diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/nationalist vietnamese forum... · web...

60
MẶT TRẬN BIỂN ĐÔNG: CƠ HỘI CHO VIỆT NAM Lê V Xương Lời cảnh báo về cuộc chiến Việt với Hán được đưa ra từ lâu trước đây đang trở thành hiện thực, liên quan đến tranh chấp chủ quyền trên vùng biển Đông, theo cách gọi của VN, được Hán gọi là Biển Nam Trung Hoa. Các đánh giá tổng thể về mặt chiến lược được phát biểu bởi các chuyên gia am hiểu tình hình thế giới liên quan đến cuộc đối đầu hiện nay giữa Việt với Hán đã được tóm lược trong bài viết mới đây bàn về chiến lược Biển Đông của Hán. Bài viết đó cũng đề ra một số khái niệm mang tính concept liên quan đến những ngộ nhận đối với lịch sử mối quan hệ Việt/Hán cũng như cuộc chiến tại Biển Đông trong toàn bộ cuộc đối đầu tại Eurasia trên lục địa cũng như trên biển cả, cũng như tầm quan trọng của vùng biển Tây Thái Bình Dương, trước mắt là Biển Đông, trong sách lược bành trướng của Hán. Nhưng chủ trương của Hán liên quan đến nỗ lực chiếm vùng đặc quyền kinh tế của VN (EEZ) cùng các nước ĐNÁ ngay tức khắc trở thành đe dọa sống còn đối với thế giới; Mỹ cùng các đồng minh của Mỹ phản ứng quyết liệt, làm thay đổi hoàn toàn cục diện Eurasia trên bộ cũng như trên biển trong tương lai gần. 1 – Bắc Kinh phá bỏ mọi luật pháp quốc tế, nhất là về Luật Biển Khi tuyên bố vùng biển ĐNÁ là lãnh thổ trên biển thuộc chủ quyền của Hán-Hoa thì việc đó tự nó đã là một sự áp đặt quy luật hành xử của Hán-Hoa đối với các nước Đông Nam Á, việc đó cũng bao gồm tham vọng phá bỏ mọi quy luật hành xử giữa các quốc gia đối với việc xử dụng biển cả, được quan niệm là: tài sản chung của toàn nhân loại, chủ quyền quốc gia chỉ nằm trong phạm vị 12 hải lý kể từ bờ ra biển mà thôi. Bên ngoài 12 hải lý là vùng đặc quyền kinh tế của nước đó được khai thác, nhưng vùng EEZ của bất cứ nước nào đều là vùng tự do đi lại của thương thuyền kể cả chiến hạm của bất cứ nước nào trên hành tinh này. Luật Biển được LHQ thông qua năm 1982 (UNCLOS được Hán-Hoa phê chuẩn) đã được soạn thảo và đa

Upload: ngonga

Post on 06-May-2018

214 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

MẶT TRẬN BIỂN ĐÔNG: CƠ HỘI CHO VIỆT NAM

Lê V Xương

Lời cảnh báo về cuộc chiến Việt với Hán được đưa ra từ lâu trước đây đang trở thành hiện thực, liên quan đến tranh chấp chủ quyền trên vùng biển Đông, theo cách gọi của VN, được Hán gọi là Biển Nam Trung Hoa. Các đánh giá tổng thể về mặt chiến lược được phát biểu bởi các chuyên gia am hiểu tình hình thế giới liên quan đến cuộc đối đầu hiện nay giữa Việt với Hán đã được tóm lược trong bài viết mới đây bàn về chiến lược Biển Đông của Hán. Bài viết đó cũng đề ra một số khái niệm mang tính concept liên quan đến những ngộ nhận đối với lịch sử mối quan hệ Việt/Hán cũng như cuộc chiến tại Biển Đông trong toàn bộ cuộc đối đầu tại Eurasia trên lục địa cũng như trên biển cả, cũng như tầm quan trọng của vùng biển Tây Thái Bình Dương, trước mắt là Biển Đông, trong sách lược bành trướng của Hán. Nhưng chủ trương của Hán liên quan đến nỗ lực chiếm vùng đặc quyền kinh tế của VN (EEZ) cùng các nước ĐNÁ ngay tức khắc trở thành đe dọa sống còn đối với thế giới; Mỹ cùng các đồng minh của Mỹ phản ứng quyết liệt, làm thay đổi hoàn toàn cục diện Eurasia trên bộ cũng như trên biển trong tương lai gần.

1 – Bắc Kinh phá bỏ mọi luật pháp quốc tế, nhất là về Luật Biển

Khi tuyên bố vùng biển ĐNÁ là lãnh thổ trên biển thuộc chủ quyền của Hán-Hoa thì việc đó tự nó đã là một sự áp đặt quy luật hành xử của Hán-Hoa đối với các nước Đông Nam Á, việc đó cũng bao gồm tham vọng phá bỏ mọi quy luật hành xử giữa các quốc gia đối với việc xử dụng biển cả, được quan niệm là: tài sản chung của toàn nhân loại, chủ quyền quốc gia chỉ nằm trong phạm vị 12 hải lý kể từ bờ ra biển mà thôi. Bên ngoài 12 hải lý là vùng đặc quyền kinh tế của nước đó được khai thác, nhưng vùng EEZ của bất cứ nước nào đều là vùng tự do đi lại của thương thuyền kể cả chiến hạm của bất cứ nước nào trên hành tinh này. Luật Biển được LHQ thông qua năm 1982 (UNCLOS được Hán-Hoa phê chuẩn) đã được soạn thảo và đa số nước ven biển thông qua dựa trên các tập quán căn bản nêu trên (nhưng Mỹ chưa thông qua, Obama đang yêu cầu Mỹ Quốc Hội thông qua). Dĩ nhiên các nước ven biển cũng phải thi hành trách nhiệm của mình đối với các vấn đề phát sinh trong việc khai thác tài nguyên biển (như cứu nạn đối với tầu thuyền chạy ven biển) cụ thể như máy bay MH 370 của Malaysia được coi là bị mất tích trên vùng thuộc vùng biển Nam Ấn Độ Dương, nằm ngoài vùng trách nhiêm của Úc, nhưng Úc vẫn dồn nỗ lực tìm kiếm.

Khi Hán-Hoa tuyên bố chủ quyền tuyệt đối trên vùng biển thuộc nhiều quốc gia ven biển bao quanh là vùng biển Đông Nam Á mà Bắc Kinh gọi là vùng biển Lưỡi Bò, cũng là tuyến hải đảo thứ nhất, kế đến Hán Hoa coi tuyến hải đảo dọc theo dãy hải đảo từ Nhật xuống đến Úc Đại Lợi băng qua dãy hải đảo Mariana từ bắc xuống nam là dãy hải đảo thứ hai. Dĩ nhiên Bắc Kinh cũng tự coi dãy hải đảo này thuộc tầm ngắm và là lãnh thổ trên biển của họ về lâu về dài, thì việc đó đủ cho thấy Bắc Kinh, qua tuyên bố của mình, đã phát đi một tín hiệu cụ thể rõ ràng là: “họ làm chủ hoàn toàn đối với vùng biển Tây TBD và họ không chấp nhận thi hành bất cứ tập quán quốc tế nào không có lợi cho họ.” Điều đó có nghĩa là Hán-Hoa hoàn toàn không chấp nhận trật tự hàng hải hiện hành, và suy rộng ra nữa còn cho thấy họ không chấp nhận bất cứ trật tự nào do Phương Tây áp

đặt lên phần còn lại của thế giới cho dù Phương Tây nuôi tham vọng chấm dứt chiến tranh giữa người với người để qua đó xây dựng lại thế giới về mọi mặt.

Để đạt được mục tiêu đó, Bắc kinh chủ động liên kết các nước trong lục địa Eurasia để hình thành một Liên Minh chính trị-quân sự-kinh tế, gọi tắt là RIC Axis (xem bài trên) để ra sức chống lại quyền lực biển cả do Anh-Mỹ dẫn đầu. Ta cần nắm vững cục diện thế giới như vậy mới biết cách ứng phó với tình hình thế giới đang diễn biến vào thời điểm này. Vì nhìn tổng quát rõ ràng thế giới đang chứng kiến cuộc đối đầu quyết liệt giữa hai khối theo kiểu chiến tranh lạnh trước đây: đó là giữa khối lục địa với khối duyên hải; Cái khác là trước đây là cuộc đối đầu giữa Mỹ với Liên Xô, Hán-Hoa là thế lực trái độn, nay là cuộc đối đầu trực tiếp giữa Hán-China với các lân bang của Hán nhưng gián tiếp là giữa Hán-China với Mỹ được coi là thế lực lãnh đạo khối duyên hải. Cho nên cuộc đối đầu này là cuộc chiến lớn giữa các nước Á Châu với nhau, Mỹ là yếu tố vừa làm trọng tài phân xử, vừa là quyền lực làm lệch cán cân quyền lực trong vùng, ở đây chính là Nhật Bản được giới thiệu là quyền lực khu vực mới tại Tây TBD.

11- Quyền lực biển đã tạo sức mạnh cho Phương Tây để họ đi vào con đường đế quốc thực dân, hiện nay họ tự cải cách để trở thành thế lực biết cách dẫn đạo thế giới xây dựng trật tự thế giới mới phù hợp với tiến hóa sử của nhân loại hôm nay. Cho nên quyền lực thế giới tự biết rằng, cần khuất phục các nước ven biển (như Nhật, Nam TT) bằng kinh tế, kỹ thuật kèm theo áp lực quân sự nếu cần, sẽ làm cho các nước ven biển tự thay đổi, trở nên cường thịnh và trở thành thành viên của một hệ thống các nước dân chủ/tự do. Cho nên quyền lực biển dồn nỗ lực thúc đẩy, củng cố và hoàn thiện xã hội các nước ven biển đã theo chủ trương dân chủ/tự do, chủ yếu tại duyên hải Á Châu TBD, Trung và Nam Mỹ. Đối với các nước ven biển chịu ảnh hưởng hoặc áp lực của Hán Hoa, thì tùy thuộc điều kiện mỗi nước, quyền lực biển hình thành lộ đồ (road map) nhằm chuyển hóa các nước đó theo con đường dân chủ tự do phù hợp với điều kiện mỗi nước, Miến Điện, VN là cụ thể, về lâu dài các chủ trương đó được mở rộng ứng dụng cho các vùng sâu trọng lục địa.

Khác hẳn với thời chiến tranh lạnh với Liên Xô trước đây, quyền lực biển hiện nay không cần xây dựng liên minh quân sự/chính trị/kinh tế, chỉ chủ yếu giúp đỡ các nước ven biển mau chóng trở thành cường thịnh về kinh tế, củng cố nền tảng xã hội, xây dựng xã hội được cai trị bởi luật, để mỗi nước tự do ven biển ngày càng cường thịnh hơn mãi lên, để mỗi nước tự nhận trách nhiệm và tích cực tham gia nhận lãnh trách nhiệm đối với thế giới với tính cách là một partner có trách nhiệm. Các chuẩn bị đó rồi ra sẽ hình thành các cơ cấu chính quyền đại diện cấp vùng, để họ tham gia vào việc quản trị thế giới, đề ra các luật pháp thế giới, giám sát việc thi hành các luật pháp đó, khi đó chiến tranh sẽ đương nhiên chấm dứt giữa người với người, việc đó sẽ làm thay đổi quan hệ giữa quốc gia với quốc gia.

Công việc quản lý thế giới gồm gần 10 tỷ người trong tương lai 40 năm tới là trọng trách lớn lao không một thế lực nào tự mình gánh vác nổi, cho nên các chuẩn bị đó cần phải được hoạch định từ lâu trước đây và cần được tiến hành ngay từ lúc này, không thể để chậm trễ được (thí dụ thẻ căn cước toàn cầu, các luật về internet liên quan đến quyền riêng tư của cá nhân, tôn giáo, tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh, môi sinh). Như thế khi xét

về mặt tổ chức xã hội toàn cầu thì, cách tái tổ chức lại thế giới mới dựa trên khái niệm về quyền lực khu vực làm đại diện cho các nước trong khu vực đó, là chọn lựa phù hợp với trình độ tiến hóa của nhân loại hôm nay thay cho Hội Đồng Bảo An LHQ đã trở nên lỗi thời. Hướng đi đó chính là tổng hòa các khái niệm về quốc gia đã được hình thành từ lâu đối với lịch sử nhân loại, đồng thời cũng dựa trên trình độ hiểu biết về khách quan đối với đa số người dân mỗi nước với tính cách họ còn là công dân của thế giới, khi chính quốc gia gốc của họ cũng như chính cá nhân họ còn có trách nhiệm phải thi hành luật pháp toàn cầu.

Quyền lực biển không muốn chiến tranh sảy ra vì bất cứ lý do gì đối với các vùng ven biển đã được xây dựng và đang trong giai đoạn hoàn thiện, vì chiến tranh sẽ tàn phá các nỗ lực xây dựng lại thế giới trong tương lai, đó là điều đã được nói tới khá lâu trước đây, dựa trên định hướng là: “vùng nào đã xây dựng sẽ không bị tàn phá.” Ưng dụng định hướng này vào việc đánh giá tình hình hiện nay sẽ cho ta một tầm nhìn thấu về các bí ẩn phía sau của mọi diễn biến quốc tế hôm nay, đồng thời sẽ giúp ta giải thích sự khác biệt trong cách hành xử của Mỹ đối với các nước trên thế giới, họ theo chủ trương thuyết phục là chính, chấm dứt hẳn cái việc mà tình báo CIA đã làm trong chiến tranh lạnh trước đây (tức là lật đổ và thiết lập các nhà nước bù nhìn thi hành đường lối do Mỹ đặt ra, lúc đó Liên Xô cũng hành động y như vậy, chả trách ai được).

Quyền lực duyên hải chỉ hành động nương theo cái thế do quyền lực lục địa tung ra, với tham vọng tái lập chế độ thực dân-thuộc địa đã lỗi thời và đã bị quyền lực duyên hải đánh bại trước đây qua hai thế chiến và chiến tranh lạnh. Quyền lực duyên hải thúc đẩy từng nước ven biển tự chọn lựa lấy hướng đi cho chính mình mà thôi, nếu cần giúp đỡ, quyền lực duyên hải sẵn sàng giúp đỡ để nước đó tự thi hành các chủ trương phù hợp với đặc trưng văn hóa xã hội của từng quốc gia. Điều này đặc biệt trở nên quan trọng đối với một số nước nằm sát nước lớn vốn có truyền thống đế quốc xưa, khi đó các nước duyên hải này bị thế lực nước lớn thao túng về mọi mặt, dựa trên khái niệm được các thế lực lục địa nêu ra, đó là: mở rộng không gian sinh tổn, thực tế chỉ là lối ngụy trang cho chủ nghĩa bành trướng nước lớn mà thôi.

Cụ thể như Saudis Arabia là partner rất thân của Mỹ trong vùng vịnh Persia, nhưng cực kỳ bảo thủ, Mỹ chẳng hề đặt ra vấn đề phải cải cách xã hội, việc đó tùy thuộc chủ quyền của Saudis. Bài học Miến Điện lại cho ta một điển hình khác, các tướng lĩnh Miến tự cảm nhận được bế tắc cũng như họa xâm lăng của Hán-China nên tự thay đổi, VN cũng không đi ra ngoài định hướng đó, nếu VN muốn cải cách muốn chống lại chủ trương đế quốc của Hán-China thì quyền lực duyên hải sẵn sàng trợ giúp, nếu không thì để ngày mai ngày mốt cũng được, kế nào thì quyền lực duyên hải cũng có giải pháp giải quyết, những gì đang sảy ra tại Thái Lan cũng thể hiện đúng theo chủ trương tổng quát nêu trên khi giới tướng lĩnh vội nắm lấy quyền lực trước khi quá trễ khi Hán-China tung quân gây áp lực đối với các lân bang phía nam của Hán.

12 - Quyền lực lục địa thường rất bảo thủ, coi việc chiếm đất đai là biểu tượng của sức mạnh, nên không bao giờ chịu chấp nhận tự cách tân theo hướng đi của nhân loại, thế lực lục địa tiêu biểu là Nga, Iran, China là tiêu biểu, thực ra khái niệm về quyền lực lục địa là khái niệm tổng quát mà thôi, tất cả đều là các xã hội bán lục địa. Nếu họ không có lối

thoát ra biển thì họ không thể trở nên hùng mạnh được và ngày càng trở nên lạc hậu so với duyên hải, Mong Cổ, Kyrzistan, Afghanistan cùng vùng Trung Á là cụ thể. Quyền lực lục địa thường chỉ phát triển được vùng duyên hải mà thôi, họ bị thất bại hoàn toàn khi đi sâu vào lục địa, khi đó thế lực duyên hải bị cư dân sống trong vùng sâu coi là thế lực thực dân ngay trên quê hương của họ. Bài học phát triển kinh tế của Hán-China trong 40 năm qua cho ta thấy nhận định nêu trên hoàn toàn đúng, ngày nay thế lực duyên hải Hán-China khi đi sâu vào vùng sâu đã bị cư dân ở đó chống đối quyết liệt, Hán-China hiện nguyên hình của đế quốc chủ nghĩa ngay trên lãnh thổ được Hán gọi là Trung Quốc. Từ xưa đến nay các dòng tộc đó không có mấy ý thức về chủ nghĩa đế quốc Hán (cũng như Việt Ta vậy), khi ý thức được chủ nghĩa đế quốc mới của Hán - đội lốt dưới danh nghĩa chủ nghĩa Cộng Sản với toàn lời hứa hão huyền - thì cộng đồng các xã hội nằm sâu trong lục địa nổi lên chống lại thế lực duyên hải Hán khi thế lực này trở nên hùng mạnh về kinh tế với sự dàn dựng của phía Mỹ. Dĩ nhiên lý do gần nhất chính là việc các công ty cùng nhà nước Hán chiếm cứ đất đai của các cộng đồng dân cư trong nội địa để làm giầu cho bản thân các tập đoàn tham nhũng gốc Hán, đội lốt các chương trình đầu tư phát triển tại các địa phương; dĩ nhiên các thế lực địa phương cũng được hưởng một phần lợi nhuận do các chương trình buôn bán đất đai đó đem lại, nhưng chả đáng kể gì, bài học VN là thấy rõ.

Điều này giúp giải thích lý do khiến các cuộc nổi dậy của người dân Hoa Lục ngày càng tăng trong mấy năm qua (thống kê năm 2013 đã lên đến trên 100,000 vụ), điều này giúp giải thích lý do tại sao VN là nước duyên hải nhưng lại bảo thủ theo tinh thần lục địa, vì VN bị tinh thần lục địa do Hán-Hoa áp đặt cách nay hơn 2,000 năm, nên VN suy nghĩ và hành động như thế lực lục địa (cụ thể như đời Nguyễn Gia Long là rõ nhất). Cụ thể hơn nữa là trường hợp của Mông Cổ cùng nhiều nước Trung Á khác, họ luôn bị ba thế lực lục địa ép từ ba hướng, muốn chống lại cũng không được, muốn quyền lực duyên hải trợ giúp thì chưa phải lúc, cho nên việc hình thành trục RIC, cũng như việc Nga muốn xây dựng lại khối các nước thuộc Liên Bang Nga trước đây, đều là kết quả tự nhiên của chủ trương thống lĩnh khối lục địa chống lại quyền lực duyên hải mà thôi.

Dĩ nhiên cả Nga lẫn Hán-China đều nghi ngại nhau vì các bất đồng sâu rộng liên quan đến không gian sinh tồn của Hán-China nhắm vào vùng Sibia rộng lớn, nếu Sibia trở thành lãnh thổ phía bắc của Hán-China thì ngay tức khắc sẽ mở ra một thông lộ để Hán-China tiến vào Bắc Cực đang trong đà tan băng nhanh chóng. Việc này sẽ mau chóng mở ra hành lang hàng hải nối kết hai lục địa Á-Âu với Mỹ qua bắc cực, về lâu dài sẽ làm suy yếu các nước xung quanh xích đạo; Nhưng cả Nga và Hán-China vào lúc này đều cần hợp tác với nhau trong cuộc đối đầu với EU và Mỹ cùng liên minh các nước duyên hải, mọi bất ổn trên thế giới hiện nay đều xuất phát từ tình trạng đối đầu này phát sinh.

