vệ quyền lợi của mình mà thôi. Nhưng nợ lại là công cụ mở rộng thị trường và kinh tế toàn cầu, khuyến khích tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất mỗi khi thị trường lâm vào trì trệ; đó là tính tự điều tiết của nền kinh tế thi trường tự do toàn diện. Cần nhớ là GDP của một thực thể kinh tế (quốc gia) là tổng cộng của mọi sản phẩm và dịch vụ mà thực thể đó sản xuất được mỗi năm, nhưng cũng bằng tổng tiêu thụ công+tư nhân hàng năm của thực thể kinh tế đó; Cho nên mọi thực thể kinh tế thị trường tự do đều coi việc khuyến khích tiêu thụ là động lực thúc đẩy tăng trưởng; Nhà nước giữ nhiệm vụ điều tiết các lực tác động đến khuynh hướng tiêu thụ làm thay giảm các hoạt động thị trường.

Tại các nước tư bản thì tiêu thụ tư nhân (cá nhân, công ty) thường chiếm tối thiểu 60% GDP của nước đó (như Nam TT, Đài Loan, Mỹ tỷ lệ này là 75%) một nhà nước hay một pháp nhân nào đó chưa biết quản trị nợ sẽ rất khó được các tổ chức tài chánh cho vay nợ, trừ phi vì mục tiêu chính trị của người cho vay. IMF định ra các tiêu chuẩn để một nước được coi là an toàn khi vay nợ trên thị trường tài chánh thế giới, các tổ chức tín dụng FISH, Moody làm công việc tính toán mức độ tín dụng của mọi tổ chức trên thế giới để giúp giới đầu tư dựa vào đó cho vay với lãi xuất nào, hoặc không cho vay vì quá nguy hiểm.

Nên bộ phận quản trị nợ tại Bộ Ngân Khố (Debt management Office) và tại FED, cũng như tại OMB (Office of Managemant and Budget) hoặc GAO (General Accounting Office) thuộc Quốc Hội Mỹ là các bộ phận rất quan trọng. Các cơ quan này phối hợp với các cơ quan khác có trách nhiệm theo dõi, phối hợp để ấn định hạn nghach mức nợ công, cũng như đề ra các biện pháp để điều chỉnh mức nợ tư, tùy thuộc vào mức tăng hay giảm của kinh tế quốc gia trong mối liên hệ chặt chẽ với kinh tế thế giới.

3

Page 4: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

VNCH trước đây không hề cớ bộ phận quản trị nợ tại Bộ Tài Chánh cũng như tại Ngân Hàng Quốc Gia; Bộ Tài Chánh tại Hà Nội cần đặc biệt lưu tấm đến vấn đề quan trọng này. Kinh tế VN hiện nay là kinh tế lai (Hybrid Economy) nên mọi sự đều rất lộn xộn, nếu muốn đẩy mạnh đà phát triển thật sự về mọi mặt, cụ thể là với thỏa thuận TPP sẽ được thi hành trong mấy năm sắp tới, thì: cơ cấu tổ chức chính quyền – xét theo nghĩa rộng nhất thuộc về cấu trúc xã hội – cần được gấp rút thay đổi cho phù hợp với thế giới (anh không thay đổi thế giới sẽ bắt anh thay đổi).

Trên nguyên tắc, chả ai (nhà nước hay tư nhân) dám chi tiêu quá số tiền mà họ kiếm được; ngay cả khi mượn nợ để đầu tư vào công truyện làm ăn mới, thì bất cứ nhà đầu tư nào cũng phải rất cẩn trọng trong tính toán khoản thu về từ công cuộc đầu tư đó có đủ để trang trải các khoản lãi, hoàn vốn cùng các chi phí khác sẽ phát sinh qua quá trình làm ăn đó hay không. Nên tại các nền kinh tế tư bản, họ thiết lập một loạt các định chế xã hội đảm trách việc theo dõi cẩn trọng mọi hoạt động kinh tế của mọi pháp nhân, với mục đích là cột chặt mọi định chế vào một hệ thống thống nhất hoàn chỉnh, để giúp họ kiểm soát lẫn nhau, buộc mọi phía phải được quản trị trong sáng đúng theo thỏa thuận, đồng thời kiểm soát được nợ nần.

Kinh tế tư bản rất bền vững là vậy, vì toàn hệ thống có khả năng tự điều chỉnh mỗi khi bất quân bình sảy ra, khiến cho toàn hệ thống không ngừng được hiện đại hóa, nên không thể bị đổ vỡ vì các tác động từ bên ngoài; Trừ khi đến từ bên trong của hệ thống xã hội dân chủ với thị trường tự do đã đạt đến trình độ cao, biết kiểm soát tương lai và dám tự cách tân cho phù hợp với tiến hóa mới.

Lấy một thí dụ, ngân hàng cho vay tiền thì họ có trách nhiệm kiểm soát nguồn vốn được tháo khoán, kế đó là công ty bảo hiểm, họ chỉ chấp nhận bảo hiểm cho công ty nào hội đủ tiêu chuần do luật định cũng như phù hợp với tiêu chuẩn an toàn do họ tự đặt ra; rồi vai trò của chính quyền (như sở thuế hay các cơ quan khác) có nhiệm vụ theo dõi chặt chẽ mọi động thái từ bất cứ doanh nghiệp nào. Như thế tuy gọi là kinh tế tư bản tư nhân, nhưng các doanh nghiệp bị kiểm soát rất chặt chẽ bởi rất nhiều cơ quan khác nhau, kết hợp thành hệ thống hoàn chỉnh; chỉ một vi phạm phải được phát hiện kịp thời và sửa chữa ngay tức khắc thông qua luật; nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận còn lại khiến hệ thống bị ngưng trệ, dẫn đến khủng hoảng (China hiện lâm vào tình trạng này).

Cho nên chỉ một nghi ngờ xuất phát từ bất cứ cơ quan nào về doanh nghiệp nào đó, thì mối nghi ngờ đó được kín đáo truyền đạt lại cho các tổ chức khác, không chuyển đạt thường dễ bị kết tội là bao che cho hoạt động phi pháp có khả năng làm đổ vỡ toàn hệ thống. Nên đối với giới trách nhiệm điều hành xã hội Mỹ được tuyển chọn cẩn trọng và đào tạo cực kỳ kỹ lưỡng là vậy, vì sứ mệnh của họ ngoài việc điềuu hành một cơ quan cụ thể, còn có trách nhiệm phải bảo vệ toàn hệ thống tránh các đe dọa đến từ bất cứ nơi đâu;Đến lượt các tổ chức có trách nhiệm về mặt pháp lý, khi nhận được thông tin mật đó phải gia tăng việc kiểm soát, đưa ra khuyến cáo để buộc doanh nghiệp hoạt động sai trái phải sửa chữa ngay. Cho nên tại tất cả mọi cơ quan chính quyền cũng như các công ty tư nhân Mỹ đều luôn bị kiểm soát kín đáo bởi các hoạt động vô hình là vậy, thường thông qua các cố vấn chiến lược phát triển (strategic development adviser) thông qua vai trò của

4

Page 5: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

họ tại Hội Đồng Quản Trị (nói rằng họ là hội kín/tình báo cũng OK thôi, bất cứ ai làm công chức Mỹ, hoặc giữ chức vụ trong các công ty lớn đều phải biết).

Do thế, các công ty Phương Tây rất có trách nhiệm với khách hàng, và trên nguyên tắc mọi công ty được quản trị trong sáng, minh bạch công khai, nhất là đối với các công ty công Public (chữ công-public ở đây không phải là quốc doanh, từ ngữ quốc doanh được biết dưới tên gọi là State Owned Enterprise SOE) mà là công ty được phép huy động vốn qua thị trường chứng khoán, điều đó có nghĩa là công ty làm ăn nhờ vốn của bá tánh nên phải có trách nhiệm với bá tánh.

Hệ thống xã hội Tư Bản Phương Tây hoạt động hữu hiệu, vượt xa các nước Phương Đông, vì tính tổ chức cao độ thông qua thể thống kiểm soát độc lập, hoàn chỉnh, được cải tiến liên tục của nhiều tổ chức chuyên trách việc giám sát mọi hoạt động của các cơ quan chính quyền cũng như mọi pháp nhân khác trong xã hội (cụ thể như các tổ chức kiểm toán, các tổ hợp luật, các cơ quan thiết kế, tư vấn, nền báo chí tự do được luật pháp bảo vệ chặt chẽ, sẵn sàng nêu lên các vấn đề mà xã hội quan tâm); Cho nên người dân các nước tư bản-tự do rất có trách nhiệm với xã hội, đạo đức được bảo tồn và không ngừng tăng tiến là vậy.

Kinh tế tư bản là cặp song sinh với nền dân chủ, có cái nọ tất phải có cái kia thì hệ thống mới hoạt động hữu hiệu, quy luật tiến hóa là vậy, cho nên kinh tế tư bản có khả năng tự điều tiết theo luật cung cầu; họ chấp nhận khủng hoảng chu kỳ, sảy ra khì tương quan cung/cầu bị phá vỡ do yếu tố kỹ thuật, chính trị hay do các yếu tố khác như thiên tai chẳng hạn. Các nhà kinh tế hay nói đến chu kỳ khủng hoảng sảy ra cứ mỗi 25 năm, việc này phải sảy ra vì kỹ thuật không ngừng tăng tiến, dân số gia tăng làm thay đổi cơ cấu thị trường toàn cầu. Vả lại thế giới vẫn đang trong thời kỳ biến động lớn, nên chưa thể điều tiết các lực khách quan làm thay đổi tương quan cung cầu, cũng như điều tiết được các yếu tố liên quan đến an ninh thế giới, khi chủ nghĩa quốc gia vẫn chưa bị giới hạn đến mức đủ để các nhà nước phải chấp nhận trật tự thế giới mới.

Các nhà hoạch định sách lược toàn cầu, khi thi hành chủ trương nào đó thì họ đã nhìn thấy rất rõ những gì sẽ sảy ra trong thời gian khá xa trong tương lai, nên các cơ quan chính quyền, các tổ chức xã hội cũng như các công ty thương mại-công nghiệp-tài chánh đều hoạt động dựa trên ước tính tình hình đã được nhìn thấy trước. Cho nên, nói như TT Franklin D. Roosevelt: trong chính trị chẳng có gì tự nhiên sảy ra là vậy. Dĩ nhiên, để tránh khủng hoảng chu kỳ 25 năm, giới hoạch định chính sách toàn cầu phải chuẩn bị cho các suy thoái nhỏ, sẽ diễn ra trong khu vực nào đó vào thời điểm nào đó thích hợp; việc này được coi như cái valve an toàn để tránh khủng hoảng lớn, dẫn đến đổ vỡ lớn. Cần ghi nhớ là định luật Moors trong điện tử nói rằng: cứ mỗi 18 tháng đánh dấu cách tân kỹ thuật, như vậy nếu khủng hoảng chu kỳ kéo xuống còn mười năm hay tám năm cũng là tự nhiên của tiến hóa; tiến hóa làm thay đổi liên tục thế giới, vấn đề là: phải biết thích nghi với tiến hóa, chẳng chống lại được.

Nhiều bài học đã sảy ra trong quá khứ hơn 60 năm qua, thí dụ suy thoái kinh tế Mỹ năm 1957, khủng hoảng giá dầu hồi thập kỳ 1970, kinh tế Nhật suy yếu trong thập kỳ 1990, khủng hoảng nợ tại Thái Lan-Asean năm 1997 khi Ông George Soros bất ngờ rút tiền ra

5

Page 6: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

khỏi Thái Lan, gần đây nhất là khủng hoảng nợ tại Mỹ năm 2008. Bây giờ là khủng hoảng nợ tại China và nhóm BRIC nói chung, việc này đang sảy ra vì nhóm BRIC đã không tiên liệu và làm chủ được tương lai, nên đã chủ quan theo đuổi các mục tiêu viễn vông mị dân trong ngắn hạn.

Hệ thống kinh tế kiểu tư bản nhà nước được China cho là hiện đại đủ sức chống lại tư bản Âu Mỹ, mới nổi lên thay thế kiểu kinh tế quốc doanh-bao cấp tại các nước CS trước đây, cách nay vài mươi năm cũng có vài nước Nam Mỹ bắt chước như Venezuela. China đạt được một số tiến bộ nhưng với sự trợ giúp toàn diện của Mỹ, không phải từ nội lực của họ, nên tiến bộ đó vẫn chưa trải qua thử thách trong đường dài, China đã vội cho là vô địch có khả năng thay thế Mỹ trong việc định hướng đi cho thế giới, thật là ếch ngồi đáy giếng nhìn trời bằng vung.

Sự nổi lên của Hán-Hoa trong thời gian 30 năm qua, - sau hơn 10 năm chuẩn bị từ sau Thông Cáo Chung Thượng Hải 1972 - là trường hợp điển hình cần xem xét kỹ lưỡng về phương diện kỹ thuật kinh tế-tài chánh cũng như chính trị. Hệ thống kinh tế của China hiện nay có thể được coi là kinh tế-hybrid có nghĩa là lai tư bản với sở hữu nhà nước, gọi nôm na là kinh tế tư bản-nhà nước, trên ý nghĩa là: “Hán-China thi hành cải cách kinh tế trước, cải cách chính trị được hứa sẽ thi hành sau, nhưng lịch sử đã cho thấy: China sẽ đại loạn từ bên trong khiến họ phải tham chiến ở bên ngoài rồi đi đến tan rã tất yếu” lịch sử luôn diễn biến như vậy.

Như thế hệ thống mà Hán-China rất tâm đắc đích thị là hệ thống kết hợp giữa nhà nước độc tài với kinh tế chủ đạo bởi tư bản nhà nước; hệ thống này cho phép China sung dụng mọi tài nguyên (con người cũng như của cải khác) vào công cuộc xây dựng sức mạnh toàn diện cho Hán-China, vốn là đế chế liên tục từ hơn 3000 năm qua, chừng nào Hán-China còn theo đuổi con đường đó thì không bao giờ họ có dân chủ. Xã hội dân chủ hiện đại được xây dựng trên nền tảng của sự tổng hòa các quyền lực đại diện cho ước muốn của mọi tầng lớp nhân dân, nên vai trò của nhà nước và quyền sở hữu phải minh bạch; Tập trung mọi thứ vào nhà nước là tai họa rất lớn đối với xã hội; người anh cả là nhà nước, nếu không biết tự kềm chế bởi quyền lực nhân dân, sẽ trở thành kẻ phá hoại hoàn hảo nhất (xem xã hội China, VN, Bắc TT, LX là thấy rõ, mới đây là Venezuela). Lịch sử cho thấy, con đường tiến hóa luôn hướng tới việc xây dựng quyền lực nhân dân biết cách kềm chế nhà nước, cũng như mọi quyền lực đã, đang và sẽ phát sinh sau này trong bất cứ hệ thống xa hội nào.

Hán-Hoa bằng mọi cách đầu tư tối đa, sản xuất tối đa, xuất khẩu tối đa mọi thứ có thể xuất khẩu được bất chấp đạo đức của người làm ăn (kể cả con người đi xâm lăng mềm khắp nới) để thâu tóm tối đa ngoại tệ, tích lũy cho công khố China, cho nên China không coi quá quan trọng đối với số nợ của các công ty Hán-China, bởi vì 101 tập đoàn của China đều là sở hữu nhà nước hết thảy, cho nên nợ của các tập đoàn này chỉ là các chuyển dịch nội bộ của Hán-Hoa mà thôi. Nhưng khi đã tham gia toàn diện vào hệ thống thanh toán toàn cầu thì China phải thi hành các cam kết của họ trong hệ thống giao hoán tự do của mọi loại tiền tệ, nên nợ của China khi vượt quá giới hạn nào đó trở thành vẫn đề đối với kinh tế China cũng như thế giới.

6

Page 7: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

Hai hệ thống khác nhau, đang đối đầu nhau quyết liệt trên mọi lãnh vực, nên về nguyên tắc không thể so sánh khủng hoảng nợ năm 2008 tại Mỹ với khủng hoảng nợ tại China được, vì thực chất của hai cuộc khủng hoảng nợ này khác nhau, vả lại vấn đề khủng hoảng nợ năm 2008 không còn được giới quan sát quan tâm nữa, vì trong 8 năm thế giới đã thay đổi quá nhiều, nhất là tương quan giữa Mỹ với thế giới, đặc biệt với Hán-China.

Nhưng lịch sử diễn biến liên tục, không bao giờ ngưng nghỉ, nên một việc sảy ra hàng ngàn năm trước vẫn để lại hệ lụy cho ngàn năm sau, nói gì đến hai cuộc khủng hoảng nợ sảy ra cách nhau chỉ vỏn vẹn 8 năm. Nhất là hai cuộc khủng hoảng nợ lại sảy ra với hai khối quyền lực Đông/Tây ở hai bên bờ Thái Bình Dương, nên chắc hản phải có liên hệ sâu rộng đến chủ trương chiến lược của cả hai phía, cụ thể ở đây chính là các toan tính trong thời chiến tranh lạnh..

2 – Nguồn cơn dẫn đến khủng hoảng nợ

Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu giữa Mỹ với LX trên vùng địa lý chính trị rộng lớn tại Eurasia; tại Âu Châu (từ phía tây Caucasus đến Âu Châu) là cuộc đối đầu mang tính cổ điển, nghĩa là cả hai phía đều ra sức kềm chế, đề phòng kiểu thế chiến II tái phát tại vùng tây Eurasia; Nhưng tại đông Eurasia thì Hán-China nổi lên thành yếu tố quyết định đối với an ninh toàn vùng. Vấn đề họa da vàng đã được cẩn trọng duyệt xét từ cuối thế kỷ 19, và được khai triển chi tiết trong chiến tranh lạnh là vậy, như thế mục tiêu chính trong chiến tranh lạnh, mặt nổi là chống LX, nhưng mặt chìm là khuất phục China. Chiến lược của Mỹ là kìm chế LX tại tấy Eurasia, tại đông Eurasia thì Mỹ tập trung áp lực buộc Mao phải theo Mỹ, từ bỏ khối LX, khi đó LX sẽ phải đối diện với tiến trình suy tàn tất yếu (việc này giúp giải thích tại sao chiến tranh VN nổ lớn và Mỹ hy sinh VNCH cho kế lớn kéo dài trăm năm, dù phải mang tiếng là phản bội đồng minh, nhưng BBC và VOA dung từ bỏ rơi VNCH cho nhẹ nhàng, trích bài viết mới đây nhan đề: vì sao TT Thiệu phải bỏ vùng I và vùng 2 do anhhaihaokiẹt post trên Diễn Đàn Chính Nghĩa; Trong cuốn sách phát hành hơn 20 năm trước tôi cũng đã kín đáo nói về vụ này).

Mao biết chơi cờ một cách thực tiễn, quyết khôi phục lại đế chế Hán trên nền tảng mới hiện đại phù hợp với thế giới vào thế kỷ 21, nên Mao sẵn sàng ngả theo Mỹ nếu được Mỹ dành cho các ưu đãi về an ninh cũng như về kinh tế, khi đó khối LX mất đi hơn 50% sức mạnh. Mỹ chẳng lạ gì đòi hỏi của Mao, vả lại vào thập kỳ 1970, Mỹ đã phát huy được tác dụng của kỹ thuật điện toán khiến kinh tế Mỹ cần đào thải hàng loạt kỹ thuật nói chung lỗi thời đối với Mỹ, nhưng lại là niềm mơ ước đối với rất nhiều nước khác, ngay cả với Liên Xô. Nên Mỹ rất cần một thị trường rộng lớn đủ sức tiếp nhận một khối lượng rất lớn các phương tiện sản xuất do Mỹ và khối OECD thải ra, để thay thế bằng các nhà máy sạch hơn, làm ra các sản phẩm kỹ thuật cao hơn so với thế giới, về lâu dài giảm hẳn sự lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài.

Vả lại, tiềm năng thị trường LX quá nhỏ so với tiềm năng thị trường China, nhất là Trung Á chưa sẵn sàng cho các thay đổi kinh tế/xã hội, mặt khác ngay bên trong giới lãnh đạo cao cấp nhất thuộc đảng CS/Hán-Hoa đã có sự hiện diện từ lâu một số nhân vật (mỹ gốc Do Thái) được cài vào làm cố vấn cao cấp cho Mao, nên đường dây mà Mỹ thiết lập với Mao đã được hình thành ngay từ trước cuộc cách mạng Tân Hợi 10-10-1912 (qua Trần

7

Page 8: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

Độc Tú). Kế sách đối phó với Họa Da Vàng được chuẩn bị từ cuối thế kỷ 19, được thi hành trong thế kỷ 20, thực tế được khai triển qua các đòn phép của Mỹ đối với China, trong đó Nga được dụng để giữ yên mắt bắc Eurasia mà thôi. Với nước Nga thì chính giới tài phiệt hàng đầu Mỹ đã tài trợ tiền bạc cho Lenin thực hiện cách mạng vô sản Nga năm 1917 (Lenin được trợ giúp đến trăm triệu dollar để thi hành kế sách này thông qua các đại gia Rosthchild, Rockerfeller, Morgan) và quan trọng nhất chính là gần một nửa số đảng viên tham gia thành lập đảng CS/Nga là người Nga gốc Do Thái (cộng đồng Do Thái tại Nga là cộng đồng Do Thái lớn nhất tại Âu Châu, chỉ sau Mỹ khi sảy ra cách mạng Nga năm 1917).