Các thế lực lục địa hoặc hành xử kiểu lục địa đều là các chế độ độc tài, họ cấu kết với nhau quyết liệt chống thế lực duyên hải chủ trương đem tự do-dân chủ vào lục địa, vì một khi thế lực duyên hải đi sâu vào lục địa thì ngay tức khắc các thế lực lục địa đó bị tan rã và bị phân làm nhiều mảnh. Cho nên chiến tranh lạnh giữa Mỹ với Liên Xô tuy chánh thức chấm dứt năm 1991, Ngoại Trưởng Mỹ lúc đó đã hứa với Ngoại Trưởng Liên Xô lúc đó là Svadnatze là: “Mỹ cũng như NATO tôn trọng biên giới tự nhiên giữa Nga với

Âu Châu” nhưng một nước Nga hậu CS quá yếu kém không thể giữ vững được an ninh của Eurasia, trong điều kiện a/ Hán-China nuôi tham vọng quyết tâm bành trướng, thôn tính toàn lục địa Eurasia b/ Hồi Giáo cũng nuôi tham vọng bành trướng trên toàn vùng dựa vào lợi thế về năng lượng dầu thô rộng lớn của họ, kết hợp với giáo điều Hồi Giáo của họ, cả hai yếu tố này trở thành đe dọa sâu rộng đối với an ninh thế giới xét về lâu về dài. Cho nên Mỹ cùng với các nước duyên hải bị buộc phải gấp rút chuẩn bị can thiệp vào tình hình tại vùng trung tâm Eurasia để cùng lúc ngăn chặn cả hai hiểm họa nêu trên, đó là lý do chiến lược chính yếu khiến Mỹ phải đưa quân vào Afghanistan năm 2001, vào Irak năm 2003. Như thế mục tiêu của hai cuộc chiến này là:

1- thăm dò nhắm vào trung tâm của Eurasia (hearthland) để làm suy yếu các nhóm Hồi Giáo Cực Đoan,

2- thử nghiệm vũ khí mới nhằm chuẩn bị cho cuộc đối đầu rộng lớn giữa hai quyền lực (lục địa/duyên hải), đồng thời xây dựng lý thuyết chiến tranh với kỹ thuật tác chiến hoàn toàn mới, đồng thời tạo ra cuộc chạy đua vũ trang giữa Hán-China với các nước xung quanh, để các nước duyên hải xung quanh Eurasia lục địa phải dứt khoát chấm dứt tình trạng đu dây giữa Hán-China với Âu Mỹ.

3- Đồng thời ngăn chặn tham vọng mở rộng của quyền lực lục địa thông qua Hiến Chương Thượng Hải (SCO) trong khi chờ đợi cho tình hình tại các nơi khác chin mùi cho các thay đổi để đẩy quyền lực lục địa vào tình thế bị buộc phải công khai chống lại quyền lực duyên hải.

4- Chiến tranh sẽ từng bước đẩy kinh tế thế giới vào khủng hoảng, đồng thời làm suy yếu mãi lực toàn cầu khiến cho kinh tế Hán-China không tìm được lối thoát cho các bế tắc về chính trị, xã hội và kinh tế, và buộc Hán-China phải lao vào con đường xử dụng bạo lực để xâm lăng, khi đó chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc sẽ bị phân rã toàn diện.

Xin lưu ý quý bạn đọc, ở đây tôi không dùng tên gọi là quyền lực hàng hải theo ý nghĩa là quyền lực hải quân Anh trong thời đế chế Anh, hay trong chiến tranh lạnh khi Mỹ xử dụng tối đa ưu thế hàng hải chống lại Liên Xô, trong điều kiện của thế giới hôm nay, xử dụng từ ngữ: quyền lực duyên hải phù hợp hơn để nói lên mối liên kết giữa các nước duyên hải dân chủ-tự do trở thành Partners của quyền lực mang tính toàn cầu được đại diện bởi Mỹ.

Trong điều kiện đó quyền lực lục địa thông qua trục RIC Axis cấu kết với thế giới Hồi Giáo cực đoan để mở rộng cuộc chiến chống lại thế lực duyên hải (Ông Ikenberry gọi là Liberal Order), đồng thời mở rộng ảnh hưởng trên biển bằng hải và không quân cũng như mạng lưới các công ty thương mại, đầu tư cho vay, nhằm thu hút tài nguyên cũng như tìm mọi cách hiện diện tại các vùng duyên hải để phá thế liên minh của các nước hiện đang liên kết trong hệ thống quyền lực duyên hải.

2 – Hán-China mở rộng kế hoạch bành trướng trên lục địa cũng như trên biển

Hán-China đã chủ động trong kế hoạch xử dụng lợi thế thương mại để lôi kéo Nga, Iran cùng một số nước khác trong vùng tham gia vào khối các nước lục địa dưới danh nghĩa của Hiến Chương Thượng Hải (SCO), thực tế là hình thành kiểu liên minh chính trị/quân

sư/kinh tế chống lại quyền lực duyên hải. Cụ thể nhất là Hán-China và Nga đã ký hợp đồng cung cấp khí đốt trị giá 400 tỷ dollar trong 30 năm, Hán hy vọng hợp đồng này đã cột Nga vào hệ thống tổ chức do Hán-China đề ra và lãnh đạo trong thực tế, dĩ nhiên việc này cũng đặt ra một thử thách đối với sự hiện diện của hải và không quân Nga trong vùng Tây Thái Bình Dương, nhưng một liên minh như vậy sẽ tạo lợi thế cho Hán-China yên lòng đối phó với Nhật, Việt Nam , ASEAN nhất là Mỹ trên Biển Đông và Hoa Đông, vốn được coi là chiến lược sinh tử của Hán-China. Chủ trương cụ thể của Hán-China như sau:

1- viện trợ để mua chuộc giới cầm quyền tại một số nước bất ổn chính trị do tranh chấp giáo phái hoặc chủng tộc, xử dụng chiêu đút lót tham nhũng để đem tình báo hoặc quân đội đội lốt nhân công để xâm chiếm và thao túng các nước đó để biến họ thành chư hầu của quyền lực lục địa.

2- hình thành liên minh quân sự, chính Tập Cẩm Bình trong cuộc hội đàm với Putin tại Bắc Kinh đã công khai kêu gọi thành lập một liên minh quân sự gồm Nga-Iran và China (New Security Pact with Russia and Iran)

3- thành lập tổ chức CICA gồm 24 nước thành viên, có Bắc Korea, Turkey, Thái Lan và một số nước Á Châu khác (Conference on Interaction and Confidence building measure in Asia CICA) tuy được coi là mang tính tham khảo, nhưng thực tế chính là tổ chức phối hợp hành động trên căn bản toàn Á Châu.

Thời chiến tranh lạnh LX đã xây dựng các tổ chức gồm Minh Ước Varsava về quân sự, tổ chức Comecon về kinh tế giữa các nước CS lúc đó, để đối lại với hàng loạt các Liên Minh quân sự khác do Mỹ thành lập nhằm bao vây khối CS, song song với các liên minh quân sự tại mỗi khu vực chiến lược khác nhau (như NATO, SEATO Liên Phòng Đông Nam Á, CENTO gồm một số nước Hồi Giáo tại bán đảo Ả Rập) Mỹ cũng xây dựng Âu Châu qua kế hoạch Marshall, thành lập World Bank, IMF, Tổ chức Thương Mại thế giới cùng hàng loạt các tổ chức quốc tế khác. Ngày nay Hán-Hoa cũng như trục RIC đều tham gia các định chế quốc tế đó để khai thác lợi thế thương mại cũng như tìm kiếm một vai trò lớn hơn trong quyền lực thế giới, cũng như kỹ thuật, nhưng với ý đồ tạo dựng và củng cố thế lực để chiếm lĩnh thế giới và áp đặt trật tự kiểu đế quốc thương mại dựa vào thị trường tiêu thụ do dân số đông của họ, để áp đặt trật tự theo cách của họ đối với thế giới về lâu về dài.

Thực ra khái niệm về hai thế lực lục địa và duyên hải không mới lạ gì, đã được người Anh ứng dụng từ đầu thế kỷ 17 sau khi hải quân Anh đánh bại hải quân Tây Ban Nha vào tháng 5-1588 trên duyên hải Anh-Pháp. Kể từ sau đó Anh Quốc hình thành chiến lược xử dụng thế lực duyên hải bao vây thế lực lục địa, cụ thể tại Âu Châu là Anh Quốc thường kết hợp với các nước duyên hải Âu Châu để bao vây để dàn dựng chiến tranh giữa Liên Minh tay ba gồm: Đức-Áo-Hung chống lại Nga. Sau đó Anh Quốc mở rộng chiến lược này trên toàn cõi Á Châu vào thế kỷ 18-19, từ đó hình thành trật tự Anh Quốc thông qua chiến lược chiếm các lãnh thổ duyên hải để thiết lập các cứ điểm kiểm soát các đại dương, đồng thời bao vây phong tỏa các nước nằm sâu trong lục địa. Cho nên các diễn biến hiện nay do Hán chủ trương tại Tây TBD cũng như trên lục địa cũng chỉ là sự lập lại đối với Eurasia trên căn bản mới mà thôi. Do thế đối với các nhà chiến lược Phương Tây

thì cách mà Bắc Kinh hành xử đối với thế giới cũng như đối với vùng tây TBD là điều chẳng lạ gì.

Các kế sách của Mỹ-Anh cùng quyền lực duyên hải hướng tới việc đẩy cho Hán-China mau chóng hùng mạnh để Hán thi hành chủ trương xâm lăng lân bang chính là mưu thuật đã được dàn dựng gần suốt thế kỷ 20, cho nên mọi chủ trương chính sách của Anh, Mỹ trong thời gian dài đối với thế giới luôn thống nhất. Cụ thể nhất liên quan đến các dàn dựng trong thế kỷ 19, với Nga cứ để cho Nga rong ruổi trên thảo nguyên Trung Á, đưa chủ nghĩa CS vào tàn phá Nga, cho nhà Thanh độc lập có giới hạn, giúp Nhật trở thành cường thịnh để cản bước tiến ra biển của cả Nga lẫn Hán-Hoa. Nhật cũng trở thành đế quốc chông lại Anh-Mỹ trong thế chiến II là điều mà các giới chiến lược Anh Mỹ ai cũng biết và đã dự trù từ lâu trước khi Nhật tung quân đánh vào Trân Châu Cảng cuối năm 1941, cuối cùng Nhật bại trận sau đó cùng với Nam Triều Tiên trở thành Partner của quyền lực duyên hải do Mỹ dẫn đạo.

Trục RIC bị vây hãm trên lục địa hoặc trên các vùng biển hẹp luôn hiện diện của nhiều thế lực địa phương, nên luật biển trở thành sinh tử để bảo đảm hòa bình và ổn định cho các vùng biển hẹp đó, cụ thể là các vùng biển Hắc Hải, Persia, Okhost phía bắc Nhật Bản, vùng Biển Đông và Hoa Đông. Từ ngàn xưa hầu hết các cuộc chiến sảy ra trên thế giới này đều xoay quanh các vùng biển hẹp kể trên, cho nên dù năm 1982 LHQ đã thông qua Luật Biển UNCLOS, nhưng LHQ không có bất cứ cơ chế trọng tài nào đủ mạnh để buộc các nước ven bờ phải nghiêm chỉnh thi hành các nguyên tắc đề ra trong Luật Biển của LHQ. Cho nên quân đội Mỹ luôn luôn hiện diện đông đảo tại các vùng biển hẹp đó như thế lực trấn áp buộc các nước ven bờ tránh gây ra chiến tranh cấp vùng, rõ nhất là vịnh Persia Mỹ để ở đó hạm đội 5 luôn hiện diện 1 HKMH cùng lực lượng không quân lớn để bảo vệ an ninh cho vịnh Persia, Hồng Hải, Ấn Độ Dương cùng các lãnh thổ trên bộ kế cận, tại Biển Đông Mỹ để Hạm Đội 7 cùng HKMH và các lực lượng không quân để canh chừng và giữ an ninh cho vùng tây Thái Bình Dương.

21 Ước tính chiến lược của RIC tại Eurasia Heartland

Nhưng tình hình từng bước thay đổi khi Hán-China trở thành cường thịnh, lộ rõ tham vọng đối kháng với quyền lực Mỹ trên toàn vùng Eurasia trên bộ cũng như trên biển, trong khi đó Mỹ tuyên bố trở về nhà, giảm ngân sách quốc phòng, tránh can thiệp, lui binh khỏi Afghanistan cũng như Trung Á. Trục RIC tự biết rằng cơ hội Mỹ lui binh tại Eurasia trên bộ giúp họ cơ hội mở rộng vùng ảnh hưởng trên vùng lục địa Eurasia,chấm dứt hẳn sự hiện diện của quân Mỹ trong vùng hiểm địa này để biến vùng Trung Á trở thành lãnh địa của trục RIC. Trong diễn văn khai mạc niên học mới tại Trường võ bị West Point hôm may 28th 2014 Ông Obama cho hay: “cuối năm 2014 quân Mỹ sẽ chấm dứt hoàn toàn các hoạt động tác chiến, chỉ để lại Afghanistan 9.800 quân trong năm 2015, đến năm 2016 chỉ còn 1000 quân Mỹ tại Afghanistan mà thôi, sau đó tùy thuộc quyết định của chính phủ Afghanistan”. Như thế từ sau năm 2015 cục diện tại Eurasia trên lục địa sẽ nghiêng hẳn về phía RIC, chấm dứt hẳn mọi sự can thiệp của NATO vào vùng này.

Tình hình này sẽ giúp giải thích lý do tại sao Nga bất ngờ dàn dựng sự kiện Ukraina để chiếm lại Sevastopol là cảng chiến lược bảo vệ lãnh thổ Nga trên vùng Caucasus trải dài

đến biển Caspian cùng bắc Iran, hôm 28 tháng năm, Ông Putin công bố thành lập một liên minh thương mại khác lấy tên là Khối Kinh Tế Âu-Á gồm Nga-Belarussia và Kazakhstan. Các diễn biến đó cho thấy cách thức hợp tác giữa Nga với Hán-China trong cuộc cờ tại Eurasia trên bộ cũng như trên biển về lâu về dài, mặc dù cả hai thật khó có thể tạo được sự tin cậy của nhau. Do thế cần đánh giá là Ông Putin thực hiện chủ trương tái phối trí lực lượng tại phía Đông Âu/Hắc Hải để chuyển hướng chiến lược về phía Viễn Đông, cùng phối hợp với Iran để giữ yên mặt bắc của Trung Á (Eurasia Heartland), cũng như sẵn sàng can thiệp vào vùng Tây Thái Bình Dương (cho nên ngay từ khi bắt đầu sự kiện Ukraina, tôi vẫn khẳng định là không thể nổ ra chiến tranh lớn trên vùng này được).

Phía Iran cần Mỹ bỏ cấm vận kinh tế, nên họ chấp nhận nhượng bộ đôi chút đối với hồ sơ nguyên tử của Iran, TT Mỹ Obama hôm qua tại West Point cũng cho biết, hồ sơ nguyên tử của Iran trên nguyên tắc đã được Iran thỏa thuận với IAEA, nhưng các vấn đề còn lại của Iran thì Mỹ không can thiệp vì đó là sự lựa chọn của chính người dân Iran. Ông Rouhani lên làm TT Iran là người thực tiễn ôn hòa để nói truyện với Mỹ cũng như tổ chức Nguyên Tử Năng Quốc Tế (IAEA), nhưng quyền lực thực vẫn nằm trong tay giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei cùng đội Vệ Binh Cộng Hòa Hồi Giáo, do thế trong tình hình hiện nay, Iran dễ dàng trở thành thành viên của Trục RIC nhằm mở rộng ảnh hưởng trên bộ nhắm vào Trung Á, cũng như tạo sức mạnh để đặt điều kiện thương thảo với khối đa số Sunni trong thế giới Hồi Giáo cũng như với Mỹ sau này.

Với Hán-China việc mở rộng hành lang trên bộ nối kết với trung tâm sản xuất dầu thô tại Trung Đông và khí đốt thiên nhiên tại Trung Á là huyết mạch đối với an ninh năng lượng của Hán, cho nên việc hình thành trục RIC cùng lúc bảo vệ an ninh năng lượng cũng như hình thành khối quân sự đủ sức ngăn chặn mọi toan tính tiến chiếm lục địa của thế lực duyên hải đại diện bởi Mỹ. Nhưng trên biển họ vẫn bị vây hãm mọi mặt bởi các quyền lực ven biển đang ngày càng trở nên cường thịnh và đứng hẳn trong hàng ngũ với Mỹ. Nên RIC cần mở vòng vây trên ba hướng đó là tại Hắc Hải do Nga trách nhiệm, vịnh Persia do Iran trách nhiệm, Biển Đông và Hoa Đông do China trách nhiệm. Hướng Hắc Hải bị giới hạn bởi hành lang hẹp ra biển Địa Trung Hải dễ bị khóa chặt bởi Thổ Nhĩ Kỳ, hướng vịnh Persia bị Hải và không quân Mỹ cùng các đồng minh của Mỹ vây chặt, Iran không thể thoát ra ngoài được, hướng quan trọng nhất chính là tại vùng tây TBD, Biển Đông là nơi thuận lợi nhất đối với sức mạnh hải và không quân, cũng như ảnh hưởng của tình báo của Hán China trong vùng.

Cho nên bằng mọi giá Hán-China phải tung lực lượng chiếm lấy Biển Đông cũng như toàn vùng Đông Dương trên lục địa, từ bàn đạp này Hán-China sẽ mở rộng chiếm cứ toàn ĐNÁ, Ấn Độ Dương, khi đó họ mới quay trở lại nói truyện phải trái với Mỹ cũng như Nhật, và về lâu về dài Hán-China mới nói truyện với Nga về vùng lãnh thổ Siberia mà Hán luôn coi là lãnh thổ của mình. Do thế Việt Nam là mục tiêu ưu tiên của kế hoạch tiến công này, việc điều động dàn khoan HD 981 vào vùng biển VN chính là đòn khai chiến với VN, buộc VN phải minh định chủ trương theo Bắc Kinh hay theo Mỹ. Nếu VN quyết định đứng hẳn trong hàng ngũ các nước duyên hải thì đó là lý do khiến Bắc Kinh xử dụng mọi mưu thuật khiến VN bị tan rã toàn diện mà Mỹ không thể can thiệp được, do lợi thế mọi cơ quan chính quyền VN đều nằm trong quyền kiểm soát của tình báo Hán. Thực ra

Hán cũng tự biết rằng, phía Mỹ cũng đang xây dựng lực lượng chính trị ngay trong đảng CS/VN, để chuẩn bị lật đổ thế lực Hán tại VN khi tình hình chin mùi, do vậy Hán cần sớm ra tay lật lại tình hình trước khi quá trễ.

Hiểu biết về chủ trương chiến lược này thực không dễ, vì nhìn khái quát khi một quyền lực rút khỏi một vùng địa lý nào đó luôn để lại một khoảng trống chiến lược, khiến các nước xung quanh bị đẩy đến chỗ phải tự duyệt lại các mối quan hệ trên căn bản mới, khi đó các mâu thuẫn cổ xưa trở thành yếu tố chính quyết định hướng hành động của mọi thế lực trong vùng, thường luôn dẫn đến chạy đua vũ trang giữa họ với nhau để hình thành các liên minh quân sự mới để đẩy cả vùng vào chiến tranh. Trong hầu hết các trường hợp, nước lớn thi hành chủ trương bành trướng xâm lăng các nước nhỏ, kết quả là an ninh toàn cầu bị đe dọa, nặng hay nhẹ tùy thuộc vào tham vọng bành trướng của nước lớn đó cũng như mưu thuật do các thế lực bên ngoài dựa vào đó khai thác tình hình sao cho có lợi cho quyền lợi của họ.

Cho nên việc Mỹ tuyên bố chủ trương trở về nhà đã được thi hành trước đây, đến khi Hán Hoa thi hành chủ trương bành trướng nhắm vào Biển Đông thì Mỹ cho thi hành chiến lược xoáy trục tại Á Châu để củng cố liên hiệp các nước duyên hải theo chủ trương dân chủ tự do. Như thế việc Mỹ đóng vai trò của người can gián đối với cuộc đối đầu giữa Hán-China với các nước tại Tây Thái Bình Dương phải được coi là hoàn toàn phù hợp với truyền thống Wait and See của Mỹ đối với chính trị toàn cầu mà thôi. Tình hình diễn biến đến đâu Mỹ sẽ phản ứng tới đó, và dĩ nhiên khi đòi hỏi, Mỹ sẽ tung quân để tái lập trật tự, như đã sảy ra tại Âu Châu trong thế kỷ 20 (với hai thế chiến và chiến tranh lạnh), quân đội Mỹ cũng như guồng máy quân sự chuyên nghiệp của Mỹ lúc nào cũng được chuẩn bị cho các cuộc chiến tranh lớn/nhỏ phù hợp với tình hình mỗi lúc khác nhau.