Cần lưu ý là, chiến tranh Triều Tiên tạm chấm dứt năm 1953, sau đó Mỹ và CS/Tầu bí mật thương thảo với nhau trong suốt 18 năm (chủ yếu tại Varsava thủ đô Ba Lan dưới chế độ CS), đến năm 1971 thì mọi sự đã hoàn tất, để chuẩn bị cho TT Mỹ Nixon đến Tầu ký thông cáo chung Thượng Hải năm 1972, đầu năm sau thì hiệp đinh Paris về VN được các bên ký kết, hai năm sau CS cưỡng chiếm VNCH với sự trợ giúp của LX, thống nhất cả nước Việt về một mối. Nhưng Mỹ bắt đầu thi hành chủ trương lui binh trên quy mô toàn cầu, quân Mỹ rút về nước tạo ra khoảng trống quyền lực rộng lớn, Mỹ hầu như bỏ lơ toàn bộ các chiến trường then chốt trong thời chiến tranh lạnh cho Nga và China khai thác; Tình hình đó mở ra cơ hội để LX tung lực lượng tiến chiếm các vùng do Mỹ bỏ lại (như Afghanisstan, Nam Yemen, Nicaragoa, Ai Cập) thậm chí cả VN với ý đồ thay Mỹ bao vây Hán-Hoa (trước khi VN tấn công Cambodge thì quân Nga đã tập trận đổ bộ vào Thanh Hóa để đe dọa China, hỗ trợ tinh thần cho CS/VN).

Như thế mục tiêu chiến lược của Mỹ đối với gã khổng lồ về lãnh thổ là LX, có diện tích trải dài trên 11 múi giờ nắm toàn vùng bắc Eurasia đã rõ ràng, Nga cần thay thế Mỹ bao vây China để đặt điều kiện thương thảo với China về quan hệ hai nước; Nhưng mãi đến hôm nay, khi tình hình thế giới thay đổi sâu sắc, thì Putin và Tập mới liên kết với nhau để chông lại Mỹ và thế giới. Một nước Nga mạnh sẽ xâm lăng phía nam để mở đường ra biển, nhưng một nước Nga suy tàn lại gây bất ổn toàn cầu, rất dễ dẫn đến thế chiến III, do thế phải biết điều tiết quan hệ Nga/China là vậy, để đẩy hai phía vào tình trạng,: bạn thù chẳng dõ ràng, đồng sàng dị mộng là vậy.

Do thế phải làm cho LX suy yếu từ từ (nhưng chưa suy tàn) vẫn mạnh trong giới hạn nào đó đủ để giữ yêm mặt bắc Eurasia, trong khi nỗ lực chính được tập trú vào việc giải quyết các vấn đề ở phía nam Eurasia, trải dài từ Trung Đông đến Viễn Đông/China. Việc này giúp giải thích tại sao nước Nga từ sau khi LX tự tan rã vẫn bế tắc không lối thoát, đồng thời cũng giúp giải thích về quan hệ Nga với Mỹ, với Âu Châu, với thế giới Hồi Giáo cũng như với Hán-China đã và đang sảy ra như đang chứng kiến hôm nay.

Mục tiêu chiến lược quan yếu nhất nhắm vào vùng Nam Eurasia, tại đó gồm ba thế lực chính mà lịch sử cũng như quyền lợi của họ đan chéo với nhau, đó là Thế giới Hồi Giáo tại Trung Cận Đông, Tây Nam Á-Ấn Độ/Pakistan và Viễn Đông/Tây Thai Bình Dương. Ưu tiên chiến lược sau chiến tranh lạnh là gấp rút ổn định Trung Đông Hồi Giáo, sau đó mới giải quyết bất ổn tại Viễn Đông TBD do Hán-China gây ra sau khi được Mỹ giúp phát triển toàn diện theo tinh thần thông cáo chung Thượng Hải 1972.

8

Page 9: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

Như đã trình bày từ lâu trước đây, Phương Tây và Mỹ đã tiến hành chuẩn bị chiến lược tổng thể - từ hơn trăm năm trước - nhằm dân chủ hóa Phương Đông, chiến tranh thế giới, chủ nghĩa CS được xử dụng như công cụ tàn phá các giá trị cổ thời đã tồn tại trên toàn vùng Phương Đông từ suốt mấy ngàn năm qua. Đem CS vào Viễn Đông qua ngả Nga là chọn lựa chiến lược cực kỳ khôn ngoan của giới chiến lược Phương Tây, nên các nhân vật Do Thái được dụng cho mục tiêu hình thành đảng CS/Liên Xô, lật đổ chế độ Tsar Hoàng, cũng các nhân vật Mỹ gốc Do Thái được gài vào hàng ngũ cố vấn, thậm chí là đảng viên cao cấp của CS/China bên cạnh Mao là vậy. Mặt khác tại VN các đảng quốc gia bị gạt ra ngoài cuộc chơi, dành sân chơi cho đảng CS/VN cho dù đảng CS/VN cùng nhân vật Hồ Chí Minh là người được CS/China gài vào lãnh đạo CS/VN thi hành đường lối do CS/China vạch ra theo đúng kế sách toàn cầu là vậy.

Các nhân vật Do Thái được cài vào đảng CS/China, ta phải kể đến mấy nhân vật sau đây:

Sydney Shapiro là đảng viên cao cấp của đảng CS/China, Israel Epstein sinh tại Ba Lan, chuyển sang ở hẳn tại Tầu từ năm 1917, tham gia thành lập đảng CS/China, ông là thành viên lãnh đạo đảng CS/China cho đến lúc chết. Người cố vấn cho Mao trong bước nhảy vọt lại chính là Virginius Frank Coe, một cựu viên chức Bộ Ngân Khố Mỹ, ông này khuyến cáo TT Franklin Roosevelt từ chối không cho Tưởng Giói Thạch vay 200 triệu dollar quy ra vàng hồi 1943 khiến Tưởng phải hợp tác với đảng CS do Mao lãnh đạo.Trần Độc Tú (Chen Duxiu) là người lai Do Thái, tham gia cách mạng Tân Hợi, chính là người thành lập đảng CS/China, Mao coi Trần Độc Tú là sư phụ.

Khái quát như vậy để biết Mỹ đã giàn dựng con bài lớn China như thế nào, cùng các chủ trương của Mỹ đối với cuộc cờ chiến lược tại Á Châu-Thái Bình Dương được giàn dựng để biến China thành quyền lực như ta đang chứng kiến hôm nay. Sau khi thôi làm Ngoại Trưởng Mỹ, Henry Kissinger trở thành cố vấn cho Đặng Tiểu Bình và cho China từ 1977 đến năm 2012, cho nên việc Mỹ giao hẳn VN cho China theo phiên họp giữa Kissinger với Chu Ân Lai trước khi hai bên ký thông cáo chung Thượng Hải năm 1972 là điều chẳng lạ. Tất cả đều nằm trong ý đồ chiến lược là: “giúp China mau chóng hùng mạnh để Hán-China thi hành chủ nghĩa bành trướng để rồi phải đi vào chiến tranh với các lân bang, cuối cùng bị phân rã.” Cần kể thêm rằng: chủ nghĩa CS chính là sản phẩm của Illuminati/Bavaria, Karl Marx chỉ làm công việc hiệu đính lại và đứng tên tác giả mà thôi.

Xin đừng quên là gần một nửa trong số thành lập và lãnh đạo đảng CS/Liễn Xô cũng là người gốc Do Thái sinh sống tại Nga, và thông qua cánh Do Thái nên giới tư bản New York-London đã cung cấp cho Lenin 100 triệu dollar để làm cách mạng lật đổ Tsar Hoàng, nên phong trào CS thế giới hoàn toàn do Illuminati thao túng trong sách lược lâu dài nhắm ổn định toàn cõi Eurasia là vậy (tư bản đầu tư vào đảng CS/Nga với sự bảo chứng của cánh Do Thái, nói khác đi thì Lenin cũng chỉ là tay sai của Illuminati&Skull and Bone mà thôi).

a/ Liên Xô trong khúc quanh của chiến tranh lạnh

Năm 1967 cuộc nói truyện bí mật giữa China với Mỹ đã đạt được thỏa thuận về nguyên tắc, chỉ còn một số chi tiết liên quan đến việc thi hành trong thực tế của tình hình trên

9

Page 10: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

chiến trương VN, cũng như Mao phải giải quyết các vấn đề nội bộ của China liên quan đến phe thân Nga trong hàng ngũ lãnh đạo đảng CS China. Biến cố Tết Mậu Thân 1968 tại VN, đụng độ Nga Hoa tại biên giới là các diễn biến tất yếu của cục diện giới năm 1968, Mao thanh toán cánh thân Nga trong nội bộ đảng CS/China do Lâm Bưu lãnh đạo, máy bay chở Lâm Bưu bôn tẩu sang Nga bị bắn hạ ở Nội Mông cho thấy khúc quanh lớn trong chiến tranh lạnh. Một yếu tố khác là chờ cho cuộc nói truyện giữa Mỹ với LX về hồ sơ giới hạn vũ khí tiến công chiến lược - gọi tắt là SALT II Strategic Arms Limitation Talk - hãy lưu ý là Mỹ chỉ nói là TALK tức là NÓI thôi, kế thực lại khác.

Ước tính địa chính trị trên vùng Eurasia rất rõ: khi China ngả theo Mỹ, Mỹ lui binh trên quy mô toàn cầu thì LX coi như mất một nửa thế lực, quan trọng nhất là tại mặt trận Viễn Đông, điều mà LX rất sợ, cho nên LX phải tìm mọi cách tung lực lượng thay thế Mỹ điền vào các khoảng trống quyền lực. Nga rất lo sợ, một khi Hán-China thậm chí ngay cả Hồi Giáo trở nên hùng mạnh, họ có thể phối hợp xâu xé nước Nga thành nhiều mảnh; Cho nên Nga phải quyết liệt hành động sau khi Mỹ lui binh trên vùng Nam Eurasia, nhưng chính ở chỗ đó LX trúng kế độc do Mỹ tung ra.

Nhưng LX không có nền kinh tế quốc dân, cũng chẳng đủ người để bảo vệ lãnh thổ quá rộng lớn, chẳng có tiền cùng các mối liên hệ tình báo bền chặt tại các vùng địa lý chính trị khác nhau, nhưng LX không còn sự chọn lựa nào khác, họ phải can thiệp để thực hiện kế bao vây Hán-Hoa ở mọi hướng. Cụ thể là: phía tây mở chiến trường Afghanistan, phía nam nhảy vào VN, phía đông LX tung hạm đội đến thị uy với Hán Hoa, giúp Bắc Triều Tiên có vũ khí nguyên tử cùng kỹ thuật hỏa tiễn, tại Trung Đông LX tăng cường tối đa sự hiện diện tại Ai Cập.

Mỹ biết rất rõ lịch sử Nga chỉ quen thủ trên thảo nguyên, chỉ công khi bị đẩy vào chiến tranh trên lãnh thổ Nga, tung lực lượng ra hải ngoại theo kiểu viến chinh thì Nga không hề có kinh nghiệm và hệ thống tình báo Nga tại hải ngoại không đủ thâm hậu để thực hiện các kế can thiệp ngầm như kiểu CIA, vả lại LX không có tiền của, đồng rup không thể thanh toán trên thị trường thế giới, họ phải xử dụng dollar. Muốn dụ cho LX tung quân ra hải ngoại, tức là trúng kế thành không do Mỹ dương ra, Mỹ phải tạo cớ; cụ thể như sau:

1- Mỹ rút quân trên quy mô toàn cầu, giúp China trở thành cường thịnh, dung China đe dọa an ninh của Nga thì Nga phải tung quân tìm cách bao vây China trở lại như Mỹ đã làm trong chiến tranh VN.

2- Mỹ phải bí mật cung cấp dollar cho LX qua việc đẩy dầu thô tăng giá khi Trung Đông liên tiếp lao vào bất ổn do; cách mạng Hồi Giáo Iran, chiến tranh Iraq-Iran, kinh đào Suez bị đóng. Dầu tăng giá khiến các loại khoáng sản khác tăng giá theo, LX là nước chuyên xuất khẩu dầu thô, khí đốt vàng và các loại khoáng sản khác, nên LX tự nhiên trở nên rất giầu có bất ngờ; Trong khi Mỹ vật lộn với dầu tăng giá cùng hội chứng chiến tranh VN. Mỹ làm y như rằng họ thực sự bại trận trong chiến tranh lạnh, nên LX càng vững tin tung quân khắp thế giới thay thế Mỹ, thực hiện chiến lược bao vây Hán-China vào thập kỳ 1970-80 là vậy

b/ Với Hán-China

10

Page 11: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

Mỹ biết rõ tham vọng của giới trí thức Hoa Lục - vô luận Quốc Dân Đảng hay CS - nuôi tham vọng canh tân Hoa Lục trở thành siêu cường. Liệt cường xâu xé Hoa Lục ngay từ nửa đầu của thế kỷ 19, nhà Thanh bị đẩy vào chiến tranh với Nhật, Nhật chiếm quyền cai trị Triều Tiên và Đài Loan khi China thua trận với Nhật năm 1895. Tại Đông Dương Thanh triều phải ký hiệp ước Thiên Tân năm 1883 với Pháp mở đường cho Pháp chánh thức thiết lập chế độ thuộc địa tại Đông Dương, nên mới có hiệp ước Patenotre năm 1884 giữa Pháp với triều Nguyễn là vậy. Biển Đông Nam Á đương nhiên trở thành vùng biển bị Mỹ-Anh-Pháp thao túng, nên ngày nay trở thành vùng tranh chấp giữa China với thế giới là việc phải sảy ra khi China trở nên hùng mạnh.

Các nhà nước thuộc địa của Anh-Pháp trong vùng Đông Nam Á tạo ngay cơ hội cho China hình thành nước China hải ngoại (chủ yếu là người Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nàm, Quảng). Chiến tranh lạnh là cơ hội để Mao đem Hoa Lục ra đánh canh bài lớn với Mỹ, mà Hán-China coi là quyền lực thống lĩnh thế giới và đủ tầm cỡ để Hán thực hiện kế chia đôi thế giới; Ở chỗ này, ta thấy rõ hai phía Mỹ và China lợi dụng nhau như thế nào trong thế trận liên quan đến họa da vàng đã được Phương Tây tính toán trước từ cuối thế kỷ 19. Như thế chiến tranh VN từ trước thế chiến II đến nay căn bản là sự tiếp nối của bài học lịch sử để lại từ hiệp ước Thiên Tân 1883, nhưng trên nền tảng của Thông Cáo Chung Thượng Hải 1972. Do thế China coi là: “Mỹ đã công khai nhìn nhận chủ quyền không thể tranh của China đối với Đông Dương cũng như biển Đông Nam Á.” Mỹ nói rằng, điều Kissinger nói với Chu Ân Lai (về việc nếu VN là CS không quan trọng với Mỹ) không thể suy diễn như China đã và đang suy diễn được, vì thế giới đã thay đổi, VN và các nước trong vùng đều có chủ quyền được luật pháp thưế giới công nhận.

Trở lại với các thỏa thuận chính yếu giữa đôi bên, được biểu thị qua Thông Cáo Chung Thượng Hải 1972, hai phía đạt được thỏa thuận tổng quát như sau: 1- vấn đề VN, 2- Mỹ rút quân khỏi Á Châu, 3-Mỹ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho Hán-China về thị trường và chuyển giao công nghệ để China mau chóng trở thành cường quốc chính trị-kinh tế-khoa học kỹ thuật. Đổi lại Hán China chỉ cần rút lại yểm trợ cho phong trào chiến tranh du kích tại Đông Nam Á (vào thập kỳ 1970 đã suy yếu nhiều) và đứng hẳn về phía Mỹ; như vậy cuộc trao đổi là quá lời đối với China (ít ra vào thời điểm đó).

Mỹ biết rằng cần xây dựng thị trường Hoa Lục trên tỷ người, để China trở thành xã hội trung lưu, gia tăng tiêu thụ khối lượng hàng hóa rất lớn do kỹ thuật mới sản xuất trên quy mô toàn cầu đem lại. Đó là hướng đi tất yếu phải tới và là con đường duy nhất tạo giầu có cho toàn cầu về lâu dài, trên nền tảng đó mới chấm dứt chiến tranh giữa người với người được. Như thế tiến trình giúp China làm giầu nhanh chóng là đòi hỏi khách quan, vả lại kinh tế Mỹ vào thập kỳ 1970 đứng trước cuộc cách tân kỹ thuật mới (Digital, Nanotech, Big Data) nên cần chuyển giao các nhà máy cũ cho bất cứ nước nào có khả năng tiếp thu, quy mô thị trường và quyết tâm của China mới tiếp thu hết số lượng khổng lồ các nhà máy cũ của Mỹ. Cuộc cờ chẳng có dì tự nhiên sảy ra là vậy.

Mỹ càng hiểu rằng: China mạnh lên thì tất yếu sẽ bành trướng khắp toàn cầu, lấy trục Biển Đông Nam Á làm trục chính trên biển, China quyết trở thành quyền lực hàng hải. Như vậy China trước sau cũng sẽ đụng độ với Mỹ trên mọi trận địa; Do thế Mỹ phải bí mật đề phòng tối đa, bằng cách không ngừng hiện đại hóa quân đội, gấp rút giải quyết bất

11

Page 12: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

ổn tại thế giới Hồi Giáo Trung Cận Đông-Bắc Phi. Chủ trương ngoại giao của các nước đối với Viễn Đông TBD xoay quanh ý đồ chiến lược sâu rộng này, chủ trương kinh tế tài chánh còn vi diệu hơn nhiều so với bất cứ những gì được công khai nói tới (xem phần giải thích phía sau).

Thế giới sau khi LX tan rã là như thế này: China nổi lên thành công xưởng toàn cầu nuôi tham vọng lớn, trong khi kinh tế Mỹ đang trải qua thời kỳ thăm dò đối với công cuộc ứng dụng cách tân kỹ thuật (dưới thời Bill Clinton làm TT Mỹ), do thế thị trường Mỹ không thể tự mình thúc đẩy đà tiêu thụ toàn cầu hết số lượng hàng hóa vĩ đại sản xuất tại China. Tinh hình đó đòi hỏi thế giới cần thúc đẩy đà tăng trưởng giả tạo để khuyến khích các nước khác tiêu thụ tối đa số hàng hóa do China sản xuất hàng năm, muốn vậy vũ khí tăng giá dầu cùng nguyên liệu lại được dụng kể từ năm 2001 đến nay; Nói đến dầu thô, ta lại cần tập trú vào Trung Cận Đông vốn là nơi có dự trữ dầu thô lớn nhất thế giới.

c/ Vũ khí dầu/Trung Đông-Hồi Giáo

Dầu thô tăng giá làm giầu cho các nước xuất khẩu dầu, cùng nguyên liệu hầm mỏ khiến các nước đó giầu có một cách bất thường,cho nên nhiều nhà nước độc tài có cơ hội củng cố quyền lực (như tại Nam My, Trung Đông, Châu Phi).Tình hình này thường sảy ra đối với các nước chưa xác định được con đường giữa nền dân chủ sơ kỳ - thường bị chủ nghĩa mị dân thao túng - với xã hội tư bản hiện thực, nơi mà chính quyền rất có trách nhiệm với người dân đối với mọi thâu chi thuộc ngân sách; Trớ trêu thay các nhà nước chậm tiến đó luôn có khuynh hướng thi hành chủ trương độc tài (như Venezuela dưới thời Hugoz Chavez), đối với nước lớn thì giới cầm quyền chủ trương độc tài luôn thi hành chủ trương bành trướng.

Như thế cho dầu tăng hay giảm giá đều là vũ khí chiến lược đẩy thế giới vào chiến tranh hay hòa bình, đẩy kinh tế thế giới tăng trưởng hay suy thoái; quy mô lớn hay nhỏ, lâu hay mau tùy thuộc vào tương quan của các thế lực chính trong cuộc cờ lớn mang tính toàn cầu. Nhưng muốn chơi quân cờ này, chỉ một thế lực duy nhất có khả năng vận dụng mà thôi: đích thực Mỹ.

Hai quân cờ lớn là Nga và China đều liên quan trực tiếp hay gián tiếp đối với ảnh hưởng của chiến tranh dầu hỏa. Ta cần xem xét hai việc, thứ nhất là việc Mỹ chuẩn bị chiến lược dầu hỏa thế nào khi chiến tranh lạnh đang ở cao điểm, kế đến là Mỹ dụng quân cờ dầu hỏa thế nào để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa do China sản xuất, sau đó là China làm gì để đẩy knh tế thế giới vào suy trầm khiến giá dầu giảm mạnh như ta đang chứng kiến.

đòn tăng giá dầu và các biến cố chính trị toàn cầu

Giá dầu thô vào đầu thế kỷ 20 tại Texas rẻ hơn nước vì các công ty dầu cạnh tranh quyết liệt, lúc đó dầu chưa phổ biến và kỹ thuật chưa phát triển, than đá vẫn là năng lượng chính. thời điểm trước năm 1970 giá dầu vẫn còn rất thấp (khoảng dưới 5 US/barrel) vì bơm dầu tại Saudis, Nam Iraq quá dễ dàng. Cần lưu ý là: vị thứ trưởng đặc trách Trung Đông Sự Vụ tại Bộ Ngoại Giao Mỹ từ trong suốt thế kỷ 20 luôn luôn là người có liên hệ

12

Page 13: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

chặt chẽ với 6 chị em, tức là 6 đại công ty dầu hàng đầu thế giới do Rockerfeller thành lập; Như thế chiến lược than đá thuộc đế chế Anh, chiến lược dầu khí là sức mạnh của quyền lực Mỹ.

Tình hình thế giới vào thời điểm cuối thập kỳ 1960 chuyển qua giai đoạn mới khi: chiến tranh VN mở rộng dẫn đến chỗ China phải chấp nhận đứng hẳn về phía Mỹ, tình hình Trung Đông bất ổn do can thiệp của Nga, Mỹ phải nhượng bộ trước các đòi hỏi của Mao về vai trò của China trên bàn cờ thế giới trong tương lai để đổi lại China ngả hẳn về phía Mỹ trong chiến tranh lạnh. Tình hình đó dẫn đến chỗ, vào thập kỳ 1970, Mỹ cần thi hành chủ trương lui binh trên quy mô toàn cầu, gián tiếp đẩy Nga vào con đường bành trướng trên khắp thế giới trong tham vọng thay thế Mỹ, do thế Mỹ cần đẩy dầu tăng giá tối đa để làm giầu tối đa cho Saudis Arabia, Kuwait, Iraq, Iran, cũng như Nga là chính yếu.

Thời điểm đó kỹ thuật khoan dầu còn giới hạn, nên các nước cung cấp dầu chính vẫn tập trung ở Trung Đông; Cho nên năm 1960 khi OPEC thành lập thì Saudis Arabia trở thành quyền lực thống lĩnh tổ chức này, dĩ nhiên đằng sau Saudis chính là tập đoàn liên doanh ARAMCO giữa Mỹ với Saudis Arabia (không rõ quyền sở hữu phân chia thế nào, nhưng tại trụ sở chính của ARAMCO ngôn ngữ cũng như văn bản chính đều bằng tiếng Anh, nay ARAMCO trở thành nhà nước trong nhà nước Saudis).

Tình hình chính trị trong vùng được chuẩn bị như sau: năm 1967 quân Cộng Hòa Hồi Giáo Ai Cập-Syria-Jordan đánh Do Thái, cuộc chiến diễn ra trong 6 ngày, quân Hồi Giáo bị đánh bại, Do Thái chiếm Tây Ngạn và Jerusalem, Ai Cập đóng cửa kinh đào Suez từ 1967 đến 1975; năm 1970 Anwar Sadat lật Nasser lên làm Tổng Thống Ai Cập, năm 1973 Sadat lại tung quân đánh Israel trong cuộc chiến gọi là Yum Kippur, ai Cập lại bại trận, năm 1981 Sadat bị ám sát chết; tướng Hosni Mubarak lên thay làm TT Ai Cập thi hành đường lối thân Mỹ.

Chuẩn bị dưới thời TT Nixon cụ thể như sau: năm 1971 Nixon ký luật thả nổi đồng dollar, chấm dứt việc bảo chứng đồng dollar trên giá cố dịnh quy ra vàng theo thỏa thuận Bretton Wood năm 1944. Quyết định này cho phép Mỹ in tối đa tiền giấy dollar cung ứng cho thị trường tài chánh toàn cầu, như thế việc thả nổi đồng dollar năm 1971 chính nhằm tăng cung lượng dollar tối đa nhằm đáp ứng được với đà tăng giá dầu thô do ảnh hưởng của các biến cố chính trị trên thế giới. Năm 1972 Mỹ và Saudis Arabia ký kết thỏa hiệp đặt nền tảng cho an ninh của Saudis Arabia đến thời điểm này (2016); theo đó, Mỹ cam kết bảo vệ Saudis Arabia, đổi lại Saudis và tổ chức OPEC định giá mua bán dầu thô bằng dollar. Như thế, tất cả các sự kiện mà ta tưởng rằng rời rạc, nhưng thực tế lại nối kết với nhau mật thiết trong chiến lược toàn cầu, để giữ cho kinh tế thế giới vẫn tăng trưởng một cách đều đặn trong khi dàn dựng các biến cố chính trị nhằm thúc đẩy tình hình toàn cầu theo kế sách lâu dài (ta tạm gọi là kế hoạch toàn cầu).

Chiến tranh Do Thái Ai Cập Yum Kippur năm 1973, kết hợp với việc Ai Cập đã đóng cửa kinh Suez từ năm 1967 đến 1975 đã tạo cơ hội để OPEC thi hành chủ trương cấm vận dầu (thực ra là giảm sản xuất) khiến giá dầu tăng vọt lên trên 12 dollar/barrel vào năm 1971, đến cuối thập kỳ 1970 giá dầu vọt lên trên trăm dollar/barrel. Dầu tăng giá làm vàng cùng các loại khoáng sản khác tăng giá theo, trong khi OPEC giảm sản lượng, tình

13

Page 14: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

hình này thúc đẩy LX tăng sản xuất để cung cấp cho thế giới, Mỹ chấm dứt bảo chứng dollar bằng vàng để tự do in tiền cung cấp cho các nước khác trong tầm ảnh hưởng của Mỹ để họ có đủ tiền mua dầu thô với giá trên trăm dollar/barrel trong thời gian gần 10 năm (từ cuối thập kỳ 1970 đến thập kỳ 1980); Tiền của đổ vào Nga để Nga tiến hành chiến tranh là vậy.

Khi LX tung quân vào Afghanistan hồi 1979 cùng nhiều nơi khác, nhưng LX không hề tạo dựng được thế liên kết toàn cầu nhờ hệ thống tình báo như kiểu CIA của Mỹ, nên quân LX hoạt động trên các vùng địa lý rời rạc, không thể liên kết với nhau để tạo thành coup đấm mạnh. Lúc đó Mỹ mới bí mật đứng sau, bí mật phát động cuộc chiến chống lại quân LX, chủ yếu trên chiến trường Afghanistan thông qua hỗ trợ của Pakistan để hình thành tổ chức thánh chiến chống LX tại Afghanistan, quy tụ chiến binh Hồi Giáo khắp thế giới đến chiến đấu tại Afghanistan. Như vậy, tiền căn của al Queda đã được dàn dựng ngay từ giai đoạn này. Cần ghi nhớ là LX đã thi hành kiểu chiến tranh hủy diệt trên toàn lãnh thổ Afghanstan khiến gần ½ dân Afghan phải đi lưu lạc sang Pakistan.

Khi Mỹ biết rõ LX đã sa lầy tại Afghanistan, OPEC tăng sản lượng dầu khai thác tung ra thị trường khiến dầu thô giảm giá liên tục trên thị trường, dầu giảm giá khiến vàng cùng các loại quặng mỏ khác giảm giá theo, thế là LX rơi vào tình trạng bế tắc, cạn tiền trong khi lính Nga chết tại Afghanistan ngày càng tăng cao, Nga phải rút quân khỏi Afghanistan năm 1989, LX tự tuyên bố giải thể năm 1991.

Để có tầm nhìn cụ thể hơn, ta cần quan sát thị trường dầu thô trong đường dài, nếu tính theo giá dollar cố định vào thời điểm 2010, giá dầu thay đổi rất thất thường, lệ thuộc rất nhiều vào các biến cố chính trị. Lấy năm khởi đầu 1869 mà xét, giá dầu năm đó là 56 dollar so với giá dollar năm 2010, năm 1870 lên75, 1877 xuống còn 23, 1879 lên 50, 1889 xuống 10 năm 1899 là 25, năm 1900 là 17, năm 1929 đại khủng hoảng toàn cầu dầu thô xuống giá còn 8 dollar theo giá dollar năm 2010. Năm 1970 giá dầu thô là 15 dollar, năm 1979-89 giá tăng vọt lên 75 dollar thời điểm LX tung quân vô Afghanistan, 1989-1999 xuống còn 15 thời điểm quân LX rút khỏi Afghanistan, sa lầy ở nhiều nơi khác, cuối cùng LX tan rã năm 1991, từ năm 1999 đến 2008 giá dầu tăng lên 95 dollar/thùng trùng hợp với lúc China trở thành công xưởng toàn cầu. Hai năm 2008-2009 dầu giảm còn 55 dollar thùng suy thoái tạm thời do khủng hoảng nợ tại Mỹ gây ra. Từ sau năm 2009 đến 2015 giá dầu tăng vọt lên 95 dollar thùng (KT China bắt đầu tăng trưởng mạnh nhờ thặng dự thương mại với Mỹ tăng vọt khiến China tung tiền thâu gom nguyên liệu toàn cầu khiến giá dầu tăng vọt), từ sau năm 2015 giá giảm xuống mức 30 dollar thùng (xin tham khảo giá dầu trên WWW macrotrends.net/1369 để có biểu đồ thống kê chính xác).

d/ Chiến lược kinh tế hỗ trợ cho China kéo dài trong 40 năm (thi hành Thông Cáo Chung Thượng Hải 1972 giữa Mỹ với China)

Thời hiệu 30 năm được khối OECD (các nước Công Nghiệp) mặc nhiên nhìn nhận là hạn định thời gian để bất cứ nước nào được trợ giúp phát triển để trở thành quốc gia trung lưu có thu nhập đầu người vươn lên mức thu nhập trung bình cao. Sau thời hiệu đó các quốc gia được trợ giúp phát triển (qua ưu đãi đầu tư, vay mượn, chuyển giao kỹ thuật cùng ưu

14

Page 15: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

đãi thị trường) bị buộc phải tự lập đứng trên đôi chân của mình, có nghĩa là họ phải mở cửa thị trường quốc nội cho đầu tư, thương mại tự do và họ cũng hoàn toàn tự do đầu tư vào các thị trường khác. Tình hình đó có nghĩa là: họ phải canh cải luật pháp, thả nổi tiền tệ, trong sáng trong quản trị nhất là trong lãnh vực tiền tệ, tài chánh, thuế khóa; Nhật, Đức, Đài Loan, Nam Triều Tiên đều trải qua quá trình như vậy, China không thể có ngoại lệ.

Thông Cáo Chung Thượng Hải 1972 đặt nền tảng cho quan hệ Hoa/Mỹ về an ninh chính trị cũng như về kinh tế, theo đó: Mỹ chấm dứt hoàn toàn việc bao vây China qua tổ chức SEATO (Liên Phòng Đông Nam Á), Mỹ lui binh tại Biển Đông Nam Á, chấm dứt can thiệp vào vùng Tây Nam Á (Pakistan-Afghanistan- Miến Điện-Ấn Độ), Mỹ giúp China trong việc chuyển giao kỹ thuật đào tạo chuyên viên, mở rộng đầu tư, mở cửa thị trường cho hàng hóa sản xuất tại Hoa Lục được tự do buôn bán tại thị trường Mỹ; Đôi lại China đứng về phía Mỹ trong cuộc đối đầu với LX trong chiến tranh lạnh, China chấm dứt hẳn mọi yểm trợ cho phong trào du kích tại các nước ĐNA.

Để tỏ cho China biết chủ trương dứt khoát của Mỹ đối với vùng biển Đông Nam Á (bị ngộ nhận là biển Nam Trung Hoa), Mỹ giao hẳn VN cho China, hạm đội Mỹ lui về phía trung tâm của Thái Bình Dương, nhưng quân Mỹ vẫn hiện diện tại Nam Triều Tiên, Nhật Bản, Mỹ vẫn bảo vệ Đài Loan để giữ cho sự ổn định trong vùng đông bắc Á.

Cần ghi nhớ là: quan hệ Mỹ/Hoa chỉ dựa trên Thông Cáo Chung Thượng Hải giữa Nixon với Chu Ân Lai mà thôi, chứ không phải là một hiệp định, theo thủ tục phải được Quốc Hội thông qua mới có giá trị pháp lý cao hơn. Do thế, khi tình hình thay đổi cả hai phía đều có thể thay đổi lập trường như ta đang chứng kiến lúc này, cho nên nếu muốn có một thỏa thuận mới họ phải thương thảo lại với nhau, và thường thì không dễ vì tương quan nay đã thay đổi quá nhiều so với hơn 40 năm trước, nên hai phía đi vào đối đầu là lẽ tự nhiên.

Mặc dù mỗi phía theo đuổi mục tiêu chiến lược riêng, được bí mật thi hành cả trăm năm (một bên thiết kế cụ thể, bên kia theo đuổi tự nhiên do lịch sử để lại), nên họ không thể dung hòa, khoan nhượng, đó là cái thế Do or Die, nhưng trong trung hạn họ có cái chung khiến họ xích lại gần nhau để mỗi phía đạt được các mục tiêu mà kế sách của mỗi phía đặt ra. Với China là: cần giảm đối đầu, hòa giải với Mỹ để có kỹ thuật, thị trường, tư bản để China mau chóng trở nên hùng mạnh (có thực mới vực được đạo là vậy, Mao tiến hành chiến tranh chống Mỹ trên máu xương của người Việt, cuối cùng cũng chỉ chiếm lấy VN mà thôi). Với Mỹ: chỉ cần China chuyển trục theo Mỹ là LX phải đối diện với suy yếu nhưng không tan rã ngay (nếu Nga bị tan rã toàn diện sau khi LX tự giải thể sẽ làm toàn cõi Eurasia mất quân bình nghiêm trọng, khiến tình hình thế giới vượt khỏi tầm kiểm soát của Mỹ). Mỹ cần tái tổ chức và mở rộng thị trường Hoa Lục, Mỹ cần chuyển tối đa các nhà máy sản xuất theo kỹ thuật cũ cho Hoa Lục là thị trường đủ rộng lớn và quyết tâm để thâu dụng một khối lượng khổng lồ các nhà máy do Mỹ thải ra, để Mỹ tái đầu tư vào các nhà máy mới với kỹ thuật hiện đại hơn hẳn so với thế giới.

Việc này sẽ mở ra cơ hội cho Mỹ bức phá xa đôi với phần còn lại của thế giới với kỹ thuật Digital, 3D printing, Big Data, automation, do vậy Mỹ biết rất rõ kỹ thuật mới đã

15

Page 16: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

được hoàn thiện qua các nghiên cứu ứng dụng của Doanh Vụ Công Nghiệp và Quốc Phòng sẽ làm thay đổi bộ mặt của thế giới về kinh tế, tài chánh, thương mại, thị trường cũng như mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau trong tương lai (DARPA là cụ thể). Cho nên Mỹ cần thời gian cải tổ toàn hệ thống để đưa nước Mỹ trở nên hiện đại hơn hẳn so với nước Mỹ của thập kỳ 1970 (năm 1992 cuối năm khi tôi đến định cư tại Mỹ, tôi thấy một nước Mỹ hoàn toàn khác với nước Mỹ trước 1975 mà tôi được biết). Việc này càng chứng tỏ rằng: Mỹ cần làm cho LX suy yếu, giúp China mạnh lên bằng mọi giá vượt hẳn mong ước của Mao, để China sớm đi vào con đường bành trướng, đe dọa lân bang, gây bất quân bình chiến lược trên toàn cõi Eurasia.

Mỹ giúp China toàn diện để China sớm trở thành công xưởng toàn cầu, hoạt động hết công xuất, bất chấp môi sinh cũng như các ảnh hưởng khác về xã hội, mau chóng trở thành xã hội trung lưu. Mọi người đều biết China chỉ cải tổ kinh tế, quyết không cải tổ chính trị, tình hình đó làm gia tăng hố cách biệt giầu nghèo, sớm muộn gì cũng gây ra bất ổn xã hội, nhưng đó là việc của China. Về phần mình, qua Henry Kissinger, Mỹ cử hẳn một nhóm cố vấn cao cấp đến giúp China tiếp thu công nghệ mà không bị bội thực, đồng thời Mỹ mở rộng thị trường toàn cầu để đón nhận hàng hóa giá rẻ sản xuất tại China.

Như thế, Mỹ đã đẩy toàn cầu hóa mở rộng quá nhanh để tiêu thụ hết số hàng hóa do China sản xuất, bất chấp các hệ lụy do toàn cầu hóa quá sớm gây ra, thỏa thuận NAFTA (North America Free Trade Agreement) tự do thương mại Bắc Mỹ được ký kết giữa Canada-Mexico-Mỹ vào năm 1995 là cụ thể nhất.

Toàn cầu hóa có nghĩa là mọi chuyển dịch tài chánh-hàng hóa-kỹ thuật-con người được tự do chuyển dịch băng qua biên giới mọi quốc gia. Cho dù đến nay chỉ mới hình thành duy nhất thỏa thuận NAFTA, nhưng một khi tự do đi lại tại Bắc Mỹ thì trong thực tế các rào cản biên giới cũng như đồng tiền địa phương từng bước đến hồi cáo chung. Tự do thương mại, giao thương quốc tế, đồng tiền được chuyển dịch tự do trên thị trường toàn cầu tạo cơ hội để Mỹ nắm chặt hệ thống thanh toán quốc tế tự động, như thế trong thực tế Ngân Hàng Thanh Toán Quốc Tế trụ sở tại Basal/Thụy Sỹ trở thành hộp thơ mà thôi. Kỹ thuật Digital&Internet hiện đại cho phép Mỹ thực hiện mọi thanh toán chuyển ngân trên quy mô toàn cầu; như thế, mọi giao dịch đều trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua trung tâm tại New York; Kết quả là: Mỹ kiểm soát trong thực tế mọi hoạt động tài chánh toàn cầu (đã thấy sợ chưa), từ chỗ kiểm soát mọi chuyển dịch tài chánh toàn cầu đến chỗ kiểm soát thế giới chỉ là một bước nhỏ mà thôi.

Mỹ cần thúc đẩy tự do thương mại toàn cầu để mở rộng thị trường tiêu thụ hết số lượng hàng hóa giá rẻ do China sản xuất, điều này hoàn toàn đúng, vì không ai giúp mở rộng sản xuất hầu như vô giới hạn (tăng mức cung) mà lại không mở rộng thị trường tiêu thụ (gia tăng mức cầu). Muốn tăng mức cầu phải tung tiền ra thị trường, thực tế là phá giá đồng dollar, cho vay thật dễ đối với mọi khách hàng để thúc đẩy họ mua sắm để tạo ra dây chuyền sản xuất-tiêu thụ hàng hóa ngày càng mạnh hơn, khiến cho kinh tế thế giới phát triển. Vấn đề là phải cho vay nợ thật dễ mới khuyến khích bá tánh tiêu thụ mà chẳng cần lo trả nợ, khi đó bá tánh mới giám chi tiêu, thực tế là thi hành chủ trương: lấy nợ mà cột thiên hạ vào một hệ thống là vậy.

16

Page 17: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

e/ Đòn Phép kinh tế-tiền tệ

Vài lời giải thích như vậy để quý bạn đọc nắm vững quy luật kinh tế cùng các đòn phép mà các bậc thầy kinh tế/chính trị thi hành, không phải ai cũng hiểu được ý đồ thực của giới tinh anh thế giới, đặc biệt liên quan đến lãnh vực tiền tệ. Song Hongbing trong cuốn Chiến Tranh Tiền Tệ chỉ mới biết dịch và tóm lược ít điều đã sảy ra trên trăm năm trước liên quan đến con quái vật đảo Jerkin, là nơi mấy ông trùm tài chánh Mỹ họp bàn về công cuộc cải tổ hệ thống tài chánh-ngân hàng Mỹ hồi đầu thế kỷ 20. Công cuộc cải tổ hệ thống trong thế kỷ 21 này còn kinh khiếp hơn rất nhiều, bây giờ là trên quy mô toàn cầu, theo đó các sắp xếp liên quan đến China, cũng như tiến trình thả nổi đồng dollar (chấm dứt bảo chứng bằng vàng) để tiến tới việc tung tối đa số dollar vào thị trường toàn cầu, mở rộng thị trường thế giới, đồng thời làm suy yếu, hủy diệt mọi đồng tiền địa phương, tiến tới hợp nhất tiền tệ toàn cầu mới đáng sợ vì hợp nhất tiền tệ mới mở đường cho hợp nhất nhân loại.

Quan sát đòn phép của các nhà chiến lược kinh tế-tài chánh thế giới trong hơn 40 năm qua chỉ cho ta bài học căn bản của sách lược kinh tế toàn cầu là: thứ nhất, bằng mọi cách phải điều tiết được hai lực cung cầu trên quy mô toàn cầu, sản lượng tăng thì khối tiền tệ lưu hành phải tăng theo cho phù hợp; thứ hai, nếu một vùng địa lý nào đó được dành ưu tiên cho phát triển thì vùng khác phải bị kềm chế không cho phép sản xuất mở rộng thêm với mục đích nhằm điều tiết cả hai yếu tố tiền tệ và hàng hóa tức là cung/cầu.

Nếu nỗ lực điều tiết như vậy thất bại thì khủng hoảng thừa sẽ sớm diễn ra để đẩy kinh tế thế giới vào khủng hoảng, khủng hoảng thừa (kinh tế gọi là giảm phát) sảy ra do sản xuất quá lớn trong khi thị trường không mở rộng kịp thời (dù bất cứ lý do gì) điều đó có nghĩa là: thứ nhất, khối tiền tệ lưu hành không đủ cung ứng để giữ cho thị trường được ổn định, hoặc thứ hai, tâm lý không dám tiêu thụ/đầu tư vì sợ bất ổn chính trị-xã hội chắc chắn sẽ sảy ra trong tương lai nhìn thấy trước (như hiện nay, khuyến khích tiền tệ vẫn không thể thúc đẩy tiêu thụ gia tăng (thí dù tại Nhật ngân hàng đã áp dụng lãi xuất âm đối với một số tín dụng mang tính khuyến khích).