Cho nên đừng coi thường ý đồ chiến lược của Mỹ cùng các kế sách của Mỹ đối với toàn cầu, hòa bình nào cũng là hòa bình tạm thời mà thôi, chính khi thế giới sống trong trạng thái hòa bình tam đó, các mưu thuật được dàn dựng mới cho thấy thế thắng/bại được định đoạt ra sao, hòa bình lâu dài chỉ đến khi mọi thế lực đều bị buộc phải chấp nhận cùng sống chung trong khuân khổ luật pháp toàn cầu phù hợp với hướng đi của nhân loại.

Khi tuyên bố chủ quyền trên vùng biển Lưỡi Bò, bất cứ ai hiểu tình hình đều biết rõ rằng Hán sẽ gia tăng tối đa áp lực đối với VN để buộc VN phải chấp nhận trật tự trên Biển Đông do Hán áp đặt, từ đó Hán-China nắm thế thượng phong buộc các nước còn lại thuộc ASEAN phải nhìn nhận chủ quyền của Hán trên vùng Biển Đông. Cho nên chiếm Biển Đông là ưu tiên chiến lược hàng đầu để Hán mở rộng ảnh hưởng trên Ấn Độ Dương, sau đó phối hợp với Nga và Iran trong việc hình thành trật tự Hán tại Eurasia trên lục địa cũng như trên biển. Mục tiêu rộng lớn trong chiến lược của Hán là uy hiếp Ấn Độ, buộc Ấn Độ phải quy phục Hán, đồng thời ngăn chặn việc Mỹ trở lại Đông Dương cũng như ĐNÁ để thực hiện chiến lược bao vây Hán-China.

22 – Câu hỏi

Câu hỏi được đặt ra là: “tại sao Hán lại tuyên bố chủ quyền hầu như hoàn toàn trên vùng Biển Đông, thay vì họ cứ âm thầm gây áp lực ngoại giao, quân sự, kinh tế đối với từng

nước ASEAN, đặc biệt là VN để ít bị thế giới chống đối hơn. Kế đến là tại sao Hán lại đưa dàn khoan HD 981 - với yểm trợ rất mạnh của hải và không quân Hán - vào thăm dò dầu khí bên trong vùng đặc quyền kinh tế của VN; trong khi kinh tế Hán đang lao xuống dốc, khi bị thế giới phản ứng mạnh, trong điều kiện đó, tại sao Hán lại điều động 300,000 quân áp sát biên giới VN.”

Các câu hỏi lớn đó đủ cho thấy đằng sau các vận động này đã và đang diễn ra các đòn phép dữ dội được các phía cùng tung ra nhắm vào quyền lợi của nhau, vụ Edward Snowden, vụ 5 sỹ quan tình báo Hán thuộc đơn vị tin tặc mới bị Bộ Tư Pháp Mỹ kết tội ăn cắp kỹ thuật của Mỹ cũng đủ nói lên vô khối truyện lớn ở phía sau hậu trường chính trị toàn cầu, vụ đánh bom tự sát ngày càng mở rộng trên các vùng sắc tộc, thậm chí ngay tại quảng trường Thiên An Môn. Nhưng mặt khác còn cho thấy các mâu thuẫn đang diễn ra ngay trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao nhất của Hán; thật rõ ràng là Tập Cẩm Bình đã hoàn toàn không thuyết phục được thủ lãnh tối cao của cánh bảo thủ là Giang Trạch Dân trong chủ trương tìm cách tạm thời hòa hoãn với Mỹ để mua thời gian để củng cố liên minh RIC, cũng như củng cố sức mạnh kinh tế của Hán-China, để Hán có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho cuộc chiến sâu rộng trên thảo nguyên Eurasia với Mỹ cũng như NATO.

Đối nội cánh Giang Trạch Dân cũng nhìn thấy hiểm họa đang chờ Hán ở phía trước khi kinh tế suy tàn, càng đi sâu vào nội địa càng bị chống đối, bất mãn trong dân chúng vùng duyên hải đang gia tăng từng ngày đối với tính chính đáng của đảng CS đối với các tai họa do đảng CS gây ra cũng như sự giầu có không thể giải thich được của giới lãnh đạo đảng ở mọi cấp. Đối ngoại Hán tự biết rằng, Mỹ đang từ từ xiết chặt vòng vây trên mọi hướng, phía lục địa cả Nga lẫn Iran tuy liên minh với Hán là về buôn bán dầu và khí đốt trị giá 400 tỷ dollar, với Iran khoảng 100 tỷ dollar mà thôi. Nhưng liên minh quân sự và chính trị thì cả Nga lẫn Iran đều rất bấp bênh, cả hai rất dễ tìm kiếm một thỏa hiệp với Mỹ, vì Mỹ nắm hầu như hoàn toàn mọi con chủ bài trong tay, khiến hai nước này không dám chống Mỹ quyết liệt, khi đó một mình Hán phải đối đầu với quá nhiều kẻ thù trên mọi hướng. Cách giải thích nêu trên có thể chưa thật sự chính xác, nhưng cũng đủ cho thấy thực tế là: Tập Cẩm Bình đã không thể thuyết phục được phe Giang Trạch Dân, cụ thể là Giang trách cứ Tập là: đã đẩy việc chống tham nhũng đi quá xa khiến tàn phá hình ảnh của giới lãnh đạo đảng, cho nên trước hàng loạt bế tắc đó Hán: “quyết định tung đòn đánh ngay vào vùng huyết mạch đối với an ninh của toàn Á Châu, chính là Việt Nam và Biển Đông.”

Đó là điều mà G/S Keith Johnson đã nói tới trong bài viết của ông đăng trên Foreign Policy hôm may 5th-2014, tựa đề là: Hán-China đang thi hành âm mưu lãnh thổ quốc gia di động. Đó cũng là quan điểm được Cựu Đô Đốc Mike Mc Devitt đã nói: “Hán đi những bước nhỏ dần dần để không dẫn đến chiến tranh, qua thời gian nó sẽ làm thay đổi hiện trạng”. Diễn biến thực tế của tình hình trong vùng đang cho thấy: “Bắc Kinh đang gia tăng áp lực tối đa đối với VN, nhưng VN càng bị áp lực bao nhiêu thì càng hướng về phía Mỹ bấy nhiêu”. Khi VN ngả theo Mỹ thì Hán lại ra chiêu kéo dật lại giả bộ như thương thuyết nhượng bộ chút ít gì đó để vẫn cột VN vào vòng ảnh hưởng của Hán, nếu VN vẫn

chưa chịu thì Hán sẽ gia tăng thêm áp lực đồng thời vận động nhóm thân Hán bên trong nội bộ đảng CS/VN công khai ủng hộ chủ trương liên kết với Hán.

Tình hình liên quan đến dàn khoan HD 981, việc quân Hán tập trung ở vùng biên giới, theo nguồn tin từ Đài Loan cho hay số quân Hán đang được điều động đến vùng tam biên này dự trù lên đến 300,000 quân, việc Hán ủi nát một tầu cá của VN mới đây đều nằm trong âm mưu được Hán gọi là đánh đuổi đi rồi dật lại đã được nói tới trong sách lược căn bản mà Hán đã đề ra và được trích dịch sang tiếng Việt bởi Quốc Trung, nhan đề: “Tầm quan trọng về vị trí chiến lược của Nam Hải, Địa Trung Hải của Á Châu”. Quan sát thái độ của Bắc Kinh trong việc tăng tối đa áp lực với VN trên biển cũng như trên biên giới và lập trường của VN qua các phát biểu của Thủ Tướng Dũng tại Diễn Đàn kinh tế thế giới tại Phi Luật Tân, cùng phản ứng của thế giới đối với tình hình trong vùng cho thấy cách thức mà Hán Hoa thi hành chủ trương đẩy đảng CS/VN tới trước rồi kéo lui y như kiểu con quay trong tay Hán vậy.

Khi hành động như vậy, Hán Hoa rất hiểu cá tính của người Việt có thói quen phản ứng mạnh ngay tức khắc khi bị dồn vào chân tường, nhưng lại dễ quên dễ chấp nhận, khi đó họ lại chống nhau. Xin cứ xem tình hình liên quan đến dàn khoan HD 981 là đủ thấy, người Việt trong nước cũng như bên ngoài phản ứng ồn ào chỉ trong vài tuần lễ đầu mà thôi, lúc này mọi truyện lắng dịu y như là chả có gì quan trọng liên quan đến sinh tử của đất nước. Trong khi thực tế thì 300,000 quân Hán vẫn đang được điều động đến biên giới Việt Hoa, dàn khoan 981 vẫn hoạt động trong hải phận VN, tầu thuyền VN bị cấm lai vãng đến gần dàn khoan của Hán. Tình hình trở nên yên lặng khi Việt Nam không dám khích động các cao trào xuống đường chống Hán, vì sợ kinh tế bị lâm nguy cũng như khả năng quân Hán có thể tràn qua biên giới bất cứ lúc nào trong khi quân VN thiếu hẳn tính năng động để kịp thời điều động lên bảo vệ vùng biên giới phía bắc, nói gì đến khả năng tung ra coup đánh phủ đầu theo lối tiên hạ thủ vi cường đối với Hán.

23 – Quân Đội CS/VN hôm nay

Về mặt này, nếu so sánh khả năng tác chiến của quân đội CS/VN hôm nay với quân đội VNCH trước đây hơn 40 năm, ta thấy rất rõ khả năng tác chiến của quân đội VN hôm nay thua sút quá nhiều so với quân đội VNCH trước đây về mặt năng động (mobility) chỉ huy kiểm soát (command and control) và tiếp vận cũng như khả năng không thám. Đặc biệt từ sau năm 1970 khi Mỹ chuẩn bị rút quân khỏi VN, thì quân đội VNCH lại tỏ ra rất linh hoạt trong chiến tranh, mặc dù bị Mỹ khống chế mọi mặt theo kế hoạch chuẩn bị để quân CS chiếm đóng Miền Nam. Sau 40 năm cai trị cả nước, quân đội CS/VN vẫn hiện nguyên hình của quân đội không chuyên nghiệp, hoàn toàn không có khả năng tham gia các trận chiến tranh kiểu quy ước cổ điển chứ chưa nói đến chiến tranh kiểu kỹ thuật cao hiện đại. Cần phải nói thêm rằng, nếu tình hình này sảy ra đối với thời VNCH thì chỉ trong một tuần lễ, VNCH dư sức tung thêm một lực lượng cấp quân đoàn áp sát vùng biên giới, bên cạnh đó các biện pháp phòng vệ dân sự cũng như an ninh các mặt khác cũng được khai triển đồng bộ nhằm đối phó với cuộc chiến toàn diện đối với kẻ thù Hán.

Xin đừng nói rằng tôi đã đánh giá quá cao đối với quân đội VNCH trước kia, mặc dù năm 1975 đã bị Mỹ mượn tay CS/VN hủy diệt một đạo quân được xây dựng trong thời gian

rất ngắn, nhưng cũng rất mau chóng trở thành một quân đội hoàn toàn đủ khả năng tham gia bất cứ cuộc chiến kiểu quy ước nào. Thực trạng quân đội CS/VN ngày nay là gì, tuy đầy đủ quân binh chủng, cùng Bộ Tư Lệnh tiếp vận (Hậu Cần), nhưng guồng máy quân sự và xã hội VN hiện nay vốn là quái thai của chế độ CS do Hán-Hoa xây dựng, chỉ biết quen với kiểu chiến tranh thí quân, nên không thể tham chiến trong một cuộc chiến quy ước được.

Đa số chúng ta đã thấy rất rõ tiềm lực thực sự của quân đội CS/VN, trước cũng như sau năm 1975, thường thì họ mất ít nhất 6 tháng để chuẩn bị cho một trận đánh cấp sư đoàn, một chiến dịch cấp quân đoàn trở nên đòi hỏi họ phải chuẩn bị cả năm, chiến tranh hôm nay đâu có thể điều quân kiểu như vậy được. Minh chứng cụ thể nhất là: sau hai tuần lễ quân hán được điều động trên quy mô lớn đến vùng biên giới, thế mà mãi đến hôm qua mới nghe nói đến việc khai triển một sư đoàn lên biên giới (dường như sư đoàn 316 thì phải) nếu so chiếu với khả năng lưu động của quân đội VNCH trước đây thì quân đội VNCH chắc chắn phải có mặt tại chỗ trước khi quân Hán được bố trí bên kia biên giới. Cho nên quân đội VN hiện nay, cũng như hệ thống tình báo an ninh của VN vẫn bị tình báo Hán-Hoa chi phối, kiểm soát về nhiều mặt, nên chỉ đáng được coi như kiểu quân bảo an mà thôi. Muốn thực hiện một kế hoạch tác chiến độc lập thật không dễ, nhất là các kế hoạch nhằm chống lại quân Hán hiện đang tập trung bên kia biên giới, tình huống đó đòi hỏi những nhà quân sự VN còn nặng lòng với dân tộc đất nước phải xử dụng ngoại chiêu trong tổ chức, cách vận hành cũng như thời cơ mới có thể lật ngược được thế cờ do âm mưu của Hán đối với ta từ trên 80 năm qua.

Cho nên khối dân tộc trong mọi cơ cấu hiện thống thuộc hay không thuộc hệ thống của đảng CSVN cần âm thầm, bí mật chuẩn bị các kế sách theo cách riêng của mình, dựa trên các thẩm định tình hình thế giới (do nhiều nguồn khác nhau, kể cả diễn đàn này) để mỗi người trong mỗi cương vị khác nhau, có thể hành động khác nhau, nhưng thống nhất trong hướng đi toàn cầu phù hợp với thực tế của tình hình, mà không có một tổ chức chính danh. Dĩ nhiên những người CS Dân Tộc hiện nắm một phần quyền lực trong nội bộ đảng CS cùng nhà nước VN hôm nay là những người có đủ tính chính danh để vừa nói truyện với thế giới, vừa kín đáo phối hợp với lực lượng dân tộc trong cuộc đấu tranh với cánh CS đã và đang làm tay sai cho Hán-Hoa; Khi cần thiết chính họ có đủ quyền lực (được toàn dân ủng hộ, được quốc tế nhìn nhận và dành cho sự yểm trợ cần thiết) để thi hành các chủ trương chính sách phù hợp với tình hình của đất nước và thế giới. Cho nên việc tìm hiểu về khả năng tham dự của quyền lực duyên hải vào cuộc chiến chống chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc của dân Việt hôm nay là rất quan trọng, để qua đó mỗi người trong chúng ta tự biết cần làm gì cho thật đúng.

24 – Quyền lực toàn dân

Mấy mươi năm qua Hán-Hoa được cả thế giới thổi phồng lên cho mau chóng trở thành cường quốc quân sự-kinh tế-chính trị, trong khi ta bị đẩy vào vòng tay của Hán, ngày nay khi Hán tung quân đánh ta thì cái đảng cầm quyền đó vẫn chưa tỉnh ngủ, cư mơ tưởng hòa giải với Hán để bảo toàn độc lập dân tộc (hay bán nước cho Hán). Nhưng như vậy đâu phải là đất nước ta không còn người tài đức dám hy sinh cho đại nghĩa dân tộc, đâu có phải vì vậy mà ta không học hỏi xem khi xưa cha ông ta đã đánh giặc Hán như thế

nào, nhất là bài học chiến tranh trong cuộc chiến với Mỹ vừa qua cũng để lại cho người hôm nay nhiều kinh nghiệm để đời với phương châm là: “người người đánh giặc, người người là tình báo, người người là du kích”. Dĩ nhiên việc này chỉ có thể hình thành được khi quyền lực lãnh đạo đất nước được đặt hẳn trong tay những người yêu nước - vô luận họ là CS hay không CS, hiện sinh sống ở trong hay ngoài nước - chỉ khi đó ta mới thuyết phục thế giới đứng hẳn về phía ta trong cuộc chiến quyết định đối với lịch sử dân tộc hiện nay.

Đừng vội nghĩ rằng: vì Mỹ đẩy ta về phía Hán mà đổ lỗi cho Mỹ, cần ghi nhớ là: quật ngã cả Nga lẫn Hán mới hợp nhất nhân loại được. Hán đã gài tình báo vào nội bộ của ta từ quá lâu rồi, nếu Mỹ không thi hành kế cực độc đó, thì ngày nay không thể vẽ lại bản đồ Hoa Lục được, để trả lại quyền làm chủ vùng lãnh thổ cho chính người chủ đích thực của lãnh thổ đó, để khép lại trang sử tranh chấp Việt Hán suốt mấy ngàn năm qua. Thế giới này muốn ổn định để tiến hành xây dựng lại một văn minh mới thì việc đẩy Hán vào con đường tự phân rã là ưu tiên lớn nhất hiện nay, cho nên nếu ta không biết khai thác lợi thế này mới là cực dở, ta sẽ nói sao với con cháu ta sau này đây. Do thái kia, dân số và diện tích nhỏ nhất thế giới, ấy thế mà quân đội của họ đứng hàng mười trên thế giới, vũ khí chỉ là một phần, chính yếu là tinh thần quyết chiến đấu của họ, ta cần học bài học Do thái và thể nghiệm cụ thể qua cuộc chiến đánh lại Hán-Hoa hôm nay, cũng như xây dựng lại nước nhà trong tương lai.

Xin đặc biệt lưu ý là: “muốn làm việc lớn thật sự cho dân tộc và con người thì người lãnh đạo phải có chính danh, có chính danh mới huy động được sức mạnh toàn dân cũng như sự yểm trợ của thế giới. Nhưng bao giờ cũng vậy quyền lực chính danh đó luôn phải biết thật sáng suốt nắm thật vững chuyên chính Dân Tộc để đè bẹp, nếu cần hủy diệt không thương tiếc bất cứ kẻ nào vẫn còn ngoan cố đi theo chủ trương chống lại dân tộc, làm tay sai cho Hán-Hoa.” Vua Quang Trung 225 năm trước, khi cất quân đánh quân Thanh cũng đã lên ngôi Hoàng Đế để có tính chính danh là vậy, bài học này cần được áp dụng gấp rút hôm nay, vì cái đảng CS ấy đã hiện nguyên hình là tay sai cho giặc từ lâu rồi, nên cần phải dẹp bỏ nó đi, để một người khác sẽ nổi lên nắm lấy thế chính danh để nói truyện với thế giới cũng như với toàn dân Việt trong cũng như ngoài nước.

25 - Bằng cách nào VN có thể huy động được yểm trợ của thế giới

VN cần gấp rút thực hiện các cải cách thể chế toàn diện theo những bước đi có tính toán cẩn trọng sao cho ít gây ra các bất trắc nhất về đối nội cũng như đối ngoại, vì dù sao ta vẫn chưa thể tạo được vị trí để nói truyện ngang hàng với kẻ thù cũng như với bạn hữu trên quy mô toàn cầu. Thời gian hơn 20 năm qua, tuy mất mát do làn sóng xâm lăng kinh tế, chính trị đối với các hoạt động của Hán-China đối với VN là lớn lao (về tiền bạc có thể mất đến 300 tỷ dollar) nhưng thời gian đó cũng khiến cho nhiều người CS tỉnh ngộ đối với dã tâm xâm lăng của Hán, đồng thời cũng là thời gian đủ để ta ý thức sâu rộng về chiến lược mà đất nước cần thi hành nhằm chuẩn bị cho đường dài đến mấy trăm năm ở phía trước. Nếu nhìn trong ngắn hạn thì mất mát đã qua (dù ai là tác nhân gây ra) được coi là rất lớn, nhưng khi nhìn trong dài hạn, ta lại thấy các mất mát đó sẽ mở cho ta cơ hội tái duyệt lại mối quan hệ Việt Hán trên lãnh thổ Hoa Lục trên căn bản mới. Do thế

cuộc đối đầu quyết liệt với Hán Hoa hôm nay chưa hẳn đã là điềm xấu khi nhìn vấn đề trên căn bản lịch sử quan hệ Việt Hán trong suốt mấy ngàn năm qua.