Có quá nhiều yếu tố đẩy sản xuất tăng vọt, thường do cách tân kỹ thuật khiến sản xuất tăng nhanh, gây bất quân bình chiến lược (tức là về cả chính trị lẫn kinh tế), khiến các phía phải lao vào chiến tranh, như đầu thế kỷ 20 hai yếu nêu trên cùng xuất hiện khiến nổ ra thế chiến I tại Âu Châu. Trong cuộc chiến này Mỹ hưởng lợi lớn, chỉ trong 4 năm thế chiến, GDP tăng gấp đôi (Gross Domestic Product), cho nên bất cứ quyền lực lớn nào - có trách nhiệm đối với tương lai thế giới - đều phải rất cẩn trọng trong việc ứng dụng kỹ thuật mà họ đã đạt được trong lãnh vực khoa học vào sản xuất. Mỹ hiện nay dẫn đầu thế giới trong lãnh vực quyền lực khoa học kỹ thuật; bí mật tuyệt đối bao trùm, chả ai biết thực sự họ đang nghĩ gì, làm gì trong các khám phá khoa học kỹ thuật, nhất là họ đã đặt nền tảng cho lãnh vực khoa học vũ trụ, được coi là bước tiến mới đối với khoa học địa cầu. Do thế, thủ thuật quan sát đánh giá về kinh tế-chính trị toàn cầu là tập trung tìm hiểu xem mấy điều sau đây:

1- yếu tố nào là chính yếu làm tăng sản lượng, 2- kế đến là thị trường có mở rộng kịp thời hay không,

17

Page 18: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

3- khối tiền tệ có gia tăng kịp thời phù hợp với khối hàng hóa hay không, 4- nếu các sự gia tăng nêu trên tuy diễn ra, nhưng dựa trên nền tảng không bền vững thì

kinh tế chắc chắn sẽ rơi vào khủng hoảng trong tương lai nhìn thấy trước, 5- khi đó lại phải tính xem các biến động tiếp theo là gì, sẽ sảy ra khi nào, để ước tính

các diễn biến kế tiếp sẽ diễn ra 6- Khi nào cái gốc của khủng hoảng chưa được giải quyết thỏa đáng thì bất ổn vẫn còn

kéo dài (thường dẫn đến chiến tranh) cho đến khi trật tự được tái lập.7- Rồi trật tự mới cũng sẽ bị đào thải tự nhiên theo quy luật khách quan tự nhiên theo

quy luật tiến hóa không bao giờ ngưng nghỉ đối với muôn loài; Quyền lực lãnh đạo khôn ngoan nhất chính là dự kiến trước càng xa càng tốt đối với các thay đổi khách quan đó để chuẩn bị ứng phó, tự cách tân.

f/ Hán-China tạo ảnh hưởng lên thị trường

Phần trình bày trên chỉ nhằm mục đích giải thích ít điều liên quan đến toan tính của các phía trong cuộc đối đầu không khoan nhượng liên quan đến cục diện tại Viễn Đông-TBD, nơi mà Hán-China nổi lên như thế lực nuôi cao vọng thao túng toàn vùng, Mỗi phía dụng nhau như thế nào trong cuộc cờ lớn là vấn đề thuộc về mưu thuật, mục tiêu của Hán-China chẳng giấu ai được; nhưng mục tiêu của Mỹ lại quá phức tạp, cùng lúc nhắm tới nhiều mục tiêu khác nhau, 1/vừa đánh giặc vừa chuẩn bị thị trường, 2/vừa làm ung thối các xã hội đã lỗi thời lạc hậu, đồng thoài chuẩn bị cho các xã hội đó có thể thích ứng được với dân chủ cùng thị trường tự do, 3/ điều tiết tối đa các biến cỗ để bảo đảm rằng: mọi việc phải sảy ra trong tầm kiểm soát về quy mô cũng như thời điểm và khu vực.

Thí dụ cụ thể như ta đã biết, khi China tăng trưởng mạnh thì kinh tế Nhật, Nam Triều Tiên phải bị kềm hãm, nếu không thế giới sẽ sớm lao vào tình trạng giảm phát (tức là khủng hoảng thừa) cho nên kinh tế Nhật suốt từ 1990 đến nay cứ èo ọt dài là vậy, năm 1997 Bộ Tài Chánh Nam Triều Tiên bị IMF lục soát vì sợ là Nam Triều Tiên còn thi hành mưu kế gì đó dễ đẩy thế giới vào khủng hoảng thừa, sau Nam Triều Tiên đến lượt Thái Lan, Malaysia lao vào suy thoái, do George Soros gây ra (rút Hedge Fund do ông quản trị ra khỏi hai thị trường này).

Sự kềm chế như vậy là cần thiết, nếu không thế giới đã lao vào đại khủng hoảng từ lâu rồi, dĩ nhiên trong các toan tính đó còn liên hệ đến chính trị tại Nga sau CS nữa, nước Nga suy tàn thì kinh tế Mỹ, Nhật cũng phải suy yếu theo, để Nga dưới thời Boris Yeltsin được yên lòng. Khi China tăng trưởng mạnh từ sau 1995 kéo theo kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh khiến giá dầu thô tính theo tỷ giá dollar năm 2010 từ năm 1989 đến 1999 là 15 dollar, nhưng từ sau năm 1999 đến năm 2008 giá dầu thô trung bình là 95 dollar/barrel, năm 2008-09 dầu tạm giảm giá xuống còn 55 dollar, sau đó lên giá trở lại từ cuối 2009 đến giữa 2015 giá dầu lại tăng lên trên 95 dollar/barrel.

Biến động giá cả trong 20 năm qua bị tác động rất mạnh bởi kinh tế China, nhưng các chuẩn bị đối với việc xử dụng canh bài giá dầu thực ra đã được Mỹ kín đáo chuẩn bị từ năm 1971, đến nay việc thi hành trải qua hai giai đoạn: với LX/Nga từ 1975 đến 1990 khi LX tự tuyên bố giải thể, Với Hán-China từ 1995 đến nay. Tăng hay giảm gía dầu đều là các đòn phép kinh hồn, có điều thú vị là đợt tăng giá dầu từ năm 2008 đến nay được thúc

18

Page 19: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

đẩy trực tiếp bởi kinh tế China, việc giảm giá dầu từ cuối năm 2015 đến nay lại là do nhiều yếu tố khách quan tác động, nhưng cũng xuất phát từ China khi họ hụt hơi trong cuộc cờ cố giữ cho kinh tế tăng trưởng mạnh bằng thủ thuật tung tối đa tiền vào thị trường mà không ước tính được hậu quả (xây dựng các thành phố ma tại Hoa Lục, tung tuiền mua tối đa nguyên vật liệu, như hợp đồng trị giá 400 tỷ dollar với Nga, gần 1,000 tỷ dollar với Iran).

3 – Bàn về Khủng Hoảng Nợ năm 2008 tại Mỹ

Tại sao khủng hoảng nợ (Sublime crisis) lại sảy ra năm 2008, tiền căn của cuộc khủng hoảng này xuất phát từ đâu, Mỹ tính gì khi cố tình để khủng hoảng sảy ra sau nhiều nỗ lực làm trì hoãn cuộc khủng hoảng tất phải sảy ra trong khối các nước công nghiệp hóa (OECD). Hiểu biết ngọn nguồn về những việc sảy ra sẽ cung cấp cho ta nhiều bài học hữu ích đối với bất cứ người Việt nào có liên can đến việc làm và thi hành chính sách chiến lược kinh tế-chính trị tại VN hôm nay cũng như lâu dài sau này.

(tôi nhấn mạnh một lần nữa là: không dễ học hỏi đến nơi đến chốn các mưu thuật kỳ bí trong chiến tranh kinh tế-tài chánh, cần phải có duyên nghiệp mới học được các tuyệt chiêu trong lãnh vực sinh tử này của nhân loại; ngay từ bây giờ đã phải nghĩ đến thế giới của trăm năm tiếp theo rồi)

Bài viết này chỉ tóm lược đôi điều chính yếu, nhưng không phải ai đọc cũng có thể hiểu được, vì nhiều việc có liên can mật thiết đến lý thuyết kinh tế-chính trị, cũng như mưu thuật không bao giờ được công khai nói tới, do thế ngay cả người chuyên môn trong nghề cũng không dễ chấp nhận kết quả của công việc thẩm định chiến lược chiến tranh tiền tệ cùng các mưu thuật chỉ được bàn luận trong phòng họp kín.

a/ Tiền Căn

Hiến Chương Bretton Wood năm 1944 là kết quả tất yếu của hai thế chiến, mục đích cụ thể là thống nhất Tây Âu-Nhật Bản trong khối các nước dân chủ-thị trường tự do bằng cách thống nhất lãnh đạo nguồn vốn (ngân hàng quốc tế, quyền phát hành tiền tệ lấy dollar làm chuẩn, cùng các tổ chức quốc tế khác). Mục tiêu chính trị là dụng vai trò của Nga thông qua con bài Cộng Sản để đẩy China/CS vào thế bị buộc phải chấp nhận cải cách kinh tế-tài chánh với trợ giúp của Mỹ, nhằm hoàn thiện một bước thị trường tự do Hoa Lục trên tỷ người cũng như trên vùng Đông Á nói chung, cuối cùng China cũng bị phân rã theo đúng quy luật khách quan.

Chỉ con đường đó mới có thể cùng lúc giải quyết hai vấn đề chính của thế giới, đó là thứ nhất giải quyết họa da vàng bằng cách đưa người da vàng hội nhập với xã hội dân chủ và thị trường tự do và kế đến là mở rộng thị trương, chuyển giao công nghệ, phát triển dân trí trên vùng địa chiến lược là nơi sinh sống của hơn 60% dân số toàn cầu.

Trong chiến tranh lạnh, một mình Mỹ tung quân tham chiến tại bất cứ nơi nào LX-China gây sáo trộn chính trị, đặc biệt tại các nước Á Phi mới thâu hồi độc lập sau thế chiến II, Mỹ tung tiền của, xương máu của lính Mỹ cùng xương máu của đồng minh nhất thời của

19

Page 20: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

Mỹ (cụ thể nhất là VNCH) để thực hiện ý đồ chiến lược tối hậu là đẩy Nga vào thế suy yếu, rồi tan vỡ khi cuộc cờ tại Nam Eurasia được giải quyết toàn diện vào thời điểm sắp tới đây, nên Mỹ luôn nói đến chiến tranh với Nga là vậy (bao gồm thế giới Hồi Giáo và Viễn Đông-Tây Thái Bình Dương; lúc này là thời điểm đó; năm 1991 LX tan vỡ nhưng Nga chỉ mới bị suy yếu chứ chưa tan vỡ).

Mỹ bị chết trên trăm ngàn trong chiến tranh lạnh, bị thương cả triệu, tiền của tung ra vô hạn, đổi lại các cường quốc đồng ý để Mỹ điều tiết kinh tế toàn cầu dựa trên dollar, cho nên chính sách tiền tệ, giá cả, cấm vận nước này nước nọ của Mỹ đều hướng đến các mục tiêu chiến lược toàn cầu, Do thế, đẩy nước này lên, đưa nước kia xuống đều nằm trong toan tính cẩn trọng của Mỹ đối với từng vùng địa chính trị nào đó, nhằm ứng phó với đối thủ cụ thể vào thời điểm cụ thể nào đó,

Nỗ lực chiến tranh đi song song với nỗ lực xây dựng, ngay khi một vùng địa chính trị bắt đầu ổn định chính trị-xã hội thì Mỹ cùng với các nước đồng minh bắt tay ngay vào việc xây dựng để mở rộng thị trường toàn cầu, dựa trên ước tính được giới chuyên gia thâm hậu dự kiến trước để giữ cho kinh tế thế giới hoạt động ổn định. Cần lưu ý là: “điều tiết thị trường toàn cầu để giữ cho kinh tế thế giới tăng trưởng hay suy giảm ở mức độ kiểm soát được là mục tiêu tối hậu của sách lược toàn cầu. Sách lược này không bao giờ được minh thị nói tới, ta chỉ cảm nhận được qua quan sát và tổng hợp các diến biến thế giới để ước định mà thôi (cho nên thế hệ của tôi đang qua đi, nay không nói thì bao giờ mới nói và ai nói thay được đây).

Quan hệ giữa nước Mỹ Hội Kín với thế giới là quan hệ bí ẩn - ngay cả giữa các nhánh Hội Kín với nhau, họ vẫn cạnh tranh với nhau, nhưng vẫn lãnh đạo thống nhất giữa hai quyền lực hội kín chính là Illuminati/Bavaria với Templar, ngày nay Skull&Bone là quyền lực mạnh nhất. Dòng họ Rosthchild khi được xếp vào Illuminati cho thấy dòng họ này có nguồn gốc xuất phát từ sự yểm trợ của Illuminati/Bavaria từ đầu thế kỷ 19 mà thành nghiệp lớn - nên không ai thực sự biết Mỹ có bao nhiêu tiền của và chả ai hay tương quan của giới lãnh đạo tài chánh Âu Châu với Mỹ thay đổi thế nào trong 300 trăm năm qua (bắt đầu từ chiến tranh Napoleonic War năm 1815).

Nhưng cần ghi nhớ là: chỉ một công ty Black Rock đã quản trị khối tài sản 22.5 trillion dollar cũng đủ nói lên thâm hậu của giới tài chánh Mỹ so với Âu Châu. Bộ Trưởng Ngân Khố Mỹ Tim Geishner đã từng nói: mỗi năm Bộ Ngân Khố Mỹ thâu vô 22.5 trillion dollar, tin này sau đó được Ủy Viên IRS xác nhận, các phát biểu đó cho thấy: số thâu vô được Tim Geishner nói tới có lẽ thuộc về bản tổng quyết toán tài sản của nước Mỹ hàng năm. Số liệu này như vậy khác hẳn với ngân sách chính phủ Mỹ hàng năm được Quốc Hội thông qua (trung bình 4.1 trillion dollar cho ngân sách năm 2016) tương đương với chưa quá 1/5 số thâu thực của cả nước Mỹ. Việc này càng cho thấy sự thâm hậu của nền tài chánh Mỹ đối với thế giới.

Nhìn kỹ hơn nữa sẽ thấy, khi TT Eisenhower ký quyết định thành lập Khối Doanh Vụ Quốc-Phòng&Công Nghiệp năm 1957, đến nay được 60 năm, thì quyền lực của giới Doanh Vụ Công Nghiệp-Quốc Phòng kết hợp với giới tình báo&chính trị (NSC, NSA, NRA, DARPA…) đang trở thành thế lực bao trùm đối với quyền lực của giới tài chánh.

20

Page 21: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

Xét về tương lai thì vai trò của quyền lực khoa học kỹ thuật trở thành quyền lực bao trùm toàn cầu, nhất là khi thế giới bước vào thời kỳ hủy tiền và tiến vào văn minh vũ trụ (có thể sảy ra vào cuối thế kỷ này chăng), nên trong bản tin mới đây đã liệt kê 5 gia đình thống lĩnh thế giới hiện nay thì dòng họ Bush đứng hạng nhất, dòng họ Rosthchild đứng hạng năm, kế đến là Rockeffeller, J.P. Morgan, Du Pont. Việc xếp hạng nêu trên cho thấy tầm quan trọng của quyền lực lãnh đạo khoa học kỹ thuật đối với hệ thống xã hội mới nhằm thích ứng với văn minh mới: văn minh vũ trụ.

Như thế mục tiêu của Hiến Chương Bretton Wood năm 1944 giao cho Mỹ quyền điều tiết khối tiền tệ lưu hành toàn cầu bằng quyền phát hành đồng dollar, biến dollar thành vũ khí tiền tệ trong chiến tranh lạnh, nhưng quan trọng hơn hết chính là hướng đến việc mở rộng thị trường toàn cầu bằng đủ mọi kỹ thuật khác nhau như: cho vay với ưu đãi, Mỹ viện trợ cho nước khác bằng hàng hóa do một nước thứ ba sản xuất (60 năm trước gọi là viện trợ tam giác), các biện pháp đó giúp kinh tế và thị trường thế giới tăng trưởng mạnh, cụ thể là nước được trợ giúp phát triển (như Đài Loan vào thập kỳ 60-70) lẫn nước được nhận viện trợ của Mỹ (như VNCH) đều được hưởng lợi ích của viện trợ Mỹ trong thời chiến tranh lạnh. Thể thức trao đổi thanh toán như sau: hàng hóa do Taiwan sản xuất được bán cho VN, nhưng được trả tiền bằng dollar của Mỹ, để VN bán lại cho dân chúng bằng tiền đồng của VNCH, tiền đó được sung vào quỹ đối giá, tức là quỹ viện trợ kinh tế cho VNCH.

Đến thập kỳ 1970, trước đà cách tân kỹ thuật mới, kết hợp với thành quả của chiến tranh VN trong sách lược gây áp lực với Hán-China, Mỹ và khối OECD phải đối diện với đòi hỏi của các nước chậm tiến muốn trở thành các quốc gia trung lưu. Các đòi hỏi này là chính đáng, vì trong thực tế thị trường thế giới đã ngày càng mở rộng, sẽ giúp cho các nước thuộc khối OECD (các nước công nghiệp hóa) lẫn các nước mới nổi (hồi thập kỳ 1960-70 gọi là các nước đang phát triển, thập kỳ 1950-60 gọi các nước mới thâu hồi độc lập sau thế chiến II là các nước chậm tiến).

Như thế, chiến lược mở rộng thị trường toàn cầu được thi hành liên tục tùy theo đà ổn định thế giới cũng như đà cách tân kỹ thuật, mục đích tối hậu là tránh cho thế giới lâm vào cuộc đại suy thoái như kiểu 1929 khi cung vượt quá xa cầu. Nhưng việc này chỉ thành công khi: toàn thế giới chấp nhận điều tiết sản xuất kết hợp với ứng dụng cách tân kỹ thuật trong hệ thống tài chánh toàn cầu được kiểm soát một cách chặt chẽ trên căn bản nhà nước cũng như các pháp nhân khác nhau.

Thế giới vào thập kỳ 1970 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chiến tranh lạnh với LX, bao gồm: a/ kinh tế-thị trường toàn cầu đang trên đà mở rộng, b/ chính trị trong chiến tranh lạnh (China ngả theo Mỹ, LX chắc chắn bị suy tàn bỏ cuộc đua), c/ cách tân kỹ thuật tại Mỹ đã đạt được thành quả rộng lớn. Thực tế đó khiến Mỹ cần chuyển giao khối lượng kỹ thuật khổng lồ cho nước khác: “China là thị trường tốt nhất về địa chính trị cũng như giá trị thị trường và quyết tâm để Mỹ chuyển giao kỹ thuật cũ cho China, đồng thời Mỹ đem ứng dụng cuộc cách mạng kỹ nghệ thứ ba vào sản xuất tại Mỹ”.

Quyết định tái tổ chức toàn diện hệ thống sản xuất dựa trên kỹ thuật hoàn toàn mới mẻ, sẽ đẩy Mỹ vươn hẳn lên phía trước, ngày càng cách xa đối với phần còn lại của thế giới

21

Page 22: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

(ngày nay ngay cả Đức cũng đã chứng tỏ là đang bị tụt hơi so với sức mạnh kỹ thuật của Mỹ). Thành quả này nhờ vào tổ chức hiện đại của nước Mỹ khiến nước Mỹ là nơi thu hút trí tuệ toàn cầu, cụ thể từ các Think-Tank, đặc biệt từ quyết định từ thời TT Eisenhower thành lập Doanh Vụ Công Nghiệp-Quốc Phòng năm 1957, chuyên trách việc phối hợp mọi công trình nghiên cứu để đánh bại LX trong lãnh vực không gian vũ trụ.

Cho nên các thành tích do Apple, Google, Tesla đạt được đều có nguồn gốc từ các khám phá ngoạn mục của các Think-Tank Mỹ, cụ thể là DARPA, cũng như Bộ Năng Lượng Mỹ. Quốc Doanh của Mỹ là vậy, vi diệu lắm chứ không đơn giản chỉ là các công ty quốc doanh như China vẫn huyênh hoang tự đắc, Sắc Sắc/Không Không là vậy.

b/ Quốc tế hóa đồng dollar, bơm tối đa dollar vào thị trường để giữ ổn định kinh tế thế giới sau sự kiện 9-11

Kinh tế, thị trường và chính trị thế giới bước vào bước chuyển hóa mới rất ngoạn mục vào thập kỳ 1970, Mỹ phải chuẩn bị đi trước thế giới vài bước trong vai trò của ngân hàng phát hành toàn cầu, để thế giới có sẵn tiền dollar và quen với cách tiêu thụ dollar đối với kinh tế mới của thế giới sẽ được hình thành trong thập kỳ sau 1980, nên Mỹ phải phá giá đồng dollar.

Năm 1971 TT Nixon ký Luật chấm dứt bảo chứng đồng dollar bằng vàng với trị giá cố định theo quy định của Hiến Chương Bretton Wood năm 1944, thực chất của quyết định này là thả nổi đồng dollar để giá trị dollar được thị trường quyết định. Quyết định nêu trên hoàn toàn phù hợp với thực tế kinh tế toàn cầu, mặc dù việc đó chính là phá giá đồng dollar, chấm dứt cam kết nền tảng do Bretton Wood đặt ra. Kết quả là: đồng dollar giảm giá sẽ khuyến khích các nước mở rộng tiêu xài dựa trên đồng dollar khiến kinh tế thế giới tránh được cuộc suy thoái khi dầu tăng giá hồi thập kỳ 1970.

Mở rộng thị trường đối với các nền kinh tế nhỏ đòi hỏi Mỹ phải phát hành thêm một lượng nhỏ dollar cung ứng cho thị trường để điều tiết kinh tế thế giới; nhưng với quy mô của thị trường China rất rộng lớn và quyết tâm cao, China mới đủ sức tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ guồng máy sản xuất vĩ đại của Mỹ, thì Mỹ phải cung ứng một lượng rất rộng lớn dollar cho thị trường thế giới là hoàn toàn hợp lẽ. Việc này tất yếu sẽ dẫn đưa China trở thành công xưởng sản xuất toàn cầu, nhất là với các hàng hóa tiêu dung chất lượng thấp; ngoài ra phải tính đến việc khi Mỹ mở cửa thị trường China thì các nước khác sẽ theo chân Mỹ ào vào thị trường này khiến cho sản xuất tăng rất mạnh, chắc chắn sẽ dẫn đến khủng hoảng thừa; Cho nên ngay từ lúc đó các biện pháp ngăn chặn khủng hoảng thừa đã được dự kiến song song với chiến tranh lạnh, cũng như hậu thiến tranh lạnh.

Mỹ không thể ngăn chặn được quyết tâm của China trong nỗ lực tiếp thu kỹ thuật cao cũng như thấp, kỹ thuật cao để đẩy China mau chóng hiện đại hóa (capital intensive), kỹ thuật thấp (labor intensive) để thâu dụng tối đa số công nhân khổng lồ hàng trăm triệu người, mỗi năm thêm mấy chục triệu lao động mới. Mỹ càng không thể ngăn chặn hoặc kềm chế các công cuộc đầu tư vào các dự án nhỏ tại China, thường do giới hoa kiều tại

22

Page 23: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

Taiwan, Singapore thực hiện, việc này càng khiến cho kinh tế China mau chóng trở nên quá nóng.

Vào thập kỳ 1990, tức là 15 năm sau khi China đổi mới, các đầu tư nhỏ tại China bắt đầu phát huy tác dụng, nhưng 10 năm sau tức là đến năm 2000 thì các đầu tư lớn do các công ty đa quốc tại China bắt đầu sản xuất các mặt hàng kỹ thuật cao. China bắt đầu đầu tư sâu vào các lãnh vực công nghiệp nặng như sắt thép, đóng tầu, xe lửa cao tốc với tham vọng sớm đưa China trở thành quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới về kinh tế cũng như về khoa học cũng như về quân sự.

Thế giới nhìn thấy rõ nguy cơ này, vấn đề là làm thế nào để kinh tế China không đẩy cả thế giới vào đại suy thoái không còn kiểm soát được nữa, tình huống như vậy khi sảy ra sẽ dẫn đưa thế giới vào chiến tranh toàn cầu vào thời điểm không thích hợp. Nắm thật vững tình hình này sẽ giúp ta hiểu thấu đáo về khủng hoảng nợ năm 2008 phải sảy ra tại Mỹ. Điều tiết kinh tế cùng ổn định chính trị tại vùng cụ thể để mở rộng thị trường tiêu thụ thay thế hoặc bổ sung cho vùng khác bị lâm vào chiến tranh, bất ổn là một trong các tính toán mà giới làm chính sách phải đặc biệt quan tâm; Với tính cách là người ngoài cuộc, sự hiểu biết các vấn đề như vậy sẽ giúp ta dễ dàng hơn trong việc dự kiến về tương lai.

Quy mô kinh tế thế giới sau thế chiến II nhỏ hơn nhiều so với GDP toàn cầu vào thời điểm năm 2000, mặc dù khối dollar tung ra thị trường đã gia tăng, nhưng vẫn không đủ để đáp ứng được với sức sản xuất quá lớn của China vào thời điểm đó, cũng như tương lai vài mươi năm tới (tức là năm 2020). Vì khi China sản xuất rất mạnh mà không có người tiêu thụ thì China sẽ rơi ngay vào khủng hoảng thừa không đúng lúc (năm 2008 quân Mỹ vẫn hiện diện đông đảo tại Iraq và Afghanistan, Mỹ chưa giải quyết xong vấn đề Trung Đông/Hồi Giáo), do thế Mỹ phải chuẩn bị tung tối đa dollar vào thị trường thế giới, làm giảm giá dollar trên quy mô lớn. Khi mọi người dân toàn cầu đều sở hữu dollar thì sức mua toàn cầu gia tăng, việc này sẽ thúc đẩy China dồn nỗ lực dẩy sản xuất tăng thêm khiến việc trao đổi bằng đồng Yuan cũng gia tăng theo, nên Mỹ phải tung dollar ra thị trường trước là vậy.

Vấn đề khác quan trọng không kém, đó là: hệ thống tài chánh thế giới định bởi Bretton Wood năm 1944 không còn hợp thời nữa vì tương quan kinh tế Đông/Tây đang thay đổi mau chóng khi quy mô kinh tế China ngày càng mạnh, đương nhiên sẽ thúc đẩy tham vọng bành trướng của Hán Tộc. China trở thành nền kinh tế dẫn đầu khối BRIC và là đầu tầu giữ đà tăng trưởng toàn cầu từ sau năm 2001 khi biến cố 9-11 nổ ra khiến Mỹ đẩy quân vô Iraq và Afghanistan, Khi Mỹ lâm chiến tại Trung Đông-Hồi Giáo vào thời điểm Ông Bush mới lên thay ông Bill Clinton cũng là lúc kinh tế Dot.Com tan vớ. Ông Bush phải hứng chịu hai khủng hoảng cùng lúc: về kinh tếdot.com tan vỡ và an ninh quốc gia, Mỹ bị đe dọa bởi cực đoan Hồi Giáo, về lâu dài chính là China sẽ thách thức vị trí của Mỹ tại Tây TBD.

Biến cố 9-11 nổ ra là thử nghiệm đối với uy tín của Mỹ với thế giới, đặc biệt với China (Giang rất tâm đắc xem đi xem lại nhiều lần hình ảnh máy bay do khủng bố đâm vào tòa tháp đôi tại New York); Mỹ phải tung quân vào Afghanistan năm 2001 sau đó là Iraq

23

Page 24: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

năm 2003, như thế Mỹ bắt đầu chuyển hướng kinh tế thời bình sau năm 1991 sang kinh tế thời chiến, khiến Mỹ phải tung tiền vào ngân sách chiến tranh cùng an ninh để vực lại nền kinh tế đang trên đà suy thoái.

Kinh tế Dot.com dưới thời Bill Clinton nên được coi là bước thử nghiệm khởi đầu đối với kỹ thuật mới, nên chưa đem lại lợi ích đáng kể đủ sức bù đắp chi tiêu khổng lồ mà Mỹ đã phải chi ra trong 45 năm chiến tranh lạnh với LX và China. Ông Bush Cha lên làm TT, năm 1889 ông đã phải tung 300 tỷ cứu công ty tài chánh Saving & loan; năm sau Sadam Husein tung quân vào Iraq, đe dọa Saudis Arabia, Mỹ phải tung quân vào Trung Đông trên quy mô lớn, mặc dù chi phí do nhiều nước đóng góp, nhưng phần chi tiêu lớn nhắt cho chiến dịch này vẫn là Mỹ. Mười năm sau, Ông Bush nhỏ lại một lần nữa phải tung quân vào Afghanistan và Trung Đông, lần này không chỉ là can thiệp quân sự thuần túy mà là thi hành kế hoạch lâu dài nhắm mục tiêu khuất phục thế giới Hồi Giáo trước mắt là tại Trung Cận Đông&Bắc Phi.

Trong khi kinh tế Mỹ vào năm 2001 vẫn chưa thực sự hồi phục sau chiến tranh lạnh, thì Mỹ lại phải tung quân vào hai chiến trường xa, khiến ngân sách quốc phòng và an ninh tăng mạnh trong suốt 8 năm cầm quyền của Ông Bush trẻ, kế sách này hướng tới hai mục tiêu: cùng lúc can thiệp ở hải ngoại đồng thời tăng cường an ninh quốc nội. Thực tế là Mỹ tiếp tục phá giá dollar để khuyến khích tiêu thụ quốc nội (cần ghi nhớ là 75% trị giá GDP của Mỹ là tiêu thụ thuộc khu vực tư) trong khi làn sóng chuyển vốn và kỹ thuật ra hải ngoại của tư bản Mỹ - chiếu theo cam kết với China năm 1972 cũng như cao trào toàn cầu hóa dưới thời ông Bill Clinton - ngày càng mạnh. Thực tế thì kinh tế Mỹ trong 8 năm cầm quyền của Ông Bush trẻ rất èo uột, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp tương đối thấp (dưới 5%) nhưng các cơ quan chính quyền là khách hàng chính và là tổ chức thâu dụng chính số lao động trơng thời gian đó.

Kinh tế Mỹ suy thoái nhưng được che đậy một cách khéo léo khiến người ngoài cuộc rất khó nhìn thấy sự thật phía sau của kinh tế xã hội Mỹ trong giai đoạn chuyển tiếp từ hệ thống sản xuất cổ điển sang nền kinh tế hiện đại mà thành quả chỉ xuất hiện vào cuối nhiệm kỳ của Obama. Chủ trương kinh tế dưới thời Ông Bush trẻ thực ra là giúp cho China tiến lên toàn diện đúng như cam kết mà ông Richard Nixon đã thỏa thuận với China đúng theo tinh thần Thông Cáo Chung Thượng hải năm 1972 để giữ cho kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng đều đặn sau sự kiện 9-11. Khi Ông Bush trẻ vào Bạch Cung cũng đánh dấu thời điểm guồng máy sản xuất tại China bắt đầu phát huy tác dụng, tập trung tối đa vào việc xuất khẩu hàng hóa qua thị trường Mỹ mà không bị bất cứ giới hạn nào.

Sau đây là vài số liệu số liệu thống kê được trich từ biểu đồ do CNS news đưa ra xác nhận thặng dự thương mại của China với Mỹ như sau: từ năm 1985-87 hầu như bằng 0%, năm 1987-97 trung bình 50 tỷ dollar/năm, 1997-2001 trung bình 80 tỷ/năm, năm 2002-2009 trặng dư 270 tỷ/ năm, 2009-2010 giảm đôi chút so với năm 2009 nhưng vẫn còn 230 tỷ, năm 2010-2013 thặng dư 300 tỷ/năm 2013-2015 thặng dư 350 tỷ/năm, riêng năm 2015 tăng 22.6 tỷ dollar so với năm 2014, chính xác thặng dư thương mại của China năm 2015 với Mỹ là 365,694,000,000 dollar.

24

Page 25: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

Dự trữ ngoại tệ của China tăng nhanh, đến đầu năm 2015 đạt mức 4.1 trillion dollar là đỉnh cao nhất được ghi nhận, đến đỗi China dám tuyên bố là: đã đến lúc China có thể nói không với Mỹ. China tin ở sức mạnh vô địch của mình, nên muốn thiết lập hệ thống riêng do China lãnh đạo ngang hàng với hệ thống tài chánh Phương Tây. China lợi dụng toàn cầu hóa để làm giầu rồi dùng sức mạnh hàng hóa, dân số, khối dự trữ ngoại tệ 4.1 trillion dollar để mưu toan thiết lập đế chế kinh tế-tài chánh do họ tự thiết kế và làm chủ đối đầu với Mỹ và các nước Phương Tây khác.

c- Mỹ cần cuộc khủng hoảng nợ, năm 2008 là thời điểm thuận nhất

Kinh tế kiểu cổ (so với Mỹ) khi đổi sang kinh tế hiện đại (digital era) là thời kỳ lột xác nguy hiểm nhất, rõ ràng là hiếm có nhà nước nào dám hành động như Mỹ đã khởi đầu từ hồi thập kỳ 1970-80, cho nên Mỹ phải tung tối đa dollar ra thị trường là vậy (thả nổi dollar năm 1971 dưới thời Nixon). Sau sự kiện lớn 9-11 năm 2001 (có thể ví như vụ Trân Châu Cảng Dec-7th-1941 khi Nhật bất ngờ tấn công Mỹ tại Hawai) thì Mỹ lại phải tung thêm tiền ra để giữ cho kinh tế Mỹ và thế giới không lao xuống dốc khủng hoảng; Đồng thời tạo điều kiện để kinh tế China tiếp tục vươn lên để China tạm thời đóng vai đầu tầu giữ đà tăng trưởng cho kinh tế thế giới, khi Mỹ lao vào khủng hoảng nợ.

Khủng hoảng nợ năm 2008 khởi đầu bằng việc Cty tài chánh Lehman Brother vỡ nợ, dẫn đến hai cty cung cấp tín dụng địa ốc là Freddie Mac và Fannie Mea mất khả năng thanh toán, đại cty bảo hiểm AIG vốn được thành lập tại Thượng Hải năm 1918 bị buộc phải khai phá sản; Kinh tế Mỹ chao đảo, thị trường mất giá nghiêm trọng, kinh tế Mỹ và thế giới lâm vào suy thoái khi tỷ lệ tăng GDP giảm liên tục trong năm 2009. Thực ra các dấu báo về khủng hoảng nợ tại Mỹ đã được cảnh báo từ rất sớm, ít ra là 4 năm trước khi cơn bão tài chánh nổ ra, nhưng Mỹ lại ứng dụng kiểu kinh tế bong bóng địa ốc để lấp khoảng trống do các lãnh vực kinh tế khác để lại (sản xuất vẫn tiếp tục chuyển ra ngoài nước Mỹ trên quy mô lớn dưới thời ông Bush trẻ, hệ thống sản xuất mới chưa phát huy tác dụng đang trong thời kỳ chuyển hóa từ hệ thống cũ qua hệ thống mới).

Cần ghi nhớ là theo số liệu thông kê do CNS news cung cấp thì: từ năm 2002 đến 2009 thặng dư thương mại của China đối với Mỹ mỗi năm trung bình là 270 tỷ dollar, và liên tục tăng cho đến thời điểm năm 2015; Tình hình đó tạo cơ hội để China muốn chen chân vào thị trường tài chánh New York. Ta không biết cụ thể các cuộc bàn luận giữa Bộ trưởng Ngân Khố Mỹ với China tập trú vào vấn đề gì, nhưng rõ ràng là, giới giầu có tại China cũng như các công ty China tập trung tung tiền vào thị trường Mỹ, mua nhà đất trên quy mô lớn khiến thị trường nhà đất tại Mỹ bùng phát, ngân hàng cho vay quá dễ dàng khiến mọi người đều lao vào kinh doanh địa ốc, thế là thị trường địa ốc bùng phát trên quy mô toàn cầu, mạnh nhất tại Mỹ.

Như vậy, nguồn cơn của khủng hoảng địa ốc năm 2008 đã được biết trước và chuẩn bị kỹ lưỡng, Bộ Ngân Khố Mỹ thực ra đã chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng nợ năm 2008, bằng cách cho phép các ngân hàng thương mại chuyển các món nợ xấu cho hai công ty cho vay hàng đầu về địa ốc là Freddie Mac và Fannie Mae, nên khi khủng hoảng nợ sảy ra thì 80% số nợ xấu đều do hai công ty này lãnh nợ. Thêm vào đó là kế hoạch của Bộ Ngân Khố chuẩn bị tung tiền tối đa buy out các công ty kỹ nghệ mất khả năng thanh toán, khi

25

Page 26: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

đó đại diện Bộ Ngân Khố sẽ ngồi trong Hội Đồng quản trị công ty được đặt dưới sự giám sát của Bộ (thí dụ như GMC chẳng hạn) để giúp các ccông ty Mỹ có phương tiện và rảnh tay tái tổ chức lại sản xuất trên căn bản ứng dụng kỹ thuật mới đã được bí mật hoạch định từ nơi khác.

Chỉ sau ba năm, số tiền do chính phủ tung ra theo kế hoạch TARP - tức là kế hoạch chính phủ đứng ra mua nợ xấu của các công ty, trên nguyên tắc là thuế do mọi người đóng - được thâu về cả vốn lẫn lời, khi đó các công ty trở lại hoạt động giao dịch trên thị trường như bình thường (TARP viết tắt của Program: Troubled Asset Relief Program, Treasury program to help stabilize the financial system, restart economic growth).

Một sự kiện đáng lưu ý ở đây, xin đừng tưởng rằng ở Mỹ này có tự do thì ai muốn làm gì, tôi nhớ lại sự kiện rõ lắm: “Bộ Ngân Khố và FED khi quyết định cho vụ khủng hoảng nợ sảy ra năm 2008, Bộ đã cho mời chủ tịch các công ty cùng các ngân hàng đến họp, Bộ ra lệnh không cho ai được ròi khỏi phòng họp cho đến khi họ phải chấp nhận thi hành đường lối do chính phủ đưa ra đối với kế hoạch TARP, cụ thể là: công ty nào phải sáp nhập với nhau để hình thành công ty mới, công ty nào bị buộc phải giải thể.”

d/ Khủng hoảng nợ năm 2008 chỉ cho ta biết gì về Mỹ

Cách mạng khoa học kỹ thuật cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đã đẩy sản lượng công nghiệp tăng mạnh, nhưng thị trường không mở rộng kịp thời, đã là đầu mối dẫn đến đại khủng hoảng kinh tế năm 1929, sau đó là hai thế chiến. Đến thập kỳ 1970, tiến bộ khoa học kỹ thuật cho phép Mỹ thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba, để đưa kinh tế-xã hội Mỹ vượt xa về phía trước đối với mọi đối thủ cạnh tranh, nhằm giảm hẳn sự lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu cung cấp từ các nước khác. Điều mà sau này gọi là Green Economy không thể diễn ra cùng lúc trên quy mô toàn cầu được, vì phần còn lại của thế giới vẫn phải sống với kiểu kinh tế cũng kỹ thuật cổ điển, gây ô nhiễm nhiều hơn, thâm dụng công nhân nhiều hơn so với kỹ thuật mới.

Kinh tế dot.com chỉ là thử nghiệm lúc đầu đối với kỹ thuật mới mà thôi, nên mau chóng chấm dứt để chuẩn bị chuyển qua hệ thống kinh tế/kỹ thuật hiện đại hơn hẳn so với dot.com, kinh tế Mỹ trong năm cuối dưới thời Bill Clinton bị tan vỡ, nghĩa là kinh tế Mỹ chánh thức lao vào suy thoái từ cuối thời Bill Clinton. Biến cố chính trị kế tiếp - cho dù được biết trước nhưng không ngăn chặn đã dẫn đến sự kiện 9-11 - dù đã được dự kiến từ lâu trước đó, nhưng cố trì hoãn cho đến khi chính phủ mới tại Washington DC lên thay thế chính phủ Bill Clinton. Hai sự kiện quan trọng này đều sảy ra trong năm đầu tiên của TT Bush trẻ, thực tế đã đẩy Mỹ vào khủng hoảng, tất yếu sẽ ảnh hưởng đến kinh tế thế giới vào thời điểm Nga cần trợ giúp, China cần thị trường toàn cầu ổn định để khai thác lợi thế thương mại. Cho nên các biện pháp giải quyết khủng hoảng năm 2000 về kinh tế chỉ là tạm thời, để chuẩn bị cho đợt khủng hoảng nợ kế tiếp sẽ diễn ra trong 8 năm sau. Cần ghi nhớ là, trong hai nhiệm kỳ của Ông Bush trẻ chủ yếu tập trung vào quân sự và chính trị tại Trung Cận Đông-Hồi Giáo, vấn đề kinh tế Mỹ bị cố tình thả lỏng để China tìm cách thao túng hệ thống tiền tệ Mỹ và thế giới; trong khi Mỹ vẫn bí mật chuẩn bị tối đa cho đợt cách tân kỹ thuật trong sản xuất để tạo đà phát triển mạnh của kinh tế Mỹ dưới thời nhiệm kỳ hai của TT Obama.

26

Page 27: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

Mỹ dàn dựng cuộc khủng hoảng nợ năm 2008 thật hay, theo chủ trương lui binh về kinh tế và chính trị; Mỹ âm thầm bí mật chuẩn bị chuyển đổi hệ thống kinh tế-tài chánh Mỹ để đưa nước Mỹ tiến bước vượt hẳn về phía trước đối với thế giới khiến không một nước nào đủ sức cạnh tranh với Mỹ về lâu dài và nước Mỹ không phụ thuộc vào nước ngoài về nguyên liệu. Ông Obama trong 8 năm cầm quyền thi hành chủ trương chiến lược kinh tế/chính trị đã được dàn dựng cẩn trong qua nhiều trào TT Mỹ trước đó - nhưng được chuẩn bị chi tiết bởi chính quyền Bush trẻ - nhằm giải quyết vấn đề Hồi Giáo Trung Cận Đông, đồng thời cũng nhắm tới việc chuẩn bị cho cuộc cờ tại Viễn Đông khi đẩy China vào khủng hoảng nợ chắc chắn sẽ sảy ra trong năm 2016 này..