Quan hệ do Hán Tộc áp đặt lên toàn cõi Hoa Lục (China) dựa trên khái niệm về quyền lực ở trung tâm lục địa (China) kết hợp với chủ trương mặc nhiên nhìn nhận Việt với Hán là một. Suốt mấy ngàn năm qua các dòng tộc Việt vẫn nhầm lẫn về vấn đề trộn lẫn chủng tộc do Hán chủ trương, cho nên dù Việt Phương Nam đã thắng Hán mỗi khi bị Hán xâm lăng, nhưng vẫn không có điều kiện để đặt lại mối quan hệ Việt Hán trên nền tảng Việt là Việt, Hán là Hán, từ ngàn xưa đã vậy và ngàn sau vẫn thế. Cơ hội mở ra cho ta khi thế giới giải quyết căn bản của quan hệ Đông/Tây, lúc đó mới mở ra cho ta cũng như toàn thể cộng đồng Bách Việt, cơ hội để duyệt lại quan hệ Việt Hán trên nền tảng mới.

Tranh chấp tại Biển Đông là cuộc chiến lớn trong toàn cảnh của cuộc đối đầu giữa hai thế lực Duyên Hải với Lục Địa; Trục RIC vẫn là trục lỏng lẻo, đầy dẫy mâu thuẫn quyền lợi không thể giải quyết nổi giữa các nước thành viên, nên Bắc Kinh cũng chỉ coi là đồng minh tạm thời để giữ yên mặt thảo nguyên Trung Á cũng như lãnh thổ phía bắc tiếp giáp với Siberia mà thôi. Cho nên tranh chấp ở Biển Đông vẫn là vấn đề chiến lược sống còn của Hán-China và cũng là sống còn với mọi phía trên trái đất này, dĩ nhiên tranh chấp đó trực tiếp ảnh hưởng đến Nga, Nhật và Mỹ cùng EU. Cho nên ngay cả khi Hán-China muốn hình thành một liên minh quân sự-chính trị với Nga và Iran như phát biểu của Tập Cẩm Bình trong dịp hội kiến với Putin, thì cả Putin lẫn Ali Khameini (Giáo chủ Iran) đều rất dè dặt, giữ thái độ im lặng, vì quyền lực Mỹ bao trùm toàn cầu.

26 – Nga chuẩn bị

Để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất chắc chắn sớm sảy ra tại Tây TBD, khi tình hình Biển Đông nóng mãi lên thì Nga cũng phải chuẩn bị tái tổ chức lại chiến trường sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, cũng như bố trí lại các lực lượng quân sự, để sẵn sàng đáp ứng với tình huống chiến tranh lớn sảy ra trên vùng Biển Đông và Hoa Đông. Một biến cố như vậy khi sảy ra dễ dẫn đến xung đột mở rộng trên vùng Trung Á, Siberia khiến Nga, NATO khó phản ứng kịp nếu quân và dân Hán bất ngờ tràn ngập toàn vùng biên địa dài 10 múi giờ của Nga, mà lại là vùng khó tiếp vận cũng như bố trí một đạo quân đủ lớn để ngăn chặn Hán trên lục địa.

Việc này giúp giải thích lý do tại sao Ông Putin cho nổ biến cố Ukraina, mà thực chất là giao Ukraina, toàn vùng Hắc Hải cho Mỹ và NATO đảm trách trong cuộc đối đầu với Hồi Giáo cực đoan. Việc này cũng giúp giải thích lý do tại sao Taliban, Pakistan cùng nhiều nhóm Hồi Giáo cực đoan khác bắt đầu biết phân biệt minh bạch hơn giữa bạn với thù, cho nên Mỹ mới dễ dàng đóng cửa sớm căn cứ trung chuyển tại Manas Kyrzistan. Thêm vào đó, ông Putin đã cho thành lập liên minh kinh tế Âu Á kết nối Nga, Belarus với Kazakhstan, ngầm có ý cản đà tiến về hướng tây của Hán-China qua tổ chức Hiến Chương Thượng Hải (SCO). Khi Hán-China làm mạnh cho tầu cá ngụy trang của lực lượng hải quân Hán tiếp tục đâm thủng tầu cá của VN - khiến TT Nhật Shinzo Abe phải lên tiếng báo động leo thang đối đầu trong vùng Biển Đông - thì ngay tức khắc Nga cho điều động chiếc hàng không mẫu hạm duy nhất của họ là chiếc Kunetsov từ Bắc Hải đến tăng cường cho hạm đội Thái Bình Dương của Nga. Ông Putin hoàn toàn có đủ lý do để

tăng cường sức mạnh cho hạm đội TBD của Nga, khi hải và không quân Hán gia tăng sức mạnh từng ngày.

Phúc trình mới nhất của Bộ Q/P Mỹ gởi Quốc Hội tuần rồi đã đặc biệt nêu rõ vấn đề này, đồng thời cũng cảnh báo là quân Hán có thể phong tỏa và đổ bộ chiếm Đài Loan, vốn là đảo quốc mua vũ khí nhiều nhất của Mỹ (năm 2010 Đài Loan mua 12 tỷ dollar vũ khí của Mỹ. Nhưng tiềm lực của Đài Loan vẫn không thể đương cự lại với Bắc Kinh, như thống kê sau đây cho thấy rõ:

Loại chiến hạm HQ Hán Hạm ĐộiNam Hải của Hán Đài Loan

1- HKMH 1 0 02- Destroyers 24 14 43- Frigate 49 40 224- Corvette 8 6 05- Tank landing ship 29 26 126- Medium landing 28 21 47- Nuclear Sub 5 2 08- Diesel sub 51 32 49- Coastal miss pảtol 85 67 45

Đối với hợp đồng cung cấp khí đốt và dầu thô cho Hán-Hoa trị giá 400 tỷ dollar trong 30 năm, thực ra cũng đáng để Putin tỏ ra ủng hộ Hán đối với tham vọng bành trướng của Hán-Hoa, tạm thời bỏ qua một bên các đe dọa đối với an ninh sinh tử của Nga do Hán gây ra đối với lãnh thổ phía Viễn Đông của Nga. Hợp đồng nay làm cho Hán yên lòng xuất tiền xây dựng đường ống chủ yếu trên lãnh thổ Nga, nhưng cũng chỉ trong 20 năm tới khi công cuộc chuyển giao công nghệ xanh mở rộng sang nhiều vùng trên thế giới, khi đó khu vực năng lượng suy tàn vì các nguồn năng lượng tái sinh trở nên rẻ hơn, thì hợp đồng này lại trở thành gánh nặng cho Hán (bây giờ đã ký rồi, rút lại đâu được).

Dĩ nhiên Putin và nước Nga cũng phải tính toán về mối đe dọa sinh tử đối với Nga xuất phát từ nhiều phía, đó là: Phương Tây, Hán-Hoa và Hồi Giáo, khách quan đánh giá về mặt chiến lược thì đe dọa sống còn với Nga chính là Hán-Hoa, Hồi Giáo chỉ là rất phụ sẽ được giải quyết một khi vấn đề Hán Hoa được giải quyết xong. Do thế Nga cần giải quyết một vài bất đồng nhỏ với EU cũng như Mỹ liên quan đến lãnh thổ trái độn giữa Âu Châu với Nga trên bờ Hắc Hải, đó là Ukraina. Vụ Ukraina được dàn dựng trùng khớp với đà gia tăng đối đầu ở Biển Đông và Hoa Đông, song song với vụ Syria cũng như hồ sơ nguyên tử của Iran, kết quả là Nga lấy lại Crimea và tạo ảnh hưởng trên một số tỉnh ở phía đông của Ukraina sát lãnh thổ Nga là nơi người nói tiếng Nga chiếm tỷ lệ lớn.

Mỹ cùng EU cấm vận Nga để nhất thời đẩy Nga về phía Hán Hoa để ký hợp đồng khí đốt, ngay sau đó Ông Putin ra lệnh triệt thoái quân Nga ra khỏi biên giới với Ukraina, khi đó ông mới cho lập liên minh kinh tế Âu Á. Tin mới nhất cho biết Putin và Obama cùng Angela Mackel, Hollande, cùng David Cameron, Thủ Tướng Ý, Thủ Tướng Canada đều đến Pháp để dự lễ kỷ niệm ngày chiến thắng Đức Quốc Xã tại Pháp. Như vậy sự kiện này phải được coi là cách để Pháp thi hành chủ trương bao quát hơn liên quan đến nỗ lực

thống nhất toàn Âu Châu để chuẩn bị cho việc mở rông NATO Phương Đông sau này, như vậy vấn đề căn bản liên quan đến Ukraina coi như đã xong, các việc còn lại chỉ là chi tiết thi hành mà thôi (Pháp vẫn bán hai chiến hạm Mittrel cho Nga như thường). Các diễn biến liên quan đến Nga được coi là đủ quan trọng để tìm câu trả lời cho hành động coi thường tập quán quốc tế của Hán Hoa khi đem dàn khoan HD 981 vào khai thác trên vùng đặc quyền kinh tế của VN, đồng thời còn điều động 300,000 quân đe dọa xâm lăng VN cùng Đông Dương trên bộ cũng như trên biển.

3 - Mỹ-EU với Nga và Hán-China

31 Chủ trương Liên Kết Đồng Minh của Mỹ

Chủ trương của Mỹ cùng khối quyền lực Duyên Hải rất thống nhất trước sau: đó là mọi tranh chấp phải được giải quyết thông qua đàm phán chứ không phải xử dụng hoặc đe dọa xử dụng vũ lực như Bắc Kinh vẫn quen hành xử từ bấy lâu nay. Dĩ nhiên mỗi bước tiến liên quan đến cách đe dọa xử dụng vũ lực của Hán-Hoa thông qua các tầu quân sự ngụy trang tầu đánh cá nhắm vào ngư dân VN, cùng đà gia tăng đe dọa xử dụng hải quân Hán-Hoa để đánh tiêu hao tiềm lực hải quân nhỏ bé của VN đều là các dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh chủ trương leo thang đối đầu, bất chấp luật pháp quốc tế. Tình hình này khiến Mỹ phải tăng cường chuẩn bị mọi phương cách nhằm bảo vệ các đồng minh thân cận được minh thị bởi hiệp định an ninh song phương, đồng thời mở rộng thêm mối quan hệ sâu rộng với các nước đang bị đe dọa nghiêm trọng nhất bởi Hán Hoa, nhất là VN.

Cụ thể là các cuộc tập trận với đồng minh trụ cột trong vùng là Nhật, Nam Triều Tiên và Phi Luật Tân; các cuộc diễn tập cấp cứu hoặc viếng thăm của chiến hạm Mỹ, Úc, Nhật, Pháp, Ấn đối với VN vốn được coi là đồng minh de facto khi sảy ra chiến tranh trên vùng Biển Đông, các cuộc viếng thăm của các giới chức Mỹ trong vùng Tây TBD, cao nhất là chuyến viếng thăm bốn nước Nhật-Nam Triều Tiên-Phi và Malaysia của TT Mỹ Obama mới đây, cùng các hội nghị quốc tế thảo luận về các vấn đề trong vùng đều là các chuẩn bị tinh thần cho một công cuộc hợp tác sâu rộng hơn giữa nhiều thành viên cùng cam kết bảo vệ các lợi ích chung trên căn bản toàn khu vực cũng như toàn cầu với tính cách là những Partners trong một hiệp hội tự do và bình đẳng của khối các nước duyên hải.

Trong các hội nghị cấp vùng, diễn đàn Shangri-La hàng năm họp tại Singapore là nơi các bên tham gia phát biểu quan điểm và lập trường của mỗi nước liên quan đến an ninh toàn vùng Tây TBD, bản đúc kết năm 2014 đáng để ta theo dõi đánh giá chủ trương của Mỹ đối với các tranh chấp trên vùng Biển Đông. Như đã nhiều lần trình bày, phát ngôn chính về các vấn đề liên quan đến vùng Tây TBD do Bộ Quốc Phòng trách nhiệm chính chứ không phải Bộ Ngoại Giao, thủ tục đó được ứng dụng đối với thời chiến, cụ thể như kế hoạch Marshall xây dựng lại Âu Châu sau thế chiến được Tướng Marshall phụ trách soạn thảo khi ông làm Tham Mưu trưởng Lục Quân thuộc Bộ Quốc Phòng Mỹ, nên khi thi hành thì Tướng Marshall được đưa sang làm Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ để thi hành. Nhưng ngay từ thời điểm đó, mọi vấn đề liên quan đến chiến tranh tại vùng Tây TBD (VN, Triều Tiên, chiến tranh du kích do Hán dàn dựng tại Đông Nam Á) đều do Bộ Quốc Phòng đảm trách, mà thực ra là do đảng Cộng Hòa trách nhiệm, nhất là sau khi Ông Eisenhower lên làm TT Mỹ, mở đầu cho tiến trình Mỹ ồ ạt đổ quân tham chiến ở VN.

Tại Diễn đàn Shangri-La họp cuối tháng năm này, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Chuck Hagel sẽ đưa ra bản đánh giá mang tên: “Triển vọng hành động chung đa phương, đồng thời ông cũng đưa ra danh sách nước nào có thể được coi là được coi là đồng minh trong khu vực” như thế, những nước không được coi là đồng minh hay Partner thì họ là gì, nếu không nói họ là đối thủ của khối các nước duyên hải vùng Tây TBD. Báo cáo cho rằng: trong tình hình hiện nay, Mỹ cần lôi kéo các đối tác có ý kiến thống nhất với Mỹ, ủng hộ xây dựng cơ chế trọng tài khu vực hoặc quốc tế để xử dụng biện pháp hòa bình làm lắng đọng các bất đồng, tranh chấp có thể xuất hiện. Trong một bản tin khác cũng nói tới hội nghị G7 họp vào tháng 6 tới, Tổng Thống Obama cần đề nghị đưa vào tuyên bố chung câu sau đây: “ủng hộ thông qua biện pháp trọng tài quốc tế xử lý tranh chấp Biển Đông vào Thông Cáo Chung của Hội Nghị”, như thế trước sau như một, Mỹ cùng các nước duyên hải luôn chủ trương giải quyết tranh chấp thông qua tài phán quốc tế, chỉ duy nhất có Hán-Hoa muốn giải quyết thông qua vũ lực mà thôi.

32 Quan Hệ Nga với Hán

Việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên 85% diện tích biển Đông, nếu không bị ngăn cản sẽ phá hủy mọi tập quán quốc tế về quyền tự do lưu thông trên đại dương và mở đầu cho hàng loạt các tranh chấp rộng lớn trên quy mô toàn cầu, thực tế là phá hủy mọi trật tự thế giới hiện nay khi mọi quốc gia duyên hải đều có thể viện dẫn tiền lệ do Hán tạo ra để xử dụng vũ lực chiếm đại dương biến thành lãnh thổ của riêng mình. Trong bài viết (May 22nd-2014) nhan đề China&America clash on the high seas; The EEZ challenge của hai tác giả Jeff M. Smith và Joshua Eisenman đã nêu bật vấn đề này như sau: “nếu Mỹ chấp nhận cách giải thích của Hán-China về Luật Biển của LHQ (UNCLOS) thì chiến hạm Mỹ bị cấm lai vãng đến khoảng 1/3 diện tích biển toàn cầu hiện được coi là vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước ven biển”. Do vậy khi Bắc Kinh cố tình tuyên bố về chủ quyền trên Biển Đông, thì bất cứ ai am hiểu về tình hình đều hiểu ngay rằng: “cuộc đối đầu sẽ leo thang thành cuộc chiến lớn giữa Hán-Hoa với các quốc gia duyên hải là Partner với Mỹ trên vùng Tây TBD trong tương lai gần” (trước đây có một bài viết về vấn đế này được post trên Web Site).

Để chuẩn bị cho cuộc chiến này, Mỹ lại cố tình tung ra đòn nghi binh mới khi Cộng Hòa Hạ Viện cũng như Thượng Viện một mực đòi giảm chi, thủ thuật này cùng lúc nhắm hai mục tiêu:

1- thứ nhất kềm không cho kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh trở lại (kềm chế tối đa) để tạo áp lực lên kinh tế Hán-Hoa đang trên đà suy thoái do các sai lầm về chính sách của Hán-Hoa được mở rộng thêm ra tiếp theo sau cuộc khủng hoảng tài chánh cuối năm 2008 (kinh tế Mỹ tam cá nguyện vừa qua chỉ tăng trưởng 1% so với năm 2013 là 2.8%, trong khi kinh tế Hán-Hoa hiện phải dung 75% tín dụng để trả nợ cũ, đa số dân Mỹ tin rằng kinh té sẽ phát triển trở lại sau ba năm tới),

2- thứ hai là: gảm chi thì ngân sách quốc phòng Mỹ phải giảm theo, điều này đúng khi quân Mỹ từ từ triệt thoái khỏi Afghanistan. Chủ trương đó tạo ra tâm lý là Mỹ đã thực sự quay lưng lại với các vấn đề của thế giới, sẵn sàng thương thảo để xuống thang. Điển hình là Taliban/Afghanistan đã thả một trung sỹ lục quân Mỹ bị bắt cách nay dăm năm để đổi lại Mỹ thả mấy người thuộc al Queda có liên hệ

khá mật thiết với Bin Laden cũng như Taliban trước đây, sau khi Obama tuyên bố chánh thức về thời biểu rút quân, thương thảo với Iran về hồ sơ nguyên tử của xứ này.

Mỹ cứ làm bộ y như suy yếu về mọi mặt tới nơi (Economist tuần này vẽ bức biếm họa TT Obama điều khiển con ngựa quỳ so với thời Ông Bush hai tay hai súng bắn tứ tung) Hán Hoa tưởng rằng Mỹ run chân thật, không dám can dự vào các vấn đề toàn cầu nữa, Bắc Kinh do đánh giá sai lầm chiến lược này nên đã tìm cách cấu kết với Putin cùng Iran cùng phối hợp chuẩn bị mở cuộc chiến lớn đối với khối các nước Duyên Hải, đó là tham vọng xây dựng Trục RIC nhằm chiếm toàn bộ Eurasia trên biển cũng như trên lục địa (xin lưu ý: các nhà nghiên cứu cũng nói tới tam giác RIC bao gồm Nga.India và China).

Thực ra mâu thuẫn giữa hai khối Lục Địa và Duyên Hải vẫn hằng tồn tại từ ngàn xưa, nhưng chỉ trong vài chục năm sau này, khi Hán-China ngày càng trở nên cường thịnh về kinh tế cũng như chính trị. Việc này đã đẩy mâu thuẫn quyền lợi sinh tử của hai khối ngày càng mở rộng trên mọi lãnh vực, cho đến khi Khối Lục Địa lãnh đạo trong thực tế bởi Hán-China, quyết định thực hiện các bước đột phá nhằm buộc Khối Duyên Hải phải chấp nhận cuộc tỷ thí tối hậu nhằmđòi hỏi phải điều chỉnh lại trật tự thế giới đã được Mỹ thiết lập từ sau thế chiến II nay đã trở nên không còn hợp thời nữa. Nhưng cả hai phía vẫn cần nhau về thị trường và cần thời gian để tìm cách dung hòa quyền lợi, cho nên họ hợp tác với nhau về từng vấn đề chọn lọc phù hợp với quyền lợi ngắn hạn của mỗi phía. Nhưng sẵn sàng đối đầu nhau đối với các vấn đề chưa thể thỏa hiệp được, thời kỳ đó được các học giả gọi là ANORMAL có nghĩa là bình thường trong bất ổn, cho nên các phía cứ tương kế tựu kế chơi nhau những đòn chí tử nhưng âm thầm người ngoài không thể nhận biết được. Thí dụ cụ thể là vào tháng July 7 th 2013 tầu nghiên cứu của Hán-China mang số hiệu 871 trọng tải 5,000 tôn bị đâm chìm trong vùng Hoàng Sa mà Bắc Kinh im re, âm thầm tìm cách vớt mà chẳng hiểu tại sao, chẳng hề dám lên tiếng (theo Apple Daily HongKong).

Nhưng vụ đó thật chưa thấm vào đâu với coup dàn dựng liên quan đến Nga đối với Ukraina, dẫn đến chỗ Putin chuyển hướng hẳn đứng về phía Hán-Hoa để ký kết hợp đồng cung cấp khí đốt và dầu thô trị giá 400 tỷ dollar. Trớ trêu nhất của vụ này là mọi người đều biết rõ là Hán Hoa mới là kẻ thù không đội trời chung với Nga chứ không phải EU hay Mỹ, nên khi Putin bất ngờ tung ra vụ Ukraina chiếm lại Crimea, gây sáo trộn toàn Đông Âu-Hắc Hải, Mỹ cùng EU cấm vận Nga khiến cả thế giới tập trung vào vùng này, nhưng cũng chính lúc đó dàn khoan HD 981 được giới lãnh đạo Bắc Kinh tung vào cắm dùi trên vùng EEZ của VN.