Kế sách của Mỹ thâm sâu lắm, khi cung cấp cho China cơ hội vươn lên, khối dự trữ ngoại tệ không ngừng gia tăng lên đến 4100 tỷ dollar vào giữa năm 2015, Mỹ đã cung cấp cho China đầy đủ súng đạn để China bành trướng về quân sự chính trị cũng như kinh tế, cứ y như là China đã trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới thay thế Mỹ. Nhớ lại giai đoạn này, phương tiện truyền thông Mỹ và hế giới liên tục đưa ra các dấu báo, các bài viết đề cao sức mạnh kinh tế China có khả năng vượt kinh tế Mỹ về GDP vào năm 2020, nếu tính theo sức mua PPP thì China sẽ vượt Mỹ vào năm 2016.

China đẩy kinh tế thế giới tăng trưởng từ sau năm 2008 bằng cách nào? câu trả lời khá đơn giản là: “China vốn rất đói nguyên liệu và năng lượng, muốn học đòi Mỹ theo lối giữ nguồn khoáng sản quốc nội để thâu tóm nguồn khoáng sản khắp nơi trên thế giới, cùng lúc nhắm hai mục tiêu: vừa phát triển thị trường vừa xâm lăng mềm để tạo thế bao vây trở lại Phương Tây, đẩy lùi ảnh hưởng của Phương Tây tại bất cứ nơi nào có thể. Kinh tế các nước mới nổi hướng vào China để vay mượn, nhận ứng trước qua các hợp đồng cung cấp nguyên liệu hoặc năng lượng, Nhóm các nước sống chủ yếu vào cung cấp nguyên liệu cho China đã đẩy giá nguyên liệu tăng cao một cách bất thường trong mấy năm qua.

Tóm lại, ta thấy mối liên hệ sâu sắc giữa khủng hoảng năm 2000, năm 2008 để qua đó hiểu rằng khủng hoảng nợ xuất phát từ China chắc chắn sẽ sảy ra trong năm 2016 này. Quan sát chính trị Mỹ cho ta thấy: “họ hoạch định kế hoạch toàn cầu trong đường dài, mọi kế sách đều xoay quanh trục định hướng đó. Mỗi TT Mỹ có trách nhiệm thi hành các kế hoạch cụ thể đã được chuẩn bị cẩn trọng, cùng với số phương tiện cần thiết để hoàn thành mục tiêu đã đề ra; nên chính trị Mỹ và thế giới không có gì bất ngờ sảy ra mà không được dự kiến trước, đúng như lời TT Franklin D Roosevelt đã nói.”

4 - Khủng Hoảng nợ phải sảy ra trong năm 2016

Tại sao phải là năm 2016 và tại sao phải xuất phát từ China, mở rộng trên quy mô toàn cầu rồi dẫn đến chiến tranh lớn. Các câu hỏi trên cần được duyệt xét dựa trên chu kỳ bầu cử tại Mỹ bình thường sảy ra mỗi tám năm, hai đảng thay phiên nhau lãnh đạo nước Mỹ, trừ trường hợp đặc biệt mới sảy ra một đảng nắm quyền lãnh đạo chỉ một nhiệm kỳ (như dưới thời TT Carter) hoặc ba nhiệm kỳ liên tiếp như TT, như thời TT Reagan + Bush (từ 1981-1992) vì tầm quan trọng của chiến tranh lạnh đối với LX. Nên cứ mỗi tám năm, Mỹ và thế giới phải trải qua biến cố nào đó định hướng đi cho chu kỳ 8 năm kế tiếp; việc này còn liên hệ đến kỹ thuật tranh cử của hai đảng. Họ phải đả kích

27

Page 28: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

nhau để mỗi đảng thay phiên nhau lãnh đạo nước Mỹ, đồng thời cũng để giới thiệu hướng đi cho tám năm tiếp theo và thường lâu hơn thời hiệu tám năm đối với một số chính sách mang tính định hướng.

Quan sát khách quan cho thấy, từ sau thế chiến II đến nay, đa số các TT Dân Chủ thi hành các nhiệm vụ tương đối nhẹ nhàng: đối ngoại thường nhắm việc lui binh, tạm chấm dứt chiến tranh ở hải ngoại, về kinh tế dù họ phải giải quyết khủng hoảng do TT trước để lại, nhưng các TT Dân Chủ thường cũng được hưởng các thành quả do các kế hoạch được các TT Cộng Hòa đã chuẩn bị từ trước. Cho nên đa số dân Mỹ có khuynh hướng nghiêng về phía đảng Dân Chủ (nhất là di dân) vì các chủ trương cởi mở của đảng Dân Chủ, đảng Cộng Hòa có khuynh hướng bảo thủ hơn, thường nắm các đại công ty nhất là khối Doanh Vụ Quốc-Phòng và Công Nghiệp.

Các TT Cộng Hòa thường phải thi hành nhiệm vụ nặng nề hơn, cùng lúc phải giải quyết suy thoái kinh tế nặng hơn, đồng thời phải quyết định những việc mà không một ai lãnh đạo muốn: đó là đem quân tham chiến tại hải ngoại. Nêu lên các vấn đề như vậy để bạn đọc có dịp đánh giá về vai trò của các TT Mỹ cũng như các sắp xếp từ Quốc Hội, nhất là việc tại sao cánh Cộng Hòa thực sự chi phối các hoạt động liên quan đến Quốc-Phòng, Tình Báo, Khoa Học Kỹ thuật (như cơ quan DARPA là cụ thể), đồng thời qua việc đó cho thấy tại sao dòng họ Bush lại là dòng họ đứng đầu danh sách 5 dòng họ nắm quyền lãnh đạo cao nhất.

Suy thoái phải sảy ra trong năm 2016 là vậy, việc này xuất phát từ kế hoạch đã được chuẩn bị từ thời 1972 khi Mỹ ký thông cáo chung Thượng Hải với China cách nay hơn 40 năm. Nhưng cụ thể nhất từ thời TT Bill Clinton, đến thời ông Bush, qua thời Obama (phần trên đã giải thích sơ lược) qua chủ trương nhất quán là cung cấp cho China cơ hội và tiền bạc cũng kỹ thuật để China bành trướng về chính trị-quân sự cũng như về kinh tế; tất yếu China sẽ lao vào con đường bành trướng. Vấn đề quan yếu là: tính toán xem khi nào thì China bị hụt hơi trong toan tính thôn tính toàn cầu của họ mà thôi, cho nên khủng hoảng nợ phải khởi đầu từ China vào năm 2016 này là vậy.

a/ Nợ của China là vấn đề rất lớn

Thế giới biết rõ việc đó, China cố tình ém nhẹm để thế giới yên lòng tiêu thụ hàng hóa do China sản xuất từ sau năm 2008 đến nay. China xử dụng ngoại tệ tương đối lớn để mua tối đa nguyên liệu, vừa bán được hàng hóa, vừa xâm lăng mềm thế giới; khi kinh tế China tiếp tục tăng trưởng thì China càng cần nhập khẩu hàng hóa kỹ thuật cao do Mỹ sản xuất, đồng thời tăng tối đa dự trữ nguyên liệu chiến lược cho nền kinh tế China; Tính toán của China cho thấy họ còn quá ấu trĩ về các vấn đề toàn cầu, muốn chiếm đoạt càng nhanh càng tốt, thời gian chẳng đứng về phía họ.

Thực ra thì sau khủng hoảng nợ năm 2008 chủ yếu sảy ra tại Mỹ, các thị trường khác chỉ bị khựng lại trong thời gian ngắn mà thôi, cụ thể là xuất khẩu của China vào tháng 5/2009 giảm mạnh 25% so với năm 2008. Nhưng kinh tế China hồi phục mau chóng nhờ hai biện pháp sau: a/ China thâu gom tối đa nguyên liệu toàn cầu, để qua đó China bơm tiền vào thị trường thế giới, đẩy đà tiêu thụ gia tăng, b/ China cung cấp tín dụng tối đa cho các dự

28

Page 29: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

án đầu tư trong nước qua chủ trương xây dựng các thành phố ma trên toàn lãnh thổ China, để cố giữ tỷ lệ tăng trưởng cao như nghị quyết của các đảng bộ trung ương và địa phương đề ra.

Đặt khủng hoảng năm 2008 trong bối cảnh thế giới vào lúc đó cho thây, thời điểm đó hoàn toàn không phù hợp để sảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu, vì Mỹ cần tái cấu trúc hệ thống tài chánh-ngân hàng đồng thời dồn tối đa năng lực để thay đổi kỹ thuật trong sản xuất dựa trên kỹ thuật mới như Big Data, 3D Copie, Automation, năng lượng tái sinh. Các thành quả đó đều xuất phát từ các công trình nghiên cứu do các cơ quan thuộc chính quyền Mỹ âm thầm thực hiện như Bộ QP, Bộ Năng Lượng cùng các cơ quan nghiên cứu khác. Nhưng các thành quả chuyển đổi kinh tế-tài chánh Mỹ cũng chỉ phát huy tác dụng trong thời hiệu sớm nhất là 15 năm kể từ nhiệm kỳ của TT Bush trẻ là lúc các chuẩn bị được tiến hành cụ thể, để được thi hành và phát huy tác dụng dưới thời TT Obama.

China dưới thời Giang Trạch Dân trùng hợp với sự kiện 9-11, nên đã ngửi thấy mùi suy yếu của Mỹ khi đụng độ với cực đoan Hồi Giáo, nên giới thân cận quanh Giang đã mạnh bạo đề ra chủ trương thôn tính toàn cầu (xem Trì Hạo Điền là rõ). Suy thoái năm 2000 (ít được nói tới cuối thời Bill Clinton) đã đưa Ông Bush vào Bạch Cung, China thử gân ông Bush ngay tức khắc khi cho máy bay đâm vào máy bay trinh sát của Mỹ trong vùng biển Đông Nam Á khiến máy bay này phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam (có đóng kịch ở chỗ này hay không chả biết). Khủng hoảng nợ năm 2008 là cơ hội để China hoàn toàn vững tin là: “Mỹ suy thoái thật sự rồi, China cần tung tối đa sức mạnh chiếm biển ĐNÁ, chuẩn bị sẵn sàng đối đầu với Mỹ trên mọi trận địa” (China mới dám phát biểu là: đã đến lúc China có quyền nói không với Mỹ là vậy).

Mặc dù thặng dư thương mại với Mỹ không ngừng gia tăng từ năm 1987 đến nay (1987 là 50 tỷ, năm 2015 là 365 tỷ trong khi khu vực dịch vụ thì China bị thâm thủng với Mỹ năm 2015 khoảng 28 tỷ dollar, như vậy cán cân thanh toán China vẫn thặng dư so với Mỹ là 330 tỷ dollar (ông Donald Trump nói là 550 tỷ). Nếu tính các thị trường khác, thí dụ với VN thặng dư thương mại của China đạt đến mức 30 tỷ/ trong năm 2015, như thế cán cân thanh toán của China hàng năm vẫn thặng dư trung bình từ 500 đến 600 tỷ dollar.Thực tế này khiến China tin rằng quyền lực tài chánh Mỹ không thể và không dám tung các âm mưu thao túng thị trường tiền tệ cũng như guồng máy xuất khẩu của China, vì đụng đến China sẽ gây khủng hoảng toàn cầu, theo tính toán của China thì đó là điều Mỹ rất sợ (sic). Nhưng thực tế cho thấy, đánh giá của China sai, Mỹ rất chủ động đẩy kinh tế thế giới vào khủng hoảng đúng lúc sao cho trùng hợp với biến cố chính trị; Khủng hoảng chính trị lớn phải thích ứng với khủng hoảng kinh tế lớn là vậy.

Để bảo đảm tỷ lệ tăng trưởng cao trên 8% năm, China đã tung tiền tối đa vào các công trình xây cất vĩ đại với tham vọng tiêu thụ hết số sắt thép, xi măng khổng lồ sản xuất hàng năm, thực ra còn nhắm tới việc tạo thêm công ăn việc làm cho thị trường lao động từ nông thôn tràn ra thành thị trên quy mô lớn. Thiên di nội địa, kết hợp với dân số già nua quá mau vì chính sách một con được thi hành từ thời Mao, cùng chính sách phải nuôi cả trăm triệu đảng viên tại chức cũng như đã hưu trở thành vấn nạn xã hội rất nghiêm trọng khiến China mất sức cạnh tranh. Thực tế này còn tăng lên khi kỹ thuật sản xuất mà

29

Page 30: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

China sở hữu thuộc thế hệ cũ mà Mỹ đã thải ra trên 30 năm trước, China hoàn toàn không có khả năng lấp đầy khoảng trống ngày càng mở rộng do cạnh tranh toàn cầu tạo ra.

Để kích thích kinh tế tiếp tục tăng trưởng với tỷ lệ cao, China thi hành chính sách nới lỏng tiền tệ, ngân hàng cho vay thật dễ đối với mọi dự án đầu tư được các công ty quốc doanh đề nghị, miễn là dự án đó được đảng bộ thông qua, thực tế này khiến nợ gia tăng mau chóng. Ta cần lưu ý hệ thống tròng chéo giữa quyền lực các đảng bộ địa phương đối với trung ương, tất cả tạo thành mạng lưới chân rết dày đặc quyền lợi các phía đan chặt vào với nhau, nên các công ty của China chủ yếu chịu sự giám sát của đảng bộ mà họ trực thuộc, chứ không chịu tác động của thị trường cũng như luật pháp. Các tập đoàn của China do thế không bao giờ hữu hiệu, trong sáng được, mất sức cạnh tranh là tự nhiên.

Không ai thực sự biết được hoạt động của hệ thống ngân hàng ngầm diễn ra thế nào, nhất là các công ty China (dù tư nhân, quốc doanh trung ương cũng như địa phương mọi cấp) đã vay mượn chợ đen ra sao thông qua các hợp đồng liên doanh đối với hệ thống cho vay chợ đen ngầm của thế giới. Giới quản trị các quỹ mạo hiểm (Hedge Fund) chắc chắn không dính líu đến các hoạt động kiểu thế này, nhưng không ai có thể phủ nhận vai trò của cánh Hoa Kiều hải ngoại đối với các hoạt động ngầm tại China (nhất là qua ngả Hong-Kong).

China từ năm 2008 thi hành chủ trương tung tối đa tiền tệ với giá rẻ vào thị trường, để kích thích tăng trưởng kinh tế giả tạo, khiến các nước Á Châu cũng phải lao theo China, kết quả là nợ của Á Châu tăng cao chưa từng thấy. Quan sát kỹ lưỡng các hoạt động tài chánh trong vùng cho thấy: IMF không tiến hành ngăn chặn như đối với Nam TT năm 1997 vì China chiếm phần khá khiêm tốn trong số SDR (special drawing right tại IMF), nhất là China không bao giờ để bên ngoài can thiệp vào hệ thống của họ. Điều đó cũng đủ cho thấy: khủng hoảng nợ năm 2016 tuy không được giàn dựng, nhưng cố tình không ngăn cản để khủng hoảng nợ do China gây ra phải diễn ra trong năm 2016 này.

Theo Business Insider, các nhà phân tích bắt đầu chú ý đến nợ của các nước Á Châu, theo Mc Kinsey&Co thì số nợ của các nước Á Châu chiếm 50% nợ toàn cầu, riêng số nợ của China lên đến 28 trillion dollar (tức là gấp ba lần GDP của China). Trong khi đó nợ công của Mỹ đối với GDP đã giảm từ 170% vào năm 2010 xuống còn 130% trong năm 2014 và còn tiếp tục giảm, trong khi đó nợ của China không ngừng gia tăng. Năm 2000 tương đương với 120% GDP, năm 2007 tăng lên 158% GDP, năm 2014 tăng lên 282% GDP. Các công ty China có mức nợ cao ngất ngưởng ước tính sơ khởi tương đương với 65% GDP trong khi các công ty Thổ Nhĩ Kỳ là 28% GDP, Brazil là 20%, Emirate là 27% GDP, các nước nêu trên bị coi là có mức nợ cao đối với các công ty. Mức nợ của các công ty tại các nước khác thường dưới dưới 10% GDP của nước họ, ở mức nợ đó công ty mới có khả năng cạnh tranh toàn cầu (cụ thể như mức dự trữ tiền mặt của Apple lên đến trên 300 tỷ dollar, Google, Intel, Cisco dự trữ tiền mặt bao nhiêu không rõ).

Nhìn các số liệu nêu trên để thấy núi nợ của China theo nomination lớn thế nào, vì trong thời gian đó GDP của China được công bố vẫn tăng đều hàng năm trung bình 8% (sic). China rất tự tin ở khối dự trữ ngoại tệ không ngừng gia tăng của họ. China nghĩ rằng các công ty China nợ ngân hàng nhà nước China, chứ không nợ ngân hàng tư nhân kiểu kinh

30

Page 31: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

tế tư bản, cho nên đối với China thì các khoản nợ đó cũng chỉ là chuyển khoản trong nội bộ gia đình China mà thôi. Khi thi hành chủ trương dung nợ để kích thích kinh tế, thực ra China phá giá đồng Yuan không chánh thức, để tăng sức cạnh tranh với hàng hóa do các nước lân bang sản xuất với giá thành rẻ hơn China rất nhiều.

Nhưng theo ngân hàng HSBC của Anh thì trên 70% các công ty quốc doanh địa phương của China đã thất bại ít nhất hai trong bốn Corporation Credit Test, trong đó 30% thất bại ba trong bốn test về Credit Test Result. Thực tế thì chả có công ty quốc doanh nào trong 101 tập đoàn công nghiệp của China pass đủ bốn test về Credit, vì số sách luôn sửa đổi cho phù hợp với nghị quyết của đảng bộ địa phương cũng như trung ương (bốn test gồm: SOE State owned Enterprize, Central SOE, POE Private owned enterprise) và Foreign owned enterprize).

Mc Kinsey&Co cho biết số ngoại tệ của China hàng năm thay đổi như sau: năm 2004 tăng 200 tỷ, năm 2005-06 tăng 200 tỷ, năm 2007 đến 2010 hàng năm tăng 400 tỷ, năm 2011 tăng 350 tỷ, năm 2012 tăng 150 tỷ, năm 2013 tăng 500 tỷ, năm 2014 tăng 40 tỷ, năm 2015 giảm 420 tỷ. kết quả là: dự trữ ngoại tệ của China tăng như sau: năm 1996 là 0.7 trillion dollar, năm 2009 là 2.3 trillion, năm 2010 là 2.6 trillion, 2011 là 3.2 trillion, 2012 là 3.3 trillion, 2013-14 là 3.7 trillion, 2015 là 3.4 trillion.

Nợ của China là chủ đề bàn hoài không dứt, ngoài nợ của trung ương cùng các công ty trực thuộc, phải kể đến nợ trái phiếu chánh thức do các chính quyền địa phương phát hành, Bloomberg (march 8th-16) cho ta vài số liệu sau: từ năm 2000 đến 2014 trái phiếu do địa phương phát hành không đáng kể tính theo đồng Yuan mỗi năm dưới 400 tỷ Yuan, riêng năm 2015 tăng bất ngờ lên gần 4 trillion Yuan trong khi còn khoảng 3.8 trillion Yuan nằm ngoài sổ sách. Theo Mizuho Securiies Asia thì số nợ của địa phương là 4 trillion Yuan, hầu hết không được báo cáo, ngoài ra họ tỏ ra nghi ngờ về tỷ lệ tăng trưởng GDP trên 7% được chánh thức nói tới, theo họ tối đa chỉ là 5% mà thôi.

Nợ của China là vấn đề lớn, nhưng China coi việc đó là vũ khí chống lại giới tài phiệt thế giới bằng cách âm thầm phá giá đồng Yuan, họ đã lập lại sai lầm mà Nam Triều Tiên đã phạm phải hồi năm 1997. Trong bài viết của William Pesek đăng trên Bloomberg, ông khẳng định rằng: China đã đi vào sai lầm như Nhật hồi 1990, hoặc như Nam TT hồi 1997 khi các công ty NTT bị nợ nần chồng chất khiến chính phủ phải chuyển gánh nặng nợ nần cho người tiêu thụ.được ngụy trang bằng từ ngữ yêu nước, khiến mỗi gia đình Nam TT phải gánh nợ tương đương với 81% GDP của xứ này.

Nhưng GDP của China tương đương với 9.2 trillion dollar (thực tế không đến số đó) nên khi Bắc Kinh chuyển nợ vào giới tiêu thụ thì họ đã đẩy kinh tế China vào tình huống nguy hiểm hơn nhiều so với Nam TT. Tập Cẩm Bình hoàn toàn không nao núng, tiếp tục các kế hoạch mở rộng đường tơ lụa trên lục địa cũng như trên biển, tiếp tục mở rộng công cuộc quân sự hóa Biển Đông, tiếp tục tăng vốn cho các công ty yếu kém, tiếp tục thi hành chủ trương cho vay dễ dàng để giới bình dân - rất ít học, không có bất cứ hiểu biết nào về thị trường - tung tiền mua cổ phiếu các công ty China khiến thị trường China tăng giá rất mạnh trong năm 2014 đến giữa 2015.