Hành động của Putin hoàn toàn đi ngược lại với lý lẽ của chiến lược về lâu dài liên quan đến an ninh sinh tử của Nga, nhưng lại hoàn toàn phù hợp với hướng phát triển của kỹ thuật cũng như thị trường năng lượng toàn cầu trong tương lai gần tới đây (không quá 5 năm tới) sẽ từ từ chuyển sang Châu Á, vì kỹ thuật khai thác các nguồn năng lượng xanh khác hiện đang mở ra nhiều hứa hẹn cho phép Mỹ tự tin rằng chỉ trong mươi năm tới, Mỹ không còn lệ thuộc vào dầu thô cùng khí đốt bên ngoài, kinh tế Mỹ sẽ trở thành kinh tế rất xanh ( Green, Greener Economy) cụ thể là các định chế ngân hàng lớn Anh-Mỹ bắt đầu bán các bộ phận kinh doanh hàng hóa cho các nước Á Châu (commodity market). Cụ

thể hơn, TT Obama mới ký văn kiện ban hành quy định mới về khí thải hạn chế thêm nữa đối với khí thải từ các nhà máy điện than đá tại Mỹ. Kinh tế xanh sẽ chuyển từ Mỹ đến Anh và Âu Châu, cho nên khi vụ Ukraina sảy ra, Nga dọa cấm vận khí đốt cho Ukraina, Âu Châu chả sợ vì Nga rất cần thị trường khí đốt Âu Châu, mất thị trường này kinh tế Nga tan vỡ ngay (Mỹ dọa vận chuyển khí đốt cho Âu Châu giống như Liên Xô phong tỏa Bá Linh hồi 1949 vậy).

Cho nên Putin sẵn sàng làm mọi thứ để bảo đảm thị trường tiêu thụ trong đường dài 40 năm tới cho nước Nga, dĩ nhiên Nga cũng phải cải tổ hệ thống xã hội để từ từ hợp nhất với EU. Tiến trình hợp nhất nhân loại là không thể đảo ngược được đối với mọi lãnh vực khác nhau của xã hội loài người, bất kể đông hay tây, Hồi Giáo hay Thiên Chúa Giáo, cụ thể tại Rome giáo sỹ Hồi Giáo đã bắt đầu thuyết giảng ngay bên trong giáo triều Roma. Bắc Kinh vốn rất âu lo về an ninh năng lượng nên cần hợp tác với Nga, như vậy nên hai phía sáp lại gần nhau là hoàn toàn hợp lẽ, nhưng cũng chỉ liên quan đến thương mại mà thôi. Nhưng tiến xa để trở thành một liên minh như mong ước của Tập Cẩm Bình lại là một vấn đề mà Putin phải hết sức dè dặt, nên khi Tập cố tình nói đến Liên Minh Quân Sự gồm Hán-China, Nga và Iran thì Putin im lặng. Một sự im lặng đầy ý nghĩa vì Nga vẫn phải chờ xem tình hình thế giới sẽ diễn biến ra sao, nhất là cách thức Hán-China gây truyện tại Biển Đông cùng thái độ của Khối các nước Duyên Hải, cụ thể là Mỹ.

Cuộc đối đầu dữ dội tại Shangri La giữa Chuck Hagel, Shinzo Abe với China về vấn đề Biển Đông khiến Putin phải giữ thái độ cẩn trọng đối với đề nghị lập Liên Minh gồm Nga-Iran và Hán-China do Tập Cẩm Bình đưa ra. Putin cùng các cố vấn thân cận của ông cũng tự hiểu rằng: “các quân cờ chủ chốt vẫn chưa được các phía tung ra” cho nên cần phải xuống thang đối với tranh chấp tại Ukraina để chờ xem các cuộc leo thang đối đầu giữa Hán với Nhật cùng các nước duyên hải TBD có Mỹ đứng sau sẽ diễn biến cụ thể thế nào, vì mọi diễn biến liên quan đến Hán-China và Tây TBD đều ảnh hưởng rất sâu rộng đối với an ninh sinh tử của Nga.

Nhưng thật rõ ràng là khi Putin chấp nhận một giải pháp cho vấn đề Ukraina thì điều đó cũng chỉ là sự chấp nhận miễn cưỡng mà thôi, vì tình hình tại vùng Tây TBD ngày càng trở nên gay gắt, có thể nổ ra chiến tranh bất cứ lúc nào, vì thái độ của China rất quyết liệt, đó là lý do chính khiến Putin cần gặp Giang Trạch Dân là cựu Chủ Tịch Hán-China đã nghỉ hưu nhưng vẫn là quyền lực quyết định tối hậu đối với đường lối của Hán hiện nay. Mặc dù cuộc gặp gỡ đó còn là tín hiệu để Putin thăm dò và thuyết phục Giang về tình hình tại Viễn Đông, nhưng xem ra phe Giang không chấp nhận thông điệp hòa giải mà Putin chuyển đến cho Giang. Do thế Putin phải tính đến tình huống xấu nhất có thể sảy ra khi chiến tranh lớn sẽ sớm nổ ra tại Viễn Đông. Tình huống đó khiến Nga không thể cùng lúc chịu đựng được hai mặt trận tại hai đầu của nước Nga cách nhau đến 10 múi giờ, cũng như sự yếu kém của quân đội Nga hiện nay về mọi mặt.

Cụ thể như quân số lý thuyết dự trù là 1 triệu, nhưng thực tế chỉ có khoảng 700,000 và không dễ tuyển dụng hàng năm 60,000 tân binh hiện dịch hàng năm, mặc dù so với Mỹ ngân sách quốc phòng của Nga tính theo tỷ lệ GDP tăng trở lại mức trên 4% GDP trong khi ngân sách quốc phòng của Mỹ lại giảm xuống từ gần 5% GDP năm 2008 xuống còn 4% năm 2013 và dự trù xuống còn 3.8% năm 2014 (trong khi Pháp, Anh tỷ lệ này trung

bình là 2.4%, China 2%, Đức 1.4%). Về trang thiết bị cùng hệ thống vũ khí mới thì quân Nga không thể so sánh với quân Mỹ được, chủ lực không quân vẫn là các máy bay SU27, Mig 29 sản xuất hồi thập kỳ 1970 nay được cải tiến chút ít.

Nga đang ra sức hiện đại hóa quân đội, theo Jane Defense được Economist trích dẫn, ngân sách quốc phòng Nga tăng gấp đôi kể từ năm 2007, chỉ trong năm nay tăng 18.4% so với năm trước. Trong chương trình canh tân quân đội trong 10 năm kể từ 2010 đến 2020 Nga dự tính đầu tư 720 tỷ dollar, Nga giới thiệu chiến đấu cơ đa dụng tàng hình được nói là thuộc thế hệ thứ 5 là T 50 nhưng số lượng quá ít và không thể so sánh được với F 35 của Mỹ. Vấn đề quan trọng nhất ở chỗ liệu kinh tế Nga hiện đang suy yếu liệu có thể chịu đựng nổi chi phí quá cao dành cho quân đội rất kém về kỷ luật, tham nhũng và không được huấn luyện thuần thục và trải qua thử thách đối với các tình huống được coi là rất phức tạp đối với thế giới hôm nay. (Economist trang 46-47 số may 24th-14)

Do thế Nga không thể cùng lúc ứng phó với hai cuộc chiến tranh lớn cùng lúc có thể sảy ra sát lãnh thổ Nga trên biển cũng như trên lục địa, nhất là cuộc đại chiến tại Tây TBD do Hán-China gây ra. Do thế Ông Putin và nước Nga bắt buộc phải chọn giải pháp xuống thang tại Ukraina, để dồn nỗ lực vào vùng Trung Á trên lục địa khi quân Mỹ bắt đầu rút gần hết khỏi Afghanistan trong cuối năm nay, hôm nay quân Mỹ cũng đã chấm dứt hiện diện tại căn cứ Manas được Kyrzistan cho Mỹ tạm thuê làm căn cứ trung chuyển tiếp tế cho quân Mỹ tại Afghanistan. Việc Quatar làm trung gian thương thảo trao đổi một trung sỹ lục quân Mỹ lấy 5 tù binh Taliban bị Mỹ bắt, tiếp theo sau bài diễn văn của TT Obama tại West Point cách nay vài ngày với lịch trình rút quân cụ thể được đề ra, cần được coi là Mỹ đã chánh thức chấm dứt cuộc chiến chống Taliban/Afghanistan cũng như Pakistan, có thể với việc Mỹ chấm dứt xử dụng máy bay drone tại hai nơi đó, đổi lại phía Taliban không cản trở việc rút trang bị quân sự cùng binh sỹ Mỹ tại Afghanistan qua ngả Pakistan đến cảng Karachi.

Thực ra số 9800 quân Mỹ còn lại tại Afghanistan có nhiệm vụ huấn luyện cho quân đội Afghanistan mới bao gồm luôn cả Taliban, nên việc rút số 9800 quân này trong năm 2016 tương đối dễ dàng vì họ trang bị nhẹ, vả lại lúc đó Taliban đã đủ nhận thấy là người Mỹ thật sự muốn giúp Afghanistan chứ không có ý gì khác. Xin ghi nhớ lời của George Friedman Chủ Tịch Stratford đã viết trước đây là: Mỹ có trách nhiệm đạo đức và tinh thần đối với Afghanistan và VN.

Chính vì sự rút quân Mỹ tại Afghanistan tạo ra một khoảng trống quyền lực tại Trung Á, cho nên Nga phải mau chóng tìm cách lấp vào khoảng trống đó, nếu không vùng này sẽ bị đẩy vào chiến tranh giữa quá nhiều nước lớn ở xung quanh như Pakistan, Iran, China và có thể cả Ấn Độ. Nhưng câu hỏi vẫn chưa có câu trả lời là: liệu quân đội và xã hội Nga suy yếu như vậy, có thể giữ yên vùng đầy bất ổn tại Eurasia Heartland hay không. Cần lưu ý rằng: xã hội và nhóm tinh anh Nga cũng như quân Nga không hề được huấn luyện để có thể đáp ứng với một kiểu chiến tranh hoàn toàn mới về việc đề ra các mục tiêu chiến tranh, cách thực hiện mục tiêu đó theo cách vừa thuyết phục vừa hủy diệt nhưng lại vừa xây dựng đối với một hệ thống xã hội đã quá lỗi thời và lạc hậu, nhưng cho dù bất cứ truyện gì sảy ra họ vẫn là con người và phải được xử sự như con người, vì quyền lực xã hội xuất phát từ con người và vì con người.

Nhận định này được minh chứng rất rõ khi Nga cùng lúc kết thân với Hán-China qua hợp đồng cung cấp vũ khí (S400, cả máy bay T50) khí đốt và dầu trị giá 400 tỷ dollar trong 30 năm, vừa tìm cách giảm căng thẳng với NATO ở Hướng Âu Châu/Hắc Hải chấp nhận nhượng Ukraina cho EU (vụ điều quân chỉ là kịch diễn chơi vui thôi), vừa xây dựng khối thịnh vượng chung Âu-Á nồng cốt là Nga, Belaruss với Kazakhstan là quốc gia có lãnh thổ rộng lớn nhất vùng Trung Á, cũng đã từng là đế chế Tamerlan vốn là hậu duệ của Mông Cổ khi xưa (cũng rất tham nhũng và độc tài).

Các kế sách đó của Putin để lộ cho thấy chủ trương chiến lược của Nga là: “can dự có giới hạn trên tinh thần xây dựng đối với mọi phía có liên quan đến tranh chấp tại Tây TBD” (cứ nhìn Nga xử sự với VN là thấy rõ như vậy). Như thế nếu sảy ra chiến tranh lớn tại Tây TBD thì Nga cố gắng không để bị lôi kéo vào cuộc cho đến khi họ cảm thấy có lợi nhất, như vậy, Ông Putin cũng chỉ đi đúng với con đường mà các Tsar Hoàng ngày xưa đã đi mà thôi, đối với EU, NATO và Mỹ, dù biết rằng Nga không dám tấn công Âu Châu, nhưng khi cục diện thay đổi tại Eurasia thì chả có gì mà Nga không dám làm, NATO vẫn phải đề phòng.

Một tháng trước, mọi diễn biến cứ y như rằng chiến tranh nổ ra tại hai đầu của Eurasia, Quân Hán được điều động rầm rộ vào vùng biên giới Việt/Trung với quân số được nói tới là 300,000 quân, Nga tung 40,000 quân vào vùng biên thùy Ukraina/Nga. Các cuộc phô trương sức mạnh cơ bắp đó chẳng làm cho thế giới khiếp sợ, Mỹ cùng EU tiếp tục gia tăng cấm vận với Nga trực tiếp nhắm vào nhóm thân cận vòng trong với Putin, trong diễn biến khác Mỹ cũng như NATO tỏ cho Putin thấy, sẵn sàng đánh dữ nếu Putin không rút quân khỏi biên giới và tôn trọng quyền tự quyết của người dân Ukraín, đó cũng là thông điệp gởi đến cho Bắc Kinh. Các đe dọa được tung ra với nước Nga kinh khiếp lắm chứ không đơn giản như mọi người nghĩ đâu, cụ thể là nếu Putin không chấp nhận thi hành ngay tức khắc điều kiện nêu ra trong tối hậu thư thì lãnh thổ Nga sẽ trải qua cơn chấn động dữ dội về đủ thứ truyện (khó liệt kê lắm). Sức chịu đựng của nước Nga rất giới hạn, nên đành phải chấp nhận điều kiện do Mỹ và NATO thông qua bà Markel Thủ Tướng Đức chuyển giao cho Putin, trong khi Francois Hollande đóng vai trò của người hòa giải kéo Putin trở lại làm hòa với Âu Châu, Cái thế của nước Nga buộc Putin phải chấp nhận đề nghị của Hollande TT Pháp.

Vụ Ukraina mau chóng kết thúc trong âm thầm, cụ thể là bầu cử TT Ukraina chỉ một vòng là xong, quân Ukraina bắt đầu trấn áp các nhóm dân quân thân Nga tại mấy tỉnh phía đông Ukraina, quân Nga rút khỏi biên giới Ukraina, Pháp cùng nhóm G7 mời Putin đến dự lễ kỷ niệm ngày chiến thắng Đức Quốc Xã tại Âu Châu June 6 th-2014. Vấn đề được đặt ra là: việc đó mang ý nghĩa gì đối với cuộc đối đầu tại Biển Đông do Hán-China cố tình gây ra khi mặt trận miền Viễn Tây do Putin dàn dựng đã mau chóng bị tan vỡ, cần nhớ rằng: khi gặp Putin tại Bắc Kinh, chính Tập Cẩm Bình đã chánh thức kêu gọi hình thành liên minh giữa Hán với Nga và Iran. Nhìn như thế mới thấy cái thế của Hán hiện nay trở nên bấp bênh như thế nào, khi Bắc Kinh hầu như bị tẩy chay tại mọi diễn đàn quốc tế, trở nên nói xàm nói bậy.

33 Đối-Đầu tại Shangri La và thái độ của VN với Hán-Hoa

Bất chấp việc buôn bán hai chiều giữa Việt/Hán lên đến 50.2 tỷ dollar năm 2013, dự trù lên 60 tỷ dollar năm 2015, giao thương này hoàn toàn có lợi cho Hán, nhất là các công ty Hán đã cố tình dung sức ép chính trị để trúng thầu nắm 90% hợp đồng xây dựng lớn tại VN với giá thành mắc hơn nhưng chất lượng thật tồi (để trúng thầu chúng luôn bỏ giá rất thấp, khi thi hành đòi tăng giá mà VN phải chịu). Các mánh lới xấu xa đó hàng năm làm lợi cho Hán tối thiểu là 10 tỷ dollar, Tướng Nguyễn Trọng Lịch mới đây nói: “Hán can thiệp vào mọi cơ quan chính quyền VN” lời xác nhận của Tướng Lịch cho thấy các khó khăn mà khối CS Dân Tộc phải ứng phó trong điều kiện cụ thể lúc này.

Con đường đối đầu bằng chiến tranh với Hán mới mở ra cơ hội để dân tộc ta khôi phục lại chủ quyền của mình. Khi Hán đem quân áp sát biên giới VN, rút người về, tuy VN có gặp một số khó khăn về thương mại hai chiều xuyên qua biên giới, nhưng trong tổng thể việc đó rất có lợi cho đất nước VN nói chung, khi 16 chữ vàng, bốn tốt vốn là sản phẩm của cuộc họp tại Thành Đô năm 1990 nhân cơ hội này được chôn chặt, VN công khai ra mặt đối đầu với Hán trên mọi hướng. Nhưng VN sẽ không phải là bên bắn phát súng đầu tiên chừng nào chưa phải lúc, phối hợp với các đồng minh thuộc Khối Duyên hải.Việc này rất quan trọng đối với VN về mặt chiến lược, vì khi quay lưng lại với Hán còn có nghĩa là ta kiên quyết từ bỏ con đường đi theo quyền lực lục địa để gia nhập khối quyền lực duyên hải, trên căn bản đó ta có cơ hội cải cách xã hội phù hợp với hướng đi toàn cầu.

Đối chọi về chủ trương của hai phía được thể nghiệm rõ nhất tại các phiên họp của diễn đàn an ninh khu vực Shangri La kể từ sau khi Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên vùng biển Đông Nam Á, và trở nên gay gắt tại kỳ họp thứ 13 tại Diễn Đàn với hai nhân vật chính là Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe và Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Chuck Hagel. Thủ Tướng Nhật tuyên bố: “Nhật sẽ giữ trọng trách lớn hơn đối với an ninh của Châu Á, quan hệ Nhật-Mỹ là nền tảng của chính sách an ninh của Nhật tại Á Châu” điều mà Ông Abe nói tới chính là mối liên kết về an ninh giữa Nhật với Phi, VN và có thể cả với Thái Lan, (nhiều khẳ năng trong tương lai sẽ có thêm Miến Điện theo ý kiến riêng), Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Chuck Hagel thẳng thừng lên án Bắc Kinh: “China đang gây bất ổn trong vùng bằng hăm dọa và ép buộc, điều đó sẽ gây đe dọa phát triển trong vùng trong lâu dài và Mỹ không thể nhìn theo cách nào khác khi một quốc gia cố tình không tôn trọng luật quốc tế.” Hôm nay cũng có tin mới nhất xuất hiện trên Yahoo nói Nhật đang nỗ lực thành lập NATO Phương Đông, theo suy nghĩ cá nhân có lẽ danh xưng là PATO chính xác hơn (Pacific-Asia Treaty Org).

Đại diện Hán-Hoa tại Shangri La là Tướng Wang Guanzhong Phó TTM Trưởng phát biểu: “Mỹ đã sai lầm nghiêm trọng khi can thiệp vào trong vùng”, trả lời phỏng vấn báo chí một vị tướng khác của Hán là tướng Zhu nói: “If you take China as an enemy, China will absolutely become the enemy of the US”. Mặc dù Zhu không phải là giới chức cao cấp nhất của quân đội Hán, nhưng phát biểu của Zhu hoàn toàn phù hợp với phát biểu của Bộ Trưởng Q/P Hán là Thường Vạn Toàn trong cuộc họp báo chung với Chuck Hagel trong chuyến viếng thăm đến Bắc Kinh mới đây, nội dung như sau: “Hán-China không dung hòa, không khoan nhượng, quân Hán Hoa sẽ tập hợp sớm và tham chiến trong bất cứ cuộc chiến nào và sẽ chiến thắng”. Trang mạng Duowei của người Hoa Hải Ngoại có

bài viết: VN đang châm ngòi cho những tranh chấp ở Biển Đông và Bắc Kinh đang xem xét việc bắt đầu một cuộc chiến với VN.

Chuyến viếng thăm Bắc Kinh của Chuck Hagel có thể được ví như chuyến viếng thăm cuối cùng của Bộ trưởng Ngân Khố Mỹ Hanz Paulson vào tháng 8-2008 trước khi Mỹ cho cuộc khủng hoảng tài chánh nổ ra hồi cuối năm 2008 (Paulson đến Bắc Kinh để thẩm định chót trước khi cho nổ khủng hoảng tài chánh cuối năm 2008), cho nên sau chuyến đi Bắc Kinh của Chuck Hagel, TT Mỹ thực hiện ngay cuộc viếng thăm bốn nước trong vùng gồm Nhật-Nam TT-Phi và Malaysia, tại Nhật Obama xác định: “Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ Nhật nếu có tranh chấp liên quan đến Senkakus với Bắc Kinh, phát biểu của Obama đã đẩy Hán-Hoa quyết định gây sự với VN trên biển cũng như trên bộ, nhưng đồng thời cũng tạo cho Nhật cơ hội để lãnh lấy trách nhiệm đối với toàn vùng duyên hải Tây TBD.