31

Page 32: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

Chỉ trong 12 tháng từ 2014-15, thị trường Thượng Hải tăng 141%, Thẩm Quyến tăng 188%, chỉ trong tháng 5 năm 2015 Thẩm Quyến tăng giá 45% lên đến trị giá 484 tỷ dollar. Theo Economist (may 30th-15) dựa trên chỉ số CSI (China Stock Inđex) tổng hợp 300 công ty lớn nhất của China thì các công ty Start Up thuộc Chinext tăng giá 300% trong 12 tháng, đặc biệt công ty Start Up chuyên về giáo dục online tăng giá 1300% trong 12 tháng. Đối với giới tham gia thị trường thì: tỷ lệ P/E (price/earning) vượt quá giới hạn 25% đã bị coi là quá mắc, trong khi tại China tỷ lệ này là 80%, tỷ lệ này đối với Chinext lên đến 140% so với năm trước (năm 2014).

Bong bong chứng khoán kết hợp với bong bóng địa ốc dựa trên việc định giá các thành phố ma chẳng theo giá trị thị trường, cùng núi nợ ở mọi cấp chính quyền khiến kinh tế China rơi vào đổ vỡ bất cứ lúc nào, mà họ không thể sửa chữa, chứ chưa nói đến việc thực hiện cuộc cách tân kỹ thuật theo kiểu người Mỹ đã làm từ sau năm 2008 đến nay.

b/ China đã đẩy giá nguyên liệu tăng cao như thế nào

China rất đói nguyên liệu chiến lược, 12 năm trước dự trữ dầu của China chỉ đủ dung trong 15 ngày nên họ cần tăng dự trữ đủ dung cho nền kinh tế ít nhất là ba tháng, cho nên China săn lùng dầu và các loại nguyên liệu khác với giá cao từ mọi nguồn khác nhau: từ Châu Phi, trung Đông đến trung và Nam Mỹ. Song song với chiến dịch cướp dầu thô, China mở rộng chủ trương chiếm toàn bộ biển Đông nơi được coi là có dự trữ khí đốt khổng lồ, việc này làm cho tình hình thế giới ngày càng nóng hơn, từng bước khiến Phương Tây coi China là thế lực không thân thiện. Thực tế đó đã đẩy dầu cùng các nguyên liệu chiến lược như quặng mỏ tăng giá mạnh từ năm 1999 đến nay.

Bảng sau đây trích từ trang mạng Crude oil price chart, Macro Trend.net/1369 cho thấy giá dầu thay đổi theo tỷ giá dollar cố định năm 2010 như sau: từ 1979-89 giá dầu tính theo giá cố định dollar năm 2010 là 75 dollar/barrel, từ 1989-99 giá dầu xuống còn 15 dollar/barrel, từ năm1999 đến 2008 giá dầu là 95 dollar/barrel, giá dầu năm 2008-09 là 55 dollar/barrel, từ 2009-2015 giá dầu là 95 dollar/barrel, sau đó giảm mạnh trong mấy tháng qua.

Nguyên liệu dầu thô tăng giá đột ngột từ 15 US dollar năm 1999 lên 95 dollar vào năm 2009, trùng hợp với thời điểm Mỹ tung quân tham chiến tại Afghanistan và Iraq, dầu tăng giá vì thế giới sợ bất ổn chính trị tại Trung Cận Đông là nguồn cung cấp dầu khí chính cho thế giơi, nhưng các loại nguyên liệu thô khác không tăng giá, nên ảnh hưởng của việc tăng giá dầu thô trong thời kỳ này gây ảnh hưởng không đáng kể đối với đà tiêu thụ hàng hóa toàn cầu. Trong hai năm 2008-09 dầu giảm giá do việc quân Mỹ bắt đầu rút khỏi hai chiến trường Afghanistan và Iraq, từ năm 2009 đến 2015 dầu tăng giá trở lại đến mức 95 dollar/barrel xuất phát từ việc China tung tiền thâu gom nguyên liệu trên quy mô toàn cầu, kể cả tại Mỹ, Canada và Úc.

Như vậy thật rõ là trong hơn 6 năm qua, China đã đẩy kinh tế thế giới giữ được đà tăng trưởng, nhưng vấn đề là: China có đủ năng lực để điều tiết kinh tế thế giới như Mỹ đã hành xử hay không, đó là câu hỏi lớn về mặt sách lược toàn cầu của China. Trong toàn cảnh như vậy, Ông Obama thi hành chủ trương trở về nhà, đóng vai hiền giả, nhún với

32

Page 33: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

mọi phía, tập trung lo việc của nước Mỹ, để đẩy kinh tế Mỹ tăng trưởng trở lại, thất nghiệp tiếp tục giảm, Mỹ nay là quốc gia duy nhất phát triển mạnh, bất chấp các kinh tế khác rơi vào suy thoái; Thế bại của China, thế thắng của Mỹ đã hiện rõ.

Như thế rõ ràng là việc China tung tiền thu gom nguyên liệu trên quy mô toàn cầu đã đẩy các nước kém phát triển mở rộng giao thương với China bằng cách đổi nguyên vật liệu khai thác láy hàng hóa do China sản xuất. Dĩ nhiên hệ thống trao đổi đó đã giúp China mở rộng ảnh hưởng đối với Á-Phi-Mỹ Latinh, nên giới quan sát thế giới mới nói đến khối BRIC là vậy (Brzil, Russia, India, China), nhưng việc này cũng đã giúp cho kinh tế thế giới tăng trưởng ổn định trong gần tám năm qua khi Mỹ âm thầm tái tổ chức hệ thống tài chánh-tiền tệ đồng thời hiện đại hóa guồng máy sản xuất tại nội địa nước Mỹ.

Vấn đề là: “liệu China có thể tung tiền ra để thu mua nguyên liệu trên quy mô lớn được bao lâu, khi China nhận thấy họ đã phung phí tiền của để mua nguyên liệu với giá quá cao, cũng như đầu tư vào các dự án thiếu viễn kiến, họ đã pham sai lầm rất nghiêm trọng là vậy”

Iran gia nhập thị trường xuất khẩu dầu thô, khi ông Obama vào Bạch Cung với khẩu hiệu rút quân Mỹ khỏi Iraq và Afghanistan, lật ngược chủ trương để lại từ chính phủ Bush ký kết với chính quyền Maliki của Iraq. Thực ra Bush đưa quân vào Iraq, nên phải hứa tiếp tục để quân Mỹ tại đó để bảo vệ nhà nước Iraq do Mỹ giúp thành lập sau khi lật đổ Sadam Hussein năm 2003. Năm 2009 Obama thi hành chủ trương lui binh, đến năm 2011 thì quân Mỹ rút hết khỏi Iraq, cả hai quyết định của Ông Bush và Obama đều gián tiếp giúp cho Iran cơ hội để có tiếng nói trong vùng Cận Đông với Saudis Arabia cũng như Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề Syria cũng như công cuộc hòa giải giữa hai giáo phái Sunni và Shia nói chung.

Cuộc thương thảo với Iran về hồ sơ nguyên tử của xứ này chỉ là biểu hiện mặt nổi để Mỹ bỏ cấm vận đối với Iran, thực chất chính là định lại mối quan hệ giữa các nước Hồi Giáo thuộc hai hệ phái với nhau, cũng như tương quan giữa Trung Cận Đông với Nga, Âu Châu và với Mỹ để bảo đảm tương lai ổn định cho vùng này (bao gồm cả Bắc Phi/Hồi Giáo). Cho nên Nga tỏ ra rất ồn ào to tiếng và hiếu chiến đóng vai bảo vệ khối thiểu số Shia tại Syria, chính vai trò trung gian bảo chứng của Nga nên Iran chấp nhận giải giới nguyên tử và hỏa tiễn đạn đạo.

Đến nay nhóm G5+1 và Iran đã đạt được thỏa thuận, đã được LHQ thông qua, nên Mỹ đã từ từ giải tỏa cấm vận đối với Iran, nhất là số tiền của Iran do Mỹ giữ lên đến trên trăm tỷ dollar (bao gồm cả vốn lẫn lời trong 40 năm qua). Như vậy trên nguyên tắc thì Iran có thể mua trang thiết bị của Mỹ, nhất là lãnh vực dầu khí, hàng không, và thẳng thắn mà nói, Mỹ đang tái lập mối quan hệ với một Trung Đông Mới trong đó các thế lực Iran, Saudis, Thổ, Ai Cập phải bị buộc phải cùng hợp tác để cùng tồn tại trong thế quân bình mới với bảo chứng của Mỹ. Đó là điều mà chưa bao giờ thế giới Hồi Giáo tự làm được kể từ khi lập đạo năm 630 đến nay. Do thế Saudis Arabia phải tập làm quen với tình thế mới, ít mặn mà với Mỹ so với thời kỳ hơn 50 năm qua, ưu thế dầu khí của họ trong tổ chức OPEC sẽ bị giảm sút đôi chút, nhưng thú vị là tổ hợp ARAMCO (liên doanh dầu khí Mỹ-Saudis) sẽ tiếp tục hùng mạnh.

33

Page 34: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

Iran cũng phải tập làm quen với mối quan hệ với Mỹ như thế lực bảo trọng an ninh cho toàn vùng, do vậy một giải pháp cho Iraq, Syria và người Kurd chắc chắn phải được thông qua giữa các phía. Tin mới nhất cho hay, Mỹ thiết lập hai căn cứ không quân trên vùng bắc Syria trong vùng do người Kurd làm chủ, để kềm chế các phía nhất là Thổ Nhĩ Kỳ đối với giải pháp về một quốc gia của người Kurd hiện sinh sống tại bốn nước.

Iran là nước có dự trữ dầu thô lớn hàng thứ hai trên thế giới, hợp với Iraq thì dự trữ dầu của hai xứ này được coi là ngang với Saudis Arabia, nên khi Iran xuất khẩu dầu thô khiến mức cung vượt quá mức cầu khiến dầu thô giảm giá, Dầu giảm giá kéo theo các loại nguyên liệu khác giảm giá theo khiến kinh tế các nước chuyên xuất khẩu dầu thô mất nguồn thu lớn cho ngân sách, khiến kinh tế các nước đó bị suy thoái nên gây tác động ngay đến kinh tế China.

c/ Mỹ giảm nhập khầu dầu thô, tăng xuất khẩu đá phiến và xăng dầu càng gây ảnh hưởng đến thị trường dầu thế giới,

sức mạnh của hệ thống Mỹ chủ về kỹ thuật, nên kinh tế Mỹ khác nhiều với các nước khác, họ rất dễ dàng chuyển giao kỹ thuật cho nước khác để phục vụ cho nhu cầu chiến lược của họ, nhưng họ rất bí mật khi thi hành công cuộc cách tân kỹ thuật trên quy mô lớn đối với toàn bộ xã hội Mỹ về mọi phương diện.

Kỹ thuật lọc dầu hiện đại của Mỹ cho phép các nhà máy lọc dầu của họ chiết xuất được lượng xăng dầu nhiều hơn 30% so với kỹ thuật ứng dụng tại các nước khác, trong vài năm trở lại đây, Mỹ là nước xuất khẩu xăng dầu với giá cạnh tranh đến nhiều nước trên thế giới, năng lượng đá phiến (shale gas) được khai thác tại Mỹ với giá thành dưới 40 dollar/barrel trong khi các nơi khác dầu thô khai thác với phí tổn có thể lên đến 60 dollar/barrel (như tại Nga là cụ thể).

Trong thời gian dài Mỹ nhập khầu dầu từ mọi nơi trên thế giới để cung cấp cho guồng máy công nghiệp vĩ đại cũng như đạo quân khổng lồ có mặt kháp nơi trên thế giới, nên Mỹ là nước nhập cảng dầu thô nhiều nhất, và cũng là quốc gia gây ô nhiễm môi sinh nhiều nhất, tình hình đã thay đổi khi Mỹ chuyển giao công cuộc sản xuất hàng hóa gây ô nhiễm môi sinh cho China. Khiến kinh tế China mau chóng phát triển, China trở thành xã hội trung lưu, China thay thế Mỹ nhập khẩu xăng dầu nhiều nhất và cũng là nước gây ô nhiễm nhất thế giới, nên China phải tìm mọi cách cướp đoạt tài nguyên thiên nhiên toàn cầu là vậy.

Ba yếu tố khách quan nêu trên đã đẩy giá dầu giảm mạnh, vào tháng Jan-16 già dầu thô có lúc xuống đến mức dưới 26 dollar/barrel, khiến kinh tế các nước xuất khẩu dầu chao đảo (cụ thể như Venezuela là nước ngân sách quốc gia lệ thuộc đến gần 90% từ dầu thô xuất khẩu, Nga phải cắt giảm ngân sách hàng năm). Dầu giảm giá đẩy kinh tế các nước xuất khẩu nguyên liệu vào suy thoái, ngay tức khắc tác động đến kinh tế China vốn đang bị ảnh hưởng nặng vì nợ xấu, kinh tế mất dần khả năng cạnh tranh, khiến giới đầu tư tìm cách rời khỏi thị trường China.

34

Page 35: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

Theo CNN Money, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2015 giới đầu tư đã rút vốn khỏi thị trường China từ 520 đến 530 tỷ dollar; Giới đầu tư ngoại quốc ra đi khiến giới giầu có tại Hoa Lục tìm cách chuyển tài sản ra ngoại quốc trên quy mô lớn, khiến giá đồng yuan tại hải ngoại giảm mạnh. Jim Edwards trong bài viết trên tờ Business Insider nhan đề: Here is all the money leaving China right now cho biết, kinh tế chậm lại, nợ tăng lên đến mức 28 trillion dollar cho thấy China đang gặp khó khăn trong thanh toán nợ bằng dollar. Helen Hawarth thuộc Credit Suisse đưa ra hai sơ đồ cho thấy dự trữ ngoại tệ đang giảm, ngân hàng tung tiền ra mua lại đồng yuan bị xuống giá do bất cứ ai bán ra, tiền tiếp tục chạy ra ngoài với mức độ lớn, Christopher Woood và nhóm Greed&Fear Gang cũng nhận định như Helen Hawarth, theo ông dự trữ ngoại tệ của China đã giảm 600 tỷ từ mức cao 4000 tỷ trước đây, mỗi tháng số tiền rời khỏi China là 100 tỷ dollar, trong khi đó theo RBS thì số tiền rời khỏi China trong tháng dec-2015 là 170 tỷ dollar.

Bloomberg cho hay, vốn tư bản rời khỏi China trong năm 2015 lên đến 1 trillion dollar, các tin tức nêu trên phù hợp với ước tính của Bộ Ngân Khố Mỹ đối với số tiền rời khỏi China trong 8 tháng đầu năm 2015 là 500 tỷ dollar, dự trữ ngoại tệ giảm 513 tỷ xuống còn 3.3 tỷ, lần đầu tiên sảy ra kể từ năm 1992 đến nay.

Xuất khẩu của China liên tục giảm từ năm 2014, tiếp tục giảm mạnh hơn trong năm 2015, chiều hướng này sẽ mở rộng trong năm 2016, cụ thể là hàng vận chuyển bằng đường hỏa xa giảm 3% trong năm 2014, giảm 11,3% trong năm 2015. Xuất khẩu của China trong tháng một giảm 11.2%, nhập khẩu giảm 18.8%, xuất khẩu trong tháng hai giảm 25.4% ở mức 126 tỷ dollar, nhập khẩu giảm 13.8% theo báo cáo chánh thức được China công bố hôm 8 tháng hai (tin từ BBC), theo kết quả được công bố hôm 8 tháng hai-2016 thì xuất khẩu của China trong tháng 1-16 giảm 25.4%, nhập cảng giảm 13.8% so với tháng giêng năm 2015. Các tin tức nêu trên đủ cho thấy kinh té China đang lao vào suy thoái không lối thoát trong năm 2016 này.

China thi hành chủ trương phá giá đồng yuan quốc nội để cố gắng thâu về đồng yuan tại cả hai thị trường, có thể vì họ sợ khối lượng đồng yuan quá lớn lưu hành ngoài thị trường sẽ đe dọa an ninh của China, đây là vấn đề thuộc về an ninh kinh tế. Theo CNBC hôm Jan 6th thì đồng Yuan lưu hành tại hải ngoại giảm giá mạnh nhất trong 5 năm qua, tờ Business Insider đặt ra câu hỏi: How China accumulated 28 trillion dollar debt in such a short time. Bank America&Merrill Lynch cũng nêu vấn đề tương tự. UBS đưa ra dự kiến thực sự kinh tế China chỉ tăng trưởng dưới 5%, nhưng theo trang mạng China Uncensored thì tăng trưởng GDP của China chỉ là 1 đến 2% mà thôi, quan điểm của Giáo Sư Gordon Chang quyết liệt hơn nhiều khi ông luôn khẳng định là China phải collapse.

China điều hành nền kinh tế lai (hybrid economy) kiểu phối hợp kinh tế thị trường với kinh tế chỉ huy, nhằm mục đích vận dụng sức mạnh của cả hai hệ thống, việc này chưa có tiền lệ thành công ở bất cứ nơi nào trên thế giới này. Hệ thống của Nhật khác nhiều so với hệ thống mà China ứng dụng, Bộ Tài Chánh và Ngân Hàng Trung Ương Nhật cùng phối hợp điều tiết kinh tế, mặc dù Bộ Tài Chánh là cơ quan thực sự định hướng đi cho các công ty Nhật tại quốc nội cũng như quốc tế, nên ta quen gọi là Jap Inc là vậy. Hệ thống Mỹ vi diệu và hiện đại hơn rất nhiều so với bất cứ nơi nào trên thế giới cổ kim, chả ai biết ai thực sự làm chủ các đại công ty Mỹ. Họ rất năng động và luôn xây dựng các

35

Page 36: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

công ty mới ứng dụng các kỹ thuật hiện đại nhất phù hợp với các khám phá được chính phủ Mỹ cho phép ứng dụng vào thị trường để tạo thế dẫn đạo toàn cầu của kinh tế Mỹ (Apple, Google, Tesla là cụ thể).

Mỗi khi nhu cầu hàng hóa giảm mạnh có thể gây ra Great Recession thì China bơm tiền để ổn định thị trường, như năm 2008 khủng hoảng nợ tại Mỹ sảy ra, China đã bơm vào thị trường trị giá 586 tỷ Dollar, năm 2014 các dấu hiệu suy thoái kinh tế xuất hiện, China theo đường cũ tiếp tục tung tiền cứu nguy thị trường, nên đã đẩy thị trường Thượng Hải, Thẩm Quyến tăng rất mạnh. Cao vọng của Tập muốn làm bá chủ toàn EURASIA, nên dồn nỗ lực xây dựng Ngân Hàng Hạ Tầng Á Châu (AIIB), dồn tối đa nỗ lực mở rộng thị trường nội địa, chống tham nhũng, với hy vọng trong 5 năm GDP của China sẽ gia tăng tổng trị giá băng với GDP của Đức (theo Kana Nishizawa, Bloomberg, March 8 th-16, xin lưu ý: không phải là GDP của China bằng của Đức, mà chỉ là số thêm vào GDP của China bằng GDP của Đức mà thôi

Nhưng tình hình hiện nay khác hẳn với thế giới tám năm trước, Đồng Yuan nay nằm trong giỏ tiền tệ thế giới, được trao đổi tự do, nên China phải tuân thủ điều lệ chung, tức là phải chuyển đổi Yuan ra các ngoại tệ khác theo đòi hỏi của khách hàng. Chủ trương của Tập là: không thi hành cải cách chính trị, tập trung nỗ lực củng cố vị trí như Mao trước đây, quyết liệt thi hành chủ trương hướng ngoại (về kinh tế-chính trị-quân sự) với hy vọng sẽ giúp Tập giải quyết bất ổn xã hội trong lòng xã hội China. Nhưng lịch sử đã chỉ cho thấy: “chưa một nhà nước nào thi hành đường lối can thiệp tại hải ngoại - để tạo thế giải quyết bất ổn xã hội trong nước cũng như củng cố vị trí của họ với thế giới - mà thành công như mong muốn của giới cầm quyền, các nhà nước như vậy tất yếu sẽ đi vào tan rã.”

Quá nhiều nhà chuyên môn đã lên tiếng cảnh báo về khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ sớm sảy ra trong năm 2015, cụ thể như Ông Jim Rickard, là cố vấn cao cấp cho CIA đã lên tiếng cảnh báo từ đầu năm 2015 là: thị trường đổ vỡ trong vòng 6 tháng tới. G/S Willis L Krumholz ở viện đại học St Thomas đã viết bài nhan đề: “China’s coming great depression, China is steering down the same course that took the US into its great depression”. Ông George Soros tuyên bố thẳng thừng trước diễn đàn quốc tế là: kinh tế China sẽ lâm vào tình trạng hạ cánh khẩn cấp (hard landing), China tổ George Soros là cá sấu.

Các chủ trương của Tập từ đầu năm 2014 đã đẩy trị giá của thị trường Shanghai lên đến mức 5 trillion dollar, trong khi tổng trị giá thị trường của các nước còn lại thuộc nhóm BRICS có trị giá tổng cộng là 2.8 trillion dollar (theo Bloomberg). Trớ trêu là thị trường tăng mạnh trong 12 tháng tính từ giữa năm 2014 đến giữa năm 2015, nhưng GDP của China lại không tăng, trong khi dollar tiếp tục rời khỏi China, xuất khẩu giảm liên tục khiến thị trường bị tan vỡ hôm July 8th Shanghai Composite mất 5.9%, sau đó mất thêm5.8%, ngày July- 27-2015, thị trường Shanghai mất 8.5%, mỗi đợt mất giá như vậy PBOC lại tung tiền ra để cứu nguy thị trường.

Nếu so với thị trường Mỹ thì mức độ mất giá của thị trường China chỉ trong ngày thứ hai July-27th mất 8.5% giá trị tương đương với thị trường Dow Jone mất 1500 điểm. Công ty

36

Page 37: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

Securities Finance corp (sở hữu nhà nước) đã phải chi ra 42 tỷ để mua lại cổ phiếu bị mất giá, trước đó hai tuần họ đã vay 1.2 trillion dollar để cố giữ cho thị trường khỏi mất giá thêm nữa. Thị trường Shanghai ngày July-28 xuống đến mức 3800, qua đầu năm 2016 thị trường duy trì ở mức khoảng 2800 điểm, tức là đã mất giá 50% so với lúc cao nhất.

Mohamed A El-Erian nguyên CEO của PIMCO, là kinh tế gia trưởng của Allianz, đồng thời có chân trong nhiều hội đồng quản trị nhiều đại công ty quốc tế, ông còn là Chủ Tịch Hội Đồng phát triển toàn cầu thuộc nội các Obama, đồng thời là tác giả của sách best seller thuộc hai tờ báo lớn là NYT&WSJ. Trong bài viết mới đây nhan đề: China will learn from these surprising and uncharacteristic missteps, ông đã trình bày tóm lược mấy điểm chính như sau:

China đã thi hành ba chính sách gây ngạc nhiên và rất bất thường làm ảnh hưởng sâu rộng đến uy tín của họ, đồng thời gây bất ổn đối với thị trường tài chánh thế giới; Tìm hiểu lý do tại sao đã sảy ra như vậy, sẽ giúp ta định được hướng đi trong tương lai. Ba sai lầm đó là:

1- Flip-Flop Policy là chính sách đã được thi hành trong mấy thập niên qua dựa trên chiến lược kinh tế lâu dài và vững chắc, kiên định. Nhưng China đã làm việc bất thường trong tuần qua là đạp thắng (circuit breakers) trước các biến động của thị trường mới đây.

2- Chasing an unregulated market là chủ trương đã được thi hành từ lâu, nhưng trong tuần qua để lộ cho thấy, họ bị buộc phải tìm kiếm nơi thị trường tiền tệ hải ngoại trong việc kinh doanh đồng yuan. Phá giá đồng tiền trong nước nhằm tìm cách thâu hẹp cách biệt về tỷ giá trao đổi giữa hại thị trường. Kết quả là: “hầu hết các trao đổi bên ngoài China đã quay lưng lại với họ”

3- Poorly communicating (bad communicating) giới đầu tư điên đầu đối với các cách thức mà nhà cầm quyền đã bất lực trong việc giải thích chính sách, khiến làm nổi lên câu hỏi là: “liệu nhà cầm quyền bằng cách nào đó nhìn thấy sự tệ hại của tình hình trong khi bên ngoài lại không thấy.

Chính sách tiền tệ quốc nội (internal policy) và hải ngoại (off shore policy financial) của China đang đẩy họ vào chỗ phải tự do hóa thêm nữa đối với hệ thống tài chánh cũng như quốc tế hóa đồng tiền của họ. Chủ trương của họ đang gặp thách thức rộng lớn trong tình huống bất thường của kinh tế toàn cầu hiện nay; do thế China phải cố giữ quân bình trong lâu dài, giữa trách vụ quốc nội theo đà gia tăng trong trách vụ quốc tế. Đây không phải là lần đầu China thay đổi chủ trương, nhưng lúc này thay đổi được thể hiện rõ nét hơn khiến China phải cân nhắc về sức mạnh của nền kinh tế của họ đối với kinh tế toàn cầu và các ảnh hưởng mang tính hệ thống đối với họ; Lịch sử cho thấy giới chức chính quyền đã mau chóng học được bài học về hệ thống quốc tế, bây giờ họ có cơ hội dự phần lớn hơn vào hệ thống đó, khi lịch sử được lập lại.(hết phần dịch tóm lược)

Luật cung/cầu là một trong nhiều khám phá quan trọng nhất của văn minh Phương Tây, quy luật đó có phải là cách ứng dụng DỊCH-LÝ một cách khôn ngoan để dẫn đến việc hình thành khoa học duy lý của văn minh Phương Tây hay không là điều không thể khẳng định (nhưng cần tiếp tục suy ngẫm). Kinh tế thị trường tự do là cách ứng dụng

37

Page 38: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

hoàn hảo nhất của luật cung/cầu, theo đó mỗi khi tương quan giữa hai lực này thay đổi dẫn đến bất quân bình, thì phản ứng tự nhiên của thị trường sẽ từ từ tái tạo lại quân bình để tạo ra thế quân bình mới.

Âu Châu trở nên hùng mạnh bỏ xa các nước Phương Đông vì họ biết ứng dụng quy luật khách quan chi phối mọi vận hành của tự nhiên, giới lãnh đạo phương tây chấp nhận đấu tranh, chấp nhận phế bỏ cái cũ đã lỗi thời để thay thế bằng cái mới là tiêu biểu cho thế quân bình mới, hiện đại hơn cái cũ, và tiến trình đó diễn biến liên tục chẳng bao giờ ngưng nghỉ. Cho nên tinh hoa của văn minh Phương Tây là tìm ra phương pháp để dự kiến tương lai khách quan để giới lãnh đạo (dù thuộc lãnh vực nào của xã hội) biết hành động thuận theo khách quan đó; Ta gọi đó là THUẬN THIÊN chăng (thuận thiên giả tồn mà).

d/ China tự gây bất ổn tại Viễn Đông TBD

China muốn thiết lập kiểu kinh tế lai, chỉ ứng dụng một phần lý thuyết kinh tế thị trường tự do, nhưng dành tối đa quyền lực can thiệp của giới lãnh đạo chính trị vào lẽ vận hành của thị trường, nên trước sau gì China cũng bị khủng hoảng về đủ mọi mặt, không thể giải quyết được, để rồi đi đến tan rã. Vấn đề là tại sao China từ thời Giang Trạch Dân đến nay lại quá nhiệt tình mở rộng chủ nghĩa bành trướng bất chấp lời khuyên của Đặng Tiểu Bình là: phải biết nhận nhục dấu kín tham vọng, chờ thời cơ thuận tiện.

Lời khuyên của Đặng chẳng thể thi hành được, vì chưa bao giờ sảy ra đối với lịch sử loài người, khi một dân tộc mạnh lên tất yếu sẽ dẫn đưa họ vào con đường bành trướng, China không thể là ngoại lệ. Có điều là họ bị đẩy vào con đường bành trướng quá sớm so với ước tính của Đặng; Nhưng họ đâu còn chọn lựa nào khác, họ cũng tự biết là không thể chiếm VN thông qua đảng CS/VN mãi mãi được, cho dù tình báo Hoa Nam MSS có tài ba cách mấy đi nữa, kể cả việc tung quân chiếm VN như Hán đã từng hành động trong quá khứ. Lịch sử Viễn Đông ngay từ thời cổ đại đến nay bị chi phối bởi mối quan hệ Việt/Hán, một khi Việt vươn lên thì ảnh hưởng của Việt trở nên rất mạnh tại khu vực Đông Nam Á, nên China rất sợ, họ phải chiếm lấy biển ĐNÁ là vậy, nhưng khi đó China lại gây tâm trạng bất an cho thế giới, quan trọng nhất khiến Mỹ và các nước có liên quan trong vùng phải cảnh giác đối với China.

Nếu Biển Đông Nam Á sẽ bị VN thao túng nhưng Mỹ ở phía sau, khi đó China bị vây hãm nặng nề cả trên biển lẫn trên bộ, khi đó China sẽ bị chia năm xẻ bảy mà Mỹ chả mất viên đạn hoặc người lính nào. Cho nên China phải vội chiếm lấy Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời tuyên bố chủ quyền trên 90% vùng biển Đông Nam Á để đặt thế giới trước sự đã rồi, nhưng họ có giữ được Biển ĐNA hay không lại là truyện khác.

Hành vi chiếm đóng vùng biển quốc tế bằng cách bồi đắp các bãi cạn là điều đã được Phương Tây bàn luận từ lâu rồi, họ thỏa thuận là: “không nước nào được phép bồi đắp bãi cạn để tự tuyên bố chủ quyền lãnh thổ theo luật hàng hải quốc tế” nhưng China đã hành động như vậy tại Trường Sa, trực tiếp đe dọa an ninh trên biển, cũng như tạo bàn đạp khống chế an ninh của toàn thể vùng ĐNÁ cũng như vùng biển Hoa Đông, lan đến Ấn Độ Dương, Nam Đại Tây Dương cũng như nam TBD.

38

Page 39: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

Như thế, chiếm Biển ĐNA là đòn chiến lược của China chứ không đơn giản chỉ nhắm vài bãi cạn trong vùng biển hẹp này, mọi cách giải thích của China chẳng thuyết phục được ai, khiến toàn cầu phải quan tâm. Ai cũng biết là hành vi của China sẽ dẫn đến chiến tranh lớn, việc đó càng đẩy kinh tế thế giới vào suy thoái, chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nền kinh tế chuyên về xuất khẩu của China.

e/ Sai lầm trong chính sách kinh tế

Chống lại mọi nỗ lực của giới tài chánh thế giới nhằm kiểm soát quyền phát hành tiền tệ của China, họ coi chủ trương của các tay tổ tài phiệt thế giới là biểu hiện của chủ nghĩa thực dân-tài phiệt mới, nên họ quyết xây dựng hệ thống cho riêng họ cùng các vệ tinh nằm trong quỹ đạo của họ. Đầu mối của chiến tranh tiền tệ xuất phát từ chỗ này, cho nên China đã phạm sai lầm nghiêm trọng trong chính sách kinh tế, tiền tệ, ngân hàng như đã tóm lược trong phần trên, để dẫn đến khủng hoảng nợ chắc chắn sẽ gây tác động đến kinh tế toàn cầu.

China có thể biện luận là, họ chả quỵt nợ bất cứ ai, họ dư sức trả nợ vì thặng dư thương mại được tích lũy trong 30 năm qua đã có lúc lên đến trên 4 trillion dollar, chủ yếu do thị trường xuất khẩu tại Mỹ đem lại cho họ. Biến đổi China từ một nước khốn khó trở thành một nước trung lưu như ngày nay, họ phải vay mượn giới tài phiệt thế giới trên quy mô lớn, nhưng chủ yếu là Mỹ theo như cam kết giữa hai phía hồi 1972. Trái phiếu do Bộ Ngân Khố Mỹ phát hành, China sở hữu trên một trillion dollar, số tiền đó chính là vũ khí tiền tệ của China có thể tung ra chống lại Mỹ, nhưng cũng là đòn của Mỹ cột chặt China khiến họ không thể tự tung tự tác được.

Với China thì Phương Tây đã thổi phồng quá mức về nợ của China đã gia tăng từ 164% GDP năm 2005 lên mức 236% GDP năm 2014, lên đến 263% năm 2015 để hù dọa các nước nhỏ yếu bóng vía. Với mức nợ đó, kinh tế các nước tư bản có thể tan vỡ (vì không ai dám cho vay, nếu cho vay thì lãi xuất rất cao, làm gia tăng chi phí tài chánh, làm mất khả năng cạnh tranh) nhưng với China thì không bao giờ sảy ra, vì các công ty quốc doanh vẫn chủ đạo nền kinh tế China về lâu về dài.

Như vậy nguy hiểm đối với China trong ngắn hạn chưa xuất phát từ nợ xấu đang gia tăng mạnh mẽ đối với hệ thống ngân hàng của họ. Mức độ gia tăng nợ xấu hầu như không thể kiểm chứng được, vì ngân hàng và các công ty tài chánh chuyển nợ xấu thành tín dụng mới hoặc qua chuyển nợ sang công ty tài chánh thứ cấp, nên sổ sách lúc nào cũng rất tươm tất. Đối với Bắc Kinh thì vấn đề sinh tử là làm thế nào để: dự trữ ngoại tệ tiếp tục gia tăng, nhà máy cứ sản xuất dù năng xuất thấp để tránh thất nghiệp gia tăng sẽ gây bất ổn xã hội.

Nhưng kinh tế China là một bộ phận của kinh tế và thị trường thế giới, khủng hoảng thừa trở thành vấn nạn toàn cầu, vì China là kinh tế lớn thứ hai thế giới, nên cung cách làm ăn của China sẽ đẩy kinh tế thế giới vào khủng hoảng, IMF đã bàn đến việc yêu cầu China tăng đáng kể số SDR (special drawing right) để đề phòng trường hợp China cần được IMF cứu nguy.

39

Page 40: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

Kyle Bass sáng lập công ty Hedge Fund Hayman Capital tại Texas mới đây viết thơ cho giới đầu tư cảnh báo là trong thời hiệu hai năm, suy thoái kinh tế tại China rộng lớn hơn hẳn so với sublime crisis tại Mỹ hồi 2008. Bass cho hay: hệ thống ngân hàng China hiện nay rất giống với ngân hàng Mỹ hồi 2008, nhưng trầm trọng gấp bốn lần so với ngân hàng Mỹ (trích Business Insider).

Trong bài viết khác đăng trên Bloomberg, Kyle Bass cho hay: không quốc gia nào có thể dự trữ khoảng 4000 tỷ dollar ngoại hối bằng tiền xuất siêu, nhiều người nhìn vào con số 3200 tỷ ngoại hối của China và cho rằng họ vẫn ổn. Mức dự trữ ngoại hối của nền kinh tế như China đòi hỏi mức dự trữ tối thiểu = 10% xuất khẩu+ 30% nợ ngoại hối ngắn hạn+ 10% cung lượng tiền tệ+15% các khoản nợ khác, áp dụng công thức trên vào China cho ta con số như sau: 10% dự trữ ngoại hối tối thiểu 2200 tỷ+ 30% của 680 tỷ dollar + 10% của 21,106 tỷ + 15% của 1000 tỷ = 2,700 tỷ dollar.

So với dự trữ ngoại tệ hiện còn 3,200 tỷ dollar thì họ vẫn còn dư 500 tỷ, nhưng đối với kinh tế China hiện nay thì con số 500 tỷ đó chẳng có mấy ý nghĩa, nhất là theo giới chuyên môn thì China hiện chỉ còn từ 2100 đến 2200 tỷ dollar mà thôi (hết trích).

5 - Kết Luận

Thực ra khó có thể so sánh khủng hoảng nợ 2008 tại Mỹ với khủng hoảng nợ tại China trong năm 2016 này, vì Mỹ chủ động đẩy khủng hoảng nợ năm 2008 để cải tổ toàn bộ cấu trúc kinh tế-tài chánh của họ. Trong khi khủng hoảng nợ tại China là tình trạng bị động hoàn toàn, xuất phát từ tình hình chiến lược toàn cầu của các phía, kết hợp với chủ trương quyết tái lập đế chế Hán xưa, cùng nhiều yếu tố khác đã đẩy China vào tình huống: có tiền tay trái, nhưng tiền lại đi ra ở tay phải, họ không thể gượng lại được sau coup khủng hoảng nợ này là tất yếu.

Ông George Friedman là người sáng lập công ty Statford năm 1996, dẫn đầu thế giới dự kiến về địa chính trị, ông hoạt động ở công ty này đến năm 2015, sau đó ông ra thành lập công ty Geopolitical Future. Trong cuốn sách Next 100 years, ông nói về chiến tranh, về tương lai của Âu Châu sắp tới, về khủng hoảng nợ và bằng cách nào có thể dự kiến được tương lai. Trả lời phỏng vấn của Businesss Insider, ông trả lời tổng quát như sau:

Về Syria, ông nói: chính quyền độc tài chỉ bị tan rã sau khi quân đội bị tan rã, quân đội Syria không sảy ra như vậy, nên Assad vẫn tồn tại, bộ tộc Alawite là nhóm trí thức nhất tại Syria. Ông trình bày sâu sắc về khái niệm (Nation) với States, khi liên kết hai từ này thành từ mới Nation-States, ông viết nguyên văn câu bằng tiếng Anh như sau: “ The collapse of Nation-States because they are not Nations, thay are only States”

Liên hệ đến Trung Đông, ông nói: “God helf us, ISIS”, về chủ trương của Nga, ông nói: “Russia trying to hold it together in Syria for varius reasons of their own, but you can’t hold it together. It’s coming apart” và Bush và Obama cũng chỉ là một (ý câu này rất rõ: ISIS đã giúp Mỹ giúp giải quyết tranh chấp giữa Sunni với Shia, để tiến tới một giải pháp cho vùng này, Syria phải bị phân thành nhiều nước, Obama chỉ tiếp nối công truyện của

40

Page 41: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

Bush mà thôi; Nhận định của George Friedman hoàn toàn đúng với những gì tôi đã trình bày chi tiết từ mấy năm trước.

Liên hệ đến Đông Âu: Mỹ ngăn chặn Đông Âu (thực ra ý ông muốn nói đến Nga) thành cường quốc hàng hải, nên mới có thế chiến I, II và chiến tranh lạnh để chặn đứng tham vọng bá chủ, chúng ta không muốn chiến thắng, chúng ta chỉ muốn không bị bại (We don’t have to win, we just have not to loose). Câu nói này có ý nghĩa rất sâu sắc liên quan đến chiến lược toàn cầu, Mỹ không muốn chiến thắng Nga cũng như China (hiện nay) chỉ vì không muốn bị bại bởi hai thế lực này, nhiên hậu một giải pháp tối hậu sẽ do các nước trong vùng và thế giới tìm kiếm để đi đến thỏa thuận tối hậu (vấn đề này đã được tôi nêu lên trên 20 năm trước trong cuốn sách Việt Nam Khúc Quanh Lịch Sử xuất bản năm 1993, nơi trang 134 tôi đã viết như sau: chiến tranh lạnh kết thúc chỉ mới đánh dấu giai đoạn khởi đầu của tiến trình tìm một trật tự mới cho thế giới mà thôi….tình hình quá tế nhị nên không cho phép Phương Tây làm bất cứ điều gì để đẩy nhóm cực đoan trong ban lãnh đạo Liên Xô vào chỗ mất mặt”

Về khủng hoảng nợ, ông trình bày cụ thể như sau: “The United States is going to come out of this recession fast, the Europeans are going to fraquement, the Chinese are going to be cremented”. Về câu hỏi tại sao Mỹ mau chóng ra khỏi suy thoái, tại sao mọi lý thuyết kinh tế không thể ứng dụng trong tường hợp này, vì chúng ta rất giầu và chúng ta biết cách giải quyết tình hình một cách mau chóng (Why could we come out of it, why has all economic theory have been proven wrong? because we are rich and we could afford it (hết trích)

China không muốn thi hành cải cách xã hội cũng như chính trị, nền tảng xã hội China thực ra chỉ là kiểu xã hội phong kiến được mặc cho áo khoác dân chủ giả hiệu, kinh tế thị trường nửa vời mà thôi. Như vậy, China ngày nay chính là đời Tần-Hán tái sinh, chỉ nhăm nhăm bắt nạt các nước nhỏ, China đụng với VN là đúng như lịch sử lập lại; cái khác là văn minh chuyển từ tây sang đông xuyên TBD, khiến cho mộng ước của China đã tồn tại 3000 năm qua bị tan vỡ hoàn toàn. Tranh chấp Việt với Hán đã tồn tại trên 3000 năm đến lúc này mới có cơ hội giải quyết, để cả Á Châu có cơ hội hồi sinh trên nền tảng phù hợp với sinh mệnh của nhân loại.

China học lịch sử trong tinh thần mặc cảm tự tôn sen lẫn với tự ti, nên đã đánh giá rất sai về lịch sử, nhất là lịch sử Phương Tây-Kyto Giáo; nhiều dân tộc Phương Đông cũng đã sai như China đang sai, nên đã đi vào chiến tranh không cần thiết. Nhưng China sai về sử nghiêm trọng hơn nhiều so với các nước Á Châu khác, vì China là thế lực lớn gây tác động đến toàn vùng, nhất là khi họ ứng dụng các suy nghĩ sai đó trong thực tế để tìm cách tái tạo đế chế Hán xưa, chiến tranh lớn chẳng thể tránh được là vậy.

Họ quá tự tin ở dân số trên tỷ ba người, ở lịch sử lâu dài của văn minh Viễn Đông mà China tự nhận là đại diện, mặc dù chẳng ai phủ nhận phần đóng góp rất lớn của tập thể các nhà nước nhỏ trongquá trình hình thành nền văn minh Phương Đông, cũng như nhà nước lớn mà Hán đại diện, nhưng chính ở chỗ đó, họ lập lại sai lầm mà nhà Thanh đã phạm hồi giữa thế kỷ 19.

41

Page 42: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum... · Web view... nếu kẻ dẫn đàng có ác tâm thì nhân loại khổ! niết bàn-địa

Xem ra bài học thế kỷ 19 được lập lại trên tình thế mới với lối ứng xử mới, khi đa số các nước Á Châu đã trở thành các quốc gia độc lập, tự do và thịnh vượng, thì China lại thi hành chủ trương Chauvin nước lớn trên quy mô rộng lớn hơn, muốn thiết lập hệ thống kinh tế tài chánh/chính trị cho riêng mình (theo cách mà Phương Tây đã xây dựng và được xác lập bởi chính lịch sử Phương Tây) China tan vỡ là rất đúng với lịch sử, thời gian chẳng còn lâu.

San Jose, march 21-2016

Xương Lê V

42