Các phiên họp song phương giữa Chuck Hagel và Wang Guanzhong bên lề diễn đàn IISS tại Shangri La chỉ diễn ra trong 20 phút, Hagel nói: “Mỹ muốn tìm hiểu mọi truyện liên quan đến hành động của TQ và gắng dùng các giải pháp đối thoại khi căng thẳng gia tăng” Hagel nói tiếp: “Mỹ có đủ quân bài để đối phó với các tình huống mà Hán muỗn vượt qua tầm kiểm soát của Mỹ”. Như vậy thật rõ ràng là thế giới đang chuẩn bị cho một cuộc chiến lớn đang hình thành tại Tây TBD, cụ thể là phía Mỹ đang chuẩn bị dư luận quần chúng cho cuộc chiến lớn hôm nay được minh thị nói tới do Hán-China gây ra.

34 Chiến dịch truyền thông toàn cầu

Đối đầu Hán-China với Mỹ-Nhật và quyền lực duyên hải tại Shangri La đã chấm dứt thời kỳ khá dài trước đây các phía vẫn xử dụng ngôn ngữ kiểu ngoại giao để nói lên quan điểm của mình đối với các bất đồng và do thế đội ngũ thầy dùi thuộc quyền lực truyền thông thế giới cũng tránh nói đến chiến tranh Mỹ-Hán theo kiểu một chiến dịch truyền thông như hiện nay.

Peter Apps thuộc Reuters trong bài viết hôm June 3rd 14 nhan đề: “Phương Tây đang nghiên cứu khả năng nổ ra chiến tranh lớn từ những điểm nóng” (The West is studying the flash point that could lead to a new great war) nội dung được tóm gọn như sau: “sau hơn một thập kỳ chống lại thế lực cực đoan Hồi Giáo, nay các nhà hoạch định Phương Tây, không bao gồm các nước Đông Âu, đang nghiên cứu hoạch định chiến lược đối phó với một cuộc chiến lớn mới sẽ sảy ra trong vùng Á Châu TBD. Một Hán-Hoa ngày càng trở nên hùng mạnh và các hành động của họ tại đó làm cho Phương Tây lo ngại có thể dẫn đến cuộc chiến lớn toàn cầu (Global War). TT Obama đọc diễn văn khai mạc khóa học tại West Point chủ yếu nói về chống khủng bố và rút quân khỏi Afghanistan, khi nói về nguy hiểm do các nước khác gây ra lúc này rất thấp so với trước khi bức tường Ba Linh sụp đổ (Năm 1991) nhưng vẫn tồn tại rõ ràng, mặc dù cả Nga, Hán, đặc biệt là Mỹ đều không muốn chiến tranh, nhưng với các diễn biến mới đây tại Ukraina lẫn Biển Đông đều có thể dẫn đến chiến tranh lớn do tính toán sai lầm”. Một giới chức Phương Tây dấu tên nói: “We are in uncharted territory, it means: reconstituting high end and fighting skill, and properly thought through doctrine for both conventional and nuchear war.”

Hugh White là cựu viên chức Quốc Phòng Úc viết trên Huffington Post chủ đề: “Why China and America are headed toward a catastrophic clash”. Tờ National Interest hôm june 3rd, Rody Medcalf viết: Tầu gây sự với VN, Bắc Kinh và Moscow công khai hình thành liên minh mới thống nhất chiến lược về năng lượng, bán vũ khí, tại Thượng Hải họ ra mặt thách thức Mỹ, tại Shangri La, đối đầu Hán-Chia với Nhật và Mỹ lộ rõ, tham vọng của Nga-Hoa là lôi kéo Ấn Độ vào thành lập Tam Giác RIC Mới để chống lại Mỹ và các đồng minh của Mỹ trong vùng (RIC nói ở đây là tam giác gồm Nga,Ấn và China xin phân biệt với Trục RIC tôi đã viết trong bài trước, bài này cũng có nhắc lại). Tờ Peak Oil hôm June 2nd nêu câu hỏi: phải chăng Nga và China xây dựng liên minh chánh thức vì trong thông cáo chung giữa Nga và Hán-China ghi rõ: “quan hệ Nga Hoa đạt đến đỉnh cao mới trong nỗ lực hợp tác chiến lược, điều đó sẽ làm gia tăng vị thế cùng tầm ảnh hưởng của cả hai nước trên thế giới và đóng góp rộng lớn cho trật tự quốc tế” (China and Russia relations have reached a new stage of comprehensive strategic partnership and thị will helf increase both countries international status and influence, thus contributing to a more just international order).

Một nước Ấn trên tỷ dân cũng đã rất ấm ức với Mỹ vì đã không giúp canh cải nước Ấn mà lại tập trung giúp cho Hán-China trở nên hùng mạnh để đe dọa an ninh của Ấn, do thế Ấn đã bị buộc phải ngả về phía LX để có chút ít vũ khí phòng thân. Ấn tự biết quan hệ Mỹ-Hoa xấu đi là cơ hội cho Ấn nổi lên trở thành đại diện cho khu vực Ấn Độ Dương trong quyền lực chính danh lãnh đạo toàn cầu, do thế dân Ấn đã bầu Ông Narendra Modi lãnh đạo đảng BJP (Bharatya Janata Party) lên làm Thủ Tướng Ấn, kết thúc mọi triều đại của Đảng Quốc Đại từ thời Nehru-Ganhdi đến nay. Đây là cơ hội cho Ấn để canh cải toàn hệ thống xã hội gồm chủ yếu là Ấn-Giáo, Hồi Giáo và Sikh trở thành xã hội hiện đại và hùng mạnh, cho nên việc hình thành tam giác RIC không bao giờ sảy ra, nhất là trong thời gian vài mươi năm qua chính Ấn Độ đã tự điều chỉnh chính sách đối ngoại từng bước hướng về Phương Tây để gia nhập khối quyền lực duyên hải, giảm thiểu quan hệ với Nga, giới hạn quan hệ với Bắc Kinh.

Với Mỹ thì chuyển hóa bán đảo Ấn Độ với gần 200 triệu người theo Hồi Giáo, 700 triệu theo Ấn Giáo, trên trăm triệu Sikh sẽ tác động đến BanglaDesh ở phía vịnh Bengal cũng như Pakistan và Afghanistan ở phía bắc và vịnh Persia. Cho nên chỉ cần chuyển hóa nước Ấn Độ trở thành cường thịnh và dân chủ sẽ giúp ổn định toàn vùng Trung Á, để chính Ấn Độ đứng phối hợp các chủ trương chính sách đối với các nước láng diềng của Ấn. Cần lưu ý là Ấn có mối quan hệ khá chặt chẽ với Afghanistan ngay từ xa xưa của lịch sử vùng này và ngày nay tình báo Ấn tại Afghanistan và Pakistan khá mạnh.Chính sách của Mỹ tại Trung Á bị chi phối sâu rộng bởi con chủ bài Ấn Độ - với 200 triệu Hồi Giáo gấp 10 lần dân số Hồi Giáo sinh sống tại Nga - nên nếu Ấn Độ trở nên cường thịnh thuộc Khối Duyên Hải thì Trung Á sẽ từ từ ổn định và trở thành các nước dân chủ, cả Nga lẫn Hán đều chỉ gây thêm bất ổn cho vùng này mà thôi.Taliban/Afghanistan cũng như Taliban/Pakistan dường như đã thấy hướng đi này nhờ nỗ lực giải thích của Qatar cùng một số nước Hồi Giáo ôn hòa khác trong vùng.

Việc hình thành liên minh Nga-Hoa chánh thức được phía Hán-China tích cự ủng hộ, nhưng phía Nga vẫn xuất hiện phe chống đối dự án thành lập liên minh Nga-Hoa, phe

bênh vực chủ yếu xuất phát từ Hán Hoa như Giáo Sư Yan Xuetong thuộc đại học Qing Hua thì: liên minh Nga-Hoa phục vụ cho quyền lợi chiến lược của hai phía và sẽ tồn tại mãi mãi. Nhưng tại Nga thì chủ trương chống đối nêu lên quan điểm: cần kết thân với các nước Á Châu cũng như với Mỹ và Nga phải rất cẩn trọng để không phạm sai lầm lần nữa khi liên minh Nga-Hoa trở thành công khai.Tóm lược vài tin nêu trên để ta thấy cuộc đối đầu Hán-China với thế giới đã leo thang và mở rộng như thế nào, vì chỉ trước đây vài tháng hầu như các phương tiện truyền thông Phương Tây đều tránh né không trực tiếp bàn về chiến tranh lớn trên vùng Tây TBD. Nên khi các phương tiện truyền thông lớn nhập cuộc, ta phải hiểu rằng: họ đang chuẩn bị dư luận cho các kế sách chống lại Hán được các Khối nước duyên hải tung ra trong tương lai gần, nhằm trực tiếp tham gia chiến tranh lớn chống lại chủ nghĩa bành trướng Hán-China.

Một câu hỏi khác là: liệu mọi diễn biến như đang sảy ra có nằm ngoài dự kiến của quyền lực Duyên Hải hay không. Câu trả lời thật đơn giản và thực ra đã được trình bày khá rõ trước đây đã lâu trên Diễn Đàn là: Hoàn Toàn Không. Cụ thể hơn, xin trích dẫn nguồn tin từ Ngũ Giác Đài mới đây nói về một nhân vật phụ trách hoạch định kế hoạch chiến tranh toàn diện với Hán tại Tây TBD, đã được kín đáo chuẩn bị trước đây 20 năm bởi nhóm chuyên gia tại Bộ Quốc Phòng dưới quyền của Ô Andrew Marshall (cũng đã được nói đến trước đây khoảng 6 tháng về kế hoạch này). Cụ thể hơn chính là quan điểm của David Shambaugh chuyên gia hàng đầu về Hán-China cho rằng: “Hán-China chỉ là quyền lực một phần, Bắc Kinh có thể sẽ còn tồn tại như vậy trong tương lai gần…một trong ba nỗi sợ của Bắc Kinh là tác động của chính sách gây ảo tưởng Bắc Kinh là số MỘT, lãnh đạo Hán-China lo ngại có thể bị rơi vào cái bẫy của Mỹ tạo ra…năm 2005 Robert Zoellick sau đó làm Thứ Trưởng Ngoại Giao Mỹ đề nghị: Bắc Kinh có thể đóng vai trò của các bên liên quan trong việc hoạch định các chương trình nghị sự quốc tế” nhưng Hán-China không dám nhận.

Ông David Shambaugh không xử dụng từ ngữ quyền lực khu vực mà là quyền lực một phần và sẽ còn tồn tại trong tương lai gần, ý nghĩa của từ quyền lực một phần thực ra nhỏ hơn rất nhiều so với khái niệm về quyền lực khu vực, nói trắng ra chưa là gì cả và thời gian gần có nghĩa là chỉ trong dăm năm nữa thôi. Nhận định của Ông David Shambaugh phù hợp với một bài viết trên tờ Front Line tại Hong-Kong mới đây cho hay: “năm 2014 kinh tế Hán sẽ tan rã, 2015 đảng CS Hán tan rã, 2016 xã hội Hoa Lục tan rã”.

4 - Đối đầu trên từng cây số

Nhật Bản qua Thủ Tướng Shinzo Abe sắn tay áo lên mạnh dạn lãnh đạo nước Nhật nhận lãnh trách nhiệm phối hợp cới các thành viên Partners thuộc nhóm các nước duyên hải tại Tây TBD, với hỗ trợ tích cực của Mỹ cùng phối hợp với Âu Châu trong nhóm G7. Điều này làm cho Hán-China càng cảm thấy ngột ngạt khi bị vây hãm trên từng cây số khiến Bắc Kinh bị buộc phải làm càn, bất chấp luật pháp quốc tế khi tự tuyên bố chủ quyền trên vùng Biển Đông, tung quân xâm lăng ngụy trang ngư phủ để chiếm biển, tung quân áp sát biên thù VN để gây áp lực. Các hành vi đó của Hán ngay tức khắc gây ra làn sóng chống đối trên quy mô toàn cầu, trớ trêu là quân đội Mỹ, Nhật, vẫn chưa để lộ cho thấy các chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh toàn diện. Nhưng đạo quân Hoa Nam của Hán (gồm hải lục không quân) rõ ràng đã được điều động áp sát chiến trường trên bộ cũng

như trên biển, do thế cũng đã đến lúc thẳng thừng đánh giá về cuộc chiến hiện nay trên vùng Tây TBD, trên từng lãnh vực khác nhau.

41 Sai lầm về kinh tế và khả năng cấm vận của Mỹ và EU đối với Hán-China

Một nền kinh tế mà 75% đầu tư mới dành để trả nợ lãi là hậu quả của chính sách kinh tế sai lầm từ năm 2008 đến nay, thì nền kinh tế đó không thể đạt được tỷ lệ tăng trưởng lớn như Bắc Kinh vẫn hằng rêu rao, cứ 15 giảm tăng trưởng về GDP theo điều kiện của Hán sẽ làm tăng 1.5% tỷ lệ thất nghiệp, đó là mối lo lớn nhất của Bắc Kinh. Nguy nhất là ở chỗ mỗi tỉnh của Hán thực tế là một quốc gia riêng biệt với tập quán, lịch sử, truyền thuyết, chủng tộc khác nhau, họ bị nhìn nhận là China, nhưng mỗi tỉnh vẫn cố thu vén cho quyền lợi riêng của mỗi tỉnh. Khi Hán duyên hải thi hành chủ trương đô thị hóa vùng sâu là nơi chủ nghĩa chủng tộc còn rất mạnh thì từng người Hán duyên hải ngay tức khắc bị người địa phương coi là kẻ chiếm đoạt, kẻ xâm lăng, điều mà khi chủ nghĩa CS Mao còn mạnh người dân vẫn mù mờ về các lời tuyên truyền bịp bợm của đám CS Hán-Hoa. Cho nên làn sóng chống đối và khuynh hướng tìm cách tự tách ra khổi Hán-China ngày càng gia tăng, một khi Hán đi vào chiến tranh nếu thắng thì không có vấn đề gì, nhưng chỉ cần xuất hiện dấu hiệu suy yếu của đảng CS Hán ở Bắc kinh thì cao trào đòi độc lập sẽ nổ lớn ngay, đó là mối lo lớn nhất của Hán.

Vụ Ukraina với kinh nghiệm về cấm vận do Mỹ và EU tung ta - tuy vẫn còn rất giới hạn đối với Nga là nước ít chịu ảnh hưởng của thị trường xuất khẩu hàng tiêu dung - thế mà cũng chỉ vài tuần lễ là Nga phải vội tìm một giải pháp cho vụ Ukraina. Với kinh tế Hán-Hoa, 60% kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu, trong một xã hội cực kỳ bất ổn, bị chi phối bởi tin đồn, dân chẳng tin chính quyền, lãnh đạo lo thâu vén để chuồn càng nhanh càng tốt nếu có biến loạn, vậy thử hỏi sức chịu đựng của xã hội và kinh tế Hán được bao lâu. Ngay đến chế dộ giáo chủ như Iran kia, hoàn toàn không lệ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa tiêu dùng, chuyên xuất khẩu dầu thô, thế mà cũng chỉ chịu đựng được một năm là phải xin thương thuyết về hồ sơ nguyên tử của họ.

Nay Hán điều động dàn khoan HD 981 và dự trù thêm dàn khoan 982 với lực lượng hải quân cùng tầu đánh cá giả ngư dân hùng hổ xâm lăng biển Đông thì trước sau gì cũng dẫn đến đụng độ với hải quân hoặc tuần duyên của bất kỳ nước nào trong vùng, khi đó Hán sẽ trả đũa ngay vì tâm sinh lý của Hán luôn tự coi là chủ của toàn Á Châu, nên sẵn sàng hành xử cứ y như đám con trời đối với lân bang. Do thế chỉ cần tiếng súng nổ trên vùng biển Đông thì cuộc đối đầu sẽ mau chóng leo thang trên bộ với VN, với Thái Lan, Lào, khi đó Mỹ cùng thế giới sẽ thi hành chủ trương cấm vận đối với Hán-China trên quy mô lớn ngay tức khắc. Tình huống như vậy khi sảy ra sẽ tạo tâm lý hỗn loạn ngay trong lòng nước Hán, thêm vào đó quan hệ với Nhật đang xấu đi mau chóng vì vụ Senkakus, các nhà đầu tư Nhật đã giảm đầu tư vào Hoa Lục 30% trong năm 2012, lên đến gần 50% trong năm 2013. Nếu Mỹ cấm các Cty tín dụng Master Card, Visa, America Express hoạt động tại Hoa Lục thì mọi sản xuất tại đó bị ngưng trệ ngay, các hợp đồng buôn bán bị ngưng trệ, tầu thuyền bị buộc trở về nơi xuất phát, dân Hán nổi loạn, quyền lực Hán bị tan rã cấp kỳ mà chả cần tiếng súng, chính vì đe dọa này qua bài học cấm vận đối với Nga nên tuy Hán điều quân tới biên giới VN, nhưng chưa dám động binh xâm lăng như hồi 1979.

42 Sai lầm trong cách tổ chức và bố trí lực lượng quân sự Hán

Hán quyết liệt gấp rút tăng sức mạnh quân sự song song với kinh tế và thi hành chủ trương bành trướng là điều ai cũng biết, các kế hoạch này dựa trên một số giả định chiến lược rất chủ quan - đến mức độ phải được gọi là ngu xuẩn - của giới chính trị và quân sự Hán từ Mao Trạch Đông đến Đặng Tiểu Bình cũng như Giang Trạch Dân đến nay liên quan đến Đông Nam Á và Biển Đông. Hàng loạt kế sách được xây dựng từ thời Giang Trạch Dân đến nay đã đẩy Hán-China ngày càng lún sâu vào con đường chiếm Biển Đông bất chấp luật pháp quốc tế cũng như phản ứng dữ dội của Nhật, Mỹ, Úc cùng thế giới.

Hán đánh giá là khi đưa gia đình Thatsin trở thành thế lực chính trị thống lĩnh vùng nông thôn tại bắc Thái thì qua đó Hán tự đánh giá là chắc chắn nước Thái, quân đội cùng Hoàng Gia Thái sẽ trở thành một tỉnh vòng ngoài của Hán, nên Bắc kinh rất chủ quan tự tin khi đầu tư vào kinh đào Kra nối liền vịnh Thái Lan với vùng biển Andaman hiện thuộc Ấn Độ, kinh đào Kra cắt đôi bán đảo Malaysia tự nhiên, ở phía nam Kra sẽ trở thành lãnh thổ của Malaysia (cho nên Hồi Giáo tại Nam Thái Lan nổi lên là vậy). Việc này giúp giải thích tại sao Malaysia tuy là Hồi Giáo nhưng thực tế trở thành đồng minh của Hán trong vùng ASEAN cùng với Thái Lan, Miến Điện, CSVN, Cambodge và Lào, cục diện đó khiến Hán tự tin trong sách lược chuẩn bị hải quân tiến chiếm Biển Đông cũng như Đông Nam Á. Vì kinh đào Kra cho phép Hán thành lập hàng loạt căn cứ quân sự dọc theo duyên hải ASEAN, sau đó là vịnh Bengal, rồi mở rộng đến vịnh Persia vòng theo duyên hải Đông Phi mà không phải đi qua eo biển Malacca.

Cho nên quân đội Hán, nhất là hải quân, được gấp rút tổ chức theo lối lấy thịt đè người chủ về số lượng chứ không cần chất lượng để thị uy sức mạnh đối với ASEAN (khối anh sợ hãi tưởng thật) nên số lượng chiến hạm tăng lên từng ngày nhằm chuẩn bị cho chiến dịch xâm lăng Biển Đông và vùng ĐNÁ. Hán tập trung nỗ lực xây dựng căn cứ liên hợp Quân Binh Chủng khổng lồ tại Hải Nam, làm trung tâm chỉ huy cuộc nam tiến trên biển cũng như trên đất liền, kết hợp với khối tình báo Hoa Nam MSS đã tồn tại ngay trong thập kỳ 1930 của thế kỷ trước trên toàn vùng ĐNÁ. Việc xây dựng căn cứ khổng lồ tại Hải Nam được gấp rút thi hành để trở thành căn cứ chính cho hạm đội Nam Hải, tầu ngầm cũng như HKMH Liêu Ninh (gồm hải, lục, không quân, tiếp vận, thám sát điện tử, kho xăng dầu đạn được).

Bộ Tổng Tư Lệnh Hán cùng MSS tự tin là đã nắm chặt chính quyền, cùng đảng CS/VN trong tay để biến VN thành một tỉnh của Hán, nên Bắc Kinh không hề e dè đối với bất cứ đe dọa nào xuất phát từ bất cứ thế lực nào đối với căn cứ chiến lược khổng lồ này. Cùng một cách suy nghĩ chủ quan như vậy, Bộ Tổng Tư Lệnh Hán cũng cho xây dựng căn cứ cho hạm đội Hoàng Hải trong vùng trũng bao bọc bởi lãnh thổ Bắc/Nam Triều Tiên, dựa trên giả định rằng tình hình Đông Bắc Á sẽ không thay đổi nguyên trạng như ngày nay về lâu về dài và Bắc Triều vẫn là vùng ảnh hưởng của Hán để trở thành một tỉnh của Hán giống như VN, Miến Điện hoặc Thái Lan dưới thời anh em nhà Thatsin. Dĩ nhiên hạm đội Hoàng Hải phụ trách vùng Biển Hoa Đông, trực tiếp đối đầu với hải và không quân Nhật, Mỹ và Nam Triều Tiên, kể cả Nga nếu sảy ra chiến tranh.

Hán-China là quốc gia lục địa, phần duyên hải nhỏ hẹp bị vây hãm bởi láng diềng đầy kinh nghiệm và quyết tâm chống Hán trong suốt lịch sử lâu dài của toàn vùng, nên Hán chẳng còn chọn lựa nào khác ngoài việc xây dựng các căn cứ liên hiệp cùng lúc giữ hai nhiệm vụ công và thủ nhắm mở rộng quyền thống lĩnh đối với Biển Đông, vốn được coi là huyết mạch mở đường cho Hán trở thành quyền lực biển cả. Hán đã từng nói với Mỹ là TBD đủ rộng để cả hai cùng thống lĩnh TBD, ôi trên đời này làm gì có hai cọp trong một cánh rừng được, nên chả trách Mỹ cũng như các nước duyên hải phải chuẩn bị các kế sách đập tan chủ nghĩa bành trướng Hán tại Tây TBD.

Mặc dù các căn cứ liên hợp quân binh chủng này cũng chỉ mới là giai đoạn đầu trong kế hoạch mở rộng các căn cứ ở xa hơn về phía nam trên duyên hải VN (Cam Ranh, Đà Nẵng, Phú Quốc), vịnh Thái Lan (kênh Kra), cũng như vịnh Bengal đến các đảo tại Ấn Độ Dương, TBD. Các căn cứ đó cùng kết hợp với nỗ lực mở rộng ảnh hưởng trên vùng Trung Á thông qua Hiến Chương Thượng Hải SCO, cùng mạng lưới đầu tư, thương mại, văn hóa ngày càng mở rộng trên quy mô toàn vùng (Viện Khổng Tử chẳng hạn) sẽ tạo ra một vòng cung chiến lược bao quanh Eurasia, từng bước đẩy hẳn ảnh hưởng của Mỹ, Âu Châu ra khỏi Á Châu trên lục địa cũng như trên biển.

Cho nên Hán coi các quốc gia thuộc ASEAN không Hồi Giáo là vùng trái độn bất khả xâm phạm và sẵn sàng xử dụng vũ lực đối phó với bất cứ thế lực nào muốn bén mảng tới vùng trái độn đó. Trong ước tính chiến lược này, Hán biết rõ vùng Siberia sẽ là nơi mà Hán cần xua quân chiếm lấy ít nhất 10 triệu km vuông lãnh thổ Siberia thuộc Nga, khi kế hoạch này được thực hiện xong (dự trù trước năm 2050) thì diện tích toàn đế quốc Hán sẽ mở rộng thành 30 triệu km vuông. Bằng với đế quốc Mông Cổ khi xưa, nhưng liền lạc một mối, ấy là chưa kể đến các vùng lãnh thổ tiếp giáp chịu sự chi phối của Hán cũng sẽ mở rộng đến Châu Phi, vùng Ấn Độ cũng như Persia trên bộ.

Điều kiện của Hán không cho phép Hán có thể suy nghĩ khác được, vì chọn con đường dân chủ với thị trường tự do theo cách mà Mỹ ép buộc Hán, tức là Hán chấp nhận bị phân rã làm nhiều mảnh, cho nên Hán quyết liệt thi hành chủ trương bành trướng bất chấp chống đối cùng tập quán quốc tế. Chọn lựa này là kết quả của cuộc tranh luận quyết liệt ngay trong hàng ngũ lãnh đạo chóp bu của Hán trong suốt mấy năm trước khi sảy ra biến cố Thiên An Môn June 4th 1989 khi nhóm chủ chiến (đại diện bởi Giang Trạch Dân, Lý Bằng) thắng thế đối với nhóm cải cách (đại diện bởi Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương) đem quân đội đến Thiên An Môn tàn sát vài ngàn người biểu tình trong ban đêm rồi sau đó thu vén hiện trường ngay trước khi trời sáng để chối tội trước dư luận thế giới.

Mỹ thông qua Ông Henry Kissinger cùng hệ thống tình báo kỹ thuật của mình, biết rõ việc này, nhưng không cản thậm chí cũng chỉ lên án lấy lệ, vì thực tế Mỹ chủ trương đẩy Hán-China vào con đường bành trướng, muốn bành trướng thì phải tạo cơ hội để Bắc Kinh có thật nhiều vũ khí đạn dược càng tốt (mỗi dollar là một viên đạn). Cho nên công cuộc đầu tư vào Hoa Lục duyên hải vẫn rầm rộ tiến triển và còn được thúc đẩy mạnh mẽ hơn với các chuyển giao kỹ thuật mới vào Hoa Lục đến độ chóng mặt các nước láng diềng tại ASEAN (thí dụ IBM bán mấy bộ phận kinh doanh cho Bắc Kinh), kết quả là thặng dự thương mại của Hán Hoa bắt đầu mở rộng dưới thời Ông Bush làm TT Mỹ.

Sự kiện Thiên An Môn nổ ra cùng lúc với sự chuyển hướng của Liên Xô từ bỏ con đường CS, phá bỏ bức tường Bá Linh trả lại độc lập cho Đông Âu, khi đó quân đội VN/CS vẫn còn đóng tại Campuchea trong khi VN bị bế tắc hoàn toàn không còn chỗ dựa, nên đành phải ngả theo Bắc Kinh. Việc này dẫn đến hội nghị Thành Đô nhục nhã năm 1990, với sự hiện diện của tất cả các đượng kim cũng như cựu Tổng Bí Thư đảng CS/VN nhìn nhận chánh thức thuần phục Bắc Kinh như chư hầu, với bảng hiệu 16 chữ vàng và bốn tốt. Bước kế tiếp là Thái Lan, với gia đình Thatsin vốn là người gốc Hoa, nói tiếng Hoa giỏi hơn tiếng Thái nên việc biến Thái lan thành phiên thuộc của Hán thông qua gia đình Thatsin đều nằm trong toàn bộ kế sách mở rộng vùng ảnh hưởng xuống phương nam của Hán hết thảy.

Khi đã nắm chặt Miến Điện qua giới tướng lĩnh ở đó, Thái Lan qua gia đình Thatsin và VN qua đảng CS/VN, Hán Hoa mới yên lòng thi hành chủ trương chia cắt ASEAN thành hai nhóm: nhóm Hồi Giáo phía nam, nhóm Phật Giáo ở phía bắc sát cạnh biên thùy với Hán. Việc Hán đầu tư xây dựng kênh đào Kra băng qua lãnh thổ Thái Lan ở phía cực nam được Thatsin chấp thuận vì nắm đa số ở Quốc Hội Thái Lan, chủ trương này được Malaysia hết lòng ủng hô, vì mở ra cơ hội để Malaysia thu hồi lãnh thổ phía bắc theo Hồi Giáo, đồng thời tạo cho Malaysia một hành lang giao thông phụ nối liền vịnh Thái lan với Ấn Độ Dương. Dựa trên đánh giá chủ quan đó nên Hán mới quyết tâm xây dựng các căn cứ rộng lớn trên vùng đất dễ bị đe dọa tấn công bởi quá nhiều thế lực thù địch của Hán như Hoàng Hải, Hải Nam, dự tính tại kinh đào Kra, tại vịnh Bengal, tại cảng Gwadar sát Iran trên vịnh Persia thuộc Pakistan.

Phía Mỹ tĩnh tọa ngồi nhìn Bắc Kinh từng bước trúng kế Mỹ, khi Mỹ còn cố tình đẩy VN, Thái Lan, Miến Điện, Cambodge và Lào vào quỹ đạo của Hán, nhưng để chắc chắn tạo cho Bắc Kinh cơ hội xâm nhập vào Thái Lan, Malaysia qua kinh đào Kra. Mỹ thông qua IMF cùng George Soros - một người Do Thái gốc Ba Lan chuyên quản trị Hedge Fund đầu tư chủ yếu vào ĐNÁ - dàn dựng vụ khủng hoảng tài chánh mini tại ASEAN năm 1997 khiến kinh tế Thái và Malaysia chao đảo. Cuối cùng Bắc Kinh ra tay chống đỡ cho kinh tế hai nước này qua gia đình Thatsin, để biến Thái Lan thành vệ tinh của Hán, Ma Lai thành vệ tinh vòng ngoài nhờ phần lợi do kinh đào Kra đem lại, thêm vào đó để bảo đảm cho tình hình không bị giới báo chí quốc tế phanh phui, Mỹ cho nổ vụ Ông Bill Clinton với Monica Levinsky cứ làm y như rằng Ông Bill Clinton bị Quốc Hội bãi nhiệm.

Tình hình đó dẫn đến vụ 9-11, rồi dẫn đến việc quân Mỹ can thiệp vào Afghanistan và Irak, Ông Bush phải vận động, năn nỉ đối với Bắc Kinh và Moscow để hai nước này chấp thuận thông qua nghị quyết của LHQ cho phép Mỹ xử dụng quân đội tại đó; kế đó là biến cố khủng hoảng tài chánh cuối năm 2008, thị trường địa ốc Mỹ sụp đổ, trong khi thặng dư thương mại cùng lượng công trái mà Bắc Kinh mua của Bộ Ngân Khố gia tăng đến đỗi chóng mặt. Tất cả các dàn dựng đó khiến cho Bắc Kinh tin rằng Mỹ đã quá yếu, không dám can thiệp vào Á Châu TBD, cho dù Hán có làm gì đi nữa thì Mỹ vẫn đứng ngoài cuộc chơi tại Á Châu-TBD.

Do thế Bắc Kinh quyết tâm tiến hành chiến lược Biển Đông của họ, xây dựng căn cứ hải không quân trên Hoàng Sa và đang cố gây sự để chiếm trường Sa và xây dựng căn cứ liên

hợp hải không quân tại Trường Sa, theo dự trù Hán sẽ xây dựng một căn cứ ngay trên một hải đảo thuộc Miền Trung VN gần Đà Nẵng, về lâu dài sẽ lập các căn cứ liên hợp dọc theo duyên hải VN để bảo vệ cho trung tâm chỉ huy, tiếp vận tại đảo Hải Nam, khi đó toàn vùng Biển Đông sẽ nằm trong tay Hán-Hoa.

Đối với Mỹ, Nhật, Úc, Ấn Độ cùng các nước Âu Châu thì: một khi Hán Hoa làm chủ hoàn toàn Biển Đông thì ngay tức khắc đe dọa an ninh toàn cầu, khi Hán Hoa công khai xâm lăng lân bang thì lân bang của Hán sẽ thức tỉnh, tăng cường chạy đua vũ trang và quay lại tìm hậu thuẫn từ Mỹ cùng Khối Các Nước Duyên Hải để hình thành lực lượng chống lại Hán Hoa bành trướng. Tình huống này thực ra đã được Cụ Lý nói trước đây gần 70 năm, đó là: “hợp các nước nhỏ chống lại nước lớn là vương đạo” Mỹ thực ra đã thi hành đúng theo kế sách nương theo địch mà đẩy địch vào bế tắc toàn diện về mọi mặt từ kinh tế, chính trị, quân sự khiến địch bị tan rã tự bên trong.

Hán xây dựng kế hoạch bành trướng dựa trên giả định rằng, mọi quốc gia thuộc ASEAN đều quy phục Hán vô điều kiện và các quyền lực khác kể cả Mỹ đều trở thành vô nghĩa đối với sức mạnh của Hán trên vùng ASEAN, đó là đánh giá quá chủ quan, là sản phẩm tưởng tượng của chủ nghĩa Đại Hán từ ngàn xưa để lại. Như vậy ngay trong tư tưởng, trong nhận thức của giới lãnh đạo Hán-Hoa ở Bắc Kinh đã không nhìn nhận giá trị của dân chủ, của nhân quyền, của tự do, của toàn bộ hệ thống luật pháp quốc tế hiện hành, trớ trêu thay Hán lại là thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An LHQ có quyền phủ quyết. Như vậy tâm sinh lý của Hán-China chính là sản phẩm tinh thần của chủ nghĩa đế quốc Hán đã hình thành từ gần 3,000 năm trước và vẫn tồn tại đến ngày nay, bất chấp hướng mà loài người đang theo đuổi.

Chỉ một đánh giá đó thôi cũng đủ để cả thế giới phải đặc biệt cảnh tỉnh về mọi âm mưu của Hán, vì một khi chúng đã dám coi thường, phủ nhận mọi thứ trật tự hiện hành, thì chả có thứ gì mà chúng không dám làm. Đành rằng các trật tự đó chưa hoàn chỉnh và vẫn cần thời gian để điều chỉnh lại cho phù hợp với nhu cầu chính đáng của người dân thuộc mọi châu lục, chứ không nhất thiết là của giới cầm quyền tại Bắc Kinh hay tại các giáo đường Hồi Giáo.

Trong thực tế khi Hán tự tin là đã thực sự làm chủ VN và VN sẽ không bao giờ dám chống lại Hán qua thỏa thuận về biên giới trên biển cũng như trên đất liền - cho dù tình báo Hán đã xây dựng kế sách từ thập kỳ 1930 của thế kỷ trước, đã nắm chặt đảng CSVN qua hai cuộc chiến, đã được Kissinger đại diện cho nước Mỹ công nhận VN thuộc vùng ảnh hưởng của Hán (nhưng Kissinger lại bán vịt trời bất chấp quyền tự chủ của người Việt được LHQ chánh thức công nhận), được giới lãnh đạo đảng CS năm 1990 cúi đầu nhận làm tôi tớ cho Hán Hoa qua 16 chữ vàng và bốn tốt - nên Hán mới chủ quan xây dựng căn cứ khổng lồ tại Hải Nam chỉ cách hải Phòng có 270 km.

Quả thực qua các chuẩn bị chiến trường như vậy mới thấy sự dốt nát và tính tham lam thiển cận của giới tướng lĩnh Hán, khi chúng quên hoặc không biết lịch sử tranh chấp triền miên giữa Việt với Hán suốt mấy ngàn năm qua, và bao giờ cũng vậy, mỗi khi xâm lăng VN là báo hiệu thời điểm Hán bị đẩy vào tan rã sau khi bại trận trong cuộc thư hùng với VN. Người dân Việt chả lẽ tầm thường như Bắc Kinh nghĩ sao, chả lẽ người Việt

không còn bộ phận tinh anh nào nữa chăng, chả lẽ người Mỹ, Nhật, Úc, Ấn chịu ngồi im để Hán cướp phá Á Châu trước khi mở rộng đà cướp phá toàn cầu hay sao. Thật không một nhà chiến lược nào dám đặt cược chiến lược của mình dựa trên các ước tính viển vông và chủ quan như Bộ TTM Hán tại Bắc Kinh, đối với chủ quyền của nhiều dân tộc đất nước cũng như quyền lực toàn cầu, trong đó VN vốn là đối thủ mà Hán sợ nhất.

Do thế khi thiết lập căn cứ liên hợp khổng lồ tại Hải Nam, tự mình Hán đã tạo ra một tử huyệt cho chính mình, vì rằng căn cứ Hải Nam dễ bị khoa chặt bởi một lực lượng hải quân nhỏ với một số tầu ngầm mini nằm phục sẵn trên vùng biển nông khiến cho không một chiến hạm dù nổi hay ngầm có thể rời khỏi cảng được. Kế đến là Hán quên rằng bom phá hang động do Mỹ sản xuất đã được xử dụng để đánh vào Tora-Bora tại Afghanistan và nay đã hoàn thiện hơn không phải là đe dọa đối với đài chỉ huy mà quân Hán đặt sâu trong lòng núi hay sao, chỉ cần ít trái bôm như vậy sẽ tạo chấn động khiến đài chỉ huy trở thành mồ tập thể, Thậm chí ngay VN cũng có khả năng đánh tan căn cứ này bằng hỏa tiễn S300, bằng máy bay đánh kiểu tự sát (kamikaze theo lối Nhật hồi thế chiến II).

Bộ TTM Hán nghĩ rằng hỏa tiễn DF21, vài tiền đồn trên Hoàng Sa cũng như hạm đội hoàn toàn thiếu kinh nghiệm của hán có thể bảo vệ được các căn cứ liên hợp tại Hải Nam, hay Hoàng Hải sao, chiến lược chống tiếp cận và chống xâm nhập (A2&AD) làm sao cản nổi cả một hệ thống vũ khí quá ư hiện đại của Mỹ bao phủ toàn cầu, luôn theo dõi mọi chuyển động trong và ngoài nước Hán và khi thực sự cần Mỹ sẽ ra tay trước khi quân Hán có thể động thủ. Nhưng đúng như truyền thống cũng như vị trí của quyền lực siêu đẳng Mỹ đối với thế giới hôm nay, kết hợp với kế hoạch cải tổ Hội Đồng Điều Hành Thế Giới từng bước thay thế Hội Đồng Bảo An LHQ - luôn bị tê liệt bới tay cướp mới xuất hiện là Hán - nên Mỹ chỉ đứng sau phối hợp với thế lực được dự trù đại diện cho vùng Tây TBD là Nhật Bản mà thôi. Trong vai trò của mình Nhật Bản đứng phối hợp với các nước duyên hải Tây TBD thi hành chủ trương khuất phục Hán-Hoa, nhiên hậu vẽ lại bản đồ khu vực Hoa Lục trên căn bản mới phù hợp với mong ước của nhiều dân tộc đã bị Hán đô hộ thống trị suốt ngàn năm qua.

5 - Hán-China tất yếu bị tan rã, bản đồ Hoa Lục được vẽ lại

51 Hán tìm cách bảo vệ Căn Cứ Hải Nam

Khi đem dàn khoan HD 981 vào khai thác dầu trên vùng đặc quyền kinh tế của VN, dẫn đến chỗ VN phải ra mặt đối đầu với Hán trên biển, khi điều động quân đến biên giới, Hán cố tình gây sức ép với VN, đẩy VN vào thế lưỡng đầu thọ địch, khi đem tầu đến chở dân Hán về nước là để báo cho VN biết là Hán sẵn sàng đánh trên mọi hướng, tất cả các chiêu đó cũng chỉ nhắm một mục tiêu là đánh lạc hướng dư luận để bất ngờ Hán tung quân chiếm một hải đảo đủ lớn án ngữ lối ra vào căn cứ Hải Nam (nhiều khả năng thuộc tỉnh Đà Nẵng, có thể là đảo Lý-Sơn). Hán ước tính rằng, mọi cơ quan chính quyền VN đã hoàn toàn nằm trong vòng kiểm soát của Hán, nên mọi chống đối cũng chỉ là hình thức mà thôi, cho nên Hán cứ tiếp tục tăng áp lực đối với VN trên mọi hướng.

Nhưng đối với thế giới thì tính toán của Hán ngay tức khắc bị phản ứng dữ dội tại Shangri La giữa Chuck Hagel và Thủ Tướng Nhật Abe với Phó TTM Trưởng quân đội

Hán, trong cuộc họp kín bên lề Shangri La tướng Wang Guanzhong nối với Bộ trưởng Q/P Mỹ là: hai nước nên hòa giải và nên hợp tác giữa quân đội hai nước. Qua sự kiện này cho thấy phía Hán đang bối rối như thế nào, bất chấp quy luật ngoại giao, một Phó Tổng Tham Mưu trưởng quân Hán cấp bậc trung tướng mà dám tỏ ra trịch thượng bàn truyện hợp tác giữa quân đội hai nước với người đứng đầu Bộ QP Mỹ, một đề nghị như vậy phải do chính Thường Vạn Toàn đưa ra với Chuck Hagel cũng chưa chắc được phía Mỹ cứu xét, cho nên cuộc họp kéo dài chỉ 20 phút mà thôi.

Tại phiên họp khối G7 tại Bruxelles, các lãnh đạo đã nêu vấn đề tranh chấp Biển Đông vào Thông Cáo Chung nội dung như sau: “Chúng tôi quan ngại sâu sắc về những căng thẳng tại biển Hoa Đông và biển Đông, chúng tôi chống lại mọi ý định đơn phương của bất kỳ bên nào muốn khẳng định và đòi hỏi lãnh thổ hoặc biển cả qua việc đe dọa, cưỡng ép hoặc dùng vũ lực”.

Thế giới không hề nói xuông như Hán ước tính, ngay từ thời Ông Bush, các nỗ lực được sắp xếp để giới tướng lãnh Miến Điện chấp nhận thay đổi theo con đường dân chủ với sự tham gia của bà Aungsan Sukyi, đó là bước đầu của kế hoạch ngăn chặn đà xâm lăng của Hán nhắm vào các nước tiếp cận phía nam của Bắc Kinh. Khi Hán-China đem dàn khoan 981 đến hải phận VN, đe dọa VN, thì tại Thái Lan quân đội làm đảo chánh nắm quyền, chấm dứt chế độ thân Hán tại Thái Lan. Dù Mỹ làm như chống đối đảo chánh, nhưng quân đội Thái có nhiệm vụ rõ ràng là tăng cường bảo vệ vùng phía bắc của Thái Lan, sẵn sàng đánh trả mọi hành vi xâm lăng của Hán trên bộ, dĩ nhiên công cuộc truy quét đám tình báo Hán trà trộn trong dân Thái sẽ được tiến hành gấp rút, vì thời gian không còn nhiều đối với biến cố lớn sẽ sảy ra trong vùng.

Tại biên giới nơi quân Hán đã điều động đến đó 300,000 quân nhưng vẫn án binh bất động, âm mưu này của Hán cũng nhằm đẩy dân Việt nổi lên chống lại bất cứ công ty nào có sự hiện diện của người Hán, được thể hiện bởi tên viết bằng chữ Hán, Bắc Kinh nghĩ rằng các cuộc xuống đường chống Hán sẽ bùng nổ mau chóng trở thành bạo động, gây bất ổn trên toàn cõi VN, để qua đó chính quyền VN hoàn toàn mất quyền kiểm soát tình hình khiến cho kinh tế VN bị lâm vào thế tan rã. Từ đó chúng sẽ tiếp tục huy động sức mạnh mềm của chúng làm tê liệt tinh thần của dân Việt, để nhân cơ hội đó hải quân Hán nhảy vô chiếm một đảo nào đó của VN, thậm chí ngay cả một vùng duyên hải nào đó, nếu tình hình thuận lợi quân bộ chiến của Hán sẽ trực tiếp tham chiến chiếm lấy vùng phía bắc trải dài từ bắc Thái Lan đến Bắc VN.

Nhưng dân Việt tuy có xuống đường chống Hán (rõ ràng có dàn dựng bởi tình báo Hán khi các giới quản lý các công ty bất ngờ cho công nhân nghỉ việc để tham gia biểu tình) nhưng bạo động sớm được kiểm soát, công nhân mau chóng trở lại làm việc. Khi sảy ra việc này, tại hải ngoại nhiều người hô hào xuống đường chống lại đảng CS/VN, nhưng đảng CS/VN chỉ là cái bóng mà thôi, hình tướng thật chính là Hán-Hoa, nên chẳng phải ai cũng có thể tham gia cuộc chiến này được. Cho nên trong vài ba tuần lễ qua, nếu không khôn khéo, ta bị đẩy ngay vào tình trạng vô chính phủ kéo dài như hồi sau năm 1963 tại Miền Nam, và tình hình có thể đã khác nhiều so với hiện nay.

Không ai phủ nhận ảnh hưởng của Hán kiểm soát trong thực tế mọi cơ quan xí nghiệp của VN hiện nay như lời tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nói mới đây (bây giờ mới biết là mất nước rồi là đã trễ đến dăm bảy chục năm đấy, nên chỉ biết lập hội chống CS/VN thực ra cũng chỉ chống cái bóng mà thôi, xin bình tâm nghĩ lại đi), nhưng diễn biến trong tháng qua cho ta thấy: quyền lực nhân dân Việt vẫn còn đủ mạnh để không rơi vào bẫy do Hán tung ra, chính trong bối cảnh đó, Thủ Tướng Dũng đã biết nắm lấy vận hội đứng lên huy động sự ủng hộ của thế giới và đã được cả thế giới đáp ứng toàn diện. Kể từ sau diễn đàn Shangri La mọi phát biểu của Hán trên bất cứ diễn đàn nào cũng chỉ nhắm mỗi một việc đó là: “này coi chừng đó, Mỹ chỉ cam kết xuông thôi, nó bỏ bất cứ lúc nào.” Đó là các phát biểu kiểu trẻ con, vì ai cũng biết: “đây là dịp để vẽ lại bản đồ Á Châu-Hoa Lục, cải tổ lại LHQ, mọi sự đã được dàn dựng suốt trên 70 năm nay làm sao Mỹ cùng quyền lực toàn cầu lại bỏ cuộc như suy nghĩ của Hán” thực tế này càng cho thấy Hán Hoa đang bế tắc như thế nào đối với chiến lược mở rộng vùng ảnh hưởng xuống Phương Nam.

Thế giới hôm nay chỉ biết có ông Thủ Tướng Dũng mà thôi, dàn khoan 981 thực sự đã giúp chôn vùi 16 chữ vàng và bốn tốt, đồng thời cũng đẩy đảng CS/VN vào chỗ bị tê liệt hoàn toàn. Các tỉnh cũng như quân đội cùng lực lượng an ninh ngày càng chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Thủ Tướng chứ không phải từ bí thư chi bộ, mà thực ra các chi bộ cũng đang tìm đường chuồn, vì không ai biết được là cuộc chiến trong lòng giới cầm quyền VN giữa hai lực dân tộc với lực tay sai cho Hán sẽ ngã ngũ như thế nào. Nhưng chắc chắn là: “tình báo Hoa Nam của Hán MSS không thể tự tung tự tác được nữa đâu, vì Hán đang bị rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan không lối thoát”, tung quân đánh VN thì ngay tức khắc bị cấm vận từ khối G7 khi đó kinh tế và xã hội Hán bị tan rã ngay tức thì, thực ra Mỹ cũng đang chuẩn bị cho tình huống như vậy.

Kiểm điểm lại tình hình, so chiếu với lịch sử đông tây, cổ kim, tôi chưa hề thấy một quyền lực nào đã phạm quá nhiều sai lầm chết người như Hán-China mà có thể tồn tại được, vì cả hệ thống xã hội được xây dựng dựa trên toàn những tính toán không tưởng của giới cầm quyền tham nhũng, bất chấp đạo lý làm người, chả thèm quan tâm đến hạnh phúc của nhân dân, Hán chỉ mạnh ở cái vỏ mà thôi, được các phương tiện truyền thông thế giới tương kế tựu kế cố tình thổi phồng lên giống hệt nhe thời LX trước đây, bên trong xã hội Hán chứa đầy mầm mống bạo loan, đã đến lúc màn bi hài kịch tại Tây TBD cần được khép lại. Hán tự minh lâm vào thế cỡi lưng cọp khi đem quân tới biên giới Việt, đánh thì chiến tranh lớn nổ ra ngay trên mọi hướng (không, hải), nhất là sẽ bị cấm vận ngay khiến kinh tế và xã hội Hán sớm bị tan rã, khi đó quân ngoài biên ải cũng phải đầu hàng vô điều kiện. Không đánh cũng nguy hiểm vì quân đã được điều động rồi, lui binh mà không có lời giải thích sẽ được coi là bại trận vì không dám đối đầu với Mỹ và đồng minh, tình hình đó cũng đẩy Hán vào mạt lộ, tan rã, đúng như lời tiên báo của Cụ Lý 70 năm trước.

Thực ra chả hiểu Hán-China có nhìn thấy các dàn dựng vi diệu từ phía Mỹ hay không, trước đây tôi đã nói là: đảng Cộng Hòa và Bộ Quốc Phòng Mỹ là phát ngôn viên chính về các vấn đề liên quan đến Viễn Đông, đảng Dân Chủ và Bộ Ngoại Giao chịu trách nhiệm phụ trách Trung Đông, cho nên chính quyền Obama hiện nay thực ra là chính quyền lưỡng đảng trong chính sách đối ngoại. Tập quán chính trị Mỹ cũng có cái hay, là họ

không để cho bất cứ đảng nào một mình hưởng vinh quang chiến thắng cũng như nỗi khổ trong thất bại, cho nên trước các vấn đề tại Tây TBD, vốn là vấn đề do đảng Cộng Hòa dàn dựng ngay từ khởi đầu, và cũng là nơi mà Mỹ đã tham chiến tại cuộc chiến VN, được phía CS tung hô là đánh thắng giặc Mỹ (thật mù quáng).

Nay đến hồi giải quyết dứt khoát mọi tồn tại trong vùng Eurasia và Tây TBD, cụ thể là đẩy Hán vào thế bị phân rã làm nhiều mảnh, để khôi phục lại nền tảng các quan hệ giữa các tộc khác nhau cùng sinh sống trên vùng lãnh thổ Hoa Lục (tức là Hán bị hoàn toàn bại trận, buộc phải quy hàng vô điều kiện). Trong điều kiện đó Mỹ cử một vị Bộ Trưởng Quốc Phòng, gốc là trung sỹ đã từng tham chiến tại VN, nay lãnh đạo cuộc chiến đánh bại Hán, vẽ lại bản đồ China, chấm dứt hẳn huyền thoại về tộc Hán, thì chả hiểu Hán có thấy nhục hay không (Hoa Lục gồm Âu Việt China, Ân Việt China, Tây Tạng China, Tân Cương China, Mãn Châu China …) hành động đó của Mỹ cho thấy: các anh chả đáng nói truyện với chúng tôi.

52 Với Việt Nam

Việt hiện nay đang phải tập trung vào hai mục tiêu chính: a/ đối nội liên quan đến nỗ lực đánh bại lực lượng Hán giả danh dưới đủ mọi hình thức khác nhau đã được gài vào xã hội Việt từ khá lâu rồi, b/ đối ngoại biết cách phối hợp với thế giới trong chiến lược ngăn chặn quân đội Hán-China trên biển cũng như trên bộ.

Cả hai vấn đề đó đều liên hệ chặt chẽ với nhau, lúc này khi Hán đã bị đẩy vào thế phải trực tiếp ra mặt chống lại Ta, tức là chúng đã lâm vào thế yếu, dĩ nhiên là đối với quyền lực toàn cầu, chứ so với ta thì chúng vẫn rất mạnh, nhưng không phải vì thế mà chúng dám đánh ta như kiểu hồi 1979. Cho nên mọi tinh hoa Việt cần kín đáo kết hợp sau lưng Ông Dũng để hình thành khối toàn dân, đẩy nhóm tình báo Hán vào thế bị động, phá vỡ thế chi phối đối với các cơ quan chính quyền VN của tình báo Hoa Nam MSS, như lời Tướng Vĩnh đã công khai nhìn nhận. Khi tình hình thế giới thay đổi có lợi cho ta thì lúc đó, cánh tình báo Hoa Nam sẽ bị hủy diệt, bị buộc phải chọn lựa vị trí đứng về phía Tộc Bách Việt hoặc bị hủy diệt toàn diện (xin lưu ý chiến tranh tình báo kinh khiếp lắm chứ không chơi đâu, cứ xem năm 1965 Ông Suharto chỉ trong mấy tháng đã ra tay diệt 2 triệu đảng viên CS Indonesia là đủ thấy).

Hán thi hành chủ trương đánh tiêu hao kinh tế cũng như lực lượng hải quân Việt, dựa trên khả năng sản xuất chiến hạm trên quy mô lớn của guồng máy kinh tế của Hán (theo Bloomberg, năm rồi Hán hạ thủy 9 khinh tốc hạm (corvette) trang bị hỏa tiễn), đẩy VN vào thế phải bắn phát súng đầu tiên, để Hán vin vào cớ đó xâm lăng Việt. Trong điều kiện hiện nay khi dư luận thế giới đang được chuẩn bị cho một cuộc chiến lớn với Hán, thì Việt cần theo chủ trương tránh đối đầu trực diện, vì thế nào chúng cũng sẽ đụng với một nước nào đó trong vùng, khiến cho cục diện xoay chuyển ngay để dẫn đến chiến tranh lớn ngay thôi.

Trước đây một năm, thậm chí sáu tháng, đa số người Việt hải ngoại hiếm ai tin rằng Hán-China sẽ bị phân rã (nói gì đến người Việt trong nước) hôm nay thì khả năng Hán bị tan rã ngày càng được các học giả thế giới nói đến như một sự tự nhiên. Cụ thể như G/S

Gordon Chang vẫn giữ nguyên lời cá cược là Hánbị tan rã trong năm nay, Ông David Shambaugh chuyên gia hàng đầu về China thì nói: Hán chỉ là quyền lực một phần và có thể sẽ còn như vậy trong tương lai gần (một phần đối với khái niệm về quyền lực học có nghĩa là chả có gì cả), Tờ báo Front Line ở HongKong viết: kinh tế Hán sẽ tan rã năm nay, đảng CS Hán tan rã sang năm, xã hội Hán tan vỡ năm 2016, vài điều như vậy có lẽ cũng đủ để cho người Việt trong/ngoài tự tin về tương lai dân tộc.

Tôi hiểu rằng một số người vì không hiểu tình hình nên cứ tưởng rằng: Mỹ sẽ không trực tiếp tham chiến như hồi thế chiến I và II và rằng cần cẩn trọng với Mỹ vì họ chỉ biết quyền lợi của họ mà thôi. Nói thật ra, khi đã dàn dựng tình hình diễn ra như thế này cũng chỉ có Mỹ mới làm được mà thôi, cách thức tham chiến của Mỹ không nhất thiết phải đổ quân ào ạt vào duyên hải Tây TBD, họ có cách tham chiến vi diệu hơn nhiều so với cách nhìn thông thường. Cứ xem vụ Ukraina là đủ thấy, nếu không có Mỹ thì Putin đâu có coi EU ra gì, bên ngoài thì Hollande và Merkel trực tiếp giải quyết với Putin nhưng với sự hậu thuẫn của Mỹ.

Cần nhớ rằng: khi xưa sách vở của cụ Lý để lại không hề nói tới Khối Yuan, chỉ nói tới Khối Sterling, Khối Yen, Khối dollar, Khối Franc, Khối Rup mà thôi. Cho nên sự tan rã của quyền lực Hán trên lãnh thổ Hoa Lục (China) trên vùng Tây TBD là tất yếu, không thể tránh được nữa, lúc này đây. Ông Lý Quang Diệu trong bài viết về Mỹ đã nói thế này: “chỉ có điên mới chống Mỹ mà thôi”, quả thực hiểu về Mỹ chẳng dễ, cuộc cờ này Mỹ đã đẩy Nhật trở thành quyền lực địa phương, Bắc Kinh đau lắm, nên làm càn. (sẽ có thêm bài viết giải thích tại sao Hán lại hành động điền rồ trái lại di chúc của Đặng Tiểu Bình)

Đối với người Việt trong nước, tôi tin tưởng ở những giá trị tinh thần mà người Miền Nam chân chính còn giữ được, cho dù đã bị chế độ CS ra sức phá nát trong gần 40 năm qua. Người Miền Bắc dù sao đã bị đầy ải từ trước năm 1954 - nhất là tinh hoa Miền Bắc đã di cư vô Nam sau 1954, sau 1975 lại thiên di ra hải ngoại - nên suy nghĩ vẫn bị ảnh hưởng quá sâu rộng theo lối tuyên truyền của tình báo Hán nhồi nhét, nên người Miền Bắc chưa dễ thích nghi với thế giới được, và thậm chí thiếu hẳn tình người cũng như kỷ luật; Hiện nay xã hội Miền Nam cũng trở nên thiếu kỷ luật - chính là do ảnh hưởng của người Miền Bắc du nhập vào xã hội Miền Nam - nhưng so với xã hội Miền Bắc thì chưa thấm vào đâu.

Lúc này đây, mọi người Việt cần thay đổi ngay nếp sống cùng cách suy nghĩ để trở thành những người Việt có trách nhiệm hơn với xã hội cũng như bản thân, việc này được thể hiện cụ thể nhất ngoài đường phố cũng như cách ứng xử với nhau, đoàn kết với nhau vì an ninh sống còn của cả dân tộc. Đặc biệt tinh thần và cách sống, ngôn ngữ của người Miền Nam chính là tổng hợp của tinh hoa ba miền của đất nước, nên cần được mở rộng tại Miền Bắc, Miền Trung, muốn như vậy sự đi lại tự do về lâu dài sẽ tổng hòa thành cái mới được cả nước chấp nhận.

Nhưng trước mắt, người Miền Nam nên sẵn sàng di chuyển về sống ở Miền Bắc, vì Miền Bắc trong tương lai mới là trung tâm kinh tế chính của cả nước và khu vực Hoa Nam, trong khi Miền nam trở thành trung tâm dịch vụ và công nghiệp nhẹ. Làm được như vậy thực ra cùng lúc giúp tạo sự thống nhất trong dân tộc đồng thời tạo thế cân bằng trên quy

mô cả nước, vì trong gần 40 năm qua đã gây ra làn sóng di chuyển của người Miền Bắc vô sinh sống tại Miền Nam khiến cho Miền Nam ngày càng trở nên bị ngộp thở vì quá đông di dân đến cư trú một cách bất thường.

53- Với Tình Báo Hoa Nam MSS

Đối với tình báo Hoa Nam MSS: cần lưu ý rằng: các anh đã sinh sống bám rễ ở VN đến vài ba thế hệ, bây giờ các anh đã trở thành người Việt trên danh nghĩa mặc dù tổ chức mà các anh tham dự chỉ biết phục vụ cho quyền lợi của Hán-China mà thôi. Lịch sử đã để lại rất cụ thể là Hán-China đã cố tình đồng hóa Việt với Hán và biến Việt thành Hán, nên các anh cứ tưởng mình là Hán thật mà quên đi nguồn gốc chủng tộc Bách Việt của mình. Về mặt này VN đã thắng Bắc Phương rất nhiều hiệp, nhưng sau chiến thắng, Việt Nam vẫn tỏ ra hiếu hòa chẳng phải vì sợ Hán mà vì không muốn chiến tranh mà thôi. Nay thế thắng bại đã quá rõ, chính Hán bị quy về vùng lãnh thổ của mình trên vùng duyên hải Đông Bắc, để trả lại cho các Tộc khác trên lãnh thổ Hoa Lục (China) vùng lãnh thổ của từng dòng tộc (như Ân Việt-China, Điền Việt-China, Tây Tạng-China, Tân Cương-China, Mãn Châu-China..).

Như vậy đã đến lúc các anh cần duyệt xét tình hình cho thật kỹ lưỡng và tự chọn cho mình một hướng đi thích hợp nhất với tình hình hiện nay, để liệu cách mà ứng xử với Việt-Nam trong điều kiện mà bản đồ Hoa Lục được vẽ lại hoàn toàn, chấm dứt hẳn các ngộ nhận lịch sử đã tồn tại suốt mấy ngàn năm qua. Cơ quan của các anh chẳng dễ viết được phúc trình kiểu thế này đâu, các cấp lãnh đạo của các anh cũng chẳng dễ hiểu được quyền lực toàn cầu đâu, đừng để họ phải ra tay, khi đó cái giá phải trả là cực kỳ lớn lao, chọn lựa đối đầu bằng chiến tranh không phải là chọn lựa tốt nhất đối với nhân loại hôm nay.

Xin cảm tạ quý vị đã đọc bài viết này.

June 6th 2014

Xương Lê V